query
stringlengths
12
273
context
stringlengths
4
253k
label
int64
0
1
Phí thẩm định khi thực hiện thủ tục thay đổi nội dung Giấy phép thành lập của Trung tâm Trọng tài là bao nhiêu?
1.3.15. Vùng phủ sóng là vùng địa lý mà trong đó mức tín hiệu tối thiểu thu được là -100 dBm. 1.3.16. Phương pháp xác định Phương pháp xác định là các phương pháp đánh giá chất lượng dịch vụ với mức lấy mẫu tối thiểu được quy định để cơ quan quản lý Nhà nước và Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ áp dụng trong việc đo kiểm chất lượng dịch vụ. Mỗi chỉ tiêu chất lượng được quy định một hay nhiều phương pháp xác định khác nhau. Trong trường hợp chỉ tiêu chất lượng dịch vụ được xác định bằng nhiều phương pháp khác nhau quy định tại quy chuẩn này thì chỉ tiêu chất lượng được đánh giá là phù hợp khi kết quả đánh giá bởi mỗi phương pháp đều phù hợp với mức chỉ tiêu quy định. 1.4. Ký hiệu và chữ viết tắt ETSI European Telecommunications Standards Institute Viện Tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu GSM Global System for Mobile Communications Hệ thống thông tin di động toàn cầu MO Mobile Originated Máy di động gửi tin nhắn MT Mobile Terminated Máy di động nhận tin nhắn PLMN Public Land Mobile Network Mạng viễn thông di động mặt đất công cộng SMS Short Message Service Dịch vụ tin nhắn ngắn SMSC Short Message Service Centre Trung tâm dịch vụ tin nhắn ngắn TS Technical Specification Chỉ tiêu kỹ thuật
0
Phí thẩm định khi thực hiện thủ tục thay đổi nội dung Giấy phép thành lập của Trung tâm Trọng tài là bao nhiêu?
Điều 148. Trách nhiệm của Ban quản trị nhà chung cư 1. Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì Ban quản trị nhà chung cư có trách nhiệm sau đây: a) Đăng ký con dấu, tài khoản hoạt động của Ban quản trị nhà chung cư, tài khoản để quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì; tiếp nhận và quản lý hồ sơ nhà chung cư từ chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở và cung cấp cho đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư theo Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư; b) Quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì theo quy chế thu, chi tài chính do Hội nghị nhà chung cư quyết định; báo cáo Hội nghị nhà chung cư việc thu, chi khoản kinh phí này; c) Ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư với chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở hoặc đơn vị có chức năng, năng lực quản lý vận hành nhà chung cư sau khi đã được Hội nghị nhà chung cư lựa chọn theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 145 của Luật này. Trường hợp nhà chung cư không yêu cầu phải có đơn vị quản lý vận hành theo quy định tại khoản 1 Điều 149 của Luật này và được Hội nghị nhà chung cư giao cho Ban quản trị nhà chung cư thực hiện quản lý vận hành thì Ban quản trị nhà chung cư thực hiện việc thu, chi kinh phí quản lý vận hành theo quyết định của Hội nghị nhà chung cư; d) Lựa chọn, ký kết hợp đồng bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư và giám sát hoạt động bảo trì theo Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư. Việc bảo trì phần sở hữu chung có thể do đơn vị đang quản lý vận hành nhà chung cư hoặc đơn vị khác có năng lực bảo trì theo quy định của pháp luật về xây dựng thực hiện; đ) Đôn đốc, nhắc nhở chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư trong việc thực hiện nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư, Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư; thu thập, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư về việc quản lý, sử dụng và cung cấp các dịch vụ nhà chung cư để phối hợp với cơ quan chức năng, tổ chức, cá nhân có liên quan xem xét, giải quyết; e) Phối hợp với chính quyền địa phương, tổ dân phố trong việc xây dựng nếp sống văn minh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trong nhà chung cư; g) Thực hiện đúng quy chế hoạt động, quy chế thu, chi tài chính của Ban quản trị nhà chung cư đã được Hội nghị nhà chung cư thông qua; không được tự miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc bổ sung thành viên Ban quản trị nhà chung cư; h) Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư khi thực hiện quyền và trách nhiệm không đúng với quy định tại khoản này; i) Chấp hành quyết định giải quyết, xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; k) Thực hiện công việc khác do Hội nghị nhà chung cư giao mà không trái quy định của pháp luật; l) Trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật. 2. Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu thì Ban quản trị nhà chung cư thực hiện trách nhiệm quy định tại các điểm đ, e, g, h, i, k và l khoản 1 Điều này.
0
Phí thẩm định khi thực hiện thủ tục thay đổi nội dung Giấy phép thành lập của Trung tâm Trọng tài là bao nhiêu?
Khoản 5. Sau khi thực hiện xác định kết quả phân phối cổ phần theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này, số lượng cổ phần còn lại chưa phân phối được xử lý như sau: a) Trường hợp áp dụng nguyên tắc ưu tiên xác định giá phân phối theo nhà đầu tư công chúng, việc phân phối tiếp số lượng cổ phần chưa phân phối hết cho nhà đầu tư chiến lược được thực hiện như sau: - Việc phân phối cho từng nhà đầu tư thực hiện theo nguyên tắc ưu tiên về giá, thời gian đã đặt lệnh mua tại sổ lệnh. Trường hợp nhiều nhà đầu tư đã đặt lệnh mua tại cùng mức giá và cùng thời gian đặt lệnh, việc phân phối cổ phần theo tỷ lệ khối lượng cổ phần đăng ký mua được thực hiện theo nguyên tắc phân phối tương tự quy định tại điểm b khoản 4 Điều này. - Đối tượng được đăng ký mua là nhà đầu tư chiến lược đã đặt lệnh mua và chưa được mua hết số lượng cổ phần đã đặt mua. - Ban chỉ đạo cổ phần hóa phối hợp với Tổ chức quản lý sổ lệnh có trách nhiệm công bố danh sách nhà đầu tư chiến lược được đăng ký mua nêu trên trong vòng một (01) ngày làm việc kể từ ngày đóng sổ lệnh. - Trong vòng ba (03) ngày làm việc kể từ ngày công bố danh sách nhà đầu tư chiến lược được đăng ký mua, nhà đầu tư có tên trong danh sách thực hiện đăng ký mua cổ phần theo mức giá phân phối với khối lượng cổ phần không được vượt quá khối lượng cổ phần chưa được mua. b) Trường hợp áp dụng nguyên tắc ưu tiên xác định giá phân phối theo nhà đầu tư chiến lược, số lượng cổ phần chưa phân phối hết cho nhà đầu tư công chúng thực hiện phân phối theo nguyên tắc tương tự điểm a khoản 5 Điều này.
0
Phí thẩm định khi thực hiện thủ tục thay đổi nội dung Giấy phép thành lập của Trung tâm Trọng tài là bao nhiêu?
Nhiệm vụ và quyền hạn 1. Tổ chức khai thác, quản lý vận hành, bảo trì toàn bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị (gồm lĩnh vực: thoát nước và xử lý nước thải; công viên, cây xanh, vườn thú; chiếu sáng đô thị) trên địa bàn Thành phố giao Sở Xây dựng quản lý theo quy định phân cấp: a) Tham mưu Giám đốc Sở Xây dựng trong việc nghiên cứu, xây dựng chiến lược, kế hoạch và các giải pháp duy tu, duy trì và phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn Thành phố; b) Cung cấp thông tin, quản lý cấp phép (đối với các nội dung yêu cầu cấp phép theo quy định của pháp luật), chấp thuận đấu nối hoặc can thiệp vào hệ thống hạ tầng kỹ thuật thuộc Sở Xây dựng được giao quản lý theo phân cấp và theo dõi, quản lý quá trình thi công và kết quả đấu nối theo chức năng, nhiệm vụ. c) Tổ chức tiếp nhận, bàn giao; quản lý duy tu, duy trì, bảo dưỡng, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa và khai thác các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị sau đầu tư được giao. d) Tổ chức thực hiện đấu thầu, đặt hàng theo Nghị định của Chính phủ; quy định của Thành phố về sản xuất, cung ứng sản phẩm dịch vụ công có liên quan đến việc duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, bảo trì thường xuyên hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị được giao quản lý. đ) Quản lý, giám sát quá trình duy tu, duy trì, bảo dưỡng, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn Thành phố được giao quản lý theo quy định. e) Tổ chức thu thập, đo đạc, khảo sát, thống kê, lưu trữ đầy đủ các dữ liệu phục vụ công tác quản lý, vận hành, duy trì, bảo dưỡng, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa và khai thác các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn Thành phố. g) Nghiên cứu, cập nhật, đề xuất các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy trình kỹ thuật quản lý vận hành, duy tu, bảo trì trong các lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải; công viên, cây xanh, vườn thú; chiếu sáng đô thị... h) Nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ trong và ngoài nước về quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị; thực hiện số hóa hệ thống dữ liệu hệ thống hạ tầng kỹ thuật, quản lý số bản đồ dữ liệu. 2. Quản lý tài chính và tài sản được giao theo quy định của pháp luật. 3. Quản lý công chức, viên chức, lao động hợp đồng theo quy định hiện hành và phân cấp quản lý cán bộ, viên chức, hợp đồng của Nhà nước và Thành phố. 4. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất và lưu trữ, bảo mật theo quy định của Nhà nước. 5. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân Thành phố và Giám đốc Sở Xây dựng giao.
0
Nguyên tắc tổ chức lễ tang trong giai đoạn Covid-19 là gì?
"II. Nguyên tắc 1. Số lượng người tham dự lễ tang: hạn chế tối đa số người phục vụ, người đến viếng, tham dự lễ tang, an táng (sau đây gọi là người tham dự lễ tang), tránh tập trung đông người theo chỉ đạo của Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia hoặc Ban chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống dịch COVID-19. 2. Khoảng cách: những người tham dự lễ tang phải đảm bảo giữ khoảng cách tối thiểu theo quy định. 3. An toàn phòng chống dịch: những người tham dự lễ tang và người nhà phải luôn đeo khẩu trang trong suốt quá trình tổ chức lễ tang. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc bằng dung dịch sát khuẩn tay. 4. Thời gian tổ chức lễ tang: không quá 48 giờ kể từ khi tử vong. 5. Địa điểm tổ chức lễ tang: đảm bảo thông thoáng, tăng cường thông khí, hạn chế sử dụng điều hòa."
1
Nguyên tắc tổ chức lễ tang trong giai đoạn Covid-19 là gì?
III. Tổ chức xử lý người bị bắt buộc chữa bệnh mắc COVID -19 tử vong 1. Nguyên tắc a) Thực hiện theo quy định tại Điều 18 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm; b) Thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Y tế về hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; c) Thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 3487/VKSTC-V8 ngày 27/8/2022 của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao về phòng ngừa và xử lý khi người bắt buộc chữa bệnh chết do nhiễm SARS-CoV-2 tại các cơ sở bắt buộc chữa bệnh.
0
Nguyên tắc tổ chức lễ tang trong giai đoạn Covid-19 là gì?
Tổ chức lễ tang 1. Lễ tang được tổ chức tại nhà hoặc tại địa điểm công cộng phải thực hiện các quy định sau: a) Lễ tang phải được tổ chức chu đáo, trang nghiêm, tiết kiệm, phù hợp với tập quán, truyền thống văn hoá dân tộc và hoàn cảnh gia đình người qua đời; b) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức lễ tang chu đáo; vận động gia đình có người từ trần xoá bỏ các hủ tục lạc hậu, các hành vi mê tín dị đoan trong lễ tang; c) Việc quàn ướp thi hài thực hiện theo Thông tư số 02/2009/TT-BYT ngày 26 tháng 5 năm 2009 của Bộ Y tế hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng. d) Việc mặc tang phục và treo cờ tang trong lễ tang thực hiện theo truyền thống của địa phương, dân tộc và tôn giáo; chỉ treo cờ tang tại địa điểm tổ chức lễ tang; đ) Không cử nhạc tang trước 06 giờ sáng và sau 22 giờ đêm; âm thanh đảm bảo không vượt quá độ ồn cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam thực hiện tại bản tiêu chuẩn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 2351/1998/QĐ-BKHCNMT ngày 5 tháng 12 năm 1998 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ). Trường hợp người qua đời theo một tôn giáo hoặc là đồng bào dân tộc thiểu số, trong lễ tang được sử dụng nhạc tang của tôn giáo hoặc của dân tộc thiểu số đó; không sử dụng các nhạc khúc không phù hợp trong lễ tang; e) Cấm rải tiền Việt Nam và các loại tiền của nước ngoài trên đường đưa tang; g) Người qua đời phải được chôn cất trong nghĩa trang; trường hợp chưa xây dựng được nghĩa trang, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm hướng dẫn nhân dân tổ chức chôn cất phù hợp với quy hoạch quỹ đất của địa phương; i) Nghiêm cấm lợi dụng việc tang để hành nghề mê tín dị đoan dưới mọi hình thức; nghiêm cấm lợi dụng việc tang để cản trở việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân trước pháp luật.. 2. Lễ tang của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp của Nhà nước; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang (quân đội nhân dân và công an nhân dân), khi tổ chức, ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này, còn phải thực hiện các quy định tại Nghị định số 62/2001/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2001 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức tang lễ đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước khi từ trần.
0
Nguyên tắc tổ chức lễ tang trong giai đoạn Covid-19 là gì?
Nguyên tắc tổ chức lễ tang 1. Tổ chức lễ tang đối với người hy sinh, từ trần thể hiện sự tri ân, trân trọng, ghi nhận của Đảng, Nhà nước, Quân đội đối với công lao, cống hiến của họ trong quá trình công tác, hoạt động cách mạng, xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội, vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 2. Tổ chức lễ tang phải trang trọng, văn minh, kế thừa nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, Tiết kiệm, phù hợp với Điều kiện kinh tế; từng bước loại bỏ những tập quán lạc hậu; tránh phô trương, lãng phí. Khuyến khích tổ chức lễ tang theo các hình thức hỏa táng, điện táng, an táng tại quê hương.
0
Nguyên tắc tổ chức lễ tang trong giai đoạn Covid-19 là gì?
Điều 12. Về việc xác định cơ quan quản lý đối với đơn vị sự nghiệp y tế ở địa phương. Giao Văn phòng Chính phủ tổng hợp ý kiến, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng.
0
Nguyên tắc tổ chức lễ tang trong giai đoạn Covid-19 là gì?
1. Kho bạc Nhà nước a) Phối hợp với cơ quan thuế, ngân hàng trong việc truyền, nhận, xác nhận thông tin nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử của người nộp thuế. b) Cung cấp đầy đủ thông tin danh mục tài khoản thu ngân sách của Kho bạc Nhà nước mở tại các ngân hàng theo phương thức điện tử cho cơ quan thuế. c) Xử lý, đối soát dữ liệu về nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử với các ngân hàng và cơ quan thuế. 2. Ngân hàng a) Phối hợp với cơ quan thuế, Kho bạc Nhà nước trong việc thực hiện nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử cho người nộp thuế. b) Phối hợp với cơ quan thuế, Kho bạc Nhà nước thực hiện xử lý, đối soát dữ liệu về nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử. c) Truyền, nhận thông tin tài khoản của người nộp thuế đăng ký nộp thuế điện tử, thông tin chứng từ nộp thuế điện tử với cơ quan thuế một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác. d) Hỗ trợ người nộp thuế trong quá trình thực hiện nộp thuế điện tử. 3. Các cơ quan, đơn vị khác có liên quan a) Phối hợp với cơ quan thuế trong việc tiếp nhận, giải quyết, quản lý, hỗ trợ người nộp thuế thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương thức điện tử. b) Phối hợp với cơ quan thuế trong việc kết nối, trao đổi,truyền, nhận thông tin về chứng từ điện tử để thực hiện các thủ tục hành chính cho người nộp thuế theo quy định. c) Sử dụng chứng từ điện tử do cơ quan thuế cung cấp để giải quyết các thủ tục hành chính cho người nộp thuế, không được yêu cầu người nộp thuế nộp chứng từ giấy.
0
Nguyên tắc tổ chức lễ tang trong giai đoạn Covid-19 là gì?
Bình Minh 10°05'01" 105°47'40" 10°03'54" 105°49'16" C-48-44-D-c sông Cái Vồn TV P. Cái Vồn TX. Bình Minh 10°04'13" 105°49'30" 10°03'54" 105°49'16" C-48-44-D-c sông Mỹ Thuận TV P. Cái Vồn TX. Bình Minh 10°08'07" 105°49'12" 10°04'13" 105°49'30" C-48-44-D-c sông Tắc Từ Tải TV P. Cái Vồn TX. Bình Minh 10°03'54" 105°49'16" 10°03'16" 105°48'04" C-48-44-D-c khóm Đông An DC P. Đông Thuận TX. Bình Minh 10°03'48" 105°49'41" C-48-44-D-c khóm Đông Bình DC P. Đông Thuận TX. Bình Minh 10°03'33" 105°49'44" C-48-44-D-c khóm Đông Bình A DC P. Đông Thuận TX. Bình Minh 10°03'49" 105°49'20" C-48-44-D-c khóm Đông Bình B DC P. Đông Thuận TX. Bình Minh 10°04'08" 105°49'42" C-48-44-D-c khóm Đông Thuận DC P. Đông Thuận TX. Bình Minh 10°03'29" 105°50'09" C-48-44-D-c Quốc lộ 1 KX P. Đông Thuận TX. Bình Minh 10°16'42" 105°54'30" 10°02'05" 105°48'34" C-48-44-D-c Quốc lộ 53 KX P. Đông Thuận TX. Bình Minh 10°02'56" 105°51'56" 10°02'43" 105°50'05" C-48-44-D-c Quốc lộ 54 KX P. Đông Thuận TX. Bình Minh 10°09'27" 105°41'34" 9°56'48" 106°03'39" C-48-44-D-c cầu vượt Quốc lộ 54 KX P. Đông Thuận TX. Bình Minh 10°03'07" 105°49'51" C-48-44-D-c cầu Cái Vồn Nhỏ KX P. Đông Thuận TX.
0
Nguyên tắc tổ chức lễ tang trong giai đoạn Covid-19 là gì?
"Điều 28. Thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công Thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công được quy định như sau: 1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương. 2. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương."
0
Lấy dị vật thực quản đường cổ sẽ chỉ định trong trường hợp nào?
LẤY DỊ VẬT THỰC QUẢN ĐƯỜNG BỤNG ... II. CHỈ ĐỊNH Dị vật thực quản có biến chứng tổn thương mạch máu lớn, áp xe trung thất mà không có chỉ định can thiệp nội soi hoặc can thiệp thất bại. ...
1
Lấy dị vật thực quản đường cổ sẽ chỉ định trong trường hợp nào?
PHẪU THUẬT LẤY DỊ VẬT TRONG NHÃN CẦU I. ĐẠI CƯƠNG Lấy dị vật trong nhãn cầu là phẫu thuật nhằm loại trừ dị vật ra khỏi nhãn cầu. II. CHỈ ĐỊNH - Lấy dị vật bằng nam châm từ ngoài nhãn cầu trong các trường hợp sau: + Dị vật có từ tính nằm phần trước nhãn cầu hoặc lơ lửng trong buồng dịch kính. + Dị vật cắm vào củng mạc ở phía trước, gần vùng Pars plana. - Lấy dị vật trong nhãn cầu bằng nam châm nội nhãn qua Pars plana được áp dụng khi, dị vật có từ tính lơ lửng trong buồng dịch kính. - Lấy dị vật trong nhãn cầu bằng phẫu thuật cắt dịch kính qua Pars plana phối hợp gắp dị vật bằng kẹp phẫu tích được áp dụng khi: + Dị vật khôn từ tính + Dị vật cắm vào thành nhãn cầu đặc biệt dị vật ở gần cực sau. + Dị vật đã bọc bởi tổ chức xơ. + Dị vật đã được lấy bằng phương pháp dùng nam châm không được. + Dị vật gây đục, tổ chức hóa dịch kính nhiều. III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH Không có chống chỉ định tuyệt đối, chỉ có chống chỉ định tương đối khi: - Người bệnh già yếu, tình trạng toàn thân không cho phép tiến hành phẫu thuật. - Không lấy dị vật trong nhãn cầu bằng nam châm nội và ngoài nhãn cầu khi: + Dị vật không có từ tính. + Dị vật cắm vào thành nhãn cầu ở gần cực sau. + Dị vật nằm lâu trong dịch kính có bao xơ chắc bao bọc.
0
Lấy dị vật thực quản đường cổ sẽ chỉ định trong trường hợp nào?
ĐÓNG RÒ THỰC QUẢN ... II. CHỈ ĐỊNH Rò thực quản
0
Lấy dị vật thực quản đường cổ sẽ chỉ định trong trường hợp nào?
LẤY DỊ VẬT THỰC QUẢN ĐƯỜNG BỤNG ... III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH Không có chống chỉ định tuyệt đối.
0
Lấy dị vật thực quản đường cổ sẽ chỉ định trong trường hợp nào?
Nội dung quản lý nhà nước về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước gồm: 1. Ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước; các quy định của Công ước Ramsar. 2. Xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước trên phạm vi cả nước và từng địa phương. 3. Thống kê, kiểm kê; điều tra, đánh giá, xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về các vùng đất ngập nước; quan trắc, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường và đa dạng sinh học của các vùng đất ngập nước quan trọng; lập, thẩm định, ban hành và điều chỉnh Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng trên phạm vi toàn quốc. 4. Tổ chức lập, thẩm định, thành lập và quản lý các khu bảo tồn đất ngập nước; đề cử công nhận và quản lý khu Ramsar; hướng dẫn quản lý các vùng đất ngập nước quan trọng nằm ngoài khu bảo tồn. 5. Tổ chức việc nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, đào tạo nhân lực cho bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước. 6. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước quan trọng. 7. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức và huy động sự tham gia của các bên liên quan, cộng đồng về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước.
0
Lấy dị vật thực quản đường cổ sẽ chỉ định trong trường hợp nào?
"Điều 2. Thủ tục cấp và kiểm tra C/O Thủ tục cấp và kiểm tra C/O thực hiện theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này và Thông tư số 06/2011/TT-BCT ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Bộ Công Thương quy định thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi (được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 01/2013/TT-BCT ngày 03 tháng 01 năm 2013 của Bộ Công Thương)."
0
Lấy dị vật thực quản đường cổ sẽ chỉ định trong trường hợp nào?
Điều 127. Phát hiện và trình báo vi phạm 1. Các hành vi vi phạm trong thị trường điện bị phát hiện phải được trình báo Cục Điều tiết điện lực bằng văn bản. 2. Nội dung trình báo hành vi vi phạm bao gồm: a) Ngày, tháng, năm trình báo; b) Tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân trình báo; c) Tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm; d) Mô tả hành vi có dấu hiệu vi phạm; đ) Thời gian, địa điểm xảy ra hành vi có dấu hiệu vi phạm; e) Lý do phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm (nếu có).
0
Lấy dị vật thực quản đường cổ sẽ chỉ định trong trường hợp nào?
Tài khoản người sử dụng 1. Mỗi cán bộ, công chức hải quan tham gia giải quyết thủ tục được cấp một tài khoản người sử dụng. Tùy theo tình hình thực tế, Lãnh đạo đơn vị quyết định việc cấp thêm tài khoản người sử dụng cho cán bộ, công chức làm công tác tham mưu hoặc làm công tác hỗ trợ người sử dụng để phục vụ cho việc tra cứu thông tin, thống kê báo cáo và xử lý các vướng mắc liên quan. 2. Quản lý tài khoản người sử dụng: a) Trên cơ sở phân công công việc, người quản trị tổng hợp danh sách cán bộ, công chức cần được cấp mới hoặc thay đổi thông tin hoặc hủy hiệu lực của tài khoản người sử dụng theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Quy chế này để trình Lãnh đạo đơn vị phê duyệt; b) Sau khi Lãnh đạo đơn vị phê duyệt, người quản trị thực hiện việc cấp mới hoặc thay đổi thông tin hoặc hủy hiệu lực của tài khoản người sử dụng. Việc bàn giao thông tin tài khoản cho người sử dụng phải được thực hiện với nguyên tắc đảm bảo bí mật, an toàn theo quy định hiện hành của Tổng cục Hải quan về quản lý tài khoản người sử dụng. …
0
Đối tượng nào không được làm thành viên Ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam?
Những trường hợp không được đảm nhiệm chức vụ 1. Những người sau đây không được là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và chức danh tương đương của tổ chức tín dụng: a) Người thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này; b) Người thuộc đối tượng không được tham gia quản lý, điều hành theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật về phòng, chống tham nhũng; c) Người đã từng là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, Tổng giám đốc (Giám đốc), thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát của doanh nghiệp, Chủ nhiệm và các thành viên Ban quản trị hợp tác xã tại thời điểm doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản, trừ trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản vì lý do bất khả kháng; d) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tại thời điểm doanh nghiệp bị đình chỉ hoạt động, bị buộc giải thể do vi phạm pháp luật nghiêm trọng, trừ trường hợp là đại diện theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm chấn chỉnh, củng cố doanh nghiệp đó; đ) Người đã từng bị đình chỉ chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Trưởng Ban kiểm soát, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng theo quy định tại Điều 37 của Luật này hoặc bị cơ quan có thẩm quyền xác định người đó có vi phạm dẫn đến việc tổ chức tín dụng bị thu hồi Giấy phép; e) Người có liên quan của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) không được là thành viên Ban kiểm soát của cùng tổ chức tín dụng; g) Người có liên quan của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên không được là Tổng giám đốc (Giám đốc) của cùng tổ chức tín dụng. h) Người phải chịu trách nhiệm theo kết luận thanh tra dẫn đến việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng ở khung phạt tiền cao nhất đối với hành vi vi phạm quy định về giấy phép, quản trị, điều hành, cổ phần, cổ phiếu, góp vốn, mua cổ phần, cấp tín dụng, mua trái phiếu doanh nghiệp, tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. ...
1
Đối tượng nào không được làm thành viên Ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam?
Những trường hợp không được đảm nhiệm chức vụ 1. Những người sau đây không được là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và chức danh tương đương của tổ chức tín dụng: a) Người thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này; b) Người thuộc đối tượng không được tham gia quản lý, điều hành theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật về phòng, chống tham nhũng; c) Người đã từng là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, Tổng giám đốc (Giám đốc), thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát của doanh nghiệp, Chủ nhiệm và các thành viên Ban quản trị hợp tác xã tại thời điểm doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản, trừ trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản vì lý do bất khả kháng; ...
0
Đối tượng nào không được làm thành viên Ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam?
Những người không được là thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) 1. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 2. Đã bị kết án về các tội nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, các tội nghiêm trọng xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa, sở hữu của công dân; các tội nghiêm trọng về kinh tế. 3. Đã bị kết án về các tội phạm khác mà chưa được xoá án. 4. Đã từng là thành viên Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc) của một công ty đã bị phá sản, trừ các trường hợp theo quy định của pháp luật về phá sản. 5. Đã từng là đại diện theo pháp luật của một công ty bị đình chỉ hoạt động do vi phạm pháp luật nghiêm trọng. 6. Bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tài chính quy mô nhỏ.
0
Đối tượng nào không được làm thành viên Ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam?
Tiêu chuẩn và điều kiện để được bổ nhiệm … 2. Tiêu chuẩn và điều kiện đối với thành viên Ban kiểm soát bao gồm: a) Đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 26 Điều lệ này; b) Có đủ sức khỏe để đảm đương nhiệm vụ; c) Có bằng đại học hoặc trên đại học về chuyên ngành kinh tế, luật hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm và có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, kế toán, kiểm toán; d) Không phải là người có liên quan của người quản lý Ngân hàng Phát triển Việt Nam; đ) Là công dân Việt Nam, cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.
0
Đối tượng nào không được làm thành viên Ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam?
Kiểm kê, phân loại tài sản và xử lý tồn tại về tài chính ... 2. Khi nhận được quyết định thực hiện cổ phần hóa của cơ quan có thẩm quyền, doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức kiểm kê, phân loại tài sản, các nguồn vốn và quỹ doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng, đối chiếu và xác nhận công nợ tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Đối với một số tài sản chuyên ngành của các doanh nghiệp cổ phần hóa mà việc tiếp cận tài sản để kiểm kê và đánh giá hiện trạng thực tế của tài sản không đảm bảo tính khả thi, hiệu quả thì doanh nghiệp lập phương án kiểm kê và đánh giá hiện trạng thực tế của tài sản này để báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu gửi lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, kỹ thuật có liên quan. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, kỹ thuật có liên quan phải có ý kiến trả lời bằng văn bản về phương án kiểm kê và đánh giá hiện trạng thực tế của tài sản. Căn cứ ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, kỹ thuật, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định phương án kiểm kê phù hợp và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm kê. ...
0
Đối tượng nào không được làm thành viên Ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam?
"Điều 3. Giải thích từ ngữ ... 2. Chất thải lây nhiễm là chất thải thấm, dính, chứa máu của cơ thể hoặc chứa vi sinh vật gây bệnh."
0
Đối tượng nào không được làm thành viên Ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam?
Điều 2. Tổ chức thực hiện Điều 2. Quy định về kỹ thuật 1. Các tổ chức cá nhân sản xuất, nhập khẩu, cung cấp, sử dụng, sửa chữa hệ thống máng trượt dùng trong công trình vui chơi công cộng có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định tại Quy chuẩn ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Các tổ chức thực hiện việc kiểm định, chứng nhận hợp quy đối với hệ thống máng trượt dùng trong công trình vui chơi công cộng phải tuân theo các quy định tại Quy chuẩn ban hành kèm theo Thông tư này. 3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. 2.1. Quy định chung 2.1.1. Độ dốc trung bình của máng trượt: máng trượt hình máng từ 5% - 20% và đối với máng trượt hình trụ từ 6% - 30%. 2.1.2. Độ dốc lớn nhất của máng trượt: máng trượt hình máng 20%, máng trượt hình trụ 30%. 2.1.3. Đường kính tối thiểu của dây cáp không nhỏ hơn quy định trong thiết kế của nhà sản xuất và không nhỏ hơn 10mm trong mọi trường hợp. 2.1.4. Tất cả các xe trượt đều phải được lắp phanh. 2.1.5. Tốc độ tối đa cho phép của xe trượt ở bất kỳ đoạn nào của máng trượt là 40km/h. 2.1.6. Tại trạm cuối của hệ thống máng trượt, phải lắp đặt hệ thống phanh xe kéo dài ít nhất 10m và lưới an toàn. 2.1.7. Cạnh bên của máng trượt hình máng phải được thiết kế nhô cao để đảm an toàn cho xe trượt khi đạt vận tốc 40km/h. Khoảng cách từ bánh xe đến điểm xa nhất cạnh bên của máng trượt ở mọi vị trí không được nhỏ hơn 10cm. 2.1.8. Phải có đủ thiết bị chiếu sáng dọc tuyến máng trượt khi vận hành vào ban đêm. 2.2. Quy định đối với máng trượt 2.2.1. Độ cao của giá đỡ không quá 6m. Nếu độ cao của giá đỡ nhỏ hơn 2m thì phải lắp lưới an toàn ở 2 bên máng trượt. Khi độ cao của giá đỡ lớn hơn 2m, 2 bên máng trượt phải có lan can bảo vệ, khoảng cách giữa 2 lan can này cách nhau ít nhất là 0,8m. 2.2.2. Móng của máng trượt và giá đỡ phải đảm bảo kiên cố theo đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng. 2.2.3. Không để bất kỳ chướng ngại vật nào trong khoảng 0,8m ở 2 bên máng trượt. 2.2.4. Đối với những đoạn cong gấp của máng trượt hình máng, cần có thêm lưới an toàn. 2.2.5. Ở bất kỳ vị trí nào trên tuyến máng trượt cũng có thể nhìn thấy vật phía trước ở khoảng cách 15m. 2.3. Quy định đối với xe trượt 2.3.1. Xe trượt phải được đánh số thứ tự. 2.3.2. Xe trượt phải tự động trượt được ở bất kỳ đoạn nào trên hệ thống máng trượt nếu ở trạng thái không phanh. 2.3.3.
0
Đối tượng nào không được làm thành viên Ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam?
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi kiểm tra, xử lý hành vi trộm cắp điện .... 3. Trong quá trình kiểm tra phát hiện hành vi trộm cắp điện hoặc sau khi kết thúc kiểm tra, trên cơ sở Biên bản làm việc hoặc Biên bản kiểm tra sử dụng điện được lập và thông tin cung cấp của bên bán điện về hồ sơ, tài liệu, số liệu tính toán trộm cắp điện, người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực quy định tại Điều 33 Nghị định số 134/2013/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 38 Điều 2 Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) có trách nhiệm: a) Xác định sản lượng điện trộm cắp và số tiền điện trộm cắp có được từ hành vi trộm cắp điện theo quy định tại Điều 21 Thông tư này; b) Lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi trộm cắp điện tại thời điểm kiểm tra hoặc sau khi nhận được hồ sơ vụ việc có dấu hiệu về hành vi trộm cắp điện của đơn vị điện lực chuyển đến (bao gồm cả trường hợp giá trị sản lượng điện trộm cắp từ 2.000.000 đồng trở lên) và chuyển ngay cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính để xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.
0
Dự án PPP là gì?
Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: ... 7. Danh sách ngắn là danh sách nhà đầu tư trúng sơ tuyển đối với hình thức đấu thầu rộng rãi có sơ tuyển hoặc danh sách nhà đầu tư được mời tham gia đàm phán cạnh tranh. 8. Doanh nghiệp dự án PPP là doanh nghiệp do nhà đầu tư thành lập có mục đích duy nhất để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án PPP. 9. Dự án PPP là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc đầu tư để cung cấp sản phẩm, dịch vụ công thông qua việc thực hiện một hoặc các hoạt động sau đây: a) Xây dựng, vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng; b) Cải tạo, nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa, vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có; c) Vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có. ... 14. Hồ sơ mời sơ tuyển là toàn bộ tài liệu yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm đối với nhà đầu tư làm căn cứ để bên mời thầu lựa chọn danh sách ngắn. ...
1
Dự án PPP là gì?
Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: ... 18. Nhà đầu tư PPP (sau đây gọi là nhà đầu tư) là một pháp nhân độc lập được thành lập theo quy định của pháp luật hoặc liên danh giữa nhiều pháp nhân tham gia hoạt động đầu tư theo phương thức PPP. ...
0
Dự án PPP là gì?
Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 9. Dự án PPP là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc đầu tư để cung cấp sản phẩm, dịch vụ công thông qua việc thực hiện một hoặc các hoạt động sau đây: a) Xây dựng, vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng; b) Cải tạo, nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa, vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có; c) Vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có. ... 16. Hợp đồng dự án PPP là thỏa thuận bằng văn bản giữa cơ quan ký kết hợp đồng với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP về việc Nhà nước nhượng quyền cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP thực hiện dự án PPP theo quy định của Luật này, bao gồm các loại hợp đồng sau đây: a) Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (Build - Operate - Transfer, sau đây gọi là hợp đồng BOT); b) Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (Build - Transfer - Operate, sau đây gọi là hợp đồng BTO); c) Hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (Build - Own - Operate, sau đây gọi là hợp đồng BOO); d) Hợp đồng Kinh doanh - Quản lý (Operate - Manage, sau đây gọi là hợp đồng O&M); đ) Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ (Build - Transfer - Lease, sau đây gọi là hợp đồng BTL); e) Hợp đồng Xây dựng - Thuê dịch vụ - Chuyển giao (Build - Lease - Transfer, sau đây gọi là hợp đồng BLT); g) Hợp đồng hỗn hợp theo quy định tại khoản 3 Điều 45 của Luật này.
0
Dự án PPP là gì?
Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: ... 9. Dự án PPP là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc đầu tư để cung cấp sản phẩm, dịch vụ công thông qua việc thực hiện một hoặc các hoạt động sau đây: a) Xây dựng, vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng; b) Cải tạo, nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa, vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có; c) Vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có. 10. Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Public Private Partnership - sau đây gọi là đầu tư theo phương thức PPP) là phương thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp tác có thời hạn giữa Nhà nước và nhà đầu tư tư nhân thông qua việc ký kết và thực hiện hợp đồng dự án PPP nhằm thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia dự án PPP. 11. Đơn vị chuẩn bị dự án PPP là đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi và thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan. 12. Hồ sơ dự sơ tuyển là toàn bộ tài liệu do nhà đầu tư lập và nộp cho bên mời thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời sơ tuyển. 13. Hồ sơ dự thầu là toàn bộ tài liệu do nhà đầu tư lập và nộp cho bên mời thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. ...
0
Dự án PPP là gì?
Giải thể Tổng công ty Đường sắt Việt Nam 1. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam bị giải thể trong các trường hợp sau: a) Tổng công ty Đường sắt Việt Nam kinh doanh thua lỗ kéo dài nhưng chưa lâm vào tình trạng phá sản; b) Tổng công ty Đường sắt Việt Nam không thực hiện được các nhiệm vụ do chủ sở hữu quy định sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết; c) Việc tiếp tục duy trì Tổng công ty Đường sắt Việt Nam là không cần thiết. ...
0
Dự án PPP là gì?
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ SUY GIÃN TĨNH MẠCH NÔNG CHI DƯỚI I. ĐẠI CƯƠNG - Suy tĩnh mạch mạn tính được định nghĩa là tình trạng các tĩnh mạch không thể bơm đủ máu nghèo ôxy trở về tim. Bệnh này rất thường gặp ở chi dưới, xảy ra ở khoảng 10 - 35 % người lớn. Bệnh thường tiến triển chậm, không rầm rộ, ít nguy hiểm đến tính mạng nhưng trở ngại nhiều cho sinh hoạt và công việc hàng ngày, điều trị lâu dài và tốn kém nhất là khi có biến chứng. - Có nhiều kỹ thuật điều trị suy tĩnh mạch. Stripping là kỹ thuật lột bỏ tĩnh mạch hiển bằng cách sử dụng dây rút tĩnh mạch, phương pháp này được thực hiện phổ biến từ năm 1950 đến ngày nay. Phẫu thuật Stripping thường được áp dụng với các trường hợp tĩnh mạch nông giãn, chạy quanh co, có thể thấy rõ dưới da.
0
Dự án PPP là gì?
Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây: a) Tên doanh nghiệp; b) Mã số doanh nghiệp.
0
Dự án PPP là gì?
d) Chủ trì hoặc phối hợp rà soát, đối chiếu văn bản cuối cùng của điều ước quốc tế, phối hợp với bên nước ngoài tổ chức lễ ký điều ước quốc tế trong chuyến thăm của đoàn cấp cao Việt Nam tại nước ngoài hoặc của đoàn cấp cao nước ngoài tại Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên ký kết nước ngoài hoặc quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; đ) Góp ý, đánh giá tính tương thích của các đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị định với điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên theo quy định của pháp luật; e) Chủ trì xây dựng và vận hành Cơ sở dữ liệu về điều ước quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 24. Chủ trì xây dựng và triển khai các chủ trương, chính sách của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương về phát triển luật pháp quốc tế. 25. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, vị trí việc làm, thực hiện chế độ tiền lương, đào tạo, bồi dưỡng, thi đua, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ, chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý của Bộ Ngoại giao theo quy định của pháp luật. 26. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao; tổ chức tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí và xử lý các vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao theo quy định của pháp luật. 27. Quản lý, tổ chức thực hiện công tác tài chính, tài sản nhà nước và đầu tư xây dựng cơ bản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Ngoại giao. 28. Quản lý, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về cải cách hành chính, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, công tác cơ yếu ngoại giao, bảo mật và an toàn thông tin trong phạm vi quản lý của Bộ Ngoại giao theo các nghị quyết, chương trình, kế hoạch đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và theo quy định của pháp luật. 29. Thực hiện các dịch vụ sự nghiệp công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao theo quy định của pháp luật. 30. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao hoặc theo quy định của pháp luật.
0
Có giới hạn mức giảm giá đối với hàng hóa đã từng thực hiện khuyến mại không? Nếu có thì mức giảm tối đa là bao nhiêu?
"Điều 7. Mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại 1. Mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá hàng hóa, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại. 2. Trong các trường hợp tổ chức các chương trình khuyến mại tập trung (giờ, ngày, tuần, tháng, mùa khuyến mại) theo quy định tại Khoản 5 Điều 6 thì áp dụng mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại là 100%. Mức giảm giá tối đa 100% cũng áp dụng đối với các hoạt động khuyến mại trong khuôn khổ các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Thủ tướng Chính phủ quyết định. 3. Không áp dụng hạn mức giảm giá tối đa khi thực hiện khuyến mại giảm giá cho: a) Hàng hóa dịch vụ khi thực hiện chính sách bình ổn giá của Nhà nước; b) Hàng thực phẩm tươi sống; c) Hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp doanh nghiệp phá sản, giải thể, thay đổi địa điểm, ngành nghề sản xuất, kinh doanh."
1
Có giới hạn mức giảm giá đối với hàng hóa đã từng thực hiện khuyến mại không? Nếu có thì mức giảm tối đa là bao nhiêu?
"Điều 10. Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, cung ứng dịch vụ trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã thông báo (khuyến mại bằng hình thức giảm giá) 1. Trong trường hợp thực hiện khuyến mại bằng hình thức giảm giá thì mức giảm giá hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại trong thời gian khuyến mại tại bất kỳ thời điểm nào phải tuân thủ quy định tại Điều 7 Nghị định này. 2. Không được giảm giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ trong trường hợp giá bán hàng hóa, dịch vụ thuộc diện Nhà nước định giá cụ thể. 3. Không được giảm giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ xuống thấp hơn mức giá tối thiểu trong trường hợp giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ thuộc diện Nhà nước quy định khung giá hoặc quy định giá tối thiểu. 4. Nghiêm cấm việc lợi dụng hình thức khuyến mại này để bán phá giá hàng hóa, dịch vụ. 5. Tổng thời gian thực hiện khuyến mại bằng hình thức giảm giá đối với một loại nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ không được vượt quá 120 ngày trong một năm, không bao gồm thời gian thực hiện khuyến mại của các chương trình khuyến mại bằng hình thức giảm giá trong khuôn khổ các chương trình khuyến mại tập trung và các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Thủ tướng Chính phủ quyết định."
0
Có giới hạn mức giảm giá đối với hàng hóa đã từng thực hiện khuyến mại không? Nếu có thì mức giảm tối đa là bao nhiêu?
“Điều 6. Hạn mức tối đa về giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại 1. Giá trị vật chất dùng để khuyến mại cho một đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá của đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại đó trước thời gian khuyến mại, trừ trường hợp khuyến mại bằng các hình thức quy định tại Khoản 8 Điều 92 Luật thương mại, Điều 8, Khoản 2 Điều 9, Điều 12, Điều 13, Điều 14 Nghị định này. 2. Tổng giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại mà thương nhân thực hiện trong một chương trình khuyến mại không được vượt quá 50% tổng giá trị của hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại, trừ trường hợp khuyến mại bằng hình thức quy định tại Khoản 8 Điều 92 Luật thương mại, Điều 8 và Khoản 2 Điều 9 Nghị định này. 3. Giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Trường hợp thương nhân thực hiện khuyến mại không trực tiếp sản xuất, nhập khẩu hàng hóa hoặc không trực tiếp cung ứng dịch vụ dùng để khuyến mại, giá trị được tính bằng giá thanh toán của thương nhân thực hiện khuyến mại để mua hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại hoặc giá thị trường của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại tại thời điểm công bố; b) Hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hóa của thương nhân đó trực tiếp sản xuất, nhập khẩu hoặc cung ứng dịch vụ, giá trị được tính bằng giá thành hoặc giá nhập khẩu của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại. 4. Trong các trường hợp tổ chức các chương trình khuyến mại tập trung (giờ, ngày, tuần, tháng, mùa khuyến mại) thì áp dụng hạn mức tối đa về giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là 100%. Hạn mức tối đa về giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại 100% cũng được áp dụng đối với các hoạt động khuyến mại trong khuôn khổ các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Thủ tướng Chính phủ quyết định. 5. Chương trình khuyến mại tập trung theo quy định tại Khoản 4 Điều này gồm: a) Chương trình do cơ quan nhà nước (cấp trung ương và cấp tỉnh) chủ trì tổ chức, trong một khoảng thời gian xác định, theo hình thức giờ, ngày, tuần, tháng, mùa khuyến mại nhằm thực hiện các chính sách phát triển kinh tế có mục tiêu của Quốc gia, của địa phương. Nhà nước có chính sách khuyến khích việc tổ chức các chương trình khuyến mại tập trung. Mọi thương nhân đều được quyền tham gia vào các chương trình; b) Các đợt khuyến mại vào các dịp lễ, tết theo quy định của pháp luật lao động, gồm: - Đợt Tết Âm lịch: 30 ngày ngay trước ngày đầu tiên của năm Âm lịch; - Các ngày nghỉ lễ, tết khác. Thời hạn khuyến mại của từng đợt khuyến mại vào các dịp lễ, tết không được vượt quá thời gian nghỉ của các dịp lễ, tết tương ứng theo quy định của pháp luật lao động.”
0
Có giới hạn mức giảm giá đối với hàng hóa đã từng thực hiện khuyến mại không? Nếu có thì mức giảm tối đa là bao nhiêu?
"Điều 7. Mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại 1. Mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá hàng hóa, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại. ..."
0
Có giới hạn mức giảm giá đối với hàng hóa đã từng thực hiện khuyến mại không? Nếu có thì mức giảm tối đa là bao nhiêu?
1. Giáo trình phục vụ cho việc giảng dạy, chuẩn bị bài giảng của giảng viên và học tập của sinh viên đối với các môn học có trong chương trình đào tạo 2. Giáo trình do cơ sở giáo dục đại học tổ chức biên soạn hoặc tổ chức lựa chọn đối với trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ
0
Có giới hạn mức giảm giá đối với hàng hóa đã từng thực hiện khuyến mại không? Nếu có thì mức giảm tối đa là bao nhiêu?
Điều 33. Chuyển nhượng, hoàn trả vốn góp 1. Việc chuyển nhượng vốn góp của thành viên thực hiện như sau: a) Thành viên là quỹ tín dụng nhân dân: chỉ được chuyển nhượng một phần vốn góp của mình (nhưng phải duy trì mức vốn góp xác lập tư cách thành viên và vốn góp thường niên tối thiểu) cho các pháp nhân khác đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 34 Thông tư này; b) Thành viên không phải là quỹ tín dụng nhân dân: được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn góp của mình cho các pháp nhân khác đáp ứng các điều kiện quy định lại Điều 34 Thông tư này. Trường hợp chuyển nhượng một phần vốn góp thì thành viên phải duy trì mức vốn góp xác lập tư cách thành viên và vốn góp thường niên tối thiểu theo quy định tại Điều 31 Thông tư này. 2. Khi chấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại Điều 35 Thông tư này, thành viên được chuyển nhượng vốn góp, quyền lợi và nghĩa vụ của mình cho pháp nhân khác hoặc được trả lại vốn góp, lãi vốn góp (nếu có) và các quyền lợi khác theo quy định tại các khoản 4 Điều này. 3. Khi chấm dứt tư cách thành viên, việc chuyển nhượng vốn góp cho các pháp nhân khác phải đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 34 Thông tư này. 4. Việc hoàn trả vốn góp, lãi vốn góp (nếu có) cho thành viên phải căn cứ vào thực trạng tài chính của ngân hàng hợp tác xã khi quyết toán cuối năm và chỉ được xem xét khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: a) Không làm giảm vốn điều lệ của ngân hàng hợp tác xã xuống dưới mức vốn pháp định; b) Không dẫn đến vi phạm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; c) Đảm bảo khả năng thanh khoản tại thời điểm đó; d) Thành viên đã giải quyết dứt điểm nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng hợp tác xã bao gồm: - Đã hoàn trả đầy đủ các khoản nợ vay (cả gốc và lãi); - Đã bồi hoàn đầy đủ các khoản tổn thất phải chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm; - Đã xử lý các khoản lo trong kinh doanh, các khoản rủi ro trong hoạt động tương ứng với tỷ lệ vốn góp mà thành viên cùng chịu trách nhiệm theo quyết định của Đại hội thành viên. 5. Việc hoàn trả, chuyển nhượng toàn bộ vốn góp của thành viên phải được Đại hội thành viên thông qua.
0
Có giới hạn mức giảm giá đối với hàng hóa đã từng thực hiện khuyến mại không? Nếu có thì mức giảm tối đa là bao nhiêu?
Trách nhiệm của đơn vị dự thi 1. Căn cứ quy chế này và các văn bản hướng dẫn tổ chức Cuộc thi hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đơn vị dự thi chỉ đạo, tổ chức Cuộc thi khoa học, kỹ thuật của học sinh trung học ở địa phương, đơn vị phù hợp với điều kiện thực tế và báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2. Lập hồ sơ dự thi và đăng ký dự thi đúng quy định. 3. Đảm bảo các điều kiện cần thiết cho thí sinh trong thời gian tham gia Cuộc thi. 4. Chuẩn bị hồ sơ dự thi và đăng kí dự thi theo quy định của các cuộc thi khoa học, kỹ thuật khu vực và quốc tế (sau đây gọi tắt là Cuộc thi quốc tế), trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt nếu dự án và học sinh thuộc đơn vị mình đủ điều kiện tham dự từng Cuộc thi quốc tế.
0
Có giới hạn mức giảm giá đối với hàng hóa đã từng thực hiện khuyến mại không? Nếu có thì mức giảm tối đa là bao nhiêu?
"6. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm 6.1. Giám định Aeromonas hydrophila bằng phương pháp nuôi cấy và phân lập vi khuẩn. ... 6.1.4. Cách tiến hành. 6.1.4.1. Phân lập vi khuẩn. - Dùng que cấy chọc sâu xuống vị trí vô trùng ở mục (6.1.3) để lấy bệnh phẩm cấy trên môi trường thạch chọn lọc cho Aeromonas spp. Rimler-Shotts (R-S) (3.2.2). - Ủ đĩa thạch đã cấy mẫu trong tủ ấm (4.1.4) từ 18 h đến 24 h. Trên môi trường thạch Rimler-Shotts khuẩn lạc có dạng tròn, lồi, nhẵn có màu vàng nhạt. - Chọn khuẩn lạc điển hình cấy vào môi trường NA (3.2.1). Ủ trong tủ ấm (4.1.4) để kiểm tra hình thái và xác định các đặc tính sinh hóa của vi khuẩn. Trên môi trường NA, khuẩn lạc của Aeromonas hydrophila có dạng hình tròn, hơi lồi, nhẵn và có màu trắng đục 6.1.4.2. Xác định vi khuẩn. 6.1.4.2.1. Quan sát hình thái. - Dùng que cấy lấy khuẩn lạc hòa đều vào giọt nước sinh lý trên phiến kính (4.1.1), dàn mỏng, để khô và cố định tiêu bản trên ngọn lửa đèn cồn; - Tiêu bản sau khi đã được cố định, nhuộm bằng phương pháp Gram (xem Phụ lục A); - Aeromonas hydrophila bắt màu hồng (màu gram âm), hình que ngắn, hai đầu tròn, kích thước 0,5 µm x (từ 1,0 µm đến 1,5 µm). 6.1.4.2.2. Xác định đặc tính sinh hóa. - Định danh vi khuẩn bằng phương pháp sinh hóa truyền thống: Xác định vi khuẩn dựa vào một số chỉ tiêu cơ bản: Vi khuẩn gram âm, oxidase dương tính, catalase dương tính và một số đặc tính sinh hóa đặc trưng được trình bày trong Bảng 1. Tiến hành các phản ứng sinh hóa (xem Phụ lục B). - Định danh vi khuẩn bằng kít thương mại (ví dụ bộ kít API 20E): Xác định vi khuẩn dựa vào một số chỉ tiêu cơ bản: Vi khuẩn gram âm, oxidase dương tính, catalase dương tính, O/F dương tính và các chỉ tiêu sinh hóa nêu trong Bảng 2. Tiến hành các phản ứng sinh hóa bằng bộ kít API 20E (tham khảo Phụ lục C). 6.1.4.3. Đọc kết quả. Cá được xác định là nhiễm bệnh do Aeromonas hydrophila khi nuôi cấy, phân lập, định danh bằng phương pháp sinh hóa truyền thống hoặc nuôi cấy, phân lập, định danh được Aeromonas hydrophila bằng bộ kít thương mại."
0
Quân nhân có tỷ lệ thương tích 22% được công nhận là thương binh cần đáp ứng điều kiện gì?
"Điều 23. Điều kiện, tiêu chuẩn thương binh, người hưởng chính sách như thương binh 1. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ trong Quân đội nhân dân và sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong Công an nhân dân bị thương có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên thì được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét công nhận là thương binh, cấp “Giấy chứng nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh” khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia; b) Làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong địa bàn địch chiếm đóng, địa bàn có chiến sự, địa bàn tiếp giáp với vùng địch chiếm đóng; c) Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch; d) Bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh mà để lại thương tích thực thể; đ) Làm nghĩa vụ quốc tế; e) Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; g) Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, diễn tập hoặc làm nhiệm vụ phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm; h) Do tai nạn khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo có điều kiện đặc biệt khó khăn theo danh mục do Chính phủ quy định; i) Trực tiếp làm nhiệm vụ đấu tranh chống tội phạm; k) Đặc biệt dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của Nhân dân hoặc ngăn chặn, bắt giữ người có hành vi phạm tội, là tấm gương có ý nghĩa tôn vinh, giáo dục, lan tỏa rộng rãi trong xã hội. 2. Người không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ trong Quân đội nhân dân và sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong Công an nhân dân bị thương có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thì được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét công nhận là người hưởng chính sách như thương binh và cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh”. 3. Thương binh loại B là quân nhân, công an nhân dân bị thương có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên trong khi tập luyện, công tác đã được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993. 4. Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có vết thương đặc biệt tái phát, vết thương còn sót, vết thương bổ sung được khám và giám định lại tỷ lệ tổn thương cơ thể theo quy định của Chính phủ. Thương binh loại B quy định tại khoản 3 Điều này có vết thương còn sót, vết thương bổ sung được khám để xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể theo quy định của Chính phủ. 5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này."
1
Quân nhân có tỷ lệ thương tích 22% được công nhận là thương binh cần đáp ứng điều kiện gì?
"Điều 46. Điều kiện, tiêu chuẩn công nhận bệnh binh Nhiệm vụ cấp bách, nguy hiểm quy định tại khoản 1 Điều 26 Pháp lệnh là thực hiện các nhiệm vụ sau: chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu; thực hiện nhiệm vụ có tính chất nguy hiểm khi: đấu tranh bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ; chữa cháy; chống khủng bố, bạo loạn; giải thoát con tin; trực tiếp trấn áp, bắt giữ tội phạm; cứu hộ, cứu nạn; ứng cứu thảm họa thiên tai."
0
Quân nhân có tỷ lệ thương tích 22% được công nhận là thương binh cần đáp ứng điều kiện gì?
"Điều 76. Căn cứ lập hồ sơ công nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh 1. Căn cứ chứng minh người bị thương có ghi nhận quá trình tham gia cách mạng cụ thể như sau: a) Người tham gia cách mạng sau đó tiếp tục tham gia công tác tại các cơ quan nhà nước phải có bản sao được chứng thực từ một trong các giấy tờ sau: lý lịch cán bộ; lý lịch đảng viên; lý lịch quân nhân; quyết định phục viên, xuất ngũ, thôi việc; hồ sơ bảo hiểm xã hội hoặc các giấy tờ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền ban hành lập từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước. b) Người tham gia cách mạng sau đó không tiếp tục tham gia công tác tại các cơ quan nhà nước thì phải có bản sao được chứng thực từ một trong các giấy tờ sau: hồ sơ khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến hoặc một trong các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với người tham gia kháng chiến chống Pháp; chống Mỹ; tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào. 2. Căn cứ chứng minh bị thương trong những trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh: a) Có bản sao được chứng thực từ một trong những giấy tờ liên quan đến trường hợp bị thương như sau: danh sách quân nhân bị thương do cơ quan, đơn vị quản lý có ghi tên người bị thương hoặc các giấy tờ, tài liệu của cơ quan, đơn vị lập từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước có ghi nhận người bị thương trong những trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh. Trường hợp danh sách quân nhân bị thương không có dấu xác nhận của cơ quan, đơn vị tại thời điểm lập thì cơ quan, đơn vị đang quản lý có trách nhiệm chuyển đến sư đoàn hoặc cấp tương đương trở lên để tập hợp chốt số lượng người và xác nhận danh sách, sổ quản lý và gửi số liệu theo Mẫu số 101 Phụ lục I Nghị định này về Bộ Quốc phòng trước ngày 01 tháng 5 năm 2022 để làm căn cứ thẩm định hồ sơ công nhận thương binh. b) Trường hợp không còn một trong các giấy tờ quy định tại điểm a khoản này thì căn cứ vết thương còn mảnh kim khí trong cơ thể."
0
Quân nhân có tỷ lệ thương tích 22% được công nhận là thương binh cần đáp ứng điều kiện gì?
Điều 39. Hồ sơ, thủ tục công nhận thương binh 1. Đối với người khi bị thương thuộc quân đội, công an quản lý: a) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hướng dẫn về quy trình công nhận theo quy định, ban hành quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi theo Mẫu số 59 Phụ lục I Nghị định này hoặc ban hành quyết định trợ cấp thương tật một lần theo Mẫu số 61 Phụ lục I Nghị định này đối với trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 5% đến 20%. Thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên có vết thương đặc biệt nặng là: cụt hoặc liệt hoàn toàn hai chi trở lên; mù hoàn toàn hai mắt; tâm thần nặng dẫn đến không tự lực được trong sinh hoạt thì được hưởng phụ cấp đặc biệt hằng tháng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 24 Pháp lệnh. Đồng thời thực hiện việc cấp giấy chứng nhận thương binh theo Mẫu số 102 Phụ lục I Nghị định này và di chuyển hồ sơ đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người bị thương thường trú đối với trường hợp đã phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành, thôi việc, nghỉ hưu. Thời gian xem xét, giải quyết không quá 70 ngày kể từ ngày cơ quan, đơn vị vị trực tiếp quản lý người bị thương xác lập, hoàn thiện các giấy tờ quy định tại Điều 37 Nghị định này. b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, có trách nhiệm kiểm tra và thực hiện tiếp chế độ ưu đãi. 2. Đối với người khi bị thương không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này: a) Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người bị thương có trách nhiệm xác lập, hoàn thiện các giấy tờ theo quy định tại Điều 37 Nghị định này gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương theo quy định tại các khoản 3, 4, 5 Điều 36 Nghị định này. b) Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương trong thời gian 20 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, cấp giấy chứng nhận bị thương theo Mẫu số 35 Phụ lục I Nghị định này và chuyển hồ sơ đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người bị thương thường trú. c) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ, có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và cấp giấy giới thiệu theo Mẫu số 38 Phụ lục 1 Nghị định này gửi đến Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh để xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tật. d) Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm tổ chức khám giám định thương tật, gửi biên bản giám định y khoa theo Mẫu số 78 Phụ lục I Nghị định này đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
0
Quân nhân có tỷ lệ thương tích 22% được công nhận là thương binh cần đáp ứng điều kiện gì?
"Điều 131. Giá đất cụ thể 1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giá đất cụ thể. Cơ quan định giá đất cấp tỉnh có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức việc xác định giá đất cụ thể. Trong quá trình thực hiện, cơ quan định giá đất cấp tỉnh thuê tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất để tư vấn xác định giá đất cụ thể. Căn cứ kết quả tư vấn xác định giá đất, cơ quan định giá đất cấp tỉnh trình Hội đồng thẩm định giá đất xem xét trước khi trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định. Hội đồng thẩm định giá đất gồm Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Chủ tịch và đại diện của cơ quan, tổ chức có liên quan, tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất. Cơ quan định giá đất cấp tỉnh có trách nhiệm giúp Hội đồng thẩm định giá đất tổ chức thẩm định giá đất. Cơ quan định giá đất được thuê tổ chức có chức năng tư vấn giá đất thực hiện việc thẩm định lại kết quả xác định giá đất cụ thể. 2. Giá đất cụ thể được sử dụng để làm căn cứ trong các trường hợp sau đây: a) Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích đất ở vượt hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích vượt hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân. Tính tiền thuê đất đối với đất nông nghiệp vượt hạn mức giao đất, vượt hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân; b) Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất; công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức mà phải nộp tiền sử dụng đất; c) Tính tiền thuê đất đối với trường hợp Nhà nước cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất; d) Tính giá trị quyền sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước mà doanh nghiệp cổ phần sử dụng đất thuộc trường hợp Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; tính tiền thuê đất đối với trường hợp doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm; đ) Tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; e) Tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất khi gia hạn sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch xây dựng chi tiết mà ảnh hưởng đến hệ số sử dụng đất; cho phép chuyển hình thức sử dụng đất; xác định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất đối với phương án đấu giá đất áp dụng cho tổ chức tham gia đấu giá; xác định giá khởi điểm để đấu thầu dự án sử dụng đất. 3. Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng các phương pháp để định giá đất cụ thể. Đối với khu vực đã có bảng giá đất tới từng thửa đất theo vùng giá trị đất, giá thửa đất chuẩn thì việc định giá đất cụ thể được xác định theo bảng giá đất nhân với hệ số điều chỉnh giá đất tại thời điểm định giá. 4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này."
0
Quân nhân có tỷ lệ thương tích 22% được công nhận là thương binh cần đáp ứng điều kiện gì?
Trình tự, nội dung khám giám định ... 4. Nội dung khám giám định để hưởng chế độ hưu trí, chế độ tuất và nghỉ do không đủ sức khỏe để nuôi con sau khi sinh hoặc nghỉ dưỡng thai, nhận con nhờ mang thai hộ, khám giám định để hưởng bảo hiểm xã hội một lần căn cứ theo các giấy tờ quy định tại khoản 3 hoặc khoản 4 Điều 5 và khoản 2 Điều 12 Thông tư này phù hợp với từng trường hợp. Trường hợp đã có Biên bản giám định tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc thương binh hoặc bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan với chất độc hóa học thì không thực hiện khám giám định lại các thương, bệnh, tật đã được ghi nhận trong Biên bản đó. Hội đồng giám định y khoa tổng hợp tỷ lệ tổn thương cơ thể đã được xác định tại các Biên bản giám định y khoa trước đó với tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương, bệnh, tật được đề nghị khám giám định mà không trùng với các tổn thương đã được ghi nhận và xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể. Trường hợp đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS căn cứ vào bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án để xem xét, giải quyết chế độ. Trường hợp mắc những bệnh khác được hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì Biên bản giám định y khoa phải kết luận rõ các nội dung mắc các bệnh, tật có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.
0
Quân nhân có tỷ lệ thương tích 22% được công nhận là thương binh cần đáp ứng điều kiện gì?
Quyết định giao dự án 1. Căn cứ kết quả thẩm định dự án, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định giao tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện dự án và thông báo đến tổ chức chủ trì thực hiện dự án, đồng thời thông báo trên trang thông tin điện tử của Bộ. 2. Tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện dự án có trách nhiệm chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ theo kết luận của Tổ thẩm định và gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt theo thời hạn và địa chỉ được đăng tải trên trang thông tin điện tử của Bộ. Hồ sơ dự án gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm 05 bản chính.
0
Quân nhân có tỷ lệ thương tích 22% được công nhận là thương binh cần đáp ứng điều kiện gì?
Khoản 4. Tổ chức Ngày hội phải gắn với các hoạt động “Đền ơn, đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, bảo đảm an sinh xã hội, tri ân gia đình có công với nước, chia sẻ với người có hoàn cảnh khó khăn; biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích đóng góp cho hoạt động của khu dân cư. Tổ chức Ngày hội gắn với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao (nhất là các tiết mục do người dân ở khu dân cư thực hiện) tạo không khí vui tươi, phấn khởi, động viên mọi người hăng hái thi đua lao động sản xuất, công tác, học tập. Khuyến khích các khu dân cư tổ chức “Bữa cơm đại đoàn kết” để tăng cường tình làng, nghĩa xóm, sự gắn kết, chia sẻ của người dân trong cộng đồng, thực sự là Ngày hội của Nhân dân.
0
Thư ký Tòa án làm việc 5 năm có được bổ nhiệm vào làm Thẩm tra viên hay không?
Thẩm tra viên 1. Thẩm tra viên là công chức chuyên môn của Tòa án đã làm Thư ký Tòa án từ 05 năm trở lên, được đào tạo nghiệp vụ Thẩm tra viên và bổ nhiệm vào ngạch Thẩm tra viên. Thẩm tra viên có các ngạch: a) Thẩm tra viên; b) Thẩm tra viên chính; c) Thẩm tra viên cao cấp. Tiêu chuẩn, điều kiện và việc thi nâng ngạch Thẩm tra viên do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định. 2. Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương có các ngạch Thẩm tra viên quy định tại khoản 1 Điều này. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Tòa án quân sự khu vực có các ngạch Thẩm tra viên quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này. 3. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm vào các ngạch Thẩm tra viên tại Tòa án nhân dân tối cao và bổ nhiệm vào ngạch Thẩm tra viên cao cấp tại Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương bổ nhiệm vào các ngạch Thẩm tra viên, Thẩm tra viên chính tại Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương. Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bổ nhiệm vào các ngạch Thẩm tra viên, Thẩm tra viên chính tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tại Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương. Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương bổ nhiệm vào các ngạch Thẩm tra viên, Thẩm tra viên chính tại Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực. 4. Thẩm tra viên có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: a) Thẩm tra hồ sơ các vụ việc mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo sự phân công của Chánh án Tòa án; b) Kết luận việc thẩm tra và báo cáo kết quả thẩm tra với Chánh án Tòa án; c) Thẩm tra viên về thi hành án giúp Chánh án Tòa án thực hiện các nhiệm vụ về công tác thi hành án thuộc thẩm quyền của Tòa án; d) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án. 5. Thẩm tra viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh án Tòa án về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.
1
Thư ký Tòa án làm việc 5 năm có được bổ nhiệm vào làm Thẩm tra viên hay không?
I. VỀ ĐỐI TƯỢNG, TIÊU CHUẨN VÀ ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC CHUYỂN NGẠCH 1. Đối với ngạch Thư ký Tòa án Công chức hiện đang được xếp ngạch chuyên viên làm việc tại các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân địa phương có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây thì được chuyển sang ngạch Thư ký Tòa án: - Có trình độ cử nhân luật; - Đã có thời gian công tác trong ngành Tòa án nhân dân ít nhất là 01 năm; - Có chứng chỉ ngoại ngữ ở trình độ A (Anh, Nga, Pháp…) 2. Đối với ngạch Thẩm tra viên Công chức hiện đang được xếp ngạch chuyên viên làm việc tại các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân địa phương có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây thì được chuyển sang ngạch Thẩm tra viên: - Có trình độ cử nhân luật; - Đã có thời gian công tác trong ngành Tòa án nhân dân ít nhất là 02 năm;. - Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ xét xử theo nội dung chương trình của Tòa án nhân dân tối cao hoặc Bộ Tư pháp; - Có chứng chỉ ngoại ngữ ở trình độ A (Anh, Nga, Pháp…) ...
0
Thư ký Tòa án làm việc 5 năm có được bổ nhiệm vào làm Thẩm tra viên hay không?
"Điều 69. Điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao 1. Người có đủ tiêu chuẩn tại Điều 67 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: a) Đã là Thẩm phán cao cấp từ đủ 05 năm trở lên; b) Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của luật tố tụng. 2. Người không công tác tại các Tòa án nhưng giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức trung ương, am hiểu sâu sắc về chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao hoặc là những chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành về pháp luật, giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức và có uy tín cao trong xã hội, có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của luật tố tụng thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao."
0
Thư ký Tòa án làm việc 5 năm có được bổ nhiệm vào làm Thẩm tra viên hay không?
"Điều 92. Thư ký Tòa án ... 3. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm vào các ngạch Thư ký Tòa án tại Tòa án nhân dân tối cao và bổ nhiệm vào ngạch Thư ký viên cao cấp tại Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương bổ nhiệm vào các ngạch Thư ký viên, Thư ký viên chính tại Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương. Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bổ nhiệm vào các ngạch Thư ký viên, Thư ký viên chính tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tại Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương. Chánh án Tòa án Tòa án quân sự quân khu và tương đương bổ nhiệm vào các ngạch Thư ký viên, Thư ký viên chính tại Tòa án quân sự quân khu và tương đương. Tòa án quân sự khu vực."
0
Thư ký Tòa án làm việc 5 năm có được bổ nhiệm vào làm Thẩm tra viên hay không?
Khoản 2. Kiểm soát viên Nhà máy a) Thực hiện kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của Nhà máy theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan; b) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
0
Thư ký Tòa án làm việc 5 năm có được bổ nhiệm vào làm Thẩm tra viên hay không?
Khoản 2. Thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội có trách nhiệm nghiên cứu, thể hiện rõ quan điểm của mình bằng văn bản hoặc phiếu biểu quyết và gửi lại cơ quan chủ trì nội dung chậm nhất là 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, tài liệu, trừ trường hợp Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội phụ trách có yêu cầu khác về thời gian. Đối với nội dung phức tạp, còn nhiều ý kiến khác nhau thì có thể xin ý kiến thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhiều lần.
0
Thư ký Tòa án làm việc 5 năm có được bổ nhiệm vào làm Thẩm tra viên hay không?
Bản cáo bạch ... 3. Chữ ký trong Bản cáo bạch thực hiện theo quy định sau đây: a) Đối với việc chào bán cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng, Bản cáo bạch phải có chữ ký của những người sau đây: Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty; Tổng giám đốc (Giám đốc); Giám đốc tài chính hoặc Kế toán trưởng của tổ chức phát hành; người đại diện theo pháp luật của tổ chức tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng, tổ chức bảo lãnh phát hành hoặc tổ chức bảo lãnh phát hành chính (nếu có). Trường hợp ký thay phải có văn bản ủy quyền; b) Đối với việc chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng, Bản cáo bạch phải có chữ ký của những người sau đây: Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty; Tổng giám đốc (Giám đốc) của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; người đại diện theo pháp luật của tổ chức bảo lãnh phát hành (nếu có). Trường hợp ký thay phải có văn bản ủy quyền. ...
0
Thư ký Tòa án làm việc 5 năm có được bổ nhiệm vào làm Thẩm tra viên hay không?
Khoản 2. Hồ sơ đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trình Chính phủ gồm: a) Tờ trình của Bộ Nội vụ; b) Dự thảo đề án của Chính phủ về việc sắp xếp đơn vị hành chính; c) Dự thảo đề án của Chính phủ về thành lập đơn vị hành chính đô thị cấp huyện, nhập toàn bộ hoặc điều chỉnh một phần đơn vị hành chính cấp huyện vào đơn vị hành chính đô thị cùng cấp (nếu có); d) Các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này; đ) Ý kiến của các Bộ, cơ quan trung ương có liên quan (nếu có); e) Dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính.
0
Nội dung đơn thuốc có quy định hay tùy vào tình hình thực tế?
"1. Ghi đủ, rõ ràng và chính xác các mục in trong Đơn thuốc hoặc trong sổ khám bệnh của người bệnh. 2. Ghi địa chỉ nơi người bệnh thường trú hoặc tạm trú: số nhà, đường phố, tổ dân phố hoặc thôn/ấp/bản, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố. 3. Đối với trẻ dưới 72 tháng tuổi ghi số tháng tuổi, cân nặng, tên bố hoặc mẹ của trẻ hoặc người đưa trẻ đến khám bệnh, chữa bệnh. (khỏan này được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Thông tư 18/2018/TT-BYT) 4. Kê đơn thuốc theo quy định như sau: a) Thuốc có một hoạt chất - Theo tên chung quốc tế (INN, generic); Ví dụ: thuốc có hoạt chất là Paracetamol, hàm lượng 500mg thì ghi tên thuốc như sau: Paracetamol 500mg. - Theo tên chung quốc tế + (tên thương mại). Ví dụ: thuốc có hoạt chất là Paracetamol, hàm lượng 500mg, tên thương mại là A thì ghi tên thuốc như sau: Paracetamol (A) 500mg. b) Thuốc có nhiều hoạt chất hoặc sinh phẩm y tế thì ghi theo tên thương mại. 5. Ghi tên thuốc, nồng độ/hàm lượng, số lượng/thể tích, liều dùng, đường dùng, thời điểm dùng của mỗi loại thuốc. Nếu đơn thuốc có thuốc độc phải ghi thuốc độc trước khi ghi các thuốc khác. 6. Số lượng thuốc gây nghiện phải viết bằng chữ, chữ đầu viết hoa. 7. Số lượng thuốc chỉ có một chữ số (nhỏ hơn 10) thì viết số 0 phía trước. 8. Trường hợp sửa chữa đơn thì người kê đơn phải ký tên ngay bên cạnh nội dung sữa. 9. Gạch chéo phần giấy còn trống từ phía dưới nội dung kê đơn đến phía trên chữ ký của người kê đơn theo hướng từ trên xuống dưới, từ trái sang phải; ký tên, ghi (hoặc đóng dấu) họ tên người kê đơn."
1
Nội dung đơn thuốc có quy định hay tùy vào tình hình thực tế?
1. Nội dung thông tin thuốc phải đáp ứng các quy định sau: a) Có đầy đủ nội dung thông tin thuốc theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 76 của Luật dược; không được có các thông tin, hình ảnh không liên quan trực tiếp đến thuốc hoặc sử dụng thuốc và các thông tin, hình ảnh tương tự quy định tại Điều 126 của Nghị định này; b) Nội dung thông tin thuốc phải ghi chú thích rõ ràng tài liệu chứng minh đồng thời phải chỉ rõ phần thông tin được trích dẫn trong tài liệu chứng minh. Việc trích dẫn phải đảm bảo truyền đạt chính xác thông tin, không suy diễn hoặc thêm bớt thông tin theo hướng gây hiểu sai về tính an toàn, hiệu quả của thuốc; c) Nội dung thông tin thuốc phải thể hiện bằng tiếng Việt, trừ trường hợp các thông tin không thể dịch ra tiếng Việt hoặc dịch ra tiếng Việt không có nghĩa; d) Cỡ chữ trong nội dung thông tin thuốc phải bảo đảm rõ ràng, dễ đọc nhưng không được nhỏ hơn cỡ chữ 12 của kiểu chữ VnTime hoặc Times New Roman trên khổ giấy A4. 2. Nội dung thông tin thuốc phải có dòng chữ "Tài liệu thông tin thuốc" ở trên đầu tất cả các trang. Đối với những tài liệu gồm nhiều trang phải đánh số trang, ở trang đầu phải ghi rõ phần thông tin chi tiết về sản phẩm xem ở trang nào (ghi số trang cụ thể) và in rõ: Số Giấy xác nhận nội dung thông tin thuốc của Bộ Y tế…/XNTT/…, ngày ... tháng ... năm ... 3. Trường hợp thông tin thuốc theo hình thức hội thảo giới thiệu thuốc, nội dung thông tin thuốc còn phải ghi rõ tên, chức danh khoa học của báo cáo viên là những người có trình độ chuyên môn y hoặc dược phù hợp với loại thuốc được giới thiệu.
0
Nội dung đơn thuốc có quy định hay tùy vào tình hình thực tế?
Nội dung và việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử 1. Đối với người bệnh ngoại trú: a) Trường hợp kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 52/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú và Thông tư số 18/2018/TT-BYT ngày 22 tháng 08 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 52/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú; b) Trường hợp kê đơn thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu và kê đơn kết hợp thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu với thuốc hóa dược: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 44/2018/TT-BYT ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về kê đơn thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu và kê đơn kết hợp thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu với thuốc hóa dược. 2. Đối với người bệnh nội trú ra viện: a) Trường hợp kê đơn trong phần ghi chú của Giấy ra viện: thực hiện theo quy định tại Phụ lục 3 Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế; b) Trường hợp kê đơn theo mẫu đơn ngoại trú: thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
0
Nội dung đơn thuốc có quy định hay tùy vào tình hình thực tế?
1. Đơn thuốc là căn cứ hợp pháp để bán thuốc, cấp phát thuốc, pha chế thuốc, cân thuốc theo đơn và sử dụng thuốc. Tên thuốc ghi trong đơn phải ghi tên gốc hoặc tên chung quốc tế, trừ trường hợp thuốc có nhiều hoạt chất. 2. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể về đơn thuốc, nhóm thuốc kê đơn và việc bán thuốc theo đơn.
0
Nội dung đơn thuốc có quy định hay tùy vào tình hình thực tế?
Điều 2. Bổ sung, thay thế, bãi bỏ một số cụm từ, khoản, phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 85/2014/TT-BGTVT 1. Thay thế cụm từ “Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo” tại tên Chương III, khoản 5 Điều 14 Thông tư số 85/2014/TT-BGTVT bằng cụm từ “Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo”. 2. Thay thế Phụ lục II, IV, V, VI, VII, IX, X ban hành kèm theo Thông tư số 85/2014/TT-BGTVT tương ứng bằng Phụ lục I, II, III, IV, V, VI, VII ban hành kèm theo Thông tư này. 3. Bổ sung Phụ lục XI, XII, XIII, XIV, XV, XVI, XVII, XVIII, XIX vào Thông tư số 85/2014/TT-BGTVT tương ứng bằng Phụ lục VIII, IX, X, XI, XII, XIII, XIV, XV, XVI ban hành kèm theo Thông tư này. 4. Bãi bỏ khoản 6, khoản 7, khoản 14, khoản 15, khoản 17, khoản 22 và khoản 23 Điều 4; khoản 2, khoản 6 và khoản 7 Điều 6; khoản 2 Điều 7 của Thông tư số 85/2014/TT-BGTVT.
0
Nội dung đơn thuốc có quy định hay tùy vào tình hình thực tế?
Khoản 1. Đối với những vụ án hành chính đã được Toà án thụ lý trước ngày 01 tháng 7 năm 2016, nhưng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 mới xét xử theo thủ tục sơ thẩm thì áp dụng quy định của Luật này để giải quyết;
0
Nội dung đơn thuốc có quy định hay tùy vào tình hình thực tế?
Các phép thử cũng bao gồm cả giao diện vô tuyến và giao diện S1/lub/Abis. Việc đánh giá thông lượng/BLER/BER có thể được thực hiện tại một trong hai giao diện, khi thích hợp, và các phép đo đường lên và đường xuống có thể được thực hiện như một đường truyền đơn được đấu vòng tại giao diện vô tuyến hoặc giao diện S1/lub/Abis. Trong trường hợp sử dụng đấy vòng phải chú ý để thông lượng/BLER/BER không bị thay đổi do đấu vòng.
0
Nội dung đơn thuốc có quy định hay tùy vào tình hình thực tế?
Thuế suất 10% Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này.
0
Việc khai trương hoạt động đơn vị sự nghiệp của tổ chức tài chính vi mô phải đáp ứng được yêu cầu nào?
Khai trương hoạt động ... 2. Tổ chức tài chính vi mô khai trương hoạt động văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp (bao gồm cả văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp của tổ chức tài chính vi mô được cấp Giấy phép trên cơ sở chuyển đổi đơn vị trực thuộc chương trình, dự án tài chính vi mô) khi đáp ứng các yêu cầu sau: a) Đã đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật (đối với trường hợp khai trương hoạt động văn phòng đại diện); b) Có quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp trụ sở văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp; c) Có nhân sự chủ chốt theo quy định nội bộ của tổ chức tài chính vi mô. ...
1
Việc khai trương hoạt động đơn vị sự nghiệp của tổ chức tài chính vi mô phải đáp ứng được yêu cầu nào?
Khai trương hoạt động ... 5. Các đơn vị trực thuộc chương trình, dự án tài chính vi mô chuyển đổi thành chi nhánh, phòng giao dịch, đơn vị sự nghiệp, văn phòng đại diện của tổ chức tài chính vi mô phải khai trương hoạt động trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận về mạng lưới hoạt động; quá thời hạn này mà không khai trương hoạt động thì tổ chức tài chính vi mô phải xây dựng Phương án xử lý để đảm bảo chấm dứt hoạt động của các đơn vị không khai trương hoạt động trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày hết hạn khai trương hoạt động gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
0
Việc khai trương hoạt động đơn vị sự nghiệp của tổ chức tài chính vi mô phải đáp ứng được yêu cầu nào?
Trình tự chấp thuận thành lập chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp của tổ chức tài chính vi mô ... 8. Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận thành lập quy định tại khoản 7 Điều này, tổ chức tài chính vi mô phải khai trương hoạt động chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp; quá thời hạn này mà không khai trương hoạt động thì văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước đương nhiên hết hiệu lực.
0
Việc khai trương hoạt động đơn vị sự nghiệp của tổ chức tài chính vi mô phải đáp ứng được yêu cầu nào?
Khai trương hoạt động ... 3. Tổ chức tài chính vi mô phải gửi Quy chế quản lý chi nhánh, phòng giao dịch; văn bản thông báo về ngày dự kiến khai trương hoạt động và việc đáp ứng các yêu cầu khai trương hoạt động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này tới Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chậm nhất 15 ngày trước ngày dự kiến khai trương hoạt động. 4. Chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp của tổ chức tài chính vi mô được cấp Giấy phép trên cơ sở chuyển đổi đơn vị trực thuộc của chương trình, dự án tài chính vi mô khai trương hoạt động cùng thời điểm khai trương hoạt động của tổ chức tài chính vi mô. ...
0
Việc khai trương hoạt động đơn vị sự nghiệp của tổ chức tài chính vi mô phải đáp ứng được yêu cầu nào?
Nhiệm vụ, quyền hạn, quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của Trung tâm ... 2. Quyền hạn: a) Được chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển Trung tâm phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động; b) Được tổ chức đào tạo chương trình giáo dục nghề nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; c) Được liên doanh, liên kết hoạt động đào tạo với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài để tổ chức đào tạo, bổ túc và bồi dưỡng nghề theo quy định của pháp luật; d) Được liên kết với trường cao đẳng, trường trung cấp để tổ chức giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông đối với học sinh học trình độ trung cấp có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; chỉ được thực hiện chương trình giáo dục quy định tại điểm d khoản 1 Điều 43 của Luật Giáo dục (trừ chương trình đào tạo để cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp trung cấp) khi được cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục có thẩm quyền cho phép; ...
0
Việc khai trương hoạt động đơn vị sự nghiệp của tổ chức tài chính vi mô phải đáp ứng được yêu cầu nào?
Khoản 1. Tổ chức tín dụng được xem xét, quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ như đã được phân loại trước khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khoản nợ vay phát sinh trước thời điểm công ty nông lâm nghiệp được sắp xếp, đổi mới theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP . 2 .Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đối với các khoản nợ vay quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được thực hiện 01 (một) lần và thời hạn thực hiện cơ cấu lại là 02 (hai) năm kể từ ngày công ty nông, lâm nghiệp được tiếp tục duy trì, củng cố, phát triển và tái cơ cấu theo Điều 4, khoản 1, khoản 2 Điều 8 Nghị định số 118/2014/NĐ-CP hoặc chuyển đổi thành ban quản lý rừng phòng hộ, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
0
Việc khai trương hoạt động đơn vị sự nghiệp của tổ chức tài chính vi mô phải đáp ứng được yêu cầu nào?
Điều 18. Hành vi vi phạm về nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa theo tính chất hàng hóa quy định tại Điều 31 Nghị định số 119/2017/NĐ-CP 1. Hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định số 119/2017/NĐ-CP là hành vi của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, lưu giữ, buôn bán hàng hóa mà nhãn hàng hóa không ghi đủ hoặc ghi không đúng một trong các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn tùy theo tính chất hàng hóa quy định tại Điều 10 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa. Trừ trường hợp, hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam đã có nhãn gốc nhưng chưa có nhãn phụ khi làm thủ tục thông quan. Tổ chức, cá nhân phải hoàn thiện ghi nhãn trước khi đưa hàng hóa ra lưu thông trên thị trường. 2. Biện pháp khắc phục hậu quả “buộc tiêu hủy hàng hóa có nhãn vi phạm” quy định tại khoản 8 Điều 31 Nghị định số 119/2017/NĐ-CP áp dụng trong trường hợp nhãn hàng hóa vi phạm không thể tách rời khỏi hàng hóa.
0
Việc khai trương hoạt động đơn vị sự nghiệp của tổ chức tài chính vi mô phải đáp ứng được yêu cầu nào?
Hành vi vi phạm hành chính đối với thực vật rừng, động vật rừng quy định tại Phụ lục I, II của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) nhưng không quy định trong Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, xử lý như sau: 2. Người sử dụng dịch vụ môi trường rừng không kê khai tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng trong trường hợp chi trả gián tiếp, bị xử phạt như sau: a) Hành vi vi phạm hành chính đối với các loài quy định tại Phụ lục I thì xử lý hành vi vi phạm như đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA, IB. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính đối với các loài quy định tại Phụ lục I nhưng là thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA, IIB xử lý hành vi vi phạm như đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA, IB; a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả đến 50.000.000 đồng; b) Hành vi vi phạm hành chính đối với các loài quy định tại Phụ lục II thì xử lý hành vi vi phạm như đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA, IIB. b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ trên 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; c) Phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng; d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ trên 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng; đ) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả trên 500.000.000 đồng. 3. Khoản 8 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau: “8. Phương tiện bị người vi phạm sử dụng trái phép là trường hợp chủ sở hữu hợp pháp, người quản lý hợp pháp hoặc người sử dụng hợp pháp phương tiện cho người khác thuê, mượn hoặc thuê người khác điều khiển phương tiện hoặc giao phương tiện cho người lao động của mình điều khiển để sử dụng vào mục đích hợp pháp, nhưng người được thuê, được mượn phương tiện hoặc người được giao điều khiển phương tiện đó đã tự ý sử dụng phương tiện để vi phạm hành chính. Việc cho thuê, cho mượn hoặc thuê người điều khiển phương tiện hoặc giao người điều khiển phương tiện phải được giao kết bằng văn bản giữa chủ sở hữu hợp pháp, người quản lý hợp pháp hoặc người sử dụng hợp pháp phương tiện và người được thuê, được mượn theo quy định của pháp luật trước khi hành vi vi phạm xảy ra.
0
Chủ đầu tư không công khai báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo sẽ bị xử lý như thế nào?
Vi phạm các quy định về đánh giá tác động môi trường 1. Hành vi vi phạm quy định về thực hiện quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc thực hiện quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với dự án có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì xử phạt như sau: ... b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không công khai báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt kết quả thẩm định theo quy định; 2. Hành vi vi phạm quy định về thực hiện quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc thực hiện quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với dự án đầu tư có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường bị xử phạt như sau: ... b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không công khai báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt kết quả thẩm định theo quy định; ...
1
Chủ đầu tư không công khai báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo sẽ bị xử lý như thế nào?
"Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như sau: ... 8. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau: “Điều 9. Vi phạm các quy định về thực hiện quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường 1. Hành vi vi phạm quy định về thực hiện quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, bộ, cơ quan ngang bộ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này bị xử phạt như sau: ... l) Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi không lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định. ... 3. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng để khắc phục vi phạm đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm d, g, h, i, k và 1 khoản 1 và các điểm d, g, h, i, k và 1 khoản 2 Điều này. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc phải vận hành đúng quy trình đối với công trình bảo vệ môi trường; buộc tháo dỡ công trình, thiết bị được xây lắp trái quy định về bảo vệ môi trường để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm h khoản 1, điểm h khoản 2 Điều này; b) Buộc phải xây lắp, vận hành công trình bảo vệ môi trường và lập hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường trình cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo quy định trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm g, i, k và l khoản 1; các điểm g, i, k và 1 khoản 2 Điều này; c) Buộc phải lập hồ sơ báo cáo kết quả hoàn thành công trình bảo vệ môi trường trình cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 1 và điểm g khoản 2 Điều này; d) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm d, g, h và k khoản 1; các điểm d, g, h và k khoản 2 Điều này.”
0
Chủ đầu tư không công khai báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo sẽ bị xử lý như thế nào?
"Điều 9. Vi phạm các quy định về thực hiện quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường 1. Hành vi vi phạm quy định về thực hiện quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, bộ, cơ quan ngang bộ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này bị xử phạt như sau: ... l) Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi không lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: ... b) Buộc phải xây lắp, vận hành công trình bảo vệ môi trường và lập hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường trình cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo quy định trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm g, i, k và l khoản 1; các điểm g, i, k và 1 khoản 2 Điều này;"
0
Chủ đầu tư không công khai báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo sẽ bị xử lý như thế nào?
"Điều 13. Vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong trường hợp không có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định 1. Dự án đầu tư, cơ sở phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an mà có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án đầu tư, cơ sở thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, khi triển khai xây dựng hoặc vận hành có vi phạm quy định về bảo vệ môi trường, trừ hành vi quy định tại Điều 14 của Nghị định này, bị xử phạt như sau: ... c) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi không có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định. 2. Dự án đầu tư, cơ sở phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an mà có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án đầu tư, cơ sở thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường, khi triển khai xây dựng hoặc vận hành có vi phạm quy định về bảo vệ môi trường, trừ trường hợp quy định tại Điều 14 của Nghị định này, bị xử phạt như sau: c) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi không có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định. ... 3. Hình thức xử phạt bổ sung: ... b) Đình chỉ hoạt động triển khai thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án đầu tư, cơ sở mà không có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm các quy định tại điểm c khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều này. ..."
0
Chủ đầu tư không công khai báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo sẽ bị xử lý như thế nào?
- Đất phù sa ven sông; - Đất vùng rừng đầu nguồn Thảm thực vật - Cây bụi có gai, xương rồng, cây chịu hạn - Đất không canh tác; đất trống đồi núi trọc;… Cây chịu hạn hoặc cây bụi trong hốc đá (thuộc kiểu rừng sinh thái nửa rụng lá) Đất hoang hóa có cỏ ưa mặn Cây bụi thưa thớt, có gai, cây xương rồng là loài đặc trưng - Không còn độ che phủ của cây rừng hoặc có rừng tái sinh nghèo, rừng khộp nghèo, đất trống có cỏ, đất trống có cây bụi, đất trống có cây gỗ mọc rải rác; - Đất trồng cây màu hàng năm canh tác nhờ nước trời Vùng canh tác cây hàng năm khác Sơ đồ 6: TRÌNH TỰ THỰC HIỆN XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐẤT BỊ KHÔ HẠN, HOANG MẠC HÓA, SA MẠC HÓA 3.3.4. Xây dựng bản đồ đất bị kết von, đá ong hóa (sơ đồ 7) * Các chỉ tiêu xác định kết von, đá ong hóa - Hình dạng hạt kết von: tròn, phiến dẹt, củ gừng, củ ấu * Đánh giá đất bị kết von, đá ong hóa Bảng 15: Phân mức đánh giá đất bị kết von Stt Mức độ Ký hiệu Giá trị 1 Không kết von KvN Không xuất hiện kết von 2 Kết von nhẹ Kv1 3 Kết von trung bình Kv2 Số lượng kết von 5 - 15% kích thước trung bình, xuất hiện ở tầng đất dưới 30 - 70 cm trở xuống 4 Kết von nặng Kv3 Số lượng kết von > 15%, kích thước kết von thô, vết đốm gỉ ≥ 20 mm và xuất hiện ở tầng đất 0 - 30 cm hay toàn bộ phẫu diện Nguồn: Sổ tay điều tra, đánh giá phân loại đất - Hội KHĐVN - 1999 Sơ đồ 7: TRÌNH TỰ THỰC HIỆN XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐẤT BỊ KẾT VON, ĐÁ ONG HÓA 3.3.5. Xây dựng bản đồ đất bị mặn hóa, phèn hóa (sơ đồ 8) Đánh giá mức độ đất bị mặn hóa, phèn hóa Bảng 16: Phân mức đánh giá đất bị mặn hoá, phèn hoá Loại hình thoái hóa Khoảng biến động (Δ1) (TSMT%) Phân mức Ký hiệu Mặn hóa Không mặn hóa MhN ≥ 0,25 - 0,5 Mặn hóa nhẹ Mh1 ≥ 0,5 - 0,75 Mặn hóa trung bình Mh2 ≥ 0,75 Mặn hóa nặng Mh3 Khoảng biến động (Δ 2) (SO42-%) Phân mức Ký hiệu Phèn hóa Không phèn hóa PhN ≥ 0,06 - 0,16 Phèn hóa nhẹ Ph1 ≥ 0,16 - 0,24 Phèn hóa trung bình Ph2 ≥ 0,24 Phèn hóa nặng Ph3 Ghi chú: Khoảng biến động Δ1: là giá trị chênh lệch TSMT(%) giữa kết quả phân tích hàm lượng TSMT(%) trong đất đã có trong quá khứ và kết quả phân tích hàm lượng TSMT(%) trong đất tại thời điểm thực hiện điều tra thoái hóa đất. Khoảng biến động Δ2: là giá trị chênh lệch SO42-(%) giữa kết quả phân tích hàm lượng SO42-(%) trong đất đã có trong quá khứ và kết quả phân tích hàm lượng SO42-(%) trong đất tại thời điểm thực hiện điều tra thoái hóa đất.
0
Chủ đầu tư không công khai báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo sẽ bị xử lý như thế nào?
Điều 3. Tổ chức thu phí. Tổ chức thu phí theo quy định tại Thông tư này là cơ quan có thẩm quyền thẩm định cấp phép nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam theo quy định của pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
0
Chủ đầu tư không công khai báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo sẽ bị xử lý như thế nào?
"4. Tổ chức, cá nhân vi phạm trong thời gian được giao giữ, bảo quản phương tiện giao thông vi phạm hành chính thì không được phép sử dụng phương tiện vi phạm đó tham gia giao thông; không được tự ý thay đổi nơi giữ, bảo quản phương tiện giao thông vi phạm hành chính nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền tạm giữ. Trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn hoặc khi có nguy cơ trực tiếp phát sinh tình huống mà nếu không kịp thời di chuyển, thay đổi nơi giữ, bảo quản phương tiện giao thông vi phạm hành chính sẽ gây thiệt hại đến phương tiện thì được thay đổi nơi giữ, bảo quản phương tiện nhưng ngay sau đó phải thông báo cho người có thẩm quyền tạm giữ biết. 5. Trong thời gian được giao giữ, bảo quản phương tiện giao thông vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm không chấp hành đúng quy định tại khoản 4 Điều này thì người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện xem xét, quyết định chuyển phương tiện vi phạm đó về nơi tạm giữ của cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ. Tổ chức, cá nhân vi phạm có trách nhiệm đưa phương tiện giao thông vi phạm hành chính về nơi tạm giữ theo quy định. Trường hợp không thể tự đưa phương tiện về nơi tạm giữ hoặc không tự giác chấp hành thì người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện tổ chức việc đưa phương tiện về nơi tạm giữ; tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu chi phí cho việc đưa phương tiện về nơi tạm giữ. 6. Trong thời gian được giao giữ, bảo quản phương tiện giao thông vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân để xảy ra mất, đánh tráo, bán, trao đổi, cầm cố, thế chấp, thay thế, hủy hoại, làm hư hỏng phương tiện thì phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại, hậu quả do hành vi mà mình gây ra theo quy định của pháp luật."
0
Chủ đầu tư không công khai báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo sẽ bị xử lý như thế nào?
Đấu thầu quốc tế 1. Việc tổ chức đấu thầu quốc tế để lựa chọn nhà thầu được thực hiện khi đáp ứng một trong các điều kiện sau đây: a) Nhà tài trợ vốn cho dự án, gói thầu có yêu cầu tổ chức đấu thầu quốc tế trong điều ước quốc tế, thỏa thuận vay; b) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, xây lắp, hỗn hợp mà nhà thầu trong nước không có khả năng đáp ứng yêu cầu thực hiện gói thầu hoặc gói thầu được sơ tuyển, mời quan tâm hoặc đấu thầu rộng rãi trong nước trước đó nhưng không có nhà thầu tham gia; c) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn mà người có thẩm quyền xét thấy cần có sự tham gia của nhà thầu nước ngoài để nâng cao chất lượng của gói thầu, dự án, người có thẩm quyền quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định tổ chức đấu thầu quốc tế; d) Gói thầu mua sắm hàng hóa mà hàng hóa đó trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng không đáp ứng một trong các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, giá. Trường hợp hàng hóa thông dụng đã được nhập khẩu và chào bán tại Việt Nam thì không tổ chức đấu thầu quốc tế. ...
0
Dự án nhận viện trợ phi chính phủ của cơ quan nhà nước có phải đăng ký thuế hay không?
Đối tượng đăng ký thuế ... 2. Người nộp thuế thuộc đối tượng thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế, bao gồm: a) Doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực bảo hiểm, kế toán, kiểm toán, luật sư, công chứng hoặc các lĩnh vực chuyên ngành khác không phải đăng ký doanh nghiệp qua cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật chuyên ngành (sau đây gọi là Tổ chức kinh tế). b) Đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế của lực lượng vũ trang, tổ chức kinh tế của các tổ chức chính trị, chính trị-xã hội, xã hội, xã hội-nghề nghiệp hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật nhưng không phải đăng ký doanh nghiệp qua cơ quan đăng ký kinh doanh; tổ chức của các nước có chung đường biên giới đất liền với việt Nam thực hiện hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu; văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài tại Việt Nam; tổ hợp tác được thành lập và tổ chức hoạt động theo quy định của Bộ Luật Dân sự (sau đây gọi là Tổ chức kinh tế). c) Tổ chức được thành lập bởi cơ quan có thẩm quyền không có hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước (sau đây gọi là Tổ chức khác). ...
1
Dự án nhận viện trợ phi chính phủ của cơ quan nhà nước có phải đăng ký thuế hay không?
Thu nhập miễn thuế Thu nhập miễn thuế của chuyên gia nước ngoài quy định tại Khoản 2 Điều 1 Quyết định này là thu nhập trực tiếp thực hiện các hoạt động của chương trình, dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài.
0
Dự án nhận viện trợ phi chính phủ của cơ quan nhà nước có phải đăng ký thuế hay không?
Chính sách thuế đối với nhà thầu chính, nhà thầu phụ thực hiện dự án 1. Thuế NK, thuế XK, thuế TTĐB, thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu. a) Nhà thầu chính, nhà thầu phụ nhập khẩu hàng hóa trong quá trình thực hiện hợp đồng ký với Chủ dự án ODA viện trợ không hoàn lại nộp thuế NK, thuế TTĐB (nếu có), thuế GTGT theo quy định của Luật Thuế XK, thuế NK, Luật Thuế TTĐB, Luật Thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn hiện hành (trừ hàng hóa nhập khẩu của nhà thầu chính nêu tại Điều 5 Thông tư này). b) Nhà thầu chính nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài được miễn thuế NK, không phải nộp thuế TTĐB (nếu có) và không chịu thuế GTGT đối với máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải nhập khẩu vào Việt Nam theo phương thức tạm nhập, tái xuất để phục vụ thi công công trình của dự án ODA viện trợ không hoàn lại và được miễn thuế XK khi tái xuất. Hồ sơ miễn thuế NK, không thu thuế GTGT, thuế TTĐB (nếu có) khi nhập khẩu, miễn thuế XK khi tái xuất thực hiện theo hướng dẫn tại Luật Hải quan, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành. Cơ quan hải quan tổ chức thực hiện việc miễn thuế NK, không thu thuế GTGT, thuế TTĐB (nếu có) khâu nhập khẩu, miễn thuế XK khi tái xuất đối với máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải tạm nhập, tái xuất để thực hiện dự án ODA viện trợ không hoàn lại cho nhà thầu chính nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài. Khi kết thúc thời hạn thi công công trình, dự án, nhà thầu chính nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài phải tái xuất hàng hóa nêu trên. Trường hợp nhượng bán tại thị trường Việt Nam phải được sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và phải khai nộp thuế NK, thuế GTGT, thuế TTĐB (nếu có) đã được miễn trước đây ở khâu nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế hiện hành. Riêng đối với xe ôtô dưới 24 chỗ ngồi và xe ôtô có thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng tương đương xe ôtô dưới 24 chỗ ngồi không áp dụng việc miễn thuế NK, thuế TTĐB theo hình thức tạm nhập, tái xuất. Các nhà thầu chính nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài có nhu cầu nhập khẩu vào Việt Nam để sử dụng phải nộp thuế NK, thuế TTĐB theo quy định. Khi hoàn thành việc thi công công trình, dự án các nhà thầu chính nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài phải tái xuất ra nước ngoài số xe đã nhập và được hoàn lại thuế NK, thuế TTĐB theo quy định. Mức hoàn thuế và thủ tục hoàn thuế được thực hiện theo hướng dẫn tại Luật Hải quan, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật thuế TTĐB, Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
0
Dự án nhận viện trợ phi chính phủ của cơ quan nhà nước có phải đăng ký thuế hay không?
"Điều 30. Đối tượng đăng ký thuế và cấp mã số thuế 1. Người nộp thuế phải thực hiện đăng ký thuế và được cơ quan thuế cấp mã số thuế trước khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc có phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Đối tượng đăng ký thuế bao gồm: a) Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan; b) Tổ chức, cá nhân không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. ..."
0
Dự án nhận viện trợ phi chính phủ của cơ quan nhà nước có phải đăng ký thuế hay không?
Khoản 1. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong quá trình xây dựng chương trình, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội về trẻ em hoặc liên quan đến trẻ em (sau đây gọi là cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản) phải có sự tham gia của trẻ em như sau: a) Bảo đảm để trẻ em được thông tin về nội dung của văn bản đang soạn thảo cần lấy ý kiến của trẻ em thông qua một hoặc các hình thức phù hợp được quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật trẻ em; b) Thuyết minh nội dung của văn bản đang soạn thảo phù hợp với trẻ em để trẻ em hiểu, góp ý kiến, bày tỏ nguyện vọng; c) Tiếp nhận, xem xét, trả lời ý kiến, nguyện vọng của trẻ em hoặc giải thích, trả lời ý kiến, nguyện vọng của trẻ em không được tiếp thu thông qua một hoặc các hình thức phù hợp được quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật trẻ em.
0
Dự án nhận viện trợ phi chính phủ của cơ quan nhà nước có phải đăng ký thuế hay không?
Điều 1. Bãi bỏ toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật. Bãi bỏ toàn bộ Thông tư liên tịch số 22/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT ngày 21 tháng 11 năm 2014 giữa Bộ trưởng Bộ Tư pháp với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt động tố tụng.
0
Dự án nhận viện trợ phi chính phủ của cơ quan nhà nước có phải đăng ký thuế hay không?
Nguyên tắc liên thông thư viện 1. Bảo đảm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư của Nhà nước và tổ chức, cá nhân cho hoạt động thư viện. 2. Đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên thông tin, sản phẩm thông tin và dịch vụ thư viện của người sử dụng. 3. Được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, hợp tác có thỏa thuận và có sự phân công, phối hợp giữa các thư viện. 4. Chia sẻ, liên kết các cơ sở dữ liệu, tài nguyên thông tin được đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định. 5. Tuân thủ quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, khoa học và công nghệ, công nghệ thông tin, an ninh mạng và quy định của pháp luật có liên quan. 6. Bảo đảm quản lý và sử dụng tài nguyên thông tin liên thông đúng mục đích, hiệu quả, đúng quy chế liên thông.
0
Dự án nhận viện trợ phi chính phủ của cơ quan nhà nước có phải đăng ký thuế hay không?
1. Tin bão gần Biển Đông Tin bão gần Biển Đông được ban hành khi bão hoạt động ở ngoài Biển Đông và có khả năng di chuyển vào Biển Đông trong 48 giờ tới. 2. Tin bão trên Biển Đông Tin bão trên Biển Đông được ban hành khi bão hoạt động trên Biển Đông, có vị trí tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền Việt Nam từ 300 km trở lên và chưa có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Việt Nam trong 48 giờ tới. 3. Tin bão khẩn cấp Tin bão khẩn cấp được ban hành khi có một trong các điều kiện sau: a) Vị trí tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền Việt Nam dưới 300 km; b) Bão có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Việt Nam trong 48 giờ tới. 4. Tin bão trên đất liền Tin bão trên đất liền được ban hành khi có một trong các điều kiện sau: a) Tâm bão đã đi vào đất liền Việt Nam và sức gió mạnh nhất vẫn còn từ cấp 8 trở lên; b) Tâm bão đã đổ bộ vào nước khác, nhưng sức gió mạnh nhất vẫn còn từ cấp 8 trở lên và có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam trong 24 giờ đến 48 giờ tới. 5. Tin cuối cùng về cơn bão Tin cuối cùng về cơn bão được ban hành khi có một trong các điều kiện sau: a) Bão đã suy yếu thành một vùng áp thấp; b) Bão đã đổ bộ vào nước khác hoặc ra khỏi lãnh thổ, không còn khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam; c) Bão đã di chuyển ra ngoài Biển Đông và không có khả năng quay trở lại Biển Đông. 6. Tin sóng lớn, nước dâng do bão Tin dự báo, cảnh báo sóng lớn, nước dâng do bão được ban hành ngay khi phát tin bão khẩn cấp.
0