text
stringlengths
82
471k
meta
dict
content
stringlengths
8
471k
citation
stringlengths
29
167
Điều 1 Nghị định 96/2008/NĐ-CP chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức Ngân hàng nhà nước Việt Nam có nội dung như sau: Điều 1. Vị trí và chức năng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và chức năng Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.
{ "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "26/08/2008", "sign_number": "96/2008/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Tấn Dũng", "type": "Nghị định" }
Điều 1. Vị trí và chức năng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và chức năng Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 1 Nghị định 96/2008/NĐ-CP chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Điều 2 Nghị định 96/2008/NĐ-CP chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức Ngân hàng nhà nước Việt Nam có nội dung như sau: Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn Ngân hàng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây: 1. Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội ; dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Ngân hàng Nhà nước đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. 2. Trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, năm năm, hàng năm; chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động và các dự án, công trình quan trọng thuộc lĩnh vực ngân hàng; dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật. 3. Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị thuộc lĩnh vực quản lý của Ngân hàng Nhà nước. 4. Chỉ thị, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, dự án, công trình quan trọng thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước đã được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước. 5. Xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia, trình Chính phủ để trình Quốc hội; sử dụng lãi suất, tỷ giá, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ khác để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia; trình Chính phủ đề án phát triển hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng. 6. Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác; quyết định giải thể, đổi tên và chấp thuận việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập các tổ chức tín dụng; hướng dẫn về các điều kiện thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật. 7. Kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng; kiểm soát tín dụng; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật. 8. Về quản lý ngoại hối: a) Quản lý các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật; b) Xác định Dự trữ ngoại hối Nhà nước; kiểm soát Dự trữ quốc tế; c) Xác định tỷ giá giữa Việt Nam đồng và ngoại tệ; tổ chức và phát triển thị trường ngoại tệ; xây dựng cơ chế tỷ giá trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. 9. Về xây dựng cán cân thanh toán quốc tế: a) Thu nhập, tổng hợp, lập, dự báo và theo dõi việc thực hiện cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam; báo cáo tình hình thực hiện cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam theo quy định của pháp luật. b) Làm đầu mối cung cấp số liệu cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam cho các tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. 10. Về quản lý việc vay, trả nợ nước ngoài của người cư trú là tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng và cá nhân theo quy định của pháp luật: a) Thực hiện quản lý nhà nước đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp, tổ chức khác thuộc khu vực công; giám sát, theo dõi việc vay, trả nợ nước ngoài của khu vực tư nhân; hướng dẫn và kiểm tra việc bảo lãnh vay nước ngoài của các ngân hàng thương mại và của các tổ chức khác được phép cấp bảo lãnh vay nước ngoài theo quy định của pháp luật; b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng hạn mức vay thương mại nước ngoài hàng năm của các doanh nghiệp, tổ chức khác thuộc khu vực công và dự báo mức vay nước ngoài hàng năm của khu vực tư nhân trong cả nước gửi Bộ Tài chính tổng hợp để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính điều hành hạn mức vay thương mại nước ngoài hàng năm của doanh nghiệp, tổ chức khác đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; d) Tổng hợp tình hình vay, trả nợ nước ngoài hàng năm của các doanh nghiệp, tổ chức khác thuộc khu vực công và khu vực tư nhân; báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng gửi Bộ Tài chính để tổng hợp chung tình hình về vay, trả nợ nước ngoài hàng năm của cả nước; đ) Hướng dẫn và tổ chức việc đăng ký các khoản vay nước ngoài của các doanh nghiệp, tổ chức khác thuộc khu vực công và khu vực tư nhân (kể cả các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh); e) Giám sát các luồng tiền tệ liên quan đến hoạt động vay, trả nợ nước ngoài phục vụ cho việc tổng hợp cán cân thanh toán quốc tế, điều hành chính sách tiền tệ và quản lý ngoại hối; g) Thiết lập hệ thống cảnh báo sớm về rủi ro từ nợ của khu vực doanh nghiệp; h) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác về quản lý vay, trả nợ nước ngoài theo quy định của pháp luật. 11. Về quản lý cho vay và thu hồi nợ nước ngoài của Chính phủ, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng: a) Phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức, nguồn vốn, hình thức, đối tượng, cơ chế quản lý cho vay và thu hồi nợ nước ngoài của Chính phủ; b) Quy định điều kiện, đối tượng, hình thức và cơ chế quản lý cho vay, thu hồi nợ nước ngoài đối với người cư trú là tổ chức tín dụng; c) Quy định điều kiện, thủ tục, quy trình cấp phép và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép người cư trú là tổ chức kinh tế cho vay, thu hồi nợ nước ngoài; d) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác về cho vay và thu hồi nợ nước ngoài theo quy định của pháp luật. 12. Về đàm phám, ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế về tiền tệ và hoạt động ngân hàng: a) Phối hợp với các cơ quan có liên quan chuẩn bị nội dung, tiến hành đàm phán, ký kết hoặc gia nhập các điều ước quốc tế theo ủy quyền của Chính phủ về ODA với Ngân hàng Thế giới (World Bank – WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (Asian Develoment Bank – ADB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund – IMF); b) Tổng hợp theo định kỳ và thông báo cho Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan có liên quan về tình hình rút vốn và thanh toán thông qua hệ thống tài khoản của các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA mở tại các ngân hàng. 13. Đại diện cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các ngân hàng và tổ chức tiền tệ quốc tế theo ủy quyền của Chủ tịch nước, Chính phủ: a) Thực hiện chức năng thành viên tại Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Đầu tư quốc tế (International Investment Bank – IIB), Ngân hàng Hợp tác kinh tế quốc tế (International Bank For Economic Cooperation – IBEC); b) Làm đầu mối phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan trong việc thực hiện điều lệ, chính sách của IMF, WB, ADB, IIB, IBEC và các chương trình ổn định kinh tế vĩ mô do IMF, WB, ADB thực hiện tại Việt Nam; cung cấp thông tin, số liệu định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của các tổ chức nêu trên; đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các chính sách và biện pháp để phát triển và mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức nêu trên. 14. Về việc thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương: a) Tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu hủy tiền; b) Thực hiện tái cấp vốn để cung ứng tín dụng ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho nền kinh tế; c) Điều hành thị trường tiền tệ; thực hiện nghiệp vụ thị trường mở; d) Tổ chức hệ thống thanh toán qua ngân hàng; quản lý nhà nước đối với hoạt động thanh toán; cung ứng dịch vụ thanh toán; tổ chức thực hiện chính sách khuyến khích, mở rộng và phát triển thanh toán không dùng tiền mặt sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đ) Làm đại lý và thực hiện các dịch vụ ngân hàng cho Kho bạc Nhà nước; e) Tổ chức hệ thống thông tin và cung ứng dịch vụ thông tin ngân hàng; quản lý các tổ chức hoạt động thông tin tín dụng; phân tích xếp hạng tín dụng doanh nghiệp Việt Nam; g) Thực hiện các nghiệp vụ khác của Ngân hàng Trung ương. 15. Quyết định phê duyệt và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền; thẩm định và kiểm tra việc thực hiện các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngân hàng theo quy định của pháp luật. 16. Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật; được sử dụng các khoản trích từ nguồn thu hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ về ngoại hối, tiền tệ và hoạt động ngân hàng để phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật. 17. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật. 18. Tổ chức và chỉ đạo công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường trong lĩnh vực ngân hàng theo quy định của pháp luật. 19. Quyết định các chủ trương, biện pháp cụ thể và chỉ đạo thực hiện cơ chế hoạt động của các tổ chức dịch vụ công trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng; quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật; 20. Thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước: a) Xây dựng đề án thành lập, sắp xếp, tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và chỉ đạo thực hiện sau khi đề án được phê duyệt; b) Phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng; c) Trình Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm theo thẩm quyền các chức danh thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc các tổ chức tín dụng nhà nước, doanh nghiệp nhà nước khác thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước. 21. Hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của hội, tổ chức phi chính phủ trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước; xử lý hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của hội, tổ chức phi Chính phủ theo quy định của pháp luật. 22. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng thuộc thẩm quyền; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, quan liêu, cửa quyền; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của pháp luật. 23. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Ngân hàng Nhà nước theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; quyết định và chỉ đạo đổi mới phương thức làm việc, hiện đại hóa công sở và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của Ngân hàng Nhà nước. 24. Quản lý ngạch công chức, viên chức chuyên ngành thuộc lĩnh vực ngân hàng; a) Tổ chức thi nâng ngạch viên chức; ban hành tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ ngạch viên chức được phân công, phân cấp quản lý theo quy định của pháp luật; b) Xây dựng tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch công chức thuộc lĩnh vực ngân hàng để Bộ Nội vụ ban hành. 25. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, chế độ nghỉ hưu, khen thưởng, kỷ luật, tiền lương và các chế độ chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước. 26. Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế về tiền lương, tuyển dụng và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với đặc thù của Ngân hàng Nhà nước. 27. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.
{ "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "26/08/2008", "sign_number": "96/2008/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Tấn Dũng", "type": "Nghị định" }
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn Ngân hàng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây: 1. Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội ; dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Ngân hàng Nhà nước đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. 2. Trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, năm năm, hàng năm; chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động và các dự án, công trình quan trọng thuộc lĩnh vực ngân hàng; dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật. 3. Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị thuộc lĩnh vực quản lý của Ngân hàng Nhà nước. 4. Chỉ thị, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, dự án, công trình quan trọng thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước đã được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước. 5. Xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia, trình Chính phủ để trình Quốc hội; sử dụng lãi suất, tỷ giá, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ khác để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia; trình Chính phủ đề án phát triển hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng. 6. Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác; quyết định giải thể, đổi tên và chấp thuận việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập các tổ chức tín dụng; hướng dẫn về các điều kiện thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật. 7. Kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng; kiểm soát tín dụng; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật. 8. Về quản lý ngoại hối: a) Quản lý các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật; b) Xác định Dự trữ ngoại hối Nhà nước; kiểm soát Dự trữ quốc tế; c) Xác định tỷ giá giữa Việt Nam đồng và ngoại tệ; tổ chức và phát triển thị trường ngoại tệ; xây dựng cơ chế tỷ giá trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. 9. Về xây dựng cán cân thanh toán quốc tế: a) Thu nhập, tổng hợp, lập, dự báo và theo dõi việc thực hiện cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam; báo cáo tình hình thực hiện cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam theo quy định của pháp luật. b) Làm đầu mối cung cấp số liệu cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam cho các tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. 10. Về quản lý việc vay, trả nợ nước ngoài của người cư trú là tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng và cá nhân theo quy định của pháp luật: a) Thực hiện quản lý nhà nước đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp, tổ chức khác thuộc khu vực công; giám sát, theo dõi việc vay, trả nợ nước ngoài của khu vực tư nhân; hướng dẫn và kiểm tra việc bảo lãnh vay nước ngoài của các ngân hàng thương mại và của các tổ chức khác được phép cấp bảo lãnh vay nước ngoài theo quy định của pháp luật; b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng hạn mức vay thương mại nước ngoài hàng năm của các doanh nghiệp, tổ chức khác thuộc khu vực công và dự báo mức vay nước ngoài hàng năm của khu vực tư nhân trong cả nước gửi Bộ Tài chính tổng hợp để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính điều hành hạn mức vay thương mại nước ngoài hàng năm của doanh nghiệp, tổ chức khác đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; d) Tổng hợp tình hình vay, trả nợ nước ngoài hàng năm của các doanh nghiệp, tổ chức khác thuộc khu vực công và khu vực tư nhân; báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng gửi Bộ Tài chính để tổng hợp chung tình hình về vay, trả nợ nước ngoài hàng năm của cả nước; đ) Hướng dẫn và tổ chức việc đăng ký các khoản vay nước ngoài của các doanh nghiệp, tổ chức khác thuộc khu vực công và khu vực tư nhân (kể cả các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh); e) Giám sát các luồng tiền tệ liên quan đến hoạt động vay, trả nợ nước ngoài phục vụ cho việc tổng hợp cán cân thanh toán quốc tế, điều hành chính sách tiền tệ và quản lý ngoại hối; g) Thiết lập hệ thống cảnh báo sớm về rủi ro từ nợ của khu vực doanh nghiệp; h) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác về quản lý vay, trả nợ nước ngoài theo quy định của pháp luật. 11. Về quản lý cho vay và thu hồi nợ nước ngoài của Chính phủ, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng: a) Phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức, nguồn vốn, hình thức, đối tượng, cơ chế quản lý cho vay và thu hồi nợ nước ngoài của Chính phủ; b) Quy định điều kiện, đối tượng, hình thức và cơ chế quản lý cho vay, thu hồi nợ nước ngoài đối với người cư trú là tổ chức tín dụng; c) Quy định điều kiện, thủ tục, quy trình cấp phép và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép người cư trú là tổ chức kinh tế cho vay, thu hồi nợ nước ngoài; d) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác về cho vay và thu hồi nợ nước ngoài theo quy định của pháp luật. 12. Về đàm phám, ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế về tiền tệ và hoạt động ngân hàng: a) Phối hợp với các cơ quan có liên quan chuẩn bị nội dung, tiến hành đàm phán, ký kết hoặc gia nhập các điều ước quốc tế theo ủy quyền của Chính phủ về ODA với Ngân hàng Thế giới (World Bank – WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (Asian Develoment Bank – ADB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund – IMF); b) Tổng hợp theo định kỳ và thông báo cho Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan có liên quan về tình hình rút vốn và thanh toán thông qua hệ thống tài khoản của các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA mở tại các ngân hàng. 13. Đại diện cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các ngân hàng và tổ chức tiền tệ quốc tế theo ủy quyền của Chủ tịch nước, Chính phủ: a) Thực hiện chức năng thành viên tại Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Đầu tư quốc tế (International Investment Bank – IIB), Ngân hàng Hợp tác kinh tế quốc tế (International Bank For Economic Cooperation – IBEC); b) Làm đầu mối phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan trong việc thực hiện điều lệ, chính sách của IMF, WB, ADB, IIB, IBEC và các chương trình ổn định kinh tế vĩ mô do IMF, WB, ADB thực hiện tại Việt Nam; cung cấp thông tin, số liệu định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của các tổ chức nêu trên; đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các chính sách và biện pháp để phát triển và mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức nêu trên. 14. Về việc thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương: a) Tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu hủy tiền; b) Thực hiện tái cấp vốn để cung ứng tín dụng ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho nền kinh tế; c) Điều hành thị trường tiền tệ; thực hiện nghiệp vụ thị trường mở; d) Tổ chức hệ thống thanh toán qua ngân hàng; quản lý nhà nước đối với hoạt động thanh toán; cung ứng dịch vụ thanh toán; tổ chức thực hiện chính sách khuyến khích, mở rộng và phát triển thanh toán không dùng tiền mặt sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đ) Làm đại lý và thực hiện các dịch vụ ngân hàng cho Kho bạc Nhà nước; e) Tổ chức hệ thống thông tin và cung ứng dịch vụ thông tin ngân hàng; quản lý các tổ chức hoạt động thông tin tín dụng; phân tích xếp hạng tín dụng doanh nghiệp Việt Nam; g) Thực hiện các nghiệp vụ khác của Ngân hàng Trung ương. 15. Quyết định phê duyệt và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền; thẩm định và kiểm tra việc thực hiện các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngân hàng theo quy định của pháp luật. 16. Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật; được sử dụng các khoản trích từ nguồn thu hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ về ngoại hối, tiền tệ và hoạt động ngân hàng để phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật. 17. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật. 18. Tổ chức và chỉ đạo công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường trong lĩnh vực ngân hàng theo quy định của pháp luật. 19. Quyết định các chủ trương, biện pháp cụ thể và chỉ đạo thực hiện cơ chế hoạt động của các tổ chức dịch vụ công trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng; quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật; 20. Thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước: a) Xây dựng đề án thành lập, sắp xếp, tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và chỉ đạo thực hiện sau khi đề án được phê duyệt; b) Phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng; c) Trình Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm theo thẩm quyền các chức danh thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc các tổ chức tín dụng nhà nước, doanh nghiệp nhà nước khác thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước. 21. Hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của hội, tổ chức phi chính phủ trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước; xử lý hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của hội, tổ chức phi Chính phủ theo quy định của pháp luật. 22. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng thuộc thẩm quyền; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, quan liêu, cửa quyền; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của pháp luật. 23. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Ngân hàng Nhà nước theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; quyết định và chỉ đạo đổi mới phương thức làm việc, hiện đại hóa công sở và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của Ngân hàng Nhà nước. 24. Quản lý ngạch công chức, viên chức chuyên ngành thuộc lĩnh vực ngân hàng; a) Tổ chức thi nâng ngạch viên chức; ban hành tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ ngạch viên chức được phân công, phân cấp quản lý theo quy định của pháp luật; b) Xây dựng tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch công chức thuộc lĩnh vực ngân hàng để Bộ Nội vụ ban hành. 25. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, chế độ nghỉ hưu, khen thưởng, kỷ luật, tiền lương và các chế độ chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước. 26. Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế về tiền lương, tuyển dụng và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với đặc thù của Ngân hàng Nhà nước. 27. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.
Điều 2 Nghị định 96/2008/NĐ-CP chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Điều 3 Nghị định 96/2008/NĐ-CP chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức Ngân hàng nhà nước Việt Nam có nội dung như sau: Điều 3. Cơ cấu tổ chức 1. Vụ chính sách tiền tệ 2. Vụ Quản lý ngoại hối 3. Vụ Thanh toán. 4. Vụ Tín dụng. 5. Vụ Dự báo, thống kê tiền tệ. 6. Vụ Hợp tác quốc tế. 7. Vụ Kiểm toán nội bộ. 8. Vụ Pháp chế; 9. Vụ Tài chính – Kế toán. 10. Vụ Tổ chức cán bộ. 11. Vụ Thi đua – Khen thưởng. 12. Văn phòng. 13. Cục Công nghệ tin học. 14. Cục Phát hành và kho quỹ. 15. Cục Quản trị. 16. Sở Giao dịch. 17. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng. 18. Các chi nhánh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 19. Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh. 20. Viện Chiến lược ngân hàng. 21. Trung tâm Thông tin tín dụng. 22. Thời báo Ngân hàng. 23. Tạp chí Ngân hàng. 24. Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng. Các tổ chức từ khoản 1 đến khoản 19 Điều này là tổ chức giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng Ngân hàng Trung ương; các tổ chức từ khoản 20 đến khoản 24 Điều này là tổ chức sự nghiệp thuộc Ngân hàng Nhà nước. Các tổ chức thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước được tổ chức phòng; Cục Phát hành và kho quỹ, Cục Công nghệ tin học có Chi cục tại thành phố Hồ Chí Minh. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và quyết định ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp khác thuộc Ngân hàng Nhà nước.
{ "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "26/08/2008", "sign_number": "96/2008/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Tấn Dũng", "type": "Nghị định" }
Điều 3. Cơ cấu tổ chức 1. Vụ chính sách tiền tệ 2. Vụ Quản lý ngoại hối 3. Vụ Thanh toán. 4. Vụ Tín dụng. 5. Vụ Dự báo, thống kê tiền tệ. 6. Vụ Hợp tác quốc tế. 7. Vụ Kiểm toán nội bộ. 8. Vụ Pháp chế; 9. Vụ Tài chính – Kế toán. 10. Vụ Tổ chức cán bộ. 11. Vụ Thi đua – Khen thưởng. 12. Văn phòng. 13. Cục Công nghệ tin học. 14. Cục Phát hành và kho quỹ. 15. Cục Quản trị. 16. Sở Giao dịch. 17. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng. 18. Các chi nhánh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 19. Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh. 20. Viện Chiến lược ngân hàng. 21. Trung tâm Thông tin tín dụng. 22. Thời báo Ngân hàng. 23. Tạp chí Ngân hàng. 24. Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng. Các tổ chức từ khoản 1 đến khoản 19 Điều này là tổ chức giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng Ngân hàng Trung ương; các tổ chức từ khoản 20 đến khoản 24 Điều này là tổ chức sự nghiệp thuộc Ngân hàng Nhà nước. Các tổ chức thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước được tổ chức phòng; Cục Phát hành và kho quỹ, Cục Công nghệ tin học có Chi cục tại thành phố Hồ Chí Minh. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và quyết định ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp khác thuộc Ngân hàng Nhà nước.
Điều 3 Nghị định 96/2008/NĐ-CP chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Điều 4 Nghị định 96/2008/NĐ-CP chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức Ngân hàng nhà nước Việt Nam có nội dung như sau: Điều 4. Hiệu lực thi hành 1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 52/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 2. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với Nghị định này.
{ "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "26/08/2008", "sign_number": "96/2008/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Tấn Dũng", "type": "Nghị định" }
Điều 4. Hiệu lực thi hành 1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 52/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 2. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với Nghị định này.
Điều 4 Nghị định 96/2008/NĐ-CP chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Điều 5 Nghị định 96/2008/NĐ-CP chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức Ngân hàng nhà nước Việt Nam có nội dung như sau: Điều 5. Trách nhiệm thi hành Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
{ "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "26/08/2008", "sign_number": "96/2008/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Tấn Dũng", "type": "Nghị định" }
Điều 5. Trách nhiệm thi hành Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Điều 5 Nghị định 96/2008/NĐ-CP chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Điều 1 Thông tư 20/2020/TT-NHNN sửa đổi 47/2014/TT-NHNN bảo mật thiết bị thanh toán thẻ ngân hàng mới nhất có nội dung như sau: Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 47/2014/TT-NHNN 1. Khoản 9 Điều 2 được sửa đổi, bổ sung như sau: “9. Mã hóa mạnh là phương pháp mã hóa dựa trên các thuật toán đã được kiểm tra, chấp nhận rộng rãi trên thế giới cùng với độ dài khóa tối thiểu 112 (một trăm mười hai) bit và kỹ thuật quản lý khóa phù hợp. Các thuật toán tối thiểu bao gồm: AES (256 bit); TDES (168 bit); RSA (2048 bit); ECC (224 bit); ElGamal (2048 bit).”. 2. Điểm d khoản 1 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau: “d) Không cung cấp địa chỉ mạng (địa chỉ IP) nội bộ và thông tin định tuyến cho các tổ chức khác khi chưa được người có thẩm quyền phê duyệt. Có biện pháp che giấu địa chỉ mạng nội bộ và các thông tin về bảng định tuyến nội bộ khi kết nối với các bên thứ ba;”. 3. Điểm c khoản 3 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau: “c) Các truy cập từ môi trường dữ liệu chủ thẻ ra ngoài Internet phải được người có thẩm quyền phê duyệt và được kiểm soát chặt chẽ.”. 4. Bổ sung khoản 5 vào Điều 4 như sau: “5. Mã hóa tất cả các kết nối truy cập quản trị từ xa bằng phương pháp mã hóa mạnh.”. 5. Bổ sung khoản 8 vào Điều 5 như sau: “8. Thường xuyên rà soát bảo đảm các trang thiết bị phần cứng, phần mềm được hỗ trợ kỹ thuật từ nhà sản xuất.”. 6. Khoản 1 Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau: “1. Việc truy cập vào tất cả thành phần hệ thống thông tin phục vụ thanh toán thẻ phải được xác thực bằng ít nhất một trong các phương thức sau: mã khóa bí mật; thiết bị, thẻ xác thực; sinh trắc học.”. 7. Điểm c khoản 4 Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau: “e) Thu hồi hoặc vô hiệu hóa các tài khoản không kích hoạt sử dụng, hết hạn sử dụng, không hoạt động trong khoảng thời gian tối đa 90 ngày kể từ lần truy cập gần nhất;”. 8. Khoản 3 Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau: “3. Trên tất cả các máy POS phải có số điện thoại liên hệ của TCTTT.”. 9. Điểm c khoản 1 Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau: “c) Số thẻ phải được che giấu phù hợp khi hiển thị (chỉ hiển thị tối đa 6 số đầu và 4 số cuối) và chỉ được hiển thị đầy đủ cho: chủ thẻ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, một số nhân viên theo yêu cầu công việc được người có thẩm quyền phê duyệt;”. 10. Khoản 1 Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau: “1. Sử dụng các phương pháp mã hóa mạnh và các giao thức bảo mật thích hợp để bảo vệ dữ liệu xác thực thẻ trong quá trình truyền thông tin qua mạng kết nối với bên ngoài (mạng Internet, mạng không dây, mạng truyền thông di động và các mạng khác).”. 11. Điểm b khoản 1 Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau: “b) Sử dụng camera hoặc biện pháp giám sát phù hợp khác để giám sát việc vào, ra các khu vực phòng máy chủ, khu vực in ấn phát hành, nơi lưu trữ, xử lý dữ liệu chủ thẻ. Các dữ liệu giám sát phải được lưu trữ, bảo vệ an toàn và sẵn sàng truy cập tối thiểu 03 tháng.”. 12. Bổ sung điểm i vào khoản 1 Điều 18 như sau: “i) Ban hành chính sách, quy trình thực hiện giám sát tất cả các truy cập tới tài nguyên mạng, dữ liệu chủ thẻ và phổ biến cho tất cả các cá nhân, bộ phận liên quan đến nghiệp vụ thẻ của tổ chức.”.
{ "issuing_agency": "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam", "promulgation_date": "31/12/2020", "sign_number": "20/2020/TT-NHNN", "signer": "Nguyễn Kim Anh", "type": "Thông tư" }
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 47/2014/TT-NHNN 1. Khoản 9 Điều 2 được sửa đổi, bổ sung như sau: “9. Mã hóa mạnh là phương pháp mã hóa dựa trên các thuật toán đã được kiểm tra, chấp nhận rộng rãi trên thế giới cùng với độ dài khóa tối thiểu 112 (một trăm mười hai) bit và kỹ thuật quản lý khóa phù hợp. Các thuật toán tối thiểu bao gồm: AES (256 bit); TDES (168 bit); RSA (2048 bit); ECC (224 bit); ElGamal (2048 bit).”. 2. Điểm d khoản 1 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau: “d) Không cung cấp địa chỉ mạng (địa chỉ IP) nội bộ và thông tin định tuyến cho các tổ chức khác khi chưa được người có thẩm quyền phê duyệt. Có biện pháp che giấu địa chỉ mạng nội bộ và các thông tin về bảng định tuyến nội bộ khi kết nối với các bên thứ ba;”. 3. Điểm c khoản 3 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau: “c) Các truy cập từ môi trường dữ liệu chủ thẻ ra ngoài Internet phải được người có thẩm quyền phê duyệt và được kiểm soát chặt chẽ.”. 4. Bổ sung khoản 5 vào Điều 4 như sau: “5. Mã hóa tất cả các kết nối truy cập quản trị từ xa bằng phương pháp mã hóa mạnh.”. 5. Bổ sung khoản 8 vào Điều 5 như sau: “8. Thường xuyên rà soát bảo đảm các trang thiết bị phần cứng, phần mềm được hỗ trợ kỹ thuật từ nhà sản xuất.”. 6. Khoản 1 Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau: “1. Việc truy cập vào tất cả thành phần hệ thống thông tin phục vụ thanh toán thẻ phải được xác thực bằng ít nhất một trong các phương thức sau: mã khóa bí mật; thiết bị, thẻ xác thực; sinh trắc học.”. 7. Điểm c khoản 4 Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau: “e) Thu hồi hoặc vô hiệu hóa các tài khoản không kích hoạt sử dụng, hết hạn sử dụng, không hoạt động trong khoảng thời gian tối đa 90 ngày kể từ lần truy cập gần nhất;”. 8. Khoản 3 Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau: “3. Trên tất cả các máy POS phải có số điện thoại liên hệ của TCTTT.”. 9. Điểm c khoản 1 Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau: “c) Số thẻ phải được che giấu phù hợp khi hiển thị (chỉ hiển thị tối đa 6 số đầu và 4 số cuối) và chỉ được hiển thị đầy đủ cho: chủ thẻ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, một số nhân viên theo yêu cầu công việc được người có thẩm quyền phê duyệt;”. 10. Khoản 1 Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau: “1. Sử dụng các phương pháp mã hóa mạnh và các giao thức bảo mật thích hợp để bảo vệ dữ liệu xác thực thẻ trong quá trình truyền thông tin qua mạng kết nối với bên ngoài (mạng Internet, mạng không dây, mạng truyền thông di động và các mạng khác).”. 11. Điểm b khoản 1 Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau: “b) Sử dụng camera hoặc biện pháp giám sát phù hợp khác để giám sát việc vào, ra các khu vực phòng máy chủ, khu vực in ấn phát hành, nơi lưu trữ, xử lý dữ liệu chủ thẻ. Các dữ liệu giám sát phải được lưu trữ, bảo vệ an toàn và sẵn sàng truy cập tối thiểu 03 tháng.”. 12. Bổ sung điểm i vào khoản 1 Điều 18 như sau: “i) Ban hành chính sách, quy trình thực hiện giám sát tất cả các truy cập tới tài nguyên mạng, dữ liệu chủ thẻ và phổ biến cho tất cả các cá nhân, bộ phận liên quan đến nghiệp vụ thẻ của tổ chức.”.
Điều 1 Thông tư 20/2020/TT-NHNN sửa đổi 47/2014/TT-NHNN bảo mật thiết bị thanh toán thẻ ngân hàng mới nhất
Điều 2 Thông tư 20/2020/TT-NHNN sửa đổi 47/2014/TT-NHNN bảo mật thiết bị thanh toán thẻ ngân hàng mới nhất có nội dung như sau: Điều 2. Thay đổi cụm từ “Cục Công nghệ tin học” thành cụm từ “Cục Công nghệ thông tin” tại các Điều 20, 22 và 23 Thông tư 47/2014/TT-NHNN.
{ "issuing_agency": "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam", "promulgation_date": "31/12/2020", "sign_number": "20/2020/TT-NHNN", "signer": "Nguyễn Kim Anh", "type": "Thông tư" }
Điều 2. Thay đổi cụm từ “Cục Công nghệ tin học” thành cụm từ “Cục Công nghệ thông tin” tại các Điều 20, 22 và 23 Thông tư 47/2014/TT-NHNN.
Điều 2 Thông tư 20/2020/TT-NHNN sửa đổi 47/2014/TT-NHNN bảo mật thiết bị thanh toán thẻ ngân hàng mới nhất
Điều 3 Thông tư 20/2020/TT-NHNN sửa đổi 47/2014/TT-NHNN bảo mật thiết bị thanh toán thẻ ngân hàng mới nhất có nội dung như sau: Điều 3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức hoạt động thẻ có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
{ "issuing_agency": "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam", "promulgation_date": "31/12/2020", "sign_number": "20/2020/TT-NHNN", "signer": "Nguyễn Kim Anh", "type": "Thông tư" }
Điều 3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức hoạt động thẻ có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
Điều 3 Thông tư 20/2020/TT-NHNN sửa đổi 47/2014/TT-NHNN bảo mật thiết bị thanh toán thẻ ngân hàng mới nhất
Điều 4 Thông tư 20/2020/TT-NHNN sửa đổi 47/2014/TT-NHNN bảo mật thiết bị thanh toán thẻ ngân hàng mới nhất có nội dung như sau: Điều 4. Điều khoản thi hành Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2021
{ "issuing_agency": "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam", "promulgation_date": "31/12/2020", "sign_number": "20/2020/TT-NHNN", "signer": "Nguyễn Kim Anh", "type": "Thông tư" }
Điều 4. Điều khoản thi hành Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2021
Điều 4 Thông tư 20/2020/TT-NHNN sửa đổi 47/2014/TT-NHNN bảo mật thiết bị thanh toán thẻ ngân hàng mới nhất
Điều 1 Thông tư 141/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế giá trị gia tăng sửa đổi có nội dung như sau: Điều 1. Áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng 1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, kể cả hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp có thu (sau đây gọi là doanh nghiệp) có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 20% kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013. Tổng doanh thu năm làm căn cứ xác định doanh nghiệp thuộc đối tượng được áp dụng thuế suất 20% là tổng doanh thu của năm trước liền kề của doanh nghiệp được xác định căn cứ vào chỉ tiêu mã số [01] và chỉ tiêu mã số [08] trên Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của kỳ tính thuế năm trước liền kề theo Mẫu số 03-1A/TNDN kèm theo tờ khai quyết toán thuế TNDN số 03/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/2/2011 của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có). Đối với doanh nghiệp mới thành lập trong thời gian từ 01/01/2013 đến hết ngày 30/6/2013 thì doanh thu được xác định căn cứ vào chỉ tiêu "doanh thu phát sinh trong kỳ” (không bao gồm thu nhập khác) mã số [21] trên Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính của quý I và quý II năm 2013 theo Mẫu số 01A/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/2/2011 của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có). Trường hợp doanh nghiệp có tổng thời gian hoạt động sản xuất kinh doanh kể từ khi thành lập đến hết kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2012 không đủ 12 tháng hoặc kỳ tính thuế đầu tiên của năm 2012 nhiều hơn 12 tháng theo quy định thì doanh thu làm căn cứ xác định doanh nghiệp được áp dụng thuế suất 20% quy định tại khoản này là doanh thu bình quân tháng của kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2012 không vượt quá 1,67 tỷ đồng. Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập trong 6 tháng đầu năm 2013 thì doanh thu làm căn cứ xác định doanh nghiệp được áp dụng thuế suất 20% quy định tại khoản này là doanh thu bình quân của các tháng đầu năm 2013 tính đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2013 không vượt quá 1,67 tỷ đồng. Đối với doanh nghiệp mới thành lập kể từ ngày 01/07/2013 thực hiện kê khai tạm tính quý theo thuế suất 25% (trừ trường hợp thuộc diện được hưởng ưu đãi về thuế). Kết thúc năm tài chính nếu doanh thu bình quân của các tháng trong năm không vượt quá 1,67 tỷ đồng thì doanh nghiệp quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm tài chính theo thuế suất 20% (trừ các khoản thu nhập quy định tại Khoản 2, Điều 1, Thông tư này). 2. Thuế suất 20% quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với các khoản thu nhập sau: a) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (trừ thu nhập từ đầu tư - kinh doanh nhà ở xã hội quy định tại Điều 2, Thông tư này), thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản; thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam; b) Thu nhập từ hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí, tài nguyên quý hiếm khác và thu nhập từ hoạt động khai thác khoáng sản; c) Thu nhập từ kinh doanh dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt. 3. Nguyên tắc xác định: a) Doanh nghiệp phải hạch toán riêng phần thu nhập được áp dụng thuế suất 20% và phần thu nhập không được áp dụng thuế suất 20%. Trường hợp doanh nghiệp không hạch toán riêng được phần thu nhập được áp dụng thuế suất 20% và phần thu nhập không được áp dụng thuế suất 20% thì thu nhập được áp dụng thuế suất 20% được xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ được áp dụng thuế suất 20% trên tổng doanh thu trong kỳ tính thuế của doanh nghiệp. b) Sau khi xác định riêng được thu nhập, doanh nghiệp được phép bù trừ lãi, lỗ giữa các hoạt động với nhau, phần thu nhập còn lại sau khi bù trừ áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp theo mức thuế suất của hoạt động còn thu nhập. Việc bù trừ lãi, lỗ giữa các hoạt động với nhau trong từng giai đoạn được áp dụng văn bản cụ thể như sau: - Đối với giai đoạn từ ngày 01/7/2013 đến hết ngày 31/12/2013 thực hiện theo quy định tại Điều 16 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành. - Kể từ ngày 01/01/2014 thực hiện theo quy định tại khoản 10 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành. c) Xác định thu nhập được áp dụng thuế suất 20% từ ngày 01/7/2013: - Trường hợp doanh nghiệp xác định được doanh thu, chi phí và thu nhập chịu thuế của hoạt động sản xuất kinh doanh được áp dụng thuế suất 20% từ ngày 01/7/2013 thì áp dụng thuế suất 20% theo thực tế doanh nghiệp hạch toán được kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013. - Trường hợp doanh nghiệp không xác định được thu nhập chịu thuế của hoạt động sản xuất kinh doanh được áp dụng thuế suất 20% từ ngày 01/7/2013 thì thu nhập được áp dụng thuế suất 20% kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 được xác định trên cơ sở số thu nhập được áp dụng thuế suất 20% phát sinh bình quân trong các tháng nhân (×) số tháng hoạt động sản xuất kinh doanh tính từ ngày 01/7/2013 đến hết năm tài chính đó và được xác định theo công thức sau: Thu nhập thuộc diện được áp dụng thuế suất 20% kể từ 01/7/2013 đến hết năm tài chính. = Tổng thu nhập thuộc diện được áp dụng thuế suất 20% phát sinh trong năm tài chính x Số tháng hoạt động sản xuất kinh doanh kể từ 01/7/2013 đến hết năm tài chính Tổng số tháng hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm tài chính Ví dụ 1: Doanh nghiệp A có năm tài chính bắt đầu từ ngày 01/4/2013 đến hết ngày 31/3/2014 (năm tài chính liền kề trước đó có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ) có tổng thu nhập chịu thuế là 1.200.000.000 đồng thì việc xác định thu nhập thuộc diện được áp dụng thuế suất 20% từ ngày 01/7/2013 đến ngày 31/3/2014 (09 tháng) như sau: Thu nhập thuộc diện được áp dụng thuế suất 20% kể từ 01/7/2013 đến ngày 31/3/2014 = 1.200.000.000 (đồng) x 9 (tháng) = 900.000.000 (đ) 12 (tháng)
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "16/10/2013", "sign_number": "141/2013/TT-BTC", "signer": "Đỗ Hoàng Anh Tuấn", "type": "Thông tư" }
Điều 1. Áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng 1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, kể cả hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp có thu (sau đây gọi là doanh nghiệp) có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 20% kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013. Tổng doanh thu năm làm căn cứ xác định doanh nghiệp thuộc đối tượng được áp dụng thuế suất 20% là tổng doanh thu của năm trước liền kề của doanh nghiệp được xác định căn cứ vào chỉ tiêu mã số [01] và chỉ tiêu mã số [08] trên Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của kỳ tính thuế năm trước liền kề theo Mẫu số 03-1A/TNDN kèm theo tờ khai quyết toán thuế TNDN số 03/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/2/2011 của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có). Đối với doanh nghiệp mới thành lập trong thời gian từ 01/01/2013 đến hết ngày 30/6/2013 thì doanh thu được xác định căn cứ vào chỉ tiêu "doanh thu phát sinh trong kỳ” (không bao gồm thu nhập khác) mã số [21] trên Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính của quý I và quý II năm 2013 theo Mẫu số 01A/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/2/2011 của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có). Trường hợp doanh nghiệp có tổng thời gian hoạt động sản xuất kinh doanh kể từ khi thành lập đến hết kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2012 không đủ 12 tháng hoặc kỳ tính thuế đầu tiên của năm 2012 nhiều hơn 12 tháng theo quy định thì doanh thu làm căn cứ xác định doanh nghiệp được áp dụng thuế suất 20% quy định tại khoản này là doanh thu bình quân tháng của kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2012 không vượt quá 1,67 tỷ đồng. Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập trong 6 tháng đầu năm 2013 thì doanh thu làm căn cứ xác định doanh nghiệp được áp dụng thuế suất 20% quy định tại khoản này là doanh thu bình quân của các tháng đầu năm 2013 tính đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2013 không vượt quá 1,67 tỷ đồng. Đối với doanh nghiệp mới thành lập kể từ ngày 01/07/2013 thực hiện kê khai tạm tính quý theo thuế suất 25% (trừ trường hợp thuộc diện được hưởng ưu đãi về thuế). Kết thúc năm tài chính nếu doanh thu bình quân của các tháng trong năm không vượt quá 1,67 tỷ đồng thì doanh nghiệp quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm tài chính theo thuế suất 20% (trừ các khoản thu nhập quy định tại Khoản 2, Điều 1, Thông tư này). 2. Thuế suất 20% quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với các khoản thu nhập sau: a) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (trừ thu nhập từ đầu tư - kinh doanh nhà ở xã hội quy định tại Điều 2, Thông tư này), thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản; thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam; b) Thu nhập từ hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí, tài nguyên quý hiếm khác và thu nhập từ hoạt động khai thác khoáng sản; c) Thu nhập từ kinh doanh dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt. 3. Nguyên tắc xác định: a) Doanh nghiệp phải hạch toán riêng phần thu nhập được áp dụng thuế suất 20% và phần thu nhập không được áp dụng thuế suất 20%. Trường hợp doanh nghiệp không hạch toán riêng được phần thu nhập được áp dụng thuế suất 20% và phần thu nhập không được áp dụng thuế suất 20% thì thu nhập được áp dụng thuế suất 20% được xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ được áp dụng thuế suất 20% trên tổng doanh thu trong kỳ tính thuế của doanh nghiệp. b) Sau khi xác định riêng được thu nhập, doanh nghiệp được phép bù trừ lãi, lỗ giữa các hoạt động với nhau, phần thu nhập còn lại sau khi bù trừ áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp theo mức thuế suất của hoạt động còn thu nhập. Việc bù trừ lãi, lỗ giữa các hoạt động với nhau trong từng giai đoạn được áp dụng văn bản cụ thể như sau: - Đối với giai đoạn từ ngày 01/7/2013 đến hết ngày 31/12/2013 thực hiện theo quy định tại Điều 16 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành. - Kể từ ngày 01/01/2014 thực hiện theo quy định tại khoản 10 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành. c) Xác định thu nhập được áp dụng thuế suất 20% từ ngày 01/7/2013: - Trường hợp doanh nghiệp xác định được doanh thu, chi phí và thu nhập chịu thuế của hoạt động sản xuất kinh doanh được áp dụng thuế suất 20% từ ngày 01/7/2013 thì áp dụng thuế suất 20% theo thực tế doanh nghiệp hạch toán được kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013. - Trường hợp doanh nghiệp không xác định được thu nhập chịu thuế của hoạt động sản xuất kinh doanh được áp dụng thuế suất 20% từ ngày 01/7/2013 thì thu nhập được áp dụng thuế suất 20% kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 được xác định trên cơ sở số thu nhập được áp dụng thuế suất 20% phát sinh bình quân trong các tháng nhân (×) số tháng hoạt động sản xuất kinh doanh tính từ ngày 01/7/2013 đến hết năm tài chính đó và được xác định theo công thức sau: Thu nhập thuộc diện được áp dụng thuế suất 20% kể từ 01/7/2013 đến hết năm tài chính. = Tổng thu nhập thuộc diện được áp dụng thuế suất 20% phát sinh trong năm tài chính x Số tháng hoạt động sản xuất kinh doanh kể từ 01/7/2013 đến hết năm tài chính Tổng số tháng hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm tài chính Ví dụ 1: Doanh nghiệp A có năm tài chính bắt đầu từ ngày 01/4/2013 đến hết ngày 31/3/2014 (năm tài chính liền kề trước đó có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ) có tổng thu nhập chịu thuế là 1.200.000.000 đồng thì việc xác định thu nhập thuộc diện được áp dụng thuế suất 20% từ ngày 01/7/2013 đến ngày 31/3/2014 (09 tháng) như sau: Thu nhập thuộc diện được áp dụng thuế suất 20% kể từ 01/7/2013 đến ngày 31/3/2014 = 1.200.000.000 (đồng) x 9 (tháng) = 900.000.000 (đ) 12 (tháng)
Điều 1 Thông tư 141/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế giá trị gia tăng sửa đổi
Điều 2 Thông tư 141/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế giá trị gia tăng sửa đổi có nội dung như sau: Điều 2. Áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập của doanh nghiệp từ đầu tư - kinh doanh nhà ở xã hội 1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, kể cả hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp có thu (sau đây gọi là doanh nghiệp) thực hiện đầu tư - kinh doanh nhà ở xã hội được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% đối với phần thu nhập từ doanh thu bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội phát sinh từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 không phụ thuộc vào thời điểm ký hợp đồng bán, cho thuê hoặc cho thuê mua nhà ở xã hội. Nhà ở xã hội quy định tại khoản này là nhà ở do Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng và đáp ứng các tiêu chí về nhà ở, về giá bán nhà, về giá cho thuê, về giá cho thuê mua, về đối tượng, điều kiện được mua, được thuê, được thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở. Trường hợp doanh nghiệp thực hiện đầu tư - kinh doanh nhà ở xã hội ký hợp đồng chuyển nhượng nhà có thu tiền ứng trước của khách hàng theo tiến độ trước ngày 01/7/2013 và còn tiếp tục thu tiền kể từ ngày 01/7/2013 (doanh nghiệp chưa xác định được chi phí tương ứng với doanh thu, doanh nghiệp đã kê khai tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ trên doanh thu thu được tiền) và thời điểm bàn giao nhà kể từ ngày 01/7/2013 thì thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng nhà này được áp dụng thuế suất 10%. Thu nhập từ đầu tư - kinh doanh nhà ở xã hội được áp dụng thuế suất 10% tại khoản này là thu nhập từ việc bán, cho thuê, cho thuê mua phát sinh từ ngày 01 tháng 7 năm 2013. Trường hợp doanh nghiệp không hạch toán riêng được phần thu nhập từ bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội phát sinh từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 thì thu nhập được áp dụng thuế suất 10% được xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu hoạt động bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội trên tổng doanh thu trong thời gian tương ứng của doanh nghiệp. 2. Xác định thu nhập được áp dụng thuế suất 10% từ 01/7/2013: a) Trường hợp doanh nghiệp xác định được doanh thu, chi phí và thu nhập chịu thuế từ ngày 01/7/2013 thì áp dụng thuế suất 10% theo thực tế doanh nghiệp hạch toán được kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013. b) Trường hợp doanh nghiệp có năm tài chính theo năm dương lịch hoặc năm tài chính khác năm dương lịch hoặc năm tài chính không bắt đầu từ ngày 01/7/2013 và không xác định được thu nhập chịu thuế từ ngày 01/7/2013 thì thu nhập áp dụng thuế suất 10% kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 đến hết năm tài chính đó và được xác định theo công thức sau: Thu nhập thuộc diện được áp dụng thuế suất 10% bình quân tháng = Doanh thu hoạt động sản xuất, kinh doanh bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội x Tổng thu nhập tính thuế trong năm (không bao gồm thu nhập khác) : Số tháng hoạt động sản xuất kinh doanh Tổng doanh thu của doanh nghiệp trong năm Thu nhập thuộc diện được áp dụng thuế suất 10% kể từ 01/7/2013 đến hết năm tài chính = Thu nhập được áp dụng thuế suất 10% bình quân tháng x Số tháng hoạt động sản xuất kinh doanh kể từ 01/7/2013 đến hết năm tài chính Ví dụ 2: Doanh nghiệp B có năm tài chính bắt đầu từ ngày 01/4/2013 đến hết ngày 31/3/2014 có các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh như sau: - Tổng doanh thu trong năm tài chính: 100 tỷ đồng Trong đó: Doanh thu hoạt động sản xuất, kinh doanh bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội là: 24 tỷ đồng - Tổng thu nhập tính thuế trong năm tài chính: 12 tỷ đồng, trong đó thu nhập khác (bao gồm doanh thu hoạt động tài chính) là 2 tỷ đồng Việc xác định thu nhập thuộc diện được áp dụng thuế suất 10% từ ngày 01/7/2013 đến ngày 31/3/2014 (09 tháng) như sau: Thu nhập thuộc diện được áp dụng thuế suất 10% bình quân tháng = 24 (tỷ) x [12 (tỷ) – 2 (tỷ)] : 12 (tháng) = 0,2 (tỷ) 100 (tỷ) Thu nhập thuộc diện được áp dụng thuế suất 10% kể từ 01/7/2013 đến ngày 31/3/2014 = 0,2 (tỷ) x 09 (tháng) = 1,8 tỷ
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "16/10/2013", "sign_number": "141/2013/TT-BTC", "signer": "Đỗ Hoàng Anh Tuấn", "type": "Thông tư" }
Điều 2. Áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập của doanh nghiệp từ đầu tư - kinh doanh nhà ở xã hội 1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, kể cả hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp có thu (sau đây gọi là doanh nghiệp) thực hiện đầu tư - kinh doanh nhà ở xã hội được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% đối với phần thu nhập từ doanh thu bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội phát sinh từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 không phụ thuộc vào thời điểm ký hợp đồng bán, cho thuê hoặc cho thuê mua nhà ở xã hội. Nhà ở xã hội quy định tại khoản này là nhà ở do Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng và đáp ứng các tiêu chí về nhà ở, về giá bán nhà, về giá cho thuê, về giá cho thuê mua, về đối tượng, điều kiện được mua, được thuê, được thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở. Trường hợp doanh nghiệp thực hiện đầu tư - kinh doanh nhà ở xã hội ký hợp đồng chuyển nhượng nhà có thu tiền ứng trước của khách hàng theo tiến độ trước ngày 01/7/2013 và còn tiếp tục thu tiền kể từ ngày 01/7/2013 (doanh nghiệp chưa xác định được chi phí tương ứng với doanh thu, doanh nghiệp đã kê khai tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ trên doanh thu thu được tiền) và thời điểm bàn giao nhà kể từ ngày 01/7/2013 thì thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng nhà này được áp dụng thuế suất 10%. Thu nhập từ đầu tư - kinh doanh nhà ở xã hội được áp dụng thuế suất 10% tại khoản này là thu nhập từ việc bán, cho thuê, cho thuê mua phát sinh từ ngày 01 tháng 7 năm 2013. Trường hợp doanh nghiệp không hạch toán riêng được phần thu nhập từ bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội phát sinh từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 thì thu nhập được áp dụng thuế suất 10% được xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu hoạt động bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội trên tổng doanh thu trong thời gian tương ứng của doanh nghiệp. 2. Xác định thu nhập được áp dụng thuế suất 10% từ 01/7/2013: a) Trường hợp doanh nghiệp xác định được doanh thu, chi phí và thu nhập chịu thuế từ ngày 01/7/2013 thì áp dụng thuế suất 10% theo thực tế doanh nghiệp hạch toán được kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013. b) Trường hợp doanh nghiệp có năm tài chính theo năm dương lịch hoặc năm tài chính khác năm dương lịch hoặc năm tài chính không bắt đầu từ ngày 01/7/2013 và không xác định được thu nhập chịu thuế từ ngày 01/7/2013 thì thu nhập áp dụng thuế suất 10% kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 đến hết năm tài chính đó và được xác định theo công thức sau: Thu nhập thuộc diện được áp dụng thuế suất 10% bình quân tháng = Doanh thu hoạt động sản xuất, kinh doanh bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội x Tổng thu nhập tính thuế trong năm (không bao gồm thu nhập khác) : Số tháng hoạt động sản xuất kinh doanh Tổng doanh thu của doanh nghiệp trong năm Thu nhập thuộc diện được áp dụng thuế suất 10% kể từ 01/7/2013 đến hết năm tài chính = Thu nhập được áp dụng thuế suất 10% bình quân tháng x Số tháng hoạt động sản xuất kinh doanh kể từ 01/7/2013 đến hết năm tài chính Ví dụ 2: Doanh nghiệp B có năm tài chính bắt đầu từ ngày 01/4/2013 đến hết ngày 31/3/2014 có các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh như sau: - Tổng doanh thu trong năm tài chính: 100 tỷ đồng Trong đó: Doanh thu hoạt động sản xuất, kinh doanh bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội là: 24 tỷ đồng - Tổng thu nhập tính thuế trong năm tài chính: 12 tỷ đồng, trong đó thu nhập khác (bao gồm doanh thu hoạt động tài chính) là 2 tỷ đồng Việc xác định thu nhập thuộc diện được áp dụng thuế suất 10% từ ngày 01/7/2013 đến ngày 31/3/2014 (09 tháng) như sau: Thu nhập thuộc diện được áp dụng thuế suất 10% bình quân tháng = 24 (tỷ) x [12 (tỷ) – 2 (tỷ)] : 12 (tháng) = 0,2 (tỷ) 100 (tỷ) Thu nhập thuộc diện được áp dụng thuế suất 10% kể từ 01/7/2013 đến ngày 31/3/2014 = 0,2 (tỷ) x 09 (tháng) = 1,8 tỷ
Điều 2 Thông tư 141/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế giá trị gia tăng sửa đổi
Điều 3 Thông tư 141/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế giá trị gia tăng sửa đổi có nội dung như sau: Điều 3. Áp dụng thuế suất 5% đối với nhà ở xã hội 1. Áp dụng thuế suất 5% kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 đối với bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội. 2. Nhà ở xã hội quy định tại Điều này là nhà ở theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này. 3. Trường hợp bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, thuế suất 5% áp dụng theo hợp đồng bán, cho thuê mua nhà ở xã hội được ký từ ngày 01/7/2013 và áp dụng với số tiền thanh toán từ ngày 01/7/2013 đối với hợp đồng ký trước ngày 01/7/2013. Trường hợp cho thuê nhà ở xã hội, thuế suất 5% áp dụng căn cứ vào thời điểm thu tiền theo hợp đồng (kể cả trường hợp thu tiền trước cho nhiều kỳ) kể từ ngày 01/7/2013. Trường hợp doanh nghiệp chưa nhận được tiền thuê nhà kể từ ngày 01/7/2013 thì áp dụng theo thời điểm xuất hoá đơn. Ví dụ 3: Công ty xây dựng Y là chủ đầu tư xây dựng khu nhà ở xã hội X. Tháng 12/2012, Công ty Y và ông B ký hợp đồng mua bán một căn hộ trong khu nhà ở xã hội X. Ông B thuộc đối tượng được mua nhà ở xã hội và việc mua bán giữa Công ty Y và ông B thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về mua bán nhà ở xã hội. Hợp đồng mua bán giữa hai bên quy định việc thanh toán của ông B cho Công ty xây dựng Y được thực hiện thành nhiều đợt như sau: Đợt 1: Thanh toán 20% giá trị của căn hộ ngay tại thời điểm ký kết hợp đồng - tháng 12/2012. Đợt 2: Thanh toán 30% giá trị của căn hộ vào tháng 5/2013. Đợt 3: Thanh toán 25% giá trị của căn hộ vào tháng 12/2013. Đợt 4: Thanh toán 25% giá trị của căn hộ vào tháng 4/2014. Thực tế, ông B thực hiện thanh toán vào các thời điểm đúng theo hợp đồng. Căn cứ theo quy định trên, Công ty xây dựng Y áp dụng thuế suất thuế GTGT là 5% đối với số tiền ông B thanh toán vào đợt 3 (vào tháng 12/2013) và đợt 4 (vào tháng 4/2014). 4. Trường hợp chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại thực hiện chuyển đổi nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội, việc chuyển đổi được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về nhà ở thì kể từ ngày có quyết định cho phép điều chỉnh, chuyển đổi mục đích sử dụng của dự án của cơ quan có thẩm quyền cũng được áp dụng thuế suất thuế GTGT 5% kể từ ngày 01/7/2013 đối với bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở xã hội quy định tại Điều này. 5. Trường hợp từ ngày 01/7/2013, doanh nghiệp đã lập hoá đơn với mức thuế suất 10% đối với bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội thuộc đối tượng áp dụng thuế suất 5% quy định tại Điều này thì lập hoá đơn điều chỉnh và kê khai điều chỉnh, bổ sung theo quy định. Việc điều chỉnh thuế suất nếu làm thay đổi nội dung đã ghi trên hợp đồng bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội thì doanh nghiệp bổ sung phụ lục hợp đồng ghi rõ nội dung điều chỉnh này.
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "16/10/2013", "sign_number": "141/2013/TT-BTC", "signer": "Đỗ Hoàng Anh Tuấn", "type": "Thông tư" }
Điều 3. Áp dụng thuế suất 5% đối với nhà ở xã hội 1. Áp dụng thuế suất 5% kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 đối với bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội. 2. Nhà ở xã hội quy định tại Điều này là nhà ở theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này. 3. Trường hợp bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, thuế suất 5% áp dụng theo hợp đồng bán, cho thuê mua nhà ở xã hội được ký từ ngày 01/7/2013 và áp dụng với số tiền thanh toán từ ngày 01/7/2013 đối với hợp đồng ký trước ngày 01/7/2013. Trường hợp cho thuê nhà ở xã hội, thuế suất 5% áp dụng căn cứ vào thời điểm thu tiền theo hợp đồng (kể cả trường hợp thu tiền trước cho nhiều kỳ) kể từ ngày 01/7/2013. Trường hợp doanh nghiệp chưa nhận được tiền thuê nhà kể từ ngày 01/7/2013 thì áp dụng theo thời điểm xuất hoá đơn. Ví dụ 3: Công ty xây dựng Y là chủ đầu tư xây dựng khu nhà ở xã hội X. Tháng 12/2012, Công ty Y và ông B ký hợp đồng mua bán một căn hộ trong khu nhà ở xã hội X. Ông B thuộc đối tượng được mua nhà ở xã hội và việc mua bán giữa Công ty Y và ông B thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về mua bán nhà ở xã hội. Hợp đồng mua bán giữa hai bên quy định việc thanh toán của ông B cho Công ty xây dựng Y được thực hiện thành nhiều đợt như sau: Đợt 1: Thanh toán 20% giá trị của căn hộ ngay tại thời điểm ký kết hợp đồng - tháng 12/2012. Đợt 2: Thanh toán 30% giá trị của căn hộ vào tháng 5/2013. Đợt 3: Thanh toán 25% giá trị của căn hộ vào tháng 12/2013. Đợt 4: Thanh toán 25% giá trị của căn hộ vào tháng 4/2014. Thực tế, ông B thực hiện thanh toán vào các thời điểm đúng theo hợp đồng. Căn cứ theo quy định trên, Công ty xây dựng Y áp dụng thuế suất thuế GTGT là 5% đối với số tiền ông B thanh toán vào đợt 3 (vào tháng 12/2013) và đợt 4 (vào tháng 4/2014). 4. Trường hợp chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại thực hiện chuyển đổi nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội, việc chuyển đổi được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về nhà ở thì kể từ ngày có quyết định cho phép điều chỉnh, chuyển đổi mục đích sử dụng của dự án của cơ quan có thẩm quyền cũng được áp dụng thuế suất thuế GTGT 5% kể từ ngày 01/7/2013 đối với bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở xã hội quy định tại Điều này. 5. Trường hợp từ ngày 01/7/2013, doanh nghiệp đã lập hoá đơn với mức thuế suất 10% đối với bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội thuộc đối tượng áp dụng thuế suất 5% quy định tại Điều này thì lập hoá đơn điều chỉnh và kê khai điều chỉnh, bổ sung theo quy định. Việc điều chỉnh thuế suất nếu làm thay đổi nội dung đã ghi trên hợp đồng bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội thì doanh nghiệp bổ sung phụ lục hợp đồng ghi rõ nội dung điều chỉnh này.
Điều 3 Thông tư 141/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế giá trị gia tăng sửa đổi
Điều 4 Thông tư 141/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế giá trị gia tăng sửa đổi có nội dung như sau: Điều 4. Giảm 50% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với nhà ở thương mại 1. Giảm 50% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng từ ngày 01/7/2013 đến hết ngày 30/6/2014 đối với bán, cho thuê hoặc cho thuê mua nhà ở thương mại là căn hộ hoàn thiện có diện tích sàn dưới 70 m2 và có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2. 2. Nhà ở thương mại là căn hộ hoàn thiện quy định tại Điều này là căn hộ chung cư được hoàn thành, nghiệm thu theo thiết kế của chủ đầu tư và được sử dụng để ở được ngay sau khi nhận bàn giao và đáp ứng các điều kiện tại khoản 3 hoặc khoản 4 Điều này. 3. Việc áp dụng giảm 50% mức thuế suất thuế GTGT đối với bán, cho thuê mua nhà ở thương mại phải đáp ứng các điều kiện sau: a) Nhà ở thương mại dùng để bán, cho thuê mua là căn hộ chung cư hoàn thiện có diện tích sàn được ghi trong hợp đồng dưới 70m2 và có giá bán, giá cho thuê mua dưới 15 triệu đồng/m2. b) Giá bán, giá cho thuê mua nhà ở thương mại phải được ghi rõ trong hợp đồng. Giá bán hoặc giá cho thuê mua nhà ở thương mại dưới 15 triệu đồng/m2 quy định tại khoản này là giá bán, giá cho thuê mua đã bao gồm thuế GTGT 10% và đã bao gồm phí bảo trì công trình theo quy định. Trường hợp nhà ở thương mại bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá bán trả một lần đã bao gồm thuế GTGT 10% và đã bao gồm khoản phí bảo trì công trình theo quy định nhưng không bao gồm khoản lãi trả góp, trả chậm và các khoản lãi khác. Ví dụ 4: Tháng 10/2013, ông C có mua một căn hộ chung cư với diện tích là 54m2 từ Công ty xây dựng E với giá bán chưa bao gồm thuế GTGT và chưa bao gồm phí bảo trì công trình là 14.000.000 đồng cho 1m2 sàn. Giá bán đã bao gồm thuế GTGT 10% và phí bảo trì công trình là 15.680.000 đồng/m2 (= 14.000.000 + 1.400.000 (thuế GTGT 10%) + 280.000 (phí bảo trì công trình 2%)). Do đó, trường hợp này không thuộc đối tượng được áp dụng giảm 50% mức thuế suất thuế GTGT. c) Việc giảm 50% mức thuế suất thuế GTGT đối với các hợp đồng bán, cho thuê mua nhà ở thương mại được ký trước ngày 01/7/2013 và hợp đồng ký trong thời gian từ 01/7/2013 đến hết ngày 30/6/2014 được áp dụng đối với số tiền thanh toán trong giai đoạn từ ngày 01/7/2013 đến hết ngày 30/6/2014. Ví dụ 5: Tháng 4/2013, Công ty xây dựng X và ông A có ký hợp đồng mua bán 01 căn hộ chung cư có diện tích là 60m2 với giá bán chưa bao gồm thuế GTGT, chưa bao gồm phí bảo trì công trình là 11.000.000 đồng cho 1 m2 sàn. Hợp đồng mua bán giữa hai bên quy định việc thanh toán của ông A cho Công ty xây dựng X được thực hiện thành nhiều đợt: Đợt 1: Thanh toán 20% giá trị của căn hộ ngay tại thời điểm ký kết hợp đồng - tháng 4/2013. Đợt 2: Thanh toán 60% giá trị của căn hộ vào tháng 8/2013. Đợt 3: Thanh toán 20% giá trị của căn hộ vào tháng 8/2014. Thực tế, ông A thực hiện thanh toán vào các thời điểm đúng theo hợp đồng. Căn cứ theo quy định trên, Công ty xây dựng X áp dụng giảm 50% thuế suất thuế GTGT đối với số tiền ông A thanh toán vào đợt 2 (vào tháng 8/2013). 4. Việc áp dụng giảm 50% mức thuế suất thuế GTGT đối với nhà ở thương mại là căn hộ cho thuê phải đáp ứng các điều kiện sau: a) Căn hộ cho thuê phải đáp ứng điều kiện có diện tích sàn dưới 70m2 và có giá trị tương đương với căn hộ cùng loại có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 . Căn hộ cùng loại là căn hộ trong cùng khu vực có diện tích, đặc điểm, vị trí tương tự với căn hộ cho thuê tại thời điểm ký hợp đồng cho thuê. b) Giá bán của căn hộ cùng loại dùng để làm căn cứ xác định giảm thuế suất thuế GTGT cho căn hộ cho thuê tại Khoản này là giá đã bao gồm thuế GTGT 10% và đã bao gồm phí bảo trì công trình theo quy định. c) Việc giảm 50% mức thuế suất thuế GTGT đối với trường hợp cho thuê nhà ở thương mại được tính trên số tiền cho thuê trả theo quy định tại hợp đồng cho thuê (không phân biệt ngày ký hợp đồng) từ ngày 01/7/2013 đến hết ngày 30/6/2014 (kể cả trường hợp trả trước tiền thuê cho nhiều năm). Trường hợp doanh nghiệp cho thuê nhà từ ngày 01/7/2013 đến hết ngày 30/6/2014 mà chưa nhận được tiền cho thuê thì xác định giảm 50% mức thuế suất thuế GTGT tính trên số tiền cho thuê từ ngày 01/7/2013 đến hết ngày 30/6/2014. 5. Lập hoá đơn bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở thương mại thuộc diện giảm thuế suất thuế GTGT: Khi lập hoá đơn bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở thương mại thuộc diện giảm thuế suất thuế GTGT theo hướng dẫn tại Điều này, tại dòng thuế suất thuế GTGT ghi “10% x 50%”; dòng tiền thuế GTGT ghi theo số tiền thuế đã tính giảm; dòng tổng số tiền thanh toán ghi theo số tiền người mua phải thanh toán. Ví dụ 6: Tiếp theo ví dụ 5, tại thời điểm thu tiền đợt 2, Công ty xây dựng X lập hoá đơn giao cho ông A như sau: Tại cột "Tên hàng hóa, dịch vụ" ghi "Thanh toán đợt 2 - giảm 50% GTGT". "Đơn giá" ghi: 11.000.000 x 60 (m2) x 60% = 396.000.000 đồng. "Số lượng": 01 (đợt). "Thuế suất thuế GTGT" ghi: 10% x 50%. "Tiền thuế GTGT" ghi: 19.800.000 đồng. "Tổng giá thanh toán" ghi: 415.800.000 đồng. Ví dụ 7: Tháng 10/2013, Công ty xây dựng A ký hợp đồng bán một căn hộ chung cư hoàn thiện, đã đưa vào sử dụng có diện tích 50m2 với giá bán chưa bao gồm thuế GTGT, chưa bao gồm phí bảo trì công trình xây dựng là 12.000.000 đồng/m2 cho ông B. Theo hợp đồng, toàn bộ số tiền mua căn hộ được ông B thanh toán cho Công ty A ngay tại thời điểm ký hợp đồng và căn hộ được bàn giao vào tháng 11/2013. Trường hợp bán căn hộ của Công ty A thuộc đối tượng được giảm 50% thuế suất thuế GTGT (do giá sau khi đã có thuế suất thuế GTGT 10% và phí bảo trì công trình 2% là 12.000.000 + 1.200.000 (thuế 10%) + 240.000 (phí bảo trì công trình) = 13.440.000 đồng/m2) Tại thời điểm thu tiền Công ty A lập hóa đơn giao cho ông B như sau: Tại cột "Tên hàng hóa, dịch vụ" ghi "Bán căn hộ thuộc diện giảm 50% thuế GTGT". "Đơn giá" ghi: 12.000.000 x 50 (m2) = 600.000.000 đồng. "Số lượng" ghi: 01 (căn hộ). "Thuế suất thuế GTGT" ghi: 10% x 50%. "Tiền thuế GTGT" ghi: 30.000.000 đồng. "Tổng giá thanh toán" ghi: 630.000.000 đồng. 6. Kê khai thuế giá trị gia tăng được giảm a) Thủ tục hồ sơ khai thuế GTGT thực hiện theo hướng dẫn tại Luật Quản lý thuế, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành. b) Hóa đơn giảm thuế GTGT của nhà ở thương mại bán, cho thuê, cho thuê mua được kê khai theo nhóm “Hàng hoá, dịch vụ chịu thuế suất 10%” trên Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ bán ra kèm theo Tờ khai thuế GTGT dành cho người nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. Dòng ghi chú ghi "Giảm 50% nhà ở thương mại". 7. Trường hợp từ ngày 01/7/2013, doanh nghiệp đã lập hoá đơn nhưng không áp dụng giảm 50% thuế suất thuế GTGT đối với bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở thương mại thuộc đối tượng được giảm 50% mức thuế suất thuế GTGT theo quy định tại Điều này thì lập hoá đơn điều chỉnh và kê khai điều chỉnh, bổ sung theo quy định. Việc điều chỉnh thuế suất nếu làm thay đổi nội dung đã ghi trên hợp đồng bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở thương mại thì doanh nghiệp bổ sung phụ lục hợp đồng ghi rõ nội dung điều chỉnh này.
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "16/10/2013", "sign_number": "141/2013/TT-BTC", "signer": "Đỗ Hoàng Anh Tuấn", "type": "Thông tư" }
Điều 4. Giảm 50% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với nhà ở thương mại 1. Giảm 50% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng từ ngày 01/7/2013 đến hết ngày 30/6/2014 đối với bán, cho thuê hoặc cho thuê mua nhà ở thương mại là căn hộ hoàn thiện có diện tích sàn dưới 70 m2 và có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2. 2. Nhà ở thương mại là căn hộ hoàn thiện quy định tại Điều này là căn hộ chung cư được hoàn thành, nghiệm thu theo thiết kế của chủ đầu tư và được sử dụng để ở được ngay sau khi nhận bàn giao và đáp ứng các điều kiện tại khoản 3 hoặc khoản 4 Điều này. 3. Việc áp dụng giảm 50% mức thuế suất thuế GTGT đối với bán, cho thuê mua nhà ở thương mại phải đáp ứng các điều kiện sau: a) Nhà ở thương mại dùng để bán, cho thuê mua là căn hộ chung cư hoàn thiện có diện tích sàn được ghi trong hợp đồng dưới 70m2 và có giá bán, giá cho thuê mua dưới 15 triệu đồng/m2. b) Giá bán, giá cho thuê mua nhà ở thương mại phải được ghi rõ trong hợp đồng. Giá bán hoặc giá cho thuê mua nhà ở thương mại dưới 15 triệu đồng/m2 quy định tại khoản này là giá bán, giá cho thuê mua đã bao gồm thuế GTGT 10% và đã bao gồm phí bảo trì công trình theo quy định. Trường hợp nhà ở thương mại bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá bán trả một lần đã bao gồm thuế GTGT 10% và đã bao gồm khoản phí bảo trì công trình theo quy định nhưng không bao gồm khoản lãi trả góp, trả chậm và các khoản lãi khác. Ví dụ 4: Tháng 10/2013, ông C có mua một căn hộ chung cư với diện tích là 54m2 từ Công ty xây dựng E với giá bán chưa bao gồm thuế GTGT và chưa bao gồm phí bảo trì công trình là 14.000.000 đồng cho 1m2 sàn. Giá bán đã bao gồm thuế GTGT 10% và phí bảo trì công trình là 15.680.000 đồng/m2 (= 14.000.000 + 1.400.000 (thuế GTGT 10%) + 280.000 (phí bảo trì công trình 2%)). Do đó, trường hợp này không thuộc đối tượng được áp dụng giảm 50% mức thuế suất thuế GTGT. c) Việc giảm 50% mức thuế suất thuế GTGT đối với các hợp đồng bán, cho thuê mua nhà ở thương mại được ký trước ngày 01/7/2013 và hợp đồng ký trong thời gian từ 01/7/2013 đến hết ngày 30/6/2014 được áp dụng đối với số tiền thanh toán trong giai đoạn từ ngày 01/7/2013 đến hết ngày 30/6/2014. Ví dụ 5: Tháng 4/2013, Công ty xây dựng X và ông A có ký hợp đồng mua bán 01 căn hộ chung cư có diện tích là 60m2 với giá bán chưa bao gồm thuế GTGT, chưa bao gồm phí bảo trì công trình là 11.000.000 đồng cho 1 m2 sàn. Hợp đồng mua bán giữa hai bên quy định việc thanh toán của ông A cho Công ty xây dựng X được thực hiện thành nhiều đợt: Đợt 1: Thanh toán 20% giá trị của căn hộ ngay tại thời điểm ký kết hợp đồng - tháng 4/2013. Đợt 2: Thanh toán 60% giá trị của căn hộ vào tháng 8/2013. Đợt 3: Thanh toán 20% giá trị của căn hộ vào tháng 8/2014. Thực tế, ông A thực hiện thanh toán vào các thời điểm đúng theo hợp đồng. Căn cứ theo quy định trên, Công ty xây dựng X áp dụng giảm 50% thuế suất thuế GTGT đối với số tiền ông A thanh toán vào đợt 2 (vào tháng 8/2013). 4. Việc áp dụng giảm 50% mức thuế suất thuế GTGT đối với nhà ở thương mại là căn hộ cho thuê phải đáp ứng các điều kiện sau: a) Căn hộ cho thuê phải đáp ứng điều kiện có diện tích sàn dưới 70m2 và có giá trị tương đương với căn hộ cùng loại có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 . Căn hộ cùng loại là căn hộ trong cùng khu vực có diện tích, đặc điểm, vị trí tương tự với căn hộ cho thuê tại thời điểm ký hợp đồng cho thuê. b) Giá bán của căn hộ cùng loại dùng để làm căn cứ xác định giảm thuế suất thuế GTGT cho căn hộ cho thuê tại Khoản này là giá đã bao gồm thuế GTGT 10% và đã bao gồm phí bảo trì công trình theo quy định. c) Việc giảm 50% mức thuế suất thuế GTGT đối với trường hợp cho thuê nhà ở thương mại được tính trên số tiền cho thuê trả theo quy định tại hợp đồng cho thuê (không phân biệt ngày ký hợp đồng) từ ngày 01/7/2013 đến hết ngày 30/6/2014 (kể cả trường hợp trả trước tiền thuê cho nhiều năm). Trường hợp doanh nghiệp cho thuê nhà từ ngày 01/7/2013 đến hết ngày 30/6/2014 mà chưa nhận được tiền cho thuê thì xác định giảm 50% mức thuế suất thuế GTGT tính trên số tiền cho thuê từ ngày 01/7/2013 đến hết ngày 30/6/2014. 5. Lập hoá đơn bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở thương mại thuộc diện giảm thuế suất thuế GTGT: Khi lập hoá đơn bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở thương mại thuộc diện giảm thuế suất thuế GTGT theo hướng dẫn tại Điều này, tại dòng thuế suất thuế GTGT ghi “10% x 50%”; dòng tiền thuế GTGT ghi theo số tiền thuế đã tính giảm; dòng tổng số tiền thanh toán ghi theo số tiền người mua phải thanh toán. Ví dụ 6: Tiếp theo ví dụ 5, tại thời điểm thu tiền đợt 2, Công ty xây dựng X lập hoá đơn giao cho ông A như sau: Tại cột "Tên hàng hóa, dịch vụ" ghi "Thanh toán đợt 2 - giảm 50% GTGT". "Đơn giá" ghi: 11.000.000 x 60 (m2) x 60% = 396.000.000 đồng. "Số lượng": 01 (đợt). "Thuế suất thuế GTGT" ghi: 10% x 50%. "Tiền thuế GTGT" ghi: 19.800.000 đồng. "Tổng giá thanh toán" ghi: 415.800.000 đồng. Ví dụ 7: Tháng 10/2013, Công ty xây dựng A ký hợp đồng bán một căn hộ chung cư hoàn thiện, đã đưa vào sử dụng có diện tích 50m2 với giá bán chưa bao gồm thuế GTGT, chưa bao gồm phí bảo trì công trình xây dựng là 12.000.000 đồng/m2 cho ông B. Theo hợp đồng, toàn bộ số tiền mua căn hộ được ông B thanh toán cho Công ty A ngay tại thời điểm ký hợp đồng và căn hộ được bàn giao vào tháng 11/2013. Trường hợp bán căn hộ của Công ty A thuộc đối tượng được giảm 50% thuế suất thuế GTGT (do giá sau khi đã có thuế suất thuế GTGT 10% và phí bảo trì công trình 2% là 12.000.000 + 1.200.000 (thuế 10%) + 240.000 (phí bảo trì công trình) = 13.440.000 đồng/m2) Tại thời điểm thu tiền Công ty A lập hóa đơn giao cho ông B như sau: Tại cột "Tên hàng hóa, dịch vụ" ghi "Bán căn hộ thuộc diện giảm 50% thuế GTGT". "Đơn giá" ghi: 12.000.000 x 50 (m2) = 600.000.000 đồng. "Số lượng" ghi: 01 (căn hộ). "Thuế suất thuế GTGT" ghi: 10% x 50%. "Tiền thuế GTGT" ghi: 30.000.000 đồng. "Tổng giá thanh toán" ghi: 630.000.000 đồng. 6. Kê khai thuế giá trị gia tăng được giảm a) Thủ tục hồ sơ khai thuế GTGT thực hiện theo hướng dẫn tại Luật Quản lý thuế, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành. b) Hóa đơn giảm thuế GTGT của nhà ở thương mại bán, cho thuê, cho thuê mua được kê khai theo nhóm “Hàng hoá, dịch vụ chịu thuế suất 10%” trên Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ bán ra kèm theo Tờ khai thuế GTGT dành cho người nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. Dòng ghi chú ghi "Giảm 50% nhà ở thương mại". 7. Trường hợp từ ngày 01/7/2013, doanh nghiệp đã lập hoá đơn nhưng không áp dụng giảm 50% thuế suất thuế GTGT đối với bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở thương mại thuộc đối tượng được giảm 50% mức thuế suất thuế GTGT theo quy định tại Điều này thì lập hoá đơn điều chỉnh và kê khai điều chỉnh, bổ sung theo quy định. Việc điều chỉnh thuế suất nếu làm thay đổi nội dung đã ghi trên hợp đồng bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở thương mại thì doanh nghiệp bổ sung phụ lục hợp đồng ghi rõ nội dung điều chỉnh này.
Điều 4 Thông tư 141/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế giá trị gia tăng sửa đổi
Điều 5 Thông tư 141/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế giá trị gia tăng sửa đổi có nội dung như sau: Điều 5. Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2013 và áp dụng cho các kỳ khai thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng kể từ ngày 01/7/2013.
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "16/10/2013", "sign_number": "141/2013/TT-BTC", "signer": "Đỗ Hoàng Anh Tuấn", "type": "Thông tư" }
Điều 5. Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2013 và áp dụng cho các kỳ khai thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng kể từ ngày 01/7/2013.
Điều 5 Thông tư 141/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế giá trị gia tăng sửa đổi
Điều 6 Thông tư 141/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế giá trị gia tăng sửa đổi có nội dung như sau: Điều 6. Trách nhiệm thi hành 1. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện đúng theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính. 2. Cơ quan thuế các cấp có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện theo nội dung Thông tư này. 3. Tổ chức thuộc đối tượng điều chỉnh của Thông tư này thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "16/10/2013", "sign_number": "141/2013/TT-BTC", "signer": "Đỗ Hoàng Anh Tuấn", "type": "Thông tư" }
Điều 6. Trách nhiệm thi hành 1. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện đúng theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính. 2. Cơ quan thuế các cấp có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện theo nội dung Thông tư này. 3. Tổ chức thuộc đối tượng điều chỉnh của Thông tư này thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết
Điều 6 Thông tư 141/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế giá trị gia tăng sửa đổi
Điều 1 Thông tư 69/2017/TT-BTC hướng dẫn lập kế hoạch tài chính kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước mới nhất có nội dung như sau: Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này hướng dẫn lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm theo quy định tại Nghị định số 45/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm.
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "07/07/2017", "sign_number": "69/2017/TT-BTC", "signer": "Huỳnh Quang Hải", "type": "Thông tư" }
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này hướng dẫn lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm theo quy định tại Nghị định số 45/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm.
Điều 1 Thông tư 69/2017/TT-BTC hướng dẫn lập kế hoạch tài chính kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước mới nhất
Điều 2 Thông tư 69/2017/TT-BTC hướng dẫn lập kế hoạch tài chính kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước mới nhất có nội dung như sau: Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ. 2. Các cơ quan, tổ chức quan hệ không thường xuyên với ngân sách nhà nước không thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư bao gồm: cơ quan, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ một lần hay đặt hàng cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích; các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp được ngân sách nhà nước hỗ trợ theo nhiệm vụ nhà nước giao; các tổ chức kinh tế và tổ chức tài chính được nhà nước đầu tư, hỗ trợ vốn theo quy định của pháp luật.
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "07/07/2017", "sign_number": "69/2017/TT-BTC", "signer": "Huỳnh Quang Hải", "type": "Thông tư" }
Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ. 2. Các cơ quan, tổ chức quan hệ không thường xuyên với ngân sách nhà nước không thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư bao gồm: cơ quan, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ một lần hay đặt hàng cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích; các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp được ngân sách nhà nước hỗ trợ theo nhiệm vụ nhà nước giao; các tổ chức kinh tế và tổ chức tài chính được nhà nước đầu tư, hỗ trợ vốn theo quy định của pháp luật.
Điều 2 Thông tư 69/2017/TT-BTC hướng dẫn lập kế hoạch tài chính kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước mới nhất
Điều 3 Thông tư 69/2017/TT-BTC hướng dẫn lập kế hoạch tài chính kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước mới nhất có nội dung như sau: Điều 3. Trần chi ngân sách Trần chi ngân sách cho các bộ, cơ quan trung ương và cơ quan, đơn vị ở cấp tỉnh trong kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ bao gồm trần chi theo cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên và chi tiết theo từng lĩnh vực chi ngân sách nhà nước quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "07/07/2017", "sign_number": "69/2017/TT-BTC", "signer": "Huỳnh Quang Hải", "type": "Thông tư" }
Điều 3. Trần chi ngân sách Trần chi ngân sách cho các bộ, cơ quan trung ương và cơ quan, đơn vị ở cấp tỉnh trong kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ bao gồm trần chi theo cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên và chi tiết theo từng lĩnh vực chi ngân sách nhà nước quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
Điều 3 Thông tư 69/2017/TT-BTC hướng dẫn lập kế hoạch tài chính kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước mới nhất
Điều 4 Thông tư 69/2017/TT-BTC hướng dẫn lập kế hoạch tài chính kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước mới nhất có nội dung như sau: Điều 4. Trần chi cho chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu và trần bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương 1. Trần chi cho chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu trong kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm là giới hạn chi ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình do cơ quan có thẩm quyền thông báo cho các Bộ, cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu trong thời gian 03 năm kế hoạch, chi tiết theo từng năm và theo cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên và theo từng lĩnh vực chi ngân sách nhà nước quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ. 2. Trần bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương là giới hạn bổ sung ngân sách từ ngân sách trung ương cho ngân sách từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do cơ quan có thẩm quyền thông báo trong thời gian 03 năm kế hoạch, chi tiết theo từng năm; bao gồm trần bổ sung cân đối và trần bổ sung có mục tiêu.
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "07/07/2017", "sign_number": "69/2017/TT-BTC", "signer": "Huỳnh Quang Hải", "type": "Thông tư" }
Điều 4. Trần chi cho chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu và trần bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương 1. Trần chi cho chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu trong kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm là giới hạn chi ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình do cơ quan có thẩm quyền thông báo cho các Bộ, cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu trong thời gian 03 năm kế hoạch, chi tiết theo từng năm và theo cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên và theo từng lĩnh vực chi ngân sách nhà nước quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ. 2. Trần bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương là giới hạn bổ sung ngân sách từ ngân sách trung ương cho ngân sách từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do cơ quan có thẩm quyền thông báo trong thời gian 03 năm kế hoạch, chi tiết theo từng năm; bao gồm trần bổ sung cân đối và trần bổ sung có mục tiêu.
Điều 4 Thông tư 69/2017/TT-BTC hướng dẫn lập kế hoạch tài chính kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước mới nhất
Điều 5 Thông tư 69/2017/TT-BTC hướng dẫn lập kế hoạch tài chính kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước mới nhất có nội dung như sau: Điều 5. Chi tiêu cơ sở Chi tiêu cơ sở là nhu cầu chi ngân sách nhà nước của cơ quan, đơn vị để thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ; chi tiết theo chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên và theo từng lĩnh vực chi ngân sách nhà nước quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ, trong đó: 1. Chi đầu tư phát triển cơ sở là tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước (bao gồm vốn trái phiếu Chính phủ, vốn đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết và vốn vay nước ngoài theo quy định) cho các chương trình, dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, được bố trí (hoặc cam kết bố trí) trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm nguồn ngân sách nhà nước, đang triển khai và sẽ tiếp tục thực hiện trong thời gian 03 năm kế hoạch; cụ thể gồm: a) Vốn thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản nguồn vốn ngân sách nhà nước theo quy định đến hết kế hoạch năm trước chưa bố trí được nguồn để thanh toán; b) Vốn thu hồi các khoản ứng trước dự toán để đẩy nhanh tiến độ các dự án đang thực hiện theo quy định tại Điều 37 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ; c) Vốn đầu tư cho các dự án chuyển tiếp, các dự án khởi công mới trong năm hiện hành và tiếp tục thực hiện trong năm tiếp theo, bao gồm cả vốn đối ứng cho các chương trình, dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài theo tiến độ thực hiện, giải ngân vốn nước ngoài; vốn nhà nước đóng góp để đầu tư các dự án theo hình thức đối tác công - tư (PPP); d) Vốn thực hiện các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật. Ví dụ 1: Xác định chi đầu tư phát triển cơ sở trong kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2018 - 2020 của cơ quan A, biết rằng các thông tin về kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 -2020 đã giao cho cơ quan này tại thời điểm xây dựng kế hoạch như sau: (i) Tiếp tục thực hiện Dự án I đã bắt đầu từ năm 2016, dự kiến kết thúc năm 2019, với tổng mức đầu tư được duyệt là 20 tỷ đồng, bố trí đều hàng năm là 5 tỷ đồng/năm; (ii) Thực hiện Dự án II, với tổng mức đầu tư 20 tỷ đồng, thời gian thi công 24 tháng bắt đầu từ năm 2017, trong đó vốn kế hoạch năm 2017 đã giao là 8 tỷ đồng; (iii) Thực hiện Dự án III từ nguồn vay ưu đãi Ngân hàng Thế giới (WB): bắt đầu từ năm 2017 và kết thúc vào năm 2020, với tổng vốn vay là 80 tỷ đồng, trong đó dự kiến vốn giải ngân năm 2017 khoảng 5 tỷ đồng, năm 2018 khoảng 25 tỷ đồng, năm 2019 khoảng 35 tỷ đồng và năm 2020 khoảng 15 tỷ đồng. Vốn đối ứng trong nước (bằng tiền) để thực hiện Dự án dự kiến 8 tỷ đồng, bố trí phù hợp với tiến độ giải ngân vốn vay ưu đãi, trong đó năm 2017 khoảng 500 triệu đồng, năm 2018 khoảng 2,5 tỷ đồng, năm 2019 khoảng 3,5 tỷ đồng, năm 2020 khoảng 1,5 tỷ đồng; (iv) Thanh toán nợ khối lượng đầu tư hoàn thành từ năm 2014 nhưng đến năm 2017 vẫn chưa được bố trí dự toán để trả nợ (khoảng 15 tỷ đồng); nay theo chủ trương của Ủy ban thường vụ Quốc hội, được ưu tiên bố trí vốn kế hoạch năm 2018 để thanh toán dứt điểm nợ. Với dữ liệu nêu trên thì chi đầu tư phát triển cơ sở lĩnh vực hoạt động kinh tế của cơ quan A trong kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2018 – 2020 sẽ là: Đơn vị: triệu đồng Số TT Ước thực hiện năm 2017 Dự toán năm 2018 Dự kiến năm 2019 Dự kiến năm 2020 Chi đầu tư phát triển cơ sở 18.500 59.500 43.500 16.500 1 Thanh toán nợ XDCB 15.000 2 Dự án I 5.000 5.000 5.000 3 Dự án II 8.000 12.000 4 Dự án III 5.500 27.500 38.500 16.500 - Vốn vay WB 5000 25.000 35.000 15.000 - Vốn đối ứng trong nước 500 2.500 3.500 1.500 2. Chi thường xuyên cơ sở là tổng nhu cầu kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách đã được bố trí trong dự toán ngân sách năm trước, đang triển khai và tiếp tục thực hiện trong thời gian 03 năm kế hoạch; được xác định bằng số dự kiến kinh phí thường xuyên của năm liền trước năm kế hoạch và bù trừ (cộng hoặc trừ) các yếu tố điều chỉnh chi tiêu thường xuyên cơ sở của năm đó, bao gồm: a) Biến động (tăng, giảm) về chi phí tiền lương, tiền công, các loại phụ cấp và các khoản đóng góp theo lương của người hưởng lương khi được nâng bậc lương, chuyển ngạch công chức, viên chức theo quy định của pháp luật có liên quan, được cấp có thẩm quyền xác nhận; b) Biến động (tăng, giảm) của đối tượng chi theo các chế độ, chính sách do cơ quan có thẩm quyền ban hành, được cấp có thẩm quyền xác nhận; c) Biến động (giảm) của các nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách đã kết thúc, hết hiệu lực thi hành, hay bị buộc phải cắt giảm dự toán theo quyết định của cấp có thẩm quyền; d) Thực hành tiết kiệm chi tiêu thường xuyên (giảm) để dành nguồn tăng cho các nhu cầu chi tiêu mới; đ) Các khoản điều chỉnh khác (nếu có). Ví dụ 2: Xác định chi thường xuyên cơ sở trong kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2018 - 2020 của cơ quan A, biết rằng các thông tin liên quan tại thời điểm xây dựng kế hoạch như sau: (i) Dự toán chi quản lý hành chính năm 2017 được giao của cơ quan là 6 tỷ đồng, trong đó tổng quỹ lương (bao gồm lương ngạch bậc, lương cán bộ hợp đồng, phụ cấp và các khoản đóng góp theo lương theo mức lương cơ sở 1,21 triệu đồng/tháng) khoảng 2,3 tỷ đồng, các nhiệm vụ thường xuyên còn lại (mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định; đoàn ra nước ngoài; đóng góp niên liễm cho các tổ chức quốc tế;...) khoảng 3,7 tỷ đồng; (ii) Biên chế được duyệt của cơ quan là 20 người, biên chế thực có mặt đến năm 2017 là 20 người, số lao động hợp đồng dài hạn là 04 người. Dự kiến, giai đoạn 2017 đến năm 2020, tổng quỹ lương của cơ quan tăng 3%/năm do nâng lương ngạch, bậc thường xuyên theo niên hạn; (iii) Giai đoạn 2016 - 2020, cơ quan phải đóng niên liễm cho các tổ chức quốc tế theo mức cam kết là 80.000 USD/năm (tương đương 1,8 tỷ đồng theo tỷ giá năm 2017), biên độ biến động tỷ giá hằng năm khoảng +2%/năm; (iv) Dự án mua sắm tài sản cố định thực hiện từ năm 2014 và kết thúc trong năm 2017, trong đó giá trị TSCĐ mua sắm trong năm 2017 là 500 triệu đồng; (v) Thực hiện chủ trương khoán xe ô tô công, cơ quan triển khai việc khoán xe ô tô phục vụ chức danh lãnh đạo từ năm 2018, dự kiến tiết kiệm được 500 triệu đồng và sử dụng để đáp ứng nhu cầu chi phát sinh; Với dữ liệu nêu trên thì chi thường xuyên cơ sở lĩnh vực chi quản lý hành chính của cơ quan A trong kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2018 - 2020 sẽ là: Đơn vị: triệu đồng Số TT Nội dung Ước thực hiện năm 2017 Dự toán năm 2018 Dự kiến năm 2019 Dự kiến năm 2020 1 Chi thường xuyên cơ sở 6.000 5.089 5.180,2 5.273,7 2 Các khoản điều chỉnh chi thường xuyên cơ sở (a-b) -911 91,2 93,5 a Các khoản điều chỉnh tăng 89 91,2 93,5 - Nâng lương ngạch, bậc thường xuyên theo niên hạn 53 54,5 56 - Tăng kinh phí đóng niên liễm do biến động tỷ giá 36 36,7 37,5 b Các khoản điều chỉnh giảm 1.000 - Dự án mua sắm TSCĐ 500 - Kinh phí tiết kiệm do thực hiện chủ trương khoán xe ô tô 500
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "07/07/2017", "sign_number": "69/2017/TT-BTC", "signer": "Huỳnh Quang Hải", "type": "Thông tư" }
Điều 5. Chi tiêu cơ sở Chi tiêu cơ sở là nhu cầu chi ngân sách nhà nước của cơ quan, đơn vị để thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ; chi tiết theo chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên và theo từng lĩnh vực chi ngân sách nhà nước quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ, trong đó: 1. Chi đầu tư phát triển cơ sở là tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước (bao gồm vốn trái phiếu Chính phủ, vốn đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết và vốn vay nước ngoài theo quy định) cho các chương trình, dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, được bố trí (hoặc cam kết bố trí) trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm nguồn ngân sách nhà nước, đang triển khai và sẽ tiếp tục thực hiện trong thời gian 03 năm kế hoạch; cụ thể gồm: a) Vốn thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản nguồn vốn ngân sách nhà nước theo quy định đến hết kế hoạch năm trước chưa bố trí được nguồn để thanh toán; b) Vốn thu hồi các khoản ứng trước dự toán để đẩy nhanh tiến độ các dự án đang thực hiện theo quy định tại Điều 37 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ; c) Vốn đầu tư cho các dự án chuyển tiếp, các dự án khởi công mới trong năm hiện hành và tiếp tục thực hiện trong năm tiếp theo, bao gồm cả vốn đối ứng cho các chương trình, dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài theo tiến độ thực hiện, giải ngân vốn nước ngoài; vốn nhà nước đóng góp để đầu tư các dự án theo hình thức đối tác công - tư (PPP); d) Vốn thực hiện các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật. Ví dụ 1: Xác định chi đầu tư phát triển cơ sở trong kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2018 - 2020 của cơ quan A, biết rằng các thông tin về kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 -2020 đã giao cho cơ quan này tại thời điểm xây dựng kế hoạch như sau: (i) Tiếp tục thực hiện Dự án I đã bắt đầu từ năm 2016, dự kiến kết thúc năm 2019, với tổng mức đầu tư được duyệt là 20 tỷ đồng, bố trí đều hàng năm là 5 tỷ đồng/năm; (ii) Thực hiện Dự án II, với tổng mức đầu tư 20 tỷ đồng, thời gian thi công 24 tháng bắt đầu từ năm 2017, trong đó vốn kế hoạch năm 2017 đã giao là 8 tỷ đồng; (iii) Thực hiện Dự án III từ nguồn vay ưu đãi Ngân hàng Thế giới (WB): bắt đầu từ năm 2017 và kết thúc vào năm 2020, với tổng vốn vay là 80 tỷ đồng, trong đó dự kiến vốn giải ngân năm 2017 khoảng 5 tỷ đồng, năm 2018 khoảng 25 tỷ đồng, năm 2019 khoảng 35 tỷ đồng và năm 2020 khoảng 15 tỷ đồng. Vốn đối ứng trong nước (bằng tiền) để thực hiện Dự án dự kiến 8 tỷ đồng, bố trí phù hợp với tiến độ giải ngân vốn vay ưu đãi, trong đó năm 2017 khoảng 500 triệu đồng, năm 2018 khoảng 2,5 tỷ đồng, năm 2019 khoảng 3,5 tỷ đồng, năm 2020 khoảng 1,5 tỷ đồng; (iv) Thanh toán nợ khối lượng đầu tư hoàn thành từ năm 2014 nhưng đến năm 2017 vẫn chưa được bố trí dự toán để trả nợ (khoảng 15 tỷ đồng); nay theo chủ trương của Ủy ban thường vụ Quốc hội, được ưu tiên bố trí vốn kế hoạch năm 2018 để thanh toán dứt điểm nợ. Với dữ liệu nêu trên thì chi đầu tư phát triển cơ sở lĩnh vực hoạt động kinh tế của cơ quan A trong kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2018 – 2020 sẽ là: Đơn vị: triệu đồng Số TT Ước thực hiện năm 2017 Dự toán năm 2018 Dự kiến năm 2019 Dự kiến năm 2020 Chi đầu tư phát triển cơ sở 18.500 59.500 43.500 16.500 1 Thanh toán nợ XDCB 15.000 2 Dự án I 5.000 5.000 5.000 3 Dự án II 8.000 12.000 4 Dự án III 5.500 27.500 38.500 16.500 - Vốn vay WB 5000 25.000 35.000 15.000 - Vốn đối ứng trong nước 500 2.500 3.500 1.500 2. Chi thường xuyên cơ sở là tổng nhu cầu kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách đã được bố trí trong dự toán ngân sách năm trước, đang triển khai và tiếp tục thực hiện trong thời gian 03 năm kế hoạch; được xác định bằng số dự kiến kinh phí thường xuyên của năm liền trước năm kế hoạch và bù trừ (cộng hoặc trừ) các yếu tố điều chỉnh chi tiêu thường xuyên cơ sở của năm đó, bao gồm: a) Biến động (tăng, giảm) về chi phí tiền lương, tiền công, các loại phụ cấp và các khoản đóng góp theo lương của người hưởng lương khi được nâng bậc lương, chuyển ngạch công chức, viên chức theo quy định của pháp luật có liên quan, được cấp có thẩm quyền xác nhận; b) Biến động (tăng, giảm) của đối tượng chi theo các chế độ, chính sách do cơ quan có thẩm quyền ban hành, được cấp có thẩm quyền xác nhận; c) Biến động (giảm) của các nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách đã kết thúc, hết hiệu lực thi hành, hay bị buộc phải cắt giảm dự toán theo quyết định của cấp có thẩm quyền; d) Thực hành tiết kiệm chi tiêu thường xuyên (giảm) để dành nguồn tăng cho các nhu cầu chi tiêu mới; đ) Các khoản điều chỉnh khác (nếu có). Ví dụ 2: Xác định chi thường xuyên cơ sở trong kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2018 - 2020 của cơ quan A, biết rằng các thông tin liên quan tại thời điểm xây dựng kế hoạch như sau: (i) Dự toán chi quản lý hành chính năm 2017 được giao của cơ quan là 6 tỷ đồng, trong đó tổng quỹ lương (bao gồm lương ngạch bậc, lương cán bộ hợp đồng, phụ cấp và các khoản đóng góp theo lương theo mức lương cơ sở 1,21 triệu đồng/tháng) khoảng 2,3 tỷ đồng, các nhiệm vụ thường xuyên còn lại (mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định; đoàn ra nước ngoài; đóng góp niên liễm cho các tổ chức quốc tế;...) khoảng 3,7 tỷ đồng; (ii) Biên chế được duyệt của cơ quan là 20 người, biên chế thực có mặt đến năm 2017 là 20 người, số lao động hợp đồng dài hạn là 04 người. Dự kiến, giai đoạn 2017 đến năm 2020, tổng quỹ lương của cơ quan tăng 3%/năm do nâng lương ngạch, bậc thường xuyên theo niên hạn; (iii) Giai đoạn 2016 - 2020, cơ quan phải đóng niên liễm cho các tổ chức quốc tế theo mức cam kết là 80.000 USD/năm (tương đương 1,8 tỷ đồng theo tỷ giá năm 2017), biên độ biến động tỷ giá hằng năm khoảng +2%/năm; (iv) Dự án mua sắm tài sản cố định thực hiện từ năm 2014 và kết thúc trong năm 2017, trong đó giá trị TSCĐ mua sắm trong năm 2017 là 500 triệu đồng; (v) Thực hiện chủ trương khoán xe ô tô công, cơ quan triển khai việc khoán xe ô tô phục vụ chức danh lãnh đạo từ năm 2018, dự kiến tiết kiệm được 500 triệu đồng và sử dụng để đáp ứng nhu cầu chi phát sinh; Với dữ liệu nêu trên thì chi thường xuyên cơ sở lĩnh vực chi quản lý hành chính của cơ quan A trong kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2018 - 2020 sẽ là: Đơn vị: triệu đồng Số TT Nội dung Ước thực hiện năm 2017 Dự toán năm 2018 Dự kiến năm 2019 Dự kiến năm 2020 1 Chi thường xuyên cơ sở 6.000 5.089 5.180,2 5.273,7 2 Các khoản điều chỉnh chi thường xuyên cơ sở (a-b) -911 91,2 93,5 a Các khoản điều chỉnh tăng 89 91,2 93,5 - Nâng lương ngạch, bậc thường xuyên theo niên hạn 53 54,5 56 - Tăng kinh phí đóng niên liễm do biến động tỷ giá 36 36,7 37,5 b Các khoản điều chỉnh giảm 1.000 - Dự án mua sắm TSCĐ 500 - Kinh phí tiết kiệm do thực hiện chủ trương khoán xe ô tô 500
Điều 5 Thông tư 69/2017/TT-BTC hướng dẫn lập kế hoạch tài chính kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước mới nhất
Điều 6 Thông tư 69/2017/TT-BTC hướng dẫn lập kế hoạch tài chính kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước mới nhất có nội dung như sau: Điều 6. Chi tiêu mới Chi tiêu mới là nhu cầu chi ngân sách nhà nước của cơ quan, đơn vị được xem xét tại thời điểm lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm và áp dụng cho cả thời gian 03 năm kế hoạch để thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách mới theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ, chi tiết theo chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên và theo từng lĩnh vực chi ngân sách nhà nước quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 163/2017/NĐ-CP của Chính phủ; trong đó: 1. Chi đầu tư phát triển mới là tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước cho các chương trình, dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, được bố trí (hoặc cam kết bố trí) trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm nguồn ngân sách nhà nước, bắt đầu thực hiện (khởi công mới) từ năm dự toán ngân sách hoặc 02 năm tiếp theo, bao gồm: a) Vốn đầu tư cho các dự án đã được bố trí vốn bắt đầu thực hiện năm hiện hành, nhưng không triển khai được, phải lùi sang năm sau và không được chuyển nguồn sang năm sau theo quy định; b) Vốn thu hồi các khoản ứng trước dự toán để khởi công mới các dự án theo quy định tại Điều 37 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ; c) Vốn đầu tư cho các dự án bắt đầu thực hiện trong năm dự toán, bao gồm cả các hoạt động mở rộng dự án, chương trình; vốn đối ứng cho các chương trình, dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; vốn nhà nước đóng góp để đầu tư các dự án theo hình thức đối tác công - tư (PPP); d) Vốn đầu tư cho các dự án được cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt trong thời gian chuyển tiếp giữa 02 kế hoạch đầu tư trung hạn, bảo đảm thủ tục đầu tư theo quy định và dự kiến được bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư trung hạn sau, có nhu cầu triển khai thực hiện ngay từ năm đầu tiên của kế hoạch trung hạn sau; đ) Nghiên cứu khả thi cho các dự án sẽ được triển khai trong kế hoạch trung hạn sau. Ví dụ 3: Xác định chi đầu tư phát triển mới trong kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm 2018 – 2020 của cơ quan A, biết rằng các thông tin liên quan tại thời điểm xây dựng kế hoạch như sau: (i) Trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm 2016 - 2020, cơ quan A được giao vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước lĩnh vực hoạt động kinh tế để: - Triển khai Dự án IV trong thời hạn 03 năm 2018 - 2020, với tổng mức đầu tư được phê duyệt là 100 tỷ đồng; mức bố trí vốn dự kiến năm 2018 là 30 tỷ đồng, năm 2019 là 45 tỷ đồng, năm 2020 là 25 tỷ đồng; - Triển khai Dự án nghiên cứu khả thi để chuẩn bị cho Dự án V (dự kiến sẽ bố trí và thực hiện trong kế hoạch đầu tư công 05 năm giai đoạn sau). Dự án nghiên cứu khả thi này được thực hiện trong giai đoạn 2018 - 2020, với tổng mức vốn được phê duyệt là 30 tỷ đồng, dự kiến bố trí vốn năm 2018 khoảng 6 tỷ đồng, năm 2019 khoảng 10 tỷ đồng và năm 2020 khoảng 14 tỷ đồng. (ii) Ngoài ra, dự án II dự kiến khởi công năm 2017 với số vốn đã giao là 8 tỷ đồng, nhưng do vướng mắc trong giải phóng mặt bằng và phải điều chỉnh lại phương án thiết kế theo yêu cầu của cơ quan chức năng, nên cơ quan đã chủ động báo cáo và được cấp có thẩm quyền đồng ý cho lùi thời hạn khởi công sang năm 2018, giữ nguyên thời gian thi công (24 tháng) và tổng mức đầu tư đã phê duyệt (20 tỷ đồng), song kinh phí năm 2017 đã bố trí cho dự án không được chuyển sang năm sau mà điều chuyển bổ sung thực hiện dự án khác. Với dữ liệu như trên, chi đầu tư phát triển mới lĩnh vực hoạt động kinh tế của cơ quan A trong kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2018 - 2020 sẽ là: Đơn vị: triệu đồng Số TT Nội dung Dự toán năm 2018 Dự kiến năm 2019 Dự kiến năm 2020 Chi đầu tư phát triển mới 44.000 67.000 39.000 1 Dự án II 8.000 12.000 2 Dự án IV 30.000 45.000 25.000 3 Dự án khả thi chuẩn bị dự án V 6.000 10.000 14.000 Ví dụ 4: Vào đầu năm 2018, cơ quan A xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án VI, với tổng mức vốn đầu tư cho dự án dự kiến 60 tỷ đồng, thời gian thực hiện 03 năm từ 2021-2023; dự án được cơ quan Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan tài chính thẩm định nguồn vốn theo quy định và dự kiến sẽ bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm 2021 - 2025, trước mắt cần bố trí khoảng 10 tỷ đồng để triển khai dự án từ năm 2021. Với dữ liệu như trên, 10 tỷ đồng nhu cầu bố trí triển khai dự án VI vào năm 2021 là số chi đầu tư phát triển mới của cơ quan A trong kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2019 - 2021. 2. Chi thường xuyên mới là nhu cầu kinh phí tăng thêm để thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách mới ban hành, bắt đầu thực hiện từ năm dự toán ngân sách hoặc 02 năm tiếp theo; bao gồm: a) Kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách đã ban hành trước đây, nhưng đến giai đoạn kế hoạch này mới bố trí được nguồn để triển khai; b) Kinh phí duy trì thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động mới được bổ sung ở năm hiện hành, tiếp tục thực hiện năm dự toán và các năm tiếp theo; c) Kinh phí tăng thêm khi tăng quy mô biên chế của cơ quan, đơn vị theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; kinh phí duy tu bảo dưỡng máy móc, trang thiết bị để vận hành các dự án đầu tư mới hoàn thành, đưa vào sử dụng trong năm dự toán; d) Kinh phí cho các nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách bắt đầu thực hiện trong năm dự toán, bao gồm cả kinh phí sự nghiệp đối ứng cho các dự án mới sử dụng vốn ngoài nước; đ) Kinh phí thực hiện cải cách mức tiền lương cơ sở theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Ví dụ 5: Xác định chi thường xuyên mới trong kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2018 - 2020 của cơ quan A, biết rằng các thông tin liên quan tại thời điểm xây dựng kế hoạch như sau: (i) Dự kiến từ năm 2018, cơ quan được giao triển khai nhiệm vụ mới với kinh phí thực hiện là 2 tỷ đồng/năm và cơ quan Nội vụ đồng cấp đã duyệt bổ sung 02 biên chế cho cơ quan A để làm việc này; trên cơ sở đó, cơ quan đã tuyển dụng thêm 02 lao động vào làm việc từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, với hệ số lương khởi điểm là 3,00; (ii) Thực hiện nhiệm vụ đối ngoại, năm 2018 cơ quan được giao chủ trì tổ chức hội thảo quốc tế tại Việt Nam với kinh phí dự kiến 800 triệu đồng; bên cạnh đó, từ năm 2019 đến năm 2020, hằng năm cơ quan có 01 đoàn tham gia hội thảo quốc tế với mức kinh phí bình quân 450 triệu đồng/năm; (iii) Theo Nghị quyết Quốc hội, giai đoạn 2018 - 2020 sẽ thực hiện điều chỉnh tiền lương cơ sở cho người lao động với mức tăng bình quân 7%/năm, thời điểm điều chỉnh là ngày 01 tháng 7 hằng năm; (iv) Dự án II dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2019 và chính thức đưa vào sử dụng năm 2020, chi phí vận hành khoảng 600 triệu đồng/năm; (v) Ngoài ra, cơ quan có kế hoạch sử dụng 500 triệu đồng dự kiến tiết kiệm được từ việc khoán xe ô tô năm 2018 cho một số nhu cầu chi khác. Với dữ liệu như trên, chi thường xuyên mới lĩnh vực quản lý hành chính của cơ quan A trong kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2018 - 2020 được tính như sau: Đơn vị: triệu đồng Số TT Nội dung Dự toán năm 2018 Dự kiến năm 2019 Dự kiến năm 2020 Chi thường xuyên mới 3.707 3.084 3.939 1 Đoàn ra hội thảo quốc tế 476 487 2 Tổ chức hội thảo quốc tế tại Việt Nam 800 3 Thực hiện nhiệm vụ mới 2.000 2.000 2.000 4 Vận hành Dự án II (sau khi hoàn thành) 600 5 Kinh phí cho 02 cán bộ tuyển dụng mới (*) 280 292 306 6 Quỹ lương tăng thêm do điều chỉnh mức tiền lươngcơ sở 127 316 546 7 Nhu cầu khác từ số tiết kiệm khoán ô tô 500 Ghi chú: (*) Bao gồm kinh phí tính theo định mức, tiền lương và các khoản đóng góp có tính chất lương, phụ cấp công vụ và đã bao gồm kinh phí tăng thêm do điều chỉnh lương cơ sở.
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "07/07/2017", "sign_number": "69/2017/TT-BTC", "signer": "Huỳnh Quang Hải", "type": "Thông tư" }
Điều 6. Chi tiêu mới Chi tiêu mới là nhu cầu chi ngân sách nhà nước của cơ quan, đơn vị được xem xét tại thời điểm lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm và áp dụng cho cả thời gian 03 năm kế hoạch để thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách mới theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ, chi tiết theo chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên và theo từng lĩnh vực chi ngân sách nhà nước quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 163/2017/NĐ-CP của Chính phủ; trong đó: 1. Chi đầu tư phát triển mới là tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước cho các chương trình, dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, được bố trí (hoặc cam kết bố trí) trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm nguồn ngân sách nhà nước, bắt đầu thực hiện (khởi công mới) từ năm dự toán ngân sách hoặc 02 năm tiếp theo, bao gồm: a) Vốn đầu tư cho các dự án đã được bố trí vốn bắt đầu thực hiện năm hiện hành, nhưng không triển khai được, phải lùi sang năm sau và không được chuyển nguồn sang năm sau theo quy định; b) Vốn thu hồi các khoản ứng trước dự toán để khởi công mới các dự án theo quy định tại Điều 37 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ; c) Vốn đầu tư cho các dự án bắt đầu thực hiện trong năm dự toán, bao gồm cả các hoạt động mở rộng dự án, chương trình; vốn đối ứng cho các chương trình, dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; vốn nhà nước đóng góp để đầu tư các dự án theo hình thức đối tác công - tư (PPP); d) Vốn đầu tư cho các dự án được cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt trong thời gian chuyển tiếp giữa 02 kế hoạch đầu tư trung hạn, bảo đảm thủ tục đầu tư theo quy định và dự kiến được bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư trung hạn sau, có nhu cầu triển khai thực hiện ngay từ năm đầu tiên của kế hoạch trung hạn sau; đ) Nghiên cứu khả thi cho các dự án sẽ được triển khai trong kế hoạch trung hạn sau. Ví dụ 3: Xác định chi đầu tư phát triển mới trong kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm 2018 – 2020 của cơ quan A, biết rằng các thông tin liên quan tại thời điểm xây dựng kế hoạch như sau: (i) Trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm 2016 - 2020, cơ quan A được giao vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước lĩnh vực hoạt động kinh tế để: - Triển khai Dự án IV trong thời hạn 03 năm 2018 - 2020, với tổng mức đầu tư được phê duyệt là 100 tỷ đồng; mức bố trí vốn dự kiến năm 2018 là 30 tỷ đồng, năm 2019 là 45 tỷ đồng, năm 2020 là 25 tỷ đồng; - Triển khai Dự án nghiên cứu khả thi để chuẩn bị cho Dự án V (dự kiến sẽ bố trí và thực hiện trong kế hoạch đầu tư công 05 năm giai đoạn sau). Dự án nghiên cứu khả thi này được thực hiện trong giai đoạn 2018 - 2020, với tổng mức vốn được phê duyệt là 30 tỷ đồng, dự kiến bố trí vốn năm 2018 khoảng 6 tỷ đồng, năm 2019 khoảng 10 tỷ đồng và năm 2020 khoảng 14 tỷ đồng. (ii) Ngoài ra, dự án II dự kiến khởi công năm 2017 với số vốn đã giao là 8 tỷ đồng, nhưng do vướng mắc trong giải phóng mặt bằng và phải điều chỉnh lại phương án thiết kế theo yêu cầu của cơ quan chức năng, nên cơ quan đã chủ động báo cáo và được cấp có thẩm quyền đồng ý cho lùi thời hạn khởi công sang năm 2018, giữ nguyên thời gian thi công (24 tháng) và tổng mức đầu tư đã phê duyệt (20 tỷ đồng), song kinh phí năm 2017 đã bố trí cho dự án không được chuyển sang năm sau mà điều chuyển bổ sung thực hiện dự án khác. Với dữ liệu như trên, chi đầu tư phát triển mới lĩnh vực hoạt động kinh tế của cơ quan A trong kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2018 - 2020 sẽ là: Đơn vị: triệu đồng Số TT Nội dung Dự toán năm 2018 Dự kiến năm 2019 Dự kiến năm 2020 Chi đầu tư phát triển mới 44.000 67.000 39.000 1 Dự án II 8.000 12.000 2 Dự án IV 30.000 45.000 25.000 3 Dự án khả thi chuẩn bị dự án V 6.000 10.000 14.000 Ví dụ 4: Vào đầu năm 2018, cơ quan A xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án VI, với tổng mức vốn đầu tư cho dự án dự kiến 60 tỷ đồng, thời gian thực hiện 03 năm từ 2021-2023; dự án được cơ quan Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan tài chính thẩm định nguồn vốn theo quy định và dự kiến sẽ bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm 2021 - 2025, trước mắt cần bố trí khoảng 10 tỷ đồng để triển khai dự án từ năm 2021. Với dữ liệu như trên, 10 tỷ đồng nhu cầu bố trí triển khai dự án VI vào năm 2021 là số chi đầu tư phát triển mới của cơ quan A trong kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2019 - 2021. 2. Chi thường xuyên mới là nhu cầu kinh phí tăng thêm để thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách mới ban hành, bắt đầu thực hiện từ năm dự toán ngân sách hoặc 02 năm tiếp theo; bao gồm: a) Kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách đã ban hành trước đây, nhưng đến giai đoạn kế hoạch này mới bố trí được nguồn để triển khai; b) Kinh phí duy trì thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động mới được bổ sung ở năm hiện hành, tiếp tục thực hiện năm dự toán và các năm tiếp theo; c) Kinh phí tăng thêm khi tăng quy mô biên chế của cơ quan, đơn vị theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; kinh phí duy tu bảo dưỡng máy móc, trang thiết bị để vận hành các dự án đầu tư mới hoàn thành, đưa vào sử dụng trong năm dự toán; d) Kinh phí cho các nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách bắt đầu thực hiện trong năm dự toán, bao gồm cả kinh phí sự nghiệp đối ứng cho các dự án mới sử dụng vốn ngoài nước; đ) Kinh phí thực hiện cải cách mức tiền lương cơ sở theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Ví dụ 5: Xác định chi thường xuyên mới trong kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2018 - 2020 của cơ quan A, biết rằng các thông tin liên quan tại thời điểm xây dựng kế hoạch như sau: (i) Dự kiến từ năm 2018, cơ quan được giao triển khai nhiệm vụ mới với kinh phí thực hiện là 2 tỷ đồng/năm và cơ quan Nội vụ đồng cấp đã duyệt bổ sung 02 biên chế cho cơ quan A để làm việc này; trên cơ sở đó, cơ quan đã tuyển dụng thêm 02 lao động vào làm việc từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, với hệ số lương khởi điểm là 3,00; (ii) Thực hiện nhiệm vụ đối ngoại, năm 2018 cơ quan được giao chủ trì tổ chức hội thảo quốc tế tại Việt Nam với kinh phí dự kiến 800 triệu đồng; bên cạnh đó, từ năm 2019 đến năm 2020, hằng năm cơ quan có 01 đoàn tham gia hội thảo quốc tế với mức kinh phí bình quân 450 triệu đồng/năm; (iii) Theo Nghị quyết Quốc hội, giai đoạn 2018 - 2020 sẽ thực hiện điều chỉnh tiền lương cơ sở cho người lao động với mức tăng bình quân 7%/năm, thời điểm điều chỉnh là ngày 01 tháng 7 hằng năm; (iv) Dự án II dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2019 và chính thức đưa vào sử dụng năm 2020, chi phí vận hành khoảng 600 triệu đồng/năm; (v) Ngoài ra, cơ quan có kế hoạch sử dụng 500 triệu đồng dự kiến tiết kiệm được từ việc khoán xe ô tô năm 2018 cho một số nhu cầu chi khác. Với dữ liệu như trên, chi thường xuyên mới lĩnh vực quản lý hành chính của cơ quan A trong kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2018 - 2020 được tính như sau: Đơn vị: triệu đồng Số TT Nội dung Dự toán năm 2018 Dự kiến năm 2019 Dự kiến năm 2020 Chi thường xuyên mới 3.707 3.084 3.939 1 Đoàn ra hội thảo quốc tế 476 487 2 Tổ chức hội thảo quốc tế tại Việt Nam 800 3 Thực hiện nhiệm vụ mới 2.000 2.000 2.000 4 Vận hành Dự án II (sau khi hoàn thành) 600 5 Kinh phí cho 02 cán bộ tuyển dụng mới (*) 280 292 306 6 Quỹ lương tăng thêm do điều chỉnh mức tiền lươngcơ sở 127 316 546 7 Nhu cầu khác từ số tiết kiệm khoán ô tô 500 Ghi chú: (*) Bao gồm kinh phí tính theo định mức, tiền lương và các khoản đóng góp có tính chất lương, phụ cấp công vụ và đã bao gồm kinh phí tăng thêm do điều chỉnh lương cơ sở.
Điều 6 Thông tư 69/2017/TT-BTC hướng dẫn lập kế hoạch tài chính kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước mới nhất
Điều 7 Thông tư 69/2017/TT-BTC hướng dẫn lập kế hoạch tài chính kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước mới nhất có nội dung như sau: Điều 7. Nội dung kế hoạch tài chính 05 năm Nội dung kế hoạch tài chính 05 năm thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ, bao gồm: 1. Kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ. 2. Kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (dưới đây gọi tắt là kế hoạch tài chính 05 năm của địa phương) thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ, trong đó: a) Nội dung đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu trong kế hoạch tài chính 05 năm của địa phương giai đoạn trước nhằm làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của hạn chế, yếu kém, bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế; tập trung vào các nội dung chủ yếu: Hệ thống pháp luật và chính sách về tài chính - ngân sách nhà nước trong mối quan hệ với việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra; Xu hướng biến động về quy mô, cơ cấu thu ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương; hiệu quả công tác phân bổ nguồn lực và kiểm soát chi ngân sách; Tình hình cân đối ngân sách và việc huy động các nguồn lực bù đắp bội chi ngân sách; thực hiện các chỉ tiêu về quản lý nợ công và một số hoạt động tài chính - ngân sách nhà nước khác có liên quan, như: sắp xếp và đổi mới các doanh nghiệp nhà nước, phát triển thị trường tài chính, cải cách thủ tục hành chính, hội nhập và hợp tác tài chính quốc tế, thanh tra, kiểm tra, phòng chống tham nhũng, tiết kiệm, chống lãng phí. b) Nội dung xác định mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, chủ yếu về tài chính - ngân sách nhà nước 05 năm của địa phương giai đoạn sau phải làm rõ: Nguyên tắc và trọng tâm ưu tiên trong xây dựng và phân bổ dự toán ngân sách gắn với mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 05 năm kế hoạch theo các Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, phù hợp với các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực đã được cấp có thẩm quyền thông qua trong cùng thời kỳ; Chi tiết mục tiêu về thu và cơ cấu thu ngân sách, chi và cơ cấu chi ngân sách, bội chi ngân sách gắn với khả năng huy động vốn vay cho bù đắp bội chi và mục tiêu quản lý nợ của địa phương. c) Nội dung xác định khung cân đối ngân sách địa phương bao gồm: Dự báo các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô chủ yếu để làm căn cứ xây dựng kế hoạch, gồm: tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), chỉ số giá tiêu dùng (CPI), tăng trưởng của các lĩnh vực sản xuất, ngành hàng và giá các sản phẩm, hàng hóa có ảnh hưởng lớn đến số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; Định hướng thu, chi và cân đối ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương trong thời gian 05 năm kế hoạch, trong đó, dự báo nguồn lực về thu ngân sách, khả năng vay bù đắp bội chi và vay để trả nợ gốc của ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương, qua đó dự báo tổng nguồn lực chi ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương, đề xuất thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn lực cho từng lĩnh vực chi; dự báo các chỉ tiêu quản lý nợ bình quân cho cả giai đoạn và tại năm cuối kỳ kế hoạch; Sở Tài chính chủ trì tính toán, xác định tổng số thu, chi, bội chi ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương, mức chi trả nợ và chi thường xuyên, tổng mức vay bù đắp bội chi và vay để trả nợ gốc; phối hợp với cơ quan Kế hoạch và Đầu tư cùng cấp xác định mức chi cho đầu tư phát triển.
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "07/07/2017", "sign_number": "69/2017/TT-BTC", "signer": "Huỳnh Quang Hải", "type": "Thông tư" }
Điều 7. Nội dung kế hoạch tài chính 05 năm Nội dung kế hoạch tài chính 05 năm thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ, bao gồm: 1. Kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ. 2. Kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (dưới đây gọi tắt là kế hoạch tài chính 05 năm của địa phương) thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ, trong đó: a) Nội dung đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu trong kế hoạch tài chính 05 năm của địa phương giai đoạn trước nhằm làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của hạn chế, yếu kém, bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế; tập trung vào các nội dung chủ yếu: Hệ thống pháp luật và chính sách về tài chính - ngân sách nhà nước trong mối quan hệ với việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra; Xu hướng biến động về quy mô, cơ cấu thu ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương; hiệu quả công tác phân bổ nguồn lực và kiểm soát chi ngân sách; Tình hình cân đối ngân sách và việc huy động các nguồn lực bù đắp bội chi ngân sách; thực hiện các chỉ tiêu về quản lý nợ công và một số hoạt động tài chính - ngân sách nhà nước khác có liên quan, như: sắp xếp và đổi mới các doanh nghiệp nhà nước, phát triển thị trường tài chính, cải cách thủ tục hành chính, hội nhập và hợp tác tài chính quốc tế, thanh tra, kiểm tra, phòng chống tham nhũng, tiết kiệm, chống lãng phí. b) Nội dung xác định mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, chủ yếu về tài chính - ngân sách nhà nước 05 năm của địa phương giai đoạn sau phải làm rõ: Nguyên tắc và trọng tâm ưu tiên trong xây dựng và phân bổ dự toán ngân sách gắn với mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 05 năm kế hoạch theo các Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, phù hợp với các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực đã được cấp có thẩm quyền thông qua trong cùng thời kỳ; Chi tiết mục tiêu về thu và cơ cấu thu ngân sách, chi và cơ cấu chi ngân sách, bội chi ngân sách gắn với khả năng huy động vốn vay cho bù đắp bội chi và mục tiêu quản lý nợ của địa phương. c) Nội dung xác định khung cân đối ngân sách địa phương bao gồm: Dự báo các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô chủ yếu để làm căn cứ xây dựng kế hoạch, gồm: tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), chỉ số giá tiêu dùng (CPI), tăng trưởng của các lĩnh vực sản xuất, ngành hàng và giá các sản phẩm, hàng hóa có ảnh hưởng lớn đến số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; Định hướng thu, chi và cân đối ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương trong thời gian 05 năm kế hoạch, trong đó, dự báo nguồn lực về thu ngân sách, khả năng vay bù đắp bội chi và vay để trả nợ gốc của ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương, qua đó dự báo tổng nguồn lực chi ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương, đề xuất thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn lực cho từng lĩnh vực chi; dự báo các chỉ tiêu quản lý nợ bình quân cho cả giai đoạn và tại năm cuối kỳ kế hoạch; Sở Tài chính chủ trì tính toán, xác định tổng số thu, chi, bội chi ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương, mức chi trả nợ và chi thường xuyên, tổng mức vay bù đắp bội chi và vay để trả nợ gốc; phối hợp với cơ quan Kế hoạch và Đầu tư cùng cấp xác định mức chi cho đầu tư phát triển.
Điều 7 Thông tư 69/2017/TT-BTC hướng dẫn lập kế hoạch tài chính kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước mới nhất
Điều 8 Thông tư 69/2017/TT-BTC hướng dẫn lập kế hoạch tài chính kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước mới nhất có nội dung như sau: Điều 8. Trình tự lập kế hoạch tài chính 05 năm Trình tự lập kế hoạch tài chính 05 năm theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể: 1. Đối với kế hoạch tài chính 05 năm cấp quốc gia thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ. 2. Đối với kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ, trong đó: a) Trước ngày 15 tháng 5 năm thứ tư của kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn trước, căn cứ chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc lập kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn sau, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan có liên quan ở địa phương đánh giá sơ bộ tình hình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn trước và hoạch định các vấn đề có tính nguyên tắc cần chú ý trong lập kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn sau; trên cơ sở đó ban hành văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc lập kế hoạch tài chính 05 năm của địa phương giai đoạn sau; b) Trước ngày 30 tháng 11 năm thứ tư của kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn trước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan ở địa phương xác định định hướng và một số chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương 05 năm giai đoạn sau, gửi Sở Tài chính; trên cơ sở đó, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục thuế địa phương và các cơ quan, đơn vị có liên quan ở địa phương tổng hợp, lập kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn sau của địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình xin ý kiến Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp; c) Trước ngày 31 tháng 12 năm thứ tư của kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn trước, căn cứ ý kiến Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính tiếp thu, chỉnh lý kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn sau của địa phương, gửi xin ý kiến (lần 1) Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để bổ sung, hoàn thiện phục vụ việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm địa phương giai đoạn sau; d) Trước ngày 20 tháng 7 năm thứ năm của kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn trước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế địa phương, các cơ quan có liên quan khác ở địa phương căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 05 năm của địa phương giai đoạn sau và cập nhật diễn biến mới phát sinh trong những tháng đầu năm của năm cuối kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn trước, tiếp tục hoàn thiện dự thảo kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn sau của địa phương, gửi xin ý kiến (lần 2) Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để đảm bảo phù hợp với định hướng mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn sau; đ) Căn cứ ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế địa phương và các cơ quan có liên quan khác ở địa phương hoàn chỉnh kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn sau của địa phương trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định cùng thời điểm trình dự toán ngân sách năm đầu thời kỳ kế hoạch 05 năm giai đoạn sau.
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "07/07/2017", "sign_number": "69/2017/TT-BTC", "signer": "Huỳnh Quang Hải", "type": "Thông tư" }
Điều 8. Trình tự lập kế hoạch tài chính 05 năm Trình tự lập kế hoạch tài chính 05 năm theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể: 1. Đối với kế hoạch tài chính 05 năm cấp quốc gia thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ. 2. Đối với kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ, trong đó: a) Trước ngày 15 tháng 5 năm thứ tư của kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn trước, căn cứ chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc lập kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn sau, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan có liên quan ở địa phương đánh giá sơ bộ tình hình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn trước và hoạch định các vấn đề có tính nguyên tắc cần chú ý trong lập kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn sau; trên cơ sở đó ban hành văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc lập kế hoạch tài chính 05 năm của địa phương giai đoạn sau; b) Trước ngày 30 tháng 11 năm thứ tư của kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn trước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan ở địa phương xác định định hướng và một số chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương 05 năm giai đoạn sau, gửi Sở Tài chính; trên cơ sở đó, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục thuế địa phương và các cơ quan, đơn vị có liên quan ở địa phương tổng hợp, lập kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn sau của địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình xin ý kiến Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp; c) Trước ngày 31 tháng 12 năm thứ tư của kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn trước, căn cứ ý kiến Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính tiếp thu, chỉnh lý kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn sau của địa phương, gửi xin ý kiến (lần 1) Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để bổ sung, hoàn thiện phục vụ việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm địa phương giai đoạn sau; d) Trước ngày 20 tháng 7 năm thứ năm của kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn trước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế địa phương, các cơ quan có liên quan khác ở địa phương căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 05 năm của địa phương giai đoạn sau và cập nhật diễn biến mới phát sinh trong những tháng đầu năm của năm cuối kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn trước, tiếp tục hoàn thiện dự thảo kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn sau của địa phương, gửi xin ý kiến (lần 2) Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để đảm bảo phù hợp với định hướng mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn sau; đ) Căn cứ ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế địa phương và các cơ quan có liên quan khác ở địa phương hoàn chỉnh kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn sau của địa phương trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định cùng thời điểm trình dự toán ngân sách năm đầu thời kỳ kế hoạch 05 năm giai đoạn sau.
Điều 8 Thông tư 69/2017/TT-BTC hướng dẫn lập kế hoạch tài chính kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước mới nhất
Điều 9 Thông tư 69/2017/TT-BTC hướng dẫn lập kế hoạch tài chính kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước mới nhất có nội dung như sau: Điều 9. Mẫu biểu lập kế hoạch tài chính 05 năm 1. Đối với kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia thực hiện theo các mẫu biểu từ số 01 đến số 04 quy định tại Nghị quyết số 343/2017/UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ Quốc hội. 2. Đối với kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện theo các mẫu biểu số 01 và 02 quy định tại Nghị định số 31/2017/NĐ-CP của Chính phủ.
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "07/07/2017", "sign_number": "69/2017/TT-BTC", "signer": "Huỳnh Quang Hải", "type": "Thông tư" }
Điều 9. Mẫu biểu lập kế hoạch tài chính 05 năm 1. Đối với kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia thực hiện theo các mẫu biểu từ số 01 đến số 04 quy định tại Nghị quyết số 343/2017/UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ Quốc hội. 2. Đối với kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện theo các mẫu biểu số 01 và 02 quy định tại Nghị định số 31/2017/NĐ-CP của Chính phủ.
Điều 9 Thông tư 69/2017/TT-BTC hướng dẫn lập kế hoạch tài chính kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước mới nhất
Điều 10 Thông tư 69/2017/TT-BTC hướng dẫn lập kế hoạch tài chính kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước mới nhất có nội dung như sau: Điều 10. Nội dung kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia Nội dung kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia thực hiện theo quy định khoản 1 Điều 15 Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ.
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "07/07/2017", "sign_number": "69/2017/TT-BTC", "signer": "Huỳnh Quang Hải", "type": "Thông tư" }
Điều 10. Nội dung kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia Nội dung kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia thực hiện theo quy định khoản 1 Điều 15 Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ.
Điều 10 Thông tư 69/2017/TT-BTC hướng dẫn lập kế hoạch tài chính kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước mới nhất
Điều 11 Thông tư 69/2017/TT-BTC hướng dẫn lập kế hoạch tài chính kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước mới nhất có nội dung như sau: Điều 11. Quy trình và thời gian lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia 1. Quy trình lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia thực hiện theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ. 2. Thời gian lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3, 4, 6, 7, 8 và 9 Điều 18 Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ.
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "07/07/2017", "sign_number": "69/2017/TT-BTC", "signer": "Huỳnh Quang Hải", "type": "Thông tư" }
Điều 11. Quy trình và thời gian lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia 1. Quy trình lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia thực hiện theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ. 2. Thời gian lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3, 4, 6, 7, 8 và 9 Điều 18 Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ.
Điều 11 Thông tư 69/2017/TT-BTC hướng dẫn lập kế hoạch tài chính kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước mới nhất
Điều 12 Thông tư 69/2017/TT-BTC hướng dẫn lập kế hoạch tài chính kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước mới nhất có nội dung như sau: Điều 12. Mẫu biểu báo cáo kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia Mẫu biểu báo cáo kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia thực hiện theo các mẫu biểu từ số 09 đến số 14 quy định tại Nghị quyết số 343/2017/UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "07/07/2017", "sign_number": "69/2017/TT-BTC", "signer": "Huỳnh Quang Hải", "type": "Thông tư" }
Điều 12. Mẫu biểu báo cáo kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia Mẫu biểu báo cáo kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia thực hiện theo các mẫu biểu từ số 09 đến số 14 quy định tại Nghị quyết số 343/2017/UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Điều 12 Thông tư 69/2017/TT-BTC hướng dẫn lập kế hoạch tài chính kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước mới nhất
README.md exists but content is empty.
Downloads last month
20