title
stringlengths
0
393
description
stringlengths
0
32.7k
content
stringlengths
0
778k
text
stringlengths
2
778k
url
stringlengths
0
202
Tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng từ 1/7/2023
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 42/2023/NĐ-CP ngày 29/6/2023 điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng. Theo đó, từ 1/7/2023, tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng từ 12,5% đến 20,8%.
bonewsrelation eonewsrelation Thu Jun 29 2023 17:42:29 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Thu Jun 29 2023 17:42:29 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Thu Jun 29 2023 17:45:02 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Mức tăng lương hưu từ 12,5% đến 20,8%, thực hiện từ ngày 01/7/2023 Đối tượng điều chỉnh Nghị định này điều chỉnh mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng đối với các đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng trước ngày 01/7/2023, bao gồm: a) Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động (kể cả người có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người nghỉ hưu từ quỹ bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An chuyển sang theo Quyết định số 41/2009/QĐ-TTg); quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hằng tháng. b) Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, Nghị định số 34/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, Nghị định số 121/2003/NĐ-CP về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và Nghị định số 09/1998/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 50/CP ngày 26/7/1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng. c) Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng theo quy định của pháp luật; người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg về việc trợ cấp cho những người đã hết tuổi lao động tại thời điểm ngừng hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng, Quyết định số 613/QĐ-TTg về việc trợ cấp hằng tháng cho những người có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác thực tế đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 206-CP ngày 30/5/1979 của Hội đồng Chính phủ về chính sách đối với công nhân mới giải phóng làm nghề nặng nhọc, có hại sức khỏe nay già yếu phải thôi việc. d) Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 130-CP ngày 20/6/1975 của Hội đồng Chính phủ bổ sung chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ xã và Quyết định số 111-HĐBT ngày 13/10/1981 của Hội đồng Bộ trưởng. đ) Quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương (được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg). e) Công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg quy định về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương. g) Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc. h) Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng. i) Người đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng trước ngày 01/01/1995. Các đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g nêu trên nghỉ hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng trước ngày 01/01/1995, sau khi thực hiện điều chỉnh theo quy định có mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng dưới 3.000.000 đồng/tháng. Mức tăng thêm từ 12,5% đến 20,8% Theo Nghị định, từ ngày 01/7/2023, điều chỉnh như sau: Tăng thêm 12,5% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 6 năm 2023 đối với các đối tượng quy định đã được điều chỉnh theo Nghị định số 108/2021/NĐ-CP điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng. Tăng thêm 20,8% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 6 năm 2023 đối với các đối tượng quy định chưa được điều chỉnh theo Nghị định số 108/2021/NĐ-CP điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng. Từ ngày 01/7/2023, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng theo quy định, sau khi điều chỉnh có mức hưởng thấp hơn 3.000.000 đồng/tháng thì được điều chỉnh tăng thêm như sau: Tăng thêm 300.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng dưới 2.700.000 đồng/người/tháng; tăng lên bằng 3.000.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng từ 2.700.000 đồng/người/tháng đến dưới 3.000.000 đồng/người/tháng. Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng sau khi điều chỉnh theo quy định này là căn cứ để tính điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng ở những lần điều chỉnh tiếp theo. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 14/8/2023. Các quy định tại Nghị định này được thực hiện từ ngày 01/7/2023. Lan Phương Tham khảo thêmInfographics: Những đối tượng được tăng lương cơ sở từ ngày 1/7/2023Tham khảo thêmMức thu bảo hiểm mới khi tăng lương cơ sởTham khảo thêmInfographic: Tăng lương cơ sở, tăng quyền lợi bảo hiểm cho người lao độngTham khảo thêmThực hiện cơ chế tạo nguồn để tăng lương cơ sở trong năm 2023Tham khảo thêmTăng lương, phụ cấp cho giáo viên cần được thực hiện cấp bách
Tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng từ 1/7/2023 Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 42/2023/NĐ-CP ngày 29/6/2023 điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng. Theo đó, từ 1/7/2023, tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng từ 12,5% đến 20,8%. bonewsrelation eonewsrelation Thu Jun 29 2023 17:42:29 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Thu Jun 29 2023 17:42:29 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Thu Jun 29 2023 17:45:02 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Mức tăng lương hưu từ 12,5% đến 20,8%, thực hiện từ ngày 01/7/2023 Đối tượng điều chỉnh Nghị định này điều chỉnh mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng đối với các đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng trước ngày 01/7/2023, bao gồm: a) Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động (kể cả người có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người nghỉ hưu từ quỹ bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An chuyển sang theo Quyết định số 41/2009/QĐ-TTg); quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hằng tháng. b) Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, Nghị định số 34/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, Nghị định số 121/2003/NĐ-CP về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và Nghị định số 09/1998/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 50/CP ngày 26/7/1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng. c) Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng theo quy định của pháp luật; người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg về việc trợ cấp cho những người đã hết tuổi lao động tại thời điểm ngừng hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng, Quyết định số 613/QĐ-TTg về việc trợ cấp hằng tháng cho những người có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác thực tế đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 206-CP ngày 30/5/1979 của Hội đồng Chính phủ về chính sách đối với công nhân mới giải phóng làm nghề nặng nhọc, có hại sức khỏe nay già yếu phải thôi việc. d) Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 130-CP ngày 20/6/1975 của Hội đồng Chính phủ bổ sung chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ xã và Quyết định số 111-HĐBT ngày 13/10/1981 của Hội đồng Bộ trưởng. đ) Quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương (được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg). e) Công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg quy định về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương. g) Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc. h) Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng. i) Người đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng trước ngày 01/01/1995. Các đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g nêu trên nghỉ hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng trước ngày 01/01/1995, sau khi thực hiện điều chỉnh theo quy định có mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng dưới 3.000.000 đồng/tháng. Mức tăng thêm từ 12,5% đến 20,8% Theo Nghị định, từ ngày 01/7/2023, điều chỉnh như sau: Tăng thêm 12,5% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 6 năm 2023 đối với các đối tượng quy định đã được điều chỉnh theo Nghị định số 108/2021/NĐ-CP điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng. Tăng thêm 20,8% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 6 năm 2023 đối với các đối tượng quy định chưa được điều chỉnh theo Nghị định số 108/2021/NĐ-CP điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng. Từ ngày 01/7/2023, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng theo quy định, sau khi điều chỉnh có mức hưởng thấp hơn 3.000.000 đồng/tháng thì được điều chỉnh tăng thêm như sau: Tăng thêm 300.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng dưới 2.700.000 đồng/người/tháng; tăng lên bằng 3.000.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng từ 2.700.000 đồng/người/tháng đến dưới 3.000.000 đồng/người/tháng. Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng sau khi điều chỉnh theo quy định này là căn cứ để tính điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng ở những lần điều chỉnh tiếp theo. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 14/8/2023. Các quy định tại Nghị định này được thực hiện từ ngày 01/7/2023. Lan Phương Tham khảo thêmInfographics: Những đối tượng được tăng lương cơ sở từ ngày 1/7/2023Tham khảo thêmMức thu bảo hiểm mới khi tăng lương cơ sởTham khảo thêmInfographic: Tăng lương cơ sở, tăng quyền lợi bảo hiểm cho người lao độngTham khảo thêmThực hiện cơ chế tạo nguồn để tăng lương cơ sở trong năm 2023Tham khảo thêmTăng lương, phụ cấp cho giáo viên cần được thực hiện cấp bách
Hệ thống hóa văn bản pháp luật kỳ thứ 3 bảo đảm chất lượng, hiệu quả
Từ năm 2023, các cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến địa phương sẽ thực hiện hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ thứ 3 thống nhất trong cả nước (2019-2023), với thời điểm ấn định văn bản thuộc đối tượng hệ thống hóa để công bố là ngày 31/12/2023. Báo Điện tử Chính phủ có cuộc phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh về hoạt động này.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh - Ảnh: VGP/LS Xử lý văn bản mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không phù hợp thực tiễn Thưa Thứ trưởng, ông có thể cho biết vai trò của công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản trong việc bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ, công khai, minh bạch, dễ tiếp cận của hệ thống pháp luật hiện nay? Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh: Như chúng ta đã thấy trên thực tiễn, để điều chỉnh các lĩnh vực của đời sống KT-XH, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã ban hành một số lượng lớn các văn bản quy phạm pháp luật với sự đa dạng về lĩnh vực điều chỉnh, chủ thể ban hành và hình thức (loại) văn bản, đồng thời, cũng thường xuyên sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các quy định của pháp luật để bảo đảm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn quản lý Nhà nước. Theo số liệu báo cáo thống kê do Bộ Tư pháp công bố, trong 5 năm gần nhất, trung bình mỗi năm các bộ, ngành chủ trì soạn thảo được ban hành hơn 878 văn bản quy phạm pháp luật; HĐND và UBND các cấp ban hành hơn 8.968 văn bản quy phạm pháp luật...). Trong quá trình này không tránh khỏi có những văn bản quy phạm pháp luật có nội dung mâu thuẫn, chồng chéo hoặc thiếu tính khả thi, dẫn đến những khó khăn, lúng túng trong việc tiếp cận, tìm hiểu, áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật. ' Nhằm xây dựng một hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, khả thi, dễ tiếp cận, giúp các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuận lợi trong việc tìm hiểu áp dụng và thi hành pháp luật, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định các cơ quan Nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật nhằm phát hiện xử lý theo thẩm quyền. Đồng thời, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý những văn bản quy phạm pháp luật có nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không còn phù hợp thực tiễn gây khó khăn, vướng mắc, cản trở các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân, làm giảm hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động quản lý, điều hành của Nhà nước; "làm sạch", công bố văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần; định kỳ công bố chính xác các văn bản quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực trong cả nước. Kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật cũng giúp việc cập nhật văn bản quy phạm pháp luật trên Cơ sở Dữ liệu quốc gia về pháp luật được kịp thời, đầy đủ, chính xác thông tin về hiệu lực văn bản, giúp cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tìm hiểu dễ dàng nắm bắt những quy định của hệ thống pháp luật hiện hành. Nhờ đó, quá trình áp dụng pháp luật được tiến hành nhanh chóng, chính xác hơn. Hoạt động rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật còn góp phần tạo ra một hệ thống pháp luật minh bạch và những tiền đề pháp lý hoàn chỉnh để giúp cho Việt Nam sớm hội nhập với khu vực và quốc tế. Một số nơi chưa thực hiện đúng, chưa bảo đảm thời gian công bố kết quả hệ thống hóa văn bản Các cơ quan Nhà nước ở Trung ương và địa phương đã thực hiện thống nhất 2 kỳ hệ thống hóa. Thứ trưởng đánh giá thế nào kết quả thực hiện nhiệm vụ hệ thống hóa văn bản trong thời gian qua? Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh: Giai đoạn từ năm 2013 đến nay, thực hiện quy định của các Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành, các bộ, ngành, địa phương đã tổ chức thực hiện 2 kỳ hệ thống hóa văn bản thống nhất trong cả nước. Kết quả 2 kỳ hệ thống hóa này có ý nghĩa rất quan trọng, tích cực trong việc góp phần bảo đảm tính công khai, minh bạch, dễ tiếp cận của hệ thống pháp luật, Cụ thể là, với kỳ hệ thống hoá đầu tiên, thực hiện Nghị định số 16/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp đã ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Nghị định này. Trong đó đã xác định hệ thống hóa văn bản kỳ đầu thống nhất trong cả nước là một trong những nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng nhằm sắp xếp, đánh giá lại một cách hệ thống tất cả các văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực trên cả nước tính đến ngày 31/12/2013. Đây cũng chính là cơ sở để thống nhất một thời điểm hệ thống hóa văn bản định kỳ trong cả nước, giúp cho việc triển khai các hoạt động rà soát, hệ thống hóa văn bản, quản lý hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của cả nước sau này một cách nề nếp, khoa học. Sau hoạt động hệ thống hóa kỳ đầu, các bộ, ngành ở trung ương đã công bố 7.981 văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực, 5.996 văn bản văn bản hết hiệu lực toàn bộ hoặc hết hiệu lực một phần, 1.313 văn bản cần sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới. Ở cấp tỉnh, các cơ quan đã công bố 21.578 văn bản còn hiệu lực, 15.558 văn bản hết hiệu lực toàn bộ hoặc hết hiệu lực một phần, 4.575 văn bản cần sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới. Về cơ bản, các bộ, ngành, địa phương đã tập trung nguồn lực tổ chức thực hiện, công bố kết quả hệ thống hóa văn bản theo quy định. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai hệ thống hóa văn bản kỳ đầu cũng gặp nhiều khó khăn, hạn chế, như nhiều cơ quan còn lúng túng về nghiệp vụ do đây là công việc khó khăn, phức tạp và lần đầu được triển khai trên diện rộng từ Trung ương đến địa phương, thống nhất trong cả nước; việc xác định và tập hợp đầy đủ các văn bản phục vụ hệ thống hóa cũng như việc xác định tình trạng pháp lý của văn bản phục vụ hệ thống hóa cũng hết sức khó khăn, nhất là các văn bản được ban hành trước khi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 có hiệu lực,. Trong khi đó số lượng văn bản cần hệ thống hóa là rất lớn, nguồn lực bảo đảm còn rất hạn chế; nhận thức về trách nhiệm, tầm quan trọng của công tác rà soát, hệ thống hóa tại một số cơ quan, đơn vị còn chưa đầy đủ, có nơi coi đây chỉ là nhiệm vụ của cơ quan tư pháp và tổ chức pháp chế. Điều này đã ảnh hưởng lớn tới chất lượng, tiến độ thực hiện việc công bố và báo cáo kết quả hệ thống hóa văn bản kỳ đầu. Kỳ hệ thống hoá thứ hai (2014-2018): Các bộ, ngành ở Trung ương đã công bố 8.802 văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực; ở cấp tỉnh, các cơ quan đã công bố 28.290 văn bản còn hiệu lực; ở cấp huyện, các cơ quan đã công bố 12.844 văn bản còn hiệu lực và ở cấp xã, các cơ quan đã công bố 11.726 văn bản còn hiệu lực. Số văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ đã công bố là 5.215 văn bản; số văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần đã công bố là 1.207 văn bản. Việc công bố chính xác các văn bản còn hiệu lực, văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực nói trên cho thấy các cơ quan đã có nhiều nỗ lực, nhận thức được đầy đủ hơn ý nghĩa quan trọng của công tác hệ thống hóa văn bản, thực hiện nghiêm túc việc xây dựng, ban hành và triển khai kế hoạch hệ thống hóa văn bản theo quy định, quan tâm hơn trong việc bố trí nhân lực, kinh phí, các điều kiện bảo đảm khác phục vụ cho hoạt động hệ thống hóa văn bản. Việc công bố kết quả hệ thống hóa văn bản đã được các cơ quan thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn hơn so với kỳ hệ thống hóa văn bản đầu tiên năm 2013. Mặc dù vậy, vẫn còn một số khó khăn, hạn chế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ hệ thống hóa văn bản kỳ 2014-2018 như ở một số địa phương, UBND cấp huyện, cấp xã chưa thực hiện đúng, chưa bảo đảm thời gian công bố kết quả hệ thống hóa văn bản. Một số bộ, ngành, địa phương còn lúng túng về cách thức triển khai, kỹ năng nghiệp vụ; một số cơ quan chưa thực hiện đầy đủ việc đăng tải kết quả hệ thống hóa văn bản trên Cổng thông tin hoặc Trang thông tin điện tử của mình. Việc xác định và tập hợp đầy đủ các văn bản phục vụ hệ thống hóa vẫn gặp nhiều khó khăn. Một số cơ quan, đơn vị chưa thực sự chủ động, tích cực phối hợp với tổ chức pháp chế, cơ quan tư pháp trong triển khai hệ thống hóa văn bản... Triển khai hiệu quả 5 giải pháp trong quá trình hệ thống hóa văn bản Vậy để nhiệm vụ hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ thứ 3 (2019 - 2023) đạt chất lượng, với vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản, xin Thứ trưởng cho biết giải pháp để khắc phục những hạn chế của 2 kỳ hệ thống hóa văn bản trước, thưa Thứ trưởng? Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh: Trên cơ sở kết quả, kinh nghiệm triển khai 2 kỳ hệ thống hóa văn bản trước đây, để bảo đảm hiệu quả thực hiện nhiệm vụ hệ thống hóa văn bản, ngay từ sớm, Bộ Tư pháp đã chủ động có các văn bản để hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương triển khai nhiệm vụ này, đồng thời tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có nhiều chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tập trung nguồn lực, xác định đây là nhiệm vụ công tác trọng tâm của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương trong năm 2023. Trong thời gian tới, Bộ Tư pháp sẽ tiếp tục tăng cường công tác hướng dẫn, theo dõi, tập huấn cho các công chức trực tiếp thực hiện hệ thống hóa văn bản tại các bộ, ngành, địa phương, đồng thời, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương quan tâm tập trung triển khai hiệu quả một số giải pháp sau: Thứ nhất, quán triệt, thống nhất nhận thức trong các cơ quan nhà nước về vị trí, tầm quan trọng của công tác hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật đối với đời sống xã hội, nhất là trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam. Thứ hai, các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện bảo đảm tiến độ và chất lượng của hoạt động hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ thứ 3 thống nhất trong cả nước. Thứ ba, tăng cường hiệu quả phối hợp của giữa các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện hệ thống hóa văn bản; phát huy vai trò đầu mối, tổ chức, theo dõi, đôn đốc thực hiện của tổ chức pháp chế các bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan tư pháp địa phương. Thứ tư, tập trung đầu tư thỏa đáng về nguồn lực cho công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức. Xác định đầu tư cho thể chế, pháp luật là đầu tư cho sự phát triển bền vững, tạo điều kiện cần thiết về nhân lực, kinh phí và các điều kiện bảo đảm khác cho các cơ quan có trách nhiệm thực hiện công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản được thực chất, hiệu quả tương xứng với tính chất phức tạp, quan trọng của nhiệm vụ. Thứ năm, tăng cường công tác truyền thông, phổ biến về kết quả hệ thống hóa văn bản kỳ 2019-2023 thống nhất trong cả nước; thực hiện nghiêm túc việc đăng tải, cập nhật kịp thời kết quả hệ thống hóa văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật, Cổng thông tin hoặc Trang thông tin điện tử của cơ quan hệ thống hóa văn bản, phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước, tạo thuận lợi cho việc áp dụng và thi hành pháp luật cơ quan, tổ chức, cá nhân. Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng! Lê Sơn (thực hiện)
Hệ thống hóa văn bản pháp luật kỳ thứ 3 bảo đảm chất lượng, hiệu quả Từ năm 2023, các cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến địa phương sẽ thực hiện hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ thứ 3 thống nhất trong cả nước (2019-2023), với thời điểm ấn định văn bản thuộc đối tượng hệ thống hóa để công bố là ngày 31/12/2023. Báo Điện tử Chính phủ có cuộc phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh về hoạt động này. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh - Ảnh: VGP/LS Xử lý văn bản mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không phù hợp thực tiễn Thưa Thứ trưởng, ông có thể cho biết vai trò của công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản trong việc bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ, công khai, minh bạch, dễ tiếp cận của hệ thống pháp luật hiện nay? Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh: Như chúng ta đã thấy trên thực tiễn, để điều chỉnh các lĩnh vực của đời sống KT-XH, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã ban hành một số lượng lớn các văn bản quy phạm pháp luật với sự đa dạng về lĩnh vực điều chỉnh, chủ thể ban hành và hình thức (loại) văn bản, đồng thời, cũng thường xuyên sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các quy định của pháp luật để bảo đảm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn quản lý Nhà nước. Theo số liệu báo cáo thống kê do Bộ Tư pháp công bố, trong 5 năm gần nhất, trung bình mỗi năm các bộ, ngành chủ trì soạn thảo được ban hành hơn 878 văn bản quy phạm pháp luật; HĐND và UBND các cấp ban hành hơn 8.968 văn bản quy phạm pháp luật...). Trong quá trình này không tránh khỏi có những văn bản quy phạm pháp luật có nội dung mâu thuẫn, chồng chéo hoặc thiếu tính khả thi, dẫn đến những khó khăn, lúng túng trong việc tiếp cận, tìm hiểu, áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật. ' Nhằm xây dựng một hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, khả thi, dễ tiếp cận, giúp các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuận lợi trong việc tìm hiểu áp dụng và thi hành pháp luật, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định các cơ quan Nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật nhằm phát hiện xử lý theo thẩm quyền. Đồng thời, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý những văn bản quy phạm pháp luật có nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không còn phù hợp thực tiễn gây khó khăn, vướng mắc, cản trở các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân, làm giảm hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động quản lý, điều hành của Nhà nước; "làm sạch", công bố văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần; định kỳ công bố chính xác các văn bản quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực trong cả nước. Kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật cũng giúp việc cập nhật văn bản quy phạm pháp luật trên Cơ sở Dữ liệu quốc gia về pháp luật được kịp thời, đầy đủ, chính xác thông tin về hiệu lực văn bản, giúp cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tìm hiểu dễ dàng nắm bắt những quy định của hệ thống pháp luật hiện hành. Nhờ đó, quá trình áp dụng pháp luật được tiến hành nhanh chóng, chính xác hơn. Hoạt động rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật còn góp phần tạo ra một hệ thống pháp luật minh bạch và những tiền đề pháp lý hoàn chỉnh để giúp cho Việt Nam sớm hội nhập với khu vực và quốc tế. Một số nơi chưa thực hiện đúng, chưa bảo đảm thời gian công bố kết quả hệ thống hóa văn bản Các cơ quan Nhà nước ở Trung ương và địa phương đã thực hiện thống nhất 2 kỳ hệ thống hóa. Thứ trưởng đánh giá thế nào kết quả thực hiện nhiệm vụ hệ thống hóa văn bản trong thời gian qua? Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh: Giai đoạn từ năm 2013 đến nay, thực hiện quy định của các Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành, các bộ, ngành, địa phương đã tổ chức thực hiện 2 kỳ hệ thống hóa văn bản thống nhất trong cả nước. Kết quả 2 kỳ hệ thống hóa này có ý nghĩa rất quan trọng, tích cực trong việc góp phần bảo đảm tính công khai, minh bạch, dễ tiếp cận của hệ thống pháp luật, Cụ thể là, với kỳ hệ thống hoá đầu tiên, thực hiện Nghị định số 16/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp đã ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Nghị định này. Trong đó đã xác định hệ thống hóa văn bản kỳ đầu thống nhất trong cả nước là một trong những nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng nhằm sắp xếp, đánh giá lại một cách hệ thống tất cả các văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực trên cả nước tính đến ngày 31/12/2013. Đây cũng chính là cơ sở để thống nhất một thời điểm hệ thống hóa văn bản định kỳ trong cả nước, giúp cho việc triển khai các hoạt động rà soát, hệ thống hóa văn bản, quản lý hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của cả nước sau này một cách nề nếp, khoa học. Sau hoạt động hệ thống hóa kỳ đầu, các bộ, ngành ở trung ương đã công bố 7.981 văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực, 5.996 văn bản văn bản hết hiệu lực toàn bộ hoặc hết hiệu lực một phần, 1.313 văn bản cần sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới. Ở cấp tỉnh, các cơ quan đã công bố 21.578 văn bản còn hiệu lực, 15.558 văn bản hết hiệu lực toàn bộ hoặc hết hiệu lực một phần, 4.575 văn bản cần sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới. Về cơ bản, các bộ, ngành, địa phương đã tập trung nguồn lực tổ chức thực hiện, công bố kết quả hệ thống hóa văn bản theo quy định. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai hệ thống hóa văn bản kỳ đầu cũng gặp nhiều khó khăn, hạn chế, như nhiều cơ quan còn lúng túng về nghiệp vụ do đây là công việc khó khăn, phức tạp và lần đầu được triển khai trên diện rộng từ Trung ương đến địa phương, thống nhất trong cả nước; việc xác định và tập hợp đầy đủ các văn bản phục vụ hệ thống hóa cũng như việc xác định tình trạng pháp lý của văn bản phục vụ hệ thống hóa cũng hết sức khó khăn, nhất là các văn bản được ban hành trước khi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 có hiệu lực,. Trong khi đó số lượng văn bản cần hệ thống hóa là rất lớn, nguồn lực bảo đảm còn rất hạn chế; nhận thức về trách nhiệm, tầm quan trọng của công tác rà soát, hệ thống hóa tại một số cơ quan, đơn vị còn chưa đầy đủ, có nơi coi đây chỉ là nhiệm vụ của cơ quan tư pháp và tổ chức pháp chế. Điều này đã ảnh hưởng lớn tới chất lượng, tiến độ thực hiện việc công bố và báo cáo kết quả hệ thống hóa văn bản kỳ đầu. Kỳ hệ thống hoá thứ hai (2014-2018): Các bộ, ngành ở Trung ương đã công bố 8.802 văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực; ở cấp tỉnh, các cơ quan đã công bố 28.290 văn bản còn hiệu lực; ở cấp huyện, các cơ quan đã công bố 12.844 văn bản còn hiệu lực và ở cấp xã, các cơ quan đã công bố 11.726 văn bản còn hiệu lực. Số văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ đã công bố là 5.215 văn bản; số văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần đã công bố là 1.207 văn bản. Việc công bố chính xác các văn bản còn hiệu lực, văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực nói trên cho thấy các cơ quan đã có nhiều nỗ lực, nhận thức được đầy đủ hơn ý nghĩa quan trọng của công tác hệ thống hóa văn bản, thực hiện nghiêm túc việc xây dựng, ban hành và triển khai kế hoạch hệ thống hóa văn bản theo quy định, quan tâm hơn trong việc bố trí nhân lực, kinh phí, các điều kiện bảo đảm khác phục vụ cho hoạt động hệ thống hóa văn bản. Việc công bố kết quả hệ thống hóa văn bản đã được các cơ quan thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn hơn so với kỳ hệ thống hóa văn bản đầu tiên năm 2013. Mặc dù vậy, vẫn còn một số khó khăn, hạn chế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ hệ thống hóa văn bản kỳ 2014-2018 như ở một số địa phương, UBND cấp huyện, cấp xã chưa thực hiện đúng, chưa bảo đảm thời gian công bố kết quả hệ thống hóa văn bản. Một số bộ, ngành, địa phương còn lúng túng về cách thức triển khai, kỹ năng nghiệp vụ; một số cơ quan chưa thực hiện đầy đủ việc đăng tải kết quả hệ thống hóa văn bản trên Cổng thông tin hoặc Trang thông tin điện tử của mình. Việc xác định và tập hợp đầy đủ các văn bản phục vụ hệ thống hóa vẫn gặp nhiều khó khăn. Một số cơ quan, đơn vị chưa thực sự chủ động, tích cực phối hợp với tổ chức pháp chế, cơ quan tư pháp trong triển khai hệ thống hóa văn bản... Triển khai hiệu quả 5 giải pháp trong quá trình hệ thống hóa văn bản Vậy để nhiệm vụ hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ thứ 3 (2019 - 2023) đạt chất lượng, với vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản, xin Thứ trưởng cho biết giải pháp để khắc phục những hạn chế của 2 kỳ hệ thống hóa văn bản trước, thưa Thứ trưởng? Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh: Trên cơ sở kết quả, kinh nghiệm triển khai 2 kỳ hệ thống hóa văn bản trước đây, để bảo đảm hiệu quả thực hiện nhiệm vụ hệ thống hóa văn bản, ngay từ sớm, Bộ Tư pháp đã chủ động có các văn bản để hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương triển khai nhiệm vụ này, đồng thời tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có nhiều chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tập trung nguồn lực, xác định đây là nhiệm vụ công tác trọng tâm của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương trong năm 2023. Trong thời gian tới, Bộ Tư pháp sẽ tiếp tục tăng cường công tác hướng dẫn, theo dõi, tập huấn cho các công chức trực tiếp thực hiện hệ thống hóa văn bản tại các bộ, ngành, địa phương, đồng thời, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương quan tâm tập trung triển khai hiệu quả một số giải pháp sau: Thứ nhất, quán triệt, thống nhất nhận thức trong các cơ quan nhà nước về vị trí, tầm quan trọng của công tác hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật đối với đời sống xã hội, nhất là trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam. Thứ hai, các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện bảo đảm tiến độ và chất lượng của hoạt động hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ thứ 3 thống nhất trong cả nước. Thứ ba, tăng cường hiệu quả phối hợp của giữa các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện hệ thống hóa văn bản; phát huy vai trò đầu mối, tổ chức, theo dõi, đôn đốc thực hiện của tổ chức pháp chế các bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan tư pháp địa phương. Thứ tư, tập trung đầu tư thỏa đáng về nguồn lực cho công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức. Xác định đầu tư cho thể chế, pháp luật là đầu tư cho sự phát triển bền vững, tạo điều kiện cần thiết về nhân lực, kinh phí và các điều kiện bảo đảm khác cho các cơ quan có trách nhiệm thực hiện công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản được thực chất, hiệu quả tương xứng với tính chất phức tạp, quan trọng của nhiệm vụ. Thứ năm, tăng cường công tác truyền thông, phổ biến về kết quả hệ thống hóa văn bản kỳ 2019-2023 thống nhất trong cả nước; thực hiện nghiêm túc việc đăng tải, cập nhật kịp thời kết quả hệ thống hóa văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật, Cổng thông tin hoặc Trang thông tin điện tử của cơ quan hệ thống hóa văn bản, phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước, tạo thuận lợi cho việc áp dụng và thi hành pháp luật cơ quan, tổ chức, cá nhân. Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng! Lê Sơn (thực hiện)
Bảo đảm điều kiện học tập cho học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 1385/CĐ-TTg ngày 20/12/2023 về tăng cường, bảo đảm các điều kiện ăn, ở, sinh hoạt và học tập cho trẻ em mầm non, học sinh nội trú, bán trú, học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Đảm bảo thực hiện mục tiêu "100% số trường, lớp học ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn được xây dựng kiên cố". Trong thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thường xuyên quan tâm chỉ đạo, ban hành các cơ chế, chính sách, Chương trình, Đề án nhằm tăng cường, bảo đảm các điều kiện ăn, ở, sinh hoạt và học tập cho trẻ em mầm non, học sinh nội trú, bán trú, nhất là cho trẻ em, học sinh vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện ở một số nơi còn chưa được tốt, ảnh hưởng đến điều kiện sinh hoạt, học tập của trẻ em mầm non, học sinh. Để tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em mầm non, học sinh nội trú, bán trú, học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: 1. Các Bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao thực hiện nghiêm các quy định tại Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn, Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 08/9/2020 của Chính phủ quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non; các nhiệm vụ, giải pháp tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, Quyết định số 1660/QĐ-TTg ngày 02/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021 - 2025, Quyết định số 1609/QĐ-TTg ngày 26/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo: - Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo rà soát việc tổ chức, thực hiện các bữa ăn cho trẻ em mầm non, học sinh bán trú, nội trú, học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và việc thực hiện các chế độ chính sách khác đối với trẻ em mầm non, học sinh tại các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý; xử lý nghiêm đối với các tập thể, cá nhân nếu có vi phạm. - Tăng cường chỉ đạo, quản lý, kiểm tra việc thực hiện chính sách về giáo dục dân tộc, công tác bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, an toàn trường học, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống cháy nổ trong các cơ sở giáo dục. - Chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định về quản lý tài chính, tài sản, mua sắm trang thiết bị giáo dục và quy định về đạo đức nhà giáo; tăng cường công tác quản lý nhà nước về giáo dục; tích cực xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh và thân thiện. 3. Ủy ban Dân tộc sử dụng hiệu quả các nguồn lực thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc miền núi giai đoạn 2021 - 2030 cho giáo dục, đảm bảo thực hiện mục tiêu "100% số trường, lớp học ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn được xây dựng kiên cố". 4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát, đánh giá, huy động các nguồn lực để bảo đảm các điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, vệ sinh môi trường và học tập cho trẻ em mầm non, học sinh tại trường; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện chế độ, chính sách ở các cấp quản lý./. Tham khảo thêmTuyên dương 143 học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắcTham khảo thêmNâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu sốTham khảo thêmTrao trường đẹp, 'cây cầu hạnh phúc' cho học sinh dân tộc thiểu số trong ngày khai giảngTham khảo thêmHọc sinh dân tộc thiểu số rất ít người được tuyển thẳng vào trường phổ thông dân tộc nội trú
Bảo đảm điều kiện học tập cho học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 1385/CĐ-TTg ngày 20/12/2023 về tăng cường, bảo đảm các điều kiện ăn, ở, sinh hoạt và học tập cho trẻ em mầm non, học sinh nội trú, bán trú, học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đảm bảo thực hiện mục tiêu "100% số trường, lớp học ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn được xây dựng kiên cố". Trong thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thường xuyên quan tâm chỉ đạo, ban hành các cơ chế, chính sách, Chương trình, Đề án nhằm tăng cường, bảo đảm các điều kiện ăn, ở, sinh hoạt và học tập cho trẻ em mầm non, học sinh nội trú, bán trú, nhất là cho trẻ em, học sinh vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện ở một số nơi còn chưa được tốt, ảnh hưởng đến điều kiện sinh hoạt, học tập của trẻ em mầm non, học sinh. Để tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em mầm non, học sinh nội trú, bán trú, học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: 1. Các Bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao thực hiện nghiêm các quy định tại Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn, Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 08/9/2020 của Chính phủ quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non; các nhiệm vụ, giải pháp tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, Quyết định số 1660/QĐ-TTg ngày 02/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021 - 2025, Quyết định số 1609/QĐ-TTg ngày 26/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo: - Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo rà soát việc tổ chức, thực hiện các bữa ăn cho trẻ em mầm non, học sinh bán trú, nội trú, học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và việc thực hiện các chế độ chính sách khác đối với trẻ em mầm non, học sinh tại các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý; xử lý nghiêm đối với các tập thể, cá nhân nếu có vi phạm. - Tăng cường chỉ đạo, quản lý, kiểm tra việc thực hiện chính sách về giáo dục dân tộc, công tác bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, an toàn trường học, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống cháy nổ trong các cơ sở giáo dục. - Chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định về quản lý tài chính, tài sản, mua sắm trang thiết bị giáo dục và quy định về đạo đức nhà giáo; tăng cường công tác quản lý nhà nước về giáo dục; tích cực xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh và thân thiện. 3. Ủy ban Dân tộc sử dụng hiệu quả các nguồn lực thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc miền núi giai đoạn 2021 - 2030 cho giáo dục, đảm bảo thực hiện mục tiêu "100% số trường, lớp học ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn được xây dựng kiên cố". 4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát, đánh giá, huy động các nguồn lực để bảo đảm các điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, vệ sinh môi trường và học tập cho trẻ em mầm non, học sinh tại trường; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện chế độ, chính sách ở các cấp quản lý./. Tham khảo thêmTuyên dương 143 học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắcTham khảo thêmNâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu sốTham khảo thêmTrao trường đẹp, 'cây cầu hạnh phúc' cho học sinh dân tộc thiểu số trong ngày khai giảngTham khảo thêmHọc sinh dân tộc thiểu số rất ít người được tuyển thẳng vào trường phổ thông dân tộc nội trú
Xuất khẩu lao động ‘về đích’ sớm
Trong 9 tháng đầu năm 2023, công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp động đạt kết quả tích cực, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 111.507 lao động (38.816 lao động nữ) đạt 101,37% kế hoạch năm 2023.
9 tháng năm 2023, công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã tăng cường, mở cửa thêm cơ hội việc làm cho lao động tại thị trường mới. Với tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 111.507 người, xuất khẩu lao động đã "cán đích" sớm mục tiêu của cả năm 2023 là đưa 110.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trong 9 tháng, số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái (9 tháng đầu năm 2022, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 103.026 lao động). Trong 9 tháng năm 2023, Nhật Bản là thị trường dẫn đầu về tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc với 55.690 lao động, tiếp theo là Đài Loan (Trung Quốc) 46.166 lao động, Hàn Quốc 2.449 lao động, Trung Quốc 1.361 lao động, Hungary: 1.148 lao động, Singapore 1015 lao động, Romania 705 lao động, Ba Lan 651 lao động, Saudi Arabia 205 lao động và các thị trường khác. Với sự gia tăng về số lượng lao động đi làm việc ở Nhật Bản, Việt Nam hiện là quốc gia phái cử nhiều nhất trong số 15 quốc gia tham gia phái cử lao động sang Nhật Bản. Tính đến tháng 12/2022, tổng số lao động Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản là 345.000 người. Chương trình hợp tác lao động Việt Nam, Nhật Bản luôn nhận được sự quan tâm và đánh giá cao của Chính phủ và nhân dân hai nước. Các nỗ lực triển khai hiệu quả chương trình hợp tác đã mở ra cơ hội cho nhiều lao động Việt Nam có trình độ sang làm việc tại Nhật Bản. Đến nay, Nhật Bản đã mở rộng thêm 9 lĩnh vực ngành nghề cho lao động Việt Nam sang làm việc tư cách lưu trú kỹ năng đặc định. Mở rộng các thị trường xuất khẩu lao động mới Bên cạnh việc tiếp tục phát triển các thị trường truyền thống, điểm sáng của công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài trong 9 tháng năm 2023 là việc tăng cường, mở cửa thêm cơ hội việc làm cho lao động tại các nước châu Âu. Thị trường nổi bật là tại Hungary, số lượng lao động sang làm việc tại thị trường này tăng trong dần theo các năm, trong đó số lượng lao động xuất cảnh năm 2021 là 465 người, năm 2022 là 775 người và đã lên tới 1.148 lao động chỉ trong 9 tháng năm 2023. Ông Đặng Sĩ Dũng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) cho biết, ngoài các thị trường truyền thống tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam như Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang tập trung hướng đi mới, triển khai phát triển thị trường lao động tại một số nước khu vực châu Âu, trong đó có Hungary và mở thêm các thị trường như: Ba Lan, Slovakia, Croatia... Một thị trường khác trong khu vực châu Âu cũng đang bắt đầu tuyển dụng lao động Việt Nam sang làm việc là Hy Lạp. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã có buổi làm việc với Liên minh Hợp tác xã nông nghiệp quốc gia Hy Lạp về việc thiết lập hợp tác đưa lao động Việt Nam đi làm việc tại Hy Lạp trong lĩnh vực nông nghiệp. Đến nay, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cũng đã chấp thuận cho 6 doanh nghiệp tạo nguồn lao động để cung ứng đi làm việc tại Hy Lạp trong ngành nông nghiệp. Thu Cúc Tham khảo thêm3 tháng cuối năm, xúc tiến mở rộng thị trường xuất khẩu lao độngTham khảo thêmNhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động bị xử phạt, thu hồi giấy phépTham khảo thêmXuất khẩu lao động khởi sắc, gấp 15 lần cùng kỳTham khảo thêm2 tháng đầu năm xuất khẩu lao động tăng 25,8%Tham khảo thêmXuất khẩu lao động phục hồi mạnh mẽ, đưa hơn 142.000 người đi làm việcTham khảo thêmXây dựng chiến lược xuất khẩu lao động bài bản
Xuất khẩu lao động ‘về đích’ sớm Trong 9 tháng đầu năm 2023, công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp động đạt kết quả tích cực, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 111.507 lao động (38.816 lao động nữ) đạt 101,37% kế hoạch năm 2023. 9 tháng năm 2023, công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã tăng cường, mở cửa thêm cơ hội việc làm cho lao động tại thị trường mới. Với tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 111.507 người, xuất khẩu lao động đã "cán đích" sớm mục tiêu của cả năm 2023 là đưa 110.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trong 9 tháng, số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái (9 tháng đầu năm 2022, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 103.026 lao động). Trong 9 tháng năm 2023, Nhật Bản là thị trường dẫn đầu về tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc với 55.690 lao động, tiếp theo là Đài Loan (Trung Quốc) 46.166 lao động, Hàn Quốc 2.449 lao động, Trung Quốc 1.361 lao động, Hungary: 1.148 lao động, Singapore 1015 lao động, Romania 705 lao động, Ba Lan 651 lao động, Saudi Arabia 205 lao động và các thị trường khác. Với sự gia tăng về số lượng lao động đi làm việc ở Nhật Bản, Việt Nam hiện là quốc gia phái cử nhiều nhất trong số 15 quốc gia tham gia phái cử lao động sang Nhật Bản. Tính đến tháng 12/2022, tổng số lao động Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản là 345.000 người. Chương trình hợp tác lao động Việt Nam, Nhật Bản luôn nhận được sự quan tâm và đánh giá cao của Chính phủ và nhân dân hai nước. Các nỗ lực triển khai hiệu quả chương trình hợp tác đã mở ra cơ hội cho nhiều lao động Việt Nam có trình độ sang làm việc tại Nhật Bản. Đến nay, Nhật Bản đã mở rộng thêm 9 lĩnh vực ngành nghề cho lao động Việt Nam sang làm việc tư cách lưu trú kỹ năng đặc định. Mở rộng các thị trường xuất khẩu lao động mới Bên cạnh việc tiếp tục phát triển các thị trường truyền thống, điểm sáng của công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài trong 9 tháng năm 2023 là việc tăng cường, mở cửa thêm cơ hội việc làm cho lao động tại các nước châu Âu. Thị trường nổi bật là tại Hungary, số lượng lao động sang làm việc tại thị trường này tăng trong dần theo các năm, trong đó số lượng lao động xuất cảnh năm 2021 là 465 người, năm 2022 là 775 người và đã lên tới 1.148 lao động chỉ trong 9 tháng năm 2023. Ông Đặng Sĩ Dũng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) cho biết, ngoài các thị trường truyền thống tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam như Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang tập trung hướng đi mới, triển khai phát triển thị trường lao động tại một số nước khu vực châu Âu, trong đó có Hungary và mở thêm các thị trường như: Ba Lan, Slovakia, Croatia... Một thị trường khác trong khu vực châu Âu cũng đang bắt đầu tuyển dụng lao động Việt Nam sang làm việc là Hy Lạp. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã có buổi làm việc với Liên minh Hợp tác xã nông nghiệp quốc gia Hy Lạp về việc thiết lập hợp tác đưa lao động Việt Nam đi làm việc tại Hy Lạp trong lĩnh vực nông nghiệp. Đến nay, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cũng đã chấp thuận cho 6 doanh nghiệp tạo nguồn lao động để cung ứng đi làm việc tại Hy Lạp trong ngành nông nghiệp. Thu Cúc Tham khảo thêm3 tháng cuối năm, xúc tiến mở rộng thị trường xuất khẩu lao độngTham khảo thêmNhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động bị xử phạt, thu hồi giấy phépTham khảo thêmXuất khẩu lao động khởi sắc, gấp 15 lần cùng kỳTham khảo thêm2 tháng đầu năm xuất khẩu lao động tăng 25,8%Tham khảo thêmXuất khẩu lao động phục hồi mạnh mẽ, đưa hơn 142.000 người đi làm việcTham khảo thêmXây dựng chiến lược xuất khẩu lao động bài bản
Thủ tướng gửi lời chia buồn sâu sắc, yêu cầu thực hiện tốt nhất các chính sách đối với gia đình Trung tá Trương Hồng Kỳ
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 779/CĐ-TTg ngày 2/9/2023 về việc Trung tá Trương Hồng Kỳ, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Ban Chỉ huy Quân sự thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên hy sinh khi cứu người dân bị đuối nước.
Thực hiện tốt nhất các chính sách đối với cán bộ và gia đình cán bộ quân đội hy sinh khi làm nhiệm vụ Công điện gửi: Bộ trưởng các Bộ: Quốc phòng, Lao động - Thương binh và Xã hội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Công điện nêu rõ: Khoảng 16 giờ 30 phút ngày 01 tháng 9 năm 2023, trong quá trình kiểm tra, nắm tình hình địa bàn, bảo đảm an ninh trật tự, sẵn sàng chiến đấu trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh tại bãi biển Đồng Bé thuộc thôn Vịnh Hòa, xã Xuân Thịnh, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, Trung tá Trương Hồng Kỳ - Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Ban Chỉ huy Quân sự thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên phát hiện hai người dân đang bị sóng cuốn trôi đã bơi ra đưa các nạn nhân vào bờ và sau đó anh dũng hy sinh. Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc tới thân nhân, gia đình đồng chí Trung tá Trương Hồng Kỳ và có ý kiến chỉ đạo như sau: Thứ nhất, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên chỉ đạo tổ chức thăm hỏi chu đáo, động viên, có biện pháp hỗ trợ kịp thời về vật chất, tinh thần đối với thân nhân, gia đình đồng chí Trung tá Trương Hồng Kỳ; thực hiện tốt nhất các chính sách đối với cán bộ và gia đình cán bộ quân đội hy sinh khi làm nhiệm vụ. Thứ hai, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo lực lượng chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn, thực hiện nghiêm Công điện số 398/CĐ-TTg ngày 02 tháng 5 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống đuối nước trẻ em; chỉ đạo tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn cho người dân, du khách tại các bãi biển, khu du lịch, không để xảy ra các trường hợp tương tự. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc kịp thời phát hiện các trường hợp vi phạm về bảo đảm an toàn, phòng, chống đuối nước, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng truy thăng Huân chương Dũng cảm cho đồng chí Trương Hồng Kỳ. Truy tặng Huân chương Dũng cảm cho đồng chí Trương Hồng Kỳ Ngày 2/9/2023, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã ký Quyết định số 1011/QĐ/CTN truy tặng Huân chương Dũng cảm cho Trung tá Trương Hồng Kỳ, Phó chỉ huy trưởng kiêm Tham mưu trưởng Ban Chỉ huy Quân sự thị xã Sông Cầu, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Phú Yên, Quân khu 5, Bộ Quốc phòng vì đã có hành động dũng cảm, hy sinh cứu người dân bị đuối nước. Truy thăng quân hàm cho đồng chí Trương Hồng Kỳ từ Thiếu tá lên Trung tá Cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã có quyết định truy thăng quân hàm lên Trung tá đối với Thiếu tá Trương Hồng Kỳ, Phó Chỉ huy trưởng, kiêm Tham mưu trưởng Ban Chỉ huy quân sự thị xã Sông Cầu, đã hy sinh khi dũng cảm cứu hai người dân địa phương bị đuối nước. Theo đó tại Quyết định số 88/QĐT-BQT do Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ký truy thăng quân hàm sĩ quan trước thời hạn từ cấp bậc Thiếu tá lên Trung tá đối với đồng chí Trương Hồng Kỳ. Các quyết định truy thăng Huân chương Dũng cảm, quân hàm sĩ quan trước niên hạn, bằng khen, giấy khen của Chủ tịch nước, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, chính quyền địa phương được Trung tướng Trịnh Đình Thạch - Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu 5 và các lực lượng chức năng trao cho gia đình, người thân Trung tá Trương Hồng Kỳ ngay tại lễ tang. Nghĩa cử cao đẹp của đồng chí Trương Hồng Kỳ đã góp phần tô thắm hình ảnh và phẩm chất cao đẹp của Bộ đội Cụ Hồ thời kỳ mới Ngày 2/9, Trung tướng Trịnh Đình Thạch, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu 5 và đoàn công tác của Quân khu 5 đã đến thăm, động viên, chia buồn; trao các quyết định của cấp trên và số tiền hỗ trợ 50 triệu đồng của Bộ tư lệnh Quân khu cho gia đình, vợ con Trung tá Trương Hồng Kỳ. Tiếc thương người cán bộ tài đức vẹn toàn, sẵn sàng hy sinh tính mạng của mình vì sự an toàn, hạnh phúc của nhân dân, Trung tướng Trịnh Đình Thạch viết trong sổ tang: "Thay mặt Thường vụ Đảng ủy, Bộ tư lệnh Quân khu 5, tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến toàn thể gia quyến đồng chí Trung tá Trương Hồng Kỳ. Tôi rất xúc động và khâm phục trước sự hy sinh dũng cảm vì dân của đồng chí. Nghĩa cử cao đẹp của đồng chí đã góp phần tô thắm hình ảnh và phẩm chất cao đẹp của Bộ đội Cụ Hồ thời kỳ mới. Đồng chí mãi mãi xứng đáng là tấm gương sáng về tinh thần dũng cảm, sẵn sàng hy sinh vì nhân dân để cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Quân khu học tập noi theo". Nghĩa cử cao đẹp của đồng chí Trương Hồng Kỳ đã góp phần tô thắm hình ảnh và phẩm chất cao đẹp của Bộ đội Cụ Hồ thời kỳ mới. Ông Phan Trần Vạn Huy, Chủ tịch UBND thị xã Sông Cầu, Phú Yên, cho biết: "Sông Cầu là huyện miền núi ven biển, có địa hình phức tạp nên hầu như năm nào cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai, bão lũ. Trong khó khăn, gian khổ, hiểm nguy, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang huyện nói chung, cá nhân Trung tá Trương Hồng Kỳ luôn là điểm tựa vững vàng của cấp ủy, chính quyền, nhân dân địa phương. Cuối tháng 10 năm ngoái, do ảnh hưởng của mưa bão, nửa đêm, nước lũ bất ngờ tràn về nhấn chìm nhiều tuyến phố ở trung tâm thị xã. Tuy không phải ca trực, nhưng anh Kỳ vẫn kịp thời có mặt, chỉ huy các lực lượng tích cực sơ tán bà con đến nơi tránh trú an toàn. Tấm gương dũng cảm cứu hy sinh cứu người đuối nước của anh để lại niềm cảm phục, tiếc thương vô hạn đối với chúng tôi”. Đồng chí, đồng bào vô cùng thương tiếc tiễn biệt Trung tá Trương Hồng Kỳ. Phát động phong trào học tập và làm theo tấm gương đồng chí Trương Hồng Kỳ Đại tá Trương Quang Sinh, Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Phú Yên cho biết: Trong tuần sau, chúng tôi sẽ tổ chức phát động phong trào học tập và làm theo tấm gương dũng cảm, quên mình vì dân của Trung tá Trương Hồng Kỳ trong tất cả các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang tỉnh. Bằng tình cảm, trách nhiệm của mình với người đã khuất, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Phú Yên sẽ thường xuyên quan tâm, động viên, hỗ trợ cả về vật chất lẫn tinh thần để thân nhân, gia đình Trung tá Trương Hồng Kỳ sớm vượt qua mất mát đau thương, ổn định lại cuộc sống. Thiếu tá Trương Hồng Kỳ Thiếu tá Trương Hồng Kỳ hy sinh khi làm nhiệm vụ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Phú Yên cho biết, chiều tối 1/9, Thiếu tá Trương Hồng Kỳ, Phó chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Ban Chỉ huy Quân sự thị xã Sông Cầu (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Phú Yên) đã không qua khỏi sau khi cứu 2 người dân bị đuối nước. Cụ thể, Thiếu tá Trương Hồng Kỳ, Phó chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Ban Chỉ huy Quân sự thị xã Sông Cầu trực chỉ huy đơn vị, lúc 16 giờ 30 phút ngày 1/9, đi kiểm tra các địa bàn, khi đến bãi biển Đồng Bé thuộc thôn Vịnh Hòa, xã Xuân Thịnh, thị xã Sông Cầu phát hiện có 2 người dân đang bị sóng cuốn trôi ra xa bờ. Ngay lập tức đồng chí Trương Hồng Kỳ nhanh chóng bơi ra cứu người thứ nhất đưa vào bờ, đó là cháu Nguyễn Phạm Ngọc Tâm, 16 tuổi, trú tại khu phố Long Hải Bắc, phường Xuân Yên, thị xã Sông Cầu, sau đó tiếp tục bơi ra cứu người thứ hai. Tuy nhiên do sóng to, đồng chí Trương Hồng Kỳ đã bị sóng cuốn ra xa và kiệt sức không bơi vào bờ được. Ít phút sau, một số người dân đã dùng thuyền thúng bơi ra tìm kiếm, vớt được các nạn nhân, chuyển đến Trung tâm Y tế thị xã Sông cầu cấp cứu, song đến 17 giờ cùng ngày, đồng chí Trương Hồng Kỳ đã không qua khỏi. Thi thể đồng chí Trương Hồng Kỳ đã được đưa về gia đình làm thủ tục lo hậu sự. Bộ Tư lệnh Quân khu 5 cũng đã chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương phối hợp cùng chính quyền địa phương và gia đình lo hậu sự cho đồng chí Trương Hồng Kỳ. Đồng thời, báo cáo cấp trên xúc tiến làm công tác chính sách cho đồng chí Trương Hồng Kỳ và gia đình. Thiếu tá Trương Hồng Kỳ, sinh 2/9/1981, nhập ngũ tháng 3/2002, có vợ và 2 con còn nhỏ. Hiện gia đình đồng chí Trương Hồng Kỳ đang sinh sống tại khu phố Long Hải Bắc, phường Xuân Yên, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Quá trình công tác, Thiếu tá Trương Hồng Kỳ luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, nhiều lần được cấp trên biểu dương, khen thưởng. Tấm gương dũng cảm cứu hy sinh cứu người đuối nước của Thiếu tá Trương Hồng Kỳ là niềm cảm phục, tiếc thương vô hạn đối với người thân, gia đình, anh em đồng đội và cấp ủy, chính quyền địa phương, bà con lối xóm./. Tham khảo thêmChủ tịch nước truy tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba đối với 3 liệt sĩ hy sinh tại Lâm ĐồngTham khảo thêmCấp bằng Tổ quốc ghi công, truy thăng cấp bậc hàm đối với 3 cán bộ, chiến sĩ Công an hy sinh tại Lâm ĐồngTham khảo thêmThủ tướng Chính phủ cấp Bằng "Tổ quốc ghi công" cho 3 liệt sĩ hy sinh khi thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháyTham khảo thêmTruy thăng cấp bậc hàm đối với 3 cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy dũng cảm hy sinhTham khảo thêmHãy sống sao cho xứng đáng với những người đã khuất, đã hy sinh vì Tổ quốc, vì Nhân dân
Thủ tướng gửi lời chia buồn sâu sắc, yêu cầu thực hiện tốt nhất các chính sách đối với gia đình Trung tá Trương Hồng Kỳ Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 779/CĐ-TTg ngày 2/9/2023 về việc Trung tá Trương Hồng Kỳ, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Ban Chỉ huy Quân sự thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên hy sinh khi cứu người dân bị đuối nước. Thực hiện tốt nhất các chính sách đối với cán bộ và gia đình cán bộ quân đội hy sinh khi làm nhiệm vụ Công điện gửi: Bộ trưởng các Bộ: Quốc phòng, Lao động - Thương binh và Xã hội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Công điện nêu rõ: Khoảng 16 giờ 30 phút ngày 01 tháng 9 năm 2023, trong quá trình kiểm tra, nắm tình hình địa bàn, bảo đảm an ninh trật tự, sẵn sàng chiến đấu trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh tại bãi biển Đồng Bé thuộc thôn Vịnh Hòa, xã Xuân Thịnh, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, Trung tá Trương Hồng Kỳ - Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Ban Chỉ huy Quân sự thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên phát hiện hai người dân đang bị sóng cuốn trôi đã bơi ra đưa các nạn nhân vào bờ và sau đó anh dũng hy sinh. Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc tới thân nhân, gia đình đồng chí Trung tá Trương Hồng Kỳ và có ý kiến chỉ đạo như sau: Thứ nhất, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên chỉ đạo tổ chức thăm hỏi chu đáo, động viên, có biện pháp hỗ trợ kịp thời về vật chất, tinh thần đối với thân nhân, gia đình đồng chí Trung tá Trương Hồng Kỳ; thực hiện tốt nhất các chính sách đối với cán bộ và gia đình cán bộ quân đội hy sinh khi làm nhiệm vụ. Thứ hai, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo lực lượng chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn, thực hiện nghiêm Công điện số 398/CĐ-TTg ngày 02 tháng 5 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống đuối nước trẻ em; chỉ đạo tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn cho người dân, du khách tại các bãi biển, khu du lịch, không để xảy ra các trường hợp tương tự. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc kịp thời phát hiện các trường hợp vi phạm về bảo đảm an toàn, phòng, chống đuối nước, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng truy thăng Huân chương Dũng cảm cho đồng chí Trương Hồng Kỳ. Truy tặng Huân chương Dũng cảm cho đồng chí Trương Hồng Kỳ Ngày 2/9/2023, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã ký Quyết định số 1011/QĐ/CTN truy tặng Huân chương Dũng cảm cho Trung tá Trương Hồng Kỳ, Phó chỉ huy trưởng kiêm Tham mưu trưởng Ban Chỉ huy Quân sự thị xã Sông Cầu, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Phú Yên, Quân khu 5, Bộ Quốc phòng vì đã có hành động dũng cảm, hy sinh cứu người dân bị đuối nước. Truy thăng quân hàm cho đồng chí Trương Hồng Kỳ từ Thiếu tá lên Trung tá Cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã có quyết định truy thăng quân hàm lên Trung tá đối với Thiếu tá Trương Hồng Kỳ, Phó Chỉ huy trưởng, kiêm Tham mưu trưởng Ban Chỉ huy quân sự thị xã Sông Cầu, đã hy sinh khi dũng cảm cứu hai người dân địa phương bị đuối nước. Theo đó tại Quyết định số 88/QĐT-BQT do Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ký truy thăng quân hàm sĩ quan trước thời hạn từ cấp bậc Thiếu tá lên Trung tá đối với đồng chí Trương Hồng Kỳ. Các quyết định truy thăng Huân chương Dũng cảm, quân hàm sĩ quan trước niên hạn, bằng khen, giấy khen của Chủ tịch nước, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, chính quyền địa phương được Trung tướng Trịnh Đình Thạch - Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu 5 và các lực lượng chức năng trao cho gia đình, người thân Trung tá Trương Hồng Kỳ ngay tại lễ tang. Nghĩa cử cao đẹp của đồng chí Trương Hồng Kỳ đã góp phần tô thắm hình ảnh và phẩm chất cao đẹp của Bộ đội Cụ Hồ thời kỳ mới Ngày 2/9, Trung tướng Trịnh Đình Thạch, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu 5 và đoàn công tác của Quân khu 5 đã đến thăm, động viên, chia buồn; trao các quyết định của cấp trên và số tiền hỗ trợ 50 triệu đồng của Bộ tư lệnh Quân khu cho gia đình, vợ con Trung tá Trương Hồng Kỳ. Tiếc thương người cán bộ tài đức vẹn toàn, sẵn sàng hy sinh tính mạng của mình vì sự an toàn, hạnh phúc của nhân dân, Trung tướng Trịnh Đình Thạch viết trong sổ tang: "Thay mặt Thường vụ Đảng ủy, Bộ tư lệnh Quân khu 5, tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến toàn thể gia quyến đồng chí Trung tá Trương Hồng Kỳ. Tôi rất xúc động và khâm phục trước sự hy sinh dũng cảm vì dân của đồng chí. Nghĩa cử cao đẹp của đồng chí đã góp phần tô thắm hình ảnh và phẩm chất cao đẹp của Bộ đội Cụ Hồ thời kỳ mới. Đồng chí mãi mãi xứng đáng là tấm gương sáng về tinh thần dũng cảm, sẵn sàng hy sinh vì nhân dân để cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Quân khu học tập noi theo". Nghĩa cử cao đẹp của đồng chí Trương Hồng Kỳ đã góp phần tô thắm hình ảnh và phẩm chất cao đẹp của Bộ đội Cụ Hồ thời kỳ mới. Ông Phan Trần Vạn Huy, Chủ tịch UBND thị xã Sông Cầu, Phú Yên, cho biết: "Sông Cầu là huyện miền núi ven biển, có địa hình phức tạp nên hầu như năm nào cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai, bão lũ. Trong khó khăn, gian khổ, hiểm nguy, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang huyện nói chung, cá nhân Trung tá Trương Hồng Kỳ luôn là điểm tựa vững vàng của cấp ủy, chính quyền, nhân dân địa phương. Cuối tháng 10 năm ngoái, do ảnh hưởng của mưa bão, nửa đêm, nước lũ bất ngờ tràn về nhấn chìm nhiều tuyến phố ở trung tâm thị xã. Tuy không phải ca trực, nhưng anh Kỳ vẫn kịp thời có mặt, chỉ huy các lực lượng tích cực sơ tán bà con đến nơi tránh trú an toàn. Tấm gương dũng cảm cứu hy sinh cứu người đuối nước của anh để lại niềm cảm phục, tiếc thương vô hạn đối với chúng tôi”. Đồng chí, đồng bào vô cùng thương tiếc tiễn biệt Trung tá Trương Hồng Kỳ. Phát động phong trào học tập và làm theo tấm gương đồng chí Trương Hồng Kỳ Đại tá Trương Quang Sinh, Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Phú Yên cho biết: Trong tuần sau, chúng tôi sẽ tổ chức phát động phong trào học tập và làm theo tấm gương dũng cảm, quên mình vì dân của Trung tá Trương Hồng Kỳ trong tất cả các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang tỉnh. Bằng tình cảm, trách nhiệm của mình với người đã khuất, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Phú Yên sẽ thường xuyên quan tâm, động viên, hỗ trợ cả về vật chất lẫn tinh thần để thân nhân, gia đình Trung tá Trương Hồng Kỳ sớm vượt qua mất mát đau thương, ổn định lại cuộc sống. Thiếu tá Trương Hồng Kỳ Thiếu tá Trương Hồng Kỳ hy sinh khi làm nhiệm vụ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Phú Yên cho biết, chiều tối 1/9, Thiếu tá Trương Hồng Kỳ, Phó chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Ban Chỉ huy Quân sự thị xã Sông Cầu (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Phú Yên) đã không qua khỏi sau khi cứu 2 người dân bị đuối nước. Cụ thể, Thiếu tá Trương Hồng Kỳ, Phó chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Ban Chỉ huy Quân sự thị xã Sông Cầu trực chỉ huy đơn vị, lúc 16 giờ 30 phút ngày 1/9, đi kiểm tra các địa bàn, khi đến bãi biển Đồng Bé thuộc thôn Vịnh Hòa, xã Xuân Thịnh, thị xã Sông Cầu phát hiện có 2 người dân đang bị sóng cuốn trôi ra xa bờ. Ngay lập tức đồng chí Trương Hồng Kỳ nhanh chóng bơi ra cứu người thứ nhất đưa vào bờ, đó là cháu Nguyễn Phạm Ngọc Tâm, 16 tuổi, trú tại khu phố Long Hải Bắc, phường Xuân Yên, thị xã Sông Cầu, sau đó tiếp tục bơi ra cứu người thứ hai. Tuy nhiên do sóng to, đồng chí Trương Hồng Kỳ đã bị sóng cuốn ra xa và kiệt sức không bơi vào bờ được. Ít phút sau, một số người dân đã dùng thuyền thúng bơi ra tìm kiếm, vớt được các nạn nhân, chuyển đến Trung tâm Y tế thị xã Sông cầu cấp cứu, song đến 17 giờ cùng ngày, đồng chí Trương Hồng Kỳ đã không qua khỏi. Thi thể đồng chí Trương Hồng Kỳ đã được đưa về gia đình làm thủ tục lo hậu sự. Bộ Tư lệnh Quân khu 5 cũng đã chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương phối hợp cùng chính quyền địa phương và gia đình lo hậu sự cho đồng chí Trương Hồng Kỳ. Đồng thời, báo cáo cấp trên xúc tiến làm công tác chính sách cho đồng chí Trương Hồng Kỳ và gia đình. Thiếu tá Trương Hồng Kỳ, sinh 2/9/1981, nhập ngũ tháng 3/2002, có vợ và 2 con còn nhỏ. Hiện gia đình đồng chí Trương Hồng Kỳ đang sinh sống tại khu phố Long Hải Bắc, phường Xuân Yên, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Quá trình công tác, Thiếu tá Trương Hồng Kỳ luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, nhiều lần được cấp trên biểu dương, khen thưởng. Tấm gương dũng cảm cứu hy sinh cứu người đuối nước của Thiếu tá Trương Hồng Kỳ là niềm cảm phục, tiếc thương vô hạn đối với người thân, gia đình, anh em đồng đội và cấp ủy, chính quyền địa phương, bà con lối xóm./. Tham khảo thêmChủ tịch nước truy tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba đối với 3 liệt sĩ hy sinh tại Lâm ĐồngTham khảo thêmCấp bằng Tổ quốc ghi công, truy thăng cấp bậc hàm đối với 3 cán bộ, chiến sĩ Công an hy sinh tại Lâm ĐồngTham khảo thêmThủ tướng Chính phủ cấp Bằng "Tổ quốc ghi công" cho 3 liệt sĩ hy sinh khi thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháyTham khảo thêmTruy thăng cấp bậc hàm đối với 3 cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy dũng cảm hy sinhTham khảo thêmHãy sống sao cho xứng đáng với những người đã khuất, đã hy sinh vì Tổ quốc, vì Nhân dân
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 27/11-1/12/2023
Sửa quy định về kê khai, thu, nộp phí, lệ phí; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong Hệ thống thống kê nhà nước;... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 27/11-1/12/2023.
bonewsrelation eonewsrelation Sat Dec 02 2023 07:04:00 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Sat Dec 02 2023 07:04:00 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Fri Dec 01 2023 18:11:43 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 27/11-1/12/2023. Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 1284/CĐ-TTg ngày 1/12/2023 về tăng cường công tác quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu. Công điện yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Công Thương, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ trưởng Bộ Công an và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai ngay các giải pháp đồng bộ, hiệu quả, quyết liệt yêu cầu các đơn vị kinh doanh xăng dầu lập hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu và kết nối dữ liệu với cơ quan thuế theo quy định; hoàn thành trong tháng 12 năm 2023. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong Hệ thống thống kê nhà nước Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã ký Chỉ thị số 28/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai Đề án ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong Hệ thống thống kê nhà nước giai đoạn 2017 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Chỉ thị yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đã được phân công tại Đề án 501, trong đó tập trung một số nội dung chủ yếu sau: 1- Đẩy mạnh chuẩn hóa, kết nối, chia sẻ dữ liệu hành chính trong phạm vi quản lý của bộ, ngành phục vụ công tác thống kê. 2- Hiện đại và đa dạng hóa các hình thức thu thập, xử lý, lưu trữ, khai thác và phổ biến thông tin thống kê. 3- Tăng cường phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) về phương pháp luận thống kê và báo cáo kết quả thực hiện Đề án. 4- Chủ động lồng ghép với các đề án, chương trình, dự án có liên quan của đơn vị, cân đối sắp xếp trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm và kế hoạch đầu tư công trung hạn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện các nhiệm vụ của Đề án. Chức năng, cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ Chính phủ đã ban hành Nghị định 81/2023/NĐ-CP ngày 27/11/2023 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ. Nghị định nêu rõ, Thanh tra Chính phủ là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong phạm vi cả nước; thực hiện hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật. Sửa quy định về kê khai, thu, nộp phí, lệ phí Chính phủ ban hành Nghị định 82/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí. Trong đó, sửa đổi, bổ sung tên Điều và các khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 3 như sau: Điều 3. Kê khai, thu, nộp phí, lệ phí và quyết toán phí Người nộp phí, lệ phí thực hiện kê khai, nộp phí, lệ phí theo tháng, quý, năm hoặc theo từng lần phát sinh; nộp phí, lệ phí cho tổ chức thu hoặc Kho bạc Nhà nước bằng các hình thức: Nộp trực tiếp bằng tiền mặt hoặc thông qua tổ chức tín dụng, tổ chức dịch vụ và hình thức khác theo quy định của pháp luật. Căn cứ tính chất, đặc điểm của từng khoản phí, lệ phí, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định cụ thể hình thức nộp, kỳ kê khai, nộp phí, lệ phí cho phù hợp. Đến 2030, hình thành 1 triệu héc-ta vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã ký Quyết định số 1490/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030" với mục tiêu đến năm 2030, diện tích canh tác vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp đạt một triệu héc-ta. Năm 2045, Măng Đen trở thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng tầm cỡ khu vực Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1492/QĐ-TTg ngày 29/11/2023 phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đến năm 2045 với mục tiêu phấn đấu đến năm 2045, Khu du lịch Măng Đen trở thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, văn hóa tầm cỡ quốc gia và khu vực, với hệ thống hạ tầng xã hội và kỹ thuật, cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch đa dạng, chất lượng cao, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực. Quy hoạch bảo quản, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt An toàn khu (ATK) Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1496/QĐ-TTg ngày 30/11/2023 phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt An toàn khu (ATK) Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Mục tiêu quy hoạch nhằm bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc thông qua các di tích, điểm di tích hiện còn của Di tích quốc gia đặc biệt ATK Chợ Đồn; góp phần hình thành điểm thăm quan về nguồn, nghiên cứu khoa học, tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng hào hùng và tinh thần yêu nước của Nhân dân ta cho các thế hệ mai sau. Tham khảo thêmChỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 20-24/11/2023Tham khảo thêmChỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 13-17/11/2023Tham khảo thêmChỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 6-10/11/2023Tham khảo thêmChỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 30/10-3/11/2023Tham khảo thêmChỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 22-27/10/2023Tham khảo thêmChỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 16-20/10/2023Tham khảo thêmChỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 9-13/10/2023Tham khảo thêmChỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 2-6/10/2023Tham khảo thêmChỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 25-29/9/2023Tham khảo thêmChỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 18-23/9/2023
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 27/11-1/12/2023 Sửa quy định về kê khai, thu, nộp phí, lệ phí; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong Hệ thống thống kê nhà nước;... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 27/11-1/12/2023. bonewsrelation eonewsrelation Sat Dec 02 2023 07:04:00 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Sat Dec 02 2023 07:04:00 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Fri Dec 01 2023 18:11:43 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 27/11-1/12/2023. Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 1284/CĐ-TTg ngày 1/12/2023 về tăng cường công tác quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu. Công điện yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Công Thương, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ trưởng Bộ Công an và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai ngay các giải pháp đồng bộ, hiệu quả, quyết liệt yêu cầu các đơn vị kinh doanh xăng dầu lập hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu và kết nối dữ liệu với cơ quan thuế theo quy định; hoàn thành trong tháng 12 năm 2023. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong Hệ thống thống kê nhà nước Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã ký Chỉ thị số 28/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai Đề án ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong Hệ thống thống kê nhà nước giai đoạn 2017 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Chỉ thị yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đã được phân công tại Đề án 501, trong đó tập trung một số nội dung chủ yếu sau: 1- Đẩy mạnh chuẩn hóa, kết nối, chia sẻ dữ liệu hành chính trong phạm vi quản lý của bộ, ngành phục vụ công tác thống kê. 2- Hiện đại và đa dạng hóa các hình thức thu thập, xử lý, lưu trữ, khai thác và phổ biến thông tin thống kê. 3- Tăng cường phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) về phương pháp luận thống kê và báo cáo kết quả thực hiện Đề án. 4- Chủ động lồng ghép với các đề án, chương trình, dự án có liên quan của đơn vị, cân đối sắp xếp trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm và kế hoạch đầu tư công trung hạn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện các nhiệm vụ của Đề án. Chức năng, cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ Chính phủ đã ban hành Nghị định 81/2023/NĐ-CP ngày 27/11/2023 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ. Nghị định nêu rõ, Thanh tra Chính phủ là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong phạm vi cả nước; thực hiện hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật. Sửa quy định về kê khai, thu, nộp phí, lệ phí Chính phủ ban hành Nghị định 82/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí. Trong đó, sửa đổi, bổ sung tên Điều và các khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 3 như sau: Điều 3. Kê khai, thu, nộp phí, lệ phí và quyết toán phí Người nộp phí, lệ phí thực hiện kê khai, nộp phí, lệ phí theo tháng, quý, năm hoặc theo từng lần phát sinh; nộp phí, lệ phí cho tổ chức thu hoặc Kho bạc Nhà nước bằng các hình thức: Nộp trực tiếp bằng tiền mặt hoặc thông qua tổ chức tín dụng, tổ chức dịch vụ và hình thức khác theo quy định của pháp luật. Căn cứ tính chất, đặc điểm của từng khoản phí, lệ phí, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định cụ thể hình thức nộp, kỳ kê khai, nộp phí, lệ phí cho phù hợp. Đến 2030, hình thành 1 triệu héc-ta vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã ký Quyết định số 1490/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030" với mục tiêu đến năm 2030, diện tích canh tác vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp đạt một triệu héc-ta. Năm 2045, Măng Đen trở thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng tầm cỡ khu vực Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1492/QĐ-TTg ngày 29/11/2023 phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đến năm 2045 với mục tiêu phấn đấu đến năm 2045, Khu du lịch Măng Đen trở thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, văn hóa tầm cỡ quốc gia và khu vực, với hệ thống hạ tầng xã hội và kỹ thuật, cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch đa dạng, chất lượng cao, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực. Quy hoạch bảo quản, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt An toàn khu (ATK) Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1496/QĐ-TTg ngày 30/11/2023 phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt An toàn khu (ATK) Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Mục tiêu quy hoạch nhằm bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc thông qua các di tích, điểm di tích hiện còn của Di tích quốc gia đặc biệt ATK Chợ Đồn; góp phần hình thành điểm thăm quan về nguồn, nghiên cứu khoa học, tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng hào hùng và tinh thần yêu nước của Nhân dân ta cho các thế hệ mai sau. Tham khảo thêmChỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 20-24/11/2023Tham khảo thêmChỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 13-17/11/2023Tham khảo thêmChỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 6-10/11/2023Tham khảo thêmChỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 30/10-3/11/2023Tham khảo thêmChỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 22-27/10/2023Tham khảo thêmChỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 16-20/10/2023Tham khảo thêmChỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 9-13/10/2023Tham khảo thêmChỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 2-6/10/2023Tham khảo thêmChỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 25-29/9/2023Tham khảo thêmChỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 18-23/9/2023
Cấp thẻ BHYT liên thông cho hơn 40.000 trẻ dưới 6 tuổi
(Chinhphu.vn) – Tính đến ngày 22/6, BHXH 2 địa phương (Hà Nội và Hà Nam) triển khai làm điểm đã tiếp nhận và giải quyết 40.338 hồ sơ đề nghị cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi.
BHXH 2 địa phương (Hà Nội và Hà Nam) triển khai làm điểm đã tiếp nhận và giải quyết 40.338 hồ sơ đề nghị cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi. BHXH Việt Nam vừa thông tin về kết quả triển khai làm điểm 2 nhóm thủ tục hành chính (TTHC) liên thông, gồm: Đăng ký khai sinh - đăng ký thường trú - cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi; Đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú - Hỗ trợ chi phí mai táng, Trợ cấp mai táng. Cụ thể, tính đến ngày 22/6, BHXH 2 địa phương (Hà Nội và Hà Nam) triển khai làm điểm đã tiếp nhận và giải quyết 40.338 hồ sơ đề nghị cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi và 1.403 hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng trợ cấp mai táng qua 2 nhóm dịch vụ công liên thông này, trong đó: BHXH TP. Hà Nội đã tiếp nhận 33.548 hồ sơ đề nghị cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi, trong đó có 32.753 hồ sơ hợp lệ (98% tổng số hồ sơ) qua TTHC liên thông "Đăng ký khai sinh - đăng ký thường trú - cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi"; 922 hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng trợ cấp mai táng, trong đó có 335 hồ sơ hợp lệ (36% tổng số hồ sơ) qua TTHC liên thông "Đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú - Trợ cấp mai táng, hỗ trợ chi phí mai táng". BHXH tỉnh Hà Nam đã tiếp nhận: 6.790 hồ sơ đề nghị cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi, trong đó có 6.618 hồ sơ hợp lệ (97% tổng số hồ sơ) qua TTHC liên thông "Đăng ký khai sinh - đăng ký thường trú - cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi"; 481 hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng trợ cấp mai táng, trong đó có 265 hồ sơ hợp lệ (55% tổng số hồ sơ) qua TTHC liên thông "Đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú - Trợ cấp mai táng, hỗ trợ chi phí mai táng". Việc thực hiện các TTHC liên thông đã và đang mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả người dân và các cơ quan nhà nước. Người dân chỉ cần khai báo thông tin một lần nhưng có thể giải quyết được 3 TTHC kèm theo, qua đó thủ tục và thời gian giải quyết hồ sơ của người dân đã được giảm đáng kể. Việc liên thông cũng giúp các cơ quan BHXH giảm áp lực tại bộ phận "Một cửa", qua đó giải quyết công việc nhanh hơn, thuận tiện, khoa học hơn; đồng thời tạo công khai, minh bạch trong việc giải quyết các chế độ BHXH, BHYT, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người tham gia và thụ hưởng chính sách. Bên cạnh đó, việc triển khai 2 nhóm TTHC liên thông này còn tạo sự phối hợp, gắn kết, nâng cao hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước trong việc giải quyết các TTHC liên quan đến người dân. Đây cũng là tiền đề để các bộ, ngành, địa phương tiếp tục nghiên cứu triển khai các nhóm TTHC liên thông khác, ngày càng mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân, người lao động. TIN LIÊN QUANLiên thông thủ tục đăng ký khai sinh, cấp thẻ BHYT cho trẻ emCấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi tại Hà Nội thế nào?Từ 1/7, cấp thẻ BHYT cho trẻ cùng lúc đăng ký khai sinhCấp thẻ BHYT cho trẻ em đồng thời với việc cấp giấy khai sinh Để sẵn sàng cho việc triển khai 2 nhóm TTHC liên thông trên toàn quốc, BHXH Việt Nam đã ban hành Quy trình liên thông điện tử giải quyết nhóm TTHC "Đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú - Trợ cấp mai táng phí"; Quy trình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ TTHC liên thông điện tử "Đăng ký khai sinh - Đăng ký thường trú - Cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi". Với tinh thần sẵn sàng cho việc triển khai 2 nhóm TTHC trên toàn quốc, ngành BHXH cũng đã hoàn thành việc nâng cấp phần mềm, cấu hình các dịch vụ công liên quan; tổ chức tập huấn cho BHXH các tỉnh, thành phố đảm bảo việc triển khai đạt hiệu quả, thống nhất theo quy định, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người dân, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Về kết nối, chia sẻ dữ liệu và sử dụng thẻ Căn cước công dân gắn chíp, ứng dụng Định danh điện tử quốc gia thay thế thẻ BHYT giấy để khám chữa bệnh BHYT:Hệ thống đã xác thực trên 86,9 triệu thông tin nhân khẩu có trong CSDL quốc gia về bảo hiểm với CSDL quốc gia về dân cư. Đồng thời, Hệ thống của BHXH Việt Nam đã cung cấp, chia sẻ trên 117,5 triệu lượt bản ghi thông tin BHXH, BHYT cho CSDL quốc gia về dân cư.Toàn quốc đã có 12.455 cơ sở KCB triển khai KCB BHYT bằng CCCD gắn chíp (đạt 97,27% tổng số cơ sở KCB BHYT trên toàn quốc), với trên 29,2 triệu lượt tra cứu thành công thông tin thẻ BHYT bằng CCCD gắn chíp phục vụ làm thủ tục KCB BHYT.Triển khai tích hợp, cung cấp dịch vụ công (DVC) trực tuyến trên Cổng DVC Quốc giaTrong 6 tháng đầu năm 2023, toàn ngành BHXH Việt Nam đã tiếp nhận gần 50 triệu hồ sơ giao dịch điện tử (chiếm 85% tổng số hồ sơ cả trực tiếp và trực tuyến được tiếp nhận). Thu Cúc
Cấp thẻ BHYT liên thông cho hơn 40.000 trẻ dưới 6 tuổi (Chinhphu.vn) – Tính đến ngày 22/6, BHXH 2 địa phương (Hà Nội và Hà Nam) triển khai làm điểm đã tiếp nhận và giải quyết 40.338 hồ sơ đề nghị cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi. BHXH 2 địa phương (Hà Nội và Hà Nam) triển khai làm điểm đã tiếp nhận và giải quyết 40.338 hồ sơ đề nghị cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi. BHXH Việt Nam vừa thông tin về kết quả triển khai làm điểm 2 nhóm thủ tục hành chính (TTHC) liên thông, gồm: Đăng ký khai sinh - đăng ký thường trú - cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi; Đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú - Hỗ trợ chi phí mai táng, Trợ cấp mai táng. Cụ thể, tính đến ngày 22/6, BHXH 2 địa phương (Hà Nội và Hà Nam) triển khai làm điểm đã tiếp nhận và giải quyết 40.338 hồ sơ đề nghị cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi và 1.403 hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng trợ cấp mai táng qua 2 nhóm dịch vụ công liên thông này, trong đó: BHXH TP. Hà Nội đã tiếp nhận 33.548 hồ sơ đề nghị cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi, trong đó có 32.753 hồ sơ hợp lệ (98% tổng số hồ sơ) qua TTHC liên thông "Đăng ký khai sinh - đăng ký thường trú - cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi"; 922 hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng trợ cấp mai táng, trong đó có 335 hồ sơ hợp lệ (36% tổng số hồ sơ) qua TTHC liên thông "Đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú - Trợ cấp mai táng, hỗ trợ chi phí mai táng". BHXH tỉnh Hà Nam đã tiếp nhận: 6.790 hồ sơ đề nghị cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi, trong đó có 6.618 hồ sơ hợp lệ (97% tổng số hồ sơ) qua TTHC liên thông "Đăng ký khai sinh - đăng ký thường trú - cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi"; 481 hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng trợ cấp mai táng, trong đó có 265 hồ sơ hợp lệ (55% tổng số hồ sơ) qua TTHC liên thông "Đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú - Trợ cấp mai táng, hỗ trợ chi phí mai táng". Việc thực hiện các TTHC liên thông đã và đang mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả người dân và các cơ quan nhà nước. Người dân chỉ cần khai báo thông tin một lần nhưng có thể giải quyết được 3 TTHC kèm theo, qua đó thủ tục và thời gian giải quyết hồ sơ của người dân đã được giảm đáng kể. Việc liên thông cũng giúp các cơ quan BHXH giảm áp lực tại bộ phận "Một cửa", qua đó giải quyết công việc nhanh hơn, thuận tiện, khoa học hơn; đồng thời tạo công khai, minh bạch trong việc giải quyết các chế độ BHXH, BHYT, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người tham gia và thụ hưởng chính sách. Bên cạnh đó, việc triển khai 2 nhóm TTHC liên thông này còn tạo sự phối hợp, gắn kết, nâng cao hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước trong việc giải quyết các TTHC liên quan đến người dân. Đây cũng là tiền đề để các bộ, ngành, địa phương tiếp tục nghiên cứu triển khai các nhóm TTHC liên thông khác, ngày càng mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân, người lao động. TIN LIÊN QUANLiên thông thủ tục đăng ký khai sinh, cấp thẻ BHYT cho trẻ emCấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi tại Hà Nội thế nào?Từ 1/7, cấp thẻ BHYT cho trẻ cùng lúc đăng ký khai sinhCấp thẻ BHYT cho trẻ em đồng thời với việc cấp giấy khai sinh Để sẵn sàng cho việc triển khai 2 nhóm TTHC liên thông trên toàn quốc, BHXH Việt Nam đã ban hành Quy trình liên thông điện tử giải quyết nhóm TTHC "Đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú - Trợ cấp mai táng phí"; Quy trình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ TTHC liên thông điện tử "Đăng ký khai sinh - Đăng ký thường trú - Cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi". Với tinh thần sẵn sàng cho việc triển khai 2 nhóm TTHC trên toàn quốc, ngành BHXH cũng đã hoàn thành việc nâng cấp phần mềm, cấu hình các dịch vụ công liên quan; tổ chức tập huấn cho BHXH các tỉnh, thành phố đảm bảo việc triển khai đạt hiệu quả, thống nhất theo quy định, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người dân, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Về kết nối, chia sẻ dữ liệu và sử dụng thẻ Căn cước công dân gắn chíp, ứng dụng Định danh điện tử quốc gia thay thế thẻ BHYT giấy để khám chữa bệnh BHYT:Hệ thống đã xác thực trên 86,9 triệu thông tin nhân khẩu có trong CSDL quốc gia về bảo hiểm với CSDL quốc gia về dân cư. Đồng thời, Hệ thống của BHXH Việt Nam đã cung cấp, chia sẻ trên 117,5 triệu lượt bản ghi thông tin BHXH, BHYT cho CSDL quốc gia về dân cư.Toàn quốc đã có 12.455 cơ sở KCB triển khai KCB BHYT bằng CCCD gắn chíp (đạt 97,27% tổng số cơ sở KCB BHYT trên toàn quốc), với trên 29,2 triệu lượt tra cứu thành công thông tin thẻ BHYT bằng CCCD gắn chíp phục vụ làm thủ tục KCB BHYT.Triển khai tích hợp, cung cấp dịch vụ công (DVC) trực tuyến trên Cổng DVC Quốc giaTrong 6 tháng đầu năm 2023, toàn ngành BHXH Việt Nam đã tiếp nhận gần 50 triệu hồ sơ giao dịch điện tử (chiếm 85% tổng số hồ sơ cả trực tiếp và trực tuyến được tiếp nhận). Thu Cúc
Khởi tố nguyên Cục trưởng Cục Thanh tra giám sát ngân hàng II
Tại cuộc họp báo chiều 28/3 của Bộ Công an, lãnh đạo Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế (C03) Bộ Công an cho biết: Cơ quan điều tra vừa khởi tố bà Đỗ Thị Nhàn, nguyên Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II thuộc Ngân hàng Nhà nước.
Lãnh đạo C03 thông tin về việc khởi tố một số nguyên cán bộ của Ngân hàng Nhà nước liên quan vụ Vạn Thịnh Phát Theo lãnh đạo Cục C03, vụ Vạn Thịnh Phát là vụ án lớn, quá trình điều tra phát hiện nhiều tội danh và một số hành vi có dấu hiệu tội phạm đang được tiếp tục điều tra. Diễn biến mới nhất vụ án, lãnh đạo C03 cho biết đã khởi tố 5 bị can thuộc đoàn thanh tra liên ngành đã từng tiến hành thanh tra ngân hàng SCB. Đoàn thanh tra này do thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước chủ trì, trưởng đoàn là bà Đỗ Thị Nhàn, Cục trưởng Cục thanh tra giám sát Ngân hàng II. Bà Nhàn bị khởi tố điều tra về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Lãnh đạo C03 thông tin thêm: Sau khi thanh tra, đoàn thanh tra liên ngành đã báo cáo cơ quan có thẩm quyền không trung thực dẫn đến việc giám sát ngân hàng SCB không đầy đủ, đây là hành vi nghiêm trọng. L.S
Khởi tố nguyên Cục trưởng Cục Thanh tra giám sát ngân hàng II Tại cuộc họp báo chiều 28/3 của Bộ Công an, lãnh đạo Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế (C03) Bộ Công an cho biết: Cơ quan điều tra vừa khởi tố bà Đỗ Thị Nhàn, nguyên Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II thuộc Ngân hàng Nhà nước. Lãnh đạo C03 thông tin về việc khởi tố một số nguyên cán bộ của Ngân hàng Nhà nước liên quan vụ Vạn Thịnh Phát Theo lãnh đạo Cục C03, vụ Vạn Thịnh Phát là vụ án lớn, quá trình điều tra phát hiện nhiều tội danh và một số hành vi có dấu hiệu tội phạm đang được tiếp tục điều tra. Diễn biến mới nhất vụ án, lãnh đạo C03 cho biết đã khởi tố 5 bị can thuộc đoàn thanh tra liên ngành đã từng tiến hành thanh tra ngân hàng SCB. Đoàn thanh tra này do thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước chủ trì, trưởng đoàn là bà Đỗ Thị Nhàn, Cục trưởng Cục thanh tra giám sát Ngân hàng II. Bà Nhàn bị khởi tố điều tra về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Lãnh đạo C03 thông tin thêm: Sau khi thanh tra, đoàn thanh tra liên ngành đã báo cáo cơ quan có thẩm quyền không trung thực dẫn đến việc giám sát ngân hàng SCB không đầy đủ, đây là hành vi nghiêm trọng. L.S
Cần sớm xóa bỏ 'ác mộng' đường ngang đường sắt
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam vừa đề xuất Bộ GTVT kiến nghị cấp có thẩm quyền bố trí nguồn vốn ngân sách để nâng cấp lối đi tự mở thành đường ngang.
Vụ tai nạn tàu SE5 va xe đầu kéo mắc kẹt trên lối đi tự mở tại Thường Tín (Hà Nội). Ảnh: Báo Giao thông Theo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, qua thống kê, 5 tháng đầu năm 2023 xảy ra 68 vụ tai nạn đường sắt, trong đó 31 vụ xảy ra tại lối đi tự mở (chiếm tỉ lệ 46%), 27 vụ xảy ra dọc đường sắt (40%), 10 vụ tại đường ngang cảnh báo tự động (15%). Ám ảnh lối đi tự mở, đường ngang đường sắt Kể về những vụ việc liên quan đến đường ngang lối mở, lái tàu Lê Công Thức (Đội lái máy 10, Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội) phải thốt lên rằng: "Lái tàu trong điều kiện đường ngang, lối đi tự mở nhan nhản, không biết trước sẽ xảy ra chuyện gì. Tàu chạy qua khu dân cư đông đúc, nhiều lối đi tự mở, cảm giác như tàu đang chạy... trên vỉa hè". Kể lại một trường hợp xảy ra tại khu vực Giáp Bát, anh Thức cho biết, khi tàu đang chạy, bất ngờ xuất hiện một người vừa xem điện thoại vừa đi từ trong ngõ ra qua lối đi tự mở. Lập tức, anh xử lý hãm phanh nhưng không kịp, dù tốc độ tàu chỉ 30 km/h. Do khoảng cách rất gần, tàu va khiến người này rơi xuống sông. Tổ tàu phải xuống tìm, đưa đi viện cấp cứu nhưng không qua khỏi. Tính đến hết tháng 2/2023, trên toàn mạng lưới đường sắt vẫn tồn tại hơn 3.500 vị trí, chiếm tỉ lệ 69,9% tổng số giao cắt đường sắt - đường bộ và hơn 17.000 vị trí vi phạm đất đường sắt. Thời điểm tháng 10/2022, một tình huống khiến người dân hoảng hốt xảy ra trên đường Phạm Văn Đồng (quận Gò Vấp, TPHCM) khi một đầu máy tàu hỏa trên đường lao về ga Sài Gòn thì phát hiện gác chắn (giao nhau đường sắt và đường bộ) chưa được đóng. Khi đó, lái tàu đã nhanh chóng phản xạ cho tàu chạy chậm lại từ xa rồi dừng lại tại vị trí gác chắn. Cùng lúc này, các phương tiện chạy trên đường Phạm Văn Đồng (đoạn giao nhau với đường ray xe lửa) kịp thời dừng lại nên không xảy ra tai nạn. Anh Trịnh Quốc Phương, lái tàu trong vụ việc, thuộc Phân xưởng vận dụng đầu máy Sài Gòn, chi nhánh Xí nghiệp đầu máy Sài Gòn kể lại: "Khi còn cách điểm giao giữa đường Phạm Văn Đồng và đường ray xe lửa (nơi xảy ra sự cố) khoảng hơn 100 m, phụ lái và tôi phát hiện gác chắn ngang chưa đóng kịp. Ngay lập tức tôi vừa kéo còi báo hiệu liên tục và đạp thắng hết sức để hãm tốc độ của tàu lại. Thời điểm đó có mưa nên hãm tốc độ tàu cũng có phần khó khăn. Đầu tàu chạy thêm 50 m nữa mới dừng lại hẳn". Anh Phương cho rằng đó là một sự cố trong nghề, nhưng cũng là may mắn vì đầu tàu băng ngang qua đoạn giao cắt đường bộ trong khi đường ngang chưa đóng kịp, nhất là đi vào nơi dân cư đông đúc của TPHCM. "Tổ lái của chúng tôi làm việc theo đúng quy trình. Làm nghề lái tàu tinh thần phải vững, lúc nào cũng trong tư thế sẵn sàng để xử lý những sự cố có thể xảy ra. Nhiều anh em lái tàu ám ảnh bởi những vụ tại nạn chết người, đặc biệt là các tai nạn qua đường ngang", anh Phương chia sẻ. Hiện trường vụ tai nạn tàu khách SE8 va phải ô tô vượt ẩu qua lối đi tự mở tại Nông Cống (tỉnh Thanh Hóa) ngày 23/3/2022. Ảnh: Báo GT Theo ông Phan Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, nguyên nhân chủ yếu của các vụ tai nạn đường sắt vẫn do ý thức người tham gia giao thông, mặc dù thời gian qua, công tác tuyên truyền đã được đẩy mạnh nhiều. Vì thế, giải pháp hữu hiệu là đầu tư các công trình hạ tầng nhằm ngăn ngừa người, phương tiện vượt ẩu, đi lại trên đường sắt. Hiện, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 358 phê duyệt Đề án bảo đảm trật tự hành lang ATGT và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt, đề ra lộ trình cụ thể với nhiều giải pháp về hạ tầng như làm hàng rào, đường gom, cầu vượt, hầm chui, mở đường ngang... Đồng thời, nêu rõ nguồn vốn Trung ương, địa phương, mục tiêu đến năm 2025 xóa bỏ hoàn toàn lối đi tự mở. “Đây là các giải pháp căn cơ để giảm thiểu các nguy cơ uy hiếp đến ATGT đường sắt, tuy nhiên hiện đang triển khai rất chậm”, ông Phan Quốc Anh cho biết. Vụ tai nạn đường sắt chiều 27/1, đoạn qua lối đi tự mở Km 240+625 đường sắt Bắc - Nam (thuộc khối Tân Hùng, phường Quỳnh Thiện, TX Hoàng Mai). Ảnh: BNA Đề xuất 750 tỷ đồng xóa bỏ lối đi tự mở Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, tại Đề án bảo đảm trật tự hành lang ATGT và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt đã được Thủ tướng phê duyệt, giai đoạn 2021-2025 sẽ xây dựng mới 297 đường ngang hiện đang là các lối đi tự mở. Việc xây dựng đường ngang mới (nâng cấp, cải tạo lắp đặt thiết bị thành đường ngang cảnh báo tự động hoặc đường ngang có người gác) sử dụng nguồn vốn ngân sách Trung ương kế hoạch trung hạn 2021-2025. Tuy nhiên, giai đoạn 2021-2025, nguồn vốn trung hạn mới chỉ tập trung thực hiện nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng đường sắt, nhà ga, bãi hàng... nhằm tăng năng lực chạy tàu và đáp ứng yêu cầu về vận tải đường sắt. Các hạng mục công trình theo lộ trình tại Đề án chưa được ưu tiên thực hiện. Để sớm bảo đảm an toàn giao thông tại 297 lối đi tự mở này, Tổng công ty Đường sắt đề nghị Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách Nhà nước cho hoạt động kinh tế đường sắt thực hiện từ năm 2024, hoàn thành năm 2025 để tổng công ty hoàn thành việc nâng cấp, cải tạo, lắp đặt thiết bị tín hiệu tại 297 lối đi tự mở thành đường ngang. Tổng kinh phí thực hiện dự kiến là 750 tỉ đồng. Việc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ bố trí nguồn vốn ngân sách Nhà nước cho hoạt động kinh tế đường sắt để thực hiện các công trình này ngay từ năm 2024 và hoàn thành trong năm 2025 là phù hợp với tiến độ thực hiện theo Quyết định phê duyệt Đề án của Thủ tướng Chính phủ. "Công trình hoàn thành sớm sẽ xóa bỏ được 297 vị trí tiềm ẩn nguy cơ rất cao về mất ATGT, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của người dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương và đất nước", đại diện Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho hay. Phan Trang
Cần sớm xóa bỏ 'ác mộng' đường ngang đường sắt Tổng công ty Đường sắt Việt Nam vừa đề xuất Bộ GTVT kiến nghị cấp có thẩm quyền bố trí nguồn vốn ngân sách để nâng cấp lối đi tự mở thành đường ngang. Vụ tai nạn tàu SE5 va xe đầu kéo mắc kẹt trên lối đi tự mở tại Thường Tín (Hà Nội). Ảnh: Báo Giao thông Theo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, qua thống kê, 5 tháng đầu năm 2023 xảy ra 68 vụ tai nạn đường sắt, trong đó 31 vụ xảy ra tại lối đi tự mở (chiếm tỉ lệ 46%), 27 vụ xảy ra dọc đường sắt (40%), 10 vụ tại đường ngang cảnh báo tự động (15%). Ám ảnh lối đi tự mở, đường ngang đường sắt Kể về những vụ việc liên quan đến đường ngang lối mở, lái tàu Lê Công Thức (Đội lái máy 10, Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội) phải thốt lên rằng: "Lái tàu trong điều kiện đường ngang, lối đi tự mở nhan nhản, không biết trước sẽ xảy ra chuyện gì. Tàu chạy qua khu dân cư đông đúc, nhiều lối đi tự mở, cảm giác như tàu đang chạy... trên vỉa hè". Kể lại một trường hợp xảy ra tại khu vực Giáp Bát, anh Thức cho biết, khi tàu đang chạy, bất ngờ xuất hiện một người vừa xem điện thoại vừa đi từ trong ngõ ra qua lối đi tự mở. Lập tức, anh xử lý hãm phanh nhưng không kịp, dù tốc độ tàu chỉ 30 km/h. Do khoảng cách rất gần, tàu va khiến người này rơi xuống sông. Tổ tàu phải xuống tìm, đưa đi viện cấp cứu nhưng không qua khỏi. Tính đến hết tháng 2/2023, trên toàn mạng lưới đường sắt vẫn tồn tại hơn 3.500 vị trí, chiếm tỉ lệ 69,9% tổng số giao cắt đường sắt - đường bộ và hơn 17.000 vị trí vi phạm đất đường sắt. Thời điểm tháng 10/2022, một tình huống khiến người dân hoảng hốt xảy ra trên đường Phạm Văn Đồng (quận Gò Vấp, TPHCM) khi một đầu máy tàu hỏa trên đường lao về ga Sài Gòn thì phát hiện gác chắn (giao nhau đường sắt và đường bộ) chưa được đóng. Khi đó, lái tàu đã nhanh chóng phản xạ cho tàu chạy chậm lại từ xa rồi dừng lại tại vị trí gác chắn. Cùng lúc này, các phương tiện chạy trên đường Phạm Văn Đồng (đoạn giao nhau với đường ray xe lửa) kịp thời dừng lại nên không xảy ra tai nạn. Anh Trịnh Quốc Phương, lái tàu trong vụ việc, thuộc Phân xưởng vận dụng đầu máy Sài Gòn, chi nhánh Xí nghiệp đầu máy Sài Gòn kể lại: "Khi còn cách điểm giao giữa đường Phạm Văn Đồng và đường ray xe lửa (nơi xảy ra sự cố) khoảng hơn 100 m, phụ lái và tôi phát hiện gác chắn ngang chưa đóng kịp. Ngay lập tức tôi vừa kéo còi báo hiệu liên tục và đạp thắng hết sức để hãm tốc độ của tàu lại. Thời điểm đó có mưa nên hãm tốc độ tàu cũng có phần khó khăn. Đầu tàu chạy thêm 50 m nữa mới dừng lại hẳn". Anh Phương cho rằng đó là một sự cố trong nghề, nhưng cũng là may mắn vì đầu tàu băng ngang qua đoạn giao cắt đường bộ trong khi đường ngang chưa đóng kịp, nhất là đi vào nơi dân cư đông đúc của TPHCM. "Tổ lái của chúng tôi làm việc theo đúng quy trình. Làm nghề lái tàu tinh thần phải vững, lúc nào cũng trong tư thế sẵn sàng để xử lý những sự cố có thể xảy ra. Nhiều anh em lái tàu ám ảnh bởi những vụ tại nạn chết người, đặc biệt là các tai nạn qua đường ngang", anh Phương chia sẻ. Hiện trường vụ tai nạn tàu khách SE8 va phải ô tô vượt ẩu qua lối đi tự mở tại Nông Cống (tỉnh Thanh Hóa) ngày 23/3/2022. Ảnh: Báo GT Theo ông Phan Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, nguyên nhân chủ yếu của các vụ tai nạn đường sắt vẫn do ý thức người tham gia giao thông, mặc dù thời gian qua, công tác tuyên truyền đã được đẩy mạnh nhiều. Vì thế, giải pháp hữu hiệu là đầu tư các công trình hạ tầng nhằm ngăn ngừa người, phương tiện vượt ẩu, đi lại trên đường sắt. Hiện, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 358 phê duyệt Đề án bảo đảm trật tự hành lang ATGT và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt, đề ra lộ trình cụ thể với nhiều giải pháp về hạ tầng như làm hàng rào, đường gom, cầu vượt, hầm chui, mở đường ngang... Đồng thời, nêu rõ nguồn vốn Trung ương, địa phương, mục tiêu đến năm 2025 xóa bỏ hoàn toàn lối đi tự mở. “Đây là các giải pháp căn cơ để giảm thiểu các nguy cơ uy hiếp đến ATGT đường sắt, tuy nhiên hiện đang triển khai rất chậm”, ông Phan Quốc Anh cho biết. Vụ tai nạn đường sắt chiều 27/1, đoạn qua lối đi tự mở Km 240+625 đường sắt Bắc - Nam (thuộc khối Tân Hùng, phường Quỳnh Thiện, TX Hoàng Mai). Ảnh: BNA Đề xuất 750 tỷ đồng xóa bỏ lối đi tự mở Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, tại Đề án bảo đảm trật tự hành lang ATGT và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt đã được Thủ tướng phê duyệt, giai đoạn 2021-2025 sẽ xây dựng mới 297 đường ngang hiện đang là các lối đi tự mở. Việc xây dựng đường ngang mới (nâng cấp, cải tạo lắp đặt thiết bị thành đường ngang cảnh báo tự động hoặc đường ngang có người gác) sử dụng nguồn vốn ngân sách Trung ương kế hoạch trung hạn 2021-2025. Tuy nhiên, giai đoạn 2021-2025, nguồn vốn trung hạn mới chỉ tập trung thực hiện nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng đường sắt, nhà ga, bãi hàng... nhằm tăng năng lực chạy tàu và đáp ứng yêu cầu về vận tải đường sắt. Các hạng mục công trình theo lộ trình tại Đề án chưa được ưu tiên thực hiện. Để sớm bảo đảm an toàn giao thông tại 297 lối đi tự mở này, Tổng công ty Đường sắt đề nghị Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách Nhà nước cho hoạt động kinh tế đường sắt thực hiện từ năm 2024, hoàn thành năm 2025 để tổng công ty hoàn thành việc nâng cấp, cải tạo, lắp đặt thiết bị tín hiệu tại 297 lối đi tự mở thành đường ngang. Tổng kinh phí thực hiện dự kiến là 750 tỉ đồng. Việc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ bố trí nguồn vốn ngân sách Nhà nước cho hoạt động kinh tế đường sắt để thực hiện các công trình này ngay từ năm 2024 và hoàn thành trong năm 2025 là phù hợp với tiến độ thực hiện theo Quyết định phê duyệt Đề án của Thủ tướng Chính phủ. "Công trình hoàn thành sớm sẽ xóa bỏ được 297 vị trí tiềm ẩn nguy cơ rất cao về mất ATGT, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của người dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương và đất nước", đại diện Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho hay. Phan Trang
Các hồ thủy điện ở Quảng Nam hạ mực nước trước đợt mưa lớn
Hiện nay, tại Quảng Nam, các hồ thủy điện Đak Mi, A Vương, Sông Bung, Sông Tranh 2 đang vận hành hạ mực nước đảm bảo dung tích phòng lũ sẵn sàng ứng phó với đợt mưa lớn từ ngày 25-27/11.
Hồ thủy điện A Vương vận hành điều tiết nước qua tràn Ông Trường Xuân Tý, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam (Ban Chỉ huy) cho biết, theo nhận định của Đài Khí tượng thủy văn Quảng Nam, do ảnh hưởng của phần phía Tây Nam áp cao lạnh lục địa kết hợp hoạt động của trường gió Đông trên cao, nên từ ngày 25-27/11, nhiều nơi trong tỉnh có khả năng xuất hiện một đợt mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, cường độ mưa to đến mưa rất to tập trung chủ yếu từ chiều 25-26/11. Tổng lượng mưa phổ biến như sau: Các địa phương vùng núi phía Tây Bắc tỉnh phổ biến từ 50-120 mm, có nơi trên 150 mm; các địa phương vùng đồng bằng và vùng núi phía Tây Nam phổ biến từ 150-250 mm, có nơi trên 300 mm. Để chủ động ứng phó với đợt mưa lũ này, Ban Chỉ huy yêu cầu các các hồ thủy điện Đak Mi 4, A Vương, Sông Bung 2, Sông Bung 4, Sông Tranh 2, tổ chức vận hành điều tiết hạ dần mực nước để sẵn sàng đón lũ. Công ty cổ phần Thủy điện Đak Mi, Công ty cổ phần Thủy điện A Vương, Công ty Thủy điện Sông Bung, Công ty Thủy điện Sông Tranh chủ động tính toán, tổ chức vận hành đưa dần mực nước các hồ thủy điện Đak Mi 4, A Vương, Sông Bung 4, Sông Tranh 2 về mực nước trước lũ, như sau: Đak Mi 4: 256 m, A Vương: 378,5 m, Sông Bung 4: 220 m, Sông Tranh 2: 173,5 m trước 18h ngày 24/11. Trước đó, mực nước các hồ thủy điện lúc 15h ngày 22/11 (Sông Bung 2: 600,18 m, Sông Bung 4: 221,61 m, A Vương: 380 m, Đak Mi 4: 257,98 m; Sông Tranh 2: 174,97 m). Chuyển chế độ vận hành theo quy định tại Quyết định số 1865/QĐ-TTg ngày 23/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Vu Gia-Thu Bồn. Các hồ thủy điện chủ động tính toán, tổ chức vận hành đảm bảo mực nước hồ thủy điện Sông Bung 2 không lớn hơn mực nước trước lũ 602 m. Chuyển chế độ vận hành theo quy định của Quy trình 1865. Việc tổ chức vận hành phải bảo đảm nguyên tắc vận hành, tránh đột biến theo quy định. Tổ chức thực hiện việc thông tin, thông báo đến chính quyền, nhân dân vùng hạ du về công tác vận hành, điều tiết hồ. Thường xuyên cung cấp bản tin dự báo lũ về hồ và số liệu mưa các trạm đo trên lưu vực hồ về Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy để theo dõi, tham mưu chỉ đạo. Để đảm bảo an toàn cho vùng hạ du sông Vu Gia-Thu Bồn, Ban Chỉ huy cũng đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thông báo đến các cấp chính quyền, người dân, các tổ chức có hoạt động trên sông, ven sông; cơ sở nuôi trồng thủy sản trên sông, phương tiện vận tải thủy; các bến đò, ngầm tràn; các hoạt động sản xuất kinh doanh, khai thác cát sỏi biết thông tin điều tiết các hồ chứa thủy điện để chủ động các biện pháp phòng tránh đảm bảo an toàn về người, tài sản. Rà soát phương án phòng chống lũ đảm bảo an toàn cho vùng hạ du, các khu vực sạt lở bờ sông để sẵn sàng ứng phó. Chiều 23/11, đại diện Công ty Thủy điện Sông Tranh cho biết, ngay khi tỉnh Quảng Nam có yêu cầu, đơn vị đã tổ chức vận hành hạ mực nước hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2. Hiện nay tổng lưu lượng nước xả tràn qua đập và qua nhà máy gấp đôi lưu lượng nước đến hồ. Mực nước hồ thủy điện Sông Tranh 2 lúc 15h ngày 22/11 là 174,97 m, đến 15h ngày 23/11 là 174,17 m. Các hồ thủy điện khác đang vận hành hạ mực nước. Mực nước các hồ thủy điện lúc 15h ngày 23/11: Sông Bung 2 là 599,82 m, Sông Bung 4 là 221,26 m, A Vương là 379,52 m... Thế Phong Tham khảo thêmQuảng Nam: Vùng rốn lũ bị ngập, cảnh báo lũ BĐ3 trên sông Vu Gia - Thu BồnTham khảo thêmThừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam chủ động phòng ngừa, ứng phó mưa lũ
Các hồ thủy điện ở Quảng Nam hạ mực nước trước đợt mưa lớn Hiện nay, tại Quảng Nam, các hồ thủy điện Đak Mi, A Vương, Sông Bung, Sông Tranh 2 đang vận hành hạ mực nước đảm bảo dung tích phòng lũ sẵn sàng ứng phó với đợt mưa lớn từ ngày 25-27/11. Hồ thủy điện A Vương vận hành điều tiết nước qua tràn Ông Trường Xuân Tý, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam (Ban Chỉ huy) cho biết, theo nhận định của Đài Khí tượng thủy văn Quảng Nam, do ảnh hưởng của phần phía Tây Nam áp cao lạnh lục địa kết hợp hoạt động của trường gió Đông trên cao, nên từ ngày 25-27/11, nhiều nơi trong tỉnh có khả năng xuất hiện một đợt mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, cường độ mưa to đến mưa rất to tập trung chủ yếu từ chiều 25-26/11. Tổng lượng mưa phổ biến như sau: Các địa phương vùng núi phía Tây Bắc tỉnh phổ biến từ 50-120 mm, có nơi trên 150 mm; các địa phương vùng đồng bằng và vùng núi phía Tây Nam phổ biến từ 150-250 mm, có nơi trên 300 mm. Để chủ động ứng phó với đợt mưa lũ này, Ban Chỉ huy yêu cầu các các hồ thủy điện Đak Mi 4, A Vương, Sông Bung 2, Sông Bung 4, Sông Tranh 2, tổ chức vận hành điều tiết hạ dần mực nước để sẵn sàng đón lũ. Công ty cổ phần Thủy điện Đak Mi, Công ty cổ phần Thủy điện A Vương, Công ty Thủy điện Sông Bung, Công ty Thủy điện Sông Tranh chủ động tính toán, tổ chức vận hành đưa dần mực nước các hồ thủy điện Đak Mi 4, A Vương, Sông Bung 4, Sông Tranh 2 về mực nước trước lũ, như sau: Đak Mi 4: 256 m, A Vương: 378,5 m, Sông Bung 4: 220 m, Sông Tranh 2: 173,5 m trước 18h ngày 24/11. Trước đó, mực nước các hồ thủy điện lúc 15h ngày 22/11 (Sông Bung 2: 600,18 m, Sông Bung 4: 221,61 m, A Vương: 380 m, Đak Mi 4: 257,98 m; Sông Tranh 2: 174,97 m). Chuyển chế độ vận hành theo quy định tại Quyết định số 1865/QĐ-TTg ngày 23/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Vu Gia-Thu Bồn. Các hồ thủy điện chủ động tính toán, tổ chức vận hành đảm bảo mực nước hồ thủy điện Sông Bung 2 không lớn hơn mực nước trước lũ 602 m. Chuyển chế độ vận hành theo quy định của Quy trình 1865. Việc tổ chức vận hành phải bảo đảm nguyên tắc vận hành, tránh đột biến theo quy định. Tổ chức thực hiện việc thông tin, thông báo đến chính quyền, nhân dân vùng hạ du về công tác vận hành, điều tiết hồ. Thường xuyên cung cấp bản tin dự báo lũ về hồ và số liệu mưa các trạm đo trên lưu vực hồ về Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy để theo dõi, tham mưu chỉ đạo. Để đảm bảo an toàn cho vùng hạ du sông Vu Gia-Thu Bồn, Ban Chỉ huy cũng đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thông báo đến các cấp chính quyền, người dân, các tổ chức có hoạt động trên sông, ven sông; cơ sở nuôi trồng thủy sản trên sông, phương tiện vận tải thủy; các bến đò, ngầm tràn; các hoạt động sản xuất kinh doanh, khai thác cát sỏi biết thông tin điều tiết các hồ chứa thủy điện để chủ động các biện pháp phòng tránh đảm bảo an toàn về người, tài sản. Rà soát phương án phòng chống lũ đảm bảo an toàn cho vùng hạ du, các khu vực sạt lở bờ sông để sẵn sàng ứng phó. Chiều 23/11, đại diện Công ty Thủy điện Sông Tranh cho biết, ngay khi tỉnh Quảng Nam có yêu cầu, đơn vị đã tổ chức vận hành hạ mực nước hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2. Hiện nay tổng lưu lượng nước xả tràn qua đập và qua nhà máy gấp đôi lưu lượng nước đến hồ. Mực nước hồ thủy điện Sông Tranh 2 lúc 15h ngày 22/11 là 174,97 m, đến 15h ngày 23/11 là 174,17 m. Các hồ thủy điện khác đang vận hành hạ mực nước. Mực nước các hồ thủy điện lúc 15h ngày 23/11: Sông Bung 2 là 599,82 m, Sông Bung 4 là 221,26 m, A Vương là 379,52 m... Thế Phong Tham khảo thêmQuảng Nam: Vùng rốn lũ bị ngập, cảnh báo lũ BĐ3 trên sông Vu Gia - Thu BồnTham khảo thêmThừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam chủ động phòng ngừa, ứng phó mưa lũ
Rà soát nâng tốc độ cao tốc 4 làn xe lên 90km/h
Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các đơn vị khẩn trương rà soát yếu tố kỹ thuật đối với cao tốc phân kỳ đầu tư 4 làn xe để nâng tốc độ lên 90km/h.
bonewsrelation eonewsrelation Wed Nov 29 2023 16:38:11 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Wed Nov 29 2023 16:38:11 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Wed Nov 29 2023 16:46:25 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các đơn vị rà soát nâng tốc độ cao tốc 4 làn xe lên 90km/h Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản yêu cầu Cục Đường bộ Việt Nam, Đường cao tốc Việt Nam, Quản lý đầu tư xây dựng và các Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh, Mỹ Thuận, 2, 6, 7, 85, Thăng Long rà soát đường ô tô cao tốc phân kỳ đầu tư được thiết kế với 4 làn xe cơ giới (phần xe chạy 2 làn mỗi bên) để có thể khai thác với vận tốc 90km/h theo TCCS42:2022. Các đơn vị chịu trách nhiệm triển khai thực hiện và báo cáo kết quả về Bộ Giao thông vận tải trước ngày 31/12/2023. Bộ Giao thông vận tải cho biết, hiện nay, một số tuyến đường cao tốc phân kỳ đầu tư có quy mô 4 làn xe cơ giới với làn dừng khẩn cấp không liên tục, được đầu tư và đưa vào vận hành khai thác với tốc độ tối đa 80km/h. Ngày 22/6/2022, Cục Đường bộ Việt Nam đã ban hành và công bố Tiêu chuẩn cơ sở Đường ô tô cao tốc - Thiết kế và tổ chức giao thông giai đoạn phân kỳ đầu tư xây dựng. Theo đó, đối với các tuyến đường ô tô cao tốc phân kỳ đầu tư có quy mô như trên có thể khai thác với tốc độ đến 90km/h. Để đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ trong tổ chức giao thông đối với đường ô tô cao tốc phân kỳ đầu tư có 4 làn xe cơ giới, nâng cao hiệu quả đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Giao thông vận tải giao Cục Đường bộ Việt Nam phối hợp với Cục Đường cao tốc Việt Nam, Cục Quản lý đầu tư xây dựng rà soát các yếu tố kỹ thuật có liên quan của công trình đường bộ cao tốc phân kỳ đầu tư đang khai thác hoặc đang chuẩn bị thực hiện đầu tư có 4 làn xe cơ giới để đánh giá tính phù hợp và quyết định việc nâng tốc độ khai thác lên 90km/h. Cục Đường bộ Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải để chỉ đạo các chủ đầu tư dự án đường cao tốc phân kỳ đầu tư chủ động điều chỉnh phương án tổ chức giao thông hoặc các giải pháp kỹ thuật cần thiết, điều chỉnh hồ sơ thiết kế kỹ thuật như điều chỉnh biển báo, vạch sơn, đáp ứng việc nâng tốc độ khai thác khi đưa vào sử dụng. Các Ban Quản lý dự án có trách nhiệm phối hợp với Cục Đường bộ Việt Nam cung cấp kết quả thí nghiệm, báo cáo đánh giá theo yêu cầu, có trách nhiệm thực hiện rà soát và kiến nghị đối với dự án thuộc phạm vi quản lý. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị điều chỉnh, bổ sung các hạng mục công trình theo ý kiến của Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam, để bảo đảm điều kiện an toàn giao thông khi nâng tốc độ khai thác phương tiện. Đủ cơ sở nâng tốc độ cao tốc Theo Cục Đường cao tốc Việt Nam, trong bối cảnh nguồn lực kinh tế còn khó khăn, Quốc hội và Chính phủ đã thông qua chủ trương phân kỳ đầu tư xây dựng một số tuyến với mặt cắt ngang 4 làn xe, tốc độ thiết kế 80km/h. Một số đoạn tuyến cao tốc đã hoàn thành đầu tư xây dựng đưa vào khai thác với tốc độ tối đa cho phép 80km/h, tốc độ tối thiểu cho phép 60km/h như đoạn Cao Bồ - Mai Sơn, Trung Lương - Mỹ Thuận, Mai Sơn - QL45 - Nghi Sơn, Nha Trang - Cam Lâm và Vĩnh Hảo - Phan Thiết. Về cơ sở để nâng cao tốc độ lên 90km/h, Cục Đường cao tốc cho hay, theo hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn của Việt Nam và quốc tế có hai loại tốc độ là tốc độ thiết kế và tốc độ khai thác. Tốc độ thiết kế được xác định, lựa chọn trong quá trình triển khai đầu tư xây dựng tuyến đường và là giá trị không đổi trong suốt quá trình xây dựng và khai thác của dự án. Tốc độ khai thác được xác định, lựa chọn trong quá trình tổ chức vận hành, khai thác các tuyến đường và được thường xuyên đánh giá để điều chỉnh, lựa chọn phù hợp với từng giai đoạn khai thác. Tại TCCS 42:2022 cũng quy định: Trong thời gian phân kỳ đường cao tốc có thể chấp nhận cho hạn chế tốc độ khai thác cho phép thấp hơn tốc độ của đường cao tốc trong tương lai. Việc lựa chọn tốc độ khai thác sẽ do cơ quan có thẩm quyền quyết định trong phương án tổ chức giao thông. Tốc độ khai thác cho phép phụ thuộc vào tình trạng thực tế của đường, điều kiện thời tiết, tình trạng giao thông. Trong mọi trường hợp, tốc độ khai thác tối đa không nên quá 90km/h. Trong khi đó, hiện có nhiều đoạn tuyến trên hệ thống đường quốc lộ được nâng cấp, cải tạo với điều kiện tương đồng như đường cao tốc phân kỳ đầu tư. Các tuyến đường này có điều kiện khai thác phức tạp hơn các tuyến đường cao tốc 4 làn hạn chế, có dòng giao thông hỗn hợp. Tốc độ tối đa cho phép trên các tuyến đường này đang quy định cho các loại phương tiện và thực hiện theo Thông tư 31/2019/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải. Đối với các tuyến quốc lộ này, với vận tốc thiết kế 80km/h, có bề rộng làn xe chạy của các làn cơ giới tương tự như bề rộng của các làn xe cơ giới của các tuyến cao tốc hạn chế, mặt đường chưa có lớp tạo nhám, nhưng đã được Bộ Giao thông vận tải và các địa phương cho phép lựa chọn tốc độ tối đa 90km/h đối với xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn. Các tuyến quốc lộ hiện hữu có điều kiện tương đồng với các tuyến cao tốc đầu tư phân kỳ xây dựng 4 làn xe hạn chế cũng cho phép tốc độ tối đa 90km/h đối với một số loại phương tiện. Một số tiêu chuẩn quốc gia cho phép sử dụng bề rộng làn xe 3,5m với tốc độ thiết kế 100km/h. Việc nghiên cứu, xem xét nâng cao tốc độ tối đa cho phép trong quá trình khai thác các tuyến đường cao tốc trong giai đoạn phân kỳ 4 làn xe hạn chế, ngắt quãng dải dừng xe khẩn cấp từ tốc độ tối đa cho phép 80km/h lên tốc độ đa cho phép 90-100km/h là có cơ sở khoa học, lý luận và thực tiễn. TD Tham khảo thêmKhung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Dự án đường bộ cao tốc Tân Phú - Bảo LộcTham khảo thêmCao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu khởi công 5 tháng vẫn chưa thể thi côngTham khảo thêmBảo đảm hài hòa lợi ích trong việc thu phí đường cao tốcTham khảo thêmBám sát tình hình, chủ động tháo gỡ, đẩy nhanh các dự án cao tốc trọng điểmTham khảo thêmTrước 30/11/2023 phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch xây dựng Quy chuẩn đường cao tốcTham khảo thêmĐầu tư xây dựng KCN hỗ trợ Đồng Văn III phía Đông đường cao tốc cầu Giẽ - Ninh BìnhTham khảo thêmCao tốc Diễn Châu-Bãi Vọt vẫn chậm tiến độ sau 4 lần điều chỉnh kế hoạch
Rà soát nâng tốc độ cao tốc 4 làn xe lên 90km/h Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các đơn vị khẩn trương rà soát yếu tố kỹ thuật đối với cao tốc phân kỳ đầu tư 4 làn xe để nâng tốc độ lên 90km/h. bonewsrelation eonewsrelation Wed Nov 29 2023 16:38:11 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Wed Nov 29 2023 16:38:11 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Wed Nov 29 2023 16:46:25 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các đơn vị rà soát nâng tốc độ cao tốc 4 làn xe lên 90km/h Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản yêu cầu Cục Đường bộ Việt Nam, Đường cao tốc Việt Nam, Quản lý đầu tư xây dựng và các Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh, Mỹ Thuận, 2, 6, 7, 85, Thăng Long rà soát đường ô tô cao tốc phân kỳ đầu tư được thiết kế với 4 làn xe cơ giới (phần xe chạy 2 làn mỗi bên) để có thể khai thác với vận tốc 90km/h theo TCCS42:2022. Các đơn vị chịu trách nhiệm triển khai thực hiện và báo cáo kết quả về Bộ Giao thông vận tải trước ngày 31/12/2023. Bộ Giao thông vận tải cho biết, hiện nay, một số tuyến đường cao tốc phân kỳ đầu tư có quy mô 4 làn xe cơ giới với làn dừng khẩn cấp không liên tục, được đầu tư và đưa vào vận hành khai thác với tốc độ tối đa 80km/h. Ngày 22/6/2022, Cục Đường bộ Việt Nam đã ban hành và công bố Tiêu chuẩn cơ sở Đường ô tô cao tốc - Thiết kế và tổ chức giao thông giai đoạn phân kỳ đầu tư xây dựng. Theo đó, đối với các tuyến đường ô tô cao tốc phân kỳ đầu tư có quy mô như trên có thể khai thác với tốc độ đến 90km/h. Để đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ trong tổ chức giao thông đối với đường ô tô cao tốc phân kỳ đầu tư có 4 làn xe cơ giới, nâng cao hiệu quả đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Giao thông vận tải giao Cục Đường bộ Việt Nam phối hợp với Cục Đường cao tốc Việt Nam, Cục Quản lý đầu tư xây dựng rà soát các yếu tố kỹ thuật có liên quan của công trình đường bộ cao tốc phân kỳ đầu tư đang khai thác hoặc đang chuẩn bị thực hiện đầu tư có 4 làn xe cơ giới để đánh giá tính phù hợp và quyết định việc nâng tốc độ khai thác lên 90km/h. Cục Đường bộ Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải để chỉ đạo các chủ đầu tư dự án đường cao tốc phân kỳ đầu tư chủ động điều chỉnh phương án tổ chức giao thông hoặc các giải pháp kỹ thuật cần thiết, điều chỉnh hồ sơ thiết kế kỹ thuật như điều chỉnh biển báo, vạch sơn, đáp ứng việc nâng tốc độ khai thác khi đưa vào sử dụng. Các Ban Quản lý dự án có trách nhiệm phối hợp với Cục Đường bộ Việt Nam cung cấp kết quả thí nghiệm, báo cáo đánh giá theo yêu cầu, có trách nhiệm thực hiện rà soát và kiến nghị đối với dự án thuộc phạm vi quản lý. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị điều chỉnh, bổ sung các hạng mục công trình theo ý kiến của Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam, để bảo đảm điều kiện an toàn giao thông khi nâng tốc độ khai thác phương tiện. Đủ cơ sở nâng tốc độ cao tốc Theo Cục Đường cao tốc Việt Nam, trong bối cảnh nguồn lực kinh tế còn khó khăn, Quốc hội và Chính phủ đã thông qua chủ trương phân kỳ đầu tư xây dựng một số tuyến với mặt cắt ngang 4 làn xe, tốc độ thiết kế 80km/h. Một số đoạn tuyến cao tốc đã hoàn thành đầu tư xây dựng đưa vào khai thác với tốc độ tối đa cho phép 80km/h, tốc độ tối thiểu cho phép 60km/h như đoạn Cao Bồ - Mai Sơn, Trung Lương - Mỹ Thuận, Mai Sơn - QL45 - Nghi Sơn, Nha Trang - Cam Lâm và Vĩnh Hảo - Phan Thiết. Về cơ sở để nâng cao tốc độ lên 90km/h, Cục Đường cao tốc cho hay, theo hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn của Việt Nam và quốc tế có hai loại tốc độ là tốc độ thiết kế và tốc độ khai thác. Tốc độ thiết kế được xác định, lựa chọn trong quá trình triển khai đầu tư xây dựng tuyến đường và là giá trị không đổi trong suốt quá trình xây dựng và khai thác của dự án. Tốc độ khai thác được xác định, lựa chọn trong quá trình tổ chức vận hành, khai thác các tuyến đường và được thường xuyên đánh giá để điều chỉnh, lựa chọn phù hợp với từng giai đoạn khai thác. Tại TCCS 42:2022 cũng quy định: Trong thời gian phân kỳ đường cao tốc có thể chấp nhận cho hạn chế tốc độ khai thác cho phép thấp hơn tốc độ của đường cao tốc trong tương lai. Việc lựa chọn tốc độ khai thác sẽ do cơ quan có thẩm quyền quyết định trong phương án tổ chức giao thông. Tốc độ khai thác cho phép phụ thuộc vào tình trạng thực tế của đường, điều kiện thời tiết, tình trạng giao thông. Trong mọi trường hợp, tốc độ khai thác tối đa không nên quá 90km/h. Trong khi đó, hiện có nhiều đoạn tuyến trên hệ thống đường quốc lộ được nâng cấp, cải tạo với điều kiện tương đồng như đường cao tốc phân kỳ đầu tư. Các tuyến đường này có điều kiện khai thác phức tạp hơn các tuyến đường cao tốc 4 làn hạn chế, có dòng giao thông hỗn hợp. Tốc độ tối đa cho phép trên các tuyến đường này đang quy định cho các loại phương tiện và thực hiện theo Thông tư 31/2019/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải. Đối với các tuyến quốc lộ này, với vận tốc thiết kế 80km/h, có bề rộng làn xe chạy của các làn cơ giới tương tự như bề rộng của các làn xe cơ giới của các tuyến cao tốc hạn chế, mặt đường chưa có lớp tạo nhám, nhưng đã được Bộ Giao thông vận tải và các địa phương cho phép lựa chọn tốc độ tối đa 90km/h đối với xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn. Các tuyến quốc lộ hiện hữu có điều kiện tương đồng với các tuyến cao tốc đầu tư phân kỳ xây dựng 4 làn xe hạn chế cũng cho phép tốc độ tối đa 90km/h đối với một số loại phương tiện. Một số tiêu chuẩn quốc gia cho phép sử dụng bề rộng làn xe 3,5m với tốc độ thiết kế 100km/h. Việc nghiên cứu, xem xét nâng cao tốc độ tối đa cho phép trong quá trình khai thác các tuyến đường cao tốc trong giai đoạn phân kỳ 4 làn xe hạn chế, ngắt quãng dải dừng xe khẩn cấp từ tốc độ tối đa cho phép 80km/h lên tốc độ đa cho phép 90-100km/h là có cơ sở khoa học, lý luận và thực tiễn. TD Tham khảo thêmKhung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Dự án đường bộ cao tốc Tân Phú - Bảo LộcTham khảo thêmCao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu khởi công 5 tháng vẫn chưa thể thi côngTham khảo thêmBảo đảm hài hòa lợi ích trong việc thu phí đường cao tốcTham khảo thêmBám sát tình hình, chủ động tháo gỡ, đẩy nhanh các dự án cao tốc trọng điểmTham khảo thêmTrước 30/11/2023 phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch xây dựng Quy chuẩn đường cao tốcTham khảo thêmĐầu tư xây dựng KCN hỗ trợ Đồng Văn III phía Đông đường cao tốc cầu Giẽ - Ninh BìnhTham khảo thêmCao tốc Diễn Châu-Bãi Vọt vẫn chậm tiến độ sau 4 lần điều chỉnh kế hoạch
Ghi nhận nhiều ca bệnh sốt rét
Từ đầu năm đến nay, tỉnh Lai Châu ghi nhận 64 trường hợp mắc sốt rét, tăng 16,4%; tỉnh Khánh Hòa ghi nhận 81 trường hợp mắc sốt rét, tăng 100% so với cùng kỳ năm 2022.
Muỗi là tác nhân gây bệnh sốt rét Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm cho thấy, từ đầu năm đến nay, tỉnh Lai Châu ghi nhận 64 trường hợp mắc sốt rét, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm 2022, tập trung tại huyện Mường Tè; tỉnh Khánh Hòa ghi nhận 81 trường hợp mắc sốt rét, tăng 100% so với cùng kỳ năm 2022 (không ghi nhận mắc), tập trung tại huyện Khánh Vĩnh. Kết quả kiểm tra, đánh giá diễn biến tình hình mắc sốt rét tại thực địa cho thấy, nguyên nhân chính gây các ca bệnh sốt rét là do địa bàn thuộc vùng sốt rét lưu hành nặng, địa lý miền núi, kinh tế khó khăn, chủ yếu là người dân tộc; số người dân đi nương rẫy, khai thác nông lâm sản cao nhưng việc chủ động phát hiện ca bệnh, ổ bệnh, quản lý các đối tượng mắc và nguy cơ sốt rét vẫn chưa được thực hiện hiệu quả; nhiều người dân chủ quan, không tuân thủ điều trị; công tác truyền thông phòng chống sốt rét còn hạn chế; việc phối hợp giữa chính quyền, ban, ngành trong phòng chống sốt rét còn hạn chế. 42 tỉnh, thành phố đã công bố loại trừ bệnh sốt rét 06/01/2023 10:40 Để tăng cường công tác phòng chống và kiểm soát bệnh sốt rét trên địa bàn huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu và huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế tỉnh Lai Châu và Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo triển khai tổng hợp, phân tích sâu tình hình mắc sốt rét, xác định rõ nguyên nhân làm gia tăng số ca mắc và đánh giá nguy cơ mắc sốt rét trên địa bàn. Đồng thời, kiểm tra và đánh giá việc triển khai các hoạt động giám sát, phát hiện sớm, lấy mẫu xét nghiệm, điều trị các trường hợp mắc sốt rét tại các địa phương. Bên cạnh đó, chỉ đạo tăng cường giám sát, chẩn đoán phát hiện, điều trị đúng phác đồ nhằm hạn chế nguy cơ sốt rét nặng và tử vong, khoanh vùng để xử lý kịp thời, dứt điểm nguồn bệnh và hạn chế lây lan ra cộng đồng. Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng về giám sát, xét nghiệm và điều trị cho cán bộ y tế của địa phương. Xây dựng kế hoạch đáp ứng gia tăng số ca mắc sốt rét, báo cáo UBND tỉnh phê duyệt, để khẩn trương triển khai thực hiện nhằm ngăn chặn và khống chế sự gia tăng của sốt rét trên địa bàn; tăng cường phối hợp liên ngành triển khai hiệu quả các biện pháp phòng chống bệnh. Hai địa phương cũng cần triển khai truyền thông các biện pháp phòng chống sốt rét cho các đối tượng nguy cơ và người dân, thực hiện ngủ màn cả ở nhà và khi ngủ trong rừng, nương rẫy; khi mắc bệnh sốt rét thì sử dụng thuốc điều trị đầy đủ theo hướng dẫn; cấp màn, võng có tẩm hóa chất diệt muỗi, kem xua muỗi; thực hiện tẩm màn bằng hóa chất diệt muỗi cho người dân và phun hóa chất diệt muỗi tồn lưu tại các hộ gia đình, những nơi có nguy cơ cao. Các địa phương này cũng cần củng cố, đẩy mạnh hoạt động hiệu quả của hệ thống phòng chống sốt rét, nhất là y tế xã, thôn, bản. Bảo đảm bố trí nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu cho hoạt động phòng chống sốt rét; hướng dẫn và chi trả kinh phí mua hóa chất, kinh phí về giám sát, trả công người đi phun hóa chất và tẩm màn, bồi dưỡng người tham gia chống dịch và các hoạt động phòng chống sốt rét khác. Bộ Y tế cũng đề nghị các tỉnh này theo dõi sát diễn biến tình hình sốt rét và đánh giá kết quả triển khai các biện pháp phòng chống bệnh kịp thời. HM ‎
Ghi nhận nhiều ca bệnh sốt rét Từ đầu năm đến nay, tỉnh Lai Châu ghi nhận 64 trường hợp mắc sốt rét, tăng 16,4%; tỉnh Khánh Hòa ghi nhận 81 trường hợp mắc sốt rét, tăng 100% so với cùng kỳ năm 2022. Muỗi là tác nhân gây bệnh sốt rét Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm cho thấy, từ đầu năm đến nay, tỉnh Lai Châu ghi nhận 64 trường hợp mắc sốt rét, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm 2022, tập trung tại huyện Mường Tè; tỉnh Khánh Hòa ghi nhận 81 trường hợp mắc sốt rét, tăng 100% so với cùng kỳ năm 2022 (không ghi nhận mắc), tập trung tại huyện Khánh Vĩnh. Kết quả kiểm tra, đánh giá diễn biến tình hình mắc sốt rét tại thực địa cho thấy, nguyên nhân chính gây các ca bệnh sốt rét là do địa bàn thuộc vùng sốt rét lưu hành nặng, địa lý miền núi, kinh tế khó khăn, chủ yếu là người dân tộc; số người dân đi nương rẫy, khai thác nông lâm sản cao nhưng việc chủ động phát hiện ca bệnh, ổ bệnh, quản lý các đối tượng mắc và nguy cơ sốt rét vẫn chưa được thực hiện hiệu quả; nhiều người dân chủ quan, không tuân thủ điều trị; công tác truyền thông phòng chống sốt rét còn hạn chế; việc phối hợp giữa chính quyền, ban, ngành trong phòng chống sốt rét còn hạn chế. 42 tỉnh, thành phố đã công bố loại trừ bệnh sốt rét 06/01/2023 10:40 Để tăng cường công tác phòng chống và kiểm soát bệnh sốt rét trên địa bàn huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu và huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế tỉnh Lai Châu và Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo triển khai tổng hợp, phân tích sâu tình hình mắc sốt rét, xác định rõ nguyên nhân làm gia tăng số ca mắc và đánh giá nguy cơ mắc sốt rét trên địa bàn. Đồng thời, kiểm tra và đánh giá việc triển khai các hoạt động giám sát, phát hiện sớm, lấy mẫu xét nghiệm, điều trị các trường hợp mắc sốt rét tại các địa phương. Bên cạnh đó, chỉ đạo tăng cường giám sát, chẩn đoán phát hiện, điều trị đúng phác đồ nhằm hạn chế nguy cơ sốt rét nặng và tử vong, khoanh vùng để xử lý kịp thời, dứt điểm nguồn bệnh và hạn chế lây lan ra cộng đồng. Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng về giám sát, xét nghiệm và điều trị cho cán bộ y tế của địa phương. Xây dựng kế hoạch đáp ứng gia tăng số ca mắc sốt rét, báo cáo UBND tỉnh phê duyệt, để khẩn trương triển khai thực hiện nhằm ngăn chặn và khống chế sự gia tăng của sốt rét trên địa bàn; tăng cường phối hợp liên ngành triển khai hiệu quả các biện pháp phòng chống bệnh. Hai địa phương cũng cần triển khai truyền thông các biện pháp phòng chống sốt rét cho các đối tượng nguy cơ và người dân, thực hiện ngủ màn cả ở nhà và khi ngủ trong rừng, nương rẫy; khi mắc bệnh sốt rét thì sử dụng thuốc điều trị đầy đủ theo hướng dẫn; cấp màn, võng có tẩm hóa chất diệt muỗi, kem xua muỗi; thực hiện tẩm màn bằng hóa chất diệt muỗi cho người dân và phun hóa chất diệt muỗi tồn lưu tại các hộ gia đình, những nơi có nguy cơ cao. Các địa phương này cũng cần củng cố, đẩy mạnh hoạt động hiệu quả của hệ thống phòng chống sốt rét, nhất là y tế xã, thôn, bản. Bảo đảm bố trí nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu cho hoạt động phòng chống sốt rét; hướng dẫn và chi trả kinh phí mua hóa chất, kinh phí về giám sát, trả công người đi phun hóa chất và tẩm màn, bồi dưỡng người tham gia chống dịch và các hoạt động phòng chống sốt rét khác. Bộ Y tế cũng đề nghị các tỉnh này theo dõi sát diễn biến tình hình sốt rét và đánh giá kết quả triển khai các biện pháp phòng chống bệnh kịp thời. HM ‎
Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh trong câu chuyện của cán bộ Văn phòng Chính phủ
Đối với các đồng chí nguyên là lãnh đạo, cán bộ Văn phòng Chính phủ, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Khánh là người lãnh đạo mẫu mực, nghiêm túc, am hiểu, chu đáo và chân tình; một Phó Thủ tướng đã nói là làm, đã làm là quyết liệt.
Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Khánh - Ảnh: VGP Phóng viên Báo Điện tử Chính phủ đã gặp gỡ và ghi lại những câu chuyện của nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Lại Văn Cử và nguyên Vụ trưởng Vụ Khoa giáo Văn xã (VPCP) Nguyễn Văn Giao về nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Khánh. Nguyên Phó Thủ tướng là người đã nói là làm, đã làm là quyết liệt Nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Lại Văn Cử chia sẻ: "Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh là người tôi vô cùng kính trọng và yêu quý". Nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Lại Văn Cử là người có nhiều kinh nghiệm trong quản lý kinh tế, ông được cử làm Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ từ năm 1996 và có khoảng thời gian làm việc cũng như ở cùng khu tập thể với nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh. Nhớ lại thời kỳ làm việc cạnh nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh, ông Lại Văn Cử chia sẻ, nguyên Phó Thủ tướng là người nghiêm túc trong công việc, rất thân thiện với mọi người, làm việc rất tôn trọng thực tiễn, chỉn chu và khoa học. Ngoài công việc, nguyên Phó Thủ tướng cũng là người thân thiện, đi đâu, làm gì cũng được mọi người yêu quý. Nguyên Phó Thủ tướng là người ít nói nhưng đã nói là làm, đã nói là chắc chắn, đã làm là quyết liệt. Nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Lại Văn Cử "Nguyên Phó Thủ tướng là con người rất tuyệt vời. Tôi rất tôn trọng ông, một con người như vậy không ai là không yêu quý", nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Lại Văn Cử tâm sự. Đối với các cán bộ, chuyên viên Văn phòng Chính phủ, nguyên Phó Thủ tướng là người thủ trưởng nói ít, làm nhiều, mẫu mực trong công việc, giao thiệp đúng mực, lời nói nhẹ nhàng, tình cảm. Nguyên Phó Thủ tướng từng phụ trách nhiều lĩnh vực nên khi VPCP trình các văn bản đều được ông cho ý kiến cụ thể, chi tiết và các gợi ý chính xác, phù hợp thực tiễn, đặc biệt là với lĩnh vực khoa giáo văn xã là lĩnh vực ông chỉ đạo trực tiếp. "Khi nghe tin nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh từ trần, tôi rất bồi hồi. Đối với tôi đây là người thủ trưởng tôi vô cùng trân trọng, vô cùng yêu quý", nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Lại Văn Cử xúc động nói. Đầu tư cho con người là đầu tư cho phát triển Nguyên Vụ trưởng Vụ Khoa giáo Văn xã (VPCP) Nguyễn Văn Giao là người có nhiều năm gắn bó với nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh trên cả phương diện công việc và cuộc sống. "Tôi rất xúc động và vô cùng thương tiếc khi nghe tin nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh từ trần", ông Nguyễn Văn Giao mở đầu cuộc trò chuyện. Đã gần 90 tuổi nhưng ông Nguyễn Văn Giao vẫn nhớ những kỷ niệm và dành tình cảm sâu sắc, sự khâm phục, kính trọng đối với thủ trưởng của mình, một người lãnh đạo mẫu mực, nghiêm túc, rất am hiểu, chu đáo và chân tình. Trong ký ức của ông Nguyễn Văn Giao, nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh rất quan tâm tới lĩnh vực giáo dục và để lại nhiều dấu ấn trong lĩnh vực này. Tiếp thu những quan điểm về giáo dục của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp là trường ra trường, lớp ra lớp, nguyên Phó Thủ tướng đã có nhiều chỉ đạo chấn chỉnh nề nếp giáo dục, nhất là nâng cao chất lượng giáo viên, thầy cô giáo phải làm gương cho học trò. Nguyên Vụ trưởng Vụ Khoa giáo Văn xã (VPCP) Nguyễn Văn Giao (bên phải) "Bác Nguyễn Khánh có quan điểm đầu tư cho con người là đầu tư cho phát triển. Con người tốt thì các mặt khác sẽ tốt. Vì vậy, bác rất chú trọng xây dựng trường học mẫu mực, chất lượng giảng dạy và học tập với mong muốn việc học và dạy thực chất, bảo đảm được tính nghiêm túc của nền giáo dục. Nguyên Phó Thủ tướng hiểu tâm lý của người thầy, tâm lý của học trò nên đã phát động phong trào dạy-học nhà trường đạt nhiều kết quả", ông Nguyễn Văn Giao cho hay. Đặc biệt, nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh hết sức quan tâm giải quyết vấn đề giáo dục miền núi, mô hình hoạt động của các trường dân tộc nội trú để nâng cao chất lượng giáo dục. Nhớ lại nững chuyến đi công tác miền núi, ông Nguyễn Văn Giao cho biết dù giao thông đi lại khó khăn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, nhưng nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh luôn sâu sát thực tiễn, đã làm việc gì là theo đến nơi, đến chốn, chu đáo, chứ không "nghe chung chung, chỉ đạo chung chung". "Trước mỗi chuyến công tác, nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh đều yêu cầu tôi phải đi điều tra, khảo sát trước để tìm hiểu và nắm tình hình ở vùng đó như thế nào, phong trào học tập ra sao chứ không chỉ nghe lãnh đạo địa phương báo cáo. Nguyên Phó Thủ tướng còn đột xuất dự giờ những buổi học, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các thầy cô giáo, học sinh...", ông Nguyễn Văn Giao kể lại. Tất cả các tờ trình liên quan đến lĩnh vực khoa giáo văn xã mà VPCP chuyển lên đều được Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh xem xét nghiêm túc, chu đáo, vấn đề nào còn băn khoăn Phó Thủ tướng đều hỏi, trao đổi lại với các bộ ngành, chuyên viên VPCP. Ngoài ra, Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh cũng rất chú trọng đến hệ thống giáo dục đại học. Ông là người dành nhiều công sức trong quá trình thành lập Đại học Quốc gia Hà Nội như là trường đại học mẫu mực, dưới sự chỉ đạo trực tiếp từ Thủ tướng Chính phủ. Đại học Quốc gia Hà Nội được coi là cơ sở giáo dục, đào tạo trọng điểm ở bậc đại học, sau đại học, nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ, đa ngành, có chất lượng cao và giữ vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam. Ngoài ra, thời điểm đó, các trường đại học dân lập cũng bắt đầu được mở ra. Quan điểm chỉ đạo của nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh là phát triển hệ thống đại học nhưng vẫn bảo đảm chất lượng, mở các trường dân lập nhưng vẫn phải giữ được nền nếp, không ồ ạt. "Nguyên Phó Thủ tướng có bản lĩnh, có trình độ, tầm nhìn của người lãnh đạo, cũng rất cẩn thận, nghiêm túc và liêm khiết. Đối với cấp dưới, ông rất chân tình chu đáo, quan tâm, coi họ như người cộng tác thân thiết, như anh em, bình đẳng, dân chủ chứ không phân biệt", ông Nguyễn Văn Giao cho hay. Tham khảo thêmLễ tang đồng chí Nguyễn Khánh được tổ chức với nghi thức cấp Nhà nướcTham khảo thêmNguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Khánh từ trần Giang-Anh
Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh trong câu chuyện của cán bộ Văn phòng Chính phủ Đối với các đồng chí nguyên là lãnh đạo, cán bộ Văn phòng Chính phủ, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Khánh là người lãnh đạo mẫu mực, nghiêm túc, am hiểu, chu đáo và chân tình; một Phó Thủ tướng đã nói là làm, đã làm là quyết liệt. Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Khánh - Ảnh: VGP Phóng viên Báo Điện tử Chính phủ đã gặp gỡ và ghi lại những câu chuyện của nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Lại Văn Cử và nguyên Vụ trưởng Vụ Khoa giáo Văn xã (VPCP) Nguyễn Văn Giao về nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Khánh. Nguyên Phó Thủ tướng là người đã nói là làm, đã làm là quyết liệt Nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Lại Văn Cử chia sẻ: "Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh là người tôi vô cùng kính trọng và yêu quý". Nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Lại Văn Cử là người có nhiều kinh nghiệm trong quản lý kinh tế, ông được cử làm Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ từ năm 1996 và có khoảng thời gian làm việc cũng như ở cùng khu tập thể với nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh. Nhớ lại thời kỳ làm việc cạnh nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh, ông Lại Văn Cử chia sẻ, nguyên Phó Thủ tướng là người nghiêm túc trong công việc, rất thân thiện với mọi người, làm việc rất tôn trọng thực tiễn, chỉn chu và khoa học. Ngoài công việc, nguyên Phó Thủ tướng cũng là người thân thiện, đi đâu, làm gì cũng được mọi người yêu quý. Nguyên Phó Thủ tướng là người ít nói nhưng đã nói là làm, đã nói là chắc chắn, đã làm là quyết liệt. Nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Lại Văn Cử "Nguyên Phó Thủ tướng là con người rất tuyệt vời. Tôi rất tôn trọng ông, một con người như vậy không ai là không yêu quý", nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Lại Văn Cử tâm sự. Đối với các cán bộ, chuyên viên Văn phòng Chính phủ, nguyên Phó Thủ tướng là người thủ trưởng nói ít, làm nhiều, mẫu mực trong công việc, giao thiệp đúng mực, lời nói nhẹ nhàng, tình cảm. Nguyên Phó Thủ tướng từng phụ trách nhiều lĩnh vực nên khi VPCP trình các văn bản đều được ông cho ý kiến cụ thể, chi tiết và các gợi ý chính xác, phù hợp thực tiễn, đặc biệt là với lĩnh vực khoa giáo văn xã là lĩnh vực ông chỉ đạo trực tiếp. "Khi nghe tin nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh từ trần, tôi rất bồi hồi. Đối với tôi đây là người thủ trưởng tôi vô cùng trân trọng, vô cùng yêu quý", nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Lại Văn Cử xúc động nói. Đầu tư cho con người là đầu tư cho phát triển Nguyên Vụ trưởng Vụ Khoa giáo Văn xã (VPCP) Nguyễn Văn Giao là người có nhiều năm gắn bó với nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh trên cả phương diện công việc và cuộc sống. "Tôi rất xúc động và vô cùng thương tiếc khi nghe tin nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh từ trần", ông Nguyễn Văn Giao mở đầu cuộc trò chuyện. Đã gần 90 tuổi nhưng ông Nguyễn Văn Giao vẫn nhớ những kỷ niệm và dành tình cảm sâu sắc, sự khâm phục, kính trọng đối với thủ trưởng của mình, một người lãnh đạo mẫu mực, nghiêm túc, rất am hiểu, chu đáo và chân tình. Trong ký ức của ông Nguyễn Văn Giao, nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh rất quan tâm tới lĩnh vực giáo dục và để lại nhiều dấu ấn trong lĩnh vực này. Tiếp thu những quan điểm về giáo dục của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp là trường ra trường, lớp ra lớp, nguyên Phó Thủ tướng đã có nhiều chỉ đạo chấn chỉnh nề nếp giáo dục, nhất là nâng cao chất lượng giáo viên, thầy cô giáo phải làm gương cho học trò. Nguyên Vụ trưởng Vụ Khoa giáo Văn xã (VPCP) Nguyễn Văn Giao (bên phải) "Bác Nguyễn Khánh có quan điểm đầu tư cho con người là đầu tư cho phát triển. Con người tốt thì các mặt khác sẽ tốt. Vì vậy, bác rất chú trọng xây dựng trường học mẫu mực, chất lượng giảng dạy và học tập với mong muốn việc học và dạy thực chất, bảo đảm được tính nghiêm túc của nền giáo dục. Nguyên Phó Thủ tướng hiểu tâm lý của người thầy, tâm lý của học trò nên đã phát động phong trào dạy-học nhà trường đạt nhiều kết quả", ông Nguyễn Văn Giao cho hay. Đặc biệt, nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh hết sức quan tâm giải quyết vấn đề giáo dục miền núi, mô hình hoạt động của các trường dân tộc nội trú để nâng cao chất lượng giáo dục. Nhớ lại nững chuyến đi công tác miền núi, ông Nguyễn Văn Giao cho biết dù giao thông đi lại khó khăn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, nhưng nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh luôn sâu sát thực tiễn, đã làm việc gì là theo đến nơi, đến chốn, chu đáo, chứ không "nghe chung chung, chỉ đạo chung chung". "Trước mỗi chuyến công tác, nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh đều yêu cầu tôi phải đi điều tra, khảo sát trước để tìm hiểu và nắm tình hình ở vùng đó như thế nào, phong trào học tập ra sao chứ không chỉ nghe lãnh đạo địa phương báo cáo. Nguyên Phó Thủ tướng còn đột xuất dự giờ những buổi học, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các thầy cô giáo, học sinh...", ông Nguyễn Văn Giao kể lại. Tất cả các tờ trình liên quan đến lĩnh vực khoa giáo văn xã mà VPCP chuyển lên đều được Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh xem xét nghiêm túc, chu đáo, vấn đề nào còn băn khoăn Phó Thủ tướng đều hỏi, trao đổi lại với các bộ ngành, chuyên viên VPCP. Ngoài ra, Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh cũng rất chú trọng đến hệ thống giáo dục đại học. Ông là người dành nhiều công sức trong quá trình thành lập Đại học Quốc gia Hà Nội như là trường đại học mẫu mực, dưới sự chỉ đạo trực tiếp từ Thủ tướng Chính phủ. Đại học Quốc gia Hà Nội được coi là cơ sở giáo dục, đào tạo trọng điểm ở bậc đại học, sau đại học, nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ, đa ngành, có chất lượng cao và giữ vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam. Ngoài ra, thời điểm đó, các trường đại học dân lập cũng bắt đầu được mở ra. Quan điểm chỉ đạo của nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh là phát triển hệ thống đại học nhưng vẫn bảo đảm chất lượng, mở các trường dân lập nhưng vẫn phải giữ được nền nếp, không ồ ạt. "Nguyên Phó Thủ tướng có bản lĩnh, có trình độ, tầm nhìn của người lãnh đạo, cũng rất cẩn thận, nghiêm túc và liêm khiết. Đối với cấp dưới, ông rất chân tình chu đáo, quan tâm, coi họ như người cộng tác thân thiết, như anh em, bình đẳng, dân chủ chứ không phân biệt", ông Nguyễn Văn Giao cho hay. Tham khảo thêmLễ tang đồng chí Nguyễn Khánh được tổ chức với nghi thức cấp Nhà nướcTham khảo thêmNguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Khánh từ trần Giang-Anh
Đà Nẵng: Giải 'bài toán' ngập lụt vào mùa mưa
TP. Đà Nẵng đang tìm giải pháp nhanh chóng khắc phục tình trạng ngập úng kéo dài khi nhiều tuyến phố thường xuyên bị ngập nặng vào mùa mưa.
Một số tuyến đường tại quận Hải Châu ngập lênh láng dù mưa chỉ khoảng 1 tiếng - Ảnh: VGP/Minh Trang Mưa ít đã ngập lênh láng Vào thời điểm này, các tỉnh miền Trung bắt đầu bước vào mùa mưa. Những ngày cuối tháng 8 và đầu tháng 9, tại TP. Đà Nẵng xuất hiện một số cơn mưa to, cục bộ. Theo ghi nhận, dù mưa chỉ kéo dài khoảng 1 tiếng đồng hồ, những tuyến đường thuộc điểm nóng ngập lụt tại Đà Nẵng đã lênh láng nước. Những điểm nóng thường xuyên bị ngập nặng như nút giao thông Nguyễn Văn Linh-Hàm Nghi, Lê Duẩn, Quang Trung, Đống Đa, nước ngập nhanh, có đoạn nước ngập 20-30 cm, khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều trở ngại, một số xe chết máy, người dân phải dắt xe trên vỉa hè. Anh Nguyễn Thanh Tùng, sống ở đường Quang Trung, phàn nàn dù mưa chỉ kéo dài 1 tiếng nhưng nước đã tràn đường. Đây mới là mưa đầu mùa, nếu không có biện pháp chống ngập thì vào mùa mưa sẽ còn căng thẳng hơn. Theo ông Đặng Minh Dũng, Phó Giám đốc Công ty Thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng, hiện nay trên địa bàn thành phố có khoảng 10 điểm ngập úng trọng điểm và một số điểm ngập cục bộ, trong đó, một số khu vực thường xuyên xảy ra ngập úng khi mưa lớn. Để hạn chế thấp nhất tình trạng mưa gây ngập, đến nay, công ty đã khơi thông, vệ sinh 5.184 cửa thu thoát nước. Trong 8 tháng đầu năm 2023, công ty đã tiến hành nạo vét được hơn 3.000 m3 bùn đất. Trong thời gian sắp tới, công ty dự kiến nạo vét tiếp hơn 1.500 m3 bùn đất nữa. Các quận, huyện tại Đà Nẵng vừa đồng loạt ra quân nạo vét, khơi thông hệ thống thoát nước - Ảnh: VGP/Minh Trang Theo ông Dũng, qua rà soát tổng thể các bất cập của hệ thống cống thoát nước cho thấy nhiều tuyến cống thoát nước khu vực trung tâm thành phố được xây dựng từ lâu, hiện nay đã xuống cấp; một số tuyến cống được xây dựng bằng cống gạch vòm và sau này xây bằng đá hộc, đã bị sụt lở, tắc nghẽn, một số đoạn rất hạn chế khả năng thoát nước. Ngoài ra, có nhiều nguyên nhân gây ảnh hưởng đến khả năng thoát nước, đó là hiện trạng hạ tầng kỹ thuật ngầm còn nhiều bất cập, chồng chéo như hệ thống cấp điện, cấp nước, cáp quang,... lắp đặt chạy ngang qua cửa thu nước, hố ga, qua cống làm giảm khả năng thoát nước; tốc độ đô thị hóa nhanh làm tăng diện tích bề mặt không thấm nước, thời gian tập trung nước nhanh gây quá tải hệ thống thoát nước; khu vực sân bay có diện tích lớn nằm giữa khu đô thị... Bên cạnh đó, tình trạng lấn chiếm, xâm hại hệ thống thoát nước như đổ đất đá, rác thải xuống mương cống, hồ điều hòa gây tắc nghẽn dòng chảy; xe tải trọng nặng chạy lên vỉa hè gây hư hỏng các cấu kiện của hệ thống thoát nước. Ngoài ra, ảnh hưởng của các công trình thi công dở dang, kéo dài làm giảm khả năng thoát nước của các tuyến cống chính tuyến cống Hàm Nghi, Quang Trung, Khe Cạn, Lê Tấn Trung và trục 1 Tây Bắc. Đồng loạt ra quân nạo vét, khơi thông hệ thống thoát nước Vừa qua, từ ngày 16/9, các quận, huyện của TP. Đà Nẵng đã đồng loạt ra quân nạo vét, khơi thông hệ thống thoát nước, tổng dọn vệ sinh môi trường. Theo UBND quận Hải Châu, từ ngày 16-30/9, quận huy động sự tham gia của các cấp, các ngành, đoàn thể, tổ chức, cộng đồng, cá nhân ra quân cao điểm nạo vét, khơi thông thoát nước tại 52 tuyến đường và các kiệt, hẻm đang có tình trạng tắc, nghẽn, chậm thoát nước; sửa chữa, nâng cấp các hố ga, cửa thu nước mưa bị hư hỏng... Cùng với đó, ra quân tổng dọn vệ sinh môi trường, làm giảm tình trạng rác bồi lấp, mắc kẹt tại các cửa thu nước mưa gây cản trở thoát nước khi mưa lớn. Các phường trên địa bàn quận Thanh Khê đồng loạt ra quân nạo vét, khơi thông, tháo dỡ các vật dụng che lấp các cửa thu nước mưa trên các tuyến đường như: Điện Biên Phủ, Hà Huy Tập, Nguyễn Đức Trung, Nguyễn Tất Thành... và các kiệt, hẻm. Đồng thời, tuyên truyền người dân vệ sinh, không để rác thải sinh hoạt, vật dụng che lấp các cửa thu nước mưa. Ông Đặng Minh Dũng, Phó Giám đốc Công ty Thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng, cho hay: "Đối với các dự án đang triển khai của các ban quản lý dự án, chúng tôi yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thi công công trình. Chúng tôi đề xuất nạo vét các hồ điều tiết để tăng cường khả năng lưu trữ nước. Công ty cấp nước, các công ty truyền thông di dời hạ tầng ngầm ra khỏi hệ thống thoát nước để tăng cường khả năng thoát nước; đầu tư khớp nối hạ tầng thoát nước, nhất là khu vực trung tâm thành phố". Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Lê Trung Chinh (ngoài cùng bên phải) kiểm tra công tác khắc phục ngập úng. Ảnh: VGP/Minh Trang Những ngày cuối tuần vừa qua, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Lê Trung Chinh đã dự ra quân nạo vét, khơi thông hệ thống thoát nước, tổng dọn vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hải Châu; kiểm tra thực tế tình trạng ngập úng cục bộ tại một số tuyến đường và công tác nạo vét, khơi thông hệ thống thoát nước ở một số tuyến đường. Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh chỉ đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Đà Nẵng kiểm tra, xử lý đấu nối thoát nước để khắc phục ngập úng cục bộ trên một số tuyến đường bị ngập úng nặng. TIN LIÊN QUANChủ động đảm bảo an toàn giao thông khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở, ngập lụt sâuChủ động phòng chống dịch bệnh trong mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất Đồng thời, giao Sở Xây dựng, Công ty Thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng kiểm tra, xử lý kịp thời các kiến nghị của người dân về tình trạng ngập úng cục bộ do mưa lớn. Chủ tịch UBND thành phố cũng lưu ý Công ty Thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng và các địa phương, tập trung nạo vét, khơi thông các cửa thu nước mưa, hố ga,... và cần kết hợp xử lý một số bất cập của hệ thống thoát nước tại vị trí nạo vét để bảo đảm chống ngập úng. Cùng với đó, tuyên truyền, vận động nhân dân chung tay vệ sinh, khơi thông thoát nước tại cửa thu nước mưa trước mặt nhà và không đổ rác, che chắn cửa thu nước mưa... để bảo đảm thoát nước trên mặt đường. Minh Trang
Đà Nẵng: Giải 'bài toán' ngập lụt vào mùa mưa TP. Đà Nẵng đang tìm giải pháp nhanh chóng khắc phục tình trạng ngập úng kéo dài khi nhiều tuyến phố thường xuyên bị ngập nặng vào mùa mưa. Một số tuyến đường tại quận Hải Châu ngập lênh láng dù mưa chỉ khoảng 1 tiếng - Ảnh: VGP/Minh Trang Mưa ít đã ngập lênh láng Vào thời điểm này, các tỉnh miền Trung bắt đầu bước vào mùa mưa. Những ngày cuối tháng 8 và đầu tháng 9, tại TP. Đà Nẵng xuất hiện một số cơn mưa to, cục bộ. Theo ghi nhận, dù mưa chỉ kéo dài khoảng 1 tiếng đồng hồ, những tuyến đường thuộc điểm nóng ngập lụt tại Đà Nẵng đã lênh láng nước. Những điểm nóng thường xuyên bị ngập nặng như nút giao thông Nguyễn Văn Linh-Hàm Nghi, Lê Duẩn, Quang Trung, Đống Đa, nước ngập nhanh, có đoạn nước ngập 20-30 cm, khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều trở ngại, một số xe chết máy, người dân phải dắt xe trên vỉa hè. Anh Nguyễn Thanh Tùng, sống ở đường Quang Trung, phàn nàn dù mưa chỉ kéo dài 1 tiếng nhưng nước đã tràn đường. Đây mới là mưa đầu mùa, nếu không có biện pháp chống ngập thì vào mùa mưa sẽ còn căng thẳng hơn. Theo ông Đặng Minh Dũng, Phó Giám đốc Công ty Thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng, hiện nay trên địa bàn thành phố có khoảng 10 điểm ngập úng trọng điểm và một số điểm ngập cục bộ, trong đó, một số khu vực thường xuyên xảy ra ngập úng khi mưa lớn. Để hạn chế thấp nhất tình trạng mưa gây ngập, đến nay, công ty đã khơi thông, vệ sinh 5.184 cửa thu thoát nước. Trong 8 tháng đầu năm 2023, công ty đã tiến hành nạo vét được hơn 3.000 m3 bùn đất. Trong thời gian sắp tới, công ty dự kiến nạo vét tiếp hơn 1.500 m3 bùn đất nữa. Các quận, huyện tại Đà Nẵng vừa đồng loạt ra quân nạo vét, khơi thông hệ thống thoát nước - Ảnh: VGP/Minh Trang Theo ông Dũng, qua rà soát tổng thể các bất cập của hệ thống cống thoát nước cho thấy nhiều tuyến cống thoát nước khu vực trung tâm thành phố được xây dựng từ lâu, hiện nay đã xuống cấp; một số tuyến cống được xây dựng bằng cống gạch vòm và sau này xây bằng đá hộc, đã bị sụt lở, tắc nghẽn, một số đoạn rất hạn chế khả năng thoát nước. Ngoài ra, có nhiều nguyên nhân gây ảnh hưởng đến khả năng thoát nước, đó là hiện trạng hạ tầng kỹ thuật ngầm còn nhiều bất cập, chồng chéo như hệ thống cấp điện, cấp nước, cáp quang,... lắp đặt chạy ngang qua cửa thu nước, hố ga, qua cống làm giảm khả năng thoát nước; tốc độ đô thị hóa nhanh làm tăng diện tích bề mặt không thấm nước, thời gian tập trung nước nhanh gây quá tải hệ thống thoát nước; khu vực sân bay có diện tích lớn nằm giữa khu đô thị... Bên cạnh đó, tình trạng lấn chiếm, xâm hại hệ thống thoát nước như đổ đất đá, rác thải xuống mương cống, hồ điều hòa gây tắc nghẽn dòng chảy; xe tải trọng nặng chạy lên vỉa hè gây hư hỏng các cấu kiện của hệ thống thoát nước. Ngoài ra, ảnh hưởng của các công trình thi công dở dang, kéo dài làm giảm khả năng thoát nước của các tuyến cống chính tuyến cống Hàm Nghi, Quang Trung, Khe Cạn, Lê Tấn Trung và trục 1 Tây Bắc. Đồng loạt ra quân nạo vét, khơi thông hệ thống thoát nước Vừa qua, từ ngày 16/9, các quận, huyện của TP. Đà Nẵng đã đồng loạt ra quân nạo vét, khơi thông hệ thống thoát nước, tổng dọn vệ sinh môi trường. Theo UBND quận Hải Châu, từ ngày 16-30/9, quận huy động sự tham gia của các cấp, các ngành, đoàn thể, tổ chức, cộng đồng, cá nhân ra quân cao điểm nạo vét, khơi thông thoát nước tại 52 tuyến đường và các kiệt, hẻm đang có tình trạng tắc, nghẽn, chậm thoát nước; sửa chữa, nâng cấp các hố ga, cửa thu nước mưa bị hư hỏng... Cùng với đó, ra quân tổng dọn vệ sinh môi trường, làm giảm tình trạng rác bồi lấp, mắc kẹt tại các cửa thu nước mưa gây cản trở thoát nước khi mưa lớn. Các phường trên địa bàn quận Thanh Khê đồng loạt ra quân nạo vét, khơi thông, tháo dỡ các vật dụng che lấp các cửa thu nước mưa trên các tuyến đường như: Điện Biên Phủ, Hà Huy Tập, Nguyễn Đức Trung, Nguyễn Tất Thành... và các kiệt, hẻm. Đồng thời, tuyên truyền người dân vệ sinh, không để rác thải sinh hoạt, vật dụng che lấp các cửa thu nước mưa. Ông Đặng Minh Dũng, Phó Giám đốc Công ty Thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng, cho hay: "Đối với các dự án đang triển khai của các ban quản lý dự án, chúng tôi yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thi công công trình. Chúng tôi đề xuất nạo vét các hồ điều tiết để tăng cường khả năng lưu trữ nước. Công ty cấp nước, các công ty truyền thông di dời hạ tầng ngầm ra khỏi hệ thống thoát nước để tăng cường khả năng thoát nước; đầu tư khớp nối hạ tầng thoát nước, nhất là khu vực trung tâm thành phố". Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Lê Trung Chinh (ngoài cùng bên phải) kiểm tra công tác khắc phục ngập úng. Ảnh: VGP/Minh Trang Những ngày cuối tuần vừa qua, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Lê Trung Chinh đã dự ra quân nạo vét, khơi thông hệ thống thoát nước, tổng dọn vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hải Châu; kiểm tra thực tế tình trạng ngập úng cục bộ tại một số tuyến đường và công tác nạo vét, khơi thông hệ thống thoát nước ở một số tuyến đường. Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh chỉ đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Đà Nẵng kiểm tra, xử lý đấu nối thoát nước để khắc phục ngập úng cục bộ trên một số tuyến đường bị ngập úng nặng. TIN LIÊN QUANChủ động đảm bảo an toàn giao thông khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở, ngập lụt sâuChủ động phòng chống dịch bệnh trong mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất Đồng thời, giao Sở Xây dựng, Công ty Thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng kiểm tra, xử lý kịp thời các kiến nghị của người dân về tình trạng ngập úng cục bộ do mưa lớn. Chủ tịch UBND thành phố cũng lưu ý Công ty Thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng và các địa phương, tập trung nạo vét, khơi thông các cửa thu nước mưa, hố ga,... và cần kết hợp xử lý một số bất cập của hệ thống thoát nước tại vị trí nạo vét để bảo đảm chống ngập úng. Cùng với đó, tuyên truyền, vận động nhân dân chung tay vệ sinh, khơi thông thoát nước tại cửa thu nước mưa trước mặt nhà và không đổ rác, che chắn cửa thu nước mưa... để bảo đảm thoát nước trên mặt đường. Minh Trang
Xử lý nghiêm việc lợi dụng dịch đau mắt đỏ để tăng giá thuốc
Bệnh đau mắt đỏ đang gia tăng tại một số tỉnh, thành phố. Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã yêu cầu tăng cường thanh, kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh các thuốc điều trị đau mắt đỏ và xử lý nghiêm các vi phạm, đặc biệt là lợi dụng dịch bệnh để tăng giá.
bonewsrelation eonewsrelation Tue Sep 26 2023 16:40:00 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Tue Sep 26 2023 16:40:00 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Tue Sep 26 2023 16:44:25 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Cục Quản lý dược yêu cầu tăng cường thanh, kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh các thuốc điều trị đau mắt đỏ và xử lý nghiêm các vi phạm, đặc biệt là lợi dụng dịch bệnh để tăng giá Dịch bệnh đau mắt đỏ đang diễn biến gia tăng tại nhiều địa phương, như Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh... và một số địa phương khác. Cục Quản lý Dược đã có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các bệnh viện, viện trực thuộc Bộ Y tế; các cơ sở sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thuốc về việc bảo đảm cung ứng, kiểm soát chặt chẽ giá thuốc điều trị bệnh đau mắt đỏ. Theo Cục Quản lý Dược, hiện nay, tình hình bệnh đau mắt đỏ đang có xu hướng gia tăng tại một số tỉnh, thành phố trên cả nước. Để bảo đảm việc cung ứng thuốc và kiểm soát giá các thuốc điều trị bệnh đau mắt đỏ, Cục Quản lý dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn khẩn trương, chủ động thực hiện mua sắm các thuốc điều trị bệnh đau mắt đỏ theo các hình thức phù hợp để bảo đảm sẵn sàng cung ứng kịp thời thuốc phục vụ điều trị, không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân và nghiêm túc tuân thủ quy định về thặng số bán lẻ tại các cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Không được lợi dụng tình hình dịch bệnh để đầu cơ, tích trữ, tăng giá thuốc Đồng thời, Cục Quản lý dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ sở kinh doanh dược trên địa bàn thực hiện nghiêm các quy định về quản lý giá thuốc, không được lợi dụng tình hình dịch bệnh để đầu cơ, tích trữ và tăng giá thuốc bất hợp lý nhằm trục lợi; chỉ đạo các cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn có trách nhiệm thực hiện đúng quy định về bán thuốc theo đơn và chịu trách nhiệm hướng dẫn người dân khi mua thuốc, sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ và hướng dẫn sử dụng của thuốc để bảo đảm an toàn, hiệu quả. Sở Y tế các tỉnh, thành phố tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh các thuốc điều trị bệnh đau mắt đỏ và xử lý nghiêm các vi phạm (nếu phát hiện), đặc biệt các trường hợp kinh doanh thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ, lợi dụng dịch bệnh để tăng giá thuốc bất hợp lý. Đối với các Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế, Cục Quản lý Dược đề nghị khẩn trương, chủ động thực hiện mua sắm các thuốc điều trị bệnh đau mắt đỏ theo các hình thức phù hợp để bảo đảm sẵn sàng cung ứng kịp thời thuốc phục vụ điều trị, không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh tại cơ sở và nghiêm túc tuân thủ quy định về thặng số bán lẻ tại các cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Với các cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc, kinh doanh thuốc, Phó Cục trưởng Nguyễn Thành Lâm cho hay, Cục Quản lý Dược đã đề nghị các cơ sở sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh các thuốc điều trị bệnh đau mắt đỏ chủ động triển khai kế hoạch sản xuất, nhập khẩu thuốc để bảo đảm nguồn cung ứng phục vụ công tác điều trị và thực hiện cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc điều trị bệnh đau mắt đỏ cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo đúng hợp đồng cung ứng thuốc trúng thầu đã ký kết. Tuân thủ đầy đủ các quy định về quản lý giá thuốc, tuyệt đối không được lợi dụng tình hình dịch bệnh để đầu cơ, tích trữ và tăng giá thuốc bất hợp lý nhằm trục lợi. YT Tham khảo thêmBệnh đau mắt đỏ gia tăng, Bộ Y tế chỉ cách phòng bệnhTham khảo thêmĐà Nẵng ra công văn khẩn về bệnh đau mắt đỏTham khảo thêmGia tăng các ca bệnh đau mắt đỏTham khảo thêmTuyệt đối không đắp lá trầu, lá dâu khi đau mắt đỏTham khảo thêmNắng nóng kéo dài, cảnh báo dịch đau mắt đỏTham khảo thêmTăng cường phòng, chống bệnh đau mắt đỏ trong trường học
Xử lý nghiêm việc lợi dụng dịch đau mắt đỏ để tăng giá thuốc Bệnh đau mắt đỏ đang gia tăng tại một số tỉnh, thành phố. Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã yêu cầu tăng cường thanh, kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh các thuốc điều trị đau mắt đỏ và xử lý nghiêm các vi phạm, đặc biệt là lợi dụng dịch bệnh để tăng giá. bonewsrelation eonewsrelation Tue Sep 26 2023 16:40:00 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Tue Sep 26 2023 16:40:00 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Tue Sep 26 2023 16:44:25 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Cục Quản lý dược yêu cầu tăng cường thanh, kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh các thuốc điều trị đau mắt đỏ và xử lý nghiêm các vi phạm, đặc biệt là lợi dụng dịch bệnh để tăng giá Dịch bệnh đau mắt đỏ đang diễn biến gia tăng tại nhiều địa phương, như Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh... và một số địa phương khác. Cục Quản lý Dược đã có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các bệnh viện, viện trực thuộc Bộ Y tế; các cơ sở sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thuốc về việc bảo đảm cung ứng, kiểm soát chặt chẽ giá thuốc điều trị bệnh đau mắt đỏ. Theo Cục Quản lý Dược, hiện nay, tình hình bệnh đau mắt đỏ đang có xu hướng gia tăng tại một số tỉnh, thành phố trên cả nước. Để bảo đảm việc cung ứng thuốc và kiểm soát giá các thuốc điều trị bệnh đau mắt đỏ, Cục Quản lý dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn khẩn trương, chủ động thực hiện mua sắm các thuốc điều trị bệnh đau mắt đỏ theo các hình thức phù hợp để bảo đảm sẵn sàng cung ứng kịp thời thuốc phục vụ điều trị, không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân và nghiêm túc tuân thủ quy định về thặng số bán lẻ tại các cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Không được lợi dụng tình hình dịch bệnh để đầu cơ, tích trữ, tăng giá thuốc Đồng thời, Cục Quản lý dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ sở kinh doanh dược trên địa bàn thực hiện nghiêm các quy định về quản lý giá thuốc, không được lợi dụng tình hình dịch bệnh để đầu cơ, tích trữ và tăng giá thuốc bất hợp lý nhằm trục lợi; chỉ đạo các cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn có trách nhiệm thực hiện đúng quy định về bán thuốc theo đơn và chịu trách nhiệm hướng dẫn người dân khi mua thuốc, sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ và hướng dẫn sử dụng của thuốc để bảo đảm an toàn, hiệu quả. Sở Y tế các tỉnh, thành phố tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh các thuốc điều trị bệnh đau mắt đỏ và xử lý nghiêm các vi phạm (nếu phát hiện), đặc biệt các trường hợp kinh doanh thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ, lợi dụng dịch bệnh để tăng giá thuốc bất hợp lý. Đối với các Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế, Cục Quản lý Dược đề nghị khẩn trương, chủ động thực hiện mua sắm các thuốc điều trị bệnh đau mắt đỏ theo các hình thức phù hợp để bảo đảm sẵn sàng cung ứng kịp thời thuốc phục vụ điều trị, không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh tại cơ sở và nghiêm túc tuân thủ quy định về thặng số bán lẻ tại các cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Với các cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc, kinh doanh thuốc, Phó Cục trưởng Nguyễn Thành Lâm cho hay, Cục Quản lý Dược đã đề nghị các cơ sở sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh các thuốc điều trị bệnh đau mắt đỏ chủ động triển khai kế hoạch sản xuất, nhập khẩu thuốc để bảo đảm nguồn cung ứng phục vụ công tác điều trị và thực hiện cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc điều trị bệnh đau mắt đỏ cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo đúng hợp đồng cung ứng thuốc trúng thầu đã ký kết. Tuân thủ đầy đủ các quy định về quản lý giá thuốc, tuyệt đối không được lợi dụng tình hình dịch bệnh để đầu cơ, tích trữ và tăng giá thuốc bất hợp lý nhằm trục lợi. YT Tham khảo thêmBệnh đau mắt đỏ gia tăng, Bộ Y tế chỉ cách phòng bệnhTham khảo thêmĐà Nẵng ra công văn khẩn về bệnh đau mắt đỏTham khảo thêmGia tăng các ca bệnh đau mắt đỏTham khảo thêmTuyệt đối không đắp lá trầu, lá dâu khi đau mắt đỏTham khảo thêmNắng nóng kéo dài, cảnh báo dịch đau mắt đỏTham khảo thêmTăng cường phòng, chống bệnh đau mắt đỏ trong trường học
Bất khuất tinh thần 'Bộ đội cụ Hồ' trong chiến đấu và cuộc sống đời thường
Phục viên trở về địa phương sau những năm tháng chiến đấu kiên cường, anh dũng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ hào hùng của dân tộc, thương binh hạng 2/4 Kiều Văn Hồ tiếp tục phát huy tinh thần, khí chất "Bộ đội cụ Hồ" trong lao động sản xuất, xây dựng kinh tế, góp phần phát triển quê hương giàu đẹp.
Người lính năm xưa với những "vết tích" của chiến tranh, ngồi trầm ngâm, suy tư nhớ về đồng đội... Ảnh: VGP/Thiện Tâm Năm tháng không quên Những ngày cuối tháng 7, chúng tôi đến thăm thương binh Kiều Văn Hồ, hiện đang sinh sống tại thôn Yên Mỹ, xã Thanh Mỹ, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội và được nghe ông kể về một thời cùng đồng đội "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước" và cuộc sống của người lính trong thời bình. Ông Kiều Văn Hồ nhập ngũ ngày 28/4/1967, được phân về Đại đội 12 Tiểu đoàn 9 Trung đoàn 64 Sư đoàn 320 huấn luyện. Đến tháng 10/1967, ông nhận lệnh "đi B", vào chiến đấu tại phía tây chiến trường Bắc Quảng Trị. Đầu Tết Mậu Thân (1968), ông chuyển xuống phía đông, chiến đấu tại ngã tư Kim Đâu, Phú Hậu, tỉnh Quảng Trị. Sau một thời gian, đơn vị quay ngược lại phía tây và trải qua những trận đánh vô cùng ác liệt. Ông kể, khi đơn vị quay lại phía tây Quảng Trị, Mỹ-Ngụy tổ chức Chiến dịch Lam Sơn 719, hay còn gọi là cuộc hành quân Hạ Lào hay Chiến dịch đường 9 - Nam Lào. Nhận mệnh lệnh của cấp trên, Trung đoàn 64 (Trung đoàn Quyết thắng) của ông thực hiện cuộc hành quân "đi B dài" phục vụ chiến đấu với tinh thần "đi lâu, đi sâu, đi xa, đi đến thắng lợi hoàn toàn". Năm 1970, theo yêu cầu nhiệm vụ, binh nhì Kiều Văn Hồ được điều chuyển sang Tiểu đoàn 16, súng máy 12D7 trực thuộc Sư đoàn 320, hành quân vào Kon Tum và tiến đánh vào Gia Lai. Thời điểm này, cuộc chiến đấu cam go, ác liệt, bộ đội chủ lực vừa đánh giặc, vừa tăng gia sản xuất lương thực để nuôi sống bản thân. "Thiếu ăn, thiếu mặc, quân số mỏng, điều kiện mọi mặt thiếu thốn vất vả nhưng ý chí kiên cường, bất khuất không vì thế mà suy giảm", người thương binh bồi hồi nhớ lại. Giữa mưa bom bão đạn, sự sống và cái chết quá mong manh, ông cùng đồng chí của mình vẫn kề vai sát cánh với khẩu hiệu "tất cả quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, đời lính hiên ngang nơi sa trường, không nao núng, yếu mềm trước kẻ thù". Các chiến sĩ quả cảm đã vững vàng tay súng, quyết chiến để bảo vệ từng tầng đất, từng thôn làng, tiến tới thắng lợi vẻ vang năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tỏa sáng giữa đời thường Rời quân ngũ, trở về quê hương, người lính Kiều Văn Hồ trở thành tấm gương điển hình trong lao động, sản xuất, làm giàu cho quê hương - Ảnh: VGP/Thiện Tâm Sau thời gian chiến đấu gian khổ tại chiến trường Tây Nguyên, đến tháng 4/1975, ông bị thương, chuyển về an dưỡng, điều trị tại Bệnh viện quân y 175 TPHCM. Tháng 7/1977, với tỉ lệ thương tật 2/4, ông được phục viên trở về địa phương. Sau những năm tháng chiến đấu, về quê hương, mang theo thương tích chiến tranh trên thịt da nhưng tinh thần "Bộ đội cụ Hồ" vẫn luôn cháy bỏng trong trái tim người lính Kiều Văn Hồ. Sau khi trở về địa phương, người lính năm nào đã nhanh chóng bắt tay lao động sản xuất. Ông trồng lúa, hoa màu, sau đó phát triển kinh tế theo mô hình chuồng trại (nuôi gà lấy thịt, nuôi lợn thịt, lợn nái sinh sản), nuôi ong lấy mật, mang lại thu nhập ổn định cho bản thân và làm giàu cho quê hương. Ông lập gia đình và có 3 người con trai ngoan ngoãn, hiếu thảo. Đến nay, gia đình riêng của các con ông Hồ đều trưởng thành, hạnh phúc. Là tấm gương trong lao động, ông được tín nhiệm giao phụ trách quản trị HTX Nông nghiệp, đồng thời đảm nhận vai trò Bí thư Chi bộ thôn nhiều năm và 3 khóa liên tiếp là trưởng thôn. Ở cương vị nào, ông cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, nhiệt tình, nhiệt tâm với bà con nhân dân, phát huy phẩm chất cao đẹp của người lính anh hùng, người Đảng viên mẫu mực. TIN LIÊN QUANTình cảm đặc biệt của Tướng Đồng Sỹ Nguyên với Bộ đội Công binhBộ đội Cụ Hồ mang Tết đến với bà con Trà Leng Chiến tranh đã qua đi, nỗi canh cánh trong lòng ông Kiều Văn Hồ là nhiều đồng đội của ông vẫn nằm lại đâu đó trong lòng đất mẹ. Nhớ về những đồng đội đã ngã xuống, người lính năm nào không khỏi xót xa, quặn thắt. Thế hệ của ông đã dành cả thanh xuân, đánh đổi sức khỏe, thương tật và cả tính mạng cho nền độc lập tự do, hạnh phúc của đất nước. Ông hi vọng đời đời con cháu sau này sẽ giữ mãi hào khí dân tộc, khắc cốt ghi tâm những trang sử hào hùng của đất nước và công ơn của thế hệ đi trước, để tiếp tục đóng góp trí tuệ, tâm sức dựng xây Tổ quốc ngày càng giàu đẹp hơn. Bản thân ông cũng luôn tự nhủ và nhắc nhở các con, các cháu mình phải sống tốt, sống xứng đáng với sự hi sinh lớn lao của cha ông, của những người đã ngã xuống, để sự ra đi của họ không vô nghĩa. Với những công lao, đóng góp trong chiến đấu và công tác tại địa phương, ông Kiều Văn Hồ đã nhận nhiều huân, huy chương, bằng khen của Đảng, Nhà nước. Và không lâu nữa, ông sẽ được trao tặng Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng, phần thưởng cao quý, vinh dự mà ông dành cả cuộc đời để phấn đấu. Thiện Tâm
Bất khuất tinh thần 'Bộ đội cụ Hồ' trong chiến đấu và cuộc sống đời thường Phục viên trở về địa phương sau những năm tháng chiến đấu kiên cường, anh dũng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ hào hùng của dân tộc, thương binh hạng 2/4 Kiều Văn Hồ tiếp tục phát huy tinh thần, khí chất "Bộ đội cụ Hồ" trong lao động sản xuất, xây dựng kinh tế, góp phần phát triển quê hương giàu đẹp. Người lính năm xưa với những "vết tích" của chiến tranh, ngồi trầm ngâm, suy tư nhớ về đồng đội... Ảnh: VGP/Thiện Tâm Năm tháng không quên Những ngày cuối tháng 7, chúng tôi đến thăm thương binh Kiều Văn Hồ, hiện đang sinh sống tại thôn Yên Mỹ, xã Thanh Mỹ, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội và được nghe ông kể về một thời cùng đồng đội "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước" và cuộc sống của người lính trong thời bình. Ông Kiều Văn Hồ nhập ngũ ngày 28/4/1967, được phân về Đại đội 12 Tiểu đoàn 9 Trung đoàn 64 Sư đoàn 320 huấn luyện. Đến tháng 10/1967, ông nhận lệnh "đi B", vào chiến đấu tại phía tây chiến trường Bắc Quảng Trị. Đầu Tết Mậu Thân (1968), ông chuyển xuống phía đông, chiến đấu tại ngã tư Kim Đâu, Phú Hậu, tỉnh Quảng Trị. Sau một thời gian, đơn vị quay ngược lại phía tây và trải qua những trận đánh vô cùng ác liệt. Ông kể, khi đơn vị quay lại phía tây Quảng Trị, Mỹ-Ngụy tổ chức Chiến dịch Lam Sơn 719, hay còn gọi là cuộc hành quân Hạ Lào hay Chiến dịch đường 9 - Nam Lào. Nhận mệnh lệnh của cấp trên, Trung đoàn 64 (Trung đoàn Quyết thắng) của ông thực hiện cuộc hành quân "đi B dài" phục vụ chiến đấu với tinh thần "đi lâu, đi sâu, đi xa, đi đến thắng lợi hoàn toàn". Năm 1970, theo yêu cầu nhiệm vụ, binh nhì Kiều Văn Hồ được điều chuyển sang Tiểu đoàn 16, súng máy 12D7 trực thuộc Sư đoàn 320, hành quân vào Kon Tum và tiến đánh vào Gia Lai. Thời điểm này, cuộc chiến đấu cam go, ác liệt, bộ đội chủ lực vừa đánh giặc, vừa tăng gia sản xuất lương thực để nuôi sống bản thân. "Thiếu ăn, thiếu mặc, quân số mỏng, điều kiện mọi mặt thiếu thốn vất vả nhưng ý chí kiên cường, bất khuất không vì thế mà suy giảm", người thương binh bồi hồi nhớ lại. Giữa mưa bom bão đạn, sự sống và cái chết quá mong manh, ông cùng đồng chí của mình vẫn kề vai sát cánh với khẩu hiệu "tất cả quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, đời lính hiên ngang nơi sa trường, không nao núng, yếu mềm trước kẻ thù". Các chiến sĩ quả cảm đã vững vàng tay súng, quyết chiến để bảo vệ từng tầng đất, từng thôn làng, tiến tới thắng lợi vẻ vang năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tỏa sáng giữa đời thường Rời quân ngũ, trở về quê hương, người lính Kiều Văn Hồ trở thành tấm gương điển hình trong lao động, sản xuất, làm giàu cho quê hương - Ảnh: VGP/Thiện Tâm Sau thời gian chiến đấu gian khổ tại chiến trường Tây Nguyên, đến tháng 4/1975, ông bị thương, chuyển về an dưỡng, điều trị tại Bệnh viện quân y 175 TPHCM. Tháng 7/1977, với tỉ lệ thương tật 2/4, ông được phục viên trở về địa phương. Sau những năm tháng chiến đấu, về quê hương, mang theo thương tích chiến tranh trên thịt da nhưng tinh thần "Bộ đội cụ Hồ" vẫn luôn cháy bỏng trong trái tim người lính Kiều Văn Hồ. Sau khi trở về địa phương, người lính năm nào đã nhanh chóng bắt tay lao động sản xuất. Ông trồng lúa, hoa màu, sau đó phát triển kinh tế theo mô hình chuồng trại (nuôi gà lấy thịt, nuôi lợn thịt, lợn nái sinh sản), nuôi ong lấy mật, mang lại thu nhập ổn định cho bản thân và làm giàu cho quê hương. Ông lập gia đình và có 3 người con trai ngoan ngoãn, hiếu thảo. Đến nay, gia đình riêng của các con ông Hồ đều trưởng thành, hạnh phúc. Là tấm gương trong lao động, ông được tín nhiệm giao phụ trách quản trị HTX Nông nghiệp, đồng thời đảm nhận vai trò Bí thư Chi bộ thôn nhiều năm và 3 khóa liên tiếp là trưởng thôn. Ở cương vị nào, ông cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, nhiệt tình, nhiệt tâm với bà con nhân dân, phát huy phẩm chất cao đẹp của người lính anh hùng, người Đảng viên mẫu mực. TIN LIÊN QUANTình cảm đặc biệt của Tướng Đồng Sỹ Nguyên với Bộ đội Công binhBộ đội Cụ Hồ mang Tết đến với bà con Trà Leng Chiến tranh đã qua đi, nỗi canh cánh trong lòng ông Kiều Văn Hồ là nhiều đồng đội của ông vẫn nằm lại đâu đó trong lòng đất mẹ. Nhớ về những đồng đội đã ngã xuống, người lính năm nào không khỏi xót xa, quặn thắt. Thế hệ của ông đã dành cả thanh xuân, đánh đổi sức khỏe, thương tật và cả tính mạng cho nền độc lập tự do, hạnh phúc của đất nước. Ông hi vọng đời đời con cháu sau này sẽ giữ mãi hào khí dân tộc, khắc cốt ghi tâm những trang sử hào hùng của đất nước và công ơn của thế hệ đi trước, để tiếp tục đóng góp trí tuệ, tâm sức dựng xây Tổ quốc ngày càng giàu đẹp hơn. Bản thân ông cũng luôn tự nhủ và nhắc nhở các con, các cháu mình phải sống tốt, sống xứng đáng với sự hi sinh lớn lao của cha ông, của những người đã ngã xuống, để sự ra đi của họ không vô nghĩa. Với những công lao, đóng góp trong chiến đấu và công tác tại địa phương, ông Kiều Văn Hồ đã nhận nhiều huân, huy chương, bằng khen của Đảng, Nhà nước. Và không lâu nữa, ông sẽ được trao tặng Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng, phần thưởng cao quý, vinh dự mà ông dành cả cuộc đời để phấn đấu. Thiện Tâm
Sửa Luật Tài nguyên nước: Cần rà soát kỹ, tránh sự chồng chéo
Theo các nhà khoa học, tài nguyên nước là lĩnh vực rất rộng và hiện đang được quy định trong nhiều luật... Vì thế, cần nghiên cứu, rà soát kỹ, tránh chồng chéo, trùng lặp trong các quy định của dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).
Hội thảo "Góp ý dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)" - Ảnh: VGP/Hoàng Giang Ngày 27/9, Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội tổ chức hội thảo "Góp ý dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)". Phát biểu tại Hội thảo, TSKH. Phan Xuân Dũng, Chủ tịch VUSTA cho biết, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều chủ trương lớn liên quan đến quản lý, bảo vệ, sử dụng tài nguyên nước. Chính phủ cũng đã có nhiều chính sách, chương trình hành động nhằm tăng cường quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm và bền vững tài nguyên nước. Hội thảo lần này được tổ chức nhằm lấy ý kiến góp ý của các nhà khoa học cho các quy định của dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất, bảo đảm minh bạch để có khả năng khai thác tối đa nguồn lực tài nguyên, phân bổ hợp lý và sử dụng có hiệu quả; bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia; chú trọng phòng ngừa, kiểm soát và phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm; phân định rõ trách nhiệm quản lý nguồn nước và trách nhiệm quản lý công trình khai thác nước ở Trung ương và địa phương, khắc phục các chồng chéo, xung đột pháp luật. Theo ông Châu Trần Vĩnh, Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ TN&MT), dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) có các điểm mới như: Bổ sung các quy định nhằm bảo đảm an ninh nguồn nước; sửa đổi, bổ sung các quy định về bảo vệ tài nguyên nước; sửa đổi, bổ sung các quy định về khai thác, sử dụng nước; bổ sung các quy định nhằm đẩy mạnh xã hội hoá trong lĩnh vực tài nguyên nước; bổ sung các quy định nhằm chuyển dần từ quản lý bằng công cụ hành chính sang quản lý bằng công cụ kinh tế; bổ sung các quy định về trách nhiệm của các bộ, ngành. Tại Hội thảo, TS. Nguyễn Văn Vẻ, Phó Chủ tịch Hội nước sạch và môi trường Việt Nam bày tỏ đồng tình và thống nhất cao về sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật Tài nguyên nước phù hợp yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới; đồng thời đánh giá cao nỗ lực, cố gắng của ban soạn thảo và việc tiếp thu ý kiến góp ý của các cơ quan, hội ngành, các chuyên gia, nhà khoa học và nhân dân vào dự thảo Luật. Dự thảo Luật có bố cục chặt chẽ, nội dung bao quát toàn diện lĩnh vực tài nguyên nước. Trước tình trạng xả nước thải gây ô nhiễm môi trường đáng báo động như hiện nay, TS. Nguyễn Văn Vẻ đề nghị dự thảo ghi rõ và phân loại các nguồn thải để làm cơ sở xây dựng chính sách quản lý... TS. Hoàng Văn Khoa, Phó Chủ tịch Tổng hội Địa chất Việt Nam cho rằng, về phạm vi điều chỉnh tại Điều 1, dự thảo Luật đã đề xuất không đưa "nước dưới đất" thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Tài nguyên nước. Tuy nhiên, theo khái niệm, "nước dưới đất" vẫn là tài nguyên nước, do đó cần xem xét giữ lại ở Luật này. TIN LIÊN QUANBảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)Dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Hướng tới bảo đảm an ninh nguồn nướcHoàn thiện hành lang pháp lý về sử dụng tài nguyên nước Còn theo GS.TS. Đào Xuân Học, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam, để chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm hiệu quả và bền vững tài nguyên, việc rà soát bổ sung, sửa đổi các luật liên quan có ý nghĩa quan trọng. Hiện nay, chúng ta đã có Luật Thủy lợi, Luật Đê điều, Luật Phòng, chống thiên tai, Pháp lệnh Khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi và nhiều nghị định khác liên quan đến quản lý nước và thiên tai. Tuy nhiên định nghĩa về các từ, cụm từ như "nguồn nước", "tài nguyên nước", "thủy lợi" lại chưa có sự thống nhất, vì vậy cần dành thời gian rà soát, nghiên cứu kỹ lại. Trong khi đó, đại diện Hội Đập lớp và Phát triển nguồn nước Việt Nam đề xuất dự thảo luật Tài nguyên nước (sửa đổi) cần đề cập đến vai trò, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức quản lý lưu vực sông. Bởi nếu có tổ chức quản lý lưu vực sông mạnh thì quản lý tài nguyên nước sẽ có hiệu quả hơn nhiều... Hoàng Giang
Sửa Luật Tài nguyên nước: Cần rà soát kỹ, tránh sự chồng chéo Theo các nhà khoa học, tài nguyên nước là lĩnh vực rất rộng và hiện đang được quy định trong nhiều luật... Vì thế, cần nghiên cứu, rà soát kỹ, tránh chồng chéo, trùng lặp trong các quy định của dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Hội thảo "Góp ý dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)" - Ảnh: VGP/Hoàng Giang Ngày 27/9, Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội tổ chức hội thảo "Góp ý dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)". Phát biểu tại Hội thảo, TSKH. Phan Xuân Dũng, Chủ tịch VUSTA cho biết, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều chủ trương lớn liên quan đến quản lý, bảo vệ, sử dụng tài nguyên nước. Chính phủ cũng đã có nhiều chính sách, chương trình hành động nhằm tăng cường quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm và bền vững tài nguyên nước. Hội thảo lần này được tổ chức nhằm lấy ý kiến góp ý của các nhà khoa học cho các quy định của dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất, bảo đảm minh bạch để có khả năng khai thác tối đa nguồn lực tài nguyên, phân bổ hợp lý và sử dụng có hiệu quả; bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia; chú trọng phòng ngừa, kiểm soát và phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm; phân định rõ trách nhiệm quản lý nguồn nước và trách nhiệm quản lý công trình khai thác nước ở Trung ương và địa phương, khắc phục các chồng chéo, xung đột pháp luật. Theo ông Châu Trần Vĩnh, Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ TN&MT), dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) có các điểm mới như: Bổ sung các quy định nhằm bảo đảm an ninh nguồn nước; sửa đổi, bổ sung các quy định về bảo vệ tài nguyên nước; sửa đổi, bổ sung các quy định về khai thác, sử dụng nước; bổ sung các quy định nhằm đẩy mạnh xã hội hoá trong lĩnh vực tài nguyên nước; bổ sung các quy định nhằm chuyển dần từ quản lý bằng công cụ hành chính sang quản lý bằng công cụ kinh tế; bổ sung các quy định về trách nhiệm của các bộ, ngành. Tại Hội thảo, TS. Nguyễn Văn Vẻ, Phó Chủ tịch Hội nước sạch và môi trường Việt Nam bày tỏ đồng tình và thống nhất cao về sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật Tài nguyên nước phù hợp yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới; đồng thời đánh giá cao nỗ lực, cố gắng của ban soạn thảo và việc tiếp thu ý kiến góp ý của các cơ quan, hội ngành, các chuyên gia, nhà khoa học và nhân dân vào dự thảo Luật. Dự thảo Luật có bố cục chặt chẽ, nội dung bao quát toàn diện lĩnh vực tài nguyên nước. Trước tình trạng xả nước thải gây ô nhiễm môi trường đáng báo động như hiện nay, TS. Nguyễn Văn Vẻ đề nghị dự thảo ghi rõ và phân loại các nguồn thải để làm cơ sở xây dựng chính sách quản lý... TS. Hoàng Văn Khoa, Phó Chủ tịch Tổng hội Địa chất Việt Nam cho rằng, về phạm vi điều chỉnh tại Điều 1, dự thảo Luật đã đề xuất không đưa "nước dưới đất" thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Tài nguyên nước. Tuy nhiên, theo khái niệm, "nước dưới đất" vẫn là tài nguyên nước, do đó cần xem xét giữ lại ở Luật này. TIN LIÊN QUANBảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)Dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Hướng tới bảo đảm an ninh nguồn nướcHoàn thiện hành lang pháp lý về sử dụng tài nguyên nước Còn theo GS.TS. Đào Xuân Học, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam, để chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm hiệu quả và bền vững tài nguyên, việc rà soát bổ sung, sửa đổi các luật liên quan có ý nghĩa quan trọng. Hiện nay, chúng ta đã có Luật Thủy lợi, Luật Đê điều, Luật Phòng, chống thiên tai, Pháp lệnh Khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi và nhiều nghị định khác liên quan đến quản lý nước và thiên tai. Tuy nhiên định nghĩa về các từ, cụm từ như "nguồn nước", "tài nguyên nước", "thủy lợi" lại chưa có sự thống nhất, vì vậy cần dành thời gian rà soát, nghiên cứu kỹ lại. Trong khi đó, đại diện Hội Đập lớp và Phát triển nguồn nước Việt Nam đề xuất dự thảo luật Tài nguyên nước (sửa đổi) cần đề cập đến vai trò, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức quản lý lưu vực sông. Bởi nếu có tổ chức quản lý lưu vực sông mạnh thì quản lý tài nguyên nước sẽ có hiệu quả hơn nhiều... Hoàng Giang
Áp thấp nhiệt đới sẽ đi vào Biển Đông
Ngày 14/7, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho biết, tối 13/7, áp thấp nhiệt đới đã hình thành trên vùng biển phía đông của Philippines. Sáng 14/7, áp thấp nhiệt đới có cường độ gió mạnh cấp 6 hoạt động trên khu vực phía đông của Philippines.
Trong đêm 14 và ngày 15/7, áp thấp nhiệt đới sẽ đi vào Biển Đông - Ảnh: TTXVN Theo dự báo, trong đêm 14 và ngày 15/7, áp thấp nhiệt đới sẽ đi vào Biển Đông, có khả năng mạnh lên thành bão. Ông Nguyễn Văn Hưởng phân tích sẽ có hai kịch bản đối với diễn biến của áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão. Kịch bản thứ nhất (khả năng cao), áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão sẽ di chuyển lên phía bắc và đi vào đất liền khu vực Trung Quốc (xác suất khoảng 50-60%). Đây là kịch bản thời tiết xấu chủ yếu diễn ra trên Biển Đông. Kịch bản thứ hai, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão sẽ có thể đổi hướng về phía tây và di chuyển vào khu vực đất liền nước ta (xác suất khoảng 40-50%). Với diễn biến này, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão sẽ ảnh hưởng tới đất liền vào khoảng ngày 17-19/7 và gây ra một đợt mưa lớn ở khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. "Tuy nhiên, diễn biến của áp thấp còn nhiều sự thay đổi do chịu tác động bởi nhiều hình thái thời tiết. Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão sẽ gây gió mạnh cấp 6-7 và mưa dông lớn trên khu vực phía bắc Biển Đông. Cấp độ gió mạnh sẽ có khả năng tăng thêm phụ thuộc vào diễn biến cường độ bão", ông Nguyễn Văn Hưởng nhấn mạnh. Ngoài ra, khu vực phía nam Biển Đông đang chịu tác động mạnh của gió mùa tây nam ở cấp 6, giật cấp 8. Trong thời gian tới, khu vực phía này (bao gồm vùng biển khu vực Trường Sa cũng như vùng biển khu vực từ Bình Thuận-Cà Mau) có gió tây nam mạnh cấp 6-7, sóng lớn, biển động mạnh. Ông Nguyễn Văn Hưởng cảnh báo, áp thấp nhiệt đới sẽ ảnh hưởng lớn tới hoạt động của tàu, thuyền và các hoạt động sản xuất trên biển. Theo hướng dẫn của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, để chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới các tỉnh, thành phố, các bộ, ngành liên quan cần thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới; quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi; tổ chức kiểm đếm, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm; sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.
Áp thấp nhiệt đới sẽ đi vào Biển Đông Ngày 14/7, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho biết, tối 13/7, áp thấp nhiệt đới đã hình thành trên vùng biển phía đông của Philippines. Sáng 14/7, áp thấp nhiệt đới có cường độ gió mạnh cấp 6 hoạt động trên khu vực phía đông của Philippines. Trong đêm 14 và ngày 15/7, áp thấp nhiệt đới sẽ đi vào Biển Đông - Ảnh: TTXVN Theo dự báo, trong đêm 14 và ngày 15/7, áp thấp nhiệt đới sẽ đi vào Biển Đông, có khả năng mạnh lên thành bão. Ông Nguyễn Văn Hưởng phân tích sẽ có hai kịch bản đối với diễn biến của áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão. Kịch bản thứ nhất (khả năng cao), áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão sẽ di chuyển lên phía bắc và đi vào đất liền khu vực Trung Quốc (xác suất khoảng 50-60%). Đây là kịch bản thời tiết xấu chủ yếu diễn ra trên Biển Đông. Kịch bản thứ hai, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão sẽ có thể đổi hướng về phía tây và di chuyển vào khu vực đất liền nước ta (xác suất khoảng 40-50%). Với diễn biến này, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão sẽ ảnh hưởng tới đất liền vào khoảng ngày 17-19/7 và gây ra một đợt mưa lớn ở khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. "Tuy nhiên, diễn biến của áp thấp còn nhiều sự thay đổi do chịu tác động bởi nhiều hình thái thời tiết. Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão sẽ gây gió mạnh cấp 6-7 và mưa dông lớn trên khu vực phía bắc Biển Đông. Cấp độ gió mạnh sẽ có khả năng tăng thêm phụ thuộc vào diễn biến cường độ bão", ông Nguyễn Văn Hưởng nhấn mạnh. Ngoài ra, khu vực phía nam Biển Đông đang chịu tác động mạnh của gió mùa tây nam ở cấp 6, giật cấp 8. Trong thời gian tới, khu vực phía này (bao gồm vùng biển khu vực Trường Sa cũng như vùng biển khu vực từ Bình Thuận-Cà Mau) có gió tây nam mạnh cấp 6-7, sóng lớn, biển động mạnh. Ông Nguyễn Văn Hưởng cảnh báo, áp thấp nhiệt đới sẽ ảnh hưởng lớn tới hoạt động của tàu, thuyền và các hoạt động sản xuất trên biển. Theo hướng dẫn của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, để chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới các tỉnh, thành phố, các bộ, ngành liên quan cần thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới; quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi; tổ chức kiểm đếm, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm; sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.
Cô gái 29 tuổi hiến tặng tạng để 'hồi sinh' những cuộc đời mới
(Chinhphu.vn) – Chị N.T.L.T, 29 tuổi, ở Hà Nội không may bị tai nạn giao thông, chấn thương sọ não nặng. Sau khi chết não, một phần của cơ thể chị, gồm trái tim, một quả thận và 2 giác mạc đã được hiến tặng để “hồi sinh” những cuộc đời mới.
Cô gái 29 tuổi hiến tặng tạng để “hồi sinh” những cuộc đời mới - Ảnh: VGP/KO Ông Ngô Văn Thu, bố chị T. cho biết, con trai ông (em trai của chị T.) bị giãn cơ tim bẩm sinh, đồng thời phổi cũng bị xơ hóa, cần ghép đồng thời tim, phổi. Ca ghép đa tạng tim-thận trên một bệnh nhân đầu tiên ở Việt Nam thành công 24/02/2023 15:39 Từ khi 14 tuổi, gia đình đã đưa cậu bé đến Bệnh viện Việt Đức để chữa trị và gia đình cũng đã đăng ký nhận tạng hiến tại Bệnh viện Việt Đức. Nhưng cậu bé 17 tuổi này không chờ đợi được đến lúc tìm được tạng hiến phù hợp. Cậu đã qua đời 2 tháng trước vì viêm phổi. Nỗi đau mất con trai chưa nguôi ngoai, gia đình nhận được tin con gái bị tai nạn giao thông, chấn thương sọ não nặng. không thể níu kéo sự sống. Mặc dù đau đớn khôn nguôi, nhưng ông Ngô Văn Thu và vợ là bà Nguyễn Thị Hà đồng thuận đăng ký hiến tặng tạng của con gái để cứu sống những bệnh nhân khác đang mòn mỏi, khắc khoải chờ tạng hiến. "Tôi biết, ở bên kia thế giới, con gái tôi sẽ mỉm cười đồng ý hiến tạng cứu người. Và con gái bé bỏng của T., năm nay mới 5 tuổi, sau này lớn lên, cháu sẽ hiểu và tự hào về mẹ", ông Thu nghẹn ngào chia sẻ. Và cũng từ tạng hiến của chị T., lần đầu tiên tại Việt Nam, các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức đã thực hiện thành công ca ghép tim-thận cho bệnh nhân 37 tuổi, ở Tây Nguyên, bị mắc bệnh cơ tim giãn, suy tim và rối loạn nhịp nặng, dẫn đến suy thận giai đoạn cuối, phải chạy thận nhân tạo liên tục trong 5-6 năm nay. Bệnh nhân thường xuyên điều trị cấp cứu ở các trung tâm tim mạch lớn ở TPHCM và Huế do các cơn nhịp nhanh cấp tính. Do tất cả các biện pháp điều trị nội khoa không mang lại kết quả, sau khi đánh giá kỹ, hội đồng chuyên môn của Bệnh viện Việt Đức đã thống nhất chỉ định thực hiện ghép đồng thời cả tim và thận cho bệnh nhân với nguồn tạng hiến từ người cho chết não. Ca ghép tim-thận đồng thời cho bệnh nhân được thực hiện vào ngày 15/2 và đã thành công sau 10 giờ đồng hồ phẫu thuật. Sau ghép, các chức năng tim và thận của bệnh nhân đã phục hồi gần như bình thường. Bệnh nhân đã có thể ngồi dậy, ăn uống, đi lại và giao tiếp, không cần các phương tiện hỗ trợ đặc biệt về tim mạch và hô hấp. Một cuộc sống mới lại bắt đầu. Chỉ vài ngày nữa, bệnh nhân sẽ được xuất viện trở về đoàn tụ với gia đình và mang theo trái tim của cô gái Hà Nội. PGS.TS. Nguyễn Quang Nghĩa, Giám đốc Trung tâm Ghép tạng, Bệnh viện Việt Đức cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, bệnh viện đã thực hiện 1.500 ca ghép thận, 110 ca ghép gan, 49 ca ghép tim, 6 ca ghép phổi. Các chuyên gia của bệnh viện hoàn toàn làm chủ các kỹ thuật ghép tạng với trình độ chuyên môn cao, ghép thận chỉ còn khoảng 2-3 giờ, ghép gan từ 4-5 giờ, ghép tim trở thành thường quy, tiếp cận với thời gian của các nước trong khu vực và trên thế giới. Trình độ ghép tạng của Việt Nam tương đương với các trung tâm ghép tạng lớn trên thế giới. "Chúng tôi hy vọng ngày càng có nhiều người sẵn sàng hiến tạng nếu không may mất đi, để giúp những người chờ ghép tạng thêm cơ hội sống", PGS. Nguyễn Quang Nghĩa bày tỏ. HM
Cô gái 29 tuổi hiến tặng tạng để 'hồi sinh' những cuộc đời mới (Chinhphu.vn) – Chị N.T.L.T, 29 tuổi, ở Hà Nội không may bị tai nạn giao thông, chấn thương sọ não nặng. Sau khi chết não, một phần của cơ thể chị, gồm trái tim, một quả thận và 2 giác mạc đã được hiến tặng để “hồi sinh” những cuộc đời mới. Cô gái 29 tuổi hiến tặng tạng để “hồi sinh” những cuộc đời mới - Ảnh: VGP/KO Ông Ngô Văn Thu, bố chị T. cho biết, con trai ông (em trai của chị T.) bị giãn cơ tim bẩm sinh, đồng thời phổi cũng bị xơ hóa, cần ghép đồng thời tim, phổi. Ca ghép đa tạng tim-thận trên một bệnh nhân đầu tiên ở Việt Nam thành công 24/02/2023 15:39 Từ khi 14 tuổi, gia đình đã đưa cậu bé đến Bệnh viện Việt Đức để chữa trị và gia đình cũng đã đăng ký nhận tạng hiến tại Bệnh viện Việt Đức. Nhưng cậu bé 17 tuổi này không chờ đợi được đến lúc tìm được tạng hiến phù hợp. Cậu đã qua đời 2 tháng trước vì viêm phổi. Nỗi đau mất con trai chưa nguôi ngoai, gia đình nhận được tin con gái bị tai nạn giao thông, chấn thương sọ não nặng. không thể níu kéo sự sống. Mặc dù đau đớn khôn nguôi, nhưng ông Ngô Văn Thu và vợ là bà Nguyễn Thị Hà đồng thuận đăng ký hiến tặng tạng của con gái để cứu sống những bệnh nhân khác đang mòn mỏi, khắc khoải chờ tạng hiến. "Tôi biết, ở bên kia thế giới, con gái tôi sẽ mỉm cười đồng ý hiến tạng cứu người. Và con gái bé bỏng của T., năm nay mới 5 tuổi, sau này lớn lên, cháu sẽ hiểu và tự hào về mẹ", ông Thu nghẹn ngào chia sẻ. Và cũng từ tạng hiến của chị T., lần đầu tiên tại Việt Nam, các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức đã thực hiện thành công ca ghép tim-thận cho bệnh nhân 37 tuổi, ở Tây Nguyên, bị mắc bệnh cơ tim giãn, suy tim và rối loạn nhịp nặng, dẫn đến suy thận giai đoạn cuối, phải chạy thận nhân tạo liên tục trong 5-6 năm nay. Bệnh nhân thường xuyên điều trị cấp cứu ở các trung tâm tim mạch lớn ở TPHCM và Huế do các cơn nhịp nhanh cấp tính. Do tất cả các biện pháp điều trị nội khoa không mang lại kết quả, sau khi đánh giá kỹ, hội đồng chuyên môn của Bệnh viện Việt Đức đã thống nhất chỉ định thực hiện ghép đồng thời cả tim và thận cho bệnh nhân với nguồn tạng hiến từ người cho chết não. Ca ghép tim-thận đồng thời cho bệnh nhân được thực hiện vào ngày 15/2 và đã thành công sau 10 giờ đồng hồ phẫu thuật. Sau ghép, các chức năng tim và thận của bệnh nhân đã phục hồi gần như bình thường. Bệnh nhân đã có thể ngồi dậy, ăn uống, đi lại và giao tiếp, không cần các phương tiện hỗ trợ đặc biệt về tim mạch và hô hấp. Một cuộc sống mới lại bắt đầu. Chỉ vài ngày nữa, bệnh nhân sẽ được xuất viện trở về đoàn tụ với gia đình và mang theo trái tim của cô gái Hà Nội. PGS.TS. Nguyễn Quang Nghĩa, Giám đốc Trung tâm Ghép tạng, Bệnh viện Việt Đức cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, bệnh viện đã thực hiện 1.500 ca ghép thận, 110 ca ghép gan, 49 ca ghép tim, 6 ca ghép phổi. Các chuyên gia của bệnh viện hoàn toàn làm chủ các kỹ thuật ghép tạng với trình độ chuyên môn cao, ghép thận chỉ còn khoảng 2-3 giờ, ghép gan từ 4-5 giờ, ghép tim trở thành thường quy, tiếp cận với thời gian của các nước trong khu vực và trên thế giới. Trình độ ghép tạng của Việt Nam tương đương với các trung tâm ghép tạng lớn trên thế giới. "Chúng tôi hy vọng ngày càng có nhiều người sẵn sàng hiến tạng nếu không may mất đi, để giúp những người chờ ghép tạng thêm cơ hội sống", PGS. Nguyễn Quang Nghĩa bày tỏ. HM
Số ca mắc COVID-19 tại Hà Nội gia tăng
(Chinhphu.vn) – Số ca mắc COVID-19 đang có xu hướng gia tăng trong những ngày gần đây, trong đó địa phương ghi nhận nhiều nhất là Hà Nội.
bonewsrelation eonewsrelation bonewsrelation eonewsrelation Tue Apr 11 2023 16:39:39 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Tue Apr 11 2023 16:39:39 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Tue Apr 11 2023 16:41:02 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Hà Nội tiếp tục triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi và người từ 18 tuổi trở lên có chỉ định tiêm chủng theo hướng dẫn của Bộ Y tế - Ảnh: VGP/HM Theo báo cáo của Bộ Y tế, tính đến cuối ngày 10/4, trong 24 giờ, toàn quốc ghi nhận 114 ca nhiễm SARS-CoV-2. Trong đó, có 113 ca ghi nhận tại 14 tỉnh, thành phố, nhiều nhất tại Hà Nội (59 ca), Lào Cai (21 ca), Thái Nguyên (5 ca), Quảng Ninh (5 ca), Hải Phòng (5 ca), Ninh Bình (5 ca), Tuyên Quang (3 ca), Yên Bái (2 ca), Hưng Yên (2 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (2 ca), Cao Bằng (1 ca), Hòa Bình (1 ca), Phú Thọ (1 ca), Nghệ An (1 ca) và 1 ca nhập cảnh ghi nhận tại Hà Nội. Tuần đầu của tháng 4, cả nước ghi nhận 212 ca mắc, tăng 2,1 lần so với tuần trước đó và không có ca tử vong, số mắc trung bình 7 ngày là 30 ca/ngày. Riêng tại Hà Nội, trong tuần đầu của tháng 4 ghi nhận 67 ca mắc, số mắc tăng 44 trường hợp so với tuần trước. Cộng dồn năm 2023, Hà Nội ghi nhận 263 mắc. Hiện tại, trên cả nước đang có 8 ca đang thở oxy. Riêng tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (trên địa bàn Hà Nội), ngày 11/4, các bác sĩ đang điều trị cho 75 ca mắc COVID-19, trong đó có 5 ca thở máy, 10 ca sử dụng oxy kính. Số ca mắc COVID-19 nhập viện cũng gia tăng so với đầu tháng 3 vừa qua. Lãnh đạo Trung Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội cho biết, số ca mắc COVID-19 trên địa bàn Thành phố trong tuần qua tăng so với tuần trước, vì vậy cần tiếp tục theo dõi sát diễn biến tình hình dịch để xử lý kịp thời, có hiệu quả; đồng thời tiếp tục triển khai tiêm chủng vaccine COVID-19 cho các nhóm đối tượng gồm: Trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi và người từ 18 tuổi trở lên có chỉ định tiêm chủng theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Các chuyên gia nhận định, số ca COVID-19 gia tăng do miền Bắc đang trong giai đoạn chuyển mùa là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại virus phát triển, trong đó có virus SARS-CoV-2. Bên cạnh đó, còn do tâm lý chủ quan trong phòng bệnh, không sử dụng khẩu trang tại nơi công cộng, không khử khuẩn tay thường xuyên khiến bệnh lây lan. Mặt khác, do tỉ lệ tiêm chủng vaccine COVID-19 giảm mạnh, đáp ứng miễn dịch trong cộng đồng giảm, khiến số ca COVID-19 gia tăng. Các chuyên gia cũng khuyến cáo người dân phải chú ý các vấn đề dự phòng như đeo khẩu trang ở nơi nguy cơ cao, nơi công cộng, phải rửa tay khử khuẩn thường xuyên, hạn chế thấp nhất việc tiếp xúc với người có triệu chứng nghi ngờ... Những người có triệu chứng nghi ngờ thì cần chủ động phòng bệnh cho người khác. Các nhóm đối tượng cần tiêm đầy đủ vaccine phòng bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong 7 ngày gần đây thế giới ghi nhận hơn 438 nghìn ca mắc COVID-19 và gần 3,3 nghìn trường hợp tử vong. Phân bố theo khu vực, châu Mỹ đứng đầu trong 6 khu vực dịch tễ của WHO với hơn 203 nghìn ca mắc, tiếp đó là khu vực châu Âu với hơn 141 nghìn ca mắc. Một số quốc gia ghi nhận số mắc, tử vong cao như: Mỹ (176.358/1.746), Nga (45.579/173), Pháp (34.672/127), Nhật Bản (27.705/128). Kết quả giám sát biến chủng cho thấy, trong tuần, biến thể XBB.1.5 tiếp tục là biến thể chiếm ưu thế với tỉ lệ 45,06%, tiếp theo là biến thể XBB chiếm 19,73%. Đến nay, biến thể XBB.1.5 đã được phát hiện tại 90 quốc gia. Tại Việt Nam, hiện Bộ Y tế chưa có báo cáo về biến chủng COVID-19 mới xuất hiện tại Việt Nam. Hiền Minh Tham khảo thêmLào Cai: Khẩn trương kiểm soát chùm ca bệnh COVID-19 tại huyện Văn BànTham khảo thêmKiểm điểm cán bộ phường làm thất lạc hồ sơ hỗ trợ do dịch COVID-19Tham khảo thêmThủ tướng thăm Làng trẻ em SOS Nha Trang và các em mồ côi do đại dịch COVID-19Tham khảo thêmBộ Y tế xây dựng kế hoạch tiêm vaccine phòng COVID-19 năm 2023Tham khảo thêmLong An phản hồi kiến nghị về trợ cấp do ảnh hưởng dịch COVID-19Tham khảo thêmCOVID-19 không thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngàyTham khảo thêmQuận 1 đã được bổ sung kinh phí hỗ trợ người lao động do dịch COVID-19Tham khảo thêmNăm 2023: Nhu cầu hàng không phục hồi về mức trước đại dịch COVID-19
Số ca mắc COVID-19 tại Hà Nội gia tăng (Chinhphu.vn) – Số ca mắc COVID-19 đang có xu hướng gia tăng trong những ngày gần đây, trong đó địa phương ghi nhận nhiều nhất là Hà Nội. bonewsrelation eonewsrelation bonewsrelation eonewsrelation Tue Apr 11 2023 16:39:39 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Tue Apr 11 2023 16:39:39 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Tue Apr 11 2023 16:41:02 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Hà Nội tiếp tục triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi và người từ 18 tuổi trở lên có chỉ định tiêm chủng theo hướng dẫn của Bộ Y tế - Ảnh: VGP/HM Theo báo cáo của Bộ Y tế, tính đến cuối ngày 10/4, trong 24 giờ, toàn quốc ghi nhận 114 ca nhiễm SARS-CoV-2. Trong đó, có 113 ca ghi nhận tại 14 tỉnh, thành phố, nhiều nhất tại Hà Nội (59 ca), Lào Cai (21 ca), Thái Nguyên (5 ca), Quảng Ninh (5 ca), Hải Phòng (5 ca), Ninh Bình (5 ca), Tuyên Quang (3 ca), Yên Bái (2 ca), Hưng Yên (2 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (2 ca), Cao Bằng (1 ca), Hòa Bình (1 ca), Phú Thọ (1 ca), Nghệ An (1 ca) và 1 ca nhập cảnh ghi nhận tại Hà Nội. Tuần đầu của tháng 4, cả nước ghi nhận 212 ca mắc, tăng 2,1 lần so với tuần trước đó và không có ca tử vong, số mắc trung bình 7 ngày là 30 ca/ngày. Riêng tại Hà Nội, trong tuần đầu của tháng 4 ghi nhận 67 ca mắc, số mắc tăng 44 trường hợp so với tuần trước. Cộng dồn năm 2023, Hà Nội ghi nhận 263 mắc. Hiện tại, trên cả nước đang có 8 ca đang thở oxy. Riêng tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (trên địa bàn Hà Nội), ngày 11/4, các bác sĩ đang điều trị cho 75 ca mắc COVID-19, trong đó có 5 ca thở máy, 10 ca sử dụng oxy kính. Số ca mắc COVID-19 nhập viện cũng gia tăng so với đầu tháng 3 vừa qua. Lãnh đạo Trung Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội cho biết, số ca mắc COVID-19 trên địa bàn Thành phố trong tuần qua tăng so với tuần trước, vì vậy cần tiếp tục theo dõi sát diễn biến tình hình dịch để xử lý kịp thời, có hiệu quả; đồng thời tiếp tục triển khai tiêm chủng vaccine COVID-19 cho các nhóm đối tượng gồm: Trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi và người từ 18 tuổi trở lên có chỉ định tiêm chủng theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Các chuyên gia nhận định, số ca COVID-19 gia tăng do miền Bắc đang trong giai đoạn chuyển mùa là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại virus phát triển, trong đó có virus SARS-CoV-2. Bên cạnh đó, còn do tâm lý chủ quan trong phòng bệnh, không sử dụng khẩu trang tại nơi công cộng, không khử khuẩn tay thường xuyên khiến bệnh lây lan. Mặt khác, do tỉ lệ tiêm chủng vaccine COVID-19 giảm mạnh, đáp ứng miễn dịch trong cộng đồng giảm, khiến số ca COVID-19 gia tăng. Các chuyên gia cũng khuyến cáo người dân phải chú ý các vấn đề dự phòng như đeo khẩu trang ở nơi nguy cơ cao, nơi công cộng, phải rửa tay khử khuẩn thường xuyên, hạn chế thấp nhất việc tiếp xúc với người có triệu chứng nghi ngờ... Những người có triệu chứng nghi ngờ thì cần chủ động phòng bệnh cho người khác. Các nhóm đối tượng cần tiêm đầy đủ vaccine phòng bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong 7 ngày gần đây thế giới ghi nhận hơn 438 nghìn ca mắc COVID-19 và gần 3,3 nghìn trường hợp tử vong. Phân bố theo khu vực, châu Mỹ đứng đầu trong 6 khu vực dịch tễ của WHO với hơn 203 nghìn ca mắc, tiếp đó là khu vực châu Âu với hơn 141 nghìn ca mắc. Một số quốc gia ghi nhận số mắc, tử vong cao như: Mỹ (176.358/1.746), Nga (45.579/173), Pháp (34.672/127), Nhật Bản (27.705/128). Kết quả giám sát biến chủng cho thấy, trong tuần, biến thể XBB.1.5 tiếp tục là biến thể chiếm ưu thế với tỉ lệ 45,06%, tiếp theo là biến thể XBB chiếm 19,73%. Đến nay, biến thể XBB.1.5 đã được phát hiện tại 90 quốc gia. Tại Việt Nam, hiện Bộ Y tế chưa có báo cáo về biến chủng COVID-19 mới xuất hiện tại Việt Nam. Hiền Minh Tham khảo thêmLào Cai: Khẩn trương kiểm soát chùm ca bệnh COVID-19 tại huyện Văn BànTham khảo thêmKiểm điểm cán bộ phường làm thất lạc hồ sơ hỗ trợ do dịch COVID-19Tham khảo thêmThủ tướng thăm Làng trẻ em SOS Nha Trang và các em mồ côi do đại dịch COVID-19Tham khảo thêmBộ Y tế xây dựng kế hoạch tiêm vaccine phòng COVID-19 năm 2023Tham khảo thêmLong An phản hồi kiến nghị về trợ cấp do ảnh hưởng dịch COVID-19Tham khảo thêmCOVID-19 không thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngàyTham khảo thêmQuận 1 đã được bổ sung kinh phí hỗ trợ người lao động do dịch COVID-19Tham khảo thêmNăm 2023: Nhu cầu hàng không phục hồi về mức trước đại dịch COVID-19
Khi nào quản lý được việc bán thuốc theo đơn?
(Chinhphu.vn) – Việt Nam có khoảng hơn 25.000 loại thuốc đang lưu hành (không bao gồm thực phẩm chức năng), trong đó có hơn 40% là các thuốc cần phải kê đơn mới được thực hiện việc bán, cấp phát. Tuy nhiên, việc quản lý bán thuốc phải kê đơn hiện nay còn gặp nhiều thách thức.
Theo quy định của Bộ Y tế, đơn thuốc ngoại trú chỉ có hiệu lực trong 5 ngày vì biểu hiện lâm sàng sau 5 ngày của người bệnh đã khác. Ảnh: VGP/HM Vẫn có tình trạng mượn đơn thuốc để tự mua thuốc điều trị Theo báo cáo của Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) về việc thực hiện Chỉ thị 23/CT-TTG năm 2018 về việc tăng cường quản lý kết nối các cơ sở cung ứng thuốc, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 02/2018/TT-BYT và yêu cầu các cơ sở cung ứng thuốc phải có phần mềm quản lý. Hiện, cả nước có khoảng 68.000 cơ sở bán lẻ thuốc. Tất cả các cơ sở này đều đã có phần mềm đáp ứng kết nối liên thông lên Hệ thống Dược quốc gia. Tuy nhiên, việc quản lý bán thuốc phải kê đơn vẫn gặp nhiều thách thức. Cụ thể, các cơ sở này vẫn bán thuốc theo đơn giấy của người bệnh mang tới, mà không xác minh được đơn thuốc đó có đúng là từ cơ sở khám, chữa bệnh phát hành hay không, đơn thuốc đó người bệnh đã mua những thuốc gì, còn thiếu thuốc gì, mua đúng số lượng kê đơn hay chưa. Thậm chí, người bệnh có thể mua một đơn thuốc rất nhiều lần tại một, hoặc nhiều nhà thuốc; không ít trường hợp người bệnh mượn đơn thuốc của người khác để tự mua cho chính mình mà không cần khám bệnh. Theo Thông tư 52/2017/TT-BYT về kê đơn thuốc ngoại trú, Bộ Y tế quy định rất rõ ràng: Đơn thuốc ngoại trú chỉ có hiệu lực trong 5 ngày, vì biểu hiện lâm sàng sau 5 ngày của người bệnh đã khác. Luật Dược và Thông tư 02/20218/TT-BYT cũng quy định về việc phải bán thuốc theo đơn với các loại thuốc cần kê đơn. Việc tự ý mua thuốc cần phải kê đơn nhưng không có đơn, hoặc tái mua nhiều lần quá số lượng trên một đơn thuốc vẫn đang rất dễ dàng, khiến nước ta đang đứng trước mối đe dọa ngày càng tăng của tình trạng kháng kháng sinh – hiện tượng vi khuẩn có khả năng chống lại tác động của kháng sinh điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Để quản lý tình trạng bán thuốc phải kê đơn của bác sĩ, Bộ Y tế đã xây dựng đề án từ năm 2019 và thí điểm thành công việc vận hành Hệ thống Thông tin quốc gia về quản lý kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn (Hệ thống). Đây là hệ thống tiếp nhận lưu giữ báo cáo đơn thuốc điện tử được kê từ phần mềm của các cơ sở khám, chữa bệnh, và thông qua người bệnh, đơn thuốc được chia sẻ tới phần mềm quản lý cơ sở bán lẻ thuốc. Sau khi thực hiện bán, cấp phát thuốc cho người bệnh, phần mềm quản lý cơ sở bán lẻ thuốc gửi báo cáo số lượng đã bán về Hệ thống để lưu giữ. Khi người bệnh tới các cơ sở bán lẻ thuốc tiếp theo, cơ sở sẽ nhận được báo cáo về số lượng đã bán của cơ sở trước trên mỗi đơn thuốc từ kho dữ liệu quốc gia này, nên sẽ tránh được việc tái bán, hoặc bán quá đơn. Sau quá trình triển khai thí điểm, Bộ Y tế cũng đã ban hành các văn bản pháp lý nhằm quy định các cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở bán lẻ thuốc thực hiện liên thông đơn thuốc quốc gia để quản lý kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn. Đơn thuốc điện tử đã được cập nhật trên Hệ thống Đơn thuốc quốc gia - Ảnh: VGP/HM Số đơn thuốc liên thông hệ thống quốc gia còn rất chậm Hệ thống Thông tin quốc gia về quản lý kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn đã được Bộ Y tế hoàn tất thủ tục xác lập tài sản công sở hữu toàn dân để đưa vào áp dụng thực tế. Việc triển khai liên thông đơn thuốc điện tử với Hệ thống không tốn kém chi phí đầu tư của các cơ sở y tế, các nhà thuốc và người dân, cũng như không ảnh hưởng tới quá trình khám chữa bệnh và cấp bán thuốc. Thay đổi lộ trình thực hiện kê đơn thuốc điện tử 14/07/2022 18:03Tăng cường kiểm tra việc thực hiện quy chế kê đơn thuốc điều trị ngoại trú 20/06/2022 16:37 Tuy nhiên, tới thời điểm này, theo con số cập nhật trên Hệ thống, các sở y tế đã liên thông trung bình từ 700.000 tới vài triệu đơn thuốc từ tháng 1/2023 tới nay. Tạm tính trên toàn quốc, số đơn thuốc đã liên thông trên Hệ thống khoảng hơn 40 triệu đơn. Trong khi đó, ước tính, mỗi năm, các cơ sở y tế trên toàn quốc kê khoảng 400-500 triệu đơn thuốc (bao gồm cả cơ sở y tế công lập và tư nhân). Như vậy, số đơn thuốc điện tử đã cập nhật trên Hệ thống trong nửa năm qua còn quá ít, chiếm khoảng 20% số đơn theo thực tế, chủ yếu là từ các bệnh viện công lập từ hạng 3 trở lên. Một số thống kê cũng cho biết, Việt Nam có hơn 60.000 cơ sở khám, chữa bệnh (bao gồm cả công lập và tư nhân), tuy nhiên đến nay mới chỉ có khoảng 12.000 cơ sở thực hiện liên thông đơn thuốc trên Hệ thống, chiếm gần 1/3 số cơ sở khám, chữa bệnh hiện nay. Rất nhiều cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân và các cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn tại nhiều địa phương vẫn chưa biết, hoặc "cố tình" chưa biết về việc phải kê đơn điện tử và bán thuốc cần phải kê đơn theo đơn thuốc điện tử. Theo khoản 3 Điều 1 của Thông tư 04/2022/TT-BYT về lộ trình các cơ sở y tế phải kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử, trước ngày 31/12/2022, các bệnh viện từ hạng 3 trở lên phải triển khai kê đơn thuốc điện tử; trước ngày 30/6/2023 sẽ áp dụng với các cơ sở khám, chữa bệnh khác. Việc xử phạt trong lĩnh vực này cũng đã được quy định tại khoản 1 Điều 40 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, nhưng vì chưa ai "thổi phạt", nên các cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở bán lẻ thuốc vẫn chưa thực thi đầy đủ. Theo Bộ Y tế, việc triển khai hệ thống khép kín trên toàn quốc đối với đơn thuốc điện tử sẽ tránh việc mua thuốc tràn lan, hoặc "tự làm bác sĩ" như hiện nay, gây nguy cơ đối diện với nhiều mối nguy hiểm về sức khoẻ của người dân, đồng thời từng bước tiến tới bệnh viện không giấy tờ. Để triển khai quản lý kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn, thực hiện đúng chỉ đạo của Đảng và Chính phủ, nhiều chuyên gia y tế cho rằng, phải có thêm các tác động mạnh mẽ nữa từ cơ quan quản lý nhà nước để Hệ thống thực sự đi vào cuộc sống nhằm nâng cao đời sống sức khỏe cho người dân và tránh tình trạng nhờn thuốc đang diễn ra ngày một đáng báo động. Hiền Minh
Khi nào quản lý được việc bán thuốc theo đơn? (Chinhphu.vn) – Việt Nam có khoảng hơn 25.000 loại thuốc đang lưu hành (không bao gồm thực phẩm chức năng), trong đó có hơn 40% là các thuốc cần phải kê đơn mới được thực hiện việc bán, cấp phát. Tuy nhiên, việc quản lý bán thuốc phải kê đơn hiện nay còn gặp nhiều thách thức. Theo quy định của Bộ Y tế, đơn thuốc ngoại trú chỉ có hiệu lực trong 5 ngày vì biểu hiện lâm sàng sau 5 ngày của người bệnh đã khác. Ảnh: VGP/HM Vẫn có tình trạng mượn đơn thuốc để tự mua thuốc điều trị Theo báo cáo của Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) về việc thực hiện Chỉ thị 23/CT-TTG năm 2018 về việc tăng cường quản lý kết nối các cơ sở cung ứng thuốc, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 02/2018/TT-BYT và yêu cầu các cơ sở cung ứng thuốc phải có phần mềm quản lý. Hiện, cả nước có khoảng 68.000 cơ sở bán lẻ thuốc. Tất cả các cơ sở này đều đã có phần mềm đáp ứng kết nối liên thông lên Hệ thống Dược quốc gia. Tuy nhiên, việc quản lý bán thuốc phải kê đơn vẫn gặp nhiều thách thức. Cụ thể, các cơ sở này vẫn bán thuốc theo đơn giấy của người bệnh mang tới, mà không xác minh được đơn thuốc đó có đúng là từ cơ sở khám, chữa bệnh phát hành hay không, đơn thuốc đó người bệnh đã mua những thuốc gì, còn thiếu thuốc gì, mua đúng số lượng kê đơn hay chưa. Thậm chí, người bệnh có thể mua một đơn thuốc rất nhiều lần tại một, hoặc nhiều nhà thuốc; không ít trường hợp người bệnh mượn đơn thuốc của người khác để tự mua cho chính mình mà không cần khám bệnh. Theo Thông tư 52/2017/TT-BYT về kê đơn thuốc ngoại trú, Bộ Y tế quy định rất rõ ràng: Đơn thuốc ngoại trú chỉ có hiệu lực trong 5 ngày, vì biểu hiện lâm sàng sau 5 ngày của người bệnh đã khác. Luật Dược và Thông tư 02/20218/TT-BYT cũng quy định về việc phải bán thuốc theo đơn với các loại thuốc cần kê đơn. Việc tự ý mua thuốc cần phải kê đơn nhưng không có đơn, hoặc tái mua nhiều lần quá số lượng trên một đơn thuốc vẫn đang rất dễ dàng, khiến nước ta đang đứng trước mối đe dọa ngày càng tăng của tình trạng kháng kháng sinh – hiện tượng vi khuẩn có khả năng chống lại tác động của kháng sinh điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Để quản lý tình trạng bán thuốc phải kê đơn của bác sĩ, Bộ Y tế đã xây dựng đề án từ năm 2019 và thí điểm thành công việc vận hành Hệ thống Thông tin quốc gia về quản lý kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn (Hệ thống). Đây là hệ thống tiếp nhận lưu giữ báo cáo đơn thuốc điện tử được kê từ phần mềm của các cơ sở khám, chữa bệnh, và thông qua người bệnh, đơn thuốc được chia sẻ tới phần mềm quản lý cơ sở bán lẻ thuốc. Sau khi thực hiện bán, cấp phát thuốc cho người bệnh, phần mềm quản lý cơ sở bán lẻ thuốc gửi báo cáo số lượng đã bán về Hệ thống để lưu giữ. Khi người bệnh tới các cơ sở bán lẻ thuốc tiếp theo, cơ sở sẽ nhận được báo cáo về số lượng đã bán của cơ sở trước trên mỗi đơn thuốc từ kho dữ liệu quốc gia này, nên sẽ tránh được việc tái bán, hoặc bán quá đơn. Sau quá trình triển khai thí điểm, Bộ Y tế cũng đã ban hành các văn bản pháp lý nhằm quy định các cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở bán lẻ thuốc thực hiện liên thông đơn thuốc quốc gia để quản lý kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn. Đơn thuốc điện tử đã được cập nhật trên Hệ thống Đơn thuốc quốc gia - Ảnh: VGP/HM Số đơn thuốc liên thông hệ thống quốc gia còn rất chậm Hệ thống Thông tin quốc gia về quản lý kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn đã được Bộ Y tế hoàn tất thủ tục xác lập tài sản công sở hữu toàn dân để đưa vào áp dụng thực tế. Việc triển khai liên thông đơn thuốc điện tử với Hệ thống không tốn kém chi phí đầu tư của các cơ sở y tế, các nhà thuốc và người dân, cũng như không ảnh hưởng tới quá trình khám chữa bệnh và cấp bán thuốc. Thay đổi lộ trình thực hiện kê đơn thuốc điện tử 14/07/2022 18:03Tăng cường kiểm tra việc thực hiện quy chế kê đơn thuốc điều trị ngoại trú 20/06/2022 16:37 Tuy nhiên, tới thời điểm này, theo con số cập nhật trên Hệ thống, các sở y tế đã liên thông trung bình từ 700.000 tới vài triệu đơn thuốc từ tháng 1/2023 tới nay. Tạm tính trên toàn quốc, số đơn thuốc đã liên thông trên Hệ thống khoảng hơn 40 triệu đơn. Trong khi đó, ước tính, mỗi năm, các cơ sở y tế trên toàn quốc kê khoảng 400-500 triệu đơn thuốc (bao gồm cả cơ sở y tế công lập và tư nhân). Như vậy, số đơn thuốc điện tử đã cập nhật trên Hệ thống trong nửa năm qua còn quá ít, chiếm khoảng 20% số đơn theo thực tế, chủ yếu là từ các bệnh viện công lập từ hạng 3 trở lên. Một số thống kê cũng cho biết, Việt Nam có hơn 60.000 cơ sở khám, chữa bệnh (bao gồm cả công lập và tư nhân), tuy nhiên đến nay mới chỉ có khoảng 12.000 cơ sở thực hiện liên thông đơn thuốc trên Hệ thống, chiếm gần 1/3 số cơ sở khám, chữa bệnh hiện nay. Rất nhiều cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân và các cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn tại nhiều địa phương vẫn chưa biết, hoặc "cố tình" chưa biết về việc phải kê đơn điện tử và bán thuốc cần phải kê đơn theo đơn thuốc điện tử. Theo khoản 3 Điều 1 của Thông tư 04/2022/TT-BYT về lộ trình các cơ sở y tế phải kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử, trước ngày 31/12/2022, các bệnh viện từ hạng 3 trở lên phải triển khai kê đơn thuốc điện tử; trước ngày 30/6/2023 sẽ áp dụng với các cơ sở khám, chữa bệnh khác. Việc xử phạt trong lĩnh vực này cũng đã được quy định tại khoản 1 Điều 40 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, nhưng vì chưa ai "thổi phạt", nên các cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở bán lẻ thuốc vẫn chưa thực thi đầy đủ. Theo Bộ Y tế, việc triển khai hệ thống khép kín trên toàn quốc đối với đơn thuốc điện tử sẽ tránh việc mua thuốc tràn lan, hoặc "tự làm bác sĩ" như hiện nay, gây nguy cơ đối diện với nhiều mối nguy hiểm về sức khoẻ của người dân, đồng thời từng bước tiến tới bệnh viện không giấy tờ. Để triển khai quản lý kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn, thực hiện đúng chỉ đạo của Đảng và Chính phủ, nhiều chuyên gia y tế cho rằng, phải có thêm các tác động mạnh mẽ nữa từ cơ quan quản lý nhà nước để Hệ thống thực sự đi vào cuộc sống nhằm nâng cao đời sống sức khỏe cho người dân và tránh tình trạng nhờn thuốc đang diễn ra ngày một đáng báo động. Hiền Minh
Thủ tướng chỉ đạo kiểm tra, rà soát và đầu tư xây dựng trường học, cơ sở y tế, nhà vệ sinh công cộng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 126/CĐ-TTg ngày 10/3/2023 về việc tập trung kiểm tra, rà soát và đầu tư xây dựng trường học, cơ sở y tế tại các khu đô thị, khu nhà ở, khu dân cư, khu công nghiệp và nhà vệ sinh công cộng tại trường học, đô thị.
Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Công điện nêu rõ: Thời gian qua, các cấp, các ngành đã quan tâm đầu tư các công trình giáo dục, y tế tại các khu đô thị, khu nhà ở, khu dân cư, khu công nghiệp và nhà vệ sinh công cộng tại trường học, khu du lịch và đô thị, hình thành các không gian đô thị hiện đại, văn minh, xanh, sạch, đẹp, chất lượng sống của người dân đô thị từng bước được nâng cao. Tuy nhiên, tại một số khu đô thị, khu dân cư, khu nhà ở dành cho công nhân, người thu nhập thấp còn thiếu các công trình hạ tầng giáo dục (trường mầm non, trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông), trạm y tế; hệ thống nhà vệ sinh công cộng tại các trường học, khu vực công cộng đô thị, khu du lịch... còn thiếu, xuống cấp và quá tải, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân và du khách. Ưu tiên nguồn lực đầu tư mới, nâng cấp, cải tạo trường học, cơ sở y tế Để kịp thời khắc phục tình trạng nêu trên, nâng cao chất lượng sống, phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân và du khách, xây dựng văn hóa, văn minh đô thị, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, trưởng ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt và khẩn trương tổ chức thực hiện, hoàn thiện cơ sở hạ tầng đô thị theo Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Nghị quyết số 148/NQ-CP ngày 11/11/2022 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị. Đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ tướng yêu cầu: Về các công trình hạ tầng giáo dục (trường mầm non, trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông), cơ sở y tế (nếu có) tại các khu đô thị, khu dân cư, khu nhà ở, khu công nghiệp, khu kinh tế, khẩn trương kiểm tra thực trạng tình hình, đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu theo quy hoạch và quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan; Ưu tiên bố trí nguồn lực để đầu tư xây dựng mới các công trình hạ tầng giáo dục thuộc trách nhiệm đầu tư của Nhà nước; yêu cầu chủ đầu tư dự án và các cơ quan, tổ chức có liên quan khẩn trương thực hiện hoàn thiện đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng trong dự án; Đối với các trường học, cơ sở y tế hiện hữu, ưu tiên bố trí nguồn lực để nâng cấp, cải tạo, nâng cao chất lượng, năng lực phục vụ. Đến năm 2025, bảo đảm các đô thị từ loại III trở lên đáp ứng tiêu chuẩn phân loại đô thị về hạ tầng giáo dục cấp đô thị. Về hệ thống nhà vệ sinh công cộng tại các trường học, khu vực công cộng đô thị, khu du lịch: Khẩn trương kiểm tra thực trạng tình hình, đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan; Yêu cầu các cơ quan có chức năng khẩn trương lập kế hoạch sửa chữa, nâng cấp, bảo đảm công năng, sử dụng thuận tiện, đáp ứng yêu cầu vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị, hoàn thành chậm nhất trong Quý III năm 2023; lập chỉ dẫn các nhà vệ sinh công cộng để người dân và du khách tiếp cận sử dụng; Những nơi chưa có, cần khẩn trương quy hoạch, sắp xếp bố trí quỹ đất, huy động nguồn lực, tháo gỡ các vướng mắc, bất cập trong tổ chức quản lý, vận hành và các vấn đề phối hợp liên ngành, bảo đảm đến năm 2023 hoàn thành đầu tư xây dựng. Khuyến khích việc nghiên cứu, áp dụng các mô hình mới đáp ứng yêu cầu về tiện ích, mỹ quan đô thị, thân thiện môi trường. Huy động đa dạng các nguồn lực đầu tư, xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và mạng lưới cung cấp các dịch vụ đô thị, nhất là dịch vụ giáo dục, văn hóa, y tế, chăm sóc sức khỏe, môi trường. Trong đó cần chủ động có các giải pháp thu hút các nguồn lực xã hội để tham gia đầu tư, quản lý, vận hành theo phương thức đối tác công tư. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác các công trình giáo dục mầm non, tiểu học, y tế (nếu có), nhà vệ sinh công cộng trên địa bàn; kịp thời phát hiện và có biện pháp xử lý nghiêm đối với các trường hợp chủ đầu tư chưa thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn các trách nhiệm và nghĩa vụ theo nội dung dự án được phê duyệt; kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với các dự án không triển khai, chậm tiến độ. Khẩn trương rà soát, hoàn thiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên quan Thủ tướng giao Bộ Xây dựng, khẩn trương rà soát, nghiên cứu xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch, xây dựng và quản lý vận hành các công trình hạ tầng đô thị (bao gồm trường mầm non, trường tiểu học, trung học cơ sở, cơ sở y tế, nhà vệ sinh công cộng...). Rà soát, hoàn thiện, sớm ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hạ tầng đô thị có liên quan, đáp ứng các yêu cầu đồng bộ hạ tầng trong đô thị (bao gồm trường mầm non, trường tiểu học, trung học cơ sở, cơ sở y tế, nhà vệ sinh công cộng...). Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc tổ chức đầu tư xây dựng phát triển đô thị theo quy hoạch đô thị, chương trình phát triển đô thị được phê duyệt. Khuyến khích xây dựng các công trình giáo dục, y tế và nhà vệ sinh công cộng Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ: Theo chức năng nhiệm vụ khẩn trương rà soát, hoàn thiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên quan; Nghiên cứu xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về các quy định pháp luật về ưu đãi, khuyến khích đầu tư, quản lý sử dụng đất, vệ sinh môi trường để xây dựng các công trình giáo dục, y tế và nhà vệ sinh công cộng. Chỉ đạo các cơ sở y tế, trường học và các đơn vị quản lý công trình phục vụ sử dụng công cộng trực thuộc: Khẩn trương kiểm tra thực trạng tình hình các công trình nhà vệ sinh công cộng, đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan; lập kế hoạch sửa chữa, nâng cấp, bảo đảm công năng, sử dụng thuận tiện, đáp ứng yêu cầu vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị, hoàn thành chậm nhất trong Quý III năm 2023; Những nơi chưa có, cần khẩn trương quy hoạch, sắp xếp bố trí quỹ đất, huy động nguồn lực, tập trung đầu tư bảo đảm năm 2023 hoàn thành đầu tư xây dựng. Khuyến khích việc nghiên cứu, áp dụng các mô hình mới đáp ứng yêu cầu về tiện ích, mỹ quan đô thị, thân thiện môi trường. Văn phòng Chính phủ đôn đốc các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc thực hiện Công điện này, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ./. Tham khảo thêmThủ tướng Chính phủ chỉ đạo khẩn trương phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư côngTham khảo thêmPhó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu trình dự thảo Nghị quyết gỡ vướng đăng kiểm trong ngày 11/3Tham khảo thêmPhó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Xử lý sai phạm đăng kiểm không được ảnh hưởng đến người dânTham khảo thêmPhó Thủ tướng Trần Lưu Quang làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc giaTham khảo thêmThủ tướng: Quảng Ninh tập trung phát triển du lịch đặc thù, tầm cỡ quốc tếTham khảo thêmThủ tướng: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòngTham khảo thêmPhó Thủ tướng Trần Hồng Hà 'chốt' thời hạn hoàn thành các VBQPPL hướng dẫn thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnhTham khảo thêmThủ tướng giao Bộ Nội vụ nghiên cứu hoàn thiện các nội dung cụ thể về cải cách tiền lương, phụ cấp mớiTham khảo thêmThủ tướng Chính phủ yêu cầu kiểm tra thông tin 'Bỏ sổ hộ khẩu, đẩy cái khó về phía dân'Tham khảo thêmPhó Thủ tướng Trần Hồng Hà 'chốt' thời hạn hoàn thiện một loạt VBQPPL giải quyết các vấn đề 'nóng' của ngành y tếTham khảo thêmThủ tướng chỉ đạo triển khai quyết liệt các giải pháp bảo đảm đủ thuốc, trang thiết bị y tếTham khảo thêmThủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thực hiện nghiêm quy định bỏ sổ hộ khẩu giấyTham khảo thêmPhó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị y tế ngay trong tháng 2, đầu tháng 3/2023Tham khảo thêmThủ tướng chỉ thị đẩy mạnh triển khai Đề án 06Tham khảo thêmThủ tướng phân công tháo gỡ vướng mắc về đầu tư, xây dựng, phát triển hạ tầng giao thôngTham khảo thêmPhó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Khẩn trương hoàn thiện 2 Nghị định quan trọng về đất đai và lấn biểnTham khảo thêmThủ tướng: Giá cả bất động sản đã phù hợp với thu nhập chưa, có tình trạng lệch pha về cung cầu nhà đất không?Tham khảo thêmThủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Văn Giang, Hưng YênTham khảo thêmThủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới giáo dục nghề nghiệpTham khảo thêmThủ tướng Chính phủ ban hành khung giá bán lẻ điện bình quân
Thủ tướng chỉ đạo kiểm tra, rà soát và đầu tư xây dựng trường học, cơ sở y tế, nhà vệ sinh công cộng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 126/CĐ-TTg ngày 10/3/2023 về việc tập trung kiểm tra, rà soát và đầu tư xây dựng trường học, cơ sở y tế tại các khu đô thị, khu nhà ở, khu dân cư, khu công nghiệp và nhà vệ sinh công cộng tại trường học, đô thị. Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Công điện nêu rõ: Thời gian qua, các cấp, các ngành đã quan tâm đầu tư các công trình giáo dục, y tế tại các khu đô thị, khu nhà ở, khu dân cư, khu công nghiệp và nhà vệ sinh công cộng tại trường học, khu du lịch và đô thị, hình thành các không gian đô thị hiện đại, văn minh, xanh, sạch, đẹp, chất lượng sống của người dân đô thị từng bước được nâng cao. Tuy nhiên, tại một số khu đô thị, khu dân cư, khu nhà ở dành cho công nhân, người thu nhập thấp còn thiếu các công trình hạ tầng giáo dục (trường mầm non, trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông), trạm y tế; hệ thống nhà vệ sinh công cộng tại các trường học, khu vực công cộng đô thị, khu du lịch... còn thiếu, xuống cấp và quá tải, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân và du khách. Ưu tiên nguồn lực đầu tư mới, nâng cấp, cải tạo trường học, cơ sở y tế Để kịp thời khắc phục tình trạng nêu trên, nâng cao chất lượng sống, phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân và du khách, xây dựng văn hóa, văn minh đô thị, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, trưởng ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt và khẩn trương tổ chức thực hiện, hoàn thiện cơ sở hạ tầng đô thị theo Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Nghị quyết số 148/NQ-CP ngày 11/11/2022 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị. Đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ tướng yêu cầu: Về các công trình hạ tầng giáo dục (trường mầm non, trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông), cơ sở y tế (nếu có) tại các khu đô thị, khu dân cư, khu nhà ở, khu công nghiệp, khu kinh tế, khẩn trương kiểm tra thực trạng tình hình, đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu theo quy hoạch và quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan; Ưu tiên bố trí nguồn lực để đầu tư xây dựng mới các công trình hạ tầng giáo dục thuộc trách nhiệm đầu tư của Nhà nước; yêu cầu chủ đầu tư dự án và các cơ quan, tổ chức có liên quan khẩn trương thực hiện hoàn thiện đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng trong dự án; Đối với các trường học, cơ sở y tế hiện hữu, ưu tiên bố trí nguồn lực để nâng cấp, cải tạo, nâng cao chất lượng, năng lực phục vụ. Đến năm 2025, bảo đảm các đô thị từ loại III trở lên đáp ứng tiêu chuẩn phân loại đô thị về hạ tầng giáo dục cấp đô thị. Về hệ thống nhà vệ sinh công cộng tại các trường học, khu vực công cộng đô thị, khu du lịch: Khẩn trương kiểm tra thực trạng tình hình, đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan; Yêu cầu các cơ quan có chức năng khẩn trương lập kế hoạch sửa chữa, nâng cấp, bảo đảm công năng, sử dụng thuận tiện, đáp ứng yêu cầu vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị, hoàn thành chậm nhất trong Quý III năm 2023; lập chỉ dẫn các nhà vệ sinh công cộng để người dân và du khách tiếp cận sử dụng; Những nơi chưa có, cần khẩn trương quy hoạch, sắp xếp bố trí quỹ đất, huy động nguồn lực, tháo gỡ các vướng mắc, bất cập trong tổ chức quản lý, vận hành và các vấn đề phối hợp liên ngành, bảo đảm đến năm 2023 hoàn thành đầu tư xây dựng. Khuyến khích việc nghiên cứu, áp dụng các mô hình mới đáp ứng yêu cầu về tiện ích, mỹ quan đô thị, thân thiện môi trường. Huy động đa dạng các nguồn lực đầu tư, xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và mạng lưới cung cấp các dịch vụ đô thị, nhất là dịch vụ giáo dục, văn hóa, y tế, chăm sóc sức khỏe, môi trường. Trong đó cần chủ động có các giải pháp thu hút các nguồn lực xã hội để tham gia đầu tư, quản lý, vận hành theo phương thức đối tác công tư. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác các công trình giáo dục mầm non, tiểu học, y tế (nếu có), nhà vệ sinh công cộng trên địa bàn; kịp thời phát hiện và có biện pháp xử lý nghiêm đối với các trường hợp chủ đầu tư chưa thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn các trách nhiệm và nghĩa vụ theo nội dung dự án được phê duyệt; kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với các dự án không triển khai, chậm tiến độ. Khẩn trương rà soát, hoàn thiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên quan Thủ tướng giao Bộ Xây dựng, khẩn trương rà soát, nghiên cứu xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch, xây dựng và quản lý vận hành các công trình hạ tầng đô thị (bao gồm trường mầm non, trường tiểu học, trung học cơ sở, cơ sở y tế, nhà vệ sinh công cộng...). Rà soát, hoàn thiện, sớm ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hạ tầng đô thị có liên quan, đáp ứng các yêu cầu đồng bộ hạ tầng trong đô thị (bao gồm trường mầm non, trường tiểu học, trung học cơ sở, cơ sở y tế, nhà vệ sinh công cộng...). Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc tổ chức đầu tư xây dựng phát triển đô thị theo quy hoạch đô thị, chương trình phát triển đô thị được phê duyệt. Khuyến khích xây dựng các công trình giáo dục, y tế và nhà vệ sinh công cộng Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ: Theo chức năng nhiệm vụ khẩn trương rà soát, hoàn thiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên quan; Nghiên cứu xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về các quy định pháp luật về ưu đãi, khuyến khích đầu tư, quản lý sử dụng đất, vệ sinh môi trường để xây dựng các công trình giáo dục, y tế và nhà vệ sinh công cộng. Chỉ đạo các cơ sở y tế, trường học và các đơn vị quản lý công trình phục vụ sử dụng công cộng trực thuộc: Khẩn trương kiểm tra thực trạng tình hình các công trình nhà vệ sinh công cộng, đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan; lập kế hoạch sửa chữa, nâng cấp, bảo đảm công năng, sử dụng thuận tiện, đáp ứng yêu cầu vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị, hoàn thành chậm nhất trong Quý III năm 2023; Những nơi chưa có, cần khẩn trương quy hoạch, sắp xếp bố trí quỹ đất, huy động nguồn lực, tập trung đầu tư bảo đảm năm 2023 hoàn thành đầu tư xây dựng. Khuyến khích việc nghiên cứu, áp dụng các mô hình mới đáp ứng yêu cầu về tiện ích, mỹ quan đô thị, thân thiện môi trường. Văn phòng Chính phủ đôn đốc các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc thực hiện Công điện này, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ./. Tham khảo thêmThủ tướng Chính phủ chỉ đạo khẩn trương phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư côngTham khảo thêmPhó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu trình dự thảo Nghị quyết gỡ vướng đăng kiểm trong ngày 11/3Tham khảo thêmPhó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Xử lý sai phạm đăng kiểm không được ảnh hưởng đến người dânTham khảo thêmPhó Thủ tướng Trần Lưu Quang làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc giaTham khảo thêmThủ tướng: Quảng Ninh tập trung phát triển du lịch đặc thù, tầm cỡ quốc tếTham khảo thêmThủ tướng: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòngTham khảo thêmPhó Thủ tướng Trần Hồng Hà 'chốt' thời hạn hoàn thành các VBQPPL hướng dẫn thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnhTham khảo thêmThủ tướng giao Bộ Nội vụ nghiên cứu hoàn thiện các nội dung cụ thể về cải cách tiền lương, phụ cấp mớiTham khảo thêmThủ tướng Chính phủ yêu cầu kiểm tra thông tin 'Bỏ sổ hộ khẩu, đẩy cái khó về phía dân'Tham khảo thêmPhó Thủ tướng Trần Hồng Hà 'chốt' thời hạn hoàn thiện một loạt VBQPPL giải quyết các vấn đề 'nóng' của ngành y tếTham khảo thêmThủ tướng chỉ đạo triển khai quyết liệt các giải pháp bảo đảm đủ thuốc, trang thiết bị y tếTham khảo thêmThủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thực hiện nghiêm quy định bỏ sổ hộ khẩu giấyTham khảo thêmPhó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị y tế ngay trong tháng 2, đầu tháng 3/2023Tham khảo thêmThủ tướng chỉ thị đẩy mạnh triển khai Đề án 06Tham khảo thêmThủ tướng phân công tháo gỡ vướng mắc về đầu tư, xây dựng, phát triển hạ tầng giao thôngTham khảo thêmPhó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Khẩn trương hoàn thiện 2 Nghị định quan trọng về đất đai và lấn biểnTham khảo thêmThủ tướng: Giá cả bất động sản đã phù hợp với thu nhập chưa, có tình trạng lệch pha về cung cầu nhà đất không?Tham khảo thêmThủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Văn Giang, Hưng YênTham khảo thêmThủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới giáo dục nghề nghiệpTham khảo thêmThủ tướng Chính phủ ban hành khung giá bán lẻ điện bình quân
Khởi tố Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên vì nhận hối lộ
Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự “Nhận hối lộ” xảy ra tại Thái Nguyên và một số tỉnh, thành phố, đồng thời ra các Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở và nơi làm việc đối với Trần Tùng, Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên.
Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên Trần Tùng Căn cứ kết quả kiểm tra, xác minh làm rõ các hành vi có dấu hiệu sai phạm của một số cá nhân tại bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp, được tách ra từ vụ án “Đưa hối lộ, môi giới hối lộ, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Bộ Ngoại giao, thành phố Hà Nội và các tỉnh, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự “Nhận hối lộ” xảy ra tại Thái Nguyên và một số tỉnh, thành phố. Cùng ngày, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an ra các Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở và nơi làm việc về tội "Nhận hối lộ", quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự đối với Trần Tùng (sinh năm 1978 tại Thái Nguyên, nghề nghiệp: Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên). Sau khi Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao phê chuẩn, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã thực hiện tống đạt Quyết định khởi tố bị can, thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam, khám xét chỗ ở và nơi làm việc đối với bị can Trần Tùng. Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đang điều tra mở rộng vụ án để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Nhật Nam Tham khảo thêmKhởi tố, bắt tạm giam cựu Bí thư và cựu Chủ tịch tỉnh Lào CaiTham khảo thêmKhởi tố nguyên Cục trưởng Cục Thanh tra giám sát ngân hàng IITham khảo thêmKhởi tố, bắt tạm giam thêm bị can trong vụ 'chuyến bay giải cứu'Tham khảo thêmKhởi tố Chánh Thanh tra tỉnh Lâm Đồng vì nhận hối lộTham khảo thêmBộ Công an thông tin về vụ khởi tố ông Đỗ Hữu CaTham khảo thêmKhởi tố Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam trong vụ án 'chuyến bay giải cứu'Tham khảo thêmKhởi tố Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình ThuậnTham khảo thêmVụ Việt Á đã khởi tố 89 bị can; Tân Hoàng Minh lừa đảo, chiếm đoạt hơn 8000 tỷ đồng
Khởi tố Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên vì nhận hối lộ Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự “Nhận hối lộ” xảy ra tại Thái Nguyên và một số tỉnh, thành phố, đồng thời ra các Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở và nơi làm việc đối với Trần Tùng, Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên. Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên Trần Tùng Căn cứ kết quả kiểm tra, xác minh làm rõ các hành vi có dấu hiệu sai phạm của một số cá nhân tại bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp, được tách ra từ vụ án “Đưa hối lộ, môi giới hối lộ, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Bộ Ngoại giao, thành phố Hà Nội và các tỉnh, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự “Nhận hối lộ” xảy ra tại Thái Nguyên và một số tỉnh, thành phố. Cùng ngày, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an ra các Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở và nơi làm việc về tội "Nhận hối lộ", quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự đối với Trần Tùng (sinh năm 1978 tại Thái Nguyên, nghề nghiệp: Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên). Sau khi Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao phê chuẩn, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã thực hiện tống đạt Quyết định khởi tố bị can, thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam, khám xét chỗ ở và nơi làm việc đối với bị can Trần Tùng. Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đang điều tra mở rộng vụ án để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Nhật Nam Tham khảo thêmKhởi tố, bắt tạm giam cựu Bí thư và cựu Chủ tịch tỉnh Lào CaiTham khảo thêmKhởi tố nguyên Cục trưởng Cục Thanh tra giám sát ngân hàng IITham khảo thêmKhởi tố, bắt tạm giam thêm bị can trong vụ 'chuyến bay giải cứu'Tham khảo thêmKhởi tố Chánh Thanh tra tỉnh Lâm Đồng vì nhận hối lộTham khảo thêmBộ Công an thông tin về vụ khởi tố ông Đỗ Hữu CaTham khảo thêmKhởi tố Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam trong vụ án 'chuyến bay giải cứu'Tham khảo thêmKhởi tố Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình ThuậnTham khảo thêmVụ Việt Á đã khởi tố 89 bị can; Tân Hoàng Minh lừa đảo, chiếm đoạt hơn 8000 tỷ đồng
Lấy ý kiến Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế
Chiều 22/3, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội nghị lấy ý kiến các địa phương cấp huyện, cấp xã về Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
Một góc đô thị Huế - Ảnh: VGP/NA Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Hoàng Hải Minh cho hay, ngày 19/10/2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 tại Quyết định số 1261/QĐ-TTg, làm cơ sở để tỉnh tiến hành tổ chức lập, trình Bộ Xây dựng thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đồ án Quy hoạch. Mô hình đô thị Huế trực thuộc Trung ương: Chùm đô thị, đa trung tâm, vươn ra biểnĐỌC NGAY Theo đó, Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế là cơ sở pháp lý quan trọng để tiến hành các bước phân loại đô thị và thành lập thành phố trực thuộc Trung ương. Hơn nữa, đây là đồ án quy hoạch mang tính chất bản lề, định hướng mô hình phát triển tổng thể về không gian đô thị, xác định khung hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của thành phố trực thuộc Trung ương trong tương lai và là cơ sở pháp lý quan trọng để tiến hành lập các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và các dự án đầu tư hạ tầng khung, hướng đến xây dựng và phát triển đô thị một cách bền vững, thích ứng và ứng phó với biến đổi khí hậu. Xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương giàu bản sắc văn hóa với đặc trưng văn hóa, di sản, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh. "Để hoàn thành công tác xây dựng đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh đang chỉ đạo các ngành đồng loạt triển khai các đề án thành phần để quyết tâm hoàn thành mục tiêu mà Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị đề ra. Trong đó, Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế là một hợp phần hết sức quan trọng, đến thời điểm hiện nay đã hoàn thành các bước về tổ chức lập quy hoạch, báo cáo UBND tỉnh về phương án và đã tổ chức công bố lấy ý kiến cộng đồng tại Cổng thông tin điện tử tỉnh và trụ sở UBND các cấp kể từ ngày 10/3/2023. Do tính cấp bách về tiến độ triển khai đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương, dự kiến hoàn thành trong đầu năm 2024. Vì vậy, đối với đồ án Quy hoạch chung phải đạt mục tiêu hoàn thành đồ án trình phê duyệt trong tháng 04/2023", Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho hay. Theo lãnh đạo UBND tỉnh, nội dung đồ án Quy hoạch chung này mang tính chất quan trọng để định hình phát triển thành phố trực thuộc Trung ương trong tương lai, cũng là định hướng phát triển cả về trước mắt cũng như lâu dài cho từng địa phương cấp huyện, cấp phường xã. Do đó các đơn vị, địa phương trung nghiên cứu, tham gia ý kiến để tiếp tục hoàn thiện đồ án quy hoạch. Sau Hội nghị, tỉnh tiếp tục lấy ý kiến góp đồ án Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế tại các Cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh, Sở Xây dựng, UBND thành phố, các thị xã hoặc các huyện. Theo Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương, với định hướng phát triển và quản lý đô thị, hành chính phù hợp với quy định tại các Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, tỉnh Thừa Thiên Huế định hướng mô hình đô thị trực thuộc Trung ương trong tương lai được xác định theo dạng mô hình "chùm đô thị, đa trung tâm", vươn ra biển và dựa trên nền tảng của hệ thống di tích Cố đô Huế, các di tích văn hóa vật thể, phi vật thể, các cơ sở văn hóa tâm linh phật giáo và các thắng cảnh thiên nhiên sông Hương, núi Ngự, đầm phá Tam Giang..., là điểm đến hấp dẫn di sản văn hóa thế giới. Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, tham gia ý kiến liên quan đến ác nội dung: Định vị, tầm nhìn phát triển cho đô thị Thừa Thiên Huế trong tương lai; dự báo phát triển kinh tế xã hội, quy mô dân số, mật độ dân số các khu vực đô thị và nông thôn; quy mô đất xây dựng đô thị và nông thôn; mô hình, cấu trúc, định hướng phát triển không gian gồm đô thị trung tâm, các đô thị khác và vùng nông thôn; định hướng quy hoạch hạ tầng kinh tế, hạ tầng kỹ thuật khung toàn đô thị và khu vực đô thị trung tâm; định hướng quy hoạch hạ tầng xã hội toàn đô thị và khu vực đô thị trung tâm (bao gồm y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, công sở, nhà ở...). Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đang triển khai lấy ý kiến người dân về phương án mô hình thành lập thành phố trực thuộc Trung ương. Theo kết quả bình chọn trên Cổng Thông tin điện tử của tỉnh đến ngày 21/3, phương án tên gọi khi cả tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đa số người dân đều chọn tên gọi thành phố Huế với tỉ lệ 88,3%/9481 lượt bình chọn. Người dân đa số cũng chọn phương án thành lập 3 quận (quận phía Bắc, quận phía Nam, quận Hương Thủy), 2 thị xã (Hương Trà, Phong Điền) và 4 huyện với tỉ lệ 66,4%/9620 lượt bình chọn. Trong đó nhiều ý kiến bình chọn cho tên gọi quận phía Bắc là Phú Xuân và quận phía Nam là Thuận Hóa. NA
Lấy ý kiến Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế Chiều 22/3, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội nghị lấy ý kiến các địa phương cấp huyện, cấp xã về Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Một góc đô thị Huế - Ảnh: VGP/NA Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Hoàng Hải Minh cho hay, ngày 19/10/2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 tại Quyết định số 1261/QĐ-TTg, làm cơ sở để tỉnh tiến hành tổ chức lập, trình Bộ Xây dựng thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đồ án Quy hoạch. Mô hình đô thị Huế trực thuộc Trung ương: Chùm đô thị, đa trung tâm, vươn ra biểnĐỌC NGAY Theo đó, Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế là cơ sở pháp lý quan trọng để tiến hành các bước phân loại đô thị và thành lập thành phố trực thuộc Trung ương. Hơn nữa, đây là đồ án quy hoạch mang tính chất bản lề, định hướng mô hình phát triển tổng thể về không gian đô thị, xác định khung hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của thành phố trực thuộc Trung ương trong tương lai và là cơ sở pháp lý quan trọng để tiến hành lập các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và các dự án đầu tư hạ tầng khung, hướng đến xây dựng và phát triển đô thị một cách bền vững, thích ứng và ứng phó với biến đổi khí hậu. Xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương giàu bản sắc văn hóa với đặc trưng văn hóa, di sản, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh. "Để hoàn thành công tác xây dựng đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh đang chỉ đạo các ngành đồng loạt triển khai các đề án thành phần để quyết tâm hoàn thành mục tiêu mà Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị đề ra. Trong đó, Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế là một hợp phần hết sức quan trọng, đến thời điểm hiện nay đã hoàn thành các bước về tổ chức lập quy hoạch, báo cáo UBND tỉnh về phương án và đã tổ chức công bố lấy ý kiến cộng đồng tại Cổng thông tin điện tử tỉnh và trụ sở UBND các cấp kể từ ngày 10/3/2023. Do tính cấp bách về tiến độ triển khai đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương, dự kiến hoàn thành trong đầu năm 2024. Vì vậy, đối với đồ án Quy hoạch chung phải đạt mục tiêu hoàn thành đồ án trình phê duyệt trong tháng 04/2023", Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho hay. Theo lãnh đạo UBND tỉnh, nội dung đồ án Quy hoạch chung này mang tính chất quan trọng để định hình phát triển thành phố trực thuộc Trung ương trong tương lai, cũng là định hướng phát triển cả về trước mắt cũng như lâu dài cho từng địa phương cấp huyện, cấp phường xã. Do đó các đơn vị, địa phương trung nghiên cứu, tham gia ý kiến để tiếp tục hoàn thiện đồ án quy hoạch. Sau Hội nghị, tỉnh tiếp tục lấy ý kiến góp đồ án Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế tại các Cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh, Sở Xây dựng, UBND thành phố, các thị xã hoặc các huyện. Theo Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương, với định hướng phát triển và quản lý đô thị, hành chính phù hợp với quy định tại các Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, tỉnh Thừa Thiên Huế định hướng mô hình đô thị trực thuộc Trung ương trong tương lai được xác định theo dạng mô hình "chùm đô thị, đa trung tâm", vươn ra biển và dựa trên nền tảng của hệ thống di tích Cố đô Huế, các di tích văn hóa vật thể, phi vật thể, các cơ sở văn hóa tâm linh phật giáo và các thắng cảnh thiên nhiên sông Hương, núi Ngự, đầm phá Tam Giang..., là điểm đến hấp dẫn di sản văn hóa thế giới. Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, tham gia ý kiến liên quan đến ác nội dung: Định vị, tầm nhìn phát triển cho đô thị Thừa Thiên Huế trong tương lai; dự báo phát triển kinh tế xã hội, quy mô dân số, mật độ dân số các khu vực đô thị và nông thôn; quy mô đất xây dựng đô thị và nông thôn; mô hình, cấu trúc, định hướng phát triển không gian gồm đô thị trung tâm, các đô thị khác và vùng nông thôn; định hướng quy hoạch hạ tầng kinh tế, hạ tầng kỹ thuật khung toàn đô thị và khu vực đô thị trung tâm; định hướng quy hoạch hạ tầng xã hội toàn đô thị và khu vực đô thị trung tâm (bao gồm y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, công sở, nhà ở...). Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đang triển khai lấy ý kiến người dân về phương án mô hình thành lập thành phố trực thuộc Trung ương. Theo kết quả bình chọn trên Cổng Thông tin điện tử của tỉnh đến ngày 21/3, phương án tên gọi khi cả tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đa số người dân đều chọn tên gọi thành phố Huế với tỉ lệ 88,3%/9481 lượt bình chọn. Người dân đa số cũng chọn phương án thành lập 3 quận (quận phía Bắc, quận phía Nam, quận Hương Thủy), 2 thị xã (Hương Trà, Phong Điền) và 4 huyện với tỉ lệ 66,4%/9620 lượt bình chọn. Trong đó nhiều ý kiến bình chọn cho tên gọi quận phía Bắc là Phú Xuân và quận phía Nam là Thuận Hóa. NA
Infographics: Trình tự giải quyết, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ
Trình tự giải quyết, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ theo Thông tư số 32/2023/TT-BCA ngày 1/8/2023 của Bộ Công an có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2023.
Thiết kế: Dương Tuấn
Infographics: Trình tự giải quyết, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ Trình tự giải quyết, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ theo Thông tư số 32/2023/TT-BCA ngày 1/8/2023 của Bộ Công an có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2023. Thiết kế: Dương Tuấn
Công trường xây dựng không có biện pháp bảo đảm an toàn bị xử lý thế nào?
Hành vi của pháp nhân, cá nhân vi phạm các quy định của Nhà nước về an toàn lao động gây hậu quả làm chết người thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Vi phạm quy định về an toàn lao động" quy định tại Điều 295 Bộ luật Hình sự.
Thu Feb 09 2023 15:30:51 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Thu Feb 09 2023 15:30:51 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Thu Feb 09 2023 15:33:07 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Vừa qua, trường hợp cháu bé ở Đồng Tháp bị rơi xuống trụ bê tông dẫn đến tử vong khiến dư luận vô cùng đau xót. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành, công trường đang xây dựng mà không có biện pháp bảo đảm an toàn cho người lao động và những người xung quanh thì sẽ bị xử lý như thế nào? Trả lời câu hỏi này, Bộ Công an cho biết, theo quy định của Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015, công trường đang xây dựng phải có các giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm đảm bảo không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người và thiệt hại về tài sản trong quá trình lao động. Nếu hành vi của pháp nhân, cá nhân vi phạm các quy định của Nhà nước về an toàn lao động gây hậu quả làm chết người thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Vi phạm quy định về an toàn lao động" quy định tại Điều 295 Bộ luật Hình sự. Theo Cổng TTĐT Bộ Công an
Công trường xây dựng không có biện pháp bảo đảm an toàn bị xử lý thế nào? Hành vi của pháp nhân, cá nhân vi phạm các quy định của Nhà nước về an toàn lao động gây hậu quả làm chết người thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Vi phạm quy định về an toàn lao động" quy định tại Điều 295 Bộ luật Hình sự. Thu Feb 09 2023 15:30:51 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Thu Feb 09 2023 15:30:51 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Thu Feb 09 2023 15:33:07 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Vừa qua, trường hợp cháu bé ở Đồng Tháp bị rơi xuống trụ bê tông dẫn đến tử vong khiến dư luận vô cùng đau xót. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành, công trường đang xây dựng mà không có biện pháp bảo đảm an toàn cho người lao động và những người xung quanh thì sẽ bị xử lý như thế nào? Trả lời câu hỏi này, Bộ Công an cho biết, theo quy định của Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015, công trường đang xây dựng phải có các giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm đảm bảo không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người và thiệt hại về tài sản trong quá trình lao động. Nếu hành vi của pháp nhân, cá nhân vi phạm các quy định của Nhà nước về an toàn lao động gây hậu quả làm chết người thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Vi phạm quy định về an toàn lao động" quy định tại Điều 295 Bộ luật Hình sự. Theo Cổng TTĐT Bộ Công an
Trước khi gây tai nạn, tài xế xe khách Thành Bưởi đang bị tước bằng lái vì chạy quá tốc độ
Đoàn công tác của Ủy ban ATGT Quốc gia đã có buổi làm việc với các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai và huyện Định Quán về vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng liên quan xe khách Thành Bưởi.
Đoàn công tác của Ủy ban ATGT Quốc gia thăm hỏi bệnh nhân sau vụ tai nạn. Ảnh: Ủy ban ATGT Quốc gia Theo Cơ quan Cảnh sát điều tra, hiện lực lượng chức năng tỉnh Đồng Nai đang phối hợp với Phân viện khoa học hình sự Bộ Công an tại TPHCM điều tra, làm rõ vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trên tuyến Quốc lộ 20 (đoạn qua địa bàn xã Phú Vinh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai) khiến 4 người tử vong. Được biết, Công an tỉnh Đồng Nai sẽ mở rộng điều tra làm rõ trách nhiệm chủ xe Thành Bưởi và những người khác liên quan vụ tai nạn làm 5 người tử vong, 3 người bị thương. Sau khi gây ra tai nạn, tài xế Hoàng Văn Tính đã đến Công an huyện Định Quán (Đồng Nai) trình diện và khai nhận toàn bộ hành vi, nguyên nhân xảy ra vụ tai nạn giao thông. Trước khi gây tai nạn, tài xế đã bị tước bằng Tại Cơ quan điều tra, Tính khai nhận thời điểm lái xe gây ra tai nạn đang bị Công an tỉnh Lâm Đồng tước bằng lái 3 tháng về hành vi điều khiển xe ô tô khách chạy quá tốc độ. Liên quan đến tốc độ của phương tiện gây tai nạn, Khu Quản lý giao thông đường bộ 4 (Cục Đường bộ Việt Nam) cho biết, tại khu vực xảy ra vụ tai nạn giữa xe khách Thành Bưởi và xe khách 16 chỗ có tốc độ tối đa cho phép 50 km/h vì là khu đông dân cư. Ủy ban ATGT Quốc gia phối hợp cùng lực lượng chức năng làm việc tại hiện trường Qua kiểm tra thiết bị giám sát hành trình, xe khách Thành Bưởi khi va chạm đang chạy tốc độ 69 km/h, vượt quá quy định, không giữ khoảng cách an toàn rồi lách qua làn quẹt vào đuôi xe tải lấn sang làn bên cạnh dẫn đến va chạm với xe chạy chiều ngược lại. Cũng theo hệ thống giám sát, chiếc xe 16 chỗ BKS 86B-015.75 xuất phát tại xã Sùng Nhơn, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận khoảng 1h sáng 30/9. Hệ thống giám hành trình ghi nhận tốc độ ban đầu của xe duy trì từ 39-58 km/h trên đường tỉnh lộ từ Bình Thuận qua tỉnh Đồng Nai. Khi chạy đến Quốc lộ 20 địa phận tỉnh Đồng Nai thì chiếc xe chạy với tốc độ duy trì từ 79-89 km/h. Tốc độ ghi nhận cao nhất là 89 km/h tại thời điểm 2h12. Tốc độ lần cuối ghi nhận được của chiếc xe này tại thời điểm 2h13 là 79 km/h, cách lúc xảy ra tai nạn khoảng 10 phút. Tại Cơ quan điều tra, tài xế xe khách Thành Bưởi khai nhận, thời điểm lái xe gây ra tai nạn đang bị tước bằng lái 3 tháng về hành vi điều khiển xe ô tô khách chạy quá tốc độ. Ảnh: Báo Đồng Nai Trước đó, sáng 30/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng tại Đồng Nai. Trong công điện, Thủ tướng gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc tới thân nhân, gia đình các nạn nhân tử vong, động viên, thăm hỏi các nạn nhân bị thương trong vụ tai nạn. Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND kiêm Trưởng Ban ATGT tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng của tỉnh kịp thời khắc phục hậu quả, ngăn chặn các vụ tai nạn giao thông tương tự. Đồng thời, tập trung tối đa lực lượng y, bác sĩ, thuốc men, thiết bị, vật tư y tế để cứu chữa các nạn nhân bị thương; tạo điều kiện thuận lợi để gia đình nhanh chóng tiếp cận các nạn nhân trong vụ tai nạn, làm các thủ tục liên quan đến nạn nhân tử vong. Tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ động viên gia đình các nạn nhân tử vong và các nạn nhân bị thương trong vụ tai nạn. Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai trực tiếp chủ trì tổ chức hội nghị với các cơ quan, lực lượng chức năng đánh giá nguyên nhân, triển khai các giải pháp khắc phục tồn tại, bất cập, đồng thời xem xét xử lý nghiêm trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Bộ Công an, Bộ GTVT, UBND TPHCM, UBND tỉnh Bình Thuận kiểm tra toàn diện về việc chấp hành các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh có phương tiện và người liên quan trong vụ tai nạn; xử lý nghiêm theo đúng quy định pháp luật đối với các hành vi vi phạm. Bộ Công an chỉ đạo Công an tỉnh Đồng Nai và Công an các đơn vị có liên quan khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn và xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật đối với tổ chức, cá nhân vi phạm quy định, gây ra vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng nêu trên. Xác định làm rõ nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông và các nguyên nhân có liên quan đến trách nhiệm của các tập thể, cá nhân trong công tác quản lý Nhà nước liên quan đến vụ tai nạn giao thông nêu trên để phục vụ công tác phòng ngừa tai nạn giao thông tương tự trong thời gian tới. Khoảng 2h30 sáng 30/9, Hoàng Văn Tính (sinh năm 1986, ngụ tỉnh Thừa Thiên Huế) điều khiển ô tô khách Thành Bưởi BKS 50F-004.83 chở theo 32 hành khách lưu thông trên Quốc lộ 20, hướng Dầu Giây - Đà Lạt. Khi đến Km48, thuộc ấp 3, xã Phú Vinh, huyện Định Quán, Tính điều khiển vượt trái, nhưng không bảo đảm an toàn nên đã tông vào đầu xe tải BKS 60C-345.13 chạy cùng chiều phía trước, sau đó thì tông trực diện vào xe khách 16 chỗ BKS 86B-015.75 do tài xế Nguyễn Văn Cảnh (sinh năm 1990, ngụ tỉnh Bình Thuận) điều khiển chở theo 8 người đang lưu thông theo hướng ngược lại.Tính đến hôm nay (1/10), vụ tai nạn làm 5 người tử vong, 3 người bị thương.Cơ quan công an đã khởi tố vụ án, tạm giữ hình sự tài xế Hoàng Văn Tính để phục vụ công tác điều tra. Phan Trang Tham khảo thêmThủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng tại Đồng NaiTham khảo thêmLiên tiếp xảy ra 2 vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng tại Đồng Nai, Hà GiangTham khảo thêmChương trình hành động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mớiTham khảo thêmTuyên truyền về an toàn giao thông, bảo hiểm bắt buộc xe cơ giới cho học sinh Quảng TrịTham khảo thêmChủ động đảm bảo an toàn giao thông khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở, ngập lụt sâu
Trước khi gây tai nạn, tài xế xe khách Thành Bưởi đang bị tước bằng lái vì chạy quá tốc độ Đoàn công tác của Ủy ban ATGT Quốc gia đã có buổi làm việc với các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai và huyện Định Quán về vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng liên quan xe khách Thành Bưởi. Đoàn công tác của Ủy ban ATGT Quốc gia thăm hỏi bệnh nhân sau vụ tai nạn. Ảnh: Ủy ban ATGT Quốc gia Theo Cơ quan Cảnh sát điều tra, hiện lực lượng chức năng tỉnh Đồng Nai đang phối hợp với Phân viện khoa học hình sự Bộ Công an tại TPHCM điều tra, làm rõ vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trên tuyến Quốc lộ 20 (đoạn qua địa bàn xã Phú Vinh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai) khiến 4 người tử vong. Được biết, Công an tỉnh Đồng Nai sẽ mở rộng điều tra làm rõ trách nhiệm chủ xe Thành Bưởi và những người khác liên quan vụ tai nạn làm 5 người tử vong, 3 người bị thương. Sau khi gây ra tai nạn, tài xế Hoàng Văn Tính đã đến Công an huyện Định Quán (Đồng Nai) trình diện và khai nhận toàn bộ hành vi, nguyên nhân xảy ra vụ tai nạn giao thông. Trước khi gây tai nạn, tài xế đã bị tước bằng Tại Cơ quan điều tra, Tính khai nhận thời điểm lái xe gây ra tai nạn đang bị Công an tỉnh Lâm Đồng tước bằng lái 3 tháng về hành vi điều khiển xe ô tô khách chạy quá tốc độ. Liên quan đến tốc độ của phương tiện gây tai nạn, Khu Quản lý giao thông đường bộ 4 (Cục Đường bộ Việt Nam) cho biết, tại khu vực xảy ra vụ tai nạn giữa xe khách Thành Bưởi và xe khách 16 chỗ có tốc độ tối đa cho phép 50 km/h vì là khu đông dân cư. Ủy ban ATGT Quốc gia phối hợp cùng lực lượng chức năng làm việc tại hiện trường Qua kiểm tra thiết bị giám sát hành trình, xe khách Thành Bưởi khi va chạm đang chạy tốc độ 69 km/h, vượt quá quy định, không giữ khoảng cách an toàn rồi lách qua làn quẹt vào đuôi xe tải lấn sang làn bên cạnh dẫn đến va chạm với xe chạy chiều ngược lại. Cũng theo hệ thống giám sát, chiếc xe 16 chỗ BKS 86B-015.75 xuất phát tại xã Sùng Nhơn, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận khoảng 1h sáng 30/9. Hệ thống giám hành trình ghi nhận tốc độ ban đầu của xe duy trì từ 39-58 km/h trên đường tỉnh lộ từ Bình Thuận qua tỉnh Đồng Nai. Khi chạy đến Quốc lộ 20 địa phận tỉnh Đồng Nai thì chiếc xe chạy với tốc độ duy trì từ 79-89 km/h. Tốc độ ghi nhận cao nhất là 89 km/h tại thời điểm 2h12. Tốc độ lần cuối ghi nhận được của chiếc xe này tại thời điểm 2h13 là 79 km/h, cách lúc xảy ra tai nạn khoảng 10 phút. Tại Cơ quan điều tra, tài xế xe khách Thành Bưởi khai nhận, thời điểm lái xe gây ra tai nạn đang bị tước bằng lái 3 tháng về hành vi điều khiển xe ô tô khách chạy quá tốc độ. Ảnh: Báo Đồng Nai Trước đó, sáng 30/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng tại Đồng Nai. Trong công điện, Thủ tướng gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc tới thân nhân, gia đình các nạn nhân tử vong, động viên, thăm hỏi các nạn nhân bị thương trong vụ tai nạn. Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND kiêm Trưởng Ban ATGT tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng của tỉnh kịp thời khắc phục hậu quả, ngăn chặn các vụ tai nạn giao thông tương tự. Đồng thời, tập trung tối đa lực lượng y, bác sĩ, thuốc men, thiết bị, vật tư y tế để cứu chữa các nạn nhân bị thương; tạo điều kiện thuận lợi để gia đình nhanh chóng tiếp cận các nạn nhân trong vụ tai nạn, làm các thủ tục liên quan đến nạn nhân tử vong. Tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ động viên gia đình các nạn nhân tử vong và các nạn nhân bị thương trong vụ tai nạn. Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai trực tiếp chủ trì tổ chức hội nghị với các cơ quan, lực lượng chức năng đánh giá nguyên nhân, triển khai các giải pháp khắc phục tồn tại, bất cập, đồng thời xem xét xử lý nghiêm trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Bộ Công an, Bộ GTVT, UBND TPHCM, UBND tỉnh Bình Thuận kiểm tra toàn diện về việc chấp hành các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh có phương tiện và người liên quan trong vụ tai nạn; xử lý nghiêm theo đúng quy định pháp luật đối với các hành vi vi phạm. Bộ Công an chỉ đạo Công an tỉnh Đồng Nai và Công an các đơn vị có liên quan khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn và xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật đối với tổ chức, cá nhân vi phạm quy định, gây ra vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng nêu trên. Xác định làm rõ nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông và các nguyên nhân có liên quan đến trách nhiệm của các tập thể, cá nhân trong công tác quản lý Nhà nước liên quan đến vụ tai nạn giao thông nêu trên để phục vụ công tác phòng ngừa tai nạn giao thông tương tự trong thời gian tới. Khoảng 2h30 sáng 30/9, Hoàng Văn Tính (sinh năm 1986, ngụ tỉnh Thừa Thiên Huế) điều khiển ô tô khách Thành Bưởi BKS 50F-004.83 chở theo 32 hành khách lưu thông trên Quốc lộ 20, hướng Dầu Giây - Đà Lạt. Khi đến Km48, thuộc ấp 3, xã Phú Vinh, huyện Định Quán, Tính điều khiển vượt trái, nhưng không bảo đảm an toàn nên đã tông vào đầu xe tải BKS 60C-345.13 chạy cùng chiều phía trước, sau đó thì tông trực diện vào xe khách 16 chỗ BKS 86B-015.75 do tài xế Nguyễn Văn Cảnh (sinh năm 1990, ngụ tỉnh Bình Thuận) điều khiển chở theo 8 người đang lưu thông theo hướng ngược lại.Tính đến hôm nay (1/10), vụ tai nạn làm 5 người tử vong, 3 người bị thương.Cơ quan công an đã khởi tố vụ án, tạm giữ hình sự tài xế Hoàng Văn Tính để phục vụ công tác điều tra. Phan Trang Tham khảo thêmThủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng tại Đồng NaiTham khảo thêmLiên tiếp xảy ra 2 vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng tại Đồng Nai, Hà GiangTham khảo thêmChương trình hành động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mớiTham khảo thêmTuyên truyền về an toàn giao thông, bảo hiểm bắt buộc xe cơ giới cho học sinh Quảng TrịTham khảo thêmChủ động đảm bảo an toàn giao thông khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở, ngập lụt sâu
Khó khăn cai nghiện cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi
Nhiều địa phương đang gặp khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện Nghị định số 116/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy, đặc biệt liên quan đến công tác cai nghiện cho người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Cơ sở Cai nghiện ma túy thành phố Cần Thơ tổ chức sinh nhật định kỳ hàng tháng cho học viên cai nghiện - Ảnh: CSCNMT Cần Thơ Cơ sở Cai nghiện ma túy thành phố Cần Thơ có nhiệm vụ tiếp nhận và quản lý người nghiện ma túy do các cơ quan chức năng thành phố Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang lập hồ sơ đưa vào.Với diện tích xây dựng 5.443,3 m2, tổng diện tích phòng ở cho người cai nghiện 3.873,8 m2, Cơ sở có thể tiếp nhận tối đa 645 người cai nghiện. Hiện đang được đầu tư xây dựng mới 3 dãy nhà tiếp nhận, quản lý, điều trị cai nghiện tự nguyện; quản lý đối tượng xã hội và nhà phục hồi chức năng, với tổng diện tích 1.031,58 m có khả năng tiếp nhận 100 người cai nghiện (dự kiến cuối năm 2023 đưa vào sử dụng).Ông Nguyễn Thanh Hòa, Giám đốc Cơ sở cai nghiện ma túy Thành phố Cần Thơ cho biết, cùng với Luật Phòng, chống ma túy (có hiệu lực từ ngày 01/01/2022), các văn bản hướng dẫn đã được ban hành đảm bảo việc áp dụng thống nhất, đồng bộ. Đó là yêu cầu cấp thiết, khách quan để cụ thể hóa quan điểm của Đảng, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống ma túy, đồng thời bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của pháp luật, hiệu lực, hiệu quả công tác phòng, chống ma túy trong tình hình mới và kịp thời khắc phục hạn chế, tồn tại trong công tác phòng, chống ma túy trước đây.Trong đó, đối với cai nghiện ma túy bắt buộc đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên, các trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc được điều chỉnh phù hợp, bám sát Luật Xử lý vi phạm hành chính theo hướng minh bạch, đơn giản, rút gọn hồ sơ, trình tự thực hiện; làm rõ vai trò của từng cơ quan trong triển khai.Đối với cai nghiện ma túy bắt buộc đối với người từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi (không coi là biện pháp xử lý hành chính), Nghị định 116 đã quy định chi tiết về trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc đối với người từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi theo Luật Phòng, chống ma túy năm 2021. Đây là một trong các biện pháp hỗ trợ nhằm giúp trẻ em cai nghiện, phục hồi về sức khỏe, hành vi để tiếp tục học tập, trở thành người có ích cho xã hội.Ngay sau khi Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 và các Nghị định hướng dẫn có hiệu lực, Sở LĐTB&XH thành phố Cần Thơ đã nghiên cứu, tham mưu UBND thành phố ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định 116; ban hành Công văn về tiếp nhận người nghiện ma túy và thực hiện công tác cai nghiện ma túy tại Cơ sở cai nghiện ma túy thành phố Cần Thơ (trong đó về tiếp nhận các đối tượng: Cai nghiện bắt buộc theo Luật Xử lý vi phạm hành chính và người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi; tự nguyện; quản lý người nghiện ma túy không nơi cư trú và có nơi cư trú nhưng gia đình không đồng ý quản lý đang trong thời gian lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc).Thành phố cũng đã tổ chức hội nghị tập huấn Quy trình lập hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Nghị định số 116, Phối hợp Sở LĐTB&XH tỉnh Hậu Giang triển khai đến phòng LĐTBXH, Công an, Trung tâm y tế các quận huyện và Lãnh đạo UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh Hậu Giang nắm, thống nhất thực hiện thủ tục lập hồ sơ đưa vào Cơ sở Cai nghiện ma túy thành phố Cần Thơ.Cơ sở Cai nghiện ma túy thành phố Cần Thơ xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai với nhiều hình thức phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị như: Niêm yết tại bảng thông tin, tổ chức đối thoại với người cai nghiện, phát thanh trên hệ thống loa nội bộ, sinh hoạt chuyên đề về pháp luật...Bên cạnh đó, Cơ sở tham mưu lãnh đạo Sở LĐTB&XH ký kết Kế hoạch phối với Công an tỉnh Hậu Giang về bảo đảm an ninh trật tự tại Cơ sở Cai nghiện ma túy thành phố Cần Thơ; với Sở Y tế về tiếp nhận điều trị khi người cai nghiện nhập viện; hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các rối loạn tâm thần do sử dụng ma túy cho người cai nghiện đang cai nghiện tại Cơ sở cai nghiện ma túy.Đồng thời sửa đổi bổ sung và ban hành Quy chế quản lý người cai nghiện; quy định thời gian sinh hoạt, học tập, lao động trị liệu đối với người cai nghiện; nội quy lao động trị liệu đối với người cai nghiện ma túy đang cai nghiện bắt buộc; quy trình cai nghiện.Hiện nay, Cơ sở cai nghiện ma túy Thành phố Cần Thơ đang quản lý 366 học viên (bắt buộc: 336 người, trong đó 7 người từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi ; Tự nguyện: 20 người; Quản lý người nghiện ma túy đang trong thời gian lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc: 10 người).Sau triển khai, Cơ sở đẩy mạnh hoạt động tư vấn cá nhân, tư vấn nhóm giúp cho người cai nghiện nắm, hiểu đúng các nội dung của Nghị định 116. Qua đó, người cai nghiện an tâm tư tưởng, chấp hành nghiêm nội quy, quy chế. Công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn đơn vị được bảo đảm.Cần có hướng dẫn cụ thể Tuy nhiên, theo Giám đốc Cơ sở cai nghiện ma túy Thành phố Cần Thơ, trong quá trình thực hiện Nghị định số 116/2021/NĐ-CP, thành phố Cần Thơ gặp một số khó khăn, vướng mắc, đặc biệt liên quan đến công tác cai nghiện cho người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.Về chế độ học văn hoá, Điều 73 Nghị định 116 quy định "Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được học văn hoá theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Việc học văn hoá đối với người chưa phổ cập giáo dục tiểu học là bắt buộc ... "Theo Khoản 3 Điều 33 Luật Phòng chống ma túy quy đinh: "Thời hạn cai nghiện túy bắt buộc đối với người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi là từ đủ 6 tháng đến 12 tháng".Như vậy, đối với người cai nghiện bắt buộc 6 tháng, ngoài thời gian cắt cơn giải độc, tham gia học tập, tư vấn, học nghề, chuẩn bị hòa nhập cộng đồng, thời gian còn lại không đủ để học văn hoá. Bên cạnh đó, người cai nghiện thuộc đối tượng trên đang quản lý tại Cơ sở không nhiều và không vào cùng một thời điểm, nên khó khăn trong việc tập trung mở các lớp dạy văn hóa.Về chế độ giảm thời hạn đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi tại cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc. Điều 72, Nghị định 116 quy định các chế độ khen thưởng, kỷ luật đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi được thực hiện như đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc quy định tại Mục 5 Chương V của Nghị định này.Tuy nhiên Pháp lệnh số 01/2022/UBTVQH15 ngày 24/3/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định trình tự, thủ tục tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, không quy định trường hợp giảm thời hạn. Từ đó ảnh hưởng đến khả năng chấp hành nội quy, quy chế và phấn đấu của người cai nghiện trong thời gian chấp hành quyết định tại Cơ sở Cai nghiện ma túy bắt buộc.Về giải quyết tái hòa nhập cộng đồng, Điều 62 Nghị định 116 quy định đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi đã chấp hành xong quyết định mà không có gia đình đến đón thì Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc có trách nhiệm đưa về bàn giao tại gia đình hoặc UBND cấp xã nơi người sau cai nghiện cư trú. Đối với trường hợp này Cơ sở gặp khó trong bàn giao cho gia đình hoặc đưa về UBND nơi cư trú do không xác định được gia đình hoặc nơi cư trú.Ngoài ra, ông Nguyễn Thanh Hòa cũng cho biết, Cơ sở cai nghiện ma túy thành phố Cần Thơ còn gặp một số khó khăn khác liên quan đến việc chuyển người chấp hành xong biện pháp cai nghiện bắt buộc vào cơ sở bảo trợ xã hội do hiện tại chưa có hướng dẫn về trình tự, biểu mẫu và điều kiện xác định người cai nghiện ốm yếu không có khả năng lao động, từ đó khó khăn trong việc đưa người cai nghiện vào cơ sở bảo trợ xã hội.Hơn nữa, hiện tại viên chức phòng Y tế - Phục hồi sức khỏe chưa có trình độ bác sĩ và công tác tuyển dụng nhân sự có trình độ bác sĩ vào làm việc tại Cơ sở gặp không ít khó khăn hoặc không tuyển dụng được vì không có nhân sự dự tuyển.TIN LIÊN QUAN19 cơ sở cai nghiện ma túy đã bố trí khu riêng cho trẻ emBảo đảm tính thân thiện khi đưa trẻ em nghiện ma túy đi cai nghiện bắt buộcTính toán phương án học tập phù hợp cho trẻ em nghiện đi cai nghiệnĐể tạo điều kiện hỗ trợ Cơ sở Cai nghiện ma túy thành phố Cần Thơ nói riêng, Cơ sở Cai nghiện ma túy cả nước nói chung khắc phục khó khăn, Cơ sở Cai nghiện ma túy thành phố Cần Thơ đề xuất các cơ quan liên quan có hướng dẫn cụ thể về chế độ học văn hoá đối với "Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc"; hướng dẫn về trình tự, biểu mẫu và điều kiện xác định người cai nghiện ốm yếu không có khả năng lao động, chuyển người sau cai nghiện vào cơ sở bảo trợ xã hội.Cũng theo lãnh đạo Cơ sở, cần quy định thống nhất giữa Pháp lệnh số 01/2022/UBTVQH15 và Nghị định số 116 về chế độ giảm thời hạn đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi tại cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc. Hướng dẫn về giải quyết tái hòa nhập cộng đồng đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi đã chấp hành xong quyết định không xác định được gia đình hoặc nơi cư trú. Đồng thời có chính sách thu hút nhân sự có trình độ bác sĩ vào làm việc tại các cơ sở cai nghiện ma túy.Hoàng Giang
Khó khăn cai nghiện cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi Nhiều địa phương đang gặp khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện Nghị định số 116/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy, đặc biệt liên quan đến công tác cai nghiện cho người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Cơ sở Cai nghiện ma túy thành phố Cần Thơ tổ chức sinh nhật định kỳ hàng tháng cho học viên cai nghiện - Ảnh: CSCNMT Cần Thơ Cơ sở Cai nghiện ma túy thành phố Cần Thơ có nhiệm vụ tiếp nhận và quản lý người nghiện ma túy do các cơ quan chức năng thành phố Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang lập hồ sơ đưa vào.Với diện tích xây dựng 5.443,3 m2, tổng diện tích phòng ở cho người cai nghiện 3.873,8 m2, Cơ sở có thể tiếp nhận tối đa 645 người cai nghiện. Hiện đang được đầu tư xây dựng mới 3 dãy nhà tiếp nhận, quản lý, điều trị cai nghiện tự nguyện; quản lý đối tượng xã hội và nhà phục hồi chức năng, với tổng diện tích 1.031,58 m có khả năng tiếp nhận 100 người cai nghiện (dự kiến cuối năm 2023 đưa vào sử dụng).Ông Nguyễn Thanh Hòa, Giám đốc Cơ sở cai nghiện ma túy Thành phố Cần Thơ cho biết, cùng với Luật Phòng, chống ma túy (có hiệu lực từ ngày 01/01/2022), các văn bản hướng dẫn đã được ban hành đảm bảo việc áp dụng thống nhất, đồng bộ. Đó là yêu cầu cấp thiết, khách quan để cụ thể hóa quan điểm của Đảng, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống ma túy, đồng thời bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của pháp luật, hiệu lực, hiệu quả công tác phòng, chống ma túy trong tình hình mới và kịp thời khắc phục hạn chế, tồn tại trong công tác phòng, chống ma túy trước đây.Trong đó, đối với cai nghiện ma túy bắt buộc đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên, các trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc được điều chỉnh phù hợp, bám sát Luật Xử lý vi phạm hành chính theo hướng minh bạch, đơn giản, rút gọn hồ sơ, trình tự thực hiện; làm rõ vai trò của từng cơ quan trong triển khai.Đối với cai nghiện ma túy bắt buộc đối với người từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi (không coi là biện pháp xử lý hành chính), Nghị định 116 đã quy định chi tiết về trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc đối với người từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi theo Luật Phòng, chống ma túy năm 2021. Đây là một trong các biện pháp hỗ trợ nhằm giúp trẻ em cai nghiện, phục hồi về sức khỏe, hành vi để tiếp tục học tập, trở thành người có ích cho xã hội.Ngay sau khi Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 và các Nghị định hướng dẫn có hiệu lực, Sở LĐTB&XH thành phố Cần Thơ đã nghiên cứu, tham mưu UBND thành phố ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định 116; ban hành Công văn về tiếp nhận người nghiện ma túy và thực hiện công tác cai nghiện ma túy tại Cơ sở cai nghiện ma túy thành phố Cần Thơ (trong đó về tiếp nhận các đối tượng: Cai nghiện bắt buộc theo Luật Xử lý vi phạm hành chính và người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi; tự nguyện; quản lý người nghiện ma túy không nơi cư trú và có nơi cư trú nhưng gia đình không đồng ý quản lý đang trong thời gian lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc).Thành phố cũng đã tổ chức hội nghị tập huấn Quy trình lập hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Nghị định số 116, Phối hợp Sở LĐTB&XH tỉnh Hậu Giang triển khai đến phòng LĐTBXH, Công an, Trung tâm y tế các quận huyện và Lãnh đạo UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh Hậu Giang nắm, thống nhất thực hiện thủ tục lập hồ sơ đưa vào Cơ sở Cai nghiện ma túy thành phố Cần Thơ.Cơ sở Cai nghiện ma túy thành phố Cần Thơ xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai với nhiều hình thức phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị như: Niêm yết tại bảng thông tin, tổ chức đối thoại với người cai nghiện, phát thanh trên hệ thống loa nội bộ, sinh hoạt chuyên đề về pháp luật...Bên cạnh đó, Cơ sở tham mưu lãnh đạo Sở LĐTB&XH ký kết Kế hoạch phối với Công an tỉnh Hậu Giang về bảo đảm an ninh trật tự tại Cơ sở Cai nghiện ma túy thành phố Cần Thơ; với Sở Y tế về tiếp nhận điều trị khi người cai nghiện nhập viện; hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các rối loạn tâm thần do sử dụng ma túy cho người cai nghiện đang cai nghiện tại Cơ sở cai nghiện ma túy.Đồng thời sửa đổi bổ sung và ban hành Quy chế quản lý người cai nghiện; quy định thời gian sinh hoạt, học tập, lao động trị liệu đối với người cai nghiện; nội quy lao động trị liệu đối với người cai nghiện ma túy đang cai nghiện bắt buộc; quy trình cai nghiện.Hiện nay, Cơ sở cai nghiện ma túy Thành phố Cần Thơ đang quản lý 366 học viên (bắt buộc: 336 người, trong đó 7 người từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi ; Tự nguyện: 20 người; Quản lý người nghiện ma túy đang trong thời gian lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc: 10 người).Sau triển khai, Cơ sở đẩy mạnh hoạt động tư vấn cá nhân, tư vấn nhóm giúp cho người cai nghiện nắm, hiểu đúng các nội dung của Nghị định 116. Qua đó, người cai nghiện an tâm tư tưởng, chấp hành nghiêm nội quy, quy chế. Công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn đơn vị được bảo đảm.Cần có hướng dẫn cụ thể Tuy nhiên, theo Giám đốc Cơ sở cai nghiện ma túy Thành phố Cần Thơ, trong quá trình thực hiện Nghị định số 116/2021/NĐ-CP, thành phố Cần Thơ gặp một số khó khăn, vướng mắc, đặc biệt liên quan đến công tác cai nghiện cho người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.Về chế độ học văn hoá, Điều 73 Nghị định 116 quy định "Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được học văn hoá theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Việc học văn hoá đối với người chưa phổ cập giáo dục tiểu học là bắt buộc ... "Theo Khoản 3 Điều 33 Luật Phòng chống ma túy quy đinh: "Thời hạn cai nghiện túy bắt buộc đối với người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi là từ đủ 6 tháng đến 12 tháng".Như vậy, đối với người cai nghiện bắt buộc 6 tháng, ngoài thời gian cắt cơn giải độc, tham gia học tập, tư vấn, học nghề, chuẩn bị hòa nhập cộng đồng, thời gian còn lại không đủ để học văn hoá. Bên cạnh đó, người cai nghiện thuộc đối tượng trên đang quản lý tại Cơ sở không nhiều và không vào cùng một thời điểm, nên khó khăn trong việc tập trung mở các lớp dạy văn hóa.Về chế độ giảm thời hạn đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi tại cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc. Điều 72, Nghị định 116 quy định các chế độ khen thưởng, kỷ luật đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi được thực hiện như đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc quy định tại Mục 5 Chương V của Nghị định này.Tuy nhiên Pháp lệnh số 01/2022/UBTVQH15 ngày 24/3/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định trình tự, thủ tục tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, không quy định trường hợp giảm thời hạn. Từ đó ảnh hưởng đến khả năng chấp hành nội quy, quy chế và phấn đấu của người cai nghiện trong thời gian chấp hành quyết định tại Cơ sở Cai nghiện ma túy bắt buộc.Về giải quyết tái hòa nhập cộng đồng, Điều 62 Nghị định 116 quy định đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi đã chấp hành xong quyết định mà không có gia đình đến đón thì Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc có trách nhiệm đưa về bàn giao tại gia đình hoặc UBND cấp xã nơi người sau cai nghiện cư trú. Đối với trường hợp này Cơ sở gặp khó trong bàn giao cho gia đình hoặc đưa về UBND nơi cư trú do không xác định được gia đình hoặc nơi cư trú.Ngoài ra, ông Nguyễn Thanh Hòa cũng cho biết, Cơ sở cai nghiện ma túy thành phố Cần Thơ còn gặp một số khó khăn khác liên quan đến việc chuyển người chấp hành xong biện pháp cai nghiện bắt buộc vào cơ sở bảo trợ xã hội do hiện tại chưa có hướng dẫn về trình tự, biểu mẫu và điều kiện xác định người cai nghiện ốm yếu không có khả năng lao động, từ đó khó khăn trong việc đưa người cai nghiện vào cơ sở bảo trợ xã hội.Hơn nữa, hiện tại viên chức phòng Y tế - Phục hồi sức khỏe chưa có trình độ bác sĩ và công tác tuyển dụng nhân sự có trình độ bác sĩ vào làm việc tại Cơ sở gặp không ít khó khăn hoặc không tuyển dụng được vì không có nhân sự dự tuyển.TIN LIÊN QUAN19 cơ sở cai nghiện ma túy đã bố trí khu riêng cho trẻ emBảo đảm tính thân thiện khi đưa trẻ em nghiện ma túy đi cai nghiện bắt buộcTính toán phương án học tập phù hợp cho trẻ em nghiện đi cai nghiệnĐể tạo điều kiện hỗ trợ Cơ sở Cai nghiện ma túy thành phố Cần Thơ nói riêng, Cơ sở Cai nghiện ma túy cả nước nói chung khắc phục khó khăn, Cơ sở Cai nghiện ma túy thành phố Cần Thơ đề xuất các cơ quan liên quan có hướng dẫn cụ thể về chế độ học văn hoá đối với "Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc"; hướng dẫn về trình tự, biểu mẫu và điều kiện xác định người cai nghiện ốm yếu không có khả năng lao động, chuyển người sau cai nghiện vào cơ sở bảo trợ xã hội.Cũng theo lãnh đạo Cơ sở, cần quy định thống nhất giữa Pháp lệnh số 01/2022/UBTVQH15 và Nghị định số 116 về chế độ giảm thời hạn đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi tại cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc. Hướng dẫn về giải quyết tái hòa nhập cộng đồng đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi đã chấp hành xong quyết định không xác định được gia đình hoặc nơi cư trú. Đồng thời có chính sách thu hút nhân sự có trình độ bác sĩ vào làm việc tại các cơ sở cai nghiện ma túy.Hoàng Giang
Giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của năm 2022 đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. 01/2023/QĐ-TTg
bonewsrelation eonewsrelation Thu Feb 02 2023 16:02:08 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Thu Feb 02 2023 16:02:08 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Thu Feb 02 2023 16:09:02 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước phải nộp của năm 2022 đối với người thuê đất, thuê mặt nước. Theo đó, đối tượng áp dụng là tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đang được Nhà nước cho thuê đất, thuê mặt nước trực tiếp theo Quyết định hoặc Hợp đồng hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dưới hình thức trả tiền thuê đất, thuê mặt nước hằng năm (sau đây gọi là người thuê đất, thuê mặt nước). Quy định này áp dụng cho cả trường hợp người thuê đất, thuê mặt nước không thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền thuê đất và trường hợp người thuê đất, thuê mặt nước đang được giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quy định của pháp luật về đất đai (Luật Đất đai và các văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai) và pháp luật khác có liên quan. Mức giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước Quyết định nêu rõ, giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước phải nộp của năm 2022 đối với người thuê đất, thuê mặt nước quy định nêu trên; không thực hiện giảm trên số tiền thuê đất, thuê mặt nước còn nợ của các năm trước năm 2022 và tiền chậm nộp (nếu có). Mức giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước được tính trên số tiền thuê đất, thuê mặt nước phải nộp của năm 2022 theo quy định của pháp luật. Trường hợp người thuê đất, thuê mặt nước đang được giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quy định hoặc/và khấu trừ tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật về tiền thuê đất, thuê mặt nước thì mức giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước được tính trên số tiền thuê đất, thuê mặt nước phải nộp (nếu có) sau khi đã được giảm hoặc/và khấu trừ theo quy định của pháp luật. Hồ sơ giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước Hồ sơ giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước gồm: 1- Giấy đề nghị giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước năm 2022 của người thuê đất, thuê mặt nước theo Mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này. Người thuê đất, thuê mặt nước chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác của thông tin và đề nghị giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của mình, đảm bảo đúng đối tượng được giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quy định tại Quyết định này. 2- Quyết định cho thuê đất, thuê mặt nước hoặc Hợp đồng thuê đất, thuê mặt nước hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (bản sao). Chí Kiên Tham khảo thêmGiảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước cho đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19
Giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của năm 2022 đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. 01/2023/QĐ-TTg bonewsrelation eonewsrelation Thu Feb 02 2023 16:02:08 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Thu Feb 02 2023 16:02:08 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Thu Feb 02 2023 16:09:02 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước phải nộp của năm 2022 đối với người thuê đất, thuê mặt nước. Theo đó, đối tượng áp dụng là tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đang được Nhà nước cho thuê đất, thuê mặt nước trực tiếp theo Quyết định hoặc Hợp đồng hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dưới hình thức trả tiền thuê đất, thuê mặt nước hằng năm (sau đây gọi là người thuê đất, thuê mặt nước). Quy định này áp dụng cho cả trường hợp người thuê đất, thuê mặt nước không thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền thuê đất và trường hợp người thuê đất, thuê mặt nước đang được giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quy định của pháp luật về đất đai (Luật Đất đai và các văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai) và pháp luật khác có liên quan. Mức giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước Quyết định nêu rõ, giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước phải nộp của năm 2022 đối với người thuê đất, thuê mặt nước quy định nêu trên; không thực hiện giảm trên số tiền thuê đất, thuê mặt nước còn nợ của các năm trước năm 2022 và tiền chậm nộp (nếu có). Mức giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước được tính trên số tiền thuê đất, thuê mặt nước phải nộp của năm 2022 theo quy định của pháp luật. Trường hợp người thuê đất, thuê mặt nước đang được giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quy định hoặc/và khấu trừ tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật về tiền thuê đất, thuê mặt nước thì mức giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước được tính trên số tiền thuê đất, thuê mặt nước phải nộp (nếu có) sau khi đã được giảm hoặc/và khấu trừ theo quy định của pháp luật. Hồ sơ giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước Hồ sơ giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước gồm: 1- Giấy đề nghị giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước năm 2022 của người thuê đất, thuê mặt nước theo Mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này. Người thuê đất, thuê mặt nước chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác của thông tin và đề nghị giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của mình, đảm bảo đúng đối tượng được giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quy định tại Quyết định này. 2- Quyết định cho thuê đất, thuê mặt nước hoặc Hợp đồng thuê đất, thuê mặt nước hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (bản sao). Chí Kiên Tham khảo thêmGiảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước cho đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19
Xây dựng hệ sinh thái về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại 63 tỉnh, thành phố
Ngày 24/11, tại Quảng Bình, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định số 345/QĐ-TTg ngày 05/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021 - 2030” cho các tỉnh miền trung.
Phấn đấu 100% quy định pháp luật về doanh nghiệp, về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp được thông tin kịp thời, đầy đủ - Ảnh: VGP/LS Theo TS. Trần Minh Sơn, Trưởng Văn phòng Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành (Bộ Tư pháp) giới thiệu cho các đại biểu về các nội dung chính của Đề án "Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với các hoạt động và mục tiêu cụ thể như hoàn thiện khung pháp lý về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; phấn đấu 100% quy định pháp luật về doanh nghiệp, về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp được thông tin kịp thời, đầy đủ đến doanh nghiệp; tăng cường tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp và người làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Đồng thời, vận hành hiệu quả hệ thống mạng lưới tư vấn viên pháp luật, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về vụ việc, vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp, đảm bảo 100% doanh nghiệp được hỗ trợ pháp lý khi có đề xuất, giải quyết, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn về mặt pháp lý cho doanh nghiệp khi có yêu cầu; thí điểm và nhân rộng ít nhất 02 mô hình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp hiệu quả trên toàn quốc; ứng dụng chuyển đổi số trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Xây dựng hệ sinh thái về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; duy trì cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa Trung ương và địa phương, giữa cơ quan quản lý nhà nước với tổ chức đại diện cho doanh nghiệp trong việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp gắn với hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật hiệu quả liên quan đến doanh nghiệp; triển khai các giải pháp xã hội hóa công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Theo ông Nguyễn Quốc Tuấn, Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Hà Tĩnh cho rằng, để đạt được mục tiêu Đề án 345, cần tập trung hoàn thiện chính sách, pháp luật về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; nâng cao nhận thức, năng lực và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, người làm công tác pháp chế, người làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và đội ngũ tư vấn viên, tuyên truyền viên pháp luật; triển khai hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp thông qua việc đẩy mạnh tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp thông qua các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp, tổ chức đối thoại giữa cơ quan nhà nước với doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật liên quan đến doanh nghiệp... Đại diện Sở Tư pháp và Hội Luật gia tỉnh Quảng Bình cho biết, tỉnh luôn khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh, phát triển bền vững, góp phần xây dựng tỉnh. Việc triển khai đồng bộ Quyết định số 345/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, theo đại diện tỉnh Quảng Bình cần tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp liên quan nhằm phát huy kết quả đã đạt được, khắc phục các vướng mắc, bất cập; tiếp tục đổi mới toàn diện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, tăng cường cơ chế phố hợp liên ngành hiện nay cũng như huy động được các nguồn lực trong xã hội. Một số đại biểu cho rằng, để triển khai Đề án 345 cần quy định về mạng lưới tư vấn viên pháp luật đầy đủ các đối tượng, quy định về hồ sơ rõ ràng; quan tâm mức chi phí hỗ trợ tư vấn pháp luật, khuyến khích các luật sư tham gia mạng lưới tư vấn pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp. Hiện nay thủ tục hành chính theo Nghị định số 55/2019/NĐ-CP còn phức tạp khiến nhiều doanh nghiệp e ngại, không muốn tiếp cận hỗ trợ tư vấn pháp luật; nhiều doanh nghiệp e ngại khả năng lộ bí mật kinh doanh do phải gửi cho cơ quan nhà nước nội dung văn bản tư vấn pháp lý để công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa được các doanh nghiệp quan tâm, biết đến rộng rãi để tạo sức lan tỏa. Nhiều doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm, chủ động trong việc tiếp cận thông tin về pháp luật, chưa chủ động đề nghị hỗ trợ pháp lý. Theo ông Cao Đăng Vinh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế (Bộ Tư pháp), Phó Trưởng ban Quản lý Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp giai đoạn 2020 – 2025, để các quy định về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thực sự đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả, cần sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2019/NĐ-CP, theo hướng coi doanh nghiệp nhỏ và vừa là trung tâm chủ động trong việc yêu cầu hỗ trợ pháp lý cho mình; cụ thể hóa các giải pháp quy định tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và Nghị định số 55/2019/NĐ-CP theo hướng dễ tiếp cận và phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tế của từng doanh nghiệp, ngành nghề và lĩnh vực, để doanh nghiệp có thể tiếp cận và được thụ hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Qua Hội nghị cho thấy nhiều ý kiến đề xuất cần sửa đổi định mức tài chính cho hoạt động hỗ trợ pháp xây dựng cơ sở dữ liệu về văn bản pháp luật, vụ việc, vướng mắc pháp lý theo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và Nghị định số 55/2019/NĐ-CP. Tăng cường nguồn lực cho hoạt động hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp, bao gồm nguồn lực con người và nguồn lực tài chính, vật chất, tạo điều kiện và khuyến khích các tổ chức hành nghề luật sư tham gia hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, có cơ chế thu hút sự tham gia của các luật sư, tham gia hỗ trợ công tác này; mỗi doanh nghiệp nhỏ và vừa phải nêu cao ý thức chủ động tìm hiểu, tiếp cận thông tin về các chương trình, đề án, kế hoạch hỗ trợ để đề xuất nhu cầu hỗ trợ phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp. ‎LS Tham khảo thêmHỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp đòi hỏi không ngừng đổi mớiTham khảo thêmHỗ trợ pháp lý doanh nghiệp cần tập trung vào doanh nghiệp nhỏ và vừaTham khảo thêmDoanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam sẽ có thêm kênh hỗ trợ pháp lý cho hoạt động đầu tư, kinh doanh
Xây dựng hệ sinh thái về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại 63 tỉnh, thành phố Ngày 24/11, tại Quảng Bình, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định số 345/QĐ-TTg ngày 05/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021 - 2030” cho các tỉnh miền trung. Phấn đấu 100% quy định pháp luật về doanh nghiệp, về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp được thông tin kịp thời, đầy đủ - Ảnh: VGP/LS Theo TS. Trần Minh Sơn, Trưởng Văn phòng Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành (Bộ Tư pháp) giới thiệu cho các đại biểu về các nội dung chính của Đề án "Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với các hoạt động và mục tiêu cụ thể như hoàn thiện khung pháp lý về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; phấn đấu 100% quy định pháp luật về doanh nghiệp, về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp được thông tin kịp thời, đầy đủ đến doanh nghiệp; tăng cường tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp và người làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Đồng thời, vận hành hiệu quả hệ thống mạng lưới tư vấn viên pháp luật, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về vụ việc, vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp, đảm bảo 100% doanh nghiệp được hỗ trợ pháp lý khi có đề xuất, giải quyết, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn về mặt pháp lý cho doanh nghiệp khi có yêu cầu; thí điểm và nhân rộng ít nhất 02 mô hình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp hiệu quả trên toàn quốc; ứng dụng chuyển đổi số trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Xây dựng hệ sinh thái về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; duy trì cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa Trung ương và địa phương, giữa cơ quan quản lý nhà nước với tổ chức đại diện cho doanh nghiệp trong việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp gắn với hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật hiệu quả liên quan đến doanh nghiệp; triển khai các giải pháp xã hội hóa công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Theo ông Nguyễn Quốc Tuấn, Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Hà Tĩnh cho rằng, để đạt được mục tiêu Đề án 345, cần tập trung hoàn thiện chính sách, pháp luật về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; nâng cao nhận thức, năng lực và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, người làm công tác pháp chế, người làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và đội ngũ tư vấn viên, tuyên truyền viên pháp luật; triển khai hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp thông qua việc đẩy mạnh tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp thông qua các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp, tổ chức đối thoại giữa cơ quan nhà nước với doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật liên quan đến doanh nghiệp... Đại diện Sở Tư pháp và Hội Luật gia tỉnh Quảng Bình cho biết, tỉnh luôn khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh, phát triển bền vững, góp phần xây dựng tỉnh. Việc triển khai đồng bộ Quyết định số 345/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, theo đại diện tỉnh Quảng Bình cần tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp liên quan nhằm phát huy kết quả đã đạt được, khắc phục các vướng mắc, bất cập; tiếp tục đổi mới toàn diện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, tăng cường cơ chế phố hợp liên ngành hiện nay cũng như huy động được các nguồn lực trong xã hội. Một số đại biểu cho rằng, để triển khai Đề án 345 cần quy định về mạng lưới tư vấn viên pháp luật đầy đủ các đối tượng, quy định về hồ sơ rõ ràng; quan tâm mức chi phí hỗ trợ tư vấn pháp luật, khuyến khích các luật sư tham gia mạng lưới tư vấn pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp. Hiện nay thủ tục hành chính theo Nghị định số 55/2019/NĐ-CP còn phức tạp khiến nhiều doanh nghiệp e ngại, không muốn tiếp cận hỗ trợ tư vấn pháp luật; nhiều doanh nghiệp e ngại khả năng lộ bí mật kinh doanh do phải gửi cho cơ quan nhà nước nội dung văn bản tư vấn pháp lý để công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa được các doanh nghiệp quan tâm, biết đến rộng rãi để tạo sức lan tỏa. Nhiều doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm, chủ động trong việc tiếp cận thông tin về pháp luật, chưa chủ động đề nghị hỗ trợ pháp lý. Theo ông Cao Đăng Vinh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế (Bộ Tư pháp), Phó Trưởng ban Quản lý Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp giai đoạn 2020 – 2025, để các quy định về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thực sự đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả, cần sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2019/NĐ-CP, theo hướng coi doanh nghiệp nhỏ và vừa là trung tâm chủ động trong việc yêu cầu hỗ trợ pháp lý cho mình; cụ thể hóa các giải pháp quy định tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và Nghị định số 55/2019/NĐ-CP theo hướng dễ tiếp cận và phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tế của từng doanh nghiệp, ngành nghề và lĩnh vực, để doanh nghiệp có thể tiếp cận và được thụ hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Qua Hội nghị cho thấy nhiều ý kiến đề xuất cần sửa đổi định mức tài chính cho hoạt động hỗ trợ pháp xây dựng cơ sở dữ liệu về văn bản pháp luật, vụ việc, vướng mắc pháp lý theo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và Nghị định số 55/2019/NĐ-CP. Tăng cường nguồn lực cho hoạt động hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp, bao gồm nguồn lực con người và nguồn lực tài chính, vật chất, tạo điều kiện và khuyến khích các tổ chức hành nghề luật sư tham gia hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, có cơ chế thu hút sự tham gia của các luật sư, tham gia hỗ trợ công tác này; mỗi doanh nghiệp nhỏ và vừa phải nêu cao ý thức chủ động tìm hiểu, tiếp cận thông tin về các chương trình, đề án, kế hoạch hỗ trợ để đề xuất nhu cầu hỗ trợ phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp. ‎LS Tham khảo thêmHỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp đòi hỏi không ngừng đổi mớiTham khảo thêmHỗ trợ pháp lý doanh nghiệp cần tập trung vào doanh nghiệp nhỏ và vừaTham khảo thêmDoanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam sẽ có thêm kênh hỗ trợ pháp lý cho hoạt động đầu tư, kinh doanh
New Zealand hợp tác với UNICEF cung cấp thiết bị y tế cho Việt Nam
Ngày 28/6, tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Đại sứ quán New Zealand phối hợp với UNICEF bàn giao trang thiết bị y tế trị giá 1 triệu NZD cho Việt Nam nhằm hỗ trợ chẩn đoán và điều trị COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm khác.
Lễ bàn giao trang thiết bị y tế trị giá 1 triệu NZD cho Việt Nam - Ảnh: VGP Các thiết bị y tế được Chương trình Hợp tác phát triển quốc tế New Zealand hỗ trợ và được cung cấp thông qua UNICEF bao gồm: Máy xét nghiệm huyết học, máy xét nghiệm đông máu, máy xét nghiệm miễn dịch tự động, máy xét nghiệm sinh hóa và máy tách chiết DNA/RNA tự động. Những trang thiết bị này nhằm giúp Việt Nam tăng cường năng lực của hệ thống y tế để chẩn đoán và điều trị hiệu quả bệnh COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm khác. Đại dịch COVID-19 đã tác động mạnh đến hệ thống y tế trên khắp thế giới, trong đó có Việt Nam. Nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết phải đầu tư xây dựng một hệ thống chăm sóc sức khỏe mạnh mẽ và có khả năng chống chịu cao để chuẩn bị tốt hơn cho các đại dịch có thể xảy ra trong tương lai, Đại sứ New Zealand tại Việt Nam, bà Tredene Dobson cho biết: "Chúng tôi hy vọng rằng các thiết bị y tế mới sẽ hỗ trợ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương - một bệnh viện tuyến đầu trong chống dịch, tăng cường năng lực ứng phó hiệu quả hơn với các đợt bùng phát dịch bệnh trong tương lai và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt hơn, đảm bảo phúc lợi cho người dân Việt Nam". TIN LIÊN QUANNew Zealand công bố gói hỗ trợ Việt Nam phục hồi sau đại dịch Việt Nam và New Zealand tăng cường hợp tác nhiều lĩnh vực Bà Rana Flowers, Trưởng đại diện UNICEF cho biết, UNICEF rất vinh dự được hợp tác với Chính phủ New Zealand trong việc nâng cao năng lực của hệ thống y tế Việt Nam nhằm ứng phó nhanh chóng với các bệnh hiện tại và giải quyết hiệu quả các đợt bùng phát dịch bệnh có thể xảy ra trong tương lai. Các thiết bị y tế này nằm trong khoản hỗ trợ trị giá 2 triệu NZD của New Zealand nhằm giúp Việt Nam phục hồi sau đại dịch COVID-19, được Đại sứ quán New Zealand công bố vào tháng 5/2022. Dự án bao gồm 1 triệu NZD cho thiết bị y tế, được cung cấp thông qua UNICEF Việt Nam và 1 triệu NZD để hỗ trợ phục hồi kinh tế cộng đồng thông qua các tổ chức CARE quốc tế và Oxfam tại Việt Nam. Thùy Dung
New Zealand hợp tác với UNICEF cung cấp thiết bị y tế cho Việt Nam Ngày 28/6, tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Đại sứ quán New Zealand phối hợp với UNICEF bàn giao trang thiết bị y tế trị giá 1 triệu NZD cho Việt Nam nhằm hỗ trợ chẩn đoán và điều trị COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm khác. Lễ bàn giao trang thiết bị y tế trị giá 1 triệu NZD cho Việt Nam - Ảnh: VGP Các thiết bị y tế được Chương trình Hợp tác phát triển quốc tế New Zealand hỗ trợ và được cung cấp thông qua UNICEF bao gồm: Máy xét nghiệm huyết học, máy xét nghiệm đông máu, máy xét nghiệm miễn dịch tự động, máy xét nghiệm sinh hóa và máy tách chiết DNA/RNA tự động. Những trang thiết bị này nhằm giúp Việt Nam tăng cường năng lực của hệ thống y tế để chẩn đoán và điều trị hiệu quả bệnh COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm khác. Đại dịch COVID-19 đã tác động mạnh đến hệ thống y tế trên khắp thế giới, trong đó có Việt Nam. Nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết phải đầu tư xây dựng một hệ thống chăm sóc sức khỏe mạnh mẽ và có khả năng chống chịu cao để chuẩn bị tốt hơn cho các đại dịch có thể xảy ra trong tương lai, Đại sứ New Zealand tại Việt Nam, bà Tredene Dobson cho biết: "Chúng tôi hy vọng rằng các thiết bị y tế mới sẽ hỗ trợ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương - một bệnh viện tuyến đầu trong chống dịch, tăng cường năng lực ứng phó hiệu quả hơn với các đợt bùng phát dịch bệnh trong tương lai và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt hơn, đảm bảo phúc lợi cho người dân Việt Nam". TIN LIÊN QUANNew Zealand công bố gói hỗ trợ Việt Nam phục hồi sau đại dịch Việt Nam và New Zealand tăng cường hợp tác nhiều lĩnh vực Bà Rana Flowers, Trưởng đại diện UNICEF cho biết, UNICEF rất vinh dự được hợp tác với Chính phủ New Zealand trong việc nâng cao năng lực của hệ thống y tế Việt Nam nhằm ứng phó nhanh chóng với các bệnh hiện tại và giải quyết hiệu quả các đợt bùng phát dịch bệnh có thể xảy ra trong tương lai. Các thiết bị y tế này nằm trong khoản hỗ trợ trị giá 2 triệu NZD của New Zealand nhằm giúp Việt Nam phục hồi sau đại dịch COVID-19, được Đại sứ quán New Zealand công bố vào tháng 5/2022. Dự án bao gồm 1 triệu NZD cho thiết bị y tế, được cung cấp thông qua UNICEF Việt Nam và 1 triệu NZD để hỗ trợ phục hồi kinh tế cộng đồng thông qua các tổ chức CARE quốc tế và Oxfam tại Việt Nam. Thùy Dung
Công an TP. Hà Nội hỗ trợ người dân kích hoạt định danh điện tử tại sân bay Nội Bài
Hôm nay (31/5), Công an TP. Hà Nội bắt đầu triển khai hỗ trợ người dân kích hoạt định danh điện tử tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài. Từ ngày 1/6, các sân bay trên cả nước sẽ đồng loạt thí điểm sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 đối với hành khách làm thủ tục đi máy bay.
Công an TP. Hà Nội triển khai các tổ lưu động hỗ trợ người dân kích hoạt tài khoản định danh điện tử các mức độ tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài Từ ngày 31/5, Công an TP. Hà Nội triển khai các tổ lưu động hỗ trợ người dân kích hoạt tài khoản định danh điện tử các mức độ tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài. Đây là hoạt động do Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội chủ trì cùng Công an huyện Sóc Sơn tổ chức. Trước đó, Cục Hàng không Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải về việc sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 đối với hành khách đi tàu bay. Theo đó, từ ngày 1/6 đến 1/8, sẽ thực hiện thí điểm đồng loạt tại các sân bay đối với các chuyến bay nội địa. Đây là hoạt động triển khai Nghị định số 59/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định về định danh và xác thực điện tử; Đề án "Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử", áp dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 đối với hành khách đi tàu bay. Theo Trung tá Nguyễn Thành Lâm, Trưởng phòng Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự xã hội, hoạt động này sẽ được người dân quan tâm vì, từ ngày 1/6 tới, các sân bay trên cả nước sẽ đồng loạt thí điểm sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 đối với hành khách làm thủ tục đi máy bay. Việc thí điểm sẽ thực hiện đồng loạt tại các cảng hàng không từ ngày 1/6/2023 đến hết ngày 01/8/2023 đối với chuyến bay nội địa; chấp nhận tài khoản định danh điện tử mức độ 2 đối với hành khách làm thủ tục đi tàu bay thay thế căn cước công dân Công an TP. Hà Nội sẽ duy trì các tổ lưu động phục vụ nhân dân kích hoạt tài khoản định danh điện tử ở sân bay Nội bài từ 1-6 đến lúc nào người dân không còn nhu cầu. Một vài hình ảnh Công an TP. Hà Nội hỗ trợ người dân kích hoạt định danh điện tử ở sân bay Nội Bài: Đây là hoạt động triển khai Nghị định số 59/2022/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 5/9/2022 quy định về quy định về danh tính điện tử, định danh điện tử, xác thực điện tử; dịch vụ xác thực điện tử... Công an TP. Hà Nội hướng dẫn người dân kích hoạt tài khoản định danh điện tử Người dân được hướng dẫn các bước để kích hoạt định danh điện tử mức 1, mức 2... Công an Hà Nội triển khai các tổ lưu động hỗ trợ người dân kích hoạt tài khoản định danh điện tử các mức độ tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài. Công an TP. Hà Nội sẽ duy trì các tổ lưu động phục vụ nhân dân kích hoạt tài khoản định danh điện tử ở sân bay Nội bài từ 1-6 đến lúc nào người dân không còn nhu cầu. Phú Khánh (thực hiện)
Công an TP. Hà Nội hỗ trợ người dân kích hoạt định danh điện tử tại sân bay Nội Bài Hôm nay (31/5), Công an TP. Hà Nội bắt đầu triển khai hỗ trợ người dân kích hoạt định danh điện tử tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài. Từ ngày 1/6, các sân bay trên cả nước sẽ đồng loạt thí điểm sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 đối với hành khách làm thủ tục đi máy bay. Công an TP. Hà Nội triển khai các tổ lưu động hỗ trợ người dân kích hoạt tài khoản định danh điện tử các mức độ tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài Từ ngày 31/5, Công an TP. Hà Nội triển khai các tổ lưu động hỗ trợ người dân kích hoạt tài khoản định danh điện tử các mức độ tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài. Đây là hoạt động do Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội chủ trì cùng Công an huyện Sóc Sơn tổ chức. Trước đó, Cục Hàng không Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải về việc sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 đối với hành khách đi tàu bay. Theo đó, từ ngày 1/6 đến 1/8, sẽ thực hiện thí điểm đồng loạt tại các sân bay đối với các chuyến bay nội địa. Đây là hoạt động triển khai Nghị định số 59/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định về định danh và xác thực điện tử; Đề án "Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử", áp dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 đối với hành khách đi tàu bay. Theo Trung tá Nguyễn Thành Lâm, Trưởng phòng Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự xã hội, hoạt động này sẽ được người dân quan tâm vì, từ ngày 1/6 tới, các sân bay trên cả nước sẽ đồng loạt thí điểm sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 đối với hành khách làm thủ tục đi máy bay. Việc thí điểm sẽ thực hiện đồng loạt tại các cảng hàng không từ ngày 1/6/2023 đến hết ngày 01/8/2023 đối với chuyến bay nội địa; chấp nhận tài khoản định danh điện tử mức độ 2 đối với hành khách làm thủ tục đi tàu bay thay thế căn cước công dân Công an TP. Hà Nội sẽ duy trì các tổ lưu động phục vụ nhân dân kích hoạt tài khoản định danh điện tử ở sân bay Nội bài từ 1-6 đến lúc nào người dân không còn nhu cầu. Một vài hình ảnh Công an TP. Hà Nội hỗ trợ người dân kích hoạt định danh điện tử ở sân bay Nội Bài: Đây là hoạt động triển khai Nghị định số 59/2022/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 5/9/2022 quy định về quy định về danh tính điện tử, định danh điện tử, xác thực điện tử; dịch vụ xác thực điện tử... Công an TP. Hà Nội hướng dẫn người dân kích hoạt tài khoản định danh điện tử Người dân được hướng dẫn các bước để kích hoạt định danh điện tử mức 1, mức 2... Công an Hà Nội triển khai các tổ lưu động hỗ trợ người dân kích hoạt tài khoản định danh điện tử các mức độ tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài. Công an TP. Hà Nội sẽ duy trì các tổ lưu động phục vụ nhân dân kích hoạt tài khoản định danh điện tử ở sân bay Nội bài từ 1-6 đến lúc nào người dân không còn nhu cầu. Phú Khánh (thực hiện)
Kiểm tra an toàn thực phẩm tại các cơ sở giáo dục ở TPHCM
(Chinhphu.vn) – Ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM và Sở Giáo dục & Đào tạo TPHCM vừa tiến hành kiểm tra an toàn thực phẩm tại 2.316 bếp ăn tập thể, căng tin, dịch vụ ăn uống, cơ sở kinh doanh thực phẩm trong 2.016 cơ sở giáo dục trên địa bàn.
Kiểm tra an toàn thực phẩm tại các cơ sở giáo dục ở TPHCM. Cụ thể, các đoàn kiểm tra đã tiến hành kiểm tra an toàn thực phẩm tại 2.316 bếp ăn tập thể, căng tin, dịch vụ ăn uống, cơ sở kinh doanh thực phẩm trong 2.016 cơ sở giáo dục, bao gồm 1.374 bếp ăn tập thể tự tổ chức, 140 bếp ăn tập thể hợp đồng, 9 căn tin tự tổ chức, 466 căn tin hợp đồng, 325 trường nhận suất ăn sẵn. Ngoài ra, các đoàn kiểm tra cũng kiểm tra 2 cơ sở cung cấp suất ăn sẵn cho trường học trên địa bàn Thành phố. Hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm ngày càng trở nên quan trọng 01/12/2023 15:55Bộ Công Thương tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm 30/11/2023 16:55Những lưu ý về an toàn thực phẩm khi mưa bão, ngập lụt 14/11/2023 14:43Rà soát lại toàn bộ hệ thống quản lý an toàn thực phẩm 18/09/2023 16:25Rà soát lại toàn bộ hệ thống quản lý an toàn thực phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng 16/09/2023 16:21 Kết quả đoàn kiểm tra ghi nhận, hồ sơ pháp lý được các trường lưu trữ khá đầy đủ, sắp xếp ngăn nắp, dễ truy tìm. Hầu hết các trường cân đối và sử dụng nguyên liệu, thực phẩm tươi trong ngày. Nguồn nguyên liệu, thực phẩm đầu vào đều nguồn gốc rõ ràng, chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ thông qua hợp đồng, hóa đơn và năng lực của nhà cung cấp. Đặc biệt, có 1.220 cơ sở đạt chứng nhận "Chuỗi thực phẩm an toàn" và 1.411 cơ sở đạt chứng nhận ISO22000, HACCP, VietGap, GlobalGap. Tuy nhiên, công tác kiểm thực ba bước và lưu mẫu vẫn còn một số trường chưa hoàn chỉnh nội dung ghi chép theo quy định. Đoàn kiểm tra đã có hướng dẫn cụ thể để khắc phục những hạn chế này, nhằm đảm bảo tính đầy đủ của sổ ghi chép ba bước và tính pháp lý cho các mẫu lưu tại bếp ăn tập thể của nhà trường. Đối với nguồn nhân lực phụ trách công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tại các trường, đoàn kiểm tra đánh giá người quản lý và người tham gia chế biến trực tiếp có nhận thức tốt về nguyên tắc đảm bảo an toàn thực phẩm trong sử dụng, chế biến và bảo quản thực phẩm. Việc các trường bố trí cán bộ y tế thường xuyên kiểm tra bếp ăn đã góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm cho các bếp ăn tập thể tại các trường. Qua công tác kiểm tra, đoàn kiểm tra cũng ghi nhận những khó khăn, hạn chế còn tồn tại như: một số đơn vị cung cấp suất ăn cho các trường có nơi chế biến đặt tại các tỉnh lân cận, ngoài phạm vi quản lý của Thành phố, nên dẫn đến việc kiểm tra, giám sát gặp nhiều khó khăn; một số trường chưa tổ chức được căng tin nên học sinh vẫn sử dụng hàng rong trước cổng trường, khó kiểm soát về an toàn thực phẩm; công tác kiểm soát chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào của các trường gặp nhiều khó khăn do sử dụng từ nhiều nhà cung cấp khác nhau;... Trước thực tế trên, đoàn kiểm tra kiến nghị các trường học tăng cường công tác rà soát, kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở cung cấp nguyên liệu thực phẩm, các cơ sở cung cấp suất ăn cho các trường; khuyến khích các bếp ăn tập thể, căng tin, dịch vụ ăn uống trong trường học sử dụng nguyên liệu, thực phẩm từ các nhà cung cấp được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện tham gia "Chuỗi thực phẩm an toàn", Giấy chứng nhận ISO22000, HACCP, VietGap hoặc các tiêu chuẩn tương đương...nhằm đem đến cho các em học sinh những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, chất lượng và an toàn. HM
Kiểm tra an toàn thực phẩm tại các cơ sở giáo dục ở TPHCM (Chinhphu.vn) – Ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM và Sở Giáo dục & Đào tạo TPHCM vừa tiến hành kiểm tra an toàn thực phẩm tại 2.316 bếp ăn tập thể, căng tin, dịch vụ ăn uống, cơ sở kinh doanh thực phẩm trong 2.016 cơ sở giáo dục trên địa bàn. Kiểm tra an toàn thực phẩm tại các cơ sở giáo dục ở TPHCM. Cụ thể, các đoàn kiểm tra đã tiến hành kiểm tra an toàn thực phẩm tại 2.316 bếp ăn tập thể, căng tin, dịch vụ ăn uống, cơ sở kinh doanh thực phẩm trong 2.016 cơ sở giáo dục, bao gồm 1.374 bếp ăn tập thể tự tổ chức, 140 bếp ăn tập thể hợp đồng, 9 căn tin tự tổ chức, 466 căn tin hợp đồng, 325 trường nhận suất ăn sẵn. Ngoài ra, các đoàn kiểm tra cũng kiểm tra 2 cơ sở cung cấp suất ăn sẵn cho trường học trên địa bàn Thành phố. Hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm ngày càng trở nên quan trọng 01/12/2023 15:55Bộ Công Thương tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm 30/11/2023 16:55Những lưu ý về an toàn thực phẩm khi mưa bão, ngập lụt 14/11/2023 14:43Rà soát lại toàn bộ hệ thống quản lý an toàn thực phẩm 18/09/2023 16:25Rà soát lại toàn bộ hệ thống quản lý an toàn thực phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng 16/09/2023 16:21 Kết quả đoàn kiểm tra ghi nhận, hồ sơ pháp lý được các trường lưu trữ khá đầy đủ, sắp xếp ngăn nắp, dễ truy tìm. Hầu hết các trường cân đối và sử dụng nguyên liệu, thực phẩm tươi trong ngày. Nguồn nguyên liệu, thực phẩm đầu vào đều nguồn gốc rõ ràng, chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ thông qua hợp đồng, hóa đơn và năng lực của nhà cung cấp. Đặc biệt, có 1.220 cơ sở đạt chứng nhận "Chuỗi thực phẩm an toàn" và 1.411 cơ sở đạt chứng nhận ISO22000, HACCP, VietGap, GlobalGap. Tuy nhiên, công tác kiểm thực ba bước và lưu mẫu vẫn còn một số trường chưa hoàn chỉnh nội dung ghi chép theo quy định. Đoàn kiểm tra đã có hướng dẫn cụ thể để khắc phục những hạn chế này, nhằm đảm bảo tính đầy đủ của sổ ghi chép ba bước và tính pháp lý cho các mẫu lưu tại bếp ăn tập thể của nhà trường. Đối với nguồn nhân lực phụ trách công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tại các trường, đoàn kiểm tra đánh giá người quản lý và người tham gia chế biến trực tiếp có nhận thức tốt về nguyên tắc đảm bảo an toàn thực phẩm trong sử dụng, chế biến và bảo quản thực phẩm. Việc các trường bố trí cán bộ y tế thường xuyên kiểm tra bếp ăn đã góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm cho các bếp ăn tập thể tại các trường. Qua công tác kiểm tra, đoàn kiểm tra cũng ghi nhận những khó khăn, hạn chế còn tồn tại như: một số đơn vị cung cấp suất ăn cho các trường có nơi chế biến đặt tại các tỉnh lân cận, ngoài phạm vi quản lý của Thành phố, nên dẫn đến việc kiểm tra, giám sát gặp nhiều khó khăn; một số trường chưa tổ chức được căng tin nên học sinh vẫn sử dụng hàng rong trước cổng trường, khó kiểm soát về an toàn thực phẩm; công tác kiểm soát chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào của các trường gặp nhiều khó khăn do sử dụng từ nhiều nhà cung cấp khác nhau;... Trước thực tế trên, đoàn kiểm tra kiến nghị các trường học tăng cường công tác rà soát, kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở cung cấp nguyên liệu thực phẩm, các cơ sở cung cấp suất ăn cho các trường; khuyến khích các bếp ăn tập thể, căng tin, dịch vụ ăn uống trong trường học sử dụng nguyên liệu, thực phẩm từ các nhà cung cấp được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện tham gia "Chuỗi thực phẩm an toàn", Giấy chứng nhận ISO22000, HACCP, VietGap hoặc các tiêu chuẩn tương đương...nhằm đem đến cho các em học sinh những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, chất lượng và an toàn. HM
Bắt Tổng Giám đốc công ty bán trái phép đất hiếm gây hậu quả nghiêm trọng
Ngày 20/10, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án hình sự "Vi phạm quy định về thăm dò, khai thác tài nguyên và vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Dương-đơn vị khai thác mỏ đất hiếm tại tỉnh Yên Bái.
Các đối tượng (từ trái qua phải): Đoàn Văn Huấn và Nguyễn Văn Chính - Ảnh: VOV Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã bắt tạm giam ông Đoàn Văn Huấn - Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng Giám đốc và Nguyễn Văn Chính - Phó Tổng Giám đốc, kiêm Kế toán trưởng Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Dương về tội "vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên" và tội "vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng". Bộ Công an cũng bắt 4 đối tượng gồm: Đặng Trần Chí - Giám đốc và Phạm Thị Hà - Kế toán Công ty Hợp Thành Phát; Lưu Anh Tuấn - Chủ tịch Hội đồng quản trị và Nguyễn Thị Hiền - Kế toán Công ty cổ phần Đất hiếm Việt Nam. Cả bốn đối tượng bị điều tra về tội "vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng". Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn các quyết định khởi tố, lệnh bắt bị can đối với 6 đối tượng trên. Theo Bộ Công an, cơ quan điều tra đang đấu tranh chuyên án để làm rõ những hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác, chế biến và tiêu thụ trái phép quặng đất hiếm, quặng sắt tại mỏ Yên Phú, xã Yên Phú, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái của Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Dương. Trước đó trong ngày 9/10, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu - Bộ Công an đã đồng loạt khám xét khẩn cấp 21 địa điểm khai thác, tập kết, kinh doanh và nhà riêng của các nghi phạm có liên quan. Cơ quan điều tra tạm giữ khoảng 13.715 tấn quặng đất hiếm và hơn 1.400 tấn quặng sắt. Quá trình điều tra bước đầu xác định Đoàn Văn Huấn và Nguyễn Văn Chính đã chỉ đạo, tổ chức khai thác, tiêu thụ trái phép 11.233 tấn quặng đất hiếm có trị giá khoảng 440 tỷ đồng và 152.856 tấn quặng sắt có trị giá khoảng 192 tỷ đồng. Qua điều tra ban đầu, Cơ quan chức năng xác định các bị can đã hưởng lợi bất chính từ việc bán trái phép quặng đất hiếm và quặng sắt tổng số tiền khoảng 632 tỷ đồng. Cơ quan điều tra cũng xác định Đoàn Văn Huấn và Nguyễn Văn Chính còn thỏa thuận với Công ty cổ phần Đất hiếm Việt Nam và Công ty Hợp Thành Phát trong quá trình mua bán quặng đất hiếm và quặng sắt, xuất hóa đơn VAT giảm số lượng và đơn giá bán thực tế; giúp Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Dương để ngoài sổ sách kế toán trên 28 tỷ đồng thu được từ việc bán quặng đất hiếm và quặng sắt, gây thiệt hại trên 7,5 tỷ đồng. Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Dương được Bộ Tài nguyên và Môi trường giấy phép thăm dò đất hiếm tại mỏ Yên Phú từ tháng 6/2013 với diện tích 6,24 ha, mức sâu khai thác đến mức + 3 m, thời gian khai thác 8 năm 1 tháng kể từ ngày ký giấy phép; trữ lượng khai thác 1.894.617 tấn đất quặng. Hồng Đức
Bắt Tổng Giám đốc công ty bán trái phép đất hiếm gây hậu quả nghiêm trọng Ngày 20/10, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án hình sự "Vi phạm quy định về thăm dò, khai thác tài nguyên và vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Dương-đơn vị khai thác mỏ đất hiếm tại tỉnh Yên Bái. Các đối tượng (từ trái qua phải): Đoàn Văn Huấn và Nguyễn Văn Chính - Ảnh: VOV Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã bắt tạm giam ông Đoàn Văn Huấn - Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng Giám đốc và Nguyễn Văn Chính - Phó Tổng Giám đốc, kiêm Kế toán trưởng Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Dương về tội "vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên" và tội "vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng". Bộ Công an cũng bắt 4 đối tượng gồm: Đặng Trần Chí - Giám đốc và Phạm Thị Hà - Kế toán Công ty Hợp Thành Phát; Lưu Anh Tuấn - Chủ tịch Hội đồng quản trị và Nguyễn Thị Hiền - Kế toán Công ty cổ phần Đất hiếm Việt Nam. Cả bốn đối tượng bị điều tra về tội "vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng". Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn các quyết định khởi tố, lệnh bắt bị can đối với 6 đối tượng trên. Theo Bộ Công an, cơ quan điều tra đang đấu tranh chuyên án để làm rõ những hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác, chế biến và tiêu thụ trái phép quặng đất hiếm, quặng sắt tại mỏ Yên Phú, xã Yên Phú, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái của Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Dương. Trước đó trong ngày 9/10, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu - Bộ Công an đã đồng loạt khám xét khẩn cấp 21 địa điểm khai thác, tập kết, kinh doanh và nhà riêng của các nghi phạm có liên quan. Cơ quan điều tra tạm giữ khoảng 13.715 tấn quặng đất hiếm và hơn 1.400 tấn quặng sắt. Quá trình điều tra bước đầu xác định Đoàn Văn Huấn và Nguyễn Văn Chính đã chỉ đạo, tổ chức khai thác, tiêu thụ trái phép 11.233 tấn quặng đất hiếm có trị giá khoảng 440 tỷ đồng và 152.856 tấn quặng sắt có trị giá khoảng 192 tỷ đồng. Qua điều tra ban đầu, Cơ quan chức năng xác định các bị can đã hưởng lợi bất chính từ việc bán trái phép quặng đất hiếm và quặng sắt tổng số tiền khoảng 632 tỷ đồng. Cơ quan điều tra cũng xác định Đoàn Văn Huấn và Nguyễn Văn Chính còn thỏa thuận với Công ty cổ phần Đất hiếm Việt Nam và Công ty Hợp Thành Phát trong quá trình mua bán quặng đất hiếm và quặng sắt, xuất hóa đơn VAT giảm số lượng và đơn giá bán thực tế; giúp Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Dương để ngoài sổ sách kế toán trên 28 tỷ đồng thu được từ việc bán quặng đất hiếm và quặng sắt, gây thiệt hại trên 7,5 tỷ đồng. Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Dương được Bộ Tài nguyên và Môi trường giấy phép thăm dò đất hiếm tại mỏ Yên Phú từ tháng 6/2013 với diện tích 6,24 ha, mức sâu khai thác đến mức + 3 m, thời gian khai thác 8 năm 1 tháng kể từ ngày ký giấy phép; trữ lượng khai thác 1.894.617 tấn đất quặng. Hồng Đức
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, đưa kiến thức PCCC và CNCH đến với mỗi người dân
Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ đã triển khai đồng bộ và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào thực tiễn trong công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đến từng người, từng nhà, từng khu vực dân cư.
Thu Apr 13 2023 17:38:35 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- -- Thu Apr 13 2023 17:38:35 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Nỗ lực phổ biến kiến thức, pháp luật PCCC, CNCH đến từng người, từng nhà, từng khu vực dân cư Theo Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ, Bộ Công an: Trong thời kỳ hiện nay, kỹ thuật và công nghệ số đang ngày càng đổi mới. Chính vì vậy, công tác tuyên truyền về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) cũng cần phải có sự thay đổi mạnh mẽ để bắt kịp với với xu thế phát triển của xã hội. Vì thế, Cục Cảnh sát PCCC và CNCH đã triển khai đồng bộ và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào thực tiễn trong công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về PCCC và CNCH. Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của công tác PCCC và CNCH, Cục Cảnh PCCC và CNCH phối hợp với các cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội, cơ quan truyền thông đã và đang nỗ lực không ngừng phổ biến, tuyên truyền thông tin đến từng người, từng nhà, từng khu vực dân cư. Đến nay, các sản phẩm tuyên truyền như clip, hình ảnh khuyến cáo, khẩu hiệu, tin nhắn... hướng dẫn kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH được Cục Cảnh sát PCCC và CNCH xây dựng, đăng phát trên nền tảng số như Báo Điện tử, App báo cháy 114, tin nhắn SMS, Zalo, Facebook... đã nhận được sự quan tâm, đồng tình và lan tỏa rộng rãi đến các tầng lớp nhân dân trên cả nước. Để đẩy mạnh, tăng cường công tác tuyên truyền, từ ngày 12/12/2022, Cục Cảnh PCCC và CNCH triển khai tuyên truyền PCCC và CNCH trên: Hệ thống màn hình thang máy DP, LCD trong các tòa nhà, văn phòng, chung cư, siêu thị; hệ thống màn hình LED ngoài trời tại các thành phố lớn; hệ thống màn hình và Wifi maketing tại các sân bay trên toàn quốc. Đây là hình thức tuyên truyền trực quan sinh động, hiệu quả cao, nhằm phổ biến kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH đến người dân theo hình thức xã hội hóa (không thu phí) với mục tiêu cùng chung tay kiềm chế số vụ và thiệt hại do cháy, nổ, sự cố, tai nạn gây ra. Chương trình bắt đầu thực hiện từ tháng 01/2023, kéo dài suốt năm 2023 và năm tiếp theo, đặc biệt vào những dịp cao điểm như mùa hanh khô, Tết Nguyên đán, lễ hội, mùa nắng nóng... để tăng cường truyền thông tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ các thông điệp nội dung về PCCC và CNCH để tuyên truyền tới người dân. Theo đó, trong 3 tháng đầu năm 2023, nội dung tuyên truyền được thể hiện dưới dạng hình ảnh và video sống động, trực quan. Tần suất xuất hiện liên tục với nhiều nội dung tuyên truyền đa dạng như: PCCC dịp Tết Nguyên đán, lễ hội đầu năm; sàng lọc nguy cơ cháy; an toàn khi sạc điện thoại, laptop, xe đạp điện; hướng dẫn an toàn PCCC điện trong gia đình; kỹ năng xử lý khi phát hiện rò rỉ khí gas... Nội dung này được phát trên hệ thống truyền thông gồm: 4.446 màn hình DP tại 2.102 tòa nhà, siêu thị; 5.780 màn hình LCD tại 1.767 tòa nhà, siêu thị; 16 màn hình LED tại 14 địa điểm ngoài trời; 250 màn hình LCD tại sân bay Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất; phát trên hệ hống wifi marketing tại 06 sân bay như Nội Bài, Cát Bi, Vinh, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất, Cam Ranh. Trong giai đoạn tiếp theo, Cục Cảnh sát PCCC và CNCH sẽ tiếp tục phối hợp cùng các đơn vị truyền thông, các doanh nghiệp trong lĩnh vực quảng cáo đẩy mạnh hình thức tuyên truyền này với nội dung dễ hiểu tới người dân, đa dạng hình thức truyền tải trực quan sinh động, hướng đến những tình huống thực tế có thể xảy ra và lan tỏa hơn nữa đến cộng đồng. PCCC và CNCH là nhiệm vụ chung của toàn xã hội Theo thống kê của Cục Cảnh sát PCCC và CNCH, trong 3 tháng đầu năm 2023, toàn quốc đã xảy ra 405 vụ cháy, làm chết 16 người, bị thương 11 người; về tài sản ước tính sơ bộ thành tiền khoảng 22,44 tỷ đồng. Ngoài ra, xảy ra 1.311 vụ sự cố chạm chập thiết bị điện trên cột điện, trong nhà dân và cháy cỏ, rác. Lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH đã trực tiếp tham gia 214 vụ CNCH. Tổ chức cứu được 116 người; tìm kiếm được 129 thi thể, bàn giao cho cơ quan chức năng xử lý. So với cùng kỳ năm 2022 giảm cả 03 tiêu chí (giảm số vụ, thiệt hại về người và thiệt hại về tài sản), cụ thể: Số vụ cháy giảm 38, giảm 05 người chết, giảm 14 người bị thương, thiệt hại về tài sản giảm 35,48 tỷ đồng. Số vụ sự cố cháy giảm 437 vụ. Tuy nhiên tính chất mức độ ngày càng phức tạp, khó lường. Cùng với quá trình đô thị hóa và dân số tăng nhanh, các công trình quy mô lớn như khách sạn, tổ hợp văn phòng, các cụm công nghiệp,... ngày càng gia tăng. Nguy cơ cháy, nổ, sự cố, tai nạn cũng theo đó diễn biến phức tạp, vì vậy cần sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý và ý thức, kỹ năng PCCC và CNCH của người dân phải được nâng lên. Thực hiện tốt công tác PCCC, CNCH là hạnh phúc của toàn dân; giúp bảo vệ tính mạng và tải sản, giữ được bình yên cho mọi gia đình và xã hội. PCCC và CNCH là nhiệm vụ chung của toàn xã hội, phát huy mạnh mẽ các nguồn lực xã hội hóa sẽ nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền và tiết kiệm chi phí cho ngân sách Nhà nước. Đồng thời cần đẩy mạnh thêm việc tuyên truyền để mỗi công dân, cơ quan, đoàn thể, tổ chức, chính quyền địa phương tích cực nâng cao ý thức cũng như kiến thức về PCCC và CNCH để tối ưu hiệu quả; kiềm chế số vụ và thiệt hại do cháy, nổ, sự cố tai nạn gây ra, góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của đất nước./.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, đưa kiến thức PCCC và CNCH đến với mỗi người dân Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ đã triển khai đồng bộ và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào thực tiễn trong công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đến từng người, từng nhà, từng khu vực dân cư. Thu Apr 13 2023 17:38:35 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- -- Thu Apr 13 2023 17:38:35 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Nỗ lực phổ biến kiến thức, pháp luật PCCC, CNCH đến từng người, từng nhà, từng khu vực dân cư Theo Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ, Bộ Công an: Trong thời kỳ hiện nay, kỹ thuật và công nghệ số đang ngày càng đổi mới. Chính vì vậy, công tác tuyên truyền về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) cũng cần phải có sự thay đổi mạnh mẽ để bắt kịp với với xu thế phát triển của xã hội. Vì thế, Cục Cảnh sát PCCC và CNCH đã triển khai đồng bộ và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào thực tiễn trong công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về PCCC và CNCH. Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của công tác PCCC và CNCH, Cục Cảnh PCCC và CNCH phối hợp với các cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội, cơ quan truyền thông đã và đang nỗ lực không ngừng phổ biến, tuyên truyền thông tin đến từng người, từng nhà, từng khu vực dân cư. Đến nay, các sản phẩm tuyên truyền như clip, hình ảnh khuyến cáo, khẩu hiệu, tin nhắn... hướng dẫn kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH được Cục Cảnh sát PCCC và CNCH xây dựng, đăng phát trên nền tảng số như Báo Điện tử, App báo cháy 114, tin nhắn SMS, Zalo, Facebook... đã nhận được sự quan tâm, đồng tình và lan tỏa rộng rãi đến các tầng lớp nhân dân trên cả nước. Để đẩy mạnh, tăng cường công tác tuyên truyền, từ ngày 12/12/2022, Cục Cảnh PCCC và CNCH triển khai tuyên truyền PCCC và CNCH trên: Hệ thống màn hình thang máy DP, LCD trong các tòa nhà, văn phòng, chung cư, siêu thị; hệ thống màn hình LED ngoài trời tại các thành phố lớn; hệ thống màn hình và Wifi maketing tại các sân bay trên toàn quốc. Đây là hình thức tuyên truyền trực quan sinh động, hiệu quả cao, nhằm phổ biến kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH đến người dân theo hình thức xã hội hóa (không thu phí) với mục tiêu cùng chung tay kiềm chế số vụ và thiệt hại do cháy, nổ, sự cố, tai nạn gây ra. Chương trình bắt đầu thực hiện từ tháng 01/2023, kéo dài suốt năm 2023 và năm tiếp theo, đặc biệt vào những dịp cao điểm như mùa hanh khô, Tết Nguyên đán, lễ hội, mùa nắng nóng... để tăng cường truyền thông tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ các thông điệp nội dung về PCCC và CNCH để tuyên truyền tới người dân. Theo đó, trong 3 tháng đầu năm 2023, nội dung tuyên truyền được thể hiện dưới dạng hình ảnh và video sống động, trực quan. Tần suất xuất hiện liên tục với nhiều nội dung tuyên truyền đa dạng như: PCCC dịp Tết Nguyên đán, lễ hội đầu năm; sàng lọc nguy cơ cháy; an toàn khi sạc điện thoại, laptop, xe đạp điện; hướng dẫn an toàn PCCC điện trong gia đình; kỹ năng xử lý khi phát hiện rò rỉ khí gas... Nội dung này được phát trên hệ thống truyền thông gồm: 4.446 màn hình DP tại 2.102 tòa nhà, siêu thị; 5.780 màn hình LCD tại 1.767 tòa nhà, siêu thị; 16 màn hình LED tại 14 địa điểm ngoài trời; 250 màn hình LCD tại sân bay Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất; phát trên hệ hống wifi marketing tại 06 sân bay như Nội Bài, Cát Bi, Vinh, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất, Cam Ranh. Trong giai đoạn tiếp theo, Cục Cảnh sát PCCC và CNCH sẽ tiếp tục phối hợp cùng các đơn vị truyền thông, các doanh nghiệp trong lĩnh vực quảng cáo đẩy mạnh hình thức tuyên truyền này với nội dung dễ hiểu tới người dân, đa dạng hình thức truyền tải trực quan sinh động, hướng đến những tình huống thực tế có thể xảy ra và lan tỏa hơn nữa đến cộng đồng. PCCC và CNCH là nhiệm vụ chung của toàn xã hội Theo thống kê của Cục Cảnh sát PCCC và CNCH, trong 3 tháng đầu năm 2023, toàn quốc đã xảy ra 405 vụ cháy, làm chết 16 người, bị thương 11 người; về tài sản ước tính sơ bộ thành tiền khoảng 22,44 tỷ đồng. Ngoài ra, xảy ra 1.311 vụ sự cố chạm chập thiết bị điện trên cột điện, trong nhà dân và cháy cỏ, rác. Lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH đã trực tiếp tham gia 214 vụ CNCH. Tổ chức cứu được 116 người; tìm kiếm được 129 thi thể, bàn giao cho cơ quan chức năng xử lý. So với cùng kỳ năm 2022 giảm cả 03 tiêu chí (giảm số vụ, thiệt hại về người và thiệt hại về tài sản), cụ thể: Số vụ cháy giảm 38, giảm 05 người chết, giảm 14 người bị thương, thiệt hại về tài sản giảm 35,48 tỷ đồng. Số vụ sự cố cháy giảm 437 vụ. Tuy nhiên tính chất mức độ ngày càng phức tạp, khó lường. Cùng với quá trình đô thị hóa và dân số tăng nhanh, các công trình quy mô lớn như khách sạn, tổ hợp văn phòng, các cụm công nghiệp,... ngày càng gia tăng. Nguy cơ cháy, nổ, sự cố, tai nạn cũng theo đó diễn biến phức tạp, vì vậy cần sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý và ý thức, kỹ năng PCCC và CNCH của người dân phải được nâng lên. Thực hiện tốt công tác PCCC, CNCH là hạnh phúc của toàn dân; giúp bảo vệ tính mạng và tải sản, giữ được bình yên cho mọi gia đình và xã hội. PCCC và CNCH là nhiệm vụ chung của toàn xã hội, phát huy mạnh mẽ các nguồn lực xã hội hóa sẽ nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền và tiết kiệm chi phí cho ngân sách Nhà nước. Đồng thời cần đẩy mạnh thêm việc tuyên truyền để mỗi công dân, cơ quan, đoàn thể, tổ chức, chính quyền địa phương tích cực nâng cao ý thức cũng như kiến thức về PCCC và CNCH để tối ưu hiệu quả; kiềm chế số vụ và thiệt hại do cháy, nổ, sự cố tai nạn gây ra, góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của đất nước./.
Cần gấp rút bổ sung đăng kiểm viên
Dự kiến ngay trong tháng 3, năng lực kiểm định của các trung tâm đăng kiểm còn lại hoạt động chỉ đạt 42% nhu cầu người dân tại Hà Nội và 53% tại TPHCM. Trong tháng 4, có thể "ùn tắc" nghiêm trọng hơn do năng suất kiểm tra chỉ đạt 31% nhu cầu đăng kiểm của người dân ở 2 thành phố lớn nhất cả nước.
Dự kiến ngay trong tháng 3, năng lực kiểm định của các trung tâm đăng kiểm còn lại hoạt động chỉ đạt 42% nhu cầu người dân tại Hà Nội và 53% tại TPHCM - Ảnh: Báo GT Cục Đăng kiểm Việt Nam (Bộ GTVT) cho biết để duy trì hoạt động đúng, đủ chức năng, toàn bộ hệ thống của Cục Đăng kiểm Việt Nam (không tính các đơn vị đăng kiểm thuộc Sở GTVT địa phương và các đơn vị của tư nhân) cần khoảng 240-250 đăng kiểm viên (trong đó có 90 đăng kiểm viên bậc cao). Hiện nay, toàn bộ hệ thống đăng kiểm đang có 198 đăng kiểm viên (trong đó có 103 đăng kiểm viên bậc cao). Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện nay, đã có 66 đăng kiểm viên bị khởi tố (54 người bị tạm giữ, 12 người được tại ngoại). Do đó, hệ thống đăng kiểm trên toàn quốc đang thiếu khoảng 110 đăng kiểm viên (tương đương khoảng 44%). Đề xuất ký hợp đồng tuyển dụng đăng kiểm viên đúng quy định Theo quy định hiện hành, việc tuyển dụng người làm việc tại các đơn vị trực thuộc Cục Đăng kiểm phải mất ít nhất 60 ngày, trong khi đó, nhu cầu bổ sung nhân sự để các đơn vị duy trì hoạt động rất cấp bách. Vì vậy, để gấp rút bổ sung nhân lực, Cục Đăng kiểm đã có văn bản báo cáo Bộ GTVT đề nghị có ý kiến với Bộ Nội vụ cho phép được ký hợp đồng lao động cho đến khi tuyển dụng đủ viên chức theo quy định. Ngay sau đó, Bộ GTVT đã có văn bản đề nghị Bộ Nội vụ cho phép Cục Đăng kiểm Việt Nam tuyển đăng kiểm viên theo đề xuất của Cục Đăng kiểm. Căn cứ đưa ra đề nghị trên của Bộ GTVT dựa theo Nghị định 111/2022 về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó quy định: “Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên ký kết hợp đồng lao động để làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ ở vị trí việc làm do viên chức đảm nhiệm theo nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực của đơn vị”. Bộ GTVT cho biết từ khi thành lập (ngày 25/4/1964) đến nay, Cục Đăng kiểm luôn thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính. Cục không được giao biên chế công chức, viên chức và không hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Đề xuất giảm người trong một dây chuyền kiểm định Trong bối cảnh thiếu đăng kiểm viên nghiêm trọng, giải pháp cấp bách hiện nay, theo đại diện Cục Đăng kiểm Việt Nam là cần sửa đổi quy định hiện hành giảm bớt đăng kiểm viên, chỉ để 2 đăng kiểm viên thực hiện 1 dây chuyền kiểm định (quy định hiện hành đang là tối thiểu 3 đăng kiểm viên 1 dây chuyền). Cục Đăng kiểm cho rằng với việc sắp xếp 1 dây chuyền kiểm định có đăng kiểm viên chuyên môn cao, có thể đánh giá được tất cả các hạng mục trong quy trình kiểm định, hoàn toàn có thể áp dụng quy định này. Nhờ đó sẽ có thêm đăng kiểm viên vận hành các dây chuyền kiểm định khác, từ đó, tăng năng suất lao động và khả năng đáp ứng nhu cầu đăng kiểm xe của người dân. Bộ GTVT đã có văn bản đề nghị Bộ Nội vụ cho phép Cục Đăng kiểm Việt Nam tuyển đăng kiểm viên theo đề xuất của Cục này. Nguy cơ tiếp tục "ùn tắc" trung tâm đăng kiểm Theo thống kê của Cục Đăng kiểm Việt Nam, tính đến 14h ngày 26/2, cả nước có 2.014 đăng kiểm viên, trong đó có 1.061 đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao. Số đăng kiểm viên còn đang làm việc trên toàn hệ thống khoảng 1.500 người, trong khi đó, để duy trì hoạt động cho toàn bộ hệ thống kiểm định xe cơ giới cần ít nhất 1.986 đăng kiểm viên. Như vậy, toàn hệ thống hiện đang thiếu khoảng 486 đăng kiểm viên. Riêng các đơn vị đăng kiểm và Phòng Tham mưu thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam, để thực hiện đầy đủ nhiệm vụ sẽ cần khoảng 240-250 đăng kiểm viên (trong đó cần ít nhất 90 đăng kiểm viên bậc cao). Hiện nay đang thiếu khoảng 120 đăng kiểm viên (tương đương khoảng 50% số người cần có). Tính đến 14h ngày 26/2, cả nước có 121/489 dây chuyền kiểm định phải tạm dừng hoạt động do đơn vị đăng kiểm đang bị cơ quan công an điều tra hoặc không đủ điều kiện hoạt động theo Nghị định 139/2028/NĐ-CP hoặc tự đóng cửa. Riêng tại Hà Nội, chỉ còn 16/31 đơn vị đăng kiểm đang hoạt động với 31/61 dây chuyền kiểm định (chiếm 53% so với trước đây). Dự báo số đơn vị đăng kiểm dừng hoạt động sẽ tiếp tục tăng trong tuần này do thiếu nhân sự. Khu vực TPHCM hiện có 11/19 đơn vị đăng kiểm hoạt động với 26/48 dây chuyền kiểm tra (chiếm 54% so với trước đây). Như vậy, ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và TPHCM, số dây chuyền kiểm định còn đang hoạt động chỉ bằng một nửa so với trước đây. Trong khi đó, mỗi dây chuyền kiểm định hiện trung bình chỉ có thể kiểm tra cho 40 xe/ngày (đạt 66% công suất). Nguyên nhân do hầu hết mỗi dây chuyền chỉ còn 3 đăng kiểm viên thực hiện kiểm tra do vậy công suất tối đa chỉ được 60 xe/ngày/dây chuyền; tỉ lệ phương tiện kiểm định không đạt cao, từ 20-30%, dẫn đến 1 xe cần phải kiểm định nhiều lần. Ngoài ra, tâm lý và điều kiện làm việc của đăng kiểm viên trên cả nước hết sức nặng nề, áp lực dẫn đến giảm hiệu suất lao động; số lượng đăng kiểm viên xin nghỉ việc, thôi việc ngày càng tăng, nhiều trung tâm đăng kiểm tự thông báo dừng hoạt động. "Dự báo nếu không có sự thay đổi, với số lượng trung tâm đăng kiểm tại Hà Nội và TP. HCM hiện tại trong các tháng tiếp theo của năm 2023 sẽ không đáp ứng được nhu cầu kiểm định của người dân, đặc biệt có những tháng sẽ xuất hiện ùn tắc nghiêm trọng do năng lực kiểm tra chỉ đáp ứng 31%”, Phòng Kiểm định xe cơ giới cho biết. Dự kiến ngay trong tháng 3, năng lực kiểm định của các trung tâm đăng kiểm còn lại hoạt động chỉ đạt 42% nhu cầu người dân tại Hà Nội và 53% tại TPHCM. Đặc biệt trong tháng 4, có thể ùn tắc nghiêm trọng hơn và nguy cơ đứt gãy hệ thống kiểm định do năng suất kiểm tra chỉ đạt 31% nhu cầu đăng kiểm của người dân tại TPHCM và 38% nhu cầu của người dân ở Hà Nội. Thiếu nhân lực, chưa thể mở lại trung tâm đăng kiểm duy nhất tại Hòa BìnhÔng Bùi Đức Hậu, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Hòa Bình, cho biết theo thống kê, tỉnh Hòa Bình có 30.663 xe ô tô các loại, trong đó có khoảng 4.000 xe tới hạn đăng kiểm vào tháng 3.Để mở lại Trung tâm Đăng kiểm, Sở đã tham mưu cho tỉnh các phương án và cũng đã báo cáo trực tiếp với Bộ trưởng Bộ GTVT, làm việc với Cục Đăng kiểm Việt Nam để xin hỗ trợ người, nhưng vẫn khó khăn về nhân lực. Song song với đó, Sở cũng đã lập kế hoạch đưa cán bộ có chuyên môn phù hợp đi đào tạo để tạo nguồn nhân lực sau này. "Tỉnh Hòa Bình phấn đấu đến đầu quý II/2023 hoặc ngay tháng 3 này sẽ cho trung tâm mở cửa hoạt động trở lại”, ông Hậu cho biết.Trước đó, ngày 9/1, Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở GTVT Hoà Bình đã tạm thời dừng hoạt động kiểm định xe cơ giới vì lực lượng công an thu thập dữ liệu phục vụ công tác điều tra. Hàng loạt các cán bộ ở trung tâm này bị triệu tập, bắt giữ. Ngày 17/1, căn cứ kết quả điều tra ban đầu, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hòa Bình đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố 10 bị can về tội “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 28-01S. Phan Trang Tham khảo thêmTrường hợp xe ô tô mới nào sẽ được miễn đăng kiểm?Tham khảo thêmChuẩn bị miễn đăng kiểm cho ô tô đăng ký mới lần đầuTham khảo thêmNhân sự đăng kiểm thiếu hụt nghiêm trọngTham khảo thêmCục Đăng kiểm Việt Nam nâng cao chất lượng công tác kiểm định xe cơ giới
Cần gấp rút bổ sung đăng kiểm viên Dự kiến ngay trong tháng 3, năng lực kiểm định của các trung tâm đăng kiểm còn lại hoạt động chỉ đạt 42% nhu cầu người dân tại Hà Nội và 53% tại TPHCM. Trong tháng 4, có thể "ùn tắc" nghiêm trọng hơn do năng suất kiểm tra chỉ đạt 31% nhu cầu đăng kiểm của người dân ở 2 thành phố lớn nhất cả nước. Dự kiến ngay trong tháng 3, năng lực kiểm định của các trung tâm đăng kiểm còn lại hoạt động chỉ đạt 42% nhu cầu người dân tại Hà Nội và 53% tại TPHCM - Ảnh: Báo GT Cục Đăng kiểm Việt Nam (Bộ GTVT) cho biết để duy trì hoạt động đúng, đủ chức năng, toàn bộ hệ thống của Cục Đăng kiểm Việt Nam (không tính các đơn vị đăng kiểm thuộc Sở GTVT địa phương và các đơn vị của tư nhân) cần khoảng 240-250 đăng kiểm viên (trong đó có 90 đăng kiểm viên bậc cao). Hiện nay, toàn bộ hệ thống đăng kiểm đang có 198 đăng kiểm viên (trong đó có 103 đăng kiểm viên bậc cao). Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện nay, đã có 66 đăng kiểm viên bị khởi tố (54 người bị tạm giữ, 12 người được tại ngoại). Do đó, hệ thống đăng kiểm trên toàn quốc đang thiếu khoảng 110 đăng kiểm viên (tương đương khoảng 44%). Đề xuất ký hợp đồng tuyển dụng đăng kiểm viên đúng quy định Theo quy định hiện hành, việc tuyển dụng người làm việc tại các đơn vị trực thuộc Cục Đăng kiểm phải mất ít nhất 60 ngày, trong khi đó, nhu cầu bổ sung nhân sự để các đơn vị duy trì hoạt động rất cấp bách. Vì vậy, để gấp rút bổ sung nhân lực, Cục Đăng kiểm đã có văn bản báo cáo Bộ GTVT đề nghị có ý kiến với Bộ Nội vụ cho phép được ký hợp đồng lao động cho đến khi tuyển dụng đủ viên chức theo quy định. Ngay sau đó, Bộ GTVT đã có văn bản đề nghị Bộ Nội vụ cho phép Cục Đăng kiểm Việt Nam tuyển đăng kiểm viên theo đề xuất của Cục Đăng kiểm. Căn cứ đưa ra đề nghị trên của Bộ GTVT dựa theo Nghị định 111/2022 về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó quy định: “Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên ký kết hợp đồng lao động để làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ ở vị trí việc làm do viên chức đảm nhiệm theo nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực của đơn vị”. Bộ GTVT cho biết từ khi thành lập (ngày 25/4/1964) đến nay, Cục Đăng kiểm luôn thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính. Cục không được giao biên chế công chức, viên chức và không hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Đề xuất giảm người trong một dây chuyền kiểm định Trong bối cảnh thiếu đăng kiểm viên nghiêm trọng, giải pháp cấp bách hiện nay, theo đại diện Cục Đăng kiểm Việt Nam là cần sửa đổi quy định hiện hành giảm bớt đăng kiểm viên, chỉ để 2 đăng kiểm viên thực hiện 1 dây chuyền kiểm định (quy định hiện hành đang là tối thiểu 3 đăng kiểm viên 1 dây chuyền). Cục Đăng kiểm cho rằng với việc sắp xếp 1 dây chuyền kiểm định có đăng kiểm viên chuyên môn cao, có thể đánh giá được tất cả các hạng mục trong quy trình kiểm định, hoàn toàn có thể áp dụng quy định này. Nhờ đó sẽ có thêm đăng kiểm viên vận hành các dây chuyền kiểm định khác, từ đó, tăng năng suất lao động và khả năng đáp ứng nhu cầu đăng kiểm xe của người dân. Bộ GTVT đã có văn bản đề nghị Bộ Nội vụ cho phép Cục Đăng kiểm Việt Nam tuyển đăng kiểm viên theo đề xuất của Cục này. Nguy cơ tiếp tục "ùn tắc" trung tâm đăng kiểm Theo thống kê của Cục Đăng kiểm Việt Nam, tính đến 14h ngày 26/2, cả nước có 2.014 đăng kiểm viên, trong đó có 1.061 đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao. Số đăng kiểm viên còn đang làm việc trên toàn hệ thống khoảng 1.500 người, trong khi đó, để duy trì hoạt động cho toàn bộ hệ thống kiểm định xe cơ giới cần ít nhất 1.986 đăng kiểm viên. Như vậy, toàn hệ thống hiện đang thiếu khoảng 486 đăng kiểm viên. Riêng các đơn vị đăng kiểm và Phòng Tham mưu thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam, để thực hiện đầy đủ nhiệm vụ sẽ cần khoảng 240-250 đăng kiểm viên (trong đó cần ít nhất 90 đăng kiểm viên bậc cao). Hiện nay đang thiếu khoảng 120 đăng kiểm viên (tương đương khoảng 50% số người cần có). Tính đến 14h ngày 26/2, cả nước có 121/489 dây chuyền kiểm định phải tạm dừng hoạt động do đơn vị đăng kiểm đang bị cơ quan công an điều tra hoặc không đủ điều kiện hoạt động theo Nghị định 139/2028/NĐ-CP hoặc tự đóng cửa. Riêng tại Hà Nội, chỉ còn 16/31 đơn vị đăng kiểm đang hoạt động với 31/61 dây chuyền kiểm định (chiếm 53% so với trước đây). Dự báo số đơn vị đăng kiểm dừng hoạt động sẽ tiếp tục tăng trong tuần này do thiếu nhân sự. Khu vực TPHCM hiện có 11/19 đơn vị đăng kiểm hoạt động với 26/48 dây chuyền kiểm tra (chiếm 54% so với trước đây). Như vậy, ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và TPHCM, số dây chuyền kiểm định còn đang hoạt động chỉ bằng một nửa so với trước đây. Trong khi đó, mỗi dây chuyền kiểm định hiện trung bình chỉ có thể kiểm tra cho 40 xe/ngày (đạt 66% công suất). Nguyên nhân do hầu hết mỗi dây chuyền chỉ còn 3 đăng kiểm viên thực hiện kiểm tra do vậy công suất tối đa chỉ được 60 xe/ngày/dây chuyền; tỉ lệ phương tiện kiểm định không đạt cao, từ 20-30%, dẫn đến 1 xe cần phải kiểm định nhiều lần. Ngoài ra, tâm lý và điều kiện làm việc của đăng kiểm viên trên cả nước hết sức nặng nề, áp lực dẫn đến giảm hiệu suất lao động; số lượng đăng kiểm viên xin nghỉ việc, thôi việc ngày càng tăng, nhiều trung tâm đăng kiểm tự thông báo dừng hoạt động. "Dự báo nếu không có sự thay đổi, với số lượng trung tâm đăng kiểm tại Hà Nội và TP. HCM hiện tại trong các tháng tiếp theo của năm 2023 sẽ không đáp ứng được nhu cầu kiểm định của người dân, đặc biệt có những tháng sẽ xuất hiện ùn tắc nghiêm trọng do năng lực kiểm tra chỉ đáp ứng 31%”, Phòng Kiểm định xe cơ giới cho biết. Dự kiến ngay trong tháng 3, năng lực kiểm định của các trung tâm đăng kiểm còn lại hoạt động chỉ đạt 42% nhu cầu người dân tại Hà Nội và 53% tại TPHCM. Đặc biệt trong tháng 4, có thể ùn tắc nghiêm trọng hơn và nguy cơ đứt gãy hệ thống kiểm định do năng suất kiểm tra chỉ đạt 31% nhu cầu đăng kiểm của người dân tại TPHCM và 38% nhu cầu của người dân ở Hà Nội. Thiếu nhân lực, chưa thể mở lại trung tâm đăng kiểm duy nhất tại Hòa BìnhÔng Bùi Đức Hậu, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Hòa Bình, cho biết theo thống kê, tỉnh Hòa Bình có 30.663 xe ô tô các loại, trong đó có khoảng 4.000 xe tới hạn đăng kiểm vào tháng 3.Để mở lại Trung tâm Đăng kiểm, Sở đã tham mưu cho tỉnh các phương án và cũng đã báo cáo trực tiếp với Bộ trưởng Bộ GTVT, làm việc với Cục Đăng kiểm Việt Nam để xin hỗ trợ người, nhưng vẫn khó khăn về nhân lực. Song song với đó, Sở cũng đã lập kế hoạch đưa cán bộ có chuyên môn phù hợp đi đào tạo để tạo nguồn nhân lực sau này. "Tỉnh Hòa Bình phấn đấu đến đầu quý II/2023 hoặc ngay tháng 3 này sẽ cho trung tâm mở cửa hoạt động trở lại”, ông Hậu cho biết.Trước đó, ngày 9/1, Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở GTVT Hoà Bình đã tạm thời dừng hoạt động kiểm định xe cơ giới vì lực lượng công an thu thập dữ liệu phục vụ công tác điều tra. Hàng loạt các cán bộ ở trung tâm này bị triệu tập, bắt giữ. Ngày 17/1, căn cứ kết quả điều tra ban đầu, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hòa Bình đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố 10 bị can về tội “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 28-01S. Phan Trang Tham khảo thêmTrường hợp xe ô tô mới nào sẽ được miễn đăng kiểm?Tham khảo thêmChuẩn bị miễn đăng kiểm cho ô tô đăng ký mới lần đầuTham khảo thêmNhân sự đăng kiểm thiếu hụt nghiêm trọngTham khảo thêmCục Đăng kiểm Việt Nam nâng cao chất lượng công tác kiểm định xe cơ giới
Hiện thực hóa giấc mơ an cư cho người lao động
Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sinh sống và làm việc, đề án về phát triển mô hình nhà ở xã hội đã được tỉnh Bình Dương triển khai rất sớm, từ hơn 10 năm trước. Tỉnh đã và đang huy động các nguồn lực của địa phương, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia cùng với Nhà nước đầu tư các dự án nhà ở xã hội.
Khu nhà ở xã hội Định Hòa của Becamex IDC ở TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương - Ảnh: VGP/Vũ Phong Kết thúc một ngày làm việc tại công ty, anh Võ Ly Châu trở về với mái ấm của mình. Ở độ tuổi đã gần ngũ tuần, cuộc sống của anh dễ chịu hơn trước từ khi anh mua được căn hộ nhà ở xã hội Định Hòa (TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương), giúp anh và gia đình an cư lạc nghiệp. "Sau nhiều năm tích lũy, gia đình tôi đã có điều kiện tiếp cận được chỗ ở vừa túi tiền. Thủ tục để mua căn hộ cũng đơn giản, chỉ cần có đầy đủ các điều kiện, như đang làm việc tại địa phương, có hợp đồng lao động và bảng lương, có đóng BHXH và chưa sở hữu nhà đất ở Bình Dương...", anh Châu cho biết. Anh Võ Ly Châu, làm việc tại QB Group - Ảnh: VGP/Vũ Phong Cũng như nhiều gia đình khác chọn Bình Dương là nơi gắn bó lâu dài, chị Nguyễn Thị Hồng Hoa đã có thể sở hữu một căn hộ tại khu nhà ở xã hội. "Tôi cảm thấy cuộc sống ở đây rất thoải mái và yên bình, cách chỗ mình gần và thuận tiện. Khu vực này an ninh cũng rất tốt. Vợ chồng tôi đang cố gắng dành dụm để có thể mua được một căn hộ lớn hơn", chị Hoa tâm sự. Có một căn nhà của chính mình là ước mong của những người dân, công nhân có thu nhập thấp. Từ những mái ấm này, họ có thể ổn định cuộc sống và viết tiếp những ước mơ cao hơn. Bình Dương hiện là một địa phương năng động của vùng kinh tế trọng điểm phía nam, thu hút đầu tư đứng thứ 2 cả nước, chỉ sau TPHCM. Đây cũng là "miền đất hứa" của hơn 1,6 triệu lao động, những người trực tiếp đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương và của cả vùng. Tháo gỡ khó khăn để người thu nhập thấp có căn nhà của riêng mìnhĐỌC NGAY Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sinh sống và làm việc, đề án về phát triển mô hình nhà ở xã hội đã được tỉnh Bình Dương triển khai rất sớm, từ hơn 10 năm trước. Cụ thể, tỉnh đã và đang huy động các nguồn lực của địa phương, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia cùng với Nhà nước đầu tư các dự án nhà ở xã hội. Becamex IDC là một trong những doanh nghiệp có nhiều đóng góp trong tiến trình này. Sau nhiều năm triển khai xây dựng ở nhiều địa phương như Thuận An, Thủ Dầu Một, Bến Cát..., đề án nhà ở xã hội của Becamex IDC ban đầu có quy mô 65.000 căn, hiện đã xây dựng được 47.500 căn, đạt 74% kế hoạch của đề án. Thời gian tới, công ty tiếp tục mở rộng giai đoạn tiếp theo với tổng số 118.234 căn nhà ở xã hội, tạo cơ hội an cư cho hàng trăm ngàn lao động. Ông Nguyễn Văn Thanh Huy, Phó Tổng Giám đốc Becamex IDC cho rằng, nhà ở xã hội là một mô hình nhà ở với "các chính sách xã hội đi kèm" để hỗ trợ nhằm mang tới một sản phẩm vừa với khả năng chi trả của người có thu nhập trung bình và thấp - Ảnh: VGP/Vũ Phong Nhà ở xã hội – mô hình nhà ở với các chính sách xã hội đi kèm Theo ông Nguyễn Văn Thanh Huy, Phó Tổng Giám đốc Becamex IDC, quan điểm của công ty là luôn xem mỗi người lao động đến với Bình Dương như là một nhà đầu tư, từ đây các dự án nhà ở xã hội khi quy hoạch phải nằm ở các vị trí dễ tiếp cận với các tiện ích xã hội (giáo dục, y tế, dịch vụ, giải trí, đồng thời dễ dàng kết nối giao thông công cộng...). "Xây dựng nhà ở xã hội không chỉ là xây dựng căn hộ, mà phải tạo dựng một hệ sinh thái cuộc sống cơ bản", ông Huy nhấn mạnh. Theo ông Huy, nên xem nhà ở xã hội là một mô hình nhà ở với "các chính sách xã hội đi kèm" để hỗ trợ nhằm mang tới một sản phẩm vừa với khả năng chi trả của người có thu nhập trung bình và thấp. Từ hơn 10 năm trước, sau khi nghiên cứu nhiều mô hình nhà ở xã hội từ các nước phát triển, cùng với sự tham vấn của các chuyên gia, kỹ sư, kiến trúc sư, tư vấn trong và ngoài nước, Becamex IDC đã phát triển nhà ở xã hội với quy hoạch theo tiêu chuẩn văn minh của khu dân cư có mật độ xây dựng thấp, quy hoạch mở, cho phép sự mở rộng, can thiệp linh hoạt trong quá trình phát triển đô thị. Các khối nhà ở với khoảng cách hợp lý về không gian - Ảnh: VGP/Vũ Phong Theo đó, chủ đầu tư quan tâm bố trí không gian xanh, tạo môi trường chung thoáng đãng. Các khối nhà hình thành các nhóm nhà ở với khoảng cách hợp lý về không gian, hướng nhà phù hợp nhằm tận dụng tối đa điều kiện thông thoáng và chiếu sáng, hài hòa với giao thông phương tiện, giao thông bộ hành. Đặc biệt, trong quá trình triển khai đề án, chủ đầu tư đã có nhiều thay đổi linh hoạt trong thiết kế căn hộ để đáp ứng nhu cầu đa dạng, phục vụ tốt hơn nhu cầu người dân. Trường mầm non trong khu nhà ở xã hội giúp cư dân yên tâm làm việc - Ảnh: VGP/Vũ Phong Cụ thể, trước đây, mỗi căn hộ có diện tích 30 m2, gồm gác lửng, thì hiện nay, ngoài các căn hộ này, chủ đầu tư đã thiết kế thêm phân khúc cao hơn cho người lao động, là các căn hộ từ 30-50 m2, không có gác lửng. Ngoài ra, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cũng được đầu tư toàn diện. Bên cạnh hoàn thiện các hạng mục hạ tầng cơ sở nội khu, các dự án của công ty được kết nối với các tuyến giao thông trọng yếu trong khu vực, có tuyến xe buýt công cộng phục vụ nhu cầu đi lại của cư dân. Các dịch vụ thiết yếu, khu vui chơi giải trí, công viên, bệnh viện, trường học, cũng được quan tâm đầu tư đầy đủ, đáp ứng nhu cầu học tập và vui chơi của con em người lao động. Khu vui chơi cho trẻ em được chủ đầu tư quan tâm bố trí - Ảnh: VGP/Vũ Phong Hạ giá thành tối đa Ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Becamex IDC cho biết, để giúp người lao động thu nhập thấp dễ dàng tiếp cận nhà ở xã hội, công ty đã hạ giá thành tối đa bằng việc lựa chọn quỹ đất đã được chuyển mục đích sử dụng để triển khai các dự án. Giá bán căn hộ chỉ là giá trị xây dựng và các hạ tầng khác chứ hoàn toàn không tính giá đất. "Đây là cách làm chưa từng có của dự án nhằm đảm bảo mức giá hợp lý, phù hợp với thu nhập của người lao động", ông Hùng nêu rõ. Bên cạnh đó, chủ đầu tư cũng có các chính sách hỗ trợ về tài chính thông qua việc liên kết với các ngân hàng, giúp người lao động tiếp cận các gói vay ưu đãi, trả chậm trong thời gian dài. Do đó, các căn hộ nhà ở xã hội của công ty khi được xây dựng xong đều có người dân đăng ký mua để ở. Cũng theo đại diện công ty, thời gian tới Becamex IDC tiếp tục xây dựng 20.000 căn nhà ở xã hội. Để người lao động có nhiều sự lựa chọn, chủ đầu tư đã thiết kế nhà ở xã hội rất linh hoạt, với nhiều loại sản phẩm giá bán phù hợp, dao động từ 100-280 triệu đồng/căn, hoặc loại cao cấp hơn với giá từ 200-500 triệu đồng/căn. Tuyến xe buýt công cộng kết nối với các tuyến giao thông trọng yếu, phục vụ cư dân nhà ở xã hội - Ảnh: VGP/Vũ Phong Cần gỡ 2 'nút thắt' lớn Theo ông Nguyễn Văn Thanh Huy, đối với việc phát triển nhà ở xã hội hiện nay, có 2 "nút thắt" lớn cần tháo gỡ. Thứ nhất, việc triển khai xây dựng nhà ở xã hội hiện còn ít, xây dựng chậm, nguyên nhân do thiếu vốn. Vì vậy, ông Huy cho rằng cần có cơ chế, chính sách để doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn phát triển nhà ở xã hội một cách đơn giản nhanh nhất. Bên cạnh đó, cần xây dựng cơ chế để huy động vốn, khuyến khích sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế trong phát triển nhà ở xã hội. Vấn đề thứ 2, theo ông Huy, đó là đối tượng mua nhà ở xã hội khó tiếp cận do thủ tục xét duyệt phức tạp, lãi suất cho vay cao. "Chính phủ nên có nguồn quỹ phát triển nhà ở xã hội riêng để trực tiếp hỗ trợ cho người lao động được mua nhà ở xã hội, ví dụ như cho vay trên 70% với lãi suất thấp ổn định trong nhiều năm (25-30 năm)", ông Huy nêu kiến nghị. Anh Thơ Kỳ tiếp: Phát triển nhà ở xã hội: Cơ chế vượt trội của tỉnh Bình Định Tham khảo thêmThủ tướng: Lấy Bắc Ninh làm hình mẫu về phát triển nhà ở xã hội để nhân rộngTham khảo thêmChuyên gia 'hiến kế' phát triển nhà ở xã hộiTham khảo thêmTính toán kỹ chính sách cho các đối tượng cần hỗ trợ về nhà ởTham khảo thêmTháo gỡ khó khăn để người thu nhập thấp có căn nhà của riêng mình
Hiện thực hóa giấc mơ an cư cho người lao động Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sinh sống và làm việc, đề án về phát triển mô hình nhà ở xã hội đã được tỉnh Bình Dương triển khai rất sớm, từ hơn 10 năm trước. Tỉnh đã và đang huy động các nguồn lực của địa phương, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia cùng với Nhà nước đầu tư các dự án nhà ở xã hội. Khu nhà ở xã hội Định Hòa của Becamex IDC ở TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương - Ảnh: VGP/Vũ Phong Kết thúc một ngày làm việc tại công ty, anh Võ Ly Châu trở về với mái ấm của mình. Ở độ tuổi đã gần ngũ tuần, cuộc sống của anh dễ chịu hơn trước từ khi anh mua được căn hộ nhà ở xã hội Định Hòa (TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương), giúp anh và gia đình an cư lạc nghiệp. "Sau nhiều năm tích lũy, gia đình tôi đã có điều kiện tiếp cận được chỗ ở vừa túi tiền. Thủ tục để mua căn hộ cũng đơn giản, chỉ cần có đầy đủ các điều kiện, như đang làm việc tại địa phương, có hợp đồng lao động và bảng lương, có đóng BHXH và chưa sở hữu nhà đất ở Bình Dương...", anh Châu cho biết. Anh Võ Ly Châu, làm việc tại QB Group - Ảnh: VGP/Vũ Phong Cũng như nhiều gia đình khác chọn Bình Dương là nơi gắn bó lâu dài, chị Nguyễn Thị Hồng Hoa đã có thể sở hữu một căn hộ tại khu nhà ở xã hội. "Tôi cảm thấy cuộc sống ở đây rất thoải mái và yên bình, cách chỗ mình gần và thuận tiện. Khu vực này an ninh cũng rất tốt. Vợ chồng tôi đang cố gắng dành dụm để có thể mua được một căn hộ lớn hơn", chị Hoa tâm sự. Có một căn nhà của chính mình là ước mong của những người dân, công nhân có thu nhập thấp. Từ những mái ấm này, họ có thể ổn định cuộc sống và viết tiếp những ước mơ cao hơn. Bình Dương hiện là một địa phương năng động của vùng kinh tế trọng điểm phía nam, thu hút đầu tư đứng thứ 2 cả nước, chỉ sau TPHCM. Đây cũng là "miền đất hứa" của hơn 1,6 triệu lao động, những người trực tiếp đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương và của cả vùng. Tháo gỡ khó khăn để người thu nhập thấp có căn nhà của riêng mìnhĐỌC NGAY Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sinh sống và làm việc, đề án về phát triển mô hình nhà ở xã hội đã được tỉnh Bình Dương triển khai rất sớm, từ hơn 10 năm trước. Cụ thể, tỉnh đã và đang huy động các nguồn lực của địa phương, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia cùng với Nhà nước đầu tư các dự án nhà ở xã hội. Becamex IDC là một trong những doanh nghiệp có nhiều đóng góp trong tiến trình này. Sau nhiều năm triển khai xây dựng ở nhiều địa phương như Thuận An, Thủ Dầu Một, Bến Cát..., đề án nhà ở xã hội của Becamex IDC ban đầu có quy mô 65.000 căn, hiện đã xây dựng được 47.500 căn, đạt 74% kế hoạch của đề án. Thời gian tới, công ty tiếp tục mở rộng giai đoạn tiếp theo với tổng số 118.234 căn nhà ở xã hội, tạo cơ hội an cư cho hàng trăm ngàn lao động. Ông Nguyễn Văn Thanh Huy, Phó Tổng Giám đốc Becamex IDC cho rằng, nhà ở xã hội là một mô hình nhà ở với "các chính sách xã hội đi kèm" để hỗ trợ nhằm mang tới một sản phẩm vừa với khả năng chi trả của người có thu nhập trung bình và thấp - Ảnh: VGP/Vũ Phong Nhà ở xã hội – mô hình nhà ở với các chính sách xã hội đi kèm Theo ông Nguyễn Văn Thanh Huy, Phó Tổng Giám đốc Becamex IDC, quan điểm của công ty là luôn xem mỗi người lao động đến với Bình Dương như là một nhà đầu tư, từ đây các dự án nhà ở xã hội khi quy hoạch phải nằm ở các vị trí dễ tiếp cận với các tiện ích xã hội (giáo dục, y tế, dịch vụ, giải trí, đồng thời dễ dàng kết nối giao thông công cộng...). "Xây dựng nhà ở xã hội không chỉ là xây dựng căn hộ, mà phải tạo dựng một hệ sinh thái cuộc sống cơ bản", ông Huy nhấn mạnh. Theo ông Huy, nên xem nhà ở xã hội là một mô hình nhà ở với "các chính sách xã hội đi kèm" để hỗ trợ nhằm mang tới một sản phẩm vừa với khả năng chi trả của người có thu nhập trung bình và thấp. Từ hơn 10 năm trước, sau khi nghiên cứu nhiều mô hình nhà ở xã hội từ các nước phát triển, cùng với sự tham vấn của các chuyên gia, kỹ sư, kiến trúc sư, tư vấn trong và ngoài nước, Becamex IDC đã phát triển nhà ở xã hội với quy hoạch theo tiêu chuẩn văn minh của khu dân cư có mật độ xây dựng thấp, quy hoạch mở, cho phép sự mở rộng, can thiệp linh hoạt trong quá trình phát triển đô thị. Các khối nhà ở với khoảng cách hợp lý về không gian - Ảnh: VGP/Vũ Phong Theo đó, chủ đầu tư quan tâm bố trí không gian xanh, tạo môi trường chung thoáng đãng. Các khối nhà hình thành các nhóm nhà ở với khoảng cách hợp lý về không gian, hướng nhà phù hợp nhằm tận dụng tối đa điều kiện thông thoáng và chiếu sáng, hài hòa với giao thông phương tiện, giao thông bộ hành. Đặc biệt, trong quá trình triển khai đề án, chủ đầu tư đã có nhiều thay đổi linh hoạt trong thiết kế căn hộ để đáp ứng nhu cầu đa dạng, phục vụ tốt hơn nhu cầu người dân. Trường mầm non trong khu nhà ở xã hội giúp cư dân yên tâm làm việc - Ảnh: VGP/Vũ Phong Cụ thể, trước đây, mỗi căn hộ có diện tích 30 m2, gồm gác lửng, thì hiện nay, ngoài các căn hộ này, chủ đầu tư đã thiết kế thêm phân khúc cao hơn cho người lao động, là các căn hộ từ 30-50 m2, không có gác lửng. Ngoài ra, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cũng được đầu tư toàn diện. Bên cạnh hoàn thiện các hạng mục hạ tầng cơ sở nội khu, các dự án của công ty được kết nối với các tuyến giao thông trọng yếu trong khu vực, có tuyến xe buýt công cộng phục vụ nhu cầu đi lại của cư dân. Các dịch vụ thiết yếu, khu vui chơi giải trí, công viên, bệnh viện, trường học, cũng được quan tâm đầu tư đầy đủ, đáp ứng nhu cầu học tập và vui chơi của con em người lao động. Khu vui chơi cho trẻ em được chủ đầu tư quan tâm bố trí - Ảnh: VGP/Vũ Phong Hạ giá thành tối đa Ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Becamex IDC cho biết, để giúp người lao động thu nhập thấp dễ dàng tiếp cận nhà ở xã hội, công ty đã hạ giá thành tối đa bằng việc lựa chọn quỹ đất đã được chuyển mục đích sử dụng để triển khai các dự án. Giá bán căn hộ chỉ là giá trị xây dựng và các hạ tầng khác chứ hoàn toàn không tính giá đất. "Đây là cách làm chưa từng có của dự án nhằm đảm bảo mức giá hợp lý, phù hợp với thu nhập của người lao động", ông Hùng nêu rõ. Bên cạnh đó, chủ đầu tư cũng có các chính sách hỗ trợ về tài chính thông qua việc liên kết với các ngân hàng, giúp người lao động tiếp cận các gói vay ưu đãi, trả chậm trong thời gian dài. Do đó, các căn hộ nhà ở xã hội của công ty khi được xây dựng xong đều có người dân đăng ký mua để ở. Cũng theo đại diện công ty, thời gian tới Becamex IDC tiếp tục xây dựng 20.000 căn nhà ở xã hội. Để người lao động có nhiều sự lựa chọn, chủ đầu tư đã thiết kế nhà ở xã hội rất linh hoạt, với nhiều loại sản phẩm giá bán phù hợp, dao động từ 100-280 triệu đồng/căn, hoặc loại cao cấp hơn với giá từ 200-500 triệu đồng/căn. Tuyến xe buýt công cộng kết nối với các tuyến giao thông trọng yếu, phục vụ cư dân nhà ở xã hội - Ảnh: VGP/Vũ Phong Cần gỡ 2 'nút thắt' lớn Theo ông Nguyễn Văn Thanh Huy, đối với việc phát triển nhà ở xã hội hiện nay, có 2 "nút thắt" lớn cần tháo gỡ. Thứ nhất, việc triển khai xây dựng nhà ở xã hội hiện còn ít, xây dựng chậm, nguyên nhân do thiếu vốn. Vì vậy, ông Huy cho rằng cần có cơ chế, chính sách để doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn phát triển nhà ở xã hội một cách đơn giản nhanh nhất. Bên cạnh đó, cần xây dựng cơ chế để huy động vốn, khuyến khích sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế trong phát triển nhà ở xã hội. Vấn đề thứ 2, theo ông Huy, đó là đối tượng mua nhà ở xã hội khó tiếp cận do thủ tục xét duyệt phức tạp, lãi suất cho vay cao. "Chính phủ nên có nguồn quỹ phát triển nhà ở xã hội riêng để trực tiếp hỗ trợ cho người lao động được mua nhà ở xã hội, ví dụ như cho vay trên 70% với lãi suất thấp ổn định trong nhiều năm (25-30 năm)", ông Huy nêu kiến nghị. Anh Thơ Kỳ tiếp: Phát triển nhà ở xã hội: Cơ chế vượt trội của tỉnh Bình Định Tham khảo thêmThủ tướng: Lấy Bắc Ninh làm hình mẫu về phát triển nhà ở xã hội để nhân rộngTham khảo thêmChuyên gia 'hiến kế' phát triển nhà ở xã hộiTham khảo thêmTính toán kỹ chính sách cho các đối tượng cần hỗ trợ về nhà ởTham khảo thêmTháo gỡ khó khăn để người thu nhập thấp có căn nhà của riêng mình
Ứng phó biến đổi khí hậu cần đặt vào trung tâm của các quyết định phát triển
(Chinhphu.vn) – Hiện tại, chỉ tiêu giảm mức phát thải khí nhà kính trên đơn vị GDP đã đạt vượt mức đề ra giảm từ 8-10% so với năm 2010, thể hiện quyết tâm mạnh mẽ đạt mục tiêu kép phát triển kinh tế đi đôi với giảm phát thải khí nhà kính. Đây là một trong những điểm sáng nổi bật trong bức tranh toàn diện về nỗ lực triển khai thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành: Ứng phó với BĐKH ở nước ta phải chuyển sang một giai đoạn mới hướng tới thực hiện mục tiêu chung toàn cầu Ngày 11/8, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổ chức Hội thảo chuyên đề Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW về nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH). Theo Thứ trưởng Lê Công Thành, sau 10 năm triển khai Nghị quyết số 24-NQ/TW, cấp ủy và chính quyền các cấp, cộng đồng xã hội và người dân đã tích cực triển khai thực hiện. Trong đó, trụ cột về ứng phó với BĐKH đã nhận được sự quan tâm lớn của toàn xã hội và cộng đồng quốc tế. Bên cạnh việc hoàn thiện thể chế chính sách ứng phó với BĐKH, cả Trung ương và địa phương đều đã tăng cường đầu tư triển khai thực hiện các công trình, dự án phòng chống thiên tai, ứng phó với BĐKH. Việt Nam cũng đã triển khai mạnh mẽ những cam kết tại Hội nghị COP26, cập nhật Đóng góp do quốc gia tự quyết định 2 lần và ban hành Chiến lược quốc gia về BĐKH giai đoạn đến 2050 cùng với nhiều chiến lược, kế hoạch hành động khác. Gần đây nhất, Việt Nam cùng các đối tác quốc tế đã thông qua Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP). "Trước xu thế BĐKH và bối cảnh toàn cầu mới, ứng phó với BĐKH ở nước ta phải chuyển sang một giai đoạn mới hướng tới thực hiện mục tiêu chung toàn cầu, đồng thời đáp ứng các yêu cầu, đòi hỏi từ thực tiễn phát triển của đất nước theo hướng phát triển xanh, carbon thấp", Thứ trưởng Lê Công Thành khẳng định. Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai Chia sẻ cụ thể về việc thực hiện các nhiệm vụ chủ động ứng phó với BĐKH theo Nghị quyết số 24-NQ/TW, Cục trưởng Cục BĐKH Tăng Thế Cường cho biết: Nội dung giảm phát thải khí nhà kính đã được luật hóa để triển khai thực hiện. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành danh mục các lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính. Đến nay, hầu hết các địa phương đã ban hành Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về BĐKH, Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của địa phương. Các thành phố, đô thị lớn ven biển đều chủ động đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống, hạn chế tác động của triều cường, ngập lụt, xâm nhập mặn. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 120/NQ-CP về phát triển bền vững ĐBSCL. Bên cạnh kết quả đạt được các mục tiêu chính nêu trên, nhiều nội dung quan trọng tại Nghị quyết cũng đã được tích cực triển khai mang lại hiệu quả thiết thực, như: Thí điểm trên toàn quốc nhiều mô hình sinh kế cộng đồng thích ứng với BĐKH; lồng ghép nội dung BĐKH vào hầu hết các chiến lược, quy hoạch quốc gia, ngành; triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, các chương trình KH&CN cấp quốc gia đã có đóng góp lớn trong nâng cao năng lực thích ứng BĐKH, cải thiện cơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai, xác định cơ sở khoa học cho các hoạt động ứng phó BĐKH trên quy mô cả nước. Tuy nhiên, Cục trưởng Cục BĐKH cũng chỉ ra rằng, hiện nay, hạ tầng thích ứng với BĐKH, phòng chống thiên tai còn thiếu. Việc triển khai các quy định ứng phó với BĐKH còn chưa được triển khai mạnh mẽ ở địa phương. Bên cạnh đó, nguồn lực tài chính, con người, trang thiết bị cho ứng phó với BĐKH còn thiếu và yếu; ứng dụng khoa học và công nghệ chưa mạnh mẽ; chuyển đổi số của ngành mới được triển khai, kết quả đạt được chưa đáp ứng với yêu cầu. Theo tính toán, nhu cầu tài chính để thực hiện các mục tiêu ứng phó với BĐKH ở Việt Nam trong thời gian tới là rất lớn. Ước tính Việt Nam cần khoảng 400 tỷ USD đến năm 2040 để ứng phó với BĐKH, trong khi vốn từ ngân sách Nhà nước để phục vụ cho công tác này dự kiến chỉ đáp ứng được khoảng 130 tỷ USD. Đưa ra giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, ông Tăng Thế Cường nhấn mạnh BĐKH đã trở thành xu thế không thể đảo ngược, là thách thức lớn nhất đối với nhân loại. Vì thế, ứng phó với BĐKH cần phải được đặt vào trung tâm của các quyết định phát triển. Cục trưởng Cục BĐKH đề xuất thời gian tới cần huy động nguồn lực tài chính trong nước và quốc tế cho ứng phó với BĐKH; đẩy mạnh hợp tác công - tư và huy động các nguồn lực trong xã hội; khuyến khích, huy động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đầu tư ứng phó với BĐKH. Nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo phục vụ phòng, chống thiên tai, thích ứng với BĐKH, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn Hoàng Đức Cường cho rằng, so với năm 2012, thể chế, chính sách tiếp tục được hoàn thiện với Luật Khí tượng thủy văn. Hệ thống trạm quan trắc đến nay đã được củng cố, mở rộng, hiện đại hóa. Năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai đạt tới trình độ hàng đầu Đông Nam Á, là cơ sở để Việt Nam trở thành Trung tâm hỗ trợ dự báo thời tiết nguy hiểm và cảnh báo lũ quét cho các nước Đông Nam Á. Nhu cầu bức thiết nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo các hiện tượng thiên tai Phó Tổng cực trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn Hoàng Đức Cường cũng đề xuất, cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ đã được giao tại Nghị quyết số 76/NQ-CP của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai và Chương trình cập nhật phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báo thiên tai, đặc biệt là các thiên tai liên quan đến bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất. Thời gian tới, ngành khí tượng thủy văn sẽ tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng và thực hiện Đề án "Cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam" nhằm tăng cường năng lực cảnh báo sớm thiên tai, đặc biệt là thiên tai về lũ quét, sạt lở đất, đá. Cần xây dựng kế hoạch thích ứng BĐKH tổng thể, đồng bộ giữa các ngành, địa phương Nhận định về giảm phát thải khí nhà kính và những vấn đề đặt ra trong thời kỳ mới, GS.TSKH Trần Thục nhấn mạnh, thương mại và đầu tư quốc tế đang đang định hình theo hướng gắn với các tiêu chí giảm phát thải, phát triển bền vững, lao động, môi trường... Với nền kinh tế có độ mở lớn như hiện nay, Việt Nam cần kịp thời nắm bắt và thích ứng, coi đây là động lực để chuyển đổi mô hình tăng trưởng cả ở cấp độ quốc gia và doanh nghiệp. GS.TSKH Trần Thục kiến nghị, việc tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW cần đề xuất mục tiêu, quan điểm, định hướng hội nhập quốc tế trong giai đoạn tới, bảo đảm năng lực thích ứng với các tiêu chuẩn mới trong thương mại và đầu tư quốc tế; thể chế hóa Nghị quyết của Đảng thành pháp luật. Cùng với đó, cơ quan quản lý cần xây dựng kế hoạch tổng thể, đồng bộ giữa các ngành, địa phương thích ứng với tiêu chuẩn mới; nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, theo dõi các động thái, chính sách của các nước, tổ chức về vấn đề này để thông tin kịp thời cho địa phương, doanh nghiệp. Phát biểu kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Lê Công Thành ghi nhận các ý kiến đóng góp rất giá trị, cung cấp thông tin cập nhật mới nhất. Trong bối cảnh BĐKH diễn biến nhanh hơn so với các dự báo, kịch bản, tình hình quốc tế và trong nước có những diễn biến mới, Thứ trưởng đề nghị các các chuyên gia, nhà khoa học, các địa phương tiếp tục góp ý về nội dung chủ động ứng phó BĐKH. Bộ TN&MT sẽ tổng hợp và tổng kết, đánh giá 10 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW, đề ra những quan điểm mới cùng những mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể về ứng phó với BĐKH trong thời kỳ mới. Thu Cúc Tham khảo thêmLập BCĐ tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW về ứng phó biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trườngTham khảo thêmNâng tầm quan hệ Việt Nam-Hà Lan với động lực hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu và quản lý nướcTham khảo thêmPhấn đấu huy động 300 tỷ USD ứng phó với biến đổi khí hậuTham khảo thêmCam kết mạnh mẽ, nhất quán của Việt Nam trong ứng phó biến đổi khí hậuTham khảo thêmTổng Thư ký IMO: Việt Nam quyết tâm và nỗ lực như nước phát triển trong ứng phó biến đổi khí hậuTham khảo thêmLồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạchTham khảo thêmTăng cường hợp tác quản lý tài nguyên nước, chống biến đổi khí hậu
Ứng phó biến đổi khí hậu cần đặt vào trung tâm của các quyết định phát triển (Chinhphu.vn) – Hiện tại, chỉ tiêu giảm mức phát thải khí nhà kính trên đơn vị GDP đã đạt vượt mức đề ra giảm từ 8-10% so với năm 2010, thể hiện quyết tâm mạnh mẽ đạt mục tiêu kép phát triển kinh tế đi đôi với giảm phát thải khí nhà kính. Đây là một trong những điểm sáng nổi bật trong bức tranh toàn diện về nỗ lực triển khai thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành: Ứng phó với BĐKH ở nước ta phải chuyển sang một giai đoạn mới hướng tới thực hiện mục tiêu chung toàn cầu Ngày 11/8, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổ chức Hội thảo chuyên đề Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW về nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH). Theo Thứ trưởng Lê Công Thành, sau 10 năm triển khai Nghị quyết số 24-NQ/TW, cấp ủy và chính quyền các cấp, cộng đồng xã hội và người dân đã tích cực triển khai thực hiện. Trong đó, trụ cột về ứng phó với BĐKH đã nhận được sự quan tâm lớn của toàn xã hội và cộng đồng quốc tế. Bên cạnh việc hoàn thiện thể chế chính sách ứng phó với BĐKH, cả Trung ương và địa phương đều đã tăng cường đầu tư triển khai thực hiện các công trình, dự án phòng chống thiên tai, ứng phó với BĐKH. Việt Nam cũng đã triển khai mạnh mẽ những cam kết tại Hội nghị COP26, cập nhật Đóng góp do quốc gia tự quyết định 2 lần và ban hành Chiến lược quốc gia về BĐKH giai đoạn đến 2050 cùng với nhiều chiến lược, kế hoạch hành động khác. Gần đây nhất, Việt Nam cùng các đối tác quốc tế đã thông qua Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP). "Trước xu thế BĐKH và bối cảnh toàn cầu mới, ứng phó với BĐKH ở nước ta phải chuyển sang một giai đoạn mới hướng tới thực hiện mục tiêu chung toàn cầu, đồng thời đáp ứng các yêu cầu, đòi hỏi từ thực tiễn phát triển của đất nước theo hướng phát triển xanh, carbon thấp", Thứ trưởng Lê Công Thành khẳng định. Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai Chia sẻ cụ thể về việc thực hiện các nhiệm vụ chủ động ứng phó với BĐKH theo Nghị quyết số 24-NQ/TW, Cục trưởng Cục BĐKH Tăng Thế Cường cho biết: Nội dung giảm phát thải khí nhà kính đã được luật hóa để triển khai thực hiện. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành danh mục các lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính. Đến nay, hầu hết các địa phương đã ban hành Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về BĐKH, Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của địa phương. Các thành phố, đô thị lớn ven biển đều chủ động đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống, hạn chế tác động của triều cường, ngập lụt, xâm nhập mặn. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 120/NQ-CP về phát triển bền vững ĐBSCL. Bên cạnh kết quả đạt được các mục tiêu chính nêu trên, nhiều nội dung quan trọng tại Nghị quyết cũng đã được tích cực triển khai mang lại hiệu quả thiết thực, như: Thí điểm trên toàn quốc nhiều mô hình sinh kế cộng đồng thích ứng với BĐKH; lồng ghép nội dung BĐKH vào hầu hết các chiến lược, quy hoạch quốc gia, ngành; triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, các chương trình KH&CN cấp quốc gia đã có đóng góp lớn trong nâng cao năng lực thích ứng BĐKH, cải thiện cơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai, xác định cơ sở khoa học cho các hoạt động ứng phó BĐKH trên quy mô cả nước. Tuy nhiên, Cục trưởng Cục BĐKH cũng chỉ ra rằng, hiện nay, hạ tầng thích ứng với BĐKH, phòng chống thiên tai còn thiếu. Việc triển khai các quy định ứng phó với BĐKH còn chưa được triển khai mạnh mẽ ở địa phương. Bên cạnh đó, nguồn lực tài chính, con người, trang thiết bị cho ứng phó với BĐKH còn thiếu và yếu; ứng dụng khoa học và công nghệ chưa mạnh mẽ; chuyển đổi số của ngành mới được triển khai, kết quả đạt được chưa đáp ứng với yêu cầu. Theo tính toán, nhu cầu tài chính để thực hiện các mục tiêu ứng phó với BĐKH ở Việt Nam trong thời gian tới là rất lớn. Ước tính Việt Nam cần khoảng 400 tỷ USD đến năm 2040 để ứng phó với BĐKH, trong khi vốn từ ngân sách Nhà nước để phục vụ cho công tác này dự kiến chỉ đáp ứng được khoảng 130 tỷ USD. Đưa ra giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, ông Tăng Thế Cường nhấn mạnh BĐKH đã trở thành xu thế không thể đảo ngược, là thách thức lớn nhất đối với nhân loại. Vì thế, ứng phó với BĐKH cần phải được đặt vào trung tâm của các quyết định phát triển. Cục trưởng Cục BĐKH đề xuất thời gian tới cần huy động nguồn lực tài chính trong nước và quốc tế cho ứng phó với BĐKH; đẩy mạnh hợp tác công - tư và huy động các nguồn lực trong xã hội; khuyến khích, huy động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đầu tư ứng phó với BĐKH. Nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo phục vụ phòng, chống thiên tai, thích ứng với BĐKH, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn Hoàng Đức Cường cho rằng, so với năm 2012, thể chế, chính sách tiếp tục được hoàn thiện với Luật Khí tượng thủy văn. Hệ thống trạm quan trắc đến nay đã được củng cố, mở rộng, hiện đại hóa. Năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai đạt tới trình độ hàng đầu Đông Nam Á, là cơ sở để Việt Nam trở thành Trung tâm hỗ trợ dự báo thời tiết nguy hiểm và cảnh báo lũ quét cho các nước Đông Nam Á. Nhu cầu bức thiết nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo các hiện tượng thiên tai Phó Tổng cực trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn Hoàng Đức Cường cũng đề xuất, cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ đã được giao tại Nghị quyết số 76/NQ-CP của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai và Chương trình cập nhật phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báo thiên tai, đặc biệt là các thiên tai liên quan đến bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất. Thời gian tới, ngành khí tượng thủy văn sẽ tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng và thực hiện Đề án "Cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam" nhằm tăng cường năng lực cảnh báo sớm thiên tai, đặc biệt là thiên tai về lũ quét, sạt lở đất, đá. Cần xây dựng kế hoạch thích ứng BĐKH tổng thể, đồng bộ giữa các ngành, địa phương Nhận định về giảm phát thải khí nhà kính và những vấn đề đặt ra trong thời kỳ mới, GS.TSKH Trần Thục nhấn mạnh, thương mại và đầu tư quốc tế đang đang định hình theo hướng gắn với các tiêu chí giảm phát thải, phát triển bền vững, lao động, môi trường... Với nền kinh tế có độ mở lớn như hiện nay, Việt Nam cần kịp thời nắm bắt và thích ứng, coi đây là động lực để chuyển đổi mô hình tăng trưởng cả ở cấp độ quốc gia và doanh nghiệp. GS.TSKH Trần Thục kiến nghị, việc tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW cần đề xuất mục tiêu, quan điểm, định hướng hội nhập quốc tế trong giai đoạn tới, bảo đảm năng lực thích ứng với các tiêu chuẩn mới trong thương mại và đầu tư quốc tế; thể chế hóa Nghị quyết của Đảng thành pháp luật. Cùng với đó, cơ quan quản lý cần xây dựng kế hoạch tổng thể, đồng bộ giữa các ngành, địa phương thích ứng với tiêu chuẩn mới; nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, theo dõi các động thái, chính sách của các nước, tổ chức về vấn đề này để thông tin kịp thời cho địa phương, doanh nghiệp. Phát biểu kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Lê Công Thành ghi nhận các ý kiến đóng góp rất giá trị, cung cấp thông tin cập nhật mới nhất. Trong bối cảnh BĐKH diễn biến nhanh hơn so với các dự báo, kịch bản, tình hình quốc tế và trong nước có những diễn biến mới, Thứ trưởng đề nghị các các chuyên gia, nhà khoa học, các địa phương tiếp tục góp ý về nội dung chủ động ứng phó BĐKH. Bộ TN&MT sẽ tổng hợp và tổng kết, đánh giá 10 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW, đề ra những quan điểm mới cùng những mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể về ứng phó với BĐKH trong thời kỳ mới. Thu Cúc Tham khảo thêmLập BCĐ tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW về ứng phó biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trườngTham khảo thêmNâng tầm quan hệ Việt Nam-Hà Lan với động lực hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu và quản lý nướcTham khảo thêmPhấn đấu huy động 300 tỷ USD ứng phó với biến đổi khí hậuTham khảo thêmCam kết mạnh mẽ, nhất quán của Việt Nam trong ứng phó biến đổi khí hậuTham khảo thêmTổng Thư ký IMO: Việt Nam quyết tâm và nỗ lực như nước phát triển trong ứng phó biến đổi khí hậuTham khảo thêmLồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạchTham khảo thêmTăng cường hợp tác quản lý tài nguyên nước, chống biến đổi khí hậu
Các hồ thủy điện miền Bắc tăng cường tích nước phục vụ phát điện
(Chinhphu.vn) – Lưu lượng nước về hồ thủy điện miền Bắc tiếp tục dao động nhẹ so với ngày hôm qua, 29/6. Các hồ thủy điện khu vực này đang tập trung tích nước để bảo đảm mục tiêu phát điện.
Đến ngày 30/6, hồ thủy điện Lai Châu cao hơn mực nước chết 27,5 m - Ảnh minh họa Theo số liệu cập nhật của Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) trong ngày 30/6, lưu lượng nước về các hồ thủy điện tại khu vực Bắc Bộ dao động nhẹ so với ngày hôm qua, 29/6. Cụ thể, hồ Lai Châu lưu lượng nước về đạt 552 m3/s; hồ Sơn La: 833 m3/s; hồ Hòa Bình: 181 m3/s; hồ Thác Bà: 80 m3/s; hồ Tuyên Quang: 733 m3/s; hồ Bản Chát: 207 m3/s. Do có mưa lớn ở thượng nguồn trong những ngày qua nên mực nước tại phần lớn các hồ thủy điện của khu vực này đang cao hơn mực nước chết. Cụ thể như hồ Lai Châu đạt 292,08 m/265 m, cao hơn mực nước chết 27,5 m; hồ Sơn La, mực nước đạt 184,94 m, cao hơn mực nước chết 9,94 m; hồ Hòa Bình đạt 101,71 m, cao hơn mực nước chết 21,71 m; hồ Thác Bà cao hơn mực nước chết 6,64 m; hồ Tuyên Quang có mực nước đạt 103,52 m, cao hơn mực nước chết 13,52 m và hồ Bản Chát đạt mực nước 446.1 m, cao hơn mực nước chết 15,1 m. Lưu lượng nước về các hồ thủy điện miền Bắc tăng, tình hình cấp điện cải thiện đáng kểĐỌC NGAY Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), các hồ thủy điện lớn khu vực Bắc Bộ, mực nước tăng nhẹ, đang tập trung tích nước, nâng cao mực nước tại hồ, hạn chế huy động phát điện để dự phòng cho đợt nắng nóng tiếp theo. Dự báo tình hình thủy văn, lưu lượng nước về các hồ khu vực Bắc Bộ 24 giờ tới sẽ giảm nhẹ. Để tiếp tục bảo đảm cung ứng điện an toàn, ổn định và hiệu quả trong thời gian từ nay cho đến hết mùa khô năm 2023 và chuẩn bị cho năm 2024 trong bối cảnh nguồn dự phòng của miền Bắc vẫn trong tình trạng căng thẳng, kèm theo đó là ảnh hưởng của ElNino, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đang tập trung mọi nguồn lực, triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm điện. Cụ thể, EVN chỉ đạo các đơn vị có chế độ vận hành hợp lý các nguồn thuỷ điện, nhiệt điện miền Bắc. Theo đó, các nhà máy thuỷ điện phải bám sát diễn biến của thời tiết để có chế độ vận hành phù hợp bảo đảm sản lượng và công suất. Các tổ máy nhiệt điện miền Bắc cần phải bảo đảm khả dụng tối đa, thu xếp đủ nhiên liệu than cho sản xuất điện; các nhà máy nhiệt điện phải thường xuyên theo dõi, bám sát vận hành thiết bị của nhà máy, tuyệt đối không để xảy ra sự cố chủ quan trong giai đoạn căng thẳng cung cấp điện hiện nay. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ các công trình nâng cao khả năng tải đường dây, tăng cường công tác ứng trực, kiểm tra, rà soát lưới điện truyền tải nhằm phát hiện nhanh và xử lý các bất thường thiết bị, hạn chế tối đa khả năng xảy ra sự cố; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp về tiết kiệm điện. Cùng với đó, tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ đưa vào khai thác các loại hình nguồn điện đang xây dựng, đặc biệt là khu vực miền Bắc. Toàn Thắng
Các hồ thủy điện miền Bắc tăng cường tích nước phục vụ phát điện (Chinhphu.vn) – Lưu lượng nước về hồ thủy điện miền Bắc tiếp tục dao động nhẹ so với ngày hôm qua, 29/6. Các hồ thủy điện khu vực này đang tập trung tích nước để bảo đảm mục tiêu phát điện. Đến ngày 30/6, hồ thủy điện Lai Châu cao hơn mực nước chết 27,5 m - Ảnh minh họa Theo số liệu cập nhật của Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) trong ngày 30/6, lưu lượng nước về các hồ thủy điện tại khu vực Bắc Bộ dao động nhẹ so với ngày hôm qua, 29/6. Cụ thể, hồ Lai Châu lưu lượng nước về đạt 552 m3/s; hồ Sơn La: 833 m3/s; hồ Hòa Bình: 181 m3/s; hồ Thác Bà: 80 m3/s; hồ Tuyên Quang: 733 m3/s; hồ Bản Chát: 207 m3/s. Do có mưa lớn ở thượng nguồn trong những ngày qua nên mực nước tại phần lớn các hồ thủy điện của khu vực này đang cao hơn mực nước chết. Cụ thể như hồ Lai Châu đạt 292,08 m/265 m, cao hơn mực nước chết 27,5 m; hồ Sơn La, mực nước đạt 184,94 m, cao hơn mực nước chết 9,94 m; hồ Hòa Bình đạt 101,71 m, cao hơn mực nước chết 21,71 m; hồ Thác Bà cao hơn mực nước chết 6,64 m; hồ Tuyên Quang có mực nước đạt 103,52 m, cao hơn mực nước chết 13,52 m và hồ Bản Chát đạt mực nước 446.1 m, cao hơn mực nước chết 15,1 m. Lưu lượng nước về các hồ thủy điện miền Bắc tăng, tình hình cấp điện cải thiện đáng kểĐỌC NGAY Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), các hồ thủy điện lớn khu vực Bắc Bộ, mực nước tăng nhẹ, đang tập trung tích nước, nâng cao mực nước tại hồ, hạn chế huy động phát điện để dự phòng cho đợt nắng nóng tiếp theo. Dự báo tình hình thủy văn, lưu lượng nước về các hồ khu vực Bắc Bộ 24 giờ tới sẽ giảm nhẹ. Để tiếp tục bảo đảm cung ứng điện an toàn, ổn định và hiệu quả trong thời gian từ nay cho đến hết mùa khô năm 2023 và chuẩn bị cho năm 2024 trong bối cảnh nguồn dự phòng của miền Bắc vẫn trong tình trạng căng thẳng, kèm theo đó là ảnh hưởng của ElNino, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đang tập trung mọi nguồn lực, triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm điện. Cụ thể, EVN chỉ đạo các đơn vị có chế độ vận hành hợp lý các nguồn thuỷ điện, nhiệt điện miền Bắc. Theo đó, các nhà máy thuỷ điện phải bám sát diễn biến của thời tiết để có chế độ vận hành phù hợp bảo đảm sản lượng và công suất. Các tổ máy nhiệt điện miền Bắc cần phải bảo đảm khả dụng tối đa, thu xếp đủ nhiên liệu than cho sản xuất điện; các nhà máy nhiệt điện phải thường xuyên theo dõi, bám sát vận hành thiết bị của nhà máy, tuyệt đối không để xảy ra sự cố chủ quan trong giai đoạn căng thẳng cung cấp điện hiện nay. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ các công trình nâng cao khả năng tải đường dây, tăng cường công tác ứng trực, kiểm tra, rà soát lưới điện truyền tải nhằm phát hiện nhanh và xử lý các bất thường thiết bị, hạn chế tối đa khả năng xảy ra sự cố; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp về tiết kiệm điện. Cùng với đó, tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ đưa vào khai thác các loại hình nguồn điện đang xây dựng, đặc biệt là khu vực miền Bắc. Toàn Thắng
Infographics: Các hành vi bạo lực gia đình
Hành vi bạo lực gia đình được quy định theo 4 nhóm đối tượng: người đã ly hôn; người chung sống như vợ chồng; người là cha mẹ, con riêng, anh, chị, em của người đã ly hôn, của người chung sống như vợ chồng; người đã từng có quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi.
Thiết kế: Dương Tuấn
Infographics: Các hành vi bạo lực gia đình Hành vi bạo lực gia đình được quy định theo 4 nhóm đối tượng: người đã ly hôn; người chung sống như vợ chồng; người là cha mẹ, con riêng, anh, chị, em của người đã ly hôn, của người chung sống như vợ chồng; người đã từng có quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi. Thiết kế: Dương Tuấn
Công an TPHCM: Triệt phá toàn bộ một đường dây lớn bào chế, mua bán thuốc lắc
Công an TPHCM vừa triệt phá toàn bộ đường dây bào chế, mua bán trái phép ma tuý tổng hợp; ngăn chặn kịp thời không để các đối tượng nghiên cứu, sản xuất thành công ma tuý tổng hợp ngay tại địa bàn Thành phố. Bắt giữ 21 đối tượng, thu giữ nhiều ma túy cùng toàn bộ phương tiện, thiết bị, nguyên liệu để phục vụ quá trình bào chế, nghiên cứu sản xuất thuốc lắc.
Tang vật thu giữ được - Ảnh: CATPHCM Qua công tác nắm tình hình, Công an TPHCM phát hiện thông tin về đường dây bào chế, mua bán trái phép ma túy tổng hợp có tính chất xuyên quốc gia, hoạt động liên tỉnh do đối tượng Trí "cá voi" cầm đầu.Xét thấy tính chất phức tạp, đặc biệt nghiêm trọng của vụ việc, Giám đốc Công an TPHCM đã giao Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố chỉ đạo xác lập chuyên án trinh sát, huy động hàng trăm cán bộ trinh sát, điều tra viên của các phòng nghiệp vụ cảnh sát; Công an quận Bình Thạnh, Công an huyện Hóc Môn; áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụkhẩn trương triệt phá đường dây tội phạm này.Đặt mua bột thuốc lắc từ Pháp về để điều chế ma túyQuá trình điều tra, xác minh, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM xác định từ khoảng cuối năm 2021, đối tượng Trí "cá voi" đã móc nối với các đối tượng người Việt Nam định cư tại Pháp để đặt mua bột thuốc lắc (MDMA); sau đó, lợi dụng dịch vụ bưu điện chuyển phát nhanh quốc tế, giao hàng dưới hình thức "door to door" (giao hàng tận nơi) để vận chuyển về TPHCM cất giấu, bào chế ma tuý thành phẩm. Từ 106 kg bột thuốc lắc, Trí "cá voi" và đồng bọn đã pha trộn với các chất bột hoá học khác để bào chế ra hơn 230 kg thuốc lắc thành phẩm dạng viên (tương đương hơn 450.000 viên thuốc lắc), đem đi tiêu thụ tại nhiều điểm trên địa bàn TPHCM và một số tỉnh, thành phố khác; thu lợi bất chính hàng chục tỷ đồng.Căn cứ các tài liệu, chứng cứ thu thập được, ngày 20/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM đã bắt giữ toàn bộ các đối tượng trong đường dây bào chế, mua bán trái phép thuốc lắc (MDMA) do Trí "cá voi" cầm đầu. Tiến hành khám xét khẩn cấp các địa điểm là chỗ ở, nơi cất giấu, bào chế, đóng gói thuốc lắc (MDMA) của các đối tượng; phát hiện, thu giữ hơn 16.000 viên thuốc lắc thành phẩm; hàng trăm kilogram chất hoá học các loại là nguyên liệu để pha trộn, bào chế thuốc lắc; nhiều máy móc, phương tiện và các tang vật khác có liên quan.Máy móc sản xuất thuốc lắc bị thu giữ - Ảnh: CATPHCMĐáng chú ý, tại một địa điểm khám xét trên địa bàn Quận 4, Công an TPHCM phát hiện một căn phòng có bố trí nhiều máy móc, dụng cụ thí nghiệm hoá học được đối tượng Trí "cá voi" sử dụng làm nơi nghiên cứu, sản xuất thuốc lắc (MDMA).Mở rộng truy xét "đầu dưới", ngay trong đêm 20/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM tiến hành khám xét khẩn cấp chỗ ở của 16 đối tượng đều cư trú tại TPHCM; phát hiện, thu giữ số lượng lớn ma tuý các loại và nhiều tang vật có liên quan.Công an TPHCM cho biết, quá trình đấu tranh, bóc gỡ toàn bộ đường dây tội phạm trên gặp rất nhiều khó khăn, do các đối tượng hoạt động với phương thức, thủ đoạn rất tinh vi, khép kín. Chúng thường xuyên thay đổi địa điểm bào chế, đóng gói ma tuý; chỉ mua bán ma tuý với các đối tượng "đầu dưới" có mối quan hệ từ trước. Nhưng các lực lượng tham gia phá án đã nêu cao tinh thần mưu trí, sáng tạo; không ngại khó khăn, gian khổ đeo bám, xác minh tỉ mỉ từng đầu mối thông tin để dựng lên toàn bộ đường dây phạm tội.Đến nay, Công an TPHCM đã triệt phá toàn bộ đường dây mua bán, bào chế, đóng gói thuốc lắc (MDMA) do đối tượng Trí "cá voi" cầm đầu; bắt giữ 21 đối tượng (trong đó có đối tượng chủ mưu, cầm đầu); thu giữ hơn 18.000 viên ma túy tổng hợp, 900 gram ketamine, 120 gói"nước vui" và 21 gói chứa chất tinh thể không màu và các viên nén các loại (hiện đang tiến hành giám định), cùng toàn bộ phương tiện, thiết bị, nguyên liệu để phục vụ quá trình bào chế, nghiên cứu sản xuất thuốc lắc (MDMA). Bên cạnh đó, đã kịp thời ngăn chặn, không để các đối tượng nghiên cứu, sản xuất thành công thuốc lắc (MDMA) ngay tại địa bàn Thành phố.Công an TPHCM tiếp tục chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ chủ trì, phối hợp với công an quận, huyện và thành phố Thủ Đức tiếp tục điều tra, mở rộng để xử lý nghiêm, triệt để theo quy định. Đây là một trong những thành tích xuất sắc của Công an TPHCM chào mừng 48 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2023).Hoàng GiangTham khảo thêmCông an TPHCM cảnh báo phương thức, thủ đoạn của tội phạm ma túyTham khảo thêmCông an TPHCM thu giữ hơn 340 kg ma túy trong 3 tháng
Công an TPHCM: Triệt phá toàn bộ một đường dây lớn bào chế, mua bán thuốc lắc Công an TPHCM vừa triệt phá toàn bộ đường dây bào chế, mua bán trái phép ma tuý tổng hợp; ngăn chặn kịp thời không để các đối tượng nghiên cứu, sản xuất thành công ma tuý tổng hợp ngay tại địa bàn Thành phố. Bắt giữ 21 đối tượng, thu giữ nhiều ma túy cùng toàn bộ phương tiện, thiết bị, nguyên liệu để phục vụ quá trình bào chế, nghiên cứu sản xuất thuốc lắc. Tang vật thu giữ được - Ảnh: CATPHCM Qua công tác nắm tình hình, Công an TPHCM phát hiện thông tin về đường dây bào chế, mua bán trái phép ma túy tổng hợp có tính chất xuyên quốc gia, hoạt động liên tỉnh do đối tượng Trí "cá voi" cầm đầu.Xét thấy tính chất phức tạp, đặc biệt nghiêm trọng của vụ việc, Giám đốc Công an TPHCM đã giao Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố chỉ đạo xác lập chuyên án trinh sát, huy động hàng trăm cán bộ trinh sát, điều tra viên của các phòng nghiệp vụ cảnh sát; Công an quận Bình Thạnh, Công an huyện Hóc Môn; áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụkhẩn trương triệt phá đường dây tội phạm này.Đặt mua bột thuốc lắc từ Pháp về để điều chế ma túyQuá trình điều tra, xác minh, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM xác định từ khoảng cuối năm 2021, đối tượng Trí "cá voi" đã móc nối với các đối tượng người Việt Nam định cư tại Pháp để đặt mua bột thuốc lắc (MDMA); sau đó, lợi dụng dịch vụ bưu điện chuyển phát nhanh quốc tế, giao hàng dưới hình thức "door to door" (giao hàng tận nơi) để vận chuyển về TPHCM cất giấu, bào chế ma tuý thành phẩm. Từ 106 kg bột thuốc lắc, Trí "cá voi" và đồng bọn đã pha trộn với các chất bột hoá học khác để bào chế ra hơn 230 kg thuốc lắc thành phẩm dạng viên (tương đương hơn 450.000 viên thuốc lắc), đem đi tiêu thụ tại nhiều điểm trên địa bàn TPHCM và một số tỉnh, thành phố khác; thu lợi bất chính hàng chục tỷ đồng.Căn cứ các tài liệu, chứng cứ thu thập được, ngày 20/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM đã bắt giữ toàn bộ các đối tượng trong đường dây bào chế, mua bán trái phép thuốc lắc (MDMA) do Trí "cá voi" cầm đầu. Tiến hành khám xét khẩn cấp các địa điểm là chỗ ở, nơi cất giấu, bào chế, đóng gói thuốc lắc (MDMA) của các đối tượng; phát hiện, thu giữ hơn 16.000 viên thuốc lắc thành phẩm; hàng trăm kilogram chất hoá học các loại là nguyên liệu để pha trộn, bào chế thuốc lắc; nhiều máy móc, phương tiện và các tang vật khác có liên quan.Máy móc sản xuất thuốc lắc bị thu giữ - Ảnh: CATPHCMĐáng chú ý, tại một địa điểm khám xét trên địa bàn Quận 4, Công an TPHCM phát hiện một căn phòng có bố trí nhiều máy móc, dụng cụ thí nghiệm hoá học được đối tượng Trí "cá voi" sử dụng làm nơi nghiên cứu, sản xuất thuốc lắc (MDMA).Mở rộng truy xét "đầu dưới", ngay trong đêm 20/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM tiến hành khám xét khẩn cấp chỗ ở của 16 đối tượng đều cư trú tại TPHCM; phát hiện, thu giữ số lượng lớn ma tuý các loại và nhiều tang vật có liên quan.Công an TPHCM cho biết, quá trình đấu tranh, bóc gỡ toàn bộ đường dây tội phạm trên gặp rất nhiều khó khăn, do các đối tượng hoạt động với phương thức, thủ đoạn rất tinh vi, khép kín. Chúng thường xuyên thay đổi địa điểm bào chế, đóng gói ma tuý; chỉ mua bán ma tuý với các đối tượng "đầu dưới" có mối quan hệ từ trước. Nhưng các lực lượng tham gia phá án đã nêu cao tinh thần mưu trí, sáng tạo; không ngại khó khăn, gian khổ đeo bám, xác minh tỉ mỉ từng đầu mối thông tin để dựng lên toàn bộ đường dây phạm tội.Đến nay, Công an TPHCM đã triệt phá toàn bộ đường dây mua bán, bào chế, đóng gói thuốc lắc (MDMA) do đối tượng Trí "cá voi" cầm đầu; bắt giữ 21 đối tượng (trong đó có đối tượng chủ mưu, cầm đầu); thu giữ hơn 18.000 viên ma túy tổng hợp, 900 gram ketamine, 120 gói"nước vui" và 21 gói chứa chất tinh thể không màu và các viên nén các loại (hiện đang tiến hành giám định), cùng toàn bộ phương tiện, thiết bị, nguyên liệu để phục vụ quá trình bào chế, nghiên cứu sản xuất thuốc lắc (MDMA). Bên cạnh đó, đã kịp thời ngăn chặn, không để các đối tượng nghiên cứu, sản xuất thành công thuốc lắc (MDMA) ngay tại địa bàn Thành phố.Công an TPHCM tiếp tục chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ chủ trì, phối hợp với công an quận, huyện và thành phố Thủ Đức tiếp tục điều tra, mở rộng để xử lý nghiêm, triệt để theo quy định. Đây là một trong những thành tích xuất sắc của Công an TPHCM chào mừng 48 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2023).Hoàng GiangTham khảo thêmCông an TPHCM cảnh báo phương thức, thủ đoạn của tội phạm ma túyTham khảo thêmCông an TPHCM thu giữ hơn 340 kg ma túy trong 3 tháng
TỔNG THUẬT: Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác phòng chống dịch COVID-19
Sáng nay, 29/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống dịch COVID-19 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến với các địa phương.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị - Ảnh VGP/Nhật Bắc Dự Hội nghị có Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài; Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, các thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia, đại diện một số tổ chức quốc tế, lãnh đạo các bộ, ngành và 63 tỉnh, thành phố. Hội nghị được tổ chức để nhìn lại chặng đường hơn 3 năm nỗ lực chống COVID-19, đại dịch ghi nhận ca bệnh đầu tiên vào cuối tháng 12/2019 tại Vũ Hán, Trung Quốc. Ngày 30/1/2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố COVID-19 là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế (PHEIC) và đánh giá là đại dịch toàn thế giới ngày 11/3/2020. Ngày 5/5/2023, sau hơn 3 năm xảy ra đại dịch, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xác nhận COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế; tại thời điểm này thế giới ghi nhận trên 696 triệu trường hợp mắc tại 231 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó có trên 6,9 triệu trường hợp tử vong. Hội nghị tổng kết của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh đã được kiểm soát tốt nhờ những nỗ lực lớn, những giải pháp quyết liệt, hiệu quả mang tính toàn cầu, toàn dân; kinh tế từng bước phục hồi và phát triển, đời sống người dân trở lại trạng thái bình thường. Tại Hội nghị, các đại biểu xác định những nguyên nhân và bài học kinh nghiệm đúc rút trong phòng, chống dịch để từ đó chuẩn bị tốt hơn để ứng phó với những sự kiện khẩn cấp y tế cộng đồng; đồng thời, vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào các lĩnh vực khác của đời sống KTXH.
TỔNG THUẬT: Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác phòng chống dịch COVID-19 Sáng nay, 29/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống dịch COVID-19 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến với các địa phương. Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị - Ảnh VGP/Nhật Bắc Dự Hội nghị có Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài; Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, các thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia, đại diện một số tổ chức quốc tế, lãnh đạo các bộ, ngành và 63 tỉnh, thành phố. Hội nghị được tổ chức để nhìn lại chặng đường hơn 3 năm nỗ lực chống COVID-19, đại dịch ghi nhận ca bệnh đầu tiên vào cuối tháng 12/2019 tại Vũ Hán, Trung Quốc. Ngày 30/1/2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố COVID-19 là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế (PHEIC) và đánh giá là đại dịch toàn thế giới ngày 11/3/2020. Ngày 5/5/2023, sau hơn 3 năm xảy ra đại dịch, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xác nhận COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế; tại thời điểm này thế giới ghi nhận trên 696 triệu trường hợp mắc tại 231 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó có trên 6,9 triệu trường hợp tử vong. Hội nghị tổng kết của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh đã được kiểm soát tốt nhờ những nỗ lực lớn, những giải pháp quyết liệt, hiệu quả mang tính toàn cầu, toàn dân; kinh tế từng bước phục hồi và phát triển, đời sống người dân trở lại trạng thái bình thường. Tại Hội nghị, các đại biểu xác định những nguyên nhân và bài học kinh nghiệm đúc rút trong phòng, chống dịch để từ đó chuẩn bị tốt hơn để ứng phó với những sự kiện khẩn cấp y tế cộng đồng; đồng thời, vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào các lĩnh vực khác của đời sống KTXH.
Thi tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII: Gần 1 triệu đoàn viên, thanh niên tham gia
Ngay tại thời điểm tổ chức lễ phát động thi tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII, đã ghi nhận tới gần 1 triệu đoàn viên, thanh niên tham gia.
Phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII - Ảnh: VGP/NN Ngày 3/7, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức lễ phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII bằng hình thức trực tiếp tại Hà Nội kết hợp trực tuyến kết nối tới 67 điểm cầu tại các tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc. Nội dung cuộc thi xoay quanh các văn kiện của Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII và Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội. Đối tượng tham gia là đoàn viên thanh niên Việt Nam từ 16 đến 35 tuổi sinh sống trong và ngoài nước. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI thành công tốt đẹp 13/12/2017 11:55Đại hội Đoàn toàn quốc gửi thư tới tuổi trẻ Việt Nam 13/12/2017 11:52Bế mạc Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII: Kêu gọi thanh niên Việt Nam phát huy tinh thần tự tôn dân tộc 16/12/2022 13:20Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII 15/12/2022 17:26Thông qua Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI 13/12/2017 11:02 Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Minh Triết cho biết, cuộc thi nhằm tạo môi trường để tiếp tục tuyên truyền, lan tỏa hơn nữa nghị quyết, tinh thần của Đại hội tới đông đảo đoàn viên, thanh thiếu nhi. Thông qua đó, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cấp bộ đoàn, cán bộ, đoàn viên, thanh niên trong triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội; tạo đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đoàn, thúc đẩy các phong trào thi đua, thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết đã đề ra. Cũng theo ông Nguyễn Minh Triết, sau 2 tuần mở cổng cuộc thi trên ứng dụng Thanh niên Việt Nam, đã có gần 172.000 thí sinh tham gia với hơn 202.000 lượt thi thành công, tạo sự lan tỏa và hưởng ứng rộng rãi trong tuổi trẻ cả nước. Ngay tại thời điểm tổ chức lễ phát động, đã ghi nhận tới gần 1 triệu đoàn viên, thanh niên tham gia thi. Cuộc thi có các vòng thi tuần, đội tuyển, bán kết và chung kết toàn quốc. Vòng thi tuần diễn ra trực tuyến trên ứng dụng Thanh niên Việt Nam từ ngày 19/6 đến 15/7. Vòng thi đội tuyển kéo dài từ ngày 21 đến 24/7. Vòng thi bán kết cuộc thi sẽ được triển khai trong ngày 5 và 6/8 với 16 đội tiêu biểu vượt qua các vòng trước đó. Vòng thi chung kết sẽ diễn ra vào ngày 19/8, với sự tranh tài của 5 đội xuất sắc nhất vòng bán kết. Các đội sẽ trải qua 5 phần thi: Khát vọng, Tiên phong, Đoàn kết, Bản lĩnh và Sáng tạo để tìm ra ngôi đầu. Thí sinh có tổng điểm cao nhất trong 4 tuần thi sẽ giành quyền tham gia Hành trình Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024, đến thăm động viên cán bộ chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa). Nhật Nam
Thi tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII: Gần 1 triệu đoàn viên, thanh niên tham gia Ngay tại thời điểm tổ chức lễ phát động thi tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII, đã ghi nhận tới gần 1 triệu đoàn viên, thanh niên tham gia. Phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII - Ảnh: VGP/NN Ngày 3/7, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức lễ phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII bằng hình thức trực tiếp tại Hà Nội kết hợp trực tuyến kết nối tới 67 điểm cầu tại các tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc. Nội dung cuộc thi xoay quanh các văn kiện của Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII và Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội. Đối tượng tham gia là đoàn viên thanh niên Việt Nam từ 16 đến 35 tuổi sinh sống trong và ngoài nước. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI thành công tốt đẹp 13/12/2017 11:55Đại hội Đoàn toàn quốc gửi thư tới tuổi trẻ Việt Nam 13/12/2017 11:52Bế mạc Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII: Kêu gọi thanh niên Việt Nam phát huy tinh thần tự tôn dân tộc 16/12/2022 13:20Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII 15/12/2022 17:26Thông qua Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI 13/12/2017 11:02 Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Minh Triết cho biết, cuộc thi nhằm tạo môi trường để tiếp tục tuyên truyền, lan tỏa hơn nữa nghị quyết, tinh thần của Đại hội tới đông đảo đoàn viên, thanh thiếu nhi. Thông qua đó, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cấp bộ đoàn, cán bộ, đoàn viên, thanh niên trong triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội; tạo đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đoàn, thúc đẩy các phong trào thi đua, thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết đã đề ra. Cũng theo ông Nguyễn Minh Triết, sau 2 tuần mở cổng cuộc thi trên ứng dụng Thanh niên Việt Nam, đã có gần 172.000 thí sinh tham gia với hơn 202.000 lượt thi thành công, tạo sự lan tỏa và hưởng ứng rộng rãi trong tuổi trẻ cả nước. Ngay tại thời điểm tổ chức lễ phát động, đã ghi nhận tới gần 1 triệu đoàn viên, thanh niên tham gia thi. Cuộc thi có các vòng thi tuần, đội tuyển, bán kết và chung kết toàn quốc. Vòng thi tuần diễn ra trực tuyến trên ứng dụng Thanh niên Việt Nam từ ngày 19/6 đến 15/7. Vòng thi đội tuyển kéo dài từ ngày 21 đến 24/7. Vòng thi bán kết cuộc thi sẽ được triển khai trong ngày 5 và 6/8 với 16 đội tiêu biểu vượt qua các vòng trước đó. Vòng thi chung kết sẽ diễn ra vào ngày 19/8, với sự tranh tài của 5 đội xuất sắc nhất vòng bán kết. Các đội sẽ trải qua 5 phần thi: Khát vọng, Tiên phong, Đoàn kết, Bản lĩnh và Sáng tạo để tìm ra ngôi đầu. Thí sinh có tổng điểm cao nhất trong 4 tuần thi sẽ giành quyền tham gia Hành trình Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024, đến thăm động viên cán bộ chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa). Nhật Nam
Khởi tố vụ án, tài xế gây tai nạn khiến 3 thành viên CLB HAGL tử vong
Bước đầu, Cơ quan CSĐT xác định lỗi của tài xế Đinh Tiến Bình đã gây ra vụ tai nạn khiến 3 thành viên CLB bóng đá Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) tử nạn.
Hiện trường vụ tai nạn Công an tỉnh Gia Lai đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Đinh Tiến Bình (SN 1987, trú thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh) để điều tra về “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” theo Điều 260 Bộ luật Hình sự. Bước đầu, Cơ quan CSĐT xác định lỗi của tài xế Đinh Tiến Bình gây ra vụ tai nạn khiến 3 thành viên CLB Hoàng Anh Gia Lai tử nạn chiều 12/8, tại xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh, Gia Lai. Hiện tài xế Bình đang bị tạm giữ để điều tra. Riêng tài xế 2 xe còn lại, Cơ quan CSĐT chưa xác định được lỗi vi phạm. Tập trung tối đa lực lượng cứu chữa nạn nhân vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng tại Khánh HoàĐỌC NGAY Thượng tá Phan Văn Mạnh - Trưởng Công an huyện Chư Pưh cho biết vụ tai nạn xảy ra lúc 14h40 ngày 12/8. Thời điểm trên, xe ben 81H-027.60 do Đinh Tiến Bình điều khiển vượt ô tô con biển số 81A-004.70 do Nguyễn Tú Sinh điều kiển chở 3 thành viên CLB bóng đá HAGL. Trong quá trình vượt, Bình thấy có xe tải 47C-263.06 ngược chiều nên đánh lái vào bên phải, đâm vào mạn trái xe ô tô con. Sau khi va chạm, xe con mắc vào đầu xe ben rồi bị kẹp giữa vào xe tải đi ngược chiều. Theo Thượng tá Mạnh, căn cứ lời khai và bằng chứng thu thập được, cơ quan điều tra xác định nguyên nhân ban đầu do tài xế Đinh Tiến Bình đã điều khiển ô tô không đảm bảo các điều kiện khi vượt xe theo quy định tại Điểm 2 Điều 4 Luật Giao thông đường bộ. Xe ô tô con do ông Nguyễn Tú Sinh (57 tuổi, trú phường Ia Kring, TP.Pleiku, Gia Lai) điều khiển chở theo 3 thành viên CLB bộ Bóng đá Hoàng Anh Gia Lai tử vong trong vụ tai nạn. Cụ thể, 3 người gồm: Ông Dương Minh Ninh (48 tuổi, trú tại phường Diên Hồng, TP. Pleiku), Paollo Madeira Oliveira (27 tuổi, quốc tịch Bồ Đào Nha), Đào Trọng Trí (31 tuổi, trú thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, Gia Lai) tử vong. Riêng lái xe Nguyễn Tú Sinh bị thương. Bước đầu cơ quan chức năng xác định, cả 3 tài xế điều khiển phương tiện đều không ghi nhận có nồng độ cồn. Các phương tiện còn niên hạn sử dụng, hạn lưu hành. Linh Anh
Khởi tố vụ án, tài xế gây tai nạn khiến 3 thành viên CLB HAGL tử vong Bước đầu, Cơ quan CSĐT xác định lỗi của tài xế Đinh Tiến Bình đã gây ra vụ tai nạn khiến 3 thành viên CLB bóng đá Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) tử nạn. Hiện trường vụ tai nạn Công an tỉnh Gia Lai đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Đinh Tiến Bình (SN 1987, trú thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh) để điều tra về “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” theo Điều 260 Bộ luật Hình sự. Bước đầu, Cơ quan CSĐT xác định lỗi của tài xế Đinh Tiến Bình gây ra vụ tai nạn khiến 3 thành viên CLB Hoàng Anh Gia Lai tử nạn chiều 12/8, tại xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh, Gia Lai. Hiện tài xế Bình đang bị tạm giữ để điều tra. Riêng tài xế 2 xe còn lại, Cơ quan CSĐT chưa xác định được lỗi vi phạm. Tập trung tối đa lực lượng cứu chữa nạn nhân vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng tại Khánh HoàĐỌC NGAY Thượng tá Phan Văn Mạnh - Trưởng Công an huyện Chư Pưh cho biết vụ tai nạn xảy ra lúc 14h40 ngày 12/8. Thời điểm trên, xe ben 81H-027.60 do Đinh Tiến Bình điều khiển vượt ô tô con biển số 81A-004.70 do Nguyễn Tú Sinh điều kiển chở 3 thành viên CLB bóng đá HAGL. Trong quá trình vượt, Bình thấy có xe tải 47C-263.06 ngược chiều nên đánh lái vào bên phải, đâm vào mạn trái xe ô tô con. Sau khi va chạm, xe con mắc vào đầu xe ben rồi bị kẹp giữa vào xe tải đi ngược chiều. Theo Thượng tá Mạnh, căn cứ lời khai và bằng chứng thu thập được, cơ quan điều tra xác định nguyên nhân ban đầu do tài xế Đinh Tiến Bình đã điều khiển ô tô không đảm bảo các điều kiện khi vượt xe theo quy định tại Điểm 2 Điều 4 Luật Giao thông đường bộ. Xe ô tô con do ông Nguyễn Tú Sinh (57 tuổi, trú phường Ia Kring, TP.Pleiku, Gia Lai) điều khiển chở theo 3 thành viên CLB bộ Bóng đá Hoàng Anh Gia Lai tử vong trong vụ tai nạn. Cụ thể, 3 người gồm: Ông Dương Minh Ninh (48 tuổi, trú tại phường Diên Hồng, TP. Pleiku), Paollo Madeira Oliveira (27 tuổi, quốc tịch Bồ Đào Nha), Đào Trọng Trí (31 tuổi, trú thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, Gia Lai) tử vong. Riêng lái xe Nguyễn Tú Sinh bị thương. Bước đầu cơ quan chức năng xác định, cả 3 tài xế điều khiển phương tiện đều không ghi nhận có nồng độ cồn. Các phương tiện còn niên hạn sử dụng, hạn lưu hành. Linh Anh
Phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, phát triển nông thôn khu vực miền Trung-Tây Nguyên
Việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, phát triển nông thôn là tiền đề quan trọng để nâng cao trình độ sản xuất, năng suất lao động, năng lực cạnh tranh và bảo đảm phát triển bền vững của ngành.
Tại hội nghị, một số trường đại học tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên đã trao thỏa thuận hợp tác với các doanh nghiệp, cơ quan trong khu vực về đào tạo nhân lực nông nghiệp, nông thôn - Ảnh: Báo Quảng Bình Ngày 25/8, tại TP. Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), Bộ NN&PTNT đã tổ chức hội nghị đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, phát triển nông thôn khu vực miền Trung-Tây Nguyên để phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững. Tham dự hội nghị có Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, doanh nghiệp, hiệp hội, trường học; 19 tỉnh, thành phố miền Trung-Tây Nguyên... Theo Bộ NN&PTNT, miền Trung và Tây Nguyên có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Năm 2022, miền Trung có 44 cơ sở giáo dục đại học, trong đó có 2 trường đại học vùng là Đại học Đà Nẵng và Đại học Huế với các ngành, nghề trọng điểm, như: Kinh tế biển, logistics, công nghệ thông tin, công nghiệp chế biến, chế tạo, du lịch... đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, đáp ứng yêu cầu về lao động chất lượng cao cho phát triển kinh tế-xã hội của vùng. Một số trường trong khu vực có đào tạo các ngành về nông nghiệp, như: Trường Đại học Nông lâm (Huế), Trường Đại học Vinh, Trường Đại học Nha Trang. Tuy nhiên, việc tuyển sinh các ngành nông nghiệp gặp nhiều khó khăn và có xu hướng giảm. Đối với Tây Nguyên, đến năm 2022, trong vùng có 9 cơ sở giáo dục đại học và phân hiệu của các trường đại học, 4 trường cao đẳng sư phạm và 107 cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Các trường đại học, cao đẳng trong khu vực hiện đang đào tạo 133 ngành đào tạo đại học, 20 ngành đào tạo thạc sĩ và 11 ngành đào tạo tiến sĩ, chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm, chăn nuôi và quản trị... Việc phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn khu vực miền Trung-Tây Nguyên được Bộ NN&PTNT xác định phải gắn với thực hiện nhiệm vụ tại các nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của vùng; chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa. Đồng thời phát triển nông nghiệp dựa trên lợi thế địa phương, theo hướng hiện đại có năng suất, chất lượng, hiệu quả, bền vững và sức cạnh tranh cao. Thúc đẩy quá trình nghiên cứu, chuyển giao và áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, phát triển nông thôn của vùng... Tại hội nghị, các đại biểu đã trình bày các tham luận nhằm trao đổi, thảo luận các giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, phát triển nông thôn khu vực miền Trung và Tây Nguyên... Bộ trưởng Bộ NN&PTNT phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP/Lưu Hương Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Trần Thắng cho rằng, nguồn nhân lực và đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý có vị trí hết sức quan trọng trong phát triển bền vững. Bởi vậy, tỉnh Quảng Bình đã tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển nguồn nhân lực của tỉnh giai đoạn 2021-2025, qua đó, chất lượng nguồn nhân lực nói chung và nhân lực hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp - phát triển nông thôn không ngừng được nâng cao, đáp ứng được yêu cầu. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, phát triển nông thôn là tiền đề quan trọng để nâng cao trình độ sản xuất, năng suất lao động, năng lực cạnh tranh và bảo đảm phát triển bền vững của ngành, vừa là xu hướng tất yếu và mang lại giá trị lâu dài cho các trường, cơ sở đào tạo, doanh nghiệp nông nghiệp. Hợp tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thônTiên phong hình thành mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả và bền vữngThái Nguyên chú trọng chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới và phát triển nông nghiệp Theo Bộ trưởng, việc hợp tác giữa các trường đại học và doanh nghiệp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, phát triển nông thôn không chỉ giới hạn về đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp thị trường mà phải hợp tác để xây dựng được thương hiệu nhà trường, chia sẻ trách nhiệm xã hội; đồng thời hợp tác phải tiến tới tư duy thị trường doanh nghiệp để các sản phẩm đào tạo đến được với thị trường, doanh nghiệp. Dịp này tại hội nghị, một số trường đại học tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên đã trao thỏa thuận hợp tác với các doanh nghiệp, cơ quan trong khu vực về đào tạo nhân lực nông nghiệp, nông thôn. Lưu Hương
Phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, phát triển nông thôn khu vực miền Trung-Tây Nguyên Việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, phát triển nông thôn là tiền đề quan trọng để nâng cao trình độ sản xuất, năng suất lao động, năng lực cạnh tranh và bảo đảm phát triển bền vững của ngành. Tại hội nghị, một số trường đại học tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên đã trao thỏa thuận hợp tác với các doanh nghiệp, cơ quan trong khu vực về đào tạo nhân lực nông nghiệp, nông thôn - Ảnh: Báo Quảng Bình Ngày 25/8, tại TP. Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), Bộ NN&PTNT đã tổ chức hội nghị đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, phát triển nông thôn khu vực miền Trung-Tây Nguyên để phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững. Tham dự hội nghị có Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, doanh nghiệp, hiệp hội, trường học; 19 tỉnh, thành phố miền Trung-Tây Nguyên... Theo Bộ NN&PTNT, miền Trung và Tây Nguyên có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Năm 2022, miền Trung có 44 cơ sở giáo dục đại học, trong đó có 2 trường đại học vùng là Đại học Đà Nẵng và Đại học Huế với các ngành, nghề trọng điểm, như: Kinh tế biển, logistics, công nghệ thông tin, công nghiệp chế biến, chế tạo, du lịch... đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, đáp ứng yêu cầu về lao động chất lượng cao cho phát triển kinh tế-xã hội của vùng. Một số trường trong khu vực có đào tạo các ngành về nông nghiệp, như: Trường Đại học Nông lâm (Huế), Trường Đại học Vinh, Trường Đại học Nha Trang. Tuy nhiên, việc tuyển sinh các ngành nông nghiệp gặp nhiều khó khăn và có xu hướng giảm. Đối với Tây Nguyên, đến năm 2022, trong vùng có 9 cơ sở giáo dục đại học và phân hiệu của các trường đại học, 4 trường cao đẳng sư phạm và 107 cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Các trường đại học, cao đẳng trong khu vực hiện đang đào tạo 133 ngành đào tạo đại học, 20 ngành đào tạo thạc sĩ và 11 ngành đào tạo tiến sĩ, chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm, chăn nuôi và quản trị... Việc phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn khu vực miền Trung-Tây Nguyên được Bộ NN&PTNT xác định phải gắn với thực hiện nhiệm vụ tại các nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của vùng; chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa. Đồng thời phát triển nông nghiệp dựa trên lợi thế địa phương, theo hướng hiện đại có năng suất, chất lượng, hiệu quả, bền vững và sức cạnh tranh cao. Thúc đẩy quá trình nghiên cứu, chuyển giao và áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, phát triển nông thôn của vùng... Tại hội nghị, các đại biểu đã trình bày các tham luận nhằm trao đổi, thảo luận các giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, phát triển nông thôn khu vực miền Trung và Tây Nguyên... Bộ trưởng Bộ NN&PTNT phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP/Lưu Hương Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Trần Thắng cho rằng, nguồn nhân lực và đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý có vị trí hết sức quan trọng trong phát triển bền vững. Bởi vậy, tỉnh Quảng Bình đã tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển nguồn nhân lực của tỉnh giai đoạn 2021-2025, qua đó, chất lượng nguồn nhân lực nói chung và nhân lực hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp - phát triển nông thôn không ngừng được nâng cao, đáp ứng được yêu cầu. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, phát triển nông thôn là tiền đề quan trọng để nâng cao trình độ sản xuất, năng suất lao động, năng lực cạnh tranh và bảo đảm phát triển bền vững của ngành, vừa là xu hướng tất yếu và mang lại giá trị lâu dài cho các trường, cơ sở đào tạo, doanh nghiệp nông nghiệp. Hợp tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thônTiên phong hình thành mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả và bền vữngThái Nguyên chú trọng chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới và phát triển nông nghiệp Theo Bộ trưởng, việc hợp tác giữa các trường đại học và doanh nghiệp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, phát triển nông thôn không chỉ giới hạn về đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp thị trường mà phải hợp tác để xây dựng được thương hiệu nhà trường, chia sẻ trách nhiệm xã hội; đồng thời hợp tác phải tiến tới tư duy thị trường doanh nghiệp để các sản phẩm đào tạo đến được với thị trường, doanh nghiệp. Dịp này tại hội nghị, một số trường đại học tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên đã trao thỏa thuận hợp tác với các doanh nghiệp, cơ quan trong khu vực về đào tạo nhân lực nông nghiệp, nông thôn. Lưu Hương
Nhiều quy định có lợi cho người lao động khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội
(Chinhphu.vn) – Chiều 12/6, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh chủ trì Hội đồng thẩm định dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), với nhiều quy định mới có lợi cho người lao động khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội so với quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đã bám sát 5 chính sách, nội dung lớn bảo đảm an sinh xã hội - Ảnh: VGP/LS 5 nội dung sửa đổi cơ bản của Luật BHXH Theo đánh giá của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, qua hơn 7 năm thi hành, Luật BHXH năm 2014 đã đi vào cuộc sống, khẳng định tính đúng đắn của chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) theo nguyên tắc có đóng – có hưởng, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo người lao động, bảo đảm an sinh xã hội và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, cũng bộc lộ những tồn tại, hạn chế, bất cập như: Diện bao phủ đối tượng tham gia và thụ hưởng BHXH trên thực tế còn thấp so với tiềm năng; tính tuân thủ pháp luật về BHXH còn chưa cao, vẫn còn tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH ở nhiều địa phương, doanh nghiệp; chính sách BHXH tự nguyện chưa thật sự hấp dẫn người dân tham gia; một số quy định không còn phù hợp với bối cảnh, điều kiện thực tiễn hiện nay... Xuất phát từ những lý do, yêu cầu nêu trên, việc đề xuất sửa đổi Luật BHXH năm 2014 là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Đai diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, mục tiêu lớn của Luật BHXH lần này sẽ được sửa đổi căn bản, toàn diện nhằm bảo đảm an sinh xã hội của người dân dựa trên quyền con người theo quy định của Hiến pháp và thể chế hóa các nội dung trong Nghị quyết số 28-NQ/TW theo hướng đa dạng, linh hoạt, đa tầng hiện đại, hội nhập quốc tế, tiến tới bao phủ BHXH toàn bộ lưc lượng lao động. Sửa đổi căn bản các vướng mắc, bất cập từ thực tiễn thi hành Luật BHXH năm 2014 và Nghị quyết số 93/2015/QH13; bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính đồng bộ, thống nhất, có tính khả thi, phù hợp tiêu chuẩn quốc tế và bảo đảm yếu tố bình đẳng giới. Mở rộng, gia tăng quyền, lợi ích, tạo sự hấp dẫn để thu hút người lao động tham gia BHXH; đồng thời, bảo đảm tốt nhất quyền lợi cho người lao động đang làm việc và người hưởng lương hưu. Hoàn thiện quy định quản lý Nhà nước và hệ thống tổ chức thực hiện chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả, công khai, minh bạch. Một số nội dung sửa đổi, bổ sung của dự thảo Luật BHXH lần này là bám sát 5 chính sách trong đề nghị xây dựng dự án Luật đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 50/2022/QH15, tổng hợp những kiến nghị của các đại biểu Quốc hội, cử tri; những ý kiến tham gia góp ý của các ban, bộ, ngành, địa phương, người dân và doanh nghiệp; tham khảo kinh nghiệm quốc tế để đề xuất sửa đổi, bổ sung các điều, khoản. So với Luật BHXH năm 2014, dự thảo Luật có một số nội dung thay đổi chính như sau: Một là, bổ sung trợ cấp hưu trí xã hội để hình thành hệ thống BHXH đa tầng. Công dân Việt Nam từ đủ 75 tuổi trở lên mà không có lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng khác thì sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội do ngân sách Nhà nước bảo đảm. Quy định này thể chế hóa một bước chủ trương "điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội" nhằm phấn đấu đạt mục tiêu của Nghị quyết số 28-NQ/TW là đến năm 2030 khoảng 60% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, BHXH hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội. Hai là, người lao động khi đến tuổi nghỉ hưu có thời gian đóng BHXH (bao gồm cả bắt buộc và tự nguyện) mà chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu (chưa đủ 15 năm đóng) và cũng chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội (chưa đủ 75 tuổi) thì được lựa chọn hưởng trợ cấp hằng tháng tùy thuộc vào thời gian đóng, tiền lương, thu nhập tháng đóng BHXH của người lao động; đồng thời trong thời gian hưởng trợ cấp hằng tháng thì được hưởng BHYT do ngân sách Nhà nước bảo đảm. Ba là, mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc: Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) quy định mở rộng đối tượng chủ hộ kinh doanh (có đăng ký kinh doanh), người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương và người lao động làm việc không trọn thời gian (người lao động làm việc theo chế độ linh hoạt) tham gia và thụ hưởng đầy đủ các chế độ của BHXH bắt buộc; bổ sung đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố tương tự như đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Bốn là, bổ sung quyền lợi hưởng các chế độ ốm đau, thai sản đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn. Luật BHXH năm 2014 quy định người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia BHXH bắt buộc với hai chế độ hưu trí và tử tuất. Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) quy định người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia và thụ hưởng đầy đủ các chế độ BHXH bắt buộc như các đối tượng khác. Bổ sung chế độ thai sản vào chính sách BHXH tự nguyện. Dự thảo Luật quy định người lao động tham gia BHXH tự nguyện (bao gồm cả lao động nữ và lao động nam) khi sinh con nếu đáp ứng đủ điều kiện (đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con) thì được hưởng trợ cấp bằng 2.000.000 đồng cho một con (bằng mức mà ngân sách Nhà nước đang hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số). Chế độ trợ cấp thai sản của BHXH tự nguyện do ngân sách Nhà nước bảo đảm, người tham gia BHXH tự nguyện sẽ không phải đóng thêm so với hiện hành. Năm là, giảm điều kiện về số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng lương hưu hằng tháng từ 20 năm xuống 15 năm nhằm tạo cơ hội cho những người tham gia muộn hoặc quá trình tham gia không liên tục có thời gian đóng BHXH ngắn được hưởng lương hưu. Tại Điều 71 dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) quy định người lao động khi đủ tuổi nghỉ hưu mà có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm trở lên được hưởng lương hưu hằng tháng. Quy định này nhằm tạo cơ hội cho những người tham gia muộn (45-47 tuổi mới bắt đầu tham gia) hoặc những người tham gia không liên tục dẫn đến khi đến tuổi nghỉ hưu vẫn không tích lũy đủ 20 năm đóng BHXH cũng được hưởng lương hưu hằng tháng thay vì họ phải nhận BHXH một lần. Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh: Cơ quan chủ trì soạn thảo cần nghiên cứu, phân tích, đánh giá kỹ tác động của mỗi phương án trong quy định về BHXH một lần - Ảnh: VGP/LS Sửa đổi quy định về BHXH một lần, tăng tính hấp dẫn khuyến khích người lao động Đặc biệt về BHXH một lần, dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) đã có nhiều sửa đổi, bổ sung theo hướng gia tăng quyền lợi, tăng tính hấp dẫn khuyến khích người lao động bảo lưu thời gian đóng để hưởng lương hưu thay vì nhận BHXH một lần như: Điều kiện hưởng lương hưu dễ dàng hơn (giảm từ 20 năm xuống 15 năm); người lao động có thêm sự lựa chọn hưởng trợ cấp hằng tháng trong trường hợp có thời gian đóng BHXH mà không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội; trong thời gian hưởng trợ cấp hằng tháng được hưởng bảo hiểm y tế do ngân sách Nhà nước bảo đảm. Về quy định hưởng BHXH một lần, hiện Ban soạn thảo đang có02 phương án xin ý kiến. Tổng hợp các ý kiến phát biểu tại phiên họp Hội đồng thẩm định, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh đánh giá nội dung dự án Luật cơ bản phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; cụ thể hóa được các quy định tại Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 về cải cách chính sách BHXH, Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng; bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo với hệ thống pháp luật; phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Để hoàn thiện hồ sơ dự án Luật BHXH, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo giải trình căn cứ, cơ sở đề xuất quy định các mức trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng (500.000 đồng/người/tháng) và mức trợ cấp mai táng (10.000.000 đồng) tại dự thảo Luật; đồng thời đề xuất giao việc giao Chính phủ quy định mức trợ cấp này để bảo đảm tính linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế. Đối với quy định về Hội đồng quản lý BHXH và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý BHXH, so với Luật BHXH năm 2014 (khoản 1 Điều 94), dự thảo Luật đã bỏ quy định trách nhiệm chỉ đạo, giám sát và tư vấn chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của Hội đồng quản lý BHXH; bỏ đại diện của cơ quan quản lý Nhà nước về bảo hiểm y tế ra khỏi Hội đồng quản lý BHXH; quy định Chủ tịch Hội đồng là Phó Thủ tướng Chính phủ. Quy định như dự thảo Luật có thể dẫn đến yêu cầu cần phải thành lập các Hội đồng quản lý về bảo hiểm thất nghiệp, Hội đồng quản lý về bảo hiểm y tế để thực hiện các nhiệm vụ nêu trên. Vì vậy, Thứ trưởng đề nghị ban soạn thảo làm rõ, giải trình nguyên nhân đề nghị sửa đổi quy định trên. Bên cạnh đó, Thứ trưởng Bộ Tư pháp nhấn mạnh, BHXH một lần là chính sách lớn, là vấn đề phức tạp; việc thực hiện giải pháp này có thể dẫn đến mức hưởng BHXH một lần thấp hơn so với mức hưởng hiện nay. Do đó, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu, phân tích, đánh giá kỹ tác động của mỗi phương án, quan điểm lựa chọn của mình và rà soát, bổ sung quy định cụ thể, chi tiết hơn đối với điểm đ khoản 1 Điều 77 dự thảo Luật; đồng thời tăng cường công tác truyền thông chính sách. Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh cũng đề nghị ban soạn thảo cân nhắc, điều chỉnh một số nội dung như: Lược bỏ các quy định thuộc pháp luật chuyên ngành như liên quan đến thanh tra, xử lý vi phạm hành chính, khiếu nại tố cáo; rà soát, điều chỉnh các quy định giao cho Chính phủ hướng dẫn; quy định trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực BHXH; bổ sung các quy định đặc thù dành cho lực lượng vũ trang. Lê Sơn Tham khảo thêmHướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng thángTham khảo thêmXây dựng chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện về tai nạn lao độngTham khảo thêmBàn giải pháp để bảo hiểm xã hội tự nguyện hấp dẫn hơnTham khảo thêmSửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội: Thêm lợi ích, mở rộng đối tượng
Nhiều quy định có lợi cho người lao động khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội (Chinhphu.vn) – Chiều 12/6, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh chủ trì Hội đồng thẩm định dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), với nhiều quy định mới có lợi cho người lao động khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội so với quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đã bám sát 5 chính sách, nội dung lớn bảo đảm an sinh xã hội - Ảnh: VGP/LS 5 nội dung sửa đổi cơ bản của Luật BHXH Theo đánh giá của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, qua hơn 7 năm thi hành, Luật BHXH năm 2014 đã đi vào cuộc sống, khẳng định tính đúng đắn của chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) theo nguyên tắc có đóng – có hưởng, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo người lao động, bảo đảm an sinh xã hội và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, cũng bộc lộ những tồn tại, hạn chế, bất cập như: Diện bao phủ đối tượng tham gia và thụ hưởng BHXH trên thực tế còn thấp so với tiềm năng; tính tuân thủ pháp luật về BHXH còn chưa cao, vẫn còn tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH ở nhiều địa phương, doanh nghiệp; chính sách BHXH tự nguyện chưa thật sự hấp dẫn người dân tham gia; một số quy định không còn phù hợp với bối cảnh, điều kiện thực tiễn hiện nay... Xuất phát từ những lý do, yêu cầu nêu trên, việc đề xuất sửa đổi Luật BHXH năm 2014 là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Đai diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, mục tiêu lớn của Luật BHXH lần này sẽ được sửa đổi căn bản, toàn diện nhằm bảo đảm an sinh xã hội của người dân dựa trên quyền con người theo quy định của Hiến pháp và thể chế hóa các nội dung trong Nghị quyết số 28-NQ/TW theo hướng đa dạng, linh hoạt, đa tầng hiện đại, hội nhập quốc tế, tiến tới bao phủ BHXH toàn bộ lưc lượng lao động. Sửa đổi căn bản các vướng mắc, bất cập từ thực tiễn thi hành Luật BHXH năm 2014 và Nghị quyết số 93/2015/QH13; bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính đồng bộ, thống nhất, có tính khả thi, phù hợp tiêu chuẩn quốc tế và bảo đảm yếu tố bình đẳng giới. Mở rộng, gia tăng quyền, lợi ích, tạo sự hấp dẫn để thu hút người lao động tham gia BHXH; đồng thời, bảo đảm tốt nhất quyền lợi cho người lao động đang làm việc và người hưởng lương hưu. Hoàn thiện quy định quản lý Nhà nước và hệ thống tổ chức thực hiện chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả, công khai, minh bạch. Một số nội dung sửa đổi, bổ sung của dự thảo Luật BHXH lần này là bám sát 5 chính sách trong đề nghị xây dựng dự án Luật đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 50/2022/QH15, tổng hợp những kiến nghị của các đại biểu Quốc hội, cử tri; những ý kiến tham gia góp ý của các ban, bộ, ngành, địa phương, người dân và doanh nghiệp; tham khảo kinh nghiệm quốc tế để đề xuất sửa đổi, bổ sung các điều, khoản. So với Luật BHXH năm 2014, dự thảo Luật có một số nội dung thay đổi chính như sau: Một là, bổ sung trợ cấp hưu trí xã hội để hình thành hệ thống BHXH đa tầng. Công dân Việt Nam từ đủ 75 tuổi trở lên mà không có lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng khác thì sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội do ngân sách Nhà nước bảo đảm. Quy định này thể chế hóa một bước chủ trương "điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội" nhằm phấn đấu đạt mục tiêu của Nghị quyết số 28-NQ/TW là đến năm 2030 khoảng 60% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, BHXH hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội. Hai là, người lao động khi đến tuổi nghỉ hưu có thời gian đóng BHXH (bao gồm cả bắt buộc và tự nguyện) mà chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu (chưa đủ 15 năm đóng) và cũng chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội (chưa đủ 75 tuổi) thì được lựa chọn hưởng trợ cấp hằng tháng tùy thuộc vào thời gian đóng, tiền lương, thu nhập tháng đóng BHXH của người lao động; đồng thời trong thời gian hưởng trợ cấp hằng tháng thì được hưởng BHYT do ngân sách Nhà nước bảo đảm. Ba là, mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc: Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) quy định mở rộng đối tượng chủ hộ kinh doanh (có đăng ký kinh doanh), người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương và người lao động làm việc không trọn thời gian (người lao động làm việc theo chế độ linh hoạt) tham gia và thụ hưởng đầy đủ các chế độ của BHXH bắt buộc; bổ sung đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố tương tự như đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Bốn là, bổ sung quyền lợi hưởng các chế độ ốm đau, thai sản đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn. Luật BHXH năm 2014 quy định người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia BHXH bắt buộc với hai chế độ hưu trí và tử tuất. Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) quy định người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia và thụ hưởng đầy đủ các chế độ BHXH bắt buộc như các đối tượng khác. Bổ sung chế độ thai sản vào chính sách BHXH tự nguyện. Dự thảo Luật quy định người lao động tham gia BHXH tự nguyện (bao gồm cả lao động nữ và lao động nam) khi sinh con nếu đáp ứng đủ điều kiện (đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con) thì được hưởng trợ cấp bằng 2.000.000 đồng cho một con (bằng mức mà ngân sách Nhà nước đang hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số). Chế độ trợ cấp thai sản của BHXH tự nguyện do ngân sách Nhà nước bảo đảm, người tham gia BHXH tự nguyện sẽ không phải đóng thêm so với hiện hành. Năm là, giảm điều kiện về số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng lương hưu hằng tháng từ 20 năm xuống 15 năm nhằm tạo cơ hội cho những người tham gia muộn hoặc quá trình tham gia không liên tục có thời gian đóng BHXH ngắn được hưởng lương hưu. Tại Điều 71 dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) quy định người lao động khi đủ tuổi nghỉ hưu mà có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm trở lên được hưởng lương hưu hằng tháng. Quy định này nhằm tạo cơ hội cho những người tham gia muộn (45-47 tuổi mới bắt đầu tham gia) hoặc những người tham gia không liên tục dẫn đến khi đến tuổi nghỉ hưu vẫn không tích lũy đủ 20 năm đóng BHXH cũng được hưởng lương hưu hằng tháng thay vì họ phải nhận BHXH một lần. Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh: Cơ quan chủ trì soạn thảo cần nghiên cứu, phân tích, đánh giá kỹ tác động của mỗi phương án trong quy định về BHXH một lần - Ảnh: VGP/LS Sửa đổi quy định về BHXH một lần, tăng tính hấp dẫn khuyến khích người lao động Đặc biệt về BHXH một lần, dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) đã có nhiều sửa đổi, bổ sung theo hướng gia tăng quyền lợi, tăng tính hấp dẫn khuyến khích người lao động bảo lưu thời gian đóng để hưởng lương hưu thay vì nhận BHXH một lần như: Điều kiện hưởng lương hưu dễ dàng hơn (giảm từ 20 năm xuống 15 năm); người lao động có thêm sự lựa chọn hưởng trợ cấp hằng tháng trong trường hợp có thời gian đóng BHXH mà không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội; trong thời gian hưởng trợ cấp hằng tháng được hưởng bảo hiểm y tế do ngân sách Nhà nước bảo đảm. Về quy định hưởng BHXH một lần, hiện Ban soạn thảo đang có02 phương án xin ý kiến. Tổng hợp các ý kiến phát biểu tại phiên họp Hội đồng thẩm định, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh đánh giá nội dung dự án Luật cơ bản phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; cụ thể hóa được các quy định tại Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 về cải cách chính sách BHXH, Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng; bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo với hệ thống pháp luật; phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Để hoàn thiện hồ sơ dự án Luật BHXH, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo giải trình căn cứ, cơ sở đề xuất quy định các mức trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng (500.000 đồng/người/tháng) và mức trợ cấp mai táng (10.000.000 đồng) tại dự thảo Luật; đồng thời đề xuất giao việc giao Chính phủ quy định mức trợ cấp này để bảo đảm tính linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế. Đối với quy định về Hội đồng quản lý BHXH và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý BHXH, so với Luật BHXH năm 2014 (khoản 1 Điều 94), dự thảo Luật đã bỏ quy định trách nhiệm chỉ đạo, giám sát và tư vấn chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của Hội đồng quản lý BHXH; bỏ đại diện của cơ quan quản lý Nhà nước về bảo hiểm y tế ra khỏi Hội đồng quản lý BHXH; quy định Chủ tịch Hội đồng là Phó Thủ tướng Chính phủ. Quy định như dự thảo Luật có thể dẫn đến yêu cầu cần phải thành lập các Hội đồng quản lý về bảo hiểm thất nghiệp, Hội đồng quản lý về bảo hiểm y tế để thực hiện các nhiệm vụ nêu trên. Vì vậy, Thứ trưởng đề nghị ban soạn thảo làm rõ, giải trình nguyên nhân đề nghị sửa đổi quy định trên. Bên cạnh đó, Thứ trưởng Bộ Tư pháp nhấn mạnh, BHXH một lần là chính sách lớn, là vấn đề phức tạp; việc thực hiện giải pháp này có thể dẫn đến mức hưởng BHXH một lần thấp hơn so với mức hưởng hiện nay. Do đó, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu, phân tích, đánh giá kỹ tác động của mỗi phương án, quan điểm lựa chọn của mình và rà soát, bổ sung quy định cụ thể, chi tiết hơn đối với điểm đ khoản 1 Điều 77 dự thảo Luật; đồng thời tăng cường công tác truyền thông chính sách. Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh cũng đề nghị ban soạn thảo cân nhắc, điều chỉnh một số nội dung như: Lược bỏ các quy định thuộc pháp luật chuyên ngành như liên quan đến thanh tra, xử lý vi phạm hành chính, khiếu nại tố cáo; rà soát, điều chỉnh các quy định giao cho Chính phủ hướng dẫn; quy định trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực BHXH; bổ sung các quy định đặc thù dành cho lực lượng vũ trang. Lê Sơn Tham khảo thêmHướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng thángTham khảo thêmXây dựng chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện về tai nạn lao độngTham khảo thêmBàn giải pháp để bảo hiểm xã hội tự nguyện hấp dẫn hơnTham khảo thêmSửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội: Thêm lợi ích, mở rộng đối tượng
Hợp tác tạo đột phá trong khoa học Dược
Đây là Hội nghị chuyên ngành Dược lớn nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương và là cơ hội để các nhà khoa học trong và ngoài nước cùng chia sẻ các kết quả nghiên cứu mới, giải pháp mới để tạo ra các đột phá mới trong lĩnh vực khoa học dược.
bonewsrelation eonewsrelation bonewsrelation eonewsrelation Wed Nov 08 2023 12:07:46 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Wed Nov 08 2023 12:07:46 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Wed Nov 08 2023 12:12:11 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) GS.TS Nguyễn Hải Nam, Hiệu trưởng trường Đại học Dược Hà Nội phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: VGP/HM Hội nghị khoa học Dược châu Á AFPS 2023 là hội nghị lần thứ 8 và lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam. Hội nghị do Trường Đại học Dược Hà Nội phối hợp với Liên đoàn Khoa học Dược châu Á và Trường Đại học Y Dược TPHCM tổ chức từ ngày 8-10/11. Hội nghị có chủ đề "Hợp tác để đột phá trong khoa học Dược", thu hút hơn 500 đại biểu trong nước và quốc tế đến từ 26 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tại Lễ khai mạc, bà Yahdiana Harahap, Chủ tịch Liên đoàn Khoa học dược châu Á cho biết, Hội nghị này sẽ phổ biến và chia sẻ những nghiên cứu mới nhất về dược, những tinh hoa của công nghệ mới nhất trong ngành dược. Theo GS.TS Nguyễn Hải Nam, Hiệu trưởng Trường Đại học Dược Hà Nội, khoa học Dược không phải là một ngành khoa học đơn thuần mà là một lĩnh vực đa ngành. Việc nghiên cứu phát triển một thuốc mới chưa bao giờ là dễ dàng, đòi hỏi sự tham gia của rất nhiều nhà khoa học thuộc các chuyên ngành khác nhau, từ các nhà bệnh học phân tử để tìm kiếm các mục tiêu gây bệnh, đến các nhà hóa học, các nhà hóa dược để sàng lọc, chiết tách, phân lập... rồi đưa ra các ứng viên thử lâm sàng, đến các nhà dược lý để nghiên cứu độc tính, hiệu quả tiền lâm sàng, nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng của thuốc, bào chế dạng thuốc... Các đại biểu dự Hội nghị khoa học Dược châu Á AFPS 2023. Ảnh: VGP/HM Bên cạnh đó, ngành dược ngày nay còn phải đối mặt với rất nhiều thách thức mới. Đó là làm sao tìm ra những phương pháp điều trị mới, hiệu quả hơn với những bệnh lý khó chữa như ung thư, bệnh mất trí nhớ (Alzheimer); những bệnh mới phát hiện chưa có thuốc chữa như bệnh viêm gan nhiễm mỡ không liên quan đến rượu, hay sự xuất hiện của những chủng virus gây bệnh lây lan nhanh chóng thành đại dịch như COVID-19 vừa qua... Vì vậy, Hội nghị này sẽ là cơ hội để các nhà khoa học cùng chia sẻ các kết quả nghiên cứu mới, kinh nghiệm mới, những kỹ thuật, giải pháp mới và tăng cường các mối quan hệ hợp tác, nhằm tạo ra những đột phá mới trong lĩnh vực khoa học dược. 'Chìa khóa' để ngành dược đạt mục tiêu đóng góp vào GDP trên 20 tỷ USD 20/10/2023 11:28Chiến lược phát triển ngành Dược Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 09/10/2023 16:52“Triển khai Nghị quyết 29-NQ/TW:Tiếp cận mới trong phát triển ngành dược” 13/07/2023 08:59Xác định hướng đi để ngành dược phát triển cao hơn 04/04/2023 17:07Phát triển ngành dược dựa trên tiềm năng, thế mạnh, không duy ý chí 29/03/2023 21:47 Để từng bước phát triển bền vững ngành Dược Việt Nam, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Quốc gia phát triển ngành Dược giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 tại Quyết định số 1165/QĐ-TTg ngày 9/10/2023, với mục tiêu chung phát triển ngành Dược Việt Nam ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực, đảm bảo tiếp cận thuốc cho người dân với mức chi phí hợp lý; nâng cao năng lực nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sẵn có để sản xuất thuốc biệt dược gốc, thuốc có dạng bào chế mới, hiện đại, hướng tới trở thành trung tâm sản xuất gia công/chuyển giao công nghệ các thuốc biệt dược gốc của khu vực Asean, phấn đấu phát triển nền công nghiệp dược trong nước đạt cấp độ 4 theo phân loại của tổ chức WHO; phát triển dược liệu, thuốc và các sản phẩm từ nguồn dược liệu trong nước thành lĩnh vực sản xuất hàng hóa có chất lượng và giá trị cao; đẩy mạnh sản xuất nguyên liệu làm thuốc; tối ưu hóa việc sử dụng thuốc. Theo Báo cáo nghiên cứu ngành Dược Việt Nam, tính đến năm 2022, tổng giá trị thị trường Dược phẩm Việt Nam đã đạt gần 7 tỷ USD với tỷ lệ tăng trưởng kép là 10,6%. Tiền thuốc bình quân đầu người đã đạt 75 USD. Hiện nay, tại Việt Nam có 228 doanh nghiệp sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP, trong đó đã có 17 cơ sở được chứng nhận EU-GMP, tương đương EU-GMP và PIC/S-GMP. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, ngành công nghiệp dược Việt Nam giai đoạn hiện nay đang ở gần cấp độ 3, tức là 90% nguyên liệu nhập khẩu, sản xuất thuốc generic và xuất khẩu được một số dược phẩm. Giá thuốc tại Việt Nam nằm trong nhóm thấp so với các nước trong khu vực. Thông qua hội nghị này, Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương đề nghị các bên cùng hợp tác để hướng đến một hệ thống y tế bền vững và hội nhập, từng bước góp phần hoàn thiện về thể chế, pháp luật; đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường liên kết, tham gia chuỗi giá trị trong ngành dược; đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả; đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu phát triển thuốc và nguyên liệu thuốc; thúc đẩy hợp tác quốc tế; ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ 4.0 gắn với triển khai ứng dụng trí tuệ nhân tạo và chuyển đổi số để hiện đại hóa ngành dược... Hiền Minh
Hợp tác tạo đột phá trong khoa học Dược Đây là Hội nghị chuyên ngành Dược lớn nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương và là cơ hội để các nhà khoa học trong và ngoài nước cùng chia sẻ các kết quả nghiên cứu mới, giải pháp mới để tạo ra các đột phá mới trong lĩnh vực khoa học dược. bonewsrelation eonewsrelation bonewsrelation eonewsrelation Wed Nov 08 2023 12:07:46 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Wed Nov 08 2023 12:07:46 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Wed Nov 08 2023 12:12:11 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) GS.TS Nguyễn Hải Nam, Hiệu trưởng trường Đại học Dược Hà Nội phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: VGP/HM Hội nghị khoa học Dược châu Á AFPS 2023 là hội nghị lần thứ 8 và lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam. Hội nghị do Trường Đại học Dược Hà Nội phối hợp với Liên đoàn Khoa học Dược châu Á và Trường Đại học Y Dược TPHCM tổ chức từ ngày 8-10/11. Hội nghị có chủ đề "Hợp tác để đột phá trong khoa học Dược", thu hút hơn 500 đại biểu trong nước và quốc tế đến từ 26 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tại Lễ khai mạc, bà Yahdiana Harahap, Chủ tịch Liên đoàn Khoa học dược châu Á cho biết, Hội nghị này sẽ phổ biến và chia sẻ những nghiên cứu mới nhất về dược, những tinh hoa của công nghệ mới nhất trong ngành dược. Theo GS.TS Nguyễn Hải Nam, Hiệu trưởng Trường Đại học Dược Hà Nội, khoa học Dược không phải là một ngành khoa học đơn thuần mà là một lĩnh vực đa ngành. Việc nghiên cứu phát triển một thuốc mới chưa bao giờ là dễ dàng, đòi hỏi sự tham gia của rất nhiều nhà khoa học thuộc các chuyên ngành khác nhau, từ các nhà bệnh học phân tử để tìm kiếm các mục tiêu gây bệnh, đến các nhà hóa học, các nhà hóa dược để sàng lọc, chiết tách, phân lập... rồi đưa ra các ứng viên thử lâm sàng, đến các nhà dược lý để nghiên cứu độc tính, hiệu quả tiền lâm sàng, nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng của thuốc, bào chế dạng thuốc... Các đại biểu dự Hội nghị khoa học Dược châu Á AFPS 2023. Ảnh: VGP/HM Bên cạnh đó, ngành dược ngày nay còn phải đối mặt với rất nhiều thách thức mới. Đó là làm sao tìm ra những phương pháp điều trị mới, hiệu quả hơn với những bệnh lý khó chữa như ung thư, bệnh mất trí nhớ (Alzheimer); những bệnh mới phát hiện chưa có thuốc chữa như bệnh viêm gan nhiễm mỡ không liên quan đến rượu, hay sự xuất hiện của những chủng virus gây bệnh lây lan nhanh chóng thành đại dịch như COVID-19 vừa qua... Vì vậy, Hội nghị này sẽ là cơ hội để các nhà khoa học cùng chia sẻ các kết quả nghiên cứu mới, kinh nghiệm mới, những kỹ thuật, giải pháp mới và tăng cường các mối quan hệ hợp tác, nhằm tạo ra những đột phá mới trong lĩnh vực khoa học dược. 'Chìa khóa' để ngành dược đạt mục tiêu đóng góp vào GDP trên 20 tỷ USD 20/10/2023 11:28Chiến lược phát triển ngành Dược Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 09/10/2023 16:52“Triển khai Nghị quyết 29-NQ/TW:Tiếp cận mới trong phát triển ngành dược” 13/07/2023 08:59Xác định hướng đi để ngành dược phát triển cao hơn 04/04/2023 17:07Phát triển ngành dược dựa trên tiềm năng, thế mạnh, không duy ý chí 29/03/2023 21:47 Để từng bước phát triển bền vững ngành Dược Việt Nam, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Quốc gia phát triển ngành Dược giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 tại Quyết định số 1165/QĐ-TTg ngày 9/10/2023, với mục tiêu chung phát triển ngành Dược Việt Nam ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực, đảm bảo tiếp cận thuốc cho người dân với mức chi phí hợp lý; nâng cao năng lực nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sẵn có để sản xuất thuốc biệt dược gốc, thuốc có dạng bào chế mới, hiện đại, hướng tới trở thành trung tâm sản xuất gia công/chuyển giao công nghệ các thuốc biệt dược gốc của khu vực Asean, phấn đấu phát triển nền công nghiệp dược trong nước đạt cấp độ 4 theo phân loại của tổ chức WHO; phát triển dược liệu, thuốc và các sản phẩm từ nguồn dược liệu trong nước thành lĩnh vực sản xuất hàng hóa có chất lượng và giá trị cao; đẩy mạnh sản xuất nguyên liệu làm thuốc; tối ưu hóa việc sử dụng thuốc. Theo Báo cáo nghiên cứu ngành Dược Việt Nam, tính đến năm 2022, tổng giá trị thị trường Dược phẩm Việt Nam đã đạt gần 7 tỷ USD với tỷ lệ tăng trưởng kép là 10,6%. Tiền thuốc bình quân đầu người đã đạt 75 USD. Hiện nay, tại Việt Nam có 228 doanh nghiệp sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP, trong đó đã có 17 cơ sở được chứng nhận EU-GMP, tương đương EU-GMP và PIC/S-GMP. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, ngành công nghiệp dược Việt Nam giai đoạn hiện nay đang ở gần cấp độ 3, tức là 90% nguyên liệu nhập khẩu, sản xuất thuốc generic và xuất khẩu được một số dược phẩm. Giá thuốc tại Việt Nam nằm trong nhóm thấp so với các nước trong khu vực. Thông qua hội nghị này, Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương đề nghị các bên cùng hợp tác để hướng đến một hệ thống y tế bền vững và hội nhập, từng bước góp phần hoàn thiện về thể chế, pháp luật; đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường liên kết, tham gia chuỗi giá trị trong ngành dược; đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả; đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu phát triển thuốc và nguyên liệu thuốc; thúc đẩy hợp tác quốc tế; ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ 4.0 gắn với triển khai ứng dụng trí tuệ nhân tạo và chuyển đổi số để hiện đại hóa ngành dược... Hiền Minh
Chủ động đảm bảo an toàn giao thông khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở, ngập lụt sâu
Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, các Sở Giao thông vận tải tập trung phòng chống, giảm thiệt hại do sạt lở đất, bờ sông, bờ biển và lũ quét.
bonewsrelation eonewsrelation Thu Sep 14 2023 19:32:14 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Thu Sep 14 2023 19:32:14 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Thu Sep 14 2023 19:34:18 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các đơn vị chủ động đảm bảo an toàn giao thông khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở, ngập lụt sâu Bộ Giao thông vận tải vừa có công điện gửi các Cục: Đường bộ Việt Nam, Đường cao tốc Việt Nam, Đường thủy nội địa Việt Nam, Đường sắt Việt Nam và các Sở Giao thông vận tải: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Yên Bái, Phú Thọ, Hòa Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam về việc tập trung khắc phục hậu quả lũ quét tại Lào Cai và chủ động ứng phó mưa lũ ở miền núi, trung du Bắc Bộ. Bộ Giao thông vận tải cho biết, những ngày qua, ở một số địa phương khu vực Bắc Bộ đã xảy ra mưa lớn với tổng lượng mưa 100mm – 200mm; đêm ngày 12/9/2023 xảy ra lũ ống, lũ quét tại Lào Cai gây thiệt hại về người và tài sản của nhân dân. Tập trung phòng chống, giảm thiệt hại do sạt lở đất, bờ sông, bờ biển và lũ quét Triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 797/CĐ-TTg ngày 13/9/2023 về việc tập trung khắc phục hậu quả lũ quét tại Lào Cai và chủ động ứng phó mưa lũ ở miền núi, trung du Bắc Bộ, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các cơ quan, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được giao và phạm vi quản lý tiếp tục triển khai, thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp ứng phó thiên tai theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải về việc tập trung phòng chống, giảm thiệt hại do sạt lở đất, bờ sông, bờ biển và lũ quét. Cùng đó, triển khai các kế hoạch, biện pháp, phương án phòng chống thiên tai; trong đó chỉ đạo các đơn vị kịp thời hướng dẫn tổ chức giao thông, bảo đảm an toàn giao thông tại các khu vực bị ảnh hưởng do mưa lũ; kịp thời khắc phục sự cố công trình giao thông, bảo đảm giao thông thông suốt, nhất là trên các trục giao thông chính. Đồng thời, thường xuyên rà soát, kiểm tra các tuyến giao thông trên địa bàn quản lý; kịp thời phát hiện những khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở, ngập lụt sâu để có phương án chủ động đảm bảo giao thông và an toàn giao thông, đặc biệt là các tuyến cao tốc, quốc lộ và các trục giao thông chính. Chủ động phối hợp, hỗ trợ địa phương khắc phục sự cố sạt lở trên các trục giao thông chính. Ngoài ra, cần chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, máy móc, thiết bị, vật tư để chủ động khắc phục sự số sạt lở, thiệt hại do thiên tai gây ra, đảm bảo giao thông trong thời gian nhanh nhất; đặc biệt chú ý việc bảo đảm an toàn cho người, thiết bị thi công và các hạng mục công trình trong quá trình triển khai công tác khắc phục hậu quả thiên tai và đảm bảo giao thông. Tổ chức duy trì trực ban 24/24h khi có sự cố, thiên tai và thường xuyên báo cáo về Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Giao thông vận tải. Tham khảo thêmThủ tướng yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả lũ quét tại Lào Cai và ứng phó mưa lũ ở miền núi, trung du Bắc BộTham khảo thêmLào Cai: Lũ quét gây thiệt hại lớn về người và tài sản, Thủ tướng chỉ đạo khẩnTham khảo thêmLực lượng Công an tập trung phòng, chống, giảm thiểu thiệt hại do sạt lở đất, bờ sông, bờ biển và lũ quétTham khảo thêmTập trung phòng, chống, giảm thiệt hại do sạt lở đất, lũ quétTham khảo thêmThủ tướng yêu cầu tập trung phòng, chống, giảm thiệt hại do sạt lở đất, lũ quétTham khảo thêmMưa lớn ở miền Bắc có thể gây ra lũ quét và sạt lở đấtTham khảo thêmCảnh báo lũ quét, sạt lở đất tại Lâm Đồng, Gia Lai, Bắc Kạn, Yên Bái, Hòa Bình
Chủ động đảm bảo an toàn giao thông khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở, ngập lụt sâu Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, các Sở Giao thông vận tải tập trung phòng chống, giảm thiệt hại do sạt lở đất, bờ sông, bờ biển và lũ quét. bonewsrelation eonewsrelation Thu Sep 14 2023 19:32:14 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Thu Sep 14 2023 19:32:14 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Thu Sep 14 2023 19:34:18 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các đơn vị chủ động đảm bảo an toàn giao thông khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở, ngập lụt sâu Bộ Giao thông vận tải vừa có công điện gửi các Cục: Đường bộ Việt Nam, Đường cao tốc Việt Nam, Đường thủy nội địa Việt Nam, Đường sắt Việt Nam và các Sở Giao thông vận tải: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Yên Bái, Phú Thọ, Hòa Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam về việc tập trung khắc phục hậu quả lũ quét tại Lào Cai và chủ động ứng phó mưa lũ ở miền núi, trung du Bắc Bộ. Bộ Giao thông vận tải cho biết, những ngày qua, ở một số địa phương khu vực Bắc Bộ đã xảy ra mưa lớn với tổng lượng mưa 100mm – 200mm; đêm ngày 12/9/2023 xảy ra lũ ống, lũ quét tại Lào Cai gây thiệt hại về người và tài sản của nhân dân. Tập trung phòng chống, giảm thiệt hại do sạt lở đất, bờ sông, bờ biển và lũ quét Triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 797/CĐ-TTg ngày 13/9/2023 về việc tập trung khắc phục hậu quả lũ quét tại Lào Cai và chủ động ứng phó mưa lũ ở miền núi, trung du Bắc Bộ, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các cơ quan, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được giao và phạm vi quản lý tiếp tục triển khai, thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp ứng phó thiên tai theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải về việc tập trung phòng chống, giảm thiệt hại do sạt lở đất, bờ sông, bờ biển và lũ quét. Cùng đó, triển khai các kế hoạch, biện pháp, phương án phòng chống thiên tai; trong đó chỉ đạo các đơn vị kịp thời hướng dẫn tổ chức giao thông, bảo đảm an toàn giao thông tại các khu vực bị ảnh hưởng do mưa lũ; kịp thời khắc phục sự cố công trình giao thông, bảo đảm giao thông thông suốt, nhất là trên các trục giao thông chính. Đồng thời, thường xuyên rà soát, kiểm tra các tuyến giao thông trên địa bàn quản lý; kịp thời phát hiện những khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở, ngập lụt sâu để có phương án chủ động đảm bảo giao thông và an toàn giao thông, đặc biệt là các tuyến cao tốc, quốc lộ và các trục giao thông chính. Chủ động phối hợp, hỗ trợ địa phương khắc phục sự cố sạt lở trên các trục giao thông chính. Ngoài ra, cần chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, máy móc, thiết bị, vật tư để chủ động khắc phục sự số sạt lở, thiệt hại do thiên tai gây ra, đảm bảo giao thông trong thời gian nhanh nhất; đặc biệt chú ý việc bảo đảm an toàn cho người, thiết bị thi công và các hạng mục công trình trong quá trình triển khai công tác khắc phục hậu quả thiên tai và đảm bảo giao thông. Tổ chức duy trì trực ban 24/24h khi có sự cố, thiên tai và thường xuyên báo cáo về Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Giao thông vận tải. Tham khảo thêmThủ tướng yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả lũ quét tại Lào Cai và ứng phó mưa lũ ở miền núi, trung du Bắc BộTham khảo thêmLào Cai: Lũ quét gây thiệt hại lớn về người và tài sản, Thủ tướng chỉ đạo khẩnTham khảo thêmLực lượng Công an tập trung phòng, chống, giảm thiểu thiệt hại do sạt lở đất, bờ sông, bờ biển và lũ quétTham khảo thêmTập trung phòng, chống, giảm thiệt hại do sạt lở đất, lũ quétTham khảo thêmThủ tướng yêu cầu tập trung phòng, chống, giảm thiệt hại do sạt lở đất, lũ quétTham khảo thêmMưa lớn ở miền Bắc có thể gây ra lũ quét và sạt lở đấtTham khảo thêmCảnh báo lũ quét, sạt lở đất tại Lâm Đồng, Gia Lai, Bắc Kạn, Yên Bái, Hòa Bình
Quảng Trị diễn tập phòng cháy, chữa cháy quy mô lớn tại khu công nghiệp
UBND tỉnh Quảng Trị vừa tổ chức đợt diễn tập phòng cháy, chữa cháy lớn nhất từ trước đến nay tại khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Quảng Trị tổ chức diễn tập PCCC quy mô lớn - Ảnh: VGP/Lưu Hương Ngày 4/8, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức diễn tập phương án phòng cháy, chữa cháy (PCCC) tại khu công nghiệp với sự tham gia hơn 300 người thuộc các lực lượng vũ trang, y tế, công nhân... cùng với nhiều phương tiện, thiết bị chữa cháy, cứu nạn cứu hộ hiện đại. Đây là đợt diễn tập PCCC lớn nhất từ trước đến nay tại khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đây là đợt diễn tập PCCC lớn nhất từ trước đến nay tại khu công nghiệp tỉnh - Ảnh: VGP/Lưu Hương Tình huống giả định xảy ra tại khu vực máy cưa gỗ xưởng sản xuất của Nhà máy sản xuất đồ gỗ xây dựng Hoàng Anh 2 (Cụm công nghiệp Hải Lệ, thị xã Quảng Trị). Nguyên nhân do hệ thống điện xảy ra sự cố, gây ra cháy. Tại vị trí phát sinh đám cháy ngọn lửa đã nhanh chóng bén vào gỗ dăm gây ra cháy, sau đó lan rộng ra các đống nguyên liệu gỗ và dây chuyền, máy móc lân cận tạo thành đám cháy lớn. Thời điểm xảy ra cháy, thời tiết hanh khô, nóng, gió thổi mạnh dẫn đến đám cháy phát triển lớn gây cháy lan rộng sang các khu vực lân cận. Huy động nhiều lực lượng cùng trang thiết bị - Ảnh: VGP/Lưu Hương Bước vào diễn tập, các đơn vị tham gia đã thực hiện 5 giai đoạn, gồm: Tình huống xử lý cháy và cứu nạn, cứu hộ của lực lượng PCCC nhà máy sản xuất đồ gỗ xây dựng Hoàng Anh 2; xử lý tình huống cháy và triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của UBND thị xã Quảng Trị; xử lý tình huống cháy và triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh; tổng tấn công của các lực lượng trên địa bàn tỉnh; khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ cháy. Buổi diễn tập nâng cao khả năng phối kết hợp giữa các lực lượng - Ảnh: VGP/Lưu Hương Đợt diễn tập này nhằm góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân và kỹ năng sẵn sàng PCCC của các đơn vị khi có hỏa hoạn xảy ra. Đồng thời nâng cao khả năng lãnh đạo, chỉ huy, cũng như khả năng phối kết hợp giữa các lực lượng theo phương châm 4 tại chỗ khi có tình huống cháy, nhằm hạn chế thấp nhất những thiệt hại do hỏa hoạn gây ra tại khu vực nhà máy, khu công nghiệp. Phát biểu tại buổi diễn tập, ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhấn mạnh: Tại các khu công nghiệp thường tập trung số lượng lớn nguyên vật liệu hàng hóa, hầu hết là các chất dễ cháy, số lượng người tập trung đông... nên rất dễ xảy ra cháy do sơ suất trong quá trình hoạt động. Ban Tổ chức trao bằng khen cho đơn vị tham gia diễn tập PCCC - Ảnh: VGP/Lưu Hương Thông qua đợt diễn tập quy mô lớn, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị đề nghị các ngành chức năng, địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về PCCC. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm nếu để xảy ra cháy nổ gây thiệt hại nghiêm trọng trong phạm vi quản lý của mình. Siết chặt việc phòng cháy chữa cháy tại chung cư, nhà cao tầngỨng dụng công nghệ số trong phòng cháy, chữa cháyTrải nghiệm kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và thoát nạn Thường xuyên tổ chức tập huấn, thực tập các phương án, tình huống xử lý sự cố cháy nổ để nâng cao nhận thức trách nhiệm của các cán bộ, công nhân viên, người dân về công tác PCCC. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về PCCC, thường xuyên duy trì hoạt động lực lượng PCCC tại chỗ, đầu tư trang thiết bị, phương tiện đáp ứng yêu cầu "4 tại chỗ". Sau đợt diễn tập, các đơn vị, lực lượng tham gia cần tổ chức rút kinh nghiệm để bổ sung hoàn thiện phương án cấp tỉnh, từ đó làm cẩm nang quan trọng cho việc tổ chức thực tập phương án trong những năm tiếp theo tại các địa bàn khác, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của từng địa phương. Lưu Hương
Quảng Trị diễn tập phòng cháy, chữa cháy quy mô lớn tại khu công nghiệp UBND tỉnh Quảng Trị vừa tổ chức đợt diễn tập phòng cháy, chữa cháy lớn nhất từ trước đến nay tại khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Quảng Trị tổ chức diễn tập PCCC quy mô lớn - Ảnh: VGP/Lưu Hương Ngày 4/8, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức diễn tập phương án phòng cháy, chữa cháy (PCCC) tại khu công nghiệp với sự tham gia hơn 300 người thuộc các lực lượng vũ trang, y tế, công nhân... cùng với nhiều phương tiện, thiết bị chữa cháy, cứu nạn cứu hộ hiện đại. Đây là đợt diễn tập PCCC lớn nhất từ trước đến nay tại khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đây là đợt diễn tập PCCC lớn nhất từ trước đến nay tại khu công nghiệp tỉnh - Ảnh: VGP/Lưu Hương Tình huống giả định xảy ra tại khu vực máy cưa gỗ xưởng sản xuất của Nhà máy sản xuất đồ gỗ xây dựng Hoàng Anh 2 (Cụm công nghiệp Hải Lệ, thị xã Quảng Trị). Nguyên nhân do hệ thống điện xảy ra sự cố, gây ra cháy. Tại vị trí phát sinh đám cháy ngọn lửa đã nhanh chóng bén vào gỗ dăm gây ra cháy, sau đó lan rộng ra các đống nguyên liệu gỗ và dây chuyền, máy móc lân cận tạo thành đám cháy lớn. Thời điểm xảy ra cháy, thời tiết hanh khô, nóng, gió thổi mạnh dẫn đến đám cháy phát triển lớn gây cháy lan rộng sang các khu vực lân cận. Huy động nhiều lực lượng cùng trang thiết bị - Ảnh: VGP/Lưu Hương Bước vào diễn tập, các đơn vị tham gia đã thực hiện 5 giai đoạn, gồm: Tình huống xử lý cháy và cứu nạn, cứu hộ của lực lượng PCCC nhà máy sản xuất đồ gỗ xây dựng Hoàng Anh 2; xử lý tình huống cháy và triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của UBND thị xã Quảng Trị; xử lý tình huống cháy và triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh; tổng tấn công của các lực lượng trên địa bàn tỉnh; khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ cháy. Buổi diễn tập nâng cao khả năng phối kết hợp giữa các lực lượng - Ảnh: VGP/Lưu Hương Đợt diễn tập này nhằm góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân và kỹ năng sẵn sàng PCCC của các đơn vị khi có hỏa hoạn xảy ra. Đồng thời nâng cao khả năng lãnh đạo, chỉ huy, cũng như khả năng phối kết hợp giữa các lực lượng theo phương châm 4 tại chỗ khi có tình huống cháy, nhằm hạn chế thấp nhất những thiệt hại do hỏa hoạn gây ra tại khu vực nhà máy, khu công nghiệp. Phát biểu tại buổi diễn tập, ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhấn mạnh: Tại các khu công nghiệp thường tập trung số lượng lớn nguyên vật liệu hàng hóa, hầu hết là các chất dễ cháy, số lượng người tập trung đông... nên rất dễ xảy ra cháy do sơ suất trong quá trình hoạt động. Ban Tổ chức trao bằng khen cho đơn vị tham gia diễn tập PCCC - Ảnh: VGP/Lưu Hương Thông qua đợt diễn tập quy mô lớn, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị đề nghị các ngành chức năng, địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về PCCC. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm nếu để xảy ra cháy nổ gây thiệt hại nghiêm trọng trong phạm vi quản lý của mình. Siết chặt việc phòng cháy chữa cháy tại chung cư, nhà cao tầngỨng dụng công nghệ số trong phòng cháy, chữa cháyTrải nghiệm kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và thoát nạn Thường xuyên tổ chức tập huấn, thực tập các phương án, tình huống xử lý sự cố cháy nổ để nâng cao nhận thức trách nhiệm của các cán bộ, công nhân viên, người dân về công tác PCCC. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về PCCC, thường xuyên duy trì hoạt động lực lượng PCCC tại chỗ, đầu tư trang thiết bị, phương tiện đáp ứng yêu cầu "4 tại chỗ". Sau đợt diễn tập, các đơn vị, lực lượng tham gia cần tổ chức rút kinh nghiệm để bổ sung hoàn thiện phương án cấp tỉnh, từ đó làm cẩm nang quan trọng cho việc tổ chức thực tập phương án trong những năm tiếp theo tại các địa bàn khác, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của từng địa phương. Lưu Hương
Ngăn chặn vận chuyển trái phép động vật, kiểm soát tốt dịch bệnh, bảo đảm nguồn cung thực phẩm
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 6/12/2023 về việc ngăn chặn nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát tốt dịch bệnh, phát triển chăn nuôi bền vững, bảo đảm nguồn cung thực phẩm.
bonewsrelation eonewsrelation Wed Dec 06 2023 15:34:21 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Wed Dec 06 2023 15:34:21 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Wed Dec 06 2023 15:43:49 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ngăn chặn vận chuyển trái phép động vật, kiểm soát tốt dịch bệnh, bảo đảm nguồn cung thực phẩm. Chỉ thị nêu: Thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo việc ngăn chặn nhập lậu, vận chuyển trái phép gia cầm, lợn và các sản phẩm động vật từ nước ngoài vào Việt Nam; đồng thời, tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật. Đến nay, tình trạng nhập lậu có nhiều chuyển biến tích cực; dịch bệnh động vật nói chung và dịch tả lợn Châu Phi nói riêng cơ bản được kiểm soát, góp phần quan trọng trong việc duy trì tốc độ phát triển của ngành chăn nuôi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên, tình trạng nhập lậu động vật (gia cầm, lợn và trâu, bò) vẫn diễn ra phức tạp tại một số địa phương, gây nguy cơ xâm nhiễm các loại dịch bệnh, mất an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, dịch bệnh động vật, nhất là bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tiếp tục xảy ra ở một số địa phương, ảnh hưởng lớn đến phát triển chăn nuôi, làm tăng chi phí, giá thành sản xuất, tổn thất về kinh tế cho người chăn nuôi, gây nguy cơ mất an toàn thực phẩm và giảm nguồn cung trong thời gian tới. Chấm dứt tình trạng nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật Để ngăn chặn triệt để, chấm dứt tình trạng nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát tốt các loại dịch bệnh động vật, giảm chi phí, hạ giá thành chăn nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi và bảo đảm nguồn cung sản phẩm trong các tháng cuối năm 2023 và đầu năm 2024, nhất là dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo lực lượng Bộ đội Biên phòng, Hải quan, Công an, Ban chỉ đạo 389 địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát, đặc biệt tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới, cảng biển, đường sông,... để kịp thời ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật qua biên giới vào Việt Nam. Chỉ đạo, triển khai lực lượng kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với các cơ sở thu gom, giết mổ gia súc, gia cầm, nhất là các địa bàn tiếp giáp biên giới; tăng cường công tác kiểm tra và truy xuất nguồn gốc đối với việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật tiêu thụ tại địa bàn; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật. Áp dụng biện pháp chăn nuôi theo hướng tập trung hàng hóa, an toàn dịch bệnh Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức tuyên truyền cho nhân dân nhất là người dân ở khu vực biên giới về tác hại của việc nhập lậu, nguy cơ xâm nhiễm các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mất an toàn thực phẩm do vận chuyển trái phép, nhập lậu động vật, sản phẩm động vật từ nước ngoài vào Việt Nam; hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp chăn nuôi theo hướng tập trung hàng hóa, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh để giảm giá thành sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Tập trung chỉ đạo, ưu tiên bố trí nguồn lực để tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật, nhất là bệnh Dịch tả lợn Châu Phi theo quy định của pháp luật về thú y, chỉ đạo của Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (tại các Chương trình, Kế hoạch quốc gia do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; các Công điện, Chỉ thị đã ban hành) và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó đẩy mạnh việc tiêm vaccine phòng bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên đàn lợn thịt. Lập các chốt, tổ kiểm soát Thủ tướng Chính phủ yêu cầu căn cứ tình hình cụ thể tại địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chủ động chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường và các đơn vị có liên quan phối hợp với lực lượng làm công tác Thú y, Công an, Thanh tra giao thông lập các chốt kiểm soát, tổ kiểm soát lưu động để phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa qua kiểm dịch. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố khẩn trương kiện toàn và tăng cường năng lực hệ thống thú y các cấp theo quy định của Luật Thú y năm 2015, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 414/QĐ-TTg ngày 22/3/2021 và Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 25/7/2023) để bảo đảm các nguồn lực tổ chức triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh động vật, ngăn chặn nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật. Chỉ đạo các cơ quan chức năng, Ủy ban nhân dân các cấp thành lập các đoàn kiểm tra, đánh giá đúng thực trạng để chủ động chỉ đạo các biện pháp phù hợp, tổ chức ngăn chặn kịp thời, có hiệu quả và xử lý nghiêm những sai phạm trong buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, cũng như trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, nhất là bệnh Dịch tả lợn Châu Phi và tiêm vaccine. Bảo đảm nguồn cung thực phẩm trước, trong và sau dịp Tết Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi sát tình hình, chủ động chỉ đạo, triển khai các biện pháp bảo đảm nguồn cung thực phẩm trước, trong và sau dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn thú y tăng cường công tác kiểm dịch nhập khẩu, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trong nội địa theo quy định pháp luật, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Xử lý triệt để các ổ dịch Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các địa phương và các bộ, ngành có liên quan kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật qua biên giới vào Việt Nam. Tập trung chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc phòng, chống dịch bệnh động vật, nhất là bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; chủ động giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh; phát hiện sớm, cảnh báo và chỉ đạo xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan diện rộng; chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp tập trung xây dựng thành công các vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh để phục vụ xuất khẩu. Kiểm tra, kiểm soát thị trường Bộ Công Thương chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường và các đơn vị có liên quan phối hợp với lực lượng Thú y, Công an, Thanh tra giao thông xử lý các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa qua kiểm dịch trên thị trường; có giải pháp kiểm soát, giảm thiểu chi phí trung gian, tăng lợi ích kinh tế cho người chăn nuôi. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, ngăn chặn hành vi đầu cơ, găm hàng, gian lận thương mại, thao túng thị trường, đẩy giá bất hợp lý gây thiệt hại cho người tiêu dùng và ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi trong nước. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí và hệ thống đài truyền thanh cơ sở tổ chức công tác truyền thông về tác hại của việc nhập lậu, nguy cơ xâm nhiễm các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mất an toàn thực phẩm do nhập lậu vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật từ nước ngoài vào Việt Nam; các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật; phát triển chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm động vật sản xuất trong nước, nhất là các sản phẩm thịt lợn. Các Bộ, ngành có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động chỉ đạo các cơ quan chức năng chuyên ngành phối hợp để triển khai các biện pháp nhằm ngăn chặn, chấm dứt tình trạng nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, đồng thời kiểm soát tốt các loại dịch bệnh động vật, hạ giá thành chăn nuôi, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm động vật sản xuất trong nước. Vũ Phương Nhi Tham khảo thêmHà Nội: Bắt quả tang vụ vận chuyển động vật hoang dãTham khảo thêmCần Thơ: Siết chặt hoạt động chăn nuôi, vận chuyển động vậtTham khảo thêmTăng cường năng lực kiểm soát dịch bệnh động vật và bảo đảm an toàn thực phẩm động vậtTham khảo thêmQuản lý kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ động vậtTham khảo thêmRa mắt mạng lưới phóng viên, nhà báo điều tra phòng, chống buôn bán động vật hoang dã trái phépTham khảo thêmBảo vệ hiệu quả động vật, thực vật hoang dã nguy cấpTham khảo thêmTiêu chí xác định loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
Ngăn chặn vận chuyển trái phép động vật, kiểm soát tốt dịch bệnh, bảo đảm nguồn cung thực phẩm Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 6/12/2023 về việc ngăn chặn nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát tốt dịch bệnh, phát triển chăn nuôi bền vững, bảo đảm nguồn cung thực phẩm. bonewsrelation eonewsrelation Wed Dec 06 2023 15:34:21 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Wed Dec 06 2023 15:34:21 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Wed Dec 06 2023 15:43:49 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ngăn chặn vận chuyển trái phép động vật, kiểm soát tốt dịch bệnh, bảo đảm nguồn cung thực phẩm. Chỉ thị nêu: Thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo việc ngăn chặn nhập lậu, vận chuyển trái phép gia cầm, lợn và các sản phẩm động vật từ nước ngoài vào Việt Nam; đồng thời, tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật. Đến nay, tình trạng nhập lậu có nhiều chuyển biến tích cực; dịch bệnh động vật nói chung và dịch tả lợn Châu Phi nói riêng cơ bản được kiểm soát, góp phần quan trọng trong việc duy trì tốc độ phát triển của ngành chăn nuôi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên, tình trạng nhập lậu động vật (gia cầm, lợn và trâu, bò) vẫn diễn ra phức tạp tại một số địa phương, gây nguy cơ xâm nhiễm các loại dịch bệnh, mất an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, dịch bệnh động vật, nhất là bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tiếp tục xảy ra ở một số địa phương, ảnh hưởng lớn đến phát triển chăn nuôi, làm tăng chi phí, giá thành sản xuất, tổn thất về kinh tế cho người chăn nuôi, gây nguy cơ mất an toàn thực phẩm và giảm nguồn cung trong thời gian tới. Chấm dứt tình trạng nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật Để ngăn chặn triệt để, chấm dứt tình trạng nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát tốt các loại dịch bệnh động vật, giảm chi phí, hạ giá thành chăn nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi và bảo đảm nguồn cung sản phẩm trong các tháng cuối năm 2023 và đầu năm 2024, nhất là dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo lực lượng Bộ đội Biên phòng, Hải quan, Công an, Ban chỉ đạo 389 địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát, đặc biệt tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới, cảng biển, đường sông,... để kịp thời ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật qua biên giới vào Việt Nam. Chỉ đạo, triển khai lực lượng kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với các cơ sở thu gom, giết mổ gia súc, gia cầm, nhất là các địa bàn tiếp giáp biên giới; tăng cường công tác kiểm tra và truy xuất nguồn gốc đối với việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật tiêu thụ tại địa bàn; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật. Áp dụng biện pháp chăn nuôi theo hướng tập trung hàng hóa, an toàn dịch bệnh Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức tuyên truyền cho nhân dân nhất là người dân ở khu vực biên giới về tác hại của việc nhập lậu, nguy cơ xâm nhiễm các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mất an toàn thực phẩm do vận chuyển trái phép, nhập lậu động vật, sản phẩm động vật từ nước ngoài vào Việt Nam; hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp chăn nuôi theo hướng tập trung hàng hóa, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh để giảm giá thành sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Tập trung chỉ đạo, ưu tiên bố trí nguồn lực để tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật, nhất là bệnh Dịch tả lợn Châu Phi theo quy định của pháp luật về thú y, chỉ đạo của Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (tại các Chương trình, Kế hoạch quốc gia do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; các Công điện, Chỉ thị đã ban hành) và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó đẩy mạnh việc tiêm vaccine phòng bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên đàn lợn thịt. Lập các chốt, tổ kiểm soát Thủ tướng Chính phủ yêu cầu căn cứ tình hình cụ thể tại địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chủ động chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường và các đơn vị có liên quan phối hợp với lực lượng làm công tác Thú y, Công an, Thanh tra giao thông lập các chốt kiểm soát, tổ kiểm soát lưu động để phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa qua kiểm dịch. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố khẩn trương kiện toàn và tăng cường năng lực hệ thống thú y các cấp theo quy định của Luật Thú y năm 2015, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 414/QĐ-TTg ngày 22/3/2021 và Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 25/7/2023) để bảo đảm các nguồn lực tổ chức triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh động vật, ngăn chặn nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật. Chỉ đạo các cơ quan chức năng, Ủy ban nhân dân các cấp thành lập các đoàn kiểm tra, đánh giá đúng thực trạng để chủ động chỉ đạo các biện pháp phù hợp, tổ chức ngăn chặn kịp thời, có hiệu quả và xử lý nghiêm những sai phạm trong buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, cũng như trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, nhất là bệnh Dịch tả lợn Châu Phi và tiêm vaccine. Bảo đảm nguồn cung thực phẩm trước, trong và sau dịp Tết Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi sát tình hình, chủ động chỉ đạo, triển khai các biện pháp bảo đảm nguồn cung thực phẩm trước, trong và sau dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn thú y tăng cường công tác kiểm dịch nhập khẩu, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trong nội địa theo quy định pháp luật, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Xử lý triệt để các ổ dịch Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các địa phương và các bộ, ngành có liên quan kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật qua biên giới vào Việt Nam. Tập trung chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc phòng, chống dịch bệnh động vật, nhất là bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; chủ động giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh; phát hiện sớm, cảnh báo và chỉ đạo xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan diện rộng; chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp tập trung xây dựng thành công các vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh để phục vụ xuất khẩu. Kiểm tra, kiểm soát thị trường Bộ Công Thương chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường và các đơn vị có liên quan phối hợp với lực lượng Thú y, Công an, Thanh tra giao thông xử lý các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa qua kiểm dịch trên thị trường; có giải pháp kiểm soát, giảm thiểu chi phí trung gian, tăng lợi ích kinh tế cho người chăn nuôi. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, ngăn chặn hành vi đầu cơ, găm hàng, gian lận thương mại, thao túng thị trường, đẩy giá bất hợp lý gây thiệt hại cho người tiêu dùng và ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi trong nước. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí và hệ thống đài truyền thanh cơ sở tổ chức công tác truyền thông về tác hại của việc nhập lậu, nguy cơ xâm nhiễm các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mất an toàn thực phẩm do nhập lậu vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật từ nước ngoài vào Việt Nam; các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật; phát triển chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm động vật sản xuất trong nước, nhất là các sản phẩm thịt lợn. Các Bộ, ngành có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động chỉ đạo các cơ quan chức năng chuyên ngành phối hợp để triển khai các biện pháp nhằm ngăn chặn, chấm dứt tình trạng nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, đồng thời kiểm soát tốt các loại dịch bệnh động vật, hạ giá thành chăn nuôi, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm động vật sản xuất trong nước. Vũ Phương Nhi Tham khảo thêmHà Nội: Bắt quả tang vụ vận chuyển động vật hoang dãTham khảo thêmCần Thơ: Siết chặt hoạt động chăn nuôi, vận chuyển động vậtTham khảo thêmTăng cường năng lực kiểm soát dịch bệnh động vật và bảo đảm an toàn thực phẩm động vậtTham khảo thêmQuản lý kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ động vậtTham khảo thêmRa mắt mạng lưới phóng viên, nhà báo điều tra phòng, chống buôn bán động vật hoang dã trái phépTham khảo thêmBảo vệ hiệu quả động vật, thực vật hoang dã nguy cấpTham khảo thêmTiêu chí xác định loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
Chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động trong xây dựng môi trường văn hóa ở cơ quan báo chí
(Chinhphu.vn) – Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện phát động và triển khai phong trào “Xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí” và tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định số 979 về sinh hoạt của hội viên là phóng viên thường trú tại các địa phương do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức diễn ra vào chiều 16/11 tại Hòa Bình.
Các đại biểu tham dự Hội nghị - Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi cho biết, thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về xây dựng và phát huy văn hóa sức mạnh con người Việt Nam, trong đó có "xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại" và thực hiện nội dung Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Báo Nhân Dân, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp tổ chức lễ phát động phong trào thi đua "Xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí". Bộ tiêu chí cơ quan báo chí và văn hóa người làm báo do Hội Nhà báo Việt Nam xây dựng và ban hành, gồm 12 điểm, trong đó có 6 điểm cho cơ quan báo chí và 6 điểm cho người làm báo, đã trở thành một trong những cơ sở quan trọng để chấn chỉnh, siết chặt kỷ cương, nâng cao ý thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo các cơ quan báo chí, người làm báo, góp phần xây dựng nền báo chí truyền thông nhân văn và hiện đại, bảo vệ giá trị văn hóa của dân tộc. Báo cáo tại Hội nghị, Trưởng Ban Công tác Hội của Hội Nhà báo Việt Nam Vũ Thị Hà cho biết, qua 1 năm thực hiện phát động và triển khai phong trào "Xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí", nhiều cơ quan báo chí, các cấp Hội đã có chuyển biến tích cực cả về nhận thức và hành động. Nhiều cơ quan báo chí đã xác định được vấn đề nổi cộm, cấp thiết để tập trung giải quyết như: Chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương tác nghiệp, đạo đức nghề nghiệp; chấn chỉnh việc phát ngôn không phù hợp trên mạng xã hội của một số rất ít nhà báo; phát huy vai trò người làm báo trong xây dựng nền nếp làm việc khoa học, trật tự, kỷ cương, phong cách ứng xử chuẩn mực, văn minh, văn hóa, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động báo chí. Bên cạnh những kết quả đạt được, Trưởng Ban Công tác Hội Vũ Thị Hà cũng nhấn mạnh, việc triển khai thực hiện phong trào vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần sớm được khắc phục như một số cấp Hội thực hiện phong trào thi đua vẫn mang tính hình thức, chưa hiện thực hóa phong trào vào hoạt động của đơn vị. Tại Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn trong việc triển khai thực hiện xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí; việc phát huy vai trò của các cơ quan báo chí, các Chi hội nhà báo, những cách làm hay, sáng tạo của các cấp Hội, cơ quan báo chí, người làm báo trong thực hiện phong trào; đề xuất những giải pháp đột phá để phong trào thi đua thực sự lan tỏa, đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả trong hoạt động của các cơ quan báo chí và hoạt động của các cấp tổ chức Hội. Phát biểu tại Hội nghị, nhà báo Đỗ Doãn Hoàng (báo Nông thôn ngày nay) đã chia sẻ nhiều câu chuyện thú vị và xúc động trong gần 30 năm tác nghiệp với tư cách phóng viên điều tra, không chỉ là những nỗ lực, đam mê và nhiệt huyết nghề nghiệp của một nhà báo tận hiến mà còn cả những trăn trở, giằng co, đấu tranh để chiến thắng chính bản thân trước vô vàn thách thức nhiều khi đến nghiệt ngã mới có thể giữ gìn đạo đức, văn hóa cũng như nhân cách, phẩm giá của một người cầm bút trung thực, luôn đứng về lẽ phải. Tham luận của đại biểu các Hội Nhà báo tỉnh (Thái Nguyên, Hà Giang, Phú Thọ), Liên chi hội Nhà báo báo Quân đội nhân dân nêu ra nhiều cách làm, sáng kiến hay trong việc triển khai xây dựng môi trường văn hóa trong cơ quan báo chí, cũng như nêu ra những kiến nghị, đề xuất với Hội Nhà báo Việt Nam để việc thực hiện phong trào thiết thực, hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới. Hội nghị cũng dành thời gian đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Quyết định 979/QĐ-HNBVN về sinh hoạt của hội viên là phóng viên thường trú tại địa phương, những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý, sự phối hợp, gắn kết phóng viên thường trú với địa phương; việc nâng cao chất lượng sinh hoạt của hội viên là phóng viên thường trú và những giải pháp, đề xuất, kiến nghị để tiếp tục đổi mới trong công tác quản lý hội viên là phóng viên thường trú tại địa phương. Trong 5 năm qua, Hội Nhà báo tỉnh, thành phố đã làm thủ tục tiếp nhận 1.021 hội viên phóng viên thường trú; chủ động phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền rà soát, nắm số lượng, danh sách trích ngang của hội viên là phóng viên thường trú tại địa phương. Hải Hồng
Chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động trong xây dựng môi trường văn hóa ở cơ quan báo chí (Chinhphu.vn) – Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện phát động và triển khai phong trào “Xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí” và tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định số 979 về sinh hoạt của hội viên là phóng viên thường trú tại các địa phương do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức diễn ra vào chiều 16/11 tại Hòa Bình. Các đại biểu tham dự Hội nghị - Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi cho biết, thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về xây dựng và phát huy văn hóa sức mạnh con người Việt Nam, trong đó có "xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại" và thực hiện nội dung Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Báo Nhân Dân, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp tổ chức lễ phát động phong trào thi đua "Xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí". Bộ tiêu chí cơ quan báo chí và văn hóa người làm báo do Hội Nhà báo Việt Nam xây dựng và ban hành, gồm 12 điểm, trong đó có 6 điểm cho cơ quan báo chí và 6 điểm cho người làm báo, đã trở thành một trong những cơ sở quan trọng để chấn chỉnh, siết chặt kỷ cương, nâng cao ý thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo các cơ quan báo chí, người làm báo, góp phần xây dựng nền báo chí truyền thông nhân văn và hiện đại, bảo vệ giá trị văn hóa của dân tộc. Báo cáo tại Hội nghị, Trưởng Ban Công tác Hội của Hội Nhà báo Việt Nam Vũ Thị Hà cho biết, qua 1 năm thực hiện phát động và triển khai phong trào "Xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí", nhiều cơ quan báo chí, các cấp Hội đã có chuyển biến tích cực cả về nhận thức và hành động. Nhiều cơ quan báo chí đã xác định được vấn đề nổi cộm, cấp thiết để tập trung giải quyết như: Chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương tác nghiệp, đạo đức nghề nghiệp; chấn chỉnh việc phát ngôn không phù hợp trên mạng xã hội của một số rất ít nhà báo; phát huy vai trò người làm báo trong xây dựng nền nếp làm việc khoa học, trật tự, kỷ cương, phong cách ứng xử chuẩn mực, văn minh, văn hóa, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động báo chí. Bên cạnh những kết quả đạt được, Trưởng Ban Công tác Hội Vũ Thị Hà cũng nhấn mạnh, việc triển khai thực hiện phong trào vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần sớm được khắc phục như một số cấp Hội thực hiện phong trào thi đua vẫn mang tính hình thức, chưa hiện thực hóa phong trào vào hoạt động của đơn vị. Tại Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn trong việc triển khai thực hiện xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí; việc phát huy vai trò của các cơ quan báo chí, các Chi hội nhà báo, những cách làm hay, sáng tạo của các cấp Hội, cơ quan báo chí, người làm báo trong thực hiện phong trào; đề xuất những giải pháp đột phá để phong trào thi đua thực sự lan tỏa, đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả trong hoạt động của các cơ quan báo chí và hoạt động của các cấp tổ chức Hội. Phát biểu tại Hội nghị, nhà báo Đỗ Doãn Hoàng (báo Nông thôn ngày nay) đã chia sẻ nhiều câu chuyện thú vị và xúc động trong gần 30 năm tác nghiệp với tư cách phóng viên điều tra, không chỉ là những nỗ lực, đam mê và nhiệt huyết nghề nghiệp của một nhà báo tận hiến mà còn cả những trăn trở, giằng co, đấu tranh để chiến thắng chính bản thân trước vô vàn thách thức nhiều khi đến nghiệt ngã mới có thể giữ gìn đạo đức, văn hóa cũng như nhân cách, phẩm giá của một người cầm bút trung thực, luôn đứng về lẽ phải. Tham luận của đại biểu các Hội Nhà báo tỉnh (Thái Nguyên, Hà Giang, Phú Thọ), Liên chi hội Nhà báo báo Quân đội nhân dân nêu ra nhiều cách làm, sáng kiến hay trong việc triển khai xây dựng môi trường văn hóa trong cơ quan báo chí, cũng như nêu ra những kiến nghị, đề xuất với Hội Nhà báo Việt Nam để việc thực hiện phong trào thiết thực, hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới. Hội nghị cũng dành thời gian đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Quyết định 979/QĐ-HNBVN về sinh hoạt của hội viên là phóng viên thường trú tại địa phương, những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý, sự phối hợp, gắn kết phóng viên thường trú với địa phương; việc nâng cao chất lượng sinh hoạt của hội viên là phóng viên thường trú và những giải pháp, đề xuất, kiến nghị để tiếp tục đổi mới trong công tác quản lý hội viên là phóng viên thường trú tại địa phương. Trong 5 năm qua, Hội Nhà báo tỉnh, thành phố đã làm thủ tục tiếp nhận 1.021 hội viên phóng viên thường trú; chủ động phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền rà soát, nắm số lượng, danh sách trích ngang của hội viên là phóng viên thường trú tại địa phương. Hải Hồng
Phát hiện 8 vụ dùng trạm phát sóng BTS giả để phát tán tin nhắn lừa đảo
Trong tháng 3/2023, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã phát hiện và chuyển cơ quan chức năng điều tra, xử lý 8 vụ án dùng trạm phát sóng BTS giả để phát tán tin nhắn rác, quảng cáo nhằm lừa đảo người dân.
Toàn cảnh họp báo - Ảnh: VGP/HM Bà Hoàng Thị Phương Lựu, Phó Chánh văn phòng phụ trách Văn phòng Bộ TT&TT chia sẻ nội dung này tại buổi họp báo cung cấp thông tin về hoạt động của Bộ, chiều 6/4. Theo bà Hoàng Thị Phương Lựu, các tin nhắn này nhằm mục đích lừa đảo người dân tại Hà Nội, TPHCM, Gia Lai, Quảng Nam, Thanh Hóa. Các vụ việc đã được chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định. Bên cạnh tin nhắn lừa đảo, Bộ TT&TT cũng cảnh báo người dùng mạng Internet về nguy cơ lừa đảo qua mạng đang có dấu hiệu gia tăng. Bộ TT&TT: Triển khai tổng đài 156 tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo 01/11/2022 11:43Bộ TT&TT khuyến cáo người dùng cảnh giác với tin nhắn mạo danh ngân hàng để lừa đảo 26/08/2022 11:31Giải pháp nào xử lý cuộc gọi, tin nhắn rác? 29/07/2022 09:02Lập trạm phát sóng di động giả để phát tán tin nhắn rác 19/03/2022 14:16Lệnh truy nã qua tin nhắn điện thoại là giả mạo 14/03/2022 16:02Hướng dẫn chống tin nhắn rác, cuộc gọi rác 06/01/2022 12:42 Cụ thể, liên quan đến vấn đề giả mạo các trang web của các tổ chức, cá nhân để lừa đảo, bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Phó Giám đốc Trung tâm Internet VNNIC cho biết, trong thời gian gần đây, website bị lợi dụng vi phạm pháp luật diễn ra phổ biến. Các website giả mạo, tương tự của tổ chức, cá nhân lừa người dùng, trục lợi, thậm chí chiếm đoạt tiền, tài sản thông qua tài khoản ngân hàng... Theo bà Nguyễn Thị Thu Hiền, đặc điểm chung của hành vi vi phạm là thường sử dụng tên miền quốc tế đăng ký ở nước ngoài, che giấu thông tin chủ thể. Tên miền rất dễ bị lạm dụng để lừa đảo, gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế, xã hội. Nhằm góp phần phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động lừa đảo, vi phạm pháp luật, VNNIC đã xây dựng và triển khai Cổng tra cứu thông tin tên miền để hỗ trợ người dân, tổ chức, doanh nghiệp nhận diện, xác thực nguồn thông tin chính thức trên môi trường mạng. Sau 1 tháng triển khai, hệ thống đã tiếp nhận 65.040 lượt tra cứu, trong đó tên miền .vn chiếm 31%, tên miền quốc tế (69%). Nhóm tên miền được tra cứu nhiều nhất là cờ bạc (53%), ngân hàng (24%)... Thời gian tới, Trung tâm sẽ kết nối với danh mục tên miền đen (black list), liên thông với cơ sở dữ liệu báo chí, ngân hàng, thương mại điện tử, sở hữu trí tuệ... để cung cấp cho người dân. Bộ Thông tin và Truyền thông khuyến cáo trước khi sử dụng dịch vụ, giao dịch trên Internet, người dân, tổ chức, doanh nghiệp có thể tra cứu thông tin website, tên miền bằng cách thực hiện nhắn tin miễn phí tới tổng đài 156, hoặc tra cứu trực tiếp tại website https://tracuutenmien.gov.vn. Hiền Minh
Phát hiện 8 vụ dùng trạm phát sóng BTS giả để phát tán tin nhắn lừa đảo Trong tháng 3/2023, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã phát hiện và chuyển cơ quan chức năng điều tra, xử lý 8 vụ án dùng trạm phát sóng BTS giả để phát tán tin nhắn rác, quảng cáo nhằm lừa đảo người dân. Toàn cảnh họp báo - Ảnh: VGP/HM Bà Hoàng Thị Phương Lựu, Phó Chánh văn phòng phụ trách Văn phòng Bộ TT&TT chia sẻ nội dung này tại buổi họp báo cung cấp thông tin về hoạt động của Bộ, chiều 6/4. Theo bà Hoàng Thị Phương Lựu, các tin nhắn này nhằm mục đích lừa đảo người dân tại Hà Nội, TPHCM, Gia Lai, Quảng Nam, Thanh Hóa. Các vụ việc đã được chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định. Bên cạnh tin nhắn lừa đảo, Bộ TT&TT cũng cảnh báo người dùng mạng Internet về nguy cơ lừa đảo qua mạng đang có dấu hiệu gia tăng. Bộ TT&TT: Triển khai tổng đài 156 tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo 01/11/2022 11:43Bộ TT&TT khuyến cáo người dùng cảnh giác với tin nhắn mạo danh ngân hàng để lừa đảo 26/08/2022 11:31Giải pháp nào xử lý cuộc gọi, tin nhắn rác? 29/07/2022 09:02Lập trạm phát sóng di động giả để phát tán tin nhắn rác 19/03/2022 14:16Lệnh truy nã qua tin nhắn điện thoại là giả mạo 14/03/2022 16:02Hướng dẫn chống tin nhắn rác, cuộc gọi rác 06/01/2022 12:42 Cụ thể, liên quan đến vấn đề giả mạo các trang web của các tổ chức, cá nhân để lừa đảo, bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Phó Giám đốc Trung tâm Internet VNNIC cho biết, trong thời gian gần đây, website bị lợi dụng vi phạm pháp luật diễn ra phổ biến. Các website giả mạo, tương tự của tổ chức, cá nhân lừa người dùng, trục lợi, thậm chí chiếm đoạt tiền, tài sản thông qua tài khoản ngân hàng... Theo bà Nguyễn Thị Thu Hiền, đặc điểm chung của hành vi vi phạm là thường sử dụng tên miền quốc tế đăng ký ở nước ngoài, che giấu thông tin chủ thể. Tên miền rất dễ bị lạm dụng để lừa đảo, gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế, xã hội. Nhằm góp phần phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động lừa đảo, vi phạm pháp luật, VNNIC đã xây dựng và triển khai Cổng tra cứu thông tin tên miền để hỗ trợ người dân, tổ chức, doanh nghiệp nhận diện, xác thực nguồn thông tin chính thức trên môi trường mạng. Sau 1 tháng triển khai, hệ thống đã tiếp nhận 65.040 lượt tra cứu, trong đó tên miền .vn chiếm 31%, tên miền quốc tế (69%). Nhóm tên miền được tra cứu nhiều nhất là cờ bạc (53%), ngân hàng (24%)... Thời gian tới, Trung tâm sẽ kết nối với danh mục tên miền đen (black list), liên thông với cơ sở dữ liệu báo chí, ngân hàng, thương mại điện tử, sở hữu trí tuệ... để cung cấp cho người dân. Bộ Thông tin và Truyền thông khuyến cáo trước khi sử dụng dịch vụ, giao dịch trên Internet, người dân, tổ chức, doanh nghiệp có thể tra cứu thông tin website, tên miền bằng cách thực hiện nhắn tin miễn phí tới tổng đài 156, hoặc tra cứu trực tiếp tại website https://tracuutenmien.gov.vn. Hiền Minh
Lắng nghe trẻ em bằng trái tim và sự thấu hiểu
Tới dự Diễn đàn Trẻ em quốc gia lần thứ 7 năm 2023, sáng 8/8, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và các đồng chí lãnh đạo bộ, ban, ngành vui mừng và xúc động khi được gặp gỡ hơn 180 bạn nhỏ tiêu biểu đến từ mọi vùng, miền, đại diện cho hơn 25 triệu thiếu niên, nhi đồng cả nước.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Việc xây dựng một môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh không chỉ có ý nghĩa với trẻ em mà cả đối với sự phát triển bền vững của đất nước - Ảnh: VGP/Minh Khôi Lắng nghe những chia sẻ, câu hỏi của các bạn nhỏ nêu lên tại diễn đàn, Phó Thủ tướng cho rằng việc xây dựng một môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh không chỉ có ý nghĩa với trẻ em mà cả đối với sự phát triển bền vững của đất nước. "Đây là chủ đề mang tính toàn cầu khi nhiều nơi trên thế giới đang xảy ra khủng hoảng như chiến tranh, nạn đói, dịch bệnh, thiên tai do biến đổi khí hậu. Điều đó cho thấy sự trưởng thành trong suy nghĩ, cũng như nhận thức của các em về trách nhiệm đối với nước nhà", Phó Thủ tướng nói. Lan tỏa những giá trị nhân văn tốt đẹp Ấn tượng trước nhiều hoạt động của Diễn đàn Trẻ em quốc gia lần thứ 7 như: Lễ báo công và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, thăm nhà Quốc hội, làm việc với các bộ, ngành, đoàn thể chính trị-xã hội..., Phó Thủ tướng cho rằng nhiều vấn đề được các bạn nhỏ đặt ra vừa mang tính thời sự liên quan trực tiếp đến công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em, vừa phản ánh trung thực việc thể chế hoá và triển khai các chủ trương, chính sách pháp luật nhằm xây dựng môi trường tốt hơn, an toàn hơn trong gia đình, nhà trường, xã hội. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhận thông điệp của Diễn đàn Trẻ em quốc gia lần thứ 7 - Ảnh: VGP/Minh Khôi "Các bác, các cô, các chú sẽ tiếp tục lắng nghe các cháu như những người bạn", Phó Thủ tướng nói và gửi những cái ôm nồng ấm cùng tình cảm yêu thương nhất đến các bạn nhỏ tham dự Diễn đàn cũng như các em thiếu niên, nhi đồng trong cả nước. Nhắc lại lời căn dặn của Bác Hồ kính yêu, các tấm gương anh hùng nhỏ tuổi trong công cuộc kháng chiến cứu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Phó Thủ tướng khẳng định: Với tinh thần "Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình", thế hệ các cháu thiếu niên, nhi đồng hôm nay đã làm rạng danh nước nhà bằng những thành tích hết sức ý nghĩa trong học tập, thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật; đóng góp vào sự phát triển của đất nước bằng những việc làm bình dị như yêu thương, sẻ chia, giúp đỡ bạn bè, những người có hoàn cảnh khó khăn; chung tay gìn giữ bảo vệ môi trường thiên nhiên. Nhiều cháu đã trở thành những công dân dũng cảm, quên mình cứu người bị nạn góp phần lan tỏa những giá trị nhân văn tốt đẹp trong xã hội. Phó Thủ tướng cho biết thêm, khi ở cương vị Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, ông rất vui, trân trọng khi nhận được nhiều bức thư của các bạn nhỏ đóng góp những chính sách, sáng kiến đầy tâm huyết cho công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và có những hành động, phong trào thiết thực đầy ý nghĩa như lì xì hạt giống, không thả bóng bay ngày khai trường, phân loại rác thải tại nguồn, trồng và bảo vệ cây xanh "Vì một Việt Nam xanh"... "Điều đó cho chúng ta niềm tin về một thế hệ chủ nhân tương lai đầy trách nhiệm đối với các vấn đề của xã hội, đất nước và toàn cầu". Phó Thủ tướng biểu dương và đánh giá cao những nỗ lực, vượt khó, vươn lên của các cháu thiếu niên, nhi đồng và kỳ vọng vào thế hệ trẻ sẽ làm nên những kỳ tích đưa Việt Nam bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ hằng mong muốn. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các đại biểu của Diễn đàn Trẻ em quốc gia lần thứ 7 - Ảnh: VGP/Minh Khôi Trẻ em không chỉ là tương lai mà còn là hiện tại Tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng nêu rõ: Trong bất kỳ hoàn cảnh nào Đảng, Nhà nước, gia đình và xã hội luôn dành những điều tốt đẹp nhất cho các cháu bằng cách hiện thực hóa thành những chính sách lớn về giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, y tế, tạo lập môi trường để "trẻ em không chỉ là tương lai mà còn là hiện tại". Cá nhân Phó Thủ tướng và lãnh đạo các bộ, ngành, đoàn thể chính trị-xã hội mong muốn tiếp tục được lắng nghe những chia sẻ về ước mơ, nguyện vọng của trẻ em. Và mỗi bạn nhỏ tham dự Diễn đàn, mỗi đóa hoa tiêu biểu của rừng hoa nghìn việc tốt hôm nay, cũng chính là một đại sứ để lan tỏa trong các bạn bè cùng trang lứa tình yêu thương để bạo lực không còn chỗ đứng trong môi trường học đường, xây dựng không gian mạng an toàn không chỉ cần thiết cho trẻ em hôm nay mà còn hữu ích cho thế hệ mai sau, thành lập câu lạc bộ trẻ em nòng cốt để kịp thời phát hiện và hỗ trợ giữa các học sinh với nhau... Lắng nghe trẻ em bằng trái tim và sự thấu hiểu, Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Công tác trẻ em là sự nghiệp vô cùng lớn lao, hệ trọng, phải thực hiện thường xuyên, liên tục, bền bỉ, lâu dài, từ những việc làm cụ thể. Trong đó người lớn phải làm gương. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và các bạn nhỏ đang được chăm sóc tại Trung tâm Phục hồi chức năng người khuyết tật Thụy An - Ảnh: VGP/Minh Khôi Để tạo dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho mọi trẻ em, các bộ, ngành, địa phương, các đoàn thể chính trị-xã hội cần tiếp tục lắng nghe, xem xét và đáp ứng ý kiến, nguyện vọng phù hợp của trẻ em, nhất là những địa phương chưa quan tâm đầy đủ đến công tác này. Phó Thủ tướng đề nghị tăng cường sự phối hợp cả ba nhân tố là gia đình, nhà trường và xã hội để dành tình cảm, những gì tốt nhất cho trẻ em, nhất là những cháu có hoàn cảnh đặc biệt, nhằm phát triển toàn diện Đức - Trí - Thể - Mỹ, rèn luyện kỹ năng mềm, kỹ năng sống, biết điều hay, lẽ phải, có đủ kiến thức để ứng phó và tự bảo vệ mình trước các tình huống nguy hiểm như bị bạo hành, bị xâm hại về thể chất hoặc tinh thần; có thể tránh, phòng ngừa các hành vi, hiện tượng xấu, tiêu cực, nguy cơ bị tai nạn thương tích, đuối nước... Bên cạnh đó, các bộ: Lao động-Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, các hội bảo vệ trẻ em, tổ chức tư vấn tâm lý... cần thiết lập thêm nhiều kênh kết nối, lắng nghe, nắm bắt kịp thời tâm tư, suy nghĩ của trẻ em với sự gần gũi, chân tình, riêng tư; đồng thời tăng cường hoạt động tư vấn tâm lý trong trường phổ thông nhằm phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp (khi cần thiết) đối với học sinh đang gặp phải khó khăn về tâm lý trong học tập và cuộc sống. Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, đoàn thể chính trị-xã hội cùng tham gia xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa, an toàn trên môi trường mạng, có giải pháp ngăn chặn hiệu quả các thông tin xấu, độc, nội dung không phù hợp với lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng; phát động nhiều phong trào bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp, hình thành nếp sống thân thiện, hòa mình với thiên nhiên trong các em nhỏ. Cuối cùng là tạo thêm nhiều kênh, diễn dàn để trẻ em được biểu đạt nguyện vọng, tham gia xây dựng và hoàn thiện chính sách có liên quan đến quyền và lợi ích của trẻ em đã được nêu trong Hiến pháp, pháp luật và các công ước quốc tế. "Các cháu có thể sáng tạo hơn nữa trong tổ chức các phiên họp giả định của "Quốc hội trẻ em", "Chính phủ trẻ em", "Hội đồng trẻ em" không chỉ thảo luận về những vấn đề nóng của trẻ em mà cả những lĩnh vực đời sống xã hội khác mà các cháu quan tâm", Phó Thủ tướng gợi mở. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà mong muốn các bạn nhỏ dự Diễn đàn Trẻ em quốc gia lần thứ 7 sẽ là hạt nhân lan tỏa tình yêu thương, nhân ái, yêu lao động, ham học hỏi, luôn ghi nhớ và làm thật tốt "Năm điều Bác Hồ dạy", xứng đáng là con ngoan, trò giỏi - Ảnh: VGP/Minh Khôi Chăm lo cho trẻ em với tình thương yêu và trách nhiệm Nhân dịp này, Phó Thủ tướng đánh giá cao Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, một số bộ, ngành, tổ chức, địa phương, trong những năm qua, đã triển khai, nhân rộng nhiều mô hình về quyền tham gia của trẻ em có ý nghĩa như: Diễn đàn trẻ em các cấp, Hội đồng trẻ em cấp tỉnh, huyện, Nhóm trẻ em nòng cốt tại cộng đồng dân cư, câu lạc bộ quyền trẻ em... qua đó góp phần đào tạo những lớp công dân Việt Nam tự tin, có trách nhiệm, sẵn sàng đóng góp sức lực, trí tuệ ngay từ khi còn nhỏ tuổi vì sự phồn vinh, trường tồn của đất nước, vì sự tiến bộ của xã hội. Phó Thủ tướng kêu gọi mỗi gia đình, các cấp, các ngành và toàn xã hội, bằng trách nhiệm, tình thương yêu tiếp tục có nhiều hành động thiết thực hơn nữa, để chăm lo tốt hơn nữa cho trẻ em, nhất là các cháu gặp hoàn cảnh khó khăn, ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. "Làm sao tất cả các trẻ em đều được quan tâm, phát triển toàn diện, được sống trong tình thương yêu, môi trường sống an toàn, lành mạnh", Phó Thủ tướng nói. Phó Thủ tướng nhắn gửi các bạn nhỏ sau khi tham dự Diễn đàn, sẽ trở thành những hạt nhân lan tỏa tình yêu thương, nhân ái, yêu lao động, ham học hỏi, luôn ghi nhớ và làm thật tốt "Năm điều Bác Hồ dạy", xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, có ước mơ, hoài bão, khát vọng vì tương lai Tổ quốc. Chúc các bạn nhỏ bước vào năm học mới 2023 - 2024 luôn có nhiều sức khỏe, niềm vui, hạnh phúc và thu được nhiều kết quả tốt đẹp nhất, Phó Thủ tướng mong muốn, tại Diễn đàn năm sau, sẽ được gặp nhiều những tấm gương tiêu biểu hơn nữa của thiếu niên và nhi đồng nước nhà. Minh Khôi Tham khảo thêmĐề xuất dạy tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp MộtTham khảo thêmHỗ trợ bổ sung 2,1 triệu USD để phòng, chống đuối nước cho trẻ em tại Việt NamTham khảo thêmĐầu tư nguồn lực để giảm thiểu tổn hại trẻ emTham khảo thêmTạo ‘vaccine số’ an toàn, lành mạnh cho trẻ emTham khảo thêmThủ tướng: Truyền cảm hứng, tạo động lực để trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tự tin, bản lĩnh vươn lênTham khảo thêmCác địa phương miền Trung phát động Tháng hành động vì trẻ em
Lắng nghe trẻ em bằng trái tim và sự thấu hiểu Tới dự Diễn đàn Trẻ em quốc gia lần thứ 7 năm 2023, sáng 8/8, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và các đồng chí lãnh đạo bộ, ban, ngành vui mừng và xúc động khi được gặp gỡ hơn 180 bạn nhỏ tiêu biểu đến từ mọi vùng, miền, đại diện cho hơn 25 triệu thiếu niên, nhi đồng cả nước. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Việc xây dựng một môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh không chỉ có ý nghĩa với trẻ em mà cả đối với sự phát triển bền vững của đất nước - Ảnh: VGP/Minh Khôi Lắng nghe những chia sẻ, câu hỏi của các bạn nhỏ nêu lên tại diễn đàn, Phó Thủ tướng cho rằng việc xây dựng một môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh không chỉ có ý nghĩa với trẻ em mà cả đối với sự phát triển bền vững của đất nước. "Đây là chủ đề mang tính toàn cầu khi nhiều nơi trên thế giới đang xảy ra khủng hoảng như chiến tranh, nạn đói, dịch bệnh, thiên tai do biến đổi khí hậu. Điều đó cho thấy sự trưởng thành trong suy nghĩ, cũng như nhận thức của các em về trách nhiệm đối với nước nhà", Phó Thủ tướng nói. Lan tỏa những giá trị nhân văn tốt đẹp Ấn tượng trước nhiều hoạt động của Diễn đàn Trẻ em quốc gia lần thứ 7 như: Lễ báo công và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, thăm nhà Quốc hội, làm việc với các bộ, ngành, đoàn thể chính trị-xã hội..., Phó Thủ tướng cho rằng nhiều vấn đề được các bạn nhỏ đặt ra vừa mang tính thời sự liên quan trực tiếp đến công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em, vừa phản ánh trung thực việc thể chế hoá và triển khai các chủ trương, chính sách pháp luật nhằm xây dựng môi trường tốt hơn, an toàn hơn trong gia đình, nhà trường, xã hội. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhận thông điệp của Diễn đàn Trẻ em quốc gia lần thứ 7 - Ảnh: VGP/Minh Khôi "Các bác, các cô, các chú sẽ tiếp tục lắng nghe các cháu như những người bạn", Phó Thủ tướng nói và gửi những cái ôm nồng ấm cùng tình cảm yêu thương nhất đến các bạn nhỏ tham dự Diễn đàn cũng như các em thiếu niên, nhi đồng trong cả nước. Nhắc lại lời căn dặn của Bác Hồ kính yêu, các tấm gương anh hùng nhỏ tuổi trong công cuộc kháng chiến cứu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Phó Thủ tướng khẳng định: Với tinh thần "Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình", thế hệ các cháu thiếu niên, nhi đồng hôm nay đã làm rạng danh nước nhà bằng những thành tích hết sức ý nghĩa trong học tập, thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật; đóng góp vào sự phát triển của đất nước bằng những việc làm bình dị như yêu thương, sẻ chia, giúp đỡ bạn bè, những người có hoàn cảnh khó khăn; chung tay gìn giữ bảo vệ môi trường thiên nhiên. Nhiều cháu đã trở thành những công dân dũng cảm, quên mình cứu người bị nạn góp phần lan tỏa những giá trị nhân văn tốt đẹp trong xã hội. Phó Thủ tướng cho biết thêm, khi ở cương vị Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, ông rất vui, trân trọng khi nhận được nhiều bức thư của các bạn nhỏ đóng góp những chính sách, sáng kiến đầy tâm huyết cho công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và có những hành động, phong trào thiết thực đầy ý nghĩa như lì xì hạt giống, không thả bóng bay ngày khai trường, phân loại rác thải tại nguồn, trồng và bảo vệ cây xanh "Vì một Việt Nam xanh"... "Điều đó cho chúng ta niềm tin về một thế hệ chủ nhân tương lai đầy trách nhiệm đối với các vấn đề của xã hội, đất nước và toàn cầu". Phó Thủ tướng biểu dương và đánh giá cao những nỗ lực, vượt khó, vươn lên của các cháu thiếu niên, nhi đồng và kỳ vọng vào thế hệ trẻ sẽ làm nên những kỳ tích đưa Việt Nam bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ hằng mong muốn. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các đại biểu của Diễn đàn Trẻ em quốc gia lần thứ 7 - Ảnh: VGP/Minh Khôi Trẻ em không chỉ là tương lai mà còn là hiện tại Tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng nêu rõ: Trong bất kỳ hoàn cảnh nào Đảng, Nhà nước, gia đình và xã hội luôn dành những điều tốt đẹp nhất cho các cháu bằng cách hiện thực hóa thành những chính sách lớn về giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, y tế, tạo lập môi trường để "trẻ em không chỉ là tương lai mà còn là hiện tại". Cá nhân Phó Thủ tướng và lãnh đạo các bộ, ngành, đoàn thể chính trị-xã hội mong muốn tiếp tục được lắng nghe những chia sẻ về ước mơ, nguyện vọng của trẻ em. Và mỗi bạn nhỏ tham dự Diễn đàn, mỗi đóa hoa tiêu biểu của rừng hoa nghìn việc tốt hôm nay, cũng chính là một đại sứ để lan tỏa trong các bạn bè cùng trang lứa tình yêu thương để bạo lực không còn chỗ đứng trong môi trường học đường, xây dựng không gian mạng an toàn không chỉ cần thiết cho trẻ em hôm nay mà còn hữu ích cho thế hệ mai sau, thành lập câu lạc bộ trẻ em nòng cốt để kịp thời phát hiện và hỗ trợ giữa các học sinh với nhau... Lắng nghe trẻ em bằng trái tim và sự thấu hiểu, Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Công tác trẻ em là sự nghiệp vô cùng lớn lao, hệ trọng, phải thực hiện thường xuyên, liên tục, bền bỉ, lâu dài, từ những việc làm cụ thể. Trong đó người lớn phải làm gương. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và các bạn nhỏ đang được chăm sóc tại Trung tâm Phục hồi chức năng người khuyết tật Thụy An - Ảnh: VGP/Minh Khôi Để tạo dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho mọi trẻ em, các bộ, ngành, địa phương, các đoàn thể chính trị-xã hội cần tiếp tục lắng nghe, xem xét và đáp ứng ý kiến, nguyện vọng phù hợp của trẻ em, nhất là những địa phương chưa quan tâm đầy đủ đến công tác này. Phó Thủ tướng đề nghị tăng cường sự phối hợp cả ba nhân tố là gia đình, nhà trường và xã hội để dành tình cảm, những gì tốt nhất cho trẻ em, nhất là những cháu có hoàn cảnh đặc biệt, nhằm phát triển toàn diện Đức - Trí - Thể - Mỹ, rèn luyện kỹ năng mềm, kỹ năng sống, biết điều hay, lẽ phải, có đủ kiến thức để ứng phó và tự bảo vệ mình trước các tình huống nguy hiểm như bị bạo hành, bị xâm hại về thể chất hoặc tinh thần; có thể tránh, phòng ngừa các hành vi, hiện tượng xấu, tiêu cực, nguy cơ bị tai nạn thương tích, đuối nước... Bên cạnh đó, các bộ: Lao động-Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, các hội bảo vệ trẻ em, tổ chức tư vấn tâm lý... cần thiết lập thêm nhiều kênh kết nối, lắng nghe, nắm bắt kịp thời tâm tư, suy nghĩ của trẻ em với sự gần gũi, chân tình, riêng tư; đồng thời tăng cường hoạt động tư vấn tâm lý trong trường phổ thông nhằm phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp (khi cần thiết) đối với học sinh đang gặp phải khó khăn về tâm lý trong học tập và cuộc sống. Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, đoàn thể chính trị-xã hội cùng tham gia xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa, an toàn trên môi trường mạng, có giải pháp ngăn chặn hiệu quả các thông tin xấu, độc, nội dung không phù hợp với lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng; phát động nhiều phong trào bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp, hình thành nếp sống thân thiện, hòa mình với thiên nhiên trong các em nhỏ. Cuối cùng là tạo thêm nhiều kênh, diễn dàn để trẻ em được biểu đạt nguyện vọng, tham gia xây dựng và hoàn thiện chính sách có liên quan đến quyền và lợi ích của trẻ em đã được nêu trong Hiến pháp, pháp luật và các công ước quốc tế. "Các cháu có thể sáng tạo hơn nữa trong tổ chức các phiên họp giả định của "Quốc hội trẻ em", "Chính phủ trẻ em", "Hội đồng trẻ em" không chỉ thảo luận về những vấn đề nóng của trẻ em mà cả những lĩnh vực đời sống xã hội khác mà các cháu quan tâm", Phó Thủ tướng gợi mở. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà mong muốn các bạn nhỏ dự Diễn đàn Trẻ em quốc gia lần thứ 7 sẽ là hạt nhân lan tỏa tình yêu thương, nhân ái, yêu lao động, ham học hỏi, luôn ghi nhớ và làm thật tốt "Năm điều Bác Hồ dạy", xứng đáng là con ngoan, trò giỏi - Ảnh: VGP/Minh Khôi Chăm lo cho trẻ em với tình thương yêu và trách nhiệm Nhân dịp này, Phó Thủ tướng đánh giá cao Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, một số bộ, ngành, tổ chức, địa phương, trong những năm qua, đã triển khai, nhân rộng nhiều mô hình về quyền tham gia của trẻ em có ý nghĩa như: Diễn đàn trẻ em các cấp, Hội đồng trẻ em cấp tỉnh, huyện, Nhóm trẻ em nòng cốt tại cộng đồng dân cư, câu lạc bộ quyền trẻ em... qua đó góp phần đào tạo những lớp công dân Việt Nam tự tin, có trách nhiệm, sẵn sàng đóng góp sức lực, trí tuệ ngay từ khi còn nhỏ tuổi vì sự phồn vinh, trường tồn của đất nước, vì sự tiến bộ của xã hội. Phó Thủ tướng kêu gọi mỗi gia đình, các cấp, các ngành và toàn xã hội, bằng trách nhiệm, tình thương yêu tiếp tục có nhiều hành động thiết thực hơn nữa, để chăm lo tốt hơn nữa cho trẻ em, nhất là các cháu gặp hoàn cảnh khó khăn, ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. "Làm sao tất cả các trẻ em đều được quan tâm, phát triển toàn diện, được sống trong tình thương yêu, môi trường sống an toàn, lành mạnh", Phó Thủ tướng nói. Phó Thủ tướng nhắn gửi các bạn nhỏ sau khi tham dự Diễn đàn, sẽ trở thành những hạt nhân lan tỏa tình yêu thương, nhân ái, yêu lao động, ham học hỏi, luôn ghi nhớ và làm thật tốt "Năm điều Bác Hồ dạy", xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, có ước mơ, hoài bão, khát vọng vì tương lai Tổ quốc. Chúc các bạn nhỏ bước vào năm học mới 2023 - 2024 luôn có nhiều sức khỏe, niềm vui, hạnh phúc và thu được nhiều kết quả tốt đẹp nhất, Phó Thủ tướng mong muốn, tại Diễn đàn năm sau, sẽ được gặp nhiều những tấm gương tiêu biểu hơn nữa của thiếu niên và nhi đồng nước nhà. Minh Khôi Tham khảo thêmĐề xuất dạy tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp MộtTham khảo thêmHỗ trợ bổ sung 2,1 triệu USD để phòng, chống đuối nước cho trẻ em tại Việt NamTham khảo thêmĐầu tư nguồn lực để giảm thiểu tổn hại trẻ emTham khảo thêmTạo ‘vaccine số’ an toàn, lành mạnh cho trẻ emTham khảo thêmThủ tướng: Truyền cảm hứng, tạo động lực để trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tự tin, bản lĩnh vươn lênTham khảo thêmCác địa phương miền Trung phát động Tháng hành động vì trẻ em
Tiêu chí đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước
Bộ Nội vụ đã có Quyết định số 1001/QĐ-BNV ban hành Phương pháp đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước.
Hàng năm, tiến hành đo lường và công bố Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước quy mô quốc gia Theo quyết định, mục tiêu chung của việc đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước nhằm đánh giá khách quan chất lượng phục vụ người dân của cơ quan hành chính nhà nước, góp phần xây dựng nền hành chính phục vụ, lấy người dân làm trung tâm, công khai, minh bạch, nâng cao trách nhiệm giải trình theo các mục tiêu của của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030. Hàng năm, công bố Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước Mục tiêu cụ thể: Hàng năm, tiến hành đo lường và công bố Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước quy mô quốc gia. Đồng thời, cung cấp cho Chính phủ, chính quyền địa phương, cơ quan hành chính nhà nước các cấp các thông tin khách quan về nhận định, đánh giá, mức độ hài lòng, nhu cầu, mong đợi của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước dựa trên cảm nhận của người dân. Tham mưu cho Chính phủ, kiến nghị đối với chính quyền địa phương, cơ quan hành chính nhà nước các cấp các giải pháp phù hợp, hiệu quả nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước và sự hài lòng của người dân. Nâng cao nhận thức, văn hóa thực thi công vụ lấy người dân làm trung tâm trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Tạo điều kiện, cơ hội để người dân tham gia vào quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách và giám sát đối với hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Nội dung đo lường sự hài lòng của người dân với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước giai đoạn 2023–2026 Đo lường sự hài lòng của người dân được thực hiện đối với 03 khía cạnh: 1- Nhận định, đánh giá của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước Các tiêu chí đo lường nhận định, đánh giá của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước gồm:- Mức độ quan tâm theo dõi của người dân đối với các chính sách công; - Kênh thông tin mà người dân sử dụng để theo dõi các chính sách công; - Mức độ phù hợp của các hình thức tiếp cận thông tin về chính sách công đối với người dân; - Mức độ người dân sẵn sàng tham gia góp ý kiến cho cơ quan nhà nước về chính sách công; - Cảm nhận của người dân về tình trạng công chức gây phiền hà, sách nhiễu trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính; - Cảm nhận của người dân về tình trạng phải đưa tiền ngoài quy định cho công chức trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính; - Mức độ phù hợp của các hình thức nộp hồ sơ, nhận kết quả phù hợp đối với người dân; - Sự trải nghiệm của người dân về chính sách công, dịch vụ hành chính công, dịch vụ công cơ bản, thiết yếu. 2- Mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước Đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện thông qua 02 nội dung, gồm: - Đo lường sự hài lòng của người dân đối với việc xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách công; - Đo lường sự hài lòng của người dân đối với việc cung ứng dịch vụ hành chính công. 3- Nhu cầu, mong đợi của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước Đo lường nhu cầu, mong đợi của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước gồm các tiêu chí sau: - Nâng cao tính công khai, minh bạch trong cung cấp thông tin cho người dân. - Tăng cường trách nhiệm giải trình của chính quyền đối với người dân. - Mở rộng các cơ hội tham gia giám sát của người dân đối với hoạt động của chính quyền. - Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương. - Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giải quyết công việc cho người người dân. - Nâng cao năng lực của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết công việc cho người dân. - Nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức đối với người dân trong giải quyết công việc cho người dân. - Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong giải quyết công việc cho người dân. - Nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công trực tuyến để tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho người dân trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến. - Nâng cao chất lượng tiếp nhận, giải quyết ý kiến góp ý, phản ánh, kiến nghị của người dân. M.Hiển Tham khảo thêmĐề án 06: Xây dựng nền hành chính văn minh, phát triển công dân sốTham khảo thêmBài 2: Nhiều sáng kiến, nỗ lực để có nền hành chính phục vụ, vì dânTham khảo thêmXây dựng một nền hành chính hiện đại, hiệu quảTham khảo thêmĐo lường sự hài lòng của người dân về sự phục vụ hành chính của cơ quan nhà nướcTham khảo thêmĐẩy mạnh triển khai một cách toàn diện, đồng bộ các nội dung về cải cách hành chínhTham khảo thêmTạo đột phá mạnh mẽ để nâng cao hiệu quả cải cách hành chínhTham khảo thêmCác bộ, ngành, địa phương cần chủ động thực thi cải cách hành chínhTham khảo thêmBộ Nội vụ tăng cường kiểm tra cải cách hành chính tại các cơ quan đơn vịTham khảo thêmKế hoạch hoạt động năm 2023 của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủTham khảo thêmCải cách hành chính phải gắn với đổi mới sáng tạo
Tiêu chí đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước Bộ Nội vụ đã có Quyết định số 1001/QĐ-BNV ban hành Phương pháp đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước. Hàng năm, tiến hành đo lường và công bố Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước quy mô quốc gia Theo quyết định, mục tiêu chung của việc đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước nhằm đánh giá khách quan chất lượng phục vụ người dân của cơ quan hành chính nhà nước, góp phần xây dựng nền hành chính phục vụ, lấy người dân làm trung tâm, công khai, minh bạch, nâng cao trách nhiệm giải trình theo các mục tiêu của của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030. Hàng năm, công bố Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước Mục tiêu cụ thể: Hàng năm, tiến hành đo lường và công bố Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước quy mô quốc gia. Đồng thời, cung cấp cho Chính phủ, chính quyền địa phương, cơ quan hành chính nhà nước các cấp các thông tin khách quan về nhận định, đánh giá, mức độ hài lòng, nhu cầu, mong đợi của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước dựa trên cảm nhận của người dân. Tham mưu cho Chính phủ, kiến nghị đối với chính quyền địa phương, cơ quan hành chính nhà nước các cấp các giải pháp phù hợp, hiệu quả nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước và sự hài lòng của người dân. Nâng cao nhận thức, văn hóa thực thi công vụ lấy người dân làm trung tâm trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Tạo điều kiện, cơ hội để người dân tham gia vào quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách và giám sát đối với hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Nội dung đo lường sự hài lòng của người dân với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước giai đoạn 2023–2026 Đo lường sự hài lòng của người dân được thực hiện đối với 03 khía cạnh: 1- Nhận định, đánh giá của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước Các tiêu chí đo lường nhận định, đánh giá của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước gồm:- Mức độ quan tâm theo dõi của người dân đối với các chính sách công; - Kênh thông tin mà người dân sử dụng để theo dõi các chính sách công; - Mức độ phù hợp của các hình thức tiếp cận thông tin về chính sách công đối với người dân; - Mức độ người dân sẵn sàng tham gia góp ý kiến cho cơ quan nhà nước về chính sách công; - Cảm nhận của người dân về tình trạng công chức gây phiền hà, sách nhiễu trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính; - Cảm nhận của người dân về tình trạng phải đưa tiền ngoài quy định cho công chức trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính; - Mức độ phù hợp của các hình thức nộp hồ sơ, nhận kết quả phù hợp đối với người dân; - Sự trải nghiệm của người dân về chính sách công, dịch vụ hành chính công, dịch vụ công cơ bản, thiết yếu. 2- Mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước Đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện thông qua 02 nội dung, gồm: - Đo lường sự hài lòng của người dân đối với việc xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách công; - Đo lường sự hài lòng của người dân đối với việc cung ứng dịch vụ hành chính công. 3- Nhu cầu, mong đợi của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước Đo lường nhu cầu, mong đợi của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước gồm các tiêu chí sau: - Nâng cao tính công khai, minh bạch trong cung cấp thông tin cho người dân. - Tăng cường trách nhiệm giải trình của chính quyền đối với người dân. - Mở rộng các cơ hội tham gia giám sát của người dân đối với hoạt động của chính quyền. - Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương. - Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giải quyết công việc cho người người dân. - Nâng cao năng lực của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết công việc cho người dân. - Nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức đối với người dân trong giải quyết công việc cho người dân. - Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong giải quyết công việc cho người dân. - Nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công trực tuyến để tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho người dân trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến. - Nâng cao chất lượng tiếp nhận, giải quyết ý kiến góp ý, phản ánh, kiến nghị của người dân. M.Hiển Tham khảo thêmĐề án 06: Xây dựng nền hành chính văn minh, phát triển công dân sốTham khảo thêmBài 2: Nhiều sáng kiến, nỗ lực để có nền hành chính phục vụ, vì dânTham khảo thêmXây dựng một nền hành chính hiện đại, hiệu quảTham khảo thêmĐo lường sự hài lòng của người dân về sự phục vụ hành chính của cơ quan nhà nướcTham khảo thêmĐẩy mạnh triển khai một cách toàn diện, đồng bộ các nội dung về cải cách hành chínhTham khảo thêmTạo đột phá mạnh mẽ để nâng cao hiệu quả cải cách hành chínhTham khảo thêmCác bộ, ngành, địa phương cần chủ động thực thi cải cách hành chínhTham khảo thêmBộ Nội vụ tăng cường kiểm tra cải cách hành chính tại các cơ quan đơn vịTham khảo thêmKế hoạch hoạt động năm 2023 của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủTham khảo thêmCải cách hành chính phải gắn với đổi mới sáng tạo
Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9
Bộ Công an vừa có Điện gửi Cục Cảnh sát giao thông và Công an các đơn vị, địa phương về tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 và Tháng cao điểm an toàn giao thông cho học sinh đến trường – Tháng 9.
Thu Aug 31 2023 15:43:34 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Thu Aug 31 2023 15:43:34 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Thu Aug 31 2023 15:48:16 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Theo đó, Cục Cảnh sát giao thông và Công an các đơn vị địa phương chủ động xây dựng phương án tổ chức giao thông an toàn, thông suốt, nhất là trên tuyến, khu vực có nguy cơ cao xảy ra tai nạn giao thông (TNGT), ùn tắc giao thông, các trục chính ra vào Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, các tuyến quốc lộ, các đầu mối giao thông trọng điểm, các địa điểm du lịch, khu vui chơi giải trí, các bến tàu, nhà ga, các điểm đang thi công; kịp thời khắc phục sự cố, tai nạn, đặc biệt là trên những tuyến giao thông. Phối hợp với đơn vị chức năng của ngành Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra điều kiện an toàn các công trình, kết cấu hạ tầng giao thông; rà soát hệ thống vạch sơn, biển báo hiệu giao thông, hộ lan, đèn tín hiệu, thiết bị cảnh báo phản quang, gờ giảm tốc tại các nút giao thông, đoạn đường có độ dốc cao, bán kính cong hẹp, tầm nhìn hạn chế, những vị trí mở đường dân sinh...; tổ chức đánh giá, khảo sát xác định các "điểm đen" về TNGT; những vị trí thường tập trung đông người dọc các tuyến giao thông tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông để có giải pháp khắc phục kịp thời, góp phần kiềm chế TNGT, bảo đảm TTATGT. Tập trung tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm TTATGT; chú ý các hành vi vi phạm nghiêm trọng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến TNGT, ùn tắc giao thông, như: Vi phạm quy định nồng độ cồn, ma túy, tốc độ, chở quá số người quy định, vi phạm tải trọng, không thắt dây an toàn khi ngồi trên xe ô tô, đi không đúng phần đường, làn đường, đi ngược chiều, xe hết niên hạn sử dụng, quá hạn kiểm định; vi phạm khi qua đường ngang; chở quá vạch dấu mớn nước an toàn; phương tiện không bảo đảm an toàn, không trang bị dụng cụ cứu sinh, chống đắm; không có giấy phép lái xe, chứng chỉ chuyên môn; chủ động phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý nghiêm các vụ tụ tập gây rối trật tự công cộng, đua xe trái phép; cương quyết xử lý, trấn áp những đối tượng có hành vi chống người thi hành công vụ. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật an toàn giao thông; hỗ trợ, giúp đỡ người dân đi lại trong dịp nghỉ Lễ bằng những hành động thiết thực, góp phần giúp người dân giảm bớt vất vả, khó khăn trong quá trình di chuyển; kiên trì vận động Nhân dân thực hiện "Đã uống rượu, bia - không lái xe"; "Không sử dụng điện thoại khi lái xe"; "Đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn khi đi mô tô, xe máy, xe đạp điện"; "Thắt dây an toàn khi ngồi trên xe ô tô"; tuân thủ quy tắc giao thông; phòng ngừa tai nạn đường đèo dốc, trên những cung đường miền núi có nguy cơ cao xảy ra TNGT đường bộ, đường ngang qua đường sắt, đường thủy nội địa... Tăng cường lực lượng, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, triển khai đồng bộ các biện pháp bảo đảm TTATGT để triển khai thực hiện "Tháng cao điểm an toàn giao thông cho học sinh đến trường - Tháng 9" theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; đảm bảo tuyệt đối an toàn cho học sinh đến trường, nhất là trong những ngày đầu khai giảng, không được để xảy ra các vụ TNGT liên quan đến học sinh trong ngày đầu đến trường; nắm bắt tình hình tại các cổng trường học, việc chấp hành của học sinh, sinh viên đặc biệt là việc giao xe của phụ huynh cho học sinh, sinh viên chưa đủ điều kiện điều khiển phương tiện. Chủ động phối hợp với ngành Giáo dục đào tạo tăng cường tuyên truyền tại các cơ sở giáo dục, trường học, với các hình thức phù hợp như đăng tải các bài viết trên các trang mạng xã hội của các cơ sở giáo dục, báo cáo trực tiếp tại các chương trình ngoại khóa, chương trình học, tuyên truyền tại khu vực cổng trường cho phụ huynh học sinh, gửi tin nhắn qua zalo, các ứng dụng mạng xã hội..., hướng dẫn học sinh, sinh viên và phụ huynh học sinh các kỹ năng tham gia giao thông an toàn như: đi bộ, sang đường; đi phà, đi thuyền; điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện, xe đạp; ngồi trên ô tô đi học, thăm quan, dã ngoại an toàn và thoát hiểm khi gặp các tình huống giao thông nguy hiểm... Phân công lực lượng tăng cường tuần tra kiểm soát tại khu vực các trường học để xử lý nghiêm học sinh, sinh viên sử dụng xe mô tô, xe máy điện, xe đạp điện vi phạm Luật Giao thông đường bộ; kiểm soát, xử lý nghiêm phương tiện đường bộ, đường thủy vận chuyển đưa đón học sinh không đảm bảo an toàn kỹ thuật và không đủ các trang thiết bị an toàn cần thiết.
Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 Bộ Công an vừa có Điện gửi Cục Cảnh sát giao thông và Công an các đơn vị, địa phương về tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 và Tháng cao điểm an toàn giao thông cho học sinh đến trường – Tháng 9. Thu Aug 31 2023 15:43:34 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Thu Aug 31 2023 15:43:34 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Thu Aug 31 2023 15:48:16 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Theo đó, Cục Cảnh sát giao thông và Công an các đơn vị địa phương chủ động xây dựng phương án tổ chức giao thông an toàn, thông suốt, nhất là trên tuyến, khu vực có nguy cơ cao xảy ra tai nạn giao thông (TNGT), ùn tắc giao thông, các trục chính ra vào Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, các tuyến quốc lộ, các đầu mối giao thông trọng điểm, các địa điểm du lịch, khu vui chơi giải trí, các bến tàu, nhà ga, các điểm đang thi công; kịp thời khắc phục sự cố, tai nạn, đặc biệt là trên những tuyến giao thông. Phối hợp với đơn vị chức năng của ngành Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra điều kiện an toàn các công trình, kết cấu hạ tầng giao thông; rà soát hệ thống vạch sơn, biển báo hiệu giao thông, hộ lan, đèn tín hiệu, thiết bị cảnh báo phản quang, gờ giảm tốc tại các nút giao thông, đoạn đường có độ dốc cao, bán kính cong hẹp, tầm nhìn hạn chế, những vị trí mở đường dân sinh...; tổ chức đánh giá, khảo sát xác định các "điểm đen" về TNGT; những vị trí thường tập trung đông người dọc các tuyến giao thông tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông để có giải pháp khắc phục kịp thời, góp phần kiềm chế TNGT, bảo đảm TTATGT. Tập trung tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm TTATGT; chú ý các hành vi vi phạm nghiêm trọng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến TNGT, ùn tắc giao thông, như: Vi phạm quy định nồng độ cồn, ma túy, tốc độ, chở quá số người quy định, vi phạm tải trọng, không thắt dây an toàn khi ngồi trên xe ô tô, đi không đúng phần đường, làn đường, đi ngược chiều, xe hết niên hạn sử dụng, quá hạn kiểm định; vi phạm khi qua đường ngang; chở quá vạch dấu mớn nước an toàn; phương tiện không bảo đảm an toàn, không trang bị dụng cụ cứu sinh, chống đắm; không có giấy phép lái xe, chứng chỉ chuyên môn; chủ động phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý nghiêm các vụ tụ tập gây rối trật tự công cộng, đua xe trái phép; cương quyết xử lý, trấn áp những đối tượng có hành vi chống người thi hành công vụ. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật an toàn giao thông; hỗ trợ, giúp đỡ người dân đi lại trong dịp nghỉ Lễ bằng những hành động thiết thực, góp phần giúp người dân giảm bớt vất vả, khó khăn trong quá trình di chuyển; kiên trì vận động Nhân dân thực hiện "Đã uống rượu, bia - không lái xe"; "Không sử dụng điện thoại khi lái xe"; "Đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn khi đi mô tô, xe máy, xe đạp điện"; "Thắt dây an toàn khi ngồi trên xe ô tô"; tuân thủ quy tắc giao thông; phòng ngừa tai nạn đường đèo dốc, trên những cung đường miền núi có nguy cơ cao xảy ra TNGT đường bộ, đường ngang qua đường sắt, đường thủy nội địa... Tăng cường lực lượng, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, triển khai đồng bộ các biện pháp bảo đảm TTATGT để triển khai thực hiện "Tháng cao điểm an toàn giao thông cho học sinh đến trường - Tháng 9" theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; đảm bảo tuyệt đối an toàn cho học sinh đến trường, nhất là trong những ngày đầu khai giảng, không được để xảy ra các vụ TNGT liên quan đến học sinh trong ngày đầu đến trường; nắm bắt tình hình tại các cổng trường học, việc chấp hành của học sinh, sinh viên đặc biệt là việc giao xe của phụ huynh cho học sinh, sinh viên chưa đủ điều kiện điều khiển phương tiện. Chủ động phối hợp với ngành Giáo dục đào tạo tăng cường tuyên truyền tại các cơ sở giáo dục, trường học, với các hình thức phù hợp như đăng tải các bài viết trên các trang mạng xã hội của các cơ sở giáo dục, báo cáo trực tiếp tại các chương trình ngoại khóa, chương trình học, tuyên truyền tại khu vực cổng trường cho phụ huynh học sinh, gửi tin nhắn qua zalo, các ứng dụng mạng xã hội..., hướng dẫn học sinh, sinh viên và phụ huynh học sinh các kỹ năng tham gia giao thông an toàn như: đi bộ, sang đường; đi phà, đi thuyền; điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện, xe đạp; ngồi trên ô tô đi học, thăm quan, dã ngoại an toàn và thoát hiểm khi gặp các tình huống giao thông nguy hiểm... Phân công lực lượng tăng cường tuần tra kiểm soát tại khu vực các trường học để xử lý nghiêm học sinh, sinh viên sử dụng xe mô tô, xe máy điện, xe đạp điện vi phạm Luật Giao thông đường bộ; kiểm soát, xử lý nghiêm phương tiện đường bộ, đường thủy vận chuyển đưa đón học sinh không đảm bảo an toàn kỹ thuật và không đủ các trang thiết bị an toàn cần thiết.
Cấp bằng Tổ quốc ghi công cho 3 chiến sĩ Công an hy sinh khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại đèo Bảo Lộc
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 900/QĐ-TTg ngày 31/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ cấp bằng Tổ quốc ghi công cho 03 liệt sĩ thuộc Bộ Công an, đã hy sinh trong khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu thảm họa thiên tai tại khu vực đèo Bảo Lộc, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng.
Trung tá Nguyễn Khắc Thường, Thiếu tá Lê Quang Thành và Đại úy Lê Ánh Sáng (từ trái qua) (Ảnh: BCA). 03 liệt sĩ được cấp bằng Tổ quốc ghi công gồm: 1. Liệt sĩ Nguyễn Khắc Thường, Trung tá Công an nhân dân, cán bộ Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Lâm Đồng; nguyên quán: Xã Nam Hưng, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. 2. Liệt sĩ Lê Quang Thành, Thiếu tá Công an nhân dân, cán bộ Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Lâm Đồng; nguyên quán: Xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. 3. Liệt sĩ Lê Ánh Sáng, Đại úy Công an nhân dân, cán bộ Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Lâm Đồng; nguyên quán: Xã Tân Lâm Hương, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. * Trước đó, khoảng 14h30 ngày 30/7/2023, nhận được thông tin khu vực đèo Bảo Lộc có hiện tượng sạt lở, cán bộ, chiến sĩ thuộc Trạm Cảnh sát giao thông Madaguoi, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Lâm Đồng khẩn trương cùng người dân di dời phương tiện, trang thiết bị khỏi khu vực nguy hiểm. Trong lúc lực lượng chức năng làm nhiệm vụ, một lượng lớn đất đá bất ngờ đổ xuống, vùi lấp 3 chiến sĩ cảnh sát giao thông và 1 người dân tham gia hỗ trợ việc cứu hộ. Cùng ngày, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể 3 chiến sĩ cảnh sát giao thông gồm: Thiếu tá Nguyễn Khắc Thường (sinh năm 1982), Đại úy Lê Quang Thành (sinh năm 1977) và Thượng úy Lê Ánh Sáng (sinh năm 1990). Bộ Công an đã có quyết định truy thăng quân hàm với Thiếu tá Nguyễn Khắc Thường lên Trung tá, Đại úy Lê Quang Thành lên Thiếu tá, Thượng úy Lê Ánh Sáng lên Đại úy./. Tham khảo thêmPhó Thủ tướng Trần Lưu Quang đến hiện trường kiểm tra, chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ sạt lở nghiêm trọng tại Lâm ĐồngTham khảo thêmTập trung khắc phục sạt lở đất tại đèo Bảo Lộc, chủ động ứng phó với mưa lớn khu vực Tây Nguyên và Nam BộTham khảo thêmSạt lở nghiêm trọng tại đèo Bảo Lộc: Trạm Cảnh sát giao thông và 3 cán bộ chiến sĩ bị vùi lấpTham khảo thêmBộ GTVT ra công điện khẩn ứng phó mưa lũ, sạt lở khu vực Tây Nguyên
Cấp bằng Tổ quốc ghi công cho 3 chiến sĩ Công an hy sinh khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại đèo Bảo Lộc Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 900/QĐ-TTg ngày 31/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ cấp bằng Tổ quốc ghi công cho 03 liệt sĩ thuộc Bộ Công an, đã hy sinh trong khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu thảm họa thiên tai tại khu vực đèo Bảo Lộc, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng. Trung tá Nguyễn Khắc Thường, Thiếu tá Lê Quang Thành và Đại úy Lê Ánh Sáng (từ trái qua) (Ảnh: BCA). 03 liệt sĩ được cấp bằng Tổ quốc ghi công gồm: 1. Liệt sĩ Nguyễn Khắc Thường, Trung tá Công an nhân dân, cán bộ Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Lâm Đồng; nguyên quán: Xã Nam Hưng, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. 2. Liệt sĩ Lê Quang Thành, Thiếu tá Công an nhân dân, cán bộ Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Lâm Đồng; nguyên quán: Xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. 3. Liệt sĩ Lê Ánh Sáng, Đại úy Công an nhân dân, cán bộ Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Lâm Đồng; nguyên quán: Xã Tân Lâm Hương, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. * Trước đó, khoảng 14h30 ngày 30/7/2023, nhận được thông tin khu vực đèo Bảo Lộc có hiện tượng sạt lở, cán bộ, chiến sĩ thuộc Trạm Cảnh sát giao thông Madaguoi, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Lâm Đồng khẩn trương cùng người dân di dời phương tiện, trang thiết bị khỏi khu vực nguy hiểm. Trong lúc lực lượng chức năng làm nhiệm vụ, một lượng lớn đất đá bất ngờ đổ xuống, vùi lấp 3 chiến sĩ cảnh sát giao thông và 1 người dân tham gia hỗ trợ việc cứu hộ. Cùng ngày, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể 3 chiến sĩ cảnh sát giao thông gồm: Thiếu tá Nguyễn Khắc Thường (sinh năm 1982), Đại úy Lê Quang Thành (sinh năm 1977) và Thượng úy Lê Ánh Sáng (sinh năm 1990). Bộ Công an đã có quyết định truy thăng quân hàm với Thiếu tá Nguyễn Khắc Thường lên Trung tá, Đại úy Lê Quang Thành lên Thiếu tá, Thượng úy Lê Ánh Sáng lên Đại úy./. Tham khảo thêmPhó Thủ tướng Trần Lưu Quang đến hiện trường kiểm tra, chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ sạt lở nghiêm trọng tại Lâm ĐồngTham khảo thêmTập trung khắc phục sạt lở đất tại đèo Bảo Lộc, chủ động ứng phó với mưa lớn khu vực Tây Nguyên và Nam BộTham khảo thêmSạt lở nghiêm trọng tại đèo Bảo Lộc: Trạm Cảnh sát giao thông và 3 cán bộ chiến sĩ bị vùi lấpTham khảo thêmBộ GTVT ra công điện khẩn ứng phó mưa lũ, sạt lở khu vực Tây Nguyên
Cảnh giác với số điện thoại lạ mời thuê bao chuẩn hóa thông tin
(Chinhphu.vn) – Gần đây, một số người dân đã nhận được cuộc gọi thông báo từ số điện thoại lạ mạo danh cơ quan Nhà nước yêu cầu chủ thuê bao cung cấp thông tin cá nhân để phục vụ việc chuẩn hóa thông tin. Vì vậy, người dân cần hết sức cảnh giác với nhũng cuộc gọi này.
Người dân có thể đến các điểm giao dịch gần nhất của nhà mạng để được tư vấn, hỗ trợ chuẩn hóa thông tin thuê bao. Ảnh: VGP/MS Trước tình trạng xuất hiện nhiều trường hợp người dân nhận được cuộc gọi thông báo từ các số điện thoại lạ mạo danh cơ quan quản lý nhà nước hoặc các nhà mạng yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân phục vụ chuẩn hóa thông tin thuê bao, nếu không cung cấp thông tin, người dân sẽ bị khoá máy, nhà mạng VinaPhone chính thức thông báo về tin nhắn, số điện thoại, đường dây nóng để khách hàng yên tâm thực hiện theo hướng dẫn, tránh bị đối tượng xấu lợi dụng. Theo đó, hiện tại, VinaPhone chỉ thực hiện thông báo đến các khách hàng nằm trong diện cần phải kiểm tra, chuẩn hóa thông tin thuê bao thông qua các kênh chính thức như: Tin nhắn gửi từ tên định danh "VinaPhone"; cuộc gọi nhân công và cuộc gọi tự động hiển thị tên định danh "VinaPhone" và/hoặc từ các số điện thoại 0888-00-1091, 0911-00-1091. Cục Viễn thông khẳng định không thực hiện gọi điện tới người dân dọa khóa thuê bao 17/03/2023 20:12Thông báo số điện thoại chính thức của nhà mạng để chuẩn hóa thông tin thuê bao 17/03/2023 16:48Chuẩn hóa các thông tin thuê bao nhằm giảm tình trạng sử dụng "sim rác" 15/03/2023 15:51Đình chỉ phát triển thuê bao mới nếu nhà mạng sai phạm 15/03/2023 12:40Sẽ chuẩn hóa các thông tin thuê bao di động trước ngày 31/3 13/03/2023 17:38 Với các tin nhắn gửi từ tên định danh "VinaPhone" sẽ có nội dung: (TB) VinaPhone trân trọng thông báo, thông tin thuê bao số 0xxxxxxxxx, (Nguyễn Văn A, ngày sinh, CMND/CCCD) chưa trùng khớp với Cơ sở Dữ liệu quốc gia về dân cư. Để thuê bao không bị tạm ngưng dịch vụ 1 chiều từ ngày 31/3/2023, mời quý khách cập nhật chính xác thông tin trước ngày 25/3/2023 tại: - Mục "Thông tin thuê bao" trên ứng dụng My VNPT (my.vnpt.com.vn/app) hoặc website https://my.vnpt.com.vn/tttb; - Các điểm giao dịch VinaPhone gần nhất (mang theo CMND/CCCD/hộ chiếu). Với các thông báo từ những số điện thoại lạ yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân cho đối tượng thực hiện cuộc gọi đều không đúng theo quy trình chuẩn hóa thông tin thuê bao chính thức của VinaPhone. Đặc biệt, VinaPhone sẽ không đột ngột khóa thuê bao của bất kỳ khách hàng nào ngay sau thông báo mà sẽ thực hiện theo đúng trình tự quy định của các cơ quan quản lý Nhà nước. Cụ thể, VinaPhone sẽ nhắn tin thông báo liên tục cho các khách hàng nằm trong diện cần phải chuẩn hóa thông tin, mỗi ngày ít nhất 1 lần, trong 5 ngày liên tiếp. Các thuê bao chưa thực hiện chuẩn hóa thông tin sẽ chỉ bị gián đoạn liên lạc 1 chiều sau ngày 31/3/2023. Sau đó đến ngày 15/4/2023, VinaPhone sẽ thực hiện tạm khóa liên lạc 2 chiều và đến 15/5/2023 mới thu hồi số thuê bao đối với những khách hàng chưa thực hiện chuẩn hóa lại thông tin thuê bao theo quy định. Việc thông báo tới khách hàng cũng như tiến hành các biện pháp xử lý đều có lộ trình cụ thể và đều được công khai./. HM
Cảnh giác với số điện thoại lạ mời thuê bao chuẩn hóa thông tin (Chinhphu.vn) – Gần đây, một số người dân đã nhận được cuộc gọi thông báo từ số điện thoại lạ mạo danh cơ quan Nhà nước yêu cầu chủ thuê bao cung cấp thông tin cá nhân để phục vụ việc chuẩn hóa thông tin. Vì vậy, người dân cần hết sức cảnh giác với nhũng cuộc gọi này. Người dân có thể đến các điểm giao dịch gần nhất của nhà mạng để được tư vấn, hỗ trợ chuẩn hóa thông tin thuê bao. Ảnh: VGP/MS Trước tình trạng xuất hiện nhiều trường hợp người dân nhận được cuộc gọi thông báo từ các số điện thoại lạ mạo danh cơ quan quản lý nhà nước hoặc các nhà mạng yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân phục vụ chuẩn hóa thông tin thuê bao, nếu không cung cấp thông tin, người dân sẽ bị khoá máy, nhà mạng VinaPhone chính thức thông báo về tin nhắn, số điện thoại, đường dây nóng để khách hàng yên tâm thực hiện theo hướng dẫn, tránh bị đối tượng xấu lợi dụng. Theo đó, hiện tại, VinaPhone chỉ thực hiện thông báo đến các khách hàng nằm trong diện cần phải kiểm tra, chuẩn hóa thông tin thuê bao thông qua các kênh chính thức như: Tin nhắn gửi từ tên định danh "VinaPhone"; cuộc gọi nhân công và cuộc gọi tự động hiển thị tên định danh "VinaPhone" và/hoặc từ các số điện thoại 0888-00-1091, 0911-00-1091. Cục Viễn thông khẳng định không thực hiện gọi điện tới người dân dọa khóa thuê bao 17/03/2023 20:12Thông báo số điện thoại chính thức của nhà mạng để chuẩn hóa thông tin thuê bao 17/03/2023 16:48Chuẩn hóa các thông tin thuê bao nhằm giảm tình trạng sử dụng "sim rác" 15/03/2023 15:51Đình chỉ phát triển thuê bao mới nếu nhà mạng sai phạm 15/03/2023 12:40Sẽ chuẩn hóa các thông tin thuê bao di động trước ngày 31/3 13/03/2023 17:38 Với các tin nhắn gửi từ tên định danh "VinaPhone" sẽ có nội dung: (TB) VinaPhone trân trọng thông báo, thông tin thuê bao số 0xxxxxxxxx, (Nguyễn Văn A, ngày sinh, CMND/CCCD) chưa trùng khớp với Cơ sở Dữ liệu quốc gia về dân cư. Để thuê bao không bị tạm ngưng dịch vụ 1 chiều từ ngày 31/3/2023, mời quý khách cập nhật chính xác thông tin trước ngày 25/3/2023 tại: - Mục "Thông tin thuê bao" trên ứng dụng My VNPT (my.vnpt.com.vn/app) hoặc website https://my.vnpt.com.vn/tttb; - Các điểm giao dịch VinaPhone gần nhất (mang theo CMND/CCCD/hộ chiếu). Với các thông báo từ những số điện thoại lạ yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân cho đối tượng thực hiện cuộc gọi đều không đúng theo quy trình chuẩn hóa thông tin thuê bao chính thức của VinaPhone. Đặc biệt, VinaPhone sẽ không đột ngột khóa thuê bao của bất kỳ khách hàng nào ngay sau thông báo mà sẽ thực hiện theo đúng trình tự quy định của các cơ quan quản lý Nhà nước. Cụ thể, VinaPhone sẽ nhắn tin thông báo liên tục cho các khách hàng nằm trong diện cần phải chuẩn hóa thông tin, mỗi ngày ít nhất 1 lần, trong 5 ngày liên tiếp. Các thuê bao chưa thực hiện chuẩn hóa thông tin sẽ chỉ bị gián đoạn liên lạc 1 chiều sau ngày 31/3/2023. Sau đó đến ngày 15/4/2023, VinaPhone sẽ thực hiện tạm khóa liên lạc 2 chiều và đến 15/5/2023 mới thu hồi số thuê bao đối với những khách hàng chưa thực hiện chuẩn hóa lại thông tin thuê bao theo quy định. Việc thông báo tới khách hàng cũng như tiến hành các biện pháp xử lý đều có lộ trình cụ thể và đều được công khai./. HM
Thông qua hồ sơ xây dựng Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số thông qua hồ sơ xây dựng Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân. 13/NQ-CP
bonewsrelation eonewsrelation Wed Feb 08 2023 18:04:49 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Wed Feb 08 2023 18:04:49 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Wed Feb 08 2023 18:07:33 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Cụ thể, Chính phủ quyết nghị đồng ý quy định dữ liệu cá nhân được xử lý không cần sự đồng ý của chủ thể dữ liệu trong trường hợp: + Để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của chủ thể dữ liệu hoặc người khác trong tình huống khẩn cấp. Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên thứ ba có trách nhiệm chứng minh trường hợp này; + Việc công khai dữ liệu cá nhân theo quy định của luật; + Việc xử lý dữ liệu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm; khi có nguy cơ đe dọa an ninh, quốc phòng nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp; phòng, chống bạo loạn, khủng bố, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật theo quy định của luật; + Để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng của chủ thể dữ liệu với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của luật; + Phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước đã được quy định theo luật chuyên ngành. Thông qua nội dung Tờ trình của Chính phủ, Báo cáo tiếp thu ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nội dung dự thảo Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân; giao Bộ trưởng Bộ Công an thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ báo cáo, xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự thảo Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). Chí Kiên Tham khảo thêmCần nghiên cứu ban hành Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhânTham khảo thêmSẽ có công cụ pháp lý hữu hiệu để bảo vệ dữ liệu cá nhân
Thông qua hồ sơ xây dựng Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số thông qua hồ sơ xây dựng Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân. 13/NQ-CP bonewsrelation eonewsrelation Wed Feb 08 2023 18:04:49 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Wed Feb 08 2023 18:04:49 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Wed Feb 08 2023 18:07:33 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Cụ thể, Chính phủ quyết nghị đồng ý quy định dữ liệu cá nhân được xử lý không cần sự đồng ý của chủ thể dữ liệu trong trường hợp: + Để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của chủ thể dữ liệu hoặc người khác trong tình huống khẩn cấp. Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên thứ ba có trách nhiệm chứng minh trường hợp này; + Việc công khai dữ liệu cá nhân theo quy định của luật; + Việc xử lý dữ liệu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm; khi có nguy cơ đe dọa an ninh, quốc phòng nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp; phòng, chống bạo loạn, khủng bố, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật theo quy định của luật; + Để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng của chủ thể dữ liệu với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của luật; + Phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước đã được quy định theo luật chuyên ngành. Thông qua nội dung Tờ trình của Chính phủ, Báo cáo tiếp thu ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nội dung dự thảo Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân; giao Bộ trưởng Bộ Công an thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ báo cáo, xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự thảo Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). Chí Kiên Tham khảo thêmCần nghiên cứu ban hành Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhânTham khảo thêmSẽ có công cụ pháp lý hữu hiệu để bảo vệ dữ liệu cá nhân
Chuyển đổi số để phục vụ tốt nhất người thụ hưởng chính sách bảo hiểm
(Chinhphu.vn) – BHXH Việt Nam đang phối hợp với các bộ, ngành, các chuyên gia trong nước và quốc tế để xây dựng Đề án tổng thể về chuyển đổi số của ngành. BHXH Việt Nam cũng xác định “chuyển đổi số là nhiệm vụ quan trọng, then chốt để phục vụ tốt nhất người tham gia, thụ hưởng chính sách”.
bonewsrelation eonewsrelation Tue Oct 10 2023 10:48:36 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Tue Oct 10 2023 10:48:36 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Tue Oct 10 2023 10:52:47 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh trao đổi với người dân đến làm thủ tục tại BHXH TPHCM Nhân Ngày Chuyển đổi số quốc gia (10/10), Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh đã trao đổi, chia sẻ về công tác chuyển đổi số trong các lĩnh vực hoạt động của ngành BHXH Việt Nam nhằm phục vụ tốt nhất người dân và doanh nghiệp (DN). Thời gian qua, công tác ứng dụng CNTT, chuyển đổi số của ngành BHXH Việt Nam, đặc biệt là việc thực hiện Đề án 06 của Chính phủ đã đạt được những kết quả quan trọng, được Quốc hội, Chính phủ cũng như xã hội đánh giá cao. Trong các kết quả đó, xin Tổng Giám đốc đánh giá, đâu là những dấu ấn nổi bật, góp phần vào việc thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ của ngành? Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh: Có thể thấy, BHXH Việt Nam thường xuyên tương tác, giao dịch và phục vụ hầu hết người dân, DN nên việc ứng dụng CNTT, chuyển đổi số, thực hiện Đề án 06 của Chính phủ được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của ngành. Nhiệm vụ này có ý nghĩa rất quan trọng, giúp nâng cao chất lượng phục vụ tổ chức, cá nhân và tăng cường hiệu quả quản lý của ngành BHXH Việt Nam. Có thể kể đến một số kết quả nổi bật, BHXH Việt Nam là một trong số đơn vị đầu tiên đã kết nối thành công với cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư ngay khi được đưa vào vận hành chính thức. Trong quá trình triển khai, BHXH Việt Nam đã chủ động, tích cực phối hợp với các bộ, ngành liên quan triển khai các nhiệm vụ nhằm xây dựng, làm giàu CSDL quốc gia về bảo hiểm. Bảo hiểm đang quản lý hơn 91,74 triệu người tham gia, trong đó đã xác thực và đồng bộ với CSDL quốc gia về dân cư đạt tỉ lệ 94%. BHXH Việt Nam với vai trò, trách nhiệm được Chính phủ giao là đơn vị chủ quản của CSDL quốc gia về bảo hiểm - một trong 6 CSDL quốc gia quan trọng, luôn đồng hành, phối hợp chia sẻ dữ liệu, hỗ trợ nhiều bộ, ngành, địa phương. Trong đó, ngành đã tích cực phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội... để triển khai hai nhóm thủ tục hành chính liên thông (Đăng ký khai sinh - đăng ký thường trú - cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi; đăng ký khai tử - xóa đăng ký thường trú - hỗ trợ chi phí mai táng, trợ cấp mai táng); dịch vụ công trực tuyến "Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp"... tạo nhiều thuận lợi cho người dân khi thực hiện các thủ tục về BHXH, BHYT, BHTN. Bên cạnh đó, ngành BHXH Việt Nam cũng phối hợp chặt chẽ với ngành công an, ngành y tế trong công tác triển khai: Sử dụng thẻ căn cước công dân (CCCD) và ứng dụng định danh điện tử quốc gia (VNEID) phục vụ người dân đi khám chữa bệnh (KCB) BHYT; ứng dụng công nghệ sinh trắc tại cơ sở KCB và cơ quan BHXH các cấp; liên thông dữ liệu khám sức khỏe lái xe, giấy chứng sinh, giấy báo tử từ cơ sở KCB, sổ sức khỏe điện tử; đồng bộ, chia sẻ thông tin giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo theo dõi, đánh giá tình hình việc làm của sinh viên sau khi ra trường. Tính đến nay, toàn bộ các cơ sở KCB BHYT trên toàn quốc đã triển khai KCB BHYT bằng CCCD gắn chip, với gần 50 triệu lượt tra cứu thông tin BHYT qua CCCD phục vụ làm thủ tục KCB BHYT, đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho người bệnh và cơ sở KCB BHYT. Cùng với đó, BHXH Việt Nam cũng hoàn thành cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo Quyết định số 422/QĐ-TTg ngày 4/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ lên Cổng Dịch vụ công quốc gia, gồm các dịch vụ công: "Đăng ký tham gia đóng BHXH tự nguyện"; "Đăng ký đóng, cấp thẻ BHYT đối với người chỉ tham gia BHYT"; "Giải quyết hưởng BHXH một lần" (thuộc nhóm áp dụng thí điểm xác thực chữ ký số được tích hợp trong ứng dụng trên thiết bị di động để phục vụ cung cấp dịch vụ công trực tuyến) nhằm đơn giản hóa thành phần hồ sơ, cắt giảm thời gian, chi phí, tạo thuận lợi tối đa phục vụ người dân, DN khi giao dịch với cơ quan BHXH. BHXH Việt Nam cũng tiếp tục nâng cấp, triển khai hiệu quả ứng dụng VssID - BHXH số; đồng thời triển khai kết nối, tích hợp tài khoản định danh điện tử (tài khoản VNeID) trên ứng dụng VssID của BHXH Việt Nam, hướng tới cho phép hơn 50 triệu người dân đang có tài khoản VNeID có thể truy cập, sử dụng ứng dụng VssID. Ngành cũng triển khai đồng bộ nhiều giải pháp bảo đảm an toàn thông tin mạng. Có thể nói, với những kết quả đạt được, công tác chuyển đổi số của ngành BHXH Việt Nam đã đi đúng hướng, đúng trọng tâm theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Điều này còn được thể hiện rõ, khi ngành BHXH Việt Nam liên tục được đánh giá là một trong những bộ, ngành dẫn đầu trong lĩnh vực chuyển đối số. Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh 100% thủ tục của ngành BHXH được cung cấp dịch vụ công trực tuyến Những kết quả đạt được trong công tác ứng dụng CNTT, chuyển đổi số đã đem lại những thay đổi mang tính "bước ngoặt" trong mọi hoạt động của ngành BHXH Việt Nam. Những kết quả này đã tác động, đem tới hiệu quả như thế nào trong hoạt động quản lý và nghiệp vụ của ngành, cũng như mang lại nhiều lợi ích cho người tham gia, thụ hưởng, thưa ông? Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh: Với quan điểm xuyên suốt "Lấy người dân, DN làm chủ thể, trung tâm phục vụ", tất cả các kết quả, nhiệm vụ của ngành BHXH Việt Nam đều nhằm mang tới những lợi ích tối ưu, tốt hơn cho người tham gia, thụ hưởng các chính sách BHXH, BHYT, BHTN. Công tác chuyển đổi số của ngành đã được thực hiện mạnh mẽ, toàn diện, tạo chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức của người đứng đầu đến từng cán bộ; thấy được tầm quan trọng của công tác ứng dụng CNTT, chuyển đổi số với hoạt động của ngành. Theo đó, các đơn vị trong toàn ngành đã chủ động, quyết liệt thực hiện chuyển đổi số, chuyển từ phương thức quản lý thủ công sang hiện đại, tác phong làm việc chuyển từ hành chính sang phục vụ nhằm tăng sự hài lòng, phục vụ người tham gia BHXH, BHYT ngày càng tốt hơn. Các lĩnh vực hoạt động của ngành đều được số hóa và ứng dụng CNTT với gần 30 hệ thống ứng dụng CNTT quản lý các quy trình nghiệp vụ, hơn 20.000 tài khoản trong ngành thường xuyên truy cập, khai thác và sử dụng để thực hiện các nghiệp vụ. Hệ thống thông tin giám định BHYT của ngành đang kết nối với gần 13.000 cơ sở KCB BHYT trên toàn quốc. Đây là công cụ hiệu quả, góp phần giúp công tác KCB BHYT công khai, minh bạch, bảo đảm quyền lợi chính đáng cho người tham gia BHYT. Hằng năm, Hệ thống thông tin giám định BHYT cùng Hệ thống giao dịch BHXH điện tử đã tiếp nhận khoảng 300 triệu hồ sơ giao dịch trực tuyến. Thực tế cho thấy, việc giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH không chỉ góp phần giảm tải áp lực giải quyết hồ sơ, thủ tục cho cơ quan BHXH, mà còn giúp các tổ chức, cá nhân tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức và chi phí đi lại khi giao dịch với cơ quan BHXH. Đáng chú ý, 100% thủ tục của ngành đã được cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình và tích hợp trên Cổng dịch vụ công BHXH Việt Nam; đồng thời từng bước tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Gần như tất cả các hoạt động của ngành, cũng như các giao dịch của người dân, DN với cơ quan BHXH đã được thực hiện trên môi trường số. Do đó, không chỉ giúp người dân, DN có thể giao dịch với cơ quan BHXH mọi lúc, mọi nơi mà còn có thể dễ dàng theo dõi tiến độ xử lý hồ sơ, kiểm tra đối chiếu dữ liệu tham gia, thụ hưởng chính sách. Nhờ đó, tính minh bạch của thông tin, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát quản lý, sử dụng quỹ BHXH, BHYT, BHTN được nâng cao rõ rệt... BHXH Việt Nam cũng đã tích cực triển khai, đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào hoạt động thanh tra, kiểm tra của ngành theo phương thức điện tử kết hợp với phương pháp thanh tra, kiểm tra truyền thống giúp tăng chất lượng, giảm nhân lực, thời gian thanh tra, kiểm tra (giảm khoảng 48%, từ 20 giờ xuống còn 10,5 giờ). Đồng thời, đem lại hiệu quả rõ rệt trong công tác thu, phát triển người tham gia, giảm nợ đóng, nhất là giảm thiểu tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ BHXH, BHYT. Đặc biệt, ngành đã đưa vào triển khai ứng dụng "VssID - BHXH số" trên nền tảng thiết bị di động. Hiện có hơn 30 triệu tài khoản sử dụng ứng dụng, với hơn 4 triệu lượt sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng để đi KCB trên toàn quốc. Có thể thấy, ứng dụng VssID đã đem đến thành công bước đầu trong công tác chuyển đổi số của ngành BHXH Việt Nam theo lộ trình xây dựng Chính phủ số ở Việt Nam. Với ứng dụng này, người dùng có thể quản lý, kiểm soát các thông tin về quá trình tham gia - thụ hưởng các chính sách BHXH, BHYT, BHTN; thực hiện các giao dịch với cơ quan BHXH; sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID để KCB BHYT... một cách tiện lợi, nhanh chóng, dễ dàng, tiết kiệm được thời gian và chi phí đi lại. Tại Hội nghị Ban chấp hành Hiệp hội An sinh xã hội ASEAN (ASSA) lần thứ 38, BHXH Việt Nam đã vinh dự được ASSA trao tặng giải thưởng "Thực tiễn hiệu quả" tại hạng mục công nghệ thông tin cho ứng dụng "VssID - Bảo hiểm xã hội số" trên điện thoại thông minh. Điều đó cho thấy sự quan tâm, đánh giá cao của các tổ chức an sinh xã hội quốc tế đối với giải pháp công nghệ mang lại nhiều tiện ích cho người tham gia này. Ngoài việc sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID để đi KCB, người dân còn có thể sử dụng thẻ CCCD gắn chip, ứng dụng định danh điện tử quốc gia (VNeID) để thay thế thẻ BHYT giấy. Việc làm này không chỉ góp phần giảm bớt áp lực cho nhân viên y tế mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi đi KCB BHYT nên đã được đông đảo người dân và các cơ sở KCB ghi nhận, ủng hộ. Hệ thống chăm sóc khách hàng của ngành BHXH Việt Nam cũng được quan tâm đổi mới theo hướng hiện đại, thân thiện với nhiều kênh tư vấn, hỗ trợ người tham gia như: Hệ thống Tổng đài hỗ trợ khách hàng; hệ thống Chatbot hỗ trợ khách hàng (cung cấp thông tin đóng, hưởng BHXH, BHYT; trả lời chính sách BHXH, BHYT tự động bằng trí tuệ nhân tạo, tăng tính tương tác cao với người tham gia...); thiết lập Fanpage Facebook/ Zalo OA truyền thông trên hệ thống mạng xã hội... mang lại lợi ích thiết thực cho người tham gia, thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT. Có thể nói, những kết quả đạt được trong công tác chuyển đổi số, thực hiện Đề án 06 đã không chỉ góp phần nâng cao chất lượng phục vụ tổ chức, cá nhân mà còn tăng cường hiệu quả quản lý của ngành. Hiện có hơn 30 triệu tài khoản sử dụng ứng dụng VssID, với hơn 4 triệu lượt sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng để đi KCB trên toàn quốc Xây dựng Đề án tổng thể về chuyển đổi số của ngành BHXH Theo Tổng Giám đốc, đâu sẽ là những bài học, giải pháp trọng tâm để ngành BHXH Việt Nam tiếp tục phát huy kết quả trong thời gian tới? Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh: Ngày 15/6/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 942/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Công tác chuyển đổi số của ngành BHXH Việt Nam hiện nay là yêu cầu bắt buộc cần làm ngay, làm toàn diện, là hướng đi chiến lược nhằm giúp ngành phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0. Ngay khi có chỉ đạo của Chính phủ, BHXH Việt Nam đã thành lập Ban Chỉ đạo cải cách hành chính và Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số, Tổ công tác triển khai Đề án 06; Ban cán sự đảng BHXH Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 362-NQ/BCSĐ ngày 12/5/2023 về tăng cường thực hiện Đề án 06. Theo đó, BHXH Việt Nam ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 362-NQ/BCSĐ, trong đó nêu rõ các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, phân công trách nhiệm đối với từng cơ quan, đơn vị trực thuộc, yêu cầu chất lượng (sản phẩm), tiến độ rõ ràng, nhằm bảo đảm hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ được giao của ngành BHXH Việt Nam tại Đề án 06. Đồng thời, BHXH Việt Nam cũng đang phối hợp với các bộ, ngành, các chuyên gia trong nước và quốc tế để xây dựng Đề án tổng thể về chuyển đổi số của ngành. Ở giai đoạn tiếp theo từ năm 2023 đến 2025 và định hướng đến năm 2030, BHXH Việt Nam quyết tâm thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ và toàn diện, lấy người tham gia, thụ hưởng chế độ, chính sách BHXH, BHYT làm trung tâm. Trong đó, tập trung củng cố, phát huy thế mạnh của CSDL sẵn có luôn được làm giàu; tích cực phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xác thực, chia sẻ, liên thông dữ liệu phục vụ công tác quản lý và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; phát triển ngành BHXH Việt Nam số với nguồn nhân lực số chất lượng cao; đưa vào thử nghiệm và áp dụng các công nghệ mới như Blockchain, Big Data, AI để mang lại hiệu quả trong quản lý, nâng cao trải nghiệm của tổ chức, cá nhân... Ngành BHXH cũng sẽ tiếp tục tạo ra ngày càng nhiều tiện ích, dịch vụ mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, DN với mục tiêu luôn được BHXH Việt Nam xác định "chuyển đổi số là nhiệm vụ quan trọng, then chốt để ngành phục vụ tốt nhất người tham gia, thụ hưởng chính sách". Thu Cúc Tham khảo thêmVinh danh 38 giải pháp và đơn vị chuyển đổi số xuất sắcTham khảo thêmTổ chức Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023Tham khảo thêmChuyển đổi số tạo ra mô hình kinh doanh và các giá trị mớiTham khảo thêmPhát triển nguồn nhân lực số - giải pháp cần ưu tiên để tăng tốc chuyển đổi số quốc gia
Chuyển đổi số để phục vụ tốt nhất người thụ hưởng chính sách bảo hiểm (Chinhphu.vn) – BHXH Việt Nam đang phối hợp với các bộ, ngành, các chuyên gia trong nước và quốc tế để xây dựng Đề án tổng thể về chuyển đổi số của ngành. BHXH Việt Nam cũng xác định “chuyển đổi số là nhiệm vụ quan trọng, then chốt để phục vụ tốt nhất người tham gia, thụ hưởng chính sách”. bonewsrelation eonewsrelation Tue Oct 10 2023 10:48:36 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Tue Oct 10 2023 10:48:36 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Tue Oct 10 2023 10:52:47 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh trao đổi với người dân đến làm thủ tục tại BHXH TPHCM Nhân Ngày Chuyển đổi số quốc gia (10/10), Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh đã trao đổi, chia sẻ về công tác chuyển đổi số trong các lĩnh vực hoạt động của ngành BHXH Việt Nam nhằm phục vụ tốt nhất người dân và doanh nghiệp (DN). Thời gian qua, công tác ứng dụng CNTT, chuyển đổi số của ngành BHXH Việt Nam, đặc biệt là việc thực hiện Đề án 06 của Chính phủ đã đạt được những kết quả quan trọng, được Quốc hội, Chính phủ cũng như xã hội đánh giá cao. Trong các kết quả đó, xin Tổng Giám đốc đánh giá, đâu là những dấu ấn nổi bật, góp phần vào việc thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ của ngành? Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh: Có thể thấy, BHXH Việt Nam thường xuyên tương tác, giao dịch và phục vụ hầu hết người dân, DN nên việc ứng dụng CNTT, chuyển đổi số, thực hiện Đề án 06 của Chính phủ được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của ngành. Nhiệm vụ này có ý nghĩa rất quan trọng, giúp nâng cao chất lượng phục vụ tổ chức, cá nhân và tăng cường hiệu quả quản lý của ngành BHXH Việt Nam. Có thể kể đến một số kết quả nổi bật, BHXH Việt Nam là một trong số đơn vị đầu tiên đã kết nối thành công với cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư ngay khi được đưa vào vận hành chính thức. Trong quá trình triển khai, BHXH Việt Nam đã chủ động, tích cực phối hợp với các bộ, ngành liên quan triển khai các nhiệm vụ nhằm xây dựng, làm giàu CSDL quốc gia về bảo hiểm. Bảo hiểm đang quản lý hơn 91,74 triệu người tham gia, trong đó đã xác thực và đồng bộ với CSDL quốc gia về dân cư đạt tỉ lệ 94%. BHXH Việt Nam với vai trò, trách nhiệm được Chính phủ giao là đơn vị chủ quản của CSDL quốc gia về bảo hiểm - một trong 6 CSDL quốc gia quan trọng, luôn đồng hành, phối hợp chia sẻ dữ liệu, hỗ trợ nhiều bộ, ngành, địa phương. Trong đó, ngành đã tích cực phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội... để triển khai hai nhóm thủ tục hành chính liên thông (Đăng ký khai sinh - đăng ký thường trú - cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi; đăng ký khai tử - xóa đăng ký thường trú - hỗ trợ chi phí mai táng, trợ cấp mai táng); dịch vụ công trực tuyến "Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp"... tạo nhiều thuận lợi cho người dân khi thực hiện các thủ tục về BHXH, BHYT, BHTN. Bên cạnh đó, ngành BHXH Việt Nam cũng phối hợp chặt chẽ với ngành công an, ngành y tế trong công tác triển khai: Sử dụng thẻ căn cước công dân (CCCD) và ứng dụng định danh điện tử quốc gia (VNEID) phục vụ người dân đi khám chữa bệnh (KCB) BHYT; ứng dụng công nghệ sinh trắc tại cơ sở KCB và cơ quan BHXH các cấp; liên thông dữ liệu khám sức khỏe lái xe, giấy chứng sinh, giấy báo tử từ cơ sở KCB, sổ sức khỏe điện tử; đồng bộ, chia sẻ thông tin giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo theo dõi, đánh giá tình hình việc làm của sinh viên sau khi ra trường. Tính đến nay, toàn bộ các cơ sở KCB BHYT trên toàn quốc đã triển khai KCB BHYT bằng CCCD gắn chip, với gần 50 triệu lượt tra cứu thông tin BHYT qua CCCD phục vụ làm thủ tục KCB BHYT, đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho người bệnh và cơ sở KCB BHYT. Cùng với đó, BHXH Việt Nam cũng hoàn thành cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo Quyết định số 422/QĐ-TTg ngày 4/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ lên Cổng Dịch vụ công quốc gia, gồm các dịch vụ công: "Đăng ký tham gia đóng BHXH tự nguyện"; "Đăng ký đóng, cấp thẻ BHYT đối với người chỉ tham gia BHYT"; "Giải quyết hưởng BHXH một lần" (thuộc nhóm áp dụng thí điểm xác thực chữ ký số được tích hợp trong ứng dụng trên thiết bị di động để phục vụ cung cấp dịch vụ công trực tuyến) nhằm đơn giản hóa thành phần hồ sơ, cắt giảm thời gian, chi phí, tạo thuận lợi tối đa phục vụ người dân, DN khi giao dịch với cơ quan BHXH. BHXH Việt Nam cũng tiếp tục nâng cấp, triển khai hiệu quả ứng dụng VssID - BHXH số; đồng thời triển khai kết nối, tích hợp tài khoản định danh điện tử (tài khoản VNeID) trên ứng dụng VssID của BHXH Việt Nam, hướng tới cho phép hơn 50 triệu người dân đang có tài khoản VNeID có thể truy cập, sử dụng ứng dụng VssID. Ngành cũng triển khai đồng bộ nhiều giải pháp bảo đảm an toàn thông tin mạng. Có thể nói, với những kết quả đạt được, công tác chuyển đổi số của ngành BHXH Việt Nam đã đi đúng hướng, đúng trọng tâm theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Điều này còn được thể hiện rõ, khi ngành BHXH Việt Nam liên tục được đánh giá là một trong những bộ, ngành dẫn đầu trong lĩnh vực chuyển đối số. Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh 100% thủ tục của ngành BHXH được cung cấp dịch vụ công trực tuyến Những kết quả đạt được trong công tác ứng dụng CNTT, chuyển đổi số đã đem lại những thay đổi mang tính "bước ngoặt" trong mọi hoạt động của ngành BHXH Việt Nam. Những kết quả này đã tác động, đem tới hiệu quả như thế nào trong hoạt động quản lý và nghiệp vụ của ngành, cũng như mang lại nhiều lợi ích cho người tham gia, thụ hưởng, thưa ông? Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh: Với quan điểm xuyên suốt "Lấy người dân, DN làm chủ thể, trung tâm phục vụ", tất cả các kết quả, nhiệm vụ của ngành BHXH Việt Nam đều nhằm mang tới những lợi ích tối ưu, tốt hơn cho người tham gia, thụ hưởng các chính sách BHXH, BHYT, BHTN. Công tác chuyển đổi số của ngành đã được thực hiện mạnh mẽ, toàn diện, tạo chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức của người đứng đầu đến từng cán bộ; thấy được tầm quan trọng của công tác ứng dụng CNTT, chuyển đổi số với hoạt động của ngành. Theo đó, các đơn vị trong toàn ngành đã chủ động, quyết liệt thực hiện chuyển đổi số, chuyển từ phương thức quản lý thủ công sang hiện đại, tác phong làm việc chuyển từ hành chính sang phục vụ nhằm tăng sự hài lòng, phục vụ người tham gia BHXH, BHYT ngày càng tốt hơn. Các lĩnh vực hoạt động của ngành đều được số hóa và ứng dụng CNTT với gần 30 hệ thống ứng dụng CNTT quản lý các quy trình nghiệp vụ, hơn 20.000 tài khoản trong ngành thường xuyên truy cập, khai thác và sử dụng để thực hiện các nghiệp vụ. Hệ thống thông tin giám định BHYT của ngành đang kết nối với gần 13.000 cơ sở KCB BHYT trên toàn quốc. Đây là công cụ hiệu quả, góp phần giúp công tác KCB BHYT công khai, minh bạch, bảo đảm quyền lợi chính đáng cho người tham gia BHYT. Hằng năm, Hệ thống thông tin giám định BHYT cùng Hệ thống giao dịch BHXH điện tử đã tiếp nhận khoảng 300 triệu hồ sơ giao dịch trực tuyến. Thực tế cho thấy, việc giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH không chỉ góp phần giảm tải áp lực giải quyết hồ sơ, thủ tục cho cơ quan BHXH, mà còn giúp các tổ chức, cá nhân tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức và chi phí đi lại khi giao dịch với cơ quan BHXH. Đáng chú ý, 100% thủ tục của ngành đã được cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình và tích hợp trên Cổng dịch vụ công BHXH Việt Nam; đồng thời từng bước tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Gần như tất cả các hoạt động của ngành, cũng như các giao dịch của người dân, DN với cơ quan BHXH đã được thực hiện trên môi trường số. Do đó, không chỉ giúp người dân, DN có thể giao dịch với cơ quan BHXH mọi lúc, mọi nơi mà còn có thể dễ dàng theo dõi tiến độ xử lý hồ sơ, kiểm tra đối chiếu dữ liệu tham gia, thụ hưởng chính sách. Nhờ đó, tính minh bạch của thông tin, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát quản lý, sử dụng quỹ BHXH, BHYT, BHTN được nâng cao rõ rệt... BHXH Việt Nam cũng đã tích cực triển khai, đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào hoạt động thanh tra, kiểm tra của ngành theo phương thức điện tử kết hợp với phương pháp thanh tra, kiểm tra truyền thống giúp tăng chất lượng, giảm nhân lực, thời gian thanh tra, kiểm tra (giảm khoảng 48%, từ 20 giờ xuống còn 10,5 giờ). Đồng thời, đem lại hiệu quả rõ rệt trong công tác thu, phát triển người tham gia, giảm nợ đóng, nhất là giảm thiểu tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ BHXH, BHYT. Đặc biệt, ngành đã đưa vào triển khai ứng dụng "VssID - BHXH số" trên nền tảng thiết bị di động. Hiện có hơn 30 triệu tài khoản sử dụng ứng dụng, với hơn 4 triệu lượt sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng để đi KCB trên toàn quốc. Có thể thấy, ứng dụng VssID đã đem đến thành công bước đầu trong công tác chuyển đổi số của ngành BHXH Việt Nam theo lộ trình xây dựng Chính phủ số ở Việt Nam. Với ứng dụng này, người dùng có thể quản lý, kiểm soát các thông tin về quá trình tham gia - thụ hưởng các chính sách BHXH, BHYT, BHTN; thực hiện các giao dịch với cơ quan BHXH; sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID để KCB BHYT... một cách tiện lợi, nhanh chóng, dễ dàng, tiết kiệm được thời gian và chi phí đi lại. Tại Hội nghị Ban chấp hành Hiệp hội An sinh xã hội ASEAN (ASSA) lần thứ 38, BHXH Việt Nam đã vinh dự được ASSA trao tặng giải thưởng "Thực tiễn hiệu quả" tại hạng mục công nghệ thông tin cho ứng dụng "VssID - Bảo hiểm xã hội số" trên điện thoại thông minh. Điều đó cho thấy sự quan tâm, đánh giá cao của các tổ chức an sinh xã hội quốc tế đối với giải pháp công nghệ mang lại nhiều tiện ích cho người tham gia này. Ngoài việc sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID để đi KCB, người dân còn có thể sử dụng thẻ CCCD gắn chip, ứng dụng định danh điện tử quốc gia (VNeID) để thay thế thẻ BHYT giấy. Việc làm này không chỉ góp phần giảm bớt áp lực cho nhân viên y tế mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi đi KCB BHYT nên đã được đông đảo người dân và các cơ sở KCB ghi nhận, ủng hộ. Hệ thống chăm sóc khách hàng của ngành BHXH Việt Nam cũng được quan tâm đổi mới theo hướng hiện đại, thân thiện với nhiều kênh tư vấn, hỗ trợ người tham gia như: Hệ thống Tổng đài hỗ trợ khách hàng; hệ thống Chatbot hỗ trợ khách hàng (cung cấp thông tin đóng, hưởng BHXH, BHYT; trả lời chính sách BHXH, BHYT tự động bằng trí tuệ nhân tạo, tăng tính tương tác cao với người tham gia...); thiết lập Fanpage Facebook/ Zalo OA truyền thông trên hệ thống mạng xã hội... mang lại lợi ích thiết thực cho người tham gia, thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT. Có thể nói, những kết quả đạt được trong công tác chuyển đổi số, thực hiện Đề án 06 đã không chỉ góp phần nâng cao chất lượng phục vụ tổ chức, cá nhân mà còn tăng cường hiệu quả quản lý của ngành. Hiện có hơn 30 triệu tài khoản sử dụng ứng dụng VssID, với hơn 4 triệu lượt sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng để đi KCB trên toàn quốc Xây dựng Đề án tổng thể về chuyển đổi số của ngành BHXH Theo Tổng Giám đốc, đâu sẽ là những bài học, giải pháp trọng tâm để ngành BHXH Việt Nam tiếp tục phát huy kết quả trong thời gian tới? Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh: Ngày 15/6/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 942/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Công tác chuyển đổi số của ngành BHXH Việt Nam hiện nay là yêu cầu bắt buộc cần làm ngay, làm toàn diện, là hướng đi chiến lược nhằm giúp ngành phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0. Ngay khi có chỉ đạo của Chính phủ, BHXH Việt Nam đã thành lập Ban Chỉ đạo cải cách hành chính và Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số, Tổ công tác triển khai Đề án 06; Ban cán sự đảng BHXH Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 362-NQ/BCSĐ ngày 12/5/2023 về tăng cường thực hiện Đề án 06. Theo đó, BHXH Việt Nam ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 362-NQ/BCSĐ, trong đó nêu rõ các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, phân công trách nhiệm đối với từng cơ quan, đơn vị trực thuộc, yêu cầu chất lượng (sản phẩm), tiến độ rõ ràng, nhằm bảo đảm hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ được giao của ngành BHXH Việt Nam tại Đề án 06. Đồng thời, BHXH Việt Nam cũng đang phối hợp với các bộ, ngành, các chuyên gia trong nước và quốc tế để xây dựng Đề án tổng thể về chuyển đổi số của ngành. Ở giai đoạn tiếp theo từ năm 2023 đến 2025 và định hướng đến năm 2030, BHXH Việt Nam quyết tâm thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ và toàn diện, lấy người tham gia, thụ hưởng chế độ, chính sách BHXH, BHYT làm trung tâm. Trong đó, tập trung củng cố, phát huy thế mạnh của CSDL sẵn có luôn được làm giàu; tích cực phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xác thực, chia sẻ, liên thông dữ liệu phục vụ công tác quản lý và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; phát triển ngành BHXH Việt Nam số với nguồn nhân lực số chất lượng cao; đưa vào thử nghiệm và áp dụng các công nghệ mới như Blockchain, Big Data, AI để mang lại hiệu quả trong quản lý, nâng cao trải nghiệm của tổ chức, cá nhân... Ngành BHXH cũng sẽ tiếp tục tạo ra ngày càng nhiều tiện ích, dịch vụ mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, DN với mục tiêu luôn được BHXH Việt Nam xác định "chuyển đổi số là nhiệm vụ quan trọng, then chốt để ngành phục vụ tốt nhất người tham gia, thụ hưởng chính sách". Thu Cúc Tham khảo thêmVinh danh 38 giải pháp và đơn vị chuyển đổi số xuất sắcTham khảo thêmTổ chức Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023Tham khảo thêmChuyển đổi số tạo ra mô hình kinh doanh và các giá trị mớiTham khảo thêmPhát triển nguồn nhân lực số - giải pháp cần ưu tiên để tăng tốc chuyển đổi số quốc gia
Ca bệnh hô hấp ở Trung Quốc gia tăng, Bộ Y tế đề nghị phối hợp, cung cấp thông tin
(Chinhphu.vn) – Trước sự gia tăng số ca mắc các bệnh hô hấp ở Trung Quốc thời gian gần đây, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, đơn vị này đã trao đổi với đại diện tổ chức WHO tại Việt Nam và Cơ quan Đầu mối thực hiện IHR Trung Quốc, đề nghị phối hợp, cung cấp các thông tin liên quan.
Ca bệnh hô hấp ở Trung Quốc gia tăng, Bộ Y tế đề nghị phối hợp, cung cấp thông tin Đại diện lãnh đạo Cục Y tế dự phòng (Cơ quan Đầu mối thực hiện IHR Việt Nam) cũng cho rằng, hôm qua (23/11), đơn vị này cũng đã có thư gửi đại điện tổ chức WHO và Văn phòng CDC Hoa Kỳ (văn phòng phòng chống dịch bệnh) tại Việt Nam, đề nghị cung cấp thông tin chính thức liên quan đến việc gia tăng các trường hợp mắc bệnh đường hô hấp tại Trung Quốc. Cần lưu ý các bệnh hô hấp cho trẻ khi thời tiết chuyển lạnh 16/12/2022 09:35Bộ Y tế yêu cầu đặc biệt chú ý về hô hấp, tim mạch, sức khỏe tâm thần khi khám hậu COVID-19 30/05/2022 19:55Đà Nẵng: Bệnh hô hấp ở trẻ em và sốt xuất huyết tăng cao 01/11/2022 13:48 "Cục Y tế dự phòng sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với tổ chức WHO, CDC Hoa Kỳ và các tổ chức quốc tế cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh đường hô hấp tại Trung Quốc và đề xuất các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp để báo cáo lãnh đạo Bộ Y tế", đại diện Bộ Y tế cho biết. Đặc biệt, Cục Y tế dự phòng sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan để tăng cường công tác truyền thông, khuyến cáo người dân không chủ quan, lơ là nhưng cũng không hoang mang, lo lắng và chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân, các khuyến cáo phòng bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Theo cập nhật đến ngày 23/11, trên trang thông tin điện tử của WHO cho biết, ngày 13/11/2023, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc thông báo về sự gia tăng số ca mắc các bệnh về đường hô hấp tại quốc gia này và nhận định nguyên nhân là do việc dỡ bỏ các chính sách hạn chế liên quan đến COVID-19 cùng sự lây lan của các mầm bệnh đường hô hấp như cúm, mycoplasma pneumoniae (vi khuẩn gây viêm phổi phổ biến ở trẻ em), virus hợp bào hô hấp (RSV) và virus SARS-CoV-2. Ngày 21/11, Chương trình theo dõi các bệnh mới nổi (ProMED) có thông báo về các chùm ca bệnh viêm phổi chưa rõ nguyên nhân ở trẻ em xảy ra tại miền Bắc Trung Quốc. Hiện nay, chưa xác định được mối liên quan giữa các chùm ca bệnh viêm phổi chưa rõ nguyên nhân ở trẻ em này với tình trạng đang gia tăng số ca mắc các bệnh về đường hô hấp tại Trung Quốc. Ngày 22/11, tổ chức WHO đã đề nghị Trung Quốc cung cấp bổ sung thông tin dịch tễ học, lâm sàng và kết quả xét nghiệm từ các chùm ca bệnh viêm phổi ở trẻ em, thông qua cơ chế Điều lệ Y tế Quốc tế (IHR). HM
Ca bệnh hô hấp ở Trung Quốc gia tăng, Bộ Y tế đề nghị phối hợp, cung cấp thông tin (Chinhphu.vn) – Trước sự gia tăng số ca mắc các bệnh hô hấp ở Trung Quốc thời gian gần đây, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, đơn vị này đã trao đổi với đại diện tổ chức WHO tại Việt Nam và Cơ quan Đầu mối thực hiện IHR Trung Quốc, đề nghị phối hợp, cung cấp các thông tin liên quan. Ca bệnh hô hấp ở Trung Quốc gia tăng, Bộ Y tế đề nghị phối hợp, cung cấp thông tin Đại diện lãnh đạo Cục Y tế dự phòng (Cơ quan Đầu mối thực hiện IHR Việt Nam) cũng cho rằng, hôm qua (23/11), đơn vị này cũng đã có thư gửi đại điện tổ chức WHO và Văn phòng CDC Hoa Kỳ (văn phòng phòng chống dịch bệnh) tại Việt Nam, đề nghị cung cấp thông tin chính thức liên quan đến việc gia tăng các trường hợp mắc bệnh đường hô hấp tại Trung Quốc. Cần lưu ý các bệnh hô hấp cho trẻ khi thời tiết chuyển lạnh 16/12/2022 09:35Bộ Y tế yêu cầu đặc biệt chú ý về hô hấp, tim mạch, sức khỏe tâm thần khi khám hậu COVID-19 30/05/2022 19:55Đà Nẵng: Bệnh hô hấp ở trẻ em và sốt xuất huyết tăng cao 01/11/2022 13:48 "Cục Y tế dự phòng sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với tổ chức WHO, CDC Hoa Kỳ và các tổ chức quốc tế cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh đường hô hấp tại Trung Quốc và đề xuất các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp để báo cáo lãnh đạo Bộ Y tế", đại diện Bộ Y tế cho biết. Đặc biệt, Cục Y tế dự phòng sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan để tăng cường công tác truyền thông, khuyến cáo người dân không chủ quan, lơ là nhưng cũng không hoang mang, lo lắng và chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân, các khuyến cáo phòng bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Theo cập nhật đến ngày 23/11, trên trang thông tin điện tử của WHO cho biết, ngày 13/11/2023, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc thông báo về sự gia tăng số ca mắc các bệnh về đường hô hấp tại quốc gia này và nhận định nguyên nhân là do việc dỡ bỏ các chính sách hạn chế liên quan đến COVID-19 cùng sự lây lan của các mầm bệnh đường hô hấp như cúm, mycoplasma pneumoniae (vi khuẩn gây viêm phổi phổ biến ở trẻ em), virus hợp bào hô hấp (RSV) và virus SARS-CoV-2. Ngày 21/11, Chương trình theo dõi các bệnh mới nổi (ProMED) có thông báo về các chùm ca bệnh viêm phổi chưa rõ nguyên nhân ở trẻ em xảy ra tại miền Bắc Trung Quốc. Hiện nay, chưa xác định được mối liên quan giữa các chùm ca bệnh viêm phổi chưa rõ nguyên nhân ở trẻ em này với tình trạng đang gia tăng số ca mắc các bệnh về đường hô hấp tại Trung Quốc. Ngày 22/11, tổ chức WHO đã đề nghị Trung Quốc cung cấp bổ sung thông tin dịch tễ học, lâm sàng và kết quả xét nghiệm từ các chùm ca bệnh viêm phổi ở trẻ em, thông qua cơ chế Điều lệ Y tế Quốc tế (IHR). HM
Bão số 3 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 3/9, bão số 3 di chuyển vào vùng ven biển phía tây nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Hồi 1h ngày 3/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 21,4 độ Vĩ Bắc; 110,3 độ Kinh Đông, trên vùng ven biển phía đông bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (39-61km/giờ), giật cấp 9, di chuyển theo hướng tây-tây nam, tốc độ khoảng 10 km/giờ. Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, vùng biển phía tây bắc khu vực Bắc Biển Đông sáng 3/9 có gió mạnh cấp 6-7; biển động mạnh, sóng biển cao 2 -3 m.. Vùng biển phía đông khu vực Bắc Vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vĩ) có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8; biển động, sóng biển cao 1,5-2,5 m. Vị trí và đường đi của áp thấp nhiệt đới. Ảnh: NCHMF Ngày 3/9, khu vực Nam Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có dông với lượng mưa từ 30 – 70 mm, có nơi trên 120 mm; khu vực Bắc Tây Nguyên có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa 10 – 30 mm, có nơi trên 70 mm. Mưa dông và mưa lớn cục bộ ở Tây Nguyên và Nam Bộ còn có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới. Dự báo thời tiết các khu vực trên cả nước: Thời tiết Thủ đô Hà Nội nhiều mây, ngày có lúc giảm mây, trời nắng gián đoạn, chiều tối và đêm có mưa rào vài nơi. Gió bắc đến tây bắc cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất 26-28 độ C. Nhiệt độ cao nhất 31-34 độ C. Các tỉnh Tây Bắc có mây, ngày nắng, có nơi có nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió nhẹ. Nhiệt độ thấp nhất 23-26 độ C, có nơi dưới 22 độ C. Nhiệt độ cao nhất 32-35 độ C, có nơi trên 35 độ C. Khu vực Đông Bắc Bộ nhiều mây, có mưa rào và dông vài nơi, ngày có lúc giảm mây, trời nắng gián đoạn; riêng vùng ven biển đêm có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông. Gió bắc đến tây bắc cấp 2-3, vùng ven biển đông bắc cấp 3-4. Nhiệt độ thấp nhất 25-28 độ C, vùng núi có nơi dưới 25 độ C. Nhiệt độ cao nhất 31-34 độ C, riêng khu đông Bắc có nơi dưới 31 độ C. Các tỉnh Trung Bộ từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có mây, ngày nắng, có nơi có nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió tây bắc đến tây cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất 25-28 độ C. Nhiệt độ cao nhất 32-35 độ C, có nơi trên 35 độ C. Các tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng đến Bình Thuận có mây, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi; riêng phía nam chiều tối có mưa rào và dông rải rác. Gió tây đến tây nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất 25-28 độ C. Nhiệt độ cao nhất 31-34 độ C, có nơi trên 34 độ C. Khu vực Tây Nguyên nhiều mây, có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to; riêng phía nam có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông. Gió tây nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất 20-23 độ C. Nhiệt độ cao nhất 27-30 độ C. Nam Bộ nhiều mây, có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông. Gió tây nam cấp 3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất 24-27 độ C. Nhiệt độ cao nhất 27-30 độ C, có nơi trên 30 độ C.
Bão số 3 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 3/9, bão số 3 di chuyển vào vùng ven biển phía tây nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Hồi 1h ngày 3/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 21,4 độ Vĩ Bắc; 110,3 độ Kinh Đông, trên vùng ven biển phía đông bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (39-61km/giờ), giật cấp 9, di chuyển theo hướng tây-tây nam, tốc độ khoảng 10 km/giờ. Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, vùng biển phía tây bắc khu vực Bắc Biển Đông sáng 3/9 có gió mạnh cấp 6-7; biển động mạnh, sóng biển cao 2 -3 m.. Vùng biển phía đông khu vực Bắc Vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vĩ) có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8; biển động, sóng biển cao 1,5-2,5 m. Vị trí và đường đi của áp thấp nhiệt đới. Ảnh: NCHMF Ngày 3/9, khu vực Nam Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có dông với lượng mưa từ 30 – 70 mm, có nơi trên 120 mm; khu vực Bắc Tây Nguyên có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa 10 – 30 mm, có nơi trên 70 mm. Mưa dông và mưa lớn cục bộ ở Tây Nguyên và Nam Bộ còn có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới. Dự báo thời tiết các khu vực trên cả nước: Thời tiết Thủ đô Hà Nội nhiều mây, ngày có lúc giảm mây, trời nắng gián đoạn, chiều tối và đêm có mưa rào vài nơi. Gió bắc đến tây bắc cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất 26-28 độ C. Nhiệt độ cao nhất 31-34 độ C. Các tỉnh Tây Bắc có mây, ngày nắng, có nơi có nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió nhẹ. Nhiệt độ thấp nhất 23-26 độ C, có nơi dưới 22 độ C. Nhiệt độ cao nhất 32-35 độ C, có nơi trên 35 độ C. Khu vực Đông Bắc Bộ nhiều mây, có mưa rào và dông vài nơi, ngày có lúc giảm mây, trời nắng gián đoạn; riêng vùng ven biển đêm có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông. Gió bắc đến tây bắc cấp 2-3, vùng ven biển đông bắc cấp 3-4. Nhiệt độ thấp nhất 25-28 độ C, vùng núi có nơi dưới 25 độ C. Nhiệt độ cao nhất 31-34 độ C, riêng khu đông Bắc có nơi dưới 31 độ C. Các tỉnh Trung Bộ từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có mây, ngày nắng, có nơi có nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió tây bắc đến tây cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất 25-28 độ C. Nhiệt độ cao nhất 32-35 độ C, có nơi trên 35 độ C. Các tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng đến Bình Thuận có mây, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi; riêng phía nam chiều tối có mưa rào và dông rải rác. Gió tây đến tây nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất 25-28 độ C. Nhiệt độ cao nhất 31-34 độ C, có nơi trên 34 độ C. Khu vực Tây Nguyên nhiều mây, có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to; riêng phía nam có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông. Gió tây nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất 20-23 độ C. Nhiệt độ cao nhất 27-30 độ C. Nam Bộ nhiều mây, có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông. Gió tây nam cấp 3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất 24-27 độ C. Nhiệt độ cao nhất 27-30 độ C, có nơi trên 30 độ C.
Khởi tố, bắt tạm giam Chủ tịch HĐQG, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Khoáng sản Bắc Giang
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Khoáng sản Bắc Giang;... Đồng thời quyết định khởi tố bị can, Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, Lệnh khám xét đối với Nguyễn Thị Hồng Thắm, Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Xuân An.
Wed Feb 22 2023 07:09:04 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- -- Wed Feb 22 2023 07:09:04 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Công TTĐT Bộ Công an cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang điều tra vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật xảy ra tại Công ty Cổ phần Khoáng sản Bắc Giang. Kết quả điều tra xác định: Từ tháng 5/2017 đến hết tháng 12/2022, Công ty Khoáng sản Bắc Giang (do ông Dương Văn Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị làm người đại diện pháp luật) cùng với Công ty TNHH MTV Xuân An (do bà Nguyễn Thị Hồng Thắm, Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc, đại diện pháp luật) đã khai thác than tại mỏ than Bố Hạ vượt trữ lượng được cấp, gây thiệt hại cho tài sản Nhà nước. Ngày 21/02/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra các Quyết định tố tụng: 1. Khởi tố vụ án Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên xảy ra tại Công ty Cổ phần Khoáng sản Bắc Giang và các đơn vị liên quan. Các bị can: Dương Văn Dũng, Hà Văn Hoè. 2. Khởi tố bị can, bắt bị can để tạm giam, khám xét đối với: (1) Dương Văn Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Khoáng sản Bắc Giang; (2) Hà Văn Hòa, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Khoáng sản Bắc Giang; (3) Phạm Thanh Thạch, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Khoáng sản Bắc Giang Bắc Giang; (4) Nguyễn Văn Thảo, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Xuân An; 3. Quyết định khởi tố bị can, Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, Lệnh khám xét đối với: Nguyễn Thị Hồng Thắm, Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Xuân An. Các bị can: Phạm Thanh Thạch, Nguyễn Văn Thảo, Nguyễn Thị Hồng Thắm Các bị can trên đều bị khởi tố về tội “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên”, quy định tại Khoản 2, Điều 227 Bộ luật Hình sự. Cùng ngày, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 5) đã phê chuẩn các Quyết định và Lệnh nêu trên. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam, khám xét đối với các bị can theo đúng quy định pháp luật. Hiện nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tập trung điều tra làm rõ tính chất, vai trò, hành vi phạm tội của các bị can và đối tượng có liên quan để mở rộng vụ án, thu hồi triệt để tài sản Nhà nước./.
Khởi tố, bắt tạm giam Chủ tịch HĐQG, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Khoáng sản Bắc Giang Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Khoáng sản Bắc Giang;... Đồng thời quyết định khởi tố bị can, Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, Lệnh khám xét đối với Nguyễn Thị Hồng Thắm, Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Xuân An. Wed Feb 22 2023 07:09:04 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- -- Wed Feb 22 2023 07:09:04 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Công TTĐT Bộ Công an cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang điều tra vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật xảy ra tại Công ty Cổ phần Khoáng sản Bắc Giang. Kết quả điều tra xác định: Từ tháng 5/2017 đến hết tháng 12/2022, Công ty Khoáng sản Bắc Giang (do ông Dương Văn Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị làm người đại diện pháp luật) cùng với Công ty TNHH MTV Xuân An (do bà Nguyễn Thị Hồng Thắm, Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc, đại diện pháp luật) đã khai thác than tại mỏ than Bố Hạ vượt trữ lượng được cấp, gây thiệt hại cho tài sản Nhà nước. Ngày 21/02/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra các Quyết định tố tụng: 1. Khởi tố vụ án Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên xảy ra tại Công ty Cổ phần Khoáng sản Bắc Giang và các đơn vị liên quan. Các bị can: Dương Văn Dũng, Hà Văn Hoè. 2. Khởi tố bị can, bắt bị can để tạm giam, khám xét đối với: (1) Dương Văn Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Khoáng sản Bắc Giang; (2) Hà Văn Hòa, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Khoáng sản Bắc Giang; (3) Phạm Thanh Thạch, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Khoáng sản Bắc Giang Bắc Giang; (4) Nguyễn Văn Thảo, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Xuân An; 3. Quyết định khởi tố bị can, Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, Lệnh khám xét đối với: Nguyễn Thị Hồng Thắm, Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Xuân An. Các bị can: Phạm Thanh Thạch, Nguyễn Văn Thảo, Nguyễn Thị Hồng Thắm Các bị can trên đều bị khởi tố về tội “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên”, quy định tại Khoản 2, Điều 227 Bộ luật Hình sự. Cùng ngày, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 5) đã phê chuẩn các Quyết định và Lệnh nêu trên. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam, khám xét đối với các bị can theo đúng quy định pháp luật. Hiện nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tập trung điều tra làm rõ tính chất, vai trò, hành vi phạm tội của các bị can và đối tượng có liên quan để mở rộng vụ án, thu hồi triệt để tài sản Nhà nước./.
Hướng đến chính thức vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon vào năm 2028
Đối với thị trường carbon trong nước, từ nay đến hết năm 2027, Bộ Tài chính sẽ tập trung xây dựng các hệ thống quy định, chính sách tạo nền tảng cho thị trường vận hành cũng như thành lập và tổ chức vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon, hướng đến chính thức vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon vào năm 2028.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu tại Hội thảo - Ảnh: VTV Thông tin trên được Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đưa ra tại Hội thảo "Net Zero Chuyển dịch xanh - Cơ hội cho người dẫn đầu" do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức ngày 27/6. Hội thảo có sự tham gia của lãnh đạo các bộ, ngành, tổ chức quốc tế: Bộ Tài chính, VCCI, Ngân hàng Thế giới, EuroCham, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan Phát triển Pháp (AFD)... cùng các bộ, ngành, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tại Hội thảo, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định: Thực hiện các chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế xanh, trong thời gian qua, nhiều chính sách tài chính đã được ban hành nhằm cụ thể hóa các chủ trương này, góp phần tạo điều kiện huy động và thu hút nguồn lực đầu tư hướng tới tăng trưởng xanh. Theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, chuyển đổi xanh và giảm phát thải nhằm thực hiện cam kết Net Zero là một chặng đường dài với nhiều khó khăn, thách thức; trong đó, một trong những thách thức lớn nhất là vấn đề nguồn lực. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (năm 2022), Việt Nam có thể sẽ cần đầu tư thêm khoảng 368 tỷ USD cho đến năm 2040, tương đương 6,8% GDP mỗi năm khi theo đuổi lộ trình phát triển kết hợp khả năng chống chịu và phát thải ròng bằng "0". Trong đó, hành trình khử carbon nhằm đáp ứng các cam kết quốc tế chiếm khoảng 30% nhu cầu nguồn lực. Tuy nhiên, khu vực công sẽ chỉ có thể đáp ứng khoảng 1/3 nguồn lực yêu cầu; trong khi thị trường tài chính xanh hiện mới ở giai đoạn đầu phát triển, nguồn lực huy động qua thị trường tài chính xanh ở mức rất nhỏ bé so với nhu cầu đặt ra. Hiện nay, chi ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp bảo vệ môi trường hàng năm đã được bố trí đảm bảo đúng quy định, năm sau cao hơn năm trước về số tuyệt đối và đạt tỉ lệ khoảng 1,2% tổng chi ngân sách Nhà nước. Bình quân 5 năm trở lại đây, bố trí chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp môi trường đạt trên 21 nghìn tỷ đồng mỗi năm. Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết thêm, hiện Bộ Tài chính đang tập trung thực hiện cải cách hệ thống thuế, quản lý nợ công và cơ cấu lại ngân sách Nhà nước nhằm động viên nguồn lực một cách hợp lý cho ngân sách Nhà nước. Thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục phân loại xanh theo nhiệm vụ được giao tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, làm căn cứ để các chủ thể phát hành lựa chọn dự án xanh để sử dụng vốn từ trái phiếu xanh. Đối với thị trường carbon trong nước, từ nay đến hết năm 2027, Bộ Tài chính sẽ tập trung xây dựng các hệ thống quy định, chính sách tạo nền tảng cho thị trường vận hành cũng như thành lập và tổ chức vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon, hướng đến chính thức vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon vào năm 2028. Với vai trò là cơ quan được giao chủ trì xây dựng, thành lập sàn giao dịch tín chỉ carbon và ban hành cơ chế quản lý tài chính cho hoạt động của thị trường carbon, Bộ Tài chính đang nghiên cứu xây dựng Đề án Phát triển thị trường carbon để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tăng trưởng xanh bình đẳng, bao trùm Các đại biểu tham gia đóng góp ý kiến tại Hội thảo - Ảnh: VGP/Thiện Tâm Tại Hội thảo, Giám đốc AFD Việt Nam Hervé Conan cho rằng, mục tiêu Net Zero vào năm 2050 cần đưa lên thành chiến dịch về năng lượng và kêu gọi sự đồng hành của người dân. Bên cạnh đó, cần phải có chiến lược chuyển đổi năng lượng sang các nguồn năng lượng thay thế. Chiến lược của Việt Nam còn nhiều thách thức do mới chỉ ở ban đầu và còn nhiều vấn đề về kinh tế. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang là đơn vị chắp bút cho Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh. Theo đó, việc phát triển bền vững đến từ khía cạnh hiệu quả. Net Zero - tăng trưởng xanh là vấn đề phức tạp giữa mục tiêu phát triển kinh tế và mục tiểu phát triển bền vững, nhất là với các quốc gia đang phát triển và đang chuyển đổi như Việt Nam. Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh có 10 định hướng chiến lược với các ngành, lĩnh vực cùng 8 nhóm giải pháp. Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh quốc gia cũng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với 134 hoạt động cụ thể. Trong đó nhấn mạnh giải pháp ưu tiên, khả thi, sẵn sàng nguồn lực, đồng lợi ích và có khả năng lan tỏa thay vì các phương án chỉ khả thi về kinh tế. Một điểm nhấn nữa của tăng trưởng xanh là cân bằng và hiệu quả, theo đó chiến lược này nhằm thay đổi cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng. TIN LIÊN QUANLộ trình thực hiện Net Zero là không thể đảo ngượcCách tiếp cận mới trong thực hiện Net Zero ở châu Á Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đây là những lợi ích mang tính dài hạn. Việt Nam "tăng trưởng xanh" càng sớm thì càng hiệu quả và rủi ro về môi trường càng thấp. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã lượng hóa, bổ sung chính sách, dự báo lượng CO2 phát thải theo kịch bản tối ưu và hiệu quả. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, cần khuyến khích doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, giảm hiệu ứng nhà kính trong quá trình sản xuất kinh doanh. "Mục tiêu tăng trưởng xanh là bình đẳng, bao trùm, không ai bị bỏ lại phía sau. Thực hiện tăng trưởng xanh sẽ giảm bệnh tật, đem lại ích cho tất cả các đối tượng, trong đó nhóm yếu thế sẽ được hưởng lợi hơn hết", Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh. Thiện Tâm
Hướng đến chính thức vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon vào năm 2028 Đối với thị trường carbon trong nước, từ nay đến hết năm 2027, Bộ Tài chính sẽ tập trung xây dựng các hệ thống quy định, chính sách tạo nền tảng cho thị trường vận hành cũng như thành lập và tổ chức vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon, hướng đến chính thức vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon vào năm 2028. Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu tại Hội thảo - Ảnh: VTV Thông tin trên được Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đưa ra tại Hội thảo "Net Zero Chuyển dịch xanh - Cơ hội cho người dẫn đầu" do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức ngày 27/6. Hội thảo có sự tham gia của lãnh đạo các bộ, ngành, tổ chức quốc tế: Bộ Tài chính, VCCI, Ngân hàng Thế giới, EuroCham, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan Phát triển Pháp (AFD)... cùng các bộ, ngành, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tại Hội thảo, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định: Thực hiện các chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế xanh, trong thời gian qua, nhiều chính sách tài chính đã được ban hành nhằm cụ thể hóa các chủ trương này, góp phần tạo điều kiện huy động và thu hút nguồn lực đầu tư hướng tới tăng trưởng xanh. Theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, chuyển đổi xanh và giảm phát thải nhằm thực hiện cam kết Net Zero là một chặng đường dài với nhiều khó khăn, thách thức; trong đó, một trong những thách thức lớn nhất là vấn đề nguồn lực. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (năm 2022), Việt Nam có thể sẽ cần đầu tư thêm khoảng 368 tỷ USD cho đến năm 2040, tương đương 6,8% GDP mỗi năm khi theo đuổi lộ trình phát triển kết hợp khả năng chống chịu và phát thải ròng bằng "0". Trong đó, hành trình khử carbon nhằm đáp ứng các cam kết quốc tế chiếm khoảng 30% nhu cầu nguồn lực. Tuy nhiên, khu vực công sẽ chỉ có thể đáp ứng khoảng 1/3 nguồn lực yêu cầu; trong khi thị trường tài chính xanh hiện mới ở giai đoạn đầu phát triển, nguồn lực huy động qua thị trường tài chính xanh ở mức rất nhỏ bé so với nhu cầu đặt ra. Hiện nay, chi ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp bảo vệ môi trường hàng năm đã được bố trí đảm bảo đúng quy định, năm sau cao hơn năm trước về số tuyệt đối và đạt tỉ lệ khoảng 1,2% tổng chi ngân sách Nhà nước. Bình quân 5 năm trở lại đây, bố trí chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp môi trường đạt trên 21 nghìn tỷ đồng mỗi năm. Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết thêm, hiện Bộ Tài chính đang tập trung thực hiện cải cách hệ thống thuế, quản lý nợ công và cơ cấu lại ngân sách Nhà nước nhằm động viên nguồn lực một cách hợp lý cho ngân sách Nhà nước. Thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục phân loại xanh theo nhiệm vụ được giao tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, làm căn cứ để các chủ thể phát hành lựa chọn dự án xanh để sử dụng vốn từ trái phiếu xanh. Đối với thị trường carbon trong nước, từ nay đến hết năm 2027, Bộ Tài chính sẽ tập trung xây dựng các hệ thống quy định, chính sách tạo nền tảng cho thị trường vận hành cũng như thành lập và tổ chức vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon, hướng đến chính thức vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon vào năm 2028. Với vai trò là cơ quan được giao chủ trì xây dựng, thành lập sàn giao dịch tín chỉ carbon và ban hành cơ chế quản lý tài chính cho hoạt động của thị trường carbon, Bộ Tài chính đang nghiên cứu xây dựng Đề án Phát triển thị trường carbon để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tăng trưởng xanh bình đẳng, bao trùm Các đại biểu tham gia đóng góp ý kiến tại Hội thảo - Ảnh: VGP/Thiện Tâm Tại Hội thảo, Giám đốc AFD Việt Nam Hervé Conan cho rằng, mục tiêu Net Zero vào năm 2050 cần đưa lên thành chiến dịch về năng lượng và kêu gọi sự đồng hành của người dân. Bên cạnh đó, cần phải có chiến lược chuyển đổi năng lượng sang các nguồn năng lượng thay thế. Chiến lược của Việt Nam còn nhiều thách thức do mới chỉ ở ban đầu và còn nhiều vấn đề về kinh tế. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang là đơn vị chắp bút cho Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh. Theo đó, việc phát triển bền vững đến từ khía cạnh hiệu quả. Net Zero - tăng trưởng xanh là vấn đề phức tạp giữa mục tiêu phát triển kinh tế và mục tiểu phát triển bền vững, nhất là với các quốc gia đang phát triển và đang chuyển đổi như Việt Nam. Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh có 10 định hướng chiến lược với các ngành, lĩnh vực cùng 8 nhóm giải pháp. Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh quốc gia cũng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với 134 hoạt động cụ thể. Trong đó nhấn mạnh giải pháp ưu tiên, khả thi, sẵn sàng nguồn lực, đồng lợi ích và có khả năng lan tỏa thay vì các phương án chỉ khả thi về kinh tế. Một điểm nhấn nữa của tăng trưởng xanh là cân bằng và hiệu quả, theo đó chiến lược này nhằm thay đổi cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng. TIN LIÊN QUANLộ trình thực hiện Net Zero là không thể đảo ngượcCách tiếp cận mới trong thực hiện Net Zero ở châu Á Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đây là những lợi ích mang tính dài hạn. Việt Nam "tăng trưởng xanh" càng sớm thì càng hiệu quả và rủi ro về môi trường càng thấp. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã lượng hóa, bổ sung chính sách, dự báo lượng CO2 phát thải theo kịch bản tối ưu và hiệu quả. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, cần khuyến khích doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, giảm hiệu ứng nhà kính trong quá trình sản xuất kinh doanh. "Mục tiêu tăng trưởng xanh là bình đẳng, bao trùm, không ai bị bỏ lại phía sau. Thực hiện tăng trưởng xanh sẽ giảm bệnh tật, đem lại ích cho tất cả các đối tượng, trong đó nhóm yếu thế sẽ được hưởng lợi hơn hết", Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh. Thiện Tâm
Điều chỉnh đợt 2 lấy nước gieo cấy vụ Đông Xuân
(Chinhphu,vn) - Trên cơ sở tiến độ lấy nước đợt 2, Tổng cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) điều chỉnh giảm lượng xả từ các hồ chứa thủy điện xuống mức duy trì mực nước tại trạm thủy văn Sơn Tây thấp nhất 1,8 m trở lên từ 0h ngày 7/2 đến 24h ngày 8/2.
Trạm bơm Phù Sa (Sơn Tây - Hà Nội) vận hành hết công suất để lấy nước cho sản xuất vụ Đông Xuân - Ảnh: TTXVN Tổng cục Thủy lợi vừa có Văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ về việc điều chỉnh đợt 2 lấy nước phục vụ gieo cấy vụ Đông Xuân 2022-2023 khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ. Trên cơ sở thực tế tiến độ lấy nước, kết quả kiểm tra thực tế của Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và trao đổi với Lãnh đạo UBND/Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố, Tổng cục Thủy lợi thông báo ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ điều chỉnh Đợt 2 lấy nước, cụ thể. Giảm lượng xả từ các hồ chứa thủy điện xuống mức duy trì mực nước tại trạm thủy văn Sơn Tây thấp nhất 1,8 m trở lên từ 0h ngày 7/2 đến 24h ngày 8/2. Tùy thực tế tiến độ lấy nước sau đợt 2 của TP. Hà Nội, giao Tổng cục Thủy lợi phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam xem xét đề xuất của địa phương, quyết định kế hoạch bổ sung nguồn nước từ các hồ chứa thủy điện, bảo đảm cung cấp đủ phục vụ gieo cấy và tưới dưỡng lúa. TIN LIÊN QUANNhiều địa phương đã đủ nước gieo cấy vụ Đông XuânPhấn đấu tiết kiệm từ 1,5-2 tỷ m3 nước trong vụ đông xuânBảo đảm điện, điều tiết nước các hồ chứa cho sản xuất vụ Đông Xuân Thực hiện Thông báo số 8073/TB-BNN-TCTL ngày 30/11/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đợt 2 lấy nước đã bắt đầu từ 0h ngày 01/2. Các hồ thủy điện đã vận hành xả nước trước đó 2,5 ngày để dâng mực nước vùng trung và hạ du hệ thống sông, cơ bản tạo điều kiện thuận lợi để các công trình thủy lợi vận hành lấy nước. Diện tích gieo cấy được cấp đủ nước toàn khu vực tính đến 16h ngày 6/2 là 446.886 ha/498.359 ha, đạt 89,7% diện tích gieo cấy theo kế hoạch. Một số địa phương đã cơ bản hoàn thành kế hoạch lấy nước, như: Thái Bình, Nam Định, Hà Nam đạt 100% diện tích đủ nước gieo cấy, các tỉnh Ninh Bình, Phú Thọ đạt 97%; các địa phương còn lại có diện tích đủ nước tương đối cao: Hải Dương 92%, Hải Phòng 88%, Bắc Ninh 86%, Vĩnh Phúc 84%, Hưng Yên 79%, Hà Nội 66%. Toàn Thắng
Điều chỉnh đợt 2 lấy nước gieo cấy vụ Đông Xuân (Chinhphu,vn) - Trên cơ sở tiến độ lấy nước đợt 2, Tổng cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) điều chỉnh giảm lượng xả từ các hồ chứa thủy điện xuống mức duy trì mực nước tại trạm thủy văn Sơn Tây thấp nhất 1,8 m trở lên từ 0h ngày 7/2 đến 24h ngày 8/2. Trạm bơm Phù Sa (Sơn Tây - Hà Nội) vận hành hết công suất để lấy nước cho sản xuất vụ Đông Xuân - Ảnh: TTXVN Tổng cục Thủy lợi vừa có Văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ về việc điều chỉnh đợt 2 lấy nước phục vụ gieo cấy vụ Đông Xuân 2022-2023 khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ. Trên cơ sở thực tế tiến độ lấy nước, kết quả kiểm tra thực tế của Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và trao đổi với Lãnh đạo UBND/Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố, Tổng cục Thủy lợi thông báo ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ điều chỉnh Đợt 2 lấy nước, cụ thể. Giảm lượng xả từ các hồ chứa thủy điện xuống mức duy trì mực nước tại trạm thủy văn Sơn Tây thấp nhất 1,8 m trở lên từ 0h ngày 7/2 đến 24h ngày 8/2. Tùy thực tế tiến độ lấy nước sau đợt 2 của TP. Hà Nội, giao Tổng cục Thủy lợi phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam xem xét đề xuất của địa phương, quyết định kế hoạch bổ sung nguồn nước từ các hồ chứa thủy điện, bảo đảm cung cấp đủ phục vụ gieo cấy và tưới dưỡng lúa. TIN LIÊN QUANNhiều địa phương đã đủ nước gieo cấy vụ Đông XuânPhấn đấu tiết kiệm từ 1,5-2 tỷ m3 nước trong vụ đông xuânBảo đảm điện, điều tiết nước các hồ chứa cho sản xuất vụ Đông Xuân Thực hiện Thông báo số 8073/TB-BNN-TCTL ngày 30/11/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đợt 2 lấy nước đã bắt đầu từ 0h ngày 01/2. Các hồ thủy điện đã vận hành xả nước trước đó 2,5 ngày để dâng mực nước vùng trung và hạ du hệ thống sông, cơ bản tạo điều kiện thuận lợi để các công trình thủy lợi vận hành lấy nước. Diện tích gieo cấy được cấp đủ nước toàn khu vực tính đến 16h ngày 6/2 là 446.886 ha/498.359 ha, đạt 89,7% diện tích gieo cấy theo kế hoạch. Một số địa phương đã cơ bản hoàn thành kế hoạch lấy nước, như: Thái Bình, Nam Định, Hà Nam đạt 100% diện tích đủ nước gieo cấy, các tỉnh Ninh Bình, Phú Thọ đạt 97%; các địa phương còn lại có diện tích đủ nước tương đối cao: Hải Dương 92%, Hải Phòng 88%, Bắc Ninh 86%, Vĩnh Phúc 84%, Hưng Yên 79%, Hà Nội 66%. Toàn Thắng
Huy động sức mạnh xã hội hóa để xây dựng nông thôn mới
Mục đích cuối cùng của xây dựng nông thôn mới là nâng cao đời sống của nhân dân, do nhà nước và nhân dân cùng chung sức, chung tay thực hiện. Chính vì vậy, trong chặng đường hơn 10 năm qua, huyện Thanh Trì (TP. Hà Nội) luôn làm tốt công tác dân vận để tuyên truyền, phát huy sức mạnh tập thể từ chính người dân địa phương.
Những cung đường đẹp như tranh vẽ trên địa bàn huyện Thanh Trì có sự đóng góp không nhỏ từ nhân dân địa phương - Ảnh: VGP/Thiện Tâm Theo Phó Chủ tịch huyện Thanh Trì Nguyễn Văn Hưng, sau 5 năm thực hiện, tính đến năm 2015, huyện được TP. Hà Nội công nhận 15/15 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Trước đó, khi bước vào thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, hệ thống hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn trong tình trạng xuống cấp, thiếu đồng bộ; quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, hiệu quả chưa cao... nên đời sống của nhân dân địa phương còn gặp nhiều hạn chế, khó khăn. Huyện Thanh Trì đã lấy phát triển hệ thống hạ tầng nông thôn, đặc biệt là đường giao thông để làm khâu đột phá, tạo động lực thúc đẩy xây dựng nông thôn mới. Điển hình như năm 2011, huyện đã thí điểm mô hình làm đường giao thông ngõ xóm theo phương châm Nhà nước hỗ trợ vật tư, người dân tổ chức thi công tại thôn Vĩnh Trung, xã Đại Áng, với tuyến đường dài hơn 2.000 m. Chương trình đã nhận được sự đồng lòng, góp công, góp sức của người dân, tổng kinh phí thực hiện tuyến đường chỉ còn 7,6 tỷ đồng, giảm khoảng 2,4 tỷ đồng so với dự toán được phê duyệt. Từ điểm sáng này, phong trào xã hội hóa, huy động sức dân vào cuộc chung tay xây dựng nông thôn mới đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của nhân dân trên địa bàn huyện và phù hợp với tình hình cụ thể của từng xã. Sau 5 năm phát động thi đua xây dựng nông thôn mới, toàn huyện đã xây dựng được hơn 160 km đường giao thông nông thôn, tiết kiệm được hàng chục tỷ đồng so với dự toán. Người dân đã tự nguyện đóng góp hơn 200.000 ngày công và hiến hơn 11.000 m2 đất. Thanh Trì còn là địa phương đầu tiên của TP. Hà Nội thực hiện thành công xã hội hóa đầu tư, xây dựng cơ sở giết mổ gia súc tập trung tại xã Vạn Phúc với công suất 1.500 con lợn/ngày đêm, qua đó đã giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn cũng như thúc đẩy phát triển sản xuất chăn nuôi hiệu quả. Những thành quả này chính là nền tảng để huyện Thanh Trì tiếp sức và có động lực phấn đấu bước vào giai đoạn xây dựng nông thôn mới nâng cao với sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân địa phương. Đến nay 15/15 xã của Thanh Trì đều đủ điều kiện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, vượt chỉ tiêu kế hoạch của huyện và chỉ tiêu đăng ký với Thành phố và về đích trước 2 năm. Là một trong những xã làm tốt công tác trên, Chủ tịch xã Vạn Phúc Chử Mạnh Thắng cho biết, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư"; cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh", xã đã huy động được sức người, sức của, góp phần mang lại hiệu quả cho chương trình. Toàn bộ các tuyến đường trục thôn, đường liên thôn trên địa bàn xã đã được bê tông hoá, nhựa hóa; các nút giao của đường trục xã với đường liên xã, các điểm trường học, công sở trên đường liên xã đều được bố trí hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn, chiếu sáng, gờ giảm tốc theo quy định và được bảo trì hàng năm theo quy định. Các tuyến đường liên xã qua địa bàn xã và các tuyến đường thôn được trồng cây xanh đảm bảo cảnh quan môi trường. Sân chơi công cộng trên địa bàn xã Vạn Phúc được trồng nhiều cây xanh và rất khang trang nhờ sự góp sức từ nguồn xã hội hóa của người dân - Ảnh: VGP/Thiện Tâm Xã có 4 thôn đều đạt 100% có nhà văn hóa và được trang bị đầy đủ trang thiết bị âm thanh loa máy, bàn ghế.... là nơi tổ chức hội họp cho người dân khoảng từ 150-200 người tham dự. Đồng thời, có sân thể thao đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, vui chơi, giải trí, văn hóa văn nghệ... của nhân dân trong thôn. Chia sẻ kinh nghiệm về việc huy động sức dân tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới, Chủ tịch xã Vạn Phúc cho biết, trước hết, để chương trình được thành công, cần phải tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các cấp lãnh đạo và xác định rõ nhiệm vụ từ xã đến thôn để cả hệ thống chính trị vào cuộc. Đặc biệt là việc tuyên truyền phải sâu rộng để nhân dân đồng thuận là cực kỳ quan trọng. Đồng thời, phải thực hiện tốt việc công khai, minh bạch từ chủ trương, kế hoạch, biện pháp thực hiện, để nhân dân được biết, được bàn, được làm, được đóng góp và được hưởng thụ thành quả. Cán bộ, đảng viên, nhân dân phải thực sự đoàn kết, gắn bó, cấp ủy, chính quyền phải tạo được sự tin tưởng của nhân dân. TIN LIÊN QUANXây dựng nông thôn mới trên đất Nam HồngXây dựng nông thôn mới trên 'quê hương người gái đảm' Thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua "Dân vận khéo" như: Khéo 5 nội dung trong phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; phong trào nông dân tham gia phát triển kinh tế, phong trào "5 không, 3 sạch", phong trào xây dựng gia đình văn minh hạnh phúc; phong trào khuyến học, khuyến tài xây dựng xã hội học tập... Theo ông Ngọ Văn Ngôn, Phó Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình Xây dựng nông thôn mới TP. Hà Nội: Thanh Trì đang trong lộ trình phát triển từ xã thành phường, từ huyện thành quận, tuy vậy địa phương vẫn đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng nông thôn mới. Sự nỗ lực, cố gắng của cấp ủy, chính quyền địa phương và đặc biệt là sự chung sức của người dân đã đóng góp vào thành công của xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, giúp đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên rõ rệt. * Thông tin có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới TP. Hà Nội. Thiện Tâm
Huy động sức mạnh xã hội hóa để xây dựng nông thôn mới Mục đích cuối cùng của xây dựng nông thôn mới là nâng cao đời sống của nhân dân, do nhà nước và nhân dân cùng chung sức, chung tay thực hiện. Chính vì vậy, trong chặng đường hơn 10 năm qua, huyện Thanh Trì (TP. Hà Nội) luôn làm tốt công tác dân vận để tuyên truyền, phát huy sức mạnh tập thể từ chính người dân địa phương. Những cung đường đẹp như tranh vẽ trên địa bàn huyện Thanh Trì có sự đóng góp không nhỏ từ nhân dân địa phương - Ảnh: VGP/Thiện Tâm Theo Phó Chủ tịch huyện Thanh Trì Nguyễn Văn Hưng, sau 5 năm thực hiện, tính đến năm 2015, huyện được TP. Hà Nội công nhận 15/15 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Trước đó, khi bước vào thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, hệ thống hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn trong tình trạng xuống cấp, thiếu đồng bộ; quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, hiệu quả chưa cao... nên đời sống của nhân dân địa phương còn gặp nhiều hạn chế, khó khăn. Huyện Thanh Trì đã lấy phát triển hệ thống hạ tầng nông thôn, đặc biệt là đường giao thông để làm khâu đột phá, tạo động lực thúc đẩy xây dựng nông thôn mới. Điển hình như năm 2011, huyện đã thí điểm mô hình làm đường giao thông ngõ xóm theo phương châm Nhà nước hỗ trợ vật tư, người dân tổ chức thi công tại thôn Vĩnh Trung, xã Đại Áng, với tuyến đường dài hơn 2.000 m. Chương trình đã nhận được sự đồng lòng, góp công, góp sức của người dân, tổng kinh phí thực hiện tuyến đường chỉ còn 7,6 tỷ đồng, giảm khoảng 2,4 tỷ đồng so với dự toán được phê duyệt. Từ điểm sáng này, phong trào xã hội hóa, huy động sức dân vào cuộc chung tay xây dựng nông thôn mới đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của nhân dân trên địa bàn huyện và phù hợp với tình hình cụ thể của từng xã. Sau 5 năm phát động thi đua xây dựng nông thôn mới, toàn huyện đã xây dựng được hơn 160 km đường giao thông nông thôn, tiết kiệm được hàng chục tỷ đồng so với dự toán. Người dân đã tự nguyện đóng góp hơn 200.000 ngày công và hiến hơn 11.000 m2 đất. Thanh Trì còn là địa phương đầu tiên của TP. Hà Nội thực hiện thành công xã hội hóa đầu tư, xây dựng cơ sở giết mổ gia súc tập trung tại xã Vạn Phúc với công suất 1.500 con lợn/ngày đêm, qua đó đã giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn cũng như thúc đẩy phát triển sản xuất chăn nuôi hiệu quả. Những thành quả này chính là nền tảng để huyện Thanh Trì tiếp sức và có động lực phấn đấu bước vào giai đoạn xây dựng nông thôn mới nâng cao với sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân địa phương. Đến nay 15/15 xã của Thanh Trì đều đủ điều kiện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, vượt chỉ tiêu kế hoạch của huyện và chỉ tiêu đăng ký với Thành phố và về đích trước 2 năm. Là một trong những xã làm tốt công tác trên, Chủ tịch xã Vạn Phúc Chử Mạnh Thắng cho biết, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư"; cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh", xã đã huy động được sức người, sức của, góp phần mang lại hiệu quả cho chương trình. Toàn bộ các tuyến đường trục thôn, đường liên thôn trên địa bàn xã đã được bê tông hoá, nhựa hóa; các nút giao của đường trục xã với đường liên xã, các điểm trường học, công sở trên đường liên xã đều được bố trí hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn, chiếu sáng, gờ giảm tốc theo quy định và được bảo trì hàng năm theo quy định. Các tuyến đường liên xã qua địa bàn xã và các tuyến đường thôn được trồng cây xanh đảm bảo cảnh quan môi trường. Sân chơi công cộng trên địa bàn xã Vạn Phúc được trồng nhiều cây xanh và rất khang trang nhờ sự góp sức từ nguồn xã hội hóa của người dân - Ảnh: VGP/Thiện Tâm Xã có 4 thôn đều đạt 100% có nhà văn hóa và được trang bị đầy đủ trang thiết bị âm thanh loa máy, bàn ghế.... là nơi tổ chức hội họp cho người dân khoảng từ 150-200 người tham dự. Đồng thời, có sân thể thao đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, vui chơi, giải trí, văn hóa văn nghệ... của nhân dân trong thôn. Chia sẻ kinh nghiệm về việc huy động sức dân tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới, Chủ tịch xã Vạn Phúc cho biết, trước hết, để chương trình được thành công, cần phải tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các cấp lãnh đạo và xác định rõ nhiệm vụ từ xã đến thôn để cả hệ thống chính trị vào cuộc. Đặc biệt là việc tuyên truyền phải sâu rộng để nhân dân đồng thuận là cực kỳ quan trọng. Đồng thời, phải thực hiện tốt việc công khai, minh bạch từ chủ trương, kế hoạch, biện pháp thực hiện, để nhân dân được biết, được bàn, được làm, được đóng góp và được hưởng thụ thành quả. Cán bộ, đảng viên, nhân dân phải thực sự đoàn kết, gắn bó, cấp ủy, chính quyền phải tạo được sự tin tưởng của nhân dân. TIN LIÊN QUANXây dựng nông thôn mới trên đất Nam HồngXây dựng nông thôn mới trên 'quê hương người gái đảm' Thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua "Dân vận khéo" như: Khéo 5 nội dung trong phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; phong trào nông dân tham gia phát triển kinh tế, phong trào "5 không, 3 sạch", phong trào xây dựng gia đình văn minh hạnh phúc; phong trào khuyến học, khuyến tài xây dựng xã hội học tập... Theo ông Ngọ Văn Ngôn, Phó Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình Xây dựng nông thôn mới TP. Hà Nội: Thanh Trì đang trong lộ trình phát triển từ xã thành phường, từ huyện thành quận, tuy vậy địa phương vẫn đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng nông thôn mới. Sự nỗ lực, cố gắng của cấp ủy, chính quyền địa phương và đặc biệt là sự chung sức của người dân đã đóng góp vào thành công của xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, giúp đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên rõ rệt. * Thông tin có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới TP. Hà Nội. Thiện Tâm
CSGT đường thủy cứu thành công một thuyền viên bị cuốn trôi giữa dòng nước xiết
Lực lượng Cảnh sát đường thủy Công an thành phố Hải Phòng vừa cứu thành công một thuyền viên bị rơi xuống sông Cấm.
bonewsrelation eonewsrelation Fri Jul 07 2023 19:13:11 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Fri Jul 07 2023 19:13:11 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Fri Jul 07 2023 19:14:13 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Khoảng 7h30' ngày 7/7, Tổ công tác thuộc Đội Phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm, Phòng Cảnh sát đường thuỷ (Công an TP. Hải Phòng) trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trinh sát nắm tình hình về ANTT và trật tự ATXH trên tuyến sông Cấm, khi đến khu vực cảng Vật Cách thuộc địa phận phường Quán Toan, Hồng Bàng thì được các thuyền viên trên tàu vận tải thuỷ Thanh Liêm 09 đang neo đậu liên tục gọi to. Các thuyền viên này đề nghị cứu giúp một thuyền viên của tàu vừa mới bị ngã xuống sông. Ngay lúc đó tại hiện trường, nhận thấy khu vực tìm kiếm rộng lớn, nước chảy xiết, tình hình cấp bách, tổ công tác di chuyển xuồng theo chiều dòng nước về phía hạ lưu, bắt đầu công tác tìm kiếm. Khi di chuyển cách tàu Thanh Liêm 09 được khoảng 1 km thì phát hiện thấy nạn nhân đang chới với hụt hơi ở giữa dòng sông. Tổ công tác đã khẩn trương tiếp cận, cứu vớt được người bị nạn lên xuồng và sơ cứu ngay. Khi nạn nhân ổn định sức khoẻ tổ công tác đã đưa trở lại tàu Thanh Liêm 09 an toàn. Qua tìm hiểu, người bị nạn là anh Nguyễn Văn Tại (sinh ngày 15/3/1991; trú tại: Thôn A Sào, xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình). Trong khi anh Tại đang làm nhiệm vụ gõ rỉ tàu Thanh Liêm 09 thì bị trượt chân ngã xuống sông, mặc dù đã cố gắng bơi lại tàu nhưng do dòng nước chảy xiết nên đã bị cuốn ra xa về hạ lưu sông Cấm. Hiện tại sức khoẻ của anh Nguyễn Văn Tại đã hoàn toàn ổn định. LS Tham khảo thêmCSGT hỗ trợ công tác kiểm định tại Hà Nội và TPHCMTham khảo thêmCSGT bắt quả tang tàu hút cát trái phép trên sông Hồng
CSGT đường thủy cứu thành công một thuyền viên bị cuốn trôi giữa dòng nước xiết Lực lượng Cảnh sát đường thủy Công an thành phố Hải Phòng vừa cứu thành công một thuyền viên bị rơi xuống sông Cấm. bonewsrelation eonewsrelation Fri Jul 07 2023 19:13:11 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Fri Jul 07 2023 19:13:11 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Fri Jul 07 2023 19:14:13 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Khoảng 7h30' ngày 7/7, Tổ công tác thuộc Đội Phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm, Phòng Cảnh sát đường thuỷ (Công an TP. Hải Phòng) trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trinh sát nắm tình hình về ANTT và trật tự ATXH trên tuyến sông Cấm, khi đến khu vực cảng Vật Cách thuộc địa phận phường Quán Toan, Hồng Bàng thì được các thuyền viên trên tàu vận tải thuỷ Thanh Liêm 09 đang neo đậu liên tục gọi to. Các thuyền viên này đề nghị cứu giúp một thuyền viên của tàu vừa mới bị ngã xuống sông. Ngay lúc đó tại hiện trường, nhận thấy khu vực tìm kiếm rộng lớn, nước chảy xiết, tình hình cấp bách, tổ công tác di chuyển xuồng theo chiều dòng nước về phía hạ lưu, bắt đầu công tác tìm kiếm. Khi di chuyển cách tàu Thanh Liêm 09 được khoảng 1 km thì phát hiện thấy nạn nhân đang chới với hụt hơi ở giữa dòng sông. Tổ công tác đã khẩn trương tiếp cận, cứu vớt được người bị nạn lên xuồng và sơ cứu ngay. Khi nạn nhân ổn định sức khoẻ tổ công tác đã đưa trở lại tàu Thanh Liêm 09 an toàn. Qua tìm hiểu, người bị nạn là anh Nguyễn Văn Tại (sinh ngày 15/3/1991; trú tại: Thôn A Sào, xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình). Trong khi anh Tại đang làm nhiệm vụ gõ rỉ tàu Thanh Liêm 09 thì bị trượt chân ngã xuống sông, mặc dù đã cố gắng bơi lại tàu nhưng do dòng nước chảy xiết nên đã bị cuốn ra xa về hạ lưu sông Cấm. Hiện tại sức khoẻ của anh Nguyễn Văn Tại đã hoàn toàn ổn định. LS Tham khảo thêmCSGT hỗ trợ công tác kiểm định tại Hà Nội và TPHCMTham khảo thêmCSGT bắt quả tang tàu hút cát trái phép trên sông Hồng
Quản lý, xây dựng chợ: Tháo gỡ những bất cập
Để TP. Hà Nội phát triển được hệ thống chợ văn minh, hiện đại, cần có các giải pháp đồng bộ nhằm tháo gỡ những bất cập từ xây dựng cơ chế, chính sách đến sự hợp tác, đồng thuận của tiểu thương…
bonewsrelation eonewsrelation Wed Apr 12 2023 13:23:08 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Wed Apr 12 2023 13:23:08 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Wed Apr 12 2023 13:25:11 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Cấp thiết cải tao, nâng cấp chợ dân sinh. Ảnh: VGP/Thùy Linh Còn những khó khăn Theo thống kê, trên địa bàn Hà Nội hiện có 453 chợ, trong đó đã phân hạng được 421 chợ; 8 chợ phải cải tạo hệ thống phòng cháy chữa cháy và bổ sung, hoàn thiện hồ sơ đề nghị phân hạng; 24 chợ đề nghị không phân hạng do chờ giải tỏa. Bên cạnh đó, đã chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác được 171 chợ, các chợ còn lại do các ban quản lý, tổ quản lý hoặc xã, phường, thị trấn trực tiếp quản lý. Tuy nhiên, tại một số địa bàn của các quận, huyện vẫn chưa có chợ hoặc số lượng chợ chưa đủ để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Một số chợ có hệ thống điện, trang thiết bị phòng cháy chữa cháy, kết cấu công trình... bị xuống cấp nghiêm trọng, không bảo đảm về an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường; việc thiếu chợ hoặc chợ không thuận tiện cũng góp phần phát sinh chợ cóc, chợ tạm gây mất mỹ quan đô thị, mất an toàn giao thông... Hiện nay, trên địa bàn còn 40 chợ cóc cần phải giải tỏa. Điển hình như trên phố Nguyễn Thị Thập (quận Thanh Xuân), từ sáng sớm chợ họp trên vỉa hè, thậm chí tràn cả xuống lòng đường gây mất mỹ quan đô thị, mất an toàn giao thông. Nhiều sạp kinh doanh thực phẩm tươi sống bày bán ngay trên tấm gỗ hoặc 1 lớp ni lông trải xuống nền đất... Tại Tây Mỗ (quận Nam Từ Liêm), người dân buôn bán ngoài đường, trong khi dự án xây dựng chợ dân sinh Tây Mỗ được phê duyệt từ năm 2014 với diện tích 3.600m2, kinh phí đầu tư dự án khoảng 22,5 tỷ đồng, vẫn đang dở dang, mới chỉ có hệ thống nhà quản lý, bảo vệ, tường rào và 1 cầu chợ được xây dựng. Theo Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan, nguyên nhân của tình trạng này là do việc triển khai quy hoạch chợ còn chậm. Chuyển đổi mô hình chợ cũng gặp nhiều khó khăn, muốn chuyển sang hình thức xã hội hóa, nhưng không thể giao cho doanh nghiệp vì phần đất vẫn là đất công, khiến doanh nghiệp không mặn mà tham gia đầu tư. Ngoài ra, cơ chế đầu tư từ nguồn vốn ngân sách cũng còn không ít vướng mắc, việc quản lý phức tạp nên các chợ gặp khó khăn trong cải tạo, nâng cấp. Cần đổi mới, nâng cao chất lượng quản lý Theo kế hoạch, trong giai đoạn 2021-2025, TP. Hà Nội sẽ tiến hành xây mới, xây dựng lại 141 chợ và nâng cấp, cải tạo 168 chợ. Trong đó, năm 2023 sẽ xây mới 48 chợ, cải tạo sửa chữa 57 chợ. Tuy nhiên, công tác đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống chợ trên địa bàn chưa bảo đảm đúng tiến độ đề ra. Đến nay, mới có 6 chợ đã triển khai thi công; 4 chợ hoàn thiện thủ tục chuẩn bị đầu tư; các chợ còn lại vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu, chuẩn bị đầu tư. Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Lê Anh Quân cho biết, theo quy định Thành phố chỉ đầu tư chợ đầu mối, việc đầu tư các chợ còn lại được phân cấp cho các địa phương. Tiến độ xây dựng chợ theo quy hoạch còn chậm và hình thức đầu tư chủ yếu bằng ngân sách nhà nước. Trong đó, các chợ dân sinh tại các quận, huyện, thị xã có quy mô nhỏ, cho nên rất khó thu hút vốn xã hội hóa. Vì vậy, Sở Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị sử dụng ngân sách địa phương để đầu tư xây dựng chợ dân sinh ở các quận, huyện, thị xã. Đây cũng là một trong những tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Những địa phương nào gặp khó khăn về ngân sách đầu tư cần sớm báo cáo Thành phố để có phương án tháo gỡ. Từ mô hình cải tạo chợ Long Biên (quận Ba Đình), đại diện Ban Quản lý chợ Long Biên cho rằng, chợ dân sinh chỉ cần đầu tư ở mức vừa phải, bảo đảm tiện lợi, có mức phí phù hợp để các tiểu thương tiếp tục kinh doanh. Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, việc thu hút các nhà đầu tư vào kinh doanh chợ ở Hà Nội không khó, do lợi ích của việc này rất rõ ràng, quan trọng là cơ chế. Cùng với đó, cần công khai, minh bạch các dự án phát triển chợ như vị trí, diện tích, công năng, quy hoạch, cơ chế đầu tư, các quyền lợi, nghĩa vụ của các bên có liên quan... góp phần tạo sự đồng thuận xã hội ở mức cao nhất. Về phía địa phương, Chủ tịch UBND phường Việt Hưng (quận Long Biên) Đặng Thúy Vân cho biết, trên địa bàn có 2 chợ dân sinh hoạt động với khoảng 300 hộ kinh doanh thực phẩm, hàng tiêu dùng... Để xây dựng chợ văn minh thương mại-an toàn thực phẩm, chính quyền địa phương đã tăng cường phối hợp liên ngành kiểm tra và kiên quyết xử lý các trường hợp cố tình vi phạm. Cùng với đó, phường thường xuyên kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy, chú trọng xây dựng phương án "4 tại chỗ" để bảo đảm an toàn cho các hộ kinh doanh và người dân trên địa bàn. TIN LIÊN QUANQuản lý chặt chẽ an toàn thực phẩm tại chợ truyền thốngCải tạo chợ truyền thống: Cần đẩy mạnh cơ chế khuyến khích đầu tư Đối với công tác quản lý, đầu tư hệ thống chợ, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã chỉ đạo các cấp, các ngành phải đổi mới, nâng cao chất lượng quản lý, sớm hoàn thiện giá tính dịch vụ thuê địa điểm bán hàng để thu hút đầu tư, chú trọng công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự, văn minh thương mại... tại các chợ. Thành phố phải đặc biệt quan tâm đầu tư, quản lý, phát huy hiệu quả các chợ đầu mối; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các dự án đầu tư chợ; tăng cường quản lý hệ thống chợ trên toàn địa bàn bảo đảm phục vụ kinh tế, dân sinh... Thùy Linh
Quản lý, xây dựng chợ: Tháo gỡ những bất cập Để TP. Hà Nội phát triển được hệ thống chợ văn minh, hiện đại, cần có các giải pháp đồng bộ nhằm tháo gỡ những bất cập từ xây dựng cơ chế, chính sách đến sự hợp tác, đồng thuận của tiểu thương… bonewsrelation eonewsrelation Wed Apr 12 2023 13:23:08 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Wed Apr 12 2023 13:23:08 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Wed Apr 12 2023 13:25:11 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Cấp thiết cải tao, nâng cấp chợ dân sinh. Ảnh: VGP/Thùy Linh Còn những khó khăn Theo thống kê, trên địa bàn Hà Nội hiện có 453 chợ, trong đó đã phân hạng được 421 chợ; 8 chợ phải cải tạo hệ thống phòng cháy chữa cháy và bổ sung, hoàn thiện hồ sơ đề nghị phân hạng; 24 chợ đề nghị không phân hạng do chờ giải tỏa. Bên cạnh đó, đã chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác được 171 chợ, các chợ còn lại do các ban quản lý, tổ quản lý hoặc xã, phường, thị trấn trực tiếp quản lý. Tuy nhiên, tại một số địa bàn của các quận, huyện vẫn chưa có chợ hoặc số lượng chợ chưa đủ để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Một số chợ có hệ thống điện, trang thiết bị phòng cháy chữa cháy, kết cấu công trình... bị xuống cấp nghiêm trọng, không bảo đảm về an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường; việc thiếu chợ hoặc chợ không thuận tiện cũng góp phần phát sinh chợ cóc, chợ tạm gây mất mỹ quan đô thị, mất an toàn giao thông... Hiện nay, trên địa bàn còn 40 chợ cóc cần phải giải tỏa. Điển hình như trên phố Nguyễn Thị Thập (quận Thanh Xuân), từ sáng sớm chợ họp trên vỉa hè, thậm chí tràn cả xuống lòng đường gây mất mỹ quan đô thị, mất an toàn giao thông. Nhiều sạp kinh doanh thực phẩm tươi sống bày bán ngay trên tấm gỗ hoặc 1 lớp ni lông trải xuống nền đất... Tại Tây Mỗ (quận Nam Từ Liêm), người dân buôn bán ngoài đường, trong khi dự án xây dựng chợ dân sinh Tây Mỗ được phê duyệt từ năm 2014 với diện tích 3.600m2, kinh phí đầu tư dự án khoảng 22,5 tỷ đồng, vẫn đang dở dang, mới chỉ có hệ thống nhà quản lý, bảo vệ, tường rào và 1 cầu chợ được xây dựng. Theo Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan, nguyên nhân của tình trạng này là do việc triển khai quy hoạch chợ còn chậm. Chuyển đổi mô hình chợ cũng gặp nhiều khó khăn, muốn chuyển sang hình thức xã hội hóa, nhưng không thể giao cho doanh nghiệp vì phần đất vẫn là đất công, khiến doanh nghiệp không mặn mà tham gia đầu tư. Ngoài ra, cơ chế đầu tư từ nguồn vốn ngân sách cũng còn không ít vướng mắc, việc quản lý phức tạp nên các chợ gặp khó khăn trong cải tạo, nâng cấp. Cần đổi mới, nâng cao chất lượng quản lý Theo kế hoạch, trong giai đoạn 2021-2025, TP. Hà Nội sẽ tiến hành xây mới, xây dựng lại 141 chợ và nâng cấp, cải tạo 168 chợ. Trong đó, năm 2023 sẽ xây mới 48 chợ, cải tạo sửa chữa 57 chợ. Tuy nhiên, công tác đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống chợ trên địa bàn chưa bảo đảm đúng tiến độ đề ra. Đến nay, mới có 6 chợ đã triển khai thi công; 4 chợ hoàn thiện thủ tục chuẩn bị đầu tư; các chợ còn lại vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu, chuẩn bị đầu tư. Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Lê Anh Quân cho biết, theo quy định Thành phố chỉ đầu tư chợ đầu mối, việc đầu tư các chợ còn lại được phân cấp cho các địa phương. Tiến độ xây dựng chợ theo quy hoạch còn chậm và hình thức đầu tư chủ yếu bằng ngân sách nhà nước. Trong đó, các chợ dân sinh tại các quận, huyện, thị xã có quy mô nhỏ, cho nên rất khó thu hút vốn xã hội hóa. Vì vậy, Sở Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị sử dụng ngân sách địa phương để đầu tư xây dựng chợ dân sinh ở các quận, huyện, thị xã. Đây cũng là một trong những tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Những địa phương nào gặp khó khăn về ngân sách đầu tư cần sớm báo cáo Thành phố để có phương án tháo gỡ. Từ mô hình cải tạo chợ Long Biên (quận Ba Đình), đại diện Ban Quản lý chợ Long Biên cho rằng, chợ dân sinh chỉ cần đầu tư ở mức vừa phải, bảo đảm tiện lợi, có mức phí phù hợp để các tiểu thương tiếp tục kinh doanh. Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, việc thu hút các nhà đầu tư vào kinh doanh chợ ở Hà Nội không khó, do lợi ích của việc này rất rõ ràng, quan trọng là cơ chế. Cùng với đó, cần công khai, minh bạch các dự án phát triển chợ như vị trí, diện tích, công năng, quy hoạch, cơ chế đầu tư, các quyền lợi, nghĩa vụ của các bên có liên quan... góp phần tạo sự đồng thuận xã hội ở mức cao nhất. Về phía địa phương, Chủ tịch UBND phường Việt Hưng (quận Long Biên) Đặng Thúy Vân cho biết, trên địa bàn có 2 chợ dân sinh hoạt động với khoảng 300 hộ kinh doanh thực phẩm, hàng tiêu dùng... Để xây dựng chợ văn minh thương mại-an toàn thực phẩm, chính quyền địa phương đã tăng cường phối hợp liên ngành kiểm tra và kiên quyết xử lý các trường hợp cố tình vi phạm. Cùng với đó, phường thường xuyên kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy, chú trọng xây dựng phương án "4 tại chỗ" để bảo đảm an toàn cho các hộ kinh doanh và người dân trên địa bàn. TIN LIÊN QUANQuản lý chặt chẽ an toàn thực phẩm tại chợ truyền thốngCải tạo chợ truyền thống: Cần đẩy mạnh cơ chế khuyến khích đầu tư Đối với công tác quản lý, đầu tư hệ thống chợ, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã chỉ đạo các cấp, các ngành phải đổi mới, nâng cao chất lượng quản lý, sớm hoàn thiện giá tính dịch vụ thuê địa điểm bán hàng để thu hút đầu tư, chú trọng công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự, văn minh thương mại... tại các chợ. Thành phố phải đặc biệt quan tâm đầu tư, quản lý, phát huy hiệu quả các chợ đầu mối; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các dự án đầu tư chợ; tăng cường quản lý hệ thống chợ trên toàn địa bàn bảo đảm phục vụ kinh tế, dân sinh... Thùy Linh
Lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 841/QĐ-TTg ngày 14/7/2023 ban hành Lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030.
bonewsrelation eonewsrelation Fri Jul 14 2023 16:51:17 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Fri Jul 14 2023 16:51:17 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Fri Jul 14 2023 16:59:30 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan trong việc triển khai thực hiện Lộ trình. Cụ thể, ban hành kèm theo Quyết định này Lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030 quy định tại Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững (Lộ trình). Quyết định đưa ra lộ trình cụ thể, cơ quan chủ trì để thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030 với 117 chỉ tiêu như: đến 2030, tỷ lệ nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1-1,5%/năm; tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội 60%; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng hơn 2,5 đến 3 lần so với năm 2020; tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đầu người 7500 USD; trị giá hàng hóa xuất khẩu tăng trưởng bình quân 5 - 6%/năm giai đoạn 2026-2030;... Các cơ quan được giao chủ trì thực hiện các chỉ tiêu chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương để triển khai các hoạt động nhằm đạt được Lộ trình đến năm 2025 và 2030; theo dõi, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện chỉ tiêu gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Quốc hội theo quy định tại Quyết định số 622/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; tiếp tục tăng cường số hóa, úng dụng công nghệ thông tin để thu thập, chia sẻ dữ liệu phục vụ cho công tác giám sát, đánh giá kết quả thực hiện đối với từng chỉ tiêu. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan rà soát và báo cáo Chính phủ trình Quốc hội đưa các chỉ tiêu phát triển bền vững có khả năng đạt được vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan rà soát, bổ sung, cập nhật Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững Việt Nam để phù hợp với Lộ trình cập nhật được ban hành và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê. Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan trong việc triển khai thực hiện Lộ trình và không cần ban hành Lộ trình cho địa phương mình. Quyết định 841/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 14/7/2023 và thay thế Quyết định số 681/QĐ-TTg ngày 04/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030. Tham khảo thêmViệt Nam-UNDP: 45 năm hợp tác vì sự phát triển bền vữngTham khảo thêmKiện toàn Hội đồng Quốc gia phát triển bền vữngTham khảo thêmPhát triển bền vững là lựa chọn tất yếu của các doanh nghiệpTham khảo thêmThúc đẩy tăng trưởng xanh để kiến tạo không gian phát triển bền vữngTham khảo thêmDoanh nghiệp cần chủ động đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao về phát triển bền vững
Lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030 Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 841/QĐ-TTg ngày 14/7/2023 ban hành Lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030. bonewsrelation eonewsrelation Fri Jul 14 2023 16:51:17 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Fri Jul 14 2023 16:51:17 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Fri Jul 14 2023 16:59:30 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan trong việc triển khai thực hiện Lộ trình. Cụ thể, ban hành kèm theo Quyết định này Lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030 quy định tại Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững (Lộ trình). Quyết định đưa ra lộ trình cụ thể, cơ quan chủ trì để thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030 với 117 chỉ tiêu như: đến 2030, tỷ lệ nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1-1,5%/năm; tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội 60%; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng hơn 2,5 đến 3 lần so với năm 2020; tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đầu người 7500 USD; trị giá hàng hóa xuất khẩu tăng trưởng bình quân 5 - 6%/năm giai đoạn 2026-2030;... Các cơ quan được giao chủ trì thực hiện các chỉ tiêu chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương để triển khai các hoạt động nhằm đạt được Lộ trình đến năm 2025 và 2030; theo dõi, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện chỉ tiêu gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Quốc hội theo quy định tại Quyết định số 622/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; tiếp tục tăng cường số hóa, úng dụng công nghệ thông tin để thu thập, chia sẻ dữ liệu phục vụ cho công tác giám sát, đánh giá kết quả thực hiện đối với từng chỉ tiêu. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan rà soát và báo cáo Chính phủ trình Quốc hội đưa các chỉ tiêu phát triển bền vững có khả năng đạt được vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan rà soát, bổ sung, cập nhật Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững Việt Nam để phù hợp với Lộ trình cập nhật được ban hành và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê. Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan trong việc triển khai thực hiện Lộ trình và không cần ban hành Lộ trình cho địa phương mình. Quyết định 841/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 14/7/2023 và thay thế Quyết định số 681/QĐ-TTg ngày 04/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030. Tham khảo thêmViệt Nam-UNDP: 45 năm hợp tác vì sự phát triển bền vữngTham khảo thêmKiện toàn Hội đồng Quốc gia phát triển bền vữngTham khảo thêmPhát triển bền vững là lựa chọn tất yếu của các doanh nghiệpTham khảo thêmThúc đẩy tăng trưởng xanh để kiến tạo không gian phát triển bền vữngTham khảo thêmDoanh nghiệp cần chủ động đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao về phát triển bền vững
Độc đáo sản phẩm OCOP lụa tơ sen Mỹ Đức
Nghệ nhân Phan Thị Thuận (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) là người đầu tiên dệt thành công lụa từ tơ sen, bà cũng là người đầu tiên tìm ra cách điều khiển những con tằm tự dệt thành những thước tơ trên một mặt phẳng (thay vì cuộn tròn như trước đây). Chính nét độc đáo, hấp dẫn này đã tạo nên thương hiệu OCOP cho nghề dệt truyền thống và ngày càng được nhiều người biết đến.
Nghệ nhân Phan Thị Thuận truyền dạy nghề dệt cho thế hệ sau - Ảnh: VGP/Thiện Tâm Yêu từng bờ ruộng, lối mòn, Đỏ tươi bông gạo, biếc rờn ngàn dâu. Yêu con sông mặt sóng xao, Dòng sông tuổi nhỏ rì rào hát ca. Yêu hàng ớt đã ra hoa Đám dưa trổ nụ, đám cà trổ bông. Yêu sao tiếng mẹ ru nồng, Tiếng thoi lách cách bên nong dâu tằm. (Ta yêu quê ta, Lê Anh Xuân ) Bà Phan Thị Thuận, Giám đốc Công ty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức (xã Phùng Xa, huyện Mỹ Đức) cho biết, xã Phùng Xá có nghề dệt truyền thống nhưng sức lan tỏa và tiếp nối chưa được sâu rộng. Cũng giống như nhiều làng nghề truyền thống khác, nghề dệt của đất Phùng Xá đã trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, có những lúc tưởng chừng như mai một. Nhưng như một duyên định mệnh cùng tình yêu, tâm huyết với nghề trong việclưu giữ, phát huy truyền thống của cha ông để lại, bà Phan Thị Thuận đã tạo nên bước đột phá khi là người đầu tiên dệt lụa thành công từ tơ sen. Cùng với các sản phẩm dệt tơ truyền thống, lụa tơ sen đã đạt được chứng nhận sản phẩm OCOP của Thành phố. Đầu năm 2023, bà Thuận đã có sản phẩm "Chăn bông tơ tằm tự dệt" được Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương công nhận đạt 5 sao. Ngoài ra còn nhiều sản phẩm khác, như: Khăn lụa tơ tằm, Khăn lụa tơ sen... đã được thành phố đánh giá, phân hạng trong chương trình OCOP. Các sản phẩm được làm thủ công, được sinh ra tự nhiên và phân hủy tự nhiên nên rất thân thiện với môi trường. Cùng đặc tính thoáng khí, mềm nhẹ, mát rượi khi chạm vào, với những tông màu mộc mạc, trang nhã được nhuộm với màu tự nhiên, an toàn tuyệt đối cho người sử dụng. Nhờ vậy thị trường tiêu thụ sản phẩm ngày càng được mở rộng không chỉ trong nước mà còn được xuất khẩu sang nước ngoài như: Nhật Bản, Đức, một số nước thuộc khu vực Trung Đông... Hiện Công ty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức là đơn vị số 1 trong ngành tơ tằm Việt Nam. Đơn vị đã trải qua nhiều thế hệ gắn bó với nghề truyền thống trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa từ những bàn tay của các nghệ nhân bao đời nay, nên mỗi sản phẩm đều là sự kết hợp của sự sáng tạo, kế thừa những tinh hoa, nhiệt huyết nhất. "Gia đình tôi làm nghề dệt từ nhiều đời, thuở lên 5, lên 6 tôi đã được bố mẹ truyền dạy và chỉ bảo tận tình theo từng công đoạn nuôi tằm, lấy kén, ươm tơ... Sau này, khi đã lập gia đình, tôi vẫn giữ nguyên tình yêu với nghề và phát triển cho đến tận bây giờ với nhiều thành công", bà Thuận chia sẻ. Đã hơn 60 mươi năm gắn bó với nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa, trải qua nhiều khó khăn, vất vả vừa lo nghiên cứu, sản xuất, vừa lo đầu ra cho sản phẩm nhưng đến nay nghề dệt tơ của Phùng Xá đã lấy lại được vị thế, khẳng định được sức sống bền bỉ như chính sợi tơ xuyên suốt hàng nghìn năm. Đến nay, nghề dệt không chỉ xây dựng được thương hiệu cho Phùng Xá mà còn tạo công ăn việc làm cho hàng trăm hộ gia đình. Hằng năm, vào dịp hè, nghệ nhân Phan Thị Thuận lại tổ chức các lớp học nghề cho con em trong vùng, giúp thế hệ tương lai hiểu về nghề của cha ông cũng như tăng thêm thu nhập cho gia đình. Sản phẩm lụa tơ tằm, tơ sen của Công ty TNHH dâu tằm tơ Mỹ Đức tại chương trình giới thiệu sản phẩm OCOP TP. Hà Nội - Ảnh: VGP/Thiện Tâm Nghệ nhân Phan Thị Thuận đã rất sáng tạo khi kiên trì tìm cách "điều khiển" để cho con tằm trở thành "những người thợ dệt". Năm 2010 bà Thuận đã thành công với sáng kiến cho tằm tự dệt để cho ra những thành phẩm tơ lụa đầu tiên. Đặc biệt, bà còn là người Việt Nam đầu tiên dệt lụa từ tơ sen. Năm 2016, có đại biểu Quốc hội về Mỹ Đức tìm người cùng tham gia đề tài nghiên cứu dệt lụa từ tơ sen. Bà vừa mừng vừa lo, vì đây chính là cơ hội cho bà thỏa sức sáng tạo và nếu thành công sẽ mang được hồn cốt của "quốc hoa" vào từng tấm lụa. Tuy nhiên, bà cũng có nhiều băn khoăn, lo lắng vì sen không phải mùa nào cũng có và để lấy được tơ sen là một quá trình khó khăn, đòi hỏi kỹ thuật tỉ mẩn, khéo léo và mất rất nhiều tâm sức. Nhưng với quyết tâm và tình yêu với tơ lụa, nhất là với loài hoa cao quý biểu tượng của dân tộc, đến hết năm 2017, nghệ nhân Phan Thị Thuận đã nghiên cứu thành công tơ sen và dệt được tơ sen vào tơ tằm. Cũng trong năm đó, tơ sen được Nhà nước cho phép đưa vào đề tài nghiên cứu cấp quốc gia do GS.TS. Nguyễn Duy Chuyên làm chủ nhiệm. Nghệ nhân Phan Thị Thuận là người cùng thực hiện đề tài. Đến năm 2018, thước lụa đầu tiên được dệt từ 100% tơ sen đã ra đời, đánh dấu thành công trong cuộc đời "se tơ dệt lụa" của nghệ nhân Phan Thị Thuận. Năm 2016, bà được phong tặng danh hiệu "Nghệ nhân Ưu tú", Bằng khen của UBND TP. Hà Nội, Bằng khen của Bộ NN&PTNT và Bằng khen Hội Nông dân Việt Nam... Gần đây nhất, ngày 18/10/2020, tại lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam, bà Phan Thị Thuận là một trong 10 cá nhân được trao Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam năm 2020, giải thưởng tôn vinh những đại diện tiêu biểu cho hàng triệu phụ nữ, hàng trăm nghìn tập thể nữ tận tụy lao động, sản xuất, học tập, nghiên cứu, sáng tạo đã và đang ngày đêm đóng góp tích cực cho sự phát triển đi lên của xã hội. Những đóng góp ấy khiến ta nhớ đến hình ảnh đẹp đẽ mà thanh cao, luôn tỏa ngát hương của những đóa sen thơm... "Mỗi bước chân đi lại gặp Sen Thắp sáng đường xa những đóa đèn. Từ bùn bật dậy niềm kiêu hãnh. Hương Quốc Hoa mình thơm mãi tên. Rút Tơ từ ruột se lên sợi Dệt tấm khăn thơm đọng đất trời." Theo Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội Nguyễn Văn Chí, lũy kế đến nay, Thành phố đã có 2.167 sản phẩm OCOP được công nhận. Trong đó có 1.871 sản phẩm OCOP còn hiệu lực (bao gồm 6 sản phẩm 5 sao, 11 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.162 sản phẩm 4 sao, 692 sản phẩm 3 sao). Với số lượng này, Hà Nội không chỉ là địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP (đạt từ 3 sao trở lên), mà số sản phẩm OCOP cấp quốc gia đạt 5 sao cũng nhiều nhất.Theo Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại, hiện nay, Hà Nội còn 806 làng nghề và làng có nghề. Trong đó có 321 làng nghề, làng nghề truyền thống được UBND Thành phố công nhận. Hà Nội cũng có hơn 11.000 sản phẩm nông sản, thực phẩm đã gắn mã truy xuất nguồn gốc QR Code; có 164 mô hình ứng dụng công nghệ cao; 149 mô hình liên kết chuỗi trong nông nghiệp... Đây chính là tiềm năng lớn để phát triển sản phẩm OCOP. * Thông tin có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới TP. Hà Nội. Thiện Tâm Tham khảo thêmBắc Kạn đẩy mạnh quảng bá sản phẩm OCOPTham khảo thêmSản phẩm OCOP cần có những 'câu chuyện' hấp dẫnTham khảo thêmBắc Giang phấn đấu có hơn 300 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên
Độc đáo sản phẩm OCOP lụa tơ sen Mỹ Đức Nghệ nhân Phan Thị Thuận (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) là người đầu tiên dệt thành công lụa từ tơ sen, bà cũng là người đầu tiên tìm ra cách điều khiển những con tằm tự dệt thành những thước tơ trên một mặt phẳng (thay vì cuộn tròn như trước đây). Chính nét độc đáo, hấp dẫn này đã tạo nên thương hiệu OCOP cho nghề dệt truyền thống và ngày càng được nhiều người biết đến. Nghệ nhân Phan Thị Thuận truyền dạy nghề dệt cho thế hệ sau - Ảnh: VGP/Thiện Tâm Yêu từng bờ ruộng, lối mòn, Đỏ tươi bông gạo, biếc rờn ngàn dâu. Yêu con sông mặt sóng xao, Dòng sông tuổi nhỏ rì rào hát ca. Yêu hàng ớt đã ra hoa Đám dưa trổ nụ, đám cà trổ bông. Yêu sao tiếng mẹ ru nồng, Tiếng thoi lách cách bên nong dâu tằm. (Ta yêu quê ta, Lê Anh Xuân ) Bà Phan Thị Thuận, Giám đốc Công ty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức (xã Phùng Xa, huyện Mỹ Đức) cho biết, xã Phùng Xá có nghề dệt truyền thống nhưng sức lan tỏa và tiếp nối chưa được sâu rộng. Cũng giống như nhiều làng nghề truyền thống khác, nghề dệt của đất Phùng Xá đã trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, có những lúc tưởng chừng như mai một. Nhưng như một duyên định mệnh cùng tình yêu, tâm huyết với nghề trong việclưu giữ, phát huy truyền thống của cha ông để lại, bà Phan Thị Thuận đã tạo nên bước đột phá khi là người đầu tiên dệt lụa thành công từ tơ sen. Cùng với các sản phẩm dệt tơ truyền thống, lụa tơ sen đã đạt được chứng nhận sản phẩm OCOP của Thành phố. Đầu năm 2023, bà Thuận đã có sản phẩm "Chăn bông tơ tằm tự dệt" được Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương công nhận đạt 5 sao. Ngoài ra còn nhiều sản phẩm khác, như: Khăn lụa tơ tằm, Khăn lụa tơ sen... đã được thành phố đánh giá, phân hạng trong chương trình OCOP. Các sản phẩm được làm thủ công, được sinh ra tự nhiên và phân hủy tự nhiên nên rất thân thiện với môi trường. Cùng đặc tính thoáng khí, mềm nhẹ, mát rượi khi chạm vào, với những tông màu mộc mạc, trang nhã được nhuộm với màu tự nhiên, an toàn tuyệt đối cho người sử dụng. Nhờ vậy thị trường tiêu thụ sản phẩm ngày càng được mở rộng không chỉ trong nước mà còn được xuất khẩu sang nước ngoài như: Nhật Bản, Đức, một số nước thuộc khu vực Trung Đông... Hiện Công ty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức là đơn vị số 1 trong ngành tơ tằm Việt Nam. Đơn vị đã trải qua nhiều thế hệ gắn bó với nghề truyền thống trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa từ những bàn tay của các nghệ nhân bao đời nay, nên mỗi sản phẩm đều là sự kết hợp của sự sáng tạo, kế thừa những tinh hoa, nhiệt huyết nhất. "Gia đình tôi làm nghề dệt từ nhiều đời, thuở lên 5, lên 6 tôi đã được bố mẹ truyền dạy và chỉ bảo tận tình theo từng công đoạn nuôi tằm, lấy kén, ươm tơ... Sau này, khi đã lập gia đình, tôi vẫn giữ nguyên tình yêu với nghề và phát triển cho đến tận bây giờ với nhiều thành công", bà Thuận chia sẻ. Đã hơn 60 mươi năm gắn bó với nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa, trải qua nhiều khó khăn, vất vả vừa lo nghiên cứu, sản xuất, vừa lo đầu ra cho sản phẩm nhưng đến nay nghề dệt tơ của Phùng Xá đã lấy lại được vị thế, khẳng định được sức sống bền bỉ như chính sợi tơ xuyên suốt hàng nghìn năm. Đến nay, nghề dệt không chỉ xây dựng được thương hiệu cho Phùng Xá mà còn tạo công ăn việc làm cho hàng trăm hộ gia đình. Hằng năm, vào dịp hè, nghệ nhân Phan Thị Thuận lại tổ chức các lớp học nghề cho con em trong vùng, giúp thế hệ tương lai hiểu về nghề của cha ông cũng như tăng thêm thu nhập cho gia đình. Sản phẩm lụa tơ tằm, tơ sen của Công ty TNHH dâu tằm tơ Mỹ Đức tại chương trình giới thiệu sản phẩm OCOP TP. Hà Nội - Ảnh: VGP/Thiện Tâm Nghệ nhân Phan Thị Thuận đã rất sáng tạo khi kiên trì tìm cách "điều khiển" để cho con tằm trở thành "những người thợ dệt". Năm 2010 bà Thuận đã thành công với sáng kiến cho tằm tự dệt để cho ra những thành phẩm tơ lụa đầu tiên. Đặc biệt, bà còn là người Việt Nam đầu tiên dệt lụa từ tơ sen. Năm 2016, có đại biểu Quốc hội về Mỹ Đức tìm người cùng tham gia đề tài nghiên cứu dệt lụa từ tơ sen. Bà vừa mừng vừa lo, vì đây chính là cơ hội cho bà thỏa sức sáng tạo và nếu thành công sẽ mang được hồn cốt của "quốc hoa" vào từng tấm lụa. Tuy nhiên, bà cũng có nhiều băn khoăn, lo lắng vì sen không phải mùa nào cũng có và để lấy được tơ sen là một quá trình khó khăn, đòi hỏi kỹ thuật tỉ mẩn, khéo léo và mất rất nhiều tâm sức. Nhưng với quyết tâm và tình yêu với tơ lụa, nhất là với loài hoa cao quý biểu tượng của dân tộc, đến hết năm 2017, nghệ nhân Phan Thị Thuận đã nghiên cứu thành công tơ sen và dệt được tơ sen vào tơ tằm. Cũng trong năm đó, tơ sen được Nhà nước cho phép đưa vào đề tài nghiên cứu cấp quốc gia do GS.TS. Nguyễn Duy Chuyên làm chủ nhiệm. Nghệ nhân Phan Thị Thuận là người cùng thực hiện đề tài. Đến năm 2018, thước lụa đầu tiên được dệt từ 100% tơ sen đã ra đời, đánh dấu thành công trong cuộc đời "se tơ dệt lụa" của nghệ nhân Phan Thị Thuận. Năm 2016, bà được phong tặng danh hiệu "Nghệ nhân Ưu tú", Bằng khen của UBND TP. Hà Nội, Bằng khen của Bộ NN&PTNT và Bằng khen Hội Nông dân Việt Nam... Gần đây nhất, ngày 18/10/2020, tại lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam, bà Phan Thị Thuận là một trong 10 cá nhân được trao Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam năm 2020, giải thưởng tôn vinh những đại diện tiêu biểu cho hàng triệu phụ nữ, hàng trăm nghìn tập thể nữ tận tụy lao động, sản xuất, học tập, nghiên cứu, sáng tạo đã và đang ngày đêm đóng góp tích cực cho sự phát triển đi lên của xã hội. Những đóng góp ấy khiến ta nhớ đến hình ảnh đẹp đẽ mà thanh cao, luôn tỏa ngát hương của những đóa sen thơm... "Mỗi bước chân đi lại gặp Sen Thắp sáng đường xa những đóa đèn. Từ bùn bật dậy niềm kiêu hãnh. Hương Quốc Hoa mình thơm mãi tên. Rút Tơ từ ruột se lên sợi Dệt tấm khăn thơm đọng đất trời." Theo Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội Nguyễn Văn Chí, lũy kế đến nay, Thành phố đã có 2.167 sản phẩm OCOP được công nhận. Trong đó có 1.871 sản phẩm OCOP còn hiệu lực (bao gồm 6 sản phẩm 5 sao, 11 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.162 sản phẩm 4 sao, 692 sản phẩm 3 sao). Với số lượng này, Hà Nội không chỉ là địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP (đạt từ 3 sao trở lên), mà số sản phẩm OCOP cấp quốc gia đạt 5 sao cũng nhiều nhất.Theo Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại, hiện nay, Hà Nội còn 806 làng nghề và làng có nghề. Trong đó có 321 làng nghề, làng nghề truyền thống được UBND Thành phố công nhận. Hà Nội cũng có hơn 11.000 sản phẩm nông sản, thực phẩm đã gắn mã truy xuất nguồn gốc QR Code; có 164 mô hình ứng dụng công nghệ cao; 149 mô hình liên kết chuỗi trong nông nghiệp... Đây chính là tiềm năng lớn để phát triển sản phẩm OCOP. * Thông tin có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới TP. Hà Nội. Thiện Tâm Tham khảo thêmBắc Kạn đẩy mạnh quảng bá sản phẩm OCOPTham khảo thêmSản phẩm OCOP cần có những 'câu chuyện' hấp dẫnTham khảo thêmBắc Giang phấn đấu có hơn 300 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên
Thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định 1009/QĐ-TTg phê duyệt Đề án triển khai Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (Tuyên bố JETP).
bonewsrelation eonewsrelation Thu Aug 31 2023 17:41:18 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Thu Aug 31 2023 17:41:18 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Thu Aug 31 2023 17:46:47 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Tiếp tục đẩy mạnh phát triển các nguồn năng lượng tái tạo Mục tiêu tổng quát của Đề án là triển khai thực hiện thành công Tuyên bố JETP gắn với thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, góp phần thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050; phát triển ngành năng lượng hài hoà giữa các phân ngành với hạ tầng đồng bộ, thông minh trên cơ sở bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và các mục tiêu phát triển, đảm bảo công bằng trong chuyển đổi năng lượng. Tiếp nhận và sử dụng hiệu quả sự hỗ trợ của các đối tác quốc tế trong chuyển giao công nghệ, quản trị, đào tạo nhân lực, cung cấp tài chính cho việc thực hiện Tuyên bố JETP, góp phần thực hiện định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam, thực hiện Tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch. Giai đoạn từ nay đến năm 2030 xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tạo thuận lợi thu hút nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân tham gia quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng, thúc đẩy chuyển giao công nghệ. Xây dựng Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện Tuyên bố JETP (Kế hoạch huy động nguồn lực) và triển khai các dự án thí điểm thực hiện chuyển đổi năng lượng công bằng. Triển khai thực hiện Kế hoạch huy động nguồn lực với hỗ trợ tài chính và chuyển giao công nghệ của quốc tế nhằm thúc đẩy chuyển đổi nhiệt điện than và sử dụng năng lượng hóa thạch sang năng lượng sạch; phát triển các loại hình năng lượng tái tạo, năng lượng mới (hydro xanh, amoniac xanh...). Nâng cấp, xây dựng hạ tầng sản xuất, truyền tải, tích trữ, phân phối, điều hành điện thông minh, tiên tiến, hiện đại, có khả năng tích hợp quy mô lớn các nguồn năng lượng tái tạo; tăng cường điện khí hóa, phát triển nguồn nhân lực; từng bước làm chủ công nghệ hiện đại, tiến tới sản xuất được các thiết bị phục vụ phát triển lĩnh vực năng lượng tái tạo; nâng cao năng lực quản trị ngành năng lượng đạt trình độ tiên tiến. Phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo, nhất là công nghiệp chế tạo thiết bị năng lượng tái tạo, thiết bị lưu trữ điện năng, thu hồi, hấp thụ, lưu trữ và sử dụng CO2; thúc đẩy sản xuất hydro xanh, amoniac xanh... Phấn đấu đến 2030 hình thành 02 trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng tại các khu vực có nhiều tiềm năng như Bắc Bộ, Nam Trung Bộ, Nam Bộ. Đàm phán việc dừng đầu tư vào các nhà máy nhiệt điện than chậm tiến độ Một trong các nhiệm vụ trọng tâm của Đề án là thúc đẩy chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch. Cụ thể, đàm phán việc dừng đầu tư vào các nhà máy nhiệt điện than chậm tiến độ, gặp khó khăn trong thay đổi cổ đông và thu xếp vốn; đàm phán về đóng cửa các nhà máy nhiệt điện than cũ, kém hiệu quả. Xây dựng lộ trình giảm phát thải khí nhà kính các nhà máy nhiệt điện than đồng bộ với lộ trình phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam, kết nối với thị trường các-bon thế giới. Tiến tới dừng vận hành các nhà máy điện than không đáp ứng tiêu chuẩn về môi trường; xem xét khả năng chuyển đổi các nhà máy nhiệt điện than sang mục đích sử dụng khác phù hợp, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Triển khai các biện pháp quản lý, kỹ thuật nâng cao hiệu suất các nhà máy điện truyền thống, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong quá trình sản xuất, truyền tải và phân phối điện; thúc đẩy chuyển đổi sử dụng năng lượng hóa thạch sang năng lượng sạch. Thúc đẩy chuyển sang sử dụng năng lượng sạch Nhiệm vụ trọng tâm khác là sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Cụ thể, tăng cường thực hiện các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và thúc đẩy chuyển sang sử dụng năng lượng sạch trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, dịch vụ, thương mại và dân dụng. Hoàn thiện và ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định bắt buộc kèm theo chế tài về các định mức tiêu thụ năng lượng của các phân ngành kinh tế. Thúc đẩy phát triển và áp dụng mô hình kinh doanh công ty dịch vụ tiết kiệm năng lượng (ESCO). Tiếp tục đẩy mạnh phát triển các nguồn năng lượng tái tạo Cùng với đó là nhiệm vụ phát triển hệ sinh thái công nghiệp và dịch vụ về năng lượng tái tạo. Theo đó, triển khai thực hiện nội dung phát triển hệ sinh thái công nghiệp và dịch vụ năng lượng tái tạo theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển các nguồn năng lượng tái tạo (thủy điện, điện mặt trời, điện gió trên bờ và ngoài khơi...), năng lượng mới (hydro xanh, amoniac xanh, sóng biển, địa nhiệt...) phù hợp với khả năng bảo đảm an toàn hệ thống với giá thành điện năng hợp lý. Nghiên cứu xây dựng 02 trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng bao gồm sản xuất, truyền tải và tiêu thụ điện; công nghiệp chế tạo thiết bị năng lượng tái tạo, xây dựng, lắp đặt, dịch vụ liên quan, xây dựng hệ sinh thái công nghiệp năng lượng tái tạo tại các khu vực có nhiều tiềm năng như Bắc Bộ, Nam Trung Bộ, Nam Bộ. Phát triển các loại hình điện sinh khối, điện sản xuất từ rác, chất thải rắn nhằm tận dụng phụ phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, chế biến gỗ, thúc đẩy trồng rừng và xử lý môi trường. Xây dựng và thực hiện quy định về tỷ lệ năng lượng tái tạo cho các tổ chức phân phối điện, kết hợp với xây dựng thị trường tín chỉ năng lượng tái tạo. Nâng cao khả năng chế tạo, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị năng lượng tái tạo trong nước. Khuyến khích sử dụng điện được sản xuất từ nguồn năng lượng sạch; phát triển không giới hạn điện mặt trời mái nhà trên các tòa nhà công sở và nhà dân theo hướng tự sản xuất, tự tiêu thụ. Tham khảo thêmNâng cao tuyên truyền về sử dụng hiệu quả năng lượngTham khảo thêmĐóng điện đường dây 220 kV giải tỏa nguồn năng lượng tái tạoTham khảo thêmBộ trưởng Bộ Công Thương: Không để thiếu năng lượng trong mọi tình huốngTham khảo thêmChuyển đổi năng lượng, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởngTham khảo thêm62 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đề xuất giá tạm
Thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định 1009/QĐ-TTg phê duyệt Đề án triển khai Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (Tuyên bố JETP). bonewsrelation eonewsrelation Thu Aug 31 2023 17:41:18 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Thu Aug 31 2023 17:41:18 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Thu Aug 31 2023 17:46:47 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Tiếp tục đẩy mạnh phát triển các nguồn năng lượng tái tạo Mục tiêu tổng quát của Đề án là triển khai thực hiện thành công Tuyên bố JETP gắn với thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, góp phần thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050; phát triển ngành năng lượng hài hoà giữa các phân ngành với hạ tầng đồng bộ, thông minh trên cơ sở bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và các mục tiêu phát triển, đảm bảo công bằng trong chuyển đổi năng lượng. Tiếp nhận và sử dụng hiệu quả sự hỗ trợ của các đối tác quốc tế trong chuyển giao công nghệ, quản trị, đào tạo nhân lực, cung cấp tài chính cho việc thực hiện Tuyên bố JETP, góp phần thực hiện định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam, thực hiện Tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch. Giai đoạn từ nay đến năm 2030 xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tạo thuận lợi thu hút nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân tham gia quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng, thúc đẩy chuyển giao công nghệ. Xây dựng Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện Tuyên bố JETP (Kế hoạch huy động nguồn lực) và triển khai các dự án thí điểm thực hiện chuyển đổi năng lượng công bằng. Triển khai thực hiện Kế hoạch huy động nguồn lực với hỗ trợ tài chính và chuyển giao công nghệ của quốc tế nhằm thúc đẩy chuyển đổi nhiệt điện than và sử dụng năng lượng hóa thạch sang năng lượng sạch; phát triển các loại hình năng lượng tái tạo, năng lượng mới (hydro xanh, amoniac xanh...). Nâng cấp, xây dựng hạ tầng sản xuất, truyền tải, tích trữ, phân phối, điều hành điện thông minh, tiên tiến, hiện đại, có khả năng tích hợp quy mô lớn các nguồn năng lượng tái tạo; tăng cường điện khí hóa, phát triển nguồn nhân lực; từng bước làm chủ công nghệ hiện đại, tiến tới sản xuất được các thiết bị phục vụ phát triển lĩnh vực năng lượng tái tạo; nâng cao năng lực quản trị ngành năng lượng đạt trình độ tiên tiến. Phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo, nhất là công nghiệp chế tạo thiết bị năng lượng tái tạo, thiết bị lưu trữ điện năng, thu hồi, hấp thụ, lưu trữ và sử dụng CO2; thúc đẩy sản xuất hydro xanh, amoniac xanh... Phấn đấu đến 2030 hình thành 02 trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng tại các khu vực có nhiều tiềm năng như Bắc Bộ, Nam Trung Bộ, Nam Bộ. Đàm phán việc dừng đầu tư vào các nhà máy nhiệt điện than chậm tiến độ Một trong các nhiệm vụ trọng tâm của Đề án là thúc đẩy chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch. Cụ thể, đàm phán việc dừng đầu tư vào các nhà máy nhiệt điện than chậm tiến độ, gặp khó khăn trong thay đổi cổ đông và thu xếp vốn; đàm phán về đóng cửa các nhà máy nhiệt điện than cũ, kém hiệu quả. Xây dựng lộ trình giảm phát thải khí nhà kính các nhà máy nhiệt điện than đồng bộ với lộ trình phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam, kết nối với thị trường các-bon thế giới. Tiến tới dừng vận hành các nhà máy điện than không đáp ứng tiêu chuẩn về môi trường; xem xét khả năng chuyển đổi các nhà máy nhiệt điện than sang mục đích sử dụng khác phù hợp, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Triển khai các biện pháp quản lý, kỹ thuật nâng cao hiệu suất các nhà máy điện truyền thống, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong quá trình sản xuất, truyền tải và phân phối điện; thúc đẩy chuyển đổi sử dụng năng lượng hóa thạch sang năng lượng sạch. Thúc đẩy chuyển sang sử dụng năng lượng sạch Nhiệm vụ trọng tâm khác là sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Cụ thể, tăng cường thực hiện các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và thúc đẩy chuyển sang sử dụng năng lượng sạch trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, dịch vụ, thương mại và dân dụng. Hoàn thiện và ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định bắt buộc kèm theo chế tài về các định mức tiêu thụ năng lượng của các phân ngành kinh tế. Thúc đẩy phát triển và áp dụng mô hình kinh doanh công ty dịch vụ tiết kiệm năng lượng (ESCO). Tiếp tục đẩy mạnh phát triển các nguồn năng lượng tái tạo Cùng với đó là nhiệm vụ phát triển hệ sinh thái công nghiệp và dịch vụ về năng lượng tái tạo. Theo đó, triển khai thực hiện nội dung phát triển hệ sinh thái công nghiệp và dịch vụ năng lượng tái tạo theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển các nguồn năng lượng tái tạo (thủy điện, điện mặt trời, điện gió trên bờ và ngoài khơi...), năng lượng mới (hydro xanh, amoniac xanh, sóng biển, địa nhiệt...) phù hợp với khả năng bảo đảm an toàn hệ thống với giá thành điện năng hợp lý. Nghiên cứu xây dựng 02 trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng bao gồm sản xuất, truyền tải và tiêu thụ điện; công nghiệp chế tạo thiết bị năng lượng tái tạo, xây dựng, lắp đặt, dịch vụ liên quan, xây dựng hệ sinh thái công nghiệp năng lượng tái tạo tại các khu vực có nhiều tiềm năng như Bắc Bộ, Nam Trung Bộ, Nam Bộ. Phát triển các loại hình điện sinh khối, điện sản xuất từ rác, chất thải rắn nhằm tận dụng phụ phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, chế biến gỗ, thúc đẩy trồng rừng và xử lý môi trường. Xây dựng và thực hiện quy định về tỷ lệ năng lượng tái tạo cho các tổ chức phân phối điện, kết hợp với xây dựng thị trường tín chỉ năng lượng tái tạo. Nâng cao khả năng chế tạo, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị năng lượng tái tạo trong nước. Khuyến khích sử dụng điện được sản xuất từ nguồn năng lượng sạch; phát triển không giới hạn điện mặt trời mái nhà trên các tòa nhà công sở và nhà dân theo hướng tự sản xuất, tự tiêu thụ. Tham khảo thêmNâng cao tuyên truyền về sử dụng hiệu quả năng lượngTham khảo thêmĐóng điện đường dây 220 kV giải tỏa nguồn năng lượng tái tạoTham khảo thêmBộ trưởng Bộ Công Thương: Không để thiếu năng lượng trong mọi tình huốngTham khảo thêmChuyển đổi năng lượng, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởngTham khảo thêm62 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đề xuất giá tạm
Bến Tre truy điệu, cải táng 121 hài cốt liệt sĩ
Chiều 26/7, tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Giồng Trôm, Ban Chỉ đạo 515 tỉnh Bến Tre long trọng tổ chức lễ truy điệu, cải táng 121 hài cốt các liệt sĩ.
Bến Tre truy điệu, cải táng 121 hài cốt liệt sĩ - Ảnh: bentre.gov.vn Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, hàng nghìn người con ưu tú của Bến Tre đã xung phong lên đường ra mặt trận, cống hiến tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Nhiều cô, chú, anh, chị đã anh dũng chiến đấu, hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, để lại sự tiếc thương và kính trọng cho bao người thân, đồng chí, đồng đội. Máu của các liệt sĩ đã tô thắm lá quân kỳ quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam, tô thắm quê hương Đồng Khởi anh hùng. Chiến tranh đã lùi vào quá khứ gần nửa thế kỷ, nhưng vết thương chiến tranh vẫn chưa lành. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bến Tre vẫn đau xót, trăn trở, vì trong số hơn 35.000 liệt sĩ đã anh dũng chiến đấu, hy sinh trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, Bến Tre hiện còn trên 6.000 liệt sĩ chưa tìm được hài cốt, chưa biết nơi yên nghỉ để đưa về nghĩa trang liệt sĩ và nhiều hài cốt liệt sĩ chưa biết được danh tính hoặc chưa biết cố hương đang an táng trên mảnh đất quê hương Đồng Khởi. Thực hiện các văn bản hướng dẫn của Chính phủ về tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, những năm qua, Ban Chỉ đạo 515 tỉnh đã phối hợp các ngành chức năng tích cực tìm kiếm, quy tập và đưa hài cốt liệt sĩ vào an táng tại các nghĩa trang liệt sĩ của tỉnh. Tuy nhiên, tại nghĩa trang tạm thời chiến tranh tại ấp Bình Phú, xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre vẫn còn sót lại một số lượng không nhỏ hài cốt liệt sĩ. Đến nay, cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 515 tỉnh phối hợp với cấp ủy, chính quyền xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm tiếp tục tìm kiếm. Được sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của địa phương và nhân dân, Bộ phận tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ đã tìm được 121 hài cốt liệt sĩ. Với lòng tiếc thương vô hạn và tri ân sâu sắc, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, huyện kính cẩn truy điệu và đưa 121 hài cốt liệt sĩ về nơi an nghỉ cuối cùng. Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre Nguyễn Thị Bé Mười cho biết, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bến Tre mong các liệt sĩ an lòng, yên giấc nghìn thu nơi cõi vĩnh hằng cùng đồng chí, đồng đội. Các thế hệ kế tiếp nguyện sẽ chăm lo hương khói cho các anh mãi mãi đến muôn đời sau. Đảng bộ, nhân dân và lực lượng vũ trang địa phương nguyện đoàn kết một lòng, ra sức phấn đấu giữ gìn thành quả cách mạng mà các đồng chí đã dũng cảm chiến đấu hy sinh mới giành được; tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Trước đó, từ ngày 12 đến 19/7, Ban Chỉ đạo 515 tỉnh Bến Tre tổ chức cất bốc 121 hài cốt liệt sĩ tại nghĩa trang tạm (thời chiến tranh) ở ấp Bình Phú (xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) với diện tích 2.000m2. Theo nhiều cán bộ lão thành cách mạng, nghĩa trang này có từ năm 1961, trong khoảng thời gian từ năm 1961 đến năm 1968, có hơn 100 liệt sĩ hy sinh ở các trận đánh ác liệt tại các xã Châu Bình, Phong Nẫm, Phong Mỹ, Châu Hòa (huyện Giồng Trôm). Đa số liệt sĩ không phải người của địa phương. Lễ "Thắp nến tri ân" kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ - Ảnh: bentre.gov.vn * Tối ngày 26/7, tại Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh, Tỉnh đoàn Bến Tre long trọng tổ chức Lễ "Thắp nến tri ân" kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2023). Ủy viên Trung ương Đảng - Bí thư Tỉnh ủy Lê Đức Thọ; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Thị Hoàng Yến; Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Thị Hồng Nhung; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Bé Mười; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, huyện, thành phố, cùng đông đảo đoàn viên, thanh niên trên địa bàn tỉnh tham dự. Trong không khí trang nghiêm, trước anh linh các Anh hùng liệt sĩ, các đồng chí lãnh đạo, đoàn viên, thanh niên tỉnh Bến Tre đã thắp nến tri ân, dâng hương, hoa bên Đài tưởng niệm và phần mộ liệt sĩ để bày tỏ lòng tri ân, sự biết ơn các Anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc trong những trận đánh anh dũng. Nhật Thy
Bến Tre truy điệu, cải táng 121 hài cốt liệt sĩ Chiều 26/7, tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Giồng Trôm, Ban Chỉ đạo 515 tỉnh Bến Tre long trọng tổ chức lễ truy điệu, cải táng 121 hài cốt các liệt sĩ. Bến Tre truy điệu, cải táng 121 hài cốt liệt sĩ - Ảnh: bentre.gov.vn Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, hàng nghìn người con ưu tú của Bến Tre đã xung phong lên đường ra mặt trận, cống hiến tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Nhiều cô, chú, anh, chị đã anh dũng chiến đấu, hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, để lại sự tiếc thương và kính trọng cho bao người thân, đồng chí, đồng đội. Máu của các liệt sĩ đã tô thắm lá quân kỳ quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam, tô thắm quê hương Đồng Khởi anh hùng. Chiến tranh đã lùi vào quá khứ gần nửa thế kỷ, nhưng vết thương chiến tranh vẫn chưa lành. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bến Tre vẫn đau xót, trăn trở, vì trong số hơn 35.000 liệt sĩ đã anh dũng chiến đấu, hy sinh trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, Bến Tre hiện còn trên 6.000 liệt sĩ chưa tìm được hài cốt, chưa biết nơi yên nghỉ để đưa về nghĩa trang liệt sĩ và nhiều hài cốt liệt sĩ chưa biết được danh tính hoặc chưa biết cố hương đang an táng trên mảnh đất quê hương Đồng Khởi. Thực hiện các văn bản hướng dẫn của Chính phủ về tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, những năm qua, Ban Chỉ đạo 515 tỉnh đã phối hợp các ngành chức năng tích cực tìm kiếm, quy tập và đưa hài cốt liệt sĩ vào an táng tại các nghĩa trang liệt sĩ của tỉnh. Tuy nhiên, tại nghĩa trang tạm thời chiến tranh tại ấp Bình Phú, xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre vẫn còn sót lại một số lượng không nhỏ hài cốt liệt sĩ. Đến nay, cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 515 tỉnh phối hợp với cấp ủy, chính quyền xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm tiếp tục tìm kiếm. Được sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của địa phương và nhân dân, Bộ phận tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ đã tìm được 121 hài cốt liệt sĩ. Với lòng tiếc thương vô hạn và tri ân sâu sắc, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, huyện kính cẩn truy điệu và đưa 121 hài cốt liệt sĩ về nơi an nghỉ cuối cùng. Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre Nguyễn Thị Bé Mười cho biết, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bến Tre mong các liệt sĩ an lòng, yên giấc nghìn thu nơi cõi vĩnh hằng cùng đồng chí, đồng đội. Các thế hệ kế tiếp nguyện sẽ chăm lo hương khói cho các anh mãi mãi đến muôn đời sau. Đảng bộ, nhân dân và lực lượng vũ trang địa phương nguyện đoàn kết một lòng, ra sức phấn đấu giữ gìn thành quả cách mạng mà các đồng chí đã dũng cảm chiến đấu hy sinh mới giành được; tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Trước đó, từ ngày 12 đến 19/7, Ban Chỉ đạo 515 tỉnh Bến Tre tổ chức cất bốc 121 hài cốt liệt sĩ tại nghĩa trang tạm (thời chiến tranh) ở ấp Bình Phú (xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) với diện tích 2.000m2. Theo nhiều cán bộ lão thành cách mạng, nghĩa trang này có từ năm 1961, trong khoảng thời gian từ năm 1961 đến năm 1968, có hơn 100 liệt sĩ hy sinh ở các trận đánh ác liệt tại các xã Châu Bình, Phong Nẫm, Phong Mỹ, Châu Hòa (huyện Giồng Trôm). Đa số liệt sĩ không phải người của địa phương. Lễ "Thắp nến tri ân" kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ - Ảnh: bentre.gov.vn * Tối ngày 26/7, tại Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh, Tỉnh đoàn Bến Tre long trọng tổ chức Lễ "Thắp nến tri ân" kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2023). Ủy viên Trung ương Đảng - Bí thư Tỉnh ủy Lê Đức Thọ; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Thị Hoàng Yến; Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Thị Hồng Nhung; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Bé Mười; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, huyện, thành phố, cùng đông đảo đoàn viên, thanh niên trên địa bàn tỉnh tham dự. Trong không khí trang nghiêm, trước anh linh các Anh hùng liệt sĩ, các đồng chí lãnh đạo, đoàn viên, thanh niên tỉnh Bến Tre đã thắp nến tri ân, dâng hương, hoa bên Đài tưởng niệm và phần mộ liệt sĩ để bày tỏ lòng tri ân, sự biết ơn các Anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc trong những trận đánh anh dũng. Nhật Thy
Khởi tố đối tượng bỏ thuốc trừ sâu vào đồ ăn của học sinh ở Sơn La
Nhân viên hợp đồng của một trường THPT trên địa bàn tỉnh Sơn La đã đầu độc thức ăn của học sinh bán trú.
bonewsrelation eonewsrelation Thu Oct 26 2023 16:39:45 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Thu Oct 26 2023 16:39:45 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Thu Oct 26 2023 16:41:15 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Đối tượng Hà Thị Thi tại cơ quan công an Công an tỉnh Sơn La vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với Hà Thị Thi (sinh năm 1984, trú tại bản Áng Ưng, xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) về tội "Cố ý gây tổn hại cho sức khỏe của người khác". Trước đó, vào ngày 23/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Mai Sơn (Sơn La) tiếp nhận nguồn tin về tội phạm của Trường THPT Chu Văn Thịnh (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) với nội dung: Trưa 22/9, khi nhân viên nấu ăn của nhà trường chuẩn bị chia khẩu phần ăn cho học sinh ăn bán trú thì phát hiện chậu đựng su su luộc có mùi thuốc trừ sâu. Nghi ngờ có người đã cho thuốc trừ sâu vào nên nhà trường đã không cho học sinh ăn su su luộc, lấy một số mẫu thức ăn để bảo quản ở tủ lạnh và trình báo sự việc đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Mai Sơn để điều tra làm rõ. Ngày 24/9, căn cứ nguồn tin tố giác tội phạm và tài liệu thu thập được, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Mai Sơn ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết định tạm giữ đối với Hà Thị Thi, là nhân viên hợp đồng của trường về hành vi "Cố ý gây tổn hại cho sức khỏe của người khác", quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự. TIN LIÊN QUAN‘Đầu độc’ bằng thực phẩm và phụ gia giả có thể bị tù chung thânKiểm tra thông tin "thực phẩm bẩn-người dân đang bị đầu độc" Quá trình điều tra, xác minh Thi là nhân viên hợp đồng của trường, nấu ăn cho học sinh bán trú. Do Thi bất mãn về việc nhà trường lựa chọn đơn vị cung cấp thực phẩm không đảm bảo chất lượng và nghi ngờ có việc câu kết ăn bớt khẩu phần được hỗ trợ cho học sinh, nên đã nảy sinh ý định sẽ cho thuốc trừ sâu, thuốc diệt gián, kiến vào khẩu phần ăn của học sinh đăng ký ăn tại nhà trường với mục đích để các em học sinh sau khi ăn sẽ bị ngộ độc để nhà trường phải thay nhà cung cấp thực phẩm. Tại cơ quan công an, đối tượng khai nhận: Vào ngày 13/9, trên đường đi chợ về đã rẽ vào đại lý bán thuốc bảo vệ thực vật hỏi mua 2 gói thuốc diệt gián, kiến và 1 lọ thuốc trừ sâu. Sau khi mua được, Thi cất vào túi áo khoác chống nắng đang mặc, rồi cất vào trong cốp xe máy của mình để khi có cơ hội sẽ thực hiện hành vi. Đến ngày 22/9, khi nhân viên nhà bếp gọt vỏ để sơ chế su su làm thức ăn cho học sinh, nhận thấy đây là cơ hội, Thi quyết định sẽ trộn thuốc trừ sâu, thuốc diệt gián, kiến vào chậu su su đã được luộc chín. Đến khoảng 9h30 cùng ngày, khi đã vớt su su ra chậu, Thi đã bỏ thuốc diệt kiến, gián và một ít thuốc trừ sâu, rồi dùng hai tay trộn, đảo su su trong chậu với mục đích cho thuốc ở găng tay bên phải bám dính vào su su. Trong quá trình chia khẩu phần ăn, do phát hiện thấy mùi thuốc trừ sâu tại món su su luộc, nên quản lý bếp đã báo cáo Ban Giám hiệu nhà trường để báo cơ quan công an. Khoảng 11h cùng ngày, sau khi đã về nhà, Thi nhớ ra đã bỏ quên áo chống nắng bên trong có 1 lọ thuốc trừ sâu đã mở sử dụng và 1 gói thuốc diệt gián, kiến còn lại chưa sử dụng, nên đã đến khu vực kho của nhà bếp để lấy áo đem về nhà. Sau khi về đến nhà Thi đã đốt lọ thuốc trừ sâu tại bếp củi của gia đình. Quá trình khám xét nhà đối tượng, cơ quan công an đã phát hiện và thu giữ gói thuốc diệt kiến, gián treo tại chuồng chim của gia đình. Linh Anh
Khởi tố đối tượng bỏ thuốc trừ sâu vào đồ ăn của học sinh ở Sơn La Nhân viên hợp đồng của một trường THPT trên địa bàn tỉnh Sơn La đã đầu độc thức ăn của học sinh bán trú. bonewsrelation eonewsrelation Thu Oct 26 2023 16:39:45 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Thu Oct 26 2023 16:39:45 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Thu Oct 26 2023 16:41:15 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Đối tượng Hà Thị Thi tại cơ quan công an Công an tỉnh Sơn La vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với Hà Thị Thi (sinh năm 1984, trú tại bản Áng Ưng, xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) về tội "Cố ý gây tổn hại cho sức khỏe của người khác". Trước đó, vào ngày 23/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Mai Sơn (Sơn La) tiếp nhận nguồn tin về tội phạm của Trường THPT Chu Văn Thịnh (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) với nội dung: Trưa 22/9, khi nhân viên nấu ăn của nhà trường chuẩn bị chia khẩu phần ăn cho học sinh ăn bán trú thì phát hiện chậu đựng su su luộc có mùi thuốc trừ sâu. Nghi ngờ có người đã cho thuốc trừ sâu vào nên nhà trường đã không cho học sinh ăn su su luộc, lấy một số mẫu thức ăn để bảo quản ở tủ lạnh và trình báo sự việc đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Mai Sơn để điều tra làm rõ. Ngày 24/9, căn cứ nguồn tin tố giác tội phạm và tài liệu thu thập được, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Mai Sơn ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết định tạm giữ đối với Hà Thị Thi, là nhân viên hợp đồng của trường về hành vi "Cố ý gây tổn hại cho sức khỏe của người khác", quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự. TIN LIÊN QUAN‘Đầu độc’ bằng thực phẩm và phụ gia giả có thể bị tù chung thânKiểm tra thông tin "thực phẩm bẩn-người dân đang bị đầu độc" Quá trình điều tra, xác minh Thi là nhân viên hợp đồng của trường, nấu ăn cho học sinh bán trú. Do Thi bất mãn về việc nhà trường lựa chọn đơn vị cung cấp thực phẩm không đảm bảo chất lượng và nghi ngờ có việc câu kết ăn bớt khẩu phần được hỗ trợ cho học sinh, nên đã nảy sinh ý định sẽ cho thuốc trừ sâu, thuốc diệt gián, kiến vào khẩu phần ăn của học sinh đăng ký ăn tại nhà trường với mục đích để các em học sinh sau khi ăn sẽ bị ngộ độc để nhà trường phải thay nhà cung cấp thực phẩm. Tại cơ quan công an, đối tượng khai nhận: Vào ngày 13/9, trên đường đi chợ về đã rẽ vào đại lý bán thuốc bảo vệ thực vật hỏi mua 2 gói thuốc diệt gián, kiến và 1 lọ thuốc trừ sâu. Sau khi mua được, Thi cất vào túi áo khoác chống nắng đang mặc, rồi cất vào trong cốp xe máy của mình để khi có cơ hội sẽ thực hiện hành vi. Đến ngày 22/9, khi nhân viên nhà bếp gọt vỏ để sơ chế su su làm thức ăn cho học sinh, nhận thấy đây là cơ hội, Thi quyết định sẽ trộn thuốc trừ sâu, thuốc diệt gián, kiến vào chậu su su đã được luộc chín. Đến khoảng 9h30 cùng ngày, khi đã vớt su su ra chậu, Thi đã bỏ thuốc diệt kiến, gián và một ít thuốc trừ sâu, rồi dùng hai tay trộn, đảo su su trong chậu với mục đích cho thuốc ở găng tay bên phải bám dính vào su su. Trong quá trình chia khẩu phần ăn, do phát hiện thấy mùi thuốc trừ sâu tại món su su luộc, nên quản lý bếp đã báo cáo Ban Giám hiệu nhà trường để báo cơ quan công an. Khoảng 11h cùng ngày, sau khi đã về nhà, Thi nhớ ra đã bỏ quên áo chống nắng bên trong có 1 lọ thuốc trừ sâu đã mở sử dụng và 1 gói thuốc diệt gián, kiến còn lại chưa sử dụng, nên đã đến khu vực kho của nhà bếp để lấy áo đem về nhà. Sau khi về đến nhà Thi đã đốt lọ thuốc trừ sâu tại bếp củi của gia đình. Quá trình khám xét nhà đối tượng, cơ quan công an đã phát hiện và thu giữ gói thuốc diệt kiến, gián treo tại chuồng chim của gia đình. Linh Anh
Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2023: Thiết thực và hướng về cơ sở
Ngày hội nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và xây dựng lực lượng công an nhân dân thực sự trong sạch, vững mạnh...
Chương trình xã hội từ thiện, hướng về cộng đồng ý nghĩa tại Đắk Nông chào mừng Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2023. Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2023 (Ngày hội) được tổ chức trong thời gian từ ngày 7/7 đến ngày 19/8, bảo đảm thiết thực, ý nghĩa sâu sắc và hướng về cơ sở. Bộ Công an cho biết, Ngày hội chủ yếu được tổ chức ở cấp cơ sở: Xã, phường, thị trấn và khu dân cư, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục, nhất là ở các địa bàn còn phức tạp về an ninh trật tự, vùng đồng bào dân tộc thiểu số... Việc tổ chức Ngày hội nhằm tiếp tục thực hiện Kết luận số 44-KL/TW ngày 22/1/2019 của Ban Bí thư về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới; Quyết định số 521/QĐ-TTg ngày 13/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về "Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc"; Chương trình công tác trọng tâm xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2023 của Bộ Công an... Thiết thực, ý nghĩa sâu sắc và hướng về cơ sở Ngày hội nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và xây dựng lực lượng công an nhân dân thực sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Đồng thời, phát huy tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh với các loại tội phạm, làm thất bại chiến lược "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc an ninh trật tự của đất nước. Quy định mức chi xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc 13/06/2023 11:47Hướng dẫn sử dụng kinh phí xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc 03/11/2022 17:06Trách nhiệm của công an trong xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc 07/07/2021 16:50Tiếp tục đổi mới phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc 14/08/2015 14:41Đẩy mạnh tuyên truyền về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc 09/06/2017 10:31 Ngày hội biểu dương, khen thưởng, nhân rộng những mô hình, tập thể, cá nhân xuất sắc, điển hình tiêu biểu trong xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở cơ sở, đồng thời, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong các tầng lớp nhân dân nhằm đưa phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phát triển sâu rộng, vững chắc với chất lượng và hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự trong tình hình mới. Các đơn vị tổ chức các hội nghị biểu dương các điển hình tiên tiến có thành tích trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc từ cơ sở, qua đó lựa chọn các điển hình dự các Hội nghị ở Trung ương như: Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm (2013-2023) và triển khai Chương trình phối hợp giữa Bộ Công an với Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên về "Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới" giai đoạn 2023-2033; Hội nghị biểu dương mô hình, cán bộ, đoàn viên, thanh niên tiêu biểu trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, giai đoạn 2018-2023; Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến công nhân, viên chức, lao động trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, giai đoạn 2018-2023. Bên cạnh đó, các hoạt động trong Ngày hội tập trung xây dựng, củng cố phong trào ở các địa bàn trọng điểm, chiến lược, phức tạp về an ninh, trật tự, vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo, trong cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục; đổi mới hình thức, biện pháp xây dựng phong trào phù hợp với tình hình, nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự của địa phương, đơn vị; thực hiện có hiệu quả các chương trình, quy chế, kế hoạch phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể về công tác bảo đảm an ninh, trật tự; xây dựng lực lượng chuyên trách và lực lượng nòng cốt xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong sạch, vững mạnh. Tổ chức các hoạt động dân vận của lực lượng công an nhân dân kết hợp với giáo dục truyền thống, hoạt động về nguồn, tri ân, đền ơn, đáp nghĩa, xóa đói, giảm nghèo, thăm hỏi động viên đối với lực lượng nòng cốt bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và quần chúng hy sinh, bị thương trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh trật tự,... Tại Ngày hội, các địa phương tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; tổ chức các hoạt động như: Làm thủ tục cấp căn cước công dân, giấy tờ tùy thân khác cho nhân dân ngay tại cơ sở, vận động thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ do nhân dân tự giao nộp. Lực lượng công an nhân dân phối hợp, tổ chức khám, chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho nhân dân, huy động lực lượng tu sửa đường giao thông nông thôn; vận động xây, sửa nhà cho hộ gia đình chính sách, hộ khó khăn, tặng quà trẻ em nghèo, hiếu học... Phương Liên
Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2023: Thiết thực và hướng về cơ sở Ngày hội nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và xây dựng lực lượng công an nhân dân thực sự trong sạch, vững mạnh... Chương trình xã hội từ thiện, hướng về cộng đồng ý nghĩa tại Đắk Nông chào mừng Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2023. Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2023 (Ngày hội) được tổ chức trong thời gian từ ngày 7/7 đến ngày 19/8, bảo đảm thiết thực, ý nghĩa sâu sắc và hướng về cơ sở. Bộ Công an cho biết, Ngày hội chủ yếu được tổ chức ở cấp cơ sở: Xã, phường, thị trấn và khu dân cư, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục, nhất là ở các địa bàn còn phức tạp về an ninh trật tự, vùng đồng bào dân tộc thiểu số... Việc tổ chức Ngày hội nhằm tiếp tục thực hiện Kết luận số 44-KL/TW ngày 22/1/2019 của Ban Bí thư về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới; Quyết định số 521/QĐ-TTg ngày 13/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về "Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc"; Chương trình công tác trọng tâm xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2023 của Bộ Công an... Thiết thực, ý nghĩa sâu sắc và hướng về cơ sở Ngày hội nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và xây dựng lực lượng công an nhân dân thực sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Đồng thời, phát huy tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh với các loại tội phạm, làm thất bại chiến lược "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc an ninh trật tự của đất nước. Quy định mức chi xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc 13/06/2023 11:47Hướng dẫn sử dụng kinh phí xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc 03/11/2022 17:06Trách nhiệm của công an trong xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc 07/07/2021 16:50Tiếp tục đổi mới phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc 14/08/2015 14:41Đẩy mạnh tuyên truyền về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc 09/06/2017 10:31 Ngày hội biểu dương, khen thưởng, nhân rộng những mô hình, tập thể, cá nhân xuất sắc, điển hình tiêu biểu trong xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở cơ sở, đồng thời, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong các tầng lớp nhân dân nhằm đưa phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phát triển sâu rộng, vững chắc với chất lượng và hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự trong tình hình mới. Các đơn vị tổ chức các hội nghị biểu dương các điển hình tiên tiến có thành tích trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc từ cơ sở, qua đó lựa chọn các điển hình dự các Hội nghị ở Trung ương như: Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm (2013-2023) và triển khai Chương trình phối hợp giữa Bộ Công an với Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên về "Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới" giai đoạn 2023-2033; Hội nghị biểu dương mô hình, cán bộ, đoàn viên, thanh niên tiêu biểu trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, giai đoạn 2018-2023; Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến công nhân, viên chức, lao động trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, giai đoạn 2018-2023. Bên cạnh đó, các hoạt động trong Ngày hội tập trung xây dựng, củng cố phong trào ở các địa bàn trọng điểm, chiến lược, phức tạp về an ninh, trật tự, vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo, trong cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục; đổi mới hình thức, biện pháp xây dựng phong trào phù hợp với tình hình, nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự của địa phương, đơn vị; thực hiện có hiệu quả các chương trình, quy chế, kế hoạch phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể về công tác bảo đảm an ninh, trật tự; xây dựng lực lượng chuyên trách và lực lượng nòng cốt xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong sạch, vững mạnh. Tổ chức các hoạt động dân vận của lực lượng công an nhân dân kết hợp với giáo dục truyền thống, hoạt động về nguồn, tri ân, đền ơn, đáp nghĩa, xóa đói, giảm nghèo, thăm hỏi động viên đối với lực lượng nòng cốt bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và quần chúng hy sinh, bị thương trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh trật tự,... Tại Ngày hội, các địa phương tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; tổ chức các hoạt động như: Làm thủ tục cấp căn cước công dân, giấy tờ tùy thân khác cho nhân dân ngay tại cơ sở, vận động thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ do nhân dân tự giao nộp. Lực lượng công an nhân dân phối hợp, tổ chức khám, chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho nhân dân, huy động lực lượng tu sửa đường giao thông nông thôn; vận động xây, sửa nhà cho hộ gia đình chính sách, hộ khó khăn, tặng quà trẻ em nghèo, hiếu học... Phương Liên
Hà Nội: Xe buýt 2 tầng phục vụ miễn phí khách du lịch trong dịp nghỉ lễ
UBND TP. Hà Nội giao Sở Tài chính hướng dẫn Sở Du lịch, Sở Giao thông Vận tải hỗ trợ kinh phí đối với các đơn vị kinh doanh xe buýt 2 tầng vận chuyển du khách miễn phí trong dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, nghỉ lễ 30/4, 1/5.
Hà Nội sẽ huy động một số xe du lịch 2 tầng thoáng nóc (xe buýt 2 tầng) để phục vụ miễn phí cho du khách trong thời gian nghỉ lễ (từ ngày 29/4 đến hết ngày 3/52023). Ảnh: VGP Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đã thống nhất về chủ trương đối với đề xuất của liên ngành triển khai phục vụ khách du lịch trong dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4, 1/5. Theo đó, UBND thành phố Hà Nội giao Sở Tài chính hướng dẫn Sở Du lịch, Sở Giao thông Vận tải hỗ trợ kinh phí đối với các đơn vị kinh doanh xe buýt 2 tầng vận chuyển du khách miễn phí trong dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, nghỉ lễ 30/4, 1/5; hỗ trợ kinh phí phần khối lượng bổ sung, phát sinh đối với 3 tuyến buýt điều chỉnh (nếu có). Cùng với đó, UBND Thành phố giao UBND các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm kiểm tra, rà soát các bãi đất trống để bố trí làm bãi đỗ xe tạm cho các phương tiện đưa đón khách du lịch trong các dịp cao điểm. Các điểm du lịch lớn tại Hà Nội sẵn sàng đón khách dịp nghỉ Lễ 26/04/2023 16:48Ngành Du lịch Hà Nội tăng cường phòng, chống dịch COVID -19 21/04/2023 22:12Transerco tăng cường xe buýt phục vụ dịp nghỉ lễ 24/04/2023 14:12 Trước đó, ngày 27/4, liên ngành Sở Giao thông Vận tải - Du lịch đã đề xuất thành phố cho phép điều chỉnh lộ trình tuyến xe buýt số 145 kết nối thêm với điểm du lịch: Lăng Bác - Bảo tàng Hồ Chí Minh; điều chỉnh lộ trình tuyến xe buýt số 146 kết nối thêm với các điểm du lịch: Hoàng Thành Thăng Long, Lăng Bác - Bảo tàng Hồ Chí Minh; điều chỉnh lộ trình tuyến buýt số 23 kết nối thêm với các điểm du lịch: Hoàng thành Thăng Long, Lăng Bác - Bảo tàng Hồ Chí Minh. Ngoài ra, huy động một số xe du lịch 2 tầng thoáng nóc (xe buýt 2 tầng) của Tổng công ty Vận tải Hà Nội và Công ty cổ phần Du lịch Việt Nam - Hà Nội có hành trình chạy qua các khu du lịch trọng điểm để phục vụ miễn phí cho du khách trong thời gian nghỉ lễ (từ ngày 29/4 đến hết ngày 3/52023). Minh Anh
Hà Nội: Xe buýt 2 tầng phục vụ miễn phí khách du lịch trong dịp nghỉ lễ UBND TP. Hà Nội giao Sở Tài chính hướng dẫn Sở Du lịch, Sở Giao thông Vận tải hỗ trợ kinh phí đối với các đơn vị kinh doanh xe buýt 2 tầng vận chuyển du khách miễn phí trong dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, nghỉ lễ 30/4, 1/5. Hà Nội sẽ huy động một số xe du lịch 2 tầng thoáng nóc (xe buýt 2 tầng) để phục vụ miễn phí cho du khách trong thời gian nghỉ lễ (từ ngày 29/4 đến hết ngày 3/52023). Ảnh: VGP Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đã thống nhất về chủ trương đối với đề xuất của liên ngành triển khai phục vụ khách du lịch trong dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4, 1/5. Theo đó, UBND thành phố Hà Nội giao Sở Tài chính hướng dẫn Sở Du lịch, Sở Giao thông Vận tải hỗ trợ kinh phí đối với các đơn vị kinh doanh xe buýt 2 tầng vận chuyển du khách miễn phí trong dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, nghỉ lễ 30/4, 1/5; hỗ trợ kinh phí phần khối lượng bổ sung, phát sinh đối với 3 tuyến buýt điều chỉnh (nếu có). Cùng với đó, UBND Thành phố giao UBND các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm kiểm tra, rà soát các bãi đất trống để bố trí làm bãi đỗ xe tạm cho các phương tiện đưa đón khách du lịch trong các dịp cao điểm. Các điểm du lịch lớn tại Hà Nội sẵn sàng đón khách dịp nghỉ Lễ 26/04/2023 16:48Ngành Du lịch Hà Nội tăng cường phòng, chống dịch COVID -19 21/04/2023 22:12Transerco tăng cường xe buýt phục vụ dịp nghỉ lễ 24/04/2023 14:12 Trước đó, ngày 27/4, liên ngành Sở Giao thông Vận tải - Du lịch đã đề xuất thành phố cho phép điều chỉnh lộ trình tuyến xe buýt số 145 kết nối thêm với điểm du lịch: Lăng Bác - Bảo tàng Hồ Chí Minh; điều chỉnh lộ trình tuyến xe buýt số 146 kết nối thêm với các điểm du lịch: Hoàng Thành Thăng Long, Lăng Bác - Bảo tàng Hồ Chí Minh; điều chỉnh lộ trình tuyến buýt số 23 kết nối thêm với các điểm du lịch: Hoàng thành Thăng Long, Lăng Bác - Bảo tàng Hồ Chí Minh. Ngoài ra, huy động một số xe du lịch 2 tầng thoáng nóc (xe buýt 2 tầng) của Tổng công ty Vận tải Hà Nội và Công ty cổ phần Du lịch Việt Nam - Hà Nội có hành trình chạy qua các khu du lịch trọng điểm để phục vụ miễn phí cho du khách trong thời gian nghỉ lễ (từ ngày 29/4 đến hết ngày 3/52023). Minh Anh
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 20-24/2/2023
Nâng cao năng lực bảo đảm an ninh, an toàn hàng không; tháo gỡ khó khăn trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; từ 01/8/2024, chỉ tuyển công chức đạt kết quả kiểm định chất lượng đầu vào… là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 20-24/2/2023.
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 20-24/2/2023. Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 23/2/2023 chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2023 và những năm tiếp theo. Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung rà soát đánh giá và tái cấu trúc toàn bộ quy trình nghiệp vụ các dịch vụ công trực tuyến đã cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia theo hướng thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, bảo đảm nguyên tắc lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, hoàn thành trong tháng 9 năm 2023; đối với 53 dịch vụ công thiết yếu (tại Đề án 06 và Quyết định số 422/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ), hoàn thành trong tháng 6 năm 2023. Tập trung rà soát, cải tiến quy trình tiếp nhận, hướng dẫn hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tại Bộ phận Một cửa các cấp theo hướng lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, động lực để cung cấp dịch vụ chất lượng hơn, phục vụ tốt hơn, hoàn thành trong tháng 6 năm 2023; lựa chọn những nhóm thủ tục hành chính gắn trực tiếp với người dân, doanh nghiệp để tập trung triển khai thực chất, thuận lợi, kịp thời, hiệu quả; thay đổi tư duy từ "làm thay, làm hộ" sang hỗ trợ, hướng dẫn để nâng cao kỹ năng số cho người dân, doanh nghiệp; quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ các đối tượng yếu thế (người già, người khuyết tật,...). Thủ tướng Chính phủ chỉ thị nâng cao năng lực bảo đảm an ninh, an toàn hàng không Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 6/CT-TTg ngày 24/2/2023 chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương nâng cao năng lực công tác bảo đảm an ninh, an toàn hàng không trong tình hình mới. Chỉ thị nêu rõ, các bộ, ngành, địa phương phải quán triệt, thực hiện nghiêm mục tiêu, nguyên tắc bảo đảm ANHK như sau: ANHK là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành hàng không dân dụng Việt Nam, cần được quan tâm thực hiện một cách thường xuyên, liên tục, phù hợp với tình hình an ninh quốc tế ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường. Xây dựng hệ thống bảo đảm ANHK vững mạnh, hiệu quả; lực lượng kiểm soát ANHK có hệ thống tổ chức độc lập, hoạt động thống nhất, chuyên nghiệp, đủ năng lực thực hiện các biện pháp bảo đảm ANHK đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, phù hợp pháp luật Việt Nam; xây dựng kết cấu hạ tầng bảo đảm ANHK đồng bộ, hiện đại, phù hợp tiêu chuẩn quốc tế. Tháo gỡ khó khăn trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký Công điện số 71/CĐ-TTg ngày 23/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025. Công điện yêu cầu các Bộ, cơ quan Trung ương là chủ dự án thành phần của các chương trình mục tiêu quốc gia tích cực giám sát việc triển khai thực hiện các dự án thành phần được giao chủ trì quản lý tại các địa phương để chủ động rà soát, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách theo tinh thần tháo gỡ các "nút thắt" tạo điều kiện cho các địa phương. Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện công tác ngoại giao kinh tế Chính phủ ban hành Nghị quyết số 21/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ giai đoạn 2022-2026 thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 10/8/2022 của Ban Bí thư về công tác ngoại giao kinh tế để phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030 (Chương trình). Mục tiêu của Chương trình nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội đối với công tác ngoại giao kinh tế, trong đó cần quán triệt ngoại giao kinh tế là một nhiệm vụ cơ bản, trung tâm của nền ngoại giao Việt Nam, một động lực quan trọng để phát triển đất nước nhanh, bền vững. Thí điểm tác động vào rừng tự nhiên để làm các công trình tạm phục vụ thi công đường dây tải điện Tại Nghị quyết số 23/NQ-CP ngày 23/2/2023, Chính phủ đã đồng ý chủ trương thí điểm cho phép tác động vào rừng tự nhiên tại các xã: La Dêê, Chà Val, Tà Bhinh, Tà Pơơ, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam để làm các công trình tạm (đường công vụ và bãi tập kết vật liệu) phục vụ thi công các móng trụ của Dự án đường dây 500kV Monsoon - Thạnh Mỹ (đoạn trên lãnh thổ Việt Nam). Từ 01/8/2024, chỉ tuyển công chức đạt kết quả kiểm định chất lượng đầu vào Theo Nghị định số 06/2023/NĐ-CP quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức thì kể từ ngày 1/8/2024, cơ quan tuyển dụng công chức chỉ tuyển dụng công chức đối với người đạt kết quả kiểm định. Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số xây nhà, khai hoang, phục hóa, cải tạo đất Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định 04/2023/QĐ-TTg ngày 23/2/2023 về mức hỗ trợ và cơ chế hỗ trợ sử dụng vốn đầu tư công để thực hiện một số nội dung thuộc Dự án 1 và Tiểu dự án 1, Dự án 4 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. Theo quy định, ngân sách trung ương hỗ trợ tối đa 40 triệu đồng/hộ để tạo mặt bằng, làm hạ tầng kỹ thuật đất ở hoặc để người dân tự ổn định chỗ ở theo hình thức xen ghép. Ngân sách trung ương hỗ trợ tối đa 40 triệu đồng/hộ để xây dựng 01 căn nhà theo phong tục tập quán của địa phương, bảo đảm 3 cứng (nền cứng, khung – tường cứng, mái cứng). Ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 5/2023/QĐ-TTg ngày 24/2/2023 ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Theo Quyết định, Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh gồm danh mục và nội dung của 154 chỉ tiêu thống kê. Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp huyện gồm danh mục và nội dung của 51 chỉ tiêu thống kê. Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp xã gồm danh mục và nội dung của 26 chỉ tiêu thống kê. Thí điểm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa quy mô dưới 500 ha tại Khánh Hòa Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 6/2023/QĐ-TTg ngày 24/2/2023 quy định thí điểm về trình tự, thủ tục chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa với quy mô dưới 500 ha thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa. Lập Hội đồng thẩm định nhà nước Báo cáo NCKT Dự án thành phần 3 đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định số 134/QĐ-TTg thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thành phần 3 - đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Chủ tịch Hội đồng. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Phó Chủ tịch Hội đồng. Hỗ trợ gạo cho tỉnh Lạng Sơn trong thời gian giáp hạt Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 139/QĐ-TTg ngày 21/2/2023 giao Bộ Tài chính xuất cấp không thu tiền 256,725 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho tỉnh Lạng Sơn để hỗ trợ cho Nhân dân trong thời gian giáp hạt năm 2023. Sử dụng hiệu quả các nguồn lực ứng phó sự cố chất thải Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký Quyết định 146/QĐ-TTg ngày 23/2/2023 ban hành Kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố chất thải giai đoạn 2023 - 2030. Kế hoạch nhằm đảm bảo sự chỉ đạo tập trung, thống nhất trong quản lý nhà nước về ứng phó khắc phục sự cố chất thải; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, ứng phó, khắc phục hậu quả kịp thời; phối hợp chặt chẽ các cơ quan chức năng từ Trung ương đến địa phương trong việc huy động, sử dụng các nguồn lực ứng phó, khắc phục hậu quả khi xảy ra sự cố chất thải. Ban hành Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký Quyết định 148/QĐ-TTg ngày 24/2/2023 ban hành Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (tên tiếng Anh là One Commune One Product - OCOP, gọi tắt là Chương trình OCOP). Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là Bộ tiêu chí OCOP) là căn cứ để đánh giá, phân hạng sản phẩm tham gia Chương trình OCOP. Tham khảo thêmChỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 13-17/2/2023Tham khảo thêmChỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 6-10/2/2023
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 20-24/2/2023 Nâng cao năng lực bảo đảm an ninh, an toàn hàng không; tháo gỡ khó khăn trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; từ 01/8/2024, chỉ tuyển công chức đạt kết quả kiểm định chất lượng đầu vào… là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 20-24/2/2023. Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 20-24/2/2023. Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 23/2/2023 chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2023 và những năm tiếp theo. Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung rà soát đánh giá và tái cấu trúc toàn bộ quy trình nghiệp vụ các dịch vụ công trực tuyến đã cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia theo hướng thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, bảo đảm nguyên tắc lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, hoàn thành trong tháng 9 năm 2023; đối với 53 dịch vụ công thiết yếu (tại Đề án 06 và Quyết định số 422/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ), hoàn thành trong tháng 6 năm 2023. Tập trung rà soát, cải tiến quy trình tiếp nhận, hướng dẫn hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tại Bộ phận Một cửa các cấp theo hướng lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, động lực để cung cấp dịch vụ chất lượng hơn, phục vụ tốt hơn, hoàn thành trong tháng 6 năm 2023; lựa chọn những nhóm thủ tục hành chính gắn trực tiếp với người dân, doanh nghiệp để tập trung triển khai thực chất, thuận lợi, kịp thời, hiệu quả; thay đổi tư duy từ "làm thay, làm hộ" sang hỗ trợ, hướng dẫn để nâng cao kỹ năng số cho người dân, doanh nghiệp; quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ các đối tượng yếu thế (người già, người khuyết tật,...). Thủ tướng Chính phủ chỉ thị nâng cao năng lực bảo đảm an ninh, an toàn hàng không Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 6/CT-TTg ngày 24/2/2023 chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương nâng cao năng lực công tác bảo đảm an ninh, an toàn hàng không trong tình hình mới. Chỉ thị nêu rõ, các bộ, ngành, địa phương phải quán triệt, thực hiện nghiêm mục tiêu, nguyên tắc bảo đảm ANHK như sau: ANHK là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành hàng không dân dụng Việt Nam, cần được quan tâm thực hiện một cách thường xuyên, liên tục, phù hợp với tình hình an ninh quốc tế ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường. Xây dựng hệ thống bảo đảm ANHK vững mạnh, hiệu quả; lực lượng kiểm soát ANHK có hệ thống tổ chức độc lập, hoạt động thống nhất, chuyên nghiệp, đủ năng lực thực hiện các biện pháp bảo đảm ANHK đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, phù hợp pháp luật Việt Nam; xây dựng kết cấu hạ tầng bảo đảm ANHK đồng bộ, hiện đại, phù hợp tiêu chuẩn quốc tế. Tháo gỡ khó khăn trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký Công điện số 71/CĐ-TTg ngày 23/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025. Công điện yêu cầu các Bộ, cơ quan Trung ương là chủ dự án thành phần của các chương trình mục tiêu quốc gia tích cực giám sát việc triển khai thực hiện các dự án thành phần được giao chủ trì quản lý tại các địa phương để chủ động rà soát, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách theo tinh thần tháo gỡ các "nút thắt" tạo điều kiện cho các địa phương. Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện công tác ngoại giao kinh tế Chính phủ ban hành Nghị quyết số 21/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ giai đoạn 2022-2026 thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 10/8/2022 của Ban Bí thư về công tác ngoại giao kinh tế để phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030 (Chương trình). Mục tiêu của Chương trình nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội đối với công tác ngoại giao kinh tế, trong đó cần quán triệt ngoại giao kinh tế là một nhiệm vụ cơ bản, trung tâm của nền ngoại giao Việt Nam, một động lực quan trọng để phát triển đất nước nhanh, bền vững. Thí điểm tác động vào rừng tự nhiên để làm các công trình tạm phục vụ thi công đường dây tải điện Tại Nghị quyết số 23/NQ-CP ngày 23/2/2023, Chính phủ đã đồng ý chủ trương thí điểm cho phép tác động vào rừng tự nhiên tại các xã: La Dêê, Chà Val, Tà Bhinh, Tà Pơơ, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam để làm các công trình tạm (đường công vụ và bãi tập kết vật liệu) phục vụ thi công các móng trụ của Dự án đường dây 500kV Monsoon - Thạnh Mỹ (đoạn trên lãnh thổ Việt Nam). Từ 01/8/2024, chỉ tuyển công chức đạt kết quả kiểm định chất lượng đầu vào Theo Nghị định số 06/2023/NĐ-CP quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức thì kể từ ngày 1/8/2024, cơ quan tuyển dụng công chức chỉ tuyển dụng công chức đối với người đạt kết quả kiểm định. Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số xây nhà, khai hoang, phục hóa, cải tạo đất Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định 04/2023/QĐ-TTg ngày 23/2/2023 về mức hỗ trợ và cơ chế hỗ trợ sử dụng vốn đầu tư công để thực hiện một số nội dung thuộc Dự án 1 và Tiểu dự án 1, Dự án 4 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. Theo quy định, ngân sách trung ương hỗ trợ tối đa 40 triệu đồng/hộ để tạo mặt bằng, làm hạ tầng kỹ thuật đất ở hoặc để người dân tự ổn định chỗ ở theo hình thức xen ghép. Ngân sách trung ương hỗ trợ tối đa 40 triệu đồng/hộ để xây dựng 01 căn nhà theo phong tục tập quán của địa phương, bảo đảm 3 cứng (nền cứng, khung – tường cứng, mái cứng). Ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 5/2023/QĐ-TTg ngày 24/2/2023 ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Theo Quyết định, Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh gồm danh mục và nội dung của 154 chỉ tiêu thống kê. Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp huyện gồm danh mục và nội dung của 51 chỉ tiêu thống kê. Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp xã gồm danh mục và nội dung của 26 chỉ tiêu thống kê. Thí điểm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa quy mô dưới 500 ha tại Khánh Hòa Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 6/2023/QĐ-TTg ngày 24/2/2023 quy định thí điểm về trình tự, thủ tục chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa với quy mô dưới 500 ha thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa. Lập Hội đồng thẩm định nhà nước Báo cáo NCKT Dự án thành phần 3 đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định số 134/QĐ-TTg thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thành phần 3 - đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Chủ tịch Hội đồng. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Phó Chủ tịch Hội đồng. Hỗ trợ gạo cho tỉnh Lạng Sơn trong thời gian giáp hạt Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 139/QĐ-TTg ngày 21/2/2023 giao Bộ Tài chính xuất cấp không thu tiền 256,725 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho tỉnh Lạng Sơn để hỗ trợ cho Nhân dân trong thời gian giáp hạt năm 2023. Sử dụng hiệu quả các nguồn lực ứng phó sự cố chất thải Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký Quyết định 146/QĐ-TTg ngày 23/2/2023 ban hành Kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố chất thải giai đoạn 2023 - 2030. Kế hoạch nhằm đảm bảo sự chỉ đạo tập trung, thống nhất trong quản lý nhà nước về ứng phó khắc phục sự cố chất thải; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, ứng phó, khắc phục hậu quả kịp thời; phối hợp chặt chẽ các cơ quan chức năng từ Trung ương đến địa phương trong việc huy động, sử dụng các nguồn lực ứng phó, khắc phục hậu quả khi xảy ra sự cố chất thải. Ban hành Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký Quyết định 148/QĐ-TTg ngày 24/2/2023 ban hành Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (tên tiếng Anh là One Commune One Product - OCOP, gọi tắt là Chương trình OCOP). Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là Bộ tiêu chí OCOP) là căn cứ để đánh giá, phân hạng sản phẩm tham gia Chương trình OCOP. Tham khảo thêmChỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 13-17/2/2023Tham khảo thêmChỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 6-10/2/2023
Cảnh báo trang web giả mạo Cổng Thông tin điện tử Bảo hiểm Xã hội Việt Nam
Trang web giả mạo Cổng Thông tin điện tử Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đang sử dụng địa chỉ IP nước ngoài và có những đặc điểm nhận diện như logo, giao diện các chức năng… có sự tương đồng lớn với trang web chính thức của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.
Trang web giả mạo Cổng Thông tin điện tử Bảo hiểm Xã hội Việt Nam Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (BHXH) vừa thông báo đã phát hiện trên không gian mạng có trang web giả mạo Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam với tên miền là dichvucongbaohiemxahoi.com. Trang web này có tên miền và giao diện gần giống với Cổng Dịch vụ công ngành BHXH tại địa chỉ dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn. Trang web giả mạo hiện đang sử dụng địa chỉ IP nước ngoài. Trên trang web này có nội dung tự công nhận đây là trang web của BHXH Việt Nam và đặc điểm nhận diện như logo, giao diện các chức năng... có sự tương đồng lớn với trang web chính thức của BHXH Việt Nam. Để kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm hành vi giả mạo, tránh gây hiểu lầm cho người dân, doanh nghiệp, BHXH Việt Nam đã thực hiện báo cáo trang web giả mạo (đường link lừa đảo) nêu trên đến địa chỉ https://canhbao.ncsc.gov.vn/ của Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) để đề nghị khóa chặn và cảnh báo sớm cho cộng đồng mạng theo quy định, giúp người dân cảnh giác, không trở thành nạn nhân của các chiêu trò lừa đảo, gây hậu quả đáng tiếc. Cổng Dịch vụ công BHXH Việt Nam chỉ có một tên miền và địa chỉ là https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn/, trong cấu trúc tên miền có .gov.vn dành cho các cơ quan nhà nước. BHXH Việt Nam không sử dụng tên miền có cấu trúc .com.vn, hoặc .com mà trang web giả mạo đang sử dụng. Cổng Dịch vụ công BHXH Việt Nam có nhãn chứng nhận Tín nhiệm mạng do Bộ TT&TT cấp ở cuối trang web và Chứng chỉ bảo mật quốc tế của GlobalSign Hiện nay, BHXH Việt Nam chỉ cung cấp thông tin chính thức về chính sách BHXH, BHTY, BHTN và các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ người tham gia qua 6 kênh sau: 1. Cổng dịch vụ công: https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn/ 2. Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam: https://baohiemxahoi.gov.vn/ 3. Các trang mạng xã hội của BHXH Việt Nam: Fanpage Facebook tại địa chỉ: https://www.facebook.com/baohiemxahoi.gov.vn và Zalo Official Account 4. Ứng dụng "VssID - Bảo hiểm xã hội số" 5. Số hotline 1900.9068. 6. Cơ quan BHXH cấp huyện/tỉnh BHXH Việt Nam khuyến cáo, người lao động, người dân các đơn vị, tổ chức lưu ý các kênh cung cấp thông tin, dịch vụ công, hỗ trợ tư vấn của ngành BHXH Việt Nam nêu trên; không nên tìm hiểu thông tin tại các fanpage, các diễn đàn... không chính thống, tránh bị kẻ gian lợi dụng, lừa đảo. Trường hợp nghi ngờ bị lừa đảo, người lao động có thể báo ngay cho cơ quan công an để xử lý hoặc thông báo cho cơ quan BHXH trên địa bàn để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời. Thu Cúc Tham khảo thêmCảnh báo giả danh cán bộ an ninh mạng để lừa đảoTham khảo thêmCảnh báo mua bán sổ BHXH trên mạng xã hộiTham khảo thêmCảnh báo giả mạo cơ quan BHXH Việt Nam để lừa đảo
Cảnh báo trang web giả mạo Cổng Thông tin điện tử Bảo hiểm Xã hội Việt Nam Trang web giả mạo Cổng Thông tin điện tử Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đang sử dụng địa chỉ IP nước ngoài và có những đặc điểm nhận diện như logo, giao diện các chức năng… có sự tương đồng lớn với trang web chính thức của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam. Trang web giả mạo Cổng Thông tin điện tử Bảo hiểm Xã hội Việt Nam Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (BHXH) vừa thông báo đã phát hiện trên không gian mạng có trang web giả mạo Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam với tên miền là dichvucongbaohiemxahoi.com. Trang web này có tên miền và giao diện gần giống với Cổng Dịch vụ công ngành BHXH tại địa chỉ dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn. Trang web giả mạo hiện đang sử dụng địa chỉ IP nước ngoài. Trên trang web này có nội dung tự công nhận đây là trang web của BHXH Việt Nam và đặc điểm nhận diện như logo, giao diện các chức năng... có sự tương đồng lớn với trang web chính thức của BHXH Việt Nam. Để kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm hành vi giả mạo, tránh gây hiểu lầm cho người dân, doanh nghiệp, BHXH Việt Nam đã thực hiện báo cáo trang web giả mạo (đường link lừa đảo) nêu trên đến địa chỉ https://canhbao.ncsc.gov.vn/ của Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) để đề nghị khóa chặn và cảnh báo sớm cho cộng đồng mạng theo quy định, giúp người dân cảnh giác, không trở thành nạn nhân của các chiêu trò lừa đảo, gây hậu quả đáng tiếc. Cổng Dịch vụ công BHXH Việt Nam chỉ có một tên miền và địa chỉ là https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn/, trong cấu trúc tên miền có .gov.vn dành cho các cơ quan nhà nước. BHXH Việt Nam không sử dụng tên miền có cấu trúc .com.vn, hoặc .com mà trang web giả mạo đang sử dụng. Cổng Dịch vụ công BHXH Việt Nam có nhãn chứng nhận Tín nhiệm mạng do Bộ TT&TT cấp ở cuối trang web và Chứng chỉ bảo mật quốc tế của GlobalSign Hiện nay, BHXH Việt Nam chỉ cung cấp thông tin chính thức về chính sách BHXH, BHTY, BHTN và các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ người tham gia qua 6 kênh sau: 1. Cổng dịch vụ công: https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn/ 2. Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam: https://baohiemxahoi.gov.vn/ 3. Các trang mạng xã hội của BHXH Việt Nam: Fanpage Facebook tại địa chỉ: https://www.facebook.com/baohiemxahoi.gov.vn và Zalo Official Account 4. Ứng dụng "VssID - Bảo hiểm xã hội số" 5. Số hotline 1900.9068. 6. Cơ quan BHXH cấp huyện/tỉnh BHXH Việt Nam khuyến cáo, người lao động, người dân các đơn vị, tổ chức lưu ý các kênh cung cấp thông tin, dịch vụ công, hỗ trợ tư vấn của ngành BHXH Việt Nam nêu trên; không nên tìm hiểu thông tin tại các fanpage, các diễn đàn... không chính thống, tránh bị kẻ gian lợi dụng, lừa đảo. Trường hợp nghi ngờ bị lừa đảo, người lao động có thể báo ngay cho cơ quan công an để xử lý hoặc thông báo cho cơ quan BHXH trên địa bàn để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời. Thu Cúc Tham khảo thêmCảnh báo giả danh cán bộ an ninh mạng để lừa đảoTham khảo thêmCảnh báo mua bán sổ BHXH trên mạng xã hộiTham khảo thêmCảnh báo giả mạo cơ quan BHXH Việt Nam để lừa đảo
Bộ GTVT: Nghiêm cấm cán bộ can thiệp vào quá trình xử lý vi phạm của cơ quan chức năng
Bộ GTVT vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 10 ngày 19/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (ATGT) đường bộ trong tình hình mới.
Bộ GTVT nghiêm cấm cán bộ, đảng viên can thiệp, tác động vào quá trình xử lý vi phạm của các cơ quan chức năng; nghiêm cấm lực lượng chức năng xuê xoa, bỏ qua vi phạm dưới mọi hình thức. Ảnh minh họa Việc thực hiện kế hoạch nhằm đổi mới tư duy, nhận thức, phương pháp, đổi mới cách làm, quyết liệt hơn trong lãnh đạo, quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện của các cơ quan, đơn vị. Theo Bộ GTVT, công tác bảo đảm ATGT phải đổi mới về tư duy, nhận thức và hành động, xác định bảo đảm ATGT là thành tố quan trọng trong bảo đảm an ninh con người, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Lấy người dân là trung tâm, là chủ thể, động lực, nguồn lực; đặt an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người dân là trên hết, trước hết. Để thực hiện được mục tiêu này, Bộ GTVT tập trung thực hiện nghiêm, hiệu quả các chủ trương chỉ đạo của Đảng, Nhà nước trong công tác ATGT. Người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm toàn diện về bảo đảm ATGT trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Xử lý trách nhiệm người đứng đầu Bộ GTVT sẽ xem xét, xử lý trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị nếu để tình hình ATGT xảy ra phức tạp trên địa bàn, lĩnh vực phụ trách do thiếu lãnh đạo, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra, giám sát hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm trong phạm vi quản lý. TIN LIÊN QUANInfographic: Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4-1/5 và nghỉ hè 2023Tai nạn giao thông 5 ngày nghỉ lễ: Giảm cả 3 tiêu chí so với kỳ nghỉ năm 2022Sau 3 ngày nghỉ lễ, hơn 4.500 ca phải nhập viện do tai nạn giao thôngNgày 30/4, toàn quốc xảy ra 28 vụ tai nạn giao thông Một nhiệm vụ khác được Bộ GTVT đưa ra là siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về bảo đảm ATGT; thanh, kiểm tra, xử lý nghiêm theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật, sai phạm, tiêu cực của các cơ quan quản lý Nhà nước về giao thông, lực lượng thực thi pháp luật về giao thông, chính quyền địa phương và các lực lượng khác liên quan đến đầu tư xây dựng, quản lý hành lang ATGT. Nghiêm cấm cán bộ can thiệp vào quá trình xử lý vi phạm Trong quá trình xử lý vi phạm phải tuyệt đối thượng tôn pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, các hành vi vi phạm ATGT phải được xử lý nghiêm. Bộ GTVT nghiêm cấm cán bộ, đảng viên can thiệp, tác động vào quá trình xử lý vi phạm của các cơ quan chức năng; nghiêm cấm lực lượng chức năng xuê xoa, bỏ qua vi phạm dưới mọi hình thức. Bộ GTVT cũng sẽ tập trung xử lý nghiêm vi phạm liên quan đến lĩnh vực quản lý là nguyên nhân chính dẫn đến các vụ TNGT nghiêm trọng như: Cơi nới thành, thùng xe, chở hàng quá khổ, quá tải. Hằng năm, tổ chức tổng kiểm soát các loại phương tiện trên toàn quốc, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm và kiên quyết yêu cầu dừng hoạt động đối với các xe hết niên hạn sử dụng, hết hạn đăng kiểm. Khắc phục các 'điểm đen' ATGT kịp thời Về hạ tầng, Bộ GTVT xác định xây dựng lộ trình thực hiện đồng bộ quy hoạch hạ tầng giao thông gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, lĩnh vực, địa phương. Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng, đẩy nhanh tiến độ công trình, các dự án. Không đưa vào sử dụng các công trình giao thông khi chưa được nghiệm thu theo quy định của pháp luật về xây dựng. Đồng thời, khắc phục kịp thời các "điểm đen", "điểm tiềm ẩn" TNGT và các bất hợp lý trong tổ chức giao thông. Bảo đảm và tiếp tục nâng cao chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông vận tải cơ giới đường bộ; hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phương tiện và hạ tầng. Bộ GTVT cũng sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, khắc phục ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội, TPHCM và các tuyến cao tốc, quốc lộ trọng điểm kết nối liên tỉnh. Tổ chức phân luồng, phân tuyến giao thông khoa học, hợp lý; phối hợp tăng cường các giải pháp bảo đảm trật tự đô thị, quản lý lòng đường, hè phố. Rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách pháp luật về ATGT trong lĩnh vực phụ trách, đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật, hoàn thiện Dự án Luật Đường bộ, phối hợp với Bộ Công an hoàn thiện Dự án Luật Trật tự, ATGT đường bộ. Ngoài ra, Bộ GTVT cũng sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động quản lý, giám sát, điều hành vận tải, phương tiện người lái và kiểm soát tải trọng, hạ tầng giao thông; bảo đảm khả năng kết nối, tích hợp, chia sẻ, sử dụng chung các cơ sở dữ liệu với các bộ, ngành. Phan Trang
Bộ GTVT: Nghiêm cấm cán bộ can thiệp vào quá trình xử lý vi phạm của cơ quan chức năng Bộ GTVT vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 10 ngày 19/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (ATGT) đường bộ trong tình hình mới. Bộ GTVT nghiêm cấm cán bộ, đảng viên can thiệp, tác động vào quá trình xử lý vi phạm của các cơ quan chức năng; nghiêm cấm lực lượng chức năng xuê xoa, bỏ qua vi phạm dưới mọi hình thức. Ảnh minh họa Việc thực hiện kế hoạch nhằm đổi mới tư duy, nhận thức, phương pháp, đổi mới cách làm, quyết liệt hơn trong lãnh đạo, quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện của các cơ quan, đơn vị. Theo Bộ GTVT, công tác bảo đảm ATGT phải đổi mới về tư duy, nhận thức và hành động, xác định bảo đảm ATGT là thành tố quan trọng trong bảo đảm an ninh con người, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Lấy người dân là trung tâm, là chủ thể, động lực, nguồn lực; đặt an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người dân là trên hết, trước hết. Để thực hiện được mục tiêu này, Bộ GTVT tập trung thực hiện nghiêm, hiệu quả các chủ trương chỉ đạo của Đảng, Nhà nước trong công tác ATGT. Người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm toàn diện về bảo đảm ATGT trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Xử lý trách nhiệm người đứng đầu Bộ GTVT sẽ xem xét, xử lý trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị nếu để tình hình ATGT xảy ra phức tạp trên địa bàn, lĩnh vực phụ trách do thiếu lãnh đạo, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra, giám sát hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm trong phạm vi quản lý. TIN LIÊN QUANInfographic: Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4-1/5 và nghỉ hè 2023Tai nạn giao thông 5 ngày nghỉ lễ: Giảm cả 3 tiêu chí so với kỳ nghỉ năm 2022Sau 3 ngày nghỉ lễ, hơn 4.500 ca phải nhập viện do tai nạn giao thôngNgày 30/4, toàn quốc xảy ra 28 vụ tai nạn giao thông Một nhiệm vụ khác được Bộ GTVT đưa ra là siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về bảo đảm ATGT; thanh, kiểm tra, xử lý nghiêm theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật, sai phạm, tiêu cực của các cơ quan quản lý Nhà nước về giao thông, lực lượng thực thi pháp luật về giao thông, chính quyền địa phương và các lực lượng khác liên quan đến đầu tư xây dựng, quản lý hành lang ATGT. Nghiêm cấm cán bộ can thiệp vào quá trình xử lý vi phạm Trong quá trình xử lý vi phạm phải tuyệt đối thượng tôn pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, các hành vi vi phạm ATGT phải được xử lý nghiêm. Bộ GTVT nghiêm cấm cán bộ, đảng viên can thiệp, tác động vào quá trình xử lý vi phạm của các cơ quan chức năng; nghiêm cấm lực lượng chức năng xuê xoa, bỏ qua vi phạm dưới mọi hình thức. Bộ GTVT cũng sẽ tập trung xử lý nghiêm vi phạm liên quan đến lĩnh vực quản lý là nguyên nhân chính dẫn đến các vụ TNGT nghiêm trọng như: Cơi nới thành, thùng xe, chở hàng quá khổ, quá tải. Hằng năm, tổ chức tổng kiểm soát các loại phương tiện trên toàn quốc, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm và kiên quyết yêu cầu dừng hoạt động đối với các xe hết niên hạn sử dụng, hết hạn đăng kiểm. Khắc phục các 'điểm đen' ATGT kịp thời Về hạ tầng, Bộ GTVT xác định xây dựng lộ trình thực hiện đồng bộ quy hoạch hạ tầng giao thông gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, lĩnh vực, địa phương. Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng, đẩy nhanh tiến độ công trình, các dự án. Không đưa vào sử dụng các công trình giao thông khi chưa được nghiệm thu theo quy định của pháp luật về xây dựng. Đồng thời, khắc phục kịp thời các "điểm đen", "điểm tiềm ẩn" TNGT và các bất hợp lý trong tổ chức giao thông. Bảo đảm và tiếp tục nâng cao chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông vận tải cơ giới đường bộ; hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phương tiện và hạ tầng. Bộ GTVT cũng sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, khắc phục ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội, TPHCM và các tuyến cao tốc, quốc lộ trọng điểm kết nối liên tỉnh. Tổ chức phân luồng, phân tuyến giao thông khoa học, hợp lý; phối hợp tăng cường các giải pháp bảo đảm trật tự đô thị, quản lý lòng đường, hè phố. Rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách pháp luật về ATGT trong lĩnh vực phụ trách, đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật, hoàn thiện Dự án Luật Đường bộ, phối hợp với Bộ Công an hoàn thiện Dự án Luật Trật tự, ATGT đường bộ. Ngoài ra, Bộ GTVT cũng sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động quản lý, giám sát, điều hành vận tải, phương tiện người lái và kiểm soát tải trọng, hạ tầng giao thông; bảo đảm khả năng kết nối, tích hợp, chia sẻ, sử dụng chung các cơ sở dữ liệu với các bộ, ngành. Phan Trang
10 sự kiện tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội năm 2023
TP. Hà Nội vừa công bố 10 sự kiện tiêu biểu của Thủ đô năm 2023, trong đó có việc khởi công dự án đường Vành đai 4 sớm hơn dự kiến;hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) - giải pháp cấp thiết để xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành Thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại...
Hà Nội tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị... - Ảnh: VGP 1. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị; tăng cường kỷ luật, kỷ cương và trách nhiệm giải quyết công việc; nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng, quản lý đội ngũ cán bộ, đảng viên Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thành phố tiếp tục có nhiều đổi mới và đạt được những kết quả nổi bật, trong đó: Phát huy tinh thần đoàn kết, đổi mới phương thức lãnh đạo theo hướng khoa học, dân chủ, bám sát yêu cầu thực tiễn với tinh thần “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”; bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ; quyết liệt, khẩn trương, linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện nhiệm vụ với phương châm “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ tiến độ, rõ kết quả”; nêu cao tinh thần gương mẫu, trách nhiệm người đứng đầu; lấy chất lượng công việc và sự hài lòng của người dân là “thước đo” để đánh giá năng lực của cán bộ, đảng viên, của cấp ủy, chính quyền. Ban Thường vụ Thành ủy đã ban hành và chỉ đạo triển khai, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 24-CT/TU ngày 7-8-2023 về “Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội”, qua đó thể hiện quyết tâm tạo chuyển biến căn bản từ nhận thức đến hành động của mỗi cấp ủy Đảng, chính quyền, từng cán bộ, đảng viên. Tập trung rà soát, tinh gọn tổ chức, bộ máy, đồng thời thực hiện tốt công tác tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là cán bộ nguồn, cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Công tác kết nạp, quản lý đảng viên, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ có nhiều chuyển biến tích cực. Đẩy mạnh cải cách hành chính trong Đảng, quyết liệt chỉ đạo thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành, tác nghiệp, ứng dụng số hóa trong nghiên cứu, học tập nghị quyết, triển khai hiệu quả 2 phần mềm “Sổ tay đảng viên điện tử” và “Điều hành tác nghiệp quản lý đảng viên”, được cán bộ, đảng viên và các tổ chức Đảng đánh giá cao. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp; công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được tập trung chỉ đạo và đạt được những kết quả tích cực. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ngày càng được phát huy theo hướng thiết thực, hiệu quả, gắn với cơ sở, tích cực trong hoạt động giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. 2. Cải cách hành chính được đẩy mạnh; kỷ luật, kỷ cương hành chính, phân cấp, ủy quyền được tăng cường Hà Nội tích cực trong thực hiện phân cấp, ủy quyền, qua đó góp phần nâng cao chỉ số cải cách hành chính PAR-Index (tăng 7 bậc). Sau 1 năm triển khai thực hiện Đề án phân cấp quản lý nhà nước, ủy quyền, về cơ bản, việc thực hiện phân cấp, ủy quyền trong các ngành, lĩnh vực đảm bảo nền nếp, vận hành thông suốt; tiếp tục sắp xếp tổ chức, bộ máy, thí điểm thành lập các đơn vị dịch vụ công; rà soát, bổ sung lại chức năng của các sở, ngành, cơ quan chuyên môn; đẩy mạnh xây dựng đơn giá định mức các dịch vụ công: Y tế, giáo dục - đào tạo, văn hóa - xã hội, vệ sinh môi trường..., từ đó góp phần tạo quyền chủ động cho chính quyền quận, huyện, thị xã, giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính, giải phóng hiệu quả nguồn lực cho các địa phương, đơn vị. 3. Kinh tế duy trì mức tăng trưởng khá - cao hơn mức bình quân chung cả nước; các chính sách an sinh - xã hội được đảm bảo Vượt qua những khó khăn, thách thức của tình hình kinh tế thế giới và trong nước, thành phố đã thực hiện đầy đủ các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp; tích cực tháo gỡ vướng mắc cho các dự án chậm triển khai; kinh tế Thủ đô đạt được những kết quả khá toàn diện và tích cực: GRDP đạt 6,27% (cao hơn mức bình quân chung cả nước); thu ngân sách trên địa bàn đạt 405.252 tỷ đồng (đạt 114,8% dự toán, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2022)... Những thành tựu, kết quả của Hà Nội góp phần cùng cả nước thực hiện được mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thành phố luôn quan tâm thực hiện tốt các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, đặc biệt là người có công với cách mạng. Công tác giảm nghèo đạt kết quả tích cực, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được đảm bảo. Chính sách bảo hiểm được duy trì thực hiện tốt. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,5%. 4. Phối hợp với các cơ quan Trung ương hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) - giải pháp cấp thiết để xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành Thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” Cùng với việc đẩy nhanh tiến độ triển khai các đề án, kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5-5-2022 của Bộ Chính trị, Chương trình hành động số 16-CTr/TU của Thành ủy về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, năm 2023, thành phố tập trung cho công tác đánh giá kết quả thi hành Luật Thủ đô năm 2012 - nghiên cứu, đề xuất chính sách, lập hồ sơ đề nghị và tham gia xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) trình Quốc hội cho ý kiến vào ngày 10-11-2023. Quá trình xây dựng dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) được thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan chuẩn bị công phu, nghiêm túc, chất lượng. Luật Thủ đô (sửa đổi) sau khi được Quốc hội thông qua sẽ tạo ra những cơ chế, chính sách vượt trội để Hà Nội phát huy lợi thế, phát triển nhanh và bền vững với tầm vóc và vị thế mới, xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ và hội nhập quốc tế; sớm trở thành đô thị thông minh, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn, văn hiến, văn minh, hiện đại, có sức lan tỏa để thúc đẩy, tạo động lực, lan tỏa để vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cùng phát triển. 5. Đẩy nhanh tiến độ một số dự án, công trình giao thông trọng điểm; khởi công Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội sớm hơn dự kiến Hà Nội huy động nguồn lực để sớm hoàn thành các dự án, công trình giao thông trọng điểm như: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 và cầu vượt nút giao Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch; khởi công Dự án tuyến đường kết nối đường Pháp Vân - Cầu Giẽ và đường Vành đai 3... Đặc biệt, thành phố tập trung đẩy nhanh triển khai các thủ tục đầu tư, công tác giải phóng mặt bằng để khởi công Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô vào ngày 25-6-2023. Đến nay, công tác giải phóng mặt bằng đạt hơn 96%. Các nhà thầu đã triển khai thi công các gói thầu đảm bảo theo tiến độ đề ra. Việc sớm hoàn thành Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô sẽ mở rộng không gian và khai thác thêm nhiều nguồn lực để Thủ đô và vùng Đồng bằng sông Hồng phát triển. 6. Sự nghiệp phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh được quan tâm, đẩy mạnh, trở thành nguồn lực mới cho phát triển bền vững Thủ đô; khơi dậy tinh thần “Thành phố sáng tạo” Quan điểm đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức và hành động thiết thực, sáng tạo, hiệu quả trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh tiếp tục được nâng lên rõ rệt, thúc đẩy tư duy hành động của cấp ủy và hệ thống chính trị các cấp, lan tỏa rộng rãi tới quần chúng nhân dân, thu hút sự quan tâm, đồng hành của toàn xã hội. Những thay đổi tích cực về cơ chế, chính sách trong đầu tư xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, nhân văn, sáng tạo; tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa; cải thiện chế độ đãi ngộ, hỗ trợ đối với nghệ sĩ, nghệ nhân... chính là những quyết sách quan trọng, góp phần tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển sự nghiệp văn hóa, xây dựng con người Thủ đô trong thời kỳ mới. Đặc biệt, việc thực hiện Nghị quyết về phát triển công nghiệp văn hóa với tầm nhìn đến năm 2045 đã có chuyển động tích cực, đạt những kết quả đáng ghi nhận, nổi bật là các ngành: Du lịch văn hóa; thủ công mỹ nghệ; nghệ thuật biểu diễn... và tổ chức thành công nhiều sự kiện, lễ hội văn hóa nghệ thuật tầm cỡ khu vực và quốc tế, điểm nhấn ấn tượng là Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội năm 2023 với chủ đề “Dòng chảy” mang thông điệp kết nối, tôn vinh các giá trị văn hóa, với nhiều hoạt động văn hóa, sáng tạo, tạo nên bản sắc riêng của Hà Nội - đó là lưu giữ truyền thống, định hình hiện tại và hướng tới tương lai. Qua đó, thúc đẩy tài nguyên văn hóa, con người Hà Nội thực sự trở thành nguồn lực mới quan trọng, khơi dậy và lan tỏa tình yêu Hà Nội, tinh thần xây dựng “Thành phố sáng tạo”, khát vọng vươn lên của mỗi cán bộ, đảng viên, người dân trong thực hiện “mục tiêu kép” vừa gìn giữ, phát huy giá trị văn hiến nghìn năm, vừa đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp ngày càng nhiều vào sự phát triển kinh tế - xã hội, sự phồn vinh, hạnh phúc và bền vững của Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại. 7. Đẩy mạnh phong trào xây dựng xã hội học tập; tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục, dẫn đầu cả nước trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế Ngày 16-11-2023, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TU về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn thành phố Hà Nội từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Thủ đô Hà Nội phấn đấu gia nhập vào mạng lưới “Thành phố học tập” của UNESCO trong thời gian sớm nhất. Năm 2023, toàn ngành Giáo dục đã tập trung đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá; chất lượng dạy học ngày càng được nâng lên và luôn dẫn đầu cả nước về tỷ lệ học sinh khá, giỏi và tỷ lệ học sinh có hạnh kiểm tốt. Điểm bình quân các môn thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT toàn thành phố tăng. Đặc biệt, tỷ lệ tốt nghiệp THPT chung của toàn thành phố đạt 99,56%, tăng 11 bậc so với năm 2022 - là kết quả cao nhất trong 10 năm qua. Hà Nội còn là địa phương có nhiều điểm 10 thi tốt nghiệp THPT nhất cả nước với 1.232 điểm 10, tăng 3,35 lần so với năm 2022. Tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia toàn thành phố là 74,2%; phấn đấu đạt tỷ lệ 80-85% trường chuẩn quốc gia vào năm 2025; đang triển khai công tác xây dựng 7 trường liên cấp tiên tiến, hiện đại có diện tích 5ha trở lên trên địa bàn thành phố. Năm học 2022-2023, học sinh thành phố đạt 141 giải thưởng trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, 12 học sinh đạt giải trong các kỳ thi cấp quốc tế. Đáng chú ý, trong năm qua, đã có 92 học sinh được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng. Ngành Giáo dục thành phố cũng có chiến lược đào tạo mũi nhọn và mở rộng quan hệ hợp tác với các nước phát triển trên thế giới. 8. Hà Nội hoàn thành trước 1 năm mục tiêu xây dựng huyện nông thôn mới Hà Nội luôn xác định Chương trình xây dựng nông thôn mới có tầm quan trọng, ý nghĩa to lớn. Phát huy những kết quả đạt được, Hà Nội đẩy mạnh thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) đặt mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới vào năm 2025. Đến nay, tiến độ thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới của thành phố Hà Nội đạt được nhiều kết quả khả quan, đồng thời nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để hoàn thành mục tiêu đề ra. Hà Nội là một trong những địa phương có số lượng lớn đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Với sự quan tâm, tập trung chỉ đạo, huy động mọi nguồn lực, tính đến ngày 5-12-2023, 100% huyện, thị xã của Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và hoàn thành trước 1 năm mục tiêu xây dựng huyện nông thôn mới. Đến nay, 382/382 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 183 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 68 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Bốn huyện Đan Phượng, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023. 9. Lần thứ hai liên tiếp Hà Nội nhận giải thưởng “Điểm đến du lịch thành phố hàng đầu thế giới cho kỳ nghỉ ngắn ngày năm 2023” Với sự tập trung chỉ đạo của thành phố, năm 2023, ngành du lịch Hà Nội đạt được những giải thưởng rất quan trọng: Điểm đến du lịch hàng đầu châu Á; Điểm đến thành phố golf tốt nhất thế giới; Điểm đến du lịch thành phố hàng đầu châu Á cho kỳ nghỉ ngắn ngày; Hà Nội có đại diện nhà hàng được gắn sao Michelin - Giải thưởng danh giá trong ngành ẩm thực thế giới; Sở Du lịch thành phố Hà Nội được trao tặng danh hiệu “Cơ quan quản lý du lịch thành phố hàng đầu châu Á”... Từ đó, Hà Nội tiếp tục trở thành “Điểm đến du lịch thành phố hàng đầu thế giới cho kỳ nghỉ ngắn ngày năm 2023”. Tổng lượng khách du lịch đến Hà Nội trong năm 2023 đạt 24 triệu lượt (tăng 27% so với năm 2022), trong đó: 4 triệu lượt khách quốc tế (tăng 138,1% so với năm 2022) và 20 triệu lượt khách nội địa (tăng 16% so với năm 2022); tổng thu từ khách du lịch ước đạt 85,7 nghìn tỷ đồng (tăng 43% so với năm 2022). 10. Công tác quốc phòng, an ninh và đối ngoại được tăng cường; Hà Nội tiếp tục là “Điểm đến bình yên, hấp dẫn và thân thiện” Công tác quốc phòng, an ninh tiếp tục được củng cố, tăng cường; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững; bảo đảm an toàn tuyệt đối các hoạt động kỷ niệm, các ngày lễ quan trọng của Thủ đô và đất nước, các hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các mục tiêu và địa bàn trọng điểm và gần 2.000 sự kiện chính trị, ngoại giao quan trọng diễn ra trên địa bàn Thủ đô, góp phần vào thành công nổi bật của đối ngoại Việt Nam năm 2023. Thành phố chỉ đạo tổ chức thành công diễn tập khu vực phòng thủ cho các quận, huyện, sở, cụm phía Tây Nam và cụm phía Đông thành phố. Hình ảnh Thủ đô bình yên, thân thiện ngày càng in đậm trong lòng bạn bè quốc tế. Năm 2023, Hà Nội đón tiếp gần 90 đoàn khách quốc tế đến làm việc, trao đổi về hoạt động, dự án hợp tác với thành phố trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, Hà Nội đã tổ chức thành công Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam - Cộng hòa Pháp lần thứ 12 có quy mô lớn nhất từ trước đến nay với sự tham dự của gần 1.000 đại biểu trong và ngoài nước đến từ 50 địa phương của Việt Nam và 12 địa phương của Cộng hòa Pháp, cùng nhiều tổ chức quốc tế. Việc Hà Nội phát huy tốt vai trò đăng cai tổ chức hội nghị có ý nghĩa quan trọng không chỉ với công tác đối ngoại của Thủ đô, mà còn góp phần thúc đẩy quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam - Cộng hòa Pháp; nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam với quốc tế.
10 sự kiện tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội năm 2023 TP. Hà Nội vừa công bố 10 sự kiện tiêu biểu của Thủ đô năm 2023, trong đó có việc khởi công dự án đường Vành đai 4 sớm hơn dự kiến;hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) - giải pháp cấp thiết để xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành Thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại... Hà Nội tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị... - Ảnh: VGP 1. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị; tăng cường kỷ luật, kỷ cương và trách nhiệm giải quyết công việc; nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng, quản lý đội ngũ cán bộ, đảng viên Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thành phố tiếp tục có nhiều đổi mới và đạt được những kết quả nổi bật, trong đó: Phát huy tinh thần đoàn kết, đổi mới phương thức lãnh đạo theo hướng khoa học, dân chủ, bám sát yêu cầu thực tiễn với tinh thần “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”; bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ; quyết liệt, khẩn trương, linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện nhiệm vụ với phương châm “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ tiến độ, rõ kết quả”; nêu cao tinh thần gương mẫu, trách nhiệm người đứng đầu; lấy chất lượng công việc và sự hài lòng của người dân là “thước đo” để đánh giá năng lực của cán bộ, đảng viên, của cấp ủy, chính quyền. Ban Thường vụ Thành ủy đã ban hành và chỉ đạo triển khai, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 24-CT/TU ngày 7-8-2023 về “Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội”, qua đó thể hiện quyết tâm tạo chuyển biến căn bản từ nhận thức đến hành động của mỗi cấp ủy Đảng, chính quyền, từng cán bộ, đảng viên. Tập trung rà soát, tinh gọn tổ chức, bộ máy, đồng thời thực hiện tốt công tác tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là cán bộ nguồn, cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Công tác kết nạp, quản lý đảng viên, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ có nhiều chuyển biến tích cực. Đẩy mạnh cải cách hành chính trong Đảng, quyết liệt chỉ đạo thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành, tác nghiệp, ứng dụng số hóa trong nghiên cứu, học tập nghị quyết, triển khai hiệu quả 2 phần mềm “Sổ tay đảng viên điện tử” và “Điều hành tác nghiệp quản lý đảng viên”, được cán bộ, đảng viên và các tổ chức Đảng đánh giá cao. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp; công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được tập trung chỉ đạo và đạt được những kết quả tích cực. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ngày càng được phát huy theo hướng thiết thực, hiệu quả, gắn với cơ sở, tích cực trong hoạt động giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. 2. Cải cách hành chính được đẩy mạnh; kỷ luật, kỷ cương hành chính, phân cấp, ủy quyền được tăng cường Hà Nội tích cực trong thực hiện phân cấp, ủy quyền, qua đó góp phần nâng cao chỉ số cải cách hành chính PAR-Index (tăng 7 bậc). Sau 1 năm triển khai thực hiện Đề án phân cấp quản lý nhà nước, ủy quyền, về cơ bản, việc thực hiện phân cấp, ủy quyền trong các ngành, lĩnh vực đảm bảo nền nếp, vận hành thông suốt; tiếp tục sắp xếp tổ chức, bộ máy, thí điểm thành lập các đơn vị dịch vụ công; rà soát, bổ sung lại chức năng của các sở, ngành, cơ quan chuyên môn; đẩy mạnh xây dựng đơn giá định mức các dịch vụ công: Y tế, giáo dục - đào tạo, văn hóa - xã hội, vệ sinh môi trường..., từ đó góp phần tạo quyền chủ động cho chính quyền quận, huyện, thị xã, giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính, giải phóng hiệu quả nguồn lực cho các địa phương, đơn vị. 3. Kinh tế duy trì mức tăng trưởng khá - cao hơn mức bình quân chung cả nước; các chính sách an sinh - xã hội được đảm bảo Vượt qua những khó khăn, thách thức của tình hình kinh tế thế giới và trong nước, thành phố đã thực hiện đầy đủ các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp; tích cực tháo gỡ vướng mắc cho các dự án chậm triển khai; kinh tế Thủ đô đạt được những kết quả khá toàn diện và tích cực: GRDP đạt 6,27% (cao hơn mức bình quân chung cả nước); thu ngân sách trên địa bàn đạt 405.252 tỷ đồng (đạt 114,8% dự toán, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2022)... Những thành tựu, kết quả của Hà Nội góp phần cùng cả nước thực hiện được mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thành phố luôn quan tâm thực hiện tốt các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, đặc biệt là người có công với cách mạng. Công tác giảm nghèo đạt kết quả tích cực, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được đảm bảo. Chính sách bảo hiểm được duy trì thực hiện tốt. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,5%. 4. Phối hợp với các cơ quan Trung ương hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) - giải pháp cấp thiết để xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành Thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” Cùng với việc đẩy nhanh tiến độ triển khai các đề án, kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5-5-2022 của Bộ Chính trị, Chương trình hành động số 16-CTr/TU của Thành ủy về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, năm 2023, thành phố tập trung cho công tác đánh giá kết quả thi hành Luật Thủ đô năm 2012 - nghiên cứu, đề xuất chính sách, lập hồ sơ đề nghị và tham gia xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) trình Quốc hội cho ý kiến vào ngày 10-11-2023. Quá trình xây dựng dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) được thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan chuẩn bị công phu, nghiêm túc, chất lượng. Luật Thủ đô (sửa đổi) sau khi được Quốc hội thông qua sẽ tạo ra những cơ chế, chính sách vượt trội để Hà Nội phát huy lợi thế, phát triển nhanh và bền vững với tầm vóc và vị thế mới, xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ và hội nhập quốc tế; sớm trở thành đô thị thông minh, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn, văn hiến, văn minh, hiện đại, có sức lan tỏa để thúc đẩy, tạo động lực, lan tỏa để vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cùng phát triển. 5. Đẩy nhanh tiến độ một số dự án, công trình giao thông trọng điểm; khởi công Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội sớm hơn dự kiến Hà Nội huy động nguồn lực để sớm hoàn thành các dự án, công trình giao thông trọng điểm như: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 và cầu vượt nút giao Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch; khởi công Dự án tuyến đường kết nối đường Pháp Vân - Cầu Giẽ và đường Vành đai 3... Đặc biệt, thành phố tập trung đẩy nhanh triển khai các thủ tục đầu tư, công tác giải phóng mặt bằng để khởi công Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô vào ngày 25-6-2023. Đến nay, công tác giải phóng mặt bằng đạt hơn 96%. Các nhà thầu đã triển khai thi công các gói thầu đảm bảo theo tiến độ đề ra. Việc sớm hoàn thành Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô sẽ mở rộng không gian và khai thác thêm nhiều nguồn lực để Thủ đô và vùng Đồng bằng sông Hồng phát triển. 6. Sự nghiệp phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh được quan tâm, đẩy mạnh, trở thành nguồn lực mới cho phát triển bền vững Thủ đô; khơi dậy tinh thần “Thành phố sáng tạo” Quan điểm đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức và hành động thiết thực, sáng tạo, hiệu quả trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh tiếp tục được nâng lên rõ rệt, thúc đẩy tư duy hành động của cấp ủy và hệ thống chính trị các cấp, lan tỏa rộng rãi tới quần chúng nhân dân, thu hút sự quan tâm, đồng hành của toàn xã hội. Những thay đổi tích cực về cơ chế, chính sách trong đầu tư xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, nhân văn, sáng tạo; tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa; cải thiện chế độ đãi ngộ, hỗ trợ đối với nghệ sĩ, nghệ nhân... chính là những quyết sách quan trọng, góp phần tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển sự nghiệp văn hóa, xây dựng con người Thủ đô trong thời kỳ mới. Đặc biệt, việc thực hiện Nghị quyết về phát triển công nghiệp văn hóa với tầm nhìn đến năm 2045 đã có chuyển động tích cực, đạt những kết quả đáng ghi nhận, nổi bật là các ngành: Du lịch văn hóa; thủ công mỹ nghệ; nghệ thuật biểu diễn... và tổ chức thành công nhiều sự kiện, lễ hội văn hóa nghệ thuật tầm cỡ khu vực và quốc tế, điểm nhấn ấn tượng là Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội năm 2023 với chủ đề “Dòng chảy” mang thông điệp kết nối, tôn vinh các giá trị văn hóa, với nhiều hoạt động văn hóa, sáng tạo, tạo nên bản sắc riêng của Hà Nội - đó là lưu giữ truyền thống, định hình hiện tại và hướng tới tương lai. Qua đó, thúc đẩy tài nguyên văn hóa, con người Hà Nội thực sự trở thành nguồn lực mới quan trọng, khơi dậy và lan tỏa tình yêu Hà Nội, tinh thần xây dựng “Thành phố sáng tạo”, khát vọng vươn lên của mỗi cán bộ, đảng viên, người dân trong thực hiện “mục tiêu kép” vừa gìn giữ, phát huy giá trị văn hiến nghìn năm, vừa đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp ngày càng nhiều vào sự phát triển kinh tế - xã hội, sự phồn vinh, hạnh phúc và bền vững của Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại. 7. Đẩy mạnh phong trào xây dựng xã hội học tập; tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục, dẫn đầu cả nước trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế Ngày 16-11-2023, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TU về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn thành phố Hà Nội từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Thủ đô Hà Nội phấn đấu gia nhập vào mạng lưới “Thành phố học tập” của UNESCO trong thời gian sớm nhất. Năm 2023, toàn ngành Giáo dục đã tập trung đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá; chất lượng dạy học ngày càng được nâng lên và luôn dẫn đầu cả nước về tỷ lệ học sinh khá, giỏi và tỷ lệ học sinh có hạnh kiểm tốt. Điểm bình quân các môn thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT toàn thành phố tăng. Đặc biệt, tỷ lệ tốt nghiệp THPT chung của toàn thành phố đạt 99,56%, tăng 11 bậc so với năm 2022 - là kết quả cao nhất trong 10 năm qua. Hà Nội còn là địa phương có nhiều điểm 10 thi tốt nghiệp THPT nhất cả nước với 1.232 điểm 10, tăng 3,35 lần so với năm 2022. Tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia toàn thành phố là 74,2%; phấn đấu đạt tỷ lệ 80-85% trường chuẩn quốc gia vào năm 2025; đang triển khai công tác xây dựng 7 trường liên cấp tiên tiến, hiện đại có diện tích 5ha trở lên trên địa bàn thành phố. Năm học 2022-2023, học sinh thành phố đạt 141 giải thưởng trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, 12 học sinh đạt giải trong các kỳ thi cấp quốc tế. Đáng chú ý, trong năm qua, đã có 92 học sinh được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng. Ngành Giáo dục thành phố cũng có chiến lược đào tạo mũi nhọn và mở rộng quan hệ hợp tác với các nước phát triển trên thế giới. 8. Hà Nội hoàn thành trước 1 năm mục tiêu xây dựng huyện nông thôn mới Hà Nội luôn xác định Chương trình xây dựng nông thôn mới có tầm quan trọng, ý nghĩa to lớn. Phát huy những kết quả đạt được, Hà Nội đẩy mạnh thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) đặt mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới vào năm 2025. Đến nay, tiến độ thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới của thành phố Hà Nội đạt được nhiều kết quả khả quan, đồng thời nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để hoàn thành mục tiêu đề ra. Hà Nội là một trong những địa phương có số lượng lớn đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Với sự quan tâm, tập trung chỉ đạo, huy động mọi nguồn lực, tính đến ngày 5-12-2023, 100% huyện, thị xã của Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và hoàn thành trước 1 năm mục tiêu xây dựng huyện nông thôn mới. Đến nay, 382/382 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 183 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 68 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Bốn huyện Đan Phượng, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023. 9. Lần thứ hai liên tiếp Hà Nội nhận giải thưởng “Điểm đến du lịch thành phố hàng đầu thế giới cho kỳ nghỉ ngắn ngày năm 2023” Với sự tập trung chỉ đạo của thành phố, năm 2023, ngành du lịch Hà Nội đạt được những giải thưởng rất quan trọng: Điểm đến du lịch hàng đầu châu Á; Điểm đến thành phố golf tốt nhất thế giới; Điểm đến du lịch thành phố hàng đầu châu Á cho kỳ nghỉ ngắn ngày; Hà Nội có đại diện nhà hàng được gắn sao Michelin - Giải thưởng danh giá trong ngành ẩm thực thế giới; Sở Du lịch thành phố Hà Nội được trao tặng danh hiệu “Cơ quan quản lý du lịch thành phố hàng đầu châu Á”... Từ đó, Hà Nội tiếp tục trở thành “Điểm đến du lịch thành phố hàng đầu thế giới cho kỳ nghỉ ngắn ngày năm 2023”. Tổng lượng khách du lịch đến Hà Nội trong năm 2023 đạt 24 triệu lượt (tăng 27% so với năm 2022), trong đó: 4 triệu lượt khách quốc tế (tăng 138,1% so với năm 2022) và 20 triệu lượt khách nội địa (tăng 16% so với năm 2022); tổng thu từ khách du lịch ước đạt 85,7 nghìn tỷ đồng (tăng 43% so với năm 2022). 10. Công tác quốc phòng, an ninh và đối ngoại được tăng cường; Hà Nội tiếp tục là “Điểm đến bình yên, hấp dẫn và thân thiện” Công tác quốc phòng, an ninh tiếp tục được củng cố, tăng cường; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững; bảo đảm an toàn tuyệt đối các hoạt động kỷ niệm, các ngày lễ quan trọng của Thủ đô và đất nước, các hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các mục tiêu và địa bàn trọng điểm và gần 2.000 sự kiện chính trị, ngoại giao quan trọng diễn ra trên địa bàn Thủ đô, góp phần vào thành công nổi bật của đối ngoại Việt Nam năm 2023. Thành phố chỉ đạo tổ chức thành công diễn tập khu vực phòng thủ cho các quận, huyện, sở, cụm phía Tây Nam và cụm phía Đông thành phố. Hình ảnh Thủ đô bình yên, thân thiện ngày càng in đậm trong lòng bạn bè quốc tế. Năm 2023, Hà Nội đón tiếp gần 90 đoàn khách quốc tế đến làm việc, trao đổi về hoạt động, dự án hợp tác với thành phố trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, Hà Nội đã tổ chức thành công Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam - Cộng hòa Pháp lần thứ 12 có quy mô lớn nhất từ trước đến nay với sự tham dự của gần 1.000 đại biểu trong và ngoài nước đến từ 50 địa phương của Việt Nam và 12 địa phương của Cộng hòa Pháp, cùng nhiều tổ chức quốc tế. Việc Hà Nội phát huy tốt vai trò đăng cai tổ chức hội nghị có ý nghĩa quan trọng không chỉ với công tác đối ngoại của Thủ đô, mà còn góp phần thúc đẩy quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam - Cộng hòa Pháp; nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam với quốc tế.
Tạo đột phá mạnh mẽ để nâng cao hiệu quả cải cách hành chính
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 169/TB-VPCP ngày 5/5/2023 kết luận của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tại Phiên họp thứ tư ngày 19/4/2023.
Tạo đột phá mạnh mẽ để nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính. Tại Thông báo nêu, về công tác chỉ đạo, điều hành, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các đồng chí trong Ban Chỉ đạo các cấp luôn coi cải cách hành chính (CCHC) là đột phá chiến lược trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và nhiệm vụ chính trị của mình hàng năm, thường xuyên chỉ đạo, đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, đánh giá về các kết quả đạt được trong CCHC nói chung, cải cách TTHC nói riêng. Cắt giảm, đơn giản hóa gần 2,2 nghìn quy định kinh doanh Nhận thức và hành động về CCHC, nhất là cải cách thủ tục hành chính (TTHC), chuyển đổi số có sự lan tỏa ở các cấp, các ngành, các địa phương, nhất là người đứng đầu. Nhìn chung các bộ, ngành, địa phương đã thực hiện tốt phương châm: Cải cách TTHC gắn với chuyển đổi số, lấy con người là trung tâm, cải cách đóng vai trò dẫn dắt, công nghệ hỗ trợ và thúc đẩy. Cắt giảm, đơn giản hóa TTHC, quy định kinh doanh gắn với chuyển đổi số được chú trọng, đẩy mạnh hơn trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành: Các bộ đã cắt giảm, đơn giản hóa gần 2,2 nghìn quy định kinh doanh tại 175 văn bản quy phạm pháp luật. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa gần 1,1 nghìn quy định của 10 bộ, cơ quan. Các bộ đã công khai, cập nhật hơn 17,8 nghìn quy định trên Cổng tham vấn và tra cứu quy định kinh doanh . Chất lượng dịch vụ công trực tuyến được cải thiện: Đã cung cấp hơn 4,4 nghìn dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Cổng Thông tin một cửa quốc gia đã có 250 TTHC của 13 bộ, ngành kết nối với hơn 55 nghìn doanh nghiệp tham gia. Đơn giản hóa TTHC nội bộ gắn với chuyển đổi số, phân cấp trong giải quyết TTHC được quan tâm, chỉ đạo tích cực hơn; việc gửi, nhận, xử lý hồ sơ trên môi trường điện tử và chuẩn hóa chế độ báo cáo được đẩy mạnh. Năm 2022, kết quả Chỉ số CCHC và Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính đều đạt trên 80%, cơ bản phản ánh đúng thực trạng triển khai công tác CCHC tại các bộ, cơ quan, địa phương; trong đó, kết quả đánh giá một số lĩnh vực, tiêu chí đã cho thấy sự cải thiện rõ nét so với năm 2021. TTHC một số lĩnh vực còn chồng chéo Tuy nhiên, CCHC vẫn còn tồn tại một số hạn chế: Tiến độ xử lý văn bản quy phạm pháp luật để tháo gỡ các rào cản về thể chế, cơ chế, chính sách tại một số nơi, một số bộ, địa phương chưa đáp ứng yêu cầu. TTHC trên một số lĩnh vực còn chồng chéo, chưa sát thực tế, chưa đúng yêu cầu của Chính phủ, còn nhiều rào cản, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp. Việc cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh còn chậm, thậm chí một số bộ chưa trình phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh; chưa huy động được sự tham gia tích cực của hiệp hội, doanh nghiệp, người dân, những đối tượng có liên quan trong quá trình CCHC cũng như cải cách TTHC.... Nhiều ách tắc, "điểm nghẽn" trong Đề án 06 vẫn chưa được các bộ, ngành, địa phương quan tâm tháo gỡ. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế có cả chủ quan và khách quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu như: Công tác chỉ đạo, điều hành CCHC của lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương vẫn chưa được thực hiện một cách quyết liệt, thường xuyên, liên tục, chưa đúng tầm, chưa coi đây là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình. Một số cơ quan, đơn vị chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, nhất là vai trò của người đứng đầu. Công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị còn thiếu chủ động, chưa chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả chưa cao. Việc công bố, công khai TTHC, hướng dẫn của các bộ, ngành chưa kịp thời. Việc thực hiện quy định không yêu cầu công dân xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy hoặc xác nhận thông tin về cư trú chưa nghiêm... Quan điểm chỉ đạo, điều hành Về quan điểm chỉ đạo, điều hành CCHC, Thông báo nêu rõ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và cải cách hành chính là một trong ba đột phá chiến lược được đề ra từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI đến Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, vì vậy, cần xác định đầu tư cho CCHC, cải cách TTHC là đầu tư cho phát triển, coi đây là một nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình. Mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi địa phương, mỗi cá nhân, tập thể có liên quan phải bám sát các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương, chính sách pháp luật của Nhà nước và tình hình thực tế để chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện các nhiệm vụ CCHC, cải cách TTHC gắn với chuyển đổi số theo phương châm lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm phục vụ một cách thực chất và hiệu quả hơn; đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu, bảo đảm "trên dưới đồng lòng", "dọc ngang thông suốt" vì lợi ích chung, lợi ích quốc gia dân tộc, lợi ích người dân. Thống nhất quan điểm gắn cải cách TTHC với chuyển đổi số; cải cách TTHC đóng vai trò dẫn dắt, ứng dụng CNTT là công cụ hiệu quả để thực hiện nhiệm vụ, giải pháp đề ra, thực hiện hiện đại hóa nền hành chính quốc gia. Tăng cường đoàn kết, kỷ luật, kỷ cương hành chính, đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, tính quyết đoán, quyết liệt ở mỗi cấp, mỗi ngành; chú trọng công tác phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong triển khai nhiệm vụ, bảo đảm đồng bộ, nhất quán, hiệu quả, đạt được mục tiêu đề ra. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, tăng cường khả năng thực thi của cấp dưới, đồng thời tăng cường giám sát, kiểm tra, đánh giá, đo lường chính xác, khách quan kết quả, hiệu quả đạt được trong công tác triển khai các đề án, nhiệm vụ đã đề ra. Chấm dứt tình trạng sợ trách nhiệm, không dám tham mưu, không dám đề xuất của một bộ phận cán bộ, công chức; đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan, các bộ, ngành, giữa Trung ương với địa phương; dứt khoát không xử lý những nhiệm vụ không thuộc thẩm quyền, đồng thời không đẩy nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của mình lên cho cấp trên. Các bộ, ngành, địa phương phải có phản ứng chính sách, xử lý các vướng mắc của người dân và doanh nghiệp một cách chủ động, nhanh chóng, kịp thời, linh hoạt, hiệu quả. Xử lý nghiêm cán bộ, công chức chưa làm tốt trách nhiệm của mình trong thực thi công vụ, bên cạnh đó khuyến khích, bảo vệ, động viên, khen thưởng kịp thời những người làm tốt, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì công việc chung. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác CCHC, cải cách TTHC, nhất là đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, phường về trình độ, năng lực, phẩm chất, về trách nhiệm vì dân, vì nước, vì quyền và lợi ích chính đáng của người dân, doanh nghiệp. Chú trọng công tác truyền thông, nhất là truyền thông chính sách về những vấn đề mới, vấn đề sửa đổi, bổ sung, vấn đề còn có ý kiến khác nhau, những khó khăn, vướng mắc trong thực thi cần được chia sẻ. Các nhiệm vụ trọng tâm Ban chỉ đạo CCHC yêu cầu trong thời gian tới các thành viên của Ban Chỉ đạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp tiếp tục tham mưu, chỉ đạo triển khai một cách mạnh mẽ, quyết liệt, đồng bộ công tác CCHC tại bộ, ngành, địa phương mình theo Kế hoạch năm 2023 của Ban Chỉ đạo, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, là tiêu chí đánh giá cán bộ. Đồng thời, chỉ đạo triển khai hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong Kế hoạch CCHC năm 2023 của bộ, ngành, địa phương mình. Các bộ, ngành, địa phương khẩn trương ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của mình để thực thi các phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh, cắt giảm các TTHC không cần thiết; nghiên cứu kỹ lưỡng việc áp dụng hình thức một văn bản sửa nhiều văn bản theo trình tự, thủ tục rút gọn; thực hiện tham vấn chính sách, tương tác với người dân, chuyên gia, nhà khoa học, các hiệp hội, doanh nghiệp đối với các quy định trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm xây dựng chính sách sát với thực tế, có tính khả thi, dễ đánh giá, kiểm tra, giám sát. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình chủ động ban hành hoặc đề xuất xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật thúc đẩy CCHC, đặc biệt là cải cách TTHC gắn với chuyển đổi số, phục vụ người dân, doanh nghiệp. Các bộ, ngành đẩy nhanh việc rà soát, thực thi 19 Nghị quyết chuyên đề về đơn giản hóa TTHC, giấy tờ liên quan đến quản lý dân cư, hoàn thành trong tháng 6 năm 2023. Khẩn trương ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định tại Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ liên quan đến việc xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công, hoàn thành trong tháng 5 năm 2023. Các bộ, ngành phối hợp với Văn phòng Chính phủ xây dựng Khung Bộ chỉ số điều hành phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp. Kết nối, tích hợp, chia sẻ các thông tin, dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo Quyết định số 1498/QĐ-TTg ngày 11 tháng 9 năm 2021. Khẩn trương đề xuất đầu tư hạ tầng số, hạ tầng công nghệ thông tin để phục vụ cho việc giải quyết TTHC; đẩy mạnh việc rà soát, ban hành các giải pháp, tạo đột phá mạnh mẽ để nâng cao hiệu quả CCHC, nhất là cải cách TTHC gắn với chuyển đổi số, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, "điểm nghẽn" về hoàn thiện thể chế. Tiếp tục rà soát, đơn giản hóa TTHC, nhất là TTHC nội bộ, kịp thời sửa đổi những quy định chưa phù hợp, chưa sát thực tế, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, như: về phòng cháy, chữa cháy, đầu tư công, tài chính, ngân sách, định giá đất đai, giao đất, giao rừng... Miễn, giảm lệ phí sử dụng dịch vụ công trực tuyến UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình HĐND ban hành các chính sách miễn, giảm phí, lệ phí sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến để khuyến khích người dân, doanh nghiệp tham gia thực hiện, hoàn thành trong tháng 6 năm 2023. Tiếp tục thực hiện nghiêm việc ký số, gửi nhận văn bản và xử lý hồ sơ công việc trên môi trường điện tử tại các cấp chính quyền. Thúc đẩy tiến độ chuẩn hóa chế độ báo cáo, xây dựng Hệ thống thông tin báo cáo và tích hợp, chia sẻ dữ liệu với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ, hoàn thành trong tháng 6 năm 2023. Nâng cao mức độ hài lòng của người dân trên 85% Ban chỉ đạo CCHC yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phấn đấu một số chỉ tiêu cụ thể như sau: + Nâng cao mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của chính quyền các cấp trong thực hiện TTHC, phấn đấu năm 2023 đạt trên 85%, đến năm 2025 đạt 95%; + Tỷ lệ giải quyết đúng hạn TTHC đạt trên 90%; + Đến cuối năm 2023, 50% hồ sơ TTHC được người dân, doanh nghiệp thực hiện trực tuyến từ xa. + Yêu cầu các thành phố lớn như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng; các tỉnh như: Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đồng Tháp, Hậu Giang... cần phải đi đầu về chuyển đổi số trong cải cách TTHC. Đổi mới sáng tạo trong tổ chức thực hiện Bộ Nội vụ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất những giải pháp mới, sáng tạo, đột phá để tổ chức thực hiện Chương trình CCHC nhà nước giai đoạn 2021-2030 một cách toàn diện, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, hiệu quả, tránh bệnh hình thức, phô trương. Tăng cường công tác kiểm tra CCHC, thanh tra công vụ nhằm nâng cao kỷ luật, kỷ cương, vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp. Đổi mới sáng tạo trong tổ chức thực hiện và triển khai, xác định rõ các chỉ số để bảo đảm khoa học, khách quan, toàn diện. Bộ Công an phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy nhanh tiến độ kiểm tra an toàn thông tin, an ninh mạng, kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa CSDL quốc gia về dân cư với Hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp bộ, cấp tỉnh. Bộ Thông tin và Truyền thông hoàn thành đánh giá tình hình nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng số của các bộ ngành, địa phương. Chỉ đạo việc mở rộng dung lượng băng thông đường truyền xóa vùng lõm sóng di động, cung cấp dịch vụ Internet chất lượng cao cho các địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan, tổ chức có liên quan nghiên cứu, ban hành mô hình mẫu và yêu cầu kỹ thuật tối thiểu cho các Hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp bộ, cấp tỉnh. Thời hạn hoàn thành trong tháng 6 năm 2023. Bộ Tài chính khẩn trương trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 02 Nghị định: (1) về cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng và kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu; (2) về kết nối, chia sẻ thông tin trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh người và phương tiện vận tải theo cơ chế một cửa quốc gia. Bộ Tư pháp phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan tập trung rà soát, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về trình tự ban hành văn bản quy phạm pháp luật, điểm nghẽn về thể chế, chính sách trong triển khai Đề án 06, trong sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế số, xã hội số và phục vụ người dân, doanh nghiệp. Ngân hàng nhà nước Việt Nam đẩy mạnh đơn giản hóa quy định kinh doanh, cải cách TTHC, tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho người dân, doanh nghiệp, đặc biệt là thúc đẩy hấp thụ vốn cho người dân, doanh nghiệp. Vũ Phương Nhi Tham khảo thêmChủ động, tích cực, sáng tạo trong CCHC, mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân, doanh nghiệpTham khảo thêmTăng cường sử dụng chữ ký số phục vụ CCHC trong các cơ quan Đảng, Nhà nướcTham khảo thêmBộ Tư pháp đứng đầu Chỉ số CCHC năm 2021Tham khảo thêmBan hành Kế hoạch triển khai xác định Chỉ số CCHC năm 2021Tham khảo thêmNgày mai, công bố Chỉ số CCHC và Chỉ số hài lòng của người dân năm 2020Tham khảo thêmCCHC tạo thuận lợi để dịch chuyển sang phát triển Chính phủ sốTham khảo thêmLan tỏa nhiều mô hình CCHC hay, hiệu quảTham khảo thêmCCHC: Khâu đột phá tạo tiền đề phát triển đất nướcTham khảo thêmNhiều kết quả nổi bật trong CCHC giai đoạn 2011-2020
Tạo đột phá mạnh mẽ để nâng cao hiệu quả cải cách hành chính Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 169/TB-VPCP ngày 5/5/2023 kết luận của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tại Phiên họp thứ tư ngày 19/4/2023. Tạo đột phá mạnh mẽ để nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính. Tại Thông báo nêu, về công tác chỉ đạo, điều hành, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các đồng chí trong Ban Chỉ đạo các cấp luôn coi cải cách hành chính (CCHC) là đột phá chiến lược trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và nhiệm vụ chính trị của mình hàng năm, thường xuyên chỉ đạo, đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, đánh giá về các kết quả đạt được trong CCHC nói chung, cải cách TTHC nói riêng. Cắt giảm, đơn giản hóa gần 2,2 nghìn quy định kinh doanh Nhận thức và hành động về CCHC, nhất là cải cách thủ tục hành chính (TTHC), chuyển đổi số có sự lan tỏa ở các cấp, các ngành, các địa phương, nhất là người đứng đầu. Nhìn chung các bộ, ngành, địa phương đã thực hiện tốt phương châm: Cải cách TTHC gắn với chuyển đổi số, lấy con người là trung tâm, cải cách đóng vai trò dẫn dắt, công nghệ hỗ trợ và thúc đẩy. Cắt giảm, đơn giản hóa TTHC, quy định kinh doanh gắn với chuyển đổi số được chú trọng, đẩy mạnh hơn trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành: Các bộ đã cắt giảm, đơn giản hóa gần 2,2 nghìn quy định kinh doanh tại 175 văn bản quy phạm pháp luật. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa gần 1,1 nghìn quy định của 10 bộ, cơ quan. Các bộ đã công khai, cập nhật hơn 17,8 nghìn quy định trên Cổng tham vấn và tra cứu quy định kinh doanh . Chất lượng dịch vụ công trực tuyến được cải thiện: Đã cung cấp hơn 4,4 nghìn dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Cổng Thông tin một cửa quốc gia đã có 250 TTHC của 13 bộ, ngành kết nối với hơn 55 nghìn doanh nghiệp tham gia. Đơn giản hóa TTHC nội bộ gắn với chuyển đổi số, phân cấp trong giải quyết TTHC được quan tâm, chỉ đạo tích cực hơn; việc gửi, nhận, xử lý hồ sơ trên môi trường điện tử và chuẩn hóa chế độ báo cáo được đẩy mạnh. Năm 2022, kết quả Chỉ số CCHC và Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính đều đạt trên 80%, cơ bản phản ánh đúng thực trạng triển khai công tác CCHC tại các bộ, cơ quan, địa phương; trong đó, kết quả đánh giá một số lĩnh vực, tiêu chí đã cho thấy sự cải thiện rõ nét so với năm 2021. TTHC một số lĩnh vực còn chồng chéo Tuy nhiên, CCHC vẫn còn tồn tại một số hạn chế: Tiến độ xử lý văn bản quy phạm pháp luật để tháo gỡ các rào cản về thể chế, cơ chế, chính sách tại một số nơi, một số bộ, địa phương chưa đáp ứng yêu cầu. TTHC trên một số lĩnh vực còn chồng chéo, chưa sát thực tế, chưa đúng yêu cầu của Chính phủ, còn nhiều rào cản, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp. Việc cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh còn chậm, thậm chí một số bộ chưa trình phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh; chưa huy động được sự tham gia tích cực của hiệp hội, doanh nghiệp, người dân, những đối tượng có liên quan trong quá trình CCHC cũng như cải cách TTHC.... Nhiều ách tắc, "điểm nghẽn" trong Đề án 06 vẫn chưa được các bộ, ngành, địa phương quan tâm tháo gỡ. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế có cả chủ quan và khách quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu như: Công tác chỉ đạo, điều hành CCHC của lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương vẫn chưa được thực hiện một cách quyết liệt, thường xuyên, liên tục, chưa đúng tầm, chưa coi đây là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình. Một số cơ quan, đơn vị chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, nhất là vai trò của người đứng đầu. Công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị còn thiếu chủ động, chưa chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả chưa cao. Việc công bố, công khai TTHC, hướng dẫn của các bộ, ngành chưa kịp thời. Việc thực hiện quy định không yêu cầu công dân xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy hoặc xác nhận thông tin về cư trú chưa nghiêm... Quan điểm chỉ đạo, điều hành Về quan điểm chỉ đạo, điều hành CCHC, Thông báo nêu rõ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và cải cách hành chính là một trong ba đột phá chiến lược được đề ra từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI đến Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, vì vậy, cần xác định đầu tư cho CCHC, cải cách TTHC là đầu tư cho phát triển, coi đây là một nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình. Mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi địa phương, mỗi cá nhân, tập thể có liên quan phải bám sát các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương, chính sách pháp luật của Nhà nước và tình hình thực tế để chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện các nhiệm vụ CCHC, cải cách TTHC gắn với chuyển đổi số theo phương châm lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm phục vụ một cách thực chất và hiệu quả hơn; đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu, bảo đảm "trên dưới đồng lòng", "dọc ngang thông suốt" vì lợi ích chung, lợi ích quốc gia dân tộc, lợi ích người dân. Thống nhất quan điểm gắn cải cách TTHC với chuyển đổi số; cải cách TTHC đóng vai trò dẫn dắt, ứng dụng CNTT là công cụ hiệu quả để thực hiện nhiệm vụ, giải pháp đề ra, thực hiện hiện đại hóa nền hành chính quốc gia. Tăng cường đoàn kết, kỷ luật, kỷ cương hành chính, đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, tính quyết đoán, quyết liệt ở mỗi cấp, mỗi ngành; chú trọng công tác phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong triển khai nhiệm vụ, bảo đảm đồng bộ, nhất quán, hiệu quả, đạt được mục tiêu đề ra. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, tăng cường khả năng thực thi của cấp dưới, đồng thời tăng cường giám sát, kiểm tra, đánh giá, đo lường chính xác, khách quan kết quả, hiệu quả đạt được trong công tác triển khai các đề án, nhiệm vụ đã đề ra. Chấm dứt tình trạng sợ trách nhiệm, không dám tham mưu, không dám đề xuất của một bộ phận cán bộ, công chức; đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan, các bộ, ngành, giữa Trung ương với địa phương; dứt khoát không xử lý những nhiệm vụ không thuộc thẩm quyền, đồng thời không đẩy nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của mình lên cho cấp trên. Các bộ, ngành, địa phương phải có phản ứng chính sách, xử lý các vướng mắc của người dân và doanh nghiệp một cách chủ động, nhanh chóng, kịp thời, linh hoạt, hiệu quả. Xử lý nghiêm cán bộ, công chức chưa làm tốt trách nhiệm của mình trong thực thi công vụ, bên cạnh đó khuyến khích, bảo vệ, động viên, khen thưởng kịp thời những người làm tốt, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì công việc chung. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác CCHC, cải cách TTHC, nhất là đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, phường về trình độ, năng lực, phẩm chất, về trách nhiệm vì dân, vì nước, vì quyền và lợi ích chính đáng của người dân, doanh nghiệp. Chú trọng công tác truyền thông, nhất là truyền thông chính sách về những vấn đề mới, vấn đề sửa đổi, bổ sung, vấn đề còn có ý kiến khác nhau, những khó khăn, vướng mắc trong thực thi cần được chia sẻ. Các nhiệm vụ trọng tâm Ban chỉ đạo CCHC yêu cầu trong thời gian tới các thành viên của Ban Chỉ đạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp tiếp tục tham mưu, chỉ đạo triển khai một cách mạnh mẽ, quyết liệt, đồng bộ công tác CCHC tại bộ, ngành, địa phương mình theo Kế hoạch năm 2023 của Ban Chỉ đạo, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, là tiêu chí đánh giá cán bộ. Đồng thời, chỉ đạo triển khai hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong Kế hoạch CCHC năm 2023 của bộ, ngành, địa phương mình. Các bộ, ngành, địa phương khẩn trương ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của mình để thực thi các phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh, cắt giảm các TTHC không cần thiết; nghiên cứu kỹ lưỡng việc áp dụng hình thức một văn bản sửa nhiều văn bản theo trình tự, thủ tục rút gọn; thực hiện tham vấn chính sách, tương tác với người dân, chuyên gia, nhà khoa học, các hiệp hội, doanh nghiệp đối với các quy định trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm xây dựng chính sách sát với thực tế, có tính khả thi, dễ đánh giá, kiểm tra, giám sát. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình chủ động ban hành hoặc đề xuất xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật thúc đẩy CCHC, đặc biệt là cải cách TTHC gắn với chuyển đổi số, phục vụ người dân, doanh nghiệp. Các bộ, ngành đẩy nhanh việc rà soát, thực thi 19 Nghị quyết chuyên đề về đơn giản hóa TTHC, giấy tờ liên quan đến quản lý dân cư, hoàn thành trong tháng 6 năm 2023. Khẩn trương ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định tại Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ liên quan đến việc xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công, hoàn thành trong tháng 5 năm 2023. Các bộ, ngành phối hợp với Văn phòng Chính phủ xây dựng Khung Bộ chỉ số điều hành phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp. Kết nối, tích hợp, chia sẻ các thông tin, dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo Quyết định số 1498/QĐ-TTg ngày 11 tháng 9 năm 2021. Khẩn trương đề xuất đầu tư hạ tầng số, hạ tầng công nghệ thông tin để phục vụ cho việc giải quyết TTHC; đẩy mạnh việc rà soát, ban hành các giải pháp, tạo đột phá mạnh mẽ để nâng cao hiệu quả CCHC, nhất là cải cách TTHC gắn với chuyển đổi số, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, "điểm nghẽn" về hoàn thiện thể chế. Tiếp tục rà soát, đơn giản hóa TTHC, nhất là TTHC nội bộ, kịp thời sửa đổi những quy định chưa phù hợp, chưa sát thực tế, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, như: về phòng cháy, chữa cháy, đầu tư công, tài chính, ngân sách, định giá đất đai, giao đất, giao rừng... Miễn, giảm lệ phí sử dụng dịch vụ công trực tuyến UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình HĐND ban hành các chính sách miễn, giảm phí, lệ phí sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến để khuyến khích người dân, doanh nghiệp tham gia thực hiện, hoàn thành trong tháng 6 năm 2023. Tiếp tục thực hiện nghiêm việc ký số, gửi nhận văn bản và xử lý hồ sơ công việc trên môi trường điện tử tại các cấp chính quyền. Thúc đẩy tiến độ chuẩn hóa chế độ báo cáo, xây dựng Hệ thống thông tin báo cáo và tích hợp, chia sẻ dữ liệu với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ, hoàn thành trong tháng 6 năm 2023. Nâng cao mức độ hài lòng của người dân trên 85% Ban chỉ đạo CCHC yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phấn đấu một số chỉ tiêu cụ thể như sau: + Nâng cao mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của chính quyền các cấp trong thực hiện TTHC, phấn đấu năm 2023 đạt trên 85%, đến năm 2025 đạt 95%; + Tỷ lệ giải quyết đúng hạn TTHC đạt trên 90%; + Đến cuối năm 2023, 50% hồ sơ TTHC được người dân, doanh nghiệp thực hiện trực tuyến từ xa. + Yêu cầu các thành phố lớn như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng; các tỉnh như: Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đồng Tháp, Hậu Giang... cần phải đi đầu về chuyển đổi số trong cải cách TTHC. Đổi mới sáng tạo trong tổ chức thực hiện Bộ Nội vụ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất những giải pháp mới, sáng tạo, đột phá để tổ chức thực hiện Chương trình CCHC nhà nước giai đoạn 2021-2030 một cách toàn diện, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, hiệu quả, tránh bệnh hình thức, phô trương. Tăng cường công tác kiểm tra CCHC, thanh tra công vụ nhằm nâng cao kỷ luật, kỷ cương, vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp. Đổi mới sáng tạo trong tổ chức thực hiện và triển khai, xác định rõ các chỉ số để bảo đảm khoa học, khách quan, toàn diện. Bộ Công an phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy nhanh tiến độ kiểm tra an toàn thông tin, an ninh mạng, kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa CSDL quốc gia về dân cư với Hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp bộ, cấp tỉnh. Bộ Thông tin và Truyền thông hoàn thành đánh giá tình hình nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng số của các bộ ngành, địa phương. Chỉ đạo việc mở rộng dung lượng băng thông đường truyền xóa vùng lõm sóng di động, cung cấp dịch vụ Internet chất lượng cao cho các địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan, tổ chức có liên quan nghiên cứu, ban hành mô hình mẫu và yêu cầu kỹ thuật tối thiểu cho các Hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp bộ, cấp tỉnh. Thời hạn hoàn thành trong tháng 6 năm 2023. Bộ Tài chính khẩn trương trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 02 Nghị định: (1) về cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng và kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu; (2) về kết nối, chia sẻ thông tin trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh người và phương tiện vận tải theo cơ chế một cửa quốc gia. Bộ Tư pháp phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan tập trung rà soát, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về trình tự ban hành văn bản quy phạm pháp luật, điểm nghẽn về thể chế, chính sách trong triển khai Đề án 06, trong sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế số, xã hội số và phục vụ người dân, doanh nghiệp. Ngân hàng nhà nước Việt Nam đẩy mạnh đơn giản hóa quy định kinh doanh, cải cách TTHC, tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho người dân, doanh nghiệp, đặc biệt là thúc đẩy hấp thụ vốn cho người dân, doanh nghiệp. Vũ Phương Nhi Tham khảo thêmChủ động, tích cực, sáng tạo trong CCHC, mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân, doanh nghiệpTham khảo thêmTăng cường sử dụng chữ ký số phục vụ CCHC trong các cơ quan Đảng, Nhà nướcTham khảo thêmBộ Tư pháp đứng đầu Chỉ số CCHC năm 2021Tham khảo thêmBan hành Kế hoạch triển khai xác định Chỉ số CCHC năm 2021Tham khảo thêmNgày mai, công bố Chỉ số CCHC và Chỉ số hài lòng của người dân năm 2020Tham khảo thêmCCHC tạo thuận lợi để dịch chuyển sang phát triển Chính phủ sốTham khảo thêmLan tỏa nhiều mô hình CCHC hay, hiệu quảTham khảo thêmCCHC: Khâu đột phá tạo tiền đề phát triển đất nướcTham khảo thêmNhiều kết quả nổi bật trong CCHC giai đoạn 2011-2020
Bắt lô ma tuý 'khủng' hàng chục triệu USD ngụy trang trong xi măng vận chuyển qua đường biển
Các đối tượng nhập cảnh vào Việt Nam, đặt khách sạn, thuê xe, phiên dịch, thuê kho và mua 100 tấn xi măng tập kết tại Hải Phòng. Số xi măng trên dùng để nguỵ trang cho lô hàng ma tuý hàng chục triệu USD, đang làm thủ tục xuất đi nước ngoài tiêu thụ qua tuyến đường biển.
Lực lượng chức năng bắt giữ đối tượng Liêu Chí Hoài (áo vàng) và tang vật - Ảnh: C04 cung cấp Sáng 24/11, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Bộ Công an) đã thông tin về chuyên án triệt xóa đường dây sản xuất, vận chuyển trái phép chất ma túy xuyên quốc gia, vận chuyển ketamin qua đường biển tiêu thụ.Đầu tháng 8/2023, kênh hợp tác quốc tế có thông tin về 2 đối tượng người nước ngoài sang Việt Nam có ý định lợi dụng tàu đánh cá buôn lậu hàng hoá nghi là ma tuý vận chuyển từ Việt Nam đi nước ngoài tiêu thụ qua tuyến đường biển.Nhận được thông tin trên, với sự nhạy bén về nghiệp và kinh nghiệm đấu tranh khám phá các đường dây tội phạm về ma tuý xuyên quốc gia; sự mưu trí, sáng tạo, kiên trì của lực lượng trinh sát, điều tra viên và sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Bộ Công an, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý đã triển khai lực lượng, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, tập trung lực lượng xác minh, làm rõ toàn bộ hành vi của các đối tượng trong đường dây.Đầu tháng 9/2023, sáu đối tượng trong đường dây nhập cảnh vào Việt Nam, đặt khách sạn, thuê xe, phiên dịch, thuê kho và mua 100 tấn xi măng tập kết tại kho hàng ở quận Hồng Bàng, Hải Phòng. Sau khi bảo đảm các điều kiện, các đối tượng xuất cảnh về Trung Quốc.Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý đã làm rõ quy luật, thủ đoạn hoạt động của đường dây. Số xi măng trên chỉ dùng để nguỵ trang cho lô hàng ma tuý hàng chục triệu USD, đang làm thủ tục xuất đi nước ngoài tiêu thụ qua tuyến đường biển.Ngày 20/9, hai đối tượng chính điều hành đường dây nhập cảnh vào Việt Nam. Ngay sau đó, các đối tượng di chuyển đến kho hàng tại Hải Phòng và chỉ đạo bốc dỡ các bao tải chứa ma tuý cất giấu trong kho xi măng. Nhận định thời cơ đến, C04 quyết định phá án.Sáng 22/9, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý chủ trì phối hợp cùng Công an TP. Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Viện Khoa học hình sự, Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Vụ 4 (Viện Kiểm sát nhân dân tối cao), Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan), Đoàn Đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma tuý số 1 (Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển), Cục Hải quan TP. Hải Phòng đồng loạt bắt các đối tượng liên quan và khám xét khẩn cấp các kho hàng.Tại kho hàng Công ty TNHH Tường Phát, Hồng Bàng, Hải Phòng thu giữ 30 bao tải không nhãn mác, mỗi bao khối lượng 25 kg, kết quả giám định 30 bao chứa ketamin, tổng khối lượng 750 kg. Ban Chuyên án bắt giữ Liêu Chí Hoài, 43 tuổi, quốc tịch Trung Quốc, đối tượng cầm đầu đường dây.Từ tài liệu, chứng cứ thu thập được, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý khám xét kho hàng tại Thái Bình – nơi các đối tượng thuê để cất giấu ma tuý; đồng thời mời 05 đối tượng có liên quan về cơ quan điều tra để phối hợp làm rõ.Tiếp tục mở rộng vụ án, ngày 24/9 tại Hà Tĩnh, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý phối hợp với Công an tỉnh Hà Tĩnh bắt giữ Phạm Duy Khánh, 35 tuổi ở Hà Tĩnh, lái xe khách. Khánh được thuê chở các bao tải chứa ma túy từ nước ngoài về Việt Nam.Khám xét xe, thu giữ 22 bao tải được giấu trong bình xăng giả và giường nằm của khách, cùng chủng loại với 30 bao tải thu giữ tại Hải Phòng. Kết quả giám định 22 bao là ma túy ketamin, khối lượng 550kg. Theo tính toán, sau khi nhận 22 bao ketamin, các đối tượng sẽ cất giấu 52 bao chứa 1,3 tấn ketamin lẫn trong các bao xi măng, vận chuyển bằng đường biển sang nước ngoài tiêu thụ.Ngay sau khi bắt giữ các đối tượng, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý đã tập trung lực lượng đấu tranh khai thác làm rõ hành vi phạm tội, đồng thời củng cố tài liệu mở rộng điều tra vụ án.Tại cơ quan điều tra, Liêu Chí Hoài khai nhận cùng một số đối tượng thành lập công ty dược ở nước ngoài, sau đó lợi dụng mua tiền chất, hoá chất để sản xuất ma tuý tổng hợp. Ma tuý thành phẩm được vận chuyển về Việt Nam qua tuyến đường bộ tập kết ở Thái Bình, sau đó đưa Hải Phòng để xuất đi nước thứ ba.TIN LIÊN QUANPhá 'tổng kho' bơm ma túy vào thuốc lá điện tử tại Hà NộiPhá xưởng pha chế, đóng gói ma túy 'nước vui' tại TPHCM, thu giữ hơn 200 kgThực hiện chủ trương hợp tác quốc tế về phòng, chống ma tuý, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý báo cáo và được lãnh đạo Bộ đồng ý cử Tổ công tác phối hợp với Cơ quan đại diện Bộ Công an ở nước ngoài, lực lượng chức năng của nước Bạn bắt giữ các đối tượng trong đường dây, thu giữ số lượng ma tuý đặc biệt lớn.Qua điều tra xác định, trong một năm qua, công ty của các đối tượng đã được cấp phép nhập khẩu 64 loại tiền chất, hóa chất, dung môi với số lượng gần 9.000 tấn, trị giá hơn 5,7 triệu USD.Như vậy, trong thời gian ngắn, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Bộ Công an, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý đã triệt xóa đường dây sản xuất, vận chuyển trái phép chất ma túy xuyên quốc gia, khởi tố vụ án, khởi tố 7 bị can tại Việt Nam. Quá trình điều tra làm rõ các đối tượng đã vận chuyển 500 kg ma túy ketamin qua đường biển tiêu thụ.Ghi nhận thành tích của các tập thể trong vụ án nêu trên, ngày 16/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có Thư khen Ban Chuyên án. Đồng thời, Bộ trưởng Bộ Công an có Quyết định thưởng cho các tập thể có thành tích đặc biệt xuất sắc trong đấu tranh chuyên án.Hoàng Giang
Bắt lô ma tuý 'khủng' hàng chục triệu USD ngụy trang trong xi măng vận chuyển qua đường biển Các đối tượng nhập cảnh vào Việt Nam, đặt khách sạn, thuê xe, phiên dịch, thuê kho và mua 100 tấn xi măng tập kết tại Hải Phòng. Số xi măng trên dùng để nguỵ trang cho lô hàng ma tuý hàng chục triệu USD, đang làm thủ tục xuất đi nước ngoài tiêu thụ qua tuyến đường biển. Lực lượng chức năng bắt giữ đối tượng Liêu Chí Hoài (áo vàng) và tang vật - Ảnh: C04 cung cấp Sáng 24/11, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Bộ Công an) đã thông tin về chuyên án triệt xóa đường dây sản xuất, vận chuyển trái phép chất ma túy xuyên quốc gia, vận chuyển ketamin qua đường biển tiêu thụ.Đầu tháng 8/2023, kênh hợp tác quốc tế có thông tin về 2 đối tượng người nước ngoài sang Việt Nam có ý định lợi dụng tàu đánh cá buôn lậu hàng hoá nghi là ma tuý vận chuyển từ Việt Nam đi nước ngoài tiêu thụ qua tuyến đường biển.Nhận được thông tin trên, với sự nhạy bén về nghiệp và kinh nghiệm đấu tranh khám phá các đường dây tội phạm về ma tuý xuyên quốc gia; sự mưu trí, sáng tạo, kiên trì của lực lượng trinh sát, điều tra viên và sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Bộ Công an, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý đã triển khai lực lượng, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, tập trung lực lượng xác minh, làm rõ toàn bộ hành vi của các đối tượng trong đường dây.Đầu tháng 9/2023, sáu đối tượng trong đường dây nhập cảnh vào Việt Nam, đặt khách sạn, thuê xe, phiên dịch, thuê kho và mua 100 tấn xi măng tập kết tại kho hàng ở quận Hồng Bàng, Hải Phòng. Sau khi bảo đảm các điều kiện, các đối tượng xuất cảnh về Trung Quốc.Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý đã làm rõ quy luật, thủ đoạn hoạt động của đường dây. Số xi măng trên chỉ dùng để nguỵ trang cho lô hàng ma tuý hàng chục triệu USD, đang làm thủ tục xuất đi nước ngoài tiêu thụ qua tuyến đường biển.Ngày 20/9, hai đối tượng chính điều hành đường dây nhập cảnh vào Việt Nam. Ngay sau đó, các đối tượng di chuyển đến kho hàng tại Hải Phòng và chỉ đạo bốc dỡ các bao tải chứa ma tuý cất giấu trong kho xi măng. Nhận định thời cơ đến, C04 quyết định phá án.Sáng 22/9, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý chủ trì phối hợp cùng Công an TP. Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Viện Khoa học hình sự, Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Vụ 4 (Viện Kiểm sát nhân dân tối cao), Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan), Đoàn Đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma tuý số 1 (Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển), Cục Hải quan TP. Hải Phòng đồng loạt bắt các đối tượng liên quan và khám xét khẩn cấp các kho hàng.Tại kho hàng Công ty TNHH Tường Phát, Hồng Bàng, Hải Phòng thu giữ 30 bao tải không nhãn mác, mỗi bao khối lượng 25 kg, kết quả giám định 30 bao chứa ketamin, tổng khối lượng 750 kg. Ban Chuyên án bắt giữ Liêu Chí Hoài, 43 tuổi, quốc tịch Trung Quốc, đối tượng cầm đầu đường dây.Từ tài liệu, chứng cứ thu thập được, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý khám xét kho hàng tại Thái Bình – nơi các đối tượng thuê để cất giấu ma tuý; đồng thời mời 05 đối tượng có liên quan về cơ quan điều tra để phối hợp làm rõ.Tiếp tục mở rộng vụ án, ngày 24/9 tại Hà Tĩnh, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý phối hợp với Công an tỉnh Hà Tĩnh bắt giữ Phạm Duy Khánh, 35 tuổi ở Hà Tĩnh, lái xe khách. Khánh được thuê chở các bao tải chứa ma túy từ nước ngoài về Việt Nam.Khám xét xe, thu giữ 22 bao tải được giấu trong bình xăng giả và giường nằm của khách, cùng chủng loại với 30 bao tải thu giữ tại Hải Phòng. Kết quả giám định 22 bao là ma túy ketamin, khối lượng 550kg. Theo tính toán, sau khi nhận 22 bao ketamin, các đối tượng sẽ cất giấu 52 bao chứa 1,3 tấn ketamin lẫn trong các bao xi măng, vận chuyển bằng đường biển sang nước ngoài tiêu thụ.Ngay sau khi bắt giữ các đối tượng, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý đã tập trung lực lượng đấu tranh khai thác làm rõ hành vi phạm tội, đồng thời củng cố tài liệu mở rộng điều tra vụ án.Tại cơ quan điều tra, Liêu Chí Hoài khai nhận cùng một số đối tượng thành lập công ty dược ở nước ngoài, sau đó lợi dụng mua tiền chất, hoá chất để sản xuất ma tuý tổng hợp. Ma tuý thành phẩm được vận chuyển về Việt Nam qua tuyến đường bộ tập kết ở Thái Bình, sau đó đưa Hải Phòng để xuất đi nước thứ ba.TIN LIÊN QUANPhá 'tổng kho' bơm ma túy vào thuốc lá điện tử tại Hà NộiPhá xưởng pha chế, đóng gói ma túy 'nước vui' tại TPHCM, thu giữ hơn 200 kgThực hiện chủ trương hợp tác quốc tế về phòng, chống ma tuý, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý báo cáo và được lãnh đạo Bộ đồng ý cử Tổ công tác phối hợp với Cơ quan đại diện Bộ Công an ở nước ngoài, lực lượng chức năng của nước Bạn bắt giữ các đối tượng trong đường dây, thu giữ số lượng ma tuý đặc biệt lớn.Qua điều tra xác định, trong một năm qua, công ty của các đối tượng đã được cấp phép nhập khẩu 64 loại tiền chất, hóa chất, dung môi với số lượng gần 9.000 tấn, trị giá hơn 5,7 triệu USD.Như vậy, trong thời gian ngắn, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Bộ Công an, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý đã triệt xóa đường dây sản xuất, vận chuyển trái phép chất ma túy xuyên quốc gia, khởi tố vụ án, khởi tố 7 bị can tại Việt Nam. Quá trình điều tra làm rõ các đối tượng đã vận chuyển 500 kg ma túy ketamin qua đường biển tiêu thụ.Ghi nhận thành tích của các tập thể trong vụ án nêu trên, ngày 16/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có Thư khen Ban Chuyên án. Đồng thời, Bộ trưởng Bộ Công an có Quyết định thưởng cho các tập thể có thành tích đặc biệt xuất sắc trong đấu tranh chuyên án.Hoàng Giang
Trang bị kỹ năng phòng cháy, chữa cháy cho học sinh
Sau vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân, nhiều trường học ở Hà Nội đã chủ động xây dựng kế hoạch, ưu tiên các tiết học ngoại khoá nhằm tăng cường tuyên truyền, trang bị thêm cho học sinh của mình các kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy, thoát nạn khi gặp sự cố mất an toàn.
Giáo viên Trường Tiểu học Trần Nhật Duật hướng dẫn cho các con học sinh vị trí các thiết bị Phòng cháy chữa cháy tại lớp học. Ảnh: VGP/Minh Anh Chương trình được nhiều học sinh và giáo viên quan tâm Ghi nhận tại Trường Tiểu học Vũ Xuân Thiều, quận Long Biên, ngay sau lễ chào cờ đầu tuần qua, Nhà trường đã dành hơn 3 tiếng đồng hồ để các em học sinh cùng các thầy cô nhận thức được tính chất nguy hiểm, tác hại, hậu quả của cháy nổ đối với cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội; biện pháp, quy trình phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại gia đình, trường học và cộng đồng; trách nhiệm báo tin khi có sự cố cháy nổ, tai nạn xảy ra. Trực tiếp hướng dẫn học sinh và các thầy cô giáo Trường Tiểu học Vũ Xuân Thiều về những kỹ năng cơ bản khi có sự cố cháy nổ xảy ra như: kỹ năng thoát nạn trong đám cháy, cách chọn lối thoát, thao tác sử dụng một số phương tiện chữa cháy thông dụng... Đại úy Hoàng Văn Hải, Đội cảnh sát PCCC và CNCH - Công an quận Long Biên cho rằng việc trang bị kiến thức, kỹ năng thoát hiểm, phòng chống cháy nổ cho lứa tuổi học sinh là rất cần thiết, giúp các em biết cách tự bảo vệ an toàn cho bản thân, phòng chống tai nạn thương tích và giúp đỡ người khác khi gặp sự cố. "Thông qua các hoạt động trải nghiệm thực tế như trên, Công an quận Long Biên mong muốn thông tin tuyên truyền đến các em và các thầy cô hiểu rõ hơn sự khó khăn, gian lao, hiểm nguy người lính Cảnh sát PCCC và CNCH", Đại uý Hoàng Văn Hải chia sẻ. Còn tại Trường Tiểu học Trần Nhật Duật, thực hiện chỉ đạo của Công an Thành phố và UBND quận Hoàn Kiếm về việc tuyên truyền PCCC&CNCH, ngay trong ngày khai giảng năm học mới 2023-2024 vừa qua, các em học sinh của Trường đã cùng nhau tìm hiểu kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH. Học sinh đã được các cô giáo chủ nhiệm hướng dẫn vị trí các thiết bị phòng cháy chữa cháy trong lớp học như lối thoát hiểm, đèn báo cháy, đồng thời đưa ra các tình huống để các bạn học sinh nhớ những điều không nên làm gây ra hỏa hoạn. Cô giáo Nguyễn Diệu Ánh, Hiệu trưởng Nhà trường chia sẻ, qua các buổi tuyên truyền như trên, Ban Giám hiệu Nhà trường tin chắc rằng mỗi học sinh Tiểu học Trần Nhật Duật sẽ có thêm kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH để các em có thể chủ động, linh hoạt ứng phó kịp thời với từng tình huống cụ thể. Hiện nay, Nhà trường đã trang bị đầy đủ bình cứu hỏa để đảm bảo công tác PCCC tại trường học. Không chỉ có các quận, huyện như Hoàn Kiếm, Long Biên, Mê Linh, Sóc Sơn, Ba Đình... hiện nay, toàn bộ 100% các trường học trên địa bàn quận Hà Đông đã phối hợp với Công an quận xây dựng kế hoạch và triển khai việc tuyên truyền hướng dẫn trang bị kiến thức, kĩ năng về PCCC&CNCH cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, tập trung vào các nội dung như: thoát nạn trong môi trường khói khí độc; di chuyển nạn nhân, sơ cấp cứu ban đầu; thoát nạn từ nhà cao tầng bằng dây hạ chậm; tham quan các loại phương tiện CC&CNCH, triển khai đội hình chữa cháy, phun nước vào tiêu điểm; sử dụng bình chữa cháy dập tắt đám cháy giả định... Giảng viên, Đại úy Bùi Văn Vũ, Đội Cảnh sát PCCC&CNCH - Công an quận Hà Đông cũng chia sẻ, với những trải nghiệm thực tế trên, các em học sinh và giáo viên đã rất hào hứng, tích cực tham gia và thực hiện khá tốt các kỹ năng thoát hiểm trong các tình huống nguy hiểm giả định. Qua buổi tuyên truyền, chắc chắn rằng mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh sẽ có thêm kiến thức bổ ích trang bị cho bản thân mình về kỹ năng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ để bình tĩnh xử lý và đảm bảo an toàn cho bản thân mình. Cần thường xuyên trang bị kiến thức PCCC cho học sinh Thầy giáo Đặng Vũ Hiệp tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng phòng cháy chữa cháy cho học sinh Trường Tiểu học Đoàn Kết. Ảnh: VGP/Minh Anh Thực tế cho thấy, công tác PCCC đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội. Thực hiện tốt công tác PCCC là bảo vệ được tính mạng, tài sản, giữ được bình yên, hạnh phúc cho mọi gia đình và xã hội. Dù đã có nhiều biện pháp thông tin, tuyên truyền và sự nỗ lực của các cấp, các ngành để chỉ đạo thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ nhưng vẫn còn một số nơi, đơn vị, cá nhân còn chủ quan chưa thực sự chú trọng công tác PCCC, dẫn đến xảy ra các vụ cháy, nổ không được kiểm soát kịp thời gây hậu quả nghiêm trọng, trong đó cũng có những tác nhân từ trẻ nhỏ. Theo nhiều nhà giáo cũng như bậc phụ huynh, để đảm bảo an toàn PCCC, trang bị kiến thức, kỹ năng thoát nạn cho học sinh là việc phải được làm thường xuyên, liên tục, đồng đều, rộng khắp ở các nhà trường. Ở các khu đông dân cư thì cháy rất dễ trở thành thảm họa, việc phòng cháy vì thế cần phải trở thành một thói quen, nếp sống, ăn sâu bám rễ vào ý thức của cả người lớn lẫn trẻ em. Dù chỉ là một Tổng phụ trách của Trường Tiểu học Đoàn Kết, quận Long Biên, Hà Nội, song thầy giáo Đặng Vũ Hiệp luôn đau đáu với việc trang bị nhiều kỹ năng sống cho học sinh, đem đến những phương pháp giảng dạy tốt nhất cho các em. Đặc biệt, đối với kỹ năng thoát hiểm, phòng chống cháy nổ, thầy Hiệp luôn tập trung trang bị cho học sinh những kĩ năng cần thiết, đầy đủ về phòng cháy chữa cháy (PCCC) thông qua trò chơi, các tình huống giả định để học sinh ghi nhớ và biết cách xử lí khi có hỏa hoạn. Từ đó, chính các em học sinh sẽ trở thành những tuyên truyền viên của gia đình mình. Tuy nhiên, theo thầy giáo Đặng Vũ Hiệp, để tăng cường tuyên truyền, nâng cao kỹ năng cho học sinh, đặc biệt khi gặp các sự cố về cháy nổ, thì cần có giải pháp để khuyến khích học sinh tham gia, qua đó áp dụng hiệu quả đối với bản thân và môi trường xung quanh mình. "Trước tiên mỗi đơn vị, tập thể, cá nhân, các cấp, các ngành cần coi trọng và thấy được vai trò của công tác giáo dục kỹ năng đặc biệt là kỹ năng thoát hiển khi có hỏa hoạn cho các em học sinh trong nhà trường từ đó xây dựng Kế hoạch tổ chức tuyên truyền cho phù hợp với đặc điểm, tình hình của nhà trường", thầy Hiệp chia sẻ. Cùng với đó, mỗi nhà trường cần chú trọng đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền như tuyên truyền thông qua các Inphographic, các clip của lực lượng chức năng chia sẻ trên fanpage, zalo nhóm lớp, cổng thông tin điện tử của nhà trường. Tổ chức tuyên truyền thông qua các buổi hoạt động gắn với tình huống, tuyên truyền thông quan sân khấu hóa, sân chơi cuối tuần. "Bên cạnh việc cung cấp kiến thức cũng cần chú trọng đến trang bị kỹ năng cho các em học sinh để tránh hàn lâm; tập trung vào các kỹ năng thiết thực như kỹ năng hô hoán, kỹ năng gọi điện thoại cho lực lượng chức năng, kỹ năng xử lý khi lửa bén vào quần áo, kỹ năng thoát hiểm khi có khói, hỏa hoạn. Trong buổi tuyên truyền cần sử dụng các hiệu ứng khói, âm thanh, tạo tình huống giả định để các em có những trải nghiệm thực tế, vận dụng kiến thức đã được tuyên truyền vào tình huống qua đó hình thành kỹ năng cho các em học sinh", thầy Hiệp nhấn mạnh. Đại úy Bùi Văn Vũ hướng dẫn học sinh Trường Tiểu học Trần Quốc Toản kỹ năng thoát khỏi đám cháy.Ảnh: VGP/Minh Anh Còn theo cô giáo Hứa Thị Thu Huyền, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Vũ Xuân Thiều, sau vụ cháy chung cư mini ở quận Thanh Xuân, cá nhân tôi thấy trách nhiệm của các nhà trường, các thầy cô giáo trong công tác tuyên truyền giáo dục học sinh, sinh viên về các kỹ năng PCCC nhằm giảm thiểu tối đa những thiệt hại do hỏa hoạn gây ra là rất cần thiết và vô cùng quan trọng. Cô Huyền cho rằng, tại các trường học, nguy cơ cháy nổ cũng luôn luôn rình rập, trong khi hệ thống PCCC một số trường chưa được đảm bảo, bên cạnh việc trang bị kiến thức, kỹ năng phòng chống cháy nổ cho học sinh, giáo viên thì chính quyền các địa phương cũng cần thường xuyên quan tâm rà soát, đầu tư trang thiết bị kịp thời, đặc biệt cần có phương án thoát hiểm đối với những cơ sở giáo dục trong ngõ hẹp, địa hình đông dân cư, xe chữa cháy khó tiếp cận được. Theo đại diện lãnh đạo Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH - Công an TP. Hà Nội, thực hiện Thông tư số 06/2022/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục, đầu năm học mới 2023-2024, các cơ sở giáo dục toàn Thành phố đã phối hợp các đơn vị PCCC trên địa bàn, tổ chức những buổi tuyên truyền nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy cho học sinh, sinh viên. Đối với học sinh tiểu học cần biết kỹ năng thoát nạn trong đám cháy, cách chọn lối thoát, cách sử dụng thiết bị bảo vệ cơ quan hô hấp, bảo vệ cơ thể khi xảy ra cháy, nổ; sử dụng và thực hành dập tắt đám cháy với thiết bị chữa cháy mô hình, thực hành kỹ năng thoát nạn trong môi trường khói, khí độc. Nâng cao hiệu quả an toàn phòng cháy chữa cháy các công trình xây dựng 22/09/2023 16:53Cần thay đổi nhận thức của người dân và cấp ủy, chính quyền các cấp trong lĩnh vực PCCC 15/09/2023 18:11Tăng cường thanh tra, không để phát sinh mới các công trình vi phạm PCCC 04/04/2023 15:05 Học sinh trung học cơ sở cần biết các kỹ năng thoát nạn khi xảy ra cháy, nổ; thực hành và sử dụng thành thạo các kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ với thiết bị mô hình... Đại diện lãnh đạo Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH cho rằng, cháy nổ luôn là mối nguy cơ tiềm ẩn đe dọa đến tài sản và tính mạng của mỗi người. Bởi vậy, việc trang bị những kiến thức và kỹ năng để thoát hiểm khi xảy ra cháy nổ cho cộng đồng là vô cùng quan trọng. Đối với trẻ nhỏ, để ghi nhớ và thực hiện được những kỹ năng thoát hiểm không hề dễ dàng, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và lực lượng PCCC. Đầu tiên đó là phải huấn luyện cho trẻ ghi nhớ những kỹ năng thoát khỏi hỏa hoạn, thầy cô hoặc phụ huynh có thể thực tập cùng bé bằng những phương pháp chơi mà học. Ví dụ, cho bé đóng vai lính cứu hỏa hoặc nạn nhân, viết lên tấm bảng số cứu hỏa 114, số điện thoại của bố mẹ hoặc người thân và dạy trẻ nhớ... Minh Anh
Trang bị kỹ năng phòng cháy, chữa cháy cho học sinh Sau vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân, nhiều trường học ở Hà Nội đã chủ động xây dựng kế hoạch, ưu tiên các tiết học ngoại khoá nhằm tăng cường tuyên truyền, trang bị thêm cho học sinh của mình các kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy, thoát nạn khi gặp sự cố mất an toàn. Giáo viên Trường Tiểu học Trần Nhật Duật hướng dẫn cho các con học sinh vị trí các thiết bị Phòng cháy chữa cháy tại lớp học. Ảnh: VGP/Minh Anh Chương trình được nhiều học sinh và giáo viên quan tâm Ghi nhận tại Trường Tiểu học Vũ Xuân Thiều, quận Long Biên, ngay sau lễ chào cờ đầu tuần qua, Nhà trường đã dành hơn 3 tiếng đồng hồ để các em học sinh cùng các thầy cô nhận thức được tính chất nguy hiểm, tác hại, hậu quả của cháy nổ đối với cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội; biện pháp, quy trình phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại gia đình, trường học và cộng đồng; trách nhiệm báo tin khi có sự cố cháy nổ, tai nạn xảy ra. Trực tiếp hướng dẫn học sinh và các thầy cô giáo Trường Tiểu học Vũ Xuân Thiều về những kỹ năng cơ bản khi có sự cố cháy nổ xảy ra như: kỹ năng thoát nạn trong đám cháy, cách chọn lối thoát, thao tác sử dụng một số phương tiện chữa cháy thông dụng... Đại úy Hoàng Văn Hải, Đội cảnh sát PCCC và CNCH - Công an quận Long Biên cho rằng việc trang bị kiến thức, kỹ năng thoát hiểm, phòng chống cháy nổ cho lứa tuổi học sinh là rất cần thiết, giúp các em biết cách tự bảo vệ an toàn cho bản thân, phòng chống tai nạn thương tích và giúp đỡ người khác khi gặp sự cố. "Thông qua các hoạt động trải nghiệm thực tế như trên, Công an quận Long Biên mong muốn thông tin tuyên truyền đến các em và các thầy cô hiểu rõ hơn sự khó khăn, gian lao, hiểm nguy người lính Cảnh sát PCCC và CNCH", Đại uý Hoàng Văn Hải chia sẻ. Còn tại Trường Tiểu học Trần Nhật Duật, thực hiện chỉ đạo của Công an Thành phố và UBND quận Hoàn Kiếm về việc tuyên truyền PCCC&CNCH, ngay trong ngày khai giảng năm học mới 2023-2024 vừa qua, các em học sinh của Trường đã cùng nhau tìm hiểu kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH. Học sinh đã được các cô giáo chủ nhiệm hướng dẫn vị trí các thiết bị phòng cháy chữa cháy trong lớp học như lối thoát hiểm, đèn báo cháy, đồng thời đưa ra các tình huống để các bạn học sinh nhớ những điều không nên làm gây ra hỏa hoạn. Cô giáo Nguyễn Diệu Ánh, Hiệu trưởng Nhà trường chia sẻ, qua các buổi tuyên truyền như trên, Ban Giám hiệu Nhà trường tin chắc rằng mỗi học sinh Tiểu học Trần Nhật Duật sẽ có thêm kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH để các em có thể chủ động, linh hoạt ứng phó kịp thời với từng tình huống cụ thể. Hiện nay, Nhà trường đã trang bị đầy đủ bình cứu hỏa để đảm bảo công tác PCCC tại trường học. Không chỉ có các quận, huyện như Hoàn Kiếm, Long Biên, Mê Linh, Sóc Sơn, Ba Đình... hiện nay, toàn bộ 100% các trường học trên địa bàn quận Hà Đông đã phối hợp với Công an quận xây dựng kế hoạch và triển khai việc tuyên truyền hướng dẫn trang bị kiến thức, kĩ năng về PCCC&CNCH cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, tập trung vào các nội dung như: thoát nạn trong môi trường khói khí độc; di chuyển nạn nhân, sơ cấp cứu ban đầu; thoát nạn từ nhà cao tầng bằng dây hạ chậm; tham quan các loại phương tiện CC&CNCH, triển khai đội hình chữa cháy, phun nước vào tiêu điểm; sử dụng bình chữa cháy dập tắt đám cháy giả định... Giảng viên, Đại úy Bùi Văn Vũ, Đội Cảnh sát PCCC&CNCH - Công an quận Hà Đông cũng chia sẻ, với những trải nghiệm thực tế trên, các em học sinh và giáo viên đã rất hào hứng, tích cực tham gia và thực hiện khá tốt các kỹ năng thoát hiểm trong các tình huống nguy hiểm giả định. Qua buổi tuyên truyền, chắc chắn rằng mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh sẽ có thêm kiến thức bổ ích trang bị cho bản thân mình về kỹ năng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ để bình tĩnh xử lý và đảm bảo an toàn cho bản thân mình. Cần thường xuyên trang bị kiến thức PCCC cho học sinh Thầy giáo Đặng Vũ Hiệp tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng phòng cháy chữa cháy cho học sinh Trường Tiểu học Đoàn Kết. Ảnh: VGP/Minh Anh Thực tế cho thấy, công tác PCCC đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội. Thực hiện tốt công tác PCCC là bảo vệ được tính mạng, tài sản, giữ được bình yên, hạnh phúc cho mọi gia đình và xã hội. Dù đã có nhiều biện pháp thông tin, tuyên truyền và sự nỗ lực của các cấp, các ngành để chỉ đạo thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ nhưng vẫn còn một số nơi, đơn vị, cá nhân còn chủ quan chưa thực sự chú trọng công tác PCCC, dẫn đến xảy ra các vụ cháy, nổ không được kiểm soát kịp thời gây hậu quả nghiêm trọng, trong đó cũng có những tác nhân từ trẻ nhỏ. Theo nhiều nhà giáo cũng như bậc phụ huynh, để đảm bảo an toàn PCCC, trang bị kiến thức, kỹ năng thoát nạn cho học sinh là việc phải được làm thường xuyên, liên tục, đồng đều, rộng khắp ở các nhà trường. Ở các khu đông dân cư thì cháy rất dễ trở thành thảm họa, việc phòng cháy vì thế cần phải trở thành một thói quen, nếp sống, ăn sâu bám rễ vào ý thức của cả người lớn lẫn trẻ em. Dù chỉ là một Tổng phụ trách của Trường Tiểu học Đoàn Kết, quận Long Biên, Hà Nội, song thầy giáo Đặng Vũ Hiệp luôn đau đáu với việc trang bị nhiều kỹ năng sống cho học sinh, đem đến những phương pháp giảng dạy tốt nhất cho các em. Đặc biệt, đối với kỹ năng thoát hiểm, phòng chống cháy nổ, thầy Hiệp luôn tập trung trang bị cho học sinh những kĩ năng cần thiết, đầy đủ về phòng cháy chữa cháy (PCCC) thông qua trò chơi, các tình huống giả định để học sinh ghi nhớ và biết cách xử lí khi có hỏa hoạn. Từ đó, chính các em học sinh sẽ trở thành những tuyên truyền viên của gia đình mình. Tuy nhiên, theo thầy giáo Đặng Vũ Hiệp, để tăng cường tuyên truyền, nâng cao kỹ năng cho học sinh, đặc biệt khi gặp các sự cố về cháy nổ, thì cần có giải pháp để khuyến khích học sinh tham gia, qua đó áp dụng hiệu quả đối với bản thân và môi trường xung quanh mình. "Trước tiên mỗi đơn vị, tập thể, cá nhân, các cấp, các ngành cần coi trọng và thấy được vai trò của công tác giáo dục kỹ năng đặc biệt là kỹ năng thoát hiển khi có hỏa hoạn cho các em học sinh trong nhà trường từ đó xây dựng Kế hoạch tổ chức tuyên truyền cho phù hợp với đặc điểm, tình hình của nhà trường", thầy Hiệp chia sẻ. Cùng với đó, mỗi nhà trường cần chú trọng đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền như tuyên truyền thông qua các Inphographic, các clip của lực lượng chức năng chia sẻ trên fanpage, zalo nhóm lớp, cổng thông tin điện tử của nhà trường. Tổ chức tuyên truyền thông qua các buổi hoạt động gắn với tình huống, tuyên truyền thông quan sân khấu hóa, sân chơi cuối tuần. "Bên cạnh việc cung cấp kiến thức cũng cần chú trọng đến trang bị kỹ năng cho các em học sinh để tránh hàn lâm; tập trung vào các kỹ năng thiết thực như kỹ năng hô hoán, kỹ năng gọi điện thoại cho lực lượng chức năng, kỹ năng xử lý khi lửa bén vào quần áo, kỹ năng thoát hiểm khi có khói, hỏa hoạn. Trong buổi tuyên truyền cần sử dụng các hiệu ứng khói, âm thanh, tạo tình huống giả định để các em có những trải nghiệm thực tế, vận dụng kiến thức đã được tuyên truyền vào tình huống qua đó hình thành kỹ năng cho các em học sinh", thầy Hiệp nhấn mạnh. Đại úy Bùi Văn Vũ hướng dẫn học sinh Trường Tiểu học Trần Quốc Toản kỹ năng thoát khỏi đám cháy.Ảnh: VGP/Minh Anh Còn theo cô giáo Hứa Thị Thu Huyền, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Vũ Xuân Thiều, sau vụ cháy chung cư mini ở quận Thanh Xuân, cá nhân tôi thấy trách nhiệm của các nhà trường, các thầy cô giáo trong công tác tuyên truyền giáo dục học sinh, sinh viên về các kỹ năng PCCC nhằm giảm thiểu tối đa những thiệt hại do hỏa hoạn gây ra là rất cần thiết và vô cùng quan trọng. Cô Huyền cho rằng, tại các trường học, nguy cơ cháy nổ cũng luôn luôn rình rập, trong khi hệ thống PCCC một số trường chưa được đảm bảo, bên cạnh việc trang bị kiến thức, kỹ năng phòng chống cháy nổ cho học sinh, giáo viên thì chính quyền các địa phương cũng cần thường xuyên quan tâm rà soát, đầu tư trang thiết bị kịp thời, đặc biệt cần có phương án thoát hiểm đối với những cơ sở giáo dục trong ngõ hẹp, địa hình đông dân cư, xe chữa cháy khó tiếp cận được. Theo đại diện lãnh đạo Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH - Công an TP. Hà Nội, thực hiện Thông tư số 06/2022/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục, đầu năm học mới 2023-2024, các cơ sở giáo dục toàn Thành phố đã phối hợp các đơn vị PCCC trên địa bàn, tổ chức những buổi tuyên truyền nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy cho học sinh, sinh viên. Đối với học sinh tiểu học cần biết kỹ năng thoát nạn trong đám cháy, cách chọn lối thoát, cách sử dụng thiết bị bảo vệ cơ quan hô hấp, bảo vệ cơ thể khi xảy ra cháy, nổ; sử dụng và thực hành dập tắt đám cháy với thiết bị chữa cháy mô hình, thực hành kỹ năng thoát nạn trong môi trường khói, khí độc. Nâng cao hiệu quả an toàn phòng cháy chữa cháy các công trình xây dựng 22/09/2023 16:53Cần thay đổi nhận thức của người dân và cấp ủy, chính quyền các cấp trong lĩnh vực PCCC 15/09/2023 18:11Tăng cường thanh tra, không để phát sinh mới các công trình vi phạm PCCC 04/04/2023 15:05 Học sinh trung học cơ sở cần biết các kỹ năng thoát nạn khi xảy ra cháy, nổ; thực hành và sử dụng thành thạo các kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ với thiết bị mô hình... Đại diện lãnh đạo Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH cho rằng, cháy nổ luôn là mối nguy cơ tiềm ẩn đe dọa đến tài sản và tính mạng của mỗi người. Bởi vậy, việc trang bị những kiến thức và kỹ năng để thoát hiểm khi xảy ra cháy nổ cho cộng đồng là vô cùng quan trọng. Đối với trẻ nhỏ, để ghi nhớ và thực hiện được những kỹ năng thoát hiểm không hề dễ dàng, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và lực lượng PCCC. Đầu tiên đó là phải huấn luyện cho trẻ ghi nhớ những kỹ năng thoát khỏi hỏa hoạn, thầy cô hoặc phụ huynh có thể thực tập cùng bé bằng những phương pháp chơi mà học. Ví dụ, cho bé đóng vai lính cứu hỏa hoặc nạn nhân, viết lên tấm bảng số cứu hỏa 114, số điện thoại của bố mẹ hoặc người thân và dạy trẻ nhớ... Minh Anh
Miền Trung: Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp cuối năm
Các tỉnh, thành phố miền Trung đang tập trung triển khai đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2024.
Các vụ buôn lậu, hàng giả, hàng nhái tại TP. Đà Nẵng trong 11 tháng tăng hơn 20% so với cùng kỳ - Ảnh: VGP/Minh Trang *Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) tỉnh Quảng Trị vừa ban hành kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Là địa phương có hơn 180 km đường biên giới đất liền với nước bạn Lào, vào dịp cuối năm, tình trạng buôn lậu, vận chuyển hàng cấm diễn biến phức tạp ở tỉnh Quảng Trị. Trong 11 tháng năm 2023, lực lượng biên phòng tỉnh Quảng Trị đã chủ trì đấu tranh, phát hiện bắt giữ, xử lý 142 vụ với 154 đối tượng, trong đó, chủ yếu là tội phạm ma túy, vận chuyển hàng lậu và hàng cấm (pháo nổ, vật liệu nổ). Ban Chỉ đạo 389 tỉnh yêu cầu các sở, ngành và chính quyền địa phương xây dựng và triển khai có hiệu quả kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Chủ động nắm chắc tình hình, nhận diện phương thức và thủ đoạn, xác định đối tượng, địa bàn trọng điểm, mặt hàng trọng điểm. TIN LIÊN QUANHải quan tăng cường chống buôn lậu dịp Tết Giáp Thìn 2024Cao điểm chống buôn lậu dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024Các Cục Hải quan triển khai cao điểm đấu tranh chống buôn lậu dịp cuối nămMở đợt cao điểm chống buôn lậu, hàng giả trước, trong và sau Tết Giáp Thìn 2024 Các lực lượng triển khai các phương án tuần tra, kiểm soát chặt chẽ những đường mòn, lối mở tuyến biên giới, cửa khẩu, kho bãi tập kết khu vực biên giới để ngăn chặn hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng nhập lậu vào nội địa. Kiểm soát chặt chẽ thị trường nội địa, sàn giao dịch thương mại điện tử, trang mạng xã hội và phương tiện vận chuyển để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm hoạt động sản xuất, buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Đồng thời, đẩy mạnh kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về điều kiện kinh doanh, chấp hành chế độ thuế, hóa đơn chứng từ, nguồn gốc xuất xứ, nhãn mác, tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa. * Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình (Cục QLTT) cũng vừa ban hành Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2023, trọng tâm là dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024. Theo đó, Cục QLTT tỉnh Quảng Bình tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý nghiêm vi phạm hành chính đối với những mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng cao như bánh kẹo, đường cát, hoa quả, rượu, bia, thuốc lá, nước giải khát, hàng điện tử, điện lạnh, quần áo, giày dép,.. Đặc biệt, tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vận chuyển, buôn bán pháo nổ, pháo hoa các loại; tổ chức giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng... Trong đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2023, Cục QLTT tỉnh liên tiếp phát hiện, bắt giữ các vụ vận chuyển hàng giả, hàng lậu, hàng cấm trên khâu lưu thông. Cục QLTT tỉnh đã xử lý 23 vụ với tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính ước tính 450 triệu đồng, tổng giá trị hàng hóa tịch thu hơn 1,2 tỷ đồng. Song song với công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, Cục QLTT tỉnh Quảng Bình còn tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức Cục QLTT cách phân biệt hàng thật, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ... *Tại TP. Đà Nẵng, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Trần Chí Cường cho biết, dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2024, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả sẽ diễn biến hết sức phức tạp. Do vậy, các lực lượng chức năng của Thành phố đang phối hợp đồng bộ, quyết liệt triển khai các giải pháp đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới, xử lý nghiêm những đối tượng vi phạm; đẩy mạnh việc đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng trong hoạt động thương mại điện tử... Theo Ban Chỉ đạo 389 TP. Đà Nẵng, thời gian qua, các lực lượng chức năng của Thành phố gồm: QLTT, Bộ đội Biên phòng, Công an, Hải quan, Thanh tra vệ sinh an toan thực phẩm... đã tăng cường kiểm tra, xử lý hơn 3.000 vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, tăng hơn 28% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, hàng cấm, hàng lậu: 167 vụ, giảm 40.78%; hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: 173 vụ, tăng 239%; gian lận thương mại: 2.663 vụ, tăng 21,76%... Các lực lượng chức năng đã khởi tố 25 vụ với 43 đối tượng, tăng 19%; đồng thời xử lý truy thu thuế và xử phạt với tổng số tiền gần 226 tỷ đồng nộp vào ngân sách Nhà nước. Minh Trang
Miền Trung: Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp cuối năm Các tỉnh, thành phố miền Trung đang tập trung triển khai đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2024. Các vụ buôn lậu, hàng giả, hàng nhái tại TP. Đà Nẵng trong 11 tháng tăng hơn 20% so với cùng kỳ - Ảnh: VGP/Minh Trang *Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) tỉnh Quảng Trị vừa ban hành kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Là địa phương có hơn 180 km đường biên giới đất liền với nước bạn Lào, vào dịp cuối năm, tình trạng buôn lậu, vận chuyển hàng cấm diễn biến phức tạp ở tỉnh Quảng Trị. Trong 11 tháng năm 2023, lực lượng biên phòng tỉnh Quảng Trị đã chủ trì đấu tranh, phát hiện bắt giữ, xử lý 142 vụ với 154 đối tượng, trong đó, chủ yếu là tội phạm ma túy, vận chuyển hàng lậu và hàng cấm (pháo nổ, vật liệu nổ). Ban Chỉ đạo 389 tỉnh yêu cầu các sở, ngành và chính quyền địa phương xây dựng và triển khai có hiệu quả kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Chủ động nắm chắc tình hình, nhận diện phương thức và thủ đoạn, xác định đối tượng, địa bàn trọng điểm, mặt hàng trọng điểm. TIN LIÊN QUANHải quan tăng cường chống buôn lậu dịp Tết Giáp Thìn 2024Cao điểm chống buôn lậu dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024Các Cục Hải quan triển khai cao điểm đấu tranh chống buôn lậu dịp cuối nămMở đợt cao điểm chống buôn lậu, hàng giả trước, trong và sau Tết Giáp Thìn 2024 Các lực lượng triển khai các phương án tuần tra, kiểm soát chặt chẽ những đường mòn, lối mở tuyến biên giới, cửa khẩu, kho bãi tập kết khu vực biên giới để ngăn chặn hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng nhập lậu vào nội địa. Kiểm soát chặt chẽ thị trường nội địa, sàn giao dịch thương mại điện tử, trang mạng xã hội và phương tiện vận chuyển để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm hoạt động sản xuất, buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Đồng thời, đẩy mạnh kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về điều kiện kinh doanh, chấp hành chế độ thuế, hóa đơn chứng từ, nguồn gốc xuất xứ, nhãn mác, tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa. * Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình (Cục QLTT) cũng vừa ban hành Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2023, trọng tâm là dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024. Theo đó, Cục QLTT tỉnh Quảng Bình tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý nghiêm vi phạm hành chính đối với những mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng cao như bánh kẹo, đường cát, hoa quả, rượu, bia, thuốc lá, nước giải khát, hàng điện tử, điện lạnh, quần áo, giày dép,.. Đặc biệt, tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vận chuyển, buôn bán pháo nổ, pháo hoa các loại; tổ chức giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng... Trong đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2023, Cục QLTT tỉnh liên tiếp phát hiện, bắt giữ các vụ vận chuyển hàng giả, hàng lậu, hàng cấm trên khâu lưu thông. Cục QLTT tỉnh đã xử lý 23 vụ với tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính ước tính 450 triệu đồng, tổng giá trị hàng hóa tịch thu hơn 1,2 tỷ đồng. Song song với công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, Cục QLTT tỉnh Quảng Bình còn tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức Cục QLTT cách phân biệt hàng thật, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ... *Tại TP. Đà Nẵng, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Trần Chí Cường cho biết, dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2024, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả sẽ diễn biến hết sức phức tạp. Do vậy, các lực lượng chức năng của Thành phố đang phối hợp đồng bộ, quyết liệt triển khai các giải pháp đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới, xử lý nghiêm những đối tượng vi phạm; đẩy mạnh việc đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng trong hoạt động thương mại điện tử... Theo Ban Chỉ đạo 389 TP. Đà Nẵng, thời gian qua, các lực lượng chức năng của Thành phố gồm: QLTT, Bộ đội Biên phòng, Công an, Hải quan, Thanh tra vệ sinh an toan thực phẩm... đã tăng cường kiểm tra, xử lý hơn 3.000 vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, tăng hơn 28% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, hàng cấm, hàng lậu: 167 vụ, giảm 40.78%; hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: 173 vụ, tăng 239%; gian lận thương mại: 2.663 vụ, tăng 21,76%... Các lực lượng chức năng đã khởi tố 25 vụ với 43 đối tượng, tăng 19%; đồng thời xử lý truy thu thuế và xử phạt với tổng số tiền gần 226 tỷ đồng nộp vào ngân sách Nhà nước. Minh Trang
Giải quyết những vấn đề còn vướng mắc trong quản lý nhà chung cư
Trong tháng 8/2023, HĐND TP. Hà Nội đang tiến hành khảo sát tại các quận về công tác quản lý nhà chung cư nhằm giải quyết triệt để những vấn đề còn vướng mắc, tồn tại trong quản lý nhà chung cư trên địa bàn Hà Nội.
Quận Bắc Từ Liêm có 159 chung cư đã đưa vào sử dụng - Ảnh: VGP/Gia Huy Còn chậm bàn giao quỹ bảo trì, nhiều chung cư chưa có ban quản trị Từ khảo sát thực tế tại một số quận của Hà Nội về công tác quản lý nhà chung cư, Đoàn khảo sát của Ban Đô thị (HĐND TP. Hà Nội ) sẽ hoàn thiện báo cáo gửi các cấp có thẩm quyền. Tại quận Thanh Xuân, UBND quận cho biết, địa bàn có 108 tòa nhà chung cư đã đưa vào sử dụng, bao gồm 83 tòa chung cư thương mại; 24 chung cư tái định cư, 1 chung cư nhà ở xã hội, ngoài ra địa bàn quận còn có 219 tòa nhà chung cư cũ. Đến nay đã có 108 tòa chung cư đưa vào sử dụng, nhưng mới có 90 tòa thành lập Ban quản trị; 83/90 tòa chung cư được bàn giao phòng sinh hoạt cộng đồng; 54/90 tòa nhà được chủ đầu tư bàn giao hết quỹ bảo trì. Quận còn gặp một số khó khăn trong quản lý nhà chung cư, như chung cư The Legacy (106 Ngụy Như Kon Tum - Nhân Chính) đang chờ kết luận sau thanh tra của Thanh tra Chính phủ nên các thủ tục đầu tư, điều chỉnh dự án chưa được các cơ quan có thẩm quyền xem xét, chấp thuận. Tại chung cư King Palace (108 Nguyễn Trãi, phường Thượng Đình), do điều chỉnh quy hoạch chi tiết dẫn đến phát sinh tiền sử dụng đất cần nộp ngân sách nhà nước. Đến nay, dự án chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt tiền sử dụng đất bổ sung nên chủ đầu tư chưa có cơ sở để nộp tiền vào ngân sách thành phố nên không thể thực hiện việc xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở... Trước những khó khăn trên, UBND quận Thanh Xuân đề nghị các cơ quan chức năng có thẩm quyền sớm xem xét, giải quyết việc điều chỉnh dự án do Chủ đầu tư đề xuất, sớm xét duyệt hồ sơ để cấp giấy chứng nhận cho các chủ sở hữu căn hộ; thống nhất việc phê duyệt tiền sử dụng đất bổ sung để chủ đầu tư thực hiện việc nộp tiền vào ngân sách thành phố theo quy định, để hoàn thiện cơ sở pháp lý thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở tại Dự án. Qua khảo sát, đối với 19 chung cư chậm bàn giao quỹ bảo trì, quận Thanh Xuân sớm đề xuất phương án xử lý triệt để với các chủ đầu tư, nhằm sớm bàn giao cho người dân thực hiện bảo trì. Ban Đô thị đề nghị quận Thanh Xuân và các sở chuyên ngành rà soát các văn bản nhà nước, đặc biệt là các hướng dẫn của ngành để tham mưu, đề xuất các giải pháp tháo gỡ những tồn tại, vướng mắc trong quản lý nhà chung cư hiện nay. Đối với quận Bắc Từ Liêm, trên địa bàn quận có 159 chung cư đã đưa vào sử dụng. Trong đó, chung cư thương mại, chung cư tự quản, nhà ở công vụ do quân đội quản lý là 134 toà; chung cư tái định cư là 7 toà và 18 toà nhà ở xã hội. Các chung cư hoàn thành đưa vào sử dụng sau khi Luật Nhà ở 2005 có hiệu lực có 140 tòa. Đến nay, đã có 113/140 chung cư có Ban Quản trị (chiếm 80,7%), còn lại 27 tòa. Các chung cư hoàn thành đưa vào sử dụng trước khi Luật Nhà ở 2005 có hiệu lực có 19 tòa, do nhân dân tự bầu ban quản lý; với nhà ở công vụ, quân đội quản lý trực tiếp không thành lập ban quản trị, không có kinh phí bảo trì. Về kết quả bàn giao diện tích sở hữu chung, có 93/113 tòa đã tổ chức bàn giao (chiếm 81%), còn lại 20 tòa, trong đó, 12 tòa có tranh chấp về sở hữu, quản lý, sử dụng diện tích để xe ô tô mà chủ đầu tư giữ lại không bán... Việc quản lý nhà chung cư trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm hiện nay còn một số tồn tại, bất cập, vướng mắc như một số chung cư không có quỹ bảo trì (nhà chung cư xây dựng trước năm 2005, nhà chung cư tái định cư), thành viên Ban Quản trị không có thù lao khi hoạt động, do đó, cư dân không muốn ứng cử tham gia Ban Quản trị. Trong công tác bàn giao hồ sơ nhà chung cư, trách nhiệm lập và bàn giao hồ sơ cho Ban Quản trị nhà chung cư là của chủ đầu tư, tuy nhiên, một số chủ đầu tư làm thất lạc hồ sơ hoặc quá trình thi công xây dựng, chủ đầu tư sai thiết kế được duyệt nên chậm bàn giao... Kiến nghị có giải pháp, cơ chế để phối hợp để giải quyết dứt điểm tồn tại Còn tại quận Hoàng Mai, quận có 164 nhà chung cư đưa vào sử dụng từ năm 2005 (từ khi có Luật Nhà ở năm 2005), trong đó, có 125 nhà chung cư thương mại, 8 chung cư nhà ở xã hội, 9/31 nhà chung cư tái định cư. Đến nay, đã có 119 chung cư thành lập Ban Quản trị; có 121 chung cư bố trí, bàn giao phòng sinh hoạt cộng đồng; có 91 chung cư bàn giao quỹ bảo trì... Điều đáng quan tâm là địa bàn quận Hoàng Mai hiện có 31 toà nhà chung cư, đưa vào sử dụng từ năm 2005, đang xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp. Việc quản lý nhà chung cư trên địa bàn quận vẫn gặp một số khó khăn, vướng mắc như trong nghiệm thu, bàn giao nhà chung cư hồ sơ pháp lý không rõ ràng, không thống nhất làm phát sinh các tranh chấp, mẫu thuật trong việc phân định diện tích sở hữu chung, riêng và công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư, gây khó khăn cho chính quyền trong việc giải quyết. Quận cũng có vướng mắc trong việc thành lập Ban Quản trị, xuất phát từ lợi ích của chủ đầu tư, mong muốn được nhận nhà sớm của cư dân nên nhiều dự án, chủ đầu tư và cư dân đã thỏa thuận bàn giao căn hộ để ở dưới hình thức cải tạo, sửa chữa. Một số dự án chủ đầu tư điều chỉnh thiết kế, điều chỉnh quy hoạch khi chưa được phê duyệt nên chưa được chấp thuận nghiệm thu theo quy định. Chuẩn bị đưa vào vận hành, khai thác 2 chung cư cũ đã hoàn thành cải tạo, xây lạiThị trường căn hộ chung cư có xu hướng đi ngang, khu vực Tây Hồ Tây vẫn ‘neo cao’Thị trường chung cư cho thuê tại Hà Nội hấp dẫn các nhà đầu tư Trong các cuộc khảo sát của Ban Đô thị, các quận đã nêu các kiến nghị với Thành phố có giải pháp, cơ chế vận dụng để phối hợp, yêu cầu các đơn vị, chủ đầu tư giải quyết dứt điểm các tồn tại vi phạm đối với các công trình trên địa bàn. UBND quận Bắc Từ Liêm kiến nghị UBND Thành phố có biện pháp xử lý nghiêm các trường hợp chưa được nghiệm thu phòng cháy chữa cháy, chưa nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng mà chủ đầu tư cố tình bàn giao căn hộ để cư dân vào ở; xử lý nghiêm các trường hợp chây ì trong việc quyết toán số liệu để bàn giao quỹ bảo trì hoặc bàn giao những chưa đủ. Đề nghị UBND Thành phố có biện pháp xử lý nghiêm đối với các chủ đầu tư dự án không thực hiện bàn giao hệ thống hạ tầng kỹ thuật nhà. Yêu cầu chủ đầu tư các dự án khi thực hiện xong phần hạ tầng kỹ thuật mà chưa hoàn thành xong dự án thì có thể thực hiện việc bàn giao để thuận lợi cho công tác quản lý. Quận Hoàng Mai đề nghị HĐND Thành phố có ý kiến để UBND Thành phố quy định cụ thể tài liệu các chủ sở hữu phải cung cấp để chứng minh quyền sở hữu riêng và quy định cụ thể, rõ ràng về nội dung sở hữu chung, sở hữu riêng trong hợp đồng mua bán, thuê mua giữa chủ đầu tư với khách hàng; trách nhiệm của chủ đầu tư khi không quy định cụ thể làm ảnh hưởng đến việc phân định diện tích sở hữu chung, riêng... Ban Đô thị (HĐND TP. Hà Nội) cho biết, các kiến nghị của các quận sẽ được tổng hợp vào báo khảo sát để kiến nghị Thành ủy, UBND Thành phố giải quyết triệt để những vấn đề còn vướng mắc, tồn tại. Gia Huy
Giải quyết những vấn đề còn vướng mắc trong quản lý nhà chung cư Trong tháng 8/2023, HĐND TP. Hà Nội đang tiến hành khảo sát tại các quận về công tác quản lý nhà chung cư nhằm giải quyết triệt để những vấn đề còn vướng mắc, tồn tại trong quản lý nhà chung cư trên địa bàn Hà Nội. Quận Bắc Từ Liêm có 159 chung cư đã đưa vào sử dụng - Ảnh: VGP/Gia Huy Còn chậm bàn giao quỹ bảo trì, nhiều chung cư chưa có ban quản trị Từ khảo sát thực tế tại một số quận của Hà Nội về công tác quản lý nhà chung cư, Đoàn khảo sát của Ban Đô thị (HĐND TP. Hà Nội ) sẽ hoàn thiện báo cáo gửi các cấp có thẩm quyền. Tại quận Thanh Xuân, UBND quận cho biết, địa bàn có 108 tòa nhà chung cư đã đưa vào sử dụng, bao gồm 83 tòa chung cư thương mại; 24 chung cư tái định cư, 1 chung cư nhà ở xã hội, ngoài ra địa bàn quận còn có 219 tòa nhà chung cư cũ. Đến nay đã có 108 tòa chung cư đưa vào sử dụng, nhưng mới có 90 tòa thành lập Ban quản trị; 83/90 tòa chung cư được bàn giao phòng sinh hoạt cộng đồng; 54/90 tòa nhà được chủ đầu tư bàn giao hết quỹ bảo trì. Quận còn gặp một số khó khăn trong quản lý nhà chung cư, như chung cư The Legacy (106 Ngụy Như Kon Tum - Nhân Chính) đang chờ kết luận sau thanh tra của Thanh tra Chính phủ nên các thủ tục đầu tư, điều chỉnh dự án chưa được các cơ quan có thẩm quyền xem xét, chấp thuận. Tại chung cư King Palace (108 Nguyễn Trãi, phường Thượng Đình), do điều chỉnh quy hoạch chi tiết dẫn đến phát sinh tiền sử dụng đất cần nộp ngân sách nhà nước. Đến nay, dự án chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt tiền sử dụng đất bổ sung nên chủ đầu tư chưa có cơ sở để nộp tiền vào ngân sách thành phố nên không thể thực hiện việc xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở... Trước những khó khăn trên, UBND quận Thanh Xuân đề nghị các cơ quan chức năng có thẩm quyền sớm xem xét, giải quyết việc điều chỉnh dự án do Chủ đầu tư đề xuất, sớm xét duyệt hồ sơ để cấp giấy chứng nhận cho các chủ sở hữu căn hộ; thống nhất việc phê duyệt tiền sử dụng đất bổ sung để chủ đầu tư thực hiện việc nộp tiền vào ngân sách thành phố theo quy định, để hoàn thiện cơ sở pháp lý thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở tại Dự án. Qua khảo sát, đối với 19 chung cư chậm bàn giao quỹ bảo trì, quận Thanh Xuân sớm đề xuất phương án xử lý triệt để với các chủ đầu tư, nhằm sớm bàn giao cho người dân thực hiện bảo trì. Ban Đô thị đề nghị quận Thanh Xuân và các sở chuyên ngành rà soát các văn bản nhà nước, đặc biệt là các hướng dẫn của ngành để tham mưu, đề xuất các giải pháp tháo gỡ những tồn tại, vướng mắc trong quản lý nhà chung cư hiện nay. Đối với quận Bắc Từ Liêm, trên địa bàn quận có 159 chung cư đã đưa vào sử dụng. Trong đó, chung cư thương mại, chung cư tự quản, nhà ở công vụ do quân đội quản lý là 134 toà; chung cư tái định cư là 7 toà và 18 toà nhà ở xã hội. Các chung cư hoàn thành đưa vào sử dụng sau khi Luật Nhà ở 2005 có hiệu lực có 140 tòa. Đến nay, đã có 113/140 chung cư có Ban Quản trị (chiếm 80,7%), còn lại 27 tòa. Các chung cư hoàn thành đưa vào sử dụng trước khi Luật Nhà ở 2005 có hiệu lực có 19 tòa, do nhân dân tự bầu ban quản lý; với nhà ở công vụ, quân đội quản lý trực tiếp không thành lập ban quản trị, không có kinh phí bảo trì. Về kết quả bàn giao diện tích sở hữu chung, có 93/113 tòa đã tổ chức bàn giao (chiếm 81%), còn lại 20 tòa, trong đó, 12 tòa có tranh chấp về sở hữu, quản lý, sử dụng diện tích để xe ô tô mà chủ đầu tư giữ lại không bán... Việc quản lý nhà chung cư trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm hiện nay còn một số tồn tại, bất cập, vướng mắc như một số chung cư không có quỹ bảo trì (nhà chung cư xây dựng trước năm 2005, nhà chung cư tái định cư), thành viên Ban Quản trị không có thù lao khi hoạt động, do đó, cư dân không muốn ứng cử tham gia Ban Quản trị. Trong công tác bàn giao hồ sơ nhà chung cư, trách nhiệm lập và bàn giao hồ sơ cho Ban Quản trị nhà chung cư là của chủ đầu tư, tuy nhiên, một số chủ đầu tư làm thất lạc hồ sơ hoặc quá trình thi công xây dựng, chủ đầu tư sai thiết kế được duyệt nên chậm bàn giao... Kiến nghị có giải pháp, cơ chế để phối hợp để giải quyết dứt điểm tồn tại Còn tại quận Hoàng Mai, quận có 164 nhà chung cư đưa vào sử dụng từ năm 2005 (từ khi có Luật Nhà ở năm 2005), trong đó, có 125 nhà chung cư thương mại, 8 chung cư nhà ở xã hội, 9/31 nhà chung cư tái định cư. Đến nay, đã có 119 chung cư thành lập Ban Quản trị; có 121 chung cư bố trí, bàn giao phòng sinh hoạt cộng đồng; có 91 chung cư bàn giao quỹ bảo trì... Điều đáng quan tâm là địa bàn quận Hoàng Mai hiện có 31 toà nhà chung cư, đưa vào sử dụng từ năm 2005, đang xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp. Việc quản lý nhà chung cư trên địa bàn quận vẫn gặp một số khó khăn, vướng mắc như trong nghiệm thu, bàn giao nhà chung cư hồ sơ pháp lý không rõ ràng, không thống nhất làm phát sinh các tranh chấp, mẫu thuật trong việc phân định diện tích sở hữu chung, riêng và công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư, gây khó khăn cho chính quyền trong việc giải quyết. Quận cũng có vướng mắc trong việc thành lập Ban Quản trị, xuất phát từ lợi ích của chủ đầu tư, mong muốn được nhận nhà sớm của cư dân nên nhiều dự án, chủ đầu tư và cư dân đã thỏa thuận bàn giao căn hộ để ở dưới hình thức cải tạo, sửa chữa. Một số dự án chủ đầu tư điều chỉnh thiết kế, điều chỉnh quy hoạch khi chưa được phê duyệt nên chưa được chấp thuận nghiệm thu theo quy định. Chuẩn bị đưa vào vận hành, khai thác 2 chung cư cũ đã hoàn thành cải tạo, xây lạiThị trường căn hộ chung cư có xu hướng đi ngang, khu vực Tây Hồ Tây vẫn ‘neo cao’Thị trường chung cư cho thuê tại Hà Nội hấp dẫn các nhà đầu tư Trong các cuộc khảo sát của Ban Đô thị, các quận đã nêu các kiến nghị với Thành phố có giải pháp, cơ chế vận dụng để phối hợp, yêu cầu các đơn vị, chủ đầu tư giải quyết dứt điểm các tồn tại vi phạm đối với các công trình trên địa bàn. UBND quận Bắc Từ Liêm kiến nghị UBND Thành phố có biện pháp xử lý nghiêm các trường hợp chưa được nghiệm thu phòng cháy chữa cháy, chưa nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng mà chủ đầu tư cố tình bàn giao căn hộ để cư dân vào ở; xử lý nghiêm các trường hợp chây ì trong việc quyết toán số liệu để bàn giao quỹ bảo trì hoặc bàn giao những chưa đủ. Đề nghị UBND Thành phố có biện pháp xử lý nghiêm đối với các chủ đầu tư dự án không thực hiện bàn giao hệ thống hạ tầng kỹ thuật nhà. Yêu cầu chủ đầu tư các dự án khi thực hiện xong phần hạ tầng kỹ thuật mà chưa hoàn thành xong dự án thì có thể thực hiện việc bàn giao để thuận lợi cho công tác quản lý. Quận Hoàng Mai đề nghị HĐND Thành phố có ý kiến để UBND Thành phố quy định cụ thể tài liệu các chủ sở hữu phải cung cấp để chứng minh quyền sở hữu riêng và quy định cụ thể, rõ ràng về nội dung sở hữu chung, sở hữu riêng trong hợp đồng mua bán, thuê mua giữa chủ đầu tư với khách hàng; trách nhiệm của chủ đầu tư khi không quy định cụ thể làm ảnh hưởng đến việc phân định diện tích sở hữu chung, riêng... Ban Đô thị (HĐND TP. Hà Nội) cho biết, các kiến nghị của các quận sẽ được tổng hợp vào báo khảo sát để kiến nghị Thành ủy, UBND Thành phố giải quyết triệt để những vấn đề còn vướng mắc, tồn tại. Gia Huy
Lào Cai: Lũ quét gây thiệt hại lớn về người và tài sản, Thủ tướng chỉ đạo khẩn
Tối 12/9, mưa lớn gây ra lũ quét, sạt lở đất tại thị xã Sa Pa, Lào Cai, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
Trận mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất ở xã Liên Minh, thị xã Sa Pa tối 12/9 Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp bị nén bởi bộ phận áp cao lục địa tăng cường từ phía bắc, từ đêm 12/9 đến rạng sáng 13/9, trên địa bàn tỉnh Lào Cai có mưa vừa, mưa to, một số nơi mưa rất to. Tại huyện Bát Xát, khoảng 21h ngày 12/9, lũ lớn cục bộ đã xảy ra ở xã Phìn Ngan cuốn trôi 1 người tại thôn Suối Chải. Còn tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa, Lào Cai), mưa to đã gây lũ quét, sạt lở đất nghiêm trọng. Tại thôn Nậm Than, xã Liên Minh, đã có hai người chết do lũ cuốn; bốn người mất tích. Theo thông tin ban đầu, mưa lớn diễn ra khoảng 30 phút, gây ra lũ ống trên 3 dòng suối chính trên địa bàn xã (Nậm Phá, Nậm Cang và Nậm Than), cuốn trôi toàn bộ 61 trại cá hồi, cá tầm, cùng 610 ao cá và nhiều tài sản khác của người dân, thiệt hại ước tính khoảng 250 tỷ đồng. Hiện khu vực trên vẫn tiếp tục có mưa lớn, nước lũ tiếp tục dâng khiến công tác tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ gặp nhiều khó khăn. Lũ ống cuốn trôi, làm hư hỏng toàn bộ 61 trại cá hồi cùng 610 ao cá tại xã Liên Minh. Thiệt hại ước tính khoảng 250 tỷ đồngTại khu vực Km 135+400 Quốc lộ 4D, đoạn thuộc địa phận xã Đồng Tuyển (thành phố Lào Cai), nước suối Ngòi Đum dâng cao đã khiến đoạn đường dài khoảng 300 m bị ngập sâu, nhiều phương tiện không thể lưu thông. Trên đường nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi Sa Pa, đoạn thuộc địa phận tổ 30, phường Bắc Cường (thành phố Lào Cai), nước suối Ngòi Đum cũng làm ngập đoạn đường dài khoảng 100 m.Chính quyền thị xã Sa Pa đã khẩn trương cử lực lượng chức năng tăng cường xuống hiện trường để tổ chức thăm hỏi, động viên và tìm kiếm cứu nạn, khắc phục thiệt hại do mưa lũ.Theo Văn phòng UBND tỉnh Lào Cai, sáng 13/9, Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường cùng đoàn công tác đã lên đường vào xã Liên Minh, thị xã Sa Pa để chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả. TIN LIÊN QUANMưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa còn diễn biến phức tạpNgày 9/9: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa dông, có nơi mưa rất toTrước diễn biến của mưa lũ trên địa bàn, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo các địa phương theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng để có kế hoạch cụ thể và các biện pháp phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương ứng phó với diễn biến mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập úng, sạt lở đất... nhằm giảm thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Cùng với đó, tăng thời lượng truyền thông về tình hình thời tiết trên hệ thống loa, đài truyền thanh thôn, xã, để tuyên truyền đến người dân. Tổ chức rà soát các hộ dân đang sinh sống trong khu vực bị sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, ngập úng để có phương án di chuyển kịp thời. Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường cùng đoàn công tác vào xã Liên Minh, thị xã Sa Pa để chỉ đạo công tác khắc phục hậu quảKiểm tra các trang thiết bị phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, lực lượng tại chỗ nhằm sẵn sàng phục vụ công tác phòng và ứng phó. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư, đơn vị thi công trên địa bàn thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống thiên tai tại công trường. Chỉ đạo các chủ đập, hồ chứa thuỷ điện, thuỷ lợi thực hiện kiểm tra hồ, đập và xử lý các khu vực trọng điểm xung yếu về hồ, đập. Tổ chức lực lượng tuần tra, cảnh giới, cắm biển cảnh báo những vị trí ngầm tràn bị ngập úng, lũ ống, lũ quét, khu vực có nguy cơ sạt lở đất... để hướng dẫn người dân, các phương tiện qua lại đảm bảo an toàn.Thủ tướng chỉ đạo khẩnTrong sáng 13/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 797/CĐ-TTg ngày 13/9/2023 yêu cầu Thường trực Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, các Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh không được lơ là, chủ quan, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục nhanh hậu quả đợt thiên tai vừa qua, sớm ổn định lại đời sống cho người dân.Thủ tướng chỉ đạo:Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai và các địa phương khác: i) Huy động lực lượng tập trung tìm kiếm những người còn đang bị mất tích, cứu chữa người bị thương; tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ kịp thời các gia đình bị thiệt hại, nhất là những gia đình có người bị nạn, hộ bị mất nhà cửa, hộ nghèo, khó khăn; ii) Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó kịp thời, hiệu quả nhằm bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân, trong đó tiếp tục tổ chức rà soát, di dời, sơ tán ngay người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, nhất là có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập sâu; bố trí lực lượng kiểm soát chặt chẽ người và phương tiện qua các ngầm tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, khu vực sạt lở hoặc có nguy cơ xảy ra sạt lở, không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn; iii) Huy động lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục nhanh hậu quả thiên tai, khôi phục sản xuất, ổn định đời sống sau thiên tai.Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức dự báo, cảnh báo mưa lũ, sạt lở đất, lũ quét, cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin dự báo, cảnh báo cho các cơ quan chức năng theo đúng quy định để phục vụ công tác chỉ đạo, ứng phó kịp thời, hiệu quả.Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo, hướng dẫn công tác tổ chức giao thông và bảo đảm an toàn giao thông tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi mưa lũ, kịp thời khắc phục sự cố, bảo đảm giao thông thông suốt, nhất là trên các trục giao thông chính.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương theo chức năng quản lý nhà nước được giao phối hợp địa phương chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn hồ đập, không để xảy ra lũ nhân tạo, lũ quét do ảnh hưởng của hồ đập.Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và các Bộ: Quốc phòng, Công an chủ động chỉ đạo, hỗ trợ các địa phương triển khai công tác ứng phó, tìm kiếm, cứu nạn, bảo đảm kịp thời, hiệu quả khi có yêu cầu.Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai theo dõi chặt chẽ tình hình thiên tai, chủ động chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương triển khai công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả, hạn chế thiệt hại do thiên tai./.
Lào Cai: Lũ quét gây thiệt hại lớn về người và tài sản, Thủ tướng chỉ đạo khẩn Tối 12/9, mưa lớn gây ra lũ quét, sạt lở đất tại thị xã Sa Pa, Lào Cai, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Trận mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất ở xã Liên Minh, thị xã Sa Pa tối 12/9 Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp bị nén bởi bộ phận áp cao lục địa tăng cường từ phía bắc, từ đêm 12/9 đến rạng sáng 13/9, trên địa bàn tỉnh Lào Cai có mưa vừa, mưa to, một số nơi mưa rất to. Tại huyện Bát Xát, khoảng 21h ngày 12/9, lũ lớn cục bộ đã xảy ra ở xã Phìn Ngan cuốn trôi 1 người tại thôn Suối Chải. Còn tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa, Lào Cai), mưa to đã gây lũ quét, sạt lở đất nghiêm trọng. Tại thôn Nậm Than, xã Liên Minh, đã có hai người chết do lũ cuốn; bốn người mất tích. Theo thông tin ban đầu, mưa lớn diễn ra khoảng 30 phút, gây ra lũ ống trên 3 dòng suối chính trên địa bàn xã (Nậm Phá, Nậm Cang và Nậm Than), cuốn trôi toàn bộ 61 trại cá hồi, cá tầm, cùng 610 ao cá và nhiều tài sản khác của người dân, thiệt hại ước tính khoảng 250 tỷ đồng. Hiện khu vực trên vẫn tiếp tục có mưa lớn, nước lũ tiếp tục dâng khiến công tác tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ gặp nhiều khó khăn. Lũ ống cuốn trôi, làm hư hỏng toàn bộ 61 trại cá hồi cùng 610 ao cá tại xã Liên Minh. Thiệt hại ước tính khoảng 250 tỷ đồngTại khu vực Km 135+400 Quốc lộ 4D, đoạn thuộc địa phận xã Đồng Tuyển (thành phố Lào Cai), nước suối Ngòi Đum dâng cao đã khiến đoạn đường dài khoảng 300 m bị ngập sâu, nhiều phương tiện không thể lưu thông. Trên đường nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi Sa Pa, đoạn thuộc địa phận tổ 30, phường Bắc Cường (thành phố Lào Cai), nước suối Ngòi Đum cũng làm ngập đoạn đường dài khoảng 100 m.Chính quyền thị xã Sa Pa đã khẩn trương cử lực lượng chức năng tăng cường xuống hiện trường để tổ chức thăm hỏi, động viên và tìm kiếm cứu nạn, khắc phục thiệt hại do mưa lũ.Theo Văn phòng UBND tỉnh Lào Cai, sáng 13/9, Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường cùng đoàn công tác đã lên đường vào xã Liên Minh, thị xã Sa Pa để chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả. TIN LIÊN QUANMưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa còn diễn biến phức tạpNgày 9/9: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa dông, có nơi mưa rất toTrước diễn biến của mưa lũ trên địa bàn, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo các địa phương theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng để có kế hoạch cụ thể và các biện pháp phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương ứng phó với diễn biến mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập úng, sạt lở đất... nhằm giảm thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Cùng với đó, tăng thời lượng truyền thông về tình hình thời tiết trên hệ thống loa, đài truyền thanh thôn, xã, để tuyên truyền đến người dân. Tổ chức rà soát các hộ dân đang sinh sống trong khu vực bị sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, ngập úng để có phương án di chuyển kịp thời. Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường cùng đoàn công tác vào xã Liên Minh, thị xã Sa Pa để chỉ đạo công tác khắc phục hậu quảKiểm tra các trang thiết bị phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, lực lượng tại chỗ nhằm sẵn sàng phục vụ công tác phòng và ứng phó. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư, đơn vị thi công trên địa bàn thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống thiên tai tại công trường. Chỉ đạo các chủ đập, hồ chứa thuỷ điện, thuỷ lợi thực hiện kiểm tra hồ, đập và xử lý các khu vực trọng điểm xung yếu về hồ, đập. Tổ chức lực lượng tuần tra, cảnh giới, cắm biển cảnh báo những vị trí ngầm tràn bị ngập úng, lũ ống, lũ quét, khu vực có nguy cơ sạt lở đất... để hướng dẫn người dân, các phương tiện qua lại đảm bảo an toàn.Thủ tướng chỉ đạo khẩnTrong sáng 13/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 797/CĐ-TTg ngày 13/9/2023 yêu cầu Thường trực Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, các Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh không được lơ là, chủ quan, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục nhanh hậu quả đợt thiên tai vừa qua, sớm ổn định lại đời sống cho người dân.Thủ tướng chỉ đạo:Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai và các địa phương khác: i) Huy động lực lượng tập trung tìm kiếm những người còn đang bị mất tích, cứu chữa người bị thương; tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ kịp thời các gia đình bị thiệt hại, nhất là những gia đình có người bị nạn, hộ bị mất nhà cửa, hộ nghèo, khó khăn; ii) Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó kịp thời, hiệu quả nhằm bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân, trong đó tiếp tục tổ chức rà soát, di dời, sơ tán ngay người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, nhất là có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập sâu; bố trí lực lượng kiểm soát chặt chẽ người và phương tiện qua các ngầm tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, khu vực sạt lở hoặc có nguy cơ xảy ra sạt lở, không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn; iii) Huy động lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục nhanh hậu quả thiên tai, khôi phục sản xuất, ổn định đời sống sau thiên tai.Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức dự báo, cảnh báo mưa lũ, sạt lở đất, lũ quét, cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin dự báo, cảnh báo cho các cơ quan chức năng theo đúng quy định để phục vụ công tác chỉ đạo, ứng phó kịp thời, hiệu quả.Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo, hướng dẫn công tác tổ chức giao thông và bảo đảm an toàn giao thông tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi mưa lũ, kịp thời khắc phục sự cố, bảo đảm giao thông thông suốt, nhất là trên các trục giao thông chính.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương theo chức năng quản lý nhà nước được giao phối hợp địa phương chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn hồ đập, không để xảy ra lũ nhân tạo, lũ quét do ảnh hưởng của hồ đập.Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và các Bộ: Quốc phòng, Công an chủ động chỉ đạo, hỗ trợ các địa phương triển khai công tác ứng phó, tìm kiếm, cứu nạn, bảo đảm kịp thời, hiệu quả khi có yêu cầu.Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai theo dõi chặt chẽ tình hình thiên tai, chủ động chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương triển khai công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả, hạn chế thiệt hại do thiên tai./.
3 trường hợp bác sĩ bắt buộc chữa bệnh và 5 trường hợp có thể từ chối
(Chinhphu.vn) – Theo Luật Khám chữa bệnh sửa đổi có hiệu lực từ 1/1/2024, các bác sĩ bắt buộc chữa bệnh cho 3 trường hợp và có quyền từ chối khám, chữa bệnh trong 5 trường hợp.
bonewsrelation eonewsrelation Thu Jan 04 2024 18:52:03 GMT+0700 (GMT+07:00) -- Thu Jan 04 2024 18:52:03 GMT+0700 (GMT+07:00) -- Thu Jan 04 2024 18:58:48 GMT+0700 (GMT+07:00) Luật Khám chữa bệnh sửa đổi quy định 3 trường hợp bác sĩ bắt buộc chữa bệnh và 5 trường hợp có thể từ chối khám chữa bệnh. Ảnh: VGP/HM Cụ thể, Luật Khám chữa bệnh sửa đổi quy định, các trường hợp bác sĩ bắt buộc chữa bệnh gồm: người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A; người mắc bệnh trầm cảm có ý tưởng, hành vi tự sát, người có bệnh tâm thần, kích động có khả năng gây nguy hại cho bản thân hoặc người khác hoặc phá hoại tài sản; các trường hợp khác theo quy định. Các bác sĩ cũng có quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh trong 5 trường hợp sau đây: Tiên lượng tình trạng bệnh vượt quá khả năng hoặc không thuộc phạm vi hành nghề của mình nhưng phải giới thiệu người bệnh đến người hành nghề khác hoặc cơ sở khám chữa bệnh khác phù hợp để khám chữa bệnh và phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh được người hành nghề khác tiếp nhận hoặc chuyển đi cơ sở khác. Việc khám chữa bệnh trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp. Người bệnh, thân nhân của người bệnh có hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng của người hành nghề khi đang thực hiện nhiệm vụ, trừ trường hợp người đó mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không nhận thức, làm chủ được hành vi. Người bệnh yêu cầu phương pháp khám chữa bệnh không phù hợp với quy định về chuyên môn kỹ thuật. Người bệnh, người đại diện của người bệnh quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 15 của Luật này (liên quan người bệnh là người thành niên và thanh niên rơi vào tình trạng mất năng lực hành vi dân sự) không chấp hành chỉ định về chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh của người hành nghề sau khi đã được người hành nghề tư vấn, vận động thuyết phục mà việc không chấp hành này có nguy cơ gây hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh Luật Khám chữa bệnh sửa đổi cũng quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh gồm: Xâm phạm quyền của người bệnh. Từ chối hoặc cố ý chậm cấp cứu người bệnh, trừ 5 trường hợp bác sĩ có quyền từ chối khám, chữa bệnh phía trên. Khám bệnh, chữa bệnh mà không đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 19 của Luật này. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh lần đầu 31/12/2023 07:02Huy động người tham gia khám, chữa bệnh khi xảy ra thiên tai, thảm hoạ, dịch bệnh 02/01/2024 15:00Đề xuất giá dịch vụ khám, chữa bệnh tại cơ sở khám chữa bệnh các Bộ/Ngành 22/12/2023 20:01Có thể thông tuyến khám chữa bệnh đến bệnh viện Trung ương? 01/12/2023 15:04Khung giá dịch vụ khám chữa bệnh mới nhất 21/11/2023 15:58Đại biểu Quốc hội đề nghị bỏ giấy chuyển tuyến khám chữa bệnh vì phiền toái 20/11/2023 14:19 Khám bệnh, chữa bệnh không đúng phạm vi hành nghề hoặc phạm vi hoạt động được cơ quan có thẩm quyền cho phép, trừ trường hợp cấp cứu hoặc thực hiện khám bệnh, chữa bệnh theo huy động, điều động của cơ quan có thẩm quyền khi xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp. Hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ngoài thời gian, địa điểm đã đăng ký hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật này. Không tuân thủ quy định về chuyên môn kỹ thuật; áp dụng phương pháp, kỹ thuật chuyên môn, sử dụng thiết bị y tế chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Kê đơn, chỉ định sử dụng thuốc chưa được cấp phép lưu hành theo quy định của pháp luật về dược trong khám bệnh, chữa bệnh. Có hành vi nhũng nhiễu trong khám bệnh, chữa bệnh. Kê đơn thuốc, chỉ định thực hiện các dịch vụ kỹ thuật, thiết bị y tế, gợi ý chuyển người bệnh tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác hoặc có hành vi khác nhằm trục lợi. Tẩy xóa, sửa chữa hồ sơ bệnh án nhằm làm sai lệch thông tin về khám bệnh, chữa bệnh hoặc lập hồ sơ bệnh án giả hoặc lập hồ sơ bệnh án và các giấy tờ khống khác về kết quả khám bệnh, chữa bệnh. Người hành nghề bán thuốc dưới mọi hình thức, trừ các trường hợp: bác sỹ y học cổ truyền, y sỹ y học cổ truyền, lương y bán thuốc cổ truyền; người có bài thuốc gia truyền bán thuốc theo bài thuốc gia truyền thuộc quyền sở hữu của mình đã được đăng ký. Sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác, ma túy, thuốc lá tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc trong khi khám bệnh, chữa bệnh. Sử dụng hình thức mê tín, dị đoan trong khám bệnh, chữa bệnh. Từ chối tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh khi có thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp theo quyết định huy động, điều động của cơ quan, người có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 47 của Luật này. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khi thuộc một trong các trường hợp: không có giấy phép hoạt động; đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động; không đúng phạm vi hoạt động chuyên môn cho phép, trừ trường hợp cấp cứu hoặc thực hiện khám bệnh, chữa bệnh theo quyết định huy động, điều động của cơ quan, người có thẩm quyền khi xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp. Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn giấy phép hành nghề hoặc giấy phép hoạt động. Lợi dụng hình ảnh, tư cách của người hành nghề để phát ngôn, tuyên truyền, khuyến khích người bệnh sử dụng phương pháp khám bệnh, chữa bệnh chưa được công nhận. Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người hành nghề và người khác làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc phá hoại, hủy hoại tài sản của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Ngăn cản người bệnh thuộc trường hợp bắt buộc chữa bệnh vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc cố ý thực hiện bắt buộc chữa bệnh đối với người không thuộc trường hợp bắt buộc chữa bệnh. Quảng cáo vượt quá phạm vi hành nghề hoặc vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; lợi dụng kiến thức y học để quảng cáo gian dối về khám bệnh, chữa bệnh. Đăng tải các thông tin mang tính quy kết về trách nhiệm của người hành nghề, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi xảy ra sự cố y khoa mà chưa có kết luận của cơ quan có thẩm quyền. Hiền Minh
3 trường hợp bác sĩ bắt buộc chữa bệnh và 5 trường hợp có thể từ chối (Chinhphu.vn) – Theo Luật Khám chữa bệnh sửa đổi có hiệu lực từ 1/1/2024, các bác sĩ bắt buộc chữa bệnh cho 3 trường hợp và có quyền từ chối khám, chữa bệnh trong 5 trường hợp. bonewsrelation eonewsrelation Thu Jan 04 2024 18:52:03 GMT+0700 (GMT+07:00) -- Thu Jan 04 2024 18:52:03 GMT+0700 (GMT+07:00) -- Thu Jan 04 2024 18:58:48 GMT+0700 (GMT+07:00) Luật Khám chữa bệnh sửa đổi quy định 3 trường hợp bác sĩ bắt buộc chữa bệnh và 5 trường hợp có thể từ chối khám chữa bệnh. Ảnh: VGP/HM Cụ thể, Luật Khám chữa bệnh sửa đổi quy định, các trường hợp bác sĩ bắt buộc chữa bệnh gồm: người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A; người mắc bệnh trầm cảm có ý tưởng, hành vi tự sát, người có bệnh tâm thần, kích động có khả năng gây nguy hại cho bản thân hoặc người khác hoặc phá hoại tài sản; các trường hợp khác theo quy định. Các bác sĩ cũng có quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh trong 5 trường hợp sau đây: Tiên lượng tình trạng bệnh vượt quá khả năng hoặc không thuộc phạm vi hành nghề của mình nhưng phải giới thiệu người bệnh đến người hành nghề khác hoặc cơ sở khám chữa bệnh khác phù hợp để khám chữa bệnh và phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh được người hành nghề khác tiếp nhận hoặc chuyển đi cơ sở khác. Việc khám chữa bệnh trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp. Người bệnh, thân nhân của người bệnh có hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng của người hành nghề khi đang thực hiện nhiệm vụ, trừ trường hợp người đó mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không nhận thức, làm chủ được hành vi. Người bệnh yêu cầu phương pháp khám chữa bệnh không phù hợp với quy định về chuyên môn kỹ thuật. Người bệnh, người đại diện của người bệnh quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 15 của Luật này (liên quan người bệnh là người thành niên và thanh niên rơi vào tình trạng mất năng lực hành vi dân sự) không chấp hành chỉ định về chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh của người hành nghề sau khi đã được người hành nghề tư vấn, vận động thuyết phục mà việc không chấp hành này có nguy cơ gây hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh Luật Khám chữa bệnh sửa đổi cũng quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh gồm: Xâm phạm quyền của người bệnh. Từ chối hoặc cố ý chậm cấp cứu người bệnh, trừ 5 trường hợp bác sĩ có quyền từ chối khám, chữa bệnh phía trên. Khám bệnh, chữa bệnh mà không đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 19 của Luật này. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh lần đầu 31/12/2023 07:02Huy động người tham gia khám, chữa bệnh khi xảy ra thiên tai, thảm hoạ, dịch bệnh 02/01/2024 15:00Đề xuất giá dịch vụ khám, chữa bệnh tại cơ sở khám chữa bệnh các Bộ/Ngành 22/12/2023 20:01Có thể thông tuyến khám chữa bệnh đến bệnh viện Trung ương? 01/12/2023 15:04Khung giá dịch vụ khám chữa bệnh mới nhất 21/11/2023 15:58Đại biểu Quốc hội đề nghị bỏ giấy chuyển tuyến khám chữa bệnh vì phiền toái 20/11/2023 14:19 Khám bệnh, chữa bệnh không đúng phạm vi hành nghề hoặc phạm vi hoạt động được cơ quan có thẩm quyền cho phép, trừ trường hợp cấp cứu hoặc thực hiện khám bệnh, chữa bệnh theo huy động, điều động của cơ quan có thẩm quyền khi xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp. Hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ngoài thời gian, địa điểm đã đăng ký hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật này. Không tuân thủ quy định về chuyên môn kỹ thuật; áp dụng phương pháp, kỹ thuật chuyên môn, sử dụng thiết bị y tế chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Kê đơn, chỉ định sử dụng thuốc chưa được cấp phép lưu hành theo quy định của pháp luật về dược trong khám bệnh, chữa bệnh. Có hành vi nhũng nhiễu trong khám bệnh, chữa bệnh. Kê đơn thuốc, chỉ định thực hiện các dịch vụ kỹ thuật, thiết bị y tế, gợi ý chuyển người bệnh tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác hoặc có hành vi khác nhằm trục lợi. Tẩy xóa, sửa chữa hồ sơ bệnh án nhằm làm sai lệch thông tin về khám bệnh, chữa bệnh hoặc lập hồ sơ bệnh án giả hoặc lập hồ sơ bệnh án và các giấy tờ khống khác về kết quả khám bệnh, chữa bệnh. Người hành nghề bán thuốc dưới mọi hình thức, trừ các trường hợp: bác sỹ y học cổ truyền, y sỹ y học cổ truyền, lương y bán thuốc cổ truyền; người có bài thuốc gia truyền bán thuốc theo bài thuốc gia truyền thuộc quyền sở hữu của mình đã được đăng ký. Sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác, ma túy, thuốc lá tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc trong khi khám bệnh, chữa bệnh. Sử dụng hình thức mê tín, dị đoan trong khám bệnh, chữa bệnh. Từ chối tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh khi có thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp theo quyết định huy động, điều động của cơ quan, người có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 47 của Luật này. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khi thuộc một trong các trường hợp: không có giấy phép hoạt động; đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động; không đúng phạm vi hoạt động chuyên môn cho phép, trừ trường hợp cấp cứu hoặc thực hiện khám bệnh, chữa bệnh theo quyết định huy động, điều động của cơ quan, người có thẩm quyền khi xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp. Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn giấy phép hành nghề hoặc giấy phép hoạt động. Lợi dụng hình ảnh, tư cách của người hành nghề để phát ngôn, tuyên truyền, khuyến khích người bệnh sử dụng phương pháp khám bệnh, chữa bệnh chưa được công nhận. Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người hành nghề và người khác làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc phá hoại, hủy hoại tài sản của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Ngăn cản người bệnh thuộc trường hợp bắt buộc chữa bệnh vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc cố ý thực hiện bắt buộc chữa bệnh đối với người không thuộc trường hợp bắt buộc chữa bệnh. Quảng cáo vượt quá phạm vi hành nghề hoặc vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; lợi dụng kiến thức y học để quảng cáo gian dối về khám bệnh, chữa bệnh. Đăng tải các thông tin mang tính quy kết về trách nhiệm của người hành nghề, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi xảy ra sự cố y khoa mà chưa có kết luận của cơ quan có thẩm quyền. Hiền Minh
Chùm ảnh: Thủ tướng dự Lễ hưởng ứng chương trình trồng 1 tỷ cây xanh
Sáng 14/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ hưởng ứng chương trình trồng 1 tỷ cây xanh do Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với tỉnh Nghệ An tổ chức tại Khu di tích lịch sử quốc gia Truông Bồn.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các đại biểu dự Lễ hưởng ứng chương trình trồng 1 tỷ cây xanh do Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với tỉnh Nghệ An tổ chức tại Khu di tích lịch sử quốc gia Truông Bồn. Ảnh VGP/Quang Hiếu Ảnh VGP/Quang Hiếu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tặng cây xanh cho huyện Đô Lương, Nghệ An. Ảnh VGP/Quang Hiếu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích Kim Liên. Ảnh VGP/Quang Hiếu Thủ tướng dâng hương tại Đền Chung Sơn - đền thờ gia tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh VGP/Quang Hiếu Thủ tướng dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Khu di tích Truông Bồn. Ảnh VGP/Quang Hiếu Quang Hiếu
Chùm ảnh: Thủ tướng dự Lễ hưởng ứng chương trình trồng 1 tỷ cây xanh Sáng 14/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ hưởng ứng chương trình trồng 1 tỷ cây xanh do Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với tỉnh Nghệ An tổ chức tại Khu di tích lịch sử quốc gia Truông Bồn. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các đại biểu dự Lễ hưởng ứng chương trình trồng 1 tỷ cây xanh do Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với tỉnh Nghệ An tổ chức tại Khu di tích lịch sử quốc gia Truông Bồn. Ảnh VGP/Quang Hiếu Ảnh VGP/Quang Hiếu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tặng cây xanh cho huyện Đô Lương, Nghệ An. Ảnh VGP/Quang Hiếu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích Kim Liên. Ảnh VGP/Quang Hiếu Thủ tướng dâng hương tại Đền Chung Sơn - đền thờ gia tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh VGP/Quang Hiếu Thủ tướng dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Khu di tích Truông Bồn. Ảnh VGP/Quang Hiếu Quang Hiếu
Cử tri ủng hộ mở rộng thị trấn Thiệu Hóa, thành lập thị trấn Hậu Hiền, Thiệu Hóa, Thanh Hóa
Đề án nhập xã Thiệu Phú vào thị trấn Thiệu Hóa và thành lập thị trấn Hậu Hiền thuộc huyện Thiệu Hóa đã được đa số cử tri ủng hộ.
bonewsrelation eonewsrelation Fri Oct 27 2023 17:01:00 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Fri Oct 27 2023 17:01:00 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Wed Nov 22 2023 17:08:03 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Một góc thị trấn Thiệu Hóa, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, UBND huyện Thiệu Hóa đã xây dựng kế hoạch lấy ý kiến cử tri; thành lập các tổ công tác; thông tin, tuyên truyền, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ công tác lấy ý kiến cử tri cho cán bộ, công chức của các xã, thị trấn, các thôn, tiểu khu và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức lấy ý kiến cử tri. Ngày 24/9/2023, thị trấn Thiệu Hóa và các xã: Thiệu Phú, Minh Tâm đã hoàn thành việc lấy ý kiến cử tri. Theo đó, phương án nhập xã Thiệu Phú vào thị trấn Thiệu Hóa và thành lập thị trấn Hậu Hiền đều được cử tri đồng thuận, thống nhất cao. Tỷ lệ cử tri tham gia ý kiến đạt 100%; tỷ lệ cử tri đồng ý với phương án nhập xã, thành lập thị trấn đạt từ 98,56% trở lên. Đề án, phương án, kết quả lấy ý kiến cử tri đã được trình đến Hội đồng nhân dân các xã, thị trấn và Hội đồng nhân dân huyện Thiệu Hóa thảo luận, biểu quyết tán thành chủ trương nhập xã, thành lập thị trấn đạt 100% so với số đại biểu Hội đồng nhân dân tham dự. Ngày 29/9/2023, tại Kỳ họp thứ 16 Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã thống nhất, quyết nghị tán thành chủ trương nhập xã Thiệu Phú vào thị trấn Thiệu Hóa và thành lập thị trấn Hậu Hiền thuộc huyện Thiệu Hóa (Nghị quyết số 444/NQ-HĐND ngày 29/9/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa). Theo Đề án, nhập toàn bộ 6,53 km2 diện tích tự nhiên, 9.175 người của xã Thiệu Phú vào thị trấn Thiệu Hóa. Sau khi nhập, thị trấn Thiệu Hóa có 17,21 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 28.352 người. Địa giới hành chính thị trấn Thiệu Hóa: Phía Đông giáp các xã: Thiệu Nguyên, Tân Châu, Thiệu Duy; phía Tây giáp các xã: Thiệu Phúc, Thiệu Vận; phía Nam giáp xã Thiệu Trung và huyện Đông Sơn; phía Bắc giáp các xã: Thiệu Long, Thiệu Công. Thành lập thị trấn Hậu Hiền trên cơ sở toàn bộ 10,41 km2 diện tích tự nhiên, 12.061 người của xã Minh Tâm. Sau khi thành lập, thị trấn Hậu Hiền có 10,41 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 12.061 người. Địa giới hành chính thị trấn Hậu Hiền: Phía Đông giáp các xã Thiệu Phúc, Thiệu Vận và Thiệu Viên; phía Tây giáp các xã Thiệu Chính, Thiệu Hòa và Thiệu Toán; phía Nam giáp huyện Triệu Sơn; phía Phía Bắc giáp xã Thiệu Tiến và xã Thiệu Vũ. Sau khi nhập xã Thiệu Phú vào thị trấn Thiệu Hóa và thành lập thị trấn Hậu Hiền; huyện Thiệu Hóa có 24 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 02 thị trấn: Thiệu Hóa, Hậu Hiền và 22 xã: Tân Châu, Thiệu Chính, Thiệu Công, Thiệu Duy, Thiệu Giang, Thiệu Giao, Thiệu Hòa, Thiệu Hợp, Thiệu Long, Thiệu Lý, Thiệu Ngọc, Thiệu Nguyên, Thiệu Phúc, Thiệu Quang, Thiệu Thành, Thiệu Thịnh, Thiệu Tiến, Thiệu Toán, Thiệu Trung, Thiệu Vận, Thiệu Viên, Thiệu Vũ. Mời bạn đọc xem Báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến cử tri và kết quả biểu quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã, cấp huyện đối với việc nhập xã Thiệu Phú vào thị trấn Thiệu Hóa và thành lập thị trấn Hậu Hiền thuộc huyện Thiệu Hóa: Báo cáo Tuệ Văn Tham khảo thêmCác thành viên Chính phủ thể hiện trách nhiệm cao trước cử triTham khảo thêmCử tri ủng hộ thành lập thành phố Bến Cát thuộc tỉnh Bình DươngTham khảo thêmĐông đảo cử tri ủng hộ thành lập thị trấn Kim Long, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Cử tri ủng hộ mở rộng thị trấn Thiệu Hóa, thành lập thị trấn Hậu Hiền, Thiệu Hóa, Thanh Hóa Đề án nhập xã Thiệu Phú vào thị trấn Thiệu Hóa và thành lập thị trấn Hậu Hiền thuộc huyện Thiệu Hóa đã được đa số cử tri ủng hộ. bonewsrelation eonewsrelation Fri Oct 27 2023 17:01:00 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Fri Oct 27 2023 17:01:00 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Wed Nov 22 2023 17:08:03 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Một góc thị trấn Thiệu Hóa, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, UBND huyện Thiệu Hóa đã xây dựng kế hoạch lấy ý kiến cử tri; thành lập các tổ công tác; thông tin, tuyên truyền, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ công tác lấy ý kiến cử tri cho cán bộ, công chức của các xã, thị trấn, các thôn, tiểu khu và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức lấy ý kiến cử tri. Ngày 24/9/2023, thị trấn Thiệu Hóa và các xã: Thiệu Phú, Minh Tâm đã hoàn thành việc lấy ý kiến cử tri. Theo đó, phương án nhập xã Thiệu Phú vào thị trấn Thiệu Hóa và thành lập thị trấn Hậu Hiền đều được cử tri đồng thuận, thống nhất cao. Tỷ lệ cử tri tham gia ý kiến đạt 100%; tỷ lệ cử tri đồng ý với phương án nhập xã, thành lập thị trấn đạt từ 98,56% trở lên. Đề án, phương án, kết quả lấy ý kiến cử tri đã được trình đến Hội đồng nhân dân các xã, thị trấn và Hội đồng nhân dân huyện Thiệu Hóa thảo luận, biểu quyết tán thành chủ trương nhập xã, thành lập thị trấn đạt 100% so với số đại biểu Hội đồng nhân dân tham dự. Ngày 29/9/2023, tại Kỳ họp thứ 16 Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã thống nhất, quyết nghị tán thành chủ trương nhập xã Thiệu Phú vào thị trấn Thiệu Hóa và thành lập thị trấn Hậu Hiền thuộc huyện Thiệu Hóa (Nghị quyết số 444/NQ-HĐND ngày 29/9/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa). Theo Đề án, nhập toàn bộ 6,53 km2 diện tích tự nhiên, 9.175 người của xã Thiệu Phú vào thị trấn Thiệu Hóa. Sau khi nhập, thị trấn Thiệu Hóa có 17,21 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 28.352 người. Địa giới hành chính thị trấn Thiệu Hóa: Phía Đông giáp các xã: Thiệu Nguyên, Tân Châu, Thiệu Duy; phía Tây giáp các xã: Thiệu Phúc, Thiệu Vận; phía Nam giáp xã Thiệu Trung và huyện Đông Sơn; phía Bắc giáp các xã: Thiệu Long, Thiệu Công. Thành lập thị trấn Hậu Hiền trên cơ sở toàn bộ 10,41 km2 diện tích tự nhiên, 12.061 người của xã Minh Tâm. Sau khi thành lập, thị trấn Hậu Hiền có 10,41 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 12.061 người. Địa giới hành chính thị trấn Hậu Hiền: Phía Đông giáp các xã Thiệu Phúc, Thiệu Vận và Thiệu Viên; phía Tây giáp các xã Thiệu Chính, Thiệu Hòa và Thiệu Toán; phía Nam giáp huyện Triệu Sơn; phía Phía Bắc giáp xã Thiệu Tiến và xã Thiệu Vũ. Sau khi nhập xã Thiệu Phú vào thị trấn Thiệu Hóa và thành lập thị trấn Hậu Hiền; huyện Thiệu Hóa có 24 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 02 thị trấn: Thiệu Hóa, Hậu Hiền và 22 xã: Tân Châu, Thiệu Chính, Thiệu Công, Thiệu Duy, Thiệu Giang, Thiệu Giao, Thiệu Hòa, Thiệu Hợp, Thiệu Long, Thiệu Lý, Thiệu Ngọc, Thiệu Nguyên, Thiệu Phúc, Thiệu Quang, Thiệu Thành, Thiệu Thịnh, Thiệu Tiến, Thiệu Toán, Thiệu Trung, Thiệu Vận, Thiệu Viên, Thiệu Vũ. Mời bạn đọc xem Báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến cử tri và kết quả biểu quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã, cấp huyện đối với việc nhập xã Thiệu Phú vào thị trấn Thiệu Hóa và thành lập thị trấn Hậu Hiền thuộc huyện Thiệu Hóa: Báo cáo Tuệ Văn Tham khảo thêmCác thành viên Chính phủ thể hiện trách nhiệm cao trước cử triTham khảo thêmCử tri ủng hộ thành lập thành phố Bến Cát thuộc tỉnh Bình DươngTham khảo thêmĐông đảo cử tri ủng hộ thành lập thị trấn Kim Long, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Tăng cường khai thác sân bay Cần Thơ
(Chinhphu.vn) – Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường khai thác đi/đến Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ.
bonewsrelation eonewsrelation Fri May 06 2022 17:32:27 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- -- Fri May 06 2022 17:32:27 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Bộ Giao thông vận tải yêu cầu tăng cường khai thác đi/đến Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ Bộ Giao thông vận tải đề nghị Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo các hãng hàng không tiếp tục theo dõi, nghiên cứu thị trường để mở các đường bay quốc tế/nội địa mới đi/đến Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ; thực hiện có hiệu quả kết nối hàng không - du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo Đề án "Tăng cường kết nối hàng không với các thị trường nguồn khách du lịch" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 105/QĐ-TTg ngày 22/01/2019. Khuyến khích các hãng hàng không Việt Nam tiếp tục có chính sách ưu đãi giá trên các đường bay khai thác đi/đến Cần Thơ. Xem xét ưu tiên xác nhận giờ hạ cất cánh (slot) cho các chuyến bay đi/đến Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ theo đúng quy định. Cục Hàng không Việt Nam nghiên cứu phối hợp với các cơ quan, đơn vị của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân Thành phố Cần Thơ và các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long, các doanh nghiệp trong ngành hàng không và các cơ quan, đơn vị có liên quan khác tổ chức Hội thảo Quảng bá du lịch, điểm đến Cần Thơ trong thời gian sớm nhất. Chủ động làm việc trực tiếp với các hãng hàng không quốc tế để giới thiệu, định hướng các hãng mở rộng mạng đường bay đến Việt Nam, trong đó có điểm đến là Cần Thơ. Nghiên cứu xây dựng Đề án tăng cường khai thác các chuyến bay đi/đến Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ, báo cáo Bộ Giao thông vận tải trong tháng 6/2022. Đảm bảo khai thác 24/7 Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam nghiên cứu sớm đưa Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ đảm bảo khai thác 24/7 để có thể tiếp nhận các chuyến bay quốc tế trong khung giờ tối. Các hãng hàng không Việt Nam tiếp tục có chính sách ưu đãi giá trên các đường bay khai thác đi/đến Cần Thơ; theo dõi, nghiên cứu thị trường để mở các đường bay quốc tế/nội địa mới đi/đến Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ; thực hiện có hiệu quả kết nối hàng không - du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo Đề án "Tăng cường kết nối hàng không với các thị trường nguồn khách du lịch". Tuệ Văn
Tăng cường khai thác sân bay Cần Thơ (Chinhphu.vn) – Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường khai thác đi/đến Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ. bonewsrelation eonewsrelation Fri May 06 2022 17:32:27 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- -- Fri May 06 2022 17:32:27 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Bộ Giao thông vận tải yêu cầu tăng cường khai thác đi/đến Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ Bộ Giao thông vận tải đề nghị Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo các hãng hàng không tiếp tục theo dõi, nghiên cứu thị trường để mở các đường bay quốc tế/nội địa mới đi/đến Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ; thực hiện có hiệu quả kết nối hàng không - du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo Đề án "Tăng cường kết nối hàng không với các thị trường nguồn khách du lịch" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 105/QĐ-TTg ngày 22/01/2019. Khuyến khích các hãng hàng không Việt Nam tiếp tục có chính sách ưu đãi giá trên các đường bay khai thác đi/đến Cần Thơ. Xem xét ưu tiên xác nhận giờ hạ cất cánh (slot) cho các chuyến bay đi/đến Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ theo đúng quy định. Cục Hàng không Việt Nam nghiên cứu phối hợp với các cơ quan, đơn vị của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân Thành phố Cần Thơ và các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long, các doanh nghiệp trong ngành hàng không và các cơ quan, đơn vị có liên quan khác tổ chức Hội thảo Quảng bá du lịch, điểm đến Cần Thơ trong thời gian sớm nhất. Chủ động làm việc trực tiếp với các hãng hàng không quốc tế để giới thiệu, định hướng các hãng mở rộng mạng đường bay đến Việt Nam, trong đó có điểm đến là Cần Thơ. Nghiên cứu xây dựng Đề án tăng cường khai thác các chuyến bay đi/đến Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ, báo cáo Bộ Giao thông vận tải trong tháng 6/2022. Đảm bảo khai thác 24/7 Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam nghiên cứu sớm đưa Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ đảm bảo khai thác 24/7 để có thể tiếp nhận các chuyến bay quốc tế trong khung giờ tối. Các hãng hàng không Việt Nam tiếp tục có chính sách ưu đãi giá trên các đường bay khai thác đi/đến Cần Thơ; theo dõi, nghiên cứu thị trường để mở các đường bay quốc tế/nội địa mới đi/đến Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ; thực hiện có hiệu quả kết nối hàng không - du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo Đề án "Tăng cường kết nối hàng không với các thị trường nguồn khách du lịch". Tuệ Văn
Chủ kinh doanh lập danh sách công nhân cần hỗ trợ
(Chinhphu.vn) – Ông Trần Tuấn Kiệt (phường 8, quận Gò Vấp, TPHCM) có đăng ký nhận trợ cấp với tổ trưởng nhưng cả đợt 1 và đợt 2 ông đều không có trong danh sách. Ông đề nghị chính quyền địa phương xem xét hỗ trợ cho ông.
Về vấn đề này, UBND phường 8, quận Gò Vấp, TPHCM trả lời như sau: Ông Trần Tuấn Kiệt làm công nhân tại phường 14 (làm cơ khí). UBND phường hướng dẫn ông liên hệ chủ kinh doanh tại nơi cơ sở đóng lập danh sách hỗ trợ. Vợ ông Kiệt làm may mặc ở nhà, kê khai lần thứ 2 vào ngày 3/8 tại khu phố 9. UBND phường đã liên hệ và hướng dẫn gia đình các nội dung quy định tại Văn bản số 2209/UBND-KT ngày 1/7/2021, Văn bản số 2627/UBND-VX ngày 6/8/2021 của UBND TPHCM về triển khai chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 09/2021/NQ-HĐND của HĐND Thành phố. Chinhphu.vn
Chủ kinh doanh lập danh sách công nhân cần hỗ trợ (Chinhphu.vn) – Ông Trần Tuấn Kiệt (phường 8, quận Gò Vấp, TPHCM) có đăng ký nhận trợ cấp với tổ trưởng nhưng cả đợt 1 và đợt 2 ông đều không có trong danh sách. Ông đề nghị chính quyền địa phương xem xét hỗ trợ cho ông. Về vấn đề này, UBND phường 8, quận Gò Vấp, TPHCM trả lời như sau: Ông Trần Tuấn Kiệt làm công nhân tại phường 14 (làm cơ khí). UBND phường hướng dẫn ông liên hệ chủ kinh doanh tại nơi cơ sở đóng lập danh sách hỗ trợ. Vợ ông Kiệt làm may mặc ở nhà, kê khai lần thứ 2 vào ngày 3/8 tại khu phố 9. UBND phường đã liên hệ và hướng dẫn gia đình các nội dung quy định tại Văn bản số 2209/UBND-KT ngày 1/7/2021, Văn bản số 2627/UBND-VX ngày 6/8/2021 của UBND TPHCM về triển khai chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 09/2021/NQ-HĐND của HĐND Thành phố. Chinhphu.vn
Bình Định khắc phục hậu quả vụ sập nhà xưởng
Sáng 16/9, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng đã trực tiếp đến thăm, động các nạn nhân trong vụ sập bờ tường tại công trình xây dựng nhà xưởng chế biến thực phẩm của Công ty Savvy Seafood Việt Nam (KCN Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn).
Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng đến thăm hỏi các nạn nhân trong vụ tai nạn - Ảnh: VGP/Minh Trang UBND thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định cho biết vụ sập bờ tường tại công trình xây dựng nhà xưởng chế biến thực phẩm của Công ty Savvy Seafood Việt Nam (Khu công nghiệp Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn) vào tối 15/9 làm 5 người chết và 6 người bị thương. Đến thăm, động viên các nạn nhân đang điều trị tại bệnh viện, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng chỉ đạo ngành y tế bằng mọi giá tập trung cứu chữa những nạn nhân nhập viện. Đồng thời yêu cầu Công an tỉnh này phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc. Bí thư Tỉnh ủy Hồ Quốc Dũng cùng đoàn công tác đến hiện trường tai nạn sáng 16/9 - Ảnh: VGP/Minh Trang Trong sáng nay, các lực lượng chức năng của Công an tỉnh Bình Định tiếp tục phối hợp Viện Kiểm sát nhân dân, Thanh tra Sở Xây dựng... khẩn trương khám nghiệm hiện trường, lấy mẫu vật phẩm kiểm nghiệm để điều tra nguyên nhân vụ tai nạn. Có mặt tại hiện trường, Đại tá Huỳnh Bảo Nguyên, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Định, cho biết, thi công tại công trình này có 3 đội thi công, trong đó đội thi công tại bờ tường bị sập có 12 người. Khi xảy ra sập bờ tường, có 11 người bị đè bên dưới. Các lực lượng chức năng đang khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ tai nạn - Ảnh: VGP/Minh Trang TIN LIÊN QUANSập tường nhà xưởng đang thi công, 9 người thương vong Ngay trong tối 15/9, lực lượng chức năng đã phong tỏa hiện trường, trưng cầu giám định pháp y và triển khai các biện pháp nghiệp vụ để điều tra vụ việc. Các nạn nhân tử vong gồm: Hồ Ngọc Luân (34 tuổi), Hồ Văn Hướng (56 tuổi, cùng trú xã Nhơn Thọ, thị xã An Nhơn); Ngô Thanh Trực (37 tuổi), Nguyễn Thị Thanh Ái (34 tuổi), cùng trú xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước), Phạm Đức Tài (39 tuổi, trú xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước). Minh Trang
Bình Định khắc phục hậu quả vụ sập nhà xưởng Sáng 16/9, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng đã trực tiếp đến thăm, động các nạn nhân trong vụ sập bờ tường tại công trình xây dựng nhà xưởng chế biến thực phẩm của Công ty Savvy Seafood Việt Nam (KCN Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn). Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng đến thăm hỏi các nạn nhân trong vụ tai nạn - Ảnh: VGP/Minh Trang UBND thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định cho biết vụ sập bờ tường tại công trình xây dựng nhà xưởng chế biến thực phẩm của Công ty Savvy Seafood Việt Nam (Khu công nghiệp Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn) vào tối 15/9 làm 5 người chết và 6 người bị thương. Đến thăm, động viên các nạn nhân đang điều trị tại bệnh viện, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng chỉ đạo ngành y tế bằng mọi giá tập trung cứu chữa những nạn nhân nhập viện. Đồng thời yêu cầu Công an tỉnh này phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc. Bí thư Tỉnh ủy Hồ Quốc Dũng cùng đoàn công tác đến hiện trường tai nạn sáng 16/9 - Ảnh: VGP/Minh Trang Trong sáng nay, các lực lượng chức năng của Công an tỉnh Bình Định tiếp tục phối hợp Viện Kiểm sát nhân dân, Thanh tra Sở Xây dựng... khẩn trương khám nghiệm hiện trường, lấy mẫu vật phẩm kiểm nghiệm để điều tra nguyên nhân vụ tai nạn. Có mặt tại hiện trường, Đại tá Huỳnh Bảo Nguyên, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Định, cho biết, thi công tại công trình này có 3 đội thi công, trong đó đội thi công tại bờ tường bị sập có 12 người. Khi xảy ra sập bờ tường, có 11 người bị đè bên dưới. Các lực lượng chức năng đang khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ tai nạn - Ảnh: VGP/Minh Trang TIN LIÊN QUANSập tường nhà xưởng đang thi công, 9 người thương vong Ngay trong tối 15/9, lực lượng chức năng đã phong tỏa hiện trường, trưng cầu giám định pháp y và triển khai các biện pháp nghiệp vụ để điều tra vụ việc. Các nạn nhân tử vong gồm: Hồ Ngọc Luân (34 tuổi), Hồ Văn Hướng (56 tuổi, cùng trú xã Nhơn Thọ, thị xã An Nhơn); Ngô Thanh Trực (37 tuổi), Nguyễn Thị Thanh Ái (34 tuổi), cùng trú xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước), Phạm Đức Tài (39 tuổi, trú xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước). Minh Trang
Cần chính sách đặc thù, thúc đẩy vai trò của phụ nữ
Thời gian qua, vấn đề bình đẳng giới, cũng như giải phóng, thúc đẩy vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội. Tuy nhiên, quá trình thu hẹp khoảng cách giới diễn ra vẫn còn chậm. Chính vì vậy, chúng ta cần có những giải pháp thúc đẩy bình đẳng, xóa bỏ rào cản giữa phụ nữ và nam giới.
TS. Khuất Thu Hồng - Ảnh: VGP Phụ nữ ngày càng đóng vai trò quan trọng Trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Chính phủ, TS. Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS, thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam) cho hay, nói về vai trò của người phụ nữ trong xã hội hiện đại, trước hết chúng ta cần nói đến vai trò của họ trong gia đình. Với vai trò làm vợ, người phụ nữ có ảnh hưởng to lớn tới hạnh phúc và sự ổn định của gia đình. Một gia đình hạnh phúc, luôn tràn đầy ấm áp, yêu thương là gia đình trong đó có người vợ luôn hiểu rõ, đồng cảm với chồng trong tư tưởng và cuộc sống tinh thần. Người vợ vừa là bạn đồng hành của người chồng trên đường đời, vừa là hậu phương vững chắc đem đến sự thành đạt của người chồng. Với vai trò làm mẹ, người phụ nữ có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện chức năng sinh đẻ duy trì nòi giống và nuôi dạy con cái. Người phụ nữ là người luôn hết lòng vì con cái và thực sự là những tấm gương cho con cái noi theo; luôn ở bên con để hướng dẫn, động viên kịp thời, là chỗ dựa về tâm lý và tinh thần cho con trước những khó khăn, trở ngại của cuộc sống. Trong xã hội hiện đại ngày nay, phụ nữ ngày càng đóng vai trò quan trọng, bởi họ rất hiểu biết, được trang bị nhiều kiến thức, kỹ năng... Ngày càng có nhiều phụ nữ trở thành nhà lãnh đạo, nhà khoa học nổi tiếng, nhà quản lý năng động, cho nên việc họ có vai trò quan trọng hơn trong xã hội là điều dễ hiểu. "Sau này, với sự phát triển của công nghệ, thì khoảng cách giữa phụ nữ với nam giới càng gần nhau hơn, bởi những gì thuộc về cơ bắp và sức mạnh thì máy móc đã dần thay thế, cho nên phụ nữ có thể đóng góp vào sự phát triển kinh tế, khoa học công nghệ không khác gì những đấng mày râu", TS. Khuất Thu Hồng nhấn mạnh. Tuy nhiên, điều đó cũng cho thấy, trọng trách đặt lên vai người phụ nữ là rất nặng nề. Ngoài việc nước, họ vẫn là người làm chính công việc nhà, từ việc bếp núc tới dạy dỗ con cái, chăm lo đời sống tinh thần cho các thành viên trong gia đình. "Chúng ta nhìn ra các nước phát triển thì thấy hiện nay nhiều vấn đề xã hội, như chăm sóc trẻ em chẳng hạn, đang bị khủng hoảng. Muốn tránh được khủng hoảng như vậy thì vai trò của phụ nữ phải được củng cố theo cách là nhà nước, xã hội tạo điều kiện cho họ phát triển, hỗ trợ để họ có thể làm tốt không chỉ về sản xuất, kinh tế mà cả vấn đề tái sản xuất, tức là sinh đẻ và chăm sóc thế hệ tương lai", TS. Khuất Thu Hồng nói. Già hóa dân số, tốc độ phát triển dân số chậm, trẻ con ngày càng ít hơn, gia đình tan vỡ... là những khủng hoảng của xã hội hiện đại và cũng là bài học mà nhiều nước phát triển đã phải "trả giá" cho việc họ không quan tâm đến sự phát triển phụ nữ, không quan tâm hỗ trợ phụ nữ. Việt Nam chúng ta cần tránh những thất bại mà các nước phát triển đã và đang phải đối mặt. Hướng tới một xã hội bình đẳng GS.TS. Lê Thị Quý Theo TS. Khuất Thu Hồng, một trong những giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới, tạo điều kiện cho cả phụ nữ và nam giới phát triển, hoặc không bị những rào cản... thì phải xóa bỏ những định kiến về giới, những quan niệm sai lầm về phụ nữ và nam giới. Thay đổi nhận thức của mọi người là khó nhất. Nhưng chúng ta cần phải tập trung và phải làm được. Để phụ nữ tự tin phát huy vai trò của mình trong cuộc sống, TS. Khuất Thu Hồng cho rằng, trước tiên người phụ nữ cần có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của mình, nhất là những người ở vùng sâu, vùng xa - luôn cho rằng mình là phái yếu không thể gánh vác các công việc của gia đình, xã hội. Bên cạnh đó, Nhà nước cần cải thiện khung pháp lý; các cơ quan, chính quyền địa phương làm tốt công tác chính sách về bình đẳng giới, làm tốt việc tuyên truyền chống các hiện tượng kỳ thị, coi thường, bạo lực, thiếu tôn trọng với phụ nữ trong nhận thức của nam giới... Còn GS.TS. Lê Thị Quý, chuyên gia về bình đẳng giới cho rằng, để thúc đẩy vai trò của phụ nữ, đặc biệt trong xã hội hiện đại, trước hết cần rà soát lại các chính sách về phụ nữ. Hiện nay, các chính sách về bình đẳng giới của Việt Nam được đánh giá là tiến bộ, văn minh, nhân văn... Tuy nhiên, từ chính sách đến việc thực hiện còn một quãng rất xa, bởi nhiều người vẫn chưa nắm rõ cũng như nhận thức đúng về các chính sách này. Bên cạnh đó, để thúc đẩy vai trò của phụ nữ, cần nâng cao địa vị của họ trong xã hội, từng bước khắc phục tư tưởng "trọng nam khinh nữ"; xây dựng và ban hành các hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi kinh tế có sự ưu tiên cho phụ nữ và trẻ em gái. "Chúng ta cần có chính sách đặc thù đối với phụ nữ. Nhưng muốn thế cần phải hiểu sâu sắc vấn đề về giới, từ việc mang thai, sinh đẻ, nuôi con, làm tròn trách nhiệm trong gia đình và xã hội...", GS. Lê Thị Quý nói. TIN LIÊN QUANPhát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển khoa học và công nghệTỉ lệ lãnh đạo nữ chủ chốt: Vì bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ Ngoài chính sách đặc thù cho phụ nữ, chúng ta cũng cần tuyên truyền để nam giới hiểu và sẵn sàng, tự nguyện chia sẻ trách nhiệm, gánh vác công việc, việc nhà với phụ nữ với tâm thế là trách nhiệm của cả hai bên, trách nhiệm của các thành viên trong gia đình. Đây không chỉ là sự bình đẳng mà còn là sự công bằng. Như vậy, người phụ nữ mới có thời gian để nghỉ ngơi và làm việc tốt hơn. Các chuyên gia cũng cho rằng, cần nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về bình đẳng giới; chú trọng đẩy mạnh giáo dục khoa học giới trong hệ thống nhà trường để giúp cho thanh, thiếu niên nhận thức được những vần đề giới và bình đẳng giới một cách cơ bản, có hệ thống... Thùy Linh
Cần chính sách đặc thù, thúc đẩy vai trò của phụ nữ Thời gian qua, vấn đề bình đẳng giới, cũng như giải phóng, thúc đẩy vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội. Tuy nhiên, quá trình thu hẹp khoảng cách giới diễn ra vẫn còn chậm. Chính vì vậy, chúng ta cần có những giải pháp thúc đẩy bình đẳng, xóa bỏ rào cản giữa phụ nữ và nam giới. TS. Khuất Thu Hồng - Ảnh: VGP Phụ nữ ngày càng đóng vai trò quan trọng Trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Chính phủ, TS. Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS, thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam) cho hay, nói về vai trò của người phụ nữ trong xã hội hiện đại, trước hết chúng ta cần nói đến vai trò của họ trong gia đình. Với vai trò làm vợ, người phụ nữ có ảnh hưởng to lớn tới hạnh phúc và sự ổn định của gia đình. Một gia đình hạnh phúc, luôn tràn đầy ấm áp, yêu thương là gia đình trong đó có người vợ luôn hiểu rõ, đồng cảm với chồng trong tư tưởng và cuộc sống tinh thần. Người vợ vừa là bạn đồng hành của người chồng trên đường đời, vừa là hậu phương vững chắc đem đến sự thành đạt của người chồng. Với vai trò làm mẹ, người phụ nữ có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện chức năng sinh đẻ duy trì nòi giống và nuôi dạy con cái. Người phụ nữ là người luôn hết lòng vì con cái và thực sự là những tấm gương cho con cái noi theo; luôn ở bên con để hướng dẫn, động viên kịp thời, là chỗ dựa về tâm lý và tinh thần cho con trước những khó khăn, trở ngại của cuộc sống. Trong xã hội hiện đại ngày nay, phụ nữ ngày càng đóng vai trò quan trọng, bởi họ rất hiểu biết, được trang bị nhiều kiến thức, kỹ năng... Ngày càng có nhiều phụ nữ trở thành nhà lãnh đạo, nhà khoa học nổi tiếng, nhà quản lý năng động, cho nên việc họ có vai trò quan trọng hơn trong xã hội là điều dễ hiểu. "Sau này, với sự phát triển của công nghệ, thì khoảng cách giữa phụ nữ với nam giới càng gần nhau hơn, bởi những gì thuộc về cơ bắp và sức mạnh thì máy móc đã dần thay thế, cho nên phụ nữ có thể đóng góp vào sự phát triển kinh tế, khoa học công nghệ không khác gì những đấng mày râu", TS. Khuất Thu Hồng nhấn mạnh. Tuy nhiên, điều đó cũng cho thấy, trọng trách đặt lên vai người phụ nữ là rất nặng nề. Ngoài việc nước, họ vẫn là người làm chính công việc nhà, từ việc bếp núc tới dạy dỗ con cái, chăm lo đời sống tinh thần cho các thành viên trong gia đình. "Chúng ta nhìn ra các nước phát triển thì thấy hiện nay nhiều vấn đề xã hội, như chăm sóc trẻ em chẳng hạn, đang bị khủng hoảng. Muốn tránh được khủng hoảng như vậy thì vai trò của phụ nữ phải được củng cố theo cách là nhà nước, xã hội tạo điều kiện cho họ phát triển, hỗ trợ để họ có thể làm tốt không chỉ về sản xuất, kinh tế mà cả vấn đề tái sản xuất, tức là sinh đẻ và chăm sóc thế hệ tương lai", TS. Khuất Thu Hồng nói. Già hóa dân số, tốc độ phát triển dân số chậm, trẻ con ngày càng ít hơn, gia đình tan vỡ... là những khủng hoảng của xã hội hiện đại và cũng là bài học mà nhiều nước phát triển đã phải "trả giá" cho việc họ không quan tâm đến sự phát triển phụ nữ, không quan tâm hỗ trợ phụ nữ. Việt Nam chúng ta cần tránh những thất bại mà các nước phát triển đã và đang phải đối mặt. Hướng tới một xã hội bình đẳng GS.TS. Lê Thị Quý Theo TS. Khuất Thu Hồng, một trong những giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới, tạo điều kiện cho cả phụ nữ và nam giới phát triển, hoặc không bị những rào cản... thì phải xóa bỏ những định kiến về giới, những quan niệm sai lầm về phụ nữ và nam giới. Thay đổi nhận thức của mọi người là khó nhất. Nhưng chúng ta cần phải tập trung và phải làm được. Để phụ nữ tự tin phát huy vai trò của mình trong cuộc sống, TS. Khuất Thu Hồng cho rằng, trước tiên người phụ nữ cần có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của mình, nhất là những người ở vùng sâu, vùng xa - luôn cho rằng mình là phái yếu không thể gánh vác các công việc của gia đình, xã hội. Bên cạnh đó, Nhà nước cần cải thiện khung pháp lý; các cơ quan, chính quyền địa phương làm tốt công tác chính sách về bình đẳng giới, làm tốt việc tuyên truyền chống các hiện tượng kỳ thị, coi thường, bạo lực, thiếu tôn trọng với phụ nữ trong nhận thức của nam giới... Còn GS.TS. Lê Thị Quý, chuyên gia về bình đẳng giới cho rằng, để thúc đẩy vai trò của phụ nữ, đặc biệt trong xã hội hiện đại, trước hết cần rà soát lại các chính sách về phụ nữ. Hiện nay, các chính sách về bình đẳng giới của Việt Nam được đánh giá là tiến bộ, văn minh, nhân văn... Tuy nhiên, từ chính sách đến việc thực hiện còn một quãng rất xa, bởi nhiều người vẫn chưa nắm rõ cũng như nhận thức đúng về các chính sách này. Bên cạnh đó, để thúc đẩy vai trò của phụ nữ, cần nâng cao địa vị của họ trong xã hội, từng bước khắc phục tư tưởng "trọng nam khinh nữ"; xây dựng và ban hành các hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi kinh tế có sự ưu tiên cho phụ nữ và trẻ em gái. "Chúng ta cần có chính sách đặc thù đối với phụ nữ. Nhưng muốn thế cần phải hiểu sâu sắc vấn đề về giới, từ việc mang thai, sinh đẻ, nuôi con, làm tròn trách nhiệm trong gia đình và xã hội...", GS. Lê Thị Quý nói. TIN LIÊN QUANPhát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển khoa học và công nghệTỉ lệ lãnh đạo nữ chủ chốt: Vì bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ Ngoài chính sách đặc thù cho phụ nữ, chúng ta cũng cần tuyên truyền để nam giới hiểu và sẵn sàng, tự nguyện chia sẻ trách nhiệm, gánh vác công việc, việc nhà với phụ nữ với tâm thế là trách nhiệm của cả hai bên, trách nhiệm của các thành viên trong gia đình. Đây không chỉ là sự bình đẳng mà còn là sự công bằng. Như vậy, người phụ nữ mới có thời gian để nghỉ ngơi và làm việc tốt hơn. Các chuyên gia cũng cho rằng, cần nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về bình đẳng giới; chú trọng đẩy mạnh giáo dục khoa học giới trong hệ thống nhà trường để giúp cho thanh, thiếu niên nhận thức được những vần đề giới và bình đẳng giới một cách cơ bản, có hệ thống... Thùy Linh
Lãnh đạo Việt Nam đề nghị EU hỗ trợ, chia sẻ vaccine COVID-19
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi thư cho lãnh đạo EU mong muốn EU xem xét hỗ trợ vaccine cho Việt Nam, có tiếng nói đề nghị COVAX ưu tiên phân bổ vaccine cho Việt Nam.
Vaccine AstraZeneca ngừa COVID-19. (Ảnh: Reuters) Để tiếp tục đẩy mạnh triển khai ngoại giao vaccine, ngày 18/8, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có thư gửi ông Charles Michel, Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EU) đề nghị EU hỗ trợ, chia sẻ vaccine cho Việt Nam. Trong thư, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã cảm ơn sự quan tâm và hỗ trợ của Liên minh châu Âu dành cho Việt Nam trong thời gian qua, đặc biệt đã viện trợ 2,4 triệu liều vaccine thông qua cơ chế COVAX. Chủ tịch nước nhấn mạnh Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn để có đủ số lượng vaccine cho gần 100 triệu người dân và trang thiết bị y tế phòng, chống dịch. Trên cơ sở quan hệ Đối tác và Hợp tác toàn diện đang phát triển hết sức tốt đẹp giữa Việt Nam và EU, Chủ tịch nước đề nghị EU hỗ trợ tối đa cho Việt Nam thông qua các hoạt động viện trợ, nhượng lại vaccine, chia sẻ công nghệ, cung cấp trang thiết bị y tế điều trị bệnh nhân COVID-19 và chia sẻ kinh nghiệm trong ứng phó với đại dịch. Về vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đã có thư gửi bà Ursula von der Leyen, Chủ tịch Ủy ban châu Âu. Trong thư, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao đà phát triển tích cực trong quan hệ giữa Việt Nam và EU trong bối cảnh hai bên chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19. Thủ tướng Chính phủ mong muốn EU xem xét hỗ trợ vaccine cho Việt Nam, có tiếng nói đề nghị COVAX ưu tiên phân bổ vaccine cho Việt Nam và các nước ASEAN trong giai đoạn dịch COVID-19 diễn biến phức tạp hiện nay trong khu vực./.
Lãnh đạo Việt Nam đề nghị EU hỗ trợ, chia sẻ vaccine COVID-19 Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi thư cho lãnh đạo EU mong muốn EU xem xét hỗ trợ vaccine cho Việt Nam, có tiếng nói đề nghị COVAX ưu tiên phân bổ vaccine cho Việt Nam. Vaccine AstraZeneca ngừa COVID-19. (Ảnh: Reuters) Để tiếp tục đẩy mạnh triển khai ngoại giao vaccine, ngày 18/8, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có thư gửi ông Charles Michel, Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EU) đề nghị EU hỗ trợ, chia sẻ vaccine cho Việt Nam. Trong thư, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã cảm ơn sự quan tâm và hỗ trợ của Liên minh châu Âu dành cho Việt Nam trong thời gian qua, đặc biệt đã viện trợ 2,4 triệu liều vaccine thông qua cơ chế COVAX. Chủ tịch nước nhấn mạnh Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn để có đủ số lượng vaccine cho gần 100 triệu người dân và trang thiết bị y tế phòng, chống dịch. Trên cơ sở quan hệ Đối tác và Hợp tác toàn diện đang phát triển hết sức tốt đẹp giữa Việt Nam và EU, Chủ tịch nước đề nghị EU hỗ trợ tối đa cho Việt Nam thông qua các hoạt động viện trợ, nhượng lại vaccine, chia sẻ công nghệ, cung cấp trang thiết bị y tế điều trị bệnh nhân COVID-19 và chia sẻ kinh nghiệm trong ứng phó với đại dịch. Về vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đã có thư gửi bà Ursula von der Leyen, Chủ tịch Ủy ban châu Âu. Trong thư, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao đà phát triển tích cực trong quan hệ giữa Việt Nam và EU trong bối cảnh hai bên chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19. Thủ tướng Chính phủ mong muốn EU xem xét hỗ trợ vaccine cho Việt Nam, có tiếng nói đề nghị COVAX ưu tiên phân bổ vaccine cho Việt Nam và các nước ASEAN trong giai đoạn dịch COVID-19 diễn biến phức tạp hiện nay trong khu vực./.
Mở tiệm cơm gà online, nhận 'trái ngọt' nhờ ứng dụng giao đồ ăn
Quyết định “rẽ tay ngang” sang kinh doanh chắc chắn là hướng đi không dễ dàng với những nhân viên văn phòng. Vốn ít, chưa có nền tảng tiếp cận khách hàng, chưa có đội ngũ nhân viên hỗ trợ... thế nhưng nhiều bạn trẻ đã thành công nhờ niềm đam mê và vận dụng tốt các ứng dụng công nghệ.
Wed Sep 21 2022 18:06:40 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Wed Sep 21 2022 18:06:40 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Wed Sep 21 2022 18:09:28 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Chuỗi quán ăn "Lẩu gà lá é Phú Yên - Nẫu É" - Ảnh: VGP/TT Khởi nghiệp với đặc sản địa phương Anh Lê Mai Tuấn, chủ của chuỗi quán ăn "Lẩu gà lá é Phú Yên - Nẫu É" lại có xuất phát điểm là một nhân viên IT. Ngột ngạt với công việc văn phòng, anh Tuấn quyết định nghỉ việc, mạnh dạn tiếp nhận cơ sở kinh doanh từ một người bạn và bắt đầu phát triển đặc sản quê hương Phú Yên từ đây. Đặt mục tiêu phát triển thương hiệu thành chuỗi, anh chọn Grab là nền tảng bán online chính để tạo đà phát triển. Với tệp người dùng lớn, ổn định, Grab trở thành “cánh tay nối dài” giúp anh mang đặc sản quê hương tiếp cận rộng rãi khách hàng ở TPHCM - một thị trường màu mỡ nhưng đầy cạnh tranh. Chỉ sau 3 năm hoạt động, anh Tuấn đã phát triển Nẫu É thành chuỗi 5 quán ăn khắp TPHCM với tình hình kinh doanh cực kỳ khả quan. “Doanh thu cao nhất của mỗi cửa hàng đạt 17-18 triệu đồng/ngày, chỉ tính trên nền tảng online. Ngày bình thường cũng đạt 5-8 triệu đồng, cuối tuần dao động từ 8-11 triệu đồng/ngày. Chưa kể, nhờ tận dụng lợi thế từ nền tảng mà chuỗi của tôi tiết kiệm được 10-12% chi phí chăm sóc khách hàng và quản lý cửa hàng”, anh Tuấn chia sẻ. Với anh Tuấn, khởi nghiệp với số vốn ít ỏi đối diện nhiều khó khăn nhưng không phải bất khả thi. Anh Tuấn cho rằng: “May mắn được ‘đứng trên vai người khổng lồ’, với hệ thống vận hành giao nhận bài bản, đội ngũ tài xế thường trực, Grab đã giúp tôi giảm hẳn gánh nặng nhân sự, chi phí quảng cáo... Những khoản tiết kiệm được tôi tái đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng chuỗi của mình”. "Cơm gà Ngọc Nam phát triển mạnh trên ứng dụng Grab Mở tiệm cơm gà online, nhận 'trái ngọt' sau hơn 3 năm phát triển Thu nhập từ công việc văn phòng không mấy khả quan, năm 2018, anh Ngọc Nam (32 tuổi, TPHCM) quyết định nghỉ việc, bắt đầu khởi nghiệp với tiệm "Cơm gà Ngọc Nam". “Thời điểm đó, vốn ít mà lại chưa có kinh nghiệm nên tôi xác định tập trung bán online trước. Nhưng mà lúc đó mới mở, không biết làm marketing nên ít khách biết đến lắm. Sau đó tìm hiểu rồi bắt đầu bán qua Grab, tôi thấy tốc độ giao hàng nhanh, số đơn ổn định, lượng người dùng lớn, quy trình thanh toán nhanh và rõ ràng. Vậy là tôi quyết định gắn bó luôn đến giờ”, anh Ngọc Nam cho hay. Bán song song cả trên app và tại chỗ, công việc kinh doanh của anh Nam phát triển nhanh chóng. Doanh thu từ Grab đóng góp hơn 50% tổng doanh thu của cửa hàng. "Lượng đơn đặt về ngày một tăng, nhiều hôm lên đến 100 đơn mỗi ngày, trong đó lợi nhuận mình thu về được 5 triệu đồng/ngày, chỉ tính riêng trên Grab. Thấy cửa hàng phát triển được vậy, vợ chồng mình cũng phấn khởi lắm”, anh Nam nói. Càng phát triển mạnh ở nền tảng online, anh Nam càng nhận thấy tầm quan trọng của việc tận dụng công nghệ để vận hành, quản lý một hệ thống nhờ dữ liệu cập nhật liên tục, mỗi ngày anh Nam đều cập nhật doanh thu, chi phí một cách nhanh chóng. Đơn cử như sau dịch, lượng đơn hàng ít đi, đội ngũ Grab đã tư vấn cho anh Nam tham gia các chương trình khuyến mãi để thu hút thêm người dùng. Từ đây, lượng đơn tăng đều trở lại, doanh thu tiến triển tích cực nên anh Nam cũng có kế hoạch mở thêm chi nhánh. Anh Ngọc Nam khởi nghiệp với tiệm "Cơm gà Ngọc Nam" với sự đồng hành của ứng dụng Grab Nhìn lại những ngày đầu khởi nghiệp với nhiều khó khăn, anh Nam nhận định: “Tự mò tự học thì cũng sẽ ra cách thôi, nhưng mất nhiều thời gian, kinh nghiệm cũng phải trả giá mới có. Tôi nhận thấy Grab là công cụ kết nối với nhiều người dùng và đội ngũ hỗ trợ luôn đồng hành tư vấn để cửa hàng phát triển được như ngày hôm nay. Chưa kể, nhờ chương trình hỗ trợ vay vốn từ Grab mà 'Cơm gà Ngọc Nam' đã mở rộng thêm một chi nhánh để đáp ứng nhu cầu của thực khách, đúng như mong muốn của vợ chồng tôi”. Có thể thấy, với xuất phát điểm là những nhân viên văn phòng, cả anh Tuấn, anh Nam đều không có quá nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức, vận hành một cơ sở kinh doanh. Tuy nhiên, với sự đồng hành của các ứng dụng công nghệ như Grab, những khó khăn ban đầu được tháo gỡ dễ dàng hơn để các chủ thương hiệu gia đình, quy mô vừa và nhỏ có định hướng phát triển đúng đắn. PT
Mở tiệm cơm gà online, nhận 'trái ngọt' nhờ ứng dụng giao đồ ăn Quyết định “rẽ tay ngang” sang kinh doanh chắc chắn là hướng đi không dễ dàng với những nhân viên văn phòng. Vốn ít, chưa có nền tảng tiếp cận khách hàng, chưa có đội ngũ nhân viên hỗ trợ... thế nhưng nhiều bạn trẻ đã thành công nhờ niềm đam mê và vận dụng tốt các ứng dụng công nghệ. Wed Sep 21 2022 18:06:40 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Wed Sep 21 2022 18:06:40 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Wed Sep 21 2022 18:09:28 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Chuỗi quán ăn "Lẩu gà lá é Phú Yên - Nẫu É" - Ảnh: VGP/TT Khởi nghiệp với đặc sản địa phương Anh Lê Mai Tuấn, chủ của chuỗi quán ăn "Lẩu gà lá é Phú Yên - Nẫu É" lại có xuất phát điểm là một nhân viên IT. Ngột ngạt với công việc văn phòng, anh Tuấn quyết định nghỉ việc, mạnh dạn tiếp nhận cơ sở kinh doanh từ một người bạn và bắt đầu phát triển đặc sản quê hương Phú Yên từ đây. Đặt mục tiêu phát triển thương hiệu thành chuỗi, anh chọn Grab là nền tảng bán online chính để tạo đà phát triển. Với tệp người dùng lớn, ổn định, Grab trở thành “cánh tay nối dài” giúp anh mang đặc sản quê hương tiếp cận rộng rãi khách hàng ở TPHCM - một thị trường màu mỡ nhưng đầy cạnh tranh. Chỉ sau 3 năm hoạt động, anh Tuấn đã phát triển Nẫu É thành chuỗi 5 quán ăn khắp TPHCM với tình hình kinh doanh cực kỳ khả quan. “Doanh thu cao nhất của mỗi cửa hàng đạt 17-18 triệu đồng/ngày, chỉ tính trên nền tảng online. Ngày bình thường cũng đạt 5-8 triệu đồng, cuối tuần dao động từ 8-11 triệu đồng/ngày. Chưa kể, nhờ tận dụng lợi thế từ nền tảng mà chuỗi của tôi tiết kiệm được 10-12% chi phí chăm sóc khách hàng và quản lý cửa hàng”, anh Tuấn chia sẻ. Với anh Tuấn, khởi nghiệp với số vốn ít ỏi đối diện nhiều khó khăn nhưng không phải bất khả thi. Anh Tuấn cho rằng: “May mắn được ‘đứng trên vai người khổng lồ’, với hệ thống vận hành giao nhận bài bản, đội ngũ tài xế thường trực, Grab đã giúp tôi giảm hẳn gánh nặng nhân sự, chi phí quảng cáo... Những khoản tiết kiệm được tôi tái đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng chuỗi của mình”. "Cơm gà Ngọc Nam phát triển mạnh trên ứng dụng Grab Mở tiệm cơm gà online, nhận 'trái ngọt' sau hơn 3 năm phát triển Thu nhập từ công việc văn phòng không mấy khả quan, năm 2018, anh Ngọc Nam (32 tuổi, TPHCM) quyết định nghỉ việc, bắt đầu khởi nghiệp với tiệm "Cơm gà Ngọc Nam". “Thời điểm đó, vốn ít mà lại chưa có kinh nghiệm nên tôi xác định tập trung bán online trước. Nhưng mà lúc đó mới mở, không biết làm marketing nên ít khách biết đến lắm. Sau đó tìm hiểu rồi bắt đầu bán qua Grab, tôi thấy tốc độ giao hàng nhanh, số đơn ổn định, lượng người dùng lớn, quy trình thanh toán nhanh và rõ ràng. Vậy là tôi quyết định gắn bó luôn đến giờ”, anh Ngọc Nam cho hay. Bán song song cả trên app và tại chỗ, công việc kinh doanh của anh Nam phát triển nhanh chóng. Doanh thu từ Grab đóng góp hơn 50% tổng doanh thu của cửa hàng. "Lượng đơn đặt về ngày một tăng, nhiều hôm lên đến 100 đơn mỗi ngày, trong đó lợi nhuận mình thu về được 5 triệu đồng/ngày, chỉ tính riêng trên Grab. Thấy cửa hàng phát triển được vậy, vợ chồng mình cũng phấn khởi lắm”, anh Nam nói. Càng phát triển mạnh ở nền tảng online, anh Nam càng nhận thấy tầm quan trọng của việc tận dụng công nghệ để vận hành, quản lý một hệ thống nhờ dữ liệu cập nhật liên tục, mỗi ngày anh Nam đều cập nhật doanh thu, chi phí một cách nhanh chóng. Đơn cử như sau dịch, lượng đơn hàng ít đi, đội ngũ Grab đã tư vấn cho anh Nam tham gia các chương trình khuyến mãi để thu hút thêm người dùng. Từ đây, lượng đơn tăng đều trở lại, doanh thu tiến triển tích cực nên anh Nam cũng có kế hoạch mở thêm chi nhánh. Anh Ngọc Nam khởi nghiệp với tiệm "Cơm gà Ngọc Nam" với sự đồng hành của ứng dụng Grab Nhìn lại những ngày đầu khởi nghiệp với nhiều khó khăn, anh Nam nhận định: “Tự mò tự học thì cũng sẽ ra cách thôi, nhưng mất nhiều thời gian, kinh nghiệm cũng phải trả giá mới có. Tôi nhận thấy Grab là công cụ kết nối với nhiều người dùng và đội ngũ hỗ trợ luôn đồng hành tư vấn để cửa hàng phát triển được như ngày hôm nay. Chưa kể, nhờ chương trình hỗ trợ vay vốn từ Grab mà 'Cơm gà Ngọc Nam' đã mở rộng thêm một chi nhánh để đáp ứng nhu cầu của thực khách, đúng như mong muốn của vợ chồng tôi”. Có thể thấy, với xuất phát điểm là những nhân viên văn phòng, cả anh Tuấn, anh Nam đều không có quá nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức, vận hành một cơ sở kinh doanh. Tuy nhiên, với sự đồng hành của các ứng dụng công nghệ như Grab, những khó khăn ban đầu được tháo gỡ dễ dàng hơn để các chủ thương hiệu gia đình, quy mô vừa và nhỏ có định hướng phát triển đúng đắn. PT
Đồng bào Công giáo Đồng Nai phấn khởi đón giáng sinh
Đồng Nai, địa phương với gần 70% đồng bào có đạo, trong đó có trên 860.000 giáo dân theo Công giáo (30% dân số), sinh hoạt tại 225 giáo xứ, 7 dòng tu… những ngày gần đây, không khí giáng sinh tràn ngập khắp phố, phường, thôn, làng.
Người dân vui giáng sinh tại nhà thờ Hà Phát, phườngTân Biên, TP. Biên Hòa - Ảnh: VGP/Nguyệt Hà Đời sống giáo dân được cải thiện Linh mục Trần Xuân Thảo, Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh Đồng Nai khẳng định: So những năm trước, đời sống của đồng bào giáo dân năm 2022 được cải thiện tốt hơn về mọi mặt; nhất là sau đại dịch COVID-19, các cấp chính quyền quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, đồng thuận trong tổ chức sinh hoạt, nên hầu hết bà con giáo dân ở các giáo xứ trong địa phận nói chung đều rất phấn khởi, tập trung vào phát triển kinh tế, nâng cao đời sống gia đình. Ấp Đức Long 2, xã Gia Tân 2, huyện Thống Nhất-xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu có hơn 99,7% đồng bào theo đạo Công giáo. Năm nay, người dân trong ấp càng vui hơn vì những thành tựu của ấp và xã thời gian qua, phản ánh hiệu quả từ sự đoàn kết, đồng lòng của người dân luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của chính quyền. Ông Nguyễn Thành Chung, Trưởng ban hành giáo Giáo xứ Bạch Lâm, xã Gia Tân 2, huyện Thống Nhất bộc bạch: "Nhờ sự lãnh đạo đúng đắn của cấp ủy Đảng, sự điều hành hiệu quả của chính quyền, xã Gia Tân 2 đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và ấp Đức Long 2 là một trong những điểm sáng trong đoàn kết chung tay xây dựng nông thôn mới. Với trách nhiệm của Ban hành giáo, chúng tôi luôn nhắc nhở người dân phải chấp hành nghiêm chính sách, pháp luật, đúng với đường hướng "sống tốt đời, đẹp đạo". Mùa Giáng sinh năm nay, bà con giáo dân các giáo xứ ở Đồng Nai phấn khởi hơn, đầu tư trang trí nhà cửa, sắm sửa cho Noel vui hơn - Ảnh: VGP/Nguyệt Hà Ông Mai Đức Công, đại diện Ban điều hành ấp Đức Long 2 chia sẻ: "Đời sống của người dân trong ấp đang từng ngày thay đổi, trước năm 2010, chúng tôi còn hộ nghèo và cận nghèo. Đến nay, Gia Tân 2 đạt nông thôn mới kiểu mẫu, 100% hộ trong ấp không còn hộ nghèo, hiện chỉ còn 2 hộ cận nghèo theo chuẩn Đồng Nai và đang phấn đấu xóa vào năm 2023". Chạy dọc theo con đường nông thôn mới ở ấp Đức Long 2 mới thấy hết sự đổi thay của vùng xứ đạo. Ông Công cho biết thêm, liên tục 7 năm trở lại đây, trên địa bàn ấp Đức Long 2 không còn tình trạng mất an ninh trật tự. Hiện 100% đường hẻm trong ấp đều có camera an ninh từ sự chung tay của người dân; 12/12 tuyến đường nông thôn mới trong ấp đều được bê tông, nhựa hóa khang trang, sạch đẹp... Bí thư Đảng ủy xã Gia Tân 2 Mai Thị Thanh Thủy cho biết, dù đạt chuẩn và được công nhận nông thôn mới kiểu mẫu nhưng công tác tuyên truyền, vận động trong đồng bào vẫn được thực hiện thường xuyên. Nhờ vậy, trong tổng nguồn kinh phí xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu ước đạt 121 tỷ đồng thì đồng bào chung tay đóng góp khoảng 110 tỷ đồng. "Bí thư chi bộ ấp, trưởng ấp và các tổ trưởng nhân dân thực sự là nòng cốt trong tuyên truyền vận động. Nhờ vậy, hiện 100% các tuyến đường nông thôn mới được xây dựng sạch đẹp. Đồng bào hưởng ứng tích cực chương trình chuỗi sản xuất cùng các sản phẩm đạt chất lượng cao", bà Thủy nhấn mạnh. Lãnh đạo Quân khu 7 thăm, chúc mừng giáng sinh tòa giám mục Xuân Lộc - Ảnh: VGP/Nguyệt Hà Hoạt động bác ái từ thiện xã hội là điểm sáng Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến trong chuyến thăm, chúc mừng giáng sinh mới đây tại Tòa giám mục Xuân Lộc, nhấn mạnh, năm 2022, tỉnh Đồng Nai thực hiện khá tốt các giải pháp phục hồi phát triển kinh tế, giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội sau đại dịch COVID-19; trong đó có sự góp sức, đồng lòng của các tổ chức tôn giáo và đồng bào giáo dân. Kết quả của sự đoàn kết, đồng lòng trong đồng bào Công giáo tại Đồng Nai, đó là bà con giáo dân, các giáo xứ, họ đạo luôn tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước trên địa bàn, trong đó, tham gia các hoạt động bác ái từ thiện xã hội là một điểm sáng dễ nhận thấy. Hoạt động bác ái từ thiện xã hội, với những việc làm ý nghĩa, thiết thực như tham gia phát triển quỹ khuyến học, khuyến tài; giáo dục đào tạo; chăm sóc sức khỏe cộng đồng; chăm lo người có công; xây dựng nhà tình thương, nhà đại đoàn kết... với tổng kinh phí trong năm khoảng 200 tỷ đồng. Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đồng Nai Cao Văn Quang nhận xét, thời gian qua, Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam tỉnh đã thể hiện được vai trò tổ chức đại diện cho phong trào thi đua yêu nước của đồng bào Công giáo tỉnh nhà; thực sự đóng vai trò cầu nối giữa cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể với đồng bào Công giáo trên địa bàn. Qua đó, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân; huy động sức mạnh đồng bào Công giáo trong các phong trào thi đua yêu nước, nhất là các hoạt động xã hội từ thiện... Linh mục Lê Văn Năng, Phó Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam tỉnh Đồng Nai cho biết, để đồng bào Công giáo tiếp tục đoàn kết, đồng lòng thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, Ủy ban Đoàn kết Công giáo tiếp tục bám sát chỉ đạo của Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam và chương trình hành động Ban Thường trực MTTQ Việt Nam tỉnh để vận động, tuyên truyền đồng bào hưởng ứng các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước. Trong đó, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động bác ái xã hội, góp phần cùng tỉnh Đồng Nai thực hiện tốt các chương trình an sinh xã hội. Nguyệt Hà
Đồng bào Công giáo Đồng Nai phấn khởi đón giáng sinh Đồng Nai, địa phương với gần 70% đồng bào có đạo, trong đó có trên 860.000 giáo dân theo Công giáo (30% dân số), sinh hoạt tại 225 giáo xứ, 7 dòng tu… những ngày gần đây, không khí giáng sinh tràn ngập khắp phố, phường, thôn, làng. Người dân vui giáng sinh tại nhà thờ Hà Phát, phườngTân Biên, TP. Biên Hòa - Ảnh: VGP/Nguyệt Hà Đời sống giáo dân được cải thiện Linh mục Trần Xuân Thảo, Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh Đồng Nai khẳng định: So những năm trước, đời sống của đồng bào giáo dân năm 2022 được cải thiện tốt hơn về mọi mặt; nhất là sau đại dịch COVID-19, các cấp chính quyền quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, đồng thuận trong tổ chức sinh hoạt, nên hầu hết bà con giáo dân ở các giáo xứ trong địa phận nói chung đều rất phấn khởi, tập trung vào phát triển kinh tế, nâng cao đời sống gia đình. Ấp Đức Long 2, xã Gia Tân 2, huyện Thống Nhất-xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu có hơn 99,7% đồng bào theo đạo Công giáo. Năm nay, người dân trong ấp càng vui hơn vì những thành tựu của ấp và xã thời gian qua, phản ánh hiệu quả từ sự đoàn kết, đồng lòng của người dân luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của chính quyền. Ông Nguyễn Thành Chung, Trưởng ban hành giáo Giáo xứ Bạch Lâm, xã Gia Tân 2, huyện Thống Nhất bộc bạch: "Nhờ sự lãnh đạo đúng đắn của cấp ủy Đảng, sự điều hành hiệu quả của chính quyền, xã Gia Tân 2 đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và ấp Đức Long 2 là một trong những điểm sáng trong đoàn kết chung tay xây dựng nông thôn mới. Với trách nhiệm của Ban hành giáo, chúng tôi luôn nhắc nhở người dân phải chấp hành nghiêm chính sách, pháp luật, đúng với đường hướng "sống tốt đời, đẹp đạo". Mùa Giáng sinh năm nay, bà con giáo dân các giáo xứ ở Đồng Nai phấn khởi hơn, đầu tư trang trí nhà cửa, sắm sửa cho Noel vui hơn - Ảnh: VGP/Nguyệt Hà Ông Mai Đức Công, đại diện Ban điều hành ấp Đức Long 2 chia sẻ: "Đời sống của người dân trong ấp đang từng ngày thay đổi, trước năm 2010, chúng tôi còn hộ nghèo và cận nghèo. Đến nay, Gia Tân 2 đạt nông thôn mới kiểu mẫu, 100% hộ trong ấp không còn hộ nghèo, hiện chỉ còn 2 hộ cận nghèo theo chuẩn Đồng Nai và đang phấn đấu xóa vào năm 2023". Chạy dọc theo con đường nông thôn mới ở ấp Đức Long 2 mới thấy hết sự đổi thay của vùng xứ đạo. Ông Công cho biết thêm, liên tục 7 năm trở lại đây, trên địa bàn ấp Đức Long 2 không còn tình trạng mất an ninh trật tự. Hiện 100% đường hẻm trong ấp đều có camera an ninh từ sự chung tay của người dân; 12/12 tuyến đường nông thôn mới trong ấp đều được bê tông, nhựa hóa khang trang, sạch đẹp... Bí thư Đảng ủy xã Gia Tân 2 Mai Thị Thanh Thủy cho biết, dù đạt chuẩn và được công nhận nông thôn mới kiểu mẫu nhưng công tác tuyên truyền, vận động trong đồng bào vẫn được thực hiện thường xuyên. Nhờ vậy, trong tổng nguồn kinh phí xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu ước đạt 121 tỷ đồng thì đồng bào chung tay đóng góp khoảng 110 tỷ đồng. "Bí thư chi bộ ấp, trưởng ấp và các tổ trưởng nhân dân thực sự là nòng cốt trong tuyên truyền vận động. Nhờ vậy, hiện 100% các tuyến đường nông thôn mới được xây dựng sạch đẹp. Đồng bào hưởng ứng tích cực chương trình chuỗi sản xuất cùng các sản phẩm đạt chất lượng cao", bà Thủy nhấn mạnh. Lãnh đạo Quân khu 7 thăm, chúc mừng giáng sinh tòa giám mục Xuân Lộc - Ảnh: VGP/Nguyệt Hà Hoạt động bác ái từ thiện xã hội là điểm sáng Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến trong chuyến thăm, chúc mừng giáng sinh mới đây tại Tòa giám mục Xuân Lộc, nhấn mạnh, năm 2022, tỉnh Đồng Nai thực hiện khá tốt các giải pháp phục hồi phát triển kinh tế, giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội sau đại dịch COVID-19; trong đó có sự góp sức, đồng lòng của các tổ chức tôn giáo và đồng bào giáo dân. Kết quả của sự đoàn kết, đồng lòng trong đồng bào Công giáo tại Đồng Nai, đó là bà con giáo dân, các giáo xứ, họ đạo luôn tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước trên địa bàn, trong đó, tham gia các hoạt động bác ái từ thiện xã hội là một điểm sáng dễ nhận thấy. Hoạt động bác ái từ thiện xã hội, với những việc làm ý nghĩa, thiết thực như tham gia phát triển quỹ khuyến học, khuyến tài; giáo dục đào tạo; chăm sóc sức khỏe cộng đồng; chăm lo người có công; xây dựng nhà tình thương, nhà đại đoàn kết... với tổng kinh phí trong năm khoảng 200 tỷ đồng. Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đồng Nai Cao Văn Quang nhận xét, thời gian qua, Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam tỉnh đã thể hiện được vai trò tổ chức đại diện cho phong trào thi đua yêu nước của đồng bào Công giáo tỉnh nhà; thực sự đóng vai trò cầu nối giữa cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể với đồng bào Công giáo trên địa bàn. Qua đó, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân; huy động sức mạnh đồng bào Công giáo trong các phong trào thi đua yêu nước, nhất là các hoạt động xã hội từ thiện... Linh mục Lê Văn Năng, Phó Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam tỉnh Đồng Nai cho biết, để đồng bào Công giáo tiếp tục đoàn kết, đồng lòng thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, Ủy ban Đoàn kết Công giáo tiếp tục bám sát chỉ đạo của Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam và chương trình hành động Ban Thường trực MTTQ Việt Nam tỉnh để vận động, tuyên truyền đồng bào hưởng ứng các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước. Trong đó, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động bác ái xã hội, góp phần cùng tỉnh Đồng Nai thực hiện tốt các chương trình an sinh xã hội. Nguyệt Hà
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 5
Trưa 18/10, áp thấp nhiệt đới trên khu vực biển Quảng Trị-Quảng Nam đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 5, vị trí tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 270 km về phía tây tây bắc, cách đất liền khu vực Quảng Trị-Quảng Ngãi khoảng 150 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62 - 74 km/giờ), giật cấp 11.
Vị trí và đường đi của bão số 5 - Ảnh: KTTV Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia, trưa 18/10, áp thấp nhiệt đới trên khu vực biển Quảng Trị-Quảng Nam đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 5. Hồi 11h, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 109,3 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 270 km về phía tây tây bắc, cách đất liền khu vực Quảng Trị-Quảng Ngãi khoảng 150 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74 km/giờ), giật cấp 11. Di chuyển theo hướng bắc tây bắc với tốc độ khoảng 10 km/giờ. Dự báo đến 10h ngày 19/10, bão di chuyển theo hướng bắc tây bắc, tốc độ khoảng 10 km/giờ, và có khả năng mạnh thêm, vị trí bão tại 19,1N-108,1E; trên vùng biển phía đông khu vực Vịnh Bắc Bộ, cường độ bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 12, vùng nguy hiểm15,0-21,0N; phía tây kinh tuyến 111,5E; cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3, khu vực chịu ảnh hưởng là phía tây nam của khu vực bắc Biển Đông; vùng biển Vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Nam. Đến 10h ngày 20/10, bão di chuyển theo hướng bắc tây bắc, tốc độ khoảng 5 km/giờ, vị trí bão tại 20,2N-107,5E; trên khu vực Vịnh Bắc Bộ, cường độ bão mạnh cấp 8, giật cấp 11, vùng nguy hiểm ở phía bắc vĩ tuyến 16,0N; phía tây kinh tuyến 110,0E, cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3, khu vực chịu ảnh hưởng là Vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế. Khoảng 10h ngày 21/10, bão di chuyển theo hướng nam tây nam và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, vị trí bão tại 19,2N-107,1E; trên khu vực Vịnh Bắc Bộ, cường độ bão mạnh cấp 6, giật cấp 8, vùng nguy hiểm là phía bắc vĩ tuyến 16,0N; phía tây kinh tuyến 110,0E, cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3, khu vực chịu ảnh hưởng là Vịnh Bắc Bộ. Từ 72 đến 96 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới tiếp tục di chuyển chậm theo hướng nam tây nam và suy yếu thêm. Vùng biển phía tây nam của khu vực bắc Biển Đông, vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Nam gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 12, biển động rất mạnh. Ở khu vực Vịnh Bắc Bộ từ đêm ngày 18/10 có gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 12. Biển động rất mạnh. Vùng biển phía tây nam của khu vực bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa), vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi sóng biển cao 2-4 m, vùng biển Vịnh Bắc Bộ từ gần sáng và ngày 19/10 sóng biển tăng cao 2-4 m, sau tăng lên 3-5 m. Từ chiều 18/10 đến sáng 19/10, ở khu vực từ Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Từ đêm 19/10, vùng ven biển Bắc Bộ, khu vực nam Đồng Bằng, khu vực Bắc Trung Bộ có khả năng có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to; mưa lớn trên khu vực Trung Trung Bộ giảm dần.
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 5 Trưa 18/10, áp thấp nhiệt đới trên khu vực biển Quảng Trị-Quảng Nam đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 5, vị trí tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 270 km về phía tây tây bắc, cách đất liền khu vực Quảng Trị-Quảng Ngãi khoảng 150 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62 - 74 km/giờ), giật cấp 11. Vị trí và đường đi của bão số 5 - Ảnh: KTTV Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia, trưa 18/10, áp thấp nhiệt đới trên khu vực biển Quảng Trị-Quảng Nam đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 5. Hồi 11h, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 109,3 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 270 km về phía tây tây bắc, cách đất liền khu vực Quảng Trị-Quảng Ngãi khoảng 150 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74 km/giờ), giật cấp 11. Di chuyển theo hướng bắc tây bắc với tốc độ khoảng 10 km/giờ. Dự báo đến 10h ngày 19/10, bão di chuyển theo hướng bắc tây bắc, tốc độ khoảng 10 km/giờ, và có khả năng mạnh thêm, vị trí bão tại 19,1N-108,1E; trên vùng biển phía đông khu vực Vịnh Bắc Bộ, cường độ bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 12, vùng nguy hiểm15,0-21,0N; phía tây kinh tuyến 111,5E; cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3, khu vực chịu ảnh hưởng là phía tây nam của khu vực bắc Biển Đông; vùng biển Vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Nam. Đến 10h ngày 20/10, bão di chuyển theo hướng bắc tây bắc, tốc độ khoảng 5 km/giờ, vị trí bão tại 20,2N-107,5E; trên khu vực Vịnh Bắc Bộ, cường độ bão mạnh cấp 8, giật cấp 11, vùng nguy hiểm ở phía bắc vĩ tuyến 16,0N; phía tây kinh tuyến 110,0E, cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3, khu vực chịu ảnh hưởng là Vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế. Khoảng 10h ngày 21/10, bão di chuyển theo hướng nam tây nam và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, vị trí bão tại 19,2N-107,1E; trên khu vực Vịnh Bắc Bộ, cường độ bão mạnh cấp 6, giật cấp 8, vùng nguy hiểm là phía bắc vĩ tuyến 16,0N; phía tây kinh tuyến 110,0E, cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3, khu vực chịu ảnh hưởng là Vịnh Bắc Bộ. Từ 72 đến 96 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới tiếp tục di chuyển chậm theo hướng nam tây nam và suy yếu thêm. Vùng biển phía tây nam của khu vực bắc Biển Đông, vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Nam gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 12, biển động rất mạnh. Ở khu vực Vịnh Bắc Bộ từ đêm ngày 18/10 có gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 12. Biển động rất mạnh. Vùng biển phía tây nam của khu vực bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa), vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi sóng biển cao 2-4 m, vùng biển Vịnh Bắc Bộ từ gần sáng và ngày 19/10 sóng biển tăng cao 2-4 m, sau tăng lên 3-5 m. Từ chiều 18/10 đến sáng 19/10, ở khu vực từ Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Từ đêm 19/10, vùng ven biển Bắc Bộ, khu vực nam Đồng Bằng, khu vực Bắc Trung Bộ có khả năng có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to; mưa lớn trên khu vực Trung Trung Bộ giảm dần.
Đà Nẵng: Tăng cường kiểm soát, không để dịch xâm nhập và bùng phát
Chiều 14/1 tại TP. Đà Nẵng, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với Ban chỉ đạo phòng, chống COVID-19 TP. Đà Nẵng về quản lý nhập cảnh, cách ly và giám sát y tế đối với chuyên gia, công dân nhập cảnh vào thành phố.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường làm việc với Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 thành phố Đà Nẵng - Ảnh: VGP/Lưu Hương Báo cáo của Sở Y tế TP. Đà Nẵng cho biết, tính đến ngày 12/1, Đà Nẵng tiếp nhận 59 chuyến bay, trong đó có 32 chuyến bay cách ly y tế công dân và chuyên gia tại Đà Nẵng, 18 chuyến bay cách ly y tế công dân tại tỉnh Quảng Nam, 9 chuyến bay cách ly y tế công dân và chuyên gia tại tỉnh Quảng Ngãi. Ngoài ra, có 5 chuyến tàu biển nhập cảnh với tổng cộng 129 thuyền viên được cách ly tại các khách sạn trên địa bàn thành phố. Như vậy, tính đến ngày 12/1, TP. Đà Nẵng đã tiếp nhận 8.921 chuyên gia và công dân cách ly tập trung từ 15 nước nhập cảnh về. TP. Đà Nẵng hiện có 2 cơ sở cách ly y tế tập trung do quân đội quản lý và 23 khách sạn đủ tiêu chuẩn được tiếp nhận, cách ly công dân, chuyên gia nhập cảnh. Ông Nguyễn Tiên Hồng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP. Đà Nẵng cho biết, thời gian qua, công tác giám sát, cách ly chuyên gia, công dân Việt Nam nhập cảnh tại TP. Đà Nẵng đã được thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định. Tuy nhiên, vẫn còn những vướng mắc như công tác kiểm tra, xác minh giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 của một số khách nhập cảnh gặp khó khăn do không cập nhật được đầy đủ danh sách các phòng xét nghiệm COVID-19 của các nước trên thế giới. Công tác khai báo y tế cho công dân gặp trở ngại bởi phần lớn công dân không được thông báo khai báo y tế trước khi lên máy bay. Khi công dân hạ cánh, bộ phận kiểm dịch phải thực hiện khai báo y tế cho công dân theo quy định. Số lượng công dân nhập cảnh nhiều, liên tục nên công tác xét nghiệm gặp nhiều vất vả, nhân viên xét nghiệm các tuyến phải làm việc ngoài giờ. "Tại TP. Đà Nẵng, hiện việc nhập cảnh bằng đường hàng không, đường biển đã được quản lý tốt, cái khó nhất hiện nay là các trường hợp nhập cảnh trái phép. Mỗi người dân nên là một chiến sĩ trên mặt trận này để giúp phát hiện sớm các trường hợp nhập cảnh trái phép, ngăn chặn sớm, không để dịch bệnh xảy ra", bà Ngô Thị Kim Yến, Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng cho biết. Thứ trưởng Bộ Y tế cùng đoàn công tác kiểm tra công tác giám sát, khai báo y tế tại sân bay Đà Nẵng - Ảnh: VGP/Lưu Hương Theo dõi chặt chẽ các trường hợp sau 14 ngày cách ly Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường đánh giá cao kết quả đạt được trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 của TP. Đà Nẵng. Thành công trong giám sát, chữa trị cho bệnh nhân trong đợt dịch vừa qua tại TP. Đà Nẵng là kinh nghiệm hết sức quý báu cho thời gian tới. Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 trên thế giới và đặc biệt là sự xuất hiện biến thể của virus, Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị Ban Chỉ đạo phòng chống COVID-19 TP. Đà Nẵng cần tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị của Thủ tướng và Chỉ thị của Bộ Y tế. Trong đó, tiếp tục nâng cao cảnh giác, xây dựng kế hoạch phòng chống dịch chi tiết, bao gồm cả con người, trang thiết bị y tế; tăng cường kiểm tra giám sát chặt chẽ những khu vực sân bay, bến cảng, nhà ga, bến xe, bệnh viện; phát hiện sớm những ca nhập cảnh trái phép; tiếp tục triển khai các bệnh pháp phòng chống dịch thông thường như như đeo khẩu trang, rửa tay khử khuẩn, giữ khoảng cách, không tụ tập đông người... “Trong thời gian tới, đề nghị tất cả chúng ta nỗ lực tập trung, không để dịch xâm nhập và bùng phát, mang lại cho người dân một cái Tết an toàn, vui tươi", Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh. Lưu Hương
Đà Nẵng: Tăng cường kiểm soát, không để dịch xâm nhập và bùng phát Chiều 14/1 tại TP. Đà Nẵng, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với Ban chỉ đạo phòng, chống COVID-19 TP. Đà Nẵng về quản lý nhập cảnh, cách ly và giám sát y tế đối với chuyên gia, công dân nhập cảnh vào thành phố. Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường làm việc với Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 thành phố Đà Nẵng - Ảnh: VGP/Lưu Hương Báo cáo của Sở Y tế TP. Đà Nẵng cho biết, tính đến ngày 12/1, Đà Nẵng tiếp nhận 59 chuyến bay, trong đó có 32 chuyến bay cách ly y tế công dân và chuyên gia tại Đà Nẵng, 18 chuyến bay cách ly y tế công dân tại tỉnh Quảng Nam, 9 chuyến bay cách ly y tế công dân và chuyên gia tại tỉnh Quảng Ngãi. Ngoài ra, có 5 chuyến tàu biển nhập cảnh với tổng cộng 129 thuyền viên được cách ly tại các khách sạn trên địa bàn thành phố. Như vậy, tính đến ngày 12/1, TP. Đà Nẵng đã tiếp nhận 8.921 chuyên gia và công dân cách ly tập trung từ 15 nước nhập cảnh về. TP. Đà Nẵng hiện có 2 cơ sở cách ly y tế tập trung do quân đội quản lý và 23 khách sạn đủ tiêu chuẩn được tiếp nhận, cách ly công dân, chuyên gia nhập cảnh. Ông Nguyễn Tiên Hồng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP. Đà Nẵng cho biết, thời gian qua, công tác giám sát, cách ly chuyên gia, công dân Việt Nam nhập cảnh tại TP. Đà Nẵng đã được thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định. Tuy nhiên, vẫn còn những vướng mắc như công tác kiểm tra, xác minh giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 của một số khách nhập cảnh gặp khó khăn do không cập nhật được đầy đủ danh sách các phòng xét nghiệm COVID-19 của các nước trên thế giới. Công tác khai báo y tế cho công dân gặp trở ngại bởi phần lớn công dân không được thông báo khai báo y tế trước khi lên máy bay. Khi công dân hạ cánh, bộ phận kiểm dịch phải thực hiện khai báo y tế cho công dân theo quy định. Số lượng công dân nhập cảnh nhiều, liên tục nên công tác xét nghiệm gặp nhiều vất vả, nhân viên xét nghiệm các tuyến phải làm việc ngoài giờ. "Tại TP. Đà Nẵng, hiện việc nhập cảnh bằng đường hàng không, đường biển đã được quản lý tốt, cái khó nhất hiện nay là các trường hợp nhập cảnh trái phép. Mỗi người dân nên là một chiến sĩ trên mặt trận này để giúp phát hiện sớm các trường hợp nhập cảnh trái phép, ngăn chặn sớm, không để dịch bệnh xảy ra", bà Ngô Thị Kim Yến, Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng cho biết. Thứ trưởng Bộ Y tế cùng đoàn công tác kiểm tra công tác giám sát, khai báo y tế tại sân bay Đà Nẵng - Ảnh: VGP/Lưu Hương Theo dõi chặt chẽ các trường hợp sau 14 ngày cách ly Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường đánh giá cao kết quả đạt được trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 của TP. Đà Nẵng. Thành công trong giám sát, chữa trị cho bệnh nhân trong đợt dịch vừa qua tại TP. Đà Nẵng là kinh nghiệm hết sức quý báu cho thời gian tới. Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 trên thế giới và đặc biệt là sự xuất hiện biến thể của virus, Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị Ban Chỉ đạo phòng chống COVID-19 TP. Đà Nẵng cần tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị của Thủ tướng và Chỉ thị của Bộ Y tế. Trong đó, tiếp tục nâng cao cảnh giác, xây dựng kế hoạch phòng chống dịch chi tiết, bao gồm cả con người, trang thiết bị y tế; tăng cường kiểm tra giám sát chặt chẽ những khu vực sân bay, bến cảng, nhà ga, bến xe, bệnh viện; phát hiện sớm những ca nhập cảnh trái phép; tiếp tục triển khai các bệnh pháp phòng chống dịch thông thường như như đeo khẩu trang, rửa tay khử khuẩn, giữ khoảng cách, không tụ tập đông người... “Trong thời gian tới, đề nghị tất cả chúng ta nỗ lực tập trung, không để dịch xâm nhập và bùng phát, mang lại cho người dân một cái Tết an toàn, vui tươi", Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh. Lưu Hương
Một doanh nghiệp thưởng tết 260 triệu đồng/người
Tết năm nay, mức thưởng bình quân ở các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là hơn 4,6 triệu đồng/người. Trong đó 1 doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có mức thưởng cao nhất lên tới 260 triệu đồng/người.
Doanh nghiệp Vĩnh Phúc thưởng tết bình quân hơn 4,6 triệu đồng/người Theo thông tin từ Sở Lao động - Thương Binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc, tính đến giữa tháng 12/2022, toàn tỉnh có hơn 100 doanh nghiệp báo cáo kế hoạch thưởng Tết Nguyên đán Quý Mão. Tết năm nay, mức thưởng tết bình quân ở các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là hơn 4,6 triệu đồng/người, trong đó 1 doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có mức thưởng cao nhất lên tới 260 triệu đồng/người. Cũng trong dịp Tết Nguyên đán năm nay, phần lớn các doanh nghiệp dự kiến tặng quà Tết cho người lao động có giá trị 200.000 - 1.000.000 đồng/suất và tổ chức tiệc tất niên vào ngày thích hợp ở dịp cuối năm. Một số doanh nghiệp dự kiến tổ chức khen thưởng lao động có nhiều thành tích trong lao động sản xuất, hỗ trợ một phần kinh phí hoặc bố trí ô tô đưa lao động ở xa về quê đón Tết. Theo báo cáo của các doanh nghiệp, tiền lương doanh nghiệp thực trả năm 2022 trung bình đạt hơn 10,2 triệu đồng/người/tháng; thấp nhất là hơn 3,6 triệu đồng/người/tháng. Tuy nhiên, bên cạnh những doanh nghiệp nỗ lực tạo việc làm, trả lương đầy đủ cho người lao động, hiện nay vẫn còn một số doanh nghiệp khó khăn trong sản xuất, thậm chí trả lương lao động thấp và nợ lương. Mức thưởng cho người lao động bình quân Tết Nhâm Dần của các doanh nghiệp trên địa bàn Vĩnh Phúc là trên 6,2 triệu đồng/người, tăng 300.000 đồng so với năm 2020. Doanh nghiệp FDI có mức thưởng tết cao nhất dịp Tết Nhâm Dần lên đến 342 triệu đồng/người. Cũng trong dịp Tết Nhâm Dần mức thưởng cao nhất của doanh nghiệp dân doanh là 140 triệu đồng/người; công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của nhà nước 50 triệu đồng/người và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là 41,2 triệu đồng/người. Thu nhập của công nhân lao động Vĩnh Phúc khá ổn định Có thể nói, thu nhập của công nhân lao động, nhất là công nhân ở các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc những năm gần đây đã khá ổn định. Các khu công nghiệp của tỉnh điều kiện làm việc, thu nhập tăng cũng thu hút được đổng cao nhân lao động. Năm 2014, các khu công nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc có 123 doanh nghiệp đầu tư, thu hút 42.540 công nhân làm việc và thu nhập bình quân của công nhân lao động chỉ đạt từ 3,2 đến 3,4 triệu đồng/người/tháng. Đến tháng 12/2022, toàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có 8 khu công nghiệp đang hoạt động với 385 dự án đang sản xuất, kinh doanh. Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đã tạo việc làm cho gần 126.000 người lao động, lao động nữ chiếm 59,2%, mức thu nhập của lao động phổ thông tại các khu công nghiệp từ 8-10 triệu đồng/người/tháng. Tỉnh Vĩnh Phúc đang tích cực chỉ đạo các ngành chức năng quan tâm đến công tác rà soát, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, người lao động có hoàn cảnh khó khăn, chăm lo người lao động nghèo khó trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới... Báo cáo tình hình tiền lương và thưởng Tết Nguyên đán Quý Mão trước ngày 25/12 Trước đó, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội vừa có văn bản yêu cầu lãnh đạo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội các tỉnh phải báo cáo tình hình tiền lương và thưởng Tết của doanh nghiệp đối với người lao động trước ngày 25/12. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội giao lãnh đạo các Sở Lao động-Thương binh và Xã hội chủ động phối hợp với ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, Liên đoàn Lao động cấp tỉnh và các đơn vị liên quan, nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp gặp khó khăn khi bị cắt đơn hàng, giảm việc làm của người lao động. Từ tình hình thực tế, các đơn vị có giải pháp phù hợp để hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; thực hiện tốt các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phục hồi, phát triển thị trường lao động. Các Sở Lao động-Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp, người sử dụng lao động trên địa bàn rà soát, thực hiện đúng chế độ, chính sách đối với người lao động như tiền lương, tiền thưởng và các chế độ phúc lợi khác đối với người lao động theo quy định. Bên cạnh đó, các địa phương phải tăng cường thực hiện các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong các doanh nghiệp. Đồng thời phải có các biện pháp thích hợp để ngăn ngừa, giảm thiểu các tranh chấp lao động, đình công phát sinh trên địa bàn. Trường hợp có tranh chấp lao động, đình công phát sinh, các địa phương cần nhanh chóng nắm bắt tình hình, hỗ trợ các bên tiến hành đối thoại, thương lượng để giải quyết bất đồng. Các địa phương không để đình công xảy ra kéo dài, lan truyền giữa các doanh nghiệp, gây ra tình trạng mất trật tự, an toàn xã hội, nhất là vào dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán năm 2023. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội yêu cầu các tỉnh khảo sát, nắm tình hình thực hiện quy định về lương tối thiểu, trả lương, tiền thưởng, nợ lương và kế hoạch thưởng Tết theo kết quả sản xuất, kinh doanh cho người lao động ở các doanh nghiệp... Báo cáo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội trước ngày 25/12. Năm 2022, mức thưởng cao nhất Tết Dương lịch thuộc về một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở lĩnh vực ngân hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh với mức 471 triệu đồng. Mức thưởng Tết Nguyên đán 2022 cao nhất là 1,43 tỷ đồng thuộc về doanh nghiệp lĩnh vực công nghệ thông tin ở Đà Nẵng. Thủ tướng yêu cầu thanh toán đầy đủ tiền lương, tiền thưởng cho người lao độngTại Công điện số 1170/CĐ-TTg, ngày 16/12/2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã về các biện pháp ổn định, phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, bền vững và chăm lo đời sống người lao động.Trong đó, để bảo đảm việc làm, chăm lo đời sống và an sinh xã hội cho người lao động, đặc biệt trong dịp Tết Dương lịch 2023 và Tết Nguyên đán Quý Mão, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu và đề nghị:Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo, phối hợp với các địa phương chủ động, thường xuyên nắm tình hình về hoạt động sản xuất, kinh doanh, về tuyển dụng, sử dụng lao động, cắt giảm việc làm trong doanh nghiệp;Kịp thời tổ chức hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các chế độ, chính sách, thanh toán đầy đủ tiền lương, tiền thưởng theo đúng quy định của pháp luật và các thỏa thuận, nội quy, quy chế của doanh nghiệp;Hướng dẫn các địa phương khuyến khích doanh nghiệp có các biện pháp thiết thực, hiệu quả quan tâm chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần và khuyến khích người lao động đổi mới sáng tạo, cùng nhau khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức.Chủ động có giải pháp cơ cấu lại lao động, phòng ngừa, xử lý tranh chấp lao động có thể xảy ra, đặc biệt trong dịp Tết.Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng và các cấp chính quyền địa phương, cơ sở tăng cường theo dõi, nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, chi trả lương, thưởng cho người lao động của doanh nghiệp và đời sống người lao động, nhất là người lao động bị mất việc, thiếu việc làm tạm thời để có các giải pháp hỗ trợ kịp thời, hiệu quả, bảo đảm việc làm, thu nhập và ổn định đời sống cho người lao động.Thủ tướng đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chỉ đạo công đoàn các cấp xây dựng kế hoạch phối hợp với ngành Lao động - Thương binh và Xã hội nắm tình hình lao động, việc làm, lương, thưởng, đời sống người lao động, việc đi lại của người lao động trong dịp Tết để có các phương án cơ cấu lại lực lượng lao động những nơi thừa, thiếu cục bộ và hỗ trợ kịp thời, hiệu quả, nhất là đối với những người yếu thế, người có hoàn cảnh khó khăn.Đề nghị Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các tổ chức đại diện người sử dụng lao động tăng cường tính tuân thủ pháp luật lao động, thúc đẩy đối thoại, thương lượng kịp thời để đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp cho người lao động. Các doanh nghiệp tích cực, chủ động duy trì sự ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh, nỗ lực duy trì, bảo đảm việc làm, sắp xếp lao động và giải quyết các chế độ lương, thưởng cho người lao động, nộp đầy đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn, thực hiện nghiêm các cam kết với người lao động theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế và các thỏa thuận khác của doanh nghiệp. Tham khảo thêmYêu cầu thanh toán đầy đủ tiền lương, tiền thưởng; kịp thời hỗ trợ người lao động mất việc, thiếu việcTham khảo thêmYêu cầu các địa phương báo cáo tình hình tiền lương, thưởng TếtTham khảo thêmChính phủ yêu cầu thanh toán đầy đủ tiền lương, tiền thưởng cuối năm cho người lao độngTham khảo thêmLàm việc bao lâu thì được thưởng Tết?Tham khảo thêmHà Nội: Tiền lương tăng, thưởng Tết giảmTham khảo thêmDoanh nghiệp có phải công khai quy chế thưởng Tết? Pháp luật có quy định mức thưởng tết cụ thể không?Tham khảo thêmMột công ty chi hơn 1500 tỷ đồng thưởng Tết cho người lao độngTham khảo thêmNăm nay doanh nghiệp thưởng Tết thế nào?
Một doanh nghiệp thưởng tết 260 triệu đồng/người Tết năm nay, mức thưởng bình quân ở các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là hơn 4,6 triệu đồng/người. Trong đó 1 doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có mức thưởng cao nhất lên tới 260 triệu đồng/người. Doanh nghiệp Vĩnh Phúc thưởng tết bình quân hơn 4,6 triệu đồng/người Theo thông tin từ Sở Lao động - Thương Binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc, tính đến giữa tháng 12/2022, toàn tỉnh có hơn 100 doanh nghiệp báo cáo kế hoạch thưởng Tết Nguyên đán Quý Mão. Tết năm nay, mức thưởng tết bình quân ở các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là hơn 4,6 triệu đồng/người, trong đó 1 doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có mức thưởng cao nhất lên tới 260 triệu đồng/người. Cũng trong dịp Tết Nguyên đán năm nay, phần lớn các doanh nghiệp dự kiến tặng quà Tết cho người lao động có giá trị 200.000 - 1.000.000 đồng/suất và tổ chức tiệc tất niên vào ngày thích hợp ở dịp cuối năm. Một số doanh nghiệp dự kiến tổ chức khen thưởng lao động có nhiều thành tích trong lao động sản xuất, hỗ trợ một phần kinh phí hoặc bố trí ô tô đưa lao động ở xa về quê đón Tết. Theo báo cáo của các doanh nghiệp, tiền lương doanh nghiệp thực trả năm 2022 trung bình đạt hơn 10,2 triệu đồng/người/tháng; thấp nhất là hơn 3,6 triệu đồng/người/tháng. Tuy nhiên, bên cạnh những doanh nghiệp nỗ lực tạo việc làm, trả lương đầy đủ cho người lao động, hiện nay vẫn còn một số doanh nghiệp khó khăn trong sản xuất, thậm chí trả lương lao động thấp và nợ lương. Mức thưởng cho người lao động bình quân Tết Nhâm Dần của các doanh nghiệp trên địa bàn Vĩnh Phúc là trên 6,2 triệu đồng/người, tăng 300.000 đồng so với năm 2020. Doanh nghiệp FDI có mức thưởng tết cao nhất dịp Tết Nhâm Dần lên đến 342 triệu đồng/người. Cũng trong dịp Tết Nhâm Dần mức thưởng cao nhất của doanh nghiệp dân doanh là 140 triệu đồng/người; công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của nhà nước 50 triệu đồng/người và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là 41,2 triệu đồng/người. Thu nhập của công nhân lao động Vĩnh Phúc khá ổn định Có thể nói, thu nhập của công nhân lao động, nhất là công nhân ở các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc những năm gần đây đã khá ổn định. Các khu công nghiệp của tỉnh điều kiện làm việc, thu nhập tăng cũng thu hút được đổng cao nhân lao động. Năm 2014, các khu công nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc có 123 doanh nghiệp đầu tư, thu hút 42.540 công nhân làm việc và thu nhập bình quân của công nhân lao động chỉ đạt từ 3,2 đến 3,4 triệu đồng/người/tháng. Đến tháng 12/2022, toàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có 8 khu công nghiệp đang hoạt động với 385 dự án đang sản xuất, kinh doanh. Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đã tạo việc làm cho gần 126.000 người lao động, lao động nữ chiếm 59,2%, mức thu nhập của lao động phổ thông tại các khu công nghiệp từ 8-10 triệu đồng/người/tháng. Tỉnh Vĩnh Phúc đang tích cực chỉ đạo các ngành chức năng quan tâm đến công tác rà soát, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, người lao động có hoàn cảnh khó khăn, chăm lo người lao động nghèo khó trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới... Báo cáo tình hình tiền lương và thưởng Tết Nguyên đán Quý Mão trước ngày 25/12 Trước đó, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội vừa có văn bản yêu cầu lãnh đạo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội các tỉnh phải báo cáo tình hình tiền lương và thưởng Tết của doanh nghiệp đối với người lao động trước ngày 25/12. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội giao lãnh đạo các Sở Lao động-Thương binh và Xã hội chủ động phối hợp với ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, Liên đoàn Lao động cấp tỉnh và các đơn vị liên quan, nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp gặp khó khăn khi bị cắt đơn hàng, giảm việc làm của người lao động. Từ tình hình thực tế, các đơn vị có giải pháp phù hợp để hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; thực hiện tốt các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phục hồi, phát triển thị trường lao động. Các Sở Lao động-Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp, người sử dụng lao động trên địa bàn rà soát, thực hiện đúng chế độ, chính sách đối với người lao động như tiền lương, tiền thưởng và các chế độ phúc lợi khác đối với người lao động theo quy định. Bên cạnh đó, các địa phương phải tăng cường thực hiện các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong các doanh nghiệp. Đồng thời phải có các biện pháp thích hợp để ngăn ngừa, giảm thiểu các tranh chấp lao động, đình công phát sinh trên địa bàn. Trường hợp có tranh chấp lao động, đình công phát sinh, các địa phương cần nhanh chóng nắm bắt tình hình, hỗ trợ các bên tiến hành đối thoại, thương lượng để giải quyết bất đồng. Các địa phương không để đình công xảy ra kéo dài, lan truyền giữa các doanh nghiệp, gây ra tình trạng mất trật tự, an toàn xã hội, nhất là vào dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán năm 2023. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội yêu cầu các tỉnh khảo sát, nắm tình hình thực hiện quy định về lương tối thiểu, trả lương, tiền thưởng, nợ lương và kế hoạch thưởng Tết theo kết quả sản xuất, kinh doanh cho người lao động ở các doanh nghiệp... Báo cáo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội trước ngày 25/12. Năm 2022, mức thưởng cao nhất Tết Dương lịch thuộc về một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở lĩnh vực ngân hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh với mức 471 triệu đồng. Mức thưởng Tết Nguyên đán 2022 cao nhất là 1,43 tỷ đồng thuộc về doanh nghiệp lĩnh vực công nghệ thông tin ở Đà Nẵng. Thủ tướng yêu cầu thanh toán đầy đủ tiền lương, tiền thưởng cho người lao độngTại Công điện số 1170/CĐ-TTg, ngày 16/12/2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã về các biện pháp ổn định, phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, bền vững và chăm lo đời sống người lao động.Trong đó, để bảo đảm việc làm, chăm lo đời sống và an sinh xã hội cho người lao động, đặc biệt trong dịp Tết Dương lịch 2023 và Tết Nguyên đán Quý Mão, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu và đề nghị:Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo, phối hợp với các địa phương chủ động, thường xuyên nắm tình hình về hoạt động sản xuất, kinh doanh, về tuyển dụng, sử dụng lao động, cắt giảm việc làm trong doanh nghiệp;Kịp thời tổ chức hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các chế độ, chính sách, thanh toán đầy đủ tiền lương, tiền thưởng theo đúng quy định của pháp luật và các thỏa thuận, nội quy, quy chế của doanh nghiệp;Hướng dẫn các địa phương khuyến khích doanh nghiệp có các biện pháp thiết thực, hiệu quả quan tâm chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần và khuyến khích người lao động đổi mới sáng tạo, cùng nhau khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức.Chủ động có giải pháp cơ cấu lại lao động, phòng ngừa, xử lý tranh chấp lao động có thể xảy ra, đặc biệt trong dịp Tết.Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng và các cấp chính quyền địa phương, cơ sở tăng cường theo dõi, nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, chi trả lương, thưởng cho người lao động của doanh nghiệp và đời sống người lao động, nhất là người lao động bị mất việc, thiếu việc làm tạm thời để có các giải pháp hỗ trợ kịp thời, hiệu quả, bảo đảm việc làm, thu nhập và ổn định đời sống cho người lao động.Thủ tướng đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chỉ đạo công đoàn các cấp xây dựng kế hoạch phối hợp với ngành Lao động - Thương binh và Xã hội nắm tình hình lao động, việc làm, lương, thưởng, đời sống người lao động, việc đi lại của người lao động trong dịp Tết để có các phương án cơ cấu lại lực lượng lao động những nơi thừa, thiếu cục bộ và hỗ trợ kịp thời, hiệu quả, nhất là đối với những người yếu thế, người có hoàn cảnh khó khăn.Đề nghị Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các tổ chức đại diện người sử dụng lao động tăng cường tính tuân thủ pháp luật lao động, thúc đẩy đối thoại, thương lượng kịp thời để đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp cho người lao động. Các doanh nghiệp tích cực, chủ động duy trì sự ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh, nỗ lực duy trì, bảo đảm việc làm, sắp xếp lao động và giải quyết các chế độ lương, thưởng cho người lao động, nộp đầy đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn, thực hiện nghiêm các cam kết với người lao động theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế và các thỏa thuận khác của doanh nghiệp. Tham khảo thêmYêu cầu thanh toán đầy đủ tiền lương, tiền thưởng; kịp thời hỗ trợ người lao động mất việc, thiếu việcTham khảo thêmYêu cầu các địa phương báo cáo tình hình tiền lương, thưởng TếtTham khảo thêmChính phủ yêu cầu thanh toán đầy đủ tiền lương, tiền thưởng cuối năm cho người lao độngTham khảo thêmLàm việc bao lâu thì được thưởng Tết?Tham khảo thêmHà Nội: Tiền lương tăng, thưởng Tết giảmTham khảo thêmDoanh nghiệp có phải công khai quy chế thưởng Tết? Pháp luật có quy định mức thưởng tết cụ thể không?Tham khảo thêmMột công ty chi hơn 1500 tỷ đồng thưởng Tết cho người lao độngTham khảo thêmNăm nay doanh nghiệp thưởng Tết thế nào?
Mưa lớn gây ngập lụt, chia cắt nhiều vùng ở miền Trung
Mưa lớn từ thượng nguồn làm lũ trên các sông lên nhanh gây ngập, chia cắt nhiều bản, làng tại tỉnh Quảng Bình và ngập lụt tại vùng hạ du sông Bồ, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Lực lượng chức năng tổ chức tìm kiếm một người dân mất tích từ đêm 1/11 trên sông Long Đại tại xã Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình - Ảnh: Báo Quảng Bình Nước lũ chia cắt nhiều bản, làng ở Quảng Bình Trưa ngày 2/11, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn kiêm Phòng thủ dân sự tỉnh Quảng Bình (Ban Chỉ huy PCTT&TKCN kiêm PTDS tỉnh) cho biết, từ 0h ngày 1/12 đến 10h ngày 2/12, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to như Hồ Thác Chuối 285,2 mm, TV Trường Sơn 242 mm. Mực nước lúc 10h ngày 2/12 tại sông Kiến Giang 8,06 m trên báo động 1 khoảng 0,06 m, Lệ Thủy 1,71 m trên báo động 1 khoảng 0,51 m, Đồng Hới 1,14 m trên BĐI 0,14 m. Mực nước các sông còn lại đang dưới báo động I. TIN LIÊN QUANMiền Trung chủ động ứng phó với mưa, lũ, biển động từ đêm 30/11 đến ngày 3/12 Về tình hình ngập lụt, chia cắt, cập nhật đến 10h hôm nay tại huyện Bố Trạch, Quốc lộ 15 xã Hưng trạch, đường vào ngầm Bùng Km562+200 ngập 1÷1,2 m, mặt ngầm ngập khoảng 0,4÷0,6 m, đơn vị chức năng đã đóng chốt barie cấm người và phương tiện qua lại. Tại ngầm Cà Ròong xã Thượng Trạch nước dâng cao khoảng 0,5 m; đường vào thôn Hà Môn, xã Cự Nẫm ngập 0,5 m; tại ngầm Bến Tróc, xã Phúc Trạch ngập 1 m. Lực lượng chức năng đã đặt biển và cử người chốt chặn tại các điểm. Tại huyện Quảng Ninh: Đường vào các bản Ploang, Zin Zin, Dóc Mây, Trung Sơn xã Trường Sơn huyện Quảng Ninh nước dâng cao từ 0,5 – 0,8 m; làm chia cắt 4 bản; người và phương tiện không qua lại được. Đường vào thôn, bản Khe Dây, Hàng Chuồn-Nà Lâm, Trường Nam xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh bị chia cắt; người và phương tiện không qua lại được. Về thiệt hại, tại Km 34+500 trên đường 16, đoạn đi qua bản Mít Cát/xã Kim Thủy xảy ra sạt lở khoảng 30 m3 đất đá, đã khắc phục được một phần, người và phương tiện qua lại được (địa bàn Đồn Biên phòng Làng Mô). Đường tỉnh 558C, tại Km10+600, đá từ mái taluy dương sụt trượt xuống mặt đường gây ách tắc giao thông. Đơn vị đang bố trí nhân lực hốt dọn đảm bảo giao thông. Tuyến đường liên xã Mai Hóa - Ngư Hóa bị sạt lở, hiện tại đang xử lý hốt dọn đảm bảo giao thông. Một diễn biến khác, lúc 22h ngày 29/11 tàu QNg-98024-TS/03TV do ông Nguyễn Sỹ Bảy (1969) ở xã Phổ Thạnh/huyện Sa Huỳnh/ tỉnh Quảng Ngãi là chủ tàu, khi đang trên hành trình vào Cảng La do thời tiết gió mạnh kết hợp với sương mù không quan sát được nên đã đâm vào rạn đá sau đảo La; hậu quả tàu bị phá và chìm. Đồn Biên phòng Roòn triển khai lực lượng (5 người/1 tàu) phối hợp với ngư dân Quảng Đông tổ chức cứu nạn tàu QNg-98024-TS với 3 thuyền viên. Kết quả đã cứu được 3 thuyền viên đảm bảo an toàn. Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy PCTT&TKCN kiêm PTDS tỉnh Quảng Bình thông tin, hiện tại trên địa bàn tỉnh có 153 hồ chứa thủy lợi, bình quân đạt hơn 95,2% dung tích thiết kế. Hiện các địa phương, đơn vị tại khu vực bị ngập tổ chức lực lượng túc trực chốt chặn ở các tuyến đường/ngầm bị ngập sâu; tổ chức khắc phục nhanh các điểm bị sạt lở đất đá. Ngập lụt tại khu vực ven sông Bồ tỉnh Thừa Thiên Huế - Ảnh: HD Lũ sông Bồ lên báo động 3 gây ngập vùng hạ du Sáng 2/12, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, từ 7h ngày 1/12 đến 7h ngày 2/12, tại huyện A Lưới, Phong Điền, Phú Lộc đã có mưa rất to với lượng mưa từ 130 đến 300 mm, riêng Tà Lương 316,8 mm; các nơi khác có mưa vừa, mưa to, có nơi rất to, phổ biến từ 20-150 mm. Mưa lớn khiến lượng nước đổ về hồ thủy điện Hương Điền tăng nhanh, lúc 4h sáng 2/12, lưu lượng lớn nhất đến hồ là trên 2.500 m3/s, lưu lượng lớn nhất về hạ du trên 2.500 m3/s; đến 7h sáng 2/12, lưu lượng đến hồ 1.988 m3/s, lưu lượng về hạ du 1.988 m3/s. Hiện hồ đã đạt mực nước dâng bình thường +58m không còn khả năng tham gia giảm lũ cho hạ du sông Bồ. Lũ trên sông Bồ đã đạt đỉnh với đỉnh lũ lúc 7h10' ngày 2/12 là 4,42 m, dưới báo động 3 là 0,08 m, hiện tại đang xuống chậm. Cập nhật đến 13h ngày 2/12, mực nước trên sông Bồ giảm còn dưới báo động 2, sông Hương dưới báo động 1. Trong sáng sớm ngày 2/11, nước lũ sông Bồ lên nhanh đã làm ngập lụt tại một số địa phương vùng hạ du như Phong Điền, Quảng Điền, thị xã Hương Trà.... Nước ngập nhiều khu dân cư, gây ách tắc giao thông một số tuyến như tỉnh lộ, đường liên xã ở Quảng Phú, Quảng Phước (Quảng Điền); Phong An, Phong Sơn (Phong Điền) và tại một số địa phương của thị xã Hương Trà. Ông Đặng Văn Hòa, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, Ban Chỉ huy đã yêu cầu các địa phương tổ chức rà soát, cập nhật phương án sơ tán dân vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở ở vùng núi, ven sông suối, vùng thấp trũng, ngập úng để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản. Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, ngăn chặn người đi vào rừng trong thời gian thiên tai, mưa lũ. Phân công lực lượng cảnh giới tại các điểm có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở, ngập lụt. Bố trí biển báo, hướng dẫn đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tại các khu vực ngầm tràn khi xảy ra mưa lũ. Nhật Anh
Mưa lớn gây ngập lụt, chia cắt nhiều vùng ở miền Trung Mưa lớn từ thượng nguồn làm lũ trên các sông lên nhanh gây ngập, chia cắt nhiều bản, làng tại tỉnh Quảng Bình và ngập lụt tại vùng hạ du sông Bồ, tỉnh Thừa Thiên Huế. Lực lượng chức năng tổ chức tìm kiếm một người dân mất tích từ đêm 1/11 trên sông Long Đại tại xã Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình - Ảnh: Báo Quảng Bình Nước lũ chia cắt nhiều bản, làng ở Quảng Bình Trưa ngày 2/11, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn kiêm Phòng thủ dân sự tỉnh Quảng Bình (Ban Chỉ huy PCTT&TKCN kiêm PTDS tỉnh) cho biết, từ 0h ngày 1/12 đến 10h ngày 2/12, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to như Hồ Thác Chuối 285,2 mm, TV Trường Sơn 242 mm. Mực nước lúc 10h ngày 2/12 tại sông Kiến Giang 8,06 m trên báo động 1 khoảng 0,06 m, Lệ Thủy 1,71 m trên báo động 1 khoảng 0,51 m, Đồng Hới 1,14 m trên BĐI 0,14 m. Mực nước các sông còn lại đang dưới báo động I. TIN LIÊN QUANMiền Trung chủ động ứng phó với mưa, lũ, biển động từ đêm 30/11 đến ngày 3/12 Về tình hình ngập lụt, chia cắt, cập nhật đến 10h hôm nay tại huyện Bố Trạch, Quốc lộ 15 xã Hưng trạch, đường vào ngầm Bùng Km562+200 ngập 1÷1,2 m, mặt ngầm ngập khoảng 0,4÷0,6 m, đơn vị chức năng đã đóng chốt barie cấm người và phương tiện qua lại. Tại ngầm Cà Ròong xã Thượng Trạch nước dâng cao khoảng 0,5 m; đường vào thôn Hà Môn, xã Cự Nẫm ngập 0,5 m; tại ngầm Bến Tróc, xã Phúc Trạch ngập 1 m. Lực lượng chức năng đã đặt biển và cử người chốt chặn tại các điểm. Tại huyện Quảng Ninh: Đường vào các bản Ploang, Zin Zin, Dóc Mây, Trung Sơn xã Trường Sơn huyện Quảng Ninh nước dâng cao từ 0,5 – 0,8 m; làm chia cắt 4 bản; người và phương tiện không qua lại được. Đường vào thôn, bản Khe Dây, Hàng Chuồn-Nà Lâm, Trường Nam xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh bị chia cắt; người và phương tiện không qua lại được. Về thiệt hại, tại Km 34+500 trên đường 16, đoạn đi qua bản Mít Cát/xã Kim Thủy xảy ra sạt lở khoảng 30 m3 đất đá, đã khắc phục được một phần, người và phương tiện qua lại được (địa bàn Đồn Biên phòng Làng Mô). Đường tỉnh 558C, tại Km10+600, đá từ mái taluy dương sụt trượt xuống mặt đường gây ách tắc giao thông. Đơn vị đang bố trí nhân lực hốt dọn đảm bảo giao thông. Tuyến đường liên xã Mai Hóa - Ngư Hóa bị sạt lở, hiện tại đang xử lý hốt dọn đảm bảo giao thông. Một diễn biến khác, lúc 22h ngày 29/11 tàu QNg-98024-TS/03TV do ông Nguyễn Sỹ Bảy (1969) ở xã Phổ Thạnh/huyện Sa Huỳnh/ tỉnh Quảng Ngãi là chủ tàu, khi đang trên hành trình vào Cảng La do thời tiết gió mạnh kết hợp với sương mù không quan sát được nên đã đâm vào rạn đá sau đảo La; hậu quả tàu bị phá và chìm. Đồn Biên phòng Roòn triển khai lực lượng (5 người/1 tàu) phối hợp với ngư dân Quảng Đông tổ chức cứu nạn tàu QNg-98024-TS với 3 thuyền viên. Kết quả đã cứu được 3 thuyền viên đảm bảo an toàn. Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy PCTT&TKCN kiêm PTDS tỉnh Quảng Bình thông tin, hiện tại trên địa bàn tỉnh có 153 hồ chứa thủy lợi, bình quân đạt hơn 95,2% dung tích thiết kế. Hiện các địa phương, đơn vị tại khu vực bị ngập tổ chức lực lượng túc trực chốt chặn ở các tuyến đường/ngầm bị ngập sâu; tổ chức khắc phục nhanh các điểm bị sạt lở đất đá. Ngập lụt tại khu vực ven sông Bồ tỉnh Thừa Thiên Huế - Ảnh: HD Lũ sông Bồ lên báo động 3 gây ngập vùng hạ du Sáng 2/12, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, từ 7h ngày 1/12 đến 7h ngày 2/12, tại huyện A Lưới, Phong Điền, Phú Lộc đã có mưa rất to với lượng mưa từ 130 đến 300 mm, riêng Tà Lương 316,8 mm; các nơi khác có mưa vừa, mưa to, có nơi rất to, phổ biến từ 20-150 mm. Mưa lớn khiến lượng nước đổ về hồ thủy điện Hương Điền tăng nhanh, lúc 4h sáng 2/12, lưu lượng lớn nhất đến hồ là trên 2.500 m3/s, lưu lượng lớn nhất về hạ du trên 2.500 m3/s; đến 7h sáng 2/12, lưu lượng đến hồ 1.988 m3/s, lưu lượng về hạ du 1.988 m3/s. Hiện hồ đã đạt mực nước dâng bình thường +58m không còn khả năng tham gia giảm lũ cho hạ du sông Bồ. Lũ trên sông Bồ đã đạt đỉnh với đỉnh lũ lúc 7h10' ngày 2/12 là 4,42 m, dưới báo động 3 là 0,08 m, hiện tại đang xuống chậm. Cập nhật đến 13h ngày 2/12, mực nước trên sông Bồ giảm còn dưới báo động 2, sông Hương dưới báo động 1. Trong sáng sớm ngày 2/11, nước lũ sông Bồ lên nhanh đã làm ngập lụt tại một số địa phương vùng hạ du như Phong Điền, Quảng Điền, thị xã Hương Trà.... Nước ngập nhiều khu dân cư, gây ách tắc giao thông một số tuyến như tỉnh lộ, đường liên xã ở Quảng Phú, Quảng Phước (Quảng Điền); Phong An, Phong Sơn (Phong Điền) và tại một số địa phương của thị xã Hương Trà. Ông Đặng Văn Hòa, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, Ban Chỉ huy đã yêu cầu các địa phương tổ chức rà soát, cập nhật phương án sơ tán dân vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở ở vùng núi, ven sông suối, vùng thấp trũng, ngập úng để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản. Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, ngăn chặn người đi vào rừng trong thời gian thiên tai, mưa lũ. Phân công lực lượng cảnh giới tại các điểm có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở, ngập lụt. Bố trí biển báo, hướng dẫn đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tại các khu vực ngầm tràn khi xảy ra mưa lũ. Nhật Anh
BHXH đã chi trả hơn 1018 tỷ đồng hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19
Theo số liệu thống kê của BHXH 63 tỉnh, thành phố, cơ quan BHXH các cấp đã chi hỗ trợ cho gần 359.000 người lao động (NLĐ) với số tiền hơn 1.018 tỷ đồng.
bonewsrelation eonewsrelation Thu Sep 08 2022 12:33:02 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Thu Sep 08 2022 12:33:02 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Thu Sep 08 2022 12:34:09 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) 28 tỉnh, thành phố hoàn thành việc chi trả gói hỗ trợ Triển khai quyết liệt triển khai Nghị quyết số 24 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngành BHXH Việt Nam đã thực hiện chi trả gói hỗ trợ đạt khoảng 98% tổng số hồ sơ phải thực hiện. Hiện đã có BHXH 28 tỉnh, thành phố hoàn thành việc chi trả gói hỗ trợ. Theo Nghị quyết số 24/2022/UBTVQH15 ngày 11/8/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sẽ sử dụng khoảng 1.155 tỷ đồng từ kết dư quỹ BHTN đến hết năm 2021 để tiếp tục chi trả hỗ trợ đối với NLĐ đã nộp hồ sơ đúng thời hạn thuộc đối tượng hưởng theo Nghị quyết số 03/2021/UBTVQH15 ngày 24/9/2021. Thời gian thực hiện chi trả hỗ trợ NLĐ hoàn thành chậm nhất vào ngày 10/9/2022. Hỗ trợ kịp thời, trực tiếp, thiết thực với người lao động Việc ban hành Nghị quyết này tiếp tục khẳng định sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng, Quốc hội, Chính phủ trong việc hỗ trợ kịp thời, trực tiếp, thiết thực đối với NLĐ, NSDLĐ tham gia BHTN vượt qua khó khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Qua đó, cũng thể hiện vai trò chủ động, tinh thần trách nhiệm, sự nỗ lực, quyết liệt trong công tác đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHTN của ngành BHXH Việt Nam, luôn đồng hành cùng Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương kịp thời đưa ra các đề xuất, giải pháp hỗ trợ NLĐ, NSDLĐ khắc phục khó khăn, đảm bảo cuộc sống, phục hồi kinh doanh, sản xuất, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Tham khảo thêmĐẩy nhanh chi trả hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19
BHXH đã chi trả hơn 1018 tỷ đồng hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 Theo số liệu thống kê của BHXH 63 tỉnh, thành phố, cơ quan BHXH các cấp đã chi hỗ trợ cho gần 359.000 người lao động (NLĐ) với số tiền hơn 1.018 tỷ đồng. bonewsrelation eonewsrelation Thu Sep 08 2022 12:33:02 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Thu Sep 08 2022 12:33:02 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Thu Sep 08 2022 12:34:09 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) 28 tỉnh, thành phố hoàn thành việc chi trả gói hỗ trợ Triển khai quyết liệt triển khai Nghị quyết số 24 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngành BHXH Việt Nam đã thực hiện chi trả gói hỗ trợ đạt khoảng 98% tổng số hồ sơ phải thực hiện. Hiện đã có BHXH 28 tỉnh, thành phố hoàn thành việc chi trả gói hỗ trợ. Theo Nghị quyết số 24/2022/UBTVQH15 ngày 11/8/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sẽ sử dụng khoảng 1.155 tỷ đồng từ kết dư quỹ BHTN đến hết năm 2021 để tiếp tục chi trả hỗ trợ đối với NLĐ đã nộp hồ sơ đúng thời hạn thuộc đối tượng hưởng theo Nghị quyết số 03/2021/UBTVQH15 ngày 24/9/2021. Thời gian thực hiện chi trả hỗ trợ NLĐ hoàn thành chậm nhất vào ngày 10/9/2022. Hỗ trợ kịp thời, trực tiếp, thiết thực với người lao động Việc ban hành Nghị quyết này tiếp tục khẳng định sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng, Quốc hội, Chính phủ trong việc hỗ trợ kịp thời, trực tiếp, thiết thực đối với NLĐ, NSDLĐ tham gia BHTN vượt qua khó khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Qua đó, cũng thể hiện vai trò chủ động, tinh thần trách nhiệm, sự nỗ lực, quyết liệt trong công tác đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHTN của ngành BHXH Việt Nam, luôn đồng hành cùng Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương kịp thời đưa ra các đề xuất, giải pháp hỗ trợ NLĐ, NSDLĐ khắc phục khó khăn, đảm bảo cuộc sống, phục hồi kinh doanh, sản xuất, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Tham khảo thêmĐẩy nhanh chi trả hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19
Nhân viên phục vụ quán ăn có thuộc đối tượng được hỗ trợ?
(Chinhphu.vn) – Bà Nguyễn Thị Quỳnh Như (Lâm Đồng) đang phụ bán hàng bánh cuốn ở đường Triệu Việt Vương nhưng do tình hình dịch COVID-19 đã nghỉ việc được 3 tháng. Vậy, bà Như có được nhận hỗ trợ khó khăn từ Nhà nước không?
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Lâm Đồng trả lời vấn đề này như sau: Trường hợp bà Như là lao động tư do: Thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định số 1900/QĐ-UBND ngày 20/7/2021 về việc phê duyệt chính sách hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng theo Khoản 12, Mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ. Căn cứ Điểm 2.1 Khoản 2 Điều 1 Quyết định số 1900/QĐ-UBND nêu trên quy định: Đối tượng lao động tự do: Người lao động không có giao kết hợp đồng lao động cư trú hợp pháp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng bị mất việc làm, không có thu nhập, làm một trong các công việc sau: - Bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định; - Tự làm hoặc lao động làm việc trong các lĩnh vực: Ăn uống, lưu trú, du lịch, cơ sở làm đẹp (cắt, uốn tóc, làm móng, gội đầu), karaoke, vũ trường, quán bar, phòng trà, rạp chiếu phim, cơ sở massage xông hơi, điểm kinh doanh trò chơi điện tử, cơ sở tập gym, bida, yoga, golf, hồ bơi. - Thu gom rác, phế liệu; bốc vác, vận chuyển hàng hóa; lái xe mô tô 2 bánh chở khách (kể cả lái xe công nghệ), lái xe, phụ xe ô tô chở khách, vận chuyển hàng hóa, xe ngựa chở khách; - Đánh giày; lao động tại các trường mầm non, nhóm trẻ. - Người bán vé số lưu động. Đối chiếu với quy định trên, nếu bà Nguyễn Thị Quỳnh Như làm việc trong lĩnh vực ăn uống, không có giao kết hợp đồng lao động, cư trú hợp pháp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng bị mất việc làm, không có thu nhập thì được hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 1900/QĐ-UBND ngày 20/7/2021. Trường hợp bà Như làm việc có tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định và phải tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương hoặc ngừng việc... đề nghị bà tham khảo đối chiếu với các quy định tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng để được hỗ trợ theo quy định. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Lâm Đồng đề nghị bà Như liên hệ UBND phường 3, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng để làm thủ tục hỗ trợ theo quy định. Chinhphu.vn
Nhân viên phục vụ quán ăn có thuộc đối tượng được hỗ trợ? (Chinhphu.vn) – Bà Nguyễn Thị Quỳnh Như (Lâm Đồng) đang phụ bán hàng bánh cuốn ở đường Triệu Việt Vương nhưng do tình hình dịch COVID-19 đã nghỉ việc được 3 tháng. Vậy, bà Như có được nhận hỗ trợ khó khăn từ Nhà nước không? Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Lâm Đồng trả lời vấn đề này như sau: Trường hợp bà Như là lao động tư do: Thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định số 1900/QĐ-UBND ngày 20/7/2021 về việc phê duyệt chính sách hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng theo Khoản 12, Mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ. Căn cứ Điểm 2.1 Khoản 2 Điều 1 Quyết định số 1900/QĐ-UBND nêu trên quy định: Đối tượng lao động tự do: Người lao động không có giao kết hợp đồng lao động cư trú hợp pháp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng bị mất việc làm, không có thu nhập, làm một trong các công việc sau: - Bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định; - Tự làm hoặc lao động làm việc trong các lĩnh vực: Ăn uống, lưu trú, du lịch, cơ sở làm đẹp (cắt, uốn tóc, làm móng, gội đầu), karaoke, vũ trường, quán bar, phòng trà, rạp chiếu phim, cơ sở massage xông hơi, điểm kinh doanh trò chơi điện tử, cơ sở tập gym, bida, yoga, golf, hồ bơi. - Thu gom rác, phế liệu; bốc vác, vận chuyển hàng hóa; lái xe mô tô 2 bánh chở khách (kể cả lái xe công nghệ), lái xe, phụ xe ô tô chở khách, vận chuyển hàng hóa, xe ngựa chở khách; - Đánh giày; lao động tại các trường mầm non, nhóm trẻ. - Người bán vé số lưu động. Đối chiếu với quy định trên, nếu bà Nguyễn Thị Quỳnh Như làm việc trong lĩnh vực ăn uống, không có giao kết hợp đồng lao động, cư trú hợp pháp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng bị mất việc làm, không có thu nhập thì được hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 1900/QĐ-UBND ngày 20/7/2021. Trường hợp bà Như làm việc có tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định và phải tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương hoặc ngừng việc... đề nghị bà tham khảo đối chiếu với các quy định tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng để được hỗ trợ theo quy định. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Lâm Đồng đề nghị bà Như liên hệ UBND phường 3, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng để làm thủ tục hỗ trợ theo quy định. Chinhphu.vn