title
stringlengths 0
393
| description
stringlengths 0
32.7k
| content
stringlengths 0
778k
| text
stringlengths 2
778k
| url
stringlengths 0
202
|
---|---|---|---|---|
Hà Nam phải thần tốc lấy hơn 1.000 mẫu xét nghiệm trong đêm | Hiện nay, Hà Nam xét nghiệm COVID-19 được khoảng 400 mẫu/ngày, từ ngày mai (30/4) có thể nâng công suất lên đến 1.000 mẫu/ngày. Ngay trong đêm 29/4, tỉnh phải lấy mẫu toàn bộ 1.068 nhân khẩu của 322 hộ gia đình. | Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu tại cuộc họp với tỉnh Hà Nam - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Ngay khi đã xuất hiện chùm ca bệnh trong gia đình gồm 5 người mắc với nguồn lây từ 1 bệnh nhân vừa hết cách ly tập trung, chiều tối 29/4, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế đã về Hà Nam làm việc khẩn với địa phương về công tác phòng chống dịch.
Báo cáo của UBND tỉnh Hà Nam cho biết, đến nay đã truy vết 113 trường hợp F1, số F2 khoảng hơn 200 người và hiện đang tiếp tục điều tra, truy vết. Ngay chiều nay, Thường trực tỉnh uỷ Hà Nam đã họp khẩn với các sở, ban, ngành liên quan về công tác phòng chống dịch, trong đó tỉnh xác định việc xét nghiệm truy vết nhanh hết sức cần thiết, trước hết lấy mẫu rộng tại các thôn, xét nghiệm mẫu gộp, nếu có mẫu dương thì xét nghiệm từng mẫu.
Hiện nay tỉnh có thể xét nghiệm được khoảng 400 mẫu/ngày, từ ngày mai có thêm 1 máy xét nghiệm nữa đặt tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam, có thể nâng công suất lên đến 1.000 mẫu/ngày.
Hà Nam mong muốn Bộ Y tế quan tâm hỗ trợ Bệnh viện đa khoa tỉnh thiết lập khu điều trị rộng hơn và mong Bộ Y tế cấp thêm vaccine phòng COVID-19. Hiện tỉnh đã được cấp 4.500 liều, hiện mới tiêm gần 1.500 liều vaccine.
Theo PGS.TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, để thần tốc truy vết F1, Hà Nam cần huy động sự vào cuộc của cả ngành công an. Nếu phát hiện F1 thì đưa ngay ra khỏi cộng đồng và lấy ngay mẫu xét nghiệm đơn, tuyệt đối không mẫu gộp.
Đối với những địa điểm đã phong tỏa, PGS.TS Trần Như Dương đề nghị Hà Nam phải yêu cầu thực hiện giãn cách triệt để, nhà cách ly nhà, không để người này sang nhà người kia trong khu phong toả.
Đồng thời, Hà Nam phải thành lập ngay các tổ phòng chống COVID-19 cộng đồng trong thôn Quan Nhân, xã Đạo Lý, huyện Lý Nhân ngay đêm nay, và toàn xã vào ngày mai. Tỉnh cũng cần phải huy động toàn bộ sinh viên trường Y để tập huấn về công tác lấy mẫu xét nghiệm, chuẩn bị sẵn tình huống chống dịch khi cần.
GS.TS Nguyễn Thanh Long- Phó trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ trưởng Bộ Y tế và đoàn công tác đi kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch tại nơi bệnh nhân cư trú, thôn Quan Nhân, xã Nhân Đạo, huyện Lý Nhân, Hà Nam chiều tối 29/4/2021. Ảnh: VGP
GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, Bộ Y tế sẽ tiến hành đánh giá và phân tích giải trình tự gene, nhưng với tốc độ lây nhiễm nhanh, mức độ tấn công nhanh (2 ca nghi ngờ tại Hà Nam, 2 ca Hưng Yên và 1 ca tại TP Hồ Chí Minh) thì tốc độ lây nhiễm là khá cao.
Theo Bộ trưởng, hiện ổ dịch này đã liên quan đến nhiều tỉnh thành khác, vì bệnh nhân đã đi taxi, xe khách, đã có người tiếp xúc bay vào TP Hồ Chí Minh, do đó yêu cầu các địa phương có người đi chung chuyến bay ở Nhật về Đà Nẵng hôm 7/4; đi chung xe khách từ Đà Nẵng về Hà Nam và cách ly chung với bệnh nhân tại khách sạn ở TP Đà Nẵng phải cách ly tập trung ngay, lấy mẫu xét nghiệm.
“Đặc biệt, 121 người cách ly cùng bệnh nhân tại khách sạn Alisia Bench ở Đà Nẵng chúng tôi đánh giá rất nhiều nguy cơ”, Bộ trưởng cho biết.
Những trường hợp còn lại cách ly tại các khách sạn khác cũng phải lấy mẫu xét nghiệm ngay. Tất cả các hành khách đi cùng chuyến xe với bệnh nhân phải cách ly ngay, đồng thời truy vết ngay những người tiếp xúc với người đi cùng xe, để khi những trường hợp F1 thành F0, chúng ta đã có danh sách sẵn để quản lý.
“Chúng ta truy vết hết những người là F1 để có kịch bản cụ thể, rà soát F2 để khi F1 thành F0 thì F2 thành F1. Ngay trong đêm nay, tỉnh phải lấy mẫu toàn bộ 1.068 nhân khẩu của 322 hộ gia đình. Trường hợp F1 phải xét nghiệm mẫu đơn, còn lại xét nghiệm gộp 5 mẫu. Ngay trong tối nay, GS.TS Lê Thị Quỳnh Mai đã về Hà Nam hỗ trợ xét nghiệm; BV Bach Mai cũng về hỗ trợ; PGS.TS Trần Thanh Dương ở lại giúp Hà Nam về công tác truy vết”, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết.
Cũng vào lúc 10h đêm nay, 29/4, Bộ trưởng giao GS.TS Trần Như Dương thực hiện việc tập huấn truy vết tại tỉnh Hà Nam cho đội quân truy vết.
Về điều trị, trước mắt Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long yêu cầu tiếp tục điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam. Ngay trong sáng mai, Bộ Y tế sẽ hỗ trợ Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam giám sát và hỗ trợ công tác điều trị; kiểm tra công tác phân luồng, sàng lọc, cách ly tại một số cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn; đồng thời BV Bạch Mai nhanh chóng triển khai cơ sở 2 của BV Bạch Mai tại Hà Nam để sẵn sàng thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19 khi cần.
Đặc biệt lưu ý vấn đề đeo khẩu trang, Bộ trưởng đề nghị với Hà Nam yêu cầu người dân bắt buộc phải đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà; tiến hành xử phạt hành chính những người vi phạm.
Hiền Minh | Hà Nam phải thần tốc lấy hơn 1.000 mẫu xét nghiệm trong đêm
Hiện nay, Hà Nam xét nghiệm COVID-19 được khoảng 400 mẫu/ngày, từ ngày mai (30/4) có thể nâng công suất lên đến 1.000 mẫu/ngày. Ngay trong đêm 29/4, tỉnh phải lấy mẫu toàn bộ 1.068 nhân khẩu của 322 hộ gia đình.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu tại cuộc họp với tỉnh Hà Nam - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Ngay khi đã xuất hiện chùm ca bệnh trong gia đình gồm 5 người mắc với nguồn lây từ 1 bệnh nhân vừa hết cách ly tập trung, chiều tối 29/4, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế đã về Hà Nam làm việc khẩn với địa phương về công tác phòng chống dịch.
Báo cáo của UBND tỉnh Hà Nam cho biết, đến nay đã truy vết 113 trường hợp F1, số F2 khoảng hơn 200 người và hiện đang tiếp tục điều tra, truy vết. Ngay chiều nay, Thường trực tỉnh uỷ Hà Nam đã họp khẩn với các sở, ban, ngành liên quan về công tác phòng chống dịch, trong đó tỉnh xác định việc xét nghiệm truy vết nhanh hết sức cần thiết, trước hết lấy mẫu rộng tại các thôn, xét nghiệm mẫu gộp, nếu có mẫu dương thì xét nghiệm từng mẫu.
Hiện nay tỉnh có thể xét nghiệm được khoảng 400 mẫu/ngày, từ ngày mai có thêm 1 máy xét nghiệm nữa đặt tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam, có thể nâng công suất lên đến 1.000 mẫu/ngày.
Hà Nam mong muốn Bộ Y tế quan tâm hỗ trợ Bệnh viện đa khoa tỉnh thiết lập khu điều trị rộng hơn và mong Bộ Y tế cấp thêm vaccine phòng COVID-19. Hiện tỉnh đã được cấp 4.500 liều, hiện mới tiêm gần 1.500 liều vaccine.
Theo PGS.TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, để thần tốc truy vết F1, Hà Nam cần huy động sự vào cuộc của cả ngành công an. Nếu phát hiện F1 thì đưa ngay ra khỏi cộng đồng và lấy ngay mẫu xét nghiệm đơn, tuyệt đối không mẫu gộp.
Đối với những địa điểm đã phong tỏa, PGS.TS Trần Như Dương đề nghị Hà Nam phải yêu cầu thực hiện giãn cách triệt để, nhà cách ly nhà, không để người này sang nhà người kia trong khu phong toả.
Đồng thời, Hà Nam phải thành lập ngay các tổ phòng chống COVID-19 cộng đồng trong thôn Quan Nhân, xã Đạo Lý, huyện Lý Nhân ngay đêm nay, và toàn xã vào ngày mai. Tỉnh cũng cần phải huy động toàn bộ sinh viên trường Y để tập huấn về công tác lấy mẫu xét nghiệm, chuẩn bị sẵn tình huống chống dịch khi cần.
GS.TS Nguyễn Thanh Long- Phó trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ trưởng Bộ Y tế và đoàn công tác đi kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch tại nơi bệnh nhân cư trú, thôn Quan Nhân, xã Nhân Đạo, huyện Lý Nhân, Hà Nam chiều tối 29/4/2021. Ảnh: VGP
GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, Bộ Y tế sẽ tiến hành đánh giá và phân tích giải trình tự gene, nhưng với tốc độ lây nhiễm nhanh, mức độ tấn công nhanh (2 ca nghi ngờ tại Hà Nam, 2 ca Hưng Yên và 1 ca tại TP Hồ Chí Minh) thì tốc độ lây nhiễm là khá cao.
Theo Bộ trưởng, hiện ổ dịch này đã liên quan đến nhiều tỉnh thành khác, vì bệnh nhân đã đi taxi, xe khách, đã có người tiếp xúc bay vào TP Hồ Chí Minh, do đó yêu cầu các địa phương có người đi chung chuyến bay ở Nhật về Đà Nẵng hôm 7/4; đi chung xe khách từ Đà Nẵng về Hà Nam và cách ly chung với bệnh nhân tại khách sạn ở TP Đà Nẵng phải cách ly tập trung ngay, lấy mẫu xét nghiệm.
“Đặc biệt, 121 người cách ly cùng bệnh nhân tại khách sạn Alisia Bench ở Đà Nẵng chúng tôi đánh giá rất nhiều nguy cơ”, Bộ trưởng cho biết.
Những trường hợp còn lại cách ly tại các khách sạn khác cũng phải lấy mẫu xét nghiệm ngay. Tất cả các hành khách đi cùng chuyến xe với bệnh nhân phải cách ly ngay, đồng thời truy vết ngay những người tiếp xúc với người đi cùng xe, để khi những trường hợp F1 thành F0, chúng ta đã có danh sách sẵn để quản lý.
“Chúng ta truy vết hết những người là F1 để có kịch bản cụ thể, rà soát F2 để khi F1 thành F0 thì F2 thành F1. Ngay trong đêm nay, tỉnh phải lấy mẫu toàn bộ 1.068 nhân khẩu của 322 hộ gia đình. Trường hợp F1 phải xét nghiệm mẫu đơn, còn lại xét nghiệm gộp 5 mẫu. Ngay trong tối nay, GS.TS Lê Thị Quỳnh Mai đã về Hà Nam hỗ trợ xét nghiệm; BV Bach Mai cũng về hỗ trợ; PGS.TS Trần Thanh Dương ở lại giúp Hà Nam về công tác truy vết”, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết.
Cũng vào lúc 10h đêm nay, 29/4, Bộ trưởng giao GS.TS Trần Như Dương thực hiện việc tập huấn truy vết tại tỉnh Hà Nam cho đội quân truy vết.
Về điều trị, trước mắt Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long yêu cầu tiếp tục điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam. Ngay trong sáng mai, Bộ Y tế sẽ hỗ trợ Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam giám sát và hỗ trợ công tác điều trị; kiểm tra công tác phân luồng, sàng lọc, cách ly tại một số cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn; đồng thời BV Bạch Mai nhanh chóng triển khai cơ sở 2 của BV Bạch Mai tại Hà Nam để sẵn sàng thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19 khi cần.
Đặc biệt lưu ý vấn đề đeo khẩu trang, Bộ trưởng đề nghị với Hà Nam yêu cầu người dân bắt buộc phải đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà; tiến hành xử phạt hành chính những người vi phạm.
Hiền Minh | |
Khuyến cáo người dân cảnh giác với chiêu trò lừa đảo ‘khóa thuê bao điện thoại’ | Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT) kêu gọi người dân nâng cao cảnh giác, tuyệt đối không làm theo bất kỳ yêu cầu nào của các cuộc gọi lừa đảo “khóa thuê bao điện thoại”. |
Liên tục nhận được cuộc gọi đe dọa sẽ bị “khóa thuê bao điện thoại”
Theo Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT), ghi nhận từ các hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác do đơn vị quản lý cho thấy, gần đây hàng loạt người dùng điện thoại di động phản ánh họ liên tục nhận được cuộc gọi đe dọa sẽ bị “khóa thuê bao điện thoại”.
Chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội, tiền trong tài khoản ngân hàng liên kết với ví điện tử
Trước tiên, các đối tượng liên tục thực hiện cuộc gọi thoại thông báo tới số máy bản thân người dùng rằng họ sẽ bị cắt dịch vụ sau 1 hay 2 giờ và để giải quyết cần liên hệ tới số điện thoại “tổng đài” do đối tượng cung cấp.
Trường hợp người dùng gọi lại số “tổng đài”, phía đầu dây bên kia yêu cầu người dùng cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân như họ tên, địa chỉ, số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân... để được hỗ trợ kỹ thuật.
Khi đã nắm được thông tin cá nhân của người dùng, ngay lập tức các đối tượng hướng dẫn làm bước tiếp theo như thực hiện các cú pháp sang tên đổi chủ thông tin số điện thoại, cú pháp chuyển hướng cuộc gọi...
Sau khi chiếm quyền nhận cuộc gọi, đối tượng lừa đảo sẽ đăng nhập ứng dụng ví điện tử, tài khoản mạng xã hội... của người dùng và khai báo quên mật khẩu đăng nhập, chọn tính năng nhận cuộc gọi thông báo mã OTP. Từ đó, chúng dễ dàng chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội, tiền trong tài khoản ngân hàng liên kết với ví điện tử.
Tuyệt đối không làm theo bất kỳ yêu cầu nào của các cuộc gọi
Trước tình trạng các hình thức lừa đảo gia tăng, VNCERT kêu gọi người dân nâng cao cảnh giác, tuyệt đối không làm theo bất kỳ yêu cầu nào của các cuộc gọi.
VNCERT cũng khuyến nghị, khi nhận được các tin nhắn, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần lưu lại bằng chứng (tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi) và phản ánh tới doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý.
Bên cạnh đó, người dân cần cung cấp bằng chứng tới cơ quan công an gần nhất để đề nghị xử lý vi phạm theo pháp luật.
Các chiêu trò lừa đảo đang diễn ra hết sức phổ biến nhưng rất tinh vi, khó lường.
Để giúp người dân nhận biết được các hình thức lừa đảo, Trung tâm mới xây dựng những tình huống lừa đảo thành tiểu phẩm ngắn và đăng tải lên kênhTiktok "Cảnh báo lừa đảo trên mạng".
Tham khảo thêmKhuyến cáo người dân cảnh giác với tin nhắn mạo danh ngân hàng để lừa đảoTham khảo thêmKhuyến cáo người dân cảnh giác trước tình trạng giả danh công an để gọi điện lừa đảo | Khuyến cáo người dân cảnh giác với chiêu trò lừa đảo ‘khóa thuê bao điện thoại’
Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT) kêu gọi người dân nâng cao cảnh giác, tuyệt đối không làm theo bất kỳ yêu cầu nào của các cuộc gọi lừa đảo “khóa thuê bao điện thoại”.
Liên tục nhận được cuộc gọi đe dọa sẽ bị “khóa thuê bao điện thoại”
Theo Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT), ghi nhận từ các hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác do đơn vị quản lý cho thấy, gần đây hàng loạt người dùng điện thoại di động phản ánh họ liên tục nhận được cuộc gọi đe dọa sẽ bị “khóa thuê bao điện thoại”.
Chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội, tiền trong tài khoản ngân hàng liên kết với ví điện tử
Trước tiên, các đối tượng liên tục thực hiện cuộc gọi thoại thông báo tới số máy bản thân người dùng rằng họ sẽ bị cắt dịch vụ sau 1 hay 2 giờ và để giải quyết cần liên hệ tới số điện thoại “tổng đài” do đối tượng cung cấp.
Trường hợp người dùng gọi lại số “tổng đài”, phía đầu dây bên kia yêu cầu người dùng cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân như họ tên, địa chỉ, số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân... để được hỗ trợ kỹ thuật.
Khi đã nắm được thông tin cá nhân của người dùng, ngay lập tức các đối tượng hướng dẫn làm bước tiếp theo như thực hiện các cú pháp sang tên đổi chủ thông tin số điện thoại, cú pháp chuyển hướng cuộc gọi...
Sau khi chiếm quyền nhận cuộc gọi, đối tượng lừa đảo sẽ đăng nhập ứng dụng ví điện tử, tài khoản mạng xã hội... của người dùng và khai báo quên mật khẩu đăng nhập, chọn tính năng nhận cuộc gọi thông báo mã OTP. Từ đó, chúng dễ dàng chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội, tiền trong tài khoản ngân hàng liên kết với ví điện tử.
Tuyệt đối không làm theo bất kỳ yêu cầu nào của các cuộc gọi
Trước tình trạng các hình thức lừa đảo gia tăng, VNCERT kêu gọi người dân nâng cao cảnh giác, tuyệt đối không làm theo bất kỳ yêu cầu nào của các cuộc gọi.
VNCERT cũng khuyến nghị, khi nhận được các tin nhắn, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần lưu lại bằng chứng (tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi) và phản ánh tới doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý.
Bên cạnh đó, người dân cần cung cấp bằng chứng tới cơ quan công an gần nhất để đề nghị xử lý vi phạm theo pháp luật.
Các chiêu trò lừa đảo đang diễn ra hết sức phổ biến nhưng rất tinh vi, khó lường.
Để giúp người dân nhận biết được các hình thức lừa đảo, Trung tâm mới xây dựng những tình huống lừa đảo thành tiểu phẩm ngắn và đăng tải lên kênhTiktok "Cảnh báo lừa đảo trên mạng".
Tham khảo thêmKhuyến cáo người dân cảnh giác với tin nhắn mạo danh ngân hàng để lừa đảoTham khảo thêmKhuyến cáo người dân cảnh giác trước tình trạng giả danh công an để gọi điện lừa đảo | |
Đổi mới hoạt động công đoàn khi Việt Nam tham gia các FTA thế hệ mới | Đây là diễn đàn để các đại biểu chia sẻ thời cơ và thách thức của Việt Nam và những vấn đề đặt ra hiện nay của công đoàn và các cam kết của Việt Nam trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. | Cần xác định cụ thể phương thức và mục tiêu đổi mới trong hoạt động công đoàn trong tình hình mới. Ảnh: VGP/Lê Sơn.
Sáng 10/12, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp Viện Khoa học An toàn & vệ sinh lao động và Đại học Công đoàn tổ chức Hội thảo quốc gia theo hình thức trực tiếp và trực tuyến về“Thực trạng đổi mới tổ chức, nội dung và phương pháp hoạt động của công đoàn Việt Nam khi nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới”.
Tham gia hội thảo có các nhà quản lý, nhà khoa học, đại biểu dân cử, liên đoàn lao động các tỉnh, thành phố.
Theo ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, đây là hội thảo có ý nghĩa quan trọng trong điều kiện hoạt động của công đoàn hiện nay khi Việt Nam ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới. Hội thảo cũng là diễn đàn để nhìn lại hoạt động trong bối cảnh mới, nhất là khi Bộ Chính trị mới ban hành Nghị quyết 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 về đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới.
Các hiệp định FTA truyền thống chỉ xoay quanh đến các vấn đề về thương mại, nhưng đối với các FTA thế hệ mới là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến độ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), ngoài việc thúc đẩy mạnh mẽ về mở cửa thị trường, hai Hiệp định này đã đề cập đến những cam kết về lao động, môi trường, thương mại công bằng và tự do, nhiều khía cạnh xã hội khác trong các quy định mà các quốc gia thành viên phải thực hiện, một số quy định có dẫn chiếu đến Tuyên bố của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) năm 1998...
Theo TS. Nguyễn Anh Thơ, quyền Viện trưởng Viện Khoa học An toàn và vệ sinh lao động, trong các FTA thế hệ mới, vấn đề bảo đảm quyền lợi của người lao động ngày càng được coi trọng.
“Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang đặt ra nhiều thách thức đối với nước ta, có thể phá vỡ cơ cấu lao động truyền thống khi tự động hoá robot thay thế lao động chân tay trong nhiều ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, có khả năng đẩy hàng trăm nghìn lao động rơi vào thiếu việc làm. Bên cạnh đó là những thách thức đối với người lao động trong thời đại số hoá, đòi hỏi kiến thức, sự thích nghi, các vấn đề rủi ro về sức khoẻ, an sinh xã hội và tài chính”, TS. Nguyễn Anh Thơ phân tích.
Những vấn đề nêu trên đòi hỏi tổ chức công đoàn – người đại diện cho lợi ích hợp pháp của người lao động, cần phải đổi mới tổ chức, phương thức hoạt động để có thể thích nghi với sự phát triển mới.
Vụ trưởng Vụ Xã hội (Ban Kinh tế Trung ương), TS. Đoàn Ngọc Xuân cho rằng, trong bối cảnh hiện nay cần tiếp tục nghiên cứu và đánh giá các tác động và đề xuất giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật trong nước theo từng yêu cầu về lao động trong EVFTA và CPTPP; chuẩn bị trong trường hợp phải thực hiện cơ chế giải quyết tranh chấp về lao động trong EVFTA và CPTPP; tìm hiểu về pháp luật lao động và thực tiễn thực hiện ở các nước thành viên trong 2 hiệp định này làm cơ sở cho việc đánh giá quá trình thực hiện các cam kết lao động của các quốc gia thành viên của 2 hiệp định trên.
Về đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công đoàn đáp ứng yêu cầu tình hình mới, ông Nguyễn Duy Vũ, Phó Trưởng ban tổ chức (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho rằng, cần đẩy mạnh hoạt động hướng về cơ sở, vì đoàn viên công đoàn và người lao động; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của công đoàn, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của công đoàn và chăm lo xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh.
Các đại biểu cũng trao đổi, thảo luận về nhiều chủ đề lớn như: Các vấn đề pháp lý, cơ chế, chính sách đổi mới tổ chức, phương thức hoạt động công đoàn; các vấn đề đặt ra cho tổ chức công đoàn, cán bộ công đoàn, đoàn viên công đoàn khi Việt Nam gia nhập các hiệp định thương mại thế hệ mới; đề xuất giải pháp về nội dung, phương thức hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới; vai trò của tổ chức công đoàn thúc đẩy an toàn vệ sinh lao động để phát triển mô hình quan hệ lao động hài hoà ở Việt Nam trong bối cảnh tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trong bối cảnh đại dịch COVID-19; an toàn và vệ sinh lao động, các hàng rào kỹ thuật thực hiện các hiệp định thương mại tự do với sứ mệnh của Công đoàn Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4...
Lê Sơn | Đổi mới hoạt động công đoàn khi Việt Nam tham gia các FTA thế hệ mới
Đây là diễn đàn để các đại biểu chia sẻ thời cơ và thách thức của Việt Nam và những vấn đề đặt ra hiện nay của công đoàn và các cam kết của Việt Nam trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Cần xác định cụ thể phương thức và mục tiêu đổi mới trong hoạt động công đoàn trong tình hình mới. Ảnh: VGP/Lê Sơn.
Sáng 10/12, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp Viện Khoa học An toàn & vệ sinh lao động và Đại học Công đoàn tổ chức Hội thảo quốc gia theo hình thức trực tiếp và trực tuyến về“Thực trạng đổi mới tổ chức, nội dung và phương pháp hoạt động của công đoàn Việt Nam khi nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới”.
Tham gia hội thảo có các nhà quản lý, nhà khoa học, đại biểu dân cử, liên đoàn lao động các tỉnh, thành phố.
Theo ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, đây là hội thảo có ý nghĩa quan trọng trong điều kiện hoạt động của công đoàn hiện nay khi Việt Nam ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới. Hội thảo cũng là diễn đàn để nhìn lại hoạt động trong bối cảnh mới, nhất là khi Bộ Chính trị mới ban hành Nghị quyết 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 về đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới.
Các hiệp định FTA truyền thống chỉ xoay quanh đến các vấn đề về thương mại, nhưng đối với các FTA thế hệ mới là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến độ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), ngoài việc thúc đẩy mạnh mẽ về mở cửa thị trường, hai Hiệp định này đã đề cập đến những cam kết về lao động, môi trường, thương mại công bằng và tự do, nhiều khía cạnh xã hội khác trong các quy định mà các quốc gia thành viên phải thực hiện, một số quy định có dẫn chiếu đến Tuyên bố của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) năm 1998...
Theo TS. Nguyễn Anh Thơ, quyền Viện trưởng Viện Khoa học An toàn và vệ sinh lao động, trong các FTA thế hệ mới, vấn đề bảo đảm quyền lợi của người lao động ngày càng được coi trọng.
“Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang đặt ra nhiều thách thức đối với nước ta, có thể phá vỡ cơ cấu lao động truyền thống khi tự động hoá robot thay thế lao động chân tay trong nhiều ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, có khả năng đẩy hàng trăm nghìn lao động rơi vào thiếu việc làm. Bên cạnh đó là những thách thức đối với người lao động trong thời đại số hoá, đòi hỏi kiến thức, sự thích nghi, các vấn đề rủi ro về sức khoẻ, an sinh xã hội và tài chính”, TS. Nguyễn Anh Thơ phân tích.
Những vấn đề nêu trên đòi hỏi tổ chức công đoàn – người đại diện cho lợi ích hợp pháp của người lao động, cần phải đổi mới tổ chức, phương thức hoạt động để có thể thích nghi với sự phát triển mới.
Vụ trưởng Vụ Xã hội (Ban Kinh tế Trung ương), TS. Đoàn Ngọc Xuân cho rằng, trong bối cảnh hiện nay cần tiếp tục nghiên cứu và đánh giá các tác động và đề xuất giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật trong nước theo từng yêu cầu về lao động trong EVFTA và CPTPP; chuẩn bị trong trường hợp phải thực hiện cơ chế giải quyết tranh chấp về lao động trong EVFTA và CPTPP; tìm hiểu về pháp luật lao động và thực tiễn thực hiện ở các nước thành viên trong 2 hiệp định này làm cơ sở cho việc đánh giá quá trình thực hiện các cam kết lao động của các quốc gia thành viên của 2 hiệp định trên.
Về đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công đoàn đáp ứng yêu cầu tình hình mới, ông Nguyễn Duy Vũ, Phó Trưởng ban tổ chức (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho rằng, cần đẩy mạnh hoạt động hướng về cơ sở, vì đoàn viên công đoàn và người lao động; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của công đoàn, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của công đoàn và chăm lo xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh.
Các đại biểu cũng trao đổi, thảo luận về nhiều chủ đề lớn như: Các vấn đề pháp lý, cơ chế, chính sách đổi mới tổ chức, phương thức hoạt động công đoàn; các vấn đề đặt ra cho tổ chức công đoàn, cán bộ công đoàn, đoàn viên công đoàn khi Việt Nam gia nhập các hiệp định thương mại thế hệ mới; đề xuất giải pháp về nội dung, phương thức hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới; vai trò của tổ chức công đoàn thúc đẩy an toàn vệ sinh lao động để phát triển mô hình quan hệ lao động hài hoà ở Việt Nam trong bối cảnh tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trong bối cảnh đại dịch COVID-19; an toàn và vệ sinh lao động, các hàng rào kỹ thuật thực hiện các hiệp định thương mại tự do với sứ mệnh của Công đoàn Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4...
Lê Sơn | |
Thủ tướng yêu cầu tạo mọi điều kiện thuận lợi để sản xuất vaccine trong nước sớm nhất | (Chinhphu.vn) – Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi nhất có thể, ưu tiên bố trí nguồn lực để thúc đẩy tiến độ nghiên cứu, chuyển giao công nghệ để sớm nhất có thể sử dụng vaccine sản xuất trong nước, kịp thời phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19. Phấn đấu chậm nhất là trong tháng 6 năm 2022 có thể sản xuất được vaccine, nhưng phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, quy định của Việt Nam và Tổ chức Y tế Thế giới về việc đánh giá và công nhận. | Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm hỏi, động viên các các bộ đang làm việc tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Công ty VABIOTECH. - Ảnh: VGP
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sau chuyến thăm và làm việc trực tiếp mới đây tại một số cơ sở sản xuất vaccine, sinh phẩm y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, hiện nay, dịch bệnh COVID-19 với biến chủng mới đang tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, khó dự báo, có thể bùng phát bất kỳ lúc nào và ở đâu trên đất nước ta. Việc thực hiện mục tiêu kép: Vừa phòng chống dịch hiệu quả với tinh thần đặt nhiệm vụ bảo vệ tính mạng và sức khoẻ của nhân dân lên trên hết, trước hết, đồng thời bảo đảm điều kiện và môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động sản xuất kinh doanh, là một lựa chọn khó khăn nhưng đúng đắn và cần thiết đã được Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ chỉ đạo nhất quán.
Để có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ này, giải pháp căn cơ, lâu dài trong phòng chống dịch COVID-19 thời gian tới vẫn phải là 5K vaccine, trong đó vaccine có ý nghĩa chiến lược, lâu dài và quyết định. Tuy nhiên, thực trạng khan hiếm vaccine trên toàn cầu đã gây rất nhiều khó khăn cho các nước nói chung và Việt Nam nói riêng trong tiếp cận, đàm phán và mua vaccine. Bên cạnh việc chỉ đạo, đôn đốc tiến độ tiếp cận, đám phán, mua vaccine, Chính phủ đã thống nhất chủ trương và Thủ tướng Chính phủ đã nhiều lần chỉ đạo Bộ Y tế khẩn trương triển khai các giải pháp cấp bách, cần thiết để đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine phòng, chống COVID-19 trong nước, bảo đảm đúng quy trình, quy định.
Theo Thủ tướng, đất nước ta ở khu vực nhiệt đới gió mùa, về lâu dài, để chủ động phòng, chống mọi dịch bệnh có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong mọi tình huống, không thể không có vaccine, phải quyết tâm thúc đẩy việc chuyển giao, nghiên cứu và sản xuất vaccine trong nước.
Việc chủ động được nguồn vaccine nói chung và vaccine phòng, chống COVID -19 nói riêng sản xuất trong nước là một nhiệm vụ chiến lược, nặng nề, khó khăn cần được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và ưu tiên bố trí nguồn lực (cả nguồn lực tài chính và nguồn lực con người) để thực hiện. Vaccine có liên quan trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng của con người cho nên có yêu cầu rất cao về mức độ an toàn và hiệu quả sử dụng. Do đó, nghiên cứu và sản xuất vaccine trong nước là một nhiệm vụ chiến lược nhưng rất khó khăn, cần có quyết tâm rất cao, nỗ lực lớn và sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả của các Bộ, ngành liên quan.
Trên tinh thần nghiên cứu phải nghiêm túc, kỹ lưỡng, các Bộ, ngành, địa phương liên quan cần đề cao trách nhiệm, tạo điều kiện thuận lợi, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho hoạt động chuyển giao, nghiên cứu, sản xuất vaccine với phương châm 3 không: “Không nói không cơ chế, chính sách; không nói không có kinh phí; không nói không có vật tư, thiết bị, cơ sở vật chất”.
Cho đến nay, Việt Nam là một trong số các quốc gia trên thế giới đã và đang tự sản xuất, kiểm định, sử dụng vaccine được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận, trong đó nền tảng quan trọng nhất là đội ngũ các nhà khoa học có kiến thức sâu, truyền thống, đam mê và bề dày kinh nghiệm; đã nghiên cứu và sản xuất được 11/12 loại vaccine phục vụ Chương trình tiêm chủng mở rộng từ năm 1985, trong đó có vaccine chấm dứt được bệnh bại liệt ở trẻ em năm 2000, được quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.
Trước yêu cầu phòng chống dịch COVID-19, cần tập trung chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi nhất, thúc đẩy tiến độ nghiên cứu, chuyển giao công nghệ để sử dụng vaccine sản xuất trong nước sớm nhất có thể, phấn đấu chậm nhất là trong tháng 6 năm 2022, nhưng phải tuân thủ nghiêm túc, chặt chẽ đúng quy trình, quy định của Việt Nam và WHO về việc đánh giá và công nhận.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm khu vực kho lạnh của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương bảo quản vaccine Sputnik-V của Nga. Ảnh: VGP
Thủ tướng giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng Kế hoạch chuyển giao, nghiên cứu, sản xuất công nhận vaccine, trong đó có vaccine phòng COVID-19 theo đúng quy trình, quy định bảo đảm kịp thời, an toàn và nghiên cứu đề xuất theo thủ tục rút gọn về mặt thời gian, báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Bộ Y tế chủ động, phối hợp chặt chẽ với WHO để tiến hành các thủ tục cần thiết theo quy định về công nhận vaccine sản xuất tại Việt Nam.
Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp rà soát, tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách phục vụ nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine để có thể sản xuất vaccine trong nước sớm nhất phục vụ nhu cầu của nhân dân. Trực tiếp làm việc với các tổ chức, doanh nghiệp có nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine trong nước để xử lý các vướng mắc về thủ tục, quy trình, cơ chế chính sách và giải quyết theo thẩm quyền, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo các cơ quan liên quan xem xét, giải quyết.
Nguồn lực con người luôn là nhân tố quan trọng và quyết định sự thành công, vì thế, phải có kế hoạch nâng cao, đào tạo, sử dụng bài bản lâu dài cho đội ngũ làm công tác nghiên cứu, sản xuất vaccine, kêu gọi các nhà khoa học tiếp tục phát huy, kế thừa truyền thống, trên tinh thần tự lực, tự cường, liên tục đổi mới, sáng tạo, phát triển, bám sát thực tiễn cuộc sống để nghiên cứu, phục vụ.
Nhà nước ưu tiên dành nguồn lực nhất định, hợp lý về đầu tư, cơ sở vật chất cho việc chuyển giao công nghệ, phát triển sản xuất vaccine, trong đó có việc sử dụng Quỹ vaccine phòng chống COVID-19 để dẫn dắt, huy động, kêu gọi các nguồn lực hợp pháp khác với các hình thức thích hợp, kể cả các dự án hợp tác công tư, huy động mọi nguồn lực hợp pháp ngoài nguồn lực của nhà nước.
Bộ Y tế chủ động có kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện chiến dịch tiêm chủng mở rộng nói chung và chiến dịch tiêm chủng phòng COVID-19 nói riêng, đảm bảo khả thi, kịp thời, an toàn, hiệu quả, lấy sức khỏe, tính mạng của người dân là quan trọng nhất, trên hết và trước hết.
Thủ tướng giao Bộ Y tế chủ trì, khẩn trương phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xử lý các kiến nghị xác đáng, trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Các Bộ: Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính phối hợp Bộ Y tế để xử lý cụ thế, Văn phòng Chính phủ đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện.
Hà Văn | Thủ tướng yêu cầu tạo mọi điều kiện thuận lợi để sản xuất vaccine trong nước sớm nhất
(Chinhphu.vn) – Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi nhất có thể, ưu tiên bố trí nguồn lực để thúc đẩy tiến độ nghiên cứu, chuyển giao công nghệ để sớm nhất có thể sử dụng vaccine sản xuất trong nước, kịp thời phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19. Phấn đấu chậm nhất là trong tháng 6 năm 2022 có thể sản xuất được vaccine, nhưng phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, quy định của Việt Nam và Tổ chức Y tế Thế giới về việc đánh giá và công nhận.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm hỏi, động viên các các bộ đang làm việc tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Công ty VABIOTECH. - Ảnh: VGP
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sau chuyến thăm và làm việc trực tiếp mới đây tại một số cơ sở sản xuất vaccine, sinh phẩm y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, hiện nay, dịch bệnh COVID-19 với biến chủng mới đang tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, khó dự báo, có thể bùng phát bất kỳ lúc nào và ở đâu trên đất nước ta. Việc thực hiện mục tiêu kép: Vừa phòng chống dịch hiệu quả với tinh thần đặt nhiệm vụ bảo vệ tính mạng và sức khoẻ của nhân dân lên trên hết, trước hết, đồng thời bảo đảm điều kiện và môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động sản xuất kinh doanh, là một lựa chọn khó khăn nhưng đúng đắn và cần thiết đã được Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ chỉ đạo nhất quán.
Để có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ này, giải pháp căn cơ, lâu dài trong phòng chống dịch COVID-19 thời gian tới vẫn phải là 5K vaccine, trong đó vaccine có ý nghĩa chiến lược, lâu dài và quyết định. Tuy nhiên, thực trạng khan hiếm vaccine trên toàn cầu đã gây rất nhiều khó khăn cho các nước nói chung và Việt Nam nói riêng trong tiếp cận, đàm phán và mua vaccine. Bên cạnh việc chỉ đạo, đôn đốc tiến độ tiếp cận, đám phán, mua vaccine, Chính phủ đã thống nhất chủ trương và Thủ tướng Chính phủ đã nhiều lần chỉ đạo Bộ Y tế khẩn trương triển khai các giải pháp cấp bách, cần thiết để đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine phòng, chống COVID-19 trong nước, bảo đảm đúng quy trình, quy định.
Theo Thủ tướng, đất nước ta ở khu vực nhiệt đới gió mùa, về lâu dài, để chủ động phòng, chống mọi dịch bệnh có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong mọi tình huống, không thể không có vaccine, phải quyết tâm thúc đẩy việc chuyển giao, nghiên cứu và sản xuất vaccine trong nước.
Việc chủ động được nguồn vaccine nói chung và vaccine phòng, chống COVID -19 nói riêng sản xuất trong nước là một nhiệm vụ chiến lược, nặng nề, khó khăn cần được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và ưu tiên bố trí nguồn lực (cả nguồn lực tài chính và nguồn lực con người) để thực hiện. Vaccine có liên quan trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng của con người cho nên có yêu cầu rất cao về mức độ an toàn và hiệu quả sử dụng. Do đó, nghiên cứu và sản xuất vaccine trong nước là một nhiệm vụ chiến lược nhưng rất khó khăn, cần có quyết tâm rất cao, nỗ lực lớn và sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả của các Bộ, ngành liên quan.
Trên tinh thần nghiên cứu phải nghiêm túc, kỹ lưỡng, các Bộ, ngành, địa phương liên quan cần đề cao trách nhiệm, tạo điều kiện thuận lợi, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho hoạt động chuyển giao, nghiên cứu, sản xuất vaccine với phương châm 3 không: “Không nói không cơ chế, chính sách; không nói không có kinh phí; không nói không có vật tư, thiết bị, cơ sở vật chất”.
Cho đến nay, Việt Nam là một trong số các quốc gia trên thế giới đã và đang tự sản xuất, kiểm định, sử dụng vaccine được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận, trong đó nền tảng quan trọng nhất là đội ngũ các nhà khoa học có kiến thức sâu, truyền thống, đam mê và bề dày kinh nghiệm; đã nghiên cứu và sản xuất được 11/12 loại vaccine phục vụ Chương trình tiêm chủng mở rộng từ năm 1985, trong đó có vaccine chấm dứt được bệnh bại liệt ở trẻ em năm 2000, được quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.
Trước yêu cầu phòng chống dịch COVID-19, cần tập trung chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi nhất, thúc đẩy tiến độ nghiên cứu, chuyển giao công nghệ để sử dụng vaccine sản xuất trong nước sớm nhất có thể, phấn đấu chậm nhất là trong tháng 6 năm 2022, nhưng phải tuân thủ nghiêm túc, chặt chẽ đúng quy trình, quy định của Việt Nam và WHO về việc đánh giá và công nhận.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm khu vực kho lạnh của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương bảo quản vaccine Sputnik-V của Nga. Ảnh: VGP
Thủ tướng giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng Kế hoạch chuyển giao, nghiên cứu, sản xuất công nhận vaccine, trong đó có vaccine phòng COVID-19 theo đúng quy trình, quy định bảo đảm kịp thời, an toàn và nghiên cứu đề xuất theo thủ tục rút gọn về mặt thời gian, báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Bộ Y tế chủ động, phối hợp chặt chẽ với WHO để tiến hành các thủ tục cần thiết theo quy định về công nhận vaccine sản xuất tại Việt Nam.
Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp rà soát, tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách phục vụ nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine để có thể sản xuất vaccine trong nước sớm nhất phục vụ nhu cầu của nhân dân. Trực tiếp làm việc với các tổ chức, doanh nghiệp có nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine trong nước để xử lý các vướng mắc về thủ tục, quy trình, cơ chế chính sách và giải quyết theo thẩm quyền, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo các cơ quan liên quan xem xét, giải quyết.
Nguồn lực con người luôn là nhân tố quan trọng và quyết định sự thành công, vì thế, phải có kế hoạch nâng cao, đào tạo, sử dụng bài bản lâu dài cho đội ngũ làm công tác nghiên cứu, sản xuất vaccine, kêu gọi các nhà khoa học tiếp tục phát huy, kế thừa truyền thống, trên tinh thần tự lực, tự cường, liên tục đổi mới, sáng tạo, phát triển, bám sát thực tiễn cuộc sống để nghiên cứu, phục vụ.
Nhà nước ưu tiên dành nguồn lực nhất định, hợp lý về đầu tư, cơ sở vật chất cho việc chuyển giao công nghệ, phát triển sản xuất vaccine, trong đó có việc sử dụng Quỹ vaccine phòng chống COVID-19 để dẫn dắt, huy động, kêu gọi các nguồn lực hợp pháp khác với các hình thức thích hợp, kể cả các dự án hợp tác công tư, huy động mọi nguồn lực hợp pháp ngoài nguồn lực của nhà nước.
Bộ Y tế chủ động có kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện chiến dịch tiêm chủng mở rộng nói chung và chiến dịch tiêm chủng phòng COVID-19 nói riêng, đảm bảo khả thi, kịp thời, an toàn, hiệu quả, lấy sức khỏe, tính mạng của người dân là quan trọng nhất, trên hết và trước hết.
Thủ tướng giao Bộ Y tế chủ trì, khẩn trương phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xử lý các kiến nghị xác đáng, trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Các Bộ: Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính phối hợp Bộ Y tế để xử lý cụ thế, Văn phòng Chính phủ đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện.
Hà Văn | |
Phát triển các biện pháp dựa trên tri thức để chống ô nhiễm nhựa tại Đà Nẵng | (Chinhphu.vn) – Dự án ASEANO do Chính phủ Na Uy tài trợ được triển khai tại Đà Nẵng với mục tiêu phát triển các biện pháp dựa trên tri thức để chống ô nhiễm nhựa. | Hội thảo Đối tác địa phương: Giảm thiểu ô nhiễm nhựa. Ảnh VGP/Lưu Hương
Chiều 6/4, tại TP. Đà Nẵng, Tổng cục Biển và Hải đảo (Bộ TN&MT) phối hợp với sở TN&MT TP. Đà Nẵng tổ chức Hội thảo Đối tác địa phương: Giảm thiểu ô nhiễm nhựa trong khuôn khổ dự án Nâng cao năng lực địa phương giảm ô nhiễm nhựa tại khu vực Đông Nam Á (dự án ASEANO) do Na Uy tài trợ.
Dự án ASEANO có mục tiêu cốt lõi là xây dựng năng lực giải quyết ô nhiễm nhựa từ các nguồn chính trong khu vực ASEAN thông qua việc nâng cao kiến thức về các loại nhựa bị thải ra môi trường, cách thức vận chuyển và phân phối nhựa. Từ đó, tìm ra được những giải pháp để quản lý và hạn chế nhựa thải ra môi trường.
Các hoạt động của dự án ASEANO thực hiện tại 3 quốc gia trong ASEAN gồm Indonesia, Philippines và Việt Nam, trong đó Đà Nẵng là thành phố duy nhất tại Việt Nam được chọn để triển khai dự án.
Phát biểu tại Hội thảo, bà Grete Lochen, Đại sứ Na Uy tại Việt Nam cho rằng, rác biển là một trong những thách thức đối với môi trường biển tại nhiều quốc gia hiện nay. Na Uy và Việt Nam là các quốc gia đại dương nên hiểu rõ hơn ai hết tầm quan trọng của đại dương đối với nền kinh tế. Đại dương được coi là ưu tiên hàng đầu trong chương trình hợp tác quốc tế của chính phủ Na Uy. Na Uy đã khởi động một chương trình viện trợ phát triển trị giá khoảng 180 triệu USD, nhằm chống lại rác thải ở biển trên toàn cầu, bao gồm hỗ trợ đối với các quốc gia thành viên ASEAN như dự án ASEANO.
“TP. Đà Nẵng đã có những cam kết phát triển bền vững và thân thiện với môi trường và muốn trở thành một thành phố xanh vào năm 2025. Đó là lý do tại sao tôi đặc biệt vui mừng khi dự án ASEANO Việt Nam diễn ra tại Đà Nẵng. Chúng tôi hy vọng sẽ thiết lập mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa các đối tác dự án ASEANO và các tổ chức của Việt Nam nhằm nâng cao năng lực và phát triển các biện pháp dựa trên tri thức để chống ô nhiễm nhựa. Hội thảo về các bên liên quan hôm nay là một bước đệm quan trọng để xây dựng sự hợp tác, thiết lập mạng lưới và xác định các ưu tiên chính của ASEANO tại Việt Nam cũng như xác định, hỗ trợ và bổ sung cho những nỗ lực đang diễn ra tại Đà Nẵng.”, bà Grete Lochen nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Quế Lâm, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo (Bộ TN&MT), Trưởng nhóm Công tác ASEAN về đới bờ cho biết, với mục tiêu nâng tỉ lệ đóng góp của kinh tế biển trên 65% GDP, Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế biển xanh, trong đó, nhấn mạnh đến việc quản lý để giảm thiểu rác thải nhựa. Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 có mục tiêu đến năm 2025 giảm thiểu rác thải nhựa 50% và 75% đến năm 2030.
Hiện nay, Tổng cục Biển và Hải đảo đang phối hợp với một số đối tác quốc tế như Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF); Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB); Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP); Chương trình Đối tác hành động quốc gia về nhựa (NPAP)... để triển khai các hoạt động một cách hiệu quả, tránh trùng lặp. Việt Nam cũng tích cực hợp tác với nhóm công tác Môi trường biển và đới bờ để xây dựng và hoàn thiện kế hoạch hành động rác thải nhựa ASEAN và đang làm thủ tục thông qua cùng tất cả các nước trong khu vực. Ngoài ra, Tổng cục Biển và Hải đảo cũng đang trong quá trình xây dựng thỏa thuận toàn cầu về rác thải nhựa.
Hội thảo khởi động dự án ASEANO được thực hiện với sự hỗ trợ của Chính phủ Na Uy là cơ hội tốt để các bên có thể trao đổi, cập nhật các thông tin cần thiết để xây dựng các đề xuất, cam kết góp phần với chính phủ Việt Nam và TP.Đà Nẵng giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa đại dương.
Theo thống kê của Sở TN&MT TP. Đà Nẵng, mỗi ngày thành phố phát sinh hơn 1.100 tấn rác thải. Dự tính giai đoạn từ năm 2020-2025, rác thải đô thị thành phố tăng lên 1.800 tấn/ngày; giai đoạn 2025-2030 hơn 2.400 tấn/ngày và giai đoạn 2030-2040 hơn 3.000 tấn/ngày.
Từ năm 2018, Đà Nẵng đã triển khai phong trào chống rác thải nhựa toàn Thành phố và huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị, cộng đồng và doanh nghiệp. Việc thực hiện dự án ASEANO sẽ góp phần đưa phong trào chống rác thải nhựa thực sự đi vào cuộc sống.
Lưu Hương | Phát triển các biện pháp dựa trên tri thức để chống ô nhiễm nhựa tại Đà Nẵng
(Chinhphu.vn) – Dự án ASEANO do Chính phủ Na Uy tài trợ được triển khai tại Đà Nẵng với mục tiêu phát triển các biện pháp dựa trên tri thức để chống ô nhiễm nhựa.
Hội thảo Đối tác địa phương: Giảm thiểu ô nhiễm nhựa. Ảnh VGP/Lưu Hương
Chiều 6/4, tại TP. Đà Nẵng, Tổng cục Biển và Hải đảo (Bộ TN&MT) phối hợp với sở TN&MT TP. Đà Nẵng tổ chức Hội thảo Đối tác địa phương: Giảm thiểu ô nhiễm nhựa trong khuôn khổ dự án Nâng cao năng lực địa phương giảm ô nhiễm nhựa tại khu vực Đông Nam Á (dự án ASEANO) do Na Uy tài trợ.
Dự án ASEANO có mục tiêu cốt lõi là xây dựng năng lực giải quyết ô nhiễm nhựa từ các nguồn chính trong khu vực ASEAN thông qua việc nâng cao kiến thức về các loại nhựa bị thải ra môi trường, cách thức vận chuyển và phân phối nhựa. Từ đó, tìm ra được những giải pháp để quản lý và hạn chế nhựa thải ra môi trường.
Các hoạt động của dự án ASEANO thực hiện tại 3 quốc gia trong ASEAN gồm Indonesia, Philippines và Việt Nam, trong đó Đà Nẵng là thành phố duy nhất tại Việt Nam được chọn để triển khai dự án.
Phát biểu tại Hội thảo, bà Grete Lochen, Đại sứ Na Uy tại Việt Nam cho rằng, rác biển là một trong những thách thức đối với môi trường biển tại nhiều quốc gia hiện nay. Na Uy và Việt Nam là các quốc gia đại dương nên hiểu rõ hơn ai hết tầm quan trọng của đại dương đối với nền kinh tế. Đại dương được coi là ưu tiên hàng đầu trong chương trình hợp tác quốc tế của chính phủ Na Uy. Na Uy đã khởi động một chương trình viện trợ phát triển trị giá khoảng 180 triệu USD, nhằm chống lại rác thải ở biển trên toàn cầu, bao gồm hỗ trợ đối với các quốc gia thành viên ASEAN như dự án ASEANO.
“TP. Đà Nẵng đã có những cam kết phát triển bền vững và thân thiện với môi trường và muốn trở thành một thành phố xanh vào năm 2025. Đó là lý do tại sao tôi đặc biệt vui mừng khi dự án ASEANO Việt Nam diễn ra tại Đà Nẵng. Chúng tôi hy vọng sẽ thiết lập mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa các đối tác dự án ASEANO và các tổ chức của Việt Nam nhằm nâng cao năng lực và phát triển các biện pháp dựa trên tri thức để chống ô nhiễm nhựa. Hội thảo về các bên liên quan hôm nay là một bước đệm quan trọng để xây dựng sự hợp tác, thiết lập mạng lưới và xác định các ưu tiên chính của ASEANO tại Việt Nam cũng như xác định, hỗ trợ và bổ sung cho những nỗ lực đang diễn ra tại Đà Nẵng.”, bà Grete Lochen nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Quế Lâm, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo (Bộ TN&MT), Trưởng nhóm Công tác ASEAN về đới bờ cho biết, với mục tiêu nâng tỉ lệ đóng góp của kinh tế biển trên 65% GDP, Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế biển xanh, trong đó, nhấn mạnh đến việc quản lý để giảm thiểu rác thải nhựa. Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 có mục tiêu đến năm 2025 giảm thiểu rác thải nhựa 50% và 75% đến năm 2030.
Hiện nay, Tổng cục Biển và Hải đảo đang phối hợp với một số đối tác quốc tế như Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF); Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB); Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP); Chương trình Đối tác hành động quốc gia về nhựa (NPAP)... để triển khai các hoạt động một cách hiệu quả, tránh trùng lặp. Việt Nam cũng tích cực hợp tác với nhóm công tác Môi trường biển và đới bờ để xây dựng và hoàn thiện kế hoạch hành động rác thải nhựa ASEAN và đang làm thủ tục thông qua cùng tất cả các nước trong khu vực. Ngoài ra, Tổng cục Biển và Hải đảo cũng đang trong quá trình xây dựng thỏa thuận toàn cầu về rác thải nhựa.
Hội thảo khởi động dự án ASEANO được thực hiện với sự hỗ trợ của Chính phủ Na Uy là cơ hội tốt để các bên có thể trao đổi, cập nhật các thông tin cần thiết để xây dựng các đề xuất, cam kết góp phần với chính phủ Việt Nam và TP.Đà Nẵng giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa đại dương.
Theo thống kê của Sở TN&MT TP. Đà Nẵng, mỗi ngày thành phố phát sinh hơn 1.100 tấn rác thải. Dự tính giai đoạn từ năm 2020-2025, rác thải đô thị thành phố tăng lên 1.800 tấn/ngày; giai đoạn 2025-2030 hơn 2.400 tấn/ngày và giai đoạn 2030-2040 hơn 3.000 tấn/ngày.
Từ năm 2018, Đà Nẵng đã triển khai phong trào chống rác thải nhựa toàn Thành phố và huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị, cộng đồng và doanh nghiệp. Việc thực hiện dự án ASEANO sẽ góp phần đưa phong trào chống rác thải nhựa thực sự đi vào cuộc sống.
Lưu Hương | |
Ngư dân miền Trung đón 'lộc biển' đầu năm | (Chinhphu.vn) – Sau Tết Nguyên đán, trời yên biển lặng, hàng trăm con tàu vươn khơi đánh bắt hải sản đã trở về với tôm, cá đầy khoang. |
Ngư dân đón lộc biển đầu năm
Từ sáng sớm, tại cảng cá Thọ Quang (Đà Nẵng), hàng chục con tàu vươn khơi dài ngày tại các ngư trường đã cập bờ. Chuyến biển đầu năm suôn sẻ, thuận lợi, nhiều tàu cá khai thác được các loại cá có giá trị kinh tế lớn, như cá thu, cá ngừ, cá chim...
Vừa trở về từ chuyến đánh bắt dài ngày, ngư dân Lê Văn Phương (trú tại phường Thọ Quang, quận Sơn Trà) cho hay, sau dịp Tết Nguyên đán, trời yên biển lặng, là thời điểm trúng nhiều luồng hải sản giá trị, nên ăn Tết xong anh em bạn thuyền vươn khơi ngay.
"Chuyến biển này chúng tôi thu được gần 2 tấn các loại cá ngừ, thu và một số loại hải sản khác. Trừ các chi phí, mỗi người chia nhau hơn 10 triệu đồng. Chúng tôi nghỉ ngơi vài ngày, chuẩn bị lương thực, thực phẩm để tiếp tục bám biển dài ngày ở ngư trường Hoàng Sa", ngư dân Lên Văn Phương cho hay.
Những chuyến biển gần bờ cũng đạt hiệu quả cao
Tại các cảng cá Sa Kỳ, Tịnh Hòa (Quảng Ngãi), hàng chục tàu cá đánh bắt từ các ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa cũng nối đuôi nhau cập bến.
Sau 20 ngày vươn khơi đánh bắt hải sản xuyên Tết ở vùng biển Hoàng Sa, tàu của anh Huỳnh Định (trú tại xã Phổ An, thị xã Đức Phổ) cập cảng Tịnh Hòa để bán cho thương lái.
Trong chuyến biển đầu Xuân này, tàu của anh Huỳnh Định đánh bắt được khoảng 20 tấn cá các loại, trong đó có cá ngừ sọc dưa, cá ngừ đại dương, cá thu, cùng nhiều loại cá khác. Với tổng số tiền thu về khoảng 400 triệu đồng, sau khi trừ chi phí, mỗi bạn thuyền được chia 15 triệu đồng.
"Mùa này là mùa thuận lợi cho đánh bắt, nên ngày mai chúng tôi chuẩn bị lương thực, thực phẩm tiếp tục bám biển dài ngày ở vùng biển Hoàng Sa", ngư dân Huỳnh Định phấn khởi chia sẻ.
Ngư dân đánh bắt trúng luồng cá ngừ
Sau gần một tháng bám biển xuyên Tết ở ngư trường Trường Sa, tàu cá của ông Bùi Duy Tân (trú tại xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) cập cảng Sa Kỳ, mang theo hơn 7 tấn cá chuồn cồ.
Ngư dân Bùi Duy Tân cho biết, đi đánh bắt vào dịp Tết thì rất nhớ nhà nhưng chuyến biển đặc biệt này thường được mẹ thiên nhiên ưu ái đầy ắp tôm cá, có thu nhập cao hơn nên coi như anh em bạn thuyền cũng được bù đắp phần nào.
Nhiều ngư dân đánh bắt được cá chuồn cồ
Bên cạnh nhiều chuyến biển xa bờ, nhiều tàu thuyền đánh bắt hải sản gần bờ cũng đã trúng đậm cá cơm những ngày đầu năm.
Ngư dân Nguyễn Công Khanh (trú tại xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) cho biết: "Tàu của tôi đánh bắt được 1,2 tấn cá cơm, bán với giá 40.000 đồng/kg. Do đánh bắt gần bờ nên chi phí cho chuyến biển không cao, 7 thuyền viên trên tàu cũng kiếm được hơn 10 triệu đồng mỗi người. Đánh bắt cá cơm này chỉ theo thời vụ. Ít tháng nữa chúng tôi chuyển qua đánh bắt xa bờ".
Chuyến biển đầu năm đạt hiệu quả cao nên ngư dân rất phấn khởi
Theo ông Nguyễn Lại, Phó Trưởng Ban Quản lý âu thuyền và cảng cá Thọ Quang (Đà Nẵng), đầu năm 2023, thời tiết tương đối thuận lợi, nên từ những ngày đầu năm tại cảng cá Thọ Quang, lượng tàu đăng ký xuất bến tương đối lớn. Ra Tết, bà con tiếp tục tranh thủ thời tiết đẹp và mùa vụ vươn khơi đánh, sản xuất. Thời gian này, trung bình mỗi ngày có từ 50 đến 60 tàu làm thủ tục rời cảng, và lượng tàu về bắt đầu tăng lên.
Còn ông Nguyễn Văn Mười, Chi Cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Ngãi cho hay, Quảng Ngãi hiện có hơn 4.500 tàu cá, với hơn 38.000 lao động hành nghề trên biển, trong đó có khoảng hơn 3.200 tàu cá đánh bắt cá xa bờ ở 2 ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa. Hiện tại tỉnh có 11 cơ sở đóng tàu cá, có 5 cảng cá và hơn 30 bến cá lớn nhỏ.
Ngư dân Quảng Ngãi vươn khơi khai thác hải sản đầu nămGiá dầu giảm, ngư dân miền Trung tích cực vươn khơi
Vừa qua, Quảng Ngãi có 62 tàu cá đánh bắt hải sản xuyên Tết. Các tàu này chủ yếu khai thác hải sản ở ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa, vịnh Bắc Bộ và Đông Nam Bộ.
Nhiều tàu trở về đạt hiệu quả rất tốt so với các năm trước. Giá cá cũng ổn định, nên ngư dân rất phấn khởi để tiếp tục vươn khơi bám biển.
Lưu Hương | Ngư dân miền Trung đón 'lộc biển' đầu năm
(Chinhphu.vn) – Sau Tết Nguyên đán, trời yên biển lặng, hàng trăm con tàu vươn khơi đánh bắt hải sản đã trở về với tôm, cá đầy khoang.
Ngư dân đón lộc biển đầu năm
Từ sáng sớm, tại cảng cá Thọ Quang (Đà Nẵng), hàng chục con tàu vươn khơi dài ngày tại các ngư trường đã cập bờ. Chuyến biển đầu năm suôn sẻ, thuận lợi, nhiều tàu cá khai thác được các loại cá có giá trị kinh tế lớn, như cá thu, cá ngừ, cá chim...
Vừa trở về từ chuyến đánh bắt dài ngày, ngư dân Lê Văn Phương (trú tại phường Thọ Quang, quận Sơn Trà) cho hay, sau dịp Tết Nguyên đán, trời yên biển lặng, là thời điểm trúng nhiều luồng hải sản giá trị, nên ăn Tết xong anh em bạn thuyền vươn khơi ngay.
"Chuyến biển này chúng tôi thu được gần 2 tấn các loại cá ngừ, thu và một số loại hải sản khác. Trừ các chi phí, mỗi người chia nhau hơn 10 triệu đồng. Chúng tôi nghỉ ngơi vài ngày, chuẩn bị lương thực, thực phẩm để tiếp tục bám biển dài ngày ở ngư trường Hoàng Sa", ngư dân Lên Văn Phương cho hay.
Những chuyến biển gần bờ cũng đạt hiệu quả cao
Tại các cảng cá Sa Kỳ, Tịnh Hòa (Quảng Ngãi), hàng chục tàu cá đánh bắt từ các ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa cũng nối đuôi nhau cập bến.
Sau 20 ngày vươn khơi đánh bắt hải sản xuyên Tết ở vùng biển Hoàng Sa, tàu của anh Huỳnh Định (trú tại xã Phổ An, thị xã Đức Phổ) cập cảng Tịnh Hòa để bán cho thương lái.
Trong chuyến biển đầu Xuân này, tàu của anh Huỳnh Định đánh bắt được khoảng 20 tấn cá các loại, trong đó có cá ngừ sọc dưa, cá ngừ đại dương, cá thu, cùng nhiều loại cá khác. Với tổng số tiền thu về khoảng 400 triệu đồng, sau khi trừ chi phí, mỗi bạn thuyền được chia 15 triệu đồng.
"Mùa này là mùa thuận lợi cho đánh bắt, nên ngày mai chúng tôi chuẩn bị lương thực, thực phẩm tiếp tục bám biển dài ngày ở vùng biển Hoàng Sa", ngư dân Huỳnh Định phấn khởi chia sẻ.
Ngư dân đánh bắt trúng luồng cá ngừ
Sau gần một tháng bám biển xuyên Tết ở ngư trường Trường Sa, tàu cá của ông Bùi Duy Tân (trú tại xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) cập cảng Sa Kỳ, mang theo hơn 7 tấn cá chuồn cồ.
Ngư dân Bùi Duy Tân cho biết, đi đánh bắt vào dịp Tết thì rất nhớ nhà nhưng chuyến biển đặc biệt này thường được mẹ thiên nhiên ưu ái đầy ắp tôm cá, có thu nhập cao hơn nên coi như anh em bạn thuyền cũng được bù đắp phần nào.
Nhiều ngư dân đánh bắt được cá chuồn cồ
Bên cạnh nhiều chuyến biển xa bờ, nhiều tàu thuyền đánh bắt hải sản gần bờ cũng đã trúng đậm cá cơm những ngày đầu năm.
Ngư dân Nguyễn Công Khanh (trú tại xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) cho biết: "Tàu của tôi đánh bắt được 1,2 tấn cá cơm, bán với giá 40.000 đồng/kg. Do đánh bắt gần bờ nên chi phí cho chuyến biển không cao, 7 thuyền viên trên tàu cũng kiếm được hơn 10 triệu đồng mỗi người. Đánh bắt cá cơm này chỉ theo thời vụ. Ít tháng nữa chúng tôi chuyển qua đánh bắt xa bờ".
Chuyến biển đầu năm đạt hiệu quả cao nên ngư dân rất phấn khởi
Theo ông Nguyễn Lại, Phó Trưởng Ban Quản lý âu thuyền và cảng cá Thọ Quang (Đà Nẵng), đầu năm 2023, thời tiết tương đối thuận lợi, nên từ những ngày đầu năm tại cảng cá Thọ Quang, lượng tàu đăng ký xuất bến tương đối lớn. Ra Tết, bà con tiếp tục tranh thủ thời tiết đẹp và mùa vụ vươn khơi đánh, sản xuất. Thời gian này, trung bình mỗi ngày có từ 50 đến 60 tàu làm thủ tục rời cảng, và lượng tàu về bắt đầu tăng lên.
Còn ông Nguyễn Văn Mười, Chi Cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Ngãi cho hay, Quảng Ngãi hiện có hơn 4.500 tàu cá, với hơn 38.000 lao động hành nghề trên biển, trong đó có khoảng hơn 3.200 tàu cá đánh bắt cá xa bờ ở 2 ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa. Hiện tại tỉnh có 11 cơ sở đóng tàu cá, có 5 cảng cá và hơn 30 bến cá lớn nhỏ.
Ngư dân Quảng Ngãi vươn khơi khai thác hải sản đầu nămGiá dầu giảm, ngư dân miền Trung tích cực vươn khơi
Vừa qua, Quảng Ngãi có 62 tàu cá đánh bắt hải sản xuyên Tết. Các tàu này chủ yếu khai thác hải sản ở ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa, vịnh Bắc Bộ và Đông Nam Bộ.
Nhiều tàu trở về đạt hiệu quả rất tốt so với các năm trước. Giá cá cũng ổn định, nên ngư dân rất phấn khởi để tiếp tục vươn khơi bám biển.
Lưu Hương | |
Chú trọng không gian văn hóa cho người lao động | Vấn đề xây dựng môi trường văn hóa, môi trường gia đình, xã hội là một trong những nội dung lớn thu hút sự quan tâm của các đại biểu Quốc hội trong chất vấn Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng vào chiều 10/8. | bonewsrelation eonewsrelation Wed Aug 10 2022 17:09:07 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- -- Wed Aug 10 2022 17:09:07 GMT+0700 (Giờ Đông Dương)
Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng trả lời chất vấn - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Trước một số biểu hiện xuống cấp về môi trường văn hóa, môi trường gia đình, xã hội được các đại biểu Quốc hội đề cập, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết: Ngành văn hoá cũng đã nhìn nhận được vấn đề này, song để khắc phục vấn đề phải huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong công tác giáo dục, bồi đắp, bồi dưỡng ý thức về văn hóa, ý thức về xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc.
Về mặt chủ trương đã có đầy đủ, gần đây Bộ VHTT&DL cũng đã ban hành tiêu chí xây dựng gia đình hạnh phúc với các tiêu chí cụ thể.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cũng nhấn mạnh cần khuyến khích việc biểu dương các gia đình tiêu biểu, các gia đình văn hóa để thực hiện phương châm "lấy cái đẹp dẹp cái xấu", từ đó để tuyên truyền, nhân lên những hình ảnh đẹp trong cuộc sống, cộng đồng.
Xây dựng văn hóa cho công nhân là trách nhiệm toàn xã hội
Về vấn đề xây dựng đời sống văn hóa cho công nhân và người lao động trong các khu, cụm công nghiệp, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh, xây dựng đời sống văn hóa cho công nhân là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó có Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và của ngành văn hóa, thể thao và du lịch. Do đó, Bộ đã chủ động ký chương trình phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam để thực hiện tốt vấn đề xây dựng đời sống văn hóa trong công nhân và người lao động; ký kết với Hiệp hội văn hóa và kinh tế để xây dựng các tiêu chí và vận động các doanh nghiệp thực hiện xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp.
Bộ trưởng cũng bày tỏ mong muốn các địa phương khi thực hiện các chính sách thu hút đầu tư thì không chỉ chú ý đến công xưởng, nhà máy mà phải chú ý đến các không gian văn hóa cho người lao động. Đồng thời, nhấn mạnh, có một xã hội được bình yên, được hạnh phúc là mong muốn của tất cả mọi người và hiện Bộ VHTT&DL cũng đang tập trung vào vấn đề xây dựng môi trường văn hóa trong trường học và phối hợp với Bộ GD&ĐT để xây dựng bộ tiêu chí môi trường văn hóa. Khi bộ tiêu chí được ban hành thì trách nhiệm của người thầy, trách nhiệm của học sinh phải tự giác để từng bước xây dựng, hình thành và tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục...
Hải Liên
Tham khảo thêmBộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Khó xã hội hóa trùng tu di tíchTham khảo thêmNgành VHTT&DL nỗ lực hoàn thành được trách nhiệm của mình | Chú trọng không gian văn hóa cho người lao động
Vấn đề xây dựng môi trường văn hóa, môi trường gia đình, xã hội là một trong những nội dung lớn thu hút sự quan tâm của các đại biểu Quốc hội trong chất vấn Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng vào chiều 10/8.
bonewsrelation eonewsrelation Wed Aug 10 2022 17:09:07 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- -- Wed Aug 10 2022 17:09:07 GMT+0700 (Giờ Đông Dương)
Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng trả lời chất vấn - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Trước một số biểu hiện xuống cấp về môi trường văn hóa, môi trường gia đình, xã hội được các đại biểu Quốc hội đề cập, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết: Ngành văn hoá cũng đã nhìn nhận được vấn đề này, song để khắc phục vấn đề phải huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong công tác giáo dục, bồi đắp, bồi dưỡng ý thức về văn hóa, ý thức về xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc.
Về mặt chủ trương đã có đầy đủ, gần đây Bộ VHTT&DL cũng đã ban hành tiêu chí xây dựng gia đình hạnh phúc với các tiêu chí cụ thể.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cũng nhấn mạnh cần khuyến khích việc biểu dương các gia đình tiêu biểu, các gia đình văn hóa để thực hiện phương châm "lấy cái đẹp dẹp cái xấu", từ đó để tuyên truyền, nhân lên những hình ảnh đẹp trong cuộc sống, cộng đồng.
Xây dựng văn hóa cho công nhân là trách nhiệm toàn xã hội
Về vấn đề xây dựng đời sống văn hóa cho công nhân và người lao động trong các khu, cụm công nghiệp, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh, xây dựng đời sống văn hóa cho công nhân là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó có Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và của ngành văn hóa, thể thao và du lịch. Do đó, Bộ đã chủ động ký chương trình phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam để thực hiện tốt vấn đề xây dựng đời sống văn hóa trong công nhân và người lao động; ký kết với Hiệp hội văn hóa và kinh tế để xây dựng các tiêu chí và vận động các doanh nghiệp thực hiện xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp.
Bộ trưởng cũng bày tỏ mong muốn các địa phương khi thực hiện các chính sách thu hút đầu tư thì không chỉ chú ý đến công xưởng, nhà máy mà phải chú ý đến các không gian văn hóa cho người lao động. Đồng thời, nhấn mạnh, có một xã hội được bình yên, được hạnh phúc là mong muốn của tất cả mọi người và hiện Bộ VHTT&DL cũng đang tập trung vào vấn đề xây dựng môi trường văn hóa trong trường học và phối hợp với Bộ GD&ĐT để xây dựng bộ tiêu chí môi trường văn hóa. Khi bộ tiêu chí được ban hành thì trách nhiệm của người thầy, trách nhiệm của học sinh phải tự giác để từng bước xây dựng, hình thành và tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục...
Hải Liên
Tham khảo thêmBộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Khó xã hội hóa trùng tu di tíchTham khảo thêmNgành VHTT&DL nỗ lực hoàn thành được trách nhiệm của mình | |
Lao động hợp đồng có con nhỏ bị mất việc được hỗ trợ thêm | (Chinhphu.vn) – Bà Nguyễn Thị Thu Hường (Bà Rịa – Vũng Tàu) là lao động tự do, đang nuôi con nhỏ 5 tháng tuổi, chồng bà làm công ty bị thất nghiệp do giãn cách xã hội. Bà Hường hỏi, vợ chồng bà ở trọ, gia đình thuộc hộ nghèo thì có được hỗ trợ không? | Về vấn đề này, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trả lời như sau:
Đối với trường hợp của bà Nguyễn Thị Thu Hường, theo Quyết định 2558/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thì lao động tự do bị mất việc thuộc 1 trong 7 nhóm công việc tại Quyết định số 2558/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thì sẽ được hỗ trợ, mức hỗ trợ cho người lao động 50.000đ/ngày mất việc (không áp dụng cho con nhỏ).
Đối với trường hợp của chồng bà, theo Quyết định 23/2021/QĐ-TTg thì lao động có hợp đồng lao động bị mất việc, có tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì sẽ được hỗ trợ mức 3.710.000 đồng. Nếu có con dưới 6 tuổi thì được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng. Đề nghị chồng bà liên hệ Trung tâm dịch vụ việc làm để được hướng dẫn thêm.
Chinhphu.vn | Lao động hợp đồng có con nhỏ bị mất việc được hỗ trợ thêm
(Chinhphu.vn) – Bà Nguyễn Thị Thu Hường (Bà Rịa – Vũng Tàu) là lao động tự do, đang nuôi con nhỏ 5 tháng tuổi, chồng bà làm công ty bị thất nghiệp do giãn cách xã hội. Bà Hường hỏi, vợ chồng bà ở trọ, gia đình thuộc hộ nghèo thì có được hỗ trợ không?
Về vấn đề này, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trả lời như sau:
Đối với trường hợp của bà Nguyễn Thị Thu Hường, theo Quyết định 2558/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thì lao động tự do bị mất việc thuộc 1 trong 7 nhóm công việc tại Quyết định số 2558/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thì sẽ được hỗ trợ, mức hỗ trợ cho người lao động 50.000đ/ngày mất việc (không áp dụng cho con nhỏ).
Đối với trường hợp của chồng bà, theo Quyết định 23/2021/QĐ-TTg thì lao động có hợp đồng lao động bị mất việc, có tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì sẽ được hỗ trợ mức 3.710.000 đồng. Nếu có con dưới 6 tuổi thì được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng. Đề nghị chồng bà liên hệ Trung tâm dịch vụ việc làm để được hướng dẫn thêm.
Chinhphu.vn | |
Tăng cường phòng, chống tai nạn, thương tích và đuối nước trẻ em | Ủy ban Quốc gia về trẻ em đã có Công điện số 01/CĐ-UBQGVTE đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác phòng, chống tai nạn, thương tích, phòng, chống đuối nước trẻ em. | bonewsrelation eonewsrelation Wed Apr 06 2022 15:38:28 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- -- Wed Apr 06 2022 15:38:28 GMT+0700 (Giờ Đông Dương)
Tăng cường công tác phòng, chống tai nạn, thương tích, phòng, chống đuối nước trẻ em
Công điện nêu rõ, từ đầu năm 2022, đã xảy ra nhiều trường hợp trẻ em tử vong do đuối nước, trong đó có những vụ đuối nước làm nhiều trẻ em tử vong; dự báo tình trạng đuối nước trẻ em có nguy cơ gia tăng do học sinh trở lại trường học sau thời gian dài ở nhà học trực tuyến; du lịch mùa hè thu hút số lượng lớn du khách, trong đó có trẻ em.
Để bảo đảm môi trường sống an toàn, cứu sinh mạng trẻ em, đặc biệt phòng, chống đuối nước trẻ em, Ủy ban quốc gia về trẻ em đề nghị UBND các tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 26/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em, đặc biệt chú trọng công tác phòng ngừa tai nạn, thương tích cho trẻ em trong đó có phòng, chống đuối nước cho trẻ em và Quyết định số 1248/QĐ-TTg ngày 19/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2021-2030.
Chỉ đạo UBND cấp xã có kế hoạch cụ thể, phân công cán bộ, công chức, các ngành, đoàn thể liên quan triển khai kiểm tra, rà soát, phát hiện kịp thời, loại bỏ các nguy cơ gây tai nạn, thương tích, đuối nước, rơi, ngã và các nguy cơ mất an toàn khác tại địa bàn và các hộ gia đình, trường học, lớp học; có biện pháp chủ động khắc phục, phòng ngừa, cảnh giới, nhắc nhở để bảo đảm môi trường sống an toàn cho trẻ em.
TIN LIÊN QUANChương trình bơi an toàn phòng, chống đuối nước trẻ em giai đoạn 2021-2030Bảo vệ trẻ em trong đại dịch COVID-19 và phòng chống đuối nước mùa Hè
Chỉ đạo, tổ chức việc thực hiện trách nhiệm và phối hợp giữa các ngành, các tổ chức: Lao động – Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam... tăng cường truyền thông, hướng dẫn đến từng hộ gia đình, từng trường học, lớp học kiến thức, kỹ năng quản lý, giám sát và trông giữ trẻ em; triển khai bàn giao và tổ chức việc phối hợp với UBND cấp xã, các tổ chức, cá nhân tình nguyện quản lý chặt chẽ học sinh trong thời gian không đến trường, đặc biệt là dịp nghỉ hè, các thời điểm bão, lũ, thiên tai để đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích trẻ em. Vận động các gia đình chủ động đưa con đi học bơi và học kỹ năng an toàn trong môi trường nước.
Đầu tư ngân sách địa phương và vận động xã hội xây dựng, bảo dưỡng cơ sở vật chất, thiết chế thể dục, thể thao, phát triển hệ thống bể bơi thông minh, bể bơi tự tạo để tổ chức các lớp dạy kỹ năng an toàn trong môi trường nước và phổ cập bơi an toàn cho trẻ em.
Chỉ đạo, hướng dẫn việc tăng cường rèn luyện thể dục, thể thao, các hoạt động vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật cho trẻ em trong mùa hè; ngăn chặn, xử lý việc cung cấp, lan truyền các sản phẩm, nội dung phản cảm, có hại, tác động tiêu cực đến sự phát triển toàn diện của trẻ em.
Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em của các cơ quan, tổ chức, chính quyền các cấp gắn với trách nhiệm của người đứng đầu, đặc biệt tại các địa phương, địa bàn xảy ra các vụ việc tai nạn thương tích nghiêm trọng và có trẻ em tử vong. Biểu dương, nhân rộng kịp thời những sáng kiến hay, mô hình tốt, đóng góp ý nghĩa của xã hội, gia đình, cộng đồng cho công tác phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em tại địa phương, cơ sở.
Tuệ Văn | Tăng cường phòng, chống tai nạn, thương tích và đuối nước trẻ em
Ủy ban Quốc gia về trẻ em đã có Công điện số 01/CĐ-UBQGVTE đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác phòng, chống tai nạn, thương tích, phòng, chống đuối nước trẻ em.
bonewsrelation eonewsrelation Wed Apr 06 2022 15:38:28 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- -- Wed Apr 06 2022 15:38:28 GMT+0700 (Giờ Đông Dương)
Tăng cường công tác phòng, chống tai nạn, thương tích, phòng, chống đuối nước trẻ em
Công điện nêu rõ, từ đầu năm 2022, đã xảy ra nhiều trường hợp trẻ em tử vong do đuối nước, trong đó có những vụ đuối nước làm nhiều trẻ em tử vong; dự báo tình trạng đuối nước trẻ em có nguy cơ gia tăng do học sinh trở lại trường học sau thời gian dài ở nhà học trực tuyến; du lịch mùa hè thu hút số lượng lớn du khách, trong đó có trẻ em.
Để bảo đảm môi trường sống an toàn, cứu sinh mạng trẻ em, đặc biệt phòng, chống đuối nước trẻ em, Ủy ban quốc gia về trẻ em đề nghị UBND các tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 26/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em, đặc biệt chú trọng công tác phòng ngừa tai nạn, thương tích cho trẻ em trong đó có phòng, chống đuối nước cho trẻ em và Quyết định số 1248/QĐ-TTg ngày 19/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2021-2030.
Chỉ đạo UBND cấp xã có kế hoạch cụ thể, phân công cán bộ, công chức, các ngành, đoàn thể liên quan triển khai kiểm tra, rà soát, phát hiện kịp thời, loại bỏ các nguy cơ gây tai nạn, thương tích, đuối nước, rơi, ngã và các nguy cơ mất an toàn khác tại địa bàn và các hộ gia đình, trường học, lớp học; có biện pháp chủ động khắc phục, phòng ngừa, cảnh giới, nhắc nhở để bảo đảm môi trường sống an toàn cho trẻ em.
TIN LIÊN QUANChương trình bơi an toàn phòng, chống đuối nước trẻ em giai đoạn 2021-2030Bảo vệ trẻ em trong đại dịch COVID-19 và phòng chống đuối nước mùa Hè
Chỉ đạo, tổ chức việc thực hiện trách nhiệm và phối hợp giữa các ngành, các tổ chức: Lao động – Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam... tăng cường truyền thông, hướng dẫn đến từng hộ gia đình, từng trường học, lớp học kiến thức, kỹ năng quản lý, giám sát và trông giữ trẻ em; triển khai bàn giao và tổ chức việc phối hợp với UBND cấp xã, các tổ chức, cá nhân tình nguyện quản lý chặt chẽ học sinh trong thời gian không đến trường, đặc biệt là dịp nghỉ hè, các thời điểm bão, lũ, thiên tai để đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích trẻ em. Vận động các gia đình chủ động đưa con đi học bơi và học kỹ năng an toàn trong môi trường nước.
Đầu tư ngân sách địa phương và vận động xã hội xây dựng, bảo dưỡng cơ sở vật chất, thiết chế thể dục, thể thao, phát triển hệ thống bể bơi thông minh, bể bơi tự tạo để tổ chức các lớp dạy kỹ năng an toàn trong môi trường nước và phổ cập bơi an toàn cho trẻ em.
Chỉ đạo, hướng dẫn việc tăng cường rèn luyện thể dục, thể thao, các hoạt động vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật cho trẻ em trong mùa hè; ngăn chặn, xử lý việc cung cấp, lan truyền các sản phẩm, nội dung phản cảm, có hại, tác động tiêu cực đến sự phát triển toàn diện của trẻ em.
Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em của các cơ quan, tổ chức, chính quyền các cấp gắn với trách nhiệm của người đứng đầu, đặc biệt tại các địa phương, địa bàn xảy ra các vụ việc tai nạn thương tích nghiêm trọng và có trẻ em tử vong. Biểu dương, nhân rộng kịp thời những sáng kiến hay, mô hình tốt, đóng góp ý nghĩa của xã hội, gia đình, cộng đồng cho công tác phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em tại địa phương, cơ sở.
Tuệ Văn | |
UBTVQH cho ý kiến phương án điều chỉnh tiền lương; công tác nhân sự | (Chinhphu.vn) – Tại phiên họp thứ 16, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét cho ý kiến đối với phương án điều chỉnh tiền lương tối thiểu; cho ý kiến về công tác nhân sự để trình Kỳ họp thứ 4 và công tác nhân sự thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. | bonewsrelation eonewsrelation bonewsrelation eonewsrelation bonewsrelation eonewsrelation Mon Oct 10 2022 09:49:42 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Mon Oct 10 2022 09:49:42 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Mon Oct 10 2022 09:57:10 GMT+0700 (Giờ Đông Dương)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Ngày 10/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 16 trong thời gian 03 ngày để xem xét 11 nội dung, cho ý kiến bằng văn bản 03 nội dung khác.
Khách mời tham dự Phiên họp có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành; Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Lê Tiến Châu; lãnh đạo, đại diện các cơ quan Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Giáo dục Đào tạo, Bộ Xây dựng, Bộ Y tế, Ban Nội chính Trung ương, Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chính phủ.
Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, đây là phiên họp cuối của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để chuẩn bị Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV. Chủ tịch Quốc hội cho biết, trong 3 ngày làm việc, tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét cho ý kiến và quyết định một số vấn đề quan trọng sau đây:
UBTVQH cho ý kiến phương án phân bổ NSTW, điều chỉnh tiền lương tối thiểu
Nhóm vấn đề thứ nhất, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét cho ý kiến vào Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính, Ngân sách, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội về tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và tài chính ngân sách năm 2022; dự kiến mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023; phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2023, trong đó có nội dung phương án điều chỉnh tiền lương tối thiểu.
Kỳ họp này Quốc hội sẽ quyết định kế hoạch tài chính, ngân sách trung hạn 3 năm giai đoạn 2023-2025 theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
TIN LIÊN QUANTrung ương tán thành phương án điều chỉnh tiền lương; kỷ luật cán bộ; giới thiệu nhân sự mới; quyết nghị nhiều nội dung quan trọngBáo cáo Trung ương phương án điều chỉnh tiền lươngQuốc hội sẽ bàn về thực hiện chính sách cải cách tiền lương; điều chỉnh, tăng lương cơ sởNhiều chính sách về tiền lương, bảo hiểm có hiệu lực từ tháng 10/2022
Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội quán triệt tinh thần và kết luận của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, đồng thời nắm bắt thực tiễn ở các địa phương và chức năng, nhiệm vụ lập pháp, giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng của quốc gia trong từng ngành và lĩnh vực để cho ý kiến đánh giá sâu sắc về vấn đề này.
Nhóm vấn đề thứ hai, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tham gia cho ý kiến về Báo cáo của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của Ban Dân nguyện về tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.
Nội dung này sẽ được kết hợp với việc xem xét kết hợp với việc xem xét cho ý kiến đối với Báo cáo của Ban Dân nguyện về công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 9.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên thứ 16. Ảnh Quochoi.vn
Tháo gỡ vướng mắc cho một số dự án BOT
Nhóm vấn đề thứ ba là một số nội dung Chính phủ đề xuất bổ sung phát sinh từ phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội thường kỳ của tháng 9/2022 đến nay gồm:
Việc thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 về Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV, kết quả về công tác thực hiện nhiệm vụ kép, vừa phòng, chống dịch có hiệu quả, vừa hỗ trợ cho người dân, cho doanh nghiệp và phục hồi phát triển sản xuất, kinh doanh và ứng xử đối với thời hạn của Nghị quyết này.
Về Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết 54/2017/QH14 của Quốc hội khóa XIV về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, Chính phủ đề nghị cho tiếp tục kéo dài hiệu lực của Nghị quyết 54 này đến hết năm sau.
Về báo cáo sơ kết 03 năm thực hiện Nghị quyết số 115/2020/QH14 về cơ chế, chính sách tài chính, ngân sách đặc thù đối với Thành phố Hà Nội.
Cùng với đó, Chính phủ kiến nghị đề xuất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến để chuẩn bị trình Quốc hội xem xét, tháo gỡ vướng mắc cho một số các dự án BOT.
Trong phiên họp lần này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về công tác nhân sự để trình Kỳ họp thứ 4 và công tác nhân sự thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
UBTVQH cho ý kiến công tác nhân sự
Phiên họp thứ 16: UBTVQH xem xét, phê chuẩn miễn nhiệm Đại sứ; cho ý kiến nhiều nội dung quan trọngĐỌC NGAY
Về mội số nội dung khác, Chủ tịch Quốc hội cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá.
Trong phiên họp lần này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về công tác nhân sự để trình Kỳ họp thứ 4 và công tác nhân sự thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội cho biết thêm, lãnh đạo Quốc hội đã chỉ đạo Tổng Thư ký và Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về bộ nhận diện của Quốc hội mới.
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, căn cứ vào kết quả phiên họp lần này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét cho ý kiến về lần cuối đối với nội dung chương trình của Kỳ họp thứ 4.
Nhấn mạnh, thời gian làm việc của phiên họp này chỉ có 3 ngày, những nội dung hết sức quan trọng, có những việc rất hệ trọng, khó, có những việc cũng chưa có tiền lệ, như là việc xử lý về BOT, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội phát huy tinh thần trách nhiệm, khí thế như các phiên họp từ đầu nhiệm kỳ đến nay tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng, đóng góp ý kiến liên tục, sôi nổi; đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các cơ quan, tổ chức hữu quan bố trí tham gia theo thẩm quyền, theo chức trách được giao, để đảm bảo cho phiên họp hoàn tất nội dung và thành công tốt đẹp, chuẩn bị kỹ lưỡng cho Kỳ họp thứ 4./.
Tham khảo thêmĐấu giá 'biển số đẹp': Sẽ không có chuyện đầu cơ, thắng thầu bỏ cọcTham khảo thêmNhững điều cần biết về "đấu giá biển số đẹp"Tham khảo thêmĐấu giá biển số xe ô tô: Thế nào là 'biển số đẹp'?Tham khảo thêmBộ Công an 'chốt' đề xuất người trúng đấu giá được giữ biển số đẹp khi bán ô tôTham khảo thêmHành vi che, dán biển số xe bị xử lý như thế nào? Cơ quan Công an có giải pháp gì để không xử phạt oan?Tham khảo thêmCảnh sát giao thông toàn quốc tập trung xử lý xe mang biển số giả, che biển sốTham khảo thêmChính phủ thông qua đề nghị xây dựng Nghị quyết thí điểm đấu giá biển số xeTham khảo thêmVăn bản hợp nhất Thông tư quy định về quy trình cấp, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộTham khảo thêmĐấu giá biển số xe: Dân đang cần, Nhà nước cũng vội | UBTVQH cho ý kiến phương án điều chỉnh tiền lương; công tác nhân sự
(Chinhphu.vn) – Tại phiên họp thứ 16, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét cho ý kiến đối với phương án điều chỉnh tiền lương tối thiểu; cho ý kiến về công tác nhân sự để trình Kỳ họp thứ 4 và công tác nhân sự thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
bonewsrelation eonewsrelation bonewsrelation eonewsrelation bonewsrelation eonewsrelation Mon Oct 10 2022 09:49:42 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Mon Oct 10 2022 09:49:42 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Mon Oct 10 2022 09:57:10 GMT+0700 (Giờ Đông Dương)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Ngày 10/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 16 trong thời gian 03 ngày để xem xét 11 nội dung, cho ý kiến bằng văn bản 03 nội dung khác.
Khách mời tham dự Phiên họp có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành; Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Lê Tiến Châu; lãnh đạo, đại diện các cơ quan Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Giáo dục Đào tạo, Bộ Xây dựng, Bộ Y tế, Ban Nội chính Trung ương, Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chính phủ.
Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, đây là phiên họp cuối của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để chuẩn bị Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV. Chủ tịch Quốc hội cho biết, trong 3 ngày làm việc, tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét cho ý kiến và quyết định một số vấn đề quan trọng sau đây:
UBTVQH cho ý kiến phương án phân bổ NSTW, điều chỉnh tiền lương tối thiểu
Nhóm vấn đề thứ nhất, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét cho ý kiến vào Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính, Ngân sách, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội về tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và tài chính ngân sách năm 2022; dự kiến mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023; phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2023, trong đó có nội dung phương án điều chỉnh tiền lương tối thiểu.
Kỳ họp này Quốc hội sẽ quyết định kế hoạch tài chính, ngân sách trung hạn 3 năm giai đoạn 2023-2025 theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
TIN LIÊN QUANTrung ương tán thành phương án điều chỉnh tiền lương; kỷ luật cán bộ; giới thiệu nhân sự mới; quyết nghị nhiều nội dung quan trọngBáo cáo Trung ương phương án điều chỉnh tiền lươngQuốc hội sẽ bàn về thực hiện chính sách cải cách tiền lương; điều chỉnh, tăng lương cơ sởNhiều chính sách về tiền lương, bảo hiểm có hiệu lực từ tháng 10/2022
Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội quán triệt tinh thần và kết luận của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, đồng thời nắm bắt thực tiễn ở các địa phương và chức năng, nhiệm vụ lập pháp, giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng của quốc gia trong từng ngành và lĩnh vực để cho ý kiến đánh giá sâu sắc về vấn đề này.
Nhóm vấn đề thứ hai, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tham gia cho ý kiến về Báo cáo của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của Ban Dân nguyện về tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.
Nội dung này sẽ được kết hợp với việc xem xét kết hợp với việc xem xét cho ý kiến đối với Báo cáo của Ban Dân nguyện về công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 9.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên thứ 16. Ảnh Quochoi.vn
Tháo gỡ vướng mắc cho một số dự án BOT
Nhóm vấn đề thứ ba là một số nội dung Chính phủ đề xuất bổ sung phát sinh từ phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội thường kỳ của tháng 9/2022 đến nay gồm:
Việc thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 về Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV, kết quả về công tác thực hiện nhiệm vụ kép, vừa phòng, chống dịch có hiệu quả, vừa hỗ trợ cho người dân, cho doanh nghiệp và phục hồi phát triển sản xuất, kinh doanh và ứng xử đối với thời hạn của Nghị quyết này.
Về Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết 54/2017/QH14 của Quốc hội khóa XIV về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, Chính phủ đề nghị cho tiếp tục kéo dài hiệu lực của Nghị quyết 54 này đến hết năm sau.
Về báo cáo sơ kết 03 năm thực hiện Nghị quyết số 115/2020/QH14 về cơ chế, chính sách tài chính, ngân sách đặc thù đối với Thành phố Hà Nội.
Cùng với đó, Chính phủ kiến nghị đề xuất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến để chuẩn bị trình Quốc hội xem xét, tháo gỡ vướng mắc cho một số các dự án BOT.
Trong phiên họp lần này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về công tác nhân sự để trình Kỳ họp thứ 4 và công tác nhân sự thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
UBTVQH cho ý kiến công tác nhân sự
Phiên họp thứ 16: UBTVQH xem xét, phê chuẩn miễn nhiệm Đại sứ; cho ý kiến nhiều nội dung quan trọngĐỌC NGAY
Về mội số nội dung khác, Chủ tịch Quốc hội cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá.
Trong phiên họp lần này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về công tác nhân sự để trình Kỳ họp thứ 4 và công tác nhân sự thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội cho biết thêm, lãnh đạo Quốc hội đã chỉ đạo Tổng Thư ký và Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về bộ nhận diện của Quốc hội mới.
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, căn cứ vào kết quả phiên họp lần này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét cho ý kiến về lần cuối đối với nội dung chương trình của Kỳ họp thứ 4.
Nhấn mạnh, thời gian làm việc của phiên họp này chỉ có 3 ngày, những nội dung hết sức quan trọng, có những việc rất hệ trọng, khó, có những việc cũng chưa có tiền lệ, như là việc xử lý về BOT, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội phát huy tinh thần trách nhiệm, khí thế như các phiên họp từ đầu nhiệm kỳ đến nay tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng, đóng góp ý kiến liên tục, sôi nổi; đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các cơ quan, tổ chức hữu quan bố trí tham gia theo thẩm quyền, theo chức trách được giao, để đảm bảo cho phiên họp hoàn tất nội dung và thành công tốt đẹp, chuẩn bị kỹ lưỡng cho Kỳ họp thứ 4./.
Tham khảo thêmĐấu giá 'biển số đẹp': Sẽ không có chuyện đầu cơ, thắng thầu bỏ cọcTham khảo thêmNhững điều cần biết về "đấu giá biển số đẹp"Tham khảo thêmĐấu giá biển số xe ô tô: Thế nào là 'biển số đẹp'?Tham khảo thêmBộ Công an 'chốt' đề xuất người trúng đấu giá được giữ biển số đẹp khi bán ô tôTham khảo thêmHành vi che, dán biển số xe bị xử lý như thế nào? Cơ quan Công an có giải pháp gì để không xử phạt oan?Tham khảo thêmCảnh sát giao thông toàn quốc tập trung xử lý xe mang biển số giả, che biển sốTham khảo thêmChính phủ thông qua đề nghị xây dựng Nghị quyết thí điểm đấu giá biển số xeTham khảo thêmVăn bản hợp nhất Thông tư quy định về quy trình cấp, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộTham khảo thêmĐấu giá biển số xe: Dân đang cần, Nhà nước cũng vội | |
Trà Vinh: Thợ hồ được nhận hỗ trợ do ảnh hưởng dịch COVID-19 | (Chinhphu.vn) – Ông Nguyễn Tuấn Anh là thợ hồ theo thời vụ và gia đình có buôn bán nhỏ tại xã Song Lộc, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Do dịch bệnh COVID-19 nên ông nghỉ việc, công việc buôn bán cũng khó khăn. Ông Tuấn Anh hỏi, gia đình ông có được Nhà nước hỗ trợ tiền không? | Về vấn đề này, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Trà Vinh trả lời như sau:
Căn cứ Khoản 11 Mục III Kế hoạch số 59/KH-UBND ngày 13/7/2021 của UBND tỉnh Trà Vinh thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ; Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, trường hợp ngành nghề “thợ hồ” của ông Nguyễn Tuấn Anh có quy định và được xem xét hỗ trợ.
Đề nghị ông Nguyễn Tuấn Anh liên hệ với UBND xã Song Lộc, huyện Châu Thành để được hướng dẫn làm hồ sơ, thủ tục giải quyết theo quy định.
Chinhphu.vn | Trà Vinh: Thợ hồ được nhận hỗ trợ do ảnh hưởng dịch COVID-19
(Chinhphu.vn) – Ông Nguyễn Tuấn Anh là thợ hồ theo thời vụ và gia đình có buôn bán nhỏ tại xã Song Lộc, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Do dịch bệnh COVID-19 nên ông nghỉ việc, công việc buôn bán cũng khó khăn. Ông Tuấn Anh hỏi, gia đình ông có được Nhà nước hỗ trợ tiền không?
Về vấn đề này, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Trà Vinh trả lời như sau:
Căn cứ Khoản 11 Mục III Kế hoạch số 59/KH-UBND ngày 13/7/2021 của UBND tỉnh Trà Vinh thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ; Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, trường hợp ngành nghề “thợ hồ” của ông Nguyễn Tuấn Anh có quy định và được xem xét hỗ trợ.
Đề nghị ông Nguyễn Tuấn Anh liên hệ với UBND xã Song Lộc, huyện Châu Thành để được hướng dẫn làm hồ sơ, thủ tục giải quyết theo quy định.
Chinhphu.vn | |
Gỡ vướng Dự án tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội | Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 43/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về tình hình thực hiện Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội. | bonewsrelation eonewsrelation Tue Feb 21 2023 15:50:57 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Tue Feb 21 2023 15:50:57 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Tue Feb 21 2023 17:07:33 GMT+0700 (Giờ Đông Dương)
Gỡ vướng Dự án tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội (Ảnh minh họa).
Tại Thông báo, Phó Thủ tướng đánh giá cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp của Thành phố Hà Nội và các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh trong việc tổ chức triển khai thực hiện Dự án. Ủy ban nhân dân các địa phương đã thành lập Ban Chỉ đạo của từng địa phương và đã thống nhất Quy chế chung để tổ chức thực hiện; đặc biệt là thành phố Hà Nội đã làm tốt vai trò là đầu mối tổ chức thực hiện Dự án, đảm bảo tính tổng thể, đồng bộ toàn Dự án theo đúng Nghị quyết của Quốc hội. Công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư đã được các địa phương làm tốt, đảm bảo tiến độ đã đề ra, tạo sự đồng thuận của người dân trong vùng Dự án.
Thông báo nêu rõ Nghị quyết số 56/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội và Nghị quyết số 106/NQ-CP ngày 18/8/2022 của Chính phủ đã quy định rõ thẩm quyền của các địa phương; đồng thời, cho phép áp dụng một số cơ chế, chính sách về chỉ định thầu, khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, các công việc liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư... Căn cứ vào đó, các địa phương thực hiện theo đúng thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Ủy ban nhân dân hai tỉnh Hưng Yên và Bắc Ninh tiếp thu ý kiến của các cơ quan liên quan tại cuộc họp, chủ động quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền của mình trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (bao gồm việc chỉ định thầu các dự án cải tạo, mở rộng nghĩa trang phục vụ công tác giải phóng mặt bằng cho Dự án), phê duyệt các dự án thành phần... phải thực hiện theo đúng cơ chế, chính sách đã được quy định tại Nghị quyết số 56/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội và Nghị quyết số 106/NQ-CP của Chính phủ bảo đảm tiến độ triển khai Dự án.
Phó Thủ tướng lưu ý về việc mở rộng, cải tạo, chỉnh trang các nghĩa trang hiện có phục vụ công tác giải phóng mặt bằng cho Dự án, các địa phương thực hiện việc chỉ định theo thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật.
Về việc xây mới các nghĩa trang, Phó Thủ tướng yêu cầu phải có quy hoạch được duyệt, phù hợp với các quy hoạch khác có liên quan, đồng bộ với các hạ tầng kinh tế - xã hội.
Việc sử dụng vốn hợp pháp của địa phương (cho công tác giải phóng mặt bằng, đền bù, tái định cư) phải trên cơ sở dự án được duyệt theo đúng quy định; phải duyệt dự án cho nhanh để đẩy nhanh hỗ trợ giải phóng mặt bằng.
Vấn đề phê duyệt các dự án thành phần cần lưu ý: Không chia nhỏ các tiểu dự án; phải tiên lượng, dự toán cho phù hợp, không đẩy tổng mức đầu tư lên cao làm ảnh hưởng đến cơ cấu nguồn vốn chung của toàn bộ Dự án.
Phó Thủ tướng yêu cầu các nút giao giữ nguyên như Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đã được Quốc hội, Chính phủ chấp thuận; lưu ý các nút giao cắt phải khác đồng mức; điều chỉnh cao độ tĩnh không các cầu cạn cho phù hợp; thiết kế mặt cắt ngang cầu qua sông phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch và xu thế phát triển trong tương lai.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ: Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường chủ động, khẩn trương hướng dẫn, giải quyết theo thẩm quyền các kiến nghị của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Ủy ban nhân dân hai tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh.
Trong đó, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng theo thẩm quyền, phối hợp, hướng dẫn khâu thẩm định, thiết kế, thi công các Dự án.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm xem xét và có ý kiến thỏa thuận với đề nghị của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về phương án thiết kế các công trình cầu qua sông có đê thuộc Dự án.
Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm xem xét và có ý kiến về đề xuất của Ban Chỉ đạo về những nội dung liên quan; thẩm định, phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường các Dự án thành phần, bao gồm các dự án khai thác mỏ vật liệu xây dựng trong tháng 2/2023.
Bộ Công Thương phối hợp, giúp đỡ các địa phương về việc thỏa thuận giải pháp thiết kế di chuyển, bảo vệ hệ thống điện cao thế (110KV, 220 KV, 500 KV) trong phạm vi giải phóng mặt bằng của Dự án.
Phó Thủ tướng yêu cầu thành phố Hà Nội là cơ quan đầu mối tổ chức thực hiện Dự án và báo cáo kết quả triển khai Dự án, bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ toàn Dự án và chủ trì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc điều chỉnh chủ trương đầu tư trong trường hợp phát sinh các yếu tố dẫn đến điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án.
Vũ Phương Nhi
Tham khảo thêmLập Hội đồng thẩm định nhà nước Báo cáo NCKT Dự án thành phần 3 đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà NộiTham khảo thêmThủ tướng: 'Làm ngày làm đêm', triển khai nhanh nhất dự án Vành đai 4 Vùng Thủ đôTham khảo thêmKhởi công xây dựng đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội trước 30/6/2023 | Gỡ vướng Dự án tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 43/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về tình hình thực hiện Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội.
bonewsrelation eonewsrelation Tue Feb 21 2023 15:50:57 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Tue Feb 21 2023 15:50:57 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Tue Feb 21 2023 17:07:33 GMT+0700 (Giờ Đông Dương)
Gỡ vướng Dự án tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội (Ảnh minh họa).
Tại Thông báo, Phó Thủ tướng đánh giá cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp của Thành phố Hà Nội và các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh trong việc tổ chức triển khai thực hiện Dự án. Ủy ban nhân dân các địa phương đã thành lập Ban Chỉ đạo của từng địa phương và đã thống nhất Quy chế chung để tổ chức thực hiện; đặc biệt là thành phố Hà Nội đã làm tốt vai trò là đầu mối tổ chức thực hiện Dự án, đảm bảo tính tổng thể, đồng bộ toàn Dự án theo đúng Nghị quyết của Quốc hội. Công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư đã được các địa phương làm tốt, đảm bảo tiến độ đã đề ra, tạo sự đồng thuận của người dân trong vùng Dự án.
Thông báo nêu rõ Nghị quyết số 56/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội và Nghị quyết số 106/NQ-CP ngày 18/8/2022 của Chính phủ đã quy định rõ thẩm quyền của các địa phương; đồng thời, cho phép áp dụng một số cơ chế, chính sách về chỉ định thầu, khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, các công việc liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư... Căn cứ vào đó, các địa phương thực hiện theo đúng thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Ủy ban nhân dân hai tỉnh Hưng Yên và Bắc Ninh tiếp thu ý kiến của các cơ quan liên quan tại cuộc họp, chủ động quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền của mình trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (bao gồm việc chỉ định thầu các dự án cải tạo, mở rộng nghĩa trang phục vụ công tác giải phóng mặt bằng cho Dự án), phê duyệt các dự án thành phần... phải thực hiện theo đúng cơ chế, chính sách đã được quy định tại Nghị quyết số 56/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội và Nghị quyết số 106/NQ-CP của Chính phủ bảo đảm tiến độ triển khai Dự án.
Phó Thủ tướng lưu ý về việc mở rộng, cải tạo, chỉnh trang các nghĩa trang hiện có phục vụ công tác giải phóng mặt bằng cho Dự án, các địa phương thực hiện việc chỉ định theo thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật.
Về việc xây mới các nghĩa trang, Phó Thủ tướng yêu cầu phải có quy hoạch được duyệt, phù hợp với các quy hoạch khác có liên quan, đồng bộ với các hạ tầng kinh tế - xã hội.
Việc sử dụng vốn hợp pháp của địa phương (cho công tác giải phóng mặt bằng, đền bù, tái định cư) phải trên cơ sở dự án được duyệt theo đúng quy định; phải duyệt dự án cho nhanh để đẩy nhanh hỗ trợ giải phóng mặt bằng.
Vấn đề phê duyệt các dự án thành phần cần lưu ý: Không chia nhỏ các tiểu dự án; phải tiên lượng, dự toán cho phù hợp, không đẩy tổng mức đầu tư lên cao làm ảnh hưởng đến cơ cấu nguồn vốn chung của toàn bộ Dự án.
Phó Thủ tướng yêu cầu các nút giao giữ nguyên như Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đã được Quốc hội, Chính phủ chấp thuận; lưu ý các nút giao cắt phải khác đồng mức; điều chỉnh cao độ tĩnh không các cầu cạn cho phù hợp; thiết kế mặt cắt ngang cầu qua sông phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch và xu thế phát triển trong tương lai.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ: Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường chủ động, khẩn trương hướng dẫn, giải quyết theo thẩm quyền các kiến nghị của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Ủy ban nhân dân hai tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh.
Trong đó, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng theo thẩm quyền, phối hợp, hướng dẫn khâu thẩm định, thiết kế, thi công các Dự án.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm xem xét và có ý kiến thỏa thuận với đề nghị của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về phương án thiết kế các công trình cầu qua sông có đê thuộc Dự án.
Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm xem xét và có ý kiến về đề xuất của Ban Chỉ đạo về những nội dung liên quan; thẩm định, phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường các Dự án thành phần, bao gồm các dự án khai thác mỏ vật liệu xây dựng trong tháng 2/2023.
Bộ Công Thương phối hợp, giúp đỡ các địa phương về việc thỏa thuận giải pháp thiết kế di chuyển, bảo vệ hệ thống điện cao thế (110KV, 220 KV, 500 KV) trong phạm vi giải phóng mặt bằng của Dự án.
Phó Thủ tướng yêu cầu thành phố Hà Nội là cơ quan đầu mối tổ chức thực hiện Dự án và báo cáo kết quả triển khai Dự án, bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ toàn Dự án và chủ trì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc điều chỉnh chủ trương đầu tư trong trường hợp phát sinh các yếu tố dẫn đến điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án.
Vũ Phương Nhi
Tham khảo thêmLập Hội đồng thẩm định nhà nước Báo cáo NCKT Dự án thành phần 3 đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà NộiTham khảo thêmThủ tướng: 'Làm ngày làm đêm', triển khai nhanh nhất dự án Vành đai 4 Vùng Thủ đôTham khảo thêmKhởi công xây dựng đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội trước 30/6/2023 | |
Mắc những bệnh gì thì không đủ điều kiện sức khoẻ lái xe? | (Chinhphu.vn) – Tại dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn và việc khám sức khỏe, Bộ Y tế đã đề xuất các tình trạng bệnh, tật không đủ điều kiện lái xe theo các hạng xe tương ứng. | bonewsrelation eonewsrelation Fri Jul 14 2023 17:07:50 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Fri Jul 14 2023 17:07:50 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Fri Jul 14 2023 17:10:36 GMT+0700 (Giờ Đông Dương)
Mắc những bệnh gì thì không đủ điều kiện sức khoẻ lái xe?
Cụ thể, đề xuất tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, dự thảo nêu rõ: Người có một trong các tình trạng bệnh, tật sau đây thì không đủ điều kiện để lái xe theo các hạng xe tương ứng:
Người có một trong các tình trạng bệnh tật về tâm thần (đang rối loạn tâm thần cấp, rối loạn tâm thần mạn tính không điều khiển được hành vi); thần kinh (liệt vận động từ 2 chi trở lên); mắt (thị lực nhìn xa hai mắt: <4/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính), nếu còn một mắt, thị lực <4/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính), rối loạn nhận biết 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây); cơ – xương – khớp (cụt hoặc mất chức năng 1 bàn tay hoặc 1 bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng) không đủ điều kiện sức khỏe lái xe hạng A1.
Người không đủ điều kiện sức khỏe lái xe hạng B1
Người không đủ điều kiện sức khỏe lái xe hạng B1 nếu có một trong các tình trạng bệnh, tật như: Về tâm thần (rối loạn tâm thần cấp đã chữa khỏi nhưng chưa đủ 6 tháng, rối loạn tâm thần mạn tính không điều khiển được hành vi; về thần kinh (động kinh còn cơn trong vòng 24 tháng gần nhất (không/có dùng thuốc điều trị), liệt vận động từ hai chi trở lên, hội chứng ngoại tháp, rối loạn cảm giác sâu, chóng mặt do các nguyên nhân bệnh lý), mắt (thị lực nhìn xa hai mắt: < 5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính), nếu còn một mắt, thị lực <5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính), rối loạn nhận biết 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây, song thị...); tim mạch (block nhĩ thất độ II hoặc có nhịp chậm kèm theo các triệu chứng lâm sàng (kể cả đã được điều trị nhưng không ổn định, suy tim độ III trở lên (theo phân loại của Hiệp hội tim mạch New York - NYHA); hô hấp (các bệnh, tật gây khó thở mức độ III trở lên (theo phân loại mMRC))...
Người không đủ điều kiện sức khỏe lái xe hạng A2, A3, A4, B2, C, D, E...
Người không đủ điều kiện sức khỏe lái xe hạng A2, A3, A4, B2, C, D, E... nếu có một trong các vấn đề như: Tâm thần (rối loạn tâm thần cấp đã chữa khỏi hoàn toàn nhưng chưa đủ 24 tháng, rối loạn tâm thần mạn tính); thần kinh (động kinh, liệt vận động 1 chi trở lên, hội chứng ngoại tháp, rối loạn cảm giác nông hoặc rối loạn cảm giác sâu, chóng mặt do các nguyên nhân bệnh lý); mắt (thị lực nhìn xa từng mắt: mắt tốt < 8/10 hoặc mắt kém <5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính), tật khúc xạ có số kính: > + 5 diop hoặc > - 8 diop...); tai – mũi – họng (thính lực ở tai tốt hơn: Nói thường < 4m (kể cả sử dụng máy trợ thính), hoặc nghe tiếng nói thầm tối thiểu (ở tai tốt hơn) £ 1,5 m (kể cả sử dụng máy trợ thính); tim mạch (bệnh tăng HA khi có điều trị mà HA tối đa 3 180 mmHg và/hoặc HA tối thiểu 3 100 mmHg, HA thấp (HA tối đa < 90 mmHg) kèm theo tiền sử có các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, buồn ngủ hoặc ngất xỉu, các bệnh viêm tắc mạch (động - tĩnh mạch), dị dạng mạch máu biểu hiện lâm sàng ảnh hưởng đến khả năng thao tác vận hành lái xe ô tô, ghép tim, sau can thiệp tái thông mạch vành...); hô hấp (các bệnh, tật gây khó thở mức độ II trở lên (theo phân loại mMRC), hen phế quản kiểm soát một phần hoặc không kiểm soát, lao phổi đang giai đoạn lây nhiễm...); cơ – xương – khớp (cứng/dính một khớp lớn, khớp giả ở một vị các xương lớn, gù, vẹo cột sống quá mức gây ưỡn cột sống; cứng/dính cột sống ảnh hưởng tới chức năng vận động, chiều dài tuyệt đối giữa hai chi trên hoặc hai chi dưới có chênh lệch từ 5 cm trở lên mà không có dụng cụ hỗ trợ, cụt hoặc mất chức năng 2 ngón tay của 1 bàn tay trở lên hoặc cụt hoặc mất chức năng 1 bàn chân trở lên); nội tiết (đái tháo đường (tiểu đường) có tiền sử hôn mê do đái tháo đường trong vòng 1 tháng)...
Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.
Tuệ Văn
Tham khảo thêmGiao xe cho người chưa đủ tuổi lái xe theo quy định sẽ bị xử lý như thế nào?Tham khảo thêmGiảm lệ phí cấp hộ chiếu, cấp giấy phép lái xe khi sử dụng dịch vụ công trực tuyếnTham khảo thêmHướng dẫn cấp đổi giấy phép lái xe trực tuyến toàn trìnhTham khảo thêmInfographics: Lệ phí sát hạch lái xe thay đổi từ ngày 1/8/2023Tham khảo thêmTừ 1/8/2023, tăng phí sát hạch bằng lái xeTham khảo thêmTăng phí thi sát hạch lái xeTham khảo thêmĐẩy mạnh cấp, duyệt giấy phép lái xe trên Cổng dịch vụ côngTham khảo thêmVì sao không tích hợp được bằng lái xe bìa vào ứng dụng VNeID?Tham khảo thêmYêu cầu đổi mới, chống tiêu cực trong sát hạch, đào tạo lái xe | Mắc những bệnh gì thì không đủ điều kiện sức khoẻ lái xe?
(Chinhphu.vn) – Tại dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn và việc khám sức khỏe, Bộ Y tế đã đề xuất các tình trạng bệnh, tật không đủ điều kiện lái xe theo các hạng xe tương ứng.
bonewsrelation eonewsrelation Fri Jul 14 2023 17:07:50 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Fri Jul 14 2023 17:07:50 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Fri Jul 14 2023 17:10:36 GMT+0700 (Giờ Đông Dương)
Mắc những bệnh gì thì không đủ điều kiện sức khoẻ lái xe?
Cụ thể, đề xuất tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, dự thảo nêu rõ: Người có một trong các tình trạng bệnh, tật sau đây thì không đủ điều kiện để lái xe theo các hạng xe tương ứng:
Người có một trong các tình trạng bệnh tật về tâm thần (đang rối loạn tâm thần cấp, rối loạn tâm thần mạn tính không điều khiển được hành vi); thần kinh (liệt vận động từ 2 chi trở lên); mắt (thị lực nhìn xa hai mắt: <4/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính), nếu còn một mắt, thị lực <4/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính), rối loạn nhận biết 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây); cơ – xương – khớp (cụt hoặc mất chức năng 1 bàn tay hoặc 1 bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng) không đủ điều kiện sức khỏe lái xe hạng A1.
Người không đủ điều kiện sức khỏe lái xe hạng B1
Người không đủ điều kiện sức khỏe lái xe hạng B1 nếu có một trong các tình trạng bệnh, tật như: Về tâm thần (rối loạn tâm thần cấp đã chữa khỏi nhưng chưa đủ 6 tháng, rối loạn tâm thần mạn tính không điều khiển được hành vi; về thần kinh (động kinh còn cơn trong vòng 24 tháng gần nhất (không/có dùng thuốc điều trị), liệt vận động từ hai chi trở lên, hội chứng ngoại tháp, rối loạn cảm giác sâu, chóng mặt do các nguyên nhân bệnh lý), mắt (thị lực nhìn xa hai mắt: < 5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính), nếu còn một mắt, thị lực <5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính), rối loạn nhận biết 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây, song thị...); tim mạch (block nhĩ thất độ II hoặc có nhịp chậm kèm theo các triệu chứng lâm sàng (kể cả đã được điều trị nhưng không ổn định, suy tim độ III trở lên (theo phân loại của Hiệp hội tim mạch New York - NYHA); hô hấp (các bệnh, tật gây khó thở mức độ III trở lên (theo phân loại mMRC))...
Người không đủ điều kiện sức khỏe lái xe hạng A2, A3, A4, B2, C, D, E...
Người không đủ điều kiện sức khỏe lái xe hạng A2, A3, A4, B2, C, D, E... nếu có một trong các vấn đề như: Tâm thần (rối loạn tâm thần cấp đã chữa khỏi hoàn toàn nhưng chưa đủ 24 tháng, rối loạn tâm thần mạn tính); thần kinh (động kinh, liệt vận động 1 chi trở lên, hội chứng ngoại tháp, rối loạn cảm giác nông hoặc rối loạn cảm giác sâu, chóng mặt do các nguyên nhân bệnh lý); mắt (thị lực nhìn xa từng mắt: mắt tốt < 8/10 hoặc mắt kém <5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính), tật khúc xạ có số kính: > + 5 diop hoặc > - 8 diop...); tai – mũi – họng (thính lực ở tai tốt hơn: Nói thường < 4m (kể cả sử dụng máy trợ thính), hoặc nghe tiếng nói thầm tối thiểu (ở tai tốt hơn) £ 1,5 m (kể cả sử dụng máy trợ thính); tim mạch (bệnh tăng HA khi có điều trị mà HA tối đa 3 180 mmHg và/hoặc HA tối thiểu 3 100 mmHg, HA thấp (HA tối đa < 90 mmHg) kèm theo tiền sử có các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, buồn ngủ hoặc ngất xỉu, các bệnh viêm tắc mạch (động - tĩnh mạch), dị dạng mạch máu biểu hiện lâm sàng ảnh hưởng đến khả năng thao tác vận hành lái xe ô tô, ghép tim, sau can thiệp tái thông mạch vành...); hô hấp (các bệnh, tật gây khó thở mức độ II trở lên (theo phân loại mMRC), hen phế quản kiểm soát một phần hoặc không kiểm soát, lao phổi đang giai đoạn lây nhiễm...); cơ – xương – khớp (cứng/dính một khớp lớn, khớp giả ở một vị các xương lớn, gù, vẹo cột sống quá mức gây ưỡn cột sống; cứng/dính cột sống ảnh hưởng tới chức năng vận động, chiều dài tuyệt đối giữa hai chi trên hoặc hai chi dưới có chênh lệch từ 5 cm trở lên mà không có dụng cụ hỗ trợ, cụt hoặc mất chức năng 2 ngón tay của 1 bàn tay trở lên hoặc cụt hoặc mất chức năng 1 bàn chân trở lên); nội tiết (đái tháo đường (tiểu đường) có tiền sử hôn mê do đái tháo đường trong vòng 1 tháng)...
Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.
Tuệ Văn
Tham khảo thêmGiao xe cho người chưa đủ tuổi lái xe theo quy định sẽ bị xử lý như thế nào?Tham khảo thêmGiảm lệ phí cấp hộ chiếu, cấp giấy phép lái xe khi sử dụng dịch vụ công trực tuyếnTham khảo thêmHướng dẫn cấp đổi giấy phép lái xe trực tuyến toàn trìnhTham khảo thêmInfographics: Lệ phí sát hạch lái xe thay đổi từ ngày 1/8/2023Tham khảo thêmTừ 1/8/2023, tăng phí sát hạch bằng lái xeTham khảo thêmTăng phí thi sát hạch lái xeTham khảo thêmĐẩy mạnh cấp, duyệt giấy phép lái xe trên Cổng dịch vụ côngTham khảo thêmVì sao không tích hợp được bằng lái xe bìa vào ứng dụng VNeID?Tham khảo thêmYêu cầu đổi mới, chống tiêu cực trong sát hạch, đào tạo lái xe | |
Thành lập 6 đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm | Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm giao các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức 06 đoàn kiểm tra liên ngành, tiến hành kiểm tra tại 12 tỉnh, thành phố trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2022. | bonewsrelation eonewsrelation Wed Mar 23 2022 10:47:16 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- -- Wed Mar 23 2022 10:47:16 GMT+0700 (Giờ Đông Dương)
Thành lập 06 đoàn kiểm tra liên ngành, tiến hành kiểm tra tại 12 tỉnh, thành phố trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2022
6 đoàn kiểm tra về an toàn thực phẩm gồm:
Đoàn số 1: Cục An toàn thực phẩm chủ trì, phối hợp Tổng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về Môi trường (C05), Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên tiến hành kiểm tra tại 02 tỉnh, thành phố: Đắk Lắk, Kon Tum.
Đoàn số 2: Thanh tra Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Cục An toàn thực phẩm, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về Môi trường (C05), Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Viện Y tế Công cộng TPHCM tiến hành kiểm tra tại 02 tỉnh, thành phố: TPHCM, Bình Dương.
Đoàn số 3: Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chủ trì, phối hợp với Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa (Bộ Khoa học và Công nghệ), Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, đơn vị kiểm nghiệm thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành kiểm tra tại 02 tỉnh, thành phố: Kiên Giang, Cà Mau.
TIN LIÊN QUANGắn trách nhiệm của địa phương trong chỉ đạo công tác an toàn thực phẩmXử lý nghiêm, công khai vi phạm an toàn thực phẩm mùa Lễ hội Xuân
Đoàn số 4: Cục Thú y chủ trì, phối hợp với Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường - C05 (Bộ Công an), Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, đơn vị kiểm nghiệm thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành kiểm tra tại 02 tỉnh, thành phố: Bắc Giang, Lạng Sơn.
Đoàn số 5: Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) chủ trì phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Tổng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Viện Pasteur Nha Trang tiến hành kiểm tra tại 02 tỉnh, thành phố: Quảng Nam, Đà Nẵng.
Đoàn số 6: Tổng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) chủ trì, phối hợp với Thanh tra Bộ Y tế, Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia tiến hành kiểm tra tại 02 tỉnh, thành phố: Điện Biên, Lai Châu.
Bên cạnh 06 Đoàn liên ngành Trung ương, các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Công Thương giao các đơn vị chức năng thanh tra, kiểm tra đột xuất tại các tỉnh, thành phố nhằm triển khai hiệu quả Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2022.
Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2022 sẽ diễn ra từ 15/4 đến 15/5 trên toàn quốc. Chủ đề Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2022 là "Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng nông sản thực phẩm trong tình hình mới".
Tuệ Văn | Thành lập 6 đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm
Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm giao các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức 06 đoàn kiểm tra liên ngành, tiến hành kiểm tra tại 12 tỉnh, thành phố trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2022.
bonewsrelation eonewsrelation Wed Mar 23 2022 10:47:16 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- -- Wed Mar 23 2022 10:47:16 GMT+0700 (Giờ Đông Dương)
Thành lập 06 đoàn kiểm tra liên ngành, tiến hành kiểm tra tại 12 tỉnh, thành phố trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2022
6 đoàn kiểm tra về an toàn thực phẩm gồm:
Đoàn số 1: Cục An toàn thực phẩm chủ trì, phối hợp Tổng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về Môi trường (C05), Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên tiến hành kiểm tra tại 02 tỉnh, thành phố: Đắk Lắk, Kon Tum.
Đoàn số 2: Thanh tra Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Cục An toàn thực phẩm, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về Môi trường (C05), Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Viện Y tế Công cộng TPHCM tiến hành kiểm tra tại 02 tỉnh, thành phố: TPHCM, Bình Dương.
Đoàn số 3: Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chủ trì, phối hợp với Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa (Bộ Khoa học và Công nghệ), Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, đơn vị kiểm nghiệm thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành kiểm tra tại 02 tỉnh, thành phố: Kiên Giang, Cà Mau.
TIN LIÊN QUANGắn trách nhiệm của địa phương trong chỉ đạo công tác an toàn thực phẩmXử lý nghiêm, công khai vi phạm an toàn thực phẩm mùa Lễ hội Xuân
Đoàn số 4: Cục Thú y chủ trì, phối hợp với Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường - C05 (Bộ Công an), Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, đơn vị kiểm nghiệm thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành kiểm tra tại 02 tỉnh, thành phố: Bắc Giang, Lạng Sơn.
Đoàn số 5: Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) chủ trì phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Tổng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Viện Pasteur Nha Trang tiến hành kiểm tra tại 02 tỉnh, thành phố: Quảng Nam, Đà Nẵng.
Đoàn số 6: Tổng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) chủ trì, phối hợp với Thanh tra Bộ Y tế, Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia tiến hành kiểm tra tại 02 tỉnh, thành phố: Điện Biên, Lai Châu.
Bên cạnh 06 Đoàn liên ngành Trung ương, các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Công Thương giao các đơn vị chức năng thanh tra, kiểm tra đột xuất tại các tỉnh, thành phố nhằm triển khai hiệu quả Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2022.
Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2022 sẽ diễn ra từ 15/4 đến 15/5 trên toàn quốc. Chủ đề Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2022 là "Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng nông sản thực phẩm trong tình hình mới".
Tuệ Văn | |
Quy định mới về mẫu hộ chiếu, giấy thông hành | Bộ Công an vừa ban hành Thông tư số quy định về mẫu hộ chiếu, giấy thông hành và các biểu mẫu liên quan. 73/2021/TT-BCA | Ảnh minh họa
Theo đó, mẫu tờ khai đề nghị cấp, gia hạn và trình báo mất hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ thực hiện theo quy định tại Thông tư số 04/2020/TT-BNG ngày 25/9/2020 của Bộ Ngoại giao hướng dẫn việc cấp, gia hạn, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và cấp công hàm đề nghị phía nước ngoài cấp thị thực.
Mẫu tờ khai đề nghị cấp, trình báo mất giấy thông hành và cấp giấy chứng nhận nhập cảnh thực hiện theo quy định tại Nghị định số 76/2020/NĐ-CP ngày 1/7/2020 của Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, thu hồi, hủy giá trị sử dụng giấy thông hành.
Quy cách, kỹ thuật chung
Đối với quy cách, kỹ thuật chung của mẫu hộ chiếu và mẫu giấy thông hành, Thông tư quy định cụ thể mẫu hộ chiếu có mặt ngoài của trang bìa in quốc hiệu, quốc huy, tên hộ chiếu; hộ chiếu có gắn chíp điện tử có biểu tượng chíp điện tử. Hình ảnh tại các trang trong hộ chiếu là cảnh đẹp đất nước, di sản văn hóa Việt Nam kết hợp cùng họa tiết trống đồng. Ngôn ngữ sử dụng trong hộ chiếu là tiếng Việt và tiếng Anh.
Kích thước của hộ chiếu theo tiêu chuẩn ISO 7810 (ID-3); chíp điện tử được đặt trong bìa sau của hộ chiếu có gắn chíp điện tử; bìa hộ chiếu là loại vật liệu nhựa tổng hợp, có độ bền cao. Chữ, số hộ chiếu được đục lỗ bằng công nghệ laser thông suốt từ trang 1 tới bìa sau cuốn hộ chiếu và trùng với chữ, số ở trang 1. Toàn bộ nội dung, hình ảnh in trong hộ chiếu được thực hiện bằng công nghệ hiện đại đáp ứng yêu cầu bảo an, chống nguy cơ làm giả và đạt tiêu chuẩn ICAO...
Đối với mẫu giấy thông hành thì mặt ngoài của trang bìa in quốc hiệu, quốc huy, tên giấy thông hành. Ngôn ngữ sử dụng trong giấy thông hành: Tiếng Việt và tiếng Campuchia đối với giấy thông hành biên giới Việt Nam - Campuchia; tiếng Việt và tiếng Lào đối với giấy thông hành biên giới Việt Nam- Lào; tiếng Việt và tiếng Trung Quốc đối với giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 14/8/2021.
Các ấn phẩm trắng hộ chiếu, giấy thông hành đã cung cấp cho các cơ quan trước ngày Thông tư này có hiệu lực mà chưa cấp hết thì được tiếp tục sử dụng, chậm nhất đến ngày 1/1/2022 phải thực hiện thống nhất theo mẫu hộ chiếu, giấy thông hành quy định tại Thông tư này. Hộ chiếu, giấy thông hành đã được cấp trước ngày 1/1/2022 có giá trị sử dụng đến hết thời hạn ghi trong hộ chiếu, giấy thông hành.
Minh Đức | Quy định mới về mẫu hộ chiếu, giấy thông hành
Bộ Công an vừa ban hành Thông tư số quy định về mẫu hộ chiếu, giấy thông hành và các biểu mẫu liên quan. 73/2021/TT-BCA
Ảnh minh họa
Theo đó, mẫu tờ khai đề nghị cấp, gia hạn và trình báo mất hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ thực hiện theo quy định tại Thông tư số 04/2020/TT-BNG ngày 25/9/2020 của Bộ Ngoại giao hướng dẫn việc cấp, gia hạn, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và cấp công hàm đề nghị phía nước ngoài cấp thị thực.
Mẫu tờ khai đề nghị cấp, trình báo mất giấy thông hành và cấp giấy chứng nhận nhập cảnh thực hiện theo quy định tại Nghị định số 76/2020/NĐ-CP ngày 1/7/2020 của Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, thu hồi, hủy giá trị sử dụng giấy thông hành.
Quy cách, kỹ thuật chung
Đối với quy cách, kỹ thuật chung của mẫu hộ chiếu và mẫu giấy thông hành, Thông tư quy định cụ thể mẫu hộ chiếu có mặt ngoài của trang bìa in quốc hiệu, quốc huy, tên hộ chiếu; hộ chiếu có gắn chíp điện tử có biểu tượng chíp điện tử. Hình ảnh tại các trang trong hộ chiếu là cảnh đẹp đất nước, di sản văn hóa Việt Nam kết hợp cùng họa tiết trống đồng. Ngôn ngữ sử dụng trong hộ chiếu là tiếng Việt và tiếng Anh.
Kích thước của hộ chiếu theo tiêu chuẩn ISO 7810 (ID-3); chíp điện tử được đặt trong bìa sau của hộ chiếu có gắn chíp điện tử; bìa hộ chiếu là loại vật liệu nhựa tổng hợp, có độ bền cao. Chữ, số hộ chiếu được đục lỗ bằng công nghệ laser thông suốt từ trang 1 tới bìa sau cuốn hộ chiếu và trùng với chữ, số ở trang 1. Toàn bộ nội dung, hình ảnh in trong hộ chiếu được thực hiện bằng công nghệ hiện đại đáp ứng yêu cầu bảo an, chống nguy cơ làm giả và đạt tiêu chuẩn ICAO...
Đối với mẫu giấy thông hành thì mặt ngoài của trang bìa in quốc hiệu, quốc huy, tên giấy thông hành. Ngôn ngữ sử dụng trong giấy thông hành: Tiếng Việt và tiếng Campuchia đối với giấy thông hành biên giới Việt Nam - Campuchia; tiếng Việt và tiếng Lào đối với giấy thông hành biên giới Việt Nam- Lào; tiếng Việt và tiếng Trung Quốc đối với giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 14/8/2021.
Các ấn phẩm trắng hộ chiếu, giấy thông hành đã cung cấp cho các cơ quan trước ngày Thông tư này có hiệu lực mà chưa cấp hết thì được tiếp tục sử dụng, chậm nhất đến ngày 1/1/2022 phải thực hiện thống nhất theo mẫu hộ chiếu, giấy thông hành quy định tại Thông tư này. Hộ chiếu, giấy thông hành đã được cấp trước ngày 1/1/2022 có giá trị sử dụng đến hết thời hạn ghi trong hộ chiếu, giấy thông hành.
Minh Đức | |
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị nâng cao năng lực bảo đảm an ninh, an toàn hàng không | Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 24/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương nâng cao năng lực công tác bảo đảm an ninh, an toàn hàng không trong tình hình mới. | bonewsrelation eonewsrelation Fri Feb 24 2023 15:32:59 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Fri Feb 24 2023 15:32:59 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Fri Feb 24 2023 16:15:56 GMT+0700 (Giờ Đông Dương)
Nâng cao năng lực công tác bảo đảm an ninh, an toàn hàng không trong tình hình mới.
Chỉ thị nêu rõ: Trước diễn biến phức tạp của tình hình khủng bố, cũng như hoạt động tội phạm quốc tế trên toàn cầu, thực hiện khuyến cáo của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), để nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm an ninh hàng không (ANHK) và phòng chống khủng bố nhằm vào hàng không dân dụng, ngày 03 tháng 8 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1360/QĐ-TTg thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia (Ủy ban ANHK), đã được kiện toàn theo Quyết định 2083/QĐ-TTg ngày 25 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ. Sau 12 năm hoạt động, Ủy ban ANHK đã khẳng định được vị trí, phát huy rất tốt vai trò giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều phối giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành về bảo đảm ANHK dân dụng; chỉ đạo, chỉ huy đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng.
Qua Báo cáo tổng kết, đánh giá 10 năm (giai đoạn 2010 - 2020) hoạt động của Ủy ban ANHK, ý kiến đề xuất của các bộ, ngành, địa phương, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực bảo đảm ANHK trong tình hình mới.
Xây dựng hệ thống bảo đảm ANHK vững mạnh, hiệu quả
Chỉ thị nêu rõ, các bộ, ngành, địa phương phải quán triệt, thực hiện nghiêm mục tiêu, nguyên tắc bảo đảm ANHK như sau: ANHK là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành hàng không dân dụng Việt Nam, cần được quan tâm thực hiện một cách thường xuyên, liên tục, phù hợp với tình hình an ninh quốc tế ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường.
ANHK được đặt trong tổng thể hệ thống an ninh quốc gia, được xây dựng trên nền tảng của nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân.
Công tác bảo đảm ANHK phù hợp với điều kiện Việt Nam, đáp ứng tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế; mở rộng hợp tác quốc tế trong bảo đảm ANHK.
Xây dựng hệ thống bảo đảm ANHK vững mạnh, hiệu quả; lực lượng kiểm soát ANHK có hệ thống tổ chức độc lập, hoạt động thống nhất, chuyên nghiệp, đủ năng lực thực hiện các biện pháp bảo đảm ANHK đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, phù hợp pháp luật Việt Nam; xây dựng kết cấu hạ tầng bảo đảm ANHK đồng bộ, hiện đại, phù hợp tiêu chuẩn quốc tế.
Ủy ban ANHK cần tiếp tục đổi mới hoạt động, phát huy hơn nữa vai trò, vị trí là cơ quan chỉ đạo chiến lược, giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều phối hoạt động giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong công tác bảo đảm ANHK.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có cảng hàng không, sân bay phát huy vai trò quản lý Nhà nước tại địa phương; tích cực, chủ động thực hiện đầy đủ trách nhiệm, quyền hạn bảo đảm an ninh trật tự, an ninh, an toàn hàng không; thực hiện nguyên tắc 4 tại chỗ, bao gồm: Phương án đối phó tại chỗ; lực lượng tại chỗ; trang thiết bị tại chỗ; hậu cần tại chỗ.
Chỉ thị yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy, các văn bản hướng dẫn, các tiêu chuẩn về ANHK, đặc biệt, tập trung hoàn thiện Báo cáo Tổng kết thi hành Luật Hàng không dân dụng Việt Nam. Rà soát, kiến nghị bổ sung, sửa đổi các quy định của pháp luật về ANHK; các văn bản pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan khác. Hoàn thiện hệ thống tài liệu hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, tiêu chuẩn về ANHK.
Thực hiện nghiêm quy định về công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội; Chỉ thị, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các văn bản quy định liên quan về tăng cường quản lý, giám sát và thiết lập khu cấm bay, hạn chế bay đối với tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ; các quy định về cấm sử dụng tia laser, nguồn sáng có công suất lớn...
Các cơ quan, đơn vị tiếp tục tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương, đơn vị Công an, Quân đội và Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không trong công tác bảo đảm ANHK; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tại cảng hàng không, sân bay;
Thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về tổ chức, tham gia tổ chức diễn tập đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng.
Tổ chức lại lực lượng kiểm soát ANHK
Chỉ thị yêu cầu Bộ Giao thông vận tải hoàn thiện hệ thống quản lý, bảo đảm ANHK. Cụ thể, rà soát, hoàn thiện tổ chức, biên chế của bộ phận ANHK của Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không phù hợp với chức năng Nhà chức trách hàng không và quy định của pháp luật về ANHK; xây dựng đội ngũ tham mưu, giám sát viên ANHK chuyên sâu; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giám sát, chỉ đạo, điều hành công tác bảo đảm ANHK; kiên quyết chỉ đạo, đôn đốc, giám sát các doanh nghiệp hàng không xây dựng hệ thống quản lý ANHK theo quy định của pháp luật; xây dựng chương trình chuẩn đào tạo đội ngũ giám sát viên ANHK, chuyên viên làm công tác tham mưu, giúp việc trong công tác đảm bảo ANHK.
Bộ Giao thông vận tải chủ trì, chỉ đạo tổ chức lại lực lượng kiểm soát ANHK hoặc đề xuất Thủ tướng Chính phủ việc tổ chức lực lượng kiểm soát ANHK để cung cấp dịch vụ bảo đảm ANHK theo thông lệ quốc tế và thực hiện nhiệm vụ chính trị theo quy định của pháp luật, đảm bảo nguyên tắc độc lập, thống nhất, chuyên nghiệp, không cổ phần hóa, đảm bảo sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng;
Chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về công tác bảo đảm ANHK, an toàn hàng không bằng nhiều hình thức; xây dựng bản tin (tài liệu thông tin chuyên môn, nghiệp vụ nội bộ) về công tác bảo đảm ANHK, phòng chống can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng; xây dựng, củng cố văn hóa ANHK, nâng cao đạo đức công vụ, trách nhiệm nghề nghiệp trong bảo đảm ANHK.
Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong ngành hàng không tăng cường tổ chức diễn tập thực chiến về an toàn thông tin mạng cho các hệ thống thông tin tại các cảng hàng không, sân bay.
Chỉ thị cũng yêu cầu Bộ Công an chủ trì triển khai thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm phạm đến an ninh, an toàn hàng không.
Chủ trì, chỉ đạo, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng điều hành, tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm ANHK đặt trong tổng thể hệ thống an ninh quốc gia, xây dựng trên nền tảng quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân theo quy định trong Luật An ninh quốc gia, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, Luật Biên giới quốc gia, Luật An ninh mạng và các văn bản pháp luật liên quan.
Xây dựng, hoàn thiện và ban hành Đề án "Công tác công an bảo đảm an ninh hàng không"; tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án Tổ chức và hoạt động của lực lượng An ninh trên không; Đề án thành lập Đồn Công an tại các cảng hàng không, sân bay trọng điểm.
Quản lý chặt tàu bay không người lái
Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng Phương án ứng phó tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng và phân định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương liên quan về việc giám sát, cưỡng chế hạ cánh khẩn cấp đối với tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ vi phạm hoạt động hàng không dân dụng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Chỉ thị yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có cảng hàng không, sân bay thực hiện đầy đủ, nghiêm túc khoản 3 Điều 48 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam và Điều 41 Nghị định số 92/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về An ninh hàng không, tập trung vào một số giải pháp cụ thể sau:
Bằng nhiều hình thức, tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự xã hội an ninh, an toàn hàng không, bổ sung vào chương trình công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật hằng năm của các địa phương; tăng cường tuần tra kiểm soát khắc phục tình trạng cò mồi, taxi dù tại các cảng hàng không, sân bay; triển khai, tăng cường các tuyến xe buýt, dịch vụ vận chuyển hành khách kết nối các trung tâm đô thị, trung tâm du lịch đi, đến cảng hàng không, sân bay.
Triển khai các phương án ngăn chặn, ứng phó việc sử dụng nguồn sáng công suất lớn, đèn chiếu laser, thả diều, tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ; quản lý tốt hoạt động của các câu lạc bộ dù lượn, tránh uy hiếp an toàn hàng không.
Đồng thời hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung kế hoạch khẩn nguy đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng của từng địa phương; chủ động rà soát việc mua sắm vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện, tài liệu và đảm bảo các điều kiện khác để thực hiện nguyên tắc 4 tại chỗ.
Sàng lọc lực lượng bảo đảm ANHK
Các doanh nghiệp có lực lượng kiểm soát ANHK căn cứ quy định của pháp luật, rà soát, sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện các quy định cụ thể về tiêu chuẩn sức khỏe, trình độ chuyên môn, nhân thân, phẩm chất chính trị và đạo đức đối với lực lượng bảo đảm ANHK. Tổ chức thực hiện việc tuyển dụng, bố trí sử dụng, sàng lọc lực lượng bảo đảm ANHK một cách chặt chẽ, nghiêm ngặt theo quy định.
Đào tạo, tập huấn nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ chuyên môn, kỹ năng chuyên nghiệp, ngoại ngữ, ý thức chấp hành pháp luật, quy định nội bộ của nhân viên ANHK, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.
Rà soát hệ thống cơ sở đào tạo, huấn luyện về ANHK đạt tiêu chuẩn quốc tế; chuyên nghiệp hóa các cơ sở được giao đào tạo ban đầu nhân viên kiểm soát ANHK.
Xây dựng, ban hành tiêu chuẩn cơ sở về ANHK; nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng, phương tiện, trang bị, thiết bị ANHK; phối hợp các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an chủ động ứng dụng công nghệ mới về nhận diện sinh trắc học đối với người Việt Nam và nước ngoài; tập trung nâng cấp hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giám sát hệ thống bảo đảm ANHK, xử lý khẩn nguy và thực hiện các biện pháp an ninh phòng ngừa.
Vũ Phương Nhi
Tham khảo thêmBảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn hàng không là nhiệm vụ chính trị được đặt lên hàng đầuTham khảo thêmTăng cường xây dựng văn hóa an toàn hàng khôngTham khảo thêmPhó Thủ tướng Thường trực: Bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn hàng khôngTham khảo thêmĐề xuất quy định về điều tra an toàn hàng không | Thủ tướng Chính phủ chỉ thị nâng cao năng lực bảo đảm an ninh, an toàn hàng không
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 24/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương nâng cao năng lực công tác bảo đảm an ninh, an toàn hàng không trong tình hình mới.
bonewsrelation eonewsrelation Fri Feb 24 2023 15:32:59 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Fri Feb 24 2023 15:32:59 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Fri Feb 24 2023 16:15:56 GMT+0700 (Giờ Đông Dương)
Nâng cao năng lực công tác bảo đảm an ninh, an toàn hàng không trong tình hình mới.
Chỉ thị nêu rõ: Trước diễn biến phức tạp của tình hình khủng bố, cũng như hoạt động tội phạm quốc tế trên toàn cầu, thực hiện khuyến cáo của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), để nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm an ninh hàng không (ANHK) và phòng chống khủng bố nhằm vào hàng không dân dụng, ngày 03 tháng 8 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1360/QĐ-TTg thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia (Ủy ban ANHK), đã được kiện toàn theo Quyết định 2083/QĐ-TTg ngày 25 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ. Sau 12 năm hoạt động, Ủy ban ANHK đã khẳng định được vị trí, phát huy rất tốt vai trò giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều phối giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành về bảo đảm ANHK dân dụng; chỉ đạo, chỉ huy đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng.
Qua Báo cáo tổng kết, đánh giá 10 năm (giai đoạn 2010 - 2020) hoạt động của Ủy ban ANHK, ý kiến đề xuất của các bộ, ngành, địa phương, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực bảo đảm ANHK trong tình hình mới.
Xây dựng hệ thống bảo đảm ANHK vững mạnh, hiệu quả
Chỉ thị nêu rõ, các bộ, ngành, địa phương phải quán triệt, thực hiện nghiêm mục tiêu, nguyên tắc bảo đảm ANHK như sau: ANHK là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành hàng không dân dụng Việt Nam, cần được quan tâm thực hiện một cách thường xuyên, liên tục, phù hợp với tình hình an ninh quốc tế ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường.
ANHK được đặt trong tổng thể hệ thống an ninh quốc gia, được xây dựng trên nền tảng của nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân.
Công tác bảo đảm ANHK phù hợp với điều kiện Việt Nam, đáp ứng tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế; mở rộng hợp tác quốc tế trong bảo đảm ANHK.
Xây dựng hệ thống bảo đảm ANHK vững mạnh, hiệu quả; lực lượng kiểm soát ANHK có hệ thống tổ chức độc lập, hoạt động thống nhất, chuyên nghiệp, đủ năng lực thực hiện các biện pháp bảo đảm ANHK đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, phù hợp pháp luật Việt Nam; xây dựng kết cấu hạ tầng bảo đảm ANHK đồng bộ, hiện đại, phù hợp tiêu chuẩn quốc tế.
Ủy ban ANHK cần tiếp tục đổi mới hoạt động, phát huy hơn nữa vai trò, vị trí là cơ quan chỉ đạo chiến lược, giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều phối hoạt động giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong công tác bảo đảm ANHK.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có cảng hàng không, sân bay phát huy vai trò quản lý Nhà nước tại địa phương; tích cực, chủ động thực hiện đầy đủ trách nhiệm, quyền hạn bảo đảm an ninh trật tự, an ninh, an toàn hàng không; thực hiện nguyên tắc 4 tại chỗ, bao gồm: Phương án đối phó tại chỗ; lực lượng tại chỗ; trang thiết bị tại chỗ; hậu cần tại chỗ.
Chỉ thị yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy, các văn bản hướng dẫn, các tiêu chuẩn về ANHK, đặc biệt, tập trung hoàn thiện Báo cáo Tổng kết thi hành Luật Hàng không dân dụng Việt Nam. Rà soát, kiến nghị bổ sung, sửa đổi các quy định của pháp luật về ANHK; các văn bản pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan khác. Hoàn thiện hệ thống tài liệu hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, tiêu chuẩn về ANHK.
Thực hiện nghiêm quy định về công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội; Chỉ thị, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các văn bản quy định liên quan về tăng cường quản lý, giám sát và thiết lập khu cấm bay, hạn chế bay đối với tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ; các quy định về cấm sử dụng tia laser, nguồn sáng có công suất lớn...
Các cơ quan, đơn vị tiếp tục tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương, đơn vị Công an, Quân đội và Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không trong công tác bảo đảm ANHK; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tại cảng hàng không, sân bay;
Thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về tổ chức, tham gia tổ chức diễn tập đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng.
Tổ chức lại lực lượng kiểm soát ANHK
Chỉ thị yêu cầu Bộ Giao thông vận tải hoàn thiện hệ thống quản lý, bảo đảm ANHK. Cụ thể, rà soát, hoàn thiện tổ chức, biên chế của bộ phận ANHK của Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không phù hợp với chức năng Nhà chức trách hàng không và quy định của pháp luật về ANHK; xây dựng đội ngũ tham mưu, giám sát viên ANHK chuyên sâu; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giám sát, chỉ đạo, điều hành công tác bảo đảm ANHK; kiên quyết chỉ đạo, đôn đốc, giám sát các doanh nghiệp hàng không xây dựng hệ thống quản lý ANHK theo quy định của pháp luật; xây dựng chương trình chuẩn đào tạo đội ngũ giám sát viên ANHK, chuyên viên làm công tác tham mưu, giúp việc trong công tác đảm bảo ANHK.
Bộ Giao thông vận tải chủ trì, chỉ đạo tổ chức lại lực lượng kiểm soát ANHK hoặc đề xuất Thủ tướng Chính phủ việc tổ chức lực lượng kiểm soát ANHK để cung cấp dịch vụ bảo đảm ANHK theo thông lệ quốc tế và thực hiện nhiệm vụ chính trị theo quy định của pháp luật, đảm bảo nguyên tắc độc lập, thống nhất, chuyên nghiệp, không cổ phần hóa, đảm bảo sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng;
Chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về công tác bảo đảm ANHK, an toàn hàng không bằng nhiều hình thức; xây dựng bản tin (tài liệu thông tin chuyên môn, nghiệp vụ nội bộ) về công tác bảo đảm ANHK, phòng chống can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng; xây dựng, củng cố văn hóa ANHK, nâng cao đạo đức công vụ, trách nhiệm nghề nghiệp trong bảo đảm ANHK.
Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong ngành hàng không tăng cường tổ chức diễn tập thực chiến về an toàn thông tin mạng cho các hệ thống thông tin tại các cảng hàng không, sân bay.
Chỉ thị cũng yêu cầu Bộ Công an chủ trì triển khai thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm phạm đến an ninh, an toàn hàng không.
Chủ trì, chỉ đạo, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng điều hành, tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm ANHK đặt trong tổng thể hệ thống an ninh quốc gia, xây dựng trên nền tảng quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân theo quy định trong Luật An ninh quốc gia, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, Luật Biên giới quốc gia, Luật An ninh mạng và các văn bản pháp luật liên quan.
Xây dựng, hoàn thiện và ban hành Đề án "Công tác công an bảo đảm an ninh hàng không"; tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án Tổ chức và hoạt động của lực lượng An ninh trên không; Đề án thành lập Đồn Công an tại các cảng hàng không, sân bay trọng điểm.
Quản lý chặt tàu bay không người lái
Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng Phương án ứng phó tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng và phân định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương liên quan về việc giám sát, cưỡng chế hạ cánh khẩn cấp đối với tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ vi phạm hoạt động hàng không dân dụng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Chỉ thị yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có cảng hàng không, sân bay thực hiện đầy đủ, nghiêm túc khoản 3 Điều 48 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam và Điều 41 Nghị định số 92/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về An ninh hàng không, tập trung vào một số giải pháp cụ thể sau:
Bằng nhiều hình thức, tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự xã hội an ninh, an toàn hàng không, bổ sung vào chương trình công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật hằng năm của các địa phương; tăng cường tuần tra kiểm soát khắc phục tình trạng cò mồi, taxi dù tại các cảng hàng không, sân bay; triển khai, tăng cường các tuyến xe buýt, dịch vụ vận chuyển hành khách kết nối các trung tâm đô thị, trung tâm du lịch đi, đến cảng hàng không, sân bay.
Triển khai các phương án ngăn chặn, ứng phó việc sử dụng nguồn sáng công suất lớn, đèn chiếu laser, thả diều, tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ; quản lý tốt hoạt động của các câu lạc bộ dù lượn, tránh uy hiếp an toàn hàng không.
Đồng thời hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung kế hoạch khẩn nguy đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng của từng địa phương; chủ động rà soát việc mua sắm vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện, tài liệu và đảm bảo các điều kiện khác để thực hiện nguyên tắc 4 tại chỗ.
Sàng lọc lực lượng bảo đảm ANHK
Các doanh nghiệp có lực lượng kiểm soát ANHK căn cứ quy định của pháp luật, rà soát, sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện các quy định cụ thể về tiêu chuẩn sức khỏe, trình độ chuyên môn, nhân thân, phẩm chất chính trị và đạo đức đối với lực lượng bảo đảm ANHK. Tổ chức thực hiện việc tuyển dụng, bố trí sử dụng, sàng lọc lực lượng bảo đảm ANHK một cách chặt chẽ, nghiêm ngặt theo quy định.
Đào tạo, tập huấn nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ chuyên môn, kỹ năng chuyên nghiệp, ngoại ngữ, ý thức chấp hành pháp luật, quy định nội bộ của nhân viên ANHK, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.
Rà soát hệ thống cơ sở đào tạo, huấn luyện về ANHK đạt tiêu chuẩn quốc tế; chuyên nghiệp hóa các cơ sở được giao đào tạo ban đầu nhân viên kiểm soát ANHK.
Xây dựng, ban hành tiêu chuẩn cơ sở về ANHK; nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng, phương tiện, trang bị, thiết bị ANHK; phối hợp các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an chủ động ứng dụng công nghệ mới về nhận diện sinh trắc học đối với người Việt Nam và nước ngoài; tập trung nâng cấp hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giám sát hệ thống bảo đảm ANHK, xử lý khẩn nguy và thực hiện các biện pháp an ninh phòng ngừa.
Vũ Phương Nhi
Tham khảo thêmBảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn hàng không là nhiệm vụ chính trị được đặt lên hàng đầuTham khảo thêmTăng cường xây dựng văn hóa an toàn hàng khôngTham khảo thêmPhó Thủ tướng Thường trực: Bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn hàng khôngTham khảo thêmĐề xuất quy định về điều tra an toàn hàng không | |
Đồng Nai: Hỗ trợ khó khăn cho người bán vé số, chạy 'xe ôm' | (Chinhphu.vn) – Theo phản ánh của bà Nguyễn Thị Thanh Huyền (Đồng Nai), gần nhà bà có trường hợp làm nghề chạy xe ôm, ông mất hết giấy tờ tùy thân, từ chứng minh nhân dân đến hộ khẩu tạm trú. Ông không có nhà ở, thường ngủ vỉa hè, nhà người quen hoặc cây xăng. Bà Huyền hỏi, trường hợp này ông có được hỗ trợ không? | Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai trả lời vấn đề này như sau:
Căn cứ Quyết định số 2379/QĐ-UBND ngày 12/7/2021 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai theo quy định tại Khoản 12 Mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ, đối tượng là người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) cư trú hợp pháp trên địa bàn tỉnh bị mất việc làm, không có thu nhập hoặc có thu nhập thấp hơn 1.500.000 đồng/tháng đối với khu vực nông thôn và 2.000.000 đồng/tháng đối với khu việc thành thị mà làm các công việc sau:
- Thu gom rác, phế liệu, bốc vác, vận chuyển hàng hóa.
- Lái xe mô tô 2 bánh chở khách (xe ôm), lái xe công nghệ 2 bánh.
- Bán vé số lưu động, bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định.
- Lao động giúp việc gia đình, lao động trong các cơ sở giáo dục mầm non.
- Tự làm hoặc lao động làm việc trong các lĩnh vực: Ăn uống, lưu trú, du lịch, cơ sở làm đẹp (cắt- uốn tóc, nail); lao động làm công việc tại các cơ sở dịch vụ phải tạm dừng theo hoạt động theo chỉ đạo của UBND tỉnh từ ngày 1/5/2021, gồm: Karaoke, quán bar, vũ trường, phòng trà, rạp chiếu phim, cơ sở massage, xông hơi, điểm kinh doanh trò chơi điện tử, phòng tập Gym, fitness, billards, yoga.
Như vậy, căn cứ đối tượng trên trường hợp gần nhà bà thuộc đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Bà có thể liên hệ UBND xã, phường nơi ông đang ở để làm thủ tục hưởng chế độ theo quy định.
Chinhphu.vn | Đồng Nai: Hỗ trợ khó khăn cho người bán vé số, chạy 'xe ôm'
(Chinhphu.vn) – Theo phản ánh của bà Nguyễn Thị Thanh Huyền (Đồng Nai), gần nhà bà có trường hợp làm nghề chạy xe ôm, ông mất hết giấy tờ tùy thân, từ chứng minh nhân dân đến hộ khẩu tạm trú. Ông không có nhà ở, thường ngủ vỉa hè, nhà người quen hoặc cây xăng. Bà Huyền hỏi, trường hợp này ông có được hỗ trợ không?
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai trả lời vấn đề này như sau:
Căn cứ Quyết định số 2379/QĐ-UBND ngày 12/7/2021 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai theo quy định tại Khoản 12 Mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ, đối tượng là người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) cư trú hợp pháp trên địa bàn tỉnh bị mất việc làm, không có thu nhập hoặc có thu nhập thấp hơn 1.500.000 đồng/tháng đối với khu vực nông thôn và 2.000.000 đồng/tháng đối với khu việc thành thị mà làm các công việc sau:
- Thu gom rác, phế liệu, bốc vác, vận chuyển hàng hóa.
- Lái xe mô tô 2 bánh chở khách (xe ôm), lái xe công nghệ 2 bánh.
- Bán vé số lưu động, bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định.
- Lao động giúp việc gia đình, lao động trong các cơ sở giáo dục mầm non.
- Tự làm hoặc lao động làm việc trong các lĩnh vực: Ăn uống, lưu trú, du lịch, cơ sở làm đẹp (cắt- uốn tóc, nail); lao động làm công việc tại các cơ sở dịch vụ phải tạm dừng theo hoạt động theo chỉ đạo của UBND tỉnh từ ngày 1/5/2021, gồm: Karaoke, quán bar, vũ trường, phòng trà, rạp chiếu phim, cơ sở massage, xông hơi, điểm kinh doanh trò chơi điện tử, phòng tập Gym, fitness, billards, yoga.
Như vậy, căn cứ đối tượng trên trường hợp gần nhà bà thuộc đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Bà có thể liên hệ UBND xã, phường nơi ông đang ở để làm thủ tục hưởng chế độ theo quy định.
Chinhphu.vn | |
Tập trung gỡ vướng GPMB hàng loạt dự án truyền tải tại Khánh Hòa | Đoàn công tác của Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) đã làm việc với UBND tỉnh Khánh Hoà nhằm tháo gỡ khó khăn trong giải phóng mặt bằng (GPMB) hàng loạt dự án truyền tải tại địa phương này. | Sat Jun 18 2022 17:12:20 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- -- Sat Jun 18 2022 17:12:20 GMT+0700 (Giờ Đông Dương)
Đoàn công tác của EVNNPT làm việc với UBND huyện Diên Khánh về GPMB phục vụ dự án
Từ ngày 15-17/6, đoàn công tác của Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) đã có buổi làm việc với chính quyền các địa phương tại Khánh Hoà nhằm tháo gỡ khó khăn về giải phóng mặt bằng, thúc đẩy nhanh tiến độ cụm công trình truyền tải điện giải toả công suất nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1 cũng như các dự án truyền tải điện khác trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà,
Lãnh đạo Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) cho biết, thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giao EVNNPT làm chủ đầu tư nhiều dự án như: Trạm biến áp 500 kV Vân Phong và đấu nối; đường dây 500kV Nhiệt điện Vân Phong – Nhiệt điện Vĩnh Tân; đường dây 220kV Nha Trang-Tháp Chàm; đường dây 220kV Krông Búk-Nha Trang; Trạm biến áp 220kV Cam Ranh.
Đây là các dự án truyền tải điện trọng điểm quốc gia nhằm kịp thời giải tỏa công suất cho nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) BOT Vân Phong 1 và các nhà máy năng lượng tái tạo trong khu vực, góp phần đảm bảo cung ứng điện cho miền Nam.
Tiến độ gấp nhưng vẫn vướng về GPMB
Hiện nay, EVNNPT và các đơn vị được giao đại diện chủ đầu tư quản lý dự án đang tập trung mọi nguồn lực để khẩn trương triển khai nhằm đảm bảo tiến độ hoàn thành các dự án theo cam kết với chủ đầu tư NMNĐ BOT Vân Phong 1 không chậm hơn tháng 12/2022.
Đường dây 220kV Nha Trang-Tháp Chàm và đường dây 220kV Krông Búk-Nha Trang hoàn thành trong tháng 12/2022; Trạm biến áp 220kV Cam Ranh trong tháng 6/2022.
Tuy nhiên, hiện các dự án này vẫn đang gặp một số khó khăn về công tác GPMB, có thể ảnh hưởng đến tiến độ.
Cụ thể, đối với Trạm biến áp (TBA) 500 kV Vân Phong và đấu nối, phần TBA đã bàn giao mặt bằng, đường dây đấu nối 220kV có 62 vị trí móng, đi qua các xã, phường: Ninh Phước, Ninh Thủy, Ninh Diêm, Ninh Thọ, Ninh Đông và Ninh An thị xã Ninh Hòa. Hiện phần móng cột bàn giao: 62/62 vị trí đạt 100%; phần hành lang tuyến bàn giao 44/62.
Phần hành lang tuyến đi qua địa bàn đông dân cư thuộc xã Ninh An (ảnh hưởng 26 nhà ở và 3 trường hợp đất đấu giá) chưa nhận tiền đề bù do so sánh với giá bồi thường của dự án điện mặt trời Long Sơn trước đây cao hơn.
Đối với đường dây 500kV Nhiệt điện Vân Phong-Nhiệt điện Vĩnh Tân, đoạn đi qua tỉnh Khánh Hòa có chiều dài 88km, bao gồm 172 vị trí móng trụ. Đến nay, thị xã Ninh Hoà đã bàn chi trả tiền đền bù 53/53 vị trí móng; phê duyệt phương án bồi thường phần hành lang 53/53 khoảng cột. Chi trả tiền: 51/53 khoảng cột, 2 khoảng cột vắng chủ nhà nên chưa thưc hiện được đền bù.
Huyện Diên Khánh đã phê duyệt và chi trả tiền 51/52 vị trí; phần hành lang phê duyệt 50/52 khoảng cột, chi trả tiền 42/52 khoảng cột. Còn 8 hộ chưa phê duyệt phương án bồi thường (PABT). Qua công tác kê kiểm, hiện nay trên địa bàn huyện Diên Khánh có khoảng 4 trường hợp phải bố trí tái định cư tại xã Diên Lâm, hiện nay UBND huyện Diên Khánh đang thực hiện các thủ tục để để bố trí tái định cư cho các trường hợp này.
Huyện Cam Lâm, phần móng đã phê duyệt và chi trả tiền 55/55 vị trí; Tuy nhiên có một vị trí thuộc địa bàn xã Cam Phước Tây đã phê duyệt phương án bồi thường nhưng do tranh chấp đất giữa chủ đất và các hộ dân nên chỉ mới hoàn thành việc đúc móng, dựng cột. Việc kéo dây chưa thể triển khai do chủ hộ yêu cầu nhận đủ tiền bồi thường, hỗ trợ đất phần móng trụ và hành lang tuyến.
Đối với hành lang tuyến, đã phê duyệt phương án bồi thường 55/55 khoảng cột; chi trả tiền và bàn giao 53/55 khoảng cột. Còn 2 khoảng cột gặp khó do phần đất của hộ dân chưa được phòng Tài nguyên Môi trường huyện thẩm định nguồn gốc đất và còn 4 hộ chưa chi trả tiền do tranh chấp đất.
Đối với dự án đường dây 220kV Nha Trang-Tháp Chàm có 120 vị trí móng đi qua thành phố Nha Trang, huyện Diên Khánh, Cam Lâm, thành phố Cam Ranh.
Tại thành phố Nha Trang còn 1 vị trí liên quan đến 3 hộ chưa phê duyệt phương án, chưa nhận tiền nên chưa bàn giao mặt bằng. Huyện Diên Khánh còn 7/223 trường hợp chưa chi trả được do một số hộ dân đi vắng, một số không chấp nhận giá bồi thường theo quy định.
Tại huyện Cam Lâm, còn 9/50 móng trụ của các hộ dân chưa phê duyệt phương án bồi thường. Phần hành lang tuyến đã phê duyệt phương án bồi thường 39/50 khoảng cột tương ứng 120/148 hộ dân, còn 28 hộ dân chưa phê duyệt.
Tại thành phố Cam Ranh còn 1 hộ dân không nhận tiền bồi thường vì lý do đơn giá bồi thường thấp và yêu cầu bồi thường về đất dù đây là đất lâm nghiệp lấn chiếm.
Đối với dự án đường dây 220kV Krong Buk - Nha Trang (mạch 2) với 146 vị trí cột đi qua thành phố Nha Trang và thị xã Ninh Hoà, hiện dự án gặp khó khăn vướng mắc tại thị xã Ninh Hoà với 6 vị trí móng do nhiều hộ dân không đồng ý vì đơn giá thấp.
Phần hành lang tuyến cũng gặp khó khăn do công tác kê kiểm, xác minh nguồn gốc đất còn chậm ảnh hưởng tiến độ dự án. Hiện mới tổ chức kê kiểm được 93/114 khoảng cột hành lang tuyến.
Tại thành phố Nha Trang, phần móng cột chưa phê duyệt dự án, công tác vận động bàn giao thi công các vị trí móng còn chậm, mới bàn giao được 9/32 vị trí; phần hành lang tuyến, chưa triển khai kê kiểm.
Với dự án Trạm biến áp 220kV Cam Ranh trên địa bàn Huyện Cam Lâm đã bàn giao mặt bằng. Tuy nhiên đường vào trạm có 2 hộ dân đã nhận tiền nhưng không đồng ý bàn giao mặt bằng do tranh chấp lấn ranh đất giữa 2 hộ.
Phần móng của đường dây đấu nối, đã bàn giao 23/24 vị trí. Trong đó có 1 vị trí, người dân đồng ý bàn giao mặt bằng nhưng chưa nhận tiền.
Đối với phần hành lang tuyến còn 60/179 thửa đất bị ảnh hưởng hành lang chưa phê duyệt phương án bồi thường...
TBA 500kV Vân Phong và đấu nối đang trong quá trình thi công
Cam kết hoàn thành GPMB trước 30/6/2022
Tại các buổi làm việc, ông Nguyễn Tuấn Tùng, Chủ tịch Hội đồng thành viên EVNNPT đã cảm ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ tích cực của chính quyền, các Sở, ban ngành, địa phương, đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo tỉnh Khánh Hoà, cũng như người dân bị ảnh hưởng bởi dự án.
Chủ tịch Hội đồng thành viên EVNNPT cho biết, đến nay, cơ bản công tác GPMB các dự án đã hoàn thiện chỉ còn vướng mắc ở một số vị trí cột và hành lang tuyến.
Ông Nguyễn Tuấn Tùng đề nghị lãnh đạo tỉnh Khánh Hoà và lãnh đạo các địa phương tiếp tục quan tâm, giúp đỡ để tháo gỡ những khó khăn này trong thời gian sớm nhất, tạo điều kiện cho chủ đầu tư, các nhà thầu hoàn thành các dự án đúng tiến độ.
Mặc dù đã có sự đồng thuận của nhân dân, nhưng quá trình kéo dây có thể có những phát sinh khác, rất cần sự chung tay vào cuộc của các cấp chính quyền trong việc bảo vệ thi công.
Lãnh đạo các huyện Diên Khánh, Cam Lâm, Thị xã Ninh Hoà... đều cam kết sẽ tạo điều kiện tối đa để giải quyết xong toàn bộ công tác GPMB trong tháng 6/2022.
Ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết: Địa phương xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng nên trong thời gian qua cả hệ thống chính trị của tỉnh Khánh Hòa đã vào cuộc rất mạnh mẽ. Địa phương đã thành lập những tổ công tác đến tuyên truyền vận động nhân dân bàn giao mặt bằng của dự án.
Đến nay đã hoàn thành khối lượng mặt bằng dự án lớn cho chủ đầu tư. Những khó khăn vướng mắc còn lại, tỉnh Khánh Hòa cam kết trước ngày 30/6 sẽ hoàn thành mặt bằng để chủ đầu tư triển khai công việc còn lại.
Trong khuôn khổ chuyến công tác, EVNNPT đã làm việc với các nhà thầu để kiểm điểm tiến độ. Tại đây, ông Nguyễn Tuấn Tùng đề nghị các nhà thầu tăng cường thêm nhân lực tại công trường, phương tiện tăng tốc thi công trong giai đoạn thời tiết thuận lợi, tập trung thi công những vị trí khó trước để tránh thời tiết bất lợi.
Đồng thời phối hợp với chủ đầu tư để giải quyết nhanh các khó khăn vướng mắc ngay tại công trường, quyết tâm hoàn thành dự án trong tháng 12/2022.
Toàn Thắng | Tập trung gỡ vướng GPMB hàng loạt dự án truyền tải tại Khánh Hòa
Đoàn công tác của Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) đã làm việc với UBND tỉnh Khánh Hoà nhằm tháo gỡ khó khăn trong giải phóng mặt bằng (GPMB) hàng loạt dự án truyền tải tại địa phương này.
Sat Jun 18 2022 17:12:20 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- -- Sat Jun 18 2022 17:12:20 GMT+0700 (Giờ Đông Dương)
Đoàn công tác của EVNNPT làm việc với UBND huyện Diên Khánh về GPMB phục vụ dự án
Từ ngày 15-17/6, đoàn công tác của Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) đã có buổi làm việc với chính quyền các địa phương tại Khánh Hoà nhằm tháo gỡ khó khăn về giải phóng mặt bằng, thúc đẩy nhanh tiến độ cụm công trình truyền tải điện giải toả công suất nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1 cũng như các dự án truyền tải điện khác trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà,
Lãnh đạo Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) cho biết, thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giao EVNNPT làm chủ đầu tư nhiều dự án như: Trạm biến áp 500 kV Vân Phong và đấu nối; đường dây 500kV Nhiệt điện Vân Phong – Nhiệt điện Vĩnh Tân; đường dây 220kV Nha Trang-Tháp Chàm; đường dây 220kV Krông Búk-Nha Trang; Trạm biến áp 220kV Cam Ranh.
Đây là các dự án truyền tải điện trọng điểm quốc gia nhằm kịp thời giải tỏa công suất cho nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) BOT Vân Phong 1 và các nhà máy năng lượng tái tạo trong khu vực, góp phần đảm bảo cung ứng điện cho miền Nam.
Tiến độ gấp nhưng vẫn vướng về GPMB
Hiện nay, EVNNPT và các đơn vị được giao đại diện chủ đầu tư quản lý dự án đang tập trung mọi nguồn lực để khẩn trương triển khai nhằm đảm bảo tiến độ hoàn thành các dự án theo cam kết với chủ đầu tư NMNĐ BOT Vân Phong 1 không chậm hơn tháng 12/2022.
Đường dây 220kV Nha Trang-Tháp Chàm và đường dây 220kV Krông Búk-Nha Trang hoàn thành trong tháng 12/2022; Trạm biến áp 220kV Cam Ranh trong tháng 6/2022.
Tuy nhiên, hiện các dự án này vẫn đang gặp một số khó khăn về công tác GPMB, có thể ảnh hưởng đến tiến độ.
Cụ thể, đối với Trạm biến áp (TBA) 500 kV Vân Phong và đấu nối, phần TBA đã bàn giao mặt bằng, đường dây đấu nối 220kV có 62 vị trí móng, đi qua các xã, phường: Ninh Phước, Ninh Thủy, Ninh Diêm, Ninh Thọ, Ninh Đông và Ninh An thị xã Ninh Hòa. Hiện phần móng cột bàn giao: 62/62 vị trí đạt 100%; phần hành lang tuyến bàn giao 44/62.
Phần hành lang tuyến đi qua địa bàn đông dân cư thuộc xã Ninh An (ảnh hưởng 26 nhà ở và 3 trường hợp đất đấu giá) chưa nhận tiền đề bù do so sánh với giá bồi thường của dự án điện mặt trời Long Sơn trước đây cao hơn.
Đối với đường dây 500kV Nhiệt điện Vân Phong-Nhiệt điện Vĩnh Tân, đoạn đi qua tỉnh Khánh Hòa có chiều dài 88km, bao gồm 172 vị trí móng trụ. Đến nay, thị xã Ninh Hoà đã bàn chi trả tiền đền bù 53/53 vị trí móng; phê duyệt phương án bồi thường phần hành lang 53/53 khoảng cột. Chi trả tiền: 51/53 khoảng cột, 2 khoảng cột vắng chủ nhà nên chưa thưc hiện được đền bù.
Huyện Diên Khánh đã phê duyệt và chi trả tiền 51/52 vị trí; phần hành lang phê duyệt 50/52 khoảng cột, chi trả tiền 42/52 khoảng cột. Còn 8 hộ chưa phê duyệt phương án bồi thường (PABT). Qua công tác kê kiểm, hiện nay trên địa bàn huyện Diên Khánh có khoảng 4 trường hợp phải bố trí tái định cư tại xã Diên Lâm, hiện nay UBND huyện Diên Khánh đang thực hiện các thủ tục để để bố trí tái định cư cho các trường hợp này.
Huyện Cam Lâm, phần móng đã phê duyệt và chi trả tiền 55/55 vị trí; Tuy nhiên có một vị trí thuộc địa bàn xã Cam Phước Tây đã phê duyệt phương án bồi thường nhưng do tranh chấp đất giữa chủ đất và các hộ dân nên chỉ mới hoàn thành việc đúc móng, dựng cột. Việc kéo dây chưa thể triển khai do chủ hộ yêu cầu nhận đủ tiền bồi thường, hỗ trợ đất phần móng trụ và hành lang tuyến.
Đối với hành lang tuyến, đã phê duyệt phương án bồi thường 55/55 khoảng cột; chi trả tiền và bàn giao 53/55 khoảng cột. Còn 2 khoảng cột gặp khó do phần đất của hộ dân chưa được phòng Tài nguyên Môi trường huyện thẩm định nguồn gốc đất và còn 4 hộ chưa chi trả tiền do tranh chấp đất.
Đối với dự án đường dây 220kV Nha Trang-Tháp Chàm có 120 vị trí móng đi qua thành phố Nha Trang, huyện Diên Khánh, Cam Lâm, thành phố Cam Ranh.
Tại thành phố Nha Trang còn 1 vị trí liên quan đến 3 hộ chưa phê duyệt phương án, chưa nhận tiền nên chưa bàn giao mặt bằng. Huyện Diên Khánh còn 7/223 trường hợp chưa chi trả được do một số hộ dân đi vắng, một số không chấp nhận giá bồi thường theo quy định.
Tại huyện Cam Lâm, còn 9/50 móng trụ của các hộ dân chưa phê duyệt phương án bồi thường. Phần hành lang tuyến đã phê duyệt phương án bồi thường 39/50 khoảng cột tương ứng 120/148 hộ dân, còn 28 hộ dân chưa phê duyệt.
Tại thành phố Cam Ranh còn 1 hộ dân không nhận tiền bồi thường vì lý do đơn giá bồi thường thấp và yêu cầu bồi thường về đất dù đây là đất lâm nghiệp lấn chiếm.
Đối với dự án đường dây 220kV Krong Buk - Nha Trang (mạch 2) với 146 vị trí cột đi qua thành phố Nha Trang và thị xã Ninh Hoà, hiện dự án gặp khó khăn vướng mắc tại thị xã Ninh Hoà với 6 vị trí móng do nhiều hộ dân không đồng ý vì đơn giá thấp.
Phần hành lang tuyến cũng gặp khó khăn do công tác kê kiểm, xác minh nguồn gốc đất còn chậm ảnh hưởng tiến độ dự án. Hiện mới tổ chức kê kiểm được 93/114 khoảng cột hành lang tuyến.
Tại thành phố Nha Trang, phần móng cột chưa phê duyệt dự án, công tác vận động bàn giao thi công các vị trí móng còn chậm, mới bàn giao được 9/32 vị trí; phần hành lang tuyến, chưa triển khai kê kiểm.
Với dự án Trạm biến áp 220kV Cam Ranh trên địa bàn Huyện Cam Lâm đã bàn giao mặt bằng. Tuy nhiên đường vào trạm có 2 hộ dân đã nhận tiền nhưng không đồng ý bàn giao mặt bằng do tranh chấp lấn ranh đất giữa 2 hộ.
Phần móng của đường dây đấu nối, đã bàn giao 23/24 vị trí. Trong đó có 1 vị trí, người dân đồng ý bàn giao mặt bằng nhưng chưa nhận tiền.
Đối với phần hành lang tuyến còn 60/179 thửa đất bị ảnh hưởng hành lang chưa phê duyệt phương án bồi thường...
TBA 500kV Vân Phong và đấu nối đang trong quá trình thi công
Cam kết hoàn thành GPMB trước 30/6/2022
Tại các buổi làm việc, ông Nguyễn Tuấn Tùng, Chủ tịch Hội đồng thành viên EVNNPT đã cảm ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ tích cực của chính quyền, các Sở, ban ngành, địa phương, đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo tỉnh Khánh Hoà, cũng như người dân bị ảnh hưởng bởi dự án.
Chủ tịch Hội đồng thành viên EVNNPT cho biết, đến nay, cơ bản công tác GPMB các dự án đã hoàn thiện chỉ còn vướng mắc ở một số vị trí cột và hành lang tuyến.
Ông Nguyễn Tuấn Tùng đề nghị lãnh đạo tỉnh Khánh Hoà và lãnh đạo các địa phương tiếp tục quan tâm, giúp đỡ để tháo gỡ những khó khăn này trong thời gian sớm nhất, tạo điều kiện cho chủ đầu tư, các nhà thầu hoàn thành các dự án đúng tiến độ.
Mặc dù đã có sự đồng thuận của nhân dân, nhưng quá trình kéo dây có thể có những phát sinh khác, rất cần sự chung tay vào cuộc của các cấp chính quyền trong việc bảo vệ thi công.
Lãnh đạo các huyện Diên Khánh, Cam Lâm, Thị xã Ninh Hoà... đều cam kết sẽ tạo điều kiện tối đa để giải quyết xong toàn bộ công tác GPMB trong tháng 6/2022.
Ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết: Địa phương xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng nên trong thời gian qua cả hệ thống chính trị của tỉnh Khánh Hòa đã vào cuộc rất mạnh mẽ. Địa phương đã thành lập những tổ công tác đến tuyên truyền vận động nhân dân bàn giao mặt bằng của dự án.
Đến nay đã hoàn thành khối lượng mặt bằng dự án lớn cho chủ đầu tư. Những khó khăn vướng mắc còn lại, tỉnh Khánh Hòa cam kết trước ngày 30/6 sẽ hoàn thành mặt bằng để chủ đầu tư triển khai công việc còn lại.
Trong khuôn khổ chuyến công tác, EVNNPT đã làm việc với các nhà thầu để kiểm điểm tiến độ. Tại đây, ông Nguyễn Tuấn Tùng đề nghị các nhà thầu tăng cường thêm nhân lực tại công trường, phương tiện tăng tốc thi công trong giai đoạn thời tiết thuận lợi, tập trung thi công những vị trí khó trước để tránh thời tiết bất lợi.
Đồng thời phối hợp với chủ đầu tư để giải quyết nhanh các khó khăn vướng mắc ngay tại công trường, quyết tâm hoàn thành dự án trong tháng 12/2022.
Toàn Thắng | |
Thủ tướng yêu cầu hoàn thành tổng kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy tại các chung cư trước 15/11/2023 | Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 825/CĐ-TTg ngày 15/9/2023 triển khai thực hiện chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy. | bonewsrelation eonewsrelation Fri Sep 15 2023 17:57:07 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Fri Sep 15 2023 17:57:07 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Fri Sep 15 2023 18:07:12 GMT+0700 (Giờ Đông Dương)
Thủ tướng yêu cầu hoàn thành tổng kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy tại các chung cư trước ngày 15/11/2023
Công điện nêu: Thời gian qua, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương về công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH). Tuy nhiên, còn một số bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện thiếu quyết liệt, nhiều tồn tại, hạn chế chưa được khắc phục kịp thời, các nguy cơ cháy, nổ còn rất lớn, để xảy ra các vụ cháy đặc biệt nghiêm trọng như vụ cháy nhà ở nhiều căn hộ (thường gọi là chung cư mi ni) vào ngày 12 tháng 9 năm 2023 tại phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Quán triệt ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về tăng cường công tác PCCC, hướng dẫn và thông tin, tuyên truyền rộng rãi để người dân nâng cao cảnh giác, ứng phó kịp thời không để xảy ra cháy, nổ, nhất là trong mùa hanh khô sắp tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục tập trung thực hiện nghiêm túc, chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả các văn bản của Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác PCCC và CNCH, nhất là Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25 tháng 6 năm 2015 và Kết luận số 02-KL/TW ngày 18 tháng 5 năm 2021 của Ban Bí thư, Nghị quyết số 99/2019/QH14 ngày 27 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội, Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03 tháng 01 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ. Việc triển khai thực hiện phải cụ thể trách nhiệm của đơn vị, tổ chức, cá nhân; thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc, đánh giá kết quả để xem xét trách nhiệm đơn vị, tổ chức, cá nhân thực hiện không nghiêm túc; mỗi cán bộ, công chức, đảng viên phải gương mẫu đi đầu trong thực hiện các quy định về PCCC.
2. Bộ Công an:
- Chỉ đạo lực lượng Công an toàn quốc chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, cơ quan liên quan tổ chức tổng rà soát, kiểm tra an toàn PCCC tại các chung cư, nhà ở nhiều căn hộ, cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ có mật độ người ở cao, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cháy, nổ cao để đánh giá thực trạng, có ngay các giải pháp hạn chế xảy ra cháy, nổ và giảm thiểu tối đa thiệt hại, hậu quả do cháy, nổ gây ra (hoàn thành việc tổng rà soát trước ngày 15 tháng 11 năm 2023).
- Sớm tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc để đánh giá kết quả 08 tháng thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03 tháng 01 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác PCCC trong tình hình mới và chỉ đạo các giải pháp cấp bách để tăng cường công tác phòng ngừa, hạn chế các vụ cháy xảy ra, đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe cho người dân (hoàn thành trong tháng 9 năm 2023).
3. Bộ Xây dựng:
- Rà soát các quy định pháp luật về xây dựng, quản lý các loại hình nhà ở nhiều căn hộ, cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ có mật độ người ở cao để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện; xây dựng, bổ sung tiêu chuẩn về PCCC đối với các loại hình nhà ở này. Khẩn trương hoàn thành Quy chuẩn sửa đổi QCVN 06:2022/BXD và tiêu chuẩn nhà ở riêng lẻ (hoàn thành trước ngày 30 tháng 9 năm 2023).
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an khẩn trương nghiên cứu các giải pháp phòng ngừa cháy, nổ, khắc phục những tồn tại về PCCC đối với các loại hình trên; đồng thời ban hành tài liệu hướng dẫn các giải pháp kỹ thuật để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về PCCC cho các công trình, cơ sở hiện hữu khác; chỉ đạo các đơn vị, địa phương hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện các giải pháp để khắc phục những tồn tại, bảo đảm an toàn PCCC trong quá trình sử dụng (hoàn thành trước ngày 30 tháng 10 năm 2023).
4. Bộ Công Thương rà soát, khẩn trương ban hành hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành quy định về trách nhiệm quản lý điện (sau công tơ). Chỉ đạo ngành điện rà soát, phát hiện các công trình, cơ sở, hộ gia đình không bảo đảm an toàn trong sử dụng điện để hướng dẫn, khuyến cáo người dân bảo đảm an toàn PCCC; tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm trong sử dụng điện.
5. Các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn về công tác PCCC, đặc biệt là kỹ năng PCCC và thoát nạn cho người dân khi có sự cố cháy, nổ. Các cơ quan thông tin, truyền thông ở Trung ương và địa phương tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng thoát nạn, PCCC cho người dân trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các nội dung tuyên truyền, hướng dẫn phải cụ thể, ngắn gọn, dễ hiểu dễ nhớ, dễ thực hiện.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các đơn vị liên quan và các cơ sở giáo dục thực hiện ngay việc tổ chức giảng dạy các kỹ năng về PCCC và thoát nạn cho học sinh, sinh viên.
- Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân nâng cao cảnh giác, ứng phó kịp thời với các sự cố cháy, nổ; chỉ đạo các nhà mạng gửi tin nhắn đến các thuê bao di động để tuyên truyền, khuyến cáo về biện pháp PCCC và các kỹ năng thoát nạn khi có cháy, nổ.
- Đài Truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam và các phương tiện nghe, nhìn khác dành thời lượng các khung giờ có nhiều người theo dõi (ưu tiên khung giờ từ 06 giờ đến 07 giờ và từ 19 giờ đến 21 giờ hằng ngày trên kênh VTV1, VTV3, VOV...) để tuyên truyền, khuyến cáo cho người dân về kiến thức, kỹ năng phòng ngừa cháy, nổ, thoát nạn, đặc biệt tại các cơ sở tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ cao, cơ sở tập trung đông người.
6. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể tích cực chung tay tuyên truyền, vận động người dân tăng cường bảo đảm an toàn PCCC, trước hết là trong các hội viên, thành viên và gia đình.
7. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
- Chấn chỉnh hoạt động quản lý xây dựng, nhất là việc cấp phép, thanh tra, kiểm tra, chấp hành pháp luật xây dựng; gắn trách nhiệm cụ thể tới từng đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc cấp phép, quản lý trật tự xây dựng; xử lý nghiêm các trường hợp xây dựng trái phép, sai phép.
- Chỉ đạo tổ chức tổng rà soát, kiểm tra an toàn PCCC tại các chung cư, nhà ở nhiều căn hộ, cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ có mật độ người ở cao, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cháy, nổ, có giải pháp hạn chế xảy ra cháy, nổ và giảm thiểu thiệt hại, hậu quả do cháy, nổ gây ra. Chỉ đạo chấn chỉnh việc quản lý nhà nước về PCCC, nhất là tại cấp huyện, cấp xã, kiểm điểm xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân để xảy ra các sai phạm.
- Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho công tác PCCC, hỗ trợ việc mua sắm trang thiết bị phục vụ PCCC và CNCH đáp ứng tình hình thực tế tại địa phương.
8. Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạo triển khai, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Công điện; nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm các tập thể, cá nhân liên quan thiếu trách nhiệm để xảy ra các vụ cháy, nổ gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản tại địa bàn, lĩnh vực phụ trách.
9. Giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện Công điện tại các bộ, ngành, địa phương; đề xuất biểu dương, khen thưởng những nơi làm tốt, phê bình, kiểm điểm và thông báo công khai những nơi chưa làm tốt, xử lý trách nhiệm đối với những tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm trong triển khai thực hiện dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Định kỳ hằng tháng tổng hợp tình hình báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Thủ tướng Chính phủ kêu gọi từng người dân, từng gia đình nâng cao nhận thức về PCCC, đặt sự an toàn về tính mạng sức khỏe của mình là trên hết, trước hết, xác định PCCC là bảo vệ sự an toàn của chính mình, của người thân và của toàn xã hội./.
Tham khảo thêmNhững trường hợp loại trừ không được chi trả bảo hiểm cháy, nổTham khảo thêmKhuyến cáo người dân các kỹ năng phòng, chống cháy, nổ khi sạc xe điệnTham khảo thêmEVNSPC tăng cường tuyên truyền phòng chống cháy nổTham khảo thêmNgăn chặn, đẩy lùi, tiến tới chấm dứt hậu quả chết người do cháy, nổTham khảo thêmDành 1% phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc cho hoạt động PCCCTham khảo thêmQuán karaoke, vũ trường nộp tỷ lệ phí bảo hiểm cháy nổ 0,4%/nămTham khảo thêmThủ tướng: Tổng kiểm tra, rà soát trên toàn quốc; ngăn chặn, đẩy lùi và chấm dứt hậu quả chết người do chủ quan gây cháy nổTham khảo thêmCác đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam gửi điện thăm hỏi vụ cháy nổ tại CubaTham khảo thêmQuy định mới về mức phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc | Thủ tướng yêu cầu hoàn thành tổng kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy tại các chung cư trước 15/11/2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 825/CĐ-TTg ngày 15/9/2023 triển khai thực hiện chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy.
bonewsrelation eonewsrelation Fri Sep 15 2023 17:57:07 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Fri Sep 15 2023 17:57:07 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Fri Sep 15 2023 18:07:12 GMT+0700 (Giờ Đông Dương)
Thủ tướng yêu cầu hoàn thành tổng kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy tại các chung cư trước ngày 15/11/2023
Công điện nêu: Thời gian qua, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương về công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH). Tuy nhiên, còn một số bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện thiếu quyết liệt, nhiều tồn tại, hạn chế chưa được khắc phục kịp thời, các nguy cơ cháy, nổ còn rất lớn, để xảy ra các vụ cháy đặc biệt nghiêm trọng như vụ cháy nhà ở nhiều căn hộ (thường gọi là chung cư mi ni) vào ngày 12 tháng 9 năm 2023 tại phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Quán triệt ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về tăng cường công tác PCCC, hướng dẫn và thông tin, tuyên truyền rộng rãi để người dân nâng cao cảnh giác, ứng phó kịp thời không để xảy ra cháy, nổ, nhất là trong mùa hanh khô sắp tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục tập trung thực hiện nghiêm túc, chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả các văn bản của Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác PCCC và CNCH, nhất là Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25 tháng 6 năm 2015 và Kết luận số 02-KL/TW ngày 18 tháng 5 năm 2021 của Ban Bí thư, Nghị quyết số 99/2019/QH14 ngày 27 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội, Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03 tháng 01 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ. Việc triển khai thực hiện phải cụ thể trách nhiệm của đơn vị, tổ chức, cá nhân; thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc, đánh giá kết quả để xem xét trách nhiệm đơn vị, tổ chức, cá nhân thực hiện không nghiêm túc; mỗi cán bộ, công chức, đảng viên phải gương mẫu đi đầu trong thực hiện các quy định về PCCC.
2. Bộ Công an:
- Chỉ đạo lực lượng Công an toàn quốc chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, cơ quan liên quan tổ chức tổng rà soát, kiểm tra an toàn PCCC tại các chung cư, nhà ở nhiều căn hộ, cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ có mật độ người ở cao, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cháy, nổ cao để đánh giá thực trạng, có ngay các giải pháp hạn chế xảy ra cháy, nổ và giảm thiểu tối đa thiệt hại, hậu quả do cháy, nổ gây ra (hoàn thành việc tổng rà soát trước ngày 15 tháng 11 năm 2023).
- Sớm tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc để đánh giá kết quả 08 tháng thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03 tháng 01 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác PCCC trong tình hình mới và chỉ đạo các giải pháp cấp bách để tăng cường công tác phòng ngừa, hạn chế các vụ cháy xảy ra, đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe cho người dân (hoàn thành trong tháng 9 năm 2023).
3. Bộ Xây dựng:
- Rà soát các quy định pháp luật về xây dựng, quản lý các loại hình nhà ở nhiều căn hộ, cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ có mật độ người ở cao để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện; xây dựng, bổ sung tiêu chuẩn về PCCC đối với các loại hình nhà ở này. Khẩn trương hoàn thành Quy chuẩn sửa đổi QCVN 06:2022/BXD và tiêu chuẩn nhà ở riêng lẻ (hoàn thành trước ngày 30 tháng 9 năm 2023).
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an khẩn trương nghiên cứu các giải pháp phòng ngừa cháy, nổ, khắc phục những tồn tại về PCCC đối với các loại hình trên; đồng thời ban hành tài liệu hướng dẫn các giải pháp kỹ thuật để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về PCCC cho các công trình, cơ sở hiện hữu khác; chỉ đạo các đơn vị, địa phương hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện các giải pháp để khắc phục những tồn tại, bảo đảm an toàn PCCC trong quá trình sử dụng (hoàn thành trước ngày 30 tháng 10 năm 2023).
4. Bộ Công Thương rà soát, khẩn trương ban hành hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành quy định về trách nhiệm quản lý điện (sau công tơ). Chỉ đạo ngành điện rà soát, phát hiện các công trình, cơ sở, hộ gia đình không bảo đảm an toàn trong sử dụng điện để hướng dẫn, khuyến cáo người dân bảo đảm an toàn PCCC; tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm trong sử dụng điện.
5. Các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn về công tác PCCC, đặc biệt là kỹ năng PCCC và thoát nạn cho người dân khi có sự cố cháy, nổ. Các cơ quan thông tin, truyền thông ở Trung ương và địa phương tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng thoát nạn, PCCC cho người dân trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các nội dung tuyên truyền, hướng dẫn phải cụ thể, ngắn gọn, dễ hiểu dễ nhớ, dễ thực hiện.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các đơn vị liên quan và các cơ sở giáo dục thực hiện ngay việc tổ chức giảng dạy các kỹ năng về PCCC và thoát nạn cho học sinh, sinh viên.
- Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân nâng cao cảnh giác, ứng phó kịp thời với các sự cố cháy, nổ; chỉ đạo các nhà mạng gửi tin nhắn đến các thuê bao di động để tuyên truyền, khuyến cáo về biện pháp PCCC và các kỹ năng thoát nạn khi có cháy, nổ.
- Đài Truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam và các phương tiện nghe, nhìn khác dành thời lượng các khung giờ có nhiều người theo dõi (ưu tiên khung giờ từ 06 giờ đến 07 giờ và từ 19 giờ đến 21 giờ hằng ngày trên kênh VTV1, VTV3, VOV...) để tuyên truyền, khuyến cáo cho người dân về kiến thức, kỹ năng phòng ngừa cháy, nổ, thoát nạn, đặc biệt tại các cơ sở tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ cao, cơ sở tập trung đông người.
6. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể tích cực chung tay tuyên truyền, vận động người dân tăng cường bảo đảm an toàn PCCC, trước hết là trong các hội viên, thành viên và gia đình.
7. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
- Chấn chỉnh hoạt động quản lý xây dựng, nhất là việc cấp phép, thanh tra, kiểm tra, chấp hành pháp luật xây dựng; gắn trách nhiệm cụ thể tới từng đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc cấp phép, quản lý trật tự xây dựng; xử lý nghiêm các trường hợp xây dựng trái phép, sai phép.
- Chỉ đạo tổ chức tổng rà soát, kiểm tra an toàn PCCC tại các chung cư, nhà ở nhiều căn hộ, cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ có mật độ người ở cao, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cháy, nổ, có giải pháp hạn chế xảy ra cháy, nổ và giảm thiểu thiệt hại, hậu quả do cháy, nổ gây ra. Chỉ đạo chấn chỉnh việc quản lý nhà nước về PCCC, nhất là tại cấp huyện, cấp xã, kiểm điểm xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân để xảy ra các sai phạm.
- Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho công tác PCCC, hỗ trợ việc mua sắm trang thiết bị phục vụ PCCC và CNCH đáp ứng tình hình thực tế tại địa phương.
8. Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạo triển khai, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Công điện; nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm các tập thể, cá nhân liên quan thiếu trách nhiệm để xảy ra các vụ cháy, nổ gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản tại địa bàn, lĩnh vực phụ trách.
9. Giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện Công điện tại các bộ, ngành, địa phương; đề xuất biểu dương, khen thưởng những nơi làm tốt, phê bình, kiểm điểm và thông báo công khai những nơi chưa làm tốt, xử lý trách nhiệm đối với những tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm trong triển khai thực hiện dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Định kỳ hằng tháng tổng hợp tình hình báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Thủ tướng Chính phủ kêu gọi từng người dân, từng gia đình nâng cao nhận thức về PCCC, đặt sự an toàn về tính mạng sức khỏe của mình là trên hết, trước hết, xác định PCCC là bảo vệ sự an toàn của chính mình, của người thân và của toàn xã hội./.
Tham khảo thêmNhững trường hợp loại trừ không được chi trả bảo hiểm cháy, nổTham khảo thêmKhuyến cáo người dân các kỹ năng phòng, chống cháy, nổ khi sạc xe điệnTham khảo thêmEVNSPC tăng cường tuyên truyền phòng chống cháy nổTham khảo thêmNgăn chặn, đẩy lùi, tiến tới chấm dứt hậu quả chết người do cháy, nổTham khảo thêmDành 1% phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc cho hoạt động PCCCTham khảo thêmQuán karaoke, vũ trường nộp tỷ lệ phí bảo hiểm cháy nổ 0,4%/nămTham khảo thêmThủ tướng: Tổng kiểm tra, rà soát trên toàn quốc; ngăn chặn, đẩy lùi và chấm dứt hậu quả chết người do chủ quan gây cháy nổTham khảo thêmCác đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam gửi điện thăm hỏi vụ cháy nổ tại CubaTham khảo thêmQuy định mới về mức phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc | |
Còn 3km nữa sẽ thông tuyến đường bộ đến Rào Trăng 3 | UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết hôm nay, các lực lượng giao thông, công binh tiếp tục thực hiện thông tuyến đường 71 đến đến thuỷ điện Rào Trăng. Hiện còn khoảng 3 km nữa sẽ tiếp cận Rào Trăng 3, tuy nhiên có 2 điểm sạt lở lớn, sập 1 phần đường nhựa. | Các lực lượng giao thông và công binh nỗ lực mở đường đến Rào Trăng 3
Trong ngày 20/10, các lực lượng Quân sự tỉnh, Công an, dân sự tiếp tục duy trì lực lượng (100 người), cơ động tiếp cận thủy điện Rào Trăng 3 thực hiện tìm kiếm, cứu nạn các nhân nhân mất tích. Lực lượng Công an Phòng cháy chữa cháy đã đưa 2 máy bơm công suất lớn lên Rào Trăng 3 phục vụ công tác tìm kiếm.
Sở Giao thông vận tải điều phương tiện hiện có tại rào trăng: 7 xe, 9 lái gồm (4 xe xúc bánh xích, 2 xe xúc bánh lốp, 1 máy ủi lật). Hiện 4 xe đang cơ động vào Rào Trăng 4 cách khoảng 3 km. Một số xe đang nằm rãi rác trên đường 71 để thi công gia cố một số điểm sạt lở trở lại do các trận mưa trong các ngày qua và một số xe đã tập kết bên ngoài xã Phong Xuân sẵn sàng tham gia tìm kiếm tại Rào Trăng 3 sau khi thông tuyến.
Lực lượng giao thông và công binh tiếp tục thực hiện thông tuyến đường 71. Tuy nhiên, thời tiết mưa vừa, có lúc mưa nên khó khăn lớn trong việc thi công. Đã tiến hành mở 1 đường mới để tiện tiếp nhận hàng hóa, vật chất theo đường thủy từ dưới bến, lên đường 71 khoảng 45m, sáng 21/10 dự kiến xong. Hiện đường từ tiểu khu 67 lên thủy điện Rào Trăng 4 đã thông (4km), có 1 cống tràn cách rào trăng 4 khoảng 2km nếu mưa lớn phương tiện gầm thấp không cơ động được. Đoạn từ thuỷ điện Rào Trăng 4 đến Rào Trăng 3 đã thông khoảng 7km, còn đoạn giữa 3 km chưa thông (có 2 điểm sạt lở lớn, sập 1 phần đường nhựa).
Viettel đang triển khai lắp thiết bị tại Rào Trăng 3, hiện đường truyền đã xong, phấn đấu ngày 21/10 phát phủ sóng phục vụ công tác tìm kiếm, cứu nạn.
Trong khi đó, lực lượng đang có mặt tại Rào Trăng 3 tiếp tục chủ động tìm kiếm, cứu nạn bằng 1 máy xúc và lực lượng nhân công hiện có tại hiện trường.
Tại tuyến đường thuỷ, các lực lượng vũ trang đưa thiết bị, vật tư, lương thực thực phẩm chi viện cho công tác tìm kiếm cứu nạn tại Rào Trăng.
Tại cuộc họp rà soát công tác thi công thông tuyến đường 71 vào thủy điện Rào Trăng vào chiều tối 20/10, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ chỉ đạo: Theo dự báo thời tiết từ 21-24/10 chưa có gì đột biến, lượng mưa vẫn thấp nên các lực lượng cần tranh thủ từng giờ, từng ngày, huy động thêm lực lượng, phương tiện, vật tư để thông tuyến đường 71 vào thủy điện Rào Trăng 3. Bằng mọi cách phải rút ngắn thời gian thông tuyến đường 71 vào Rào Trăng 3 nhưng bảo đảm an toàn cho lực lượng thi công.
Quát triệt phương châm “4 tại chỗ”, cùng với sự hỗ trợ của Quân Khu 4, yêu cầu các lực lượng chức năng phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, vì nhân dân để đẩy nhanh công tác tìm kiếm các nạn nhân mất tích.
Theo ông Phan Thiên Định, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế, tuy gặp rất nhiều khó khăn do tuyến đường 71 bị sạt lở khá nhiều nhưng các lực lượng vẫn tiếp tục triển khai thông đường đưa xe từ phía Trạm 67 lên thuỷ điện Rào Trăng 4, mở đường từ Rào Trăng 4 đến Rào Trăng 3. Chỉ còn 3 km nữa là tuyến đường Rào Trăng 4 đến Rào Trăng 3 sẽ được thông.
Song song với các công việc tại hiện trường, các cơ quan chức năng cũng đã thiết lập kênh liên lạc để thường xuyên cung cấp thông tin, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, đề xuất của thân nhân người bị nạn; đồng thời lấy mẫu, xác định ADN của thân nhân người bị nạn để có thể tiến hành kiểm tra, đối chiếu ngay khi cần thiết.
Phấn đấu trong ngày 21/10, sẽ đưa được các phương tiện, thiết bị (hơn 10 máy đào, ủi, xúc, 2 máy bơm nước công suất lớn) vào Rào Trăng 3, liên lạc viễn thông, giao thông được kết nối hoàn toàn với Rào Trăng 4. Cùng với hơn 100 chiến sĩ, công nhân đã có mặt tại hiện trường và tiếp tục bổ sung chi viện đến hiện trường. Nếu thời tiết thuận lợi, từ ngày mai 22/10 sẽ là đợt cao điểm tìm kiếm các nạn nhân tại Rào Trăng 3.
Thế Phong | Còn 3km nữa sẽ thông tuyến đường bộ đến Rào Trăng 3
UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết hôm nay, các lực lượng giao thông, công binh tiếp tục thực hiện thông tuyến đường 71 đến đến thuỷ điện Rào Trăng. Hiện còn khoảng 3 km nữa sẽ tiếp cận Rào Trăng 3, tuy nhiên có 2 điểm sạt lở lớn, sập 1 phần đường nhựa.
Các lực lượng giao thông và công binh nỗ lực mở đường đến Rào Trăng 3
Trong ngày 20/10, các lực lượng Quân sự tỉnh, Công an, dân sự tiếp tục duy trì lực lượng (100 người), cơ động tiếp cận thủy điện Rào Trăng 3 thực hiện tìm kiếm, cứu nạn các nhân nhân mất tích. Lực lượng Công an Phòng cháy chữa cháy đã đưa 2 máy bơm công suất lớn lên Rào Trăng 3 phục vụ công tác tìm kiếm.
Sở Giao thông vận tải điều phương tiện hiện có tại rào trăng: 7 xe, 9 lái gồm (4 xe xúc bánh xích, 2 xe xúc bánh lốp, 1 máy ủi lật). Hiện 4 xe đang cơ động vào Rào Trăng 4 cách khoảng 3 km. Một số xe đang nằm rãi rác trên đường 71 để thi công gia cố một số điểm sạt lở trở lại do các trận mưa trong các ngày qua và một số xe đã tập kết bên ngoài xã Phong Xuân sẵn sàng tham gia tìm kiếm tại Rào Trăng 3 sau khi thông tuyến.
Lực lượng giao thông và công binh tiếp tục thực hiện thông tuyến đường 71. Tuy nhiên, thời tiết mưa vừa, có lúc mưa nên khó khăn lớn trong việc thi công. Đã tiến hành mở 1 đường mới để tiện tiếp nhận hàng hóa, vật chất theo đường thủy từ dưới bến, lên đường 71 khoảng 45m, sáng 21/10 dự kiến xong. Hiện đường từ tiểu khu 67 lên thủy điện Rào Trăng 4 đã thông (4km), có 1 cống tràn cách rào trăng 4 khoảng 2km nếu mưa lớn phương tiện gầm thấp không cơ động được. Đoạn từ thuỷ điện Rào Trăng 4 đến Rào Trăng 3 đã thông khoảng 7km, còn đoạn giữa 3 km chưa thông (có 2 điểm sạt lở lớn, sập 1 phần đường nhựa).
Viettel đang triển khai lắp thiết bị tại Rào Trăng 3, hiện đường truyền đã xong, phấn đấu ngày 21/10 phát phủ sóng phục vụ công tác tìm kiếm, cứu nạn.
Trong khi đó, lực lượng đang có mặt tại Rào Trăng 3 tiếp tục chủ động tìm kiếm, cứu nạn bằng 1 máy xúc và lực lượng nhân công hiện có tại hiện trường.
Tại tuyến đường thuỷ, các lực lượng vũ trang đưa thiết bị, vật tư, lương thực thực phẩm chi viện cho công tác tìm kiếm cứu nạn tại Rào Trăng.
Tại cuộc họp rà soát công tác thi công thông tuyến đường 71 vào thủy điện Rào Trăng vào chiều tối 20/10, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ chỉ đạo: Theo dự báo thời tiết từ 21-24/10 chưa có gì đột biến, lượng mưa vẫn thấp nên các lực lượng cần tranh thủ từng giờ, từng ngày, huy động thêm lực lượng, phương tiện, vật tư để thông tuyến đường 71 vào thủy điện Rào Trăng 3. Bằng mọi cách phải rút ngắn thời gian thông tuyến đường 71 vào Rào Trăng 3 nhưng bảo đảm an toàn cho lực lượng thi công.
Quát triệt phương châm “4 tại chỗ”, cùng với sự hỗ trợ của Quân Khu 4, yêu cầu các lực lượng chức năng phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, vì nhân dân để đẩy nhanh công tác tìm kiếm các nạn nhân mất tích.
Theo ông Phan Thiên Định, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế, tuy gặp rất nhiều khó khăn do tuyến đường 71 bị sạt lở khá nhiều nhưng các lực lượng vẫn tiếp tục triển khai thông đường đưa xe từ phía Trạm 67 lên thuỷ điện Rào Trăng 4, mở đường từ Rào Trăng 4 đến Rào Trăng 3. Chỉ còn 3 km nữa là tuyến đường Rào Trăng 4 đến Rào Trăng 3 sẽ được thông.
Song song với các công việc tại hiện trường, các cơ quan chức năng cũng đã thiết lập kênh liên lạc để thường xuyên cung cấp thông tin, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, đề xuất của thân nhân người bị nạn; đồng thời lấy mẫu, xác định ADN của thân nhân người bị nạn để có thể tiến hành kiểm tra, đối chiếu ngay khi cần thiết.
Phấn đấu trong ngày 21/10, sẽ đưa được các phương tiện, thiết bị (hơn 10 máy đào, ủi, xúc, 2 máy bơm nước công suất lớn) vào Rào Trăng 3, liên lạc viễn thông, giao thông được kết nối hoàn toàn với Rào Trăng 4. Cùng với hơn 100 chiến sĩ, công nhân đã có mặt tại hiện trường và tiếp tục bổ sung chi viện đến hiện trường. Nếu thời tiết thuận lợi, từ ngày mai 22/10 sẽ là đợt cao điểm tìm kiếm các nạn nhân tại Rào Trăng 3.
Thế Phong | |
Đồng Nai: Bổ sung công việc sửa chữa điện được trợ cấp | (Chinhphu.vn) – Ông Nguyễn Hữu Điền (Đồng Nai) là lao động tự do, làm công việc sửa chữa điện dân dụng, không ký kết hợp đồng lao động. Theo hướng dẫn của UBND phường nơi ông đang sinh sống, trường hợp của ông không thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp thất nghiệp. | Ông Điền hỏi, tại sao tại tỉnh Tiền Giang người lao động tự do làm ngành nghề như ông được hưởng trợ cấp mà tại tỉnh Đồng Nai lại không được hưởng?
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai trả lời vấn đề này như sau:
Căn cứ Quyết định số 2379/QĐ-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2021 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai theo quy định tại Khoản 12 Mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ thì ông không thuộc đối tượng được hỗ trợ theo Quyết định số 2379/QĐ-UBND ngày 12/7/2021 của UBND tỉnh.
Đối với công việc sửa chữa điện, hiện nay Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định bổ sung đối tượng hưởng. Sau khi có Quyết định của UBND tỉnh, UBND phường, xã nơi ông tạm trú hoặc thường trú sẽ thông tin, hướng dẫn ông các thủ tục để được hưởng chính sách hỗ trợ.
Chinhphu.vn | Đồng Nai: Bổ sung công việc sửa chữa điện được trợ cấp
(Chinhphu.vn) – Ông Nguyễn Hữu Điền (Đồng Nai) là lao động tự do, làm công việc sửa chữa điện dân dụng, không ký kết hợp đồng lao động. Theo hướng dẫn của UBND phường nơi ông đang sinh sống, trường hợp của ông không thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Ông Điền hỏi, tại sao tại tỉnh Tiền Giang người lao động tự do làm ngành nghề như ông được hưởng trợ cấp mà tại tỉnh Đồng Nai lại không được hưởng?
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai trả lời vấn đề này như sau:
Căn cứ Quyết định số 2379/QĐ-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2021 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai theo quy định tại Khoản 12 Mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ thì ông không thuộc đối tượng được hỗ trợ theo Quyết định số 2379/QĐ-UBND ngày 12/7/2021 của UBND tỉnh.
Đối với công việc sửa chữa điện, hiện nay Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định bổ sung đối tượng hưởng. Sau khi có Quyết định của UBND tỉnh, UBND phường, xã nơi ông tạm trú hoặc thường trú sẽ thông tin, hướng dẫn ông các thủ tục để được hưởng chính sách hỗ trợ.
Chinhphu.vn | |
Bắc Bộ đón đợt lạnh mới, có nơi dưới 15 độ C | Từ đêm 21/10, ở Bắc Bộ và Thanh Hóa trời chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất phổ biến là 16-19 độ C, vùng núi có nơi dưới 15 độ C. | Từ sáng 21/10, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến vùng núi phía bắc, sau đó ảnh hưởng đến các nơi khác ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn quốc gia, hiện nay (20/10), rãnh áp thấp có trục ở khoảng 24-25 độ Vĩ Bắc. Bộ phận không khí lạnh ở phía bắc đã báo vẫn đang tiếp tục di chuyển xuống phía nam.
Dự báo: Từ sáng 21/10, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến vùng núi phía bắc, sau đó ảnh hưởng đến các nơi khác ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp bị nén bởi bộ phận không khí lạnh phân tích ở trên nên từ đêm nay, ở vùng núi Bắc Bộ có mưa rào và dông. Từ ngày 21/10, ở Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Bình có mưa, mưa rào, cục bộ có nơi mưa to và dông; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Từ đêm 21/10, ở Bắc Bộ và Thanh Hóa trời chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất phổ biến là 16-19 độ C, vùng núi có nơi dưới 15 độ C.
Từ ngày 21/10, gió chuyển hướng Đông Bắc trong đất liền cấp 3, vùng ven biển cấp 3-4. Ở vịnh Bắc Bộ, gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7-8, biển động, sóng biển cao từ 2-3 m. Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm quần đảo Hoàng Sa) có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, riêng phía bắc có lúc cấp 7, giật cấp 8, biển động mạnh, sóng biển cao từ 2-4 m.
Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét, mưa đá: Cấp 1.
Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển: Cấp 2.
Khu vực Hà Nội: Từ đêm nay đến ngày 21/10, có lúc có mưa rào và dông; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Từ đêm 21/10, trời trở rét với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 17-19 độ C.
BT | Bắc Bộ đón đợt lạnh mới, có nơi dưới 15 độ C
Từ đêm 21/10, ở Bắc Bộ và Thanh Hóa trời chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất phổ biến là 16-19 độ C, vùng núi có nơi dưới 15 độ C.
Từ sáng 21/10, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến vùng núi phía bắc, sau đó ảnh hưởng đến các nơi khác ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn quốc gia, hiện nay (20/10), rãnh áp thấp có trục ở khoảng 24-25 độ Vĩ Bắc. Bộ phận không khí lạnh ở phía bắc đã báo vẫn đang tiếp tục di chuyển xuống phía nam.
Dự báo: Từ sáng 21/10, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến vùng núi phía bắc, sau đó ảnh hưởng đến các nơi khác ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp bị nén bởi bộ phận không khí lạnh phân tích ở trên nên từ đêm nay, ở vùng núi Bắc Bộ có mưa rào và dông. Từ ngày 21/10, ở Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Bình có mưa, mưa rào, cục bộ có nơi mưa to và dông; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Từ đêm 21/10, ở Bắc Bộ và Thanh Hóa trời chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất phổ biến là 16-19 độ C, vùng núi có nơi dưới 15 độ C.
Từ ngày 21/10, gió chuyển hướng Đông Bắc trong đất liền cấp 3, vùng ven biển cấp 3-4. Ở vịnh Bắc Bộ, gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7-8, biển động, sóng biển cao từ 2-3 m. Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm quần đảo Hoàng Sa) có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, riêng phía bắc có lúc cấp 7, giật cấp 8, biển động mạnh, sóng biển cao từ 2-4 m.
Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét, mưa đá: Cấp 1.
Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển: Cấp 2.
Khu vực Hà Nội: Từ đêm nay đến ngày 21/10, có lúc có mưa rào và dông; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Từ đêm 21/10, trời trở rét với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 17-19 độ C.
BT | |
Quyết nghị chi 1.155 tỷ đồng hỗ trợ hơn 414 nghìn lao động | Tiếp tục hỗ trợ 1.155 tỷ đồng từ kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp đến hết năm 2021 để chi trả, hỗ trợ cho người lao động thuộc đối tượng hưởng theo Nghị quyết 03/2021/UBTVQH15 đã nộp hồ sơ đúng thời hạn đến thời điểm này. | bonewsrelation eonewsrelation Fri Aug 12 2022 10:43:12 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Fri Aug 12 2022 10:43:12 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Fri Aug 12 2022 10:58:59 GMT+0700 (Giờ Đông Dương)
Vẫn còn hơn 400 nghìn lao động thuộc đối tượng hỗ trợ nhưng chưa được chi trả
Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, UBTVQH đã xem xét đề xuất của Chính phủ liên quan đến việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo Nghị quyết số 03/2021/UBTVQH15 về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.
Trình bày Tờ trình tại Phiên họp, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, sau ngày 31/12/2021 (thời điểm hoàn thành việc hỗ trợ đối với người lao động) vẫn còn hơn 414 nghìn lao động thuộc đối tượng hỗ trợ đã nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ đúng thời hạn theo quy định tại Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg (nộp hồ sơ đề nghị chậm nhất đến hết ngày 20/12/2021) nhưng chưa được chi trả với số tiền dự kiến khoảng 1.155 tỷ đồng.
Do đây là các trường hợp nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ vào những ngày cuối cùng của thời hạn theo quy định (thời hạn cuối cùng chậm nhất là ngày 20/12/2021), có diễn biến quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp phức tạp; thông tin về quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp; nhân thân của người lao động còn chưa chính xác do đó để xác định đúng người, đúng mức hưởng chỉ hoàn thành sau ngày 31/12/2021 (thời điểm hoàn thành việc chi trả theo quy định) nên chưa chi trả cho các trường hợp này.
Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện, phát sinh khó khăn trong việc xác định rõ đối tượng hỗ trợ, cơ sở để xác định đối với các đơn vị sự nghiệp công lập có sử dụng nguồn ngân sách nhà nước theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ và các đơn vị do Ủy ban nhân dân các cấp thành lập được giao tự chủ về tài chính làm cơ sở thực hiện Nghị quyết số 116/NQ CP. Do đó, việc thực hiện các thủ tục nhận hỗ trợ của một số đơn vị đặc thù còn chậm so với tiến độ đặt ra.
Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trình bày Tờ trình
Trên cơ sở đó, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Thông báo kết luận cho phép kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết số 03/2021/UBTVQH ngày 24/9/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với nội dung: Cho phép tiếp tục chi trả hỗ trợ với số tiền dự kiến khoảng 1.155 tỷ đồng cho hơn 414 nghìn người lao động đủ điều kiện và đã nộp hồ sơ theo quy định; thời hạn thực hiện chỉ trả là 01 tháng, kể từ ngày Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý về việc tiếp tục thực hiện hỗ trợ.
Trường hợp, hết thời hạn nêu trên mà người lao động không đến nhận tiền hỗ trợ hoặc không thể liên hệ được với người lao động thì coi như người lao động không có nhu cầu nhận hỗ trợ.
Về cân đối Quỹ bảo hiểm thất nghiệp khi tiếp tục thực hiện chi trả, sau khi tiếp tục chi trả hỗ trợ cho người lao động thì kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp vẫn đảm bảo an toàn vì vẫn cao hơn 2 lần tổng chi bảo hiểm thất nghiệp năm 2021.
Việc hỗ trợ cho người lao động vẫn chưa hoàn thành, cần kiểm điểm trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức
Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh nêu rõ, Nghị quyết số 03/2021/UBTVQH15 đã thể hiện đúng đắn, kịp thời quan điểm nhất quán của Đảng, Quốc hội, Chính phủ trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng và ban hành các chính sách nhằm góp phần hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động vượt qua khó khăn bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.
Việc triển khai, giải quyết chính sách được Chính phủ, các Bộ, ngành và cơ quan, địa phương thực hiện, tổ chức kịp thời, nhanh chóng, đa dạng và cơ quan nòng cốt là cơ quan Bảo hiểm xã hội ở các địa phương; công tác kiểm tra, đôn đốc được quan tâm, tăng cường.
Tuy nhiên, Ủy ban Xã hội thấy rằng, việc hỗ trợ cho người lao động vẫn chưa hoàn thành, một bộ phận người lao động vẫn chưa được thực hiện chính sách hỗ trợ mặc dù đã hết thời hạn thực hiện theo quy định trong Nghị quyết số 03/2021/UBTVQH15.
Trong bối cảnh cấp bách, với tính chất và ý nghĩa của Nghị quyết số 03/2021/UBTVQH15, việc xử lý của các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan để báo cáo Chính phủ, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cùng với tồn đọng chưa giải quyết chế độ đối với hơn 400 nghìn người lao động là rất chậm, không đúng với tinh thần làm việc của Quốc hội, Chính phủ trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19.
Ủy ban Xã hội đề nghị Chính phủ, các Bộ, ngành nghiêm túc rút kinh nghiệm, kiểm điểm trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức khi không kịp thời báo cáo và xử lý vấn đề phát sinh.
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh trình bày báo cáo thẩm tra
Bên cạnh đó, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội cho rằng, Tờ trình, Báo cáo của Chính phủ chưa phân tích, đánh giá về kết quả của các hoạt động, giải trình, làm rõ tồn tại, vướng mắc, nguyên nhân và việc giải quyết các kết luận của Kiểm toán nhà nước.
Với quan điểm bảo vệ và chăm lo quyền lợi người lao động, sự công bằng giữa những người lao động thuộc đối tượng hưởng hỗ trợ, từ kết quả khảo sát, giám sát, Ủy ban Xã hội đề nghị Chính phủ quan tâm thêm những vấn đề sau: Khẩn trương chi trả hỗ trợ người lao động, khắc phục tình trạng chậm tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong tổ chức thực hiện, bảo đảm đúng thời hạn.
Cần huy động các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan, các địa phương trong rà soát, thông tin đến các đối tượng thụ hưởng mà chưa liên hệ được bảo đảm quyền lợi công bằng và thực hiện hỗ trợ đến được hết các đối tượng. Đồng thời, có giải pháp xử lý đối với những trường hợp vì lý do bất khả kháng mà không nhận được hỗ trợ, tránh để xảy ra khiếu kiện.
Ngoài chính sách này, cần rà soát tổng thể việc triển khai các chính sách hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 được ban hành trước và sau thời điểm ban hành Nghị quyết số 03/2021/UBTVQH15, nhất là các chính sách hỗ trợ có điều kiện (như hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động, chính sách cho vay để trả lương cho người lao động) để khắc phục các hạn chế, xử lý các vấn đề phát sinh, bảo đảm hiệu quả, tính kịp thời và mục tiêu của chính sách, tạo lòng tin trong nhân dân.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho ý kiến tại phiên họp
Nhất trí ban hành Nghị quyết tiếp tục chi trả hỗ trợ đối với hơn 400 nghìn người lao động thuộc đối tượng hỗ trợ theo Nghị quyết 03/2021/UBTVQH15
Thảo luận tại Phiên họp, đa số các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí tiếp tục chi trả hỗ trợ người lao động, khắc phục tình trạng chậm tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong tổ chức thực hiện, đúng thời hạn để bảo đảm đúng ý nghĩa của Nghị quyết số 03/2021/UBTVQH15.
Phát biểu thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cơ bản tán thành với đánh giá của Chính phủ nêu trong Tờ trình cũng như Báo cáo thẩm tra Ủy ban Xã hội về những kết quả đạt được cũng như một số vấn đề còn hạn chế trong việc thực hiện Nghị quyết 03 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn ra phức tạp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 03/2021/UBTVQH15 để hỗ trợ người lao động từ kết dư Quỹ bảo hiểm xã hội là một giải pháp hết sức kịp thời, để tháo gỡ một phần khó khăn cho người lao động và cả người sử dụng lao động để vượt qua những khó khăn do dịch COVID-19 gây ra.
Nhất trí với đề xuất của Chính phủ và ý kiến của Ủy ban Xã hội về việc tiếp tục hỗ trợ 1.155 tỷ đồng từ kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp đến hết năm 2021 để chi trả, hỗ trợ cho người lao động thuộc đối tượng hưởng theo Nghị quyết 03/2021/UBTVQH15 đã nộp hồ sơ đúng thời hạn đến thời điểm này.
Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật đề nghị Chính phủ làm rõ thêm, số đã nộp hồ sơ đến hết thời hạn này đã bao gồm hết tất cả các đối tượng chưa? Chúng ta đã rà soát hết chưa, liệu còn vướng mắc gì không, còn phát sinh thêm đối tượng không?
Cho ý kiến tại Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá cao ý nghĩa của Nghị quyết số 03/2021/UBTVQH15; đây là Nghị quyết rất trúng, đúng và cần thiết, tính khả thi rất cao, vào cuộc sống rất nhanh. Nghị quyết không chỉ tác động trực tiếp đến người lao động, người sử dụng lao động mà còn góp phần hỗ trợ nền kinh tế nói chung rất tốt trong giai đoạn, hoàn cảnh vừa qua.
Chủ tịch Quốc hội nhất trí ban hành Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép tiếp tục thực hiện việc chi trả hỗ trợ đối với người lao động thuộc đối tượng hưởng theo Nghị quyết 03/2021/UBTVQH15 đã nộp hồ sơ đúng hạn. Hình thức văn bản sẽ là ban hành Nghị quyết để đảm bảo cơ sở pháp lý, sau đó Quốc hội còn có kiểm tra và giám sát.
Kết luận nội phung Phiên họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, Quốc hội ghi nhận sự nỗ lực của Chính phủ, trực tiếp là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các Bộ, ngành có liên quan.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đánh giá cao sự chủ động, tinh thần trách nhiệm chuẩn bị từ sớm, từ xa của Ủy ban Xã hội, giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội có căn cứ để quyết định. Đa số ý kiến tán thành với sự cần thiết tiếp tục chi trả, hỗ trợ cho những người lao động đã nộp hồ sơ đề nghị hưởng chính sách đúng hạn.
Về hình thức văn bản, tán thành ban hành Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép tiếp tục thực hiện việc chi trả hỗ trợ đối với người lao động thuộc đối tượng hưởng theo Nghị quyết 03 đã nộp hồ sơ đúng hạn.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu kết luận
Tại Phiên họp, trên cơ sở 100% ý kiến biểu quyết của thành viên Ủy ban Thường vụ tán thành ban hành Nghị quyết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Thường trực Ủy ban Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thường trực Ủy ban Pháp luật và các cơ quan có liên quan hoàn thiện dự thảo Nghị quyết, thực hiện các thủ tục trình Chủ tịch Quốc hội ký ban hành.
Đề nghị Chính phủ đẩy nhanh tiến độ thực hiện Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 03 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào phiên họp tháng 9 và báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4.
Đồng thời, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề làm rõ trách nhiệm của các cơ quan có liên quan, nhất là đối với các cơ quan thực thi chính sách khi không kịp thời báo cáo và xử lý vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thực hiện tốt hơn nữa công tác theo dõi, quản lý danh sách, cơ sở dữ liệu, dự báo và kết nối thông tin trong việc đề xuất ban hành chính sách. Chú trọng việc thông tin, tuyên truyền để người lao động đã nộp hồ sơ đề nghị hưởng chính sách đúng thời hạn được tiếp cận và thụ hưởng chính sách./.
Tham khảo thêmNhanh chóng khai thông gói hỗ trợ lãi suất 2% để 'bơm máu' cho doanh nghiệpTham khảo thêmChính phủ quyết nghị hỗ trợ giáo viên mầm non, tiểu học ngoài công lập gặp khó khăn do đại dịch COVID-19Tham khảo thêmTrước 15/8 phải có giải pháp giải quyết hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao độngTham khảo thêmHơn 78.637 tỷ đồng đã được hỗ trợ trực tiếp cho người dân, doanh nghiệpTham khảo thêm Hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo xây mới nhà ở; giảm lệ phí cấp giấy chứng nhận kiểm định xe cơ giới;...Tham khảo thêmThủ tướng đôn đốc đẩy nhanh giải ngân hỗ trợ người lao động thuê nhàTham khảo thêmThủ tướng Chính phủ phê duyệt nội dung hỗ trợ 22 huyện thoát nghèoTham khảo thêmHỗ trợ thuê nhà: Mới có 22 địa phương giải ngân, số tiền rất thấpTham khảo thêmPhó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các địa phương khẩn trương hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao độngTham khảo thêmThủ tướng yêu cầu đẩy nhanh hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao độngTham khảo thêmChỉ có 4/240 dự án NƠXH đủ điều kiện vay gói hỗ trợ lãi suất 2%Tham khảo thêmNHNN giải đáp các thắc mắc về gói hỗ trợ lãi suất 2%Tham khảo thêmKhẩn trương nghiên cứu các biện pháp hỗ trợ các đối tượng gặp khó khăn; tiếp tục giảm thuế xăng dầu Tham khảo thêmBộ Tài chính đề xuất, ban hành một loạt chính sách giảm thuế, phí để hỗ trợ người dân, doanh nghiệpTham khảo thêmXăng dầu tăng giá, tàu cá nằm bờ: Thủ tướng chỉ đạo nghiên cứu hỗ trợ ngư dânTham khảo thêmHỗ trợ tiền thuê nhà: Chờ hướng dẫn, sợ sai nên chậm tiến độ!Tham khảo thêmTrung ương cấp kinh phí hỗ trợ người lao động thuê nhà | Quyết nghị chi 1.155 tỷ đồng hỗ trợ hơn 414 nghìn lao động
Tiếp tục hỗ trợ 1.155 tỷ đồng từ kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp đến hết năm 2021 để chi trả, hỗ trợ cho người lao động thuộc đối tượng hưởng theo Nghị quyết 03/2021/UBTVQH15 đã nộp hồ sơ đúng thời hạn đến thời điểm này.
bonewsrelation eonewsrelation Fri Aug 12 2022 10:43:12 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Fri Aug 12 2022 10:43:12 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Fri Aug 12 2022 10:58:59 GMT+0700 (Giờ Đông Dương)
Vẫn còn hơn 400 nghìn lao động thuộc đối tượng hỗ trợ nhưng chưa được chi trả
Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, UBTVQH đã xem xét đề xuất của Chính phủ liên quan đến việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo Nghị quyết số 03/2021/UBTVQH15 về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.
Trình bày Tờ trình tại Phiên họp, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, sau ngày 31/12/2021 (thời điểm hoàn thành việc hỗ trợ đối với người lao động) vẫn còn hơn 414 nghìn lao động thuộc đối tượng hỗ trợ đã nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ đúng thời hạn theo quy định tại Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg (nộp hồ sơ đề nghị chậm nhất đến hết ngày 20/12/2021) nhưng chưa được chi trả với số tiền dự kiến khoảng 1.155 tỷ đồng.
Do đây là các trường hợp nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ vào những ngày cuối cùng của thời hạn theo quy định (thời hạn cuối cùng chậm nhất là ngày 20/12/2021), có diễn biến quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp phức tạp; thông tin về quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp; nhân thân của người lao động còn chưa chính xác do đó để xác định đúng người, đúng mức hưởng chỉ hoàn thành sau ngày 31/12/2021 (thời điểm hoàn thành việc chi trả theo quy định) nên chưa chi trả cho các trường hợp này.
Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện, phát sinh khó khăn trong việc xác định rõ đối tượng hỗ trợ, cơ sở để xác định đối với các đơn vị sự nghiệp công lập có sử dụng nguồn ngân sách nhà nước theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ và các đơn vị do Ủy ban nhân dân các cấp thành lập được giao tự chủ về tài chính làm cơ sở thực hiện Nghị quyết số 116/NQ CP. Do đó, việc thực hiện các thủ tục nhận hỗ trợ của một số đơn vị đặc thù còn chậm so với tiến độ đặt ra.
Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trình bày Tờ trình
Trên cơ sở đó, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Thông báo kết luận cho phép kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết số 03/2021/UBTVQH ngày 24/9/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với nội dung: Cho phép tiếp tục chi trả hỗ trợ với số tiền dự kiến khoảng 1.155 tỷ đồng cho hơn 414 nghìn người lao động đủ điều kiện và đã nộp hồ sơ theo quy định; thời hạn thực hiện chỉ trả là 01 tháng, kể từ ngày Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý về việc tiếp tục thực hiện hỗ trợ.
Trường hợp, hết thời hạn nêu trên mà người lao động không đến nhận tiền hỗ trợ hoặc không thể liên hệ được với người lao động thì coi như người lao động không có nhu cầu nhận hỗ trợ.
Về cân đối Quỹ bảo hiểm thất nghiệp khi tiếp tục thực hiện chi trả, sau khi tiếp tục chi trả hỗ trợ cho người lao động thì kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp vẫn đảm bảo an toàn vì vẫn cao hơn 2 lần tổng chi bảo hiểm thất nghiệp năm 2021.
Việc hỗ trợ cho người lao động vẫn chưa hoàn thành, cần kiểm điểm trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức
Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh nêu rõ, Nghị quyết số 03/2021/UBTVQH15 đã thể hiện đúng đắn, kịp thời quan điểm nhất quán của Đảng, Quốc hội, Chính phủ trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng và ban hành các chính sách nhằm góp phần hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động vượt qua khó khăn bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.
Việc triển khai, giải quyết chính sách được Chính phủ, các Bộ, ngành và cơ quan, địa phương thực hiện, tổ chức kịp thời, nhanh chóng, đa dạng và cơ quan nòng cốt là cơ quan Bảo hiểm xã hội ở các địa phương; công tác kiểm tra, đôn đốc được quan tâm, tăng cường.
Tuy nhiên, Ủy ban Xã hội thấy rằng, việc hỗ trợ cho người lao động vẫn chưa hoàn thành, một bộ phận người lao động vẫn chưa được thực hiện chính sách hỗ trợ mặc dù đã hết thời hạn thực hiện theo quy định trong Nghị quyết số 03/2021/UBTVQH15.
Trong bối cảnh cấp bách, với tính chất và ý nghĩa của Nghị quyết số 03/2021/UBTVQH15, việc xử lý của các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan để báo cáo Chính phủ, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cùng với tồn đọng chưa giải quyết chế độ đối với hơn 400 nghìn người lao động là rất chậm, không đúng với tinh thần làm việc của Quốc hội, Chính phủ trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19.
Ủy ban Xã hội đề nghị Chính phủ, các Bộ, ngành nghiêm túc rút kinh nghiệm, kiểm điểm trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức khi không kịp thời báo cáo và xử lý vấn đề phát sinh.
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh trình bày báo cáo thẩm tra
Bên cạnh đó, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội cho rằng, Tờ trình, Báo cáo của Chính phủ chưa phân tích, đánh giá về kết quả của các hoạt động, giải trình, làm rõ tồn tại, vướng mắc, nguyên nhân và việc giải quyết các kết luận của Kiểm toán nhà nước.
Với quan điểm bảo vệ và chăm lo quyền lợi người lao động, sự công bằng giữa những người lao động thuộc đối tượng hưởng hỗ trợ, từ kết quả khảo sát, giám sát, Ủy ban Xã hội đề nghị Chính phủ quan tâm thêm những vấn đề sau: Khẩn trương chi trả hỗ trợ người lao động, khắc phục tình trạng chậm tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong tổ chức thực hiện, bảo đảm đúng thời hạn.
Cần huy động các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan, các địa phương trong rà soát, thông tin đến các đối tượng thụ hưởng mà chưa liên hệ được bảo đảm quyền lợi công bằng và thực hiện hỗ trợ đến được hết các đối tượng. Đồng thời, có giải pháp xử lý đối với những trường hợp vì lý do bất khả kháng mà không nhận được hỗ trợ, tránh để xảy ra khiếu kiện.
Ngoài chính sách này, cần rà soát tổng thể việc triển khai các chính sách hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 được ban hành trước và sau thời điểm ban hành Nghị quyết số 03/2021/UBTVQH15, nhất là các chính sách hỗ trợ có điều kiện (như hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động, chính sách cho vay để trả lương cho người lao động) để khắc phục các hạn chế, xử lý các vấn đề phát sinh, bảo đảm hiệu quả, tính kịp thời và mục tiêu của chính sách, tạo lòng tin trong nhân dân.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho ý kiến tại phiên họp
Nhất trí ban hành Nghị quyết tiếp tục chi trả hỗ trợ đối với hơn 400 nghìn người lao động thuộc đối tượng hỗ trợ theo Nghị quyết 03/2021/UBTVQH15
Thảo luận tại Phiên họp, đa số các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí tiếp tục chi trả hỗ trợ người lao động, khắc phục tình trạng chậm tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong tổ chức thực hiện, đúng thời hạn để bảo đảm đúng ý nghĩa của Nghị quyết số 03/2021/UBTVQH15.
Phát biểu thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cơ bản tán thành với đánh giá của Chính phủ nêu trong Tờ trình cũng như Báo cáo thẩm tra Ủy ban Xã hội về những kết quả đạt được cũng như một số vấn đề còn hạn chế trong việc thực hiện Nghị quyết 03 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn ra phức tạp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 03/2021/UBTVQH15 để hỗ trợ người lao động từ kết dư Quỹ bảo hiểm xã hội là một giải pháp hết sức kịp thời, để tháo gỡ một phần khó khăn cho người lao động và cả người sử dụng lao động để vượt qua những khó khăn do dịch COVID-19 gây ra.
Nhất trí với đề xuất của Chính phủ và ý kiến của Ủy ban Xã hội về việc tiếp tục hỗ trợ 1.155 tỷ đồng từ kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp đến hết năm 2021 để chi trả, hỗ trợ cho người lao động thuộc đối tượng hưởng theo Nghị quyết 03/2021/UBTVQH15 đã nộp hồ sơ đúng thời hạn đến thời điểm này.
Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật đề nghị Chính phủ làm rõ thêm, số đã nộp hồ sơ đến hết thời hạn này đã bao gồm hết tất cả các đối tượng chưa? Chúng ta đã rà soát hết chưa, liệu còn vướng mắc gì không, còn phát sinh thêm đối tượng không?
Cho ý kiến tại Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá cao ý nghĩa của Nghị quyết số 03/2021/UBTVQH15; đây là Nghị quyết rất trúng, đúng và cần thiết, tính khả thi rất cao, vào cuộc sống rất nhanh. Nghị quyết không chỉ tác động trực tiếp đến người lao động, người sử dụng lao động mà còn góp phần hỗ trợ nền kinh tế nói chung rất tốt trong giai đoạn, hoàn cảnh vừa qua.
Chủ tịch Quốc hội nhất trí ban hành Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép tiếp tục thực hiện việc chi trả hỗ trợ đối với người lao động thuộc đối tượng hưởng theo Nghị quyết 03/2021/UBTVQH15 đã nộp hồ sơ đúng hạn. Hình thức văn bản sẽ là ban hành Nghị quyết để đảm bảo cơ sở pháp lý, sau đó Quốc hội còn có kiểm tra và giám sát.
Kết luận nội phung Phiên họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, Quốc hội ghi nhận sự nỗ lực của Chính phủ, trực tiếp là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các Bộ, ngành có liên quan.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đánh giá cao sự chủ động, tinh thần trách nhiệm chuẩn bị từ sớm, từ xa của Ủy ban Xã hội, giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội có căn cứ để quyết định. Đa số ý kiến tán thành với sự cần thiết tiếp tục chi trả, hỗ trợ cho những người lao động đã nộp hồ sơ đề nghị hưởng chính sách đúng hạn.
Về hình thức văn bản, tán thành ban hành Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép tiếp tục thực hiện việc chi trả hỗ trợ đối với người lao động thuộc đối tượng hưởng theo Nghị quyết 03 đã nộp hồ sơ đúng hạn.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu kết luận
Tại Phiên họp, trên cơ sở 100% ý kiến biểu quyết của thành viên Ủy ban Thường vụ tán thành ban hành Nghị quyết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Thường trực Ủy ban Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thường trực Ủy ban Pháp luật và các cơ quan có liên quan hoàn thiện dự thảo Nghị quyết, thực hiện các thủ tục trình Chủ tịch Quốc hội ký ban hành.
Đề nghị Chính phủ đẩy nhanh tiến độ thực hiện Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 03 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào phiên họp tháng 9 và báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4.
Đồng thời, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề làm rõ trách nhiệm của các cơ quan có liên quan, nhất là đối với các cơ quan thực thi chính sách khi không kịp thời báo cáo và xử lý vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thực hiện tốt hơn nữa công tác theo dõi, quản lý danh sách, cơ sở dữ liệu, dự báo và kết nối thông tin trong việc đề xuất ban hành chính sách. Chú trọng việc thông tin, tuyên truyền để người lao động đã nộp hồ sơ đề nghị hưởng chính sách đúng thời hạn được tiếp cận và thụ hưởng chính sách./.
Tham khảo thêmNhanh chóng khai thông gói hỗ trợ lãi suất 2% để 'bơm máu' cho doanh nghiệpTham khảo thêmChính phủ quyết nghị hỗ trợ giáo viên mầm non, tiểu học ngoài công lập gặp khó khăn do đại dịch COVID-19Tham khảo thêmTrước 15/8 phải có giải pháp giải quyết hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao độngTham khảo thêmHơn 78.637 tỷ đồng đã được hỗ trợ trực tiếp cho người dân, doanh nghiệpTham khảo thêm Hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo xây mới nhà ở; giảm lệ phí cấp giấy chứng nhận kiểm định xe cơ giới;...Tham khảo thêmThủ tướng đôn đốc đẩy nhanh giải ngân hỗ trợ người lao động thuê nhàTham khảo thêmThủ tướng Chính phủ phê duyệt nội dung hỗ trợ 22 huyện thoát nghèoTham khảo thêmHỗ trợ thuê nhà: Mới có 22 địa phương giải ngân, số tiền rất thấpTham khảo thêmPhó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các địa phương khẩn trương hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao độngTham khảo thêmThủ tướng yêu cầu đẩy nhanh hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao độngTham khảo thêmChỉ có 4/240 dự án NƠXH đủ điều kiện vay gói hỗ trợ lãi suất 2%Tham khảo thêmNHNN giải đáp các thắc mắc về gói hỗ trợ lãi suất 2%Tham khảo thêmKhẩn trương nghiên cứu các biện pháp hỗ trợ các đối tượng gặp khó khăn; tiếp tục giảm thuế xăng dầu Tham khảo thêmBộ Tài chính đề xuất, ban hành một loạt chính sách giảm thuế, phí để hỗ trợ người dân, doanh nghiệpTham khảo thêmXăng dầu tăng giá, tàu cá nằm bờ: Thủ tướng chỉ đạo nghiên cứu hỗ trợ ngư dânTham khảo thêmHỗ trợ tiền thuê nhà: Chờ hướng dẫn, sợ sai nên chậm tiến độ!Tham khảo thêmTrung ương cấp kinh phí hỗ trợ người lao động thuê nhà | |
Chống "cò mồi" dịch vụ kiểm định xe cơ giới | Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giao thông vận tải triển khai việc đăng ký lịch kiểm định xe cơ giới bằng phần mềm, không thực hiện thủ công bằng giấy để tránh trùng lặp và chống "cò mồi" dịch vụ này. | bonewsrelation eonewsrelation Tue May 09 2023 15:06:55 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Tue May 09 2023 15:06:55 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Tue May 09 2023 15:54:18 GMT+0700 (Giờ Đông Dương)
Nghiên cứu quy định chu kỳ kiểm định theo số km sử dụng để thay thế tiêu chí về thời gian sử dụng phương tiện.
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp rà soát dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 139/2018/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới.
Thông báo nêu: Việc khẩn trương xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 139/2018/NĐ-CP là yêu cầu cấp thiết. Để sớm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác kiểm định xe ô tô; đồng thời không để xảy ra các sai phạm, bất ổn như thời gian qua, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giao thông vận tải tiếp tục chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến, hoàn thiện dự thảo Nghị định, trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/5/2023.
Tách bạch chức năng quản lý và chức năng cung cấp dịch vụ kiểm định
Trong đó, Phó Thủ tướng lưu ý Bộ Giao thông vận tải cần tập trung vào các nội dung sau:
1- Về nội dung liên quan đến công tác quản lý nhà nước: (i) Nghị định phải thể hiện rõ ràng, tách bạch chức năng quản lý nhà nước và chức năng cung cấp dịch vụ kiểm định xe ô tô; (ii) Thực hiện phân cấp cho các địa phương đủ năng lực trong quản lý nhà nước đối với công tác kiểm định; nghiên cứu phương án phân cấp cho các địa phương quản lý toàn diện về công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm chuẩn, quy hoạch mạng lưới kiểm chuẩn theo quy định; (iii) Bộ Giao thông vận tải là cơ quan giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thống nhất quản lý hoạt động kiểm định, bảo đảm mọi phương tiện khi tham gia giao thông phải tuyệt đối an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
- Về nội dung tăng cường nhân lực, cơ sở vật chất đối với lĩnh vực đăng kiểm: Huy động cơ sở vật chất và nhân lực của ngành Công an, Quân đội (đáp ứng đầy đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định xe ô tô) tham gia kiểm định phương tiện dân sự khi được Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho phép kết hợp quốc phòng - an ninh với kinh tế.
- Về quy định các đơn vị bảo dưỡng, bảo hành phương tiện giao thông cơ giới đường bộ: Các đơn vị bảo dưỡng, bảo hành thuộc đại lý chính hãng của nhà sản xuất, lắp ráp xe ô tô trong nước, trung tâm bảo dưỡng khác đáp ứng điều kiện đăng kiểm được tham gia cung cấp dịch vụ kiểm định nếu đáp ứng các quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định xe ô tô và các quy định của pháp luật có liên quan.
2- Về nội dung quy định trách nhiệm các cơ quan: (i) Phân công Bộ Tài chính ban hành giá dịch vụ kiểm định trên cơ sở tính đúng, tính đủ chi phí theo cơ chế thị trường (phối hợp với Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn); (ii) Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định về trách nhiệm cơ quan, đơn vị trong việc thiết kế, thẩm định, phê duyệt, nghiệm thu hoạt động hoán cải phương tiện theo đúng quy định của pháp luật; (iii) Bộ Nội vụ, Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu quy định biên chế cán bộ, công chức, viên chức cho các địa phương khi được phân cấp quản lý nhà nước đối với hoạt động đăng kiểm xe ô tô, hoàn thành trước ngày 31/5/2023.
Để đồng bộ khi ban hành Nghị định này, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải khẩn trương chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ áp dụng trình tự thủ tục rút gọn đối với xây dựng Thông tư: (i) Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT, Thông tư số 02/2023/TT-BGTVT (ban hành trước ngày 15/5/2023); trong đó tự động đăng ký kiểm định đối với xe mới và xe được giãn chu kỳ kiểm định, ứng dụng công nghệ thông tin để tự động cho phép giãn chu kỳ kiểm định nhằm tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, giảm áp lực cho cơ sở đăng kiểm; (ii) Hướng dẫn chi tiết thi hành Nghị định này, nhằm sớm xử lý các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động kiểm định (ban hành đồng thời Nghị định này).
Đồng thời, Bộ Giao thông vận tải triển khai việc đăng ký lịch kiểm định bằng phần mềm xử lý kỹ thuật việc 01 phương tiện đăng ký nhiều nơi, một người đăng ký nhiều phương tiện để tránh trùng lặp và chống "cò mồi" dịch vụ này (không thực hiện thủ công bằng giấy) để tạo thuận lợi cho người dân, dễ quản lý và phòng tránh tiêu cực.
Nghiên cứu chu kỳ kiểm định theo số km
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu chu kỳ kiểm định đối với xe không kinh doanh vận tải, xe cá nhân với xe kinh doanh vận tải để bảo đảm hợp lý, an toàn (trong đó nghiên cứu quy định chu kỳ kiểm định theo số km sử dụng để thay thế tiêu chí về thời gian sử dụng phương tiện).
Nghiên cứu đề xuất bổ sung quy định về: (i) Trách nhiệm của chủ phương tiện, đơn vị bảo hành, bảo dưỡng phương tiện giữa 02 kỳ kiểm định; kết quả bảo hành, bảo dưỡng phương tiện (bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường) giữa 2 kỳ kiểm định là cơ sở để kiểm định phương tiện. (ii) Điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
Cùng với đó, ứng dụng công nghệ thông tin để liên thông cơ sở dữ liệu giữa Cục Đăng kiểm Việt Nam - Cục Cảnh sát giao thông - Đơn vị đăng kiểm - các trung tâm bảo hành phương tiện - đơn vị bảo hiểm phương tiện. Chứng nhận kiểm định của các trung tâm bảo hành được đăng ký trên cổng dịch vụ công.
Nghiên cứu hình thức dán tem kiểm định phù hợp, hoặc sử dụng ứng dụng điện tử cho phương tiện sau kiểm định tại trung tâm đăng kiểm hoặc các trung tâm bảo dưỡng có đủ điều kiện.
Vũ Phương Nhi
Tham khảo thêmĐề xuất áp dụng ngay giãn chu kỳ kiểm định cho ô tô mà không phải kiểm định lạiTham khảo thêmChấn chỉnh trong hoạt động kiểm định xe cơ giớiTham khảo thêmĐối tượng nào được tham gia cung ứng dịch vụ kiểm định xe cơ giới?Tham khảo thêmQuy định mới cho chu kỳ kiểm định ô tôTham khảo thêmGỡ khó cho người dân trong kiểm định phương tiện giao thông | Chống "cò mồi" dịch vụ kiểm định xe cơ giới
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giao thông vận tải triển khai việc đăng ký lịch kiểm định xe cơ giới bằng phần mềm, không thực hiện thủ công bằng giấy để tránh trùng lặp và chống "cò mồi" dịch vụ này.
bonewsrelation eonewsrelation Tue May 09 2023 15:06:55 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Tue May 09 2023 15:06:55 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Tue May 09 2023 15:54:18 GMT+0700 (Giờ Đông Dương)
Nghiên cứu quy định chu kỳ kiểm định theo số km sử dụng để thay thế tiêu chí về thời gian sử dụng phương tiện.
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp rà soát dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 139/2018/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới.
Thông báo nêu: Việc khẩn trương xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 139/2018/NĐ-CP là yêu cầu cấp thiết. Để sớm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác kiểm định xe ô tô; đồng thời không để xảy ra các sai phạm, bất ổn như thời gian qua, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giao thông vận tải tiếp tục chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến, hoàn thiện dự thảo Nghị định, trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/5/2023.
Tách bạch chức năng quản lý và chức năng cung cấp dịch vụ kiểm định
Trong đó, Phó Thủ tướng lưu ý Bộ Giao thông vận tải cần tập trung vào các nội dung sau:
1- Về nội dung liên quan đến công tác quản lý nhà nước: (i) Nghị định phải thể hiện rõ ràng, tách bạch chức năng quản lý nhà nước và chức năng cung cấp dịch vụ kiểm định xe ô tô; (ii) Thực hiện phân cấp cho các địa phương đủ năng lực trong quản lý nhà nước đối với công tác kiểm định; nghiên cứu phương án phân cấp cho các địa phương quản lý toàn diện về công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm chuẩn, quy hoạch mạng lưới kiểm chuẩn theo quy định; (iii) Bộ Giao thông vận tải là cơ quan giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thống nhất quản lý hoạt động kiểm định, bảo đảm mọi phương tiện khi tham gia giao thông phải tuyệt đối an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
- Về nội dung tăng cường nhân lực, cơ sở vật chất đối với lĩnh vực đăng kiểm: Huy động cơ sở vật chất và nhân lực của ngành Công an, Quân đội (đáp ứng đầy đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định xe ô tô) tham gia kiểm định phương tiện dân sự khi được Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho phép kết hợp quốc phòng - an ninh với kinh tế.
- Về quy định các đơn vị bảo dưỡng, bảo hành phương tiện giao thông cơ giới đường bộ: Các đơn vị bảo dưỡng, bảo hành thuộc đại lý chính hãng của nhà sản xuất, lắp ráp xe ô tô trong nước, trung tâm bảo dưỡng khác đáp ứng điều kiện đăng kiểm được tham gia cung cấp dịch vụ kiểm định nếu đáp ứng các quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định xe ô tô và các quy định của pháp luật có liên quan.
2- Về nội dung quy định trách nhiệm các cơ quan: (i) Phân công Bộ Tài chính ban hành giá dịch vụ kiểm định trên cơ sở tính đúng, tính đủ chi phí theo cơ chế thị trường (phối hợp với Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn); (ii) Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định về trách nhiệm cơ quan, đơn vị trong việc thiết kế, thẩm định, phê duyệt, nghiệm thu hoạt động hoán cải phương tiện theo đúng quy định của pháp luật; (iii) Bộ Nội vụ, Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu quy định biên chế cán bộ, công chức, viên chức cho các địa phương khi được phân cấp quản lý nhà nước đối với hoạt động đăng kiểm xe ô tô, hoàn thành trước ngày 31/5/2023.
Để đồng bộ khi ban hành Nghị định này, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải khẩn trương chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ áp dụng trình tự thủ tục rút gọn đối với xây dựng Thông tư: (i) Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT, Thông tư số 02/2023/TT-BGTVT (ban hành trước ngày 15/5/2023); trong đó tự động đăng ký kiểm định đối với xe mới và xe được giãn chu kỳ kiểm định, ứng dụng công nghệ thông tin để tự động cho phép giãn chu kỳ kiểm định nhằm tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, giảm áp lực cho cơ sở đăng kiểm; (ii) Hướng dẫn chi tiết thi hành Nghị định này, nhằm sớm xử lý các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động kiểm định (ban hành đồng thời Nghị định này).
Đồng thời, Bộ Giao thông vận tải triển khai việc đăng ký lịch kiểm định bằng phần mềm xử lý kỹ thuật việc 01 phương tiện đăng ký nhiều nơi, một người đăng ký nhiều phương tiện để tránh trùng lặp và chống "cò mồi" dịch vụ này (không thực hiện thủ công bằng giấy) để tạo thuận lợi cho người dân, dễ quản lý và phòng tránh tiêu cực.
Nghiên cứu chu kỳ kiểm định theo số km
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu chu kỳ kiểm định đối với xe không kinh doanh vận tải, xe cá nhân với xe kinh doanh vận tải để bảo đảm hợp lý, an toàn (trong đó nghiên cứu quy định chu kỳ kiểm định theo số km sử dụng để thay thế tiêu chí về thời gian sử dụng phương tiện).
Nghiên cứu đề xuất bổ sung quy định về: (i) Trách nhiệm của chủ phương tiện, đơn vị bảo hành, bảo dưỡng phương tiện giữa 02 kỳ kiểm định; kết quả bảo hành, bảo dưỡng phương tiện (bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường) giữa 2 kỳ kiểm định là cơ sở để kiểm định phương tiện. (ii) Điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
Cùng với đó, ứng dụng công nghệ thông tin để liên thông cơ sở dữ liệu giữa Cục Đăng kiểm Việt Nam - Cục Cảnh sát giao thông - Đơn vị đăng kiểm - các trung tâm bảo hành phương tiện - đơn vị bảo hiểm phương tiện. Chứng nhận kiểm định của các trung tâm bảo hành được đăng ký trên cổng dịch vụ công.
Nghiên cứu hình thức dán tem kiểm định phù hợp, hoặc sử dụng ứng dụng điện tử cho phương tiện sau kiểm định tại trung tâm đăng kiểm hoặc các trung tâm bảo dưỡng có đủ điều kiện.
Vũ Phương Nhi
Tham khảo thêmĐề xuất áp dụng ngay giãn chu kỳ kiểm định cho ô tô mà không phải kiểm định lạiTham khảo thêmChấn chỉnh trong hoạt động kiểm định xe cơ giớiTham khảo thêmĐối tượng nào được tham gia cung ứng dịch vụ kiểm định xe cơ giới?Tham khảo thêmQuy định mới cho chu kỳ kiểm định ô tôTham khảo thêmGỡ khó cho người dân trong kiểm định phương tiện giao thông | |
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu cơ quan chức năng hướng dẫn người dân sử dụng thiết bị điện bảo đảm tuyệt đối an toàn | (Chinhphu.vn) – Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký ban hành Công điện ngày 25/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc ngạt khí tại Bình Dương, trong đó yêu cầu các cơ quan chức năng hướng dẫn người dân sử dụng các thiết bị điện đúng quy định, bảo đảm an toàn, tiết kiệm, nhất là việc người dân tự sử dụng máy phát điện cá nhân cho tiêu dùng điện. 666/CĐ-TTg | Mon Jul 25 2022 18:21:00 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Mon Jul 25 2022 18:21:00 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Mon Jul 25 2022 19:14:51 GMT+0700 (Giờ Đông Dương)
Nơi diễn ra vụ việc ngạt khí tại Bình Dương
Công điện nêu rõ:
Vào sáng ngày 24/7/2022, tại căn nhà trên đường DJ 15 Khu công nghiệp Mỹ Phước 3, phường Thới Hòa, Thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương đã xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng, đáng tiếc làm 6 người thiệt mạng. Nguyên nhân ban đầu được xác định bị ngạt khí, do sử dụng máy phát điện bất cẩn trong nhà đóng kín, dẫn đến hậu quả nêu trên.
Đây là vụ việc rất thương tâm, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc nhất đến gia đình, thân nhân người bị nạn và có ý kiến chỉ đạo như sau:
1. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương khẩn trương tổ chức thăm hỏi, động viên và có biện pháp hỗ trợ kịp thời gia đình người bị nạn theo quy định; đồng thời tiếp tục tập trung chỉ đạo các lực lượng chức năng khẩn trương làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả và thực hiện tốt việc đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường.
2. Hiện nay, do tình hình thời tiết có nhiều diễn biến bất thường, nắng nóng kéo dài, ảnh hưởng đến cung ứng điện một số khu vực cũng như sử dụng điện của người dân, trong đó có việc người dân sử dụng máy phát điện nhiên liệu xăng, dầu tự cấp điện khi có sự cố lưới điện dẫn đến không đảm bảo cung ứng điện từ lưới điện quốc gia. Tuy nhiên, việc sử dụng không đúng cách sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí cả tính mạng của người sử dụng và những người có liên quan. Về vấn đề này, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương:
- Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam chủ động tính toán, dự báo nhu cầu điện, lập kế hoạch vận hành hệ thống điện quốc gia đảm bảo an toàn, cung cấp đủ điện cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân; tăng cường công tác tiết kiệm điện; đồng thời, chỉ đạo các đơn vị chức năng thường xuyên theo dõi, hướng dẫn người dân sử dụng các thiết bị điện đúng quy định, bảo đảm tuyệt đối an toàn.
- Bộ Công an, Bộ Quốc phòng theo chức năng nhiệm vụ được giao, chỉ đạo chuẩn bị các phương án, lực lượng, phương tiện, kịp thời ứng cứu khi có các tình huống khẩn cấp về cháy nổ do chập điện, ngạt khí do sử dụng máy có khí phát thải, trong đó có máy phát điện sử dụng nhiên liệu xăng, dầu.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng các thiết bị điện đúng quy định, bảo đảm an toàn, tiết kiệm, nhất là việc người dân tự sử dụng máy phát điện cá nhân cho tiêu dùng điện./. | Thủ tướng Chính phủ yêu cầu cơ quan chức năng hướng dẫn người dân sử dụng thiết bị điện bảo đảm tuyệt đối an toàn
(Chinhphu.vn) – Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký ban hành Công điện ngày 25/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc ngạt khí tại Bình Dương, trong đó yêu cầu các cơ quan chức năng hướng dẫn người dân sử dụng các thiết bị điện đúng quy định, bảo đảm an toàn, tiết kiệm, nhất là việc người dân tự sử dụng máy phát điện cá nhân cho tiêu dùng điện. 666/CĐ-TTg
Mon Jul 25 2022 18:21:00 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Mon Jul 25 2022 18:21:00 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Mon Jul 25 2022 19:14:51 GMT+0700 (Giờ Đông Dương)
Nơi diễn ra vụ việc ngạt khí tại Bình Dương
Công điện nêu rõ:
Vào sáng ngày 24/7/2022, tại căn nhà trên đường DJ 15 Khu công nghiệp Mỹ Phước 3, phường Thới Hòa, Thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương đã xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng, đáng tiếc làm 6 người thiệt mạng. Nguyên nhân ban đầu được xác định bị ngạt khí, do sử dụng máy phát điện bất cẩn trong nhà đóng kín, dẫn đến hậu quả nêu trên.
Đây là vụ việc rất thương tâm, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc nhất đến gia đình, thân nhân người bị nạn và có ý kiến chỉ đạo như sau:
1. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương khẩn trương tổ chức thăm hỏi, động viên và có biện pháp hỗ trợ kịp thời gia đình người bị nạn theo quy định; đồng thời tiếp tục tập trung chỉ đạo các lực lượng chức năng khẩn trương làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả và thực hiện tốt việc đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường.
2. Hiện nay, do tình hình thời tiết có nhiều diễn biến bất thường, nắng nóng kéo dài, ảnh hưởng đến cung ứng điện một số khu vực cũng như sử dụng điện của người dân, trong đó có việc người dân sử dụng máy phát điện nhiên liệu xăng, dầu tự cấp điện khi có sự cố lưới điện dẫn đến không đảm bảo cung ứng điện từ lưới điện quốc gia. Tuy nhiên, việc sử dụng không đúng cách sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí cả tính mạng của người sử dụng và những người có liên quan. Về vấn đề này, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương:
- Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam chủ động tính toán, dự báo nhu cầu điện, lập kế hoạch vận hành hệ thống điện quốc gia đảm bảo an toàn, cung cấp đủ điện cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân; tăng cường công tác tiết kiệm điện; đồng thời, chỉ đạo các đơn vị chức năng thường xuyên theo dõi, hướng dẫn người dân sử dụng các thiết bị điện đúng quy định, bảo đảm tuyệt đối an toàn.
- Bộ Công an, Bộ Quốc phòng theo chức năng nhiệm vụ được giao, chỉ đạo chuẩn bị các phương án, lực lượng, phương tiện, kịp thời ứng cứu khi có các tình huống khẩn cấp về cháy nổ do chập điện, ngạt khí do sử dụng máy có khí phát thải, trong đó có máy phát điện sử dụng nhiên liệu xăng, dầu.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng các thiết bị điện đúng quy định, bảo đảm an toàn, tiết kiệm, nhất là việc người dân tự sử dụng máy phát điện cá nhân cho tiêu dùng điện./. | |
Dù gian khổ, hiểm nguy tới đâu cũng sẵn sàng xả thân để bảo vệ đồng bào | (Chinhphu.vn) – Trong bất kỳ tình huống nào, dù gian khổ, hiểm nguy tới đâu, cán bộ, đảng viên của Đảng và cán bộ, chiến sĩ Quân đội cũng sẵn sàng xả thân để bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân; luôn tận tuỵ vì nước, vì dân, góp phần tô thắm phẩm chất tốt đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” trong phòng, chống thiên tai, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn. | Đại tướng Ngô Xuân Lịch: Trong bất kỳ tình huống nào, dù gian khổ, hiểm nguy tới đâu, cán bộ, đảng viên của Đảng và cán bộ, chiến sĩ Quân đội cũng sẵn sàng xả thân để bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân.
Ngày 16/10, thay mặt Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương đã có Thư gửi gia đình các đồng chí hy sinh trong thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn tại tỉnh Thừa Thiên - Huế và cán bộ, chiến sĩ toàn quân.
Trong thư, Đại tướng Ngô Xuân Lịch thân ái gửi gia đình các đồng chí hy sinh trong thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn tại tỉnh Thừa Thiên - Huế! Thân ái gửi cán bộ, chiến sĩ toàn quân!
Đại tướng Ngô Xuân Lịch chia sẻ: “Những ngày vừa qua, trên địa bàn các tỉnh miền Trung, nhất là Thừa Thiên - Huế đã xảy ra mưa lũ rất lớn gây nhiều thiệt hại về tính mạng và tài sản của nhân dân.
Đặc biệt, trước thông tin khẩn thiết về tình hình sạt lở đất tại thủy điện Rào Trăng 3 thuộc địa phận xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế, Đoàn công tác gồm các cán bộ, chiến sĩ Quân khu 4, Cục Cứu hộ - Cứu nạn và tỉnh Thừa Thiên - Huế đã nhanh chóng lên đường, tìm mọi cách tiếp cận hiện trường, kịp thời triển khai phương án tìm kiếm, cứu nạn.
Tuy nhiên, trước diễn biến khó lường của mưa lũ, sự cố sạt lở đất nghiêm trọng trong đêm ngày 12/10/2020 đã làm 13 đồng chí trong Đoàn công tác hy sinh, gồm 10 cán bộ, chiến sĩ Quân khu 4, 01 cán bộ Cục Cứu hộ - Cứu nạn, 01 cán bộ huyện Phong Điền và 01 cán bộ Cổng Thông tin điện tử tỉnh Thừa Thiên - Huế”.
Đại tướng Ngô Xuân Lịch khẳng định: “Sự hy sinh của 13 đồng chí trong thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn là vô cùng to lớn, để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với cán bộ, chiến sĩ toàn quân và đồng bào cả nước.
Sự hy sinh ấy một lần nữa khẳng định rằng, trong bất kỳ tình huống nào, dù gian khổ, hiểm nguy tới đâu, cán bộ, đảng viên của Đảng và cán bộ, chiến sĩ Quân đội cũng sẵn sàng xả thân để bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân; luôn tận tuỵ vì nước, vì dân, góp phần tô thắm phẩm chất tốt đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” trong phòng, chống thiên tai, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn.
Cán bộ, chiến sĩ toàn quân và đồng bào cả nước khắc ghi sâu đậm tinh thần quả cảm và sự hy sinh cao cả của các đồng chí”.
Thay mặt Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch gửi tới gia đình, người thân các đồng chí đã hy sinh những tình cảm chân thành và lời chia buồn sâu sắc nhất; mong các gia đình vững tâm, sớm vượt qua đau thương mất mát to lớn này, tiếp tục đóng góp công sức cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, để những người thân yêu của mình được an giấc ngàn thu nơi cõi vĩnh hằng.
Noi gương các đồng chí đã hy sinh, Đại tướng Ngô Xuân Lịch kêu gọi cán bộ, chiến sĩ toàn quân tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng và phẩm chất tốt đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”; đoàn kết, chủ động, sáng tạo, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao; tích cực giúp đỡ nhân dân phát triển kinh tế - xã hội, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; sẵn sàng có mặt những nơi khó khăn, gian khổ, bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản và cuộc sống bình yên của nhân dân; xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, Nhà nước và nhân dân./. | Dù gian khổ, hiểm nguy tới đâu cũng sẵn sàng xả thân để bảo vệ đồng bào
(Chinhphu.vn) – Trong bất kỳ tình huống nào, dù gian khổ, hiểm nguy tới đâu, cán bộ, đảng viên của Đảng và cán bộ, chiến sĩ Quân đội cũng sẵn sàng xả thân để bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân; luôn tận tuỵ vì nước, vì dân, góp phần tô thắm phẩm chất tốt đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” trong phòng, chống thiên tai, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn.
Đại tướng Ngô Xuân Lịch: Trong bất kỳ tình huống nào, dù gian khổ, hiểm nguy tới đâu, cán bộ, đảng viên của Đảng và cán bộ, chiến sĩ Quân đội cũng sẵn sàng xả thân để bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân.
Ngày 16/10, thay mặt Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương đã có Thư gửi gia đình các đồng chí hy sinh trong thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn tại tỉnh Thừa Thiên - Huế và cán bộ, chiến sĩ toàn quân.
Trong thư, Đại tướng Ngô Xuân Lịch thân ái gửi gia đình các đồng chí hy sinh trong thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn tại tỉnh Thừa Thiên - Huế! Thân ái gửi cán bộ, chiến sĩ toàn quân!
Đại tướng Ngô Xuân Lịch chia sẻ: “Những ngày vừa qua, trên địa bàn các tỉnh miền Trung, nhất là Thừa Thiên - Huế đã xảy ra mưa lũ rất lớn gây nhiều thiệt hại về tính mạng và tài sản của nhân dân.
Đặc biệt, trước thông tin khẩn thiết về tình hình sạt lở đất tại thủy điện Rào Trăng 3 thuộc địa phận xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế, Đoàn công tác gồm các cán bộ, chiến sĩ Quân khu 4, Cục Cứu hộ - Cứu nạn và tỉnh Thừa Thiên - Huế đã nhanh chóng lên đường, tìm mọi cách tiếp cận hiện trường, kịp thời triển khai phương án tìm kiếm, cứu nạn.
Tuy nhiên, trước diễn biến khó lường của mưa lũ, sự cố sạt lở đất nghiêm trọng trong đêm ngày 12/10/2020 đã làm 13 đồng chí trong Đoàn công tác hy sinh, gồm 10 cán bộ, chiến sĩ Quân khu 4, 01 cán bộ Cục Cứu hộ - Cứu nạn, 01 cán bộ huyện Phong Điền và 01 cán bộ Cổng Thông tin điện tử tỉnh Thừa Thiên - Huế”.
Đại tướng Ngô Xuân Lịch khẳng định: “Sự hy sinh của 13 đồng chí trong thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn là vô cùng to lớn, để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với cán bộ, chiến sĩ toàn quân và đồng bào cả nước.
Sự hy sinh ấy một lần nữa khẳng định rằng, trong bất kỳ tình huống nào, dù gian khổ, hiểm nguy tới đâu, cán bộ, đảng viên của Đảng và cán bộ, chiến sĩ Quân đội cũng sẵn sàng xả thân để bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân; luôn tận tuỵ vì nước, vì dân, góp phần tô thắm phẩm chất tốt đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” trong phòng, chống thiên tai, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn.
Cán bộ, chiến sĩ toàn quân và đồng bào cả nước khắc ghi sâu đậm tinh thần quả cảm và sự hy sinh cao cả của các đồng chí”.
Thay mặt Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch gửi tới gia đình, người thân các đồng chí đã hy sinh những tình cảm chân thành và lời chia buồn sâu sắc nhất; mong các gia đình vững tâm, sớm vượt qua đau thương mất mát to lớn này, tiếp tục đóng góp công sức cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, để những người thân yêu của mình được an giấc ngàn thu nơi cõi vĩnh hằng.
Noi gương các đồng chí đã hy sinh, Đại tướng Ngô Xuân Lịch kêu gọi cán bộ, chiến sĩ toàn quân tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng và phẩm chất tốt đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”; đoàn kết, chủ động, sáng tạo, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao; tích cực giúp đỡ nhân dân phát triển kinh tế - xã hội, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; sẵn sàng có mặt những nơi khó khăn, gian khổ, bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản và cuộc sống bình yên của nhân dân; xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, Nhà nước và nhân dân./. | |
Phó Chủ tịch nước thăm, tặng quà tại Bệnh viện Nhi Trung ương | Nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 và Tháng Hành động Vì trẻ em 2023, ngày 2/6, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Chủ tịch Hội đồng bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam, cùng đoàn công tác đã đến thăm, tặng quà các bệnh nhi đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương, Hà Nội. | Fri Jun 02 2023 17:49:02 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Fri Jun 02 2023 17:49:02 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Fri Jun 02 2023 17:50:39 GMT+0700 (Giờ Đông Dương)
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trao đổi với đội ngũ y, bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương
Theo Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương Trần Minh Điển, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 3.500 - 4.500 trẻ em đến thăm khám ngoại trú và có gần 2.000 bệnh nhi đang điều trị nội trú.
Bệnh viện là nơi tiếp nhận những ca bệnh khó, phức tạp nhất của cả nước với khối lượng công việc rất lớn. Trong đó, có nhiều ca phẫu thuật chuyên sâu như ghép tế bào gốc, ghép thận, ghép gan, phẫu thuật tim mở, ghép tủy, phẫu thuật thần kinh... và nhiều can thiệp chuyên sâu, hồi sức, làm tim phổi nhân tạo bên ngoài, chạy máy lọc thận...
Bên cạnh đó, Bệnh viện còn chú trọng đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ trang thiết bị cho 28 bệnh viện vệ tinh ở các tỉnh thành để đảm bảo cho các bệnh nhân tuyến dưới được hưởng chất lượng khám, chữa bệnh chất lượng; đảm nhiệm việc đào tạo nhân lực chuyên ngành y ở toàn bộ khu vực phía bắc và một số khu vực phía nam.
Công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế cũng đạt được nhiều hiệu quả, thành công. Trong hai năm bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 (2021-2022), Bệnh viện đã vượt qua rất nhiều khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được Bộ Y tế giao phó.
Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương chia sẻ thêm, 13 năm nay, Phòng Công tác xã hội của Bệnh viện luôn thực hiện tốt nhiệm vụ kết nối các nhà tài trợ, tổ chức, đơn vị để có nguồn lực hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; đồng thời chăm sóc tinh thần cho các em bằng những lớp học hy vọng, âm nhạc, tiếng Anh, vẽ... ngay tại bệnh viện; tổ chức các buổi sinh hoạt, nghệ thuật, vui chơi nhân các dịp lễ, Tết... Qua đó, giúp các bậc phụ huynh, bệnh nhi giảm bớt căng thẳng trong quá trình điều trị tại bệnh viện; bệnh nhi có cơ hội được vui chơi, giải trí...
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm hỏi, tặng quà cho bệnh nhi đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương
Tại bệnh viện, Phó Chủ tịch Nước Võ Thị Ánh Xuân đánh giá cao, biểu dương và chúc mừng những kết quả Bệnh viện Nhi Trung ương đạt được trong thời gian qua đã góp phần chăm sóc sức khỏe nhân dân, trong đó có trẻ em.
Phó Chủ tịch nước bày tỏ ấn tượng khi bệnh viện có những hoạt động toàn diện, không chỉ nâng cao về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, cơ sở vật chất..., mà còn làm tốt công tác xã hội để hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đến chữa bệnh.
Phó Chủ tịch nước mong muốn thời gian tới, Bệnh viện sẽ tiếp tục duy trì, phát huy những hoạt động hỗ trợ bệnh nhân; tiếp tục phát triển, xứng đáng là đơn vị đầu ngành trong cung cấp dịch vụ khám, điều trị, chăm sóc nhi khoa, cũng như các công tác đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cao về chuyên khoa nhi tại Việt Nam hiện nay.
Phó Chủ tịch nước bày tỏ băn khoăn trước tình hình hiện nay bệnh tật diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, trong khi tiến bộ khoa học, y học hiện đại có thể chưa kịp ứng phó. Do đó, bệnh viện cần không ngừng nghiên cứu để dự báo được các loại bệnh để có thể phòng ngừa; tiếp tục nghiên cứu các cách thức, kỹ thuật, tay nghề để khi điều trị cho trẻ em ít để lại di chứng nhất, giúp các em có cơ hội phát triển toàn diện, khỏe mạnh để đất nước có một nguồn nhân lực chất lượng tốt.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm hỏi, tặng quà cho bệnh nhi đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương
Dịp này, Phó Chủ tịch nước đã trao tặng một khoản kinh phí hỗ trợ dành cho các bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại viện. Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) và Quỹ Ngày mai tươi sáng cũng trao quà tặng các bệnh nhi tại đây với tổng giá trị lần lượt là 230 triệu đồng và 200 triệu đồng.
Bên cạnh việc trao kinh phí hỗ trợ Bệnh viện, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng đoàn công tác đã trực tiếp xuống thăm, trao quà tặng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại Trung tâm Ung thư và Trung tâm Thần kinh của Bệnh viện Nhi Trung ương.
theo TTXVN | Phó Chủ tịch nước thăm, tặng quà tại Bệnh viện Nhi Trung ương
Nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 và Tháng Hành động Vì trẻ em 2023, ngày 2/6, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Chủ tịch Hội đồng bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam, cùng đoàn công tác đã đến thăm, tặng quà các bệnh nhi đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương, Hà Nội.
Fri Jun 02 2023 17:49:02 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Fri Jun 02 2023 17:49:02 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Fri Jun 02 2023 17:50:39 GMT+0700 (Giờ Đông Dương)
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trao đổi với đội ngũ y, bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương
Theo Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương Trần Minh Điển, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 3.500 - 4.500 trẻ em đến thăm khám ngoại trú và có gần 2.000 bệnh nhi đang điều trị nội trú.
Bệnh viện là nơi tiếp nhận những ca bệnh khó, phức tạp nhất của cả nước với khối lượng công việc rất lớn. Trong đó, có nhiều ca phẫu thuật chuyên sâu như ghép tế bào gốc, ghép thận, ghép gan, phẫu thuật tim mở, ghép tủy, phẫu thuật thần kinh... và nhiều can thiệp chuyên sâu, hồi sức, làm tim phổi nhân tạo bên ngoài, chạy máy lọc thận...
Bên cạnh đó, Bệnh viện còn chú trọng đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ trang thiết bị cho 28 bệnh viện vệ tinh ở các tỉnh thành để đảm bảo cho các bệnh nhân tuyến dưới được hưởng chất lượng khám, chữa bệnh chất lượng; đảm nhiệm việc đào tạo nhân lực chuyên ngành y ở toàn bộ khu vực phía bắc và một số khu vực phía nam.
Công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế cũng đạt được nhiều hiệu quả, thành công. Trong hai năm bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 (2021-2022), Bệnh viện đã vượt qua rất nhiều khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được Bộ Y tế giao phó.
Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương chia sẻ thêm, 13 năm nay, Phòng Công tác xã hội của Bệnh viện luôn thực hiện tốt nhiệm vụ kết nối các nhà tài trợ, tổ chức, đơn vị để có nguồn lực hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; đồng thời chăm sóc tinh thần cho các em bằng những lớp học hy vọng, âm nhạc, tiếng Anh, vẽ... ngay tại bệnh viện; tổ chức các buổi sinh hoạt, nghệ thuật, vui chơi nhân các dịp lễ, Tết... Qua đó, giúp các bậc phụ huynh, bệnh nhi giảm bớt căng thẳng trong quá trình điều trị tại bệnh viện; bệnh nhi có cơ hội được vui chơi, giải trí...
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm hỏi, tặng quà cho bệnh nhi đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương
Tại bệnh viện, Phó Chủ tịch Nước Võ Thị Ánh Xuân đánh giá cao, biểu dương và chúc mừng những kết quả Bệnh viện Nhi Trung ương đạt được trong thời gian qua đã góp phần chăm sóc sức khỏe nhân dân, trong đó có trẻ em.
Phó Chủ tịch nước bày tỏ ấn tượng khi bệnh viện có những hoạt động toàn diện, không chỉ nâng cao về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, cơ sở vật chất..., mà còn làm tốt công tác xã hội để hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đến chữa bệnh.
Phó Chủ tịch nước mong muốn thời gian tới, Bệnh viện sẽ tiếp tục duy trì, phát huy những hoạt động hỗ trợ bệnh nhân; tiếp tục phát triển, xứng đáng là đơn vị đầu ngành trong cung cấp dịch vụ khám, điều trị, chăm sóc nhi khoa, cũng như các công tác đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cao về chuyên khoa nhi tại Việt Nam hiện nay.
Phó Chủ tịch nước bày tỏ băn khoăn trước tình hình hiện nay bệnh tật diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, trong khi tiến bộ khoa học, y học hiện đại có thể chưa kịp ứng phó. Do đó, bệnh viện cần không ngừng nghiên cứu để dự báo được các loại bệnh để có thể phòng ngừa; tiếp tục nghiên cứu các cách thức, kỹ thuật, tay nghề để khi điều trị cho trẻ em ít để lại di chứng nhất, giúp các em có cơ hội phát triển toàn diện, khỏe mạnh để đất nước có một nguồn nhân lực chất lượng tốt.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm hỏi, tặng quà cho bệnh nhi đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương
Dịp này, Phó Chủ tịch nước đã trao tặng một khoản kinh phí hỗ trợ dành cho các bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại viện. Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) và Quỹ Ngày mai tươi sáng cũng trao quà tặng các bệnh nhi tại đây với tổng giá trị lần lượt là 230 triệu đồng và 200 triệu đồng.
Bên cạnh việc trao kinh phí hỗ trợ Bệnh viện, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng đoàn công tác đã trực tiếp xuống thăm, trao quà tặng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại Trung tâm Ung thư và Trung tâm Thần kinh của Bệnh viện Nhi Trung ương.
theo TTXVN | |
Tây Ninh: Hồ sơ của bà Đoàn Thị Chử đang được xem xét, xử lý | (Chinhphu.vn) – Bà Đoàn Thị Chử (Tây Ninh) hiện tạm trú tại Khu phố Bàu Mây, phường An Tịnh, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Công việc chính của bà là thu mua phế liệu. Do tình hình dịch bệnh COVID-19 và thực hiện theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ bà đã ngừng hoạt động thu mua phế liệu. | Bà Chử đã nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ khó khăn tại Khu phố nhưng đến nay vẫn chưa được nhận tiền. Bà Chử hỏi, bà có thuộc đối tượng được hỗ trợ không? Mức hỗ trợ là bao nhiêu?
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Tây Ninh trả lời vấn đề này như sau:
UBND phường An Tịnh đã tiếp nhận thông tin của bà Đoàn Thị Chử, tạm trú tại Khu phố Bàu Mây, nội dung bà nêu do tình hình dịch bệnh COVID-19 bà chấp hành Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã ngừng hoạt động thu mua phế liệu và đã nộp hồ sơ tại Khu phố nhưng vẫn chưa thấy được nhận tiền hỗ trợ.
Theo UBND phường An Tịnh cho biết, hồ sơ của bà Đoàn Thị Chử đã hoàn chỉnh và gửi đề nghị về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội Thị xã Trảng Bàng vào ngày 25/8/2021. UBND phường sẽ không để bất cứ hồ sơ nào tồn đọng tại phường. Trường hợp nếu không đủ điều kiện sẽ liên hệ khu phố trả lời để người lao động được biết để người lao động yên tâm.
Chinhphu.vn | Tây Ninh: Hồ sơ của bà Đoàn Thị Chử đang được xem xét, xử lý
(Chinhphu.vn) – Bà Đoàn Thị Chử (Tây Ninh) hiện tạm trú tại Khu phố Bàu Mây, phường An Tịnh, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Công việc chính của bà là thu mua phế liệu. Do tình hình dịch bệnh COVID-19 và thực hiện theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ bà đã ngừng hoạt động thu mua phế liệu.
Bà Chử đã nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ khó khăn tại Khu phố nhưng đến nay vẫn chưa được nhận tiền. Bà Chử hỏi, bà có thuộc đối tượng được hỗ trợ không? Mức hỗ trợ là bao nhiêu?
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Tây Ninh trả lời vấn đề này như sau:
UBND phường An Tịnh đã tiếp nhận thông tin của bà Đoàn Thị Chử, tạm trú tại Khu phố Bàu Mây, nội dung bà nêu do tình hình dịch bệnh COVID-19 bà chấp hành Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã ngừng hoạt động thu mua phế liệu và đã nộp hồ sơ tại Khu phố nhưng vẫn chưa thấy được nhận tiền hỗ trợ.
Theo UBND phường An Tịnh cho biết, hồ sơ của bà Đoàn Thị Chử đã hoàn chỉnh và gửi đề nghị về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội Thị xã Trảng Bàng vào ngày 25/8/2021. UBND phường sẽ không để bất cứ hồ sơ nào tồn đọng tại phường. Trường hợp nếu không đủ điều kiện sẽ liên hệ khu phố trả lời để người lao động được biết để người lao động yên tâm.
Chinhphu.vn | |
Bến Tre: Xã Phước Mỹ Trung đã niêm yết công khai danh sách hỗ trợ | Ông Trần Tấn Công (xã Phước Mỹ Trung, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre) làm thợ hồ. Ông đã hỏi trưởng ấp về việc làm đơn trợ cấp thì được trả lời, chỉ cần liên hệ tổ trưởng để lập danh sách. Tuy nhiên đến nay, ông Công vẫn chưa nhận được thông tin hỗ trợ. Ông đề nghị cơ quan chức năng kiểm tra trường hợp của ông. | Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bến Tre trả lời vấn đề này như sau:
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã đề nghị UBND xã Phước Mỹ Trung rà soát trường hợp phản ánh của ông Trần Tấn Công.
Qua kiểm tra, ông Công làm nghề thợ hồ nên thuộc đối tượng được hỗ trợ theo Quyết định số 25/2021/QĐ-UBND ngày 13/8/2021 của UBND tỉnh Bến Tre về việc hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.
Hiện tại, UBND xã Phước Mỹ Trung đã niêm yết công khai danh sách người lao động được hỗ trợ (trong đó có ông Công) tại trụ sở các ấp, khi nào nhận được kinh phí của cấp có thẩm quyền, UBND xã sẽ thông báo đến ông Công.
Chinhphu.vn | Bến Tre: Xã Phước Mỹ Trung đã niêm yết công khai danh sách hỗ trợ
Ông Trần Tấn Công (xã Phước Mỹ Trung, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre) làm thợ hồ. Ông đã hỏi trưởng ấp về việc làm đơn trợ cấp thì được trả lời, chỉ cần liên hệ tổ trưởng để lập danh sách. Tuy nhiên đến nay, ông Công vẫn chưa nhận được thông tin hỗ trợ. Ông đề nghị cơ quan chức năng kiểm tra trường hợp của ông.
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bến Tre trả lời vấn đề này như sau:
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã đề nghị UBND xã Phước Mỹ Trung rà soát trường hợp phản ánh của ông Trần Tấn Công.
Qua kiểm tra, ông Công làm nghề thợ hồ nên thuộc đối tượng được hỗ trợ theo Quyết định số 25/2021/QĐ-UBND ngày 13/8/2021 của UBND tỉnh Bến Tre về việc hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.
Hiện tại, UBND xã Phước Mỹ Trung đã niêm yết công khai danh sách người lao động được hỗ trợ (trong đó có ông Công) tại trụ sở các ấp, khi nào nhận được kinh phí của cấp có thẩm quyền, UBND xã sẽ thông báo đến ông Công.
Chinhphu.vn | |
Đưa hơn 340 công dân Việt Nam từ Đài Loan (Trung Quốc) về nước | (Chinhphu.vn) – Ngày 28/12, các cơ quan chức năng Việt Nam, Văn phòng Kinh tế-Văn hoá Việt Nam tại Đài Bắc, hãng Hàng không Pacific Airlines và các cơ quan chức năng Đài Loan (Trung Quốc) đã phối hợp thực hiện 02 chuyến bay chở hơn 340 công dân Việt Nam từ Đài Loan (Trung Quốc) về nước. | Hành khách trên chuyến bay gồm người cao tuổi, người mắc bệnh nền, sức khoẻ yếu hoặc bị tai nạn lao động, phụ nữ mang thai, lao động hết hạn hợp đồng, học sinh, sinh viên đã kết thúc chương trình học và một số trường hợp đặc biệt khó khăn khác. Văn phòng Kinh tế-Văn hoá Việt Nam tại Đài Bắc đã tích cực, chủ động hỗ trợ, hướng dẫn công dân hoàn thành các thủ tục và cử cán bộ trực tiếp phối hợp với hãng hàng không hỗ trợ công dân tại sân bay.
Với mục tiêu đảm bảo sức khỏe cho công dân, ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh, hãng Hàng không Pacific Airlines đã thực hiện nghiêm túc các biện pháp về an ninh, an toàn và vệ sinh dịch tễ trong suốt hành trình các chuyến bay. Ngay sau khi hạ cánh xuống sân bay quốc tế Đà Nẵng, những người tham gia các chuyến bay đã được giám sát y tế và cách ly tập trung theo đúng quy định.
Thời gian tới, việc đưa công dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về nước sẽ được sắp xếp theo nguyện vọng của công dân, phù hợp với tình hình dịch bệnh và năng lực cách ly trong nước./.
BNG | Đưa hơn 340 công dân Việt Nam từ Đài Loan (Trung Quốc) về nước
(Chinhphu.vn) – Ngày 28/12, các cơ quan chức năng Việt Nam, Văn phòng Kinh tế-Văn hoá Việt Nam tại Đài Bắc, hãng Hàng không Pacific Airlines và các cơ quan chức năng Đài Loan (Trung Quốc) đã phối hợp thực hiện 02 chuyến bay chở hơn 340 công dân Việt Nam từ Đài Loan (Trung Quốc) về nước.
Hành khách trên chuyến bay gồm người cao tuổi, người mắc bệnh nền, sức khoẻ yếu hoặc bị tai nạn lao động, phụ nữ mang thai, lao động hết hạn hợp đồng, học sinh, sinh viên đã kết thúc chương trình học và một số trường hợp đặc biệt khó khăn khác. Văn phòng Kinh tế-Văn hoá Việt Nam tại Đài Bắc đã tích cực, chủ động hỗ trợ, hướng dẫn công dân hoàn thành các thủ tục và cử cán bộ trực tiếp phối hợp với hãng hàng không hỗ trợ công dân tại sân bay.
Với mục tiêu đảm bảo sức khỏe cho công dân, ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh, hãng Hàng không Pacific Airlines đã thực hiện nghiêm túc các biện pháp về an ninh, an toàn và vệ sinh dịch tễ trong suốt hành trình các chuyến bay. Ngay sau khi hạ cánh xuống sân bay quốc tế Đà Nẵng, những người tham gia các chuyến bay đã được giám sát y tế và cách ly tập trung theo đúng quy định.
Thời gian tới, việc đưa công dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về nước sẽ được sắp xếp theo nguyện vọng của công dân, phù hợp với tình hình dịch bệnh và năng lực cách ly trong nước./.
BNG | |
Xã Xuân Thới Thượng (TPHCM) đang rà soát hộ khó khăn để xét hỗ trợ | (Chinhphu.vn) – Vợ chồng bà Nguyễn Thị Kim Chi (TPHCM) có một con trai 14 tháng tuổi, gia đình đã mất thu nhập 3 tháng nay. Nhà bà đang ở trọ, không còn tiền để trả tiền nhà và hiện chưa nhận được tiền hỗ trợ của chính quyền. Bà Chi đề nghị chính quyền xem xét hỗ trợ cho gia đình bà. | Về vấn đề này, UBND xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TPHCM trả lời như sau:
Hiện tại gói hỗ trợ tiền cho các hộ gia đình khó khăn trong đợt dịch bệnh COVID-19 đang tạm dừng. Xã đang tiến hành rà soát nhân khẩu hộ gia đình khó khăn và chờ hướng dẫn chỉ đạo của UBND TPHCM để trợ cấp theo quy định mới.
Nếu bà Chi gặp khó khăn, chưa kê khai nhân khẩu trong gia đình thì liên hệ công an khu vực hoặc tổ trưởng để kê khai hộ gia đình lao động khó khăn. Nếu bà đã kê khai, xin chờ huyện xét duyệt để nhận hỗ trợ theo quy định.
Nếu bà là người lao động có hợp đồng lao động và đóng BHXH mà công ty phải dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021 được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện sau:
- Đang tham gia BHXH bắt buộc tại tháng liền kề trước thời điểm người lao động chấm dứt hợp đồng lao động;
- Chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021 nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.
Người lao động có nhu cầu hỗ trợ gửi hồ sơ đến Trung tâm Dịch vụ việc làm TPHCM thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc 1 trong 6 Chi nhánh Bảo hiểm thất nghiệp thuộc Trung tâm có trụ sở tại thành phố Thủ Đức, Quận 4, Quận 6, Quận 12, huyện Củ Chi.
Thời hạn tiếp nhận hồ sơ chậm nhất đến hết ngày 31/1/2022. Mức hỗ trợ: 3.710.000 đồng/người. Người lao động đang mang thai được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/người; người lao động đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 6 tuổi được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/trẻ em chưa đủ 6 tuổi và chỉ hỗ trợ cho 1 người là mẹ hoặc cha hoặc người chăm sóc thay thế trẻ em.
Chinhphu.vn | Xã Xuân Thới Thượng (TPHCM) đang rà soát hộ khó khăn để xét hỗ trợ
(Chinhphu.vn) – Vợ chồng bà Nguyễn Thị Kim Chi (TPHCM) có một con trai 14 tháng tuổi, gia đình đã mất thu nhập 3 tháng nay. Nhà bà đang ở trọ, không còn tiền để trả tiền nhà và hiện chưa nhận được tiền hỗ trợ của chính quyền. Bà Chi đề nghị chính quyền xem xét hỗ trợ cho gia đình bà.
Về vấn đề này, UBND xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TPHCM trả lời như sau:
Hiện tại gói hỗ trợ tiền cho các hộ gia đình khó khăn trong đợt dịch bệnh COVID-19 đang tạm dừng. Xã đang tiến hành rà soát nhân khẩu hộ gia đình khó khăn và chờ hướng dẫn chỉ đạo của UBND TPHCM để trợ cấp theo quy định mới.
Nếu bà Chi gặp khó khăn, chưa kê khai nhân khẩu trong gia đình thì liên hệ công an khu vực hoặc tổ trưởng để kê khai hộ gia đình lao động khó khăn. Nếu bà đã kê khai, xin chờ huyện xét duyệt để nhận hỗ trợ theo quy định.
Nếu bà là người lao động có hợp đồng lao động và đóng BHXH mà công ty phải dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021 được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện sau:
- Đang tham gia BHXH bắt buộc tại tháng liền kề trước thời điểm người lao động chấm dứt hợp đồng lao động;
- Chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021 nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.
Người lao động có nhu cầu hỗ trợ gửi hồ sơ đến Trung tâm Dịch vụ việc làm TPHCM thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc 1 trong 6 Chi nhánh Bảo hiểm thất nghiệp thuộc Trung tâm có trụ sở tại thành phố Thủ Đức, Quận 4, Quận 6, Quận 12, huyện Củ Chi.
Thời hạn tiếp nhận hồ sơ chậm nhất đến hết ngày 31/1/2022. Mức hỗ trợ: 3.710.000 đồng/người. Người lao động đang mang thai được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/người; người lao động đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 6 tuổi được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/trẻ em chưa đủ 6 tuổi và chỉ hỗ trợ cho 1 người là mẹ hoặc cha hoặc người chăm sóc thay thế trẻ em.
Chinhphu.vn | |
Siết quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khoẻ | (Chinhphu.vn) – Bộ Y tế đã có văn bản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công Thương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công an, UBND các tỉnh/thành phố về việc tăng cường phối hợp quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khoẻ. | bonewsrelation eonewsrelation Thu Mar 31 2022 15:47:23 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- -- Thu Mar 31 2022 15:47:23 GMT+0700 (Giờ Đông Dương)
Bộ Y tế đề nghị các Bộ, địa phương tăng cường phối hợp quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khoẻ
Xử lý mạnh trang mạng xã hội; đóng vĩnh viễn tên miền vi phạm về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khoẻ
Theo Bộ Y tế, để thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện thủ tục hành chính, toàn bộ thủ tục đăng ký nội dung quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe đã được Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) thực hiện trên môi trường mạng (Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4).
Bên cạnh những tổ chức, cá nhân chấp hành tốt các quy định của pháp luật về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe vẫn còn tồn tại rất nhiều những tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về quảng cáo, chủ yếu tập trung vào các hành vi như quảng cáo không đúng bản chất của sản phẩm, quảng cáo khi chưa được thẩm định nội dung và quảng cáo không đúng nội dung đã được thẩm định.
Bộ Y tế đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân phát hành quảng cáo sai sự thật, quảng cáo chưa có thẩm định của cơ quan chuyên môn hoặc không đúng với nội dung đã được thẩm định. Có biện pháp xử lý mạnh với các trang mạng xã hội như facebook, tiktok, twitter,... các nền tảng quảng cáo trên google ads như youtube, coccoc, chrome,... và yêu cầu thực hiện nghiêm túc pháp luật của Việt Nam về quảng cáo.
Rà soát quản lý chặt điều kiện cho phép mở các trang website, tên miền hoạt động. Khi phát hiện sai phạm về quảng cáo cần kịp thời tạm đóng tên miền hoặc đóng vĩnh viễn tên miền vi phạm. Tăng cường quản lý hoạt động quảng cáo xuyên biên giới.
Bộ Công Thương tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, các công ty bán hàng đa cấp kinh doanh các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ.
Có biện pháp giám sát các hoạt động đa cấp, đặc biệt là các buổi hội thảo phát triển thành viên của các Công ty để tránh việc quảng cáo truyền miệng sai sự thật. Có biện pháp, chế tài xử lý mạnh các sàn giao dịch thương mại điện tử.
Xử lý nghiêm nghệ sĩ quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khoẻ 'nổ' tác dụng như thuốc chữa bệnh.
Bộ Y tế đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ tham gia quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe có tác dụng như thuốc chữa bệnh, thổi phồng công dụng, nêu các thông tin chưa được kiểm chứng, quảng cáo các thông tin chưa được cơ quan chuyên môn thẩm định gây ảnh hưởng tới sức khỏe và kinh tế cho người tiêu dùng.
Chấn chỉnh quảng cáo thực phẩm chức năng: Bảo vệ sức khỏe người dân và quyền lợi DNBộ Y tế cảnh báo quảng cáo thực phẩm chức năng không đúng bản chấtBộ Y tế cảnh báo chiêu trò gọi điện tự xưng bác sĩ, lừa bán thực phẩm chức năng
Bộ Y tế đề nghị Bộ Công an chỉ đạo kiểm tra xử lý nghiêm để làm gương các chủ tên miền quảng cáo trên các trang mạng xã hội vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo. Chủ trì phối hợp với các cơ quan của Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố điều tra, xử lý các tổ chức, cá nhân quảng cáo có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định, quản lý chặt chẽ hơn về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Chỉ mua thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng
Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh/thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng ở địa phương (Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Y tế; Sở Công Thương; Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch; Ban Quản lý An toàn thực phẩm; Thanh tra tỉnh/thành phố) tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên địa bàn.
Tuyên truyền để người dân không tham gia vào các clip, video quảng cáo sai tác dụng, công dụng của thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe như thuốc chữa bệnh.
Bộ Y tế cũng đề nghị các cơ quan chủ quản các đơn vị kinh doanh dịch vụ phát hành quảng cáo thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, xử lý quyết liệt những hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe của các đơn vị kinh doanh dịch vụ phát hành quảng cáo thuộc lĩnh vực mình quản lý.
Các cơ quan truyền thông đẩy mạnh công tác truyền thông để người dân chỉ mua thực phẩm bảo vệ sức khỏe khi có nhu cầu, không mua qua phương thức truyền miệng. Khi mua thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải có nguồn gốc rõ ràng, có hóa đơn, chứng từ để có căn cứ, bằng chứng để các cơ quan chức năng xử lý khi có yêu cầu.
TB | Siết quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khoẻ
(Chinhphu.vn) – Bộ Y tế đã có văn bản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công Thương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công an, UBND các tỉnh/thành phố về việc tăng cường phối hợp quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khoẻ.
bonewsrelation eonewsrelation Thu Mar 31 2022 15:47:23 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- -- Thu Mar 31 2022 15:47:23 GMT+0700 (Giờ Đông Dương)
Bộ Y tế đề nghị các Bộ, địa phương tăng cường phối hợp quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khoẻ
Xử lý mạnh trang mạng xã hội; đóng vĩnh viễn tên miền vi phạm về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khoẻ
Theo Bộ Y tế, để thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện thủ tục hành chính, toàn bộ thủ tục đăng ký nội dung quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe đã được Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) thực hiện trên môi trường mạng (Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4).
Bên cạnh những tổ chức, cá nhân chấp hành tốt các quy định của pháp luật về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe vẫn còn tồn tại rất nhiều những tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về quảng cáo, chủ yếu tập trung vào các hành vi như quảng cáo không đúng bản chất của sản phẩm, quảng cáo khi chưa được thẩm định nội dung và quảng cáo không đúng nội dung đã được thẩm định.
Bộ Y tế đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân phát hành quảng cáo sai sự thật, quảng cáo chưa có thẩm định của cơ quan chuyên môn hoặc không đúng với nội dung đã được thẩm định. Có biện pháp xử lý mạnh với các trang mạng xã hội như facebook, tiktok, twitter,... các nền tảng quảng cáo trên google ads như youtube, coccoc, chrome,... và yêu cầu thực hiện nghiêm túc pháp luật của Việt Nam về quảng cáo.
Rà soát quản lý chặt điều kiện cho phép mở các trang website, tên miền hoạt động. Khi phát hiện sai phạm về quảng cáo cần kịp thời tạm đóng tên miền hoặc đóng vĩnh viễn tên miền vi phạm. Tăng cường quản lý hoạt động quảng cáo xuyên biên giới.
Bộ Công Thương tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, các công ty bán hàng đa cấp kinh doanh các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ.
Có biện pháp giám sát các hoạt động đa cấp, đặc biệt là các buổi hội thảo phát triển thành viên của các Công ty để tránh việc quảng cáo truyền miệng sai sự thật. Có biện pháp, chế tài xử lý mạnh các sàn giao dịch thương mại điện tử.
Xử lý nghiêm nghệ sĩ quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khoẻ 'nổ' tác dụng như thuốc chữa bệnh.
Bộ Y tế đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ tham gia quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe có tác dụng như thuốc chữa bệnh, thổi phồng công dụng, nêu các thông tin chưa được kiểm chứng, quảng cáo các thông tin chưa được cơ quan chuyên môn thẩm định gây ảnh hưởng tới sức khỏe và kinh tế cho người tiêu dùng.
Chấn chỉnh quảng cáo thực phẩm chức năng: Bảo vệ sức khỏe người dân và quyền lợi DNBộ Y tế cảnh báo quảng cáo thực phẩm chức năng không đúng bản chấtBộ Y tế cảnh báo chiêu trò gọi điện tự xưng bác sĩ, lừa bán thực phẩm chức năng
Bộ Y tế đề nghị Bộ Công an chỉ đạo kiểm tra xử lý nghiêm để làm gương các chủ tên miền quảng cáo trên các trang mạng xã hội vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo. Chủ trì phối hợp với các cơ quan của Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố điều tra, xử lý các tổ chức, cá nhân quảng cáo có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định, quản lý chặt chẽ hơn về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Chỉ mua thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng
Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh/thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng ở địa phương (Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Y tế; Sở Công Thương; Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch; Ban Quản lý An toàn thực phẩm; Thanh tra tỉnh/thành phố) tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên địa bàn.
Tuyên truyền để người dân không tham gia vào các clip, video quảng cáo sai tác dụng, công dụng của thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe như thuốc chữa bệnh.
Bộ Y tế cũng đề nghị các cơ quan chủ quản các đơn vị kinh doanh dịch vụ phát hành quảng cáo thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, xử lý quyết liệt những hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe của các đơn vị kinh doanh dịch vụ phát hành quảng cáo thuộc lĩnh vực mình quản lý.
Các cơ quan truyền thông đẩy mạnh công tác truyền thông để người dân chỉ mua thực phẩm bảo vệ sức khỏe khi có nhu cầu, không mua qua phương thức truyền miệng. Khi mua thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải có nguồn gốc rõ ràng, có hóa đơn, chứng từ để có căn cứ, bằng chứng để các cơ quan chức năng xử lý khi có yêu cầu.
TB | |
Trên 213.000 ha vụ Đông Xuân đã đủ nước gieo cấy | Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) cho biết, tính đến 16h ngày 16/1, diện tích có nước gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2021-2022 khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ trong đợt 2 lấy nước là 213.807 ha, đạt 42,21% tổng diện tích gieo cấy. |
Các trạm bơm đầu mối vận hành tối đa công suất trong đợt 2 lấy nước gieo cấy vụ Đông Xuân 2021 -2022 tại các tỉnh khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ. Ảnh: VGP/ Toàn Thắng
Diện tích có nước tăng 4,5% so với ngày 15/1, cụ thể tỉnh Nam Định là địa phương có diện tích đủ nước cao nhất đạt 78,94%, Phú Thọ 61,32%; Vĩnh Phúc 55,89%, Hà Nam 54,65%, Ninh Bình 54,25%, Thái Bình 50,12%, Hải Phòng 39,85%, Hưng Yên 16,44%, Bắc Ninh 16,15%, Hà Nội 15,42%, và Hải Dương 14,35%.
Về tình hình nguồn nước, Theo Tổng cục Thủy lợi, tính đến 16h ngày 16/1 mực nước trung bình tại Trạm Thủy văn Hà Nội đạt 1,85 m, cao nhất lúc 11h đạt 2,08 m.
Thông tin từ Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia, từ đêm 15/1 đến trưa ngày 16/1, ở khu vực Tây Bắc có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to, tổng lượng mưa phổ biến từ 30-80 mm.
Từ chiều tối 16/1 đến ngày 17/1, khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa với tổng lượng mưa phổ biến 50-100 mm, có nơi trên 120 mm; khu vực đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mưa từ 20-50 mm, có nơi trên 50 mm.
Từ ngày 17 đến 19/1, khu vực Trung Trung Bộ có mưa với lượng mưa 20-50 mm, có nơi trên 50 mm.
Đánh giá về tình hình vận hành công trình thủy lợi lấy nước, theo Tổng cục Thủy lợi, với mực nước trong ngày 16/1, các công trình thủy lợi đã được sửa chữa, nâng cấp hạ thấp cao trình lấy nước, các trạm dã chiến đủ điều kiện vận hành; các cống lấy nước vùng triều có điều kiện vận hành tốt. Các địa phương đang tiếp tục tổ chức vận hành tối đa công trình để lấy nước.
Riêng tại trạm bơm Trung Hà (TP. Hà Nội) hiện chỉ vận hành được 1/9 máy do mực nước bị hạ thấp nghiêm trọng (đạt trung bình 7,17/7,5 m), thấp hơn cùng kỳ các năm trước khoảng 1,5 m.
Nhằm tận dụng hiệu quả lượng nước mưa bổ sung và hình thủy văn tiếp tục được cải thiện do mưa lớn kết hợp với việc điều tiết nguồn nước từ các hồ thủy điện phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân, Tổng cục Thủy lợi đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố theo dõi chặt chẽ tình hình mưa, chỉ đạo tổ chức tăng cường lấy nước, giữ nước, tận dụng tốt lượng nước từ mưa để phấn đấu hoàn thành sớm kế hoạch lấy nước đợt 2.
Đồng thời đề nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam tiếp tục duy trì vận hành tối đa công suất từ các nhà máy thủy điện để tạo điều kiện thuận lợi cho các công trình thủy lợi lấy nước.
Trong ngày hôm nay, 17/1, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ kiểm tra, chỉ đạo công tác lấy nước tại các tỉnh Thái Bình, Hưng Yên.
Toàn Thắng | Trên 213.000 ha vụ Đông Xuân đã đủ nước gieo cấy
Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) cho biết, tính đến 16h ngày 16/1, diện tích có nước gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2021-2022 khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ trong đợt 2 lấy nước là 213.807 ha, đạt 42,21% tổng diện tích gieo cấy.
Các trạm bơm đầu mối vận hành tối đa công suất trong đợt 2 lấy nước gieo cấy vụ Đông Xuân 2021 -2022 tại các tỉnh khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ. Ảnh: VGP/ Toàn Thắng
Diện tích có nước tăng 4,5% so với ngày 15/1, cụ thể tỉnh Nam Định là địa phương có diện tích đủ nước cao nhất đạt 78,94%, Phú Thọ 61,32%; Vĩnh Phúc 55,89%, Hà Nam 54,65%, Ninh Bình 54,25%, Thái Bình 50,12%, Hải Phòng 39,85%, Hưng Yên 16,44%, Bắc Ninh 16,15%, Hà Nội 15,42%, và Hải Dương 14,35%.
Về tình hình nguồn nước, Theo Tổng cục Thủy lợi, tính đến 16h ngày 16/1 mực nước trung bình tại Trạm Thủy văn Hà Nội đạt 1,85 m, cao nhất lúc 11h đạt 2,08 m.
Thông tin từ Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia, từ đêm 15/1 đến trưa ngày 16/1, ở khu vực Tây Bắc có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to, tổng lượng mưa phổ biến từ 30-80 mm.
Từ chiều tối 16/1 đến ngày 17/1, khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa với tổng lượng mưa phổ biến 50-100 mm, có nơi trên 120 mm; khu vực đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mưa từ 20-50 mm, có nơi trên 50 mm.
Từ ngày 17 đến 19/1, khu vực Trung Trung Bộ có mưa với lượng mưa 20-50 mm, có nơi trên 50 mm.
Đánh giá về tình hình vận hành công trình thủy lợi lấy nước, theo Tổng cục Thủy lợi, với mực nước trong ngày 16/1, các công trình thủy lợi đã được sửa chữa, nâng cấp hạ thấp cao trình lấy nước, các trạm dã chiến đủ điều kiện vận hành; các cống lấy nước vùng triều có điều kiện vận hành tốt. Các địa phương đang tiếp tục tổ chức vận hành tối đa công trình để lấy nước.
Riêng tại trạm bơm Trung Hà (TP. Hà Nội) hiện chỉ vận hành được 1/9 máy do mực nước bị hạ thấp nghiêm trọng (đạt trung bình 7,17/7,5 m), thấp hơn cùng kỳ các năm trước khoảng 1,5 m.
Nhằm tận dụng hiệu quả lượng nước mưa bổ sung và hình thủy văn tiếp tục được cải thiện do mưa lớn kết hợp với việc điều tiết nguồn nước từ các hồ thủy điện phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân, Tổng cục Thủy lợi đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố theo dõi chặt chẽ tình hình mưa, chỉ đạo tổ chức tăng cường lấy nước, giữ nước, tận dụng tốt lượng nước từ mưa để phấn đấu hoàn thành sớm kế hoạch lấy nước đợt 2.
Đồng thời đề nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam tiếp tục duy trì vận hành tối đa công suất từ các nhà máy thủy điện để tạo điều kiện thuận lợi cho các công trình thủy lợi lấy nước.
Trong ngày hôm nay, 17/1, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ kiểm tra, chỉ đạo công tác lấy nước tại các tỉnh Thái Bình, Hưng Yên.
Toàn Thắng | |
Tài xế tại Bến Tre có được hỗ trợ do ảnh hưởng dịch? | Ông Đặng Minh Tuấn (Bến Tre) hỏi, gói hỗ trợ người bị ảnh hưởng dịch COVID-19 của tỉnh có hỗ trợ cho thợ mộc, thợ hồ và tài xế hay không? | Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bến Tre trả lời vấn đề này như sau:
Theo quy định tại Quyết định số 25/2021/QĐ-UBND ngày 13/8/2021 của UBND tỉnh Bến Tre về việc hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh thì:
Đối với công việc “làm thuê thợ hồ, phụ hồ; làm thuê trong lĩnh vực mộc” thuộc nhóm công việc, lĩnh vực được hỗ trợ.
Trường hợp này, người lao động cần liên hệ với Công chức Lao động – Thương binh và Xã hội nơi cư trú để được hướng dẫn làm hồ sơ.
Đối với công việc “tài xế” chưa thuộc nhóm công việc, lĩnh vực được hỗ trợ. Khi nào có chính sách mới, địa phương sẽ thông báo rộng rãi cho người dân biết để kê khai theo quy định.
Chinhphu.vn | Tài xế tại Bến Tre có được hỗ trợ do ảnh hưởng dịch?
Ông Đặng Minh Tuấn (Bến Tre) hỏi, gói hỗ trợ người bị ảnh hưởng dịch COVID-19 của tỉnh có hỗ trợ cho thợ mộc, thợ hồ và tài xế hay không?
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bến Tre trả lời vấn đề này như sau:
Theo quy định tại Quyết định số 25/2021/QĐ-UBND ngày 13/8/2021 của UBND tỉnh Bến Tre về việc hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh thì:
Đối với công việc “làm thuê thợ hồ, phụ hồ; làm thuê trong lĩnh vực mộc” thuộc nhóm công việc, lĩnh vực được hỗ trợ.
Trường hợp này, người lao động cần liên hệ với Công chức Lao động – Thương binh và Xã hội nơi cư trú để được hướng dẫn làm hồ sơ.
Đối với công việc “tài xế” chưa thuộc nhóm công việc, lĩnh vực được hỗ trợ. Khi nào có chính sách mới, địa phương sẽ thông báo rộng rãi cho người dân biết để kê khai theo quy định.
Chinhphu.vn | |
Sửa Luật BHXH: Gia tăng lợi ích cho người lao động | Quan điểm, mục tiêu sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội là để mở rộng và gia tăng quyền, lợi ích, tạo sự hấp dẫn nhằm thu hút người lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo đảm an sinh xã hội cho người dân. | bonewsrelation eonewsrelation bonewsrelation eonewsrelation Wed Mar 22 2023 13:35:00 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Wed Mar 22 2023 13:35:00 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Wed Mar 22 2023 13:36:04 GMT+0700 (Giờ Đông Dương)
TS. Bùi Sỹ Lợi: Sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội là để mở rộng và gia tăng quyền, lợi ích, tạo sự hấp dẫn nhằm thu hút người lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo đảm an sinh xã hội cho người dân.
Cho phép rút 50% bảo hiểm xã hội một lần giúp người dân vượt qua được khó khăn trước mắt
Trao đổi về đề xuất cho phép rút 50% bảo hiểm xã hội một lần giúp người dân vượt qua được khó khăn trước mắt, đảm bảo an sinh khi về hưu nhưng cần thời gian để người dân đồng thuận, TS. Bùi Sỹ Lợi bày tỏ nhất trí với quan điểm này, với lý do người lao động chưa hiểu đầy đủ ý nghĩa, giá trị của bảo hiểm xã hội.
Theo ông, bảo hiểm xã hội là trụ cột cơ bản của hệ thống an sinh xã hội nhằm bảo đảm cuộc sống cho người dân khi về già, dựa trên quyền con người theo quy định của Hiến pháp, nên rất cần thời gian để người dân đồng thuận và tự nguyện thực hiện vì lợi ích của chính mình.
Nếu người lao động quá khó khăn thì xin nhận một phần tối đa bằng 50% quỹ bảo hiểm xã hội được tích lũy trong thời gian đã tham gia, phần còn lại để dành khi về già.
Trong thời gian còn lại chờ đến tuổi nghỉ hưu, người lao động có thể tiếp tục tham gia vào hệ thống bảo hiểm xã hội để có mức lương hưu hoặc trợ cấp hưu trí xã hội cao hơn, bảo đảm cuộc sống.
Do đó, cần phải tuyên truyền, giải thích để người lao động nhận thức đúng chính sách. Vấn đề cần lưu ý cho người lao động hiểu rõ về thiệt hại, đó là đóng thì nhiều, lấy ra thì ít, một năm đóng 2,64 tháng, nếu nhận bảo hiểm xã hội một lần chỉ được tối đa 2 tháng, mất 0,64 tháng. Phải để mọi người có thời gian tính toán đâu là lợi ích tốt nhất để tự nguyện thực hiện.
Rút bảo hiểm xã hội một lần: Lợi ít, thiệt hại lâu dài
TS. Bùi Sỹ Lợi cho rằng, với việc rút bảo hiểm xã hội một lần, người lao động có thể nhận được một số tiền lớn để sử dụng cho nhu cầu chi tiêu cấp thiết, giải quyết được khó khăn trước mắt mà không cần phải vay mượn và lo lắng. Tuy nhiên, về tổng thể, rút bảo hiểm xã hội một lần, lợi thì ít mà thiệt hại thì lâu dài.
Thứ nhất, không được đảm bảo nguồn thu nhập hằng tháng khi về già, phải phụ thuộc vào con cháu, mất đi tự do, sự tự tin và sự an nhàn của cuộc sống nghỉ hưu.
Thứ hai, số tiền khi rút bảo hiểm xã hội một lần thực tế sẽ thấp hơn nhiều so với số tiền đã đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Thứ ba, không được cấp bảo hiểm y tế miễn phí, không được hưởng chế độ miễn 100% tiền khám chữa bệnh bảo hiểm y tế đúng tuyến.
Thứ tư, khi tử vong thì gia đình không được nhận tiền trợ cấp mai táng và trợ cấp hằng tháng.
Cuối cùng, nếu chọn rút bảo hiểm xã hội một lần mà sau này nếu đi làm lại và có đóng bảo hiểm xã hội thì khoảng thời gian đóng trước đó không được tính do đã hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần rồi.
Bảo hiểm xã hội là "của để dành" quý giá của người lao động
Theo TS. Bùi Sỹ Lợi: Tiền của người lao động đóng góp được tích lũy và quản lý tập trung ở cấp quốc gia. Nguồn quỹ bảo hiểm xã hội kết dư được đem đi đầu tư, tăng trưởng và tiền đó của người lao động vẫn tiếp tục tăng lên, trừ đi phần chi phí quản lý thôi. Khoản tiền đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội là "của để dành" quý giá của người lao động.
Nếu không nhận một lần thì người tham gia có thể bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để khi có điều kiện thì tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện với sự hỗ trợ của Nhà nước.
TIN LIÊN QUANNhững điểm mới trong Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi)Đề xuất giảm số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng chế độ hưu tríĐề xuất phương án giải quyết chế độ BHXH cho người lao động tại đơn vị nợ đóng BHXHĐề xuất quy định mới về mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng BHXH
Trong thời gian bảo lưu, nếu chẳng may qua đời thì gia đình được hưởng trợ cấp mai táng phí, thân nhân được hưởng trợ cấp tuất theo quy định bằng hoặc lớn hơn mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Theo tính toán, nếu cùng một thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì tổng lợi ích bằng tiền khi hưởng lương hưu hằng tháng sẽ cao hơn nhiều khi hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Nếu người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần, đương nhiên họ sẽ ra khỏi hệ thống an sinh xã hội.
Bên cạnh đó, nhà nước không giữ được lưới an sinh cho toàn dân, đồng nghĩa với người dân không còn được hưởng các chế độ chính sách an sinh của Đảng và Nhà nước như lương hưu hay bảo hiểm y tế, chế độ tử tuất.
Quan trọng hơn là không thực hiện được quan điểm bao phủ bảo hiểm xã hội toàn dân theo tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW của Trung ương.
Phấn đấu đến năm 2045 toàn bộ người sau độ tuổi lao động được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội và trợ cấp hưu trí xã hội
Theo TS. Bùi Sỹ Lợi, quan điểm, mục tiêu sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội là để mở rộng và gia tăng quyền, lợi ích, tạo sự hấp dẫn nhằm thu hút người lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo đảm an sinh xã hội cho người dân dựa trên quyền con người theo quy định của Hiến pháp.
Đồng thời, việc sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội cũng nhằm thể chế quan điểm mục tiêu của Đảng theo Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội theo hướng đa tầng, linh hoạt, hiện đại, hội nhập, tiến tới bao phủ toàn bộ lực lượng lao động, từng bước tiến tới bảo hiểm xã hội bắt buộc toàn dân.
Quan điểm của Đảng theo tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW là phải bảo đảm cân bằng lợi ích của người dân và Nhà nước với vai trò Nhà nước bảo hộ quỹ bảo hiểm xã hội và hỗ trợ người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và có giải pháp bảo toàn, tăng trưởng quỹ.
Phấn đấu đến năm 2030, 60% lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội và đến năm 2045 toàn bộ người sau độ tuổi lao động được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội và trợ cấp hưu trí xã hội.
Cần có chính sách hỗ trợ người lao động giải quyết khó khăn trước mắt để giữ được lưới an sinh
Để hạn chế rút bảo hiểm xã hội một lần, trước hết, Nhà nước cần phải nỗ lực hơn để người lao động hiểu ý nghĩa, giá trị của bảo hiểm xã hội và có chính sách hỗ trợ, giải quyết những khó khăn trước mắt cho họ để giữ được lưới an sinh. Nếu không, cả xã hội sẽ phải cùng nhau trả giá như bài học từ Quyết định 176-HĐBT về thôi việc một lần.
Theo TS. Bùi Sỹ Lợi, thực tế, rút một phần quỹ bảo hiểm xã hội một lần, có thể vẫn không đủ nguồn lực để trang trải cuộc sống và tạo mở việc làm của gia đình người lao động. Do đó, rất cần những gói vay ưu đãi để hỗ trợ thêm cho họ.
Đồng thời, cần có chính sách tạo "sinh kế" giải quyết việc làm bền vững, hoặc hỗ trợ doanh nghiệp ổn định sán xuất, chuyển đổi ngành. Hỗ trợ đào tạo lại nghề cho người lao động qua quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm.
Nhà nước cũng cần có chính sách đầu tư phát triển kinh tế hộ gia đình, thông qua vay vốn ưu đãi, hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý; khuyến khích và có chính sách hỗ trợ vốn, đất đai, tìm kiếm thị trường cho các hợp tác xã, hộ gia đình trung lưu để thu hút người lao động làm việc, tăng thu nhập bảo đảm cuộc sống, và trở lại tham gia hệ thống bảo hiểm xã hội.
Báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc triển khai Nghị quyết 93/2015/QH13 của Quốc hội thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động cho thấy, giai đoạn 2016-2021 có hơn 4,06 triệu người rút bảo hiểm xã hội một lần. Bình quân mỗi năm có gần 700 nghìn người rút. Nhiều năm qua, số người rút bảo hiểm xã hội một lần năm sau cao hơn năm trước, tốc độ tăng trung bình 11%. Tổng kinh phí chi trả giai đoạn này là 131.940 tỷ đồng.Số người hưởng bảo hiểm xã hội một lần chiếm bình quân 4,7% tổng số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, tương đương tốc độ phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bình quân cả giai đoạn 2014-2020. Điều này có nghĩa cứ 2 người mới tham gia bảo hiểm xã hội thì có 1 người cũ rời khỏi lưới an sinh này.Trong 4,06 triệu người rút một lần, có khoảng 1,2 triệu người đã quay trở lại hệ thống và tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội. Số người đến tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ năm đóng bảo hiểm xã hội được rút một lần là 30.000 người; 20.000 người đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ năm đã tự nguyện đóng một lần cho thời gian còn thiếu để hưởng lương hưu.
Mời bạn đọc xem toàn văn và góp ý Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) TẠI ĐÂY.
Tham khảo thêmTOÀN VĂN: Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)Tham khảo thêmSửa đổi căn bản, toàn diện Luật Bảo hiểm xã hộiTham khảo thêmNghiên cứu, bổ sung hoàn thiện các chế tài xử lý hành vi trốn đóng, chậm đóng, trục lợi bảo hiểm xã hộiTham khảo thêmHiến kế xử lý dứt điểm tình trạng doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hộiTham khảo thêmTừ ngày 1/7/2023 các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội sẽ thay đổi thế nào?Tham khảo thêmQuy định mới về mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hộiTham khảo thêmQuy trình giải quyết hưởng Bảo hiểm xã hội một lần áp dụng xác thực qua chữ ký sốTham khảo thêmHướng dẫn đăng ký tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên Cổng DVC quốc giaTham khảo thêmHướng dẫn đặt lịch làm việc trực tuyến với cơ quan bảo hiểm xã hộiTham khảo thêmCần tham gia bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm để hưởng lương hưu tối đa?Tham khảo thêmChính phủ trình Quốc hội tăng lương cơ sở, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, phụ cấp ưu đãi nghề y tế...Tham khảo thêmTOÀN VĂN: Quyết định số 19/2022/QĐ-TTg ngày 22/9/2022 về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế giai đoạn 2022-2024Tham khảo thêmTập trung nguồn lực để cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hộiTham khảo thêmHà Nội điều chỉnh mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trước ngày 25/7 | Sửa Luật BHXH: Gia tăng lợi ích cho người lao động
Quan điểm, mục tiêu sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội là để mở rộng và gia tăng quyền, lợi ích, tạo sự hấp dẫn nhằm thu hút người lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo đảm an sinh xã hội cho người dân.
bonewsrelation eonewsrelation bonewsrelation eonewsrelation Wed Mar 22 2023 13:35:00 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Wed Mar 22 2023 13:35:00 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Wed Mar 22 2023 13:36:04 GMT+0700 (Giờ Đông Dương)
TS. Bùi Sỹ Lợi: Sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội là để mở rộng và gia tăng quyền, lợi ích, tạo sự hấp dẫn nhằm thu hút người lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo đảm an sinh xã hội cho người dân.
Cho phép rút 50% bảo hiểm xã hội một lần giúp người dân vượt qua được khó khăn trước mắt
Trao đổi về đề xuất cho phép rút 50% bảo hiểm xã hội một lần giúp người dân vượt qua được khó khăn trước mắt, đảm bảo an sinh khi về hưu nhưng cần thời gian để người dân đồng thuận, TS. Bùi Sỹ Lợi bày tỏ nhất trí với quan điểm này, với lý do người lao động chưa hiểu đầy đủ ý nghĩa, giá trị của bảo hiểm xã hội.
Theo ông, bảo hiểm xã hội là trụ cột cơ bản của hệ thống an sinh xã hội nhằm bảo đảm cuộc sống cho người dân khi về già, dựa trên quyền con người theo quy định của Hiến pháp, nên rất cần thời gian để người dân đồng thuận và tự nguyện thực hiện vì lợi ích của chính mình.
Nếu người lao động quá khó khăn thì xin nhận một phần tối đa bằng 50% quỹ bảo hiểm xã hội được tích lũy trong thời gian đã tham gia, phần còn lại để dành khi về già.
Trong thời gian còn lại chờ đến tuổi nghỉ hưu, người lao động có thể tiếp tục tham gia vào hệ thống bảo hiểm xã hội để có mức lương hưu hoặc trợ cấp hưu trí xã hội cao hơn, bảo đảm cuộc sống.
Do đó, cần phải tuyên truyền, giải thích để người lao động nhận thức đúng chính sách. Vấn đề cần lưu ý cho người lao động hiểu rõ về thiệt hại, đó là đóng thì nhiều, lấy ra thì ít, một năm đóng 2,64 tháng, nếu nhận bảo hiểm xã hội một lần chỉ được tối đa 2 tháng, mất 0,64 tháng. Phải để mọi người có thời gian tính toán đâu là lợi ích tốt nhất để tự nguyện thực hiện.
Rút bảo hiểm xã hội một lần: Lợi ít, thiệt hại lâu dài
TS. Bùi Sỹ Lợi cho rằng, với việc rút bảo hiểm xã hội một lần, người lao động có thể nhận được một số tiền lớn để sử dụng cho nhu cầu chi tiêu cấp thiết, giải quyết được khó khăn trước mắt mà không cần phải vay mượn và lo lắng. Tuy nhiên, về tổng thể, rút bảo hiểm xã hội một lần, lợi thì ít mà thiệt hại thì lâu dài.
Thứ nhất, không được đảm bảo nguồn thu nhập hằng tháng khi về già, phải phụ thuộc vào con cháu, mất đi tự do, sự tự tin và sự an nhàn của cuộc sống nghỉ hưu.
Thứ hai, số tiền khi rút bảo hiểm xã hội một lần thực tế sẽ thấp hơn nhiều so với số tiền đã đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Thứ ba, không được cấp bảo hiểm y tế miễn phí, không được hưởng chế độ miễn 100% tiền khám chữa bệnh bảo hiểm y tế đúng tuyến.
Thứ tư, khi tử vong thì gia đình không được nhận tiền trợ cấp mai táng và trợ cấp hằng tháng.
Cuối cùng, nếu chọn rút bảo hiểm xã hội một lần mà sau này nếu đi làm lại và có đóng bảo hiểm xã hội thì khoảng thời gian đóng trước đó không được tính do đã hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần rồi.
Bảo hiểm xã hội là "của để dành" quý giá của người lao động
Theo TS. Bùi Sỹ Lợi: Tiền của người lao động đóng góp được tích lũy và quản lý tập trung ở cấp quốc gia. Nguồn quỹ bảo hiểm xã hội kết dư được đem đi đầu tư, tăng trưởng và tiền đó của người lao động vẫn tiếp tục tăng lên, trừ đi phần chi phí quản lý thôi. Khoản tiền đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội là "của để dành" quý giá của người lao động.
Nếu không nhận một lần thì người tham gia có thể bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để khi có điều kiện thì tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện với sự hỗ trợ của Nhà nước.
TIN LIÊN QUANNhững điểm mới trong Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi)Đề xuất giảm số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng chế độ hưu tríĐề xuất phương án giải quyết chế độ BHXH cho người lao động tại đơn vị nợ đóng BHXHĐề xuất quy định mới về mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng BHXH
Trong thời gian bảo lưu, nếu chẳng may qua đời thì gia đình được hưởng trợ cấp mai táng phí, thân nhân được hưởng trợ cấp tuất theo quy định bằng hoặc lớn hơn mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Theo tính toán, nếu cùng một thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì tổng lợi ích bằng tiền khi hưởng lương hưu hằng tháng sẽ cao hơn nhiều khi hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Nếu người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần, đương nhiên họ sẽ ra khỏi hệ thống an sinh xã hội.
Bên cạnh đó, nhà nước không giữ được lưới an sinh cho toàn dân, đồng nghĩa với người dân không còn được hưởng các chế độ chính sách an sinh của Đảng và Nhà nước như lương hưu hay bảo hiểm y tế, chế độ tử tuất.
Quan trọng hơn là không thực hiện được quan điểm bao phủ bảo hiểm xã hội toàn dân theo tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW của Trung ương.
Phấn đấu đến năm 2045 toàn bộ người sau độ tuổi lao động được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội và trợ cấp hưu trí xã hội
Theo TS. Bùi Sỹ Lợi, quan điểm, mục tiêu sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội là để mở rộng và gia tăng quyền, lợi ích, tạo sự hấp dẫn nhằm thu hút người lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo đảm an sinh xã hội cho người dân dựa trên quyền con người theo quy định của Hiến pháp.
Đồng thời, việc sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội cũng nhằm thể chế quan điểm mục tiêu của Đảng theo Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội theo hướng đa tầng, linh hoạt, hiện đại, hội nhập, tiến tới bao phủ toàn bộ lực lượng lao động, từng bước tiến tới bảo hiểm xã hội bắt buộc toàn dân.
Quan điểm của Đảng theo tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW là phải bảo đảm cân bằng lợi ích của người dân và Nhà nước với vai trò Nhà nước bảo hộ quỹ bảo hiểm xã hội và hỗ trợ người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và có giải pháp bảo toàn, tăng trưởng quỹ.
Phấn đấu đến năm 2030, 60% lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội và đến năm 2045 toàn bộ người sau độ tuổi lao động được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội và trợ cấp hưu trí xã hội.
Cần có chính sách hỗ trợ người lao động giải quyết khó khăn trước mắt để giữ được lưới an sinh
Để hạn chế rút bảo hiểm xã hội một lần, trước hết, Nhà nước cần phải nỗ lực hơn để người lao động hiểu ý nghĩa, giá trị của bảo hiểm xã hội và có chính sách hỗ trợ, giải quyết những khó khăn trước mắt cho họ để giữ được lưới an sinh. Nếu không, cả xã hội sẽ phải cùng nhau trả giá như bài học từ Quyết định 176-HĐBT về thôi việc một lần.
Theo TS. Bùi Sỹ Lợi, thực tế, rút một phần quỹ bảo hiểm xã hội một lần, có thể vẫn không đủ nguồn lực để trang trải cuộc sống và tạo mở việc làm của gia đình người lao động. Do đó, rất cần những gói vay ưu đãi để hỗ trợ thêm cho họ.
Đồng thời, cần có chính sách tạo "sinh kế" giải quyết việc làm bền vững, hoặc hỗ trợ doanh nghiệp ổn định sán xuất, chuyển đổi ngành. Hỗ trợ đào tạo lại nghề cho người lao động qua quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm.
Nhà nước cũng cần có chính sách đầu tư phát triển kinh tế hộ gia đình, thông qua vay vốn ưu đãi, hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý; khuyến khích và có chính sách hỗ trợ vốn, đất đai, tìm kiếm thị trường cho các hợp tác xã, hộ gia đình trung lưu để thu hút người lao động làm việc, tăng thu nhập bảo đảm cuộc sống, và trở lại tham gia hệ thống bảo hiểm xã hội.
Báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc triển khai Nghị quyết 93/2015/QH13 của Quốc hội thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động cho thấy, giai đoạn 2016-2021 có hơn 4,06 triệu người rút bảo hiểm xã hội một lần. Bình quân mỗi năm có gần 700 nghìn người rút. Nhiều năm qua, số người rút bảo hiểm xã hội một lần năm sau cao hơn năm trước, tốc độ tăng trung bình 11%. Tổng kinh phí chi trả giai đoạn này là 131.940 tỷ đồng.Số người hưởng bảo hiểm xã hội một lần chiếm bình quân 4,7% tổng số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, tương đương tốc độ phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bình quân cả giai đoạn 2014-2020. Điều này có nghĩa cứ 2 người mới tham gia bảo hiểm xã hội thì có 1 người cũ rời khỏi lưới an sinh này.Trong 4,06 triệu người rút một lần, có khoảng 1,2 triệu người đã quay trở lại hệ thống và tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội. Số người đến tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ năm đóng bảo hiểm xã hội được rút một lần là 30.000 người; 20.000 người đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ năm đã tự nguyện đóng một lần cho thời gian còn thiếu để hưởng lương hưu.
Mời bạn đọc xem toàn văn và góp ý Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) TẠI ĐÂY.
Tham khảo thêmTOÀN VĂN: Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)Tham khảo thêmSửa đổi căn bản, toàn diện Luật Bảo hiểm xã hộiTham khảo thêmNghiên cứu, bổ sung hoàn thiện các chế tài xử lý hành vi trốn đóng, chậm đóng, trục lợi bảo hiểm xã hộiTham khảo thêmHiến kế xử lý dứt điểm tình trạng doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hộiTham khảo thêmTừ ngày 1/7/2023 các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội sẽ thay đổi thế nào?Tham khảo thêmQuy định mới về mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hộiTham khảo thêmQuy trình giải quyết hưởng Bảo hiểm xã hội một lần áp dụng xác thực qua chữ ký sốTham khảo thêmHướng dẫn đăng ký tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên Cổng DVC quốc giaTham khảo thêmHướng dẫn đặt lịch làm việc trực tuyến với cơ quan bảo hiểm xã hộiTham khảo thêmCần tham gia bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm để hưởng lương hưu tối đa?Tham khảo thêmChính phủ trình Quốc hội tăng lương cơ sở, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, phụ cấp ưu đãi nghề y tế...Tham khảo thêmTOÀN VĂN: Quyết định số 19/2022/QĐ-TTg ngày 22/9/2022 về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế giai đoạn 2022-2024Tham khảo thêmTập trung nguồn lực để cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hộiTham khảo thêmHà Nội điều chỉnh mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trước ngày 25/7 | |
Bến Tre: Cam kết khắc phục ô nhiễm môi trường tại bãi rác An Hiệp | Tỉnh Bến Tre cam kết trong 30 ngày chỉ đạo các ngành tiến hành ngay các giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường tại bãi rác An Hiệp. Hiện, địa phương đã đầu tư tường rào, thu gom, xử lý nước thải, lắp đặt khung hàng rào lưới sắt ngăn rác bay ra ngoài, xử lý bạt chuyên dụng đậy rác để hạn chế mùi... |
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Minh Cảnh phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: Báo Đồng khởi
Chiều 20/7, UBND tỉnh Bến Tre phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bến Tre tổ chức Hội nghị thông tin tình hình và giải pháp xử lý tại bãi rác An Hiệp (huyện Ba Tri, tỉnh Bến tre).
Báo cáo tại Hội nghị, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre Bùi Minh Tuấn cho biết, mỗi ngày bãi rác An Hiệp tiếp nhận khoảng 200 tấn rác. Trong đó, 2 địa phương là thành phố Bến Tre, huyện Châu Thành khoảng 120 đến 150 tấn, còn lại là rác tại huyện Ba Tri.
Trước đây, lượng rác tại thành phố Bến Tre và huyện Châu Thành xử lý tại nhà máy xử lý rác Bến Tre (tại xã Hữu Định, huyện Châu Thành).
Tuy nhiên, do năng lực điều hành, quản lý, tiếp nhận hằng ngày tại nhà máy này không đáp ứng yêu cầu, gây ô nhiễm môi trường nên UBND tỉnh Bến Tre quyết định đóng cửa nhà máy xử lý rác Bến Tre để tái cơ cấu, khắc phục.
Từ ngày 20/10/2021, tỉnh Bến Tre có chủ trương tạm thời vận chuyển rác về bãi rác An Hiệp.
Thời gian gần đây, bãi rác An Hiệp không đáp ứng điều kiện môi trường khiến người dân bức xúc.
Bãi rác An Hiệp
Ngày 15/7, một số bà con đã chặn đường, không cho xe vào bãi rác. Sau đó, huyện Ba Tri cử lực lượng đối thoại, vận động người dân và giải quyết tình hình ô nhiễm. Tỉnh có chủ trương không đưa rác về bãi rác An Hiệp trong 2 ngày 16 và 17/7.
Ngày 17/7, UBND tỉnh Bến Tre cùng địa phương, các ngành tiếp tục tổ chức đối thoại với 80 hộ dân tại 2 xã An Hiệp và An Đức (huyện Ba Tri). Lãnh đạo tỉnh và các ngành lắng nghe ý kiến, bức xúc của bà con về tình hình ô nhiễm môi trường; đồng thời, chia sẻ những khó khăn và đề ra giải pháp khắc phục.
Qua buổi đối thoại, tỉnh cam kết trong 30 ngày chỉ đạo các ngành tiến hành ngay các giải pháp khắc phục ô nhiễm.
Hiện, địa phương đã đầu tư tường rào, thu gom, xử lý nước thải, lắp đặt khung hàng rào lưới sắt ngăn rác bay ra ngoài, xử lý bạt chuyên dụng đậy rác để hạn chế mùi...
Đồng thời, UBND tỉnh Bến Tre đã phê duyệt chủ trương thiết kế mở rộng bãi rác thêm 3 ha.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Minh Cảnh cho rằng, trước mắt sẽ khắc phục ô nhiễm môi trường tại bãi rác An Hiệp như đã cam kết với dân trong buổi đối thoại.
Ngoài ra, tỉnh đã giao Ban Dân vận Tỉnh ủy phối hợp huyện Ba Tri tiếp tục vận động người dân chấp thuận cho xe chở rác vào đổ tại bãi rác An Hiệp trong khi chờ nhà đầu tư hoàn thành xây dựng nhà máy xử lý rác.
Định hướng trong thời gian tới tỉnh sẽ tái cơ cấu nhà máy xử lý rác. Dự kiến, mở rộng thêm 2 ha trên nền nhà máy cũ để nâng công suất xử lý từ 320 tấn đến 350 tấn/ngày với công nghệ hiện đại của châu Âu. Sau khi giao đất, nhà đầu tư cam kết chậm nhất 24 tháng sẽ hoàn thành.
NT | Bến Tre: Cam kết khắc phục ô nhiễm môi trường tại bãi rác An Hiệp
Tỉnh Bến Tre cam kết trong 30 ngày chỉ đạo các ngành tiến hành ngay các giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường tại bãi rác An Hiệp. Hiện, địa phương đã đầu tư tường rào, thu gom, xử lý nước thải, lắp đặt khung hàng rào lưới sắt ngăn rác bay ra ngoài, xử lý bạt chuyên dụng đậy rác để hạn chế mùi...
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Minh Cảnh phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: Báo Đồng khởi
Chiều 20/7, UBND tỉnh Bến Tre phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bến Tre tổ chức Hội nghị thông tin tình hình và giải pháp xử lý tại bãi rác An Hiệp (huyện Ba Tri, tỉnh Bến tre).
Báo cáo tại Hội nghị, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre Bùi Minh Tuấn cho biết, mỗi ngày bãi rác An Hiệp tiếp nhận khoảng 200 tấn rác. Trong đó, 2 địa phương là thành phố Bến Tre, huyện Châu Thành khoảng 120 đến 150 tấn, còn lại là rác tại huyện Ba Tri.
Trước đây, lượng rác tại thành phố Bến Tre và huyện Châu Thành xử lý tại nhà máy xử lý rác Bến Tre (tại xã Hữu Định, huyện Châu Thành).
Tuy nhiên, do năng lực điều hành, quản lý, tiếp nhận hằng ngày tại nhà máy này không đáp ứng yêu cầu, gây ô nhiễm môi trường nên UBND tỉnh Bến Tre quyết định đóng cửa nhà máy xử lý rác Bến Tre để tái cơ cấu, khắc phục.
Từ ngày 20/10/2021, tỉnh Bến Tre có chủ trương tạm thời vận chuyển rác về bãi rác An Hiệp.
Thời gian gần đây, bãi rác An Hiệp không đáp ứng điều kiện môi trường khiến người dân bức xúc.
Bãi rác An Hiệp
Ngày 15/7, một số bà con đã chặn đường, không cho xe vào bãi rác. Sau đó, huyện Ba Tri cử lực lượng đối thoại, vận động người dân và giải quyết tình hình ô nhiễm. Tỉnh có chủ trương không đưa rác về bãi rác An Hiệp trong 2 ngày 16 và 17/7.
Ngày 17/7, UBND tỉnh Bến Tre cùng địa phương, các ngành tiếp tục tổ chức đối thoại với 80 hộ dân tại 2 xã An Hiệp và An Đức (huyện Ba Tri). Lãnh đạo tỉnh và các ngành lắng nghe ý kiến, bức xúc của bà con về tình hình ô nhiễm môi trường; đồng thời, chia sẻ những khó khăn và đề ra giải pháp khắc phục.
Qua buổi đối thoại, tỉnh cam kết trong 30 ngày chỉ đạo các ngành tiến hành ngay các giải pháp khắc phục ô nhiễm.
Hiện, địa phương đã đầu tư tường rào, thu gom, xử lý nước thải, lắp đặt khung hàng rào lưới sắt ngăn rác bay ra ngoài, xử lý bạt chuyên dụng đậy rác để hạn chế mùi...
Đồng thời, UBND tỉnh Bến Tre đã phê duyệt chủ trương thiết kế mở rộng bãi rác thêm 3 ha.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Minh Cảnh cho rằng, trước mắt sẽ khắc phục ô nhiễm môi trường tại bãi rác An Hiệp như đã cam kết với dân trong buổi đối thoại.
Ngoài ra, tỉnh đã giao Ban Dân vận Tỉnh ủy phối hợp huyện Ba Tri tiếp tục vận động người dân chấp thuận cho xe chở rác vào đổ tại bãi rác An Hiệp trong khi chờ nhà đầu tư hoàn thành xây dựng nhà máy xử lý rác.
Định hướng trong thời gian tới tỉnh sẽ tái cơ cấu nhà máy xử lý rác. Dự kiến, mở rộng thêm 2 ha trên nền nhà máy cũ để nâng công suất xử lý từ 320 tấn đến 350 tấn/ngày với công nghệ hiện đại của châu Âu. Sau khi giao đất, nhà đầu tư cam kết chậm nhất 24 tháng sẽ hoàn thành.
NT | |
Không khí lạnh gây mưa dông cục bộ ở Bắc Bộ | Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp bị nén bởi không khí lạnh, nên từ hôm nay (8/4), Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. | Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, không khí lạnh nén rãnh áp thấp đã ảnh hưởng đến vùng núi Bắc Bộ. Đêm nay, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến các nơi khác ở Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng một số nơi ở Bắc Trung Bộ và Tây Bắc Bộ.
Ảnh minh họa
Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp bị nén bởi không khí lạnh nên từ ngày hôm nay Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Đêm nay và ngày mai, các khu vực Đông Bắc Bộ trời chuyển lạnh.
Hà Nội chiều và đêm nay có lúc có mưa, mưa rào và dông. Trong đêm nay và ngày mai trời chuyển lạnh.
Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều giảm mây trời nắng, gió nhẹ.
Các tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng đến Bình Thuận và Tây Nguyên chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Nam Bộ ngày nắng, miền Đông có nơi có nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Trên biển, từ chiều nay, gió chuyển hướng đông bắc trong đất liền cấp 2-3, vùng ven biển cấp 3. Ở vịnh Bắc Bộ gió chuyển hướng đông bắc mạnh cấp 5. Phía đông khu vực Bắc Biển Đông từ đêm nay gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7, biển động, sóng biển cao từ 2-3 m/. | Không khí lạnh gây mưa dông cục bộ ở Bắc Bộ
Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp bị nén bởi không khí lạnh, nên từ hôm nay (8/4), Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, không khí lạnh nén rãnh áp thấp đã ảnh hưởng đến vùng núi Bắc Bộ. Đêm nay, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến các nơi khác ở Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng một số nơi ở Bắc Trung Bộ và Tây Bắc Bộ.
Ảnh minh họa
Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp bị nén bởi không khí lạnh nên từ ngày hôm nay Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Đêm nay và ngày mai, các khu vực Đông Bắc Bộ trời chuyển lạnh.
Hà Nội chiều và đêm nay có lúc có mưa, mưa rào và dông. Trong đêm nay và ngày mai trời chuyển lạnh.
Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều giảm mây trời nắng, gió nhẹ.
Các tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng đến Bình Thuận và Tây Nguyên chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Nam Bộ ngày nắng, miền Đông có nơi có nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Trên biển, từ chiều nay, gió chuyển hướng đông bắc trong đất liền cấp 2-3, vùng ven biển cấp 3. Ở vịnh Bắc Bộ gió chuyển hướng đông bắc mạnh cấp 5. Phía đông khu vực Bắc Biển Đông từ đêm nay gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7, biển động, sóng biển cao từ 2-3 m/. | |
Chung tay ‘giải cứu’ nông sản Hải Dương | (Chinhphu.vn) – Thay vì đến chợ, siệu thị, khoảng 1 tuần nay, nhiều người dân Đà Nẵng đã tập trung đến các điểm tập kết nông sản của tỉnh Hải Dương để mua rau củ, quả, góp phần hỗ trợ tiêu thụ nông sản giúp bà con vùng dịch. | Tại TP. Đà Nẵng hiện có khoảng 20 điểm bán "giải cứu" nông sản cho bà con vùng dịch - Ảnh: VGP/Lưu Hương
Trước tình trạng nhiều mặt hàng nông sản của bà con nông dân ở tỉnh Hải Dương vào thời điểm thu hoạch nhưng bị ứ đọng do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các nhóm thiện nguyện tại Đà Nẵng đã kết nối với các hợp tác xã nông nghiệp để thu mua nông sản, rồi chuyển về các điểm "giải cứu" trên địa bàn.
Được biết, hiện trên địa bàn TP. Đà Nẵng có khoảng 20 điểm tập kết nông sản của tỉnh Hải Dương bao gồm các loại chính như su hào, bắp cải, cà rốt. Các sản phẩm nông sản đều được vận chuyển trong ngày và có giấy chứng nhận đã phun khử khuẩn, bảo đảm quy định phòng chống dịch COVID-19.
Chị Thanh Thủy phụ trách điểm bán nông sản tại đường Nguyễn Tuân, quận Sơn Trà cho biết: Là địa phương từng chịu ảnh hưởng nặng bởi dịch COVID-19, nên chúng tôi thấu hiểu những khó khăn mà người dân vùng dịch gặp phải, đặc biệt là bà con nông dân. Thế nên tôi hưởng ứng lời kêu gọi bằng cách sáng nay đã nhận thu mua gần 1 tấn cà rốt, chiều sẽ nhận thêm 1 tấn su hào, bắp cải về bán phi lợi nhuận. Tôi đã vận động bà con, hàng xóm, mọi người trong tổ dân phố cùng tham gia. Ngoài ra, tôi còn tương tác trên mạng xã hội để bạn bè, người dân biết đến để cùng đồng lòng, hưởng ứng.
Tất cả chi phí vận chuyển đều do các tình nguyện viên tự chi trả - Ảnh: VGP/Lưu Hương
Tại điểm bán trên đường Lê Lợi, TP. Đà Nẵng, bạn Tú Trinh chia sẻ, biết được chương trình ý nghĩa này nên Trung tâm chúng mình đã cho thuê mặt bằng phía trước và bán thu giúp tiền. Ở đây, người đến mua đều trên tinh thần ủng hộ nên mọi việc rất nhanh và vui vẻ. Lượng nông sản về bao nhiêu bán hết bấy nhiêu nên chúng tôi rất vui. Chiều nay, mọi người ghé rất đông để ủng hộ nhưng hết sạch hàng, ngày mai chúng tôi sẽ tiếp tục nhận thêm hàng để bán.
Còn anh Trần Đình Quốc Khương, trưởng nhóm phụ trách bán nông sản tại số 370 đường 2/9, TP. Đà Nẵng cho biết nhóm đã mua hơn 10 tấn su hào và bắp cải của nông dân Hải Dương. Tất cả chi phí vận chuyển đều do các tình nguyện viên tự chi trả.
“Nông sản của tỉnh Hải Dương có giá rẻ hơn so với các chợ nhưng rau củ bảo đảm tươi, chất lượng tốt. Đây là việc làm rất thiết thực để cùng Hải Dương chống dịch. Dù quãng đường vận chuyển khá vất vả nhưng vừa có thể giúp đỡ được bà con nông dân, vừa đem lại cho người tiêu dùng những thực phẩm sạch khiến anh em chúng tôi cảm thấy rất vui và hạnh phúc”.
Ảnh: VGP/Lưu Hương
Theo ghi nhận của phóng viên, người dân Đà Nẵng đến mua rất đông nên lượng nông sản được tiêu thụ rất nhanh. Su hào, bắp cải được bán với giá là 5.000 đồng/kg, cà rốt là 10.000 đồng/kg.
Đang đợi đến lượt mua nông sản, chị Nguyễn Thị Kim Tuyết, trú phường Hoà Thuận Đông, quận Hải Châu cho biết: Tôi đọc thông tin trên facebook và biết đến chương trình này. Đây là một việc làm có ý nghĩa để chung tay cùng bà con nông dân Hải Dương vượt khó. Ngoài mua cho bản thân, tôi còn mua thêm nhiều để về tặng người dân trong xóm.
Chị Lê Châu, trú phường Hải Châu 1, quận Hải Châu chia sẻ: Đây là chương trình rất hay và ý nghĩa nên sau giờ làm về là tôi ghé ngay. Tôi nghĩ mỗi người dân hãy chung tay một phần để nông sản của bà con được tiêu thụ hết, giúp bà con vượt qua giai đoạn khó khăn.
Được biết, sau gần một tuần "giải cứu", hiện vẫn còn nhiều chuyến xe chở nông sản của bà con Hải Dương đang tiếp tục hành trình về Đà Nẵng.
Lưu Hương | Chung tay ‘giải cứu’ nông sản Hải Dương
(Chinhphu.vn) – Thay vì đến chợ, siệu thị, khoảng 1 tuần nay, nhiều người dân Đà Nẵng đã tập trung đến các điểm tập kết nông sản của tỉnh Hải Dương để mua rau củ, quả, góp phần hỗ trợ tiêu thụ nông sản giúp bà con vùng dịch.
Tại TP. Đà Nẵng hiện có khoảng 20 điểm bán "giải cứu" nông sản cho bà con vùng dịch - Ảnh: VGP/Lưu Hương
Trước tình trạng nhiều mặt hàng nông sản của bà con nông dân ở tỉnh Hải Dương vào thời điểm thu hoạch nhưng bị ứ đọng do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các nhóm thiện nguyện tại Đà Nẵng đã kết nối với các hợp tác xã nông nghiệp để thu mua nông sản, rồi chuyển về các điểm "giải cứu" trên địa bàn.
Được biết, hiện trên địa bàn TP. Đà Nẵng có khoảng 20 điểm tập kết nông sản của tỉnh Hải Dương bao gồm các loại chính như su hào, bắp cải, cà rốt. Các sản phẩm nông sản đều được vận chuyển trong ngày và có giấy chứng nhận đã phun khử khuẩn, bảo đảm quy định phòng chống dịch COVID-19.
Chị Thanh Thủy phụ trách điểm bán nông sản tại đường Nguyễn Tuân, quận Sơn Trà cho biết: Là địa phương từng chịu ảnh hưởng nặng bởi dịch COVID-19, nên chúng tôi thấu hiểu những khó khăn mà người dân vùng dịch gặp phải, đặc biệt là bà con nông dân. Thế nên tôi hưởng ứng lời kêu gọi bằng cách sáng nay đã nhận thu mua gần 1 tấn cà rốt, chiều sẽ nhận thêm 1 tấn su hào, bắp cải về bán phi lợi nhuận. Tôi đã vận động bà con, hàng xóm, mọi người trong tổ dân phố cùng tham gia. Ngoài ra, tôi còn tương tác trên mạng xã hội để bạn bè, người dân biết đến để cùng đồng lòng, hưởng ứng.
Tất cả chi phí vận chuyển đều do các tình nguyện viên tự chi trả - Ảnh: VGP/Lưu Hương
Tại điểm bán trên đường Lê Lợi, TP. Đà Nẵng, bạn Tú Trinh chia sẻ, biết được chương trình ý nghĩa này nên Trung tâm chúng mình đã cho thuê mặt bằng phía trước và bán thu giúp tiền. Ở đây, người đến mua đều trên tinh thần ủng hộ nên mọi việc rất nhanh và vui vẻ. Lượng nông sản về bao nhiêu bán hết bấy nhiêu nên chúng tôi rất vui. Chiều nay, mọi người ghé rất đông để ủng hộ nhưng hết sạch hàng, ngày mai chúng tôi sẽ tiếp tục nhận thêm hàng để bán.
Còn anh Trần Đình Quốc Khương, trưởng nhóm phụ trách bán nông sản tại số 370 đường 2/9, TP. Đà Nẵng cho biết nhóm đã mua hơn 10 tấn su hào và bắp cải của nông dân Hải Dương. Tất cả chi phí vận chuyển đều do các tình nguyện viên tự chi trả.
“Nông sản của tỉnh Hải Dương có giá rẻ hơn so với các chợ nhưng rau củ bảo đảm tươi, chất lượng tốt. Đây là việc làm rất thiết thực để cùng Hải Dương chống dịch. Dù quãng đường vận chuyển khá vất vả nhưng vừa có thể giúp đỡ được bà con nông dân, vừa đem lại cho người tiêu dùng những thực phẩm sạch khiến anh em chúng tôi cảm thấy rất vui và hạnh phúc”.
Ảnh: VGP/Lưu Hương
Theo ghi nhận của phóng viên, người dân Đà Nẵng đến mua rất đông nên lượng nông sản được tiêu thụ rất nhanh. Su hào, bắp cải được bán với giá là 5.000 đồng/kg, cà rốt là 10.000 đồng/kg.
Đang đợi đến lượt mua nông sản, chị Nguyễn Thị Kim Tuyết, trú phường Hoà Thuận Đông, quận Hải Châu cho biết: Tôi đọc thông tin trên facebook và biết đến chương trình này. Đây là một việc làm có ý nghĩa để chung tay cùng bà con nông dân Hải Dương vượt khó. Ngoài mua cho bản thân, tôi còn mua thêm nhiều để về tặng người dân trong xóm.
Chị Lê Châu, trú phường Hải Châu 1, quận Hải Châu chia sẻ: Đây là chương trình rất hay và ý nghĩa nên sau giờ làm về là tôi ghé ngay. Tôi nghĩ mỗi người dân hãy chung tay một phần để nông sản của bà con được tiêu thụ hết, giúp bà con vượt qua giai đoạn khó khăn.
Được biết, sau gần một tuần "giải cứu", hiện vẫn còn nhiều chuyến xe chở nông sản của bà con Hải Dương đang tiếp tục hành trình về Đà Nẵng.
Lưu Hương | |
Quảng Ngãi: Nỗ lực cứu hộ tàu cá bị chìm, ngư dân mất tích trên biển | Hiện lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ngãi đang nỗ lực tìm kiếm 2 ngư dân mất tích do sóng biển đánh chìm tàu. |
Tàu thuyền Quảng Ngãi neo đậu sau chuyến biển
Ngày 7/11, ông Nguyễn Thanh Hùng, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, một tàu cá của ngư dân xã Bình Châu trong lúc hành nghề trên biển không may bị sóng biển đánh chìm, khiến 2 ngư dân mất tích.
Theo đó, lúc 9h ngày 6/11, UBND xã Bình Châu, huyện Bình Sơn nhận được thông tin từ bà Trương Thị Xiên (24 tuổi, trú thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu) trình báo về việc tàu cá QNg 90499TS, công suất 444CV, dài 18,5 m do ngư dân Nguyễn Văn Nở (26 tuổi, trú thôn Châu Thuận Biển) làm thuyền trưởng, xuất bến lúc 8h ngày 16/10 tại Trạm Kiểm soát biên phòng Sa Kỳ, phương tiện đăng ký hành nghề lặn tại khu vực quần đảo Trường Sa, trên tàu có 11 lao động.
Khoảng 12h ngày 1/11, ngư dân Nguyễn Văn Nở báo về gia đình việc thiết bị giám sát hành trình bị hỏng nên gia đình đã báo cáo lên cơ quan chức năng. Sau khi cố gắng khắc phục nhưng không được, vì thời tiết xấu nên thuyền trưởng điều khiển tàu cá di chuyển đến tọa độ 10 độ 45’N-114 độ 25’E để khắc phục máy giám sát hành trình.
Đến 20h cùng ngày, tàu cá bị sóng lớn đánh chìm. Các ngư dân cố gắng bơi vào gò cát nổi cách nơi tàu gặp nạn khoảng 1 hải lý. Khi lên gò cát, 9 ngư dân phát hiện có 2 người bị mất tích gồm: Trần Văn Ng. (42 tuổi, trú thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa), Phạm Minh S. (35 tuổi, trú huyện Tuy An, Phú Yên).
"9 ngư dân trên gò cát nổi đến 22h ngày 5/11 thì được tàu cá QNg 90671TS hành nghề gần đó phát hiện cứu vớt đưa lên tàu chạy vào đất liền an toàn, hiện sức khỏe đã tạm ổn định. Hiện tại, lực lượng chức năng đang nỗ lực tìm kiếm 2 ngư dân mất tích trên", ông Nguyễn Thanh Hùng, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi thông tin.
Lưu Hương | Quảng Ngãi: Nỗ lực cứu hộ tàu cá bị chìm, ngư dân mất tích trên biển
Hiện lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ngãi đang nỗ lực tìm kiếm 2 ngư dân mất tích do sóng biển đánh chìm tàu.
Tàu thuyền Quảng Ngãi neo đậu sau chuyến biển
Ngày 7/11, ông Nguyễn Thanh Hùng, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, một tàu cá của ngư dân xã Bình Châu trong lúc hành nghề trên biển không may bị sóng biển đánh chìm, khiến 2 ngư dân mất tích.
Theo đó, lúc 9h ngày 6/11, UBND xã Bình Châu, huyện Bình Sơn nhận được thông tin từ bà Trương Thị Xiên (24 tuổi, trú thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu) trình báo về việc tàu cá QNg 90499TS, công suất 444CV, dài 18,5 m do ngư dân Nguyễn Văn Nở (26 tuổi, trú thôn Châu Thuận Biển) làm thuyền trưởng, xuất bến lúc 8h ngày 16/10 tại Trạm Kiểm soát biên phòng Sa Kỳ, phương tiện đăng ký hành nghề lặn tại khu vực quần đảo Trường Sa, trên tàu có 11 lao động.
Khoảng 12h ngày 1/11, ngư dân Nguyễn Văn Nở báo về gia đình việc thiết bị giám sát hành trình bị hỏng nên gia đình đã báo cáo lên cơ quan chức năng. Sau khi cố gắng khắc phục nhưng không được, vì thời tiết xấu nên thuyền trưởng điều khiển tàu cá di chuyển đến tọa độ 10 độ 45’N-114 độ 25’E để khắc phục máy giám sát hành trình.
Đến 20h cùng ngày, tàu cá bị sóng lớn đánh chìm. Các ngư dân cố gắng bơi vào gò cát nổi cách nơi tàu gặp nạn khoảng 1 hải lý. Khi lên gò cát, 9 ngư dân phát hiện có 2 người bị mất tích gồm: Trần Văn Ng. (42 tuổi, trú thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa), Phạm Minh S. (35 tuổi, trú huyện Tuy An, Phú Yên).
"9 ngư dân trên gò cát nổi đến 22h ngày 5/11 thì được tàu cá QNg 90671TS hành nghề gần đó phát hiện cứu vớt đưa lên tàu chạy vào đất liền an toàn, hiện sức khỏe đã tạm ổn định. Hiện tại, lực lượng chức năng đang nỗ lực tìm kiếm 2 ngư dân mất tích trên", ông Nguyễn Thanh Hùng, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi thông tin.
Lưu Hương | |
Gần 5.600 tỷ đồng hỗ trợ người lao động dịp Tết Nguyên đán | (Chinhphu.vn) – Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho biết tính đến ngày 16/2, các địa phương đã chăm lo đời sống cho các đối tượng chính sách, người lao động dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 với số tiền gần 5.558 tỷ đồng. | Thống kê này cũng cho biết một số địa phương có mức chi lớn như TPHCM 940 tỷ đồng, Hà Nội 616 tỷ đồng, Thanh Hóa 303 tỷ đồng, Hải Phòng 283 tỷ đồng, Nghệ An 146,5 tỷ đồng, Quảng Ninh 144 tỷ đồng, Thái Bình 132 tỷ đồng, Đồng Nai 131 tỷ đồng, An Giang 122,4 tỷ đồng, Quảng Ngãi 118 tỷ đồng...
Người lao động đã kịp thời nhận được hỗ trợ dịp tết Nguyên đán vừa qua.
Quà của Chủ tịch nước nhân dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021 cũng được chuyển cho 1,733 triệu đối tượng có công với cách mạng, với tổng kinh phí gần 538 tỷ đồng. Ngoài phần quà của Chủ tịch nước, các địa phương đã chủ động trích ngân sách của tỉnh, thành phố và nguồn vận động để tặng quà cho đối tượng chính sách người có công nhân dịp Tết Nguyên đán với mức quà bình quân dao động từ 500.000-1.000.000 đồng/suất, nhiều địa phương có mức quà cao như TPHCM 6.500.000 đồng/suất; Quảng Ninh 4.000.000 đồng/suất.
Để các địa phương bị ảnh hưởng của thiên tai kịp thời khắc phục hậu quả, tái thiết sau thiên tai và nhanh chóng giúp người dân phục hồi sản xuất, ổn định đời sống, vui xuân đón Tết, Chính phủ đã hỗ trợ khẩn cấp 19.396 tấn gạo, 3.667 tấn hạt giống (2.956 tấn hạt giống lúa, 653 tấn hạt giống ngô và 57 tấn hạt giống rau) và 1.250 tỷ đồng cùng nhiều trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn, hàng dự trữ y tế, nhu yếu phẩm khác. Đến nay, các địa phương đã cơ bản phục hồi sản xuất, ổn định đời sống nhân dân.
Về hỗ trợ gạo cứu đói dịp Tết Nguyên đán, Chính phủ đã hỗ trợ 9.082,5 tấn gạo cho 605.501 khẩu của 14 tỉnh: Nghệ An, Quảng Nam, Ninh Thuận, Bình Định, Hà Giang, Quảng Trị, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Cao Bằng, Đắk Lắk, Kon Tum, Bình Phước, Đắk Nông và Gia Lai.
Về cứu đói giáp hạt, Chính phủ đã hỗ trợ 2.498,4 tấn gạo cho 166.560 khẩu của 5 tỉnh: Quảng Bình, Lạng Sơn, Đắk Nông, Lai Châu và Gia Lai.
Các tỉnh, thành phố đã tích cực chăm lo Tết cho các đối tượng bảo trợ xã hội, các hộ nghèo, người cao tuổi với mức 300.000-500.000 đồng/đối tượng. Một số địa phương có mức hỗ trợ cao như: Bà Rịa-Vũng Tàu 4.000.000 đồng/đối tượng người cao tuổi; TPHCM hỗ trợ người thuộc hộ nghèo 1.250.000 đồng/đối tượng.
Các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã thăm, tặng quà cho gần 5.384 trẻ em tại 25 địa phương với tổng kinh phí 3.115 tỷ đồng từ nguồn vận động của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam.
Ngoài người có công và các đối tượng bảo trợ xã hội, các địa phương đã quan tâm hỗ trợ cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn do tác động của đại dịch COVID-19, như: Hà Nội đã trợ cấp, tặng 80.000 suất quà, 90.000 vé xe, hỗ trợ phương tiện, với tổng kinh phí 60 tỷ đồng; thành phố Hải Phòng hỗ trợ trên 6,9 tỷ đồng... cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn.
Đỗ Hương | Gần 5.600 tỷ đồng hỗ trợ người lao động dịp Tết Nguyên đán
(Chinhphu.vn) – Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho biết tính đến ngày 16/2, các địa phương đã chăm lo đời sống cho các đối tượng chính sách, người lao động dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 với số tiền gần 5.558 tỷ đồng.
Thống kê này cũng cho biết một số địa phương có mức chi lớn như TPHCM 940 tỷ đồng, Hà Nội 616 tỷ đồng, Thanh Hóa 303 tỷ đồng, Hải Phòng 283 tỷ đồng, Nghệ An 146,5 tỷ đồng, Quảng Ninh 144 tỷ đồng, Thái Bình 132 tỷ đồng, Đồng Nai 131 tỷ đồng, An Giang 122,4 tỷ đồng, Quảng Ngãi 118 tỷ đồng...
Người lao động đã kịp thời nhận được hỗ trợ dịp tết Nguyên đán vừa qua.
Quà của Chủ tịch nước nhân dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021 cũng được chuyển cho 1,733 triệu đối tượng có công với cách mạng, với tổng kinh phí gần 538 tỷ đồng. Ngoài phần quà của Chủ tịch nước, các địa phương đã chủ động trích ngân sách của tỉnh, thành phố và nguồn vận động để tặng quà cho đối tượng chính sách người có công nhân dịp Tết Nguyên đán với mức quà bình quân dao động từ 500.000-1.000.000 đồng/suất, nhiều địa phương có mức quà cao như TPHCM 6.500.000 đồng/suất; Quảng Ninh 4.000.000 đồng/suất.
Để các địa phương bị ảnh hưởng của thiên tai kịp thời khắc phục hậu quả, tái thiết sau thiên tai và nhanh chóng giúp người dân phục hồi sản xuất, ổn định đời sống, vui xuân đón Tết, Chính phủ đã hỗ trợ khẩn cấp 19.396 tấn gạo, 3.667 tấn hạt giống (2.956 tấn hạt giống lúa, 653 tấn hạt giống ngô và 57 tấn hạt giống rau) và 1.250 tỷ đồng cùng nhiều trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn, hàng dự trữ y tế, nhu yếu phẩm khác. Đến nay, các địa phương đã cơ bản phục hồi sản xuất, ổn định đời sống nhân dân.
Về hỗ trợ gạo cứu đói dịp Tết Nguyên đán, Chính phủ đã hỗ trợ 9.082,5 tấn gạo cho 605.501 khẩu của 14 tỉnh: Nghệ An, Quảng Nam, Ninh Thuận, Bình Định, Hà Giang, Quảng Trị, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Cao Bằng, Đắk Lắk, Kon Tum, Bình Phước, Đắk Nông và Gia Lai.
Về cứu đói giáp hạt, Chính phủ đã hỗ trợ 2.498,4 tấn gạo cho 166.560 khẩu của 5 tỉnh: Quảng Bình, Lạng Sơn, Đắk Nông, Lai Châu và Gia Lai.
Các tỉnh, thành phố đã tích cực chăm lo Tết cho các đối tượng bảo trợ xã hội, các hộ nghèo, người cao tuổi với mức 300.000-500.000 đồng/đối tượng. Một số địa phương có mức hỗ trợ cao như: Bà Rịa-Vũng Tàu 4.000.000 đồng/đối tượng người cao tuổi; TPHCM hỗ trợ người thuộc hộ nghèo 1.250.000 đồng/đối tượng.
Các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã thăm, tặng quà cho gần 5.384 trẻ em tại 25 địa phương với tổng kinh phí 3.115 tỷ đồng từ nguồn vận động của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam.
Ngoài người có công và các đối tượng bảo trợ xã hội, các địa phương đã quan tâm hỗ trợ cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn do tác động của đại dịch COVID-19, như: Hà Nội đã trợ cấp, tặng 80.000 suất quà, 90.000 vé xe, hỗ trợ phương tiện, với tổng kinh phí 60 tỷ đồng; thành phố Hải Phòng hỗ trợ trên 6,9 tỷ đồng... cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn.
Đỗ Hương | |
Cho phép xe khách tuyến cố định đi trên cao tốc Bắc - Nam mới | Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản gửi Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố cho phép các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách tuyến cố định bằng xe ô tô được phép hoạt động trên đường cao tốc mới đưa vào khai thác. | bonewsrelation eonewsrelation Tue Sep 05 2023 16:43:02 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Tue Sep 05 2023 16:43:02 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Tue Sep 05 2023 16:56:15 GMT+0700 (Giờ Đông Dương)
Bộ Giao thông vận tải cho phép các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách tuyến cố định bằng xe ô tô được phép hoạt động trên đường cao tốc mới đưa vào khai thác
Các doanh nghiệp, hợp tác xã tuyến cố định cần chủ động khảo sát, cập nhật phương án tổ chức giao thông của các tuyến đường cao tốc mới đưa vào khai thác, từ đó xác định điểm vào, điểm ra của các phương tiện lưu thông trên đường cao tốc và thực hiện theo phương án tổ chức giao thông, loại phương tiện được phép hoạt động.
Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các doanh nghiệp, hợp tác xã lập danh sách phương tiện; tổng số chuyến/tháng có nhu cầu chạy trên hành trình có đoạn tuyến đi trên đường cao tốc mới đưa vào khai thác (làm rõ số chuyến/tháng chuyển toàn bộ sang hành trình mới hoặc chuyển một phần) gửi Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến trước khi hoạt động trên đường cao tốc mới đưa vào khai thác.
Các Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm chỉ đạo phòng chuyên môn tăng cường quản lý phương tiện thông qua thiết bị giám sát hành trình; gửi danh sách doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, danh sách phương tiện đến cơ quan công an cấp tỉnh để phối hợp kiểm tra, xử lý theo quy định.
Thực hiện theo đúng quy định
Về lâu dài, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 10/2020/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.
Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố tổng hợp danh mục tuyến có điều chỉnh hành trình có đoạn tuyến đi trên đường cao tốc mới đưa vào khai thác gửi Cục Đường bộ Việt Nam để rà soát, tổng hợp báo cáo Bộ Giao thông vận tải.
Cục Đường bộ Việt Nam tổng hợp để cập nhật, điều chỉnh, bổ sung đối với các tuyến vào Quyết định số 927/QĐ-BGTVT ngày 15/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải công bố danh mục chi tiết mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh đường bộ toàn quốc đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tại lần công bố định kỳ gần nhất.
TD
Tham khảo thêmChưa thể thi công đồng loạt cao tốc Bắc-Nam do thiếu mặt bằngTham khảo thêmQuảng Ngãi đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cao tốc Bắc-NamTham khảo thêmChính thức thông xe cao tốc Bắc - Nam qua Thanh Hoá, Nghệ An từ ngày mai 1/9Tham khảo thêmKhẩn trương thẩm định Báo cáo Dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn ThànhTham khảo thêmThủ tướng chỉ đạo rà soát việc kết nối với các tuyến đường bộ cao tốc, phát huy tối đa hiệu quả đầu tư | Cho phép xe khách tuyến cố định đi trên cao tốc Bắc - Nam mới
Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản gửi Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố cho phép các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách tuyến cố định bằng xe ô tô được phép hoạt động trên đường cao tốc mới đưa vào khai thác.
bonewsrelation eonewsrelation Tue Sep 05 2023 16:43:02 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Tue Sep 05 2023 16:43:02 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Tue Sep 05 2023 16:56:15 GMT+0700 (Giờ Đông Dương)
Bộ Giao thông vận tải cho phép các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách tuyến cố định bằng xe ô tô được phép hoạt động trên đường cao tốc mới đưa vào khai thác
Các doanh nghiệp, hợp tác xã tuyến cố định cần chủ động khảo sát, cập nhật phương án tổ chức giao thông của các tuyến đường cao tốc mới đưa vào khai thác, từ đó xác định điểm vào, điểm ra của các phương tiện lưu thông trên đường cao tốc và thực hiện theo phương án tổ chức giao thông, loại phương tiện được phép hoạt động.
Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các doanh nghiệp, hợp tác xã lập danh sách phương tiện; tổng số chuyến/tháng có nhu cầu chạy trên hành trình có đoạn tuyến đi trên đường cao tốc mới đưa vào khai thác (làm rõ số chuyến/tháng chuyển toàn bộ sang hành trình mới hoặc chuyển một phần) gửi Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến trước khi hoạt động trên đường cao tốc mới đưa vào khai thác.
Các Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm chỉ đạo phòng chuyên môn tăng cường quản lý phương tiện thông qua thiết bị giám sát hành trình; gửi danh sách doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, danh sách phương tiện đến cơ quan công an cấp tỉnh để phối hợp kiểm tra, xử lý theo quy định.
Thực hiện theo đúng quy định
Về lâu dài, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 10/2020/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.
Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố tổng hợp danh mục tuyến có điều chỉnh hành trình có đoạn tuyến đi trên đường cao tốc mới đưa vào khai thác gửi Cục Đường bộ Việt Nam để rà soát, tổng hợp báo cáo Bộ Giao thông vận tải.
Cục Đường bộ Việt Nam tổng hợp để cập nhật, điều chỉnh, bổ sung đối với các tuyến vào Quyết định số 927/QĐ-BGTVT ngày 15/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải công bố danh mục chi tiết mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh đường bộ toàn quốc đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tại lần công bố định kỳ gần nhất.
TD
Tham khảo thêmChưa thể thi công đồng loạt cao tốc Bắc-Nam do thiếu mặt bằngTham khảo thêmQuảng Ngãi đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cao tốc Bắc-NamTham khảo thêmChính thức thông xe cao tốc Bắc - Nam qua Thanh Hoá, Nghệ An từ ngày mai 1/9Tham khảo thêmKhẩn trương thẩm định Báo cáo Dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn ThànhTham khảo thêmThủ tướng chỉ đạo rà soát việc kết nối với các tuyến đường bộ cao tốc, phát huy tối đa hiệu quả đầu tư | |
Điều kiện nhận hỗ trợ khi nghỉ việc do dịch COVID-19 | Mẹ của ông Nguyễn Thái Sơn (Phú Yên) làm thuê cho một chi nhánh công ty thủy sản trên địa bàn tỉnh. Do ảnh hưởng dịch COVID-19 nên mẹ ông nghỉ làm từ ngày 26/7 tới nay. Bố của ông Sơn là thợ hồ, nhưng từ trước tết đến nay bị bệnh Lupust ban đỏ hệ thống nên không thể làm việc nặng, hằng tháng phải khám định kỳ. | Thời gian vừa rồi, do ảnh hưởng bởi dịch, bố ông Sơn không thể đi khám được, gia đình phải tự mua thuốc, chi phí hằng tháng khoảng 2 triệu đồng.
Mẹ ông Sơn có liên hệ với trưởng thôn để xin giấy xác nhận trợ cấp do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhưng được cho biết chỉ cấp cho những người thuộc nơi phong tỏa. Ông Sơn hỏi bố mẹ ông có thuộc diện được hỗ trợ không? Trưởng thôn trả lời như thế có đúng không?
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Phú Yên trả lời vấn đề này như sau:
Trường hợp mẹ của ông Nguyễn Thái Sơn, nếu nhận hỗ trợ theo đối tượng người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương (Chương IV Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ) thì phải đủ các điều kiện sau:
- Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động, từ 15 ngày liên tục trở lên, tính từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021 và thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 1/5/2021 đến ngày 31/12/2021.
- Đang tham gia BHXH bắt buộc tại tháng liền kề trước thời điểm người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương.
Vậy, mẹ của ông Sơn nếu đủ điều kiện trên thì gia đình liên hệ UBND xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú để được hướng dẫn.
Nếu mẹ của ông Sơn không tham gia BHXH bắt buộc thì không thuộc đối tượng hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
Trường hợp ba của ông Nguyễn Thái Sơn không thuộc đối tượng hỗ trợ vì không nằm trong khu vực bị phong tỏa theo quy định tại Quyết định số 1088/QĐ-UBND ngày 18/8/2021 của UBND tỉnh Phú Yên.
Như vậy, bố mẹ của ông Nguyễn Thái Sơn không thuộc diện được hỗ trợ thực hiện một số chính sách người lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 (nếu mẹ của ông Nguyễn Thái Sơn không tham gia BHXH bắt buộc và bố của ông là thợ “nề” không thuộc khu vực phong tỏa). Trưởng thôn trả lời gia đình ông Sơn như thế là đúng.
Chinhphu.vn | Điều kiện nhận hỗ trợ khi nghỉ việc do dịch COVID-19
Mẹ của ông Nguyễn Thái Sơn (Phú Yên) làm thuê cho một chi nhánh công ty thủy sản trên địa bàn tỉnh. Do ảnh hưởng dịch COVID-19 nên mẹ ông nghỉ làm từ ngày 26/7 tới nay. Bố của ông Sơn là thợ hồ, nhưng từ trước tết đến nay bị bệnh Lupust ban đỏ hệ thống nên không thể làm việc nặng, hằng tháng phải khám định kỳ.
Thời gian vừa rồi, do ảnh hưởng bởi dịch, bố ông Sơn không thể đi khám được, gia đình phải tự mua thuốc, chi phí hằng tháng khoảng 2 triệu đồng.
Mẹ ông Sơn có liên hệ với trưởng thôn để xin giấy xác nhận trợ cấp do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhưng được cho biết chỉ cấp cho những người thuộc nơi phong tỏa. Ông Sơn hỏi bố mẹ ông có thuộc diện được hỗ trợ không? Trưởng thôn trả lời như thế có đúng không?
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Phú Yên trả lời vấn đề này như sau:
Trường hợp mẹ của ông Nguyễn Thái Sơn, nếu nhận hỗ trợ theo đối tượng người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương (Chương IV Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ) thì phải đủ các điều kiện sau:
- Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động, từ 15 ngày liên tục trở lên, tính từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021 và thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 1/5/2021 đến ngày 31/12/2021.
- Đang tham gia BHXH bắt buộc tại tháng liền kề trước thời điểm người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương.
Vậy, mẹ của ông Sơn nếu đủ điều kiện trên thì gia đình liên hệ UBND xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú để được hướng dẫn.
Nếu mẹ của ông Sơn không tham gia BHXH bắt buộc thì không thuộc đối tượng hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
Trường hợp ba của ông Nguyễn Thái Sơn không thuộc đối tượng hỗ trợ vì không nằm trong khu vực bị phong tỏa theo quy định tại Quyết định số 1088/QĐ-UBND ngày 18/8/2021 của UBND tỉnh Phú Yên.
Như vậy, bố mẹ của ông Nguyễn Thái Sơn không thuộc diện được hỗ trợ thực hiện một số chính sách người lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 (nếu mẹ của ông Nguyễn Thái Sơn không tham gia BHXH bắt buộc và bố của ông là thợ “nề” không thuộc khu vực phong tỏa). Trưởng thôn trả lời gia đình ông Sơn như thế là đúng.
Chinhphu.vn | |
Bạc Liêu: Người mua bán nhỏ lẻ được lập hồ sơ hỗ trợ | (Chinhphu.vn) – Vợ chồng ông Thanh Giàu (huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) buôn bán lề đường, con nhỏ mới 8 tháng tuổi, nhưng chưa được hỗ trợ. Ông đề nghị chính quyền địa phương giải quyết. | UBND huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu trả lời vấn đề này như sau:
Ông Thanh Giàu thường trú tại xã Long Điền, huyện Đông Hải, công việc chính là nội trợ và hằng ngày đưa đón vợ đi mua bán tại chợ Giá Rai nên không thuộc nhóm được hỗ trợ theo Quyết định số 310/QĐ-UBND tỉnh quy định nên UBND xã Long Điền không xem xét đưa vào danh sách hỗ trợ.
Vợ ông là bà Lê Thị Kiều, có con nhỏ 8 tháng tuổi, công việc chính là mua bán nhỏ lẻ (bán ba khía), theo Quyết định số 310/QĐ-UBND thì thuộc đối tượng được hỗ trợ. Nhưng do bà Kiều có hộ khẩu thường trú tại phường 1, thị xã Giá Rai, không thuộc địa bàn xã Long Điền, xét thấy không đủ điều kiện nên không đưa vào danh sách xem xét hỗ trợ.
UBND xã Long Điền đã hướng dẫn bà Kiều liên hệ đến địa phương nơi đăng ký hộ khẩu thường trú để thiết lập hồ sơ hỗ trợ theo quy định.
Chinhphu.vn | Bạc Liêu: Người mua bán nhỏ lẻ được lập hồ sơ hỗ trợ
(Chinhphu.vn) – Vợ chồng ông Thanh Giàu (huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) buôn bán lề đường, con nhỏ mới 8 tháng tuổi, nhưng chưa được hỗ trợ. Ông đề nghị chính quyền địa phương giải quyết.
UBND huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu trả lời vấn đề này như sau:
Ông Thanh Giàu thường trú tại xã Long Điền, huyện Đông Hải, công việc chính là nội trợ và hằng ngày đưa đón vợ đi mua bán tại chợ Giá Rai nên không thuộc nhóm được hỗ trợ theo Quyết định số 310/QĐ-UBND tỉnh quy định nên UBND xã Long Điền không xem xét đưa vào danh sách hỗ trợ.
Vợ ông là bà Lê Thị Kiều, có con nhỏ 8 tháng tuổi, công việc chính là mua bán nhỏ lẻ (bán ba khía), theo Quyết định số 310/QĐ-UBND thì thuộc đối tượng được hỗ trợ. Nhưng do bà Kiều có hộ khẩu thường trú tại phường 1, thị xã Giá Rai, không thuộc địa bàn xã Long Điền, xét thấy không đủ điều kiện nên không đưa vào danh sách xem xét hỗ trợ.
UBND xã Long Điền đã hướng dẫn bà Kiều liên hệ đến địa phương nơi đăng ký hộ khẩu thường trú để thiết lập hồ sơ hỗ trợ theo quy định.
Chinhphu.vn | |
Hà Nội tổ chức điểm bán hàng lưu động: Giảm tải cho chợ truyền thống | Trước tình hình dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội toàn Thành phố, Sở Công Thương TP. Hà Nội chỉ đạo các cơ sở kinh doanh tổ chức nhiều điểm lưu động bán các mặt hàng thiết yếu nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân, góp phần giảm tải cho các chợ truyền thống; đồng thời bảo đảm giãn cách, hạn chế di chuyển, an toàn phòng dịch. | Một điểm bán thực phẩm cho người dân. Ảnh: VGP/Bích Phương
Gần đây, việc Công ty TNHH Cung ứng thực phẩm Thanh Nga, đơn vị cung cấp nguồn hàng cho hệ thống siêu thị Vinmart, Vinmart và một số chợ truyền thống, chợ đầu mối có các ca nhiễm COVID-19 đã ảnh hưởng đến việc cung ứng, kinh doanh tại một số cơ sở kinh doanh hàng hóa thực phẩm thiết yếu trên địa bàn Thành phố cũng như tâm lý lo ngại mua thực phẩm tại chợ, siêu thị của người dân. Trước tình hình đó, Sở Công Thương Hà Nội cho biết, đã có phương án bố trí các điểm bán hàng, các phương thức bán hàng bổ sung, lưu động có kiểm soát an toàn dịch bệnh thay thế cho các cơ sở bán hàng thiết yếu bị dừng.
Cũng theo Sở Công Thương, các doanh nghiệp đã tăng cường dự trữ lượng hàng hóa thiết yếu tăng từ 30% đến 50%, trong thời gian 3 tháng và tăng gấp 3 lần so với tháng bình thường, với tổng giá trị hàng hóa khoảng 194.000 tỷ đồng (17 mặt hàng thiết yếu). Đồng thời, chuẩn bị dự trữ lượng hàng hóa theo chương trình bình ổn thị trường năm 2021 là 5.698 tỷ đồng; bố trí đầy đủ phương tiện, nguồn nhân lực, sẵn sàng vận chuyển bảo đảm đầy đủ hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn.
Để thực phẩm dễ đến tay người dùng trong bối cảnh dịch bệnh, ngay trong ngày 3/8, tại phố Bắc Cầu (quận Long Biên), siêu thị AEON và UBND quận Long Biên đã tổ chức điểm bán hàng lưu động gồm thực phẩm tươi sống, đồ khô. Giám đốc siêu thị AEON Long Biên Đàm Mạnh Tuấn cho biết, hằng ngày AEON bố trí khoảng 8 tấn hàng hóa thiết yếu phân phối tại 4 điểm trên địa bàn quận Long Biên với giá cả được niêm yết giống như tại siêu thị. Thời gian phục vụ người dân sẽ từ 8h-11h trong suốt thời gian Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội.
Cầm túi rau trên tay, chị Mai Thị Hoa (Long Biên, Hà Nội) chia sẻ: “Theo tôi những điểm bán hàng lưu động này rất cần thiết trong thời điểm giãn cách xã hội. Hàng hóa khá dồi dào với các sản phẩm từ rau, củ, quả, thịt lợn, thịt gà, bò cá, tôm đến đồ khô... Tôi có thể mua đầy đủ thực phẩm theo nhu cầu mà lại được đo thân nhiệt, yêu cầu thực hiện đầy đủ quy định 5K nên vào mua hàng cũng cảm thấy yên tâm hơn”.
Ngoài quận Long Biên, trong thời gian giãn cách xã hội, để bảo đảm phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân về lương thực, thực phẩm, UBND quận Hai Bà Trưng đã chỉ đạo Phòng Kinh tế quận, UBND phường Trương Định, Ban Quản lý chợ Đồng Tâm cùng các đơn vị liên quan tổ chức điểm bán hàng lưu động tại tầng 1 nhà A, chợ Đồng Tâm mới.
Mục đích là phục vụ nhu cầu tiêu dùng hằng ngày của người dân các phường Minh Khai, Đồng Tâm, Bách Khoa, Bạch Mai, Cầu Dền và giảm tải cho các chợ đang hoạt động trên địa bàn như Bách Khoa, Hôm-Đức Viên. Thời gian bán hàng lưu động trong khoảng 15 ngày với sự tham gia của Công ty cổ phần Sản xuất và thương mại An Việt, Công ty TNHH Thực phẩm Phú Thiên Tân, Công ty cổ phần Dịch vụ thương mại tổng hợp Vincommerce.
Bên cạnh đó, tại phường Bạch Mai, UBND phường đã tổ chức 2 điểm bán hàng lưu động ở số 307 phố Bạch Mai và số 36 phố Hồng Mai, với sự tham gia của cán bộ, công chức UBND phường và lực lượng cán bộ cơ sở, thanh niên tình nguyện.
Ngoài ra, nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm lương thực, thực phẩm của người dân, các bưu cục, đơn vị chuyển phát nhanh ngành bưu điện cũng đang tích cực tham gia cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người tiêu dùng Thủ đô.
Đại diện Bưu điện TP. Hà Nội chia sẻ, hiện đơn vị đã triển khai 472 điểm bán hàng thiết yếu tại các bưu cục, Bưu điện văn hóa xã, cửa hàng tiện lợi Postmar, điểm bán hàng lưu động. Người dân có thể tới trực tiếp lựa chọn và mua hàng, không bị giới hạn về số lượng.
“Nếu không muốn tới các điểm bán hàng, người dân có thể gọi điện tới các bưu cục gần nhất yêu cầu cung cấp các loại hàng mình cần. Sau khi nhận đơn, nhân viên Bưu điện sẽ chuyển phát miễn phí tới khách hàng trong thời gian sớm nhất”, đại diện Bưu điện TP. Hà Nội nói.
Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, đến thời điểm này, thuận lợi nhất là TP. Hà Nội đang khống chế dịch, đồng thời các tỉnh phía bắc dịch COVID-19 chưa lây lan mạnh nên sản xuất của các địa phương như Sơn La, Hưng Yên, Nam Định, Vĩnh Phúc... vẫn bảo đảm cung ứng hàng ổn định cho thị trường Hà Nội. Bên cạnh đó, một số nhà máy sản xuất, chế biến còn chưa hoạt động hết công suất, mới đạt 60%, nếu có nhu cầu có thể nâng lên 100%; lưu thông hàng hóa cũng thuận lợi.
Có thể thấy, ngành công thương Hà Nội và các doanh nghiệp đang nỗ lực đảm bảo đủ hàng hóa thiết yếu trong thời gian giãn cách xã hội để người dân Hà Nội yên tâm thực hiện nghiêm các quy định phòng chống dịch bệnh.
Bích Phương | Hà Nội tổ chức điểm bán hàng lưu động: Giảm tải cho chợ truyền thống
Trước tình hình dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội toàn Thành phố, Sở Công Thương TP. Hà Nội chỉ đạo các cơ sở kinh doanh tổ chức nhiều điểm lưu động bán các mặt hàng thiết yếu nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân, góp phần giảm tải cho các chợ truyền thống; đồng thời bảo đảm giãn cách, hạn chế di chuyển, an toàn phòng dịch.
Một điểm bán thực phẩm cho người dân. Ảnh: VGP/Bích Phương
Gần đây, việc Công ty TNHH Cung ứng thực phẩm Thanh Nga, đơn vị cung cấp nguồn hàng cho hệ thống siêu thị Vinmart, Vinmart và một số chợ truyền thống, chợ đầu mối có các ca nhiễm COVID-19 đã ảnh hưởng đến việc cung ứng, kinh doanh tại một số cơ sở kinh doanh hàng hóa thực phẩm thiết yếu trên địa bàn Thành phố cũng như tâm lý lo ngại mua thực phẩm tại chợ, siêu thị của người dân. Trước tình hình đó, Sở Công Thương Hà Nội cho biết, đã có phương án bố trí các điểm bán hàng, các phương thức bán hàng bổ sung, lưu động có kiểm soát an toàn dịch bệnh thay thế cho các cơ sở bán hàng thiết yếu bị dừng.
Cũng theo Sở Công Thương, các doanh nghiệp đã tăng cường dự trữ lượng hàng hóa thiết yếu tăng từ 30% đến 50%, trong thời gian 3 tháng và tăng gấp 3 lần so với tháng bình thường, với tổng giá trị hàng hóa khoảng 194.000 tỷ đồng (17 mặt hàng thiết yếu). Đồng thời, chuẩn bị dự trữ lượng hàng hóa theo chương trình bình ổn thị trường năm 2021 là 5.698 tỷ đồng; bố trí đầy đủ phương tiện, nguồn nhân lực, sẵn sàng vận chuyển bảo đảm đầy đủ hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn.
Để thực phẩm dễ đến tay người dùng trong bối cảnh dịch bệnh, ngay trong ngày 3/8, tại phố Bắc Cầu (quận Long Biên), siêu thị AEON và UBND quận Long Biên đã tổ chức điểm bán hàng lưu động gồm thực phẩm tươi sống, đồ khô. Giám đốc siêu thị AEON Long Biên Đàm Mạnh Tuấn cho biết, hằng ngày AEON bố trí khoảng 8 tấn hàng hóa thiết yếu phân phối tại 4 điểm trên địa bàn quận Long Biên với giá cả được niêm yết giống như tại siêu thị. Thời gian phục vụ người dân sẽ từ 8h-11h trong suốt thời gian Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội.
Cầm túi rau trên tay, chị Mai Thị Hoa (Long Biên, Hà Nội) chia sẻ: “Theo tôi những điểm bán hàng lưu động này rất cần thiết trong thời điểm giãn cách xã hội. Hàng hóa khá dồi dào với các sản phẩm từ rau, củ, quả, thịt lợn, thịt gà, bò cá, tôm đến đồ khô... Tôi có thể mua đầy đủ thực phẩm theo nhu cầu mà lại được đo thân nhiệt, yêu cầu thực hiện đầy đủ quy định 5K nên vào mua hàng cũng cảm thấy yên tâm hơn”.
Ngoài quận Long Biên, trong thời gian giãn cách xã hội, để bảo đảm phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân về lương thực, thực phẩm, UBND quận Hai Bà Trưng đã chỉ đạo Phòng Kinh tế quận, UBND phường Trương Định, Ban Quản lý chợ Đồng Tâm cùng các đơn vị liên quan tổ chức điểm bán hàng lưu động tại tầng 1 nhà A, chợ Đồng Tâm mới.
Mục đích là phục vụ nhu cầu tiêu dùng hằng ngày của người dân các phường Minh Khai, Đồng Tâm, Bách Khoa, Bạch Mai, Cầu Dền và giảm tải cho các chợ đang hoạt động trên địa bàn như Bách Khoa, Hôm-Đức Viên. Thời gian bán hàng lưu động trong khoảng 15 ngày với sự tham gia của Công ty cổ phần Sản xuất và thương mại An Việt, Công ty TNHH Thực phẩm Phú Thiên Tân, Công ty cổ phần Dịch vụ thương mại tổng hợp Vincommerce.
Bên cạnh đó, tại phường Bạch Mai, UBND phường đã tổ chức 2 điểm bán hàng lưu động ở số 307 phố Bạch Mai và số 36 phố Hồng Mai, với sự tham gia của cán bộ, công chức UBND phường và lực lượng cán bộ cơ sở, thanh niên tình nguyện.
Ngoài ra, nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm lương thực, thực phẩm của người dân, các bưu cục, đơn vị chuyển phát nhanh ngành bưu điện cũng đang tích cực tham gia cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người tiêu dùng Thủ đô.
Đại diện Bưu điện TP. Hà Nội chia sẻ, hiện đơn vị đã triển khai 472 điểm bán hàng thiết yếu tại các bưu cục, Bưu điện văn hóa xã, cửa hàng tiện lợi Postmar, điểm bán hàng lưu động. Người dân có thể tới trực tiếp lựa chọn và mua hàng, không bị giới hạn về số lượng.
“Nếu không muốn tới các điểm bán hàng, người dân có thể gọi điện tới các bưu cục gần nhất yêu cầu cung cấp các loại hàng mình cần. Sau khi nhận đơn, nhân viên Bưu điện sẽ chuyển phát miễn phí tới khách hàng trong thời gian sớm nhất”, đại diện Bưu điện TP. Hà Nội nói.
Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, đến thời điểm này, thuận lợi nhất là TP. Hà Nội đang khống chế dịch, đồng thời các tỉnh phía bắc dịch COVID-19 chưa lây lan mạnh nên sản xuất của các địa phương như Sơn La, Hưng Yên, Nam Định, Vĩnh Phúc... vẫn bảo đảm cung ứng hàng ổn định cho thị trường Hà Nội. Bên cạnh đó, một số nhà máy sản xuất, chế biến còn chưa hoạt động hết công suất, mới đạt 60%, nếu có nhu cầu có thể nâng lên 100%; lưu thông hàng hóa cũng thuận lợi.
Có thể thấy, ngành công thương Hà Nội và các doanh nghiệp đang nỗ lực đảm bảo đủ hàng hóa thiết yếu trong thời gian giãn cách xã hội để người dân Hà Nội yên tâm thực hiện nghiêm các quy định phòng chống dịch bệnh.
Bích Phương | |
Nhiều dự án tranh tài tại chung kết khởi nghiệp thanh niên nông thôn năm 2021 | Cuộc thi thực sự đã trở thành sân chơi trong lĩnh vực phát triển kinh tế trong nông nghiệp dành cho thanh niên nông thôn. Các dự án vào chung kết đều có chất lượng tốt, đa dạng và đáp ứng được tiêu chí của cuộc thi. | Ngày 22/12, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức vòng chung kết cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn năm 2021 theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, với sự tranh tài của 33 dự án nổi bật, trong đó nhiều dự án canh tác thuận tự nhiên, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Trưởng Ban Thanh niên Nông thôn Trung ương Đoàn Nguyễn Thị Thu Vân cho biết: Cuộc thi năm nay có 406 dự án tranh tài (năm 2020 có 346 dự án). Trong đó, có 64 dự án của các thanh niên từ 14 dân tộc thiểu số gồm Hoa, Khmer, Tày, Thái, Raglai, Mông, Nùng, Mường, Cao Lan, Ê đê, Phù Lá, Xơ Đăng, Ba Na.
Các dự án năm nay tập trung vào các lĩnh vực phát triển nông nghiệp ứng dụng khoa học kỹ thuật, phát huy tài nguyên bản địa; bảo vệ môi trường; bảo tồn văn hoá dân tộc.
Theo bà Nguyễn Thị Thu Vân, cuộc thi thực sự đã trở thành sân chơi trong lĩnh vực phát triển kinh tế trong nông nghiệp dành cho thanh niên nông thôn. Các dự án vào chung kết đều có chất lượng tốt, đa dạng và đáp ứng được tiêu chí của cuộc thi.
Phần lớn đề án tập trung vào sản phẩm nông nghiệp dựa trên tài nguyên bản địa hay canh tác nông nghiệp thuận tự nhiên, chủ động tìm tòi, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật và có ý thức về sự cần thiết phải tìm hiểu nhu cầu thị trường, nhận diện khách hàng tiềm năng.
Qua vòng sơ khảo, bán kết, Ban Tổ chức cuộc thi đã lựa chọn được 33 dự án nổi bật để vào vòng chung kết toàn quốc. Trong đó, đáng chú ý có các dự án: Máy đa năng công nghệ cao (tỉnh Yên Bái); phát triển thương hiệu cao an xoa Trần Hoàng (tỉnh Đắk Nông); trồng và phát triển cây chịu mặn, chịu hạn có giá trị kinh tế cao, thích ứng biến đổi khí hậu (tỉnh Cà Mau); trồng lúa thảo dược, chế biến nâng tầm giá trị cây lúa (tỉnh Quảng Ngãi)...
Các thí sinh đã thuyết trình về nét nổi bật, sáng tạo và hướng phát triển của dự án; đồng thời trả lời các câu hỏi của ban giám khảo. Dự kiến, lễ trao giải cuộc thi sẽ được triển khai trực tiếp kết hợp trực tuyến vào ngày 23/12 tại đầu cầu Hà Nội.
Cuộc thi có 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba, 3 giải Khuyến khích cùng một số giải phụ, với nhiều phần thưởng gồm hàng trăm triệu đồng tiền mặt, hàng tỷ đồng vốn hỗ trợ từ Quỹ Quốc gia về việc làm của Trung ương Đoàn, các khóa đào tạo, quyền sử dụng những nền tảng số hiện đại, quyền tham gia các hệ thống tiêu thụ sản phẩm tích hợp công nghệ cao.
Thí sinh dự thi vòng chung kết cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn năm 2021. Ảnh: VGP/Nhật Nam
Nhật Nam | Nhiều dự án tranh tài tại chung kết khởi nghiệp thanh niên nông thôn năm 2021
Cuộc thi thực sự đã trở thành sân chơi trong lĩnh vực phát triển kinh tế trong nông nghiệp dành cho thanh niên nông thôn. Các dự án vào chung kết đều có chất lượng tốt, đa dạng và đáp ứng được tiêu chí của cuộc thi.
Ngày 22/12, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức vòng chung kết cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn năm 2021 theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, với sự tranh tài của 33 dự án nổi bật, trong đó nhiều dự án canh tác thuận tự nhiên, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Trưởng Ban Thanh niên Nông thôn Trung ương Đoàn Nguyễn Thị Thu Vân cho biết: Cuộc thi năm nay có 406 dự án tranh tài (năm 2020 có 346 dự án). Trong đó, có 64 dự án của các thanh niên từ 14 dân tộc thiểu số gồm Hoa, Khmer, Tày, Thái, Raglai, Mông, Nùng, Mường, Cao Lan, Ê đê, Phù Lá, Xơ Đăng, Ba Na.
Các dự án năm nay tập trung vào các lĩnh vực phát triển nông nghiệp ứng dụng khoa học kỹ thuật, phát huy tài nguyên bản địa; bảo vệ môi trường; bảo tồn văn hoá dân tộc.
Theo bà Nguyễn Thị Thu Vân, cuộc thi thực sự đã trở thành sân chơi trong lĩnh vực phát triển kinh tế trong nông nghiệp dành cho thanh niên nông thôn. Các dự án vào chung kết đều có chất lượng tốt, đa dạng và đáp ứng được tiêu chí của cuộc thi.
Phần lớn đề án tập trung vào sản phẩm nông nghiệp dựa trên tài nguyên bản địa hay canh tác nông nghiệp thuận tự nhiên, chủ động tìm tòi, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật và có ý thức về sự cần thiết phải tìm hiểu nhu cầu thị trường, nhận diện khách hàng tiềm năng.
Qua vòng sơ khảo, bán kết, Ban Tổ chức cuộc thi đã lựa chọn được 33 dự án nổi bật để vào vòng chung kết toàn quốc. Trong đó, đáng chú ý có các dự án: Máy đa năng công nghệ cao (tỉnh Yên Bái); phát triển thương hiệu cao an xoa Trần Hoàng (tỉnh Đắk Nông); trồng và phát triển cây chịu mặn, chịu hạn có giá trị kinh tế cao, thích ứng biến đổi khí hậu (tỉnh Cà Mau); trồng lúa thảo dược, chế biến nâng tầm giá trị cây lúa (tỉnh Quảng Ngãi)...
Các thí sinh đã thuyết trình về nét nổi bật, sáng tạo và hướng phát triển của dự án; đồng thời trả lời các câu hỏi của ban giám khảo. Dự kiến, lễ trao giải cuộc thi sẽ được triển khai trực tiếp kết hợp trực tuyến vào ngày 23/12 tại đầu cầu Hà Nội.
Cuộc thi có 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba, 3 giải Khuyến khích cùng một số giải phụ, với nhiều phần thưởng gồm hàng trăm triệu đồng tiền mặt, hàng tỷ đồng vốn hỗ trợ từ Quỹ Quốc gia về việc làm của Trung ương Đoàn, các khóa đào tạo, quyền sử dụng những nền tảng số hiện đại, quyền tham gia các hệ thống tiêu thụ sản phẩm tích hợp công nghệ cao.
Thí sinh dự thi vòng chung kết cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn năm 2021. Ảnh: VGP/Nhật Nam
Nhật Nam | |
Vinamilk hợp tác với Colory Animation Studio làm phim 3D cho trẻ em | Với tâm huyết phát triển thế hệ trẻ Việt Nam không chỉ ở khía cạnh thể chất với nguồn sữa giàu dinh dưỡng mà còn ở khía cạnh tinh thần, Vinamilk đã đầu tư nguồn kinh phí lớn để làm phim hoạt hình 3D với tên gọi "Vệ binh SuSu và cuộc giải cứu thần kỳ ở Đại tinh Thần Thú". |
Công nghệ làm phim 3D mới nhất được sử dụng trong phim 3D do Vinamilk hợp tác cùng Colory Animation Studio.
Ngay khi vừa lên sóng, phim đã thu hút đông đảo trẻ em và phụ huynh trong nước đón xem trên kênh Youtube và hiện đã có gần 30 triệu lượt xem. Trong phim, hệ thống nhân vật vệ binh SuSu gồm có: Thủ lĩnh Jagon (thần rồng), Pháp sư Bella (thần bướm), Hiệp sĩ Dera (thần hươu), Xạ thủ Ponie (thần ngựa), Cơ trưởng Fly, Mona (thần cá voi)... được tạo hình bắt mắt, gây ấn tượng với trí thông minh và lòng quả cảm, mỗi người có một năng lực siêu nhiên, cùng đồng tâm hiệp lực chống lại thế lực của Kara Trùm Hắc Ín để bảo vệ thành công Đại tinh Thần Thú.
Ông Nguyễn Quang Trí, Giám đốc Điều hành Marketing của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) chia sẻ: "Thông qua phim hoạt hình 3D Vệ binh SuSu và cuộc giải cứu thần kỳ ở Đại tinh Thần thú, chúng tôi mong muốn mang đến nội dung giải trí lành mạnh có tính giáo dục và cho bé những giờ uống sữa thật vui, thông qua việc khơi gợi trí tưởng tượng, giúp trẻ phát triển sáng tạo, đồng thời hướng trẻ làm việc tốt".
Để thực hiện phim 3D với công nghệ và kỹ thuật làm phim mới nhất, mang đến những hình ảnh, âm thanh và kỹ xảo ấn tượng, Vinamilk đã hợp tác cùng Colory Animation Studio – xưởng phim hoạt hình từng đoạt nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế. Đạo diễn của "Vệ binh SuSu và cuộc giải cứu thần kỳ ở Đại tinh Thần thú" cũng chính là nhà sáng lập và Giám đốc điều hành của Colory Animation Studio, ông Đoàn Trần Anh Tuấn, người từng đưa nhiều tác phẩm phim hoạt hình xuất sắc ra khỏi phạm vi lãnh thổ Việt Nam như "Cuộc phiêu lưu của Trứng, Chanh và Ớt", "Dưới bóng cây"...
Đạo diễn Đoàn Trần Anh Tuấn chia sẻ, để thực hiện dự án phim 3D của nhãn hàng Vinamilk SuSu, Colory đã sáng tạo tổng cộng hơn 22 nhân vật trong đó có 15 nhân vật chính, 4 bối cảnh, 75 shot, với hơn 80% các shot cần VFX (Visual Effect) – thuật ngữ chỉ kỹ xảo, hiệu ứng hình ảnh sử dụng trong phim.
Tổng số nhân sự tham gia dự án này là hơn 40 người đến từ Studio ở Sài Gòn phụ trách tạo hình nhân vật, kỹ xảo và diễn hoạt, Studio ở Đà Nẵng phụ trách diễn hoạt, Studio ở Ấn Độ phụ trách một phần rigging (tạo chuyển động cho nhân vật bằng một bộ khung xương bên trong mô hình), cùng các nhân sự làm việc từ xa ở khắp nơi trên thế giới, từ Việt Nam cho đến Thái Lan, Brazil, Anh...
PV | Vinamilk hợp tác với Colory Animation Studio làm phim 3D cho trẻ em
Với tâm huyết phát triển thế hệ trẻ Việt Nam không chỉ ở khía cạnh thể chất với nguồn sữa giàu dinh dưỡng mà còn ở khía cạnh tinh thần, Vinamilk đã đầu tư nguồn kinh phí lớn để làm phim hoạt hình 3D với tên gọi "Vệ binh SuSu và cuộc giải cứu thần kỳ ở Đại tinh Thần Thú".
Công nghệ làm phim 3D mới nhất được sử dụng trong phim 3D do Vinamilk hợp tác cùng Colory Animation Studio.
Ngay khi vừa lên sóng, phim đã thu hút đông đảo trẻ em và phụ huynh trong nước đón xem trên kênh Youtube và hiện đã có gần 30 triệu lượt xem. Trong phim, hệ thống nhân vật vệ binh SuSu gồm có: Thủ lĩnh Jagon (thần rồng), Pháp sư Bella (thần bướm), Hiệp sĩ Dera (thần hươu), Xạ thủ Ponie (thần ngựa), Cơ trưởng Fly, Mona (thần cá voi)... được tạo hình bắt mắt, gây ấn tượng với trí thông minh và lòng quả cảm, mỗi người có một năng lực siêu nhiên, cùng đồng tâm hiệp lực chống lại thế lực của Kara Trùm Hắc Ín để bảo vệ thành công Đại tinh Thần Thú.
Ông Nguyễn Quang Trí, Giám đốc Điều hành Marketing của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) chia sẻ: "Thông qua phim hoạt hình 3D Vệ binh SuSu và cuộc giải cứu thần kỳ ở Đại tinh Thần thú, chúng tôi mong muốn mang đến nội dung giải trí lành mạnh có tính giáo dục và cho bé những giờ uống sữa thật vui, thông qua việc khơi gợi trí tưởng tượng, giúp trẻ phát triển sáng tạo, đồng thời hướng trẻ làm việc tốt".
Để thực hiện phim 3D với công nghệ và kỹ thuật làm phim mới nhất, mang đến những hình ảnh, âm thanh và kỹ xảo ấn tượng, Vinamilk đã hợp tác cùng Colory Animation Studio – xưởng phim hoạt hình từng đoạt nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế. Đạo diễn của "Vệ binh SuSu và cuộc giải cứu thần kỳ ở Đại tinh Thần thú" cũng chính là nhà sáng lập và Giám đốc điều hành của Colory Animation Studio, ông Đoàn Trần Anh Tuấn, người từng đưa nhiều tác phẩm phim hoạt hình xuất sắc ra khỏi phạm vi lãnh thổ Việt Nam như "Cuộc phiêu lưu của Trứng, Chanh và Ớt", "Dưới bóng cây"...
Đạo diễn Đoàn Trần Anh Tuấn chia sẻ, để thực hiện dự án phim 3D của nhãn hàng Vinamilk SuSu, Colory đã sáng tạo tổng cộng hơn 22 nhân vật trong đó có 15 nhân vật chính, 4 bối cảnh, 75 shot, với hơn 80% các shot cần VFX (Visual Effect) – thuật ngữ chỉ kỹ xảo, hiệu ứng hình ảnh sử dụng trong phim.
Tổng số nhân sự tham gia dự án này là hơn 40 người đến từ Studio ở Sài Gòn phụ trách tạo hình nhân vật, kỹ xảo và diễn hoạt, Studio ở Đà Nẵng phụ trách diễn hoạt, Studio ở Ấn Độ phụ trách một phần rigging (tạo chuyển động cho nhân vật bằng một bộ khung xương bên trong mô hình), cùng các nhân sự làm việc từ xa ở khắp nơi trên thế giới, từ Việt Nam cho đến Thái Lan, Brazil, Anh...
PV | |
Công điện chỉ đạo ứng phó ATNĐ, mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất | Hồi 19h00, ngày 22/9, Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai đã ban hành Công điện số 11/CĐ-TW điện Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn gửi các bộ ngành, địa phương chỉ đạo ứng phó áp thấp nhiệt đới trên biển Đông. | Công điện gửi các tỉnh, thành phố ven biển từ Thanh Hóa đến Kiên Giang và các tỉnh khu vực Tây Nguyên; các Bộ: Quốc phòng, Ngoại giao, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Hệ thống Đài Thông tin duyên hải về việc ứng phó với Áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) trên Biển Đông.
Công điện nêu rõ, để chủ động ứng phó với ATNĐ và mưa lũ, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai - Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) các tỉnh, thành phố và các Bộ ngành chỉ đạo triển khai thực hiện một số nội dung sau:
Thứ nhất, đối với tuyến biển: Theo dõi chặt chẽ, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của ATNĐ để chủ động thoát ra hoặc không di chuyển vào vùng nguy hiểm (vùng nguy hiểm được điều chỉnh theo diễn biến của ATNĐ tại các bản tin của cơ quan dự báo).
Quản lý chặt chẽ việc ra khơi và kiểm đếm tàu thuyền, đặc biệt là các tàu cá đang hoạt động trong khu vực ảnh hưởng của ATNĐ; duy trì thông tin liên lạc với chủ các phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.
Kiểm tra, rà soát, sẵn sàng đảm bảo an toàn cho hoạt động trên biển và nuôi trồng thủy sản.
Thứ hai, đối với trên đất liền: Các tỉnh khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên chủ động rà soát, chuẩn bị sẵn sàng phương án ứng phó với mưa lớn, ngập lụt, lũ, lũ quét, sạt lở đất, dông lốc có thể xảy ra.
Thứ ba, sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.
Thứ tư, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, các cơ quan thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương tăng cường thông tin, truyền thông về diễn biến ATNĐ, mưa lũ và công tác chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả.
Thứ năm, tổ chức trực ban nghiêm túc, báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương phòng chống thiên tai - Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn. | Công điện chỉ đạo ứng phó ATNĐ, mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất
Hồi 19h00, ngày 22/9, Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai đã ban hành Công điện số 11/CĐ-TW điện Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn gửi các bộ ngành, địa phương chỉ đạo ứng phó áp thấp nhiệt đới trên biển Đông.
Công điện gửi các tỉnh, thành phố ven biển từ Thanh Hóa đến Kiên Giang và các tỉnh khu vực Tây Nguyên; các Bộ: Quốc phòng, Ngoại giao, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Hệ thống Đài Thông tin duyên hải về việc ứng phó với Áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) trên Biển Đông.
Công điện nêu rõ, để chủ động ứng phó với ATNĐ và mưa lũ, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai - Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) các tỉnh, thành phố và các Bộ ngành chỉ đạo triển khai thực hiện một số nội dung sau:
Thứ nhất, đối với tuyến biển: Theo dõi chặt chẽ, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của ATNĐ để chủ động thoát ra hoặc không di chuyển vào vùng nguy hiểm (vùng nguy hiểm được điều chỉnh theo diễn biến của ATNĐ tại các bản tin của cơ quan dự báo).
Quản lý chặt chẽ việc ra khơi và kiểm đếm tàu thuyền, đặc biệt là các tàu cá đang hoạt động trong khu vực ảnh hưởng của ATNĐ; duy trì thông tin liên lạc với chủ các phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.
Kiểm tra, rà soát, sẵn sàng đảm bảo an toàn cho hoạt động trên biển và nuôi trồng thủy sản.
Thứ hai, đối với trên đất liền: Các tỉnh khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên chủ động rà soát, chuẩn bị sẵn sàng phương án ứng phó với mưa lớn, ngập lụt, lũ, lũ quét, sạt lở đất, dông lốc có thể xảy ra.
Thứ ba, sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.
Thứ tư, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, các cơ quan thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương tăng cường thông tin, truyền thông về diễn biến ATNĐ, mưa lũ và công tác chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả.
Thứ năm, tổ chức trực ban nghiêm túc, báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương phòng chống thiên tai - Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn. | |
Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc với người lao động trên công trường là 100 triệu đồng/người/vụ | Theo Nghị định số 67/2023/NĐ-CP, giới hạn trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường là 100 triệu đồng/người/vụ. | Fri Sep 08 2023 17:09:37 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Fri Sep 08 2023 17:09:37 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Fri Sep 08 2023 17:25:54 GMT+0700 (Giờ Đông Dương)
Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường là 100 triệu đồng/người/vụ.
Nghị định số 67/2023/NĐ-CP ngày 6/9/2023 của Chính phủ quy định đối tượng bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường là trách nhiệm dân sự của nhà thầu thi công xây dựng đối với người lao động thi công trên công trường theo quy định của pháp luật.
Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm là 100 triệu đồng cho một người trong một vụ.
Phạm vi bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho nhà thầu thi công xây dựng những khoản tiền mà nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bồi thường cho người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phát sinh do thực hiện công việc thi công trên công trường, trừ các trường hợp sau:
- Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h và điểm i khoản 2 Điều 34 Nghị định 67/2023/NĐ-CP.
- Tổn thất có liên quan đến chất amiăng hoặc bất kỳ nguyên vật liệu nào có chứa chất amiăng.
- Tổn thất phát sinh do mâu thuẫn của chính người lao động với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc thi công trên công trường.
- Tổn thất phát sinh do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân.
- Tổn thất phát sinh do người lao động sử dụng chất gây nghiện, ma túy trái với quy định của pháp luật (trừ trường hợp thuốc được kê để điều trị theo chỉ định của bác sĩ được cấp phép).
- Tổn thất phát sinh từ hành vi cố ý vi phạm pháp luật của bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm (trừ trường hợp người lao động tự vệ, cứu người, cứu tài sản hoặc sử dụng các chất kích thích để điều trị theo chỉ định của bác sĩ).
Thời hạn bảo hiểm
Nghị định quy định thời hạn bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường bắt đầu kể từ ngày thực hiện công việc thi công trên công trường đến hết thời gian bảo hành công trình theo quy định của pháp luật.
Phí bảo hiểm cho thời hạn 1 năm (chưa bao gồm thuế GTGT)
Loại nghề nghiệp (*)Phí bảo hiểm/ngưòi(Tỷ lệ % trên 100 triệu đồng)Loại 10,6Loại 20,8Loại 31,0Loại 41,2
Phí bảo hiểm ngắn hạn
Thời hạn bảo hiểmPhí bảo hiểm/ngưòi(Tỷ lệ % trên phí bảo hiểm năm)Đến 3 tháng40Từ trên 3 đến 6 tháng60Từ trên 6 đến 9 tháng80Từ trên 9 đến 12 tháng100- Loại 1: Lao động gián tiếp, làm việc chủ yếu trong văn phòng, bàn giấy hoặc những công việc tương tự ít đi lại khác.- Loại 2: Nghề nghiệp không phải lao động chân tay nhưng có mức độ rủi ro lớn hơn loại 1, đòi hỏi phải đi lại nhiều hoặc bao gồm cả lao động chân tay nhưng không thường xuyên và lao động chân tay nhẹ. - Loại 3: Những nghề mà công việc chủ yếu là lao động chân tay và những công việc có mức độ rủi ro cao hơn loại 2. - Loại 4: Những ngành nghề nguy hiểm, dễ xảy ra tai nạn và không được quy định ở ba loại nghề nghiệp trên.Căn cứ vào mức độ rủi ro của đối tượng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm được điều chỉnh tăng hoặc giảm phí bảo hiểm tối đa 25% tính trên phí bảo hiểm. Nguyên tắc bồi thường bảo hiểmDoanh nghiệp bảo hiểm thực hiện xem xét, giải quyết bồi thường bảo hiểm theo quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và theo nguyên tắc sau:Khi xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động thi công trên công trường, bên mua bảo hiểm phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm giải quyết bồi thường bảo hiểm như sau: - Lập tức thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm bằng các phương tiện thông tin liên lạc, sau đó trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động thi công trên công trường phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm. - Thực hiện mọi biện pháp trong phạm vi khả năng để hạn chế thiệt hại ở mức thấp nhất. - Thực hiện, cho phép doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện các hành động và biện pháp cần thiết hoặc theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm bảo vệ quyền lợi mà doanh nghiệp bảo hiểm được hưởng sau khi bồi thường thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo Nghị định này. Khi xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động thi công trên công trường, doanh nghiệp bảo hiểm hướng dẫn bên mua bảo hiểm, phối hợp với bên mua bảo hiểm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thu thập đầy đủ các tài liệu để lập hồ sơ bồi thường; xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại.Khi người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phát sinh do thực hiện công việc thi công trên công trường thuộc trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có trách nhiệm chi trả những khoản tiền theo thỏa thuận giữa nhà thầu thi công và người lao động hoặc đại diện hợp pháp của người lao động (trong trường hợp người lao động đã chết), bao gồm các khoản chi trả sau: - Phụ cấp nghỉ việc trong thời gian điều trị theo chỉ định của bác sĩ điều trị được tính căn cứ vào mức tiền lương theo hợp đồng lao động nhưng không vượt quá 6 tháng lương trong mỗi sự kiện bảo hiểm. - Chi phí y tế thực tế bao gồm: chi phí cấp cứu, chi phí điều trị nội, ngoại trú cần thiết và hợp lý. - Trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%, mức bồi thường cụ thể cho từng loại thương tật, thiệt hại về người được xác định theo Bảng tỷ lệ trả tiền bồi thường bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường theo Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP.- Trường hợp người lao động bị chết hoặc suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chi trả 100 triệu đồng cho một người trong một vụ.Tổng số tiền bồi thường bảo hiểm theo các khoản trên không vượt quá 100 triệu đồng cho một người trong một vụ đối với trường hợp tham gia giới hạn trách nhiệm bảo hiểm 100 triệu đồng.Nghị định nêu rõ trường hợp tai nạn lao động xảy ra hoặc bệnh nghề nghiệp phát sinh gây thương tật cho người lao động và thương tật này bị làm trầm trọng thêm bởi các thương tật hoặc bệnh tật trước đó, doanh nghiệp bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường cho phần bị làm trầm trọng thêm đó. Vũ Phương NhiTham khảo thêmYêu cầu người lao động đóng toàn bộ bảo hiểm là đúng hay sai?Tham khảo thêmCần chế tài mạnh xử lý doanh nghiệp ‘trốn’ đóng bảo hiểm xã hộiTham khảo thêmCác DN nộp hơn 425 tỷ đồng tiền chậm đóng bảo hiểm xã hộiTham khảo thêmĐề xuất sửa đổi một số quy định về bảo hiểm chủ xe cơ giớiTham khảo thêmViệc bán bảo hiểm còn nhiều sai phạm, đặc biệt ở khâu tư vấn môi giớiTham khảo thêmTăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng từ 1/7/2023Tham khảo thêmMức thu bảo hiểm mới khi tăng lương cơ sởTham khảo thêmQuyền lợi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế học sinhTham khảo thêmHồ sơ bồi thường bảo hiểm đã được cắt giảmTham khảo thêmNgười hưởng lương hưu cao nhất cả nước đã đóng bảo hiểm xã hội thế nào? | Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc với người lao động trên công trường là 100 triệu đồng/người/vụ
Theo Nghị định số 67/2023/NĐ-CP, giới hạn trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường là 100 triệu đồng/người/vụ.
Fri Sep 08 2023 17:09:37 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Fri Sep 08 2023 17:09:37 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Fri Sep 08 2023 17:25:54 GMT+0700 (Giờ Đông Dương)
Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường là 100 triệu đồng/người/vụ.
Nghị định số 67/2023/NĐ-CP ngày 6/9/2023 của Chính phủ quy định đối tượng bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường là trách nhiệm dân sự của nhà thầu thi công xây dựng đối với người lao động thi công trên công trường theo quy định của pháp luật.
Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm là 100 triệu đồng cho một người trong một vụ.
Phạm vi bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho nhà thầu thi công xây dựng những khoản tiền mà nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bồi thường cho người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phát sinh do thực hiện công việc thi công trên công trường, trừ các trường hợp sau:
- Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h và điểm i khoản 2 Điều 34 Nghị định 67/2023/NĐ-CP.
- Tổn thất có liên quan đến chất amiăng hoặc bất kỳ nguyên vật liệu nào có chứa chất amiăng.
- Tổn thất phát sinh do mâu thuẫn của chính người lao động với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc thi công trên công trường.
- Tổn thất phát sinh do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân.
- Tổn thất phát sinh do người lao động sử dụng chất gây nghiện, ma túy trái với quy định của pháp luật (trừ trường hợp thuốc được kê để điều trị theo chỉ định của bác sĩ được cấp phép).
- Tổn thất phát sinh từ hành vi cố ý vi phạm pháp luật của bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm (trừ trường hợp người lao động tự vệ, cứu người, cứu tài sản hoặc sử dụng các chất kích thích để điều trị theo chỉ định của bác sĩ).
Thời hạn bảo hiểm
Nghị định quy định thời hạn bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường bắt đầu kể từ ngày thực hiện công việc thi công trên công trường đến hết thời gian bảo hành công trình theo quy định của pháp luật.
Phí bảo hiểm cho thời hạn 1 năm (chưa bao gồm thuế GTGT)
Loại nghề nghiệp (*)Phí bảo hiểm/ngưòi(Tỷ lệ % trên 100 triệu đồng)Loại 10,6Loại 20,8Loại 31,0Loại 41,2
Phí bảo hiểm ngắn hạn
Thời hạn bảo hiểmPhí bảo hiểm/ngưòi(Tỷ lệ % trên phí bảo hiểm năm)Đến 3 tháng40Từ trên 3 đến 6 tháng60Từ trên 6 đến 9 tháng80Từ trên 9 đến 12 tháng100- Loại 1: Lao động gián tiếp, làm việc chủ yếu trong văn phòng, bàn giấy hoặc những công việc tương tự ít đi lại khác.- Loại 2: Nghề nghiệp không phải lao động chân tay nhưng có mức độ rủi ro lớn hơn loại 1, đòi hỏi phải đi lại nhiều hoặc bao gồm cả lao động chân tay nhưng không thường xuyên và lao động chân tay nhẹ. - Loại 3: Những nghề mà công việc chủ yếu là lao động chân tay và những công việc có mức độ rủi ro cao hơn loại 2. - Loại 4: Những ngành nghề nguy hiểm, dễ xảy ra tai nạn và không được quy định ở ba loại nghề nghiệp trên.Căn cứ vào mức độ rủi ro của đối tượng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm được điều chỉnh tăng hoặc giảm phí bảo hiểm tối đa 25% tính trên phí bảo hiểm. Nguyên tắc bồi thường bảo hiểmDoanh nghiệp bảo hiểm thực hiện xem xét, giải quyết bồi thường bảo hiểm theo quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và theo nguyên tắc sau:Khi xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động thi công trên công trường, bên mua bảo hiểm phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm giải quyết bồi thường bảo hiểm như sau: - Lập tức thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm bằng các phương tiện thông tin liên lạc, sau đó trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động thi công trên công trường phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm. - Thực hiện mọi biện pháp trong phạm vi khả năng để hạn chế thiệt hại ở mức thấp nhất. - Thực hiện, cho phép doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện các hành động và biện pháp cần thiết hoặc theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm bảo vệ quyền lợi mà doanh nghiệp bảo hiểm được hưởng sau khi bồi thường thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo Nghị định này. Khi xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động thi công trên công trường, doanh nghiệp bảo hiểm hướng dẫn bên mua bảo hiểm, phối hợp với bên mua bảo hiểm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thu thập đầy đủ các tài liệu để lập hồ sơ bồi thường; xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại.Khi người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phát sinh do thực hiện công việc thi công trên công trường thuộc trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có trách nhiệm chi trả những khoản tiền theo thỏa thuận giữa nhà thầu thi công và người lao động hoặc đại diện hợp pháp của người lao động (trong trường hợp người lao động đã chết), bao gồm các khoản chi trả sau: - Phụ cấp nghỉ việc trong thời gian điều trị theo chỉ định của bác sĩ điều trị được tính căn cứ vào mức tiền lương theo hợp đồng lao động nhưng không vượt quá 6 tháng lương trong mỗi sự kiện bảo hiểm. - Chi phí y tế thực tế bao gồm: chi phí cấp cứu, chi phí điều trị nội, ngoại trú cần thiết và hợp lý. - Trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%, mức bồi thường cụ thể cho từng loại thương tật, thiệt hại về người được xác định theo Bảng tỷ lệ trả tiền bồi thường bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường theo Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP.- Trường hợp người lao động bị chết hoặc suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chi trả 100 triệu đồng cho một người trong một vụ.Tổng số tiền bồi thường bảo hiểm theo các khoản trên không vượt quá 100 triệu đồng cho một người trong một vụ đối với trường hợp tham gia giới hạn trách nhiệm bảo hiểm 100 triệu đồng.Nghị định nêu rõ trường hợp tai nạn lao động xảy ra hoặc bệnh nghề nghiệp phát sinh gây thương tật cho người lao động và thương tật này bị làm trầm trọng thêm bởi các thương tật hoặc bệnh tật trước đó, doanh nghiệp bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường cho phần bị làm trầm trọng thêm đó. Vũ Phương NhiTham khảo thêmYêu cầu người lao động đóng toàn bộ bảo hiểm là đúng hay sai?Tham khảo thêmCần chế tài mạnh xử lý doanh nghiệp ‘trốn’ đóng bảo hiểm xã hộiTham khảo thêmCác DN nộp hơn 425 tỷ đồng tiền chậm đóng bảo hiểm xã hộiTham khảo thêmĐề xuất sửa đổi một số quy định về bảo hiểm chủ xe cơ giớiTham khảo thêmViệc bán bảo hiểm còn nhiều sai phạm, đặc biệt ở khâu tư vấn môi giớiTham khảo thêmTăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng từ 1/7/2023Tham khảo thêmMức thu bảo hiểm mới khi tăng lương cơ sởTham khảo thêmQuyền lợi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế học sinhTham khảo thêmHồ sơ bồi thường bảo hiểm đã được cắt giảmTham khảo thêmNgười hưởng lương hưu cao nhất cả nước đã đóng bảo hiểm xã hội thế nào? | |
UNDP hỗ trợ đưa dịch vụ công trực tuyến tới vùng sâu, vùng xa tại Hà Giang | Ngày 5/12, tại Thành phố Hà Giang, UBND tỉnh Hà Giang phối hợp với UNDP tổ chức Lễ tổng kết Dự án cải thiện điều kiện tiếp cận dịch vụ hành chính công cho người dân vùng sâu, vùng xa, và vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Hà Giang. |
Lễ tổng kết Dự án cải thiện điều kiện tiếp cận dịch vụ hành chính công cho người dân vùng sâu, vùng xa, và vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Hà Giang - Ảnh: VGP/Thùy Dung
Trong quá trình thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia, dịch vụ công trực tuyến đang trở nên ngày càng quan trọng. Việc này không chỉ giúp tạo ra sự thuận tiện cho người dân, nhất là trong thời gian thiên tai, dịch bệnh, mà còn nâng cao hiệu quả và tính minh bạch trong việc quản lý của chính quyền. Chính phủ đề ra mục tiêu cung cấp 25 dịch vụ công trực tuyến thiết yếu vào năm 2025.
Tuy nhiên, theo Báo cáo Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), dịch vụ công trực tuyến vẫn là một điểm yếu của dịch vụ công ở Việt Nam. Theo kết quả PAPI năm 2022, chỉ có 4,85% người dân được hỏi từng lên trang cổng dịch vụ công trực tuyến quốc gia, trong đó chỉ hơn 1% sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
TIN LIÊN QUANNâng cao chất lượng và hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến của Bộ VHTTDLCổng dịch vụ công trực tuyến Bộ GTVT đứng đầu trong các bộ, ngành
Tại tỉnh Hà Giang, nơi có hơn 87% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số và có nhiều rào cản về tiếp cận, nhiều điểm lõm internet và gần 44% người dân chưa có điện thoại thông minh, việc đưa dịch vụ công trực tuyến đến với người dân trở nên thách thức hơn bao giờ hết.
Cuối năm 2021, tỉnh Hà Giang đã chủ động gửi đề án cải tiến dịch vụ công trực tuyến cho người dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở bốn xã thuộc hai huyện Bắc Quang và Xín Mần tới UNDP đề xuất hỗ trợ tài chính và kỹ thuật từ hợp phần Sáng kiến chính quyền vì người dân thuộc Chương trình nghiên cứu PAPI, từ nguồn tài trợ của Bộ Ngoại giao và Thương Mại Australia (DFAT).
Đề án của tỉnh Hà Giang hướng tới ba mục tiêu: (1) Đơn giản hóa quy trình một số thủ tục hành chính công để đưa lên dịch vụ công trực tuyến một phần và toàn trình; (2) đào tạo, tập huấn cho đội ngũ công chức cấp xã và tổ chuyển đổi số cộng đồng ở thôn, thôn bản; và (3) đưa dịch vụ công trực tuyến đến với cộng đồng dân cư tại các thôn, bản vùng sâu, vùng xã (dịch vụ công trực tuyến lưu động).
UNDP đã đồng hành với tỉnh Hà Giang quá trình thực hiện dự án này từ tháng 12 năm 2022 tới tháng 12 năm 2023.
Phát biểu tại buổi lễ, bà Ramla Khalidi, Trưởng Đại diện Thường trú UNDP tại Việt Nam, cho biết, những kết quả thu được sau hơn một năm thực hiện dự án là đơn giản hóa quy trình cho 10 thủ tục hành chính (TTHC) thiết yếu để đưa lên môi trường điện tử; nâng cao năng lực cho 20 công chức cấp xã và 100 thành viên các tổ chuyển đổi số cộng đồng, góp phần đưa dịch vụ công trực tuyến đến gần hơn với người dân.
"Tôi đã nghe những câu chuyện đầy cảm hứng về cách mà các nhóm hỗ trợ đưa dịch vụ công trực tuyến đến người dân trong làng và cách mà các nhóm hỗ trợ này kiên nhẫn hướng dẫn người dân làng sử dụng dịch vụ công trực tuyến theo yêu cầu. Nhờ vậy, người dân có thể nhanh chóng hoàn tất đơn đăng ký trực tuyến nhờ sự hướng dẫn tận tâm, kiên nhẫn và đồng cảm của các thành viên trong nhóm hỗ trợ tại các xã Tân Quang và Quảng Nguyên", bà Ramla chia sẻ thêm.
Chia sẻ về những kết quả tích cực của dự án, ông Hoàng Gia Long, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Giang cho biết, mô hình dịch vụ công lưu động được triển khai thực hiện và đem lại hiệu quả, bước đầu khắc phục được những khó khăn của người dân về thiếu thiết bị thông minh, về giao thông, ngôn ngữ, về chưa nắm rõ quy trình giải quyết TTHC trực tuyến; hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh từng bước được nâng cấp theo hướng thuận tiện, dễ sử dụng và dễ tiếp cận hơn.
"Tất cả những thay đổi trên đã mang lại cho người dân một trải nghiệm dịch vụ hành chính công tốt hơn và tiện lợi hơn. Qua triển khai dự án, chúng ta cũng rút ra được nhiều kinh nghiệm trong việc cung cấp Dịch vụ công thực chất hơn để kiển nghị với Chính phủ trong việc thực thi đơn giản hoá TTHC cung cấp dịch vụ công trực tuyến", ông Long chia sẻ.
Dự án này chỉ là những bước đầu của một chặng đường dài trong việc việc cải thiện điều kiện tiếp cận dịch vụ hành chính công cho người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Những kết quả tích cực mà dự án đã đem lại cần tiếp tục được chia sẻ và nhân rộng ra các địa phương khác trong toàn tỉnh, ông Long cho biết thêm.
Sáng kiến này chứng minh rằng nếu như tỉnh Hà Giang, nơi còn rất nhiều khó khăn về điều kiện kinh tế-xã hội, có thể làm được, thì các tỉnh khác cũng có thể làm được. Những bài học từ Hà Giang sẽ góp phần giúp Việt Nam đạt được mục tiêu trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ công trực tuyến./.
Thùy Dung | UNDP hỗ trợ đưa dịch vụ công trực tuyến tới vùng sâu, vùng xa tại Hà Giang
Ngày 5/12, tại Thành phố Hà Giang, UBND tỉnh Hà Giang phối hợp với UNDP tổ chức Lễ tổng kết Dự án cải thiện điều kiện tiếp cận dịch vụ hành chính công cho người dân vùng sâu, vùng xa, và vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Lễ tổng kết Dự án cải thiện điều kiện tiếp cận dịch vụ hành chính công cho người dân vùng sâu, vùng xa, và vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Hà Giang - Ảnh: VGP/Thùy Dung
Trong quá trình thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia, dịch vụ công trực tuyến đang trở nên ngày càng quan trọng. Việc này không chỉ giúp tạo ra sự thuận tiện cho người dân, nhất là trong thời gian thiên tai, dịch bệnh, mà còn nâng cao hiệu quả và tính minh bạch trong việc quản lý của chính quyền. Chính phủ đề ra mục tiêu cung cấp 25 dịch vụ công trực tuyến thiết yếu vào năm 2025.
Tuy nhiên, theo Báo cáo Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), dịch vụ công trực tuyến vẫn là một điểm yếu của dịch vụ công ở Việt Nam. Theo kết quả PAPI năm 2022, chỉ có 4,85% người dân được hỏi từng lên trang cổng dịch vụ công trực tuyến quốc gia, trong đó chỉ hơn 1% sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
TIN LIÊN QUANNâng cao chất lượng và hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến của Bộ VHTTDLCổng dịch vụ công trực tuyến Bộ GTVT đứng đầu trong các bộ, ngành
Tại tỉnh Hà Giang, nơi có hơn 87% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số và có nhiều rào cản về tiếp cận, nhiều điểm lõm internet và gần 44% người dân chưa có điện thoại thông minh, việc đưa dịch vụ công trực tuyến đến với người dân trở nên thách thức hơn bao giờ hết.
Cuối năm 2021, tỉnh Hà Giang đã chủ động gửi đề án cải tiến dịch vụ công trực tuyến cho người dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở bốn xã thuộc hai huyện Bắc Quang và Xín Mần tới UNDP đề xuất hỗ trợ tài chính và kỹ thuật từ hợp phần Sáng kiến chính quyền vì người dân thuộc Chương trình nghiên cứu PAPI, từ nguồn tài trợ của Bộ Ngoại giao và Thương Mại Australia (DFAT).
Đề án của tỉnh Hà Giang hướng tới ba mục tiêu: (1) Đơn giản hóa quy trình một số thủ tục hành chính công để đưa lên dịch vụ công trực tuyến một phần và toàn trình; (2) đào tạo, tập huấn cho đội ngũ công chức cấp xã và tổ chuyển đổi số cộng đồng ở thôn, thôn bản; và (3) đưa dịch vụ công trực tuyến đến với cộng đồng dân cư tại các thôn, bản vùng sâu, vùng xã (dịch vụ công trực tuyến lưu động).
UNDP đã đồng hành với tỉnh Hà Giang quá trình thực hiện dự án này từ tháng 12 năm 2022 tới tháng 12 năm 2023.
Phát biểu tại buổi lễ, bà Ramla Khalidi, Trưởng Đại diện Thường trú UNDP tại Việt Nam, cho biết, những kết quả thu được sau hơn một năm thực hiện dự án là đơn giản hóa quy trình cho 10 thủ tục hành chính (TTHC) thiết yếu để đưa lên môi trường điện tử; nâng cao năng lực cho 20 công chức cấp xã và 100 thành viên các tổ chuyển đổi số cộng đồng, góp phần đưa dịch vụ công trực tuyến đến gần hơn với người dân.
"Tôi đã nghe những câu chuyện đầy cảm hứng về cách mà các nhóm hỗ trợ đưa dịch vụ công trực tuyến đến người dân trong làng và cách mà các nhóm hỗ trợ này kiên nhẫn hướng dẫn người dân làng sử dụng dịch vụ công trực tuyến theo yêu cầu. Nhờ vậy, người dân có thể nhanh chóng hoàn tất đơn đăng ký trực tuyến nhờ sự hướng dẫn tận tâm, kiên nhẫn và đồng cảm của các thành viên trong nhóm hỗ trợ tại các xã Tân Quang và Quảng Nguyên", bà Ramla chia sẻ thêm.
Chia sẻ về những kết quả tích cực của dự án, ông Hoàng Gia Long, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Giang cho biết, mô hình dịch vụ công lưu động được triển khai thực hiện và đem lại hiệu quả, bước đầu khắc phục được những khó khăn của người dân về thiếu thiết bị thông minh, về giao thông, ngôn ngữ, về chưa nắm rõ quy trình giải quyết TTHC trực tuyến; hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh từng bước được nâng cấp theo hướng thuận tiện, dễ sử dụng và dễ tiếp cận hơn.
"Tất cả những thay đổi trên đã mang lại cho người dân một trải nghiệm dịch vụ hành chính công tốt hơn và tiện lợi hơn. Qua triển khai dự án, chúng ta cũng rút ra được nhiều kinh nghiệm trong việc cung cấp Dịch vụ công thực chất hơn để kiển nghị với Chính phủ trong việc thực thi đơn giản hoá TTHC cung cấp dịch vụ công trực tuyến", ông Long chia sẻ.
Dự án này chỉ là những bước đầu của một chặng đường dài trong việc việc cải thiện điều kiện tiếp cận dịch vụ hành chính công cho người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Những kết quả tích cực mà dự án đã đem lại cần tiếp tục được chia sẻ và nhân rộng ra các địa phương khác trong toàn tỉnh, ông Long cho biết thêm.
Sáng kiến này chứng minh rằng nếu như tỉnh Hà Giang, nơi còn rất nhiều khó khăn về điều kiện kinh tế-xã hội, có thể làm được, thì các tỉnh khác cũng có thể làm được. Những bài học từ Hà Giang sẽ góp phần giúp Việt Nam đạt được mục tiêu trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ công trực tuyến./.
Thùy Dung | |
Nâng cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai | Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định 535/QĐ-TTg ngày 20/5/2023 phê duyệt Đề án Phát triển, nâng cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 (Đề án). |
Nâng cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Mục tiêu của Đề án là nâng cao hiểu biết và kỹ năng ứng phó sự cố, thiên tai (ƯPSCTT) và tìm kiếm cứu nạn (TKCN) cho cộng đồng; tăng cường tính chuyên nghiệp cho lực lượng chuyên trách và tính chủ động cho lực lượng tại chỗ; từng bước nâng cao hiệu quả ƯPSCTT và TKCN, giảm thiểu tổn thất về người và vật chất, góp phần ổn định kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh. Đến năm 2030 hoàn thành 40% nội dung Đề án; đến năm 2045 hoàn thành Đề án.
Xây dựng lực lượng chuyên trách có trình độ chuyên môn cao
Cụ thể, Đề án phấn đấu đến năm 2030 phổ cập kiến thức, kỹ năng cơ bản về ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai cho cộng đồng phù hợp với điều kiện vùng miền, chú trọng các loại hình sự cố, thiên tai thường xuyên xảy ra; hoàn thiện cơ chế chỉ đạo, điều hành và ứng phó bảo đảm linh hoạt, hiệu quả, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương.
Đồng thời, kiện toàn tổ chức, trang bị, phương tiện chuyên dụng hiện đại và hoàn thiện cơ chế hoạt động của lực lượng chuyên trách phù hợp đặc thù công việc, có trình độ chuyên môn cao, đủ khả năng xử trí tình huống sự cố, thiên tai và TKCN cơ bản thường xuyên xảy ra; tăng cường trang bị, phương tiện cho lực lượng tại chỗ để tham gia kịp thời, hiệu quả công tác ƯPSCTT và TKCN tại cơ sở.
Xây dựng và hoàn thiện cơ chế phối hợp ƯPSCTT và TKCN với các nước có chung đường biên giới, các nước có vùng biển liền kề; rà soát, điều chỉnh, xây dựng, ban hành chính sách bảo đảm cho hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; chính sách khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia hoạt động trong lĩnh vực ƯPSCTT và TKCN.
Sau năm 2030, định hướng đến năm 2045, Đề án phấn đấu xây dựng lực lượng chuyên trách có trình độ chuyên môn cao, trang bị phương tiện hiện đại, đủ khả năng xử trí mọi tình huống sự cố, thiên tai và TKCN trong nước và tham gia hoạt động cứu hộ, cứu nạn quốc tế; hoàn thiện cơ chế chính sách xã hội hóa hoạt động ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai và TKCN.
Hoàn thiện chính sách trong hoạt động ƯPSCTT và TKCN
Để đạt được những mục tiêu trên, Đề án đưa ra một số nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm như: Xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, quy chế, chính sách trong hoạt động ƯPSCTT và TKCN; kiện toàn tổ chức, đầu tư trang bị, phương tiện chuyên dụng cho lực lượng chuyên trách thực hiện nhiệm vụ ƯPSCTT và TKCN; nâng cao năng lực tham gia các hoạt động hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai quốc tế cho 05 đội do Bộ Quốc phòng quản lý; tăng cường năng lực cho các lực lượng tại chỗ; nâng cao năng lực tuyên truyền, dự báo, cảnh báo, theo dõi giám sát sự cố, thiên tai và TKCN; hoàn chỉnh hệ thống các kế hoạch; tăng cường đào tạo, huấn luyện, diễn tập; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ; tăng cường nguồn lực dự trữ quốc gia.
Trong đó, Đề án thực hiện điều chỉnh, xây dựng, ban hành quy định, chính sách về tổ chức, bảo đảm hoạt động ƯPSCTT và TKCN; chính sách xã hội hóa, khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ƯPSCTT và TKCN; hoàn thiện quy chế quản lý, cấp phát, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng, kiểm tra và thanh lý các loại trang thiết bị, phương tiện, vật tư, hàng hóa đảm bảo cho hoạt động ƯPSCTT và TKCN.
Xây dựng các trạm phối hợp TKCN trên biển đảo, lòng hồ thủy điện lớn và Trung tâm TKCN khu vực quần đảo Trường Sa; tăng cường huấn luyện, diễn tập phương án xử lý các tình huống sự cố, thiên tai và TKCN thường xảy ra trên địa bàn; vận hành cơ chế chỉ huy - điều hành ở các cấp, kết hợp sử dụng trang thiết bị mô phỏng nhằm nâng cao năng lực thực hành xử lý tình huống cho người chỉ huy, cơ quan các cấp cũng như các lực lượng thuộc bộ, ngành, địa phương...
Vũ Phương Nhi
Tham khảo thêmNhân sự Chủ tịch UBQG Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạnTham khảo thêmChủ động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạnTham khảo thêmƯu tiên cứu người khi ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạnTham khảo thêmTriển khai ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm Cứu nạnTham khảo thêmQuy hoạch tổng thể lĩnh vực Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn | Nâng cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định 535/QĐ-TTg ngày 20/5/2023 phê duyệt Đề án Phát triển, nâng cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 (Đề án).
Nâng cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Mục tiêu của Đề án là nâng cao hiểu biết và kỹ năng ứng phó sự cố, thiên tai (ƯPSCTT) và tìm kiếm cứu nạn (TKCN) cho cộng đồng; tăng cường tính chuyên nghiệp cho lực lượng chuyên trách và tính chủ động cho lực lượng tại chỗ; từng bước nâng cao hiệu quả ƯPSCTT và TKCN, giảm thiểu tổn thất về người và vật chất, góp phần ổn định kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh. Đến năm 2030 hoàn thành 40% nội dung Đề án; đến năm 2045 hoàn thành Đề án.
Xây dựng lực lượng chuyên trách có trình độ chuyên môn cao
Cụ thể, Đề án phấn đấu đến năm 2030 phổ cập kiến thức, kỹ năng cơ bản về ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai cho cộng đồng phù hợp với điều kiện vùng miền, chú trọng các loại hình sự cố, thiên tai thường xuyên xảy ra; hoàn thiện cơ chế chỉ đạo, điều hành và ứng phó bảo đảm linh hoạt, hiệu quả, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương.
Đồng thời, kiện toàn tổ chức, trang bị, phương tiện chuyên dụng hiện đại và hoàn thiện cơ chế hoạt động của lực lượng chuyên trách phù hợp đặc thù công việc, có trình độ chuyên môn cao, đủ khả năng xử trí tình huống sự cố, thiên tai và TKCN cơ bản thường xuyên xảy ra; tăng cường trang bị, phương tiện cho lực lượng tại chỗ để tham gia kịp thời, hiệu quả công tác ƯPSCTT và TKCN tại cơ sở.
Xây dựng và hoàn thiện cơ chế phối hợp ƯPSCTT và TKCN với các nước có chung đường biên giới, các nước có vùng biển liền kề; rà soát, điều chỉnh, xây dựng, ban hành chính sách bảo đảm cho hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; chính sách khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia hoạt động trong lĩnh vực ƯPSCTT và TKCN.
Sau năm 2030, định hướng đến năm 2045, Đề án phấn đấu xây dựng lực lượng chuyên trách có trình độ chuyên môn cao, trang bị phương tiện hiện đại, đủ khả năng xử trí mọi tình huống sự cố, thiên tai và TKCN trong nước và tham gia hoạt động cứu hộ, cứu nạn quốc tế; hoàn thiện cơ chế chính sách xã hội hóa hoạt động ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai và TKCN.
Hoàn thiện chính sách trong hoạt động ƯPSCTT và TKCN
Để đạt được những mục tiêu trên, Đề án đưa ra một số nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm như: Xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, quy chế, chính sách trong hoạt động ƯPSCTT và TKCN; kiện toàn tổ chức, đầu tư trang bị, phương tiện chuyên dụng cho lực lượng chuyên trách thực hiện nhiệm vụ ƯPSCTT và TKCN; nâng cao năng lực tham gia các hoạt động hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai quốc tế cho 05 đội do Bộ Quốc phòng quản lý; tăng cường năng lực cho các lực lượng tại chỗ; nâng cao năng lực tuyên truyền, dự báo, cảnh báo, theo dõi giám sát sự cố, thiên tai và TKCN; hoàn chỉnh hệ thống các kế hoạch; tăng cường đào tạo, huấn luyện, diễn tập; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ; tăng cường nguồn lực dự trữ quốc gia.
Trong đó, Đề án thực hiện điều chỉnh, xây dựng, ban hành quy định, chính sách về tổ chức, bảo đảm hoạt động ƯPSCTT và TKCN; chính sách xã hội hóa, khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ƯPSCTT và TKCN; hoàn thiện quy chế quản lý, cấp phát, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng, kiểm tra và thanh lý các loại trang thiết bị, phương tiện, vật tư, hàng hóa đảm bảo cho hoạt động ƯPSCTT và TKCN.
Xây dựng các trạm phối hợp TKCN trên biển đảo, lòng hồ thủy điện lớn và Trung tâm TKCN khu vực quần đảo Trường Sa; tăng cường huấn luyện, diễn tập phương án xử lý các tình huống sự cố, thiên tai và TKCN thường xảy ra trên địa bàn; vận hành cơ chế chỉ huy - điều hành ở các cấp, kết hợp sử dụng trang thiết bị mô phỏng nhằm nâng cao năng lực thực hành xử lý tình huống cho người chỉ huy, cơ quan các cấp cũng như các lực lượng thuộc bộ, ngành, địa phương...
Vũ Phương Nhi
Tham khảo thêmNhân sự Chủ tịch UBQG Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạnTham khảo thêmChủ động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạnTham khảo thêmƯu tiên cứu người khi ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạnTham khảo thêmTriển khai ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm Cứu nạnTham khảo thêmQuy hoạch tổng thể lĩnh vực Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn | |
Tăng cường đảm bảo an toàn bay dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 | Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) đã ban hành Chỉ thị tăng cường công tác đảm bảo an toàn hàng không dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. | bonewsrelation eonewsrelation Fri Nov 18 2022 17:26:20 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Fri Nov 18 2022 17:26:20 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Fri Nov 18 2022 17:35:14 GMT+0700 (Giờ Đông Dương)
Tăng cường đảm bảo an toàn bay dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Quý Mão 2023
Theo đó, Cục HKVN yêu cầu người lái tàu bay, tiếp viên hàng không, nhân viên bảo dưỡng tàu bay cần tuân thủ nghiêm các quy trình khai thác tiêu chuẩn đã được Cục HKVN phê duyệt; chú trọng công tác chuẩn bị trước chuyến bay đảm bảo đầy đủ các thông tin cần thiết cho chuyến bay; phối hợp kiểm tra chéo các thông tin quan trọng trong quá trình bay; tuân thủ quy định về khai thác tàu bay trong điều kiện thời tiết bất lợi (gió đứt, gió giật, gió cạnh, gió đuôi, mưa giông lớn, tầm nhìn giảm đột ngột...) tại các cảng hàng không, sân bay; rà soát, bố trí hợp lý nguồn lực tại các cảng hàng không nhằm tăng cường năng lực khắc phục hỏng hóc, sự cố tàu bay, giảm tối đa thời gian dừng tàu do hỏng hóc kỹ thuật tàu bay cũng như giảm tối đa chậm, hủy chuyến.
Các đơn vị thực hiện đúng quy định về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, không để xảy ra trường hợp vi phạm quá giờ làm việc của thành viên tổ bay, nhân viên bảo dưỡng; thực hiện tốt công tác phổ biến, huấn luyện cho đội ngũ người lái tàu bay; thông qua chương trình độ tin cậy để bổ sung vào chương trình bảo dưỡng các hạng mục cần thiết đến an toàn khai thác bay.
Tăng chuyến trong giai đoạn cao điểm
Cục HKVN yêu cầu các hãng hàng không xây dựng kế hoạch tăng chuyến, đặc biệt trong giai đoạn cao điểm và bố trí các chuyến bay khai thác buổi đêm đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân trên cơ sở phù hợp với hạ tầng hàng không và công tác bảo đảm an ninh, an toàn; đồng thời có biện pháp, giải pháp kiểm soát, giảm thiểu việc chậm, huỷ chuyến bay và tiếp tục nâng cao ý thức, nghiêm túc và có trách nhiệm cao trong công tác phòng chống dịch COVID-19.
Đối với Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) và CHKQT Vân Đồn, Cục HKVN yêu cầu các cơ quan, đơn vị, nhân viên hàng không tuân thủ nghiêm công tác bảo trì, bảo dưỡng phương tiện, trang thiết bị, các quy định về dừng đỗ phương tiện, đi đúng làn đường công vụ và đảm bảo tuân thủ đúng tốc độ của phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay; tuân thủ tuyệt đối và tăng cường công tác kiểm soát, các quy định về an ninh, an toàn hàng không trong quá trình cung cấp dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay.
Xây dựng phương án phục vụ, bố trí nguồn nhân lực đảm bảo cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, phương tiện nhằm duy trì chất lượng dịch vụ và an ninh trật tự tại cảng hàng không, phục vụ tốt, an toàn các chuyến bay, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân; kiểm tra rà soát, bổ sung đảm bảo đủ lực lượng, phương tiện, trang thiết bị chữa cháy, khẩn nguy đáp ứng theo phương án đã được phê duyệt; tăng cường công tác kiểm tra đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay và có phương án khắc phục kịp thời khi có sự cố xảy ra. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với Sở Giao thông vận tải tại các thành phố, địa phương và cơ quan chức năng có thẩm quyền để tổ chức phân luồng giao thông, giảm thiểu ùn tắc tại các cảng hàng không, sân bay, đặc biệt tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
Kiểm soát vi phạm sử dụng chất có cồn và chất kích thích
Cục HKVN yêu cầu các đơn vị xây dựng kế hoạch, phương án, biện pháp cụ thể đảm bảo khả năng cung cấp dịch vụ trong dịp Tết Dương lịch năm 2023 và Tết Nguyên đán Quý Mão trên cơ sở nguồn lực của đơn vị và kế hoạch khai thác tăng chuyến của các hãng hàng không; tăng cường công tác kiểm tra, đảm bảo an ninh, an toàn khi phục vụ chuyến bay, hành khách, tham gia giao thông tại khu vực cảng hàng không, sân bay và kiểm tra, rà soát, bổ sung đảm bảo đầy đủ lực lượng, phương tiện, trang thiết bị chữa cháy, khẩn nguy đáp ứng theo phương án đã được phê duyệt.
Cục yêu cầu các đơn vị thực hiện kiểm tra, kiểm soát vi phạm sử dụng chất có cồn và chất kích thích của nhân viên hàng không, đặc biệt là đội ngũ người lái tàu bay, nhân viên bảo dưỡng tàu bay, kiểm soát viên không lưu và lực lượng phục vụ mặt đất thực hiện nhiệm vụ trong khu bay, khu vực hạn chế tại cảng hàng không sân bay và thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trong khi làm nhiệm vụ.
Các Cảng vụ hàng không tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ các hoạt động của các đơn vị hoạt động tại cảng hàng không, đảm bảo an ninh, an toàn, vệ sinh thực phẩm trên các chuyến bay, tại các cảng hàng không. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác phòng chống dịch COVID-19; kiểm tra, giám sát các chuyến bay chậm chuyến, huỷ chuyến; việc thực hiện nghĩa vụ của các hãng hàng không Việt Nam đối với hành khách trong trường hợp chậm, huỷ chuyến.
Tập luyện, diễn tập ứng phó không lưu
Cục HKVN cũng ban hành Chỉ thị yêu cầu Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) triển khai ngay công tác tập luyện, diễn tập ứng phó không lưu cho các cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu trong tháng 11-12/2022; giao nhiệm vụ cho Trung tâm Quản lý luồng không lưu, Công ty Quản lý bay khu vực có phương án điều hành bay cụ thể, chủ động phối hợp với Trung tâm Quản lý - điều hành bay Quốc gia và khu vực để khai thác tối đa, sử dụng linh hoạt các đường bay ATS và có biện pháp xử lý hạn chế tắc nghẽn trên không, mặt đất hay nghẽn sóng liên lạc.
Chỉ đạo đơn vị, các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay nhất là cơ sở điều hành bay tăng cường công tác đảm bảo an toàn trong hoạt động điều hành bay; duy trì nghiêm chế độ trực, tăng cường nhân lực khi có hoạt động bay gia tăng, thời tiết xấu; quán triệt kiểm soát viên không lưu tăng cường chú ý trong việc nghe tổ lái nhắc lại nội dung huấn lệnh kiểm soát không lưu; quan sát, theo dõi chặt chẽ tàu bay trong các giai đoạn tiếp cận hạ cánh, chạy xả đà, lăn, lấy đà, cất cánh để kịp thời thông báo cho tổ lái khi phát hiện các bất thường.
VATM cần tăng cường đảm bảo vật tư dự phòng; kiểm tra, giám sát tình trạng hoạt động của các hệ thống thiết bị, xác định các rủi ro về kỹ thuật để có biện pháp phòng ngừa và xử lý kịp thời; tăng cường công tác đảm bảo an toàn, an ninh với hệ thống thiết bị bảo đảm hoạt động bay và có phương án chủ động đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hệ thống thiết bị (đặc biệt liên quan đến các thông tin, số liệu điều hành bay)...
Tuệ Văn
Tham khảo thêmPhó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu các cơ quan liên quan đánh giá kỹ lưỡng 2 phương án đầu tư nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không Côn ĐảoTham khảo thêmQuản lý, bảo đảm an ninh, trật tự tại cửa khẩu đường hàng khôngTham khảo thêmHợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao về kỹ thuật hàng khôngTham khảo thêmHàng không Việt Nam dự kiến đón 100 triệu lượt khách năm 2022Tham khảo thêmÝ kiến của Phó Thủ tướng về đầu tư xây dựng Cảng hàng không Lai Châu theo phương thức PPPTham khảo thêmLập Hội đồng thẩm định liên ngành dự án thành phần 2 Cảng hàng không Quảng TrịTham khảo thêmQuy chế hoạt động của Tổ công tác nghiên cứu, đầu tư khai thác một số cảng hàng không | Tăng cường đảm bảo an toàn bay dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Quý Mão 2023
Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) đã ban hành Chỉ thị tăng cường công tác đảm bảo an toàn hàng không dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
bonewsrelation eonewsrelation Fri Nov 18 2022 17:26:20 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Fri Nov 18 2022 17:26:20 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Fri Nov 18 2022 17:35:14 GMT+0700 (Giờ Đông Dương)
Tăng cường đảm bảo an toàn bay dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Quý Mão 2023
Theo đó, Cục HKVN yêu cầu người lái tàu bay, tiếp viên hàng không, nhân viên bảo dưỡng tàu bay cần tuân thủ nghiêm các quy trình khai thác tiêu chuẩn đã được Cục HKVN phê duyệt; chú trọng công tác chuẩn bị trước chuyến bay đảm bảo đầy đủ các thông tin cần thiết cho chuyến bay; phối hợp kiểm tra chéo các thông tin quan trọng trong quá trình bay; tuân thủ quy định về khai thác tàu bay trong điều kiện thời tiết bất lợi (gió đứt, gió giật, gió cạnh, gió đuôi, mưa giông lớn, tầm nhìn giảm đột ngột...) tại các cảng hàng không, sân bay; rà soát, bố trí hợp lý nguồn lực tại các cảng hàng không nhằm tăng cường năng lực khắc phục hỏng hóc, sự cố tàu bay, giảm tối đa thời gian dừng tàu do hỏng hóc kỹ thuật tàu bay cũng như giảm tối đa chậm, hủy chuyến.
Các đơn vị thực hiện đúng quy định về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, không để xảy ra trường hợp vi phạm quá giờ làm việc của thành viên tổ bay, nhân viên bảo dưỡng; thực hiện tốt công tác phổ biến, huấn luyện cho đội ngũ người lái tàu bay; thông qua chương trình độ tin cậy để bổ sung vào chương trình bảo dưỡng các hạng mục cần thiết đến an toàn khai thác bay.
Tăng chuyến trong giai đoạn cao điểm
Cục HKVN yêu cầu các hãng hàng không xây dựng kế hoạch tăng chuyến, đặc biệt trong giai đoạn cao điểm và bố trí các chuyến bay khai thác buổi đêm đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân trên cơ sở phù hợp với hạ tầng hàng không và công tác bảo đảm an ninh, an toàn; đồng thời có biện pháp, giải pháp kiểm soát, giảm thiểu việc chậm, huỷ chuyến bay và tiếp tục nâng cao ý thức, nghiêm túc và có trách nhiệm cao trong công tác phòng chống dịch COVID-19.
Đối với Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) và CHKQT Vân Đồn, Cục HKVN yêu cầu các cơ quan, đơn vị, nhân viên hàng không tuân thủ nghiêm công tác bảo trì, bảo dưỡng phương tiện, trang thiết bị, các quy định về dừng đỗ phương tiện, đi đúng làn đường công vụ và đảm bảo tuân thủ đúng tốc độ của phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay; tuân thủ tuyệt đối và tăng cường công tác kiểm soát, các quy định về an ninh, an toàn hàng không trong quá trình cung cấp dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay.
Xây dựng phương án phục vụ, bố trí nguồn nhân lực đảm bảo cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, phương tiện nhằm duy trì chất lượng dịch vụ và an ninh trật tự tại cảng hàng không, phục vụ tốt, an toàn các chuyến bay, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân; kiểm tra rà soát, bổ sung đảm bảo đủ lực lượng, phương tiện, trang thiết bị chữa cháy, khẩn nguy đáp ứng theo phương án đã được phê duyệt; tăng cường công tác kiểm tra đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay và có phương án khắc phục kịp thời khi có sự cố xảy ra. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với Sở Giao thông vận tải tại các thành phố, địa phương và cơ quan chức năng có thẩm quyền để tổ chức phân luồng giao thông, giảm thiểu ùn tắc tại các cảng hàng không, sân bay, đặc biệt tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
Kiểm soát vi phạm sử dụng chất có cồn và chất kích thích
Cục HKVN yêu cầu các đơn vị xây dựng kế hoạch, phương án, biện pháp cụ thể đảm bảo khả năng cung cấp dịch vụ trong dịp Tết Dương lịch năm 2023 và Tết Nguyên đán Quý Mão trên cơ sở nguồn lực của đơn vị và kế hoạch khai thác tăng chuyến của các hãng hàng không; tăng cường công tác kiểm tra, đảm bảo an ninh, an toàn khi phục vụ chuyến bay, hành khách, tham gia giao thông tại khu vực cảng hàng không, sân bay và kiểm tra, rà soát, bổ sung đảm bảo đầy đủ lực lượng, phương tiện, trang thiết bị chữa cháy, khẩn nguy đáp ứng theo phương án đã được phê duyệt.
Cục yêu cầu các đơn vị thực hiện kiểm tra, kiểm soát vi phạm sử dụng chất có cồn và chất kích thích của nhân viên hàng không, đặc biệt là đội ngũ người lái tàu bay, nhân viên bảo dưỡng tàu bay, kiểm soát viên không lưu và lực lượng phục vụ mặt đất thực hiện nhiệm vụ trong khu bay, khu vực hạn chế tại cảng hàng không sân bay và thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trong khi làm nhiệm vụ.
Các Cảng vụ hàng không tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ các hoạt động của các đơn vị hoạt động tại cảng hàng không, đảm bảo an ninh, an toàn, vệ sinh thực phẩm trên các chuyến bay, tại các cảng hàng không. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác phòng chống dịch COVID-19; kiểm tra, giám sát các chuyến bay chậm chuyến, huỷ chuyến; việc thực hiện nghĩa vụ của các hãng hàng không Việt Nam đối với hành khách trong trường hợp chậm, huỷ chuyến.
Tập luyện, diễn tập ứng phó không lưu
Cục HKVN cũng ban hành Chỉ thị yêu cầu Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) triển khai ngay công tác tập luyện, diễn tập ứng phó không lưu cho các cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu trong tháng 11-12/2022; giao nhiệm vụ cho Trung tâm Quản lý luồng không lưu, Công ty Quản lý bay khu vực có phương án điều hành bay cụ thể, chủ động phối hợp với Trung tâm Quản lý - điều hành bay Quốc gia và khu vực để khai thác tối đa, sử dụng linh hoạt các đường bay ATS và có biện pháp xử lý hạn chế tắc nghẽn trên không, mặt đất hay nghẽn sóng liên lạc.
Chỉ đạo đơn vị, các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay nhất là cơ sở điều hành bay tăng cường công tác đảm bảo an toàn trong hoạt động điều hành bay; duy trì nghiêm chế độ trực, tăng cường nhân lực khi có hoạt động bay gia tăng, thời tiết xấu; quán triệt kiểm soát viên không lưu tăng cường chú ý trong việc nghe tổ lái nhắc lại nội dung huấn lệnh kiểm soát không lưu; quan sát, theo dõi chặt chẽ tàu bay trong các giai đoạn tiếp cận hạ cánh, chạy xả đà, lăn, lấy đà, cất cánh để kịp thời thông báo cho tổ lái khi phát hiện các bất thường.
VATM cần tăng cường đảm bảo vật tư dự phòng; kiểm tra, giám sát tình trạng hoạt động của các hệ thống thiết bị, xác định các rủi ro về kỹ thuật để có biện pháp phòng ngừa và xử lý kịp thời; tăng cường công tác đảm bảo an toàn, an ninh với hệ thống thiết bị bảo đảm hoạt động bay và có phương án chủ động đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hệ thống thiết bị (đặc biệt liên quan đến các thông tin, số liệu điều hành bay)...
Tuệ Văn
Tham khảo thêmPhó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu các cơ quan liên quan đánh giá kỹ lưỡng 2 phương án đầu tư nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không Côn ĐảoTham khảo thêmQuản lý, bảo đảm an ninh, trật tự tại cửa khẩu đường hàng khôngTham khảo thêmHợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao về kỹ thuật hàng khôngTham khảo thêmHàng không Việt Nam dự kiến đón 100 triệu lượt khách năm 2022Tham khảo thêmÝ kiến của Phó Thủ tướng về đầu tư xây dựng Cảng hàng không Lai Châu theo phương thức PPPTham khảo thêmLập Hội đồng thẩm định liên ngành dự án thành phần 2 Cảng hàng không Quảng TrịTham khảo thêmQuy chế hoạt động của Tổ công tác nghiên cứu, đầu tư khai thác một số cảng hàng không | |
Hơn 1,3 triệu người lao động hưởng hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp | Theo BHXH Việt Nam, tính đến 18h ngày 17/10, BHXH các tỉnh, thành phố đã giải quyết hưởng hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho 1.129.655 người lao động (NLĐ) đang tham gia BHTN và 173.255 NLĐ đang có quá trình bảo lưu đóng BHTN. | Như vậy, trên cả nước đã có 1.302.910 NLĐ được giải quyết hưởng hỗ trợ từ Quỹ BHTN, với tổng số tiền hỗ trợ là 3.090 tỷ đồng.
Hơn 1,3 triệu NLĐ đã được giải quyết hồ sơ để nhận hỗ trợ từ Quỹ BHTN
Hiện nay, tiến độ thực hiện giải quyết hồ sơ và chi hỗ trợ từ Quỹ BHTN vẫn đang được BHXH các tỉnh, thành phố đẩy nhanh. Theo đó, bên cạnh giải quyết nhanh cho những NLĐ đang bảo lưu đóng BHTN, BHXH các địa phương còn phối hợp chặt chẽ với các đơn vị sử dụng lao động rà soát, bổ sung thông tin (số tài khoản ATM, số điện thoại) để chi trả được chính xác, kịp thời.
Cũng theo thống kê, toàn ngành đã rà soát và gửi danh sách đến 382.702 đơn vị sử dụng lao động, tương ứng với 9.716.673 NLĐ. Trong số đó, đã có 167.579 đơn vị gửi lại danh sách xác nhận hưởng hỗ trợ, cập nhật đầy đủ thông tin cho 2.498.969 NLĐ để cơ quan BHXH chi hỗ trợ.
Trước đó, BHXH các tỉnh, thành phố cũng đã cơ bản hoàn thành việc thông báo giảm đóng BHTN từ 1% xuống 0% cho 363.000 đơn vị sử dụng lao động, tương ứng với 9,68 triệu NLĐ và số tiền tạm tính được điều chỉnh giảm đóng (từ tháng 10/2021 đến tháng 9/2022) là khoảng 7.595 tỷ đồng.
Ngoài việc hỗ trợ NLĐ và người sử dụng lao động từ Quỹ BHTN, theo ông Đỗ Ngọc Thọ, Trưởng Ban Thực hiện chính sách BHXH (BHXH Việt Nam) thực tế cho thấy, chính sách BHTN đã phát huy hiệu quả trong việc đảm bảo an sinh xã hội, giúp NLĐ ổn định cuộc sống. Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, hàng triệu NLĐ bị mất việc, ngừng việc, chính sách BHTN đã thực sự trở thành chỗ dựa cho NLĐ, giúp họ có nguồn tài chính vượt qua khó khăn, duy trì cuộc sống, vơi bớt những áp lực về kinh tế trong thời gian dịch bệnh. Chỉ tính trong 8 tháng năm 2021, BHXH Việt Nam đã tiếp nhận và chi trả BHTN cho 483.111 người hưởng mới, trong đó có 471.653 người hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Bên cạnh việc được hưởng trợ cấp, chính sách BHTN cũng giúp NLĐ có cơ hội được hỗ trợ học nghề, chuyển đổi nghề nghiệp, từ đó tìm kiếm những cơ hội nghề nghiệp mới chất lượng hơn cho bản thân. Các trung tâm dịch vụ việc làm sẽ tư vấn và giới thiệu việc làm miễn phí cho NLĐ thất nghiệp phù hợp với trình độ chuyên môn, cũng như vị trí việc làm mới. NLĐ đang hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ được hỗ trợ học nghề để sớm quay trở lại thị trường lao động. Mức hỗ trợ học nghề được quy định bằng mức chi phí học nghề ngắn hạn theo pháp luật về dạy nghề.
Thu Cúc | Hơn 1,3 triệu người lao động hưởng hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp
Theo BHXH Việt Nam, tính đến 18h ngày 17/10, BHXH các tỉnh, thành phố đã giải quyết hưởng hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho 1.129.655 người lao động (NLĐ) đang tham gia BHTN và 173.255 NLĐ đang có quá trình bảo lưu đóng BHTN.
Như vậy, trên cả nước đã có 1.302.910 NLĐ được giải quyết hưởng hỗ trợ từ Quỹ BHTN, với tổng số tiền hỗ trợ là 3.090 tỷ đồng.
Hơn 1,3 triệu NLĐ đã được giải quyết hồ sơ để nhận hỗ trợ từ Quỹ BHTN
Hiện nay, tiến độ thực hiện giải quyết hồ sơ và chi hỗ trợ từ Quỹ BHTN vẫn đang được BHXH các tỉnh, thành phố đẩy nhanh. Theo đó, bên cạnh giải quyết nhanh cho những NLĐ đang bảo lưu đóng BHTN, BHXH các địa phương còn phối hợp chặt chẽ với các đơn vị sử dụng lao động rà soát, bổ sung thông tin (số tài khoản ATM, số điện thoại) để chi trả được chính xác, kịp thời.
Cũng theo thống kê, toàn ngành đã rà soát và gửi danh sách đến 382.702 đơn vị sử dụng lao động, tương ứng với 9.716.673 NLĐ. Trong số đó, đã có 167.579 đơn vị gửi lại danh sách xác nhận hưởng hỗ trợ, cập nhật đầy đủ thông tin cho 2.498.969 NLĐ để cơ quan BHXH chi hỗ trợ.
Trước đó, BHXH các tỉnh, thành phố cũng đã cơ bản hoàn thành việc thông báo giảm đóng BHTN từ 1% xuống 0% cho 363.000 đơn vị sử dụng lao động, tương ứng với 9,68 triệu NLĐ và số tiền tạm tính được điều chỉnh giảm đóng (từ tháng 10/2021 đến tháng 9/2022) là khoảng 7.595 tỷ đồng.
Ngoài việc hỗ trợ NLĐ và người sử dụng lao động từ Quỹ BHTN, theo ông Đỗ Ngọc Thọ, Trưởng Ban Thực hiện chính sách BHXH (BHXH Việt Nam) thực tế cho thấy, chính sách BHTN đã phát huy hiệu quả trong việc đảm bảo an sinh xã hội, giúp NLĐ ổn định cuộc sống. Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, hàng triệu NLĐ bị mất việc, ngừng việc, chính sách BHTN đã thực sự trở thành chỗ dựa cho NLĐ, giúp họ có nguồn tài chính vượt qua khó khăn, duy trì cuộc sống, vơi bớt những áp lực về kinh tế trong thời gian dịch bệnh. Chỉ tính trong 8 tháng năm 2021, BHXH Việt Nam đã tiếp nhận và chi trả BHTN cho 483.111 người hưởng mới, trong đó có 471.653 người hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Bên cạnh việc được hưởng trợ cấp, chính sách BHTN cũng giúp NLĐ có cơ hội được hỗ trợ học nghề, chuyển đổi nghề nghiệp, từ đó tìm kiếm những cơ hội nghề nghiệp mới chất lượng hơn cho bản thân. Các trung tâm dịch vụ việc làm sẽ tư vấn và giới thiệu việc làm miễn phí cho NLĐ thất nghiệp phù hợp với trình độ chuyên môn, cũng như vị trí việc làm mới. NLĐ đang hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ được hỗ trợ học nghề để sớm quay trở lại thị trường lao động. Mức hỗ trợ học nghề được quy định bằng mức chi phí học nghề ngắn hạn theo pháp luật về dạy nghề.
Thu Cúc | |
Bí thư Đà Nẵng yêu cầu đảm bảo cung ứng hàng hóa cho người dân trong khu phong tỏa | Trước thực trạng thiếu thực phẩm thiết yếu cục bộ tại các phường của quận Sơn Trà, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng lưu ý quận Sơn Trà, Sở Công Thương cần bảo đảm việc phân bổ, cung ứng hàng hoá nhu yếu phẩm cần thiết, kịp thời cho nhân dân, đặc biệt người dân trong các khu vực cách ly, phong tỏa dài ngày. | Bà con Quảng Nam hỗ trợ rau cho người dân vùng phong toả Đà Nẵng. Ảnh VGP/Lưu Hương
Tính từ 10/7 đến nay, TP. Đà Nẵng ghi nhận 1.343 ca mắc COVID-19, trong đó quận Sơn Trà hiện vẫn là điểm nóng về số ca mắc. Từ ngày 3/8, TP. Đà Nẵng áp dụng thiết lập vùng cách ly y tế tại 5 phường trên địa bàn quận này gồm: Phước Mỹ, An Hải Bắc, Nại Hiên Đông, Mân Thái và Thọ Quang với hơn 126.000 người dân.
Theo kế hoạch, tại các khu vực phong tỏa, người dân sẽ đăng ký danh sách các thực phẩm thiết yếu tại tổ dân phố, tuy nhiên vẫn còn nhiều hộ gia đình chưa mua được thực phẩm thiết yếu trong ngày.
Ông Hoàng Sơn Trà, Chủ tịch UBND quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng cho biết: “Để cung ứng thực phẩm thiết yếu cho người dân tại khu vực phong tỏa, quận đã làm việc với gần 20 nhà cung cấp đảm bảo cung ứng đủ lượng hàng hóa. Tuy nhiên, trong các nhà cung cấp có một đơn vị đã đăng ký cung ứng hàng nghìn đơn hàng mỗi ngày nhưng lại không đủ năng lực cung ứng như cam kết vì vậy mới xảy ra tình trạng có một số hộ dân chưa mua được thực phẩm thiết yếu”.
Đảm bảo an toàn khi bốc dỡ hàng hoá trong khu phong toả. Ảnh VGP/Lưu Hương
“Hiện quận đã làm việc lại với một số nhà cung cấp khác để thay thế. Ngày 10/8 quận cơ bản cung ứng hàng hóa hỗ trợ đến với các khu vực phong tỏa, trong đó, ưu tiên hỗ trợ những hộ dân, tổ dân phố chưa nhận được hàng hóa đặt mua”, ông Hoàng Sơn Trà cho biết.
Trước thực trạng thiếu hàng thực phẩm thiết yếu cục bộ tại các phường của quận Sơn Trà, Sở Công Thương đã kết nối UBND quận với nhà phân phối sỉ rau củ tại chợ đầu mối Hòa Cường để cung ứng về quận 50 tấn rau, quả các loại (ngày 8/8: 30 tấn; ngày 9/8: 20 tấn). Quận đã chi 500 triệu đồng mua các loại thực phẩm, gạo cung ứng kịp thời cho người dân trong khu vực phong tỏa, trong đó ưu tiên các phường Nại Hiên Đông, Mân Thái, Thọ Quang.
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch thành phố chiều 9/8, ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đề nghị quận Sơn Trà tiếp tục tăng cường tuyên truyền để người dân hiểu và chấp hành nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; cần phải đảm bảo việc phân bổ, cung ứng hàng hoá nhu yếu phẩm cần thiết cho người dân, đặc biệt là tại các khu vực phong tỏa trên địa bàn Sơn Trà; rà soát, kiểm tra lại những khu vực người dân chưa được cung cấp đủ hàng hóa, thực phẩm để phân bổ kịp thời cho bà con.
Bí thư Thành ủy yêu cầu Sở Công Thương chủ động điều phối hàng hóa vào khu cách ly, phối hợp với hệ thống các siêu thị tổ chức các chuyến xe hàng lưu động, điểm bán hàng, đưa siêu thị đến tổ dân phố, nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân trong khu phong tỏa. Trong quá trình phân bổ hàng hóa, các đơn vị cần lưu ý đảm bảo an toàn cho người vận chuyển hàng hoá, tránh tập trung đông người làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Cùng đó, Công an thành phố tổ chức phân luồng xanh, cấp thẻ cho những xe chở hàng hóa, thực phẩm vào khu cách ly, giúp cơ quan chức năng tại các chốt chủ động kiểm soát người ra vào.
Lưu Hương | Bí thư Đà Nẵng yêu cầu đảm bảo cung ứng hàng hóa cho người dân trong khu phong tỏa
Trước thực trạng thiếu thực phẩm thiết yếu cục bộ tại các phường của quận Sơn Trà, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng lưu ý quận Sơn Trà, Sở Công Thương cần bảo đảm việc phân bổ, cung ứng hàng hoá nhu yếu phẩm cần thiết, kịp thời cho nhân dân, đặc biệt người dân trong các khu vực cách ly, phong tỏa dài ngày.
Bà con Quảng Nam hỗ trợ rau cho người dân vùng phong toả Đà Nẵng. Ảnh VGP/Lưu Hương
Tính từ 10/7 đến nay, TP. Đà Nẵng ghi nhận 1.343 ca mắc COVID-19, trong đó quận Sơn Trà hiện vẫn là điểm nóng về số ca mắc. Từ ngày 3/8, TP. Đà Nẵng áp dụng thiết lập vùng cách ly y tế tại 5 phường trên địa bàn quận này gồm: Phước Mỹ, An Hải Bắc, Nại Hiên Đông, Mân Thái và Thọ Quang với hơn 126.000 người dân.
Theo kế hoạch, tại các khu vực phong tỏa, người dân sẽ đăng ký danh sách các thực phẩm thiết yếu tại tổ dân phố, tuy nhiên vẫn còn nhiều hộ gia đình chưa mua được thực phẩm thiết yếu trong ngày.
Ông Hoàng Sơn Trà, Chủ tịch UBND quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng cho biết: “Để cung ứng thực phẩm thiết yếu cho người dân tại khu vực phong tỏa, quận đã làm việc với gần 20 nhà cung cấp đảm bảo cung ứng đủ lượng hàng hóa. Tuy nhiên, trong các nhà cung cấp có một đơn vị đã đăng ký cung ứng hàng nghìn đơn hàng mỗi ngày nhưng lại không đủ năng lực cung ứng như cam kết vì vậy mới xảy ra tình trạng có một số hộ dân chưa mua được thực phẩm thiết yếu”.
Đảm bảo an toàn khi bốc dỡ hàng hoá trong khu phong toả. Ảnh VGP/Lưu Hương
“Hiện quận đã làm việc lại với một số nhà cung cấp khác để thay thế. Ngày 10/8 quận cơ bản cung ứng hàng hóa hỗ trợ đến với các khu vực phong tỏa, trong đó, ưu tiên hỗ trợ những hộ dân, tổ dân phố chưa nhận được hàng hóa đặt mua”, ông Hoàng Sơn Trà cho biết.
Trước thực trạng thiếu hàng thực phẩm thiết yếu cục bộ tại các phường của quận Sơn Trà, Sở Công Thương đã kết nối UBND quận với nhà phân phối sỉ rau củ tại chợ đầu mối Hòa Cường để cung ứng về quận 50 tấn rau, quả các loại (ngày 8/8: 30 tấn; ngày 9/8: 20 tấn). Quận đã chi 500 triệu đồng mua các loại thực phẩm, gạo cung ứng kịp thời cho người dân trong khu vực phong tỏa, trong đó ưu tiên các phường Nại Hiên Đông, Mân Thái, Thọ Quang.
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch thành phố chiều 9/8, ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đề nghị quận Sơn Trà tiếp tục tăng cường tuyên truyền để người dân hiểu và chấp hành nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; cần phải đảm bảo việc phân bổ, cung ứng hàng hoá nhu yếu phẩm cần thiết cho người dân, đặc biệt là tại các khu vực phong tỏa trên địa bàn Sơn Trà; rà soát, kiểm tra lại những khu vực người dân chưa được cung cấp đủ hàng hóa, thực phẩm để phân bổ kịp thời cho bà con.
Bí thư Thành ủy yêu cầu Sở Công Thương chủ động điều phối hàng hóa vào khu cách ly, phối hợp với hệ thống các siêu thị tổ chức các chuyến xe hàng lưu động, điểm bán hàng, đưa siêu thị đến tổ dân phố, nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân trong khu phong tỏa. Trong quá trình phân bổ hàng hóa, các đơn vị cần lưu ý đảm bảo an toàn cho người vận chuyển hàng hoá, tránh tập trung đông người làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Cùng đó, Công an thành phố tổ chức phân luồng xanh, cấp thẻ cho những xe chở hàng hóa, thực phẩm vào khu cách ly, giúp cơ quan chức năng tại các chốt chủ động kiểm soát người ra vào.
Lưu Hương | |
Ngôi trường gieo những mầm xanh | Không còn những hình ảnh rụt rè, lạ lẫm hay ánh mắt ngại ngùng như ngày đầu đặt chân đến trường, trên gương mặt 200 em nhỏ không may mất cha, mẹ trong đại dịch COVID-19 từ khắp 41 tỉnh, thành phố trong cả nước giờ đây là những ánh mắt nụ cười rạng ngời sau những giờ lên lớp và sống trong tình thương của trường Hy Vọng. |
Không gian sinh hoạt của các em trường Hy vọng được thiết kế theo kiến trúc mở, nhiều mảng xanh, phù hợp với cầu học tập và vui chơi, hoạt động của học sinh - Ảnh: VGP/Minh Trang
Đại dịch COVID-19 dần lùi xa nhưng vẫn để lại đó những nỗi đau mất đi người thân, không ít những đứa trẻ rơi vào vòng xoáy nghiệt ngã, không còn chỗ dựa là cha, mẹ bao bọc chở che. Trong hành trình thích nghi với cuộc sống mới ấy, có ngôi trường mang tên Hy vọng đang dần lấp đầy những khoảng trống, giang rộng yêu thương, chắp cánh cho các em đi tới những ước mơ.
Những mầm xanh trở lại
Vào một buổi chiều cuối tháng 8, có mặt tại trường Tiểu học, THCS và THPT Hy Vọng (Hope School) sau giờ tan học, chúng tôi chứng kiến cảnh các bạn nhỏ "Hoper" (học sinh Hope School-PV) từ lớp 1 đến lớp 12 cười vui, "ríu ra ríu rít" xếp thành hai hàng ngay ngắn như những chú chim non về tổ ấm.
Vừa tan trường trở về nơi ở, bé Lưu Gia Linh (6 tuổi), học sinh nhỏ tuổi nhất của trường sà ngay vào vòng tay của cô Ái, cô quản sinh mà bé gần gũi nhất, nở nụ cười hạnh phúc khoe "hôm nay con được điểm 10".
Gia Linh cùng anh trai Lưu Đức Hòa (7 tuổi) đều được học, nuôi dưỡng, chăm sóc tại trường Hy Vọng. "Con rất vui khi đến trường, vui nhất là được chơi, được tập hát cùng nhiều anh chị. Các chị cùng con vẽ tranh mỗi tối, rồi còn giúp con học bài. Con vui khi sống ở ngôi trường này", Linh cười nói.
TIN LIÊN QUANTrường Hy Vọng đón 200 học sinh nhập trường'Chung tay cùng bạn đến Trường Hy Vọng'Trường Hy Vọng bắt đầu đón các em học sinh đầu tiên
Mất cha trong đại dịch, gia đình còn mẹ và anh trai, tính đến hôm nay, Trần Ngọc Huy (14 tuổi, TPHCM), hiện là học sinh lớp 9, đã đến trường Hy Vọng được ba tuần. Chưa bao giờ em đi xa thành phố nên ban đầu cũng thấy lạ lẫm và nhớ mẹ nhưng giờ đã dần quen và bắt nhịp với môi trường mới.
"Ở đây điều kiện ăn ở tốt lắm, được thầy cô quan tâm, động viên nên con đã hòa nhập nhanh. Ngoài giờ học con còn được đi tắm biển, tham gia chăm sóc vườn rau và chơi thể thao với các em, các bạn. Chúng con được nhà trường tổ chức ăn uống, sinh hoạt nền nếp. Các bữa ăn được bảo đảm, chúng con không phải lo lắng về cái ăn, cái mặc, được học tập đầy đủ, chu đáo", Huy trải lòng.
Theo ghi nhận tại trường, các em được chia thành "tiểu đội" 12 người và việc quản lý được giao cho từng giáo viên. Sự phân chia này sẽ giúp các em quản lý, bảo ban nhau dễ hơn theo từng nhóm. Mỗi buổi sáng các em sẽ dậy lúc 5h30, tập thể dục và vệ sinh cá nhân, chuẩn bị cho một ngày mới.
Bạn nhỏ nhất ở đây đang học lớp 1 cũng sinh hoạt theo nếp như các anh chị lớn tuổi. Mỗi chiều trở về các em tập thể thao, chăm sóc vườn rau. Buổi tối, các em được sử dụng điện thoại để gọi điện cho gia đình, người thân của mình.
Chắp cánh những ước mơ bay xa
Tại đại gia đình Hope School, em Trần Quang Bảo (18 tuổi, TPHCM) được xem là người"anh cả", em là học sinh đầu tiên của Hope School đi thi tốt nghiệp THPT, hạnh phúc nhất vừa qua Bảo vừa hoàn thành thi tốt nghiệp THPT và trúng tuyển vào Đại học FPT Đà Nẵng với thành tích Top 10 thí sinh có điểm xét tuyển cao nhất.
Em Trần Quang Bảo chia sẻ, ngày đi thi thật đặc biệt và khó quên trong cuộc đời em, thay vì có gia đình bên cạnh thì thầy cô nơi đây đã đưa đón, động viên, hỏi thăm trong suốt quá trình ôn thi.
"Khi nhận được tin tuyển sinh với điểm số cao, thì người đầu tiên Bảo báo tin niềm vui này là thầy Quyền (Giám đốc Dự án Hope School). Với em, thầy như là người cha, người mẹ luôn bảo ban, hướng dẫn cho em những điều hay lẽ phải trong cuộc sống, ươm mầm những ước mơ", Bảo chia sẻ.
Bảo chia sẻ về nguyện vọng của mình: "Em chọn học truyền thông đa phương tiện trước hết là muốn lan tỏa, kết nối yêu thương tới mọi người trong xã hội, chia sẻ những câu chuyện tốt đẹp ở cuộc sống này mà bản thân em là một minh chứng để trẻ em thiệt thòi trong cuộc sống tin tưởng vào những điều tốt đẹp luôn ở xung quanh mình".
Vừa tan trường, "tiểu đội trưởng" Nguyễn Thiện Minh (14 tuổi) tất bật chạy trong sân nhắc nhở các em xếp hàng, điểm danh, cùng tập luyện cho ngày hội tới trường sắp diễn ra. Qua trò chuyện, được biết em Minh sinh ra trong gia đình có truyền thống theo nghề y từ ông bà đến bố mẹ, trong đại dịch, cả gia đình em đã cống hiến hy sinh rất nhiều cho công tác cứu chữa các bệnh nhân COVID-19.
Giờ đây, chỉ còn bố, trong Minh luôn thôi thúc ước mơ làm bác sĩ được tiếp tục theo đuổi công việc y đức của gia đình mình. "Em chắc chắn làm được", ánh mắt sáng, khuôn mặt của Minh thêm rắn rỏi, tự tin hơn khi nói về ước mơ của mình.
"Môi trường tại đây luôn rèn luyện cho em sự tự tin, năng động, thầy cô cũng tạo điều kiện để em tập làm MC, đại diện phát biểu tại nhiều chương trình. Vinh dự nhất của em sắp tới đây là được cử làm đại diện phát biểu trước các bác lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong ngày hội tựu trường. Em mong rằng bố ở nhà thấy được hình ảnh ấy sẽ rất tự hào về con trai của mình", Minh hạnh phúc chia sẻ.
Gần đó, "tiểu đội trưởng" xông xáo Huỳnh Thị Nhã Trân (17 tuổi, đến từ Đồng Tháp) cũng đang cùng các bạn tích cực tập luyện tiết mục "người gieo mầm xanh" biểu diễn trong ngày trong ngày hội tới trường.
Nhã Trân chia sẻ: "Em vào trường được gần 1 tháng. Trước đó em đã tìm hiểu kỹ về môi trường sống, học tập tại Hope School nên cũng bớt bỡ ngỡ và cố gắng sớm thích nghi, làm quen cùng các bạn. Trong 2 năm lớp 11 và 12 này, em tập trung vào các môn Toán, Lý, tiếng Anh (khối A1), để đạt được mục tiêu là trở thành Công an bảo vệ mọi người", cô gái bé nhỏ chia sẻ.
Ngày 16/9/2021, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT Trương Gia Bình đã khởi xướng ý tưởng xây dựng một ngôi trường dành cho các em nhỏ mất cha mẹ do COVID-19 với mong muốn tạo ra một môi trường để các em được chăm sóc, yêu thương, học tập và rèn luyện, biến đau thương thành sức mạnh, từ đó trưởng thành và góp phần xây dựng đất nước trong tương lai.
Từ đó, trường Hy Vọng được thành lập, đặt tại TP. Đà Nẵng với mong muốn chia sẻ, yêu thương, nâng bước trưởng thành cho các em. Sau gần một năm, trường đã dang rộng vòng tay trở thành nơi sinh sống, học tập của 200 học sinh đến từ 41 tỉnh thành khắp cả nước.
Hôm nay (26/8) các em sẽ tham gia Ngày hội tựu trường, dự kiến đón 350 khách mời là lãnh đạo Đảng và Nhà nước, lãnh đạo các địa phương nơi các em đến. Đây sẽ là một ngày đặc biệt, ngày mà những mầm xanh sẽ được tiếp thêm mạch nguồn của hy vọng, yêu thương và tri thức. Với hành trang đó, các em chắc chắn sẽ viết tiếp hành trình tương lai tươi sáng.
Dưới đây là những hình ảnh về cuộc sống học tập và sinh hoạt của các em học sinh tại ngôi trường Hy vọng:
Giờ học của các em diễn ra sôi nổi, theo tiêu chuẩn của hệ thống giáo dục FPT - Ảnh: VGP/Minh Trang
Các em tíu tít kể lại những niềm vui trên lớp cho thầy cô nghe - Ảnh: VGP/Minh Trang
Những giây phút nô đùa hồn nhiên của các em "Hoper" sau giờ học - Ảnh: VGP/Minh Trang
Sau giờ lên lớp, các học sinh sẽ tập trung tưới rau. Việc trồng rau là hoạt động luôn xuất hiện trong sinh hoạt hàng ngày của các "Hoper", trở thành thói quen giúp các bạn nhỏ vào nề nếp và kỉ luật - Ảnh: VGP/Minh Trang
Các em học sinh rộn ràng chuẩn bị tập luyện cho ngày tựu trường. Các tiểu đội chia ra thành các đội trống, múa, hát...- Ảnh: VGP/Lưu Hương
Kết thúc mọi ngày học tập, các "Hoper" sẽ quây quần bên mâm cơm, vừa ăn vừa tâm sự với nhau những câu chuyện nhỏ sau một ngày dài - Ảnh: VGP/Lưu Hương
Giờ tự học và đọc sách của các em - Ảnh: VGP/Lưu Hương
Lưu Hương-Minh Trang | Ngôi trường gieo những mầm xanh
Không còn những hình ảnh rụt rè, lạ lẫm hay ánh mắt ngại ngùng như ngày đầu đặt chân đến trường, trên gương mặt 200 em nhỏ không may mất cha, mẹ trong đại dịch COVID-19 từ khắp 41 tỉnh, thành phố trong cả nước giờ đây là những ánh mắt nụ cười rạng ngời sau những giờ lên lớp và sống trong tình thương của trường Hy Vọng.
Không gian sinh hoạt của các em trường Hy vọng được thiết kế theo kiến trúc mở, nhiều mảng xanh, phù hợp với cầu học tập và vui chơi, hoạt động của học sinh - Ảnh: VGP/Minh Trang
Đại dịch COVID-19 dần lùi xa nhưng vẫn để lại đó những nỗi đau mất đi người thân, không ít những đứa trẻ rơi vào vòng xoáy nghiệt ngã, không còn chỗ dựa là cha, mẹ bao bọc chở che. Trong hành trình thích nghi với cuộc sống mới ấy, có ngôi trường mang tên Hy vọng đang dần lấp đầy những khoảng trống, giang rộng yêu thương, chắp cánh cho các em đi tới những ước mơ.
Những mầm xanh trở lại
Vào một buổi chiều cuối tháng 8, có mặt tại trường Tiểu học, THCS và THPT Hy Vọng (Hope School) sau giờ tan học, chúng tôi chứng kiến cảnh các bạn nhỏ "Hoper" (học sinh Hope School-PV) từ lớp 1 đến lớp 12 cười vui, "ríu ra ríu rít" xếp thành hai hàng ngay ngắn như những chú chim non về tổ ấm.
Vừa tan trường trở về nơi ở, bé Lưu Gia Linh (6 tuổi), học sinh nhỏ tuổi nhất của trường sà ngay vào vòng tay của cô Ái, cô quản sinh mà bé gần gũi nhất, nở nụ cười hạnh phúc khoe "hôm nay con được điểm 10".
Gia Linh cùng anh trai Lưu Đức Hòa (7 tuổi) đều được học, nuôi dưỡng, chăm sóc tại trường Hy Vọng. "Con rất vui khi đến trường, vui nhất là được chơi, được tập hát cùng nhiều anh chị. Các chị cùng con vẽ tranh mỗi tối, rồi còn giúp con học bài. Con vui khi sống ở ngôi trường này", Linh cười nói.
TIN LIÊN QUANTrường Hy Vọng đón 200 học sinh nhập trường'Chung tay cùng bạn đến Trường Hy Vọng'Trường Hy Vọng bắt đầu đón các em học sinh đầu tiên
Mất cha trong đại dịch, gia đình còn mẹ và anh trai, tính đến hôm nay, Trần Ngọc Huy (14 tuổi, TPHCM), hiện là học sinh lớp 9, đã đến trường Hy Vọng được ba tuần. Chưa bao giờ em đi xa thành phố nên ban đầu cũng thấy lạ lẫm và nhớ mẹ nhưng giờ đã dần quen và bắt nhịp với môi trường mới.
"Ở đây điều kiện ăn ở tốt lắm, được thầy cô quan tâm, động viên nên con đã hòa nhập nhanh. Ngoài giờ học con còn được đi tắm biển, tham gia chăm sóc vườn rau và chơi thể thao với các em, các bạn. Chúng con được nhà trường tổ chức ăn uống, sinh hoạt nền nếp. Các bữa ăn được bảo đảm, chúng con không phải lo lắng về cái ăn, cái mặc, được học tập đầy đủ, chu đáo", Huy trải lòng.
Theo ghi nhận tại trường, các em được chia thành "tiểu đội" 12 người và việc quản lý được giao cho từng giáo viên. Sự phân chia này sẽ giúp các em quản lý, bảo ban nhau dễ hơn theo từng nhóm. Mỗi buổi sáng các em sẽ dậy lúc 5h30, tập thể dục và vệ sinh cá nhân, chuẩn bị cho một ngày mới.
Bạn nhỏ nhất ở đây đang học lớp 1 cũng sinh hoạt theo nếp như các anh chị lớn tuổi. Mỗi chiều trở về các em tập thể thao, chăm sóc vườn rau. Buổi tối, các em được sử dụng điện thoại để gọi điện cho gia đình, người thân của mình.
Chắp cánh những ước mơ bay xa
Tại đại gia đình Hope School, em Trần Quang Bảo (18 tuổi, TPHCM) được xem là người"anh cả", em là học sinh đầu tiên của Hope School đi thi tốt nghiệp THPT, hạnh phúc nhất vừa qua Bảo vừa hoàn thành thi tốt nghiệp THPT và trúng tuyển vào Đại học FPT Đà Nẵng với thành tích Top 10 thí sinh có điểm xét tuyển cao nhất.
Em Trần Quang Bảo chia sẻ, ngày đi thi thật đặc biệt và khó quên trong cuộc đời em, thay vì có gia đình bên cạnh thì thầy cô nơi đây đã đưa đón, động viên, hỏi thăm trong suốt quá trình ôn thi.
"Khi nhận được tin tuyển sinh với điểm số cao, thì người đầu tiên Bảo báo tin niềm vui này là thầy Quyền (Giám đốc Dự án Hope School). Với em, thầy như là người cha, người mẹ luôn bảo ban, hướng dẫn cho em những điều hay lẽ phải trong cuộc sống, ươm mầm những ước mơ", Bảo chia sẻ.
Bảo chia sẻ về nguyện vọng của mình: "Em chọn học truyền thông đa phương tiện trước hết là muốn lan tỏa, kết nối yêu thương tới mọi người trong xã hội, chia sẻ những câu chuyện tốt đẹp ở cuộc sống này mà bản thân em là một minh chứng để trẻ em thiệt thòi trong cuộc sống tin tưởng vào những điều tốt đẹp luôn ở xung quanh mình".
Vừa tan trường, "tiểu đội trưởng" Nguyễn Thiện Minh (14 tuổi) tất bật chạy trong sân nhắc nhở các em xếp hàng, điểm danh, cùng tập luyện cho ngày hội tới trường sắp diễn ra. Qua trò chuyện, được biết em Minh sinh ra trong gia đình có truyền thống theo nghề y từ ông bà đến bố mẹ, trong đại dịch, cả gia đình em đã cống hiến hy sinh rất nhiều cho công tác cứu chữa các bệnh nhân COVID-19.
Giờ đây, chỉ còn bố, trong Minh luôn thôi thúc ước mơ làm bác sĩ được tiếp tục theo đuổi công việc y đức của gia đình mình. "Em chắc chắn làm được", ánh mắt sáng, khuôn mặt của Minh thêm rắn rỏi, tự tin hơn khi nói về ước mơ của mình.
"Môi trường tại đây luôn rèn luyện cho em sự tự tin, năng động, thầy cô cũng tạo điều kiện để em tập làm MC, đại diện phát biểu tại nhiều chương trình. Vinh dự nhất của em sắp tới đây là được cử làm đại diện phát biểu trước các bác lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong ngày hội tựu trường. Em mong rằng bố ở nhà thấy được hình ảnh ấy sẽ rất tự hào về con trai của mình", Minh hạnh phúc chia sẻ.
Gần đó, "tiểu đội trưởng" xông xáo Huỳnh Thị Nhã Trân (17 tuổi, đến từ Đồng Tháp) cũng đang cùng các bạn tích cực tập luyện tiết mục "người gieo mầm xanh" biểu diễn trong ngày trong ngày hội tới trường.
Nhã Trân chia sẻ: "Em vào trường được gần 1 tháng. Trước đó em đã tìm hiểu kỹ về môi trường sống, học tập tại Hope School nên cũng bớt bỡ ngỡ và cố gắng sớm thích nghi, làm quen cùng các bạn. Trong 2 năm lớp 11 và 12 này, em tập trung vào các môn Toán, Lý, tiếng Anh (khối A1), để đạt được mục tiêu là trở thành Công an bảo vệ mọi người", cô gái bé nhỏ chia sẻ.
Ngày 16/9/2021, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT Trương Gia Bình đã khởi xướng ý tưởng xây dựng một ngôi trường dành cho các em nhỏ mất cha mẹ do COVID-19 với mong muốn tạo ra một môi trường để các em được chăm sóc, yêu thương, học tập và rèn luyện, biến đau thương thành sức mạnh, từ đó trưởng thành và góp phần xây dựng đất nước trong tương lai.
Từ đó, trường Hy Vọng được thành lập, đặt tại TP. Đà Nẵng với mong muốn chia sẻ, yêu thương, nâng bước trưởng thành cho các em. Sau gần một năm, trường đã dang rộng vòng tay trở thành nơi sinh sống, học tập của 200 học sinh đến từ 41 tỉnh thành khắp cả nước.
Hôm nay (26/8) các em sẽ tham gia Ngày hội tựu trường, dự kiến đón 350 khách mời là lãnh đạo Đảng và Nhà nước, lãnh đạo các địa phương nơi các em đến. Đây sẽ là một ngày đặc biệt, ngày mà những mầm xanh sẽ được tiếp thêm mạch nguồn của hy vọng, yêu thương và tri thức. Với hành trang đó, các em chắc chắn sẽ viết tiếp hành trình tương lai tươi sáng.
Dưới đây là những hình ảnh về cuộc sống học tập và sinh hoạt của các em học sinh tại ngôi trường Hy vọng:
Giờ học của các em diễn ra sôi nổi, theo tiêu chuẩn của hệ thống giáo dục FPT - Ảnh: VGP/Minh Trang
Các em tíu tít kể lại những niềm vui trên lớp cho thầy cô nghe - Ảnh: VGP/Minh Trang
Những giây phút nô đùa hồn nhiên của các em "Hoper" sau giờ học - Ảnh: VGP/Minh Trang
Sau giờ lên lớp, các học sinh sẽ tập trung tưới rau. Việc trồng rau là hoạt động luôn xuất hiện trong sinh hoạt hàng ngày của các "Hoper", trở thành thói quen giúp các bạn nhỏ vào nề nếp và kỉ luật - Ảnh: VGP/Minh Trang
Các em học sinh rộn ràng chuẩn bị tập luyện cho ngày tựu trường. Các tiểu đội chia ra thành các đội trống, múa, hát...- Ảnh: VGP/Lưu Hương
Kết thúc mọi ngày học tập, các "Hoper" sẽ quây quần bên mâm cơm, vừa ăn vừa tâm sự với nhau những câu chuyện nhỏ sau một ngày dài - Ảnh: VGP/Lưu Hương
Giờ tự học và đọc sách của các em - Ảnh: VGP/Lưu Hương
Lưu Hương-Minh Trang | |
Xét nghiệm 3-5 ngày/lần hoặc nhiều hơn để nhanh chóng phát hiện F0 | (Chinhphu.vn) – Ông Lê Minh Thắng (Cần Thơ) vừa được UBND Phường gửi cho 3 tờ giấy test COVID-19 trong 3 ngày liên tục. Ông Thắng hỏi, 3 ngày test COVID-19 liên tục có tác dụng như thế nào? | Về vấn đề này, Bộ Y tế trả lời như sau:
Việc xét nghiệm cần được triển khai ngay, trong thời gian nhanh nhất có thể phải thực hiện thần tốc xét nghiệm, tầm soát trên diện rộng, trước tiên tại các khu vực phong tỏa, có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao và với người có nguy cơ lây nhiễm cao, các trường hợp có biểu hiện ho, sốt để kịp thời phát hiện và đưa các trường hợp nhiễm COVID-19 (F0) ra khỏi cộng đồng nhanh nhất.
UBND chỉ đạo các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch lấy mẫu cho các nhà ở, hộ gia đình, khu dân cư trên địa bàn, tránh trùng lặp, bỏ sót, phát hiện sớm các trường hợp mắc, áp dụng phương pháp xét nghiệm RT-PCR hoặc kháng nguyên nhanh. Tùy theo tình hình dịch bệnh, nguồn lực và yêu cầu giám sát dịch tễ tại địa phương, việc triển khai xét nghiệm với tần suất 3-5 ngày/lần hoặc nhiều hơn với mục đích nhanh chóng phát hiện các trường hợp F0 trên địa bàn.
Chinhphu.vn | Xét nghiệm 3-5 ngày/lần hoặc nhiều hơn để nhanh chóng phát hiện F0
(Chinhphu.vn) – Ông Lê Minh Thắng (Cần Thơ) vừa được UBND Phường gửi cho 3 tờ giấy test COVID-19 trong 3 ngày liên tục. Ông Thắng hỏi, 3 ngày test COVID-19 liên tục có tác dụng như thế nào?
Về vấn đề này, Bộ Y tế trả lời như sau:
Việc xét nghiệm cần được triển khai ngay, trong thời gian nhanh nhất có thể phải thực hiện thần tốc xét nghiệm, tầm soát trên diện rộng, trước tiên tại các khu vực phong tỏa, có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao và với người có nguy cơ lây nhiễm cao, các trường hợp có biểu hiện ho, sốt để kịp thời phát hiện và đưa các trường hợp nhiễm COVID-19 (F0) ra khỏi cộng đồng nhanh nhất.
UBND chỉ đạo các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch lấy mẫu cho các nhà ở, hộ gia đình, khu dân cư trên địa bàn, tránh trùng lặp, bỏ sót, phát hiện sớm các trường hợp mắc, áp dụng phương pháp xét nghiệm RT-PCR hoặc kháng nguyên nhanh. Tùy theo tình hình dịch bệnh, nguồn lực và yêu cầu giám sát dịch tễ tại địa phương, việc triển khai xét nghiệm với tần suất 3-5 ngày/lần hoặc nhiều hơn với mục đích nhanh chóng phát hiện các trường hợp F0 trên địa bàn.
Chinhphu.vn | |
Rà soát mở bán, đặt giữ chỗ trên các đường bay nội địa trong dịp cao điểm Tết | Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng hàng không rà soát mở bán, đặt giữ chỗ trên các đường bay nội địa, đặc biệt từ Thành phố Hồ Chí Minh đi các địa phương trong dịp cao điểm Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. | bonewsrelation eonewsrelation Thu Dec 01 2022 17:22:42 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Thu Dec 01 2022 17:22:42 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Thu Dec 01 2022 17:28:06 GMT+0700 (Giờ Đông Dương)
Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu rà soát mở bán, đặt giữ chỗ trên các đường bay nội địa trong dịp cao điểm Tết.
Để đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân trong giai đoạn cao điểm, nhất là dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản yêu cầu các hãng hàng không Việt Nam khẩn trương rà soát mở bán, đặt giữ chỗ trên các đường bay nội địa, đặc biệt từ Thành phố Hồ Chí Minh đi các địa phương trong dịp cao điểm Tết Nguyên đán Quý Mão 2023; báo cáo số lượng vé đã bán ra trên các đường bay này đến hết ngày 29/11/2022.
Đồng thời, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng hàng không khẩn trương lập kế hoạch khai thác tăng chuyến theo quỹ slot: Tăng từ 42 slot lên 44 slot trong 10 khung giờ từ 9h00-14h55 và 18h00-21h55 (tăng 2 slot mỗi khung ban ngày); các khung giờ ban đêm từ 23h00 của ngày hôm trước đến 03h55 (giờ địa phương) của ngày kế tiếp, trung bình 13 slot mỗi khung tại Thành phố Hồ Chí Minh để phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân trong giai đoạn cao điểm Tết Nguyên đán (từ ngày 06/01/2023 đến 05/02/2023).
Cục Hàng không Việt Nam đề nghị các hãng hàng không liên tục truy cập hệ thống điều phối slot của Cục để cập nhật dữ liệu về quỹ slot (các khung còn slot có thể xác nhận, tăng chuyến bay) theo tài khoản đã được cấp.
HK
Tham khảo thêmNâng cao chất lượng dịch vụ tại cảng hàng không dịp cao điểm Tết 2023Tham khảo thêmTăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại qua cảng hàng không quốc tếTham khảo thêmTừ 1/12, tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại qua cảng hàng không quốc tế | Rà soát mở bán, đặt giữ chỗ trên các đường bay nội địa trong dịp cao điểm Tết
Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng hàng không rà soát mở bán, đặt giữ chỗ trên các đường bay nội địa, đặc biệt từ Thành phố Hồ Chí Minh đi các địa phương trong dịp cao điểm Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
bonewsrelation eonewsrelation Thu Dec 01 2022 17:22:42 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Thu Dec 01 2022 17:22:42 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Thu Dec 01 2022 17:28:06 GMT+0700 (Giờ Đông Dương)
Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu rà soát mở bán, đặt giữ chỗ trên các đường bay nội địa trong dịp cao điểm Tết.
Để đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân trong giai đoạn cao điểm, nhất là dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản yêu cầu các hãng hàng không Việt Nam khẩn trương rà soát mở bán, đặt giữ chỗ trên các đường bay nội địa, đặc biệt từ Thành phố Hồ Chí Minh đi các địa phương trong dịp cao điểm Tết Nguyên đán Quý Mão 2023; báo cáo số lượng vé đã bán ra trên các đường bay này đến hết ngày 29/11/2022.
Đồng thời, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng hàng không khẩn trương lập kế hoạch khai thác tăng chuyến theo quỹ slot: Tăng từ 42 slot lên 44 slot trong 10 khung giờ từ 9h00-14h55 và 18h00-21h55 (tăng 2 slot mỗi khung ban ngày); các khung giờ ban đêm từ 23h00 của ngày hôm trước đến 03h55 (giờ địa phương) của ngày kế tiếp, trung bình 13 slot mỗi khung tại Thành phố Hồ Chí Minh để phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân trong giai đoạn cao điểm Tết Nguyên đán (từ ngày 06/01/2023 đến 05/02/2023).
Cục Hàng không Việt Nam đề nghị các hãng hàng không liên tục truy cập hệ thống điều phối slot của Cục để cập nhật dữ liệu về quỹ slot (các khung còn slot có thể xác nhận, tăng chuyến bay) theo tài khoản đã được cấp.
HK
Tham khảo thêmNâng cao chất lượng dịch vụ tại cảng hàng không dịp cao điểm Tết 2023Tham khảo thêmTăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại qua cảng hàng không quốc tếTham khảo thêmTừ 1/12, tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại qua cảng hàng không quốc tế | |
5 vấn đề cần lưu ý khi sử dụng máy phát điện trong gia đình | Vụ 6 người tử vong do sử dụng máy phát điện gia đình chưa đúng kỹ thuật ở Bình Dương là vụ việc hết sức đau lòng. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khuyến cáo cần lưu ý một số vấn đề khi sử dụng máy phát điện nhỏ trong gia đình để tránh xảy ra tai nạn đáng tiếc. |
Cần chú ý đến những biện pháp bảo đảm an toàn khi sử dụng máy phát điện nhỏ trong gia đình.
Để bảo đảm an toàn khi sử dụng máy phát điện nhỏ trong gia đình, EVN khuyến cáo người dân cần lưu ý những vấn đề sau:
1. Không sử dụng máy phát điện trong nhà và khu vực có không gian kín
Khi hoạt động, máy phát điện sẽ thải ra các khí độc như CO và CO2, đây là các loại khí không màu, không mùi nên khó nhận biết nhưng lại rất nguy hiểm, có thể dẫn tới nguy hiểm tính mạng. Khi máy phát điện hoạt động, nếu cảm thấy chóng mặt, đau đầu, buồn nôn thì nên ra ngoài ngay lập tức và tìm kiếm không gian thoáng đãng, trong lành để hít thở.
Do vậy, không nên sử dụng máy phát điện trong nhà và trong các khu vực có không gian kín như tầng hầm, nhà để xe...
TIN LIÊN QUANEVN khuyến cáo triệt để tiết kiệm điện trong đợt nắng nóng mớiEVN khuyến cáo sử dụng điện tiết kiệm trong ngày nắng nóng cao điểmNắng nóng gay gắt, tiêu thụ điện tăng mạnh, EVN khuyến cáo tiết kiệm điện
2. Không được vận hành máy phát điện dưới trời mưa và hết sức lưu ý vận hành an toàn khi trời nồm, ẩm ướt
Do nước và không khí ẩm, nồm là môi trường nguy cơ cao làm dẫn điện hoặc phóng điện bề mặt nên không được vận hành máy phát điện trực tiếp dưới trời mưa hoặc khi trời nồm, ẩm ướt nhằm hạn chế tối thiểu tai nạn điện do điện giật. Nên đặt máy phát điện trên một bề mặt phẳng và khô ráo, thông thoáng không khí.
3. Không nối máy phát điện trực tiếp vào ổ cắm trên tường
Việc nối máy phát điện trực tiếp vào ổ cắm trên tường có thể làm dòng điện từ máy phát điện chạy ngược trở lại vào lưới điện, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người sử dụng, người sửa chữa điện trong lúc mất điện lưới, đồng thời có thể làm hư hại các thiết bị điện trong nhà. Nếu cần có nguồn điện dự phòng thường xuyên từ máy phát điện thì phải lắp đặt kèm theo một công tắc chuyển nguồn để bảo đảm an toàn.
4. Chú ý lưu trữ, bảo quản an toàn về nhiên liệu của máy phát điện
Các nhiên liệu để vận hành máy phát điện thường là các nguyên liệu dễ cháy như: Xăng, dầu.... nên các nguyên liệu này cần được bảo quản ở những nơi nơi khô, mát, xa nhà, đặc biệt là tránh xa các vật liệu dễ cháy và những nguồn nguyên liệu khác.
5. Nên mua máy phát điện chính hãng có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng
Khi có ý định tìm mua máy phát điện gia đình thì cần tìm hiểu những loại máy phát điện của những nhà sản xuất có tiếng trên thị trường. Lựa chọn những nhà phân phối chính hãng, uy tín để mua loại máy có công suất phù hợp với nhu cầu sử dụng. Nếu mua loại máy phát điện có công suất nhỏ hơn nhu cầu sử dụng thì có thể gây tổn hại cho các thiết bị điện, máy phát điện cũng như tính mạng của người sử dụng.
Toàn Thắng | 5 vấn đề cần lưu ý khi sử dụng máy phát điện trong gia đình
Vụ 6 người tử vong do sử dụng máy phát điện gia đình chưa đúng kỹ thuật ở Bình Dương là vụ việc hết sức đau lòng. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khuyến cáo cần lưu ý một số vấn đề khi sử dụng máy phát điện nhỏ trong gia đình để tránh xảy ra tai nạn đáng tiếc.
Cần chú ý đến những biện pháp bảo đảm an toàn khi sử dụng máy phát điện nhỏ trong gia đình.
Để bảo đảm an toàn khi sử dụng máy phát điện nhỏ trong gia đình, EVN khuyến cáo người dân cần lưu ý những vấn đề sau:
1. Không sử dụng máy phát điện trong nhà và khu vực có không gian kín
Khi hoạt động, máy phát điện sẽ thải ra các khí độc như CO và CO2, đây là các loại khí không màu, không mùi nên khó nhận biết nhưng lại rất nguy hiểm, có thể dẫn tới nguy hiểm tính mạng. Khi máy phát điện hoạt động, nếu cảm thấy chóng mặt, đau đầu, buồn nôn thì nên ra ngoài ngay lập tức và tìm kiếm không gian thoáng đãng, trong lành để hít thở.
Do vậy, không nên sử dụng máy phát điện trong nhà và trong các khu vực có không gian kín như tầng hầm, nhà để xe...
TIN LIÊN QUANEVN khuyến cáo triệt để tiết kiệm điện trong đợt nắng nóng mớiEVN khuyến cáo sử dụng điện tiết kiệm trong ngày nắng nóng cao điểmNắng nóng gay gắt, tiêu thụ điện tăng mạnh, EVN khuyến cáo tiết kiệm điện
2. Không được vận hành máy phát điện dưới trời mưa và hết sức lưu ý vận hành an toàn khi trời nồm, ẩm ướt
Do nước và không khí ẩm, nồm là môi trường nguy cơ cao làm dẫn điện hoặc phóng điện bề mặt nên không được vận hành máy phát điện trực tiếp dưới trời mưa hoặc khi trời nồm, ẩm ướt nhằm hạn chế tối thiểu tai nạn điện do điện giật. Nên đặt máy phát điện trên một bề mặt phẳng và khô ráo, thông thoáng không khí.
3. Không nối máy phát điện trực tiếp vào ổ cắm trên tường
Việc nối máy phát điện trực tiếp vào ổ cắm trên tường có thể làm dòng điện từ máy phát điện chạy ngược trở lại vào lưới điện, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người sử dụng, người sửa chữa điện trong lúc mất điện lưới, đồng thời có thể làm hư hại các thiết bị điện trong nhà. Nếu cần có nguồn điện dự phòng thường xuyên từ máy phát điện thì phải lắp đặt kèm theo một công tắc chuyển nguồn để bảo đảm an toàn.
4. Chú ý lưu trữ, bảo quản an toàn về nhiên liệu của máy phát điện
Các nhiên liệu để vận hành máy phát điện thường là các nguyên liệu dễ cháy như: Xăng, dầu.... nên các nguyên liệu này cần được bảo quản ở những nơi nơi khô, mát, xa nhà, đặc biệt là tránh xa các vật liệu dễ cháy và những nguồn nguyên liệu khác.
5. Nên mua máy phát điện chính hãng có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng
Khi có ý định tìm mua máy phát điện gia đình thì cần tìm hiểu những loại máy phát điện của những nhà sản xuất có tiếng trên thị trường. Lựa chọn những nhà phân phối chính hãng, uy tín để mua loại máy có công suất phù hợp với nhu cầu sử dụng. Nếu mua loại máy phát điện có công suất nhỏ hơn nhu cầu sử dụng thì có thể gây tổn hại cho các thiết bị điện, máy phát điện cũng như tính mạng của người sử dụng.
Toàn Thắng | |
Bão số 13 tăng cường độ, chuẩn bị đổ bộ | (Chinhphu.vn) - Đêm qua, bão số 13 tăng cường độ, hiện tại đạt cấp 13-14. Dự báo trên đất liền có gió mạnh cấp 9-10, giật 12. Hồi 7 giờ sáng nay (ngày 14/11/2020) sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14, giật cấp 17. | Đường đi và vị trí cơn bão.
Trong bản tin mới nhất, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 13, tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã có gió mạnh cấp 8, giật cấp 10.
Hồi 07 giờ ngày 14/11, vị trí tâm bão ở khoảng 15,8 độ Vĩ Bắc; 111,4 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Nam quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng-Thừa Thiên Huế khoảng 380km, cách Quảng Trị khoảng 460km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14 (135-165km/giờ), giật cấp 17. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 250km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 100km tính từ tâm bão.
Dự báo trong 12h tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 19 giờ ngày 14/11, vị trí tâm bão ở khoảng 16,2 độ Vĩ Bắc; 109,6 độ Kinh Đông, trên vùng biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13 (115-150km/giờ), giật cấp 15.
Trong 12 đến 24h tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km và suy yếu dần. Đến 07 giờ ngày 15/11, vị trí tâm bão ở khoảng 17,1 độ Vĩ Bắc; 107,6 độ Kinh Đông, trên vùng ven biển từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (90-100km/giờ), giật cấp 13.
Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 13,5 đến 18,5 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 114,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Lào-Thái Lan.
Gió mạnh, sóng lớn trên biển, nước dâng do bão vùng ven biển: Vùng biển phía Tây khu vực Bắc và giữa Biển Đông (bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa) ngày hôm nay (14/11) có mưa bão, gió mạnh cấp 8-10, vùng gần tâm bão cấp 13-14, giật cấp 17; sóng biển cao từ 5-7m, vùng gần tâm bão 9-11m; biển động dữ dội.
Vùng biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi (bao gồm cả huyện đảo Cồn Cỏ, huyện đảo Lý Sơn, đảo Cù Lao Chàm và Hòn Ngư) có mưa bão, gió mạnh dần lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão cấp 10-11, giật cấp 14; biển động dữ dội. Vùng biển Bắc Vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả huyện đảo Bạch Long Vĩ) gió Đông Bắc mạnh cấp 7, có lúc cấp 8, giật cấp 10; biển động mạnh.
Ven biển các tỉnh từ Thanh Hóa đến Đà Nẵng có khả năng nước dâng do bão cao 0,5-1,0m. Nguy cơ ngập úng xảy ra ở vùng trũng thấp ven biển, cửa sông, đầm phá tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng.
Gió mạnh trên đất liền: Từ trưa nay (14/11), trên đất liền từ phía Nam Nghệ An đến Quảng Ngãi gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng ven biển có nơi cấp 10, giật cấp 12.
Mưa lớn: Từ chiều nay (14/11) đến ngày 16/11, từ phía Nam Nghệ An đến Quảng Nam có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 150-250mm/đợt, có nơi trên 350mm; ở Thanh Hóa, phía Bắc Nghệ An và Quảng Ngãi có mưa to với lượng mưa từ 50-150mm/đợt.
Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do bão: cấp 3.
BT | Bão số 13 tăng cường độ, chuẩn bị đổ bộ
(Chinhphu.vn) - Đêm qua, bão số 13 tăng cường độ, hiện tại đạt cấp 13-14. Dự báo trên đất liền có gió mạnh cấp 9-10, giật 12. Hồi 7 giờ sáng nay (ngày 14/11/2020) sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14, giật cấp 17.
Đường đi và vị trí cơn bão.
Trong bản tin mới nhất, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 13, tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã có gió mạnh cấp 8, giật cấp 10.
Hồi 07 giờ ngày 14/11, vị trí tâm bão ở khoảng 15,8 độ Vĩ Bắc; 111,4 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Nam quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng-Thừa Thiên Huế khoảng 380km, cách Quảng Trị khoảng 460km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14 (135-165km/giờ), giật cấp 17. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 250km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 100km tính từ tâm bão.
Dự báo trong 12h tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 19 giờ ngày 14/11, vị trí tâm bão ở khoảng 16,2 độ Vĩ Bắc; 109,6 độ Kinh Đông, trên vùng biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13 (115-150km/giờ), giật cấp 15.
Trong 12 đến 24h tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km và suy yếu dần. Đến 07 giờ ngày 15/11, vị trí tâm bão ở khoảng 17,1 độ Vĩ Bắc; 107,6 độ Kinh Đông, trên vùng ven biển từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (90-100km/giờ), giật cấp 13.
Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 13,5 đến 18,5 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 114,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Lào-Thái Lan.
Gió mạnh, sóng lớn trên biển, nước dâng do bão vùng ven biển: Vùng biển phía Tây khu vực Bắc và giữa Biển Đông (bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa) ngày hôm nay (14/11) có mưa bão, gió mạnh cấp 8-10, vùng gần tâm bão cấp 13-14, giật cấp 17; sóng biển cao từ 5-7m, vùng gần tâm bão 9-11m; biển động dữ dội.
Vùng biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi (bao gồm cả huyện đảo Cồn Cỏ, huyện đảo Lý Sơn, đảo Cù Lao Chàm và Hòn Ngư) có mưa bão, gió mạnh dần lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão cấp 10-11, giật cấp 14; biển động dữ dội. Vùng biển Bắc Vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả huyện đảo Bạch Long Vĩ) gió Đông Bắc mạnh cấp 7, có lúc cấp 8, giật cấp 10; biển động mạnh.
Ven biển các tỉnh từ Thanh Hóa đến Đà Nẵng có khả năng nước dâng do bão cao 0,5-1,0m. Nguy cơ ngập úng xảy ra ở vùng trũng thấp ven biển, cửa sông, đầm phá tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng.
Gió mạnh trên đất liền: Từ trưa nay (14/11), trên đất liền từ phía Nam Nghệ An đến Quảng Ngãi gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng ven biển có nơi cấp 10, giật cấp 12.
Mưa lớn: Từ chiều nay (14/11) đến ngày 16/11, từ phía Nam Nghệ An đến Quảng Nam có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 150-250mm/đợt, có nơi trên 350mm; ở Thanh Hóa, phía Bắc Nghệ An và Quảng Ngãi có mưa to với lượng mưa từ 50-150mm/đợt.
Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do bão: cấp 3.
BT | |
Tận dụng “giờ vàng, ngày vàng, tuần vàng” để dập dịch nhanh nhất, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân | (Chinhphu.vn) – Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo ngày 15/7/2021 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp trực tuyến với Thành phố Hồ Chí Minh và 26 tỉnh, thành phố khu vực Nam Trung bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ về phòng chống dịch, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống nhân dân 186/TB-VPCP | Thủ tướng Phạm Minh Chính nghe lực lượng chức năng báo cáo việc thực hiện Chỉ thị 16 tại phường Tân Phú, TP. Thủ Đức, TPHCM, ngày 11/7 - Ảnh: VGP
Sáng ngày 15 tháng 7 năm 2021, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp trực tuyến với Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh và 26 tỉnh, thành phố khu vực Tây Nguyên, Nam Trung bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ.
Sau khi nghe báo cáo của Bộ trưởng Bộ Y tế và ý kiến của Lãnh đạo các địa phương, các Bộ trưởng, đại diện lãnh đạo các Bộ, cơ quan và phát biểu của các Phó Thủ tướng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kết luận như sau:
1. Cơ bản thống nhất nội dung báo cáo của Bộ Y tế và các ý kiến phát biểu, đóng góp tâm huyết, trách nhiệm, sát thực tiễn tại cuộc họp. Tình hình dịch bệnh đang diễn biến hết sức phức tạp tại Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố khu vực Nam Trung bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ, trong đó biến chủng virus Delta mới lây nhiễm nhanh, mạnh, khó lường trên diện rộng, trong khi cơ sở vật chất, kinh nghiệm còn hạn chế do việc chống dịch với tốc độ lây lan nhanh, mạnh trên diện rộng là chưa có tiền lệ. Trong bối cảnh đó, Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương có dịch đã cố gắng, nỗ lực vượt bậc, đặc biệt là các đồng chí Bí thư Thành ủy/Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố, lãnh đạo các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị thể hiện trách nhiệm cao, gương mẫu với tinh thần tất cả vì sức khỏe, tính mạng của Nhân dân; huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc và kêu gọi, vận động, truyền cảm hứng cho các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp tích cực hưởng ứng, chia sẻ, đóng góp cho công tác phòng, chống dịch, đồng thời duy trì, đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh tại những nơi có điều kiện.
Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương đã thực hiện nhiều biện pháp thiết thực, cụ thể và đạt được những kết quả nhất định; bước đầu kiềm chế sự lây lan nhanh của dịch bệnh và tập trung cứu chữa các ca nhiễm, hạn chế thấp nhất các ca tử vong, không để người dân thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu các điều kiện thiết yếu; đồng thời duy trì đà tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh trật tự và hỗ trợ kịp thời người lao động, người sử dụng lao động một cách hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ, nhất là đối với những nơi thực hiện các Chỉ thị số 15/CT-TTg và số 16/CT-TTg.
Các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ở Trung ương đã bám sát tình hình, phối hợp chặt chẽ, kịp thời trao đổi với các địa phương liên quan để hướng dẫn, hỗ trợ các yêu cầu về vật tư, trang thiết bị y tế, sinh phẩm, nhân lực phục vụ phòng, chống dịch bệnh; bảo đảm lưu thông hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân và sản xuất kinh doanh. Các địa phương vừa tập trung phòng chống dịch, vừa đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh tại những nơi an toàn, đủ điều kiện, góp phần hạn chế tối đa đứt gãy chuỗi cung ứng và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) trên địa bàn.
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương Thành phố Hồ Chí Minh, các địa phương, các bộ, cơ quan đã tập trung triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quan điểm, chủ trương, định hướng chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19 và các quy định, hướng dẫn liên quan của Bộ Y tế, các bộ ngành và đã đạt được những kết quả bước đầu trong việc thực hiện “mục tiêu kép”: vừa quyết liệt phòng chống dịch, vừa phục hồi và phát triển KTXH, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống nhân dân.
2. Bên cạnh những kết quả đạt được, chúng ta thẳng thắn nhìn nhận còn những hạn chế, bất cập. Một số địa phương chưa bám sát diễn biến tình hình, chưa dự báo, lường hết được những khó khăn, đặc biệt là sự lây lan nhanh, mạnh của biến chủng virus mới Delta; có nơi, có lúc còn bị động, lúng túng, hoặc để xảy ra bất ngờ. Còn có những người dân lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, chưa chấp hành nghiêm các quy định, hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh; thậm chí còn vi phạm quy định. Do đó kết quả phòng, chống dịch COVID-19 của một số địa phương chưa cao, chưa được như mong muốn. Trong quá trình triển khai thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg đã chưa lường hết được những khó khăn và khả năng đáp ứng của địa phương khi thực hiện giãn cách xã hội nên đã xảy ra thiếu hụt cục bộ trang thiết bị, sinh phẩm, nhân lực, nguồn lực vật chất y tế phục vụ phòng, chống dịch; lưu thông hàng hóa có nơi, có lúc còn ách tắc; còn hiện tượng cục bộ khan hiếm hàng hóa và các nhu yếu phẩm cần thiết, để một số người dân phàn nàn, bức xúc. Hướng dẫn của các bộ, ngành trong một số trường hợp còn chưa kịp thời, thống nhất, dẫn đến triển khai thực hiện còn lúng túng, bị động ở cấp cơ sở. Công tác truyền thông và việc cung cấp thông tin chưa đầy đủ, kịp thời, thiếu phân tích, đánh giá sâu sắc, toàn diện, trong khi các thế lực thù địch, các phần tử xấu lợi dụng đưa tin xuyên tạc, sai sự thật trên mạng xã hội, dẫn đến một số người dân hoang mang, dao động, lo lắng.
Thủ tướng Chính phủ đề nghị các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy /Thành ủy, các cấp ủy, tổ chức đảng và yêu cầu các đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố, các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ở Trung ương phải tập trung phân tích, đánh giá nghiêm túc, sâu sắc, toàn diện kết quả đạt được; đặc biệt là những tồn tại, hạn chế, yếu kém, bất bập và nhất là nguyên nhân chủ quan để kịp thời khắc phục, đồng thời có giải pháp thực hiện quyết liệt hơn, mạnh mẽ, hiệu quả hơn trong thời gian tới.
3. Dự báo trong những ngày tới, tình hình dịch bệnh có thể diễn biến phức tạp hơn ở các địa phương, nhất là Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam; còn các ổ dịch tiềm ẩn, chưa phát hiện hết trong cộng đồng và số lượng các ca lây nhiễm có thể tăng lên nếu không có những quyết sách, biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt, kịp thời hiệu quả. Hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các khu công nghiệp, doanh nghiệp, các chuỗi cung ứng có thể bị tác động mạnh. Đời sống sinh hoạt của một bộ phận nhân dân trong khu vực thực hiện cách ly, giãn cách xã hội thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg, Chỉ thị số 15/CT-TTg có thể bị tác động cả về vật chất và tinh thần. Việc thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg, Chỉ thị số 15/CT-TTg nếu không nghiêm, thiếu kiểm tra giám sát sẽ dẫn tới tâm lý chủ quan, lơ là, ỷ lại và gây ra hậu quả còn nặng nề hơn; cần tăng cường giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện ở các cấp, các ngành, các địa phương một cách nghiêm túc, chặt chẽ, toàn diện, đồng bộ; đồng thời thực hiện khen thưởng, kỷ luật kịp thời, nghiêm minh.
Vì vậy, các bộ, ngành, địa phương cần tập trung phân tích, đánh giá, dự báo, nhận định rõ những vấn đề phát sinh để chuẩn bị tốt hơn, có biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt, hiệu quả hơn nhằm kiềm chế, ngăn chặn, đầy đẩy lùi dịch bệnh. Chúng ta cần tận dụng “giờ vàng, ngày vàng, tuần vàng” để thực hiện nghiêm các quy định, nhiệm vụ hiệu quả hơn, nhanh nhất có thể để khoanh vùng, cách ly tập trung, dập dịch và tích cực điều trị, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.
4. Mục tiêu chủ yếu thời gian tới:
- Bằng các hành động thiết thực, hiệu quả, quyết tâm ngăn chặn, kiềm chế, đẩy lùi dịch bệnh tại các địa phương, trước hết là tại Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ.
- Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, tính mạng của người dân là trên hết, trước hết; tập trung cứu chữa các ca bệnh, hạn chế tối đa các ca tử vong; không để bất cứ người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu các nhu yếu phẩm cần thiết.
- Giữ vững an ninh trật tự, đảm bảo an sinh xã hội trong bất cứ hoàn cảnh nào. Kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả hơn nữa biên giới và các khu cách ly, phong tỏa.
- Nhanh chóng ổn định tình hình để người dân trở lại cuộc sống bình thường và bảo đảm duy trì, phát triển sản xuất, kinh doanh.
- Bảo vệ bằng được an toàn dịch bệnh cho các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, chuỗi cung ứng sản xuất trong nước, khu vực và toàn cầu, không để phát sinh những tác động tiêu cực, ảnh hưởng lớn đến quá trình phục hồi, phát triển của nền kinh tế sau khi kiểm soát được dịch bệnh.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương và các bộ, cơ quan liên quan bám sát các mục tiêu trọng tâm trên đây và căn cứ tình hình cụ thể, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để cụ thể hóa, tổ chức thực hiện hiệu quả trong thời gian tới.
5. Quan điểm chỉ đạo:
- Nhất quán tinh thần “chống dịch như chống giặc”; tích cực, hiệu quả, mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa trong chuyển trạng thái từ "phòng ngự sang tấn công"; trong đó vẫn lấy phòng ngừa dịch bệnh là chiến lược, cơ bản, lâu dài, quyết định; xét nghiệm chủ động, nhanh chóng khoanh vùng, cách ly, phong tỏa, hạn chế tối thiểu mức độ lây lan; tấn công dập dịch quyết liệt, hiệu quả tại các ổ dịch. Huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và toàn dân để cùng chung tay phòng, chống dịch COVID-19, thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, hiệu quả các quy định, quy chế, quy trình đã được các cáp có thẩm quyền ban hành, hướng dẫn khi thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg và Chỉ thị số 15/CT-TTg.
- Phát huy tối đa tinh thần tự lực, tự cường, chủ động, sáng tạo của các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp với phương châm: Mỗi xã, phường, nhà máy, xí nghiệp, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp là một “pháo đài” chống dịch; mỗi người dân là một chiến sỹ xung kích trên mặt trận chống dịch.
- Công tác xét nghiệm phải chủ động hơn, nhanh chóng khoanh vùng, bao vây, dập dịch hiệu quả ở những nơi có nguy cơ cao, những nơi có dịch bệnh, nhất là những nơi dịch bệnh đang diễn biến phức tạp. Thực hiện chiến dịch tiêm vaccine một cách kịp thời, an toàn, hiệu quả, khoa học cho các đối tượng ưu tiên theo quy định, không gây phiền hà cho người dân, gây ách tắc giao thông, gây lây nhiễm cho cộng đồng.
- Các bộ, cơ quan liên quan phải phối hợp chặt chẽ với các địa phương, đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân; tăng cường ứng dụng các công cụ ứng dụng công nghệ thông tin một cách rộng rãi, hiệu quả với tinh thần tất cả vì sức khoẻ, vì lợi ích của Nhân dân; tranh thủ thời cơ lúc này để đẩy mạnh chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số.
- Đối với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh có dịch bệnh diễn biến phức tạp, ưu tiên hàng đầu trong lúc này là tập trung phòng chống dịch hiệu quả; kiên quyết chống bệnh chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, ỷ lại, trông chờ. Bám sát tình hình và căn cứ vào diễn biến của dịch bệnh để kịp thời, nhanh chóng quyết định áp dụng Chỉ thị số 16/CT-TTg một cách nghiêm ngặt, chặt chẽ. Đồng thời tận dụng cơ hội nếu đủ điều kiện để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh nhưng phải bảo đảm an toàn với tinh thần chỉ những nơi nào đủ điều kiện an toàn mới tổ chức sản xuất, kinh doanh, không để đứt gãy những chuỗi cung ứng toàn cầu, toàn quốc.
- Trong tình hình mới, phải có cách tiếp cận mới, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh, căn cứ điều kiện cụ thể, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để đưa ra những quyết sách, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, dễ hiểu, dễ làm, dễ giám sát, kiểm tra, có hiệu quả; phát huy tối đa tinh thần chủ động, sáng tạo của các cấp lãnh đạo và sáng kiến, đề xuất của người dân, doanh nghiệp. Trong lúc khó khăn, thử thách lại càng phải tôn trọng, bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của Nhân dân; tuyên truyền, vận động việc tham gia phòng, chống dịch là trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của mỗi người dân; chú trọng nâng cao hiệu quả phục vụ Nhân dân; tạo niềm tin vững chắc cho Nhân dân và kêu gọi người dân đồng hành, chia sẻ, cùng tham gia tích cực, đồng tình chống dịch COVID-19.
- Các cấp uỷ đảng, chính quyền ở các cấp, các ngành phải là chỗ dựa quan trọng, địa chỉ tin cậy nhất của Nhân dân; cần biến khó khăn, thách thức thành động lực để phấn đấu, trưởng thành, phục vụ Nhân dân tốt hơn; đồng thời, kêu gọi, truyền cảm hứng để Nhân dân ủng hộ, tham gia thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch và thúc đẩy sản xuất, kinh doanh ngay sau khi có điều kiện.
- Phát huy tối đa các biện pháp hiệu quả, kinh nghiệm hay, cách làm tốt; đồng thời khẩn trương nhân rộng những điển hình tiên tiến trong công tác phòng, chống dịch và phục hồi, phát triển KTXH của các cơ quan đơn vị, địa phương.
6. Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới:
(1) Công tác lãnh đạo, chỉ đạo phải tập trung thống nhất chuyên sâu, xuyên suốt; thông điệp đưa ra phải rõ ràng, nhất quán. Các tỉnh ở miền Đông, miền Tây Nam bộ chuẩn bị tinh thần, cơ sở vật chất để sẵn sàng áp dụng biện pháp mạnh của Chỉ thị số 16/CT-TTg. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các cấp phải được tăng cường thẩm quyền, trách nhiệm, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả trong công tác chỉ đạo điều hành để có đủ khả năng quyết định những vấn đề, đáp ứng yêu cầu cấp thiết có tính chất đột phá, đột xuất, bất ngờ. Các địa phương phải thực hiện giao ban hàng ngày do người đứng đầu ban Chỉ đạo để nắm bắt tình tĩnh, dự báo, rút kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành chống dịch; biểu dương, khen thưởng và kỷ luật kịp thời, nghiêm minh.
(2) Các cấp uỷ đảng, chính quyền phải bám sát, nắm chắc, dự báo đúng tình hình để chỉ đạo và có các biện pháp phù hợp. Người đứng đầu các bộ, cơ quan, địa phương cần xem xét kỹ, xác định rõ khi nào quyết định áp dụng biện pháp gì, ở đâu và có lộ trình cụ thể để thực hiện; khi đã quyết định thì phải chỉ đạo, lãnh đạo thực hiện nghiêm, kiểm tra giám sát chặt chẽ, không được buông lỏng. Càng trong điều kiện khó khăn, phức tạp, nhạy cảm, càng phải giữ đúng nguyên tắc, phát huy dân chủ, huy động trí tuệ tập thể, cầu thị, khiêm tốn, lắng nghe để đưa ra quyết định phù hợp với tình hình, hợp lòng dân và có tính khả thi, hiệu quả. Nêu cao tinh thần chủ động, linh hoạt, sáng tạo, bổ sung các biện pháp phù hợp với thực tế, bảo đảm hiệu quả, kể cả các biện pháp cao hơn quy định của cấp trên, các cơ quan chuyên môn liên quan.
(3) Các địa phương có nhiều nguồn lây phải tập trung khoanh vùng, xét nghiệm nhanh, cách ly sớm, thu hẹp phạm vi có dịch, dập dịch nhanh nhất có thể; những nơi chưa có dịch thì phải quyết tâm giữ vững, bảo vệ bằng được, sớm ổn định tình hình; những nơi an toàn và đủ điều kiện thì chỉ đạo tranh thủ thời cơ, tập trung đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh theo tinh thần 3 tại chỗ "cách ly tại chỗ, ăn ở tại chỗ, sản xuất tại chỗ". Đối với những địa phương có ít ca nhiễm thì khoanh vùng, không để lây lan, dập dịch triệt để; tận dụng cơ hội để thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
(4) Các địa phương thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg sớm thành lập các trung tâm cứu trợ, tổ tình nguyện, đường dây nóng để hỗ trợ mọi lúc, mọi nơi, mọi người, khi người dân cần trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.
(5) Các bộ, ngành, địa phương cần sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả hơn nữa để tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc phát sinh; Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ trưởng ở nhiều văn bản khác, đề nghị các đồng chí tổ chức thực hiện hiệu quả và tăng cường hơn nữa công tác giám sát, kiểm tra ở các cấp, nhất là cơ sở, dứt khoát không để thiếu hụt cục bộ như vừa qua; trong đó lưu ý thêm:
- Bộ trưởng Bộ Y tế đáp ứng các yêu cầu liên quan đến bảo đảm sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị, lực lượng y bác sỹ, điều dưỡng chống dịch, nhất là Thành phố Hồ Chí Minh.
- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải bảo đảm giao thông thông suốt, không để ách tắc vận tải hàng hoá.
- Bộ trưởng Bộ Công Thương bảo đảm cung ứng, phân phối hàng hoá, nhu yếu phẩm phục vụ đời sống nhân dân khi thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg và thúc đẩy sản xuất kinh doanh ở những nơi có đủ điều kiện.
- Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông bảo đảm phát huy hiệu quả các công cụ công nghệ thông tin phục vụ phòng, chống dịch và cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho Nhân dân.
- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có phương án tăng cường sản xuất hàng hoá, cung ứng lương thực, thực phẩm cho người dân đang thực hiện giãn cách xã hội.
- Bộ trưởng Tài chính tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế, chính sách, nguồn lực tài chính phục vụ phòng chống dịch và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh phù hợp theo thẩm quyền.
- Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tháo gỡ những vấn đề liên quan đến thủ tục đấu thầu, đấu giá trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế phục vụ phòng, chống dịch.
- Yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan nghiên cứu, đánh giá tình hình cụ thể; trường hợp cần thiết có thể lập bộ phận chỉ huy "tiền phương" ở Thành phố Hồ Chí Minh, dứt khoát không thể tình trạng chỉ đạo, điều hành không thống nhất, thiếu nhất quán và chậm trễ trong tổ chức thực hiện.
(6) Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tăng cường lực lượng hỗ trợ tối đa yêu cầu của các địa phương, đồng thời phối hợp với địa phương và các cơ quan liên quan tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh và xử lý những thông tin sai lệch, kích động trong bối cảnh dịch bệnh.
(7) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tăng cường lực lượng y tế, trang thiết bị, xây dựng bệnh viện dã chiến cho các địa phương khi có yêu cầu, trong đó có cả nhu cầu vận tải.
(8) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo dõi, đôn đốc và điều chỉnh, bổ sung việc thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP về hỗ trợ hiệu quả người lao động và người sử dụng lao động.
(9) Yêu cầu các địa phương:
- Căn cứ vào chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Quốc gia, hướng dẫn của Bộ Y tế về mặt chuyên môn trong cách ly, khoanh vùng dập dịch đối với F0, F1 trong khám và điều trị bệnh nhân để thực hiện nghiêm túc, vấn đề gì chưa rõ thì phải xin ý kiến, hướng dẫn cụ thể.
- Căn cứ vào quy định của Điều 22, Luật Đấu thầu để thực hiện mua sắm sinh phẩm, trang thiết bị phòng, chống dịch. Yêu cầu lãnh đạo các địa phương phải vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong thẩm quyền, đặt mục tiêu chăm sóc, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của người dân lên trên hết, trước hết; vì lợi ích chung để quyết định với trách nhiệm cao, tinh thần gương mẫu, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
- Chủ động hơn nữa trong chuẩn bị nguồn lực về con người, tổ chức tập huấn, đào tạo, nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn, tay nghề để đáp ứng yêu cầu chống dịch sát với tình hình thực tế.
- Chủ động chuẩn bị các kịch bản, phương án cao nhất cho tình hình diễn biến xấu hơn, cao hơn, không để bị động, lúng túng, bất ngờ; cắt giảm các khoản chi tiêu không cần thiết để tập trung cho phòng, chống dịch, mua trang thiết bị, hỗ trợ lực lượng chống dịch tuyến đầu và tập trung cho mua vaccine.
- Phát huy những kết quả bước đầu trong hỗ trợ người lao động, người dân, đối tượng gặp khó khăn theo tinh thần Nghị quyết 68/NQ-CP, tiếp tục bổ sung các nhóm đối tượng cần hỗ trợ cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố báo cáo hàng ngày về kết quả thực hiện và kiến nghị, đề xuất trong trường hợp cần thiết, gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng họp, xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ đối với những vấn đề vượt thẩm quyền.
(10) Trong thời gian thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg, các địa phương phối hợp chặt chẽ với Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo chí và các cơ quan liên quan tập trung làm tốt công tác tuyên tuyên truyền, vận động, có các hình thức, biện pháp phù họp chăm lo đời sống, tinh thần cho người dân, giảm bớt những khó khăn, bức xúc. Thông tin về dịch bệnh phải nhanh chóng, kịp thời, chính xác, có phân tích, đánh giá để người dân hiểu đúng, tin tưởng và tham gia tích cực vào công tác phòng chống dịch với tinh thần “lấy cái đẹp dẹp cái xấu, lấy cái tích cực đẩy lùi cái tiêu cực”.
(11) Bộ Y tế tiếp tục rà soát, kịp thời phân bổ hợp lý và tiếp tục ưu tiên phân bổ cho Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh đang có dịch bệnh diễn biến phức tạp ở phía Nam về nguồn vaccine phòng COVID-19, nghiên cứu bổ sung các đối tượng ưu tiên ở những khu vực có nguy cơ dịch bệnh cao, tập trung cho các chuỗi cung ứng, công nhân trong các khu công nghiệp, cảng biển, logistics...; bảo vệ an toàn các cơ sở này từ xa, từ sớm, từ cơ sở; tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện nghiêm túc, hiệu quả thông điệp “5K vaccine”.
Trong điều kiện dịch bệnh dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương căn cứ vào tình hình cụ thể để đưa ra giải pháp áp dụng Chỉ thị số 16/CT-TTg hoặc Chỉ thị số 15/CT-TTg mạnh hơn, quyết liệt hơn với quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, hành động quyết liệt, hiệu quả hơn nữa, tập trung có trọng tâm, trọng điểm trong phòng, chống dịch; tập trung thực hiện bằng được mục tiêu nhanh chóng, kịp thời kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh, mang lại cuộc sống bình yên cho Nhân dân; nỗ lực phấn đấu thực hiện thành công “mục tiêu kép” và các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KTXH đã đề ra khi tình hình trở lại bình thường. Yêu cầu các tỉnh, thành phố trong cả nước chia sẻ với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh có dịch đang diễn biến phức tạp để đón người có nhu cầu trở về từ Thành phố và các tỉnh có dịch, bảo đảm xét nghiệm, cách ly theo quy định.
(12) Giao Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc thực hiện, đề xuất tháo gỡ khó khăn cho các địa phương theo thẩm quyền. | Tận dụng “giờ vàng, ngày vàng, tuần vàng” để dập dịch nhanh nhất, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân
(Chinhphu.vn) – Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo ngày 15/7/2021 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp trực tuyến với Thành phố Hồ Chí Minh và 26 tỉnh, thành phố khu vực Nam Trung bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ về phòng chống dịch, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống nhân dân 186/TB-VPCP
Thủ tướng Phạm Minh Chính nghe lực lượng chức năng báo cáo việc thực hiện Chỉ thị 16 tại phường Tân Phú, TP. Thủ Đức, TPHCM, ngày 11/7 - Ảnh: VGP
Sáng ngày 15 tháng 7 năm 2021, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp trực tuyến với Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh và 26 tỉnh, thành phố khu vực Tây Nguyên, Nam Trung bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ.
Sau khi nghe báo cáo của Bộ trưởng Bộ Y tế và ý kiến của Lãnh đạo các địa phương, các Bộ trưởng, đại diện lãnh đạo các Bộ, cơ quan và phát biểu của các Phó Thủ tướng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kết luận như sau:
1. Cơ bản thống nhất nội dung báo cáo của Bộ Y tế và các ý kiến phát biểu, đóng góp tâm huyết, trách nhiệm, sát thực tiễn tại cuộc họp. Tình hình dịch bệnh đang diễn biến hết sức phức tạp tại Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố khu vực Nam Trung bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ, trong đó biến chủng virus Delta mới lây nhiễm nhanh, mạnh, khó lường trên diện rộng, trong khi cơ sở vật chất, kinh nghiệm còn hạn chế do việc chống dịch với tốc độ lây lan nhanh, mạnh trên diện rộng là chưa có tiền lệ. Trong bối cảnh đó, Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương có dịch đã cố gắng, nỗ lực vượt bậc, đặc biệt là các đồng chí Bí thư Thành ủy/Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố, lãnh đạo các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị thể hiện trách nhiệm cao, gương mẫu với tinh thần tất cả vì sức khỏe, tính mạng của Nhân dân; huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc và kêu gọi, vận động, truyền cảm hứng cho các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp tích cực hưởng ứng, chia sẻ, đóng góp cho công tác phòng, chống dịch, đồng thời duy trì, đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh tại những nơi có điều kiện.
Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương đã thực hiện nhiều biện pháp thiết thực, cụ thể và đạt được những kết quả nhất định; bước đầu kiềm chế sự lây lan nhanh của dịch bệnh và tập trung cứu chữa các ca nhiễm, hạn chế thấp nhất các ca tử vong, không để người dân thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu các điều kiện thiết yếu; đồng thời duy trì đà tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh trật tự và hỗ trợ kịp thời người lao động, người sử dụng lao động một cách hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ, nhất là đối với những nơi thực hiện các Chỉ thị số 15/CT-TTg và số 16/CT-TTg.
Các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ở Trung ương đã bám sát tình hình, phối hợp chặt chẽ, kịp thời trao đổi với các địa phương liên quan để hướng dẫn, hỗ trợ các yêu cầu về vật tư, trang thiết bị y tế, sinh phẩm, nhân lực phục vụ phòng, chống dịch bệnh; bảo đảm lưu thông hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân và sản xuất kinh doanh. Các địa phương vừa tập trung phòng chống dịch, vừa đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh tại những nơi an toàn, đủ điều kiện, góp phần hạn chế tối đa đứt gãy chuỗi cung ứng và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) trên địa bàn.
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương Thành phố Hồ Chí Minh, các địa phương, các bộ, cơ quan đã tập trung triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quan điểm, chủ trương, định hướng chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19 và các quy định, hướng dẫn liên quan của Bộ Y tế, các bộ ngành và đã đạt được những kết quả bước đầu trong việc thực hiện “mục tiêu kép”: vừa quyết liệt phòng chống dịch, vừa phục hồi và phát triển KTXH, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống nhân dân.
2. Bên cạnh những kết quả đạt được, chúng ta thẳng thắn nhìn nhận còn những hạn chế, bất cập. Một số địa phương chưa bám sát diễn biến tình hình, chưa dự báo, lường hết được những khó khăn, đặc biệt là sự lây lan nhanh, mạnh của biến chủng virus mới Delta; có nơi, có lúc còn bị động, lúng túng, hoặc để xảy ra bất ngờ. Còn có những người dân lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, chưa chấp hành nghiêm các quy định, hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh; thậm chí còn vi phạm quy định. Do đó kết quả phòng, chống dịch COVID-19 của một số địa phương chưa cao, chưa được như mong muốn. Trong quá trình triển khai thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg đã chưa lường hết được những khó khăn và khả năng đáp ứng của địa phương khi thực hiện giãn cách xã hội nên đã xảy ra thiếu hụt cục bộ trang thiết bị, sinh phẩm, nhân lực, nguồn lực vật chất y tế phục vụ phòng, chống dịch; lưu thông hàng hóa có nơi, có lúc còn ách tắc; còn hiện tượng cục bộ khan hiếm hàng hóa và các nhu yếu phẩm cần thiết, để một số người dân phàn nàn, bức xúc. Hướng dẫn của các bộ, ngành trong một số trường hợp còn chưa kịp thời, thống nhất, dẫn đến triển khai thực hiện còn lúng túng, bị động ở cấp cơ sở. Công tác truyền thông và việc cung cấp thông tin chưa đầy đủ, kịp thời, thiếu phân tích, đánh giá sâu sắc, toàn diện, trong khi các thế lực thù địch, các phần tử xấu lợi dụng đưa tin xuyên tạc, sai sự thật trên mạng xã hội, dẫn đến một số người dân hoang mang, dao động, lo lắng.
Thủ tướng Chính phủ đề nghị các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy /Thành ủy, các cấp ủy, tổ chức đảng và yêu cầu các đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố, các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ở Trung ương phải tập trung phân tích, đánh giá nghiêm túc, sâu sắc, toàn diện kết quả đạt được; đặc biệt là những tồn tại, hạn chế, yếu kém, bất bập và nhất là nguyên nhân chủ quan để kịp thời khắc phục, đồng thời có giải pháp thực hiện quyết liệt hơn, mạnh mẽ, hiệu quả hơn trong thời gian tới.
3. Dự báo trong những ngày tới, tình hình dịch bệnh có thể diễn biến phức tạp hơn ở các địa phương, nhất là Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam; còn các ổ dịch tiềm ẩn, chưa phát hiện hết trong cộng đồng và số lượng các ca lây nhiễm có thể tăng lên nếu không có những quyết sách, biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt, kịp thời hiệu quả. Hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các khu công nghiệp, doanh nghiệp, các chuỗi cung ứng có thể bị tác động mạnh. Đời sống sinh hoạt của một bộ phận nhân dân trong khu vực thực hiện cách ly, giãn cách xã hội thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg, Chỉ thị số 15/CT-TTg có thể bị tác động cả về vật chất và tinh thần. Việc thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg, Chỉ thị số 15/CT-TTg nếu không nghiêm, thiếu kiểm tra giám sát sẽ dẫn tới tâm lý chủ quan, lơ là, ỷ lại và gây ra hậu quả còn nặng nề hơn; cần tăng cường giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện ở các cấp, các ngành, các địa phương một cách nghiêm túc, chặt chẽ, toàn diện, đồng bộ; đồng thời thực hiện khen thưởng, kỷ luật kịp thời, nghiêm minh.
Vì vậy, các bộ, ngành, địa phương cần tập trung phân tích, đánh giá, dự báo, nhận định rõ những vấn đề phát sinh để chuẩn bị tốt hơn, có biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt, hiệu quả hơn nhằm kiềm chế, ngăn chặn, đầy đẩy lùi dịch bệnh. Chúng ta cần tận dụng “giờ vàng, ngày vàng, tuần vàng” để thực hiện nghiêm các quy định, nhiệm vụ hiệu quả hơn, nhanh nhất có thể để khoanh vùng, cách ly tập trung, dập dịch và tích cực điều trị, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.
4. Mục tiêu chủ yếu thời gian tới:
- Bằng các hành động thiết thực, hiệu quả, quyết tâm ngăn chặn, kiềm chế, đẩy lùi dịch bệnh tại các địa phương, trước hết là tại Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ.
- Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, tính mạng của người dân là trên hết, trước hết; tập trung cứu chữa các ca bệnh, hạn chế tối đa các ca tử vong; không để bất cứ người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu các nhu yếu phẩm cần thiết.
- Giữ vững an ninh trật tự, đảm bảo an sinh xã hội trong bất cứ hoàn cảnh nào. Kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả hơn nữa biên giới và các khu cách ly, phong tỏa.
- Nhanh chóng ổn định tình hình để người dân trở lại cuộc sống bình thường và bảo đảm duy trì, phát triển sản xuất, kinh doanh.
- Bảo vệ bằng được an toàn dịch bệnh cho các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, chuỗi cung ứng sản xuất trong nước, khu vực và toàn cầu, không để phát sinh những tác động tiêu cực, ảnh hưởng lớn đến quá trình phục hồi, phát triển của nền kinh tế sau khi kiểm soát được dịch bệnh.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương và các bộ, cơ quan liên quan bám sát các mục tiêu trọng tâm trên đây và căn cứ tình hình cụ thể, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để cụ thể hóa, tổ chức thực hiện hiệu quả trong thời gian tới.
5. Quan điểm chỉ đạo:
- Nhất quán tinh thần “chống dịch như chống giặc”; tích cực, hiệu quả, mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa trong chuyển trạng thái từ "phòng ngự sang tấn công"; trong đó vẫn lấy phòng ngừa dịch bệnh là chiến lược, cơ bản, lâu dài, quyết định; xét nghiệm chủ động, nhanh chóng khoanh vùng, cách ly, phong tỏa, hạn chế tối thiểu mức độ lây lan; tấn công dập dịch quyết liệt, hiệu quả tại các ổ dịch. Huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và toàn dân để cùng chung tay phòng, chống dịch COVID-19, thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, hiệu quả các quy định, quy chế, quy trình đã được các cáp có thẩm quyền ban hành, hướng dẫn khi thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg và Chỉ thị số 15/CT-TTg.
- Phát huy tối đa tinh thần tự lực, tự cường, chủ động, sáng tạo của các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp với phương châm: Mỗi xã, phường, nhà máy, xí nghiệp, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp là một “pháo đài” chống dịch; mỗi người dân là một chiến sỹ xung kích trên mặt trận chống dịch.
- Công tác xét nghiệm phải chủ động hơn, nhanh chóng khoanh vùng, bao vây, dập dịch hiệu quả ở những nơi có nguy cơ cao, những nơi có dịch bệnh, nhất là những nơi dịch bệnh đang diễn biến phức tạp. Thực hiện chiến dịch tiêm vaccine một cách kịp thời, an toàn, hiệu quả, khoa học cho các đối tượng ưu tiên theo quy định, không gây phiền hà cho người dân, gây ách tắc giao thông, gây lây nhiễm cho cộng đồng.
- Các bộ, cơ quan liên quan phải phối hợp chặt chẽ với các địa phương, đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân; tăng cường ứng dụng các công cụ ứng dụng công nghệ thông tin một cách rộng rãi, hiệu quả với tinh thần tất cả vì sức khoẻ, vì lợi ích của Nhân dân; tranh thủ thời cơ lúc này để đẩy mạnh chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số.
- Đối với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh có dịch bệnh diễn biến phức tạp, ưu tiên hàng đầu trong lúc này là tập trung phòng chống dịch hiệu quả; kiên quyết chống bệnh chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, ỷ lại, trông chờ. Bám sát tình hình và căn cứ vào diễn biến của dịch bệnh để kịp thời, nhanh chóng quyết định áp dụng Chỉ thị số 16/CT-TTg một cách nghiêm ngặt, chặt chẽ. Đồng thời tận dụng cơ hội nếu đủ điều kiện để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh nhưng phải bảo đảm an toàn với tinh thần chỉ những nơi nào đủ điều kiện an toàn mới tổ chức sản xuất, kinh doanh, không để đứt gãy những chuỗi cung ứng toàn cầu, toàn quốc.
- Trong tình hình mới, phải có cách tiếp cận mới, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh, căn cứ điều kiện cụ thể, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để đưa ra những quyết sách, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, dễ hiểu, dễ làm, dễ giám sát, kiểm tra, có hiệu quả; phát huy tối đa tinh thần chủ động, sáng tạo của các cấp lãnh đạo và sáng kiến, đề xuất của người dân, doanh nghiệp. Trong lúc khó khăn, thử thách lại càng phải tôn trọng, bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của Nhân dân; tuyên truyền, vận động việc tham gia phòng, chống dịch là trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của mỗi người dân; chú trọng nâng cao hiệu quả phục vụ Nhân dân; tạo niềm tin vững chắc cho Nhân dân và kêu gọi người dân đồng hành, chia sẻ, cùng tham gia tích cực, đồng tình chống dịch COVID-19.
- Các cấp uỷ đảng, chính quyền ở các cấp, các ngành phải là chỗ dựa quan trọng, địa chỉ tin cậy nhất của Nhân dân; cần biến khó khăn, thách thức thành động lực để phấn đấu, trưởng thành, phục vụ Nhân dân tốt hơn; đồng thời, kêu gọi, truyền cảm hứng để Nhân dân ủng hộ, tham gia thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch và thúc đẩy sản xuất, kinh doanh ngay sau khi có điều kiện.
- Phát huy tối đa các biện pháp hiệu quả, kinh nghiệm hay, cách làm tốt; đồng thời khẩn trương nhân rộng những điển hình tiên tiến trong công tác phòng, chống dịch và phục hồi, phát triển KTXH của các cơ quan đơn vị, địa phương.
6. Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới:
(1) Công tác lãnh đạo, chỉ đạo phải tập trung thống nhất chuyên sâu, xuyên suốt; thông điệp đưa ra phải rõ ràng, nhất quán. Các tỉnh ở miền Đông, miền Tây Nam bộ chuẩn bị tinh thần, cơ sở vật chất để sẵn sàng áp dụng biện pháp mạnh của Chỉ thị số 16/CT-TTg. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các cấp phải được tăng cường thẩm quyền, trách nhiệm, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả trong công tác chỉ đạo điều hành để có đủ khả năng quyết định những vấn đề, đáp ứng yêu cầu cấp thiết có tính chất đột phá, đột xuất, bất ngờ. Các địa phương phải thực hiện giao ban hàng ngày do người đứng đầu ban Chỉ đạo để nắm bắt tình tĩnh, dự báo, rút kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành chống dịch; biểu dương, khen thưởng và kỷ luật kịp thời, nghiêm minh.
(2) Các cấp uỷ đảng, chính quyền phải bám sát, nắm chắc, dự báo đúng tình hình để chỉ đạo và có các biện pháp phù hợp. Người đứng đầu các bộ, cơ quan, địa phương cần xem xét kỹ, xác định rõ khi nào quyết định áp dụng biện pháp gì, ở đâu và có lộ trình cụ thể để thực hiện; khi đã quyết định thì phải chỉ đạo, lãnh đạo thực hiện nghiêm, kiểm tra giám sát chặt chẽ, không được buông lỏng. Càng trong điều kiện khó khăn, phức tạp, nhạy cảm, càng phải giữ đúng nguyên tắc, phát huy dân chủ, huy động trí tuệ tập thể, cầu thị, khiêm tốn, lắng nghe để đưa ra quyết định phù hợp với tình hình, hợp lòng dân và có tính khả thi, hiệu quả. Nêu cao tinh thần chủ động, linh hoạt, sáng tạo, bổ sung các biện pháp phù hợp với thực tế, bảo đảm hiệu quả, kể cả các biện pháp cao hơn quy định của cấp trên, các cơ quan chuyên môn liên quan.
(3) Các địa phương có nhiều nguồn lây phải tập trung khoanh vùng, xét nghiệm nhanh, cách ly sớm, thu hẹp phạm vi có dịch, dập dịch nhanh nhất có thể; những nơi chưa có dịch thì phải quyết tâm giữ vững, bảo vệ bằng được, sớm ổn định tình hình; những nơi an toàn và đủ điều kiện thì chỉ đạo tranh thủ thời cơ, tập trung đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh theo tinh thần 3 tại chỗ "cách ly tại chỗ, ăn ở tại chỗ, sản xuất tại chỗ". Đối với những địa phương có ít ca nhiễm thì khoanh vùng, không để lây lan, dập dịch triệt để; tận dụng cơ hội để thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
(4) Các địa phương thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg sớm thành lập các trung tâm cứu trợ, tổ tình nguyện, đường dây nóng để hỗ trợ mọi lúc, mọi nơi, mọi người, khi người dân cần trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.
(5) Các bộ, ngành, địa phương cần sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả hơn nữa để tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc phát sinh; Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ trưởng ở nhiều văn bản khác, đề nghị các đồng chí tổ chức thực hiện hiệu quả và tăng cường hơn nữa công tác giám sát, kiểm tra ở các cấp, nhất là cơ sở, dứt khoát không để thiếu hụt cục bộ như vừa qua; trong đó lưu ý thêm:
- Bộ trưởng Bộ Y tế đáp ứng các yêu cầu liên quan đến bảo đảm sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị, lực lượng y bác sỹ, điều dưỡng chống dịch, nhất là Thành phố Hồ Chí Minh.
- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải bảo đảm giao thông thông suốt, không để ách tắc vận tải hàng hoá.
- Bộ trưởng Bộ Công Thương bảo đảm cung ứng, phân phối hàng hoá, nhu yếu phẩm phục vụ đời sống nhân dân khi thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg và thúc đẩy sản xuất kinh doanh ở những nơi có đủ điều kiện.
- Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông bảo đảm phát huy hiệu quả các công cụ công nghệ thông tin phục vụ phòng, chống dịch và cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho Nhân dân.
- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có phương án tăng cường sản xuất hàng hoá, cung ứng lương thực, thực phẩm cho người dân đang thực hiện giãn cách xã hội.
- Bộ trưởng Tài chính tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế, chính sách, nguồn lực tài chính phục vụ phòng chống dịch và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh phù hợp theo thẩm quyền.
- Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tháo gỡ những vấn đề liên quan đến thủ tục đấu thầu, đấu giá trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế phục vụ phòng, chống dịch.
- Yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan nghiên cứu, đánh giá tình hình cụ thể; trường hợp cần thiết có thể lập bộ phận chỉ huy "tiền phương" ở Thành phố Hồ Chí Minh, dứt khoát không thể tình trạng chỉ đạo, điều hành không thống nhất, thiếu nhất quán và chậm trễ trong tổ chức thực hiện.
(6) Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tăng cường lực lượng hỗ trợ tối đa yêu cầu của các địa phương, đồng thời phối hợp với địa phương và các cơ quan liên quan tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh và xử lý những thông tin sai lệch, kích động trong bối cảnh dịch bệnh.
(7) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tăng cường lực lượng y tế, trang thiết bị, xây dựng bệnh viện dã chiến cho các địa phương khi có yêu cầu, trong đó có cả nhu cầu vận tải.
(8) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo dõi, đôn đốc và điều chỉnh, bổ sung việc thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP về hỗ trợ hiệu quả người lao động và người sử dụng lao động.
(9) Yêu cầu các địa phương:
- Căn cứ vào chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Quốc gia, hướng dẫn của Bộ Y tế về mặt chuyên môn trong cách ly, khoanh vùng dập dịch đối với F0, F1 trong khám và điều trị bệnh nhân để thực hiện nghiêm túc, vấn đề gì chưa rõ thì phải xin ý kiến, hướng dẫn cụ thể.
- Căn cứ vào quy định của Điều 22, Luật Đấu thầu để thực hiện mua sắm sinh phẩm, trang thiết bị phòng, chống dịch. Yêu cầu lãnh đạo các địa phương phải vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong thẩm quyền, đặt mục tiêu chăm sóc, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của người dân lên trên hết, trước hết; vì lợi ích chung để quyết định với trách nhiệm cao, tinh thần gương mẫu, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
- Chủ động hơn nữa trong chuẩn bị nguồn lực về con người, tổ chức tập huấn, đào tạo, nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn, tay nghề để đáp ứng yêu cầu chống dịch sát với tình hình thực tế.
- Chủ động chuẩn bị các kịch bản, phương án cao nhất cho tình hình diễn biến xấu hơn, cao hơn, không để bị động, lúng túng, bất ngờ; cắt giảm các khoản chi tiêu không cần thiết để tập trung cho phòng, chống dịch, mua trang thiết bị, hỗ trợ lực lượng chống dịch tuyến đầu và tập trung cho mua vaccine.
- Phát huy những kết quả bước đầu trong hỗ trợ người lao động, người dân, đối tượng gặp khó khăn theo tinh thần Nghị quyết 68/NQ-CP, tiếp tục bổ sung các nhóm đối tượng cần hỗ trợ cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố báo cáo hàng ngày về kết quả thực hiện và kiến nghị, đề xuất trong trường hợp cần thiết, gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng họp, xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ đối với những vấn đề vượt thẩm quyền.
(10) Trong thời gian thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg, các địa phương phối hợp chặt chẽ với Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo chí và các cơ quan liên quan tập trung làm tốt công tác tuyên tuyên truyền, vận động, có các hình thức, biện pháp phù họp chăm lo đời sống, tinh thần cho người dân, giảm bớt những khó khăn, bức xúc. Thông tin về dịch bệnh phải nhanh chóng, kịp thời, chính xác, có phân tích, đánh giá để người dân hiểu đúng, tin tưởng và tham gia tích cực vào công tác phòng chống dịch với tinh thần “lấy cái đẹp dẹp cái xấu, lấy cái tích cực đẩy lùi cái tiêu cực”.
(11) Bộ Y tế tiếp tục rà soát, kịp thời phân bổ hợp lý và tiếp tục ưu tiên phân bổ cho Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh đang có dịch bệnh diễn biến phức tạp ở phía Nam về nguồn vaccine phòng COVID-19, nghiên cứu bổ sung các đối tượng ưu tiên ở những khu vực có nguy cơ dịch bệnh cao, tập trung cho các chuỗi cung ứng, công nhân trong các khu công nghiệp, cảng biển, logistics...; bảo vệ an toàn các cơ sở này từ xa, từ sớm, từ cơ sở; tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện nghiêm túc, hiệu quả thông điệp “5K vaccine”.
Trong điều kiện dịch bệnh dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương căn cứ vào tình hình cụ thể để đưa ra giải pháp áp dụng Chỉ thị số 16/CT-TTg hoặc Chỉ thị số 15/CT-TTg mạnh hơn, quyết liệt hơn với quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, hành động quyết liệt, hiệu quả hơn nữa, tập trung có trọng tâm, trọng điểm trong phòng, chống dịch; tập trung thực hiện bằng được mục tiêu nhanh chóng, kịp thời kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh, mang lại cuộc sống bình yên cho Nhân dân; nỗ lực phấn đấu thực hiện thành công “mục tiêu kép” và các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KTXH đã đề ra khi tình hình trở lại bình thường. Yêu cầu các tỉnh, thành phố trong cả nước chia sẻ với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh có dịch đang diễn biến phức tạp để đón người có nhu cầu trở về từ Thành phố và các tỉnh có dịch, bảo đảm xét nghiệm, cách ly theo quy định.
(12) Giao Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc thực hiện, đề xuất tháo gỡ khó khăn cho các địa phương theo thẩm quyền. | |
Chỉ được hưởng một chính sách hỗ trợ cao nhất | (Chinhphu.vn) – Ông Hoàng Thịnh (TPHCM) hỏi, Giám đốc công ty (người đại diện pháp luật) có được hỗ trợ khi nghỉ việc không hưởng lương theo Nghị quyết số 68/NQ-CP không? | Hồ sơ để hưởng hỗ trợ có cần quyết định tạm ngưng hoạt động do ảnh hưởng dịch COVID-19 của thành phố không hay chỉ cần doanh nghiệp không có khả năng hoạt động do ảnh hưởng dịch phải nghỉ không lương? Những người lao động đã nộp hồ sơ nhận trợ cấp theo Nghị quyết 09/2021/NQ-HĐND, nay có Nghị quyết số 68/NQ-CP với mức hỗ trợ cao hơn thì người lao động có được làm hỗ trợ bổ sung không?
Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:
Câu hỏi của ông Thịnh không đầy đủ thông tin về loại hình công ty, về việc ông có được ký hợp đồng lao động không, có tham gia BHXH không nên xin hướng dẫn ông như sau:
Tại Điều 13, Điều 15 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 có quy định về chính sách hỗ trợ đối với người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương:
Điều 13. Đối tượng, điều kiện hỗ trợ: Người lao động làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên hoặc chi đầu tư và chi thường xuyên, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi là doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ sở giáo dục) phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 được hỗ trợ khi đủ các điều kiện sau:
- Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động, từ 15 ngày liên tục trở lên, tính từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021 và thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 1/5/2021 đến ngày 31/12/2021.
- Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại tháng liền kề trước thời điểm người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương.
Điều 15. Hồ sơ đề nghị
- Bản sao văn bản thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương.
- Danh sách người lao động có xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này.
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu một trong các giấy tờ sau: Giấy tờ chứng minh người lao động đang mang thai; Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng sinh của trẻ em; Giấy chứng nhận nuôi con nuôi; Quyết định giao, nhận chăm sóc thay thế trẻ em của cơ quan có thẩm quyền đối với đối tượng được quy định tại khoản 2 Điều 14 Quyết định này.
Đề nghị ông căn cứ những quy định trên, nếu thuộc đối tượng và đủ điều kiện được hỗ trợ thì hoàn thiện hồ sơ, thực hiện thủ tục theo quy định tại Điều 16 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ để được hỗ trợ.
Trong trường hợp đối tượng đủ điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ và Nghị quyết 09/2021/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh chỉ được hưởng một chính sách hỗ trợ cao nhất. Trường hợp đã hưởng chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 09 và sau đó nếu đủ điều kiện hỗ trợ theo Nghị quyết 68 được hỗ trợ bổ sung cho bằng mức theo quy định.
Chinhphu.vn | Chỉ được hưởng một chính sách hỗ trợ cao nhất
(Chinhphu.vn) – Ông Hoàng Thịnh (TPHCM) hỏi, Giám đốc công ty (người đại diện pháp luật) có được hỗ trợ khi nghỉ việc không hưởng lương theo Nghị quyết số 68/NQ-CP không?
Hồ sơ để hưởng hỗ trợ có cần quyết định tạm ngưng hoạt động do ảnh hưởng dịch COVID-19 của thành phố không hay chỉ cần doanh nghiệp không có khả năng hoạt động do ảnh hưởng dịch phải nghỉ không lương? Những người lao động đã nộp hồ sơ nhận trợ cấp theo Nghị quyết 09/2021/NQ-HĐND, nay có Nghị quyết số 68/NQ-CP với mức hỗ trợ cao hơn thì người lao động có được làm hỗ trợ bổ sung không?
Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:
Câu hỏi của ông Thịnh không đầy đủ thông tin về loại hình công ty, về việc ông có được ký hợp đồng lao động không, có tham gia BHXH không nên xin hướng dẫn ông như sau:
Tại Điều 13, Điều 15 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 có quy định về chính sách hỗ trợ đối với người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương:
Điều 13. Đối tượng, điều kiện hỗ trợ: Người lao động làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên hoặc chi đầu tư và chi thường xuyên, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi là doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ sở giáo dục) phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 được hỗ trợ khi đủ các điều kiện sau:
- Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động, từ 15 ngày liên tục trở lên, tính từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021 và thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 1/5/2021 đến ngày 31/12/2021.
- Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại tháng liền kề trước thời điểm người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương.
Điều 15. Hồ sơ đề nghị
- Bản sao văn bản thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương.
- Danh sách người lao động có xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này.
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu một trong các giấy tờ sau: Giấy tờ chứng minh người lao động đang mang thai; Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng sinh của trẻ em; Giấy chứng nhận nuôi con nuôi; Quyết định giao, nhận chăm sóc thay thế trẻ em của cơ quan có thẩm quyền đối với đối tượng được quy định tại khoản 2 Điều 14 Quyết định này.
Đề nghị ông căn cứ những quy định trên, nếu thuộc đối tượng và đủ điều kiện được hỗ trợ thì hoàn thiện hồ sơ, thực hiện thủ tục theo quy định tại Điều 16 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ để được hỗ trợ.
Trong trường hợp đối tượng đủ điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ và Nghị quyết 09/2021/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh chỉ được hưởng một chính sách hỗ trợ cao nhất. Trường hợp đã hưởng chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 09 và sau đó nếu đủ điều kiện hỗ trợ theo Nghị quyết 68 được hỗ trợ bổ sung cho bằng mức theo quy định.
Chinhphu.vn | |
Lực lượng Công an chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại, bảo vệ Nhân dân, cộng đồng dân cư | Dự báo từ ngày 17-20/12/2023, khu vực Bắc Bộ có khả năng cao xảy ra một đợt rét đậm trên diện rộng, vùng núi rét hại, nhiệt độ thấp nhất có thể xuống dưới 10°C, vùng núi cao có thể xuống dưới 3°C, cần đề phòng xảy ra băng giá và sương muối. Trước tình trạng thời tiết khắc nghiệt này, Văn phòng Bộ Công an có Công điện số 11/CĐ-V01 yêu cầu các đơn vị chủ động ứng phó, là nòng cốt bảo vệ Nhân dân, cộng đồng dân cư. | Thu Dec 14 2023 15:01:01 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Thu Dec 14 2023 15:01:01 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Thu Dec 14 2023 15:11:03 GMT+0700 (Giờ Đông Dương)
Từ 17-20/12/2023, khu vực Bắc Bộ có khả năng cao xảy ra một đợt rét đậm trên diện rộng, vùng núi rét hại, nhiệt độ thấp nhất có thể xuống dưới 10°C, vùng núi cao có thể xuống dưới 3°C.
Công điện gửi Thủ trưởng các đơn vị: Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động; Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Cục Cảnh sát giao thông; Cục Cảnh sát quản lý trại giam; Cục Truyền thông Công an nhân dân và Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ.
Công điện nêu, dự báo từ ngày 17-20/12/2023, khu vực Bắc Bộ có khả năng cao xảy ra một đợt rét đậm trên diện rộng, vùng núi rét hại, nhiệt độ thấp nhất có thể xuống dưới 10°C, vùng núi cao có thể xuống dưới 3°C, cần đề phòng xảy ra băng giá và sương muối.
Thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Văn phòng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai - Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Văn phòng Bộ Công an (Thường trực Ban Chỉ đạo ƯPT/BCA) đề nghị Công an các đơn vị, địa phương khẩn trương triển khai một số nhiệm vụ sau:
1. Nắm chắc tình hình về rét đậm, rét hại và băng giá, sương muối có thể xảy ra; chủ động toàn diện các biện pháp kịp thời ứng phó, không để bị động, bất ngờ, là nòng cốt để bảo vệ Nhân dân, cộng đồng dân cư.
Thực hiện tốt các nhiệm vụ: Bảo đảm tốt công tác an ninh, trật tự tại cơ sở, tập trung cao điểm các kế hoạch công tác, biện pháp nghiệp vụ để phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng thiên tai để vi phạm pháp luật;
Chủ động các phương án phòng, chống thiên tai theo phương châm "4 tại chỗ", sẵn sàng lương thực, thực phẩm, trang thiết bị, phương tiện đặc chủng chuyên dùng phục vụ công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;
Tổ chức cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống xảy ra, bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe cho các lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ và an toàn trụ sở, tài liệu, trang thiết bị làm việc, các cơ sở giam giữ của lực lượng Công an nhân dân.
2. Kịp thời thông báo, hướng dẫn cho khách vãng lai, khách du lịch, tăng cường cảnh báo trên các tuyến đường có khả năng xảy ra băng giá, trơn trượt để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông; cương quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn.
3. Tổ chức tốt công tác hướng dẫn, tuyên truyền người dân về kỹ năng ứng phó với thiên tai bằng nhiều hình thức. Thông tin kịp thời về tình hình thiên tai và hình ảnh, hoạt động của lực lượng Công an nhân dân trong phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên các phương tiện thông tin đại chúng.
4. Tổ chức trực ban nghiêm túc, kịp thời thông tin, báo cáo về tình hình, diễn biến, thiệt hại do thiên tai và công tác triển khai ứng phó của lực lượng Công an nhân dân về Văn phòng Bộ theo quy định (SĐT: 069.2299150, 0913.555.323).
Hoa Hoa | Lực lượng Công an chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại, bảo vệ Nhân dân, cộng đồng dân cư
Dự báo từ ngày 17-20/12/2023, khu vực Bắc Bộ có khả năng cao xảy ra một đợt rét đậm trên diện rộng, vùng núi rét hại, nhiệt độ thấp nhất có thể xuống dưới 10°C, vùng núi cao có thể xuống dưới 3°C, cần đề phòng xảy ra băng giá và sương muối. Trước tình trạng thời tiết khắc nghiệt này, Văn phòng Bộ Công an có Công điện số 11/CĐ-V01 yêu cầu các đơn vị chủ động ứng phó, là nòng cốt bảo vệ Nhân dân, cộng đồng dân cư.
Thu Dec 14 2023 15:01:01 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Thu Dec 14 2023 15:01:01 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Thu Dec 14 2023 15:11:03 GMT+0700 (Giờ Đông Dương)
Từ 17-20/12/2023, khu vực Bắc Bộ có khả năng cao xảy ra một đợt rét đậm trên diện rộng, vùng núi rét hại, nhiệt độ thấp nhất có thể xuống dưới 10°C, vùng núi cao có thể xuống dưới 3°C.
Công điện gửi Thủ trưởng các đơn vị: Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động; Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Cục Cảnh sát giao thông; Cục Cảnh sát quản lý trại giam; Cục Truyền thông Công an nhân dân và Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ.
Công điện nêu, dự báo từ ngày 17-20/12/2023, khu vực Bắc Bộ có khả năng cao xảy ra một đợt rét đậm trên diện rộng, vùng núi rét hại, nhiệt độ thấp nhất có thể xuống dưới 10°C, vùng núi cao có thể xuống dưới 3°C, cần đề phòng xảy ra băng giá và sương muối.
Thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Văn phòng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai - Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Văn phòng Bộ Công an (Thường trực Ban Chỉ đạo ƯPT/BCA) đề nghị Công an các đơn vị, địa phương khẩn trương triển khai một số nhiệm vụ sau:
1. Nắm chắc tình hình về rét đậm, rét hại và băng giá, sương muối có thể xảy ra; chủ động toàn diện các biện pháp kịp thời ứng phó, không để bị động, bất ngờ, là nòng cốt để bảo vệ Nhân dân, cộng đồng dân cư.
Thực hiện tốt các nhiệm vụ: Bảo đảm tốt công tác an ninh, trật tự tại cơ sở, tập trung cao điểm các kế hoạch công tác, biện pháp nghiệp vụ để phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng thiên tai để vi phạm pháp luật;
Chủ động các phương án phòng, chống thiên tai theo phương châm "4 tại chỗ", sẵn sàng lương thực, thực phẩm, trang thiết bị, phương tiện đặc chủng chuyên dùng phục vụ công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;
Tổ chức cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống xảy ra, bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe cho các lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ và an toàn trụ sở, tài liệu, trang thiết bị làm việc, các cơ sở giam giữ của lực lượng Công an nhân dân.
2. Kịp thời thông báo, hướng dẫn cho khách vãng lai, khách du lịch, tăng cường cảnh báo trên các tuyến đường có khả năng xảy ra băng giá, trơn trượt để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông; cương quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn.
3. Tổ chức tốt công tác hướng dẫn, tuyên truyền người dân về kỹ năng ứng phó với thiên tai bằng nhiều hình thức. Thông tin kịp thời về tình hình thiên tai và hình ảnh, hoạt động của lực lượng Công an nhân dân trong phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên các phương tiện thông tin đại chúng.
4. Tổ chức trực ban nghiêm túc, kịp thời thông tin, báo cáo về tình hình, diễn biến, thiệt hại do thiên tai và công tác triển khai ứng phó của lực lượng Công an nhân dân về Văn phòng Bộ theo quy định (SĐT: 069.2299150, 0913.555.323).
Hoa Hoa | |
Hà Nội: Người dân được đấu giá mặt bằng kinh doanh tại các khu tái định cư | Từ ngày 20/3, các đơn vị được UBND TP. Hà Nội giao quản lý các mặt bằng kinh doanh phải dành tối thiểu 1/3 diện tích kinh doanh dịch vụ của nhà chung cư cho các hộ gia đình và cá nhân thuộc diện tái định cư thuê (nếu có nhu cầu) thông qua đấu giá. | Ảnh minh họa
Cụ thể, về nguyên tắc đấu giá cho thuê đối với diện tích kinh doanh dịch vụ tại các nhà chung cư tái định cư do UBND TP. Hà Nội là đại diện chủ sở hữu, UBND Thành phố quy định đơn vị được UBND Thành phố giao quản lý phải dành tối thiểu 1/3 diện tích kinh doanh dịch vụ của nhà chung cư đó cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện tái định cư thuê (nếu có nhu cầu) thông qua đấu giá.
Trường hợp sau 2 lần tổ chức đấu giá cho thuê mà không có hộ gia đình, cá nhân nào thuộc diện tái định cư tham gia thì sẽ tổ chức đấu giá cho thuê với đối tượng tham gia mở rộng cùng với 2/3 diện tích kinh doanh dịch vụ còn lại.
Diện tích kinh doanh dịch vụ đưa ra đấu giá cho thuê bao gồm diện tích kinh doanh dịch vụ tại các nhà chung cư tái định cư, diện tích kinh doanh dịch vụ tại khu nhà công nhân, diện tích kinh doanh dịch vụ tại khu nhà ở học sinh, sinh viên, diện tích kinh doanh dịch vụ tại nhà xã hội được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước do UBND TP. Hà Nội là đại diện chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.
Diện tích kinh doanh dịch vụ được đưa ra đấu giá cho thuê phải bảo đảm các điều kiện cụ thể như sau: Có kế hoạch đấu giá cho thuê hằng năm do Giám đốc Sở Xây dựng chấp thuận; đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án đấu giá cho thuê, giá khởi điểm đấu giá cho thuê và quyết định đấu giá cho thuê bằng văn bản.
Điều kiện tham gia đấu giá cho thuê là các tổ chức kinh tế, hộ gia đình và cá nhân là công dân Việt Nam có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật có nhu cầu sử dụng diện tích kinh doanh dịch vụ.
Về giá khởi điểm, bước giá, quyết định quy định rõ nguyên tắc xác định giá khởi điểm được xác định trên cơ sở giá cho thuê diện tích kinh doanh dịch vụ do UBND Thành phố ban hành hằng năm. Bước giá là khoản tiền chênh lệch tối thiểu giữa mức giá trả so với mức giá khởi điểm. Số tiền quy định về bước giá được phê duyệt cùng với giá khởi điểm bởi Giám đốc Sở Tài chính.
Thời hạn thuê không quá 5 năm và phải trả tiền thuê hằng năm hoặc trả tiền một lần cho cả thời gian thuê. Việc thu, nộp, quản lý, sử dụng tiền thu từ hoạt động cho thuê diện tích kinh doanh dịch vụ nhà theo quy định hiện hành.
Trước đó, tại Quyết định 18/2018/QĐ-UBND ngày 23/8/2018 của UBND TP. Hà Nội quy định về quản lý, sử dụng nguồn thu từ hoạt động cho thuê diện tích kinh doanh dịch vụ thuộc sở hữu Nhà nước, tại các chung cư phục vụ tái định cư trên địa bàn (có hiệu lực từ ngày 2/9/2018), Thành phố quy định nguồn thu từ hoạt động cho thuê diện tích kinh doanh dịch vụ sẽ được sử dụng để hỗ trợ kinh phí bảo trì phần sở hữu chung và hỗ trợ một phần kinh phí cho công tác quản lý vận hành nhà chung cư phục vụ tái định cư trên địa bàn Thành phố.
Thùy Chi | Hà Nội: Người dân được đấu giá mặt bằng kinh doanh tại các khu tái định cư
Từ ngày 20/3, các đơn vị được UBND TP. Hà Nội giao quản lý các mặt bằng kinh doanh phải dành tối thiểu 1/3 diện tích kinh doanh dịch vụ của nhà chung cư cho các hộ gia đình và cá nhân thuộc diện tái định cư thuê (nếu có nhu cầu) thông qua đấu giá.
Ảnh minh họa
Cụ thể, về nguyên tắc đấu giá cho thuê đối với diện tích kinh doanh dịch vụ tại các nhà chung cư tái định cư do UBND TP. Hà Nội là đại diện chủ sở hữu, UBND Thành phố quy định đơn vị được UBND Thành phố giao quản lý phải dành tối thiểu 1/3 diện tích kinh doanh dịch vụ của nhà chung cư đó cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện tái định cư thuê (nếu có nhu cầu) thông qua đấu giá.
Trường hợp sau 2 lần tổ chức đấu giá cho thuê mà không có hộ gia đình, cá nhân nào thuộc diện tái định cư tham gia thì sẽ tổ chức đấu giá cho thuê với đối tượng tham gia mở rộng cùng với 2/3 diện tích kinh doanh dịch vụ còn lại.
Diện tích kinh doanh dịch vụ đưa ra đấu giá cho thuê bao gồm diện tích kinh doanh dịch vụ tại các nhà chung cư tái định cư, diện tích kinh doanh dịch vụ tại khu nhà công nhân, diện tích kinh doanh dịch vụ tại khu nhà ở học sinh, sinh viên, diện tích kinh doanh dịch vụ tại nhà xã hội được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước do UBND TP. Hà Nội là đại diện chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.
Diện tích kinh doanh dịch vụ được đưa ra đấu giá cho thuê phải bảo đảm các điều kiện cụ thể như sau: Có kế hoạch đấu giá cho thuê hằng năm do Giám đốc Sở Xây dựng chấp thuận; đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án đấu giá cho thuê, giá khởi điểm đấu giá cho thuê và quyết định đấu giá cho thuê bằng văn bản.
Điều kiện tham gia đấu giá cho thuê là các tổ chức kinh tế, hộ gia đình và cá nhân là công dân Việt Nam có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật có nhu cầu sử dụng diện tích kinh doanh dịch vụ.
Về giá khởi điểm, bước giá, quyết định quy định rõ nguyên tắc xác định giá khởi điểm được xác định trên cơ sở giá cho thuê diện tích kinh doanh dịch vụ do UBND Thành phố ban hành hằng năm. Bước giá là khoản tiền chênh lệch tối thiểu giữa mức giá trả so với mức giá khởi điểm. Số tiền quy định về bước giá được phê duyệt cùng với giá khởi điểm bởi Giám đốc Sở Tài chính.
Thời hạn thuê không quá 5 năm và phải trả tiền thuê hằng năm hoặc trả tiền một lần cho cả thời gian thuê. Việc thu, nộp, quản lý, sử dụng tiền thu từ hoạt động cho thuê diện tích kinh doanh dịch vụ nhà theo quy định hiện hành.
Trước đó, tại Quyết định 18/2018/QĐ-UBND ngày 23/8/2018 của UBND TP. Hà Nội quy định về quản lý, sử dụng nguồn thu từ hoạt động cho thuê diện tích kinh doanh dịch vụ thuộc sở hữu Nhà nước, tại các chung cư phục vụ tái định cư trên địa bàn (có hiệu lực từ ngày 2/9/2018), Thành phố quy định nguồn thu từ hoạt động cho thuê diện tích kinh doanh dịch vụ sẽ được sử dụng để hỗ trợ kinh phí bảo trì phần sở hữu chung và hỗ trợ một phần kinh phí cho công tác quản lý vận hành nhà chung cư phục vụ tái định cư trên địa bàn Thành phố.
Thùy Chi | |
‘Xa nhà dịp Tết không ai muốn, nhưng chống COVID còn cần hơn’ | Đó là chia sẻ của nhiều cán bộ y tế TP. Đà Nẵng lúc lên đường chi viện cho tỉnh Gia Lai phòng chống dịch COVID-19 vào chiều 5/2 khi Tết Nguyên đán Tân Sửu đang cận kề. | "Lên đường bình an nhé!". Ảnh: VGP/Lưu Hương
Chia sẻ trước lúc lên đường, anh Phạm Đình Trung, nhân viên y tế công cộng, Trung tâm y tế quận Cẩm Lệ cho biết: “Trong đợt dịch COVID-19 vừa qua tại Đà Nẵng, tôi đã tham gia và có kinh nghiệm trong việc truy vết. Tôi tự tin với kinh nghiệm của mình và các đồng nghiệp, chúng tôi có thể hỗ trợ để cùng với Gia Lai sớm khống chế được dịch”.
“Dù Tết đã cận kề nhưng với tinh thần chống dịch như chống giặc mà Thủ tướng chỉ đạo”, chúng tôi lên đường với tâm trạng thoải mái và chỉ mong sớm hết dịch, anh Trung bày tỏ.
Còn anh Bùi Thức Thắng (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng) chia sẻ ngay từ khi dịch xảy ra ở Hải Dương, Quảng Ninh, anh và đồng nghiệp đã sẵn sàng tâm thế lên đường chi viện cho các tỉnh bạn khi có yêu cầu.
Lãnh đạo TP. Đà Nẵng chúc đoàn công tác lên đường nhận nhiệm vụ bình an. Ảnh: VGP/Lưu Hương
Anh Thắng còn nói cả hai vợ chồng anh đều công tác trong ngành y, hiện có 2 con nhỏ, chắc chắn gia đình sẽ có khó khăn, nhưng anh xác định khi đã được lãnh đạo tin tưởng điều động công tác, anh sẵn sàng lên đường.
"Tuy mới nhận được quyết định đi chi viện Gia Lai vào buổi sáng thì buổi chiều lên đường, nhưng tôi không bất ngờ, không lo lắng vì trước đó, lãnh đạo Trung tâm đã động viên, làm công tác tư tưởng để chúng tôi sẵn sàng nhận nhận nhiệm vụ đi bất cứ lúc nào. Hành trang chúng tôi mang theo đó là sự quyết tâm và kinh nghiệm mà mình đã trải qua trong đợt chống dịch tại TP.Đà Nẵng", anh Thắng chia sẻ. Anh cũng bày tỏ sẽ nỗ lực hết sức mình cùng các đồng nghiệp hỗ trợ tỉnh bạn để mọi người được đón Tết bình an.
Công tác trong ngành y tế dự phòng nhiều năm, bác sĩ Nguyễn Tam Lãm, Trưởng Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng) tâm sự mình luôn nhận thức được ý nghĩa của công việc nên đã sắp xếp công việc ở gia đình để lên đường nhận nhiệm vụ.
Theo bác sĩ Lãm, TP. Đà Nẵng vừa trải qua đợt chống dịch đầy gian khổ nhưng với sự hỗ trợ của các địa phương và đã khống chế được dịch. Nay tình hình dịch ở Gia Lai đang diễn biến phức tạp, nên ông và các đồng nghiệp sẵn sàng lên đường cùng với Gia Lai góp phần chống dịch.
"Tạn biệt nhé, Chúng tôi quyết tâm cùng với Gia Lai đẩy lùi COVID". Ảnh: VGP/Lưu Hương
"Chúng tôi xác định lên đường vào điểm nóng với quyết tâm mang hết tinh thần trách nhiệm và tình cảm để hỗ trợ ngành y tế Gia Lai trong công tác truy vết, khoanh vùng dịch bệnh. Anh em trong đoàn có đầy đủ trang bị phòng hộ, với tâm thế bình tĩnh, tự tin, mong sớm đẩy lùi dịch bệnh", bác sĩ Lãm nói.
Chúc đoàn công tác lên đường an toàn, góp sức chống dịch, Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng nói: “Lúc Đà Nẵng khó khăn, các địa phương đã chung tay trợ giúp. Nay Đà Nẵng có dịp thể hiện trách nhiệm và tinh thần tương thân, tương ái với các địa phương khác nhằm đẩy lùi dịch bệnh. Việc cử đoàn y tế giúp sức Gia Lai chống dịch còn là niềm tự hào của Đà Nẵng”.
Lưu Hương | ‘Xa nhà dịp Tết không ai muốn, nhưng chống COVID còn cần hơn’
Đó là chia sẻ của nhiều cán bộ y tế TP. Đà Nẵng lúc lên đường chi viện cho tỉnh Gia Lai phòng chống dịch COVID-19 vào chiều 5/2 khi Tết Nguyên đán Tân Sửu đang cận kề.
"Lên đường bình an nhé!". Ảnh: VGP/Lưu Hương
Chia sẻ trước lúc lên đường, anh Phạm Đình Trung, nhân viên y tế công cộng, Trung tâm y tế quận Cẩm Lệ cho biết: “Trong đợt dịch COVID-19 vừa qua tại Đà Nẵng, tôi đã tham gia và có kinh nghiệm trong việc truy vết. Tôi tự tin với kinh nghiệm của mình và các đồng nghiệp, chúng tôi có thể hỗ trợ để cùng với Gia Lai sớm khống chế được dịch”.
“Dù Tết đã cận kề nhưng với tinh thần chống dịch như chống giặc mà Thủ tướng chỉ đạo”, chúng tôi lên đường với tâm trạng thoải mái và chỉ mong sớm hết dịch, anh Trung bày tỏ.
Còn anh Bùi Thức Thắng (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng) chia sẻ ngay từ khi dịch xảy ra ở Hải Dương, Quảng Ninh, anh và đồng nghiệp đã sẵn sàng tâm thế lên đường chi viện cho các tỉnh bạn khi có yêu cầu.
Lãnh đạo TP. Đà Nẵng chúc đoàn công tác lên đường nhận nhiệm vụ bình an. Ảnh: VGP/Lưu Hương
Anh Thắng còn nói cả hai vợ chồng anh đều công tác trong ngành y, hiện có 2 con nhỏ, chắc chắn gia đình sẽ có khó khăn, nhưng anh xác định khi đã được lãnh đạo tin tưởng điều động công tác, anh sẵn sàng lên đường.
"Tuy mới nhận được quyết định đi chi viện Gia Lai vào buổi sáng thì buổi chiều lên đường, nhưng tôi không bất ngờ, không lo lắng vì trước đó, lãnh đạo Trung tâm đã động viên, làm công tác tư tưởng để chúng tôi sẵn sàng nhận nhận nhiệm vụ đi bất cứ lúc nào. Hành trang chúng tôi mang theo đó là sự quyết tâm và kinh nghiệm mà mình đã trải qua trong đợt chống dịch tại TP.Đà Nẵng", anh Thắng chia sẻ. Anh cũng bày tỏ sẽ nỗ lực hết sức mình cùng các đồng nghiệp hỗ trợ tỉnh bạn để mọi người được đón Tết bình an.
Công tác trong ngành y tế dự phòng nhiều năm, bác sĩ Nguyễn Tam Lãm, Trưởng Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng) tâm sự mình luôn nhận thức được ý nghĩa của công việc nên đã sắp xếp công việc ở gia đình để lên đường nhận nhiệm vụ.
Theo bác sĩ Lãm, TP. Đà Nẵng vừa trải qua đợt chống dịch đầy gian khổ nhưng với sự hỗ trợ của các địa phương và đã khống chế được dịch. Nay tình hình dịch ở Gia Lai đang diễn biến phức tạp, nên ông và các đồng nghiệp sẵn sàng lên đường cùng với Gia Lai góp phần chống dịch.
"Tạn biệt nhé, Chúng tôi quyết tâm cùng với Gia Lai đẩy lùi COVID". Ảnh: VGP/Lưu Hương
"Chúng tôi xác định lên đường vào điểm nóng với quyết tâm mang hết tinh thần trách nhiệm và tình cảm để hỗ trợ ngành y tế Gia Lai trong công tác truy vết, khoanh vùng dịch bệnh. Anh em trong đoàn có đầy đủ trang bị phòng hộ, với tâm thế bình tĩnh, tự tin, mong sớm đẩy lùi dịch bệnh", bác sĩ Lãm nói.
Chúc đoàn công tác lên đường an toàn, góp sức chống dịch, Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng nói: “Lúc Đà Nẵng khó khăn, các địa phương đã chung tay trợ giúp. Nay Đà Nẵng có dịp thể hiện trách nhiệm và tinh thần tương thân, tương ái với các địa phương khác nhằm đẩy lùi dịch bệnh. Việc cử đoàn y tế giúp sức Gia Lai chống dịch còn là niềm tự hào của Đà Nẵng”.
Lưu Hương | |
Đồng Tháp hỗ trợ người dân tiêu thụ nông sản | (Chinhphu.vn) – Nhà không có đất canh tác, ông Phạm Thanh Xuân (Sa Đéc, Đồng Tháp) phải thuê đất trồng hoa kiểng để kinh doanh. Do dịch bệnh COVID-19, hoa cúc và vạn thọ nhà ông Xuân không bán được, ông đề nghị cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ gia đình ông vì đây là nguồn thu nhập chính của gia đình ông. | Về vấn đề này, UBND tỉnh Đồng Tháp trả lời như sau:
Hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nông sản trên địa bàn Sa Đéc còn tồn đọng chưa bán được ngoài hoa kiểng còn có cam, nhãn, thanh long, chanh. Để hỗ trợ kết nối tiêu thụ cho người dân đến được với các kênh tiêu thụ nông sản trên cả nước, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch khung tiêu thụ nông sản và thông báo đường dây nóng để tiếp nhận thông tin hỗ trợ cho người dân.
Đối với hộ ông Phạm Thanh Xuân, ngày 2/8/2021, Phòng Kinh tế thành phố có tiếp nhận điện thoại trực tiếp từ hộ yêu cầu được kết nối tiêu thụ mặt hàng hoa kiểng (cúc, vạn thọ) phục vụ cho Rằm tháng 7 âm lịch (tức tuần thứ 3 của tháng 8/2021) với số lượng 5.000 cây cúc và 2.000 cây vạn thọ. Qua đó, Phòng Kinh tế thành phố đã đăng ký gửi về Tổ hỗ trợ nông sản Tỉnh, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp để hỗ trợ tiêu thụ cho người dân.
Chinhphu.vn | Đồng Tháp hỗ trợ người dân tiêu thụ nông sản
(Chinhphu.vn) – Nhà không có đất canh tác, ông Phạm Thanh Xuân (Sa Đéc, Đồng Tháp) phải thuê đất trồng hoa kiểng để kinh doanh. Do dịch bệnh COVID-19, hoa cúc và vạn thọ nhà ông Xuân không bán được, ông đề nghị cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ gia đình ông vì đây là nguồn thu nhập chính của gia đình ông.
Về vấn đề này, UBND tỉnh Đồng Tháp trả lời như sau:
Hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nông sản trên địa bàn Sa Đéc còn tồn đọng chưa bán được ngoài hoa kiểng còn có cam, nhãn, thanh long, chanh. Để hỗ trợ kết nối tiêu thụ cho người dân đến được với các kênh tiêu thụ nông sản trên cả nước, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch khung tiêu thụ nông sản và thông báo đường dây nóng để tiếp nhận thông tin hỗ trợ cho người dân.
Đối với hộ ông Phạm Thanh Xuân, ngày 2/8/2021, Phòng Kinh tế thành phố có tiếp nhận điện thoại trực tiếp từ hộ yêu cầu được kết nối tiêu thụ mặt hàng hoa kiểng (cúc, vạn thọ) phục vụ cho Rằm tháng 7 âm lịch (tức tuần thứ 3 của tháng 8/2021) với số lượng 5.000 cây cúc và 2.000 cây vạn thọ. Qua đó, Phòng Kinh tế thành phố đã đăng ký gửi về Tổ hỗ trợ nông sản Tỉnh, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp để hỗ trợ tiêu thụ cho người dân.
Chinhphu.vn | |
3.500 Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau trên cả nước đạt hiệu quả cao | Mô hình Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau đã đem lại hiệu quả rất lớn, giúp rất nhiều người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn nhận được sự giúp đỡ từ thế hệ trẻ và cộng đồng. | Ngày 24/12, tại Hà Nội, Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết Đề án nhân rộng mô hình Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau giai đoạn đến năm 2025.
Chủ tịch Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, hiện nay Việt Nam đã bước vào giai đoạn già hóa dân số với tốc độ cao trong nhóm nước già hóa dân số nhanh nhất thế giới.
Theo kết quả Tổng điều tra dân số năm 2019, số người từ 60 tuổi trở lên chiếm 11,86% dân số. Người cao tuổi ở nước ta hiện nay phải đối mặt với nhiều bất cập, rủi ro như có tới 65% sống ở nông thôn, tỷ lệ người cao tuổi sống trong hộ nghèo cao hơn so với tỷ lệ nghèo chung của cả nước, đa số không có tích lũy. Số đông người cao tuổi vẫn phải lao động kiếm sống nhưng lại rất ít được tiếp cận với các chính sách ưu đãi của nhà nước như giảm nghèo, tín dụng, đào tạo nghề...
Theo Chủ tịch Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam, nhiều người cao tuổi đang đối diện với gánh nặng “bệnh tật kép” và thường mắc các bệnh mạn tính trong khi các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi còn thiếu cả về số lượng và chất lượng.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cần thay đổi quan điểm coi người cao tuổi là gánh nặng, đối tượng bị phụ thuộc nên không cần tạo điều kiện để họ được tham gia và tiếp cận với các dịch vụ xã hội, tiến bộ khoa học-công nghệ. Trong thực tế, người cao tuổi đã và đang đóng góp rất lớn cho gia đình và xã hội.
Trong giai đoạn 2016-2020, thực hiện Quyết định số 1533/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai có hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp của Đề án.
Mục tiêu của Đề án nhằm nhân rộng các Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau trên toàn quốc, thực hiện chỉ tiêu trong Chương trình hành động quốc gia về Người cao tuổi Việt Nam, góp phần chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi, chú trọng giúp đỡ người cao tuổi nghèo, cận nghèo và khó khăn tại cộng đồng.
Đề án cũng nhằm tăng cường sự tham gia của các cấp, ngành, tổ chức xã hội, Hội Người cao tuổi và cộng đồng trong công tác chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi trong bối cảnh già hóa dân số.
Kết quả 5 năm triển khai cho thấy đây là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của nước ta trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là ở vùng nông thôn.
Đến cuối năm 2020 đã có gần 3.500 Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau được duy trì và thành lập mới tại 61 tỉnh và thành phố (trừ hai tỉnh Gia Lai, Bình Định) với sự tham gia của trên 170.000 thành viên, vượt chỉ tiêu đặt ra.
Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam đã tổ chức 37 lớp tập huấn cho gần 3.400 cán bộ Hội Người cao tuổi và Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ theo phương pháp và bài giảng phù hợp với người cao tuổi, cung cấp tài liệu để các Câu lạc bộ có tài liệu tham khảo.
Với mục tiêu “chú trọng giúp đỡ người cao tuổi nghèo, cận nghèo, phụ nữ và người cao tuổi khó khăn tại cộng đồng”, mô hình Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau rất phù hợp với nhu cầu của người cao tuổi trong bối cảnh hiện nay của nước ta có thu nhập trung bình thấp, đang già hóa dân số và phù hợp với truyền thống “giúp nhau” tốt đẹp của dân tộc ta.
Sau 5 năm triển khai, Câu lạc bộ đã đem lại hiệu quả rất lớn, giúp rất nhiều người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn nhận được sự giúp đỡ từ thế hệ trẻ và cộng đồng, giải quyết các nhu cầu an sinh xã hội tại cơ sở, góp phần làm tốt công tác chăm sóc người cao tuổi đã được luật định.
Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau không chỉ giúp người cao tuổi nâng cao đời sống tinh thần, vật chất, mà còn góp phần cải thiện mối quan hệ đoàn kết giữa các thế hệ, tăng cường gắn kết xã hội, xây dựng đời sống văn hóa, khuyến học, khuyến tài, đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc...
Hội nghị tổng kết Đề án nhân rộng mô hình Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau giai đoạn đến năm 2025. Ảnh: VGP/Nhật Nam
Nhật Nam | 3.500 Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau trên cả nước đạt hiệu quả cao
Mô hình Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau đã đem lại hiệu quả rất lớn, giúp rất nhiều người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn nhận được sự giúp đỡ từ thế hệ trẻ và cộng đồng.
Ngày 24/12, tại Hà Nội, Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết Đề án nhân rộng mô hình Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau giai đoạn đến năm 2025.
Chủ tịch Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, hiện nay Việt Nam đã bước vào giai đoạn già hóa dân số với tốc độ cao trong nhóm nước già hóa dân số nhanh nhất thế giới.
Theo kết quả Tổng điều tra dân số năm 2019, số người từ 60 tuổi trở lên chiếm 11,86% dân số. Người cao tuổi ở nước ta hiện nay phải đối mặt với nhiều bất cập, rủi ro như có tới 65% sống ở nông thôn, tỷ lệ người cao tuổi sống trong hộ nghèo cao hơn so với tỷ lệ nghèo chung của cả nước, đa số không có tích lũy. Số đông người cao tuổi vẫn phải lao động kiếm sống nhưng lại rất ít được tiếp cận với các chính sách ưu đãi của nhà nước như giảm nghèo, tín dụng, đào tạo nghề...
Theo Chủ tịch Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam, nhiều người cao tuổi đang đối diện với gánh nặng “bệnh tật kép” và thường mắc các bệnh mạn tính trong khi các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi còn thiếu cả về số lượng và chất lượng.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cần thay đổi quan điểm coi người cao tuổi là gánh nặng, đối tượng bị phụ thuộc nên không cần tạo điều kiện để họ được tham gia và tiếp cận với các dịch vụ xã hội, tiến bộ khoa học-công nghệ. Trong thực tế, người cao tuổi đã và đang đóng góp rất lớn cho gia đình và xã hội.
Trong giai đoạn 2016-2020, thực hiện Quyết định số 1533/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai có hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp của Đề án.
Mục tiêu của Đề án nhằm nhân rộng các Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau trên toàn quốc, thực hiện chỉ tiêu trong Chương trình hành động quốc gia về Người cao tuổi Việt Nam, góp phần chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi, chú trọng giúp đỡ người cao tuổi nghèo, cận nghèo và khó khăn tại cộng đồng.
Đề án cũng nhằm tăng cường sự tham gia của các cấp, ngành, tổ chức xã hội, Hội Người cao tuổi và cộng đồng trong công tác chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi trong bối cảnh già hóa dân số.
Kết quả 5 năm triển khai cho thấy đây là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của nước ta trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là ở vùng nông thôn.
Đến cuối năm 2020 đã có gần 3.500 Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau được duy trì và thành lập mới tại 61 tỉnh và thành phố (trừ hai tỉnh Gia Lai, Bình Định) với sự tham gia của trên 170.000 thành viên, vượt chỉ tiêu đặt ra.
Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam đã tổ chức 37 lớp tập huấn cho gần 3.400 cán bộ Hội Người cao tuổi và Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ theo phương pháp và bài giảng phù hợp với người cao tuổi, cung cấp tài liệu để các Câu lạc bộ có tài liệu tham khảo.
Với mục tiêu “chú trọng giúp đỡ người cao tuổi nghèo, cận nghèo, phụ nữ và người cao tuổi khó khăn tại cộng đồng”, mô hình Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau rất phù hợp với nhu cầu của người cao tuổi trong bối cảnh hiện nay của nước ta có thu nhập trung bình thấp, đang già hóa dân số và phù hợp với truyền thống “giúp nhau” tốt đẹp của dân tộc ta.
Sau 5 năm triển khai, Câu lạc bộ đã đem lại hiệu quả rất lớn, giúp rất nhiều người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn nhận được sự giúp đỡ từ thế hệ trẻ và cộng đồng, giải quyết các nhu cầu an sinh xã hội tại cơ sở, góp phần làm tốt công tác chăm sóc người cao tuổi đã được luật định.
Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau không chỉ giúp người cao tuổi nâng cao đời sống tinh thần, vật chất, mà còn góp phần cải thiện mối quan hệ đoàn kết giữa các thế hệ, tăng cường gắn kết xã hội, xây dựng đời sống văn hóa, khuyến học, khuyến tài, đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc...
Hội nghị tổng kết Đề án nhân rộng mô hình Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau giai đoạn đến năm 2025. Ảnh: VGP/Nhật Nam
Nhật Nam | |
HDBank chung tay xây cầu mới tặng bà con Bến Tre | Với sự chung tay góp sức của HDBank, báo Thanh Niên, Phòng CSGT đường bộ – đường sắt (PC08, Công an TPHCM) cùng các đơn vị, cây cầu 7 Oai bắc ngang rạch Cái Mít nối ấp 1A và ấp 1B - mơ ước của bà con xóm dừa huyện Giồng Trôm, Bến Tre đã được khánh thành ngày 31/8. |
Cây cầu 7 Oai được xây dựng nhờ sự góp sức của HDBank, báo Thanh niên, Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC08, Công an TPHCM) - Ảnh: VGP/PD
Bà con ở xã Thạnh Phú Đông (huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) nhiều năm qua chờ mong một cây cầu vững chãi để học sinh an tâm đến trường, hàng hóa lưu thông thuận lợi, từ đó cải thiện đời sống. Bà Phạm Thị Chận (62 tuổi, ấp 1A) cho biết, cầu 7 Oai cũ được xây dựng từ năm 2004. Trong gần 20 năm qua, cầu nhiều lần được tráng xi măng lại bề mặt nhưng phần trụ và dầm cầu bị hư hỏng, xuống cấp, lòi lớp sắt gỉ sét ra ngoài.
Theo bà Chận, xã Thạnh Phú Đông hơn 12.000 dân, trong đó có 107 hộ nghèo, 49 hộ cận nghèo; 80% thu nhập của người dân từ nông nghiệp, trong đó trồng dừa và nuôi heo là chủ lực. Do cây cầu chỉ rộng 1,2 m nên khi vận chuyển hàng phải đi đường vòng thêm 4 - 5 km hoặc trung chuyển bằng xe nhỏ mới qua được bên kia cầu, vì vậy, giá bán luôn bị ép thấp hơn so với ấp khác dù chỉ cách nhau cây cầu.
Cây cầu mới được xây dựng nhờ sự góp sức của HDBank, báo Thanh niên, Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC08, Công an TPHCM) cùng các đơn vị không chỉ giúp bà con thuận lợi cho giao thông và vận chuyển hàng hóa, mà còn góp phần tích cực làm thay đổi bộ mặt nông thôn ở một xã vùng sâu, người dân an cư ổn định đời sống, thuận lợi buôn bán phát triển kinh tế và trẻ em đến trường an toàn hơn.
Luôn quan tâm đồng hành cùng các hoạt động an sinh xã hội của tỉnh Bến Tre, vào tháng 6/2023, tại Bến Tre, HDBank cũng đã khánh thành cầu giao thông nông thôn Châu Phú, xã Châu Hòa, Huyện Giồng Rơm và trao 20 căn nhà đại đoàn kết cho các cá nhân có hoàn cảnh khó khăn. Hoạt động này tiếp nối chuỗi thiện nguyện HDBank triển khai trong nhiều năm qua nhằm đồng hành cùng sự phát triển của khu vực Tây Nam đất nước.
Song song kinh doanh và phát triển bền vững, HDBank luôn hướng đến lợi ích to lớn, đồng hành cùng nền kinh tế, an ninh quốc gia, hỗ trợ người dân trong xóa đói giảm nghèo, dựng xây cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhiều năm qua, HDBank thường xuyên tổ chức các chuyến thăm hỏi, tặng quà cho các các hoàn cảnh thiếu may mắn trên cả nước, tại các làng trẻ SOS, các địa phương chịu ảnh hưởng của thiên tai, các em học sinh nghèo hiếu học...
Trong thời gian tới, HDBank dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới hướng tới thị trường đô thị loại 2 và nông thôn, gia tăng các dịch vụ hiện đại, văn minh, mang đến các trải nghiệm tối ưu, nhiều lựa chọn cho khách hàng. Đồng thời cung cấp nguồn vốn đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo đòn bẩy phát triển tổng hợp các ngành kinh tế - xã hội như nông, lâm nghiệp và du lịch - dịch vụ, góp phần nâng cao tăng trưởng GRDP, từng bước tạo tiền đề để huyện biên giới cũng như khu vực Tây Nam phát triển.
PD | HDBank chung tay xây cầu mới tặng bà con Bến Tre
Với sự chung tay góp sức của HDBank, báo Thanh Niên, Phòng CSGT đường bộ – đường sắt (PC08, Công an TPHCM) cùng các đơn vị, cây cầu 7 Oai bắc ngang rạch Cái Mít nối ấp 1A và ấp 1B - mơ ước của bà con xóm dừa huyện Giồng Trôm, Bến Tre đã được khánh thành ngày 31/8.
Cây cầu 7 Oai được xây dựng nhờ sự góp sức của HDBank, báo Thanh niên, Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC08, Công an TPHCM) - Ảnh: VGP/PD
Bà con ở xã Thạnh Phú Đông (huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) nhiều năm qua chờ mong một cây cầu vững chãi để học sinh an tâm đến trường, hàng hóa lưu thông thuận lợi, từ đó cải thiện đời sống. Bà Phạm Thị Chận (62 tuổi, ấp 1A) cho biết, cầu 7 Oai cũ được xây dựng từ năm 2004. Trong gần 20 năm qua, cầu nhiều lần được tráng xi măng lại bề mặt nhưng phần trụ và dầm cầu bị hư hỏng, xuống cấp, lòi lớp sắt gỉ sét ra ngoài.
Theo bà Chận, xã Thạnh Phú Đông hơn 12.000 dân, trong đó có 107 hộ nghèo, 49 hộ cận nghèo; 80% thu nhập của người dân từ nông nghiệp, trong đó trồng dừa và nuôi heo là chủ lực. Do cây cầu chỉ rộng 1,2 m nên khi vận chuyển hàng phải đi đường vòng thêm 4 - 5 km hoặc trung chuyển bằng xe nhỏ mới qua được bên kia cầu, vì vậy, giá bán luôn bị ép thấp hơn so với ấp khác dù chỉ cách nhau cây cầu.
Cây cầu mới được xây dựng nhờ sự góp sức của HDBank, báo Thanh niên, Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC08, Công an TPHCM) cùng các đơn vị không chỉ giúp bà con thuận lợi cho giao thông và vận chuyển hàng hóa, mà còn góp phần tích cực làm thay đổi bộ mặt nông thôn ở một xã vùng sâu, người dân an cư ổn định đời sống, thuận lợi buôn bán phát triển kinh tế và trẻ em đến trường an toàn hơn.
Luôn quan tâm đồng hành cùng các hoạt động an sinh xã hội của tỉnh Bến Tre, vào tháng 6/2023, tại Bến Tre, HDBank cũng đã khánh thành cầu giao thông nông thôn Châu Phú, xã Châu Hòa, Huyện Giồng Rơm và trao 20 căn nhà đại đoàn kết cho các cá nhân có hoàn cảnh khó khăn. Hoạt động này tiếp nối chuỗi thiện nguyện HDBank triển khai trong nhiều năm qua nhằm đồng hành cùng sự phát triển của khu vực Tây Nam đất nước.
Song song kinh doanh và phát triển bền vững, HDBank luôn hướng đến lợi ích to lớn, đồng hành cùng nền kinh tế, an ninh quốc gia, hỗ trợ người dân trong xóa đói giảm nghèo, dựng xây cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhiều năm qua, HDBank thường xuyên tổ chức các chuyến thăm hỏi, tặng quà cho các các hoàn cảnh thiếu may mắn trên cả nước, tại các làng trẻ SOS, các địa phương chịu ảnh hưởng của thiên tai, các em học sinh nghèo hiếu học...
Trong thời gian tới, HDBank dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới hướng tới thị trường đô thị loại 2 và nông thôn, gia tăng các dịch vụ hiện đại, văn minh, mang đến các trải nghiệm tối ưu, nhiều lựa chọn cho khách hàng. Đồng thời cung cấp nguồn vốn đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo đòn bẩy phát triển tổng hợp các ngành kinh tế - xã hội như nông, lâm nghiệp và du lịch - dịch vụ, góp phần nâng cao tăng trưởng GRDP, từng bước tạo tiền đề để huyện biên giới cũng như khu vực Tây Nam phát triển.
PD | |
Tổng mức hỗ trợ mất việc không quá 3,5 triệu đồng/người | (Chinhphu.vn) – Vợ chồng bà Lê Thị Hồng Trang (Bà Rịa-Vũng Tàu) đều là lao động tự do. Bà Trang đã nhận tiền hỗ trợ đợt 1. Bà Trang hỏi, tiền hỗ trợ đợt 2 khi nào bà mới được nhận và có cần làm giấy xin hỗ trợ cho đợt 2 không? | Về vấn đề này, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trả lời như sau:
Theo quy định tại Quyết định số 2558/QĐ-UBND ngày 30/8/2021 của UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, mức hỗ trợ là 50.000 đồng/ngày/người, thời gian hỗ trợ tính theo số ngày làm việc thực tế của người lao động bị mất việc làm, nhưng không quá 3,5 triệu đồng.
Nếu đợt 1 mức hỗ trợ của bà Lê Thị Hồng Trang chưa đủ 3,5 triệu đồng mà bà vẫn tiếp tục mất việc làm thì được đề nghị hỗ trợ tiếp đối với thời gian mất việc còn lại nhưng tổng mức hỗ trợ không quá 3,5 triệu đồng.
Chinhphu.vn | Tổng mức hỗ trợ mất việc không quá 3,5 triệu đồng/người
(Chinhphu.vn) – Vợ chồng bà Lê Thị Hồng Trang (Bà Rịa-Vũng Tàu) đều là lao động tự do. Bà Trang đã nhận tiền hỗ trợ đợt 1. Bà Trang hỏi, tiền hỗ trợ đợt 2 khi nào bà mới được nhận và có cần làm giấy xin hỗ trợ cho đợt 2 không?
Về vấn đề này, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trả lời như sau:
Theo quy định tại Quyết định số 2558/QĐ-UBND ngày 30/8/2021 của UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, mức hỗ trợ là 50.000 đồng/ngày/người, thời gian hỗ trợ tính theo số ngày làm việc thực tế của người lao động bị mất việc làm, nhưng không quá 3,5 triệu đồng.
Nếu đợt 1 mức hỗ trợ của bà Lê Thị Hồng Trang chưa đủ 3,5 triệu đồng mà bà vẫn tiếp tục mất việc làm thì được đề nghị hỗ trợ tiếp đối với thời gian mất việc còn lại nhưng tổng mức hỗ trợ không quá 3,5 triệu đồng.
Chinhphu.vn | |
Ra mắt 'Cẩm nang phòng, chống COVID-19 trong đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động' | (Chinhphu.vn) – Cẩm nang nêu những dấu hiệu nhận biết, các con đường lây nhiễm bệnh và cách để phòng ngừa COVID-19 cho bản thân và cộng đồng. Bên cạnh đó, Cẩm nang đưa ra những lưu ý với cơ quan, doanh nghiệp và người lao động để vừa đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, vừa phòng, chống dịch hiệu quả. | Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, để kịp thời đảm bảo sức khỏe, sự an toàn cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông phối hợp xuất bản cuốn sách “Cẩm nang phòng, chống COVID-19 trong đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động” nhằm tăng cường công tác tuyên truyền về phòng, chống dịch tới toàn thể cán bộ, công nhân viên chức, người lao động trong và ngoài ngành; cung cấp nhiều thông tin bổ ích mà mỗi người lao động cần nắm được để chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh.
Cuốn sách do bác sĩ, TS Nguyễn Việt Đồng (Giám đốc Trung tâm Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường, Hội Y học Lao động Việt Nam); PGS.TS Trần Đắc Phu (nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế; Cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế cộng đồng Việt Nam) biên soạn và thẩm định.
Cẩm nang nêu những dấu hiệu nhận biết, các con đường lây nhiễm bệnh và cách để phòng ngừa COVID-19 cho bản thân và cộng đồng. Bên cạnh đó, Cẩm nang đưa ra những lưu ý với cơ quan, doanh nghiệp và người lao động để vừa đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, vừa phòng, chống dịch hiệu quả. Mục tiêu cuối cùng là để toàn dân sớm thích nghi, ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh trong trạng thái bình thường mới.
Đặc biệt, sách trả lời cho các câu hỏi: Cần làm gì sau khi tiếp xúc với người nhiễm, nghi nhiễm COVID-19?; Người sử dụng lao động cần làm gì để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại nơi làm việc?...
Không chỉ vậy, cuốn cẩm nang còn chỉ ra các biện pháp phòng dịch khi tham gia phương tiện giao thông, cách ly tại nhà và làm việc nơi công sở.
Ngoài ra, sách còn mang tính cập nhật khi nêu những điều cần biết về tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 và thông điệp “5K, Vaccine Công nghệ” của Thủ tướng Chính phủ.
Cẩm nang phòng, chống COVID-19 trong đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động được phát hành dưới dạng cả sách in và sách điện tử. Sách in được xuất bản với hình thức sách bỏ túi, nhỏ gọn, in 4 màu. Sách điện tử được thực hiện ở dạng tích hợp multimedia, gồm văn bản, hình ảnh, âm thanh và video.
LP | Ra mắt 'Cẩm nang phòng, chống COVID-19 trong đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động'
(Chinhphu.vn) – Cẩm nang nêu những dấu hiệu nhận biết, các con đường lây nhiễm bệnh và cách để phòng ngừa COVID-19 cho bản thân và cộng đồng. Bên cạnh đó, Cẩm nang đưa ra những lưu ý với cơ quan, doanh nghiệp và người lao động để vừa đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, vừa phòng, chống dịch hiệu quả.
Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, để kịp thời đảm bảo sức khỏe, sự an toàn cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông phối hợp xuất bản cuốn sách “Cẩm nang phòng, chống COVID-19 trong đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động” nhằm tăng cường công tác tuyên truyền về phòng, chống dịch tới toàn thể cán bộ, công nhân viên chức, người lao động trong và ngoài ngành; cung cấp nhiều thông tin bổ ích mà mỗi người lao động cần nắm được để chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh.
Cuốn sách do bác sĩ, TS Nguyễn Việt Đồng (Giám đốc Trung tâm Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường, Hội Y học Lao động Việt Nam); PGS.TS Trần Đắc Phu (nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế; Cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế cộng đồng Việt Nam) biên soạn và thẩm định.
Cẩm nang nêu những dấu hiệu nhận biết, các con đường lây nhiễm bệnh và cách để phòng ngừa COVID-19 cho bản thân và cộng đồng. Bên cạnh đó, Cẩm nang đưa ra những lưu ý với cơ quan, doanh nghiệp và người lao động để vừa đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, vừa phòng, chống dịch hiệu quả. Mục tiêu cuối cùng là để toàn dân sớm thích nghi, ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh trong trạng thái bình thường mới.
Đặc biệt, sách trả lời cho các câu hỏi: Cần làm gì sau khi tiếp xúc với người nhiễm, nghi nhiễm COVID-19?; Người sử dụng lao động cần làm gì để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại nơi làm việc?...
Không chỉ vậy, cuốn cẩm nang còn chỉ ra các biện pháp phòng dịch khi tham gia phương tiện giao thông, cách ly tại nhà và làm việc nơi công sở.
Ngoài ra, sách còn mang tính cập nhật khi nêu những điều cần biết về tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 và thông điệp “5K, Vaccine Công nghệ” của Thủ tướng Chính phủ.
Cẩm nang phòng, chống COVID-19 trong đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động được phát hành dưới dạng cả sách in và sách điện tử. Sách in được xuất bản với hình thức sách bỏ túi, nhỏ gọn, in 4 màu. Sách điện tử được thực hiện ở dạng tích hợp multimedia, gồm văn bản, hình ảnh, âm thanh và video.
LP | |
Đà Nẵng có chính sách hỗ trợ khó khăn với một số nhóm đặc thù | (Chinhphu.vn) – Ông Lê Xuân Vượng ở trọ tại TP. Đà Nẵng, bị nhiễm HIV và đang nhận bảo trợ xã hội 525.000 đồng hàng tháng. Vậy, ông Vượng có được nhận thêm trợ cấp do ảnh hưởng của dịch COVID-19 không? | Về vấn đề này, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP. Đà Nẵng trả lời như sau:
Gia đình ông Lê Xuân Vượng có 2 nhân khẩu (mẹ ruột và ông), có hộ khẩu thường trú tại phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng. Nhưng hiện nay, cả 2 mẹ con ông đang tạm trú tại tổ 14 phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng, gia đình thuộc diện hộ nghèo do địa phương quản lý. Bản thân ông Vượng bị nhiễm HIV đang nhận trợ cấp xã hội hàng tháng với số tiền là 525.000 đồng/tháng.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố tại Công văn số 11/HĐND-VHXH, UBND TP. Đà Nẵng đã ban hành chính sách hỗ trợ riêng của thành phố cho người có công cách mạng, một số nhóm đặc thù đối tượng bảo trợ xã hội, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo ...) với kinh phí 500.000 đồng/người. Với chính sách hỗ trợ trên, gia đình ông Lê Xuân Vượng đã được nhận hỗ trợ 1.000.000 đồng cho 2 mẹ con ông.
Chinhphu.vn | Đà Nẵng có chính sách hỗ trợ khó khăn với một số nhóm đặc thù
(Chinhphu.vn) – Ông Lê Xuân Vượng ở trọ tại TP. Đà Nẵng, bị nhiễm HIV và đang nhận bảo trợ xã hội 525.000 đồng hàng tháng. Vậy, ông Vượng có được nhận thêm trợ cấp do ảnh hưởng của dịch COVID-19 không?
Về vấn đề này, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP. Đà Nẵng trả lời như sau:
Gia đình ông Lê Xuân Vượng có 2 nhân khẩu (mẹ ruột và ông), có hộ khẩu thường trú tại phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng. Nhưng hiện nay, cả 2 mẹ con ông đang tạm trú tại tổ 14 phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng, gia đình thuộc diện hộ nghèo do địa phương quản lý. Bản thân ông Vượng bị nhiễm HIV đang nhận trợ cấp xã hội hàng tháng với số tiền là 525.000 đồng/tháng.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố tại Công văn số 11/HĐND-VHXH, UBND TP. Đà Nẵng đã ban hành chính sách hỗ trợ riêng của thành phố cho người có công cách mạng, một số nhóm đặc thù đối tượng bảo trợ xã hội, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo ...) với kinh phí 500.000 đồng/người. Với chính sách hỗ trợ trên, gia đình ông Lê Xuân Vượng đã được nhận hỗ trợ 1.000.000 đồng cho 2 mẹ con ông.
Chinhphu.vn | |
Xuân ấm tình người | Giữa đợt rét thấu thịt da, những túi quà Tết mang tình cảm của cán bộ, người lao động Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) TP. Hà Nội và những cán bộ dân cử đã đưa làn gió ấm của mùa Xuân sớm của tình người về với những hộ nghèo, gia đình có công với cách mạng ở 2 xã Đông Quang và Ba Trại (Hà Nội). |
Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai trao quà Tết cho các hộ nghèo và gia đình chính sách tại huyện Ba Vì. Ảnh: VGP/Ngọc Hải
Theo chương trình đoàn công tác trao quà Tết, do Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Hà Nội phối hợp cùng chi nhánh NHCSXH Thành phố tổ chức, chúng tôi về Ba Vì giữa tiết trời mưa ẩm và rét ngọt tăng cường cuối Đông.
Giữa đợt rét thấu thịt da, những túi quà Tết mang tình cảm của cán bộ, người lao động NHCSXH và những cán bộ dân cử đã đưa làn gió ấm của mùa Xuân sớm của tình người về với những hộ nghèo, gia đình có công với cách mạng ở 2 xã Đông Quang và Ba Trại, và càng tô đậm thêm nét nhân văn của một ngân hàng dành cả trí lực, tình cảm cho công cuộc giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới của thủ đô - chi nhánh NHCSXH Hà Nội.
Cũng như nhiều người dân của thôn 7, xã Ba Trại, mặc dù trời mưa rét, nhưng chị Nguyễn Thị Dung đến trụ sở UBND xã từ sớm để nhận phần quà Tết mà NHCSXH trao tặng.
Chị Dung bị bệnh tim bẩm sinh từ bé, nhưng đến khi sinh 2 con, bệnh phát nặng phải đi bệnh viện chị mới biết. Nhà có hơn sào đất, song vì bệnh không còn khả năng lao động nặng, cuộc sống của 3 mẹ con chị phần lớn dựa vào khoản tiền trợ cấp người khuyết tật và thu nhập từ làm thêm vài việc vặt. Chị Dung tâm sự, nếu không có sự giúp đỡ của bên ngoại, chị không thể chèo chống nổi gia đình khi một cháu đang học cao đẳng, một cháu đang học lớp 10.
Ngồi trong hội trường, thi thoảng chị Dung lại nâng cánh tay với màu da chuyển tím của người bị tim lâu ngày chấm những giọt nước mắt xúc động. Túi quà trị giá 300.000 đồng, cùng khoản tiền mặt 1 triệu đồng không chỉ giúp chị có một cái Tết đủ đầy, mà còn có tiền mua thêm thuốc tim, thuốc bổ.
Còn hoàn cảnh của chị Nguyễn Thị Tình ở thôn Quang Húc, xã Đồng Quang lại khác. Túi quà Tết mà NHCSXH trao tặng mang ý nghĩa động viên tinh thần lớn khi người chồng vừa mất vì bệnh hiểm nghèo để lại 2 con còn nhỏ.
Ông Nguyễn Văn Lân, Trưởng thôn Quang Húc cho biết, chị Tình là người tảo tần, trước chợ búa mưu sinh nên kinh tế cũng tạm ổn. Chị là người sống nhiệt tâm, tích cực tham gia công tác xã hội, đã hơn chục lần hiến máu nhân đạo. Song, khi người chồng bạo bệnh, tài sản cũng cuốn theo, gia đình chị trở thành hộ nghèo duy nhất trong thôn Quang Húc. Tài sản duy nhất của gia đình chị là căn nhà cũ xiêu vẹo. Mặc dù năm 2017 thôn đã vận động chị Tình vay vốn cải tạo nhà, nhưng chị sợ không có nguồn trả nên vẫn ở đến tận bây giờ. Cuộc sống 3 mẹ con trông cả vào việc chị đi may thuê cho tiệm may. Làng xóm thương mỗi người một chút đóng góp hỗ trợ, nay lại có món quà từ NHCSXH, Tết Nhâm Dần này chị sẽ đủ đầy bên các con.
Còn với gia đình chị Nguyễn Thị Lan ở thôn Cao Cương, NHCSXH mang đến cho chị niềm vui "kép" khi chị vừa được ra khỏi danh sách hộ nghèo, chuyển lên hộ cận nghèo sau một hành trình vay vốn NHCSXH (50 triệu đồng chương trình hộ nghèo, 12 triệu đồng chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn) cải tạo chuồng trại nuôi lợn nái và chăn bò. Và nay, túi quà Tết giúp chị có thêm tự tin bước vào một hành trình phát triển kinh tế mới hướng tới thoát nghèo bền vững.
120 túi quà Tết cũng là 120 niềm vui của những người dân nghèo huyện Ba Vì trong ngày Tết cận kề.
Phó Tổng Giám đốc, kiêm Giám đốc chi nhánh NHCSXH Hà Nội Lê Thị Đức Hạnh tặng quà Tết cho chị Nguyễn Thị Dung, các hộ nghèo và gia đình chính sách. Ảnh: VGP/Ngọc Hải
Bà Phạm Thị Thanh Mai, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội cho biết, chương trình trao quà Tết phối kết hợp giữa 2 đơn vị đặc biệt có ý nghĩa trong một năm khó khăn chưa bao giờ có tiền lệ của cả nước cũng như Hà Nội. Thậm chí có những giai đoạn Thành phố buộc phải hy sinh nhiệm vụ phát triển kinh tế để tập trung vào công tác chăm lo, bảo vệ sức khỏe người dân, vì vậy cũng đã ảnh hưởng đến đời sống người dân và sự phát triển kinh tế Thủ đô. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của từng người dân và cả hệ thống chính trị, năm 2021 Hà Nội là một trong số ít các tỉnh, thành phố có tăng trưởng kinh tế dương: GDP đạt 2,92% và thu ngân sách vẫn vượt dự toán 12,3%, đạt trên 264.000 tỷ đồng. Đây cũng là nền tảng để Hà Nội tiếp tục đi đầu cả nước trong công tác an sinh xã hội.
"Quan điểm của Hà Nội là càng khó khăn càng phải chăm lo tốt cho người nghèo, đảm bảo tốt công tác an sinh xã hội", bà Mai cho biết.
Hà Nội cũng kết nối các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội đồng hành cùng chính quyền Thành phố chăm lo Tết cho người nghèo để nhà nhà, người người có Tết, không ai bị bỏ lại phía sau, như chương trình mà Đoàn ĐBQH Hà Nội kết hợp với chi nhánh NHCSXH Thành phố đợt này.
Cũng với tinh thần càng khó khăn càng phải có trách nhiệm chăm lo đến công tác an sinh xã hội, trong năm 2021, Hà Nội đã ủy thác thêm 500 tỷ đồng chuyển sang NHCSXH để cho vay phục hồi sản xuất, khắc phục ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. NHCSXH đã kịp thời triển khai cho vay với doanh số đạt 549 tỷ đồng, đưa tổng dư nợ cho vay chương trình này đến 31/12/2021 là 1.150 tỷ đồng, với 24.496 khách hàng đang vay vốn là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đối tượng chính sách khác gặp khó khăn do COVID-19 có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn để phục hồi sản xuất, kinh doanh...
Đặc biệt, với vai trò là cánh tay nối dài của Chính phủ hỗ trợ người nghèo và đối tượng chính sách thông qua các chương trình tín dụng ưu đãi, gần 20 năm qua chi nhánh TP. Hà Nội đã trở thành trụ cột giúp Thủ đô thực hiện giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội thông qua các chương trình giải quyết việc làm, tạo sinh kế, nâng cao chất lượng sống cho nhân dân, nhất là trong giai đoạn dịch COVID-19 vừa qua.
Năm 2021, chi nhánh đã cho vay 117.300 lượt khách hàng với doanh số cho vay đạt 5.045 tỷ đồng, bằng 106% so với doanh số cho vay năm 2020, trong đó có 3.000 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, 79.000 lượt khách hàng vay vốn chương trình giải quyết việc làm, góp phần thu hút, tạo việc làm cho 87.000 lao động, góp phần hoàn thành 54% kế hoạch giải quyết việc làm của Hà Nội năm 2021 (trong đó, riêng nguồn ủy thác Thành phố cho vay trên 49.400 lượt khách hàng, góp phần thu hút, tạo việc làm cho gần 54.400 lao động); cho vay 157 lượt người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho 38.020 lượt người lao động do ảnh hưởng của dịch COVID-19; 105 khách hàng vay vốn để mua nhà ở xã hội; trên 34.500 hộ gia đình vay vốn để xây mới, cải tạo trên 69.000 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn... Chi nhánh NHCSXH Thành phố triển khai giảm lãi theo Quyết định số 1990/QĐ-TTg đối với 963.835 lượt món vay với tổng số lãi được giảm là 22,8 tỷ đồng.
Riêng nguồn vốn ủy thác địa phương từ Thành phố và các quận, huyện thị xã, trong năm 2021, doanh số cho vay đạt 2.753 tỷ đồng với 56.110 lượt khách hàng được vay vốn. Dư nợ đến 31.12.2021 đạt 5.301 tỷ đồng với 117.591 khách hàng đang vay, tăng 1.310 tỷ đồng (tăng 33%) so với đầu năm. Nợ quá hạn là 0,7 tỷ đồng, chiếm tỉ lệ 0,01% tổng dư nợ nguồn ủy thác địa phương.
Tính đến ngày 31/12/2021 vẫn còn 253.700 khách hàng đang vay vốn NHCSXH để phát triển sản xuất, kinh doanh, cải thiện đời sống với dư nợ đạt 11.786 tỷ đồng, tỉ lệ tăng trưởng dư nợ đạt 15,9%. Nợ quá hạn và nợ khoanh chỉ chiếm tỉ lệ 0,027% trên tổng dư nợ. Với kết quả hoạt động xuất sắc, chi nhánh NHCSXH TP. Hà Nội tiếp tục được Tổng Giám đốc NHCSXH khen thưởng là đơn vị xuất sắc nhất hệ thống NHCSXH năm 2021.
Những túi quà Tết mang đến cho bà con thêm vui. Ảnh: VGP/Ngọc Hải
Chi nhánh NHCSXH Hà Nội cũng đã đề xuất nguồn vốn ủy thác cần bổ sung và dự toán cấp bù kinh phí quản lý, hỗ trợ kinh phí hoạt động năm 2022 và giai đoạn 2022-2024. Theo đó, dự toán nguồn vốn đề nghị ngân sách Thành phố bổ sung năm 2022 là 900 tỷ đồng; nguồn vốn đề nghị bổ sung giai đoạn 2022-2024 là 2.700 tỷ đồng (bình quân mỗi năm chuyển bổ sung 900 tỷ đồng). Nếu được phê duyệt, đây sẽ là nguồn lực lớn góp phần hỗ trợ người nghèo và đối tượng chính sách có thêm niềm tin và động lực tiếp tục khắc phục khó khăn do dịch tình hình dịch COVID-19 khôi phục và phát triển sản xuất, kinh doanh trong trạng thái bình thường mới.
Năm 2021, Công đoàn cơ sở chi nhánh NHCSXH TP. Hà Nội đã thực hiện tốt công tác an sinh xã hội với tổng số gần 4 tỷ đồng nhằm hỗ trợ các bệnh viện, trung tâm y tế, các địa phương trên địa bàn Hà Nội thực hiện công tác phòng chống dịch COVID-19; ủng hộ Quỹ vaccine phòng chống dịch COVID-19; ủng hộ kinh phí xây dựng cầu dân sinh tại huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng; tặng quà mẹ Việt nam Anh hùng nhân dịp 27/7...
Ngọc Hải | Xuân ấm tình người
Giữa đợt rét thấu thịt da, những túi quà Tết mang tình cảm của cán bộ, người lao động Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) TP. Hà Nội và những cán bộ dân cử đã đưa làn gió ấm của mùa Xuân sớm của tình người về với những hộ nghèo, gia đình có công với cách mạng ở 2 xã Đông Quang và Ba Trại (Hà Nội).
Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai trao quà Tết cho các hộ nghèo và gia đình chính sách tại huyện Ba Vì. Ảnh: VGP/Ngọc Hải
Theo chương trình đoàn công tác trao quà Tết, do Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Hà Nội phối hợp cùng chi nhánh NHCSXH Thành phố tổ chức, chúng tôi về Ba Vì giữa tiết trời mưa ẩm và rét ngọt tăng cường cuối Đông.
Giữa đợt rét thấu thịt da, những túi quà Tết mang tình cảm của cán bộ, người lao động NHCSXH và những cán bộ dân cử đã đưa làn gió ấm của mùa Xuân sớm của tình người về với những hộ nghèo, gia đình có công với cách mạng ở 2 xã Đông Quang và Ba Trại, và càng tô đậm thêm nét nhân văn của một ngân hàng dành cả trí lực, tình cảm cho công cuộc giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới của thủ đô - chi nhánh NHCSXH Hà Nội.
Cũng như nhiều người dân của thôn 7, xã Ba Trại, mặc dù trời mưa rét, nhưng chị Nguyễn Thị Dung đến trụ sở UBND xã từ sớm để nhận phần quà Tết mà NHCSXH trao tặng.
Chị Dung bị bệnh tim bẩm sinh từ bé, nhưng đến khi sinh 2 con, bệnh phát nặng phải đi bệnh viện chị mới biết. Nhà có hơn sào đất, song vì bệnh không còn khả năng lao động nặng, cuộc sống của 3 mẹ con chị phần lớn dựa vào khoản tiền trợ cấp người khuyết tật và thu nhập từ làm thêm vài việc vặt. Chị Dung tâm sự, nếu không có sự giúp đỡ của bên ngoại, chị không thể chèo chống nổi gia đình khi một cháu đang học cao đẳng, một cháu đang học lớp 10.
Ngồi trong hội trường, thi thoảng chị Dung lại nâng cánh tay với màu da chuyển tím của người bị tim lâu ngày chấm những giọt nước mắt xúc động. Túi quà trị giá 300.000 đồng, cùng khoản tiền mặt 1 triệu đồng không chỉ giúp chị có một cái Tết đủ đầy, mà còn có tiền mua thêm thuốc tim, thuốc bổ.
Còn hoàn cảnh của chị Nguyễn Thị Tình ở thôn Quang Húc, xã Đồng Quang lại khác. Túi quà Tết mà NHCSXH trao tặng mang ý nghĩa động viên tinh thần lớn khi người chồng vừa mất vì bệnh hiểm nghèo để lại 2 con còn nhỏ.
Ông Nguyễn Văn Lân, Trưởng thôn Quang Húc cho biết, chị Tình là người tảo tần, trước chợ búa mưu sinh nên kinh tế cũng tạm ổn. Chị là người sống nhiệt tâm, tích cực tham gia công tác xã hội, đã hơn chục lần hiến máu nhân đạo. Song, khi người chồng bạo bệnh, tài sản cũng cuốn theo, gia đình chị trở thành hộ nghèo duy nhất trong thôn Quang Húc. Tài sản duy nhất của gia đình chị là căn nhà cũ xiêu vẹo. Mặc dù năm 2017 thôn đã vận động chị Tình vay vốn cải tạo nhà, nhưng chị sợ không có nguồn trả nên vẫn ở đến tận bây giờ. Cuộc sống 3 mẹ con trông cả vào việc chị đi may thuê cho tiệm may. Làng xóm thương mỗi người một chút đóng góp hỗ trợ, nay lại có món quà từ NHCSXH, Tết Nhâm Dần này chị sẽ đủ đầy bên các con.
Còn với gia đình chị Nguyễn Thị Lan ở thôn Cao Cương, NHCSXH mang đến cho chị niềm vui "kép" khi chị vừa được ra khỏi danh sách hộ nghèo, chuyển lên hộ cận nghèo sau một hành trình vay vốn NHCSXH (50 triệu đồng chương trình hộ nghèo, 12 triệu đồng chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn) cải tạo chuồng trại nuôi lợn nái và chăn bò. Và nay, túi quà Tết giúp chị có thêm tự tin bước vào một hành trình phát triển kinh tế mới hướng tới thoát nghèo bền vững.
120 túi quà Tết cũng là 120 niềm vui của những người dân nghèo huyện Ba Vì trong ngày Tết cận kề.
Phó Tổng Giám đốc, kiêm Giám đốc chi nhánh NHCSXH Hà Nội Lê Thị Đức Hạnh tặng quà Tết cho chị Nguyễn Thị Dung, các hộ nghèo và gia đình chính sách. Ảnh: VGP/Ngọc Hải
Bà Phạm Thị Thanh Mai, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội cho biết, chương trình trao quà Tết phối kết hợp giữa 2 đơn vị đặc biệt có ý nghĩa trong một năm khó khăn chưa bao giờ có tiền lệ của cả nước cũng như Hà Nội. Thậm chí có những giai đoạn Thành phố buộc phải hy sinh nhiệm vụ phát triển kinh tế để tập trung vào công tác chăm lo, bảo vệ sức khỏe người dân, vì vậy cũng đã ảnh hưởng đến đời sống người dân và sự phát triển kinh tế Thủ đô. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của từng người dân và cả hệ thống chính trị, năm 2021 Hà Nội là một trong số ít các tỉnh, thành phố có tăng trưởng kinh tế dương: GDP đạt 2,92% và thu ngân sách vẫn vượt dự toán 12,3%, đạt trên 264.000 tỷ đồng. Đây cũng là nền tảng để Hà Nội tiếp tục đi đầu cả nước trong công tác an sinh xã hội.
"Quan điểm của Hà Nội là càng khó khăn càng phải chăm lo tốt cho người nghèo, đảm bảo tốt công tác an sinh xã hội", bà Mai cho biết.
Hà Nội cũng kết nối các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội đồng hành cùng chính quyền Thành phố chăm lo Tết cho người nghèo để nhà nhà, người người có Tết, không ai bị bỏ lại phía sau, như chương trình mà Đoàn ĐBQH Hà Nội kết hợp với chi nhánh NHCSXH Thành phố đợt này.
Cũng với tinh thần càng khó khăn càng phải có trách nhiệm chăm lo đến công tác an sinh xã hội, trong năm 2021, Hà Nội đã ủy thác thêm 500 tỷ đồng chuyển sang NHCSXH để cho vay phục hồi sản xuất, khắc phục ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. NHCSXH đã kịp thời triển khai cho vay với doanh số đạt 549 tỷ đồng, đưa tổng dư nợ cho vay chương trình này đến 31/12/2021 là 1.150 tỷ đồng, với 24.496 khách hàng đang vay vốn là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đối tượng chính sách khác gặp khó khăn do COVID-19 có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn để phục hồi sản xuất, kinh doanh...
Đặc biệt, với vai trò là cánh tay nối dài của Chính phủ hỗ trợ người nghèo và đối tượng chính sách thông qua các chương trình tín dụng ưu đãi, gần 20 năm qua chi nhánh TP. Hà Nội đã trở thành trụ cột giúp Thủ đô thực hiện giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội thông qua các chương trình giải quyết việc làm, tạo sinh kế, nâng cao chất lượng sống cho nhân dân, nhất là trong giai đoạn dịch COVID-19 vừa qua.
Năm 2021, chi nhánh đã cho vay 117.300 lượt khách hàng với doanh số cho vay đạt 5.045 tỷ đồng, bằng 106% so với doanh số cho vay năm 2020, trong đó có 3.000 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, 79.000 lượt khách hàng vay vốn chương trình giải quyết việc làm, góp phần thu hút, tạo việc làm cho 87.000 lao động, góp phần hoàn thành 54% kế hoạch giải quyết việc làm của Hà Nội năm 2021 (trong đó, riêng nguồn ủy thác Thành phố cho vay trên 49.400 lượt khách hàng, góp phần thu hút, tạo việc làm cho gần 54.400 lao động); cho vay 157 lượt người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho 38.020 lượt người lao động do ảnh hưởng của dịch COVID-19; 105 khách hàng vay vốn để mua nhà ở xã hội; trên 34.500 hộ gia đình vay vốn để xây mới, cải tạo trên 69.000 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn... Chi nhánh NHCSXH Thành phố triển khai giảm lãi theo Quyết định số 1990/QĐ-TTg đối với 963.835 lượt món vay với tổng số lãi được giảm là 22,8 tỷ đồng.
Riêng nguồn vốn ủy thác địa phương từ Thành phố và các quận, huyện thị xã, trong năm 2021, doanh số cho vay đạt 2.753 tỷ đồng với 56.110 lượt khách hàng được vay vốn. Dư nợ đến 31.12.2021 đạt 5.301 tỷ đồng với 117.591 khách hàng đang vay, tăng 1.310 tỷ đồng (tăng 33%) so với đầu năm. Nợ quá hạn là 0,7 tỷ đồng, chiếm tỉ lệ 0,01% tổng dư nợ nguồn ủy thác địa phương.
Tính đến ngày 31/12/2021 vẫn còn 253.700 khách hàng đang vay vốn NHCSXH để phát triển sản xuất, kinh doanh, cải thiện đời sống với dư nợ đạt 11.786 tỷ đồng, tỉ lệ tăng trưởng dư nợ đạt 15,9%. Nợ quá hạn và nợ khoanh chỉ chiếm tỉ lệ 0,027% trên tổng dư nợ. Với kết quả hoạt động xuất sắc, chi nhánh NHCSXH TP. Hà Nội tiếp tục được Tổng Giám đốc NHCSXH khen thưởng là đơn vị xuất sắc nhất hệ thống NHCSXH năm 2021.
Những túi quà Tết mang đến cho bà con thêm vui. Ảnh: VGP/Ngọc Hải
Chi nhánh NHCSXH Hà Nội cũng đã đề xuất nguồn vốn ủy thác cần bổ sung và dự toán cấp bù kinh phí quản lý, hỗ trợ kinh phí hoạt động năm 2022 và giai đoạn 2022-2024. Theo đó, dự toán nguồn vốn đề nghị ngân sách Thành phố bổ sung năm 2022 là 900 tỷ đồng; nguồn vốn đề nghị bổ sung giai đoạn 2022-2024 là 2.700 tỷ đồng (bình quân mỗi năm chuyển bổ sung 900 tỷ đồng). Nếu được phê duyệt, đây sẽ là nguồn lực lớn góp phần hỗ trợ người nghèo và đối tượng chính sách có thêm niềm tin và động lực tiếp tục khắc phục khó khăn do dịch tình hình dịch COVID-19 khôi phục và phát triển sản xuất, kinh doanh trong trạng thái bình thường mới.
Năm 2021, Công đoàn cơ sở chi nhánh NHCSXH TP. Hà Nội đã thực hiện tốt công tác an sinh xã hội với tổng số gần 4 tỷ đồng nhằm hỗ trợ các bệnh viện, trung tâm y tế, các địa phương trên địa bàn Hà Nội thực hiện công tác phòng chống dịch COVID-19; ủng hộ Quỹ vaccine phòng chống dịch COVID-19; ủng hộ kinh phí xây dựng cầu dân sinh tại huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng; tặng quà mẹ Việt nam Anh hùng nhân dịp 27/7...
Ngọc Hải | |
TPHCM: Ông Nguyễn Văn Cưng đã được nhận gói hỗ trợ hộ nghèo | Gia đình bà Phương Hà ở ấp Xóm Thuốc, xã An Phú, huyện Củ Chi, TPHCM. Bố của bà là cựu chiến binh, bị tai biến 2 lần, mất khả năng lao động. Mẹ của bà Hà cũng bị bệnh xương khớp nặng, mất khả năng lao động. Em gái làm công nhân may, hiện thất nghiệp. Em trai của bà Hà đi bộ đội, đang tham gia chống dịch tại Quận 8. | Bà Hà là nhân viên công ty chế biến thủy sản ở tỉnh Tiền Giang và đã lập gia đình. Bố mẹ của bà Hà đang gặp khó khăn, không đủ tiền mua thuốc, đóng tiền điện mỗi tháng. Bà Hà cũng không đủ khả năng hỗ trợ cho bố mẹ mỗi tháng do ảnh hưởng của dịch.
Gia đình bà Hà ở TPHCM có liên hệ UBND xã để hỏi về tiền hỗ trợ, cán bộ xã trả lời do gia đình bà có nhà ở nên không thuộc diện trợ cấp (nhà ba mẹ bà thuộc nhà cấp 4).
Bà Hà đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét hỗ trợ bố mẹ của bà trong thời gian khó khăn này.
Về vấn đề này, UBND xã An Phú, huyện Củ Chi, TPHCM đã tiến hành làm việc xác minh và thông báo kết quả như sau:
Bà Phương Hà hiện cư trú tại tỉnh Tiền Giang, tổ công tác không thể lấy ý kiến của bà Hà được.
Riêng thông tin bà Hà yêu cầu hỗ trợ cho cha của bà là ông Nguyễn Văn Cưng, bà đề nghị được hưởng hỗ trợ do dịch bệnh COVID-19. Ông Nguyễn Văn Cưng gia đình thuộc hộ nghèo, hộ ông Cưng đã được hưởng gói hỗ trợ của hộ nghèo và đã được tặng 4 lần quà, đồng thời Đảng ủy, UBND xã An Phú đã đến thăm hỏi và động viên gia đình có con em làm công tác tuyến đầu phòng chống dịch, tặng 2 lần quà cho gia đình ông.
Chinhphu.vn | TPHCM: Ông Nguyễn Văn Cưng đã được nhận gói hỗ trợ hộ nghèo
Gia đình bà Phương Hà ở ấp Xóm Thuốc, xã An Phú, huyện Củ Chi, TPHCM. Bố của bà là cựu chiến binh, bị tai biến 2 lần, mất khả năng lao động. Mẹ của bà Hà cũng bị bệnh xương khớp nặng, mất khả năng lao động. Em gái làm công nhân may, hiện thất nghiệp. Em trai của bà Hà đi bộ đội, đang tham gia chống dịch tại Quận 8.
Bà Hà là nhân viên công ty chế biến thủy sản ở tỉnh Tiền Giang và đã lập gia đình. Bố mẹ của bà Hà đang gặp khó khăn, không đủ tiền mua thuốc, đóng tiền điện mỗi tháng. Bà Hà cũng không đủ khả năng hỗ trợ cho bố mẹ mỗi tháng do ảnh hưởng của dịch.
Gia đình bà Hà ở TPHCM có liên hệ UBND xã để hỏi về tiền hỗ trợ, cán bộ xã trả lời do gia đình bà có nhà ở nên không thuộc diện trợ cấp (nhà ba mẹ bà thuộc nhà cấp 4).
Bà Hà đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét hỗ trợ bố mẹ của bà trong thời gian khó khăn này.
Về vấn đề này, UBND xã An Phú, huyện Củ Chi, TPHCM đã tiến hành làm việc xác minh và thông báo kết quả như sau:
Bà Phương Hà hiện cư trú tại tỉnh Tiền Giang, tổ công tác không thể lấy ý kiến của bà Hà được.
Riêng thông tin bà Hà yêu cầu hỗ trợ cho cha của bà là ông Nguyễn Văn Cưng, bà đề nghị được hưởng hỗ trợ do dịch bệnh COVID-19. Ông Nguyễn Văn Cưng gia đình thuộc hộ nghèo, hộ ông Cưng đã được hưởng gói hỗ trợ của hộ nghèo và đã được tặng 4 lần quà, đồng thời Đảng ủy, UBND xã An Phú đã đến thăm hỏi và động viên gia đình có con em làm công tác tuyến đầu phòng chống dịch, tặng 2 lần quà cho gia đình ông.
Chinhphu.vn | |
Đề xuất bổ sung 37 nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm | Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất Danh mục bổ sung nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm gồm 51 nghề, công việc thuộc 3 lĩnh vực: Xây dựng, vận tải, thương binh và xã hội. |
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất bổ sung 37 nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và 14 nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang dự thảo Thông tư ban hành Danh mục bổ sung nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
37 nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Tại dự thảo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội bổ sung 37 nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm gồm: Lắp dựng, tháo dỡ ván khuôn, hệ ván khuôn, giàn giáo công trình; lắp dựng thiết bị, cấu kiện, kết cấu thép, bê tông đúc sẵn, tấm tường, tấm sàn, tấm mái công trình; gia công, lắp dựng cốt thép công trình; thi công sơn, bả, chống thấm bề mặt công trình cao trên 6m; thi công đào, xúc đất, đá, cát công trình hở; giao nhận hàng hóa đầu cần ở các bến cảng; lái xe chở tổng đoạn tàu thủy, có trọng tải từ 50 tấn trở lên; sửa chữa điện trong Nhà máy đóng tàu; vận hành máy cắt CNC trong Nhà máy đóng tàu; nhân viên tư vấn Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111; giáo viên trực tiếp can thiệp, dạy văn hóa, dạy nghề, hỗ trợ đối với người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng; sản xuất, lắp ráp dụng cụ chỉnh hình...
14 nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
14 nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm gồm: Gia công, lắp dựng cốt thép trong hầm, ngầm; lắp dựng, tháo dỡ ván khuôn, hệ ván khuôn, hệ khung đỡ ván khuôn, đường trượt, đường goòng ... công trình hầm, ngầm; lắp đặt, sửa chữa hệ thống điện trong công trình hầm, ngầm; xây gạch, đá, trát, ốp, lát trong công trình hầm, ngầm; khoan tạo lỗ neo, lắp đặt thanh neo thép, lắp dựng lưới thép, gia cố hầm, ngầm; vận hành cần trục bánh lốp, bánh xích...
Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.
Tuệ Văn
Tham khảo thêmĐề nghị bổ sung hàng chục công việc vào Danh mục nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cho lĩnh vực xây dựng | Đề xuất bổ sung 37 nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất Danh mục bổ sung nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm gồm 51 nghề, công việc thuộc 3 lĩnh vực: Xây dựng, vận tải, thương binh và xã hội.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất bổ sung 37 nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và 14 nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang dự thảo Thông tư ban hành Danh mục bổ sung nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
37 nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Tại dự thảo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội bổ sung 37 nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm gồm: Lắp dựng, tháo dỡ ván khuôn, hệ ván khuôn, giàn giáo công trình; lắp dựng thiết bị, cấu kiện, kết cấu thép, bê tông đúc sẵn, tấm tường, tấm sàn, tấm mái công trình; gia công, lắp dựng cốt thép công trình; thi công sơn, bả, chống thấm bề mặt công trình cao trên 6m; thi công đào, xúc đất, đá, cát công trình hở; giao nhận hàng hóa đầu cần ở các bến cảng; lái xe chở tổng đoạn tàu thủy, có trọng tải từ 50 tấn trở lên; sửa chữa điện trong Nhà máy đóng tàu; vận hành máy cắt CNC trong Nhà máy đóng tàu; nhân viên tư vấn Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111; giáo viên trực tiếp can thiệp, dạy văn hóa, dạy nghề, hỗ trợ đối với người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng; sản xuất, lắp ráp dụng cụ chỉnh hình...
14 nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
14 nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm gồm: Gia công, lắp dựng cốt thép trong hầm, ngầm; lắp dựng, tháo dỡ ván khuôn, hệ ván khuôn, hệ khung đỡ ván khuôn, đường trượt, đường goòng ... công trình hầm, ngầm; lắp đặt, sửa chữa hệ thống điện trong công trình hầm, ngầm; xây gạch, đá, trát, ốp, lát trong công trình hầm, ngầm; khoan tạo lỗ neo, lắp đặt thanh neo thép, lắp dựng lưới thép, gia cố hầm, ngầm; vận hành cần trục bánh lốp, bánh xích...
Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.
Tuệ Văn
Tham khảo thêmĐề nghị bổ sung hàng chục công việc vào Danh mục nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cho lĩnh vực xây dựng | |
Bến Tre: Không để phát triển mới các cơ sở sản xuất than thiêu kết không đảm bảo xử lý chất thải đạt quy chuẩn | Thời gian qua, sản xuất than thiêu kết đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế của Bến Tre, giải quyết được nguồn nguyên liệu gáo dừa trong chuỗi giá trị cây dừa, tạo sản phẩm, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương. Tuy nhiên, khí thải trong quá trình sản xuất than không được chủ sản xuất quan tâm xử lý hoặc xử lý không đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường dẫn đến ô nhiễm không khí xung quanh, ảnh hưởng sức khỏe người dân. |
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Minh Cảnh kiểm tra hoạt động các cơ sở sản xuất than thiêu kết ở huyện Giồng Trôm - Ảnh: bentre.gov.vn
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, hiện nay trên địa bàn tỉnh có tổng cộng 46 cơ sở sản xuất than: Huyện Giồng Trôm có 41 cơ sở với 395 lò đốt, công suất hoạt động bình quân khoảng 2,5 - 3,5 tấn than/lò/tuần; huyện Bình Đại có 4 cơ sở và huyện Châu Thành có 1 có cơ sở. Hầu hết các cơ sở đang hoạt động sử dụng đất không đúng mục đích. Các cơ sở có hệ thống xử lý khói thải lò than, nhưng các hệ thống đã xuống cấp và chưa xử lý hiệu quả khí thải phát sinh.
Hiện nay, một số cơ sở đã thực hiện cải tiến lại hệ thống xử lý khói thải. Tuy nhiên, qua kết quả khảo sát và đo mẫu nhanh ngày 6/7/2023, tại 2 cơ sở đang vận hành hệ thống xử lý khí cải tiến tại xã Phong Nẫm và 02 cơ sở có vận hành hệ thống xử lý cũ cho thấy hàm lượng CO trong khí thải các lò than đều >11.400 mg/Nm3 (cao hơn so với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ, CO < 1.000 mg/Nm3).
Để giải quyết cơ bản vấn đề ô nhiễm do hoạt động sản xuất than thiêu kết, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố, các đơn vị có liên quan phối hợp triển khai thực hiện nhiều mô hình nghiên cứu ứng dụng xử lý khí thải từ hoạt động than thiêu kết.
Đồng thời, từ năm 2019 đến nay, công tác quản lý nhà nước đã được thực hiện chặt chẽ hơn, không để phát sinh mới cơ sở sản xuất than thiêu kết không đủ điều kiện về đất đai, môi trường. Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất than thiêu kết vẫn gây ô nhiễm môi trường, bức xúc trong nhân dân, nguyên nhân do chủ cơ sở không vận hành thường xuyên hệ thống xử lý, các mô hình công nghệ trước nay không xử lý triệt để khí thải từ các lò đốt theo hình thức thủ công, truyền thống; riêng mô hình công nghệ mới lò đốt than tiên tiến cho thấy kết quả khả quan trong xử lý khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường (mô hình ở xã Mỹ Hòa, huyện Ba Tri) nhưng chi phí đầu tư ban đầu khá lớn. Vì vậy, nhằm giải quyết tốt tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất than thiêu kết trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành tỉnh và UBND các huyện, thành phố có liên quan thực hiện tốt một số nội dung.
Cụ thể, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật, vận động các cơ sở sản xuất than thiêu kết đầu tư công nghệ sản xuất, xử lý khí thải tiên tiến, vận hành thường xuyên công trình xử lý chất thải trong quá trình hoạt động sản xuất, nhằm giảm thiểu phát sinh khí thải gây ô nhiễm môi trường. Đến hết năm 2023, tất cả các cơ sở than thiêu kết đang hoạt động trên địa bàn tỉnh không xử lý khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường phải hoàn thành đầu tư, thay đổi công nghệ sản xuất, xử lý khí thải đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi thải ra môi trường; đối với các cơ sở không xử lý khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, không phù hợp quy hoạch sử dụng đất, sau năm 2023 phải chuyển đổi nghề nghiệp hoặc di dời đến khu vực phù hợp và phải đảm bảo đúng theo quy định.
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với đơn vị có liên quan theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quản lý nhà nước về đất đai, bảo vệ môi trường theo phân công, phân cấp của quy định pháp luật và theo Quyết định số 05/2019/QĐ-UBND ngày 21 tháng 01 năm 2019 của UBND tỉnh về ban hành quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Hỗ trợ UBND các huyện, thành phố về công tác chuyên môn, tăng cường thanh tra, kiểm tra về đất đai, bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất than thiêu kết, có biện pháp xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật theo quy định.
Chú trọng đầu tư, nâng cao năng lực của Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường (đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường) đủ điều kiện thực hiện quan trắc khí thải theo quy định phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất than thiêu kết trên địa bàn tỉnh.
Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị có liên quan tiếp tục nghiên cứu, chuyển giao, nhân rộng áp dụng công nghệ kỹ thuật, mô hình sản xuất phù hợp, công nghệ xử lý khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường cho các cơ sở sản xuất than thiêu kết. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ các chủ cơ sở sản xuất than thiêu kết tiếp cận các chính sách hỗ trợ để đầu tư ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến trong sản xuất, xử lý chất thải, không gây ô nhiễm môi trường.
Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức kêu gọi các nhà đầu tư lớn, có đủ năng lực đầu tư công nghệ tiên tiến, hiện đại trong sản xuất, không gây ô nhiễm môi trường để tiếp tục duy trì, phát triển ngành sản xuất than thiêu kết từ gáo dừa, tạo sản phẩm có giá trị, thay thế các cơ sở nhỏ lẻ không đảm bảo vấn đề môi trường.
Trong quá trình cấp giấy phép kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp chặt chẽ các ngành liên quan trong hướng dẫn, thực hiện các thủ tục, hồ sơ đầu tư cho doanh nghiệp trước khi đi vào hoạt động, trong đó cần phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Sở Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và các đơn vị liên quan hướng dẫn, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp đối với các cơ sở sản xuất than thiêu kết không đủ điều kiện hoạt động theo quy định.
Công an tỉnh tăng cường phối hợp các sở, ban, ngành liên quan và UBND cấp huyện, cấp xã theo dõi tình hình hoạt động của các cơ sở sản xuất than thiêu kết; kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm về xả thải gây ô nhiễm môi trường
UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, môi trường theo thẩm quyền; không để phát triển mới các cơ sở sản xuất than thiêu kết không đảm bảo xử lý chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường và không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất. Yêu cầu các cơ sở sản xuất than thiêu kết phải có cam kết thực hiện đúng lộ trình: Đến hết năm 2023 phải hoàn thành công trình xử lý khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, sử dụng đất đúng mục đích hoặc di dời đến khu vực phù hợp theo quy định. Đồng thời, từ nay đến cuối năm 2023, các cơ sở đang hoạt động phải cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng môi trường.
Lập kế hoạch phát triển ngành sản xuất than thiêu kết, có định hướng phương án di dời, chuyển đổi ngành nghề đối với trường hợp buộc ngưng hoạt động. Rà soát, đánh giá, phân loại các cơ sở sản xuất than thiêu kết trên địa bàn huyện đảm bảo tuân thủ đúng các quy định pháp luật để xem xét bổ sung vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Đồng thời chuẩn bị cơ sở hạ tầng, đất đai để khuyến khích, tạo điều kiện cho các cơ sở có nhu cầu di dời đến địa điểm mới.
Nhật Thy | Bến Tre: Không để phát triển mới các cơ sở sản xuất than thiêu kết không đảm bảo xử lý chất thải đạt quy chuẩn
Thời gian qua, sản xuất than thiêu kết đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế của Bến Tre, giải quyết được nguồn nguyên liệu gáo dừa trong chuỗi giá trị cây dừa, tạo sản phẩm, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương. Tuy nhiên, khí thải trong quá trình sản xuất than không được chủ sản xuất quan tâm xử lý hoặc xử lý không đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường dẫn đến ô nhiễm không khí xung quanh, ảnh hưởng sức khỏe người dân.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Minh Cảnh kiểm tra hoạt động các cơ sở sản xuất than thiêu kết ở huyện Giồng Trôm - Ảnh: bentre.gov.vn
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, hiện nay trên địa bàn tỉnh có tổng cộng 46 cơ sở sản xuất than: Huyện Giồng Trôm có 41 cơ sở với 395 lò đốt, công suất hoạt động bình quân khoảng 2,5 - 3,5 tấn than/lò/tuần; huyện Bình Đại có 4 cơ sở và huyện Châu Thành có 1 có cơ sở. Hầu hết các cơ sở đang hoạt động sử dụng đất không đúng mục đích. Các cơ sở có hệ thống xử lý khói thải lò than, nhưng các hệ thống đã xuống cấp và chưa xử lý hiệu quả khí thải phát sinh.
Hiện nay, một số cơ sở đã thực hiện cải tiến lại hệ thống xử lý khói thải. Tuy nhiên, qua kết quả khảo sát và đo mẫu nhanh ngày 6/7/2023, tại 2 cơ sở đang vận hành hệ thống xử lý khí cải tiến tại xã Phong Nẫm và 02 cơ sở có vận hành hệ thống xử lý cũ cho thấy hàm lượng CO trong khí thải các lò than đều >11.400 mg/Nm3 (cao hơn so với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ, CO < 1.000 mg/Nm3).
Để giải quyết cơ bản vấn đề ô nhiễm do hoạt động sản xuất than thiêu kết, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố, các đơn vị có liên quan phối hợp triển khai thực hiện nhiều mô hình nghiên cứu ứng dụng xử lý khí thải từ hoạt động than thiêu kết.
Đồng thời, từ năm 2019 đến nay, công tác quản lý nhà nước đã được thực hiện chặt chẽ hơn, không để phát sinh mới cơ sở sản xuất than thiêu kết không đủ điều kiện về đất đai, môi trường. Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất than thiêu kết vẫn gây ô nhiễm môi trường, bức xúc trong nhân dân, nguyên nhân do chủ cơ sở không vận hành thường xuyên hệ thống xử lý, các mô hình công nghệ trước nay không xử lý triệt để khí thải từ các lò đốt theo hình thức thủ công, truyền thống; riêng mô hình công nghệ mới lò đốt than tiên tiến cho thấy kết quả khả quan trong xử lý khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường (mô hình ở xã Mỹ Hòa, huyện Ba Tri) nhưng chi phí đầu tư ban đầu khá lớn. Vì vậy, nhằm giải quyết tốt tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất than thiêu kết trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành tỉnh và UBND các huyện, thành phố có liên quan thực hiện tốt một số nội dung.
Cụ thể, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật, vận động các cơ sở sản xuất than thiêu kết đầu tư công nghệ sản xuất, xử lý khí thải tiên tiến, vận hành thường xuyên công trình xử lý chất thải trong quá trình hoạt động sản xuất, nhằm giảm thiểu phát sinh khí thải gây ô nhiễm môi trường. Đến hết năm 2023, tất cả các cơ sở than thiêu kết đang hoạt động trên địa bàn tỉnh không xử lý khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường phải hoàn thành đầu tư, thay đổi công nghệ sản xuất, xử lý khí thải đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi thải ra môi trường; đối với các cơ sở không xử lý khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, không phù hợp quy hoạch sử dụng đất, sau năm 2023 phải chuyển đổi nghề nghiệp hoặc di dời đến khu vực phù hợp và phải đảm bảo đúng theo quy định.
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với đơn vị có liên quan theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quản lý nhà nước về đất đai, bảo vệ môi trường theo phân công, phân cấp của quy định pháp luật và theo Quyết định số 05/2019/QĐ-UBND ngày 21 tháng 01 năm 2019 của UBND tỉnh về ban hành quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Hỗ trợ UBND các huyện, thành phố về công tác chuyên môn, tăng cường thanh tra, kiểm tra về đất đai, bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất than thiêu kết, có biện pháp xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật theo quy định.
Chú trọng đầu tư, nâng cao năng lực của Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường (đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường) đủ điều kiện thực hiện quan trắc khí thải theo quy định phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất than thiêu kết trên địa bàn tỉnh.
Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị có liên quan tiếp tục nghiên cứu, chuyển giao, nhân rộng áp dụng công nghệ kỹ thuật, mô hình sản xuất phù hợp, công nghệ xử lý khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường cho các cơ sở sản xuất than thiêu kết. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ các chủ cơ sở sản xuất than thiêu kết tiếp cận các chính sách hỗ trợ để đầu tư ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến trong sản xuất, xử lý chất thải, không gây ô nhiễm môi trường.
Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức kêu gọi các nhà đầu tư lớn, có đủ năng lực đầu tư công nghệ tiên tiến, hiện đại trong sản xuất, không gây ô nhiễm môi trường để tiếp tục duy trì, phát triển ngành sản xuất than thiêu kết từ gáo dừa, tạo sản phẩm có giá trị, thay thế các cơ sở nhỏ lẻ không đảm bảo vấn đề môi trường.
Trong quá trình cấp giấy phép kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp chặt chẽ các ngành liên quan trong hướng dẫn, thực hiện các thủ tục, hồ sơ đầu tư cho doanh nghiệp trước khi đi vào hoạt động, trong đó cần phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Sở Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và các đơn vị liên quan hướng dẫn, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp đối với các cơ sở sản xuất than thiêu kết không đủ điều kiện hoạt động theo quy định.
Công an tỉnh tăng cường phối hợp các sở, ban, ngành liên quan và UBND cấp huyện, cấp xã theo dõi tình hình hoạt động của các cơ sở sản xuất than thiêu kết; kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm về xả thải gây ô nhiễm môi trường
UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, môi trường theo thẩm quyền; không để phát triển mới các cơ sở sản xuất than thiêu kết không đảm bảo xử lý chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường và không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất. Yêu cầu các cơ sở sản xuất than thiêu kết phải có cam kết thực hiện đúng lộ trình: Đến hết năm 2023 phải hoàn thành công trình xử lý khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, sử dụng đất đúng mục đích hoặc di dời đến khu vực phù hợp theo quy định. Đồng thời, từ nay đến cuối năm 2023, các cơ sở đang hoạt động phải cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng môi trường.
Lập kế hoạch phát triển ngành sản xuất than thiêu kết, có định hướng phương án di dời, chuyển đổi ngành nghề đối với trường hợp buộc ngưng hoạt động. Rà soát, đánh giá, phân loại các cơ sở sản xuất than thiêu kết trên địa bàn huyện đảm bảo tuân thủ đúng các quy định pháp luật để xem xét bổ sung vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Đồng thời chuẩn bị cơ sở hạ tầng, đất đai để khuyến khích, tạo điều kiện cho các cơ sở có nhu cầu di dời đến địa điểm mới.
Nhật Thy | |
Bộ Quốc phòng trả lời kiến nghị mở rộng diện tạm hoãn nghĩa vụ quân sự với người học trung cấp, đào tạo nghề | Bộ Quốc phòng trả lời kiến nghị của cử tri về mở rộng diện tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. | bonewsrelation eonewsrelation Fri Oct 07 2022 09:59:58 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Fri Oct 07 2022 09:59:58 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Fri Oct 07 2022 10:04:39 GMT+0700 (Giờ Đông Dương)
Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định diện tạm hoãn nghĩa vụ quân sự đã “thu hẹp hơn so với trước”.
Mở rộng diện tạm hoãn nghĩa vụ quân sự đối với người học trung cấp, học nghề chưa phù hợp với tình hình hiện nay
Bộ Quốc phòng đã có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri TP HCM gửi tới sau Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV.
Theo đó, cử tri TP HCM đề cập việc Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với học sinh, sinh viên đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông, đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.
Theo quy định trên các em nằm trong độ tuổi nghĩa vụ quân sự đang học tại các trường theo hệ trung cấp không được tạm hoãn nhập ngũ trong thời bình. Cử tri kiến nghị trình Quốc hội xem xét, sửa đổi quy định cho phù hợp.
Về nội dung này, Bộ Quốc phòng cho hay, Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định diện tạm hoãn nghĩa vụ quân sự đã “thu hẹp hơn so với trước”.
Mặt khác, để bảo đảm công bằng xã hội, công dân tốt nghiệp cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ kéo dài đến hết 27 tuổi.
Quy định tạm hoãn gọi nhập ngũ với công dân đang đào tạo trình độ cao đẳng, đại học là hoàn toàn phù hợp với đời sống xã hội và nguyện vọng của người dân...
Điều này, cũng tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, cần thiết cho sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa để phát triển đất nước, vừa bảo đảm đủ số lượng, chất lượng nguồn công dân nhập ngũ.
Hiện tại diện tạm hoãn gọi nhập ngũ bình quân trên cả nước đến 56%, riêng TPHCM là 72% so với tổng số thanh niên trong độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ.
Vì vậy, Bộ Quốc phòng cho rằng, nếu mở rộng diện tạm hoãn với những công dân đang học tập chương trình đào tạo trung cấp, đào tạo nghề là chưa phù hợp với tình hình hiện nay.
Tăng hình phạt đối với thanh niên không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ
Trong đó, cử tri TPHCM kiến nghị xem xét, bổ sung quy định tăng mức hình phạt đối với thanh niên không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ.
Trả lời nội dung này, thay mặt Bộ trưởng, Thượng tướng Võ Minh Lương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết, Chính phủ đã ban hành Nghị định 37 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam.
Tại khoản 1 điều 7 điều chỉnh tăng mức xử phạt tiền từ 30-40 triệu đồng với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng (trước đó hành vi này bị phạt từ 1,5-2,5 triệu đồng.
Cùng với đó, bổ sung việc phạt tiền từ 40-50 triệu đồng với hành vi gian dối nhằm trốn tránh thực hiện lệnh gọi nhập ngũ sau khi đã có kết quả khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự đủ điều kiện nhập ngũ theo quy định.
Phạt tiền từ 50-75 triệu đồng với hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ.
Bộ Quốc phòng cũng cho biết, Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
Tuy nhiên, theo Bộ Quốc phòng, quy định như trên chưa mô tả đầy đủ các hành vi “trốn tránh nghĩa vụ quân sự” được quy định tại Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, tạo ra nhiều cách hiểu và vận dụng khác nhau, gây khó khăn trong việc xử lý hình sự với các trường hợp vi phạm.
Do đó, thời gian tới bộ sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất Chính phủ trình Quốc hội xem xét, sửa đổi, bổ sung quy định tại Bộ luật Hình sự để thống nhất, góp phần ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Tham khảo thêmTạm hoãn xét nghĩa vụ quân sự cho thí sinh chờ kết quả trúng tuyển đại học | Bộ Quốc phòng trả lời kiến nghị mở rộng diện tạm hoãn nghĩa vụ quân sự với người học trung cấp, đào tạo nghề
Bộ Quốc phòng trả lời kiến nghị của cử tri về mở rộng diện tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.
bonewsrelation eonewsrelation Fri Oct 07 2022 09:59:58 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Fri Oct 07 2022 09:59:58 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Fri Oct 07 2022 10:04:39 GMT+0700 (Giờ Đông Dương)
Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định diện tạm hoãn nghĩa vụ quân sự đã “thu hẹp hơn so với trước”.
Mở rộng diện tạm hoãn nghĩa vụ quân sự đối với người học trung cấp, học nghề chưa phù hợp với tình hình hiện nay
Bộ Quốc phòng đã có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri TP HCM gửi tới sau Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV.
Theo đó, cử tri TP HCM đề cập việc Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với học sinh, sinh viên đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông, đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.
Theo quy định trên các em nằm trong độ tuổi nghĩa vụ quân sự đang học tại các trường theo hệ trung cấp không được tạm hoãn nhập ngũ trong thời bình. Cử tri kiến nghị trình Quốc hội xem xét, sửa đổi quy định cho phù hợp.
Về nội dung này, Bộ Quốc phòng cho hay, Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định diện tạm hoãn nghĩa vụ quân sự đã “thu hẹp hơn so với trước”.
Mặt khác, để bảo đảm công bằng xã hội, công dân tốt nghiệp cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ kéo dài đến hết 27 tuổi.
Quy định tạm hoãn gọi nhập ngũ với công dân đang đào tạo trình độ cao đẳng, đại học là hoàn toàn phù hợp với đời sống xã hội và nguyện vọng của người dân...
Điều này, cũng tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, cần thiết cho sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa để phát triển đất nước, vừa bảo đảm đủ số lượng, chất lượng nguồn công dân nhập ngũ.
Hiện tại diện tạm hoãn gọi nhập ngũ bình quân trên cả nước đến 56%, riêng TPHCM là 72% so với tổng số thanh niên trong độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ.
Vì vậy, Bộ Quốc phòng cho rằng, nếu mở rộng diện tạm hoãn với những công dân đang học tập chương trình đào tạo trung cấp, đào tạo nghề là chưa phù hợp với tình hình hiện nay.
Tăng hình phạt đối với thanh niên không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ
Trong đó, cử tri TPHCM kiến nghị xem xét, bổ sung quy định tăng mức hình phạt đối với thanh niên không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ.
Trả lời nội dung này, thay mặt Bộ trưởng, Thượng tướng Võ Minh Lương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết, Chính phủ đã ban hành Nghị định 37 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam.
Tại khoản 1 điều 7 điều chỉnh tăng mức xử phạt tiền từ 30-40 triệu đồng với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng (trước đó hành vi này bị phạt từ 1,5-2,5 triệu đồng.
Cùng với đó, bổ sung việc phạt tiền từ 40-50 triệu đồng với hành vi gian dối nhằm trốn tránh thực hiện lệnh gọi nhập ngũ sau khi đã có kết quả khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự đủ điều kiện nhập ngũ theo quy định.
Phạt tiền từ 50-75 triệu đồng với hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ.
Bộ Quốc phòng cũng cho biết, Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
Tuy nhiên, theo Bộ Quốc phòng, quy định như trên chưa mô tả đầy đủ các hành vi “trốn tránh nghĩa vụ quân sự” được quy định tại Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, tạo ra nhiều cách hiểu và vận dụng khác nhau, gây khó khăn trong việc xử lý hình sự với các trường hợp vi phạm.
Do đó, thời gian tới bộ sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất Chính phủ trình Quốc hội xem xét, sửa đổi, bổ sung quy định tại Bộ luật Hình sự để thống nhất, góp phần ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Tham khảo thêmTạm hoãn xét nghĩa vụ quân sự cho thí sinh chờ kết quả trúng tuyển đại học | |
Thưởng Tết Nguyên đán 2021 cao nhất đạt hơn 1 tỷ đồng | Mức thưởng cao nhất dịp tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021 là 1,07 tỷ đồng tại doanh nghiệp dân doanh ở TPHCM. Một số doanh nghiệp khác tại các địa phương: Hà Nội là 400 triệu đồng (doanh nghiệp dân doanh), tại Đà Nẵng là 127 triệu đồng (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), tại Đồng Nai là 600 triệu đồng (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), tại Bình Dương là 497 triệu đồng (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). | Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vừa công bố tình hình lương, thưởng Tết của người lao động năm 2021. Công bố này dựa theo tổng hợp nhanh từ báo cáo của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tình hình tiền lương năm 2020 và kế hoạch thưởng Tết năm 2021 tại 62.640 doanh nghiệp có báo cáo (tương ứng với 4,65 triệu lao động, chiếm 17,9% tổng số lao động làm công hưởng lương trên cả nước), cụ thể:
Ảnh: minh họa
Về tiền thưởng Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, khoảng 55,6% trong tổng số 62.640 doanh nghiệp báo cáo có kế hoạch thưởng Tết mức bình quân gần bằng 1 tháng lương (6,36 triệu đồng/người), bằng 95% so với thưởng dịp Tết Nguyên đán 2020 (6,69 triệu đồng/người).
Trong đó, Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là 5,85 triệu đồng/người; công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước là 6,76 triệu đồng/người; doanh nghiệp dân doanh là 6,05 triệu đồng/người và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 6,99 triệu đồng/người.
Mức thưởng cao nhất dịp tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021 là 1,07 tỷ đồng tại doanh nghiệp dân doanh ở Tp.HCM.
Một số doanh nghiệp khác tại các địa phương như: Hà Nội là 400 triệu đồng (doanh nghiệp dân doanh), tại Đà Nẵng là 127 triệu đồng (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), tại Đồng Nai là 600 triệu đồng (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), tại Bình Dương là 497 triệu đồng (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).
Đối với dịp Tết Dương lịch 2021, khoảng 45,2% trong tổng số 62.640 doanh nghiệp có báo cáo kế hoạch thưởng với mức bình quân là 2,34 triệu đồng/người, tăng 151% so với thưởng dịp Tết Dương lịch 2020 (0,93 triệu đồng/người).
Trong đó, Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là 4,77 triệu đồng/người, tăng 136% so với 2020.
Công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước là 4,82 triệu đồng/người, tăng 230% so với 2020. Doanh nghiệp dân doanh là 2,15 triệu đồng/người, tăng 166% và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 2,33 triệu đồng/người, tăng 165%.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đánh giá, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên tiền thưởng của người lao động giảm so với năm 2019. Đến thời điểm khảo sát vẫn còn khoảng 50% doanh nghiệp chưa có kế hoạch thưởng Tết cho người lao động.
Các doanh nghiệp trả lương, thưởng cho người lao động rất khác nhau tùy theo vị trí công việc, ngành nghề sản xuất, kinh doanh.
Mức tiền lương, tiền thưởng cao chủ yếu tập trung vào các ngành có lợi thế, ít chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 như: tài chính - ngân hàng, hóa mỹ phẩm, điện tử - công nghệ thông tin, y tế, ...
Ngược lại, đối với mức thưởng Tết Dương lịch năm 2021 lại tăng nhiều so với năm 2020 là do nhiều doanh nghiệp hỗ trợ thêm cho người lao động trong bối cảnh đời sống của người lao động chịu ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch COVID-19.
Tại các doanh nghiệp có báo cáo, ngoài tiền thưởng Tết cho người lao động, các doanh nghiệp còn có nhiều hình thức hỗ trợ thiết thực khác cho người lao động như tặng quà Tết, phiếu mua hàng, lì xì, hỗ trợ tiền tàu xe...
Bên cạnh các doanh nghiệp có kết quả sản xuất, kinh doanh tốt, có điều kiện chăm lo đời sống cho người lao động, còn có một số ít doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn dẫn đến nợ lương của người lao động.
Tiền lương giảm 3% so với 2019
Tiền lương bình quân năm 2020 ước đạt 7,54 triệu đồng/tháng, giảm khoảng 3% so với năm 2019 (7,77 triệu đồng/tháng), trong đó: Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là 9,1 triệu đồng/tháng, giảm 2,5% so với năm 2019 (9,34 triệu đồng/tháng). Công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước là 8,08 triệu đồng/tháng, giảm 1,7% so với năm 2019 (8,18 triệu đồng/tháng). Doanh nghiệp dân doanh là 7,13 triệu đồng/tháng, giảm 1,7% so với năm 2019 (7,25 triệu đồng/tháng). Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 8,12 triệu đồng/tháng, giảm 4% so với năm 2019 (8,46 triệu đồng/tháng).
Mức lương cao nhất năm 2020 là 516,06 triệu đồng tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại TPHCM. Một số doanh nghiệp khác tại các địa phương: Hà Nội là 185,14 triệu đồng/tháng (công ty cổ phần có vốn góp chi phối của Nhà nước), tại Đà Nẵng là 263,45 triệu đồng/tháng (doanh nghiệp dân doanh), tại Đồng Nai là 155,05 triệu đồng/tháng (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), tại Bình Dương là 497 triệu đồng/tháng (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).
Đỗ Hương | Thưởng Tết Nguyên đán 2021 cao nhất đạt hơn 1 tỷ đồng
Mức thưởng cao nhất dịp tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021 là 1,07 tỷ đồng tại doanh nghiệp dân doanh ở TPHCM. Một số doanh nghiệp khác tại các địa phương: Hà Nội là 400 triệu đồng (doanh nghiệp dân doanh), tại Đà Nẵng là 127 triệu đồng (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), tại Đồng Nai là 600 triệu đồng (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), tại Bình Dương là 497 triệu đồng (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vừa công bố tình hình lương, thưởng Tết của người lao động năm 2021. Công bố này dựa theo tổng hợp nhanh từ báo cáo của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tình hình tiền lương năm 2020 và kế hoạch thưởng Tết năm 2021 tại 62.640 doanh nghiệp có báo cáo (tương ứng với 4,65 triệu lao động, chiếm 17,9% tổng số lao động làm công hưởng lương trên cả nước), cụ thể:
Ảnh: minh họa
Về tiền thưởng Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, khoảng 55,6% trong tổng số 62.640 doanh nghiệp báo cáo có kế hoạch thưởng Tết mức bình quân gần bằng 1 tháng lương (6,36 triệu đồng/người), bằng 95% so với thưởng dịp Tết Nguyên đán 2020 (6,69 triệu đồng/người).
Trong đó, Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là 5,85 triệu đồng/người; công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước là 6,76 triệu đồng/người; doanh nghiệp dân doanh là 6,05 triệu đồng/người và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 6,99 triệu đồng/người.
Mức thưởng cao nhất dịp tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021 là 1,07 tỷ đồng tại doanh nghiệp dân doanh ở Tp.HCM.
Một số doanh nghiệp khác tại các địa phương như: Hà Nội là 400 triệu đồng (doanh nghiệp dân doanh), tại Đà Nẵng là 127 triệu đồng (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), tại Đồng Nai là 600 triệu đồng (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), tại Bình Dương là 497 triệu đồng (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).
Đối với dịp Tết Dương lịch 2021, khoảng 45,2% trong tổng số 62.640 doanh nghiệp có báo cáo kế hoạch thưởng với mức bình quân là 2,34 triệu đồng/người, tăng 151% so với thưởng dịp Tết Dương lịch 2020 (0,93 triệu đồng/người).
Trong đó, Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là 4,77 triệu đồng/người, tăng 136% so với 2020.
Công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước là 4,82 triệu đồng/người, tăng 230% so với 2020. Doanh nghiệp dân doanh là 2,15 triệu đồng/người, tăng 166% và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 2,33 triệu đồng/người, tăng 165%.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đánh giá, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên tiền thưởng của người lao động giảm so với năm 2019. Đến thời điểm khảo sát vẫn còn khoảng 50% doanh nghiệp chưa có kế hoạch thưởng Tết cho người lao động.
Các doanh nghiệp trả lương, thưởng cho người lao động rất khác nhau tùy theo vị trí công việc, ngành nghề sản xuất, kinh doanh.
Mức tiền lương, tiền thưởng cao chủ yếu tập trung vào các ngành có lợi thế, ít chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 như: tài chính - ngân hàng, hóa mỹ phẩm, điện tử - công nghệ thông tin, y tế, ...
Ngược lại, đối với mức thưởng Tết Dương lịch năm 2021 lại tăng nhiều so với năm 2020 là do nhiều doanh nghiệp hỗ trợ thêm cho người lao động trong bối cảnh đời sống của người lao động chịu ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch COVID-19.
Tại các doanh nghiệp có báo cáo, ngoài tiền thưởng Tết cho người lao động, các doanh nghiệp còn có nhiều hình thức hỗ trợ thiết thực khác cho người lao động như tặng quà Tết, phiếu mua hàng, lì xì, hỗ trợ tiền tàu xe...
Bên cạnh các doanh nghiệp có kết quả sản xuất, kinh doanh tốt, có điều kiện chăm lo đời sống cho người lao động, còn có một số ít doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn dẫn đến nợ lương của người lao động.
Tiền lương giảm 3% so với 2019
Tiền lương bình quân năm 2020 ước đạt 7,54 triệu đồng/tháng, giảm khoảng 3% so với năm 2019 (7,77 triệu đồng/tháng), trong đó: Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là 9,1 triệu đồng/tháng, giảm 2,5% so với năm 2019 (9,34 triệu đồng/tháng). Công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước là 8,08 triệu đồng/tháng, giảm 1,7% so với năm 2019 (8,18 triệu đồng/tháng). Doanh nghiệp dân doanh là 7,13 triệu đồng/tháng, giảm 1,7% so với năm 2019 (7,25 triệu đồng/tháng). Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 8,12 triệu đồng/tháng, giảm 4% so với năm 2019 (8,46 triệu đồng/tháng).
Mức lương cao nhất năm 2020 là 516,06 triệu đồng tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại TPHCM. Một số doanh nghiệp khác tại các địa phương: Hà Nội là 185,14 triệu đồng/tháng (công ty cổ phần có vốn góp chi phối của Nhà nước), tại Đà Nẵng là 263,45 triệu đồng/tháng (doanh nghiệp dân doanh), tại Đồng Nai là 155,05 triệu đồng/tháng (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), tại Bình Dương là 497 triệu đồng/tháng (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).
Đỗ Hương | |
Cấp điện an toàn, ổn định trong dịp Tết Nguyên đán | Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định phục vụ nhân dân cả nước vui đón Xuân Nhâm Dần từ ngày 29/1- 6/2/2022 (tức từ ngày 27 tháng Chạp năm Tân Sửu đến ngày mồng 6 Tết nguyên đán Nhâm Dần) | Sun Feb 06 2022 20:10:05 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- -- Sun Feb 06 2022 20:10:05 GMT+0700 (Giờ Đông Dương)
Cấp điện an toàn, ổn định trong dịp Tết Nguyên đán
Căn cứ các số liệu thống kê, công suất và sản lượng điện tiêu thụ tính trên cả nước vào dịp Tết đều giảm mạnh so với ngày thường trước Tết.
Tính trung bình trong kỳ nghỉ Tết nguyên đán Nhâm Dần, công suất tiêu thụ điện cao nhất của toàn hệ thống điện quốc gia trung bình ngày chỉ ở mức khoảng 24.700 MW, sản lượng tiêu thụ điện ở mức khoảng 485 triệu kWh/ngày.
Mức tiêu thụ điện trung bình ngày toàn quốc trong kỳ nghỉ Tết thấp hơn khoảng 29% về công suất và thấp hơn 30% về sản lượng so với mức trung bình ngày của tuần trước Tết.
Tuy nhiên, nếu so sánh với cùng kỳ Tết Nguyên đán năm trước thì mức tiêu thụ điện trung bình ngày toàn quốc của kỳ nghỉ Tết Nhâm Dần 2022 vẫn cao hơn khoảng 8% về công suất đỉnh và cao hơn 16% về sản lượng so với Tết Tân Sửu 2021.
Đúng như dự báo trước đó, nhu cầu tiêu thụ điện toàn quốc vào dịp Tết nguyên đán đã giảm thấp đáng kể so với ngày thường. Theo số liệu thống kê, trong kỳ nghỉ Tết Nhâm Dần công suất phụ tải toàn quốc vào giờ thấp điểm trưa đã giảm có thời điểm chỉ còn khoảng 14.800 MW, giờ thấp điểm đêm chỉ đạt xấp xỉ 13.000 MW. Trong khi đó, tổng công suất lắp đặt nguồn điện toàn hệ thống hiện đã ở mức khoảng 75.700 MW, trong đó có hơn 20.800 MW năng lượng tái tạo - chiếm tỷ lệ 27,5% (bao gồm 16500 MW điện mặt trời và gần 4000 MW điện gió).
Như vậy, chỉ riêng về nguồn năng lượng tái tạo đã có công suất lắp đặt cao hơn nhiều so với công suất tiêu thụ điện toàn hệ thống trong các giờ thấp điểm của ngày Tết. Với mức tiêu thụ điện giảm thấp trong dịp nghỉ Tết, nhiều loại hình nguồn điện buộc phải giảm phát phù hợp với nhu cầu phụ tải để đảm bảo vận hành an toàn hệ thống điện Quốc gia.
Do đã chủ động, kịp thời thông tin rộng rãi, cảnh báo về vấn đề an ninh - an toàn trong vận hành hệ thống điện trước và trong dịp Tết, đồng thời tích cực phối hợp của các đơn vị vận hành nguồn và lưới điện, Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia cho biết trong những ngày Tết Nhâm Dần vừa qua, các chủ đầu tư nguồn phát điện (trong đó bao gồm cả điện mặt trời mái nhà) về cơ bản đã thực hiện đúng theo các mệnh lệnh điều độ, từ đó đã góp phần đảm bảo vận hành an toàn hệ thống điện quốc gia, không gây sự cố và ảnh hưởng cung cấp điện.
Với sự tích cực chủ động chuẩn bị của EVN và các đơn vị thành viên về phương án chi tiết đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, tổ chức ứng trực tăng cường, sẵn sàng nhân lực và phương tiện, vật tư thiết bị xử lý sự cố, phòng chống cháy nổ, nên trong kỳ nghỉ Tết nguyên đán Nhâm Dần 2022, các nhà máy điện cùng toàn bộ hệ thống lưới điện truyền tải và phân phối đã vận hành an toàn, ổn định.
Do đặc điểm phụ tải thấp trong thời gian diễn ra kỳ nghỉ Tết, điện áp các hệ thống điện miền và hệ thống 500 kV tăng cao nên Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia và các Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền đã điều phối việc tách một số đường dây cao áp và siêu cao áp ra khỏi vận hành để đảm bảo điện áp toàn hệ thống nằm trong giới hạn cho phép, đáp ứng yêu cầu vận hành an toàn.
Một số ít sự cố nhỏ xảy ra trên lưới điện phân phối do người dân vi phạm hành lang an toàn lưới điện (như thả diều, bóng bay, bắn dây kim tuyến...) lên đường dây được các lực lượng ứng trực xử lý kịp thời, khôi phục cấp điện trở lại trong thời gian sớm nhất.
Theo EVN, trong kỳ nghỉ Tết vừa qua cũng được ghi nhận không xảy ra tai nạn lao động về điện, không có hiện tượng cháy nổ điện. Các đơn vị trong toàn EVN đã nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19 theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế và các Cơ quan chức năng của địa phương, chủ động triển khai các phương án ứng phó với mọi tình huống diễn biến dịch bệnh để đảm bảo duy trì vận hành an toàn, liên tục hệ thống điện quốc gia.
Toàn Thắng | Cấp điện an toàn, ổn định trong dịp Tết Nguyên đán
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định phục vụ nhân dân cả nước vui đón Xuân Nhâm Dần từ ngày 29/1- 6/2/2022 (tức từ ngày 27 tháng Chạp năm Tân Sửu đến ngày mồng 6 Tết nguyên đán Nhâm Dần)
Sun Feb 06 2022 20:10:05 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- -- Sun Feb 06 2022 20:10:05 GMT+0700 (Giờ Đông Dương)
Cấp điện an toàn, ổn định trong dịp Tết Nguyên đán
Căn cứ các số liệu thống kê, công suất và sản lượng điện tiêu thụ tính trên cả nước vào dịp Tết đều giảm mạnh so với ngày thường trước Tết.
Tính trung bình trong kỳ nghỉ Tết nguyên đán Nhâm Dần, công suất tiêu thụ điện cao nhất của toàn hệ thống điện quốc gia trung bình ngày chỉ ở mức khoảng 24.700 MW, sản lượng tiêu thụ điện ở mức khoảng 485 triệu kWh/ngày.
Mức tiêu thụ điện trung bình ngày toàn quốc trong kỳ nghỉ Tết thấp hơn khoảng 29% về công suất và thấp hơn 30% về sản lượng so với mức trung bình ngày của tuần trước Tết.
Tuy nhiên, nếu so sánh với cùng kỳ Tết Nguyên đán năm trước thì mức tiêu thụ điện trung bình ngày toàn quốc của kỳ nghỉ Tết Nhâm Dần 2022 vẫn cao hơn khoảng 8% về công suất đỉnh và cao hơn 16% về sản lượng so với Tết Tân Sửu 2021.
Đúng như dự báo trước đó, nhu cầu tiêu thụ điện toàn quốc vào dịp Tết nguyên đán đã giảm thấp đáng kể so với ngày thường. Theo số liệu thống kê, trong kỳ nghỉ Tết Nhâm Dần công suất phụ tải toàn quốc vào giờ thấp điểm trưa đã giảm có thời điểm chỉ còn khoảng 14.800 MW, giờ thấp điểm đêm chỉ đạt xấp xỉ 13.000 MW. Trong khi đó, tổng công suất lắp đặt nguồn điện toàn hệ thống hiện đã ở mức khoảng 75.700 MW, trong đó có hơn 20.800 MW năng lượng tái tạo - chiếm tỷ lệ 27,5% (bao gồm 16500 MW điện mặt trời và gần 4000 MW điện gió).
Như vậy, chỉ riêng về nguồn năng lượng tái tạo đã có công suất lắp đặt cao hơn nhiều so với công suất tiêu thụ điện toàn hệ thống trong các giờ thấp điểm của ngày Tết. Với mức tiêu thụ điện giảm thấp trong dịp nghỉ Tết, nhiều loại hình nguồn điện buộc phải giảm phát phù hợp với nhu cầu phụ tải để đảm bảo vận hành an toàn hệ thống điện Quốc gia.
Do đã chủ động, kịp thời thông tin rộng rãi, cảnh báo về vấn đề an ninh - an toàn trong vận hành hệ thống điện trước và trong dịp Tết, đồng thời tích cực phối hợp của các đơn vị vận hành nguồn và lưới điện, Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia cho biết trong những ngày Tết Nhâm Dần vừa qua, các chủ đầu tư nguồn phát điện (trong đó bao gồm cả điện mặt trời mái nhà) về cơ bản đã thực hiện đúng theo các mệnh lệnh điều độ, từ đó đã góp phần đảm bảo vận hành an toàn hệ thống điện quốc gia, không gây sự cố và ảnh hưởng cung cấp điện.
Với sự tích cực chủ động chuẩn bị của EVN và các đơn vị thành viên về phương án chi tiết đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, tổ chức ứng trực tăng cường, sẵn sàng nhân lực và phương tiện, vật tư thiết bị xử lý sự cố, phòng chống cháy nổ, nên trong kỳ nghỉ Tết nguyên đán Nhâm Dần 2022, các nhà máy điện cùng toàn bộ hệ thống lưới điện truyền tải và phân phối đã vận hành an toàn, ổn định.
Do đặc điểm phụ tải thấp trong thời gian diễn ra kỳ nghỉ Tết, điện áp các hệ thống điện miền và hệ thống 500 kV tăng cao nên Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia và các Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền đã điều phối việc tách một số đường dây cao áp và siêu cao áp ra khỏi vận hành để đảm bảo điện áp toàn hệ thống nằm trong giới hạn cho phép, đáp ứng yêu cầu vận hành an toàn.
Một số ít sự cố nhỏ xảy ra trên lưới điện phân phối do người dân vi phạm hành lang an toàn lưới điện (như thả diều, bóng bay, bắn dây kim tuyến...) lên đường dây được các lực lượng ứng trực xử lý kịp thời, khôi phục cấp điện trở lại trong thời gian sớm nhất.
Theo EVN, trong kỳ nghỉ Tết vừa qua cũng được ghi nhận không xảy ra tai nạn lao động về điện, không có hiện tượng cháy nổ điện. Các đơn vị trong toàn EVN đã nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19 theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế và các Cơ quan chức năng của địa phương, chủ động triển khai các phương án ứng phó với mọi tình huống diễn biến dịch bệnh để đảm bảo duy trì vận hành an toàn, liên tục hệ thống điện quốc gia.
Toàn Thắng | |
Giữ bình yên nơi biên giới | Bám trụ nơi biên cương, Bộ đội Biên phòng huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang bên cạnh làm tốt công tác quản lý, bảo vệ đường biên giới quốc gia, duy trì tuần tra, để ngăn chặn hiệu quả hoạt động xuất nhập cảnh trái phép, tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân vùng biên giới thực hiện các quy định về phòng, chống dịch COVID-19, giúp nhân dân vượt qua khó khăn trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến khó lường. | Tuyên truyền cao điểm phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép cho người dân khu vực Đồn Biên phòng Thàng Tín. Ảnh VGP
Hai Đồn Biên phòng trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì - Thàng Tín và Bản Máy - quản lý, bảo vệ đường biên giới tại bốn xã biên giới (Thàng Tín, Pố Lồ, Thèn Chu Phìn và Bản Máy). Hoạt động của mỗi đơn vị đều gặp nhiều khó khăn do khí hậu khắc nghiệt, địa hình phức tạp.
Trước khi dịch COVID-19 bùng phát lần nữa tại nhiều địa phương trên cả nước, từ Hà Nội, sau gần mười tiếng di chuyển bằng ô tô, trải nghiệm đặc sản “cua đá” của Hoàng Su Phì (tên người dân gọi hàng trăm khúc cua tay áo trên đường), chúng tôi tới thị trấn Vinh Quang, rồi từ đây đi tiếp chừng 15 km lại với đầy rẫy những khúc cua, một bên là vách núi dựng đứng, một bên là vực sâu thăm thẳm, để đến Đồn Biên phòng Thàng Tín.
Có mặt tại Thàng Tín một ngày cuối năm, mới thấy những khó khăn, vất vả của những người lính nơi tuyến đầu chống dịch COVID-19. Thời tiết nơi đây mùa đông bất kể đêm ngày đều lạnh giá, sương mù dày đặc. Các chốt trực đều nằm trên núi cao, gần các đường mòn, lối mở biên giới.
Trung tá Đỗ Minh Hải, Đồn trưởng Đồn biên phòng Thàng Tín cho biết, địa hình đồi núi dốc, giao thông còn nhiều khó khăn; khí hậu, thời tiết khắc nghiệt thường có sương mù, mưa phùn kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tuần tra, kiểm soát, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia cũng như phòng, chống dịch của đơn vị. “Trời mưa, đường trơn, có những hôm còn có băng giá nên việc vận chuyển lương thực cho anh em trên các chốt gặp nhiều khó khăn. Chốt gần nhất cách đồn 8 km, chốt xa nhất phải di chuyển hơn 2 giờ bằng xe máy, sau đó phải mất thêm 30 phút đi bộ từ chân núi lên chốt... Có hôm lên đến chốt thì gà chết, trứng vỡ”, Trung tá Đỗ Minh Hải chia sẻ.
Chiến sĩ Đồn Biên phòng Bản Máy tuyên truyền phòng, chống COVID-19 cho người dân. Ảnh VGP
Trong khi đó, Đồn biên phòng Bản Máy, cách thị trấn Vinh Quang chừng 28 km, quãng đường dài gấp đôi so với Thàng Tín từ trung tâm huyện Hoàng Su Phì, nằm trên địa hình cao nguyên đá, cách mặt nước biển hơn 1.100 m với nền khí hậu vô cùng khắc nghiệt, mưa to, dông lốc... rất dễ làm sập lán gác.
Tuy điều kiện công tác hết sức khó khăn, nhưng 100% quân số tại các chốt trực vẫn thể hiện quyết tâm cao nhất “Chống dịch như chống giặc”. Trong năm 2020, các Đồn Biên phòng Hoàng Su Phì đã duy trì quan hệ chặt chẽ với lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới của Trung Quốc (Phân trạm Mãnh Động; Trạm Malypho; trấn Đô Long, huyện Mã Quan, châu Văn Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc...), thường xuyên trao đổi, thông báo tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, tăng cường các chốt chặn trên khu vực biên giới bên cạnh các hoạt động tuần tra, giám sát. Bên cạnh đó, phối hợp với Trung tâm y tế huyện, Phòng Văn hóa Thể thao, UBND các xã tổ chức tuyên truyền cho nhân dân về cách phòng chống dịch bệnh COVID-19.
Với đặc thù dân số trên địa bàn phần đông là dân tộc thiểu số như Nùng, Tày, Mông, La Chí, Pà Thẻn... sống xen kẽ, rải rác, công tác tuyên truyền, vận động bà con vùng biên phòng, chống COVID-19 cũng có những trở ngại nhất định. “Trong công tác tuyên truyền vận động, khó khăn lớn nhất là đường biên giới tương đối dài, các đường mòn qua lại trên dọc biên giới nhiều, bà con nhân dân hai bên biên giới có mối quan hệ thân tộc, dân tộc gần gũi từ trước đến nay, nên vận động dừng mọi hoạt động qua lại là rất khó. Ngoài ra, nhận thức của một bộ phận nhân dân còn hạn chế, trình độ không đồng đều”, Thiếu tá Đàm Tiến Dũng – Đồn trưởng Đồn biên phòng Bản Máy thông tin.
Mặc dù vậy, với nỗ lực của các cán bộ, chiến sĩ biên phòng Hoàng Su Phì cùng sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, hoạt động xuất nhập cảnh trái phép về cơ bản được ngăn chặn. Trong năm 2020, Đồn Biên phòng Thàng Tín phối hợp với địa phương tiếp nhận hơn 100 người thuộc đối tượng cách ly, trong đó đối tượng do Trung Quốc trao trả, nhập cảnh trái phép: 21 người; từ tỉnh khác, huyện khác trở về địa phương: 86 người; tiếp xúc với người từ Trung Quốc trở về: 7 người. Đồn Biên phòng Bản Máy đang duy trì 3 chốt kiểm soát cố định, 2 tổ lưu động, duy trì thành phần trực chốt phối hợp giữa đồn, dân quân, công an, từ đầu năm đến nay đã phát hiện 5 vụ, ngăn chặn 19 trường hợp trái phép từ Lào Cai. Các đơn vị cũng tham mưu cho UBND xã tổ chức các khu cách ly tập trung bảo đảm theo quy định.
Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền được thực hiện thường xuyên với tinh thần phát huy khối đại đoàn kết dân tộc, biên phòng phải dựa vào người dân... Nhiều cán bộ, chiến sĩ thông thạo tiếng dân tộc, dùng tiếng của dân tộc họ để tuyên truyền cho bà con thực hiện đúng các quy định về phòng, chống dịch bệnh, tố giác tội phạm, bảo vệ sự bình yên nơi biên giới. Nhờ vậy, đại đa số bà con trên địa bàn nhận thức rõ về hiểm họa COVID-19.
Chia sẻ với chúng tôi, Trung tá Đỗ Minh Hải, Đồn trưởng Đồn biên phòng Thàng Tín cho biết: “Anh em chiến sĩ gần dân nên nắm được hết những gia đình có người thân đang làm việc tại Trung Quốc hay các vùng có dịch. Từ đó, gặp mặt tuyên truyền để họ thông tin cho người thân về tình hình dịch cũng như các biện pháp phòng, chống như: Ở yên tại chỗ nếu không bị ép về; nếu phải về, cần đi đúng đường và tự giác cách ly theo đúng các điểm; tố giác các trường hợp vượt biên, nhập cảnh trái phép”.
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, công tác phòng, chống dịch COVID-19 của những người lính nơi tuyến đầu càng trở nên gian nan do các đối tượng tìm nhiều cách trốn cách ly để sớm về đoàn tụ với gia đình. Bộ đội biên phòng xác định tiếp tục tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát và duy trì các chốt kiểm soát cố định, tổ cơ động với hàng trăm cán bộ, chiến sĩ. Các đồn cũng cắt cử lực lượng tuyên truyền, vận động nhân dân nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế về công tác phòng, chống dịch COVID-19. Đồng thời, phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh biên giới, vận động để người dân không tiếp tay cho việc xuất nhập cảnh trái phép, kịp thời phát hiện và báo cho lực lượng chức năng những trường hợp nhập cảnh trái phép để thực hiện các biện pháp ngăn chặn.
“Tất cả cán bộ, chiến sĩ của Đồn luôn quán triệt thực hiện nghiêm chế độ sẵn sàng chiến đấu, xác định tinh thần đón Tết Nguyên đán tại đơn vị, trên các chốt để chống dịch. Đơn vị đẩy mạnh công tác chính trị, tư tưởng; đồng thời chủ động tăng gia sản xuất, đảm bảo thực phẩm, nhu yếu phẩm để anh em đón Tết trên chốt đủ đầy, quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ”, Thiếu tá Đàm Tiến Dũng, Đồn trưởng Đồn biên phòng Bản Máy, khẳng định.
Có đến với các đồn biên phòng những ngày giáp Tết mới thấm thía sự hy sinh thầm lặng của những các chiến sĩ quân hàm xanh. Trong không khí háo hức chờ đón một mùa xuân mới đang về, chắc hẳn ai cũng muốn được quây quần bên gia đình, người thân cùng những hi vọng một năm mới an lành, dịch bệnh sẽ qua đi. Thế nhưng để có được điều ấy, các cán bộ, chiến sĩ biên phòng đã phải gác lại những niềm riêng, nêu cao tinh thần, trách nhiệm, bảo đảm an ninh trật tự biên giới trong cuộc chiến chống COVID-19 gian nan. Vậy là, năm nay, các anh sẽ lại có một cái tết xa gia đình, và xác định là nhiệm vụ còn khó khăn hơn năm trước nhiều lần, để giữ gìn bình yên nơi biên giới...
Trần Tiệp-Tuấn Vũ (thực hiện) | Giữ bình yên nơi biên giới
Bám trụ nơi biên cương, Bộ đội Biên phòng huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang bên cạnh làm tốt công tác quản lý, bảo vệ đường biên giới quốc gia, duy trì tuần tra, để ngăn chặn hiệu quả hoạt động xuất nhập cảnh trái phép, tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân vùng biên giới thực hiện các quy định về phòng, chống dịch COVID-19, giúp nhân dân vượt qua khó khăn trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến khó lường.
Tuyên truyền cao điểm phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép cho người dân khu vực Đồn Biên phòng Thàng Tín. Ảnh VGP
Hai Đồn Biên phòng trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì - Thàng Tín và Bản Máy - quản lý, bảo vệ đường biên giới tại bốn xã biên giới (Thàng Tín, Pố Lồ, Thèn Chu Phìn và Bản Máy). Hoạt động của mỗi đơn vị đều gặp nhiều khó khăn do khí hậu khắc nghiệt, địa hình phức tạp.
Trước khi dịch COVID-19 bùng phát lần nữa tại nhiều địa phương trên cả nước, từ Hà Nội, sau gần mười tiếng di chuyển bằng ô tô, trải nghiệm đặc sản “cua đá” của Hoàng Su Phì (tên người dân gọi hàng trăm khúc cua tay áo trên đường), chúng tôi tới thị trấn Vinh Quang, rồi từ đây đi tiếp chừng 15 km lại với đầy rẫy những khúc cua, một bên là vách núi dựng đứng, một bên là vực sâu thăm thẳm, để đến Đồn Biên phòng Thàng Tín.
Có mặt tại Thàng Tín một ngày cuối năm, mới thấy những khó khăn, vất vả của những người lính nơi tuyến đầu chống dịch COVID-19. Thời tiết nơi đây mùa đông bất kể đêm ngày đều lạnh giá, sương mù dày đặc. Các chốt trực đều nằm trên núi cao, gần các đường mòn, lối mở biên giới.
Trung tá Đỗ Minh Hải, Đồn trưởng Đồn biên phòng Thàng Tín cho biết, địa hình đồi núi dốc, giao thông còn nhiều khó khăn; khí hậu, thời tiết khắc nghiệt thường có sương mù, mưa phùn kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tuần tra, kiểm soát, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia cũng như phòng, chống dịch của đơn vị. “Trời mưa, đường trơn, có những hôm còn có băng giá nên việc vận chuyển lương thực cho anh em trên các chốt gặp nhiều khó khăn. Chốt gần nhất cách đồn 8 km, chốt xa nhất phải di chuyển hơn 2 giờ bằng xe máy, sau đó phải mất thêm 30 phút đi bộ từ chân núi lên chốt... Có hôm lên đến chốt thì gà chết, trứng vỡ”, Trung tá Đỗ Minh Hải chia sẻ.
Chiến sĩ Đồn Biên phòng Bản Máy tuyên truyền phòng, chống COVID-19 cho người dân. Ảnh VGP
Trong khi đó, Đồn biên phòng Bản Máy, cách thị trấn Vinh Quang chừng 28 km, quãng đường dài gấp đôi so với Thàng Tín từ trung tâm huyện Hoàng Su Phì, nằm trên địa hình cao nguyên đá, cách mặt nước biển hơn 1.100 m với nền khí hậu vô cùng khắc nghiệt, mưa to, dông lốc... rất dễ làm sập lán gác.
Tuy điều kiện công tác hết sức khó khăn, nhưng 100% quân số tại các chốt trực vẫn thể hiện quyết tâm cao nhất “Chống dịch như chống giặc”. Trong năm 2020, các Đồn Biên phòng Hoàng Su Phì đã duy trì quan hệ chặt chẽ với lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới của Trung Quốc (Phân trạm Mãnh Động; Trạm Malypho; trấn Đô Long, huyện Mã Quan, châu Văn Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc...), thường xuyên trao đổi, thông báo tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, tăng cường các chốt chặn trên khu vực biên giới bên cạnh các hoạt động tuần tra, giám sát. Bên cạnh đó, phối hợp với Trung tâm y tế huyện, Phòng Văn hóa Thể thao, UBND các xã tổ chức tuyên truyền cho nhân dân về cách phòng chống dịch bệnh COVID-19.
Với đặc thù dân số trên địa bàn phần đông là dân tộc thiểu số như Nùng, Tày, Mông, La Chí, Pà Thẻn... sống xen kẽ, rải rác, công tác tuyên truyền, vận động bà con vùng biên phòng, chống COVID-19 cũng có những trở ngại nhất định. “Trong công tác tuyên truyền vận động, khó khăn lớn nhất là đường biên giới tương đối dài, các đường mòn qua lại trên dọc biên giới nhiều, bà con nhân dân hai bên biên giới có mối quan hệ thân tộc, dân tộc gần gũi từ trước đến nay, nên vận động dừng mọi hoạt động qua lại là rất khó. Ngoài ra, nhận thức của một bộ phận nhân dân còn hạn chế, trình độ không đồng đều”, Thiếu tá Đàm Tiến Dũng – Đồn trưởng Đồn biên phòng Bản Máy thông tin.
Mặc dù vậy, với nỗ lực của các cán bộ, chiến sĩ biên phòng Hoàng Su Phì cùng sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, hoạt động xuất nhập cảnh trái phép về cơ bản được ngăn chặn. Trong năm 2020, Đồn Biên phòng Thàng Tín phối hợp với địa phương tiếp nhận hơn 100 người thuộc đối tượng cách ly, trong đó đối tượng do Trung Quốc trao trả, nhập cảnh trái phép: 21 người; từ tỉnh khác, huyện khác trở về địa phương: 86 người; tiếp xúc với người từ Trung Quốc trở về: 7 người. Đồn Biên phòng Bản Máy đang duy trì 3 chốt kiểm soát cố định, 2 tổ lưu động, duy trì thành phần trực chốt phối hợp giữa đồn, dân quân, công an, từ đầu năm đến nay đã phát hiện 5 vụ, ngăn chặn 19 trường hợp trái phép từ Lào Cai. Các đơn vị cũng tham mưu cho UBND xã tổ chức các khu cách ly tập trung bảo đảm theo quy định.
Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền được thực hiện thường xuyên với tinh thần phát huy khối đại đoàn kết dân tộc, biên phòng phải dựa vào người dân... Nhiều cán bộ, chiến sĩ thông thạo tiếng dân tộc, dùng tiếng của dân tộc họ để tuyên truyền cho bà con thực hiện đúng các quy định về phòng, chống dịch bệnh, tố giác tội phạm, bảo vệ sự bình yên nơi biên giới. Nhờ vậy, đại đa số bà con trên địa bàn nhận thức rõ về hiểm họa COVID-19.
Chia sẻ với chúng tôi, Trung tá Đỗ Minh Hải, Đồn trưởng Đồn biên phòng Thàng Tín cho biết: “Anh em chiến sĩ gần dân nên nắm được hết những gia đình có người thân đang làm việc tại Trung Quốc hay các vùng có dịch. Từ đó, gặp mặt tuyên truyền để họ thông tin cho người thân về tình hình dịch cũng như các biện pháp phòng, chống như: Ở yên tại chỗ nếu không bị ép về; nếu phải về, cần đi đúng đường và tự giác cách ly theo đúng các điểm; tố giác các trường hợp vượt biên, nhập cảnh trái phép”.
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, công tác phòng, chống dịch COVID-19 của những người lính nơi tuyến đầu càng trở nên gian nan do các đối tượng tìm nhiều cách trốn cách ly để sớm về đoàn tụ với gia đình. Bộ đội biên phòng xác định tiếp tục tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát và duy trì các chốt kiểm soát cố định, tổ cơ động với hàng trăm cán bộ, chiến sĩ. Các đồn cũng cắt cử lực lượng tuyên truyền, vận động nhân dân nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế về công tác phòng, chống dịch COVID-19. Đồng thời, phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh biên giới, vận động để người dân không tiếp tay cho việc xuất nhập cảnh trái phép, kịp thời phát hiện và báo cho lực lượng chức năng những trường hợp nhập cảnh trái phép để thực hiện các biện pháp ngăn chặn.
“Tất cả cán bộ, chiến sĩ của Đồn luôn quán triệt thực hiện nghiêm chế độ sẵn sàng chiến đấu, xác định tinh thần đón Tết Nguyên đán tại đơn vị, trên các chốt để chống dịch. Đơn vị đẩy mạnh công tác chính trị, tư tưởng; đồng thời chủ động tăng gia sản xuất, đảm bảo thực phẩm, nhu yếu phẩm để anh em đón Tết trên chốt đủ đầy, quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ”, Thiếu tá Đàm Tiến Dũng, Đồn trưởng Đồn biên phòng Bản Máy, khẳng định.
Có đến với các đồn biên phòng những ngày giáp Tết mới thấm thía sự hy sinh thầm lặng của những các chiến sĩ quân hàm xanh. Trong không khí háo hức chờ đón một mùa xuân mới đang về, chắc hẳn ai cũng muốn được quây quần bên gia đình, người thân cùng những hi vọng một năm mới an lành, dịch bệnh sẽ qua đi. Thế nhưng để có được điều ấy, các cán bộ, chiến sĩ biên phòng đã phải gác lại những niềm riêng, nêu cao tinh thần, trách nhiệm, bảo đảm an ninh trật tự biên giới trong cuộc chiến chống COVID-19 gian nan. Vậy là, năm nay, các anh sẽ lại có một cái tết xa gia đình, và xác định là nhiệm vụ còn khó khăn hơn năm trước nhiều lần, để giữ gìn bình yên nơi biên giới...
Trần Tiệp-Tuấn Vũ (thực hiện) | |
Giải cứu thành công tàu biển 12000 tấn, ngăn chặn nguy cơ đâm va vào cầu Hoàng Văn Thụ - công trình giao thông cấp đặc biệt | Khoảng 15 giờ 30 ngày 21/4, tàu Outrivaling 3, trọng tải 12.000 tấn (quốc tịch Hong Kong – Trung Quốc) bất ngờ chết máy, tàu thả trôi đã bị va chạm vào bờ kè khu vực chân cầu Hoàng Văn Thụ - công trình giao thông cấp đặc biệt được xây dựng bắc qua sông Cấm. | bonewsrelation eonewsrelation Fri Apr 22 2022 09:32:22 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- -- Fri Apr 22 2022 09:32:22 GMT+0700 (Giờ Đông Dương)
Tàu OUTRIVALING 3 bị trôi va làm hư hỏng hệ thống lan can của cầu Hoàng Văn Thụ.
Tàu chưa chạm đến dầm cầu Hoàng Văn Thụ.
Theo thông tin từ Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng, tàu Outrivaling 3, số IMO 9623623 đang trong quá trình cập cầu cảng Hoàng Diệu làm hàng bị sự cố máy, không thể lùi được.
Thời điểm này, nước thủy triều đang lên nên tàu bị trôi vào lan can bờ kè khu vực cạnh cầu Hoàng Văn Thụ, làm hư hại một phần kè và lan can công viên. Tàu bị mắc kẹt tại khu vực này, nhưng chưa chạm đến dầm cầu Hoàng Văn Thụ.
Ngay sau khi xảy ra sự cố, các lực lượng chức năng có mặt tại hiện trường, tổ chức phân luồng giao thông trên sông Cấm và đường lên xuống cầu Hoàng Văn Thụ để bảo đảm an toàn cho các phương tiện khác.
Đến nửa đêm 21/4, con tàu được lai dắt ra khỏi chân cầu đến nơi neo đậu an toàn.
Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng nhanh chóng vào cuộc kiểm tra sự cố trên luồng và chỉ đạo công tác cứu hộ. Công ty cổ phần Lai dắt Cảng Hải Phòng huy động 5 phương tiện tham gia ứng cứu, kéo tàu.
Đến 17 giờ ngày 21/4, các đơn vị phối hợp với thủy thủ tàu Outrivaling 3 thả neo, cố định được mũi tàu, chờ thủy triều lên cao để đưa tàu ra giữa luồng, không để ảnh hưởng đến cầu Hoàng Văn Thụ.
Đêm 21/4, sau nhiều giờ đồng hồ, lực lượng chức năng đã giải cứu thành công tàu biển Outrivaling 3, đưa đến neo đậu khu vực an toàn, tránh nguy cơ đâm va vào cầu Hoàng Văn Thụ.
Lãnh đạo thành phố Hải Phòng đến hiện trường chỉ đạo công tác di dời tàu biển Outrivaling 3.
Lãnh đạo Hải Phòng đến hiện trường chỉ đạo giải cứu tàu
Chiều 21/4, các ông Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng và ông Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch UBND thành phố đến hiện trường chỉ đạo công tác di dời tàu biển Outrivaling 3.
Tại hiện trường, các đồng chí lãnh đạo thành phố chỉ đạo các lực lượng gồm: Cảnh sát đường thủy Hải Phòng, Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng, Cảng Hải Phòng và Tổng Công ty Bảo đảm an toàn Hàng hải miền Bắc phối hợp hiệu quả công tác di dời tàu Outrivaling 3, đồng thời đánh giá mức độ để đưa ra những khuyến cáo tiếp theo.
Lãnh đạo thành phố Hải Phòng cũng yêu cầu Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng làm việc với Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng xác định khoảng cách an toàn giữa các điểm neo đậu tàu biển với cầu Hoàng Văn Thụ theo đúng quy định, bảo đảm an toàn các công trình xây dựng quanh khu vực cầu Hoàng Văn Thụ sau này.
Theo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng Hải Phòng, do hệ thống kè quanh khu vực cầu Hoàng Văn Thụ đều được lắp hệ thống cao su giảm chấn, nên mức độ thiệt hại của con tàu sẽ không lớn. Tuy nhiên, đơn vị chờ thông báo của các cơ quan chức năng để xác định mức độ thiệt hại, báo cáo UBND thành phố.
UBND thành phố Hải Phòng yêu cầu Sở GTVT xác định nguyên nhân sự cố, đề xuất biện pháp khắc phục và xử lý, khẩn trương báo cáo UBND thành phố.
Khẩn trương xác định nguyên nhân sự cố
Liên quan đến sự cố, UBND thành phố Hải Phòng đã ban hành Văn bản 2578/UBND-GT chỉ đạo, giao Sở Giao thông vận tải khẩn trương chủ trì cùng Công an thành phố, Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng, Ban Quản lý dự án Phát triển đô thị và Đầu tư xây dựng công trình dân dụng, UBND các quận, huyện: Ngô Quyền, Hồng Bàng và Thủy Nguyên cùng với Chủ hãng tàu, Chủ phương tiện thực hiện ngay phương án phân luồng, điều tiết đảm bảo an toàn giao thông cho người và phương tiện lưu thông qua cầu Hoàng Văn Thụ.
Đồng thời, xác định nguyên nhân sự cố, đề xuất biện pháp khắc phục và xử lý, khẩn trương báo cáo UBND thành phố.
Cầu Hoàng Văn Thụ là công trình giao thông cấp đặc biệt được xây dựng bắc qua sông Cấm, mở ra một không gian mới phát triển khu đô thị mới Bắc sông Cấm, thành phố Hải Phòng.
Cầu Hoàng Văn Thụ là công trình giao thông cấp đặc biệt
Cầu Hoàng Văn Thụ là công trình giao thông cấp đặc biệt được xây dựng bắc qua sông Cấm, đi qua địa bàn các xã Tân Dương, Dương Quan, Hoa Động (huyện Thủy Nguyên), phường Minh Khai (quận Hồng Bàng) và phường Máy Tơ (quận Ngô Quyền) thành phố Hải Phòng.
Cầu chính cầu Hoàng Văn Thụ là dạng cầu vòm chạy giữa ống thép nhồi bê tông nhịp chính 200m, là nhịp lớn nhất ở Việt Nam hiện nay và là bước phát triển tiếp theo về mặt công nghệ cầu vòm nhồi bê tông ở Việt Nam.
Cầu được thiết kế theo tiêu chuẩn đường trục chính đô thị (QCVN 07-4:2016), tốc độ thiết kế 80km/h. Cầu nhánh phía Nam có tốc độ thiết kế 40 km/h; cầu nhánh phía Bắc có tốc độ thiết kế 50 km/h; các nhánh nút giao với đường đê bắc sông Cấm (nhánh 3, nhánh 4) tốc độ thiết kế 30 km/h. Đường song hành hai bên cầu tốc độ thiết kế 50 km/h; khổ thông thuyền: BxH= 125x25m.
Cầu Hoàng Văn Thụ được khánh thành vào ngày 15/10/2019. Đây là công trình khởi đầu cho việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị Bắc sông Cấm nhằm phát triển mở rộng thành phố Hải Phòng về phía Bắc và từng bước hoàn thiện hệ thống trung tâm thành phố mới theo định hướng không gian đô thị và theo điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn đến 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1448/QĐ-TTg ngày 16/9/2009.
Tham khảo thêmChùm ảnh: Thủ tướng dự lễ thông xe cầu Hoàng Văn Thụ, Hải Phòng | Giải cứu thành công tàu biển 12000 tấn, ngăn chặn nguy cơ đâm va vào cầu Hoàng Văn Thụ - công trình giao thông cấp đặc biệt
Khoảng 15 giờ 30 ngày 21/4, tàu Outrivaling 3, trọng tải 12.000 tấn (quốc tịch Hong Kong – Trung Quốc) bất ngờ chết máy, tàu thả trôi đã bị va chạm vào bờ kè khu vực chân cầu Hoàng Văn Thụ - công trình giao thông cấp đặc biệt được xây dựng bắc qua sông Cấm.
bonewsrelation eonewsrelation Fri Apr 22 2022 09:32:22 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- -- Fri Apr 22 2022 09:32:22 GMT+0700 (Giờ Đông Dương)
Tàu OUTRIVALING 3 bị trôi va làm hư hỏng hệ thống lan can của cầu Hoàng Văn Thụ.
Tàu chưa chạm đến dầm cầu Hoàng Văn Thụ.
Theo thông tin từ Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng, tàu Outrivaling 3, số IMO 9623623 đang trong quá trình cập cầu cảng Hoàng Diệu làm hàng bị sự cố máy, không thể lùi được.
Thời điểm này, nước thủy triều đang lên nên tàu bị trôi vào lan can bờ kè khu vực cạnh cầu Hoàng Văn Thụ, làm hư hại một phần kè và lan can công viên. Tàu bị mắc kẹt tại khu vực này, nhưng chưa chạm đến dầm cầu Hoàng Văn Thụ.
Ngay sau khi xảy ra sự cố, các lực lượng chức năng có mặt tại hiện trường, tổ chức phân luồng giao thông trên sông Cấm và đường lên xuống cầu Hoàng Văn Thụ để bảo đảm an toàn cho các phương tiện khác.
Đến nửa đêm 21/4, con tàu được lai dắt ra khỏi chân cầu đến nơi neo đậu an toàn.
Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng nhanh chóng vào cuộc kiểm tra sự cố trên luồng và chỉ đạo công tác cứu hộ. Công ty cổ phần Lai dắt Cảng Hải Phòng huy động 5 phương tiện tham gia ứng cứu, kéo tàu.
Đến 17 giờ ngày 21/4, các đơn vị phối hợp với thủy thủ tàu Outrivaling 3 thả neo, cố định được mũi tàu, chờ thủy triều lên cao để đưa tàu ra giữa luồng, không để ảnh hưởng đến cầu Hoàng Văn Thụ.
Đêm 21/4, sau nhiều giờ đồng hồ, lực lượng chức năng đã giải cứu thành công tàu biển Outrivaling 3, đưa đến neo đậu khu vực an toàn, tránh nguy cơ đâm va vào cầu Hoàng Văn Thụ.
Lãnh đạo thành phố Hải Phòng đến hiện trường chỉ đạo công tác di dời tàu biển Outrivaling 3.
Lãnh đạo Hải Phòng đến hiện trường chỉ đạo giải cứu tàu
Chiều 21/4, các ông Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng và ông Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch UBND thành phố đến hiện trường chỉ đạo công tác di dời tàu biển Outrivaling 3.
Tại hiện trường, các đồng chí lãnh đạo thành phố chỉ đạo các lực lượng gồm: Cảnh sát đường thủy Hải Phòng, Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng, Cảng Hải Phòng và Tổng Công ty Bảo đảm an toàn Hàng hải miền Bắc phối hợp hiệu quả công tác di dời tàu Outrivaling 3, đồng thời đánh giá mức độ để đưa ra những khuyến cáo tiếp theo.
Lãnh đạo thành phố Hải Phòng cũng yêu cầu Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng làm việc với Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng xác định khoảng cách an toàn giữa các điểm neo đậu tàu biển với cầu Hoàng Văn Thụ theo đúng quy định, bảo đảm an toàn các công trình xây dựng quanh khu vực cầu Hoàng Văn Thụ sau này.
Theo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng Hải Phòng, do hệ thống kè quanh khu vực cầu Hoàng Văn Thụ đều được lắp hệ thống cao su giảm chấn, nên mức độ thiệt hại của con tàu sẽ không lớn. Tuy nhiên, đơn vị chờ thông báo của các cơ quan chức năng để xác định mức độ thiệt hại, báo cáo UBND thành phố.
UBND thành phố Hải Phòng yêu cầu Sở GTVT xác định nguyên nhân sự cố, đề xuất biện pháp khắc phục và xử lý, khẩn trương báo cáo UBND thành phố.
Khẩn trương xác định nguyên nhân sự cố
Liên quan đến sự cố, UBND thành phố Hải Phòng đã ban hành Văn bản 2578/UBND-GT chỉ đạo, giao Sở Giao thông vận tải khẩn trương chủ trì cùng Công an thành phố, Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng, Ban Quản lý dự án Phát triển đô thị và Đầu tư xây dựng công trình dân dụng, UBND các quận, huyện: Ngô Quyền, Hồng Bàng và Thủy Nguyên cùng với Chủ hãng tàu, Chủ phương tiện thực hiện ngay phương án phân luồng, điều tiết đảm bảo an toàn giao thông cho người và phương tiện lưu thông qua cầu Hoàng Văn Thụ.
Đồng thời, xác định nguyên nhân sự cố, đề xuất biện pháp khắc phục và xử lý, khẩn trương báo cáo UBND thành phố.
Cầu Hoàng Văn Thụ là công trình giao thông cấp đặc biệt được xây dựng bắc qua sông Cấm, mở ra một không gian mới phát triển khu đô thị mới Bắc sông Cấm, thành phố Hải Phòng.
Cầu Hoàng Văn Thụ là công trình giao thông cấp đặc biệt
Cầu Hoàng Văn Thụ là công trình giao thông cấp đặc biệt được xây dựng bắc qua sông Cấm, đi qua địa bàn các xã Tân Dương, Dương Quan, Hoa Động (huyện Thủy Nguyên), phường Minh Khai (quận Hồng Bàng) và phường Máy Tơ (quận Ngô Quyền) thành phố Hải Phòng.
Cầu chính cầu Hoàng Văn Thụ là dạng cầu vòm chạy giữa ống thép nhồi bê tông nhịp chính 200m, là nhịp lớn nhất ở Việt Nam hiện nay và là bước phát triển tiếp theo về mặt công nghệ cầu vòm nhồi bê tông ở Việt Nam.
Cầu được thiết kế theo tiêu chuẩn đường trục chính đô thị (QCVN 07-4:2016), tốc độ thiết kế 80km/h. Cầu nhánh phía Nam có tốc độ thiết kế 40 km/h; cầu nhánh phía Bắc có tốc độ thiết kế 50 km/h; các nhánh nút giao với đường đê bắc sông Cấm (nhánh 3, nhánh 4) tốc độ thiết kế 30 km/h. Đường song hành hai bên cầu tốc độ thiết kế 50 km/h; khổ thông thuyền: BxH= 125x25m.
Cầu Hoàng Văn Thụ được khánh thành vào ngày 15/10/2019. Đây là công trình khởi đầu cho việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị Bắc sông Cấm nhằm phát triển mở rộng thành phố Hải Phòng về phía Bắc và từng bước hoàn thiện hệ thống trung tâm thành phố mới theo định hướng không gian đô thị và theo điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn đến 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1448/QĐ-TTg ngày 16/9/2009.
Tham khảo thêmChùm ảnh: Thủ tướng dự lễ thông xe cầu Hoàng Văn Thụ, Hải Phòng | |
1 tàu cá bị sóng đánh chìm khi đang di chuyển tránh bão | Tàu cá TH91677/07 người khi di chuyển vào đảo Bạch Long Vĩ tránh bão bị sóng đánh chìm, 07 người trên tàu đã được tàu cá cùng tổ đội cứu vớt an toàn. | Báo cáo nhanh của Tổng cục Phòng chống thiên tai về công tác ứng phó bão số 2 cho biết, Bộ đội biên phòng, các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Định đã thông báo, hướng dẫn, kiểm đếm tổng số 54.673 phương tiện/235.111 người biết diễn biến của bão để chủ động di chuyển vòng tránh, thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm của bão hoặc về nơi trú tránh. Tổ chức bắn pháo hiệu báo bão tại 33 điểm theo quy định.
Về sự cố tàu thuyền, Tổng cục Phòng chống thiên tai cho biết: Tàu cá TH91677 có 7 người khi di chuyển vào đảo Bạch Long Vĩ tránh bão bị sóng đánh chìm. Cả 7 người trên tàu đã được tàu cá cùng tổ đội cứu vớt an toàn.
Các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh đã tổ chức cấm biển: Quảng Ninh (16h/12/6); Hải Phòng (17h/12/6); Thái Bình (12h/12/6); Nam Định (12h/12/6); Ninh Bình (19h/12/6); Thanh Hóa (20h/12/6); Nghệ An (0h/13/6); Hà Tĩnh (15h/12/6).
Tính đến 18h ngày 12/6, các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Ninh Bình đã tổ chức vận động, sơ tán tổng số 6.047 người trên các lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản, tàu thuyền ở các khu neo đậu vào bờ tránh bão (Quảng Ninh: 5.100; Hải Phòng: 1.301; Thái Bình: 3.186; Nam Định: 1.228; Ninh Bình: 332).
Nước ngập do mưa lớn đã rút tại các thành phố và khu vực dân cư vùng trũng thấp. Riêng tại tỉnh Hà Tĩnh, hiện còn khoảng 150ha lúa mới gieo cấy bị ngập.
Đến nay, các tỉnh Bắc Trung Bộ đã thu hoạch xong lúa Đông Xuân; các tỉnh đồng bằng sông Hồng và trung du miền núi phía Bắc đã thu hoạch được 652.000ha/736.000 ha, còn 84.000 ha (giảm 16.000ha so với báo cáo nhanh ngày 11/6).
Các địa phương đã tổ chức kiểm tra, rà soát các tuyến đê biển, đê cửa sông và triển khai phương án bảo vệ các vị trí xung yếu, công trình đang thi công (trên các tuyến đê biển, đê cửa sông từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh có 33 vị trí xung yếu; 06 công trình đang thi công dở dang).
Đến nay chưa ghi nhận thông tin về sự cố công trình hồ chứa.
Tổng cục Phòng chống thiên tai yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục triển khai thực hiện nội dung Công điện số 05/CĐ-TW hồi 15 giờ ngày 12/6/2021 của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT - Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn
Tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa lũ sau bão.
Chủ động triển khai các biện pháp tiêu úng bảo vệ sản xuất, khu vực trũng thấp, khu đô thị và khu công nghiệp khi xảy ra mưa lớn gây ngập lụt.
Kiểm tra, rà soát các khu vực có nguy cơ ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, các khu hầm lò, khai thác khoáng sản. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư, trang thiết bị ứng phó với thiên tai khi có yêu cầu.
Tổ chức kiểm tra hệ thống đê biển và công trình hạ tầng ven biển, thống kê, đánh giá thiệt hại và triển khai các biện pháp xử lý khắc phục.
Kiểm tra, rà soát đảm bảo an toàn hồ chứa, nhất là các hồ chứa xung yếu.
Có phương án đảm bảo an toàn cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại các địa bàn xảy ra mưa lũ lớn sau bão. | 1 tàu cá bị sóng đánh chìm khi đang di chuyển tránh bão
Tàu cá TH91677/07 người khi di chuyển vào đảo Bạch Long Vĩ tránh bão bị sóng đánh chìm, 07 người trên tàu đã được tàu cá cùng tổ đội cứu vớt an toàn.
Báo cáo nhanh của Tổng cục Phòng chống thiên tai về công tác ứng phó bão số 2 cho biết, Bộ đội biên phòng, các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Định đã thông báo, hướng dẫn, kiểm đếm tổng số 54.673 phương tiện/235.111 người biết diễn biến của bão để chủ động di chuyển vòng tránh, thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm của bão hoặc về nơi trú tránh. Tổ chức bắn pháo hiệu báo bão tại 33 điểm theo quy định.
Về sự cố tàu thuyền, Tổng cục Phòng chống thiên tai cho biết: Tàu cá TH91677 có 7 người khi di chuyển vào đảo Bạch Long Vĩ tránh bão bị sóng đánh chìm. Cả 7 người trên tàu đã được tàu cá cùng tổ đội cứu vớt an toàn.
Các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh đã tổ chức cấm biển: Quảng Ninh (16h/12/6); Hải Phòng (17h/12/6); Thái Bình (12h/12/6); Nam Định (12h/12/6); Ninh Bình (19h/12/6); Thanh Hóa (20h/12/6); Nghệ An (0h/13/6); Hà Tĩnh (15h/12/6).
Tính đến 18h ngày 12/6, các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Ninh Bình đã tổ chức vận động, sơ tán tổng số 6.047 người trên các lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản, tàu thuyền ở các khu neo đậu vào bờ tránh bão (Quảng Ninh: 5.100; Hải Phòng: 1.301; Thái Bình: 3.186; Nam Định: 1.228; Ninh Bình: 332).
Nước ngập do mưa lớn đã rút tại các thành phố và khu vực dân cư vùng trũng thấp. Riêng tại tỉnh Hà Tĩnh, hiện còn khoảng 150ha lúa mới gieo cấy bị ngập.
Đến nay, các tỉnh Bắc Trung Bộ đã thu hoạch xong lúa Đông Xuân; các tỉnh đồng bằng sông Hồng và trung du miền núi phía Bắc đã thu hoạch được 652.000ha/736.000 ha, còn 84.000 ha (giảm 16.000ha so với báo cáo nhanh ngày 11/6).
Các địa phương đã tổ chức kiểm tra, rà soát các tuyến đê biển, đê cửa sông và triển khai phương án bảo vệ các vị trí xung yếu, công trình đang thi công (trên các tuyến đê biển, đê cửa sông từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh có 33 vị trí xung yếu; 06 công trình đang thi công dở dang).
Đến nay chưa ghi nhận thông tin về sự cố công trình hồ chứa.
Tổng cục Phòng chống thiên tai yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục triển khai thực hiện nội dung Công điện số 05/CĐ-TW hồi 15 giờ ngày 12/6/2021 của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT - Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn
Tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa lũ sau bão.
Chủ động triển khai các biện pháp tiêu úng bảo vệ sản xuất, khu vực trũng thấp, khu đô thị và khu công nghiệp khi xảy ra mưa lớn gây ngập lụt.
Kiểm tra, rà soát các khu vực có nguy cơ ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, các khu hầm lò, khai thác khoáng sản. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư, trang thiết bị ứng phó với thiên tai khi có yêu cầu.
Tổ chức kiểm tra hệ thống đê biển và công trình hạ tầng ven biển, thống kê, đánh giá thiệt hại và triển khai các biện pháp xử lý khắc phục.
Kiểm tra, rà soát đảm bảo an toàn hồ chứa, nhất là các hồ chứa xung yếu.
Có phương án đảm bảo an toàn cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại các địa bàn xảy ra mưa lũ lớn sau bão. | |
Kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhập cảnh để phòng chống dịch COVID-19 | Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản số 13575/BGTVT-CYT yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam; các Cục: Hàng không Việt Nam, Đường sắt Việt Nam, Hàng hải Việt Nam, Đường thủy nội địa Việt Nam khẩn trương thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể về việc phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh. | Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhập cảnh, phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ xâm nhập dịch bệnh COVID-19
Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các đơn vị trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình tổ chức triển khai thực hiện đúng hướng dẫn của Bộ Y tế tại Công văn số 10688/BYT-MT ngày 16/12/2021 về việc phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh.
Đồng thời, tiếp tục phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ xâm nhập dịch bệnh từ bên ngoài, phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhập cảnh qua các cửa khẩu đường hàng không, đường bộ, đường biển, tuyệt đối không chủ quan, lơ là; đảm bảo công tác quản lý, giám sát người nhập cảnh được thực hiện nghiêm, không để lây nhiễm chéo và lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.
Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu và hướng dẫn các hãng hàng không, các doanh nghiệp hàng không có liên quan thông báo tới hành khách về các yêu cầu phòng, chống dịch đối với người nhập cảnh trước khi tổ chức thực hiện khôi phục các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ theo Kế hoạch đã được Chính phủ phê duyệt (bắt đầu triển khai giai đoạn thí điểm từ ngày 01/01/2022).
Tiếp tục tổ chức đàm phán, làm việc với Nhà chức trách hàng không các nước, vùng lãnh thổ để thống nhất việc khôi phục lại các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ.
Phối hợp chặt chẽ và chủ động làm việc với các cơ quan, đơn vị của các Bộ, ngành liên quan trong đàm phán công nhận lẫn nhau về “hộ chiếu vaccine”, áp dụng phần mềm khai báo y tế PC-COVID đối với hành khách trên chuyến bay quốc tế thường lệ.
GT | Kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhập cảnh để phòng chống dịch COVID-19
Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản số 13575/BGTVT-CYT yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam; các Cục: Hàng không Việt Nam, Đường sắt Việt Nam, Hàng hải Việt Nam, Đường thủy nội địa Việt Nam khẩn trương thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể về việc phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh.
Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhập cảnh, phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ xâm nhập dịch bệnh COVID-19
Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các đơn vị trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình tổ chức triển khai thực hiện đúng hướng dẫn của Bộ Y tế tại Công văn số 10688/BYT-MT ngày 16/12/2021 về việc phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh.
Đồng thời, tiếp tục phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ xâm nhập dịch bệnh từ bên ngoài, phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhập cảnh qua các cửa khẩu đường hàng không, đường bộ, đường biển, tuyệt đối không chủ quan, lơ là; đảm bảo công tác quản lý, giám sát người nhập cảnh được thực hiện nghiêm, không để lây nhiễm chéo và lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.
Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu và hướng dẫn các hãng hàng không, các doanh nghiệp hàng không có liên quan thông báo tới hành khách về các yêu cầu phòng, chống dịch đối với người nhập cảnh trước khi tổ chức thực hiện khôi phục các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ theo Kế hoạch đã được Chính phủ phê duyệt (bắt đầu triển khai giai đoạn thí điểm từ ngày 01/01/2022).
Tiếp tục tổ chức đàm phán, làm việc với Nhà chức trách hàng không các nước, vùng lãnh thổ để thống nhất việc khôi phục lại các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ.
Phối hợp chặt chẽ và chủ động làm việc với các cơ quan, đơn vị của các Bộ, ngành liên quan trong đàm phán công nhận lẫn nhau về “hộ chiếu vaccine”, áp dụng phần mềm khai báo y tế PC-COVID đối với hành khách trên chuyến bay quốc tế thường lệ.
GT | |
Hỗ trợ lao động nghèo đi làm việc ở nước ngoài | Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Thông tư quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. | bonewsrelation eonewsrelation Thu Mar 31 2022 16:37:27 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- -- Thu Mar 31 2022 16:37:27 GMT+0700 (Giờ Đông Dương)
Hỗ trợ lao động nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Dự thảo quy định rõ về nội dung chi và mức chi đối với dự án Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững.
Đối với phát triển giáo dục nghề nghiệp: Hỗ trợ trang thiết bị, phương tiện đào tạo; sửa chữa, bảo dưỡng một số hạng mục công trình nhà xưởng, phòng học, ký túc xá và công trình phụ trợ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh có huyện nghèo.
Cụ thể, đối với sửa chữa, bảo dưỡng một số hạng mục công trình: Mức hỗ trợ tối đa bằng 30% vốn sự nghiệp thực hiện dự án theo quy định của cấp có thẩm quyền và không quá 07 tỷ đồng/trường, cơ sở.
Phát triển mô hình gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh có huyện nghèo. Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 30 Thông tư số 15/2022/TT-BTC.
Bên cạnh đó, hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp. Đối với đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo nghề dưới 03 tháng: Điều kiện người học được hỗ trợ đào tạo, nội dung và mức hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Thông tư số 152/2016/TT-BTC và Thông tư số 40/2019/TT-BTC.
Đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng: Thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ.
Người lao động thuộc hộ cận nghèo được hỗ trợ tiền đào tạo nghề, đào tạo ngoại ngữ
Dự thảo cũng đề xuất quy định cụ thể về hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Thứ nhất, đối với người lao động thuộc hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 25 Thông tư số 15/2022/TT-BTC.
Hỗ trợ lao động nghèo đi làm việc có thời hạn ở nước ngoàiĐọc ngay
Thứ hai, đối với người lao động thuộc hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài: Được hỗ trợ tiền đào tạo nghề, bổ túc kỹ năng nghề theo chi phí thực tế, tối đa theo mức quy định tại Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg; hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ theo chi phí thực tế, tối đa bằng 70% và hỗ trợ các chi phí khác theo mức hỗ trợ đối với đối tượng thứ nhất.
Thứ ba, đối với người lao động khác đang sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã bãi ngang, ven biển và hải đảo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài: Được hỗ trợ tiền đào tạo nghề, bổ túc kỹ năng nghề theo chi phí thực tế, tối đa theo mức quy định tại Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg; hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ theo chi phí thực tế, tối đa bằng 50% theo mức hỗ trợ đối với đối tượng thứ nhất.
Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.
Lan Phương | Hỗ trợ lao động nghèo đi làm việc ở nước ngoài
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Thông tư quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.
bonewsrelation eonewsrelation Thu Mar 31 2022 16:37:27 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- -- Thu Mar 31 2022 16:37:27 GMT+0700 (Giờ Đông Dương)
Hỗ trợ lao động nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Dự thảo quy định rõ về nội dung chi và mức chi đối với dự án Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững.
Đối với phát triển giáo dục nghề nghiệp: Hỗ trợ trang thiết bị, phương tiện đào tạo; sửa chữa, bảo dưỡng một số hạng mục công trình nhà xưởng, phòng học, ký túc xá và công trình phụ trợ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh có huyện nghèo.
Cụ thể, đối với sửa chữa, bảo dưỡng một số hạng mục công trình: Mức hỗ trợ tối đa bằng 30% vốn sự nghiệp thực hiện dự án theo quy định của cấp có thẩm quyền và không quá 07 tỷ đồng/trường, cơ sở.
Phát triển mô hình gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh có huyện nghèo. Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 30 Thông tư số 15/2022/TT-BTC.
Bên cạnh đó, hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp. Đối với đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo nghề dưới 03 tháng: Điều kiện người học được hỗ trợ đào tạo, nội dung và mức hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Thông tư số 152/2016/TT-BTC và Thông tư số 40/2019/TT-BTC.
Đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng: Thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ.
Người lao động thuộc hộ cận nghèo được hỗ trợ tiền đào tạo nghề, đào tạo ngoại ngữ
Dự thảo cũng đề xuất quy định cụ thể về hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Thứ nhất, đối với người lao động thuộc hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 25 Thông tư số 15/2022/TT-BTC.
Hỗ trợ lao động nghèo đi làm việc có thời hạn ở nước ngoàiĐọc ngay
Thứ hai, đối với người lao động thuộc hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài: Được hỗ trợ tiền đào tạo nghề, bổ túc kỹ năng nghề theo chi phí thực tế, tối đa theo mức quy định tại Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg; hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ theo chi phí thực tế, tối đa bằng 70% và hỗ trợ các chi phí khác theo mức hỗ trợ đối với đối tượng thứ nhất.
Thứ ba, đối với người lao động khác đang sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã bãi ngang, ven biển và hải đảo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài: Được hỗ trợ tiền đào tạo nghề, bổ túc kỹ năng nghề theo chi phí thực tế, tối đa theo mức quy định tại Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg; hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ theo chi phí thực tế, tối đa bằng 50% theo mức hỗ trợ đối với đối tượng thứ nhất.
Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.
Lan Phương | |
Đà Nẵng công bố 1 ca COVID-19 mới trong cộng đồng | Chiều tối ngày 18/6, TP Đà Nẵng công bố phát hiện có 1 ca mắc COVID-19 mới trong cộng đồng. | Đà Nẵng khẩn trương khoanh vùng nơi bệnh nhân mắc COVID-19 mới - Ảnh: VGP/Lưu Hương
Chiều tối ngày 18/6, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 TP.Đà Nẵng cung cấp thông tin về kết quả điều tra, giám sát, xử lý trường hợp bệnh nhân mắc COVID -19 tại TP. Đà Nẵng và trường hợp bệnh nhân mắc COVID-19 tại Nghệ An có lịch trình di chuyển tại TP. Đà Nẵng ngày 18/6.
Theo đó, bệnh nhân N.V.H (Nam, SN 1962), trú tại quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng, là bảo vệ tại công ty nhựa Duy Tân 145 Điện Biên Phủ, Chính Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Trường hợp này được lấy mẫu ngày 18/6, do công ty yêu cầu lấy mẫu cho tất cả nhân viên trong công ty tại Bệnh viện Gia Đình.
Ngoài ra, TP. Đà Nẵng cũng thông tin về trường hợp bệnh nhân mắc COVID-19 là P.S.K (Nam, SN 1973) tại tỉnh Nghệ An có lịch trình có lịch trình di chuyển (chở vải từ Bắc Giang) vào Đà Nẵng để bán.
TP. Đà Nẵng thông tin lịch trình để những ai có mua vải hoặc có tiếp xúc với gia đình bệnh nhân P.S.K tại những nơi như thông báo ở trên thì nhanh chóng liên hệ cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.
Thông tin dịch tễ từ khi bệnh nhân P.S.K đến Đà Nẵng đến nay (theo bệnh nhân và các trường hợp F1 cung cấp) như sau:
Ngày 09/6: Vợ bệnh nhân là Bà V.T.H từ Nghệ An vào Đà Nẵng, ở tại nhà bà Th. (khu chung cư Hòa Xuân, đường Văn Tiến Dũng) để đi buôn bán quả vải (trước ngày 09/6/2021, bà V.T.H chỉ ở Nghệ An, không đi Bắc Giang, chỉ thuê xe chở hàng từ Bắc Giang đến Nghệ An sau đó vào Đà Nẵng). Tối ngày 10/6/2021, bà V.T.H bắt đầu về lại Nghệ An.
Chiều ngày 11/6: Bệnh nhân P.S.K cùng vợ V.T.H và cháu G.H.T đi Bắc Giang, đến nhà vợ chồng anh N., chị H. ở Cẩm Đình, Thanh Hải, Lục Ngạn, Bắc Giang để mua vải và ở lại nhà chị H. 01 đêm (Theo thông tin Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng hiện có, xã này không có ca bệnh trong vòng 14 ngày gần đây, địa phương không thuộc diện đang áp dụng theo chỉ thị 15/CT-TTg hoặc Chỉ thị 16/CT-TTg).
Lúc 15g30, ngày 12/6: 03 người đi xe tải chở vải từ Bắc Giang vào Đà Nẵng, đến Đà Nẵng khoảng 9 giờ 30 sáng ngày 13/6/2021 (mồng 4 tháng 5 âm lịch).
Ngày 13/6: Từ 9h30 đến 19h: 03 người nêu trên đến chợ đầu mối Hòa Cường, Hải Châu, Đà Nẵng. Tại chợ, bỏ vải cho người buôn tại chợ (vợ chồng anh T., Chị T. , chị L.T.H ở quận Ngũ Hành Sơn (chị ruột của chị T.), chị Tr, chị Th. , chị Y. , anh H.( Hòa Khánh Bắc) và bán vải trên xe ô tô cho người mua lẻ.
Từ 20h đến 21h: 03 người đến bán quả vải tại chợ Hòa Khánh, Hòa Khánh Bắc, Liên Chiểu, Đà Nẵng. Tại đây, có gặp vợ chồng chị Tr. và 2 con. Sau đó bệnh nhân P.S.K và cháu G.H.T đi ăn ốc gần chợ, ăn mỳ Quảng tại quán Thanh Trà, đường Nguyễn Cảnh Chân ngã 3 gần chợ, ăn trứng gà và uống bia tại quán đối diện Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng gần chợ đêm (bệnh nhân P.S.K mặc áo thun màu xanh, quần sọt đen; cháu G.H.T mặc áo thun màu xám, quần đùi trắng).
Khuya ngày 13/6: 03 người đi xe tải về Bắc Giang (đến nơi lúc 15h ngày 14/6).
Ngày 14-16/6: 03 người ở tại Bắc Giang và Nghệ An; ngày 17/6: 03 người nghe tin chị H. ở Bắc Giang Dương tính với COVID-19 nên đến Trạm Y tế xã Nghĩa Xuân khai báo y tế.
Kết quả xét nghiệm bằng phương pháp pháp RT- PCR ngày 18/6 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An cho kết quả: Bệnh nhân P.S.K: Dương tính; vợ V.T.H: chưa có kết quả; cháu G.H.T: chưa có kết quả.
Lưu Hương | Đà Nẵng công bố 1 ca COVID-19 mới trong cộng đồng
Chiều tối ngày 18/6, TP Đà Nẵng công bố phát hiện có 1 ca mắc COVID-19 mới trong cộng đồng.
Đà Nẵng khẩn trương khoanh vùng nơi bệnh nhân mắc COVID-19 mới - Ảnh: VGP/Lưu Hương
Chiều tối ngày 18/6, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 TP.Đà Nẵng cung cấp thông tin về kết quả điều tra, giám sát, xử lý trường hợp bệnh nhân mắc COVID -19 tại TP. Đà Nẵng và trường hợp bệnh nhân mắc COVID-19 tại Nghệ An có lịch trình di chuyển tại TP. Đà Nẵng ngày 18/6.
Theo đó, bệnh nhân N.V.H (Nam, SN 1962), trú tại quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng, là bảo vệ tại công ty nhựa Duy Tân 145 Điện Biên Phủ, Chính Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Trường hợp này được lấy mẫu ngày 18/6, do công ty yêu cầu lấy mẫu cho tất cả nhân viên trong công ty tại Bệnh viện Gia Đình.
Ngoài ra, TP. Đà Nẵng cũng thông tin về trường hợp bệnh nhân mắc COVID-19 là P.S.K (Nam, SN 1973) tại tỉnh Nghệ An có lịch trình có lịch trình di chuyển (chở vải từ Bắc Giang) vào Đà Nẵng để bán.
TP. Đà Nẵng thông tin lịch trình để những ai có mua vải hoặc có tiếp xúc với gia đình bệnh nhân P.S.K tại những nơi như thông báo ở trên thì nhanh chóng liên hệ cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.
Thông tin dịch tễ từ khi bệnh nhân P.S.K đến Đà Nẵng đến nay (theo bệnh nhân và các trường hợp F1 cung cấp) như sau:
Ngày 09/6: Vợ bệnh nhân là Bà V.T.H từ Nghệ An vào Đà Nẵng, ở tại nhà bà Th. (khu chung cư Hòa Xuân, đường Văn Tiến Dũng) để đi buôn bán quả vải (trước ngày 09/6/2021, bà V.T.H chỉ ở Nghệ An, không đi Bắc Giang, chỉ thuê xe chở hàng từ Bắc Giang đến Nghệ An sau đó vào Đà Nẵng). Tối ngày 10/6/2021, bà V.T.H bắt đầu về lại Nghệ An.
Chiều ngày 11/6: Bệnh nhân P.S.K cùng vợ V.T.H và cháu G.H.T đi Bắc Giang, đến nhà vợ chồng anh N., chị H. ở Cẩm Đình, Thanh Hải, Lục Ngạn, Bắc Giang để mua vải và ở lại nhà chị H. 01 đêm (Theo thông tin Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng hiện có, xã này không có ca bệnh trong vòng 14 ngày gần đây, địa phương không thuộc diện đang áp dụng theo chỉ thị 15/CT-TTg hoặc Chỉ thị 16/CT-TTg).
Lúc 15g30, ngày 12/6: 03 người đi xe tải chở vải từ Bắc Giang vào Đà Nẵng, đến Đà Nẵng khoảng 9 giờ 30 sáng ngày 13/6/2021 (mồng 4 tháng 5 âm lịch).
Ngày 13/6: Từ 9h30 đến 19h: 03 người nêu trên đến chợ đầu mối Hòa Cường, Hải Châu, Đà Nẵng. Tại chợ, bỏ vải cho người buôn tại chợ (vợ chồng anh T., Chị T. , chị L.T.H ở quận Ngũ Hành Sơn (chị ruột của chị T.), chị Tr, chị Th. , chị Y. , anh H.( Hòa Khánh Bắc) và bán vải trên xe ô tô cho người mua lẻ.
Từ 20h đến 21h: 03 người đến bán quả vải tại chợ Hòa Khánh, Hòa Khánh Bắc, Liên Chiểu, Đà Nẵng. Tại đây, có gặp vợ chồng chị Tr. và 2 con. Sau đó bệnh nhân P.S.K và cháu G.H.T đi ăn ốc gần chợ, ăn mỳ Quảng tại quán Thanh Trà, đường Nguyễn Cảnh Chân ngã 3 gần chợ, ăn trứng gà và uống bia tại quán đối diện Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng gần chợ đêm (bệnh nhân P.S.K mặc áo thun màu xanh, quần sọt đen; cháu G.H.T mặc áo thun màu xám, quần đùi trắng).
Khuya ngày 13/6: 03 người đi xe tải về Bắc Giang (đến nơi lúc 15h ngày 14/6).
Ngày 14-16/6: 03 người ở tại Bắc Giang và Nghệ An; ngày 17/6: 03 người nghe tin chị H. ở Bắc Giang Dương tính với COVID-19 nên đến Trạm Y tế xã Nghĩa Xuân khai báo y tế.
Kết quả xét nghiệm bằng phương pháp pháp RT- PCR ngày 18/6 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An cho kết quả: Bệnh nhân P.S.K: Dương tính; vợ V.T.H: chưa có kết quả; cháu G.H.T: chưa có kết quả.
Lưu Hương | |
Bộ Y tế yêu cầu tiêu hủy 3 loại thuốc không đạt chất lượng | (Chinhphu.vn) – Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Dược phẩm và sinh học y tế với tổng số tiền 230 triệu đồng và buộc tiêu hủy 3 loại thuốc do không đạt tiêu chuẩn chất lượng. | bonewsrelation eonewsrelation Tue Apr 26 2022 14:29:12 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- -- Tue Apr 26 2022 14:29:12 GMT+0700 (Giờ Đông Dương)
Theo quyết định, Công ty cổ phần Dược phẩm và sinh học y tế (địa chỉ 31 Ngô Thời Nhiệm, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TPHCM) đã vi phạm chất lượng mức độ 2 theo quy định tại Điểm b, Khoản 4, Điều 57 Nghị định 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Cụ thể:
- Thuốc viên nang cứng Chloramphenicol 250mg, SĐK VD-24891-16, số lô 0218, ngày sản xuất 17/5/2018, hạn dùng 17/5/2021. Hình thức phạt tiền 70 triệu đồng và buộc tiêu hủy toàn bộ số thuốc.
Đây là thuốc kháng sinh dùng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng như: Thương hàn, nhiễm khuẩn đường ruột và một số bệnh nhiễm khuẩn khác...
TIN LIÊN QUANThu hồi thuốc kháng sinh TrimoxtalBộ Y tế tiếp tục cảnh báo TPCN quảng cáo gây hiểu nhầm là thuốcCục Quản lý Dược thu hồi 4 loại thuốc điều trị tăng mỡ máuKịp thời tháo gỡ vướng mắc liên quan đến thủ tục thông quan thuốc nhập khẩu
- Viên nén Captopril (Captopril 25mg), SĐK VD-20545-14, số lô 0119, ngày sản xuất 22/2/2019, hạn dùng 22/2/2022. Hình thức phạt tiền 80 triệu đồng và buộc tiêu hủy toàn bộ số thuốc.
Thuốc này được sử dụng để điều trị tăng huyết áp; điều trị suy tim; dùng cho bệnh nhân vừa trải qua cơn nhồi máu cơ tim; bảo vệ thận khỏi bị tổn hại và điều trị bệnh thận do bệnh tiểu đường tuýp 1.
- Hỗn dịch uống Batimin 125, SĐK VD-25824-16, số lô 0417, ngày sản xuất 8/1/2017, hạn dùng 8/11/2020. Hình thức phạt tiền 80 triệu đồng và buộc tiêu hủy toàn bộ số thuốc.
Thuốc này được chỉ định điều trị các nhiễm khuẩn nhẹ và vừa do các vi khuẩn còn nhạy cảm gây ra ở người lớn và trẻ em trên 6 tháng tuổi; nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới./. | Bộ Y tế yêu cầu tiêu hủy 3 loại thuốc không đạt chất lượng
(Chinhphu.vn) – Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Dược phẩm và sinh học y tế với tổng số tiền 230 triệu đồng và buộc tiêu hủy 3 loại thuốc do không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
bonewsrelation eonewsrelation Tue Apr 26 2022 14:29:12 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- -- Tue Apr 26 2022 14:29:12 GMT+0700 (Giờ Đông Dương)
Theo quyết định, Công ty cổ phần Dược phẩm và sinh học y tế (địa chỉ 31 Ngô Thời Nhiệm, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TPHCM) đã vi phạm chất lượng mức độ 2 theo quy định tại Điểm b, Khoản 4, Điều 57 Nghị định 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Cụ thể:
- Thuốc viên nang cứng Chloramphenicol 250mg, SĐK VD-24891-16, số lô 0218, ngày sản xuất 17/5/2018, hạn dùng 17/5/2021. Hình thức phạt tiền 70 triệu đồng và buộc tiêu hủy toàn bộ số thuốc.
Đây là thuốc kháng sinh dùng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng như: Thương hàn, nhiễm khuẩn đường ruột và một số bệnh nhiễm khuẩn khác...
TIN LIÊN QUANThu hồi thuốc kháng sinh TrimoxtalBộ Y tế tiếp tục cảnh báo TPCN quảng cáo gây hiểu nhầm là thuốcCục Quản lý Dược thu hồi 4 loại thuốc điều trị tăng mỡ máuKịp thời tháo gỡ vướng mắc liên quan đến thủ tục thông quan thuốc nhập khẩu
- Viên nén Captopril (Captopril 25mg), SĐK VD-20545-14, số lô 0119, ngày sản xuất 22/2/2019, hạn dùng 22/2/2022. Hình thức phạt tiền 80 triệu đồng và buộc tiêu hủy toàn bộ số thuốc.
Thuốc này được sử dụng để điều trị tăng huyết áp; điều trị suy tim; dùng cho bệnh nhân vừa trải qua cơn nhồi máu cơ tim; bảo vệ thận khỏi bị tổn hại và điều trị bệnh thận do bệnh tiểu đường tuýp 1.
- Hỗn dịch uống Batimin 125, SĐK VD-25824-16, số lô 0417, ngày sản xuất 8/1/2017, hạn dùng 8/11/2020. Hình thức phạt tiền 80 triệu đồng và buộc tiêu hủy toàn bộ số thuốc.
Thuốc này được chỉ định điều trị các nhiễm khuẩn nhẹ và vừa do các vi khuẩn còn nhạy cảm gây ra ở người lớn và trẻ em trên 6 tháng tuổi; nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới./. | |
Tổng đài 111 kịp thời hỗ trợ hơn 800 trẻ em trong 9 tháng | Trong 9 tháng năm 2023, Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (số 111) tiếp nhận 238.500 cuộc gọi đến và đã tư vấn cho 15.991 trường hợp; hỗ trợ can thiệp, bảo vệ cho 845 trẻ em. |
Nhân viên tư vấn của Tổng đài 111 trả lời các cuộc gọi.
Theo báo cáo của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, công tác phòng, chống xâm hại trẻ em; phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trong 9 tháng năm 2023 đã được tăng cường; bảo đảm duy trì các dịch vụ trợ giúp xã hội và kịp thời phát hiện, giải quyết, thông tin các vấn đề, vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em và liên quan đến quyền trẻ em về Tổng đài 111.
Trong 9 tháng năm 2023, Tổng đài 111 đã tiếp nhận 238.500 cuộc gọi đến, 950 lượt tiếp nhận qua App và Zalo, trong đó có 15.991 cuộc gọi tư vấn và 845 ca can thiệp hỗ trợ. Đường dây nóng tư vấn và hỗ trợ nạn nhân của mua bán người tiếp nhận và tư vấn 1.248 cuộc gọi, chuyển tuyến 44 ca để hỗ trợ cho 49 nạn nhân của mua bán người.
Theo số liệu báo cáo của Bộ Công an, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2023, cả nước đã phát hiện 1.075 vụ xâm hại trẻ em, xâm hại 1.233 trẻ em, tăng 2,6% số vụ và tăng 13,3% số trẻ em bị xâm hại so với cùng kỳ năm 2022 (trong đó xâm hại tình dục trẻ em là 917 vụ, xâm hại 1.041 trẻ em).
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đang tiếp tục phối hợp với Bộ Công an triển khai kết nối cơ sở dữ liệu trẻ em vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; triển khai thu thập thông tin về tình hình trẻ em và phòng, chống xâm hại trẻ em theo Thông tư số 13/2021/TT-LĐTBXH.
Bên cạnh đó, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cũng phối hợp tham gia các đoàn kiểm tra, thanh tra liên ngành về tình hình xâm hại trẻ em; việc thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới; tình hình thực hiện luật pháp, chính sách về trẻ em mồ côi; tình hình nuôi con nuôi và chăm sóc thay thế; bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.
Về huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trong 8 tháng năm 2023, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam vận động được trên 17,851 tỷ đồng; thực hiện hỗ trợ cho 48.221 lượt trẻ em, với kinh phí trên 26 tỷ đồng.
Tổng đài 111 được sự quản lý của Cục Trẻ em thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, là đường dây khẩn cấp có nhiệm vụ thường trực tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em từ cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân qua điện thoại, kiểm tra thông tin tố giác ban đầu. Những thông tin về trẻ em có nguy cơ bị xâm hại sẽ ngay lập tức được chuyển tới các cá nhân, cơ quan có chức năng bảo vệ trẻ em. Tổng đài không thu phí viễn thông và phí tư vấn đối với người gọi đến.
Thu Cúc
Tham khảo thêmChặn bắt nghi phạm bắt cóc trẻ em đòi tiền chuộc 2 tỷ đồng tại Đồng NaiTham khảo thêmMang Tết Trung thu đến với trẻ em có hoàn cảnh khó khănTham khảo thêmTrường mầm non phải công khai thông tin thực đơn hàng ngày của trẻ emTham khảo thêmHàng nghìn trường hợp được hỗ trợ, can thiệp từ Tổng đài bảo vệ trẻ em 111 | Tổng đài 111 kịp thời hỗ trợ hơn 800 trẻ em trong 9 tháng
Trong 9 tháng năm 2023, Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (số 111) tiếp nhận 238.500 cuộc gọi đến và đã tư vấn cho 15.991 trường hợp; hỗ trợ can thiệp, bảo vệ cho 845 trẻ em.
Nhân viên tư vấn của Tổng đài 111 trả lời các cuộc gọi.
Theo báo cáo của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, công tác phòng, chống xâm hại trẻ em; phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trong 9 tháng năm 2023 đã được tăng cường; bảo đảm duy trì các dịch vụ trợ giúp xã hội và kịp thời phát hiện, giải quyết, thông tin các vấn đề, vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em và liên quan đến quyền trẻ em về Tổng đài 111.
Trong 9 tháng năm 2023, Tổng đài 111 đã tiếp nhận 238.500 cuộc gọi đến, 950 lượt tiếp nhận qua App và Zalo, trong đó có 15.991 cuộc gọi tư vấn và 845 ca can thiệp hỗ trợ. Đường dây nóng tư vấn và hỗ trợ nạn nhân của mua bán người tiếp nhận và tư vấn 1.248 cuộc gọi, chuyển tuyến 44 ca để hỗ trợ cho 49 nạn nhân của mua bán người.
Theo số liệu báo cáo của Bộ Công an, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2023, cả nước đã phát hiện 1.075 vụ xâm hại trẻ em, xâm hại 1.233 trẻ em, tăng 2,6% số vụ và tăng 13,3% số trẻ em bị xâm hại so với cùng kỳ năm 2022 (trong đó xâm hại tình dục trẻ em là 917 vụ, xâm hại 1.041 trẻ em).
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đang tiếp tục phối hợp với Bộ Công an triển khai kết nối cơ sở dữ liệu trẻ em vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; triển khai thu thập thông tin về tình hình trẻ em và phòng, chống xâm hại trẻ em theo Thông tư số 13/2021/TT-LĐTBXH.
Bên cạnh đó, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cũng phối hợp tham gia các đoàn kiểm tra, thanh tra liên ngành về tình hình xâm hại trẻ em; việc thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới; tình hình thực hiện luật pháp, chính sách về trẻ em mồ côi; tình hình nuôi con nuôi và chăm sóc thay thế; bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.
Về huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trong 8 tháng năm 2023, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam vận động được trên 17,851 tỷ đồng; thực hiện hỗ trợ cho 48.221 lượt trẻ em, với kinh phí trên 26 tỷ đồng.
Tổng đài 111 được sự quản lý của Cục Trẻ em thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, là đường dây khẩn cấp có nhiệm vụ thường trực tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em từ cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân qua điện thoại, kiểm tra thông tin tố giác ban đầu. Những thông tin về trẻ em có nguy cơ bị xâm hại sẽ ngay lập tức được chuyển tới các cá nhân, cơ quan có chức năng bảo vệ trẻ em. Tổng đài không thu phí viễn thông và phí tư vấn đối với người gọi đến.
Thu Cúc
Tham khảo thêmChặn bắt nghi phạm bắt cóc trẻ em đòi tiền chuộc 2 tỷ đồng tại Đồng NaiTham khảo thêmMang Tết Trung thu đến với trẻ em có hoàn cảnh khó khănTham khảo thêmTrường mầm non phải công khai thông tin thực đơn hàng ngày của trẻ emTham khảo thêmHàng nghìn trường hợp được hỗ trợ, can thiệp từ Tổng đài bảo vệ trẻ em 111 | |
Khẩn trương, không để sót đối tượng và trục lợi chính sách | Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Hà Nội Bạch Liên Hương cho biết, thành phố đang khẩn trương hoàn thiện các thủ tục để thực hiện hỗ trợ người gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết 68/NĐ-CP. Các bước triển khai được thực hiện thận trọng nhằm bảo đảm vừa đúng chính sách, không để sót đối tượng, vừa không để sơ hở dẫn tới trục lợi chính sách. Ước tính, Hà Nội có hàng trăm nghìn người đủ điều kiện nhận hỗ trợ với kinh phí hàng trăm tỷ đồng | Ước tính, Hà Nội có hàng trăm nghìn người đủ điều kiện nhận hỗ trợ trong đợt này với kinh phí hàng trăm tỷ đồng.
Theo Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Hà Nội, ngay sau khi nhận được Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Sở đã khẩn trương thành lập Tổ công tác để tham mưu với UBND thành phố Hà Nội triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; đồng thời phân công cụ thể chi tiết nhiệm vụ cho các thành viên tổ công tác để triển khai thực hiện.
Trong ngày Quyết định 23/QĐ-CP của Chính phủ được ban hành, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cũng đã có văn bản số 3699/SLĐTBXH ngày 07/7/2021 để triển khai các nhiệm vụ trong Sở, đồng thời có ngay văn bản gửi nội dung Quyết định đến Sở Văn hóa - Thể thao, Sở Du lịch, Cục thuế, Sở Y tế, Bảo hiểm xã hội thành phố, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội để phối hợp triển khai thực hiện.
Ngày 08/7/2021, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội đã tổ chức họp Tổ công tác để triển khai các nội dung, công việc. Cùng ngày, Sở đã chủ động liên hệ với Sở Tài chính, Sở Tư pháp và các cơ quan liên quan để phối hợp triển khai; Sở cũng đã có văn bản đề nghị các sở, ngành và cơ quan liên quan (Sở Văn hóa - Thể thao, Sở Du lịch, Cục thuế, Sở Y tế, Bảo hiểm xã hội TP, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội) nghiên cứu, hướng dẫn chi tiết hồ sơ, trình tự, thủ tục và trách nhiệm của sở, ngành trong tổ chức thực hiện.
Cũng theo bà Bạch Liên Hương, để kịp thời nắm bắt thông tin từ người lao động và người sử dụng lao động làm căn cứ thực hiện chính sách đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Sở đã thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận thông tin, phản ánh và kiến nghị của người dân.
Hàng trăm nghìn người đủ điều kiện nhận hỗ trợ
Đến thời điểm này, ngày 14/7/2021, trên cơ sở góp ý Dự thảo lần 1, Sở Lao động TB&XH tiếp tục hoàn thiện xong Dự thảo lần 2, và đã gửi UBND quận huyện, thị xã, các sở ngành và các đơn vị có liên quan để góp ý.
"Quá trình triển khai tại Hà Nội mong muốn bảo đảm các đơn vị có căn cứ triển khai ngay chính sách hỗ trợ đảm bảo kịp thời, chính xác, công khai, minh bạch, tránh việc lạm dụng trục lợi chính sách của nhà nước", bà Bạch Liên Hương thông tin.
Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Hà Nội cũng chi biết, căn cứ Nghị quyết số 68/NQ-CP, Sở xây dựng dự thảo về đối tượng, điều kiện, nguyên tắc được hỗ trợ đối với lao động tự do để đảm bảo đúng quy định tại Nghị quyết 68 và tình hình thực tế của Hà Nội; đồng thời nghiên cứu phương thức chi trả để đảm bảo theo đúng nguyên tắc tại Điểm a, Điểm c Khoản 2 Mục I, Nghị quyết số 68/NQ-CP và Điều 44, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg. Ngoài ra, thành phố sẽ phân cấp trách nhiệm cho các sở, ngành, UBND cấp huyện trong việc phê duyệt danh sách, kinh phí hỗ trợ để rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, trình tự giải quyết và tăng trách nhiệm của sở, ngành và UBND cấp huyện trong việc triển khai một số chính sách trên địa bàn Thành phố.
“Chúng tôi phấn đấu trong tháng 7 sẽ trình UBND thành phố xem xét, ban hành quyết định triển khai hỗ trợ cho người lao động, người sử dụng lao động trên địa bàn. Ngay sau khi có quyết định, các sở, ngành, địa phương sẽ triển khai chi hỗ trợ cho các trường hợp đủ điều kiện. Ước tính, Hà Nội có hàng trăm nghìn người đủ điều kiện nhận hỗ trợ với kinh phí hàng trăm tỷ đồng”, bà Bạch Liên Hương thông tin.
BT | Khẩn trương, không để sót đối tượng và trục lợi chính sách
Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Hà Nội Bạch Liên Hương cho biết, thành phố đang khẩn trương hoàn thiện các thủ tục để thực hiện hỗ trợ người gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết 68/NĐ-CP. Các bước triển khai được thực hiện thận trọng nhằm bảo đảm vừa đúng chính sách, không để sót đối tượng, vừa không để sơ hở dẫn tới trục lợi chính sách. Ước tính, Hà Nội có hàng trăm nghìn người đủ điều kiện nhận hỗ trợ với kinh phí hàng trăm tỷ đồng
Ước tính, Hà Nội có hàng trăm nghìn người đủ điều kiện nhận hỗ trợ trong đợt này với kinh phí hàng trăm tỷ đồng.
Theo Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Hà Nội, ngay sau khi nhận được Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Sở đã khẩn trương thành lập Tổ công tác để tham mưu với UBND thành phố Hà Nội triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; đồng thời phân công cụ thể chi tiết nhiệm vụ cho các thành viên tổ công tác để triển khai thực hiện.
Trong ngày Quyết định 23/QĐ-CP của Chính phủ được ban hành, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cũng đã có văn bản số 3699/SLĐTBXH ngày 07/7/2021 để triển khai các nhiệm vụ trong Sở, đồng thời có ngay văn bản gửi nội dung Quyết định đến Sở Văn hóa - Thể thao, Sở Du lịch, Cục thuế, Sở Y tế, Bảo hiểm xã hội thành phố, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội để phối hợp triển khai thực hiện.
Ngày 08/7/2021, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội đã tổ chức họp Tổ công tác để triển khai các nội dung, công việc. Cùng ngày, Sở đã chủ động liên hệ với Sở Tài chính, Sở Tư pháp và các cơ quan liên quan để phối hợp triển khai; Sở cũng đã có văn bản đề nghị các sở, ngành và cơ quan liên quan (Sở Văn hóa - Thể thao, Sở Du lịch, Cục thuế, Sở Y tế, Bảo hiểm xã hội TP, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội) nghiên cứu, hướng dẫn chi tiết hồ sơ, trình tự, thủ tục và trách nhiệm của sở, ngành trong tổ chức thực hiện.
Cũng theo bà Bạch Liên Hương, để kịp thời nắm bắt thông tin từ người lao động và người sử dụng lao động làm căn cứ thực hiện chính sách đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Sở đã thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận thông tin, phản ánh và kiến nghị của người dân.
Hàng trăm nghìn người đủ điều kiện nhận hỗ trợ
Đến thời điểm này, ngày 14/7/2021, trên cơ sở góp ý Dự thảo lần 1, Sở Lao động TB&XH tiếp tục hoàn thiện xong Dự thảo lần 2, và đã gửi UBND quận huyện, thị xã, các sở ngành và các đơn vị có liên quan để góp ý.
"Quá trình triển khai tại Hà Nội mong muốn bảo đảm các đơn vị có căn cứ triển khai ngay chính sách hỗ trợ đảm bảo kịp thời, chính xác, công khai, minh bạch, tránh việc lạm dụng trục lợi chính sách của nhà nước", bà Bạch Liên Hương thông tin.
Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Hà Nội cũng chi biết, căn cứ Nghị quyết số 68/NQ-CP, Sở xây dựng dự thảo về đối tượng, điều kiện, nguyên tắc được hỗ trợ đối với lao động tự do để đảm bảo đúng quy định tại Nghị quyết 68 và tình hình thực tế của Hà Nội; đồng thời nghiên cứu phương thức chi trả để đảm bảo theo đúng nguyên tắc tại Điểm a, Điểm c Khoản 2 Mục I, Nghị quyết số 68/NQ-CP và Điều 44, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg. Ngoài ra, thành phố sẽ phân cấp trách nhiệm cho các sở, ngành, UBND cấp huyện trong việc phê duyệt danh sách, kinh phí hỗ trợ để rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, trình tự giải quyết và tăng trách nhiệm của sở, ngành và UBND cấp huyện trong việc triển khai một số chính sách trên địa bàn Thành phố.
“Chúng tôi phấn đấu trong tháng 7 sẽ trình UBND thành phố xem xét, ban hành quyết định triển khai hỗ trợ cho người lao động, người sử dụng lao động trên địa bàn. Ngay sau khi có quyết định, các sở, ngành, địa phương sẽ triển khai chi hỗ trợ cho các trường hợp đủ điều kiện. Ước tính, Hà Nội có hàng trăm nghìn người đủ điều kiện nhận hỗ trợ với kinh phí hàng trăm tỷ đồng”, bà Bạch Liên Hương thông tin.
BT | |
Tăng cường lực lượng biên phòng cho tuyến đầu chống dịch COVID-19 | Ngày 11/1, tại Học viện Biên phòng (HVBP), Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng (BĐBP) tổ chức giao nhiệm vụ cho cán bộ, học viên đi thực tập và tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 tại BĐBP các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Tây Ninh, Long An, An Giang. Thiếu tướng Lê Đức Thái, Tư lệnh BĐBP chủ trì buổi giao nhiệm vụ. | Thiếu tướng Lê Đức Thái và lãnh đạo Bộ Tham mưu, các Cục, HVBP tiễn học viên lên đường thực hiện nhiệm vụ. Ảnh: Báo Biên phòng
Trước tình hình dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên khắp thế giới và đã xuất hiện biến thể mới của virus SARS-COV-2, ngày 7/1, Bộ Tư lệnh BĐBP ra Quyết định số 59/QĐ-BTL về việc phê duyệt Kế hoạch tăng cường cán bộ, học viên K32, K33 Đại học Biên phòng và K24, K25 Cử tuyển Đại học Biên phòng của Học viện Biên phòng đi thực tập và tham gia phòng chống dịch tại BĐBP 5 tỉnh: Lạng Sơn, Cao Bằng, Tây Ninh, Long An, An Giang.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tư lệnh BĐBP về việc tăng cường cán bộ, học viên đi thực tập và tham gia phòng, chống dịch Covid-19, HVBP đã tăng cường 460 đồng chí là cán bộ, giảng viên, học viên năm thứ 2 và học viên năm thứ 3 của HVBP tăng cường cho BĐBP các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Tây Ninh, Long An, An Giang. Trong đó, 232 học viên Tiểu đoàn 4 lần thứ 2 tiếp tục tham gia phòng, chống dịch COVID-19 trên biên giới.
Phát biểu chỉ đạo tại buổi giao nhiệm vụ, Thiếu tướng Lê Đức Thái biểu dương Đảng ủy, Ban Giám đốc HVBP và các cán bộ, giảng viên, học viên được tăng cường đợt này đã chủ động hoàn thành tốt mọi công tác chuẩn bị, sẵn sàng lên đường nhận nhiệm vụ đặc biệt này. Đồng thời, Thiếu tướng Lê Đức Thái yêu cầu, quán triệt tinh thần “Chống dịch như chống giặc” của Thủ tướng Chính phủ, “Tất cả để nhân dân vui Xuân, đón Tết an toàn” của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP, mỗi cán bộ, giảng viên, học viên phải xác định tốt trách nhiệm quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia và phòng, chống dịch COVID-19, coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm hàng đầu, là nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình hiện nay.
Do vậy, mỗi cán bộ, giảng viên, học viên cần chấp hành nghiêm kỷ luật, pháp luật, quy định bảo đảo an toàn và an toàn giao thông; tuân thủ nghiêm túc các quy định, quy trình trong xử lý, phòng, chống dịch bệnh COVID-19, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và phải là một tuyên truyền viên giỏi để nâng cao nhận thức cho nhân dân khu vực biên giới về biên giới, lãnh thổ và tác hại của dịch COVID-19.
Cán bộ, chiến sĩ BĐBP Tiền Giang lên đường thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới và phòng, chống dịch Covid-19 tại Long An. Báo Biên phòng
Liên quan đến công tác này, sáng 11/1, Bộ Chỉ huy BĐBP các tỉnh Tiền Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bà Rịa-Vũng Tàu... và TPHCM cũng đã tổ chức trao quyết định điều động cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới và tham gia phòng chống dịch COVID-19 trên tuyến biên giới Tây Nam.
Theo đó, Bộ Chỉ huy BĐBP Tiền Giang tổ chức trao quyết định điều động 20 cán bộ, chiến sĩ tăng cường lực lượng cho BĐBP tỉnh Long An trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biên giới và phòng, chống dịch COVID-19 tham gia đợt ra quân này. Trên tuyến biên giới Long An cũng được tăng cường thêm 32 cán bộ, chiến sĩ của BĐBP Trà Vinh. Đây là đợt thứ 4, BĐBP Trà Vinh điều động cán bộ tham gia thực hiện nhiệm vụ.
Trong khi đó, BĐBP tỉnh Sóc Trăng đã tăng cường 15 cán bộ, chiến sĩ cho tuyến biên giới tỉnh An Giang, Tuyến biên giới tỉnh An Giang cũng được tăng cường 50 đồng chí là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và chiến sĩ thuộc BĐBP Bà Rịa - Vũng Tàu; Đợt này, BĐBP TP. Hồ Chí Minh trao quyết định điều động 43 cán bộ, chiến sĩ tăng cường thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới và phòng, chống dịch COVID-19 tại Tây Ninh.
BT | Tăng cường lực lượng biên phòng cho tuyến đầu chống dịch COVID-19
Ngày 11/1, tại Học viện Biên phòng (HVBP), Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng (BĐBP) tổ chức giao nhiệm vụ cho cán bộ, học viên đi thực tập và tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 tại BĐBP các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Tây Ninh, Long An, An Giang. Thiếu tướng Lê Đức Thái, Tư lệnh BĐBP chủ trì buổi giao nhiệm vụ.
Thiếu tướng Lê Đức Thái và lãnh đạo Bộ Tham mưu, các Cục, HVBP tiễn học viên lên đường thực hiện nhiệm vụ. Ảnh: Báo Biên phòng
Trước tình hình dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên khắp thế giới và đã xuất hiện biến thể mới của virus SARS-COV-2, ngày 7/1, Bộ Tư lệnh BĐBP ra Quyết định số 59/QĐ-BTL về việc phê duyệt Kế hoạch tăng cường cán bộ, học viên K32, K33 Đại học Biên phòng và K24, K25 Cử tuyển Đại học Biên phòng của Học viện Biên phòng đi thực tập và tham gia phòng chống dịch tại BĐBP 5 tỉnh: Lạng Sơn, Cao Bằng, Tây Ninh, Long An, An Giang.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tư lệnh BĐBP về việc tăng cường cán bộ, học viên đi thực tập và tham gia phòng, chống dịch Covid-19, HVBP đã tăng cường 460 đồng chí là cán bộ, giảng viên, học viên năm thứ 2 và học viên năm thứ 3 của HVBP tăng cường cho BĐBP các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Tây Ninh, Long An, An Giang. Trong đó, 232 học viên Tiểu đoàn 4 lần thứ 2 tiếp tục tham gia phòng, chống dịch COVID-19 trên biên giới.
Phát biểu chỉ đạo tại buổi giao nhiệm vụ, Thiếu tướng Lê Đức Thái biểu dương Đảng ủy, Ban Giám đốc HVBP và các cán bộ, giảng viên, học viên được tăng cường đợt này đã chủ động hoàn thành tốt mọi công tác chuẩn bị, sẵn sàng lên đường nhận nhiệm vụ đặc biệt này. Đồng thời, Thiếu tướng Lê Đức Thái yêu cầu, quán triệt tinh thần “Chống dịch như chống giặc” của Thủ tướng Chính phủ, “Tất cả để nhân dân vui Xuân, đón Tết an toàn” của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP, mỗi cán bộ, giảng viên, học viên phải xác định tốt trách nhiệm quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia và phòng, chống dịch COVID-19, coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm hàng đầu, là nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình hiện nay.
Do vậy, mỗi cán bộ, giảng viên, học viên cần chấp hành nghiêm kỷ luật, pháp luật, quy định bảo đảo an toàn và an toàn giao thông; tuân thủ nghiêm túc các quy định, quy trình trong xử lý, phòng, chống dịch bệnh COVID-19, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và phải là một tuyên truyền viên giỏi để nâng cao nhận thức cho nhân dân khu vực biên giới về biên giới, lãnh thổ và tác hại của dịch COVID-19.
Cán bộ, chiến sĩ BĐBP Tiền Giang lên đường thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới và phòng, chống dịch Covid-19 tại Long An. Báo Biên phòng
Liên quan đến công tác này, sáng 11/1, Bộ Chỉ huy BĐBP các tỉnh Tiền Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bà Rịa-Vũng Tàu... và TPHCM cũng đã tổ chức trao quyết định điều động cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới và tham gia phòng chống dịch COVID-19 trên tuyến biên giới Tây Nam.
Theo đó, Bộ Chỉ huy BĐBP Tiền Giang tổ chức trao quyết định điều động 20 cán bộ, chiến sĩ tăng cường lực lượng cho BĐBP tỉnh Long An trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biên giới và phòng, chống dịch COVID-19 tham gia đợt ra quân này. Trên tuyến biên giới Long An cũng được tăng cường thêm 32 cán bộ, chiến sĩ của BĐBP Trà Vinh. Đây là đợt thứ 4, BĐBP Trà Vinh điều động cán bộ tham gia thực hiện nhiệm vụ.
Trong khi đó, BĐBP tỉnh Sóc Trăng đã tăng cường 15 cán bộ, chiến sĩ cho tuyến biên giới tỉnh An Giang, Tuyến biên giới tỉnh An Giang cũng được tăng cường 50 đồng chí là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và chiến sĩ thuộc BĐBP Bà Rịa - Vũng Tàu; Đợt này, BĐBP TP. Hồ Chí Minh trao quyết định điều động 43 cán bộ, chiến sĩ tăng cường thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới và phòng, chống dịch COVID-19 tại Tây Ninh.
BT | |
Khánh Hòa: Cùng chia sẻ khó khăn, chung sức chống dịch | Những ngày qua, các cấp công đoàn tại tỉnh Khánh Hòa đã vận động, kêu gọi các cơ quan, đơn vị, đoàn viên, người lao động (NLĐ) chung tay hỗ trợ, chia sẻ với người dân trong khu vực phong tỏa, cách ly do dịch COVID-19, đồng thời động viên NLĐ bám nhà máy. | Gần một tuần qua, Công đoàn huyện Khánh Vĩnh đã vận động đoàn viên, NLĐ trên địa bàn hỗ trợ được hơn 1 tấn rau củ quả, trái cây các loại và 1,5 tấn gạo. Toàn bộ vật phẩm này ủng hộ cho “Gian hàng 0 đồng” của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh để chia sẻ với người dân trong các khu phong tỏa. Bên cạnh đó, Công đoàn huyện đến thăm, động viên lực lượng đang thực hiện nhiệm vụ tại các chốt kiểm soát dịch.
Công đoàn huyện Cam Lâm phối hợp trao nhu yếu phẩm cho người dân khu vực phong tỏa xã Suối Tân. Ảnh: Báo Khánh Hòa
Tại huyện Cam Lâm, các cấp công đoàn đã kêu gọi đoàn viên “ai có gì góp nấy”. Chỉ trong thời gian ngắn, Công đoàn huyện đã tiếp nhận nhiều tấn hàng nhu yếu phẩm, rau củ quả, nước uống, trứng gà... Công đoàn huyện cũng trích kinh phí hơn 12 triệu đồng đến thăm, động viên, chia sẻ với lực lượng làm nhiệm vụ tại 6 chốt kiểm soát dịch, phong tỏa tại xã Suối Tân.
Tại TP. Nha Trang, Công đoàn Thành phố đã trích quỹ hơn 15 triệu đồng để hỗ trợ hơn 1 tấn gạo cho “Gian hàng 0 đồng” của lực lượng quân đội nhằm chia sẻ với người dân trong khu phong tỏa. Từ lời kêu gọi của Công đoàn TP. Cam Ranh, 40 công đoàn cơ sở đã vận động đoàn viên đóng góp được hơn 44 triệu đồng mua các loại rau xanh, mì tôm, sữa, bột giặt... để chia sẻ với người dân thị xã Ninh Hòa trong khu vực phong tỏa...
Ông Bùi Thanh Bình, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh cho Báo Khánh Hòa biết, thời gian qua, Công đoàn tỉnh đã khảo sát hỗ trợ cho gần 800 lượt đoàn viên, NLĐ bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 với tổng trị giá khoảng 650 triệu đồng.
Trong đợt dịch thứ 4 này, Công đoàn tỉnh đã khảo sát, trao 43 suất hỗ trợ cho đoàn viên là F1 với mức 1,5 triệu đồng/người, F2 với mức 500.000 đồng/người. Đơn vị đang tiếp tục rà soát đối tượng để hỗ trợ đợt 2 vào thời gian tới.
Ngoài ra, Công đoàn tỉnh đã trao 300 triệu đồng hỗ trợ tỉnh trong công tác phòng, chống dịch; hỗ trợ 1 tấn gạo cho “Gian hàng 0 đồng” của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Trước đó, đơn vị đã đến thăm, trao 100 triệu đồng cho Viện Pasteur Nha Trang; tặng 40 triệu đồng cho một số bệnh viện.
Đại diện Liên đoàn Lao động tỉnh trao hỗ trợ cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng do dịch COVID-19. Ảnh: Báo Khánh Hòa
Động viên người lao động bám nhà máy
Để phòng, chống dịch, các doanh nghiệp phải thực hiện phương án “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 địa điểm”. Tại Khu công nghiệp Suối Dầu (huyện Cam Lâm), 36 công đoàn cơ sở ngày đêm hỗ trợ doanh nghiệp tuyên truyền, giải thích rõ để công nhân chấp nhận ở lại nhà máy, an tâm làm việc. Đến nay đã có hơn 10.000 công nhân tạm thời xa gia đình, ở lại công ty làm việc. Phía doanh nghiệp cùng với công đoàn cơ sở xây dựng phương án bố trí nơi ăn, ở hợp lý, đảm bảo sức khỏe cho công nhân.
Ông Võ Quang, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Long Sinh cho biết, thực hiện chủ trương của tỉnh, công đoàn đã cùng với lãnh đạo công ty vận động 100% công nhân ở lại nhà máy làm việc, đồng thời, gặp gỡ từng người để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu khi ở lại nhà máy. Trên cơ sở đó, công đoàn đã mua sắm quạt, chăn, gối, mùng, mền và sắp xếp nơi ăn ở cho công nhân; vận động công ty nâng chế độ suất ăn lên hơn 20.000 đồng/người/ca nhằm bảo đảm dinh dưỡng, sức khỏe cho NLĐ. Nhờ đó, công nhân ở lại nhà máy, đồng hành với doanh nghiệp vừa sản xuất, vừa phòng, chống dịch.
Bà Huỳnh Thị Nam Khánh, Chủ tịch Công đoàn Các khu công nghiệp và khu kinh tế tỉnh chia sẻ, nhiều ngày qua, các cán bộ công đoàn trong khu công nghiệp đã bám rất sát tình hình để động viên công nhân ở lại nhà máy. Bên cạnh đó, các công đoàn còn hỗ trợ lực lượng y tế lấy mẫu test nhanh cho hơn 10.000 công nhân. Phát huy vai trò, trách nhiệm, các cấp công đoàn đồng hành với ngành chức năng, doanh nghiệp nỗ lực góp phần cùng tỉnh sớm khống chế dịch bệnh./. | Khánh Hòa: Cùng chia sẻ khó khăn, chung sức chống dịch
Những ngày qua, các cấp công đoàn tại tỉnh Khánh Hòa đã vận động, kêu gọi các cơ quan, đơn vị, đoàn viên, người lao động (NLĐ) chung tay hỗ trợ, chia sẻ với người dân trong khu vực phong tỏa, cách ly do dịch COVID-19, đồng thời động viên NLĐ bám nhà máy.
Gần một tuần qua, Công đoàn huyện Khánh Vĩnh đã vận động đoàn viên, NLĐ trên địa bàn hỗ trợ được hơn 1 tấn rau củ quả, trái cây các loại và 1,5 tấn gạo. Toàn bộ vật phẩm này ủng hộ cho “Gian hàng 0 đồng” của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh để chia sẻ với người dân trong các khu phong tỏa. Bên cạnh đó, Công đoàn huyện đến thăm, động viên lực lượng đang thực hiện nhiệm vụ tại các chốt kiểm soát dịch.
Công đoàn huyện Cam Lâm phối hợp trao nhu yếu phẩm cho người dân khu vực phong tỏa xã Suối Tân. Ảnh: Báo Khánh Hòa
Tại huyện Cam Lâm, các cấp công đoàn đã kêu gọi đoàn viên “ai có gì góp nấy”. Chỉ trong thời gian ngắn, Công đoàn huyện đã tiếp nhận nhiều tấn hàng nhu yếu phẩm, rau củ quả, nước uống, trứng gà... Công đoàn huyện cũng trích kinh phí hơn 12 triệu đồng đến thăm, động viên, chia sẻ với lực lượng làm nhiệm vụ tại 6 chốt kiểm soát dịch, phong tỏa tại xã Suối Tân.
Tại TP. Nha Trang, Công đoàn Thành phố đã trích quỹ hơn 15 triệu đồng để hỗ trợ hơn 1 tấn gạo cho “Gian hàng 0 đồng” của lực lượng quân đội nhằm chia sẻ với người dân trong khu phong tỏa. Từ lời kêu gọi của Công đoàn TP. Cam Ranh, 40 công đoàn cơ sở đã vận động đoàn viên đóng góp được hơn 44 triệu đồng mua các loại rau xanh, mì tôm, sữa, bột giặt... để chia sẻ với người dân thị xã Ninh Hòa trong khu vực phong tỏa...
Ông Bùi Thanh Bình, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh cho Báo Khánh Hòa biết, thời gian qua, Công đoàn tỉnh đã khảo sát hỗ trợ cho gần 800 lượt đoàn viên, NLĐ bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 với tổng trị giá khoảng 650 triệu đồng.
Trong đợt dịch thứ 4 này, Công đoàn tỉnh đã khảo sát, trao 43 suất hỗ trợ cho đoàn viên là F1 với mức 1,5 triệu đồng/người, F2 với mức 500.000 đồng/người. Đơn vị đang tiếp tục rà soát đối tượng để hỗ trợ đợt 2 vào thời gian tới.
Ngoài ra, Công đoàn tỉnh đã trao 300 triệu đồng hỗ trợ tỉnh trong công tác phòng, chống dịch; hỗ trợ 1 tấn gạo cho “Gian hàng 0 đồng” của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Trước đó, đơn vị đã đến thăm, trao 100 triệu đồng cho Viện Pasteur Nha Trang; tặng 40 triệu đồng cho một số bệnh viện.
Đại diện Liên đoàn Lao động tỉnh trao hỗ trợ cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng do dịch COVID-19. Ảnh: Báo Khánh Hòa
Động viên người lao động bám nhà máy
Để phòng, chống dịch, các doanh nghiệp phải thực hiện phương án “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 địa điểm”. Tại Khu công nghiệp Suối Dầu (huyện Cam Lâm), 36 công đoàn cơ sở ngày đêm hỗ trợ doanh nghiệp tuyên truyền, giải thích rõ để công nhân chấp nhận ở lại nhà máy, an tâm làm việc. Đến nay đã có hơn 10.000 công nhân tạm thời xa gia đình, ở lại công ty làm việc. Phía doanh nghiệp cùng với công đoàn cơ sở xây dựng phương án bố trí nơi ăn, ở hợp lý, đảm bảo sức khỏe cho công nhân.
Ông Võ Quang, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Long Sinh cho biết, thực hiện chủ trương của tỉnh, công đoàn đã cùng với lãnh đạo công ty vận động 100% công nhân ở lại nhà máy làm việc, đồng thời, gặp gỡ từng người để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu khi ở lại nhà máy. Trên cơ sở đó, công đoàn đã mua sắm quạt, chăn, gối, mùng, mền và sắp xếp nơi ăn ở cho công nhân; vận động công ty nâng chế độ suất ăn lên hơn 20.000 đồng/người/ca nhằm bảo đảm dinh dưỡng, sức khỏe cho NLĐ. Nhờ đó, công nhân ở lại nhà máy, đồng hành với doanh nghiệp vừa sản xuất, vừa phòng, chống dịch.
Bà Huỳnh Thị Nam Khánh, Chủ tịch Công đoàn Các khu công nghiệp và khu kinh tế tỉnh chia sẻ, nhiều ngày qua, các cán bộ công đoàn trong khu công nghiệp đã bám rất sát tình hình để động viên công nhân ở lại nhà máy. Bên cạnh đó, các công đoàn còn hỗ trợ lực lượng y tế lấy mẫu test nhanh cho hơn 10.000 công nhân. Phát huy vai trò, trách nhiệm, các cấp công đoàn đồng hành với ngành chức năng, doanh nghiệp nỗ lực góp phần cùng tỉnh sớm khống chế dịch bệnh./. | |
Đẩy mạnh thực hiện đồng bộ công tác người cao tuổi | Hội Người cao tuổi Việt Nam quyết tâm đẩy mạnh, đồng bộ công tác người cao tuổi trên cả 3 lĩnh vực: bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi. | bonewsrelation eonewsrelation Sat Jun 04 2022 14:42:46 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- -- Sat Jun 04 2022 14:42:46 GMT+0700 (Giờ Đông Dương)
Các đại biểu tham dự cuộc gặp mặt - Ảnh: VGP/Nhật Nam
Sáng 4/6, Hội Người cao tuổi Việt Nam tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 81 năm Ngày truyền thống người cao tuổi Việt Nam, Ngày Người cao tuổi Việt Nam (6/6/1941-6/6/2022), tại Hà Nội.
Nhân dịp này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã gửi lẵng hoa chúc mừng.
Tại buổi lễ, Chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam Nguyễn Thanh Bình cho biết, tiếp nối truyền thống cao đẹp của người cao tuổi Việt Nam, tổ chức Hội các cấp tiếp tục nâng cao hiệu quả phong trào thi đua “Tuổi cao - Gương sáng”, phát huy mạnh mẽ kinh nghiệm, trí tuệ, uy tín người cao tuổi. Đoàn kết, sáng tạo xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi, theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng “Phát huy trí tuệ, kinh nghiệm sống, lao động, học tập của người cao tuổi trong xã hội, cộng đồng và gia đình. Tiếp tục xây dựng gia đình kiểu mẫu, ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền, vợ chồng hòa thuận, anh chị em đoàn kết”.
TIN LIÊN QUANHội Người cao tuổi Việt Nam - lực lượng nòng cốt trong công tác chăm sóc người cao tuổiTổng Bí thư gặp mặt các đại biểu về dự Đại hội VI Hội Người cao tuổi Việt NamHội Người cao tuổi Việt Nam xứng đáng là chỗ dựa tin cậy của Đảng, Nhà nước
Nhân dịp này, Ban Thường vụ Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam kêu gọi người cao tuổi cả nước tiếp tục phát huy vai trò “Tuổi cao chí càng cao, nêu gương sáng vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, đóng góp vào công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo.
Tổ chức Hội các cấp phát huy mạnh mẽ kinh nghiệm, trí tuệ, uy tín người cao tuổi Việt Nam, đồng thời, “tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”, theo đúng Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Đặc biệt là đẩy mạnh, đồng bộ công tác người cao tuổi trên cả 3 lĩnh vực: bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi. Cùng với đó là xây dựng tổ chức Hội vững mạnh toàn diện, tập hợp hội viên đạt tỷ lệ cao nhất; chú trọng chất lượng hoạt động của Hội, tạo niềm tin, uy tín và lan tỏa sâu rộng, kịp thời đến các địa phương, đơn vị.
Tại buổi gặp mặt, Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam Trương Xuân Cừ đã phát động thi đua đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, tích cực thi đua xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ và phát huy vai trò người cao tuổi trong tình hình mới, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ VI Hội Người cao tuổi Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026. Trong đó nhấn mạnh việc tích cực triển khai tạo bước chuyển biến mới, tiến bộ trong thực hiện Đề án “Nhân rộng mô hình Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau đến năm 2025”.
Nhật Nam | Đẩy mạnh thực hiện đồng bộ công tác người cao tuổi
Hội Người cao tuổi Việt Nam quyết tâm đẩy mạnh, đồng bộ công tác người cao tuổi trên cả 3 lĩnh vực: bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi.
bonewsrelation eonewsrelation Sat Jun 04 2022 14:42:46 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- -- Sat Jun 04 2022 14:42:46 GMT+0700 (Giờ Đông Dương)
Các đại biểu tham dự cuộc gặp mặt - Ảnh: VGP/Nhật Nam
Sáng 4/6, Hội Người cao tuổi Việt Nam tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 81 năm Ngày truyền thống người cao tuổi Việt Nam, Ngày Người cao tuổi Việt Nam (6/6/1941-6/6/2022), tại Hà Nội.
Nhân dịp này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã gửi lẵng hoa chúc mừng.
Tại buổi lễ, Chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam Nguyễn Thanh Bình cho biết, tiếp nối truyền thống cao đẹp của người cao tuổi Việt Nam, tổ chức Hội các cấp tiếp tục nâng cao hiệu quả phong trào thi đua “Tuổi cao - Gương sáng”, phát huy mạnh mẽ kinh nghiệm, trí tuệ, uy tín người cao tuổi. Đoàn kết, sáng tạo xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi, theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng “Phát huy trí tuệ, kinh nghiệm sống, lao động, học tập của người cao tuổi trong xã hội, cộng đồng và gia đình. Tiếp tục xây dựng gia đình kiểu mẫu, ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền, vợ chồng hòa thuận, anh chị em đoàn kết”.
TIN LIÊN QUANHội Người cao tuổi Việt Nam - lực lượng nòng cốt trong công tác chăm sóc người cao tuổiTổng Bí thư gặp mặt các đại biểu về dự Đại hội VI Hội Người cao tuổi Việt NamHội Người cao tuổi Việt Nam xứng đáng là chỗ dựa tin cậy của Đảng, Nhà nước
Nhân dịp này, Ban Thường vụ Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam kêu gọi người cao tuổi cả nước tiếp tục phát huy vai trò “Tuổi cao chí càng cao, nêu gương sáng vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, đóng góp vào công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo.
Tổ chức Hội các cấp phát huy mạnh mẽ kinh nghiệm, trí tuệ, uy tín người cao tuổi Việt Nam, đồng thời, “tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”, theo đúng Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Đặc biệt là đẩy mạnh, đồng bộ công tác người cao tuổi trên cả 3 lĩnh vực: bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi. Cùng với đó là xây dựng tổ chức Hội vững mạnh toàn diện, tập hợp hội viên đạt tỷ lệ cao nhất; chú trọng chất lượng hoạt động của Hội, tạo niềm tin, uy tín và lan tỏa sâu rộng, kịp thời đến các địa phương, đơn vị.
Tại buổi gặp mặt, Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam Trương Xuân Cừ đã phát động thi đua đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, tích cực thi đua xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ và phát huy vai trò người cao tuổi trong tình hình mới, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ VI Hội Người cao tuổi Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026. Trong đó nhấn mạnh việc tích cực triển khai tạo bước chuyển biến mới, tiến bộ trong thực hiện Đề án “Nhân rộng mô hình Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau đến năm 2025”.
Nhật Nam | |
Hà Nội sẵn sàng đáp ứng nhanh khi tình hình dịch bệnh thay đổi | Theo quy định mới của TP. Hà Nội, các hoạt động tập trung trên 30 người phải xin phép địa phương; lễ cưới, tang lễ không quá 30 người trong cùng thời điểm… | Các hoạt động không được tập trung quá 20 người
Phân loại cấp độ dịch thành 4 cấp, khuyến khích đánh giá dưới cấp xã
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 243/KH-UBND thực hiện quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.
Kế hoạch nhằm bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân; hạn chế đến mức thấp nhất các ca mắc, ca chuyển bệnh nặng, tử vong do COVID-19; khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội...
Theo kế hoạch, Hà Nội phân loại cấp độ dịch thành 4 cấp, gồm: Cấp 1 - nguy cơ thấp (bình thường mới) tương ứng với màu xanh; Cấp 2 - nguy cơ trung bình, tương ứng với màu vàng; Cấp 3 - nguy cơ cao, tương ứng với màu cam; Cấp 4 - nguy cơ rất cao, tương ứng với màu đỏ.
Phạm vi đánh giá cấp độ dịch từ quy mô cấp xã, phường, thị trấn. Thành phố Hà Nội khuyến khích đánh giá từ phạm vi, quy mô nhỏ nhất có thể (dưới cấp xã) nhằm bảo đảm linh hoạt, hiệu quả.
Tiêu chí đánh giá cấp độ dịch gồm: Tiêu chí 1 là tỉ lệ ca mắc mới tại cộng đồng/số dân/thời gian (số ca mắc mới tại cộng đồng/100.000 người/tuần); tiêu chí 2 là độ bao phủ vaccine (tỉ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vaccine phòng COVID-19); Tiêu chí 3 là bảo đảm khả năng thu dung, điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các tuyến.
Tính đến thời điểm ngày 29/10/2021 (theo tiêu chí của Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 13/10/2021 của Bộ Y tế) thì cấp độ dịch của thành phố Hà Nội là cấp 2. Các biện pháp hành chính áp dụng chung cho toàn thành phố tương ứng cấp độ dịch cấp 2 (một số địa bàn xã, phường áp dụng cấp độ 3, 4).
Sẵn sàng đáp ứng nhanh khi tình hình dịch bệnh thay đổi
UBND Thành phố Hà Nội giao nhiệm vụ cho các đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện kế hoạch. Trong đó, UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh với lộ trình cụ thể, khả thi, bảo đảm kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; tổ chức thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 phù hợp với diễn biến dịch bệnh tại từng địa bàn.
Các địa phương cũng thực hiện các hướng dẫn của Bộ Y tế, Sở Y tế Hà Nội đối với việc xét nghiệm, cách ly, theo dõi y tế người đến từ vùng dịch; người nhập cảnh (bao gồm trẻ em chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vaccine). Người hoàn thành cách ly tập trung được di chuyển thuận lợi về nơi cư trú - lưu trú, làm việc để phục vụ khôi phục và phát triển sản xuất.
Căn cứ tình hình dịch trên địa bàn và hướng dẫn các tiêu chí của Bộ Y tế, các địa phương tự đánh giá cấp độ dịch của các xã, phường, thị trấn, gửi kết quả về Sở Y tế (qua Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố) để tổng hợp báo cáo UBND thành phố công bố cấp độ dịch theo quy định. Dựa vào kết quả đánh giá cấp độ dịch của các xã, phường, thị trấn để áp dụng các biện pháp phù hợp bảo đảm mục tiêu thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo việc tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi phát triển kinh tế với tinh thần chủ động, sáng tạo, bám sát thực tiễn, không chủ quan khi dịch đi qua; bảo đảm phương châm “bốn tại chỗ”; thực hiện việc mua sắm để phục vụ công tác phòng, chống dịch đúng quy định, bảo đảm công khai, minh bạch, chặt chẽ, phòng, chống tiêu cực, lãng phí, tham nhũng.
Đồng thời nêu cao vai trò của tổ phòng, chống COVID-19 cộng đồng (do lực lượng công an làm nòng cốt); các lực lượng dân quân tự vệ, dân phòng, đội tự quản, các đoàn viên, hội viên, nhất là đoàn viên thanh niên tình nguyện, cựu chiến binh... trong công tác theo dõi, giám sát di biến động dân cư, nhất là người từ các địa phương khác về thành phố.
Thành phố Hà Nội cũng yêu cầu tăng cường công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát và phát huy tính tự chủ, linh hoạt, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, cơ sở, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đáp ứng nhanh khi tình hình dịch bệnh thay đổi...
Nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đóng cửa trước 21h
UBND thành phố Hà Nội cũng ban hành kèm theo kế hoạch phụ lục về các biện pháp hành chính phòng, chống dịch COVID-19 trên cơ sở Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ về ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.
Trong quy định lần này, Hà Nội đưa ra biện pháp chi tiết với các hoạt động tập trung đông người như đám cưới, đám tang, hoạt động tôn giáo.
Với đám cưới, những người thuộc diện cách ly, hoặc theo dõi sức khỏe, hoặc có triệu chứng nghi mắc COVID-19; người ngoài gia đình chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ liều vaccine được khuyến cáo không tham dự.
Người tổ chức phải ký cam kết tuân thủ quy định và chịu sự giám sát của chính quyền địa phương, thực hiện các hướng dẫn khác của Bộ Y tế, thành phố. Người có mặt tuân thủ 5K; luôn giữ khoảng cách giữa các bàn, người giữa các bàn không tiếp xúc gần; gia đình không thực hiện chúc tại từng bàn. Địa điểm tổ chức bảo đảm thông thoáng, tăng cường thông khí, hạn chế sử dụng điều hòa. Thời gian tổ chức được rút ngắn tối đa.
Đám tang không được tập trung quá 30 người cùng thời điểm và hạn chế đoàn viếng, mỗi đoàn không quá 5 người. Thành phố yêu cầu không tổ chức ăn uống tại lễ tang.
Các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự tuân thủ điều kiện: 100% người tham dự được tiêm đủ liều vaccine; đã khỏi COVID-19 hoặc có xét nghiệm âm tính trong 72 giờ.
Các hoạt động không được tập trung quá 20 người. Những người thuộc diện cách ly/theo dõi sức khỏe/có triệu chứng nghi mắc COVID-19 không tham gia trực tiếp.
Nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (trừ cơ sở kinh doanh rượu, bia, bia hơi) đóng cửa trước 21h. Các hoạt động khác vẫn theo quy định trước đó như được bán hàng tại chỗ, không quá 50% công suất chỗ ngồi, đảm bảm giãn cách; chủ nhà hàng và nhân viên được tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi COVID-19.
Hoạt động tập luyện thể dục, thể thao trong nhà phải giảm quy mô phòng tập (công suất tối đa 50% và không quá 30 người trong cùng thời điểm). Hằng ngày, cơ sở cung ứng dịch vụ phải vệ sinh, khử khuẩn trang thiết bị...
Cơ sở thể dục thể thao, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ phục vụ tập luyện thể dục thể thao trong nhà tổ chức quét mã QR, thu thập thông tin người tham gia hoạt động, người đến sử dụng dịch vụ (thông qua mã QR hoặc khai báo y tế trực tiếp hoặc trực tuyến) hàng ngày...
Thành phố tiếp tục dừng hoạt động của vũ trường, karaoke, massage, quán bar, trò chơi điện tử. Cơ sở kinh doanh dịch vụ cắt tóc, gội đầu, làm đẹp tuân thủ quy định về phòng chống dịch; chủ cơ sở và nhân viên được tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh COVID-19.
Thùy Linh | Hà Nội sẵn sàng đáp ứng nhanh khi tình hình dịch bệnh thay đổi
Theo quy định mới của TP. Hà Nội, các hoạt động tập trung trên 30 người phải xin phép địa phương; lễ cưới, tang lễ không quá 30 người trong cùng thời điểm…
Các hoạt động không được tập trung quá 20 người
Phân loại cấp độ dịch thành 4 cấp, khuyến khích đánh giá dưới cấp xã
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 243/KH-UBND thực hiện quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.
Kế hoạch nhằm bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân; hạn chế đến mức thấp nhất các ca mắc, ca chuyển bệnh nặng, tử vong do COVID-19; khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội...
Theo kế hoạch, Hà Nội phân loại cấp độ dịch thành 4 cấp, gồm: Cấp 1 - nguy cơ thấp (bình thường mới) tương ứng với màu xanh; Cấp 2 - nguy cơ trung bình, tương ứng với màu vàng; Cấp 3 - nguy cơ cao, tương ứng với màu cam; Cấp 4 - nguy cơ rất cao, tương ứng với màu đỏ.
Phạm vi đánh giá cấp độ dịch từ quy mô cấp xã, phường, thị trấn. Thành phố Hà Nội khuyến khích đánh giá từ phạm vi, quy mô nhỏ nhất có thể (dưới cấp xã) nhằm bảo đảm linh hoạt, hiệu quả.
Tiêu chí đánh giá cấp độ dịch gồm: Tiêu chí 1 là tỉ lệ ca mắc mới tại cộng đồng/số dân/thời gian (số ca mắc mới tại cộng đồng/100.000 người/tuần); tiêu chí 2 là độ bao phủ vaccine (tỉ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vaccine phòng COVID-19); Tiêu chí 3 là bảo đảm khả năng thu dung, điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các tuyến.
Tính đến thời điểm ngày 29/10/2021 (theo tiêu chí của Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 13/10/2021 của Bộ Y tế) thì cấp độ dịch của thành phố Hà Nội là cấp 2. Các biện pháp hành chính áp dụng chung cho toàn thành phố tương ứng cấp độ dịch cấp 2 (một số địa bàn xã, phường áp dụng cấp độ 3, 4).
Sẵn sàng đáp ứng nhanh khi tình hình dịch bệnh thay đổi
UBND Thành phố Hà Nội giao nhiệm vụ cho các đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện kế hoạch. Trong đó, UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh với lộ trình cụ thể, khả thi, bảo đảm kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; tổ chức thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 phù hợp với diễn biến dịch bệnh tại từng địa bàn.
Các địa phương cũng thực hiện các hướng dẫn của Bộ Y tế, Sở Y tế Hà Nội đối với việc xét nghiệm, cách ly, theo dõi y tế người đến từ vùng dịch; người nhập cảnh (bao gồm trẻ em chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vaccine). Người hoàn thành cách ly tập trung được di chuyển thuận lợi về nơi cư trú - lưu trú, làm việc để phục vụ khôi phục và phát triển sản xuất.
Căn cứ tình hình dịch trên địa bàn và hướng dẫn các tiêu chí của Bộ Y tế, các địa phương tự đánh giá cấp độ dịch của các xã, phường, thị trấn, gửi kết quả về Sở Y tế (qua Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố) để tổng hợp báo cáo UBND thành phố công bố cấp độ dịch theo quy định. Dựa vào kết quả đánh giá cấp độ dịch của các xã, phường, thị trấn để áp dụng các biện pháp phù hợp bảo đảm mục tiêu thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo việc tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi phát triển kinh tế với tinh thần chủ động, sáng tạo, bám sát thực tiễn, không chủ quan khi dịch đi qua; bảo đảm phương châm “bốn tại chỗ”; thực hiện việc mua sắm để phục vụ công tác phòng, chống dịch đúng quy định, bảo đảm công khai, minh bạch, chặt chẽ, phòng, chống tiêu cực, lãng phí, tham nhũng.
Đồng thời nêu cao vai trò của tổ phòng, chống COVID-19 cộng đồng (do lực lượng công an làm nòng cốt); các lực lượng dân quân tự vệ, dân phòng, đội tự quản, các đoàn viên, hội viên, nhất là đoàn viên thanh niên tình nguyện, cựu chiến binh... trong công tác theo dõi, giám sát di biến động dân cư, nhất là người từ các địa phương khác về thành phố.
Thành phố Hà Nội cũng yêu cầu tăng cường công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát và phát huy tính tự chủ, linh hoạt, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, cơ sở, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đáp ứng nhanh khi tình hình dịch bệnh thay đổi...
Nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đóng cửa trước 21h
UBND thành phố Hà Nội cũng ban hành kèm theo kế hoạch phụ lục về các biện pháp hành chính phòng, chống dịch COVID-19 trên cơ sở Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ về ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.
Trong quy định lần này, Hà Nội đưa ra biện pháp chi tiết với các hoạt động tập trung đông người như đám cưới, đám tang, hoạt động tôn giáo.
Với đám cưới, những người thuộc diện cách ly, hoặc theo dõi sức khỏe, hoặc có triệu chứng nghi mắc COVID-19; người ngoài gia đình chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ liều vaccine được khuyến cáo không tham dự.
Người tổ chức phải ký cam kết tuân thủ quy định và chịu sự giám sát của chính quyền địa phương, thực hiện các hướng dẫn khác của Bộ Y tế, thành phố. Người có mặt tuân thủ 5K; luôn giữ khoảng cách giữa các bàn, người giữa các bàn không tiếp xúc gần; gia đình không thực hiện chúc tại từng bàn. Địa điểm tổ chức bảo đảm thông thoáng, tăng cường thông khí, hạn chế sử dụng điều hòa. Thời gian tổ chức được rút ngắn tối đa.
Đám tang không được tập trung quá 30 người cùng thời điểm và hạn chế đoàn viếng, mỗi đoàn không quá 5 người. Thành phố yêu cầu không tổ chức ăn uống tại lễ tang.
Các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự tuân thủ điều kiện: 100% người tham dự được tiêm đủ liều vaccine; đã khỏi COVID-19 hoặc có xét nghiệm âm tính trong 72 giờ.
Các hoạt động không được tập trung quá 20 người. Những người thuộc diện cách ly/theo dõi sức khỏe/có triệu chứng nghi mắc COVID-19 không tham gia trực tiếp.
Nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (trừ cơ sở kinh doanh rượu, bia, bia hơi) đóng cửa trước 21h. Các hoạt động khác vẫn theo quy định trước đó như được bán hàng tại chỗ, không quá 50% công suất chỗ ngồi, đảm bảm giãn cách; chủ nhà hàng và nhân viên được tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi COVID-19.
Hoạt động tập luyện thể dục, thể thao trong nhà phải giảm quy mô phòng tập (công suất tối đa 50% và không quá 30 người trong cùng thời điểm). Hằng ngày, cơ sở cung ứng dịch vụ phải vệ sinh, khử khuẩn trang thiết bị...
Cơ sở thể dục thể thao, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ phục vụ tập luyện thể dục thể thao trong nhà tổ chức quét mã QR, thu thập thông tin người tham gia hoạt động, người đến sử dụng dịch vụ (thông qua mã QR hoặc khai báo y tế trực tiếp hoặc trực tuyến) hàng ngày...
Thành phố tiếp tục dừng hoạt động của vũ trường, karaoke, massage, quán bar, trò chơi điện tử. Cơ sở kinh doanh dịch vụ cắt tóc, gội đầu, làm đẹp tuân thủ quy định về phòng chống dịch; chủ cơ sở và nhân viên được tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh COVID-19.
Thùy Linh | |
Ai cũng tiếc thương người cán bộ lãnh đạo sống chân chất, gần dân | Đó là chia sẻ của của một người hàng xóm sống canh nhà ông Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch UBND huyện Phòng Điền (Thừa Thiên Huế) - người vừa hy sinh ở Trạm kiểm lâm 67 trong lúc làm nhiệm vụ cứu dân. | Chiều 11/10, ông Nguyễn Văn Bình (người hàng đầu bên phải) cùng đoàn công tác tỉnh Thừa Thiên-Huế đưa hàng cứu trợ đến với nhân dân huyện Phong Điền. Ảnh: VGP
Ngày 17/10, tại tỉnh Thừa Thiên - Huế trời tiếp tục đổ mưa, nước sông Bồ dâng cao cuồn cuộn chảy. Con đường đến nhà ông Nguyễn Văn Bình (42 tuổi; số 75 Sông Bồ, Tứ Hạ, thị xã Hương Trà), Chủ tịch UBND huyện Phong Điền, vẫn còn lấm lem bùn đất vì cơn lũ vừa qua.
Đông đảo người thân, hàng xóm, đồng nghiệp đến chia buồn với gia đình ông Nguyễn Văn Bình, người vừa hy sinh cùng 12 người nữa tại Trạm kiểm lâm 67.
Căn nhà gia đình ông chỉ 3 gian đơn giản, cũ kỹ. Hàng tre ven sông đổ rạp là dấu tích trận mưa lũ vừa rồi. Nhiều người dân không khỏi bùi ngùi, xúc động...
Một tuần trước, nước lũ dâng tứ bề ở tỉnh Thừa Thiên-Huế. Nhà ông Bình cũng bị lũ tràn vào nửa mét, vệt nước còn hằn trên bờ tường. Đồ dùng trong nhà chưa kịp kê cao, ông Bình ăn vội bữa cơm, gác lại chuyện gia đình, lên đường làm nhiệm vụ, ứng cứu người dân trong lũ.
Mẹ ông Bình bấy giờ điều trị bệnh xương khớp ở Bệnh viện Trung ương Huế, được nghe báo lại con trai duy nhất đi trực mưa lũ và bà cũng không thể ngờ đó là chuyến công tác cuối cùng của con trai mình.
Trưa 12/10, Thiếu tướng Nguyễn Văn Man cùng đoàn Bộ tư lệnh Quân khu 4 tiến vào rừng sâu để xác minh thông tin nhiều công nhân thuỷ điện Rào Trăng 3 bị vùi lấp. Là Chủ tịch UBND huyện Phong Điền, ông Bình đã cùng đoàn cứu hộ cứu nạn Quân khu 4 vào thuỷ điện Rào Trăng 3 và đoàn công tác gặp nạn khi nghỉ đêm tại Trạm kiểm lâm 67.
Một ngày trước khi gặp nạn, ông Bình với chiếc mũ cối, áo mưa vẫn dẫn đoàn Bộ Tư lệnh Quân khu 4 về vùng lũ ở các xã Phong Mỹ, Phong Hiền... để ứng cứu dân gặp mưa lũ...
Sáng sớm 16/10, ông Trịnh Đức Hùng, nguyên Chủ tịch UBND huyện Phong Điền có mặt tại Bệnh viện Quân y 268 với ước muốn được nhìn người đồng nghiệp của mình một lần trước khi khâm liệm.
"Bình rất tuyệt vời, tác phong rất gần dân, làm việc chu đáo nên ai cũng quý. Trong đợt dịch COVID-19, anh ấy thường xuyên ở lại cơ quan để phụ trách lo điều phối anh em chống dịch" ông Hùng ngậm ngùi chia sẻ.
Trong ký ức của ông Hùng, Chủ tịch UBND huyện Phong Điền là một cán bộ trẻ năng động, phẩm chất đạo đức tốt. Tốt nghiệp Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh loại giỏi, ông Bình về huyện nhà công tác.
Sau đó, ông kinh qua nhiều vị trí như: Phó Ban đầu tư huyện Phong Điền, Bí thư Đảng uỷ xã Phong An, Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách mảng văn hóa, rồi sau chuyển sang làm Phó Chủ tịch huyện phụ trách mảng kinh tế.
Ngày 1/9, vừa rồi, ông Bình được bầu giữ chức Chủ tịch UBND huyện thay ông Trịnh Đức Hùng...
Ở cạnh nhà vị Chủ tịch huyện, ông Nguyễn Xuân Đức (65 tuổi) bần thần nói: "Làm cán bộ lãnh đạo huyện mà ông Bình sống chân chất, gần dân. Tiếc thương, đau đớn lắm!".
Ông Nguyễn Xuân Đức kể rằng ông Bình sống tình cảm với bà con, lối xóm. Xóm giềng khi hay tin ông Bình gặp nạn ở trạm kiểm lâm 67 ai cũng sốc và cầu mong phép màu sẽ đến với ông Bình và đoàn cứu nạn...
Nhiều đồng chí, đồng nghiệp tại huyện Phong Điền nói ông Bình là một người năng nổ, hoạt bát, luôn đi đầu trong công tác phòng chống thiên tai, dịch bệnh. Ở cương vị nào, ông cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Sự ra đi của ông Bình là một mất mát lớn của Đảng bộ, chính quyền và người dân huyện Phong Điền.
Ngày mai (18/10), sau lễ truy điệu tổ chức tại Bệnh viện Quân y 268, linh cữu ông Nguyễn Văn Bình sẽ được đưa về quê nhà để bà con người địa phương, chính quyền, mặt trận, đoàn thể đến thắp nén tâm nhang tiễn đưa người bạn, người đồng chí, vị Chủ tịch huyện giản dị của mình về Đất Mẹ.
Thế Phong | Ai cũng tiếc thương người cán bộ lãnh đạo sống chân chất, gần dân
Đó là chia sẻ của của một người hàng xóm sống canh nhà ông Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch UBND huyện Phòng Điền (Thừa Thiên Huế) - người vừa hy sinh ở Trạm kiểm lâm 67 trong lúc làm nhiệm vụ cứu dân.
Chiều 11/10, ông Nguyễn Văn Bình (người hàng đầu bên phải) cùng đoàn công tác tỉnh Thừa Thiên-Huế đưa hàng cứu trợ đến với nhân dân huyện Phong Điền. Ảnh: VGP
Ngày 17/10, tại tỉnh Thừa Thiên - Huế trời tiếp tục đổ mưa, nước sông Bồ dâng cao cuồn cuộn chảy. Con đường đến nhà ông Nguyễn Văn Bình (42 tuổi; số 75 Sông Bồ, Tứ Hạ, thị xã Hương Trà), Chủ tịch UBND huyện Phong Điền, vẫn còn lấm lem bùn đất vì cơn lũ vừa qua.
Đông đảo người thân, hàng xóm, đồng nghiệp đến chia buồn với gia đình ông Nguyễn Văn Bình, người vừa hy sinh cùng 12 người nữa tại Trạm kiểm lâm 67.
Căn nhà gia đình ông chỉ 3 gian đơn giản, cũ kỹ. Hàng tre ven sông đổ rạp là dấu tích trận mưa lũ vừa rồi. Nhiều người dân không khỏi bùi ngùi, xúc động...
Một tuần trước, nước lũ dâng tứ bề ở tỉnh Thừa Thiên-Huế. Nhà ông Bình cũng bị lũ tràn vào nửa mét, vệt nước còn hằn trên bờ tường. Đồ dùng trong nhà chưa kịp kê cao, ông Bình ăn vội bữa cơm, gác lại chuyện gia đình, lên đường làm nhiệm vụ, ứng cứu người dân trong lũ.
Mẹ ông Bình bấy giờ điều trị bệnh xương khớp ở Bệnh viện Trung ương Huế, được nghe báo lại con trai duy nhất đi trực mưa lũ và bà cũng không thể ngờ đó là chuyến công tác cuối cùng của con trai mình.
Trưa 12/10, Thiếu tướng Nguyễn Văn Man cùng đoàn Bộ tư lệnh Quân khu 4 tiến vào rừng sâu để xác minh thông tin nhiều công nhân thuỷ điện Rào Trăng 3 bị vùi lấp. Là Chủ tịch UBND huyện Phong Điền, ông Bình đã cùng đoàn cứu hộ cứu nạn Quân khu 4 vào thuỷ điện Rào Trăng 3 và đoàn công tác gặp nạn khi nghỉ đêm tại Trạm kiểm lâm 67.
Một ngày trước khi gặp nạn, ông Bình với chiếc mũ cối, áo mưa vẫn dẫn đoàn Bộ Tư lệnh Quân khu 4 về vùng lũ ở các xã Phong Mỹ, Phong Hiền... để ứng cứu dân gặp mưa lũ...
Sáng sớm 16/10, ông Trịnh Đức Hùng, nguyên Chủ tịch UBND huyện Phong Điền có mặt tại Bệnh viện Quân y 268 với ước muốn được nhìn người đồng nghiệp của mình một lần trước khi khâm liệm.
"Bình rất tuyệt vời, tác phong rất gần dân, làm việc chu đáo nên ai cũng quý. Trong đợt dịch COVID-19, anh ấy thường xuyên ở lại cơ quan để phụ trách lo điều phối anh em chống dịch" ông Hùng ngậm ngùi chia sẻ.
Trong ký ức của ông Hùng, Chủ tịch UBND huyện Phong Điền là một cán bộ trẻ năng động, phẩm chất đạo đức tốt. Tốt nghiệp Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh loại giỏi, ông Bình về huyện nhà công tác.
Sau đó, ông kinh qua nhiều vị trí như: Phó Ban đầu tư huyện Phong Điền, Bí thư Đảng uỷ xã Phong An, Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách mảng văn hóa, rồi sau chuyển sang làm Phó Chủ tịch huyện phụ trách mảng kinh tế.
Ngày 1/9, vừa rồi, ông Bình được bầu giữ chức Chủ tịch UBND huyện thay ông Trịnh Đức Hùng...
Ở cạnh nhà vị Chủ tịch huyện, ông Nguyễn Xuân Đức (65 tuổi) bần thần nói: "Làm cán bộ lãnh đạo huyện mà ông Bình sống chân chất, gần dân. Tiếc thương, đau đớn lắm!".
Ông Nguyễn Xuân Đức kể rằng ông Bình sống tình cảm với bà con, lối xóm. Xóm giềng khi hay tin ông Bình gặp nạn ở trạm kiểm lâm 67 ai cũng sốc và cầu mong phép màu sẽ đến với ông Bình và đoàn cứu nạn...
Nhiều đồng chí, đồng nghiệp tại huyện Phong Điền nói ông Bình là một người năng nổ, hoạt bát, luôn đi đầu trong công tác phòng chống thiên tai, dịch bệnh. Ở cương vị nào, ông cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Sự ra đi của ông Bình là một mất mát lớn của Đảng bộ, chính quyền và người dân huyện Phong Điền.
Ngày mai (18/10), sau lễ truy điệu tổ chức tại Bệnh viện Quân y 268, linh cữu ông Nguyễn Văn Bình sẽ được đưa về quê nhà để bà con người địa phương, chính quyền, mặt trận, đoàn thể đến thắp nén tâm nhang tiễn đưa người bạn, người đồng chí, vị Chủ tịch huyện giản dị của mình về Đất Mẹ.
Thế Phong | |
Quảng Ngãi cần đề phòng sạt lở ở khu vực miền núi | (Chinhphu.vn) – Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan yêu cầu tỉnh Quảng Ngãi cần dự lường hết những tình huống xấu xảy ra để kịp thời ứng phó, với phương châm ‘cẩn tắc vô áy náy’. |
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT kiểm tra tại cảng neo đậu Tịnh Hòa - Ảnh: VGP/Lưu Hương
Sáng 26/9, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra tình hình phòng chống bão số 4 tại cảng neo đậu tàu thuyền Tịnh Hòa (TP. Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi).
Thông tin với đoàn công tác, bà Bùi Thị Quỳnh Vân, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi cho biết, hiện nay, tỉnh Quảng Ngãi đang chủ động các phương án ứng phó trước khi bão số 4 đổ bộ vào đất liền. Tỉnh cũng đã quán triệt các địa phương không được để xảy ra những sự cố, vấn đề do lỗi chủ quan.
Kinh nghiệm từ những cơn bão trước, Bí thư Tỉnh ủy cho rằng vấn đề lo ngại nhất vẫn là sau khi cơn bão đi qua, ảnh hưởng của mưa lớn và hoàn lưu của bão nên không thể chủ quan. Một số người dân cho rằng bão đã kết thúc và về nhà, vẫn liều lĩnh đi qua các khu vực nguy hiểm dù đã đặt biển cảnh báo. Tỉnh Quảng Ngãi cương quyết sẽ không để xảy ra những trường hợp như vậy bằng việc chỉ đạo lực lượng dân quân chốt chặn ở những địa điểm này.
"Điều quan tâm nhất là bảo đảm tính mạng cho người dân và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tài sản. Quảng Ngãi đặc biệt chú trọng đến 5 huyện miền núi và huyện đảo Lý Sơn. Lý Sơn được xác định là vùng đầu tiên chịu ảnh hưởng nặng của bão nên ngày hôm qua, lực lượng quân đội đã giúp cho bà con chằng chống nhà cửa và thực hiện các phương án ứng phó. Đến chiều nay, tỉnh sẽ tập trung chỉ đạo cho các tỉnh miền núi", bà Bùi Thị Quỳnh Vân cho hay.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho rằng còn nhiều tình huống xảy ra khi bão số 4 đổ bộ, do đó, tỉnh Quảng Ngãi cần tiếp tục vận động, tuyên truyền người dân không chủ quan, lơ là trước cơn bão được dự báo là rất lớn này.
Quảng Ngãi cần tiếp tục vận động, tuyên truyền người dân không chủ quan, lơ là trước cơn bão được dự báo là rất lớn này - Ảnh: VGP/Lưu Hương
Ngoài việc chủ động trong kêu gọi các tàu thuyền neo đậu, hướng dẫn các tàu thuyền ngoài khơi tìm nơi tránh trú, Quảng Ngãi cũng như các tỉnh miền Trung cần có những phương án dự phòng cho tình huống khó lường khi bão vào, trong đó có vấn đề sạt lở ở khu vực miền núi.
"Mặc dù tỉnh Quảng Ngãi cũng đã chuẩn bị những kịch bản để ứng phó, như bố trí điểm tái định cư, di dời dân ở vùng xung yếu, nhưng cần phải có thêm những lực lượng thường xuyên, túc trực hằng ngày ở cạnh bà con để kiểm soát tốt tình hình. Khi có tình huống xấu xảy ra sẽ động viên, thậm chí cưỡng chế với phương châm 'cẩn tắc vô áy náy', nhằm đối phó với cơn bão Noru", Bộ trưởng Lê Minh Hoan chỉ đạo tại buổi kiểm tra.
Lưu Hương
Tham khảo thêmCẬP NHẬT: TIN BÃO KHẨN CẤP (CƠN BÃO SỐ 4 - BÃO NORU) VÀ CÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓTham khảo thêmKhẩn trương kêu gọi tàu thuyền thoát khỏi khu vực nguy hiểm của bão số 4Tham khảo thêmNgành giao thông, y tế ứng phó bão số 4Tham khảo thêmBão Noru có thể gây thiệt hại nặng nề về tài sản, công trình hạ tầng | Quảng Ngãi cần đề phòng sạt lở ở khu vực miền núi
(Chinhphu.vn) – Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan yêu cầu tỉnh Quảng Ngãi cần dự lường hết những tình huống xấu xảy ra để kịp thời ứng phó, với phương châm ‘cẩn tắc vô áy náy’.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT kiểm tra tại cảng neo đậu Tịnh Hòa - Ảnh: VGP/Lưu Hương
Sáng 26/9, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra tình hình phòng chống bão số 4 tại cảng neo đậu tàu thuyền Tịnh Hòa (TP. Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi).
Thông tin với đoàn công tác, bà Bùi Thị Quỳnh Vân, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi cho biết, hiện nay, tỉnh Quảng Ngãi đang chủ động các phương án ứng phó trước khi bão số 4 đổ bộ vào đất liền. Tỉnh cũng đã quán triệt các địa phương không được để xảy ra những sự cố, vấn đề do lỗi chủ quan.
Kinh nghiệm từ những cơn bão trước, Bí thư Tỉnh ủy cho rằng vấn đề lo ngại nhất vẫn là sau khi cơn bão đi qua, ảnh hưởng của mưa lớn và hoàn lưu của bão nên không thể chủ quan. Một số người dân cho rằng bão đã kết thúc và về nhà, vẫn liều lĩnh đi qua các khu vực nguy hiểm dù đã đặt biển cảnh báo. Tỉnh Quảng Ngãi cương quyết sẽ không để xảy ra những trường hợp như vậy bằng việc chỉ đạo lực lượng dân quân chốt chặn ở những địa điểm này.
"Điều quan tâm nhất là bảo đảm tính mạng cho người dân và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tài sản. Quảng Ngãi đặc biệt chú trọng đến 5 huyện miền núi và huyện đảo Lý Sơn. Lý Sơn được xác định là vùng đầu tiên chịu ảnh hưởng nặng của bão nên ngày hôm qua, lực lượng quân đội đã giúp cho bà con chằng chống nhà cửa và thực hiện các phương án ứng phó. Đến chiều nay, tỉnh sẽ tập trung chỉ đạo cho các tỉnh miền núi", bà Bùi Thị Quỳnh Vân cho hay.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho rằng còn nhiều tình huống xảy ra khi bão số 4 đổ bộ, do đó, tỉnh Quảng Ngãi cần tiếp tục vận động, tuyên truyền người dân không chủ quan, lơ là trước cơn bão được dự báo là rất lớn này.
Quảng Ngãi cần tiếp tục vận động, tuyên truyền người dân không chủ quan, lơ là trước cơn bão được dự báo là rất lớn này - Ảnh: VGP/Lưu Hương
Ngoài việc chủ động trong kêu gọi các tàu thuyền neo đậu, hướng dẫn các tàu thuyền ngoài khơi tìm nơi tránh trú, Quảng Ngãi cũng như các tỉnh miền Trung cần có những phương án dự phòng cho tình huống khó lường khi bão vào, trong đó có vấn đề sạt lở ở khu vực miền núi.
"Mặc dù tỉnh Quảng Ngãi cũng đã chuẩn bị những kịch bản để ứng phó, như bố trí điểm tái định cư, di dời dân ở vùng xung yếu, nhưng cần phải có thêm những lực lượng thường xuyên, túc trực hằng ngày ở cạnh bà con để kiểm soát tốt tình hình. Khi có tình huống xấu xảy ra sẽ động viên, thậm chí cưỡng chế với phương châm 'cẩn tắc vô áy náy', nhằm đối phó với cơn bão Noru", Bộ trưởng Lê Minh Hoan chỉ đạo tại buổi kiểm tra.
Lưu Hương
Tham khảo thêmCẬP NHẬT: TIN BÃO KHẨN CẤP (CƠN BÃO SỐ 4 - BÃO NORU) VÀ CÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓTham khảo thêmKhẩn trương kêu gọi tàu thuyền thoát khỏi khu vực nguy hiểm của bão số 4Tham khảo thêmNgành giao thông, y tế ứng phó bão số 4Tham khảo thêmBão Noru có thể gây thiệt hại nặng nề về tài sản, công trình hạ tầng | |
Trao giải “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” | Lễ trao giải Cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh và giáo viên trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT) năm học 2020-2021 đã vinh danh những giáo viên xuất sắc trong cuộc thi tìm hiểu kiến thức về an toàn giao thông. | Lễ trao giải Cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai”. Ảnh: VGP/PT.
Để khuyến khích giáo viên, học sinh củng cố lại kiến thức về an toàn giao thông và có thêm động lực dạy và học về an toàn giao thông, cuộc thi tìm hiểu “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” năm học 2020-2021 dành cho giáo viên, học sinh THCS và THPT đã được phát động từ tháng 1/2021 và kéo dài đến tháng 2/2021 theo hình thức thi trực tuyến tại tất cả các địa phương triển khai chương trình.
Sau gần 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 2,122 triệu bài dự thi của các thầy cô giáo và các em học sinh. Nhiều bài thi có chất lượng cao, được đầu tư công phu và sáng tạo cho thấy sự quan tâm của giáo viên và học sinh về an toàn giao thông cũng như sức hút của cuộc thi ngày càng lớn.
Sau vòng sơ loại, Ban Tổ chức đã chọn 30 giáo viên THPT và 23 giáo viên THCS có bài thi xuất sắc để bước vào thi tiếp vòng 2, với nội dung là xây dựng kế hoạch bài giảng và chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy; 32 học sinh THPT và 26 học sinh THCS được chọn tham gia thi tiếp vòng 2 với hình thức thi trực tuyến từ ngày 21/12/2020 đến ngày 6/02/2021.
Ngày 10/4, lễ trao giải Cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” năm học 2020-2021 đã được tổ chức vinh danh cho những giáo viên và học sinh có thành tích xuất sắc nhất.
Theo đó, cấp THCS được trao 10 giải Nhất, 16 giải Nhì, 160 giải Ba, 800 giải Khuyến khích dành cho học sinh; 7 giải Nhất, 16 giải Nhì, 60 giải Ba và 160 giải Khuyến khích dành cho giáo viên; cấp THPT có 12 giải Nhất, 20 giải Nhì, 200 giải Ba và 1.000 giải Khuyến khích cho học sinh; 1 giải Xuất sắc, 9 giải Nhất, 20 giải Nhì, 80 giải Ba và 200 giải Khuyến khích dành cho giáo viên.
Cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” là hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình giáo dục an toàn giao thông do Bộ GD&ĐT, Ủy ban ATGT quốc gia, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công An) và Công ty Honda Việt Nam tổ chức.
Chương trình được thực hiện với mong muốn không ngừng nâng cao kiến thức và kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho học sinh cấp trung học - đối tượng đang dần chủ động tham giao thông nhưng còn thiếu nhiều kiến thức và kỹ năng tham gia giao thông an toàn.
Phan Trang | Trao giải “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai”
Lễ trao giải Cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh và giáo viên trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT) năm học 2020-2021 đã vinh danh những giáo viên xuất sắc trong cuộc thi tìm hiểu kiến thức về an toàn giao thông.
Lễ trao giải Cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai”. Ảnh: VGP/PT.
Để khuyến khích giáo viên, học sinh củng cố lại kiến thức về an toàn giao thông và có thêm động lực dạy và học về an toàn giao thông, cuộc thi tìm hiểu “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” năm học 2020-2021 dành cho giáo viên, học sinh THCS và THPT đã được phát động từ tháng 1/2021 và kéo dài đến tháng 2/2021 theo hình thức thi trực tuyến tại tất cả các địa phương triển khai chương trình.
Sau gần 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 2,122 triệu bài dự thi của các thầy cô giáo và các em học sinh. Nhiều bài thi có chất lượng cao, được đầu tư công phu và sáng tạo cho thấy sự quan tâm của giáo viên và học sinh về an toàn giao thông cũng như sức hút của cuộc thi ngày càng lớn.
Sau vòng sơ loại, Ban Tổ chức đã chọn 30 giáo viên THPT và 23 giáo viên THCS có bài thi xuất sắc để bước vào thi tiếp vòng 2, với nội dung là xây dựng kế hoạch bài giảng và chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy; 32 học sinh THPT và 26 học sinh THCS được chọn tham gia thi tiếp vòng 2 với hình thức thi trực tuyến từ ngày 21/12/2020 đến ngày 6/02/2021.
Ngày 10/4, lễ trao giải Cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” năm học 2020-2021 đã được tổ chức vinh danh cho những giáo viên và học sinh có thành tích xuất sắc nhất.
Theo đó, cấp THCS được trao 10 giải Nhất, 16 giải Nhì, 160 giải Ba, 800 giải Khuyến khích dành cho học sinh; 7 giải Nhất, 16 giải Nhì, 60 giải Ba và 160 giải Khuyến khích dành cho giáo viên; cấp THPT có 12 giải Nhất, 20 giải Nhì, 200 giải Ba và 1.000 giải Khuyến khích cho học sinh; 1 giải Xuất sắc, 9 giải Nhất, 20 giải Nhì, 80 giải Ba và 200 giải Khuyến khích dành cho giáo viên.
Cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” là hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình giáo dục an toàn giao thông do Bộ GD&ĐT, Ủy ban ATGT quốc gia, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công An) và Công ty Honda Việt Nam tổ chức.
Chương trình được thực hiện với mong muốn không ngừng nâng cao kiến thức và kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho học sinh cấp trung học - đối tượng đang dần chủ động tham giao thông nhưng còn thiếu nhiều kiến thức và kỹ năng tham gia giao thông an toàn.
Phan Trang | |
Hải Dương và Hà Nội thêm 40 ca COVID-19 | Bản tin 18h ngày 15/2 - tức chiều mùng 4 Tết của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết Hải Dương và Hà Nội ghi nhận 40 ca mắc COVID-19. | Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 154.992 người.
Tính đến 18h ngày 15/02: Việt Nam có tổng cộng 1370 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 677 ca.
Tính từ 6h đến 18h ngày 15/02 có 40 ca mắc mới tại thành phố Hà Nội (2) và Hải Dương (38). Cụ thể, CA BỆNH 2234 (BN2234) tại Hà NộI là nữ, 25 tuổi, có địa chỉ tại phường Yên Thế, quận Ba Đình, Hà Nội; CA BỆNH 2240 (BN2240) tại Hà NộI là nam, 43 tuổi, quốc tịch Nhật Bản.
Cả 2 bệnh nhân trên là F1 của BN2229 (họp cùng ngày 02/2), đã được cách ly, lấy mẫu xét nghiệm ngày 14/2. Kết quả xét nghiệm ngày 15/02, các bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Hiện 2 bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung Ương cơ sở Đông Anh.
CA BỆNH 2230-2233, 2235-2239, 2241-2269 (BN2230-BN2233, BN2235-BN2239, BN2241-BN2269) tại Hải Dương, 38 ca đều là F1 đã được cách ly trước đó, chủ yếu liên quan ổ dịch tại huyện Chí Linh. Hiện 29 ca được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Dã chiến số 1 (Trung tâm Y tế TP Chí Linh) và 9 ca được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Dã chiến số 2 (Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương).
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 154.992, trong đó cách ly tập trung tại bệnh viện: 667, cách ly tập trung tại cơ sở khác: 16.794, cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 137.531.
Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19: đến thời điểm này nước ta đã chữa khỏi 1.534 bệnh nhân COVID-19.
Tính đến thời điểm này trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế, số ca âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2: 39 ca; Số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2: 12 ca, số ca âm tính lần 3 là 9 ca.
Trong số các bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế trên cả nước, hiện BN1536 đang điều trị tại BV Phổi Đà Nặng là bệnh nhân nặng nhất. BN1536 tuổi cao, có tiền sử tăng huyết áp và đái tháo đường nhiều năm nay.
Liên quan đến công tác điều trị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, trong thời gian qua, Bộ Y tế tiếp tục tăng nhân lực hỗ trợ, chỉ đạo các địa phương, cơ sở y tế thực hiện tốt công tác điều trị cho người mắc bệnh. Về công tác điều trị, hiện các cơ sở điều trị vẫn tiếp tục thực hiện tốt. Các y bác sĩ luôn nỗ lực, cố gắng để điều trị cho bệnh nhân một cách tốt nhất.
Bộ Y tế và các địa phương đã rất chủ động, quyết liệt triển khai ngay các hoạt động phòng chống dịch. Tuy nhiên, nguy cơ lây lan dịch bệnh vẫn còn rất lớn đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh khi chỉ còn vài ngày nữa là hết Tết, các cơ quan, xí nghiệp và người dân sẽ đi làm trở lại.
Do đó, theo Bộ Y tế khi phát hiện các địa phương trường hợp mắc bệnh tại cộng đồng cần thực hiện quyết liệt các biện pháp xử lý dịch nhanh hơn một mức, cao hơn một mức; khẩn trương, tăng tốc thực hiện truy vết, phát hiện, cách ly, xet nghiệm, khoanh vùng, xử lý triệt để.
Để sống chung an toàn với đại dịch COVID-19, người dân cần tuân thủ thực hiện nguyên tắc 5K của Bộ Y tế:
- Khẩu trang
-Khử khuẩn
-Khoảng cách
-Không tụ tập
- Khai báo y tế
BT | Hải Dương và Hà Nội thêm 40 ca COVID-19
Bản tin 18h ngày 15/2 - tức chiều mùng 4 Tết của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết Hải Dương và Hà Nội ghi nhận 40 ca mắc COVID-19.
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 154.992 người.
Tính đến 18h ngày 15/02: Việt Nam có tổng cộng 1370 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 677 ca.
Tính từ 6h đến 18h ngày 15/02 có 40 ca mắc mới tại thành phố Hà Nội (2) và Hải Dương (38). Cụ thể, CA BỆNH 2234 (BN2234) tại Hà NộI là nữ, 25 tuổi, có địa chỉ tại phường Yên Thế, quận Ba Đình, Hà Nội; CA BỆNH 2240 (BN2240) tại Hà NộI là nam, 43 tuổi, quốc tịch Nhật Bản.
Cả 2 bệnh nhân trên là F1 của BN2229 (họp cùng ngày 02/2), đã được cách ly, lấy mẫu xét nghiệm ngày 14/2. Kết quả xét nghiệm ngày 15/02, các bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Hiện 2 bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung Ương cơ sở Đông Anh.
CA BỆNH 2230-2233, 2235-2239, 2241-2269 (BN2230-BN2233, BN2235-BN2239, BN2241-BN2269) tại Hải Dương, 38 ca đều là F1 đã được cách ly trước đó, chủ yếu liên quan ổ dịch tại huyện Chí Linh. Hiện 29 ca được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Dã chiến số 1 (Trung tâm Y tế TP Chí Linh) và 9 ca được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Dã chiến số 2 (Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương).
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 154.992, trong đó cách ly tập trung tại bệnh viện: 667, cách ly tập trung tại cơ sở khác: 16.794, cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 137.531.
Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19: đến thời điểm này nước ta đã chữa khỏi 1.534 bệnh nhân COVID-19.
Tính đến thời điểm này trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế, số ca âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2: 39 ca; Số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2: 12 ca, số ca âm tính lần 3 là 9 ca.
Trong số các bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế trên cả nước, hiện BN1536 đang điều trị tại BV Phổi Đà Nặng là bệnh nhân nặng nhất. BN1536 tuổi cao, có tiền sử tăng huyết áp và đái tháo đường nhiều năm nay.
Liên quan đến công tác điều trị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, trong thời gian qua, Bộ Y tế tiếp tục tăng nhân lực hỗ trợ, chỉ đạo các địa phương, cơ sở y tế thực hiện tốt công tác điều trị cho người mắc bệnh. Về công tác điều trị, hiện các cơ sở điều trị vẫn tiếp tục thực hiện tốt. Các y bác sĩ luôn nỗ lực, cố gắng để điều trị cho bệnh nhân một cách tốt nhất.
Bộ Y tế và các địa phương đã rất chủ động, quyết liệt triển khai ngay các hoạt động phòng chống dịch. Tuy nhiên, nguy cơ lây lan dịch bệnh vẫn còn rất lớn đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh khi chỉ còn vài ngày nữa là hết Tết, các cơ quan, xí nghiệp và người dân sẽ đi làm trở lại.
Do đó, theo Bộ Y tế khi phát hiện các địa phương trường hợp mắc bệnh tại cộng đồng cần thực hiện quyết liệt các biện pháp xử lý dịch nhanh hơn một mức, cao hơn một mức; khẩn trương, tăng tốc thực hiện truy vết, phát hiện, cách ly, xet nghiệm, khoanh vùng, xử lý triệt để.
Để sống chung an toàn với đại dịch COVID-19, người dân cần tuân thủ thực hiện nguyên tắc 5K của Bộ Y tế:
- Khẩu trang
-Khử khuẩn
-Khoảng cách
-Không tụ tập
- Khai báo y tế
BT | |
Chủ tịch nước cùng các kiều bào dâng hương tại Điện Kính Thiên | Sáng 14/1, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân cùng kiều bào đã thực hiện nghi thức dâng hương và thả cá chép tại Hoàng thành Thăng Long. Hoạt động nằm trong chương trình Xuân Quê hương 2023 do Bộ Ngoại giao-Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức. |
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân và kiều bào dâng hương tại điện Kính thiên - Ảnh: VGP/Thiện Tâm
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân, đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, TP. Hà Nội cùng kiều bào thực hiện các nghi lễ thành kính tưởng nhớ và dâng hương tại Điện Kính Thiên; báo cáo với các bậc tiền nhân sự trở về của bà con kiều bào người Việt Nam trên khắp thế giới nhân dịp Tết Nguyên đán 2023, đồng thời cầu cho quốc thái dân an, đất nước phát triển thịnh vượng...
Tiếp đó, Chủ tịch nước đã chủ trì lễ thả cá chép truyền thống tại ao Sen-dấu tích dòng sông cổ.
Chủ tịch nước chủ trì lễ thả cá chép truyền thống tại ao Sen - dấu tích dòng sông cổ - Ảnh: VGP/Thiện Tâm
* Cũng trong sáng 14/1, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đã tiến hành lễ vinh danh những cá nhân kiều bào tiêu biểu.
Phát biểu tại chương trình, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Phạm Quang Hiệu cho biết, trong số hơn 5,3 triệu người Việt Nam sinh sống, làm việc trên 130 quốc gia, có hơn 500.000 doanh nhân, trí thức với trình độ cao, luôn tích cực tham gia "hiến kế" cho lãnh đạo Đảng, nhà nước nhiều vấn đề quan trọng.
Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài vinh danh những cá nhân kiều bào tiêu biểu - Ảnh: VGP/Thiện Tâm
Trong những năm qua, công tác người Việt Nam ở nước ngoài luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, quán triệt tinh thần "Người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước ta với các nước".
TIN LIÊN QUANHơn 1.000 kiều bào về tham dự ‘Xuân Quê hương 2023’
Tối nay (14/01), Chủ tịch nước sẽ chúc Tết kiều bào và dự chương trình giao lưu nghệ thuật tại Trung tâm Hội nghị quốc gia mang tên "Xuân quê hương 2023" với chủ đề "Đất nước niềm tin và khát vọng".
Thiện Tâm | Chủ tịch nước cùng các kiều bào dâng hương tại Điện Kính Thiên
Sáng 14/1, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân cùng kiều bào đã thực hiện nghi thức dâng hương và thả cá chép tại Hoàng thành Thăng Long. Hoạt động nằm trong chương trình Xuân Quê hương 2023 do Bộ Ngoại giao-Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân và kiều bào dâng hương tại điện Kính thiên - Ảnh: VGP/Thiện Tâm
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân, đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, TP. Hà Nội cùng kiều bào thực hiện các nghi lễ thành kính tưởng nhớ và dâng hương tại Điện Kính Thiên; báo cáo với các bậc tiền nhân sự trở về của bà con kiều bào người Việt Nam trên khắp thế giới nhân dịp Tết Nguyên đán 2023, đồng thời cầu cho quốc thái dân an, đất nước phát triển thịnh vượng...
Tiếp đó, Chủ tịch nước đã chủ trì lễ thả cá chép truyền thống tại ao Sen-dấu tích dòng sông cổ.
Chủ tịch nước chủ trì lễ thả cá chép truyền thống tại ao Sen - dấu tích dòng sông cổ - Ảnh: VGP/Thiện Tâm
* Cũng trong sáng 14/1, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đã tiến hành lễ vinh danh những cá nhân kiều bào tiêu biểu.
Phát biểu tại chương trình, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Phạm Quang Hiệu cho biết, trong số hơn 5,3 triệu người Việt Nam sinh sống, làm việc trên 130 quốc gia, có hơn 500.000 doanh nhân, trí thức với trình độ cao, luôn tích cực tham gia "hiến kế" cho lãnh đạo Đảng, nhà nước nhiều vấn đề quan trọng.
Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài vinh danh những cá nhân kiều bào tiêu biểu - Ảnh: VGP/Thiện Tâm
Trong những năm qua, công tác người Việt Nam ở nước ngoài luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, quán triệt tinh thần "Người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước ta với các nước".
TIN LIÊN QUANHơn 1.000 kiều bào về tham dự ‘Xuân Quê hương 2023’
Tối nay (14/01), Chủ tịch nước sẽ chúc Tết kiều bào và dự chương trình giao lưu nghệ thuật tại Trung tâm Hội nghị quốc gia mang tên "Xuân quê hương 2023" với chủ đề "Đất nước niềm tin và khát vọng".
Thiện Tâm | |
Hà Nội dừng hoạt động quán bia, giải tỏa chợ cóc | Chiều 11/5, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chử Xuân Dũng đã chỉ đạo các quận, huyện, thị xã tạm dừng hoạt động nhà hàng bia, quán bia, bia hơi cho đến khi có chỉ đạo mới để đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19. | Ảnh minh họa
Theo đó, để chủ động ngăn chặn, kiểm soát tình hình dịch bệnh, đặc biệt là các địa điểm có nguy cơ cao, UBND Thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo tạm dừng hoạt động các nhà hàng bia, quán bia, bia hơi cho đến khi có chỉ đạo mới của Thành phố.
UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo giải tỏa ngay các chợ cóc, chợ tạm lấn chiếm vỉa hè, lòng đường nguy cơ lây lan dịch COVID-19.
Tạm dừng hoạt động các nhà hàng bia, quán bia, bia hơi cho tới khi có chỉ đạo của TP. Hà Nội.
BT | Hà Nội dừng hoạt động quán bia, giải tỏa chợ cóc
Chiều 11/5, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chử Xuân Dũng đã chỉ đạo các quận, huyện, thị xã tạm dừng hoạt động nhà hàng bia, quán bia, bia hơi cho đến khi có chỉ đạo mới để đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19.
Ảnh minh họa
Theo đó, để chủ động ngăn chặn, kiểm soát tình hình dịch bệnh, đặc biệt là các địa điểm có nguy cơ cao, UBND Thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo tạm dừng hoạt động các nhà hàng bia, quán bia, bia hơi cho đến khi có chỉ đạo mới của Thành phố.
UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo giải tỏa ngay các chợ cóc, chợ tạm lấn chiếm vỉa hè, lòng đường nguy cơ lây lan dịch COVID-19.
Tạm dừng hoạt động các nhà hàng bia, quán bia, bia hơi cho tới khi có chỉ đạo của TP. Hà Nội.
BT | |
Rà soát nâng tốc độ cao tốc 4 làn xe lên 90km/h | Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các đơn vị khẩn trương rà soát yếu tố kỹ thuật đối với cao tốc phân kỳ đầu tư 4 làn xe để nâng tốc độ lên 90km/h. | bonewsrelation eonewsrelation Wed Nov 29 2023 16:38:11 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Wed Nov 29 2023 16:38:11 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Wed Nov 29 2023 16:46:25 GMT+0700 (Giờ Đông Dương)
Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các đơn vị rà soát nâng tốc độ cao tốc 4 làn xe lên 90km/h
Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản yêu cầu Cục Đường bộ Việt Nam, Đường cao tốc Việt Nam, Quản lý đầu tư xây dựng và các Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh, Mỹ Thuận, 2, 6, 7, 85, Thăng Long rà soát đường ô tô cao tốc phân kỳ đầu tư được thiết kế với 4 làn xe cơ giới (phần xe chạy 2 làn mỗi bên) để có thể khai thác với vận tốc 90km/h theo TCCS42:2022. Các đơn vị chịu trách nhiệm triển khai thực hiện và báo cáo kết quả về Bộ Giao thông vận tải trước ngày 31/12/2023.
Bộ Giao thông vận tải cho biết, hiện nay, một số tuyến đường cao tốc phân kỳ đầu tư có quy mô 4 làn xe cơ giới với làn dừng khẩn cấp không liên tục, được đầu tư và đưa vào vận hành khai thác với tốc độ tối đa 80km/h.
Ngày 22/6/2022, Cục Đường bộ Việt Nam đã ban hành và công bố Tiêu chuẩn cơ sở Đường ô tô cao tốc - Thiết kế và tổ chức giao thông giai đoạn phân kỳ đầu tư xây dựng. Theo đó, đối với các tuyến đường ô tô cao tốc phân kỳ đầu tư có quy mô như trên có thể khai thác với tốc độ đến 90km/h.
Để đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ trong tổ chức giao thông đối với đường ô tô cao tốc phân kỳ đầu tư có 4 làn xe cơ giới, nâng cao hiệu quả đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Giao thông vận tải giao Cục Đường bộ Việt Nam phối hợp với Cục Đường cao tốc Việt Nam, Cục Quản lý đầu tư xây dựng rà soát các yếu tố kỹ thuật có liên quan của công trình đường bộ cao tốc phân kỳ đầu tư đang khai thác hoặc đang chuẩn bị thực hiện đầu tư có 4 làn xe cơ giới để đánh giá tính phù hợp và quyết định việc nâng tốc độ khai thác lên 90km/h.
Cục Đường bộ Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải để chỉ đạo các chủ đầu tư dự án đường cao tốc phân kỳ đầu tư chủ động điều chỉnh phương án tổ chức giao thông hoặc các giải pháp kỹ thuật cần thiết, điều chỉnh hồ sơ thiết kế kỹ thuật như điều chỉnh biển báo, vạch sơn, đáp ứng việc nâng tốc độ khai thác khi đưa vào sử dụng.
Các Ban Quản lý dự án có trách nhiệm phối hợp với Cục Đường bộ Việt Nam cung cấp kết quả thí nghiệm, báo cáo đánh giá theo yêu cầu, có trách nhiệm thực hiện rà soát và kiến nghị đối với dự án thuộc phạm vi quản lý. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị điều chỉnh, bổ sung các hạng mục công trình theo ý kiến của Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam, để bảo đảm điều kiện an toàn giao thông khi nâng tốc độ khai thác phương tiện.
Đủ cơ sở nâng tốc độ cao tốc
Theo Cục Đường cao tốc Việt Nam, trong bối cảnh nguồn lực kinh tế còn khó khăn, Quốc hội và Chính phủ đã thông qua chủ trương phân kỳ đầu tư xây dựng một số tuyến với mặt cắt ngang 4 làn xe, tốc độ thiết kế 80km/h.
Một số đoạn tuyến cao tốc đã hoàn thành đầu tư xây dựng đưa vào khai thác với tốc độ tối đa cho phép 80km/h, tốc độ tối thiểu cho phép 60km/h như đoạn Cao Bồ - Mai Sơn, Trung Lương - Mỹ Thuận, Mai Sơn - QL45 - Nghi Sơn, Nha Trang - Cam Lâm và Vĩnh Hảo - Phan Thiết.
Về cơ sở để nâng cao tốc độ lên 90km/h, Cục Đường cao tốc cho hay, theo hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn của Việt Nam và quốc tế có hai loại tốc độ là tốc độ thiết kế và tốc độ khai thác.
Tốc độ thiết kế được xác định, lựa chọn trong quá trình triển khai đầu tư xây dựng tuyến đường và là giá trị không đổi trong suốt quá trình xây dựng và khai thác của dự án.
Tốc độ khai thác được xác định, lựa chọn trong quá trình tổ chức vận hành, khai thác các tuyến đường và được thường xuyên đánh giá để điều chỉnh, lựa chọn phù hợp với từng giai đoạn khai thác.
Tại TCCS 42:2022 cũng quy định: Trong thời gian phân kỳ đường cao tốc có thể chấp nhận cho hạn chế tốc độ khai thác cho phép thấp hơn tốc độ của đường cao tốc trong tương lai. Việc lựa chọn tốc độ khai thác sẽ do cơ quan có thẩm quyền quyết định trong phương án tổ chức giao thông. Tốc độ khai thác cho phép phụ thuộc vào tình trạng thực tế của đường, điều kiện thời tiết, tình trạng giao thông. Trong mọi trường hợp, tốc độ khai thác tối đa không nên quá 90km/h.
Trong khi đó, hiện có nhiều đoạn tuyến trên hệ thống đường quốc lộ được nâng cấp, cải tạo với điều kiện tương đồng như đường cao tốc phân kỳ đầu tư. Các tuyến đường này có điều kiện khai thác phức tạp hơn các tuyến đường cao tốc 4 làn hạn chế, có dòng giao thông hỗn hợp. Tốc độ tối đa cho phép trên các tuyến đường này đang quy định cho các loại phương tiện và thực hiện theo Thông tư 31/2019/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải.
Đối với các tuyến quốc lộ này, với vận tốc thiết kế 80km/h, có bề rộng làn xe chạy của các làn cơ giới tương tự như bề rộng của các làn xe cơ giới của các tuyến cao tốc hạn chế, mặt đường chưa có lớp tạo nhám, nhưng đã được Bộ Giao thông vận tải và các địa phương cho phép lựa chọn tốc độ tối đa 90km/h đối với xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn.
Các tuyến quốc lộ hiện hữu có điều kiện tương đồng với các tuyến cao tốc đầu tư phân kỳ xây dựng 4 làn xe hạn chế cũng cho phép tốc độ tối đa 90km/h đối với một số loại phương tiện. Một số tiêu chuẩn quốc gia cho phép sử dụng bề rộng làn xe 3,5m với tốc độ thiết kế 100km/h.
Việc nghiên cứu, xem xét nâng cao tốc độ tối đa cho phép trong quá trình khai thác các tuyến đường cao tốc trong giai đoạn phân kỳ 4 làn xe hạn chế, ngắt quãng dải dừng xe khẩn cấp từ tốc độ tối đa cho phép 80km/h lên tốc độ đa cho phép 90-100km/h là có cơ sở khoa học, lý luận và thực tiễn.
TD
Tham khảo thêmKhung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Dự án đường bộ cao tốc Tân Phú - Bảo LộcTham khảo thêmCao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu khởi công 5 tháng vẫn chưa thể thi côngTham khảo thêmBảo đảm hài hòa lợi ích trong việc thu phí đường cao tốcTham khảo thêmBám sát tình hình, chủ động tháo gỡ, đẩy nhanh các dự án cao tốc trọng điểmTham khảo thêmTrước 30/11/2023 phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch xây dựng Quy chuẩn đường cao tốcTham khảo thêmĐầu tư xây dựng KCN hỗ trợ Đồng Văn III phía Đông đường cao tốc cầu Giẽ - Ninh BìnhTham khảo thêmCao tốc Diễn Châu-Bãi Vọt vẫn chậm tiến độ sau 4 lần điều chỉnh kế hoạch | Rà soát nâng tốc độ cao tốc 4 làn xe lên 90km/h
Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các đơn vị khẩn trương rà soát yếu tố kỹ thuật đối với cao tốc phân kỳ đầu tư 4 làn xe để nâng tốc độ lên 90km/h.
bonewsrelation eonewsrelation Wed Nov 29 2023 16:38:11 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Wed Nov 29 2023 16:38:11 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Wed Nov 29 2023 16:46:25 GMT+0700 (Giờ Đông Dương)
Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các đơn vị rà soát nâng tốc độ cao tốc 4 làn xe lên 90km/h
Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản yêu cầu Cục Đường bộ Việt Nam, Đường cao tốc Việt Nam, Quản lý đầu tư xây dựng và các Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh, Mỹ Thuận, 2, 6, 7, 85, Thăng Long rà soát đường ô tô cao tốc phân kỳ đầu tư được thiết kế với 4 làn xe cơ giới (phần xe chạy 2 làn mỗi bên) để có thể khai thác với vận tốc 90km/h theo TCCS42:2022. Các đơn vị chịu trách nhiệm triển khai thực hiện và báo cáo kết quả về Bộ Giao thông vận tải trước ngày 31/12/2023.
Bộ Giao thông vận tải cho biết, hiện nay, một số tuyến đường cao tốc phân kỳ đầu tư có quy mô 4 làn xe cơ giới với làn dừng khẩn cấp không liên tục, được đầu tư và đưa vào vận hành khai thác với tốc độ tối đa 80km/h.
Ngày 22/6/2022, Cục Đường bộ Việt Nam đã ban hành và công bố Tiêu chuẩn cơ sở Đường ô tô cao tốc - Thiết kế và tổ chức giao thông giai đoạn phân kỳ đầu tư xây dựng. Theo đó, đối với các tuyến đường ô tô cao tốc phân kỳ đầu tư có quy mô như trên có thể khai thác với tốc độ đến 90km/h.
Để đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ trong tổ chức giao thông đối với đường ô tô cao tốc phân kỳ đầu tư có 4 làn xe cơ giới, nâng cao hiệu quả đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Giao thông vận tải giao Cục Đường bộ Việt Nam phối hợp với Cục Đường cao tốc Việt Nam, Cục Quản lý đầu tư xây dựng rà soát các yếu tố kỹ thuật có liên quan của công trình đường bộ cao tốc phân kỳ đầu tư đang khai thác hoặc đang chuẩn bị thực hiện đầu tư có 4 làn xe cơ giới để đánh giá tính phù hợp và quyết định việc nâng tốc độ khai thác lên 90km/h.
Cục Đường bộ Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải để chỉ đạo các chủ đầu tư dự án đường cao tốc phân kỳ đầu tư chủ động điều chỉnh phương án tổ chức giao thông hoặc các giải pháp kỹ thuật cần thiết, điều chỉnh hồ sơ thiết kế kỹ thuật như điều chỉnh biển báo, vạch sơn, đáp ứng việc nâng tốc độ khai thác khi đưa vào sử dụng.
Các Ban Quản lý dự án có trách nhiệm phối hợp với Cục Đường bộ Việt Nam cung cấp kết quả thí nghiệm, báo cáo đánh giá theo yêu cầu, có trách nhiệm thực hiện rà soát và kiến nghị đối với dự án thuộc phạm vi quản lý. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị điều chỉnh, bổ sung các hạng mục công trình theo ý kiến của Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam, để bảo đảm điều kiện an toàn giao thông khi nâng tốc độ khai thác phương tiện.
Đủ cơ sở nâng tốc độ cao tốc
Theo Cục Đường cao tốc Việt Nam, trong bối cảnh nguồn lực kinh tế còn khó khăn, Quốc hội và Chính phủ đã thông qua chủ trương phân kỳ đầu tư xây dựng một số tuyến với mặt cắt ngang 4 làn xe, tốc độ thiết kế 80km/h.
Một số đoạn tuyến cao tốc đã hoàn thành đầu tư xây dựng đưa vào khai thác với tốc độ tối đa cho phép 80km/h, tốc độ tối thiểu cho phép 60km/h như đoạn Cao Bồ - Mai Sơn, Trung Lương - Mỹ Thuận, Mai Sơn - QL45 - Nghi Sơn, Nha Trang - Cam Lâm và Vĩnh Hảo - Phan Thiết.
Về cơ sở để nâng cao tốc độ lên 90km/h, Cục Đường cao tốc cho hay, theo hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn của Việt Nam và quốc tế có hai loại tốc độ là tốc độ thiết kế và tốc độ khai thác.
Tốc độ thiết kế được xác định, lựa chọn trong quá trình triển khai đầu tư xây dựng tuyến đường và là giá trị không đổi trong suốt quá trình xây dựng và khai thác của dự án.
Tốc độ khai thác được xác định, lựa chọn trong quá trình tổ chức vận hành, khai thác các tuyến đường và được thường xuyên đánh giá để điều chỉnh, lựa chọn phù hợp với từng giai đoạn khai thác.
Tại TCCS 42:2022 cũng quy định: Trong thời gian phân kỳ đường cao tốc có thể chấp nhận cho hạn chế tốc độ khai thác cho phép thấp hơn tốc độ của đường cao tốc trong tương lai. Việc lựa chọn tốc độ khai thác sẽ do cơ quan có thẩm quyền quyết định trong phương án tổ chức giao thông. Tốc độ khai thác cho phép phụ thuộc vào tình trạng thực tế của đường, điều kiện thời tiết, tình trạng giao thông. Trong mọi trường hợp, tốc độ khai thác tối đa không nên quá 90km/h.
Trong khi đó, hiện có nhiều đoạn tuyến trên hệ thống đường quốc lộ được nâng cấp, cải tạo với điều kiện tương đồng như đường cao tốc phân kỳ đầu tư. Các tuyến đường này có điều kiện khai thác phức tạp hơn các tuyến đường cao tốc 4 làn hạn chế, có dòng giao thông hỗn hợp. Tốc độ tối đa cho phép trên các tuyến đường này đang quy định cho các loại phương tiện và thực hiện theo Thông tư 31/2019/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải.
Đối với các tuyến quốc lộ này, với vận tốc thiết kế 80km/h, có bề rộng làn xe chạy của các làn cơ giới tương tự như bề rộng của các làn xe cơ giới của các tuyến cao tốc hạn chế, mặt đường chưa có lớp tạo nhám, nhưng đã được Bộ Giao thông vận tải và các địa phương cho phép lựa chọn tốc độ tối đa 90km/h đối với xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn.
Các tuyến quốc lộ hiện hữu có điều kiện tương đồng với các tuyến cao tốc đầu tư phân kỳ xây dựng 4 làn xe hạn chế cũng cho phép tốc độ tối đa 90km/h đối với một số loại phương tiện. Một số tiêu chuẩn quốc gia cho phép sử dụng bề rộng làn xe 3,5m với tốc độ thiết kế 100km/h.
Việc nghiên cứu, xem xét nâng cao tốc độ tối đa cho phép trong quá trình khai thác các tuyến đường cao tốc trong giai đoạn phân kỳ 4 làn xe hạn chế, ngắt quãng dải dừng xe khẩn cấp từ tốc độ tối đa cho phép 80km/h lên tốc độ đa cho phép 90-100km/h là có cơ sở khoa học, lý luận và thực tiễn.
TD
Tham khảo thêmKhung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Dự án đường bộ cao tốc Tân Phú - Bảo LộcTham khảo thêmCao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu khởi công 5 tháng vẫn chưa thể thi côngTham khảo thêmBảo đảm hài hòa lợi ích trong việc thu phí đường cao tốcTham khảo thêmBám sát tình hình, chủ động tháo gỡ, đẩy nhanh các dự án cao tốc trọng điểmTham khảo thêmTrước 30/11/2023 phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch xây dựng Quy chuẩn đường cao tốcTham khảo thêmĐầu tư xây dựng KCN hỗ trợ Đồng Văn III phía Đông đường cao tốc cầu Giẽ - Ninh BìnhTham khảo thêmCao tốc Diễn Châu-Bãi Vọt vẫn chậm tiến độ sau 4 lần điều chỉnh kế hoạch | |
Đà Nẵng: Giải 'bài toán' ngập lụt vào mùa mưa | TP. Đà Nẵng đang tìm giải pháp nhanh chóng khắc phục tình trạng ngập úng kéo dài khi nhiều tuyến phố thường xuyên bị ngập nặng vào mùa mưa. |
Một số tuyến đường tại quận Hải Châu ngập lênh láng dù mưa chỉ khoảng 1 tiếng - Ảnh: VGP/Minh Trang
Mưa ít đã ngập lênh láng
Vào thời điểm này, các tỉnh miền Trung bắt đầu bước vào mùa mưa. Những ngày cuối tháng 8 và đầu tháng 9, tại TP. Đà Nẵng xuất hiện một số cơn mưa to, cục bộ. Theo ghi nhận, dù mưa chỉ kéo dài khoảng 1 tiếng đồng hồ, những tuyến đường thuộc điểm nóng ngập lụt tại Đà Nẵng đã lênh láng nước.
Những điểm nóng thường xuyên bị ngập nặng như nút giao thông Nguyễn Văn Linh-Hàm Nghi, Lê Duẩn, Quang Trung, Đống Đa, nước ngập nhanh, có đoạn nước ngập 20-30 cm, khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều trở ngại, một số xe chết máy, người dân phải dắt xe trên vỉa hè.
Anh Nguyễn Thanh Tùng, sống ở đường Quang Trung, phàn nàn dù mưa chỉ kéo dài 1 tiếng nhưng nước đã tràn đường. Đây mới là mưa đầu mùa, nếu không có biện pháp chống ngập thì vào mùa mưa sẽ còn căng thẳng hơn.
Theo ông Đặng Minh Dũng, Phó Giám đốc Công ty Thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng, hiện nay trên địa bàn thành phố có khoảng 10 điểm ngập úng trọng điểm và một số điểm ngập cục bộ, trong đó, một số khu vực thường xuyên xảy ra ngập úng khi mưa lớn.
Để hạn chế thấp nhất tình trạng mưa gây ngập, đến nay, công ty đã khơi thông, vệ sinh 5.184 cửa thu thoát nước. Trong 8 tháng đầu năm 2023, công ty đã tiến hành nạo vét được hơn 3.000 m3 bùn đất. Trong thời gian sắp tới, công ty dự kiến nạo vét tiếp hơn 1.500 m3 bùn đất nữa.
Các quận, huyện tại Đà Nẵng vừa đồng loạt ra quân nạo vét, khơi thông hệ thống thoát nước - Ảnh: VGP/Minh Trang
Theo ông Dũng, qua rà soát tổng thể các bất cập của hệ thống cống thoát nước cho thấy nhiều tuyến cống thoát nước khu vực trung tâm thành phố được xây dựng từ lâu, hiện nay đã xuống cấp; một số tuyến cống được xây dựng bằng cống gạch vòm và sau này xây bằng đá hộc, đã bị sụt lở, tắc nghẽn, một số đoạn rất hạn chế khả năng thoát nước.
Ngoài ra, có nhiều nguyên nhân gây ảnh hưởng đến khả năng thoát nước, đó là hiện trạng hạ tầng kỹ thuật ngầm còn nhiều bất cập, chồng chéo như hệ thống cấp điện, cấp nước, cáp quang,... lắp đặt chạy ngang qua cửa thu nước, hố ga, qua cống làm giảm khả năng thoát nước; tốc độ đô thị hóa nhanh làm tăng diện tích bề mặt không thấm nước, thời gian tập trung nước nhanh gây quá tải hệ thống thoát nước; khu vực sân bay có diện tích lớn nằm giữa khu đô thị...
Bên cạnh đó, tình trạng lấn chiếm, xâm hại hệ thống thoát nước như đổ đất đá, rác thải xuống mương cống, hồ điều hòa gây tắc nghẽn dòng chảy; xe tải trọng nặng chạy lên vỉa hè gây hư hỏng các cấu kiện của hệ thống thoát nước.
Ngoài ra, ảnh hưởng của các công trình thi công dở dang, kéo dài làm giảm khả năng thoát nước của các tuyến cống chính tuyến cống Hàm Nghi, Quang Trung, Khe Cạn, Lê Tấn Trung và trục 1 Tây Bắc.
Đồng loạt ra quân nạo vét, khơi thông hệ thống thoát nước
Vừa qua, từ ngày 16/9, các quận, huyện của TP. Đà Nẵng đã đồng loạt ra quân nạo vét, khơi thông hệ thống thoát nước, tổng dọn vệ sinh môi trường. Theo UBND quận Hải Châu, từ ngày 16-30/9, quận huy động sự tham gia của các cấp, các ngành, đoàn thể, tổ chức, cộng đồng, cá nhân ra quân cao điểm nạo vét, khơi thông thoát nước tại 52 tuyến đường và các kiệt, hẻm đang có tình trạng tắc, nghẽn, chậm thoát nước; sửa chữa, nâng cấp các hố ga, cửa thu nước mưa bị hư hỏng...
Cùng với đó, ra quân tổng dọn vệ sinh môi trường, làm giảm tình trạng rác bồi lấp, mắc kẹt tại các cửa thu nước mưa gây cản trở thoát nước khi mưa lớn.
Các phường trên địa bàn quận Thanh Khê đồng loạt ra quân nạo vét, khơi thông, tháo dỡ các vật dụng che lấp các cửa thu nước mưa trên các tuyến đường như: Điện Biên Phủ, Hà Huy Tập, Nguyễn Đức Trung, Nguyễn Tất Thành... và các kiệt, hẻm. Đồng thời, tuyên truyền người dân vệ sinh, không để rác thải sinh hoạt, vật dụng che lấp các cửa thu nước mưa.
Ông Đặng Minh Dũng, Phó Giám đốc Công ty Thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng, cho hay: "Đối với các dự án đang triển khai của các ban quản lý dự án, chúng tôi yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thi công công trình. Chúng tôi đề xuất nạo vét các hồ điều tiết để tăng cường khả năng lưu trữ nước. Công ty cấp nước, các công ty truyền thông di dời hạ tầng ngầm ra khỏi hệ thống thoát nước để tăng cường khả năng thoát nước; đầu tư khớp nối hạ tầng thoát nước, nhất là khu vực trung tâm thành phố".
Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Lê Trung Chinh (ngoài cùng bên phải) kiểm tra công tác khắc phục ngập úng. Ảnh: VGP/Minh Trang
Những ngày cuối tuần vừa qua, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Lê Trung Chinh đã dự ra quân nạo vét, khơi thông hệ thống thoát nước, tổng dọn vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hải Châu; kiểm tra thực tế tình trạng ngập úng cục bộ tại một số tuyến đường và công tác nạo vét, khơi thông hệ thống thoát nước ở một số tuyến đường.
Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh chỉ đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Đà Nẵng kiểm tra, xử lý đấu nối thoát nước để khắc phục ngập úng cục bộ trên một số tuyến đường bị ngập úng nặng.
TIN LIÊN QUANChủ động đảm bảo an toàn giao thông khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở, ngập lụt sâuChủ động phòng chống dịch bệnh trong mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất
Đồng thời, giao Sở Xây dựng, Công ty Thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng kiểm tra, xử lý kịp thời các kiến nghị của người dân về tình trạng ngập úng cục bộ do mưa lớn.
Chủ tịch UBND thành phố cũng lưu ý Công ty Thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng và các địa phương, tập trung nạo vét, khơi thông các cửa thu nước mưa, hố ga,... và cần kết hợp xử lý một số bất cập của hệ thống thoát nước tại vị trí nạo vét để bảo đảm chống ngập úng.
Cùng với đó, tuyên truyền, vận động nhân dân chung tay vệ sinh, khơi thông thoát nước tại cửa thu nước mưa trước mặt nhà và không đổ rác, che chắn cửa thu nước mưa... để bảo đảm thoát nước trên mặt đường.
Minh Trang | Đà Nẵng: Giải 'bài toán' ngập lụt vào mùa mưa
TP. Đà Nẵng đang tìm giải pháp nhanh chóng khắc phục tình trạng ngập úng kéo dài khi nhiều tuyến phố thường xuyên bị ngập nặng vào mùa mưa.
Một số tuyến đường tại quận Hải Châu ngập lênh láng dù mưa chỉ khoảng 1 tiếng - Ảnh: VGP/Minh Trang
Mưa ít đã ngập lênh láng
Vào thời điểm này, các tỉnh miền Trung bắt đầu bước vào mùa mưa. Những ngày cuối tháng 8 và đầu tháng 9, tại TP. Đà Nẵng xuất hiện một số cơn mưa to, cục bộ. Theo ghi nhận, dù mưa chỉ kéo dài khoảng 1 tiếng đồng hồ, những tuyến đường thuộc điểm nóng ngập lụt tại Đà Nẵng đã lênh láng nước.
Những điểm nóng thường xuyên bị ngập nặng như nút giao thông Nguyễn Văn Linh-Hàm Nghi, Lê Duẩn, Quang Trung, Đống Đa, nước ngập nhanh, có đoạn nước ngập 20-30 cm, khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều trở ngại, một số xe chết máy, người dân phải dắt xe trên vỉa hè.
Anh Nguyễn Thanh Tùng, sống ở đường Quang Trung, phàn nàn dù mưa chỉ kéo dài 1 tiếng nhưng nước đã tràn đường. Đây mới là mưa đầu mùa, nếu không có biện pháp chống ngập thì vào mùa mưa sẽ còn căng thẳng hơn.
Theo ông Đặng Minh Dũng, Phó Giám đốc Công ty Thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng, hiện nay trên địa bàn thành phố có khoảng 10 điểm ngập úng trọng điểm và một số điểm ngập cục bộ, trong đó, một số khu vực thường xuyên xảy ra ngập úng khi mưa lớn.
Để hạn chế thấp nhất tình trạng mưa gây ngập, đến nay, công ty đã khơi thông, vệ sinh 5.184 cửa thu thoát nước. Trong 8 tháng đầu năm 2023, công ty đã tiến hành nạo vét được hơn 3.000 m3 bùn đất. Trong thời gian sắp tới, công ty dự kiến nạo vét tiếp hơn 1.500 m3 bùn đất nữa.
Các quận, huyện tại Đà Nẵng vừa đồng loạt ra quân nạo vét, khơi thông hệ thống thoát nước - Ảnh: VGP/Minh Trang
Theo ông Dũng, qua rà soát tổng thể các bất cập của hệ thống cống thoát nước cho thấy nhiều tuyến cống thoát nước khu vực trung tâm thành phố được xây dựng từ lâu, hiện nay đã xuống cấp; một số tuyến cống được xây dựng bằng cống gạch vòm và sau này xây bằng đá hộc, đã bị sụt lở, tắc nghẽn, một số đoạn rất hạn chế khả năng thoát nước.
Ngoài ra, có nhiều nguyên nhân gây ảnh hưởng đến khả năng thoát nước, đó là hiện trạng hạ tầng kỹ thuật ngầm còn nhiều bất cập, chồng chéo như hệ thống cấp điện, cấp nước, cáp quang,... lắp đặt chạy ngang qua cửa thu nước, hố ga, qua cống làm giảm khả năng thoát nước; tốc độ đô thị hóa nhanh làm tăng diện tích bề mặt không thấm nước, thời gian tập trung nước nhanh gây quá tải hệ thống thoát nước; khu vực sân bay có diện tích lớn nằm giữa khu đô thị...
Bên cạnh đó, tình trạng lấn chiếm, xâm hại hệ thống thoát nước như đổ đất đá, rác thải xuống mương cống, hồ điều hòa gây tắc nghẽn dòng chảy; xe tải trọng nặng chạy lên vỉa hè gây hư hỏng các cấu kiện của hệ thống thoát nước.
Ngoài ra, ảnh hưởng của các công trình thi công dở dang, kéo dài làm giảm khả năng thoát nước của các tuyến cống chính tuyến cống Hàm Nghi, Quang Trung, Khe Cạn, Lê Tấn Trung và trục 1 Tây Bắc.
Đồng loạt ra quân nạo vét, khơi thông hệ thống thoát nước
Vừa qua, từ ngày 16/9, các quận, huyện của TP. Đà Nẵng đã đồng loạt ra quân nạo vét, khơi thông hệ thống thoát nước, tổng dọn vệ sinh môi trường. Theo UBND quận Hải Châu, từ ngày 16-30/9, quận huy động sự tham gia của các cấp, các ngành, đoàn thể, tổ chức, cộng đồng, cá nhân ra quân cao điểm nạo vét, khơi thông thoát nước tại 52 tuyến đường và các kiệt, hẻm đang có tình trạng tắc, nghẽn, chậm thoát nước; sửa chữa, nâng cấp các hố ga, cửa thu nước mưa bị hư hỏng...
Cùng với đó, ra quân tổng dọn vệ sinh môi trường, làm giảm tình trạng rác bồi lấp, mắc kẹt tại các cửa thu nước mưa gây cản trở thoát nước khi mưa lớn.
Các phường trên địa bàn quận Thanh Khê đồng loạt ra quân nạo vét, khơi thông, tháo dỡ các vật dụng che lấp các cửa thu nước mưa trên các tuyến đường như: Điện Biên Phủ, Hà Huy Tập, Nguyễn Đức Trung, Nguyễn Tất Thành... và các kiệt, hẻm. Đồng thời, tuyên truyền người dân vệ sinh, không để rác thải sinh hoạt, vật dụng che lấp các cửa thu nước mưa.
Ông Đặng Minh Dũng, Phó Giám đốc Công ty Thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng, cho hay: "Đối với các dự án đang triển khai của các ban quản lý dự án, chúng tôi yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thi công công trình. Chúng tôi đề xuất nạo vét các hồ điều tiết để tăng cường khả năng lưu trữ nước. Công ty cấp nước, các công ty truyền thông di dời hạ tầng ngầm ra khỏi hệ thống thoát nước để tăng cường khả năng thoát nước; đầu tư khớp nối hạ tầng thoát nước, nhất là khu vực trung tâm thành phố".
Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Lê Trung Chinh (ngoài cùng bên phải) kiểm tra công tác khắc phục ngập úng. Ảnh: VGP/Minh Trang
Những ngày cuối tuần vừa qua, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Lê Trung Chinh đã dự ra quân nạo vét, khơi thông hệ thống thoát nước, tổng dọn vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hải Châu; kiểm tra thực tế tình trạng ngập úng cục bộ tại một số tuyến đường và công tác nạo vét, khơi thông hệ thống thoát nước ở một số tuyến đường.
Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh chỉ đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Đà Nẵng kiểm tra, xử lý đấu nối thoát nước để khắc phục ngập úng cục bộ trên một số tuyến đường bị ngập úng nặng.
TIN LIÊN QUANChủ động đảm bảo an toàn giao thông khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở, ngập lụt sâuChủ động phòng chống dịch bệnh trong mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất
Đồng thời, giao Sở Xây dựng, Công ty Thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng kiểm tra, xử lý kịp thời các kiến nghị của người dân về tình trạng ngập úng cục bộ do mưa lớn.
Chủ tịch UBND thành phố cũng lưu ý Công ty Thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng và các địa phương, tập trung nạo vét, khơi thông các cửa thu nước mưa, hố ga,... và cần kết hợp xử lý một số bất cập của hệ thống thoát nước tại vị trí nạo vét để bảo đảm chống ngập úng.
Cùng với đó, tuyên truyền, vận động nhân dân chung tay vệ sinh, khơi thông thoát nước tại cửa thu nước mưa trước mặt nhà và không đổ rác, che chắn cửa thu nước mưa... để bảo đảm thoát nước trên mặt đường.
Minh Trang | |
Bão số 6 không ảnh hưởng lớn đến hệ thống điện khu vực miền Trung | Ông Phạm Hồng Long, Trưởng ban An toàn Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, các hồ chứa thủy điện của EVN đã tích cực tham gia cắt lũ do ảnh hưởng của cơn bão số 6, hiện nay dung tích phòng lũ của các hồ thủy điện khu vực miền Trung còn khoảng 1,3 tỷ m3. Khi đổ bộ vào đất liền cơn bão này đã suy yếu và không ảnh hưởng lớn đến hệ thống điện. | Bão số 6 gây một số sự cố nhỏ trên lưới điện trung, hạ áp tại khu vực miền Trung, hiện các công ty điện lực khôi phục để sớm cấp điện trở lại. Ảnh minh họa
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, đêm 23/9, bão số 6 đi vào đất liền khu vực từ Thừa Thiên Huế-Quảng Nam và suy yếu nhanh thành vùng áp thấp.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 6, khu vực từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế có mưa to đến rất to với tổng lượng mưa phổ biến từ 80-150 mm, có nơi trên 150 mm. Từ ngày 24 đến 25/9, ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to với tổng lượng mưa phổ biến 50-150 mm, có nơi trên 200 mm.
Thông tin cụ thể về ảnh hưởng của cơn bão số 6 đối với hệ thống điện, Trưởng ban an toàn EVN cho biết, các hồ chứa thủy điện của EVN đã cắt lũ 300 triệu m3; dung tích phòng lũ trong khu vực hiện nay còn 1,3 tỷ m3. Hiện tại, các hồ chứa trong khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng đều dưới mực nước cho phép và đang thực hiện theo đúng quy định tại quy trình vận hành liên hồ chứa và đơn hồ chứa.
Khi đổ bộ vào đất liền cơn bão này đã suy yếu và không ảnh hưởng lớn đến hệ thống điện. Tuy nhiên, bão số 6 kèm theo mưa lớn đã gây một số sự cố nhỏ trên lưới điện trung, hạ áp tại khu vực miền Trung, hiện đang được các công ty điện lực huy động tối đa nhân lực kiểm đếm, khôi phục để sớm cấp điện trở lại. Đối với các khu vực bị ngập sâu sẽ tiến hành khôi phục ngay sau khi nước rút bảo đảm an toàn cho con người, thiết bị.
Các đơn vị điện lực cũng đang phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương tuyên truyền, hướng dẫn, cảnh báo người dân sử dụng điện an toàn trong mùa mưa bão, đặc biệt việc kiểm tra các thiết bị sử dụng điện trong quá trình khôi phục cấp điện trở lại sau bão hoặc khu vực bị ngập sâu trước khi sử dụng.
Toàn Thắng | Bão số 6 không ảnh hưởng lớn đến hệ thống điện khu vực miền Trung
Ông Phạm Hồng Long, Trưởng ban An toàn Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, các hồ chứa thủy điện của EVN đã tích cực tham gia cắt lũ do ảnh hưởng của cơn bão số 6, hiện nay dung tích phòng lũ của các hồ thủy điện khu vực miền Trung còn khoảng 1,3 tỷ m3. Khi đổ bộ vào đất liền cơn bão này đã suy yếu và không ảnh hưởng lớn đến hệ thống điện.
Bão số 6 gây một số sự cố nhỏ trên lưới điện trung, hạ áp tại khu vực miền Trung, hiện các công ty điện lực khôi phục để sớm cấp điện trở lại. Ảnh minh họa
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, đêm 23/9, bão số 6 đi vào đất liền khu vực từ Thừa Thiên Huế-Quảng Nam và suy yếu nhanh thành vùng áp thấp.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 6, khu vực từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế có mưa to đến rất to với tổng lượng mưa phổ biến từ 80-150 mm, có nơi trên 150 mm. Từ ngày 24 đến 25/9, ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to với tổng lượng mưa phổ biến 50-150 mm, có nơi trên 200 mm.
Thông tin cụ thể về ảnh hưởng của cơn bão số 6 đối với hệ thống điện, Trưởng ban an toàn EVN cho biết, các hồ chứa thủy điện của EVN đã cắt lũ 300 triệu m3; dung tích phòng lũ trong khu vực hiện nay còn 1,3 tỷ m3. Hiện tại, các hồ chứa trong khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng đều dưới mực nước cho phép và đang thực hiện theo đúng quy định tại quy trình vận hành liên hồ chứa và đơn hồ chứa.
Khi đổ bộ vào đất liền cơn bão này đã suy yếu và không ảnh hưởng lớn đến hệ thống điện. Tuy nhiên, bão số 6 kèm theo mưa lớn đã gây một số sự cố nhỏ trên lưới điện trung, hạ áp tại khu vực miền Trung, hiện đang được các công ty điện lực huy động tối đa nhân lực kiểm đếm, khôi phục để sớm cấp điện trở lại. Đối với các khu vực bị ngập sâu sẽ tiến hành khôi phục ngay sau khi nước rút bảo đảm an toàn cho con người, thiết bị.
Các đơn vị điện lực cũng đang phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương tuyên truyền, hướng dẫn, cảnh báo người dân sử dụng điện an toàn trong mùa mưa bão, đặc biệt việc kiểm tra các thiết bị sử dụng điện trong quá trình khôi phục cấp điện trở lại sau bão hoặc khu vực bị ngập sâu trước khi sử dụng.
Toàn Thắng | |
Thành lập 15 đoàn kiểm tra phòng, chống COVID-19 gắn với tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT | Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1103-QĐ/TU về việc thành lập các Đoàn kiểm tra về công tác phòng, chống dịch COVID-19, gắn với công tác tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021 - 2022 và kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia của thành phố Hà Nội. | Theo đó, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội quyết định thành lập 15 Đoàn kiểm tra (do các đồng chí trong Ban Thường vụ Thành ủy làm Trưởng đoàn) về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, gắn với công tác chuẩn bị việc tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021 - 2022 và kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia của Thành phố; công tác tổ chức bầu cử thêm, bầu cử lại đại biểu HĐND xã, thị trấn nhiệm kỳ 2021-2026 tại các khu vực phải bầu cử thêm, bầu cử lại của Thành phố.
Các Đoàn kiểm tra có nhiệm vụ giúp Ban Thường vụ, Thường trực Thành ủy kiểm tra, đôn đốc công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh COVID-19, gắn với công tác chuẩn bị tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021-2022 và kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia bảo đảm an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế; công tác tổ chức bầu cử thêm, bầu cử lại đại biểu HĐND xã, thị trấn nhiệm kỳ 2021-2026 tại các khu vực phải bầu cử thêm, bầu cử lại của Thành phố bảo đảm an toàn, đúng tiến độ, đúng luật; đồng thời, phát hiện kịp thời, giải quyết hoặc đề xuất, kiến nghị Ban Thường vụ Thành ủy và các cấp có thẩm quyền để chỉ đạo, giải quyết những khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội.
Các Đoàn kiểm tra phải tăng cường nắm bắt tình hình, phát hiện, đề xuất khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện các nội dung trên; đồng thời chỉ đạo xử lý nghiêm vi phạm theo quy định. Chịu trách nhiệm chỉ đạo giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền; đối với những vấn đề quá thẩm quyền, kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
Bảo đảm an toàn cho thí sinh, giám thị
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Văn bản số 1760/UBND-KGVX về việc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy về công tác tổ chức kỳ thi tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông thành phố Hà Nội năm học 2021-2022.
Thực hiện kết luận, chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội tại Thông báo số 316-TB/TU về công tác phòng, chống dịch COVID-19 và tổ chức kỳ thi tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông thành phố Hà Nội năm học 2021-2022, UBND thành phố yêu cầu Giám đốc các sở, ban, ngành thuộc thành phố; Ban Chỉ đạo thi, tuyển sinh thành phố Hà Nội; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã nâng cao tinh thần trách nhiệm, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, tập trung mọi nguồn lực, huy động cả hệ thống chính trị để chuẩn bị kỹ mọi điều kiện nhằm tổ chức tốt kỳ thi trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp trên địa bàn thành phố;
Chủ động xây dựng kịch bản chi tiết cho từng điểm thi, các phương án dự phòng, tổ chức diễn tập công tác phòng, chống dịch cả bên trong và bên ngoài từng điểm thi trong mọi tình huống phát sinh, bảo đảm an toàn cho thí sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia kỳ thi.
UBND thành phố Hà Nội giao Sở Giáo dục và Đào tạo - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo thi, tuyển sinh thành phố Hà Nội chủ động phối hợp các sở, ban, ngành liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã; chịu trách nhiệm về công tác tổ chức ra đề thi chính xác, khoa học, phù hợp với thời gian đã được rút ngắn, bảo đảm độ phân hóa của đề thi để lựa chọn những thí sinh có đủ năng lực theo yêu cầu của công tác tuyển sinh.
Đồng thời, Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn, gắn trách nhiệm tổ chức kỳ thi và xét tuyển cho các nhóm đối tượng học sinh bảo đảm công khai, minh bạch và quyền lợi của học sinh; phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông làm tốt công tác tuyên truyền để các nhà trường, phụ huynh học sinh và các thí sinh hiểu, cập nhật các thông tin của kỳ thi.
Thành phố Hà Nội cũng yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo thi, tuyển sinh thành phố cần tập trung cao nhất, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao trong kế hoạch; chủ động, thường xuyên kiểm tra, giám sát tại cơ sở và từng điểm thi, cập nhật tình hình, báo cáo UBND thành phố những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện để kịp thời chỉ đạo, điều hành, bảo đảm an toàn nhất và thành công của kỳ thi./. | Thành lập 15 đoàn kiểm tra phòng, chống COVID-19 gắn với tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT
Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1103-QĐ/TU về việc thành lập các Đoàn kiểm tra về công tác phòng, chống dịch COVID-19, gắn với công tác tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021 - 2022 và kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia của thành phố Hà Nội.
Theo đó, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội quyết định thành lập 15 Đoàn kiểm tra (do các đồng chí trong Ban Thường vụ Thành ủy làm Trưởng đoàn) về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, gắn với công tác chuẩn bị việc tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021 - 2022 và kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia của Thành phố; công tác tổ chức bầu cử thêm, bầu cử lại đại biểu HĐND xã, thị trấn nhiệm kỳ 2021-2026 tại các khu vực phải bầu cử thêm, bầu cử lại của Thành phố.
Các Đoàn kiểm tra có nhiệm vụ giúp Ban Thường vụ, Thường trực Thành ủy kiểm tra, đôn đốc công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh COVID-19, gắn với công tác chuẩn bị tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021-2022 và kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia bảo đảm an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế; công tác tổ chức bầu cử thêm, bầu cử lại đại biểu HĐND xã, thị trấn nhiệm kỳ 2021-2026 tại các khu vực phải bầu cử thêm, bầu cử lại của Thành phố bảo đảm an toàn, đúng tiến độ, đúng luật; đồng thời, phát hiện kịp thời, giải quyết hoặc đề xuất, kiến nghị Ban Thường vụ Thành ủy và các cấp có thẩm quyền để chỉ đạo, giải quyết những khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội.
Các Đoàn kiểm tra phải tăng cường nắm bắt tình hình, phát hiện, đề xuất khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện các nội dung trên; đồng thời chỉ đạo xử lý nghiêm vi phạm theo quy định. Chịu trách nhiệm chỉ đạo giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền; đối với những vấn đề quá thẩm quyền, kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
Bảo đảm an toàn cho thí sinh, giám thị
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Văn bản số 1760/UBND-KGVX về việc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy về công tác tổ chức kỳ thi tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông thành phố Hà Nội năm học 2021-2022.
Thực hiện kết luận, chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội tại Thông báo số 316-TB/TU về công tác phòng, chống dịch COVID-19 và tổ chức kỳ thi tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông thành phố Hà Nội năm học 2021-2022, UBND thành phố yêu cầu Giám đốc các sở, ban, ngành thuộc thành phố; Ban Chỉ đạo thi, tuyển sinh thành phố Hà Nội; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã nâng cao tinh thần trách nhiệm, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, tập trung mọi nguồn lực, huy động cả hệ thống chính trị để chuẩn bị kỹ mọi điều kiện nhằm tổ chức tốt kỳ thi trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp trên địa bàn thành phố;
Chủ động xây dựng kịch bản chi tiết cho từng điểm thi, các phương án dự phòng, tổ chức diễn tập công tác phòng, chống dịch cả bên trong và bên ngoài từng điểm thi trong mọi tình huống phát sinh, bảo đảm an toàn cho thí sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia kỳ thi.
UBND thành phố Hà Nội giao Sở Giáo dục và Đào tạo - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo thi, tuyển sinh thành phố Hà Nội chủ động phối hợp các sở, ban, ngành liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã; chịu trách nhiệm về công tác tổ chức ra đề thi chính xác, khoa học, phù hợp với thời gian đã được rút ngắn, bảo đảm độ phân hóa của đề thi để lựa chọn những thí sinh có đủ năng lực theo yêu cầu của công tác tuyển sinh.
Đồng thời, Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn, gắn trách nhiệm tổ chức kỳ thi và xét tuyển cho các nhóm đối tượng học sinh bảo đảm công khai, minh bạch và quyền lợi của học sinh; phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông làm tốt công tác tuyên truyền để các nhà trường, phụ huynh học sinh và các thí sinh hiểu, cập nhật các thông tin của kỳ thi.
Thành phố Hà Nội cũng yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo thi, tuyển sinh thành phố cần tập trung cao nhất, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao trong kế hoạch; chủ động, thường xuyên kiểm tra, giám sát tại cơ sở và từng điểm thi, cập nhật tình hình, báo cáo UBND thành phố những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện để kịp thời chỉ đạo, điều hành, bảo đảm an toàn nhất và thành công của kỳ thi./. | |
Áp thấp nhiệt đới sẽ đi vào Biển Đông | Ngày 14/7, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho biết, tối 13/7, áp thấp nhiệt đới đã hình thành trên vùng biển phía đông của Philippines. Sáng 14/7, áp thấp nhiệt đới có cường độ gió mạnh cấp 6 hoạt động trên khu vực phía đông của Philippines. |
Trong đêm 14 và ngày 15/7, áp thấp nhiệt đới sẽ đi vào Biển Đông - Ảnh: TTXVN
Theo dự báo, trong đêm 14 và ngày 15/7, áp thấp nhiệt đới sẽ đi vào Biển Đông, có khả năng mạnh lên thành bão.
Ông Nguyễn Văn Hưởng phân tích sẽ có hai kịch bản đối với diễn biến của áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.
Kịch bản thứ nhất (khả năng cao), áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão sẽ di chuyển lên phía bắc và đi vào đất liền khu vực Trung Quốc (xác suất khoảng 50-60%). Đây là kịch bản thời tiết xấu chủ yếu diễn ra trên Biển Đông.
Kịch bản thứ hai, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão sẽ có thể đổi hướng về phía tây và di chuyển vào khu vực đất liền nước ta (xác suất khoảng 40-50%). Với diễn biến này, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão sẽ ảnh hưởng tới đất liền vào khoảng ngày 17-19/7 và gây ra một đợt mưa lớn ở khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
"Tuy nhiên, diễn biến của áp thấp còn nhiều sự thay đổi do chịu tác động bởi nhiều hình thái thời tiết. Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão sẽ gây gió mạnh cấp 6-7 và mưa dông lớn trên khu vực phía bắc Biển Đông. Cấp độ gió mạnh sẽ có khả năng tăng thêm phụ thuộc vào diễn biến cường độ bão", ông Nguyễn Văn Hưởng nhấn mạnh.
Ngoài ra, khu vực phía nam Biển Đông đang chịu tác động mạnh của gió mùa tây nam ở cấp 6, giật cấp 8. Trong thời gian tới, khu vực phía này (bao gồm vùng biển khu vực Trường Sa cũng như vùng biển khu vực từ Bình Thuận-Cà Mau) có gió tây nam mạnh cấp 6-7, sóng lớn, biển động mạnh.
Ông Nguyễn Văn Hưởng cảnh báo, áp thấp nhiệt đới sẽ ảnh hưởng lớn tới hoạt động của tàu, thuyền và các hoạt động sản xuất trên biển.
Theo hướng dẫn của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, để chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới các tỉnh, thành phố, các bộ, ngành liên quan cần thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới; quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi; tổ chức kiểm đếm, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm; sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu. | Áp thấp nhiệt đới sẽ đi vào Biển Đông
Ngày 14/7, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho biết, tối 13/7, áp thấp nhiệt đới đã hình thành trên vùng biển phía đông của Philippines. Sáng 14/7, áp thấp nhiệt đới có cường độ gió mạnh cấp 6 hoạt động trên khu vực phía đông của Philippines.
Trong đêm 14 và ngày 15/7, áp thấp nhiệt đới sẽ đi vào Biển Đông - Ảnh: TTXVN
Theo dự báo, trong đêm 14 và ngày 15/7, áp thấp nhiệt đới sẽ đi vào Biển Đông, có khả năng mạnh lên thành bão.
Ông Nguyễn Văn Hưởng phân tích sẽ có hai kịch bản đối với diễn biến của áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.
Kịch bản thứ nhất (khả năng cao), áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão sẽ di chuyển lên phía bắc và đi vào đất liền khu vực Trung Quốc (xác suất khoảng 50-60%). Đây là kịch bản thời tiết xấu chủ yếu diễn ra trên Biển Đông.
Kịch bản thứ hai, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão sẽ có thể đổi hướng về phía tây và di chuyển vào khu vực đất liền nước ta (xác suất khoảng 40-50%). Với diễn biến này, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão sẽ ảnh hưởng tới đất liền vào khoảng ngày 17-19/7 và gây ra một đợt mưa lớn ở khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
"Tuy nhiên, diễn biến của áp thấp còn nhiều sự thay đổi do chịu tác động bởi nhiều hình thái thời tiết. Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão sẽ gây gió mạnh cấp 6-7 và mưa dông lớn trên khu vực phía bắc Biển Đông. Cấp độ gió mạnh sẽ có khả năng tăng thêm phụ thuộc vào diễn biến cường độ bão", ông Nguyễn Văn Hưởng nhấn mạnh.
Ngoài ra, khu vực phía nam Biển Đông đang chịu tác động mạnh của gió mùa tây nam ở cấp 6, giật cấp 8. Trong thời gian tới, khu vực phía này (bao gồm vùng biển khu vực Trường Sa cũng như vùng biển khu vực từ Bình Thuận-Cà Mau) có gió tây nam mạnh cấp 6-7, sóng lớn, biển động mạnh.
Ông Nguyễn Văn Hưởng cảnh báo, áp thấp nhiệt đới sẽ ảnh hưởng lớn tới hoạt động của tàu, thuyền và các hoạt động sản xuất trên biển.
Theo hướng dẫn của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, để chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới các tỉnh, thành phố, các bộ, ngành liên quan cần thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới; quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi; tổ chức kiểm đếm, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm; sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu. |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.