title
stringlengths 0
393
| description
stringlengths 0
32.7k
| content
stringlengths 0
778k
| text
stringlengths 2
778k
| url
stringlengths 0
202
|
---|---|---|---|---|
Manulife thông tin về các đơn khiếu nại gửi sau ngày 30/4 | Sau vụ việc gần 100 người làm đơn tố cáo vì Manulife phân biệt đối xử, công ty bảo hiểm cho biết sẽ giải quyết đối với các khiếu nại gửi đến sau ngày 30/4. | Manulife Việt Nam vừa ra thông báo về việc tiếp tục giải quyết khiếu nại của các khách hàng SCB tham gia sản phẩm “Tâm an đầu tư”. Thông báo được đưa ra sau khi có gần 100 người làm đơn tố cáo, phản đối việc doanh nghiệp bảo hiểm này chỉ giải quyết những đơn khiếu nại về sản phẩm Tâm an đầu tư (được phân phối qua Ngân hàng SCB) trước ngày 30/4.
Nhiều khách hàng cho rằng bị chèn ép, phân biệt đối xử từ phía công ty bảo hiểm khi nộp đơn khiếu nại sau ngày 30/4. Họ cho rằng tất cả khách hàng đều phải được xử lý công bằng, thỏa đáng như nhau.
Theo đó, trong thông báo mới của Manulife, công ty bảo hiểm này cho biết đối với các khiếu nại của khách hàng gửi đến sau ngày 30/4, doanh nghiệp sẽ tuân thủ theo quy trình đánh giá chủ động và nghiêm ngặt đã và đang áp dụng, sẽ liên hệ khách hàng để thông báo ngay khi có kết quả đánh giá.
"Bất kỳ trường hợp nào doanh nghiệp tìm thấy bằng chứng về hành vi sai trái trong quá trình tư vấn, công ty sẽ thực hiện biện pháp kỷ luật đối với các cá nhân có liên quan, bao gồm cả việc báo cáo tới các cơ quan chức năng", doanh nghiệp cho hay.
Về lý do đưa ra quyết định chỉ giải quyết cho những khiếu nại gửi trước ngày 30/4 trong thông báo ngày 12/5, Manulife cho rằng vì khách hàng SCB tham gia sản phẩm “Tâm an đầu tư” đã có nhiều thời gian và cơ hội để liên hệ với công ty. Hầu hết khiếu nại mà doanh nghiệp ghi nhận đã được gửi đến vào tháng 10-11/2022, ngay sau khi sự kiện khủng hoảng của ngân hàng SCB xảy ra.
Trong hai tuần vừa qua kể từ khi bắt đầu việc triển khai giải quyết khiếu nại, Manulife cho biết đã thực hiện đối thoại với hàng trăm khách hàng của SCB để giải quyết khiếu nại. Phần lớn kết quả của các cuộc thảo luận này là tích cực và các khiếu nại của khách hàng đều đã được giải quyết thỏa đáng.
Theo ghi nhận của Zing, đến nay, nhiều khách hàng sau khi làm việc trực tiếp với Manulife, ký giấy thỏa thuận giữ bí mật, hủy hợp đồng đã được công ty bảo hiểm hoàn trả tiền theo số tài khoản ngân hàng đã đăng ký.
Một khách hàng tại Hà Nội đã làm việc với Manulife ngày 5/5 cho biết công ty bảo hiểm đang liên hệ để thỏa thuận với từng khách hàng. "Tôi đã đóng tổng 400 triệu đồng và công ty hứa sẽ trả đủ sau 10 ngày, tức 15/5. Khi đến làm việc, khách hàng chỉ cần mang hợp đồng, chứng minh nhân dân, số tài khoản ngân hàng còn lại các thông tin đã có sẵn trên hệ thống", người này cho biết.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Khách hàng tố Manulife phân biệt đối xửNhiều khách hàng cho rằng bị chèn ép, phân biệt đối xử từ phía công ty bảo hiểm khi nộp đơn khiếu nại sau ngày 30/4. Họ mong muốn tất cả khách hàng đều phải được xử lý công bằng.
12:52 15/5/2023
Manulife nói về thỏa thuận ký giấy 'im lặng' để được hoàn tiềnManulife cho biết đang làm việc với các khách hàng để giải quyết các khiếu nại. Còn khách hàng cho biết đang thỏa thuận với hãng để nhận lại tiền.
18:45 8/5/2023 | Manulife thông tin về các đơn khiếu nại gửi sau ngày 30/4
Sau vụ việc gần 100 người làm đơn tố cáo vì Manulife phân biệt đối xử, công ty bảo hiểm cho biết sẽ giải quyết đối với các khiếu nại gửi đến sau ngày 30/4.
Manulife Việt Nam vừa ra thông báo về việc tiếp tục giải quyết khiếu nại của các khách hàng SCB tham gia sản phẩm “Tâm an đầu tư”. Thông báo được đưa ra sau khi có gần 100 người làm đơn tố cáo, phản đối việc doanh nghiệp bảo hiểm này chỉ giải quyết những đơn khiếu nại về sản phẩm Tâm an đầu tư (được phân phối qua Ngân hàng SCB) trước ngày 30/4.
Nhiều khách hàng cho rằng bị chèn ép, phân biệt đối xử từ phía công ty bảo hiểm khi nộp đơn khiếu nại sau ngày 30/4. Họ cho rằng tất cả khách hàng đều phải được xử lý công bằng, thỏa đáng như nhau.
Theo đó, trong thông báo mới của Manulife, công ty bảo hiểm này cho biết đối với các khiếu nại của khách hàng gửi đến sau ngày 30/4, doanh nghiệp sẽ tuân thủ theo quy trình đánh giá chủ động và nghiêm ngặt đã và đang áp dụng, sẽ liên hệ khách hàng để thông báo ngay khi có kết quả đánh giá.
"Bất kỳ trường hợp nào doanh nghiệp tìm thấy bằng chứng về hành vi sai trái trong quá trình tư vấn, công ty sẽ thực hiện biện pháp kỷ luật đối với các cá nhân có liên quan, bao gồm cả việc báo cáo tới các cơ quan chức năng", doanh nghiệp cho hay.
Về lý do đưa ra quyết định chỉ giải quyết cho những khiếu nại gửi trước ngày 30/4 trong thông báo ngày 12/5, Manulife cho rằng vì khách hàng SCB tham gia sản phẩm “Tâm an đầu tư” đã có nhiều thời gian và cơ hội để liên hệ với công ty. Hầu hết khiếu nại mà doanh nghiệp ghi nhận đã được gửi đến vào tháng 10-11/2022, ngay sau khi sự kiện khủng hoảng của ngân hàng SCB xảy ra.
Trong hai tuần vừa qua kể từ khi bắt đầu việc triển khai giải quyết khiếu nại, Manulife cho biết đã thực hiện đối thoại với hàng trăm khách hàng của SCB để giải quyết khiếu nại. Phần lớn kết quả của các cuộc thảo luận này là tích cực và các khiếu nại của khách hàng đều đã được giải quyết thỏa đáng.
Theo ghi nhận của Zing, đến nay, nhiều khách hàng sau khi làm việc trực tiếp với Manulife, ký giấy thỏa thuận giữ bí mật, hủy hợp đồng đã được công ty bảo hiểm hoàn trả tiền theo số tài khoản ngân hàng đã đăng ký.
Một khách hàng tại Hà Nội đã làm việc với Manulife ngày 5/5 cho biết công ty bảo hiểm đang liên hệ để thỏa thuận với từng khách hàng. "Tôi đã đóng tổng 400 triệu đồng và công ty hứa sẽ trả đủ sau 10 ngày, tức 15/5. Khi đến làm việc, khách hàng chỉ cần mang hợp đồng, chứng minh nhân dân, số tài khoản ngân hàng còn lại các thông tin đã có sẵn trên hệ thống", người này cho biết.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Khách hàng tố Manulife phân biệt đối xửNhiều khách hàng cho rằng bị chèn ép, phân biệt đối xử từ phía công ty bảo hiểm khi nộp đơn khiếu nại sau ngày 30/4. Họ mong muốn tất cả khách hàng đều phải được xử lý công bằng.
12:52 15/5/2023
Manulife nói về thỏa thuận ký giấy 'im lặng' để được hoàn tiềnManulife cho biết đang làm việc với các khách hàng để giải quyết các khiếu nại. Còn khách hàng cho biết đang thỏa thuận với hãng để nhận lại tiền.
18:45 8/5/2023 | |
Đại lý lớn nhất của Ford Việt Nam lên kế hoạch huy động 660 tỷ đồng | Công ty CP City Auto (HoSE: CTF) đang lên kế hoạch phát hành cổ phiếu riêng rẻ, bao gồm cổ phiếu thưởng và cổ phiếu ưu đãi với trị giá 660 tỷ đồng. | Trong tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường vừa qua, Công ty CP City Auto (HoSE: CTF) đã đưa ra kế hoạch chào bán 15 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho tối đa 10 nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và ủy quyền cho HĐQT quyết định mức giá.
Trong đó, ban lãnh đạo City Auto giả định giá chào bán là 22.000 đồng/cổ phiếu thì sẽ huy động được 330 tỷ đồng.
Thời gian dự kiến chào bán trong năm 2024 và sau khi có chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Cổ phiếu phát hành riêng lẻ sẽ bị hạn chế chuyển nhượng ít nhất là 1 năm kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán.
Diễn biến của cổ phiếu CTF của City Auto trong vòng 1 năm qua. Ảnh: FireAnt.
Ngoài ra, City Auto cũng lên kế hoạch phát hành riêng lẻ tối đa 15 triệu cổ phiếu ưu đãi cho tối đa 10 nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, với thời gian triển khai và số tiền giả định thu về như trên.
Điểm khác là cổ phiếu ưu đãi sẽ được trả cổ tức hàng năm bằng tỷ lệ cố định 7% cộng với tỷ lệ cổ đông thưởng tối thiểu từ 5% đến tối đa 7%, thời gian áp dụng mức ưu đãi là tối đa 5 năm và cổ phiếu ưu đãi có quyền chuyển đổi thành cổ phiếu thường.
Nếu thực hiện thành công 2 đợt phát hành này, City Auto sẽ huy động được 660 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ phát hành gần 74% và nâng vốn điều lệ từ 894 tỷ đồng lên 1.554 tỷ đồng. Số vốn này sẽ được công ty bổ sung vào nguồn vốn lưu động để thanh toán cho các hợp đồng mua ôtô Ford và Hyundai; thanh toán nợ vay của công ty đối với các tổ chức tín dụng.
Đáng chú ý, giá chào bán cổ phiếu riêng lẻ kể trên của City Auto đang thấp hơn nhiều so với thị giá cổ phiếu CTF giao dịch trên sàn chứng khoán. Theo đó, cổ phiếu CTF hiện đóng cửa giao dịch ở mức 31.200 đồng/cổ phiếu (kết phiên 8/12), tăng 6% so với đầu năm và cao hơn 40% so với giá chào bán.
Cũng trong tài liệu họp lần này, HĐQT City Auto đã trình cổ đông việc miễn nhiệm thành viên Ban kiểm soát đối với ông Bùi Duy Văn cho nhiệm kỳ 2020-2024 do ông Văn có đơn từ nhiệm từ ngày 6/11.
Đồng thời, HĐQT công ty đã bầu bổ sung bà Đỗ Thị Như Duyên làm Thành viên Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2020-2024. Bà Duyên là ứng viên do nhóm cổ đông sở hữu hơn 11 triệu cổ phiếu (12,5% vốn) của bà Thái Thị Xuân Quỳnh làm đại diện đề cử.
Về kết quả kinh doanh, trong 9 tháng đầu năm nay, City Auto đã ghi nhận 4.906 tỷ đồng doanh thu, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước. Biên lãi gộp giảm cùng chi phí tài chính tăng cao khiến lợi nhuận ròng giảm phân nửa xuống 37 tỷ đồng.
Tính đến ngày 30/9, nhà phân phối lớn nhất của Ford Việt Nam (với khoảng 20% thị phần) có tổng tài sản 3.457 tỷ đồng, tăng thêm hơn 900 tỷ so với đầu năm.
Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Znews tại Tủ sách kinh tế
Người trúng đấu giá nhà hàng Thủy Tạ chấp nhận bỏ cọc 608 triệu đồngDo bận đi công tác nên ông Đoàn Hải Hà không đến làm việc trực tiếp với UBND TP Đà Lạt. Đồng thời, ông cũng chấp nhận bỏ số tiền cọc hơn 600 triệu đồng.
17:52 9/12/2023
Khối ngoại tháo chạy khỏi một cổ phiếu BĐS, xả ra gần 1.000 tỷ đồngKhối ngoại bán ròng gần 4.000 tỷ đồng tính riêng trên sàn HoSE. Trong đó mã VHM của Vinhomes bị bán ròng 980 tỷ đồng.
17:01 9/12/2023 | Đại lý lớn nhất của Ford Việt Nam lên kế hoạch huy động 660 tỷ đồng
Công ty CP City Auto (HoSE: CTF) đang lên kế hoạch phát hành cổ phiếu riêng rẻ, bao gồm cổ phiếu thưởng và cổ phiếu ưu đãi với trị giá 660 tỷ đồng.
Trong tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường vừa qua, Công ty CP City Auto (HoSE: CTF) đã đưa ra kế hoạch chào bán 15 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho tối đa 10 nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và ủy quyền cho HĐQT quyết định mức giá.
Trong đó, ban lãnh đạo City Auto giả định giá chào bán là 22.000 đồng/cổ phiếu thì sẽ huy động được 330 tỷ đồng.
Thời gian dự kiến chào bán trong năm 2024 và sau khi có chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Cổ phiếu phát hành riêng lẻ sẽ bị hạn chế chuyển nhượng ít nhất là 1 năm kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán.
Diễn biến của cổ phiếu CTF của City Auto trong vòng 1 năm qua. Ảnh: FireAnt.
Ngoài ra, City Auto cũng lên kế hoạch phát hành riêng lẻ tối đa 15 triệu cổ phiếu ưu đãi cho tối đa 10 nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, với thời gian triển khai và số tiền giả định thu về như trên.
Điểm khác là cổ phiếu ưu đãi sẽ được trả cổ tức hàng năm bằng tỷ lệ cố định 7% cộng với tỷ lệ cổ đông thưởng tối thiểu từ 5% đến tối đa 7%, thời gian áp dụng mức ưu đãi là tối đa 5 năm và cổ phiếu ưu đãi có quyền chuyển đổi thành cổ phiếu thường.
Nếu thực hiện thành công 2 đợt phát hành này, City Auto sẽ huy động được 660 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ phát hành gần 74% và nâng vốn điều lệ từ 894 tỷ đồng lên 1.554 tỷ đồng. Số vốn này sẽ được công ty bổ sung vào nguồn vốn lưu động để thanh toán cho các hợp đồng mua ôtô Ford và Hyundai; thanh toán nợ vay của công ty đối với các tổ chức tín dụng.
Đáng chú ý, giá chào bán cổ phiếu riêng lẻ kể trên của City Auto đang thấp hơn nhiều so với thị giá cổ phiếu CTF giao dịch trên sàn chứng khoán. Theo đó, cổ phiếu CTF hiện đóng cửa giao dịch ở mức 31.200 đồng/cổ phiếu (kết phiên 8/12), tăng 6% so với đầu năm và cao hơn 40% so với giá chào bán.
Cũng trong tài liệu họp lần này, HĐQT City Auto đã trình cổ đông việc miễn nhiệm thành viên Ban kiểm soát đối với ông Bùi Duy Văn cho nhiệm kỳ 2020-2024 do ông Văn có đơn từ nhiệm từ ngày 6/11.
Đồng thời, HĐQT công ty đã bầu bổ sung bà Đỗ Thị Như Duyên làm Thành viên Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2020-2024. Bà Duyên là ứng viên do nhóm cổ đông sở hữu hơn 11 triệu cổ phiếu (12,5% vốn) của bà Thái Thị Xuân Quỳnh làm đại diện đề cử.
Về kết quả kinh doanh, trong 9 tháng đầu năm nay, City Auto đã ghi nhận 4.906 tỷ đồng doanh thu, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước. Biên lãi gộp giảm cùng chi phí tài chính tăng cao khiến lợi nhuận ròng giảm phân nửa xuống 37 tỷ đồng.
Tính đến ngày 30/9, nhà phân phối lớn nhất của Ford Việt Nam (với khoảng 20% thị phần) có tổng tài sản 3.457 tỷ đồng, tăng thêm hơn 900 tỷ so với đầu năm.
Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Znews tại Tủ sách kinh tế
Người trúng đấu giá nhà hàng Thủy Tạ chấp nhận bỏ cọc 608 triệu đồngDo bận đi công tác nên ông Đoàn Hải Hà không đến làm việc trực tiếp với UBND TP Đà Lạt. Đồng thời, ông cũng chấp nhận bỏ số tiền cọc hơn 600 triệu đồng.
17:52 9/12/2023
Khối ngoại tháo chạy khỏi một cổ phiếu BĐS, xả ra gần 1.000 tỷ đồngKhối ngoại bán ròng gần 4.000 tỷ đồng tính riêng trên sàn HoSE. Trong đó mã VHM của Vinhomes bị bán ròng 980 tỷ đồng.
17:01 9/12/2023 | |
Giá vàng dự báo duy trì trên 2.000 USD/ounce thời gian dài | Theo các nhà phân tích, những lo ngại về điều kiện tín dụng và cuộc tranh luận về trần nợ tại Mỹ sẽ giữ giá vàng ở mức cao trong vài tháng tới. | Trong tuần tới, giá vàng được dự báo tiếp tục giữ ở mức cao trên 2.000 USD/ounce. Ảnh: Business Recorder.
Giá vàng thế giới đã giảm mạnh vào thứ Sáu (ngày 5/5 theo giờ Mỹ) khi nỗi sợ về lãi suất ngân hàng tăng thêm 0,5 điểm % lắng xuống, nhà đầu tư còn nhận thêm thông tin về báo cáo việc làm tháng 4 của Mỹ có kết quả tốt hơn mong đợi.
Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ đã giảm, trở lại mức thấp nhất trong 53 năm là 3,4%, trong khi nền kinh tế Mỹ còn tạo thêm 253.000 việc làm mới vào tháng trước.
"Thị trường việc làm tốt lên đang cho thấy khả năng phục hồi rõ ràng của nền kinh tế, mặc dù lãi suất của các ngân hàng Mỹ vẫn giữ đà tăng mạnh. Khả năng phục hồi này sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đủ kiên nhẫn để tiếp tục theo dõi dữ liệu kinh tế trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào về chính sách tiền tệ trong thời gian tới", Jameel Ahmad, nhà phân tích của CompareBroker.io nói.
Giá vàng tương lai giao tháng 6 trên sàn Comex phiên cuối tuần này phổ biến dao động ở mức 2.024,3 USD/ounce, giảm 1,3% so với phiên liền trước. Điều này xảy ra sau khi giá vàng tại đây đạt mức cao kỷ lục 2.085,4 USD hồi đầu tuần.
Ông Edward Moya, chuyên gia phân tích thị trường của OANDA nói với Kitco: "Đối với các nhà đầu tư, có vẻ những lo lắng về lãi suất ngân hàng đã dịu lại, nhưng vẫn là một câu chuyện lâu dài. Nhìn chung, rủi ro vẫn còn đó, các điều kiện tín dụng sẽ tiếp tục thắt chặt. Với việc Tổng thống Mỹ Joe Biden đang họp bàn về trần nợ công thì rủi ro sẽ tiếp tục hiện hữu".
Nhà kinh tế hàng hóa Edward Gardner của Capital Economics thì cho biết thị trường kim loại quý sẽ không gặp trở ngại nghiêm trọng nào cho đến khi vấn đề về trần nợ và tình trạng hỗn loạn trong lĩnh vực ngân hàng được giải quyết.
"Mối lo ngại về khủng hoảng tới từ các ngân hàng và trần nợ của Mỹ sẽ giữ giá vàng ở mức cao trong vài tháng tới. Tuy nhiên, đến thời điểm những lo lắng này qua đi, chúng tôi cho rằng cơn gió ngược kéo giá vàng giảm trong dài hạn sẽ xuất hiện", ông nói.
Diễn biến giá vàng thế giới trong nửa năm gần nhất. Nguồn: Tradingview.
Các chỉ số mới nhất mà Capital Economics thu thập được liên quan căng thẳng tài chính ở các nền kinh tế phát triển cũng cho thấy giá vàng đang được hưởng lợi từ nhu cầu trú ẩn an toàn liên quan đến các rắc rối ngành ngân hàng.
Trong tuần này, RBC Wealth Management đã cảnh báo bối cảnh kinh tế và chính trị của năm 2023 là “một trong những thách thức lớn nhất”.
Lần cuối cùng trần nợ công tại Mỹ làm rung chuyển thị trường là vào năm 2011, với một số điểm tương đồng với thời điểm hiện tại.
"Năm 2011, Mỹ đạt trần nợ vào ngày 16/5 và sau nhiều tranh cãi chính trị đã thông qua luật tăng trần nợ vào ngày 1/8. Ngay lập tức, giá vàng đã tăng 9% so với tháng trước đó, có lẽ một phần là do những lo ngại về tài chính của chính phủ. Những mối lo ngại tương tự đã xuất hiện trở lại gần đây", ông Gardner thông tin thêm.
Theo Capital Economics, những vấn đề này có thể gây khó khăn cho thị trường trong vài tháng tới, để giữ kim loại quý quanh mức 2.000 USD/ounce.
Chuyên gia Edward Moya từ OANDA cho biết việc giá vàng giành lại mức cao kỷ lục hồi giữa tuần trong thời gian ngắn có thể là một thách thức, nhưng vàng vẫn sẽ đạt được mức đỉnh một lần nữa.
"Lạm phát sẽ khiến bối cảnh kinh tế trở nên khó khăn, điều này sẽ đảm bảo cho việc Fed duy trì lập trường của mình cao hơn trong thời gian dài hơn. Hiện tại, Fed đã xong việc. Cuộc họp tháng 6 có thể tạm dừng chủ đề tăng lãi suất. Các động lực chính của vàng trong thời gian tới sẽ là trần nợ, các mối lo ngại của nhà đầu tư về ngân hàng và rủi ro suy thoái", vị chuyên gia nhấn mạnh.
Vàng tăng vọt, USD bị bán tháoGiá vàng và USD đang biến động trái chiều trước những dữ liệu kinh tế quan trọng sắp được Mỹ công bố. USD Index giảm điểm mạnh, còn kim loại quý vọt lên gần 2.000 USD.
18:43 26/4/2023
Giá vàng trong nước tăng mạnh sau khi Fed tăng lãi suấtGiá vàng trong nước tăng mạnh vào sáng nay (4/5) sau khi cơ quan quản lý tiền tệ Mỹ quyết định tăng lãi suất điều hành thêm 0,25 điểm %.
10:58 4/5/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | Giá vàng dự báo duy trì trên 2.000 USD/ounce thời gian dài
Theo các nhà phân tích, những lo ngại về điều kiện tín dụng và cuộc tranh luận về trần nợ tại Mỹ sẽ giữ giá vàng ở mức cao trong vài tháng tới.
Trong tuần tới, giá vàng được dự báo tiếp tục giữ ở mức cao trên 2.000 USD/ounce. Ảnh: Business Recorder.
Giá vàng thế giới đã giảm mạnh vào thứ Sáu (ngày 5/5 theo giờ Mỹ) khi nỗi sợ về lãi suất ngân hàng tăng thêm 0,5 điểm % lắng xuống, nhà đầu tư còn nhận thêm thông tin về báo cáo việc làm tháng 4 của Mỹ có kết quả tốt hơn mong đợi.
Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ đã giảm, trở lại mức thấp nhất trong 53 năm là 3,4%, trong khi nền kinh tế Mỹ còn tạo thêm 253.000 việc làm mới vào tháng trước.
"Thị trường việc làm tốt lên đang cho thấy khả năng phục hồi rõ ràng của nền kinh tế, mặc dù lãi suất của các ngân hàng Mỹ vẫn giữ đà tăng mạnh. Khả năng phục hồi này sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đủ kiên nhẫn để tiếp tục theo dõi dữ liệu kinh tế trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào về chính sách tiền tệ trong thời gian tới", Jameel Ahmad, nhà phân tích của CompareBroker.io nói.
Giá vàng tương lai giao tháng 6 trên sàn Comex phiên cuối tuần này phổ biến dao động ở mức 2.024,3 USD/ounce, giảm 1,3% so với phiên liền trước. Điều này xảy ra sau khi giá vàng tại đây đạt mức cao kỷ lục 2.085,4 USD hồi đầu tuần.
Ông Edward Moya, chuyên gia phân tích thị trường của OANDA nói với Kitco: "Đối với các nhà đầu tư, có vẻ những lo lắng về lãi suất ngân hàng đã dịu lại, nhưng vẫn là một câu chuyện lâu dài. Nhìn chung, rủi ro vẫn còn đó, các điều kiện tín dụng sẽ tiếp tục thắt chặt. Với việc Tổng thống Mỹ Joe Biden đang họp bàn về trần nợ công thì rủi ro sẽ tiếp tục hiện hữu".
Nhà kinh tế hàng hóa Edward Gardner của Capital Economics thì cho biết thị trường kim loại quý sẽ không gặp trở ngại nghiêm trọng nào cho đến khi vấn đề về trần nợ và tình trạng hỗn loạn trong lĩnh vực ngân hàng được giải quyết.
"Mối lo ngại về khủng hoảng tới từ các ngân hàng và trần nợ của Mỹ sẽ giữ giá vàng ở mức cao trong vài tháng tới. Tuy nhiên, đến thời điểm những lo lắng này qua đi, chúng tôi cho rằng cơn gió ngược kéo giá vàng giảm trong dài hạn sẽ xuất hiện", ông nói.
Diễn biến giá vàng thế giới trong nửa năm gần nhất. Nguồn: Tradingview.
Các chỉ số mới nhất mà Capital Economics thu thập được liên quan căng thẳng tài chính ở các nền kinh tế phát triển cũng cho thấy giá vàng đang được hưởng lợi từ nhu cầu trú ẩn an toàn liên quan đến các rắc rối ngành ngân hàng.
Trong tuần này, RBC Wealth Management đã cảnh báo bối cảnh kinh tế và chính trị của năm 2023 là “một trong những thách thức lớn nhất”.
Lần cuối cùng trần nợ công tại Mỹ làm rung chuyển thị trường là vào năm 2011, với một số điểm tương đồng với thời điểm hiện tại.
"Năm 2011, Mỹ đạt trần nợ vào ngày 16/5 và sau nhiều tranh cãi chính trị đã thông qua luật tăng trần nợ vào ngày 1/8. Ngay lập tức, giá vàng đã tăng 9% so với tháng trước đó, có lẽ một phần là do những lo ngại về tài chính của chính phủ. Những mối lo ngại tương tự đã xuất hiện trở lại gần đây", ông Gardner thông tin thêm.
Theo Capital Economics, những vấn đề này có thể gây khó khăn cho thị trường trong vài tháng tới, để giữ kim loại quý quanh mức 2.000 USD/ounce.
Chuyên gia Edward Moya từ OANDA cho biết việc giá vàng giành lại mức cao kỷ lục hồi giữa tuần trong thời gian ngắn có thể là một thách thức, nhưng vàng vẫn sẽ đạt được mức đỉnh một lần nữa.
"Lạm phát sẽ khiến bối cảnh kinh tế trở nên khó khăn, điều này sẽ đảm bảo cho việc Fed duy trì lập trường của mình cao hơn trong thời gian dài hơn. Hiện tại, Fed đã xong việc. Cuộc họp tháng 6 có thể tạm dừng chủ đề tăng lãi suất. Các động lực chính của vàng trong thời gian tới sẽ là trần nợ, các mối lo ngại của nhà đầu tư về ngân hàng và rủi ro suy thoái", vị chuyên gia nhấn mạnh.
Vàng tăng vọt, USD bị bán tháoGiá vàng và USD đang biến động trái chiều trước những dữ liệu kinh tế quan trọng sắp được Mỹ công bố. USD Index giảm điểm mạnh, còn kim loại quý vọt lên gần 2.000 USD.
18:43 26/4/2023
Giá vàng trong nước tăng mạnh sau khi Fed tăng lãi suấtGiá vàng trong nước tăng mạnh vào sáng nay (4/5) sau khi cơ quan quản lý tiền tệ Mỹ quyết định tăng lãi suất điều hành thêm 0,25 điểm %.
10:58 4/5/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | |
MB bổ nhiệm tổng giám đốc mới | Ông Phạm Như Ánh đã chính thức được bổ nhiệm vào vị trí Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quân đội. | Ông Phạm Như Ánh chính thức nắm giữ vị trí Tổng giám đốc Ngân hàng MB kể từ hôm nay (18/5). Ảnh: MBB.
Theo công bố mới nhất từ Ngân hàng TMCP Quân đội (MB - Mã: MBB), Ngân hàng Nhà nước đã có công văn chấp thuận nhân sự dự kiến bổ nhiệm chức danh Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quân đội đối với ông Phạm Như Ánh - Phó tổng giám đốc phụ trách Ban điều hành.
Cụ thể, ông Phạm Như Ánh từ Phó tổng giám đốc phụ trách Ban điều hành sẽ được bổ nhiệm chính thức vào vị trí Tổng giám đốc. Nhà băng này đã tiến hành xong các thủ tục để bổ nhiệm ông Ánh theo đúng quy định của pháp luật và tổ chức.
Như vậy kể từ ngày 18/5, ông Ánh sẽ chính thức nắm giữ vị trí Tổng giám đốc Ngân hàng MB.
Trước đó, hồi giữa tháng 4, hội đồng quản trị của Ngân hàng MB đã giao nhiệm vụ cho ông Ánh nắm chức danh Phó tổng giám đốc phụ trách Ban điều hành MB, đảm nhiệm quyền hạn và nhiệm vụ của Tổng giám đốc thay cho ông Lưu Trung Thái (hiện đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT MB).
Ông Phạm Như Ánh tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh - Viện Quản trị kinh doanh UBI - Bỉ và là cử nhân Kinh tế chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
Ông Ánh có gần 20 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành tài chính, ngân hàng. Tại MB, ông Ánh đã đảm nhiệm nhiều vị trí từ Giám đốc Chi nhánh, Giám đốc Khối, phụ trách kinh doanh khu vực phía Nam đến Thành viên Ban điều hành.
Giai đoạn 2007-2017, ông Phạm Như Ánh liên tục dẫn dắt các chi nhánh quản lý dẫn đầu khu vực miền Trung và miền Nam. Tháng 4/2017, ông được giao đảm nhiệm vị trí Giám đốc khối Khách hàng lớn (CIB).
Tháng 8/2020, ông Phạm Như Ánh được bổ nhiệm là Thành viên Ban điều hành, nhận phụ trách quản lý hoạt động kinh doanh các đơn vị tại khu vực phía Nam và Khối CIB của MB. Các đơn vị này ghi nhận mức tăng trưởng gấp từ 2-5 lần trong 3 năm qua.
Về tình hình kinh doanh của MB, đến hết quý I/2023, tổng tài sản của nhà băng này đạt 760.761 tỷ đồng, tăng 4,4%. Lãi hợp nhất trước thuế đạt 6.512 tỷ đồng, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lợi nhuận trước thuế riêng ngân hàng đạt 5,828 tỷ đồng, tăng trưởng 13.5% so với cùng kỳ.
MB Group hoàn thành chọn đối tác chiến lược cho MBCambodiaVào đầu tháng 4, MB Group và SBI Shinsei Bank (Nhật Bản) ký kết hợp đồng chuyển nhượng vốn với Ngân hàng đại chúng TNHH MB Campuchia (MBCambodia).
15:00 4/5/2023
Tổng giám đốc Phát Đạt muốn bán gần 19 triệu cổ phiếu PDRÔng Bùi Quang Anh Vũ đăng ký bán 18,7 triệu cổ phiếu công ty nhằm tái cơ cấu danh mục đầu tư. Cuối năm ngoái, vị này từng mua vào hơn 18 triệu cổ phiếu PDR để "cứu" thanh khoản.
21:15 17/5/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | MB bổ nhiệm tổng giám đốc mới
Ông Phạm Như Ánh đã chính thức được bổ nhiệm vào vị trí Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quân đội.
Ông Phạm Như Ánh chính thức nắm giữ vị trí Tổng giám đốc Ngân hàng MB kể từ hôm nay (18/5). Ảnh: MBB.
Theo công bố mới nhất từ Ngân hàng TMCP Quân đội (MB - Mã: MBB), Ngân hàng Nhà nước đã có công văn chấp thuận nhân sự dự kiến bổ nhiệm chức danh Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quân đội đối với ông Phạm Như Ánh - Phó tổng giám đốc phụ trách Ban điều hành.
Cụ thể, ông Phạm Như Ánh từ Phó tổng giám đốc phụ trách Ban điều hành sẽ được bổ nhiệm chính thức vào vị trí Tổng giám đốc. Nhà băng này đã tiến hành xong các thủ tục để bổ nhiệm ông Ánh theo đúng quy định của pháp luật và tổ chức.
Như vậy kể từ ngày 18/5, ông Ánh sẽ chính thức nắm giữ vị trí Tổng giám đốc Ngân hàng MB.
Trước đó, hồi giữa tháng 4, hội đồng quản trị của Ngân hàng MB đã giao nhiệm vụ cho ông Ánh nắm chức danh Phó tổng giám đốc phụ trách Ban điều hành MB, đảm nhiệm quyền hạn và nhiệm vụ của Tổng giám đốc thay cho ông Lưu Trung Thái (hiện đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT MB).
Ông Phạm Như Ánh tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh - Viện Quản trị kinh doanh UBI - Bỉ và là cử nhân Kinh tế chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
Ông Ánh có gần 20 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành tài chính, ngân hàng. Tại MB, ông Ánh đã đảm nhiệm nhiều vị trí từ Giám đốc Chi nhánh, Giám đốc Khối, phụ trách kinh doanh khu vực phía Nam đến Thành viên Ban điều hành.
Giai đoạn 2007-2017, ông Phạm Như Ánh liên tục dẫn dắt các chi nhánh quản lý dẫn đầu khu vực miền Trung và miền Nam. Tháng 4/2017, ông được giao đảm nhiệm vị trí Giám đốc khối Khách hàng lớn (CIB).
Tháng 8/2020, ông Phạm Như Ánh được bổ nhiệm là Thành viên Ban điều hành, nhận phụ trách quản lý hoạt động kinh doanh các đơn vị tại khu vực phía Nam và Khối CIB của MB. Các đơn vị này ghi nhận mức tăng trưởng gấp từ 2-5 lần trong 3 năm qua.
Về tình hình kinh doanh của MB, đến hết quý I/2023, tổng tài sản của nhà băng này đạt 760.761 tỷ đồng, tăng 4,4%. Lãi hợp nhất trước thuế đạt 6.512 tỷ đồng, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lợi nhuận trước thuế riêng ngân hàng đạt 5,828 tỷ đồng, tăng trưởng 13.5% so với cùng kỳ.
MB Group hoàn thành chọn đối tác chiến lược cho MBCambodiaVào đầu tháng 4, MB Group và SBI Shinsei Bank (Nhật Bản) ký kết hợp đồng chuyển nhượng vốn với Ngân hàng đại chúng TNHH MB Campuchia (MBCambodia).
15:00 4/5/2023
Tổng giám đốc Phát Đạt muốn bán gần 19 triệu cổ phiếu PDRÔng Bùi Quang Anh Vũ đăng ký bán 18,7 triệu cổ phiếu công ty nhằm tái cơ cấu danh mục đầu tư. Cuối năm ngoái, vị này từng mua vào hơn 18 triệu cổ phiếu PDR để "cứu" thanh khoản.
21:15 17/5/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | |
Bộ trưởng Tài chính: Sẽ có những sửa đổi để kinh tế báo chí tốt hơn | Bộ Tài chính cho biết đang tiếp thu, giải trình các ý kiến để hoàn thiện dự thảo nghị định nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong vấn đề tự chủ tài chính cho cơ quan báo chí. | Bộ Tài chính cho biết đang xây dựng hướng dẫn về tiền lương cho các cơ quan báo chí. Ảnh: BTC.
Liên quan đến kiến nghị về cơ chế tự chủ, tài chính của báo chí, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết những kiến nghị của các cơ quan báo chí và cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí nói chung là có cơ sở. Tuy nhiên, ông cho rằng để giải quyết những vấn đề này đòi hỏi nỗ lực không chỉ của các cơ quan báo chí, Bộ Tài chính, mà còn là của các cơ quan liên quan khác.
"Hiện, Bộ Tài chính đang tiếp thu, giải trình các ý kiến để hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 60/2021 nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa trong vấn đề tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có các cơ quan báo chí", Bộ trưởng nói.
Về đề xuất ưu đãi thuế, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp hiện hành đang quy định mức thuế 10% đối với thu nhập của các cơ quan báo chí.
Tuy nhiên, vấn đề ưu đãi thuế còn thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Bộ Tài chính sẽ rà soát lại toàn bộ chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế và tính thống nhất của hệ thống chính sách thuế.
Hiện, có một vài cơ quan báo chí cũng đã trực tiếp đăng ký gặp lãnh đạo Bộ để đề xuất, kiến nghị một số vấn đề về chi phí tiền lương trong giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước.
Trước đề xuất này, Bộ trưởng cho rằng để bảo đảm sự thống nhất của pháp luật, các đơn vị sự nghiệp công lập vẫn phải có quy định cụ thể về cơ chế tiền lương như doanh nghiệp, phân định rõ chính sách tiền lương đối với đơn vị sự nghiệp công lập nhóm 1 và nhóm 2 do các đơn vị này có mức độ tự chủ tài chính khác nhau.
Cũng liên quan vấn đề này, mới đây Bộ Thông tin và Truyền thông đã đề cập với Bộ Tài chính các vấn đề về giá đối với những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính liên quan tới báo chí, Bộ trưởng Phớc cho biết một trong những lý do được Bộ TT&TT nêu lên là thẩm định phương án giá gắn với trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập, cụ thể là các cơ quan báo chí và nguồn lực của Bộ TT&TT hiện chưa thực hiện được việc thẩm định giá.
Ông cho biết thêm về nguyên tắc, theo Luật Giá vừa được Quốc hội thông qua sẽ có hiệu lực từ 1/7/2024, các vấn đề này Bộ TT&TT sẽ duyệt giá tối đa, đơn vị đặt hàng dịch vụ, sản phẩm trong lĩnh vực báo chí quyết định giá cụ thể để đặt hàng, đấu thầu.
"Tất nhiên, chúng tôi sẽ cùng Bộ TT&TT nghiên cứu vấn đề này trong quá trình xây dựng dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá", Bộ trưởng Tài chính chia sẻ.
Ngoài ra, ông cũng bày tỏ mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ Bộ TT&TT, các cơ quan báo chí trong các vấn đề liên quan trực tiếp để hoàn thiện dự thảo Nghị định này, nhất là về quy định thẩm định phương án giá.
Một trong những vấn đề sẽ được thảo luận rộng rãi tại Hội nghị báo chí toàn quốc vào ngày 21/12 tới đây là "kinh tế báo chí". Sự phát triển của báo chí Việt Nam sẽ không thể bền vững nếu thiếu chủ trương, định hướng của Trung ương cũng như những vấn đề căn cốt là kinh tế để báo chí thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình.
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Doanh nghiệp thủy sản 'than' phải tiếp quá nhiều đoàn thanh traTrong bối cảnh đang gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp cho biết họ phải tiếp quá nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra trong một năm.
22:31 18/12/2023
EVN đề xuất nhập điện gió từ Lào, giá 1.700 đồng/kWhEVN đề xuất nhập khẩu điện từ dự án nhà máy điện gió Trường Sơn với công suất 250 MW tại tỉnh Bolikhamsai (Lào), giá nhập khoảng 1.700 đồng/kWh.
18:42 18/12/2023
Chính phủ yêu cầu xử lý xong 2-3 ngân hàng, dự án yếu kém năm nayChính phủ đã giao Phó thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước và các đơn vị liên quan xử lý ít nhất 2-3 ngân hàng, dự án yếu kém trong năm 2023.
10:54 18/12/2023 | Bộ trưởng Tài chính: Sẽ có những sửa đổi để kinh tế báo chí tốt hơn
Bộ Tài chính cho biết đang tiếp thu, giải trình các ý kiến để hoàn thiện dự thảo nghị định nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong vấn đề tự chủ tài chính cho cơ quan báo chí.
Bộ Tài chính cho biết đang xây dựng hướng dẫn về tiền lương cho các cơ quan báo chí. Ảnh: BTC.
Liên quan đến kiến nghị về cơ chế tự chủ, tài chính của báo chí, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết những kiến nghị của các cơ quan báo chí và cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí nói chung là có cơ sở. Tuy nhiên, ông cho rằng để giải quyết những vấn đề này đòi hỏi nỗ lực không chỉ của các cơ quan báo chí, Bộ Tài chính, mà còn là của các cơ quan liên quan khác.
"Hiện, Bộ Tài chính đang tiếp thu, giải trình các ý kiến để hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 60/2021 nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa trong vấn đề tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có các cơ quan báo chí", Bộ trưởng nói.
Về đề xuất ưu đãi thuế, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp hiện hành đang quy định mức thuế 10% đối với thu nhập của các cơ quan báo chí.
Tuy nhiên, vấn đề ưu đãi thuế còn thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Bộ Tài chính sẽ rà soát lại toàn bộ chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế và tính thống nhất của hệ thống chính sách thuế.
Hiện, có một vài cơ quan báo chí cũng đã trực tiếp đăng ký gặp lãnh đạo Bộ để đề xuất, kiến nghị một số vấn đề về chi phí tiền lương trong giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước.
Trước đề xuất này, Bộ trưởng cho rằng để bảo đảm sự thống nhất của pháp luật, các đơn vị sự nghiệp công lập vẫn phải có quy định cụ thể về cơ chế tiền lương như doanh nghiệp, phân định rõ chính sách tiền lương đối với đơn vị sự nghiệp công lập nhóm 1 và nhóm 2 do các đơn vị này có mức độ tự chủ tài chính khác nhau.
Cũng liên quan vấn đề này, mới đây Bộ Thông tin và Truyền thông đã đề cập với Bộ Tài chính các vấn đề về giá đối với những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính liên quan tới báo chí, Bộ trưởng Phớc cho biết một trong những lý do được Bộ TT&TT nêu lên là thẩm định phương án giá gắn với trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập, cụ thể là các cơ quan báo chí và nguồn lực của Bộ TT&TT hiện chưa thực hiện được việc thẩm định giá.
Ông cho biết thêm về nguyên tắc, theo Luật Giá vừa được Quốc hội thông qua sẽ có hiệu lực từ 1/7/2024, các vấn đề này Bộ TT&TT sẽ duyệt giá tối đa, đơn vị đặt hàng dịch vụ, sản phẩm trong lĩnh vực báo chí quyết định giá cụ thể để đặt hàng, đấu thầu.
"Tất nhiên, chúng tôi sẽ cùng Bộ TT&TT nghiên cứu vấn đề này trong quá trình xây dựng dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá", Bộ trưởng Tài chính chia sẻ.
Ngoài ra, ông cũng bày tỏ mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ Bộ TT&TT, các cơ quan báo chí trong các vấn đề liên quan trực tiếp để hoàn thiện dự thảo Nghị định này, nhất là về quy định thẩm định phương án giá.
Một trong những vấn đề sẽ được thảo luận rộng rãi tại Hội nghị báo chí toàn quốc vào ngày 21/12 tới đây là "kinh tế báo chí". Sự phát triển của báo chí Việt Nam sẽ không thể bền vững nếu thiếu chủ trương, định hướng của Trung ương cũng như những vấn đề căn cốt là kinh tế để báo chí thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình.
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Doanh nghiệp thủy sản 'than' phải tiếp quá nhiều đoàn thanh traTrong bối cảnh đang gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp cho biết họ phải tiếp quá nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra trong một năm.
22:31 18/12/2023
EVN đề xuất nhập điện gió từ Lào, giá 1.700 đồng/kWhEVN đề xuất nhập khẩu điện từ dự án nhà máy điện gió Trường Sơn với công suất 250 MW tại tỉnh Bolikhamsai (Lào), giá nhập khoảng 1.700 đồng/kWh.
18:42 18/12/2023
Chính phủ yêu cầu xử lý xong 2-3 ngân hàng, dự án yếu kém năm nayChính phủ đã giao Phó thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước và các đơn vị liên quan xử lý ít nhất 2-3 ngân hàng, dự án yếu kém trong năm 2023.
10:54 18/12/2023 | |
Chứng khoán 18/12: VN-Index bị đánh bật khỏi mốc 1.100 điểm lần thứ 7 | Áp lực bán tập trung vào các cổ phiếu trụ khiến VN-Index điều chỉnh mạnh ngay từ đầu phiên và rời khỏi mốc 1.100 điểm sau khi giảm hơn 10 điểm. | Trong phiên giao dịch đầu tuần này, chứng khoán Việt Nam tiếp tục đối mặt áp lực bán lớn, đặc biệt từ nhóm cổ phiếu bluechips. Tình trạng dòng tiền bắt đáy từ chối nhập cuộc khiến các chỉ số dễ dàng bị xô đổ và đưa bảng điện tử ngập trong sắc đỏ.
Toàn thị trường hôm nay ghi nhận tới 427 mã giảm, 11 mã giảm sàn; 889 mã đứng giá và chỉ 250 mã tăng giá, với 23 mã tăng trần. Thanh khoản thị trường duy trì ở mức trung bình, đạt 16.500 tỷ đồng.
Chỉ số VN-Index hôm nay đã bị đánh bật ra khỏi mốc 1.100 điểm lần thứ 7 tính trong năm 2023 sau khi giảm 10,42 điểm (-0,95%), tạm dừng ở mốc 1.091,88 điểm. Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index cũng giảm 1,29 điểm (-0,57%) xuống 225,73 điểm, chỉ số UPCoM-Index giảm 0,17 điểm (-0,19%) xuống 84,88 điểm.
VN-Index đã giảm 4 phiên liên tiếp. Ảnh: DNSE.
Rổ cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 hôm nay chứng kiến 25 mã giảm, 2 mã giữ tham chiếu là SSB (SeABank), VHM (Vinhomes) và 3 mã tăng là VJC của Vietjet (+1,9%), ACB của Ngân hàng Á Châu (+0,2%) và VRE của Vincom Retail (+0,2%). Trái ngược với ACB và SSB, các cổ phiếu ngân hàng khác đều bị điều chỉnh giảm với biên độ mạnh nhất thuộc về HDB của HDBank (-3,2%).
3 mã ngân hàng quốc doanh gồm VCB (Vietcombank), CTG (VietinBank), BID (BIDV) dẫn đầu nhóm tác động xấu đến chỉ số. Bên cạnh đó còn có FPT (Tập đoàn FPT), VPB (VPBank), VNM (Vinamilk), TCB (Techcombank), VIC (Vingroup), GVR (Tập đoàn Cao su Việt Nam), HDB. 10 cổ phiếu kể trên đóng góp tới 6,1 điểm giảm của chỉ số chính.
Ở chiều ngược lại thì những đóng góp của VJC, STG (Kho vận Miền Nam), HNG (HAGL Agrico) là không đủ để đỡ thị trường.
Ngoài nhóm ngân hàng, cổ phiếu chế biến thủy sản tiếp tục điều chỉnh với biên độ lớn, điển hình như VHC của Vĩnh Hoàn (-3,84%), ANV của Nam Việt (-2,31%), ASM của Sao Mai (-0,7%), hay IDI của Tập đoàn IDI (-1,69%).
Trong thông báo mới nhất, quỹ thành viên Norges Bank thuộc nhóm Dragon Capital cho biết đã bán ra 100.000 cổ phiếu VHC trong phiên 13/12. Sau giao dịch, tổng lượng cổ phần nhóm Dragon Capital nắm giữ tại doanh nghiệp thủy sản này đã giảm từ 9,4 triệu xuống 9,3 triệu đơn vị, tương ứng tỷ lệ sở hữu giảm từ 5,02% xuống còn 4,97% vốn, chính thức không còn là cổ đông lớn tại Vĩnh Hoàn.
Tạm tính theo giá đóng cửa cùng phiên, nhóm quỹ Dragon Capital đã thu về khoảng 8 tỷ đồng từ thương vụ trên.
Cổ phiếu ngân hàng lao dốc mạnh phiên hôm nay. Ảnh: Vietstocks.
Một số nhóm cổ phiếu như bán lẻ, công nghệ, chứng khoán, bảo hiểm cũng ghi nhận áp lực bán chiếm ưu thế trong phiên hôm nay.
Nhóm cổ phiếu bất động sản phân hóa mạnh khi VHM giữ tham chiếu, cổ phiếu cùng “họ Vin” là VIC giảm 1,14% còn VRE tăng 0,22%. Một số cổ phiếu khác như DIG (DIC Corp), NLG (Nam Long), TCH (Tài chính Hoàng Huy) cũng có giao dịch tích cực.
Đáng chú ý, khối ngoại tiếp tục nối dài chuỗi bán ròng lên 14 phiên khi xả ròng 750 tỷ đồng phiên hôm nay. Trong đó, chứng chỉ quỹ FUEVFVND dẫn đầu giá trị bán với 209 tỷ đồng, kế đó là các bluechips như VNM (-92 tỷ đồng), STB (-66 tỷ đồng), VPB (-54 tỷ đồng), CTG (-50 tỷ đồng).
Ngược lại, các mã như NLG được khối này mua vào 28 tỷ đồng, IDC (+25 tỷ đồng), FTS (+12 tỷ đồng), HAG (+10 tỷ đồng).
Chứng khoán tuần này có thể rung lắc mạnhCác công ty chứng khoán dự báo thị trường có thể phục hồi trong phiên đầu tuần song áp lực bán vẫn còn hiện diện, đặc biệt khi VN-Index đang chực chờ rơi khỏi mốc 1.100 điểm.
09:57 18/12/2023
Dòng tiền ngoại 'tháo chạy' khỏi thị trường 6 tuần liên tiếpCác nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh cơ cấu lại danh mục, đánh dấu tuần bán ròng thứ 6 liên tiếp với giá trị đạt 3.300 tỷ đồng.
18:00 16/12/2023
Chứng khoán 15/12: Dòng tiền ngoại tháo chạy, bán ròng 1.500 tỷ đồngChứng khoán Việt Nam vẫn diễn biến ngược chiều với các thị trường lớn trên thế giới khi tiếp tục bị bán tháo mạnh. Trong đó, khối ngoại đóng góp 1.500 tỷ đồng giá trị bán ròng.
16:36 15/12/2023
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | Chứng khoán 18/12: VN-Index bị đánh bật khỏi mốc 1.100 điểm lần thứ 7
Áp lực bán tập trung vào các cổ phiếu trụ khiến VN-Index điều chỉnh mạnh ngay từ đầu phiên và rời khỏi mốc 1.100 điểm sau khi giảm hơn 10 điểm.
Trong phiên giao dịch đầu tuần này, chứng khoán Việt Nam tiếp tục đối mặt áp lực bán lớn, đặc biệt từ nhóm cổ phiếu bluechips. Tình trạng dòng tiền bắt đáy từ chối nhập cuộc khiến các chỉ số dễ dàng bị xô đổ và đưa bảng điện tử ngập trong sắc đỏ.
Toàn thị trường hôm nay ghi nhận tới 427 mã giảm, 11 mã giảm sàn; 889 mã đứng giá và chỉ 250 mã tăng giá, với 23 mã tăng trần. Thanh khoản thị trường duy trì ở mức trung bình, đạt 16.500 tỷ đồng.
Chỉ số VN-Index hôm nay đã bị đánh bật ra khỏi mốc 1.100 điểm lần thứ 7 tính trong năm 2023 sau khi giảm 10,42 điểm (-0,95%), tạm dừng ở mốc 1.091,88 điểm. Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index cũng giảm 1,29 điểm (-0,57%) xuống 225,73 điểm, chỉ số UPCoM-Index giảm 0,17 điểm (-0,19%) xuống 84,88 điểm.
VN-Index đã giảm 4 phiên liên tiếp. Ảnh: DNSE.
Rổ cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 hôm nay chứng kiến 25 mã giảm, 2 mã giữ tham chiếu là SSB (SeABank), VHM (Vinhomes) và 3 mã tăng là VJC của Vietjet (+1,9%), ACB của Ngân hàng Á Châu (+0,2%) và VRE của Vincom Retail (+0,2%). Trái ngược với ACB và SSB, các cổ phiếu ngân hàng khác đều bị điều chỉnh giảm với biên độ mạnh nhất thuộc về HDB của HDBank (-3,2%).
3 mã ngân hàng quốc doanh gồm VCB (Vietcombank), CTG (VietinBank), BID (BIDV) dẫn đầu nhóm tác động xấu đến chỉ số. Bên cạnh đó còn có FPT (Tập đoàn FPT), VPB (VPBank), VNM (Vinamilk), TCB (Techcombank), VIC (Vingroup), GVR (Tập đoàn Cao su Việt Nam), HDB. 10 cổ phiếu kể trên đóng góp tới 6,1 điểm giảm của chỉ số chính.
Ở chiều ngược lại thì những đóng góp của VJC, STG (Kho vận Miền Nam), HNG (HAGL Agrico) là không đủ để đỡ thị trường.
Ngoài nhóm ngân hàng, cổ phiếu chế biến thủy sản tiếp tục điều chỉnh với biên độ lớn, điển hình như VHC của Vĩnh Hoàn (-3,84%), ANV của Nam Việt (-2,31%), ASM của Sao Mai (-0,7%), hay IDI của Tập đoàn IDI (-1,69%).
Trong thông báo mới nhất, quỹ thành viên Norges Bank thuộc nhóm Dragon Capital cho biết đã bán ra 100.000 cổ phiếu VHC trong phiên 13/12. Sau giao dịch, tổng lượng cổ phần nhóm Dragon Capital nắm giữ tại doanh nghiệp thủy sản này đã giảm từ 9,4 triệu xuống 9,3 triệu đơn vị, tương ứng tỷ lệ sở hữu giảm từ 5,02% xuống còn 4,97% vốn, chính thức không còn là cổ đông lớn tại Vĩnh Hoàn.
Tạm tính theo giá đóng cửa cùng phiên, nhóm quỹ Dragon Capital đã thu về khoảng 8 tỷ đồng từ thương vụ trên.
Cổ phiếu ngân hàng lao dốc mạnh phiên hôm nay. Ảnh: Vietstocks.
Một số nhóm cổ phiếu như bán lẻ, công nghệ, chứng khoán, bảo hiểm cũng ghi nhận áp lực bán chiếm ưu thế trong phiên hôm nay.
Nhóm cổ phiếu bất động sản phân hóa mạnh khi VHM giữ tham chiếu, cổ phiếu cùng “họ Vin” là VIC giảm 1,14% còn VRE tăng 0,22%. Một số cổ phiếu khác như DIG (DIC Corp), NLG (Nam Long), TCH (Tài chính Hoàng Huy) cũng có giao dịch tích cực.
Đáng chú ý, khối ngoại tiếp tục nối dài chuỗi bán ròng lên 14 phiên khi xả ròng 750 tỷ đồng phiên hôm nay. Trong đó, chứng chỉ quỹ FUEVFVND dẫn đầu giá trị bán với 209 tỷ đồng, kế đó là các bluechips như VNM (-92 tỷ đồng), STB (-66 tỷ đồng), VPB (-54 tỷ đồng), CTG (-50 tỷ đồng).
Ngược lại, các mã như NLG được khối này mua vào 28 tỷ đồng, IDC (+25 tỷ đồng), FTS (+12 tỷ đồng), HAG (+10 tỷ đồng).
Chứng khoán tuần này có thể rung lắc mạnhCác công ty chứng khoán dự báo thị trường có thể phục hồi trong phiên đầu tuần song áp lực bán vẫn còn hiện diện, đặc biệt khi VN-Index đang chực chờ rơi khỏi mốc 1.100 điểm.
09:57 18/12/2023
Dòng tiền ngoại 'tháo chạy' khỏi thị trường 6 tuần liên tiếpCác nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh cơ cấu lại danh mục, đánh dấu tuần bán ròng thứ 6 liên tiếp với giá trị đạt 3.300 tỷ đồng.
18:00 16/12/2023
Chứng khoán 15/12: Dòng tiền ngoại tháo chạy, bán ròng 1.500 tỷ đồngChứng khoán Việt Nam vẫn diễn biến ngược chiều với các thị trường lớn trên thế giới khi tiếp tục bị bán tháo mạnh. Trong đó, khối ngoại đóng góp 1.500 tỷ đồng giá trị bán ròng.
16:36 15/12/2023
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | |
HoSE lãi gần 2.000 tỷ đồng | Doanh thu và lợi nhuận của sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất cả nước bị suy giảm hơn 23% do thị trường chung kém sắc trong năm ngoái. | Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) mới công bố báo cáo thường niên năm 2022 ghi nhận tổng doanh thu sụt giảm 23% về mức hơn 2.500 tỷ đồng, kết quả này đến sau một năm đầy biến động trên thị trường vốn.
Theo cơ cấu, doanh thu từ hoạt động nghiệp vụ chứng kiến mức suy giảm gần 22% về 2.334 tỷ đồng nhưng vẫn là nguồn thu chủ lực khi đóng góp 93% vào tổng doanh thu.
Doanh thu từ hoạt động tài chính đạt hơn 51 tỷ đồng. Doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ tăng hơn 10% so với cùng kỳ lên 123 tỷ đồng.
Cơ cấu doanh thu của HoSE. Nguồn: BCTN.
Tổng chi phí năm ngoái là 562 tỷ đồng, giảm 20% so với năm 2021. Trong đó, chi phí giám sát thị trường vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu với 371 tỷ đồng (tỷ trọng 66%), chi phí này giảm 25% so với năm trước và biến động tỷ lệ thuận với mức giảm doanh thu hoạt động giao dịch chứng khoán.
Biến động đó kéo lợi nhuận trước thuế của đơn vị điều hành sở giao dịch lớn nhất cả nước chỉ đạt 1.946 tỷ đồng, giảm 23% so với mức lãi kỷ lục 2.536 tỷ đồng của năm 2021.
Do suy giảm nguồn thu và lợi nhuận, cơ quan quản lý này trong năm ngoái chỉ nộp Ngân sách Nhà nước và cơ quan cấp trên gần 1.928 tỷ đồng, giảm khoảng 17% so với năm 2021 nhưng gấp 3,8 lần so với 2020.
Hoạt động của HoSE bị ảnh hưởng đáng kể do nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều thách thức và qua đó tác động mạnh đến các thị trường vốn, bao gồm thị trường chứng khoán với VN-Index giảm 33%.
Thanh khoản chung trên sàn chứng khoán lớn nhất cả nước chỉ đạt gần 694 triệu cổ phiếu mỗi phiên trong năm ngoái, khối lượng này bị suy giảm gần 10%. Giá trị giao dịch bình quân tương ứng cũng giảm 22% về khoảng 17.185 tỷ đồng/ngày.
Tổng lượng vốn mà các doanh nghiệp niêm yết huy động được qua các đợt phát hành thêm cổ phiếu trong năm trên sàn giao dịch này vẫn đạt mức cao với hơn 57.127 tỷ đồng, tăng 16,5% so với năm 2021.
Tổng khối lượng chứng khoán niêm yết đạt 143,75 tỷ chứng khoán các loại, với tổng giá trị niêm yết theo mệnh giá đạt khoảng 1,43 triệu tỷ đồng, đều tăng 17% về khối lượng và về giá trị so với năm 2021.
Tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt khoảng 4,02 triệu tỷ đồng, chiếm hơn 94% tổng giá trị vốn hóa toàn thị trường và tương đương 42,2% GDP năm 2022 theo giá hiện hành.
Tính đến 30/12/2022 tổng số lao động tại HoSE là 254 người, tăng 26 người so với năm 2021.
Thủ tướng Luxembourg gõ chiêng mở phiên giao dịch HOSEThủ tướng Luxembourg Xavier Bettel bắt đầu chuyến thăm và làm việc tại TP.HCM ngày 5/5 với việc thăm Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) và gõ chiêng mở phiên giao dịch.
14:24 5/5/2023
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | HoSE lãi gần 2.000 tỷ đồng
Doanh thu và lợi nhuận của sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất cả nước bị suy giảm hơn 23% do thị trường chung kém sắc trong năm ngoái.
Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) mới công bố báo cáo thường niên năm 2022 ghi nhận tổng doanh thu sụt giảm 23% về mức hơn 2.500 tỷ đồng, kết quả này đến sau một năm đầy biến động trên thị trường vốn.
Theo cơ cấu, doanh thu từ hoạt động nghiệp vụ chứng kiến mức suy giảm gần 22% về 2.334 tỷ đồng nhưng vẫn là nguồn thu chủ lực khi đóng góp 93% vào tổng doanh thu.
Doanh thu từ hoạt động tài chính đạt hơn 51 tỷ đồng. Doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ tăng hơn 10% so với cùng kỳ lên 123 tỷ đồng.
Cơ cấu doanh thu của HoSE. Nguồn: BCTN.
Tổng chi phí năm ngoái là 562 tỷ đồng, giảm 20% so với năm 2021. Trong đó, chi phí giám sát thị trường vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu với 371 tỷ đồng (tỷ trọng 66%), chi phí này giảm 25% so với năm trước và biến động tỷ lệ thuận với mức giảm doanh thu hoạt động giao dịch chứng khoán.
Biến động đó kéo lợi nhuận trước thuế của đơn vị điều hành sở giao dịch lớn nhất cả nước chỉ đạt 1.946 tỷ đồng, giảm 23% so với mức lãi kỷ lục 2.536 tỷ đồng của năm 2021.
Do suy giảm nguồn thu và lợi nhuận, cơ quan quản lý này trong năm ngoái chỉ nộp Ngân sách Nhà nước và cơ quan cấp trên gần 1.928 tỷ đồng, giảm khoảng 17% so với năm 2021 nhưng gấp 3,8 lần so với 2020.
Hoạt động của HoSE bị ảnh hưởng đáng kể do nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều thách thức và qua đó tác động mạnh đến các thị trường vốn, bao gồm thị trường chứng khoán với VN-Index giảm 33%.
Thanh khoản chung trên sàn chứng khoán lớn nhất cả nước chỉ đạt gần 694 triệu cổ phiếu mỗi phiên trong năm ngoái, khối lượng này bị suy giảm gần 10%. Giá trị giao dịch bình quân tương ứng cũng giảm 22% về khoảng 17.185 tỷ đồng/ngày.
Tổng lượng vốn mà các doanh nghiệp niêm yết huy động được qua các đợt phát hành thêm cổ phiếu trong năm trên sàn giao dịch này vẫn đạt mức cao với hơn 57.127 tỷ đồng, tăng 16,5% so với năm 2021.
Tổng khối lượng chứng khoán niêm yết đạt 143,75 tỷ chứng khoán các loại, với tổng giá trị niêm yết theo mệnh giá đạt khoảng 1,43 triệu tỷ đồng, đều tăng 17% về khối lượng và về giá trị so với năm 2021.
Tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt khoảng 4,02 triệu tỷ đồng, chiếm hơn 94% tổng giá trị vốn hóa toàn thị trường và tương đương 42,2% GDP năm 2022 theo giá hiện hành.
Tính đến 30/12/2022 tổng số lao động tại HoSE là 254 người, tăng 26 người so với năm 2021.
Thủ tướng Luxembourg gõ chiêng mở phiên giao dịch HOSEThủ tướng Luxembourg Xavier Bettel bắt đầu chuyến thăm và làm việc tại TP.HCM ngày 5/5 với việc thăm Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) và gõ chiêng mở phiên giao dịch.
14:24 5/5/2023
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | |
Uber sắp gia nhập S&P 500 | Tuần trước, giá cổ phiếu của Uber đã đạt đỉnh 52 tuần trong bối cảnh ứng dụng gọi xe này chuẩn bị ra mắt rổ S&P 500. | Ông Dara Khosrowshahi, CEO Uber Technologies Inc. đã viết trên X rằng: “Thật tự hào về đội ngũ Uber vì đã lọt vào S&P 500”.
Theo CNN Business, đây không phải là một thông tin bất ngờ quá lớn. Bởi với trị giá khoảng 127 tỷ USD, Uber là một trong những công ty có vốn hóa lớn nhất tại Mỹ mà vẫn chưa nằm trong rổ chỉ số S&P 500.
Cách đây không lâu, hoạt động kinh doanh của Uber vẫn phải đối mặt với nhiều hoài nghi. Lãnh đạo công ty bị chỉ trích, các thành phố cũng như các hiệp hội taxi lên án để tạm dừng các dịch vụ của Uber. Công ty này cũng rơi vào thua lỗ và giá cổ phiếu đã giảm khoảng 52% vào năm 2022.
Nhưng sang tới năm 2023, công ty cung cấp dịch vụ gọi xe của Mỹ này đã có màn lội ngược dòng bất ngờ khi hoạt động kinh doanh có lãi trong quý II, nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ trong mảng gọi xe và giao hàng.
Theo số liệu được công bố ngày 1/8, kết thúc quý II, doanh thu của Uber tăng 14% lên 9,2 tỷ USD, nhưng vẫn thấp hơn mức dự báo 9,3 tỷ USD mà giới phân tích đưa ra trước đó. Đáng chú ý, công ty ghi nhận khoản lãi 394 triệu USD, trái ngược với mức lỗ 2,6 tỷ USD cùng kỳ năm trước.
Đây là lần đầu tiên Uber ghi nhận có lợi nhuận dương trong một quý kinh doanh. Kết quả này có được một phần nhờ lợi nhuận từ các khoản đầu tư góp vốn. Bên cạnh đó, các mảng gọi xe và giao hàng của Uber cũng ghi nhận doanh thu tăng mạnh, bù đắp cho sự sụt giảm trong mảng vận tải hàng hóa vốn có quy mô nhỏ hơn nhiều.
Chuyên gia phân tích Dan Ives của Ngân hàng Wedbush cho rằng Uber đang có “vị thế cạnh tranh hàng đầu” trong lĩnh vực vận chuyển, nhờ mảng kinh doanh cốt lõi của công ty công nghệ này.
Trong khi đó, các nhà phân tích tại Argus dự báo trong năm 2024, doanh thu của Uber sẽ vượt 47,1 tỷ USD và thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) sẽ ở mức 1,54 USD.
Tương tự, công ty trong mảng dịch vụ tài chính và đầu tư độc lập đa quốc gia của Mỹ là Oppenheimer đã điều chỉnh giá mục tiêu của cổ phiếu Uber lên mức 75 USD. Bởi việc Uber thay thế Sealed Air Corp trong rổ chỉ số S&P 500 có thể giúp cải thiện tâm lý nhà đầu tư về lợi nhuận.
Hiện cổ phiếu Uber đang giao dịch quanh mức 61,5 USD, tăng gấp rưỡi so với thời điểm cuối tháng 10. Nếu tính từ đầu năm đến nay, cổ phiếu công ty này cũng đã tăng gần 143%.
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Hòa Bình lên kế hoạch lãi hơn 400 tỷ đồng năm 2024Mục tiêu này tương đương với khoản lãi năm 2019, trước khi các doanh nghiệp xây dựng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 và sự suy giảm của thị trường bất động sản.
18:06 18/12/2023
Chứng khoán tuần này có thể rung lắc mạnhCác công ty chứng khoán dự báo thị trường có thể phục hồi trong phiên đầu tuần song áp lực bán vẫn còn hiện diện, đặc biệt khi VN-Index đang chực chờ rơi khỏi mốc 1.100 điểm.
09:57 18/12/2023
'Cá mập' chứng khoán Việt vừa bán ra, giá cổ phiếu liền tăng vọt 25%Ông Nguyễn Văn Nghĩa được biết đến "cá mập" nổi danh trên thị trường chứng khoán Việt khi sở hữu lượng cổ phiếu trên sàn với giá trị lên tới hơn 1.200 tỷ đồng.
15:59 17/12/2023 | Uber sắp gia nhập S&P 500
Tuần trước, giá cổ phiếu của Uber đã đạt đỉnh 52 tuần trong bối cảnh ứng dụng gọi xe này chuẩn bị ra mắt rổ S&P 500.
Ông Dara Khosrowshahi, CEO Uber Technologies Inc. đã viết trên X rằng: “Thật tự hào về đội ngũ Uber vì đã lọt vào S&P 500”.
Theo CNN Business, đây không phải là một thông tin bất ngờ quá lớn. Bởi với trị giá khoảng 127 tỷ USD, Uber là một trong những công ty có vốn hóa lớn nhất tại Mỹ mà vẫn chưa nằm trong rổ chỉ số S&P 500.
Cách đây không lâu, hoạt động kinh doanh của Uber vẫn phải đối mặt với nhiều hoài nghi. Lãnh đạo công ty bị chỉ trích, các thành phố cũng như các hiệp hội taxi lên án để tạm dừng các dịch vụ của Uber. Công ty này cũng rơi vào thua lỗ và giá cổ phiếu đã giảm khoảng 52% vào năm 2022.
Nhưng sang tới năm 2023, công ty cung cấp dịch vụ gọi xe của Mỹ này đã có màn lội ngược dòng bất ngờ khi hoạt động kinh doanh có lãi trong quý II, nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ trong mảng gọi xe và giao hàng.
Theo số liệu được công bố ngày 1/8, kết thúc quý II, doanh thu của Uber tăng 14% lên 9,2 tỷ USD, nhưng vẫn thấp hơn mức dự báo 9,3 tỷ USD mà giới phân tích đưa ra trước đó. Đáng chú ý, công ty ghi nhận khoản lãi 394 triệu USD, trái ngược với mức lỗ 2,6 tỷ USD cùng kỳ năm trước.
Đây là lần đầu tiên Uber ghi nhận có lợi nhuận dương trong một quý kinh doanh. Kết quả này có được một phần nhờ lợi nhuận từ các khoản đầu tư góp vốn. Bên cạnh đó, các mảng gọi xe và giao hàng của Uber cũng ghi nhận doanh thu tăng mạnh, bù đắp cho sự sụt giảm trong mảng vận tải hàng hóa vốn có quy mô nhỏ hơn nhiều.
Chuyên gia phân tích Dan Ives của Ngân hàng Wedbush cho rằng Uber đang có “vị thế cạnh tranh hàng đầu” trong lĩnh vực vận chuyển, nhờ mảng kinh doanh cốt lõi của công ty công nghệ này.
Trong khi đó, các nhà phân tích tại Argus dự báo trong năm 2024, doanh thu của Uber sẽ vượt 47,1 tỷ USD và thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) sẽ ở mức 1,54 USD.
Tương tự, công ty trong mảng dịch vụ tài chính và đầu tư độc lập đa quốc gia của Mỹ là Oppenheimer đã điều chỉnh giá mục tiêu của cổ phiếu Uber lên mức 75 USD. Bởi việc Uber thay thế Sealed Air Corp trong rổ chỉ số S&P 500 có thể giúp cải thiện tâm lý nhà đầu tư về lợi nhuận.
Hiện cổ phiếu Uber đang giao dịch quanh mức 61,5 USD, tăng gấp rưỡi so với thời điểm cuối tháng 10. Nếu tính từ đầu năm đến nay, cổ phiếu công ty này cũng đã tăng gần 143%.
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Hòa Bình lên kế hoạch lãi hơn 400 tỷ đồng năm 2024Mục tiêu này tương đương với khoản lãi năm 2019, trước khi các doanh nghiệp xây dựng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 và sự suy giảm của thị trường bất động sản.
18:06 18/12/2023
Chứng khoán tuần này có thể rung lắc mạnhCác công ty chứng khoán dự báo thị trường có thể phục hồi trong phiên đầu tuần song áp lực bán vẫn còn hiện diện, đặc biệt khi VN-Index đang chực chờ rơi khỏi mốc 1.100 điểm.
09:57 18/12/2023
'Cá mập' chứng khoán Việt vừa bán ra, giá cổ phiếu liền tăng vọt 25%Ông Nguyễn Văn Nghĩa được biết đến "cá mập" nổi danh trên thị trường chứng khoán Việt khi sở hữu lượng cổ phiếu trên sàn với giá trị lên tới hơn 1.200 tỷ đồng.
15:59 17/12/2023 | |
'Xuất bản sách tài chính góp phần giảm thiểu rủi ro lừa đảo' | Mục tiêu góp phần giúp người Việt giảm rủi ro tài chính đã thôi thúc tác giả Lê Thị Thúy Sen xuất bản cuốn “Khéo khôn với tiền - Tránh những ưu phiền” chỉ trong vòng vài tháng. | Xuất phát từ việc tìm kiếm sách dạy con các kiến thức tài chính và những câu chuyện "mất tiền oan" của nhiều người, bà Lê Thị Thúy Sen - Vụ trưởng Vụ Truyền thông Ngân hàng Nhà nước, Ủy viên BCH Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam - đã kết hợp cùng với họa sĩ Bùi Đình Thăng (Thăng Fly) cho ra mắt cuốn truyện tranh "Khéo khôn với tiền - tránh những ưu phiền".
Cuốn truyện tranh nói về những chủ đề vốn khô khan, mang nặng tính chuyên môn nhưng được diễn giải dễ hiểu, dễ nhớ với gần 30 câu chuyện xoay quanh kiến thức cơ bản liên quan đến tài chính, tiền tệ, đầu tư.
Mới đây, Nhà xuất bản Kim Đồng đã tổ chức chương trình giao lưu cùng tác giả Lê Thị Thúy Sen và hoạ sĩ Thăng Fly tại đường sách TP.HCM.
Tác giả Lê Thị Thúy Sen và hoạ sĩ Thăng Fly trong chương trình giao lưu tại đường sách TP.HCM. Ảnh: BTC.
Xuất bản sớm ngày nào, người Việt đỡ bị lừa đảo ngày đó
- Vì sao bà có ý tưởng viết truyện tranh về tài chính. Thông qua cuốn sách bà mong muốn truyền tải thông điệp gì?
- Với 20 năm làm trong lĩnh vực liên quan đến tài chính - ngân hàng, truyền thông, bảo hiểm tiền gửi, tôi chứng kiến rất nhiều bi kịch do thiếu hiểu biết về tài chính. Thậm chí, có gia đình vợ mang tiền để dành xây nhà đầu tư vào chứng khoán nên chỉ xây nhà được 1 tầng thay vì 3 tầng như kế hoạch.
Hay như TS. Lê Xuân Nghĩa - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia - từng kể có người bạn là tiến sĩ đã mất 470 triệu đồng do bị lừa mất tiền qua mạng khi cung cấp dữ liệu cá nhân cho kẻ xấu. Hoặc nhiều người đi gửi tiết kiệm, vay vốn, thanh toán do thiếu hiểu biết, thiếu kỹ năng tài chính cũng mất tiền.
Ngoài ra, tôi có hai con trai đang ở tuổi trưởng thành. Trong quá trình tìm sách để dạy con về kiến thức tài chính, tôi nhận thấy sách giáo dục tài chính ở Việt Nam chủ yếu là nhập ngoại và những kiến thức này được viết rất khó hiểu.
Chính vì vậy, tôi mong muốn có 1 cuốn sách giúp phụ huynh có thể chia sẻ kiến thức tài chính với con mình, giúp trẻ con định hình được giá trị đồng tiền, giá trị sức lao động, yêu lao động, thương bố mẹ để cố gắng trong cuộc sống...
Lúc biết tôi viết cuốn sách này, TS Lê Xuân Nghĩa còn nói với tôi rằng cố gắng ra sách sớm ngày nào thì tốt cho cộng động ngày đấy. Do vậy, chúng tôi đã làm ngày làm đêm để ra mắt cuốn sách này sớm nhất có thể.
Bà Lê Thị Thúy Sen, Vụ trưởng Vụ Truyền thông Ngân hàng Nhà nước, Ủy viên BCH Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Ảnh: NHNN.
- Đâu là việc khó khăn nhất trong quá trình bà hoàn thành cuốn sách này?
- Khó khăn nhất là làm sao truyền đạt kiến thức về tài chính, ngân hàng mà ai đọc cũng gặp hình ảnh mình ở đó, dễ hiểu, dễ áp dụng và giàu tính nhân văn. Ca dao, tục ngữ, lịch sử dân tộc đã giúp tôi dẫn dắt kiến thức tài chính, ngân hàng một cách mộc mạc, dễ hiểu. Với hình thức truyện tranh, tôi nghĩ độc giả sẽ cảm thấy thú vị và hấp dẫn hơn khi đọc, phù hợp với mọi lứa tuổi.
- Cuốn sách đã trở thành best seller của nhà xuất bản Kim Đồng trong thời gian gần đây. Bà cảm thấy thế nào khi tác phẩm của mình được đón nhận như vậy?
- Khi chúng tôi xuất bản cuốn sách, phần thưởng lớn nhất mà chúng tôi mong muốn là được cộng đồng ghi nhận những giá trị nó mang lại. Chúng tôi không đặt ra mục tiêu trở thành best seller gì cả. Do vậy, chúng tôi thật sự bất ngờ khi được mọi người đón nhận, điều đó làm chúng tôi thật sự hạnh phúc. Không chỉ tôi, mà cả ekip đều rất phấn khởi.
- Bà có thể giới thiệu ngắn gọn về nội dung cuốn sách?
- Cuốn sách này có 3 chương và gần 30 câu chuyện được dẫn dắt một cách mộc mạc, dễ hiểu qua gần 80 câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ và truyền thống văn hóa Việt Nam. Cuốn sách cũng truyền cảm hứng về lòng nhân ái, sự hiếu nghĩa, tinh thần trách nhiệm, lòng biết ơn và yêu lao động qua những câu chuyện.
Ở Chương 1, chúng tôi viết về lịch sử của tiền, giá trị kinh tế, xã hội của tiền, tiền kỹ thuật số, tiền điện tử, lạm phát, giảm phát... ứng xử trong giao dịch nội tệ, ngoại tệ... Chương 2 cung cấp những kiến thức về ngân hàng, kỹ năng, lưu ý gửi tiết kiệm, vay vốn, thanh toán... Chương 3 là những hiểu biết về đầu tư tài chính như chứng khoán, trái phiếu, bảo hiểm, tiết kiệm, đầu tư, quản lý tài chính cá nhân...
- Câu chuyện nào khiến bà trăn trở và mất thời gian nhất trong cuốn sách?
- Đó là câu chuyện về những sản phẩm tài chính như trái phiếu, cổ phiếu, chứng chỉ đầu tư, chứng chỉ tiền gửi. Riêng phần này tôi phải đọc mấy trăm trang tài liệu và rất nhiều văn bản pháp quy để làm sao câu chuyện này được độc giả hiểu một cách đơn giản, dễ nhớ, nhưng vẫn đúng bản chất kinh tế của mỗi loại sản phẩm tài chính.
Hy vọng cuốn sách sẽ trở thành học liệu tài chính toàn cầu
- Bà nhìn nhận thế nào về kiến thức tài chính của người Việt. Làm sao để người Việt biết cách chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư tốt hơn, đảm bảo an toàn tài chính?
- Tôi nghĩ nhu cầu về giáo dục tài chính rất quan trọng đối với mỗi quốc gia, đặc biệt ở các nước phát triển. Tôi đã tham dự Hội thảo quốc tế do Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) tổ chức vào tháng 7 ở Hong Kong, nhiều quốc gia cũng đã nêu vấn đề quan trọng nhất của việc giáo dục tài chính là kiến thức về thanh toán trực tuyến. Khi người dân được trang bị kiến thức tài chính tốt, họ sẽ giảm thiểu được những rủi ro tài chính cho bản thân, gia đình và xã hội.
Như TS Lê Xuân Nghĩa có nói ở Việt Nam hiện nay, hiểu biết tài chính của cộng đồng còn hạn chế nên nhiều người bị mất tiền, gặp các rủi ro. Tôi hy vọng cuốn sách này sẽ là một học liệu để người dân có thể tiếp cận kiến thức tài chính một cách đơn giản và dễ hiểu hơn từ đó góp phần thay đổi nhận thức, hành vi và tạo thói quen tài chính tốt với cộng đồng.
Sách “Khéo khôn với tiền - Tránh những ưu phiền”. Ảnh: Liên Phạm.
- Bà có kế hoạch đưa tác phẩm của mình ra ngoài Việt Nam, hướng đến độc giả quốc tế không?
Trong thời gian tới chúng tôi sẽ làm việc với các tổ chức, chuyên gia quốc tế với hy vọng cuốn sách này có thể trở thành một trong những tài liệu liên quan đến giáo dục tài chính trên toàn cầu.
Hôm trước, chị Anna Szalwicki - Phó điều phối viên Dự án hợp tác các Ngân hàng Tiết kiệm Đức DSIK khu vực Đông Nam Á - cũng đang tìm hiểu về cuốn sách và thậm chí chị ấy đã đặt 10 cuốn để giới thiệu đến các nước khác. Chị Anna kỳ vọng cuốn sách này nằm trong học liệu tài chính chung của thế giới, và chúng tôi cũng xúc tiến để làm việc đó.
Hiện tại, chúng tôi đã dịch đến Chương 2. Chúng tôi quyết tâm làm được việc ấy để có thể lan tỏa kiến thức này ra thế giới.
- Sau cuốn sách này và được đón nhận, bà có dự định viết thêm cuốn nào không?
- Thật ra "những điều chúng ta biết chỉ là 1 giọt nước, và những điều chúng ta không biết là cả 1 đại dương". Có rất nhiều thứ mà bản thân tôi hôm nay sẽ không biết được điều gì sẽ nảy sinh trong cuộc sống muôn màu. Những câu chuyện trong cuốn sách này là câu chuyện của cuộc sống, thực tiễn, xã hội, là vấn đề mọi người quan tâm hiện nay. Tôi không phải người viết sách chuyên nghiệp, tôi mong muốn đóng góp được những giá trị dù còn khiêm tốn và nhỏ bé đã tích lũy trong quá trình công tác đến cho cộng đồng. Còn viết tiếp hay không thì phải học hỏi thêm, còn phải chứng kiến thêm, tích lũy nhiều thêm, biết đâu 20-30 năm sau nữa hoặc có duyên tôi có thể viết tiếp (cười).
Theo chân Tín Dụng tìm hiểu kiến thức tài chính gia đình Việt"Khéo khôn với tiền - Tránh những ưu phiền" là truyện tranh tài chính đầu tiên cho gia đình Việt, do Nhà xuất bản Kim Đồng phát hành trong tháng 12.
12:20 14/12/2023
PVN có chủ tịch mới thay ông Hoàng Quốc VượngÔng Lê Mạnh Hùng vừa được Thủ tướng bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), để thay thế ông Hoàng Quốc Vượng từ ngày 1/1/2024.
22:06 23/12/2023
OpenAI nhắm đến định giá 100 tỷ USD, chỉ sau SpaceX trong giới startupOpenAI - công ty mẹ của công cụ trí tuệ nhân tạo ChatGPT - đang tham gia vào các cuộc thảo luận sơ bộ để huy động thêm vốn và hướng tới định giá tối thiểu 100 tỷ USD.
19:00 23/12/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của ZNews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | 'Xuất bản sách tài chính góp phần giảm thiểu rủi ro lừa đảo'
Mục tiêu góp phần giúp người Việt giảm rủi ro tài chính đã thôi thúc tác giả Lê Thị Thúy Sen xuất bản cuốn “Khéo khôn với tiền - Tránh những ưu phiền” chỉ trong vòng vài tháng.
Xuất phát từ việc tìm kiếm sách dạy con các kiến thức tài chính và những câu chuyện "mất tiền oan" của nhiều người, bà Lê Thị Thúy Sen - Vụ trưởng Vụ Truyền thông Ngân hàng Nhà nước, Ủy viên BCH Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam - đã kết hợp cùng với họa sĩ Bùi Đình Thăng (Thăng Fly) cho ra mắt cuốn truyện tranh "Khéo khôn với tiền - tránh những ưu phiền".
Cuốn truyện tranh nói về những chủ đề vốn khô khan, mang nặng tính chuyên môn nhưng được diễn giải dễ hiểu, dễ nhớ với gần 30 câu chuyện xoay quanh kiến thức cơ bản liên quan đến tài chính, tiền tệ, đầu tư.
Mới đây, Nhà xuất bản Kim Đồng đã tổ chức chương trình giao lưu cùng tác giả Lê Thị Thúy Sen và hoạ sĩ Thăng Fly tại đường sách TP.HCM.
Tác giả Lê Thị Thúy Sen và hoạ sĩ Thăng Fly trong chương trình giao lưu tại đường sách TP.HCM. Ảnh: BTC.
Xuất bản sớm ngày nào, người Việt đỡ bị lừa đảo ngày đó
- Vì sao bà có ý tưởng viết truyện tranh về tài chính. Thông qua cuốn sách bà mong muốn truyền tải thông điệp gì?
- Với 20 năm làm trong lĩnh vực liên quan đến tài chính - ngân hàng, truyền thông, bảo hiểm tiền gửi, tôi chứng kiến rất nhiều bi kịch do thiếu hiểu biết về tài chính. Thậm chí, có gia đình vợ mang tiền để dành xây nhà đầu tư vào chứng khoán nên chỉ xây nhà được 1 tầng thay vì 3 tầng như kế hoạch.
Hay như TS. Lê Xuân Nghĩa - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia - từng kể có người bạn là tiến sĩ đã mất 470 triệu đồng do bị lừa mất tiền qua mạng khi cung cấp dữ liệu cá nhân cho kẻ xấu. Hoặc nhiều người đi gửi tiết kiệm, vay vốn, thanh toán do thiếu hiểu biết, thiếu kỹ năng tài chính cũng mất tiền.
Ngoài ra, tôi có hai con trai đang ở tuổi trưởng thành. Trong quá trình tìm sách để dạy con về kiến thức tài chính, tôi nhận thấy sách giáo dục tài chính ở Việt Nam chủ yếu là nhập ngoại và những kiến thức này được viết rất khó hiểu.
Chính vì vậy, tôi mong muốn có 1 cuốn sách giúp phụ huynh có thể chia sẻ kiến thức tài chính với con mình, giúp trẻ con định hình được giá trị đồng tiền, giá trị sức lao động, yêu lao động, thương bố mẹ để cố gắng trong cuộc sống...
Lúc biết tôi viết cuốn sách này, TS Lê Xuân Nghĩa còn nói với tôi rằng cố gắng ra sách sớm ngày nào thì tốt cho cộng động ngày đấy. Do vậy, chúng tôi đã làm ngày làm đêm để ra mắt cuốn sách này sớm nhất có thể.
Bà Lê Thị Thúy Sen, Vụ trưởng Vụ Truyền thông Ngân hàng Nhà nước, Ủy viên BCH Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Ảnh: NHNN.
- Đâu là việc khó khăn nhất trong quá trình bà hoàn thành cuốn sách này?
- Khó khăn nhất là làm sao truyền đạt kiến thức về tài chính, ngân hàng mà ai đọc cũng gặp hình ảnh mình ở đó, dễ hiểu, dễ áp dụng và giàu tính nhân văn. Ca dao, tục ngữ, lịch sử dân tộc đã giúp tôi dẫn dắt kiến thức tài chính, ngân hàng một cách mộc mạc, dễ hiểu. Với hình thức truyện tranh, tôi nghĩ độc giả sẽ cảm thấy thú vị và hấp dẫn hơn khi đọc, phù hợp với mọi lứa tuổi.
- Cuốn sách đã trở thành best seller của nhà xuất bản Kim Đồng trong thời gian gần đây. Bà cảm thấy thế nào khi tác phẩm của mình được đón nhận như vậy?
- Khi chúng tôi xuất bản cuốn sách, phần thưởng lớn nhất mà chúng tôi mong muốn là được cộng đồng ghi nhận những giá trị nó mang lại. Chúng tôi không đặt ra mục tiêu trở thành best seller gì cả. Do vậy, chúng tôi thật sự bất ngờ khi được mọi người đón nhận, điều đó làm chúng tôi thật sự hạnh phúc. Không chỉ tôi, mà cả ekip đều rất phấn khởi.
- Bà có thể giới thiệu ngắn gọn về nội dung cuốn sách?
- Cuốn sách này có 3 chương và gần 30 câu chuyện được dẫn dắt một cách mộc mạc, dễ hiểu qua gần 80 câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ và truyền thống văn hóa Việt Nam. Cuốn sách cũng truyền cảm hứng về lòng nhân ái, sự hiếu nghĩa, tinh thần trách nhiệm, lòng biết ơn và yêu lao động qua những câu chuyện.
Ở Chương 1, chúng tôi viết về lịch sử của tiền, giá trị kinh tế, xã hội của tiền, tiền kỹ thuật số, tiền điện tử, lạm phát, giảm phát... ứng xử trong giao dịch nội tệ, ngoại tệ... Chương 2 cung cấp những kiến thức về ngân hàng, kỹ năng, lưu ý gửi tiết kiệm, vay vốn, thanh toán... Chương 3 là những hiểu biết về đầu tư tài chính như chứng khoán, trái phiếu, bảo hiểm, tiết kiệm, đầu tư, quản lý tài chính cá nhân...
- Câu chuyện nào khiến bà trăn trở và mất thời gian nhất trong cuốn sách?
- Đó là câu chuyện về những sản phẩm tài chính như trái phiếu, cổ phiếu, chứng chỉ đầu tư, chứng chỉ tiền gửi. Riêng phần này tôi phải đọc mấy trăm trang tài liệu và rất nhiều văn bản pháp quy để làm sao câu chuyện này được độc giả hiểu một cách đơn giản, dễ nhớ, nhưng vẫn đúng bản chất kinh tế của mỗi loại sản phẩm tài chính.
Hy vọng cuốn sách sẽ trở thành học liệu tài chính toàn cầu
- Bà nhìn nhận thế nào về kiến thức tài chính của người Việt. Làm sao để người Việt biết cách chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư tốt hơn, đảm bảo an toàn tài chính?
- Tôi nghĩ nhu cầu về giáo dục tài chính rất quan trọng đối với mỗi quốc gia, đặc biệt ở các nước phát triển. Tôi đã tham dự Hội thảo quốc tế do Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) tổ chức vào tháng 7 ở Hong Kong, nhiều quốc gia cũng đã nêu vấn đề quan trọng nhất của việc giáo dục tài chính là kiến thức về thanh toán trực tuyến. Khi người dân được trang bị kiến thức tài chính tốt, họ sẽ giảm thiểu được những rủi ro tài chính cho bản thân, gia đình và xã hội.
Như TS Lê Xuân Nghĩa có nói ở Việt Nam hiện nay, hiểu biết tài chính của cộng đồng còn hạn chế nên nhiều người bị mất tiền, gặp các rủi ro. Tôi hy vọng cuốn sách này sẽ là một học liệu để người dân có thể tiếp cận kiến thức tài chính một cách đơn giản và dễ hiểu hơn từ đó góp phần thay đổi nhận thức, hành vi và tạo thói quen tài chính tốt với cộng đồng.
Sách “Khéo khôn với tiền - Tránh những ưu phiền”. Ảnh: Liên Phạm.
- Bà có kế hoạch đưa tác phẩm của mình ra ngoài Việt Nam, hướng đến độc giả quốc tế không?
Trong thời gian tới chúng tôi sẽ làm việc với các tổ chức, chuyên gia quốc tế với hy vọng cuốn sách này có thể trở thành một trong những tài liệu liên quan đến giáo dục tài chính trên toàn cầu.
Hôm trước, chị Anna Szalwicki - Phó điều phối viên Dự án hợp tác các Ngân hàng Tiết kiệm Đức DSIK khu vực Đông Nam Á - cũng đang tìm hiểu về cuốn sách và thậm chí chị ấy đã đặt 10 cuốn để giới thiệu đến các nước khác. Chị Anna kỳ vọng cuốn sách này nằm trong học liệu tài chính chung của thế giới, và chúng tôi cũng xúc tiến để làm việc đó.
Hiện tại, chúng tôi đã dịch đến Chương 2. Chúng tôi quyết tâm làm được việc ấy để có thể lan tỏa kiến thức này ra thế giới.
- Sau cuốn sách này và được đón nhận, bà có dự định viết thêm cuốn nào không?
- Thật ra "những điều chúng ta biết chỉ là 1 giọt nước, và những điều chúng ta không biết là cả 1 đại dương". Có rất nhiều thứ mà bản thân tôi hôm nay sẽ không biết được điều gì sẽ nảy sinh trong cuộc sống muôn màu. Những câu chuyện trong cuốn sách này là câu chuyện của cuộc sống, thực tiễn, xã hội, là vấn đề mọi người quan tâm hiện nay. Tôi không phải người viết sách chuyên nghiệp, tôi mong muốn đóng góp được những giá trị dù còn khiêm tốn và nhỏ bé đã tích lũy trong quá trình công tác đến cho cộng đồng. Còn viết tiếp hay không thì phải học hỏi thêm, còn phải chứng kiến thêm, tích lũy nhiều thêm, biết đâu 20-30 năm sau nữa hoặc có duyên tôi có thể viết tiếp (cười).
Theo chân Tín Dụng tìm hiểu kiến thức tài chính gia đình Việt"Khéo khôn với tiền - Tránh những ưu phiền" là truyện tranh tài chính đầu tiên cho gia đình Việt, do Nhà xuất bản Kim Đồng phát hành trong tháng 12.
12:20 14/12/2023
PVN có chủ tịch mới thay ông Hoàng Quốc VượngÔng Lê Mạnh Hùng vừa được Thủ tướng bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), để thay thế ông Hoàng Quốc Vượng từ ngày 1/1/2024.
22:06 23/12/2023
OpenAI nhắm đến định giá 100 tỷ USD, chỉ sau SpaceX trong giới startupOpenAI - công ty mẹ của công cụ trí tuệ nhân tạo ChatGPT - đang tham gia vào các cuộc thảo luận sơ bộ để huy động thêm vốn và hướng tới định giá tối thiểu 100 tỷ USD.
19:00 23/12/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của ZNews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | |
Manulife đồng ý hoàn tiền nhưng khách hàng phải ký giấy 'im lặng' | Để được hủy hợp đồng và hoàn lại tiền bảo hiểm, khách hàng phải ký cam kết giữ bí mật và không có bất kỳ hành động khiếu kiện hoặc làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của Manulife. | Nhiều khách hàng đã được Manulife chấp nhận huỷ hợp đồng và hoàn tiền, nhưng phải ký cam kết.
Theo thông tin của Zing, trong buổi làm việc sáng nay (5/5) với Manulife Việt Nam, một số khách hàng đã được làm thủ tục hủy hợp đồng bảo hiểm nhân thọ "Tâm an đầu tư" đã tham gia tại Ngân hàng SCB. Song khách hàng phải ký giấy xác nhận kèm một số điều khoản mà công ty bảo hiểm đã soạn sẵn và 10 ngày sau sẽ được nhận lại tiền.
Cụ thể, khách hàng phải cam kết "không có bất kỳ khiếu nại, khiếu kiện nào với công ty, cũng không thực hiện bất kỳ hành động nào làm phương hại, ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của công ty" kể từ ngày nhận được đủ số tiền hoàn lại.
Bên cạnh đó, khách hàng cũng phải cam kết không tiết lộ (dù trực tiếp hay gián tiếp) bất kỳ thông tin nào về nội dung trao đổi, các văn bản, thỏa thuận, email, tin nhắn, hình ảnh, ghi âm, ghi hình cuộc họp liên quan đến vụ việc giữa khách hàng và công ty cho bên bất kỳ thứ ba nào hoặc trên bất kỳ phương tiện truyền thông hoặc mạng xã hội.
Được biết, buổi làm việc vừa khách hàng mua sản phẩm bảo hiểm "Tâm an đầu tư" qua ngân hàng SCB và Manulife sáng 5/5 nằm trong phương án mà Manulife đã công bố hồi cuối tháng 4 về phương án giải quyết khiếu nại của khách hàng. Theo đó, Manulife Việt Nam sẽ liên hệ các khách hàng tham gia sản phẩm bảo hiểm "Tâm an đầu tư" đã gửi khiếu nại hoặc gửi trước ngày 30/4 để cùng bắt đầu quá trình thảo luận giải quyết khiếu nại.
Trong tháng này, nhiều khách hàng cho biết cũng đã có cuộc hẹn với phía Manulife về hợp đồng bảo hiểm trong giai đoạn ngày 9-18/5. "Nếu được hủy hợp đồng và hoàn trả 100% số tiền đã đóng thì tôi sẽ chấp nhận ký giấy cam kết", một khách hàng cho biết.
Liên quan đến hợp đồng bảo hiểm được công ty cấp trong quá trình bàn giao nhiệm kỳ Tổng Giám đốc của ông Kimberly Wade Fleming, Manulife cho biết các hợp đồng này hoàn toàn có hiệu lực vì đây là những giao dịch hợp pháp được ký kết giữa pháp nhân Manulife và bên mua bảo hiểm.
Tất cả điều khoản, quyền lợi và nghĩa vụ trong hợp đồng bảo hiểm này được Manulife đảm bảo thực hiện một cách đầy đủ. Công ty đã báo cáo và nhận được chỉ đạo của cơ quan quản lý về vấn đề này.
Về việc giải quyết khiếu nại, Manulife cho biết kết quả giải quyết khiếu nại sẽ được xác định dựa trên đánh giá bao gồm các yếu tố như tính đầy đủ, hợp pháp của bộ hồ sơ hợp đồng bảo hiểm, kết quả phỏng vấn, đối chất với các tư vấn viên và nhân viên ngân hàng liên quan, các thông tin do khách hàng cung cấp trong đơn khiếu nại hoặc trong quá trình trao đổi cùng các bằng chứng hoặc các yếu tố có liên quan cần được cân nhắc.
Mới đây, Phó thủ tướng Lê Minh Khái đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước rà soát, làm rõ phản ánh về các bất cập có liên quan đến đại lý bảo hiểm độc quyền tại ngân hàng, tình trạng ép buộc, lôi kéo khách hàng của ngân hàng tham gia bảo hiểm.
"NHNN phải có biện pháp chấn chỉnh, không để tạo dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành ngân hàng và quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của khách hàng. Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua ngân hàng", Phó thủ tướng chỉ đạo.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Bộ Tài chính nói về giải pháp tăng tỷ lệ bồi thường bảo hiểm xe máyBộ Tài chính cho biết đang trình Chính phủ một số giải pháp nhằm nâng cao tỷ lệ bồi thường bảo hiểm với xe máy về hồ sơ bồi thường, tài liệu chứng minh thiệt hại, phạm vi hỗ trợ.
15:43 1/5/2023
Lý do khách trắng tay khi hủy hợp đồng bảo hiểm trong 2-3 năm đầuCác công ty bảo hiểm cho biết nếu khách hàng hủy hợp đồng trong 2-3 năm đầu tiên, số tiền được nhận lại sẽ rất nhỏ hoặc thậm chí bằng không.
09:00 26/4/2023 | Manulife đồng ý hoàn tiền nhưng khách hàng phải ký giấy 'im lặng'
Để được hủy hợp đồng và hoàn lại tiền bảo hiểm, khách hàng phải ký cam kết giữ bí mật và không có bất kỳ hành động khiếu kiện hoặc làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của Manulife.
Nhiều khách hàng đã được Manulife chấp nhận huỷ hợp đồng và hoàn tiền, nhưng phải ký cam kết.
Theo thông tin của Zing, trong buổi làm việc sáng nay (5/5) với Manulife Việt Nam, một số khách hàng đã được làm thủ tục hủy hợp đồng bảo hiểm nhân thọ "Tâm an đầu tư" đã tham gia tại Ngân hàng SCB. Song khách hàng phải ký giấy xác nhận kèm một số điều khoản mà công ty bảo hiểm đã soạn sẵn và 10 ngày sau sẽ được nhận lại tiền.
Cụ thể, khách hàng phải cam kết "không có bất kỳ khiếu nại, khiếu kiện nào với công ty, cũng không thực hiện bất kỳ hành động nào làm phương hại, ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của công ty" kể từ ngày nhận được đủ số tiền hoàn lại.
Bên cạnh đó, khách hàng cũng phải cam kết không tiết lộ (dù trực tiếp hay gián tiếp) bất kỳ thông tin nào về nội dung trao đổi, các văn bản, thỏa thuận, email, tin nhắn, hình ảnh, ghi âm, ghi hình cuộc họp liên quan đến vụ việc giữa khách hàng và công ty cho bên bất kỳ thứ ba nào hoặc trên bất kỳ phương tiện truyền thông hoặc mạng xã hội.
Được biết, buổi làm việc vừa khách hàng mua sản phẩm bảo hiểm "Tâm an đầu tư" qua ngân hàng SCB và Manulife sáng 5/5 nằm trong phương án mà Manulife đã công bố hồi cuối tháng 4 về phương án giải quyết khiếu nại của khách hàng. Theo đó, Manulife Việt Nam sẽ liên hệ các khách hàng tham gia sản phẩm bảo hiểm "Tâm an đầu tư" đã gửi khiếu nại hoặc gửi trước ngày 30/4 để cùng bắt đầu quá trình thảo luận giải quyết khiếu nại.
Trong tháng này, nhiều khách hàng cho biết cũng đã có cuộc hẹn với phía Manulife về hợp đồng bảo hiểm trong giai đoạn ngày 9-18/5. "Nếu được hủy hợp đồng và hoàn trả 100% số tiền đã đóng thì tôi sẽ chấp nhận ký giấy cam kết", một khách hàng cho biết.
Liên quan đến hợp đồng bảo hiểm được công ty cấp trong quá trình bàn giao nhiệm kỳ Tổng Giám đốc của ông Kimberly Wade Fleming, Manulife cho biết các hợp đồng này hoàn toàn có hiệu lực vì đây là những giao dịch hợp pháp được ký kết giữa pháp nhân Manulife và bên mua bảo hiểm.
Tất cả điều khoản, quyền lợi và nghĩa vụ trong hợp đồng bảo hiểm này được Manulife đảm bảo thực hiện một cách đầy đủ. Công ty đã báo cáo và nhận được chỉ đạo của cơ quan quản lý về vấn đề này.
Về việc giải quyết khiếu nại, Manulife cho biết kết quả giải quyết khiếu nại sẽ được xác định dựa trên đánh giá bao gồm các yếu tố như tính đầy đủ, hợp pháp của bộ hồ sơ hợp đồng bảo hiểm, kết quả phỏng vấn, đối chất với các tư vấn viên và nhân viên ngân hàng liên quan, các thông tin do khách hàng cung cấp trong đơn khiếu nại hoặc trong quá trình trao đổi cùng các bằng chứng hoặc các yếu tố có liên quan cần được cân nhắc.
Mới đây, Phó thủ tướng Lê Minh Khái đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước rà soát, làm rõ phản ánh về các bất cập có liên quan đến đại lý bảo hiểm độc quyền tại ngân hàng, tình trạng ép buộc, lôi kéo khách hàng của ngân hàng tham gia bảo hiểm.
"NHNN phải có biện pháp chấn chỉnh, không để tạo dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành ngân hàng và quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của khách hàng. Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua ngân hàng", Phó thủ tướng chỉ đạo.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Bộ Tài chính nói về giải pháp tăng tỷ lệ bồi thường bảo hiểm xe máyBộ Tài chính cho biết đang trình Chính phủ một số giải pháp nhằm nâng cao tỷ lệ bồi thường bảo hiểm với xe máy về hồ sơ bồi thường, tài liệu chứng minh thiệt hại, phạm vi hỗ trợ.
15:43 1/5/2023
Lý do khách trắng tay khi hủy hợp đồng bảo hiểm trong 2-3 năm đầuCác công ty bảo hiểm cho biết nếu khách hàng hủy hợp đồng trong 2-3 năm đầu tiên, số tiền được nhận lại sẽ rất nhỏ hoặc thậm chí bằng không.
09:00 26/4/2023 | |
VietinBank và MUFG Bank kỷ niệm 10 năm hợp tác chiến lược | Năm 2023 là cột mốc quan trọng kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ hợp tác chiến lược giữa VietinBank và MUFG Bank (MUFG). | Sự kiện không chỉ đánh dấu hành trình hai nhà băng này song hành, góp phần vào sự phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam, mà còn làm sâu sắc thêm mối quan hệ hợp tác kinh tế - văn hóa - xã hội giữa hai quốc gia Việt Nam - Nhật Bản. Lễ kỷ niệm được tổ chức vào ngày 19/5 tại Hà Nội với sự tham dự của lãnh đạo các cơ quan Chính phủ Việt Nam, Nhật Bản, đại diện cấp cao của hai ngân hàng và khách hàng.
Quan hệ hợp tác giữa hai bên chính thức bắt đầu từ 5/2013, sau khi MUFG - ngân hàng thuộc một trong những tập đoàn tài chính lớn nhất thế giới - đầu tư mua 19,73% cổ phần của VietinBank - một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam.
Hợp đồng đầu tư chiến lược và hợp tác toàn diện VietinBank - MUFG được đánh giá là một trong những thương vụ M&A lớn hàng đầu lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam thời điểm đó. Sự hợp tác mở ra giai đoạn phát triển mới cho cả hai ngân hàng trên cơ sở phát huy lợi thế của mỗi bên, hướng đến mục tiêu chung là phục vụ tốt và làm cầu nối cho cộng đồng doanh nghiệp hai quốc gia.
Một thập kỷ hợp tác phát triển
Trải qua một thập kỷ hợp tác và phát triển, sức mạnh cộng hưởng từ kinh nghiệm, năng lực chuyên môn, tài chính cũng như mạng lưới giúp hai ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh, cung cấp các giải pháp toàn diện hướng đến nhu cầu tài chính đa dạng của khách hàng.
Chủ tịch HĐQT VietinBank (bên phải) và Giám đốc MUFG Bank tại buổi lễ.
MUFG và VietinBank đang triển khai thỏa thuận hợp tác và hỗ trợ kỹ thuật trong 4 lĩnh vực chính, bao gồm: Hợp tác khách hàng doanh nghiệp, khách hàng bán lẻ, quản trị rủi ro - tuân thủ, chiến lược phát triển.
Ông Trần Minh Bình, Chủ tịch HĐQT VietinBank, nhấn mạnh: “Chặng đường 10 năm đồng hành giữa VietinBank và MUFG đã trải qua quá trình xây dựng, bồi đắp, phát triển không ngừng. Những chủ điểm hợp tác giữa hai bên không chỉ giới hạn trong phạm vi được thống nhất từ đầu, mà còn mở rộng đến mọi lĩnh vực, các ngân hàng đối tác của MUFG như Bank of Ayudhya (Krungsri) tại Thái Lan, Security Bank tại Philippines, Bank Danamon và những công ty con trong hệ sinh thái VietinBank”.
Ông Yasushi Itagaki, Giám đốc đơn vị Kinh doanh ngân hàng thương mại toàn cầu của MUFG, chia sẻ: “Quan hệ đối tác chiến lược của MUFG với VietinBank đã khởi đầu một mạng lưới gồm các định chế tài chính hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Đây vừa là nền tảng cho mạng lưới khu vực, vừa thể hiện ý định và cam kết chiến lược của chúng tôi tại châu Á. Chiến lược cốt lõi của chúng tôi là tận dụng năng lực của hai ngân hàng để đóng góp vào sự phát triển của khách hàng và nền kinh tế Việt Nam”.
Vị giám đốc của MUFG chia sẻ thêm: “Trong 10 năm qua, chúng tôi đã đạt được tiến bộ to lớn trong việc thúc đẩy mối quan hệ hợp tác này và quan hệ song phương Việt Nam - Nhật Bản, cũng như sự phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam. Vị thế của Việt Nam trong khu vực ASEAN được nâng cao và ngày càng hội nhập sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Chúng tôi cam kết tiếp tục làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác với VietinBank để đóng góp nhiều hơn trong câu chuyện thành công của Việt Nam”.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Phạm Thanh Hà - Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - đánh giá cao mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa hai ngân hàng, phát huy sức mạnh nội lực của mỗi bên, mang lại những thành tựu đáng tự hào. Qua đó, hai ngân hàng hỗ trợ kết nối cộng đồng doanh nghiệp, thúc đẩy đầu tư - thương mại song phương giữa hai quốc gia.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước ghi nhận khởi động việc hợp tác trong tương lai giữa hai ngân hàng trong lĩnh vực môi trường, xã hội và quản trị (ESG). Ngân hàng Nhà nước hy vọng VietinBank sẽ tận dụng tối đa kinh nghiệm của MUFG để trở thành ngân hàng hàng đầu về tài chính xanh, phát triển bền vững tại Việt Nam.
Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đánh giá cao mối quan hệ hợp tác giữa VietinBank và MUFG.
10 năm thắt chặt mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản
Trong những năm qua, liên minh VietinBank - MUFG đã khẳng định vai trò hỗ trợ và kết nối cộng đồng doanh nghiệp. Từ năm 2013 đến nay, hai ngân hàng đã đồng tổ chức các phiên tọa đàm giữa Thủ tướng Chính phủ Việt Nam với doanh nghiệp lớn của Nhật Bản; những hội nghị kết nối kinh doanh (business matching), mở ra nhiều cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp hai quốc gia.
Tại buổi lễ, ông Yamada Takio, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam, bày tỏ hy vọng, quan hệ hợp tác chiến lược giữa VietinBank và MUFG Bank sẽ ngày càng bền chặt, lớn mạnh. Nền tảng này là cầu nối gắn kết doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản, đồng thời tiếp tục đóng góp cho sự phát triển kinh tế của cả hai quốc gia.
Ông Yamada Takio, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam, phát biểu tại buổi lễ.
Thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ trước quan hệ song phương Việt Nam - Nhật Bản và bằng tinh thần trách nhiệm với cộng đồng, VietinBank cùng MUFG song hành trong nhiều hoạt động an sinh xã hội có ý nghĩa. Cụ thể, hai bên hỗ trợ kinh phí để xây dựng trường Tiểu học Tân Hội (Đồng Tháp), trường Mầm non thị trấn Như Quỳnh (Văn Lâm, Hưng Yên), giúp đỡ sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, ủng hộ các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em tại Hà Nội hơn 32 tỷ đồng.
Ông Trần Minh Bình, Chủ tịch HĐQT VietinBank, nhận định: “Những thành tựu trên là kết quả từ sự nỗ lực của hai ngân hàng nhằm vượt qua những khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ, khoảng cách địa lý, khó khăn do đại dịch và diễn biến khó lường từ nền kinh tế toàn cầu, thể hiện định hướng, quyết tâm hợp tác lâu dài, bền vững. Thời gian tới, tôi tin tưởng hai ngân hàng tiếp tục có những sáng kiến hợp tác hiệu quả, góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại giữa hai quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản (1973-2023)”.
Ông Kojima Masao, Giám đốc vùng Việt Nam của MUFG, cho biết: “MUFG Việt Nam đã cộng tác chặt chẽ với VietinBank để phát triển hơn nữa quan hệ hữu nghị giữa hai nước Nhật Bản và Việt Nam, thông qua hợp tác kinh doanh cũng như các hoạt động đóng góp cho cộng đồng. Chúng tôi luôn cam kết vì một tương lai tươi sáng, bền vững cho Việt Nam và mong được tiếp tục sánh bước cùng VietinBank trong hành trình hướng đến tầm nhìn chung này”. | VietinBank và MUFG Bank kỷ niệm 10 năm hợp tác chiến lược
Năm 2023 là cột mốc quan trọng kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ hợp tác chiến lược giữa VietinBank và MUFG Bank (MUFG).
Sự kiện không chỉ đánh dấu hành trình hai nhà băng này song hành, góp phần vào sự phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam, mà còn làm sâu sắc thêm mối quan hệ hợp tác kinh tế - văn hóa - xã hội giữa hai quốc gia Việt Nam - Nhật Bản. Lễ kỷ niệm được tổ chức vào ngày 19/5 tại Hà Nội với sự tham dự của lãnh đạo các cơ quan Chính phủ Việt Nam, Nhật Bản, đại diện cấp cao của hai ngân hàng và khách hàng.
Quan hệ hợp tác giữa hai bên chính thức bắt đầu từ 5/2013, sau khi MUFG - ngân hàng thuộc một trong những tập đoàn tài chính lớn nhất thế giới - đầu tư mua 19,73% cổ phần của VietinBank - một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam.
Hợp đồng đầu tư chiến lược và hợp tác toàn diện VietinBank - MUFG được đánh giá là một trong những thương vụ M&A lớn hàng đầu lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam thời điểm đó. Sự hợp tác mở ra giai đoạn phát triển mới cho cả hai ngân hàng trên cơ sở phát huy lợi thế của mỗi bên, hướng đến mục tiêu chung là phục vụ tốt và làm cầu nối cho cộng đồng doanh nghiệp hai quốc gia.
Một thập kỷ hợp tác phát triển
Trải qua một thập kỷ hợp tác và phát triển, sức mạnh cộng hưởng từ kinh nghiệm, năng lực chuyên môn, tài chính cũng như mạng lưới giúp hai ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh, cung cấp các giải pháp toàn diện hướng đến nhu cầu tài chính đa dạng của khách hàng.
Chủ tịch HĐQT VietinBank (bên phải) và Giám đốc MUFG Bank tại buổi lễ.
MUFG và VietinBank đang triển khai thỏa thuận hợp tác và hỗ trợ kỹ thuật trong 4 lĩnh vực chính, bao gồm: Hợp tác khách hàng doanh nghiệp, khách hàng bán lẻ, quản trị rủi ro - tuân thủ, chiến lược phát triển.
Ông Trần Minh Bình, Chủ tịch HĐQT VietinBank, nhấn mạnh: “Chặng đường 10 năm đồng hành giữa VietinBank và MUFG đã trải qua quá trình xây dựng, bồi đắp, phát triển không ngừng. Những chủ điểm hợp tác giữa hai bên không chỉ giới hạn trong phạm vi được thống nhất từ đầu, mà còn mở rộng đến mọi lĩnh vực, các ngân hàng đối tác của MUFG như Bank of Ayudhya (Krungsri) tại Thái Lan, Security Bank tại Philippines, Bank Danamon và những công ty con trong hệ sinh thái VietinBank”.
Ông Yasushi Itagaki, Giám đốc đơn vị Kinh doanh ngân hàng thương mại toàn cầu của MUFG, chia sẻ: “Quan hệ đối tác chiến lược của MUFG với VietinBank đã khởi đầu một mạng lưới gồm các định chế tài chính hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Đây vừa là nền tảng cho mạng lưới khu vực, vừa thể hiện ý định và cam kết chiến lược của chúng tôi tại châu Á. Chiến lược cốt lõi của chúng tôi là tận dụng năng lực của hai ngân hàng để đóng góp vào sự phát triển của khách hàng và nền kinh tế Việt Nam”.
Vị giám đốc của MUFG chia sẻ thêm: “Trong 10 năm qua, chúng tôi đã đạt được tiến bộ to lớn trong việc thúc đẩy mối quan hệ hợp tác này và quan hệ song phương Việt Nam - Nhật Bản, cũng như sự phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam. Vị thế của Việt Nam trong khu vực ASEAN được nâng cao và ngày càng hội nhập sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Chúng tôi cam kết tiếp tục làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác với VietinBank để đóng góp nhiều hơn trong câu chuyện thành công của Việt Nam”.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Phạm Thanh Hà - Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - đánh giá cao mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa hai ngân hàng, phát huy sức mạnh nội lực của mỗi bên, mang lại những thành tựu đáng tự hào. Qua đó, hai ngân hàng hỗ trợ kết nối cộng đồng doanh nghiệp, thúc đẩy đầu tư - thương mại song phương giữa hai quốc gia.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước ghi nhận khởi động việc hợp tác trong tương lai giữa hai ngân hàng trong lĩnh vực môi trường, xã hội và quản trị (ESG). Ngân hàng Nhà nước hy vọng VietinBank sẽ tận dụng tối đa kinh nghiệm của MUFG để trở thành ngân hàng hàng đầu về tài chính xanh, phát triển bền vững tại Việt Nam.
Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đánh giá cao mối quan hệ hợp tác giữa VietinBank và MUFG.
10 năm thắt chặt mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản
Trong những năm qua, liên minh VietinBank - MUFG đã khẳng định vai trò hỗ trợ và kết nối cộng đồng doanh nghiệp. Từ năm 2013 đến nay, hai ngân hàng đã đồng tổ chức các phiên tọa đàm giữa Thủ tướng Chính phủ Việt Nam với doanh nghiệp lớn của Nhật Bản; những hội nghị kết nối kinh doanh (business matching), mở ra nhiều cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp hai quốc gia.
Tại buổi lễ, ông Yamada Takio, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam, bày tỏ hy vọng, quan hệ hợp tác chiến lược giữa VietinBank và MUFG Bank sẽ ngày càng bền chặt, lớn mạnh. Nền tảng này là cầu nối gắn kết doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản, đồng thời tiếp tục đóng góp cho sự phát triển kinh tế của cả hai quốc gia.
Ông Yamada Takio, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam, phát biểu tại buổi lễ.
Thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ trước quan hệ song phương Việt Nam - Nhật Bản và bằng tinh thần trách nhiệm với cộng đồng, VietinBank cùng MUFG song hành trong nhiều hoạt động an sinh xã hội có ý nghĩa. Cụ thể, hai bên hỗ trợ kinh phí để xây dựng trường Tiểu học Tân Hội (Đồng Tháp), trường Mầm non thị trấn Như Quỳnh (Văn Lâm, Hưng Yên), giúp đỡ sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, ủng hộ các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em tại Hà Nội hơn 32 tỷ đồng.
Ông Trần Minh Bình, Chủ tịch HĐQT VietinBank, nhận định: “Những thành tựu trên là kết quả từ sự nỗ lực của hai ngân hàng nhằm vượt qua những khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ, khoảng cách địa lý, khó khăn do đại dịch và diễn biến khó lường từ nền kinh tế toàn cầu, thể hiện định hướng, quyết tâm hợp tác lâu dài, bền vững. Thời gian tới, tôi tin tưởng hai ngân hàng tiếp tục có những sáng kiến hợp tác hiệu quả, góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại giữa hai quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản (1973-2023)”.
Ông Kojima Masao, Giám đốc vùng Việt Nam của MUFG, cho biết: “MUFG Việt Nam đã cộng tác chặt chẽ với VietinBank để phát triển hơn nữa quan hệ hữu nghị giữa hai nước Nhật Bản và Việt Nam, thông qua hợp tác kinh doanh cũng như các hoạt động đóng góp cho cộng đồng. Chúng tôi luôn cam kết vì một tương lai tươi sáng, bền vững cho Việt Nam và mong được tiếp tục sánh bước cùng VietinBank trong hành trình hướng đến tầm nhìn chung này”. | |
HDBank được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên hơn 29.000 tỷ đồng | HDBank thông báo đã nhận được công văn của Ngân hàng Nhà nước về việc chấp thuận tăng vốn điều lệ thêm gần 4.000 tỷ đồng. | HDBank được phê duyệt phương án trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 15%, tăng vốn điều lệ gần 3.800 tỷ đồng. Ảnh: Chí Hùng.
Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank, Mã: HDB) cho biết đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thông qua phương án tăng vốn điều lệ lên trên 29.000 tỷ đồng. Trước đó, nhà băng này đã thông báo chốt danh sách cổ đông để trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 10%.
Tại phiên họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 diễn ra cuối tháng 4 vừa qua, ban lãnh đạo và cổ đông HDBank đã thông qua phương án phân phối lợi nhuận năm 2022 với 10% bằng tiền mặt và 15% bằng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
Như vậy, sau khi được NHNN chấp thuận về việc tăng vốn, HDBank sẽ phát hành thêm gần 377,3 triệu cổ phiếu, tương ứng với giá trị theo mệnh giá đạt gần 3.773 tỷ đồng. Tỷ lệ thực hiện là 15% (tương ứng cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận về 15 cổ phiếu mới). Thời gian thực hiện dự kiến vào quý III năm nay.
Hiện nhà băng này đang hoàn tất các thủ tục cuối cùng để trả cổ tức bằng cổ phiếu cho cổ đông. Sau khi hoàn thành đợt phát hành này, vốn điều lệ của HDBank sẽ tăng từ hơn 25.300 tỷ lên 29.276 tỷ đồng.
Nhìn lại lịch sử chia cổ tức của HDBank có thể thấy mức cổ tức cao năm nay không quá bất ngờ khi trong một thập niên gần nhất, nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu HDB luôn đều đặn nhận về bình quân khoảng 20%/mệnh giá cổ tức mỗi năm, bao gồm cả tiền mặt và cổ phiếu.
Về việc trả cổ tức năm 2022, HDBank đã chốt danh sách cổ đông hưởng quyền nhận cổ tức tiền mặt vào ngày 30/5 với tỷ lệ 10% (tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được nhận 1.000 đồng). Ngày thanh toán cổ tức cho cổ đông vào ngày 12/6.
Về kết quả kinh doanh, năm 2023, HDBank đặt mục tiêu tổng tài sản đạt hơn 520.000 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2022. Quy mô vốn điều lệ dự kiến đạt gần 29.300 tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2022. Tổng huy động vốn đạt gần 460.000 tỷ đồng, tăng 25% và dư nợ tín dụng dự kiến đạt hơn 333.500 tỷ đồng (theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước).
Nhà băng này cũng đặt mục tiêu duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp dưới 2% cho năm nay, đồng thời lấy chiến lược kinh doanh bền vững làm đầu nên ROE, ROA đều sẽ tăng mạnh so với năm 2022. Theo đó, lợi nhuận trước thuế cả năm của HDBank dự kiến đạt mức 13.197 tỷ đồng, tăng 29% so với năm 2022.
Trước đó, vào năm 2022, lợi nhuận trước thuế của HDBank lần đầu tiên vượt mốc 10.000 tỷ đồng. Chỉ số ROE năm 2022 đạt tới 23,5%, cao hơn đáng kể so với bình quân chung của ngành ngân hàng. Chỉ số ROA cũng đạt 2,08%, giúp nhà băng này tiếp tục vươn lên là một trong số ít những ngân hàng có mức sinh lời trên tài sản tốt nhất.
Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế
Cuộc họp FOMC có giúp tạm dừng chính sách 'diều hâu'FOMC - cơ quan hoạch định chính sách tiền tệ của Fed - sẽ chuẩn bị họp vào ngày 13/6 tới để đưa ra quyết định về lãi suất.
12:23 7/6/2023
HDBank và IFC thỏa thuận hợp tác nâng tầm, mở rộng tài trợ chuỗiHDBank và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) vừa ký kết hợp tác về việc tư vấn mở rộng hoạt động tài trợ chuỗi, làm cơ sở để nâng cấp, mở rộng nền tảng tài trợ chuỗi giá trị.
15:00 26/5/2023 | HDBank được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên hơn 29.000 tỷ đồng
HDBank thông báo đã nhận được công văn của Ngân hàng Nhà nước về việc chấp thuận tăng vốn điều lệ thêm gần 4.000 tỷ đồng.
HDBank được phê duyệt phương án trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 15%, tăng vốn điều lệ gần 3.800 tỷ đồng. Ảnh: Chí Hùng.
Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank, Mã: HDB) cho biết đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thông qua phương án tăng vốn điều lệ lên trên 29.000 tỷ đồng. Trước đó, nhà băng này đã thông báo chốt danh sách cổ đông để trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 10%.
Tại phiên họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 diễn ra cuối tháng 4 vừa qua, ban lãnh đạo và cổ đông HDBank đã thông qua phương án phân phối lợi nhuận năm 2022 với 10% bằng tiền mặt và 15% bằng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
Như vậy, sau khi được NHNN chấp thuận về việc tăng vốn, HDBank sẽ phát hành thêm gần 377,3 triệu cổ phiếu, tương ứng với giá trị theo mệnh giá đạt gần 3.773 tỷ đồng. Tỷ lệ thực hiện là 15% (tương ứng cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận về 15 cổ phiếu mới). Thời gian thực hiện dự kiến vào quý III năm nay.
Hiện nhà băng này đang hoàn tất các thủ tục cuối cùng để trả cổ tức bằng cổ phiếu cho cổ đông. Sau khi hoàn thành đợt phát hành này, vốn điều lệ của HDBank sẽ tăng từ hơn 25.300 tỷ lên 29.276 tỷ đồng.
Nhìn lại lịch sử chia cổ tức của HDBank có thể thấy mức cổ tức cao năm nay không quá bất ngờ khi trong một thập niên gần nhất, nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu HDB luôn đều đặn nhận về bình quân khoảng 20%/mệnh giá cổ tức mỗi năm, bao gồm cả tiền mặt và cổ phiếu.
Về việc trả cổ tức năm 2022, HDBank đã chốt danh sách cổ đông hưởng quyền nhận cổ tức tiền mặt vào ngày 30/5 với tỷ lệ 10% (tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được nhận 1.000 đồng). Ngày thanh toán cổ tức cho cổ đông vào ngày 12/6.
Về kết quả kinh doanh, năm 2023, HDBank đặt mục tiêu tổng tài sản đạt hơn 520.000 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2022. Quy mô vốn điều lệ dự kiến đạt gần 29.300 tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2022. Tổng huy động vốn đạt gần 460.000 tỷ đồng, tăng 25% và dư nợ tín dụng dự kiến đạt hơn 333.500 tỷ đồng (theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước).
Nhà băng này cũng đặt mục tiêu duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp dưới 2% cho năm nay, đồng thời lấy chiến lược kinh doanh bền vững làm đầu nên ROE, ROA đều sẽ tăng mạnh so với năm 2022. Theo đó, lợi nhuận trước thuế cả năm của HDBank dự kiến đạt mức 13.197 tỷ đồng, tăng 29% so với năm 2022.
Trước đó, vào năm 2022, lợi nhuận trước thuế của HDBank lần đầu tiên vượt mốc 10.000 tỷ đồng. Chỉ số ROE năm 2022 đạt tới 23,5%, cao hơn đáng kể so với bình quân chung của ngành ngân hàng. Chỉ số ROA cũng đạt 2,08%, giúp nhà băng này tiếp tục vươn lên là một trong số ít những ngân hàng có mức sinh lời trên tài sản tốt nhất.
Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế
Cuộc họp FOMC có giúp tạm dừng chính sách 'diều hâu'FOMC - cơ quan hoạch định chính sách tiền tệ của Fed - sẽ chuẩn bị họp vào ngày 13/6 tới để đưa ra quyết định về lãi suất.
12:23 7/6/2023
HDBank và IFC thỏa thuận hợp tác nâng tầm, mở rộng tài trợ chuỗiHDBank và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) vừa ký kết hợp tác về việc tư vấn mở rộng hoạt động tài trợ chuỗi, làm cơ sở để nâng cấp, mở rộng nền tảng tài trợ chuỗi giá trị.
15:00 26/5/2023 | |
5 đồng tiền quyền lực nhất hành tinh | Đồng bạc xanh vẫn chiếm phần lớn trong dự trữ ngoại hối và khối lượng giao dịch toàn cầu. Nhưng vị thế thống trị của USD đang dần bị xói mòn. | Sức mạnh của một đồng tiền được hình thành bởi nhiều yếu tố từ cả bên trong lẫn bên ngoài, chẳng hạn dự trữ ngoại hối của ngân hàng trung ương, vai trò của các lực lượng cung - cầu trên thị trường ngoại hối, cán cân thương mại của một quốc gia, tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát.
Vẫn còn những yếu tố quan trọng khác, chẳng hạn khả năng chấp nhận một loại tiền tệ trong thương mại quốc tế, và sức mua của nó trên thị trường hối đoái.
Để thực hiện những giao dịch tài chính như trong thương mại quốc tế, các ngân hàng trung ương sẽ giữ một lượng ngoại hối đáng kể, được gọi là tiền tệ dự trữ.
Theo một báo cáo được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố hồi năm ngoái, 5 loại tiền tệ chiếm tới 94% tổng dự trữ ngoại hối trên thế giới, trong đó 59% là đồng USD.
Vị thế của USD
Một chỉ số quan trọng khác đo lường sức mạnh của một loại tiền tệ là khối lượng giao dịch ngoại hối. Điều này liên quan đến việc mua - bán tiền tệ của hai quốc gia khác nhau, bằng cách đo lường giá trị của đồng tiền bằng một loại tiền tệ khác.
Theo Forbes, xét về mặt khối lượng, USD và euro là cặp tiền tệ được giao dịch nhiều nhất trên thế giới.
Các ngân hàng trung ương quản lý lượng ngoại hối dự trữ. Trong khi đó, ngân hàng thương mại là bên đóng góp nhiều nhất cho những giao dịch ngoại hối.
Insider Mokey đã liệt kê ra 5 loại tiền tệ quyền lực nhất thế giới. Đứng đầu bảng là đồng bạc xanh. Gần một nửa trong số các khoản nợ và tín dụng quốc tế được tính bằng USD.
Đồng bạc xanh cũng được sử dụng trong gần 50% thương mại toàn cầu. Nhưng theo một báo cáo do IMF công bố, tỷ lệ dự trữ của đồng tiền này đã lao dốc trong những thập kỷ qua.
Kể từ khi euro được ra mắt vào năm 1999, tỷ lệ dự trữ ngoại hối bằng USD của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu đã giảm từ 71% xuống 59%.
Đồng bạc xanh vẫn thống trị, nhưng vị thế của nó đang dần bị xói mòn. Ảnh: Bloomberg.
Vị thế thống trị của USD đang bị đe dọa vì những thay đổi kinh tế - chính trị toàn cầu. Với đà phát triển của kinh tế Trung Quốc từ thập niên 90, Bắc Kinh đang muốn thúc đẩy việc sử dụng đồng nhân dân tệ trong các giao dịch trên thế giới.
Hơn nữa, việc Washington dùng các biện pháp trừng phạt tài chính nhằm đạt được những mục tiêu chính sách đối ngoại sẽ đe dọa vai trò trung tâm của hệ thống tài chính Mỹ. Các chính phủ nước ngoài đang tìm cách giảm phụ thuộc vào đồng bạc xanh.
Chẳng hạn, tỷ lệ USD được dùng trong xuất khẩu của Nga sang các nước thành viên BRICS (PV: khối nền kinh tế mới nổi lớn bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) đã giảm từ 85% trong năm 2019 xuống 36% năm 2022.
Thêm vào đó, sự xuất hiện của các đồng tiền điện tử, chẳng hạn tiền mã hóa, cũng được coi là mối đe dọa với USD.
Euro và yen Nhật
Chiếm 21% trong tổng số tiền dự trữ của các ngân hàng trung ương và hơn 2.300 tỷ USD giao dịch ngoại hối mỗi ngày, euro là đồng tiền mạnh thứ hai thế giới.
Euro là tiền tệ chính thức của Liên minh Châu Âu (ECB) và được quản lý bởi Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB). Với việc sử dụng euro, 19 thành viên của EU có thể tránh chi phí chuyển đổi tiền tệ trong thương mại quốc tế.
Trong khi đó, yen Nhật chiếm 6% trong tổng dự trữ ngoại hối và đã vượt Anh để trở thành đồng tiền quyền lực thứ 3 thế giới.
Yen cũng là loại tiền tệ được giao dịch nhiều thứ 3 trên thế giới với khối lượng giao dịch hàng ngày là 1.200 tỷ USD. Đồng tiền này được các nhà đầu tư ưa chuộng vì tỷ lệ lạm phát và lãi suất thấp tại Nhật nhờ dân số già.
Goldman Sachs Group thậm chí tuyên bố yen Nhật là tài sản rẻ và an toàn nhất để đầu tư.
Bảng Anh và nhân dân tệ
Với khoảng 968 tỷ USD giao dịch ngoại hối hàng ngày và chiếm 5% dự trữ ngoại hối của các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới, đồng tiền của Anh cũng nằm trong nhóm những tiền tệ quyền lực nhất.
Bảng Anh cũng nằm trong số những đồng tiền lâu đời nhất. Trước khi USD giành vị thế thống trị, bảng Anh là đồng tiền dự trữ toàn cầu trong thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX.
Trong khi đó, nhân dân tệ chiếm khoảng 3% dự trữ ngoại hối toàn cầu. Mỗi ngày, khối lượng giao dịch bằng đồng tiền Trung Quốc trên thế giới đạt hơn 520 tỷ USD.
Với vị thế ngày càng gia tăng trong nền kinh tế toàn cầu, Trung Quốc đang tìm cách quốc tế hóa đồng nhân dân tệ thông qua việc thúc đẩy sử dụng đồng tiền này trong thương mại và đầu tư.
Khoảng 8 quốc gia đang cân nhắc giao dịch với Trung Quốc bằng đồng nhân dân tệ thay vì USD.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Bitcoin gặp trở ngại mớiDù Mỹ đã tránh được một vụ vỡ nợ, Bộ Tài chính Mỹ sẽ phải chật vật trong việc bổ sung bộ đệm vốn nhằm duy trì khả năng thanh toán và đây là tin xấu với Bitcoin.
18:00 5/6/2023
Fed sẽ làm gì tiếp theoMột quan chức Fed vừa tiết lộ về khả năng "bỏ quãng" tăng lãi suất, tức giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tháng 6 rồi đánh giá dữ liệu để tiếp tục điều chỉnh sau đó.
20:51 1/6/2023 | 5 đồng tiền quyền lực nhất hành tinh
Đồng bạc xanh vẫn chiếm phần lớn trong dự trữ ngoại hối và khối lượng giao dịch toàn cầu. Nhưng vị thế thống trị của USD đang dần bị xói mòn.
Sức mạnh của một đồng tiền được hình thành bởi nhiều yếu tố từ cả bên trong lẫn bên ngoài, chẳng hạn dự trữ ngoại hối của ngân hàng trung ương, vai trò của các lực lượng cung - cầu trên thị trường ngoại hối, cán cân thương mại của một quốc gia, tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát.
Vẫn còn những yếu tố quan trọng khác, chẳng hạn khả năng chấp nhận một loại tiền tệ trong thương mại quốc tế, và sức mua của nó trên thị trường hối đoái.
Để thực hiện những giao dịch tài chính như trong thương mại quốc tế, các ngân hàng trung ương sẽ giữ một lượng ngoại hối đáng kể, được gọi là tiền tệ dự trữ.
Theo một báo cáo được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố hồi năm ngoái, 5 loại tiền tệ chiếm tới 94% tổng dự trữ ngoại hối trên thế giới, trong đó 59% là đồng USD.
Vị thế của USD
Một chỉ số quan trọng khác đo lường sức mạnh của một loại tiền tệ là khối lượng giao dịch ngoại hối. Điều này liên quan đến việc mua - bán tiền tệ của hai quốc gia khác nhau, bằng cách đo lường giá trị của đồng tiền bằng một loại tiền tệ khác.
Theo Forbes, xét về mặt khối lượng, USD và euro là cặp tiền tệ được giao dịch nhiều nhất trên thế giới.
Các ngân hàng trung ương quản lý lượng ngoại hối dự trữ. Trong khi đó, ngân hàng thương mại là bên đóng góp nhiều nhất cho những giao dịch ngoại hối.
Insider Mokey đã liệt kê ra 5 loại tiền tệ quyền lực nhất thế giới. Đứng đầu bảng là đồng bạc xanh. Gần một nửa trong số các khoản nợ và tín dụng quốc tế được tính bằng USD.
Đồng bạc xanh cũng được sử dụng trong gần 50% thương mại toàn cầu. Nhưng theo một báo cáo do IMF công bố, tỷ lệ dự trữ của đồng tiền này đã lao dốc trong những thập kỷ qua.
Kể từ khi euro được ra mắt vào năm 1999, tỷ lệ dự trữ ngoại hối bằng USD của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu đã giảm từ 71% xuống 59%.
Đồng bạc xanh vẫn thống trị, nhưng vị thế của nó đang dần bị xói mòn. Ảnh: Bloomberg.
Vị thế thống trị của USD đang bị đe dọa vì những thay đổi kinh tế - chính trị toàn cầu. Với đà phát triển của kinh tế Trung Quốc từ thập niên 90, Bắc Kinh đang muốn thúc đẩy việc sử dụng đồng nhân dân tệ trong các giao dịch trên thế giới.
Hơn nữa, việc Washington dùng các biện pháp trừng phạt tài chính nhằm đạt được những mục tiêu chính sách đối ngoại sẽ đe dọa vai trò trung tâm của hệ thống tài chính Mỹ. Các chính phủ nước ngoài đang tìm cách giảm phụ thuộc vào đồng bạc xanh.
Chẳng hạn, tỷ lệ USD được dùng trong xuất khẩu của Nga sang các nước thành viên BRICS (PV: khối nền kinh tế mới nổi lớn bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) đã giảm từ 85% trong năm 2019 xuống 36% năm 2022.
Thêm vào đó, sự xuất hiện của các đồng tiền điện tử, chẳng hạn tiền mã hóa, cũng được coi là mối đe dọa với USD.
Euro và yen Nhật
Chiếm 21% trong tổng số tiền dự trữ của các ngân hàng trung ương và hơn 2.300 tỷ USD giao dịch ngoại hối mỗi ngày, euro là đồng tiền mạnh thứ hai thế giới.
Euro là tiền tệ chính thức của Liên minh Châu Âu (ECB) và được quản lý bởi Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB). Với việc sử dụng euro, 19 thành viên của EU có thể tránh chi phí chuyển đổi tiền tệ trong thương mại quốc tế.
Trong khi đó, yen Nhật chiếm 6% trong tổng dự trữ ngoại hối và đã vượt Anh để trở thành đồng tiền quyền lực thứ 3 thế giới.
Yen cũng là loại tiền tệ được giao dịch nhiều thứ 3 trên thế giới với khối lượng giao dịch hàng ngày là 1.200 tỷ USD. Đồng tiền này được các nhà đầu tư ưa chuộng vì tỷ lệ lạm phát và lãi suất thấp tại Nhật nhờ dân số già.
Goldman Sachs Group thậm chí tuyên bố yen Nhật là tài sản rẻ và an toàn nhất để đầu tư.
Bảng Anh và nhân dân tệ
Với khoảng 968 tỷ USD giao dịch ngoại hối hàng ngày và chiếm 5% dự trữ ngoại hối của các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới, đồng tiền của Anh cũng nằm trong nhóm những tiền tệ quyền lực nhất.
Bảng Anh cũng nằm trong số những đồng tiền lâu đời nhất. Trước khi USD giành vị thế thống trị, bảng Anh là đồng tiền dự trữ toàn cầu trong thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX.
Trong khi đó, nhân dân tệ chiếm khoảng 3% dự trữ ngoại hối toàn cầu. Mỗi ngày, khối lượng giao dịch bằng đồng tiền Trung Quốc trên thế giới đạt hơn 520 tỷ USD.
Với vị thế ngày càng gia tăng trong nền kinh tế toàn cầu, Trung Quốc đang tìm cách quốc tế hóa đồng nhân dân tệ thông qua việc thúc đẩy sử dụng đồng tiền này trong thương mại và đầu tư.
Khoảng 8 quốc gia đang cân nhắc giao dịch với Trung Quốc bằng đồng nhân dân tệ thay vì USD.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Bitcoin gặp trở ngại mớiDù Mỹ đã tránh được một vụ vỡ nợ, Bộ Tài chính Mỹ sẽ phải chật vật trong việc bổ sung bộ đệm vốn nhằm duy trì khả năng thanh toán và đây là tin xấu với Bitcoin.
18:00 5/6/2023
Fed sẽ làm gì tiếp theoMột quan chức Fed vừa tiết lộ về khả năng "bỏ quãng" tăng lãi suất, tức giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tháng 6 rồi đánh giá dữ liệu để tiếp tục điều chỉnh sau đó.
20:51 1/6/2023 | |
Phố Wall đã quá hưng phấn? | Đợt điều chỉnh giảm vào đầu tháng 12 cho thấy các nhà đầu tư có thể đã quá lạc quan trong tháng 11. Họ đặt cược rằng Fed sẽ sớm cắt giảm lãi suất điều hành ngay vào đầu năm sau. | Mô hình thị trường răng cưa trong tháng 12 khiến các nhà đầu tư bắt đầu lo ngại. "Bởi chúng cho thấy đà tăng trưởng mạnh mẽ hồi tháng 11 có thể đã đi quá xa và quá nhanh", Bloomberg nhận định.
Phố Wall mở đầu tuần này với sự sụt giảm của một số cổ phiếu và trái phiếu. Giới quan sát cho rằng thị trường có thể đã quá hưng phấn trong thời gian qua, trước những tín hiệu cho thấy Fed sẽ sớm cắt giảm lãi suất trong năm sau.
Các thị trường đang điều chỉnh khi bước sang tháng 12. Ảnh: Bloomberg.
Quay đầu sụt giảm
"Trực giác của tôi mách bảo rằng thị trường đang đặt cược vào khả năng cắt giảm lãi suất nhiều hơn mức cần thiết, nếu xét đến những dữ liệu kinh tế của Mỹ ở thời điểm hiện tại", Bloomberg dẫn lời bà Amy Xie Patrick, Trưởng bộ phận Chiến lược thu nhập tại Pendal Group (Sydney), bình luận.
Khi thị trường điều chỉnh giảm, nỗi sợ lại bắt đầu bùng lên. Bởi nhà đầu tư đã đặt cược mạnh tay vào việc tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ chậm lại, và ngân hàng trung ương có thể dừng chính sách siết chặt tiền tệ đã kéo dài nhiều tháng qua.
Trực giác của tôi mách bảo rằng thị trường đang đặt cược vào khả năng cắt giảm lãi suất nhiều hơn mức cần thiết, nếu xét đến những dữ liệu kinh tế của Mỹ ở thời điểm hiện tại.Bà Amy Xie Patrick, Trưởng bộ phận Chiến lược thu nhập tại Pendal Group (Sydney)
Các ván cược hiện tại của thị trường thậm chí còn phản tác dụng, nếu cơ quan hoạch định chính sách của Fed chọn giữ lãi suất ở mức cao trong thời gian dài hơn.
Theo dữ liệu của CME Group, thị trường đang định giá khả năng Fed giữ nguyên lãi suất 5,25-5,5% trong cuộc họp tháng 12 lên tới 97,7%. Và 12,1% nhà đầu tư cho rằng ngân hàng trung ương Mỹ cắt giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm ngay từ cuộc họp tháng 1 năm sau.
Đến cuộc họp tháng 3 năm sau, nhà đầu tư định giá khả năng lãi suất giảm xuống vùng 5-5,25% là 52%; khả năng giảm về 4,75-5% là 6,5%.
Đa số nhà đầu tư tin rằng đến cuộc họp tháng 5/2024, Fed đã cắt giảm lãi suất từ 0,5 đến 1,5 điểm phần trăm.
Kể từ tháng 3 năm ngoái đến nay, Fed đã tăng lãi suất điều hành tổng cộng 5,25 điểm cơ bản. Những đợt tăng lãi suất mạnh tay của ngân hàng trung ương Mỹ đè nặng lên các thị trường tài chính.
Một số rủi ro
Các tín hiệu cho thấy Fed có thể nới lỏng chính sách tiền tệ đang khiến Phố Wall cực kỳ lạc quan. Mức tăng 9,1% của chỉ số chứng khoán toàn cầu MSCI thậm chí tương đương tốc độ hồi năm 2020. Thời điểm đó, các ngân hàng trung ương đã tung ra một loạt biện pháp nhằm hỗ trợ nền kinh tế trong đại dịch.
Tuy nhiên, điều này có thể đẩy thị trường vào tình trạng quá mua về mặt kỹ thuật, dẫn đến những đợt điều chỉnh mạnh trong thời gian tới.
Trong phiên giao dịch đầu tiên của tuần, chỉ số S&P 500 đã lao dốc từ mức cao nhất kể từ tháng 3/2022. Trong khi đó, chỉ số Nasdaq 100 thiên về công nghệ ghi nhận mức giảm 1% trong bối cảnh các công ty vốn hoá lớn đều giảm điểm. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm của Mỹ giảm 1 điểm cơ bản vào thứ Ba, sau khi tăng 10 điểm cơ bản trong ngày trước đó.
"Rủi ro ngắn hạn lớn nhất đối với thị trường có thể chỉ đơn giản là sau chuỗi tăng giá kéo dài một tháng, một đợt điều chỉnh giảm sẽ là điều cần thiết", Bloomberg dẫn lời chuyên gia Jason Draho tại UBS Global Wealth Management nhận xét. Ông cho rằng rất nhiều thông tin tích cực đã được thể hiện trong thị giá.
Một loạt báo cáo việc làm quan trọng sẽ được công bố trong vài ngày tới. Các nhà đầu tư có thể dựa vào những dữ liệu này để phán đoán các bước đi tiếp theo của Fed. Những con số này cũng sẽ tác động tới thị trường.
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Startup của founder Foody lặng lẽ ngừng hoạt động ở Hà NộiMột năm sau khi gọi vốn thành công 4,5 triệu USD, Cooky thu hẹp thị trường hoạt động, nay chỉ còn hiện diện tại TP.HCM.
18:28 5/12/2023
Chứng khoán 5/12: Khối ngoại bán ròng mạnh nhất kể từ đầu nămTrong ngày VN-Index giảm hơn 4 điểm, các nhà đầu tư nước ngoài mạnh tay xả ròng ra thị trường 1.600 tỷ đồng, mức cao nhất trong vòng 11 tháng qua.
16:46 5/12/2023 | Phố Wall đã quá hưng phấn?
Đợt điều chỉnh giảm vào đầu tháng 12 cho thấy các nhà đầu tư có thể đã quá lạc quan trong tháng 11. Họ đặt cược rằng Fed sẽ sớm cắt giảm lãi suất điều hành ngay vào đầu năm sau.
Mô hình thị trường răng cưa trong tháng 12 khiến các nhà đầu tư bắt đầu lo ngại. "Bởi chúng cho thấy đà tăng trưởng mạnh mẽ hồi tháng 11 có thể đã đi quá xa và quá nhanh", Bloomberg nhận định.
Phố Wall mở đầu tuần này với sự sụt giảm của một số cổ phiếu và trái phiếu. Giới quan sát cho rằng thị trường có thể đã quá hưng phấn trong thời gian qua, trước những tín hiệu cho thấy Fed sẽ sớm cắt giảm lãi suất trong năm sau.
Các thị trường đang điều chỉnh khi bước sang tháng 12. Ảnh: Bloomberg.
Quay đầu sụt giảm
"Trực giác của tôi mách bảo rằng thị trường đang đặt cược vào khả năng cắt giảm lãi suất nhiều hơn mức cần thiết, nếu xét đến những dữ liệu kinh tế của Mỹ ở thời điểm hiện tại", Bloomberg dẫn lời bà Amy Xie Patrick, Trưởng bộ phận Chiến lược thu nhập tại Pendal Group (Sydney), bình luận.
Khi thị trường điều chỉnh giảm, nỗi sợ lại bắt đầu bùng lên. Bởi nhà đầu tư đã đặt cược mạnh tay vào việc tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ chậm lại, và ngân hàng trung ương có thể dừng chính sách siết chặt tiền tệ đã kéo dài nhiều tháng qua.
Trực giác của tôi mách bảo rằng thị trường đang đặt cược vào khả năng cắt giảm lãi suất nhiều hơn mức cần thiết, nếu xét đến những dữ liệu kinh tế của Mỹ ở thời điểm hiện tại.Bà Amy Xie Patrick, Trưởng bộ phận Chiến lược thu nhập tại Pendal Group (Sydney)
Các ván cược hiện tại của thị trường thậm chí còn phản tác dụng, nếu cơ quan hoạch định chính sách của Fed chọn giữ lãi suất ở mức cao trong thời gian dài hơn.
Theo dữ liệu của CME Group, thị trường đang định giá khả năng Fed giữ nguyên lãi suất 5,25-5,5% trong cuộc họp tháng 12 lên tới 97,7%. Và 12,1% nhà đầu tư cho rằng ngân hàng trung ương Mỹ cắt giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm ngay từ cuộc họp tháng 1 năm sau.
Đến cuộc họp tháng 3 năm sau, nhà đầu tư định giá khả năng lãi suất giảm xuống vùng 5-5,25% là 52%; khả năng giảm về 4,75-5% là 6,5%.
Đa số nhà đầu tư tin rằng đến cuộc họp tháng 5/2024, Fed đã cắt giảm lãi suất từ 0,5 đến 1,5 điểm phần trăm.
Kể từ tháng 3 năm ngoái đến nay, Fed đã tăng lãi suất điều hành tổng cộng 5,25 điểm cơ bản. Những đợt tăng lãi suất mạnh tay của ngân hàng trung ương Mỹ đè nặng lên các thị trường tài chính.
Một số rủi ro
Các tín hiệu cho thấy Fed có thể nới lỏng chính sách tiền tệ đang khiến Phố Wall cực kỳ lạc quan. Mức tăng 9,1% của chỉ số chứng khoán toàn cầu MSCI thậm chí tương đương tốc độ hồi năm 2020. Thời điểm đó, các ngân hàng trung ương đã tung ra một loạt biện pháp nhằm hỗ trợ nền kinh tế trong đại dịch.
Tuy nhiên, điều này có thể đẩy thị trường vào tình trạng quá mua về mặt kỹ thuật, dẫn đến những đợt điều chỉnh mạnh trong thời gian tới.
Trong phiên giao dịch đầu tiên của tuần, chỉ số S&P 500 đã lao dốc từ mức cao nhất kể từ tháng 3/2022. Trong khi đó, chỉ số Nasdaq 100 thiên về công nghệ ghi nhận mức giảm 1% trong bối cảnh các công ty vốn hoá lớn đều giảm điểm. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm của Mỹ giảm 1 điểm cơ bản vào thứ Ba, sau khi tăng 10 điểm cơ bản trong ngày trước đó.
"Rủi ro ngắn hạn lớn nhất đối với thị trường có thể chỉ đơn giản là sau chuỗi tăng giá kéo dài một tháng, một đợt điều chỉnh giảm sẽ là điều cần thiết", Bloomberg dẫn lời chuyên gia Jason Draho tại UBS Global Wealth Management nhận xét. Ông cho rằng rất nhiều thông tin tích cực đã được thể hiện trong thị giá.
Một loạt báo cáo việc làm quan trọng sẽ được công bố trong vài ngày tới. Các nhà đầu tư có thể dựa vào những dữ liệu này để phán đoán các bước đi tiếp theo của Fed. Những con số này cũng sẽ tác động tới thị trường.
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Startup của founder Foody lặng lẽ ngừng hoạt động ở Hà NộiMột năm sau khi gọi vốn thành công 4,5 triệu USD, Cooky thu hẹp thị trường hoạt động, nay chỉ còn hiện diện tại TP.HCM.
18:28 5/12/2023
Chứng khoán 5/12: Khối ngoại bán ròng mạnh nhất kể từ đầu nămTrong ngày VN-Index giảm hơn 4 điểm, các nhà đầu tư nước ngoài mạnh tay xả ròng ra thị trường 1.600 tỷ đồng, mức cao nhất trong vòng 11 tháng qua.
16:46 5/12/2023 | |
Hơn 1 triệu người được khoanh, xóa 37.500 tỷ đồng tiền thuế | Người nộp thuế được khoanh nợ, xóa nợ là người đã chết, mất tích hoặc giải thể, phá sản, thực tế không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký, không còn khả năng nộp thuế. | Thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc vừa ký báo cáo của Chính phủ về tình hình xử lý nợ theo Nghị quyết số 94 năm 2019 của Quốc hội.
Tại báo cáo, Chính phủ cho hay tính đến hết năm 2022, cơ quan quản lý thuế đã khoanh nợ với 705.475 người nộp thuế. Tổng số tiền thuế nợ được khoanh là 29.897 tỷ đồng.
Trong đó, có 259.627 tổ chức, doanh nghiệp được khoanh nợ 27.548 tỷ đồng và 445.848 cá nhân, cá nhân kinh doanh, hộ gia đình, hộ kinh doanh được khoanh nợ 2.349 tỷ đồng.
Cơ quan quản lý thuế đã xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với 317.469 người nộp thuế là tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, hộ kinh doanh với tổng số tiền là 7.631 tỷ đồng.
Như vậy, hơn 1 triệu người nộp thuế đã được khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp với tổng số tiền hơn 37.500 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo Chính phủ, quá trình thực hiện nghị quyết có một số khó khăn nên thời gian xử lý nợ kéo dài.
Theo đó, hầu hết trường hợp phải có văn bản xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi người nộp thuế đăng ký địa chỉ hoạt động kinh doanh về việc người nộp thuế không còn hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký.
Cơ quan quản lý thuế phải thực hiện công khai danh sách người nộp thuế đề nghị xóa nợ tại trụ sở UBND xã, phường, thị trấn nơi người nộp thuế đăng ký địa chỉ hoạt động kinh doanh và tại trụ sở của cơ quan quản lý thuế.
Trong khi đó, việc xử lý nợ theo Nghị quyết 94 là xử lý với người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp phát sinh trước ngày 1/7/2020, nhiều trường hợp nợ thuế đã lâu nên hồ sơ, tài liệu bị thất lạc. Vì vậy, cơ quan quản lý thuế mất nhiều thời gian để thu thập, tìm kiếm, bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Đồng thời, việc xử lý nợ được thực hiện trong giai đoạn bùng phát của dịch bệnh Covid-19 (giai đoạn 2020-2022), nên cơ quan quản lý thuế gặp khó khăn trong thu thập, xác minh thông tin.
Nghị quyết 94 của Quốc hội quy định về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không có khả năng nộp ngân sách Nhà nước. Nghị quyết này được thực hiện trong 3 năm kể từ ngày có hiệu lực thi hành (1/7/2020).
Người nộp thuế được khoanh nợ, xóa nợ là người đã chết, mất tích hoặc giải thể, phá sản, thực tế không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký với thuế, không còn khả năng nộp thuế...
Thời gian tới, cơ quan quản lý thuế các cấp sẽ tiếp tục rà soát, xử lý khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đảm bảo đúng đối tượng, đúng thẩm quyền; hồ sơ, trình tự thủ tục chặt chẽ theo quy định. Chính phủ khẳng định sẽ đảm bảo hoàn thành xử lý nợ trong 3 năm.
Kiến nghị cho lao động nam nghỉ hưu khi 60 tuổi, nữ 55 tuổiCác hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị cho người lao động về hưu sớm theo nguyện vọng khi đã tham gia bảo hiểm xã hội đủ 15 năm, mức hưởng lương hưu theo tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội.
15:49 7/5/2023
Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế | Hơn 1 triệu người được khoanh, xóa 37.500 tỷ đồng tiền thuế
Người nộp thuế được khoanh nợ, xóa nợ là người đã chết, mất tích hoặc giải thể, phá sản, thực tế không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký, không còn khả năng nộp thuế.
Thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc vừa ký báo cáo của Chính phủ về tình hình xử lý nợ theo Nghị quyết số 94 năm 2019 của Quốc hội.
Tại báo cáo, Chính phủ cho hay tính đến hết năm 2022, cơ quan quản lý thuế đã khoanh nợ với 705.475 người nộp thuế. Tổng số tiền thuế nợ được khoanh là 29.897 tỷ đồng.
Trong đó, có 259.627 tổ chức, doanh nghiệp được khoanh nợ 27.548 tỷ đồng và 445.848 cá nhân, cá nhân kinh doanh, hộ gia đình, hộ kinh doanh được khoanh nợ 2.349 tỷ đồng.
Cơ quan quản lý thuế đã xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với 317.469 người nộp thuế là tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, hộ kinh doanh với tổng số tiền là 7.631 tỷ đồng.
Như vậy, hơn 1 triệu người nộp thuế đã được khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp với tổng số tiền hơn 37.500 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo Chính phủ, quá trình thực hiện nghị quyết có một số khó khăn nên thời gian xử lý nợ kéo dài.
Theo đó, hầu hết trường hợp phải có văn bản xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi người nộp thuế đăng ký địa chỉ hoạt động kinh doanh về việc người nộp thuế không còn hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký.
Cơ quan quản lý thuế phải thực hiện công khai danh sách người nộp thuế đề nghị xóa nợ tại trụ sở UBND xã, phường, thị trấn nơi người nộp thuế đăng ký địa chỉ hoạt động kinh doanh và tại trụ sở của cơ quan quản lý thuế.
Trong khi đó, việc xử lý nợ theo Nghị quyết 94 là xử lý với người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp phát sinh trước ngày 1/7/2020, nhiều trường hợp nợ thuế đã lâu nên hồ sơ, tài liệu bị thất lạc. Vì vậy, cơ quan quản lý thuế mất nhiều thời gian để thu thập, tìm kiếm, bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Đồng thời, việc xử lý nợ được thực hiện trong giai đoạn bùng phát của dịch bệnh Covid-19 (giai đoạn 2020-2022), nên cơ quan quản lý thuế gặp khó khăn trong thu thập, xác minh thông tin.
Nghị quyết 94 của Quốc hội quy định về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không có khả năng nộp ngân sách Nhà nước. Nghị quyết này được thực hiện trong 3 năm kể từ ngày có hiệu lực thi hành (1/7/2020).
Người nộp thuế được khoanh nợ, xóa nợ là người đã chết, mất tích hoặc giải thể, phá sản, thực tế không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký với thuế, không còn khả năng nộp thuế...
Thời gian tới, cơ quan quản lý thuế các cấp sẽ tiếp tục rà soát, xử lý khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đảm bảo đúng đối tượng, đúng thẩm quyền; hồ sơ, trình tự thủ tục chặt chẽ theo quy định. Chính phủ khẳng định sẽ đảm bảo hoàn thành xử lý nợ trong 3 năm.
Kiến nghị cho lao động nam nghỉ hưu khi 60 tuổi, nữ 55 tuổiCác hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị cho người lao động về hưu sớm theo nguyện vọng khi đã tham gia bảo hiểm xã hội đủ 15 năm, mức hưởng lương hưu theo tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội.
15:49 7/5/2023
Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế | |
Công ty của đại gia 'Đường bia' lỗ hơn trăm tỷ trong 2 năm | Trong 2 năm kinh doanh 2020-2021, Công ty CP Đường Man lỗ tổng cộng gần 144 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu theo đó cũng ở mức âm. | Công ty CP Đường Man vừa có thông báo về tình hình tài chính doanh nghiệp và hoạt động thanh toán lãi, gốc trái phiếu gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Trong đó, báo cáo tài chính được Đường Man đưa ra là năm tài chính 2021, đi kèm với công bố thông tin về việc chậm thanh toán lãi trái phiếu phát sinh cùng năm.
Cụ thể, theo báo cáo này, Đường Man cho biết hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2021 của công ty đều trong tình trạng thua lỗ. Trong đó, mức lỗ năm 2020 của doanh nghiệp này là gần 92 tỷ đồng và năm 2021 lỗ thêm 51,5 tỷ đồng. Tổng cộng trong 2 năm công bố thông tin tài chính kể trên, Đường Man lỗ gần 144 tỷ đồng.
Với khoản thua lỗ kể trên, vốn chủ sở hữu của nhà sản xuất malt bia này cũng giảm từ gần 210 tỷ đồng năm 2020 xuống còn 158,3 tỷ đồng năm 2021.
Tính đến cuối năm 2021, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của Đường Man là 8,42 lần, tương đương nợ phải trả của doanh nghiệp vào khoảng 1.332 tỷ đồng. Trong đó, tỷ lệ dư nợ trái phiếu/vốn chủ sở hữu là 1,26 lần, tương đương số dư trái phiếu cùng thời điểm là gần 200 tỷ đồng.
Tình hình tài chính của Đường Man trong giai đoạn 2020-2021. Nguồn: HNX.
Đáng chú ý, đây chính là số dư trái phiếu với mã DMBOND2017 được Đường Man phát hành ngày 20/11/2017, kỳ hạn 7 năm (đáo hạn tháng 11/2024), tổng giá trị phát hành 200 tỷ đồng.
Tại thời điểm phát hành, tài sản thế chấp của lô trái phiếu là hệ thống dây chuyền mạ vàng của Đường Man với tổng giá trị gần 160 tỷ đồng. Tuy nhiên, nghĩa vụ đảm bảo đã được thay đổi vào năm 2018 với tài sản là máy móc thiết bị, phương tiện vận tải và thiết bị văn phòng.
Cũng liên quan lô trái phiếu này, Đường Man cho biết công ty đã chậm thanh toán lãi trong kỳ thanh toán ngày 30/11/2021. Tổng số tiền phải thanh toán là gần 5,5 tỷ đồng, nhưng phải đến ngày 9/12 cùng năm, công ty mới thanh toán được cho trái chủ và đến nay mới công bố thông tin với HNX. Lý do chậm thanh toán được đưa ra là doanh nghiệp chưa thu xếp đủ nguồn tiền để thanh toán theo kế hoạch.
Công ty CP Đường Man là thành viên của Công ty TNHH Hòa Bình (Hòa Bình Group), có quy mô vốn điều lệ 277 tỷ đồng từ cuối năm 2014 và tự giới thiệu là doanh nghiệp cung cấp malt bia cho các nhà máy sản xuất bia, trong đó có Sabeco.
Về cơ cấu cổ đông, cổ đông lớn nhất của Đường Man là ông Nguyễn Hữu Đường - tức đại gia "Đường bia" - góp 244 tỷ đồng, tương ứng với 88% vốn điều lệ công ty.
Từ tháng 9/2021, đại gia "Đường bia" đã nhường lại vị trí Chủ tịch HĐQT kiêm Người đại diện theo pháp luật của công ty sang cho ông Trần Minh Thông.
Ngoài Công ty CP Đường Man, ông Nguyễn Hữu Đường hiện còn sở hữu 47,7% vốn tại Hoà Bình Group, và cũng là cổ đông lớn nhất tại công ty này. Đồng thời, vị đại gia này còn nắm 70% vốn tại Công ty CP Đầu tư và Xây dựng nhà ở xã hội Hòa Bình (Hòa Bình Social House); chủ sở hữu khách sạn dát vàng Dolce by Wyndham Hanoi Golden Lake...
Mới đây, UBND TP Hà Nội đã quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư đối với dự án nhà ở xã hội cao tầng Vĩnh Hưng. Dự án thuộc 2 đơn vị là Công ty Đầu tư kinh doanh bất động sản và thương mại Vĩnh Hưng và Công ty TNHH Hòa Bình đều thuộc sở hữu của Đại gia "Đường bia".
Dự án có tổng số vốn đầu tư khoảng 1.183,4 tỷ đồng, được xây dựng tại số 4-6-8 ngõ 321 phố Vĩnh Hưng, phường Thanh Trì, Hoàng Mai. Quy mô sử dụng đất của công trình khoảng 4.516 m2 với chiều cao 31 tầng. Tiến độ thực hiện dự án sẽ kéo dài từ quý II/2023 đến quý IV/2025.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về doanh nhân, câu chuyện kinh doanh, khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, kinh nghiệm quản trị... tại Tủ sách doanh nhân. Những cuốn sách được chia sẻ bởi các doanh nhân nổi tiếng thế giới như Bill Gate, Warren Buffett, Elon Musk...
VEAM sắp chi gần 5.000 tỷ đồng tiền mặt trả cổ tứcVới hơn 1,3 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, dự kiến VEAM phải chi gần 5.000 tỷ đồng để trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông với tỷ lệ 37,3%.
16:29 1/6/2023
Con gái ông Bùi Thành Nhơn muốn mua 3,45 triệu cổ phiếu NovalandƯớc tính bà Bùi Cao Ngọc Quỳnh cần chi hơn 45 tỷ cho thương vụ này để nắm giữ tổng cộng 25 triệu cổ phần NVL, tương đương 1,2% vốn điều lệ công ty.
10:04 30/5/2023 | Công ty của đại gia 'Đường bia' lỗ hơn trăm tỷ trong 2 năm
Trong 2 năm kinh doanh 2020-2021, Công ty CP Đường Man lỗ tổng cộng gần 144 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu theo đó cũng ở mức âm.
Công ty CP Đường Man vừa có thông báo về tình hình tài chính doanh nghiệp và hoạt động thanh toán lãi, gốc trái phiếu gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Trong đó, báo cáo tài chính được Đường Man đưa ra là năm tài chính 2021, đi kèm với công bố thông tin về việc chậm thanh toán lãi trái phiếu phát sinh cùng năm.
Cụ thể, theo báo cáo này, Đường Man cho biết hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2021 của công ty đều trong tình trạng thua lỗ. Trong đó, mức lỗ năm 2020 của doanh nghiệp này là gần 92 tỷ đồng và năm 2021 lỗ thêm 51,5 tỷ đồng. Tổng cộng trong 2 năm công bố thông tin tài chính kể trên, Đường Man lỗ gần 144 tỷ đồng.
Với khoản thua lỗ kể trên, vốn chủ sở hữu của nhà sản xuất malt bia này cũng giảm từ gần 210 tỷ đồng năm 2020 xuống còn 158,3 tỷ đồng năm 2021.
Tính đến cuối năm 2021, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của Đường Man là 8,42 lần, tương đương nợ phải trả của doanh nghiệp vào khoảng 1.332 tỷ đồng. Trong đó, tỷ lệ dư nợ trái phiếu/vốn chủ sở hữu là 1,26 lần, tương đương số dư trái phiếu cùng thời điểm là gần 200 tỷ đồng.
Tình hình tài chính của Đường Man trong giai đoạn 2020-2021. Nguồn: HNX.
Đáng chú ý, đây chính là số dư trái phiếu với mã DMBOND2017 được Đường Man phát hành ngày 20/11/2017, kỳ hạn 7 năm (đáo hạn tháng 11/2024), tổng giá trị phát hành 200 tỷ đồng.
Tại thời điểm phát hành, tài sản thế chấp của lô trái phiếu là hệ thống dây chuyền mạ vàng của Đường Man với tổng giá trị gần 160 tỷ đồng. Tuy nhiên, nghĩa vụ đảm bảo đã được thay đổi vào năm 2018 với tài sản là máy móc thiết bị, phương tiện vận tải và thiết bị văn phòng.
Cũng liên quan lô trái phiếu này, Đường Man cho biết công ty đã chậm thanh toán lãi trong kỳ thanh toán ngày 30/11/2021. Tổng số tiền phải thanh toán là gần 5,5 tỷ đồng, nhưng phải đến ngày 9/12 cùng năm, công ty mới thanh toán được cho trái chủ và đến nay mới công bố thông tin với HNX. Lý do chậm thanh toán được đưa ra là doanh nghiệp chưa thu xếp đủ nguồn tiền để thanh toán theo kế hoạch.
Công ty CP Đường Man là thành viên của Công ty TNHH Hòa Bình (Hòa Bình Group), có quy mô vốn điều lệ 277 tỷ đồng từ cuối năm 2014 và tự giới thiệu là doanh nghiệp cung cấp malt bia cho các nhà máy sản xuất bia, trong đó có Sabeco.
Về cơ cấu cổ đông, cổ đông lớn nhất của Đường Man là ông Nguyễn Hữu Đường - tức đại gia "Đường bia" - góp 244 tỷ đồng, tương ứng với 88% vốn điều lệ công ty.
Từ tháng 9/2021, đại gia "Đường bia" đã nhường lại vị trí Chủ tịch HĐQT kiêm Người đại diện theo pháp luật của công ty sang cho ông Trần Minh Thông.
Ngoài Công ty CP Đường Man, ông Nguyễn Hữu Đường hiện còn sở hữu 47,7% vốn tại Hoà Bình Group, và cũng là cổ đông lớn nhất tại công ty này. Đồng thời, vị đại gia này còn nắm 70% vốn tại Công ty CP Đầu tư và Xây dựng nhà ở xã hội Hòa Bình (Hòa Bình Social House); chủ sở hữu khách sạn dát vàng Dolce by Wyndham Hanoi Golden Lake...
Mới đây, UBND TP Hà Nội đã quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư đối với dự án nhà ở xã hội cao tầng Vĩnh Hưng. Dự án thuộc 2 đơn vị là Công ty Đầu tư kinh doanh bất động sản và thương mại Vĩnh Hưng và Công ty TNHH Hòa Bình đều thuộc sở hữu của Đại gia "Đường bia".
Dự án có tổng số vốn đầu tư khoảng 1.183,4 tỷ đồng, được xây dựng tại số 4-6-8 ngõ 321 phố Vĩnh Hưng, phường Thanh Trì, Hoàng Mai. Quy mô sử dụng đất của công trình khoảng 4.516 m2 với chiều cao 31 tầng. Tiến độ thực hiện dự án sẽ kéo dài từ quý II/2023 đến quý IV/2025.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về doanh nhân, câu chuyện kinh doanh, khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, kinh nghiệm quản trị... tại Tủ sách doanh nhân. Những cuốn sách được chia sẻ bởi các doanh nhân nổi tiếng thế giới như Bill Gate, Warren Buffett, Elon Musk...
VEAM sắp chi gần 5.000 tỷ đồng tiền mặt trả cổ tứcVới hơn 1,3 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, dự kiến VEAM phải chi gần 5.000 tỷ đồng để trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông với tỷ lệ 37,3%.
16:29 1/6/2023
Con gái ông Bùi Thành Nhơn muốn mua 3,45 triệu cổ phiếu NovalandƯớc tính bà Bùi Cao Ngọc Quỳnh cần chi hơn 45 tỷ cho thương vụ này để nắm giữ tổng cộng 25 triệu cổ phần NVL, tương đương 1,2% vốn điều lệ công ty.
10:04 30/5/2023 | |
Giá vàng trong nước tiếp tục đi ngang | Giá vàng hôm nay (2/5) duy trì xu hướng đi ngang mốc 67,2 triệu đồng/lượng khi kỳ nghỉ lễ kéo dài, nhà đầu tư thế giới cũng đang chờ đợi thông tin lãi suất từ Mỹ. | Giá vàng trong nước giữ chiều hướng đi ngang xuyên suốt kỳ nghỉ lễ kéo dài. Ảnh: Chí Hùng.
Mở cửa phiên giao dịch hôm nay, giá vàng trong nước giữ chiều hướng đi ngang khi sức mua yếu, nhà đầu tư vẫn đang trong kỳ nghỉ lễ kéo dài.
Cụ thể, giá vàng SJC được các doanh nghiệp niêm yết ở mốc 67,2 triệu đồng/lượng, không thay đổi so với hôm qua và tiếp tục thiết lập chuỗi ngày đi ngang dài nhất trong 1 tháng trở lại đây.
Cụ thể, giá vàng miếng SJC do Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) ở mức 66,6 - 67,2 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Đây là mức giá đi ngang liên tục suốt 5 ngày kể từ trưa 28/4.
Mức giá mua - bán của vàng miếng tại Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) và Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI cũng bằng với giá niêm yết vàng miếng tại SJC và đi ngang so với phiên liền trước.
Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng miếng ở mức 66,62 - 67,15 triệu đồng/lượng; Tập đoàn Phú Quý niêm yết ở 66,55 - 67,15 triệu đồng/lượng; Mi Hồng đưa ra mức 66,5 - 67,1 triệu đồng/lượng... Tất cả đều không đổi so với phiên liền trước.
Tương tự, giá vàng trang sức, giá vàng nhẫn 24K các loại tại các doanh nghiệp vàng tiếp tục có xu hướng đi ngang khi mở cửa giao dịch vào hôm nay.
Trong đó, giá vàng nhẫn SJC loại 99,99% hiện phổ biến giao dịch ở mức 55,7 - 56,7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), không đổi so với phiên liền trước. PNJ cũng đang chấp nhận mua vào vàng nhẫn ở mức 55,9 triệu đồng/lượng và bán ra ở 57 triệu đồng/lượng, đi ngang so với phiên liền trước.
Tập đoàn Phú Quý đưa ra mức 55,95 - 56,85 triệu đồng/lượng cho mặt hàng nhẫn tròn trơn 24K 99,99%, tăng 100.000 đồng cả hai chiều. Trong khi giá vàng Rồng Thăng Long tại Bảo Tín Minh Châu phổ biến ở 55,88 - 56,83 triệu đồng/lượng, giảm 20.000 đồng/lượng.
Trên thế giới, giá vàng giao ngay hiện neo ở mức 1.982 USD/ounce. Quy đổi ra tiền Việt, giá vàng thế giới tương đương 56,5 triệu đồng/lượng, thấp hơn gần 11 triệu đồng/lượng so với vàng miếng SJC và vẫn kém giá bán của vàng nhẫn, vàng trang sức trong nước khoảng 200.000-350.000 đồng/lượng.
Tuy vàng được biết đến như một công cụ phòng ngừa lạm phát nhưng khi lãi suất tăng, đồng USD thường tăng giá khiến giá vàng thế giới hôm nay rơi vào thế bất lợi.
Giá vàng thế giới giảm mạnh trong bối cảnh giới phân tích lẫn nhà đầu tư đều cho rằng kim loại quý chưa thể vượt qua được vùng 2.000 USD/ounce trong ngắn hạn. Dù vậy, thị trường đang chờ đợi những thông tin tiếp theo vào tuần này xung quanh diễn biến điều chỉnh lãi suất của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và diễn biến của đồng USD.
Jim Wyckoff, nhà phân tích cao cấp tại Kitco.com, cho biết dữ liệu kinh tế và thông tin hoạt động ngân hàng tốt lên đã đánh sập thị trường vàng, thúc đẩy đồng USD tăng giá dữ dội, khiến kim loại quý này trở nên kém hấp dẫn nhà đầu tư.
Cuộc họp của Fed vào giữa tuần này cũng được cho là sẽ đưa ra quyết định tăng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm nhằm tiếp tục kéo giảm lạm phát.
Các nhà đầu tư đang tập trung vào cuộc họp báo của Chủ tịch Fed Jerome Powell để đánh giá xem những bình luận của ông có đẩy lùi kỳ vọng của thị trường về việc giảm lãi suất vào cuối năm 2023 hay không.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Giá vàng trầm lắng trong kỳ nghỉ lễ kéo dàiGiá vàng miếng SJC kết thúc tuần làm việc không có biến động mạnh, tăng 150.000 đồng/lượng so với tuần trước, vàng nhẫn 99,99 tiếp tục đi ngang sát mốc 57 triệu đồng/lượng.
12:13 29/4/2023
Giá vàng dự báo giảm tiếp tuần nàySau phiên sụt giảm vào cuối tuần trước, giá vàng được giới chuyên gia và nhà đầu tư dự báo có thể giảm tiếp tuần này.
11:35 24/4/2023 | Giá vàng trong nước tiếp tục đi ngang
Giá vàng hôm nay (2/5) duy trì xu hướng đi ngang mốc 67,2 triệu đồng/lượng khi kỳ nghỉ lễ kéo dài, nhà đầu tư thế giới cũng đang chờ đợi thông tin lãi suất từ Mỹ.
Giá vàng trong nước giữ chiều hướng đi ngang xuyên suốt kỳ nghỉ lễ kéo dài. Ảnh: Chí Hùng.
Mở cửa phiên giao dịch hôm nay, giá vàng trong nước giữ chiều hướng đi ngang khi sức mua yếu, nhà đầu tư vẫn đang trong kỳ nghỉ lễ kéo dài.
Cụ thể, giá vàng SJC được các doanh nghiệp niêm yết ở mốc 67,2 triệu đồng/lượng, không thay đổi so với hôm qua và tiếp tục thiết lập chuỗi ngày đi ngang dài nhất trong 1 tháng trở lại đây.
Cụ thể, giá vàng miếng SJC do Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) ở mức 66,6 - 67,2 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Đây là mức giá đi ngang liên tục suốt 5 ngày kể từ trưa 28/4.
Mức giá mua - bán của vàng miếng tại Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) và Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI cũng bằng với giá niêm yết vàng miếng tại SJC và đi ngang so với phiên liền trước.
Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng miếng ở mức 66,62 - 67,15 triệu đồng/lượng; Tập đoàn Phú Quý niêm yết ở 66,55 - 67,15 triệu đồng/lượng; Mi Hồng đưa ra mức 66,5 - 67,1 triệu đồng/lượng... Tất cả đều không đổi so với phiên liền trước.
Tương tự, giá vàng trang sức, giá vàng nhẫn 24K các loại tại các doanh nghiệp vàng tiếp tục có xu hướng đi ngang khi mở cửa giao dịch vào hôm nay.
Trong đó, giá vàng nhẫn SJC loại 99,99% hiện phổ biến giao dịch ở mức 55,7 - 56,7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), không đổi so với phiên liền trước. PNJ cũng đang chấp nhận mua vào vàng nhẫn ở mức 55,9 triệu đồng/lượng và bán ra ở 57 triệu đồng/lượng, đi ngang so với phiên liền trước.
Tập đoàn Phú Quý đưa ra mức 55,95 - 56,85 triệu đồng/lượng cho mặt hàng nhẫn tròn trơn 24K 99,99%, tăng 100.000 đồng cả hai chiều. Trong khi giá vàng Rồng Thăng Long tại Bảo Tín Minh Châu phổ biến ở 55,88 - 56,83 triệu đồng/lượng, giảm 20.000 đồng/lượng.
Trên thế giới, giá vàng giao ngay hiện neo ở mức 1.982 USD/ounce. Quy đổi ra tiền Việt, giá vàng thế giới tương đương 56,5 triệu đồng/lượng, thấp hơn gần 11 triệu đồng/lượng so với vàng miếng SJC và vẫn kém giá bán của vàng nhẫn, vàng trang sức trong nước khoảng 200.000-350.000 đồng/lượng.
Tuy vàng được biết đến như một công cụ phòng ngừa lạm phát nhưng khi lãi suất tăng, đồng USD thường tăng giá khiến giá vàng thế giới hôm nay rơi vào thế bất lợi.
Giá vàng thế giới giảm mạnh trong bối cảnh giới phân tích lẫn nhà đầu tư đều cho rằng kim loại quý chưa thể vượt qua được vùng 2.000 USD/ounce trong ngắn hạn. Dù vậy, thị trường đang chờ đợi những thông tin tiếp theo vào tuần này xung quanh diễn biến điều chỉnh lãi suất của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và diễn biến của đồng USD.
Jim Wyckoff, nhà phân tích cao cấp tại Kitco.com, cho biết dữ liệu kinh tế và thông tin hoạt động ngân hàng tốt lên đã đánh sập thị trường vàng, thúc đẩy đồng USD tăng giá dữ dội, khiến kim loại quý này trở nên kém hấp dẫn nhà đầu tư.
Cuộc họp của Fed vào giữa tuần này cũng được cho là sẽ đưa ra quyết định tăng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm nhằm tiếp tục kéo giảm lạm phát.
Các nhà đầu tư đang tập trung vào cuộc họp báo của Chủ tịch Fed Jerome Powell để đánh giá xem những bình luận của ông có đẩy lùi kỳ vọng của thị trường về việc giảm lãi suất vào cuối năm 2023 hay không.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Giá vàng trầm lắng trong kỳ nghỉ lễ kéo dàiGiá vàng miếng SJC kết thúc tuần làm việc không có biến động mạnh, tăng 150.000 đồng/lượng so với tuần trước, vàng nhẫn 99,99 tiếp tục đi ngang sát mốc 57 triệu đồng/lượng.
12:13 29/4/2023
Giá vàng dự báo giảm tiếp tuần nàySau phiên sụt giảm vào cuối tuần trước, giá vàng được giới chuyên gia và nhà đầu tư dự báo có thể giảm tiếp tuần này.
11:35 24/4/2023 | |
Vingroup sắp phát hành gần 10 triệu cổ phiếu ESOP | Các cán bộ quản lý chủ chốt của Vingroup và công ty con sẽ được mua gần 10 triệu cổ phiếu ESOP với giá ưu đãi chưa tới 1/4 thị giá cổ phiếu VIC. | Công ty CP Tập đoàn Vingroup (HoSE: VIC) vừa thông báo phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty (ESOP).
Số lượng cổ phiếu dự kiến phát hành trong đợt này là 9,88 triệu đơn vị, chiếm tỷ lệ 0,26% tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Giá phát hành là 10.000 đồng/cổ phiếu.
Theo kế hoạch, số cổ phiếu này sẽ được phát hành cho các cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý chủ chốt của tập đoàn và các công ty con nhằm ghi nhận đóng góp, cống hiến của cán bộ lãnh đạo cho sự phát triển của tập đoàn. Đồng thời nhằm khuyến khích, tạo động lực, nâng cao vai trò, trách nhiệm và gắn kết, giữ chân nhân sự chủ chốt, chất lượng cao của Vingroup.
Với giá phát hành 10.000 đồng/cổ phiếu, Vingroup dự kiến thu về gần 99 tỷ đồng từ đợt phát hành này. Cổ phiếu sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm kể từ ngày kết thúc việc phát hành. Thời gian nhận tiền mua cổ phiếu trong vòng 10 ngày, từ 11/12 đến 21/12.
Biến động của cổ phiếu VIC trong 1 năm qua. Nguồn: FireAnt.
Đáng chú ý, mức giá phát hành cổ phiếu ESOP kể trên của Vingroup chỉ tương đương 1/4 so với thị giá hiện tại của cổ phiếu này giao dịch trên sàn chứng khoán. Chốt phiên 11/12, cổ phiếu VIC đã tăng 2,56%, đóng cửa ở 44.050 đồng/cổ phiếu, tương đương cao gấp 4,4 lần giá phát hành ESOP.
Trong năm nay, cổ phiếu VIC từng đạt mức giá 75.600 đồng/ đơn vị vào ngày 16/8 khi được hưởng lợi từ thông tin VinFast niêm yết trên sàn chứng khoán Nasdaq (Mỹ). Tuy nhiên, cùng với biến động bất lợi của thị trường chung, giá hiện tại của VIC đã giảm gần 42% từ mức đỉnh này.
Tại Vingroup, hiện ông Phạm Nhật Vượng vẫn đang sở hữu 691,27 triệu cổ phiếu VIC, tương đương 17,87% vốn tập đoàn. Bên cạnh đó, bà Phạm Thu Hương (vợ ông Vượng), Phó chủ tịch HĐQT cũng nắm 169,94 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 4,39%.
Ngoài ra, các cổ đông tổ chức có liên quan ông Vượng cũng đang nắm lượng lớn cổ phiếu VIC như Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam sở hữu gần 1,3 tỷ cổ phiếu (32,57%); Công ty CP Quản lý và Đầu tư bất động sản VMI sở hữu 243,46 triệu cổ phiếu (6,29%) và Công ty CP Di chuyển xanh và Thông minh GSM sở hữu 50,76 triệu cổ phiếu (1,31%).
Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Znews tại Tủ sách kinh tế
T&T Group khởi công dự án đô thị hơn 1.000 tỷ đồng tại Cà MauNgày 10/12, UBND tỉnh Cà Mau và Tập đoàn T&T Group khởi công dự án đầu tư xây dựng nhà ở Khu đô thị mới khóm 5 với quy mô gần 23 ha và tổng vốn đầu tư trên 1.000 tỷ đồng.
15:00 11/12/2023
Bitcoin bất ngờ bị bán tháo, thổi bay 50 tỷ USD vốn hóaGiá đồng tiền số đã giảm xuống còn 41.640 USD/BTC. Áp lực điều chỉnh của thị trường tiền mã hóa đã khiến các nhà đầu tư thiệt hại 409 triệu USD trên kênh phái sinh.
14:57 11/12/2023 | Vingroup sắp phát hành gần 10 triệu cổ phiếu ESOP
Các cán bộ quản lý chủ chốt của Vingroup và công ty con sẽ được mua gần 10 triệu cổ phiếu ESOP với giá ưu đãi chưa tới 1/4 thị giá cổ phiếu VIC.
Công ty CP Tập đoàn Vingroup (HoSE: VIC) vừa thông báo phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty (ESOP).
Số lượng cổ phiếu dự kiến phát hành trong đợt này là 9,88 triệu đơn vị, chiếm tỷ lệ 0,26% tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Giá phát hành là 10.000 đồng/cổ phiếu.
Theo kế hoạch, số cổ phiếu này sẽ được phát hành cho các cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý chủ chốt của tập đoàn và các công ty con nhằm ghi nhận đóng góp, cống hiến của cán bộ lãnh đạo cho sự phát triển của tập đoàn. Đồng thời nhằm khuyến khích, tạo động lực, nâng cao vai trò, trách nhiệm và gắn kết, giữ chân nhân sự chủ chốt, chất lượng cao của Vingroup.
Với giá phát hành 10.000 đồng/cổ phiếu, Vingroup dự kiến thu về gần 99 tỷ đồng từ đợt phát hành này. Cổ phiếu sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm kể từ ngày kết thúc việc phát hành. Thời gian nhận tiền mua cổ phiếu trong vòng 10 ngày, từ 11/12 đến 21/12.
Biến động của cổ phiếu VIC trong 1 năm qua. Nguồn: FireAnt.
Đáng chú ý, mức giá phát hành cổ phiếu ESOP kể trên của Vingroup chỉ tương đương 1/4 so với thị giá hiện tại của cổ phiếu này giao dịch trên sàn chứng khoán. Chốt phiên 11/12, cổ phiếu VIC đã tăng 2,56%, đóng cửa ở 44.050 đồng/cổ phiếu, tương đương cao gấp 4,4 lần giá phát hành ESOP.
Trong năm nay, cổ phiếu VIC từng đạt mức giá 75.600 đồng/ đơn vị vào ngày 16/8 khi được hưởng lợi từ thông tin VinFast niêm yết trên sàn chứng khoán Nasdaq (Mỹ). Tuy nhiên, cùng với biến động bất lợi của thị trường chung, giá hiện tại của VIC đã giảm gần 42% từ mức đỉnh này.
Tại Vingroup, hiện ông Phạm Nhật Vượng vẫn đang sở hữu 691,27 triệu cổ phiếu VIC, tương đương 17,87% vốn tập đoàn. Bên cạnh đó, bà Phạm Thu Hương (vợ ông Vượng), Phó chủ tịch HĐQT cũng nắm 169,94 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 4,39%.
Ngoài ra, các cổ đông tổ chức có liên quan ông Vượng cũng đang nắm lượng lớn cổ phiếu VIC như Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam sở hữu gần 1,3 tỷ cổ phiếu (32,57%); Công ty CP Quản lý và Đầu tư bất động sản VMI sở hữu 243,46 triệu cổ phiếu (6,29%) và Công ty CP Di chuyển xanh và Thông minh GSM sở hữu 50,76 triệu cổ phiếu (1,31%).
Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Znews tại Tủ sách kinh tế
T&T Group khởi công dự án đô thị hơn 1.000 tỷ đồng tại Cà MauNgày 10/12, UBND tỉnh Cà Mau và Tập đoàn T&T Group khởi công dự án đầu tư xây dựng nhà ở Khu đô thị mới khóm 5 với quy mô gần 23 ha và tổng vốn đầu tư trên 1.000 tỷ đồng.
15:00 11/12/2023
Bitcoin bất ngờ bị bán tháo, thổi bay 50 tỷ USD vốn hóaGiá đồng tiền số đã giảm xuống còn 41.640 USD/BTC. Áp lực điều chỉnh của thị trường tiền mã hóa đã khiến các nhà đầu tư thiệt hại 409 triệu USD trên kênh phái sinh.
14:57 11/12/2023 | |
Hàng loạt doanh nghiệp chậm trả gốc và lãi trái phiếu | Chỉ trong nửa tháng qua, một công ty bất động sản đã thông báo về việc chậm trả gốc và lãi 4 lô trái phiếu có trị giá gần 100 tỷ đồng. | Chỉ trong tháng 5, một doanh nghiệp bất động sản hàng đầu ở phía nam đã có 4 thông báo về việc thanh toán chậm và chưa trả gốc, lãi trái phiếu liên quan tới 4 lô trái phiếu với tổng trị giá gần 90 tỷ đồng.
Liên tục thông báo chậm trả
Cụ thể, vào ngày 19/5, công ty này thông báo chậm thanh toán gốc và lãi của lô trái phiếu H79CH2123021 trong kỳ thanh toán vào ngày 18/5. Đây là lô trái phiếu có kỳ hạn 2 năm, ngày phát hành vào 18/8/2021. Khối lượng đang lưu hành là 405 triệu trái phiếu với tổng số tiền phải thanh toán là 11,56 tỷ đồng.
Tuy nhiên, công ty mới chỉ thanh toán được 2,3 tỷ đồng, còn nợ 9,26 tỷ đồng. Lý do được đưa ra là tín dụng bị siết chặt, thị trường vốn khác như chứng khoán, trái phiếu bị nhiều tác động không tích cực dẫn đến nguồn tiền thanh toán ảnh hưởng so với kế hoạch.
Công ty này cũng đưa ra kế hoạch thanh toán dự kiến vào 3 đợt. Đợt 1 vào ngày 15/6 sẽ thanh toán 2,3 tỷ đồng; đợt 2 và đợt 3 sẽ thanh toán 3,4 tỷ đồng lần lượt vào ngày 10/7 và 28/7. Như vậy, nếu công ty thực hiện đúng kế hoạch, nhà đầu tư tới cuối tháng 7 sẽ nhận được đủ tiền gốc và lãi từ lô trái phiếu này.
Chỉ trong vòng nửa tháng, một doanh nghiệp bất động sản ở TP.HCM đã có 4 thông báo về hoạt động thanh toán chậm và chưa trả gốc, lãi trái phiếu của nhà đầu tư. Ảnh: Chí Hùng.
Đến ngày 23/5, công ty này tiếp tục thông báo tới Sở Giao dịch và Chứng khoán Hà Nội (HNX) về việc chậm thanh toán lô trái phiếu BOND.HTL-BMC.2020. Lô trái phiếu này có kỳ hạn 3 năm, phát hành từ 22/5/2020 với khối lượng đang lưu hành là 60 triệu trái phiếu. Tổng số tiền thanh toán gốc và lãi là 61,39 tỷ đồng.
Tương tự, công ty cho biết chậm thanh toán do các yếu tố thị trường nên chưa thu xếp kịp nguồn tiền. Công ty đưa phương án sẽ chia làm 3 đợt thanh toán trả cổ đông cho lô trái phiếu này.
Đợt 1 trả vào ngày 22/6 sẽ thanh toán tổng tiền lãi trái phiếu đến hạn và lãi phạt chậm; đợt 2 vào ngày 22/11 trả 50% tiền gốc trái phiếu đến hạn và lãi phạt chậm trả; đợt 3 trả vào ngày 22/5 sẽ thanh toán đủ 50% còn lại tiền gốc trái phiếu đến hạn và lãi phạt chậm trả.
Công ty bất động sản này còn chậm trả gốc và lãi của lô trái phiếu HTL-H2023-005 với số lượng 300 triệu trái phiếu, được phát hành ngày 28/8/2020 kỳ hạn 3 năm. Lý do là chưa thu xếp đầy đủ nguồn thanh toán.
Tổng số tiền phải trả cho lô trái phiếu này là 8,7 tỷ đồng vào ngày 29/5. Hiện công ty mới chỉ đưa ra kế hoạch dự kiến thanh toán đầy đủ toàn bộ số tiền lãi và tiền lãi chậm trả phát sinh vào ngày 30/5.
Tương tự với lô trái phiếu HTL-H2023-010 trị giá gần 6 tỷ đồng phải thanh toán vào 31/5, phương án thanh toán cho nhà đầu tư được đưa ra theo lộ trình: 30% lãi trái phiếu sẽ được trả chậm nhất vào ngày 28/6; 30% lãi trái phiếu được trả tiếp chậm nhất vào ngày 29/7 và 40% lãi trái phiếu, lãi phạt chậm trả nốt chậm nhất vào 22/8.
Lô HTL-H2023-010 có 200 triệu trái phiếu đang lưu hành, kỳ hạn 3 năm, ngày phát hành là 31/8/2020.
Thêm hàng loạt doanh nghiệp chậm thanh toán
Khảo sát trên cổng thông tin của HNX cho thấy có rất nhiều doanh nghiệp đã đưa ra thông báo chậm trả gốc trái phiếu.
Ngày 27/5, Công ty CP Thái Sơn - Long An cũng đã thông báo về việc chưa thanh toán hai lô trái phiếu TSLCH2129001 và TSLCH2129002 với trị giá 668,7 tỷ đồng. Ngày dự kiến thanh toán là 9/6 nhưng hiện công ty vẫn chưa thu xếp được nguồn vốn để trả nhà đầu tư.
Nhiều doanh nghiệp ra thông báo chậm thanh toán các lô trái phiếu đến kỳ hạn phải thanh toán. Ảnh: Chí Hùng.
Trước đó, ngày 25/5, Công ty CP BCG Energy cũng đã thông báo về việc chưa thanh toán lô trái phiếu EBCCH2124003. Đây là lô trái phiếu có giá trị 1.500 tỷ đồng được phát hành vào ngày 24/5/2021 với kỳ hạn 3 năm.
Dư nợ đến ngày thông báo là 1.500 tỷ đồng; lãi chậm thanh toán là 104 tỷ đồng. Hiện công ty vẫn đang lên phương án để đàm phán với nhà đầu tư về thời hạn thanh toán mới.
Một doanh nghiệp khác là Công ty CP Fuji Nutri Food cũng đưa ra thông báo vào ngày 13/5 về việc chậm trả lãi cho lô trái phiếu mã FNFCH2223001 phát hành vào tháng 8/2022. Hai kỳ trả lãi của lô trái phiếu này theo kế hoạch là vào 12/2 và 12/5, tổng giá trị khoảng 49,6 tỷ đồng.
Tuy nhiên, công ty đã không thể trả được các khoản tiền này với lý do chưa thu xếp kịp nguồn thanh toán. Ngày thanh toán dự kiến theo văn bản thông báo là 15/6 tới.
Hay Công ty CP Đầu tư Hải Phát và Công ty CP Đầu tư An Khải Hưng cũng đã thông báo về kế hoạch gia hạn thời gian thanh toán gốc và lãi cho các lô trái phiếu lần lượt là HPXH2123008 và AKHCH2123001.
Đáng lưu ý, để gia hạn thời gian thanh toán, Công ty CP Đầu tư An Khải Hưng đã đồng ý chi trả mức lãi suất 112% của lãi suất trái phiếu cho nhà đầu tư. Trong khi đó, mức lãi suất mà Công ty CP Đầu tư Hải Phát đưa ra là 11%/năm do đây là đã là lãi kỳ 6 của lô trái phiếu này.
Ngoài các doanh nghiệp trên, theo thống kê của HNX, trong tháng 5 đã có gần 30 doanh nghiệp công bố thông tin với nội dung chậm trả gốc, lãi trái phiếu với số tiền lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
Theo các chuyên gia phân tích tại VNDirect, đây là giai đoạn cao điểm khi áp lực thanh toán đang bắt đầu dồn dập trở lại cho đến tháng 9 với con số đến hạn vượt 1 tỷ USD. Tổng số dư trái phiếu đáo hạn dự kiến trong năm nay vào khoảng 285.178 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, cũng liên quan hoạt động phát hành trái phiếu, Bộ Tài chính cho biết kể từ khi Nghị định 08 được ban hành đã có 15 doanh nghiệp phát hành khối lượng 26,4 nghìn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường. Trong khi giai đoạn cuối năm 2022 và 2 tháng đầu năm 2023, hầu như không có doanh nghiệp nào phát hành được.
Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy tác động chính sách đang giúp các doanh nghiệp và các nhà đầu tư có niềm tin và bắt đầu quay trở lại thị trường. Nhiều doanh nghiệp cũng đã đàm phán thành công với các nhà đầu tư trong xử lý vướng mắc về quá trình thanh khoản, dòng tiền khi trái phiếu đến hạn. Kỳ vọng trong thời gian tới, thị trường này sẽ có những điều chỉnh và bắt đầu đi lên một cách bền vững.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Công ty của đại gia 'Đường bia' lỗ hơn trăm tỷ trong 2 nămTrong 2 năm kinh doanh 2020-2021, Công ty CP Đường Man lỗ tổng cộng gần 144 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu theo đó cũng ở mức âm.
19:07 1/6/2023
VEAM sắp chi gần 5.000 tỷ đồng tiền mặt trả cổ tứcVới hơn 1,3 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, dự kiến VEAM phải chi gần 5.000 tỷ đồng để trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông với tỷ lệ 37,3%.
16:29 1/6/2023 | Hàng loạt doanh nghiệp chậm trả gốc và lãi trái phiếu
Chỉ trong nửa tháng qua, một công ty bất động sản đã thông báo về việc chậm trả gốc và lãi 4 lô trái phiếu có trị giá gần 100 tỷ đồng.
Chỉ trong tháng 5, một doanh nghiệp bất động sản hàng đầu ở phía nam đã có 4 thông báo về việc thanh toán chậm và chưa trả gốc, lãi trái phiếu liên quan tới 4 lô trái phiếu với tổng trị giá gần 90 tỷ đồng.
Liên tục thông báo chậm trả
Cụ thể, vào ngày 19/5, công ty này thông báo chậm thanh toán gốc và lãi của lô trái phiếu H79CH2123021 trong kỳ thanh toán vào ngày 18/5. Đây là lô trái phiếu có kỳ hạn 2 năm, ngày phát hành vào 18/8/2021. Khối lượng đang lưu hành là 405 triệu trái phiếu với tổng số tiền phải thanh toán là 11,56 tỷ đồng.
Tuy nhiên, công ty mới chỉ thanh toán được 2,3 tỷ đồng, còn nợ 9,26 tỷ đồng. Lý do được đưa ra là tín dụng bị siết chặt, thị trường vốn khác như chứng khoán, trái phiếu bị nhiều tác động không tích cực dẫn đến nguồn tiền thanh toán ảnh hưởng so với kế hoạch.
Công ty này cũng đưa ra kế hoạch thanh toán dự kiến vào 3 đợt. Đợt 1 vào ngày 15/6 sẽ thanh toán 2,3 tỷ đồng; đợt 2 và đợt 3 sẽ thanh toán 3,4 tỷ đồng lần lượt vào ngày 10/7 và 28/7. Như vậy, nếu công ty thực hiện đúng kế hoạch, nhà đầu tư tới cuối tháng 7 sẽ nhận được đủ tiền gốc và lãi từ lô trái phiếu này.
Chỉ trong vòng nửa tháng, một doanh nghiệp bất động sản ở TP.HCM đã có 4 thông báo về hoạt động thanh toán chậm và chưa trả gốc, lãi trái phiếu của nhà đầu tư. Ảnh: Chí Hùng.
Đến ngày 23/5, công ty này tiếp tục thông báo tới Sở Giao dịch và Chứng khoán Hà Nội (HNX) về việc chậm thanh toán lô trái phiếu BOND.HTL-BMC.2020. Lô trái phiếu này có kỳ hạn 3 năm, phát hành từ 22/5/2020 với khối lượng đang lưu hành là 60 triệu trái phiếu. Tổng số tiền thanh toán gốc và lãi là 61,39 tỷ đồng.
Tương tự, công ty cho biết chậm thanh toán do các yếu tố thị trường nên chưa thu xếp kịp nguồn tiền. Công ty đưa phương án sẽ chia làm 3 đợt thanh toán trả cổ đông cho lô trái phiếu này.
Đợt 1 trả vào ngày 22/6 sẽ thanh toán tổng tiền lãi trái phiếu đến hạn và lãi phạt chậm; đợt 2 vào ngày 22/11 trả 50% tiền gốc trái phiếu đến hạn và lãi phạt chậm trả; đợt 3 trả vào ngày 22/5 sẽ thanh toán đủ 50% còn lại tiền gốc trái phiếu đến hạn và lãi phạt chậm trả.
Công ty bất động sản này còn chậm trả gốc và lãi của lô trái phiếu HTL-H2023-005 với số lượng 300 triệu trái phiếu, được phát hành ngày 28/8/2020 kỳ hạn 3 năm. Lý do là chưa thu xếp đầy đủ nguồn thanh toán.
Tổng số tiền phải trả cho lô trái phiếu này là 8,7 tỷ đồng vào ngày 29/5. Hiện công ty mới chỉ đưa ra kế hoạch dự kiến thanh toán đầy đủ toàn bộ số tiền lãi và tiền lãi chậm trả phát sinh vào ngày 30/5.
Tương tự với lô trái phiếu HTL-H2023-010 trị giá gần 6 tỷ đồng phải thanh toán vào 31/5, phương án thanh toán cho nhà đầu tư được đưa ra theo lộ trình: 30% lãi trái phiếu sẽ được trả chậm nhất vào ngày 28/6; 30% lãi trái phiếu được trả tiếp chậm nhất vào ngày 29/7 và 40% lãi trái phiếu, lãi phạt chậm trả nốt chậm nhất vào 22/8.
Lô HTL-H2023-010 có 200 triệu trái phiếu đang lưu hành, kỳ hạn 3 năm, ngày phát hành là 31/8/2020.
Thêm hàng loạt doanh nghiệp chậm thanh toán
Khảo sát trên cổng thông tin của HNX cho thấy có rất nhiều doanh nghiệp đã đưa ra thông báo chậm trả gốc trái phiếu.
Ngày 27/5, Công ty CP Thái Sơn - Long An cũng đã thông báo về việc chưa thanh toán hai lô trái phiếu TSLCH2129001 và TSLCH2129002 với trị giá 668,7 tỷ đồng. Ngày dự kiến thanh toán là 9/6 nhưng hiện công ty vẫn chưa thu xếp được nguồn vốn để trả nhà đầu tư.
Nhiều doanh nghiệp ra thông báo chậm thanh toán các lô trái phiếu đến kỳ hạn phải thanh toán. Ảnh: Chí Hùng.
Trước đó, ngày 25/5, Công ty CP BCG Energy cũng đã thông báo về việc chưa thanh toán lô trái phiếu EBCCH2124003. Đây là lô trái phiếu có giá trị 1.500 tỷ đồng được phát hành vào ngày 24/5/2021 với kỳ hạn 3 năm.
Dư nợ đến ngày thông báo là 1.500 tỷ đồng; lãi chậm thanh toán là 104 tỷ đồng. Hiện công ty vẫn đang lên phương án để đàm phán với nhà đầu tư về thời hạn thanh toán mới.
Một doanh nghiệp khác là Công ty CP Fuji Nutri Food cũng đưa ra thông báo vào ngày 13/5 về việc chậm trả lãi cho lô trái phiếu mã FNFCH2223001 phát hành vào tháng 8/2022. Hai kỳ trả lãi của lô trái phiếu này theo kế hoạch là vào 12/2 và 12/5, tổng giá trị khoảng 49,6 tỷ đồng.
Tuy nhiên, công ty đã không thể trả được các khoản tiền này với lý do chưa thu xếp kịp nguồn thanh toán. Ngày thanh toán dự kiến theo văn bản thông báo là 15/6 tới.
Hay Công ty CP Đầu tư Hải Phát và Công ty CP Đầu tư An Khải Hưng cũng đã thông báo về kế hoạch gia hạn thời gian thanh toán gốc và lãi cho các lô trái phiếu lần lượt là HPXH2123008 và AKHCH2123001.
Đáng lưu ý, để gia hạn thời gian thanh toán, Công ty CP Đầu tư An Khải Hưng đã đồng ý chi trả mức lãi suất 112% của lãi suất trái phiếu cho nhà đầu tư. Trong khi đó, mức lãi suất mà Công ty CP Đầu tư Hải Phát đưa ra là 11%/năm do đây là đã là lãi kỳ 6 của lô trái phiếu này.
Ngoài các doanh nghiệp trên, theo thống kê của HNX, trong tháng 5 đã có gần 30 doanh nghiệp công bố thông tin với nội dung chậm trả gốc, lãi trái phiếu với số tiền lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
Theo các chuyên gia phân tích tại VNDirect, đây là giai đoạn cao điểm khi áp lực thanh toán đang bắt đầu dồn dập trở lại cho đến tháng 9 với con số đến hạn vượt 1 tỷ USD. Tổng số dư trái phiếu đáo hạn dự kiến trong năm nay vào khoảng 285.178 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, cũng liên quan hoạt động phát hành trái phiếu, Bộ Tài chính cho biết kể từ khi Nghị định 08 được ban hành đã có 15 doanh nghiệp phát hành khối lượng 26,4 nghìn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường. Trong khi giai đoạn cuối năm 2022 và 2 tháng đầu năm 2023, hầu như không có doanh nghiệp nào phát hành được.
Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy tác động chính sách đang giúp các doanh nghiệp và các nhà đầu tư có niềm tin và bắt đầu quay trở lại thị trường. Nhiều doanh nghiệp cũng đã đàm phán thành công với các nhà đầu tư trong xử lý vướng mắc về quá trình thanh khoản, dòng tiền khi trái phiếu đến hạn. Kỳ vọng trong thời gian tới, thị trường này sẽ có những điều chỉnh và bắt đầu đi lên một cách bền vững.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Công ty của đại gia 'Đường bia' lỗ hơn trăm tỷ trong 2 nămTrong 2 năm kinh doanh 2020-2021, Công ty CP Đường Man lỗ tổng cộng gần 144 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu theo đó cũng ở mức âm.
19:07 1/6/2023
VEAM sắp chi gần 5.000 tỷ đồng tiền mặt trả cổ tứcVới hơn 1,3 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, dự kiến VEAM phải chi gần 5.000 tỷ đồng để trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông với tỷ lệ 37,3%.
16:29 1/6/2023 | |
Thêm nhiều ngân hàng giảm lãi suất huy động từ tháng 6 | HDBank, SHB, Saigonbank, KienlongBank là những ngân hàng tiếp tục có động thái giảm thêm lãi suất huy động từ đầu tháng 6, hiện đã xuống dưới mốc 8%/năm. | Người gửi tiền ngân hàng đang nhận mức lãi suất thấp nhất kể từ cuối năm 2022. Ảnh: Chí Hùng
Bước sang tháng 6, mặt bằng lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm tiếp tục ghi nhận xu hướng hạ nhiệt khi nhiều ngân hàng thương mại thông báo điều chỉnh giảm thêm.
Theo khảo sát, đã có nhiều ngân hàng giảm thêm lãi suất huy động tiền gửi của khách hàng cá nhân như HDBank, SHB, Saigonbank, Kienlongbank...
Cụ thể, biểu lãi suất huy động mới của HDBank đã giảm tiếp 0,2 điểm % lãi suất với các kỳ hạn gửi từ 6 tháng trở lên trên kênh online. Theo đó, mức lãi suất nhà băng này áp dụng cho kỳ hạn 6 tháng, 12 tháng và 13 tháng đã giảm xuống còn 7,9%/năm từ mức 8,1%/năm trước đó.
Tại các kỳ hạn gửi 15-36 tháng, HDBank vẫn giữ nguyên lãi suất 6,9-7,1%/năm và kỳ hạn gửi dưới 6 tháng được trả lãi suất 5%/năm.
Đối với hình thức gửi tiết kiệm tại quầy, hiện HDBank chưa có sự thay đổi biểu lãi suất. Lãi suất kỳ hạn 1-5 tháng vẫn ở 5%/năm; gửi 6 tháng là 6,6%/năm; 12 tháng là 7%/năm và với kỳ hạn trên 12 tháng, mức lãi suất ngân hàng này chi trả dao động trong vùng 6,8-7,55%/năm.
Ngày 1/6, SHB cũng thông báo điều chỉnh giảm lãi suất huy động thêm 0,2-0,6 điểm % áp dụng với các kỳ hạn trên 6 tháng theo hình thức gửi online và tiết kiệm bậc thang theo số tiền.
Ở hình thức gửi online, kỳ hạn gửi 6 tháng đã được nhà băng này giảm từ 7,5%/năm xuống còn 7,2%/năm; kỳ hạn 12 tháng giảm từ 7,9%/năm xuống 7,7%/năm; với các kỳ hạn dài trên 12 tháng, lãi suất SHB đưa ra đã giảm từ 8%/năm xuống 7,7%/năm.
Tương tự, ở biểu lãi suất tiết kiệm bậc thang theo số tiền, nhà băng này hiện cũng điều chỉnh giảm lãi suất kỳ hạn 6 tháng từ 7%/năm xuống 6,8%/năm; kỳ hạn 12 tháng giảm từ 7,5%/năm xuống 7,3%/năm; và kỳ hạn trên 12 tháng giảm từ 7,6-8%/năm xuống 7,3-7,4%/năm.
Hai ngân hàng quy mô nhỏ là Saigonbank, Kienlongbank cũng tiếp tục giảm lãi suất huy động thêm 0,2-0,3 điểm % áp dụng với kỳ hạn 6 tháng trở lên.
Trong đó, Saigonbank giảm 0,2 điểm % lãi suất ở hình thức gửi tại quầy và online, áp dụng với các kỳ hạn 6 tháng, 12 tháng, 13 tháng, hiện niêm yết lần lượt ở 7,2%/năm; 7,6%/năm và 8,2%/năm. Kỳ hạn trên 13 tháng vẫn được ngân hàng giữ nguyên mức 7,4%/năm; kỳ hạn 1-5 tháng niêm yết không đổi tại 5%/năm.
Ngay từ đầu tháng 6, đã có thêm nhiều nhà băng tiếp tục hạ lãi suất tiền gửi của khách hàng cá nhân. Ảnh: Chí Hùng.
Với Kienlongbank, nhà băng này đã giảm mạnh lãi suất đối với tiền gửi online. Riêng kỳ hạn 6 tháng giảm tới 1 điểm %, xuống 6,7%/năm; kỳ hạn 12 tháng giảm 0,7 điểm % còn 7,1%/năm; kỳ hạn trên 12 tháng giảm 0,2-0,3 điểm % xuống 7,3-7,4%/năm.
Tại PVComBank, biểu lãi suất tiền gửi tiết kiệm mới nhất cũng ghi nhận mức giảm so với tháng trước.
Cụ thể, ở hình thức gửi tại quầy và online, ngân hàng này đã điều chỉnh giảm cho các kỳ hạn 6 tháng trở lên tới 0,5-0,7 điểm %/năm.
Ở kênh quầy, tiền gửi đại chúng trả lãi sau kỳ hạn 6 tháng của PVComBank đã giảm từ mức 7,7%/năm xuống 7%/năm, tương đương mức giảm 0,7 điểm %. Tương tự, kỳ hạn gửi 12 tháng trở lên trước đó được trả lãi suất 8,3%/năm nay cũng đã giảm về 7,8%/năm.
Trên kênh online, tiền gửi kỳ hạn 6-11 tháng hiện được ngân hàng chi trả mức lãi suất 7,5-8%/năm, giảm 0,5-0,7 điểm % so với mức trước đó là 8,2-8,5%/năm. Với kỳ hạn 12 tháng trở lên, ngân hàng hiện áp dụng mức lãi suất 8,2-8,3%/năm, cũng thấp hơn mức 8,7%/năm vào một tháng trước.
Tuy đã giảm so với một tháng trước, biểu lãi suất huy động hiện tại của PVComBank vẫn ở mức cạnh tranh tốt so với thị trường chung,
Với các khoản tiền gửi kỳ hạn ngắn, nhà băng này cũng giảm lãi suất huy động khoảng 0,2 điểm %. Trong đó, PVComBank đã giảm lãi suất kỳ hạn 1-5 tháng từ 5,2%/năm xuống còn 4,5%/năm, cùng áp dụng cho cả hình thức gửi tại quầy và online. Hiện đây cũng là mức lãi suất huy động thuộc nhóm thấp nhất thị trường tại kỳ hạn này.
Gửi tiết kiệm kỳ hạn dài ở đâu lãi cao nhấtVới các kỳ hạn gửi dài 24, 36 thậm chí 60 tháng, người gửi tiền hiện chỉ nhận được mức lãi suất cao nhất là 8,6%/năm, giảm mạnh so với mức lãi hai con số hồi đầu năm.
07:00 1/6/2023
Hàng loạt doanh nghiệp chậm trả gốc và lãi trái phiếuChỉ trong nửa tháng qua, một công ty bất động sản đã thông báo về việc chậm trả gốc và lãi 4 lô trái phiếu có trị giá gần 100 tỷ đồng.
11:29 2/6/2023 | Thêm nhiều ngân hàng giảm lãi suất huy động từ tháng 6
HDBank, SHB, Saigonbank, KienlongBank là những ngân hàng tiếp tục có động thái giảm thêm lãi suất huy động từ đầu tháng 6, hiện đã xuống dưới mốc 8%/năm.
Người gửi tiền ngân hàng đang nhận mức lãi suất thấp nhất kể từ cuối năm 2022. Ảnh: Chí Hùng
Bước sang tháng 6, mặt bằng lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm tiếp tục ghi nhận xu hướng hạ nhiệt khi nhiều ngân hàng thương mại thông báo điều chỉnh giảm thêm.
Theo khảo sát, đã có nhiều ngân hàng giảm thêm lãi suất huy động tiền gửi của khách hàng cá nhân như HDBank, SHB, Saigonbank, Kienlongbank...
Cụ thể, biểu lãi suất huy động mới của HDBank đã giảm tiếp 0,2 điểm % lãi suất với các kỳ hạn gửi từ 6 tháng trở lên trên kênh online. Theo đó, mức lãi suất nhà băng này áp dụng cho kỳ hạn 6 tháng, 12 tháng và 13 tháng đã giảm xuống còn 7,9%/năm từ mức 8,1%/năm trước đó.
Tại các kỳ hạn gửi 15-36 tháng, HDBank vẫn giữ nguyên lãi suất 6,9-7,1%/năm và kỳ hạn gửi dưới 6 tháng được trả lãi suất 5%/năm.
Đối với hình thức gửi tiết kiệm tại quầy, hiện HDBank chưa có sự thay đổi biểu lãi suất. Lãi suất kỳ hạn 1-5 tháng vẫn ở 5%/năm; gửi 6 tháng là 6,6%/năm; 12 tháng là 7%/năm và với kỳ hạn trên 12 tháng, mức lãi suất ngân hàng này chi trả dao động trong vùng 6,8-7,55%/năm.
Ngày 1/6, SHB cũng thông báo điều chỉnh giảm lãi suất huy động thêm 0,2-0,6 điểm % áp dụng với các kỳ hạn trên 6 tháng theo hình thức gửi online và tiết kiệm bậc thang theo số tiền.
Ở hình thức gửi online, kỳ hạn gửi 6 tháng đã được nhà băng này giảm từ 7,5%/năm xuống còn 7,2%/năm; kỳ hạn 12 tháng giảm từ 7,9%/năm xuống 7,7%/năm; với các kỳ hạn dài trên 12 tháng, lãi suất SHB đưa ra đã giảm từ 8%/năm xuống 7,7%/năm.
Tương tự, ở biểu lãi suất tiết kiệm bậc thang theo số tiền, nhà băng này hiện cũng điều chỉnh giảm lãi suất kỳ hạn 6 tháng từ 7%/năm xuống 6,8%/năm; kỳ hạn 12 tháng giảm từ 7,5%/năm xuống 7,3%/năm; và kỳ hạn trên 12 tháng giảm từ 7,6-8%/năm xuống 7,3-7,4%/năm.
Hai ngân hàng quy mô nhỏ là Saigonbank, Kienlongbank cũng tiếp tục giảm lãi suất huy động thêm 0,2-0,3 điểm % áp dụng với kỳ hạn 6 tháng trở lên.
Trong đó, Saigonbank giảm 0,2 điểm % lãi suất ở hình thức gửi tại quầy và online, áp dụng với các kỳ hạn 6 tháng, 12 tháng, 13 tháng, hiện niêm yết lần lượt ở 7,2%/năm; 7,6%/năm và 8,2%/năm. Kỳ hạn trên 13 tháng vẫn được ngân hàng giữ nguyên mức 7,4%/năm; kỳ hạn 1-5 tháng niêm yết không đổi tại 5%/năm.
Ngay từ đầu tháng 6, đã có thêm nhiều nhà băng tiếp tục hạ lãi suất tiền gửi của khách hàng cá nhân. Ảnh: Chí Hùng.
Với Kienlongbank, nhà băng này đã giảm mạnh lãi suất đối với tiền gửi online. Riêng kỳ hạn 6 tháng giảm tới 1 điểm %, xuống 6,7%/năm; kỳ hạn 12 tháng giảm 0,7 điểm % còn 7,1%/năm; kỳ hạn trên 12 tháng giảm 0,2-0,3 điểm % xuống 7,3-7,4%/năm.
Tại PVComBank, biểu lãi suất tiền gửi tiết kiệm mới nhất cũng ghi nhận mức giảm so với tháng trước.
Cụ thể, ở hình thức gửi tại quầy và online, ngân hàng này đã điều chỉnh giảm cho các kỳ hạn 6 tháng trở lên tới 0,5-0,7 điểm %/năm.
Ở kênh quầy, tiền gửi đại chúng trả lãi sau kỳ hạn 6 tháng của PVComBank đã giảm từ mức 7,7%/năm xuống 7%/năm, tương đương mức giảm 0,7 điểm %. Tương tự, kỳ hạn gửi 12 tháng trở lên trước đó được trả lãi suất 8,3%/năm nay cũng đã giảm về 7,8%/năm.
Trên kênh online, tiền gửi kỳ hạn 6-11 tháng hiện được ngân hàng chi trả mức lãi suất 7,5-8%/năm, giảm 0,5-0,7 điểm % so với mức trước đó là 8,2-8,5%/năm. Với kỳ hạn 12 tháng trở lên, ngân hàng hiện áp dụng mức lãi suất 8,2-8,3%/năm, cũng thấp hơn mức 8,7%/năm vào một tháng trước.
Tuy đã giảm so với một tháng trước, biểu lãi suất huy động hiện tại của PVComBank vẫn ở mức cạnh tranh tốt so với thị trường chung,
Với các khoản tiền gửi kỳ hạn ngắn, nhà băng này cũng giảm lãi suất huy động khoảng 0,2 điểm %. Trong đó, PVComBank đã giảm lãi suất kỳ hạn 1-5 tháng từ 5,2%/năm xuống còn 4,5%/năm, cùng áp dụng cho cả hình thức gửi tại quầy và online. Hiện đây cũng là mức lãi suất huy động thuộc nhóm thấp nhất thị trường tại kỳ hạn này.
Gửi tiết kiệm kỳ hạn dài ở đâu lãi cao nhấtVới các kỳ hạn gửi dài 24, 36 thậm chí 60 tháng, người gửi tiền hiện chỉ nhận được mức lãi suất cao nhất là 8,6%/năm, giảm mạnh so với mức lãi hai con số hồi đầu năm.
07:00 1/6/2023
Hàng loạt doanh nghiệp chậm trả gốc và lãi trái phiếuChỉ trong nửa tháng qua, một công ty bất động sản đã thông báo về việc chậm trả gốc và lãi 4 lô trái phiếu có trị giá gần 100 tỷ đồng.
11:29 2/6/2023 | |
Giám đốc Đầu tư Quỹ VinaCapital xin rút khỏi HĐQT Nova Consumer | Bà Lê Hoàng Thanh Thảo, thành viên HĐQT Công ty CP Tập đoàn Nova Consumer (Mã: NCG) nhiệm kỳ 2021-2025 vừa có đơn từ nhiệm với lý do cá nhân. | Đơn từ nhiệm của vị này sẽ được trình tại Đại hội đồng cổ đông thường niên sắp tới.
Bà Lê Hoàng Thanh Thảo (sinh năm 1980), có trình độ Cử nhân kiểm toán - kế toán, Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh. Bà gia nhập HĐQT Nova Consumer từ tháng 5/2022.
Từ năm 2017 đến nay, bà đảm nhiệm vị trí Giám đốc Đầu tư Công ty CP Quản lý Quỹ VinaCapital. Trước đó, bà Thảo từng là kiểm toán viên Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế KPMG, Trưởng phòng Đầu tư Công ty TNHH VinaCapital Real Estate Việt Nam, Trưởng phòng Đầu tư Công ty TNHH VinaCapital Corporate Finance Việt Nam.
Bà Thảo đang đảm nhiệm vị trí Giám đốc Đầu tư CTCP Quản lý Quỹ VinaCapital. Ảnh: Nova Consumer.
Trong báo cáo tài chính quý I vừa công bố, Nova Consumer ghi nhận kết quả kinh doanh không mấy khả quan.
Trong 3 tháng đầu năm, công ty thành viên của NovaGroup thu về 1.111 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 16% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán tăng 17% lên 1.006 tỷ đồng khiến lãi gộp ghi nhận tăng nhẹ 3% lên 105 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp ghi nhận chi phí tài chính tăng gấp 2,2 lần lên hơn 34 tỷ đồng. Chi phí bán hàng giảm 14% so với cùng kỳ xuống 41 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 13% lên mức 44 tỷ đồng.
Kết quả, Nova Consumer ghi nhận lỗ sau thuế 7,6 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi hơn 13 tỷ đồng. Theo giải trình của ban lãnh đạo, khoản lỗ của công ty do chi phí tài chính và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp tăng so với cùng kỳ. Đây là lần đầu tiên Nova Consumer báo lỗ kể từ khi thời điểm phát hành lần đầu 10,9 triệu cổ phiếu ra công chúng vào quý I/2022.
Nova Consumer là một trong những thành viên cốt lõi thuộc Nova Group. Doanh nghiệp được kỳ vọng trở thành tổng công ty tiếp theo thuộc hệ sinh thái này lên sàn chứng khoán sau Novaland (mã: NVL).
Trong năm 2022, công ty nông nghiệp và hàng tiêu dùng này đã nộp hồ sơ đăng ký niêm yết tại HoSE theo nghị quyết Đại hội đồng cổ đông ngày 31/5/2022. Tuy nhiên, đến ngày 9/12/2022, Nova Consumer nhận được thông báo của HoSE về việc dừng xem xét hồ sơ đăng ký niêm yết do chưa bổ sung các tài liệu phát sinh theo thời hạn.
Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế | Giám đốc Đầu tư Quỹ VinaCapital xin rút khỏi HĐQT Nova Consumer
Bà Lê Hoàng Thanh Thảo, thành viên HĐQT Công ty CP Tập đoàn Nova Consumer (Mã: NCG) nhiệm kỳ 2021-2025 vừa có đơn từ nhiệm với lý do cá nhân.
Đơn từ nhiệm của vị này sẽ được trình tại Đại hội đồng cổ đông thường niên sắp tới.
Bà Lê Hoàng Thanh Thảo (sinh năm 1980), có trình độ Cử nhân kiểm toán - kế toán, Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh. Bà gia nhập HĐQT Nova Consumer từ tháng 5/2022.
Từ năm 2017 đến nay, bà đảm nhiệm vị trí Giám đốc Đầu tư Công ty CP Quản lý Quỹ VinaCapital. Trước đó, bà Thảo từng là kiểm toán viên Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế KPMG, Trưởng phòng Đầu tư Công ty TNHH VinaCapital Real Estate Việt Nam, Trưởng phòng Đầu tư Công ty TNHH VinaCapital Corporate Finance Việt Nam.
Bà Thảo đang đảm nhiệm vị trí Giám đốc Đầu tư CTCP Quản lý Quỹ VinaCapital. Ảnh: Nova Consumer.
Trong báo cáo tài chính quý I vừa công bố, Nova Consumer ghi nhận kết quả kinh doanh không mấy khả quan.
Trong 3 tháng đầu năm, công ty thành viên của NovaGroup thu về 1.111 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 16% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán tăng 17% lên 1.006 tỷ đồng khiến lãi gộp ghi nhận tăng nhẹ 3% lên 105 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp ghi nhận chi phí tài chính tăng gấp 2,2 lần lên hơn 34 tỷ đồng. Chi phí bán hàng giảm 14% so với cùng kỳ xuống 41 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 13% lên mức 44 tỷ đồng.
Kết quả, Nova Consumer ghi nhận lỗ sau thuế 7,6 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi hơn 13 tỷ đồng. Theo giải trình của ban lãnh đạo, khoản lỗ của công ty do chi phí tài chính và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp tăng so với cùng kỳ. Đây là lần đầu tiên Nova Consumer báo lỗ kể từ khi thời điểm phát hành lần đầu 10,9 triệu cổ phiếu ra công chúng vào quý I/2022.
Nova Consumer là một trong những thành viên cốt lõi thuộc Nova Group. Doanh nghiệp được kỳ vọng trở thành tổng công ty tiếp theo thuộc hệ sinh thái này lên sàn chứng khoán sau Novaland (mã: NVL).
Trong năm 2022, công ty nông nghiệp và hàng tiêu dùng này đã nộp hồ sơ đăng ký niêm yết tại HoSE theo nghị quyết Đại hội đồng cổ đông ngày 31/5/2022. Tuy nhiên, đến ngày 9/12/2022, Nova Consumer nhận được thông báo của HoSE về việc dừng xem xét hồ sơ đăng ký niêm yết do chưa bổ sung các tài liệu phát sinh theo thời hạn.
Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế | |
NovaGroup muốn bán hơn 2.000 tỷ đồng cổ phiếu Novaland | Cổ đông lớn nhất tại Novaland liên tục rút vốn với đợt đăng ký mới nhất sẽ bán hơn 136 triệu cổ phiếu, có thể dẫn đến sở hữu của nhóm cổ đông ông Bùi Thành Nhơn xuống dưới 49%. | Công ty CP NovaGroup vừa có thông báo đăng ký bán gần 136,4 triệu cổ phiếu NVL của Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland). Mục đích bán là để cân đối danh mục đầu tư và hỗ trợ cơ cấu các khoản nợ, cũng như nghĩa vụ khác.
Giao dịch dự kiến được thực hiện theo phương thức khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận dựa trên tình hình thực tế của ngày giao dịch. Thời gian thực hiện dự kiến từ ngày 16/6 đến ngày 14/7.
Nếu đợt thoái vốn này diễn ra thành công, NovaGroup sẽ giảm tỷ lệ sở hữu tại Novaland từ 27,675% về 20,681%, tương đương giảm lượng cổ phiếu NVL nắm giữ xuống còn hơn 403,3 triệu đơn vị.
Tại Novaland, ngoài vai trò là cổ đông lớn, NovaGroup còn là tổ chức có liên quan đến ông Bùi Thành Nhơn - Chủ tịch HĐQT Novaland. Ông Nhơn hiện cũng trực tiếp nắm giữ gần 96,8 triệu cổ phiếu NVL, tương ứng với tỷ lệ 4,962% vốn doanh nghiệp.
Trước đó, trong giai đoạn 10/5-8/6, cổ đông lớn này cũng liên tục giảm tỷ lệ sở hữu tại Novaland do chủ động bán ra 14,4 triệu cổ phiếu trên tổng số 69,6 triệu đơn vị đăng ký bán. Mục đích cũng là để hỗ trợ cơ cấu nợ.
Ngoài cổ đông lớn trên, một cổ đông lớn khác là CTCP Diamond Properties cũng vừa có thông báo đã bán ra hơn 4,5 triệu cổ phiếu NVL trong giai đoạn 9/5-1/6, trên tổng số 18,4 triệu đơn vị đăng ký bán trước đó. Nguyên nhân không hoàn tất đợt bán ra là do thay đổi thời gian giao dịch để phù hợp với kế hoạch hỗ trợ cơ cấu nợ.
CƠ CẤU CỔ ĐÔNG NOVALAND Tại ngày 13/6. Nhãn NovaGroup Diamond Properties Bùi Thành Nhơn Bùi Cao Nhật Quân Cao Thị Ngọc Sương Bùi Cao Ngọc Quỳnh Khác Tỷ lệ sở hữu % 28 10 5 4 3 1 49
Không chỉ bán chủ động, NovaGroup và Diamond Properties còn nhiều lần bị công ty chứng khoán bán giải chấp cổ phiếu NVL. Đến nay, NovaGroup vẫn là cổ đông lớn nhất tại Novaland với 27,675% vốn, còn Diamond Properties cũng sở hữu 10,1% vốn tại doanh nghiệp bất động sản này.
Các thành viên trong gia đình ông Bùi Thành Nhơn cũng đều đang nắm lượng lớn cổ phiếu Novaland. Trong đó, bà Cao Thị Ngọc Sương (vợ ông Nhơn) sở hữu 50,8 triệu cổ phiếu (2,6%). Các con ông Nhơn là ông Bùi Cao Nhật Quân và bà Bùi Cao Ngọc Quỳnh nắm giữ lần lượt 78,2 triệu cổ phiếu (4%) và 21,6 triệu cổ phiếu (1,11%).
Như vậy, tổng lượng cổ phiếu NVL do gia đình ông Bùi Thành Nhơn và hai tổ chức có liên quan kể trên đang nắm giữ tương đương khoảng 50,5% vốn điều lệ Novaland. Nếu NovaGroup bán xong toàn bộ lượng cổ phiếu đăng ký kể trên thì tỷ lệ sở hữu của nhóm cổ đông này sẽ giảm xuống dưới mức 49% vốn.
Đợt thoái vốn lớn diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu NVL đang có xu hướng tăng mạnh với phiên tăng kịch trần hôm 13/6, đưa thị giá cổ phiếu này lên mức 15.600 đồng/đơn vị, cao nhất kể từ đầu năm 2023 đến nay. Tạm tính theo thị giá này, lượng cổ phiếu NovaGroup dự tính bán có giá trị lên tới hơn 2.100 tỷ đồng.
Theo kế hoạch, Novaland sẽ tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 vào ngày 22/6 tới. Đại hội sẽ bàn về kế hoạch doanh thu mục tiêu 9.531 tỷ đồng và 214 tỷ đồng lãi sau thuế, lần lượt giảm gần 15% và 90% so với kết quả của năm ngoái.
Doanh nghiệp địa ốc này đặt mục tiêu tiếp tục triển khai xây dựng hoàn thiện loạt dự án tại TP.HCM, Đồng Nai, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu như The Grand Manhattan, Aqua City, Novaworld Ho Tram, Novaworld Phan Thiet... Đồng thời lên kế hoạch bàn giao các dự án nhà ở.
HĐQT Novaland cũng dự kiến xin ý kiến cổ đông thông qua việc hủy phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức và phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu đã được được thông qua năm ngoái.
Novaland đề xuất bỏ chia cổ tức và thưởng cổ phiếuCông ty địa ốc đặt chỉ tiêu lợi nhuận giảm 90% về 214 tỷ đồng; đồng thời dự kiến không chia cổ tức giai đoạn 2021-2023 và hủy bỏ thưởng cổ phiếu.
10:40 1/6/2023
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | NovaGroup muốn bán hơn 2.000 tỷ đồng cổ phiếu Novaland
Cổ đông lớn nhất tại Novaland liên tục rút vốn với đợt đăng ký mới nhất sẽ bán hơn 136 triệu cổ phiếu, có thể dẫn đến sở hữu của nhóm cổ đông ông Bùi Thành Nhơn xuống dưới 49%.
Công ty CP NovaGroup vừa có thông báo đăng ký bán gần 136,4 triệu cổ phiếu NVL của Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland). Mục đích bán là để cân đối danh mục đầu tư và hỗ trợ cơ cấu các khoản nợ, cũng như nghĩa vụ khác.
Giao dịch dự kiến được thực hiện theo phương thức khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận dựa trên tình hình thực tế của ngày giao dịch. Thời gian thực hiện dự kiến từ ngày 16/6 đến ngày 14/7.
Nếu đợt thoái vốn này diễn ra thành công, NovaGroup sẽ giảm tỷ lệ sở hữu tại Novaland từ 27,675% về 20,681%, tương đương giảm lượng cổ phiếu NVL nắm giữ xuống còn hơn 403,3 triệu đơn vị.
Tại Novaland, ngoài vai trò là cổ đông lớn, NovaGroup còn là tổ chức có liên quan đến ông Bùi Thành Nhơn - Chủ tịch HĐQT Novaland. Ông Nhơn hiện cũng trực tiếp nắm giữ gần 96,8 triệu cổ phiếu NVL, tương ứng với tỷ lệ 4,962% vốn doanh nghiệp.
Trước đó, trong giai đoạn 10/5-8/6, cổ đông lớn này cũng liên tục giảm tỷ lệ sở hữu tại Novaland do chủ động bán ra 14,4 triệu cổ phiếu trên tổng số 69,6 triệu đơn vị đăng ký bán. Mục đích cũng là để hỗ trợ cơ cấu nợ.
Ngoài cổ đông lớn trên, một cổ đông lớn khác là CTCP Diamond Properties cũng vừa có thông báo đã bán ra hơn 4,5 triệu cổ phiếu NVL trong giai đoạn 9/5-1/6, trên tổng số 18,4 triệu đơn vị đăng ký bán trước đó. Nguyên nhân không hoàn tất đợt bán ra là do thay đổi thời gian giao dịch để phù hợp với kế hoạch hỗ trợ cơ cấu nợ.
CƠ CẤU CỔ ĐÔNG NOVALAND Tại ngày 13/6. Nhãn NovaGroup Diamond Properties Bùi Thành Nhơn Bùi Cao Nhật Quân Cao Thị Ngọc Sương Bùi Cao Ngọc Quỳnh Khác Tỷ lệ sở hữu % 28 10 5 4 3 1 49
Không chỉ bán chủ động, NovaGroup và Diamond Properties còn nhiều lần bị công ty chứng khoán bán giải chấp cổ phiếu NVL. Đến nay, NovaGroup vẫn là cổ đông lớn nhất tại Novaland với 27,675% vốn, còn Diamond Properties cũng sở hữu 10,1% vốn tại doanh nghiệp bất động sản này.
Các thành viên trong gia đình ông Bùi Thành Nhơn cũng đều đang nắm lượng lớn cổ phiếu Novaland. Trong đó, bà Cao Thị Ngọc Sương (vợ ông Nhơn) sở hữu 50,8 triệu cổ phiếu (2,6%). Các con ông Nhơn là ông Bùi Cao Nhật Quân và bà Bùi Cao Ngọc Quỳnh nắm giữ lần lượt 78,2 triệu cổ phiếu (4%) và 21,6 triệu cổ phiếu (1,11%).
Như vậy, tổng lượng cổ phiếu NVL do gia đình ông Bùi Thành Nhơn và hai tổ chức có liên quan kể trên đang nắm giữ tương đương khoảng 50,5% vốn điều lệ Novaland. Nếu NovaGroup bán xong toàn bộ lượng cổ phiếu đăng ký kể trên thì tỷ lệ sở hữu của nhóm cổ đông này sẽ giảm xuống dưới mức 49% vốn.
Đợt thoái vốn lớn diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu NVL đang có xu hướng tăng mạnh với phiên tăng kịch trần hôm 13/6, đưa thị giá cổ phiếu này lên mức 15.600 đồng/đơn vị, cao nhất kể từ đầu năm 2023 đến nay. Tạm tính theo thị giá này, lượng cổ phiếu NovaGroup dự tính bán có giá trị lên tới hơn 2.100 tỷ đồng.
Theo kế hoạch, Novaland sẽ tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 vào ngày 22/6 tới. Đại hội sẽ bàn về kế hoạch doanh thu mục tiêu 9.531 tỷ đồng và 214 tỷ đồng lãi sau thuế, lần lượt giảm gần 15% và 90% so với kết quả của năm ngoái.
Doanh nghiệp địa ốc này đặt mục tiêu tiếp tục triển khai xây dựng hoàn thiện loạt dự án tại TP.HCM, Đồng Nai, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu như The Grand Manhattan, Aqua City, Novaworld Ho Tram, Novaworld Phan Thiet... Đồng thời lên kế hoạch bàn giao các dự án nhà ở.
HĐQT Novaland cũng dự kiến xin ý kiến cổ đông thông qua việc hủy phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức và phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu đã được được thông qua năm ngoái.
Novaland đề xuất bỏ chia cổ tức và thưởng cổ phiếuCông ty địa ốc đặt chỉ tiêu lợi nhuận giảm 90% về 214 tỷ đồng; đồng thời dự kiến không chia cổ tức giai đoạn 2021-2023 và hủy bỏ thưởng cổ phiếu.
10:40 1/6/2023
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | |
Chứng khoán 9/1: VN-Index mất chuỗi tăng 7 phiên | Áp lực chốt lời xuất hiện sau khi VN-Index vượt qua mốc 1.160 điểm vào hôm qua. Lực đỡ từ các cổ phiếu trụ ngành ngân hàng như VCB, CTG giúp chỉ số không giảm sâu. | Sau 7 phiên tăng điểm liên tiếp, thị trường chứng khoán bắt đầu xuất hiện tín hiệu điều chỉnh trong phiên 9/1. Áp lực chốt lời xuất hiện sớm khiến VN-Index rơi vào trạng thái giằng co mạnh vào đầu phiên.
Trong phần còn lại của phiên, phe bán bắt đầu chiếm ưu thế và ghì chỉ số ngụp lặn dưới tham chiếu. Tuy nhiên, biên độ điều chỉnh của thị trường không quá mạnh khi dòng tiền nhập cuộc vẫn đủ để tạo lực đỡ.
Kết phiên, VN-Index giảm 1,6 điểm (-0,14%) xuống còn 1.158,59 điểm; HNX-Index giảm 0,83 điểm (-0,35%) xuống 232,5 điểm; UPCoM-Index giảm 0,06 điểm (-0,07%) xuống 87,72 điểm. Thanh khoản trên cả 3 sàn giảm nhẹ so với phiên hôm qua, đạt 20.800 tỷ đồng.
VN-Index kết thúc chuỗi tăng 7 phiên liên tiếp bằng một phiên giảm 1,6 điểm. Ảnh: DNSE.
Rổ VN30 ghi nhận 19 mã giảm, 4 mã giữ tham chiếu và 7 mã tăng. Nhóm tăng điểm chủ yếu là các cổ phiếu ngân hàng, trong đó CTG có biên độ tăng cao nhất rổ với 1,5%, TCB 1,2%, VCB 1,2%, MBB 0,7%, SSB 0,6%, VIB tăng 0,2%. Ngoài ra còn có POW của Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam tăng 0,4%.
VCB, CTG hay TCB cũng là những mã giữ vai trò trụ đỡ chỉ số hôm nay. Chiều ngược lại, GAS, BID, VIC, VHM đang dẫn đầu nhóm tác động xấu đến thị trường.
Tình trạng phân hóa chiếm chủ đạo trong các nhóm cổ phiếu. Một số nhóm có xu hướng điều chỉnh rõ ràng có thể kể đến khai khoáng với những mã như PVS (-2,39%), PVD (-2,19%), KSB (-1,36%), PVC (-2%).
Theo phân tích của công ty chứng khoán SSI, dòng tiền trước dịp Tết Nguyên đán thường có nhiều biến động mạnh. Nhu cầu chốt lời khả năng sẽ diễn ra khi VN-Index đã hồi phục 12% từ đáy ngắn hạn.
Bên cạnh đó, tâm lý lo ngại tỷ giá biến động có thể quay lại khi các dữ liệu kinh tế Mỹ gần đây cho thấy có thể Fed không sớm giảm lãi suất như kỳ vọng.
Khối ngoại thu hẹp quy mô bán ròng xuống còn 166 tỷ đồng. Trong đó, cổ phiếu VNM của Vinamilk dẫn đầu giá trị xả ròng với 73 tỷ đồng, kế đó là chứng chỉ quỹ FUEVFVND 68 tỷ đồng, PVS 52 tỷ đồng, VRE 50 tỷ đồng.
Ở chiều mua, tâm điểm thuộc về mã HPG của Hòa Phát khi được gom ròng 100 tỷ đồng, VCB 77 tỷ đồng, PLX 55 tỷ đồng.
Người nhà Chủ tịch Thép Pomina đua nhau xả cổ phiếuĐộng thái thoái bớt cổ phiếu của người nhà lãnh đạo diễn ra trong bối cảnh thị giá POM đã phục hồi dần so với mức đáy hồi cuối tháng 10/2023.
13:00 9/1/2024
Con gái đại gia nuôi heo chốt lời 1 triệu cổ phiếu DabacoCon gái Chủ tịch CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam Nguyễn Như So là bà Nguyễn Thị Tân Hòa muốn bán ra 1 triệu cổ phiếu DBC để đáp ứng nhu cầu tài chính cá nhân.
21:18 8/1/2024
FLC quá hạn nộp thuế hơn 678 tỷ đồngĐây là số tiền FLC không chấp hành nộp theo thông báo của nhiều cục/chi cục thuế như Hà Nội, Quảng Bình, TP Hạ Long, TP Sầm Sơn - Quảng Xương, Ban quản lý Khu kinh tế TP Quy Nhơn.
11:03 9/1/2024
Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân. | Chứng khoán 9/1: VN-Index mất chuỗi tăng 7 phiên
Áp lực chốt lời xuất hiện sau khi VN-Index vượt qua mốc 1.160 điểm vào hôm qua. Lực đỡ từ các cổ phiếu trụ ngành ngân hàng như VCB, CTG giúp chỉ số không giảm sâu.
Sau 7 phiên tăng điểm liên tiếp, thị trường chứng khoán bắt đầu xuất hiện tín hiệu điều chỉnh trong phiên 9/1. Áp lực chốt lời xuất hiện sớm khiến VN-Index rơi vào trạng thái giằng co mạnh vào đầu phiên.
Trong phần còn lại của phiên, phe bán bắt đầu chiếm ưu thế và ghì chỉ số ngụp lặn dưới tham chiếu. Tuy nhiên, biên độ điều chỉnh của thị trường không quá mạnh khi dòng tiền nhập cuộc vẫn đủ để tạo lực đỡ.
Kết phiên, VN-Index giảm 1,6 điểm (-0,14%) xuống còn 1.158,59 điểm; HNX-Index giảm 0,83 điểm (-0,35%) xuống 232,5 điểm; UPCoM-Index giảm 0,06 điểm (-0,07%) xuống 87,72 điểm. Thanh khoản trên cả 3 sàn giảm nhẹ so với phiên hôm qua, đạt 20.800 tỷ đồng.
VN-Index kết thúc chuỗi tăng 7 phiên liên tiếp bằng một phiên giảm 1,6 điểm. Ảnh: DNSE.
Rổ VN30 ghi nhận 19 mã giảm, 4 mã giữ tham chiếu và 7 mã tăng. Nhóm tăng điểm chủ yếu là các cổ phiếu ngân hàng, trong đó CTG có biên độ tăng cao nhất rổ với 1,5%, TCB 1,2%, VCB 1,2%, MBB 0,7%, SSB 0,6%, VIB tăng 0,2%. Ngoài ra còn có POW của Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam tăng 0,4%.
VCB, CTG hay TCB cũng là những mã giữ vai trò trụ đỡ chỉ số hôm nay. Chiều ngược lại, GAS, BID, VIC, VHM đang dẫn đầu nhóm tác động xấu đến thị trường.
Tình trạng phân hóa chiếm chủ đạo trong các nhóm cổ phiếu. Một số nhóm có xu hướng điều chỉnh rõ ràng có thể kể đến khai khoáng với những mã như PVS (-2,39%), PVD (-2,19%), KSB (-1,36%), PVC (-2%).
Theo phân tích của công ty chứng khoán SSI, dòng tiền trước dịp Tết Nguyên đán thường có nhiều biến động mạnh. Nhu cầu chốt lời khả năng sẽ diễn ra khi VN-Index đã hồi phục 12% từ đáy ngắn hạn.
Bên cạnh đó, tâm lý lo ngại tỷ giá biến động có thể quay lại khi các dữ liệu kinh tế Mỹ gần đây cho thấy có thể Fed không sớm giảm lãi suất như kỳ vọng.
Khối ngoại thu hẹp quy mô bán ròng xuống còn 166 tỷ đồng. Trong đó, cổ phiếu VNM của Vinamilk dẫn đầu giá trị xả ròng với 73 tỷ đồng, kế đó là chứng chỉ quỹ FUEVFVND 68 tỷ đồng, PVS 52 tỷ đồng, VRE 50 tỷ đồng.
Ở chiều mua, tâm điểm thuộc về mã HPG của Hòa Phát khi được gom ròng 100 tỷ đồng, VCB 77 tỷ đồng, PLX 55 tỷ đồng.
Người nhà Chủ tịch Thép Pomina đua nhau xả cổ phiếuĐộng thái thoái bớt cổ phiếu của người nhà lãnh đạo diễn ra trong bối cảnh thị giá POM đã phục hồi dần so với mức đáy hồi cuối tháng 10/2023.
13:00 9/1/2024
Con gái đại gia nuôi heo chốt lời 1 triệu cổ phiếu DabacoCon gái Chủ tịch CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam Nguyễn Như So là bà Nguyễn Thị Tân Hòa muốn bán ra 1 triệu cổ phiếu DBC để đáp ứng nhu cầu tài chính cá nhân.
21:18 8/1/2024
FLC quá hạn nộp thuế hơn 678 tỷ đồngĐây là số tiền FLC không chấp hành nộp theo thông báo của nhiều cục/chi cục thuế như Hà Nội, Quảng Bình, TP Hạ Long, TP Sầm Sơn - Quảng Xương, Ban quản lý Khu kinh tế TP Quy Nhơn.
11:03 9/1/2024
Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân. | |
Chứng khoán Tân Việt có chủ tịch mới | Bà Trần Thị Cẩm Hạnh đã được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán Tân Việt (TVSI) kể từ ngày 26/6. | CTCP Chứng khoán Tân Việt (TVSI) vừa công bố nghị quyết HĐQT bổ nhiệm bà Trần Thị Cẩm Hạnh giữ chức Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2023-2028 kể từ ngày 26/6.
Trước đó, tại cuộc họp thường niên 2023 của công ty, Đại hội đồng cổ đông đã bầu ra 3 thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2023-2028 của TVSI gồm bà Bùi Thị Thanh Hiền, bà Trần Thị Cẩm Hạnh và bà Tạ Thị Mai Hương.
Đến ngày 26/6, ngoài bà Trần Thị Cẩm Hạnh được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT, bà Đặng Thị Minh Hạnh - Thành viên Ban kiểm soát TVSI cũng được bầu làm Trưởng ban kiểm soát công ty.
Trước bà Hạnh, vị trí Chủ tịch HĐQT TVSI do ông Nguyễn Việt Cường đảm nhận kể từ tháng 10/2022. Thời điểm đó, ông Cường được bổ nhiệm vào chức Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty thay cho vị lãnh đạo quá cố Nguyễn Tiến Thành.
Liên quan tới các hoạt động kinh doanh của TVSI, mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (VNX) đã có quyết định đình chỉ hoạt động mua chứng khoán trên thị trường chứng khoán niêm yết và thị trường đăng ký giao dịch (UPCoM) đối với công ty chứng khoán này.
Lý do đình chỉ là vì TVSI bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt theo quyết định ngày 18/5 của Chủ tịch UBCK.
Thời gian đình chỉ áp dụng từ ngày 27/6 đến khi TVSI được UBCK đưa ra khỏi tình trạng kiểm soát đặc biệt.
Trước đó, TVSI cho biết công ty đã không tìm được đơn vị kiểm toán báo cáo tài chính và báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính tại thời điểm 31/12/2022. Sau khi kết thúc năm tài chính, công ty đã liên hệ với Công ty Kiểm toán VACO nhưng đơn vị này sau đó gửi yêu cầu thanh lý hợp đồng kiểm toán.
Diễn biến trên khiến UBCK ban hành quyết định về việc đặt TVSI vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. Thời hạn kiểm soát đặc biệt từ ngày 18/5 đến 17/9.
Theo đó, TVSI không được chi trả cổ tức cho các cổ đông, không chia lợi nhuận/chia thưởng cho thành viên góp vốn đồng thời không được chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của mình.
TVSI cũng không được tham gia góp vốn thành lập công ty con, không được đầu tư bất động sản; hạn chế đầu tư vào các tài sản có mức độ rủi ro cao hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh làm tăng giá trị rủi ro, giảm vốn khả dụng.
Công ty chứng khoán này chỉ được quản lý tiền giao dịch chứng khoán theo phương thức khách hàng của công ty chứng khoán mở tài khoản trực tiếp tại ngân hàng thương mại do công ty lựa chọn để quản lý tiền giao dịch chứng khoán.
Thêm công ty chứng khoán bị xử phạt sai phạm liên quan trái phiếuỦy ban Chứng khoán đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm với Chứng khoán Tân Việt (TVSI) do có sai phạm liên quan dịch vụ tư vấn trái phiếu.
13:19 14/1/2023
Chứng khoán Tân Việt tạm ngừng nhận chuyển nhượng trái phiếuTVSI khẳng định đang làm việc với tổ chức phát hành để đảm bảo các nhu cầu bán trước hạn và tạm thời dừng nhận chuyển nhượng trái phiếu.
00:00 10/10/2022
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | Chứng khoán Tân Việt có chủ tịch mới
Bà Trần Thị Cẩm Hạnh đã được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán Tân Việt (TVSI) kể từ ngày 26/6.
CTCP Chứng khoán Tân Việt (TVSI) vừa công bố nghị quyết HĐQT bổ nhiệm bà Trần Thị Cẩm Hạnh giữ chức Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2023-2028 kể từ ngày 26/6.
Trước đó, tại cuộc họp thường niên 2023 của công ty, Đại hội đồng cổ đông đã bầu ra 3 thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2023-2028 của TVSI gồm bà Bùi Thị Thanh Hiền, bà Trần Thị Cẩm Hạnh và bà Tạ Thị Mai Hương.
Đến ngày 26/6, ngoài bà Trần Thị Cẩm Hạnh được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT, bà Đặng Thị Minh Hạnh - Thành viên Ban kiểm soát TVSI cũng được bầu làm Trưởng ban kiểm soát công ty.
Trước bà Hạnh, vị trí Chủ tịch HĐQT TVSI do ông Nguyễn Việt Cường đảm nhận kể từ tháng 10/2022. Thời điểm đó, ông Cường được bổ nhiệm vào chức Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty thay cho vị lãnh đạo quá cố Nguyễn Tiến Thành.
Liên quan tới các hoạt động kinh doanh của TVSI, mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (VNX) đã có quyết định đình chỉ hoạt động mua chứng khoán trên thị trường chứng khoán niêm yết và thị trường đăng ký giao dịch (UPCoM) đối với công ty chứng khoán này.
Lý do đình chỉ là vì TVSI bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt theo quyết định ngày 18/5 của Chủ tịch UBCK.
Thời gian đình chỉ áp dụng từ ngày 27/6 đến khi TVSI được UBCK đưa ra khỏi tình trạng kiểm soát đặc biệt.
Trước đó, TVSI cho biết công ty đã không tìm được đơn vị kiểm toán báo cáo tài chính và báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính tại thời điểm 31/12/2022. Sau khi kết thúc năm tài chính, công ty đã liên hệ với Công ty Kiểm toán VACO nhưng đơn vị này sau đó gửi yêu cầu thanh lý hợp đồng kiểm toán.
Diễn biến trên khiến UBCK ban hành quyết định về việc đặt TVSI vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. Thời hạn kiểm soát đặc biệt từ ngày 18/5 đến 17/9.
Theo đó, TVSI không được chi trả cổ tức cho các cổ đông, không chia lợi nhuận/chia thưởng cho thành viên góp vốn đồng thời không được chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của mình.
TVSI cũng không được tham gia góp vốn thành lập công ty con, không được đầu tư bất động sản; hạn chế đầu tư vào các tài sản có mức độ rủi ro cao hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh làm tăng giá trị rủi ro, giảm vốn khả dụng.
Công ty chứng khoán này chỉ được quản lý tiền giao dịch chứng khoán theo phương thức khách hàng của công ty chứng khoán mở tài khoản trực tiếp tại ngân hàng thương mại do công ty lựa chọn để quản lý tiền giao dịch chứng khoán.
Thêm công ty chứng khoán bị xử phạt sai phạm liên quan trái phiếuỦy ban Chứng khoán đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm với Chứng khoán Tân Việt (TVSI) do có sai phạm liên quan dịch vụ tư vấn trái phiếu.
13:19 14/1/2023
Chứng khoán Tân Việt tạm ngừng nhận chuyển nhượng trái phiếuTVSI khẳng định đang làm việc với tổ chức phát hành để đảm bảo các nhu cầu bán trước hạn và tạm thời dừng nhận chuyển nhượng trái phiếu.
00:00 10/10/2022
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | |
Tổng giám đốc Phát Đạt muốn bán gần 19 triệu cổ phiếu PDR | Ông Bùi Quang Anh Vũ đăng ký bán 18,7 triệu cổ phiếu công ty nhằm tái cơ cấu danh mục đầu tư. Cuối năm ngoái, vị này từng mua vào hơn 18 triệu cổ phiếu PDR để "cứu" thanh khoản. | Công ty CP Bất động sản Phát Đạt (PDR) mới đây phát thông báo giao dịch cổ phiếu của người nội bộ. Theo đó, ông Bùi Quang Anh Vũ - Tổng giám đốc Phát Đạt - đăng ký bán 18,7 triệu cổ phiếu PDR với mục đích tái cơ cấu danh mục đầu tư.
Giao dịch sẽ được tiến hành từ ngày 22/5 đến 22/6 theo phương thức thỏa thuận hoặc khớp lệnh. Nếu hoàn tất toàn bộ giao dịch, vị lãnh đạo sẽ giảm lượng cổ phiếu nắm trong tay xuống còn 2,4 triệu đơn vị, tương đương 0,37% vốn. Trước đó, ông Vũ nắm 21,2 triệu cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 3,16%.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu PDR chốt phiên giao dịch 17/5 ở mốc 13.400 đồng/đơn vị. Nếu cố định theo thị giá này, Tổng giám đốc Bùi Quang Anh Vũ dự kiến thu về 250 tỷ đồng.
Cổ phiếu PDR từng mất thanh khoản giai đoạn tháng 11/2022. Ảnh: TradingView.
Cuối năm 2022, thời điểm mã PDR giảm sàn hàng chục phiên liên tiếp và mất thanh khoản, ông Vũ từng đăng ký mua vào 20 triệu cổ phiếu. Dẫu vậy sau khi kết thúc thời gian đăng ký, ông chỉ mua vào thành công hơn 18 triệu cổ phiếu.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2023, Phát Đạt chỉ thu về hơn 192 tỷ đồng, giảm gần 70% so với cùng kỳ năm 2022. Sau khi trừ giá vốn, chi phí và thuế, Phát Đạt lãi ròng hơn 22 tỷ đồng, giảm tới 92% so với mức lợi nhuận 279 tỷ đồng vào quý I năm ngoái nhưng khả quan hơn nhiều so với khoản lỗ hơn 229 tỷ đồng ở quý trước đó.
Theo giải trình của doanh nghiệp, do tình hình khó khăn chung của thị trường, đặc biệt là ngành bất động sản dẫn đến việc kinh doanh tại các dự án không thuận lợi. Đồng thời, Phát Đạt đã tiến hành tái cơ cấu danh mục đầu tư.
Năm kinh doanh 2022, Phát Đạt ghi nhận doanh thu thuần khoảng 1.505 tỷ đồng, giảm 60% so với năm trước đó. Lợi nhuận sau thuế cũng giảm gần 40%, ở mức 1.161 tỷ đồng. Tổng tài sản tăng hơn 11% lên 20.552 tỷ đồng, trong khi vốn chủ sở hữu cũng tăng gần 14%, đạt 9.261 tỷ đồng.
Giai đoạn cuối năm 2022 và đầu 2023, công ty này chi gần 900 tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn và tất toán các khoản nợ vay đến hạn. Ở thời điểm 31/12/2022, tổng nợ vay còn lại của Phát Đạt về khoảng 4.440 tỷ đồng (so với mức 5.265 tỷ đồng hồi cuối quý III/2023), trong đó có khoảng 2.510 tỷ đồng là trái phiếu.
Cổ phiếu của công ty Shark Thủy bị cấm giao dịch phiên sángDo chậm nộp báo cáo tài chính năm 2022 đã kiểm toán, từ ngày 23/5, cổ phiếu IBC của Công ty CP Đầu tư Apax Holdings sẽ chỉ được giao dịch trong phiên chiều của ngày giao dịch.
12:16 17/5/2023
Vợ chủ tịch Địa ốc Hoàng Quân muốn thoái hơn 18 triệu cổ phiếuBà Nguyễn Thị Diệu Phương đã đăng ký bán 18,18 triệu cổ phiếu HQC để thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân. Hiện bà Phương cũng đang giữ chức Phó chủ tịch HĐQT Hoàng Quân.
18:08 13/5/2023
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | Tổng giám đốc Phát Đạt muốn bán gần 19 triệu cổ phiếu PDR
Ông Bùi Quang Anh Vũ đăng ký bán 18,7 triệu cổ phiếu công ty nhằm tái cơ cấu danh mục đầu tư. Cuối năm ngoái, vị này từng mua vào hơn 18 triệu cổ phiếu PDR để "cứu" thanh khoản.
Công ty CP Bất động sản Phát Đạt (PDR) mới đây phát thông báo giao dịch cổ phiếu của người nội bộ. Theo đó, ông Bùi Quang Anh Vũ - Tổng giám đốc Phát Đạt - đăng ký bán 18,7 triệu cổ phiếu PDR với mục đích tái cơ cấu danh mục đầu tư.
Giao dịch sẽ được tiến hành từ ngày 22/5 đến 22/6 theo phương thức thỏa thuận hoặc khớp lệnh. Nếu hoàn tất toàn bộ giao dịch, vị lãnh đạo sẽ giảm lượng cổ phiếu nắm trong tay xuống còn 2,4 triệu đơn vị, tương đương 0,37% vốn. Trước đó, ông Vũ nắm 21,2 triệu cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 3,16%.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu PDR chốt phiên giao dịch 17/5 ở mốc 13.400 đồng/đơn vị. Nếu cố định theo thị giá này, Tổng giám đốc Bùi Quang Anh Vũ dự kiến thu về 250 tỷ đồng.
Cổ phiếu PDR từng mất thanh khoản giai đoạn tháng 11/2022. Ảnh: TradingView.
Cuối năm 2022, thời điểm mã PDR giảm sàn hàng chục phiên liên tiếp và mất thanh khoản, ông Vũ từng đăng ký mua vào 20 triệu cổ phiếu. Dẫu vậy sau khi kết thúc thời gian đăng ký, ông chỉ mua vào thành công hơn 18 triệu cổ phiếu.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2023, Phát Đạt chỉ thu về hơn 192 tỷ đồng, giảm gần 70% so với cùng kỳ năm 2022. Sau khi trừ giá vốn, chi phí và thuế, Phát Đạt lãi ròng hơn 22 tỷ đồng, giảm tới 92% so với mức lợi nhuận 279 tỷ đồng vào quý I năm ngoái nhưng khả quan hơn nhiều so với khoản lỗ hơn 229 tỷ đồng ở quý trước đó.
Theo giải trình của doanh nghiệp, do tình hình khó khăn chung của thị trường, đặc biệt là ngành bất động sản dẫn đến việc kinh doanh tại các dự án không thuận lợi. Đồng thời, Phát Đạt đã tiến hành tái cơ cấu danh mục đầu tư.
Năm kinh doanh 2022, Phát Đạt ghi nhận doanh thu thuần khoảng 1.505 tỷ đồng, giảm 60% so với năm trước đó. Lợi nhuận sau thuế cũng giảm gần 40%, ở mức 1.161 tỷ đồng. Tổng tài sản tăng hơn 11% lên 20.552 tỷ đồng, trong khi vốn chủ sở hữu cũng tăng gần 14%, đạt 9.261 tỷ đồng.
Giai đoạn cuối năm 2022 và đầu 2023, công ty này chi gần 900 tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn và tất toán các khoản nợ vay đến hạn. Ở thời điểm 31/12/2022, tổng nợ vay còn lại của Phát Đạt về khoảng 4.440 tỷ đồng (so với mức 5.265 tỷ đồng hồi cuối quý III/2023), trong đó có khoảng 2.510 tỷ đồng là trái phiếu.
Cổ phiếu của công ty Shark Thủy bị cấm giao dịch phiên sángDo chậm nộp báo cáo tài chính năm 2022 đã kiểm toán, từ ngày 23/5, cổ phiếu IBC của Công ty CP Đầu tư Apax Holdings sẽ chỉ được giao dịch trong phiên chiều của ngày giao dịch.
12:16 17/5/2023
Vợ chủ tịch Địa ốc Hoàng Quân muốn thoái hơn 18 triệu cổ phiếuBà Nguyễn Thị Diệu Phương đã đăng ký bán 18,18 triệu cổ phiếu HQC để thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân. Hiện bà Phương cũng đang giữ chức Phó chủ tịch HĐQT Hoàng Quân.
18:08 13/5/2023
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | |
VIB ước tính lãi hơn 8.600 tỷ năm 2023, sẽ chia cổ tức tiền mặt | Theo biên bản kiểm phiếu lấy ý kiến cổ đông về việc tạm ứng cổ tức 6% bằng tiền mặt, VIB đưa dự báo lợi nhuận sau thuế cả năm 2023 sẽ đạt 8.640 tỷ đồng. | Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - VIB (HoSE: VIB) vừa có văn bản lấy ý kiến cổ đông về việc tạm ứng cổ tức 6% bằng tiền mặt.
Đáng chú ý, tại thông báo này, VIB cho biết theo mô hình tài chính và dự báo khả thi thì nhà băng sẽ đạt lợi nhuận sau thuế cả năm 2023 là 8.640 tỷ đồng. Nguồn lợi nhuận chưa phân phối tại ngày 31/12/2023 dự kiến đạt 9.159 tỷ đồng.
Theo quy chế tài chính, VIB sẽ trích lập các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu số tiền là 1.296 tỷ đồng. Như vậy, nguồn lợi nhuận chưa phân phối sau thực hiện trích lập sẽ là 7.863 tỷ đồng, tăng thêm 1.722 tỷ đồng so với số liệu vào cuối quý III/2023.
Do đó, nhà băng này khẳng định có thể chủ động tạm ứng cổ tức tiền mặt với tỷ lệ 6% cho cổ đông dựa trên lợi nhuận chưa phân phối và vẫn đảm bảo không ảnh hưởng tới nguồn vốn chủ sở hữu, đảm bảo tốt cả tỷ lệ an toàn, nguyên tắc kế toán.
Nhà băng này thông báo cổ đông đã thông qua việc tạm ứng cổ tức tiền mặt với tỷ lệ tán thành là 84,241%. Khoảng gần 84% phiếu biểu quyết của cổ đông cũng đã ủy quyền cho HĐQT chủ động quyết định các nội dung để thực hiện tạm ứng cổ tức bằng tiền mặt.
Với vốn điều lệ hơn 25.000 tỷ đồng, ước tính VIB sẽ cần chi hơn 1.500 tỷ đồng để chia cổ tức lần này.
Trước đó, trong hai quý đầu năm 2023, VIB cũng đã chi hơn 2.100 tỷ đồng để trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2022 với tỷ lệ 15%, chia thành 2 đợt với tháng 3/2023 là 10% và tháng 5/2023 là 5%. Ngoài trả cổ tức bằng tiền mặt, VIB cũng đã chi trả cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ với tỷ lệ 20%.
Ngoài ra, vào cuối tháng 6, VIB cũng đã phát hành thêm 7,6 triệu cổ phiếu ESOP cho người lao động. Tổng cộng, vốn điều lệ của ngân hàng đã tăng lên 25.368 tỷ đồng.
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về doanh nhân, câu chuyện kinh doanh, khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, kinh nghiệm quản trị... tại Tủ sách doanh nhân. Những cuốn sách được chia sẻ bởi các doanh nhân nổi tiếng thế giới như Bill Gate, Warren Buffett, Elon Musk...
EV đang tăng tốc trong cuộc chiến với xe xăngKhi ngày càng nhiều công ty nhảy vào cuộc chơi xe điện và sạc điện, những chiến lược như hạ giá bán, tung ra các mẫu xe giá phải chăng... đang giúp người tiêu dùng hưởng lợi.
09:52 1/1/2024
Người nội bộ nhộn nhịp giao dịch cổ phiếu ngân hàngTrong những phiên giao dịch cuối năm, thị trường chứng khoán ghi nhận hàng giao dịch mua - bán cổ phiếu ngân hàng được thực hiện bởi các lãnh đạo nhà băng và người thân.
06:00 1/1/2024
Tài sản 6 tỷ phú Việt Nam biến động ra sao năm 2023?3 trong 6 tỷ phú giàu nhất Việt Nam theo danh sách của Forbes ghi nhận tài sản gia tăng trong năm 2023. Trong khi đó, tài sản của 2 tỷ phú bị suy giảm và một người giữ nguyên.
17:30 31/12/2023 | VIB ước tính lãi hơn 8.600 tỷ năm 2023, sẽ chia cổ tức tiền mặt
Theo biên bản kiểm phiếu lấy ý kiến cổ đông về việc tạm ứng cổ tức 6% bằng tiền mặt, VIB đưa dự báo lợi nhuận sau thuế cả năm 2023 sẽ đạt 8.640 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - VIB (HoSE: VIB) vừa có văn bản lấy ý kiến cổ đông về việc tạm ứng cổ tức 6% bằng tiền mặt.
Đáng chú ý, tại thông báo này, VIB cho biết theo mô hình tài chính và dự báo khả thi thì nhà băng sẽ đạt lợi nhuận sau thuế cả năm 2023 là 8.640 tỷ đồng. Nguồn lợi nhuận chưa phân phối tại ngày 31/12/2023 dự kiến đạt 9.159 tỷ đồng.
Theo quy chế tài chính, VIB sẽ trích lập các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu số tiền là 1.296 tỷ đồng. Như vậy, nguồn lợi nhuận chưa phân phối sau thực hiện trích lập sẽ là 7.863 tỷ đồng, tăng thêm 1.722 tỷ đồng so với số liệu vào cuối quý III/2023.
Do đó, nhà băng này khẳng định có thể chủ động tạm ứng cổ tức tiền mặt với tỷ lệ 6% cho cổ đông dựa trên lợi nhuận chưa phân phối và vẫn đảm bảo không ảnh hưởng tới nguồn vốn chủ sở hữu, đảm bảo tốt cả tỷ lệ an toàn, nguyên tắc kế toán.
Nhà băng này thông báo cổ đông đã thông qua việc tạm ứng cổ tức tiền mặt với tỷ lệ tán thành là 84,241%. Khoảng gần 84% phiếu biểu quyết của cổ đông cũng đã ủy quyền cho HĐQT chủ động quyết định các nội dung để thực hiện tạm ứng cổ tức bằng tiền mặt.
Với vốn điều lệ hơn 25.000 tỷ đồng, ước tính VIB sẽ cần chi hơn 1.500 tỷ đồng để chia cổ tức lần này.
Trước đó, trong hai quý đầu năm 2023, VIB cũng đã chi hơn 2.100 tỷ đồng để trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2022 với tỷ lệ 15%, chia thành 2 đợt với tháng 3/2023 là 10% và tháng 5/2023 là 5%. Ngoài trả cổ tức bằng tiền mặt, VIB cũng đã chi trả cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ với tỷ lệ 20%.
Ngoài ra, vào cuối tháng 6, VIB cũng đã phát hành thêm 7,6 triệu cổ phiếu ESOP cho người lao động. Tổng cộng, vốn điều lệ của ngân hàng đã tăng lên 25.368 tỷ đồng.
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về doanh nhân, câu chuyện kinh doanh, khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, kinh nghiệm quản trị... tại Tủ sách doanh nhân. Những cuốn sách được chia sẻ bởi các doanh nhân nổi tiếng thế giới như Bill Gate, Warren Buffett, Elon Musk...
EV đang tăng tốc trong cuộc chiến với xe xăngKhi ngày càng nhiều công ty nhảy vào cuộc chơi xe điện và sạc điện, những chiến lược như hạ giá bán, tung ra các mẫu xe giá phải chăng... đang giúp người tiêu dùng hưởng lợi.
09:52 1/1/2024
Người nội bộ nhộn nhịp giao dịch cổ phiếu ngân hàngTrong những phiên giao dịch cuối năm, thị trường chứng khoán ghi nhận hàng giao dịch mua - bán cổ phiếu ngân hàng được thực hiện bởi các lãnh đạo nhà băng và người thân.
06:00 1/1/2024
Tài sản 6 tỷ phú Việt Nam biến động ra sao năm 2023?3 trong 6 tỷ phú giàu nhất Việt Nam theo danh sách của Forbes ghi nhận tài sản gia tăng trong năm 2023. Trong khi đó, tài sản của 2 tỷ phú bị suy giảm và một người giữ nguyên.
17:30 31/12/2023 | |
Giá vàng miếng SJC 'hưng phấn' đầu tuần | Các mặt hàng vàng tại SJC tiếp đà tăng trong phiên giao dịch sáng đầu tuần (25/12) dù thị trường quốc tế đang trong kỳ nghỉ lễ. | Tại SJC, giá vàng miếng và vàng nhẫn 99,99 loại 1-5 chỉ tiếp tục tăng trong phiên giao dịch sáng 25/12. Ảnh: Y Kiện.
Mở cửa phiên giao dịch sáng nay (25/12), giá vàng miếng tại Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) tiếp tục được điều chỉnh tăng mạnh. Trong đó, giá bán vàng miếng đã vượt lại mốc 77 triệu đồng/lượng, trong khi vàng nhẫn tiếp tục đi quanh vùng giá cao.
Cụ thể, giá vàng miếng tại SJC hôm nay tăng 500.000 đồng ở chiều bán và 300.000 đồng ở chiều mua so với cuối tuần trước, hiện giao dịch tại vùng 76,2 - 77,22 triệu đồng/lượng (mua - bán). Chênh lệch giữa chiều mua và chiều bán được thu hẹp về 1 triệu đồng/lượng.
So với đầu tuần trước (18/12), giá vàng miếng tại đây đã tăng 3 triệu đồng mỗi lượng, tương ứng người mua vàng vào đầu tuần trước và bán ra vào sáng nay ghi nhận khoản lãi 2 triệu đồng/lượng.
Mặt hàng vàng nhẫn tại SJC cũng được điều chỉnh tăng hôm nay, nhưng mức tăng chỉ khoảng 50.000 đồng cho cả hai chiều, hiện neo tại vùng 61,95 - 63 triệu đồng/lượng.
So với giá bán của mặt hàng này tại SJC đầu tuần trước, mức tăng ghi nhận được là 1,15 triệu đồng. Như vậy, người mua vàng nhẫn SJC đầu tuần trước đến nay chỉ ghi nhận khoản lãi khoảng 100.000 đồng/lượng.
Trong khi đó, giá vàng miếng tại Tập đoàn DOJI và Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) ghi nhận diễn biến trầm lắng phiên giao dịch sáng đầu tuần khi giữ xu hướng đi ngang so với chốt phiên cuối tuần trước.
Tại PNJ, giá vàng miếng hiện giao dịch quanh vùng 76,3 - 77,2 triệu đồng/lượng. Thương hiệu DOJI giữ giá giao dịch tại 75,7 - 77 triệu đồng/lượng (mua - bán).
Với Tập đoàn Phú Quý, giá vàng miếng được điều chỉnh tăng 350.000 đồng ở chiều mua và 200.000 đồng ở chiều bán, hiện giao dịch ở mức 76,15 - 77,15 triệu đồng/lượng.
Tương tự, Bảo Tin Minh Châu cũng điều chỉnh tăng 350.000 đồng ở chiều mua và 180.000 đồng ở chiều bán, neo tại vùng 76,2 - 77,13 triệu đồng/lượng.
Với Mi Hồng, doanh nghiệp này giữ nguyên giá mua vào vàng miếng ở 76,3 triệu đồng/lượng và tăng 100.000 đồng ở chiều bán ra lên 77,2 triệu đồng/lượng.
Với mặt hàng vàng nhẫn, các doanh nghiệp này đều duy trì mức giá đi ngang so với cuối tuần trước. Trong đó, PNJ niêm yết ở mức 61,9 - 62,9 triệu đồng/lượng; DOJI là 61,85 - 63,1 triệu đồng/lượng; Phú Quý là 62,3 - 63,3 triệu đồng/lượng và Bảo Tín Minh Châu là 62,43 - 63,38 triệu đồng/lượng...
Trên thị trường quốc tế, giá vàng thế giới vẫn đứng nguyên tại mốc 2.053 USD/ounce vào phiên sáng nay khi thị trường đang bận nghỉ lễ Giáng sinh. Mức giá cao của vàng vẫn được hỗ trợ từ sự suy yếu của đồng USD và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm.
Hiện Bank of America đang "đặt cược" giá vàng sẽ tăng lên 2.400 USD/ounce vào năm 2024. Trong khi Saxo Bank của Nhật dự báo vàng sẽ chạm 2.300 USD/ounce.
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Chứng khoán sẽ còn đi ngang với thanh khoản thấpCác công ty chứng khoán đều đồng thuận dự báo chỉ số chính sẽ tiếp tục tích lũy và đi ngang. Thị trường khó khởi sắc trong tuần giao dịch thứ 52.
07:02 25/12/2023
Con trai tỷ phú Phạm Nhật Vượng trở thành cổ đông VingroupÔng Phạm Nhật Quân Anh chi 1,5 tỷ đồng mua 150.000 cổ phiếu VIC của Vingroup theo dạng ESOP và chính thức trở thành cổ đông của tập đoàn.
15:55 24/12/2023
Gần 122 triệu cổ phiếu Viettel Post sắp đổ bộ HoSESở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) đã có quyết định chấp thuận niêm yết cổ phiếu của Viettel Post với số lượng đăng ký giao dịch là 121,8 triệu cổ phiếu.
14:58 24/12/2023 | Giá vàng miếng SJC 'hưng phấn' đầu tuần
Các mặt hàng vàng tại SJC tiếp đà tăng trong phiên giao dịch sáng đầu tuần (25/12) dù thị trường quốc tế đang trong kỳ nghỉ lễ.
Tại SJC, giá vàng miếng và vàng nhẫn 99,99 loại 1-5 chỉ tiếp tục tăng trong phiên giao dịch sáng 25/12. Ảnh: Y Kiện.
Mở cửa phiên giao dịch sáng nay (25/12), giá vàng miếng tại Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) tiếp tục được điều chỉnh tăng mạnh. Trong đó, giá bán vàng miếng đã vượt lại mốc 77 triệu đồng/lượng, trong khi vàng nhẫn tiếp tục đi quanh vùng giá cao.
Cụ thể, giá vàng miếng tại SJC hôm nay tăng 500.000 đồng ở chiều bán và 300.000 đồng ở chiều mua so với cuối tuần trước, hiện giao dịch tại vùng 76,2 - 77,22 triệu đồng/lượng (mua - bán). Chênh lệch giữa chiều mua và chiều bán được thu hẹp về 1 triệu đồng/lượng.
So với đầu tuần trước (18/12), giá vàng miếng tại đây đã tăng 3 triệu đồng mỗi lượng, tương ứng người mua vàng vào đầu tuần trước và bán ra vào sáng nay ghi nhận khoản lãi 2 triệu đồng/lượng.
Mặt hàng vàng nhẫn tại SJC cũng được điều chỉnh tăng hôm nay, nhưng mức tăng chỉ khoảng 50.000 đồng cho cả hai chiều, hiện neo tại vùng 61,95 - 63 triệu đồng/lượng.
So với giá bán của mặt hàng này tại SJC đầu tuần trước, mức tăng ghi nhận được là 1,15 triệu đồng. Như vậy, người mua vàng nhẫn SJC đầu tuần trước đến nay chỉ ghi nhận khoản lãi khoảng 100.000 đồng/lượng.
Trong khi đó, giá vàng miếng tại Tập đoàn DOJI và Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) ghi nhận diễn biến trầm lắng phiên giao dịch sáng đầu tuần khi giữ xu hướng đi ngang so với chốt phiên cuối tuần trước.
Tại PNJ, giá vàng miếng hiện giao dịch quanh vùng 76,3 - 77,2 triệu đồng/lượng. Thương hiệu DOJI giữ giá giao dịch tại 75,7 - 77 triệu đồng/lượng (mua - bán).
Với Tập đoàn Phú Quý, giá vàng miếng được điều chỉnh tăng 350.000 đồng ở chiều mua và 200.000 đồng ở chiều bán, hiện giao dịch ở mức 76,15 - 77,15 triệu đồng/lượng.
Tương tự, Bảo Tin Minh Châu cũng điều chỉnh tăng 350.000 đồng ở chiều mua và 180.000 đồng ở chiều bán, neo tại vùng 76,2 - 77,13 triệu đồng/lượng.
Với Mi Hồng, doanh nghiệp này giữ nguyên giá mua vào vàng miếng ở 76,3 triệu đồng/lượng và tăng 100.000 đồng ở chiều bán ra lên 77,2 triệu đồng/lượng.
Với mặt hàng vàng nhẫn, các doanh nghiệp này đều duy trì mức giá đi ngang so với cuối tuần trước. Trong đó, PNJ niêm yết ở mức 61,9 - 62,9 triệu đồng/lượng; DOJI là 61,85 - 63,1 triệu đồng/lượng; Phú Quý là 62,3 - 63,3 triệu đồng/lượng và Bảo Tín Minh Châu là 62,43 - 63,38 triệu đồng/lượng...
Trên thị trường quốc tế, giá vàng thế giới vẫn đứng nguyên tại mốc 2.053 USD/ounce vào phiên sáng nay khi thị trường đang bận nghỉ lễ Giáng sinh. Mức giá cao của vàng vẫn được hỗ trợ từ sự suy yếu của đồng USD và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm.
Hiện Bank of America đang "đặt cược" giá vàng sẽ tăng lên 2.400 USD/ounce vào năm 2024. Trong khi Saxo Bank của Nhật dự báo vàng sẽ chạm 2.300 USD/ounce.
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Chứng khoán sẽ còn đi ngang với thanh khoản thấpCác công ty chứng khoán đều đồng thuận dự báo chỉ số chính sẽ tiếp tục tích lũy và đi ngang. Thị trường khó khởi sắc trong tuần giao dịch thứ 52.
07:02 25/12/2023
Con trai tỷ phú Phạm Nhật Vượng trở thành cổ đông VingroupÔng Phạm Nhật Quân Anh chi 1,5 tỷ đồng mua 150.000 cổ phiếu VIC của Vingroup theo dạng ESOP và chính thức trở thành cổ đông của tập đoàn.
15:55 24/12/2023
Gần 122 triệu cổ phiếu Viettel Post sắp đổ bộ HoSESở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) đã có quyết định chấp thuận niêm yết cổ phiếu của Viettel Post với số lượng đăng ký giao dịch là 121,8 triệu cổ phiếu.
14:58 24/12/2023 | |
Nhà phân phối ủy quyền Apple bốc hơi gần một nửa lợi nhuận | Dù doanh thu lũy kế 4 tháng chỉ giảm 7,4%, tình trạng lãi vay tăng cao khiến lợi nhuận trước thuế của Petrosetco giảm tới 46,6%. | Theo báo cáo kinh doanh định kỳ, Tổng công ty CP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (Petrosetco - PET) thu về 1.585 tỷ đồng trong tháng 4, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm ngoái và 7,6% so với tháng trước đó.
Trong cơ cấu doanh thu, mảng phân phối vẫn đóng vai trò trụ cột chính của Petrosetco, chiếm tỷ trọng 88,1%. Mảng này tập trung chủ yếu là nhóm hàng thiết bị điện tử gồm điện thoại di động (711 tỷ đồng, tăng 11,4%), laptop (299 tỷ đồng, giảm 30,1%) và thiết bị IT khác (271 tỷ đồng, tăng 100,9%).
Doanh nghiệp này cũng thu về 117 tỷ đồng, giảm 2,7% so với cùng kỳ, từ hoạt động phân phối hạt nhựa polypropylene, xơ sợi polyester và khí hóa lỏng.
Ngoài ra, Petrosetco còn thu về 81 tỷ đồng từ dịch vụ dịch vụ catering (chuyên chế biến và cung cấp suất ăn công nghiệp), 40 tỷ đồng quản lý/cho thuê bất động sản và 67 tỷ đồng từ nguồn thu khác).
Dù doanh thu tăng, lãi gộp của Petrosetco lại giảm 5,3% so với cùng kỳ xuống 63 tỷ đồng. Việc giá vốn tăng lên cũng khiến biên lợi nhuận của doanh nghiệp thu hẹp xuống 4%. Sau khi khấu trừ chi phí, công ty lãi trước thuế 18 tỷ đồng, giảm tới 12,1% so với cùng kỳ.
KẾT QUẢ KINH DOANH HÀNG QUÝ CỦA PETROSETCO Nguồn: BCTC DN; Tổng hợp. NhãnQuý I/2021IIIIIIVQuý I/2022IIIIIIVQuý I/2023 Doanh thu thuần tỷ đồng 421334233873602648163473455748354246 Lãi trước thuế 8169791611103293352
Lũy kế 4 tháng đầu năm, doanh thu thuần của Petrosetco đạt 5.831 tỷ đồng, giảm 7,4% so với cùng kỳ, chủ yếu đến từ sự sụt giảm của doanh thu hoạt động phân phối (giảm 10,4%).
Trong đó, doanh thu ngành hàng điện thoại vẫn duy trì tăng trưởng, tăng 18% lên 2.757 tỷ đồng; ngành hàng laptop sụt giảm 44,1% còn 1.249 tỷ đồng; thiết bị IT khác tăng 18% lên 616 tỷ đồng.
Lợi nhuận gộp trong 4 tháng đầu năm đạt 245 tỷ đồng, giảm 7,7% so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận gộp duy trì mức ổn định so với cùng kỳ, đạt 4,2%. Tuy nhiên lợi nhuận trước thuế lại giảm 46,6% xuống 70 tỷ đồng do chi phí lãi vay tăng.
Petrosetco là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, được thành lập vào tháng 6/1996, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ sinh hoạt, đời sống và du lịch nhằm phục vụ các hoạt động dầu khí.
Công ty hiện là đối tác với nhiều thương hiệu lớn tại nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm phân phối điện thoại (Samsung, Itel, Apple...), laptop và máy tính xách tay (Lenovo, iPad, Dell...), phụ kiện, điện máy điện lạnh gia dụng (SK magic, Candy, LG...), thiết bị y tế và cả phân bón hữu cơ Humate USA.
Trong mảng phân phối, Samsung vẫn luôn là mặt hàng chủ lực của doanh nghiệp và ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu đến 70% trong năm ngoái. Ngoài ra, Petrosetco cũng trở thành một trong những nhà phân phối ủy quyền của Apple tại thị trường Việt Nam từ tháng 6/2020.
Nhà phân phối ủy quyền Apple thu hơn 2.000 tỷ đồng nhờ bán điện thoạiHoạt động phân phối điện thoại di động giúp Petrosetco thu về hơn 2.000 tỷ đồng trong quý đầu năm, tăng 20,6% so với kết quả thực hiện cùng kỳ năm ngoái.
14:00 6/5/2023
Trả góp trên cửa hàng trực tuyến Apple có hấp dẫn?So với chương trình trả góp hợp tác giữa công ty tài chính và các chuỗi bán lẻ khác, gian hàng Apple trực tuyến tại Việt Nam đưa ra mức lãi suất thấp hơn.
16:22 20/5/2023
Apple, Google, Facebook... đã đóng thuế hơn 5.000 tỷ đồngSau hơn một năm triển khai Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài, đã có 49 nhà cung cấp từ nhiều quốc gia khác nhau đăng ký, khai và nộp thuế qua đây.
12:01 26/4/2023
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | Nhà phân phối ủy quyền Apple bốc hơi gần một nửa lợi nhuận
Dù doanh thu lũy kế 4 tháng chỉ giảm 7,4%, tình trạng lãi vay tăng cao khiến lợi nhuận trước thuế của Petrosetco giảm tới 46,6%.
Theo báo cáo kinh doanh định kỳ, Tổng công ty CP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (Petrosetco - PET) thu về 1.585 tỷ đồng trong tháng 4, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm ngoái và 7,6% so với tháng trước đó.
Trong cơ cấu doanh thu, mảng phân phối vẫn đóng vai trò trụ cột chính của Petrosetco, chiếm tỷ trọng 88,1%. Mảng này tập trung chủ yếu là nhóm hàng thiết bị điện tử gồm điện thoại di động (711 tỷ đồng, tăng 11,4%), laptop (299 tỷ đồng, giảm 30,1%) và thiết bị IT khác (271 tỷ đồng, tăng 100,9%).
Doanh nghiệp này cũng thu về 117 tỷ đồng, giảm 2,7% so với cùng kỳ, từ hoạt động phân phối hạt nhựa polypropylene, xơ sợi polyester và khí hóa lỏng.
Ngoài ra, Petrosetco còn thu về 81 tỷ đồng từ dịch vụ dịch vụ catering (chuyên chế biến và cung cấp suất ăn công nghiệp), 40 tỷ đồng quản lý/cho thuê bất động sản và 67 tỷ đồng từ nguồn thu khác).
Dù doanh thu tăng, lãi gộp của Petrosetco lại giảm 5,3% so với cùng kỳ xuống 63 tỷ đồng. Việc giá vốn tăng lên cũng khiến biên lợi nhuận của doanh nghiệp thu hẹp xuống 4%. Sau khi khấu trừ chi phí, công ty lãi trước thuế 18 tỷ đồng, giảm tới 12,1% so với cùng kỳ.
KẾT QUẢ KINH DOANH HÀNG QUÝ CỦA PETROSETCO Nguồn: BCTC DN; Tổng hợp. NhãnQuý I/2021IIIIIIVQuý I/2022IIIIIIVQuý I/2023 Doanh thu thuần tỷ đồng 421334233873602648163473455748354246 Lãi trước thuế 8169791611103293352
Lũy kế 4 tháng đầu năm, doanh thu thuần của Petrosetco đạt 5.831 tỷ đồng, giảm 7,4% so với cùng kỳ, chủ yếu đến từ sự sụt giảm của doanh thu hoạt động phân phối (giảm 10,4%).
Trong đó, doanh thu ngành hàng điện thoại vẫn duy trì tăng trưởng, tăng 18% lên 2.757 tỷ đồng; ngành hàng laptop sụt giảm 44,1% còn 1.249 tỷ đồng; thiết bị IT khác tăng 18% lên 616 tỷ đồng.
Lợi nhuận gộp trong 4 tháng đầu năm đạt 245 tỷ đồng, giảm 7,7% so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận gộp duy trì mức ổn định so với cùng kỳ, đạt 4,2%. Tuy nhiên lợi nhuận trước thuế lại giảm 46,6% xuống 70 tỷ đồng do chi phí lãi vay tăng.
Petrosetco là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, được thành lập vào tháng 6/1996, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ sinh hoạt, đời sống và du lịch nhằm phục vụ các hoạt động dầu khí.
Công ty hiện là đối tác với nhiều thương hiệu lớn tại nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm phân phối điện thoại (Samsung, Itel, Apple...), laptop và máy tính xách tay (Lenovo, iPad, Dell...), phụ kiện, điện máy điện lạnh gia dụng (SK magic, Candy, LG...), thiết bị y tế và cả phân bón hữu cơ Humate USA.
Trong mảng phân phối, Samsung vẫn luôn là mặt hàng chủ lực của doanh nghiệp và ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu đến 70% trong năm ngoái. Ngoài ra, Petrosetco cũng trở thành một trong những nhà phân phối ủy quyền của Apple tại thị trường Việt Nam từ tháng 6/2020.
Nhà phân phối ủy quyền Apple thu hơn 2.000 tỷ đồng nhờ bán điện thoạiHoạt động phân phối điện thoại di động giúp Petrosetco thu về hơn 2.000 tỷ đồng trong quý đầu năm, tăng 20,6% so với kết quả thực hiện cùng kỳ năm ngoái.
14:00 6/5/2023
Trả góp trên cửa hàng trực tuyến Apple có hấp dẫn?So với chương trình trả góp hợp tác giữa công ty tài chính và các chuỗi bán lẻ khác, gian hàng Apple trực tuyến tại Việt Nam đưa ra mức lãi suất thấp hơn.
16:22 20/5/2023
Apple, Google, Facebook... đã đóng thuế hơn 5.000 tỷ đồngSau hơn một năm triển khai Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài, đã có 49 nhà cung cấp từ nhiều quốc gia khác nhau đăng ký, khai và nộp thuế qua đây.
12:01 26/4/2023
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | |
Vietcombank có người phụ trách HĐQT mới | Vietcombank đã phân công ông Đỗ Việt Hùng là người phụ trách hoạt động của HĐQT từ ngày 1/1/2024 thay thế ông Phạm Quang Dũng, người được bổ nhiệm làm Phó thống đốc NHNN. | Ông Đỗ Việt Hùng, Thành viên HĐQT Vietcombank được giao phụ trách hoạt động của HĐQT từ 1/1/2024. Ảnh: VGP.
HĐQT Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Vietcombank (HoSE: VCB) vừa có quyết định miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT đối với ông Phạm Quang Dũng từ ngày 1/1/2024.
Trước đó, ông Dũng đã được Thủ tướng bổ nhiệm giữ chức Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ ngày 1/1/2024.
Cùng với việc miễn nhiệm ông Dũng, HĐQT Vietcombank cũng phân công ông Đỗ Việt Hùng, Thành viên HĐQT, là người thay thế ông Phạm Quang Dũng để phụ trách hoạt động của HĐQT ngân hàng từ ngày 1/1/2024 đến khi có quyết định khác của HĐQT.
Ông Đỗ Việt Hùng (sinh năm 1970) có trình độ thạc sĩ Quản trị kinh doanh tại Đại học Chulalongkorn (Thái Lan) liên kết với Đại học Northwestern và Đại học Pennsylvania (Mỹ).
Ông Hùng bắt đầu làm việc ở vị trí chuyên viên tại Vietcombank từ năm 1992. Đến năm 1994, ông chuyển sang làm việc tại Vụ hợp tác quốc tế, Ngân hàng Nhà nước.
Trong khoảng thời gian 1998-2014, ông Hùng trải qua nhiều vị trí quản lý tại Ngân hàng Nhà nước như Phó phòng WB, Vụ hợp tác Quốc tế; Trưởng phòng Song phương, Vụ hợp tác Quốc tế; Phó vụ trưởng Vụ hợp tác Quốc tế; Trưởng ban đánh giá khu vực tài chính Việt Nam (FSAP)...
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2019 của Vietcombank, ông Hùng được bầu vào HĐQT Vietcombank nhiệm kỳ 2018-2023 và công tác cho tới hiện tại.
Với quyết định bổ nhiệm trên, Ban quan trị tại Vietcombank từ năm 2024 sẽ bao gồm ông Đỗ Việt Hùng, Thành viên HĐQT kiêm Người phụ trách hoạt động của HĐQT và 7 thành viên HĐQT là ông Nguyễn Thanh Tùng, ông Nguyễn Mạnh Hùng, ông Nguyễn Mỹ Hào, ông Shojiro Mizoguchi (Nhật Bản), ông Vũ Viết Ngoạn, ông Hồng Quang và bà Nguyễn Thị Kim Oanh.
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về doanh nhân, câu chuyện kinh doanh, khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, kinh nghiệm quản trị... tại Tủ sách doanh nhân. Những cuốn sách được chia sẻ bởi các doanh nhân nổi tiếng thế giới như Bill Gate, Warren Buffett, Elon Musk...
Chứng khoán 28/12: Khối ngoại mua ròng 2 phiên liên tiếpSau 2 phiên mua ròng, giá trị bán ròng của khối ngoại lũy kế từ đầu tuần đã thu hẹp về 52 tỷ đồng. Nếu tiếp tục mua ròng phiên 29/12, khối ngoại sẽ chấm dứt chuỗi 7 tuần bán ròng.
17:15 28/12/2023
Giá vàng rớt 'không phanh'Từ mức 80 triệu đồng/lượng đạt được trong phiên sáng 28/12, giá vàng miếng SJC đã lao dốc thẳng xuống 76 triệu đồng vào phiên chiều. Đây cũng là mức giá thấp nhất 3 tuần qua.
16:18 28/12/2023
Thủ tướng chỉ đạo không để giá vàng chênh cao với thế giớiNgân hàng Nhà nước được yêu cầu điều hành giá vàng miếng trong nước theo thị trường, không để chênh cao với thế giới.
15:37 28/12/2023 | Vietcombank có người phụ trách HĐQT mới
Vietcombank đã phân công ông Đỗ Việt Hùng là người phụ trách hoạt động của HĐQT từ ngày 1/1/2024 thay thế ông Phạm Quang Dũng, người được bổ nhiệm làm Phó thống đốc NHNN.
Ông Đỗ Việt Hùng, Thành viên HĐQT Vietcombank được giao phụ trách hoạt động của HĐQT từ 1/1/2024. Ảnh: VGP.
HĐQT Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Vietcombank (HoSE: VCB) vừa có quyết định miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT đối với ông Phạm Quang Dũng từ ngày 1/1/2024.
Trước đó, ông Dũng đã được Thủ tướng bổ nhiệm giữ chức Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ ngày 1/1/2024.
Cùng với việc miễn nhiệm ông Dũng, HĐQT Vietcombank cũng phân công ông Đỗ Việt Hùng, Thành viên HĐQT, là người thay thế ông Phạm Quang Dũng để phụ trách hoạt động của HĐQT ngân hàng từ ngày 1/1/2024 đến khi có quyết định khác của HĐQT.
Ông Đỗ Việt Hùng (sinh năm 1970) có trình độ thạc sĩ Quản trị kinh doanh tại Đại học Chulalongkorn (Thái Lan) liên kết với Đại học Northwestern và Đại học Pennsylvania (Mỹ).
Ông Hùng bắt đầu làm việc ở vị trí chuyên viên tại Vietcombank từ năm 1992. Đến năm 1994, ông chuyển sang làm việc tại Vụ hợp tác quốc tế, Ngân hàng Nhà nước.
Trong khoảng thời gian 1998-2014, ông Hùng trải qua nhiều vị trí quản lý tại Ngân hàng Nhà nước như Phó phòng WB, Vụ hợp tác Quốc tế; Trưởng phòng Song phương, Vụ hợp tác Quốc tế; Phó vụ trưởng Vụ hợp tác Quốc tế; Trưởng ban đánh giá khu vực tài chính Việt Nam (FSAP)...
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2019 của Vietcombank, ông Hùng được bầu vào HĐQT Vietcombank nhiệm kỳ 2018-2023 và công tác cho tới hiện tại.
Với quyết định bổ nhiệm trên, Ban quan trị tại Vietcombank từ năm 2024 sẽ bao gồm ông Đỗ Việt Hùng, Thành viên HĐQT kiêm Người phụ trách hoạt động của HĐQT và 7 thành viên HĐQT là ông Nguyễn Thanh Tùng, ông Nguyễn Mạnh Hùng, ông Nguyễn Mỹ Hào, ông Shojiro Mizoguchi (Nhật Bản), ông Vũ Viết Ngoạn, ông Hồng Quang và bà Nguyễn Thị Kim Oanh.
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về doanh nhân, câu chuyện kinh doanh, khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, kinh nghiệm quản trị... tại Tủ sách doanh nhân. Những cuốn sách được chia sẻ bởi các doanh nhân nổi tiếng thế giới như Bill Gate, Warren Buffett, Elon Musk...
Chứng khoán 28/12: Khối ngoại mua ròng 2 phiên liên tiếpSau 2 phiên mua ròng, giá trị bán ròng của khối ngoại lũy kế từ đầu tuần đã thu hẹp về 52 tỷ đồng. Nếu tiếp tục mua ròng phiên 29/12, khối ngoại sẽ chấm dứt chuỗi 7 tuần bán ròng.
17:15 28/12/2023
Giá vàng rớt 'không phanh'Từ mức 80 triệu đồng/lượng đạt được trong phiên sáng 28/12, giá vàng miếng SJC đã lao dốc thẳng xuống 76 triệu đồng vào phiên chiều. Đây cũng là mức giá thấp nhất 3 tuần qua.
16:18 28/12/2023
Thủ tướng chỉ đạo không để giá vàng chênh cao với thế giớiNgân hàng Nhà nước được yêu cầu điều hành giá vàng miếng trong nước theo thị trường, không để chênh cao với thế giới.
15:37 28/12/2023 | |
Để tiền vào đâu sau khi chốt lời vàng? | Theo chuyên gia tài chính, danh mục đầu tư cần đa dạng sản phẩm để thanh khoản tốt, tăng hiệu suất lợi nhuận, quản trị rủi ro và tương thích với các mục tiêu. | Thời gian qua, giá vàng miếng SJC liên tục lập đỉnh mới rồi lại sụt giảm mạnh.
Theo đánh giá của chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân Trần Thị Mai Hân, Công ty CP Tư vấn Đầu tư và Quản lý Tài sản FIDT, giá vàng vẫn còn khả năng tăng trưởng trong ngắn hạn. Tuy nhiên, mặt hàng này lại tiềm ẩn rủi ro từ biến động chính sách điều chỉnh của Nhà nước.
“Việc một bộ phận nhà đầu tư đã chốt lời thành công vàng miếng SJC trong giai đoạn giá cao vừa qua là quyết định đúng đắn”, bà Hân nhận định.
Cần đảm bảo an toàn trước khi đầu tư
Vị chuyên gia này cho rằng trong 3 trụ cột về tài chính gồm kiếm tiền, quản lý tiền và bảo vệ tiền, thì trụ cột bảo vệ tiền cần được xác lập trước khi lên kế hoạch đầu tư. Nếu nhà đầu tư đã chốt lời thành công từ việc bán vàng, đừng vội dùng toàn bộ số tiền đang có vào việc đầu tư nếu chưa có những khoản bảo vệ tài chính.
Bởi lẽ, việc thiếu công cụ bảo vệ an toàn tài chính sẽ khiến nhà đầu tư gặp rủi ro kép. Đó là bất trắc gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe hay tính mạng, đồng thời thiệt hại trong đầu tư khi phải thanh lý tài sản để xử lý các bất trắc kể trên.
Chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân Trần Thị Mai Hân, Công ty CP Tư vấn Đầu tư và Quản lý Tài sản FIDT. Ảnh: NVCC.
"Nhà đầu tư cần trang bị đầy đủ các loại bảo hiểm, bởi việc chỉ đầu tư mà không quan tâm đến bảo hiểm cũng giống như ra trận mà không có áo giáp.
Khi rủi ro, bất trắc xảy ra, bảo hiểm là kênh cung cấp tài chính để khắc phục, hạn chế việc thanh lý bất ngờ tài sản đang đầu tư dài hạn dẫn đến hiệu suất đầu tư không đạt kì vọng”, chuyên gia tài chính Mai Hân chia sẻ.
Bà khuyến nghị nhà đầu tư dành 5-8% thu nhập để tham gia bảo hiểm và các sản phẩm bổ trợ. Cùng với đó, cần xây dựng quỹ dự phòng cho 6-12 tháng chi phí sinh hoạt thiết yếu và trả khoản vay ngân hàng nếu có, để đảm bảo cho các nhu cầu đột xuất trong chi tiêu, khám chữa bệnh.
Mức lập dự phòng tùy thuộc vào tính ổn định của thu nhập cao hay thấp, đã có sẵn bảo hiểm hay chưa, có nhiều người phụ thuộc về tài chính hay không. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cần có phương án dự phòng cho kịch bản tiêu cực như thu nhập đột ngột giảm sút, chi phí tăng mạnh.
"Kênh tiền gửi tiết kiệm hiện có lãi suất thấp hơn cả mức lạm phát, khiến cho việc đầu tư vào kênh này kém hiệu quả và vẫn làm bào mòn tài sản. Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn cần duy trì tiền gửi tiết kiệm trong danh mục đầu tư (chiếm 5-10% giá trị tài sản) bởi tính thanh khoản và an toàn cao. Đây cũng là bước đệm để các nhà đầu tư dễ dàng tái cơ cấu tài sản phù hợp với diễn biến thị trường", bà Mai Hân nhấn mạnh.
Đầu tư gì để sinh lời trong thị trường hiện nay?
Thực tế, trong bối cảnh kinh tế hiện tại khi lãi suất tiền gửi thấp kỷ lục, thị trường cổ phiếu chưa xác lập rõ xu hướng, còn trái phiếu trầm lắng, việc chọn sản phẩm dành cho nhà đầu tư cá nhân cũng trở thành vấn đề nan giải.
Chuyên gia tư vấn tài chính cá nhân Nguyễn Kim Liên, nhà sáng lập Amy Advise cho rằng việc lựa chọn kênh đầu tư còn tùy thuộc vào kỳ hạn, kiến thức và khẩu vị rủi ro. Nếu chỉ đơn thuần dựa trên biến động thị trường của các loại tài sản để cơ cấu danh mục thì rất có thể "ăn được sóng vàng" rồi lại vấp ngã với cơn sóng khác.
Chuyên gia tư vấn tài chính cá nhân Nguyễn Kim Liên, nhà sáng lập Amy Advise. Ảnh: NVCC.
"Bối cảnh hiện giờ đang khá giống thời kì 2019-2020. Giá vàng tăng cao đi kèm với các rủi ro địa chính trị, trong khi mặt bằng lãi suất còn thấp hơn cả thời kỳ Covid-19.
Có thể thấy, ý chí của nhà điều hành khá rõ ràng trong việc muốn thúc đẩy hồi phục nền kinh tế. Điều quan trọng bây giờ là khả năng hấp thụ của các doanh nghiệp có tồn tại và trụ vững qua giai đoạn này hay không", bà Liên nói.
Theo bà Kim Liên, những dấu hiệu trên đang báo hiệu khởi đầu một chu kỳ mới của kênh chứng khoán. Mặt khác, giai đoạn chứng khoán lình xình lại rất tốt để nhà đầu tư trau dồi kiến thức và tích lũy vốn để lựa chọn cách thức tham gia vào kênh đầu tư này.
"Số liệu của thị trường chứng khoán Việt Nam cho thấy tỷ suất tăng trưởng trung bình của các quỹ đầu tư chuyên nghiệp vẫn đạt tới 10-15%/năm, thậm chí có quỹ vẫn đạt 30% trong năm nay. Vậy nên, đây vẫn là cơ hội lớn đối với kênh chứng khoán, các nhà đầu tư cần nhìn nhận nghiêm túc và lựa chọn cách thức tham gia phù hợp", nhà sáng lập Amy Advise đưa lời khuyên.
Đồng ý với quan điểm này, ông Nguyễn Tuấn Anh - Chủ tịch HĐQT FinPeace đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2024 sẽ hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội đầu tư tốt khi bắt đầu bước vào giai đoạn đầu tiên của chu kỳ tăng giá.
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch HĐQT FinPeace. Ảnh: NVCC.
Ông Tuấn Anh cho rằng năm 2024 là thị trường sẽ có 2 giai đoạn tích cực rõ ràng. Đầu tiên là từ giữa đến cuối tháng 4/2024, sau mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý I.
Thứ hai là giai đoạn cuối năm khi sự tự tin của nhà đầu tư về thị trường quay trở lại. Những mã cổ phiếu trụ cột về vùng sâu dưới định giá sẽ là nòng cốt cho đợt tăng trở lại của VN-Index.
"Nhà đầu tư có thể lựa chọn các doanh nghiệp đứng đầu ngành, đặc biệt là các doanh nghiệp đang kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ, hoặc có tệp khách hàng chủ yếu là khách hàng cá nhân", ông Tuấn Anh đưa nhận định.
Chuyên gia tài chính Mai Hân cho rằng chứng chỉ quỹ cũng là một kênh đầu tư hấp dẫn, phù hợp với nhà đầu tư cá nhân và các gia đình trẻ có vốn ở mức trung bình thấp.
"Tỷ trọng cho kênh chứng chỉ quỹ theo độ tuổi có thể ở mức '100 - số tuổi'. Ví dụ, nhà đầu tư 35 tuổi có thể dành tỷ trọng 65% tài sản cho chứng chỉ quỹ. Cách thức đầu tư phù hợp là đầu tư tích sản, mua rải đều nhiều đợt đặc biệt phù hợp khi đầu tư cho thặng dư từ thu nhập hàng tháng", bà Mai Hân đưa thêm lời khuyên.
Ngoài ra, trong trường hợp nhà đầu tư đã thu hồi được khoản tiền lớn từ việc bán số lượng vàng lớn, thì đầu tư vào bất động sản cũng rất tiềm năng.
Chuyên gia Tuấn Anh và Mai Hân nhận định, trong bối cảnh hiện tại, các nhà đầu tư nên chọn phân khúc bất động sản dân sinh hiện hữu ở các tỉnh hoặc ven các thành phố lớn, hoặc hay bất động sản mặt đất có nhu cầu ở thực, đảm bảo pháp lý.
Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Znews tại Tủ sách kinh tế.
Gemadept sắp chi thưởng hơn 300 tỷ đồng cho nhân viên xuất sắcCán bộ, nhân viên có thành tích xuất sắc của Gemadept chỉ cần chi 46 tỷ đồng để được mua lượng cổ phiếu GMD có giá trị thị trường lên đến hơn 324 tỷ đồng.
15:28 30/12/2023
MobiFone lãi hơn 1.600 tỷ đồngTrong năm nay, tổng doanh thu công ty mẹ MobiFone ước đạt 25.440 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 1.638 tỷ đồng, đều giảm so với năm liền trước.
15:22 30/12/2023
Gần 1.300 doanh nghiệp địa ốc phá sản năm 2023Năm 2023 tiếp tục là năm các doanh nghiệp bất động sản gặp nhiều thách thức và phải thay đổi phương án kinh doanh, cắt giảm nhân sự và thậm chí là dừng hoạt động.
12:42 30/12/2023 | Để tiền vào đâu sau khi chốt lời vàng?
Theo chuyên gia tài chính, danh mục đầu tư cần đa dạng sản phẩm để thanh khoản tốt, tăng hiệu suất lợi nhuận, quản trị rủi ro và tương thích với các mục tiêu.
Thời gian qua, giá vàng miếng SJC liên tục lập đỉnh mới rồi lại sụt giảm mạnh.
Theo đánh giá của chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân Trần Thị Mai Hân, Công ty CP Tư vấn Đầu tư và Quản lý Tài sản FIDT, giá vàng vẫn còn khả năng tăng trưởng trong ngắn hạn. Tuy nhiên, mặt hàng này lại tiềm ẩn rủi ro từ biến động chính sách điều chỉnh của Nhà nước.
“Việc một bộ phận nhà đầu tư đã chốt lời thành công vàng miếng SJC trong giai đoạn giá cao vừa qua là quyết định đúng đắn”, bà Hân nhận định.
Cần đảm bảo an toàn trước khi đầu tư
Vị chuyên gia này cho rằng trong 3 trụ cột về tài chính gồm kiếm tiền, quản lý tiền và bảo vệ tiền, thì trụ cột bảo vệ tiền cần được xác lập trước khi lên kế hoạch đầu tư. Nếu nhà đầu tư đã chốt lời thành công từ việc bán vàng, đừng vội dùng toàn bộ số tiền đang có vào việc đầu tư nếu chưa có những khoản bảo vệ tài chính.
Bởi lẽ, việc thiếu công cụ bảo vệ an toàn tài chính sẽ khiến nhà đầu tư gặp rủi ro kép. Đó là bất trắc gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe hay tính mạng, đồng thời thiệt hại trong đầu tư khi phải thanh lý tài sản để xử lý các bất trắc kể trên.
Chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân Trần Thị Mai Hân, Công ty CP Tư vấn Đầu tư và Quản lý Tài sản FIDT. Ảnh: NVCC.
"Nhà đầu tư cần trang bị đầy đủ các loại bảo hiểm, bởi việc chỉ đầu tư mà không quan tâm đến bảo hiểm cũng giống như ra trận mà không có áo giáp.
Khi rủi ro, bất trắc xảy ra, bảo hiểm là kênh cung cấp tài chính để khắc phục, hạn chế việc thanh lý bất ngờ tài sản đang đầu tư dài hạn dẫn đến hiệu suất đầu tư không đạt kì vọng”, chuyên gia tài chính Mai Hân chia sẻ.
Bà khuyến nghị nhà đầu tư dành 5-8% thu nhập để tham gia bảo hiểm và các sản phẩm bổ trợ. Cùng với đó, cần xây dựng quỹ dự phòng cho 6-12 tháng chi phí sinh hoạt thiết yếu và trả khoản vay ngân hàng nếu có, để đảm bảo cho các nhu cầu đột xuất trong chi tiêu, khám chữa bệnh.
Mức lập dự phòng tùy thuộc vào tính ổn định của thu nhập cao hay thấp, đã có sẵn bảo hiểm hay chưa, có nhiều người phụ thuộc về tài chính hay không. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cần có phương án dự phòng cho kịch bản tiêu cực như thu nhập đột ngột giảm sút, chi phí tăng mạnh.
"Kênh tiền gửi tiết kiệm hiện có lãi suất thấp hơn cả mức lạm phát, khiến cho việc đầu tư vào kênh này kém hiệu quả và vẫn làm bào mòn tài sản. Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn cần duy trì tiền gửi tiết kiệm trong danh mục đầu tư (chiếm 5-10% giá trị tài sản) bởi tính thanh khoản và an toàn cao. Đây cũng là bước đệm để các nhà đầu tư dễ dàng tái cơ cấu tài sản phù hợp với diễn biến thị trường", bà Mai Hân nhấn mạnh.
Đầu tư gì để sinh lời trong thị trường hiện nay?
Thực tế, trong bối cảnh kinh tế hiện tại khi lãi suất tiền gửi thấp kỷ lục, thị trường cổ phiếu chưa xác lập rõ xu hướng, còn trái phiếu trầm lắng, việc chọn sản phẩm dành cho nhà đầu tư cá nhân cũng trở thành vấn đề nan giải.
Chuyên gia tư vấn tài chính cá nhân Nguyễn Kim Liên, nhà sáng lập Amy Advise cho rằng việc lựa chọn kênh đầu tư còn tùy thuộc vào kỳ hạn, kiến thức và khẩu vị rủi ro. Nếu chỉ đơn thuần dựa trên biến động thị trường của các loại tài sản để cơ cấu danh mục thì rất có thể "ăn được sóng vàng" rồi lại vấp ngã với cơn sóng khác.
Chuyên gia tư vấn tài chính cá nhân Nguyễn Kim Liên, nhà sáng lập Amy Advise. Ảnh: NVCC.
"Bối cảnh hiện giờ đang khá giống thời kì 2019-2020. Giá vàng tăng cao đi kèm với các rủi ro địa chính trị, trong khi mặt bằng lãi suất còn thấp hơn cả thời kỳ Covid-19.
Có thể thấy, ý chí của nhà điều hành khá rõ ràng trong việc muốn thúc đẩy hồi phục nền kinh tế. Điều quan trọng bây giờ là khả năng hấp thụ của các doanh nghiệp có tồn tại và trụ vững qua giai đoạn này hay không", bà Liên nói.
Theo bà Kim Liên, những dấu hiệu trên đang báo hiệu khởi đầu một chu kỳ mới của kênh chứng khoán. Mặt khác, giai đoạn chứng khoán lình xình lại rất tốt để nhà đầu tư trau dồi kiến thức và tích lũy vốn để lựa chọn cách thức tham gia vào kênh đầu tư này.
"Số liệu của thị trường chứng khoán Việt Nam cho thấy tỷ suất tăng trưởng trung bình của các quỹ đầu tư chuyên nghiệp vẫn đạt tới 10-15%/năm, thậm chí có quỹ vẫn đạt 30% trong năm nay. Vậy nên, đây vẫn là cơ hội lớn đối với kênh chứng khoán, các nhà đầu tư cần nhìn nhận nghiêm túc và lựa chọn cách thức tham gia phù hợp", nhà sáng lập Amy Advise đưa lời khuyên.
Đồng ý với quan điểm này, ông Nguyễn Tuấn Anh - Chủ tịch HĐQT FinPeace đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2024 sẽ hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội đầu tư tốt khi bắt đầu bước vào giai đoạn đầu tiên của chu kỳ tăng giá.
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch HĐQT FinPeace. Ảnh: NVCC.
Ông Tuấn Anh cho rằng năm 2024 là thị trường sẽ có 2 giai đoạn tích cực rõ ràng. Đầu tiên là từ giữa đến cuối tháng 4/2024, sau mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý I.
Thứ hai là giai đoạn cuối năm khi sự tự tin của nhà đầu tư về thị trường quay trở lại. Những mã cổ phiếu trụ cột về vùng sâu dưới định giá sẽ là nòng cốt cho đợt tăng trở lại của VN-Index.
"Nhà đầu tư có thể lựa chọn các doanh nghiệp đứng đầu ngành, đặc biệt là các doanh nghiệp đang kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ, hoặc có tệp khách hàng chủ yếu là khách hàng cá nhân", ông Tuấn Anh đưa nhận định.
Chuyên gia tài chính Mai Hân cho rằng chứng chỉ quỹ cũng là một kênh đầu tư hấp dẫn, phù hợp với nhà đầu tư cá nhân và các gia đình trẻ có vốn ở mức trung bình thấp.
"Tỷ trọng cho kênh chứng chỉ quỹ theo độ tuổi có thể ở mức '100 - số tuổi'. Ví dụ, nhà đầu tư 35 tuổi có thể dành tỷ trọng 65% tài sản cho chứng chỉ quỹ. Cách thức đầu tư phù hợp là đầu tư tích sản, mua rải đều nhiều đợt đặc biệt phù hợp khi đầu tư cho thặng dư từ thu nhập hàng tháng", bà Mai Hân đưa thêm lời khuyên.
Ngoài ra, trong trường hợp nhà đầu tư đã thu hồi được khoản tiền lớn từ việc bán số lượng vàng lớn, thì đầu tư vào bất động sản cũng rất tiềm năng.
Chuyên gia Tuấn Anh và Mai Hân nhận định, trong bối cảnh hiện tại, các nhà đầu tư nên chọn phân khúc bất động sản dân sinh hiện hữu ở các tỉnh hoặc ven các thành phố lớn, hoặc hay bất động sản mặt đất có nhu cầu ở thực, đảm bảo pháp lý.
Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Znews tại Tủ sách kinh tế.
Gemadept sắp chi thưởng hơn 300 tỷ đồng cho nhân viên xuất sắcCán bộ, nhân viên có thành tích xuất sắc của Gemadept chỉ cần chi 46 tỷ đồng để được mua lượng cổ phiếu GMD có giá trị thị trường lên đến hơn 324 tỷ đồng.
15:28 30/12/2023
MobiFone lãi hơn 1.600 tỷ đồngTrong năm nay, tổng doanh thu công ty mẹ MobiFone ước đạt 25.440 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 1.638 tỷ đồng, đều giảm so với năm liền trước.
15:22 30/12/2023
Gần 1.300 doanh nghiệp địa ốc phá sản năm 2023Năm 2023 tiếp tục là năm các doanh nghiệp bất động sản gặp nhiều thách thức và phải thay đổi phương án kinh doanh, cắt giảm nhân sự và thậm chí là dừng hoạt động.
12:42 30/12/2023 | |
Xổ số Kiến thiết Thủ đô cả năm lãi chưa đầy 10 tỷ đồng | Trước sự cạnh tranh từ Vietlott và nạn kinh doanh lô đề, doanh thu lẫn lợi nhuận của Xổ số Kiến thiết Thủ đô tăng trưởng chậm, chỉ đạt lần lượt 490 tỷ đồng và 9,7 tỷ đồng. | Theo báo cáo tài chính năm 2022 đã kiểm toán, Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Thủ đô thu về 563 tỷ đồng, tăng gần 4% so với năm trước đó. Nhìn vào cơ cấu, nguồn thu từ xổ số truyền thống, điện toán và lô tô chiếm phần lớn, lần lượt đạt 34%, 36%, 28%. Riêng loại hình xổ số cào chỉ thu về 3,6 tỷ đồng, tương ứng 0,6% tổng doanh thu.
Sau khi trừ các khoản thuế tiêu thụ đặc biệt, doanh thu thuần của Kiến thiết Thủ đô đạt 490 tỷ đồng. Nhờ giá vốn giảm nhẹ so, biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp này nhích lên 19,7%.
Các chi phí của Xổ số kiến thiết Thủ đô không có nhiều biến động. Sau thuế, doanh nghiệp lãi ròng 9,7 tỷ đồng, con số tương đối khiêm tốn so với Vietlott hay các doanh nghiệp cùng ngành thuộc khu vực phía Nam.
KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA XỔ SỐ KIẾN THIẾT THỦ ĐÔ ĐI LÙI Nguồn: BCTC DN; Tổng hợp Nhãn20182019202020212022 Doanh thu thuần tỷ đồng 587589529472490 Lãi ròng 4.11811.21.99.7
Hiện Xổ số Kiến thiết Thủ đô đang nắm 88 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương, chủ yếu là khoản tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng.
Tổng tài sản của doanh nghiệp đến cuối kỳ đạt 190,5 tỷ đồng, giảm nhẹ so với con số 191,6 tỷ đồng ghi nhận đầu kỳ.
Đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2022, ban lãnh đạo Xổ số Kiến thiết Thủ đô cho biết tình hình dịch Covid-19 vẫn còn ảnh hưởng, tác động tiêu cực tới thị trường lao động và thu nhập của hộ gia đình.
Bên cạnh đó nạn lô đề bất hợp pháp có xu thế phát triển mạnh và tinh vi, gây ra nhiều khó khăn đến hoạt động kinh doanh xổ số. Tình trạng nhiều cửa hàng không phải đại lý của công ty nhưng dùng biển hiệu, logo, lợi dụng hình ảnh, danh nghĩa xổ số kiến thiết để bán lô đề cũng diễn ra tràn lan trên địa bàn thành phố.
Trong khi đó, Xổ số kiến thiết Thủ đô đang phải chịu áp lực cạnh tranh từ các sản phẩm của Vietlott.
Năm 2023, doanh nghiệp này đặt mục tiêu thu về 505 tỷ đồng và lãi sau thuế 9,8 tỷ đồng, chỉ tăng lần lượt 3% (so với doanh thu thuần) và 0,7% với cùng kỳ.
Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Thủ đô là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, tiền thân là Công ty Xổ số kiến thiết Thủ đô được thành lập theo Quyết định số 188/QDD-UB ngày 16/11/2005 của UBND TP Hà Nội. Trụ sở chính của công ty là số 53E Hàng Bài, Hoàn Kiếm, TP Hà Nội.
Ông lớn kinh doanh xổ số phía Nam lãi 4,6 tỷ đồng/ngàyCông ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết TP.HCM lãi trước thuế 1.692 tỷ đồng trong năm 2022, tăng mạnh tới 42,5% so với giai đoạn cùng kỳ năm ngoái.
19:37 20/6/2023
Xổ số Vietlott có chủ tịch mớiÔng Nguyễn Thanh Đạm, Tổng giám đốc Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam, được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch từ ngày 19/5.
20:38 26/5/2023
Xổ số kiến thiết TP.HCM muốn thu hơn 2,2 tỷ USD giai đoạn 2021-2025Công ty xổ số kiến thiết TP.HCM đặt mục tiêu doanh thu giai đoạn 2021-2025 đạt 53.200 tỷ đồng và lãi trước thuế vượt 7.000 tỷ, tốc độ tăng trưởng bình quân tối thiểu 8%/năm.
15:24 23/4/2023
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | Xổ số Kiến thiết Thủ đô cả năm lãi chưa đầy 10 tỷ đồng
Trước sự cạnh tranh từ Vietlott và nạn kinh doanh lô đề, doanh thu lẫn lợi nhuận của Xổ số Kiến thiết Thủ đô tăng trưởng chậm, chỉ đạt lần lượt 490 tỷ đồng và 9,7 tỷ đồng.
Theo báo cáo tài chính năm 2022 đã kiểm toán, Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Thủ đô thu về 563 tỷ đồng, tăng gần 4% so với năm trước đó. Nhìn vào cơ cấu, nguồn thu từ xổ số truyền thống, điện toán và lô tô chiếm phần lớn, lần lượt đạt 34%, 36%, 28%. Riêng loại hình xổ số cào chỉ thu về 3,6 tỷ đồng, tương ứng 0,6% tổng doanh thu.
Sau khi trừ các khoản thuế tiêu thụ đặc biệt, doanh thu thuần của Kiến thiết Thủ đô đạt 490 tỷ đồng. Nhờ giá vốn giảm nhẹ so, biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp này nhích lên 19,7%.
Các chi phí của Xổ số kiến thiết Thủ đô không có nhiều biến động. Sau thuế, doanh nghiệp lãi ròng 9,7 tỷ đồng, con số tương đối khiêm tốn so với Vietlott hay các doanh nghiệp cùng ngành thuộc khu vực phía Nam.
KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA XỔ SỐ KIẾN THIẾT THỦ ĐÔ ĐI LÙI Nguồn: BCTC DN; Tổng hợp Nhãn20182019202020212022 Doanh thu thuần tỷ đồng 587589529472490 Lãi ròng 4.11811.21.99.7
Hiện Xổ số Kiến thiết Thủ đô đang nắm 88 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương, chủ yếu là khoản tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng.
Tổng tài sản của doanh nghiệp đến cuối kỳ đạt 190,5 tỷ đồng, giảm nhẹ so với con số 191,6 tỷ đồng ghi nhận đầu kỳ.
Đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2022, ban lãnh đạo Xổ số Kiến thiết Thủ đô cho biết tình hình dịch Covid-19 vẫn còn ảnh hưởng, tác động tiêu cực tới thị trường lao động và thu nhập của hộ gia đình.
Bên cạnh đó nạn lô đề bất hợp pháp có xu thế phát triển mạnh và tinh vi, gây ra nhiều khó khăn đến hoạt động kinh doanh xổ số. Tình trạng nhiều cửa hàng không phải đại lý của công ty nhưng dùng biển hiệu, logo, lợi dụng hình ảnh, danh nghĩa xổ số kiến thiết để bán lô đề cũng diễn ra tràn lan trên địa bàn thành phố.
Trong khi đó, Xổ số kiến thiết Thủ đô đang phải chịu áp lực cạnh tranh từ các sản phẩm của Vietlott.
Năm 2023, doanh nghiệp này đặt mục tiêu thu về 505 tỷ đồng và lãi sau thuế 9,8 tỷ đồng, chỉ tăng lần lượt 3% (so với doanh thu thuần) và 0,7% với cùng kỳ.
Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Thủ đô là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, tiền thân là Công ty Xổ số kiến thiết Thủ đô được thành lập theo Quyết định số 188/QDD-UB ngày 16/11/2005 của UBND TP Hà Nội. Trụ sở chính của công ty là số 53E Hàng Bài, Hoàn Kiếm, TP Hà Nội.
Ông lớn kinh doanh xổ số phía Nam lãi 4,6 tỷ đồng/ngàyCông ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết TP.HCM lãi trước thuế 1.692 tỷ đồng trong năm 2022, tăng mạnh tới 42,5% so với giai đoạn cùng kỳ năm ngoái.
19:37 20/6/2023
Xổ số Vietlott có chủ tịch mớiÔng Nguyễn Thanh Đạm, Tổng giám đốc Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam, được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch từ ngày 19/5.
20:38 26/5/2023
Xổ số kiến thiết TP.HCM muốn thu hơn 2,2 tỷ USD giai đoạn 2021-2025Công ty xổ số kiến thiết TP.HCM đặt mục tiêu doanh thu giai đoạn 2021-2025 đạt 53.200 tỷ đồng và lãi trước thuế vượt 7.000 tỷ, tốc độ tăng trưởng bình quân tối thiểu 8%/năm.
15:24 23/4/2023
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | |
SK sắp nâng sở hữu tại một công ty dược Việt Nam lên 65% | Không cần chào mua công khai, chaebol lớn thứ ba Hàn Quốc sắp trở thành nhà đầu tư nắm khoảng 65% cổ phần có quyền biểu quyết tại Công ty CP Dược phẩm Imexpharm. | Công ty CP Dược phẩm Imexpharm (HoSE: IMP) vừa công bố Nghị quyết đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2023 với việc thông qua các vấn đề quan trọng liên quan tới thay đổi nhân sự và phê chuẩn việc miễn chào mua công khai cho cổ đông SK Investment Vina III Pte. LTd.
Theo đó, cổ đông của Imexpharm đã thông qua việc miễn chào mua công khai đối với việc chuyển nhượng cổ phần giữa SK Investment và các cổ đông hiện hữu của công ty. Với Nghị quyết này SK Investment sẽ trở thành nhà đầu tư nắm từ 65% trở lên cổ phần có quyền biểu quyết.
Tính tới ngày 5/10, tỷ lệ sở hữu cổ phần của SK Investment tại Imexpharm là 64,79%. Tỷ lệ sở hữu cổ phần của bên chuyển nhượng dự kiến từ 0,2% trở lên. Thời gian thực hiện sau khi được ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 thông qua và phụ thuộc vào đàm phán giữa các bên cũng như tình hình của thị trường.
Theo quy định, nếu việc mua bán cổ phần dẫn đến việc nắm giữ từ 65% vốn trở lên, SK Investment phải thực hiện chào mua công khai hoặc không phải chào mua công khai với điều kiện được ĐHĐCĐ chấp thuận miễn chào mua công khai.
Do các thủ tục chào mua công khai phức tạp, kéo dài và số lượng cổ phần chuyển nhượng không đáng kể nên SK Investment cần các cổ đông của công ty thông qua Nghị quyết trên.
Ngoài nội dung trên, ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 của IMP còn thông qua thêm các nội dung khác, bao gồm thống nhất bầu ông Hoàng Đức Hùng làm Thành viên HĐQT độc lập của Imexpharm nhiệm kỳ 2023-2027; huỷ bỏ phương án phát hành cổ phiếu ESOP dành cho nhân sự chủ chốt và chuyển đổi thành phương án thưởng bằng tiền cho nhân sự chủ chốt đã có đóng góp vào hiệu quả hoạt động của công ty...
SK Investment được biết đến là công ty con trực thuộc tập đoàn SK, chaebol lớn thứ 3 Hàn Quốc. Doanh nghiệp này đã đầu tư vào Imexpharm từ cuối tháng 5/2020 sau khi nhận chuyển nhượng 12,3 triệu cổ phiếu IMP (chiếm 24,9% vốn) từ các quỹ thuộc nhóm Dragon Capital cùng với CAM Vietnam Mother Fund, Kingsmead, Mirae Asset.
Đây là dự án đầu tư trực tiếp đầu tiên của SK Group tại Việt Nam. Trước đó, SK Group được biết đến là một trong những tập đoàn đầu tư lớn trong các thương vụ mua lại và sáp nhập (M&A) tại Việt Nam.
Các thương vụ M&A lớn mà tập đoàn này đã từng thực hiện có thể kể tới như mua 9,4% cổ phần của Masan Group trị giá 470 triệu USD và 6% cổ phần Vingroup trị giá 1 tỷ USD lần lượt vào năm 2018 và 2019.
Vào cuối năm 2011, SK bỏ ra 340 triệu USD để mua 4,9% cổ phần của The CrownX - công ty con của Masan, sở hữu Masan Consumer Holding (MCH) và Wincomerce.
Bên cạnh đó, SK cũng tuyên bố đầu tư 100 triệu USD vào chuỗi nhà thuốc Pharmacity. Một công ty con khác của SK là SK Energy còn nắm hơn 5% cổ phần của PV Oil, trị giá gần 30 triệu USD.
Trong khi đó, Imexpharm là công ty chuyên sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu sản phẩm tân dược, dụng cụ y tế, nguyên phụ liệu ngành. Quý III/2023, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu 467 tỷ đồng, tăng gần 12% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 69 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2022.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu IMP ghi nhận ở mức 1.386 tỷ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế đạt 286 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 227 tỷ đồng, tăng lần lượt là 45% và 47% so với cùng kỳ năm ngoái.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Đại gia ngoại rót hơn 1 tỷ USD vào thị trường bất động sản Việt NamThời gian qua, thị trường chứng kiến không ít các thương vụ M&A của các nhà đầu tư ngoại, điều này giúp lĩnh vực bất động sản hút hơn 1,1 tỷ USD từ dòng vốn nước ngoài.
06:00 31/12/2023
Becamex phát hành trái phiếu lãi suất 12,5%/nămBecamex IDC vừa phát hành thành công lô trái phiếu có tổng trị giá 400 tỷ đồng với kỳ hạn 5 năm, lãi suất 12,5%/năm, cao gấp đôi mặt bằng lãi suất tiền gửi ngân hàng hiện nay.
17:36 30/12/2023
Vingroup mua xong 117 triệu cổ phiếu VHM từ VinpearlSau giao dịch, Vingroup nắm trực tiếp hơn 3 tỷ cổ phần Vinhomes.
12:40 30/12/2023 | SK sắp nâng sở hữu tại một công ty dược Việt Nam lên 65%
Không cần chào mua công khai, chaebol lớn thứ ba Hàn Quốc sắp trở thành nhà đầu tư nắm khoảng 65% cổ phần có quyền biểu quyết tại Công ty CP Dược phẩm Imexpharm.
Công ty CP Dược phẩm Imexpharm (HoSE: IMP) vừa công bố Nghị quyết đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2023 với việc thông qua các vấn đề quan trọng liên quan tới thay đổi nhân sự và phê chuẩn việc miễn chào mua công khai cho cổ đông SK Investment Vina III Pte. LTd.
Theo đó, cổ đông của Imexpharm đã thông qua việc miễn chào mua công khai đối với việc chuyển nhượng cổ phần giữa SK Investment và các cổ đông hiện hữu của công ty. Với Nghị quyết này SK Investment sẽ trở thành nhà đầu tư nắm từ 65% trở lên cổ phần có quyền biểu quyết.
Tính tới ngày 5/10, tỷ lệ sở hữu cổ phần của SK Investment tại Imexpharm là 64,79%. Tỷ lệ sở hữu cổ phần của bên chuyển nhượng dự kiến từ 0,2% trở lên. Thời gian thực hiện sau khi được ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 thông qua và phụ thuộc vào đàm phán giữa các bên cũng như tình hình của thị trường.
Theo quy định, nếu việc mua bán cổ phần dẫn đến việc nắm giữ từ 65% vốn trở lên, SK Investment phải thực hiện chào mua công khai hoặc không phải chào mua công khai với điều kiện được ĐHĐCĐ chấp thuận miễn chào mua công khai.
Do các thủ tục chào mua công khai phức tạp, kéo dài và số lượng cổ phần chuyển nhượng không đáng kể nên SK Investment cần các cổ đông của công ty thông qua Nghị quyết trên.
Ngoài nội dung trên, ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 của IMP còn thông qua thêm các nội dung khác, bao gồm thống nhất bầu ông Hoàng Đức Hùng làm Thành viên HĐQT độc lập của Imexpharm nhiệm kỳ 2023-2027; huỷ bỏ phương án phát hành cổ phiếu ESOP dành cho nhân sự chủ chốt và chuyển đổi thành phương án thưởng bằng tiền cho nhân sự chủ chốt đã có đóng góp vào hiệu quả hoạt động của công ty...
SK Investment được biết đến là công ty con trực thuộc tập đoàn SK, chaebol lớn thứ 3 Hàn Quốc. Doanh nghiệp này đã đầu tư vào Imexpharm từ cuối tháng 5/2020 sau khi nhận chuyển nhượng 12,3 triệu cổ phiếu IMP (chiếm 24,9% vốn) từ các quỹ thuộc nhóm Dragon Capital cùng với CAM Vietnam Mother Fund, Kingsmead, Mirae Asset.
Đây là dự án đầu tư trực tiếp đầu tiên của SK Group tại Việt Nam. Trước đó, SK Group được biết đến là một trong những tập đoàn đầu tư lớn trong các thương vụ mua lại và sáp nhập (M&A) tại Việt Nam.
Các thương vụ M&A lớn mà tập đoàn này đã từng thực hiện có thể kể tới như mua 9,4% cổ phần của Masan Group trị giá 470 triệu USD và 6% cổ phần Vingroup trị giá 1 tỷ USD lần lượt vào năm 2018 và 2019.
Vào cuối năm 2011, SK bỏ ra 340 triệu USD để mua 4,9% cổ phần của The CrownX - công ty con của Masan, sở hữu Masan Consumer Holding (MCH) và Wincomerce.
Bên cạnh đó, SK cũng tuyên bố đầu tư 100 triệu USD vào chuỗi nhà thuốc Pharmacity. Một công ty con khác của SK là SK Energy còn nắm hơn 5% cổ phần của PV Oil, trị giá gần 30 triệu USD.
Trong khi đó, Imexpharm là công ty chuyên sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu sản phẩm tân dược, dụng cụ y tế, nguyên phụ liệu ngành. Quý III/2023, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu 467 tỷ đồng, tăng gần 12% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 69 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2022.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu IMP ghi nhận ở mức 1.386 tỷ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế đạt 286 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 227 tỷ đồng, tăng lần lượt là 45% và 47% so với cùng kỳ năm ngoái.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Đại gia ngoại rót hơn 1 tỷ USD vào thị trường bất động sản Việt NamThời gian qua, thị trường chứng kiến không ít các thương vụ M&A của các nhà đầu tư ngoại, điều này giúp lĩnh vực bất động sản hút hơn 1,1 tỷ USD từ dòng vốn nước ngoài.
06:00 31/12/2023
Becamex phát hành trái phiếu lãi suất 12,5%/nămBecamex IDC vừa phát hành thành công lô trái phiếu có tổng trị giá 400 tỷ đồng với kỳ hạn 5 năm, lãi suất 12,5%/năm, cao gấp đôi mặt bằng lãi suất tiền gửi ngân hàng hiện nay.
17:36 30/12/2023
Vingroup mua xong 117 triệu cổ phiếu VHM từ VinpearlSau giao dịch, Vingroup nắm trực tiếp hơn 3 tỷ cổ phần Vinhomes.
12:40 30/12/2023 | |
Bắc Kinh tìm cách 'cứu' đồng nhân dân tệ | Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cam kết ổn định đồng nhân dân tệ và tăng cường hỗ trợ kinh tế trong bối cảnh những hoài nghi về khả năng phục hồi của nước này đang gia tăng. | Đồng nhân dân tệ đã trượt xuống mức thấp nhất trong vòng 7 tháng so với đồng bạc xanh. Ảnh: Reuters.
Theo Bloomberg, hôm 30/6, đồng nhân dân tệ đã trượt xuống mức thấp nhất trong vòng 7 tháng so với USD. Mức giảm của đồng tiền này lên tới hơn 5% trong quý II.
Đồng nhân dân tệ đang ở sát mức thấp nhất trong vòng 15 năm, bất chấp việc ngân hàng trung ương Trung Quốc liên tục ấn định tỷ giá tham chiếu hàng ngày ở mức cao hơn so với ước tính.
Hôm 29/6, Bloomberg đưa tin các nhà quản lý Bắc Kinh cũng đang tăng cường giám sát giao dịch tiền tệ và dòng vốn xuyên biên giới.
Trong một báo cáo chính sách tiền tệ được công bố vào cuối ngày hôm nay, ngân hàng trung ương cho biết sẽ áp dụng "các biện pháp toàn diện và đưa ra những mục tiêu ổn định về tiền tệ".
PBoC nhấn mạnh sẽ "kiên quyết ngăn chặn rủi ro biến động lớn". Cơ quan quản lý tiền tệ Trung Quốc cũng tuyên bố tăng cường hỗ trợ cho nền kinh tế vì nhu cầu trong nước "vẫn không mạnh mẽ".
"Thị trường chắc chắn vẫn đang theo dõi sát sao các động thái của chính quyền Trung Quốc, xem liệu đồng tiền nước này có thể giảm đến mức nào", ông Hao Zhou - chuyên gia kinh tế trưởng tại Guotai Junan Hong Kong - bình luận.
Nhưng theo ông, các nhà quản lý có xu hướng đánh giá tỷ giá hối đoái theo góc độ ổn định tài chính, thay vì một mức tỷ giá hay phạm vi nhất định của cặp USD/NDT.
Nền kinh tế Trung Quốc đã mất đà phục hồi trong tháng 6. Các hoạt động sản xuất bị thu hẹp. Những lĩnh vực khác cũng không tạo được động lực tăng trưởng.
Theo dữ liệu được Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố hôm 30/6, chỉ số quản lý thu mua trong lĩnh vực sản xuất của nước này đã rơi xuống 49 điểm, tức bước vào vùng thu hẹp.
Giới quan sát tin rằng Bắc Kinh sẽ phải tung thêm các biện pháp kích thích kinh tế. Bởi đà phục hồi của nền kinh tế thứ hai thế giới đã mất đi lực kéo. Những dữ liệu từ chi tiêu tiêu dùng, thị trường nhà đất, xuất khẩu đến đầu tư cơ sở hạ tầng đều cho thấy sự sụt giảm.
PBoC có một số cách để ghìm đà giảm nếu đồng nhân dân tệ trượt giá quá mạnh. Nhưng cách phổ biến nhất là tác động vào tỷ giá tham chiếu để thay đổi kỳ vọng của thị trường.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Mối nguy về nợ công của MỹTheo ước tính của Văn phòng Ngân sách Quốc hội, nợ công của Mỹ có thể tăng lên mức kỷ lục 107% GDP trong năm 2029. Cuối năm nay, con số này được dự báo là 98%.
20:15 30/6/2023
Giá vàng mất mốc quan trọngGiá vàng có lúc mất mốc 1.900 USD/ounce trong vòng 24 giờ qua. Dù đã tăng giá trở lại, kim loại quý vẫn đang ở vùng nguy hiểm.
17:02 30/6/2023 | Bắc Kinh tìm cách 'cứu' đồng nhân dân tệ
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cam kết ổn định đồng nhân dân tệ và tăng cường hỗ trợ kinh tế trong bối cảnh những hoài nghi về khả năng phục hồi của nước này đang gia tăng.
Đồng nhân dân tệ đã trượt xuống mức thấp nhất trong vòng 7 tháng so với đồng bạc xanh. Ảnh: Reuters.
Theo Bloomberg, hôm 30/6, đồng nhân dân tệ đã trượt xuống mức thấp nhất trong vòng 7 tháng so với USD. Mức giảm của đồng tiền này lên tới hơn 5% trong quý II.
Đồng nhân dân tệ đang ở sát mức thấp nhất trong vòng 15 năm, bất chấp việc ngân hàng trung ương Trung Quốc liên tục ấn định tỷ giá tham chiếu hàng ngày ở mức cao hơn so với ước tính.
Hôm 29/6, Bloomberg đưa tin các nhà quản lý Bắc Kinh cũng đang tăng cường giám sát giao dịch tiền tệ và dòng vốn xuyên biên giới.
Trong một báo cáo chính sách tiền tệ được công bố vào cuối ngày hôm nay, ngân hàng trung ương cho biết sẽ áp dụng "các biện pháp toàn diện và đưa ra những mục tiêu ổn định về tiền tệ".
PBoC nhấn mạnh sẽ "kiên quyết ngăn chặn rủi ro biến động lớn". Cơ quan quản lý tiền tệ Trung Quốc cũng tuyên bố tăng cường hỗ trợ cho nền kinh tế vì nhu cầu trong nước "vẫn không mạnh mẽ".
"Thị trường chắc chắn vẫn đang theo dõi sát sao các động thái của chính quyền Trung Quốc, xem liệu đồng tiền nước này có thể giảm đến mức nào", ông Hao Zhou - chuyên gia kinh tế trưởng tại Guotai Junan Hong Kong - bình luận.
Nhưng theo ông, các nhà quản lý có xu hướng đánh giá tỷ giá hối đoái theo góc độ ổn định tài chính, thay vì một mức tỷ giá hay phạm vi nhất định của cặp USD/NDT.
Nền kinh tế Trung Quốc đã mất đà phục hồi trong tháng 6. Các hoạt động sản xuất bị thu hẹp. Những lĩnh vực khác cũng không tạo được động lực tăng trưởng.
Theo dữ liệu được Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố hôm 30/6, chỉ số quản lý thu mua trong lĩnh vực sản xuất của nước này đã rơi xuống 49 điểm, tức bước vào vùng thu hẹp.
Giới quan sát tin rằng Bắc Kinh sẽ phải tung thêm các biện pháp kích thích kinh tế. Bởi đà phục hồi của nền kinh tế thứ hai thế giới đã mất đi lực kéo. Những dữ liệu từ chi tiêu tiêu dùng, thị trường nhà đất, xuất khẩu đến đầu tư cơ sở hạ tầng đều cho thấy sự sụt giảm.
PBoC có một số cách để ghìm đà giảm nếu đồng nhân dân tệ trượt giá quá mạnh. Nhưng cách phổ biến nhất là tác động vào tỷ giá tham chiếu để thay đổi kỳ vọng của thị trường.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Mối nguy về nợ công của MỹTheo ước tính của Văn phòng Ngân sách Quốc hội, nợ công của Mỹ có thể tăng lên mức kỷ lục 107% GDP trong năm 2029. Cuối năm nay, con số này được dự báo là 98%.
20:15 30/6/2023
Giá vàng mất mốc quan trọngGiá vàng có lúc mất mốc 1.900 USD/ounce trong vòng 24 giờ qua. Dù đã tăng giá trở lại, kim loại quý vẫn đang ở vùng nguy hiểm.
17:02 30/6/2023 | |
Hoàng Anh Gia Lai đã tất toán khoản nợ 750 tỷ đồng tại Eximbank | Công ty của bầu Đức còn được miễn giảm gần 1.425 tỷ đồng tổng số tiền lãi của các khoản vay nhờ thỏa thuận miễn lãi quá hạn, tiền phạt chậm trả lãi và một phần lãi trong hạn. | Theo thông tin vừa được Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai - HAGL (HoSE: HAG) công bố, ngày 12/12, CTCP Chăn nuôi Gia Lai - công ty con của HAGL - đã thanh toán 750 tỷ đồng cho Eximbank. Khoản tiền này bao gồm toàn bộ khoản nợ gốc gần 587 tỷ đồng và một phần lãi trong hạn hơn 163 tỷ đồng.
Giao dịch trên nhằm tất toán khoản vay theo các hợp đồng tín dụng đã ký với Eximbank AMC trong tháng 8-9/2014. Theo đó, tổng số tiền lãi được miễn giảm là gần 1.425 tỷ đồng (bao gồm một phần lãi trong hạn, toàn bộ lãi quá hạn và tiền phạt chậm trả lãi).
Trước đó, vào cuối tháng 11, công ty của bầu Đức cũng đã tất toán một phần (200 tỷ đồng) lô trái phiếu HAGLBOND16.26 cho BIDV nhờ nguồn tiền thu hồi nợ từ Công ty Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai - HAGL Agrico.
Với lô trái phiếu này, HAGL vẫn đang chậm thanh toán tiền gốc với giá trị lũy kế 1.157 tỷ đồng (trên tổng số 4.891 tỷ) và tiền lãi chậm trả là 2.871 tỷ tính đến 30/9.
Thị giá cổ phiếu HAG đạt mốc cao nhất hơn một năm. Ảnh: TradingView.
Được biết, trả nợ là một trong những mục tiêu hàng đầu của bầu Đức tại HAGL trong những năm gần đây, khi số dư nợ vay liên tục hạ thấp.
Tại hội nghị diễn ra hồi giữa năm, bầu Đức kỳ vọng đến năm 2026, HAGL sẽ trả hết nợ bằng việc bán một số tài sản không sinh lãi, thu hồi nợ phải đòi, phát hành thêm cổ phiếu, lợi nhuận kinh doanh để lại.
Thực tế, vào tháng 10 vừa qua, HAGL đã thanh lý tài sản là khách sạn Hoàng Anh Gia Lai thu về 180 tỷ đồng. Số tiền này theo dự định là ưu tiên thanh toán một phần nợ trái phiếu tại BIDV phát hành năm 2016 nói trên.
Ngoài lô trái phiếu HAGLBOND16.26, HAGL còn đang lưu hành một lô trái phiếu khác là HAG2012.300 giá trị 300 tỷ đồng, phát hành năm 2012 với kỳ hạn 11 năm.
Ngày 29/9, HĐQT của doanh nghiệp đã thông qua việc điều chỉnh kỳ hạn lô trái phiếu 300 tỷ này từ 11 năm thành 13 năm, tức đáo hạn ngày 30/9/2025. Trái chủ là Công ty Dịch vụ nông nghiệp Tây Nguyên.
Đáng chú ý, mới đây HAGL cũng đã công bố lại danh sách các bên mua cổ phiếu trong đợt phát hành riêng lẻ trị giá 1.300 tỷ đồng. Trong đó có sự xuất hiện của Công ty Chứng khoán LPBank và Tập đoàn Thaigroup của bầu Thụy (ông Nguyễn Đức Thụy, Chủ tịch HĐQT LPBank), 2 nhà đầu tư này dự kiến rót 1.020 tỷ đồng để tiền mua 102 triệu cổ phiếu HAG phát hành thêm và phần còn lại 28 triệu cổ phiếu thuộc về một cá nhân khác.
Cái bắt tay của bầu Đức và bầu Thụy thực tế đã có từ trước đó khi HAGL ký kết hợp tác toàn diện với LPBank, công bố đổi tên Học viện và câu lạc bộ bóng đá thành LPBank - Hoàng Anh Gia Lai, cũng như tổ chức các đoàn tham qua vườn sầu riêng, vườn chuối, cụm chăn nuôi.
Những thông tin tích cực liên tục xuất hiện đã giúp cổ phiếu HAG tăng vọt lên vùng giá 13.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng tăng hơn 60% kể từ đầu tháng 11 đến nay và là mức cao nhất trong hơn một năm qua của cổ phiếu này.
Quỹ ngoại Dragon Capital tăng sở hữu tại Tập đoàn Hà Đô lên 13%Đây là lần thứ hai trong năm nhóm quỹ ngoại Dragon Capital báo cáo giao dịch làm thay đổi tỷ lệ sở hữu vượt quá 10% vốn Tập đoàn Hà Đô.
18:55 12/12/2023
Doanh nghiệp địa ốc chịu áp lực 155.000 tỷ trái phiếu đến hạn năm 2024Với bối cảnh thị trường bất động sản hiện nay, chuyên gia cho rằng các chủ đầu tư sẽ gặp khó trong việc tạo dòng tiền mới để có thể thực hiện các nghĩa vụ nợ.
18:00 12/12/2023
Công ty con Novaland chi hơn 300 tỷ đồng làm cổ đông lớn SeaprodexSau giao dịch, Nova Hospitality nắm gần 18,6% vốn của Tổng công ty Thủy sản Việt Nam - Seaprodex (SEA).
13:38 12/12/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | Hoàng Anh Gia Lai đã tất toán khoản nợ 750 tỷ đồng tại Eximbank
Công ty của bầu Đức còn được miễn giảm gần 1.425 tỷ đồng tổng số tiền lãi của các khoản vay nhờ thỏa thuận miễn lãi quá hạn, tiền phạt chậm trả lãi và một phần lãi trong hạn.
Theo thông tin vừa được Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai - HAGL (HoSE: HAG) công bố, ngày 12/12, CTCP Chăn nuôi Gia Lai - công ty con của HAGL - đã thanh toán 750 tỷ đồng cho Eximbank. Khoản tiền này bao gồm toàn bộ khoản nợ gốc gần 587 tỷ đồng và một phần lãi trong hạn hơn 163 tỷ đồng.
Giao dịch trên nhằm tất toán khoản vay theo các hợp đồng tín dụng đã ký với Eximbank AMC trong tháng 8-9/2014. Theo đó, tổng số tiền lãi được miễn giảm là gần 1.425 tỷ đồng (bao gồm một phần lãi trong hạn, toàn bộ lãi quá hạn và tiền phạt chậm trả lãi).
Trước đó, vào cuối tháng 11, công ty của bầu Đức cũng đã tất toán một phần (200 tỷ đồng) lô trái phiếu HAGLBOND16.26 cho BIDV nhờ nguồn tiền thu hồi nợ từ Công ty Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai - HAGL Agrico.
Với lô trái phiếu này, HAGL vẫn đang chậm thanh toán tiền gốc với giá trị lũy kế 1.157 tỷ đồng (trên tổng số 4.891 tỷ) và tiền lãi chậm trả là 2.871 tỷ tính đến 30/9.
Thị giá cổ phiếu HAG đạt mốc cao nhất hơn một năm. Ảnh: TradingView.
Được biết, trả nợ là một trong những mục tiêu hàng đầu của bầu Đức tại HAGL trong những năm gần đây, khi số dư nợ vay liên tục hạ thấp.
Tại hội nghị diễn ra hồi giữa năm, bầu Đức kỳ vọng đến năm 2026, HAGL sẽ trả hết nợ bằng việc bán một số tài sản không sinh lãi, thu hồi nợ phải đòi, phát hành thêm cổ phiếu, lợi nhuận kinh doanh để lại.
Thực tế, vào tháng 10 vừa qua, HAGL đã thanh lý tài sản là khách sạn Hoàng Anh Gia Lai thu về 180 tỷ đồng. Số tiền này theo dự định là ưu tiên thanh toán một phần nợ trái phiếu tại BIDV phát hành năm 2016 nói trên.
Ngoài lô trái phiếu HAGLBOND16.26, HAGL còn đang lưu hành một lô trái phiếu khác là HAG2012.300 giá trị 300 tỷ đồng, phát hành năm 2012 với kỳ hạn 11 năm.
Ngày 29/9, HĐQT của doanh nghiệp đã thông qua việc điều chỉnh kỳ hạn lô trái phiếu 300 tỷ này từ 11 năm thành 13 năm, tức đáo hạn ngày 30/9/2025. Trái chủ là Công ty Dịch vụ nông nghiệp Tây Nguyên.
Đáng chú ý, mới đây HAGL cũng đã công bố lại danh sách các bên mua cổ phiếu trong đợt phát hành riêng lẻ trị giá 1.300 tỷ đồng. Trong đó có sự xuất hiện của Công ty Chứng khoán LPBank và Tập đoàn Thaigroup của bầu Thụy (ông Nguyễn Đức Thụy, Chủ tịch HĐQT LPBank), 2 nhà đầu tư này dự kiến rót 1.020 tỷ đồng để tiền mua 102 triệu cổ phiếu HAG phát hành thêm và phần còn lại 28 triệu cổ phiếu thuộc về một cá nhân khác.
Cái bắt tay của bầu Đức và bầu Thụy thực tế đã có từ trước đó khi HAGL ký kết hợp tác toàn diện với LPBank, công bố đổi tên Học viện và câu lạc bộ bóng đá thành LPBank - Hoàng Anh Gia Lai, cũng như tổ chức các đoàn tham qua vườn sầu riêng, vườn chuối, cụm chăn nuôi.
Những thông tin tích cực liên tục xuất hiện đã giúp cổ phiếu HAG tăng vọt lên vùng giá 13.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng tăng hơn 60% kể từ đầu tháng 11 đến nay và là mức cao nhất trong hơn một năm qua của cổ phiếu này.
Quỹ ngoại Dragon Capital tăng sở hữu tại Tập đoàn Hà Đô lên 13%Đây là lần thứ hai trong năm nhóm quỹ ngoại Dragon Capital báo cáo giao dịch làm thay đổi tỷ lệ sở hữu vượt quá 10% vốn Tập đoàn Hà Đô.
18:55 12/12/2023
Doanh nghiệp địa ốc chịu áp lực 155.000 tỷ trái phiếu đến hạn năm 2024Với bối cảnh thị trường bất động sản hiện nay, chuyên gia cho rằng các chủ đầu tư sẽ gặp khó trong việc tạo dòng tiền mới để có thể thực hiện các nghĩa vụ nợ.
18:00 12/12/2023
Công ty con Novaland chi hơn 300 tỷ đồng làm cổ đông lớn SeaprodexSau giao dịch, Nova Hospitality nắm gần 18,6% vốn của Tổng công ty Thủy sản Việt Nam - Seaprodex (SEA).
13:38 12/12/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | |
Giá vàng trong nước biến động nhẹ trước cuộc họp của Fed | Trong tuần này, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ đưa ra quyết định về lãi suất, trước khi thông tin được công bố giá vàng thế giới và trong nước ghi nhận biến động nhẹ. | Giá vàng miếng trong nước ghi nhận biến động nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần này. Ảnh: T.L.
Mở cửa phiên giao dịch sáng nay (12/6), giá vàng thế giới ghi nhận xu hướng giảm 5 USD/ounce, hiện niêm yết ở mốc 1.955 USD/ounce. Biến động nhẹ của giá vàng thế giới đến từ việc các nhà đầu tư vẫn giữ tâm lý đứng ngoài trước cuộc họp bàn về vấn đề lãi suất của Fed.
Hiện thị trường dự báo lãi suất có thể được giữ ở mức 5,25%/năm trong cuộc họp sắp tới để hỗ trợ kinh tế Mỹ tránh rơi vào một cuộc suy thoái. Các dữ liệu mới đây đã cho thấy một bức tranh kinh tế sáng tối đan xen, với tăng trưởng kinh tế chậm lại, thị trường lao động thắt chặt và lạm phát vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của Fed.
Công cụ FedWatch CME đang định giá khả năng tạm dừng tăng lãi suất của Fed lên tới 72%. Và nếu điều này xảy ra, đây sẽ là quyết định chấm dứt chuỗi 10 lần tăng lãi suất liên tiếp kể từ tháng 1/2022 của ngân hàng trung ương Mỹ.
Biến động nhẹ của giá vàng thế giới cũng đã ảnh hưởng tới giá vàng trong nước sáng nay khi giá vàng miếng SJC tại các doanh nghiệp ghi nhận biến động giảm 50.000 đồng/lượng và giá vàng nhẫn giữ xu hướng đi ngang.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch sáng 12/6, giá vàng miếng SJC do Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết ở mức 66,5 - 67,1 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Mức giá này của vàng miếng SJC đã giảm 50.000 đồng so với chốt phiên cuối tuần trước.
Dù vậy, xét trên biểu đồ giá hàng ngày, vàng miếng SJC vẫn ghi nhận mức tăng 100.000 đồng/lượng so với đầu tuần trước. Còn nếu so với giá đỉnh ghi nhận vào tuần cuối tháng 5, giá vàng miếng SJC hiện giao dịch thấp hơn 300.000 đồng/lượng và người mua vàng thời điểm đó hiện đã ghi nhận khoản lỗ gần 1 triệu đồng/lượng.
Diễn biến giảm tương tự cũng ghi nhận với giá vàng miếng tại Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ). Trong đó, giá mở cửa phiên đầu tuần hôm nay ở 66,5 - 67,05 triệu/lượng, đi ngang chiều mua và giảm 50.000 đồng chiều bán so với cuối phiên tuần trước.
Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI sáng nay không thay đổi giá giao dịch vàng miếng so với cuối tuần trước, hiện chấp nhận mua vào ở mức 66,45 triệu/lượng và bán ra ở 67,05 triệu đồng.
Trong khi đó, vùng trên 67 triệu đồng/lượng cũng đang là giá bán phổ biến các doanh nghiệp vàng trong nước áp dụng với mặt hàng vàng miếng. Bảo Tín Minh Châu hiện niêm yết ở mức 66,52 - 67,03 triệu/lượng; Tập đoàn Phú Quý niêm yết ở 66,45 - 67,05 triệu/lượng; VietAGold cũng giao dịch với giá 66,5 - 67,12 triệu/lượng; trong khi chuỗi vàng Mi Hồng tại TP.HCM đưa ra mức 66,5 - 66,85 triệu đồng/lượng...
Với giá vàng nhẫn 24K 99,99%, mở cửa phiên giao dịch sáng nay ghi nhận xu hướng trầm lắng tại các doanh nghiệp.
Cụ thể, giá vàng nhẫn SJC loại 99,99% hiện giao dịch ở mức 55,55 - 56,5 triệu/lượng (mua vào - bán ra), đi ngang ở cả chiều mua vào và chiều bán ra so với kết phiên cuối tuần trước.
PNJ cũng đang chấp nhận mua vào vàng nhẫn ở mức 55,6 triệu/lượng và bán ra ở 56,6 triệu đồng; Tập đoàn Phú Quý đưa ra mức 55,5 - 56,45 triệu/lượng cho mặt hàng nhẫn tròn trơn 24K 99,99. Trong khi đó, giá vàng Rồng Thăng Long tại Bảo Tín Minh Châu phổ biến giao dịch ở mức 55,54 - 56,39 triệu/lượng, giảm 20.000 đồng/lượng...
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Dòng tiền lớn trở lại chứng khoánVN-Index có đà tăng điểm mạnh mẽ để lấy lại mốc 1.100 điểm nhờ thanh khoản bùng nổ trở lại; tuy nhiên các chuyên gia khuyến nghị cẩn thận và cân nhắc chốt lời ngắn hạn.
07:00 12/6/2023
Giá vàng khó vượt mốc 2.000 USD/ounce tuần tớiChỉ 43% nhà phân tích tại Phố Wall tỏ ra lạc quan về giá vàng trong tuần tới còn các nhà đầu tư bán lẻ thì dự đoán sẽ chỉ quanh mức 1.992 USD/ounce.
19:00 11/6/2023 | Giá vàng trong nước biến động nhẹ trước cuộc họp của Fed
Trong tuần này, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ đưa ra quyết định về lãi suất, trước khi thông tin được công bố giá vàng thế giới và trong nước ghi nhận biến động nhẹ.
Giá vàng miếng trong nước ghi nhận biến động nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần này. Ảnh: T.L.
Mở cửa phiên giao dịch sáng nay (12/6), giá vàng thế giới ghi nhận xu hướng giảm 5 USD/ounce, hiện niêm yết ở mốc 1.955 USD/ounce. Biến động nhẹ của giá vàng thế giới đến từ việc các nhà đầu tư vẫn giữ tâm lý đứng ngoài trước cuộc họp bàn về vấn đề lãi suất của Fed.
Hiện thị trường dự báo lãi suất có thể được giữ ở mức 5,25%/năm trong cuộc họp sắp tới để hỗ trợ kinh tế Mỹ tránh rơi vào một cuộc suy thoái. Các dữ liệu mới đây đã cho thấy một bức tranh kinh tế sáng tối đan xen, với tăng trưởng kinh tế chậm lại, thị trường lao động thắt chặt và lạm phát vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của Fed.
Công cụ FedWatch CME đang định giá khả năng tạm dừng tăng lãi suất của Fed lên tới 72%. Và nếu điều này xảy ra, đây sẽ là quyết định chấm dứt chuỗi 10 lần tăng lãi suất liên tiếp kể từ tháng 1/2022 của ngân hàng trung ương Mỹ.
Biến động nhẹ của giá vàng thế giới cũng đã ảnh hưởng tới giá vàng trong nước sáng nay khi giá vàng miếng SJC tại các doanh nghiệp ghi nhận biến động giảm 50.000 đồng/lượng và giá vàng nhẫn giữ xu hướng đi ngang.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch sáng 12/6, giá vàng miếng SJC do Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết ở mức 66,5 - 67,1 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Mức giá này của vàng miếng SJC đã giảm 50.000 đồng so với chốt phiên cuối tuần trước.
Dù vậy, xét trên biểu đồ giá hàng ngày, vàng miếng SJC vẫn ghi nhận mức tăng 100.000 đồng/lượng so với đầu tuần trước. Còn nếu so với giá đỉnh ghi nhận vào tuần cuối tháng 5, giá vàng miếng SJC hiện giao dịch thấp hơn 300.000 đồng/lượng và người mua vàng thời điểm đó hiện đã ghi nhận khoản lỗ gần 1 triệu đồng/lượng.
Diễn biến giảm tương tự cũng ghi nhận với giá vàng miếng tại Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ). Trong đó, giá mở cửa phiên đầu tuần hôm nay ở 66,5 - 67,05 triệu/lượng, đi ngang chiều mua và giảm 50.000 đồng chiều bán so với cuối phiên tuần trước.
Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI sáng nay không thay đổi giá giao dịch vàng miếng so với cuối tuần trước, hiện chấp nhận mua vào ở mức 66,45 triệu/lượng và bán ra ở 67,05 triệu đồng.
Trong khi đó, vùng trên 67 triệu đồng/lượng cũng đang là giá bán phổ biến các doanh nghiệp vàng trong nước áp dụng với mặt hàng vàng miếng. Bảo Tín Minh Châu hiện niêm yết ở mức 66,52 - 67,03 triệu/lượng; Tập đoàn Phú Quý niêm yết ở 66,45 - 67,05 triệu/lượng; VietAGold cũng giao dịch với giá 66,5 - 67,12 triệu/lượng; trong khi chuỗi vàng Mi Hồng tại TP.HCM đưa ra mức 66,5 - 66,85 triệu đồng/lượng...
Với giá vàng nhẫn 24K 99,99%, mở cửa phiên giao dịch sáng nay ghi nhận xu hướng trầm lắng tại các doanh nghiệp.
Cụ thể, giá vàng nhẫn SJC loại 99,99% hiện giao dịch ở mức 55,55 - 56,5 triệu/lượng (mua vào - bán ra), đi ngang ở cả chiều mua vào và chiều bán ra so với kết phiên cuối tuần trước.
PNJ cũng đang chấp nhận mua vào vàng nhẫn ở mức 55,6 triệu/lượng và bán ra ở 56,6 triệu đồng; Tập đoàn Phú Quý đưa ra mức 55,5 - 56,45 triệu/lượng cho mặt hàng nhẫn tròn trơn 24K 99,99. Trong khi đó, giá vàng Rồng Thăng Long tại Bảo Tín Minh Châu phổ biến giao dịch ở mức 55,54 - 56,39 triệu/lượng, giảm 20.000 đồng/lượng...
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Dòng tiền lớn trở lại chứng khoánVN-Index có đà tăng điểm mạnh mẽ để lấy lại mốc 1.100 điểm nhờ thanh khoản bùng nổ trở lại; tuy nhiên các chuyên gia khuyến nghị cẩn thận và cân nhắc chốt lời ngắn hạn.
07:00 12/6/2023
Giá vàng khó vượt mốc 2.000 USD/ounce tuần tớiChỉ 43% nhà phân tích tại Phố Wall tỏ ra lạc quan về giá vàng trong tuần tới còn các nhà đầu tư bán lẻ thì dự đoán sẽ chỉ quanh mức 1.992 USD/ounce.
19:00 11/6/2023 | |
Ngân hàng đại hạ giá khoản nợ của Thép Việt Nhật lần thứ 17 | Khoản nợ gốc của Thép Việt Nhật là 194 tỷ đồng và nợ lãi 253 tỷ, nhưng trong lần rao bán thứ 17 này, BIDV chỉ ra giá khởi điểm hơn 114 tỷ đồng, chịu mất hết lãi và gần nửa nợ gốc. | Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Chi nhánh Hải Phòng mới đây đã có thông báo bán đấu giá khoản nợ của Công ty CP Thép Việt Nhật. Đáng chú ý, đây đã là đợt đấu giá lần thứ 17 của nhà băng này sau nhiều lần đấu giá bất thành trước đó.
Theo BIDV, tính đến ngày 23/5/2022, tổng dư nợ của Thép Việt Nhật tại ngân hàng là 447,3 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ gốc là 194 tỷ đồng, dư nợ lãi là 253 tỷ đồng.
Đại hạ giá lần thứ 17
Trong lần đấu giá này, BIDV đưa ra mức giá khởi điểm chỉ hơn 114,6 tỷ đồng; không bao gồm các chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu hoặc sử dụng tài sản, phí đăng ký và các chi phí khác (nếu có).
Mức giá này đã giảm 26 tỷ đồng so với con số mà ngân hàng đưa ra trong đợt đấu giá hồi tháng 1 năm nay. Trong khi đó, giá khởi điểm này cũng cách khá xa so với con số 194,1 tỷ đồng nợ gốc. Trường hợp bên mua nợ mua với giá 114,6 tỷ đồng thì nhà băng này sẽ mất trắng 80 tỷ đồng nợ gốc và toàn bộ nợ lãi.
Theo hồ sơ rao bán, tài sản đảm bảo cho khoản nợ trên là 2 bất động sản tại Hải Phòng, gồm quyền sử dụng đất và công trình xây dựng trên đất tại thửa số 187 có địa chỉ 159 Bạch Đằng và toàn bộ tài sản gắn liền với đất tại Nhà máy cán Km 9 quốc lộ 5 tại Quán Toan, Hồng Bàng, Hải Phòng.
Các tài sản này gồm văn phòng, nhà xưởng Nhà máy cán thép HPS, nhà cân, gian bán hàng, hệ thống móng thiết bị nhà xưởng, đường dây 35KV và trạm biến áp, bãi để vật tư, bãi để sản phẩm số 1, nhà để xe.
Đây là lần thứ 17 ngân hàng BIDV rao bán khoản nợ của Thép Việt Nhật. Ảnh: Thép Việt Nhật.
Bên cạnh đó, tài sản thế chấp cho khoản vay còn bao gồm nhiều ôtô như Toyota Camry GLI, Toyota Hiace, Mercedes E240 và hàng loạt thiết bị chuyên dụng phục vụ công trình.
Khoản nợ hiện được BIDV bán theo nguyên trạng về dư nợ, tài sản bảo đảm, hồ sơ khoản nợ, tình trạng tranh chấp, chất lượng khoản nợ... và mọi vấn đề, yếu tố khác có liên quan đến khoản nợ tại thời điểm được đưa ra đấu giá. Nhà băng này cũng đưa thông báo, người tham gia đấu giá sẽ phải đặt trước 11,4 tỷ đồng.
Thanh lý loạt khoản nợ trăm tỷ đồng
Ngoài khoản nợ của Thép Việt Nhật, BIDV cũng đang rao bán hàng loạt khoản nợ trăm tỷ đồng khác.
Cụ thể, nhà băng này hiện bán đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH XD và KD Nhà Bách Giang. Đây cũng là đợt đấu giá lần thứ 15 của BIDV với khoản nợ này.
Được biết, tổng dư nợ của khách hàng này tính đến ngày 11/3/2022 là hơn 253,2 tỷ đồng; bao gồm 97,3 tỷ đồng nợ gốc và 155,6 tỷ đồng nợ lãi. Giá khởi điểm được BIDV đưa ra là 235,5 tỷ đồng chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng và tiền tạm ứng án phí đã tạm ứng tại tòa án nhân dân có thẩm quyền. Số tiền đặt trước là 10% giá khởi điểm.
Bên cạnh đó, nhà băng này còn đang rao bán khoản nợ của Công ty CP Thủy điện Đức Nhân Đắk Psi và Công ty TNHH Hoàng Nhi. Tổng dư nợ tạm tính đến ngày 9/5 là 1.016 tỷ đồng, trong đó dư nợ gốc là 633 tỷ đồng. Giá khởi điểm được đưa ra là 1.016 tỷ đồng, khoản tiền đặt trước là 101 tỷ đồng.
Tương tự, khoản nợ của nhóm công ty gồm Công ty CP Xuất nhập khẩu và Thương mại Phú Minh Châu và Công ty CP Đầu tư xây lắp Trí Đức cũng đang được BIDV rao bán. Tính đến ngày 15/3, tổng dư nợ của khoản vay này là hơn 543 tỷ đồng, trong khi giá khởi điểm BIDV đưa ra là hơn 356 tỷ đồng, tương đương 66% dư nợ gốc và lãi.
Ngoài ra, BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế cũng đang thông báo bán đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH Thanh Trang, Công ty TNHH MTV Nước giải khát Việt Trang, Công ty TNHH MTV Hoàng Lan với tổng dư nợ tạm tính đến ngày 17/5 là hơn 189 tỷ đồng. Giá khởi điểm ngân hàng đưa ra là hơn 151 tỷ đồng, số tiền đặt trước là hơn 7,5 tỷ đồng; BIDV Chi nhánh Nam Gia Lai thông báo đấu giá khoản nợ của Công ty CP Công nghiệp Khai thác Chế biến đá Tây Nguyên với tổng dư nợ tạm tính đến hết ngày 11/5 là 120 tỷ đồng, giá khởi điểm là 120 tỷ đồng...
Toàn bộ khoản nợ được ngân hàng rao bán kể trên đều có tài sản kèm theo là các bất động sản, nhà máy, dây truyền sản xuất và một số phương tiện di chuyển...
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Nhất Tín Logistics tiếp tục chìm trong thua lỗCông ty chuyển phát nhanh này ghi nhận thêm khoản lỗ hơn 25 tỷ đồng trong năm ngoái, qua đó đẩy hệ số nợ phải trả lên cao gấp đôi vốn chủ sở hữu.
16:42 26/5/2023
Trung Nam Group nợ trái phiếu hơn 1 tỷ USDTập đoàn đa ngành này ghi nhận lợi nhuận giảm sút trong năm 2022, cùng với đó là áp lực chi phí tài chính lớn hơn khi dư nợ trái phiếu vượt hơn 1 tỷ USD.
14:43 22/5/2023 | Ngân hàng đại hạ giá khoản nợ của Thép Việt Nhật lần thứ 17
Khoản nợ gốc của Thép Việt Nhật là 194 tỷ đồng và nợ lãi 253 tỷ, nhưng trong lần rao bán thứ 17 này, BIDV chỉ ra giá khởi điểm hơn 114 tỷ đồng, chịu mất hết lãi và gần nửa nợ gốc.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Chi nhánh Hải Phòng mới đây đã có thông báo bán đấu giá khoản nợ của Công ty CP Thép Việt Nhật. Đáng chú ý, đây đã là đợt đấu giá lần thứ 17 của nhà băng này sau nhiều lần đấu giá bất thành trước đó.
Theo BIDV, tính đến ngày 23/5/2022, tổng dư nợ của Thép Việt Nhật tại ngân hàng là 447,3 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ gốc là 194 tỷ đồng, dư nợ lãi là 253 tỷ đồng.
Đại hạ giá lần thứ 17
Trong lần đấu giá này, BIDV đưa ra mức giá khởi điểm chỉ hơn 114,6 tỷ đồng; không bao gồm các chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu hoặc sử dụng tài sản, phí đăng ký và các chi phí khác (nếu có).
Mức giá này đã giảm 26 tỷ đồng so với con số mà ngân hàng đưa ra trong đợt đấu giá hồi tháng 1 năm nay. Trong khi đó, giá khởi điểm này cũng cách khá xa so với con số 194,1 tỷ đồng nợ gốc. Trường hợp bên mua nợ mua với giá 114,6 tỷ đồng thì nhà băng này sẽ mất trắng 80 tỷ đồng nợ gốc và toàn bộ nợ lãi.
Theo hồ sơ rao bán, tài sản đảm bảo cho khoản nợ trên là 2 bất động sản tại Hải Phòng, gồm quyền sử dụng đất và công trình xây dựng trên đất tại thửa số 187 có địa chỉ 159 Bạch Đằng và toàn bộ tài sản gắn liền với đất tại Nhà máy cán Km 9 quốc lộ 5 tại Quán Toan, Hồng Bàng, Hải Phòng.
Các tài sản này gồm văn phòng, nhà xưởng Nhà máy cán thép HPS, nhà cân, gian bán hàng, hệ thống móng thiết bị nhà xưởng, đường dây 35KV và trạm biến áp, bãi để vật tư, bãi để sản phẩm số 1, nhà để xe.
Đây là lần thứ 17 ngân hàng BIDV rao bán khoản nợ của Thép Việt Nhật. Ảnh: Thép Việt Nhật.
Bên cạnh đó, tài sản thế chấp cho khoản vay còn bao gồm nhiều ôtô như Toyota Camry GLI, Toyota Hiace, Mercedes E240 và hàng loạt thiết bị chuyên dụng phục vụ công trình.
Khoản nợ hiện được BIDV bán theo nguyên trạng về dư nợ, tài sản bảo đảm, hồ sơ khoản nợ, tình trạng tranh chấp, chất lượng khoản nợ... và mọi vấn đề, yếu tố khác có liên quan đến khoản nợ tại thời điểm được đưa ra đấu giá. Nhà băng này cũng đưa thông báo, người tham gia đấu giá sẽ phải đặt trước 11,4 tỷ đồng.
Thanh lý loạt khoản nợ trăm tỷ đồng
Ngoài khoản nợ của Thép Việt Nhật, BIDV cũng đang rao bán hàng loạt khoản nợ trăm tỷ đồng khác.
Cụ thể, nhà băng này hiện bán đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH XD và KD Nhà Bách Giang. Đây cũng là đợt đấu giá lần thứ 15 của BIDV với khoản nợ này.
Được biết, tổng dư nợ của khách hàng này tính đến ngày 11/3/2022 là hơn 253,2 tỷ đồng; bao gồm 97,3 tỷ đồng nợ gốc và 155,6 tỷ đồng nợ lãi. Giá khởi điểm được BIDV đưa ra là 235,5 tỷ đồng chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng và tiền tạm ứng án phí đã tạm ứng tại tòa án nhân dân có thẩm quyền. Số tiền đặt trước là 10% giá khởi điểm.
Bên cạnh đó, nhà băng này còn đang rao bán khoản nợ của Công ty CP Thủy điện Đức Nhân Đắk Psi và Công ty TNHH Hoàng Nhi. Tổng dư nợ tạm tính đến ngày 9/5 là 1.016 tỷ đồng, trong đó dư nợ gốc là 633 tỷ đồng. Giá khởi điểm được đưa ra là 1.016 tỷ đồng, khoản tiền đặt trước là 101 tỷ đồng.
Tương tự, khoản nợ của nhóm công ty gồm Công ty CP Xuất nhập khẩu và Thương mại Phú Minh Châu và Công ty CP Đầu tư xây lắp Trí Đức cũng đang được BIDV rao bán. Tính đến ngày 15/3, tổng dư nợ của khoản vay này là hơn 543 tỷ đồng, trong khi giá khởi điểm BIDV đưa ra là hơn 356 tỷ đồng, tương đương 66% dư nợ gốc và lãi.
Ngoài ra, BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế cũng đang thông báo bán đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH Thanh Trang, Công ty TNHH MTV Nước giải khát Việt Trang, Công ty TNHH MTV Hoàng Lan với tổng dư nợ tạm tính đến ngày 17/5 là hơn 189 tỷ đồng. Giá khởi điểm ngân hàng đưa ra là hơn 151 tỷ đồng, số tiền đặt trước là hơn 7,5 tỷ đồng; BIDV Chi nhánh Nam Gia Lai thông báo đấu giá khoản nợ của Công ty CP Công nghiệp Khai thác Chế biến đá Tây Nguyên với tổng dư nợ tạm tính đến hết ngày 11/5 là 120 tỷ đồng, giá khởi điểm là 120 tỷ đồng...
Toàn bộ khoản nợ được ngân hàng rao bán kể trên đều có tài sản kèm theo là các bất động sản, nhà máy, dây truyền sản xuất và một số phương tiện di chuyển...
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Nhất Tín Logistics tiếp tục chìm trong thua lỗCông ty chuyển phát nhanh này ghi nhận thêm khoản lỗ hơn 25 tỷ đồng trong năm ngoái, qua đó đẩy hệ số nợ phải trả lên cao gấp đôi vốn chủ sở hữu.
16:42 26/5/2023
Trung Nam Group nợ trái phiếu hơn 1 tỷ USDTập đoàn đa ngành này ghi nhận lợi nhuận giảm sút trong năm 2022, cùng với đó là áp lực chi phí tài chính lớn hơn khi dư nợ trái phiếu vượt hơn 1 tỷ USD.
14:43 22/5/2023 | |
Thống đốc lý giải việc doanh nghiệp khó vay vốn ngân hàng | Theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, những tháng đầu năm, các ngân hàng có dư địa room tín dụng thoải mái, thanh khoản hệ thống dư thừa, không có lý do gì mà không cho doanh nghiệp vay. | Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng. Ảnh: Phạm Thắng.
Phát biểu và giải trình tại phiên họp về kinh tế - xã hội của Quốc hội sáng 1/6 về điều hành lãi suất và tín dụng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho biết năm 2022 và năm 2023 chính sách tiền tệ được điều hành trong bối cảnh khó khăn, thách thức. Trong khi đó, chính sách tiền tệ được giao khá nhiều nhiệm vụ và những nhiệm vụ này khó đạt được trong cùng một thời điểm.
"Đối với điều hành lãi suất, nhu cầu giảm lãi suất là mong muốn của doanh nghiệp khi vay vốn. Tuy nhiên, điều hành lãi suất cần được xem xét trong tổng thể điều hành chính sách kinh tế vĩ mô", bà Hồng nhìn nhận.
Room tín dụng thoải mái, thanh khoản hệ thống dư thừa
Theo Thống đốc, năm 2022, có 2 lý do quan trọng để chấp nhận mặt bằng lãi suất cao hơn đó là lãi suất quốc tế đồng loạt tăng nhanh và mạnh. Ở trong nước, bình quân lạm phát tăng 3,15%, ở mức thấp nhưng vẫn cao hơn mức 1,84% trong năm 2021. Cuối năm 2022, lạm phát so với mức cùng kỳ đã là 5%. Chính vì vậy điều hành trong nước không thể chủ quan.
"Lý do thứ 2, xuất phát từ áp lực mất giá của VND khi đồng USD tăng giá mạnh, thời điểm tháng 9-10/2022, áp lực mất giá đến 9-10%. Nếu không có giải pháp linh hoạt, đồng bộ thì khó giữ được mức tỷ giá quanh 3,5% trong năm 2022", lãnh đạo NHNN cho biết.
Nếu để VND mất giá trên 10%, Thống đốc cho rằng doanh nghiệp sẽ rất khó khăn vì thâm hụt hàng năm rất lớn và doanh nghiệp hiện vẫn chủ yếu nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài, đẩy chi phí đầu vào tăng cao và kéo theo lạm phát tăng cao. Chưa kể doanh nghiệp Việt cũng vay vốn ở nước ngoài.
"Đến những tháng đầu năm, NHNN đã 3 lần điều chỉnh giảm lãi suất điều hành, đưa mặt bằng lãi suất các khoản cho vay mới giảm khoảng 0,9% bình quân so với cuối năm 2021", bà Hồng nói.
Năm 2022, Thống đốc cho biết có 2 lý do quan trọng để chấp nhận mặt bằng lãi suất cao. Ảnh: Chí Hùng.
Với điều hành tín dụng, Thống đốc cho biết tháng 10/2022, xảy ra sự cố rút tiền hàng loạt tại Ngân hàng SCB, nguy cơ tác động dây chuyền đến hệ thống ngân hàng rất lớn. Theo đó, NHNN đã quyết định ưu tiên ổn định thị trường ngoại hối và đảm bảo an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng.
"Do đó, cơ quan điều hành không thể điều chỉnh room tín dụng ở thời điểm đó. Sau khi ổn định trở lại, ngân hàng mới điều chỉnh tăng trưởng tín dụng trở lại", Thống đốc NHNN cho biết
Về vấn đề tiếp cận tín dụng, Thống đốc cho rằng cần được mổ xẻ, phân tích nguyên nhân mới có giải pháp đúng. Chính sách cho vay vẫn giữ nguyên, không có thay đổi. Năm 2022, tăng trưởng tín dụng là 14,2% và 5 tháng đầu năm nay chỉ tăng khoảng 3%. Nhưng không thể nói do chính sách vì không có gì thay đổi.
"Những tháng đầu năm, các ngân hàng có dư địa room tín dụng thoải mái, thanh khoản hệ thống dư thừa. Không lý do gì để các tổ chức tín dụng huy động tiền gửi trả lãi cho người gửi tiền mà khi doanh nghiệp đủ điều kiện vay vốn lại không cho vay", bà Hồng nhấn mạnh.
Không có tài sản đảm bảo vẫn được vay vốn
Từ phía doanh nghiệp, Thống đốc cho biết có nhiều nhóm doanh nghiệp, có nhiều doanh nghiệp không có đơn hàng. Theo đó phải tháo gỡ khó khăn đầu ra, các doanh nghiệp cần khai thác thị trường nội địa với 100 triệu dân để thay thế sự suy giảm của thị trường nước ngoài.
Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ không đủ điều kiện vay vốn cũng không thể tiếp cận vốn ngân hàng, theo đó cần có giải pháp như bảo lãnh vay vốn cho doanh nghiệp này.
Về tín dụng với doanh nghiệp bất động sản, Thống đốc NHNN cho biết nhóm này thường cao hơn so với tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế. Với những khó khăn hiện nay thì 70% là khó khăn về pháp lý, theo đó cần có giải pháp tháo gỡ vướng mắc về pháp lý, các doanh nghiệp phải rà soát giảm giá bất động sản để kích thích tín dụng cho doanh nghiệp và người mua nhà.
"Những tháng đầu năm, NHNN đã chỉ đạo các ngân hàng giảm thủ tục hành chính, cho vay dựa trên phương án khả thi và có khả năng trả nợ và không nhất thiết phải có tài sản đảm bảo", bà Hồng nhấn mạnh.
NHNN đã chỉ đạo các ngân hàng giảm thủ tục hành chính, cho vay dựa trên phương án khả thi và có khả năng trả nợ và không nhất thiết phải có tài sản đảm bảo Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng
Về gói cho vay hỗ trợ lãi suất 2%/năm, lãnh đạo NHNN cho biết đến nay kết quả giải ngân gói tín dụng này vẫn thấp do tâm lý e ngại của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng khó đánh giá khả năng phục hồi. Trước tình hình đó, Chính phủ đã trình Quốc hội cho chuyển 24.000 tỷ đồng để giảm thuế VAT. Hiện nay NHNN đang trình Chính phủ bỏ từ "có khả năng phục hồi" để tiếp tục triển khai.
Về gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, đây là gói tín dụng do 4 ngân hàng thương mại Nhà nước tự nguyện tham gia để hỗ trợ lãi suất cho người thu nhập thấp có thời hạn đến năm 2030. NHNN chỉ hướng dẫn áp dụng lãi suất trong thời gian ưu đãi.
Với gói này, Thống đốc Hồng cho biết nhu cầu mua nhà ở xã hội cao nhưng đó chỉ là một vấn đề, bởi quyết định vay hay không là do người dân. Trong Luật Nhà ở hiện nay cũng cho phép doanh nghiệp mua nhà để bố trí nhà ở cho công nhân sẽ giúp gói tín dụng này tăng dư nợ giải ngân.
Về tái cơ cấu ngân hàng yếu kém, Thống đốc đánh giá đây là việc tồn đọng và rất khó xử lý. Tuy nhiên, trên thực tế, ngay từ khi nhận nhiệm vụ, Thủ tướng đã họp với ngành ngân hàng và tiến hành quyết liệt tái cơ cấu. Đến nay, các ngân hàng đã trình xin chủ trương cấp có thẩm quyền. NHNN cũng đang thực hiện quyết liệt các bước để trước khi phê duyệt đề án chi tiết theo đúng quy định pháp luật.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Đại biểu Quốc hội lo ngại tình trạng ôtô giảm giá mạnh nhưng vẫn ếThị trường tiêu thụ ôtô nội đang sụt giảm mạnh, dù giá giảm mạnh đồng loạt. Đại biểu Quốc hội đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ đến hết năm nay và năm sau.
10:52 1/6/2023
Hàng nghìn doanh nghiệp có thể đóng cửa chỉ vì vướng quy chuẩn PCCCTheo đại biểu Quốc hội, nếu không có sự thay đổi các tiêu chuẩn, quy chuẩn về phòng cháy, chữa cháy thì sẽ có hàng nghìn doanh nghiệp, cơ sở buộc phải đóng cửa.
18:54 31/5/2023
Đại biểu băn khoăn lương công chức thấp hơn Campuchia, Thái LanĐại biểu Quốc hội đánh giá mức lương cán bộ, công chức ở Việt Nam là khá thấp so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Campuchia.
18:47 31/5/2023 | Thống đốc lý giải việc doanh nghiệp khó vay vốn ngân hàng
Theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, những tháng đầu năm, các ngân hàng có dư địa room tín dụng thoải mái, thanh khoản hệ thống dư thừa, không có lý do gì mà không cho doanh nghiệp vay.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng. Ảnh: Phạm Thắng.
Phát biểu và giải trình tại phiên họp về kinh tế - xã hội của Quốc hội sáng 1/6 về điều hành lãi suất và tín dụng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho biết năm 2022 và năm 2023 chính sách tiền tệ được điều hành trong bối cảnh khó khăn, thách thức. Trong khi đó, chính sách tiền tệ được giao khá nhiều nhiệm vụ và những nhiệm vụ này khó đạt được trong cùng một thời điểm.
"Đối với điều hành lãi suất, nhu cầu giảm lãi suất là mong muốn của doanh nghiệp khi vay vốn. Tuy nhiên, điều hành lãi suất cần được xem xét trong tổng thể điều hành chính sách kinh tế vĩ mô", bà Hồng nhìn nhận.
Room tín dụng thoải mái, thanh khoản hệ thống dư thừa
Theo Thống đốc, năm 2022, có 2 lý do quan trọng để chấp nhận mặt bằng lãi suất cao hơn đó là lãi suất quốc tế đồng loạt tăng nhanh và mạnh. Ở trong nước, bình quân lạm phát tăng 3,15%, ở mức thấp nhưng vẫn cao hơn mức 1,84% trong năm 2021. Cuối năm 2022, lạm phát so với mức cùng kỳ đã là 5%. Chính vì vậy điều hành trong nước không thể chủ quan.
"Lý do thứ 2, xuất phát từ áp lực mất giá của VND khi đồng USD tăng giá mạnh, thời điểm tháng 9-10/2022, áp lực mất giá đến 9-10%. Nếu không có giải pháp linh hoạt, đồng bộ thì khó giữ được mức tỷ giá quanh 3,5% trong năm 2022", lãnh đạo NHNN cho biết.
Nếu để VND mất giá trên 10%, Thống đốc cho rằng doanh nghiệp sẽ rất khó khăn vì thâm hụt hàng năm rất lớn và doanh nghiệp hiện vẫn chủ yếu nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài, đẩy chi phí đầu vào tăng cao và kéo theo lạm phát tăng cao. Chưa kể doanh nghiệp Việt cũng vay vốn ở nước ngoài.
"Đến những tháng đầu năm, NHNN đã 3 lần điều chỉnh giảm lãi suất điều hành, đưa mặt bằng lãi suất các khoản cho vay mới giảm khoảng 0,9% bình quân so với cuối năm 2021", bà Hồng nói.
Năm 2022, Thống đốc cho biết có 2 lý do quan trọng để chấp nhận mặt bằng lãi suất cao. Ảnh: Chí Hùng.
Với điều hành tín dụng, Thống đốc cho biết tháng 10/2022, xảy ra sự cố rút tiền hàng loạt tại Ngân hàng SCB, nguy cơ tác động dây chuyền đến hệ thống ngân hàng rất lớn. Theo đó, NHNN đã quyết định ưu tiên ổn định thị trường ngoại hối và đảm bảo an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng.
"Do đó, cơ quan điều hành không thể điều chỉnh room tín dụng ở thời điểm đó. Sau khi ổn định trở lại, ngân hàng mới điều chỉnh tăng trưởng tín dụng trở lại", Thống đốc NHNN cho biết
Về vấn đề tiếp cận tín dụng, Thống đốc cho rằng cần được mổ xẻ, phân tích nguyên nhân mới có giải pháp đúng. Chính sách cho vay vẫn giữ nguyên, không có thay đổi. Năm 2022, tăng trưởng tín dụng là 14,2% và 5 tháng đầu năm nay chỉ tăng khoảng 3%. Nhưng không thể nói do chính sách vì không có gì thay đổi.
"Những tháng đầu năm, các ngân hàng có dư địa room tín dụng thoải mái, thanh khoản hệ thống dư thừa. Không lý do gì để các tổ chức tín dụng huy động tiền gửi trả lãi cho người gửi tiền mà khi doanh nghiệp đủ điều kiện vay vốn lại không cho vay", bà Hồng nhấn mạnh.
Không có tài sản đảm bảo vẫn được vay vốn
Từ phía doanh nghiệp, Thống đốc cho biết có nhiều nhóm doanh nghiệp, có nhiều doanh nghiệp không có đơn hàng. Theo đó phải tháo gỡ khó khăn đầu ra, các doanh nghiệp cần khai thác thị trường nội địa với 100 triệu dân để thay thế sự suy giảm của thị trường nước ngoài.
Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ không đủ điều kiện vay vốn cũng không thể tiếp cận vốn ngân hàng, theo đó cần có giải pháp như bảo lãnh vay vốn cho doanh nghiệp này.
Về tín dụng với doanh nghiệp bất động sản, Thống đốc NHNN cho biết nhóm này thường cao hơn so với tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế. Với những khó khăn hiện nay thì 70% là khó khăn về pháp lý, theo đó cần có giải pháp tháo gỡ vướng mắc về pháp lý, các doanh nghiệp phải rà soát giảm giá bất động sản để kích thích tín dụng cho doanh nghiệp và người mua nhà.
"Những tháng đầu năm, NHNN đã chỉ đạo các ngân hàng giảm thủ tục hành chính, cho vay dựa trên phương án khả thi và có khả năng trả nợ và không nhất thiết phải có tài sản đảm bảo", bà Hồng nhấn mạnh.
NHNN đã chỉ đạo các ngân hàng giảm thủ tục hành chính, cho vay dựa trên phương án khả thi và có khả năng trả nợ và không nhất thiết phải có tài sản đảm bảo Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng
Về gói cho vay hỗ trợ lãi suất 2%/năm, lãnh đạo NHNN cho biết đến nay kết quả giải ngân gói tín dụng này vẫn thấp do tâm lý e ngại của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng khó đánh giá khả năng phục hồi. Trước tình hình đó, Chính phủ đã trình Quốc hội cho chuyển 24.000 tỷ đồng để giảm thuế VAT. Hiện nay NHNN đang trình Chính phủ bỏ từ "có khả năng phục hồi" để tiếp tục triển khai.
Về gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, đây là gói tín dụng do 4 ngân hàng thương mại Nhà nước tự nguyện tham gia để hỗ trợ lãi suất cho người thu nhập thấp có thời hạn đến năm 2030. NHNN chỉ hướng dẫn áp dụng lãi suất trong thời gian ưu đãi.
Với gói này, Thống đốc Hồng cho biết nhu cầu mua nhà ở xã hội cao nhưng đó chỉ là một vấn đề, bởi quyết định vay hay không là do người dân. Trong Luật Nhà ở hiện nay cũng cho phép doanh nghiệp mua nhà để bố trí nhà ở cho công nhân sẽ giúp gói tín dụng này tăng dư nợ giải ngân.
Về tái cơ cấu ngân hàng yếu kém, Thống đốc đánh giá đây là việc tồn đọng và rất khó xử lý. Tuy nhiên, trên thực tế, ngay từ khi nhận nhiệm vụ, Thủ tướng đã họp với ngành ngân hàng và tiến hành quyết liệt tái cơ cấu. Đến nay, các ngân hàng đã trình xin chủ trương cấp có thẩm quyền. NHNN cũng đang thực hiện quyết liệt các bước để trước khi phê duyệt đề án chi tiết theo đúng quy định pháp luật.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Đại biểu Quốc hội lo ngại tình trạng ôtô giảm giá mạnh nhưng vẫn ếThị trường tiêu thụ ôtô nội đang sụt giảm mạnh, dù giá giảm mạnh đồng loạt. Đại biểu Quốc hội đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ đến hết năm nay và năm sau.
10:52 1/6/2023
Hàng nghìn doanh nghiệp có thể đóng cửa chỉ vì vướng quy chuẩn PCCCTheo đại biểu Quốc hội, nếu không có sự thay đổi các tiêu chuẩn, quy chuẩn về phòng cháy, chữa cháy thì sẽ có hàng nghìn doanh nghiệp, cơ sở buộc phải đóng cửa.
18:54 31/5/2023
Đại biểu băn khoăn lương công chức thấp hơn Campuchia, Thái LanĐại biểu Quốc hội đánh giá mức lương cán bộ, công chức ở Việt Nam là khá thấp so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Campuchia.
18:47 31/5/2023 | |
Một công ty phải nộp 12,5 tỷ tiền lãi năm 2022 do thu lợi bất hợp pháp | Bên cạnh nộp phạt 50 triệu đồng, Công ty CP hóa chất Hưng Phát Hà Bắc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp là gần 12,5 tỷ đồng. | Năm 2022, công ty hóa chất Hưng Phát Hà Bắc lãi ròng gần 13 tỷ đồng. Ảnh: HPH.
Công ty CP hóa chất Hưng Phát Hà Bắc (mã CK: HPH) cho biết vừa nhận được quyết định xử phạt hành chính của Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1, Cục QLTT tỉnh Bắc Giang.
Theo đó doanh nghiệp này bị phạt 35 triệu vì hoạt động sản xuất kinh doanh hóa chất mà không có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh hóa chất, sản xuất kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp.
Đồng thời bị phạt thêm 15 triệu đồng vì không tổ chức tham gia khóa huấn luyện an toàn hóa chất định kỳ đối với đối tượng nhóm 1, trường hợp vi phạm dưới 10 người thuộc đối tượng nhóm 1.
Về biện pháp khắc phục hậu quả, cơ quan chức năng yêu cầu doanh nghiệp này phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hoạt động sản xuất kinh doanh hóa chất mà không có giấy chứng nhận số tiền hơn 12,47 tỷ đồng. Công ty phải thực hiện khắc phục hậu quả trong vòng 10 ngày, kể từ ngày 26/6.
Tổng cộng số tiền phạt của hai hành vi vi phạm hành chính và số thu lợi bất hợp pháp có được là 12,52 tỷ đồng.
KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA HÓA CHẤT HƯNG PHÁT HÀ BẮC Số liệu: BCTC DN Nhãn201720182019202020212022 Doanh thu thuần tỷ đồng 57.38975.774.366.2100.8 Lợi nhuận sau thuế 7.320.12.91.6-3.712.7
Tuy nhiên, Tổng giám đốc công ty này cho biết đang tiến hành các thủ tục pháp lý theo thẩm quyền để hủy bỏ quyết định nộp lại số tiền 12,47 tỷ đồng tiền thu lợi bất hợp pháp.
"Từ khi sản xuất đến nay, doanh nghiệp luôn đảm bảo các điều kiện an toàn tuyệt đối, chưa gây hậu quả nào cho cộng đồng và xã hội nên theo Nghị định 118/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính, không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả", lãnh đạo công ty lý giải.
Về tình hình sản xuất kinh doanh, năm 2022, công ty hóa chất này ghi nhận doanh thu thuần đạt gần 101 tỷ đồng, tăng 53% so với năm trước và lợi nhuận sau thuế đạt hơn 12,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ 3,7 tỷ đồng.
Tính đến 31/12/2022, tổng tài sản của Hóa chất Hưng Phát Hà Bắc đạt hơn 118 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là tài sản ngắn hạn là 86,5 tỷ đồng, chiếm hơn 73%. Nợ phải trả ngắn hạn gần 10 tỷ đồng, giảm 70% so với đầu năm.
Công ty CP hóa chất Hưng Phát Hà Bắc thành lập từ 2008, số vốn điều lệ ban đầu là 56 tỷ đồng và 3 cổ đông sáng lập, trong đó Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc nắm cổ phần chi phối. Công ty chuyên sản xuất, kinh doanh Hydrogen Peroxide (H2O2), phân bón phục vụ nông nghiệp, các loại hoá chất khác...
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Bị phạt 150 triệu đồng do bán xăng không đảm bảo chất lượngMột doanh nghiệp xăng dầu tại tỉnh Tiền Giang vừa bị xử phạt gần 150 triệu đồng do buôn bán gần 3.000 lít xăng không đảm bảo chất lượng.
15:24 29/6/2023
545/4.676 MW điện tái tạo đã phát điện thương mạiĐến 23/6, có 70/85 dự án điện tái tạo chuyển tiếp với tổng công suất 3.851 MW gửi hồ sơ đàm phán giá. Sản lượng điện phát thương mại của 11 dự án là 54,47 triệu kWh, chiếm 0,4%.
10:38 24/6/2023
Đại biểu Quốc hội: Cần bỏ tư duy 'không buôn gì lãi bằng buôn đất'Theo đại biểu Quốc hội, việc xây dựng chính sách của Nhà nước đối với thị trường bất động sản rất quan trọng khi thị trường này luôn rình rập nhiều yếu tố rủi ro đến nền kinh tế.
15:35 23/6/2023 | Một công ty phải nộp 12,5 tỷ tiền lãi năm 2022 do thu lợi bất hợp pháp
Bên cạnh nộp phạt 50 triệu đồng, Công ty CP hóa chất Hưng Phát Hà Bắc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp là gần 12,5 tỷ đồng.
Năm 2022, công ty hóa chất Hưng Phát Hà Bắc lãi ròng gần 13 tỷ đồng. Ảnh: HPH.
Công ty CP hóa chất Hưng Phát Hà Bắc (mã CK: HPH) cho biết vừa nhận được quyết định xử phạt hành chính của Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1, Cục QLTT tỉnh Bắc Giang.
Theo đó doanh nghiệp này bị phạt 35 triệu vì hoạt động sản xuất kinh doanh hóa chất mà không có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh hóa chất, sản xuất kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp.
Đồng thời bị phạt thêm 15 triệu đồng vì không tổ chức tham gia khóa huấn luyện an toàn hóa chất định kỳ đối với đối tượng nhóm 1, trường hợp vi phạm dưới 10 người thuộc đối tượng nhóm 1.
Về biện pháp khắc phục hậu quả, cơ quan chức năng yêu cầu doanh nghiệp này phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hoạt động sản xuất kinh doanh hóa chất mà không có giấy chứng nhận số tiền hơn 12,47 tỷ đồng. Công ty phải thực hiện khắc phục hậu quả trong vòng 10 ngày, kể từ ngày 26/6.
Tổng cộng số tiền phạt của hai hành vi vi phạm hành chính và số thu lợi bất hợp pháp có được là 12,52 tỷ đồng.
KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA HÓA CHẤT HƯNG PHÁT HÀ BẮC Số liệu: BCTC DN Nhãn201720182019202020212022 Doanh thu thuần tỷ đồng 57.38975.774.366.2100.8 Lợi nhuận sau thuế 7.320.12.91.6-3.712.7
Tuy nhiên, Tổng giám đốc công ty này cho biết đang tiến hành các thủ tục pháp lý theo thẩm quyền để hủy bỏ quyết định nộp lại số tiền 12,47 tỷ đồng tiền thu lợi bất hợp pháp.
"Từ khi sản xuất đến nay, doanh nghiệp luôn đảm bảo các điều kiện an toàn tuyệt đối, chưa gây hậu quả nào cho cộng đồng và xã hội nên theo Nghị định 118/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính, không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả", lãnh đạo công ty lý giải.
Về tình hình sản xuất kinh doanh, năm 2022, công ty hóa chất này ghi nhận doanh thu thuần đạt gần 101 tỷ đồng, tăng 53% so với năm trước và lợi nhuận sau thuế đạt hơn 12,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ 3,7 tỷ đồng.
Tính đến 31/12/2022, tổng tài sản của Hóa chất Hưng Phát Hà Bắc đạt hơn 118 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là tài sản ngắn hạn là 86,5 tỷ đồng, chiếm hơn 73%. Nợ phải trả ngắn hạn gần 10 tỷ đồng, giảm 70% so với đầu năm.
Công ty CP hóa chất Hưng Phát Hà Bắc thành lập từ 2008, số vốn điều lệ ban đầu là 56 tỷ đồng và 3 cổ đông sáng lập, trong đó Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc nắm cổ phần chi phối. Công ty chuyên sản xuất, kinh doanh Hydrogen Peroxide (H2O2), phân bón phục vụ nông nghiệp, các loại hoá chất khác...
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Bị phạt 150 triệu đồng do bán xăng không đảm bảo chất lượngMột doanh nghiệp xăng dầu tại tỉnh Tiền Giang vừa bị xử phạt gần 150 triệu đồng do buôn bán gần 3.000 lít xăng không đảm bảo chất lượng.
15:24 29/6/2023
545/4.676 MW điện tái tạo đã phát điện thương mạiĐến 23/6, có 70/85 dự án điện tái tạo chuyển tiếp với tổng công suất 3.851 MW gửi hồ sơ đàm phán giá. Sản lượng điện phát thương mại của 11 dự án là 54,47 triệu kWh, chiếm 0,4%.
10:38 24/6/2023
Đại biểu Quốc hội: Cần bỏ tư duy 'không buôn gì lãi bằng buôn đất'Theo đại biểu Quốc hội, việc xây dựng chính sách của Nhà nước đối với thị trường bất động sản rất quan trọng khi thị trường này luôn rình rập nhiều yếu tố rủi ro đến nền kinh tế.
15:35 23/6/2023 | |
Công ty bất động sản nợ gần 1.200 tỷ đồng trái phiếu sắp giải thể | Revital Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực bất động sản đang có dư nợ trái phiếu lên đến 1.155 tỷ đồng nhưng vốn chủ sở hữu chỉ còn gần 10 tỷ đồng. | Trong báo cáo thông tin định kỳ về tài chính doanh nghiệp, Công ty CP Đầu tư Revital Việt Nam - hoạt động trong lĩnh vực bất động sản - ghi nhận khoản lỗ sau thuế 190 tỷ đồng, trong khi năm 2021 lỗ 156,5 tỷ đồng.
Đáng chú ý, vốn chủ sở hữu của công ty này chỉ còn ghi nhận 9,4 tỷ đồng, giảm tới 95,3% so với thời điểm cuối năm 2021. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) theo đó tăng mạnh so với năm 2021, từ 77,33% lên 2.054,81%.
Tuy nhiên, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cũng tăng vọt từ 8,13 lần lên 195,71 lần, lên 1.839 tỷ đồng. Dư nợ trái phiếu 1.155 tỷ đồng - bằng thời điểm cuối năm 2021 - gấp 123 lần vốn chủ sở hữu.
Theo thông tin trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), đây là dư nợ của lô trái phiếu được phát hành ngày 17/9/2018, kỳ hạn 7 năm, đáo hạn ngày 17/9/2025. Trái phiếu có lãi suất 4%/năm, do Công ty CP Chứng khoán Dầu khí (PSI) làm tổ chức lưu ký.
Đáng chú ý, thông tin của Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho thấy hiện Revital Việt Nam đang làm thủ tục giải thể. Theo HNX, Revital Việt Nam được thành lập năm 2014, có trụ sở chính tại Hà Nội, công ty có vốn điều lệ 650 tỷ đồng hoạt động trong lĩnh vực bất động sản. Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật là bà Trần Kim Hạnh.
Còn theo số liệu của Tổng cục Thống kê cho biết trong tháng 4, cả nước có gần 16.000 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 12,3% so với tháng trước và tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, còn có 9.610 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 52,9% so với tháng trước và tăng 36,6% so với cùng kỳ năm 2022.
Tuy nhiên, trong giai đoạn này cũng có tới 7.163 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 72,7% so với tháng trước và 5.837 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 69,1%. Hơn 1.500 doanh nghiệp đã hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Thủ tướng chính thức phê duyệt quy hoạch điện VIIISau 8 tờ trình, Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 chính thức được Thủ tướng phê duyệt.
07:42 16/5/2023
Chính phủ đề xuất tăng thêm 17.100 tỷ đồng vốn cho AgribankChính phủ đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Agribank số tiền 17.100 tỷ đồng.
17:22 13/5/2023
Vingroup thành lập thêm một công ty bất động sảnĐến nay, Vingroup có hơn 100 công ty con, hoạt động trong các lĩnh vực như bất động sản, sản xuất ôtô, công nghệ, y tế...
12:00 13/5/2023 | Công ty bất động sản nợ gần 1.200 tỷ đồng trái phiếu sắp giải thể
Revital Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực bất động sản đang có dư nợ trái phiếu lên đến 1.155 tỷ đồng nhưng vốn chủ sở hữu chỉ còn gần 10 tỷ đồng.
Trong báo cáo thông tin định kỳ về tài chính doanh nghiệp, Công ty CP Đầu tư Revital Việt Nam - hoạt động trong lĩnh vực bất động sản - ghi nhận khoản lỗ sau thuế 190 tỷ đồng, trong khi năm 2021 lỗ 156,5 tỷ đồng.
Đáng chú ý, vốn chủ sở hữu của công ty này chỉ còn ghi nhận 9,4 tỷ đồng, giảm tới 95,3% so với thời điểm cuối năm 2021. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) theo đó tăng mạnh so với năm 2021, từ 77,33% lên 2.054,81%.
Tuy nhiên, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cũng tăng vọt từ 8,13 lần lên 195,71 lần, lên 1.839 tỷ đồng. Dư nợ trái phiếu 1.155 tỷ đồng - bằng thời điểm cuối năm 2021 - gấp 123 lần vốn chủ sở hữu.
Theo thông tin trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), đây là dư nợ của lô trái phiếu được phát hành ngày 17/9/2018, kỳ hạn 7 năm, đáo hạn ngày 17/9/2025. Trái phiếu có lãi suất 4%/năm, do Công ty CP Chứng khoán Dầu khí (PSI) làm tổ chức lưu ký.
Đáng chú ý, thông tin của Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho thấy hiện Revital Việt Nam đang làm thủ tục giải thể. Theo HNX, Revital Việt Nam được thành lập năm 2014, có trụ sở chính tại Hà Nội, công ty có vốn điều lệ 650 tỷ đồng hoạt động trong lĩnh vực bất động sản. Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật là bà Trần Kim Hạnh.
Còn theo số liệu của Tổng cục Thống kê cho biết trong tháng 4, cả nước có gần 16.000 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 12,3% so với tháng trước và tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, còn có 9.610 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 52,9% so với tháng trước và tăng 36,6% so với cùng kỳ năm 2022.
Tuy nhiên, trong giai đoạn này cũng có tới 7.163 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 72,7% so với tháng trước và 5.837 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 69,1%. Hơn 1.500 doanh nghiệp đã hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Thủ tướng chính thức phê duyệt quy hoạch điện VIIISau 8 tờ trình, Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 chính thức được Thủ tướng phê duyệt.
07:42 16/5/2023
Chính phủ đề xuất tăng thêm 17.100 tỷ đồng vốn cho AgribankChính phủ đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Agribank số tiền 17.100 tỷ đồng.
17:22 13/5/2023
Vingroup thành lập thêm một công ty bất động sảnĐến nay, Vingroup có hơn 100 công ty con, hoạt động trong các lĩnh vực như bất động sản, sản xuất ôtô, công nghệ, y tế...
12:00 13/5/2023 | |
MB và Mastercard công bố hợp tác toàn diện | Mới đây, MB và Mastercard công bố thiết lập, mở rộng mối quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện phát triển bền vững và lâu dài. | Trước đó, năm 2012, Ngân hàng MB và Mastercard đã kết nối thành công hệ thống chấp nhận thanh toán và phát hành thẻ. Dự kiến, trong thời gian tới, MB và Mastercard tiếp tục cho ra mắt nhiều sản phẩm, giải pháp thanh toán hấp dẫn, độc đáo và thu hút người sử dụng. Đặc biệt phải kể đến dòng thẻ dành riêng cho Gen Z - những người tiếp cận nhanh với công nghệ và có lối sống độc lập.
Chia sẻ tại sự kiện, ông Vũ Thành Trung - thành viên Ban điều hành MB - cho biết: “Với mục tiêu lấy khách hàng là trọng tâm để phát triển sản phẩm dịch vụ trên nền tảng công nghệ hiện đại hàng đầu, MB tự hào khi trở thành một trong những ngân hàng chuyển đổi số nhanh chóng và mạnh mẽ nhất”. Ông cũng tin tưởng việc mở rộng hợp tác cùng Mastercard sẽ tiếp tục đưa đến khách hàng nhiều sản phẩm, dịch vụ hơn nữa với hàm lượng công nghệ cao, tiện ích thiết thực cùng chương trình chăm sóc khách hàng hấp dẫn.
Ông Vũ Thành Trung - thành viên Ban điều hành MB và ông Safdar Khan - Chủ tịch khu vực Đông Nam Á của Mastercard tại buổi lễ.
Bà Winnie Wong - Giám đốc Quốc gia của Mastercard tại Việt Nam, Campuchia và Lào - cho biết: “Các chuyên gia trong ngành cần hợp tác chặt chẽ để đổi mới, sáng tạo và triển khai thêm nhiều giải pháp bền vững nhằm đáp ứng nhu cầu kỹ thuật số đang tăng của người tiêu dùng. Đây là bước tiếp theo trong quan hệ hợp tác giữa MB và Mastercard, nhằm mang đến nhiều giải pháp thanh toán mới cho người tiêu dùng tại Việt Nam, từ đó giúp họ có thêm lựa chọn giao dịch”.
2022 là một năm thành công và gây tiếng vang của dịch vụ thẻ MB khi cho ra mắt dòng thẻ đa năng MB Hi Collection. Không chỉ thu hút giới trẻ bởi các bộ sưu tập thẻ đa dạng, bắt mắt và độc lạ, thiết kế theo chủ đề khác nhau, dòng thẻ đặc biệt này còn đáng chú ý khi tích hợp tính năng thẻ ATM và tín dụng trong cùng một chip. Bên cạnh đó, khách hàng có thể sở hữu thẻ ngay lập tức trên nhiều kênh khác nhau và tận hưởng ưu đãi lên tới 30% trong lĩnh vực ăn uống, chăm sóc sức khỏe, mua sắm online, du lịch... khi thanh toán thẻ.
MB cũng là một trong những ngân hàng tiên phong triển khai phương thức thanh toán thẻ qua thiết bị di động. Hình thức thanh toán này đảm bảo mọi giao dịch của khách hàng được thực hiện bảo mật, an toàn và nhanh chóng.
Về phía Mastercard, đây là công ty công nghệ toàn cầu trong lĩnh vực thanh toán. Sứ mệnh của Mastercard là kết nối, cung cấp sức mạnh cho nền kinh tế kỹ thuật số toàn diện, mang lại lợi ích cho mọi người mọi nơi bằng cách thực hiện giao dịch an toàn, đơn giản, thông minh và dễ tiếp cận. | MB và Mastercard công bố hợp tác toàn diện
Mới đây, MB và Mastercard công bố thiết lập, mở rộng mối quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện phát triển bền vững và lâu dài.
Trước đó, năm 2012, Ngân hàng MB và Mastercard đã kết nối thành công hệ thống chấp nhận thanh toán và phát hành thẻ. Dự kiến, trong thời gian tới, MB và Mastercard tiếp tục cho ra mắt nhiều sản phẩm, giải pháp thanh toán hấp dẫn, độc đáo và thu hút người sử dụng. Đặc biệt phải kể đến dòng thẻ dành riêng cho Gen Z - những người tiếp cận nhanh với công nghệ và có lối sống độc lập.
Chia sẻ tại sự kiện, ông Vũ Thành Trung - thành viên Ban điều hành MB - cho biết: “Với mục tiêu lấy khách hàng là trọng tâm để phát triển sản phẩm dịch vụ trên nền tảng công nghệ hiện đại hàng đầu, MB tự hào khi trở thành một trong những ngân hàng chuyển đổi số nhanh chóng và mạnh mẽ nhất”. Ông cũng tin tưởng việc mở rộng hợp tác cùng Mastercard sẽ tiếp tục đưa đến khách hàng nhiều sản phẩm, dịch vụ hơn nữa với hàm lượng công nghệ cao, tiện ích thiết thực cùng chương trình chăm sóc khách hàng hấp dẫn.
Ông Vũ Thành Trung - thành viên Ban điều hành MB và ông Safdar Khan - Chủ tịch khu vực Đông Nam Á của Mastercard tại buổi lễ.
Bà Winnie Wong - Giám đốc Quốc gia của Mastercard tại Việt Nam, Campuchia và Lào - cho biết: “Các chuyên gia trong ngành cần hợp tác chặt chẽ để đổi mới, sáng tạo và triển khai thêm nhiều giải pháp bền vững nhằm đáp ứng nhu cầu kỹ thuật số đang tăng của người tiêu dùng. Đây là bước tiếp theo trong quan hệ hợp tác giữa MB và Mastercard, nhằm mang đến nhiều giải pháp thanh toán mới cho người tiêu dùng tại Việt Nam, từ đó giúp họ có thêm lựa chọn giao dịch”.
2022 là một năm thành công và gây tiếng vang của dịch vụ thẻ MB khi cho ra mắt dòng thẻ đa năng MB Hi Collection. Không chỉ thu hút giới trẻ bởi các bộ sưu tập thẻ đa dạng, bắt mắt và độc lạ, thiết kế theo chủ đề khác nhau, dòng thẻ đặc biệt này còn đáng chú ý khi tích hợp tính năng thẻ ATM và tín dụng trong cùng một chip. Bên cạnh đó, khách hàng có thể sở hữu thẻ ngay lập tức trên nhiều kênh khác nhau và tận hưởng ưu đãi lên tới 30% trong lĩnh vực ăn uống, chăm sóc sức khỏe, mua sắm online, du lịch... khi thanh toán thẻ.
MB cũng là một trong những ngân hàng tiên phong triển khai phương thức thanh toán thẻ qua thiết bị di động. Hình thức thanh toán này đảm bảo mọi giao dịch của khách hàng được thực hiện bảo mật, an toàn và nhanh chóng.
Về phía Mastercard, đây là công ty công nghệ toàn cầu trong lĩnh vực thanh toán. Sứ mệnh của Mastercard là kết nối, cung cấp sức mạnh cho nền kinh tế kỹ thuật số toàn diện, mang lại lợi ích cho mọi người mọi nơi bằng cách thực hiện giao dịch an toàn, đơn giản, thông minh và dễ tiếp cận. | |
Giá vàng nhẫn giảm cả triệu đồng/lượng sau một tuần | Theo đà biến động của giá vàng thế giới, mặt hàng vàng nhẫn đã quay đầu giảm mạnh tới 300.000 đồng phiên giao dịch sáng nay, hiện neo tại mốc 56,8 triệu/lượng. | Giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn 99,99 tiếp đà giảm vào hôm nay (23/5). Ảnh: Chí Hùng.
Trong phiên giao dịch sáng nay (giờ Việt Nam) giá vàng thế giới tiếp tục ghi nhận xu hướng giảm sâu hơn 17 USD, hiện đã rơi xuống vùng 1.963 USD/ounce. Giá hợp đồng vàng tương lai giao tháng 6 cũng cố định ở mức 1.973 USD/ ounce, thấp hơn gần 8 USD so với rạng sáng ngày trước đó.
Biến động giảm của thị trường vàng thế giới đã tác động tới thị trường trong nước. Theo đó, trong phiên giao dịch sáng nay (23/5), cả mặt hàng vàng miếng và vàng nhẫn đều ghi nhận xu hướng giảm.
Cụ thể, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) hiện niêm yết giá mua vào đối với vàng miếng ở mức 66,55 triệu/lượng và giá bán ra ở 67,17 triệu đồng. So với phiên liền trước, giá giao dịch mặt hàng này đã giảm 50.000 đồng/lượng cả hai chiều mua và bán.
Cũng tại SJC, các mặt hàng vàng nhẫn 99,99% loại 1-5 chỉ hiện được niêm yết ở mức 55,8 - 56,8 triệu/lượng (mua vào - bán ra), giảm 200.000 đồng so với phiên liền trước. Vàng nhẫn 99,99% loại nửa chỉ của thương hiệu vàng quốc gia cũng ghi nhận mức giảm tương ứng, hiện ở 55,8 - 56,9 triệu/lượng.
Đáng chú ý, so với một tuần trước (16/5), giá bán mỗi lượng vàng nhẫn tại SJC đã giảm tới 850.000 đồng. Diễn biến này khiến người mua vàng nhẫn SJC một tuần trước đến nay đã phải chịu khoản lỗ gần 1,7 triệu đồng/lượng.
Không riêng SJC, giá vàng miếng tại các thương hiệu lớn như Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI hay Công ty Bảo Tín Minh Châu... cũng đang ghi nhận xu hướng giảm, hiện giao dịch quanh mức 66,6 - 67,1 triệu đồng/lượng.
Trong đó, PNJ hiện chấp nhận mua vào vàng miếng ở mức 66,6 triệu/lượng và bán ra ở 67,15 triệu/lượng. Cũng tại doanh nghiệp này, giá mua - bán vàng nhẫn 24K hiện neo tại vùng 55,8 - 56,8 triệu đồng/lượng.
Tương tự SJC, giá vàng nhẫn tại PNJ cũng đã giảm 800.000 đồng/lượng so với 1 tuần trước.
Tập đoàn DOJI hiện niêm yết giá vàng miếng tại vùng 66,5 - 67,05 triệu/lượng, giảm 100.000 đồng so với chốt phiên hôm qua. Giá vàng nhẫn tại doanh nghiệp này giao dịch ở 55,7 - 56,6 triệu/lượng, giảm lần lượt 150.000 đồng chiều mua và 200.000 đồng chiều bán.
Bảo Tín Minh Châu hiện neo giá vàng miếng tại vùng 66,42 - 66,98 triệu/lượng, thấp hơn 100.000 đồng so với hôm qua và niêm yết giá vàng Rồng Thăng Long ở 55,88 - 56,78 triệu/lượng, giảm 300.000 đồng. Đây cũng là mức giảm cao nhất được ghi nhận với mặt hàng vàng nhẫn trong nước hôm nay.
Tại TP.HCM, các cửa hàng vàng Mi Hồng hiện phổ biến chấp nhận giao dịch vàng miếng với giá 66,55 - 67 triệu/lượng và vàng nhẫn 999 là 55,6 - 56,1 triệu đồng, đều giảm 100.000-200.000 đồng so với cuối ngày hôm qua.
Diễn biến sụt giảm của giá vàng trong nước những phiên gần đây chủ yếu đi theo biến động của giá vàng thế giới. Hiện tại, giá kim quý thế giới quy đổi ra tiền Việt vào khoảng 55,9 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giữa vàng thế giới và vàng nhẫn trong nước hiện vào khoảng gần 1 triệu đồng/lượng. Nếu so với vàng miếng SJC, giá kim quý thế giới hiện vẫn thấp hơn 11 triệu đồng/lượng.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Vàng sắp bị bán tháoGiá vàng đang lao dốc khi giới chức Mỹ vẫn chưa đạt được thỏa thuận về trần nợ công. Nhưng giới quan sát cảnh báo đà bán tháo sẽ còn nghiêm trọng hơn nữa.
07:37 23/5/2023
Giá vàng trong nước biến động trái chiềuTrong phiên giao dịch đầu tuần mới, giá vàng thế giới khởi sắc trong khi thị trường trong nước lại ghi nhận biến động trái chiều.
14:30 22/5/2023 | Giá vàng nhẫn giảm cả triệu đồng/lượng sau một tuần
Theo đà biến động của giá vàng thế giới, mặt hàng vàng nhẫn đã quay đầu giảm mạnh tới 300.000 đồng phiên giao dịch sáng nay, hiện neo tại mốc 56,8 triệu/lượng.
Giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn 99,99 tiếp đà giảm vào hôm nay (23/5). Ảnh: Chí Hùng.
Trong phiên giao dịch sáng nay (giờ Việt Nam) giá vàng thế giới tiếp tục ghi nhận xu hướng giảm sâu hơn 17 USD, hiện đã rơi xuống vùng 1.963 USD/ounce. Giá hợp đồng vàng tương lai giao tháng 6 cũng cố định ở mức 1.973 USD/ ounce, thấp hơn gần 8 USD so với rạng sáng ngày trước đó.
Biến động giảm của thị trường vàng thế giới đã tác động tới thị trường trong nước. Theo đó, trong phiên giao dịch sáng nay (23/5), cả mặt hàng vàng miếng và vàng nhẫn đều ghi nhận xu hướng giảm.
Cụ thể, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) hiện niêm yết giá mua vào đối với vàng miếng ở mức 66,55 triệu/lượng và giá bán ra ở 67,17 triệu đồng. So với phiên liền trước, giá giao dịch mặt hàng này đã giảm 50.000 đồng/lượng cả hai chiều mua và bán.
Cũng tại SJC, các mặt hàng vàng nhẫn 99,99% loại 1-5 chỉ hiện được niêm yết ở mức 55,8 - 56,8 triệu/lượng (mua vào - bán ra), giảm 200.000 đồng so với phiên liền trước. Vàng nhẫn 99,99% loại nửa chỉ của thương hiệu vàng quốc gia cũng ghi nhận mức giảm tương ứng, hiện ở 55,8 - 56,9 triệu/lượng.
Đáng chú ý, so với một tuần trước (16/5), giá bán mỗi lượng vàng nhẫn tại SJC đã giảm tới 850.000 đồng. Diễn biến này khiến người mua vàng nhẫn SJC một tuần trước đến nay đã phải chịu khoản lỗ gần 1,7 triệu đồng/lượng.
Không riêng SJC, giá vàng miếng tại các thương hiệu lớn như Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI hay Công ty Bảo Tín Minh Châu... cũng đang ghi nhận xu hướng giảm, hiện giao dịch quanh mức 66,6 - 67,1 triệu đồng/lượng.
Trong đó, PNJ hiện chấp nhận mua vào vàng miếng ở mức 66,6 triệu/lượng và bán ra ở 67,15 triệu/lượng. Cũng tại doanh nghiệp này, giá mua - bán vàng nhẫn 24K hiện neo tại vùng 55,8 - 56,8 triệu đồng/lượng.
Tương tự SJC, giá vàng nhẫn tại PNJ cũng đã giảm 800.000 đồng/lượng so với 1 tuần trước.
Tập đoàn DOJI hiện niêm yết giá vàng miếng tại vùng 66,5 - 67,05 triệu/lượng, giảm 100.000 đồng so với chốt phiên hôm qua. Giá vàng nhẫn tại doanh nghiệp này giao dịch ở 55,7 - 56,6 triệu/lượng, giảm lần lượt 150.000 đồng chiều mua và 200.000 đồng chiều bán.
Bảo Tín Minh Châu hiện neo giá vàng miếng tại vùng 66,42 - 66,98 triệu/lượng, thấp hơn 100.000 đồng so với hôm qua và niêm yết giá vàng Rồng Thăng Long ở 55,88 - 56,78 triệu/lượng, giảm 300.000 đồng. Đây cũng là mức giảm cao nhất được ghi nhận với mặt hàng vàng nhẫn trong nước hôm nay.
Tại TP.HCM, các cửa hàng vàng Mi Hồng hiện phổ biến chấp nhận giao dịch vàng miếng với giá 66,55 - 67 triệu/lượng và vàng nhẫn 999 là 55,6 - 56,1 triệu đồng, đều giảm 100.000-200.000 đồng so với cuối ngày hôm qua.
Diễn biến sụt giảm của giá vàng trong nước những phiên gần đây chủ yếu đi theo biến động của giá vàng thế giới. Hiện tại, giá kim quý thế giới quy đổi ra tiền Việt vào khoảng 55,9 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giữa vàng thế giới và vàng nhẫn trong nước hiện vào khoảng gần 1 triệu đồng/lượng. Nếu so với vàng miếng SJC, giá kim quý thế giới hiện vẫn thấp hơn 11 triệu đồng/lượng.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Vàng sắp bị bán tháoGiá vàng đang lao dốc khi giới chức Mỹ vẫn chưa đạt được thỏa thuận về trần nợ công. Nhưng giới quan sát cảnh báo đà bán tháo sẽ còn nghiêm trọng hơn nữa.
07:37 23/5/2023
Giá vàng trong nước biến động trái chiềuTrong phiên giao dịch đầu tuần mới, giá vàng thế giới khởi sắc trong khi thị trường trong nước lại ghi nhận biến động trái chiều.
14:30 22/5/2023 | |
LG lần đầu vượt mặt Samsung | Lợi nhuận của LG trong quý I cao gần gấp 3 lần Samsung, bất chấp những lo ngại liên quan đến suy thoái kinh tế toàn cầu. | LG và Samsung đều là những "ông lớn" công nghệ tại xứ sở kim chi. Ảnh: Reuters.
Theo The Korea Herald, LG Electronics mới đây đã công bố những số liệu tài chính quý I. Đáng chú ý, đây là lần đầu tiên tập đoàn này có kết quả kinh doanh vượt qua đối thủ Samsung Electronics sau hơn một thập kỷ.
Báo cáo tài chính của LG cho biết lợi nhuận từ hoạt động trong quý I đạt 1.500 tỷ won (tương đương 1,12 tỷ USD), giảm 22,9% so với một năm trước đó. Tuy nhiên, con số này vẫn cao hơn mức 467 triệu USD của Samsung Electronics trong cùng kỳ.
Tuy nhiên, doanh thu quý I của LG Electronics đã giảm 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 20.420 tỷ won. Lãi ròng giảm đến 61%, về mức 546,5 tỷ won.
Điểm sáng của LG đến từ đơn vị giải pháp không khí và thiết bị gia dụng, với mức lợi nhuận kỷ lục lên tới 1.190 tỷ won. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử tập đoàn, một bộ phận kinh doanh ghi nhận lợi nhuận hàng quý vượt qua mốc 1.000 tỷ won.
LG cho biết thành tích trên đạt được nhờ sự ổn định trong chi phí nguyên vật liệu và doanh số bán hàng tốt của các thiết bị gia dụng cao cấp.
Tập đoàn cũng cho biết nhu cầu về TV đang ngày càng tăng ở thị trường châu Âu. Bên cạnh đó, lượng hàng tồn kho cũng đã giảm. Điều này góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh TV của LG phục hồi trở lại và tạo ra bước ngoặt mới sau khi hãng bị lỗ trong ba quý liên tiếp.
Mảng linh kiện xe hơi của LG bất ngờ đạt được kết quả khả quan nhất trong các hạng mục kinh doanh của tập đoàn. Doanh thu trong ba tháng đầu năm của hãng đạt 2.390 tỷ won và lợi nhuận thu về ở mức 54 tỷ won.
Các nhà phân tích dự báo LG có thể ghi nhận mức lợi nhuận lên tới 4.700 tỷ won (khoảng 3,5 tỷ USD) trong năm nay, cao hơn khoảng 32% so với năm trước.
"LG sẽ tăng cường khả năng sinh lời bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tư kinh doanh của mình. Chúng tôi đã lên kế hoạch để đẩy mạnh khả năng cạnh tranh về nội dung và dịch vụ”, báo cáo của LG cho biết.
Phố Wall giảm điểm vì sự sụp đổ của First RepublicSau khi ngân hàng First Republic chính thức phá sản, các chỉ số chứng khoán chính của Phố Wall đã đồng loạt giảm điểm trong phiên giao dịch ngày thứ 1/5.
11:31 2/5/2023
Ngân hàng Morgan Stanley sắp sa thải 3.000 nhân viênMột trong những ngân hàng đầu tư lớn nhất nước Mỹ có thể sẽ cắt giảm 5% lực lượng lao động trên toàn cầu vào cuối quý II.
10:14 2/5/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | LG lần đầu vượt mặt Samsung
Lợi nhuận của LG trong quý I cao gần gấp 3 lần Samsung, bất chấp những lo ngại liên quan đến suy thoái kinh tế toàn cầu.
LG và Samsung đều là những "ông lớn" công nghệ tại xứ sở kim chi. Ảnh: Reuters.
Theo The Korea Herald, LG Electronics mới đây đã công bố những số liệu tài chính quý I. Đáng chú ý, đây là lần đầu tiên tập đoàn này có kết quả kinh doanh vượt qua đối thủ Samsung Electronics sau hơn một thập kỷ.
Báo cáo tài chính của LG cho biết lợi nhuận từ hoạt động trong quý I đạt 1.500 tỷ won (tương đương 1,12 tỷ USD), giảm 22,9% so với một năm trước đó. Tuy nhiên, con số này vẫn cao hơn mức 467 triệu USD của Samsung Electronics trong cùng kỳ.
Tuy nhiên, doanh thu quý I của LG Electronics đã giảm 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 20.420 tỷ won. Lãi ròng giảm đến 61%, về mức 546,5 tỷ won.
Điểm sáng của LG đến từ đơn vị giải pháp không khí và thiết bị gia dụng, với mức lợi nhuận kỷ lục lên tới 1.190 tỷ won. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử tập đoàn, một bộ phận kinh doanh ghi nhận lợi nhuận hàng quý vượt qua mốc 1.000 tỷ won.
LG cho biết thành tích trên đạt được nhờ sự ổn định trong chi phí nguyên vật liệu và doanh số bán hàng tốt của các thiết bị gia dụng cao cấp.
Tập đoàn cũng cho biết nhu cầu về TV đang ngày càng tăng ở thị trường châu Âu. Bên cạnh đó, lượng hàng tồn kho cũng đã giảm. Điều này góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh TV của LG phục hồi trở lại và tạo ra bước ngoặt mới sau khi hãng bị lỗ trong ba quý liên tiếp.
Mảng linh kiện xe hơi của LG bất ngờ đạt được kết quả khả quan nhất trong các hạng mục kinh doanh của tập đoàn. Doanh thu trong ba tháng đầu năm của hãng đạt 2.390 tỷ won và lợi nhuận thu về ở mức 54 tỷ won.
Các nhà phân tích dự báo LG có thể ghi nhận mức lợi nhuận lên tới 4.700 tỷ won (khoảng 3,5 tỷ USD) trong năm nay, cao hơn khoảng 32% so với năm trước.
"LG sẽ tăng cường khả năng sinh lời bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tư kinh doanh của mình. Chúng tôi đã lên kế hoạch để đẩy mạnh khả năng cạnh tranh về nội dung và dịch vụ”, báo cáo của LG cho biết.
Phố Wall giảm điểm vì sự sụp đổ của First RepublicSau khi ngân hàng First Republic chính thức phá sản, các chỉ số chứng khoán chính của Phố Wall đã đồng loạt giảm điểm trong phiên giao dịch ngày thứ 1/5.
11:31 2/5/2023
Ngân hàng Morgan Stanley sắp sa thải 3.000 nhân viênMột trong những ngân hàng đầu tư lớn nhất nước Mỹ có thể sẽ cắt giảm 5% lực lượng lao động trên toàn cầu vào cuối quý II.
10:14 2/5/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | |
Cổ phiếu MU tăng phi mã sau tin đồn đổi chủ thành công | Nhiều tin đồn cho rằng Manchester United đã được bán thành công cho vị tỷ phú người Qatar Sheikh Jassim bin Hamad Al Thani với giá 5 tỷ bảng Anh. | Cổ phiếu MU đã tăng phi mã kể từ khi tin đồn đổi chủ thành công xuất hiện. Ảnh: Mike Hewitt.
Theo trang tin CNBC, kể từ khi xuất hiện tin đồn cho rằng thương vụ đổi chủ của Manchester United (MU) sắp đi đến hồi kết, giá cổ phiếu của câu lạc bộ này trên Sàn Giao dịch Chứng khoán New York đã tăng hơn 16%.
Cụ thể, giá cổ phiếu MU mới đây đã chạm mức 23,60 USD/cổ phiếu - tăng từ mức 20 USD/cổ trước khi những tin đồn xuất hiện. Chưa hết, giá của đội bóng này từng chỉ khoảng 12 USD/cổ phiếu trước khi nhà Glazer rao bán vào tháng 11/2022.
Theo một số nguồn tin, tỷ phú Sheikh Jassim bin Hamad Al Thani đã thành công trong việc đấu thầu mua lại MU từ nhà Glaze. Tuy nhiên, đại diện MU chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào về lời đồn đoán này.
Tuy vậy, tờ Al-Watan (Qatar) lại khẳng định rằng ông Sheikh Jassim đã thành công trong việc mua lại và thông báo chính thức sẽ sớm được đưa ra. Điều đáng tin ở đây là tờ Al-Watan được đồng sở hữu bởi ông Hamad bin Jassim bin Jaber Al Thani - cựu thủ tướng Qatar và là cha của Sheikh Jassim.
Trước đó, tỷ phú Sheikh Jassim và tỷ phú Sir Jim Ratcliffe đều từng gửi nhiều lời đề nghị cho Manchester United. Dù vậy, thỏa thuận từ phía Chủ tịch Ngân hàng Hồi giáo Qatari luôn được cho là “hấp dẫn” hơn.
Dự kiến trong những ngày tới MU sẽ công bố thông tin chính thức về thương vụ này. Nếu đấu thầu thành công, ông Sheikh Jassim sẽ mất vài tháng để hoàn tất việc tiếp quản sau khi trải qua một số kiểm tra của Premier League.
Bên cạnh đó, nhiều người còn cho rằng tỷ phú Sheikh Jassim đã bỏ ra khoảng 5 tỷ bảng Anh để mua lại 100% cổ phần của Manchester United cùng cam kết chi ra 1 tỷ bảng để cải tạo sân Old Trafford.
Chứng khoán Mỹ vượt đỉnh 14 thángHai chỉ số S&P 500 và Nasdaq đóng cửa ở mức cao nhất kể từ tháng 4/2022, khi nhà đầu tư đang đợi báo cáo lạm phát và kết quả họp chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).
09:59 13/6/2023
Làm cứu hộ bán thời gian lương cao hơn thực tập văn phòngMùa hè năm nay, nhu cầu tuyển dụng các vị trí bán thời gian liên quan đến ngành du lịch, giải trí tại Mỹ tăng vọt, trong khi các công ty văn phòng lại ngừng tuyển thực tập sinh.
07:19 13/6/2023
Top 10 nữ tỷ phú tự thân giàu nhất nước MỹTheo trang tin Forbes, hầu hết 10 nữ tỷ phú này đều trên 70 tuổi và thành công khi cùng chồng khởi nghiệp.
16:00 11/6/2023
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | Cổ phiếu MU tăng phi mã sau tin đồn đổi chủ thành công
Nhiều tin đồn cho rằng Manchester United đã được bán thành công cho vị tỷ phú người Qatar Sheikh Jassim bin Hamad Al Thani với giá 5 tỷ bảng Anh.
Cổ phiếu MU đã tăng phi mã kể từ khi tin đồn đổi chủ thành công xuất hiện. Ảnh: Mike Hewitt.
Theo trang tin CNBC, kể từ khi xuất hiện tin đồn cho rằng thương vụ đổi chủ của Manchester United (MU) sắp đi đến hồi kết, giá cổ phiếu của câu lạc bộ này trên Sàn Giao dịch Chứng khoán New York đã tăng hơn 16%.
Cụ thể, giá cổ phiếu MU mới đây đã chạm mức 23,60 USD/cổ phiếu - tăng từ mức 20 USD/cổ trước khi những tin đồn xuất hiện. Chưa hết, giá của đội bóng này từng chỉ khoảng 12 USD/cổ phiếu trước khi nhà Glazer rao bán vào tháng 11/2022.
Theo một số nguồn tin, tỷ phú Sheikh Jassim bin Hamad Al Thani đã thành công trong việc đấu thầu mua lại MU từ nhà Glaze. Tuy nhiên, đại diện MU chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào về lời đồn đoán này.
Tuy vậy, tờ Al-Watan (Qatar) lại khẳng định rằng ông Sheikh Jassim đã thành công trong việc mua lại và thông báo chính thức sẽ sớm được đưa ra. Điều đáng tin ở đây là tờ Al-Watan được đồng sở hữu bởi ông Hamad bin Jassim bin Jaber Al Thani - cựu thủ tướng Qatar và là cha của Sheikh Jassim.
Trước đó, tỷ phú Sheikh Jassim và tỷ phú Sir Jim Ratcliffe đều từng gửi nhiều lời đề nghị cho Manchester United. Dù vậy, thỏa thuận từ phía Chủ tịch Ngân hàng Hồi giáo Qatari luôn được cho là “hấp dẫn” hơn.
Dự kiến trong những ngày tới MU sẽ công bố thông tin chính thức về thương vụ này. Nếu đấu thầu thành công, ông Sheikh Jassim sẽ mất vài tháng để hoàn tất việc tiếp quản sau khi trải qua một số kiểm tra của Premier League.
Bên cạnh đó, nhiều người còn cho rằng tỷ phú Sheikh Jassim đã bỏ ra khoảng 5 tỷ bảng Anh để mua lại 100% cổ phần của Manchester United cùng cam kết chi ra 1 tỷ bảng để cải tạo sân Old Trafford.
Chứng khoán Mỹ vượt đỉnh 14 thángHai chỉ số S&P 500 và Nasdaq đóng cửa ở mức cao nhất kể từ tháng 4/2022, khi nhà đầu tư đang đợi báo cáo lạm phát và kết quả họp chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).
09:59 13/6/2023
Làm cứu hộ bán thời gian lương cao hơn thực tập văn phòngMùa hè năm nay, nhu cầu tuyển dụng các vị trí bán thời gian liên quan đến ngành du lịch, giải trí tại Mỹ tăng vọt, trong khi các công ty văn phòng lại ngừng tuyển thực tập sinh.
07:19 13/6/2023
Top 10 nữ tỷ phú tự thân giàu nhất nước MỹTheo trang tin Forbes, hầu hết 10 nữ tỷ phú này đều trên 70 tuổi và thành công khi cùng chồng khởi nghiệp.
16:00 11/6/2023
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | |
IMF: Fed chưa thể lùi bước | IMF nhận thấy những rắc rối trong ngành ngân hàng đã khiến các hoạt động tín dụng chậm lại. Nhưng điều đó là chưa đủ để Fed tăng lãi suất. | Fed chuẩn bị có cuộc họp chính sách quan trọng trong tháng 6. Ảnh: Bloomberg.
Theo CNBC, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng các hoạt động tín dụng vẫn chưa suy yếu đủ để Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thay đổi hướng đi đối với chu kỳ tăng lãi suất.
"Chúng tôi chưa nhận thấy sự chậm lại đáng kể trong các hoạt động cho vay. Đã có sự suy yếu, nhưng không đủ lớn để dẫn đến việc Fed có thể lùi bước", bà Kristalina Georgieva - Giám đốc điều hành IMF - nói với CNBC.
Các hoạt động tín dụng đã chậm lại
Trong một báo cáo được công bố vào tháng 5, Fed cho biết các ngân hàng ở Mỹ đang lo lắng về điều kiện tín dụng trong tương lai gần. Bởi những rắc rối của các nhà băng cỡ trung đang buộc hệ thống ngân hàng nước này thắt chặt tiêu chuẩn cho vay đối với doanh nghiệp và hộ gia đình.
Các quan chức tin rằng rắc rối sẽ kéo dài sang năm sau. Nguyên nhân chủ yếu là tăng trưởng kinh tế giảm sút, tiền gửi có thể bị rút ồ ạt và khả năng chống chịu giảm đi.
Chúng tôi chưa nhận thấy sự chậm lại đáng kể trong các hoạt động cho vay. Đã có sự suy yếu, nhưng chưa đủ lớn để dẫn đến việc Fed có thể lùi bước.Bà Kristalina Georgieva - Giám đốc điều hành IMF
Theo các chuyên gia được khảo sát, triển vọng của ngành vẫn khá ảm đạm trong năm sau.
"Nhiều ngân hàng sẽ thắt chặt tiêu chuẩn đối với các hạng mục cho vay", báo cáo cho biết.
Theo đó, nguyên nhân là sự sụt giảm trong chất lượng khoản vay và giá trị tài sản thế chấp của khách hàng, sức chống chịu trước rủi ro của ngân hàng giảm đi, những lo ngại về chi phí vốn, thanh khoản của nhà băng và dòng tiền gửi chảy khỏi ngân hàng.
"Đó là những lý do để chúng tôi tin rằng các điều kiện cho vay sẽ bị siết chặt trong phần còn lại của năm nay", báo cáo nhấn mạnh.
Cuộc khảo sát cho thấy nhu cầu sẽ suy yếu trên hầu hết hạng mục cho vay. Những rắc rối trong ngành ngân hàng của Mỹ đã trở nên nghiêm trọng hơn từ đầu tháng 3. Thời điểm đó, các cơ quan quản lý đóng cửa Silicon Valley Bank (SVB) - ngân hàng lớn thứ 17 tại Mỹ.
Sự sụp đổ của SVB được cho là do những đợt tăng lãi suất điều hành dồn dập của Fed sau giai đoạn nới lỏng chính sách tiền tệ trong thời kỳ đại dịch.
"Vẫn chưa đủ chậm"
Nói với CNBC, chuyên gia kinh tế trưởng Pierre-Olivier Gourinchas của IMF cũng cho rằng các ngân hàng đang ở trong "một tình thế bấp bênh hơn". Điều đó có thể buộc cơ quan này phải hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay, hiện ở mức 2,8%.
Phần lớn ngân hàng trung ương trên toàn cầu, bao gồm Fed, đã quyết liệt thắt chặt chính sách tiền tệ để kìm hãm lạm phát.
Trong khi đó, theo Viện Tài chính Quốc tế (IIF), nợ toàn cầu đang tiến đến gần mức kỷ lục là 305.000 tỷ USD. Trong một báo cáo được công bố hồi tháng 5, IIF cảnh báo rằng núi nợ và lãi suất tăng cao đã dẫn tới những lo ngại xoay quanh đòn bẩy tài chính.
Bà Georgieva còn chỉ ra theo báo cáo bảng lương phi nông nghiệp tháng 5 của Bộ Lao động Mỹ, nước này đã có thêm 339.000 việc làm, cao hơn đáng kể so với con số 190.000 vị trí được các chuyên gia dự báo trước đó.
Để kìm hãm lạm phát, Fed buộc phải đánh đổi bằng tăng trưởng kinh tế và thị trường việc làm. Các đợt tăng lãi suất dồn dập được cho là sẽ giáng đòn lên thị trường lao động đang nóng đỏ của Mỹ.
"Áp lực đến từ thu nhập của người lao động tăng lên và tỷ lệ thất nghiệp cực kỳ thấp. Điều này có nghĩa là Fed sẽ phải tiếp tục hành động. Và theo quan điểm của chúng tôi, họ cần làm nhiều hơn một chút", Giám đốc điều hành IMF khẳng định.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Người Nhật nhảy việc để được tăng lươngXu hướng nhảy việc để tăng lương đã xuất hiện ở Nhật Bản. Trung bình, cứ 10 người thì hơn 3 người được tăng lương trên 10% khi thay đổi chỗ làm.
08:00 3/6/2023
Điều gì sẽ đe dọa giá vàngGiá vàng đang trên đà lấy lại mốc 2.000 USD/ounce. Nhưng báo cáo việc làm tháng 5 của Mỹ có thể trở thành lực cản với kim loại quý.
18:00 2/6/2023
Fed sẽ làm gì tiếp theoMột quan chức Fed vừa tiết lộ về khả năng "bỏ quãng" tăng lãi suất, tức giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tháng 6 rồi đánh giá dữ liệu để tiếp tục điều chỉnh sau đó.
20:51 1/6/2023 | IMF: Fed chưa thể lùi bước
IMF nhận thấy những rắc rối trong ngành ngân hàng đã khiến các hoạt động tín dụng chậm lại. Nhưng điều đó là chưa đủ để Fed tăng lãi suất.
Fed chuẩn bị có cuộc họp chính sách quan trọng trong tháng 6. Ảnh: Bloomberg.
Theo CNBC, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng các hoạt động tín dụng vẫn chưa suy yếu đủ để Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thay đổi hướng đi đối với chu kỳ tăng lãi suất.
"Chúng tôi chưa nhận thấy sự chậm lại đáng kể trong các hoạt động cho vay. Đã có sự suy yếu, nhưng không đủ lớn để dẫn đến việc Fed có thể lùi bước", bà Kristalina Georgieva - Giám đốc điều hành IMF - nói với CNBC.
Các hoạt động tín dụng đã chậm lại
Trong một báo cáo được công bố vào tháng 5, Fed cho biết các ngân hàng ở Mỹ đang lo lắng về điều kiện tín dụng trong tương lai gần. Bởi những rắc rối của các nhà băng cỡ trung đang buộc hệ thống ngân hàng nước này thắt chặt tiêu chuẩn cho vay đối với doanh nghiệp và hộ gia đình.
Các quan chức tin rằng rắc rối sẽ kéo dài sang năm sau. Nguyên nhân chủ yếu là tăng trưởng kinh tế giảm sút, tiền gửi có thể bị rút ồ ạt và khả năng chống chịu giảm đi.
Chúng tôi chưa nhận thấy sự chậm lại đáng kể trong các hoạt động cho vay. Đã có sự suy yếu, nhưng chưa đủ lớn để dẫn đến việc Fed có thể lùi bước.Bà Kristalina Georgieva - Giám đốc điều hành IMF
Theo các chuyên gia được khảo sát, triển vọng của ngành vẫn khá ảm đạm trong năm sau.
"Nhiều ngân hàng sẽ thắt chặt tiêu chuẩn đối với các hạng mục cho vay", báo cáo cho biết.
Theo đó, nguyên nhân là sự sụt giảm trong chất lượng khoản vay và giá trị tài sản thế chấp của khách hàng, sức chống chịu trước rủi ro của ngân hàng giảm đi, những lo ngại về chi phí vốn, thanh khoản của nhà băng và dòng tiền gửi chảy khỏi ngân hàng.
"Đó là những lý do để chúng tôi tin rằng các điều kiện cho vay sẽ bị siết chặt trong phần còn lại của năm nay", báo cáo nhấn mạnh.
Cuộc khảo sát cho thấy nhu cầu sẽ suy yếu trên hầu hết hạng mục cho vay. Những rắc rối trong ngành ngân hàng của Mỹ đã trở nên nghiêm trọng hơn từ đầu tháng 3. Thời điểm đó, các cơ quan quản lý đóng cửa Silicon Valley Bank (SVB) - ngân hàng lớn thứ 17 tại Mỹ.
Sự sụp đổ của SVB được cho là do những đợt tăng lãi suất điều hành dồn dập của Fed sau giai đoạn nới lỏng chính sách tiền tệ trong thời kỳ đại dịch.
"Vẫn chưa đủ chậm"
Nói với CNBC, chuyên gia kinh tế trưởng Pierre-Olivier Gourinchas của IMF cũng cho rằng các ngân hàng đang ở trong "một tình thế bấp bênh hơn". Điều đó có thể buộc cơ quan này phải hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay, hiện ở mức 2,8%.
Phần lớn ngân hàng trung ương trên toàn cầu, bao gồm Fed, đã quyết liệt thắt chặt chính sách tiền tệ để kìm hãm lạm phát.
Trong khi đó, theo Viện Tài chính Quốc tế (IIF), nợ toàn cầu đang tiến đến gần mức kỷ lục là 305.000 tỷ USD. Trong một báo cáo được công bố hồi tháng 5, IIF cảnh báo rằng núi nợ và lãi suất tăng cao đã dẫn tới những lo ngại xoay quanh đòn bẩy tài chính.
Bà Georgieva còn chỉ ra theo báo cáo bảng lương phi nông nghiệp tháng 5 của Bộ Lao động Mỹ, nước này đã có thêm 339.000 việc làm, cao hơn đáng kể so với con số 190.000 vị trí được các chuyên gia dự báo trước đó.
Để kìm hãm lạm phát, Fed buộc phải đánh đổi bằng tăng trưởng kinh tế và thị trường việc làm. Các đợt tăng lãi suất dồn dập được cho là sẽ giáng đòn lên thị trường lao động đang nóng đỏ của Mỹ.
"Áp lực đến từ thu nhập của người lao động tăng lên và tỷ lệ thất nghiệp cực kỳ thấp. Điều này có nghĩa là Fed sẽ phải tiếp tục hành động. Và theo quan điểm của chúng tôi, họ cần làm nhiều hơn một chút", Giám đốc điều hành IMF khẳng định.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Người Nhật nhảy việc để được tăng lươngXu hướng nhảy việc để tăng lương đã xuất hiện ở Nhật Bản. Trung bình, cứ 10 người thì hơn 3 người được tăng lương trên 10% khi thay đổi chỗ làm.
08:00 3/6/2023
Điều gì sẽ đe dọa giá vàngGiá vàng đang trên đà lấy lại mốc 2.000 USD/ounce. Nhưng báo cáo việc làm tháng 5 của Mỹ có thể trở thành lực cản với kim loại quý.
18:00 2/6/2023
Fed sẽ làm gì tiếp theoMột quan chức Fed vừa tiết lộ về khả năng "bỏ quãng" tăng lãi suất, tức giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tháng 6 rồi đánh giá dữ liệu để tiếp tục điều chỉnh sau đó.
20:51 1/6/2023 | |
Ván cược kỳ lạ của Warren Buffett | Khi còn là một thanh niên 24 tuổi, Warren Buffett đã kiếm tiền từ việc đổi cổ phần trong một công ty chocolate lấy hạt ca cao, khi đó đang tăng giá mạnh. | Theo Business Insider, tỷ phú Warren Buffett từng đổi cổ phần trong một công ty chocolate để lấy hạt ca cao. Người đưa ra đề nghị này là cố doanh nhân Jay Pritzker, người đồng sáng lập Hyatt Hotels.
Trong một cuộc họp cổ đông gần đây, ông Thomas Pritzker - Chủ tịch điều hành Hyatt Hotels, con trai của ông Jay Pritzker - đã kể lại câu chuyện giữa cha mình và tỷ phú đầu tư Warren Buffett.
Khi giá hạt ca cao tăng đột biến, ông Pritzker đã nghĩ ra chương trình mua lại độc đáo cho công ty chocolate của mình thời điểm đó là Rockwood & Company. Kế hoạch này giúp công ty cắt giảm đáng kể số lượng cổ phiếu đang lưu hành mà vẫn tránh được mức thuế lớn.
Tỷ phú Warren Buffett đang nắm giữ khối tài sản trị giá 117 tỷ USD và là người giàu thứ 5 thế giới. Ảnh: Bloomberg.
Thương vụ kỳ lạ nhưng lợi nhuận cao
Ông Pritzker đã trình bày chi tiết kế hoạch của mình trong cuộc họp cổ đông năm 1954. "Một thanh niên 24 tuổi tiến đến phía họ và thẳng thắn tuyên bố: 'Tôi không hiểu bất cứ thứ gì ông vừa nói'", ông Thomas Pritzker kể lại.
"Bố tôi nói: 'Tuyệt, vậy chúng ta hãy đi uống một tách cà phê. Đó sẽ là một thỏa thuận hay. Để tôi giải thích cho anh'. Chàng trai 24 tuổi đó là Warren Buffett", ông chia sẻ.
Sau khi được ông Pritzker giải thích về chương trình này, Buffett khi đó đã nghĩ ra cách kiếm tiền. Ông dành vài tuần để mua cổ phiếu Rockwood, đổi lấy hạt ca cao rồi bán lại cho một sàn giao dịch hàng hóa.
Ông Thomas Pritzker - Chủ tịch điều hành Hyatt Hotels. Ảnh: Financial Times.
Ông đã thu được một khoản lời lớn từ những giao dịch này. "Lợi nhuận rất tốt và chi phí chỉ bằng thẻ tàu điện ngầm", vị tỷ phú đầu tư chia sẻ trong một bức thư viết năm 1988.
Ông Buffett đã gặp ông Pritzker thêm vài lần nữa. Đáng chú ý nhất là khi công ty Berkshire Hathaway của ông Buffett mua lại Marmon - công ty công nghiệp của gia đình Pritzker.
Berkshire đã mua phần lớn cổ phần từ năm 2007 với giá 4,7 tỷ USD. Đến cuối năm 2013, sau thương vụ thâu tóm bằng tiền mặt lớn nhất từ trước tới nay, công ty của ông Buffett nâng tỷ lệ sở hữu tại đây lên 100%.
Mối quan hệ thân thiết
Ông Thomas Pritzker cũng đã tiết lộ lý do bán cổ phần của cha và chú mình cho tỷ phú Buffett trong cuộc họp cổ đông mới đây của Hyatt.
"Các công ty đều rất quan trọng đối với chúng tôi, và chúng tôi muốn gửi gắm công ty cho một nơi giống với mình nhất có thể", ông chia sẻ.
"Vì thế, chúng tôi không tổ chức đấu giá. Chúng tôi không làm theo quy trình thông thường. Chúng tôi đến gặp trực tiếp Warren và ông ấy đã đưa ra quyết định trong 2,5 tiếng", ông Pritzker nói thêm.
Chúng tôi không tổ chức đấu giá. Chúng tôi không làm theo quy trình thông thường. Chúng tôi đến gặp trực tiếp Warren và ông ấy đã đưa ra quyết định trong 2,5 tiếngÔng Thomas Pritzker - Chủ tịch điều hành Hyatt Hotels
Ông cho rằng tỷ phú Buffett đã tin tưởng vào khả năng quản lý của Marmon và các hoạt động kinh doanh chất lượng cao do gia đình Pritzker gây dựng. Theo vị chủ tịch, hai bên quen biết nhau trong nhiều thập kỷ và có những quan điểm sống rất giống nhau.
Theo dữ liệu của Bloomberg Billionaire Index, tỷ phú Buffett là người giàu thứ 5 thế giới với khối tài sản 117 tỷ USD. Kể từ đầu năm đến nay, vị tỷ phú 92 tuổi đã bỏ túi 5,46 tỷ USD.
Ông là chủ tịch kiêm cổ đông lớn của tập đoàn đầu tư Berkshire Hathaway. Kể từ năm 1965 đến nay, mỗi năm, giá trị vốn hóa thị trường của tập đoàn này tăng trung bình 19,8%/năm.
Công ty có trụ sở ở Omaha (bang Nebraska) sở hữu Geico, Clayton Homes và Dairy Queen, nắm giữ cổ phần tại Coca-Cola và American Express.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Rắc rối vẫn còn ngay cả khi Mỹ không vỡ nợĐằng sau những lo ngại của Phố Wall về viễn cảnh Mỹ vỡ nợ, là những rắc rối ngay cả khi Mỹ đã thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ.
09:07 20/5/2023
Fed có thể khiến Phố Wall thất vọngĐa số nhà đầu tư tin rằng Fed đã hoàn thành chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ. Nhưng ngân hàng trung ương Mỹ có thể hành động ngược với dự báo của thị trường.
07:11 20/5/2023 | Ván cược kỳ lạ của Warren Buffett
Khi còn là một thanh niên 24 tuổi, Warren Buffett đã kiếm tiền từ việc đổi cổ phần trong một công ty chocolate lấy hạt ca cao, khi đó đang tăng giá mạnh.
Theo Business Insider, tỷ phú Warren Buffett từng đổi cổ phần trong một công ty chocolate để lấy hạt ca cao. Người đưa ra đề nghị này là cố doanh nhân Jay Pritzker, người đồng sáng lập Hyatt Hotels.
Trong một cuộc họp cổ đông gần đây, ông Thomas Pritzker - Chủ tịch điều hành Hyatt Hotels, con trai của ông Jay Pritzker - đã kể lại câu chuyện giữa cha mình và tỷ phú đầu tư Warren Buffett.
Khi giá hạt ca cao tăng đột biến, ông Pritzker đã nghĩ ra chương trình mua lại độc đáo cho công ty chocolate của mình thời điểm đó là Rockwood & Company. Kế hoạch này giúp công ty cắt giảm đáng kể số lượng cổ phiếu đang lưu hành mà vẫn tránh được mức thuế lớn.
Tỷ phú Warren Buffett đang nắm giữ khối tài sản trị giá 117 tỷ USD và là người giàu thứ 5 thế giới. Ảnh: Bloomberg.
Thương vụ kỳ lạ nhưng lợi nhuận cao
Ông Pritzker đã trình bày chi tiết kế hoạch của mình trong cuộc họp cổ đông năm 1954. "Một thanh niên 24 tuổi tiến đến phía họ và thẳng thắn tuyên bố: 'Tôi không hiểu bất cứ thứ gì ông vừa nói'", ông Thomas Pritzker kể lại.
"Bố tôi nói: 'Tuyệt, vậy chúng ta hãy đi uống một tách cà phê. Đó sẽ là một thỏa thuận hay. Để tôi giải thích cho anh'. Chàng trai 24 tuổi đó là Warren Buffett", ông chia sẻ.
Sau khi được ông Pritzker giải thích về chương trình này, Buffett khi đó đã nghĩ ra cách kiếm tiền. Ông dành vài tuần để mua cổ phiếu Rockwood, đổi lấy hạt ca cao rồi bán lại cho một sàn giao dịch hàng hóa.
Ông Thomas Pritzker - Chủ tịch điều hành Hyatt Hotels. Ảnh: Financial Times.
Ông đã thu được một khoản lời lớn từ những giao dịch này. "Lợi nhuận rất tốt và chi phí chỉ bằng thẻ tàu điện ngầm", vị tỷ phú đầu tư chia sẻ trong một bức thư viết năm 1988.
Ông Buffett đã gặp ông Pritzker thêm vài lần nữa. Đáng chú ý nhất là khi công ty Berkshire Hathaway của ông Buffett mua lại Marmon - công ty công nghiệp của gia đình Pritzker.
Berkshire đã mua phần lớn cổ phần từ năm 2007 với giá 4,7 tỷ USD. Đến cuối năm 2013, sau thương vụ thâu tóm bằng tiền mặt lớn nhất từ trước tới nay, công ty của ông Buffett nâng tỷ lệ sở hữu tại đây lên 100%.
Mối quan hệ thân thiết
Ông Thomas Pritzker cũng đã tiết lộ lý do bán cổ phần của cha và chú mình cho tỷ phú Buffett trong cuộc họp cổ đông mới đây của Hyatt.
"Các công ty đều rất quan trọng đối với chúng tôi, và chúng tôi muốn gửi gắm công ty cho một nơi giống với mình nhất có thể", ông chia sẻ.
"Vì thế, chúng tôi không tổ chức đấu giá. Chúng tôi không làm theo quy trình thông thường. Chúng tôi đến gặp trực tiếp Warren và ông ấy đã đưa ra quyết định trong 2,5 tiếng", ông Pritzker nói thêm.
Chúng tôi không tổ chức đấu giá. Chúng tôi không làm theo quy trình thông thường. Chúng tôi đến gặp trực tiếp Warren và ông ấy đã đưa ra quyết định trong 2,5 tiếngÔng Thomas Pritzker - Chủ tịch điều hành Hyatt Hotels
Ông cho rằng tỷ phú Buffett đã tin tưởng vào khả năng quản lý của Marmon và các hoạt động kinh doanh chất lượng cao do gia đình Pritzker gây dựng. Theo vị chủ tịch, hai bên quen biết nhau trong nhiều thập kỷ và có những quan điểm sống rất giống nhau.
Theo dữ liệu của Bloomberg Billionaire Index, tỷ phú Buffett là người giàu thứ 5 thế giới với khối tài sản 117 tỷ USD. Kể từ đầu năm đến nay, vị tỷ phú 92 tuổi đã bỏ túi 5,46 tỷ USD.
Ông là chủ tịch kiêm cổ đông lớn của tập đoàn đầu tư Berkshire Hathaway. Kể từ năm 1965 đến nay, mỗi năm, giá trị vốn hóa thị trường của tập đoàn này tăng trung bình 19,8%/năm.
Công ty có trụ sở ở Omaha (bang Nebraska) sở hữu Geico, Clayton Homes và Dairy Queen, nắm giữ cổ phần tại Coca-Cola và American Express.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Rắc rối vẫn còn ngay cả khi Mỹ không vỡ nợĐằng sau những lo ngại của Phố Wall về viễn cảnh Mỹ vỡ nợ, là những rắc rối ngay cả khi Mỹ đã thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ.
09:07 20/5/2023
Fed có thể khiến Phố Wall thất vọngĐa số nhà đầu tư tin rằng Fed đã hoàn thành chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ. Nhưng ngân hàng trung ương Mỹ có thể hành động ngược với dự báo của thị trường.
07:11 20/5/2023 | |
Sếp Novaland xin nghỉ sau gần một tháng làm việc | Thành viên HĐQT Nguyễn Trần Đăng Phước muốn từ nhiệm kể từ ngày 22/6 và Giám đốc tài chính Nguyễn Đức Dũng nghỉ việc từ 23/5 theo nguyện vọng cá nhân. | Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, HoSE: NVL) vừa công bố nhận được 2 đơn từ nhiệm vị trí Thành viên Hội đồng quản trị và Giám đốc Tài chính.
Trong đó vào ngày 23/5, ông Nguyễn Trần Đăng Phước gửi đơn trình Đại hội đồng cổ đông thông qua việc từ nhiệm chức danh thành viên HĐQT theo nguyện vọng cá nhân kể từ ngày 22/6.
Đáng nói khi ông Phước mới được chấp thuận tham gia vào HĐQT của Novaland cho nhiệm kỳ 2021-2026 kể từ ngày 4/5. Vị này do cổ đông Diamond Properties đề cử tham gia ban quản trị.
Ông Phước thời điểm đó được bầu vào HĐQT của Novaland cùng với bà Đỗ Thị Phương Lan - cũng là lãnh đạo của Red Capital, thay thế cho ông Bùi Xuân Huy và bà Hoàng Thu Châu.
Vị này được giới thiệu có hơn 25 năm kinh nghiệm làm việc ở các vị trí quản lý cấp cao cho các tập đoàn đa quốc gia, với chuyên môn trong lĩnh vực quản trị kinh doanh, bán hàng, tiếp thị, tái cấu trúc và nâng cao năng lực phát triển doanh nghiệp, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế của Việt Nam.
Trong giai đoạn tháng 11/2017 đến tháng 12/2021, ông Phước giữ vai trò Thành viên HĐQT công ty Dây cáp điện và công ty Thiết bị điện - đều là công ty con của Tập đoàn Gelex. Ông đồng thời là Chủ tịch Ủy ban kiểm toán của Red Capital.
Một lãnh đạo khác của Novaland cũng gửi đơn từ nhiệm đợt này là ông Nguyễn Đức Dũng, khỏi vị trí Giám đốc tài chính kể từ ngày 23/5 với lý do tương tự.
Ông Dũng nhận việc Giám đốc tài chính vào ngày 15/12/2021 đến nay và từng là người được ủy quyền công bố thông tin. Vị này đang nắm giữ trực tiếp 13.483 cổ phiếu NVL.
Novaland gần đây cũng ghi nhận biến động lớn về cơ cấu cổ đông khi Novagroup liên tục rút bớt cổ phần, gần nhất là đăng ký bán hơn 69,6 triệu cổ phiếu NVL đến ngày 8/6 để giảm sở hữu dự kiến về còn 24,9% vốn.
Tương tự cổ đông lớn thứ hai tại doanh nghiệp là Diamond Properties đăng ký bán hơn 18,4 triệu cổ phiếu NVL với hạn chót đến ngày 8/6, để hạ sở hữu về mức dự kiến 9,42% vốn điều lệ.
Hoạt động kinh doanh của Novaland trong quý đầu năm vẫn còn gặp thách thức khi tổng doanh thu giảm 69% về còn 600 tỷ đồng. Chi phí cao ăn mòn khiến doanh nghiệp lỗ 410 tỷ đồng, xấu hơn rất nhiều so với mức lãi 1.046 tỷ đồng cùng kỳ quý I/2022.
Dù vậy, nhà phát triển bất động sản này đang có những tín hiệu hồi phục mạnh khi được các cơ quan hướng dẫn tháo gỡ khó khăn cho các dự án ở Đồng Nai, Phan Thiết, TP.HCM... qua đó đang khởi động lại nhiều dự án lớn.
Novaland dự kiến vay 350 tỷ đồng từ chủ đầu tư Aqua Riverside CityHĐQT Novaland vừa thông qua việc vay vốn từ Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Long Hưng Phát - một công ty con của Novaland.
11:30 14/5/2023
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | Sếp Novaland xin nghỉ sau gần một tháng làm việc
Thành viên HĐQT Nguyễn Trần Đăng Phước muốn từ nhiệm kể từ ngày 22/6 và Giám đốc tài chính Nguyễn Đức Dũng nghỉ việc từ 23/5 theo nguyện vọng cá nhân.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, HoSE: NVL) vừa công bố nhận được 2 đơn từ nhiệm vị trí Thành viên Hội đồng quản trị và Giám đốc Tài chính.
Trong đó vào ngày 23/5, ông Nguyễn Trần Đăng Phước gửi đơn trình Đại hội đồng cổ đông thông qua việc từ nhiệm chức danh thành viên HĐQT theo nguyện vọng cá nhân kể từ ngày 22/6.
Đáng nói khi ông Phước mới được chấp thuận tham gia vào HĐQT của Novaland cho nhiệm kỳ 2021-2026 kể từ ngày 4/5. Vị này do cổ đông Diamond Properties đề cử tham gia ban quản trị.
Ông Phước thời điểm đó được bầu vào HĐQT của Novaland cùng với bà Đỗ Thị Phương Lan - cũng là lãnh đạo của Red Capital, thay thế cho ông Bùi Xuân Huy và bà Hoàng Thu Châu.
Vị này được giới thiệu có hơn 25 năm kinh nghiệm làm việc ở các vị trí quản lý cấp cao cho các tập đoàn đa quốc gia, với chuyên môn trong lĩnh vực quản trị kinh doanh, bán hàng, tiếp thị, tái cấu trúc và nâng cao năng lực phát triển doanh nghiệp, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế của Việt Nam.
Trong giai đoạn tháng 11/2017 đến tháng 12/2021, ông Phước giữ vai trò Thành viên HĐQT công ty Dây cáp điện và công ty Thiết bị điện - đều là công ty con của Tập đoàn Gelex. Ông đồng thời là Chủ tịch Ủy ban kiểm toán của Red Capital.
Một lãnh đạo khác của Novaland cũng gửi đơn từ nhiệm đợt này là ông Nguyễn Đức Dũng, khỏi vị trí Giám đốc tài chính kể từ ngày 23/5 với lý do tương tự.
Ông Dũng nhận việc Giám đốc tài chính vào ngày 15/12/2021 đến nay và từng là người được ủy quyền công bố thông tin. Vị này đang nắm giữ trực tiếp 13.483 cổ phiếu NVL.
Novaland gần đây cũng ghi nhận biến động lớn về cơ cấu cổ đông khi Novagroup liên tục rút bớt cổ phần, gần nhất là đăng ký bán hơn 69,6 triệu cổ phiếu NVL đến ngày 8/6 để giảm sở hữu dự kiến về còn 24,9% vốn.
Tương tự cổ đông lớn thứ hai tại doanh nghiệp là Diamond Properties đăng ký bán hơn 18,4 triệu cổ phiếu NVL với hạn chót đến ngày 8/6, để hạ sở hữu về mức dự kiến 9,42% vốn điều lệ.
Hoạt động kinh doanh của Novaland trong quý đầu năm vẫn còn gặp thách thức khi tổng doanh thu giảm 69% về còn 600 tỷ đồng. Chi phí cao ăn mòn khiến doanh nghiệp lỗ 410 tỷ đồng, xấu hơn rất nhiều so với mức lãi 1.046 tỷ đồng cùng kỳ quý I/2022.
Dù vậy, nhà phát triển bất động sản này đang có những tín hiệu hồi phục mạnh khi được các cơ quan hướng dẫn tháo gỡ khó khăn cho các dự án ở Đồng Nai, Phan Thiết, TP.HCM... qua đó đang khởi động lại nhiều dự án lớn.
Novaland dự kiến vay 350 tỷ đồng từ chủ đầu tư Aqua Riverside CityHĐQT Novaland vừa thông qua việc vay vốn từ Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Long Hưng Phát - một công ty con của Novaland.
11:30 14/5/2023
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | |
Chứng khoán 5/12: Khối ngoại bán ròng mạnh nhất kể từ đầu năm | Trong ngày VN-Index giảm hơn 4 điểm, các nhà đầu tư nước ngoài mạnh tay xả ròng ra thị trường 1.600 tỷ đồng, mức cao nhất trong vòng 11 tháng qua. | Chứng khoán trong nước bắt đầu xuất hiện tín hiệu điều chỉnh sau khi tăng hai phiên liên tiếp trước đó với tổng cộng hơn 26 điểm. Áp lực chốt lời cùng tình trạng dòng tiền chần chừ chưa nhập cuộc khiến VN-Index giảm hơn 4,5 điểm (0,4%) xuống còn 1.115,97 điểm.
Trái với chỉ số chính đại diện sàn HoSE, cả HNX-Index và UPCoM-Index đều tăng nhưng với biên độ rất nhỏ.
Thanh khoản cũng suy yếu sau khi thị trường tiến dần đến giờ nghỉ trưa. Toàn thị trường chỉ ghi nhận hơn 19.700 tỷ đồng, giảm 30% so với phiên hôm qua.
Rổ cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 chứng kiến 22 mã giảm, 4 mã giữ tham chiếu và 4 mã tăng. Chỉ số bị hàng loạt bluechips như VHM, VCB, VPB, VNM hay HPG ghì chặt.
VN-Index điều chỉnh sau 2 phiên tăng mạnh. Ảnh: DNSE.
Đáng chú ý, mã BCM của Tổng CTCP Đầu tư và Phát triển công nghiệp (Becamex IDC) tăng kịch biên độ phiên hôm nay. Các cổ phiếu cùng họ Becamex gồm TDC của CTCP Kinh doanh và Phát triển Bình Dương và IJC của CTCP Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật cũng ở trạng thái tím trần.
Diễn biến tích cực này xuất hiện sau khi UBND tỉnh Bình Dương cho phép chuyển nhượng dự án Khu liên hợp công nghiệp dịch vụ - đô thị Bình Dương cho Công ty TNHH Sycamore thuộc Capital Land. Thương vụ sẽ hoàn thành trước 30/12 năm nay và dự kiến đem lại hơn 2.000 tỷ đồng lợi nhuận cho Becamex IDC.
Mục tiêu dự án là xây dựng khu nhà ở phục vụ người dân có nhu cầu về nhà ở. Quy mô và kết quả thực hiện toàn bộ dự án chuyển nhượng là 189.295 m2 đất, gồm tổng cộng 462 căn nhà ở biệt thự thấp tầng và khoảng 3.300 căn hộ. Tổng diện tích xây dựng khoảng 592.876 m2.
Theo kết quả kinh doanh lũy kế 9 tháng đầu năm, Becamex IDC ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 264,5 tỷ đồng, tức mới hoàn thành 11,6% chỉ tiêu cả năm. Với việc hạch toán lợi nhuận từ chuyển nhượng dự án trên, công ty có khả năng hoàn thành, thậm chí vượt kế hoạch.
Khối ngoại xả ròng hơn 1.600 tỷ đồng. Ảnh: Vietstock.
Một trong những tâm điểm khác của phiên hôm nay là động thái bán ròng tới 1.622 tỷ đồng của khối ngoại, mức cao nhất kể từ đầu năm. Trong đó HPG bị bán ròng 187 tỷ đồng, chứng chỉ quỹ ETF SSIAM VNFin Lead 173 tỷ đồng, VHM 172 tỷ đồng, VCB 100 tỷ đồng.
Mặt khác chiều mua giá trị mua ròng cao nhất chỉ đạt 11,5 tỷ đồng, thuộc về mã KBC của Đô thị Kinh Bắc.
Chủ hãng kem Tràng Tiền, bánh Givral muốn mua thêm một thương hiệu kemThương vụ nhận chuyển nhượng 149.800 cổ phiếu của Công ty CP Kem Tín Phát dự kiến được thực hiện trong năm nay và năm sau.
15:42 5/12/2023
Chứng khoán 4/12: Dòng tiền nhập cuộc kéo VN-Index tăng hơn 18 điểmChứng khoán đã tăng 2 phiên liên tiếp. Điểm nổi bật là thanh khoản thị trường phiên hôm nay đã tăng gấp đôi so với phiên gần nhất, lên hơn 28.000 tỷ đồng.
16:48 4/12/2023
Đất Xanh muốn chào bán cả trăm triệu cổ phiếu cho cổ đôngNếu hoàn tất đợt chào bán cho cổ đông hiện hữu như kế hoạch đề ra, Tập đoàn Đất Xanh sẽ thu về 1.220 tỷ đồng.
10:24 5/12/2023
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | Chứng khoán 5/12: Khối ngoại bán ròng mạnh nhất kể từ đầu năm
Trong ngày VN-Index giảm hơn 4 điểm, các nhà đầu tư nước ngoài mạnh tay xả ròng ra thị trường 1.600 tỷ đồng, mức cao nhất trong vòng 11 tháng qua.
Chứng khoán trong nước bắt đầu xuất hiện tín hiệu điều chỉnh sau khi tăng hai phiên liên tiếp trước đó với tổng cộng hơn 26 điểm. Áp lực chốt lời cùng tình trạng dòng tiền chần chừ chưa nhập cuộc khiến VN-Index giảm hơn 4,5 điểm (0,4%) xuống còn 1.115,97 điểm.
Trái với chỉ số chính đại diện sàn HoSE, cả HNX-Index và UPCoM-Index đều tăng nhưng với biên độ rất nhỏ.
Thanh khoản cũng suy yếu sau khi thị trường tiến dần đến giờ nghỉ trưa. Toàn thị trường chỉ ghi nhận hơn 19.700 tỷ đồng, giảm 30% so với phiên hôm qua.
Rổ cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 chứng kiến 22 mã giảm, 4 mã giữ tham chiếu và 4 mã tăng. Chỉ số bị hàng loạt bluechips như VHM, VCB, VPB, VNM hay HPG ghì chặt.
VN-Index điều chỉnh sau 2 phiên tăng mạnh. Ảnh: DNSE.
Đáng chú ý, mã BCM của Tổng CTCP Đầu tư và Phát triển công nghiệp (Becamex IDC) tăng kịch biên độ phiên hôm nay. Các cổ phiếu cùng họ Becamex gồm TDC của CTCP Kinh doanh và Phát triển Bình Dương và IJC của CTCP Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật cũng ở trạng thái tím trần.
Diễn biến tích cực này xuất hiện sau khi UBND tỉnh Bình Dương cho phép chuyển nhượng dự án Khu liên hợp công nghiệp dịch vụ - đô thị Bình Dương cho Công ty TNHH Sycamore thuộc Capital Land. Thương vụ sẽ hoàn thành trước 30/12 năm nay và dự kiến đem lại hơn 2.000 tỷ đồng lợi nhuận cho Becamex IDC.
Mục tiêu dự án là xây dựng khu nhà ở phục vụ người dân có nhu cầu về nhà ở. Quy mô và kết quả thực hiện toàn bộ dự án chuyển nhượng là 189.295 m2 đất, gồm tổng cộng 462 căn nhà ở biệt thự thấp tầng và khoảng 3.300 căn hộ. Tổng diện tích xây dựng khoảng 592.876 m2.
Theo kết quả kinh doanh lũy kế 9 tháng đầu năm, Becamex IDC ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 264,5 tỷ đồng, tức mới hoàn thành 11,6% chỉ tiêu cả năm. Với việc hạch toán lợi nhuận từ chuyển nhượng dự án trên, công ty có khả năng hoàn thành, thậm chí vượt kế hoạch.
Khối ngoại xả ròng hơn 1.600 tỷ đồng. Ảnh: Vietstock.
Một trong những tâm điểm khác của phiên hôm nay là động thái bán ròng tới 1.622 tỷ đồng của khối ngoại, mức cao nhất kể từ đầu năm. Trong đó HPG bị bán ròng 187 tỷ đồng, chứng chỉ quỹ ETF SSIAM VNFin Lead 173 tỷ đồng, VHM 172 tỷ đồng, VCB 100 tỷ đồng.
Mặt khác chiều mua giá trị mua ròng cao nhất chỉ đạt 11,5 tỷ đồng, thuộc về mã KBC của Đô thị Kinh Bắc.
Chủ hãng kem Tràng Tiền, bánh Givral muốn mua thêm một thương hiệu kemThương vụ nhận chuyển nhượng 149.800 cổ phiếu của Công ty CP Kem Tín Phát dự kiến được thực hiện trong năm nay và năm sau.
15:42 5/12/2023
Chứng khoán 4/12: Dòng tiền nhập cuộc kéo VN-Index tăng hơn 18 điểmChứng khoán đã tăng 2 phiên liên tiếp. Điểm nổi bật là thanh khoản thị trường phiên hôm nay đã tăng gấp đôi so với phiên gần nhất, lên hơn 28.000 tỷ đồng.
16:48 4/12/2023
Đất Xanh muốn chào bán cả trăm triệu cổ phiếu cho cổ đôngNếu hoàn tất đợt chào bán cho cổ đông hiện hữu như kế hoạch đề ra, Tập đoàn Đất Xanh sẽ thu về 1.220 tỷ đồng.
10:24 5/12/2023
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | |
Vingroup mua xong 117 triệu cổ phiếu VHM từ Vinpearl | Sau giao dịch, Vingroup nắm trực tiếp hơn 3 tỷ cổ phần Vinhomes. | Tập đoàn Vingroup - CTCP (HoSE: VIC) vừa thông báo đã hoàn tất mua vào gần 117 triệu cổ phiếu của CTCT Vinhomes (HoSE: VHM) từ CTCP Vinpearl.
Trước giao dịch, Vingroup sở hữu tổng cộng 69,34% vốn của Vinhomes, tương đương 3 tỷ cổ phần. Trong đó, Vingroup nắm trực tiếp 66,66%, tương đương 2,9 tỷ cổ phần. Phần còn lại nắm gián tiếp qua Vinpearl với số lượng gần 117 triệu cổ phần.
Như vậy, sau giao dịch, Vingroup nắm trực tiếp hoàn toàn hơn 3 tỷ cổ phần Vinhomes. Tập đoàn cho biết mục đích của giao dịch này là để tổ chức lại cơ cấu sở hữu trong nhóm Vingroup.
Giao dịch trên được thực hiện theo phương thức thỏa thuận từ ngày 25 đến 27/12. Trong khoảng thời gian này, cổ phiếu VHM cũng xuất hiện nhiều giao dịch thỏa thuận khủng với tổng khối lượng hơn 119 triệu đơn vị, giá trị tương ứng gần 5.300 tỷ đồng.
Như vậy, giao dịch sang tay giữa Vingroup và Vinpearl ước tính có trị giá khoảng 5.200 tỷ đồng.
Trên thị trường, cổ phiếu VHM đã quay đầu giảm trong phiên 29/12, về còn 43.200 đồng/cổ phiếu, ngắt chuỗi tăng mạnh tuần qua. Vốn hóa thị trường của Vinhomes hiện vào khoảng 188.000 tỷ đồng, xếp thứ 3 toàn sàn chứng khoán chỉ sau Vietcombank và BIDV.
Tạm tính theo mức vốn hóa trên, phần vốn góp của Vingroup tại Vinhomes hiện có giá thị trường lên đến hơn 130.000 tỷ đồng. Trong khi đó, giá trị vốn hóa của Vingroup tại cùng thời điểm cũng là hơn 170.500 tỷ đồng.
Về tình hình kinh doanh, lũy kế 9 tháng đầu năm, tổng doanh thu thuần hợp nhất của Vinhomes đạt 94.600 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ, phần lớn nhờ bàn giao đúng tiến độ 2 dự án Vinhomes Ocean Park 2 và 3.
Tính đến cuối tháng 9, lũy kế lợi nhuận hợp nhất sau thuế của công ty cũng vượt kế hoạch năm đề ra, đạt gần 32.400 tỷ đồng, tăng 62%.
Trong báo cáo phân tích gần đây, VNDirect dự báo doanh số ký bán mới trong năm 2024 của doanh nghiệp này sẽ tăng hơn 29% so với năm trước, ước đạt 91.600 tỷ đồng, được đóng góp chủ yếu bởi 3 đại dự án dự kiến được mở bán là Vinhomes Vũ Yên (877 ha, Hải Phòng), Vinhomes Cổ Loa (385 ha, Hà Nội), Vinhomes Wonder Park (133 ha, Hà Nội). Ngoài ra, Vinhomes cũng sẽ ghi nhận doanh thu từ các căn thấp tầng còn lại tại 2 dự án Vinhomes Ocean Park 2 và 3.
Do đó, VNDirect kỳ vọng doanh thu chuyển nhượng bất động sản của Vinhomes trong năm 2024 sẽ tăng 10% so với năm 2023, đạt 104.100 tỷ đồng. Lợi nhuận ròng dự phóng trong năm tới sẽ tăng trưởng 15,1%, đạt 43.500 tỷ đồng.
Tuổi mua nhà của người Việt ngày càng trẻMột khảo sát mới đây cho thấy nhóm người trẻ 22-39 tuổi sẽ là khách hàng chủ lực khi có nhu cầu mua nhà tăng cao trong năm tới.
09:46 30/12/2023
Novaland bảo lãnh khoản vay 10.000 tỷ đồng cho NovaWorld Phan ThietMBBank vừa đồng ý giải ngân tối đa 10.000 tỷ đồng cho công ty con của Novaland đầu tư vào dự án NovaWorld Phan Thiet.
19:39 29/12/2023
Tập đoàn dược Nhật Bản chi hơn 180 tỷ đồng tăng sở hữu tại Dược Hà TâyTập đoàn ASKA Pharmaceutical - một ông lớn dược phẩm Nhật Bản - vừa nâng sở hữu tại Dược Hà Tây lên 32,56% qua đợt phát hành riêng lẻ.
10:51 29/12/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của ZNews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | Vingroup mua xong 117 triệu cổ phiếu VHM từ Vinpearl
Sau giao dịch, Vingroup nắm trực tiếp hơn 3 tỷ cổ phần Vinhomes.
Tập đoàn Vingroup - CTCP (HoSE: VIC) vừa thông báo đã hoàn tất mua vào gần 117 triệu cổ phiếu của CTCT Vinhomes (HoSE: VHM) từ CTCP Vinpearl.
Trước giao dịch, Vingroup sở hữu tổng cộng 69,34% vốn của Vinhomes, tương đương 3 tỷ cổ phần. Trong đó, Vingroup nắm trực tiếp 66,66%, tương đương 2,9 tỷ cổ phần. Phần còn lại nắm gián tiếp qua Vinpearl với số lượng gần 117 triệu cổ phần.
Như vậy, sau giao dịch, Vingroup nắm trực tiếp hoàn toàn hơn 3 tỷ cổ phần Vinhomes. Tập đoàn cho biết mục đích của giao dịch này là để tổ chức lại cơ cấu sở hữu trong nhóm Vingroup.
Giao dịch trên được thực hiện theo phương thức thỏa thuận từ ngày 25 đến 27/12. Trong khoảng thời gian này, cổ phiếu VHM cũng xuất hiện nhiều giao dịch thỏa thuận khủng với tổng khối lượng hơn 119 triệu đơn vị, giá trị tương ứng gần 5.300 tỷ đồng.
Như vậy, giao dịch sang tay giữa Vingroup và Vinpearl ước tính có trị giá khoảng 5.200 tỷ đồng.
Trên thị trường, cổ phiếu VHM đã quay đầu giảm trong phiên 29/12, về còn 43.200 đồng/cổ phiếu, ngắt chuỗi tăng mạnh tuần qua. Vốn hóa thị trường của Vinhomes hiện vào khoảng 188.000 tỷ đồng, xếp thứ 3 toàn sàn chứng khoán chỉ sau Vietcombank và BIDV.
Tạm tính theo mức vốn hóa trên, phần vốn góp của Vingroup tại Vinhomes hiện có giá thị trường lên đến hơn 130.000 tỷ đồng. Trong khi đó, giá trị vốn hóa của Vingroup tại cùng thời điểm cũng là hơn 170.500 tỷ đồng.
Về tình hình kinh doanh, lũy kế 9 tháng đầu năm, tổng doanh thu thuần hợp nhất của Vinhomes đạt 94.600 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ, phần lớn nhờ bàn giao đúng tiến độ 2 dự án Vinhomes Ocean Park 2 và 3.
Tính đến cuối tháng 9, lũy kế lợi nhuận hợp nhất sau thuế của công ty cũng vượt kế hoạch năm đề ra, đạt gần 32.400 tỷ đồng, tăng 62%.
Trong báo cáo phân tích gần đây, VNDirect dự báo doanh số ký bán mới trong năm 2024 của doanh nghiệp này sẽ tăng hơn 29% so với năm trước, ước đạt 91.600 tỷ đồng, được đóng góp chủ yếu bởi 3 đại dự án dự kiến được mở bán là Vinhomes Vũ Yên (877 ha, Hải Phòng), Vinhomes Cổ Loa (385 ha, Hà Nội), Vinhomes Wonder Park (133 ha, Hà Nội). Ngoài ra, Vinhomes cũng sẽ ghi nhận doanh thu từ các căn thấp tầng còn lại tại 2 dự án Vinhomes Ocean Park 2 và 3.
Do đó, VNDirect kỳ vọng doanh thu chuyển nhượng bất động sản của Vinhomes trong năm 2024 sẽ tăng 10% so với năm 2023, đạt 104.100 tỷ đồng. Lợi nhuận ròng dự phóng trong năm tới sẽ tăng trưởng 15,1%, đạt 43.500 tỷ đồng.
Tuổi mua nhà của người Việt ngày càng trẻMột khảo sát mới đây cho thấy nhóm người trẻ 22-39 tuổi sẽ là khách hàng chủ lực khi có nhu cầu mua nhà tăng cao trong năm tới.
09:46 30/12/2023
Novaland bảo lãnh khoản vay 10.000 tỷ đồng cho NovaWorld Phan ThietMBBank vừa đồng ý giải ngân tối đa 10.000 tỷ đồng cho công ty con của Novaland đầu tư vào dự án NovaWorld Phan Thiet.
19:39 29/12/2023
Tập đoàn dược Nhật Bản chi hơn 180 tỷ đồng tăng sở hữu tại Dược Hà TâyTập đoàn ASKA Pharmaceutical - một ông lớn dược phẩm Nhật Bản - vừa nâng sở hữu tại Dược Hà Tây lên 32,56% qua đợt phát hành riêng lẻ.
10:51 29/12/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của ZNews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | |
Tỷ phú đầu tư: 'Fed đã thắng' | Nhà đầu tư lâu năm Paul Tudor Jones tin rằng Fed đã hoàn thành chu kỳ tăng lãi suất. Ông khẳng định Fed hoàn toàn có thể tuyên bố chiến thắng trong cuộc chiến với lạm phát. | Fed đã tăng lãi suất điều hành 10 lần liên tiếp. Ảnh: Reuters.
Tỷ phú quản lý quỹ Paul Tudor Jones tin rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã hoàn thành chu kỳ tăng lãi suất. Ông dự báo thị trường chứng khoán Mỹ sẽ khởi sắc trong năm nay.
"Tôi chắc chắn là họ đã hoàn thành", ông Jones nói với CNBC về chiến dịch tăng lãi suất của Fed. "Fed thậm chí có thể tuyên bố chiến thắng ngay bây giờ. CPI (chỉ số giá tiêu dùng) đã giảm 12 tháng liên tiếp. Đó là điều chưa từng xảy ra trong lịch sử", ông lập luận.
Tên tuổi của ông Jones được biết đến rộng rãi sau vụ sụp đổ của thị trường chứng khoán năm 1987. Ông đã dự đoán được sự kiện này và kiếm lời từ đó.
"Fed đã xong việc"
Ngân hàng trung ương Mỹ đã tăng lãi suất điều hành 10 lần kể từ tháng 3/2022. Lãi suất hiện ở vùng 5-5,25%, mức cao nhất kể từ tháng 8/2007.
CPI của Mỹ đã hạ nhiệt đáng kể sau khi đạt đỉnh vào khoảng 9% hồi tháng 6/2022. Tính đến tháng 4 vừa qua, chỉ số này giảm xuống còn 4,9% so với một năm trước đó.
Nhiều dấu hiệu khác cũng chỉ ra Fed đang ở vị thế tốt hơn trong cuộc chiến chống lạm phát. Theo dữ liệu mới được Cục Thống kê Lao động Mỹ công bố hôm 11/5, tăng trưởng chỉ số giá sản xuất (PPI) của Mỹ trong tháng 4 (so với một năm trước đó) đã chậm lại ở mức 2,3%, thấp hơn dự báo của giới quan sát.
Sức ép lạm phát được giải tỏa, bởi phần lớn chuỗi cung ứng đã trở lại bình thường. Giá hàng hóa cũng hạ nhiệt đáng kể do điều kiện kinh tế toàn cầu xấu điChuyên gia kinh tế trưởng Jeffrey Roach tại LPL Financial
Trong tháng 3, tỷ lệ này là 2,7%. Mức tăng PPI trong tháng 4 cũng là con số thấp nhất kể từ năm 2021.
"Sức ép lạm phát được giải tỏa, bởi phần lớn chuỗi cung ứng đã trở lại bình thường. Giá hàng hóa cũng hạ nhiệt đáng kể do điều kiện kinh tế toàn cầu xấu đi", chuyên gia kinh tế trưởng Jeffrey Roach tại LPL Financial bình luận.
Trên thực tế, giọng điệu của Fed đã bớt "diều hâu" từ cuộc họp chính sách tháng 5, dù cơ quan này vẫn tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm. Tuyên bố của Fed loại bỏ dự báo "sẽ có một số chính sách tăng cường nhằm phù hợp với mục tiêu lạm phát 2%" như những tuyên bố trước đó.
Chủ tịch Fed Jerome Powell cũng nhận thấy những tín hiệu suy yếu của thị trường lao động. Điều này có thể giúp nền kinh tế Mỹ "hạ cánh an toàn".
"Không có gì là chắc chắn, nhưng dường như chúng ta đã hạ nhiệt thị trường lao động mà không làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp như một số giai đoạn trước đây", ông khẳng định.
Thị trường sẽ khởi sắc
Theo dữ liệu của CME FedWatch Tool, các thị trường đang định giá khả năng Fed dừng tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 6 là 78,8%. Trong khi đó, khả năng Fed tiếp tục tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm chỉ 21,2%.
Ông Jones so sánh thị trường hiện tại với giai đoạn giữa năm 2006, trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Thời điểm đó, chứng khoán Mỹ cũng đi lên sau khi Fed dừng thắt chặt chính sách tiền tệ.
"Giá cổ phiếu sẽ tiếp tục đi lên trong năm nay. Nhưng tôi không quá lạc quan vì đà tăng có thể diễn ra tương đối chậm chạp", ông Jones nói thêm.
Nhưng trước mắt, Phố Wall sẽ dè dặt hơn vì rủi ro vỡ nợ của Mỹ. Ông Jones tin rằng lực mua có thể suy yếu do biến động chính trị.
Suốt nhiều tuần, Tổng thống Mỹ Joe Biden và các nghị sĩ đảng Cộng hòa đã bất đồng về việc nới trần nợ công của chính phủ liên bang Mỹ, hiện ở mức 31.400 tỷ USD. Nước này đã đạt đến trần cho vay theo luật định vào tháng 1. Kể từ đó đến nay, Bộ Tài chính Mỹ phải sử dụng các biện pháp kế toán đặc biệt để bơm tiền mặt.
Nói với Quốc hội Mỹ, bà Yellen cho biết các biện pháp đó chỉ duy trì được đến ngày 1/6.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
'Núi nợ' của các nước lớn đe dọa kinh tế thế giớiChủ tịch WB cảnh báo rằng rắc rối đang chồng chất, bủa vây kinh tế toàn cầu. Một trong số đó là khoản nợ công cao chưa từng có của những nước phát triển.
06:00 13/5/2023
Khách sạn bay - mỏ vàng của các hãng hàng khôngKhi các khách hàng giàu có du lịch và đi công tác trở lại, ngành hàng không toàn cầu đang đưa khoang hạng nhất lên một tầm cao mới.
05:00 13/5/2023 | Tỷ phú đầu tư: 'Fed đã thắng'
Nhà đầu tư lâu năm Paul Tudor Jones tin rằng Fed đã hoàn thành chu kỳ tăng lãi suất. Ông khẳng định Fed hoàn toàn có thể tuyên bố chiến thắng trong cuộc chiến với lạm phát.
Fed đã tăng lãi suất điều hành 10 lần liên tiếp. Ảnh: Reuters.
Tỷ phú quản lý quỹ Paul Tudor Jones tin rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã hoàn thành chu kỳ tăng lãi suất. Ông dự báo thị trường chứng khoán Mỹ sẽ khởi sắc trong năm nay.
"Tôi chắc chắn là họ đã hoàn thành", ông Jones nói với CNBC về chiến dịch tăng lãi suất của Fed. "Fed thậm chí có thể tuyên bố chiến thắng ngay bây giờ. CPI (chỉ số giá tiêu dùng) đã giảm 12 tháng liên tiếp. Đó là điều chưa từng xảy ra trong lịch sử", ông lập luận.
Tên tuổi của ông Jones được biết đến rộng rãi sau vụ sụp đổ của thị trường chứng khoán năm 1987. Ông đã dự đoán được sự kiện này và kiếm lời từ đó.
"Fed đã xong việc"
Ngân hàng trung ương Mỹ đã tăng lãi suất điều hành 10 lần kể từ tháng 3/2022. Lãi suất hiện ở vùng 5-5,25%, mức cao nhất kể từ tháng 8/2007.
CPI của Mỹ đã hạ nhiệt đáng kể sau khi đạt đỉnh vào khoảng 9% hồi tháng 6/2022. Tính đến tháng 4 vừa qua, chỉ số này giảm xuống còn 4,9% so với một năm trước đó.
Nhiều dấu hiệu khác cũng chỉ ra Fed đang ở vị thế tốt hơn trong cuộc chiến chống lạm phát. Theo dữ liệu mới được Cục Thống kê Lao động Mỹ công bố hôm 11/5, tăng trưởng chỉ số giá sản xuất (PPI) của Mỹ trong tháng 4 (so với một năm trước đó) đã chậm lại ở mức 2,3%, thấp hơn dự báo của giới quan sát.
Sức ép lạm phát được giải tỏa, bởi phần lớn chuỗi cung ứng đã trở lại bình thường. Giá hàng hóa cũng hạ nhiệt đáng kể do điều kiện kinh tế toàn cầu xấu điChuyên gia kinh tế trưởng Jeffrey Roach tại LPL Financial
Trong tháng 3, tỷ lệ này là 2,7%. Mức tăng PPI trong tháng 4 cũng là con số thấp nhất kể từ năm 2021.
"Sức ép lạm phát được giải tỏa, bởi phần lớn chuỗi cung ứng đã trở lại bình thường. Giá hàng hóa cũng hạ nhiệt đáng kể do điều kiện kinh tế toàn cầu xấu đi", chuyên gia kinh tế trưởng Jeffrey Roach tại LPL Financial bình luận.
Trên thực tế, giọng điệu của Fed đã bớt "diều hâu" từ cuộc họp chính sách tháng 5, dù cơ quan này vẫn tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm. Tuyên bố của Fed loại bỏ dự báo "sẽ có một số chính sách tăng cường nhằm phù hợp với mục tiêu lạm phát 2%" như những tuyên bố trước đó.
Chủ tịch Fed Jerome Powell cũng nhận thấy những tín hiệu suy yếu của thị trường lao động. Điều này có thể giúp nền kinh tế Mỹ "hạ cánh an toàn".
"Không có gì là chắc chắn, nhưng dường như chúng ta đã hạ nhiệt thị trường lao động mà không làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp như một số giai đoạn trước đây", ông khẳng định.
Thị trường sẽ khởi sắc
Theo dữ liệu của CME FedWatch Tool, các thị trường đang định giá khả năng Fed dừng tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 6 là 78,8%. Trong khi đó, khả năng Fed tiếp tục tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm chỉ 21,2%.
Ông Jones so sánh thị trường hiện tại với giai đoạn giữa năm 2006, trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Thời điểm đó, chứng khoán Mỹ cũng đi lên sau khi Fed dừng thắt chặt chính sách tiền tệ.
"Giá cổ phiếu sẽ tiếp tục đi lên trong năm nay. Nhưng tôi không quá lạc quan vì đà tăng có thể diễn ra tương đối chậm chạp", ông Jones nói thêm.
Nhưng trước mắt, Phố Wall sẽ dè dặt hơn vì rủi ro vỡ nợ của Mỹ. Ông Jones tin rằng lực mua có thể suy yếu do biến động chính trị.
Suốt nhiều tuần, Tổng thống Mỹ Joe Biden và các nghị sĩ đảng Cộng hòa đã bất đồng về việc nới trần nợ công của chính phủ liên bang Mỹ, hiện ở mức 31.400 tỷ USD. Nước này đã đạt đến trần cho vay theo luật định vào tháng 1. Kể từ đó đến nay, Bộ Tài chính Mỹ phải sử dụng các biện pháp kế toán đặc biệt để bơm tiền mặt.
Nói với Quốc hội Mỹ, bà Yellen cho biết các biện pháp đó chỉ duy trì được đến ngày 1/6.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
'Núi nợ' của các nước lớn đe dọa kinh tế thế giớiChủ tịch WB cảnh báo rằng rắc rối đang chồng chất, bủa vây kinh tế toàn cầu. Một trong số đó là khoản nợ công cao chưa từng có của những nước phát triển.
06:00 13/5/2023
Khách sạn bay - mỏ vàng của các hãng hàng khôngKhi các khách hàng giàu có du lịch và đi công tác trở lại, ngành hàng không toàn cầu đang đưa khoang hạng nhất lên một tầm cao mới.
05:00 13/5/2023 | |
Một công ty do EVN nắm hơn 54% vốn bị mất an toàn tài chính | Theo Kiểm toán Nhà nước, Công ty CP Tư vấn Xây dựng điện 1 do EVN nắm giữ 54,34% vốn điều lệ đã bị đưa vào diện giám sát tài chính đặc biệt theo quy định của Chính phủ. | Trong báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2022, Kiểm toán Nhà nước đánh giá Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) quản lý dòng tiền chưa hiệu quả.
Năm 2022, Kiểm toán Nhà nước đã kiểm toán báo cáo tài chính năm 2021 và các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn nhà nước của 219 đơn vị thuộc 20 tập đoàn, tổng công ty và công ty.
Kết quả kiểm toán cho thấy việc quản lý sử dụng vốn, tài sản của các doanh nghiệp còn một số hạn chế. Chẳng hạn, phần lớn đơn vị còn sai sót trong việc hạch toán kế toán, kê khai nghĩa vụ với ngân sách. Một số đơn vị chưa xây dựng quy chế quản lý tiền, định mức tồn quỹ tiền mặt/tiền gửi ngân hàng, quản lý dòng tiền chưa hiệu quả...
EVN quản lý dòng tiền chưa hiệu quả
Về EVN, Kiểm toán Nhà nước đã kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước năm 2021 của tập đoàn. Theo đó, cơ quan kiểm toán chỉ rõ trong kỳ kiểm toán, EVN chưa có quy định về hạn mức số dư tiền gửi nhằm linh hoạt chuyển tiền gửi không kỳ hạn thành tiền gửi có kỳ hạn (Công ty mẹ - EVN).
Việc cân đối dòng tiền năm và hàng tháng tại một số đơn vị chưa cân đối giữa nguồn tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn, trong đó một số thời gian còn duy trì lượng tiền gửi không kỳ hạn, ít giao dịch nhưng chưa cân đối để gửi có kỳ hạn (Công ty mẹ - EVN, Tổng công ty Điện lực TP.HCM, Tổng công ty Điện lực miền Nam).
Tương tự, Kiểm toán Nhà nước cũng chỉ ra một số đơn vị có hợp đồng tiền gửi với kỳ hạn ngắn hơn thời gian ổn định của số dư tiền gửi trong năm (Tổng công ty Phát điện 3, Công ty CP Nhiệt điện Bà Rịa thuộc Tổng công ty Phát điện 3).
Đáng chú ý, Công ty CP Tư vấn Xây dựng điện 1 (TV1) do EVN nắm 14,5 triệu cổ phần, tương đương 54,34% vốn điều lệ, bị đưa vào diện giám sát tài chính đặc biệt theo quy định tại Nghị định 87/2015 của Chính phủ.
Kiểm toán Nhà nước cũng chỉ ra EVN ban hành Quyết định giao vốn điều lệ cho các tổng công ty khi chưa được cơ quan đại diện chủ sở hữu Nhà nước phê duyệt chủ trương.
Công ty CP Tư vấn xây dựng điện 1 đã thực hiện thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, thẩm tra... trên 160 dự án thủy điện với tổng công suất lắp máy trên 20.000 MW. Ảnh: EVN.
Kiểm toán Nhà nước cũng chỉ ra một số khoản đầu tư của tập đoàn, tổng công ty vào công ty liên doanh, liên kết, đầu tư dài hạn khác bị thua lỗ hoặc có khả năng mất vốn. Cụ thể, Tổng công ty Điện lực TP.HCM có 1 công ty phải trích lập dự phòng 10,22 tỷ đồng; Tổng công ty Điện lực miền Bắc có 3 công ty phải trích lập dự phòng 46,61 tỷ đồng; Tổng công ty Phát điện 3 - CTCP có 1 công ty phải trích lập dự phòng 10,17 tỷ đồng.
Liên quan đến khoản nợ khó đòi, Kiểm toán Nhà nước cho biết EVN phải trích lập dự phòng phải thu khó đòi khoảng 367,86 tỷ đồng.
Ngoài ra, báo cáo cũng chỉ ra loạt công trình hoàn thành nhiều năm chưa được nghiệm thu, quyết toán của EVN là Dự án nhà máy Thủy điện Thác Mơ mở rộng, Dự án nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4, Dự án của Ban quản lý điện hạt nhân Ninh Thuận; Dự án của ban quản lý dự án FMIS.
Một số đơn vị hoạt động cho vay chưa phù hợp quy định như Công ty CP Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi (công ty đại chúng trực thuộc Tổng công ty Phát điện 1) cho Công ty mẹ - Tổng công ty Phát điện 1 vay 799,9 tỷ đồng trong giai đoạn 2014-2015.
Đề nghị làm rõ việc để mất an toàn tài chính tại TV1
Từ kết quả kiểm toán năm 2022, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp yêu cầu EVN báo cáo, làm rõ các tồn tại, vướng mắc trong việc quản lý vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu của Công ty mẹ EVN và các công ty con do EVN sở hữu 100% vốn.
Trên cơ sở đó, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ ngành liên quan báo cáo Thủ tướng xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
"Đồng thời rà soát, quyết định và chỉ đạo EVN thực hiện nộp chênh lệch giữa nguồn vốn chủ sở hữu với vốn điều lệ trong trường hợp EVN không có nhu cầu bổ sung vốn điều lệ hoặc không lập phương án xác định vốn điều lệ và nguồn đầu tư bổ sung vốn điều lệ theo quy định", Kiểm toán Nhà nước kiến nghị.
KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP TƯ VẤN XÂY DỰNG ĐIỆN 1 Nguồn: BCTC; Tổng hợp. Nhãn 2017 2018 2019 2020 2021 2022 Doanh thu tỷ đồng 711.7 665.9 560.6 631.8 644.3 644.3 Lợi nhuận 3 2.5 0.49 1.2 38.7 120.7
Về xử lý kiểm điểm, xác định trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan đến các sai phạm được phát hiện từ kết quả kiểm toán năm 2022, Kiểm toán Nhà nước đề nghị các đơn vị kiểm tra tập trung vào việc để phát sinh các tồn tại về hạch toán vốn chủ sở hữu, bổ sung vốn điều lệ của Công ty mẹ EVN.
Bên cạnh đó là việc phê duyệt, giao vốn điều lệ của Công ty mẹ EVN cho các công ty con do EVN sở hữu 100% vốn; việc hạch toán các khoản bồi thường, hỗ trợ di dời các công trình lưới điện vào nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản chưa đúng quy định tại EVNHCMC.
"Việc để phát sinh các tồn tại, hạn chế trong công tác mua sắm hàng hóa, dịch vụ, sửa chữa tài sản cố định tại tất cả các đơn vị được kiểm toán; việc để mất an toàn tài chính tại Công ty CP Tư vấn Xây dựng điện 1", Kiểm toán Nhà nước kiến nghị.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Khó khăn tài chính, EVN nợ PV Power gần 13.000 tỷ đồngTổng giám đốc PVN yêu cầu rà soát lại hợp đồng giữa các bên, đồng thời hỗ trợ PV Power về công tác cân đối dòng tiền trong lúc khó khăn.
17:37 6/7/2023
EVN kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân để thiếu điệnEVN yêu cầu các đơn vị thành viên kiểm điểm trách nhiệm về việc dự báo nhu cầu, điều tiết, vận hành hệ thống điện, việc đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán điện.
10:46 21/6/2023
EVN lý giải việc thua lỗ nhưng công ty con có nghìn tỷ gửi ngân hàngTheo EVN, nhu cầu trả nợ gốc và lãi vay trong năm rất cao, các đơn vị phải duy trì số dư đủ trả nợ đến hạn nhằm đảm bảo tín nhiệm tín dụng cho các khoản vay thời gian tới.
16:58 7/6/2023 | Một công ty do EVN nắm hơn 54% vốn bị mất an toàn tài chính
Theo Kiểm toán Nhà nước, Công ty CP Tư vấn Xây dựng điện 1 do EVN nắm giữ 54,34% vốn điều lệ đã bị đưa vào diện giám sát tài chính đặc biệt theo quy định của Chính phủ.
Trong báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2022, Kiểm toán Nhà nước đánh giá Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) quản lý dòng tiền chưa hiệu quả.
Năm 2022, Kiểm toán Nhà nước đã kiểm toán báo cáo tài chính năm 2021 và các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn nhà nước của 219 đơn vị thuộc 20 tập đoàn, tổng công ty và công ty.
Kết quả kiểm toán cho thấy việc quản lý sử dụng vốn, tài sản của các doanh nghiệp còn một số hạn chế. Chẳng hạn, phần lớn đơn vị còn sai sót trong việc hạch toán kế toán, kê khai nghĩa vụ với ngân sách. Một số đơn vị chưa xây dựng quy chế quản lý tiền, định mức tồn quỹ tiền mặt/tiền gửi ngân hàng, quản lý dòng tiền chưa hiệu quả...
EVN quản lý dòng tiền chưa hiệu quả
Về EVN, Kiểm toán Nhà nước đã kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước năm 2021 của tập đoàn. Theo đó, cơ quan kiểm toán chỉ rõ trong kỳ kiểm toán, EVN chưa có quy định về hạn mức số dư tiền gửi nhằm linh hoạt chuyển tiền gửi không kỳ hạn thành tiền gửi có kỳ hạn (Công ty mẹ - EVN).
Việc cân đối dòng tiền năm và hàng tháng tại một số đơn vị chưa cân đối giữa nguồn tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn, trong đó một số thời gian còn duy trì lượng tiền gửi không kỳ hạn, ít giao dịch nhưng chưa cân đối để gửi có kỳ hạn (Công ty mẹ - EVN, Tổng công ty Điện lực TP.HCM, Tổng công ty Điện lực miền Nam).
Tương tự, Kiểm toán Nhà nước cũng chỉ ra một số đơn vị có hợp đồng tiền gửi với kỳ hạn ngắn hơn thời gian ổn định của số dư tiền gửi trong năm (Tổng công ty Phát điện 3, Công ty CP Nhiệt điện Bà Rịa thuộc Tổng công ty Phát điện 3).
Đáng chú ý, Công ty CP Tư vấn Xây dựng điện 1 (TV1) do EVN nắm 14,5 triệu cổ phần, tương đương 54,34% vốn điều lệ, bị đưa vào diện giám sát tài chính đặc biệt theo quy định tại Nghị định 87/2015 của Chính phủ.
Kiểm toán Nhà nước cũng chỉ ra EVN ban hành Quyết định giao vốn điều lệ cho các tổng công ty khi chưa được cơ quan đại diện chủ sở hữu Nhà nước phê duyệt chủ trương.
Công ty CP Tư vấn xây dựng điện 1 đã thực hiện thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, thẩm tra... trên 160 dự án thủy điện với tổng công suất lắp máy trên 20.000 MW. Ảnh: EVN.
Kiểm toán Nhà nước cũng chỉ ra một số khoản đầu tư của tập đoàn, tổng công ty vào công ty liên doanh, liên kết, đầu tư dài hạn khác bị thua lỗ hoặc có khả năng mất vốn. Cụ thể, Tổng công ty Điện lực TP.HCM có 1 công ty phải trích lập dự phòng 10,22 tỷ đồng; Tổng công ty Điện lực miền Bắc có 3 công ty phải trích lập dự phòng 46,61 tỷ đồng; Tổng công ty Phát điện 3 - CTCP có 1 công ty phải trích lập dự phòng 10,17 tỷ đồng.
Liên quan đến khoản nợ khó đòi, Kiểm toán Nhà nước cho biết EVN phải trích lập dự phòng phải thu khó đòi khoảng 367,86 tỷ đồng.
Ngoài ra, báo cáo cũng chỉ ra loạt công trình hoàn thành nhiều năm chưa được nghiệm thu, quyết toán của EVN là Dự án nhà máy Thủy điện Thác Mơ mở rộng, Dự án nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4, Dự án của Ban quản lý điện hạt nhân Ninh Thuận; Dự án của ban quản lý dự án FMIS.
Một số đơn vị hoạt động cho vay chưa phù hợp quy định như Công ty CP Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi (công ty đại chúng trực thuộc Tổng công ty Phát điện 1) cho Công ty mẹ - Tổng công ty Phát điện 1 vay 799,9 tỷ đồng trong giai đoạn 2014-2015.
Đề nghị làm rõ việc để mất an toàn tài chính tại TV1
Từ kết quả kiểm toán năm 2022, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp yêu cầu EVN báo cáo, làm rõ các tồn tại, vướng mắc trong việc quản lý vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu của Công ty mẹ EVN và các công ty con do EVN sở hữu 100% vốn.
Trên cơ sở đó, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ ngành liên quan báo cáo Thủ tướng xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
"Đồng thời rà soát, quyết định và chỉ đạo EVN thực hiện nộp chênh lệch giữa nguồn vốn chủ sở hữu với vốn điều lệ trong trường hợp EVN không có nhu cầu bổ sung vốn điều lệ hoặc không lập phương án xác định vốn điều lệ và nguồn đầu tư bổ sung vốn điều lệ theo quy định", Kiểm toán Nhà nước kiến nghị.
KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP TƯ VẤN XÂY DỰNG ĐIỆN 1 Nguồn: BCTC; Tổng hợp. Nhãn 2017 2018 2019 2020 2021 2022 Doanh thu tỷ đồng 711.7 665.9 560.6 631.8 644.3 644.3 Lợi nhuận 3 2.5 0.49 1.2 38.7 120.7
Về xử lý kiểm điểm, xác định trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan đến các sai phạm được phát hiện từ kết quả kiểm toán năm 2022, Kiểm toán Nhà nước đề nghị các đơn vị kiểm tra tập trung vào việc để phát sinh các tồn tại về hạch toán vốn chủ sở hữu, bổ sung vốn điều lệ của Công ty mẹ EVN.
Bên cạnh đó là việc phê duyệt, giao vốn điều lệ của Công ty mẹ EVN cho các công ty con do EVN sở hữu 100% vốn; việc hạch toán các khoản bồi thường, hỗ trợ di dời các công trình lưới điện vào nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản chưa đúng quy định tại EVNHCMC.
"Việc để phát sinh các tồn tại, hạn chế trong công tác mua sắm hàng hóa, dịch vụ, sửa chữa tài sản cố định tại tất cả các đơn vị được kiểm toán; việc để mất an toàn tài chính tại Công ty CP Tư vấn Xây dựng điện 1", Kiểm toán Nhà nước kiến nghị.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Khó khăn tài chính, EVN nợ PV Power gần 13.000 tỷ đồngTổng giám đốc PVN yêu cầu rà soát lại hợp đồng giữa các bên, đồng thời hỗ trợ PV Power về công tác cân đối dòng tiền trong lúc khó khăn.
17:37 6/7/2023
EVN kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân để thiếu điệnEVN yêu cầu các đơn vị thành viên kiểm điểm trách nhiệm về việc dự báo nhu cầu, điều tiết, vận hành hệ thống điện, việc đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán điện.
10:46 21/6/2023
EVN lý giải việc thua lỗ nhưng công ty con có nghìn tỷ gửi ngân hàngTheo EVN, nhu cầu trả nợ gốc và lãi vay trong năm rất cao, các đơn vị phải duy trì số dư đủ trả nợ đến hạn nhằm đảm bảo tín nhiệm tín dụng cho các khoản vay thời gian tới.
16:58 7/6/2023 | |
Nova Consumer lần đầu thua lỗ sau IPO | Do chi phí tài chính và thuế thu nhập doanh nghiệp tăng nên trong 3 tháng đầu năm, Nova Consumer ghi nhận lỗ sau thuế 7,6 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi hơn 13 tỷ đồng. | Trong báo cáo tài chính quý I vừa công bố, Công ty Cổ phần Tập đoàn Nova Consumer (NCG) ghi nhận kết quả kinh doanh không mấy khả quan.
Trong 3 tháng đầu năm, công ty thành viên của NovaGroup thu về 1.111 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 16% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán tăng 17% lên 1.006 tỷ đồng khiến lãi gộp ghi nhận tăng nhẹ 3% lên 105 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp ghi nhận chi phí tài chính tăng gấp 2,2 lần lên hơn 34 tỷ đồng. Chi phí bán hàng giảm 14% so với cùng kỳ xuống 41 tỷ đồng và khi chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 13% lên mức 44 tỷ đồng.
Kết quả, Nova Consumer ghi nhận lỗ sau thuế 7,6 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi hơn 13 tỷ đồng. Theo giải trình của ban lãnh đạo, khoản lỗ của công ty do chi phí tài chính và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp tăng so với cùng kỳ. Đây là lần đầu tiên Nova Consumer báo lỗ kể từ khi thời điểm phát hành lần đầu 10,9 triệu cổ phiếu ra công chúng vào quý I/2022.
Năm 2023, doanh nghiệp lên kế hoạch doanh thu thuần dự kiến đạt 5.625 tỷ đồng, tăng trưởng 15,2% so với kết quả đạt được năm trước. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế lại được dự kiến giảm mạnh, tới hơn 70% về còn mức 88 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc quý I, doanh nghiệp này mới hoàn thành 19% chỉ tiêu doanh thu và lỗ thay vì lãi 88 tỷ đồng như kỳ vọng.
KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NOVA CONSUMER BCTC DN NhãnQuý I/2021Quý IIQuý IIIQuý IVQuý I/2022Quý IIQuý IIIQuý IVQuý I/2023 Doanh thu thuần tỷ đồng 8899098658399591134135614301111 Lợi nhuận sau thuế 736104164.7-24.513.2171.76448.8-7.6
Kết thúc quý I, tổng tài sản của Nova Consumer giảm 91 tỷ so với đầu năm xuống còn 5.056 tỷ đồng, phần lớn là các khoản phải thu ngắn hạn là 1.426 tỷ đồng (chiếm hơn 28%). Tiền và tương đương tiền đạt 150 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nợ vay của Nova Consumer đạt 1.319 tỷ đồng, chiếm 62% tổng nợ phải trả và chủ yếu là nợ ngắn hạn.
Nova Consumer là một trong những thành viên cốt lõi thuộc Nova Group. Doanh nghiệp được kỳ vọng trở thành tổng công ty tiếp theo thuộc hệ sinh thái này lên sàn chứng khoán sau Novaland (mã: NVL).
Doanh nghiệp có xuất phát điểm chuyên cung cấp giải pháp chăn nuôi, bao gồm thuốc thú y, vaccine, thức ăn gia súc, con giống. Định hướng từ năm 2020 còn mở rộng sang lĩnh vực sản xuất và phân phối thực phẩm để khép kín chuỗi giá trị từ trang trại đến bàn ăn (mô hình 3F).
Lãnh đạo tập đoàn cho biết vẫn đang hoàn thiện hồ sơ để nộp đăng ký niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên UPCoM.
Trong năm 2022, công ty nông nghiệp và hàng tiêu dùng này đã nộp hồ sơ đăng ký niêm yết tại HoSE theo nghị quyết Đại hội đồng cổ đông ngày 31/5/2022. Tuy nhiên, đến ngày 9/12/2022, Nova Consumer nhận được thông báo của HoSE về việc dừng xem xét hồ sơ đăng ký niêm yết do chưa bổ sung các tài liệu phát sinh theo thời hạn.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Nova Consumer vẫn có kế hoạch lên sànLãnh đạo tập đoàn cho biết vẫn đang hoàn thiện hồ sơ để nộp đăng ký niêm yết tại HoSE, hoặc linh động đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM.
11:45 17/4/2023
NHNN sắp chuyển giao bắt buộc CBBank, OceanBank, GPBank và DongABankNgân hàng Nhà nước đã trình và được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc đối với 4 ngân hàng được kiểm soát đặc biệt.
16:17 3/5/2023 | Nova Consumer lần đầu thua lỗ sau IPO
Do chi phí tài chính và thuế thu nhập doanh nghiệp tăng nên trong 3 tháng đầu năm, Nova Consumer ghi nhận lỗ sau thuế 7,6 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi hơn 13 tỷ đồng.
Trong báo cáo tài chính quý I vừa công bố, Công ty Cổ phần Tập đoàn Nova Consumer (NCG) ghi nhận kết quả kinh doanh không mấy khả quan.
Trong 3 tháng đầu năm, công ty thành viên của NovaGroup thu về 1.111 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 16% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán tăng 17% lên 1.006 tỷ đồng khiến lãi gộp ghi nhận tăng nhẹ 3% lên 105 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp ghi nhận chi phí tài chính tăng gấp 2,2 lần lên hơn 34 tỷ đồng. Chi phí bán hàng giảm 14% so với cùng kỳ xuống 41 tỷ đồng và khi chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 13% lên mức 44 tỷ đồng.
Kết quả, Nova Consumer ghi nhận lỗ sau thuế 7,6 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi hơn 13 tỷ đồng. Theo giải trình của ban lãnh đạo, khoản lỗ của công ty do chi phí tài chính và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp tăng so với cùng kỳ. Đây là lần đầu tiên Nova Consumer báo lỗ kể từ khi thời điểm phát hành lần đầu 10,9 triệu cổ phiếu ra công chúng vào quý I/2022.
Năm 2023, doanh nghiệp lên kế hoạch doanh thu thuần dự kiến đạt 5.625 tỷ đồng, tăng trưởng 15,2% so với kết quả đạt được năm trước. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế lại được dự kiến giảm mạnh, tới hơn 70% về còn mức 88 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc quý I, doanh nghiệp này mới hoàn thành 19% chỉ tiêu doanh thu và lỗ thay vì lãi 88 tỷ đồng như kỳ vọng.
KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NOVA CONSUMER BCTC DN NhãnQuý I/2021Quý IIQuý IIIQuý IVQuý I/2022Quý IIQuý IIIQuý IVQuý I/2023 Doanh thu thuần tỷ đồng 8899098658399591134135614301111 Lợi nhuận sau thuế 736104164.7-24.513.2171.76448.8-7.6
Kết thúc quý I, tổng tài sản của Nova Consumer giảm 91 tỷ so với đầu năm xuống còn 5.056 tỷ đồng, phần lớn là các khoản phải thu ngắn hạn là 1.426 tỷ đồng (chiếm hơn 28%). Tiền và tương đương tiền đạt 150 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nợ vay của Nova Consumer đạt 1.319 tỷ đồng, chiếm 62% tổng nợ phải trả và chủ yếu là nợ ngắn hạn.
Nova Consumer là một trong những thành viên cốt lõi thuộc Nova Group. Doanh nghiệp được kỳ vọng trở thành tổng công ty tiếp theo thuộc hệ sinh thái này lên sàn chứng khoán sau Novaland (mã: NVL).
Doanh nghiệp có xuất phát điểm chuyên cung cấp giải pháp chăn nuôi, bao gồm thuốc thú y, vaccine, thức ăn gia súc, con giống. Định hướng từ năm 2020 còn mở rộng sang lĩnh vực sản xuất và phân phối thực phẩm để khép kín chuỗi giá trị từ trang trại đến bàn ăn (mô hình 3F).
Lãnh đạo tập đoàn cho biết vẫn đang hoàn thiện hồ sơ để nộp đăng ký niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên UPCoM.
Trong năm 2022, công ty nông nghiệp và hàng tiêu dùng này đã nộp hồ sơ đăng ký niêm yết tại HoSE theo nghị quyết Đại hội đồng cổ đông ngày 31/5/2022. Tuy nhiên, đến ngày 9/12/2022, Nova Consumer nhận được thông báo của HoSE về việc dừng xem xét hồ sơ đăng ký niêm yết do chưa bổ sung các tài liệu phát sinh theo thời hạn.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Nova Consumer vẫn có kế hoạch lên sànLãnh đạo tập đoàn cho biết vẫn đang hoàn thiện hồ sơ để nộp đăng ký niêm yết tại HoSE, hoặc linh động đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM.
11:45 17/4/2023
NHNN sắp chuyển giao bắt buộc CBBank, OceanBank, GPBank và DongABankNgân hàng Nhà nước đã trình và được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc đối với 4 ngân hàng được kiểm soát đặc biệt.
16:17 3/5/2023 | |
Nhà sản xuất mì ăn liền đầu tiên trên thế giới thua lỗ ở Việt Nam | Năm tài chính kết thúc vào tháng 3 vừa rồi, Nissin Việt Nam lỗ ròng 33,2 tỷ đồng. Năm trước đó, công ty này cũng lỗ tới 59 tỷ đồng. | Mới đây, công ty con của tập đoàn Nissin Foods Holdings (Nissin Nhật Bản) là Nissin Foods (có trụ sở chính tại Hong Kong) thông báo ký thoả thuận chuyển nhượng vốn với Nissin Foods Asia để mua cổ phần của Nissin Việt Nam.
Cụ thể, Nissin Foods sẽ mua số cổ phần của Nissin Việt Nam với giá 9,5 triệu USD. Ngoài ra, công ty sẽ góp thêm 2 triệu USD vào vốn của Nissin Việt Nam sau khi hoàn tất quá trình mua lại. Tổng giá trị đầu tư mà công ty bỏ ra để mua cổ phần và góp vốn khoảng 11,5 triệu USD.
Sau khi hoàn tất mua lại và góp vốn, Nissin Foods sẽ nắm 67% cổ phần Nissin Việt Nam. Phần còn lại thuộc Nissin Foods Asia. Kết quả tài chính của Nissin Việt Nam cũng sẽ được hợp nhất vào tập đoàn.
Lãnh đạo Nissin Foods tin rằng thương vụ mua lại cho phép công ty nắm quyền kiểm soát Nissin Việt Nam, từ đó mở rộng danh mục đầu tư theo khu vực địa lý và mang lại sự linh hoạt hơn trong việc triển khai năng lực sản xuất tại Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường và môi trường kinh doanh thay đổi.
Khoản góp vốn sẽ nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh và phân phối mì ăn liền của Nissin Việt Nam. Ngoài ra, công ty có thể đầu tư nguồn nhân lực, chuyên môn và kinh nghiệm vào Nissin Việt Nam để thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh và tận dụng các xu hướng tăng trưởng dài hạn của thị trường mì ăn liền Việt Nam, tăng thu nhập và lợi nhuận chung của tập đoàn.
Nhà máy của Nissin tại Việt Nam. Ảnh: Nissin Việt Nam.
Lãnh đạo công ty dự đoán việc tận dụng năng lực sản xuất của Nissin Việt Nam sẽ tăng cường năng lực sản xuất chung của công ty cũng như tiết kiệm chi phí, qua đó cho phép tập đoàn duy trì mức giá cạnh tranh cho một số sản phẩm mì ăn liền phù hợp với sản xuất tại Nissin Việt Nam.
Nissin Việt Nam là nhà sản xuất, xuất nhập khẩu mì ăn liền và các sản phẩm khác. Công ty đang sản xuất các sản phẩm mì gói (bao gồm cả dòng sản phẩm Fuku) cho Nissin Foods và mua các sản phẩm granola (thực phẩm bổ sung ngũ cốc dinh dưỡng) từ Nissin Foods để bán.
Nissin Việt Nam được thành lập từ tháng 3/2011 và do Tổng giám đốc Akifumi Alba điều hành. Công ty hiện sở hữu và vận hành nhà máy sản xuất mì ăn liền có diện tích khoảng 60.000 m2 tại khu công nghiệp VSIP II-A, tỉnh Bình Dương. Vốn đầu tư ban đầu vào công ty khoảng 41 triệu USD.
Tại ngày 31/3, giá trị tài sản ròng đã được kiểm toán của Nissin Việt Nam khoảng 345,3 tỷ đồng (tương đương 14,7 triệu USD). Trong năm tài chính kết thúc ngày 31/3, Nissin Việt Nam lỗ ròng 33,2 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước đó lỗ 59 tỷ đồng.
Nissin Foods là công ty thực phẩm có mặt ở Hong Kong, Trung Quốc với danh mục đầu tư đa dạng, chủ yếu tập trung vào phân khúc mì ăn liền cao cấp. Ngoài ra, công ty cũng sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thực phẩm đông lạnh chất lượng cao như dim sum đông lạnh, mì đông lạnh cùng một số mặt hàng khác như đồ ăn nhẹ, nước khoáng, nước sốt, rau củ.
Công ty mẹ Nissin Nhật Bản cũng là một trong những nhà sản xuất và bán mì ăn liền lớn trên thế giới. Bên cạnh mì ăn liền, Nissin Nhật Bản còn sản xuất và bán các sản phẩm khác bao gồm thực phẩm ướp lạnh và đông lạnh, đồ ăn nhanh, bánh kẹo và đồ uống.
Trong khi đó, Nissin Foods Asia là công ty con của Nissin Nhật Bản được thành lập tại Thái Lan. Doanh nghiệp này chủ yếu tham gia vào việc cung cấp các dịch vụ quản lý hoặc hỗ trợ các công ty liên kết thực hiện hoạt động giao dịch ở nước ngoài.
Người Việt giảm tiêu thụ mì ăn liềnNếu như trong giai đoạn 2017-2021, sản lượng tiêu thụ mì gói của người Việt liên tục tăng qua các năm thì sang năm 2022 con số có xu hướng giảm từ 8,56 tỷ gói xuống 8,48 tỷ gói.
06:00 3/7/2023
Khủng hoảng giá mì ÝGiá mì ống tăng vọt đang khiến các quan chức Italy đau đầu. Tại nước này, trung bình một người tiêu thụ 23 kg mì mỗi năm.
18:00 23/5/2023
Mì Indomie bị thu hồi, điều tra tại nhiều nước vì chứa chất cấmEthylene oxide là chất có thể gây ung thư và đã được tìm thấy trong loại mì Indomie tại một số thị trường như Malaysia và Đài Loan.
19:29 5/5/2023
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | Nhà sản xuất mì ăn liền đầu tiên trên thế giới thua lỗ ở Việt Nam
Năm tài chính kết thúc vào tháng 3 vừa rồi, Nissin Việt Nam lỗ ròng 33,2 tỷ đồng. Năm trước đó, công ty này cũng lỗ tới 59 tỷ đồng.
Mới đây, công ty con của tập đoàn Nissin Foods Holdings (Nissin Nhật Bản) là Nissin Foods (có trụ sở chính tại Hong Kong) thông báo ký thoả thuận chuyển nhượng vốn với Nissin Foods Asia để mua cổ phần của Nissin Việt Nam.
Cụ thể, Nissin Foods sẽ mua số cổ phần của Nissin Việt Nam với giá 9,5 triệu USD. Ngoài ra, công ty sẽ góp thêm 2 triệu USD vào vốn của Nissin Việt Nam sau khi hoàn tất quá trình mua lại. Tổng giá trị đầu tư mà công ty bỏ ra để mua cổ phần và góp vốn khoảng 11,5 triệu USD.
Sau khi hoàn tất mua lại và góp vốn, Nissin Foods sẽ nắm 67% cổ phần Nissin Việt Nam. Phần còn lại thuộc Nissin Foods Asia. Kết quả tài chính của Nissin Việt Nam cũng sẽ được hợp nhất vào tập đoàn.
Lãnh đạo Nissin Foods tin rằng thương vụ mua lại cho phép công ty nắm quyền kiểm soát Nissin Việt Nam, từ đó mở rộng danh mục đầu tư theo khu vực địa lý và mang lại sự linh hoạt hơn trong việc triển khai năng lực sản xuất tại Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường và môi trường kinh doanh thay đổi.
Khoản góp vốn sẽ nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh và phân phối mì ăn liền của Nissin Việt Nam. Ngoài ra, công ty có thể đầu tư nguồn nhân lực, chuyên môn và kinh nghiệm vào Nissin Việt Nam để thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh và tận dụng các xu hướng tăng trưởng dài hạn của thị trường mì ăn liền Việt Nam, tăng thu nhập và lợi nhuận chung của tập đoàn.
Nhà máy của Nissin tại Việt Nam. Ảnh: Nissin Việt Nam.
Lãnh đạo công ty dự đoán việc tận dụng năng lực sản xuất của Nissin Việt Nam sẽ tăng cường năng lực sản xuất chung của công ty cũng như tiết kiệm chi phí, qua đó cho phép tập đoàn duy trì mức giá cạnh tranh cho một số sản phẩm mì ăn liền phù hợp với sản xuất tại Nissin Việt Nam.
Nissin Việt Nam là nhà sản xuất, xuất nhập khẩu mì ăn liền và các sản phẩm khác. Công ty đang sản xuất các sản phẩm mì gói (bao gồm cả dòng sản phẩm Fuku) cho Nissin Foods và mua các sản phẩm granola (thực phẩm bổ sung ngũ cốc dinh dưỡng) từ Nissin Foods để bán.
Nissin Việt Nam được thành lập từ tháng 3/2011 và do Tổng giám đốc Akifumi Alba điều hành. Công ty hiện sở hữu và vận hành nhà máy sản xuất mì ăn liền có diện tích khoảng 60.000 m2 tại khu công nghiệp VSIP II-A, tỉnh Bình Dương. Vốn đầu tư ban đầu vào công ty khoảng 41 triệu USD.
Tại ngày 31/3, giá trị tài sản ròng đã được kiểm toán của Nissin Việt Nam khoảng 345,3 tỷ đồng (tương đương 14,7 triệu USD). Trong năm tài chính kết thúc ngày 31/3, Nissin Việt Nam lỗ ròng 33,2 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước đó lỗ 59 tỷ đồng.
Nissin Foods là công ty thực phẩm có mặt ở Hong Kong, Trung Quốc với danh mục đầu tư đa dạng, chủ yếu tập trung vào phân khúc mì ăn liền cao cấp. Ngoài ra, công ty cũng sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thực phẩm đông lạnh chất lượng cao như dim sum đông lạnh, mì đông lạnh cùng một số mặt hàng khác như đồ ăn nhẹ, nước khoáng, nước sốt, rau củ.
Công ty mẹ Nissin Nhật Bản cũng là một trong những nhà sản xuất và bán mì ăn liền lớn trên thế giới. Bên cạnh mì ăn liền, Nissin Nhật Bản còn sản xuất và bán các sản phẩm khác bao gồm thực phẩm ướp lạnh và đông lạnh, đồ ăn nhanh, bánh kẹo và đồ uống.
Trong khi đó, Nissin Foods Asia là công ty con của Nissin Nhật Bản được thành lập tại Thái Lan. Doanh nghiệp này chủ yếu tham gia vào việc cung cấp các dịch vụ quản lý hoặc hỗ trợ các công ty liên kết thực hiện hoạt động giao dịch ở nước ngoài.
Người Việt giảm tiêu thụ mì ăn liềnNếu như trong giai đoạn 2017-2021, sản lượng tiêu thụ mì gói của người Việt liên tục tăng qua các năm thì sang năm 2022 con số có xu hướng giảm từ 8,56 tỷ gói xuống 8,48 tỷ gói.
06:00 3/7/2023
Khủng hoảng giá mì ÝGiá mì ống tăng vọt đang khiến các quan chức Italy đau đầu. Tại nước này, trung bình một người tiêu thụ 23 kg mì mỗi năm.
18:00 23/5/2023
Mì Indomie bị thu hồi, điều tra tại nhiều nước vì chứa chất cấmEthylene oxide là chất có thể gây ung thư và đã được tìm thấy trong loại mì Indomie tại một số thị trường như Malaysia và Đài Loan.
19:29 5/5/2023
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | |
Thuế tối thiểu toàn cầu không làm giảm dòng vốn FDI vào Việt Nam | Kinh tế trưởng VinaCapital tin rằng Việt Nam vẫn hưởng lợi nhất về dòng vốn FDI, bất chấp sự nổi lên từ Ấn Độ, Malaysia hay Indonesia và mối lo ngại về thuế tối thiểu toàn cầu. | Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) là một trong những yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và Việt Nam hưởng lợi hơn nhiều các quốc gia khác từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung về dòng vốn FDI.
Tuy nhiên, gần đây đã xuất hiện 2 yếu tố rủi ro tiềm ẩn đối với dòng vốn FDI của Việt Nam. Ông Michael Kokalari - Kinh tế trưởng VinaCapital - cho rằng điều này đang thu hút sự chú ý của các lãnh đạo doanh nghiệp cũng như những nhà hoạch định chính sách tại Việt Nam.
Việt Nam vẫn hưởng lợi nhất
Thứ nhất, giới phân tích cho rằng Việt Nam có thể đang mất đi sự cạnh tranh về nguồn vốn FDI so với Ấn Độ, Malaysia, và/hoặc Indonesia.
Thứ hai, cơ chế mới về thuế tối thiểu doanh nghiệp toàn cầu sẽ làm giảm sự hấp dẫn của Việt Nam như là một điểm đến của FDI, bởi giới hạn các ưu đãi thuế dành cho các nhà đầu tư FDI tiềm năng.
Việt Nam vẫn đón dòng vốn FDI tốt nhất, bất chấp sự nổi lên từ Ấn Độ, Malaysia hay Indonesia. Ảnh: Hoàng Hà.
Theo quan sát của chuyên gia VinaCapital, chuyến thăm Ấn Độ của Tim Cook vào tháng trước đã làm dấy lên một loạt suy đoán về ý định của Apple sẽ xây dựng các nhà máy mới tại Ấn Độ.
Nhưng điều quan trọng là hầu hết sản phẩm được sản xuất tại Ấn Độ sẽ được bán ở thị trường nội địa nước này. Nghĩa là việc đầu tư vào Ấn Độ khác với chiến lược thúc đẩy dòng vốn FDI vào Việt Nam ngày càng tăng kể từ khi xung đột thương mại Mỹ - Trung nổ ra.
Dòng vốn FDI tại Maylaysia và Indonesia cũng tăng mạnh trong hai năm qua nhưng chủ yếu nhằm thúc đẩy sản xuất những sản phẩm mà Việt Nam không sản xuất, bao gồm cả pin ôtô điện (EV).
Việt Nam đã thu hút được nhiều hơn so với tỷ trọng vốn FDI kể từ khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung nổ ra vào năm 2018. Vì vậy một số đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trong khu vực về dòng vốn FDI đang bắt đầu nắm bắt các khoản đầu tư, sau khi đã tụt hậu so với Việt Nam trong những năm gần đây.
"Trong những năm tới đây, Việt Nam vẫn có khả năng sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ các khoản đầu tư FDI được thúc đẩy bởi chiến lược Trung Quốc + 1", ông Michael Kokalari dự báo.
Tỷ trọng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ giảm khoảng 13% kể từ căng thẳng thương mại. Việt Nam đã có được khoảng một nửa thị phần xuất khẩu giảm của Trung Quốc, qua đó tăng thị phần xuất khẩu sang Mỹ từ 6% năm 2018 lên 13% vào năm 2022.
Theo chuyên gia VinaCapital, Việt Nam là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất kể từ chiến tranh thương mại bởi 3 thế mạnh quan trọng, đã thúc đẩy các khoản đầu tư từ các tập đoàn đa quốc gia và dẫn đến việc xuất khẩu tăng mạnh.
Đó là mức lương tại các nhà máy ở Việt Nam chỉ bằng một nửa so với Trung Quốc trong khi năng suất tương đương nhau. Việt Nam có vị trí địa lý gần kề với chuỗi cung ứng ở châu Á, đặc biệt thuận tiện cho việc sản xuất các sản phẩm công nghệ cao.
Cuối cùng là Việt Nam được hưởng lợi từ hiện tượng “Friendshoring”, trong đó các công ty đa quốc gia có xu hướng đầu tư nhiều hơn vào các quốc gia có ít có rủi ro trong việc chịu mức thuế cao đối với hàng xuất khẩu sang Mỹ.
Thuế tối thiểu toàn cầu
Các công ty FDI đầu tư vào Việt Nam thường được hưởng thuế suất ưu đãi, có thể bao gồm mức 0% trong những năm đầu hoạt động, sau đó tăng dần lên mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 20% trong một khoảng thời gian có thể lên đến 10 năm.
Năm 2021, hơn 100 quốc gia (bao gồm cả Việt Nam) đã đồng ý với đề xuất của OECD về việc áp dụng thuế tối thiểu doanh nghiệp toàn cầu (GMT) 15% từ năm 2023 đối với những doanh nghiệp có thu nhập hợp nhất trên 850 triệu USD. Việc thực hiện thỏa thuận này sau đó đã bị trì hoãn đến năm 2024.
Thuế tối thiểu toàn cầu sẽ không làm giảm dòng vốn FDI vào Việt Nam. Ảnh: Hoàng Hà.
Hiện Việt Nam đang chuẩn bị triển khai cơ chế thuế tối thiểu vào năm tới và VinaCapital dự báo khoảng 70 công ty ở Việt Nam có thể bị tăng thuế suất nếu cơ chế thuế mới được áp dụng.
Thực tế, thuế suất thấp không phải là yếu tố quan trọng nhất trong quyết định về địa điểm đầu tư cho nhà máy mới. Những yếu tố khác như ổn định chính trị, môi trường kinh doanh thuận lợi, lực lượng lao động và cơ sở hạ tầng đóng vai trò quan trọng hơn.
"Thuế suất tối thiểu toàn cầu khó có khả năng cản trở dòng vốn FDI của Việt Nam", ông Michael Kokalari nhấn mạnh.
Bởi thực tế các ưu đãi về thuế không phải là điểm thu hút chính để thành lập nhà máy ở Việt Nam. Hơn nữa, Việt Nam và các chính phủ khác trong khu vực sẽ tìm ra giải pháp thay thế để cơ bản cân bằng các nghĩa vụ về thuế.
Với các lý do trên, VinaCapital tin tưởng rằng Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến hàng đầu của vốn FDI, đặc biệt là từ các công ty đa quốc gia đang tìm cách sản xuất để xuất khẩu và tìm kiếm một cơ sở sản xuất thay thế và/hoặc bổ sung cho Trung Quốc trong tương lai gần.
Thủ tướng: Sẽ có ưu đãi, hỗ trợ ngoài thuế cho doanh nghiệp FDIThủ tướng nhấn mạnh Chính phủ đã và đang chỉ đạo khẩn trương rà soát, có các giải pháp thu hút đầu tư, hỗ trợ khác ngoài thuế cho doanh nghiệp FDI.
15:11 22/4/2023
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | Thuế tối thiểu toàn cầu không làm giảm dòng vốn FDI vào Việt Nam
Kinh tế trưởng VinaCapital tin rằng Việt Nam vẫn hưởng lợi nhất về dòng vốn FDI, bất chấp sự nổi lên từ Ấn Độ, Malaysia hay Indonesia và mối lo ngại về thuế tối thiểu toàn cầu.
Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) là một trong những yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và Việt Nam hưởng lợi hơn nhiều các quốc gia khác từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung về dòng vốn FDI.
Tuy nhiên, gần đây đã xuất hiện 2 yếu tố rủi ro tiềm ẩn đối với dòng vốn FDI của Việt Nam. Ông Michael Kokalari - Kinh tế trưởng VinaCapital - cho rằng điều này đang thu hút sự chú ý của các lãnh đạo doanh nghiệp cũng như những nhà hoạch định chính sách tại Việt Nam.
Việt Nam vẫn hưởng lợi nhất
Thứ nhất, giới phân tích cho rằng Việt Nam có thể đang mất đi sự cạnh tranh về nguồn vốn FDI so với Ấn Độ, Malaysia, và/hoặc Indonesia.
Thứ hai, cơ chế mới về thuế tối thiểu doanh nghiệp toàn cầu sẽ làm giảm sự hấp dẫn của Việt Nam như là một điểm đến của FDI, bởi giới hạn các ưu đãi thuế dành cho các nhà đầu tư FDI tiềm năng.
Việt Nam vẫn đón dòng vốn FDI tốt nhất, bất chấp sự nổi lên từ Ấn Độ, Malaysia hay Indonesia. Ảnh: Hoàng Hà.
Theo quan sát của chuyên gia VinaCapital, chuyến thăm Ấn Độ của Tim Cook vào tháng trước đã làm dấy lên một loạt suy đoán về ý định của Apple sẽ xây dựng các nhà máy mới tại Ấn Độ.
Nhưng điều quan trọng là hầu hết sản phẩm được sản xuất tại Ấn Độ sẽ được bán ở thị trường nội địa nước này. Nghĩa là việc đầu tư vào Ấn Độ khác với chiến lược thúc đẩy dòng vốn FDI vào Việt Nam ngày càng tăng kể từ khi xung đột thương mại Mỹ - Trung nổ ra.
Dòng vốn FDI tại Maylaysia và Indonesia cũng tăng mạnh trong hai năm qua nhưng chủ yếu nhằm thúc đẩy sản xuất những sản phẩm mà Việt Nam không sản xuất, bao gồm cả pin ôtô điện (EV).
Việt Nam đã thu hút được nhiều hơn so với tỷ trọng vốn FDI kể từ khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung nổ ra vào năm 2018. Vì vậy một số đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trong khu vực về dòng vốn FDI đang bắt đầu nắm bắt các khoản đầu tư, sau khi đã tụt hậu so với Việt Nam trong những năm gần đây.
"Trong những năm tới đây, Việt Nam vẫn có khả năng sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ các khoản đầu tư FDI được thúc đẩy bởi chiến lược Trung Quốc + 1", ông Michael Kokalari dự báo.
Tỷ trọng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ giảm khoảng 13% kể từ căng thẳng thương mại. Việt Nam đã có được khoảng một nửa thị phần xuất khẩu giảm của Trung Quốc, qua đó tăng thị phần xuất khẩu sang Mỹ từ 6% năm 2018 lên 13% vào năm 2022.
Theo chuyên gia VinaCapital, Việt Nam là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất kể từ chiến tranh thương mại bởi 3 thế mạnh quan trọng, đã thúc đẩy các khoản đầu tư từ các tập đoàn đa quốc gia và dẫn đến việc xuất khẩu tăng mạnh.
Đó là mức lương tại các nhà máy ở Việt Nam chỉ bằng một nửa so với Trung Quốc trong khi năng suất tương đương nhau. Việt Nam có vị trí địa lý gần kề với chuỗi cung ứng ở châu Á, đặc biệt thuận tiện cho việc sản xuất các sản phẩm công nghệ cao.
Cuối cùng là Việt Nam được hưởng lợi từ hiện tượng “Friendshoring”, trong đó các công ty đa quốc gia có xu hướng đầu tư nhiều hơn vào các quốc gia có ít có rủi ro trong việc chịu mức thuế cao đối với hàng xuất khẩu sang Mỹ.
Thuế tối thiểu toàn cầu
Các công ty FDI đầu tư vào Việt Nam thường được hưởng thuế suất ưu đãi, có thể bao gồm mức 0% trong những năm đầu hoạt động, sau đó tăng dần lên mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 20% trong một khoảng thời gian có thể lên đến 10 năm.
Năm 2021, hơn 100 quốc gia (bao gồm cả Việt Nam) đã đồng ý với đề xuất của OECD về việc áp dụng thuế tối thiểu doanh nghiệp toàn cầu (GMT) 15% từ năm 2023 đối với những doanh nghiệp có thu nhập hợp nhất trên 850 triệu USD. Việc thực hiện thỏa thuận này sau đó đã bị trì hoãn đến năm 2024.
Thuế tối thiểu toàn cầu sẽ không làm giảm dòng vốn FDI vào Việt Nam. Ảnh: Hoàng Hà.
Hiện Việt Nam đang chuẩn bị triển khai cơ chế thuế tối thiểu vào năm tới và VinaCapital dự báo khoảng 70 công ty ở Việt Nam có thể bị tăng thuế suất nếu cơ chế thuế mới được áp dụng.
Thực tế, thuế suất thấp không phải là yếu tố quan trọng nhất trong quyết định về địa điểm đầu tư cho nhà máy mới. Những yếu tố khác như ổn định chính trị, môi trường kinh doanh thuận lợi, lực lượng lao động và cơ sở hạ tầng đóng vai trò quan trọng hơn.
"Thuế suất tối thiểu toàn cầu khó có khả năng cản trở dòng vốn FDI của Việt Nam", ông Michael Kokalari nhấn mạnh.
Bởi thực tế các ưu đãi về thuế không phải là điểm thu hút chính để thành lập nhà máy ở Việt Nam. Hơn nữa, Việt Nam và các chính phủ khác trong khu vực sẽ tìm ra giải pháp thay thế để cơ bản cân bằng các nghĩa vụ về thuế.
Với các lý do trên, VinaCapital tin tưởng rằng Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến hàng đầu của vốn FDI, đặc biệt là từ các công ty đa quốc gia đang tìm cách sản xuất để xuất khẩu và tìm kiếm một cơ sở sản xuất thay thế và/hoặc bổ sung cho Trung Quốc trong tương lai gần.
Thủ tướng: Sẽ có ưu đãi, hỗ trợ ngoài thuế cho doanh nghiệp FDIThủ tướng nhấn mạnh Chính phủ đã và đang chỉ đạo khẩn trương rà soát, có các giải pháp thu hút đầu tư, hỗ trợ khác ngoài thuế cho doanh nghiệp FDI.
15:11 22/4/2023
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | |
Cua Cà Mau chế biến sẵn bán ở siêu thị Mỹ giá 1,3 triệu đồng/kg | Đây là lần đầu tiên cua Cà Mau chế biến sẵn được xuất khẩu chính ngạch sang Mỹ và bán trên kệ siêu thị, do Công ty CP Thương mại và Dịch vụ Vua Cua xuất khẩu bằng đường hàng không. | Trong lô hàng đợt đầu tiên, Vua Cua bán tại 200 điểm, chợ và siêu thị phục vụ cộng đồng người Việt và châu Á tại Mỹ. Được biết, lô hàng đầu tiên này nằm trong đơn hàng được đối tác tại Mỹ - CTWS Group - đặt với số lượng 21.000 con cua Cà Mau, tương đương 11 tấn.
Trao đổi với Tri Thức - Znews, bà Đoàn Thị Anh Thư, CEO Vua Cua, cho biết qua khảo sát thị trường tại Mỹ, công ty nhận thấy người tiêu dùng tại đây yêu thích cua Cà Mau. Tuy nhiên, những năm qua, thị trường này mới chỉ bán cua Cà Mau sống, hấp mà chưa có thương hiệu của doanh nghiệp Việt. Đây là lần đầu tiên cua Cà Mau mang thương hiệu Việt Nam xuất chính ngạch nằm trên kệ siêu thị Mỹ.
Theo bà Thư, để sản phẩm được xuất khẩu chính ngạch qua Mỹ, doanh nghiệp mất 2 năm nghiên cứu tìm ra hương vị, độ tươi phù hợp với thị trường bản địa và hoàn thiện về mặt pháp lý. "Hiện nguồn nguyên liệu cua Cà Mau tươi sống được chúng tôi nhập trực tiếp từ huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau", bà Thư cho biết thêm.
Cua Cà Mau chế biến sẵn được bày bán trong một siêu thị tại Mỹ. Ảnh: Vua Cua.
Theo chia sẻ của chủ doanh nghiệp, khó khăn lớn nhất khi xuất khẩu cua Cà Mau chế biến sẵn sang thị trường Mỹ là giá nguyên liệu trong nước thường không bình ổn mà biến động mạnh tùy thời điểm.
"Khó khăn này tạm thời được chúng tôi giải quyết khi đối tác của Vua Cua ở Mỹ là CTWS Group đã thấu hiểu và đồng hành trong giai đoạn đầu, cùng kết hợp để xây dựng một đầu ra sản phẩm ổn định, sau đó mới xử lý các vấn đề liên quan đến giá cả", bà Thư giải thích.
Khó khăn tiếp theo là bởi Mỹ là một thị trường khó tính. Để xuất được hàng theo đường chính ngạch, các nguyên liệu chế biến như nước sốt phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và được kiểm nghiệm vi sinh rất kỹ.
Nhưng khó khăn lớn nhất, theo bà, là rào cản khác nhau giữa người tiêu dùng Việt và người tiêu dùng tại Mỹ. "Hiện tôi đang định cư tại Mỹ, sẽ có điều kiện sâu sát thị trường nhiều hơn để tìm cách giúp sản phẩm tiếp cận với khách hàng Mỹ", CEO Vua Cua chia sẻ.
Doanh nghiệp này hiện hướng tới mục tiêu xây dựng sản phẩm chất lượng, giúp cho giá trị của hải sản cua Cà Mau và các loại gia vị Việt được nâng lên một mức giá khác.
"Vua Cua kỳ vọng là thương hiệu đầu tiên đưa món cua Cà Mau kết hợp nước sốt xuất khẩu sang quốc gia khác đạt đúng giá trị từ nguyên liệu, giá thành đến thương hiệu", CEO Vua Cua nhấn mạnh.
Ngoài ra, bà cũng kỳ vọng doanh nghiệp sẽ trở thành đơn vị đầu tiên thành công trong việc làm thương hiệu tại thị trường Mỹ chứ không riêng việc tập trung bán hàng hay kiếm doanh thu.
"Hiện nhu cầu tiêu thụ sản phẩm tại thị trường Mỹ khá tốt, bên công ty đang sản xuất không kịp", chủ doanh nghiệp này chia sẻ thêm.
Được biết, Vua Cua đang bán lẻ sản phẩm cua gạch và cua thịt với giá 25-27 USD/hộp 500 gram (tương đương 600.000-650.000 đồng) tùy từng tiểu bang tại Mỹ.
Đây là thương hiệu chuyên kinh doanh và phát triển các sản phẩm từ cua Cà Mau với chuỗi nhà hàng Vua Cua, Vua Cua Bike (kiosk), chuỗi Vua Bánh Canh. Trước khi xuất khẩu cua Cà Mau chế biến sẵn đông lạnh, Vua Cua đã xuất khẩu thành công các loại nước xốt sang Mỹ.
Tháng 6/2022, sản phẩm "cua Cà Mau" cũng đã được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý.
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Công ty hơn 31.000 lao động chốt thưởng Tết, tăng lương từ đầu 2024Tập đoàn chuyên sản xuất, gia công giày da ở Đồng Nai vừa thông báo thưởng Tết cho người lao động với mức cao nhất 1,5 tháng lương, đồng thời tăng lương từ đầu năm 2024.
13:00 17/12/2023
Vietnam Airlines thuê ướt 4 máy bay dịp Tết, sắp nhận 2 tàu bay BoeingVietnam Airlines sẽ nhận thêm 2 máy bay thân rộng hiện đại nhất của Boeing trong nửa đầu năm sau.
11:02 17/12/2023
VNDirect tăng sở hữu tại Bảo hiểm Bưu điệnSở hữu của VNDirect tại Tổng công ty CP Bảo hiểm Bưu điện đã tăng từ 13,2 triệu cổ phiếu lên 16,08 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 20%.
06:00 17/12/2023 | Cua Cà Mau chế biến sẵn bán ở siêu thị Mỹ giá 1,3 triệu đồng/kg
Đây là lần đầu tiên cua Cà Mau chế biến sẵn được xuất khẩu chính ngạch sang Mỹ và bán trên kệ siêu thị, do Công ty CP Thương mại và Dịch vụ Vua Cua xuất khẩu bằng đường hàng không.
Trong lô hàng đợt đầu tiên, Vua Cua bán tại 200 điểm, chợ và siêu thị phục vụ cộng đồng người Việt và châu Á tại Mỹ. Được biết, lô hàng đầu tiên này nằm trong đơn hàng được đối tác tại Mỹ - CTWS Group - đặt với số lượng 21.000 con cua Cà Mau, tương đương 11 tấn.
Trao đổi với Tri Thức - Znews, bà Đoàn Thị Anh Thư, CEO Vua Cua, cho biết qua khảo sát thị trường tại Mỹ, công ty nhận thấy người tiêu dùng tại đây yêu thích cua Cà Mau. Tuy nhiên, những năm qua, thị trường này mới chỉ bán cua Cà Mau sống, hấp mà chưa có thương hiệu của doanh nghiệp Việt. Đây là lần đầu tiên cua Cà Mau mang thương hiệu Việt Nam xuất chính ngạch nằm trên kệ siêu thị Mỹ.
Theo bà Thư, để sản phẩm được xuất khẩu chính ngạch qua Mỹ, doanh nghiệp mất 2 năm nghiên cứu tìm ra hương vị, độ tươi phù hợp với thị trường bản địa và hoàn thiện về mặt pháp lý. "Hiện nguồn nguyên liệu cua Cà Mau tươi sống được chúng tôi nhập trực tiếp từ huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau", bà Thư cho biết thêm.
Cua Cà Mau chế biến sẵn được bày bán trong một siêu thị tại Mỹ. Ảnh: Vua Cua.
Theo chia sẻ của chủ doanh nghiệp, khó khăn lớn nhất khi xuất khẩu cua Cà Mau chế biến sẵn sang thị trường Mỹ là giá nguyên liệu trong nước thường không bình ổn mà biến động mạnh tùy thời điểm.
"Khó khăn này tạm thời được chúng tôi giải quyết khi đối tác của Vua Cua ở Mỹ là CTWS Group đã thấu hiểu và đồng hành trong giai đoạn đầu, cùng kết hợp để xây dựng một đầu ra sản phẩm ổn định, sau đó mới xử lý các vấn đề liên quan đến giá cả", bà Thư giải thích.
Khó khăn tiếp theo là bởi Mỹ là một thị trường khó tính. Để xuất được hàng theo đường chính ngạch, các nguyên liệu chế biến như nước sốt phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và được kiểm nghiệm vi sinh rất kỹ.
Nhưng khó khăn lớn nhất, theo bà, là rào cản khác nhau giữa người tiêu dùng Việt và người tiêu dùng tại Mỹ. "Hiện tôi đang định cư tại Mỹ, sẽ có điều kiện sâu sát thị trường nhiều hơn để tìm cách giúp sản phẩm tiếp cận với khách hàng Mỹ", CEO Vua Cua chia sẻ.
Doanh nghiệp này hiện hướng tới mục tiêu xây dựng sản phẩm chất lượng, giúp cho giá trị của hải sản cua Cà Mau và các loại gia vị Việt được nâng lên một mức giá khác.
"Vua Cua kỳ vọng là thương hiệu đầu tiên đưa món cua Cà Mau kết hợp nước sốt xuất khẩu sang quốc gia khác đạt đúng giá trị từ nguyên liệu, giá thành đến thương hiệu", CEO Vua Cua nhấn mạnh.
Ngoài ra, bà cũng kỳ vọng doanh nghiệp sẽ trở thành đơn vị đầu tiên thành công trong việc làm thương hiệu tại thị trường Mỹ chứ không riêng việc tập trung bán hàng hay kiếm doanh thu.
"Hiện nhu cầu tiêu thụ sản phẩm tại thị trường Mỹ khá tốt, bên công ty đang sản xuất không kịp", chủ doanh nghiệp này chia sẻ thêm.
Được biết, Vua Cua đang bán lẻ sản phẩm cua gạch và cua thịt với giá 25-27 USD/hộp 500 gram (tương đương 600.000-650.000 đồng) tùy từng tiểu bang tại Mỹ.
Đây là thương hiệu chuyên kinh doanh và phát triển các sản phẩm từ cua Cà Mau với chuỗi nhà hàng Vua Cua, Vua Cua Bike (kiosk), chuỗi Vua Bánh Canh. Trước khi xuất khẩu cua Cà Mau chế biến sẵn đông lạnh, Vua Cua đã xuất khẩu thành công các loại nước xốt sang Mỹ.
Tháng 6/2022, sản phẩm "cua Cà Mau" cũng đã được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý.
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Công ty hơn 31.000 lao động chốt thưởng Tết, tăng lương từ đầu 2024Tập đoàn chuyên sản xuất, gia công giày da ở Đồng Nai vừa thông báo thưởng Tết cho người lao động với mức cao nhất 1,5 tháng lương, đồng thời tăng lương từ đầu năm 2024.
13:00 17/12/2023
Vietnam Airlines thuê ướt 4 máy bay dịp Tết, sắp nhận 2 tàu bay BoeingVietnam Airlines sẽ nhận thêm 2 máy bay thân rộng hiện đại nhất của Boeing trong nửa đầu năm sau.
11:02 17/12/2023
VNDirect tăng sở hữu tại Bảo hiểm Bưu điệnSở hữu của VNDirect tại Tổng công ty CP Bảo hiểm Bưu điện đã tăng từ 13,2 triệu cổ phiếu lên 16,08 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 20%.
06:00 17/12/2023 | |
Hãng taxi bị Saigontourist khởi kiện làm ăn ra sao | Hoạt động kinh doanh của Công ty CP Vận chuyển Saigontourist đã gặp nhiều khó khăn từ trước, nên hiện tại hãng chỉ đang cố gắng cầm cự và duy trì bộ máy kinh doanh. | Gần đây, Saigontourist taxi thuộc Công ty CP Vận chuyển Sài Gòn Tourist (STT) là một trong 2 hãng taxi bị tạm dừng kinh doanh hoạt động vận tải tại sân bay Tân Sơn Nhất do tài xế gian lận, tăng giá cước gấp 10 lần.
Công ty này cũng bị Tổng công ty Du lịch Sài Gòn - TNHH MTV - Saigontourist kiện vì sử dụng nhãn hiệu Saigontourist.
Thực tế, trước khi vướng vào vụ kiện với Saigontourist, hoạt động kinh doanh của hãng taxi này đã gặp nhiều khó khăn.
Theo tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 mới công bố, trong năm 2022, STT chỉ ghi nhận doanh thu đạt 31,7 tỷ đồng và lỗ ròng sau thuế hơn 381 triệu đồng. Dù đã giảm lỗ đáng kể so với mức 10 tỷ đồng của năm 2021 liền trước, kết quả kinh doanh kể trên của STT vẫn không hoàn thành kế hoạch đặt ra từ đầu năm là có lãi 372 triệu đồng.
Với khoản lỗ ròng trong năm gần nhất, khoản lỗ lũy kế trên bảng cân đối kế toán của STT đã lên tới hơn 107 tỷ đồng.
KẾT QUẢ KINH DOANH HÀNG NĂM CỦA STT Nhãn2014201520162017201820192020202120222023 Kế hoạch Doanh thu Tỷ đồng 79.35850303135.324.615.731.740.9 Lợi nhuận sau thuế 1.16-20.1-5.2-20-4-13.3-3.6-10.3-0.380.59
Theo lý giải của STT, hoạt động của HĐQT gặp phải sự cản trở, bất hợp tác từ một số thành viên dẫn đến việc không thể thông qua các kế hoạch kinh doanh. Đội ngũ lãnh đạo hiện tại chỉ đang cố gắng cầm cự và duy trì bộ máy kinh doanh.
Ngoài ra, hãng taxi này cũng gặp khó khăn trong việc thu hồi công nợ, các khoản nợ nghiêm trọng do ban lãnh đạo trước để lại vào khoảng 64 tỷ đồng.
Liên quan hoạt động kinh doanh, công ty đang phải gánh khoản phạt tiền thuế 7,28 tỷ đồng do những vi phạm từ giai đoạn 2007-2012. Cùng với số tiền bị phạt, tiền truy thu và tiền chậm nộp cho thuế TNCN là hơn 800 triệu đồng.
Với hiệu quả kinh doanh không mấy khả quan nhiều năm gần đây, cùng việc chưa thể ổn định hoạt động, trong năm nay, STT đặt mục tiêu doanh thu hơn 40,9 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế chỉ khiêm tốn ở mức 594 triệu đồng.
"Dù các hoạt động kinh doanh đã có những kết quả nhất định nhưng công ty vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn do thiếu thốn về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giảng dạy. Hiện trạng công ty mẹ không có khả năng đầu tư nên tương lai khó có thể cạnh tranh được với các đối tác khác", ông Ryotara Ohtake, Chủ tịch HĐQT STT, nêu trong tài liệu họp cổ đông.
Để khôi phục hoạt động kinh doanh, STT dự kiến trình cổ đông thông qua phương án chào bán cổ phần tăng vốn điều lệ để huy động thêm 10 tỷ đồng.
Saigontourist khởi kiện hãng taxi sử dụng nhãn hiệu SaigontouristSaigontourist taxi thuộc Công ty cổ phần vận chuyển Saigontourist là một trong 2 hãng taxi bị tạm dừng kinh doanh hoạt động vận tải tại sân bay Tân Sơn Nhất.
10:08 22/6/2023
Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế | Hãng taxi bị Saigontourist khởi kiện làm ăn ra sao
Hoạt động kinh doanh của Công ty CP Vận chuyển Saigontourist đã gặp nhiều khó khăn từ trước, nên hiện tại hãng chỉ đang cố gắng cầm cự và duy trì bộ máy kinh doanh.
Gần đây, Saigontourist taxi thuộc Công ty CP Vận chuyển Sài Gòn Tourist (STT) là một trong 2 hãng taxi bị tạm dừng kinh doanh hoạt động vận tải tại sân bay Tân Sơn Nhất do tài xế gian lận, tăng giá cước gấp 10 lần.
Công ty này cũng bị Tổng công ty Du lịch Sài Gòn - TNHH MTV - Saigontourist kiện vì sử dụng nhãn hiệu Saigontourist.
Thực tế, trước khi vướng vào vụ kiện với Saigontourist, hoạt động kinh doanh của hãng taxi này đã gặp nhiều khó khăn.
Theo tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 mới công bố, trong năm 2022, STT chỉ ghi nhận doanh thu đạt 31,7 tỷ đồng và lỗ ròng sau thuế hơn 381 triệu đồng. Dù đã giảm lỗ đáng kể so với mức 10 tỷ đồng của năm 2021 liền trước, kết quả kinh doanh kể trên của STT vẫn không hoàn thành kế hoạch đặt ra từ đầu năm là có lãi 372 triệu đồng.
Với khoản lỗ ròng trong năm gần nhất, khoản lỗ lũy kế trên bảng cân đối kế toán của STT đã lên tới hơn 107 tỷ đồng.
KẾT QUẢ KINH DOANH HÀNG NĂM CỦA STT Nhãn2014201520162017201820192020202120222023 Kế hoạch Doanh thu Tỷ đồng 79.35850303135.324.615.731.740.9 Lợi nhuận sau thuế 1.16-20.1-5.2-20-4-13.3-3.6-10.3-0.380.59
Theo lý giải của STT, hoạt động của HĐQT gặp phải sự cản trở, bất hợp tác từ một số thành viên dẫn đến việc không thể thông qua các kế hoạch kinh doanh. Đội ngũ lãnh đạo hiện tại chỉ đang cố gắng cầm cự và duy trì bộ máy kinh doanh.
Ngoài ra, hãng taxi này cũng gặp khó khăn trong việc thu hồi công nợ, các khoản nợ nghiêm trọng do ban lãnh đạo trước để lại vào khoảng 64 tỷ đồng.
Liên quan hoạt động kinh doanh, công ty đang phải gánh khoản phạt tiền thuế 7,28 tỷ đồng do những vi phạm từ giai đoạn 2007-2012. Cùng với số tiền bị phạt, tiền truy thu và tiền chậm nộp cho thuế TNCN là hơn 800 triệu đồng.
Với hiệu quả kinh doanh không mấy khả quan nhiều năm gần đây, cùng việc chưa thể ổn định hoạt động, trong năm nay, STT đặt mục tiêu doanh thu hơn 40,9 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế chỉ khiêm tốn ở mức 594 triệu đồng.
"Dù các hoạt động kinh doanh đã có những kết quả nhất định nhưng công ty vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn do thiếu thốn về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giảng dạy. Hiện trạng công ty mẹ không có khả năng đầu tư nên tương lai khó có thể cạnh tranh được với các đối tác khác", ông Ryotara Ohtake, Chủ tịch HĐQT STT, nêu trong tài liệu họp cổ đông.
Để khôi phục hoạt động kinh doanh, STT dự kiến trình cổ đông thông qua phương án chào bán cổ phần tăng vốn điều lệ để huy động thêm 10 tỷ đồng.
Saigontourist khởi kiện hãng taxi sử dụng nhãn hiệu SaigontouristSaigontourist taxi thuộc Công ty cổ phần vận chuyển Saigontourist là một trong 2 hãng taxi bị tạm dừng kinh doanh hoạt động vận tải tại sân bay Tân Sơn Nhất.
10:08 22/6/2023
Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế | |
NamABank nộp hồ sơ niêm yết trên HoSE | Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM cho biết đã nhận được hồ sơ niêm yết cổ phiếu của Ngân hàng Nam Á (NamABank) với số lượng 846,4 triệu cổ phiếu, tương ứng 8.464 tỷ đồng vốn điều lệ. | Ngân hàng TMCP Nam Á (NamABank - UPcoM: NAB) cho biết đã nhận được thông báo của Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) về việc tiếp nhận nhận hồ sơ đăng ký niêm yết của ngân hàng.
Được biết, HoSE nhận hồ sơ đăng ký niêm yết của Nam A Bank vào ngày 9/5. Nhà băng này dự kiến đăng ký niêm yết hơn 846,4 triệu cổ phiếu trên HoSE với mã chứng khoán NAB. Trong đó, Công ty CP Chứng khoán SBS là tổ chức tư vấn đăng ký niêm yết. Báo cáo tài chính 2022 của Nam A Bank được Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam kiểm toán.
Được biết, cổ phiếu NAB của NamABank đã giao dịch trên thị trường UPCoM từ ngày 9/10/2020. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 12/5, giá cổ phiếu NAB của nhà băng này tạm dừng ở mức 11.200 đồng/cổ phiếu, tăng 10% so với cuối tháng 4, tương đương vốn hóa ở mức 9.226 tỷ đồng.
Trước đó, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023, ban lãnh đạo NamABank đã tiếp tục được cổ đông ngân hàng thông qua kế hoạch đăng ký niêm yết toàn bộ cổ phiếu đang lưu hành lên sàn HNX hoặc HoSE tùy điều kiện của thị trường.
Kế hoạch niêm yết cổ phiếu đã được ĐHĐCĐ thông qua năm 2022 nhưng sau đó bị hoãn lại nhằm đảm bảo quyền lợi cổ đông trong bối cảnh môi trường vĩ mô không thuận lợi, thị trường chứng khoán diễn biến khó lường.
Về kế hoạch kinh doanh năm nay, NamABank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 2.600 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 205.000 tỷ đồng (+15,4%), huy động vốn tăng 12,8%, dư nợ cho vay tăng 10,4% so với năm 2022.
Cùng với đó, ngân hàng đã có kế hoạch mở rộng mạng lưới, thị phần kinh doanh đa quốc gia, thành lập ngân hàng 100% vốn của NamABank hoặc chi nhánh ngân hàng tại nước ngoài (dự kiến là khu vực châu Á).
Trong tháng 4 vừa qua, NamABank cũng công bố kết quả kinh doanh quý I năm nay với việc hoàn thành gần 30% kế hoạch lợi nhuận năm, tương đương thu về 763 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước.
So với đầu năm, tổng tài sản của NamABank đến cuối tháng 3 đã đạt hơn 194.000 tỷ đồng (+9%); số dư cho vay khách hàng tăng 7%, đạt hơn 128.000 tỷ đồng và tiền gửi khách hàng tăng 10%, đạt hơn 137.000 tỷ đồng.
Về quy mô kinh doanh, dự kiến trong năm nay, NamABank sẽ khai trương 23 chi nhánh và phòng giao dịch mới. Hiện nhà băng này đã khai trương hơn 10 điểm giao dịch, nâng tổng số phòng giao dịch và chi nhánh lên hơn 120 điểm.
Nam A Bank đặt mục tiêu lên sàn HNX hoặc HOSE, mở rộng ra châu ÁSáng 17/3, Nam A Bank tổ chức thành công đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên, đồng thuận thông qua nhiều quyết sách quan trọng về kế hoạch kinh doanh năm 2023.
18:00 17/3/2023
Đại hội đồng cổ đông bất thường Nam A Bank kiện toàn công tác nhân sựTại đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2022, Nam A Bank tiến hành kiện toàn công tác nhân sự Hội đồng Quản trị và Ban kiểm soát nhiệm kỳ VIII (2021-2026).
20:00 9/12/2022
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | NamABank nộp hồ sơ niêm yết trên HoSE
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM cho biết đã nhận được hồ sơ niêm yết cổ phiếu của Ngân hàng Nam Á (NamABank) với số lượng 846,4 triệu cổ phiếu, tương ứng 8.464 tỷ đồng vốn điều lệ.
Ngân hàng TMCP Nam Á (NamABank - UPcoM: NAB) cho biết đã nhận được thông báo của Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) về việc tiếp nhận nhận hồ sơ đăng ký niêm yết của ngân hàng.
Được biết, HoSE nhận hồ sơ đăng ký niêm yết của Nam A Bank vào ngày 9/5. Nhà băng này dự kiến đăng ký niêm yết hơn 846,4 triệu cổ phiếu trên HoSE với mã chứng khoán NAB. Trong đó, Công ty CP Chứng khoán SBS là tổ chức tư vấn đăng ký niêm yết. Báo cáo tài chính 2022 của Nam A Bank được Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam kiểm toán.
Được biết, cổ phiếu NAB của NamABank đã giao dịch trên thị trường UPCoM từ ngày 9/10/2020. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 12/5, giá cổ phiếu NAB của nhà băng này tạm dừng ở mức 11.200 đồng/cổ phiếu, tăng 10% so với cuối tháng 4, tương đương vốn hóa ở mức 9.226 tỷ đồng.
Trước đó, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023, ban lãnh đạo NamABank đã tiếp tục được cổ đông ngân hàng thông qua kế hoạch đăng ký niêm yết toàn bộ cổ phiếu đang lưu hành lên sàn HNX hoặc HoSE tùy điều kiện của thị trường.
Kế hoạch niêm yết cổ phiếu đã được ĐHĐCĐ thông qua năm 2022 nhưng sau đó bị hoãn lại nhằm đảm bảo quyền lợi cổ đông trong bối cảnh môi trường vĩ mô không thuận lợi, thị trường chứng khoán diễn biến khó lường.
Về kế hoạch kinh doanh năm nay, NamABank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 2.600 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 205.000 tỷ đồng (+15,4%), huy động vốn tăng 12,8%, dư nợ cho vay tăng 10,4% so với năm 2022.
Cùng với đó, ngân hàng đã có kế hoạch mở rộng mạng lưới, thị phần kinh doanh đa quốc gia, thành lập ngân hàng 100% vốn của NamABank hoặc chi nhánh ngân hàng tại nước ngoài (dự kiến là khu vực châu Á).
Trong tháng 4 vừa qua, NamABank cũng công bố kết quả kinh doanh quý I năm nay với việc hoàn thành gần 30% kế hoạch lợi nhuận năm, tương đương thu về 763 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước.
So với đầu năm, tổng tài sản của NamABank đến cuối tháng 3 đã đạt hơn 194.000 tỷ đồng (+9%); số dư cho vay khách hàng tăng 7%, đạt hơn 128.000 tỷ đồng và tiền gửi khách hàng tăng 10%, đạt hơn 137.000 tỷ đồng.
Về quy mô kinh doanh, dự kiến trong năm nay, NamABank sẽ khai trương 23 chi nhánh và phòng giao dịch mới. Hiện nhà băng này đã khai trương hơn 10 điểm giao dịch, nâng tổng số phòng giao dịch và chi nhánh lên hơn 120 điểm.
Nam A Bank đặt mục tiêu lên sàn HNX hoặc HOSE, mở rộng ra châu ÁSáng 17/3, Nam A Bank tổ chức thành công đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên, đồng thuận thông qua nhiều quyết sách quan trọng về kế hoạch kinh doanh năm 2023.
18:00 17/3/2023
Đại hội đồng cổ đông bất thường Nam A Bank kiện toàn công tác nhân sựTại đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2022, Nam A Bank tiến hành kiện toàn công tác nhân sự Hội đồng Quản trị và Ban kiểm soát nhiệm kỳ VIII (2021-2026).
20:00 9/12/2022
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | |
Doanh số bán tôm của Sao Ta cao nhất từ đầu năm | Lãnh đạo công ty xuất khẩu tôm này nhận thấy đã có sự chuyển động tích cực từ tháng 6 và kỳ vọng doanh thu xuất khẩu tiếp tục tăng tốc trong nửa cuối năm. | Công ty Thực phẩm Sao Ta (FMC) vừa công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm với doanh số tiêu thụ đạt 86,7 triệu USD (2.050 tỷ đồng), giảm 20% so với nửa đầu năm 2022.
Như vậy, tính riêng tháng 6, doanh số tiêu thụ ở mức 18,6 triệu USD (440 tỷ đồng) xấp xỉ so với cùng kỳ và là tháng có doanh số cao nhất từ đầu năm đến nay.
"Đây là điểm sáng của tháng 6 và cũng là khởi đầu giai đoạn tăng tốc về sau", Chủ tịch HĐQT Sao Ta, ông Hồ Quốc Lực nói về việc doanh số tiêu thụ cải thiện mạnh trong tháng 6.
Nhà sản xuất và chế biến thủy sản này đang thả nuôi tôm khu mới (Vinafarm), việc thả nuôi dự kiến hoàn tất trong tháng 7 cho cả khu mới lẫn vụ 2 cho khu cũ (Tanafarm). Song lãnh đạo Sao Ta cho biết việc thả nuôi khu mới có chậm so kế hoạch do thiếu nguồn tôm giống sạch bệnh.
Hoạt động chế biến tôm tại Fimex. Ảnh: FMC.
Người đứng đầu Sao Ta cho biết mức sụt giảm xuất khẩu tôm đã giảm dần qua các tháng và vừa có sự chuyển động đi lên đáng kể trong tháng 6.
Tháng 5 và đến trung tuần tháng 6, công ty thủy sản này có nhiều đoàn khách hàng tới làm việc để nắm rõ thông tin thị trường chung, qua đó có các đơn hàng khá ổn, dù giá cả chưa cải thiện nhiều.
Nếu doanh số 5 tháng đầu năm ghi nhận mức sụt giảm đến 30% thì lũy kế 6 tháng mức giảm đã thu hẹp chỉ còn 20% và kỳ vọng giảm dần ở quý III.
Về cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu, Sao Ta cho biết tôm từ Ecuador hàng tháng thu hoạch khoảng trăm nghìn tấn, trên đà chiếm lĩnh thị trường Mỹ và EU ở khúc thị phần sản phẩm chế biến trung bình khá, giá bán vào Trung Quốc cũng thuộc phân khúc rẻ nhất.
Trong khi tôm Việt Nam vẫn bám vào lợi thế ở phân khúc thị phần sản phẩm chế biến sâu ở các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc. Riêng xuất khẩu vào Nhật Bản gặp nhiều khó khăn hơn cả do đồng yen Nhật sụt mạnh.
Theo số liệu từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản (VASEP), xuất khẩu tôm của Việt Nam ước đạt 341 triệu USD trong tháng 6, giảm 18% so với cùng kỳ. Lũy kế nửa đầu năm, xuất khẩu tôm cả nước đạt gần 1,6 tỷ USD, thấp hơn 31% so với nửa đầu năm 2022.
VASEP cho rằng các thị trường nhập khẩu chính của thủy sản như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản đang bị chi phối bởi 2 yếu tố chính là lạm phát và tồn kho. Trong đó lượng tồn kho đang được giải tỏa dần ở các thị trường, nhu cầu dự báo sẽ tăng trở lại trong nửa cuối năm.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | Doanh số bán tôm của Sao Ta cao nhất từ đầu năm
Lãnh đạo công ty xuất khẩu tôm này nhận thấy đã có sự chuyển động tích cực từ tháng 6 và kỳ vọng doanh thu xuất khẩu tiếp tục tăng tốc trong nửa cuối năm.
Công ty Thực phẩm Sao Ta (FMC) vừa công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm với doanh số tiêu thụ đạt 86,7 triệu USD (2.050 tỷ đồng), giảm 20% so với nửa đầu năm 2022.
Như vậy, tính riêng tháng 6, doanh số tiêu thụ ở mức 18,6 triệu USD (440 tỷ đồng) xấp xỉ so với cùng kỳ và là tháng có doanh số cao nhất từ đầu năm đến nay.
"Đây là điểm sáng của tháng 6 và cũng là khởi đầu giai đoạn tăng tốc về sau", Chủ tịch HĐQT Sao Ta, ông Hồ Quốc Lực nói về việc doanh số tiêu thụ cải thiện mạnh trong tháng 6.
Nhà sản xuất và chế biến thủy sản này đang thả nuôi tôm khu mới (Vinafarm), việc thả nuôi dự kiến hoàn tất trong tháng 7 cho cả khu mới lẫn vụ 2 cho khu cũ (Tanafarm). Song lãnh đạo Sao Ta cho biết việc thả nuôi khu mới có chậm so kế hoạch do thiếu nguồn tôm giống sạch bệnh.
Hoạt động chế biến tôm tại Fimex. Ảnh: FMC.
Người đứng đầu Sao Ta cho biết mức sụt giảm xuất khẩu tôm đã giảm dần qua các tháng và vừa có sự chuyển động đi lên đáng kể trong tháng 6.
Tháng 5 và đến trung tuần tháng 6, công ty thủy sản này có nhiều đoàn khách hàng tới làm việc để nắm rõ thông tin thị trường chung, qua đó có các đơn hàng khá ổn, dù giá cả chưa cải thiện nhiều.
Nếu doanh số 5 tháng đầu năm ghi nhận mức sụt giảm đến 30% thì lũy kế 6 tháng mức giảm đã thu hẹp chỉ còn 20% và kỳ vọng giảm dần ở quý III.
Về cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu, Sao Ta cho biết tôm từ Ecuador hàng tháng thu hoạch khoảng trăm nghìn tấn, trên đà chiếm lĩnh thị trường Mỹ và EU ở khúc thị phần sản phẩm chế biến trung bình khá, giá bán vào Trung Quốc cũng thuộc phân khúc rẻ nhất.
Trong khi tôm Việt Nam vẫn bám vào lợi thế ở phân khúc thị phần sản phẩm chế biến sâu ở các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc. Riêng xuất khẩu vào Nhật Bản gặp nhiều khó khăn hơn cả do đồng yen Nhật sụt mạnh.
Theo số liệu từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản (VASEP), xuất khẩu tôm của Việt Nam ước đạt 341 triệu USD trong tháng 6, giảm 18% so với cùng kỳ. Lũy kế nửa đầu năm, xuất khẩu tôm cả nước đạt gần 1,6 tỷ USD, thấp hơn 31% so với nửa đầu năm 2022.
VASEP cho rằng các thị trường nhập khẩu chính của thủy sản như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản đang bị chi phối bởi 2 yếu tố chính là lạm phát và tồn kho. Trong đó lượng tồn kho đang được giải tỏa dần ở các thị trường, nhu cầu dự báo sẽ tăng trở lại trong nửa cuối năm.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | |
Giá Bitcoin xuyên thủng ngưỡng quan trọng | Giá Bitcoin vừa vọt lên mức cao nhất hơn 2 tháng. Việc BlackRock nhảy vào cuộc chơi đã xóa đi lo ngại về các rắc rối pháp lý với đồng tiền điện tử này. | Theo dữ liệu của CoinMarketCap, Bitcoin đã được giao dịch trên ngưỡng 30.000 USD/BTC trong phần lớn một ngày qua. Tính đến 22h30, giá của đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới điều chỉnh nhẹ xuống 29.740 USD/BTC, nhưng vẫn ở vùng cao nhất hơn 2 tháng.
"Thế giới tiền mã hóa vẫn còn sống. Giá Bitcoin đã tăng mạnh sau khi các gã khổng lồ tài chính cho thấy sự cam kết với loại tài sản này", ông Craig Erlam - chuyên gia tài chính cấp cao có trụ sở ở London - nhận định với Tri thức Trực tuyến.
"Đà tăng trưởng bắt đầu từ việc BlackRock - quỹ quản lý tài sản lớn nhất thế giới - nộp đơn đăng ký ETF (quỹ giao dịch hoán đổi) Bitcoin giao ngay. Và bây giờ, tất cả đang làm theo", ông nhận định.
"Ai còn cần phải chờ đợi quy định trở nên rõ ràng hơn, nếu BlackRock đã vào cuộc", ông Erlam nhận xét. Trên thực tế, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) phản đối việc mở một quỹ ETF giao ngay với Bitcoin. Nhưng nỗ lực của BlackRock mang theo sức nặng của công ty quản lý tài sản lớn nhất thế giới.
"Các nhà đầu tư phán đoán rằng BlackRock đã biết trước được điều gì đó", ông Erlam nhận xét. Tuy nhiên, vị chuyên gia chỉ ra rằng để giá Bitcoin neo trên ngưỡng 30.000 USD/BTC trong thời gian dài hơn, giới đầu tư cần tín hiệu tích cực từ phía SEC.
Bitcoin được giao dịch trên ngưỡng 30.000 USD/BTC. Ảnh: CoinMarketCap.
"Thị trường phục hồi nhờ nhu cầu của các nhà đầu tư tổ chức. Thông báo của BlackRock về quỹ ETF Bitcoin giao ngay, cùng với sự ra đời của sàn EDX Markets, đã thúc đẩy giá Bitcoin. Giới đầu tư hy vọng rằng những tổ chức lâu năm sẽ tạo chiều sâu cho thị trường tiền mã hóa", Bloomberg dẫn lời của ông Hayden Hughes - đồng sáng lập nền tảng giao dịch xã hội Alpha Impact.
Thị trường tiền mã hóa khởi sắc nhờ sự xuất hiện của sàn giao dịch tài sản kỹ thuật số EDX Markets - được rót vốn bởi Citadel Securities, Fidelity Digital Assets và Charles Schwab Corp.
Quỹ ETF Bitcoin giao ngay của WisdomTree từng bị từ chối, nhưng công ty này đang tìm kiếm một cơ hội khác. Trong khi đó, BlackRock đã nộp hồ sơ từ ngày 15/6.
Dù vậy, các thị trường tiền mã hóa vẫn không miễn nhiễm với những sức ép kinh tế vĩ mô. Mới đây, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đã bất ngờ tăng lãi suất điều hành 0,5 điểm phần trăm. Trước đó, đa phần nhà đầu tư tin rằng cơ quan này chỉ nâng 0,25 điểm phần trăm trong cuộc họp tháng 6.
BoE buộc phải tăng tốc độ nâng lãi suất sau báo cáo CPI (chỉ số giá tiêu dùng) mới nhất. Theo báo cáo được Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh (ONS) công bố, trong tháng 5, lạm phát ở Anh cao hơn dự kiến với CPI tăng 8,7% so với một năm trước đó. Các chuyên gia kinh tế được Reuters khảo sát tin rằng con số này chỉ 8,4%.
Để giá Bitcoin neo trên ngưỡng 30.000 USD/BTC trong thời gian dài hơn, giới đầu tư cần tín hiệu tích cực từ phía SEC Chuyên gia tài chính Craig Erlam
Trong khi đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng báo hiệu sẽ tăng lãi suất thêm hai lần nữa trong năm nay, mỗi lần 0,25 điểm phần trăm.
Một tuần sau cuộc họp chính sách của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) - cơ quan hoạch định chính sách của Fed - Chủ tịch Jerome Powell chỉ ra việc giữ nguyên lãi suất chỉ là quãng thời gian tạm nghỉ ngắn ngủi, chứ không phải dấu hiệu cho thấy ngân hàng trung ương đã dừng tăng lãi suất.
Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Châu Âu đã khẳng định việc tiếp tục nâng lãi suất điều hành thêm 0,25 điểm phần trăm là "rất có khả năng".
Dù đã tăng trở lại, giá Bitcoin vẫn giảm mạnh so với mức kỷ lục gần 69.000 USD/BTC hồi cuối năm 2021. Năm ngoái, gần 1.500 tỷ USD đã bốc hơi khỏi thị trường tiền mã hóa sau các đợt tăng lãi suất dồn dập của Fed.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Anh bất ngờ tăng lãi suất mạnh tayCơ quan hoạch định chính sách của ngân hàng trung ương Anh bất ngờ tăng lãi suất 0,5 điểm phần trăm, dù trước đó, thị trường nghiêng về khả năng nâng 0,25 điểm phần trăm.
20:09 22/6/2023
Nghịch lý trong tham vọng giảm phụ thuộc vào USD của Trung QuốcNgân hàng do Trung Quốc và các nước BRICS thành lập từng được cho là sẽ định hình lại hệ thống tài chính toàn cầu. Nhưng giờ, nhà băng này đang có thể trở thành ngân hàng xác sống.
05:00 20/6/2023 | Giá Bitcoin xuyên thủng ngưỡng quan trọng
Giá Bitcoin vừa vọt lên mức cao nhất hơn 2 tháng. Việc BlackRock nhảy vào cuộc chơi đã xóa đi lo ngại về các rắc rối pháp lý với đồng tiền điện tử này.
Theo dữ liệu của CoinMarketCap, Bitcoin đã được giao dịch trên ngưỡng 30.000 USD/BTC trong phần lớn một ngày qua. Tính đến 22h30, giá của đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới điều chỉnh nhẹ xuống 29.740 USD/BTC, nhưng vẫn ở vùng cao nhất hơn 2 tháng.
"Thế giới tiền mã hóa vẫn còn sống. Giá Bitcoin đã tăng mạnh sau khi các gã khổng lồ tài chính cho thấy sự cam kết với loại tài sản này", ông Craig Erlam - chuyên gia tài chính cấp cao có trụ sở ở London - nhận định với Tri thức Trực tuyến.
"Đà tăng trưởng bắt đầu từ việc BlackRock - quỹ quản lý tài sản lớn nhất thế giới - nộp đơn đăng ký ETF (quỹ giao dịch hoán đổi) Bitcoin giao ngay. Và bây giờ, tất cả đang làm theo", ông nhận định.
"Ai còn cần phải chờ đợi quy định trở nên rõ ràng hơn, nếu BlackRock đã vào cuộc", ông Erlam nhận xét. Trên thực tế, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) phản đối việc mở một quỹ ETF giao ngay với Bitcoin. Nhưng nỗ lực của BlackRock mang theo sức nặng của công ty quản lý tài sản lớn nhất thế giới.
"Các nhà đầu tư phán đoán rằng BlackRock đã biết trước được điều gì đó", ông Erlam nhận xét. Tuy nhiên, vị chuyên gia chỉ ra rằng để giá Bitcoin neo trên ngưỡng 30.000 USD/BTC trong thời gian dài hơn, giới đầu tư cần tín hiệu tích cực từ phía SEC.
Bitcoin được giao dịch trên ngưỡng 30.000 USD/BTC. Ảnh: CoinMarketCap.
"Thị trường phục hồi nhờ nhu cầu của các nhà đầu tư tổ chức. Thông báo của BlackRock về quỹ ETF Bitcoin giao ngay, cùng với sự ra đời của sàn EDX Markets, đã thúc đẩy giá Bitcoin. Giới đầu tư hy vọng rằng những tổ chức lâu năm sẽ tạo chiều sâu cho thị trường tiền mã hóa", Bloomberg dẫn lời của ông Hayden Hughes - đồng sáng lập nền tảng giao dịch xã hội Alpha Impact.
Thị trường tiền mã hóa khởi sắc nhờ sự xuất hiện của sàn giao dịch tài sản kỹ thuật số EDX Markets - được rót vốn bởi Citadel Securities, Fidelity Digital Assets và Charles Schwab Corp.
Quỹ ETF Bitcoin giao ngay của WisdomTree từng bị từ chối, nhưng công ty này đang tìm kiếm một cơ hội khác. Trong khi đó, BlackRock đã nộp hồ sơ từ ngày 15/6.
Dù vậy, các thị trường tiền mã hóa vẫn không miễn nhiễm với những sức ép kinh tế vĩ mô. Mới đây, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đã bất ngờ tăng lãi suất điều hành 0,5 điểm phần trăm. Trước đó, đa phần nhà đầu tư tin rằng cơ quan này chỉ nâng 0,25 điểm phần trăm trong cuộc họp tháng 6.
BoE buộc phải tăng tốc độ nâng lãi suất sau báo cáo CPI (chỉ số giá tiêu dùng) mới nhất. Theo báo cáo được Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh (ONS) công bố, trong tháng 5, lạm phát ở Anh cao hơn dự kiến với CPI tăng 8,7% so với một năm trước đó. Các chuyên gia kinh tế được Reuters khảo sát tin rằng con số này chỉ 8,4%.
Để giá Bitcoin neo trên ngưỡng 30.000 USD/BTC trong thời gian dài hơn, giới đầu tư cần tín hiệu tích cực từ phía SEC Chuyên gia tài chính Craig Erlam
Trong khi đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng báo hiệu sẽ tăng lãi suất thêm hai lần nữa trong năm nay, mỗi lần 0,25 điểm phần trăm.
Một tuần sau cuộc họp chính sách của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) - cơ quan hoạch định chính sách của Fed - Chủ tịch Jerome Powell chỉ ra việc giữ nguyên lãi suất chỉ là quãng thời gian tạm nghỉ ngắn ngủi, chứ không phải dấu hiệu cho thấy ngân hàng trung ương đã dừng tăng lãi suất.
Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Châu Âu đã khẳng định việc tiếp tục nâng lãi suất điều hành thêm 0,25 điểm phần trăm là "rất có khả năng".
Dù đã tăng trở lại, giá Bitcoin vẫn giảm mạnh so với mức kỷ lục gần 69.000 USD/BTC hồi cuối năm 2021. Năm ngoái, gần 1.500 tỷ USD đã bốc hơi khỏi thị trường tiền mã hóa sau các đợt tăng lãi suất dồn dập của Fed.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Anh bất ngờ tăng lãi suất mạnh tayCơ quan hoạch định chính sách của ngân hàng trung ương Anh bất ngờ tăng lãi suất 0,5 điểm phần trăm, dù trước đó, thị trường nghiêng về khả năng nâng 0,25 điểm phần trăm.
20:09 22/6/2023
Nghịch lý trong tham vọng giảm phụ thuộc vào USD của Trung QuốcNgân hàng do Trung Quốc và các nước BRICS thành lập từng được cho là sẽ định hình lại hệ thống tài chính toàn cầu. Nhưng giờ, nhà băng này đang có thể trở thành ngân hàng xác sống.
05:00 20/6/2023 | |
Fed lại đón tin dữ | Dữ liệu mới nhất cho thấy nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng nhanh hơn nhiều ước tính trước đây. Điều này có nghĩa là con đường hạ nhiệt lạm phát của Fed vẫn còn rất dài. | Ông Jerome Powell - Chủ tịch Fed. Ảnh: Bloomberg.
CNN đưa tin theo báo cáo được Bộ Thương mại Mỹ công bố hôm 29/6, trong quý I, nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với ước tính trước đó.
Cụ thể, GDP quý I tăng trưởng 2% so với cùng kỳ năm 2022, vượt xa mức ước tính là 1,3%. Trước đó, các nhà kinh tế được Refinitiv khảo sát dự đoán tốc độ tăng trưởng chỉ là 1,4%.
Kinh tế Mỹ vẫn chống chịu tốt
Tốc độ tăng trưởng GDP được điều chỉnh tăng do sự thay đổi trong các dữ liệu về xuất khẩu, chi tiêu của người tiêu dùng, đầu tư doanh nghiệp, chi tiêu của chính quyền bang và địa phương.
Các dữ liệu mới cho thấy người Mỹ đang tiêu nhiều tiền hơn vào dịch vụ và giảm chi tiêu cho hàng hóa. Chi tiêu đối với những dịch vụ như chăm sóc sức khỏe cũng tăng vọt. Chi tiêu của người tiêu dùng chiếm khoảng 2/3 sản lượng kinh tế.
Sự thay đổi trong xuất - nhập khẩu cũng đóng góp tích cực vào GDP. Xuất khẩu được điều chỉnh tăng so với ước tính trước đây, trong khi nhập khẩu giảm.
Ước tính GDP mới nhất cho thấy nền kinh tế Mỹ đang chống chịu tốt hơn nhiều tưởng tượng. Sức mạnh chi tiêu của người tiêu dùng nước này vẫn còn mạnh mẽ, dù các nhà kinh tế chỉ ra tăng trưởng kinh tế của Mỹ đã giảm tốc trong những tháng gần đây.
Hơn nữa, nhiều người tiêu dùng Mỹ muốn "chi tiêu trả thù" do đã hạn chế chi tiêu trong thời kỳ đại dịch, hoặc không thể mua được những mặt hàng từng khan hiếm trong giai đoạn trước đây.
"Người tiêu dùng vẫn còn tiền dành để chi cho những chiếc ôtô mới, vốn không có sẵn trong 2 năm qua vì tình trạng khan hiếm chip. Họ cũng chi tiêu cho dịch vụ khi nhiều kế hoạch đã bị hoãn lại trong thời kỳ đại dịch", ông Bill Adams - chuyên gia kinh tế trưởng tại Comerica Bank - nói với CNN.
Áp lực với Fed gia tăng
Ngân hàng trung ương Mỹ đã tăng lãi suất điều hành 10 lần liên tiếp kể từ tháng 3 năm ngoái để hạ nhiệt lạm phát. Cơ quan này sẵn sàng đánh đổi bằng tăng trưởng kinh tế giảm tốc và thị trường lao động chậm lại.
"Người tiêu dùng vẫn đang chi tiêu, nhưng họ đã cân nhắc nhiều hơn do lạm phát dai dẳng và các đợt tăng lãi suất kéo dài của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang tạo ra áp lực lớn", CNN dẫn lời ông Gregory Daco - nhà kinh tế trưởng tại Ernst & Young - nhận định.
"Chúng tôi vẫn nghiêng về kịch bản xảy ra một cuộc suy thoái nhiều hơn. Nhưng chúng tôi đã giảm khả năng xảy ra suy thoái xuống 55%. Và ngay cả khi thực sự xảy ra, cuộc suy thoái này cũng có những đặc điểm riêng", ông nói thêm.
Những dữ liệu mới nhất về nền kinh tế Mỹ sẽ là tin xấu với Fed. Nền kinh tế Mỹ đang chống chịu tốt hơn nhiều so với dự báo. Điều này đồng nghĩa với việc các quan chức ngân hàng trung ương có thể phải làm nhiều hơn.
Sau cuộc họp kéo dài hai ngày trong tháng này của FOMC - cơ quan hoạch định chính sách của Fed, các quan chức giữ nguyên lãi suất điều hành nhưng dự báo sẽ tiếp tục tăng lãi suất thêm 2 lần nữa trong năm nay, mỗi lần 0,25 điểm phần trăm. Lãi suất điều hành của ngân hàng trung ương Mỹ hiện được cố định trong khoảng 5-5,25%.
Theo CNBC, trong một phiên họp về chính sách tiền tệ ở Sintra (Bồ Đào Nha), ông Jerome Powell - Chủ tịch Fed - đã tiết lộ ngân hàng trung ương sẽ "thắt chặt nhiều hơn". Ông cho biết điều đang thúc đẩy lạm phát là một thị trường lao động thiếu cung.
Trên thực tế, 10 đợt nâng lãi suất liên tiếp của Fed có thể vẫn cần thêm thời gian để tác động lên nền kinh tế. Các chính sách tiền tệ như tăng, giảm lãi suất thường có độ trễ nhất định.
Do đó, các quan chức Fed không thể chắc chắn rằng liệu những chính sách tài khóa đã đủ hạn chế để đưa lạm phát về mức mục tiêu hay không.
Hầu hết chuyên gia kinh tế tin rằng các đợt tăng lãi suất sẽ kéo Mỹ vào một cuộc suy thoái, ít nhất là suy thoái nông. "Khả năng các hoạt động kinh tế suy yếu là khá lớn", ông Powell thừa nhận.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Giá vàng mất gần 150 USD/ounce trong vỏn vẹn 2 thángKim loại quý hiện được giao dịch dưới ngưỡng 1.910 USD/ounce, giảm mạnh so với hơn 2.050 USD/ounce cách đây gần 2 tháng.
20:10 29/6/2023
Chủ tịch Fed bi quan về kinh tế MỹChủ tịch Fed Jerome Powell đã có những bình luận "diều hâu" về lạm phát hôm thứ Tư. Ông cảnh báo sẽ có thêm nhiều đợt tăng lãi suất "mạnh mẽ".
14:00 29/6/2023 | Fed lại đón tin dữ
Dữ liệu mới nhất cho thấy nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng nhanh hơn nhiều ước tính trước đây. Điều này có nghĩa là con đường hạ nhiệt lạm phát của Fed vẫn còn rất dài.
Ông Jerome Powell - Chủ tịch Fed. Ảnh: Bloomberg.
CNN đưa tin theo báo cáo được Bộ Thương mại Mỹ công bố hôm 29/6, trong quý I, nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với ước tính trước đó.
Cụ thể, GDP quý I tăng trưởng 2% so với cùng kỳ năm 2022, vượt xa mức ước tính là 1,3%. Trước đó, các nhà kinh tế được Refinitiv khảo sát dự đoán tốc độ tăng trưởng chỉ là 1,4%.
Kinh tế Mỹ vẫn chống chịu tốt
Tốc độ tăng trưởng GDP được điều chỉnh tăng do sự thay đổi trong các dữ liệu về xuất khẩu, chi tiêu của người tiêu dùng, đầu tư doanh nghiệp, chi tiêu của chính quyền bang và địa phương.
Các dữ liệu mới cho thấy người Mỹ đang tiêu nhiều tiền hơn vào dịch vụ và giảm chi tiêu cho hàng hóa. Chi tiêu đối với những dịch vụ như chăm sóc sức khỏe cũng tăng vọt. Chi tiêu của người tiêu dùng chiếm khoảng 2/3 sản lượng kinh tế.
Sự thay đổi trong xuất - nhập khẩu cũng đóng góp tích cực vào GDP. Xuất khẩu được điều chỉnh tăng so với ước tính trước đây, trong khi nhập khẩu giảm.
Ước tính GDP mới nhất cho thấy nền kinh tế Mỹ đang chống chịu tốt hơn nhiều tưởng tượng. Sức mạnh chi tiêu của người tiêu dùng nước này vẫn còn mạnh mẽ, dù các nhà kinh tế chỉ ra tăng trưởng kinh tế của Mỹ đã giảm tốc trong những tháng gần đây.
Hơn nữa, nhiều người tiêu dùng Mỹ muốn "chi tiêu trả thù" do đã hạn chế chi tiêu trong thời kỳ đại dịch, hoặc không thể mua được những mặt hàng từng khan hiếm trong giai đoạn trước đây.
"Người tiêu dùng vẫn còn tiền dành để chi cho những chiếc ôtô mới, vốn không có sẵn trong 2 năm qua vì tình trạng khan hiếm chip. Họ cũng chi tiêu cho dịch vụ khi nhiều kế hoạch đã bị hoãn lại trong thời kỳ đại dịch", ông Bill Adams - chuyên gia kinh tế trưởng tại Comerica Bank - nói với CNN.
Áp lực với Fed gia tăng
Ngân hàng trung ương Mỹ đã tăng lãi suất điều hành 10 lần liên tiếp kể từ tháng 3 năm ngoái để hạ nhiệt lạm phát. Cơ quan này sẵn sàng đánh đổi bằng tăng trưởng kinh tế giảm tốc và thị trường lao động chậm lại.
"Người tiêu dùng vẫn đang chi tiêu, nhưng họ đã cân nhắc nhiều hơn do lạm phát dai dẳng và các đợt tăng lãi suất kéo dài của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang tạo ra áp lực lớn", CNN dẫn lời ông Gregory Daco - nhà kinh tế trưởng tại Ernst & Young - nhận định.
"Chúng tôi vẫn nghiêng về kịch bản xảy ra một cuộc suy thoái nhiều hơn. Nhưng chúng tôi đã giảm khả năng xảy ra suy thoái xuống 55%. Và ngay cả khi thực sự xảy ra, cuộc suy thoái này cũng có những đặc điểm riêng", ông nói thêm.
Những dữ liệu mới nhất về nền kinh tế Mỹ sẽ là tin xấu với Fed. Nền kinh tế Mỹ đang chống chịu tốt hơn nhiều so với dự báo. Điều này đồng nghĩa với việc các quan chức ngân hàng trung ương có thể phải làm nhiều hơn.
Sau cuộc họp kéo dài hai ngày trong tháng này của FOMC - cơ quan hoạch định chính sách của Fed, các quan chức giữ nguyên lãi suất điều hành nhưng dự báo sẽ tiếp tục tăng lãi suất thêm 2 lần nữa trong năm nay, mỗi lần 0,25 điểm phần trăm. Lãi suất điều hành của ngân hàng trung ương Mỹ hiện được cố định trong khoảng 5-5,25%.
Theo CNBC, trong một phiên họp về chính sách tiền tệ ở Sintra (Bồ Đào Nha), ông Jerome Powell - Chủ tịch Fed - đã tiết lộ ngân hàng trung ương sẽ "thắt chặt nhiều hơn". Ông cho biết điều đang thúc đẩy lạm phát là một thị trường lao động thiếu cung.
Trên thực tế, 10 đợt nâng lãi suất liên tiếp của Fed có thể vẫn cần thêm thời gian để tác động lên nền kinh tế. Các chính sách tiền tệ như tăng, giảm lãi suất thường có độ trễ nhất định.
Do đó, các quan chức Fed không thể chắc chắn rằng liệu những chính sách tài khóa đã đủ hạn chế để đưa lạm phát về mức mục tiêu hay không.
Hầu hết chuyên gia kinh tế tin rằng các đợt tăng lãi suất sẽ kéo Mỹ vào một cuộc suy thoái, ít nhất là suy thoái nông. "Khả năng các hoạt động kinh tế suy yếu là khá lớn", ông Powell thừa nhận.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Giá vàng mất gần 150 USD/ounce trong vỏn vẹn 2 thángKim loại quý hiện được giao dịch dưới ngưỡng 1.910 USD/ounce, giảm mạnh so với hơn 2.050 USD/ounce cách đây gần 2 tháng.
20:10 29/6/2023
Chủ tịch Fed bi quan về kinh tế MỹChủ tịch Fed Jerome Powell đã có những bình luận "diều hâu" về lạm phát hôm thứ Tư. Ông cảnh báo sẽ có thêm nhiều đợt tăng lãi suất "mạnh mẽ".
14:00 29/6/2023 | |
Sản xuất điện của PVN tăng gần gấp rưỡi | Lượng sản xuất trong 5 tháng đầu năm đã đạt hơn 10 tỷ kWh điện thương phẩm, tăng trưởng tới 46,6% so với cùng kỳ năm ngoái. | Theo báo cáo sản xuất kinh doanh tháng 5, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam - PVN) cho biết các sản phẩm chủ lực như dầu thô, khí, điện và xăng dầu tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ấn tượng.
Tổng khai thác dầu thô đạt 0,92 triệu tấn, vượt 15,6% kế hoạch tháng, tăng 2,6% so với thực hiện tháng 4 và bằng mức thực hiện cùng kỳ 2022. Lũy kế 5 tháng đầu năm khai thác dầu thô toàn tập đoàn ước đạt 4,41 triệu tấn, bằng 47,5% kế hoạch năm.
Riêng khai thác dầu thô trong nước chiếm 0,77 triệu tấn, vượt 18,5% kế hoạch tháng, tăng 3% so với thực hiện tháng 4 và tăng nhẹ 0,8% so với cùng kỳ 2022. Tính chung khai thác dầu thô từ đầu năm đạt 3,66 triệu tấn, bằng 48,6% kế hoạch năm.
Khai thác khí ước đạt 0,73 tỷ m3, vượt 24,5% kế hoạch, tăng 0,6% so với thực hiện tháng 4 và tăng 78,5% so với cùng kỳ năm 2022. Lũy kế 5 tháng khai thác khí đạt 3,42 tỷ m3, bằng 57,6% kế hoạch cả năm.
Tập đoàn cho biết vẫn đảm bảo sản lượng khai thác khi mà hầu hết mỏ chủ lực của Việt Nam đều đang trên đà suy giảm tự nhiên. Điều này cho thấy tính hiệu quả trong việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm duy trì sản lượng nhưng vẫn đảm bảo an toàn mỏ.
Nhà máy lọc dầu Dung Quất thuộc PVN. Ảnh: BSR.
Sản xuất xăng dầu trong nước (bao gồm cả Công ty Lọc hóa dầu Nghi Sơn) trong tháng 5 đạt 1,47 triệu tấn, vượt 50,4% so với kế hoạch tháng, tăng 12,3% so với tháng 4 và tăng trưởng tới 32,6 % so với cùng kỳ 2022.
Tính chung 5 tháng đầu năm, sản xuất xăng dầu các loại đạt 6,30 triệu tấn, bằng 56% kế hoạch năm nay và tăng trưởng 18,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
"Trong bối cảnh nguy cơ thiếu điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt, sự hoàn thành đi vào phát điện thương mại của Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, sản xuất điện toàn PVN đã đạt được những bước nhảy vọt", báo cáo nêu.
Tập đoàn này sản xuất được 2,77 tỷ kWh, tăng 7,8% so với tháng 4/2023. Lượng sản xuất lũy kế từ đầu năm đạt 10,03 tỷ kWh điện thương phẩm, bằng 42,5% kế hoạch năm và tăng trưởng tới 46,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Petrovietnam cho biết vẫn không ngừng mở rộng quy mô hoạt động, hoàn thiện chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng dầu khí để trở thành một trong những tập đoàn kinh tế chủ lực. Các sản phẩm chính như dầu thô, khí, điện và xăng dầu... còn là đầu vào cho các ngành, lĩnh vực sản xuất khác của nền kinh tế.
Việc PVN duy trì đà tăng trưởng, giữ vững nhịp độ sản xuất, đảm bảo cung ứng các mặt hàng chiến lược là cơ sở, nền tảng cho các ngành, lĩnh vực khác của nền kinh tế.
Theo kế hoạch kinh doanh năm 2023, PVN đặt mục tiêu tổng doanh thu toàn tập đoàn là 677.700 tỷ đồng (không bao gồm Công ty Lọc hóa dầu Nghi Sơn), giảm tới 27% so với mức kỷ lục năm ngoái.
Chỉ tiêu lợi nhuận hợp nhất cả năm ở mức 34.000 tỷ đồng, số nộp ngân sách Nhà nước đạt 78.300 tỷ đồng. So với năm liền trước, các chỉ tiêu kết quả kinh doanh này đều thấp hơn.
PVN đặt mục tiêu doanh thu gần 678.000 tỷ đồng năm 2023Năm 2023, PVN giảm hàng loạt chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận và số nộp ngân sách. Năm 2022 trước đó, doanh thu toàn tập đoàn này đạt tới 931.200 tỷ đồng.
15:33 12/1/2023
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | Sản xuất điện của PVN tăng gần gấp rưỡi
Lượng sản xuất trong 5 tháng đầu năm đã đạt hơn 10 tỷ kWh điện thương phẩm, tăng trưởng tới 46,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo báo cáo sản xuất kinh doanh tháng 5, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam - PVN) cho biết các sản phẩm chủ lực như dầu thô, khí, điện và xăng dầu tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ấn tượng.
Tổng khai thác dầu thô đạt 0,92 triệu tấn, vượt 15,6% kế hoạch tháng, tăng 2,6% so với thực hiện tháng 4 và bằng mức thực hiện cùng kỳ 2022. Lũy kế 5 tháng đầu năm khai thác dầu thô toàn tập đoàn ước đạt 4,41 triệu tấn, bằng 47,5% kế hoạch năm.
Riêng khai thác dầu thô trong nước chiếm 0,77 triệu tấn, vượt 18,5% kế hoạch tháng, tăng 3% so với thực hiện tháng 4 và tăng nhẹ 0,8% so với cùng kỳ 2022. Tính chung khai thác dầu thô từ đầu năm đạt 3,66 triệu tấn, bằng 48,6% kế hoạch năm.
Khai thác khí ước đạt 0,73 tỷ m3, vượt 24,5% kế hoạch, tăng 0,6% so với thực hiện tháng 4 và tăng 78,5% so với cùng kỳ năm 2022. Lũy kế 5 tháng khai thác khí đạt 3,42 tỷ m3, bằng 57,6% kế hoạch cả năm.
Tập đoàn cho biết vẫn đảm bảo sản lượng khai thác khi mà hầu hết mỏ chủ lực của Việt Nam đều đang trên đà suy giảm tự nhiên. Điều này cho thấy tính hiệu quả trong việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm duy trì sản lượng nhưng vẫn đảm bảo an toàn mỏ.
Nhà máy lọc dầu Dung Quất thuộc PVN. Ảnh: BSR.
Sản xuất xăng dầu trong nước (bao gồm cả Công ty Lọc hóa dầu Nghi Sơn) trong tháng 5 đạt 1,47 triệu tấn, vượt 50,4% so với kế hoạch tháng, tăng 12,3% so với tháng 4 và tăng trưởng tới 32,6 % so với cùng kỳ 2022.
Tính chung 5 tháng đầu năm, sản xuất xăng dầu các loại đạt 6,30 triệu tấn, bằng 56% kế hoạch năm nay và tăng trưởng 18,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
"Trong bối cảnh nguy cơ thiếu điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt, sự hoàn thành đi vào phát điện thương mại của Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, sản xuất điện toàn PVN đã đạt được những bước nhảy vọt", báo cáo nêu.
Tập đoàn này sản xuất được 2,77 tỷ kWh, tăng 7,8% so với tháng 4/2023. Lượng sản xuất lũy kế từ đầu năm đạt 10,03 tỷ kWh điện thương phẩm, bằng 42,5% kế hoạch năm và tăng trưởng tới 46,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Petrovietnam cho biết vẫn không ngừng mở rộng quy mô hoạt động, hoàn thiện chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng dầu khí để trở thành một trong những tập đoàn kinh tế chủ lực. Các sản phẩm chính như dầu thô, khí, điện và xăng dầu... còn là đầu vào cho các ngành, lĩnh vực sản xuất khác của nền kinh tế.
Việc PVN duy trì đà tăng trưởng, giữ vững nhịp độ sản xuất, đảm bảo cung ứng các mặt hàng chiến lược là cơ sở, nền tảng cho các ngành, lĩnh vực khác của nền kinh tế.
Theo kế hoạch kinh doanh năm 2023, PVN đặt mục tiêu tổng doanh thu toàn tập đoàn là 677.700 tỷ đồng (không bao gồm Công ty Lọc hóa dầu Nghi Sơn), giảm tới 27% so với mức kỷ lục năm ngoái.
Chỉ tiêu lợi nhuận hợp nhất cả năm ở mức 34.000 tỷ đồng, số nộp ngân sách Nhà nước đạt 78.300 tỷ đồng. So với năm liền trước, các chỉ tiêu kết quả kinh doanh này đều thấp hơn.
PVN đặt mục tiêu doanh thu gần 678.000 tỷ đồng năm 2023Năm 2023, PVN giảm hàng loạt chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận và số nộp ngân sách. Năm 2022 trước đó, doanh thu toàn tập đoàn này đạt tới 931.200 tỷ đồng.
15:33 12/1/2023
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | |
Có gì trong cuộc họp của Fed | Biên bản họp mới nhất của Fed vừa được công bố. Đây là cuộc họp chính sách từng khiến các thị trường hoang mang vì tín hiệu thiếu nhất quán từ phía ngân hàng trung ương. | Theo biên bản họp được công cố hôm 5/7, trong cuộc họp chính sách tháng 6, hầu hết quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đều chỉ ra khả năng thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa.
Quyết định được đưa ra trong cuộc họp này đã khiến các thị trường bối rối. Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) - cơ quan hoạch định chính sách của Fed - nhất trí tạm dừng tăng lãi suất sau khi nâng liên tiếp 10 lần trong vòng 15 tháng. Đó là điều được thị trường dự đoán từ trước.
Tuy nhiên, các quan chức Fed lại phát đi tín hiệu sẽ tiếp tục tăng lãi suất 2 lần nữa trong năm nay, mỗi lần 0,25 điểm phần trăm.
Theo biên bản họp, các quan chức quyết định không tăng lãi suất vì những lo ngại về tăng trưởng kinh tế. Nhưng hầu hết đều tin rằng sẽ tiếp tục nâng lãi suất trong những cuộc họp tiếp theo.
Dẫn lý do "độ trễ của các đợt tăng lãi suất" và những mối lo ngại khác, họ đã quyết định bỏ quãng nâng lãi suất trong cuộc họp tháng 6 sau 10 lần tăng liên tiếp.
Theo các quan chức, việc giữ nguyên lãi suất điều hành sẽ cho họ thời gian đánh giá nền kinh tế cùng những mục tiêu về việc làm và ổn định giá cả.
"Nền kinh tế đang đối mặt với những trở ngại từ điều kiện tín dụng thắt chặt, lãi suất tăng cao đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp. Điều này có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế, tuyển dụng và lạm phát. Dù giờ đây, mức độ tác động vẫn là chưa chắc chắn", biên bản nêu.
Các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ đều giảm nhẹ sau khi Fed công bố biên bản họp. Kết thúc phiên 5/7, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones mất 129,83 điểm, tương đương 0,38%. Chỉ số S&P 500 và Nasdaq giảm lần lượt 8,77 điểm (-0,2%) và 25,12 điểm (-0,18%).
Một số dữ liệu đang đứng về phía Fed trong cuộc chiến chống lạm phát. Theo dữ liệu mới được Bộ Thương mại Mỹ công bố hôm 30/6, lạm phát chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) đã hạ nhiệt trong tháng 5. Đây là thước đo lạm phát yêu thích của Fed.
Thị trường lao động cũng đang có một số tín hiệu nới lỏng, dù cơ hội việc làm vẫn nhiều hơn số lao động sẵn có với tỷ lệ gần gấp đôi.
Dù vậy, trong quý I, nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với ước tính trước đó. GDP quý I tăng trưởng 2% so với cùng kỳ năm 2022, vượt xa ước tính là 1,3%.
Ước tính GDP mới nhất cho thấy nền kinh tế Mỹ đang chống chịu tốt hơn nhiều tưởng tượng. Khả năng chi tiêu của người tiêu dùng nước này vẫn còn mạnh mẽ, dù các nhà kinh tế chỉ ra tăng trưởng kinh tế của Mỹ đã giảm tốc trong những tháng gần đây.
Trong khi đó, Fed đang muốn đánh đổi tăng trưởng kinh tế để hạ nhiệt lạm phát.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Phố Wall nóng lòng đợi tin từ FedBiên bản họp tháng 6 của Fed sắp được công bố. Đây là cuộc họp khiến Phố Wall bối rối và đã làm đảo lộn nhiều thị trường, trong đó có vàng.
19:56 5/7/2023
Fed: Sẽ còn nhiều đợt tăng lãi suất nữaTrái ngược với kỳ vọng của thị trường, Chủ tịch Fed cho biết ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất thêm nhiều lần nữa cho đến khi đạt được bước tiến trong cuộc chiến với lạm phát.
06:29 22/6/2023 | Có gì trong cuộc họp của Fed
Biên bản họp mới nhất của Fed vừa được công bố. Đây là cuộc họp chính sách từng khiến các thị trường hoang mang vì tín hiệu thiếu nhất quán từ phía ngân hàng trung ương.
Theo biên bản họp được công cố hôm 5/7, trong cuộc họp chính sách tháng 6, hầu hết quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đều chỉ ra khả năng thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa.
Quyết định được đưa ra trong cuộc họp này đã khiến các thị trường bối rối. Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) - cơ quan hoạch định chính sách của Fed - nhất trí tạm dừng tăng lãi suất sau khi nâng liên tiếp 10 lần trong vòng 15 tháng. Đó là điều được thị trường dự đoán từ trước.
Tuy nhiên, các quan chức Fed lại phát đi tín hiệu sẽ tiếp tục tăng lãi suất 2 lần nữa trong năm nay, mỗi lần 0,25 điểm phần trăm.
Theo biên bản họp, các quan chức quyết định không tăng lãi suất vì những lo ngại về tăng trưởng kinh tế. Nhưng hầu hết đều tin rằng sẽ tiếp tục nâng lãi suất trong những cuộc họp tiếp theo.
Dẫn lý do "độ trễ của các đợt tăng lãi suất" và những mối lo ngại khác, họ đã quyết định bỏ quãng nâng lãi suất trong cuộc họp tháng 6 sau 10 lần tăng liên tiếp.
Theo các quan chức, việc giữ nguyên lãi suất điều hành sẽ cho họ thời gian đánh giá nền kinh tế cùng những mục tiêu về việc làm và ổn định giá cả.
"Nền kinh tế đang đối mặt với những trở ngại từ điều kiện tín dụng thắt chặt, lãi suất tăng cao đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp. Điều này có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế, tuyển dụng và lạm phát. Dù giờ đây, mức độ tác động vẫn là chưa chắc chắn", biên bản nêu.
Các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ đều giảm nhẹ sau khi Fed công bố biên bản họp. Kết thúc phiên 5/7, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones mất 129,83 điểm, tương đương 0,38%. Chỉ số S&P 500 và Nasdaq giảm lần lượt 8,77 điểm (-0,2%) và 25,12 điểm (-0,18%).
Một số dữ liệu đang đứng về phía Fed trong cuộc chiến chống lạm phát. Theo dữ liệu mới được Bộ Thương mại Mỹ công bố hôm 30/6, lạm phát chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) đã hạ nhiệt trong tháng 5. Đây là thước đo lạm phát yêu thích của Fed.
Thị trường lao động cũng đang có một số tín hiệu nới lỏng, dù cơ hội việc làm vẫn nhiều hơn số lao động sẵn có với tỷ lệ gần gấp đôi.
Dù vậy, trong quý I, nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với ước tính trước đó. GDP quý I tăng trưởng 2% so với cùng kỳ năm 2022, vượt xa ước tính là 1,3%.
Ước tính GDP mới nhất cho thấy nền kinh tế Mỹ đang chống chịu tốt hơn nhiều tưởng tượng. Khả năng chi tiêu của người tiêu dùng nước này vẫn còn mạnh mẽ, dù các nhà kinh tế chỉ ra tăng trưởng kinh tế của Mỹ đã giảm tốc trong những tháng gần đây.
Trong khi đó, Fed đang muốn đánh đổi tăng trưởng kinh tế để hạ nhiệt lạm phát.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Phố Wall nóng lòng đợi tin từ FedBiên bản họp tháng 6 của Fed sắp được công bố. Đây là cuộc họp khiến Phố Wall bối rối và đã làm đảo lộn nhiều thị trường, trong đó có vàng.
19:56 5/7/2023
Fed: Sẽ còn nhiều đợt tăng lãi suất nữaTrái ngược với kỳ vọng của thị trường, Chủ tịch Fed cho biết ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất thêm nhiều lần nữa cho đến khi đạt được bước tiến trong cuộc chiến với lạm phát.
06:29 22/6/2023 | |
Còn hơn 700.000 tỷ đồng vốn đầu tư công cần giải ngân đến cuối năm | Kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng đầu năm mới đạt hơn 30%, từ nay đến cuối năm, số vốn cần giải ngân còn khoảng 711.000 tỷ đồng để đạt kế hoạch được Chính phủ giao. | Tại họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 4/7, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết tốc độ giải ngân vốn đầu tư công đến ngày 30/6 đã có bước cải thiện đáng kể, ước đạt 215.579 tỷ đồng, bằng 30,49% kế hoạch được Thủ tướng giao từ đầu năm và cao hơn mức cùng kỳ năm 2022 (27,75%).
Đặc biệt, số vốn đầu tư công tuyệt đối đã giải ngân trong nửa đầu năm nay cao hơn khoảng 65.000 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2022. Điều này cho thấy chuyển biến tích cực trong hoạt động giải ngân vốn đầu tư công.
Theo ông Phương, với tốc độ giải ngân kể trên, kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công từ nay đến cuối năm là khá lớn, khoảng 711.000 tỷ đồng bao gồm cả vốn kế hoạch năm 2023 và bổ sung từ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 43 của Quốc hội.
Đây cũng là nhiệm vụ lớn và nặng nề trong 6 tháng cuối năm, đòi hỏi các cấp, ngành tiếp tục nỗ lực làm sao đáp ứng được mục tiêu giải ngân tối thiểu 95% trong tổng kế hoạch được Thủ tướng giao.
Về khả năng giải ngân kế hoạch vốn được giao, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu rõ từ năm 2021 đến nay, dù ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, song kết quả giải ngân hàng năm cơ bản đều đạt trên 90%.
Cũng theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thời gian qua, các dự án lớn, công trình giao thông trọng điểm đã được khởi công, cho thấy tín hiệu rất tốt khi việc giải ngân được thực hiện ngay lập tức, giúp cho khối lượng giải ngân đạt kết quả cao hơn.
Bên cạnh đó, cần phải nhắc đến điểm thuận lợi là kỳ họp Quốc hội vừa qua đã có quyết nghị tháo gỡ cho giải ngân vốn đầu tư công cũng như cho phép tiếp tục giao nguồn vốn trung hạn vào các dự án chương trình phục hồi phát triển kinh tế xã hội. Từ đó sẽ tạo điều kiện có thêm dự án để có thể triển khai từ giờ đến cuối năm.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về doanh nhân, câu chuyện kinh doanh, khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, kinh nghiệm quản trị... tại Tủ sách doanh nhân. Những cuốn sách được chia sẻ bởi các doanh nhân nổi tiếng thế giới như Bill Gate, Warren Buffett, Elon Musk...
Bộ Công Thương: Từ nay đến hết năm sẽ không thiếu điệnThứ trưởng Bộ Công Thương cho rằng từ nay đến cuối năm, cơ bản sẽ không thiếu điện để phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân, doanh nghiệp trên cả nước.
20:18 4/7/2023
Thống đốc NHNN: 24 dự án nhà ở xã hội đăng ký vay gói 120.000 tỷ đồngThống đốc cho biết NHNN đã nhận được 3 công văn công bố 15 dự án nhà ở xã hội của các tỉnh Bắc Giang, Trà Vinh, Tây Ninh và 9 dự án tại Bình Định, Phú Thọ, Bà Rịa - Vũng Tàu.
19:21 4/7/2023 | Còn hơn 700.000 tỷ đồng vốn đầu tư công cần giải ngân đến cuối năm
Kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng đầu năm mới đạt hơn 30%, từ nay đến cuối năm, số vốn cần giải ngân còn khoảng 711.000 tỷ đồng để đạt kế hoạch được Chính phủ giao.
Tại họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 4/7, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết tốc độ giải ngân vốn đầu tư công đến ngày 30/6 đã có bước cải thiện đáng kể, ước đạt 215.579 tỷ đồng, bằng 30,49% kế hoạch được Thủ tướng giao từ đầu năm và cao hơn mức cùng kỳ năm 2022 (27,75%).
Đặc biệt, số vốn đầu tư công tuyệt đối đã giải ngân trong nửa đầu năm nay cao hơn khoảng 65.000 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2022. Điều này cho thấy chuyển biến tích cực trong hoạt động giải ngân vốn đầu tư công.
Theo ông Phương, với tốc độ giải ngân kể trên, kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công từ nay đến cuối năm là khá lớn, khoảng 711.000 tỷ đồng bao gồm cả vốn kế hoạch năm 2023 và bổ sung từ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 43 của Quốc hội.
Đây cũng là nhiệm vụ lớn và nặng nề trong 6 tháng cuối năm, đòi hỏi các cấp, ngành tiếp tục nỗ lực làm sao đáp ứng được mục tiêu giải ngân tối thiểu 95% trong tổng kế hoạch được Thủ tướng giao.
Về khả năng giải ngân kế hoạch vốn được giao, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu rõ từ năm 2021 đến nay, dù ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, song kết quả giải ngân hàng năm cơ bản đều đạt trên 90%.
Cũng theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thời gian qua, các dự án lớn, công trình giao thông trọng điểm đã được khởi công, cho thấy tín hiệu rất tốt khi việc giải ngân được thực hiện ngay lập tức, giúp cho khối lượng giải ngân đạt kết quả cao hơn.
Bên cạnh đó, cần phải nhắc đến điểm thuận lợi là kỳ họp Quốc hội vừa qua đã có quyết nghị tháo gỡ cho giải ngân vốn đầu tư công cũng như cho phép tiếp tục giao nguồn vốn trung hạn vào các dự án chương trình phục hồi phát triển kinh tế xã hội. Từ đó sẽ tạo điều kiện có thêm dự án để có thể triển khai từ giờ đến cuối năm.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về doanh nhân, câu chuyện kinh doanh, khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, kinh nghiệm quản trị... tại Tủ sách doanh nhân. Những cuốn sách được chia sẻ bởi các doanh nhân nổi tiếng thế giới như Bill Gate, Warren Buffett, Elon Musk...
Bộ Công Thương: Từ nay đến hết năm sẽ không thiếu điệnThứ trưởng Bộ Công Thương cho rằng từ nay đến cuối năm, cơ bản sẽ không thiếu điện để phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân, doanh nghiệp trên cả nước.
20:18 4/7/2023
Thống đốc NHNN: 24 dự án nhà ở xã hội đăng ký vay gói 120.000 tỷ đồngThống đốc cho biết NHNN đã nhận được 3 công văn công bố 15 dự án nhà ở xã hội của các tỉnh Bắc Giang, Trà Vinh, Tây Ninh và 9 dự án tại Bình Định, Phú Thọ, Bà Rịa - Vũng Tàu.
19:21 4/7/2023 | |
Nhiều ngân hàng giảm thêm lãi suất tiết kiệm tháng 12 | Từ đầu tháng 12 đến nay, đã có 4 ngân hàng điều chỉnh giảm lãi suất huy động. Đáng chú ý, Eximbank đã điều chỉnh giảm lãi suất tới lần thứ 2 chỉ trong một tuần. | Eximbank vừa thông báo về đợt giảm lãi suất huy động lần thứ hai chỉ trong 7 ngày đầu của tháng 12. Trong đó, đợt giảm lãi suất huy động đầu tiên áp dụng từ ngày 5/12 và lần thứ 2 áp dụng từ ngày 7/12.
Sau 2 đợt điều chỉnh, lãi suất tiền gửi online của khách hàng cá nhân tại nhà băng này đã giảm 0,1-0,2 điểm % so với trung tuần tháng 11.
Cụ thể, tiền gửi online kỳ hạn 6 tháng tại Eximbank đã giảm 0,2% xuống mức 4,8%/năm; kỳ hạn 9-13 tháng giảm 0,1%, còn 5,2-5,5%/năm. Các kỳ hạn còn lại giữ nguyên với kỳ hạn 1-3 tháng hưởng lãi 3,6-3,9%/năm; kỳ hạn 18 tháng trở lên hưởng lãi 5,7%/năm.
Với hình thức gửi tại quầy, khách hàng cá nhân của Eximbank sẽ hưởng lãi suất thấp hơn 0,2 điểm % so với gửi online theo từng kỳ hạn tương ứng. Riêng kỳ hạn 6 tháng, mức lãi suất được giữ nguyên ở 4,8%/năm như kênh gửi tiền online.
Trước Eximbank, Kienlongbank cũng điều chỉnh giảm lãi suất tiết kiệm từ ngày 6/12 đối với các kỳ hạn ngắn.
Theo đó, khách hàng gửi online tại ngân hàng này sẽ hưởng lãi suất kỳ hạn 1-2 tháng là 4,15%/năm, giảm 0,4 điểm % so với trước đó. Lãi suất kỳ hạn 3 tháng giảm 0,6 điểm %, từ 4,75%/năm xuống 4,15%/năm.
Nhà băng này giữ nguyên lãi suất các kỳ hạn 6 tháng là 5,4%/năm; 9 tháng là 5,6%/năm; 12-13 tháng là 5,7%/năm và 15 tháng trở lên là 5,8-6,2%/năm.
Với hình thức gửi tại quầy lĩnh lãi cuối kỳ, lãi suất kỳ hạn 1-5 tháng đã được Kienlongbank giảm 0,4 điểm %, từ 4,35%/năm xuống 3,95%/năm. Các kỳ hạn khác giữ nguyên lãi suất ở 5,2%/năm (6-8 tháng); 5,4%/năm (9 tháng); 5,5%/năm (10-13 tháng); và 5,6-6,2%/năm (trên 13 tháng).
Ngoài hai nhà băng trên, từ đầu tháng 12 đến nay, HDBank và Techcombank đều đã điều chỉnh giảm lãi suất huy động.
Trong đó, khách hàng cá nhân tại HDBank hiện được nhận lãi suất tiết kiệm cao nhất 6,5%/năm đối với hình thức gửi online kỳ hạn 18 tháng.
Lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng duy trì đà giảm trong tháng 11 và đã về thấp hơn cả mức đáy của giai đoạn Covid-19. Nguồn: VNDirect.
Techcombank cũng đang trả lãi suất tiết kiệm tốt nhất ở kỳ hạn này cho khách hàng gửi online, nhưng chỉ ở mức 4,85%/năm.
Theo khảo sát, hiện chỉ còn một số ngân hàng vừa và nhỏ chấp nhận chi trả mức lãi suất trên 6%/năm ở kỳ hạn 18 tháng gửi online gồm VietBank, Kienlongbank, MSB, PGBank (cùng trả 6,2%/năm); Viet A Bank, SHB, OCB, Nam A Bank (trả 6,1%/năm).
Trong tuần trước, Vietcombank cũng đã giảm lãi suất huy động về mức thấp nhất trong lịch sử. Cụ thể, mức lãi suất tốt nhất khách hàng cá nhân có thể nhận từ ngân hàng này hiện chỉ là 4,8%/năm, áp dụng cho các khoản tiền gửi 12 tháng trở lên.
Đây là mức lãi suất huy động thấp nhất ghi nhận được trên thị trường ở thời điểm hiện tại.
Trong báo cáo mới đây của Công ty Chứng khoán VNDirect, các chuyên gia tại đây ước tính đến ngày 23/11, bình quân lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại đã giảm xuống mức 5,14%/năm, giảm thêm 0,2 điểm % so với cuối tháng 10 và thấp hơn khoảng 2,7 điểm % so với cuối năm 2022.
Như vậy, lãi suất tiền gửi đã thấp hơn cả giai đoạn Covid-19 (tính từ năm 2021 đến 6 tháng đầu năm 2022).
Công ty chứng khoán này đưa ra dự báo lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng có thể tiếp tục giảm về mức 5-5,1%/năm vào cuối năm nay và duy trì ở vùng thấp trong năm 2024.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Lãi suất tiết kiệm thấp kỷ lụcDư thừa thanh khoản từ bối cảnh tiền gửi liên tục tăng mà không thể cho vay đã khiến các ngân hàng liên tục điều chỉnh giảm lãi suất tiết kiệm.
12:00 4/12/2023
Phố Wall đang ăn mừngNguy cơ Fed tiếp tục tăng lãi suất thêm nhiều lần nữa trong năm nay đã được thể hiện trên thị giá. Do đó, các thị trường tài chính đều khởi sắc sau báo cáo lạm phát mới nhất.
18:00 13/7/2023 | Nhiều ngân hàng giảm thêm lãi suất tiết kiệm tháng 12
Từ đầu tháng 12 đến nay, đã có 4 ngân hàng điều chỉnh giảm lãi suất huy động. Đáng chú ý, Eximbank đã điều chỉnh giảm lãi suất tới lần thứ 2 chỉ trong một tuần.
Eximbank vừa thông báo về đợt giảm lãi suất huy động lần thứ hai chỉ trong 7 ngày đầu của tháng 12. Trong đó, đợt giảm lãi suất huy động đầu tiên áp dụng từ ngày 5/12 và lần thứ 2 áp dụng từ ngày 7/12.
Sau 2 đợt điều chỉnh, lãi suất tiền gửi online của khách hàng cá nhân tại nhà băng này đã giảm 0,1-0,2 điểm % so với trung tuần tháng 11.
Cụ thể, tiền gửi online kỳ hạn 6 tháng tại Eximbank đã giảm 0,2% xuống mức 4,8%/năm; kỳ hạn 9-13 tháng giảm 0,1%, còn 5,2-5,5%/năm. Các kỳ hạn còn lại giữ nguyên với kỳ hạn 1-3 tháng hưởng lãi 3,6-3,9%/năm; kỳ hạn 18 tháng trở lên hưởng lãi 5,7%/năm.
Với hình thức gửi tại quầy, khách hàng cá nhân của Eximbank sẽ hưởng lãi suất thấp hơn 0,2 điểm % so với gửi online theo từng kỳ hạn tương ứng. Riêng kỳ hạn 6 tháng, mức lãi suất được giữ nguyên ở 4,8%/năm như kênh gửi tiền online.
Trước Eximbank, Kienlongbank cũng điều chỉnh giảm lãi suất tiết kiệm từ ngày 6/12 đối với các kỳ hạn ngắn.
Theo đó, khách hàng gửi online tại ngân hàng này sẽ hưởng lãi suất kỳ hạn 1-2 tháng là 4,15%/năm, giảm 0,4 điểm % so với trước đó. Lãi suất kỳ hạn 3 tháng giảm 0,6 điểm %, từ 4,75%/năm xuống 4,15%/năm.
Nhà băng này giữ nguyên lãi suất các kỳ hạn 6 tháng là 5,4%/năm; 9 tháng là 5,6%/năm; 12-13 tháng là 5,7%/năm và 15 tháng trở lên là 5,8-6,2%/năm.
Với hình thức gửi tại quầy lĩnh lãi cuối kỳ, lãi suất kỳ hạn 1-5 tháng đã được Kienlongbank giảm 0,4 điểm %, từ 4,35%/năm xuống 3,95%/năm. Các kỳ hạn khác giữ nguyên lãi suất ở 5,2%/năm (6-8 tháng); 5,4%/năm (9 tháng); 5,5%/năm (10-13 tháng); và 5,6-6,2%/năm (trên 13 tháng).
Ngoài hai nhà băng trên, từ đầu tháng 12 đến nay, HDBank và Techcombank đều đã điều chỉnh giảm lãi suất huy động.
Trong đó, khách hàng cá nhân tại HDBank hiện được nhận lãi suất tiết kiệm cao nhất 6,5%/năm đối với hình thức gửi online kỳ hạn 18 tháng.
Lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng duy trì đà giảm trong tháng 11 và đã về thấp hơn cả mức đáy của giai đoạn Covid-19. Nguồn: VNDirect.
Techcombank cũng đang trả lãi suất tiết kiệm tốt nhất ở kỳ hạn này cho khách hàng gửi online, nhưng chỉ ở mức 4,85%/năm.
Theo khảo sát, hiện chỉ còn một số ngân hàng vừa và nhỏ chấp nhận chi trả mức lãi suất trên 6%/năm ở kỳ hạn 18 tháng gửi online gồm VietBank, Kienlongbank, MSB, PGBank (cùng trả 6,2%/năm); Viet A Bank, SHB, OCB, Nam A Bank (trả 6,1%/năm).
Trong tuần trước, Vietcombank cũng đã giảm lãi suất huy động về mức thấp nhất trong lịch sử. Cụ thể, mức lãi suất tốt nhất khách hàng cá nhân có thể nhận từ ngân hàng này hiện chỉ là 4,8%/năm, áp dụng cho các khoản tiền gửi 12 tháng trở lên.
Đây là mức lãi suất huy động thấp nhất ghi nhận được trên thị trường ở thời điểm hiện tại.
Trong báo cáo mới đây của Công ty Chứng khoán VNDirect, các chuyên gia tại đây ước tính đến ngày 23/11, bình quân lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại đã giảm xuống mức 5,14%/năm, giảm thêm 0,2 điểm % so với cuối tháng 10 và thấp hơn khoảng 2,7 điểm % so với cuối năm 2022.
Như vậy, lãi suất tiền gửi đã thấp hơn cả giai đoạn Covid-19 (tính từ năm 2021 đến 6 tháng đầu năm 2022).
Công ty chứng khoán này đưa ra dự báo lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng có thể tiếp tục giảm về mức 5-5,1%/năm vào cuối năm nay và duy trì ở vùng thấp trong năm 2024.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Lãi suất tiết kiệm thấp kỷ lụcDư thừa thanh khoản từ bối cảnh tiền gửi liên tục tăng mà không thể cho vay đã khiến các ngân hàng liên tục điều chỉnh giảm lãi suất tiết kiệm.
12:00 4/12/2023
Phố Wall đang ăn mừngNguy cơ Fed tiếp tục tăng lãi suất thêm nhiều lần nữa trong năm nay đã được thể hiện trên thị giá. Do đó, các thị trường tài chính đều khởi sắc sau báo cáo lạm phát mới nhất.
18:00 13/7/2023 | |
Hơn 40 triệu cổ phiếu họ Apec 'chất sàn' | Các cổ phiếu APS, API, IDJ đều nhanh chóng mất thanh khoản ở giá sàn sau thông tin tiêu cực, vẫn còn hơn 60 triệu cổ phiếu chưa được khớp lệnh. | Tâm điểm trong phiên giao dịch đầu tuần hướng về nhóm cổ phiếu họ Apec (APS, API, IDJ) sau thông tin về Quyết định khởi tố vụ án hình sự về thao túng thị trường chứng khoán xảy ra tại nhóm doanh nghiệp liên quan.
Toàn bộ 3 mã chứng khoán trên đều sớm rơi vào trạng thái trắng bên mua với tổng khối lượng đã khớp chỉ hơn 1 triệu đơn vị. Tổng lượng dư bán còn hơn 60 triệu cổ phiếu (trong đó có hơn 40 triệu đơn vị bán trực tiếp ở giá sàn).
Mã APS của Chứng khoán Apec mất 9,8% về 12.900 đồng, IDJ của Đầu tư IDJ Việt Nam tương tự xanh sàn còn 11.900 đồng và API của Apec Investment lao dốc 9,5% xuống 11.400 đồng.
Nhóm cổ phiếu Apec bị bán sàn hơn 40 triệu cổ phiếu (chưa kể lượng bán ATC). Bảng giá: KBSV.
Hôm qua, nhóm doanh nghiệp này cũng đã lên tiếng về thông tin khởi tố vụ án; theo đó cả 3 công ty đều khẳng định không phải chủ thể có liên quan và/hoặc có những hoạt động liên quan đến vụ việc trên.
Sự việc hoàn toàn không tác động hoặc làm thay đổi các định hướng dài hạn cũng như hoạt động bình thường của các công ty, cũng như không ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng, cổ đông và các đối tác đang có giao dịch, hợp tác.
"Hiện nay, vụ việc vẫn đang trong quá trình điều tra và chưa có kết luận chính thức. Khi có các thông tin cụ thể, công ty sẽ cập nhật đầy đủ, kịp thời đến quý khách hàng, đối tác và các cổ đông", văn bản được 3 công ty dùng chung.
Áp lực tiêu cực từ nhóm Apec đã nhanh chóng lan ra nhiều cổ phiếu đầu cơ khác, ghi nhận các đợt trượt giá nhanh và mạnh, phần nào có ảnh hưởng đến thị trường chung trong phiên sáng khi VN-Index chìm vào sắc đỏ trong phần lớn thời gian.
Một số mã đáng kể cũng bị bán tháo trong ngày đầu tuần có thể kể đến như QCG của Quốc Cường Gia Lai, ST8 của Đầu tư phát triển ST8, EVG của Everland, FID, PHC, LGL... cũng rơi về giá sàn.
Thị trường chung dù có những ảnh hưởng nhất định trong phiên sáng nhưng đã kịp ổn định trong phiên chiều, nhờ sự trở lại của các cổ phiếu vốn hóa lớn để cân bằng thị trường, thậm chí là giúp VN-Index bất ngờ đảo ngược trạng thái, từ chìm trong sắc đỏ sang sắc xanh tăng giá trong những phút cuối phiên.
Cổ phiếu vốn hóa lớn giúp đảo ngược chỉ số. Nguồn: FireAnt.
Đáng kể nhất là VNM của Vinamilk khi cổ phiếu đầu ngành sữa có pha tăng giá mạnh 2,2% đạt 70.600 đồng. Bên cạnh đó là sự góp sức của GVR (Tập đoàn Cao su) tăng 3,2% đạt 19.600 đồng, MWG của Thế Giới Di Động vọt 3,4% lên 44.350 đồng.
Nhóm ngân hàng ghi nhận một số mã có tín hiệu tốt như TCB của Techcombank tăng 1,2% lên 33.300 đồng, ACB có thêm 1,6% giá trị để đứng tại 22.250 đồng, OCB tăng 1,1% đạt 18.800 đồng.
Do áp lực bán tháo và diễn biến đẩy giá bất ngờ cuối phiên nên thanh khoản thị trường có sự tăng vọt. Tổng giá trị giao dịch trên sàn HoSE đạt 20.376 tỷ đồng, tăng 12% so với phiên cuối tuần trước.
Mã chứng khoán được giao dịch lớn nhất là VIX của Chứng khoán VIX với hơn 68,5 triệu cổ phiếu được sang tay và sau đó là GEX của Gelex với hơn 51,4 triệu đơn vị. Hai mã này đều có thời điểm chạm giá sàn do áp lực bán tháo, tuy nhiên đều hồi phục bất ngờ về cuối phiên.
Hai cổ phiếu bất động sản NVL của Novaland và PDR của Phát Đạt cũng là tâm điểm của dòng tiền khi lần lượt khớp lệnh 50,4 triệu và 36,7 triệu cổ phiếu. Hai mã này duy trì trạng thái tích cực và kết phiên trong sắc xanh.
Khối ngoại trong phiên đầu tuần cũng ghi nhận trạng thái bán áp đảo với giá trị rút ròng rút ròng gần 450 tỷ đồng trên HoSE. Trong đó tập trung bán ròng VNM (-109 tỷ) và VRE (-75 tỷ); ngược lại tập mua VHM và SHS đều hơn 30 tỷ đồng.
Khởi tố vụ án thao túng thị trường chứng khoán liên quan Apec GroupCơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự thao túng thị trường chứng khoán đối với nhóm cổ phiếu thuộc Apec Group là API, IDJ và APS.
06:29 25/6/2023
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | Hơn 40 triệu cổ phiếu họ Apec 'chất sàn'
Các cổ phiếu APS, API, IDJ đều nhanh chóng mất thanh khoản ở giá sàn sau thông tin tiêu cực, vẫn còn hơn 60 triệu cổ phiếu chưa được khớp lệnh.
Tâm điểm trong phiên giao dịch đầu tuần hướng về nhóm cổ phiếu họ Apec (APS, API, IDJ) sau thông tin về Quyết định khởi tố vụ án hình sự về thao túng thị trường chứng khoán xảy ra tại nhóm doanh nghiệp liên quan.
Toàn bộ 3 mã chứng khoán trên đều sớm rơi vào trạng thái trắng bên mua với tổng khối lượng đã khớp chỉ hơn 1 triệu đơn vị. Tổng lượng dư bán còn hơn 60 triệu cổ phiếu (trong đó có hơn 40 triệu đơn vị bán trực tiếp ở giá sàn).
Mã APS của Chứng khoán Apec mất 9,8% về 12.900 đồng, IDJ của Đầu tư IDJ Việt Nam tương tự xanh sàn còn 11.900 đồng và API của Apec Investment lao dốc 9,5% xuống 11.400 đồng.
Nhóm cổ phiếu Apec bị bán sàn hơn 40 triệu cổ phiếu (chưa kể lượng bán ATC). Bảng giá: KBSV.
Hôm qua, nhóm doanh nghiệp này cũng đã lên tiếng về thông tin khởi tố vụ án; theo đó cả 3 công ty đều khẳng định không phải chủ thể có liên quan và/hoặc có những hoạt động liên quan đến vụ việc trên.
Sự việc hoàn toàn không tác động hoặc làm thay đổi các định hướng dài hạn cũng như hoạt động bình thường của các công ty, cũng như không ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng, cổ đông và các đối tác đang có giao dịch, hợp tác.
"Hiện nay, vụ việc vẫn đang trong quá trình điều tra và chưa có kết luận chính thức. Khi có các thông tin cụ thể, công ty sẽ cập nhật đầy đủ, kịp thời đến quý khách hàng, đối tác và các cổ đông", văn bản được 3 công ty dùng chung.
Áp lực tiêu cực từ nhóm Apec đã nhanh chóng lan ra nhiều cổ phiếu đầu cơ khác, ghi nhận các đợt trượt giá nhanh và mạnh, phần nào có ảnh hưởng đến thị trường chung trong phiên sáng khi VN-Index chìm vào sắc đỏ trong phần lớn thời gian.
Một số mã đáng kể cũng bị bán tháo trong ngày đầu tuần có thể kể đến như QCG của Quốc Cường Gia Lai, ST8 của Đầu tư phát triển ST8, EVG của Everland, FID, PHC, LGL... cũng rơi về giá sàn.
Thị trường chung dù có những ảnh hưởng nhất định trong phiên sáng nhưng đã kịp ổn định trong phiên chiều, nhờ sự trở lại của các cổ phiếu vốn hóa lớn để cân bằng thị trường, thậm chí là giúp VN-Index bất ngờ đảo ngược trạng thái, từ chìm trong sắc đỏ sang sắc xanh tăng giá trong những phút cuối phiên.
Cổ phiếu vốn hóa lớn giúp đảo ngược chỉ số. Nguồn: FireAnt.
Đáng kể nhất là VNM của Vinamilk khi cổ phiếu đầu ngành sữa có pha tăng giá mạnh 2,2% đạt 70.600 đồng. Bên cạnh đó là sự góp sức của GVR (Tập đoàn Cao su) tăng 3,2% đạt 19.600 đồng, MWG của Thế Giới Di Động vọt 3,4% lên 44.350 đồng.
Nhóm ngân hàng ghi nhận một số mã có tín hiệu tốt như TCB của Techcombank tăng 1,2% lên 33.300 đồng, ACB có thêm 1,6% giá trị để đứng tại 22.250 đồng, OCB tăng 1,1% đạt 18.800 đồng.
Do áp lực bán tháo và diễn biến đẩy giá bất ngờ cuối phiên nên thanh khoản thị trường có sự tăng vọt. Tổng giá trị giao dịch trên sàn HoSE đạt 20.376 tỷ đồng, tăng 12% so với phiên cuối tuần trước.
Mã chứng khoán được giao dịch lớn nhất là VIX của Chứng khoán VIX với hơn 68,5 triệu cổ phiếu được sang tay và sau đó là GEX của Gelex với hơn 51,4 triệu đơn vị. Hai mã này đều có thời điểm chạm giá sàn do áp lực bán tháo, tuy nhiên đều hồi phục bất ngờ về cuối phiên.
Hai cổ phiếu bất động sản NVL của Novaland và PDR của Phát Đạt cũng là tâm điểm của dòng tiền khi lần lượt khớp lệnh 50,4 triệu và 36,7 triệu cổ phiếu. Hai mã này duy trì trạng thái tích cực và kết phiên trong sắc xanh.
Khối ngoại trong phiên đầu tuần cũng ghi nhận trạng thái bán áp đảo với giá trị rút ròng rút ròng gần 450 tỷ đồng trên HoSE. Trong đó tập trung bán ròng VNM (-109 tỷ) và VRE (-75 tỷ); ngược lại tập mua VHM và SHS đều hơn 30 tỷ đồng.
Khởi tố vụ án thao túng thị trường chứng khoán liên quan Apec GroupCơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự thao túng thị trường chứng khoán đối với nhóm cổ phiếu thuộc Apec Group là API, IDJ và APS.
06:29 25/6/2023
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | |
Tiền sẽ chảy vào đâu nếu Mỹ vỡ nợ | Đa số nhà đầu tư chuyên nghiệp và cá nhân đổ tiền vào vàng trong trường hợp Mỹ vỡ nợ. Các lựa chọn thay thế cũng không nhiều. | Vàng hưởng lợi khi rủi ro vỡ nợ của chính phủ Mỹ tăng cao. Ảnh: Bloomberg.
Theo Bloomberg, nguy cơ vỡ nợ của Mỹ đang lớn hơn bao giờ hết. Bà Janet Yellen - Bộ trưởng Tài chính Mỹ - cảnh báo rằng nước này có thể vỡ nợ ngay sau ngày 1/6, nếu các nhà lập pháp không nới giới hạn nợ công. Trong khi đó, những cuộc đàm phán về việc nới trần nợ vẫn đang bế tắc.
Kịch bản vỡ nợ có thể làm chao đảo nền kinh tế toàn cầu. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, vàng vẫn là kênh trú ẩn lâu đời và an toàn nhất.
Theo khảo sát Markets Live Pulse mới nhất của Bloomberg, kim loại quý đến nay vẫn là lựa chọn hàng đầu cho những ai muốn đề phòng rủi ro Mỹ vỡ nợ.
Hơn một nửa chuyên gia tài chính khẳng định sẽ mua vàng nếu chính phủ Mỹ không thể trả nợ.
Nhà đầu tư sẽ đổ tiền vào đâu nếu Mỹ vỡ nợ? Nguồn dữ liệu: Khảo sát Bloomberg MLIV Pulse được thực hiện với 637 người từ ngày 8 đến 12/5. NhãnVàngTrái phiếu kho bạc MỹBitcoinĐồng USDĐồng yenĐồng franc Thụy SĩCác tài sản khác Nhà đầu tư chuyên nghiệp % 51.7147.87.87.55.85.5 Nhà đầu tư cá nhân 45.715.111.310.24.36.57
Đáng chú ý, các nhà đầu tư không có nhiều lựa chọn thay thế. Theo cuộc khảo sát, tài sản phổ biến thứ 2 trong trường hợp Mỹ vỡ nợ là trái phiếu kho bạc Mỹ. Trớ trêu thay, đây chính là loại tài sản mà chính phủ Mỹ không thể thanh toán đúng hạn.
Dù vậy, ngay cả những người bi quan cũng tin rằng các trái chủ của chính phủ Mỹ vẫn sẽ được thanh toán, chỉ là thanh toán muộn. Trong cuộc khủng hoảng nợ công nghiêm trọng trước đó, trái phiếu kho bạc Mỹ vẫn phục hồi dù Mỹ bị hạ xếp hạng tín nhiệm.
Một số người đổ tiền vào các loại tiền trú ẩn truyền thống như yen Nhật và franc Thụy Sĩ. Nhưng những đồng tiền này đều không phổ biến bằng USD.
Bitcoin cũng được coi là một tài sản trú ẩn. Nhiều người ủng hộ cho rằng đồng tiền này là một dạng vàng kỹ thuật số.
Dự đoán của các nhà đầu tư về thị trường chứng khoán Dữ liệu: Khảo sát Bloomberg MLIV Pulse. NhãnThị trường tổn thương, nhưng không nghiêm trọng như hồi năm 2011Chứng khoán sẽ giảm mạnh hơn năm 2011Chứng khoán sẽ giảm tương đươngChứng khoán vẫn đi lên Nhà đầu tư chuyên nghiệp % 47.925.716.99.5 Nhà đầu tư cá nhân 39.235.519.45.9
Khoảng 60% người tham gia cuộc khảo sát của MLIV Pulse tin rằng rủi ro lần này lớn hơn hồi năm 2011 - cuộc khủng hoảng trần nợ nghiêm trọng nhất lịch sử.
"Hồi 2011, do những bế tắc về trần nợ, thị trường chứng khoán đã mất 17% giá trị trong hơn một năm. Theo báo cáo của Moody’s, tình trạng bất ổn đã thổi bay 1,2 triệu việc làm, tỷ lệ thất nghiệp tăng 0,7 điểm phần trăm, nền kinh tế thu hẹp 180 tỷ USD so với kịch bản không có nguy cơ vỡ nợ", giới doanh nhân Mỹ viết trong một lá thư cảnh báo gửi tới các nhà lập pháp nước này.
Hiện nay, thông qua các hợp đồng hoán đổi nợ xấu, chi phí bảo hiểm đối với trường hợp vỡ nợ đã tăng mạnh, thậm chí vượt những giai đoạn trước, dù đa số nhà đầu tư được khảo sát vẫn tin rằng khả năng vỡ nợ thực tế là tương đối thấp.
"Rủi ro cao hơn trước do sự phân cực giữa cử tri và Quốc hội Mỹ", Bloomberg dẫn lời ông Jason Bloom - Trưởng bộ phận Thu nhập cố định tại Invesco - bình luận. Do đó, hai bên có thể không kịp thời đưa ra một thỏa thuận chung.
Trên thực tế, vàng đã tăng giá khá mạnh từ đầu năm đến nay. Cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực ngân hàng trên toàn cầu thúc đẩy dòng tiền chảy vào vàng. Nhu cầu tại Trung Quốc cũng gia tăng trở lại.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Nợ tiêu dùng tại Mỹ cao chưa từng thấyNợ của người tiêu dùng tại Mỹ đã tăng lên mức kỷ lục trong quý đầu tiên của năm. Trong khi đó, tỷ lệ nợ quá hạn cũng gia tăng.
06:00 17/5/2023
Khách sạn bay - mỏ vàng của các hãng hàng khôngKhi các khách hàng giàu có du lịch và đi công tác trở lại, ngành hàng không toàn cầu đang đưa khoang hạng nhất lên một tầm cao mới.
05:00 13/5/2023 | Tiền sẽ chảy vào đâu nếu Mỹ vỡ nợ
Đa số nhà đầu tư chuyên nghiệp và cá nhân đổ tiền vào vàng trong trường hợp Mỹ vỡ nợ. Các lựa chọn thay thế cũng không nhiều.
Vàng hưởng lợi khi rủi ro vỡ nợ của chính phủ Mỹ tăng cao. Ảnh: Bloomberg.
Theo Bloomberg, nguy cơ vỡ nợ của Mỹ đang lớn hơn bao giờ hết. Bà Janet Yellen - Bộ trưởng Tài chính Mỹ - cảnh báo rằng nước này có thể vỡ nợ ngay sau ngày 1/6, nếu các nhà lập pháp không nới giới hạn nợ công. Trong khi đó, những cuộc đàm phán về việc nới trần nợ vẫn đang bế tắc.
Kịch bản vỡ nợ có thể làm chao đảo nền kinh tế toàn cầu. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, vàng vẫn là kênh trú ẩn lâu đời và an toàn nhất.
Theo khảo sát Markets Live Pulse mới nhất của Bloomberg, kim loại quý đến nay vẫn là lựa chọn hàng đầu cho những ai muốn đề phòng rủi ro Mỹ vỡ nợ.
Hơn một nửa chuyên gia tài chính khẳng định sẽ mua vàng nếu chính phủ Mỹ không thể trả nợ.
Nhà đầu tư sẽ đổ tiền vào đâu nếu Mỹ vỡ nợ? Nguồn dữ liệu: Khảo sát Bloomberg MLIV Pulse được thực hiện với 637 người từ ngày 8 đến 12/5. NhãnVàngTrái phiếu kho bạc MỹBitcoinĐồng USDĐồng yenĐồng franc Thụy SĩCác tài sản khác Nhà đầu tư chuyên nghiệp % 51.7147.87.87.55.85.5 Nhà đầu tư cá nhân 45.715.111.310.24.36.57
Đáng chú ý, các nhà đầu tư không có nhiều lựa chọn thay thế. Theo cuộc khảo sát, tài sản phổ biến thứ 2 trong trường hợp Mỹ vỡ nợ là trái phiếu kho bạc Mỹ. Trớ trêu thay, đây chính là loại tài sản mà chính phủ Mỹ không thể thanh toán đúng hạn.
Dù vậy, ngay cả những người bi quan cũng tin rằng các trái chủ của chính phủ Mỹ vẫn sẽ được thanh toán, chỉ là thanh toán muộn. Trong cuộc khủng hoảng nợ công nghiêm trọng trước đó, trái phiếu kho bạc Mỹ vẫn phục hồi dù Mỹ bị hạ xếp hạng tín nhiệm.
Một số người đổ tiền vào các loại tiền trú ẩn truyền thống như yen Nhật và franc Thụy Sĩ. Nhưng những đồng tiền này đều không phổ biến bằng USD.
Bitcoin cũng được coi là một tài sản trú ẩn. Nhiều người ủng hộ cho rằng đồng tiền này là một dạng vàng kỹ thuật số.
Dự đoán của các nhà đầu tư về thị trường chứng khoán Dữ liệu: Khảo sát Bloomberg MLIV Pulse. NhãnThị trường tổn thương, nhưng không nghiêm trọng như hồi năm 2011Chứng khoán sẽ giảm mạnh hơn năm 2011Chứng khoán sẽ giảm tương đươngChứng khoán vẫn đi lên Nhà đầu tư chuyên nghiệp % 47.925.716.99.5 Nhà đầu tư cá nhân 39.235.519.45.9
Khoảng 60% người tham gia cuộc khảo sát của MLIV Pulse tin rằng rủi ro lần này lớn hơn hồi năm 2011 - cuộc khủng hoảng trần nợ nghiêm trọng nhất lịch sử.
"Hồi 2011, do những bế tắc về trần nợ, thị trường chứng khoán đã mất 17% giá trị trong hơn một năm. Theo báo cáo của Moody’s, tình trạng bất ổn đã thổi bay 1,2 triệu việc làm, tỷ lệ thất nghiệp tăng 0,7 điểm phần trăm, nền kinh tế thu hẹp 180 tỷ USD so với kịch bản không có nguy cơ vỡ nợ", giới doanh nhân Mỹ viết trong một lá thư cảnh báo gửi tới các nhà lập pháp nước này.
Hiện nay, thông qua các hợp đồng hoán đổi nợ xấu, chi phí bảo hiểm đối với trường hợp vỡ nợ đã tăng mạnh, thậm chí vượt những giai đoạn trước, dù đa số nhà đầu tư được khảo sát vẫn tin rằng khả năng vỡ nợ thực tế là tương đối thấp.
"Rủi ro cao hơn trước do sự phân cực giữa cử tri và Quốc hội Mỹ", Bloomberg dẫn lời ông Jason Bloom - Trưởng bộ phận Thu nhập cố định tại Invesco - bình luận. Do đó, hai bên có thể không kịp thời đưa ra một thỏa thuận chung.
Trên thực tế, vàng đã tăng giá khá mạnh từ đầu năm đến nay. Cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực ngân hàng trên toàn cầu thúc đẩy dòng tiền chảy vào vàng. Nhu cầu tại Trung Quốc cũng gia tăng trở lại.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Nợ tiêu dùng tại Mỹ cao chưa từng thấyNợ của người tiêu dùng tại Mỹ đã tăng lên mức kỷ lục trong quý đầu tiên của năm. Trong khi đó, tỷ lệ nợ quá hạn cũng gia tăng.
06:00 17/5/2023
Khách sạn bay - mỏ vàng của các hãng hàng khôngKhi các khách hàng giàu có du lịch và đi công tác trở lại, ngành hàng không toàn cầu đang đưa khoang hạng nhất lên một tầm cao mới.
05:00 13/5/2023 | |
Đề nghị ngân hàng cung cấp dữ liệu người nộp thuế | Trong trường hợp ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác không cung cấp dữ liệu theo yêu cầu của cơ quan thuế thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. | Tổng cục Thuế vừa có công văn đề nghị ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác cung cấp thông tin giao dịch qua tài khoản, số dư tài khoản, số liệu giao dịch theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thuế các địa phương.
Mục đích là để phục vụ cho hoạt động thanh tra, kiểm tra xác định nghĩa vụ thuế phải nộp và thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
Theo quy định của pháp luật về thuế, thời hạn gửi thông tin là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu bằng văn bản của cơ quan thuế.
Trường hợp ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác không cung cấp dữ liệu theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính thuế, hóa đơn.
Mặt khác, công văn hướng dẫn việc các Cục Thuế khi có yêu cầu cung cấp thông tin sẽ gửi văn bản về hội sở chính của ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác để triển khai thực hiện. Nội dung yêu cầu cần đầy đủ, chi tiết các thông tin về định danh, nội dung để ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác thực hiện.
Đối với các nội dung phức tạp, quan trọng thì có thể thực hiện tổ chức họp giữa Cục Thuế và ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng khác hoặc phối hợp, làm việc với Cục Thuế quản lý trực tiếp theo quy định của pháp luật.
Theo đó, các Cục Thuế quản lý trực tiếp ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác có trách nhiệm phối hợp với các Cục Thuế khi có yêu cầu.
Các Cục Thuế có trách nhiệm bảo mật thông tin, sử dụng thông tin đúng mục đích và hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự an toàn của thông tin theo quy định của Luật Quản lý thuế và quy định của pháp luật có liên quan.
Ngoài ra, các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng khác và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cần thực hiện việc kê khai, khấu trừ, nộp thay và theo dõi số tiền chuyển cho các nhà cung cấp ở nước ngoài thực hiện theo đúng các quy định của Bộ Tài chính.
Trường hợp ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng khác và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không thực hiện thì sẽ bị xử lý theo quy định tại Luật Quản lý thuế.
Trên cơ sở đó, Cục Thuế Doanh nghiệp lớn có trách nhiệm thông báo tên, địa chỉ website của nhà cung cấp ở nước ngoài chưa thực hiện đăng ký, kê khai, nộp thuế mà người mua hàng hóa, dịch vụ có thực hiện giao dịch cho hội sở chính của ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng khác và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
Trong quá trình triển khai thực hiện, ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng khác và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán gặp khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện khấu trừ nộp thay đối với nghĩa vụ thuế của nhà cung cấp ở nước ngoài tại Việt Nam thì thực hiện báo cáo về Cục Thuế doanh nghiệp lớn để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về doanh nhân, câu chuyện kinh doanh, khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, kinh nghiệm quản trị... tại Tủ sách doanh nhân. Những cuốn sách được chia sẻ bởi các doanh nhân nổi tiếng thế giới như Bill Gate, Warren Buffett, Elon Musk...
OCB muốn phát hành 26.000 tỷ đồng trái phiếu trong năm naySố lượng trái phiếu mà Ngân hàng OCB sắp phát hành sẽ được chia thành 15 đợt trong thời gian còn lại của năm 2023, mệnh giá tương ứng 1 tỷ đồng/trái phiếu.
11:59 23/6/2023
Lý do tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ở Quảng Nam thấpUBND tỉnh Quảng Nam cho rằng việc giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 chỉ đạt 73,5% do tình hình thế giới biến động nhanh, phức tạp, khó lường, vượt dự báo.
11:41 23/6/2023 | Đề nghị ngân hàng cung cấp dữ liệu người nộp thuế
Trong trường hợp ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác không cung cấp dữ liệu theo yêu cầu của cơ quan thuế thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Tổng cục Thuế vừa có công văn đề nghị ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác cung cấp thông tin giao dịch qua tài khoản, số dư tài khoản, số liệu giao dịch theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thuế các địa phương.
Mục đích là để phục vụ cho hoạt động thanh tra, kiểm tra xác định nghĩa vụ thuế phải nộp và thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
Theo quy định của pháp luật về thuế, thời hạn gửi thông tin là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu bằng văn bản của cơ quan thuế.
Trường hợp ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác không cung cấp dữ liệu theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính thuế, hóa đơn.
Mặt khác, công văn hướng dẫn việc các Cục Thuế khi có yêu cầu cung cấp thông tin sẽ gửi văn bản về hội sở chính của ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác để triển khai thực hiện. Nội dung yêu cầu cần đầy đủ, chi tiết các thông tin về định danh, nội dung để ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác thực hiện.
Đối với các nội dung phức tạp, quan trọng thì có thể thực hiện tổ chức họp giữa Cục Thuế và ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng khác hoặc phối hợp, làm việc với Cục Thuế quản lý trực tiếp theo quy định của pháp luật.
Theo đó, các Cục Thuế quản lý trực tiếp ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác có trách nhiệm phối hợp với các Cục Thuế khi có yêu cầu.
Các Cục Thuế có trách nhiệm bảo mật thông tin, sử dụng thông tin đúng mục đích và hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự an toàn của thông tin theo quy định của Luật Quản lý thuế và quy định của pháp luật có liên quan.
Ngoài ra, các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng khác và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cần thực hiện việc kê khai, khấu trừ, nộp thay và theo dõi số tiền chuyển cho các nhà cung cấp ở nước ngoài thực hiện theo đúng các quy định của Bộ Tài chính.
Trường hợp ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng khác và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không thực hiện thì sẽ bị xử lý theo quy định tại Luật Quản lý thuế.
Trên cơ sở đó, Cục Thuế Doanh nghiệp lớn có trách nhiệm thông báo tên, địa chỉ website của nhà cung cấp ở nước ngoài chưa thực hiện đăng ký, kê khai, nộp thuế mà người mua hàng hóa, dịch vụ có thực hiện giao dịch cho hội sở chính của ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng khác và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
Trong quá trình triển khai thực hiện, ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng khác và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán gặp khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện khấu trừ nộp thay đối với nghĩa vụ thuế của nhà cung cấp ở nước ngoài tại Việt Nam thì thực hiện báo cáo về Cục Thuế doanh nghiệp lớn để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về doanh nhân, câu chuyện kinh doanh, khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, kinh nghiệm quản trị... tại Tủ sách doanh nhân. Những cuốn sách được chia sẻ bởi các doanh nhân nổi tiếng thế giới như Bill Gate, Warren Buffett, Elon Musk...
OCB muốn phát hành 26.000 tỷ đồng trái phiếu trong năm naySố lượng trái phiếu mà Ngân hàng OCB sắp phát hành sẽ được chia thành 15 đợt trong thời gian còn lại của năm 2023, mệnh giá tương ứng 1 tỷ đồng/trái phiếu.
11:59 23/6/2023
Lý do tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ở Quảng Nam thấpUBND tỉnh Quảng Nam cho rằng việc giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 chỉ đạt 73,5% do tình hình thế giới biến động nhanh, phức tạp, khó lường, vượt dự báo.
11:41 23/6/2023 | |
World Bank hỗ trợ Việt Nam 263 triệu USD để phục hồi kinh tế | Ban giám đốc Ngân hàng Thế giới (World Bank) đã phê duyệt khoản tín dụng trị giá 263,9 triệu USD từ Hiệp hội Phát triển quốc tế dành cho Việt Nam. | Ban giám đốc Ngân hàng Thế giới vừa phê duyệt khoản tín dụng trị giá 263,9 triệu USD từ Hiệp hội Phát triển Quốc tế dành cho Việt Nam nhằm hỗ trợ các nỗ lực phục hồi kinh tế bao trùm, xanh và chuyển đổi số thông qua những cải cách với mục tiêu hỗ trợ các hộ gia đình, doanh nghiệp và mở rộng năng lượng tái tạo.
Đây là khoản tài trợ thứ 2 và cuối cùng trong chuỗi 2 chương trình Tài trợ Chính sách Phát triển (DPF), sau khoản tài trợ đầu tiên trị giá 221,5 triệu USD được phê duyệt vào năm 2021.
Đánh giá tác động đầy đủ từ các khoản tài trợ mới này sẽ được công bố vào năm 2024. Tuy nhiên, World Bank cho rằng chính sách DPF tới nay đã có những kết quả đáng kể.
Theo đó, hơn 140.000 doanh nghiệp đã nhận được hỗ trợ thuế thông qua gói giảm thuế vào năm 2021 và hơn 85.000 trẻ em được trợ cấp dịch vụ chăm sóc trẻ em, qua đó thúc đẩy bình đẳng giới tại nơi làm việc. Số lượng các dịch vụ công trực tuyến đã tăng gấp đôi.
Trong thời gian tới, những cải cách về thể chế và chính sách được hỗ trợ bởi chương trình này sẽ giúp thúc đẩy phục hồi nền kinh tế thông qua cải thiện môi trường thuế, tăng khả năng tiếp cận tài chính cho các hộ gia đình dễ bị tổn thương và tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc trẻ em có chất lượng.
Những cải cách thúc đẩy phát triển xanh và chuyển đổi số tập trung vào lĩnh vực đấu thầu mua sắm công, số hóa dịch vụ công, mở rộng quy mô năng lượng tái tạo và củng cố tính bền vững tài chính của ngành điện.
Ngoài ra, những cải cách được hỗ trợ bởi chương trình này dự kiến giúp cải thiện hơn nữa việc cung cấp dịch vụ công cho các hộ gia đình và doanh nghiệp.
“Những cải cách được hỗ trợ bởi khoản tín dụng này sẽ hỗ trợ quá trình phục hồi kinh tế của Việt Nam sau đại dịch Covid-19 và các cú sốc giá hàng hóa sau đó, đồng thời mở đường cho sự phát triển bao trùm hơn, xanh hơn và thân thiện với kỹ thuật số. Chúng tôi mong muốn được hợp tác với Chính phủ trong quá trình thực thi những cải cách này và hỗ trợ Việt Nam đạt được các mục tiêu phát triển đã đề ra”, bà Carolyn Turk - Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam - nói.
Trước đó, tháng 12/2021, Chính phủ và Ngân hàng Thế giới đã ký hiệp định tín dụng trị giá 221,5 triệu USD để hỗ trợ Việt Nam phục hồi sau đại dịch Covid-19 thông qua các cải cách chính sách nhằm tăng cường mức độ bao trùm tài chính và nâng cao khả năng thích ứng với môi trường.
Khoản tín dụng trị giá 221,5 triệu USD được giải ngân trực tiếp vào ngân sách, với các điều khoản ưu đãi trong thời hạn 30 năm với thời gian ân hạn là 5 năm.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Nhiều người thân Chủ tịch Thép Pomina bán cổ phiếuTừ ngày 27-29/6, 3 người thân của Chủ tịch HĐQT Công ty Thép Pomina Đỗ Duy Thái thay nhau bán cổ phiếu trong bối cảnh mã chứng khoán POM quay đầu điều chỉnh sau khi tăng cao.
14:33 30/6/2023
Chủ tịch Phát Đạt: Giai đoạn khó khăn nhất đã quaLợi nhuận quý II của Phát Đạt dự kiến đạt hơn 360 tỷ đồng. Từ cuối tháng 4, doanh nghiệp cũng thu được 870 tỷ đồng từ Danh Khôi, đến cuối năm có thể nhận thêm 1.500 tỷ đồng.
14:29 30/6/2023 | World Bank hỗ trợ Việt Nam 263 triệu USD để phục hồi kinh tế
Ban giám đốc Ngân hàng Thế giới (World Bank) đã phê duyệt khoản tín dụng trị giá 263,9 triệu USD từ Hiệp hội Phát triển quốc tế dành cho Việt Nam.
Ban giám đốc Ngân hàng Thế giới vừa phê duyệt khoản tín dụng trị giá 263,9 triệu USD từ Hiệp hội Phát triển Quốc tế dành cho Việt Nam nhằm hỗ trợ các nỗ lực phục hồi kinh tế bao trùm, xanh và chuyển đổi số thông qua những cải cách với mục tiêu hỗ trợ các hộ gia đình, doanh nghiệp và mở rộng năng lượng tái tạo.
Đây là khoản tài trợ thứ 2 và cuối cùng trong chuỗi 2 chương trình Tài trợ Chính sách Phát triển (DPF), sau khoản tài trợ đầu tiên trị giá 221,5 triệu USD được phê duyệt vào năm 2021.
Đánh giá tác động đầy đủ từ các khoản tài trợ mới này sẽ được công bố vào năm 2024. Tuy nhiên, World Bank cho rằng chính sách DPF tới nay đã có những kết quả đáng kể.
Theo đó, hơn 140.000 doanh nghiệp đã nhận được hỗ trợ thuế thông qua gói giảm thuế vào năm 2021 và hơn 85.000 trẻ em được trợ cấp dịch vụ chăm sóc trẻ em, qua đó thúc đẩy bình đẳng giới tại nơi làm việc. Số lượng các dịch vụ công trực tuyến đã tăng gấp đôi.
Trong thời gian tới, những cải cách về thể chế và chính sách được hỗ trợ bởi chương trình này sẽ giúp thúc đẩy phục hồi nền kinh tế thông qua cải thiện môi trường thuế, tăng khả năng tiếp cận tài chính cho các hộ gia đình dễ bị tổn thương và tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc trẻ em có chất lượng.
Những cải cách thúc đẩy phát triển xanh và chuyển đổi số tập trung vào lĩnh vực đấu thầu mua sắm công, số hóa dịch vụ công, mở rộng quy mô năng lượng tái tạo và củng cố tính bền vững tài chính của ngành điện.
Ngoài ra, những cải cách được hỗ trợ bởi chương trình này dự kiến giúp cải thiện hơn nữa việc cung cấp dịch vụ công cho các hộ gia đình và doanh nghiệp.
“Những cải cách được hỗ trợ bởi khoản tín dụng này sẽ hỗ trợ quá trình phục hồi kinh tế của Việt Nam sau đại dịch Covid-19 và các cú sốc giá hàng hóa sau đó, đồng thời mở đường cho sự phát triển bao trùm hơn, xanh hơn và thân thiện với kỹ thuật số. Chúng tôi mong muốn được hợp tác với Chính phủ trong quá trình thực thi những cải cách này và hỗ trợ Việt Nam đạt được các mục tiêu phát triển đã đề ra”, bà Carolyn Turk - Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam - nói.
Trước đó, tháng 12/2021, Chính phủ và Ngân hàng Thế giới đã ký hiệp định tín dụng trị giá 221,5 triệu USD để hỗ trợ Việt Nam phục hồi sau đại dịch Covid-19 thông qua các cải cách chính sách nhằm tăng cường mức độ bao trùm tài chính và nâng cao khả năng thích ứng với môi trường.
Khoản tín dụng trị giá 221,5 triệu USD được giải ngân trực tiếp vào ngân sách, với các điều khoản ưu đãi trong thời hạn 30 năm với thời gian ân hạn là 5 năm.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Nhiều người thân Chủ tịch Thép Pomina bán cổ phiếuTừ ngày 27-29/6, 3 người thân của Chủ tịch HĐQT Công ty Thép Pomina Đỗ Duy Thái thay nhau bán cổ phiếu trong bối cảnh mã chứng khoán POM quay đầu điều chỉnh sau khi tăng cao.
14:33 30/6/2023
Chủ tịch Phát Đạt: Giai đoạn khó khăn nhất đã quaLợi nhuận quý II của Phát Đạt dự kiến đạt hơn 360 tỷ đồng. Từ cuối tháng 4, doanh nghiệp cũng thu được 870 tỷ đồng từ Danh Khôi, đến cuối năm có thể nhận thêm 1.500 tỷ đồng.
14:29 30/6/2023 | |
CEO hãng chip Mỹ: 'Đừng lơ là với Trung Quốc' | Mới đây, CEO của hãng chip lớn nhất thế giới đã cảnh báo rằng đừng nên đánh giá thấp khả năng phát triển chip của Trung Quốc. Và thương chiến có thể đẩy nhanh quá trình này. | Theo Nikkei Asia, ông Jensen Huang - người sáng lập kiêm CEO Nvidia - cảnh báo rằng Trung Quốc sẽ phát triển các công ty chip của riêng mình, và ngành công nghiệp chip của Mỹ phải tìm cách để duy trì khả năng cạnh tranh. Nvidia là công ty chip lớn nhất thế giới tính theo vốn hóa thị trường.
"Dù quy định là gì, chúng tôi cũng tuân thủ tuyệt đối. Nhưng Trung Quốc sẽ tận dụng cơ hội này để thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước. Đó là lý do startup GPU ở Trung Quốc ra đời", ông Huang đề cập tới xung đột thương mại giữa Bắc Kinh và Washington.
GPU là bộ xử lý những tác vụ liên quan đến đồ hoạ cho vi xử lý trung tâm CPU. Chúng là thành phần quan trọng trong công nghệ trí tuệ nhân tạo và trò chơi.
Ông Jensen Huang - người đứng sau công ty chip lớn nhất thế giới tính theo giá trị vốn hóa thị trường. Ảnh: Bloomberg.
Hệ sinh thái riêng của Trung Quốc
"Ở thời điểm này, nếu không làm việc trong ngành công nghiệp chip nhưng vẫn muốn thành lập một công ty sản xuất chip, các vị sẽ thành lập công ty nào? Đó là một startup GPU. Và có rất nhiều công ty khởi nghiệp trong mảng này ở Trung Quốc", ông Huang cho biết.
Nvidia đã bị mắc kẹt giữa thương chiến của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Công ty sản xuất bộ xử lý H100 - được dùng cho các công nghệ AI như ChatGPT.
Năm ngoái, gã khổng lồ chip Mỹ đã bị hạn chế bán chip H100 và A100 sang Trung Quốc. Để bán hàng cho các khách hàng Trung Quốc, hãng cũng phải thay đổi cấu hình của H100 nhằm tuân thủ quy định của phía Mỹ.
Nguồn lực của Trung Quốc dành riêng cho lĩnh vực này là khá lớn. Vì thế, các vị không thể đánh giá thấp họÔng Jensen Huang - người sáng lập kiêm CEO Nvidia
Theo ông Huang, rất khó để đoán trước xem liệu các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ có gián tiếp tạo ra một hệ sinh thái phần cứng và phần mềm AI của riêng Trung Quốc hay không.
Nhưng theo ông, công chúng phải thừa nhận những tiến bộ về công nghệ của Trung Quốc trong điện toán đám mây, dịch vụ Internet, thanh toán kỹ thuật số, xe điện và công nghệ xe tự hành.
"Chúng ta phải chạy thật nhanh", ông Huang nói với Nikkei Asia về khoảng cách công nghệ giữa các startup GPU của Trung Quốc và Nvidia.
"Nguồn lực của Trung Quốc dành riêng cho lĩnh vực này là khá lớn. Vì thế, các vị không thể đánh giá thấp họ", ông nhấn mạnh.
"Điểm bùng phát"
Ông Huang sinh ra ở thành phố Đài Nam phía nam Đài Loan. Năm lên 9, ông theo gia đình chuyển đến Mỹ sinh sống.
Ông Huang rất thân thiết với ông Morris Chang - nhà sáng lập kiêm cựu Chủ tịch Taiwan Semiconductor Manufacturing Co. (TSMC), hãng sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới.
Nói với các phóng viên, CEO Nvidia cho biết đã ăn tối với ông Chang ở Đài Loan cách đây vài ngày.
Ông Huang cho biết mối quan hệ giữa Nvidia và TSMC "rất sâu sắc". "Bây giờ là điểm bùng phát của điện toán tăng tốc và trí tuệ nhân tạo AI. Do đó, trong thập kỷ tới, số lượng thương vụ làm ăn giữa chúng tôi và TSMC sẽ tăng lên đáng kể", ông cho biết.
Ông Jensen Huang - người sáng lập kiêm CEO Nvidia - tại Đài Loan hôm 30/5. Ảnh: Bloomberg.
Theo vị CEO, chuỗi cung ứng của Nvidia được thiết kế nhằm đạt được "sự đa dạng và năng lực dự phòng tối đa". "Khả năng chống chịu của chuỗi cung ứng rất quan trọng. Bởi nhiều khách hàng phụ thuộc vào công ty", ông Huang chia sẻ.
Ông tiết lộ gã khổng lồ chip Mỹ sản xuất ở nhiều nơi nhất có thể. "Chúng tôi đã làm ăn với TSMC trong một thời gian rất dài. Chúng tôi cũng hợp tác sản xuất với Samsung và sẵn sàng làm việc cùng Intel", ông Huang nói với Nikkei Asia.
Mời độc giả đón đọc gợi ý về các cuốn sách kinh tế thế giới tại Tủ sách kinh tế thế giới. Các cuốn sách cung cấp các thông tin hấp dẫn về các doanh nhân, triết lý kinh doanh, quy luật kinh tế, khủng hoảng tài chính, tiêu dùng cá nhân...
Giá vàng bật tăngThị trường kim loại quý khởi sắc sau một tuần ảm đạm. Niềm tin của người tiêu dùng vào triển vọng kinh tế và cơ hội việc làm đang suy yếu. Điều này giúp vàng hưởng lợi.
10:25 31/5/2023
Cơ hội từ khủng hoảng trần nợ của MỹKhủng hoảng trần nợ sẽ giáng đòn lên nền kinh tế dù Mỹ đã tránh được nguy cơ vỡ nợ. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng các nhà đầu tư có thể tìm ra cơ hội từ đây.
08:00 31/5/2023 | CEO hãng chip Mỹ: 'Đừng lơ là với Trung Quốc'
Mới đây, CEO của hãng chip lớn nhất thế giới đã cảnh báo rằng đừng nên đánh giá thấp khả năng phát triển chip của Trung Quốc. Và thương chiến có thể đẩy nhanh quá trình này.
Theo Nikkei Asia, ông Jensen Huang - người sáng lập kiêm CEO Nvidia - cảnh báo rằng Trung Quốc sẽ phát triển các công ty chip của riêng mình, và ngành công nghiệp chip của Mỹ phải tìm cách để duy trì khả năng cạnh tranh. Nvidia là công ty chip lớn nhất thế giới tính theo vốn hóa thị trường.
"Dù quy định là gì, chúng tôi cũng tuân thủ tuyệt đối. Nhưng Trung Quốc sẽ tận dụng cơ hội này để thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước. Đó là lý do startup GPU ở Trung Quốc ra đời", ông Huang đề cập tới xung đột thương mại giữa Bắc Kinh và Washington.
GPU là bộ xử lý những tác vụ liên quan đến đồ hoạ cho vi xử lý trung tâm CPU. Chúng là thành phần quan trọng trong công nghệ trí tuệ nhân tạo và trò chơi.
Ông Jensen Huang - người đứng sau công ty chip lớn nhất thế giới tính theo giá trị vốn hóa thị trường. Ảnh: Bloomberg.
Hệ sinh thái riêng của Trung Quốc
"Ở thời điểm này, nếu không làm việc trong ngành công nghiệp chip nhưng vẫn muốn thành lập một công ty sản xuất chip, các vị sẽ thành lập công ty nào? Đó là một startup GPU. Và có rất nhiều công ty khởi nghiệp trong mảng này ở Trung Quốc", ông Huang cho biết.
Nvidia đã bị mắc kẹt giữa thương chiến của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Công ty sản xuất bộ xử lý H100 - được dùng cho các công nghệ AI như ChatGPT.
Năm ngoái, gã khổng lồ chip Mỹ đã bị hạn chế bán chip H100 và A100 sang Trung Quốc. Để bán hàng cho các khách hàng Trung Quốc, hãng cũng phải thay đổi cấu hình của H100 nhằm tuân thủ quy định của phía Mỹ.
Nguồn lực của Trung Quốc dành riêng cho lĩnh vực này là khá lớn. Vì thế, các vị không thể đánh giá thấp họÔng Jensen Huang - người sáng lập kiêm CEO Nvidia
Theo ông Huang, rất khó để đoán trước xem liệu các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ có gián tiếp tạo ra một hệ sinh thái phần cứng và phần mềm AI của riêng Trung Quốc hay không.
Nhưng theo ông, công chúng phải thừa nhận những tiến bộ về công nghệ của Trung Quốc trong điện toán đám mây, dịch vụ Internet, thanh toán kỹ thuật số, xe điện và công nghệ xe tự hành.
"Chúng ta phải chạy thật nhanh", ông Huang nói với Nikkei Asia về khoảng cách công nghệ giữa các startup GPU của Trung Quốc và Nvidia.
"Nguồn lực của Trung Quốc dành riêng cho lĩnh vực này là khá lớn. Vì thế, các vị không thể đánh giá thấp họ", ông nhấn mạnh.
"Điểm bùng phát"
Ông Huang sinh ra ở thành phố Đài Nam phía nam Đài Loan. Năm lên 9, ông theo gia đình chuyển đến Mỹ sinh sống.
Ông Huang rất thân thiết với ông Morris Chang - nhà sáng lập kiêm cựu Chủ tịch Taiwan Semiconductor Manufacturing Co. (TSMC), hãng sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới.
Nói với các phóng viên, CEO Nvidia cho biết đã ăn tối với ông Chang ở Đài Loan cách đây vài ngày.
Ông Huang cho biết mối quan hệ giữa Nvidia và TSMC "rất sâu sắc". "Bây giờ là điểm bùng phát của điện toán tăng tốc và trí tuệ nhân tạo AI. Do đó, trong thập kỷ tới, số lượng thương vụ làm ăn giữa chúng tôi và TSMC sẽ tăng lên đáng kể", ông cho biết.
Ông Jensen Huang - người sáng lập kiêm CEO Nvidia - tại Đài Loan hôm 30/5. Ảnh: Bloomberg.
Theo vị CEO, chuỗi cung ứng của Nvidia được thiết kế nhằm đạt được "sự đa dạng và năng lực dự phòng tối đa". "Khả năng chống chịu của chuỗi cung ứng rất quan trọng. Bởi nhiều khách hàng phụ thuộc vào công ty", ông Huang chia sẻ.
Ông tiết lộ gã khổng lồ chip Mỹ sản xuất ở nhiều nơi nhất có thể. "Chúng tôi đã làm ăn với TSMC trong một thời gian rất dài. Chúng tôi cũng hợp tác sản xuất với Samsung và sẵn sàng làm việc cùng Intel", ông Huang nói với Nikkei Asia.
Mời độc giả đón đọc gợi ý về các cuốn sách kinh tế thế giới tại Tủ sách kinh tế thế giới. Các cuốn sách cung cấp các thông tin hấp dẫn về các doanh nhân, triết lý kinh doanh, quy luật kinh tế, khủng hoảng tài chính, tiêu dùng cá nhân...
Giá vàng bật tăngThị trường kim loại quý khởi sắc sau một tuần ảm đạm. Niềm tin của người tiêu dùng vào triển vọng kinh tế và cơ hội việc làm đang suy yếu. Điều này giúp vàng hưởng lợi.
10:25 31/5/2023
Cơ hội từ khủng hoảng trần nợ của MỹKhủng hoảng trần nợ sẽ giáng đòn lên nền kinh tế dù Mỹ đã tránh được nguy cơ vỡ nợ. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng các nhà đầu tư có thể tìm ra cơ hội từ đây.
08:00 31/5/2023 | |
Loạt dự án tỷ USD công ty ông Trần Bá Dương đang muốn tham gia | Dự án tổ hợp kinh tế tuần hoàn liên quan khai thác, chế biến quặng bô xít tại Lâm Đồng là dự án mới nhất được Thaco đề xuất có tổng mức đầu tư hơn 100.000 tỷ đồng. | Công ty CP Tập đoàn Trường Hải (Thaco) vừa gửi báo cáo kết quả nghiên cứu dự án Tổ hợp kinh tế tuần hoàn Thaco đến UBND tỉnh Lâm Đồng. Tổng mức đầu tư dự án này là hơn 103.000 tỷ đồng (tương đương hơn 4 tỷ USD). Trong đó, vốn chủ sở hữu chiếm 30% (khoảng 30.907 tỷ đồng), còn lại khoảng 72.117 tỷ đồng là vốn vay.
Như vậy, sau gần 2 năm nghiên cứu, tập đoàn này đã nâng tổng vốn đầu tư dự kiến lên gấp đôi. Đây là dự án lớn nhất từ trước đến nay mà Thaco đề xuất nghiên cứu, đầu tư.
Trong đó, Thaco đề xuất phương án đầu tư các nhà máy khai thác quặng bô xít và nhà máy chế biến alumin có công suất khoảng 4 triệu tấn alumin/năm với 3 giai đoạn triển khai thực hiện trong 10 năm (2023-2033).
Dự kiến sau năm 2034, dự án nhà máy alumin Lâm Đồng sẽ vận hành, kinh doanh ổn định với công suất khoảng 4 triệu tấn alumin/năm. Dự án có thời gian hoạt động 50 năm kể từ ngày chấp thuận chủ trương đầu tư, trong đó khai thác quặng bô xít là 20 năm.
Thời gian còn lại, Thaco sẽ sử dụng nguồn nguyên liệu thô từ bên ngoài để vận hành, kinh doanh cho đến hết vòng đời dự án.
Xã ĐamB'ri, TP Bảo Lộc (Lâm Đồng) là một trong những khu vực được đề xuất khai thác nguyên liệu của Thaco. Ảnh: Minh An.
Thực tế, không riêng dự án tổ hợp kinh tế tuần hoàn liên quan việc khai thác, chế biến quặng bô xít với quy mô hơn 4 tỷ USD kể trên, Tập đoàn Thaco của tỷ phú Trần Bá Dương còn đang nghiên cứu một loạt dự án công nghiệp với quy mô tỷ USD khác.
Theo đó, từ năm 2023, Thaco đã nghiên cứu dự án khu công nghiệp cơ khí và công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bình Dương, dự kiến quy mô đầu tư khoảng 26.000 tỷ đồng (tương đương hơn 1 tỷ USD).
Trước đó, Thaco cũng đã đầu tư dự án khu công nghiệp tại Chu Lai, Quảng Nam với tổng vốn đầu tư hơn 80.500 tỷ đồng (hơn 3 tỷ USD) có tổng diện tích hơn 1.200 ha.
Dự án này bao gồm 4 phân khu: Khu công nghiệp cơ khí và ôtô có diện tích 358 ha; Khu cảng, logistics và phi thuế quan có diện tích 142 ha; KCN Nông Lâm nghiệp có diện tích 451 ha; Khu đô thị Chu Lai có diện tích là 329 ha.
Ngoài ra, tập đoàn này còn đang triển khai nhiều dự án với tổng vốn đầu tư lên đến hàng nghìn tỷ đồng như Khu công nghiệp Thaco - Thái Bình, tổng nguồn vốn 2.132 tỷ đồng, dự kiến đi vào hoạt động năm 2025.
Ở lĩnh vực nông nghiệp, ông lớn đa ngành này cũng dự kiến nâng tổng vốn đầu tư giai đoạn 2023-2027 lên 1 tỷ USD vào ngành nông nghiệp tại Campuchia.
Trước đó, đầu năm 2023, lãnh đạo Thaco cho biết doanh nghiệp dự kiến khởi công 24 dự án gồm hạ tầng, giao thông, thương mại, nhà ở... và bàn giao 3 dự án; tổng giá trị giải ngân trong năm 2023 là hơn 6.700 tỷ đồng.
Năm 2024, doanh nghiệp tiếp tục triển khai các dự án bất động sản phức hợp tại TP.HCM, Long An, Đồng Nai và Hà Nội
Tập đoàn Thaco của tỷ phú Trần Bá Dương đã phát triển thành tập đoàn công nghiệp đa ngành với 6 công ty thành viên trong các lĩnh vực: ôtô; cơ khí và công nghiệp hỗ trợ; nông nghiệp; logistics; đầu tư và xây dựng thương mại; dịch vụ có tính bổ trợ và tích hợp cao.
Trong năm 2022, Thaco ghi nhận lợi nhuận sau thuế khoảng 7.420 tỷ đồng, tăng hơn 40% so với năm 2021. Nhờ kết quả này, tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) của tập đoàn được cải thiện từ 11,3% lên 15,3%. Quy mô tổng tài sản Thaco mở rộng liên tục và lập đỉnh mới hơn 153.000 tỷ đồng.
Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Znews tại Tủ sách kinh tế
Chuỗi siêu thị Emart của Thaco thu hơn 8 tỷ đồng/ngàyDoanh thu hoạt động thương mại dịch vụ và bán lẻ của hệ thống siêu thị Emart trong năm 2023 ước đạt 3.000 tỷ đồng. Hai năm tới sẽ mở thêm 2 siêu thị Emart tại Hà Nội và Đồng Nai.
12:12 25/12/2023
Thaco sắp xây đại siêu thị Emart thứ 4 ở Tây Hồ TâyKhu đô thị Tây Hồ Tây đang thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư để xây đại siêu thị như Takashimaya, Lotte, Thaco.
14:19 11/12/2023
Thaco Auto chào bán 10% cổ phần cho nhà đầu tư chiến lượcCông ty trong mảng sản xuất và lắp ráp xe của Thaco Group còn có kế hoạch đại chúng hóa và niêm yết cổ phiếu trong 3 năm tới.
11:00 29/6/2023 | Loạt dự án tỷ USD công ty ông Trần Bá Dương đang muốn tham gia
Dự án tổ hợp kinh tế tuần hoàn liên quan khai thác, chế biến quặng bô xít tại Lâm Đồng là dự án mới nhất được Thaco đề xuất có tổng mức đầu tư hơn 100.000 tỷ đồng.
Công ty CP Tập đoàn Trường Hải (Thaco) vừa gửi báo cáo kết quả nghiên cứu dự án Tổ hợp kinh tế tuần hoàn Thaco đến UBND tỉnh Lâm Đồng. Tổng mức đầu tư dự án này là hơn 103.000 tỷ đồng (tương đương hơn 4 tỷ USD). Trong đó, vốn chủ sở hữu chiếm 30% (khoảng 30.907 tỷ đồng), còn lại khoảng 72.117 tỷ đồng là vốn vay.
Như vậy, sau gần 2 năm nghiên cứu, tập đoàn này đã nâng tổng vốn đầu tư dự kiến lên gấp đôi. Đây là dự án lớn nhất từ trước đến nay mà Thaco đề xuất nghiên cứu, đầu tư.
Trong đó, Thaco đề xuất phương án đầu tư các nhà máy khai thác quặng bô xít và nhà máy chế biến alumin có công suất khoảng 4 triệu tấn alumin/năm với 3 giai đoạn triển khai thực hiện trong 10 năm (2023-2033).
Dự kiến sau năm 2034, dự án nhà máy alumin Lâm Đồng sẽ vận hành, kinh doanh ổn định với công suất khoảng 4 triệu tấn alumin/năm. Dự án có thời gian hoạt động 50 năm kể từ ngày chấp thuận chủ trương đầu tư, trong đó khai thác quặng bô xít là 20 năm.
Thời gian còn lại, Thaco sẽ sử dụng nguồn nguyên liệu thô từ bên ngoài để vận hành, kinh doanh cho đến hết vòng đời dự án.
Xã ĐamB'ri, TP Bảo Lộc (Lâm Đồng) là một trong những khu vực được đề xuất khai thác nguyên liệu của Thaco. Ảnh: Minh An.
Thực tế, không riêng dự án tổ hợp kinh tế tuần hoàn liên quan việc khai thác, chế biến quặng bô xít với quy mô hơn 4 tỷ USD kể trên, Tập đoàn Thaco của tỷ phú Trần Bá Dương còn đang nghiên cứu một loạt dự án công nghiệp với quy mô tỷ USD khác.
Theo đó, từ năm 2023, Thaco đã nghiên cứu dự án khu công nghiệp cơ khí và công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bình Dương, dự kiến quy mô đầu tư khoảng 26.000 tỷ đồng (tương đương hơn 1 tỷ USD).
Trước đó, Thaco cũng đã đầu tư dự án khu công nghiệp tại Chu Lai, Quảng Nam với tổng vốn đầu tư hơn 80.500 tỷ đồng (hơn 3 tỷ USD) có tổng diện tích hơn 1.200 ha.
Dự án này bao gồm 4 phân khu: Khu công nghiệp cơ khí và ôtô có diện tích 358 ha; Khu cảng, logistics và phi thuế quan có diện tích 142 ha; KCN Nông Lâm nghiệp có diện tích 451 ha; Khu đô thị Chu Lai có diện tích là 329 ha.
Ngoài ra, tập đoàn này còn đang triển khai nhiều dự án với tổng vốn đầu tư lên đến hàng nghìn tỷ đồng như Khu công nghiệp Thaco - Thái Bình, tổng nguồn vốn 2.132 tỷ đồng, dự kiến đi vào hoạt động năm 2025.
Ở lĩnh vực nông nghiệp, ông lớn đa ngành này cũng dự kiến nâng tổng vốn đầu tư giai đoạn 2023-2027 lên 1 tỷ USD vào ngành nông nghiệp tại Campuchia.
Trước đó, đầu năm 2023, lãnh đạo Thaco cho biết doanh nghiệp dự kiến khởi công 24 dự án gồm hạ tầng, giao thông, thương mại, nhà ở... và bàn giao 3 dự án; tổng giá trị giải ngân trong năm 2023 là hơn 6.700 tỷ đồng.
Năm 2024, doanh nghiệp tiếp tục triển khai các dự án bất động sản phức hợp tại TP.HCM, Long An, Đồng Nai và Hà Nội
Tập đoàn Thaco của tỷ phú Trần Bá Dương đã phát triển thành tập đoàn công nghiệp đa ngành với 6 công ty thành viên trong các lĩnh vực: ôtô; cơ khí và công nghiệp hỗ trợ; nông nghiệp; logistics; đầu tư và xây dựng thương mại; dịch vụ có tính bổ trợ và tích hợp cao.
Trong năm 2022, Thaco ghi nhận lợi nhuận sau thuế khoảng 7.420 tỷ đồng, tăng hơn 40% so với năm 2021. Nhờ kết quả này, tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) của tập đoàn được cải thiện từ 11,3% lên 15,3%. Quy mô tổng tài sản Thaco mở rộng liên tục và lập đỉnh mới hơn 153.000 tỷ đồng.
Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Znews tại Tủ sách kinh tế
Chuỗi siêu thị Emart của Thaco thu hơn 8 tỷ đồng/ngàyDoanh thu hoạt động thương mại dịch vụ và bán lẻ của hệ thống siêu thị Emart trong năm 2023 ước đạt 3.000 tỷ đồng. Hai năm tới sẽ mở thêm 2 siêu thị Emart tại Hà Nội và Đồng Nai.
12:12 25/12/2023
Thaco sắp xây đại siêu thị Emart thứ 4 ở Tây Hồ TâyKhu đô thị Tây Hồ Tây đang thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư để xây đại siêu thị như Takashimaya, Lotte, Thaco.
14:19 11/12/2023
Thaco Auto chào bán 10% cổ phần cho nhà đầu tư chiến lượcCông ty trong mảng sản xuất và lắp ráp xe của Thaco Group còn có kế hoạch đại chúng hóa và niêm yết cổ phiếu trong 3 năm tới.
11:00 29/6/2023 | |
Chứng khoán 25/12: Sắc xanh áp đảo thị trường | Chứng khoán có phiên khởi đầu tuần thuận lợi khi tăng trên 14 điểm. Khối ngoại cũng phát tín hiệu tích cực khi thu hẹp quy mô bán ròng. | Trái với dự báo kém triển vọng của các công ty chứng khoán, thị trường chứng khoán trong ngày 25/12 bất ngờ tăng điểm mạnh mẽ, cũng như chứng kiến sự cải thiện của thanh khoản.
Sắc xanh xuất hiện ngay từ đầu phiên và lan rộng ra nhiều cổ phiếu, nhóm ngành xuyên suốt ngày giao dịch.
Kết phiên, VN-Index đóng cửa tăng 14,6 điểm (+1,32%) lên 1.117,66 điểm, mức tăng cao nhất kể từ phiên 4/12. HNX-Index cũng tăng 1,18 điểm (+0,52%) lên 229,45 điểm còn UPCoM-Index tăng 0,08 điểm (+0,09%) lên 86,21 điểm.
Rổ cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 hôm nay ghi nhận 29 mã tăng và duy nhất mã GVR của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam giảm với biên độ 0,3%. Mã này cũng dẫn đầu nhóm tác động xấu tới chỉ số bên cạnh SVC, PGD, EIB, NKG nhưng mức ảnh hưởng không đáng kể.
Các bluechip tạo lực kéo tốt lên chỉ số chung phiên 25/12. Ảnh: VNDirect.
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu MSN, VCB, BID, GAS, VHM, VPG dẫn đầu nhóm tạo lực đẩy cho chỉ số.
Trong đó, riêng MSN của Masan có biên độ tăng cao nhất VN30, lên tới 5,4%. Với việc thị giá tăng lên mức 66.400 đồng/cổ phiếu, vốn hóa của tập đoàn đa ngành đã tăng thêm 5.000 tỷ đồng so với phiên cuối tuần trước.
Bất động sản cũng là một trong những nhóm ngành được giao dịch tích cực nhất phiên hôm nay. Cả các cổ phiếu large cap lẫn mid cap nhóm này đều đón nhận dòng tiền mạnh mẽ của nhà đầu tư, điển hình như VHM (+2,23%), VIC (+0,58%), VRE (+1,96%), NVL (+1,81%), KBD (+1,61%), PDR (+2,8%), DIG (+3,1%), NLG (+2,72%).
Tương tự, nhóm ngành có ảnh hưởng lớn đến thị trường hôm nay là ngân hàng cũng ghi nhận xu hướng tăng tốt. Hàng loạt cổ phiếu đầu ngành như VCB, BID, VPB, CTG, TCB có biên độ tăng dao động 1-2%.
Chỉ số VN-Index tạm tránh xa ngưỡng tâm lý 1.100 điểm. Ảnh: DNSE.
Tuy tiếp tục nối dài chuỗi bán ròng lên con số 19, nhưng quy mô xả hàng của khối ngoại hôm nay đã thu hẹp xuống còn 134 tỷ đồng, mức thấp nhất kể từ phiên 4/12.
Cổ phiếu HPG dẫn đầu về giá trị bị bán ra, đạt 96 tỷ đồng, kế đó là chứng chỉ FUEVFVND (-43 tỷ đồng), VNM (-36 tỷ đồng), GMD (-35 tỷ đồng) trong phiên tăng kịch trần.
Mặt khác, dòng tiền ngoại chỉ rót nhẹ nhàng vào một số mã cơ bản như PVD (+24 tỷ đồng), BID (+18 tỷ đồng), CTG (+13 tỷ đồng).
Thanh khoản trên cả 3 sàn hôm nay đạt 17.000 tỷ đồng, tăng 15% so với mức bình quân của tuần trước.
Chứng khoán sẽ còn đi ngang với thanh khoản thấpCác công ty chứng khoán đều đồng thuận dự báo chỉ số chính sẽ tiếp tục tích lũy và đi ngang. Thị trường khó khởi sắc trong tuần giao dịch thứ 52.
07:02 25/12/2023
Gần 122 triệu cổ phiếu Viettel Post sắp đổ bộ HoSESở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) đã có quyết định chấp thuận niêm yết cổ phiếu của Viettel Post với số lượng đăng ký giao dịch là 121,8 triệu cổ phiếu.
14:58 24/12/2023
Khối ngoại bán ròng 7 tuần liên tiếp nhưng tin vui đã đến với TGDĐTrong bối cảnh khối ngoại tiếp tục duy trì trạng thái bán ròng trên thị trường, cổ phiếu MWG của Thế Giới Di Động bất ngờ nhận được lực mua ròng mạnh của khối này.
18:00 23/12/2023
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | Chứng khoán 25/12: Sắc xanh áp đảo thị trường
Chứng khoán có phiên khởi đầu tuần thuận lợi khi tăng trên 14 điểm. Khối ngoại cũng phát tín hiệu tích cực khi thu hẹp quy mô bán ròng.
Trái với dự báo kém triển vọng của các công ty chứng khoán, thị trường chứng khoán trong ngày 25/12 bất ngờ tăng điểm mạnh mẽ, cũng như chứng kiến sự cải thiện của thanh khoản.
Sắc xanh xuất hiện ngay từ đầu phiên và lan rộng ra nhiều cổ phiếu, nhóm ngành xuyên suốt ngày giao dịch.
Kết phiên, VN-Index đóng cửa tăng 14,6 điểm (+1,32%) lên 1.117,66 điểm, mức tăng cao nhất kể từ phiên 4/12. HNX-Index cũng tăng 1,18 điểm (+0,52%) lên 229,45 điểm còn UPCoM-Index tăng 0,08 điểm (+0,09%) lên 86,21 điểm.
Rổ cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 hôm nay ghi nhận 29 mã tăng và duy nhất mã GVR của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam giảm với biên độ 0,3%. Mã này cũng dẫn đầu nhóm tác động xấu tới chỉ số bên cạnh SVC, PGD, EIB, NKG nhưng mức ảnh hưởng không đáng kể.
Các bluechip tạo lực kéo tốt lên chỉ số chung phiên 25/12. Ảnh: VNDirect.
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu MSN, VCB, BID, GAS, VHM, VPG dẫn đầu nhóm tạo lực đẩy cho chỉ số.
Trong đó, riêng MSN của Masan có biên độ tăng cao nhất VN30, lên tới 5,4%. Với việc thị giá tăng lên mức 66.400 đồng/cổ phiếu, vốn hóa của tập đoàn đa ngành đã tăng thêm 5.000 tỷ đồng so với phiên cuối tuần trước.
Bất động sản cũng là một trong những nhóm ngành được giao dịch tích cực nhất phiên hôm nay. Cả các cổ phiếu large cap lẫn mid cap nhóm này đều đón nhận dòng tiền mạnh mẽ của nhà đầu tư, điển hình như VHM (+2,23%), VIC (+0,58%), VRE (+1,96%), NVL (+1,81%), KBD (+1,61%), PDR (+2,8%), DIG (+3,1%), NLG (+2,72%).
Tương tự, nhóm ngành có ảnh hưởng lớn đến thị trường hôm nay là ngân hàng cũng ghi nhận xu hướng tăng tốt. Hàng loạt cổ phiếu đầu ngành như VCB, BID, VPB, CTG, TCB có biên độ tăng dao động 1-2%.
Chỉ số VN-Index tạm tránh xa ngưỡng tâm lý 1.100 điểm. Ảnh: DNSE.
Tuy tiếp tục nối dài chuỗi bán ròng lên con số 19, nhưng quy mô xả hàng của khối ngoại hôm nay đã thu hẹp xuống còn 134 tỷ đồng, mức thấp nhất kể từ phiên 4/12.
Cổ phiếu HPG dẫn đầu về giá trị bị bán ra, đạt 96 tỷ đồng, kế đó là chứng chỉ FUEVFVND (-43 tỷ đồng), VNM (-36 tỷ đồng), GMD (-35 tỷ đồng) trong phiên tăng kịch trần.
Mặt khác, dòng tiền ngoại chỉ rót nhẹ nhàng vào một số mã cơ bản như PVD (+24 tỷ đồng), BID (+18 tỷ đồng), CTG (+13 tỷ đồng).
Thanh khoản trên cả 3 sàn hôm nay đạt 17.000 tỷ đồng, tăng 15% so với mức bình quân của tuần trước.
Chứng khoán sẽ còn đi ngang với thanh khoản thấpCác công ty chứng khoán đều đồng thuận dự báo chỉ số chính sẽ tiếp tục tích lũy và đi ngang. Thị trường khó khởi sắc trong tuần giao dịch thứ 52.
07:02 25/12/2023
Gần 122 triệu cổ phiếu Viettel Post sắp đổ bộ HoSESở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) đã có quyết định chấp thuận niêm yết cổ phiếu của Viettel Post với số lượng đăng ký giao dịch là 121,8 triệu cổ phiếu.
14:58 24/12/2023
Khối ngoại bán ròng 7 tuần liên tiếp nhưng tin vui đã đến với TGDĐTrong bối cảnh khối ngoại tiếp tục duy trì trạng thái bán ròng trên thị trường, cổ phiếu MWG của Thế Giới Di Động bất ngờ nhận được lực mua ròng mạnh của khối này.
18:00 23/12/2023
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | |
Goldman Sachs: Kinh tế Ấn Độ có thể vượt Mỹ sau hơn 50 năm nữa | Goldman Sachs tin rằng đến năm 2075, Ấn Độ có thể vượt Nhật Bản và Đức, thậm chí cả Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. | Hiện tại, Ấn Độ là nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới, đứng sau Đức, Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ.
Theo CNBC, ngân hàng đầu tư Goldman Sachs (Mỹ) tin rằng ngoài dân số vượt Trung Quốc, Ấn Độ còn đang tiến rất nhanh về đổi mới và công nghệ, đầu tư và năng suất lao động tăng cao.
"Trong vòng 2 thập kỷ tới, tỷ lệ phụ thuộc của Ấn Độ sẽ nằm trong số thấp nhất khu vực", ông Santanu Sengupta - chuyên gia kinh tế học về Ấn Độ tại Goldman Sachs - nhận định. Tỷ lệ này được đo bằng số người phụ thuộc trên tổng dân số trong độ tuổi lao động.
Mức đóng góp của các quốc gia vào tăng trưởng GDP toàn cầu giai đoạn 2023-2028 Dữ liệu: IMF Nhãn Trung Quốc Ấn Độ Mỹ Indonesia Đức % 22.6 12.9 11.3 3.6 2.1
Tiềm năng lớn
Ông chỉ ra rằng chìa khóa của Ấn Độ là thúc đẩy người dân tham gia vào lực lượng lao động. Vị chuyên gia dự báo trong vòng 20 năm tới, tỷ lệ phụ thuộc của Ấn Độ sẽ nằm trong nhóm thấp nhất của các nền kinh tế lớn.
"Đó thực sự là cơ hội để Ấn Độ đạt được mục tiêu thiết lập năng lực sản xuất, tiếp tục phát triển dịch vụ và cơ sở hạ tầng", ông nhấn mạnh.
Trên thực tế, một nền kinh tế sẽ không thể phát huy hết tiềm năng nếu phụ nữ đóng góp quá ít vào tăng trưởng.
Đó thực sự là cơ hội để Ấn Độ đạt được mục tiêu thiết lập năng lực sản xuất, tiếp tục phát triển dịch vụ và cơ sở hạ tầng. Ông Santanu Sengupta - chuyên gia kinh tế học về Ấn Độ tại Goldman Sachs
Tại Ấn Độ, cứ 5 phụ nữ mới có 1 người có việc làm chính thức. Đây là một trong những tỷ lệ thấp nhất thế giới. Trong khi đó, tỷ lệ của Trung Quốc gần gấp đôi con số đó, cao hơn mức trung bình của Mỹ và trên thế giới.
Chừng nào phụ nữ vẫn chưa được gia nhập vào lực lượng lao động chính thức, họ sẽ không thể tham gia vào những khu vực năng suất nhất, trong các ngành công nghiệp và dịch vụ.
Ngoài ra, tốc độ gia tăng tỷ lệ cư dân thành thị, cùng với việc tạo ra các việc làm chất lượng, đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng của Ấn Độ.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, đến năm 2040, Ấn Độ sẽ bổ sung 270 triệu người vào dân số thành thị. Sự thay đổi đã được thể hiện ở các siêu đô thị của nước này.
Các tòa nhà chung cư mới đang mọc lên rải rác ở Delhi. Giới nhà giàu nước này đang tăng cường đầu tư vào bất động sản. Mới đây, một chủ đầu tư đã thu về 1 tỷ USD chỉ trong 3 ngày, nhờ bán những căn hộ cao cấp ở Gurugram - một trong các thành phố vệ tinh của Ấn Độ.
Nhưng các dịch vụ công cộng ở nước này vẫn còn nghèo nàn. Ông Yukon Huang - thành viên cấp cao tại Tổ chức Hòa bình Quốc tế Carnegie - cho rằng Ấn Độ có thể học hỏi từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Hai quốc gia này đã giúp các thành phố của mình trở nên hiện đại với nhiều tiện ích.
“Trong 4 thập kỷ qua, tốc độ đô thị hóa tăng gấp bốn lần tương quan với sự gia tăng năng suất lao động ở cả 2 quốc gia", ông bình luận.
Kinh tế Ấn Độ sẽ tăng trưởng ngoạn mục?
Ngoài ra, để quá trình đô thị hóa mang lại hiệu quả kinh tế, cần phải đầu tư cơ sở hạ tầng trên quy mô lớn.
Về mặt công nghệ, cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của Ấn Độ thuộc nhóm tiên tiến nhất thế giới. Chỉ trong vài năm, hầu hết mọi người Ấn Độ đều được cấp số định danh duy nhất, được đặt tên là Aadhaar, tích hợp mọi thứ từ tài khoản ngân hàng, bảo hiểm xã hội đến hợp đồng thuê nhà.
Theo Goldman Sachs, sự tiến bộ về công nghệ và đổi mới cũng đóng góp lớn vào quá trình tăng trưởng của Ấn Độ.
Theo Nasscom - hiệp hội thương mại phi chính phủ của Ấn Độ, doanh thu ngành công nghệ của Ấn Độ sẽ tăng thêm 245 tỷ USD vào cuối năm 2023.
Báo cáo của Nasscom chỉ ra rằng sự tăng trưởng đó sẽ đến từ công nghệ thông tin, quản lý quy trình kinh doanh và các dòng chảy sản phẩm phần mềm.
Ngoài ra, Goldman dự đoán đầu tư vốn sẽ là một động lực quan trọng khác cho sự tăng trưởng của Ấn Độ.
Bên cạnh Goldman Sachs, S&P Global và Morgan Stanley cũng dự đoán Ấn Độ sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 vào năm 2030.
GDP quý I của Ấn Độ tăng 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt xa dự đoán 5% của Reuters. Tăng trưởng cả năm của đất nước được dự báo sẽ đạt 7,2%.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Giới nhà giàu ồ ạt mua nhà ở DubaiThị trường nhà ở xa xỉ tại Dubai đang rất sôi động. Giới nhà giàu từ châu Âu, Nga, Trung Quốc đến Ấn Độ đang đổ về thành phố, đẩy giá bất động sản tăng phi mã.
10:00 8/7/2023
Singapore là thành phố đắt đỏ nhất với giới nhà giàuSingapore vừa vượt qua Thượng Hải và trở thành thành phố đắt đỏ nhất cho cuộc sống thượng lưu. Giá thuê nhà và chi phí sinh hoạt tại nước này đều ở mức cao.
06:48 7/7/2023 | Goldman Sachs: Kinh tế Ấn Độ có thể vượt Mỹ sau hơn 50 năm nữa
Goldman Sachs tin rằng đến năm 2075, Ấn Độ có thể vượt Nhật Bản và Đức, thậm chí cả Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Hiện tại, Ấn Độ là nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới, đứng sau Đức, Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ.
Theo CNBC, ngân hàng đầu tư Goldman Sachs (Mỹ) tin rằng ngoài dân số vượt Trung Quốc, Ấn Độ còn đang tiến rất nhanh về đổi mới và công nghệ, đầu tư và năng suất lao động tăng cao.
"Trong vòng 2 thập kỷ tới, tỷ lệ phụ thuộc của Ấn Độ sẽ nằm trong số thấp nhất khu vực", ông Santanu Sengupta - chuyên gia kinh tế học về Ấn Độ tại Goldman Sachs - nhận định. Tỷ lệ này được đo bằng số người phụ thuộc trên tổng dân số trong độ tuổi lao động.
Mức đóng góp của các quốc gia vào tăng trưởng GDP toàn cầu giai đoạn 2023-2028 Dữ liệu: IMF Nhãn Trung Quốc Ấn Độ Mỹ Indonesia Đức % 22.6 12.9 11.3 3.6 2.1
Tiềm năng lớn
Ông chỉ ra rằng chìa khóa của Ấn Độ là thúc đẩy người dân tham gia vào lực lượng lao động. Vị chuyên gia dự báo trong vòng 20 năm tới, tỷ lệ phụ thuộc của Ấn Độ sẽ nằm trong nhóm thấp nhất của các nền kinh tế lớn.
"Đó thực sự là cơ hội để Ấn Độ đạt được mục tiêu thiết lập năng lực sản xuất, tiếp tục phát triển dịch vụ và cơ sở hạ tầng", ông nhấn mạnh.
Trên thực tế, một nền kinh tế sẽ không thể phát huy hết tiềm năng nếu phụ nữ đóng góp quá ít vào tăng trưởng.
Đó thực sự là cơ hội để Ấn Độ đạt được mục tiêu thiết lập năng lực sản xuất, tiếp tục phát triển dịch vụ và cơ sở hạ tầng. Ông Santanu Sengupta - chuyên gia kinh tế học về Ấn Độ tại Goldman Sachs
Tại Ấn Độ, cứ 5 phụ nữ mới có 1 người có việc làm chính thức. Đây là một trong những tỷ lệ thấp nhất thế giới. Trong khi đó, tỷ lệ của Trung Quốc gần gấp đôi con số đó, cao hơn mức trung bình của Mỹ và trên thế giới.
Chừng nào phụ nữ vẫn chưa được gia nhập vào lực lượng lao động chính thức, họ sẽ không thể tham gia vào những khu vực năng suất nhất, trong các ngành công nghiệp và dịch vụ.
Ngoài ra, tốc độ gia tăng tỷ lệ cư dân thành thị, cùng với việc tạo ra các việc làm chất lượng, đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng của Ấn Độ.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, đến năm 2040, Ấn Độ sẽ bổ sung 270 triệu người vào dân số thành thị. Sự thay đổi đã được thể hiện ở các siêu đô thị của nước này.
Các tòa nhà chung cư mới đang mọc lên rải rác ở Delhi. Giới nhà giàu nước này đang tăng cường đầu tư vào bất động sản. Mới đây, một chủ đầu tư đã thu về 1 tỷ USD chỉ trong 3 ngày, nhờ bán những căn hộ cao cấp ở Gurugram - một trong các thành phố vệ tinh của Ấn Độ.
Nhưng các dịch vụ công cộng ở nước này vẫn còn nghèo nàn. Ông Yukon Huang - thành viên cấp cao tại Tổ chức Hòa bình Quốc tế Carnegie - cho rằng Ấn Độ có thể học hỏi từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Hai quốc gia này đã giúp các thành phố của mình trở nên hiện đại với nhiều tiện ích.
“Trong 4 thập kỷ qua, tốc độ đô thị hóa tăng gấp bốn lần tương quan với sự gia tăng năng suất lao động ở cả 2 quốc gia", ông bình luận.
Kinh tế Ấn Độ sẽ tăng trưởng ngoạn mục?
Ngoài ra, để quá trình đô thị hóa mang lại hiệu quả kinh tế, cần phải đầu tư cơ sở hạ tầng trên quy mô lớn.
Về mặt công nghệ, cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của Ấn Độ thuộc nhóm tiên tiến nhất thế giới. Chỉ trong vài năm, hầu hết mọi người Ấn Độ đều được cấp số định danh duy nhất, được đặt tên là Aadhaar, tích hợp mọi thứ từ tài khoản ngân hàng, bảo hiểm xã hội đến hợp đồng thuê nhà.
Theo Goldman Sachs, sự tiến bộ về công nghệ và đổi mới cũng đóng góp lớn vào quá trình tăng trưởng của Ấn Độ.
Theo Nasscom - hiệp hội thương mại phi chính phủ của Ấn Độ, doanh thu ngành công nghệ của Ấn Độ sẽ tăng thêm 245 tỷ USD vào cuối năm 2023.
Báo cáo của Nasscom chỉ ra rằng sự tăng trưởng đó sẽ đến từ công nghệ thông tin, quản lý quy trình kinh doanh và các dòng chảy sản phẩm phần mềm.
Ngoài ra, Goldman dự đoán đầu tư vốn sẽ là một động lực quan trọng khác cho sự tăng trưởng của Ấn Độ.
Bên cạnh Goldman Sachs, S&P Global và Morgan Stanley cũng dự đoán Ấn Độ sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 vào năm 2030.
GDP quý I của Ấn Độ tăng 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt xa dự đoán 5% của Reuters. Tăng trưởng cả năm của đất nước được dự báo sẽ đạt 7,2%.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Giới nhà giàu ồ ạt mua nhà ở DubaiThị trường nhà ở xa xỉ tại Dubai đang rất sôi động. Giới nhà giàu từ châu Âu, Nga, Trung Quốc đến Ấn Độ đang đổ về thành phố, đẩy giá bất động sản tăng phi mã.
10:00 8/7/2023
Singapore là thành phố đắt đỏ nhất với giới nhà giàuSingapore vừa vượt qua Thượng Hải và trở thành thành phố đắt đỏ nhất cho cuộc sống thượng lưu. Giá thuê nhà và chi phí sinh hoạt tại nước này đều ở mức cao.
06:48 7/7/2023 | |
Chứng khoán 14/12: VN-Index giảm trong ngày chứng khoán Mỹ vượt đỉnh | Bất chấp thông tin Fed giữ nguyên lãi suất điều hành và chứng khoán Mỹ vượt đỉnh, thị trường trong nước lại có diễn biến ngược chiều khi điều chỉnh với thanh khoản thấp. | Trong cuộc họp chính sách cuối cùng của năm 2023, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định giữ nguyên lãi suất điều hành ở vùng 5,25-5,5% sau khi chứng kiến lạm phát hạ nhiệt. Các chuyên gia tin rằng cơ quan này đã hoàn thành chu kỳ tăng lãi suất và đang dần tính tới phương án nới lỏng chính sách vào các năm tiếp theo.
Nhanh chóng, thông tin tích cực này đã tạo lực đẩy giúp chỉ số Dow Jones (Mỹ) tăng vọt 512 điểm lên mốc 37.090 điểm, cao nhất từ trước đến nay.
Tuy nhiên, đó là câu chuyện bên kia bán cầu. Trong khi các nhà đầu tư chứng khoán Mỹ hân hoan thì chứng khoán Việt lại có diễn biến trái ngược và gây bất ngờ cho nhà đầu tư.
Suốt cả phiên giao dịch hôm nay, chỉ số VN-Index chỉ di chuyển quanh vùng tham chiếu. Thanh khoản cũng ở mức thấp, chỉ khoảng 14.681 tỷ đồng, cho thấy nhà đầu tư vẫn còn lo lắng chưa giải ngân. Song, lực bán đột biến vào cuối phiên đã khiến VN-Index rơi khỏi tham chiếu và đóng cửa trong giá đỏ.
VN-Index vẫn chưa thể bứt phá khi tâm lý nhà đầu tư còn lo ngại. Ảnh: DNSE.
Kết phiên, chỉ số đại diện sàn HoSE dừng lại ở mốc 1.110,13 điểm sau khi giảm hơn 4 điểm (-0,37%). Tương tự, HNX-Index giảm 1,19 điểm (-0,52%) xuống 227,23 điểm. Riêng UPCoM-Index tăng nhẹ 0,13 điểm (+0,15%) lên 85,22 điểm.
Rổ cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 hôm nay ghi nhận tới 17 mã giảm, 6 mã giữ tham chiếu và 7 mã tăng. Xu hướng điều chỉnh không tập trung vào bất cứ nhóm ngành nào cụ thể.
VHM (Vinhomes), HPG (Hòa Phát), NVL (Novaland), SAB (Sabeco), MSN (Masan) là những cổ phiếu dẫn đầu nhóm ảnh hưởng tiêu cực đến chỉ số. Song đà tăng của VCB (Vietcombank), FPT (Tập đoàn FPT) và ACB (Ngân hàng Á Châu) phần nào thu hẹp những tác động này.
Bất động sản là một trong những nhóm giao dịch kém sắc phiên hôm nay khi các đầu tàu như VHM, VIC (Vingroup), BCM (Becamex), VRE (Vincom Retail) đều giảm trên dưới 1%. Thậm chí, có những mã như NVL giảm tới 4,12%; KDH (Khang Điền) giảm 1,76%; KBC (Kinh Bắc) giảm 1,43% hay DIG (DIC Corp) giảm 2,71%.
Sắc xanh thị trường thu hẹp về cuối phiên 14/12. Ảnh: VNDirect.
Tình trạng này cũng xuất hiện tương tự ở nhóm chế biến thủy sản. Các mã như ANV (Nam Việt), ASM (Sao Mai), FMC (Sao Ta), IDI (Đầu tư phát triển đa quốc gia IDI) đều giảm với biên độ 1-1,5% trong khi VHC của Vĩnh Hoàn giảm 2,51%, hụt hơi sau chuỗi tăng điểm trước đó.
Cổ phiếu ngành xây dựng và vật liệu xây dựng cũng quay đầu giảm, điển hình như HPG (-1,1%), VGC của Viglacera (-0,74%), HSG của Hoa Sen (-0,47%), REE của Cơ điện lạnh REE (-1,04%), HUT (-4,85%), THD của Thaiholdings (-0,57%).
Làn sóng bán ròng của khối ngoại vẫn chưa đến hồi kết khi tiếp tục xả ra 328 tỷ đồng ra thị trường hôm nay, tập trung chủ yếu vào cổ phiếu ngân hàng như CTG (VietinBank) 48 tỷ đồng, STB (Sacombank) 45 tỷ đồng, VPB (VPBank) 37 tỷ đồng. Trong khi đó, VCB lại được khối này gom ròng 24 tỷ đồng, trước mã này là IDC (Idico) được gom nhiều nhất, khoảng 58 tỷ đồng.
Quỹ thuộc Dragon Capital thắng thị trường nhờ ôm cổ phiếu ăn cổ tứcĐiểm nhấn trong chiến lược đầu tư mới của quỹ này là ưu tiên lựa chọn các công ty có lịch sử chi trả cổ tức thuộc các ngành tăng trưởng ổn định, trọng yếu của nền kinh tế.
13:58 14/12/2023
Chứng khoán 13/12: Không còn ai giải cứu, VN-Index bị bán tháoCác nhà đầu tư không còn mặn mà đỡ lấy thị trường mà thay vào đó chuyển sang trạng thái bán. Thanh khoản toàn thị trường bật lên 21.400 tỷ đồng, tăng 33% so với hôm qua.
17:54 13/12/2023
29 cổ phiếu sắp bị đình chỉ giao dịch trên UPCoM29 cổ phiếu mới vào diện đình chỉ giao dịch do chưa công bố BCTC năm đã được kiểm toán từ 3 năm tài chính liên tiếp, vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin.
18:30 12/12/2023
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | Chứng khoán 14/12: VN-Index giảm trong ngày chứng khoán Mỹ vượt đỉnh
Bất chấp thông tin Fed giữ nguyên lãi suất điều hành và chứng khoán Mỹ vượt đỉnh, thị trường trong nước lại có diễn biến ngược chiều khi điều chỉnh với thanh khoản thấp.
Trong cuộc họp chính sách cuối cùng của năm 2023, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định giữ nguyên lãi suất điều hành ở vùng 5,25-5,5% sau khi chứng kiến lạm phát hạ nhiệt. Các chuyên gia tin rằng cơ quan này đã hoàn thành chu kỳ tăng lãi suất và đang dần tính tới phương án nới lỏng chính sách vào các năm tiếp theo.
Nhanh chóng, thông tin tích cực này đã tạo lực đẩy giúp chỉ số Dow Jones (Mỹ) tăng vọt 512 điểm lên mốc 37.090 điểm, cao nhất từ trước đến nay.
Tuy nhiên, đó là câu chuyện bên kia bán cầu. Trong khi các nhà đầu tư chứng khoán Mỹ hân hoan thì chứng khoán Việt lại có diễn biến trái ngược và gây bất ngờ cho nhà đầu tư.
Suốt cả phiên giao dịch hôm nay, chỉ số VN-Index chỉ di chuyển quanh vùng tham chiếu. Thanh khoản cũng ở mức thấp, chỉ khoảng 14.681 tỷ đồng, cho thấy nhà đầu tư vẫn còn lo lắng chưa giải ngân. Song, lực bán đột biến vào cuối phiên đã khiến VN-Index rơi khỏi tham chiếu và đóng cửa trong giá đỏ.
VN-Index vẫn chưa thể bứt phá khi tâm lý nhà đầu tư còn lo ngại. Ảnh: DNSE.
Kết phiên, chỉ số đại diện sàn HoSE dừng lại ở mốc 1.110,13 điểm sau khi giảm hơn 4 điểm (-0,37%). Tương tự, HNX-Index giảm 1,19 điểm (-0,52%) xuống 227,23 điểm. Riêng UPCoM-Index tăng nhẹ 0,13 điểm (+0,15%) lên 85,22 điểm.
Rổ cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 hôm nay ghi nhận tới 17 mã giảm, 6 mã giữ tham chiếu và 7 mã tăng. Xu hướng điều chỉnh không tập trung vào bất cứ nhóm ngành nào cụ thể.
VHM (Vinhomes), HPG (Hòa Phát), NVL (Novaland), SAB (Sabeco), MSN (Masan) là những cổ phiếu dẫn đầu nhóm ảnh hưởng tiêu cực đến chỉ số. Song đà tăng của VCB (Vietcombank), FPT (Tập đoàn FPT) và ACB (Ngân hàng Á Châu) phần nào thu hẹp những tác động này.
Bất động sản là một trong những nhóm giao dịch kém sắc phiên hôm nay khi các đầu tàu như VHM, VIC (Vingroup), BCM (Becamex), VRE (Vincom Retail) đều giảm trên dưới 1%. Thậm chí, có những mã như NVL giảm tới 4,12%; KDH (Khang Điền) giảm 1,76%; KBC (Kinh Bắc) giảm 1,43% hay DIG (DIC Corp) giảm 2,71%.
Sắc xanh thị trường thu hẹp về cuối phiên 14/12. Ảnh: VNDirect.
Tình trạng này cũng xuất hiện tương tự ở nhóm chế biến thủy sản. Các mã như ANV (Nam Việt), ASM (Sao Mai), FMC (Sao Ta), IDI (Đầu tư phát triển đa quốc gia IDI) đều giảm với biên độ 1-1,5% trong khi VHC của Vĩnh Hoàn giảm 2,51%, hụt hơi sau chuỗi tăng điểm trước đó.
Cổ phiếu ngành xây dựng và vật liệu xây dựng cũng quay đầu giảm, điển hình như HPG (-1,1%), VGC của Viglacera (-0,74%), HSG của Hoa Sen (-0,47%), REE của Cơ điện lạnh REE (-1,04%), HUT (-4,85%), THD của Thaiholdings (-0,57%).
Làn sóng bán ròng của khối ngoại vẫn chưa đến hồi kết khi tiếp tục xả ra 328 tỷ đồng ra thị trường hôm nay, tập trung chủ yếu vào cổ phiếu ngân hàng như CTG (VietinBank) 48 tỷ đồng, STB (Sacombank) 45 tỷ đồng, VPB (VPBank) 37 tỷ đồng. Trong khi đó, VCB lại được khối này gom ròng 24 tỷ đồng, trước mã này là IDC (Idico) được gom nhiều nhất, khoảng 58 tỷ đồng.
Quỹ thuộc Dragon Capital thắng thị trường nhờ ôm cổ phiếu ăn cổ tứcĐiểm nhấn trong chiến lược đầu tư mới của quỹ này là ưu tiên lựa chọn các công ty có lịch sử chi trả cổ tức thuộc các ngành tăng trưởng ổn định, trọng yếu của nền kinh tế.
13:58 14/12/2023
Chứng khoán 13/12: Không còn ai giải cứu, VN-Index bị bán tháoCác nhà đầu tư không còn mặn mà đỡ lấy thị trường mà thay vào đó chuyển sang trạng thái bán. Thanh khoản toàn thị trường bật lên 21.400 tỷ đồng, tăng 33% so với hôm qua.
17:54 13/12/2023
29 cổ phiếu sắp bị đình chỉ giao dịch trên UPCoM29 cổ phiếu mới vào diện đình chỉ giao dịch do chưa công bố BCTC năm đã được kiểm toán từ 3 năm tài chính liên tiếp, vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin.
18:30 12/12/2023
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | |
IMF: Anh sẽ né được suy thoái | Chỉ cách đây vài tháng, kinh tế Anh vẫn ở tình thế nguy hiểm. Nhưng IMF cho rằng nước này sẽ tránh được một cuộc suy thoái trong năm nay nhờ cầu phục hồi và giá nhiên liệu giảm. | G20 Indonesia
Chi phí nhiên liệu tại Anh đã giảm đáng kể. Ảnh: Bloomberg.
Hôm 23/5, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết họ dự đoán Anh sẽ tránh được một cuộc suy thoái và vẫn ghi nhận tăng trưởng dương trong năm 2023. Theo cơ quan này, nhu cầu đã phục hồi trong bối cảnh giá nhiên liệu giảm. Nhờ đó, triển vọng kinh tế của Anh bớt ảm đạm hơn.
IMF lưu ý rằng các hoạt động kinh tế của Anh đã suy yếu đáng kể so với năm ngoái. Lạm phát vẫn dai dẳng ở mức 10,1%. Nền kinh tế Anh đang gánh chịu tác động từ xung đột Nga - Ukraine và tình trạng thiếu hụt nguồn cung kéo dài do dịch Covid-19.
Thoát được một cuộc suy thoái
Tuy nhiên, IMF cho biết Anh đã vượt qua tình trạng hỗn loạn trong ngành ngân hàng toàn cầu thời gian qua. Hàng loạt ngân hàng khu vực của Mỹ phá sản, trong khi Credit Suisse bị mua lại với mức giá thấp hơn nhiều vốn hóa.
IMF mô tả sự ổn định trong hệ thống tài chính của Anh là "hàng hóa công cộng toàn cầu", chỉ những hàng hóa tạo ra ngoại ứng tích cực.
Tổ chức này kêu gọi London thực hiện những cải cách nhằm giải quyết tình trạng số người trong độ tuổi lao động nhưng không có việc làm đang gia tăng sau đại dịch; sự bấp bênh trong các quy định về đầu tư kinh doanh; và thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh của nước này.
Theo dự báo hồi tháng 4 của IMF, kinh tế Anh sẽ suy yếu 0,3% trong năm 2023, thấp nhất trong số các quốc gia thuộc nhóm G20. Đến nay, cơ quan này đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Anh trong năm nay lên 0,4%, tăng 0,7 điểm phần trăm.
IMF dự đoán GDP của Anh sẽ tăng trưởng 1% vào năm 2024, và khoảng 2% trong 2 năm sau đó.
Triển vọng cải thiện đáng kể
Các dự báo gần đây của IMF đã cải thiện đáng kể so với hồi tháng 9 năm ngoái. Thời điểm đó, cơ quan này cho rằng những biện pháp hỗ trợ kinh tế mới của chính quyền Thủ tướng Liz Truss sẽ "làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng".
Nhiều trong số những biện pháp đó đã bị loại bỏ. Và bà Liz Truss từ nhiệm chỉ 44 ngày sau khi nhậm chức.
Trước đó, Ủy ban Chính sách tiền tệ Anh (MPC) của Ngân hàng Anh (BoE) cũng cho rằng nền kinh tế Anh sẽ không rơi vào suy thoái trong năm nay. Cơ quan này dự báo GDP đi ngang trong nửa đầu năm nay, rồi tăng trưởng 0,9% đến giữa năm sau, và tiếp tục mở rộng 0,7% vào giữa năm 2025.
Rủi ro vẫn còn, nhưng nếu không có thêm một cú sốc nữa, việc các điều kiện tín dụng toàn cầu bị thắt chặt do những diễn biến mới nhất của ngành ngân hàng sẽ chỉ tác động nhỏ lên GDP.Ủy ban Chính sách tiền tệ Anh
Tương tự IMF, MPC tin rằng tình trạng hỗn loạn trong hệ thống ngân hàng toàn cầu sẽ không ảnh hưởng nhiều tới kinh tế Anh. Cùng với đó là các chính sách tài chính giúp cải thiện triển vọng của nền kinh tế.
"Rủi ro vẫn còn, nhưng nếu không có thêm một cú sốc nữa, việc các điều kiện tín dụng toàn cầu bị thắt chặt do những diễn biến mới nhất của ngành ngân hàng sẽ chỉ tác động nhỏ lên GDP", cơ quan này nhận xét.
Hơn nữa, gánh nặng chi phí nhiên liệu của nước này đã giảm bớt. Lạm phát được dự báo giảm mạnh trong tháng 4. Bởi tác động của xung đột Nga - Ukraine bắt đầu trở nên rõ ràng từ thời điểm này năm ngoái, nên hiệu ứng cơ sở thấp có thể không còn kể từ tháng 4.
Mặt khác, chính phủ Anh đã mở rộng chương trình bình ổn giá năng lượng. Cùng với đó là sự sụt giảm của giá nhiên liệu đầu vào. Điều này có thể cởi bỏ áp lực lạm phát đối với người tiêu dùng nước này.
Dù vậy, MPC cho rằng lạm phát của Anh sẽ hạ nhiệt với tốc độ thấp hơn dự báo được công bố hồi tháng 2. Cuối năm nay, CPI có thể tăng khoảng 5,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ: 'Mỹ khó trụ đến giữa tháng 6'Bộ trưởng Tài chính Mỹ tiếp tục kêu gọi Nhà Trắng và đảng Cộng hòa nhanh chóng đạt được thỏa thuận về trần nợ công. Nếu không, nước này khó trụ tới giữa tháng 6.
06:14 22/5/2023
Nếu Mỹ không kịp nới trần nợNếu Mỹ vỡ nợ, Bộ Tài chính đã có một số ưu tiên thanh toán nhất định. Chẳng hạn, cơ quan này sẽ không trả phúc lợi xã hội, trợ cấp cho cựu chiến binh và tiền lương viên chức.
05:00 19/5/2023
G20 Indonesia
Tổng thống Indonesia kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới VN
21 giờ trước
14:35
13/1/2024
Xã hội
Kinh doanh
0
Chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Indonesia đã kết thúc tốt đẹp; qua đó, thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống, Đối tác Chiến lược VN-Indonesia đi vào chiều sâu và hiệu quả.
Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại Việt Nam-Indonesia sớm đạt 15 tỷ USD
12:48 12/1/2024
12:48
12/1/2024
Xã hội
Kinh doanh
0
Tại buổi hội đàm, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Indonesia Joko Widodo nhất trí phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương sớm đạt 15 tỷ USD hoặc cao hơn.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Phó Tổng thống Cộng hòa Nam Phi
21:16 14/12/2023
21:16
14/12/2023
Xã hội
Xã hội
0
Chiều 14/12, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã tiếp Phó Tổng thống Cộng hòa Nam Phi Paul Mashatile đến chào nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 12-15/12.
Kỷ nguyên hợp tác mới Mỹ - Ấn Độ: Quan hệ kinh tế đang 'bùng nổ'
12:00 2/7/2023
12:00
2/7/2023
Kinh doanh
Kinh tế quốc tế
0
Kể từ năm tài chính 2021-2022, Mỹ đã là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ, vượt qua tổng khối lượng thương mại của Ấn Độ với các đối tác truyền thống như Trung Quốc và UAE.
Đức đang kéo tụt nền kinh tế châu Âu
19:19 24/6/2023
19:19
24/6/2023
Kinh doanh
Kinh doanh
0
Đức đã tận dụng thế mạnh sản xuất của mình để nhiều lần vượt qua khỏi suy thoái. Dẫu vậy, lợi thế này đã không còn trong bối cảnh nền kinh tế thế giới bất ổn như hiện tại. | IMF: Anh sẽ né được suy thoái
Chỉ cách đây vài tháng, kinh tế Anh vẫn ở tình thế nguy hiểm. Nhưng IMF cho rằng nước này sẽ tránh được một cuộc suy thoái trong năm nay nhờ cầu phục hồi và giá nhiên liệu giảm.
G20 Indonesia
Chi phí nhiên liệu tại Anh đã giảm đáng kể. Ảnh: Bloomberg.
Hôm 23/5, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết họ dự đoán Anh sẽ tránh được một cuộc suy thoái và vẫn ghi nhận tăng trưởng dương trong năm 2023. Theo cơ quan này, nhu cầu đã phục hồi trong bối cảnh giá nhiên liệu giảm. Nhờ đó, triển vọng kinh tế của Anh bớt ảm đạm hơn.
IMF lưu ý rằng các hoạt động kinh tế của Anh đã suy yếu đáng kể so với năm ngoái. Lạm phát vẫn dai dẳng ở mức 10,1%. Nền kinh tế Anh đang gánh chịu tác động từ xung đột Nga - Ukraine và tình trạng thiếu hụt nguồn cung kéo dài do dịch Covid-19.
Thoát được một cuộc suy thoái
Tuy nhiên, IMF cho biết Anh đã vượt qua tình trạng hỗn loạn trong ngành ngân hàng toàn cầu thời gian qua. Hàng loạt ngân hàng khu vực của Mỹ phá sản, trong khi Credit Suisse bị mua lại với mức giá thấp hơn nhiều vốn hóa.
IMF mô tả sự ổn định trong hệ thống tài chính của Anh là "hàng hóa công cộng toàn cầu", chỉ những hàng hóa tạo ra ngoại ứng tích cực.
Tổ chức này kêu gọi London thực hiện những cải cách nhằm giải quyết tình trạng số người trong độ tuổi lao động nhưng không có việc làm đang gia tăng sau đại dịch; sự bấp bênh trong các quy định về đầu tư kinh doanh; và thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh của nước này.
Theo dự báo hồi tháng 4 của IMF, kinh tế Anh sẽ suy yếu 0,3% trong năm 2023, thấp nhất trong số các quốc gia thuộc nhóm G20. Đến nay, cơ quan này đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Anh trong năm nay lên 0,4%, tăng 0,7 điểm phần trăm.
IMF dự đoán GDP của Anh sẽ tăng trưởng 1% vào năm 2024, và khoảng 2% trong 2 năm sau đó.
Triển vọng cải thiện đáng kể
Các dự báo gần đây của IMF đã cải thiện đáng kể so với hồi tháng 9 năm ngoái. Thời điểm đó, cơ quan này cho rằng những biện pháp hỗ trợ kinh tế mới của chính quyền Thủ tướng Liz Truss sẽ "làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng".
Nhiều trong số những biện pháp đó đã bị loại bỏ. Và bà Liz Truss từ nhiệm chỉ 44 ngày sau khi nhậm chức.
Trước đó, Ủy ban Chính sách tiền tệ Anh (MPC) của Ngân hàng Anh (BoE) cũng cho rằng nền kinh tế Anh sẽ không rơi vào suy thoái trong năm nay. Cơ quan này dự báo GDP đi ngang trong nửa đầu năm nay, rồi tăng trưởng 0,9% đến giữa năm sau, và tiếp tục mở rộng 0,7% vào giữa năm 2025.
Rủi ro vẫn còn, nhưng nếu không có thêm một cú sốc nữa, việc các điều kiện tín dụng toàn cầu bị thắt chặt do những diễn biến mới nhất của ngành ngân hàng sẽ chỉ tác động nhỏ lên GDP.Ủy ban Chính sách tiền tệ Anh
Tương tự IMF, MPC tin rằng tình trạng hỗn loạn trong hệ thống ngân hàng toàn cầu sẽ không ảnh hưởng nhiều tới kinh tế Anh. Cùng với đó là các chính sách tài chính giúp cải thiện triển vọng của nền kinh tế.
"Rủi ro vẫn còn, nhưng nếu không có thêm một cú sốc nữa, việc các điều kiện tín dụng toàn cầu bị thắt chặt do những diễn biến mới nhất của ngành ngân hàng sẽ chỉ tác động nhỏ lên GDP", cơ quan này nhận xét.
Hơn nữa, gánh nặng chi phí nhiên liệu của nước này đã giảm bớt. Lạm phát được dự báo giảm mạnh trong tháng 4. Bởi tác động của xung đột Nga - Ukraine bắt đầu trở nên rõ ràng từ thời điểm này năm ngoái, nên hiệu ứng cơ sở thấp có thể không còn kể từ tháng 4.
Mặt khác, chính phủ Anh đã mở rộng chương trình bình ổn giá năng lượng. Cùng với đó là sự sụt giảm của giá nhiên liệu đầu vào. Điều này có thể cởi bỏ áp lực lạm phát đối với người tiêu dùng nước này.
Dù vậy, MPC cho rằng lạm phát của Anh sẽ hạ nhiệt với tốc độ thấp hơn dự báo được công bố hồi tháng 2. Cuối năm nay, CPI có thể tăng khoảng 5,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ: 'Mỹ khó trụ đến giữa tháng 6'Bộ trưởng Tài chính Mỹ tiếp tục kêu gọi Nhà Trắng và đảng Cộng hòa nhanh chóng đạt được thỏa thuận về trần nợ công. Nếu không, nước này khó trụ tới giữa tháng 6.
06:14 22/5/2023
Nếu Mỹ không kịp nới trần nợNếu Mỹ vỡ nợ, Bộ Tài chính đã có một số ưu tiên thanh toán nhất định. Chẳng hạn, cơ quan này sẽ không trả phúc lợi xã hội, trợ cấp cho cựu chiến binh và tiền lương viên chức.
05:00 19/5/2023
G20 Indonesia
Tổng thống Indonesia kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới VN
21 giờ trước
14:35
13/1/2024
Xã hội
Kinh doanh
0
Chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Indonesia đã kết thúc tốt đẹp; qua đó, thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống, Đối tác Chiến lược VN-Indonesia đi vào chiều sâu và hiệu quả.
Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại Việt Nam-Indonesia sớm đạt 15 tỷ USD
12:48 12/1/2024
12:48
12/1/2024
Xã hội
Kinh doanh
0
Tại buổi hội đàm, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Indonesia Joko Widodo nhất trí phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương sớm đạt 15 tỷ USD hoặc cao hơn.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Phó Tổng thống Cộng hòa Nam Phi
21:16 14/12/2023
21:16
14/12/2023
Xã hội
Xã hội
0
Chiều 14/12, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã tiếp Phó Tổng thống Cộng hòa Nam Phi Paul Mashatile đến chào nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 12-15/12.
Kỷ nguyên hợp tác mới Mỹ - Ấn Độ: Quan hệ kinh tế đang 'bùng nổ'
12:00 2/7/2023
12:00
2/7/2023
Kinh doanh
Kinh tế quốc tế
0
Kể từ năm tài chính 2021-2022, Mỹ đã là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ, vượt qua tổng khối lượng thương mại của Ấn Độ với các đối tác truyền thống như Trung Quốc và UAE.
Đức đang kéo tụt nền kinh tế châu Âu
19:19 24/6/2023
19:19
24/6/2023
Kinh doanh
Kinh doanh
0
Đức đã tận dụng thế mạnh sản xuất của mình để nhiều lần vượt qua khỏi suy thoái. Dẫu vậy, lợi thế này đã không còn trong bối cảnh nền kinh tế thế giới bất ổn như hiện tại. | |
Chứng khoán giảm 12 điểm | Áp lực điều chỉnh trên diện rộng khiến VN-Index giảm sâu gần 13 điểm (-1,14%), chấm dứt chuỗi 7 phiên tăng trước đó. | Sau chuỗi tăng ấn tượng 7 phiên liên tiếp để đưa chỉ số VN-Index lên đỉnh 9 tháng, thị trường chứng khoán Việt Nam đã gặp áp lực chốt lời trên diện rộng phiên hôm nay khiến hàng loạt nhóm cổ phiếu rơi vào trạng thái bị bán mạnh.
Chỉ số đại diện sàn HoSE không chỉ bị ngắt chuỗi tăng mà còn ghi nhận phiên giảm điểm mạnh nhất kể từ ngày 20/3 đến nay. Kết phiên, VN-Index mất 12,96 điểm (-1,14%) xuống 1.125,39 điểm.
Chỉ số đại diện sàn niêm yết HNX cũng lao dốc khi mất 2,77 điểm (-1,2%) về mức 227,48 điểm. Trong khi thị trường giao dịch đại chúng chưa niêm yết UPCoM ghi nhận mức giảm nhẹ hơn -0,41% còn 85,63 điểm.
Tổng hợp diễn biến các chỉ số chứng khoán. Bảng giá: SSI.
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn gây ra tác động khá tiêu cực lên thị trường theo quy mô. Trong đó, rổ VN30 giảm 1,39% với 28/30 mã chìm trong sắc đỏ. Bộ chỉ số đại diện nhóm vốn hóa vừa VNMID mất 27 điểm (-1,8%) và nhóm vốn hóa nhỏ VNSML giảm hơn 22 điểm (-1,64%).
Xét theo từng cổ phiếu, HPG của Hòa Phát là mã gây ra biến động xấu nhất tới thị trường chung khi lao dốc 3% về mức 25.800 đồng/cổ phiếu. Các cổ phiếu ngành thép khác cũng bị bán theo như HSG (-2,4%), NKG (-5%), POM (-4,6%), SMC (-4,7%).
Tiếp đến là nhóm cổ phiếu ngân hàng khi sắc đỏ chiếm ưu thế. Trong đó, BID của BIDV giảm mạnh 1,9% xuống 44.500 đồng/cổ phiếu; VPB của VPBank mất 1,7% giá trị; TCB của Techcombank giảm 2%; HDB của HDBank giảm 2,1%; và MBB giảm 1,9%.
Cổ phiếu bất động sản không nằm ngoài xu thế điều chỉnh với mã nổi bật nhất là DIG của DIC Corp bị bán giảm đến 5,8% xuống 21.100 đồng/cổ phiếu sau khi phiên họp cổ đông bất thành hôm qua. Ngoài ra, còn có DXG của Đất Xanh lao dốc 4,2%; NLG của Nam Long mất 2,4%; NVL của Novaland rơi 3,8%; và PDR của Phát Đạt giảm 2,9%.
Nhóm chứng khoán đồng loạt rơi vào sắc đỏ với mức giảm khá sâu, có thể kể đến SSI lao dốc 4,1% còn 25.450 đồng; VCI bị bán tháo 4,5% xuống 36.300 đồng; VND của VNDirect giảm 3,8% về 18.800 đồng và nhiều mã khác mất giá khoảng 3-5%.
Ở nhóm nhỏ hơn, thị trường ghi nhận đà bán tháo quyết liệt tại mã QCG của Quốc Cường Gia Lai; TDC của Becamex TDC; EVG của Everland; cùng với họ cổ phiếu Apec (APS, API, IDJ) đều nằm tại giá sàn.
Các cổ phiếu gây chú ý khác như GEX của Gelex bất ngờ giảm mạnh cuối phiên 4,6% còn 18.600 đồng; TCD của Tracodi rơi 5,1% về 8.720 đồng; DGW của Digiworld mất 4,3% giá trị còn 40.400 đồng.
Top các cổ phiếu có tác động lớn nhất. Nguồn: FireAnt.
Trụ đỡ cho thị trường hôm nay đến từ VCB của Vietcombank với mức tăng 0,8% đạt 101.900 đồng và VNM của Vinamilk đi lên 1,8% đứng tại 71.900 đồng. Đây cũng là 2 mã duy nhất trong rổ VN30 giữ được sắc xanh.
Bộ đôi cổ phiếu HAG và HNG cũng là tâm điểm đi ngược thị trường. Trong đó HAG của HAGL tăng vọt 4,4% lên 8.300 đồng, còn HNG của HAGL Agrico thậm chí còn dư mua giá trần tại mức 4.160 đồng.
Thị trường nhuốm đỏ khi áp lực bán trên diện rộng với tổng cộng 693 mã giảm giá và chỉ có 273 mã tăng giá, tức số mã tăng gấp 2,5 lần số mã giảm.
Dù áp lực điều chỉnh lên cao nhưng thanh khoản thị trường không có nhiều biến động với khoảng 19.840 tỷ đồng. Riêng sàn HoSE chiếm 17.348 tỷ đồng, thậm chí giảm nhẹ so với phiên hôm qua.
Điểm tích cực cho thị trường là việc khối ngoại mua ròng đáng kể sau chuỗi bán ròng. Nhà đầu tư nước ngoài có phiên mua ròng thứ 2 liên tiếp với giá trị tăng lên hơn 100 tỷ đồng. Hai cổ phiếu được gom mạnh nhất là HPG của Hòa Phát (182 tỷ); VNM của Vinamilk (82 tỷ đồng).
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | Chứng khoán giảm 12 điểm
Áp lực điều chỉnh trên diện rộng khiến VN-Index giảm sâu gần 13 điểm (-1,14%), chấm dứt chuỗi 7 phiên tăng trước đó.
Sau chuỗi tăng ấn tượng 7 phiên liên tiếp để đưa chỉ số VN-Index lên đỉnh 9 tháng, thị trường chứng khoán Việt Nam đã gặp áp lực chốt lời trên diện rộng phiên hôm nay khiến hàng loạt nhóm cổ phiếu rơi vào trạng thái bị bán mạnh.
Chỉ số đại diện sàn HoSE không chỉ bị ngắt chuỗi tăng mà còn ghi nhận phiên giảm điểm mạnh nhất kể từ ngày 20/3 đến nay. Kết phiên, VN-Index mất 12,96 điểm (-1,14%) xuống 1.125,39 điểm.
Chỉ số đại diện sàn niêm yết HNX cũng lao dốc khi mất 2,77 điểm (-1,2%) về mức 227,48 điểm. Trong khi thị trường giao dịch đại chúng chưa niêm yết UPCoM ghi nhận mức giảm nhẹ hơn -0,41% còn 85,63 điểm.
Tổng hợp diễn biến các chỉ số chứng khoán. Bảng giá: SSI.
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn gây ra tác động khá tiêu cực lên thị trường theo quy mô. Trong đó, rổ VN30 giảm 1,39% với 28/30 mã chìm trong sắc đỏ. Bộ chỉ số đại diện nhóm vốn hóa vừa VNMID mất 27 điểm (-1,8%) và nhóm vốn hóa nhỏ VNSML giảm hơn 22 điểm (-1,64%).
Xét theo từng cổ phiếu, HPG của Hòa Phát là mã gây ra biến động xấu nhất tới thị trường chung khi lao dốc 3% về mức 25.800 đồng/cổ phiếu. Các cổ phiếu ngành thép khác cũng bị bán theo như HSG (-2,4%), NKG (-5%), POM (-4,6%), SMC (-4,7%).
Tiếp đến là nhóm cổ phiếu ngân hàng khi sắc đỏ chiếm ưu thế. Trong đó, BID của BIDV giảm mạnh 1,9% xuống 44.500 đồng/cổ phiếu; VPB của VPBank mất 1,7% giá trị; TCB của Techcombank giảm 2%; HDB của HDBank giảm 2,1%; và MBB giảm 1,9%.
Cổ phiếu bất động sản không nằm ngoài xu thế điều chỉnh với mã nổi bật nhất là DIG của DIC Corp bị bán giảm đến 5,8% xuống 21.100 đồng/cổ phiếu sau khi phiên họp cổ đông bất thành hôm qua. Ngoài ra, còn có DXG của Đất Xanh lao dốc 4,2%; NLG của Nam Long mất 2,4%; NVL của Novaland rơi 3,8%; và PDR của Phát Đạt giảm 2,9%.
Nhóm chứng khoán đồng loạt rơi vào sắc đỏ với mức giảm khá sâu, có thể kể đến SSI lao dốc 4,1% còn 25.450 đồng; VCI bị bán tháo 4,5% xuống 36.300 đồng; VND của VNDirect giảm 3,8% về 18.800 đồng và nhiều mã khác mất giá khoảng 3-5%.
Ở nhóm nhỏ hơn, thị trường ghi nhận đà bán tháo quyết liệt tại mã QCG của Quốc Cường Gia Lai; TDC của Becamex TDC; EVG của Everland; cùng với họ cổ phiếu Apec (APS, API, IDJ) đều nằm tại giá sàn.
Các cổ phiếu gây chú ý khác như GEX của Gelex bất ngờ giảm mạnh cuối phiên 4,6% còn 18.600 đồng; TCD của Tracodi rơi 5,1% về 8.720 đồng; DGW của Digiworld mất 4,3% giá trị còn 40.400 đồng.
Top các cổ phiếu có tác động lớn nhất. Nguồn: FireAnt.
Trụ đỡ cho thị trường hôm nay đến từ VCB của Vietcombank với mức tăng 0,8% đạt 101.900 đồng và VNM của Vinamilk đi lên 1,8% đứng tại 71.900 đồng. Đây cũng là 2 mã duy nhất trong rổ VN30 giữ được sắc xanh.
Bộ đôi cổ phiếu HAG và HNG cũng là tâm điểm đi ngược thị trường. Trong đó HAG của HAGL tăng vọt 4,4% lên 8.300 đồng, còn HNG của HAGL Agrico thậm chí còn dư mua giá trần tại mức 4.160 đồng.
Thị trường nhuốm đỏ khi áp lực bán trên diện rộng với tổng cộng 693 mã giảm giá và chỉ có 273 mã tăng giá, tức số mã tăng gấp 2,5 lần số mã giảm.
Dù áp lực điều chỉnh lên cao nhưng thanh khoản thị trường không có nhiều biến động với khoảng 19.840 tỷ đồng. Riêng sàn HoSE chiếm 17.348 tỷ đồng, thậm chí giảm nhẹ so với phiên hôm qua.
Điểm tích cực cho thị trường là việc khối ngoại mua ròng đáng kể sau chuỗi bán ròng. Nhà đầu tư nước ngoài có phiên mua ròng thứ 2 liên tiếp với giá trị tăng lên hơn 100 tỷ đồng. Hai cổ phiếu được gom mạnh nhất là HPG của Hòa Phát (182 tỷ); VNM của Vinamilk (82 tỷ đồng).
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | |
Chủ tịch VietBank muốn mua 7 triệu cổ phiếu VBB | Giao dịch dự kiến giúp ông Dương Nhất Nguyên tăng tỷ lệ sở hữu tại nhà băng này lên 4,82%. Cùng lúc này, VietBank cũng công bố kế hoạch huy động 1.000 tỷ đồng qua trái phiếu. | Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết ông Dương Nhất Nguyên, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín - VietBank (UPCoM: VBB) đã đăng ký mua 7 triệu cổ phiếu VBB. Giao dịch dự kiến được thực hiện thông qua thỏa thuận và khớp lệnh, trong giai đoạn 9/1-7/2.
Với thị giá cổ phiếu VBB kết phiên 5/1 ở mức 10.800 đồng/đơn vị, ước tính vị Chủ tịch sẽ phải chi khoảng 76 tỷ đồng để hoàn tất giao dịch. Mục đích được công bố là nhằm gia tăng sở hữu.
Trước giao dịch, ông Nguyên nắm giữ hơn 16 triệu cổ phiếu của ngân hàng (tương đương 3,36% vốn). Nếu giao dịch mua vào diễn ra thành công, Chủ tịch VietBank sẽ tăng tỷ lệ sở hữu lên 4,82%, tương đương lượng nắm giữ hơn 23 triệu cổ phiếu VBB.
Cùng ngày, Vietbank cũng thông báo về việc chào bán 100.000 trái phiếu ra công chúng đợt 3 với mệnh giá 10 triệu đồng/trái phiếu, tương đương số tiền huy động 1.000 tỷ đồng. Số lượng đăng ký mua tối thiểu là 5 trái phiếu, tương đương 50 triệu đồng.
Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản bảo đảm, kỳ hạn 7 năm và định kỳ trả lãi mỗi năm một lần. Lãi suất áp dụng cho trái phiếu là lãi suất thả nổi, được tính bằng lãi suất tham chiếu cộng biên độ 2,5% vào 5 năm đầu và biên độ 3,5% vào 2 năm cuối.
Thời gian phát hành dự kiến là ngày 27/3. Nhà đầu tư có thể đăng ký mua trái phiếu tại các điểm giao dịch của VietBank từ ngày 10/1 đến ngày 26/3.
Số tiền thu được từ hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng đợt 3 sẽ được VietBank sử dụng để bổ sung nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng đối với các dự án trung và dài hạn, đồng thời đảm bảo các giới hạn, tỷ lệ an toàn hoạt động ngân hàng.
Trước đó vào ngày 29/12/2023, VietBank thông báo ngày 8/1 sẽ là ngày giao dịch không hưởng quyền để chốt danh sách cổ đông chào bán 100,3 triệu cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lệ.
Tỷ lệ thực hiện là 21%, tương đương cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được mua thêm 21 cổ phiếu mới. Giá phát hành là 10.000 đồng/cổ phiếu. Nếu chào bán thành công, Vietbank sẽ tăng vốn điều lệ từ 4.777 tỷ đồng lên 5.780 tỷ đồng.
Về tình hình kinh doanh, lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, thu nhập lãi thuần tại VietBank giảm 4% so với cùng kỳ năm trước, chỉ còn hơn 1.276 tỷ đồng. Lãi trước thuế gần 419 tỷ đồng, giảm 22%. Kế hoạch mà ban lãnh đạo đặt ra cho năm 2023 là 960 tỷ đồng, tương đương nhà băng này đã hoàn thành được 44%.
Tính đến thời điểm ngày 30/9/2023, tổng tài sản của VietBank tăng 10% so với đầu năm, lên mức 125.079 tỷ đồng.
Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Znews tại Tủ sách kinh tế.
Giá trị trái phiếu doanh nghiệp mua lại trước hạn cao kỷ lụcTrong năm 2023, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp được mua lại trước hạn lên tới 238.000 tỷ đồng, tiếp tục tăng 5% so với năm liền trước và là mức kỷ lục.
18:27 5/1/2024
Vietcombank có Người đại diện pháp luật mớiTừ ngày 2/1, ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng giám đốc Vietcombank, sẽ trở thành Người đại diện pháp luật mới của ngân hàng thay ông Phạm Quang Dũng.
17:33 5/1/2024
Chứng khoán 5/1: Tiền ngoại tìm đến cổ phiếu ngân hàngKhối ngoại duy trì trạng thái chốt lời nhưng vẫn bổ sung thêm cổ phiếu ngân hàng vào danh mục đầu tư. Mã VCB tiếp tục dẫn đầu giá trị mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài.
16:17 5/1/2024 | Chủ tịch VietBank muốn mua 7 triệu cổ phiếu VBB
Giao dịch dự kiến giúp ông Dương Nhất Nguyên tăng tỷ lệ sở hữu tại nhà băng này lên 4,82%. Cùng lúc này, VietBank cũng công bố kế hoạch huy động 1.000 tỷ đồng qua trái phiếu.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết ông Dương Nhất Nguyên, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín - VietBank (UPCoM: VBB) đã đăng ký mua 7 triệu cổ phiếu VBB. Giao dịch dự kiến được thực hiện thông qua thỏa thuận và khớp lệnh, trong giai đoạn 9/1-7/2.
Với thị giá cổ phiếu VBB kết phiên 5/1 ở mức 10.800 đồng/đơn vị, ước tính vị Chủ tịch sẽ phải chi khoảng 76 tỷ đồng để hoàn tất giao dịch. Mục đích được công bố là nhằm gia tăng sở hữu.
Trước giao dịch, ông Nguyên nắm giữ hơn 16 triệu cổ phiếu của ngân hàng (tương đương 3,36% vốn). Nếu giao dịch mua vào diễn ra thành công, Chủ tịch VietBank sẽ tăng tỷ lệ sở hữu lên 4,82%, tương đương lượng nắm giữ hơn 23 triệu cổ phiếu VBB.
Cùng ngày, Vietbank cũng thông báo về việc chào bán 100.000 trái phiếu ra công chúng đợt 3 với mệnh giá 10 triệu đồng/trái phiếu, tương đương số tiền huy động 1.000 tỷ đồng. Số lượng đăng ký mua tối thiểu là 5 trái phiếu, tương đương 50 triệu đồng.
Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản bảo đảm, kỳ hạn 7 năm và định kỳ trả lãi mỗi năm một lần. Lãi suất áp dụng cho trái phiếu là lãi suất thả nổi, được tính bằng lãi suất tham chiếu cộng biên độ 2,5% vào 5 năm đầu và biên độ 3,5% vào 2 năm cuối.
Thời gian phát hành dự kiến là ngày 27/3. Nhà đầu tư có thể đăng ký mua trái phiếu tại các điểm giao dịch của VietBank từ ngày 10/1 đến ngày 26/3.
Số tiền thu được từ hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng đợt 3 sẽ được VietBank sử dụng để bổ sung nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng đối với các dự án trung và dài hạn, đồng thời đảm bảo các giới hạn, tỷ lệ an toàn hoạt động ngân hàng.
Trước đó vào ngày 29/12/2023, VietBank thông báo ngày 8/1 sẽ là ngày giao dịch không hưởng quyền để chốt danh sách cổ đông chào bán 100,3 triệu cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lệ.
Tỷ lệ thực hiện là 21%, tương đương cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được mua thêm 21 cổ phiếu mới. Giá phát hành là 10.000 đồng/cổ phiếu. Nếu chào bán thành công, Vietbank sẽ tăng vốn điều lệ từ 4.777 tỷ đồng lên 5.780 tỷ đồng.
Về tình hình kinh doanh, lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, thu nhập lãi thuần tại VietBank giảm 4% so với cùng kỳ năm trước, chỉ còn hơn 1.276 tỷ đồng. Lãi trước thuế gần 419 tỷ đồng, giảm 22%. Kế hoạch mà ban lãnh đạo đặt ra cho năm 2023 là 960 tỷ đồng, tương đương nhà băng này đã hoàn thành được 44%.
Tính đến thời điểm ngày 30/9/2023, tổng tài sản của VietBank tăng 10% so với đầu năm, lên mức 125.079 tỷ đồng.
Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Znews tại Tủ sách kinh tế.
Giá trị trái phiếu doanh nghiệp mua lại trước hạn cao kỷ lụcTrong năm 2023, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp được mua lại trước hạn lên tới 238.000 tỷ đồng, tiếp tục tăng 5% so với năm liền trước và là mức kỷ lục.
18:27 5/1/2024
Vietcombank có Người đại diện pháp luật mớiTừ ngày 2/1, ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng giám đốc Vietcombank, sẽ trở thành Người đại diện pháp luật mới của ngân hàng thay ông Phạm Quang Dũng.
17:33 5/1/2024
Chứng khoán 5/1: Tiền ngoại tìm đến cổ phiếu ngân hàngKhối ngoại duy trì trạng thái chốt lời nhưng vẫn bổ sung thêm cổ phiếu ngân hàng vào danh mục đầu tư. Mã VCB tiếp tục dẫn đầu giá trị mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài.
16:17 5/1/2024 | |
VDSC: Lãi ròng Thế Giới Di Động có thể xuống thấp nhất 10 năm | Trong bối cảnh sức mua yếu, hàng tồn kho tăng cao và chi phí bất thường từ việc tái cấu trúc Bách Hóa Xanh, VDSC cho rằng lãi ròng TGDĐ sẽ giảm xuống mức thấp nhất từ 2013 đến nay. | Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) vừa có báo cáo nhận định về tình hình kinh doanh quý IV và dự báo năm 2024 của Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động (HoSE: MWG).
Cụ thể, công ty chứng khoán cho biết trong quý III, TGDĐ ghi nhận doanh thu thuần 30.288 tỷ đồng nhờ sự tăng trưởng của chuỗi Bách Hóa Xanh, nhưng vẫn giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận ròng quý III đạt 39 tỷ đồng, giảm 96% so với cùng kỳ.
Theo VDSC, doanh thu trung bình tháng mỗi cửa hàng Bách Hóa Xanh không ngừng cải thiện, riêng quý III đạt 8.633 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ. Trong khi đó, doanh thu thuần từ thegioididong.com/Điện Máy Xanh là 21.655 tỷ đồng, giảm 13%.
VDSC dự báo chuỗi bán lẻ thực phẩm của TGDĐ sẽ đạt doanh thu trung bình tháng mỗi cửa hàng là 1,8 tỷ đồng trong quý IV, tăng 33% so với cùng kỳ năm trước. Tính trong cả năm nay, dự báo doanh thu của chuỗi Bách Hóa Xanh sẽ đạt 32.739 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2022.
Trong khi đó, doanh thu của chuỗi Điện Máy Xanh dự báo tăng trưởng âm hai chữ số do công ty sẽ đóng khoảng 200 cửa hàng trong quý IV. Tuy nhiên, do đây là các cửa hàng hoạt động kém hiệu quả nên bước đi này sẽ hỗ trợ cho sự tăng trưởng dài hạn của công ty.
KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA THẾ GIỚI DI ĐỘNG Số liệu: BCTC DN Nhãn201820192020202120229T/2023 Doanh thu thuần tỷ đồng 8651610217410854612295813390587581 Lợi nhuận sau thuế 2878383439184899409976
"Trong ngắn hạn, việc đóng cửa số lượng đáng kể cửa hàng cùng lúc sẽ khiến doanh thu sụt giảm mạnh. Cả năm 2023, doanh thu của chuỗi Điện Máy Xanh là 48.259 tỷ đồng, giảm 25% so với năm trước", VDSC ước tính.
Về chuỗi thegioididong.com, trong quý IV, VDSC dự báo doanh thu chuỗi này đạt 5.562 tỷ đồng, giảm 24% so với quý III và giảm 25% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, ước tính cả năm chuỗi bán lẻ điện thoại vẫn đạt doanh thu 26.234 tỷ, tăng 31% so với năm liền trước.
Về mặt lợi nhuận, VDSC kỳ vọng tỷ suất sinh lời quý IV của thegioididong.com/Điện Máy Xanh sẽ ít áp lực hơn so với 3 quý trước. Hiệu ứng giảm giá hàng tồn kho được dự báo dịu đi trong quý cuối năm, giảm bớt áp lực chi phí lên biên lãi gộp.
Các chuyên gia phân tích cũng cho rằng tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp/doanh thu trong quý cuối năm sẽ duy trì ở mức cao như quý III để thúc đẩy doanh số bán hàng trong mùa mua sắm. Do đó, lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ TGDĐ quý IV ước tính vào khoảng 345 tỷ đồng, tăng gần 785% so với quý trước, nhưng giảm 40% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính trong cả năm nay, VDSC kỳ vọng doanh thu và lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ TGDĐ đạt 122.595 tỷ đồng (-8%) và 422 tỷ đồng (-90% so với cùng kỳ năm ngoái).
"Năm 2023 là một năm xui xẻo đối với TGDĐ. Hàng tồn kho điện thoại/điện máy chi phí cao, nhu cầu thấp và chi phí bất thường từ các dự án tái cấu trúc Bách Hóa Xanh khiến lợi nhuận ròng giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2013 đến nay", công ty chứng khoán đánh giá.
Tuy nhiên, VDSC tin rằng diễn biến không thuận lợi trong năm 2023 sẽ tạo nền tảng thấp cho giai đoạn 2024, mở đường cho sự tăng trưởng mạnh mẽ. Hoạt động mua hàng của người tiêu dùng sẽ cải thiện vào cuối năm 2024, thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ ngành hàng điện thoại và điện máy.
Dự báo năm 2024, doanh thu và lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ TGDĐ sẽ đạt lần lượt 132.323 tỷ đồng (+8%) và 1.278 tỷ đồng (+203% so với ước tính năm 2023).
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Giá tivi giảm sâuCác mặt hàng điện máy đang giảm giá mạnh, đặc biệt là tivi với mức giảm tới gần 90%. Song, nhiều siêu thị điện máy cho biết sức mua vẫn chưa phục hồi.
05:00 22/12/2023
Nhà phân phối ôtô lớn nhất Việt Nam lấn sân sang mảng giáo dụcSavico sẽ chi gần 38 tỷ đồng góp vốn thành lập công ty mới để thực hiện dự án Trường mầm non Hiệp Bình Phước và chính thức lấn sân sang hoạt động giáo dục.
11:23 22/12/2023
Giá xăng tăng hơn 700 đồng, RON 95 lên 22.140 đồng/lítDo giá dầu thế giới bật tăng, giá xăng E5 RON 92 và xăng RON 95 trong kỳ điều hành ngày 21/12 tăng lần lượt 680 đồng/lít và 740 đồng/lít.
15:47 21/12/2023 | VDSC: Lãi ròng Thế Giới Di Động có thể xuống thấp nhất 10 năm
Trong bối cảnh sức mua yếu, hàng tồn kho tăng cao và chi phí bất thường từ việc tái cấu trúc Bách Hóa Xanh, VDSC cho rằng lãi ròng TGDĐ sẽ giảm xuống mức thấp nhất từ 2013 đến nay.
Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) vừa có báo cáo nhận định về tình hình kinh doanh quý IV và dự báo năm 2024 của Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động (HoSE: MWG).
Cụ thể, công ty chứng khoán cho biết trong quý III, TGDĐ ghi nhận doanh thu thuần 30.288 tỷ đồng nhờ sự tăng trưởng của chuỗi Bách Hóa Xanh, nhưng vẫn giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận ròng quý III đạt 39 tỷ đồng, giảm 96% so với cùng kỳ.
Theo VDSC, doanh thu trung bình tháng mỗi cửa hàng Bách Hóa Xanh không ngừng cải thiện, riêng quý III đạt 8.633 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ. Trong khi đó, doanh thu thuần từ thegioididong.com/Điện Máy Xanh là 21.655 tỷ đồng, giảm 13%.
VDSC dự báo chuỗi bán lẻ thực phẩm của TGDĐ sẽ đạt doanh thu trung bình tháng mỗi cửa hàng là 1,8 tỷ đồng trong quý IV, tăng 33% so với cùng kỳ năm trước. Tính trong cả năm nay, dự báo doanh thu của chuỗi Bách Hóa Xanh sẽ đạt 32.739 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2022.
Trong khi đó, doanh thu của chuỗi Điện Máy Xanh dự báo tăng trưởng âm hai chữ số do công ty sẽ đóng khoảng 200 cửa hàng trong quý IV. Tuy nhiên, do đây là các cửa hàng hoạt động kém hiệu quả nên bước đi này sẽ hỗ trợ cho sự tăng trưởng dài hạn của công ty.
KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA THẾ GIỚI DI ĐỘNG Số liệu: BCTC DN Nhãn201820192020202120229T/2023 Doanh thu thuần tỷ đồng 8651610217410854612295813390587581 Lợi nhuận sau thuế 2878383439184899409976
"Trong ngắn hạn, việc đóng cửa số lượng đáng kể cửa hàng cùng lúc sẽ khiến doanh thu sụt giảm mạnh. Cả năm 2023, doanh thu của chuỗi Điện Máy Xanh là 48.259 tỷ đồng, giảm 25% so với năm trước", VDSC ước tính.
Về chuỗi thegioididong.com, trong quý IV, VDSC dự báo doanh thu chuỗi này đạt 5.562 tỷ đồng, giảm 24% so với quý III và giảm 25% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, ước tính cả năm chuỗi bán lẻ điện thoại vẫn đạt doanh thu 26.234 tỷ, tăng 31% so với năm liền trước.
Về mặt lợi nhuận, VDSC kỳ vọng tỷ suất sinh lời quý IV của thegioididong.com/Điện Máy Xanh sẽ ít áp lực hơn so với 3 quý trước. Hiệu ứng giảm giá hàng tồn kho được dự báo dịu đi trong quý cuối năm, giảm bớt áp lực chi phí lên biên lãi gộp.
Các chuyên gia phân tích cũng cho rằng tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp/doanh thu trong quý cuối năm sẽ duy trì ở mức cao như quý III để thúc đẩy doanh số bán hàng trong mùa mua sắm. Do đó, lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ TGDĐ quý IV ước tính vào khoảng 345 tỷ đồng, tăng gần 785% so với quý trước, nhưng giảm 40% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính trong cả năm nay, VDSC kỳ vọng doanh thu và lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ TGDĐ đạt 122.595 tỷ đồng (-8%) và 422 tỷ đồng (-90% so với cùng kỳ năm ngoái).
"Năm 2023 là một năm xui xẻo đối với TGDĐ. Hàng tồn kho điện thoại/điện máy chi phí cao, nhu cầu thấp và chi phí bất thường từ các dự án tái cấu trúc Bách Hóa Xanh khiến lợi nhuận ròng giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2013 đến nay", công ty chứng khoán đánh giá.
Tuy nhiên, VDSC tin rằng diễn biến không thuận lợi trong năm 2023 sẽ tạo nền tảng thấp cho giai đoạn 2024, mở đường cho sự tăng trưởng mạnh mẽ. Hoạt động mua hàng của người tiêu dùng sẽ cải thiện vào cuối năm 2024, thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ ngành hàng điện thoại và điện máy.
Dự báo năm 2024, doanh thu và lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ TGDĐ sẽ đạt lần lượt 132.323 tỷ đồng (+8%) và 1.278 tỷ đồng (+203% so với ước tính năm 2023).
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Giá tivi giảm sâuCác mặt hàng điện máy đang giảm giá mạnh, đặc biệt là tivi với mức giảm tới gần 90%. Song, nhiều siêu thị điện máy cho biết sức mua vẫn chưa phục hồi.
05:00 22/12/2023
Nhà phân phối ôtô lớn nhất Việt Nam lấn sân sang mảng giáo dụcSavico sẽ chi gần 38 tỷ đồng góp vốn thành lập công ty mới để thực hiện dự án Trường mầm non Hiệp Bình Phước và chính thức lấn sân sang hoạt động giáo dục.
11:23 22/12/2023
Giá xăng tăng hơn 700 đồng, RON 95 lên 22.140 đồng/lítDo giá dầu thế giới bật tăng, giá xăng E5 RON 92 và xăng RON 95 trong kỳ điều hành ngày 21/12 tăng lần lượt 680 đồng/lít và 740 đồng/lít.
15:47 21/12/2023 | |
Cha mẹ trẻ bớt chi tiêu, ít sắm đồ để dồn tiền cho con | Thương Phan (23 tuổi, TP.HCM) tự nhận mình từng tiêu xài khá hoang phí. Nhưng từ khi bé Bentley chào đời, cô hạn chế mua sắm cho mình mà chi tiền để con được dùng đồ tốt nhất. | Có thu nhập khá từ công việc đầu tư tài chính, khi chưa có con, Thương Phan kể mình mua 3-4 bộ đồ mới mỗi tuần. Mỹ phẩm, quần áo, túi xách của cô đều là hàng hiệu đắt đỏ. Thương cũng thoải mái chi cho du lịch, ăn uống.
“Nhiều món tôi mua của Chanel, Dior. Tháng nào không mua sắm, chỉ chi tiêu lặt vặt và đi ăn uống cùng bạn bè, tôi tốn khoảng 20-30 triệu đồng”, Thương kể.
"Nghĩ lại, có nhiều thứ không đáng, nhưng vẫn phung phí, mua sắm quen tay", cô nói thêm.
Vợ chồng Thương Phan giảm chi tiêu cho mình từ khi có con.
Mọi chuyện thay đổi hoàn toàn khi Thương kết hôn và có con.
"Giờ, chỉ món nào thích lắm, suy nghĩ cân nhắc, tôi mới xuống tiền. Mức chi cho cá nhân vì thế cũng chênh lệch trông thấy".
Giống vợ, chồng Thương cũng hạn chế chi tiêu cho các buổi gặp mặt bạn bè và nhu cầu giải trí. Anh cố gắng dồn tiền để chăm con. Hai vợ chồng thống nhất để con được hưởng những dịch vụ và đồ dùng chất lượng.
“Trước có 10 phần thu nhập, tôi tiêu cho mình toàn bộ. Giờ thì cho mình 2 phần, 8 phần còn lại cho con. Tôi không còn sắm những món đồ đắt đỏ vì thấy không đáng. Tôi muốn dành cho con tất cả”, cô nói. Hai vợ chồng cũng chăm chỉ "cày cuốc" hơn để nâng cao thu nhập, học thêm về quản lý tài chính.
Giống như Thương, nhiều người có tâm lý mua gì cho mình cũng thấy tiếc, giảm mức chi tiêu cá nhân để ưu tiên đầu tư cho gia đình, con cái.
Từ bỏ nhiều sở thích
Trong vòng 30 năm qua, mức sinh ở Việt Nam giảm gần một nửa và vẫn duy trì ở mức ổn định. Tỷ lệ sinh thấp hơn cho phép các bậc cha mẹ phân bổ lượng tài chính và các nguồn Iực khác nhiều hơn cho mỗi đứa trẻ, theo kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố nhân khẩu học với hôn nhân và gia đình đăng trên tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới số tháng 3/2022.
Tuy nhiên, chi phí nuôi con luôn là bài toán khó đối với các gia đình, đặc biệt ở những thành phố có mức sống đắt đỏ như Hà Nội, TP.HCM. Khi chào đón thành viên mới, các cặp vợ chồng ít nhiều phải tính toán kinh tế, điều chỉnh chi tiêu hợp lý.
Điều tương tự cũng xảy ra ở gia đình Đỗ Thu Huyền (23 tuổi, Hà Nội) từ ngày đón con trai, tên ở nhà là GD.
Trước kia, Huyền chi 50-60% thu nhập hàng tháng cho việc mua sắm cá nhân như quần áo, làm đẹp, ăn uống. Còn lại, cô gửi tiết kiệm và biếu bố mẹ, thỉnh thoảng làm từ thiện.
Thu Huyền và chồng luôn đặt mọi khoản chi tiêu cho con lên hàng đầu.
Sau khi sinh con, Huyền tự động có suy nghĩ hạn chế mua sắm cho mình. Khoản này giờ chỉ chiếm 10-20% thu nhập hàng tháng.
“Ngày trước, mỗi lần lên ảnh, tôi phải diện bộ đồ khác nhau. Nhưng bây giờ, tôi chỉ lựa những mẫu đơn giản, thoải mái, có thể phối được đa dạng, dùng được nhiều dịp”, người mẹ trẻ cho hay.
Thay vào đó, Huyền ưu tiên chi tiêu, mua sắm những gì tốt nhất cho con.
Chồng Huyền cũng lược bớt nhiều thói quen độc thân trước đây như đi cà phê bàn công việc, du lịch xả stress, tập gym.
“Từ khi có con, anh ở nhà nhiều hơn, chỉ khi đi công việc mới ra ngoài, còn lại là dành thời gian bên 2 mẹ con”, cô kể. Mối quan tâm lớn nhất của cả hai giờ là con cái, cuộc sống gia đình.
Ở tuổi 25, Tiên (hiện 30 tuổi, TP Biên Hòa, Đồng Nai) từng lên kế hoạch độc thân đến khoảng 29-30 tuổi mới lập gia đình, dù khi đó quen chồng hiện tại được 8 năm. Vì chưa vướng bận gì, cô chi tiêu thoải mái, không suy nghĩ nhiều.
Thời điểm đó, với thu nhập 15-16 triệu đồng/tháng, Tiên thường để dành 5 triệu đồng, còn lại chi cho quần áo, mỹ phẩm, giày dép và đi du lịch 1-2 lần/năm.
Nhưng khi cặp sinh đôi, bé Ruby và Sapphire, ra đời, trong khoảng một năm đầu đời của con, cô dồn tất cả chi tiêu cho 2 bé và tạm biệt gần hết sở thích của mình.
“Việc gì tôi cũng phải nghĩ cho con trước hết rồi mới đến 2 vợ chồng. Mỗi khi ra đường, tôi chỉ cần mặc đồ đơn giản, buộc tóc gọn gàng là được, nhưng con thì phải 'lên đồ' quần áo, giày dép, túi xách, nón,... thật đẹp”, cô hài hước kể.
Thói quen của chồng Tiên là thay đổi nhiều nhất. Từ người bay nhảy, nhưng từ khi gia đình có 4 người, anh thay đổi hoàn toàn, bỏ game, hạn chế tụ tập bạn bè, gần như không tiêu xài.
"Buổi tối rảnh, nếu được, anh rủ bạn bè ăn ở nhà. Cuối tuần có thể đi cà phê sáng, gặp bạn bè 1-2 tiếng, còn lại chủ yếu ở cạnh vợ con. Hai bạn nhỏ vì thế cũng quấn bố”.
"Chi tiêu của cả nhà chủ yếu vào 2 nhóc. Bố mẹ sống tối giản, nhưng những thứ như khám bệnh, chăm sóc các con thì chúng tôi không ngại bỏ tiền", mẹ hai con nói thêm.
Chồng Tiên thay đổi hoàn toàn thói quen, sở thích từ khi có 2 bé Ruby và Sapphire.
Không bỏ bê bản thân
Khảo sát Thói quen tiêu dùng 2023 công bố hồi tháng 4 của PwC Việt Nam cho thấy trong khi khủng hoảng chi phí sinh hoạt gia tăng trên toàn cầu, người tiêu dùng Việt Nam đang thận trọng hơn trong thói quen chi tiêu.
Cụ thể, 62% có xu hướng giảm tiêu thụ mặt hàng không thiết yếu, 54% dự kiến chi tiêu ít hơn cho các loại hàng xa xỉ, tiếp đó là du lịch (42%) và điện tử (38%). Chỉ 18% có ý định cắt giảm chi tiêu cho mặt hàng tạp hóa và thực phẩm.
Thương Phan bắt đầu sắm sửa cho con từ khi mang bầu 5 tháng. Mỗi lần mua đồ đều tốn 5-10 triệu đồng nên người mẹ trẻ chia ra từng đợt để đỡ nặng ví.
Cho tới lúc sinh, khoản chi này rơi vào không dưới 50 triệu đồng. Riêng xe đẩy, Thương sắm loại đắt nhất 30 triệu đồng. Bên cạnh đó là đủ loại máy móc, giường cho bé, quần áo, dụng cụ lặt vặt.
Hiện, bé Bentley được 4 tháng tuổi. Theo Thương, khoản chi tốn kém nhất cho việc nuôi con là bỉm, thuốc bổ, quần áo và vật dụng của bé.
“Vì vẫn ưu tiên cho con những món đồ tốt nhất nên bỉm và vật dụng cho bé tôi đều sử dụng loại đắt, tốn khoảng 10-15 triệu đồng/tháng”, cô nói.
Tuy nhiên, Thương cũng khẳng định cô hạn chế chi tiêu cho mình không có nghĩa là xuề xoà, bỏ bê bản thân.
“Thay vì mua đồ đắt đỏ như trước, giờ tôi chọn những món vừa tiền nhưng vẫn đẹp và tốt cho mình. Tôi vốn thích điệu đà nên dù có con, tôi cũng không muốn mình kém sắc. Tôi chỉ cố gắng không tiêu quá phung phí”, cô nói.
Thương Phan không tiếc tiền khi mua sắm đồ cho con vì tâm niệm con chỉ một lần trong đời được làm em bé.
Con trai Huyền hiện được gần 4 tháng tuổi. Cô cho biết giống như nhiều cặp vợ chồng có con nhỏ, khoản chi tốn kém nhất cho đến giờ là tiền bỉm sữa, không kể khi đi viện.
Huyền luôn đặt con lên hàng đầu, chi tiêu mọi thứ cho bé trước vì không còn nhu cầu nhiều như khi độc thân. Tuy nhiên, cô vẫn dành thời gian đi spa, massage, tranh thủ lúc con ngủ để dưỡng da.
Còn với gia đình Tiên, hiện tại, khi cặp song sinh 4 tuổi, chi phí học hành, đồ lặt vặt cho các bé rơi vào khoảng 20 triệu đồng, chưa tính phát sinh mua sắm quần áo, đồ chơi.
“Vợ chồng tôi cố gắng kiếm tiền để con có cuộc sống đầy đủ. Ông bà đôi bên cũng hỗ trợ tài chính rất nhiều nên khá ổn. Thỉnh thoảng, chúng tôi cho các bé đi du lịch thì hơi tốn kém tháng đó, còn lại hai đứa không nghĩ cho mình nhiều”.
“Đến thời điểm nào đó, nếu xác định không sinh thêm con, tôi sẽ đầu tư cho bản thân nhiều hơn”, cô nói thêm.
Theo thống kê của Đại học Y Hà Nội, mỗi năm Việt Nam có khoảng 1,5 triệu trẻ em chào đời. Kéo theo đó, nhu cầu mua sắm sản phẩm cho bé cũng tăng cao.Bên cạnh giá cả, những yếu tố được các cặp vợ chồng trẻ ưu tiên khi lựa chọn sản phẩm cho con cái là chất lượng, độ an toàn và tiện lợi trong quá trình sử dụng, theo dự báo xu hướng mua sắm mặt hàng mẹ và bé năm 2023 của nhóm phụ huynh Gen Z châu Á do Skyperry thực hiện.Không ít ông bố bà mẹ lần đầu có con thừa nhận thường mua sắm quá tay, gây lãng phí khi nhiều món không hoặc ít dùng đến. Một số cặp vợ chồng trẻ chật vật để xoay xở, thậm chí vỡ kế hoạch tài chính vì chưa có nhiều kinh nghiệm, tiêu quá tay với những khoản không cần thiết sau khi sinh con.
Khánh Thi: 'Có con lần 3, ông xã Phan Hiển đã kinh nghiệm đầy mình'Vừa trải qua khoảng thời gian vất vả cùng học trò ở SEA Games 32, Khánh Thi thừa nhận đôi khi quá tập trung chăm sóc các VĐV, cô gần như quên mình đang có bầu.
09:33 25/5/2023 | Cha mẹ trẻ bớt chi tiêu, ít sắm đồ để dồn tiền cho con
Thương Phan (23 tuổi, TP.HCM) tự nhận mình từng tiêu xài khá hoang phí. Nhưng từ khi bé Bentley chào đời, cô hạn chế mua sắm cho mình mà chi tiền để con được dùng đồ tốt nhất.
Có thu nhập khá từ công việc đầu tư tài chính, khi chưa có con, Thương Phan kể mình mua 3-4 bộ đồ mới mỗi tuần. Mỹ phẩm, quần áo, túi xách của cô đều là hàng hiệu đắt đỏ. Thương cũng thoải mái chi cho du lịch, ăn uống.
“Nhiều món tôi mua của Chanel, Dior. Tháng nào không mua sắm, chỉ chi tiêu lặt vặt và đi ăn uống cùng bạn bè, tôi tốn khoảng 20-30 triệu đồng”, Thương kể.
"Nghĩ lại, có nhiều thứ không đáng, nhưng vẫn phung phí, mua sắm quen tay", cô nói thêm.
Vợ chồng Thương Phan giảm chi tiêu cho mình từ khi có con.
Mọi chuyện thay đổi hoàn toàn khi Thương kết hôn và có con.
"Giờ, chỉ món nào thích lắm, suy nghĩ cân nhắc, tôi mới xuống tiền. Mức chi cho cá nhân vì thế cũng chênh lệch trông thấy".
Giống vợ, chồng Thương cũng hạn chế chi tiêu cho các buổi gặp mặt bạn bè và nhu cầu giải trí. Anh cố gắng dồn tiền để chăm con. Hai vợ chồng thống nhất để con được hưởng những dịch vụ và đồ dùng chất lượng.
“Trước có 10 phần thu nhập, tôi tiêu cho mình toàn bộ. Giờ thì cho mình 2 phần, 8 phần còn lại cho con. Tôi không còn sắm những món đồ đắt đỏ vì thấy không đáng. Tôi muốn dành cho con tất cả”, cô nói. Hai vợ chồng cũng chăm chỉ "cày cuốc" hơn để nâng cao thu nhập, học thêm về quản lý tài chính.
Giống như Thương, nhiều người có tâm lý mua gì cho mình cũng thấy tiếc, giảm mức chi tiêu cá nhân để ưu tiên đầu tư cho gia đình, con cái.
Từ bỏ nhiều sở thích
Trong vòng 30 năm qua, mức sinh ở Việt Nam giảm gần một nửa và vẫn duy trì ở mức ổn định. Tỷ lệ sinh thấp hơn cho phép các bậc cha mẹ phân bổ lượng tài chính và các nguồn Iực khác nhiều hơn cho mỗi đứa trẻ, theo kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố nhân khẩu học với hôn nhân và gia đình đăng trên tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới số tháng 3/2022.
Tuy nhiên, chi phí nuôi con luôn là bài toán khó đối với các gia đình, đặc biệt ở những thành phố có mức sống đắt đỏ như Hà Nội, TP.HCM. Khi chào đón thành viên mới, các cặp vợ chồng ít nhiều phải tính toán kinh tế, điều chỉnh chi tiêu hợp lý.
Điều tương tự cũng xảy ra ở gia đình Đỗ Thu Huyền (23 tuổi, Hà Nội) từ ngày đón con trai, tên ở nhà là GD.
Trước kia, Huyền chi 50-60% thu nhập hàng tháng cho việc mua sắm cá nhân như quần áo, làm đẹp, ăn uống. Còn lại, cô gửi tiết kiệm và biếu bố mẹ, thỉnh thoảng làm từ thiện.
Thu Huyền và chồng luôn đặt mọi khoản chi tiêu cho con lên hàng đầu.
Sau khi sinh con, Huyền tự động có suy nghĩ hạn chế mua sắm cho mình. Khoản này giờ chỉ chiếm 10-20% thu nhập hàng tháng.
“Ngày trước, mỗi lần lên ảnh, tôi phải diện bộ đồ khác nhau. Nhưng bây giờ, tôi chỉ lựa những mẫu đơn giản, thoải mái, có thể phối được đa dạng, dùng được nhiều dịp”, người mẹ trẻ cho hay.
Thay vào đó, Huyền ưu tiên chi tiêu, mua sắm những gì tốt nhất cho con.
Chồng Huyền cũng lược bớt nhiều thói quen độc thân trước đây như đi cà phê bàn công việc, du lịch xả stress, tập gym.
“Từ khi có con, anh ở nhà nhiều hơn, chỉ khi đi công việc mới ra ngoài, còn lại là dành thời gian bên 2 mẹ con”, cô kể. Mối quan tâm lớn nhất của cả hai giờ là con cái, cuộc sống gia đình.
Ở tuổi 25, Tiên (hiện 30 tuổi, TP Biên Hòa, Đồng Nai) từng lên kế hoạch độc thân đến khoảng 29-30 tuổi mới lập gia đình, dù khi đó quen chồng hiện tại được 8 năm. Vì chưa vướng bận gì, cô chi tiêu thoải mái, không suy nghĩ nhiều.
Thời điểm đó, với thu nhập 15-16 triệu đồng/tháng, Tiên thường để dành 5 triệu đồng, còn lại chi cho quần áo, mỹ phẩm, giày dép và đi du lịch 1-2 lần/năm.
Nhưng khi cặp sinh đôi, bé Ruby và Sapphire, ra đời, trong khoảng một năm đầu đời của con, cô dồn tất cả chi tiêu cho 2 bé và tạm biệt gần hết sở thích của mình.
“Việc gì tôi cũng phải nghĩ cho con trước hết rồi mới đến 2 vợ chồng. Mỗi khi ra đường, tôi chỉ cần mặc đồ đơn giản, buộc tóc gọn gàng là được, nhưng con thì phải 'lên đồ' quần áo, giày dép, túi xách, nón,... thật đẹp”, cô hài hước kể.
Thói quen của chồng Tiên là thay đổi nhiều nhất. Từ người bay nhảy, nhưng từ khi gia đình có 4 người, anh thay đổi hoàn toàn, bỏ game, hạn chế tụ tập bạn bè, gần như không tiêu xài.
"Buổi tối rảnh, nếu được, anh rủ bạn bè ăn ở nhà. Cuối tuần có thể đi cà phê sáng, gặp bạn bè 1-2 tiếng, còn lại chủ yếu ở cạnh vợ con. Hai bạn nhỏ vì thế cũng quấn bố”.
"Chi tiêu của cả nhà chủ yếu vào 2 nhóc. Bố mẹ sống tối giản, nhưng những thứ như khám bệnh, chăm sóc các con thì chúng tôi không ngại bỏ tiền", mẹ hai con nói thêm.
Chồng Tiên thay đổi hoàn toàn thói quen, sở thích từ khi có 2 bé Ruby và Sapphire.
Không bỏ bê bản thân
Khảo sát Thói quen tiêu dùng 2023 công bố hồi tháng 4 của PwC Việt Nam cho thấy trong khi khủng hoảng chi phí sinh hoạt gia tăng trên toàn cầu, người tiêu dùng Việt Nam đang thận trọng hơn trong thói quen chi tiêu.
Cụ thể, 62% có xu hướng giảm tiêu thụ mặt hàng không thiết yếu, 54% dự kiến chi tiêu ít hơn cho các loại hàng xa xỉ, tiếp đó là du lịch (42%) và điện tử (38%). Chỉ 18% có ý định cắt giảm chi tiêu cho mặt hàng tạp hóa và thực phẩm.
Thương Phan bắt đầu sắm sửa cho con từ khi mang bầu 5 tháng. Mỗi lần mua đồ đều tốn 5-10 triệu đồng nên người mẹ trẻ chia ra từng đợt để đỡ nặng ví.
Cho tới lúc sinh, khoản chi này rơi vào không dưới 50 triệu đồng. Riêng xe đẩy, Thương sắm loại đắt nhất 30 triệu đồng. Bên cạnh đó là đủ loại máy móc, giường cho bé, quần áo, dụng cụ lặt vặt.
Hiện, bé Bentley được 4 tháng tuổi. Theo Thương, khoản chi tốn kém nhất cho việc nuôi con là bỉm, thuốc bổ, quần áo và vật dụng của bé.
“Vì vẫn ưu tiên cho con những món đồ tốt nhất nên bỉm và vật dụng cho bé tôi đều sử dụng loại đắt, tốn khoảng 10-15 triệu đồng/tháng”, cô nói.
Tuy nhiên, Thương cũng khẳng định cô hạn chế chi tiêu cho mình không có nghĩa là xuề xoà, bỏ bê bản thân.
“Thay vì mua đồ đắt đỏ như trước, giờ tôi chọn những món vừa tiền nhưng vẫn đẹp và tốt cho mình. Tôi vốn thích điệu đà nên dù có con, tôi cũng không muốn mình kém sắc. Tôi chỉ cố gắng không tiêu quá phung phí”, cô nói.
Thương Phan không tiếc tiền khi mua sắm đồ cho con vì tâm niệm con chỉ một lần trong đời được làm em bé.
Con trai Huyền hiện được gần 4 tháng tuổi. Cô cho biết giống như nhiều cặp vợ chồng có con nhỏ, khoản chi tốn kém nhất cho đến giờ là tiền bỉm sữa, không kể khi đi viện.
Huyền luôn đặt con lên hàng đầu, chi tiêu mọi thứ cho bé trước vì không còn nhu cầu nhiều như khi độc thân. Tuy nhiên, cô vẫn dành thời gian đi spa, massage, tranh thủ lúc con ngủ để dưỡng da.
Còn với gia đình Tiên, hiện tại, khi cặp song sinh 4 tuổi, chi phí học hành, đồ lặt vặt cho các bé rơi vào khoảng 20 triệu đồng, chưa tính phát sinh mua sắm quần áo, đồ chơi.
“Vợ chồng tôi cố gắng kiếm tiền để con có cuộc sống đầy đủ. Ông bà đôi bên cũng hỗ trợ tài chính rất nhiều nên khá ổn. Thỉnh thoảng, chúng tôi cho các bé đi du lịch thì hơi tốn kém tháng đó, còn lại hai đứa không nghĩ cho mình nhiều”.
“Đến thời điểm nào đó, nếu xác định không sinh thêm con, tôi sẽ đầu tư cho bản thân nhiều hơn”, cô nói thêm.
Theo thống kê của Đại học Y Hà Nội, mỗi năm Việt Nam có khoảng 1,5 triệu trẻ em chào đời. Kéo theo đó, nhu cầu mua sắm sản phẩm cho bé cũng tăng cao.Bên cạnh giá cả, những yếu tố được các cặp vợ chồng trẻ ưu tiên khi lựa chọn sản phẩm cho con cái là chất lượng, độ an toàn và tiện lợi trong quá trình sử dụng, theo dự báo xu hướng mua sắm mặt hàng mẹ và bé năm 2023 của nhóm phụ huynh Gen Z châu Á do Skyperry thực hiện.Không ít ông bố bà mẹ lần đầu có con thừa nhận thường mua sắm quá tay, gây lãng phí khi nhiều món không hoặc ít dùng đến. Một số cặp vợ chồng trẻ chật vật để xoay xở, thậm chí vỡ kế hoạch tài chính vì chưa có nhiều kinh nghiệm, tiêu quá tay với những khoản không cần thiết sau khi sinh con.
Khánh Thi: 'Có con lần 3, ông xã Phan Hiển đã kinh nghiệm đầy mình'Vừa trải qua khoảng thời gian vất vả cùng học trò ở SEA Games 32, Khánh Thi thừa nhận đôi khi quá tập trung chăm sóc các VĐV, cô gần như quên mình đang có bầu.
09:33 25/5/2023 | |
Món đồ tâm đắc của 4 người mẹ khi có con | Chiếc gối ngủ giúp Thu Hà đỡ mỏi lưng và ngủ ngon hơn ở những tháng cuối thai kỳ, còn Nguyệt Minh thấy hành trình cho con ăn dặm nhẹ nhàng hơn nhờ nồi nấu cháo chậm. | Mỗi gia đình có sự nghiên cứu kỹ lưỡng để lựa chọn các món đồ phù hợp khi có con. Ảnh minh họa: Duy Hiệu.
Trong bối cảnh mức sống ngày càng nâng cao, nhiều cặp vợ chồng đầu tư tài chính, tìm hiểu kiến thức, tham khảo kinh nghiệm để có được sự chuẩn bị tốt nhất khi đứa con chào đời.
Theo dự báo xu hướng mua sắm mặt hàng mẹ và bé năm 2023 của nhóm phụ huynh Gen Z châu Á do Skyperry thực hiện, bên cạnh giá cả, những yếu tố được ưu tiên khi lựa chọn sản phẩm là chất lượng, độ an toàn và tiện lợi trong quá trình sử dụng.
4 bà mẹ trẻ chia sẻ về những món đồ tâm đắc họ sắm trong quá trình mang thai đến khi sinh và nuôi con.
Bộ máy tiệt trùng, hâm sữa, đun nước: 1,3 triệu đồng Phạm Thanh Nga (24 tuổi, Hà Nội)
Giống với tên gọi, sản phẩm vừa có chức năng đun nước pha sữa, vừa có thể tiệt trùng bình sữa, hâm sữa, hâm thức ăn,...
Ở chức năng đun nước, máy tự động hiển thị nhiệt độ, giúp người sử dụng pha sữa đúng chuẩn, không cần dùng nhiệt kế.
Trên thị trường có rất nhiều dòng máy tiệt trùng, các loại ấm đun nước độc lập. Giá bán cũng thượng vàng, hạ cám.
Mua bộ máy này, tôi thấy gọn, dễ dùng, lại tiết kiệm được kha khá tiền và diện tích cất giữ so với mua các món lẻ.
Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất là bộ phận tiệt trùng không đủ lớn để chứa được nhiều bình sữa cùng lúc. Tôi cũng không thể vừa tiệt trùng bình sữa, vừa tiệt trùng các dụng cụ hút sữa đồng thời vì máy quá nhỏ.
Gối ngủ cho bà bầu: 300.000 đồng Thu Hà (27 tuổi, Hà Nội)
Bắt đầu từ tháng thứ 5-6 của thai kỳ, bụng lớn, nặng dần cũng là khi tôi thường xuyên thấy đau, mỏi lưng, đặc biệt là khó ngủ vào ban đêm vì không thể tìm được tư thế nằm thoải mái.
Được người quen gợi ý, tôi tìm mua chiếc gối ngủ dành riêng cho bà bầu để hỗ trợ. Đây không phải sản phẩm lạ lẫm song ít nhất đối với nhiều bà mẹ còn bỡ ngỡ như tôi, không phải ai cũng biết và để ý tới.
Tôi chọn loại gối cánh tiên, có thiết kế giúp nâng đỡ cơ thể, hỗ trợ giảm mỏi lưng, cơ và thúc đẩy lưu thông máu.
Càng về những tuần cuối thai kỳ, tôi càng thấy chiếc gối hỗ trợ nhiều trong việc nâng đỡ bụng, cơ thể. Chất liệu mềm mại cũng thoải mái.
Có lẽ nhược điểm là gối chiếm diện tích cất giữ và khó tái sử dụng cho mục đích khác. Sau khi sinh em bé, tôi quyết định tặng lại cho người quen đang mang thai.
Nồi nấu cháo chậm: 700.000 đồng Nguyệt Minh (30 tuổi, TP Vinh, Nghệ An)
Hành trình cho con ăn dặm của tôi nhàn hơn với chiếc nồi nấu cháo chậm dung tích 1,6 l, thiết kế nhỏ gọn, dễ sử dụng. Đến nay, tôi dùng được hơn 6 tháng.
Ngoài nấu cháo, nồi còn có các chức năng khác như nấu cơm, nấu canh, hầm xương, nấu súp, nấu chè,... Chỉ cần chọn chức năng và chỉnh thời gian là xong.
Trong lúc chờ nấu, tôi có thể làm việc khác, không cần can thiệp gì. Đồ ăn khá nhừ và quan trọng là vẫn giữ được chất dinh dưỡng.
Tuy nhiên, đúng như tên gọi, việc chế biến thực phẩm với món đồ này cần nhiều thời gian hơn các loại nồi thông thường. Vì vậy, tôi thường phải chuẩn bị sớm hơn, canh thời gian để vừa vặn đến bữa. Ngoài ra, nồi và nắp nồi làm bằng sứ nên rất dễ nứt vỡ.
Máy hút sữa: 2,1 triệu đồng Minh Anh (29 tuổi, Hà Nội)
Với tôi, việc con luôn có đủ sữa dùng rất quan trọng nên chiếc máy hút sữa là bạn đồng hành hữu ích.
Máy vừa kích thích sữa về, tôi cũng dễ dàng đo được cữ ăn của con. Tôi cũng kết hợp cho bé bú mẹ và bình song song, để dù mẹ có bận việc, con vẫn có thể thích nghi được.
Vợ chồng tôi chuẩn bị đón em bé thứ 2. Bé đầu 4 tuổi, máy hút sữa lần trước mua đã cũ và yếu.
Máy cũ cũng là dòng hút sữa điện đơn nên khá mất thời gian và có nhiều bất tiện. Lần này, tôi đầu tư máy điện đôi với lực hút êm và khỏe hơn, vừa tiết kiệm thời gian vừa hiệu quả hơn, đảm bảo sức khỏe vì mẹ ngồi lâu cũng ảnh hưởng tới xương khớp.
Bài hát lớn lên cùng con Ký ức của nhà báo Phạm Hồng Tuyến gắn với những bài hát bất hủ do bố bà, nhạc sĩ Phạm Tuyên, sáng tác như Trường cháu là trường Mầm non - bài hát nhạc sĩ Phạm Tuyên viết tặng trường con gái học; Cả tuần đều ngoan cũng là một khúc ca quen thuộc của nhiều thế hệ trẻ em Việt. Ngoài ra, Ở trường cô dạy em thế, rồi Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội, Theo cánh đu bay... cũng đã trở thành ký ức chung của nhiều người Việt Nam.
Niềm hạnh phúc của các gia đình khi đón con đầu lòngTrong khi vợ chồng Thảo mất nhiều năm chạy chữa, Mỹ Huyền và bạn đời nhận tin vui sau hôn lễ 1 tháng. Mỗi gia đình có cảm nhận, trải nghiệm khác biệt khi đón thành viên mới.
19:00 27/6/2023 | Món đồ tâm đắc của 4 người mẹ khi có con
Chiếc gối ngủ giúp Thu Hà đỡ mỏi lưng và ngủ ngon hơn ở những tháng cuối thai kỳ, còn Nguyệt Minh thấy hành trình cho con ăn dặm nhẹ nhàng hơn nhờ nồi nấu cháo chậm.
Mỗi gia đình có sự nghiên cứu kỹ lưỡng để lựa chọn các món đồ phù hợp khi có con. Ảnh minh họa: Duy Hiệu.
Trong bối cảnh mức sống ngày càng nâng cao, nhiều cặp vợ chồng đầu tư tài chính, tìm hiểu kiến thức, tham khảo kinh nghiệm để có được sự chuẩn bị tốt nhất khi đứa con chào đời.
Theo dự báo xu hướng mua sắm mặt hàng mẹ và bé năm 2023 của nhóm phụ huynh Gen Z châu Á do Skyperry thực hiện, bên cạnh giá cả, những yếu tố được ưu tiên khi lựa chọn sản phẩm là chất lượng, độ an toàn và tiện lợi trong quá trình sử dụng.
4 bà mẹ trẻ chia sẻ về những món đồ tâm đắc họ sắm trong quá trình mang thai đến khi sinh và nuôi con.
Bộ máy tiệt trùng, hâm sữa, đun nước: 1,3 triệu đồng Phạm Thanh Nga (24 tuổi, Hà Nội)
Giống với tên gọi, sản phẩm vừa có chức năng đun nước pha sữa, vừa có thể tiệt trùng bình sữa, hâm sữa, hâm thức ăn,...
Ở chức năng đun nước, máy tự động hiển thị nhiệt độ, giúp người sử dụng pha sữa đúng chuẩn, không cần dùng nhiệt kế.
Trên thị trường có rất nhiều dòng máy tiệt trùng, các loại ấm đun nước độc lập. Giá bán cũng thượng vàng, hạ cám.
Mua bộ máy này, tôi thấy gọn, dễ dùng, lại tiết kiệm được kha khá tiền và diện tích cất giữ so với mua các món lẻ.
Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất là bộ phận tiệt trùng không đủ lớn để chứa được nhiều bình sữa cùng lúc. Tôi cũng không thể vừa tiệt trùng bình sữa, vừa tiệt trùng các dụng cụ hút sữa đồng thời vì máy quá nhỏ.
Gối ngủ cho bà bầu: 300.000 đồng Thu Hà (27 tuổi, Hà Nội)
Bắt đầu từ tháng thứ 5-6 của thai kỳ, bụng lớn, nặng dần cũng là khi tôi thường xuyên thấy đau, mỏi lưng, đặc biệt là khó ngủ vào ban đêm vì không thể tìm được tư thế nằm thoải mái.
Được người quen gợi ý, tôi tìm mua chiếc gối ngủ dành riêng cho bà bầu để hỗ trợ. Đây không phải sản phẩm lạ lẫm song ít nhất đối với nhiều bà mẹ còn bỡ ngỡ như tôi, không phải ai cũng biết và để ý tới.
Tôi chọn loại gối cánh tiên, có thiết kế giúp nâng đỡ cơ thể, hỗ trợ giảm mỏi lưng, cơ và thúc đẩy lưu thông máu.
Càng về những tuần cuối thai kỳ, tôi càng thấy chiếc gối hỗ trợ nhiều trong việc nâng đỡ bụng, cơ thể. Chất liệu mềm mại cũng thoải mái.
Có lẽ nhược điểm là gối chiếm diện tích cất giữ và khó tái sử dụng cho mục đích khác. Sau khi sinh em bé, tôi quyết định tặng lại cho người quen đang mang thai.
Nồi nấu cháo chậm: 700.000 đồng Nguyệt Minh (30 tuổi, TP Vinh, Nghệ An)
Hành trình cho con ăn dặm của tôi nhàn hơn với chiếc nồi nấu cháo chậm dung tích 1,6 l, thiết kế nhỏ gọn, dễ sử dụng. Đến nay, tôi dùng được hơn 6 tháng.
Ngoài nấu cháo, nồi còn có các chức năng khác như nấu cơm, nấu canh, hầm xương, nấu súp, nấu chè,... Chỉ cần chọn chức năng và chỉnh thời gian là xong.
Trong lúc chờ nấu, tôi có thể làm việc khác, không cần can thiệp gì. Đồ ăn khá nhừ và quan trọng là vẫn giữ được chất dinh dưỡng.
Tuy nhiên, đúng như tên gọi, việc chế biến thực phẩm với món đồ này cần nhiều thời gian hơn các loại nồi thông thường. Vì vậy, tôi thường phải chuẩn bị sớm hơn, canh thời gian để vừa vặn đến bữa. Ngoài ra, nồi và nắp nồi làm bằng sứ nên rất dễ nứt vỡ.
Máy hút sữa: 2,1 triệu đồng Minh Anh (29 tuổi, Hà Nội)
Với tôi, việc con luôn có đủ sữa dùng rất quan trọng nên chiếc máy hút sữa là bạn đồng hành hữu ích.
Máy vừa kích thích sữa về, tôi cũng dễ dàng đo được cữ ăn của con. Tôi cũng kết hợp cho bé bú mẹ và bình song song, để dù mẹ có bận việc, con vẫn có thể thích nghi được.
Vợ chồng tôi chuẩn bị đón em bé thứ 2. Bé đầu 4 tuổi, máy hút sữa lần trước mua đã cũ và yếu.
Máy cũ cũng là dòng hút sữa điện đơn nên khá mất thời gian và có nhiều bất tiện. Lần này, tôi đầu tư máy điện đôi với lực hút êm và khỏe hơn, vừa tiết kiệm thời gian vừa hiệu quả hơn, đảm bảo sức khỏe vì mẹ ngồi lâu cũng ảnh hưởng tới xương khớp.
Bài hát lớn lên cùng con Ký ức của nhà báo Phạm Hồng Tuyến gắn với những bài hát bất hủ do bố bà, nhạc sĩ Phạm Tuyên, sáng tác như Trường cháu là trường Mầm non - bài hát nhạc sĩ Phạm Tuyên viết tặng trường con gái học; Cả tuần đều ngoan cũng là một khúc ca quen thuộc của nhiều thế hệ trẻ em Việt. Ngoài ra, Ở trường cô dạy em thế, rồi Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội, Theo cánh đu bay... cũng đã trở thành ký ức chung của nhiều người Việt Nam.
Niềm hạnh phúc của các gia đình khi đón con đầu lòngTrong khi vợ chồng Thảo mất nhiều năm chạy chữa, Mỹ Huyền và bạn đời nhận tin vui sau hôn lễ 1 tháng. Mỗi gia đình có cảm nhận, trải nghiệm khác biệt khi đón thành viên mới.
19:00 27/6/2023 | |
Mang theo thuốc men, tìm khách sạn có cũi cho con ngủ khi du lịch | Trong chuyến du lịch nhân kỳ nghỉ lễ, Tiểu Doan cẩn thận mang dư quần áo, đồ dùng cho con, còn Vân Anh phải đặt trước phòng có cũi ngủ phục vụ con gái nhỏ. | Lần đầu tiên đưa cô con gái hơn 4 tuổi ra nước ngoài du lịch, vợ chồng Vân Anh (sinh năm 1990, Hà Nội) hồi hộp và hào hứng không kém con. Sau khi tham khảo trên một số hội nhóm, ngoài những đồ dùng cần thiết, cô đem theo thuốc men, xe đẩy có thể gấp gọn vì di chuyển ở Singapore cần đi bộ nhiều.
Đặc biệt, vì con có thói quen ngủ trong cũi, Vân Anh tìm hiểu và đặt trước khách sạn có cung cấp dịch vụ này để tránh con không quen, mất ngủ.
“Bé nhà tôi theo bố mẹ du lịch từ khi tròn 1 tuổi, đã tham quan rất nhiều điểm du lịch ở Việt Nam. Khi con còn nhỏ, chúng tôi thường chọn giờ bay theo lịch sinh hoạt của con nên hầu như khi lên máy bay, con ngủ cho đến khi hạ cánh. Khi lớn hơn, con cũng không gặp vấn đề gì vì đã quen với việc di chuyển xa”, cô bày tỏ.
Lần này, phòng khi con không muốn ngủ, Vân Anh cẩn thận mang theo vài quyển sách để bé đọc trên máy bay cùng ít đồ ăn vặt.
Trong kỳ nghỉ lễ dài ngày lần này, gia đình cô chủ yếu đến chơi các điểm du lịch nổi tiếng ở Singapore phù hợp với trẻ nhỏ như công viên Garden by the Bay, sở thú, bảo tàng kem...
Tương tự Vân Anh, nhiều ông bố, bà mẹ có con nhỏ cũng lên kế hoạch cho cả nhà đi chơi trong dịp 30/4-1/5 sắp tới.
Không giống như những chuyến đi bình thường, khi đưa con cái theo cùng, các cặp bố mẹ sẽ phải chuẩn bị nhiều hơn để tránh xảy ra tình huống không mong muốn.
Các gia đình thường nghiên cứu lịch trình, chuẩn bị đồ dùng cho con trước những chuyến đi xa. Ảnh: Trương Hiếu.
Cẩn thận
Theo bà mẹ trẻ, các gia đình đi du lịch với con nhỏ thường khá lỉnh kỉnh đồ đạc, song đó là điều cần thiết để đảm bảo an toàn, sự thoải mái cho con, khi các bé khó nhanh thích nghi môi trường mới như người lớn.
Bên cạnh đó, cha mẹ cần căn theo lịch sinh hoạt của con để không làm đảo lộn giờ ăn, ngủ, để con không quấy khóc, có thể cùng bố mẹ tận hưởng chuyến đi.
“Dù đã đi chơi nhiều lần, nhưng tôi không chủ quan, luôn chuẩn bị mọi thông tin, lịch trình chi tiết để cả nhà không gặp phải tình trạng vừa đi vừa tìm hiểu, tốn thời gian và gây mệt mỏi cho các bé khi phải chờ đợi”, Vân Anh nói thêm.
Để chuẩn bị cho chuyến du lịch sắp tới cùng con, Thùy Trần (sinh năm 1991, quận Gò Vấp, TP.HCM) tham khảo kinh nghiệm trên khắp các hội nhóm dành cho “bà mẹ bỉm sữa”.
Thùy Trần tham khảo lời khuyên của các bà mẹ bỉm sữa khác trước chuyến đi Đà Lạt với con.
Theo kế hoạch, gia đình cô sẽ tham quan Đà Lạt 4 ngày vào dịp lễ 30/4-1/5. Vì là lần đầu tiên đưa con đi chơi xa, cô khá hồi hộp và muốn kiểm tra mọi thứ thật kỹ.
“Con tôi được 4 tháng tuổi. Tôi xem dự báo thì thấy cuối tuần ở Đà Lạt sẽ còn 16 độ C, trời hơi lạnh nên tôi cũng khá lo. Tôi đang tìm thêm lời khuyên về những cách giữ ấm cho bé”, Thùy chia sẻ.
Ngoài các vật dụng cá nhân, bà mẹ trẻ dành ra khoảng 2 triệu đồng để mua áo khoác, nón, vớ cao, vài bộ giữ nhiệt, thuốc bôi chống muỗi và côn trùng.
Trước khi xuất phát, cả nhà cũng phải “nói nựng” để em bé biết mình sắp đi máy bay. Điều đó giúp bé tránh tâm lý hoảng loạn khi môi trường hàng ngày thay đổi và tiếp xúc với nơi đông người.
“Thường lúc lên máy bay, con sẽ quấy khóc một chút do lạ chỗ. Kinh nghiệm của tôi là cho bé ti sữa trước khi bay 30 phút, mang theo đồ chơi hoặc ti giả. Khi cất cánh, tôi cho bé ti mẹ để đánh lừa cảm giác. Sau cơn khó chịu ban đầu, con sẽ ngủ rất ngoan”, Thùy nói thêm.
Một trong những tiêu chí Thùy quan tâm nhất khi lên kế hoạch cho con đi du lịch là phòng khách sạn. Vì con đã quen với nằm cũi, cô chú trọng tìm nơi lưu trú có sẵn chỗ ngủ cho em bé. Thông thường, dịch vụ này sẽ được khách sạn trang bị mà không tốn thêm chi phí nào.
“Từ lúc có con, cả nhà đi đâu cũng lỉnh kỉnh hơn, sợ thiếu đồ cần thiết. Tôi phải học cách sắp xếp mọi thứ để đỡ cập rập”.
Thừa hơn thiếu
Nhằm tránh cảnh đông đúc ở các điểm du lịch nổi tiếng dịp 30/4-1/5 và ưu tiên nghỉ ngơi thay vì trải nghiệm, gia đình Tiểu Doan (sinh năm 1991, Hà Nội) cùng bố mẹ, nhà em gái quyết định chọn một khu nghỉ dưỡng ở Ba Vì.
Trước chuyến đi, đồ dùng của cô con gái nhỏ Hanna được Doan dành nhiều thời gian chuẩn bị nhất và để vào một túi riêng. Các loại thuốc như hạ sốt, tiêu hóa, ho hay các sản phẩm chống muỗi, kem chống nắng, dưỡng da là điều không thể thiếu.
Về đồ ăn, vì bé đã hơn 3 tuổi, có thể dùng bữa chung với bố mẹ song Doan vẫn cẩn thận chuẩn bị một số món ăn vặt, đồ ăn nhanh và đồ uống yêu thích của con như nước hoa quả, bánh ngọt, phòng trường hợp con không quen thức ăn ở nơi mới.
“Đặc biệt, Hanna rất thích bơi nên lần nào đi du lịch, tôi cũng phải chuẩn bị 2-3 bộ đồ bơi và phao để con thỏa sở thích”, Tiểu Doan kể.
Bà mẹ trẻ chia sẻ con gái khá tự lập, được dạy tự làm nhiều thứ từ nhỏ nên trong mỗi chuyến đi, hai vợ chồng không quá vất vả. Tuy nhiên, có 3 thứ bé luôn cần trong mọi chuyến đi là sữa tươi, bình nước uống quen thuộc và chú gấu bông Teddy - món đồ chơi ôm đi ngủ.
“Có một lần, tôi tính toán nhầm lượng bỉm mang theo nên khi con hết bỉm dùng, hai vợ chồng tá hỏa vì không biết kiếm đâu ra. May mắn sau đó, chúng tôi nhờ được phía khách sạn hỗ trợ”.
Theo bà mẹ Hà Nội, khi đi du lịch với con nhỏ, cha mẹ nên mang dư 20-30% so với đồ bình thường con mặc trong ngày. Ví dụ khi đi chơi 3 ngày, cô sẽ mang khoảng 10 bộ đồ cho con. Ngoài ra, nên ưu tiên những trang phục thoải mái thay vì chỉ chăm chăm mang đồ thời trang phục vụ việc chụp ảnh vì có thể khiến con không thoải mái.
Việc lựa chọn các địa điểm, ưu tiên những nơi có khu vui chơi riêng cho các con cũng khá quan trọng, ví dụ như nhà hàng. Tham khảo thực đơn trước khi đặt chỗ cũng là điều cần lưu ý.
“Cha mẹ cần luôn để mắt tới con trong suốt chuyến đi, đặc biệt là những chuyến đi nghỉ dưỡng gần biển hay tại các resort có hồ bơi riêng để đảm bảo an toàn cho con”, Tiểu Doan đúc kết.
Tiểu Doan luôn cần mang theo 3 món đồ con yêu thích trong các chuyến du lịch.
Theo New York Times, những chuyến du lịch là cơ hội để tăng tính trải nghiệm cho trẻ em ở mọi lứa tuổi, qua các hoạt động khám phá món ăn, điểm tham quan mới lạ và dành thời gian chất lượng với gia đình.
Tuy nhiên, đi chơi cùng con cái có thể là một vấn đề khá phức tạp, bởi lịch trình thường bị xáo trộn, hành lý cồng kềnh, trẻ quấy khóc, trở nên cáu kỉnh. Đó chỉ là một vài thử thách xảy ra với các ông bố, bà mẹ trong những chuyến đi.
Việc lập ra chiến lược cụ thể còn tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ. Trẻ sơ sinh có những nhu cầu rất khác so với các bé mới biết đi. Vì thế, điều này đòi hỏi cha mẹ phải chuẩn bị kỹ lưỡng.
Theo Rainer Jenss, Chủ tịch và người sáng lập Hiệp hội Du lịch Gia đình Mỹ, trẻ em từ sơ sinh đến 2 tuổi là nhóm dễ đi du lịch nhất khi xem xét nhiều khía cạnh.
“Bố mẹ cần tạo ra một môi trường thoải mái để con có thể thích nghi ở bất kỳ điểm đến nào”, Jenss đưa ra lời khuyên.
Còn Amanda Norcross, biên tập viên của tạp chí du lịch trực tuyến Family Vacation Critic, cho rằng lịch trình yếu tố rất quan trọng đối với con trẻ. Gia đình có thể mang theo đồ chơi, sách và bình sữa yêu thích của con khi tham gia các chuyến phiêu lưu.
“Nếu em bé đang có thời gian ăn uống hoặc ngủ nghỉ cố định, hãy cố gắng duy trì điều đó tốt nhất trong những kỳ nghỉ và lên kế hoạch tham quan sao cho phù hợp”, Norcross nhận định.
Tuổi 17, sức khỏe tinh thần của mình tuột dốc trầm trọng "Năm 17 tuổi đó, đã không có ai nói với mình rằng, không sao cả, bạn không phải là một người tồi tệ, việc vừa yêu, vừa ghét cha mẹ là một phần bài học của cuộc sống, rằng đó chỉ là cảm xúc của một con người thôi" là một đoạn trích trong cuốn Hành tinh của một kẻ nghĩ nhiều của tác giả Nguyễn Đoàn Minh Thư. Sách là hành trình khám phá thế giới nội tâm của một người trẻ, đầy hỗn loạn của những suy nghĩ trăn trở, những dằn vặt, những cuộc chiến nội tâm, những cảm xúc vừa phức tạp cũng vừa rất đỗi con người.
Điểm đến không cần du kháchTrước tình trạng du lịch quá tải, hòn đảo Boracay phải đóng cửa một thời gian để cải tạo và áp dụng những quy định hạn chế lượng khách mỗi tháng.
17:55 23/4/2023 | Mang theo thuốc men, tìm khách sạn có cũi cho con ngủ khi du lịch
Trong chuyến du lịch nhân kỳ nghỉ lễ, Tiểu Doan cẩn thận mang dư quần áo, đồ dùng cho con, còn Vân Anh phải đặt trước phòng có cũi ngủ phục vụ con gái nhỏ.
Lần đầu tiên đưa cô con gái hơn 4 tuổi ra nước ngoài du lịch, vợ chồng Vân Anh (sinh năm 1990, Hà Nội) hồi hộp và hào hứng không kém con. Sau khi tham khảo trên một số hội nhóm, ngoài những đồ dùng cần thiết, cô đem theo thuốc men, xe đẩy có thể gấp gọn vì di chuyển ở Singapore cần đi bộ nhiều.
Đặc biệt, vì con có thói quen ngủ trong cũi, Vân Anh tìm hiểu và đặt trước khách sạn có cung cấp dịch vụ này để tránh con không quen, mất ngủ.
“Bé nhà tôi theo bố mẹ du lịch từ khi tròn 1 tuổi, đã tham quan rất nhiều điểm du lịch ở Việt Nam. Khi con còn nhỏ, chúng tôi thường chọn giờ bay theo lịch sinh hoạt của con nên hầu như khi lên máy bay, con ngủ cho đến khi hạ cánh. Khi lớn hơn, con cũng không gặp vấn đề gì vì đã quen với việc di chuyển xa”, cô bày tỏ.
Lần này, phòng khi con không muốn ngủ, Vân Anh cẩn thận mang theo vài quyển sách để bé đọc trên máy bay cùng ít đồ ăn vặt.
Trong kỳ nghỉ lễ dài ngày lần này, gia đình cô chủ yếu đến chơi các điểm du lịch nổi tiếng ở Singapore phù hợp với trẻ nhỏ như công viên Garden by the Bay, sở thú, bảo tàng kem...
Tương tự Vân Anh, nhiều ông bố, bà mẹ có con nhỏ cũng lên kế hoạch cho cả nhà đi chơi trong dịp 30/4-1/5 sắp tới.
Không giống như những chuyến đi bình thường, khi đưa con cái theo cùng, các cặp bố mẹ sẽ phải chuẩn bị nhiều hơn để tránh xảy ra tình huống không mong muốn.
Các gia đình thường nghiên cứu lịch trình, chuẩn bị đồ dùng cho con trước những chuyến đi xa. Ảnh: Trương Hiếu.
Cẩn thận
Theo bà mẹ trẻ, các gia đình đi du lịch với con nhỏ thường khá lỉnh kỉnh đồ đạc, song đó là điều cần thiết để đảm bảo an toàn, sự thoải mái cho con, khi các bé khó nhanh thích nghi môi trường mới như người lớn.
Bên cạnh đó, cha mẹ cần căn theo lịch sinh hoạt của con để không làm đảo lộn giờ ăn, ngủ, để con không quấy khóc, có thể cùng bố mẹ tận hưởng chuyến đi.
“Dù đã đi chơi nhiều lần, nhưng tôi không chủ quan, luôn chuẩn bị mọi thông tin, lịch trình chi tiết để cả nhà không gặp phải tình trạng vừa đi vừa tìm hiểu, tốn thời gian và gây mệt mỏi cho các bé khi phải chờ đợi”, Vân Anh nói thêm.
Để chuẩn bị cho chuyến du lịch sắp tới cùng con, Thùy Trần (sinh năm 1991, quận Gò Vấp, TP.HCM) tham khảo kinh nghiệm trên khắp các hội nhóm dành cho “bà mẹ bỉm sữa”.
Thùy Trần tham khảo lời khuyên của các bà mẹ bỉm sữa khác trước chuyến đi Đà Lạt với con.
Theo kế hoạch, gia đình cô sẽ tham quan Đà Lạt 4 ngày vào dịp lễ 30/4-1/5. Vì là lần đầu tiên đưa con đi chơi xa, cô khá hồi hộp và muốn kiểm tra mọi thứ thật kỹ.
“Con tôi được 4 tháng tuổi. Tôi xem dự báo thì thấy cuối tuần ở Đà Lạt sẽ còn 16 độ C, trời hơi lạnh nên tôi cũng khá lo. Tôi đang tìm thêm lời khuyên về những cách giữ ấm cho bé”, Thùy chia sẻ.
Ngoài các vật dụng cá nhân, bà mẹ trẻ dành ra khoảng 2 triệu đồng để mua áo khoác, nón, vớ cao, vài bộ giữ nhiệt, thuốc bôi chống muỗi và côn trùng.
Trước khi xuất phát, cả nhà cũng phải “nói nựng” để em bé biết mình sắp đi máy bay. Điều đó giúp bé tránh tâm lý hoảng loạn khi môi trường hàng ngày thay đổi và tiếp xúc với nơi đông người.
“Thường lúc lên máy bay, con sẽ quấy khóc một chút do lạ chỗ. Kinh nghiệm của tôi là cho bé ti sữa trước khi bay 30 phút, mang theo đồ chơi hoặc ti giả. Khi cất cánh, tôi cho bé ti mẹ để đánh lừa cảm giác. Sau cơn khó chịu ban đầu, con sẽ ngủ rất ngoan”, Thùy nói thêm.
Một trong những tiêu chí Thùy quan tâm nhất khi lên kế hoạch cho con đi du lịch là phòng khách sạn. Vì con đã quen với nằm cũi, cô chú trọng tìm nơi lưu trú có sẵn chỗ ngủ cho em bé. Thông thường, dịch vụ này sẽ được khách sạn trang bị mà không tốn thêm chi phí nào.
“Từ lúc có con, cả nhà đi đâu cũng lỉnh kỉnh hơn, sợ thiếu đồ cần thiết. Tôi phải học cách sắp xếp mọi thứ để đỡ cập rập”.
Thừa hơn thiếu
Nhằm tránh cảnh đông đúc ở các điểm du lịch nổi tiếng dịp 30/4-1/5 và ưu tiên nghỉ ngơi thay vì trải nghiệm, gia đình Tiểu Doan (sinh năm 1991, Hà Nội) cùng bố mẹ, nhà em gái quyết định chọn một khu nghỉ dưỡng ở Ba Vì.
Trước chuyến đi, đồ dùng của cô con gái nhỏ Hanna được Doan dành nhiều thời gian chuẩn bị nhất và để vào một túi riêng. Các loại thuốc như hạ sốt, tiêu hóa, ho hay các sản phẩm chống muỗi, kem chống nắng, dưỡng da là điều không thể thiếu.
Về đồ ăn, vì bé đã hơn 3 tuổi, có thể dùng bữa chung với bố mẹ song Doan vẫn cẩn thận chuẩn bị một số món ăn vặt, đồ ăn nhanh và đồ uống yêu thích của con như nước hoa quả, bánh ngọt, phòng trường hợp con không quen thức ăn ở nơi mới.
“Đặc biệt, Hanna rất thích bơi nên lần nào đi du lịch, tôi cũng phải chuẩn bị 2-3 bộ đồ bơi và phao để con thỏa sở thích”, Tiểu Doan kể.
Bà mẹ trẻ chia sẻ con gái khá tự lập, được dạy tự làm nhiều thứ từ nhỏ nên trong mỗi chuyến đi, hai vợ chồng không quá vất vả. Tuy nhiên, có 3 thứ bé luôn cần trong mọi chuyến đi là sữa tươi, bình nước uống quen thuộc và chú gấu bông Teddy - món đồ chơi ôm đi ngủ.
“Có một lần, tôi tính toán nhầm lượng bỉm mang theo nên khi con hết bỉm dùng, hai vợ chồng tá hỏa vì không biết kiếm đâu ra. May mắn sau đó, chúng tôi nhờ được phía khách sạn hỗ trợ”.
Theo bà mẹ Hà Nội, khi đi du lịch với con nhỏ, cha mẹ nên mang dư 20-30% so với đồ bình thường con mặc trong ngày. Ví dụ khi đi chơi 3 ngày, cô sẽ mang khoảng 10 bộ đồ cho con. Ngoài ra, nên ưu tiên những trang phục thoải mái thay vì chỉ chăm chăm mang đồ thời trang phục vụ việc chụp ảnh vì có thể khiến con không thoải mái.
Việc lựa chọn các địa điểm, ưu tiên những nơi có khu vui chơi riêng cho các con cũng khá quan trọng, ví dụ như nhà hàng. Tham khảo thực đơn trước khi đặt chỗ cũng là điều cần lưu ý.
“Cha mẹ cần luôn để mắt tới con trong suốt chuyến đi, đặc biệt là những chuyến đi nghỉ dưỡng gần biển hay tại các resort có hồ bơi riêng để đảm bảo an toàn cho con”, Tiểu Doan đúc kết.
Tiểu Doan luôn cần mang theo 3 món đồ con yêu thích trong các chuyến du lịch.
Theo New York Times, những chuyến du lịch là cơ hội để tăng tính trải nghiệm cho trẻ em ở mọi lứa tuổi, qua các hoạt động khám phá món ăn, điểm tham quan mới lạ và dành thời gian chất lượng với gia đình.
Tuy nhiên, đi chơi cùng con cái có thể là một vấn đề khá phức tạp, bởi lịch trình thường bị xáo trộn, hành lý cồng kềnh, trẻ quấy khóc, trở nên cáu kỉnh. Đó chỉ là một vài thử thách xảy ra với các ông bố, bà mẹ trong những chuyến đi.
Việc lập ra chiến lược cụ thể còn tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ. Trẻ sơ sinh có những nhu cầu rất khác so với các bé mới biết đi. Vì thế, điều này đòi hỏi cha mẹ phải chuẩn bị kỹ lưỡng.
Theo Rainer Jenss, Chủ tịch và người sáng lập Hiệp hội Du lịch Gia đình Mỹ, trẻ em từ sơ sinh đến 2 tuổi là nhóm dễ đi du lịch nhất khi xem xét nhiều khía cạnh.
“Bố mẹ cần tạo ra một môi trường thoải mái để con có thể thích nghi ở bất kỳ điểm đến nào”, Jenss đưa ra lời khuyên.
Còn Amanda Norcross, biên tập viên của tạp chí du lịch trực tuyến Family Vacation Critic, cho rằng lịch trình yếu tố rất quan trọng đối với con trẻ. Gia đình có thể mang theo đồ chơi, sách và bình sữa yêu thích của con khi tham gia các chuyến phiêu lưu.
“Nếu em bé đang có thời gian ăn uống hoặc ngủ nghỉ cố định, hãy cố gắng duy trì điều đó tốt nhất trong những kỳ nghỉ và lên kế hoạch tham quan sao cho phù hợp”, Norcross nhận định.
Tuổi 17, sức khỏe tinh thần của mình tuột dốc trầm trọng "Năm 17 tuổi đó, đã không có ai nói với mình rằng, không sao cả, bạn không phải là một người tồi tệ, việc vừa yêu, vừa ghét cha mẹ là một phần bài học của cuộc sống, rằng đó chỉ là cảm xúc của một con người thôi" là một đoạn trích trong cuốn Hành tinh của một kẻ nghĩ nhiều của tác giả Nguyễn Đoàn Minh Thư. Sách là hành trình khám phá thế giới nội tâm của một người trẻ, đầy hỗn loạn của những suy nghĩ trăn trở, những dằn vặt, những cuộc chiến nội tâm, những cảm xúc vừa phức tạp cũng vừa rất đỗi con người.
Điểm đến không cần du kháchTrước tình trạng du lịch quá tải, hòn đảo Boracay phải đóng cửa một thời gian để cải tạo và áp dụng những quy định hạn chế lượng khách mỗi tháng.
17:55 23/4/2023 | |
Mẹ xoay xở làm nhiều nghề nuôi 4 con khi chồng đột ngột qua đời | Chồng đột ngột qua đời khi bé út vừa chào đời 2 tháng, chị Nhung nuôi dạy 4 con với sự hỗ trợ của ông bà nội, ngoại. | Ở tuổi 40, chị Nguyễn Trang Nhung (quận Đống Đa, Hà Nội) nhận mình đang "làm mẹ toàn thời gian". Chồng không còn, chị nuôi dạy các con (15, 13, 8 và 2 tuổi) với sự hỗ trợ của bố mẹ đôi bên.
“Không nỗi đau nào bằng mất người thân đột ngột. Cuộc sống của mẹ đơn thân cũng không dễ dàng, nhưng tôi luôn cố gắng để các con có cuộc sống tốt nhất”, chị chia sẻ với Zing.
4 lần sinh mổ
Chị Nhung kết hôn khá muộn so với bạn bè đồng trang lứa, khi 27 tuổi. Một năm sau, chị sinh con gái đầu lòng. Bé phải cai sữa lúc 15 tháng tuổi vì mẹ mang bầu.
Năm 2010, chị Nhung đón bé gái thứ 2 chào đời.
“Chồng nói dừng lại ở 2 con, đồng thời tôi liên tiếp sinh mổ nên cũng sợ nguy hiểm. Thế nhưng, con vẫn đến với gia đình. Tháng 4/2015, tôi một lần nữa phát hiện có thai”, chị kể.
Con trai út vừa ra đời, chồng chị Nhung bất ngờ mất vì đột quỵ. Đây là một trong những khoảnh khắc cuối của hai vợ chồng.
Cuối năm 2015, chị Nhung sinh con gái thứ 3 khi 35 tuổi.
Lúc này, người mẹ nghỉ công việc để ở nhà chăm sóc các bé. Ông xã chị đi làm lo kinh tế và ông bà nội, ngoại hỗ trợ thêm.
Cứ nghĩ đó là con út, chị Nhung một lần nữa có tin vui dù uống thuốc tránh thai suốt nhiều năm.
“Tôi vừa mừng vừa lo vì đã 40 tuổi, sức khỏe yếu hơn nhiều”, chị nhớ lại.
Tháng 5/2021, chị Nhung sinh con trai út. Hạnh phúc đến với gia đình chưa đầy 2 tháng thì chồng chị qua đời vì đột quỵ.
“Đúng lúc Hà Nội phong tỏa, gia đình rất sợ tôi gục ngã và bị trầm cảm. Nhờ người thân, thầy cô của các con, bạn bè của 2 vợ chồng ở khắp nơi gửi lời động viên và giúp đỡ cả về vật chất, tôi được tiếp thêm sức mạnh vượt qua mất mát, mạnh mẽ sống tiếp”, chị xúc động kể.
Dù đau buồn trước biến cố quá lớn, chị Nhung dặn lòng sống bình thường như khi ông xã vẫn còn để động viên các con. Nhưng chị cũng hiểu rằng không có cách nào để bù đắp tình cảm của người cha cho 4 bé.
Con cái là niềm hạnh phúc
Sau khi bố qua đời, các con của chị Nhung phải học online một năm vì dịch bệnh. Chị vừa bán hàng qua mạng để có thu nhập, vừa cùng đồng hành với bé thứ 3 đi hết lớp 1.
Ngày trước, chồng thường đưa con đi học, giờ chị Nhung một mình đưa đón các bé. Chị tìm được công việc phù hợp là làm giúp việc theo giờ để có thời gian chăm sóc gia đình.
“Làm nghề nào cũng được, miễn là lương thiện”, chị tâm niệm.
Hiện tại, chị Nhung làm bảo mẫu trông bé một tuổi. Chị làm theo giờ hành chính, nghỉ thứ 7 và chủ nhật. Chị cũng bán thêm hàng online để tăng nguồn thu.
Tuy nhiên, thu nhập của một mình chị Nhung không đủ trang trải cho cả nhà. Với mức chi tiêu cho việc nuôi dạy con là 15 triệu đồng/tháng, chị được bố mẹ đôi bên hỗ trợ khoảng 8 triệu đồng.
“Chi tiêu tốn kém nhất là tiền ăn học của 3 bé lớn, tiền bỉm sữa của bé út. Giá cả sinh hoạt leo thang khiến cuộc sống của 5 mẹ con tôi gặp khó khăn hơn. Thầy cô thương cũng giảm phí học thêm cho các con. Các bạn học của 2 vợ chồng cũng hỗ trợ mẹ con tôi vượt qua những khó khăn ban đầu”.
Chị Nhung nuôi dạy 4 con với sự hỗ trợ của bố mẹ. Cuối tuần được nghỉ, chị thường cho các con đi chơi thay đổi không khí.
Chị Nhung tự hào kể 2 con gái đã lớn và hiểu chuyện, tự đạp xe đi học, về làm bài tập xong thì giúp mẹ việc nhà, trông em bé. Chị lớn còn hỗ trợ dạy các em học bài. Nguồn động viên tinh thần của chị còn là bố mẹ đôi bên.
“Ông bà giờ cũng có tuổi, tôi chỉ mong tất cả được khỏe mạnh. Tôi không thể gánh vác nếu chỉ có một mình”.
Hàng ngày, chị Nhung thức dậy lúc 6h, chuẩn bị đồ ăn cho các con, đến 7h30 đưa bé thứ 3 đi học. Chị đi làm 8h-17h rồi về đón con, nấu cơm, ăn uống, tắm giặt cho 2 bé nhỏ, dạy bé thứ 3 học bài đến 21h.
Cuối tuần, người mẹ cho con về ngoại hoặc đi chơi để thay đổi không khí.
Sắp tới đợt nghỉ hè, chị Nhung dự định sau khi con gái cả thi vào lớp 10, chị cho các bé đi tàu xuống Hải Phòng ăn vặt một chuyến.
“5 mẹ con tôi chưa đi tàu hỏa bao giờ nên muốn trải nghiệm. Đến giờ, sau nhiều thăng trầm, tôi không nghĩ mình bất hạnh vì còn các con ở bên. Với tôi, được nhìn con khôn lớn là niềm hạnh phúc lớn nhất”, chị nói.
Video chồng tự tay cạo đầu cho vợ ung thư gây xúc độngHàng ngày đọc tin tức trên báo đài, mạng xã hội, Lam gặp nhiều bài viết về ung thư. Thế nhưng, cô chưa từng nghĩ căn bệnh này ập đến khi mình mới 19 tuổi, khi vừa kết hôn 1 tháng.
07:58 21/5/2023
Sách chữa lành tại Việt Nam Chia sẻ với Zing, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng. | Mẹ xoay xở làm nhiều nghề nuôi 4 con khi chồng đột ngột qua đời
Chồng đột ngột qua đời khi bé út vừa chào đời 2 tháng, chị Nhung nuôi dạy 4 con với sự hỗ trợ của ông bà nội, ngoại.
Ở tuổi 40, chị Nguyễn Trang Nhung (quận Đống Đa, Hà Nội) nhận mình đang "làm mẹ toàn thời gian". Chồng không còn, chị nuôi dạy các con (15, 13, 8 và 2 tuổi) với sự hỗ trợ của bố mẹ đôi bên.
“Không nỗi đau nào bằng mất người thân đột ngột. Cuộc sống của mẹ đơn thân cũng không dễ dàng, nhưng tôi luôn cố gắng để các con có cuộc sống tốt nhất”, chị chia sẻ với Zing.
4 lần sinh mổ
Chị Nhung kết hôn khá muộn so với bạn bè đồng trang lứa, khi 27 tuổi. Một năm sau, chị sinh con gái đầu lòng. Bé phải cai sữa lúc 15 tháng tuổi vì mẹ mang bầu.
Năm 2010, chị Nhung đón bé gái thứ 2 chào đời.
“Chồng nói dừng lại ở 2 con, đồng thời tôi liên tiếp sinh mổ nên cũng sợ nguy hiểm. Thế nhưng, con vẫn đến với gia đình. Tháng 4/2015, tôi một lần nữa phát hiện có thai”, chị kể.
Con trai út vừa ra đời, chồng chị Nhung bất ngờ mất vì đột quỵ. Đây là một trong những khoảnh khắc cuối của hai vợ chồng.
Cuối năm 2015, chị Nhung sinh con gái thứ 3 khi 35 tuổi.
Lúc này, người mẹ nghỉ công việc để ở nhà chăm sóc các bé. Ông xã chị đi làm lo kinh tế và ông bà nội, ngoại hỗ trợ thêm.
Cứ nghĩ đó là con út, chị Nhung một lần nữa có tin vui dù uống thuốc tránh thai suốt nhiều năm.
“Tôi vừa mừng vừa lo vì đã 40 tuổi, sức khỏe yếu hơn nhiều”, chị nhớ lại.
Tháng 5/2021, chị Nhung sinh con trai út. Hạnh phúc đến với gia đình chưa đầy 2 tháng thì chồng chị qua đời vì đột quỵ.
“Đúng lúc Hà Nội phong tỏa, gia đình rất sợ tôi gục ngã và bị trầm cảm. Nhờ người thân, thầy cô của các con, bạn bè của 2 vợ chồng ở khắp nơi gửi lời động viên và giúp đỡ cả về vật chất, tôi được tiếp thêm sức mạnh vượt qua mất mát, mạnh mẽ sống tiếp”, chị xúc động kể.
Dù đau buồn trước biến cố quá lớn, chị Nhung dặn lòng sống bình thường như khi ông xã vẫn còn để động viên các con. Nhưng chị cũng hiểu rằng không có cách nào để bù đắp tình cảm của người cha cho 4 bé.
Con cái là niềm hạnh phúc
Sau khi bố qua đời, các con của chị Nhung phải học online một năm vì dịch bệnh. Chị vừa bán hàng qua mạng để có thu nhập, vừa cùng đồng hành với bé thứ 3 đi hết lớp 1.
Ngày trước, chồng thường đưa con đi học, giờ chị Nhung một mình đưa đón các bé. Chị tìm được công việc phù hợp là làm giúp việc theo giờ để có thời gian chăm sóc gia đình.
“Làm nghề nào cũng được, miễn là lương thiện”, chị tâm niệm.
Hiện tại, chị Nhung làm bảo mẫu trông bé một tuổi. Chị làm theo giờ hành chính, nghỉ thứ 7 và chủ nhật. Chị cũng bán thêm hàng online để tăng nguồn thu.
Tuy nhiên, thu nhập của một mình chị Nhung không đủ trang trải cho cả nhà. Với mức chi tiêu cho việc nuôi dạy con là 15 triệu đồng/tháng, chị được bố mẹ đôi bên hỗ trợ khoảng 8 triệu đồng.
“Chi tiêu tốn kém nhất là tiền ăn học của 3 bé lớn, tiền bỉm sữa của bé út. Giá cả sinh hoạt leo thang khiến cuộc sống của 5 mẹ con tôi gặp khó khăn hơn. Thầy cô thương cũng giảm phí học thêm cho các con. Các bạn học của 2 vợ chồng cũng hỗ trợ mẹ con tôi vượt qua những khó khăn ban đầu”.
Chị Nhung nuôi dạy 4 con với sự hỗ trợ của bố mẹ. Cuối tuần được nghỉ, chị thường cho các con đi chơi thay đổi không khí.
Chị Nhung tự hào kể 2 con gái đã lớn và hiểu chuyện, tự đạp xe đi học, về làm bài tập xong thì giúp mẹ việc nhà, trông em bé. Chị lớn còn hỗ trợ dạy các em học bài. Nguồn động viên tinh thần của chị còn là bố mẹ đôi bên.
“Ông bà giờ cũng có tuổi, tôi chỉ mong tất cả được khỏe mạnh. Tôi không thể gánh vác nếu chỉ có một mình”.
Hàng ngày, chị Nhung thức dậy lúc 6h, chuẩn bị đồ ăn cho các con, đến 7h30 đưa bé thứ 3 đi học. Chị đi làm 8h-17h rồi về đón con, nấu cơm, ăn uống, tắm giặt cho 2 bé nhỏ, dạy bé thứ 3 học bài đến 21h.
Cuối tuần, người mẹ cho con về ngoại hoặc đi chơi để thay đổi không khí.
Sắp tới đợt nghỉ hè, chị Nhung dự định sau khi con gái cả thi vào lớp 10, chị cho các bé đi tàu xuống Hải Phòng ăn vặt một chuyến.
“5 mẹ con tôi chưa đi tàu hỏa bao giờ nên muốn trải nghiệm. Đến giờ, sau nhiều thăng trầm, tôi không nghĩ mình bất hạnh vì còn các con ở bên. Với tôi, được nhìn con khôn lớn là niềm hạnh phúc lớn nhất”, chị nói.
Video chồng tự tay cạo đầu cho vợ ung thư gây xúc độngHàng ngày đọc tin tức trên báo đài, mạng xã hội, Lam gặp nhiều bài viết về ung thư. Thế nhưng, cô chưa từng nghĩ căn bệnh này ập đến khi mình mới 19 tuổi, khi vừa kết hôn 1 tháng.
07:58 21/5/2023
Sách chữa lành tại Việt Nam Chia sẻ với Zing, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng. | |
Làm gì khi nửa kia quá ít nói | Khi người yêu của bạn quá ít nói, bạn có thể dễ dàng thấy chán nản và mệt mỏi. Liệu đó có phải dấu hiệu cho một chuyện tình đang lung lay? | Người nói nhiều hơn trong tình yêu có thể cảm thấy không thoải mái. Ảnh: Envato/The Wellness insider.
Bernstein - một nhà báo kỳ cựu của tờ The Wall Street Journal, chia sẻ về trải nghiệm thực tế của bản thân khi cô bắt gặp cặp đôi tại một nhà hàng. Anh chồng suốt bữa ăn hầu như không nói gì, ngược lại, chị vợ rôm rả hết chuyện này đến chuyện khác.
Mọi chuyện dường như chẳng có gì cho đến khi người phụ nữ không thể chịu được nữa và bảo anh chồng hãy nói gì đó đi.
Căng thẳng đôi lúc sẽ bùng phát khi một cặp đôi rơi vào thế người nói - người nghe. Người nói nhiều hơn sẽ thấy kiệt sức khi phải nói mọi thứ để kết nối trong suốt cuộc trò chuyện. Người còn lại cũng dễ chán nản vì bị hiểu lầm hoặc rất muốn nói nhưng không biết làm thế nào.
Deborah Tannen, giáo sư ngôn ngữ học tại Đại học Georgetown và là tác giả của nhiều cuốn sách về giao tiếp, cho biết: “Đối với những người nói nhiều, cuộc trò chuyện là chất keo gắn kết mối quan hệ và họ xử lý cảm xúc của mình thông qua việc trao đổi bằng lời. Nhưng nếu đối tác không phản hồi nhiều, điều đó với họ sẽ là một sự khước từ hoặc báo hiệu cho một mối quan hệ đang rạn nứt.”
Barron và Laurie Helgoe vào năm 2017. Ảnh: Laurie Helgoe
Tuy nhiên, những khoảng dừng trong cuộc trò chuyện là lúc các cặp đôi có thể thay đổi tình thế.
Tuýp người hay nói có xu hướng không thích ngừng nói quá lâu, nếu đối tác không nhanh chóng tham gia, họ sẽ nghĩ rằng người kia không muốn trò chuyện và do đó sẽ tiếp tục nói.
Ngược lại, những người trầm tính lại cần khoảng dừng lâu hơn để xử lý suy nghĩ của họ.
Chia sẻ với The Wall Street Journal, Laurie và Barron Helgoe cho biết nhịp độ của cuộc trò chuyện chính là gốc rễ của vấn đề. Barron là một luật sư nói nhiều và thích đối phương của mình đưa ra phản hồi nhanh chóng. Laurie - một nhà tâm lý học thì lại cần thời gian để suy nghĩ.
Vậy làm thế nào để các cặp vợ chồng cân bằng cuộc trò chuyện của họ tốt hơn? Beirnstein đã tổng hợp một số lời khuyên từ chuyên gia.
Học cách ngắt lời
Đối phương hay nói có thể không nhận ra rằng bạn đang chờ những khoảng dừng, vì vậy Tiến sĩ Tannen khuyên bạn nên thúc đẩy bản thân và cứ nói đi đừng đợi đến khi thấy thoải mái mới bắt đầu.
“Những người nói nhiều không phải lúc nào cũng háo hức trong suốt cuộc trò chuyện, và bạn có thể ngạc nhiên khi họ dừng lại đấy", cô cho biết.
Thể hiện sự lắng nghe
Marissa Nelson, một nhà trị liệu hôn nhân và gia đình ở Mỹ, nói rằng điều quan trọng là bạn phải cho đối phương thấy bạn đang lắng nghe và có tham gia.
Điều đó cũng báo hiệu cho người kia biết bạn cần thêm thời gian để xử lý những suy nghĩ và họ nên chậm lại.
Học cách ngắt lời và lắng nghe đối phương là cách hiệu quả để cân bằng cuộc trò chuyện. Ảnh: Freepik
Kéo dài những khoảng dừng
Một khoảng dừng đối với bạn có thể là dài nhưng lại quá ngắn cho đối phương. Tiến sĩ Tannen gợi ý nếu bạn thấy khó giảm tốc độ, hãy thử đếm đến bảy. Hoặc đôi khi một câu hỏi đơn giản là đủ giải quyết vấn đề: “Bạn có điều gì muốn nói không, hay tôi sẽ tiếp tục?”
Diễn đạt khác đi
Thử dùng các câu ngắn hơn, nói thành đoạn và tập trung vào một chủ đề tại một thời điểm nhất định. Nhưng thỉnh thoảng im lặng cũng không sao. Tiến sĩ Tannen nói: “Hãy chừa một khoảng trống nhỏ để đối tác của bạn có thể bước vào.”
Tuổi trẻ vô định và dễ sa ngã Màu xanh trong suốt là tác phẩm đầu tay của Ryu Murakami, đoạt giải Akutagawa danh giá năm 1976, đưa tên tuổi tác giả lên hàng nổi bật của văn học đương đại Nhật Bản. Cuốn sách cuồng loạn này kể về nhân vật Ryu cùng nhóm bạn của mình, những người mà tác giả mô tả là gần như không có một mục đích sống. Cuốn tiểu thuyết gần như không có cốt truyện, mà chỉ như một lát cắt, một trường đoạn, một montage về tuổi trẻ lạc lối, điên cuồng và gần như man dã. Qua hoạt cảnh u tối và bạo liệt ấy, Ryu Murakami khắc họa nỗi lòng của một lớp thanh niên Nhật Bản một thời: vô định và dễ sa ngã. | Làm gì khi nửa kia quá ít nói
Khi người yêu của bạn quá ít nói, bạn có thể dễ dàng thấy chán nản và mệt mỏi. Liệu đó có phải dấu hiệu cho một chuyện tình đang lung lay?
Người nói nhiều hơn trong tình yêu có thể cảm thấy không thoải mái. Ảnh: Envato/The Wellness insider.
Bernstein - một nhà báo kỳ cựu của tờ The Wall Street Journal, chia sẻ về trải nghiệm thực tế của bản thân khi cô bắt gặp cặp đôi tại một nhà hàng. Anh chồng suốt bữa ăn hầu như không nói gì, ngược lại, chị vợ rôm rả hết chuyện này đến chuyện khác.
Mọi chuyện dường như chẳng có gì cho đến khi người phụ nữ không thể chịu được nữa và bảo anh chồng hãy nói gì đó đi.
Căng thẳng đôi lúc sẽ bùng phát khi một cặp đôi rơi vào thế người nói - người nghe. Người nói nhiều hơn sẽ thấy kiệt sức khi phải nói mọi thứ để kết nối trong suốt cuộc trò chuyện. Người còn lại cũng dễ chán nản vì bị hiểu lầm hoặc rất muốn nói nhưng không biết làm thế nào.
Deborah Tannen, giáo sư ngôn ngữ học tại Đại học Georgetown và là tác giả của nhiều cuốn sách về giao tiếp, cho biết: “Đối với những người nói nhiều, cuộc trò chuyện là chất keo gắn kết mối quan hệ và họ xử lý cảm xúc của mình thông qua việc trao đổi bằng lời. Nhưng nếu đối tác không phản hồi nhiều, điều đó với họ sẽ là một sự khước từ hoặc báo hiệu cho một mối quan hệ đang rạn nứt.”
Barron và Laurie Helgoe vào năm 2017. Ảnh: Laurie Helgoe
Tuy nhiên, những khoảng dừng trong cuộc trò chuyện là lúc các cặp đôi có thể thay đổi tình thế.
Tuýp người hay nói có xu hướng không thích ngừng nói quá lâu, nếu đối tác không nhanh chóng tham gia, họ sẽ nghĩ rằng người kia không muốn trò chuyện và do đó sẽ tiếp tục nói.
Ngược lại, những người trầm tính lại cần khoảng dừng lâu hơn để xử lý suy nghĩ của họ.
Chia sẻ với The Wall Street Journal, Laurie và Barron Helgoe cho biết nhịp độ của cuộc trò chuyện chính là gốc rễ của vấn đề. Barron là một luật sư nói nhiều và thích đối phương của mình đưa ra phản hồi nhanh chóng. Laurie - một nhà tâm lý học thì lại cần thời gian để suy nghĩ.
Vậy làm thế nào để các cặp vợ chồng cân bằng cuộc trò chuyện của họ tốt hơn? Beirnstein đã tổng hợp một số lời khuyên từ chuyên gia.
Học cách ngắt lời
Đối phương hay nói có thể không nhận ra rằng bạn đang chờ những khoảng dừng, vì vậy Tiến sĩ Tannen khuyên bạn nên thúc đẩy bản thân và cứ nói đi đừng đợi đến khi thấy thoải mái mới bắt đầu.
“Những người nói nhiều không phải lúc nào cũng háo hức trong suốt cuộc trò chuyện, và bạn có thể ngạc nhiên khi họ dừng lại đấy", cô cho biết.
Thể hiện sự lắng nghe
Marissa Nelson, một nhà trị liệu hôn nhân và gia đình ở Mỹ, nói rằng điều quan trọng là bạn phải cho đối phương thấy bạn đang lắng nghe và có tham gia.
Điều đó cũng báo hiệu cho người kia biết bạn cần thêm thời gian để xử lý những suy nghĩ và họ nên chậm lại.
Học cách ngắt lời và lắng nghe đối phương là cách hiệu quả để cân bằng cuộc trò chuyện. Ảnh: Freepik
Kéo dài những khoảng dừng
Một khoảng dừng đối với bạn có thể là dài nhưng lại quá ngắn cho đối phương. Tiến sĩ Tannen gợi ý nếu bạn thấy khó giảm tốc độ, hãy thử đếm đến bảy. Hoặc đôi khi một câu hỏi đơn giản là đủ giải quyết vấn đề: “Bạn có điều gì muốn nói không, hay tôi sẽ tiếp tục?”
Diễn đạt khác đi
Thử dùng các câu ngắn hơn, nói thành đoạn và tập trung vào một chủ đề tại một thời điểm nhất định. Nhưng thỉnh thoảng im lặng cũng không sao. Tiến sĩ Tannen nói: “Hãy chừa một khoảng trống nhỏ để đối tác của bạn có thể bước vào.”
Tuổi trẻ vô định và dễ sa ngã Màu xanh trong suốt là tác phẩm đầu tay của Ryu Murakami, đoạt giải Akutagawa danh giá năm 1976, đưa tên tuổi tác giả lên hàng nổi bật của văn học đương đại Nhật Bản. Cuốn sách cuồng loạn này kể về nhân vật Ryu cùng nhóm bạn của mình, những người mà tác giả mô tả là gần như không có một mục đích sống. Cuốn tiểu thuyết gần như không có cốt truyện, mà chỉ như một lát cắt, một trường đoạn, một montage về tuổi trẻ lạc lối, điên cuồng và gần như man dã. Qua hoạt cảnh u tối và bạo liệt ấy, Ryu Murakami khắc họa nỗi lòng của một lớp thanh niên Nhật Bản một thời: vô định và dễ sa ngã. | |
Berluti gợi ý quà tặng phụ kiện da nhân dịp Father’s Day | Tinh tế, thiết thực, độc đáo và mang tính vượt thời gian, bộ sưu tập phụ kiện từ Berluti là câu trả lời cho quà tặng dịp Father’s Day - ngày của cha. | Berluti - nhà chế tác đồ da trực thuộc Tập đoàn LVMH chuyên phục vụ các quý ông từ năm 1895 tại Paris - mang đến giới mộ điệu những tác phẩm vượt thời gian và mang đậm tính cá nhân hóa, khiến Father’s Day sắp đến trở trên trọn vẹn hơn với những món quà ý nghĩa.
Nổi bật nhờ sự kết hợp độc đáo giữa bí quyết thủ công, tinh thần avant-garde (một thuật ngữ tiếng Pháp chỉ sự tiên phong, phá vỡ giới hạn) tiên phong và am hiểu sâu sắc về da, Berluti khẳng định vị thế với những tác phẩm từ da đậm tính nghệ thuật, sở hữu giá trị thẩm mỹ vượt thời gian.
Ngày của cha - hay còn gọi là Father’s Day - là dịp để mọi người tôn vinh, thể hiện lòng biết ơn đối với những người cha trên thế giới. Thầm lặng và trường tồn, tình yêu của cha thường được thể hiện qua từng hành động thay vì biểu đạt bằng lời nói.
Ý nghĩa của một món quà không chỉ đơn thuần nằm ở giá trị vật chất mà còn là sự thấu đáo của người trao tặng, cách mà người nhận cảm thấy được trân trọng và thấu hiểu. Vì vậy, những đồ dùng thiết thực, đặc biệt phù hợp với sở thích cá nhân và đi cùng chủ sở hữu theo năm tháng chính là những món quà thiết thực.
Một đôi giày hoàn hảo
Giày là biểu tượng của sự đồng hành. Một đôi giày hoàn hảo là món quà ý nghĩa cho ngày của cha khi người mang có thể tự tin và thoải mái hơn trong việc di chuyển, đồng thời thể hiện mong muốn của nguời tặng được cùng nhau trải qua những cung đường trong cuộc sống.
Trong ngày của cha, bạn có thể thể hiện tấm lòng của mình với đấng sinh thành bằng một đôi giày da.
Alessandro Oxford (ảnh trái) là biểu tượng điển hình cho hình ảnh một người đàn ông có phong cách và yêu nét đẹp truyền thống. Đôi giày này có thiết kế dựa trên nguyên tác mẫu Oxford đầu tiên được làm từ một tấm da duy nhất (wholecut), không hề lộ bất kỳ vết cắt hay đường may. Alessandro Oxford đã làm nên tên tuổi nhà mốt Berluti từ năm 1895 và sẽ là điểm nhấn trong tủ đồ của mỗi quý ông.
Trong khi đó, Andy Loafer (ảnh phải) lại là đôi giày biểu tượng dựa trên thiết kế của nghệ nhân Olga Berluti chế tác riêng cho họa sĩ Andy Warhol năm 1962. Đôi giày lấy cảm hứng với câu chuyện về tấm da “chú bò nổi loạn”, đại diện cho tinh thần tiên phong vượt thời đại. Đây cũng là món quà ý nghĩa mà bạn có thể dành cho cha mình trong Father’s Day.
Cá nhân hóa với phụ kiện da
Berluti là một cái tên đi vào lịch sử ngành da khi Olga Berluti - nữ hậu duệ của gia tộc - đã tiên phong đưa màu sắc lên những đôi giày nam giới. Nghệ nhân Olga Berluti bỏ qua các quy tắc về gu thẩm mỹ truyền thống và tạo nên “cuộc cách mạng màu sắc” vào thời điểm những màu đơn sắc như đen, nâu, trắng đang thống trị.
Thông qua các loại kem, bột màu tự nhiên và kỹ thuật pha màu ở nhiều sắc độ, những tác phẩm da từ nhà mốt Berluti dưới bàn tay người nghệ nhân có thể tạo nên những sắc thái tương phản đa chiều, đậm nhạt khác nhau, với độ loang và sâu độc đáo.
Ví tiền là món phụ kiện mà các quý ông luôn mang theo mỗi khi ra ngoài và sử dụng hàng ngày, nếu thấy chiếc ví của cha đã cũ, bạn có thể chọn món quà thiết thực này.
Đặc biệt hơn, những tác phẩm da đến từ Berluti còn mang đậm tính cá nhân hóa khi có thể thay đổi màu sắc theo ý thích của chủ nhân thông qua nghệ thuật tạo màu Patina được phát minh bởi nhà mốt.
Ngoài ví, thắt lưng cũng là phụ kiện mà bất cứ người đàn ông nào cũng cần đến, đặc biệt là các ông bố từ trẻ tới trung niên.
Trong số các phụ kiện, thắt lưng là món đồ cần thiết để góp phần tạo nên sự hoàn hảo trong bộ trang phục của cánh mày râu. Thắt lưng là phụ kiện tạo nên điểm nhấn giúp người đàn ông như cha trở nên thời thượng và lịch lãm hơn.
Túi xách cũng là phụ kiện giúp tôn lên sự lịch lãm của cánh mày râu.
Tập trung vào tính năng và sự tinh tế, các nghệ nhân của Berluti gửi gắm trăm năm kỹ nghệ chế tác đồ da thủ công một cách khéo léo vào các sản phẩm, trong đó bao gồm túi xách. Với chất liệu da Venezia được thuộc dưới công thức độc quyền của gia tộc nghệ nhân, các thiết kế túi từ Berluti mang tính biểu tượng vượt thời gian với tuổi thọ kéo dài hàng thập kỷ. Đây là trợ thủ đắc lực cùng các quý ông trong những cuộc họp hay những chuyến công tác kéo dài.
Được chế tác thủ công từ da Venezia, hộp đựng xì gà Berluti là món quà dành cho những quý ông chuộng phong cách cổ điển và yêu thích sự tinh tế.
Thông qua những gợi ý trên, bạn có thể chọn những món quà phù hợp để bày tỏ yêu thương, như một cách nói lên tình yêu với những người mình trân quý.
Berluti Vietnam Địa chỉ: 57 Lý Thái Tổ, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Hotline: +84909571895 Giờ mở cửa: 9h-21h | Berluti gợi ý quà tặng phụ kiện da nhân dịp Father’s Day
Tinh tế, thiết thực, độc đáo và mang tính vượt thời gian, bộ sưu tập phụ kiện từ Berluti là câu trả lời cho quà tặng dịp Father’s Day - ngày của cha.
Berluti - nhà chế tác đồ da trực thuộc Tập đoàn LVMH chuyên phục vụ các quý ông từ năm 1895 tại Paris - mang đến giới mộ điệu những tác phẩm vượt thời gian và mang đậm tính cá nhân hóa, khiến Father’s Day sắp đến trở trên trọn vẹn hơn với những món quà ý nghĩa.
Nổi bật nhờ sự kết hợp độc đáo giữa bí quyết thủ công, tinh thần avant-garde (một thuật ngữ tiếng Pháp chỉ sự tiên phong, phá vỡ giới hạn) tiên phong và am hiểu sâu sắc về da, Berluti khẳng định vị thế với những tác phẩm từ da đậm tính nghệ thuật, sở hữu giá trị thẩm mỹ vượt thời gian.
Ngày của cha - hay còn gọi là Father’s Day - là dịp để mọi người tôn vinh, thể hiện lòng biết ơn đối với những người cha trên thế giới. Thầm lặng và trường tồn, tình yêu của cha thường được thể hiện qua từng hành động thay vì biểu đạt bằng lời nói.
Ý nghĩa của một món quà không chỉ đơn thuần nằm ở giá trị vật chất mà còn là sự thấu đáo của người trao tặng, cách mà người nhận cảm thấy được trân trọng và thấu hiểu. Vì vậy, những đồ dùng thiết thực, đặc biệt phù hợp với sở thích cá nhân và đi cùng chủ sở hữu theo năm tháng chính là những món quà thiết thực.
Một đôi giày hoàn hảo
Giày là biểu tượng của sự đồng hành. Một đôi giày hoàn hảo là món quà ý nghĩa cho ngày của cha khi người mang có thể tự tin và thoải mái hơn trong việc di chuyển, đồng thời thể hiện mong muốn của nguời tặng được cùng nhau trải qua những cung đường trong cuộc sống.
Trong ngày của cha, bạn có thể thể hiện tấm lòng của mình với đấng sinh thành bằng một đôi giày da.
Alessandro Oxford (ảnh trái) là biểu tượng điển hình cho hình ảnh một người đàn ông có phong cách và yêu nét đẹp truyền thống. Đôi giày này có thiết kế dựa trên nguyên tác mẫu Oxford đầu tiên được làm từ một tấm da duy nhất (wholecut), không hề lộ bất kỳ vết cắt hay đường may. Alessandro Oxford đã làm nên tên tuổi nhà mốt Berluti từ năm 1895 và sẽ là điểm nhấn trong tủ đồ của mỗi quý ông.
Trong khi đó, Andy Loafer (ảnh phải) lại là đôi giày biểu tượng dựa trên thiết kế của nghệ nhân Olga Berluti chế tác riêng cho họa sĩ Andy Warhol năm 1962. Đôi giày lấy cảm hứng với câu chuyện về tấm da “chú bò nổi loạn”, đại diện cho tinh thần tiên phong vượt thời đại. Đây cũng là món quà ý nghĩa mà bạn có thể dành cho cha mình trong Father’s Day.
Cá nhân hóa với phụ kiện da
Berluti là một cái tên đi vào lịch sử ngành da khi Olga Berluti - nữ hậu duệ của gia tộc - đã tiên phong đưa màu sắc lên những đôi giày nam giới. Nghệ nhân Olga Berluti bỏ qua các quy tắc về gu thẩm mỹ truyền thống và tạo nên “cuộc cách mạng màu sắc” vào thời điểm những màu đơn sắc như đen, nâu, trắng đang thống trị.
Thông qua các loại kem, bột màu tự nhiên và kỹ thuật pha màu ở nhiều sắc độ, những tác phẩm da từ nhà mốt Berluti dưới bàn tay người nghệ nhân có thể tạo nên những sắc thái tương phản đa chiều, đậm nhạt khác nhau, với độ loang và sâu độc đáo.
Ví tiền là món phụ kiện mà các quý ông luôn mang theo mỗi khi ra ngoài và sử dụng hàng ngày, nếu thấy chiếc ví của cha đã cũ, bạn có thể chọn món quà thiết thực này.
Đặc biệt hơn, những tác phẩm da đến từ Berluti còn mang đậm tính cá nhân hóa khi có thể thay đổi màu sắc theo ý thích của chủ nhân thông qua nghệ thuật tạo màu Patina được phát minh bởi nhà mốt.
Ngoài ví, thắt lưng cũng là phụ kiện mà bất cứ người đàn ông nào cũng cần đến, đặc biệt là các ông bố từ trẻ tới trung niên.
Trong số các phụ kiện, thắt lưng là món đồ cần thiết để góp phần tạo nên sự hoàn hảo trong bộ trang phục của cánh mày râu. Thắt lưng là phụ kiện tạo nên điểm nhấn giúp người đàn ông như cha trở nên thời thượng và lịch lãm hơn.
Túi xách cũng là phụ kiện giúp tôn lên sự lịch lãm của cánh mày râu.
Tập trung vào tính năng và sự tinh tế, các nghệ nhân của Berluti gửi gắm trăm năm kỹ nghệ chế tác đồ da thủ công một cách khéo léo vào các sản phẩm, trong đó bao gồm túi xách. Với chất liệu da Venezia được thuộc dưới công thức độc quyền của gia tộc nghệ nhân, các thiết kế túi từ Berluti mang tính biểu tượng vượt thời gian với tuổi thọ kéo dài hàng thập kỷ. Đây là trợ thủ đắc lực cùng các quý ông trong những cuộc họp hay những chuyến công tác kéo dài.
Được chế tác thủ công từ da Venezia, hộp đựng xì gà Berluti là món quà dành cho những quý ông chuộng phong cách cổ điển và yêu thích sự tinh tế.
Thông qua những gợi ý trên, bạn có thể chọn những món quà phù hợp để bày tỏ yêu thương, như một cách nói lên tình yêu với những người mình trân quý.
Berluti Vietnam Địa chỉ: 57 Lý Thái Tổ, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Hotline: +84909571895 Giờ mở cửa: 9h-21h | |
‘Cạn tiền khi nuôi con là chuyện rất đáng sợ’ | Hoàng Minh - Khánh Hà, cặp đôi mở đầu cho theParent, cho biết sau khi có con, chi tiêu của gia đình khoảng 25-30 triệu đồng/tháng. Trong khi trước đó họ chỉ tốn khoảng 15-20 triệu. | Trong buổi đi mua sắm cùng Zing, ba Hoàng Minh và mẹ Bùi Khánh Hà ưu tiên mua các món chuẩn bị cho ngày thôi nôi của bé Bánh Dày (gần 1 tuổi). Ngoài ra, tháng tới, gia đình sẽ đưa em bé đi biển lần đầu tiên, nên mục tiêu là mua được bộ đồ bơi thật xinh cho con.
Từ sau khi thành cha mẹ, đôi vợ chồng trẻ thay đổi khá nhiều về thói quen giờ giấc, sở thích đến kế hoạch tài chính, cách tiết kiệm.
Trong số chi phí sinh hoạt, các khoản chi cho bé Bánh Dày chiếm khoảng 10-15 triệu đồng/tháng.
Khánh Hà cho hay dù đã tham khảo trên mạng trước khi sắm đồ cho con, đôi lúc cả hai cũng chọn sai, em bé không dùng tới, ví dụ như tiền sữa công thức lúc sữa mẹ chưa về, lúc đó cả hai mới phải thốt lên "Nuôi con tốn thật".
Còn Hoàng Minh, từ một người thích sắm đồ hiệu nhưng khi có Bánh Dày, anh chủ động cắt bớt khoản này và chuyển sang quần áo đơn giản, mặc được nhiều dịp. Dù thu nhập khá ổn định nhưng với mức sống cao ở TP.HCM, hai vợ chồng phải học cách cân đối chi tiêu.
Gần một năm có con, với cả hai, món đắt nhất phải chi là tiền khám bệnh, liên quan tới hậu sản của người mẹ, "đó là một khoản các gia đình cũng nên chuẩn bị để tính toán sau khi lên kế hoạch có con", cặp đôi nói.
theParent, series mới nhất của Zing Đời Sống, xoay quanh các gia đình trẻ. Cùng với nhau, họ sẽ đi mua sắm, trò chuyện về quản lý chi tiêu, cách nuôi dạy con hiện đại và những trải nghiệm thú vị khi làm cha, mẹ. Loạt video có mặt trên kênh Zing Podcast và các nền tảng Tiktok, Facebook. | ‘Cạn tiền khi nuôi con là chuyện rất đáng sợ’
Hoàng Minh - Khánh Hà, cặp đôi mở đầu cho theParent, cho biết sau khi có con, chi tiêu của gia đình khoảng 25-30 triệu đồng/tháng. Trong khi trước đó họ chỉ tốn khoảng 15-20 triệu.
Trong buổi đi mua sắm cùng Zing, ba Hoàng Minh và mẹ Bùi Khánh Hà ưu tiên mua các món chuẩn bị cho ngày thôi nôi của bé Bánh Dày (gần 1 tuổi). Ngoài ra, tháng tới, gia đình sẽ đưa em bé đi biển lần đầu tiên, nên mục tiêu là mua được bộ đồ bơi thật xinh cho con.
Từ sau khi thành cha mẹ, đôi vợ chồng trẻ thay đổi khá nhiều về thói quen giờ giấc, sở thích đến kế hoạch tài chính, cách tiết kiệm.
Trong số chi phí sinh hoạt, các khoản chi cho bé Bánh Dày chiếm khoảng 10-15 triệu đồng/tháng.
Khánh Hà cho hay dù đã tham khảo trên mạng trước khi sắm đồ cho con, đôi lúc cả hai cũng chọn sai, em bé không dùng tới, ví dụ như tiền sữa công thức lúc sữa mẹ chưa về, lúc đó cả hai mới phải thốt lên "Nuôi con tốn thật".
Còn Hoàng Minh, từ một người thích sắm đồ hiệu nhưng khi có Bánh Dày, anh chủ động cắt bớt khoản này và chuyển sang quần áo đơn giản, mặc được nhiều dịp. Dù thu nhập khá ổn định nhưng với mức sống cao ở TP.HCM, hai vợ chồng phải học cách cân đối chi tiêu.
Gần một năm có con, với cả hai, món đắt nhất phải chi là tiền khám bệnh, liên quan tới hậu sản của người mẹ, "đó là một khoản các gia đình cũng nên chuẩn bị để tính toán sau khi lên kế hoạch có con", cặp đôi nói.
theParent, series mới nhất của Zing Đời Sống, xoay quanh các gia đình trẻ. Cùng với nhau, họ sẽ đi mua sắm, trò chuyện về quản lý chi tiêu, cách nuôi dạy con hiện đại và những trải nghiệm thú vị khi làm cha, mẹ. Loạt video có mặt trên kênh Zing Podcast và các nền tảng Tiktok, Facebook. | |
Ngại đi du lịch dịp 30/4-1/5 | Gia đình Dương Yến không đi du lịch vào dịp nghỉ lễ vì chi phí đắt đỏ. Vợ chồng Nguyễn Nhi hủy phòng khách sạn đặt cho chuyến đi Hạ Long để bảo vệ sức khỏe cả nhà. | Dương Yến (32 tuổi, quận 9, TP.HCM) hiện kinh doanh online, chồng chị Nguyễn Cương (34 tuổi) là nhân viên văn phòng.
Dịp lễ 30/4-1/5 được nghỉ gần 10 ngày, anh Cương bày tỏ mong muốn đưa các con đi du lịch xa.
“Chi phí tốn kém quá, lại đông đúc vì nghỉ dài ngày nên ai cũng có xu hướng đi du lịch, thôi đành để dịp sau”, chị Yến ngậm ngùi đáp.
Gia đình chị có 5 thành viên, mỗi lần muốn đi du lịch bằng máy bay cũng tiêu tốn khoảng 20-30 triệu đồng, chưa kể chi phí phát sinh, ngay cả những chuyến di chuyển bằng tàu hỏa, ôtô cũng khó khăn. Phần vì con gái út của chị còn bé, phần vì nhà đông người nên đồ đạc lỉnh kỉnh.
Câu chuyện của nhà chị Yến không phải ngoại lệ. Chi phí dịch vụ tăng cao trong những ngày lễ, nhiều gia đình cũng lựa chọn không đi du lịch.
Ông Nguyễn Quang Trung, Trưởng Ban Kế hoạch và Phát triển của Vietnam Airlines, nhận định giá vé máy bay trong dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay tăng cao từ sớm. Cụ thể, giá vé máy bay nội địa dịp 30/4, 1/5 tăng cao trong vòng 1-2 tháng trước đợt nghỉ lễ. Những chặng bay "hot" có mức giá cao hơn ngày thường vài triệu đồng. Một số chặng như Hà Nội - Phú Quốc có giá vé khứ hồi lên tới 8-9 triệu đồng.
Không chỉ vấn đề tiền bạc, lo ngại về sức khỏe cũng là nguyên nhân khiến một số gia đình không đi nghỉ lễ. TP.HCM đang trong cao điểm nắng nóng, thời tiết nóng bức khiến hệ miễn dịch của trẻ em bị ảnh hưởng. Cùng lúc, nhiều bệnh viện ở Hà Nội đang đón trẻ mắc bệnh về hô hấp, may mắn các bé đều ở tình trạng nhẹ.
Chi phí đắt đỏ, ngại đám đông
Lo lắng chi phí đi du lịch đắt đỏ, vượt quá ngân sách gia đình là rào cản khiến chị Yến chọn cho các con ở nhà hoặc vui chơi quanh nơi sinh sống.
“Hiện tại, bỏ ra 10-30 triệu đồng để đi du lịch đối với tôi là xa xỉ”, chị kể.
Anh Cương, chị Yến hy vọng có thể đưa các con đi du lịch nhiều hơn khi kinh tế gia đình thoải mái hơn.
Đầu năm 2023, công ty anh Cương cắt giảm giờ làm và lương thưởng, kinh tế gia đình vì thế lại càng phải thắt chặt.
Tiền học của 3 con gái, thực phẩm, điện nước hàng ngày leo thang, lương của vợ chồng chị về chưa kịp ấm túi đã phải phân bổ hết.
"Những năm trước gia đình luôn có một phân chi phí cho hoạt động vui chơi, nhưng năm nay, chúng tôi phải siết lại khoản này".
Để những ngày nghỉ lễ ý nghĩa và tiết kiệm, vợ chồng chị Yến dự kiến dành một phần thời gian ở nhà để nghỉ ngơi, đưa các con đi bơi, cùng nhau nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa.
Ngoài ra, vào những hôm nắng đẹp, cả nhà sẽ gói ghém đồ ăn nhẹ để đi cắm trại, chuyện trò.
Không quá lo lắng về chi phí đi lại như Dương Yến, song gia đình Phạm Quỳnh (TP Thủ Đức, TP.HCM) lại ngại đi lại vì sợ cảnh chen lấn, đông đúc. Những lúc này, chưa kể tới trẻ con, người lớn cũng mệt nhoài vì các điểm vui chơi chỉ có người và người.
Kỳ nghỉ lễ 5 ngày sắp tới, vợ chồng Quỳnh dự định tranh thủ đưa con về quê. Phần vì con gái chị có thể hiểu thêm về nơi bố mẹ lớn lên, phần vì cả nhà thích cuộc sống ở quê.
Con gái của chị Quỳnh rất thích cuộc sống ở quê.
“So với cảnh tắc đường nơi phố thị, gia đình tôi cảm thấy thoải mái với đường làng quê thưa thớt bóng xe máy, ôtô", chị nói.
Mỗi khi con cháu về thăm, bố mẹ chị Quỳnh lại phấn khởi, chuẩn bị nguyên liệu gói bánh chưng, bánh ú. Cả sân nhà rộn ràng như ngày Tết.
Mỗi sáng, con gái chị Quỳnh được bà đưa đi phiên chợ quê, đi thăm họ hàng. Buổi chiều, người mẹ cũng tranh thủ đưa con đến những nơi gắn liền với tuổi ấu thơ như đi lội suối, tắm thác, đi biển.
Ngoài ra, vào các kỳ nghỉ trong năm, cả nhà chị Quỳnh thường đi loanh quanh thành phố, dạo chơi ở phố đi bộ, mỏi chân thì vào quán nhâm nhi tách cà phê.
“Nếu như ngày thường, TP.HCM ồn ào, vội vã bao nhiêu thì trong những ngày lễ lại bình yên, thong thả bấy nhiêu. Những dịp này làm tôi tạm quên cảnh chen chúc, tắc đường ở các ngã tư nổi tiếng tắc như Hàng Xanh, Bình Triệu...”, chị cho hay.
Bảo vệ sức khỏe gia đình
Lo lắng những khu vực đông đúc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con gái 2 tuổi, từ khoảng đầu tháng 4, vợ chồng Nguyễn Nhi (27 tuổi, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã hủy chuyến du lịch Hạ Long trong dịp lễ 30/4-1/5 tới.
Chuyến đi này vốn được vợ chồng cô lên kế hoạch từ tháng 2 sau nhiều hôm tìm tòi, bàn bạc về các địa điểm khác nhau. Nhi thậm chí đã đặt phòng khách sạn, chuẩn bị thuê xe di chuyển.
Do phỏng đoán lượng du khách đổ về Hạ Long tăng cao sau thông báo tổ chức bắn pháo hoa, cô càng chắc chắn với quyết định của mình.
Lo lắng sức khỏe của con gái, Nguyễn Nhi luôn hạn chế đưa con đến những nơi đông người.
Thay vào đó, Nhi lên kế hoạch về thăm họ hàng xa ở Thái Bình. Đi lấy chồng chỉ cách nhà có một km, gia đình Nhi thường xuyên về ngoại, nhưng những lần về quê xa thì ít.
Trong chuyến thăm quê tới này, cô mong con gái sẽ có nhiều trải nghiệm với bầu không khí trong lành, phong cảnh thiên nhiên khác xa thành phố. Hai vợ chồng đều cùng làm trong ngành Y, lịch trực dày đặc, chỉ được nghỉ trùng với nhau 3 ngày, theo dự kiến, gia đình Nhi về quê 2 ngày, một đêm.
"Một điều mình lo lắng hơn là con yếu, dễ nhiễm bệnh nếu đi tới chỗ đông đúc. Bố mẹ đều phải trở lại công việc ngay sau kỳ nghỉ, nếu con ốm sẽ khổ cả mẹ, cả con", cô giải thích.
Cũng vì lo lắng cho sức khỏe của con gái nhỏ, gia đình Thanh Vân (30 tuổi, quận Đống Đa, Hà Nội) sớm đã thống nhất ở nhà dịp lễ 30/4-1/5.
Thanh Vân hạn chế đưa con đến những địa điểm du lịch đông đúc trong ngày lễ.
Hai năm trước, con gái bị ốm nặng bởi căn bệnh truyền nhiễm. Sau nhiều đêm chăm con quấy khóc ở bệnh viện, chị dặn lòng phải hạn chế đưa con đến những khu vực quá đông người, tránh các bệnh dễ lây.
“Tôi sẽ cho con ở nhà, chờ lúc nào vắng hoặc mọi người đi làm thì gia đình sắp xếp đi chơi sau”, chị chia sẻ.
Để những ngày ở nhà không bị nhàm chán, hai vợ chồng cùng nhau lên ý tưởng các trò chơi, hoạt động theo nhóm phù hợp cho cả ba người.
Ngoài ra, cả hai còn dạy con cách đánh đàn, ca hát hoặc làm quen với công việc làm vườn.
Mỗi buổi tối, cả nhà lại cùng vào bếp lo liệu cơm nước. Chồng nấu cơm, chị Vân cũng tranh thủ gọi con gái đến phụ giúp những việc lặt vặt như nhặt rau, rửa hoa quả,... để cùng con trò chuyện.
Thực tế, công việc của hai vợ chồng khá bận rộn, nếu đi chơi xa thường chỉ trong 3 ngày sẽ phải lên lịch, sắp xếp công việc từ sớm. Tuy nhiên, chị Vân không quá tiếc cơ hội du lịch thoải mái trong 5 ngày nghỉ tới, bởi lẽ cuối tuần nào cả nhà cũng cùng nhau ra ngoài vui chơi.
“Trẻ con ngày nay rất lanh lợi, thỉnh thoảng tôi cũng bị sốc vì không ngờ con biết nhiều thứ hơn mình tưởng. Do đó, tôi luôn mong có thể dành nhiều thời gian để trò chuyện, hỏi han con”, người mẹ chia sẻ.
Sát ngày lễ, nhiều điểm du lịch trên cả nước ghi nhận tình trạng cháy phòng. Ở Bình Định, nhiều khách sạn, resort đã được khách đặt chỗ đạt hơn 80% công suất phòng.
Tại huyện đảo Lý Sơn, từ ngày 29/4 đến 22/5, địa phương tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa, thể thao nhằm kích cầu du lịch biển đảo nhằm kích cầu du lịch năm nay.
Tại Phú Yên, số lượng phòng ở khách sạn, resort ven biển được đặt đã đạt 90%.
Theo ghi nhận của Zing, chủ các cơ sở lưu trú tại Măng Đen cho biết hiện tại homestay đã đạt công suất phòng tối đa vào ngày 29-30/4 và 1/5. Có nơi nhận khoảng 50 cuộc gọi của khách đặt phòng một ngày.
Còn ở Sa Pa, theo bà Hoàng Thị Vượng, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin thị xã Sa Pa, dự kiến, trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay, nơi này sẽ đón 180.000-200.000 lượt khách. Tính đến ngày 24/4, công suất đặt phòng tại toàn thị xã Sa Pa ước đạt khoảng 98%.
Ở TP.HCM, các sản phẩm du lịch nội đô cũng nhận được sự quan tâm của nhiều du khách như tour Sài Gòn - Chợ Lớn, tour Biệt động Sài Gòn, tour Địa đạo Củ Chi...
Các gia đình chi tiêu bao nhiêu cho chuyến du lịch 30/4-1/5Gia đình Anh Khang (Hà Nội) dự định chi 75 triệu đồng để du lịch Hàn Quốc. Còn chuyến tham quan miền Tây của 6 thành viên nhà Như Huyền (TP.HCM) tiêu tốn khoảng 23 triệu đồng.
12:00 25/4/2023
Rèn luyện kỹ năng tự học cho con Tác giả sách Kỹ năng tự học cho trẻ tiểu học, TS Nguyễn Thị Thu, cho rằng trẻ cần có mục tiêu để tạo động lực học tập. Phụ huynh nên tìm hiểu, quan sát sở thích của con, rồi lồng ghép những hoạt động tìm hiểu khám phá kiến thức trong những sở thích đó để nuôi dưỡng sự tìm tòi nghiên cứu trong con. Ngoài ra, đọc sách là một cách hay và lành mạnh để trẻ tiếp nạp kiến thức. | Ngại đi du lịch dịp 30/4-1/5
Gia đình Dương Yến không đi du lịch vào dịp nghỉ lễ vì chi phí đắt đỏ. Vợ chồng Nguyễn Nhi hủy phòng khách sạn đặt cho chuyến đi Hạ Long để bảo vệ sức khỏe cả nhà.
Dương Yến (32 tuổi, quận 9, TP.HCM) hiện kinh doanh online, chồng chị Nguyễn Cương (34 tuổi) là nhân viên văn phòng.
Dịp lễ 30/4-1/5 được nghỉ gần 10 ngày, anh Cương bày tỏ mong muốn đưa các con đi du lịch xa.
“Chi phí tốn kém quá, lại đông đúc vì nghỉ dài ngày nên ai cũng có xu hướng đi du lịch, thôi đành để dịp sau”, chị Yến ngậm ngùi đáp.
Gia đình chị có 5 thành viên, mỗi lần muốn đi du lịch bằng máy bay cũng tiêu tốn khoảng 20-30 triệu đồng, chưa kể chi phí phát sinh, ngay cả những chuyến di chuyển bằng tàu hỏa, ôtô cũng khó khăn. Phần vì con gái út của chị còn bé, phần vì nhà đông người nên đồ đạc lỉnh kỉnh.
Câu chuyện của nhà chị Yến không phải ngoại lệ. Chi phí dịch vụ tăng cao trong những ngày lễ, nhiều gia đình cũng lựa chọn không đi du lịch.
Ông Nguyễn Quang Trung, Trưởng Ban Kế hoạch và Phát triển của Vietnam Airlines, nhận định giá vé máy bay trong dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay tăng cao từ sớm. Cụ thể, giá vé máy bay nội địa dịp 30/4, 1/5 tăng cao trong vòng 1-2 tháng trước đợt nghỉ lễ. Những chặng bay "hot" có mức giá cao hơn ngày thường vài triệu đồng. Một số chặng như Hà Nội - Phú Quốc có giá vé khứ hồi lên tới 8-9 triệu đồng.
Không chỉ vấn đề tiền bạc, lo ngại về sức khỏe cũng là nguyên nhân khiến một số gia đình không đi nghỉ lễ. TP.HCM đang trong cao điểm nắng nóng, thời tiết nóng bức khiến hệ miễn dịch của trẻ em bị ảnh hưởng. Cùng lúc, nhiều bệnh viện ở Hà Nội đang đón trẻ mắc bệnh về hô hấp, may mắn các bé đều ở tình trạng nhẹ.
Chi phí đắt đỏ, ngại đám đông
Lo lắng chi phí đi du lịch đắt đỏ, vượt quá ngân sách gia đình là rào cản khiến chị Yến chọn cho các con ở nhà hoặc vui chơi quanh nơi sinh sống.
“Hiện tại, bỏ ra 10-30 triệu đồng để đi du lịch đối với tôi là xa xỉ”, chị kể.
Anh Cương, chị Yến hy vọng có thể đưa các con đi du lịch nhiều hơn khi kinh tế gia đình thoải mái hơn.
Đầu năm 2023, công ty anh Cương cắt giảm giờ làm và lương thưởng, kinh tế gia đình vì thế lại càng phải thắt chặt.
Tiền học của 3 con gái, thực phẩm, điện nước hàng ngày leo thang, lương của vợ chồng chị về chưa kịp ấm túi đã phải phân bổ hết.
"Những năm trước gia đình luôn có một phân chi phí cho hoạt động vui chơi, nhưng năm nay, chúng tôi phải siết lại khoản này".
Để những ngày nghỉ lễ ý nghĩa và tiết kiệm, vợ chồng chị Yến dự kiến dành một phần thời gian ở nhà để nghỉ ngơi, đưa các con đi bơi, cùng nhau nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa.
Ngoài ra, vào những hôm nắng đẹp, cả nhà sẽ gói ghém đồ ăn nhẹ để đi cắm trại, chuyện trò.
Không quá lo lắng về chi phí đi lại như Dương Yến, song gia đình Phạm Quỳnh (TP Thủ Đức, TP.HCM) lại ngại đi lại vì sợ cảnh chen lấn, đông đúc. Những lúc này, chưa kể tới trẻ con, người lớn cũng mệt nhoài vì các điểm vui chơi chỉ có người và người.
Kỳ nghỉ lễ 5 ngày sắp tới, vợ chồng Quỳnh dự định tranh thủ đưa con về quê. Phần vì con gái chị có thể hiểu thêm về nơi bố mẹ lớn lên, phần vì cả nhà thích cuộc sống ở quê.
Con gái của chị Quỳnh rất thích cuộc sống ở quê.
“So với cảnh tắc đường nơi phố thị, gia đình tôi cảm thấy thoải mái với đường làng quê thưa thớt bóng xe máy, ôtô", chị nói.
Mỗi khi con cháu về thăm, bố mẹ chị Quỳnh lại phấn khởi, chuẩn bị nguyên liệu gói bánh chưng, bánh ú. Cả sân nhà rộn ràng như ngày Tết.
Mỗi sáng, con gái chị Quỳnh được bà đưa đi phiên chợ quê, đi thăm họ hàng. Buổi chiều, người mẹ cũng tranh thủ đưa con đến những nơi gắn liền với tuổi ấu thơ như đi lội suối, tắm thác, đi biển.
Ngoài ra, vào các kỳ nghỉ trong năm, cả nhà chị Quỳnh thường đi loanh quanh thành phố, dạo chơi ở phố đi bộ, mỏi chân thì vào quán nhâm nhi tách cà phê.
“Nếu như ngày thường, TP.HCM ồn ào, vội vã bao nhiêu thì trong những ngày lễ lại bình yên, thong thả bấy nhiêu. Những dịp này làm tôi tạm quên cảnh chen chúc, tắc đường ở các ngã tư nổi tiếng tắc như Hàng Xanh, Bình Triệu...”, chị cho hay.
Bảo vệ sức khỏe gia đình
Lo lắng những khu vực đông đúc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con gái 2 tuổi, từ khoảng đầu tháng 4, vợ chồng Nguyễn Nhi (27 tuổi, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã hủy chuyến du lịch Hạ Long trong dịp lễ 30/4-1/5 tới.
Chuyến đi này vốn được vợ chồng cô lên kế hoạch từ tháng 2 sau nhiều hôm tìm tòi, bàn bạc về các địa điểm khác nhau. Nhi thậm chí đã đặt phòng khách sạn, chuẩn bị thuê xe di chuyển.
Do phỏng đoán lượng du khách đổ về Hạ Long tăng cao sau thông báo tổ chức bắn pháo hoa, cô càng chắc chắn với quyết định của mình.
Lo lắng sức khỏe của con gái, Nguyễn Nhi luôn hạn chế đưa con đến những nơi đông người.
Thay vào đó, Nhi lên kế hoạch về thăm họ hàng xa ở Thái Bình. Đi lấy chồng chỉ cách nhà có một km, gia đình Nhi thường xuyên về ngoại, nhưng những lần về quê xa thì ít.
Trong chuyến thăm quê tới này, cô mong con gái sẽ có nhiều trải nghiệm với bầu không khí trong lành, phong cảnh thiên nhiên khác xa thành phố. Hai vợ chồng đều cùng làm trong ngành Y, lịch trực dày đặc, chỉ được nghỉ trùng với nhau 3 ngày, theo dự kiến, gia đình Nhi về quê 2 ngày, một đêm.
"Một điều mình lo lắng hơn là con yếu, dễ nhiễm bệnh nếu đi tới chỗ đông đúc. Bố mẹ đều phải trở lại công việc ngay sau kỳ nghỉ, nếu con ốm sẽ khổ cả mẹ, cả con", cô giải thích.
Cũng vì lo lắng cho sức khỏe của con gái nhỏ, gia đình Thanh Vân (30 tuổi, quận Đống Đa, Hà Nội) sớm đã thống nhất ở nhà dịp lễ 30/4-1/5.
Thanh Vân hạn chế đưa con đến những địa điểm du lịch đông đúc trong ngày lễ.
Hai năm trước, con gái bị ốm nặng bởi căn bệnh truyền nhiễm. Sau nhiều đêm chăm con quấy khóc ở bệnh viện, chị dặn lòng phải hạn chế đưa con đến những khu vực quá đông người, tránh các bệnh dễ lây.
“Tôi sẽ cho con ở nhà, chờ lúc nào vắng hoặc mọi người đi làm thì gia đình sắp xếp đi chơi sau”, chị chia sẻ.
Để những ngày ở nhà không bị nhàm chán, hai vợ chồng cùng nhau lên ý tưởng các trò chơi, hoạt động theo nhóm phù hợp cho cả ba người.
Ngoài ra, cả hai còn dạy con cách đánh đàn, ca hát hoặc làm quen với công việc làm vườn.
Mỗi buổi tối, cả nhà lại cùng vào bếp lo liệu cơm nước. Chồng nấu cơm, chị Vân cũng tranh thủ gọi con gái đến phụ giúp những việc lặt vặt như nhặt rau, rửa hoa quả,... để cùng con trò chuyện.
Thực tế, công việc của hai vợ chồng khá bận rộn, nếu đi chơi xa thường chỉ trong 3 ngày sẽ phải lên lịch, sắp xếp công việc từ sớm. Tuy nhiên, chị Vân không quá tiếc cơ hội du lịch thoải mái trong 5 ngày nghỉ tới, bởi lẽ cuối tuần nào cả nhà cũng cùng nhau ra ngoài vui chơi.
“Trẻ con ngày nay rất lanh lợi, thỉnh thoảng tôi cũng bị sốc vì không ngờ con biết nhiều thứ hơn mình tưởng. Do đó, tôi luôn mong có thể dành nhiều thời gian để trò chuyện, hỏi han con”, người mẹ chia sẻ.
Sát ngày lễ, nhiều điểm du lịch trên cả nước ghi nhận tình trạng cháy phòng. Ở Bình Định, nhiều khách sạn, resort đã được khách đặt chỗ đạt hơn 80% công suất phòng.
Tại huyện đảo Lý Sơn, từ ngày 29/4 đến 22/5, địa phương tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa, thể thao nhằm kích cầu du lịch biển đảo nhằm kích cầu du lịch năm nay.
Tại Phú Yên, số lượng phòng ở khách sạn, resort ven biển được đặt đã đạt 90%.
Theo ghi nhận của Zing, chủ các cơ sở lưu trú tại Măng Đen cho biết hiện tại homestay đã đạt công suất phòng tối đa vào ngày 29-30/4 và 1/5. Có nơi nhận khoảng 50 cuộc gọi của khách đặt phòng một ngày.
Còn ở Sa Pa, theo bà Hoàng Thị Vượng, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin thị xã Sa Pa, dự kiến, trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay, nơi này sẽ đón 180.000-200.000 lượt khách. Tính đến ngày 24/4, công suất đặt phòng tại toàn thị xã Sa Pa ước đạt khoảng 98%.
Ở TP.HCM, các sản phẩm du lịch nội đô cũng nhận được sự quan tâm của nhiều du khách như tour Sài Gòn - Chợ Lớn, tour Biệt động Sài Gòn, tour Địa đạo Củ Chi...
Các gia đình chi tiêu bao nhiêu cho chuyến du lịch 30/4-1/5Gia đình Anh Khang (Hà Nội) dự định chi 75 triệu đồng để du lịch Hàn Quốc. Còn chuyến tham quan miền Tây của 6 thành viên nhà Như Huyền (TP.HCM) tiêu tốn khoảng 23 triệu đồng.
12:00 25/4/2023
Rèn luyện kỹ năng tự học cho con Tác giả sách Kỹ năng tự học cho trẻ tiểu học, TS Nguyễn Thị Thu, cho rằng trẻ cần có mục tiêu để tạo động lực học tập. Phụ huynh nên tìm hiểu, quan sát sở thích của con, rồi lồng ghép những hoạt động tìm hiểu khám phá kiến thức trong những sở thích đó để nuôi dưỡng sự tìm tòi nghiên cứu trong con. Ngoài ra, đọc sách là một cách hay và lành mạnh để trẻ tiếp nạp kiến thức. | |
Từ tình yêu online tới cuộc hôn nhân 10 năm của chàng trai ngồi xe lăn | Bị liệt sau tai nạn, Anh Mến (Bắc Giang) một lần nữa cảm nhận được hạnh phúc nhờ tình yêu, sự thấu hiểu của Loan, cô gái anh quen qua mạng xã hội. | Một ngày mùa đông năm 2014, Lục Thị Loan (sinh năm 1996) một mình chạy xe máy từ nơi làm việc ở khu công nghiệp Bắc Ninh về xã Đồng Hưu, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang để gặp mặt Hà Anh Mến (sinh năm 1987) - chàng trai quen qua mạng xã hội được 3 tháng.
Khi Mến xuất hiện trên chiếc xe lăn, Loan cảm thấy phần nào quen thuộc vì so với ảnh trên mạng, anh không khác là bao.
Đó cũng là lần đầu tiên hai người gặp nhau.
Sau ít phút ngại ngùng, cả hai trò chuyện hào hứng hơn hẳn so với khi gõ chữ trên màn hình điện thoại.
Lúc tiễn Loan ra về, Mến ngập ngừng: “Nếu em không muốn tiếp tục nói chuyện với anh nữa, hãy nhắn cho anh chứ đừng đột ngột cắt đứt liên lạc nhé, anh lo lắm. Nếu em muốn, anh sẽ chủ động không làm phiền em nữa”.
Tuy nhiên, vài tiếng sau, anh nhận được hồi âm: “Cắt đứt liên lạc gì chứ. Gặp anh rồi, em thấy thương anh hơn. Mình tiếp tục làm bạn nhé”.
Cả hai không ngờ rằng lần gặp mặt đó cũng là bước ngoặt, sự khởi đầu cho trang mới cuộc đời của hai người mà Mến vẫn thường gọi là như “trong mơ”.
Thành đôi
Sau một tai nạn giao thông năm 2010, Mến bị liệt từ cổ trở xuống, mọi sinh hoạt phải dựa vào cha mẹ như đứa trẻ sơ sinh.
Đến năm 2013, sau thời gian nỗ lực tập phục hồi chức năng, anh dần cử động được hai tay song các ngón vẫn còn yếu, chân cũng bắt đầu có lực trở lại.
Một lần, Loan thấy anh Mến đăng dòng trạng thái “Nếu nỗi buồn là của cải thì tôi sẽ là người giàu nhất thế gian”.
Tò mò, cô bình luận bâng quơ “Thử xem anh với em, ai là người giàu hơn nhé”.
Loan và Mến quen biết thông qua mạng xã hội.
“Anh liền nhắn tin và gửi bức ảnh ngồi xe lăn cho tôi xem, bảo ‘Em nhìn bức hình này thì thấy ai là người giàu có hơn’. Lúc đó, tôi mới hiểu hoàn cảnh của anh, hai đứa cũng bắt đầu trò chuyện qua lại. Tôi thương cảm khi ở tuổi đôi mươi, anh gặp chuyện không may rồi phải chôn chân với 4 bức tường như vậy”, Loan kể.
Sau lần về thăm nhà, Loan càng trở nên thân thiết với Mến hơn. Mỗi lần đi đâu chơi, thăm thú với bạn bè, cô đều kể lại điều trải qua với người bạn qua mạng, hy vọng anh có thể cảm nhận phần nào.
Cả hai dần nhận ra mình dành tình cảm đặc biệt cho đối phương. Tuy nhiên, Mến không dám ngỏ lời vì tự ti, nghĩ rằng “người như mình không dám có được tình yêu”, Loan cũng ngại ngùng vì không dám “cọc đi tìm trâu”.
“Một lần, anh hỏi dò việc tôi trò chuyện với anh nhiều như vậy có thấy phiền hay sợ bạn trai ghen, tôi liền bảo: ‘Em chưa có bạn trai, em cũng thấy anh rất tốt và đã bật đèn xanh cho anh từ lâu rồi’. Từ đó, hai đứa ngầm hiểu đã thành một đôi”, Loan nói.
Vượt rào cản
Chỉ ít ngày sau khi cặp đôi công khai hẹn hò trên mạng xã hội, cha mẹ Loan ở Lạng Sơn tìm hiểu và biết được hoàn cảnh của Mến, ra sức ngăn cản.
Gần như mỗi ngày, Loan đều nhận được điện thoại từ người thân, bạn bè khuyên ngăn cô dừng lại vì sợ cô sẽ thiệt thòi. Mỗi cuối tuần Loan về thăm nhà, bố mẹ đều thủ thỉ bên tai, mong con gái "tỉnh ngộ".
Loan và Mến tổ chức đám cưới sau 1 năm tìm hiểu.
Tuy nhiên, Loan không lung lay. Thay vì cự cãi chống đối, cô dùng chiêu “mưa dầm thấm lâu”, thường xuyên kể về những điểm tốt của Mến và cho thấy tình cảm hai người dành cho nhau như thế nào.
“Sau khi cưới nhau, chúng con bảo ban nhau làm ăn thì cuộc sống cũng ổn định, hạnh phúc, chứ nếu con lỡ lấy phải người lành lặn nhưng rượu chè, cờ bạc thì còn khổ hơn”, cô nói với mẹ.
Cuối cùng, dù còn nhiều lo âu, gia đình Loan cũng dần chấp nhận chuyện tình của con gái. Cuối năm 2015, cặp đôi chính thức tổ chức đám cưới.
Nhiều người thân, hàng xóm khi đó ấn tượng với hình ảnh cô dâu diện váy cưới trắng, tự tay đẩy xe lăn cùng chồng tiến vào hôn trường.
Cả hai đều bật khóc hạnh phúc trong khoảnh khắc chính thức thành vợ chồng.
Không hối hận
Sau 8 năm kết hôn, cặp vợ chồng hiện có một bé trai 6 tuổi, một bé gái 4 tuổi. Từ khi con cứng cáp, Loan trở lại làm công nhân còn Mến kiếm thêm thu nhập qua bán ngũ cốc tự làm.
Được nhiều người ca ngợi là câu chuyện tình “cổ tích”, cặp đôi thừa nhận những khó khăn trong cuộc sống từng nhiều lần khiến cả hai nản lòng.
Từ khi kết hôn, Loan phải tập làm thêm nhiều công việc đồng áng vất vả, thay chồng gánh vác việc nặng nhọc. Nhiều khi đi làm mệt mỏi, đặc biệt lúc mang bầu, cô tủi thân khi không thể làm nũng, được chăm chút như nhiều người vợ khác.
Đó là những lần con khóc, quấy, Mến đành bất lực không thể phụ vợ chăm vì không có sức lực. Hạn chế sức khỏe cũng khiến anh không thể giúp gia đình có kinh tế dư dả.
Loan và Mến lần lượt đón 2 thành viên mới sau 8 năm kết hôn.
“Bù lại, không có sức khỏe, anh bù đắp cho tôi bằng sự cảm thông, thấu hiểu và dịu dàng. Mỗi lần cãi vã, anh cũng là người chủ động làm hòa vì thương tôi”, Loan chia sẻ.
Với Mến, Loan là “người phụ nữ đẹp nhất”, người vợ giúp anh dũng cảm dám yêu thương và được yêu thương lần nữa.
Hiện, Mến vẫn chăm chỉ tập vận động để cải thiện tình trạng sức khỏe. Anh có thể đứng thẳng một chỗ nếu có điểm tựa hoặc sự trợ giúp từ khung đỡ.
“Tôi biết không dễ dàng, nhưng tôi vẫn luôn mơ về một ngày anh có thể tự bước đi trở lại, chỉ cần bước đi bình thường thôi, không còn phải chịu sự hành hạ mỗi lần trái gió trở trời nữa”, Loan chia sẻ.
Thí nghiệm sự bền chặt của các đôi Tác giả David McRaney của cuốn Bạn đỡ ngu ngơ rồi đấy kết luận rằng bởi vì con người luôn có nhu cầu được phát triển, mở rộng, trau dồi khả năng và vốn kiến thức, nên khi được kết hợp, học hỏi từ người yêu, biến chúng thành những kỹ năng, triết lý và bản ngã của bản thân, thì mối liên kết giữa bạn với người ấy sẽ được củng cố tốt hơn bất kỳ hành động lãng mạn nào.
Niềm hạnh phúc của các gia đình khi đón con đầu lòngTrong khi vợ chồng Thảo mất nhiều năm chạy chữa, Mỹ Huyền và bạn đời nhận tin vui sau hôn lễ 1 tháng. Mỗi gia đình có cảm nhận, trải nghiệm khác biệt khi đón thành viên mới.
19:00 27/6/2023 | Từ tình yêu online tới cuộc hôn nhân 10 năm của chàng trai ngồi xe lăn
Bị liệt sau tai nạn, Anh Mến (Bắc Giang) một lần nữa cảm nhận được hạnh phúc nhờ tình yêu, sự thấu hiểu của Loan, cô gái anh quen qua mạng xã hội.
Một ngày mùa đông năm 2014, Lục Thị Loan (sinh năm 1996) một mình chạy xe máy từ nơi làm việc ở khu công nghiệp Bắc Ninh về xã Đồng Hưu, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang để gặp mặt Hà Anh Mến (sinh năm 1987) - chàng trai quen qua mạng xã hội được 3 tháng.
Khi Mến xuất hiện trên chiếc xe lăn, Loan cảm thấy phần nào quen thuộc vì so với ảnh trên mạng, anh không khác là bao.
Đó cũng là lần đầu tiên hai người gặp nhau.
Sau ít phút ngại ngùng, cả hai trò chuyện hào hứng hơn hẳn so với khi gõ chữ trên màn hình điện thoại.
Lúc tiễn Loan ra về, Mến ngập ngừng: “Nếu em không muốn tiếp tục nói chuyện với anh nữa, hãy nhắn cho anh chứ đừng đột ngột cắt đứt liên lạc nhé, anh lo lắm. Nếu em muốn, anh sẽ chủ động không làm phiền em nữa”.
Tuy nhiên, vài tiếng sau, anh nhận được hồi âm: “Cắt đứt liên lạc gì chứ. Gặp anh rồi, em thấy thương anh hơn. Mình tiếp tục làm bạn nhé”.
Cả hai không ngờ rằng lần gặp mặt đó cũng là bước ngoặt, sự khởi đầu cho trang mới cuộc đời của hai người mà Mến vẫn thường gọi là như “trong mơ”.
Thành đôi
Sau một tai nạn giao thông năm 2010, Mến bị liệt từ cổ trở xuống, mọi sinh hoạt phải dựa vào cha mẹ như đứa trẻ sơ sinh.
Đến năm 2013, sau thời gian nỗ lực tập phục hồi chức năng, anh dần cử động được hai tay song các ngón vẫn còn yếu, chân cũng bắt đầu có lực trở lại.
Một lần, Loan thấy anh Mến đăng dòng trạng thái “Nếu nỗi buồn là của cải thì tôi sẽ là người giàu nhất thế gian”.
Tò mò, cô bình luận bâng quơ “Thử xem anh với em, ai là người giàu hơn nhé”.
Loan và Mến quen biết thông qua mạng xã hội.
“Anh liền nhắn tin và gửi bức ảnh ngồi xe lăn cho tôi xem, bảo ‘Em nhìn bức hình này thì thấy ai là người giàu có hơn’. Lúc đó, tôi mới hiểu hoàn cảnh của anh, hai đứa cũng bắt đầu trò chuyện qua lại. Tôi thương cảm khi ở tuổi đôi mươi, anh gặp chuyện không may rồi phải chôn chân với 4 bức tường như vậy”, Loan kể.
Sau lần về thăm nhà, Loan càng trở nên thân thiết với Mến hơn. Mỗi lần đi đâu chơi, thăm thú với bạn bè, cô đều kể lại điều trải qua với người bạn qua mạng, hy vọng anh có thể cảm nhận phần nào.
Cả hai dần nhận ra mình dành tình cảm đặc biệt cho đối phương. Tuy nhiên, Mến không dám ngỏ lời vì tự ti, nghĩ rằng “người như mình không dám có được tình yêu”, Loan cũng ngại ngùng vì không dám “cọc đi tìm trâu”.
“Một lần, anh hỏi dò việc tôi trò chuyện với anh nhiều như vậy có thấy phiền hay sợ bạn trai ghen, tôi liền bảo: ‘Em chưa có bạn trai, em cũng thấy anh rất tốt và đã bật đèn xanh cho anh từ lâu rồi’. Từ đó, hai đứa ngầm hiểu đã thành một đôi”, Loan nói.
Vượt rào cản
Chỉ ít ngày sau khi cặp đôi công khai hẹn hò trên mạng xã hội, cha mẹ Loan ở Lạng Sơn tìm hiểu và biết được hoàn cảnh của Mến, ra sức ngăn cản.
Gần như mỗi ngày, Loan đều nhận được điện thoại từ người thân, bạn bè khuyên ngăn cô dừng lại vì sợ cô sẽ thiệt thòi. Mỗi cuối tuần Loan về thăm nhà, bố mẹ đều thủ thỉ bên tai, mong con gái "tỉnh ngộ".
Loan và Mến tổ chức đám cưới sau 1 năm tìm hiểu.
Tuy nhiên, Loan không lung lay. Thay vì cự cãi chống đối, cô dùng chiêu “mưa dầm thấm lâu”, thường xuyên kể về những điểm tốt của Mến và cho thấy tình cảm hai người dành cho nhau như thế nào.
“Sau khi cưới nhau, chúng con bảo ban nhau làm ăn thì cuộc sống cũng ổn định, hạnh phúc, chứ nếu con lỡ lấy phải người lành lặn nhưng rượu chè, cờ bạc thì còn khổ hơn”, cô nói với mẹ.
Cuối cùng, dù còn nhiều lo âu, gia đình Loan cũng dần chấp nhận chuyện tình của con gái. Cuối năm 2015, cặp đôi chính thức tổ chức đám cưới.
Nhiều người thân, hàng xóm khi đó ấn tượng với hình ảnh cô dâu diện váy cưới trắng, tự tay đẩy xe lăn cùng chồng tiến vào hôn trường.
Cả hai đều bật khóc hạnh phúc trong khoảnh khắc chính thức thành vợ chồng.
Không hối hận
Sau 8 năm kết hôn, cặp vợ chồng hiện có một bé trai 6 tuổi, một bé gái 4 tuổi. Từ khi con cứng cáp, Loan trở lại làm công nhân còn Mến kiếm thêm thu nhập qua bán ngũ cốc tự làm.
Được nhiều người ca ngợi là câu chuyện tình “cổ tích”, cặp đôi thừa nhận những khó khăn trong cuộc sống từng nhiều lần khiến cả hai nản lòng.
Từ khi kết hôn, Loan phải tập làm thêm nhiều công việc đồng áng vất vả, thay chồng gánh vác việc nặng nhọc. Nhiều khi đi làm mệt mỏi, đặc biệt lúc mang bầu, cô tủi thân khi không thể làm nũng, được chăm chút như nhiều người vợ khác.
Đó là những lần con khóc, quấy, Mến đành bất lực không thể phụ vợ chăm vì không có sức lực. Hạn chế sức khỏe cũng khiến anh không thể giúp gia đình có kinh tế dư dả.
Loan và Mến lần lượt đón 2 thành viên mới sau 8 năm kết hôn.
“Bù lại, không có sức khỏe, anh bù đắp cho tôi bằng sự cảm thông, thấu hiểu và dịu dàng. Mỗi lần cãi vã, anh cũng là người chủ động làm hòa vì thương tôi”, Loan chia sẻ.
Với Mến, Loan là “người phụ nữ đẹp nhất”, người vợ giúp anh dũng cảm dám yêu thương và được yêu thương lần nữa.
Hiện, Mến vẫn chăm chỉ tập vận động để cải thiện tình trạng sức khỏe. Anh có thể đứng thẳng một chỗ nếu có điểm tựa hoặc sự trợ giúp từ khung đỡ.
“Tôi biết không dễ dàng, nhưng tôi vẫn luôn mơ về một ngày anh có thể tự bước đi trở lại, chỉ cần bước đi bình thường thôi, không còn phải chịu sự hành hạ mỗi lần trái gió trở trời nữa”, Loan chia sẻ.
Thí nghiệm sự bền chặt của các đôi Tác giả David McRaney của cuốn Bạn đỡ ngu ngơ rồi đấy kết luận rằng bởi vì con người luôn có nhu cầu được phát triển, mở rộng, trau dồi khả năng và vốn kiến thức, nên khi được kết hợp, học hỏi từ người yêu, biến chúng thành những kỹ năng, triết lý và bản ngã của bản thân, thì mối liên kết giữa bạn với người ấy sẽ được củng cố tốt hơn bất kỳ hành động lãng mạn nào.
Niềm hạnh phúc của các gia đình khi đón con đầu lòngTrong khi vợ chồng Thảo mất nhiều năm chạy chữa, Mỹ Huyền và bạn đời nhận tin vui sau hôn lễ 1 tháng. Mỗi gia đình có cảm nhận, trải nghiệm khác biệt khi đón thành viên mới.
19:00 27/6/2023 | |
Chi vài chục triệu đồng cho kỳ nghỉ trăng mật | Để “xả hơi” sau đám cưới, nhiều cặp đôi chọn ra nước ngoài tận hưởng tuần trăng mật. Một số khác đi trong nước với mức chi tiêu nhẹ nhàng hơn. | Trong đại dịch Covid-19, nhiều cặp đôi phải hoãn cưới hoặc tổ chức đơn giản vì điều kiện không cho phép. Khi cuộc sống trở lại bình thường, sự bùng nổ của đám cưới khiến thị trường nhiều dịch vụ cũng sôi động trở lại.
Theo The Knot, tuần trăng mật là một trong những phần tuyệt vời nhất của cuộc sống hôn nhân.
Andrea Dindinger, nhà trị liệu hôn nhân và gia đình đến từ Mỹ, cho biết lễ cưới là dịp kỷ niệm với những người yêu thương của cô dâu, chú rể. Mặt khác, kỳ nghỉ trăng mật cho phép hai người mừng hạnh phúc mới một cách thân mật.
“Trong tuần trăng mật, hai vợ chồng phải hoàn toàn tập trung vào nhau. Niềm vui được tạo ra khi đó sẽ giúp củng cố nền tảng của cam kết trọn đời này. Nếu bỏ qua, hai người có thể lỡ cơ hội có khoảng thời gian riêng tư quý giá đó”, bà nói.
Thực tế, không có kiểu tuần trăng mật lý tưởng. Thời gian, địa điểm, các hoạt động,... đều dựa trên sở thích của từng cặp vợ chồng. Đối với những đôi dự định có con sớm, Dindinger khuyên họ nên kéo dài chuyến đi trăng mật hơn nếu có thể bởi những năm tháng nuôi dạy con cái sẽ là thử thách không nhỏ với hôn nhân.
Zing trò chuyện với 4 cặp vợ chồng để nghe chia sẻ về kỳ nghỉ trăng mật của họ sau khi chính thức về chung một nhà.
Đón giao thừa ở nước ngoài Tuấn Thắng - Phương Thảo (27 tuổi, Hà Nội)
Điểm đến: Hàn QuốcThời gian: 5 ngày 4 đêm vào tháng 12/2022-1/2023Tổng chi phí: 45 triệu đồng
Vợ chồng tôi tổ chức đám cưới thân mật, chỉ mời gia đình đôi bên và bạn bè thân thiết, vào ngày 25/12/2022. Chỉ 4 ngày sau hôn lễ, hai đứa đi Hàn Quốc theo tour đặt từ trước đó một tháng.
Lý do chọn Hàn Quốc là khi xem trên phim ảnh, chúng tôi thấy đây là đất nước có cảnh quan rất đẹp, mùa nào cũng có màu sắc riêng và lãng mạn.
Ngoài ra, nền văn hóa của xứ kim chi cũng gây ấn tượng với nhiều đặc trưng như trang phục truyền thống, ẩm thực, kiến trúc, ngôn ngữ.
Chuyến đi kéo dài 5 ngày 4 đêm với giá tour trọn gói là 17,5 triệu đồng/người, bao gồm toàn bộ chi phí ăn, ở, vé máy bay khứ hồi, visa. Ngoài ra, vợ chồng tôi đổi thêm chút tiền để chi tiêu cá nhân.
Hàn Quốc vốn là “thiên đường” mỹ phẩm, đồ ăn cũng phong phú nên ngoài lịch trình chung, chúng tôi cùng bạn bè đi chơi thêm nhiều điểm và mua sắm, chọn quà cho người thân,... Khoản này hết khoảng 10 triệu đồng.
Sang đây vào đúng dịp Tết Dương lịch, vợ chồng tôi còn được trải nghiệm “countdown” ở một đất nước khác. Khi đang đi bộ ở con phố dành cho giới trẻ Hongdae, đúng thời khắc giao thừa, mọi người tập trung tại chiếc đồng hồ đếm ngược để đón khoảnh khắc bước sang năm mới. Chúng tôi rất háo hức và thấy nhớ Việt Nam.
Vốn đam mê xê dịch, vợ chồng tôi thường cách 2-3 tháng lại đi du lịch trong hoặc ngoài nước. Điểm đến có thể là Đà Lạt, Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang,... hoặc cuối tuần muốn thư giãn, hai đứa lại tới những điểm gần Hà Nội như Tam Đảo, Sóc Sơn.
Ngoài Hàn Quốc, vợ chồng tôi từng ghé thăm Bali (Indonesia), Thái Lan và đang làm visa để đi Nhật Bản. Cuối năm, hai đứa có thể đi thêm một số quốc gia châu Âu.
Vì là vợ chồng son, chưa có em bé, chúng tôi muốn tranh thủ đi du lịch để vừa mở mang hiểu biết, vừa trải nghiệm nhiều nền văn hóa, con người, ẩm thực, kiến trúc,... khác nhau. Đây cũng là dịp lưu giữ kỷ niệm tuổi trẻ.
Sau này có con, có lẽ vợ chồng tôi sẽ phải chững lại một thời gian mới có thể tiếp tục đam mê. Nếu có đi đâu đó, chúng tôi sẽ có nhiều vướng bận hơn.
Lần đầu xuất ngoạiThanh Tuyền - Quốc Khởi (26 tuổi, TP.HCM)
Điểm đến: Thái Lan Thời gian: 6 ngày 5 đêm vào tháng 8/2022 Tổng chi phí: 38 triệu đồng
Sau khi tổ chức đám cưới vào tháng 7/2022, vợ chồng tôi lên kế hoạch cho chuyến trăng mật tại Huế - Đà Nẵng - Hội An.
Tuy nhiên, sau khi tính toán các chi phí và tham khảo một số người bạn, chúng tôi quyết định đi Thái Lan bởi số tiền bỏ ra tương đương, thậm chí ít hơn.
Hai đứa cũng chưa từng xuất ngoại, đây có lẽ là dịp thích hợp.
Vì chưa có kinh nghiệm, vợ chồng tôi đặt tour du lịch với giá 6,5 triệu đồng/người cho chuyến đi 6 ngày 5 đêm. Ngoài ra, chúng tôi mua thêm quà cho gia đình, bạn bè và chi tiêu riêng hết khoảng 25 triệu đồng.
Như vậy, tổng chi phí cho chuyến đi trăng mật là 38 triệu đồng.
Với hai đứa, số tiền này khá nhiều. Tôi cũng đắn đo khi chi tiêu các khoản ngoài, nhưng được chồng động viên, tôi cảm thấy thoải mái hơn.
Bất lợi của việc đi theo tour là thời gian dừng chân giữa các địa điểm ngắn, lịch trình khá sát nên có những nơi tôi muốn đi thêm mà không thể tách riêng.
Nhìn chung, cả hai đều có ấn tượng tốt về chuyến du lịch Thái Lan khi không xảy ra nạn chặt chém, vệ sinh công cộng sạch sẽ. Hơn nữa, người dân ở đây rất thân thiện, lúc mua bán trả giá nhưng khách không lấy nữa, họ vẫn niềm nở đón tiếp.
Hai vợ chồng dự định năm sau khi em bé lớn hơn, cả nhà sẽ quay lại đây.
Giải tỏa căng thẳngMinh Trung - Lam Phương (28 tuổi, TP.HCM)
Điểm đến: Phú Quốc Thời gian: 4 ngày 3 đêm vào tháng 4/2023 Tổng chi phí: 15 triệu đồng
Vợ chồng tôi không lên kế hoạch cho kỳ nghỉ trăng mật sau hôn lễ diễn ra vào ngày 2/4. Một phần bởi chi phí tổ chức đám cưới khá tốn kém, chúng tôi muốn kết hợp đi du lịch cùng gia đình vào dịp hè để tiết kiệm.
Mặt khác, hai đứa không đặt nặng việc phải có chuyến đi để tham vấn tình cảm hay hiểu nhau hơn vì quen 6 năm mới tiến đến hôn nhân.
Tuy nhiên, một số chuyện phát sinh sau đó khiến vợ chồng tôi quay cuồng một tuần để giải quyết. Cuối cùng, cả hai thống nhất đi Phú Quốc để thư giãn, nạp lại năng lượng sau thời gian căng thẳng.
Qua tìm hiểu dịch vụ, chúng tôi đặt tour 4 ngày 3 đêm với chi phí 3,5 triệu đồng/người, trong đó không bao gồm vé máy bay vì tôi được khuyên tự mua để giảm tải chi phí.
Tổng chi phí cho chuyến đi khoảng 15 triệu đồng, tính thêm tiền di chuyển, ăn uống, mua quà lưu niệm cho gia đình.
Tính ra hơi tốn kém, nhưng đây là lần đầu tiên ông xã tôi đến Phú Quốc, cũng là dịp hiếm hoi hai đứa tự lên kế hoạch đi chơi cùng nhau dài ngày.
Trước đó, vợ chồng tôi thường đi du lịch chung với nhóm bạn hoặc chỉ tranh thủ cuối tuần được nghỉ chạy xe xuống Vũng Tàu ăn uống, vui chơi trong ngày rồi về.
Trong chuyến đi, do nhầm lẫn thông tin từ lúc đặt tour, có hôm vợ chồng tôi phải đi từ sáng đến tối mịt để kịp ghé thăm hai điểm du lịch cách xa nhau. Hai đứa cũng phải đi bộ hơn 1 km giữa trưa nắng vì lỡ chuyến xe về khách sạn. May mắn là không ai bị ốm và có thời gian bên nhau trước khi trở lại công việc.
Cuối tháng 5, đầu tháng 6 tới, em họ tôi từ nước ngoài về Việt Nam. Có thể, vợ chồng tôi sẽ sắp xếp để đi chơi tiếp, nhưng cũng phải cân nhắc thêm về địa điểm cũng như chi phí.
Ăn một bữa hết 4 triệu đồngHồng Phúc - Duy Danh (31 tuổi, TP.HCM)
Điểm đến: Phú Quốc Thời gian: 3 ngày 2 đêm vào tháng 5/2023 Tổng chi phí: 13 triệu đồng
4 tháng chuẩn bị cho đám cưới khá mệt mỏi, vợ chồng tôi không tính quá nhiều về tuần trăng mật, chỉ nghĩ trong đầu địa điểm có thể sẽ đi như Phú Quốc.
Sau khi hôn lễ diễn ra trọn vẹn, chúng tôi lập tức mua combo 3 ngày 2 đêm đi Phú Quốc giá 4,3 triệu đồng/người, bao gồm vé máy bay khứ hồi, khách sạn, xe đưa đón sân bay, ăn sáng và một bữa tối.
Mức giá này với chúng tôi là khá hợp lý. Hai đứa cũng không phải mất thời gian để tìm chuyến bay cũng như nơi ở.
Cộng thêm phần chi cho ăn uống, tổng chi phí cho chuyến trăng mật này khoảng 13 triệu đồng.
Tôi từng đến Phú Quốc 6 lần, nhưng đây là lần đầu đi cùng chồng. Tôi luôn ấn tượng với hòn đảo này bởi cảm giác thư giãn, thoải mái nó mang lại.
Tuy nhiên, trong chuyến đi này, tôi thấy chi phí ăn uống, đặc biệt là hải sản, cao hơn những lần trước. Chúng tôi dùng một bữa tối hết 4 triệu đồng, có thể nhà hàng nằm trong khu vui chơi nên giá có phần nhỉnh hơn.
Dù chỉ đi ngắn ngày, vợ chồng tôi đều cảm thấy như được xả hơi sau quãng thời gian chuẩn bị đám cưới. Hai đứa cũng tranh thủ tổng kết lại những gì đã diễn ra và lên kế hoạch sắp tới. Cả hai cũng tự nhủ sẽ ráng “cày” để có thêm nhiều chuyến đi trong thời gian tới.
Vợ chồng mới cưới được tặng nhà, đất, nhẫn kim cươngVới nhiều đôi mới kết hôn, giá trị của món quà cưới đôi khi không nằm ở mặt kinh tế, mà còn mang ý nghĩa về tinh thần.
06:05 13/5/2023
Những kiểu người quyến rũ Có chín loại người có năng lực quyến rũ trên thế giới. Trong đó, Mỹ Nhân Ngư thể hiện cho nguồn năng lượng nhục dục dồi dào và họ biết cách tận dụng nó như thế nào. Kẻ Ăn Chơi Phóng Đãng lại cho thấy một niềm đam mê vô độ đối với kẻ khác phái và nỗi khát khao của họ có thể lây nhiễm sang người khác. Người Tình Lý Tưởng lại có thể cảm nhận sâu sắc rằng chính họ tạo ra sự lãng mạn. Người Thích Ăn Diện lại mê đắm trong hình ảnh của chính mình, tạo nên sức quyến rũ ái nam ái nữ đầy ấn tượng... | Chi vài chục triệu đồng cho kỳ nghỉ trăng mật
Để “xả hơi” sau đám cưới, nhiều cặp đôi chọn ra nước ngoài tận hưởng tuần trăng mật. Một số khác đi trong nước với mức chi tiêu nhẹ nhàng hơn.
Trong đại dịch Covid-19, nhiều cặp đôi phải hoãn cưới hoặc tổ chức đơn giản vì điều kiện không cho phép. Khi cuộc sống trở lại bình thường, sự bùng nổ của đám cưới khiến thị trường nhiều dịch vụ cũng sôi động trở lại.
Theo The Knot, tuần trăng mật là một trong những phần tuyệt vời nhất của cuộc sống hôn nhân.
Andrea Dindinger, nhà trị liệu hôn nhân và gia đình đến từ Mỹ, cho biết lễ cưới là dịp kỷ niệm với những người yêu thương của cô dâu, chú rể. Mặt khác, kỳ nghỉ trăng mật cho phép hai người mừng hạnh phúc mới một cách thân mật.
“Trong tuần trăng mật, hai vợ chồng phải hoàn toàn tập trung vào nhau. Niềm vui được tạo ra khi đó sẽ giúp củng cố nền tảng của cam kết trọn đời này. Nếu bỏ qua, hai người có thể lỡ cơ hội có khoảng thời gian riêng tư quý giá đó”, bà nói.
Thực tế, không có kiểu tuần trăng mật lý tưởng. Thời gian, địa điểm, các hoạt động,... đều dựa trên sở thích của từng cặp vợ chồng. Đối với những đôi dự định có con sớm, Dindinger khuyên họ nên kéo dài chuyến đi trăng mật hơn nếu có thể bởi những năm tháng nuôi dạy con cái sẽ là thử thách không nhỏ với hôn nhân.
Zing trò chuyện với 4 cặp vợ chồng để nghe chia sẻ về kỳ nghỉ trăng mật của họ sau khi chính thức về chung một nhà.
Đón giao thừa ở nước ngoài Tuấn Thắng - Phương Thảo (27 tuổi, Hà Nội)
Điểm đến: Hàn QuốcThời gian: 5 ngày 4 đêm vào tháng 12/2022-1/2023Tổng chi phí: 45 triệu đồng
Vợ chồng tôi tổ chức đám cưới thân mật, chỉ mời gia đình đôi bên và bạn bè thân thiết, vào ngày 25/12/2022. Chỉ 4 ngày sau hôn lễ, hai đứa đi Hàn Quốc theo tour đặt từ trước đó một tháng.
Lý do chọn Hàn Quốc là khi xem trên phim ảnh, chúng tôi thấy đây là đất nước có cảnh quan rất đẹp, mùa nào cũng có màu sắc riêng và lãng mạn.
Ngoài ra, nền văn hóa của xứ kim chi cũng gây ấn tượng với nhiều đặc trưng như trang phục truyền thống, ẩm thực, kiến trúc, ngôn ngữ.
Chuyến đi kéo dài 5 ngày 4 đêm với giá tour trọn gói là 17,5 triệu đồng/người, bao gồm toàn bộ chi phí ăn, ở, vé máy bay khứ hồi, visa. Ngoài ra, vợ chồng tôi đổi thêm chút tiền để chi tiêu cá nhân.
Hàn Quốc vốn là “thiên đường” mỹ phẩm, đồ ăn cũng phong phú nên ngoài lịch trình chung, chúng tôi cùng bạn bè đi chơi thêm nhiều điểm và mua sắm, chọn quà cho người thân,... Khoản này hết khoảng 10 triệu đồng.
Sang đây vào đúng dịp Tết Dương lịch, vợ chồng tôi còn được trải nghiệm “countdown” ở một đất nước khác. Khi đang đi bộ ở con phố dành cho giới trẻ Hongdae, đúng thời khắc giao thừa, mọi người tập trung tại chiếc đồng hồ đếm ngược để đón khoảnh khắc bước sang năm mới. Chúng tôi rất háo hức và thấy nhớ Việt Nam.
Vốn đam mê xê dịch, vợ chồng tôi thường cách 2-3 tháng lại đi du lịch trong hoặc ngoài nước. Điểm đến có thể là Đà Lạt, Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang,... hoặc cuối tuần muốn thư giãn, hai đứa lại tới những điểm gần Hà Nội như Tam Đảo, Sóc Sơn.
Ngoài Hàn Quốc, vợ chồng tôi từng ghé thăm Bali (Indonesia), Thái Lan và đang làm visa để đi Nhật Bản. Cuối năm, hai đứa có thể đi thêm một số quốc gia châu Âu.
Vì là vợ chồng son, chưa có em bé, chúng tôi muốn tranh thủ đi du lịch để vừa mở mang hiểu biết, vừa trải nghiệm nhiều nền văn hóa, con người, ẩm thực, kiến trúc,... khác nhau. Đây cũng là dịp lưu giữ kỷ niệm tuổi trẻ.
Sau này có con, có lẽ vợ chồng tôi sẽ phải chững lại một thời gian mới có thể tiếp tục đam mê. Nếu có đi đâu đó, chúng tôi sẽ có nhiều vướng bận hơn.
Lần đầu xuất ngoạiThanh Tuyền - Quốc Khởi (26 tuổi, TP.HCM)
Điểm đến: Thái Lan Thời gian: 6 ngày 5 đêm vào tháng 8/2022 Tổng chi phí: 38 triệu đồng
Sau khi tổ chức đám cưới vào tháng 7/2022, vợ chồng tôi lên kế hoạch cho chuyến trăng mật tại Huế - Đà Nẵng - Hội An.
Tuy nhiên, sau khi tính toán các chi phí và tham khảo một số người bạn, chúng tôi quyết định đi Thái Lan bởi số tiền bỏ ra tương đương, thậm chí ít hơn.
Hai đứa cũng chưa từng xuất ngoại, đây có lẽ là dịp thích hợp.
Vì chưa có kinh nghiệm, vợ chồng tôi đặt tour du lịch với giá 6,5 triệu đồng/người cho chuyến đi 6 ngày 5 đêm. Ngoài ra, chúng tôi mua thêm quà cho gia đình, bạn bè và chi tiêu riêng hết khoảng 25 triệu đồng.
Như vậy, tổng chi phí cho chuyến đi trăng mật là 38 triệu đồng.
Với hai đứa, số tiền này khá nhiều. Tôi cũng đắn đo khi chi tiêu các khoản ngoài, nhưng được chồng động viên, tôi cảm thấy thoải mái hơn.
Bất lợi của việc đi theo tour là thời gian dừng chân giữa các địa điểm ngắn, lịch trình khá sát nên có những nơi tôi muốn đi thêm mà không thể tách riêng.
Nhìn chung, cả hai đều có ấn tượng tốt về chuyến du lịch Thái Lan khi không xảy ra nạn chặt chém, vệ sinh công cộng sạch sẽ. Hơn nữa, người dân ở đây rất thân thiện, lúc mua bán trả giá nhưng khách không lấy nữa, họ vẫn niềm nở đón tiếp.
Hai vợ chồng dự định năm sau khi em bé lớn hơn, cả nhà sẽ quay lại đây.
Giải tỏa căng thẳngMinh Trung - Lam Phương (28 tuổi, TP.HCM)
Điểm đến: Phú Quốc Thời gian: 4 ngày 3 đêm vào tháng 4/2023 Tổng chi phí: 15 triệu đồng
Vợ chồng tôi không lên kế hoạch cho kỳ nghỉ trăng mật sau hôn lễ diễn ra vào ngày 2/4. Một phần bởi chi phí tổ chức đám cưới khá tốn kém, chúng tôi muốn kết hợp đi du lịch cùng gia đình vào dịp hè để tiết kiệm.
Mặt khác, hai đứa không đặt nặng việc phải có chuyến đi để tham vấn tình cảm hay hiểu nhau hơn vì quen 6 năm mới tiến đến hôn nhân.
Tuy nhiên, một số chuyện phát sinh sau đó khiến vợ chồng tôi quay cuồng một tuần để giải quyết. Cuối cùng, cả hai thống nhất đi Phú Quốc để thư giãn, nạp lại năng lượng sau thời gian căng thẳng.
Qua tìm hiểu dịch vụ, chúng tôi đặt tour 4 ngày 3 đêm với chi phí 3,5 triệu đồng/người, trong đó không bao gồm vé máy bay vì tôi được khuyên tự mua để giảm tải chi phí.
Tổng chi phí cho chuyến đi khoảng 15 triệu đồng, tính thêm tiền di chuyển, ăn uống, mua quà lưu niệm cho gia đình.
Tính ra hơi tốn kém, nhưng đây là lần đầu tiên ông xã tôi đến Phú Quốc, cũng là dịp hiếm hoi hai đứa tự lên kế hoạch đi chơi cùng nhau dài ngày.
Trước đó, vợ chồng tôi thường đi du lịch chung với nhóm bạn hoặc chỉ tranh thủ cuối tuần được nghỉ chạy xe xuống Vũng Tàu ăn uống, vui chơi trong ngày rồi về.
Trong chuyến đi, do nhầm lẫn thông tin từ lúc đặt tour, có hôm vợ chồng tôi phải đi từ sáng đến tối mịt để kịp ghé thăm hai điểm du lịch cách xa nhau. Hai đứa cũng phải đi bộ hơn 1 km giữa trưa nắng vì lỡ chuyến xe về khách sạn. May mắn là không ai bị ốm và có thời gian bên nhau trước khi trở lại công việc.
Cuối tháng 5, đầu tháng 6 tới, em họ tôi từ nước ngoài về Việt Nam. Có thể, vợ chồng tôi sẽ sắp xếp để đi chơi tiếp, nhưng cũng phải cân nhắc thêm về địa điểm cũng như chi phí.
Ăn một bữa hết 4 triệu đồngHồng Phúc - Duy Danh (31 tuổi, TP.HCM)
Điểm đến: Phú Quốc Thời gian: 3 ngày 2 đêm vào tháng 5/2023 Tổng chi phí: 13 triệu đồng
4 tháng chuẩn bị cho đám cưới khá mệt mỏi, vợ chồng tôi không tính quá nhiều về tuần trăng mật, chỉ nghĩ trong đầu địa điểm có thể sẽ đi như Phú Quốc.
Sau khi hôn lễ diễn ra trọn vẹn, chúng tôi lập tức mua combo 3 ngày 2 đêm đi Phú Quốc giá 4,3 triệu đồng/người, bao gồm vé máy bay khứ hồi, khách sạn, xe đưa đón sân bay, ăn sáng và một bữa tối.
Mức giá này với chúng tôi là khá hợp lý. Hai đứa cũng không phải mất thời gian để tìm chuyến bay cũng như nơi ở.
Cộng thêm phần chi cho ăn uống, tổng chi phí cho chuyến trăng mật này khoảng 13 triệu đồng.
Tôi từng đến Phú Quốc 6 lần, nhưng đây là lần đầu đi cùng chồng. Tôi luôn ấn tượng với hòn đảo này bởi cảm giác thư giãn, thoải mái nó mang lại.
Tuy nhiên, trong chuyến đi này, tôi thấy chi phí ăn uống, đặc biệt là hải sản, cao hơn những lần trước. Chúng tôi dùng một bữa tối hết 4 triệu đồng, có thể nhà hàng nằm trong khu vui chơi nên giá có phần nhỉnh hơn.
Dù chỉ đi ngắn ngày, vợ chồng tôi đều cảm thấy như được xả hơi sau quãng thời gian chuẩn bị đám cưới. Hai đứa cũng tranh thủ tổng kết lại những gì đã diễn ra và lên kế hoạch sắp tới. Cả hai cũng tự nhủ sẽ ráng “cày” để có thêm nhiều chuyến đi trong thời gian tới.
Vợ chồng mới cưới được tặng nhà, đất, nhẫn kim cươngVới nhiều đôi mới kết hôn, giá trị của món quà cưới đôi khi không nằm ở mặt kinh tế, mà còn mang ý nghĩa về tinh thần.
06:05 13/5/2023
Những kiểu người quyến rũ Có chín loại người có năng lực quyến rũ trên thế giới. Trong đó, Mỹ Nhân Ngư thể hiện cho nguồn năng lượng nhục dục dồi dào và họ biết cách tận dụng nó như thế nào. Kẻ Ăn Chơi Phóng Đãng lại cho thấy một niềm đam mê vô độ đối với kẻ khác phái và nỗi khát khao của họ có thể lây nhiễm sang người khác. Người Tình Lý Tưởng lại có thể cảm nhận sâu sắc rằng chính họ tạo ra sự lãng mạn. Người Thích Ăn Diện lại mê đắm trong hình ảnh của chính mình, tạo nên sức quyến rũ ái nam ái nữ đầy ấn tượng... | |
Cố xoay xở vài trăm triệu đồng để làm đám cưới | Ngoài quỹ riêng, vợ chồng Hùng Phúc vay phụ huynh 550 triệu đồng để lo liệu đám cưới. Còn Bảo Anh và bạn trai tích cóp trong 2,5 năm để tự chi trả cho hôn lễ từ đầu đến cuối. | Theo The Balance Money, đám cưới vốn là sự kiện tốn kém bởi tính chất đặc biệt của nó, được xem là dấu mốc quan trọng trong đời. Chúng cũng đòi hỏi chi phí, thời gian lên kế hoạch từ trước với nhiều hạng mục và nhân sự.
Theo The Knot, một đám cưới trung bình ở Mỹ tiêu tốn 30.000 USD vào năm 2022, chưa tính kỳ trăng mật. Tại Hàn Quốc, chi phí tổ chức tối thiểu vào năm 2019 là 230 triệu won (tức 196.000 USD), theo kết quả nghiên cứu của công ty tư vấn hôn nhân DUO Info Corporation.
Ở Trung Quốc, tiền làm đám cưới dao động 85.000-100.000 tệ tùy từng vùng, theo bài đăng trên tạp chí học thuật của Đại học Phụ nữ Sơn Đông. Các con số kể trên đều được coi là đáng kể ở các nước. Cô dâu, chú rể phải tích cóp trong khoảng thời gian nhất định.
Tại Việt Nam, dù chi phí trung bình cho một đám cưới chưa được thống kê cụ thể, đa phần các đôi đã cưới cho biết khoản tiền cần bỏ ra đều ở mức vài trăm triệu đồng trở lên. Zing trò chuyện với 4 cặp vợ chồng mới cưới để nghe họ chia sẻ về cách tính toán, sắp xếp cho ngày trọng đại.
Vay tiền bố mẹ làm đám cướiBích Hân - Hùng Phúc (sinh năm 1997, TP.HCM)
Tổng chi phí: 800 triệu đồng.
Số tiền tự chi: 250 triệu đồng.
Số tiền vay bố mẹ: 550 triệu đồng.
Sau 1,5 năm yêu nhau, chồng cầu hôn tôi. Chúng tôi có 6 tháng chuẩn bị. Sau khi dự tính các hạng mục, chúng tôi vay thêm bố mẹ 550 triệu đồng và sẽ lấy tiền mừng để gửi lại.
Cả hai đều đã đi làm, có thu nhập nên chỉ xác định vay chứ không để bố mẹ phải lo. Hơn nữa, khi tự chi trả cho đám cưới, chúng tôi thấy ý nghĩa hơn nhiều.
Chúng tôi muốn một đám cưới thân mật, mong muốn những người thương của mình có mặt nhưng vẫn phải đáp ứng đủ khách mời của bố mẹ. Vì vậy, hai đứa khá đau đầu để lên kế hoạch và chi phí.
Chúng tôi đi khảo sát giá của nhiều bên cung cấp dịch vụ, dự trù con số, từ đó tìm ra nơi phù hợp với nhu cầu và các tiêu chí.
Hơn nữa, đám cưới diễn ra ở 2 nơi, tiệc nhà gái vào tháng 3 ở TP.HCM, nhà trai là tháng 5 ở Tây Ninh, vì thế, một số chi phí như váy cưới, make-up, chụp ảnh sẽ bị đội lên.
Các khoản chi tiêu chính trong đám cưới của chúng tôi có thể kể đến như: tiệc cưới (500 triệu đồng), váy cưới (15 triệu đồng), trang trí (70 triệu đồng), wedding planner (20 triệu đồng), nhẫn cưới (10 triệu đồng), quay chụp cưới (45 triệu đồng).
Ngoài ra, một số chi phí khác như make-up, vest chú rể,...Tổng chi phí cho đám cưới khoảng 800 triệu đồng. Bố mẹ cũng tặng một số món và tự chuẩn bị vài thứ để hai đứa không quá "nặng gánh".
Những ngày chuẩn bị cưới, hai đứa cũng có những mâu thuẫn nhưng không quá lớn. Chồng tôi làm IT khá bận rộn, đôi khi không sát sao với đám cưới được như vợ. Thay vào đó, chồng để tôi tự do chi tiêu cho đám cưới.
Với hai vợ chồng, số tiền chi cho đám cưới là hợp lý, khó có thể rút bớt khoản nào. Sau đám cưới ở nhà gái, một số chi phí bị phát sinh. Tuy nhiên, chúng tôi đặt tiêu chí vui vẻ, thoải mái cho khách mời nên không đặt nặng vấn đề kinh tế.
Bỏ heo tiết kiệm trong 1 nămĐại Bích - Hoàng Thức (sinh năm 1998, Vĩnh Phúc)
Tổng chi phí: 450 triệu đồng.
Số tiền tự chi: 90 triệu đồng.
Số tiền bố mẹ hỗ trợ: 360 triệu đồng.
Sau 5 năm yêu nhau và 1,5 năm chuẩn bị cho đám cưới, cuối năm 2022, chúng tôi chính thức về chung một nhà.
Vì mới đi làm, tiền tích lũy chưa được nhiều nên chúng tôi chủ động tiết kiệm bằng cách bỏ heo 2 triệu đồng/người/tháng.
Sau 1 năm, tính cả một phần tích lũy từ trước, chúng tôi có 60 triệu đồng. Số tiền này đủ để mua nhẫn, chụp ảnh cưới, thuê váy cũng như make-up. Ngoài ra, chồng tôi phụ thêm bố mẹ khoảng 30 triệu đồng.
Tổng chi phí đám cưới khoảng 450 triệu đồng. Bố mẹ hai bên hỗ trợ phần lớn. Dù số tiền tự chi chỉ chiếm 1/5 so với tổng chi phí nhưng với thu nhập của hai đứa, đó là số tiền lớn. Việc cùng nhau tiết kiệm để chuẩn bị cho cột mốc lớn trong đời khiến cả hai gắn bó hơn.
Chúng tôi tổ chức đám cưới ở quê nên chi phí cũng rẻ hơn so với thành phố. Riêng phần tiệc cưới - khoản tốn kém nhất, chúng tôi được họ hàng, làng xóm giúp đỡ nấu nướng nên chỉ tốn tiền nguyên liệu.
Trước đây, chồng tôi thường không biết tiết kiệm, kiếm được bao nhiêu sẽ tiêu hết. Sau thời gian chuẩn bị cho đám cưới, anh biết lo nghĩ hơn, mỗi tháng nhận lương sẽ trích luôn một khoản tiết kiệm, một khoản đưa cho vợ để chi tiêu, còn lại giữ một ít.
Đám cưới giúp chúng tôi trưởng thành hơn, biết cân đo đong đếm mọi thứ sao cho hợp lý, là bước đệm để hai đứa chính thức bước vào cuộc sống hôn nhân sau này.
Tự chi trả đám cưới private Duy Tùng - Mỹ Hạnh (sinh năm 1996, Hà Nội)
Tổng chi phí: 700 triệu đồng.
Số tiền tự chi: 200 triệu đồng cho đám cưới private.
Số tiền bố mẹ hỗ trợ: 500 triệu đồng cho tiệc cưới truyền thống.
Khi lên kế hoạch cưới, hai vợ chồng tôi đã tính toán khá kỹ phần tài chính từ trước 6 tháng đến một năm. Mục đích là để chủ động nguồn tiền, phân bổ các khoản cần chuẩn bị.
Nhờ lên plan từ trước, gia đình tôi không gặp cảnh "choáng" trước các kinh phí cần thiết. Chi phí phát sinh cũng không lệch nhiều với con số dự trù.
Ngoài ra, cả hai còn làm thêm một tiệc private và after party (tiệc hậu lễ cưới) với khách mời là bố mẹ 2 bên cùng bạn bè thân thiết. Lý do là tôi muốn có những khoảnh khắc thực sự tận hưởng ngày trọng đại của mình, thay vì cả nhà đều bận rộn đón khách khứa tới dự.
Ở sự kiện này, tôi và chồng lo liệu từ A đến Z. Hạng mục tốn kém nhất là thuê địa điểm, khoảng 20 triệu đồng cho 2 ngày 1 đêm. Tôi chọn một khu nghỉ dưỡng ở ngoại ô thành phố vừa đáp ứng được không gian, vừa đủ phòng cho khách mời ngủ lại.
Nhận thấy việc tìm kiếm các đơn vị riêng lẻ như trang trí, catering, âm thanh và ánh sáng tốn nhiều công sức và thời gian, tôi chọn lựa thuê một đơn vị tổ chức tiệc chuyên nghiệp (wedding planner) làm đầu mối đứng ra lo các khâu.
Nếu không, riêng vận chuyển vật dụng cần thiết và nhân sự set up đến nơi xa là tôi đã thấy mình khó mà xử lí ổn thoả, thậm chí còn tốn kém hơn.
Các khoản chiếm đáng kể là đầu bếp riêng, với 1 triệu đồng/khách cho khoảng 50 khách. Hoa trang trí tùy độ cầu kỳ và quy mô, tốn ít nhất 20 triệu đồng. Chi phí cho đội ngũ chụp ảnh, quay phim và hậu kỳ cũng hết tương tự. Tiền thuê DJ khuấy động bữa tiệc là 3-5 triệu đồng. Khoản dự phòng đặt ra là 10-20 triệu đồng.
Lời khuyên cá nhân dành cho các cặp muốn làm đám cưới thân mật là xác định rõ ngân sách và nguyện vọng; sau đó là tìm đơn vị planner uy tín, có trách nhiệm và gu thẩm mỹ hợp với mình. Khi đó, với đề bài đưa ra, chi phí có thể tối ưu rất nhiều. Planner có khả năng điều chỉnh các hạng mục để phù hợp với kinh phí của khách hàng nên mọi người đừng ngần ngại đưa ra yêu cầu cá nhân.
Chi trả toàn bộ Minh Hoàng - Bảo Anh (sinh năm 1994, TP.HCM)
Tổng chi phí tự chi: 500 triệu đồng.
Vì tự bỏ tiền cho hôn lễ, tôi dành nhiều ngày tìm đọc các bài share kinh nghiệm trên mạng từ những cặp đã cưới. Số tiền tổ chức do cả hai tích cóp trong 2,5 năm.
Ngoài các hạng mục cho đám cưới, vợ chồng tôi còn dành một khoản đáng kể cho việc thuê nhà ở riêng, sắm sửa đồ nội thất mới.
Do đó, mọi chi phí đều cần tính toán kỹ càng, không tránh khỏi những lúc thấy căng thẳng, đau đầu “co kéo” sao cho hợp lý.
Về địa điểm, tôi chọn khách sạn ở gần khu vực trung tâm, phù hợp với ngân sách và sức chứa 300 khách. Tuy nhiên, các đồ trang trí được cung cấp sẵn như cổng chào, biển tên, bàn đặt hòm của hai nhà, hoa đặt dọc lối đi khá ít và cũ, không đẹp.
Do đó, tôi phải chi thêm 30 triệu đồng thuê đội trang trí riêng. Về ý tưởng trang trí, tôi vốn thích phong cách tối giản nên không cần không gian quá lộng lẫy, cầu kỳ. Dịch vụ hoa tươi dành riêng cho đám cưới vốn rất đắt, lựa chọn hoa khô sẽ đỡ tốn kém hơn mà vẫn có tính thẩm mỹ.
Một điều lưu ý là bạn cần thương lượng rõ, trong trường hợp của tôi, vì thuê trang trí ngoài, phía khách sạn tính thêm một khoản phí tháo, dỡ. Con số ban đầu đưa ra tôi thấy không hợp lý, hai bên mất thời gian bàn bạc lại khá lâu.
Ban đầu, chúng tôi không có ý định chụp ảnh cưới, mà dùng hình có sẵn của hai đứa. Tuy vậy, vì cần ảnh mặc lễ phục treo ở sảnh chính, cả hai chi thêm 15 triệu đồng chụp trong studio để nhanh gọn, đỡ vất vả.
Việc quản lý tốt đồ uống trong đám cưới cũng giúp tiết kiệm một khoản. Tôi chọn tự mua rượu ở ngoài, trả phí dịch vụ và thấy rẻ hơn đáng kể so với đặt sẵn của khách sạn.
"Nhẹ hết cả người" là cảm giác của tôi sau khi kết thúc. Vừa đi làm, vừa bận tổ chức đám cưới trong 3-4 tháng liên tục, tôi luôn trong trạng thái tất bật và hay lo nghĩ. Cuối cùng, mọi thứ cũng xong.
Từng chia sẻ với Zing, chuyên gia tài chính cá nhân Mina Chung cho hay tổ chức tiệc cưới là việc "mỗi nhà mỗi kiểu". Do đó, cả hai cần ngồi lại với nhau, đặt mục tiêu tài chính và kế hoạch đạt được.Sau khi ước lượng số tiền, bạn và nửa kia có thể cam kết chuyển 30% lương mỗi người vào quỹ đám cưới trong một thời gian nhất định. 30% đến từ phương pháp phân bổ tiền 50/30/20, trong đó, bạn dành ra 30% thu nhập tháng cho tiêu dùng cá nhân. Khi quyết định kết hôn, bạn có thể giảm chi phí giải trí, mua sắm để dành dụm cho đám cưới.Nếu một trong hai gia đình quyết định trả giúp chi phí, hoặc bạn và bạn đời chỉ cần một bữa tiệc thân mật, thì thời gian chờ đợi sẽ được rút ngắn.
Sách chữa lành tại Việt Nam Chia sẻ với Zing, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng. | Cố xoay xở vài trăm triệu đồng để làm đám cưới
Ngoài quỹ riêng, vợ chồng Hùng Phúc vay phụ huynh 550 triệu đồng để lo liệu đám cưới. Còn Bảo Anh và bạn trai tích cóp trong 2,5 năm để tự chi trả cho hôn lễ từ đầu đến cuối.
Theo The Balance Money, đám cưới vốn là sự kiện tốn kém bởi tính chất đặc biệt của nó, được xem là dấu mốc quan trọng trong đời. Chúng cũng đòi hỏi chi phí, thời gian lên kế hoạch từ trước với nhiều hạng mục và nhân sự.
Theo The Knot, một đám cưới trung bình ở Mỹ tiêu tốn 30.000 USD vào năm 2022, chưa tính kỳ trăng mật. Tại Hàn Quốc, chi phí tổ chức tối thiểu vào năm 2019 là 230 triệu won (tức 196.000 USD), theo kết quả nghiên cứu của công ty tư vấn hôn nhân DUO Info Corporation.
Ở Trung Quốc, tiền làm đám cưới dao động 85.000-100.000 tệ tùy từng vùng, theo bài đăng trên tạp chí học thuật của Đại học Phụ nữ Sơn Đông. Các con số kể trên đều được coi là đáng kể ở các nước. Cô dâu, chú rể phải tích cóp trong khoảng thời gian nhất định.
Tại Việt Nam, dù chi phí trung bình cho một đám cưới chưa được thống kê cụ thể, đa phần các đôi đã cưới cho biết khoản tiền cần bỏ ra đều ở mức vài trăm triệu đồng trở lên. Zing trò chuyện với 4 cặp vợ chồng mới cưới để nghe họ chia sẻ về cách tính toán, sắp xếp cho ngày trọng đại.
Vay tiền bố mẹ làm đám cướiBích Hân - Hùng Phúc (sinh năm 1997, TP.HCM)
Tổng chi phí: 800 triệu đồng.
Số tiền tự chi: 250 triệu đồng.
Số tiền vay bố mẹ: 550 triệu đồng.
Sau 1,5 năm yêu nhau, chồng cầu hôn tôi. Chúng tôi có 6 tháng chuẩn bị. Sau khi dự tính các hạng mục, chúng tôi vay thêm bố mẹ 550 triệu đồng và sẽ lấy tiền mừng để gửi lại.
Cả hai đều đã đi làm, có thu nhập nên chỉ xác định vay chứ không để bố mẹ phải lo. Hơn nữa, khi tự chi trả cho đám cưới, chúng tôi thấy ý nghĩa hơn nhiều.
Chúng tôi muốn một đám cưới thân mật, mong muốn những người thương của mình có mặt nhưng vẫn phải đáp ứng đủ khách mời của bố mẹ. Vì vậy, hai đứa khá đau đầu để lên kế hoạch và chi phí.
Chúng tôi đi khảo sát giá của nhiều bên cung cấp dịch vụ, dự trù con số, từ đó tìm ra nơi phù hợp với nhu cầu và các tiêu chí.
Hơn nữa, đám cưới diễn ra ở 2 nơi, tiệc nhà gái vào tháng 3 ở TP.HCM, nhà trai là tháng 5 ở Tây Ninh, vì thế, một số chi phí như váy cưới, make-up, chụp ảnh sẽ bị đội lên.
Các khoản chi tiêu chính trong đám cưới của chúng tôi có thể kể đến như: tiệc cưới (500 triệu đồng), váy cưới (15 triệu đồng), trang trí (70 triệu đồng), wedding planner (20 triệu đồng), nhẫn cưới (10 triệu đồng), quay chụp cưới (45 triệu đồng).
Ngoài ra, một số chi phí khác như make-up, vest chú rể,...Tổng chi phí cho đám cưới khoảng 800 triệu đồng. Bố mẹ cũng tặng một số món và tự chuẩn bị vài thứ để hai đứa không quá "nặng gánh".
Những ngày chuẩn bị cưới, hai đứa cũng có những mâu thuẫn nhưng không quá lớn. Chồng tôi làm IT khá bận rộn, đôi khi không sát sao với đám cưới được như vợ. Thay vào đó, chồng để tôi tự do chi tiêu cho đám cưới.
Với hai vợ chồng, số tiền chi cho đám cưới là hợp lý, khó có thể rút bớt khoản nào. Sau đám cưới ở nhà gái, một số chi phí bị phát sinh. Tuy nhiên, chúng tôi đặt tiêu chí vui vẻ, thoải mái cho khách mời nên không đặt nặng vấn đề kinh tế.
Bỏ heo tiết kiệm trong 1 nămĐại Bích - Hoàng Thức (sinh năm 1998, Vĩnh Phúc)
Tổng chi phí: 450 triệu đồng.
Số tiền tự chi: 90 triệu đồng.
Số tiền bố mẹ hỗ trợ: 360 triệu đồng.
Sau 5 năm yêu nhau và 1,5 năm chuẩn bị cho đám cưới, cuối năm 2022, chúng tôi chính thức về chung một nhà.
Vì mới đi làm, tiền tích lũy chưa được nhiều nên chúng tôi chủ động tiết kiệm bằng cách bỏ heo 2 triệu đồng/người/tháng.
Sau 1 năm, tính cả một phần tích lũy từ trước, chúng tôi có 60 triệu đồng. Số tiền này đủ để mua nhẫn, chụp ảnh cưới, thuê váy cũng như make-up. Ngoài ra, chồng tôi phụ thêm bố mẹ khoảng 30 triệu đồng.
Tổng chi phí đám cưới khoảng 450 triệu đồng. Bố mẹ hai bên hỗ trợ phần lớn. Dù số tiền tự chi chỉ chiếm 1/5 so với tổng chi phí nhưng với thu nhập của hai đứa, đó là số tiền lớn. Việc cùng nhau tiết kiệm để chuẩn bị cho cột mốc lớn trong đời khiến cả hai gắn bó hơn.
Chúng tôi tổ chức đám cưới ở quê nên chi phí cũng rẻ hơn so với thành phố. Riêng phần tiệc cưới - khoản tốn kém nhất, chúng tôi được họ hàng, làng xóm giúp đỡ nấu nướng nên chỉ tốn tiền nguyên liệu.
Trước đây, chồng tôi thường không biết tiết kiệm, kiếm được bao nhiêu sẽ tiêu hết. Sau thời gian chuẩn bị cho đám cưới, anh biết lo nghĩ hơn, mỗi tháng nhận lương sẽ trích luôn một khoản tiết kiệm, một khoản đưa cho vợ để chi tiêu, còn lại giữ một ít.
Đám cưới giúp chúng tôi trưởng thành hơn, biết cân đo đong đếm mọi thứ sao cho hợp lý, là bước đệm để hai đứa chính thức bước vào cuộc sống hôn nhân sau này.
Tự chi trả đám cưới private Duy Tùng - Mỹ Hạnh (sinh năm 1996, Hà Nội)
Tổng chi phí: 700 triệu đồng.
Số tiền tự chi: 200 triệu đồng cho đám cưới private.
Số tiền bố mẹ hỗ trợ: 500 triệu đồng cho tiệc cưới truyền thống.
Khi lên kế hoạch cưới, hai vợ chồng tôi đã tính toán khá kỹ phần tài chính từ trước 6 tháng đến một năm. Mục đích là để chủ động nguồn tiền, phân bổ các khoản cần chuẩn bị.
Nhờ lên plan từ trước, gia đình tôi không gặp cảnh "choáng" trước các kinh phí cần thiết. Chi phí phát sinh cũng không lệch nhiều với con số dự trù.
Ngoài ra, cả hai còn làm thêm một tiệc private và after party (tiệc hậu lễ cưới) với khách mời là bố mẹ 2 bên cùng bạn bè thân thiết. Lý do là tôi muốn có những khoảnh khắc thực sự tận hưởng ngày trọng đại của mình, thay vì cả nhà đều bận rộn đón khách khứa tới dự.
Ở sự kiện này, tôi và chồng lo liệu từ A đến Z. Hạng mục tốn kém nhất là thuê địa điểm, khoảng 20 triệu đồng cho 2 ngày 1 đêm. Tôi chọn một khu nghỉ dưỡng ở ngoại ô thành phố vừa đáp ứng được không gian, vừa đủ phòng cho khách mời ngủ lại.
Nhận thấy việc tìm kiếm các đơn vị riêng lẻ như trang trí, catering, âm thanh và ánh sáng tốn nhiều công sức và thời gian, tôi chọn lựa thuê một đơn vị tổ chức tiệc chuyên nghiệp (wedding planner) làm đầu mối đứng ra lo các khâu.
Nếu không, riêng vận chuyển vật dụng cần thiết và nhân sự set up đến nơi xa là tôi đã thấy mình khó mà xử lí ổn thoả, thậm chí còn tốn kém hơn.
Các khoản chiếm đáng kể là đầu bếp riêng, với 1 triệu đồng/khách cho khoảng 50 khách. Hoa trang trí tùy độ cầu kỳ và quy mô, tốn ít nhất 20 triệu đồng. Chi phí cho đội ngũ chụp ảnh, quay phim và hậu kỳ cũng hết tương tự. Tiền thuê DJ khuấy động bữa tiệc là 3-5 triệu đồng. Khoản dự phòng đặt ra là 10-20 triệu đồng.
Lời khuyên cá nhân dành cho các cặp muốn làm đám cưới thân mật là xác định rõ ngân sách và nguyện vọng; sau đó là tìm đơn vị planner uy tín, có trách nhiệm và gu thẩm mỹ hợp với mình. Khi đó, với đề bài đưa ra, chi phí có thể tối ưu rất nhiều. Planner có khả năng điều chỉnh các hạng mục để phù hợp với kinh phí của khách hàng nên mọi người đừng ngần ngại đưa ra yêu cầu cá nhân.
Chi trả toàn bộ Minh Hoàng - Bảo Anh (sinh năm 1994, TP.HCM)
Tổng chi phí tự chi: 500 triệu đồng.
Vì tự bỏ tiền cho hôn lễ, tôi dành nhiều ngày tìm đọc các bài share kinh nghiệm trên mạng từ những cặp đã cưới. Số tiền tổ chức do cả hai tích cóp trong 2,5 năm.
Ngoài các hạng mục cho đám cưới, vợ chồng tôi còn dành một khoản đáng kể cho việc thuê nhà ở riêng, sắm sửa đồ nội thất mới.
Do đó, mọi chi phí đều cần tính toán kỹ càng, không tránh khỏi những lúc thấy căng thẳng, đau đầu “co kéo” sao cho hợp lý.
Về địa điểm, tôi chọn khách sạn ở gần khu vực trung tâm, phù hợp với ngân sách và sức chứa 300 khách. Tuy nhiên, các đồ trang trí được cung cấp sẵn như cổng chào, biển tên, bàn đặt hòm của hai nhà, hoa đặt dọc lối đi khá ít và cũ, không đẹp.
Do đó, tôi phải chi thêm 30 triệu đồng thuê đội trang trí riêng. Về ý tưởng trang trí, tôi vốn thích phong cách tối giản nên không cần không gian quá lộng lẫy, cầu kỳ. Dịch vụ hoa tươi dành riêng cho đám cưới vốn rất đắt, lựa chọn hoa khô sẽ đỡ tốn kém hơn mà vẫn có tính thẩm mỹ.
Một điều lưu ý là bạn cần thương lượng rõ, trong trường hợp của tôi, vì thuê trang trí ngoài, phía khách sạn tính thêm một khoản phí tháo, dỡ. Con số ban đầu đưa ra tôi thấy không hợp lý, hai bên mất thời gian bàn bạc lại khá lâu.
Ban đầu, chúng tôi không có ý định chụp ảnh cưới, mà dùng hình có sẵn của hai đứa. Tuy vậy, vì cần ảnh mặc lễ phục treo ở sảnh chính, cả hai chi thêm 15 triệu đồng chụp trong studio để nhanh gọn, đỡ vất vả.
Việc quản lý tốt đồ uống trong đám cưới cũng giúp tiết kiệm một khoản. Tôi chọn tự mua rượu ở ngoài, trả phí dịch vụ và thấy rẻ hơn đáng kể so với đặt sẵn của khách sạn.
"Nhẹ hết cả người" là cảm giác của tôi sau khi kết thúc. Vừa đi làm, vừa bận tổ chức đám cưới trong 3-4 tháng liên tục, tôi luôn trong trạng thái tất bật và hay lo nghĩ. Cuối cùng, mọi thứ cũng xong.
Từng chia sẻ với Zing, chuyên gia tài chính cá nhân Mina Chung cho hay tổ chức tiệc cưới là việc "mỗi nhà mỗi kiểu". Do đó, cả hai cần ngồi lại với nhau, đặt mục tiêu tài chính và kế hoạch đạt được.Sau khi ước lượng số tiền, bạn và nửa kia có thể cam kết chuyển 30% lương mỗi người vào quỹ đám cưới trong một thời gian nhất định. 30% đến từ phương pháp phân bổ tiền 50/30/20, trong đó, bạn dành ra 30% thu nhập tháng cho tiêu dùng cá nhân. Khi quyết định kết hôn, bạn có thể giảm chi phí giải trí, mua sắm để dành dụm cho đám cưới.Nếu một trong hai gia đình quyết định trả giúp chi phí, hoặc bạn và bạn đời chỉ cần một bữa tiệc thân mật, thì thời gian chờ đợi sẽ được rút ngắn.
Sách chữa lành tại Việt Nam Chia sẻ với Zing, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng. | |
Bữa sáng tại nhà ở những nơi có thu nhập cao nhất Việt Nam | Dù thu nhập tăng, nhiều gia đình vẫn chọn nấu ăn tại nhà để tiết kiệm chi phí và đảm bảo sức khỏe, đặc biệt trong bối cảnh giá cả sinh hoạt tăng cao. | Theo số liệu Khảo sát mức sống dân cư năm 2022 của Tổng cục Thống kê, Bình Dương là địa phương có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước, đạt 8,076 triệu đồng/tháng.
Con số này vượt xa 2 địa phương xếp sau là Hà Nội với giá trị 6,423 triệu đồng/tháng và TP. HCM với 6,392 triệu đồng/tháng. Xếp thứ 4 trong danh sách là Đồng Nai với thu nhập 6,346 triệu đồng/tháng.
Dù thu nhập trung bình tăng đều ở cả thành thị và nông thôn, mức chi tiêu của người dân đã giảm xuống do ảnh hưởng của đại dịch và khủng hoảng chi phí sinh hoạt. Năm 2022, chi tiêu bình quân đầu người một tháng xấp xỉ 2,8 triệu đồng, giảm 3,3 điểm % so với 2020, con số ghi nhận ở khu vực thành thị là 3,3 triệu đồng (giảm 13,6 điểm % so với năm 2020).
Dưới tác động đó, các hộ gia đình có xu hướng thắt chặt chi tiêu, đặc biệt là các hộ sống ở khu vực thành thị. Trong đó, thói quen ăn uống của nhiều gia đình đã thay đổi sau đại dịch, đặc biệt trong bối cảnh chi phí sinh hoạt tăng cao.
Trong khi một số gia đình chuyển từ ăn sáng ở ngoài sang nấu tại nhà để tiết kiệm, một số người cho biết chấp nhận bỏ nhiều công sức hơn vì muốn bữa ăn an toàn, chất lượng.
Zing đã trò chuyện với 4 gia đình ở Bình Dương, TP.HCM, Hà Nội và Đồng Nai, nơi có mức thu nhập lớn nhất cả nước, để tìm hiểu về thói quen nấu nướng và mức chi phí họ dành cho bữa sáng.
Chú trọng bữa sáng cho con nhỏBảo Khuyên (32 tuổi)
Nơi ở: Bình Dương Thành viên gia đình: 2 vợ chồng, 2 con Chi phí trung bình cho bữa sáng của cả gia đình: 1-1,5 triệu đồng/tháng Thay đổi linh hoạt giữa nấu ăn ở nhà, mua đồ ăn ngoài
Buổi sáng, bé lớn 5 tuổi sẽ đi học và ăn ở trường, nên tôi chủ yếu nấu ăn cho bé nhỏ. Bé mới hơn một tuổi, đang làm quen với bữa sáng, vì thế tôi chọn món đơn giản, nhanh gọn mà vẫn đảm bảo sự đa dạng.
Hai vợ chồng tôi thay đổi linh hoạt giữa ăn sáng tại nhà hoặc ăn ở ngoài, tùy điều kiện từng hôm. Nếu có nhiều thời gian, tôi vẫn ưu tiên chọn nấu cho cả nhà.
Chi phí nấu bữa sáng cho bé tại nhà không tốn kém quá nhiều, vì phần ăn của bé còn ít và kết hợp uống sữa. Con đang trong giai đoạn cần sự hứng thú, tôi tìm hiểu nhiều món đa dạng, chế biến nhanh trong 30 phút để bé không chờ đợi lâu.
Cuối tuần, tôi thường nấu những món ăn cầu kỳ hơn, như một cách để cả gia đình gắn kết. Ngày nghỉ, có nhiều thời gian nên tôi có thể chọn những món chế biến lâu, khoảng 1 giờ như phở, soup, bún...
Những món ăn đơn giản, được trình bày đẹp mắt giúp em bé có hứng thú ăn uống hơn.
Nấu ăn ở nhà giúp tôi tiết kiệm một phần chi phí, đặc biệt cảm thấy an toàn hơn so với khi ăn uống ở ngoài. Khi tự nấu ăn, tôi quản lý được thành phần dinh dưỡng, an tâm trong khâu chế biến, làm những món phù hợp với sở thích của bé.
Khó khăn lớn nhất là cần phải suy nghĩ và tìm hiểu để lên thực đơn mỗi ngày.
Ưu tiên sức khỏeBùi Hòa (31 tuổi)
Nơi ở: Hà Nội Thành viên gia đình: hai vợ chồng, 3 con, ông bà nội Chi phí trung bình cho bữa sáng: 2,1-4,2 triệu đồng/tháng Chủ yếu ăn sáng ở nhà, cuối tuần hoặc dịp đặc biệt mới đi ăn ngoài
Tôi ưu tiên ăn uống tại nhà. Gia đình đông người và có con nhỏ nên tự nấu nướng vừa an toàn, sạch sẽ, đảm bảo dinh dưỡng, cũng nhanh và tiện lợi. Thỉnh thoảng, cuối tuần hoặc dịp đặc biệt, cả nhà mới ra ngoài đổi bữa.
Cả vợ chồng và các con đều ra khỏi nhà đi làm, đi học từ 7h30 nên tôi luôn chọn làm bữa sáng nhanh, gọn nhẹ, đơn giản.
Với những món cần chế biến lâu như món kho, hầm, tôi làm sẵn từ tối hôm trước. Nguyên liệu sơ chế từ buổi tối, sáng chỉ việc nấu nên cũng rất nhanh.
Tôi thường đổi món đa dạng cho bữa sáng như cơm, phở, bún, bánh mì. Đặc biệt, tôi ăn Eat Clean nên ưu tiên chọn smoothie cho bữa sáng. Mỗi thành viên cũng uống thêm một cốc sữa hạt.
Thực tế, tôi chọn nấu ăn ở nhà không hẳn để tiết kiệm chi phí, bởi nhiều khi có bữa ở nhà còn hết nhiều tiền hơn đi ăn hàng, nhưng đổi lại là sự yên tâm và an toàn, đảm bảo dinh dưỡng. Bên cạnh đó, tôi cũng có thể nấu theo đúng sở thích và khẩu vị của cả nhà.
Theo chị Hòa, biết sử dụng các dụng cụ nhà bếp hiện đại sẽ giúp việc nấu ăn nhanh chóng và đơn giản.
Nhược điểm khi nấu bữa sáng tại nhà là phải cân đối được thời gian, nếu không sẽ khá mệt mỏi, nhất là khoản dọn dẹp sau khi nấu.
Tôi cho rằng nếu biết sắp xếp mọi thứ khoa học, sử dụng các thiết bị hỗ trợ như nồi áp suất, nồi nấu chậm, máy làm sữa hạt, nồi chiên hơi nước, máy xay thịt, máy xay sinh tố, việc tự làm bữa sáng sẽ rất nhanh và tiện lợi.
Tiết kiệm một nửa khi ăn sáng ở nhàLê Thị Huyền (35 tuổi)
Nơi ở: TP.HCM Thành viên gia đình: hai vợ chồng, em gái, hai con Chi phí trung bình cho bữa sáng của cả gia đình: 1,5-3 triệu đồng/tháng Chủ yếu tự nấu ăn sáng tại nhà
Vợ chồng tôi và em gái đều đi làm, hai con nhỏ đi học nên tôi thường thức dậy từ 5h30 sáng để chuẩn bị bữa sáng.
So với đi ăn ở ngoài, tự nấu ăn tại nhà giúp gia đình tôi tiết kiệm được khoảng 50% chi phí. Điều này đặc biệt giúp chúng tôi đỡ gánh nặng chi tiêu khi sống ở TP.HCM, một trong những thành phố có phí sinh hoạt đắt đỏ nhất đất nước.
Hiện tại khi giá cả các mặt hàng đều tăng cao, số tiền chi cho bữa sáng của cả gia đình đã tăng khoảng 30% so với thời điểm trước dịch. Với tổng thu nhập của cả gia đình, khoản chi cho bữa sáng là phù hợp và thoải mái.
Ưu điểm lớn nhất khi nấu ăn tại nhà là sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh và có không khí gia đình. Tuy nhiên, việc chuẩn bị bữa sáng sẽ mất thời gian, tôi chủ yếu làm các món đơn giản nên thực đơn không đủ phong phú.
Nấu ăn tại nhà để tiết kiệm
Hồ Thị Xuân Liên (30 tuổi)
Nơi ở: Đồng Nai Thành viên gia đình: hai vợ chồng, hai con Chi phí trung bình cho bữa sáng: 2,4-3,6 triệu đồng/tháng Ăn sáng ở nhà 6 ngày/tuần, trừ chủ nhật vì thường sẽ đi chơi nên ăn ngoài
Vợ chồng tôi nấu ăn sáng ở nhà từ lúc dịch Covid-19 bùng phát. Thói quen này đã được duy trì hơn hai năm. Hiện tại, cả nhà đã quen việc quen tay nên thấy chuyện tự nấu bữa sáng cũng rất nhẹ nhàng, đơn giản.
Thông thường, tôi thức dậy lúc 5h30. Trong thời gian chờ ninh nước dùng, tôi sẽ đi luộc bún/miến/mì/nui, tranh thủ vệ sinh cá nhân rồi sau đó quay lại nêm nước dùng, dọn đồ ăn ra bàn. Đến khoảng 6h20, cả nhà đã có thể cùng ngồi vào bàn và thong thả dùng bữa. Trong lúc ăn sáng, chúng tôi vẫn có thời gian hỏi han, trò chuyện cùng nhau.
Gia đình tôi chọn ăn sáng ở nhà vì muốn tiết kiệm chi phí sinh hoạt mà vẫn đảm bảo được dinh dưỡng và sức khỏe cho mọi thành viên. Chi phí cho mỗi bữa ăn sáng ở nhà cũng xấp xỉ bữa ăn ở ngoài hàng, nhưng nếu xét về lượng và chất thì có phần nhỉnh hơn, nên tính đi tính lại thì ăn ở nhà vẫn có lợi hơn nhiều.
Chị Liên thường dậy rất sớm để chuẩn bị bữa ăn tươm tất cho cả nhà.
Vì có thể chủ động lựa chọn từ nguyên liệu cho đến gia vị và cách chế biến, chúng tôi có thể đảm bảo chất lượng cho từng bữa sáng tại nhà.
Theo tôi, một bữa ăn sáng đủ chất là nguồn năng lượng cho mọi thành viên tích cực làm việc và học tập trong ngày mới. Các con tôi luôn đến trường với cái bụng no và tinh thần vui vẻ, còn hai vợ chồng cũng trong trạng thái “đầy pin” để làm việc hiệu quả hơn.
Bữa ăn gia đình ở những nơi có chi phí sống đắt đỏ nhất Việt NamTrong khi Thu Trang ưu tiên nấu một lần ăn hai bữa, vợ chồng Huỳnh Liên tranh thủ về quê mua thực phẩm, Như Quỳnh lên sẵn thực đơn cho cả tuần để tối ưu chi phí.
12:00 7/4/2023
Để có một cuộc sống chất lượng vượt trội Trong cuốn sách Đầu tư thông minh của Anthony Robbins, tác giả cho rằng sự giàu có đích thực không chỉ dừng lại ở tiền bạc mà nằm ở cảm xúc, tâm lý và tâm hồn. Nếu bạn không hạnh phúc, bạn không thể có một cuộc sống tuyệt vời, bất kể ví tiền của bạn dày như thế nào. | Bữa sáng tại nhà ở những nơi có thu nhập cao nhất Việt Nam
Dù thu nhập tăng, nhiều gia đình vẫn chọn nấu ăn tại nhà để tiết kiệm chi phí và đảm bảo sức khỏe, đặc biệt trong bối cảnh giá cả sinh hoạt tăng cao.
Theo số liệu Khảo sát mức sống dân cư năm 2022 của Tổng cục Thống kê, Bình Dương là địa phương có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước, đạt 8,076 triệu đồng/tháng.
Con số này vượt xa 2 địa phương xếp sau là Hà Nội với giá trị 6,423 triệu đồng/tháng và TP. HCM với 6,392 triệu đồng/tháng. Xếp thứ 4 trong danh sách là Đồng Nai với thu nhập 6,346 triệu đồng/tháng.
Dù thu nhập trung bình tăng đều ở cả thành thị và nông thôn, mức chi tiêu của người dân đã giảm xuống do ảnh hưởng của đại dịch và khủng hoảng chi phí sinh hoạt. Năm 2022, chi tiêu bình quân đầu người một tháng xấp xỉ 2,8 triệu đồng, giảm 3,3 điểm % so với 2020, con số ghi nhận ở khu vực thành thị là 3,3 triệu đồng (giảm 13,6 điểm % so với năm 2020).
Dưới tác động đó, các hộ gia đình có xu hướng thắt chặt chi tiêu, đặc biệt là các hộ sống ở khu vực thành thị. Trong đó, thói quen ăn uống của nhiều gia đình đã thay đổi sau đại dịch, đặc biệt trong bối cảnh chi phí sinh hoạt tăng cao.
Trong khi một số gia đình chuyển từ ăn sáng ở ngoài sang nấu tại nhà để tiết kiệm, một số người cho biết chấp nhận bỏ nhiều công sức hơn vì muốn bữa ăn an toàn, chất lượng.
Zing đã trò chuyện với 4 gia đình ở Bình Dương, TP.HCM, Hà Nội và Đồng Nai, nơi có mức thu nhập lớn nhất cả nước, để tìm hiểu về thói quen nấu nướng và mức chi phí họ dành cho bữa sáng.
Chú trọng bữa sáng cho con nhỏBảo Khuyên (32 tuổi)
Nơi ở: Bình Dương Thành viên gia đình: 2 vợ chồng, 2 con Chi phí trung bình cho bữa sáng của cả gia đình: 1-1,5 triệu đồng/tháng Thay đổi linh hoạt giữa nấu ăn ở nhà, mua đồ ăn ngoài
Buổi sáng, bé lớn 5 tuổi sẽ đi học và ăn ở trường, nên tôi chủ yếu nấu ăn cho bé nhỏ. Bé mới hơn một tuổi, đang làm quen với bữa sáng, vì thế tôi chọn món đơn giản, nhanh gọn mà vẫn đảm bảo sự đa dạng.
Hai vợ chồng tôi thay đổi linh hoạt giữa ăn sáng tại nhà hoặc ăn ở ngoài, tùy điều kiện từng hôm. Nếu có nhiều thời gian, tôi vẫn ưu tiên chọn nấu cho cả nhà.
Chi phí nấu bữa sáng cho bé tại nhà không tốn kém quá nhiều, vì phần ăn của bé còn ít và kết hợp uống sữa. Con đang trong giai đoạn cần sự hứng thú, tôi tìm hiểu nhiều món đa dạng, chế biến nhanh trong 30 phút để bé không chờ đợi lâu.
Cuối tuần, tôi thường nấu những món ăn cầu kỳ hơn, như một cách để cả gia đình gắn kết. Ngày nghỉ, có nhiều thời gian nên tôi có thể chọn những món chế biến lâu, khoảng 1 giờ như phở, soup, bún...
Những món ăn đơn giản, được trình bày đẹp mắt giúp em bé có hứng thú ăn uống hơn.
Nấu ăn ở nhà giúp tôi tiết kiệm một phần chi phí, đặc biệt cảm thấy an toàn hơn so với khi ăn uống ở ngoài. Khi tự nấu ăn, tôi quản lý được thành phần dinh dưỡng, an tâm trong khâu chế biến, làm những món phù hợp với sở thích của bé.
Khó khăn lớn nhất là cần phải suy nghĩ và tìm hiểu để lên thực đơn mỗi ngày.
Ưu tiên sức khỏeBùi Hòa (31 tuổi)
Nơi ở: Hà Nội Thành viên gia đình: hai vợ chồng, 3 con, ông bà nội Chi phí trung bình cho bữa sáng: 2,1-4,2 triệu đồng/tháng Chủ yếu ăn sáng ở nhà, cuối tuần hoặc dịp đặc biệt mới đi ăn ngoài
Tôi ưu tiên ăn uống tại nhà. Gia đình đông người và có con nhỏ nên tự nấu nướng vừa an toàn, sạch sẽ, đảm bảo dinh dưỡng, cũng nhanh và tiện lợi. Thỉnh thoảng, cuối tuần hoặc dịp đặc biệt, cả nhà mới ra ngoài đổi bữa.
Cả vợ chồng và các con đều ra khỏi nhà đi làm, đi học từ 7h30 nên tôi luôn chọn làm bữa sáng nhanh, gọn nhẹ, đơn giản.
Với những món cần chế biến lâu như món kho, hầm, tôi làm sẵn từ tối hôm trước. Nguyên liệu sơ chế từ buổi tối, sáng chỉ việc nấu nên cũng rất nhanh.
Tôi thường đổi món đa dạng cho bữa sáng như cơm, phở, bún, bánh mì. Đặc biệt, tôi ăn Eat Clean nên ưu tiên chọn smoothie cho bữa sáng. Mỗi thành viên cũng uống thêm một cốc sữa hạt.
Thực tế, tôi chọn nấu ăn ở nhà không hẳn để tiết kiệm chi phí, bởi nhiều khi có bữa ở nhà còn hết nhiều tiền hơn đi ăn hàng, nhưng đổi lại là sự yên tâm và an toàn, đảm bảo dinh dưỡng. Bên cạnh đó, tôi cũng có thể nấu theo đúng sở thích và khẩu vị của cả nhà.
Theo chị Hòa, biết sử dụng các dụng cụ nhà bếp hiện đại sẽ giúp việc nấu ăn nhanh chóng và đơn giản.
Nhược điểm khi nấu bữa sáng tại nhà là phải cân đối được thời gian, nếu không sẽ khá mệt mỏi, nhất là khoản dọn dẹp sau khi nấu.
Tôi cho rằng nếu biết sắp xếp mọi thứ khoa học, sử dụng các thiết bị hỗ trợ như nồi áp suất, nồi nấu chậm, máy làm sữa hạt, nồi chiên hơi nước, máy xay thịt, máy xay sinh tố, việc tự làm bữa sáng sẽ rất nhanh và tiện lợi.
Tiết kiệm một nửa khi ăn sáng ở nhàLê Thị Huyền (35 tuổi)
Nơi ở: TP.HCM Thành viên gia đình: hai vợ chồng, em gái, hai con Chi phí trung bình cho bữa sáng của cả gia đình: 1,5-3 triệu đồng/tháng Chủ yếu tự nấu ăn sáng tại nhà
Vợ chồng tôi và em gái đều đi làm, hai con nhỏ đi học nên tôi thường thức dậy từ 5h30 sáng để chuẩn bị bữa sáng.
So với đi ăn ở ngoài, tự nấu ăn tại nhà giúp gia đình tôi tiết kiệm được khoảng 50% chi phí. Điều này đặc biệt giúp chúng tôi đỡ gánh nặng chi tiêu khi sống ở TP.HCM, một trong những thành phố có phí sinh hoạt đắt đỏ nhất đất nước.
Hiện tại khi giá cả các mặt hàng đều tăng cao, số tiền chi cho bữa sáng của cả gia đình đã tăng khoảng 30% so với thời điểm trước dịch. Với tổng thu nhập của cả gia đình, khoản chi cho bữa sáng là phù hợp và thoải mái.
Ưu điểm lớn nhất khi nấu ăn tại nhà là sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh và có không khí gia đình. Tuy nhiên, việc chuẩn bị bữa sáng sẽ mất thời gian, tôi chủ yếu làm các món đơn giản nên thực đơn không đủ phong phú.
Nấu ăn tại nhà để tiết kiệm
Hồ Thị Xuân Liên (30 tuổi)
Nơi ở: Đồng Nai Thành viên gia đình: hai vợ chồng, hai con Chi phí trung bình cho bữa sáng: 2,4-3,6 triệu đồng/tháng Ăn sáng ở nhà 6 ngày/tuần, trừ chủ nhật vì thường sẽ đi chơi nên ăn ngoài
Vợ chồng tôi nấu ăn sáng ở nhà từ lúc dịch Covid-19 bùng phát. Thói quen này đã được duy trì hơn hai năm. Hiện tại, cả nhà đã quen việc quen tay nên thấy chuyện tự nấu bữa sáng cũng rất nhẹ nhàng, đơn giản.
Thông thường, tôi thức dậy lúc 5h30. Trong thời gian chờ ninh nước dùng, tôi sẽ đi luộc bún/miến/mì/nui, tranh thủ vệ sinh cá nhân rồi sau đó quay lại nêm nước dùng, dọn đồ ăn ra bàn. Đến khoảng 6h20, cả nhà đã có thể cùng ngồi vào bàn và thong thả dùng bữa. Trong lúc ăn sáng, chúng tôi vẫn có thời gian hỏi han, trò chuyện cùng nhau.
Gia đình tôi chọn ăn sáng ở nhà vì muốn tiết kiệm chi phí sinh hoạt mà vẫn đảm bảo được dinh dưỡng và sức khỏe cho mọi thành viên. Chi phí cho mỗi bữa ăn sáng ở nhà cũng xấp xỉ bữa ăn ở ngoài hàng, nhưng nếu xét về lượng và chất thì có phần nhỉnh hơn, nên tính đi tính lại thì ăn ở nhà vẫn có lợi hơn nhiều.
Chị Liên thường dậy rất sớm để chuẩn bị bữa ăn tươm tất cho cả nhà.
Vì có thể chủ động lựa chọn từ nguyên liệu cho đến gia vị và cách chế biến, chúng tôi có thể đảm bảo chất lượng cho từng bữa sáng tại nhà.
Theo tôi, một bữa ăn sáng đủ chất là nguồn năng lượng cho mọi thành viên tích cực làm việc và học tập trong ngày mới. Các con tôi luôn đến trường với cái bụng no và tinh thần vui vẻ, còn hai vợ chồng cũng trong trạng thái “đầy pin” để làm việc hiệu quả hơn.
Bữa ăn gia đình ở những nơi có chi phí sống đắt đỏ nhất Việt NamTrong khi Thu Trang ưu tiên nấu một lần ăn hai bữa, vợ chồng Huỳnh Liên tranh thủ về quê mua thực phẩm, Như Quỳnh lên sẵn thực đơn cho cả tuần để tối ưu chi phí.
12:00 7/4/2023
Để có một cuộc sống chất lượng vượt trội Trong cuốn sách Đầu tư thông minh của Anthony Robbins, tác giả cho rằng sự giàu có đích thực không chỉ dừng lại ở tiền bạc mà nằm ở cảm xúc, tâm lý và tâm hồn. Nếu bạn không hạnh phúc, bạn không thể có một cuộc sống tuyệt vời, bất kể ví tiền của bạn dày như thế nào. | |
'Chóng mặt' vì lương 30 triệu đồng, chi phí nuôi con hết 1/3 | Chưa có nhiều kinh nghiệm tài chính, tiêu quá tay với những khoản không cần thiết sau khi sinh con, nhiều cặp vợ chồng trẻ chật vật để xoay xở, thậm chí vỡ kế hoạch tài chính. | Chi phí nuôi con là một trong những vấn đề khiến nhiều cặp vợ chồng đau đầu. Ảnh minh họa: Thành Đông.
"Sữa mẹ chưa về, hai vợ chồng vội mua sữa công thức cho con, nhưng không hợp đành bỏ, tốn tiền triệu".
"Sau sinh một tuần, mẹ bị hậu sản, xe cấp cứu đến tận nhà, khoản tiền nằm viện tốn kha khá nhưng trước đó hai vợ chồng chưa tính tới".
"Sau khi có con, chi tiêu của gia đình khoảng 25-30 triệu đồng/tháng. Trong khi trước đó tốn khoảng 15-20 triệu đồng".
Hoàng Minh - Khánh Hà, cha mẹ của bé Bánh Dày (gần 1 tuổi), gia đình hiện sống ở TP.HCM, chia sẻ về những khoản chi phí tốn kém khi nuôi con. Cả hai cũng thừa nhận họ có thu nhập khá, sẵn sàng dành tiền để sắm cho con những thứ tốt nhất, nhưng cũng có những khoản ngoài kế hoạch mà trước khi sinh chưa tính tới.
"Chóng cả mặt" là cảm giác của vợ chồng Ngọc Huyền (cùng sinh năm 1999, sinh sống ở Đồng Nai) vì những khoản tiền cần chi trong việc nuôi con. Mỗi tháng, gia đình tốn trung bình 5 triệu đồng cho bé Tú Uyên, hiện 5 tháng tuổi.
"Ban đầu, hai vợ chồng lạc quan, bảo nhau ông bà có 5-7, thậm chí 10 con, chẳng lẽ mình 1 đứa không nuôi được. Nhưng đúng là có em bé rồi mới hiểu. Đợt mới sinh, hai đứa chưa có kinh nghiệm cân đối chi tiêu, dùng ‘âm’ cả tiền, khá chật vật”
Tiền dặm sữa ngoài hết khoảng 500.000 đồng, chi phí tiêm phòng hơn 2 triệu đồng, tiền tã bỉm khoảng 1 triệu đồng, các loại vitamin 500.000 đồng, chưa kể tiền mua quần áo, đồ chơi hay thuốc thang khi con ốm.
Giống vợ chồng Khánh Hà, Ngọc Huyền, trong bối cảnh mức sống ngày càng cao, nhiều cặp vợ chồng thừa nhận số tiền bỏ ra để nuôi con cũng cần tương xứng, nhất là khi muốn cho con có sự hỗ trợ tốt nhất để phát triển.
Đặc biệt với những cặp vợ chồng trẻ, mới có con, việc cân đối chi tiêu sao cho hợp lý khi đón thêm thành viên mới không hề dễ dàng. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế gia đình, môi trường sống, một em bé 0-2 tuổi có thể tiêu tốn 5-10 triệu đồng/tháng khiến cha mẹ dễ rơi vào khủng hoảng tài chính nếu không có sự phân bổ hợp lý.
'Chóng mặt' vì chi phí nuôi con
Thu nhập của chồng Huyền khoảng 17-18 triệu đồng/tháng. Bản thân Huyền ở nhà nội trợ kể từ khi mang thai vì sức khỏe kém.
Một trong các khoản khá tốn kém là chăm sóc sức khỏe cho bé Tú Uyên. Đây là món tiền đôi vợ chồng trẻ không thể giảm bớt.
Vợ chồng Huyền bất ngờ khi nuôi con tốn kém hơn dự tính.
Ví dụ, riêng tiêm phòng, cả hai quyết định tiêm dịch vụ cho con. “Ngoài ra, bé nhà tôi cũng hay có đờm ở cổ nên trung bình mỗi tuần cần đi hút đờm, rửa mũi 1 lần hết 70.000-100.000 đồng”, Huyền chia sẻ.
Bà mẹ trẻ Bích Thủy (Hà Nội) cũng phải đối mặt nhiều áp lực tài chính khi nuôi con, đau đầu nhất là viện phí khi con ốm.
Suốt 2 năm qua, Thủy không nhớ nổi số lần con phải vào viện thăm khám.
“Một năm trước, con bị rò lỗ nhĩ, phải can thiệp phẫu thuật với chi phí 40 triệu đồng - gấp 3 lần tổng thu nhập của vợ chồng tôi. May có ông bà nội ngoại hỗ trợ phần lớn chi phí để con được phẫu thuật”, Thủy kể.
Trước khi sinh, vợ chồng Thủy không có kỹ năng quản lý tài chính, tiền tiết kiệm không đáng kể. Việc con ốm, nằm viện đã bào mòn khoản tích lũy của gia đình.
Trong khi đó, vợ chồng Trần Thu (sinh năm 1995, Ninh Bình) có tổng thu nhập 30 triệu đồng mỗi tháng song tiền chăm con cũng ngốn khoảng 1/3 con số này.
“Tôi luôn lên kế hoạch cho mọi khoản chi, không mua sắm nếu cảm thấy không cần thiết. Dẫu vậy từ lúc làm mẹ, chi phí nuôi con vẫn làm tôi choáng ngợp”, cô chia sẻ.
Bà mẹ lựa chọn bỉm, sữa cẩn thận vì cho rằng các sản phẩm này ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con, ngốn 5-7 triệu đồng/tháng. Hai vợ chồng dễ tính, ăn uống sao cũng được nhưng con theo chuẩn phương pháp ăn dặm của Nhật Bản, tức phải tìm các nguyên liệu hữu cơ, gia vị dành riêng cho trẻ.
"Tôi muốn con có hệ tiêu hóa, miễn dịch được chăm sóc cẩn thận để tránh các bệnh vặt sau này", cô giải thích.
Thu luôn lựa chọn cẩn thận đồ dùng, ăn uống cho con.
Các thiết bị hỗ trợ nuôi con cũng được Thu mạnh tay đầu tư. Mới đây, cô thay mới chiếc máy giặt gia đình để yên tâm giặt đồ cho con.
“Thiết bị chăm con, bảo hiểm sức khỏe, chương trình tiêm chủng... là các khoản cần chi nhiều tiền. Ngay lúc sinh con, tôi đã bỏ ra 80-90 triệu đồng để mua sắm các thiết bị và dịch vụ này”.
Tại Việt Nam, chi phí trung bình cho việc sinh nở và nuôi con chưa được thống kê cụ thể.
Còn theo nghiên cứu mới nhất của viện nghiên cứu dân số YuWa có trụ sở tại Bắc Kinh (Trung Quốc), Hàn Quốc là nơi có chi phí nuôi con tốn kém nhất thế giới, khi số tiền nuôi dạy một đứa trẻ từ khi sơ sinh đến 18 tuổi cao gấp 7,79 lần mức thu nhập bình quân đầu người.
Cao thứ 2 là Trung Quốc, gấp 6,9 lần. Tại quốc gia tỷ dân, cần hơn 75.000 USD để nuôi dạy một đứa trẻ cho đến khi 18 tuổi và thêm 22.000 USD cho việc học đại học. Con số này cao gấp đôi các nước như Đức, Australia, Pháp với chi phí lần lượt gấp 3,64; 2,08 và 2,24 lần thu nhập bình quân đầu người, theo Korea Times.
Chi phí nuôi con, đặc biệt là phần chăm sóc sức khỏe, là một khoản lớn khiến các gia đình đau đầu.
Vỡ kế hoạch tài chính
Nguyễn Nhi (sinh năm 1996, Hà Nội) tự đánh giá bản thân là người có ý thức quản lý tài chính.
Trước khi sinh con, cặp vợ chồng đã tiết kiệm đủ 100 triệu đồng nhằm trang trải các khoản phí cho em bé suốt 6 tháng đầu tiên. Song trên thực tế, số tiền này chỉ đủ để chi trả tiền đi đẻ, gói tiêm phòng và những đồ dùng cần thiết.
Hàng tháng, vợ chồng Nhi ước tính bỏ ra khoảng 8-10 triệu đồng riêng tiền nuôi con. Ngoài tiền bảo hiểm sức khỏe và chi phí tiêm phòng đã được thanh toán từ khi con mới sinh, khoản chi lớn nhất là sữa. Riêng tiền sữa công thức cho bé đã chiếm khoảng 3-4 triệu đồng/tháng.
Với Nhi, chi phí nuôi con chiếm khoảng 25% thu nhập của gia đình. Sau khi trừ đi các khoản sinh hoạt, ăn uống... vợ chồng cô vẫn tiết kiệm được 15 triệu đồng mỗi tháng.
Nhi và chồng quyết định gác lại sở thích cá nhân để ưu tiên việc nuôi con.
Để đạt được mục tiêu này, cả hai đã phải cắt giảm hoàn toàn các khoản chi cá nhân. Chẳng hạn trước đây, hai vợ chồng thường xuyên đi du lịch, có khi mỗi tháng một lần nhưng hiện tại chấp nhận gác lại sở thích để đảm bảo cho con một cuộc sống đầy đủ.
Bà mẹ trẻ cũng hạn chế chi tiêu, cân nhắc các khoản chi không cần thiết như quần áo, đồ chơi cho con...
“Từ ngày sinh con, tôi luôn ưu tiên việc tích lũy, tiết kiệm hàng tháng”, Nhi nêu quan điểm.
Trong khi đó, dù thừa nhận việc nuôi con tốn kém, Ngọc Huyền khẳng định khi đã xác định có con, những khoản nào cần thiết, đáng chi, vợ chồng cô sẽ không ngại bỏ tiền dù phải xoay xở để con có sự chăm sóc tốt nhất.
“Cũng may tôi có sữa nhiều, bé cũng chịu bú mẹ nên đỡ được một phần tiền này. Với nhiều món khác, nhiều lúc tôi cũng muốn giảm bớt lại nhưng thấy con thương quá nên cũng ráng”.
Còn với Trần Huyền Trang (sinh năm 1993, Hà Nội), cô vẫn luôn cảm thấy áp lực khi đứng trước bài toán tài chính gia đình.
Trước khi có con, Trang duy trì kế hoạch tiết kiệm khoảng 15 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, kể từ ngày có em bé, cô gần như không có các khoản tích lũy hàng tháng hoặc chỉ có một khoản không đáng kể.
“Lần đầu làm mẹ, tôi chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc lựa chọn đồ cho con. Trước sinh, tôi đã mua hơn 40 bộ quần áo cho em bé. Tuy nhiên, chưa kịp mặc hết 20 bộ thì con đã tăng cân và không thể mặc thêm được nữa”, Trang kể.
Bà mẹ trẻ nhận định nuôi con ở thành phố tốn kém, nếu chưa có kinh nghiệm rất dễ lạm chi. Hiện, chồng Trang là lao động chính trong nhà.
“Do nguồn thu nhập không ổn định nên chúng tôi chi tiêu theo mức độ ưu tiên. Những việc cần làm trước thì chi trước, còn lại sẽ tiết kiệm. Vì vậy, có những tháng dư ra, cũng có tháng không tiết kiệm được đồng nào”, Trang chia sẻ.
Bài hát lớn lên cùng con Ký ức của nhà báo Phạm Hồng Tuyến gắn với những bài hát bất hủ do bố bà, nhạc sĩ Phạm Tuyên, sáng tác như Trường cháu là trường Mầm non - bài hát nhạc sĩ Phạm Tuyên viết tặng trường con gái học; Cả tuần đều ngoan cũng là một khúc ca quen thuộc của nhiều thế hệ trẻ em Việt. Ngoài ra, Ở trường cô dạy em thế, rồi Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội, Theo cánh đu bay... cũng đã trở thành ký ức chung của nhiều người Việt Nam.
Người mẹ nhận bất ngờ khi thức chăm con lúc 3h sángThấy Huyền loay hoay một mình vì con thức giấc sớm, cả chồng và mẹ chồng cô đều chủ động phụ giúp, người hộ bế bé, người nấu mì cho bà mẹ trẻ ăn lấy sức.
15:12 5/5/2023 | 'Chóng mặt' vì lương 30 triệu đồng, chi phí nuôi con hết 1/3
Chưa có nhiều kinh nghiệm tài chính, tiêu quá tay với những khoản không cần thiết sau khi sinh con, nhiều cặp vợ chồng trẻ chật vật để xoay xở, thậm chí vỡ kế hoạch tài chính.
Chi phí nuôi con là một trong những vấn đề khiến nhiều cặp vợ chồng đau đầu. Ảnh minh họa: Thành Đông.
"Sữa mẹ chưa về, hai vợ chồng vội mua sữa công thức cho con, nhưng không hợp đành bỏ, tốn tiền triệu".
"Sau sinh một tuần, mẹ bị hậu sản, xe cấp cứu đến tận nhà, khoản tiền nằm viện tốn kha khá nhưng trước đó hai vợ chồng chưa tính tới".
"Sau khi có con, chi tiêu của gia đình khoảng 25-30 triệu đồng/tháng. Trong khi trước đó tốn khoảng 15-20 triệu đồng".
Hoàng Minh - Khánh Hà, cha mẹ của bé Bánh Dày (gần 1 tuổi), gia đình hiện sống ở TP.HCM, chia sẻ về những khoản chi phí tốn kém khi nuôi con. Cả hai cũng thừa nhận họ có thu nhập khá, sẵn sàng dành tiền để sắm cho con những thứ tốt nhất, nhưng cũng có những khoản ngoài kế hoạch mà trước khi sinh chưa tính tới.
"Chóng cả mặt" là cảm giác của vợ chồng Ngọc Huyền (cùng sinh năm 1999, sinh sống ở Đồng Nai) vì những khoản tiền cần chi trong việc nuôi con. Mỗi tháng, gia đình tốn trung bình 5 triệu đồng cho bé Tú Uyên, hiện 5 tháng tuổi.
"Ban đầu, hai vợ chồng lạc quan, bảo nhau ông bà có 5-7, thậm chí 10 con, chẳng lẽ mình 1 đứa không nuôi được. Nhưng đúng là có em bé rồi mới hiểu. Đợt mới sinh, hai đứa chưa có kinh nghiệm cân đối chi tiêu, dùng ‘âm’ cả tiền, khá chật vật”
Tiền dặm sữa ngoài hết khoảng 500.000 đồng, chi phí tiêm phòng hơn 2 triệu đồng, tiền tã bỉm khoảng 1 triệu đồng, các loại vitamin 500.000 đồng, chưa kể tiền mua quần áo, đồ chơi hay thuốc thang khi con ốm.
Giống vợ chồng Khánh Hà, Ngọc Huyền, trong bối cảnh mức sống ngày càng cao, nhiều cặp vợ chồng thừa nhận số tiền bỏ ra để nuôi con cũng cần tương xứng, nhất là khi muốn cho con có sự hỗ trợ tốt nhất để phát triển.
Đặc biệt với những cặp vợ chồng trẻ, mới có con, việc cân đối chi tiêu sao cho hợp lý khi đón thêm thành viên mới không hề dễ dàng. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế gia đình, môi trường sống, một em bé 0-2 tuổi có thể tiêu tốn 5-10 triệu đồng/tháng khiến cha mẹ dễ rơi vào khủng hoảng tài chính nếu không có sự phân bổ hợp lý.
'Chóng mặt' vì chi phí nuôi con
Thu nhập của chồng Huyền khoảng 17-18 triệu đồng/tháng. Bản thân Huyền ở nhà nội trợ kể từ khi mang thai vì sức khỏe kém.
Một trong các khoản khá tốn kém là chăm sóc sức khỏe cho bé Tú Uyên. Đây là món tiền đôi vợ chồng trẻ không thể giảm bớt.
Vợ chồng Huyền bất ngờ khi nuôi con tốn kém hơn dự tính.
Ví dụ, riêng tiêm phòng, cả hai quyết định tiêm dịch vụ cho con. “Ngoài ra, bé nhà tôi cũng hay có đờm ở cổ nên trung bình mỗi tuần cần đi hút đờm, rửa mũi 1 lần hết 70.000-100.000 đồng”, Huyền chia sẻ.
Bà mẹ trẻ Bích Thủy (Hà Nội) cũng phải đối mặt nhiều áp lực tài chính khi nuôi con, đau đầu nhất là viện phí khi con ốm.
Suốt 2 năm qua, Thủy không nhớ nổi số lần con phải vào viện thăm khám.
“Một năm trước, con bị rò lỗ nhĩ, phải can thiệp phẫu thuật với chi phí 40 triệu đồng - gấp 3 lần tổng thu nhập của vợ chồng tôi. May có ông bà nội ngoại hỗ trợ phần lớn chi phí để con được phẫu thuật”, Thủy kể.
Trước khi sinh, vợ chồng Thủy không có kỹ năng quản lý tài chính, tiền tiết kiệm không đáng kể. Việc con ốm, nằm viện đã bào mòn khoản tích lũy của gia đình.
Trong khi đó, vợ chồng Trần Thu (sinh năm 1995, Ninh Bình) có tổng thu nhập 30 triệu đồng mỗi tháng song tiền chăm con cũng ngốn khoảng 1/3 con số này.
“Tôi luôn lên kế hoạch cho mọi khoản chi, không mua sắm nếu cảm thấy không cần thiết. Dẫu vậy từ lúc làm mẹ, chi phí nuôi con vẫn làm tôi choáng ngợp”, cô chia sẻ.
Bà mẹ lựa chọn bỉm, sữa cẩn thận vì cho rằng các sản phẩm này ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con, ngốn 5-7 triệu đồng/tháng. Hai vợ chồng dễ tính, ăn uống sao cũng được nhưng con theo chuẩn phương pháp ăn dặm của Nhật Bản, tức phải tìm các nguyên liệu hữu cơ, gia vị dành riêng cho trẻ.
"Tôi muốn con có hệ tiêu hóa, miễn dịch được chăm sóc cẩn thận để tránh các bệnh vặt sau này", cô giải thích.
Thu luôn lựa chọn cẩn thận đồ dùng, ăn uống cho con.
Các thiết bị hỗ trợ nuôi con cũng được Thu mạnh tay đầu tư. Mới đây, cô thay mới chiếc máy giặt gia đình để yên tâm giặt đồ cho con.
“Thiết bị chăm con, bảo hiểm sức khỏe, chương trình tiêm chủng... là các khoản cần chi nhiều tiền. Ngay lúc sinh con, tôi đã bỏ ra 80-90 triệu đồng để mua sắm các thiết bị và dịch vụ này”.
Tại Việt Nam, chi phí trung bình cho việc sinh nở và nuôi con chưa được thống kê cụ thể.
Còn theo nghiên cứu mới nhất của viện nghiên cứu dân số YuWa có trụ sở tại Bắc Kinh (Trung Quốc), Hàn Quốc là nơi có chi phí nuôi con tốn kém nhất thế giới, khi số tiền nuôi dạy một đứa trẻ từ khi sơ sinh đến 18 tuổi cao gấp 7,79 lần mức thu nhập bình quân đầu người.
Cao thứ 2 là Trung Quốc, gấp 6,9 lần. Tại quốc gia tỷ dân, cần hơn 75.000 USD để nuôi dạy một đứa trẻ cho đến khi 18 tuổi và thêm 22.000 USD cho việc học đại học. Con số này cao gấp đôi các nước như Đức, Australia, Pháp với chi phí lần lượt gấp 3,64; 2,08 và 2,24 lần thu nhập bình quân đầu người, theo Korea Times.
Chi phí nuôi con, đặc biệt là phần chăm sóc sức khỏe, là một khoản lớn khiến các gia đình đau đầu.
Vỡ kế hoạch tài chính
Nguyễn Nhi (sinh năm 1996, Hà Nội) tự đánh giá bản thân là người có ý thức quản lý tài chính.
Trước khi sinh con, cặp vợ chồng đã tiết kiệm đủ 100 triệu đồng nhằm trang trải các khoản phí cho em bé suốt 6 tháng đầu tiên. Song trên thực tế, số tiền này chỉ đủ để chi trả tiền đi đẻ, gói tiêm phòng và những đồ dùng cần thiết.
Hàng tháng, vợ chồng Nhi ước tính bỏ ra khoảng 8-10 triệu đồng riêng tiền nuôi con. Ngoài tiền bảo hiểm sức khỏe và chi phí tiêm phòng đã được thanh toán từ khi con mới sinh, khoản chi lớn nhất là sữa. Riêng tiền sữa công thức cho bé đã chiếm khoảng 3-4 triệu đồng/tháng.
Với Nhi, chi phí nuôi con chiếm khoảng 25% thu nhập của gia đình. Sau khi trừ đi các khoản sinh hoạt, ăn uống... vợ chồng cô vẫn tiết kiệm được 15 triệu đồng mỗi tháng.
Nhi và chồng quyết định gác lại sở thích cá nhân để ưu tiên việc nuôi con.
Để đạt được mục tiêu này, cả hai đã phải cắt giảm hoàn toàn các khoản chi cá nhân. Chẳng hạn trước đây, hai vợ chồng thường xuyên đi du lịch, có khi mỗi tháng một lần nhưng hiện tại chấp nhận gác lại sở thích để đảm bảo cho con một cuộc sống đầy đủ.
Bà mẹ trẻ cũng hạn chế chi tiêu, cân nhắc các khoản chi không cần thiết như quần áo, đồ chơi cho con...
“Từ ngày sinh con, tôi luôn ưu tiên việc tích lũy, tiết kiệm hàng tháng”, Nhi nêu quan điểm.
Trong khi đó, dù thừa nhận việc nuôi con tốn kém, Ngọc Huyền khẳng định khi đã xác định có con, những khoản nào cần thiết, đáng chi, vợ chồng cô sẽ không ngại bỏ tiền dù phải xoay xở để con có sự chăm sóc tốt nhất.
“Cũng may tôi có sữa nhiều, bé cũng chịu bú mẹ nên đỡ được một phần tiền này. Với nhiều món khác, nhiều lúc tôi cũng muốn giảm bớt lại nhưng thấy con thương quá nên cũng ráng”.
Còn với Trần Huyền Trang (sinh năm 1993, Hà Nội), cô vẫn luôn cảm thấy áp lực khi đứng trước bài toán tài chính gia đình.
Trước khi có con, Trang duy trì kế hoạch tiết kiệm khoảng 15 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, kể từ ngày có em bé, cô gần như không có các khoản tích lũy hàng tháng hoặc chỉ có một khoản không đáng kể.
“Lần đầu làm mẹ, tôi chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc lựa chọn đồ cho con. Trước sinh, tôi đã mua hơn 40 bộ quần áo cho em bé. Tuy nhiên, chưa kịp mặc hết 20 bộ thì con đã tăng cân và không thể mặc thêm được nữa”, Trang kể.
Bà mẹ trẻ nhận định nuôi con ở thành phố tốn kém, nếu chưa có kinh nghiệm rất dễ lạm chi. Hiện, chồng Trang là lao động chính trong nhà.
“Do nguồn thu nhập không ổn định nên chúng tôi chi tiêu theo mức độ ưu tiên. Những việc cần làm trước thì chi trước, còn lại sẽ tiết kiệm. Vì vậy, có những tháng dư ra, cũng có tháng không tiết kiệm được đồng nào”, Trang chia sẻ.
Bài hát lớn lên cùng con Ký ức của nhà báo Phạm Hồng Tuyến gắn với những bài hát bất hủ do bố bà, nhạc sĩ Phạm Tuyên, sáng tác như Trường cháu là trường Mầm non - bài hát nhạc sĩ Phạm Tuyên viết tặng trường con gái học; Cả tuần đều ngoan cũng là một khúc ca quen thuộc của nhiều thế hệ trẻ em Việt. Ngoài ra, Ở trường cô dạy em thế, rồi Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội, Theo cánh đu bay... cũng đã trở thành ký ức chung của nhiều người Việt Nam.
Người mẹ nhận bất ngờ khi thức chăm con lúc 3h sángThấy Huyền loay hoay một mình vì con thức giấc sớm, cả chồng và mẹ chồng cô đều chủ động phụ giúp, người hộ bế bé, người nấu mì cho bà mẹ trẻ ăn lấy sức.
15:12 5/5/2023 | |
Võ Hạ Trâm: 'Con tôi phải quen tiếng Việt mới được học tiếng Anh, Ấn' | Nuôi con trong gia đình đa văn hóa, Võ Hạ Trâm cố gắng cân bằng các yếu tố về ẩm thực, lối sống. Trong đó, việc chọn ngôn ngữ để giao tiếp với con là thử thách lớn nhất. | Nuôi con trong gia đình đa văn hóa, Võ Hạ Trâm cố gắng cân bằng các yếu tố về ẩm thực, lối sống. Trong đó, việc chọn ngôn ngữ để giao tiếp với con là thử thách lớn nhất.
_____
Host: Nghiêm Ngọc
Khách mời: Võ Hạ Trâm
Độc giả có thể nghe phiên bản Audio tại đây
Thính giả cũng có thể nghe đầy đủ các tập của MOM,First trên Spotify và Apple Podcast
_____
Làm dâu Ấn Độ 4 năm, cuộc sống của Võ Hạ Trâm có nhiều thay đổi. Không chỉ thích nghi với văn hóa, lối sống mới, nữ ca sĩ sinh năm 1990 cũng phải tìm hiểu thêm cách nuôi dạy con hợp lý trong môi trường đa văn hóa.
Hạ Trâm cho biết gia đình cô thống nhất để con gái (bé Moon, 2 tuổi) học tiếng Việt trước, khi con đã quen mới giới thiệu các ngôn ngữ khác. Ở nhà, chồng cô vẫn dùng song song tiếng Anh - Việt để giao tiếp với con.
Ngoài ra, hàng năm, vợ chồng Hạ Trâm sẽ tranh thủ đưa con về quê nội 1-2 lần để thăm ông bà và tiếp xúc với nền văn hóa Ấn Độ.
Ăn chay trường 16 năm, nữ ca sĩ cũng nuôi con theo phương pháp này từ khi mang thai. Cô chia sẻ mình đã nghiên cứu kỹ về dinh dưỡng để khi áp dụng cho con, bé vẫn khỏe mạnh, đủ chất và phát triển tốt.
Võ Hạ Trâm là khách mời trong số tiếp theo của MOM, First, series podcast về gia đình của Đời Sống. Ở đây, chúng tôi trò chuyện cùng những người đã, đang và sẽ sinh con, nuôi con, xoay quanh việc làm cha, làm mẹ vì đây là một quá trình mới mẻ với những bài học phải theo học trọn đời. | Võ Hạ Trâm: 'Con tôi phải quen tiếng Việt mới được học tiếng Anh, Ấn'
Nuôi con trong gia đình đa văn hóa, Võ Hạ Trâm cố gắng cân bằng các yếu tố về ẩm thực, lối sống. Trong đó, việc chọn ngôn ngữ để giao tiếp với con là thử thách lớn nhất.
Nuôi con trong gia đình đa văn hóa, Võ Hạ Trâm cố gắng cân bằng các yếu tố về ẩm thực, lối sống. Trong đó, việc chọn ngôn ngữ để giao tiếp với con là thử thách lớn nhất.
_____
Host: Nghiêm Ngọc
Khách mời: Võ Hạ Trâm
Độc giả có thể nghe phiên bản Audio tại đây
Thính giả cũng có thể nghe đầy đủ các tập của MOM,First trên Spotify và Apple Podcast
_____
Làm dâu Ấn Độ 4 năm, cuộc sống của Võ Hạ Trâm có nhiều thay đổi. Không chỉ thích nghi với văn hóa, lối sống mới, nữ ca sĩ sinh năm 1990 cũng phải tìm hiểu thêm cách nuôi dạy con hợp lý trong môi trường đa văn hóa.
Hạ Trâm cho biết gia đình cô thống nhất để con gái (bé Moon, 2 tuổi) học tiếng Việt trước, khi con đã quen mới giới thiệu các ngôn ngữ khác. Ở nhà, chồng cô vẫn dùng song song tiếng Anh - Việt để giao tiếp với con.
Ngoài ra, hàng năm, vợ chồng Hạ Trâm sẽ tranh thủ đưa con về quê nội 1-2 lần để thăm ông bà và tiếp xúc với nền văn hóa Ấn Độ.
Ăn chay trường 16 năm, nữ ca sĩ cũng nuôi con theo phương pháp này từ khi mang thai. Cô chia sẻ mình đã nghiên cứu kỹ về dinh dưỡng để khi áp dụng cho con, bé vẫn khỏe mạnh, đủ chất và phát triển tốt.
Võ Hạ Trâm là khách mời trong số tiếp theo của MOM, First, series podcast về gia đình của Đời Sống. Ở đây, chúng tôi trò chuyện cùng những người đã, đang và sẽ sinh con, nuôi con, xoay quanh việc làm cha, làm mẹ vì đây là một quá trình mới mẻ với những bài học phải theo học trọn đời. | |
Món đồ vợ chồng trẻ cân nhắc mua lâu nhất | Sau 4 năm tính toán, gia đình Nguyễn Thư mới sắm được máy rửa bát, còn vợ chồng Hồng Thúy quyết "tậu" xe hơi chỉ trong 3 tháng để đi lại thuận tiện hơn. | Hai năm trở lại đây, người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng phân bổ lại nguồn tiền dành cho các nhu cầu thiết yếu sang chi tiêu tùy thích đối với các sản phẩm giải trí và định hình phong cách sống. Mong muốn về nhà ở khang trang, rộng rãi, đầy đủ tiện nghi và có tài sản để dành đang ngày càng phổ biến.
Theo khảo sát "Người tiêu dùng Việt Nam: Phục hồi, tái cân bằng và đổi mới” năm 2022 của Deloitte thực hiện trên 1.000 hộ gia đình, 15% số người được hỏi có ý định tăng mức chi tiêu cho các sản phẩm định hình phong cách sống, 67% chia sẻ sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm chất lượng tốt hoặc cao cấp hơn.
MISA AMIS đưa ra 7 yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định mua hàng gồm kinh tế, nhu cầu, marketing hỗn hợp (sản phẩm, giá cả, nơi phân phối, khuyến mãi), cá nhân (giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, lối sống, địa vị xã hội,...), tâm lý, xã hội, văn hóa.
Zing chia sẻ câu chuyện của 5 gia đình về khoảng thời gian họ ấp ủ để lựa chọn và quyết định sắm món đồ ưng ý.
Máy rửa bát (20 triệu đồng) - cân nhắc 4 nămNguyễn Thư (Hà Tĩnh)
Năm 2018 khi cả gia đình còn ở trọ, tôi đã luôn mơ về mái nhà khang trang, căn bếp đủ đầy thiết bị thông minh, đặc biệt là chiếc máy rửa bát. Tháng 7/2022, xây được nhà riêng, kinh tế ổn định, mong muốn đó cũng thành hiện thực.
Sau khi tham khảo một số hãng, cuối cùng, vợ chồng tôi chọn chiếc máy rửa bát phù hợp nhất với nhu cầu và tài chính của gia đình.
Trên thị trường, có 3 loại máy rửa bát chính: máy bán âm tủ, âm tủ và độc lập. Mỗi dòng sẽ có nhiều phân khúc giá khác nhau, rẻ thường trong khoảng 6-10 triệu đồng, cao cấp hơn thường dao động 15-40 triệu đồng.
Do diện tích bếp hẹp, chú trọng yếu tố hài hòa không gian nấu nướng, tôi chọn chiếc máy rửa bát âm tủ giá 20 triệu đồng.
Tuy nhiên, gia đình tôi ít khi sử dụng đến nó. Thường ngày, hai vợ chồng đều đi làm, hai con nhỏ đi học nên cả nhà chỉ cùng nhau ăn cơm tối, bát đũa không quá nhiều nên tôi tiện tay rửa luôn.
Những hôm nhà có khách, tôi mới thấy máy rửa bát là “vị cứu tinh” vì giúp tiết kiệm thời gian và công sức rất nhiều. Chỉ cần vài thao tác đơn giản, bao gồm xếp bát đũa, nồi niêu đã qua sử dụng ngay ngắn, khởi động máy rồi nhấn nút, hôm sau sẽ có đồ sạch sẽ để sử dụng.
Dẫu vậy, sau một thời gian sử dụng, gia đình tôi muốn nâng cấp lên đời máy mới hơn vì mỗi khi tay ướt, tôi luôn khó điều chỉnh nút cảm ứng.
Mỗi lần sắm được món đồ gia dụng thông minh, tôi luôn cảm thấy hạnh phúc. Điều đó không chỉ giúp tối ưu hóa thời gian, sức lực, đó còn là thành quả từ sự nỗ lực của hai vợ chồng.
Ôtô (900 triệu đồng) - 3 thángHồng Thúy (Vĩnh Phúc)
Sau khi kết hôn 3 năm, vợ chồng tôi sở hữu ôtô mua bằng tiền tích lũy của cả hai. Thời điểm đó, chiếc xe có giá khoảng hơn 900 triệu đồng.
Khoảng thời gian con gái bị ốm, phải liên tục gọi taxi để di chuyển qua lại giữa nhà và bệnh viện, vợ chồng tôi cảm thấy rất vất vả và bất tiện.
Hơn nữa, chúng tôi thường phải di chuyển lo liệu công việc dưới quê, quãng đường lại khoảng 35 km.
Hai vợ chồng quyết định mua xe để thuận tiện cho việc đi lại đồng thời có thể về thăm bố mẹ thường xuyên hơn.
Chiếc ôtô còn hỗ trợ rất nhiều cho công việc của chúng tôi, từ đi làm hay gặp đối tác. Đây cũng là phương tiện hữu ích để đưa con đi học và đi chơi.
Vợ chồng tôi cân nhắc mua xe sau 3 tháng. Trước đó, chúng tôi có ý định đổi phương tiện lại đúng dịp có nhiều ưu đãi kèm theo.
Với món đồ có giá trị cao như vậy, 3 tháng không phải là quãng thời gian cân nhắc quá dài. Tuy nhiên, xét về mức độ thuận tiện, chúng tôi quyết định "tậu" xe sớm.
Đối với việc sắm sửa vật dụng trong nhà, vợ chồng tôi ưu tiên tích lũy kinh tế để có thể sở hữu những món đồ ưng ý. Chúng tôi đã lên kế hoạch từ trước, lựa chọn mẫu mã mình thích và tích góp số tiền vừa đủ để mua.
Trước khi mua ôtô, vợ chồng tôi cũng đã tính đến các chi phí hàng tháng như nhiên liệu, bảo trì, sửa chữa tốn kém. Trước đó, chúng tôi đã sắp xếp lại chi tiêu trong tháng, để riêng một khoản bảo dưỡng.
Dù tốn kém, gia đình tôi vẫn sẵn sàng đầu tư vì sự thuận tiện trong công việc cũng như đời sống hàng ngày.
Tủ quần áo (30 triệu đồng) - 1 thángNguyễn Thảo (Đà Lạt)
Vợ chồng tôi có sở thích sưu tầm và tự trang trí nội thất cho nhà riêng. Khi bắt đầu xây nhà, chúng tôi cũng lên kế hoạch tự đo đạc, nghiên cứu bài trí đồ vật và thuê thiết kế hoàn thiện.
Đa số đồ đạc trong nhà chúng tôi không cân nhắc quá lâu trước khi mua. Hai vợ chồng thường hướng đến vật dụng phù hợp với kinh tế gia đình.
Món đồ mà cả hai cân nhắc kỹ nhất trước khi quyết định đưa về nhà là chiếc tủ quần áo 30 triệu đồng.
Chúng tôi mất một tháng để lên ý tưởng, lựa chọn giữa nhiều mẫu mã, chất liệu, kiểu dáng để phù hợp nhất với căn phòng ngủ và phải đáp ứng nhu cầu của hai vợ chồng. Do mùa mưa ở Đà Lạt thường rất ẩm thấp, hai đứa cũng phải cân nhắc đến chất liệu chống ẩm, mốc tốt.
Cuối cùng, tôi chọn được mẫu tủ ưng ý nhất với loại gỗ được nhập khẩu từ nước ngoài. Loại này cầu kỳ hơn bình thường khi thêm công đoạn dán phủ các bề mặt để tạo liên kết bền vững trong môi trường ẩm ướt.
Công dụng chính vẫn là đựng quần áo với 6 cánh tủ. Hai vợ chồng quyết định làm tủ sát các góc tường và trần nhà. Tôi có thể tận dụng các ngăn trên cùng để đựng chăn ga, gối và đồ đạc khác.
Ngoài ra, tôi tính toán lắp đèn LED trong ngăn rỗng, tận dụng nguồn sáng để đặt túi xách, một vài lọ hoa nhỏ hay những cuốn tạp chí thời trang. Điều này tạo nên sự khác biệt, làm nổi bật căn phòng.
Chiếc tủ này đem lại sự hài lòng cho hai vợ chồng vì vừa tiện lợi, vừa đáp ứng được mong muốn có nơi để thỏa mãn niềm đam mê thời trang của tôi.
Yêu thích đồ nội thất nhưng vợ chồng tôi không dành riêng khoản tiền nhất định cho việc này. Khi cần mua món đồ nào, chúng tôi sẽ cân nhắc tiêu chí đẹp, hữu ích, giá cả hợp lý và giúp cải thiện sự mới mẻ cho không gian sống.
Tủ lạnh (27 triệu đồng) - 1 thángTú Uyên, Hoàng Huy (TP.HCM)
Kết hôn từ 2021, sau 2 năm chung sống, chúng tôi đã “tậu” được căn chung cư 65 m2 có giá 5 tỷ đồng ở quận 2. Quan niệm đầu tư cho căn bếp chính là cách vun vén hạnh phúc gia đình, hai đứa quyết bỏ ra gần 200 triệu đồng để sắm sửa cho gian bếp.
Tủ lạnh là món đồ khiến tôi tâm đắc nhất trong phòng bếp vì đó là thành quả sau những ngày làm việc chăm chỉ của cả hai.
Sau hơn một tháng khảo sát các siêu thị điện máy, tìm hiểu review trên mạng, vợ chồng tôi chốt "rinh" chiếc tủ lạnh với thiết kế 4 cánh, có giá 27 triệu đồng.
Do công việc của cả hai đều bận rộn, cứ cách 2 tuần, tôi thường đặt gần 10 kg rau củ quả sạch từ Đà Lạt về TP.HCM. Đối với đồ ăn tươi sống, vợ chồng tôi chọn đi siêu thị mua số lượng vừa đủ cho cả tuần.
Ngoài ra, với ưu điểm có nhiều ngăn/hộp đựng khác nhau, tôi có thể dễ dàng phân loại, tích trữ thực phẩm theo từng mục đích sử dụng. Đối với ngăn đông, tôi thường tích trữ thực phẩm tươi sống, trong khi các ngăn mát thường là nơi thích hợp để rau, củ quả, nước ngọt,...
Ngoài công dụng tích trữ đồ ăn, chiếc tủ lạnh còn là điểm nhấn cho căn bếp về mặt thẩm mỹ.
Gia đình tôi thường ưu tiên sắm những thiết bị công nghệ có giá trị cao, phần vì sẽ đáp ứng tốt mục tiêu sử dụng, lại đem đến nhiều tính năng tiện ích, độ bền cao rất phù hợp với gia đình chưa có con.
Nhiều người thường cho rằng vợ chồng trẻ không nên sắm tủ lạnh với dung tích lớn, giá thành đắt đỏ, nhưng đối với tôi gian bếp thông minh không chỉ tối ưu hóa thời gian, giảm mệt nhọc cho người nấu, mà còn là động lực để hai đứa thường xuyên vào bếp nấu nướng.
Bộ bàn ghế gỗ (20 triệu đồng) - 2 tuầnMinh Hiền (Hà Nội)
Vợ chồng tôi quyết định sắm bộ bàn ghế gỗ nguyên khối trong căn bếp gia đình với giá khoảng 20 triệu đồng sau 2 tuần cân nhắc. Đó là khoảng vài tháng sau khi chúng tôi kết hôn vào năm 2020.
Chồng là kiến trúc sư nên tôi hoàn toàn tin tưởng trong quyết định mua sắm, xây dựng nội thất phù hợp với tổ ấm của cả hai.
Khi sắm sửa vật dụng, vợ chồng tôi ưu tiên mua những món đồ cần thiết nên thường quyết định khá nhanh. Khoảng thời gian cân nhắc phụ thuộc vào giá trị của món đồ. Là vật dụng có giá trị nhất trong nhà, bộ bàn ghế được mua sau 2 tuần bàn bạc cũng là khoảng thời gian dài nhất với chúng tôi.
Mặc dù trên thị trường có nhiều bộ bàn ghế giá cả phù hợp cho cặp đôi mới cưới, chúng tôi vẫn muốn đầu tư vào sản phẩm có chất lượng tốt và độ bền cao hơn.
Hai đứa sống cùng gia đình chồng nên lựa chọn kiểu dáng bàn dài cũng vừa vặn đủ chỗ cho mọi thành viên trong gia đình với suy nghĩ muốn tạo không gian để cả nhà sum họp và trò chuyện cùng nhau.
Căn nhà của gia đình tôi cũng được thiết kế xen lẫn nét hiện đại và tính truyền thống. Đa số nội thất trong nhà từ cầu thang đến tủ bếp đều sử dụng đồ gỗ. Bộ bàn ghế giúp ngôi nhà có cấu trúc tổng thể hoàn hảo hơn.
Đầu tư nội thất tô điểm cho gian bếp giúp bữa cơm gia đình càng trở nên ấm cúng. Mỗi khi chứng kiến cả nhà quây quần, tôi luôn cảm nhận được hạnh phúc và càng chắc chắn việc đầu tư cho bộ bàn ghế là xứng đáng.
Bữa ăn gia đình ở những nơi có chi phí sống đắt đỏ nhất Việt NamTrong khi Thu Trang ưu tiên nấu một lần ăn hai bữa, vợ chồng Huỳnh Liên tranh thủ về quê mua thực phẩm, Như Quỳnh lên sẵn thực đơn cho cả tuần để tối ưu chi phí.
12:00 7/4/2023
Bài hát lớn lên cùng con Ký ức của nhà báo Phạm Hồng Tuyến gắn với những bài hát bất hủ do bố bà, nhạc sĩ Phạm Tuyên, sáng tác như Trường cháu là trường Mầm non - bài hát nhạc sĩ Phạm Tuyên viết tặng trường con gái học; Cả tuần đều ngoan cũng là một khúc ca quen thuộc của nhiều thế hệ trẻ em Việt. Ngoài ra, Ở trường cô dạy em thế, rồi Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội, Theo cánh đu bay... cũng đã trở thành ký ức chung của nhiều người Việt Nam. | Món đồ vợ chồng trẻ cân nhắc mua lâu nhất
Sau 4 năm tính toán, gia đình Nguyễn Thư mới sắm được máy rửa bát, còn vợ chồng Hồng Thúy quyết "tậu" xe hơi chỉ trong 3 tháng để đi lại thuận tiện hơn.
Hai năm trở lại đây, người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng phân bổ lại nguồn tiền dành cho các nhu cầu thiết yếu sang chi tiêu tùy thích đối với các sản phẩm giải trí và định hình phong cách sống. Mong muốn về nhà ở khang trang, rộng rãi, đầy đủ tiện nghi và có tài sản để dành đang ngày càng phổ biến.
Theo khảo sát "Người tiêu dùng Việt Nam: Phục hồi, tái cân bằng và đổi mới” năm 2022 của Deloitte thực hiện trên 1.000 hộ gia đình, 15% số người được hỏi có ý định tăng mức chi tiêu cho các sản phẩm định hình phong cách sống, 67% chia sẻ sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm chất lượng tốt hoặc cao cấp hơn.
MISA AMIS đưa ra 7 yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định mua hàng gồm kinh tế, nhu cầu, marketing hỗn hợp (sản phẩm, giá cả, nơi phân phối, khuyến mãi), cá nhân (giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, lối sống, địa vị xã hội,...), tâm lý, xã hội, văn hóa.
Zing chia sẻ câu chuyện của 5 gia đình về khoảng thời gian họ ấp ủ để lựa chọn và quyết định sắm món đồ ưng ý.
Máy rửa bát (20 triệu đồng) - cân nhắc 4 nămNguyễn Thư (Hà Tĩnh)
Năm 2018 khi cả gia đình còn ở trọ, tôi đã luôn mơ về mái nhà khang trang, căn bếp đủ đầy thiết bị thông minh, đặc biệt là chiếc máy rửa bát. Tháng 7/2022, xây được nhà riêng, kinh tế ổn định, mong muốn đó cũng thành hiện thực.
Sau khi tham khảo một số hãng, cuối cùng, vợ chồng tôi chọn chiếc máy rửa bát phù hợp nhất với nhu cầu và tài chính của gia đình.
Trên thị trường, có 3 loại máy rửa bát chính: máy bán âm tủ, âm tủ và độc lập. Mỗi dòng sẽ có nhiều phân khúc giá khác nhau, rẻ thường trong khoảng 6-10 triệu đồng, cao cấp hơn thường dao động 15-40 triệu đồng.
Do diện tích bếp hẹp, chú trọng yếu tố hài hòa không gian nấu nướng, tôi chọn chiếc máy rửa bát âm tủ giá 20 triệu đồng.
Tuy nhiên, gia đình tôi ít khi sử dụng đến nó. Thường ngày, hai vợ chồng đều đi làm, hai con nhỏ đi học nên cả nhà chỉ cùng nhau ăn cơm tối, bát đũa không quá nhiều nên tôi tiện tay rửa luôn.
Những hôm nhà có khách, tôi mới thấy máy rửa bát là “vị cứu tinh” vì giúp tiết kiệm thời gian và công sức rất nhiều. Chỉ cần vài thao tác đơn giản, bao gồm xếp bát đũa, nồi niêu đã qua sử dụng ngay ngắn, khởi động máy rồi nhấn nút, hôm sau sẽ có đồ sạch sẽ để sử dụng.
Dẫu vậy, sau một thời gian sử dụng, gia đình tôi muốn nâng cấp lên đời máy mới hơn vì mỗi khi tay ướt, tôi luôn khó điều chỉnh nút cảm ứng.
Mỗi lần sắm được món đồ gia dụng thông minh, tôi luôn cảm thấy hạnh phúc. Điều đó không chỉ giúp tối ưu hóa thời gian, sức lực, đó còn là thành quả từ sự nỗ lực của hai vợ chồng.
Ôtô (900 triệu đồng) - 3 thángHồng Thúy (Vĩnh Phúc)
Sau khi kết hôn 3 năm, vợ chồng tôi sở hữu ôtô mua bằng tiền tích lũy của cả hai. Thời điểm đó, chiếc xe có giá khoảng hơn 900 triệu đồng.
Khoảng thời gian con gái bị ốm, phải liên tục gọi taxi để di chuyển qua lại giữa nhà và bệnh viện, vợ chồng tôi cảm thấy rất vất vả và bất tiện.
Hơn nữa, chúng tôi thường phải di chuyển lo liệu công việc dưới quê, quãng đường lại khoảng 35 km.
Hai vợ chồng quyết định mua xe để thuận tiện cho việc đi lại đồng thời có thể về thăm bố mẹ thường xuyên hơn.
Chiếc ôtô còn hỗ trợ rất nhiều cho công việc của chúng tôi, từ đi làm hay gặp đối tác. Đây cũng là phương tiện hữu ích để đưa con đi học và đi chơi.
Vợ chồng tôi cân nhắc mua xe sau 3 tháng. Trước đó, chúng tôi có ý định đổi phương tiện lại đúng dịp có nhiều ưu đãi kèm theo.
Với món đồ có giá trị cao như vậy, 3 tháng không phải là quãng thời gian cân nhắc quá dài. Tuy nhiên, xét về mức độ thuận tiện, chúng tôi quyết định "tậu" xe sớm.
Đối với việc sắm sửa vật dụng trong nhà, vợ chồng tôi ưu tiên tích lũy kinh tế để có thể sở hữu những món đồ ưng ý. Chúng tôi đã lên kế hoạch từ trước, lựa chọn mẫu mã mình thích và tích góp số tiền vừa đủ để mua.
Trước khi mua ôtô, vợ chồng tôi cũng đã tính đến các chi phí hàng tháng như nhiên liệu, bảo trì, sửa chữa tốn kém. Trước đó, chúng tôi đã sắp xếp lại chi tiêu trong tháng, để riêng một khoản bảo dưỡng.
Dù tốn kém, gia đình tôi vẫn sẵn sàng đầu tư vì sự thuận tiện trong công việc cũng như đời sống hàng ngày.
Tủ quần áo (30 triệu đồng) - 1 thángNguyễn Thảo (Đà Lạt)
Vợ chồng tôi có sở thích sưu tầm và tự trang trí nội thất cho nhà riêng. Khi bắt đầu xây nhà, chúng tôi cũng lên kế hoạch tự đo đạc, nghiên cứu bài trí đồ vật và thuê thiết kế hoàn thiện.
Đa số đồ đạc trong nhà chúng tôi không cân nhắc quá lâu trước khi mua. Hai vợ chồng thường hướng đến vật dụng phù hợp với kinh tế gia đình.
Món đồ mà cả hai cân nhắc kỹ nhất trước khi quyết định đưa về nhà là chiếc tủ quần áo 30 triệu đồng.
Chúng tôi mất một tháng để lên ý tưởng, lựa chọn giữa nhiều mẫu mã, chất liệu, kiểu dáng để phù hợp nhất với căn phòng ngủ và phải đáp ứng nhu cầu của hai vợ chồng. Do mùa mưa ở Đà Lạt thường rất ẩm thấp, hai đứa cũng phải cân nhắc đến chất liệu chống ẩm, mốc tốt.
Cuối cùng, tôi chọn được mẫu tủ ưng ý nhất với loại gỗ được nhập khẩu từ nước ngoài. Loại này cầu kỳ hơn bình thường khi thêm công đoạn dán phủ các bề mặt để tạo liên kết bền vững trong môi trường ẩm ướt.
Công dụng chính vẫn là đựng quần áo với 6 cánh tủ. Hai vợ chồng quyết định làm tủ sát các góc tường và trần nhà. Tôi có thể tận dụng các ngăn trên cùng để đựng chăn ga, gối và đồ đạc khác.
Ngoài ra, tôi tính toán lắp đèn LED trong ngăn rỗng, tận dụng nguồn sáng để đặt túi xách, một vài lọ hoa nhỏ hay những cuốn tạp chí thời trang. Điều này tạo nên sự khác biệt, làm nổi bật căn phòng.
Chiếc tủ này đem lại sự hài lòng cho hai vợ chồng vì vừa tiện lợi, vừa đáp ứng được mong muốn có nơi để thỏa mãn niềm đam mê thời trang của tôi.
Yêu thích đồ nội thất nhưng vợ chồng tôi không dành riêng khoản tiền nhất định cho việc này. Khi cần mua món đồ nào, chúng tôi sẽ cân nhắc tiêu chí đẹp, hữu ích, giá cả hợp lý và giúp cải thiện sự mới mẻ cho không gian sống.
Tủ lạnh (27 triệu đồng) - 1 thángTú Uyên, Hoàng Huy (TP.HCM)
Kết hôn từ 2021, sau 2 năm chung sống, chúng tôi đã “tậu” được căn chung cư 65 m2 có giá 5 tỷ đồng ở quận 2. Quan niệm đầu tư cho căn bếp chính là cách vun vén hạnh phúc gia đình, hai đứa quyết bỏ ra gần 200 triệu đồng để sắm sửa cho gian bếp.
Tủ lạnh là món đồ khiến tôi tâm đắc nhất trong phòng bếp vì đó là thành quả sau những ngày làm việc chăm chỉ của cả hai.
Sau hơn một tháng khảo sát các siêu thị điện máy, tìm hiểu review trên mạng, vợ chồng tôi chốt "rinh" chiếc tủ lạnh với thiết kế 4 cánh, có giá 27 triệu đồng.
Do công việc của cả hai đều bận rộn, cứ cách 2 tuần, tôi thường đặt gần 10 kg rau củ quả sạch từ Đà Lạt về TP.HCM. Đối với đồ ăn tươi sống, vợ chồng tôi chọn đi siêu thị mua số lượng vừa đủ cho cả tuần.
Ngoài ra, với ưu điểm có nhiều ngăn/hộp đựng khác nhau, tôi có thể dễ dàng phân loại, tích trữ thực phẩm theo từng mục đích sử dụng. Đối với ngăn đông, tôi thường tích trữ thực phẩm tươi sống, trong khi các ngăn mát thường là nơi thích hợp để rau, củ quả, nước ngọt,...
Ngoài công dụng tích trữ đồ ăn, chiếc tủ lạnh còn là điểm nhấn cho căn bếp về mặt thẩm mỹ.
Gia đình tôi thường ưu tiên sắm những thiết bị công nghệ có giá trị cao, phần vì sẽ đáp ứng tốt mục tiêu sử dụng, lại đem đến nhiều tính năng tiện ích, độ bền cao rất phù hợp với gia đình chưa có con.
Nhiều người thường cho rằng vợ chồng trẻ không nên sắm tủ lạnh với dung tích lớn, giá thành đắt đỏ, nhưng đối với tôi gian bếp thông minh không chỉ tối ưu hóa thời gian, giảm mệt nhọc cho người nấu, mà còn là động lực để hai đứa thường xuyên vào bếp nấu nướng.
Bộ bàn ghế gỗ (20 triệu đồng) - 2 tuầnMinh Hiền (Hà Nội)
Vợ chồng tôi quyết định sắm bộ bàn ghế gỗ nguyên khối trong căn bếp gia đình với giá khoảng 20 triệu đồng sau 2 tuần cân nhắc. Đó là khoảng vài tháng sau khi chúng tôi kết hôn vào năm 2020.
Chồng là kiến trúc sư nên tôi hoàn toàn tin tưởng trong quyết định mua sắm, xây dựng nội thất phù hợp với tổ ấm của cả hai.
Khi sắm sửa vật dụng, vợ chồng tôi ưu tiên mua những món đồ cần thiết nên thường quyết định khá nhanh. Khoảng thời gian cân nhắc phụ thuộc vào giá trị của món đồ. Là vật dụng có giá trị nhất trong nhà, bộ bàn ghế được mua sau 2 tuần bàn bạc cũng là khoảng thời gian dài nhất với chúng tôi.
Mặc dù trên thị trường có nhiều bộ bàn ghế giá cả phù hợp cho cặp đôi mới cưới, chúng tôi vẫn muốn đầu tư vào sản phẩm có chất lượng tốt và độ bền cao hơn.
Hai đứa sống cùng gia đình chồng nên lựa chọn kiểu dáng bàn dài cũng vừa vặn đủ chỗ cho mọi thành viên trong gia đình với suy nghĩ muốn tạo không gian để cả nhà sum họp và trò chuyện cùng nhau.
Căn nhà của gia đình tôi cũng được thiết kế xen lẫn nét hiện đại và tính truyền thống. Đa số nội thất trong nhà từ cầu thang đến tủ bếp đều sử dụng đồ gỗ. Bộ bàn ghế giúp ngôi nhà có cấu trúc tổng thể hoàn hảo hơn.
Đầu tư nội thất tô điểm cho gian bếp giúp bữa cơm gia đình càng trở nên ấm cúng. Mỗi khi chứng kiến cả nhà quây quần, tôi luôn cảm nhận được hạnh phúc và càng chắc chắn việc đầu tư cho bộ bàn ghế là xứng đáng.
Bữa ăn gia đình ở những nơi có chi phí sống đắt đỏ nhất Việt NamTrong khi Thu Trang ưu tiên nấu một lần ăn hai bữa, vợ chồng Huỳnh Liên tranh thủ về quê mua thực phẩm, Như Quỳnh lên sẵn thực đơn cho cả tuần để tối ưu chi phí.
12:00 7/4/2023
Bài hát lớn lên cùng con Ký ức của nhà báo Phạm Hồng Tuyến gắn với những bài hát bất hủ do bố bà, nhạc sĩ Phạm Tuyên, sáng tác như Trường cháu là trường Mầm non - bài hát nhạc sĩ Phạm Tuyên viết tặng trường con gái học; Cả tuần đều ngoan cũng là một khúc ca quen thuộc của nhiều thế hệ trẻ em Việt. Ngoài ra, Ở trường cô dạy em thế, rồi Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội, Theo cánh đu bay... cũng đã trở thành ký ức chung của nhiều người Việt Nam. | |
Vợ chồng mới cưới được tặng nhà, đất, nhẫn kim cương | Với nhiều đôi mới kết hôn, giá trị của món quà cưới đôi khi không nằm ở mặt kinh tế, mà còn mang ý nghĩa về tinh thần. | Theo kết quả nghiên cứu xu hướng kết hôn ở Việt Nam và khu vực Đông Á: hai thập niên nhìn lại đăng trên tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới số tháng 4/2022, trong 10 năm (2011-2021), Việt Nam duy trì số lượng kết hôn cao trong hầu hết năm, nhưng giảm liên tiếp giai đoạn 2018-2021.
Trong đó, năm 2020-2021 có số lượng kết hôn thấp nhất, lần lượt là 636.826 và 504.245 cuộc.
Quà tặng đám cưới được xem là lời chúc mừng cho các cặp đôi khi bước sang trang mới và bắt đầu xây dựng tổ ấm. Đó có thể là tiền bạc, hiện kim hoặc đồ vật kỷ niệm.
Zing trò chuyện với 5 cặp vợ chồng trẻ để nghe họ chia sẻ món quà cưới giá trị nhất, về mặt kinh tế hoặc tinh thần, mình từng nhận được.
Nhà và đấtAnh Tuấn - Mỹ Quyên (25 tuổi, TP Thuận An, Bình Dương)
Ngày cưới: 13/11/2022
Để mừng các con về chung một nhà, ba mẹ chồng tặng vợ chồng tôi mảnh đất trị giá 5 tỷ đồng. Sau đó, hai đứa được cho thêm 1,5 tỷ đồng để xây nhà.
Từ lúc khởi công đến khi hoàn thiện khoảng 3 tháng, căn nhà của chúng tôi có diện tích 5x30 m, gồm phòng khách, phòng thờ, 2 phòng ngủ và 3 nhà vệ sinh.
Nhà được thiết kế theo phong cách hiện đại. Riêng phòng ngủ, ông xã chiều ý tôi nên thiết kế theo phong cách tân cổ điển.
Với vợ chồng tôi, món quà này không chỉ mang ý nghĩa về mặt tài chính, mà còn là sự yêu thương của ba mẹ dành cho hai đứa.
Chúng tôi mới cưới và còn quá trẻ để có tất cả như bây giờ. Bởi vậy, tôi không mong gì hơn ngoài tình cảm gia đình ngày càng bền chặt.
Tôi cũng cảm thấy may mắn khi làm con dâu của ba mẹ chồng. Hai người luôn chăm lo cho tôi từng thứ nhỏ nhất, yêu thương và sẵn sàng lắng nghe con cái.
Đám cưới của vợ chồng tôi diễn ra trọn vẹn cũng nhờ sự tâm lý của hai gia đình. Đến giờ, mỗi khi nghĩ lại, tôi vẫn còn cảm giác bồi hồi.
Hiện tại, tôi mang thai con trai đầu lòng ở tháng thứ 5. Đây là món quà khiến gia đình tôi hạnh phúc nhất.
Nhẫn kim cương và váy cưới Đức Thành (29 tuổi) - Hà Uyên (26 tuổi, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội)
Ngày cưới: 12/7/2022
Ăn hỏi và đăng ký kết hôn được 2 năm, vợ chồng tôi mới có thể tổ chức đám cưới khi tình hình dịch bệnh bớt căng thẳng.
Món quà giá trị nhất tôi nhận được vào dịp này là nhẫn kim cương (hơn 200 triệu đồng) và váy cưới (hơn 300 triệu đồng) từ đối tác kinh doanh lâu năm.
Đặc biệt, váy được thiết kế riêng theo mong muốn nên tôi cảm thấy rất ý nghĩa.
Vợ chồng tôi tự gánh vác việc tổ chức hôn lễ. Với tính chất công việc làm truyền thông cũng như mối quan hệ khách mời của cả hai, chúng tôi không thể làm qua loa, nhưng quá lộng lẫy thì rất khó với kinh tế của vợ chồng trẻ.
Bởi vậy, những món quà giá trị khiến vợ chồng tôi cảm thấy trân trọng và biết ơn.
Ngoài quà tặng kể trên, tôi còn nhận được của hồi môn từ bố mẹ, anh chị hai bên gia đình, cũng như bạn bè. Tất cả đều là tình cảm, sự trân quý dành cho hai đứa.
Với mong muốn ngày vui thật trọn vẹn và đáng nhớ, vợ chồng tôi tổ chức tiệc private ở ngoài trời, chỉ mời gia đình, họ hàng đôi bên cùng khoảng 60-70 người bạn thân thiết.
Nhờ đó, chúng tôi có thể chăm chút từng chi tiết nhỏ nhất, từ đồ uống và bánh ngọt chào mừng khách mời, tới những món quà nhỏ cảm ơn mỗi người khi ra về. Tôi thấy việc gửi tặng quà cho khách mời rất đơn giản, nhưng chưa thật sự phổ biến trong đám cưới ở Việt Nam.
Kết quả đúng như mong đợi, khách mời dự đám cưới đều “quẩy” hết mình và trầm trồ theo cung bậc cảm xúc của cô dâu, chú rể.
Điều đặc biệt nhất có lẽ là sự xuất hiện của thiên thần nhỏ. Em bé ngồi trên chiếc siêu xe mang nhẫn lên cho bố mẹ khiến ai chứng kiến cũng đều thích thú và cảm động.
Vài ngày sau đó, mạng xã hội tràn ngập hình ảnh và lời cảm ơn về món quà cưới của vợ chồng tôi. Tôi rất mãn nguyện về hôn lễ nhỏ, với chi phí khoảng 200-250 triệu đồng, nhưng mang đầy tâm huyết của hai đứa.
Lắc tayThanh Hải - Minh Phúc (33 tuổi, quận 10, TP.HCM)
Ngày cưới: 15/10/2022
Trong ngày trọng đại, tôi được gia đình đôi bên tặng nhiều của hồi môn.
Đó là bộ trang sức từ mẹ đẻ, chiếc lắc từ mẹ chồng, nhẫn và lắc vàng,... từ người thân. Tổng giá trị hơn 4 cây vàng, chưa tính tiền mặt.
Ngoài ra, vợ chồng tôi còn nhận được nồi ủ, nước hoa, đồ ngủ,... từ bạn bè thân thiết.
Trong đó, món quà khiến tôi bất ngờ và yêu thích nhất là chiếc lắc tay từ hội chị em chơi chung hơn 20 năm. Hôm làm lễ, các bạn tự tay đeo cho tôi.
Với tôi, mọi người đến dự đám cưới là điều mừng nhất. Những món quà, dù giá trị lớn hay nhỏ, cũng đều đáng trân quý.
Sau hôn lễ, vợ chồng tôi cất giữ số vàng gia đình cho để dùng khi cần. Bộ trang sức mẹ tặng, tôi sẽ cố gắng để lại sau này truyền cho con.
Chi phí tổ chức đám cưới của vợ chồng tôi hết khoảng 500 triệu đồng. Trong đó, hai đứa tự lo 200 triệu đồng, còn 300 triệu đồng được gia đình hỗ trợ. Mọi thứ đều diễn ra suôn sẻ như dự định, khách mời hài lòng khiến chúng tôi thấy rất vui và biết ơn.
Máy chiếuMạnh Quỳnh (34 tuổi) - Linh Chi (29 tuổi, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội)
Ngày cưới: 7/5/2023
Món quà có giá trị lớn nhất về cả tinh thần và vật chất mà vợ chồng tôi nhận được là quà hồi môn của bố mẹ. Đó là những món trang sức vàng như kiềng, vòng, nhẫn và vàng miếng,... như nhiều đám cưới khác.
Đối với tôi và chồng, đây là món quà có ý nghĩa lớn, là tình cảm của bố mẹ cũng như hành trang, hỗ trợ để hai đứa bước vào ngưỡng cửa mới của cuộc sống.
Tôi cũng được nhận nhiều quà tặng từ các bác, anh chị, bạn bè, nhưng có lẽ món đồ tôi sẽ dùng nhiều nhất là chiếc máy chiếu do người bạn thân ở xa gửi tặng.
Món quà này rất thực tế với đứa nghiện phim như tôi và fan bóng đá như chồng. Đây cũng là đồ trang trí xinh và phù hợp với nội thất căn nhà mới của hai đứa.
Hôn lễ của vợ chồng tôi được tổ chức khá truyền thống tại 2 trung tâm tiệc cưới ở Hà Nội và quê chồng. Tổng chi phí khoảng hơn 1 tỷ đồng.
Tôi vấp phải khá nhiều khó khăn trong quá trình tự lên ý tưởng chuẩn bị cho mọi thứ. Bởi vậy, khi nhìn lại, điều tôi nhớ nhất là những sự cố “dở khóc dở cười” cùng sự hỗ trợ từ người thân, bạn bè, các anh chị làm dịch vụ. Tôi có thêm khá nhiều bạn bè sau trải nghiệm này.
Xuất thân từ dân marketing, tổ chức sự kiện, tôi vẫn thấy khá ngợp trước khối lượng công việc khổng lồ để chuẩn bị chu toàn cho một đám cưới. Ai không quen với việc điều phối sự kiện sẽ cảm thấy khó khăn và stress.
Tôi cũng từng chứng kiến nhiều bạn bè vì những bất đồng nhỏ trong khâu tổ chức mà dẹp luôn cả đám cưới.
Bởi vậy, mọi người hãy san sẻ khó khăn đó với những người tổ chức chuyên nghiệp để chỉ tập trung cho đám cưới. Việc của cô dâu, chú rể là tận hưởng ngày hạnh phúc nhất của mình.
Dây chuyềnTuấn Minh (31 tuổi) - Trâm Anh (28 tuổi, TP Biên Hòa, Đồng Nai)
Ngày cưới: 2/10/2022
Món quà giá trị nhất về kinh tế tôi nhận được trong đám cưới là từ bố mẹ hai bên. Số vốn này là nguồn lực chính để vợ chồng tôi mở cửa hàng kinh doanh sắp tới.
Bên cạnh đó, tôi cũng được họ hàng, anh chị em trong nhà tặng trang sức, nhẫn, tiền mặt.
Đáng quý nhất là họ hàng tôi từ ngoài Bắc dành thời gian vào tham dự gần 40 người.
Trong khi đó, món quà tinh thần lớn nhất đối với tôi là người chị bên Nhật dời vé máy bay để ở lại thêm vài ngày dự hôn lễ của tôi dù rất bận rộn khai trương cửa hàng mới.
Khi chị tặng dây chuyền vàng trắng và gửi lời chúc phúc, tôi rất xúc động.
Vợ chồng tôi có một ngày làm đám cưới ở nhà thờ, một ngày tổ chức đám hỏi, một ngày rước dâu và tổ chức tiệc tại nhà hàng. Tổng chi phí tổ chức khoảng 700 triệu đồng.
Sau khi cưới, vợ chồng tôi không đi tuần trăng mật đúng ngày do trước đó vừa ghé thăm Dubai, Hà Nội. Chúng tôi sau đó đi du lịch Đà Lạt, Bali, Australia.
Để có một cuộc sống chất lượng vượt trội Trong cuốn sách Đầu tư thông minh của Anthony Robbins, tác giả cho rằng sự giàu có đích thực không chỉ dừng lại ở tiền bạc mà nằm ở cảm xúc, tâm lý và tâm hồn. Nếu bạn không hạnh phúc, bạn không thể có một cuộc sống tuyệt vời, bất kể ví tiền của bạn dày như thế nào. | Vợ chồng mới cưới được tặng nhà, đất, nhẫn kim cương
Với nhiều đôi mới kết hôn, giá trị của món quà cưới đôi khi không nằm ở mặt kinh tế, mà còn mang ý nghĩa về tinh thần.
Theo kết quả nghiên cứu xu hướng kết hôn ở Việt Nam và khu vực Đông Á: hai thập niên nhìn lại đăng trên tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới số tháng 4/2022, trong 10 năm (2011-2021), Việt Nam duy trì số lượng kết hôn cao trong hầu hết năm, nhưng giảm liên tiếp giai đoạn 2018-2021.
Trong đó, năm 2020-2021 có số lượng kết hôn thấp nhất, lần lượt là 636.826 và 504.245 cuộc.
Quà tặng đám cưới được xem là lời chúc mừng cho các cặp đôi khi bước sang trang mới và bắt đầu xây dựng tổ ấm. Đó có thể là tiền bạc, hiện kim hoặc đồ vật kỷ niệm.
Zing trò chuyện với 5 cặp vợ chồng trẻ để nghe họ chia sẻ món quà cưới giá trị nhất, về mặt kinh tế hoặc tinh thần, mình từng nhận được.
Nhà và đấtAnh Tuấn - Mỹ Quyên (25 tuổi, TP Thuận An, Bình Dương)
Ngày cưới: 13/11/2022
Để mừng các con về chung một nhà, ba mẹ chồng tặng vợ chồng tôi mảnh đất trị giá 5 tỷ đồng. Sau đó, hai đứa được cho thêm 1,5 tỷ đồng để xây nhà.
Từ lúc khởi công đến khi hoàn thiện khoảng 3 tháng, căn nhà của chúng tôi có diện tích 5x30 m, gồm phòng khách, phòng thờ, 2 phòng ngủ và 3 nhà vệ sinh.
Nhà được thiết kế theo phong cách hiện đại. Riêng phòng ngủ, ông xã chiều ý tôi nên thiết kế theo phong cách tân cổ điển.
Với vợ chồng tôi, món quà này không chỉ mang ý nghĩa về mặt tài chính, mà còn là sự yêu thương của ba mẹ dành cho hai đứa.
Chúng tôi mới cưới và còn quá trẻ để có tất cả như bây giờ. Bởi vậy, tôi không mong gì hơn ngoài tình cảm gia đình ngày càng bền chặt.
Tôi cũng cảm thấy may mắn khi làm con dâu của ba mẹ chồng. Hai người luôn chăm lo cho tôi từng thứ nhỏ nhất, yêu thương và sẵn sàng lắng nghe con cái.
Đám cưới của vợ chồng tôi diễn ra trọn vẹn cũng nhờ sự tâm lý của hai gia đình. Đến giờ, mỗi khi nghĩ lại, tôi vẫn còn cảm giác bồi hồi.
Hiện tại, tôi mang thai con trai đầu lòng ở tháng thứ 5. Đây là món quà khiến gia đình tôi hạnh phúc nhất.
Nhẫn kim cương và váy cưới Đức Thành (29 tuổi) - Hà Uyên (26 tuổi, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội)
Ngày cưới: 12/7/2022
Ăn hỏi và đăng ký kết hôn được 2 năm, vợ chồng tôi mới có thể tổ chức đám cưới khi tình hình dịch bệnh bớt căng thẳng.
Món quà giá trị nhất tôi nhận được vào dịp này là nhẫn kim cương (hơn 200 triệu đồng) và váy cưới (hơn 300 triệu đồng) từ đối tác kinh doanh lâu năm.
Đặc biệt, váy được thiết kế riêng theo mong muốn nên tôi cảm thấy rất ý nghĩa.
Vợ chồng tôi tự gánh vác việc tổ chức hôn lễ. Với tính chất công việc làm truyền thông cũng như mối quan hệ khách mời của cả hai, chúng tôi không thể làm qua loa, nhưng quá lộng lẫy thì rất khó với kinh tế của vợ chồng trẻ.
Bởi vậy, những món quà giá trị khiến vợ chồng tôi cảm thấy trân trọng và biết ơn.
Ngoài quà tặng kể trên, tôi còn nhận được của hồi môn từ bố mẹ, anh chị hai bên gia đình, cũng như bạn bè. Tất cả đều là tình cảm, sự trân quý dành cho hai đứa.
Với mong muốn ngày vui thật trọn vẹn và đáng nhớ, vợ chồng tôi tổ chức tiệc private ở ngoài trời, chỉ mời gia đình, họ hàng đôi bên cùng khoảng 60-70 người bạn thân thiết.
Nhờ đó, chúng tôi có thể chăm chút từng chi tiết nhỏ nhất, từ đồ uống và bánh ngọt chào mừng khách mời, tới những món quà nhỏ cảm ơn mỗi người khi ra về. Tôi thấy việc gửi tặng quà cho khách mời rất đơn giản, nhưng chưa thật sự phổ biến trong đám cưới ở Việt Nam.
Kết quả đúng như mong đợi, khách mời dự đám cưới đều “quẩy” hết mình và trầm trồ theo cung bậc cảm xúc của cô dâu, chú rể.
Điều đặc biệt nhất có lẽ là sự xuất hiện của thiên thần nhỏ. Em bé ngồi trên chiếc siêu xe mang nhẫn lên cho bố mẹ khiến ai chứng kiến cũng đều thích thú và cảm động.
Vài ngày sau đó, mạng xã hội tràn ngập hình ảnh và lời cảm ơn về món quà cưới của vợ chồng tôi. Tôi rất mãn nguyện về hôn lễ nhỏ, với chi phí khoảng 200-250 triệu đồng, nhưng mang đầy tâm huyết của hai đứa.
Lắc tayThanh Hải - Minh Phúc (33 tuổi, quận 10, TP.HCM)
Ngày cưới: 15/10/2022
Trong ngày trọng đại, tôi được gia đình đôi bên tặng nhiều của hồi môn.
Đó là bộ trang sức từ mẹ đẻ, chiếc lắc từ mẹ chồng, nhẫn và lắc vàng,... từ người thân. Tổng giá trị hơn 4 cây vàng, chưa tính tiền mặt.
Ngoài ra, vợ chồng tôi còn nhận được nồi ủ, nước hoa, đồ ngủ,... từ bạn bè thân thiết.
Trong đó, món quà khiến tôi bất ngờ và yêu thích nhất là chiếc lắc tay từ hội chị em chơi chung hơn 20 năm. Hôm làm lễ, các bạn tự tay đeo cho tôi.
Với tôi, mọi người đến dự đám cưới là điều mừng nhất. Những món quà, dù giá trị lớn hay nhỏ, cũng đều đáng trân quý.
Sau hôn lễ, vợ chồng tôi cất giữ số vàng gia đình cho để dùng khi cần. Bộ trang sức mẹ tặng, tôi sẽ cố gắng để lại sau này truyền cho con.
Chi phí tổ chức đám cưới của vợ chồng tôi hết khoảng 500 triệu đồng. Trong đó, hai đứa tự lo 200 triệu đồng, còn 300 triệu đồng được gia đình hỗ trợ. Mọi thứ đều diễn ra suôn sẻ như dự định, khách mời hài lòng khiến chúng tôi thấy rất vui và biết ơn.
Máy chiếuMạnh Quỳnh (34 tuổi) - Linh Chi (29 tuổi, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội)
Ngày cưới: 7/5/2023
Món quà có giá trị lớn nhất về cả tinh thần và vật chất mà vợ chồng tôi nhận được là quà hồi môn của bố mẹ. Đó là những món trang sức vàng như kiềng, vòng, nhẫn và vàng miếng,... như nhiều đám cưới khác.
Đối với tôi và chồng, đây là món quà có ý nghĩa lớn, là tình cảm của bố mẹ cũng như hành trang, hỗ trợ để hai đứa bước vào ngưỡng cửa mới của cuộc sống.
Tôi cũng được nhận nhiều quà tặng từ các bác, anh chị, bạn bè, nhưng có lẽ món đồ tôi sẽ dùng nhiều nhất là chiếc máy chiếu do người bạn thân ở xa gửi tặng.
Món quà này rất thực tế với đứa nghiện phim như tôi và fan bóng đá như chồng. Đây cũng là đồ trang trí xinh và phù hợp với nội thất căn nhà mới của hai đứa.
Hôn lễ của vợ chồng tôi được tổ chức khá truyền thống tại 2 trung tâm tiệc cưới ở Hà Nội và quê chồng. Tổng chi phí khoảng hơn 1 tỷ đồng.
Tôi vấp phải khá nhiều khó khăn trong quá trình tự lên ý tưởng chuẩn bị cho mọi thứ. Bởi vậy, khi nhìn lại, điều tôi nhớ nhất là những sự cố “dở khóc dở cười” cùng sự hỗ trợ từ người thân, bạn bè, các anh chị làm dịch vụ. Tôi có thêm khá nhiều bạn bè sau trải nghiệm này.
Xuất thân từ dân marketing, tổ chức sự kiện, tôi vẫn thấy khá ngợp trước khối lượng công việc khổng lồ để chuẩn bị chu toàn cho một đám cưới. Ai không quen với việc điều phối sự kiện sẽ cảm thấy khó khăn và stress.
Tôi cũng từng chứng kiến nhiều bạn bè vì những bất đồng nhỏ trong khâu tổ chức mà dẹp luôn cả đám cưới.
Bởi vậy, mọi người hãy san sẻ khó khăn đó với những người tổ chức chuyên nghiệp để chỉ tập trung cho đám cưới. Việc của cô dâu, chú rể là tận hưởng ngày hạnh phúc nhất của mình.
Dây chuyềnTuấn Minh (31 tuổi) - Trâm Anh (28 tuổi, TP Biên Hòa, Đồng Nai)
Ngày cưới: 2/10/2022
Món quà giá trị nhất về kinh tế tôi nhận được trong đám cưới là từ bố mẹ hai bên. Số vốn này là nguồn lực chính để vợ chồng tôi mở cửa hàng kinh doanh sắp tới.
Bên cạnh đó, tôi cũng được họ hàng, anh chị em trong nhà tặng trang sức, nhẫn, tiền mặt.
Đáng quý nhất là họ hàng tôi từ ngoài Bắc dành thời gian vào tham dự gần 40 người.
Trong khi đó, món quà tinh thần lớn nhất đối với tôi là người chị bên Nhật dời vé máy bay để ở lại thêm vài ngày dự hôn lễ của tôi dù rất bận rộn khai trương cửa hàng mới.
Khi chị tặng dây chuyền vàng trắng và gửi lời chúc phúc, tôi rất xúc động.
Vợ chồng tôi có một ngày làm đám cưới ở nhà thờ, một ngày tổ chức đám hỏi, một ngày rước dâu và tổ chức tiệc tại nhà hàng. Tổng chi phí tổ chức khoảng 700 triệu đồng.
Sau khi cưới, vợ chồng tôi không đi tuần trăng mật đúng ngày do trước đó vừa ghé thăm Dubai, Hà Nội. Chúng tôi sau đó đi du lịch Đà Lạt, Bali, Australia.
Để có một cuộc sống chất lượng vượt trội Trong cuốn sách Đầu tư thông minh của Anthony Robbins, tác giả cho rằng sự giàu có đích thực không chỉ dừng lại ở tiền bạc mà nằm ở cảm xúc, tâm lý và tâm hồn. Nếu bạn không hạnh phúc, bạn không thể có một cuộc sống tuyệt vời, bất kể ví tiền của bạn dày như thế nào. | |
Khánh Thi: 'Khi đau đẻ, có kể bao nhiêu chồng cũng không hiểu' | Mang thai lần thứ 3 và trải qua khoảng thời gian vất vả cùng học trò ở SEA Games 32, Khánh Thi thừa nhận đôi khi quá tập trung chăm sóc các VĐV, cô gần như quên mình đang có bầu. | Khánh Thi: 'Khi đau đẻ, có kể bao nhiêu chồng cũng không hiểu'
Mang thai lần thứ 3 và trải qua khoảng thời gian vất vả cùng học trò ở SEA Games 32, Khánh Thi thừa nhận đôi khi quá tập trung chăm sóc các VĐV, cô gần như quên mình đang có bầu.
Zing Podcast Team
Podcast TLDR
Ma thuật của Messi biến Boateng thành 'gã hề'
09:30
13/07/2023
Bayern thua Barca 0-3 ở Champions League 2014/15. Đó cũng là ngày Jerome Boateng tội nghiệp bị Messi biến thành "gã hề.
Hoàng Học: 'Sau phẫu thuật thẩm mỹ, cuộc đời biến thành màu hồng'
09:30
12/07/2023
Trò chuyện với #BehindtheBEAUTY, Hoàng Học kể lại hành trình phẫu thuật thẩm mỹ, từ filler nhẹ nhàng đến tiêm hormone, nâng mũi, nâng ngực và cuộc đại phẫu chuyển giới sang nữ.
Bài phỏng vấn khiến Ronaldo trở thành kẻ phản diện ở MU
09:30
11/07/2023
Cristiano Ronaldo vĩ đại, không ai có thể bàn cãi về điều đó. Nhưng di sản của anh ở Old Trafford bị hoen ố rất nhiều sau bài phỏng vấn định mệnh với Piers Morgan vào tháng 11/2022
Khi Gen Z làm mẹ: Học nhanh nhưng áp lực cũng không kém
09:30
07/07/2023
Giống nhiều bà mẹ Gen Z khác, Chúng Huyền Thanh cũng học cách chăm con trên Internet. Cô ưu tiên xây dựng gia đình theo kiểu hiện đại, bố mẹ trở thành bạn thân của con cái.
Ngày Messi vẽ nên bức tranh tuyệt diệu tại Camp Nou
09:30
06/07/2023
Lionel Messi ghi cả nghìn bàn thắng trong sự nghiệp, nhưng pha lập công ở chung kết Cúp nhà Vua 2015 chính là khoảnh khắc siêu sao này thách thức các quy luật vật lý thông thường.
Sếp Mekong Capital: Mỗi tuần gặp 6-15 công ty để tìm cơ hội đầu tư
09:30
04/07/2023
Ông Chad Ovel, Tổng giám đốc Mekong Capital nhìn nhận đây là thời điểm tốt cho các quỹ đầu tư. Tuy nhiên, nhiều công ty đang định giá quá cao, trong khi chưa có mô hình hiệu quả.
Những sự thật về nâng mũi có thể bạn chưa biết
09:30
05/07/2023
Bác sĩ Vũ Hữu Thịnh, quyền Quản lý và điều hành khoa Tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, chia sẻ nhiều thông về phẫu thuật nâng mũi, lợi ích và các nguy cơ đi kèm.
CEO Grab VN nói về bài toán cân bằng lợi ích của người dùng và đối tác
09:30
20/06/2023
CEO Grab Việt Nam Alejandro Osorio cho rằng trong năm nay, các siêu ứng dụng phải hướng đến giá dịch vụ phải chăng và phát triển bền vững, một trong số đó là sử dụng xe điện. | Khánh Thi: 'Khi đau đẻ, có kể bao nhiêu chồng cũng không hiểu'
Mang thai lần thứ 3 và trải qua khoảng thời gian vất vả cùng học trò ở SEA Games 32, Khánh Thi thừa nhận đôi khi quá tập trung chăm sóc các VĐV, cô gần như quên mình đang có bầu.
Khánh Thi: 'Khi đau đẻ, có kể bao nhiêu chồng cũng không hiểu'
Mang thai lần thứ 3 và trải qua khoảng thời gian vất vả cùng học trò ở SEA Games 32, Khánh Thi thừa nhận đôi khi quá tập trung chăm sóc các VĐV, cô gần như quên mình đang có bầu.
Zing Podcast Team
Podcast TLDR
Ma thuật của Messi biến Boateng thành 'gã hề'
09:30
13/07/2023
Bayern thua Barca 0-3 ở Champions League 2014/15. Đó cũng là ngày Jerome Boateng tội nghiệp bị Messi biến thành "gã hề.
Hoàng Học: 'Sau phẫu thuật thẩm mỹ, cuộc đời biến thành màu hồng'
09:30
12/07/2023
Trò chuyện với #BehindtheBEAUTY, Hoàng Học kể lại hành trình phẫu thuật thẩm mỹ, từ filler nhẹ nhàng đến tiêm hormone, nâng mũi, nâng ngực và cuộc đại phẫu chuyển giới sang nữ.
Bài phỏng vấn khiến Ronaldo trở thành kẻ phản diện ở MU
09:30
11/07/2023
Cristiano Ronaldo vĩ đại, không ai có thể bàn cãi về điều đó. Nhưng di sản của anh ở Old Trafford bị hoen ố rất nhiều sau bài phỏng vấn định mệnh với Piers Morgan vào tháng 11/2022
Khi Gen Z làm mẹ: Học nhanh nhưng áp lực cũng không kém
09:30
07/07/2023
Giống nhiều bà mẹ Gen Z khác, Chúng Huyền Thanh cũng học cách chăm con trên Internet. Cô ưu tiên xây dựng gia đình theo kiểu hiện đại, bố mẹ trở thành bạn thân của con cái.
Ngày Messi vẽ nên bức tranh tuyệt diệu tại Camp Nou
09:30
06/07/2023
Lionel Messi ghi cả nghìn bàn thắng trong sự nghiệp, nhưng pha lập công ở chung kết Cúp nhà Vua 2015 chính là khoảnh khắc siêu sao này thách thức các quy luật vật lý thông thường.
Sếp Mekong Capital: Mỗi tuần gặp 6-15 công ty để tìm cơ hội đầu tư
09:30
04/07/2023
Ông Chad Ovel, Tổng giám đốc Mekong Capital nhìn nhận đây là thời điểm tốt cho các quỹ đầu tư. Tuy nhiên, nhiều công ty đang định giá quá cao, trong khi chưa có mô hình hiệu quả.
Những sự thật về nâng mũi có thể bạn chưa biết
09:30
05/07/2023
Bác sĩ Vũ Hữu Thịnh, quyền Quản lý và điều hành khoa Tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, chia sẻ nhiều thông về phẫu thuật nâng mũi, lợi ích và các nguy cơ đi kèm.
CEO Grab VN nói về bài toán cân bằng lợi ích của người dùng và đối tác
09:30
20/06/2023
CEO Grab Việt Nam Alejandro Osorio cho rằng trong năm nay, các siêu ứng dụng phải hướng đến giá dịch vụ phải chăng và phát triển bền vững, một trong số đó là sử dụng xe điện. | |
Ăn, nằm ở viện cùng con vì thời tiết nắng nóng | Thời tiết bước vào những ngày nắng nóng gay gắt cũng là lúc nhiều phụ huynh phải tìm cách bảo vệ sức khỏe cho con nhỏ, đồng thời đối phó với các vấn đề, chi phí phát sinh. | Trẻ nhỏ dễ mắc bệnh về hô hấp trong những ngày nắng nóng. Ảnh minh họa: Quỳnh Danh.
Lê Phương Thảo (28 tuổi) vừa có 9 ngày đồng hành cùng cậu con trai đầu lòng, bé Bon (2 tuổi), trong bệnh viện. Bon bị viêm phế quản phổi, viêm tai giữa ứ mủ do phế cầu khuẩn.
“Con cũng thường bị các bệnh này song lần vừa rồi nặng hơn, cần nhập viện. Vì có tiền sử bị bệnh hô hấp, Bon kháng thuốc, bác sĩ phải ra phác đồ khác, đổi thuốc”, Thảo kể.
Nằm cùng phòng bệnh với Bon cũng có nhiều bé mắc các triệu chứng tương tự.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, nắng nóng còn tiếp diễn ở nhiều tỉnh thành trong vài ngày tới. Con nhỏ vốn đã cần để ý, chăm sóc kỹ, đối với bà mẹ Hà Nội và nhiều phụ huynh khác, thời điểm này càng là lúc các bậc cha mẹ cần cẩn trọng bởi nhiệt độ, độ ẩm cao là môi trường thích hợp để các virus, vi khuẩn phát triển.
Cha mẹ đau đầu
“Một khi sức khỏe con bị ảnh hưởng, không chỉ con mà cả cha mẹ cũng mệt mỏi, bị cuốn theo và thậm chí nhịp sống gia đình cũng bị đảo lộn”, người mẹ nói.
Trong những ngày Bon nằm viện, vì Thảo làm tự do, có thể linh động thời gian nên cô chịu trách nhiệm chăm sóc con.
“Bon hay quấy về đêm, ho và nôn trớ nhiều nên tôi khá mất ngủ. Từ ngày thứ 5, con mới bắt đầu đỡ. Cũng may dịch vụ ở bệnh viện khá tốt, có người giúp dọn dẹp, phục vụ thức ăn tận nơi nên phần nào giảm bớt áp lực”, Thảo kể.
Con trai Phương Thảo phải nằm viện 9 ngày khi thời tiết trở nắng nóng. Ảnh: NVCC.
Trong khi đó, gia đình chị Ngọc Anh (38 tuổi, quận Gò Vấp, TP.HCM) dành nỗi lo cho sức khỏe của cậu con trai nhỏ khi nằm điều hòa thường xuyên. Cậu bé dễ bị ho, nghẹt mũi, tái phát bệnh viêm họng hạt.
"Tháng vừa rồi, tôi phải đưa cháu đi khám, mua thuốc uống hai lần. Bác sĩ khuyên nên hạn chế nằm điều hòa, nhưng nóng như thế này thì làm sao chịu nổi", người mẹ 38 tuổi chia sẻ.
Ngoài vấn đề sức khỏe, nắng nóng còn khiến chị Ngọc Anh đau đầu vấn đề tài chính. Tiền điện của gia đình chị lần đầu tiên vượt mức 1,5 triệu đồng vào tháng 4 vừa qua. Trước đây, kể cả giai đoạn nắng nóng của những năm trước, gia đình 4 người của chị chỉ chi trả khoảng 700.000-900.000 đồng tiền điện/tháng.
"Nhận được hóa đơn tiền điện tôi phát hoảng, chưa bao giờ nhiều như vậy cả".
4 người nhà chị Ngọc Anh dồn chung vào một phòng ngủ để tiết kiệm điện. Ảnh: NVCC.
Khi thời tiết TP.HCM bước vào mùa nắng nóng cao điểm, gia đình chị Ngọc Anh phải lắp thêm một điều hòa ở phòng khách, cộng với hai máy lạnh có sẵn trong hai phòng ngủ.
Những ngày nắng nóng, máy lạnh hoạt động gần như hết công suất, đặc biệt vào buổi chiều tối, khi cả gia đình đi học, đi làm trở về. Thời gian tới, khi các con chuẩn bị nghỉ hè, dành phần lớn thời gian ở nhà, chị lo lắng tiền điện sẽ tiếp tục tăng cao.
Gia đình anh Nguyễn Phước (33 tuổi, TP Thủ Đức. TP.HCM) cũng có chung nỗi lo về vấn đề sức khỏe của con nhỏ. Con gái đầu lòng của anh Phước khoảng 9 tháng tuổi. Vì trời nóng và phải thường xuyên nằm điều hòa, em bé gặp một số vấn đề về đường hô hấp và bị khô da khá nghiêm trọng.
"Nếu không bật máy lạnh, buổi tối con sẽ quấy khóc, không ngủ ngon do bị nóng. Nhưng nằm phòng điều hòa nhiều thì bé lại bị sổ mũi và nứt nẻ da".
Từ cuối tháng 4, nhiều trẻ nhỏ ở Hà Nội, TP.HCM phải nhập viện vì các bệnh truyền nhiễm, hô hấp hay tiêu hóa. Bác sĩ chuyên khoa II Lê Minh Lan Phương, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết phần lớn trẻ đến khám do triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, tiêu chảy, nôn ói...
Lý do là trong thời tiết nắng nóng, bé dễ bị sốc nhiệt khi ở phòng điều hòa nhiều. Cơ thể bé cũng dễ bị thiếu nước và rối loạn điện giải do bài tiết mồ hôi nhiều, sức đề kháng giảm. Dưới tác động của nắng nóng và tia UV, vi khuẩn, virus phát triển nhanh, trẻ dễ mắc bệnh hô hấp hơn. Ngoài ra, thời tiết nóng khiến thức ăn dễ ôi thiu, từ đó, trẻ dễ gặp vấn đề tiêu hóa.
Thời tiết nắng nóng, số lượng trẻ đổ bệnh, phải nhập viện tăng cao. Ảnh: Quỳnh Danh.
Đối phó
Để tiết kiệm điện, hiện tại nhà chị Ngọc Anh chỉ sử dụng quạt, thay vì điều hòa trong phòng khách. Con trai lớn (11 tuổi) của chị bình thường ngủ riêng, nhưng nay cũng chuyển sang ngủ chung trong phòng ngủ lớn cùng cả gia đình.
"Phòng ngủ nhỏ ở tầng hai nóng hơn so với tầng một, nên chúng tôi quyết định chuyển giường xuống, dồn tất cả vào một phòng và chỉ bật một điều hòa".
Sau khi tham khảo ý kiến của đồng nghiệp, vợ chồng anh Phước cũng quyết định sắm một chiếc máy lọc không khí, vừa để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, vừa tạo độ ẩm trong phòng máy lạnh.
"Kết hợp với việc sử dụng kem dưỡng da, một số thuốc đặc trị được bác sĩ kê đơn thì hiện tại tình trạng da của bé đã được cải thiện đáng kể".
Tuy vậy, theo lời khuyên của bác sĩ, vợ chồng anh Phước cũng thay đổi nhiều thói quen trong việc sử dụng máy lạnh để bảo vệ sức khỏe cho con: không để nhiệt độ quá thấp; không để con nằm trực tiếp dưới luồng gió; không bật điều hòa quá lâu; không đưa con ra khỏi phòng máy lạnh đột ngột; thuê người kiểm tra, vệ sinh điều hòa định kỳ.
Đồng tình, anh Hùng Cường (34 tuổi, Hà Nội) hiện rút kinh nghiệm duy trì điều hòa ở mức 27-28 độ C và treo khăn ướt ở ghế hoặc cửa sổ để làm mát không khí, tránh con gặp các vấn đề về hô hấp.
Vợ chồng anh Cường đưa con ra ngoài vận động vào lúc sáng sớm hoặc tối để tránh nắng gắt. Ảnh: NVCC.
Những hôm trời không quá gắt, anh tranh thủ đưa bé Trứng (2 tuổi) ra công viên gần nhà vui chơi, chạy nhảy một chút vào sáng sớm hoặc tối, để con được vận động, ra mồ hôi thay vì ngồi cả ngày trong không gian kín.
“Bên cạnh đó, chúng tôi lưu ý mặc quần áo phù hợp cho con khi đi ra đường hay chơi thể thao, bôi kem chống nắng kỹ vì đa phần trẻ nhỏ không thích đội mũ, mặc áo chống nắng dài hay đeo khẩu trang”.
Theo chuyên gia, không chỉ trẻ nhỏ mà người lớn cũng dễ bị ảnh hưởng sức khỏe trong những ngày nắng nóng. Các gia đình không nên bật máy lạnh quá thấp, người ngồi điều hòa lâu nên uống nhiều nước và bổ sung các thực phẩm nhiều nước.
Những người đang ở trong phòng điều hòa nhiệt độ thấp không nên đi ra ngoài trời nắng đột ngột, cần phải có một khoảng thời gian để cơ thể thích nghi với môi trường bên ngoài.
Với các gia đình có con nhỏ, phụ huynh cần tránh đưa trẻ ra ngoài nắng từ 10h đến 14h, nên cho bé uống nhiều nước, bổ sung điện giải để tránh suy kiệt và bị bệnh. Bên cạnh đó, cần tăng cường các loại nước trái cây, rau củ, bổ sung vitamin cho trẻ, bảo quản thực phẩm cẩn thận, tránh bị ôi thiu.
Bài hát lớn lên cùng con Ký ức của nhà báo Phạm Hồng Tuyến gắn với những bài hát bất hủ do bố bà, nhạc sĩ Phạm Tuyên, sáng tác như Trường cháu là trường Mầm non - bài hát nhạc sĩ Phạm Tuyên viết tặng trường con gái học; Cả tuần đều ngoan cũng là một khúc ca quen thuộc của nhiều thế hệ trẻ em Việt. Ngoài ra, Ở trường cô dạy em thế, rồi Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội, Theo cánh đu bay... cũng đã trở thành ký ức chung của nhiều người Việt Nam.
'Chóng mặt' vì lương 30 triệu đồng, chi phí nuôi con hết 1/3Chưa có nhiều kinh nghiệm tài chính, tiêu quá tay với những khoản không cần thiết sau khi sinh con, nhiều cặp vợ chồng trẻ chật vật để xoay xở, thậm chí vỡ kế hoạch tài chính.
11:31 26/5/2023 | Ăn, nằm ở viện cùng con vì thời tiết nắng nóng
Thời tiết bước vào những ngày nắng nóng gay gắt cũng là lúc nhiều phụ huynh phải tìm cách bảo vệ sức khỏe cho con nhỏ, đồng thời đối phó với các vấn đề, chi phí phát sinh.
Trẻ nhỏ dễ mắc bệnh về hô hấp trong những ngày nắng nóng. Ảnh minh họa: Quỳnh Danh.
Lê Phương Thảo (28 tuổi) vừa có 9 ngày đồng hành cùng cậu con trai đầu lòng, bé Bon (2 tuổi), trong bệnh viện. Bon bị viêm phế quản phổi, viêm tai giữa ứ mủ do phế cầu khuẩn.
“Con cũng thường bị các bệnh này song lần vừa rồi nặng hơn, cần nhập viện. Vì có tiền sử bị bệnh hô hấp, Bon kháng thuốc, bác sĩ phải ra phác đồ khác, đổi thuốc”, Thảo kể.
Nằm cùng phòng bệnh với Bon cũng có nhiều bé mắc các triệu chứng tương tự.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, nắng nóng còn tiếp diễn ở nhiều tỉnh thành trong vài ngày tới. Con nhỏ vốn đã cần để ý, chăm sóc kỹ, đối với bà mẹ Hà Nội và nhiều phụ huynh khác, thời điểm này càng là lúc các bậc cha mẹ cần cẩn trọng bởi nhiệt độ, độ ẩm cao là môi trường thích hợp để các virus, vi khuẩn phát triển.
Cha mẹ đau đầu
“Một khi sức khỏe con bị ảnh hưởng, không chỉ con mà cả cha mẹ cũng mệt mỏi, bị cuốn theo và thậm chí nhịp sống gia đình cũng bị đảo lộn”, người mẹ nói.
Trong những ngày Bon nằm viện, vì Thảo làm tự do, có thể linh động thời gian nên cô chịu trách nhiệm chăm sóc con.
“Bon hay quấy về đêm, ho và nôn trớ nhiều nên tôi khá mất ngủ. Từ ngày thứ 5, con mới bắt đầu đỡ. Cũng may dịch vụ ở bệnh viện khá tốt, có người giúp dọn dẹp, phục vụ thức ăn tận nơi nên phần nào giảm bớt áp lực”, Thảo kể.
Con trai Phương Thảo phải nằm viện 9 ngày khi thời tiết trở nắng nóng. Ảnh: NVCC.
Trong khi đó, gia đình chị Ngọc Anh (38 tuổi, quận Gò Vấp, TP.HCM) dành nỗi lo cho sức khỏe của cậu con trai nhỏ khi nằm điều hòa thường xuyên. Cậu bé dễ bị ho, nghẹt mũi, tái phát bệnh viêm họng hạt.
"Tháng vừa rồi, tôi phải đưa cháu đi khám, mua thuốc uống hai lần. Bác sĩ khuyên nên hạn chế nằm điều hòa, nhưng nóng như thế này thì làm sao chịu nổi", người mẹ 38 tuổi chia sẻ.
Ngoài vấn đề sức khỏe, nắng nóng còn khiến chị Ngọc Anh đau đầu vấn đề tài chính. Tiền điện của gia đình chị lần đầu tiên vượt mức 1,5 triệu đồng vào tháng 4 vừa qua. Trước đây, kể cả giai đoạn nắng nóng của những năm trước, gia đình 4 người của chị chỉ chi trả khoảng 700.000-900.000 đồng tiền điện/tháng.
"Nhận được hóa đơn tiền điện tôi phát hoảng, chưa bao giờ nhiều như vậy cả".
4 người nhà chị Ngọc Anh dồn chung vào một phòng ngủ để tiết kiệm điện. Ảnh: NVCC.
Khi thời tiết TP.HCM bước vào mùa nắng nóng cao điểm, gia đình chị Ngọc Anh phải lắp thêm một điều hòa ở phòng khách, cộng với hai máy lạnh có sẵn trong hai phòng ngủ.
Những ngày nắng nóng, máy lạnh hoạt động gần như hết công suất, đặc biệt vào buổi chiều tối, khi cả gia đình đi học, đi làm trở về. Thời gian tới, khi các con chuẩn bị nghỉ hè, dành phần lớn thời gian ở nhà, chị lo lắng tiền điện sẽ tiếp tục tăng cao.
Gia đình anh Nguyễn Phước (33 tuổi, TP Thủ Đức. TP.HCM) cũng có chung nỗi lo về vấn đề sức khỏe của con nhỏ. Con gái đầu lòng của anh Phước khoảng 9 tháng tuổi. Vì trời nóng và phải thường xuyên nằm điều hòa, em bé gặp một số vấn đề về đường hô hấp và bị khô da khá nghiêm trọng.
"Nếu không bật máy lạnh, buổi tối con sẽ quấy khóc, không ngủ ngon do bị nóng. Nhưng nằm phòng điều hòa nhiều thì bé lại bị sổ mũi và nứt nẻ da".
Từ cuối tháng 4, nhiều trẻ nhỏ ở Hà Nội, TP.HCM phải nhập viện vì các bệnh truyền nhiễm, hô hấp hay tiêu hóa. Bác sĩ chuyên khoa II Lê Minh Lan Phương, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết phần lớn trẻ đến khám do triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, tiêu chảy, nôn ói...
Lý do là trong thời tiết nắng nóng, bé dễ bị sốc nhiệt khi ở phòng điều hòa nhiều. Cơ thể bé cũng dễ bị thiếu nước và rối loạn điện giải do bài tiết mồ hôi nhiều, sức đề kháng giảm. Dưới tác động của nắng nóng và tia UV, vi khuẩn, virus phát triển nhanh, trẻ dễ mắc bệnh hô hấp hơn. Ngoài ra, thời tiết nóng khiến thức ăn dễ ôi thiu, từ đó, trẻ dễ gặp vấn đề tiêu hóa.
Thời tiết nắng nóng, số lượng trẻ đổ bệnh, phải nhập viện tăng cao. Ảnh: Quỳnh Danh.
Đối phó
Để tiết kiệm điện, hiện tại nhà chị Ngọc Anh chỉ sử dụng quạt, thay vì điều hòa trong phòng khách. Con trai lớn (11 tuổi) của chị bình thường ngủ riêng, nhưng nay cũng chuyển sang ngủ chung trong phòng ngủ lớn cùng cả gia đình.
"Phòng ngủ nhỏ ở tầng hai nóng hơn so với tầng một, nên chúng tôi quyết định chuyển giường xuống, dồn tất cả vào một phòng và chỉ bật một điều hòa".
Sau khi tham khảo ý kiến của đồng nghiệp, vợ chồng anh Phước cũng quyết định sắm một chiếc máy lọc không khí, vừa để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, vừa tạo độ ẩm trong phòng máy lạnh.
"Kết hợp với việc sử dụng kem dưỡng da, một số thuốc đặc trị được bác sĩ kê đơn thì hiện tại tình trạng da của bé đã được cải thiện đáng kể".
Tuy vậy, theo lời khuyên của bác sĩ, vợ chồng anh Phước cũng thay đổi nhiều thói quen trong việc sử dụng máy lạnh để bảo vệ sức khỏe cho con: không để nhiệt độ quá thấp; không để con nằm trực tiếp dưới luồng gió; không bật điều hòa quá lâu; không đưa con ra khỏi phòng máy lạnh đột ngột; thuê người kiểm tra, vệ sinh điều hòa định kỳ.
Đồng tình, anh Hùng Cường (34 tuổi, Hà Nội) hiện rút kinh nghiệm duy trì điều hòa ở mức 27-28 độ C và treo khăn ướt ở ghế hoặc cửa sổ để làm mát không khí, tránh con gặp các vấn đề về hô hấp.
Vợ chồng anh Cường đưa con ra ngoài vận động vào lúc sáng sớm hoặc tối để tránh nắng gắt. Ảnh: NVCC.
Những hôm trời không quá gắt, anh tranh thủ đưa bé Trứng (2 tuổi) ra công viên gần nhà vui chơi, chạy nhảy một chút vào sáng sớm hoặc tối, để con được vận động, ra mồ hôi thay vì ngồi cả ngày trong không gian kín.
“Bên cạnh đó, chúng tôi lưu ý mặc quần áo phù hợp cho con khi đi ra đường hay chơi thể thao, bôi kem chống nắng kỹ vì đa phần trẻ nhỏ không thích đội mũ, mặc áo chống nắng dài hay đeo khẩu trang”.
Theo chuyên gia, không chỉ trẻ nhỏ mà người lớn cũng dễ bị ảnh hưởng sức khỏe trong những ngày nắng nóng. Các gia đình không nên bật máy lạnh quá thấp, người ngồi điều hòa lâu nên uống nhiều nước và bổ sung các thực phẩm nhiều nước.
Những người đang ở trong phòng điều hòa nhiệt độ thấp không nên đi ra ngoài trời nắng đột ngột, cần phải có một khoảng thời gian để cơ thể thích nghi với môi trường bên ngoài.
Với các gia đình có con nhỏ, phụ huynh cần tránh đưa trẻ ra ngoài nắng từ 10h đến 14h, nên cho bé uống nhiều nước, bổ sung điện giải để tránh suy kiệt và bị bệnh. Bên cạnh đó, cần tăng cường các loại nước trái cây, rau củ, bổ sung vitamin cho trẻ, bảo quản thực phẩm cẩn thận, tránh bị ôi thiu.
Bài hát lớn lên cùng con Ký ức của nhà báo Phạm Hồng Tuyến gắn với những bài hát bất hủ do bố bà, nhạc sĩ Phạm Tuyên, sáng tác như Trường cháu là trường Mầm non - bài hát nhạc sĩ Phạm Tuyên viết tặng trường con gái học; Cả tuần đều ngoan cũng là một khúc ca quen thuộc của nhiều thế hệ trẻ em Việt. Ngoài ra, Ở trường cô dạy em thế, rồi Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội, Theo cánh đu bay... cũng đã trở thành ký ức chung của nhiều người Việt Nam.
'Chóng mặt' vì lương 30 triệu đồng, chi phí nuôi con hết 1/3Chưa có nhiều kinh nghiệm tài chính, tiêu quá tay với những khoản không cần thiết sau khi sinh con, nhiều cặp vợ chồng trẻ chật vật để xoay xở, thậm chí vỡ kế hoạch tài chính.
11:31 26/5/2023 | |
Minh Hằng: 'Tôi xúi bạn bè trữ trứng đi' | Minh Hằng nói cô đang trong những ngày thai kỳ hạnh phúc và mô tả quá trình này "kỳ diệu không tả nổi". | Minh Hằng nói cô đang trong những ngày thai kỳ hạnh phúc và mô tả quá trình này "kỳ diệu không tả nổi".
_____
Host: Nghiêm Ngọc
Khách mời: Minh Hằng
Độc giả có thể nghe phiên bản Audio tại đây
_____
35 tuổi, Minh Hằng mang thai con đầu lòng. Cô vỡ òa khi khoe với bạn bè và khán giả của mình vì "hạnh phúc không thể giấu được". Nữ ca sĩ nói đây là một tin vui, rồi mọi người sẽ biết và mong tất cả được biết từ mình chứ không phải qua những đồn đoán. Trải qua 3 tháng đầu, cô thèm nhất món cơm tấm "sà bì chưởng", tự cảm thấy mình "trộm vía" khỏe mạnh.
Với việc chủ động mang thai nhờ phương pháp IVF (thụ tinh trong ống nghiệm), Minh Hằng thẳng thắn thừa nhận mình không còn trẻ và đã được bác sĩ chỉ định về sức khỏe, chất lượng trứng. Cô cũng chia sẻ ở thời điểm này, việc con tới là một món quà, là điều tốt nhất, hai vợ chồng không xem thầy, xem số.
Nữ ca sĩ sinh năm 1987 là khách mời đầu tiên của MOM, First, series podcast mới về gia đình của Zing. Ở đây, chúng tôi trò chuyện cùng những người đã, đang và sẽ sinh con, nuôi con, xoay quanh việc làm cha, làm mẹ vì đây là một quá trình mới mẻ với những bài học phải theo học trọn đời. | Minh Hằng: 'Tôi xúi bạn bè trữ trứng đi'
Minh Hằng nói cô đang trong những ngày thai kỳ hạnh phúc và mô tả quá trình này "kỳ diệu không tả nổi".
Minh Hằng nói cô đang trong những ngày thai kỳ hạnh phúc và mô tả quá trình này "kỳ diệu không tả nổi".
_____
Host: Nghiêm Ngọc
Khách mời: Minh Hằng
Độc giả có thể nghe phiên bản Audio tại đây
_____
35 tuổi, Minh Hằng mang thai con đầu lòng. Cô vỡ òa khi khoe với bạn bè và khán giả của mình vì "hạnh phúc không thể giấu được". Nữ ca sĩ nói đây là một tin vui, rồi mọi người sẽ biết và mong tất cả được biết từ mình chứ không phải qua những đồn đoán. Trải qua 3 tháng đầu, cô thèm nhất món cơm tấm "sà bì chưởng", tự cảm thấy mình "trộm vía" khỏe mạnh.
Với việc chủ động mang thai nhờ phương pháp IVF (thụ tinh trong ống nghiệm), Minh Hằng thẳng thắn thừa nhận mình không còn trẻ và đã được bác sĩ chỉ định về sức khỏe, chất lượng trứng. Cô cũng chia sẻ ở thời điểm này, việc con tới là một món quà, là điều tốt nhất, hai vợ chồng không xem thầy, xem số.
Nữ ca sĩ sinh năm 1987 là khách mời đầu tiên của MOM, First, series podcast mới về gia đình của Zing. Ở đây, chúng tôi trò chuyện cùng những người đã, đang và sẽ sinh con, nuôi con, xoay quanh việc làm cha, làm mẹ vì đây là một quá trình mới mẻ với những bài học phải theo học trọn đời. | |
Fabo Nguyễn - Vân Tiny: ‘Không mua nhiều đồ chơi đắt tiền cho con' | Fabo Nguyễn - Vân Tiny thừa nhận có nền tảng tài chính tốt giúp việc nuôi con "dễ thở" hơn, trong đó, những khoản học phí cho Corbin (3 tuổi) được cả hai đầu tư nhiều nhất. | Trong buổi mua sắm cùng theParent, ba Fabo Nguyễn và mẹ Vân Tiny chia sẻ từ khi sinh con, đôi vợ chồng ít có thời gian riêng dành cho nhau vì đi đâu cũng thích sự có mặt đông đủ của cả nhà.
Có nền tảng tài chính tốt, cả hai cho rằng việc tự chủ và thoải mái kinh tế giúp việc nuôi dạy con trở nên nhẹ nhàng hơn, chẳng hạn như có thể tìm thêm bảo mẫu để phụ chăm sóc em bé.
Dù vậy, cả hai thống nhất không chiều con quá đà. Khi mới sinh, Vân Tiny thường mua rất nhiều đồ chơi và làm theo mong muốn của con. Khi Corbin lên 4 tuổi, vì muốn con học cách quý trọng đồ vật xung quanh mình, cô chỉ mua một món duy nhất trong mỗi lần đi shopping.
Ngược lại, Fabo lại dễ mủi lòng trước những yêu cầu “đáng yêu” của con. Tuy nhiên, khi Corbin phạm lỗi, ông bố trẻ sẽ là người nghiêm khắc hơn mẹ trong việc dạy con.
Từ sau khi có con, khoản chi lớn nhất mà đôi vợ chồng phải bỏ ra là tiền học phí. Ngoài các lớp học ở trường, Fabo và Tiny cho con học thêm những khóa kỹ năng mềm.
“Không chỉ con phải học tập để lớn lên mà ba mẹ cũng phải quan sát, trau dồi thêm kiến thức từ mọi người để áp dụng và trưởng thành cùng con”, cặp đôi bày tỏ.
Fabo Nguyễn được biết đến là rich kid nổi tiếng trong cộng đồng hypebeast Việt Nam (hay còn gọi là giới chơi sneaker), sở hữu kênh riêng chuyên chia sẻ về bộ sưu tập giày hiệu hiếm có, đắt đỏ.
theParent là series mới của mục Đời Sống, xoay quanh các gia đình trẻ. Cùng với nhau, họ sẽ đi mua sắm, trò chuyện về quản lý chi tiêu, cách nuôi dạy con hiện đại và những trải nghiệm thú vị khi làm cha, mẹ. Loạt video có mặt trên kênh Zing Podcast và các nền tảng Tiktok, Facebook. | Fabo Nguyễn - Vân Tiny: ‘Không mua nhiều đồ chơi đắt tiền cho con'
Fabo Nguyễn - Vân Tiny thừa nhận có nền tảng tài chính tốt giúp việc nuôi con "dễ thở" hơn, trong đó, những khoản học phí cho Corbin (3 tuổi) được cả hai đầu tư nhiều nhất.
Trong buổi mua sắm cùng theParent, ba Fabo Nguyễn và mẹ Vân Tiny chia sẻ từ khi sinh con, đôi vợ chồng ít có thời gian riêng dành cho nhau vì đi đâu cũng thích sự có mặt đông đủ của cả nhà.
Có nền tảng tài chính tốt, cả hai cho rằng việc tự chủ và thoải mái kinh tế giúp việc nuôi dạy con trở nên nhẹ nhàng hơn, chẳng hạn như có thể tìm thêm bảo mẫu để phụ chăm sóc em bé.
Dù vậy, cả hai thống nhất không chiều con quá đà. Khi mới sinh, Vân Tiny thường mua rất nhiều đồ chơi và làm theo mong muốn của con. Khi Corbin lên 4 tuổi, vì muốn con học cách quý trọng đồ vật xung quanh mình, cô chỉ mua một món duy nhất trong mỗi lần đi shopping.
Ngược lại, Fabo lại dễ mủi lòng trước những yêu cầu “đáng yêu” của con. Tuy nhiên, khi Corbin phạm lỗi, ông bố trẻ sẽ là người nghiêm khắc hơn mẹ trong việc dạy con.
Từ sau khi có con, khoản chi lớn nhất mà đôi vợ chồng phải bỏ ra là tiền học phí. Ngoài các lớp học ở trường, Fabo và Tiny cho con học thêm những khóa kỹ năng mềm.
“Không chỉ con phải học tập để lớn lên mà ba mẹ cũng phải quan sát, trau dồi thêm kiến thức từ mọi người để áp dụng và trưởng thành cùng con”, cặp đôi bày tỏ.
Fabo Nguyễn được biết đến là rich kid nổi tiếng trong cộng đồng hypebeast Việt Nam (hay còn gọi là giới chơi sneaker), sở hữu kênh riêng chuyên chia sẻ về bộ sưu tập giày hiệu hiếm có, đắt đỏ.
theParent là series mới của mục Đời Sống, xoay quanh các gia đình trẻ. Cùng với nhau, họ sẽ đi mua sắm, trò chuyện về quản lý chi tiêu, cách nuôi dạy con hiện đại và những trải nghiệm thú vị khi làm cha, mẹ. Loạt video có mặt trên kênh Zing Podcast và các nền tảng Tiktok, Facebook. | |
Cả gia đình yêu nhau hơn sau chuyến đi xuyên Việt dài 26 ngày | Nguyễn Hảo và Nguyễn Khánh luôn mơ ước được một lần du lịch xuyên Việt, nhưng phải đến khi về chung nhà, có con đầu lòng, cả hai mới có thể cùng nhau thực hiện hành trình này. | Gia đình 3 người du lịch xuyên Việt bằng xe ôtô.
"Hơn cả một chuyến đi, với tôi, đó là hành trình đặc biệt nhất giúp những khủng hoảng 5 năm đầu tiên của hôn nhân không còn quá đáng sợ, giúp những sứt mẻ bỗng trở nên lành lặn và đáng trân trọng hơn", Nguyễn Hảo (28 tuổi) nói với Zing sau chuyến đi xuyên Việt cùng chồng và con trai 4 tuổi.
Gia đình ở Hà Đông, Hà Nội bắt đầu hành trình vào Mùng 4 Tết (ngày 25/1) và trở về hôm 20/3. Cả nhà di chuyển hoàn toàn bằng ôtô trên quảng đường gần 6.000 km qua 41 tỉnh thành.
Lịch trình và chi phí
Tổng hành trình 26 ngày được vợ chồng Hảo chia ra làm hai chặng. Gia đình dành 4 ngày (25/1 đến 28/1) để khám phá cung đường Hà Nội - Hà Giang và 22 ngày còn lại (27/2 đến 20/3) là hành trình xuyên Việt.
Hảo cho biết vợ chồng cô đã có hơn một tuần trước đó để lên kế hoạch chi tiết. "Theo tôi, trước khi đi, mọi người hãy lên lịch trình càng chi tiết càng tốt, để biết mỗi ngày đi thế nào, qua các tỉnh nào và sẽ nghỉ ở đâu để có thể book trước một số điểm".
Thông thường, trong những ngày đầu tiên, lịch trình ít khi thay đổi. "Nếu có thể, hãy tìm hiểu chi tiết hơn các điểm vui chơi, quán ăn ngon được review để có thể chủ động về hành trình chạy xe mà không bị lạc đường", Hảo nói thêm.
Cặp vợ chồng lên kế hoạch chi tiết để hành trình xuyên Việt được thuận lợi và vui vẻ.
Ngoài lịch trình được lên sẵn, cặp vợ chồng còn phải mất thời gian chuẩn bị đầy đủ đồ đạc, đặc biệt là đồ dùng cho con.
"Ngoài quần áo, đồ dùng sinh hoạt tùy thuộc vào nhu cầu mỗi gia đình, thuốc men là thứ không thể thiếu. Chúng tôi đã chuẩn bị đủ mọi loại thuốc cho các bệnh và triệu chứng thường gặp như sốt, đau đầu, ho, sổ mũi, tiêu chảy, đầy bụng... và các loại thuốc bổ tăng đề kháng cho cả bố mẹ và em bé".
Hảo cho biết tổng chi phí cho chuyến đi này là khoảng 45 triệu đồng. Cô nói rằng chi phí phụ thuộc rất nhiều vào định hướng của mỗi gia đình như muốn ăn ở đâu, nghỉ thế nào cho phù hợp nhất.
"Thay vì đi với tâm thế nghỉ dưỡng như những chuyến du lịch trước đây, lần này nhà tôi được trải nghiệm với rất nhiều homestay, nhà nghỉ nhỏ xinh ở các vùng đất. Chúng tôi ăn uống vốn đơn giản nên chi phí cũng không quá cao".
Tuy nhiên, theo cặp vợ chồng, có những khoản tiền cố định mà bắt buộc phải dự phòng đầy đủ từ trước, ví dụ khoảng 8-9 triệu đồng tiền xăng xe và 2 triệu đồng cho phí cầu đường.
Gia đình chụp ảnh check-in tại Cà Mau và Phú Yên.
Kinh nghiệm
Mỗi điểm đến đều để lại những cảm nhận, kỷ niệm riêng với gia đình Hảo. "Nhưng để nói là mãn nhãn và đáng nhớ nhất thì không thể nào không nhắc tới khung cảnh tuyệt vời của cung đường biển Việt Nam, trong những ngày đi từ thành phố Quy Nhơn (Bình Định) đến Mũi Né (Phan Thiết)".
Sau hành trình 26 ngày, cặp vợ chồng có khá nhiều kinh nghiệm trong việc đi chơi xa cùng con nhỏ.
Hảo chia sẻ bí kíp lớn nhất để những chuyến du lịch có em bé trở nên nhẹ nhàng chính là tâm lý của bố mẹ phải thật sự thoải mái. Các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng, căng thẳng nếu con ngủ không đúng giờ, ăn không đúng bữa hay bé ăn kém hơn ngày thường.
Vợ chồng Hảo đưa con nhỏ đi du lịch với mong muốn con thêm cứng cáp, có nhiều trải nghiệm và kỷ niệm.
"Các em bé luôn có phản xạ là đói thì sẽ đòi ăn ngay. Bố mẹ chỉ cần chuẩn bị sẵn bánh dinh dưỡng, sữa, rong biển hay gia vị rắc cơm, những thứ mà bé thích để mang theo mỗi chuyến đi, phòng trường hợp con không hợp tác với đồ ăn địa phương thì luôn có thứ chữa cháy".
Trước đó, vợ chồng Hảo đã cho con đi du lịch cùng gia đình từ lúc 2 tháng tuổi. Đồng hành với bố mẹ trong mọi chuyến đi, em bé chưa một lần bị ốm khi đi du lịch.
"Sau những lần du lịch như vậy, tôi rút ra kinh nghiệm là càng để con trải nghiệm nhiều thì sức đề kháng của con càng tốt. Trong chuyến đi 26 ngày dài đến gần 6.000 km này, nhiều khi tôi thấy con còn khoẻ hơn cả bố mẹ nữa".
Điều lớn nhất mà cả gia đình Hảo có được trong hành trình vừa qua có thể gói gọn trong hai chữ "trải nghiệm".
Với vợ chồng cô, đó là 26 ngày bình yên nhất, được hoà mình vào thiên nhiên, được tận mắt chứng kiến những khung cảnh đẹp hơn cả trên phim, cảm giác phấn khích khi cùng nhau chinh phục ba điểm cực của đất nước.
"Hành trình cũng trở nên ý nghĩa hơn khi cả gia đình có cơ hội ở cạnh nhau cả ngày, tạm gác lại mọi âu lo cuộc sống. Đó quả thật là chuyến đi tuyệt vời để kỷ niệm 5 năm ngày cưới", Hảo bày tỏ.
Chi tiêu của 4 gia đình ở những nơi có mức sống cao nhất Việt Nam4 gia đình ở Hà Nội, TP.HCM, Quảng Ninh chia sẻ về số tiền chi tiêu trong một tháng. Tất cả đều thừa nhận mức sống tăng cao nhưng thu nhập ít thay đổi.
10:00 11/4/2023
Quyền lực của sự quyến rũ Trong cuốn Nghệ thuật quyến rũ, tác giả Robert Greene giúp độc giả khám phá và phát huy những lợi điểm vốn có bên trong để tạo ảnh hưởng đối với người khác thông qua một số phương pháp và kỹ năng được hướng dẫn cụ thể. Theo bà, quyến rũ là một trò chơi tâm lí, chứ không phải vẻ đẹp bề ngoài, và trở thành một chuyên gia quyến rũ hoàn toàn nằm trong tầm tay của bất kì ai. | Cả gia đình yêu nhau hơn sau chuyến đi xuyên Việt dài 26 ngày
Nguyễn Hảo và Nguyễn Khánh luôn mơ ước được một lần du lịch xuyên Việt, nhưng phải đến khi về chung nhà, có con đầu lòng, cả hai mới có thể cùng nhau thực hiện hành trình này.
Gia đình 3 người du lịch xuyên Việt bằng xe ôtô.
"Hơn cả một chuyến đi, với tôi, đó là hành trình đặc biệt nhất giúp những khủng hoảng 5 năm đầu tiên của hôn nhân không còn quá đáng sợ, giúp những sứt mẻ bỗng trở nên lành lặn và đáng trân trọng hơn", Nguyễn Hảo (28 tuổi) nói với Zing sau chuyến đi xuyên Việt cùng chồng và con trai 4 tuổi.
Gia đình ở Hà Đông, Hà Nội bắt đầu hành trình vào Mùng 4 Tết (ngày 25/1) và trở về hôm 20/3. Cả nhà di chuyển hoàn toàn bằng ôtô trên quảng đường gần 6.000 km qua 41 tỉnh thành.
Lịch trình và chi phí
Tổng hành trình 26 ngày được vợ chồng Hảo chia ra làm hai chặng. Gia đình dành 4 ngày (25/1 đến 28/1) để khám phá cung đường Hà Nội - Hà Giang và 22 ngày còn lại (27/2 đến 20/3) là hành trình xuyên Việt.
Hảo cho biết vợ chồng cô đã có hơn một tuần trước đó để lên kế hoạch chi tiết. "Theo tôi, trước khi đi, mọi người hãy lên lịch trình càng chi tiết càng tốt, để biết mỗi ngày đi thế nào, qua các tỉnh nào và sẽ nghỉ ở đâu để có thể book trước một số điểm".
Thông thường, trong những ngày đầu tiên, lịch trình ít khi thay đổi. "Nếu có thể, hãy tìm hiểu chi tiết hơn các điểm vui chơi, quán ăn ngon được review để có thể chủ động về hành trình chạy xe mà không bị lạc đường", Hảo nói thêm.
Cặp vợ chồng lên kế hoạch chi tiết để hành trình xuyên Việt được thuận lợi và vui vẻ.
Ngoài lịch trình được lên sẵn, cặp vợ chồng còn phải mất thời gian chuẩn bị đầy đủ đồ đạc, đặc biệt là đồ dùng cho con.
"Ngoài quần áo, đồ dùng sinh hoạt tùy thuộc vào nhu cầu mỗi gia đình, thuốc men là thứ không thể thiếu. Chúng tôi đã chuẩn bị đủ mọi loại thuốc cho các bệnh và triệu chứng thường gặp như sốt, đau đầu, ho, sổ mũi, tiêu chảy, đầy bụng... và các loại thuốc bổ tăng đề kháng cho cả bố mẹ và em bé".
Hảo cho biết tổng chi phí cho chuyến đi này là khoảng 45 triệu đồng. Cô nói rằng chi phí phụ thuộc rất nhiều vào định hướng của mỗi gia đình như muốn ăn ở đâu, nghỉ thế nào cho phù hợp nhất.
"Thay vì đi với tâm thế nghỉ dưỡng như những chuyến du lịch trước đây, lần này nhà tôi được trải nghiệm với rất nhiều homestay, nhà nghỉ nhỏ xinh ở các vùng đất. Chúng tôi ăn uống vốn đơn giản nên chi phí cũng không quá cao".
Tuy nhiên, theo cặp vợ chồng, có những khoản tiền cố định mà bắt buộc phải dự phòng đầy đủ từ trước, ví dụ khoảng 8-9 triệu đồng tiền xăng xe và 2 triệu đồng cho phí cầu đường.
Gia đình chụp ảnh check-in tại Cà Mau và Phú Yên.
Kinh nghiệm
Mỗi điểm đến đều để lại những cảm nhận, kỷ niệm riêng với gia đình Hảo. "Nhưng để nói là mãn nhãn và đáng nhớ nhất thì không thể nào không nhắc tới khung cảnh tuyệt vời của cung đường biển Việt Nam, trong những ngày đi từ thành phố Quy Nhơn (Bình Định) đến Mũi Né (Phan Thiết)".
Sau hành trình 26 ngày, cặp vợ chồng có khá nhiều kinh nghiệm trong việc đi chơi xa cùng con nhỏ.
Hảo chia sẻ bí kíp lớn nhất để những chuyến du lịch có em bé trở nên nhẹ nhàng chính là tâm lý của bố mẹ phải thật sự thoải mái. Các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng, căng thẳng nếu con ngủ không đúng giờ, ăn không đúng bữa hay bé ăn kém hơn ngày thường.
Vợ chồng Hảo đưa con nhỏ đi du lịch với mong muốn con thêm cứng cáp, có nhiều trải nghiệm và kỷ niệm.
"Các em bé luôn có phản xạ là đói thì sẽ đòi ăn ngay. Bố mẹ chỉ cần chuẩn bị sẵn bánh dinh dưỡng, sữa, rong biển hay gia vị rắc cơm, những thứ mà bé thích để mang theo mỗi chuyến đi, phòng trường hợp con không hợp tác với đồ ăn địa phương thì luôn có thứ chữa cháy".
Trước đó, vợ chồng Hảo đã cho con đi du lịch cùng gia đình từ lúc 2 tháng tuổi. Đồng hành với bố mẹ trong mọi chuyến đi, em bé chưa một lần bị ốm khi đi du lịch.
"Sau những lần du lịch như vậy, tôi rút ra kinh nghiệm là càng để con trải nghiệm nhiều thì sức đề kháng của con càng tốt. Trong chuyến đi 26 ngày dài đến gần 6.000 km này, nhiều khi tôi thấy con còn khoẻ hơn cả bố mẹ nữa".
Điều lớn nhất mà cả gia đình Hảo có được trong hành trình vừa qua có thể gói gọn trong hai chữ "trải nghiệm".
Với vợ chồng cô, đó là 26 ngày bình yên nhất, được hoà mình vào thiên nhiên, được tận mắt chứng kiến những khung cảnh đẹp hơn cả trên phim, cảm giác phấn khích khi cùng nhau chinh phục ba điểm cực của đất nước.
"Hành trình cũng trở nên ý nghĩa hơn khi cả gia đình có cơ hội ở cạnh nhau cả ngày, tạm gác lại mọi âu lo cuộc sống. Đó quả thật là chuyến đi tuyệt vời để kỷ niệm 5 năm ngày cưới", Hảo bày tỏ.
Chi tiêu của 4 gia đình ở những nơi có mức sống cao nhất Việt Nam4 gia đình ở Hà Nội, TP.HCM, Quảng Ninh chia sẻ về số tiền chi tiêu trong một tháng. Tất cả đều thừa nhận mức sống tăng cao nhưng thu nhập ít thay đổi.
10:00 11/4/2023
Quyền lực của sự quyến rũ Trong cuốn Nghệ thuật quyến rũ, tác giả Robert Greene giúp độc giả khám phá và phát huy những lợi điểm vốn có bên trong để tạo ảnh hưởng đối với người khác thông qua một số phương pháp và kỹ năng được hướng dẫn cụ thể. Theo bà, quyến rũ là một trò chơi tâm lí, chứ không phải vẻ đẹp bề ngoài, và trở thành một chuyên gia quyến rũ hoàn toàn nằm trong tầm tay của bất kì ai. | |
Bạc cả mái đầu khi mang thai, sinh con ở độ tuổi 40 | Chạy chữa 8 năm mới có con, khi vừa dự định quay lại công việc, chị Hồng Mai bất ngờ mang thai thêm lần nữa, hoàn toàn tự nhiên, khi vợ chồng "đầu đã hai màu tóc". | Theo số liệu của Tổng cục Thống kê ngày 29/12/2022, tỷ suất sinh của Việt Nam năm 2022 là 2,01 con/phụ nữ. Trong đó, TP.HCM chỉ đạt 1,39 con/phụ nữ, không đạt mức sinh thay thế.
Bác sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết, Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương, cho biết độ tuổi sinh con tốt nhất của phụ nữ là khoảng 18-35 tuổi.
Ngày nay, bên cạnh điều kiện kinh tế, xu hướng kết hôn muộn hay nhu cầu không sinh đẻ, việc phụ nữ tham gia nhiều vào các hoạt động xã hội cũng được xem là nguyên nhân khiến tỷ lệ sinh giảm.
Trong chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp với các vùng, đối tượng đến năm 2030 được phê duyệt ngày 28/4/2020, nam, nữ thanh niên được khuyến khích kết hôn trước tuổi 30 và sớm sinh con.
Các chuyên gia y tế nhận định lời khuyên này có căn cứ khoa học về mặt sinh lý và tâm lý. Theo đó, thời điểm có thai phù hợp nhất của phụ nữ là 20-30 tuổi. Sau 35 tuổi, đa số phụ nữ khó có thai và khi có thai hay bị trục trặc, các biến chứng, tai biến sản khoa tăng rõ.
Sau 40 tuổi, khả năng mang thai càng khó hơn. Sau 45 tuổi, hiếm phụ nữ có thai và giữ được thai.
Chia sẻ với phóng viên, 4 người mẹ thừa nhận họ gặp không ít khó khăn về tâm lý, sức khỏe khi sinh nở ở độ tuổi 40-50. Nỗi lo này không dễ dàng biến mất ngay cả khi con chào đời khỏe mạnh.
Hoàng Thị Huyền (TP Quy Nhơn, Bình Định)Sinh con lần 2 ở tuổi 44
Tôi hiện 58 tuổi, là chủ tịch một công ty cổ phần. Tôi làm mẹ bỉm sữa năm 44 tuổi và khởi nghiệp khi 49 tuổi.
Năm 1995, tôi sinh con gái đầu lòng ở tuổi 29. Cứ ngỡ em bé thứ 2 sẽ sớm đến, nhưng sau một lần sảy thai, vợ chồng tôi trông ngóng suốt 10 năm mà không có kết quả.
Đi bệnh viện thăm khám, bác sĩ chẩn đoán tôi bị hiếm muộn thứ phát. Hơn nữa, tôi đã 39 tuổi, cũng rất khó có thai. Dù vậy, suốt 3 năm sau đó, vợ chồng tôi vẫn dồn hết tiền làm lụng được để vào TP.HCM điều trị.
Khi tưởng chừng không còn hy vọng gì, tôi bất ngờ phát hiện mang bầu ở tuổi 44. Mọi người đều nói tôi mạo hiểm quá, có thai và sinh con ở độ tuổi này rất nguy hiểm, nguy cơ bệnh cao.
Trong khi đó, tôi vừa mừng vừa lo vì mong ước bấy lâu nay thành hiện thực, nhưng cũng lo sợ tuổi lớn khó giữ được con.
Ở những tháng đầu thai kỳ, tôi xin nghỉ việc không lương, chỉ ở nhà ăn và ngủ, đếm từng ngày trôi qua trong lo âu. Có lẽ do tuổi, ngay từ tháng thứ 3, tôi bị phù chân.
Tôi cũng có phần “khủng hoảng” khi mặt và cổ nổi chi chít mụn, ít khi dám nhìn vào gương. Nhưng cứ nghĩ chỉ cần con khỏe mạnh, tôi chấp nhận đánh đổi tất cả.
Khi gần bước sang tháng thứ 7 của thai kỳ, tôi xin nghỉ hẳn, căng thẳng chờ đợi ngày con ra đời.
Ở tuần 38, gia đình tôi quyết định mổ để đưa bé ra ngoài cho an toàn. Ngày tôi đi viện đẻ, cả nhà vui như trẩy hội, còn tôi thì hạnh phúc khi cuối cùng cũng được gặp con.
Tôi đau đớn hơn 2 tháng hậu sinh mới đỡ và có thể đi lại nhẹ nhàng. Tóc tôi bạc trắng cả đầu, yếu ớt, quá stress. Mẹ vào thăm mà cứ ôm tôi nức nở: “Có thêm đứa con mà con phải hy sinh nhiều quá”.
Quá trình nuôi con cũng đầy vất vả. Ba năm đầu, nhìn con ngày càng ốm yếu, tóc thì không có, vợ chồng tôi rất thương. Đến khi 6 tuổi, may mắn sao, bé tự nhiên mập mạp và khỏe mạnh.
Cũng vì suy nhược cơ thể, tôi xin nghỉ việc từ khi con một tuổi. Ở nhà chăm con kéo theo khó khăn về kinh tế, tôi gần như bị trầm cảm vì khoảng thời gian dài áp lực.
Chồng tôi an ủi vợ ở nhà “có cơm ăn cơm, có cháo ăn cháo”, nhưng tôi không nghĩ thế. Sau nhiều trăn trở, tôi đánh liều khởi nghiệp ở tuổi 49, khi con trai tròn 5 tuổi. May mắn là mọi thứ đều thuận lợi.
Ở tuổi gần 60, tôi vẫn làm được những điều mình muốn, thành công với mục tiêu cá nhân. Con cái cũng lớn khôn và khỏe mạnh. Đó là điều hạnh phúc nhất.
Nguyễn Trang Nhung (42 tuổi, quận Đống Đa, Hà Nội)Sinh con lần 4 ở tuổi 40
Dùng thuốc tránh thai suốt nhiều năm, tôi kinh ngạc khi phát hiện mang bầu lần 4. Nhìn vào 2 vạch hiện rõ trước mắt, tôi vừa mừng vừa lo, nhưng lo nhiều hơn vì khi đó tôi đã 40 tuổi, từng sinh mổ 3 lần.
Khi đó, tôi ở nhà làm mẹ toàn thời gian, ông xã một mình đi làm lo kinh tế.
Lúc vợ báo tin, chồng tôi rất bất ngờ. Thu nhập của anh chỉ đủ nuôi các con ăn học, không dư được đồng nào.
Hiểu rằng chi phí mổ đẻ khá tốn kém, nhất là khi tôi không có bảo hiểm, hai vợ chồng động viên nhau tích cóp để có tiền lo cho con.
May mắn là tôi mang thai khá dễ và khỏe mạnh. Nhờ đó, tôi vẫn túc tắc bán hàng online và tự đi ship hàng cho khách đến tận ngày sinh.
Chi phí sinh mổ lần 4 là 30 triệu đồng ở bệnh viện công. Ngoài khoản này, tôi phần nào dễ thở hơn khi nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Đến khi con một tuổi, chi tiêu cho bé mới nhích lên do cần bổ sung đồ ăn như sữa tươi, sữa chua, váng sữa, phô mai.
Sinh bé út cách bé thứ ba 6 năm khiến tôi bối rối vì không nghĩ mình sẽ có thêm con. Nhưng tôi không cần tập lại cách làm mẹ bỉm, chỉ cập nhật cách nuôi con sao cho khoa học.
Từ khi biết mẹ có em bé, các con tôi rất vui. Hai bé lớn cũng không ngại với bạn bè. Chồng tôi đột ngột qua đời khi con út mới 2 tháng tuổi. Đó là khoảng thời gian đầy thử thách với tôi.
Khi con lớn hơn một chút, tôi kiếm việc làm để có thu nhập. Nhờ ông bà nội trông con giúp, 2 chị lớn đi học về cũng biết phụ bế em, tôi phần nào yên tâm hơn khi vắng nhà. Đầu năm học tới, tôi sẽ gửi bé út đi học để con có bạn bè và được cô giáo rèn nề nếp.
Với tôi, có con khi còn trẻ sức khỏe tốt hơn rất nhiều, tâm lý cũng thoải mái hơn. Nhưng con cái là món quà, nếu quà tới, tôi sẽ nhận bằng tất cả tấm lòng.
Trần Thị Hồng Mai (43 tuổi, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk)Sinh con lần 2 ở tuổi 42
Tôi lấy chồng khá sớm, nhưng mãi mà không có con.
Chúng tôi chạy chữa từ Nam ra Bắc, uống không biết bao nhiêu loại thuốc Đông y. Tôi không nhớ rõ bao nhiêu lần chọc trứng và chuyển phôi thất bại. Có lần, khi được họ hàng hỏi thăm con cái sao rồi, tôi không kìm được nước mắt.
Ròng rã 8 năm trời tìm con, vợ chồng tôi chào đón cặp sinh đôi gồm một trai, một gái. Nhiều người nói chăm hai đứa trẻ một lúc sẽ vất vả gấp 3 bình thường, nhưng vì mong đợi từ lâu, tôi không hề thấy mệt mỏi, nặng nhọc.
Những tưởng khi hai con đủ lớn để đi học mẫu giáo, tôi có thể quay lại công việc và tích góp tiền bạc bù lại các chi phí làm IUI, IVF (thụ tinh ống nghiệm), đi lại, ăn ở khi di chuyển xuống TP.HCM,... tôi ngỡ ngàng khi biết mình mang thai lần nữa, hoàn toàn tự nhiên!
Con đến với mình là trời cho, chồng tôi nói: “Có thì đẻ thôi”. Nhưng đến khi sinh con ra, tôi không ngờ lại khó khăn đến vậy.
Con gái út chào đời khi tôi 42 tuổi, hai vợ chồng hay đùa nhau "đầu đã hai màu tóc", chồng thậm chí còn lớn tuổi hơn.
Khi sinh hai bé đầu lòng, tôi có mẹ phụ chăm, còn lần sinh thứ hai, hai vợ chồng tự xoay xở.
Tôi chỉ thuê người giúp việc trong tháng đầu tiên khi sức còn yếu. Khi con đầy tháng, tôi tự mình làm mọi việc, từ dọn dẹp, nấu nướng đến chăm sóc con. Chồng tôi san sẻ việc nhà với vợ, anh còn đi làm thêm để trang trải kinh tế.
Hai bé sinh đôi đi học, bệnh vặt là chuyện thường, chưa kể việc trẻ nhỏ tranh giành, cãi nhau hàng ngày.
Lớn tuổi cũng khó ngủ hơn, con út thì còn ẵm bồng, tôi bắt đầu xuất hiện cơn đau đầu dữ dội.
Ban đầu, tôi tưởng đơn giản là bệnh tiền đình, nhưng đi khám và uống thuốc vẫn không hết. Tôi nhờ chồng ở nhà giữ con và một mình đi bệnh viện chụp MRI não.
Trong lúc ngồi đợi đến lượt vào phòng chụp, tôi tủi thân bật khóc và cứ thế ngồi chấm nước mắt cho đến khi có người quen đến nói chuyện.
Thật may mắn, kết quả trả lại hoàn toàn bình thường, tôi không có bệnh gì nghiêm trọng, chỉ là cần được ngủ nghỉ nhiều hơn. Qua thời điểm đó, tinh thần tôi khá hơn và lạc quan trở lại.
Ngẫm lại, tôi thấy mình thật sự may mắn vì có được sự yêu thương, hỗ trợ từ chồng và hai bên nội, ngoại.
Đại gia đình vẫn thường xuyên tụ họp, chuyện trò động viên tôi. Vừa rồi, cả nhà còn đi du lịch chung và cho các cháu về quê thăm ông bà. Chuyến đi giúp tôi giải tỏa được rất nhiều.
Tôi chưa có dự định cụ thể cho tương lai, nhưng không nghĩ mình sẽ quay lại với công việc kế toán như trước. Hiện tại, nhìn các con khỏe mạnh, ngoan ngoãn, lớn lên từng ngày, tôi không còn gì mong đợi hơn.
Nguyễn Thị Thanh Thủy (41 tuổi, TP Nha Trang, Khánh Hòa)Sinh con lần 2 ở tuổi 40
Tôi lập gia đình năm 30 tuổi. Dự định có con, vợ chồng tôi đi khám hiếm muộn ở nhiều nơi và được chẩn đoán khó mang thai tự nhiên.
Do vậy, chúng tôi không chần chừ nhờ đến biện pháp hỗ trợ IUI (bơm tinh trùng vào buồng tử cung).
Sau vài lần nhờ đến Tây y không thành công, chúng tôi chuyển sang uống thuốc Đông y, thậm chí lên chùa cầu con. Ai chỉ cách nào chúng tôi đều thực hiện, nhưng không được như ý.
Đến lúc đó, tôi quyết định ngừng làm đủ mọi cách để có con và thả lỏng với quan niệm điều gì đến thì sẽ đến. Đến năm 34 tuổi, tôi mang thai và sinh bé trai đầu lòng hoàn toàn tự nhiên.
Khi tôi 40 tuổi, em bé thứ 2 ra đời. Lúc này, gia đình chuyển từ TP. HCM về quê sinh sống và làm việc được vài năm. Thay đổi môi trường sống khiến vợ chồng tôi có nhiều thời gian hơn cho con cái.
Là bác sĩ chuyên khoa mắt, tôi đi làm lại ở bệnh viện tư khi bé út mới 4 tháng tuổi. May mắn là công việc chỉ làm vào giờ hành chính, cố định 8 tiếng/ngày, kể cả thứ 7.
Bé lớn học cấp một vẫn cần nhiều chỉ dẫn, bé nhỏ thì còn bú mẹ, chúng tôi không có ông bà hai bên giúp đỡ, cũng không thuê người giúp việc. Vất vả là đương nhiên.
Chồng tôi tạm thời nghỉ việc ở nhà trông con nhỏ để hỗ trợ vợ đi làm. Thành phố nhỏ, mỗi buổi trưa tôi đều có thể về nhà để chăm sóc con. Tôi hiện vẫn nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ nên không cảm thấy tốn kém gì đặc biệt, chỉ có chi tiêu ăn uống cho gia đình là tăng lên.
Vợ chồng tôi dự định không đầu tư quá nhiều vào việc học hành của con mà gia đình theo sát bé. Ngoài học ở trên lớp, con tôi học online môn tiếng Anh với cô giáo để rèn luyện nghe nói và phát âm. Mỗi khi ở nhà, tôi trực tiếp hướng dẫn con.
Có lẽ do tính tôi “lạnh lùng” từ nhỏ, cộng thêm tính chất công việc bác sĩ, nên khi có con, cảm xúc của tôi vẫn bình ổn, không lúc nào quá vui hay quá buồn. Tôi tự mình sắp xếp mọi việc cho ổn thỏa nhất, không than phiền vì cũng không ai giúp được. Con cái tới với mình, mình sẽ chăm chút bằng tất cả khả năng mình có để không biến con thành gánh nặng.
Cha mẹ trẻ bớt chi tiêu, ít sắm đồ để dồn tiền cho conThương Phan (23 tuổi, TP.HCM) tự nhận mình từng tiêu xài khá hoang phí. Nhưng từ khi bé Bentley chào đời, cô hạn chế mua sắm cho mình mà chi tiền để con được dùng đồ tốt nhất.
09:35 27/5/2023
Bài hát lớn lên cùng con Ký ức của nhà báo Phạm Hồng Tuyến gắn với những bài hát bất hủ do bố bà, nhạc sĩ Phạm Tuyên, sáng tác như Trường cháu là trường Mầm non - bài hát nhạc sĩ Phạm Tuyên viết tặng trường con gái học; Cả tuần đều ngoan cũng là một khúc ca quen thuộc của nhiều thế hệ trẻ em Việt. Ngoài ra, Ở trường cô dạy em thế, rồi Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội, Theo cánh đu bay... cũng đã trở thành ký ức chung của nhiều người Việt Nam. | Bạc cả mái đầu khi mang thai, sinh con ở độ tuổi 40
Chạy chữa 8 năm mới có con, khi vừa dự định quay lại công việc, chị Hồng Mai bất ngờ mang thai thêm lần nữa, hoàn toàn tự nhiên, khi vợ chồng "đầu đã hai màu tóc".
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê ngày 29/12/2022, tỷ suất sinh của Việt Nam năm 2022 là 2,01 con/phụ nữ. Trong đó, TP.HCM chỉ đạt 1,39 con/phụ nữ, không đạt mức sinh thay thế.
Bác sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết, Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương, cho biết độ tuổi sinh con tốt nhất của phụ nữ là khoảng 18-35 tuổi.
Ngày nay, bên cạnh điều kiện kinh tế, xu hướng kết hôn muộn hay nhu cầu không sinh đẻ, việc phụ nữ tham gia nhiều vào các hoạt động xã hội cũng được xem là nguyên nhân khiến tỷ lệ sinh giảm.
Trong chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp với các vùng, đối tượng đến năm 2030 được phê duyệt ngày 28/4/2020, nam, nữ thanh niên được khuyến khích kết hôn trước tuổi 30 và sớm sinh con.
Các chuyên gia y tế nhận định lời khuyên này có căn cứ khoa học về mặt sinh lý và tâm lý. Theo đó, thời điểm có thai phù hợp nhất của phụ nữ là 20-30 tuổi. Sau 35 tuổi, đa số phụ nữ khó có thai và khi có thai hay bị trục trặc, các biến chứng, tai biến sản khoa tăng rõ.
Sau 40 tuổi, khả năng mang thai càng khó hơn. Sau 45 tuổi, hiếm phụ nữ có thai và giữ được thai.
Chia sẻ với phóng viên, 4 người mẹ thừa nhận họ gặp không ít khó khăn về tâm lý, sức khỏe khi sinh nở ở độ tuổi 40-50. Nỗi lo này không dễ dàng biến mất ngay cả khi con chào đời khỏe mạnh.
Hoàng Thị Huyền (TP Quy Nhơn, Bình Định)Sinh con lần 2 ở tuổi 44
Tôi hiện 58 tuổi, là chủ tịch một công ty cổ phần. Tôi làm mẹ bỉm sữa năm 44 tuổi và khởi nghiệp khi 49 tuổi.
Năm 1995, tôi sinh con gái đầu lòng ở tuổi 29. Cứ ngỡ em bé thứ 2 sẽ sớm đến, nhưng sau một lần sảy thai, vợ chồng tôi trông ngóng suốt 10 năm mà không có kết quả.
Đi bệnh viện thăm khám, bác sĩ chẩn đoán tôi bị hiếm muộn thứ phát. Hơn nữa, tôi đã 39 tuổi, cũng rất khó có thai. Dù vậy, suốt 3 năm sau đó, vợ chồng tôi vẫn dồn hết tiền làm lụng được để vào TP.HCM điều trị.
Khi tưởng chừng không còn hy vọng gì, tôi bất ngờ phát hiện mang bầu ở tuổi 44. Mọi người đều nói tôi mạo hiểm quá, có thai và sinh con ở độ tuổi này rất nguy hiểm, nguy cơ bệnh cao.
Trong khi đó, tôi vừa mừng vừa lo vì mong ước bấy lâu nay thành hiện thực, nhưng cũng lo sợ tuổi lớn khó giữ được con.
Ở những tháng đầu thai kỳ, tôi xin nghỉ việc không lương, chỉ ở nhà ăn và ngủ, đếm từng ngày trôi qua trong lo âu. Có lẽ do tuổi, ngay từ tháng thứ 3, tôi bị phù chân.
Tôi cũng có phần “khủng hoảng” khi mặt và cổ nổi chi chít mụn, ít khi dám nhìn vào gương. Nhưng cứ nghĩ chỉ cần con khỏe mạnh, tôi chấp nhận đánh đổi tất cả.
Khi gần bước sang tháng thứ 7 của thai kỳ, tôi xin nghỉ hẳn, căng thẳng chờ đợi ngày con ra đời.
Ở tuần 38, gia đình tôi quyết định mổ để đưa bé ra ngoài cho an toàn. Ngày tôi đi viện đẻ, cả nhà vui như trẩy hội, còn tôi thì hạnh phúc khi cuối cùng cũng được gặp con.
Tôi đau đớn hơn 2 tháng hậu sinh mới đỡ và có thể đi lại nhẹ nhàng. Tóc tôi bạc trắng cả đầu, yếu ớt, quá stress. Mẹ vào thăm mà cứ ôm tôi nức nở: “Có thêm đứa con mà con phải hy sinh nhiều quá”.
Quá trình nuôi con cũng đầy vất vả. Ba năm đầu, nhìn con ngày càng ốm yếu, tóc thì không có, vợ chồng tôi rất thương. Đến khi 6 tuổi, may mắn sao, bé tự nhiên mập mạp và khỏe mạnh.
Cũng vì suy nhược cơ thể, tôi xin nghỉ việc từ khi con một tuổi. Ở nhà chăm con kéo theo khó khăn về kinh tế, tôi gần như bị trầm cảm vì khoảng thời gian dài áp lực.
Chồng tôi an ủi vợ ở nhà “có cơm ăn cơm, có cháo ăn cháo”, nhưng tôi không nghĩ thế. Sau nhiều trăn trở, tôi đánh liều khởi nghiệp ở tuổi 49, khi con trai tròn 5 tuổi. May mắn là mọi thứ đều thuận lợi.
Ở tuổi gần 60, tôi vẫn làm được những điều mình muốn, thành công với mục tiêu cá nhân. Con cái cũng lớn khôn và khỏe mạnh. Đó là điều hạnh phúc nhất.
Nguyễn Trang Nhung (42 tuổi, quận Đống Đa, Hà Nội)Sinh con lần 4 ở tuổi 40
Dùng thuốc tránh thai suốt nhiều năm, tôi kinh ngạc khi phát hiện mang bầu lần 4. Nhìn vào 2 vạch hiện rõ trước mắt, tôi vừa mừng vừa lo, nhưng lo nhiều hơn vì khi đó tôi đã 40 tuổi, từng sinh mổ 3 lần.
Khi đó, tôi ở nhà làm mẹ toàn thời gian, ông xã một mình đi làm lo kinh tế.
Lúc vợ báo tin, chồng tôi rất bất ngờ. Thu nhập của anh chỉ đủ nuôi các con ăn học, không dư được đồng nào.
Hiểu rằng chi phí mổ đẻ khá tốn kém, nhất là khi tôi không có bảo hiểm, hai vợ chồng động viên nhau tích cóp để có tiền lo cho con.
May mắn là tôi mang thai khá dễ và khỏe mạnh. Nhờ đó, tôi vẫn túc tắc bán hàng online và tự đi ship hàng cho khách đến tận ngày sinh.
Chi phí sinh mổ lần 4 là 30 triệu đồng ở bệnh viện công. Ngoài khoản này, tôi phần nào dễ thở hơn khi nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Đến khi con một tuổi, chi tiêu cho bé mới nhích lên do cần bổ sung đồ ăn như sữa tươi, sữa chua, váng sữa, phô mai.
Sinh bé út cách bé thứ ba 6 năm khiến tôi bối rối vì không nghĩ mình sẽ có thêm con. Nhưng tôi không cần tập lại cách làm mẹ bỉm, chỉ cập nhật cách nuôi con sao cho khoa học.
Từ khi biết mẹ có em bé, các con tôi rất vui. Hai bé lớn cũng không ngại với bạn bè. Chồng tôi đột ngột qua đời khi con út mới 2 tháng tuổi. Đó là khoảng thời gian đầy thử thách với tôi.
Khi con lớn hơn một chút, tôi kiếm việc làm để có thu nhập. Nhờ ông bà nội trông con giúp, 2 chị lớn đi học về cũng biết phụ bế em, tôi phần nào yên tâm hơn khi vắng nhà. Đầu năm học tới, tôi sẽ gửi bé út đi học để con có bạn bè và được cô giáo rèn nề nếp.
Với tôi, có con khi còn trẻ sức khỏe tốt hơn rất nhiều, tâm lý cũng thoải mái hơn. Nhưng con cái là món quà, nếu quà tới, tôi sẽ nhận bằng tất cả tấm lòng.
Trần Thị Hồng Mai (43 tuổi, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk)Sinh con lần 2 ở tuổi 42
Tôi lấy chồng khá sớm, nhưng mãi mà không có con.
Chúng tôi chạy chữa từ Nam ra Bắc, uống không biết bao nhiêu loại thuốc Đông y. Tôi không nhớ rõ bao nhiêu lần chọc trứng và chuyển phôi thất bại. Có lần, khi được họ hàng hỏi thăm con cái sao rồi, tôi không kìm được nước mắt.
Ròng rã 8 năm trời tìm con, vợ chồng tôi chào đón cặp sinh đôi gồm một trai, một gái. Nhiều người nói chăm hai đứa trẻ một lúc sẽ vất vả gấp 3 bình thường, nhưng vì mong đợi từ lâu, tôi không hề thấy mệt mỏi, nặng nhọc.
Những tưởng khi hai con đủ lớn để đi học mẫu giáo, tôi có thể quay lại công việc và tích góp tiền bạc bù lại các chi phí làm IUI, IVF (thụ tinh ống nghiệm), đi lại, ăn ở khi di chuyển xuống TP.HCM,... tôi ngỡ ngàng khi biết mình mang thai lần nữa, hoàn toàn tự nhiên!
Con đến với mình là trời cho, chồng tôi nói: “Có thì đẻ thôi”. Nhưng đến khi sinh con ra, tôi không ngờ lại khó khăn đến vậy.
Con gái út chào đời khi tôi 42 tuổi, hai vợ chồng hay đùa nhau "đầu đã hai màu tóc", chồng thậm chí còn lớn tuổi hơn.
Khi sinh hai bé đầu lòng, tôi có mẹ phụ chăm, còn lần sinh thứ hai, hai vợ chồng tự xoay xở.
Tôi chỉ thuê người giúp việc trong tháng đầu tiên khi sức còn yếu. Khi con đầy tháng, tôi tự mình làm mọi việc, từ dọn dẹp, nấu nướng đến chăm sóc con. Chồng tôi san sẻ việc nhà với vợ, anh còn đi làm thêm để trang trải kinh tế.
Hai bé sinh đôi đi học, bệnh vặt là chuyện thường, chưa kể việc trẻ nhỏ tranh giành, cãi nhau hàng ngày.
Lớn tuổi cũng khó ngủ hơn, con út thì còn ẵm bồng, tôi bắt đầu xuất hiện cơn đau đầu dữ dội.
Ban đầu, tôi tưởng đơn giản là bệnh tiền đình, nhưng đi khám và uống thuốc vẫn không hết. Tôi nhờ chồng ở nhà giữ con và một mình đi bệnh viện chụp MRI não.
Trong lúc ngồi đợi đến lượt vào phòng chụp, tôi tủi thân bật khóc và cứ thế ngồi chấm nước mắt cho đến khi có người quen đến nói chuyện.
Thật may mắn, kết quả trả lại hoàn toàn bình thường, tôi không có bệnh gì nghiêm trọng, chỉ là cần được ngủ nghỉ nhiều hơn. Qua thời điểm đó, tinh thần tôi khá hơn và lạc quan trở lại.
Ngẫm lại, tôi thấy mình thật sự may mắn vì có được sự yêu thương, hỗ trợ từ chồng và hai bên nội, ngoại.
Đại gia đình vẫn thường xuyên tụ họp, chuyện trò động viên tôi. Vừa rồi, cả nhà còn đi du lịch chung và cho các cháu về quê thăm ông bà. Chuyến đi giúp tôi giải tỏa được rất nhiều.
Tôi chưa có dự định cụ thể cho tương lai, nhưng không nghĩ mình sẽ quay lại với công việc kế toán như trước. Hiện tại, nhìn các con khỏe mạnh, ngoan ngoãn, lớn lên từng ngày, tôi không còn gì mong đợi hơn.
Nguyễn Thị Thanh Thủy (41 tuổi, TP Nha Trang, Khánh Hòa)Sinh con lần 2 ở tuổi 40
Tôi lập gia đình năm 30 tuổi. Dự định có con, vợ chồng tôi đi khám hiếm muộn ở nhiều nơi và được chẩn đoán khó mang thai tự nhiên.
Do vậy, chúng tôi không chần chừ nhờ đến biện pháp hỗ trợ IUI (bơm tinh trùng vào buồng tử cung).
Sau vài lần nhờ đến Tây y không thành công, chúng tôi chuyển sang uống thuốc Đông y, thậm chí lên chùa cầu con. Ai chỉ cách nào chúng tôi đều thực hiện, nhưng không được như ý.
Đến lúc đó, tôi quyết định ngừng làm đủ mọi cách để có con và thả lỏng với quan niệm điều gì đến thì sẽ đến. Đến năm 34 tuổi, tôi mang thai và sinh bé trai đầu lòng hoàn toàn tự nhiên.
Khi tôi 40 tuổi, em bé thứ 2 ra đời. Lúc này, gia đình chuyển từ TP. HCM về quê sinh sống và làm việc được vài năm. Thay đổi môi trường sống khiến vợ chồng tôi có nhiều thời gian hơn cho con cái.
Là bác sĩ chuyên khoa mắt, tôi đi làm lại ở bệnh viện tư khi bé út mới 4 tháng tuổi. May mắn là công việc chỉ làm vào giờ hành chính, cố định 8 tiếng/ngày, kể cả thứ 7.
Bé lớn học cấp một vẫn cần nhiều chỉ dẫn, bé nhỏ thì còn bú mẹ, chúng tôi không có ông bà hai bên giúp đỡ, cũng không thuê người giúp việc. Vất vả là đương nhiên.
Chồng tôi tạm thời nghỉ việc ở nhà trông con nhỏ để hỗ trợ vợ đi làm. Thành phố nhỏ, mỗi buổi trưa tôi đều có thể về nhà để chăm sóc con. Tôi hiện vẫn nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ nên không cảm thấy tốn kém gì đặc biệt, chỉ có chi tiêu ăn uống cho gia đình là tăng lên.
Vợ chồng tôi dự định không đầu tư quá nhiều vào việc học hành của con mà gia đình theo sát bé. Ngoài học ở trên lớp, con tôi học online môn tiếng Anh với cô giáo để rèn luyện nghe nói và phát âm. Mỗi khi ở nhà, tôi trực tiếp hướng dẫn con.
Có lẽ do tính tôi “lạnh lùng” từ nhỏ, cộng thêm tính chất công việc bác sĩ, nên khi có con, cảm xúc của tôi vẫn bình ổn, không lúc nào quá vui hay quá buồn. Tôi tự mình sắp xếp mọi việc cho ổn thỏa nhất, không than phiền vì cũng không ai giúp được. Con cái tới với mình, mình sẽ chăm chút bằng tất cả khả năng mình có để không biến con thành gánh nặng.
Cha mẹ trẻ bớt chi tiêu, ít sắm đồ để dồn tiền cho conThương Phan (23 tuổi, TP.HCM) tự nhận mình từng tiêu xài khá hoang phí. Nhưng từ khi bé Bentley chào đời, cô hạn chế mua sắm cho mình mà chi tiền để con được dùng đồ tốt nhất.
09:35 27/5/2023
Bài hát lớn lên cùng con Ký ức của nhà báo Phạm Hồng Tuyến gắn với những bài hát bất hủ do bố bà, nhạc sĩ Phạm Tuyên, sáng tác như Trường cháu là trường Mầm non - bài hát nhạc sĩ Phạm Tuyên viết tặng trường con gái học; Cả tuần đều ngoan cũng là một khúc ca quen thuộc của nhiều thế hệ trẻ em Việt. Ngoài ra, Ở trường cô dạy em thế, rồi Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội, Theo cánh đu bay... cũng đã trở thành ký ức chung của nhiều người Việt Nam. | |
Trào lưu đi du lịch chỉ có mẹ con | Stella Thng và con trai Ayden (Singapore) đã bắt đầu những chuyến du lịch “tự túc không cần bố” từ khi cậu bé mới chỉ 6 tuần tuổi. | Du lịch "đơn thân" giúp các mẹ khám phá ra khía cạnh mới và tạo thêm kỷ niệm thú vị giữa hai người. Ảnh: Stella Thng.
Genting Highlands, Malaysia, là địa điểm du lịch đầu tiên của hai mẹ con Stella. Không có sự tham gia của chồng, song bà mẹ bỉm sữa vẫn có người đồng hành giúp đỡ là bố mẹ, các chị em và cháu gái.
Một vài năm sau, gia đình nhỏ của Stella cùng nhau tận hưởng kỳ nghỉ ở nhiều nơi trên thế giới: tự lái xe đến đến tham dự lễ hội ở Australia, trải qua Giáng sinh và năm mới ở Thượng Hải, Trung Quốc, tham quan Disneyland và tắm suối nước nóng onsen ở Tokyo, Nhật Bản.
Đối với một gia đình có con nhỏ, những cuộc đi chơi như vậy sẽ thoải mái hơn nhiều nếu có bố đi cùng.
Tuy nhiên, người chồng luôn ưu tiên công việc kinh doanh mà anh mới bắt đầu gây dựng, Stella lại là một giảng viên bách khoa, chỉ có thể du lịch vào những ngày nghỉ phép.
Do không muốn ép chồng làm việc anh không thích, sau khi Ayden được 4 tuổi, hai mẹ con tiếp tục những chuyến đi riêng.
Chuyến du lịch không có bố là cơ hội để mẹ dành mọi sự quan tâm cho con. Ảnh:Stella Thng.
Du lịch 9 ngày tại Thổ Nhĩ Kỳ là chuyến đi dài nhất của Ayden và mẹ. Stella cùng cô bạn thân đặt một chuyến du lịch trọn gói, đưa con trai 6 tuổi du ngoạn quanh đất nước này.
Chuyến ghé thăm đất nước láng giềng Malaysia cũng là cuộc đi chơi ngắn ngày của cô với hội chị em. Tại đất nước này, Ayden đã được mẹ và các cô đưa đến thành phố Ipoh và hai bang Sarawak, Penang.
Theo Stella, những chuyến đi này được coi như là cuộc du ngoạn của riêng phụ nữ “phiên bản mở rộng”. Phần lớn các bà mẹ mong muốn dành thời gian riêng cho con cái, đặc biệt đối với những gia đình nhiều con.
Ngoài ra, một vài người cũng có kế hoạch cho các chuyến đi “không bố” sau khi xảy ra mâu thuẫn với chồng.
Sau vài lần du lịch ngắn và một tour 9 ngày ở Thổ Nhĩ Kỳ, cậu bé 11 tuổi đã thổ lộ, bày tỏ nỗi nhớ về “những chuyến đi của Ayden và mẹ”. Trái tim Stella tan chảy, cô đã sẵn sàng đi khắp đó đây với con trai. Tháng 12/2019, hai mẹ con cùng đặt chân đến Kota Kinabalu, Sabah, Malaysia.
Tháng 6 sắp tới, Stella cũng sẽ cùng con tận hưởng chuyến du lịch kéo dài hai tuần ở Nhật Bản.
Từ kinh nghiệm du ngoạn Sabah và tới đây là Nhật Bản, Stella chia sẻ kinh nghiệm lên kế hoạch cho các chuyến đi của riêng hai mẹ con.
Ưu tiên sở thích của con
Mục đích chính của hai mẹ con khi đến Australia là ghé thăm đường sắt North Borneo và tàu chạy bằng động cơ hơi nước đã hơn 120 năm tuổi. Khi Ayden còn bé, bộ phim hoạt hình Thomas và Những người bạn rất nổi tiếng với nhân vật chính là một đoàn tàu. Vì vậy, Stella đã tranh thủ cùng con ôn lại nhiều kỷ niệm bởi “Đến khi lớn hơn, Ayden sẽ không còn muốn chơi những trò này với mẹ nữa”.
Stella Thng cùng con trai tham quan đường sắt North Borneo. Ảnh: Stella Thng.
Ngoài ra, cô cũng đã lên kế hoạch các hoạt động yêu thích khác cho con như ăn kem tại trang trại sữa, đi du thuyền trên sông xem khỉ vòi và đom đóm.
Hoạt động ý nghĩa
Núi Kinabalu, Sabah, Malaysia cũng là nơi có ý nghĩa đặc biệt với hai mẹ con Stella. Tháng 6/2015, một trận động đất lớn xảy ra ở ngọn núi này. Những tảng đá rơi xuống đã cướp đi mạng sống của các bạn nhỏ, giáo viên trường tiểu học Tanjong Katong và hướng dẫn viên du lịch người Singapore.
Khi biết tin, Ayden mới 7 tuổi, đã ôm chặt và cuộn tròn trong lòng mẹ, cùng Stella chia sẻ nỗi thương xót với nạn nhân và cả gia đình họ. “Chúng tôi sẽ sợ hãi và suy sụp lắm nếu rơi vào hoàn cảnh như họ. Cả hai muốn đến núi Kinabalu, cầu nguyện cho những linh hồn đã mất”, Stella chia sẻ.
Ayden cũng đã xin mẹ đến thăm trường học. Cậu bé gửi trường một tấm thiệp vẽ tay với những dòng chữ nắn nót nhưng không giấu được sự run rẩy.
“Chịu chi” thêm tiền
Các hoạt động như cùng mẹ chụp ảnh và ngắm nhìn hoàng hôn tuyệt đẹp ở bãi biển không phải là điều mà một cậu bé 11 tuổi thích.
Do đó, Stella đã bỏ ra khoảng 50 SGD cho một chiếc pizza hơn 70 cm, có 4 hương vị khác nhau tại khu nghỉ dưỡng Shangri-La Tanjung Aru. Với số tiền này, hai mẹ con vừa có chỗ ngồi nghỉ ngay trên bãi cát để thưởng thức hoàng hôn, vừa thỏa mãn sở thích của con trai.
Không chỉ giúp Stella tránh được một “cuộc chiến” với con trai, chiếc bánh pizza này còn tạo điều kiện cho hai mẹ con được sử dụng phòng tắm sạch sẽ tại khu nghỉ mát.
Stella cho biết chiếc bánh này là vô giá khi đáp ứng được nhu cầu của cả hai mẹ con. Ảnh: Stella Thng.
Dù Ayden tự tin có thể xử lý hết chiếc bánh khổng lồ này, hai mẹ con vẫn phải đóng gói phần còn lại cho bữa tối, thậm chí tặng một phần cho tài xế lái xe.
Có những “khoảng trống”
Lịch trình đi chơi của Stella không quá cụ thể, luôn chừa ra những “khoảng trống” để hai mẹ con có thể thoải mái ăn uống và vui chơi theo sở thích. Thuận theo mong muốn của con trai, bữa ăn đầu tiên của cả hai ở một nhà hàng Nhật Bản gần khách sạn.
Nuông chiều bản thân
Khoảng thời gian Ayden nhỏ bé có thể ngồi vừa xe đẩy, Stella thường tranh thủ mua sắm trong lúc con ngủ trưa. Giờ đây, cô sẽ cho con một khoản tiền để tự mua sắm riêng của bản thân, cũng là tạo cho mình không gian riêng.
Các khu nghỉ dưỡng vừa có spa, vừa có câu lạc bộ dành cho trẻ là sự ưu tiên hàng đầu. Stella cảm thấy may mắn khi Ayden cũng thích được massage và chuyến đi Sabah của hai mẹ con đã kết thúc bằng một buổi trị liệu.
Cùng con lên ý tưởng
Bà mẹ ngoài 40 tuổi chia sẻ về chuyến bay đến Nhật Bản sắp tới: “Ayden 15 tuổi sẽ rất khác so với chính thằng bé 4 năm trước. Con giúp tôi lên kế hoạch nhiều thứ, từ đặt phòng khách sạn đến sắp xếp lịch trình hoạt động. May mắn, hai mẹ con có chung sở thích nên không có nhiều khó khăn gì”.
Dành tất cả sự chú ý cho con, song Stella vẫn không quên nuông chiều bản thân. Ảnh:Stella Thng.
Vốn có tình yêu với lịch sử và thành phố Kyoto, danh sách những nơi phải đi của Ayden không thể thiếu Nhà máy Gundam ở Yokohama, Hiroshima. Stella, một tín đồ ăn uống, cũng mong muốn có thể ăn thật nhiều sashimi, thì bò Hida và mì ramen.
Ngoài ra, Stella đã đặt lịch ba đêm tại một khách sạn ở Akihabara, Tokyo. Đây là cơ hội cho Ayden khám phá, mở rộng tầm nhìn bởi lẽ cậu rất thích phim hoạt hình anime cũng như có ước mơ sang Nhật du học.
Theo Stella, đi đâu không quan trọng, không nhất thiết phải là một kỳ nghỉ đắt tiền, khoảnh khắc hai mẹ con bên nhau mới đáng trân trọng.
Một bà mẹ khác, Jelaine Ang, 44 tuổi, cũng tổ chức đi chơi riêng với các con mỗi khi con chuẩn bị vào tiểu học.
Trong khi hai anh trai đã lần lượt đến Mỹ và Hàn Quốc cùng mẹ, cô con gái thứ ba buộc phải ở nhà do dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, Jelaine vẫn không nản lòng: “Tôi sẽ động viên chồng thay mình đưa hai con gái út đi du lịch”.
Năm 2015, ông bố Brown, một blogger tại địa phương, cũng đã một mình đưa con trai Isaac đến Nhật Bản du lịch, sau khi con hoàn thành kì thi đánh giá năng lực của học sinh bậc tiểu học.
Bữa ăn gia đình ở những nơi có chi phí sống đắt đỏ nhất Việt NamTrong khi Thu Trang ưu tiên nấu một lần ăn hai bữa, vợ chồng Huỳnh Liên tranh thủ về quê mua thực phẩm, Như Quỳnh lên sẵn thực đơn cho cả tuần để tối ưu chi phí.
12:00 7/4/2023
Bài hát lớn lên cùng con Ký ức của nhà báo Phạm Hồng Tuyến gắn với những bài hát bất hủ do bố bà, nhạc sĩ Phạm Tuyên, sáng tác như Trường cháu là trường Mầm non - bài hát nhạc sĩ Phạm Tuyên viết tặng trường con gái học; Cả tuần đều ngoan cũng là một khúc ca quen thuộc của nhiều thế hệ trẻ em Việt. Ngoài ra, Ở trường cô dạy em thế, rồi Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội, Theo cánh đu bay... cũng đã trở thành ký ức chung của nhiều người Việt Nam. | Trào lưu đi du lịch chỉ có mẹ con
Stella Thng và con trai Ayden (Singapore) đã bắt đầu những chuyến du lịch “tự túc không cần bố” từ khi cậu bé mới chỉ 6 tuần tuổi.
Du lịch "đơn thân" giúp các mẹ khám phá ra khía cạnh mới và tạo thêm kỷ niệm thú vị giữa hai người. Ảnh: Stella Thng.
Genting Highlands, Malaysia, là địa điểm du lịch đầu tiên của hai mẹ con Stella. Không có sự tham gia của chồng, song bà mẹ bỉm sữa vẫn có người đồng hành giúp đỡ là bố mẹ, các chị em và cháu gái.
Một vài năm sau, gia đình nhỏ của Stella cùng nhau tận hưởng kỳ nghỉ ở nhiều nơi trên thế giới: tự lái xe đến đến tham dự lễ hội ở Australia, trải qua Giáng sinh và năm mới ở Thượng Hải, Trung Quốc, tham quan Disneyland và tắm suối nước nóng onsen ở Tokyo, Nhật Bản.
Đối với một gia đình có con nhỏ, những cuộc đi chơi như vậy sẽ thoải mái hơn nhiều nếu có bố đi cùng.
Tuy nhiên, người chồng luôn ưu tiên công việc kinh doanh mà anh mới bắt đầu gây dựng, Stella lại là một giảng viên bách khoa, chỉ có thể du lịch vào những ngày nghỉ phép.
Do không muốn ép chồng làm việc anh không thích, sau khi Ayden được 4 tuổi, hai mẹ con tiếp tục những chuyến đi riêng.
Chuyến du lịch không có bố là cơ hội để mẹ dành mọi sự quan tâm cho con. Ảnh:Stella Thng.
Du lịch 9 ngày tại Thổ Nhĩ Kỳ là chuyến đi dài nhất của Ayden và mẹ. Stella cùng cô bạn thân đặt một chuyến du lịch trọn gói, đưa con trai 6 tuổi du ngoạn quanh đất nước này.
Chuyến ghé thăm đất nước láng giềng Malaysia cũng là cuộc đi chơi ngắn ngày của cô với hội chị em. Tại đất nước này, Ayden đã được mẹ và các cô đưa đến thành phố Ipoh và hai bang Sarawak, Penang.
Theo Stella, những chuyến đi này được coi như là cuộc du ngoạn của riêng phụ nữ “phiên bản mở rộng”. Phần lớn các bà mẹ mong muốn dành thời gian riêng cho con cái, đặc biệt đối với những gia đình nhiều con.
Ngoài ra, một vài người cũng có kế hoạch cho các chuyến đi “không bố” sau khi xảy ra mâu thuẫn với chồng.
Sau vài lần du lịch ngắn và một tour 9 ngày ở Thổ Nhĩ Kỳ, cậu bé 11 tuổi đã thổ lộ, bày tỏ nỗi nhớ về “những chuyến đi của Ayden và mẹ”. Trái tim Stella tan chảy, cô đã sẵn sàng đi khắp đó đây với con trai. Tháng 12/2019, hai mẹ con cùng đặt chân đến Kota Kinabalu, Sabah, Malaysia.
Tháng 6 sắp tới, Stella cũng sẽ cùng con tận hưởng chuyến du lịch kéo dài hai tuần ở Nhật Bản.
Từ kinh nghiệm du ngoạn Sabah và tới đây là Nhật Bản, Stella chia sẻ kinh nghiệm lên kế hoạch cho các chuyến đi của riêng hai mẹ con.
Ưu tiên sở thích của con
Mục đích chính của hai mẹ con khi đến Australia là ghé thăm đường sắt North Borneo và tàu chạy bằng động cơ hơi nước đã hơn 120 năm tuổi. Khi Ayden còn bé, bộ phim hoạt hình Thomas và Những người bạn rất nổi tiếng với nhân vật chính là một đoàn tàu. Vì vậy, Stella đã tranh thủ cùng con ôn lại nhiều kỷ niệm bởi “Đến khi lớn hơn, Ayden sẽ không còn muốn chơi những trò này với mẹ nữa”.
Stella Thng cùng con trai tham quan đường sắt North Borneo. Ảnh: Stella Thng.
Ngoài ra, cô cũng đã lên kế hoạch các hoạt động yêu thích khác cho con như ăn kem tại trang trại sữa, đi du thuyền trên sông xem khỉ vòi và đom đóm.
Hoạt động ý nghĩa
Núi Kinabalu, Sabah, Malaysia cũng là nơi có ý nghĩa đặc biệt với hai mẹ con Stella. Tháng 6/2015, một trận động đất lớn xảy ra ở ngọn núi này. Những tảng đá rơi xuống đã cướp đi mạng sống của các bạn nhỏ, giáo viên trường tiểu học Tanjong Katong và hướng dẫn viên du lịch người Singapore.
Khi biết tin, Ayden mới 7 tuổi, đã ôm chặt và cuộn tròn trong lòng mẹ, cùng Stella chia sẻ nỗi thương xót với nạn nhân và cả gia đình họ. “Chúng tôi sẽ sợ hãi và suy sụp lắm nếu rơi vào hoàn cảnh như họ. Cả hai muốn đến núi Kinabalu, cầu nguyện cho những linh hồn đã mất”, Stella chia sẻ.
Ayden cũng đã xin mẹ đến thăm trường học. Cậu bé gửi trường một tấm thiệp vẽ tay với những dòng chữ nắn nót nhưng không giấu được sự run rẩy.
“Chịu chi” thêm tiền
Các hoạt động như cùng mẹ chụp ảnh và ngắm nhìn hoàng hôn tuyệt đẹp ở bãi biển không phải là điều mà một cậu bé 11 tuổi thích.
Do đó, Stella đã bỏ ra khoảng 50 SGD cho một chiếc pizza hơn 70 cm, có 4 hương vị khác nhau tại khu nghỉ dưỡng Shangri-La Tanjung Aru. Với số tiền này, hai mẹ con vừa có chỗ ngồi nghỉ ngay trên bãi cát để thưởng thức hoàng hôn, vừa thỏa mãn sở thích của con trai.
Không chỉ giúp Stella tránh được một “cuộc chiến” với con trai, chiếc bánh pizza này còn tạo điều kiện cho hai mẹ con được sử dụng phòng tắm sạch sẽ tại khu nghỉ mát.
Stella cho biết chiếc bánh này là vô giá khi đáp ứng được nhu cầu của cả hai mẹ con. Ảnh: Stella Thng.
Dù Ayden tự tin có thể xử lý hết chiếc bánh khổng lồ này, hai mẹ con vẫn phải đóng gói phần còn lại cho bữa tối, thậm chí tặng một phần cho tài xế lái xe.
Có những “khoảng trống”
Lịch trình đi chơi của Stella không quá cụ thể, luôn chừa ra những “khoảng trống” để hai mẹ con có thể thoải mái ăn uống và vui chơi theo sở thích. Thuận theo mong muốn của con trai, bữa ăn đầu tiên của cả hai ở một nhà hàng Nhật Bản gần khách sạn.
Nuông chiều bản thân
Khoảng thời gian Ayden nhỏ bé có thể ngồi vừa xe đẩy, Stella thường tranh thủ mua sắm trong lúc con ngủ trưa. Giờ đây, cô sẽ cho con một khoản tiền để tự mua sắm riêng của bản thân, cũng là tạo cho mình không gian riêng.
Các khu nghỉ dưỡng vừa có spa, vừa có câu lạc bộ dành cho trẻ là sự ưu tiên hàng đầu. Stella cảm thấy may mắn khi Ayden cũng thích được massage và chuyến đi Sabah của hai mẹ con đã kết thúc bằng một buổi trị liệu.
Cùng con lên ý tưởng
Bà mẹ ngoài 40 tuổi chia sẻ về chuyến bay đến Nhật Bản sắp tới: “Ayden 15 tuổi sẽ rất khác so với chính thằng bé 4 năm trước. Con giúp tôi lên kế hoạch nhiều thứ, từ đặt phòng khách sạn đến sắp xếp lịch trình hoạt động. May mắn, hai mẹ con có chung sở thích nên không có nhiều khó khăn gì”.
Dành tất cả sự chú ý cho con, song Stella vẫn không quên nuông chiều bản thân. Ảnh:Stella Thng.
Vốn có tình yêu với lịch sử và thành phố Kyoto, danh sách những nơi phải đi của Ayden không thể thiếu Nhà máy Gundam ở Yokohama, Hiroshima. Stella, một tín đồ ăn uống, cũng mong muốn có thể ăn thật nhiều sashimi, thì bò Hida và mì ramen.
Ngoài ra, Stella đã đặt lịch ba đêm tại một khách sạn ở Akihabara, Tokyo. Đây là cơ hội cho Ayden khám phá, mở rộng tầm nhìn bởi lẽ cậu rất thích phim hoạt hình anime cũng như có ước mơ sang Nhật du học.
Theo Stella, đi đâu không quan trọng, không nhất thiết phải là một kỳ nghỉ đắt tiền, khoảnh khắc hai mẹ con bên nhau mới đáng trân trọng.
Một bà mẹ khác, Jelaine Ang, 44 tuổi, cũng tổ chức đi chơi riêng với các con mỗi khi con chuẩn bị vào tiểu học.
Trong khi hai anh trai đã lần lượt đến Mỹ và Hàn Quốc cùng mẹ, cô con gái thứ ba buộc phải ở nhà do dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, Jelaine vẫn không nản lòng: “Tôi sẽ động viên chồng thay mình đưa hai con gái út đi du lịch”.
Năm 2015, ông bố Brown, một blogger tại địa phương, cũng đã một mình đưa con trai Isaac đến Nhật Bản du lịch, sau khi con hoàn thành kì thi đánh giá năng lực của học sinh bậc tiểu học.
Bữa ăn gia đình ở những nơi có chi phí sống đắt đỏ nhất Việt NamTrong khi Thu Trang ưu tiên nấu một lần ăn hai bữa, vợ chồng Huỳnh Liên tranh thủ về quê mua thực phẩm, Như Quỳnh lên sẵn thực đơn cho cả tuần để tối ưu chi phí.
12:00 7/4/2023
Bài hát lớn lên cùng con Ký ức của nhà báo Phạm Hồng Tuyến gắn với những bài hát bất hủ do bố bà, nhạc sĩ Phạm Tuyên, sáng tác như Trường cháu là trường Mầm non - bài hát nhạc sĩ Phạm Tuyên viết tặng trường con gái học; Cả tuần đều ngoan cũng là một khúc ca quen thuộc của nhiều thế hệ trẻ em Việt. Ngoài ra, Ở trường cô dạy em thế, rồi Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội, Theo cánh đu bay... cũng đã trở thành ký ức chung của nhiều người Việt Nam. | |
Chi tiêu của 4 gia đình ở những nơi có mức sống cao nhất Việt Nam | 4 gia đình ở Hà Nội, TP.HCM, Quảng Ninh chia sẻ về số tiền chi tiêu trong một tháng. Tất cả đều thừa nhận mức sống tăng cao nhưng thu nhập ít thay đổi. | Theo báo cáo năm 2022 của Tổng cục Thống kê, Hà Nội, Quảng Ninh, TP.HCM là 3 địa phương có chỉ số giá sinh hoạt cao nhất cả nước, trong đó, Hà Nội là nơi có mức sống đắt đỏ nhất.
Giữa bối cảnh giá cả sinh hoạt ngày một tăng, nhiều gia đình, đặc biệt là các cặp vợ chồng trẻ, phải học cách lên kế hoạch sử dụng tiền. Chuyển từ cuộc sống độc thân sang xây dựng gia đình, cùng nửa kia làm quen để cân đối chi tiêu, tiết kiệm, nuôi dạy con cái cũng là điều thách thức.
4 gia đình hiện sống tại Hà Nội, Quảng Ninh, TP.HCM chia sẻ với Zing cách họ phân bổ thu chi, tiết kiệm tiền bạc, lập kế hoạch tài chính.
Minh Ngọc (gia đình 4 người ở Hạ Long, Quảng Ninh)Mức chi tiêu: 45-50 triệu đồng/tháng
Tôi không có thói quen ghi cụ thể từng khoản chi tiêu trong gia đình, phần vì bận, phần vì không phải người quá kỹ tính. Thông thường, tôi chỉ ước chừng khoản này cần bao nhiêu, khoản kia tốn thế nào.
Trong gia đình tôi, vợ chồng giữ tiền riêng. Chồng phụ trách chi phí sinh hoạt chung, tiền học và bỉm sữa cho con, tôi lo khoản tiết kiệm hàng tháng.
Cũng có lần chồng từng muốn tôi giữ tiền chung của cả nhà nhưng với tôi, việc dồn tiền để vợ hay chồng nắm vô hình trung sẽ gây áp lực cho bản thân người đó khi phải tính toán chi tiêu sao cho phù hợp. Việc chia ra sẽ khiến vợ chồng biết san sẻ, giảm gánh nặng cho nhau.
Ngoài một phần tiết kiệm, các khoản cố định hàng tháng gia đình tôi phải chi bao gồm: tiền ăn uống (20 triệu đồng), điện nước (4-5 triệu đồng), tiền học của con lớn 7 tuổi (2 triệu đồng), tiền bỉm sữa, quần áo cho con nhỏ một tuổi (5 triệu đồng), chi tiêu cá nhân (15 triệu đồng) và tiền gửi về hai bên nội ngoại. Các khoản này đều hợp lý và phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình.
So với mặt bằng chung ở Hạ Long, tôi thấy chi tiêu của gia đình ở mức bình thường. Có lẽ sinh ra và lớn lên, sau đó lập gia đình ở thành phố này nên tôi khá quen với việc chi tiêu sinh hoạt như thế nào. Vì vậy, khi vật giá tăng, tôi cũng khó nhận ra và không có nhiều ảnh hưởng.
Nguyễn Ngọc Anh (gia đình 3 người ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội)Mức chi tiêu: 30-40 triệu đồng/tháng
Với hai vợ chồng và một bé hơn một tuổi, mỗi tháng gia đình tôi cần chi cho việc ăn uống, điện nước, tiền học cho con, bỉm sữa, sinh hoạt gia đình, thuê giúp việc, tốn kém nhất có lẽ là các khoản xoay quanh việc nuôi con. Nói chung, bố mẹ nào cũng muốn cho con điều tốt nhất, chúng tôi cũng không ngoại lệ.
Thu nhập của hai vợ chồng không cố định do đều làm việc kinh doanh riêng song với hai đứa, đây là mức nằm trong khả năng cho phép, có thể kiểm soát được. Ngoài quỹ tiết kiệm chung, chúng tôi phân ra ai lo mảng nào sẽ chủ động chi mảng đó.
Vợ chồng tôi xây dựng quỹ chi tiêu riêng cho các khoản lớn, ví dụ như quỹ dành cho sinh hoạt, tiền học cho con, du lịch, quỹ dự phòng... Với các hạng mục thường ngày như đi chợ, ăn uống, xăng xe, tôi thường chi trước, sau đó tổng kết lại vào cuối tháng để đánh giá hợp lý không, tăng hay giảm so với tháng trước chứ cũng không quá chi li ở mục này.
Vì thu nhập không cố định, tiền chúng tôi chia vào các quỹ cũng sẽ du di theo từng tháng. Việc tiết kiệm đối với vợ chồng tôi không quá khó, song cũng cần tính toán. Tôi nghĩ điều quan trọng nhất là khi xây quỹ cho mục đích gì thì cần nhất quán, tránh việc tiêu tiền sai mục đích hoặc lấy quỹ nọ bù quỹ kia. Đây là điều đôi khi chúng tôi vẫn mắc phải và đang cố gắng điều chỉnh.
Vợ chồng tôi cảm nhận được mức chi tiêu ở Hà Nội khá cao so với những nơi từng đi qua ở Việt Nam, nhất là chúng tôi lại sống ở chung cư nên kèm theo nhiều chi phí khác.
Để giảm bớt gánh nặng chi tiêu, chúng tôi thực hiện theo vài phương pháp. Đó là tập sống theo phong cách tối giản, chỉ mua những món thực sự cần thiết; tập tự làm những món phục vụ sinh hoạt thay vì bỏ tiền ra mua như nước ép, trà lên men, tự nấu ăn ở nhà (việc trước đây tôi rất ít khi làm).
Bên cạnh đó, chúng tôi rèn luyện thói quen sử dụng điện, nước tiết kiệm vừa giảm chi phí vừa bảo vệ môi trường. Ngoài ra, thi thoảng, hai đứa cũng gọi xin bà ngoại “tiếp tế” thực phẩm ở quê, vừa rẻ lại vừa sạch.
Cao Thủy (gia đình 3 người ở TP Thủ Đức, TP.HCM)Mức chi tiêu: 25-30 triệu đồng/tháng
Tôi bắt đầu sống ở TP.HCM từ khi còn là sinh viên vào năm 2004. Vợ chồng tôi kết hôn năm 2012 và cũng mua nhà riêng trong năm đó.
Khi còn độc thân, tôi từng sống ở nhiều quận, khu vực tại TP.HCM như quận Bình Thạnh, quận 3, quận 10... để tiện đi học và đi làm.
Tuy nhiên, đến lúc lập gia đình, tôi và chồng mong muốn ổn định cuộc sống ở thành phố Thủ Đức vì giá nhà đất ở đây phù hợp với túi tiền, không khí lại mát mẻ, đường sá cũng rộng rãi hơn.
Chồng tôi hiện là giám đốc kinh doanh của một công ty tư nhân, còn tôi là kế toán trưởng. Trung bình mỗi tháng, gia đình chi tiêu khoảng 25-30 triệu đồng. Trong đó, tiền học của con gái 10 tuổi và tiền ăn là hai khoản tiêu tốn nhiều nhất (cụ thể tiền ăn chiếm 50% và tiền học chiếm 30% mức chi tiêu mỗi tháng).
Giống như nhiều gia đình khác, chúng tôi cũng luôn lập kế hoạch chi tiêu, thu nhập để cân đối và điều chỉnh khi thấy bất hợp lý.
Ngoài ra, hai vợ chồng thường nhờ người thân ở quê mua thực phẩm tươi sống, đóng thùng và gửi vào dùng dần. Cách làm này giúp tiết kiệm khá nhiều chi phí ăn uống mà còn đảm bảo vấn đề an toàn vệ sinh, dinh dưỡng cho cả nhà.
Sau gần 20 năm sinh sống ở TP.HCM, tôi nhận thấy mức sống ngày càng tăng, thể hiện qua giá thực phẩm, xăng dầu, số tiền mua sắm đồ gia dụng, quần áo... Trong khi đó, thu nhập của gia đình tăng tùy thời điểm, nhưng chưa tương xứng với mức tăng của chi tiêu.
Sắp tới, vợ chồng tôi sẽ chào đón con thứ hai. Gia đình vui vì sắp có thêm thành viên, nhưng cũng áp lực về vấn đề tài chính. Năm ngoái, chúng tôi đã mở thêm tiệm kinh doanh cà phê, song thu nhập chưa cải thiện nhiều.
Như Thùy (gia đình 3 người ở Hà Đông, Hà Nội)Mức chi tiêu: hơn 10 triệu đồng/tháng
Sau khi nhận lương hàng tháng, vợ chồng tôi có thói quen chia nhỏ các khoản chi tiêu cho từng mục đích như tiền nhà, tiền sinh hoạt phí, tiền tiết kiệm cho con, tiền biếu ông bà... Làm như vậy sẽ không bị lẫn các khoản vào với nhau và quan trọng nhất là không bao giờ tiêu quá tay.
Trung bình mỗi tháng, gia đình tôi chi tiêu khoảng hơn 10 triệu đồng. Những khoản tốn kém nhất là tiền nhà, tiền điện nước và lo cho con 7 tháng tuổi, chiếm khoảng 60% tổng mức chi tiêu hàng tháng.
Tôi sinh ra và lớn lên ở Lâm Đồng, sau đó có 5 năm theo học, làm việc ở TP.HCM. Vợ chồng tôi mới chuyển đến Hà Nội sinh sống thời gian gần đây, nhưng nhanh chóng nhận thấy mức sống của thành phố quá cao.
Tôi ước chừng mức sống ở Hà Nội phải cao gấp 2-3 lần ở quê. So với TP.HCM, mọi khoản chi tiêu đều cao hơn. Giá thuê nhà ở vùng ven của Hà Nội thậm chí ngang ngửa với giá thuê ở khu vực trung tâm TP.HCM.
Chồng tôi là bộ đội, còn tôi vừa ở nhà chăm con nhỏ, vừa làm thêm ở nhà để kiếm thêm thu nhập. Mức sống ngày càng tăng nhưng thu nhập không đổi khiến các cặp vợ chồng trẻ như chúng tôi gặp không ít khó khăn.
Giai đoạn tôi cảm thấy áp lực nhất là những lúc con đau ốm. Không chỉ tiền đi viện, thuốc men tốn kém, mà tôi còn phải dành toàn bộ thời gian để chăm lo cho con nên không thể làm gì ra tiền trong những ngày này. Chính vì vậy, tôi lại càng dè sẻn và tiết kiệm hơn. 10 triệu đối với nhiều gia đình là ít nhưng với tôi, số tiền này là vừa đủ vì "khéo ăn thì no, khéo co thì ấm" mà!
Bữa ăn gia đình ở những nơi có chi phí sống đắt đỏ nhất Việt NamTrong khi Thu Trang ưu tiên nấu một lần ăn hai bữa, vợ chồng Huỳnh Liên tranh thủ về quê mua thực phẩm, Như Quỳnh lên sẵn thực đơn cho cả tuần để tối ưu chi phí.
12:00 7/4/2023
Nên đầu tư tiền vào đâu? Trong hơn 200 năm qua, mặc dù trải qua nhiều thăng trầm, thị trường chứng khoán vẫn là nơi tốt nhất để các nhà đầu tư dài hạn xây dựng sự sung túc. Nhưng để thành công trong mảng này, cần hiểu rõ các quy luật của thị trường, hiểu các mùa hoạt động của nó. Câu hỏi lớn nhất về tài chính trong tâm trí tất cả chúng ta ngày nay là gì? Theo kinh nghiệm của tác giả Anthony Robbins trong cuốn Đầu tư thông minh, chúng ta đều đang tìm kiếm câu trả lời cho cùng một vấn đề: “Tôi nên đặt tiền của mình vào đâu?”. | Chi tiêu của 4 gia đình ở những nơi có mức sống cao nhất Việt Nam
4 gia đình ở Hà Nội, TP.HCM, Quảng Ninh chia sẻ về số tiền chi tiêu trong một tháng. Tất cả đều thừa nhận mức sống tăng cao nhưng thu nhập ít thay đổi.
Theo báo cáo năm 2022 của Tổng cục Thống kê, Hà Nội, Quảng Ninh, TP.HCM là 3 địa phương có chỉ số giá sinh hoạt cao nhất cả nước, trong đó, Hà Nội là nơi có mức sống đắt đỏ nhất.
Giữa bối cảnh giá cả sinh hoạt ngày một tăng, nhiều gia đình, đặc biệt là các cặp vợ chồng trẻ, phải học cách lên kế hoạch sử dụng tiền. Chuyển từ cuộc sống độc thân sang xây dựng gia đình, cùng nửa kia làm quen để cân đối chi tiêu, tiết kiệm, nuôi dạy con cái cũng là điều thách thức.
4 gia đình hiện sống tại Hà Nội, Quảng Ninh, TP.HCM chia sẻ với Zing cách họ phân bổ thu chi, tiết kiệm tiền bạc, lập kế hoạch tài chính.
Minh Ngọc (gia đình 4 người ở Hạ Long, Quảng Ninh)Mức chi tiêu: 45-50 triệu đồng/tháng
Tôi không có thói quen ghi cụ thể từng khoản chi tiêu trong gia đình, phần vì bận, phần vì không phải người quá kỹ tính. Thông thường, tôi chỉ ước chừng khoản này cần bao nhiêu, khoản kia tốn thế nào.
Trong gia đình tôi, vợ chồng giữ tiền riêng. Chồng phụ trách chi phí sinh hoạt chung, tiền học và bỉm sữa cho con, tôi lo khoản tiết kiệm hàng tháng.
Cũng có lần chồng từng muốn tôi giữ tiền chung của cả nhà nhưng với tôi, việc dồn tiền để vợ hay chồng nắm vô hình trung sẽ gây áp lực cho bản thân người đó khi phải tính toán chi tiêu sao cho phù hợp. Việc chia ra sẽ khiến vợ chồng biết san sẻ, giảm gánh nặng cho nhau.
Ngoài một phần tiết kiệm, các khoản cố định hàng tháng gia đình tôi phải chi bao gồm: tiền ăn uống (20 triệu đồng), điện nước (4-5 triệu đồng), tiền học của con lớn 7 tuổi (2 triệu đồng), tiền bỉm sữa, quần áo cho con nhỏ một tuổi (5 triệu đồng), chi tiêu cá nhân (15 triệu đồng) và tiền gửi về hai bên nội ngoại. Các khoản này đều hợp lý và phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình.
So với mặt bằng chung ở Hạ Long, tôi thấy chi tiêu của gia đình ở mức bình thường. Có lẽ sinh ra và lớn lên, sau đó lập gia đình ở thành phố này nên tôi khá quen với việc chi tiêu sinh hoạt như thế nào. Vì vậy, khi vật giá tăng, tôi cũng khó nhận ra và không có nhiều ảnh hưởng.
Nguyễn Ngọc Anh (gia đình 3 người ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội)Mức chi tiêu: 30-40 triệu đồng/tháng
Với hai vợ chồng và một bé hơn một tuổi, mỗi tháng gia đình tôi cần chi cho việc ăn uống, điện nước, tiền học cho con, bỉm sữa, sinh hoạt gia đình, thuê giúp việc, tốn kém nhất có lẽ là các khoản xoay quanh việc nuôi con. Nói chung, bố mẹ nào cũng muốn cho con điều tốt nhất, chúng tôi cũng không ngoại lệ.
Thu nhập của hai vợ chồng không cố định do đều làm việc kinh doanh riêng song với hai đứa, đây là mức nằm trong khả năng cho phép, có thể kiểm soát được. Ngoài quỹ tiết kiệm chung, chúng tôi phân ra ai lo mảng nào sẽ chủ động chi mảng đó.
Vợ chồng tôi xây dựng quỹ chi tiêu riêng cho các khoản lớn, ví dụ như quỹ dành cho sinh hoạt, tiền học cho con, du lịch, quỹ dự phòng... Với các hạng mục thường ngày như đi chợ, ăn uống, xăng xe, tôi thường chi trước, sau đó tổng kết lại vào cuối tháng để đánh giá hợp lý không, tăng hay giảm so với tháng trước chứ cũng không quá chi li ở mục này.
Vì thu nhập không cố định, tiền chúng tôi chia vào các quỹ cũng sẽ du di theo từng tháng. Việc tiết kiệm đối với vợ chồng tôi không quá khó, song cũng cần tính toán. Tôi nghĩ điều quan trọng nhất là khi xây quỹ cho mục đích gì thì cần nhất quán, tránh việc tiêu tiền sai mục đích hoặc lấy quỹ nọ bù quỹ kia. Đây là điều đôi khi chúng tôi vẫn mắc phải và đang cố gắng điều chỉnh.
Vợ chồng tôi cảm nhận được mức chi tiêu ở Hà Nội khá cao so với những nơi từng đi qua ở Việt Nam, nhất là chúng tôi lại sống ở chung cư nên kèm theo nhiều chi phí khác.
Để giảm bớt gánh nặng chi tiêu, chúng tôi thực hiện theo vài phương pháp. Đó là tập sống theo phong cách tối giản, chỉ mua những món thực sự cần thiết; tập tự làm những món phục vụ sinh hoạt thay vì bỏ tiền ra mua như nước ép, trà lên men, tự nấu ăn ở nhà (việc trước đây tôi rất ít khi làm).
Bên cạnh đó, chúng tôi rèn luyện thói quen sử dụng điện, nước tiết kiệm vừa giảm chi phí vừa bảo vệ môi trường. Ngoài ra, thi thoảng, hai đứa cũng gọi xin bà ngoại “tiếp tế” thực phẩm ở quê, vừa rẻ lại vừa sạch.
Cao Thủy (gia đình 3 người ở TP Thủ Đức, TP.HCM)Mức chi tiêu: 25-30 triệu đồng/tháng
Tôi bắt đầu sống ở TP.HCM từ khi còn là sinh viên vào năm 2004. Vợ chồng tôi kết hôn năm 2012 và cũng mua nhà riêng trong năm đó.
Khi còn độc thân, tôi từng sống ở nhiều quận, khu vực tại TP.HCM như quận Bình Thạnh, quận 3, quận 10... để tiện đi học và đi làm.
Tuy nhiên, đến lúc lập gia đình, tôi và chồng mong muốn ổn định cuộc sống ở thành phố Thủ Đức vì giá nhà đất ở đây phù hợp với túi tiền, không khí lại mát mẻ, đường sá cũng rộng rãi hơn.
Chồng tôi hiện là giám đốc kinh doanh của một công ty tư nhân, còn tôi là kế toán trưởng. Trung bình mỗi tháng, gia đình chi tiêu khoảng 25-30 triệu đồng. Trong đó, tiền học của con gái 10 tuổi và tiền ăn là hai khoản tiêu tốn nhiều nhất (cụ thể tiền ăn chiếm 50% và tiền học chiếm 30% mức chi tiêu mỗi tháng).
Giống như nhiều gia đình khác, chúng tôi cũng luôn lập kế hoạch chi tiêu, thu nhập để cân đối và điều chỉnh khi thấy bất hợp lý.
Ngoài ra, hai vợ chồng thường nhờ người thân ở quê mua thực phẩm tươi sống, đóng thùng và gửi vào dùng dần. Cách làm này giúp tiết kiệm khá nhiều chi phí ăn uống mà còn đảm bảo vấn đề an toàn vệ sinh, dinh dưỡng cho cả nhà.
Sau gần 20 năm sinh sống ở TP.HCM, tôi nhận thấy mức sống ngày càng tăng, thể hiện qua giá thực phẩm, xăng dầu, số tiền mua sắm đồ gia dụng, quần áo... Trong khi đó, thu nhập của gia đình tăng tùy thời điểm, nhưng chưa tương xứng với mức tăng của chi tiêu.
Sắp tới, vợ chồng tôi sẽ chào đón con thứ hai. Gia đình vui vì sắp có thêm thành viên, nhưng cũng áp lực về vấn đề tài chính. Năm ngoái, chúng tôi đã mở thêm tiệm kinh doanh cà phê, song thu nhập chưa cải thiện nhiều.
Như Thùy (gia đình 3 người ở Hà Đông, Hà Nội)Mức chi tiêu: hơn 10 triệu đồng/tháng
Sau khi nhận lương hàng tháng, vợ chồng tôi có thói quen chia nhỏ các khoản chi tiêu cho từng mục đích như tiền nhà, tiền sinh hoạt phí, tiền tiết kiệm cho con, tiền biếu ông bà... Làm như vậy sẽ không bị lẫn các khoản vào với nhau và quan trọng nhất là không bao giờ tiêu quá tay.
Trung bình mỗi tháng, gia đình tôi chi tiêu khoảng hơn 10 triệu đồng. Những khoản tốn kém nhất là tiền nhà, tiền điện nước và lo cho con 7 tháng tuổi, chiếm khoảng 60% tổng mức chi tiêu hàng tháng.
Tôi sinh ra và lớn lên ở Lâm Đồng, sau đó có 5 năm theo học, làm việc ở TP.HCM. Vợ chồng tôi mới chuyển đến Hà Nội sinh sống thời gian gần đây, nhưng nhanh chóng nhận thấy mức sống của thành phố quá cao.
Tôi ước chừng mức sống ở Hà Nội phải cao gấp 2-3 lần ở quê. So với TP.HCM, mọi khoản chi tiêu đều cao hơn. Giá thuê nhà ở vùng ven của Hà Nội thậm chí ngang ngửa với giá thuê ở khu vực trung tâm TP.HCM.
Chồng tôi là bộ đội, còn tôi vừa ở nhà chăm con nhỏ, vừa làm thêm ở nhà để kiếm thêm thu nhập. Mức sống ngày càng tăng nhưng thu nhập không đổi khiến các cặp vợ chồng trẻ như chúng tôi gặp không ít khó khăn.
Giai đoạn tôi cảm thấy áp lực nhất là những lúc con đau ốm. Không chỉ tiền đi viện, thuốc men tốn kém, mà tôi còn phải dành toàn bộ thời gian để chăm lo cho con nên không thể làm gì ra tiền trong những ngày này. Chính vì vậy, tôi lại càng dè sẻn và tiết kiệm hơn. 10 triệu đối với nhiều gia đình là ít nhưng với tôi, số tiền này là vừa đủ vì "khéo ăn thì no, khéo co thì ấm" mà!
Bữa ăn gia đình ở những nơi có chi phí sống đắt đỏ nhất Việt NamTrong khi Thu Trang ưu tiên nấu một lần ăn hai bữa, vợ chồng Huỳnh Liên tranh thủ về quê mua thực phẩm, Như Quỳnh lên sẵn thực đơn cho cả tuần để tối ưu chi phí.
12:00 7/4/2023
Nên đầu tư tiền vào đâu? Trong hơn 200 năm qua, mặc dù trải qua nhiều thăng trầm, thị trường chứng khoán vẫn là nơi tốt nhất để các nhà đầu tư dài hạn xây dựng sự sung túc. Nhưng để thành công trong mảng này, cần hiểu rõ các quy luật của thị trường, hiểu các mùa hoạt động của nó. Câu hỏi lớn nhất về tài chính trong tâm trí tất cả chúng ta ngày nay là gì? Theo kinh nghiệm của tác giả Anthony Robbins trong cuốn Đầu tư thông minh, chúng ta đều đang tìm kiếm câu trả lời cho cùng một vấn đề: “Tôi nên đặt tiền của mình vào đâu?”. |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.