title
stringlengths 0
393
| description
stringlengths 0
32.7k
| content
stringlengths 0
778k
| text
stringlengths 2
778k
| url
stringlengths 0
202
|
---|---|---|---|---|
Giá vàng miếng biến động mạnh đầu tuần | Giá vàng miếng SJC đang biến động cả triệu đồng/lượng ngay trong phiên giao dịch đầu tiên của năm mới 2024 (2/1). | Vàng miếng tiếp tục ghi nhận biến động mạnh trong phiên giao dịch sáng nay (2/1). Ảnh: Chí Hùng.
Mở cửa phiên giao dịch sáng nay (2/1), Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) điều chỉnh giảm 500.000 đồng ở cả hai chiều đối với hàng vàng miếng, giao dịch mặt hàng này ở mức 70,5 - 73,5 triệu đồng/lượng (mua - bán).
Tuy nhiên, tới 9h30, SJC lại quay đầu nâng giá mặt hàng này lên 71,5 - 74,5 triệu đồng/lượng, tương đương mức tăng 1 triệu đồng ở cả hai chiều. Chênh lệch giá mua vào và bán ra vẫn được nhà vàng này giữ ở mức cao, tới 3 triệu đồng/lượng.
Đây cũng là vùng giá cao của vàng miếng SJC so với thời điểm cuối năm (30/12) khi giá mặt hàng này từng rớt thẳng xuống mức 69 - 72 triệu đồng/lượng sau khi đạt đỉnh 80,3 triệu/lượng vào phiên 26/12.
Nếu so với mức giá đỉnh ghi nhận vào tuần trước, giá vàng SJC sáng nay vẫn thấp hơn gần 6 triệu đồng ở chiều bán và 8,5 triệu đồng ở chiều mua. Diễn biến này cộng với chênh lệch giá mua - bán ở mức cao đã khiến nhà đầu tư lỡ đu đỉnh ngày 26/12 đến nay vẫn đang lỗ gần 9 triệu đồng/lượng, tương đương mức lỗ ròng hơn 10%.
Thậm chí, nếu nhà đầu tư bắt đáy giá vàng miếng SJC trong ngày 30/12, đến nay vẫn ghi nhận khoản lỗ 500.000 đồng/lượng do chênh lệch giá mua - bán SJC đưa ra quá cao.
Đi ngược với giá vàng miếng, Công ty SJC lại điều chỉnh giảm 50.000 đồng với giá giao dịch vàng nhẫn 99,99 loại 1-5 chỉ sáng nay, hiện giao dịch tại 61,8 - 62,9 triệu đồng/lượng. Mức giảm tương tự cũng ghi nhận tại mặt hàng vàng nhẫn 99,99 loại 0,5 chỉ, hiện giao dịch ở 61,8 - 63 triệu đồng/lượng.
Tại các doanh nghiệp vàng khác sáng nay, xu hướng ghi nhận chủ yếu là tăng giá vàng miếng với mức tăng dao động từ 500.000 đồng đến 1,6 triệu đồng/lượng ở chiều mua và tăng 500.000 đồng đến 1 triệu đồng/lượng ở chiều bán.
Hiện Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) chấp nhận mua - bán vàng miếng ở mức 71,6 - 74,6 triệu đồng/lượng; Tập đoàn Phú Quý đưa ra mức 70,5 - 74,45 triệu đồng/lượng; Bảo Tín Minh Châu giao dịch ở 71 - 74,5 triệu đồng/lượng; và Mi Hồng giao dịch ở 71,7 - 74,7 triệu đồng/lượng.
Đáng chú ý, Tập đoàn DOJI sáng nay lại giữ nguyên giá mua vàng miếng ở 70 triệu đồng/lượng và giảm 1 triệu đồng giá bán xuống còn 74 triệu đồng/lượng. Đây cũng là doanh nghiệp duy nhất giảm mạnh giá bán vàng miếng sáng nay.
Với mặt hàng vàng nhẫn, các doanh nghiệp này cũng có điều chỉnh tăng/giảm trái chiều.
Trong đó, vàng nhẫn 24K do PNJ chế tác giảm 100.000 đồng, hiện ở mức 61,9 - 62,9 triệu đồng/lượng; nhẫn tròn 9999 Hưng Thịnh Vượng của DOJI tăng 500.000 đồng chiều mua và 300.000 đồng chiều bán, niêm yết tại 61,7 - 62,85 triệu/lượng.
Nhẫn tròn trơn 99,9% Phú Quý tăng 100.000 đồng, hiện niêm yết tại 62,1 - 63,3 triệu đồng/lượng; nhẫn tròn trơn của Bảo Tín Minh Châu tăng 150.000 đồng, giao dịch tại 62,23 - 63,43 triệu đồng/lượng.
Còn trên thế giới, giá vàng giao ngay đã giảm 4 USD xuống còn 2.065 USD/ounce. Quy đổi ra tiền Việt, chưa bao gồm thuế phí, giá vàng thế giới tương đương 60,8 triệu đồng/lượng. Như vậy, khoảng cách giữa giá vàng thế giới và giá vàng miếng SJC trong nước là 13,7 triệu đồng/lượng và vàng nhẫn còn hơn 2 triệu đồng/lượng.
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
VN-Index được dự báo tăng lên vùng 1.150 điểm ngay tuần đầu nămCác công ty chứng khoán đều nhận định VN-Index có thể dễ dàng vượt kháng cự trước mắt là 1.130 điểm. Trong những phiên giao dịch tới có thể xuất hiện rung lắc nhẹ.
09:21 2/1/2024
Nhà máy lọc dầu Dung Quất tăng kế hoạch lợi nhuậnCông ty CP Lọc hóa Dầu Bình Sơn muốn nâng chỉ tiêu lợi nhuận cả năm 2023 lên 4.868 tỷ đồng và tăng tỷ lệ cổ tức từ 3% lên 7%.
18:10 1/1/2024
Loạt doanh nghiệp 'lì xì' cổ tức cho cổ đông ngay tuần đầu năm mớiTheo thống kê, có 12 doanh nghiệp chốt ngày giao dịch không hưởng quyền để cổ đông nhận cổ tức bằng tiền hoặc bằng cổ phiếu ngay trong tuần đầu năm 2024.
06:00 2/1/2024 | Giá vàng miếng biến động mạnh đầu tuần
Giá vàng miếng SJC đang biến động cả triệu đồng/lượng ngay trong phiên giao dịch đầu tiên của năm mới 2024 (2/1).
Vàng miếng tiếp tục ghi nhận biến động mạnh trong phiên giao dịch sáng nay (2/1). Ảnh: Chí Hùng.
Mở cửa phiên giao dịch sáng nay (2/1), Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) điều chỉnh giảm 500.000 đồng ở cả hai chiều đối với hàng vàng miếng, giao dịch mặt hàng này ở mức 70,5 - 73,5 triệu đồng/lượng (mua - bán).
Tuy nhiên, tới 9h30, SJC lại quay đầu nâng giá mặt hàng này lên 71,5 - 74,5 triệu đồng/lượng, tương đương mức tăng 1 triệu đồng ở cả hai chiều. Chênh lệch giá mua vào và bán ra vẫn được nhà vàng này giữ ở mức cao, tới 3 triệu đồng/lượng.
Đây cũng là vùng giá cao của vàng miếng SJC so với thời điểm cuối năm (30/12) khi giá mặt hàng này từng rớt thẳng xuống mức 69 - 72 triệu đồng/lượng sau khi đạt đỉnh 80,3 triệu/lượng vào phiên 26/12.
Nếu so với mức giá đỉnh ghi nhận vào tuần trước, giá vàng SJC sáng nay vẫn thấp hơn gần 6 triệu đồng ở chiều bán và 8,5 triệu đồng ở chiều mua. Diễn biến này cộng với chênh lệch giá mua - bán ở mức cao đã khiến nhà đầu tư lỡ đu đỉnh ngày 26/12 đến nay vẫn đang lỗ gần 9 triệu đồng/lượng, tương đương mức lỗ ròng hơn 10%.
Thậm chí, nếu nhà đầu tư bắt đáy giá vàng miếng SJC trong ngày 30/12, đến nay vẫn ghi nhận khoản lỗ 500.000 đồng/lượng do chênh lệch giá mua - bán SJC đưa ra quá cao.
Đi ngược với giá vàng miếng, Công ty SJC lại điều chỉnh giảm 50.000 đồng với giá giao dịch vàng nhẫn 99,99 loại 1-5 chỉ sáng nay, hiện giao dịch tại 61,8 - 62,9 triệu đồng/lượng. Mức giảm tương tự cũng ghi nhận tại mặt hàng vàng nhẫn 99,99 loại 0,5 chỉ, hiện giao dịch ở 61,8 - 63 triệu đồng/lượng.
Tại các doanh nghiệp vàng khác sáng nay, xu hướng ghi nhận chủ yếu là tăng giá vàng miếng với mức tăng dao động từ 500.000 đồng đến 1,6 triệu đồng/lượng ở chiều mua và tăng 500.000 đồng đến 1 triệu đồng/lượng ở chiều bán.
Hiện Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) chấp nhận mua - bán vàng miếng ở mức 71,6 - 74,6 triệu đồng/lượng; Tập đoàn Phú Quý đưa ra mức 70,5 - 74,45 triệu đồng/lượng; Bảo Tín Minh Châu giao dịch ở 71 - 74,5 triệu đồng/lượng; và Mi Hồng giao dịch ở 71,7 - 74,7 triệu đồng/lượng.
Đáng chú ý, Tập đoàn DOJI sáng nay lại giữ nguyên giá mua vàng miếng ở 70 triệu đồng/lượng và giảm 1 triệu đồng giá bán xuống còn 74 triệu đồng/lượng. Đây cũng là doanh nghiệp duy nhất giảm mạnh giá bán vàng miếng sáng nay.
Với mặt hàng vàng nhẫn, các doanh nghiệp này cũng có điều chỉnh tăng/giảm trái chiều.
Trong đó, vàng nhẫn 24K do PNJ chế tác giảm 100.000 đồng, hiện ở mức 61,9 - 62,9 triệu đồng/lượng; nhẫn tròn 9999 Hưng Thịnh Vượng của DOJI tăng 500.000 đồng chiều mua và 300.000 đồng chiều bán, niêm yết tại 61,7 - 62,85 triệu/lượng.
Nhẫn tròn trơn 99,9% Phú Quý tăng 100.000 đồng, hiện niêm yết tại 62,1 - 63,3 triệu đồng/lượng; nhẫn tròn trơn của Bảo Tín Minh Châu tăng 150.000 đồng, giao dịch tại 62,23 - 63,43 triệu đồng/lượng.
Còn trên thế giới, giá vàng giao ngay đã giảm 4 USD xuống còn 2.065 USD/ounce. Quy đổi ra tiền Việt, chưa bao gồm thuế phí, giá vàng thế giới tương đương 60,8 triệu đồng/lượng. Như vậy, khoảng cách giữa giá vàng thế giới và giá vàng miếng SJC trong nước là 13,7 triệu đồng/lượng và vàng nhẫn còn hơn 2 triệu đồng/lượng.
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
VN-Index được dự báo tăng lên vùng 1.150 điểm ngay tuần đầu nămCác công ty chứng khoán đều nhận định VN-Index có thể dễ dàng vượt kháng cự trước mắt là 1.130 điểm. Trong những phiên giao dịch tới có thể xuất hiện rung lắc nhẹ.
09:21 2/1/2024
Nhà máy lọc dầu Dung Quất tăng kế hoạch lợi nhuậnCông ty CP Lọc hóa Dầu Bình Sơn muốn nâng chỉ tiêu lợi nhuận cả năm 2023 lên 4.868 tỷ đồng và tăng tỷ lệ cổ tức từ 3% lên 7%.
18:10 1/1/2024
Loạt doanh nghiệp 'lì xì' cổ tức cho cổ đông ngay tuần đầu năm mớiTheo thống kê, có 12 doanh nghiệp chốt ngày giao dịch không hưởng quyền để cổ đông nhận cổ tức bằng tiền hoặc bằng cổ phiếu ngay trong tuần đầu năm 2024.
06:00 2/1/2024 | |
VNDirect tăng sở hữu tại Bảo hiểm Bưu điện | Sở hữu của VNDirect tại Tổng công ty CP Bảo hiểm Bưu điện đã tăng từ 13,2 triệu cổ phiếu lên 16,08 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 20%. | Thông tin trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết CTCP Chứng khoán VNDirect (HoSE: VND) đã mua vào hơn 2,86 triệu cổ phiếu PTI của Tổng CTCP Bảo hiểm Bưu điện trong thời gian từ ngày 4/12 đến ngày 8/12.
Sau giao dịch, VNDirect đã nâng sở hữu tại Bảo hiểm Bưu điện từ 13,2 triệu cổ phiếu lên 16,08 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ tăng từ 16,44% lên 20%, và trở thành cổ đông lớn thứ 2 của công ty bảo hiểm này sau Công ty TNHH Bảo hiểm Dongbu (nắm giữ 30 triệu cổ phiếu, tương đương 37,32% vốn).
Đáng chú ý, bà Phạm Minh Hương, Chủ tịch HĐQT VNDirect đồng thời là Chủ tịch HĐQT tại Bảo hiểm Bưu điện. Tuy nhiên, cá nhân vị chủ tịch này hiện không nắm giữ cổ phiếu PTI nào.
Trong phiên 8/12, cổ phiếu PTI ghi nhận giao dịch thỏa thuận đúng bằng lượng VNDirect đã thông báo mua vào với tổng giá trị giao dịch hơn 176 tỷ đồng, tương ứng giá mua bình quân 61.500 đồng/cổ phiếu.
Trong khi đó, chốt phiên ngày 8/12, giá cổ phiếu này giảm chỉ còn 52.000 đồng/cổ phiếu. Như vậy, mức giá VNDirect chi ra để tăng sở hữu tại Bảo hiểm Bưu điện cao hơn 18% so với thị giá cổ phiếu PTI giao dịch trên sàn.
Hiện tại, cổ phiếu PTI tạm dừng ở mức 48.000 đồng/đơn vị (chốt phiên 15/12). Như vậy, sau khoảng một tuần mua vào, khoản đầu tư mới nhất của VNDirect đã ghi nhận khoản lỗ gần 22%.
Diễn biến thị giá PTI. Ảnh: HNX.
Tổng công ty CP Bảo hiểm Bưu điện được thành lập từ ngày 1/8/1998 với cổ đông sáng lập gồm Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (sau giao cho Tổng công ty Bưu điện Việt Nam quản lý); Tổng công ty Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam và các tập đoàn kinh tế lớn trong nước.
Về hoạt động kinh doanh, lũy kế 9 tháng đầu năm nay, Bảo hiểm Bưu điện ghi nhận doanh thu 3.732 tỷ đồng, giảm 3% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế lại tăng vọt lên hơn 124 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ gần 348 tỷ đồng.
Năm 2023, doanh nghiệp bảo hiểm này dự kiến đạt 5.730 tỷ đồng doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm và lợi nhuận sau thuế đạt 112 tỷ đồng. Như vậy, sau 9 tháng, công ty đã hoàn thành 65% mục tiêu doanh thu và vượt hơn 10% mục tiêu lợi nhuận năm.
Thủ tướng đề nghị ngân hàng Nhật tham gia tái cơ cấu nhà băng yếu kémĐề nghị này vừa được Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra khi tiếp ông Masahiko Kato, Chủ tịch Ngân hàng Mizuho tại Tokyo (Nhật Bản).
17:14 16/12/2023
VinaCapital tính bán một công ty năng lượng tái tạo giá 100 triệu USDTập đoàn đầu tư VinaCapital đang xem xét bán SkyX Solar - nhà phát triển điện mặt trời áp mái có trụ sở tại TP.HCM - với định giá hơn 100 triệu USD.
13:35 16/12/2023
Novaland rút vốn hợp tác với CĐT NovaWorld Ho Tram - The TropicanaĐộng thái chấm dứt hợp đồng hợp tác với công ty con diễn ra trong bối cảnh Novaland đang tái cấu trúc các nghĩa vụ tài chính của mình.
11:44 16/12/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | VNDirect tăng sở hữu tại Bảo hiểm Bưu điện
Sở hữu của VNDirect tại Tổng công ty CP Bảo hiểm Bưu điện đã tăng từ 13,2 triệu cổ phiếu lên 16,08 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 20%.
Thông tin trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết CTCP Chứng khoán VNDirect (HoSE: VND) đã mua vào hơn 2,86 triệu cổ phiếu PTI của Tổng CTCP Bảo hiểm Bưu điện trong thời gian từ ngày 4/12 đến ngày 8/12.
Sau giao dịch, VNDirect đã nâng sở hữu tại Bảo hiểm Bưu điện từ 13,2 triệu cổ phiếu lên 16,08 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ tăng từ 16,44% lên 20%, và trở thành cổ đông lớn thứ 2 của công ty bảo hiểm này sau Công ty TNHH Bảo hiểm Dongbu (nắm giữ 30 triệu cổ phiếu, tương đương 37,32% vốn).
Đáng chú ý, bà Phạm Minh Hương, Chủ tịch HĐQT VNDirect đồng thời là Chủ tịch HĐQT tại Bảo hiểm Bưu điện. Tuy nhiên, cá nhân vị chủ tịch này hiện không nắm giữ cổ phiếu PTI nào.
Trong phiên 8/12, cổ phiếu PTI ghi nhận giao dịch thỏa thuận đúng bằng lượng VNDirect đã thông báo mua vào với tổng giá trị giao dịch hơn 176 tỷ đồng, tương ứng giá mua bình quân 61.500 đồng/cổ phiếu.
Trong khi đó, chốt phiên ngày 8/12, giá cổ phiếu này giảm chỉ còn 52.000 đồng/cổ phiếu. Như vậy, mức giá VNDirect chi ra để tăng sở hữu tại Bảo hiểm Bưu điện cao hơn 18% so với thị giá cổ phiếu PTI giao dịch trên sàn.
Hiện tại, cổ phiếu PTI tạm dừng ở mức 48.000 đồng/đơn vị (chốt phiên 15/12). Như vậy, sau khoảng một tuần mua vào, khoản đầu tư mới nhất của VNDirect đã ghi nhận khoản lỗ gần 22%.
Diễn biến thị giá PTI. Ảnh: HNX.
Tổng công ty CP Bảo hiểm Bưu điện được thành lập từ ngày 1/8/1998 với cổ đông sáng lập gồm Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (sau giao cho Tổng công ty Bưu điện Việt Nam quản lý); Tổng công ty Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam và các tập đoàn kinh tế lớn trong nước.
Về hoạt động kinh doanh, lũy kế 9 tháng đầu năm nay, Bảo hiểm Bưu điện ghi nhận doanh thu 3.732 tỷ đồng, giảm 3% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế lại tăng vọt lên hơn 124 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ gần 348 tỷ đồng.
Năm 2023, doanh nghiệp bảo hiểm này dự kiến đạt 5.730 tỷ đồng doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm và lợi nhuận sau thuế đạt 112 tỷ đồng. Như vậy, sau 9 tháng, công ty đã hoàn thành 65% mục tiêu doanh thu và vượt hơn 10% mục tiêu lợi nhuận năm.
Thủ tướng đề nghị ngân hàng Nhật tham gia tái cơ cấu nhà băng yếu kémĐề nghị này vừa được Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra khi tiếp ông Masahiko Kato, Chủ tịch Ngân hàng Mizuho tại Tokyo (Nhật Bản).
17:14 16/12/2023
VinaCapital tính bán một công ty năng lượng tái tạo giá 100 triệu USDTập đoàn đầu tư VinaCapital đang xem xét bán SkyX Solar - nhà phát triển điện mặt trời áp mái có trụ sở tại TP.HCM - với định giá hơn 100 triệu USD.
13:35 16/12/2023
Novaland rút vốn hợp tác với CĐT NovaWorld Ho Tram - The TropicanaĐộng thái chấm dứt hợp đồng hợp tác với công ty con diễn ra trong bối cảnh Novaland đang tái cấu trúc các nghĩa vụ tài chính của mình.
11:44 16/12/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | |
Thủ tướng yêu cầu chấm dứt cho vay tập trung vào các tập đoàn sân sau | Đây là chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại hội nghị cùng 38 lãnh đạo ngân hàng thương mại về tháo gỡ khó khăn cho tăng trưởng tín dụng ngày 7/12. | Tại hội nghị, Thủ tướng chỉ ra thực tế khó khăn của các tổ chức tín dụng khi đến hết tháng 11, dư nợ tín dụng mới tăng chưa đến 9%, trong khi cùng kỳ tăng 12% và chỉ tiêu cho cả năm 2023 là khoảng 14%. Dư địa còn lại của toàn hệ thống để mở rộng tăng trưởng tín dụng là rất lớn, còn trên 700.000 tỷ đồng cấp cho nền kinh tế.
Người đứng đầu Chính phủ bày tỏ sốt ruột khi mức tăng trưởng tín dụng thấp và không đồng đều, doanh nghiệp tiếp cận tín dụng còn nhiều khó khăn. Điều hành tín dụng còn bị động, một số cơ chế chính sách tín dụng chưa sát tình hình, cơ cấu lại tổ chức tín dụng yếu kém còn chậm.
Kết quả thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi chưa đạt như kỳ vọng, nhất là gói 120.000 tỷ đồng xây dựng nhà ở xã hội. Nợ xấu có xu hướng gia tăng và tiềm ẩn rủi ro an toàn hệ thống...
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo hàng loạt giải pháp để tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng. Ảnh: VGP.
Chỉ ra nguyên nhân, Thủ tướng nêu rõ từ phía cung (các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại), hồ sơ, thủ tục cho vay vẫn còn phức tạp; lãi suất dù đã giảm song vẫn còn cao so với khả năng chi trả của doanh nghiệp.
Ở phía cầu (doanh nghiệp, người dân), tác động của tình hình thế giới gặp khó khăn ảnh hưởng tiêu cực đến đầu tư, sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu trong nước, làm giảm khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế.
Một số doanh nghiệp có nhu cầu vay nhưng không đáp ứng được điều kiện cho vay, nhất là nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ; mức độ rủi ro của khách hàng bị đánh giá cao hơn khi khó chứng minh được tính hiệu quả. Trong khi khả năng hấp thụ vốn khó khăn, ngân hàng yêu cầu tài sản đảm bảo.
Người đứng đầu Chính phủ cũng lưu ý điều hành tín dụng đôi khi bị động, một số cơ chế chính sách tín dụng còn hơi cứng, chưa sát tình hình, cơ cấu lại tổ chức tín dụng yếu kém còn chậm.
Trong khi đó, hệ thống ngân hàng vẫn tồn tại tình trạng sở hữu chéo, bất cập trong phát hành trái phiếu đơn lẻ. "Các ngân hàng phải chấm dứt tình trạng cho vay tập trung vào một số doanh nghiệp, dự án thuộc hệ sinh thái, hoặc thuộc sân sau của tập đoàn. Cùng đó, cấm việc mở rộng room tín dụng và dành lãi suất thấp cho thành viên ban lãnh đạo ngân hàng", Thủ tướng nêu quan điểm.
Thủ tướng cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng tiếp tục tiết giảm chi phí, đơn giản hóa các thủ tục, điều kiện cho vay, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để tiếp tục giảm lãi suất cho vay, tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho người dân và doanh nghiệp, đồng thời công bố công khai lãi suất bình quân của ngân hàng.
Cùng với đó, đẩy mạnh chống tiêu cực, không hạ chuẩn tín dụng, nhưng xử lý linh hoạt phù hợp tình hình; kịp thời xử lý các vướng mắc pháp lý; đẩy mạnh sử dụng các công cụ thị trường, giảm bớt và tiến tới loại bỏ công cụ hành chính.
Tiếp tục hướng nguồn vốn tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng của nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ. Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả.
Đẩy mạnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp để tham gia huy động vốn cho nền kinh tế; đẩy mạnh chính sách tài khóa liên quan vốn, thuế, lệ phí, đầu tư công... để hỗ trợ chính sách tiền tệ.
Cùng với đó, các doanh nghiệp bất động sản cũng phải cơ cấu lại phân khúc và giá thành sản phẩm. Thủ tướng nhắc nhở điều này đã được đề nghị qua 2 hội nghị về bất động sản nhưng đến nay chưa được triển khai tích cực.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Chưa đầy 4% nhà đầu tư cá nhân mua trái phiếu doanh nghiệpBộ Tài chính khuyến cáo nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân cần thận trọng khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.
06:30 7/12/2023
Nhiều ngân hàng giảm thêm lãi suất tiết kiệm tháng 12Từ đầu tháng 12 đến nay, đã có 4 ngân hàng điều chỉnh giảm lãi suất huy động. Đáng chú ý, Eximbank đã điều chỉnh giảm lãi suất tới lần thứ 2 chỉ trong một tuần.
06:00 7/12/2023 | Thủ tướng yêu cầu chấm dứt cho vay tập trung vào các tập đoàn sân sau
Đây là chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại hội nghị cùng 38 lãnh đạo ngân hàng thương mại về tháo gỡ khó khăn cho tăng trưởng tín dụng ngày 7/12.
Tại hội nghị, Thủ tướng chỉ ra thực tế khó khăn của các tổ chức tín dụng khi đến hết tháng 11, dư nợ tín dụng mới tăng chưa đến 9%, trong khi cùng kỳ tăng 12% và chỉ tiêu cho cả năm 2023 là khoảng 14%. Dư địa còn lại của toàn hệ thống để mở rộng tăng trưởng tín dụng là rất lớn, còn trên 700.000 tỷ đồng cấp cho nền kinh tế.
Người đứng đầu Chính phủ bày tỏ sốt ruột khi mức tăng trưởng tín dụng thấp và không đồng đều, doanh nghiệp tiếp cận tín dụng còn nhiều khó khăn. Điều hành tín dụng còn bị động, một số cơ chế chính sách tín dụng chưa sát tình hình, cơ cấu lại tổ chức tín dụng yếu kém còn chậm.
Kết quả thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi chưa đạt như kỳ vọng, nhất là gói 120.000 tỷ đồng xây dựng nhà ở xã hội. Nợ xấu có xu hướng gia tăng và tiềm ẩn rủi ro an toàn hệ thống...
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo hàng loạt giải pháp để tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng. Ảnh: VGP.
Chỉ ra nguyên nhân, Thủ tướng nêu rõ từ phía cung (các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại), hồ sơ, thủ tục cho vay vẫn còn phức tạp; lãi suất dù đã giảm song vẫn còn cao so với khả năng chi trả của doanh nghiệp.
Ở phía cầu (doanh nghiệp, người dân), tác động của tình hình thế giới gặp khó khăn ảnh hưởng tiêu cực đến đầu tư, sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu trong nước, làm giảm khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế.
Một số doanh nghiệp có nhu cầu vay nhưng không đáp ứng được điều kiện cho vay, nhất là nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ; mức độ rủi ro của khách hàng bị đánh giá cao hơn khi khó chứng minh được tính hiệu quả. Trong khi khả năng hấp thụ vốn khó khăn, ngân hàng yêu cầu tài sản đảm bảo.
Người đứng đầu Chính phủ cũng lưu ý điều hành tín dụng đôi khi bị động, một số cơ chế chính sách tín dụng còn hơi cứng, chưa sát tình hình, cơ cấu lại tổ chức tín dụng yếu kém còn chậm.
Trong khi đó, hệ thống ngân hàng vẫn tồn tại tình trạng sở hữu chéo, bất cập trong phát hành trái phiếu đơn lẻ. "Các ngân hàng phải chấm dứt tình trạng cho vay tập trung vào một số doanh nghiệp, dự án thuộc hệ sinh thái, hoặc thuộc sân sau của tập đoàn. Cùng đó, cấm việc mở rộng room tín dụng và dành lãi suất thấp cho thành viên ban lãnh đạo ngân hàng", Thủ tướng nêu quan điểm.
Thủ tướng cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng tiếp tục tiết giảm chi phí, đơn giản hóa các thủ tục, điều kiện cho vay, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để tiếp tục giảm lãi suất cho vay, tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho người dân và doanh nghiệp, đồng thời công bố công khai lãi suất bình quân của ngân hàng.
Cùng với đó, đẩy mạnh chống tiêu cực, không hạ chuẩn tín dụng, nhưng xử lý linh hoạt phù hợp tình hình; kịp thời xử lý các vướng mắc pháp lý; đẩy mạnh sử dụng các công cụ thị trường, giảm bớt và tiến tới loại bỏ công cụ hành chính.
Tiếp tục hướng nguồn vốn tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng của nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ. Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả.
Đẩy mạnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp để tham gia huy động vốn cho nền kinh tế; đẩy mạnh chính sách tài khóa liên quan vốn, thuế, lệ phí, đầu tư công... để hỗ trợ chính sách tiền tệ.
Cùng với đó, các doanh nghiệp bất động sản cũng phải cơ cấu lại phân khúc và giá thành sản phẩm. Thủ tướng nhắc nhở điều này đã được đề nghị qua 2 hội nghị về bất động sản nhưng đến nay chưa được triển khai tích cực.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Chưa đầy 4% nhà đầu tư cá nhân mua trái phiếu doanh nghiệpBộ Tài chính khuyến cáo nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân cần thận trọng khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.
06:30 7/12/2023
Nhiều ngân hàng giảm thêm lãi suất tiết kiệm tháng 12Từ đầu tháng 12 đến nay, đã có 4 ngân hàng điều chỉnh giảm lãi suất huy động. Đáng chú ý, Eximbank đã điều chỉnh giảm lãi suất tới lần thứ 2 chỉ trong một tuần.
06:00 7/12/2023 | |
Niềm tin vào Chủ tịch Fed giảm xuống mức thấp nhất | Trong một cuộc thăm dò ý kiến mới đây của Gallup, các nhà đầu tư đang tỏ ra không mấy tin tưởng vào Chủ tịch Fed Jerome Powell sẽ làm những điều phù hợp với nền kinh tế Mỹ. | Niềm tin của công chúng vào Chủ tịch Fed Jerome Powell đang ở mức thấp. Ảnh: Linkedin.
Theo Kitco, công ty tư vấn và phân tích của Mỹ Gallup mới đây đã có cuộc thăm dò về mức độ tin cậy của công chúng đối với ông Jerome Powell - Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Cũng nằm trong cuộc thăm dò này, điểm số của Tổng thống Mỹ Joe Biden và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cũng cho thấy sự thiếu tin tưởng lớn từ các nhà đầu tư.
Cụ thể, chỉ 36% số người được hỏi trong cuộc thăm dò của Gallup cho biết có hoặc “tương đối" tin tưởng rằng Chủ tịch Fed sẽ làm những điều phù hợp với nền kinh tế Mỹ. Điều này đánh dấu mức tin cậy thấp nhất kể từ khi Gallup bắt đầu các cuộc thăm dò vào năm 2001.
Điểm của ông Powell trong năm đầu tiên làm Chủ tịch Fed (2014) cũng thấp hơn bà Janet Yellen, cựu Chủ tịch Fed trước đó và đang là Bộ trưởng Tài chính Mỹ. Trong khi mức điểm thấp nhất của cựu Chủ tịch Fed Ben Bernanke là 39% vào năm 2012.
Ngoài ra, 28% số người được hỏi cho rằng họ gần như không tin tưởng vào ông Powell.
Cuộc khảo sát được đưa ra khi Fed vừa tăng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm vào tuần trước. Đây là lần tăng lãi suất thứ 10 liên tiếp của ngân hàng trung ương Mỹ trong cuộc chiến chống lại lạm phát đang đi theo chiều hướng khó khăn hơn. Hiện lãi suất quỹ liên bang đã lên mức 5-5,25%, cao nhất kể từ giữa năm 2007.
Theo các chuyên gia phân tích, mức độ tin tưởng vào Chủ tịch Fed dao động cùng với sức khỏe của nền kinh tế là điều bình thường.
Điểm tin cậy cao nhất mà ông Powell từng đạt được là 58%, được báo cáo vào tháng 4/2020, khi bắt đầu đại dịch Covid-19 và Fed đã nhanh chóng phản ứng bằng cách cắt giảm lãi suất. Đây là số điểm cao nhất đối với bất kỳ Chủ tịch Fed nào được ghi nhận kể từ thời đương nhiệm của ông Alan Greenspan năm 2004.
Niềm tin của giới đầu tư vào ông Powell đã ảnh hưởng khi Fed bị cuốn vào cuộc chiến kéo dài chống lại lạm phát cao dai dẳng. Fed đã tăng lãi suất tổng cộng 5 điểm % chỉ trong hơn một năm, rủi ro suy thoái kinh tế tăng lên và tình trạng hỗn loạn trong lĩnh vực ngân hàng rối ren.
Tuy vậy, ông Powell không phải là nhân vật duy nhất ghi nhận đánh giá kém tích cực từ thị trường và công chúng. Niềm tin của công chúng vào khả năng dẫn dắt nền kinh tế Mỹ của Tổng thống Joe Biden trong khảo sát mới nhất cũng chỉ còn 35%, thấp nhất kể từ nhiệm kỳ Tổng thống George W. Bush, vốn đạt 34% trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Niềm tin của công chúng đối với Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen hiện cũng chỉ ở mức 37%, thấp nhất kể từ năm 2014 khi ông Jacob Lew giữ chức vụ này.
Được biết, cuộc khảo sát của Gallup thực hiện từ ngày 3-25/4.
Tiền đang chảy vào vàngDòng tiền trú ẩn đang chảy vào vàng do rủi ro suy thoái của Mỹ gia tăng, còn ngành tài chính vẫn hỗn loạn. Cùng với đó là việc Fed có thể đã hoàn thành chu kỳ tăng lãi suất.
18:00 5/5/2023
Nhà đầu tư nên làm gì khi Fed tăng lãi suấtTheo các chuyên gia tài chính, khi thị trường trong giai đoạn lãi suất cao, không ưu ái về dòng tiền, nhà đầu tư nên đầu tư vào vàng sẽ tốt hơn việc lựa chọn một cổ phiếu.
15:59 5/5/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | Niềm tin vào Chủ tịch Fed giảm xuống mức thấp nhất
Trong một cuộc thăm dò ý kiến mới đây của Gallup, các nhà đầu tư đang tỏ ra không mấy tin tưởng vào Chủ tịch Fed Jerome Powell sẽ làm những điều phù hợp với nền kinh tế Mỹ.
Niềm tin của công chúng vào Chủ tịch Fed Jerome Powell đang ở mức thấp. Ảnh: Linkedin.
Theo Kitco, công ty tư vấn và phân tích của Mỹ Gallup mới đây đã có cuộc thăm dò về mức độ tin cậy của công chúng đối với ông Jerome Powell - Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Cũng nằm trong cuộc thăm dò này, điểm số của Tổng thống Mỹ Joe Biden và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cũng cho thấy sự thiếu tin tưởng lớn từ các nhà đầu tư.
Cụ thể, chỉ 36% số người được hỏi trong cuộc thăm dò của Gallup cho biết có hoặc “tương đối" tin tưởng rằng Chủ tịch Fed sẽ làm những điều phù hợp với nền kinh tế Mỹ. Điều này đánh dấu mức tin cậy thấp nhất kể từ khi Gallup bắt đầu các cuộc thăm dò vào năm 2001.
Điểm của ông Powell trong năm đầu tiên làm Chủ tịch Fed (2014) cũng thấp hơn bà Janet Yellen, cựu Chủ tịch Fed trước đó và đang là Bộ trưởng Tài chính Mỹ. Trong khi mức điểm thấp nhất của cựu Chủ tịch Fed Ben Bernanke là 39% vào năm 2012.
Ngoài ra, 28% số người được hỏi cho rằng họ gần như không tin tưởng vào ông Powell.
Cuộc khảo sát được đưa ra khi Fed vừa tăng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm vào tuần trước. Đây là lần tăng lãi suất thứ 10 liên tiếp của ngân hàng trung ương Mỹ trong cuộc chiến chống lại lạm phát đang đi theo chiều hướng khó khăn hơn. Hiện lãi suất quỹ liên bang đã lên mức 5-5,25%, cao nhất kể từ giữa năm 2007.
Theo các chuyên gia phân tích, mức độ tin tưởng vào Chủ tịch Fed dao động cùng với sức khỏe của nền kinh tế là điều bình thường.
Điểm tin cậy cao nhất mà ông Powell từng đạt được là 58%, được báo cáo vào tháng 4/2020, khi bắt đầu đại dịch Covid-19 và Fed đã nhanh chóng phản ứng bằng cách cắt giảm lãi suất. Đây là số điểm cao nhất đối với bất kỳ Chủ tịch Fed nào được ghi nhận kể từ thời đương nhiệm của ông Alan Greenspan năm 2004.
Niềm tin của giới đầu tư vào ông Powell đã ảnh hưởng khi Fed bị cuốn vào cuộc chiến kéo dài chống lại lạm phát cao dai dẳng. Fed đã tăng lãi suất tổng cộng 5 điểm % chỉ trong hơn một năm, rủi ro suy thoái kinh tế tăng lên và tình trạng hỗn loạn trong lĩnh vực ngân hàng rối ren.
Tuy vậy, ông Powell không phải là nhân vật duy nhất ghi nhận đánh giá kém tích cực từ thị trường và công chúng. Niềm tin của công chúng vào khả năng dẫn dắt nền kinh tế Mỹ của Tổng thống Joe Biden trong khảo sát mới nhất cũng chỉ còn 35%, thấp nhất kể từ nhiệm kỳ Tổng thống George W. Bush, vốn đạt 34% trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Niềm tin của công chúng đối với Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen hiện cũng chỉ ở mức 37%, thấp nhất kể từ năm 2014 khi ông Jacob Lew giữ chức vụ này.
Được biết, cuộc khảo sát của Gallup thực hiện từ ngày 3-25/4.
Tiền đang chảy vào vàngDòng tiền trú ẩn đang chảy vào vàng do rủi ro suy thoái của Mỹ gia tăng, còn ngành tài chính vẫn hỗn loạn. Cùng với đó là việc Fed có thể đã hoàn thành chu kỳ tăng lãi suất.
18:00 5/5/2023
Nhà đầu tư nên làm gì khi Fed tăng lãi suấtTheo các chuyên gia tài chính, khi thị trường trong giai đoạn lãi suất cao, không ưu ái về dòng tiền, nhà đầu tư nên đầu tư vào vàng sẽ tốt hơn việc lựa chọn một cổ phiếu.
15:59 5/5/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | |
Doanh thu bảo hiểm nhân thọ tụt dốc | Tổng doanh thu phí bảo hiểm 11 tháng năm nay ước đạt 227.596 tỷ đồng. Trong đó, bảo hiểm phi nhân thọ tăng 2% nhưng doanh thu bảo hiểm nhân thọ giảm 12,5% so với cùng kỳ năm 2022. | Bộ Tài chính vừa đã có thông tin cập nhật về thị trường bảo hiểm Việt Nam sau giai đoạn nhiều biến động liên quan các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ liên kết với ngân hàng.
Theo cơ quan quản lý, trong năm nay, thị trường bảo hiểm đã gặp một số khó khăn nhất định. Tuy vậy, với việc triển khai hàng loạt chính sách của Chính phủ về hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, khôi phục sản xuất, phát triển kinh tế nói chung và việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về bảo hiểm, thị trường bảo hiểm Việt Nam vẫn đạt kết quả tích cực và được kỳ vọng tiếp tục đà tăng trưởng trong thời gian tới.
Thực tế, thời gian qua, bảo hiểm đã và đang chứng tỏ vai trò góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội và thị trường bảo hiểm Việt Nam cũng được đánh giá là còn nhiều dư địa để phát triển.
Theo Bộ Tài chính, tính đến ngày 30/11, thị trường bảo hiểm Việt Nam có 82 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, trong đó có 31 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 19 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm và 29 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Ngoài ra, thị trường còn 1 chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.
Tổng tài sản của thị trường bảo hiểm hiện ước đạt 913.336 tỷ đồng, tăng 11,12% so với cùng kỳ năm trước. Số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 762.580 tỷ, tăng 12,78% và tổng nguồn vốn chủ sở hữu ước đạt 190.227 tỷ đồng, tăng 7,09%.
Về doanh thu, tổng doanh thu phí bảo hiểm từ đầu năm đến nay ước đạt 227.596 tỷ đồng. Trong đó, bảo hiểm phi nhân thọ tăng 2%, bảo hiểm nhân thọ giảm 12,5% so với cùng kỳ năm 2022. Số chi trả quyền lợi bảo hiểm ước đạt 86.467 tỷ đồng, tăng 31,1% so với cùng kỳ năm trước.
DOANH THU PHÍ BẢO HIỂM TỤT DỐC SAU NHIỀU NĂM TĂNG TRƯỞNG DƯƠNG LIÊN TIẾP Tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm (nhân thọ + phi nhân thọ) 9 tháng đầu năm 2023. Nguồn: Tổng cục Thống kê, Tổng hợp. Nhãn2017201820192020202120222023 Tăng trưởng so với năm trước % 182220141317-7
Trước đó, số liệu của Tổng cục thống kê cho biết tổng doanh thu phí bảo hiểm (nhân thọ và phi nhân thọ) riêng quý III năm nay đã giảm 10% so với cùng kỳ, ước đạt 52.900 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng từ đầu năm, tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 165.600 tỷ đồng, giảm gần 7% và là lần suy giảm đầu tiên sau gần một thập kỷ tăng trưởng dương liên tục.
Trong năm nay, Bộ Tài chính đã tập trung xây dựng và hoàn thiện thể chế về hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Trong đó, Bộ đã trình Chính phủ ban hành 3 Nghị định quy định chi tiết Luật Kinh doanh bảo hiểm và chủ trì ban hành 1 Thông tư quy định chi tiết Luật Kinh doanh bảo hiểm và các Nghị định hướng dẫn. Luật Kinh doanh bảo hiểm số 08/2022/QH15 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đã tạo hành lang pháp lý cơ bản đầy đủ thúc đẩy sự phát triển an toàn, ổn định, bền vững của thị trường bảo hiểm.
Bộ Tài chính cho biết sẽ tiếp tục rà soát, hoàn thiện khung khổ pháp lý về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tăng cường sự minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm.
Đồng thời, Bộ tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hướng tới quản lý, giám sát bảo hiểm dựa trên cơ sở quản trị rủi ro; tăng cường trao đổi thông tin và phối hợp với các cơ quan liên quan trong phát triển.
Một giải pháp quan trọng được đặt ra là tiếp tục tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm.
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | Doanh thu bảo hiểm nhân thọ tụt dốc
Tổng doanh thu phí bảo hiểm 11 tháng năm nay ước đạt 227.596 tỷ đồng. Trong đó, bảo hiểm phi nhân thọ tăng 2% nhưng doanh thu bảo hiểm nhân thọ giảm 12,5% so với cùng kỳ năm 2022.
Bộ Tài chính vừa đã có thông tin cập nhật về thị trường bảo hiểm Việt Nam sau giai đoạn nhiều biến động liên quan các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ liên kết với ngân hàng.
Theo cơ quan quản lý, trong năm nay, thị trường bảo hiểm đã gặp một số khó khăn nhất định. Tuy vậy, với việc triển khai hàng loạt chính sách của Chính phủ về hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, khôi phục sản xuất, phát triển kinh tế nói chung và việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về bảo hiểm, thị trường bảo hiểm Việt Nam vẫn đạt kết quả tích cực và được kỳ vọng tiếp tục đà tăng trưởng trong thời gian tới.
Thực tế, thời gian qua, bảo hiểm đã và đang chứng tỏ vai trò góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội và thị trường bảo hiểm Việt Nam cũng được đánh giá là còn nhiều dư địa để phát triển.
Theo Bộ Tài chính, tính đến ngày 30/11, thị trường bảo hiểm Việt Nam có 82 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, trong đó có 31 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 19 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm và 29 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Ngoài ra, thị trường còn 1 chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.
Tổng tài sản của thị trường bảo hiểm hiện ước đạt 913.336 tỷ đồng, tăng 11,12% so với cùng kỳ năm trước. Số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 762.580 tỷ, tăng 12,78% và tổng nguồn vốn chủ sở hữu ước đạt 190.227 tỷ đồng, tăng 7,09%.
Về doanh thu, tổng doanh thu phí bảo hiểm từ đầu năm đến nay ước đạt 227.596 tỷ đồng. Trong đó, bảo hiểm phi nhân thọ tăng 2%, bảo hiểm nhân thọ giảm 12,5% so với cùng kỳ năm 2022. Số chi trả quyền lợi bảo hiểm ước đạt 86.467 tỷ đồng, tăng 31,1% so với cùng kỳ năm trước.
DOANH THU PHÍ BẢO HIỂM TỤT DỐC SAU NHIỀU NĂM TĂNG TRƯỞNG DƯƠNG LIÊN TIẾP Tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm (nhân thọ + phi nhân thọ) 9 tháng đầu năm 2023. Nguồn: Tổng cục Thống kê, Tổng hợp. Nhãn2017201820192020202120222023 Tăng trưởng so với năm trước % 182220141317-7
Trước đó, số liệu của Tổng cục thống kê cho biết tổng doanh thu phí bảo hiểm (nhân thọ và phi nhân thọ) riêng quý III năm nay đã giảm 10% so với cùng kỳ, ước đạt 52.900 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng từ đầu năm, tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 165.600 tỷ đồng, giảm gần 7% và là lần suy giảm đầu tiên sau gần một thập kỷ tăng trưởng dương liên tục.
Trong năm nay, Bộ Tài chính đã tập trung xây dựng và hoàn thiện thể chế về hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Trong đó, Bộ đã trình Chính phủ ban hành 3 Nghị định quy định chi tiết Luật Kinh doanh bảo hiểm và chủ trì ban hành 1 Thông tư quy định chi tiết Luật Kinh doanh bảo hiểm và các Nghị định hướng dẫn. Luật Kinh doanh bảo hiểm số 08/2022/QH15 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đã tạo hành lang pháp lý cơ bản đầy đủ thúc đẩy sự phát triển an toàn, ổn định, bền vững của thị trường bảo hiểm.
Bộ Tài chính cho biết sẽ tiếp tục rà soát, hoàn thiện khung khổ pháp lý về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tăng cường sự minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm.
Đồng thời, Bộ tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hướng tới quản lý, giám sát bảo hiểm dựa trên cơ sở quản trị rủi ro; tăng cường trao đổi thông tin và phối hợp với các cơ quan liên quan trong phát triển.
Một giải pháp quan trọng được đặt ra là tiếp tục tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm.
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | |
Thêm ngân hàng giảm lãi suất huy động xuống dưới 7%/năm | Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vừa công bố biểu lãi suất huy động mới, áp dụng từ ngày 28/6. | Theo đó, nhà băng này đã điều chỉnh giảm đồng loạt 0,5 điểm % lãi suất huy động các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên và giữ nguyên các kỳ hạn dưới 6 tháng.
Cụ thể, khách hàng gửi tiền dưới hình thức online, lãi suất kỳ hạn 6-11 tháng giảm từ 7,35%/năm xuống còn 6,85%/năm; kỳ hạn 12-13 tháng giảm từ 7,45% xuống còn 6,95%/năm; kỳ hạn 13-36 tháng giảm từ từ 7,35% xuống còn 6,85%/năm.
Đối với khách hàng gửi tiết kiệm tại quầy, lãi suất thấp hơn gửi online 0,05% tương ứng với từng kỳ hạn.
Các kỳ hạn từ 1-5 tháng, người gửi tiền tiết kiệm tại nhà băng này vẫn được hưởng mức lãi suất trần theo quy định của nhà nước là 4,75%/năm; áp dụng với cả hai kênh gửi tiền là online và tại quầy.
Như vậy kể từ đầu tháng 6 cho đến đợt điều chỉnh hiện tại, nhà băng này đã có tổng cộng 3 đợt điều chỉnh lãi suất huy động. Trước đó, SCB từng có 2 đợt điều chỉnh vào ngày 19/6 và 7/6.
Sau 3 đợt điều chỉnh này, lãi suất huy động của SCB cho kỳ hạn 6 tháng trở lên giảm từ vùng 7,65-7,85%/năm xuống còn 6,85-6,95%/năm, tương đương mức giảm gần 1%.
Còn nếu so sánh với hồi cuối năm 2022, SCB là một trong những ngân hàng niêm yết lãi suất huy động cao nhất hệ thống, lên tới 9,95% cho các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên.
Như vậy, kể từ đầu năm đến nay, lãi suất huy động tại SCB đã giảm 1,25 điểm % tại các kỳ hạn dưới 6 tháng và giảm khoảng 3 điểm % tại các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên.
Sau đợt điều chỉnh này, SCB đang nằm trong nhóm ngân hàng tư nhân có biểu lãi suất huy động thấp nhất hệ thống.
Ngoài SCB, ngân hàng TPBank cũng có tới 3 lần giảm lãi suất trong tháng 6. Đặc biệt, hai ngân hàng VIB và HDBank còn điều chỉnh tới 4 lần, trong khi ngân hàng NCB là 5 lần.
Các ngân hàng đã giảm lãi suất hai lần kể từ đầu tháng có BIDV, VietinBank, VPBank, BaoViet Bank, Saigonbank, VietABank, OCB, SCB, GPBank.
Còn xét trên dải lãi suất niêm yết của 34 ngân hàng trong nước vào sáng hôm nay (28/6) cho thấy, mức lãi suất huy động cao nhất cho kỳ hạn 12 tháng đang được niêm yết tại mức 8%, do GPBank chi trả cho hình thức gửi tiền trực tuyến.
Các ngân hàng tư nhân vừa và nhỏ hầu hết đang niêm yết lãi suất kỳ hạn 12 tháng ở mức 7,5-7,8%/năm như ABBank, BacABank, VietBank, OceanBank, Nam A Bank, BVBank, SHB, VietABank, NCB, OCB và Eximbank.
Tại nhóm ngân hàng tư nhân lớn, mức lãi suất áp dụng cho kỳ hạn 12 tháng dao động trong khoảng 7-7,2%/năm.
Hiện lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng thấp nhất thị trường vẫn thuộc về 4 ngân hàng quốc doanh gồm Agribank, BIDV, VietinBank và Vietcombank. Cả 4 ngân hàng này đều có chung mức lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng trở lên là 6,3%/năm.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Hệ sinh thái của Apec Group 'khủng' cỡ nào?Tập đoàn đa ngành này sở hữu hàng loạt dự án bất động sản hạng sang quy mô hàng nghìn tỷ đồng, cùng với đó là các công ty chứng khoán, nội thất, môi trường...
10:13 28/6/2023
Thiếu Jack Ma, Alibaba liệu có thể xưng vương trở lạiJoe Tsai từng là cánh tay phải của Jack Ma, đứng sau thành công của Alibaba và gã khổng lồ tài chính công nghệ Ant Group. Giờ đây, ông giữ trọng trách đưa đế chế này trở lại.
05:00 28/6/2023 | Thêm ngân hàng giảm lãi suất huy động xuống dưới 7%/năm
Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vừa công bố biểu lãi suất huy động mới, áp dụng từ ngày 28/6.
Theo đó, nhà băng này đã điều chỉnh giảm đồng loạt 0,5 điểm % lãi suất huy động các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên và giữ nguyên các kỳ hạn dưới 6 tháng.
Cụ thể, khách hàng gửi tiền dưới hình thức online, lãi suất kỳ hạn 6-11 tháng giảm từ 7,35%/năm xuống còn 6,85%/năm; kỳ hạn 12-13 tháng giảm từ 7,45% xuống còn 6,95%/năm; kỳ hạn 13-36 tháng giảm từ từ 7,35% xuống còn 6,85%/năm.
Đối với khách hàng gửi tiết kiệm tại quầy, lãi suất thấp hơn gửi online 0,05% tương ứng với từng kỳ hạn.
Các kỳ hạn từ 1-5 tháng, người gửi tiền tiết kiệm tại nhà băng này vẫn được hưởng mức lãi suất trần theo quy định của nhà nước là 4,75%/năm; áp dụng với cả hai kênh gửi tiền là online và tại quầy.
Như vậy kể từ đầu tháng 6 cho đến đợt điều chỉnh hiện tại, nhà băng này đã có tổng cộng 3 đợt điều chỉnh lãi suất huy động. Trước đó, SCB từng có 2 đợt điều chỉnh vào ngày 19/6 và 7/6.
Sau 3 đợt điều chỉnh này, lãi suất huy động của SCB cho kỳ hạn 6 tháng trở lên giảm từ vùng 7,65-7,85%/năm xuống còn 6,85-6,95%/năm, tương đương mức giảm gần 1%.
Còn nếu so sánh với hồi cuối năm 2022, SCB là một trong những ngân hàng niêm yết lãi suất huy động cao nhất hệ thống, lên tới 9,95% cho các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên.
Như vậy, kể từ đầu năm đến nay, lãi suất huy động tại SCB đã giảm 1,25 điểm % tại các kỳ hạn dưới 6 tháng và giảm khoảng 3 điểm % tại các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên.
Sau đợt điều chỉnh này, SCB đang nằm trong nhóm ngân hàng tư nhân có biểu lãi suất huy động thấp nhất hệ thống.
Ngoài SCB, ngân hàng TPBank cũng có tới 3 lần giảm lãi suất trong tháng 6. Đặc biệt, hai ngân hàng VIB và HDBank còn điều chỉnh tới 4 lần, trong khi ngân hàng NCB là 5 lần.
Các ngân hàng đã giảm lãi suất hai lần kể từ đầu tháng có BIDV, VietinBank, VPBank, BaoViet Bank, Saigonbank, VietABank, OCB, SCB, GPBank.
Còn xét trên dải lãi suất niêm yết của 34 ngân hàng trong nước vào sáng hôm nay (28/6) cho thấy, mức lãi suất huy động cao nhất cho kỳ hạn 12 tháng đang được niêm yết tại mức 8%, do GPBank chi trả cho hình thức gửi tiền trực tuyến.
Các ngân hàng tư nhân vừa và nhỏ hầu hết đang niêm yết lãi suất kỳ hạn 12 tháng ở mức 7,5-7,8%/năm như ABBank, BacABank, VietBank, OceanBank, Nam A Bank, BVBank, SHB, VietABank, NCB, OCB và Eximbank.
Tại nhóm ngân hàng tư nhân lớn, mức lãi suất áp dụng cho kỳ hạn 12 tháng dao động trong khoảng 7-7,2%/năm.
Hiện lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng thấp nhất thị trường vẫn thuộc về 4 ngân hàng quốc doanh gồm Agribank, BIDV, VietinBank và Vietcombank. Cả 4 ngân hàng này đều có chung mức lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng trở lên là 6,3%/năm.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Hệ sinh thái của Apec Group 'khủng' cỡ nào?Tập đoàn đa ngành này sở hữu hàng loạt dự án bất động sản hạng sang quy mô hàng nghìn tỷ đồng, cùng với đó là các công ty chứng khoán, nội thất, môi trường...
10:13 28/6/2023
Thiếu Jack Ma, Alibaba liệu có thể xưng vương trở lạiJoe Tsai từng là cánh tay phải của Jack Ma, đứng sau thành công của Alibaba và gã khổng lồ tài chính công nghệ Ant Group. Giờ đây, ông giữ trọng trách đưa đế chế này trở lại.
05:00 28/6/2023 | |
Giá vàng miếng SJC tạo đỉnh mới, sắp chạm 76 triệu đồng/lượng | Chỉ trong 1 ngày, giá vàng miếng trong nước liên tục phá đỉnh nhiều năm. Hiện thương hiệu vàng quốc gia SJC đã niêm yết giá vàng miếng sát mốc 76 triệu đồng/lượng. | Nối tiếp đà tăng của giá vàng trong nước hôm qua và sáng nay, thị trường vàng tiếp tục ghi nhận xu hướng tăng mạnh vào phiên chiều, đưa giá vàng miếng SJC tăng cả triệu đồng/lượng chỉ sau một ngày và chính thức lập đỉnh lịch sử mới.
Tính đến 15h chiều, Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá bán ra vàng miếng ở mức 75,6 triệu đồng/lượng, tăng 700.000 đồng so với chốt phiên liền trước. Giá mua vào cũng tăng tương ứng, hiện giao dịch ở mức 74,6 triệu đồng. Chênh lệch giữa chiều mua và bán là 1 triệu đồng/lượng.
Tuy nhiên, nếu so sánh với giá vàng miếng SJC vào 8h sáng hôm qua (19/12), mặt hàng này đã tăng tới 1,2 triệu đồng/lượng.
Mức giá gần chạm mốc 76 triệu đồng/lượng ghi nhận vào chiều nay cũng phá vỡ kỷ lục của giá vàng SJC trong nước, trở thành đỉnh lịch sử mới của mặt hàng này.
Chiều 20/12, giá vàng miếng SJC bán ra chạm mốc 75,6 triệu đồng/lượng, cao nhất từ trước đến nay. Nguồn: giavangvietnam.
Cùng với SJC, hàng loạt đơn vị kinh doanh vàng lớn tại thị trường Việt Nam cũng tăng mạnh giá bán ra vàng miếng trong chiều nay.
Tại Công ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ), giá vàng miếng giao ngay tại thị trường TP.HCM hiện niêm yết ở mức 74,6 - 75,5 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 600.000 đồng ở cả 2 chiều mua và bán.
Thậm chí, giá vàng PNJ của đơn vị này cũng bật tăng tới 450.000 đồng, lên mức 61,4 - 62,5 triệu đồng mỗi lượng, cao nhất nhiều năm trở lại đây.
Tại Tập đoàn DOJI, giá vàng SJC hiện được đơn vị này bán ra ở 75,5 triệu/lượng, tăng 600.000 đồng so với phiên liền trước. Chênh lệch giá mua và bán tại đây hiện ở mức 1 triệu đồng, tương đương giá mua vào đạt 74,5 triệu đồng/lượng.
Tương tự, các đơn vị kinh doanh lớn như Phú Quý, Bảo Tín Minh Châu hay Mi Hồng... đều ghi nhận giá vàng miếng tăng 500.000-600.000 đồng, chạy quanh vùng 75,4-75,5 triệu/lượng chiều nay.
Trên thế giới, giá vàng giao ngay tiếp tục leo lên mốc 2.041 USD/ounce, quy đổi ra tiền Việt chưa bao gồm thuế phí là 63,34 triệu đồng/lượng. Với mức giá hiện tại, vàng miếng SJC vẫn cao hơn giá vàng thế giới quy đổi khoảng 12,3 triệu đồng/lượng.
Đây chưa phải mức chênh lớn nhất của vàng miếng SJC với vàng thế giới. Bởi vào thời điểm tháng 3 năm nay, giá vàng trong nước ghi nhận mức cao hơn giá vàng thế giới quy đổi tới 17 triệu đồng/lượng.
Có thể thấy, cầu đối với vàng miếng độc quyền thương hiệu SJC đang tăng mạnh trong thời gian cao điểm tiêu thụ vàng ở khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam.
Nhiều chuyên gia dự báo giá vàng SJC có thể còn tăng cao hơn nữa trong năm 2024 nhờ được hưởng lợi từ đà tăng của giá vàng thế giới, đặc biệt trong nửa cuối năm 2024 khi Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (Fed) đảo chiều chính sách tiền tệ.
Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Znews tại Tủ sách kinh tế
Cá mập ngoại thắng lớn nhờ 'chốt đúng đỉnh, bắt đúng đáy'Nhóm quỹ Dragon Capital đang đẩy mạnh giao dịch mua bán cổ phiếu trong giai đoạn cuối năm. Nhiều giao dịch "bắt đáy" thành công đang giúp quỹ ngoại thắng lớn.
13:27 20/12/2023
Gần 86.000 tỷ chảy ra thị trường qua kênh tín dụng chỉ trong 13 ngàyTính đến ngày 13/12, tín dụng toàn nền kinh tế đã tăng 9,87% so với cuối năm 2022, nhưng vẫn thấp hơn so với định hướng điều hành của Ngân hàng Nhà nước.
13:15 20/12/2023
Giá vàng miếng SJC tăng sốc, vượt 75 triệu đồng/lượngSáng ngày 20/12, giá vàng miếng SJC tăng mạnh phiên thứ 2 liên tiếp thêm nửa triệu đồng/lượng, giá bán ra tại một số doanh nghiệp đã chạm mốc 75 triệu đồng.
09:58 20/12/2023 | Giá vàng miếng SJC tạo đỉnh mới, sắp chạm 76 triệu đồng/lượng
Chỉ trong 1 ngày, giá vàng miếng trong nước liên tục phá đỉnh nhiều năm. Hiện thương hiệu vàng quốc gia SJC đã niêm yết giá vàng miếng sát mốc 76 triệu đồng/lượng.
Nối tiếp đà tăng của giá vàng trong nước hôm qua và sáng nay, thị trường vàng tiếp tục ghi nhận xu hướng tăng mạnh vào phiên chiều, đưa giá vàng miếng SJC tăng cả triệu đồng/lượng chỉ sau một ngày và chính thức lập đỉnh lịch sử mới.
Tính đến 15h chiều, Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá bán ra vàng miếng ở mức 75,6 triệu đồng/lượng, tăng 700.000 đồng so với chốt phiên liền trước. Giá mua vào cũng tăng tương ứng, hiện giao dịch ở mức 74,6 triệu đồng. Chênh lệch giữa chiều mua và bán là 1 triệu đồng/lượng.
Tuy nhiên, nếu so sánh với giá vàng miếng SJC vào 8h sáng hôm qua (19/12), mặt hàng này đã tăng tới 1,2 triệu đồng/lượng.
Mức giá gần chạm mốc 76 triệu đồng/lượng ghi nhận vào chiều nay cũng phá vỡ kỷ lục của giá vàng SJC trong nước, trở thành đỉnh lịch sử mới của mặt hàng này.
Chiều 20/12, giá vàng miếng SJC bán ra chạm mốc 75,6 triệu đồng/lượng, cao nhất từ trước đến nay. Nguồn: giavangvietnam.
Cùng với SJC, hàng loạt đơn vị kinh doanh vàng lớn tại thị trường Việt Nam cũng tăng mạnh giá bán ra vàng miếng trong chiều nay.
Tại Công ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ), giá vàng miếng giao ngay tại thị trường TP.HCM hiện niêm yết ở mức 74,6 - 75,5 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 600.000 đồng ở cả 2 chiều mua và bán.
Thậm chí, giá vàng PNJ của đơn vị này cũng bật tăng tới 450.000 đồng, lên mức 61,4 - 62,5 triệu đồng mỗi lượng, cao nhất nhiều năm trở lại đây.
Tại Tập đoàn DOJI, giá vàng SJC hiện được đơn vị này bán ra ở 75,5 triệu/lượng, tăng 600.000 đồng so với phiên liền trước. Chênh lệch giá mua và bán tại đây hiện ở mức 1 triệu đồng, tương đương giá mua vào đạt 74,5 triệu đồng/lượng.
Tương tự, các đơn vị kinh doanh lớn như Phú Quý, Bảo Tín Minh Châu hay Mi Hồng... đều ghi nhận giá vàng miếng tăng 500.000-600.000 đồng, chạy quanh vùng 75,4-75,5 triệu/lượng chiều nay.
Trên thế giới, giá vàng giao ngay tiếp tục leo lên mốc 2.041 USD/ounce, quy đổi ra tiền Việt chưa bao gồm thuế phí là 63,34 triệu đồng/lượng. Với mức giá hiện tại, vàng miếng SJC vẫn cao hơn giá vàng thế giới quy đổi khoảng 12,3 triệu đồng/lượng.
Đây chưa phải mức chênh lớn nhất của vàng miếng SJC với vàng thế giới. Bởi vào thời điểm tháng 3 năm nay, giá vàng trong nước ghi nhận mức cao hơn giá vàng thế giới quy đổi tới 17 triệu đồng/lượng.
Có thể thấy, cầu đối với vàng miếng độc quyền thương hiệu SJC đang tăng mạnh trong thời gian cao điểm tiêu thụ vàng ở khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam.
Nhiều chuyên gia dự báo giá vàng SJC có thể còn tăng cao hơn nữa trong năm 2024 nhờ được hưởng lợi từ đà tăng của giá vàng thế giới, đặc biệt trong nửa cuối năm 2024 khi Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (Fed) đảo chiều chính sách tiền tệ.
Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Znews tại Tủ sách kinh tế
Cá mập ngoại thắng lớn nhờ 'chốt đúng đỉnh, bắt đúng đáy'Nhóm quỹ Dragon Capital đang đẩy mạnh giao dịch mua bán cổ phiếu trong giai đoạn cuối năm. Nhiều giao dịch "bắt đáy" thành công đang giúp quỹ ngoại thắng lớn.
13:27 20/12/2023
Gần 86.000 tỷ chảy ra thị trường qua kênh tín dụng chỉ trong 13 ngàyTính đến ngày 13/12, tín dụng toàn nền kinh tế đã tăng 9,87% so với cuối năm 2022, nhưng vẫn thấp hơn so với định hướng điều hành của Ngân hàng Nhà nước.
13:15 20/12/2023
Giá vàng miếng SJC tăng sốc, vượt 75 triệu đồng/lượngSáng ngày 20/12, giá vàng miếng SJC tăng mạnh phiên thứ 2 liên tiếp thêm nửa triệu đồng/lượng, giá bán ra tại một số doanh nghiệp đã chạm mốc 75 triệu đồng.
09:58 20/12/2023 | |
Giá vàng sẽ kẹt dưới 2.000 USD/ounce tuần tới | Giá vàng có thể vẫn nằm trong vùng trung lập tuần tới, không thể đẩy lên mốc 2.000 USD/ounce do thị trường nhận thấy tâm lý lạc quan của nhà đầu tư quá mờ nhạt. | Các nhà đầu tư bán lẻ dự đoán giá vàng sẽ kết thúc tuần tới vào khoảng 1.982 USD/ounce. Ảnh: Kitco.
Cuộc khảo sát giá vàng hàng tuần của Kitco News cho thấy cả các nhà phân tích Phố Wall và các nhà đầu tư bán lẻ đều không mấy tin tưởng vào vàng khi thị trường tiếp tục nhận quyết định chính sách tiền tệ mới nhất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) giữ nguyên lãi suất nhưng báo hiệu khả năng có thêm hai đợt tăng lãi suất nữa vào cuối năm nay.
Trong khi giá vàng kết thúc phiên giao dịch cuối tuần ở vùng trung lập, bật lên từ mức thấp nhất trong ba tháng sau quyết định của Fed, các nhà phân tích không kỳ vọng sẽ thấy bất kỳ hành động tăng giá đáng kể nào trong thời gian tới.
Ole Hansen, người đứng đầu bộ phận chiến lược hàng hóa tại Ngân hàng Saxo, nói rằng việc giá vàng phục hồi trước cuối tuần cho thấy có một sức mua mạnh đối với mặt hàng kim loại quý. Tuy nhiên, ông nói thêm rằng vàng thiếu động lực để kích hoạt một đợt tăng giá quan trọng hơn.
Ole Hansen nói: “Tôi nghĩ rằng chúng ta cần chờ vàng quay trở lại mức 1.985 USD trước khi đặt niềm tin tăng giá. Vàng chỉ được hỗ trợ khi thị trường tỏ ra không tin tưởng vào biểu đồ Fed Dot Plot của Fed khi đường cong lãi suất tiếp tục làm nổi bật mối đe dọa của suy thoái kinh tế. Nhưng chúng ta không có yếu tố nào kích tăng giá lớn hơn 2.000 USD/ounce".
Tuần này, 24 nhà phân tích Phố Wall đã tham gia cuộc khảo sát về giá vàng trong tuần tới. Trong số những người tham gia, mười nhà phân tích, tương đương 42%, lạc quan về vàng. Đồng thời, 5 nhà phân tích, tương đương 21%, cho rằng giá sẽ giảm và chín nhà phân tích, tương đương 38%, cho rằng giá sẽ giao dịch đi ngang.
Trong khi đó, 487 phiếu bầu đã được bỏ ra trong các cuộc thăm dò trực tuyến. Trong số này, 258 người được hỏi, tương đương 52%, dự đoán vàng sẽ tăng vào tuần tới. 126 người khác, tương đương 26%, cho rằng giá sẽ thấp hơn, trong khi 103 người tham gia bình chọn, tương đương 21%, giữ ý kiến trung lập.
Dự báo diễn biến giá vàng tuần tới (19-24/6) Nguồn: Kitco, Tổng hợp. NhãnChuyên gia phân tíchNhà đầu tư cá nhân Tăng giá % 42520 Không thay đổi 38210 Giảm giá 21260
Trong khi các nhà đầu tư bán lẻ vẫn lạc quan về vàng vào tuần tới, tâm lý thị trường đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5. Các nhà đầu tư bán lẻ cũng nhận thấy mức tăng hạn chế đối với vàng, với giá dự kiến sẽ kết thúc tuần tới vào khoảng 1.982 USD/ounce.
Mặc dù các nhà phân tích vẫn lạc quan một cách thận trọng, nhưng một số người coi việc giá vàng bật ra khỏi mức 1.930 USD/ounce là một tín hiệu tăng giá mạnh.
Michele Schneider - Giám đốc nghiên cứu và đào tạo giao dịch tại MarketGauge - cho biết bà đang lạc quan về vàng vì lạm phát vẫn là một mối đe dọa.
Bà Michele nói: “Hạn hán ảnh hưởng đến giá lương thực, giá đường thì tăng cao. Vàng cuối cùng có thể vượt qua mức 1.980 USD/ounce, sau đó tiến tới mốc 2.000 USD/ounce".
Trong khi hầu hết nhà phân tích vẫn nhận thấy vàng đang trong xu hướng tăng dài hạn, thì Naeem Aslam, Giám đốc đầu tư tại Zaye Capital Markets lại cho rằng mặt hàng kim loại quý có thể bị bán ra trong ngắn hạn khi Fed duy trì lập trường chính sách tiền tệ “diều hâu” mạnh mẽ của mình.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Thịt heo không thuộc diện bình ổn giáSau nhiều lần được đại biểu đề xuất, thịt heo đã không còn là diện hàng nằm trong mục bình ổn giá. Nếu không có gì thay đổi, quyết định này sẽ được thông qua vào ngày 19/6.
08:49 18/6/2023
Nhiều ngân hàng rục rịch giảm lãi tiết kiệm kỳ hạn ngắnNhiều nhà băng bắt đầu điều chỉnh giảm lãi suất huy động kỳ hạn ngắn với mức giảm 0,25 điểm %, về bằng mức trần được Ngân hàng Nhà nước thông báo ngày 16/6.
07:00 18/6/2023 | Giá vàng sẽ kẹt dưới 2.000 USD/ounce tuần tới
Giá vàng có thể vẫn nằm trong vùng trung lập tuần tới, không thể đẩy lên mốc 2.000 USD/ounce do thị trường nhận thấy tâm lý lạc quan của nhà đầu tư quá mờ nhạt.
Các nhà đầu tư bán lẻ dự đoán giá vàng sẽ kết thúc tuần tới vào khoảng 1.982 USD/ounce. Ảnh: Kitco.
Cuộc khảo sát giá vàng hàng tuần của Kitco News cho thấy cả các nhà phân tích Phố Wall và các nhà đầu tư bán lẻ đều không mấy tin tưởng vào vàng khi thị trường tiếp tục nhận quyết định chính sách tiền tệ mới nhất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) giữ nguyên lãi suất nhưng báo hiệu khả năng có thêm hai đợt tăng lãi suất nữa vào cuối năm nay.
Trong khi giá vàng kết thúc phiên giao dịch cuối tuần ở vùng trung lập, bật lên từ mức thấp nhất trong ba tháng sau quyết định của Fed, các nhà phân tích không kỳ vọng sẽ thấy bất kỳ hành động tăng giá đáng kể nào trong thời gian tới.
Ole Hansen, người đứng đầu bộ phận chiến lược hàng hóa tại Ngân hàng Saxo, nói rằng việc giá vàng phục hồi trước cuối tuần cho thấy có một sức mua mạnh đối với mặt hàng kim loại quý. Tuy nhiên, ông nói thêm rằng vàng thiếu động lực để kích hoạt một đợt tăng giá quan trọng hơn.
Ole Hansen nói: “Tôi nghĩ rằng chúng ta cần chờ vàng quay trở lại mức 1.985 USD trước khi đặt niềm tin tăng giá. Vàng chỉ được hỗ trợ khi thị trường tỏ ra không tin tưởng vào biểu đồ Fed Dot Plot của Fed khi đường cong lãi suất tiếp tục làm nổi bật mối đe dọa của suy thoái kinh tế. Nhưng chúng ta không có yếu tố nào kích tăng giá lớn hơn 2.000 USD/ounce".
Tuần này, 24 nhà phân tích Phố Wall đã tham gia cuộc khảo sát về giá vàng trong tuần tới. Trong số những người tham gia, mười nhà phân tích, tương đương 42%, lạc quan về vàng. Đồng thời, 5 nhà phân tích, tương đương 21%, cho rằng giá sẽ giảm và chín nhà phân tích, tương đương 38%, cho rằng giá sẽ giao dịch đi ngang.
Trong khi đó, 487 phiếu bầu đã được bỏ ra trong các cuộc thăm dò trực tuyến. Trong số này, 258 người được hỏi, tương đương 52%, dự đoán vàng sẽ tăng vào tuần tới. 126 người khác, tương đương 26%, cho rằng giá sẽ thấp hơn, trong khi 103 người tham gia bình chọn, tương đương 21%, giữ ý kiến trung lập.
Dự báo diễn biến giá vàng tuần tới (19-24/6) Nguồn: Kitco, Tổng hợp. NhãnChuyên gia phân tíchNhà đầu tư cá nhân Tăng giá % 42520 Không thay đổi 38210 Giảm giá 21260
Trong khi các nhà đầu tư bán lẻ vẫn lạc quan về vàng vào tuần tới, tâm lý thị trường đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5. Các nhà đầu tư bán lẻ cũng nhận thấy mức tăng hạn chế đối với vàng, với giá dự kiến sẽ kết thúc tuần tới vào khoảng 1.982 USD/ounce.
Mặc dù các nhà phân tích vẫn lạc quan một cách thận trọng, nhưng một số người coi việc giá vàng bật ra khỏi mức 1.930 USD/ounce là một tín hiệu tăng giá mạnh.
Michele Schneider - Giám đốc nghiên cứu và đào tạo giao dịch tại MarketGauge - cho biết bà đang lạc quan về vàng vì lạm phát vẫn là một mối đe dọa.
Bà Michele nói: “Hạn hán ảnh hưởng đến giá lương thực, giá đường thì tăng cao. Vàng cuối cùng có thể vượt qua mức 1.980 USD/ounce, sau đó tiến tới mốc 2.000 USD/ounce".
Trong khi hầu hết nhà phân tích vẫn nhận thấy vàng đang trong xu hướng tăng dài hạn, thì Naeem Aslam, Giám đốc đầu tư tại Zaye Capital Markets lại cho rằng mặt hàng kim loại quý có thể bị bán ra trong ngắn hạn khi Fed duy trì lập trường chính sách tiền tệ “diều hâu” mạnh mẽ của mình.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Thịt heo không thuộc diện bình ổn giáSau nhiều lần được đại biểu đề xuất, thịt heo đã không còn là diện hàng nằm trong mục bình ổn giá. Nếu không có gì thay đổi, quyết định này sẽ được thông qua vào ngày 19/6.
08:49 18/6/2023
Nhiều ngân hàng rục rịch giảm lãi tiết kiệm kỳ hạn ngắnNhiều nhà băng bắt đầu điều chỉnh giảm lãi suất huy động kỳ hạn ngắn với mức giảm 0,25 điểm %, về bằng mức trần được Ngân hàng Nhà nước thông báo ngày 16/6.
07:00 18/6/2023 | |
Điều gì sẽ đe dọa giá vàng | Giá vàng đang trên đà lấy lại mốc 2.000 USD/ounce. Nhưng báo cáo việc làm tháng 5 của Mỹ có thể trở thành lực cản với kim loại quý. | Giá vàng đang trên đà trở lại ngưỡng 2.000 USD/ounce. Trong vòng 24 giờ qua, theo dữ liệu của Trading Economics, giá kim loại quý đã tăng vọt từ dưới mốc 1.955 USD/ounce lên 1.980,5 USD/ounce.
Chứng khoán Mỹ cũng khởi sắc. Kết thúc phiên giao dịch ngày 1/6 (giờ Mỹ), chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones có thêm 153,3 điểm, tương đương 0,47%, đạt 33.061,57 điểm.
Chỉ số S&P 500 tăng 41,19 điểm lên 4.221,02 điểm. Còn chỉ số Nasdaq thiên về công nghệ ghi nhận mức tăng mạnh nhất với 165,7 điểm (+1,28%), đạt 13.100,98 điểm.
Phố Wall đang lạc quan về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dừng tăng lãi suất điều hành trong cuộc họp chính sách tháng 6. Nhưng giới quan sát cảnh báo rằng báo cáo việc làm tháng 5 sẽ là tin xấu với thị trường.
Giá vàng thế giới tăng vọt trong 24 giờ qua. Ảnh: Trading Economics.
Vì sao giá vàng bật tăng
Các quan chức Fed đang phát đi tín hiệu về một quãng nghỉ trong việc tăng lãi suất. "Việc bỏ quãng tăng lãi suất trong cuộc họp sắp tới sẽ cho phép Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) có thêm thời gian quan sát các dữ liệu, trước khi đưa ra những chính sách thắt chặt tiếp theo", ông Philip Jefferson - Thống đốc kiêm ứng viên Phó chủ tịch Fed - cho biết trong một tuyên bố mới đây.
Ông Jefferson nghiêng về kịch bản "tạm dừng diều hâu", tức giữ nguyên lãi suất ở thời điểm hiện tại nhưng bỏ ngỏ khả năng tăng thêm.
"Chúng tôi chắc chắn rằng thông điệp này đã được thống nhất với Chủ tịch Jerome Powell từ trước đó. Chúng đại diện cho quan điểm chung của các lãnh đạo ngân hàng trung ương", Reuters dẫn lời ông Krishna Guha - Phó chủ tịch Evercore ISI - nhận định.
Kể từ cuộc họp tháng 5, các thị trường đã cố gắng phán đoán xem Fed có tiếp tục tăng lãi suất điều hành trong cuộc họp tháng 6 hay không. Trước đó, các dữ liệu kinh tế của Mỹ không đứng về phía Fed trong cuộc chiến chống lạm phát.
Dự báo của thị trường về bước nhảy lãi suất tiếp theo của Fed Dữ liệu: CME FedWatch Tool NhãnNgày 30/5Ngày 31/5Ngày 1/6 Giữ nguyên lãi suất % 38.173.674.9 Tiếp tục tăng lãi suất 61.926.425.1
Nhưng phát ngôn của ông Jefferson đã một lần nữa thắp lên hy vọng cho các nhà đầu tư về việc Fed tạm dừng "diều hâu".
Theo dữ liệu từ công cụ FedWatch của CME Group, các thị trường đang định giá khả năng Fed giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tháng 6 là 74,9%, tăng mạnh từ 38,1% hôm 30/5.
Trong khi đó, khả năng Fed tiếp tục tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm trong cuộc họp tiếp theo đang được định giá là 25,1%, giảm mạnh từ 61,9% vào cuối tháng 5.
Việc Fed bớt "diều hâu" giúp vàng hưởng lợi. Lãi suất tăng cao sẽ triệt tiêu sức hút của kim loại quý, vốn là tài sản trú ẩn an toàn không được trả lãi.
Rủi ro với thị trường vàng
Nhưng theo giới quan sát, báo cáo việc làm tháng 5 của Mỹ có thể khiến Phố Wall thất vọng. Thị trường việc làm của Mỹ vẫn nóng đỏ trong một nền kinh tế đang chao đảo vì lãi suất tăng nhanh và cuộc khủng hoảng niềm tin vào hệ thống ngân hàng.
Dù nền kinh tế đang trượt tới bờ vực suy thoái vì sức ép từ ngành ngân hàng và sản xuất, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ vẫn ở mức thấp nhất trong hơn 50 năm.
Sức chống chịu của thị trường lao động là tin tốt cho mọi người, trừ Fed. Họ lo ngại rằng tiền lương cao sẽ thúc đẩy lạm phát hơn nữa.
Theo cuộc khảo sát của Wall Street Journal với các nhà kinh tế, nền kinh tế Mỹ được dự đoán sẽ có thêm 190.000 việc làm trong tháng 5. Tiền lương vẫn tăng so với tháng trước và tỷ lệ thất nghiệp ở mức 3,5%.
Vào tháng 4, tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống 3,4%, đánh dấu mức thấp nhất kể từ năm 1969. Giữa tuần này, Bộ Lao động Mỹ cho biết trong tháng 4, cơ hội việc làm tại Mỹ vẫn cao hơn dự kiến và tỷ lệ sa thải giảm.
Chỉ số S&P 500 đã tăng 8,9% trong năm nay, chủ yếu do Phố Wall lạc quan rằng Fed sắp hoàn thành chu kỳ thắt chặt chính sách. Nhưng nếu thị trường lao động vẫn thắt chặt, ngân hàng trung ương Mỹ có thể phải giữ lãi suất ở mức cao trong thời gian dài hơn.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Giá vàng vẫn chật vậtNguy cơ vỡ nợ của Mỹ đang tăng lên. Điều này đáng lẽ sẽ giúp vàng - một tài sản trú ẩn an toàn - được hưởng lợi trực tiếp. Nhưng giá vàng vẫn lao dốc mạnh.
18:16 25/5/2023
Fed sẽ làm gì tiếp theoMột quan chức Fed vừa tiết lộ về khả năng "bỏ quãng" tăng lãi suất, tức giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tháng 6 rồi đánh giá dữ liệu để tiếp tục điều chỉnh sau đó.
20:51 1/6/2023 | Điều gì sẽ đe dọa giá vàng
Giá vàng đang trên đà lấy lại mốc 2.000 USD/ounce. Nhưng báo cáo việc làm tháng 5 của Mỹ có thể trở thành lực cản với kim loại quý.
Giá vàng đang trên đà trở lại ngưỡng 2.000 USD/ounce. Trong vòng 24 giờ qua, theo dữ liệu của Trading Economics, giá kim loại quý đã tăng vọt từ dưới mốc 1.955 USD/ounce lên 1.980,5 USD/ounce.
Chứng khoán Mỹ cũng khởi sắc. Kết thúc phiên giao dịch ngày 1/6 (giờ Mỹ), chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones có thêm 153,3 điểm, tương đương 0,47%, đạt 33.061,57 điểm.
Chỉ số S&P 500 tăng 41,19 điểm lên 4.221,02 điểm. Còn chỉ số Nasdaq thiên về công nghệ ghi nhận mức tăng mạnh nhất với 165,7 điểm (+1,28%), đạt 13.100,98 điểm.
Phố Wall đang lạc quan về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dừng tăng lãi suất điều hành trong cuộc họp chính sách tháng 6. Nhưng giới quan sát cảnh báo rằng báo cáo việc làm tháng 5 sẽ là tin xấu với thị trường.
Giá vàng thế giới tăng vọt trong 24 giờ qua. Ảnh: Trading Economics.
Vì sao giá vàng bật tăng
Các quan chức Fed đang phát đi tín hiệu về một quãng nghỉ trong việc tăng lãi suất. "Việc bỏ quãng tăng lãi suất trong cuộc họp sắp tới sẽ cho phép Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) có thêm thời gian quan sát các dữ liệu, trước khi đưa ra những chính sách thắt chặt tiếp theo", ông Philip Jefferson - Thống đốc kiêm ứng viên Phó chủ tịch Fed - cho biết trong một tuyên bố mới đây.
Ông Jefferson nghiêng về kịch bản "tạm dừng diều hâu", tức giữ nguyên lãi suất ở thời điểm hiện tại nhưng bỏ ngỏ khả năng tăng thêm.
"Chúng tôi chắc chắn rằng thông điệp này đã được thống nhất với Chủ tịch Jerome Powell từ trước đó. Chúng đại diện cho quan điểm chung của các lãnh đạo ngân hàng trung ương", Reuters dẫn lời ông Krishna Guha - Phó chủ tịch Evercore ISI - nhận định.
Kể từ cuộc họp tháng 5, các thị trường đã cố gắng phán đoán xem Fed có tiếp tục tăng lãi suất điều hành trong cuộc họp tháng 6 hay không. Trước đó, các dữ liệu kinh tế của Mỹ không đứng về phía Fed trong cuộc chiến chống lạm phát.
Dự báo của thị trường về bước nhảy lãi suất tiếp theo của Fed Dữ liệu: CME FedWatch Tool NhãnNgày 30/5Ngày 31/5Ngày 1/6 Giữ nguyên lãi suất % 38.173.674.9 Tiếp tục tăng lãi suất 61.926.425.1
Nhưng phát ngôn của ông Jefferson đã một lần nữa thắp lên hy vọng cho các nhà đầu tư về việc Fed tạm dừng "diều hâu".
Theo dữ liệu từ công cụ FedWatch của CME Group, các thị trường đang định giá khả năng Fed giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tháng 6 là 74,9%, tăng mạnh từ 38,1% hôm 30/5.
Trong khi đó, khả năng Fed tiếp tục tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm trong cuộc họp tiếp theo đang được định giá là 25,1%, giảm mạnh từ 61,9% vào cuối tháng 5.
Việc Fed bớt "diều hâu" giúp vàng hưởng lợi. Lãi suất tăng cao sẽ triệt tiêu sức hút của kim loại quý, vốn là tài sản trú ẩn an toàn không được trả lãi.
Rủi ro với thị trường vàng
Nhưng theo giới quan sát, báo cáo việc làm tháng 5 của Mỹ có thể khiến Phố Wall thất vọng. Thị trường việc làm của Mỹ vẫn nóng đỏ trong một nền kinh tế đang chao đảo vì lãi suất tăng nhanh và cuộc khủng hoảng niềm tin vào hệ thống ngân hàng.
Dù nền kinh tế đang trượt tới bờ vực suy thoái vì sức ép từ ngành ngân hàng và sản xuất, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ vẫn ở mức thấp nhất trong hơn 50 năm.
Sức chống chịu của thị trường lao động là tin tốt cho mọi người, trừ Fed. Họ lo ngại rằng tiền lương cao sẽ thúc đẩy lạm phát hơn nữa.
Theo cuộc khảo sát của Wall Street Journal với các nhà kinh tế, nền kinh tế Mỹ được dự đoán sẽ có thêm 190.000 việc làm trong tháng 5. Tiền lương vẫn tăng so với tháng trước và tỷ lệ thất nghiệp ở mức 3,5%.
Vào tháng 4, tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống 3,4%, đánh dấu mức thấp nhất kể từ năm 1969. Giữa tuần này, Bộ Lao động Mỹ cho biết trong tháng 4, cơ hội việc làm tại Mỹ vẫn cao hơn dự kiến và tỷ lệ sa thải giảm.
Chỉ số S&P 500 đã tăng 8,9% trong năm nay, chủ yếu do Phố Wall lạc quan rằng Fed sắp hoàn thành chu kỳ thắt chặt chính sách. Nhưng nếu thị trường lao động vẫn thắt chặt, ngân hàng trung ương Mỹ có thể phải giữ lãi suất ở mức cao trong thời gian dài hơn.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Giá vàng vẫn chật vậtNguy cơ vỡ nợ của Mỹ đang tăng lên. Điều này đáng lẽ sẽ giúp vàng - một tài sản trú ẩn an toàn - được hưởng lợi trực tiếp. Nhưng giá vàng vẫn lao dốc mạnh.
18:16 25/5/2023
Fed sẽ làm gì tiếp theoMột quan chức Fed vừa tiết lộ về khả năng "bỏ quãng" tăng lãi suất, tức giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tháng 6 rồi đánh giá dữ liệu để tiếp tục điều chỉnh sau đó.
20:51 1/6/2023 | |
Thêm nguyên nhân khiến doanh thu Thế Giới Di Động tụt dốc | Bên cạnh sức mua suy yếu trong môi trường lạm phát và lãi suất cao, kênh tài chính tiêu dùng yếu đi cũng khiến doanh thu bán lẻ của Thế Giới Di Động đi xuống. | Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III của Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động (HoSE: MWG), lợi nhuận sau thuế của công ty này chỉ đạt vỏn vẹn gần 39 tỷ đồng trong quý gần nhất, giảm đến 96% so với cùng kỳ năm trước là hơn 900 tỷ đồng.
Sau giai đoạn bùng nổ với lợi nhuận liên tục tăng trưởng qua từng năm kể từ khi lên sàn chứng khoán năm 2014, doanh nghiệp bán lẻ này bắt đầu gặp nhiều khó khăn từ nửa sau của năm ngoái.
Trong đó, sức mua suy yếu trong môi trường lạm phát và lãi suất cao khiến lợi nhuận các nhà bán lẻ điện máy nói chung và Thế Giới Di Động nói riêng liên tiếp sụt giảm mạnh.
KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA THẾ GIỚI DI ĐỘNG Nguồn: MWG Nhãn201820192020202120229T/2023 Doanh thu tỷ đồng 8651610217410854612295813340587581 Lợi nhuận 2878383439184899409976
Bên cạnh đó, một nguyên nhân khác cũng ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu của chuỗi bán lẻ này chính là sự xuống dốc của các công ty tài chính tiêu dùng.
Cụ thể, trong Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Đức Tài cho biết trước đây Thế Giới Di Động có 3-4 đối tác trả góp thì hiện nay chỉ còn 1 bên có khả năng cung cấp dịch vụ này, khiến tỷ lệ duyệt hồ sơ rớt mạnh. Nếu như trước đây có thể duyệt lên đến 60-70% thì hiện nay chỉ còn 20%.
Nhiều năm nay, mua sắm trả góp qua các công ty tài chính là một công cụ đắc lực giúp kéo doanh số bán hàng của Thế Giới Di Động tăng lên nhanh chóng.
Các đối tác cho vay tiêu dùng từng hợp tác với Thế Giới Di Động có thể kể tới Home Credit, F88, FE Credit, HD Saison
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Thế Giới Di Động với F88 gặp trục trặc trong năm nay trong khi Home Credit và FE Credit ghi nhận sự giảm sút của hoạt động cho vay.
Với F88, chuỗi dịch vụ cầm đồ này đã trở thành đối tác với Thế Giới Di Động vào cuối năm 2021. Theo đó, F88 sẽ phụ trách cung cấp dịch vụ cho vay tiền mặt tại các cửa hàng Thegioididong.com và Điện Máy Xanh với hạn mức tối đa là 10 triệu đồng/giao dịch.
Tuy nhiên, tới tháng 3 năm nay, khi F88 chi nhánh TP. HCM bị cơ quan kiểm tra, Thế Giới Di Động ngay lập tức tạm ngưng hợp tác với dịch vụ cầm đồ này.
Với Home Credit, báo cáo tài chính hợp nhất quý III của Thế Giới Di Động cho thấy tại ngày 30/9, số dư các khoản phải thu với công ty tài chính này là hơn 100 tỷ đồng.
Được biết, tỷ lệ thị phần của Home Credit luôn dẫn đầu tại Thế Giới Di Động. Hai bên đã bắt tay hợp tác kể từ khi thị trường cho vay tiêu dùng tại Việt Nam còn khá sơ khai. Tại mỗi cửa hàng của Thế Giới Di động đều có nhân viên của Home Credit thực hiện các nghiệp vụ cho vay tín chấp với số tiền 1-40 triệu đồng.
Thực tế, kênh cho vay tiêu dùng đang ở giai đoạn khó khăn nhất trong hơn 15 năm qua. Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy dư nợ cho vay tiêu dùng toàn hệ thống đến hết tháng 9 chỉ tăng khoảng 1,53% so với đầu năm, thấp nhất trong 5 năm gần đây.
Còn tại TP. HCM - một thị trường lớn của Thế Giới Di động - tính đến hết tháng 10, dư nợ cho vay tiêu dùng mới đạt 955.000 tỷ đồng, chỉ tăng 1,4% so với cuối năm 2022.
Bối cảnh kinh doanh khó khăn khiến Thế Giới Di động có kế hoạch đóng khoảng 200 cửa hàng trong quý cuối năm nay. Tính đến cuối tháng 10, số lượng cửa hàng bán lẻ của công ty này là 1.158 cửa hàng.
Như vậy, so với đầu năm, nhà bán lẻ này đã giảm ròng 35 cửa hàng và kế hoạch đóng bớt một số điểm bán được triển khai mạnh mẽ trong 2 tháng cuối năm. Việc thu hẹp số lượng cửa hàng cũng nằm trong kế hoạch tái cơ cấu của Thế Giới Di Động khi tình hình kinh doanh xấu đi ngoài dự đoán.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Công ty con Novaland chi hơn 300 tỷ đồng làm cổ đông lớn SeaprodexSau giao dịch, Nova Hospitality nắm gần 18,6% vốn của Tổng công ty Thủy sản Việt Nam - Seaprodex (SEA).
13:38 12/12/2023
Doanh nghiệp hứa thưởng Tết cho nhân viên bằng vàngDù chịu ảnh hưởng nặng vì kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp cho biết vẫn sẽ cố gắng xoay xở để thưởng Tết Nguyên đán cho người lao động.
13:00 12/12/2023 | Thêm nguyên nhân khiến doanh thu Thế Giới Di Động tụt dốc
Bên cạnh sức mua suy yếu trong môi trường lạm phát và lãi suất cao, kênh tài chính tiêu dùng yếu đi cũng khiến doanh thu bán lẻ của Thế Giới Di Động đi xuống.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III của Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động (HoSE: MWG), lợi nhuận sau thuế của công ty này chỉ đạt vỏn vẹn gần 39 tỷ đồng trong quý gần nhất, giảm đến 96% so với cùng kỳ năm trước là hơn 900 tỷ đồng.
Sau giai đoạn bùng nổ với lợi nhuận liên tục tăng trưởng qua từng năm kể từ khi lên sàn chứng khoán năm 2014, doanh nghiệp bán lẻ này bắt đầu gặp nhiều khó khăn từ nửa sau của năm ngoái.
Trong đó, sức mua suy yếu trong môi trường lạm phát và lãi suất cao khiến lợi nhuận các nhà bán lẻ điện máy nói chung và Thế Giới Di Động nói riêng liên tiếp sụt giảm mạnh.
KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA THẾ GIỚI DI ĐỘNG Nguồn: MWG Nhãn201820192020202120229T/2023 Doanh thu tỷ đồng 8651610217410854612295813340587581 Lợi nhuận 2878383439184899409976
Bên cạnh đó, một nguyên nhân khác cũng ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu của chuỗi bán lẻ này chính là sự xuống dốc của các công ty tài chính tiêu dùng.
Cụ thể, trong Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Đức Tài cho biết trước đây Thế Giới Di Động có 3-4 đối tác trả góp thì hiện nay chỉ còn 1 bên có khả năng cung cấp dịch vụ này, khiến tỷ lệ duyệt hồ sơ rớt mạnh. Nếu như trước đây có thể duyệt lên đến 60-70% thì hiện nay chỉ còn 20%.
Nhiều năm nay, mua sắm trả góp qua các công ty tài chính là một công cụ đắc lực giúp kéo doanh số bán hàng của Thế Giới Di Động tăng lên nhanh chóng.
Các đối tác cho vay tiêu dùng từng hợp tác với Thế Giới Di Động có thể kể tới Home Credit, F88, FE Credit, HD Saison
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Thế Giới Di Động với F88 gặp trục trặc trong năm nay trong khi Home Credit và FE Credit ghi nhận sự giảm sút của hoạt động cho vay.
Với F88, chuỗi dịch vụ cầm đồ này đã trở thành đối tác với Thế Giới Di Động vào cuối năm 2021. Theo đó, F88 sẽ phụ trách cung cấp dịch vụ cho vay tiền mặt tại các cửa hàng Thegioididong.com và Điện Máy Xanh với hạn mức tối đa là 10 triệu đồng/giao dịch.
Tuy nhiên, tới tháng 3 năm nay, khi F88 chi nhánh TP. HCM bị cơ quan kiểm tra, Thế Giới Di Động ngay lập tức tạm ngưng hợp tác với dịch vụ cầm đồ này.
Với Home Credit, báo cáo tài chính hợp nhất quý III của Thế Giới Di Động cho thấy tại ngày 30/9, số dư các khoản phải thu với công ty tài chính này là hơn 100 tỷ đồng.
Được biết, tỷ lệ thị phần của Home Credit luôn dẫn đầu tại Thế Giới Di Động. Hai bên đã bắt tay hợp tác kể từ khi thị trường cho vay tiêu dùng tại Việt Nam còn khá sơ khai. Tại mỗi cửa hàng của Thế Giới Di động đều có nhân viên của Home Credit thực hiện các nghiệp vụ cho vay tín chấp với số tiền 1-40 triệu đồng.
Thực tế, kênh cho vay tiêu dùng đang ở giai đoạn khó khăn nhất trong hơn 15 năm qua. Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy dư nợ cho vay tiêu dùng toàn hệ thống đến hết tháng 9 chỉ tăng khoảng 1,53% so với đầu năm, thấp nhất trong 5 năm gần đây.
Còn tại TP. HCM - một thị trường lớn của Thế Giới Di động - tính đến hết tháng 10, dư nợ cho vay tiêu dùng mới đạt 955.000 tỷ đồng, chỉ tăng 1,4% so với cuối năm 2022.
Bối cảnh kinh doanh khó khăn khiến Thế Giới Di động có kế hoạch đóng khoảng 200 cửa hàng trong quý cuối năm nay. Tính đến cuối tháng 10, số lượng cửa hàng bán lẻ của công ty này là 1.158 cửa hàng.
Như vậy, so với đầu năm, nhà bán lẻ này đã giảm ròng 35 cửa hàng và kế hoạch đóng bớt một số điểm bán được triển khai mạnh mẽ trong 2 tháng cuối năm. Việc thu hẹp số lượng cửa hàng cũng nằm trong kế hoạch tái cơ cấu của Thế Giới Di Động khi tình hình kinh doanh xấu đi ngoài dự đoán.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Công ty con Novaland chi hơn 300 tỷ đồng làm cổ đông lớn SeaprodexSau giao dịch, Nova Hospitality nắm gần 18,6% vốn của Tổng công ty Thủy sản Việt Nam - Seaprodex (SEA).
13:38 12/12/2023
Doanh nghiệp hứa thưởng Tết cho nhân viên bằng vàngDù chịu ảnh hưởng nặng vì kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp cho biết vẫn sẽ cố gắng xoay xở để thưởng Tết Nguyên đán cho người lao động.
13:00 12/12/2023 | |
Thị trường bảo hiểm: Còn thách thức nhưng nhiều dư địa phát triển | Quy mô của thị trường bảo hiểm Việt Nam được đánh giá còn khá khiêm tốn, trong khi tiềm năng của thị trường lại rất lớn. | Ông Ngô Việt Trung, Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính). Ảnh: BTC.
Đây là chia sẻ của ông Ngô Việt Trung, Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính trước thềm Hội nghị các cơ quan quản lý bảo hiểm khu vực ASEAN lần thứ 26 (AIRM26th) và Hội nghị Hội đồng bảo hiểm ASEAN lần thứ 49 (AIC49th), dự kiến diễn ra ngày 5-8/12.
Cụ thể, Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm đánh giá năm 2023, thị trường bảo hiểm Việt Nam đang gặp phải các thách thức chung của nền kinh tế giống như một số nước trong khu vực.
Đó là năng lực nhận thức về bảo hiểm còn hạn chế, nhiều sản phẩm bảo hiểm nhưng còn thiếu tính phù hợp, công tác quản trị rủi ro, quy định về kênh phân phối chưa theo sát thay đổi từ thực tiễn của thị trường...
Tuy nhiên, ông Trung cho biết trong tương quan với khu vực và thế giới, quy mô của thị trường bảo hiểm Việt Nam được đánh giá còn khá khiêm tốn, tiềm năng của thị trường còn rất lớn.
Theo đó, nhiều tổ chức tài chính quốc tế đã đưa ra các nhận định tích cực về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Trong đó, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo tăng trưởng năm 2023 của Việt Nam đạt 5,8% GDP, cao nhất Đông Nam Á và sẽ tăng 6% GDP trong năm 2024.
Còn theo báo cáo triển vọng Kinh tế thế giới tháng 10/2023 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Việt Nam đứng thứ 20 trong danh sách các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, với mức tăng trưởng năm 2024 được dự báo đạt 5,8%.
Cùng với đà phục hồi kinh tế, các nước ASEAN cũng tiếp tục chứng kiến sự phát triển trong lĩnh vực bảo hiểm khi tăng trưởng tổng phí bảo hiểm được duy trì và tổng tài sản bảo hiểm cũng tăng lên với sự gia nhập của các công ty mới trên thị trường; cơ hội phát triển ngành bảo hiểm do số hóa, hợp tác chặt chẽ trong khu vực...
Riêng với Việt Nam, giai đoạn 2013-2022, doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường tăng trưởng trung bình 18,3%. Trong đó, doanh thu thị trường phi nhân thọ tăng bình quân 11,6%; doanh thu nhân thọ tăng trung bình 23,3%.
Cùng với đó, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có 30 năm hình thành và phát triển với hệ thống khuôn khổ pháp lý đối với kinh doanh bảo hiểm liên tục được hoàn thiện; thị trường có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ và môi giới bảo hiểm.
Các sản phẩm bảo hiểm đã phong phú hơn; nhu cầu sử dụng dịch vụ bảo hiểm của người dân, tổ chức, doanh nghiệp ngày càng tăng...
Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm kỳ vọng với những kết quả đạt được của chặng đường phát triển, cũng như các giải pháp quan trọng đã được triển khai vừa qua, thị trường bảo hiểm Việt Nam sẽ có bước chuyển tích cực về mặt chất lượng, tạo điều kiện quan trọng cho giai đoạn tăng trưởng tiếp theo.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Doanh thu bảo hiểm nhân thọ tụt dốcTổng doanh thu phí bảo hiểm 11 tháng năm nay ước đạt 227.596 tỷ đồng. Trong đó, bảo hiểm phi nhân thọ tăng 2% nhưng doanh thu bảo hiểm nhân thọ giảm 12,5% so với cùng kỳ năm 2022.
15:56 2/12/2023 | Thị trường bảo hiểm: Còn thách thức nhưng nhiều dư địa phát triển
Quy mô của thị trường bảo hiểm Việt Nam được đánh giá còn khá khiêm tốn, trong khi tiềm năng của thị trường lại rất lớn.
Ông Ngô Việt Trung, Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính). Ảnh: BTC.
Đây là chia sẻ của ông Ngô Việt Trung, Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính trước thềm Hội nghị các cơ quan quản lý bảo hiểm khu vực ASEAN lần thứ 26 (AIRM26th) và Hội nghị Hội đồng bảo hiểm ASEAN lần thứ 49 (AIC49th), dự kiến diễn ra ngày 5-8/12.
Cụ thể, Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm đánh giá năm 2023, thị trường bảo hiểm Việt Nam đang gặp phải các thách thức chung của nền kinh tế giống như một số nước trong khu vực.
Đó là năng lực nhận thức về bảo hiểm còn hạn chế, nhiều sản phẩm bảo hiểm nhưng còn thiếu tính phù hợp, công tác quản trị rủi ro, quy định về kênh phân phối chưa theo sát thay đổi từ thực tiễn của thị trường...
Tuy nhiên, ông Trung cho biết trong tương quan với khu vực và thế giới, quy mô của thị trường bảo hiểm Việt Nam được đánh giá còn khá khiêm tốn, tiềm năng của thị trường còn rất lớn.
Theo đó, nhiều tổ chức tài chính quốc tế đã đưa ra các nhận định tích cực về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Trong đó, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo tăng trưởng năm 2023 của Việt Nam đạt 5,8% GDP, cao nhất Đông Nam Á và sẽ tăng 6% GDP trong năm 2024.
Còn theo báo cáo triển vọng Kinh tế thế giới tháng 10/2023 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Việt Nam đứng thứ 20 trong danh sách các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, với mức tăng trưởng năm 2024 được dự báo đạt 5,8%.
Cùng với đà phục hồi kinh tế, các nước ASEAN cũng tiếp tục chứng kiến sự phát triển trong lĩnh vực bảo hiểm khi tăng trưởng tổng phí bảo hiểm được duy trì và tổng tài sản bảo hiểm cũng tăng lên với sự gia nhập của các công ty mới trên thị trường; cơ hội phát triển ngành bảo hiểm do số hóa, hợp tác chặt chẽ trong khu vực...
Riêng với Việt Nam, giai đoạn 2013-2022, doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường tăng trưởng trung bình 18,3%. Trong đó, doanh thu thị trường phi nhân thọ tăng bình quân 11,6%; doanh thu nhân thọ tăng trung bình 23,3%.
Cùng với đó, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có 30 năm hình thành và phát triển với hệ thống khuôn khổ pháp lý đối với kinh doanh bảo hiểm liên tục được hoàn thiện; thị trường có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ và môi giới bảo hiểm.
Các sản phẩm bảo hiểm đã phong phú hơn; nhu cầu sử dụng dịch vụ bảo hiểm của người dân, tổ chức, doanh nghiệp ngày càng tăng...
Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm kỳ vọng với những kết quả đạt được của chặng đường phát triển, cũng như các giải pháp quan trọng đã được triển khai vừa qua, thị trường bảo hiểm Việt Nam sẽ có bước chuyển tích cực về mặt chất lượng, tạo điều kiện quan trọng cho giai đoạn tăng trưởng tiếp theo.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Doanh thu bảo hiểm nhân thọ tụt dốcTổng doanh thu phí bảo hiểm 11 tháng năm nay ước đạt 227.596 tỷ đồng. Trong đó, bảo hiểm phi nhân thọ tăng 2% nhưng doanh thu bảo hiểm nhân thọ giảm 12,5% so với cùng kỳ năm 2022.
15:56 2/12/2023 | |
Thêm ngân hàng ghi nhận tài sản vượt 2 triệu tỷ đồng | Sau BIDV, Agribank là ngân hàng tiếp theo ghi nhận tổng tài sản vượt mốc 2 triệu tỷ đồng tính đến cuối năm 2023. | Trong Hội nghị tổng kết năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 vừa diễn ra của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), lãnh đạo nhà băng này cho biết tính đến cuối năm 2023, tổng tài sản của ngân hàng đã chính thức vượt mốc 2 triệu tỷ đồng.
Như vậy, sau BIDV (tài sản đạt trên 2,13 triệu tỷ đồng tính tới cuối tháng 9/2023), Agribank là ngân hàng thứ 2 trong hệ thống ghi nhận tổng tài sản vượt mốc 2 triệu tỷ.
Trong nhóm Big 4 ngân hàng quốc doanh hiện nay, VietinBank và Vietcombank cũng đang tiến sát mốc tài sản này, lần lượt đạt 1,89 triệu tỷ và 1,73 triệu tỷ đồng tại thời điểm cuối tháng 9/2023.
Ngoài ra, tổng huy động vốn của Agribank đến cuối năm 2023 cũng đạt trên 1,88 triệu tỷ đồng, cao nhất hệ thống ngân hàng; tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt trên 1,55 triệu tỷ đồng, trong đó 65% dư nợ cho vay phục vụ phát triển "tam nông".
Agribank ước tính lợi nhuận trước thuế cả năm 2023 đạt khoảng 25.300-25.400 tỷ đồng, tăng tương ứng 14,5-15% so với năm trước. Tuy nhiên, kết quả này vẫn thấp hơn mục tiêu đã đề ra vào cuối tháng 5/2023 là 26.200 tỷ đồng.
TĂNG TRƯỞNG TỔNG TÀI SẢN CỦA AGRIBANK Nguồn: Agribank. Nhãn 2018 2019 2020 2021 2022 2023 Tổng tài sản triệu tỷ 1.3 1.4 1.55 1.69 1.89 2,1
Lãnh đạo Agribank cho biết trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng chậm, ngân hàng đã linh hoạt triển khai công tác huy động vốn, điều hành lãi suất, tiết giảm chi phí hoạt động để có điều kiện giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ khách hàng.
Trong năm qua, Agribank đã có 28 lần điều chỉnh giảm lãi suất huy động, 8 lần giảm lãi suất cho vay và có 13 chương trình tín dụng ưu đãi với tổng quy mô 200.000 tỷ đồng.
Cùng với đó, nguồn vốn huy động tăng trưởng ổn định. Ngân hàng cũng phát hành thành công 10.000 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng.
Cột mốc quan trọng khác trong năm 2023 là Agribank đã được Quốc hội, Chính phủ phê duyệt cấp bổ sung 17.100 tỷ đồng vốn điều lệ (bằng với số lợi nhuận giữ lại các năm trước đó của ngân hàng) để nâng vốn điều lệ lên hơn 51.000 tỷ đồng.
Trước đó, theo báo cáo kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2023, Agribank cho biết ngân hàng đã thu về 21.860 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Với mức lợi nhuận này, Agribank đã vượt qua một loạt ngân hàng thương mại lớn như MB (20.019 tỷ đồng), BIDV (19.763 tỷ đồng), VietinBank (17.401 tỷ đồng), Techcombank (17.115 tỷ đồng) và trở thành nhà băng có lợi nhuận cao thứ 2 hệ thống chỉ sau Vietcombank.
Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Znews tại Tủ sách kinh tế
HAGL muốn bán hơn 13 triệu cổ phiếu HNG để trả nợDoanh nghiệp của bầu Đức cho biết mục đích của việc bán cổ phiếu HNG nhằm trả nợ cho lô trái phiếu tại BIDV.
10:23 5/1/2024
Giá vàng trong nước đứng yên chờ động thái mớiPhiên giao dịch sáng nay (5/1), các doanh nghiệp lớn trong nước giữ xu hướng đi ngang cho toàn bộ mặt hàng vàng ngay sau chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước.
10:31 5/1/2024
Đại gia ngoại chi hàng trăm triệu USD thâu tóm mảng y tếChỉ riêng năm 2023, thị trường đã ghi nhận không ít thương vụ M&A của nhà đầu tư ngoại trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và dược phẩm với số vốn đầu tư hàng trăm triệu USD.
06:00 5/1/2024 | Thêm ngân hàng ghi nhận tài sản vượt 2 triệu tỷ đồng
Sau BIDV, Agribank là ngân hàng tiếp theo ghi nhận tổng tài sản vượt mốc 2 triệu tỷ đồng tính đến cuối năm 2023.
Trong Hội nghị tổng kết năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 vừa diễn ra của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), lãnh đạo nhà băng này cho biết tính đến cuối năm 2023, tổng tài sản của ngân hàng đã chính thức vượt mốc 2 triệu tỷ đồng.
Như vậy, sau BIDV (tài sản đạt trên 2,13 triệu tỷ đồng tính tới cuối tháng 9/2023), Agribank là ngân hàng thứ 2 trong hệ thống ghi nhận tổng tài sản vượt mốc 2 triệu tỷ.
Trong nhóm Big 4 ngân hàng quốc doanh hiện nay, VietinBank và Vietcombank cũng đang tiến sát mốc tài sản này, lần lượt đạt 1,89 triệu tỷ và 1,73 triệu tỷ đồng tại thời điểm cuối tháng 9/2023.
Ngoài ra, tổng huy động vốn của Agribank đến cuối năm 2023 cũng đạt trên 1,88 triệu tỷ đồng, cao nhất hệ thống ngân hàng; tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt trên 1,55 triệu tỷ đồng, trong đó 65% dư nợ cho vay phục vụ phát triển "tam nông".
Agribank ước tính lợi nhuận trước thuế cả năm 2023 đạt khoảng 25.300-25.400 tỷ đồng, tăng tương ứng 14,5-15% so với năm trước. Tuy nhiên, kết quả này vẫn thấp hơn mục tiêu đã đề ra vào cuối tháng 5/2023 là 26.200 tỷ đồng.
TĂNG TRƯỞNG TỔNG TÀI SẢN CỦA AGRIBANK Nguồn: Agribank. Nhãn 2018 2019 2020 2021 2022 2023 Tổng tài sản triệu tỷ 1.3 1.4 1.55 1.69 1.89 2,1
Lãnh đạo Agribank cho biết trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng chậm, ngân hàng đã linh hoạt triển khai công tác huy động vốn, điều hành lãi suất, tiết giảm chi phí hoạt động để có điều kiện giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ khách hàng.
Trong năm qua, Agribank đã có 28 lần điều chỉnh giảm lãi suất huy động, 8 lần giảm lãi suất cho vay và có 13 chương trình tín dụng ưu đãi với tổng quy mô 200.000 tỷ đồng.
Cùng với đó, nguồn vốn huy động tăng trưởng ổn định. Ngân hàng cũng phát hành thành công 10.000 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng.
Cột mốc quan trọng khác trong năm 2023 là Agribank đã được Quốc hội, Chính phủ phê duyệt cấp bổ sung 17.100 tỷ đồng vốn điều lệ (bằng với số lợi nhuận giữ lại các năm trước đó của ngân hàng) để nâng vốn điều lệ lên hơn 51.000 tỷ đồng.
Trước đó, theo báo cáo kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2023, Agribank cho biết ngân hàng đã thu về 21.860 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Với mức lợi nhuận này, Agribank đã vượt qua một loạt ngân hàng thương mại lớn như MB (20.019 tỷ đồng), BIDV (19.763 tỷ đồng), VietinBank (17.401 tỷ đồng), Techcombank (17.115 tỷ đồng) và trở thành nhà băng có lợi nhuận cao thứ 2 hệ thống chỉ sau Vietcombank.
Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Znews tại Tủ sách kinh tế
HAGL muốn bán hơn 13 triệu cổ phiếu HNG để trả nợDoanh nghiệp của bầu Đức cho biết mục đích của việc bán cổ phiếu HNG nhằm trả nợ cho lô trái phiếu tại BIDV.
10:23 5/1/2024
Giá vàng trong nước đứng yên chờ động thái mớiPhiên giao dịch sáng nay (5/1), các doanh nghiệp lớn trong nước giữ xu hướng đi ngang cho toàn bộ mặt hàng vàng ngay sau chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước.
10:31 5/1/2024
Đại gia ngoại chi hàng trăm triệu USD thâu tóm mảng y tếChỉ riêng năm 2023, thị trường đã ghi nhận không ít thương vụ M&A của nhà đầu tư ngoại trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và dược phẩm với số vốn đầu tư hàng trăm triệu USD.
06:00 5/1/2024 | |
Nhà đầu tư nên làm gì khi Fed tăng lãi suất | Theo các chuyên gia tài chính, khi thị trường trong giai đoạn lãi suất cao, không ưu ái về dòng tiền, nhà đầu tư nên đầu tư vào vàng sẽ tốt hơn việc lựa chọn một cổ phiếu. | Sau cuộc họp kéo dài 2 ngày đầu tháng 5, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định tăng lãi suất điều hành thêm 0,25 điểm phần trăm, đánh dấu lần tăng lãi suất thứ 10 liên tiếp của cơ quan quản lý tiền tệ Mỹ kể từ tháng 3/2022.
Việc Fed tiếp tục tăng lãi suất không chỉ tác động đến nền kinh tế số một thế giới mà còn tác động sâu rộng đến nhiều nền kinh tế, nhiều thị trường tài chính khác, trong đó có Việt Nam.
Nhiều chỉ báo kém tích cực
Nói với Zing, ông Đàm Thanh Hiệp, Founder kiêm CEO New World Group VN, cho biết quyết định tăng lãi suất lần này của Fed là không bất ngờ, trước đó, các nhà đầu tư, thị trường và chuyên gia phân tích đều đã dự báo ngân hàng trung ương Mỹ sẽ có một đợt tăng lãi suất trong tháng 5 này.
“Và đến ngày 3/5 vừa qua (theo giờ Mỹ), Fed đã tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25 điểm phần trăm, đưa mặt bằng lãi suất điều hành của nền kinh tế số một thế giới lên khoảng 5-5,25%”.
Tuy vậy, theo ông Hiệp, Fed cũng đã phát đi thông điệp có thể dừng chiến dịch tăng lãi suất để có thời gian đánh giá hậu quả từ các vụ sụp đổ ngân hàng gần đây, cũng như theo dõi biến động của tình hình lạm phát.
“Hiện có rất nhiều thông tin cuộc khủng hoảng ngân hàng khu vực tại Mỹ vẫn chưa kết thúc, hay cuộc khủng hoảng nợ công có thể đẩy nền kinh tế Mỹ vào suy thoái, những thông tin này đã khiến giá vàng thế giới ngày 2/5 tăng từ vùng 1.984 USD/ounce lên 2.065 USD ngày 4/5”, vị chuyên gia chia sẻ.
Ông Đàm Thanh Hiệp, Founder kiêm CEO New World Group VN. Ảnh: NWG.
Theo ông Hiệp, đây là những dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư đang lo ngại về nguy cơ suy thoái của kinh tế và trong bối cảnh đó vàng được coi là một kênh đầu tư trú ẩn an toàn so với các loại tài sản rủi ro khác.
Không chỉ thị trường vàng, CEO New World Group VN cho biết một chỉ báo cho thấy nguy cơ suy thoái kinh tế đang tăng lên là chỉ số dầu thô quốc tế đã giảm mạnh từ ngày 17/4 ở mức 82 USD/thùng xuống còn 68,67 USD/thùng trong ngày 4/5.
“Khi sức khỏe của nền kinh tế giảm đi, việc nâng lãi suất có thể kìm hãm đà tăng trưởng và tác động tiêu cực tới nhu cầu sử dụng năng lượng”, vị chuyên gia chia sẻ.
Hiện Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới cũng đang có dấu hiệu giảm mức tiêu thụ này.
Với thị trường chứng khoán, ông Hiệp cho biết đợt điều chỉnh lãi suất của Fed đã có tác động tiếp tới những chỉ số chứng khoán lớn nhất thị trường Mỹ. Trong đó, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones đã giảm từ mức cao hơn 34.200 điểm đầu tháng 5 xuống vùng 33.100 điểm hiện tại, tương đương mức giảm ròng hơn 3,2%.
Các chỉ số chứng khoán lớn khác như SP 500, Nasdaq đều chịu tác động tương tự.
Nhà đầu tư Việt nên làm gì?
Với thị trường trong nước, ông Đàm Thanh Hiệp cho rằng những biến động của thị trường quốc tế đều có tác động tới thị trường Việt Nam, đặc biệt là thị trường tài chính.
Theo đó, khi thị trường tài chính quốc tế đã có phản ứng như trên, nhà đầu tư trong nước cũng nên chủ động giảm các tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu trong ngắn hạn. Thậm chí có thể đứng ngoài quan sát.
“Cách giao dịch tốt nhất giúp nhà đầu tư thành công trong những giai đoạn khó khăn như thế này của thị trường chính là cần áp dụng công nghệ vào giao dịch đầu tư tài chính”, ông nói.
Khi thị trường đã ở trong giai đoạn lãi suất cao, không ưu ái về dòng tiền, nhà đầu tư nên chọn các sản phẩm tài chính khác để đầu tư sẽ tốt hơn việc lựa chọn một cổ phiếu nào đó Ông Đàm Thanh Hiệp, Founder kiêm CEO New World Group VN
Vị chuyên gia cũng phân tích trong bối cảnh hiện nay, một số nhà đầu tư sẽ có xu hướng lựa chọn cổ phiếu phòng thủ. Tuy nhiên, ông cho rằng khi thị trường đã ở trong giai đoạn lãi suất cao, không ưu ái về dòng tiền, tốt nhất nhà đầu tư nên chọn các sản phẩm tài chính khác để đầu tư sẽ tốt hơn việc lựa chọn một cổ phiếu nào đó.
Ông Hiệp cũng cho biết trong giai đoạn thị trường chung điều chỉnh, các cổ phiếu trụ như ngành ngân hàng, bất động sản, chứng khoán hoặc cổ phiếu trong rổ VN30 sẽ có tỷ lệ điều chỉnh cao.
“Những lúc thị trường khó khăn, nhà đầu tư F0 tốt nhất nên đứng ngoài quan sát nhiều hơn, còn đối với các nhà đầu tư chuyên nghiệp thì đây vẫn là giai đoạn tốt cho giao dịch phái sinh”, ông nói.
Ngoài ra, vị chuyên gia cho rằng nhà đầu tư cần phân loại các kênh đầu tư và trong giai đoạn này, vàng và bạc sẽ là tài sản đầu tư hợp lý hơn cả. Việc giá vàng thế giới tăng cũng đã tác động tích cực đến giá vàng trong nước những phiên gần đây.
Mỹ đối mặt nguy cơ vỡ nợ, Fed liệu sẽ giải cứuChủ tịch Fed khẳng định ngân hàng trung ương không thể cứu nền kinh tế khỏi một vụ vỡ nợ. Nhưng theo giới quan sát, nếu tình hình trở nên quá tồi tệ, Fed vẫn còn công cụ để ra tay.
10:00 5/5/2023
Fed: 'Không thể cứu Mỹ khỏi vỡ nợ'Chủ tịch Fed khẳng định nguy cơ Mỹ vỡ nợ tiềm tàng "vô số hệ quả khó lường". Ngân hàng trung ương không thể bảo vệ nền kinh tế và hệ thống tài chính khỏi những rủi ro này.
18:12 4/5/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | Nhà đầu tư nên làm gì khi Fed tăng lãi suất
Theo các chuyên gia tài chính, khi thị trường trong giai đoạn lãi suất cao, không ưu ái về dòng tiền, nhà đầu tư nên đầu tư vào vàng sẽ tốt hơn việc lựa chọn một cổ phiếu.
Sau cuộc họp kéo dài 2 ngày đầu tháng 5, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định tăng lãi suất điều hành thêm 0,25 điểm phần trăm, đánh dấu lần tăng lãi suất thứ 10 liên tiếp của cơ quan quản lý tiền tệ Mỹ kể từ tháng 3/2022.
Việc Fed tiếp tục tăng lãi suất không chỉ tác động đến nền kinh tế số một thế giới mà còn tác động sâu rộng đến nhiều nền kinh tế, nhiều thị trường tài chính khác, trong đó có Việt Nam.
Nhiều chỉ báo kém tích cực
Nói với Zing, ông Đàm Thanh Hiệp, Founder kiêm CEO New World Group VN, cho biết quyết định tăng lãi suất lần này của Fed là không bất ngờ, trước đó, các nhà đầu tư, thị trường và chuyên gia phân tích đều đã dự báo ngân hàng trung ương Mỹ sẽ có một đợt tăng lãi suất trong tháng 5 này.
“Và đến ngày 3/5 vừa qua (theo giờ Mỹ), Fed đã tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25 điểm phần trăm, đưa mặt bằng lãi suất điều hành của nền kinh tế số một thế giới lên khoảng 5-5,25%”.
Tuy vậy, theo ông Hiệp, Fed cũng đã phát đi thông điệp có thể dừng chiến dịch tăng lãi suất để có thời gian đánh giá hậu quả từ các vụ sụp đổ ngân hàng gần đây, cũng như theo dõi biến động của tình hình lạm phát.
“Hiện có rất nhiều thông tin cuộc khủng hoảng ngân hàng khu vực tại Mỹ vẫn chưa kết thúc, hay cuộc khủng hoảng nợ công có thể đẩy nền kinh tế Mỹ vào suy thoái, những thông tin này đã khiến giá vàng thế giới ngày 2/5 tăng từ vùng 1.984 USD/ounce lên 2.065 USD ngày 4/5”, vị chuyên gia chia sẻ.
Ông Đàm Thanh Hiệp, Founder kiêm CEO New World Group VN. Ảnh: NWG.
Theo ông Hiệp, đây là những dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư đang lo ngại về nguy cơ suy thoái của kinh tế và trong bối cảnh đó vàng được coi là một kênh đầu tư trú ẩn an toàn so với các loại tài sản rủi ro khác.
Không chỉ thị trường vàng, CEO New World Group VN cho biết một chỉ báo cho thấy nguy cơ suy thoái kinh tế đang tăng lên là chỉ số dầu thô quốc tế đã giảm mạnh từ ngày 17/4 ở mức 82 USD/thùng xuống còn 68,67 USD/thùng trong ngày 4/5.
“Khi sức khỏe của nền kinh tế giảm đi, việc nâng lãi suất có thể kìm hãm đà tăng trưởng và tác động tiêu cực tới nhu cầu sử dụng năng lượng”, vị chuyên gia chia sẻ.
Hiện Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới cũng đang có dấu hiệu giảm mức tiêu thụ này.
Với thị trường chứng khoán, ông Hiệp cho biết đợt điều chỉnh lãi suất của Fed đã có tác động tiếp tới những chỉ số chứng khoán lớn nhất thị trường Mỹ. Trong đó, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones đã giảm từ mức cao hơn 34.200 điểm đầu tháng 5 xuống vùng 33.100 điểm hiện tại, tương đương mức giảm ròng hơn 3,2%.
Các chỉ số chứng khoán lớn khác như SP 500, Nasdaq đều chịu tác động tương tự.
Nhà đầu tư Việt nên làm gì?
Với thị trường trong nước, ông Đàm Thanh Hiệp cho rằng những biến động của thị trường quốc tế đều có tác động tới thị trường Việt Nam, đặc biệt là thị trường tài chính.
Theo đó, khi thị trường tài chính quốc tế đã có phản ứng như trên, nhà đầu tư trong nước cũng nên chủ động giảm các tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu trong ngắn hạn. Thậm chí có thể đứng ngoài quan sát.
“Cách giao dịch tốt nhất giúp nhà đầu tư thành công trong những giai đoạn khó khăn như thế này của thị trường chính là cần áp dụng công nghệ vào giao dịch đầu tư tài chính”, ông nói.
Khi thị trường đã ở trong giai đoạn lãi suất cao, không ưu ái về dòng tiền, nhà đầu tư nên chọn các sản phẩm tài chính khác để đầu tư sẽ tốt hơn việc lựa chọn một cổ phiếu nào đó Ông Đàm Thanh Hiệp, Founder kiêm CEO New World Group VN
Vị chuyên gia cũng phân tích trong bối cảnh hiện nay, một số nhà đầu tư sẽ có xu hướng lựa chọn cổ phiếu phòng thủ. Tuy nhiên, ông cho rằng khi thị trường đã ở trong giai đoạn lãi suất cao, không ưu ái về dòng tiền, tốt nhất nhà đầu tư nên chọn các sản phẩm tài chính khác để đầu tư sẽ tốt hơn việc lựa chọn một cổ phiếu nào đó.
Ông Hiệp cũng cho biết trong giai đoạn thị trường chung điều chỉnh, các cổ phiếu trụ như ngành ngân hàng, bất động sản, chứng khoán hoặc cổ phiếu trong rổ VN30 sẽ có tỷ lệ điều chỉnh cao.
“Những lúc thị trường khó khăn, nhà đầu tư F0 tốt nhất nên đứng ngoài quan sát nhiều hơn, còn đối với các nhà đầu tư chuyên nghiệp thì đây vẫn là giai đoạn tốt cho giao dịch phái sinh”, ông nói.
Ngoài ra, vị chuyên gia cho rằng nhà đầu tư cần phân loại các kênh đầu tư và trong giai đoạn này, vàng và bạc sẽ là tài sản đầu tư hợp lý hơn cả. Việc giá vàng thế giới tăng cũng đã tác động tích cực đến giá vàng trong nước những phiên gần đây.
Mỹ đối mặt nguy cơ vỡ nợ, Fed liệu sẽ giải cứuChủ tịch Fed khẳng định ngân hàng trung ương không thể cứu nền kinh tế khỏi một vụ vỡ nợ. Nhưng theo giới quan sát, nếu tình hình trở nên quá tồi tệ, Fed vẫn còn công cụ để ra tay.
10:00 5/5/2023
Fed: 'Không thể cứu Mỹ khỏi vỡ nợ'Chủ tịch Fed khẳng định nguy cơ Mỹ vỡ nợ tiềm tàng "vô số hệ quả khó lường". Ngân hàng trung ương không thể bảo vệ nền kinh tế và hệ thống tài chính khỏi những rủi ro này.
18:12 4/5/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | |
Ngân hàng rao bán nhà phố cổ Hà Nội giảm nửa giá vẫn ế | Nhiều khoản nợ là bất động sản nằm trên "đất vàng" phố cổ Hà Nội được các ngân hàng giảm giá sâu một nửa nhưng vẫn chưa có người mua. | Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và khai thác tài sản Agribank (Agribank AMC) đã thông báo bán đấu giá lần thứ 11 tài sản là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại địa chỉ số 19 Hàng Chiếu, phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Đây là bất động sản có diện tích 160 m2, diện tích nhà ở mặt sàn 287,4 m2, được Công ty TNHH Thương mại xăng dầu Đại Việt thế chấp tại Agribank chi nhánh Hà Thành năm 2018.
Giá đấu khởi điểm được ngân hàng đưa ra lần này chỉ còn 54 tỷ đồng, giảm tới 55% (tương đương 66 tỷ đồng) so với đợt phát mại đầu tiên vào tháng 12/2021 là 120 tỷ đồng.
Ngoài bất động sản tại số 19 Hàng Chiếu, ngân hàng này cũng đã 14 lần mang ngôi nhà phố cổ số 110 Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm ra bán đấu giá nhưng đều bất thành vì không có nhà đầu tư tham gia. Bất động sản này có diện tích 100,8 m2, khu nhà ở có diện tích sàn 205,2 m2. Tài sản được Công ty TNHH AJMAL Việt Nam thế chấp tại Agribank chi nhánh Hà Thành để đảm bảo khoản vay.
Đáng chú ý, bất động sản này cũng từng được rao bán với giá khởi điểm 60,5 tỷ đồng vào tháng 8/2022. Tức chỉ sau hơn 1 năm, bất động sản mặt tiền phố cổ Hà Nội đã giảm khoảng 50% chỉ còn 30,6 tỷ đồng vào lần đấu giá giữa tháng 11 vừa qua.
Nhiều căn nhà phố cổ Hà Nội đang được mang ra đấu giá xử lý nợ với giá khởi điểm giảm mạnh. Ảnh minh họa: Thạch Thảo.
Không chỉ Agribank, Chi cục Thi hành án dân sự quận Hoàn Kiếm cũng đang rao bán đấu giá lần thứ 6 quyền sử dụng và tài sản trên đất tại số 29 Hàng Thiếc, phường Hàng Gai. Thửa đất có diện tích là 154 m2.
Tài sản gắn liền với đất là nhà ở riêng lẻ, có diện tích xây dựng 103 m2, diện tích sàn 230 m2. Tài sản được ngân hàng đưa ra giá khởi điểm 35,6 tỷ đồng, giảm 46% so với lần đấu giá đầu tiên hồi tháng 5. Thời điểm đấu giá dự kiến vào ngày 5/1/2024.
Theo Quyết định 30/2019 của UBND TP Hà Nội về Quy định và bảng giá các loại đất trên địa bàn áp dụng từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/12/2024, trên địa bàn quận Hoàn Kiếm giá đất tại các khu vực phố cổ vẫn rất cao.
Trong đó, đất ở tại phố Hàng Ngang, Hàng Đào đều có mức giá cao nhất hơn 187 triệu đồng/m2; phố Hàng Thiếc khoảng 102 triệu đồng/m2; Hàng Bông, Hàng Gai có vị trí lên tới 134-139 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, trên thực tế, giá bán nhà đất tại phố cổ cao gấp nhiều lần so với bảng giá đất của thành phố.
Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Znews tại Tủ sách kinh tế.
Aeon muốn xây 2 TTTM ở Cần Thơ và Bắc Giang, tổng vốn 250 triệu USDAeon Mall Việt Nam đã trao thỏa thuận hợp tác nghiên cứu đầu tư Trung tâm thương mại Aeon Mall tại TP Cần Thơ và tỉnh Bắc Giang, mỗi trung tâm trị giá 250 triệu USD.
15:29 17/12/2023
Nhiều huyện Hà Nội dồn dập đấu giá đất ở, giá từ 17 triệu đồng/m2Hàng loạt thửa đất ở tại nhiều huyện ngoại thành Hà Nội sẽ được tổ chức đấu giá vào tháng 12 với giá khởi điểm từ 17,2 triệu đồng/m2.
05:00 13/12/2023
Hàng loạt đại gia bị ngân hàng siết nợ nhà đất, xe sang, du thuyềnTrong bối cảnh kinh doanh khó khăn, nhiều doanh nghiệp liên quan đến các đại gia nổi tiếng liên tục bị ngân hàng siết nợ, giá khởi điểm lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
18:49 12/12/2023 | Ngân hàng rao bán nhà phố cổ Hà Nội giảm nửa giá vẫn ế
Nhiều khoản nợ là bất động sản nằm trên "đất vàng" phố cổ Hà Nội được các ngân hàng giảm giá sâu một nửa nhưng vẫn chưa có người mua.
Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và khai thác tài sản Agribank (Agribank AMC) đã thông báo bán đấu giá lần thứ 11 tài sản là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại địa chỉ số 19 Hàng Chiếu, phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Đây là bất động sản có diện tích 160 m2, diện tích nhà ở mặt sàn 287,4 m2, được Công ty TNHH Thương mại xăng dầu Đại Việt thế chấp tại Agribank chi nhánh Hà Thành năm 2018.
Giá đấu khởi điểm được ngân hàng đưa ra lần này chỉ còn 54 tỷ đồng, giảm tới 55% (tương đương 66 tỷ đồng) so với đợt phát mại đầu tiên vào tháng 12/2021 là 120 tỷ đồng.
Ngoài bất động sản tại số 19 Hàng Chiếu, ngân hàng này cũng đã 14 lần mang ngôi nhà phố cổ số 110 Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm ra bán đấu giá nhưng đều bất thành vì không có nhà đầu tư tham gia. Bất động sản này có diện tích 100,8 m2, khu nhà ở có diện tích sàn 205,2 m2. Tài sản được Công ty TNHH AJMAL Việt Nam thế chấp tại Agribank chi nhánh Hà Thành để đảm bảo khoản vay.
Đáng chú ý, bất động sản này cũng từng được rao bán với giá khởi điểm 60,5 tỷ đồng vào tháng 8/2022. Tức chỉ sau hơn 1 năm, bất động sản mặt tiền phố cổ Hà Nội đã giảm khoảng 50% chỉ còn 30,6 tỷ đồng vào lần đấu giá giữa tháng 11 vừa qua.
Nhiều căn nhà phố cổ Hà Nội đang được mang ra đấu giá xử lý nợ với giá khởi điểm giảm mạnh. Ảnh minh họa: Thạch Thảo.
Không chỉ Agribank, Chi cục Thi hành án dân sự quận Hoàn Kiếm cũng đang rao bán đấu giá lần thứ 6 quyền sử dụng và tài sản trên đất tại số 29 Hàng Thiếc, phường Hàng Gai. Thửa đất có diện tích là 154 m2.
Tài sản gắn liền với đất là nhà ở riêng lẻ, có diện tích xây dựng 103 m2, diện tích sàn 230 m2. Tài sản được ngân hàng đưa ra giá khởi điểm 35,6 tỷ đồng, giảm 46% so với lần đấu giá đầu tiên hồi tháng 5. Thời điểm đấu giá dự kiến vào ngày 5/1/2024.
Theo Quyết định 30/2019 của UBND TP Hà Nội về Quy định và bảng giá các loại đất trên địa bàn áp dụng từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/12/2024, trên địa bàn quận Hoàn Kiếm giá đất tại các khu vực phố cổ vẫn rất cao.
Trong đó, đất ở tại phố Hàng Ngang, Hàng Đào đều có mức giá cao nhất hơn 187 triệu đồng/m2; phố Hàng Thiếc khoảng 102 triệu đồng/m2; Hàng Bông, Hàng Gai có vị trí lên tới 134-139 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, trên thực tế, giá bán nhà đất tại phố cổ cao gấp nhiều lần so với bảng giá đất của thành phố.
Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Znews tại Tủ sách kinh tế.
Aeon muốn xây 2 TTTM ở Cần Thơ và Bắc Giang, tổng vốn 250 triệu USDAeon Mall Việt Nam đã trao thỏa thuận hợp tác nghiên cứu đầu tư Trung tâm thương mại Aeon Mall tại TP Cần Thơ và tỉnh Bắc Giang, mỗi trung tâm trị giá 250 triệu USD.
15:29 17/12/2023
Nhiều huyện Hà Nội dồn dập đấu giá đất ở, giá từ 17 triệu đồng/m2Hàng loạt thửa đất ở tại nhiều huyện ngoại thành Hà Nội sẽ được tổ chức đấu giá vào tháng 12 với giá khởi điểm từ 17,2 triệu đồng/m2.
05:00 13/12/2023
Hàng loạt đại gia bị ngân hàng siết nợ nhà đất, xe sang, du thuyềnTrong bối cảnh kinh doanh khó khăn, nhiều doanh nghiệp liên quan đến các đại gia nổi tiếng liên tục bị ngân hàng siết nợ, giá khởi điểm lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
18:49 12/12/2023 | |
PG Bank có chủ tịch và tổng giám đốc mới | Sau khi cổ đông lớn Petrolimex thoái vốn thành công hồi đầu tháng 4, PG Bank đã có những thay đổi lớn về mặt nhân sự ở thượng tầng lãnh đạo. | Hậu thoái vốn của Petrolimex, PGBank thay ghế nhiều nhân sự cấp cao. Ảnh: PGB.
Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) vừa công bố thông tin về việc thay đổi nhân sự cấp cao.
Theo đó, HĐQT nhà băng này đã quyết định chấp thuận việc miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT đối với ông Oliver Schwarzhaupt theo nguyện vọng cá nhân. Bên cạnh đó, PG Bank cũng miễn nhiệm chức danh Tổng giám đốc đối với ông Nguyễn Phi Hùng.
Ông Hùng rời ghế Tổng giám đốc PG Bank là để đảm nhiệm vai trò Chủ tịch HĐQT thay cho ông Oliver Schwarzhaupt từ ngày 2/7.
Theo giới thiệu của PG Bank, ông Nguyễn Phi Hùng tốt nghiệp thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Viện Công nghệ châu Á - AIT. Với trên 20 năm kinh nghiệm trong ngành tài chính ngân hàng, ông từng đảm nhiệm nhiều vị trí quản lý cấp cao của các ngân hàng như MSB, PG Bank, GPBank, Citibank...
Ông Hùng gia nhập PG Bank từ ngày 2/11/2020 với chức danh quyền Tổng giám đốc và được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc ngân hàng từ ngày 10/12 cùng năm. Đến tháng 7/2021, ông được bổ nhiệm là Thành viên HĐQT của PG Bank.
Cũng trong thông báo mới, HĐQT PG Bank cho biết đã bổ nhiệm ông Phạm Mạnh Thắng giữ vị trí Tổng giám đốc ngân hàng kể từ ngày 2/7. Trong đó, ông Thắng sinh năm 1962, chính là nhân sự đảm nhiệm vai trò Phó tổng giám đốc tại Vietcombank vừa nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1/5.
Ông Thắng có trình độ tiến sĩ Kinh tế tại Học viện Ngân hàng. Ông Thắng từng là Giám đốc Chi nhánh Vietcombank Hải Dương, đồng thời là Ủy viên Ban cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước tỉnh Hải Dương. Đến tháng 3/2014, ông được bổ nhiệm vào vị trí Phó tổng giám đốc Vietcombank và đảm nhiệm vai trò này đến khi nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1/5 vừa qua.
Trước đó, vào đầu tháng 4, Petrolimex đã thực hiện đấu giá thành công 120 triệu cổ phiếu PGB sở hữu tại PG Bank. Theo đó, một cá nhân và 3 tổ chức đã mua hết số cổ phiếu bán đấu giá này với giá trúng bình quân là 21.400 đồng/cp. Thương vụ thoái vốn hoàn tất giúp Petrolimex thu về số tiền hơn 2.568 tỷ đồng.
Hiện PG Bank vẫn thuộc nhóm ngân hàng thương mại có vốn điều lệ nhỏ trong hệ thống ngân hàng với chỉ 3.000 tỷ đồng. Mạng lưới hoạt động của nhà băng này bao gồm 16 chi nhánh, 63 phòng giao dịch tại 15 tỉnh thành phố và 74 điểm ATM. PG Bank từng được lên kế hoạch sáp nhập vào VietinBank và HDBank nhưng đều không thành công.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Giá xăng giảm nhẹ về mức 20.470 đồng/lítTừ 15h ngày 3/7, xăng E5 RON 92 giảm 400 đồng/lít, xăng RON 95 giảm 590 đồng/lít. Tính từ đầu năm đến nay, mặt hàng này đã có 9 lần tăng, 7 lần giảm và ba lần giữ nguyên.
14:27 3/7/2023
Petrolimex điều chỉnh phương án thoái vốn toàn bộ tại BMFHĐQT Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam vừa ra nghị quyết điều chỉnh phương án thoái vốn đầu tư của Tập đoàn tại Công ty BMF.
16:00 2/7/2023
Bị phạt 150 triệu đồng do bán xăng không đảm bảo chất lượngMột doanh nghiệp xăng dầu tại tỉnh Tiền Giang vừa bị xử phạt gần 150 triệu đồng do buôn bán gần 3.000 lít xăng không đảm bảo chất lượng.
15:24 29/6/2023 | PG Bank có chủ tịch và tổng giám đốc mới
Sau khi cổ đông lớn Petrolimex thoái vốn thành công hồi đầu tháng 4, PG Bank đã có những thay đổi lớn về mặt nhân sự ở thượng tầng lãnh đạo.
Hậu thoái vốn của Petrolimex, PGBank thay ghế nhiều nhân sự cấp cao. Ảnh: PGB.
Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) vừa công bố thông tin về việc thay đổi nhân sự cấp cao.
Theo đó, HĐQT nhà băng này đã quyết định chấp thuận việc miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT đối với ông Oliver Schwarzhaupt theo nguyện vọng cá nhân. Bên cạnh đó, PG Bank cũng miễn nhiệm chức danh Tổng giám đốc đối với ông Nguyễn Phi Hùng.
Ông Hùng rời ghế Tổng giám đốc PG Bank là để đảm nhiệm vai trò Chủ tịch HĐQT thay cho ông Oliver Schwarzhaupt từ ngày 2/7.
Theo giới thiệu của PG Bank, ông Nguyễn Phi Hùng tốt nghiệp thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Viện Công nghệ châu Á - AIT. Với trên 20 năm kinh nghiệm trong ngành tài chính ngân hàng, ông từng đảm nhiệm nhiều vị trí quản lý cấp cao của các ngân hàng như MSB, PG Bank, GPBank, Citibank...
Ông Hùng gia nhập PG Bank từ ngày 2/11/2020 với chức danh quyền Tổng giám đốc và được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc ngân hàng từ ngày 10/12 cùng năm. Đến tháng 7/2021, ông được bổ nhiệm là Thành viên HĐQT của PG Bank.
Cũng trong thông báo mới, HĐQT PG Bank cho biết đã bổ nhiệm ông Phạm Mạnh Thắng giữ vị trí Tổng giám đốc ngân hàng kể từ ngày 2/7. Trong đó, ông Thắng sinh năm 1962, chính là nhân sự đảm nhiệm vai trò Phó tổng giám đốc tại Vietcombank vừa nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1/5.
Ông Thắng có trình độ tiến sĩ Kinh tế tại Học viện Ngân hàng. Ông Thắng từng là Giám đốc Chi nhánh Vietcombank Hải Dương, đồng thời là Ủy viên Ban cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước tỉnh Hải Dương. Đến tháng 3/2014, ông được bổ nhiệm vào vị trí Phó tổng giám đốc Vietcombank và đảm nhiệm vai trò này đến khi nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1/5 vừa qua.
Trước đó, vào đầu tháng 4, Petrolimex đã thực hiện đấu giá thành công 120 triệu cổ phiếu PGB sở hữu tại PG Bank. Theo đó, một cá nhân và 3 tổ chức đã mua hết số cổ phiếu bán đấu giá này với giá trúng bình quân là 21.400 đồng/cp. Thương vụ thoái vốn hoàn tất giúp Petrolimex thu về số tiền hơn 2.568 tỷ đồng.
Hiện PG Bank vẫn thuộc nhóm ngân hàng thương mại có vốn điều lệ nhỏ trong hệ thống ngân hàng với chỉ 3.000 tỷ đồng. Mạng lưới hoạt động của nhà băng này bao gồm 16 chi nhánh, 63 phòng giao dịch tại 15 tỉnh thành phố và 74 điểm ATM. PG Bank từng được lên kế hoạch sáp nhập vào VietinBank và HDBank nhưng đều không thành công.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Giá xăng giảm nhẹ về mức 20.470 đồng/lítTừ 15h ngày 3/7, xăng E5 RON 92 giảm 400 đồng/lít, xăng RON 95 giảm 590 đồng/lít. Tính từ đầu năm đến nay, mặt hàng này đã có 9 lần tăng, 7 lần giảm và ba lần giữ nguyên.
14:27 3/7/2023
Petrolimex điều chỉnh phương án thoái vốn toàn bộ tại BMFHĐQT Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam vừa ra nghị quyết điều chỉnh phương án thoái vốn đầu tư của Tập đoàn tại Công ty BMF.
16:00 2/7/2023
Bị phạt 150 triệu đồng do bán xăng không đảm bảo chất lượngMột doanh nghiệp xăng dầu tại tỉnh Tiền Giang vừa bị xử phạt gần 150 triệu đồng do buôn bán gần 3.000 lít xăng không đảm bảo chất lượng.
15:24 29/6/2023 | |
NHNN lý giải quyết định giảm lãi suất điều hành lần thứ 4 | NHNN đã điều chỉnh giảm một loạt lãi suất điều hành nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế hồi phục. | Đây là thông tin vừa được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phát ra nhằm lý giải về quyết định điều chỉnh giảm thêm một loạt mức lãi suất điều hành, áp dụng từ ngày 19/6, đây cũng là đợt giảm lãi suất điều hành lần thứ 4 kể từ đầu năm đến nay.
Cụ thể, NHNN cho biết việc tiếp tục điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành là giải pháp linh hoạt, phù hợp với điều kiện thị trường hiện nay để thực hiện mục tiêu giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ quá trình phục hồi tăng trưởng kinh tế.
Qua đó, nhà điều hành chính sách tiền tệ cũng tiếp tục định hướng giảm mặt bằng lãi suất cho vay thị trường, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế.
Đồng thời, việc điều chỉnh giảm trần lãi suất tiền gửi bằng Đồng Việt Nam (VNĐ) các kỳ hạn 1-6 tháng cũng hỗ trợ các tổ chức tín dụng giảm chi phí đầu vào, từ đó có điều kiện thuận lợi tiếp tục giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng giảm chi phí tài chính.
Quyết định của NHNN trong việc giảm trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VNĐ của tổ chức tín dụng lần này cũng tạo điều kiện để doanh nghiệp và người dân có thể tiếp cận nguồn vốn vay chi phí thấp để phục vụ sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực ưu tiên, các lĩnh vực trọng yếu là động lực cho tăng trưởng kinh tế theo đúng chủ trương của Chính phủ.
Việc tiếp tục giảm lãi suất điều hành của NHNN sẽ xác lập xu hướng giảm lãi suất cho thị trường trong thời gian tới, qua đó định hướng tổ chức tín dụng mạnh dạn và quyết liệt hơn trong việc giảm lãi suất cho vay, đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phục hồi kinh tế.
Dù vậy, nhà điều hành chính sách tiền tệ cho biết sẽ không chủ quan với áp lực lạm phát trong bối cảnh lạm phát toàn cầu được dự báo còn tiếp tục duy trì ở mức cao; các Ngân hàng trung ương lớn vẫn tiếp tục tiến trình thắt chặt chính sách tiền tệ, neo giữ lãi suất ở mức cao.
Do đó, NHNN cho biết sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến trong nước, quốc tế, dự báo lạm phát và lãi suất thị trường để tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng có các giải pháp tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.
Cách đây vài giờ, NHNN vừa công bố 2 quyết định liên quan việc điều chỉnh một loạt mức lãi suất điều hành từ ngày 19/6 sau chỉ đạo của Thường trực Chính phủ. Như vậy, từ đầu năm đến nay, NHNN đã điều chỉnh 4 lần các mức lãi suất điều hành với tổng mức giảm 0,5-2%/năm.
Điều này góp phần tạo thêm nền tảng cho các tổ chức tín dụng tiếp tục giảm lãi suất cho vay và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế.
Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành lần thứ 4NHNN vừa có quyết định điều chỉnh giảm thêm một loạt mức lãi suất điều hành, áp dụng từ ngày 19/6, đánh dấu đợt giảm lãi suất điều hành lần thứ 4 từ đầu năm 2023.
13:47 16/6/2023
Chính phủ yêu cầu NHNN giảm lãi suất điều hành ngay trong tháng 6Thường trực Chính phủ yêu cầu NHNN thực hiện đồng bộ, hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ, có ngay các giải pháp thiết thực, cụ thể để giảm mặt bằng lãi suất.
10:45 16/6/2023
Fed ngừng tăng lãi suấtLần đầu tiên kể từ tháng 3 năm ngoái, Fed giữ nguyên lãi suất điều hành trong cuộc họp chính sách. Nhưng cơ quan này cũng dự báo về việc tăng lãi suất 2 lần nữa trong năm nay.
07:27 15/6/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | NHNN lý giải quyết định giảm lãi suất điều hành lần thứ 4
NHNN đã điều chỉnh giảm một loạt lãi suất điều hành nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế hồi phục.
Đây là thông tin vừa được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phát ra nhằm lý giải về quyết định điều chỉnh giảm thêm một loạt mức lãi suất điều hành, áp dụng từ ngày 19/6, đây cũng là đợt giảm lãi suất điều hành lần thứ 4 kể từ đầu năm đến nay.
Cụ thể, NHNN cho biết việc tiếp tục điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành là giải pháp linh hoạt, phù hợp với điều kiện thị trường hiện nay để thực hiện mục tiêu giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ quá trình phục hồi tăng trưởng kinh tế.
Qua đó, nhà điều hành chính sách tiền tệ cũng tiếp tục định hướng giảm mặt bằng lãi suất cho vay thị trường, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế.
Đồng thời, việc điều chỉnh giảm trần lãi suất tiền gửi bằng Đồng Việt Nam (VNĐ) các kỳ hạn 1-6 tháng cũng hỗ trợ các tổ chức tín dụng giảm chi phí đầu vào, từ đó có điều kiện thuận lợi tiếp tục giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng giảm chi phí tài chính.
Quyết định của NHNN trong việc giảm trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VNĐ của tổ chức tín dụng lần này cũng tạo điều kiện để doanh nghiệp và người dân có thể tiếp cận nguồn vốn vay chi phí thấp để phục vụ sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực ưu tiên, các lĩnh vực trọng yếu là động lực cho tăng trưởng kinh tế theo đúng chủ trương của Chính phủ.
Việc tiếp tục giảm lãi suất điều hành của NHNN sẽ xác lập xu hướng giảm lãi suất cho thị trường trong thời gian tới, qua đó định hướng tổ chức tín dụng mạnh dạn và quyết liệt hơn trong việc giảm lãi suất cho vay, đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phục hồi kinh tế.
Dù vậy, nhà điều hành chính sách tiền tệ cho biết sẽ không chủ quan với áp lực lạm phát trong bối cảnh lạm phát toàn cầu được dự báo còn tiếp tục duy trì ở mức cao; các Ngân hàng trung ương lớn vẫn tiếp tục tiến trình thắt chặt chính sách tiền tệ, neo giữ lãi suất ở mức cao.
Do đó, NHNN cho biết sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến trong nước, quốc tế, dự báo lạm phát và lãi suất thị trường để tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng có các giải pháp tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.
Cách đây vài giờ, NHNN vừa công bố 2 quyết định liên quan việc điều chỉnh một loạt mức lãi suất điều hành từ ngày 19/6 sau chỉ đạo của Thường trực Chính phủ. Như vậy, từ đầu năm đến nay, NHNN đã điều chỉnh 4 lần các mức lãi suất điều hành với tổng mức giảm 0,5-2%/năm.
Điều này góp phần tạo thêm nền tảng cho các tổ chức tín dụng tiếp tục giảm lãi suất cho vay và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế.
Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành lần thứ 4NHNN vừa có quyết định điều chỉnh giảm thêm một loạt mức lãi suất điều hành, áp dụng từ ngày 19/6, đánh dấu đợt giảm lãi suất điều hành lần thứ 4 từ đầu năm 2023.
13:47 16/6/2023
Chính phủ yêu cầu NHNN giảm lãi suất điều hành ngay trong tháng 6Thường trực Chính phủ yêu cầu NHNN thực hiện đồng bộ, hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ, có ngay các giải pháp thiết thực, cụ thể để giảm mặt bằng lãi suất.
10:45 16/6/2023
Fed ngừng tăng lãi suấtLần đầu tiên kể từ tháng 3 năm ngoái, Fed giữ nguyên lãi suất điều hành trong cuộc họp chính sách. Nhưng cơ quan này cũng dự báo về việc tăng lãi suất 2 lần nữa trong năm nay.
07:27 15/6/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | |
Lãi suất vay mua nhà đầu năm 2024 giảm mạnh | Một ngân hàng thương mại đang neo lãi suất cho khoản vay mua nhà ở mức 5,9%/năm. Đây cũng là mức lãi suất cho vay thấp nhất trên thị trường mà người mua nhà có thể nhận được. | Khảo sát lãi suất cho vay mua nhà tại 29 ngân hàng cho thấy hiện tại hầu hết nhà băng đều áp dụng 2 mức lãi suất với các khoản vay mua nhà của khách hàng cá nhân. Trong đó bao gồm mức lãi suất vay ưu đãi, được các nhà băng áp dụng cho khoản vay mới, với thời gian ân hạn từ 3 tháng đến 12 tháng.
Hết thời gian hưởng lãi suất ưu đãi này, khoản vay mua nhà sẽ phải chịu mức lãi suất thả nổi. Trong đó, biên độ điều chỉnh lãi suất cho vay giữa mức lãi suất ưu đãi và thả nổi ở các ngân hàng hiện phổ biến trong khoảng 2-3,5%/năm.
Lãi suất vay mua nhà đầu năm 2024 tiếp tục giảm sâu. Ảnh: Nam Khánh.
Lãi suất cho vay mua nhà thấp nhất nhiều năm
Tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2024 mới đây, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết lãi suất huy động và lãi suất cho vay mới của các ngân hàng thương mại đã giảm hơn 2%/năm so với cuối năm 2022.
Phó thống đốc đánh giá lãi suất cho vay đang thấp nhất trong vòng 20 năm qua và nhiều ngân hàng thương mại cho biết lãi suất không thể thấp hơn được nữa. Hiện tại còn rơi rớt lại những khoản lãi suất cao là của những kỳ hạn trước đây khi ngân hàng thương mại huy động vốn với lãi suất cao.
Tuy nhiên, ông Đào Minh Tú khẳng định đến năm 2024 sẽ không còn duy trì được mức này (lãi suất cao với các khoản vay cũ - PV) nữa.
Cũng theo khảo sát, lãi suất ưu đãi vay mua nhà của nhóm ngân hàng quốc doanh đã được điều chỉnh giảm mạnh. Hiện lãi suất cho vay mua nhà tại BIDV chỉ còn 6,5%/năm và VietinBank ở mức 6,4%/năm, áp dụng trong thời gian đầu được ưu đãi lãi suất.
Trong khi đó, Vietcombank cũng đưa lãi suất vay mua nhà xuống mức 6,7%/năm, được cố định trong 18 tháng đầu tiên. Sau đó tăng lên 6,8%/năm cho 2 năm tiếp theo và 7,5% (cho 3 năm), 9,5% (cho 5 năm), 10,5% (cho 7 năm). Sau 10 năm, lãi suất cố định ở 11%/năm. Hết thời gian ưu đãi, lãi suất cho vay được tính bằng lãi suất tiết kiệm 12 tháng cộng với biên độ 3,5%. Tuy nhiên, các nhà băng này thường đính kèm điều kiện lãi suất thả nổi sẽ không thấp hơn lãi suất cho vay tối thiểu từng thời kỳ tại ngân hàng.
Lãi suất cho vay mua nhà cao nhất nhóm ngân hàng quốc doanh hiện thuộc về Agribank với mức 7%/năm áp dụng với các khoản vay trung hạn, dài hạn. Thời gian áp dụng mức lãi suất vay ưu đãi này kéo dài từ 12 tháng đến 24 tháng. Bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1 năm nay.
Tại nhóm ngân hàng thương mại cổ phần, hiện mức lãi suất cho vay mua nhà dao động trong khoảng 5,9-10,5%/năm. Khi hết thời gian được hưởng lãi suất ưu đãi, khoản vay sẽ phải chịu mức lãi suất thả nổi, rơi vào khoảng 11-13%/năm.
Còn tại các ngân hàng có 100% vốn nước ngoài, mức lãi suất cho vay mua nhà đang dao động trong khoảng 6-9,75%/năm. Khi hết thời gian nhận ưu đãi vay, lãi suất thả nổi rơi vào khoảng 9-11,75%/năm.
Biểu lãi suất cho vay mua nhà tại các nhà băng, cập nhật trong ngày 7/1.
Vay mua nhà ở đâu lãi suất tốt nhất
Hiện mức lãi suất ưu đãi tốt nhất thị trường dành cho các khoản vay mua nhà phát sinh mới đang thuộc về VPBank. Theo đó, nhà băng này niêm yết mức lãi suất cho vay ưu đãi chỉ 5,9%/năm. Hết thời gian ưu đãi, lãi suất thả nổi sẽ được tính bằng lãi suất tham chiếu của ngân hàng cộng thêm 3%/năm.
Theo sau VPBank là các ngân hàng đang áp dụng mức lãi suất cho vay mua nhà rất cạnh tranh trên thị trường như UOB (6%/năm); GPBank (6,25%/năm); Sacombank (6,5%/năm); Shinhan Bank (6,6%/năm); HDBank, MSB (6,8%/năm)...
Còn ở nhóm giữa là các ngân hàng thương mại cổ phần lớn như ACB (8%/năm); MB, VIB (7,5%/năm). Nhóm nhà băng niêm yết mức lãi suất vay mua nhà trên 9%/năm hiện nay có thể tới Techcombank (10,5%/năm); HSBC (9,75%/năm); SeABank (9,29%/năm).
Ngoài ra, khách hàng có nhu cầu mua nhà tại các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ của NHNN cũng có thể tham khảo thêm việc vay tốn từ gói tín dụng 120.000 tỷ đồng.
Trong đó, điều kiện cho vay là các dự án cần thuộc danh mục được Bộ Xây dựng công bố. Đồng thời, bên vay thuộc diện được hưởng chính sách hỗ trợ và đáp ứng các điều kiện vay vốn theo quy định của pháp luật.
Hiện lãi suất vay mua nhà ở thuộc gói tín dụng 120.000 tỷ đồng được áp dụng ở mức 8,2%/năm đối với người mua nhà. Thời gian áp dụng kéo dài trong 5 năm kể từ ngày giải ngân.
Ngoài ra, các trường hợp vay mua nhà ở xã hội, có thể tham khảo thêm mức lãi suất cho vay ưu đãi tại các Ngân hàng Chính sách xã hội.
Hiện mức lãi suất cho vay ưu đãi mua nhà ở xã hội, xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa nhà để ở của các Ngân hàng Chính sách xã hội đang áp dụng là 4,8%/năm. Được biết, mức lãi suất này sẽ áp dụng đến hết ngày 31/12.
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về doanh nhân, câu chuyện kinh doanh, khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, kinh nghiệm quản trị... tại Tủ sách doanh nhân. Những cuốn sách được chia sẻ bởi các doanh nhân nổi tiếng thế giới như Bill Gate, Warren Buffett, Elon Musk...
SCB thanh lý 23 xe chở tiền giá chưa đến 4 tỷ đồngSCB thông báo thanh lý lô 23 ôtô chuyên dụng dùng để chở tiền với giá khởi điểm 3,98 tỷ đồng. Tất cả đều mang biển số TP.HCM, đăng ký trong giai đoạn 2004-2011.
17:39 7/1/2024
TP.HCM dự kiến đấu giá 3 lô 'đất vàng' tại Thủ ThiêmNăm 2024 và các năm tiếp theo, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM sẽ xây dựng kế hoạch đấu giá đối với các khu đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP Thủ Đức và các khu vực khác.
16:09 7/1/2024
Một số nhà đầu tư muốn tham gia cơ cấu lại SCBNgân hàng Nhà nước đang nghiên cứu đề nghị tham gia cơ cấu lại SCB của một số nhà đầu tư để trình Chính phủ phương án tái cơ cấu nhà băng này.
16:04 7/1/2024 | Lãi suất vay mua nhà đầu năm 2024 giảm mạnh
Một ngân hàng thương mại đang neo lãi suất cho khoản vay mua nhà ở mức 5,9%/năm. Đây cũng là mức lãi suất cho vay thấp nhất trên thị trường mà người mua nhà có thể nhận được.
Khảo sát lãi suất cho vay mua nhà tại 29 ngân hàng cho thấy hiện tại hầu hết nhà băng đều áp dụng 2 mức lãi suất với các khoản vay mua nhà của khách hàng cá nhân. Trong đó bao gồm mức lãi suất vay ưu đãi, được các nhà băng áp dụng cho khoản vay mới, với thời gian ân hạn từ 3 tháng đến 12 tháng.
Hết thời gian hưởng lãi suất ưu đãi này, khoản vay mua nhà sẽ phải chịu mức lãi suất thả nổi. Trong đó, biên độ điều chỉnh lãi suất cho vay giữa mức lãi suất ưu đãi và thả nổi ở các ngân hàng hiện phổ biến trong khoảng 2-3,5%/năm.
Lãi suất vay mua nhà đầu năm 2024 tiếp tục giảm sâu. Ảnh: Nam Khánh.
Lãi suất cho vay mua nhà thấp nhất nhiều năm
Tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2024 mới đây, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết lãi suất huy động và lãi suất cho vay mới của các ngân hàng thương mại đã giảm hơn 2%/năm so với cuối năm 2022.
Phó thống đốc đánh giá lãi suất cho vay đang thấp nhất trong vòng 20 năm qua và nhiều ngân hàng thương mại cho biết lãi suất không thể thấp hơn được nữa. Hiện tại còn rơi rớt lại những khoản lãi suất cao là của những kỳ hạn trước đây khi ngân hàng thương mại huy động vốn với lãi suất cao.
Tuy nhiên, ông Đào Minh Tú khẳng định đến năm 2024 sẽ không còn duy trì được mức này (lãi suất cao với các khoản vay cũ - PV) nữa.
Cũng theo khảo sát, lãi suất ưu đãi vay mua nhà của nhóm ngân hàng quốc doanh đã được điều chỉnh giảm mạnh. Hiện lãi suất cho vay mua nhà tại BIDV chỉ còn 6,5%/năm và VietinBank ở mức 6,4%/năm, áp dụng trong thời gian đầu được ưu đãi lãi suất.
Trong khi đó, Vietcombank cũng đưa lãi suất vay mua nhà xuống mức 6,7%/năm, được cố định trong 18 tháng đầu tiên. Sau đó tăng lên 6,8%/năm cho 2 năm tiếp theo và 7,5% (cho 3 năm), 9,5% (cho 5 năm), 10,5% (cho 7 năm). Sau 10 năm, lãi suất cố định ở 11%/năm. Hết thời gian ưu đãi, lãi suất cho vay được tính bằng lãi suất tiết kiệm 12 tháng cộng với biên độ 3,5%. Tuy nhiên, các nhà băng này thường đính kèm điều kiện lãi suất thả nổi sẽ không thấp hơn lãi suất cho vay tối thiểu từng thời kỳ tại ngân hàng.
Lãi suất cho vay mua nhà cao nhất nhóm ngân hàng quốc doanh hiện thuộc về Agribank với mức 7%/năm áp dụng với các khoản vay trung hạn, dài hạn. Thời gian áp dụng mức lãi suất vay ưu đãi này kéo dài từ 12 tháng đến 24 tháng. Bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1 năm nay.
Tại nhóm ngân hàng thương mại cổ phần, hiện mức lãi suất cho vay mua nhà dao động trong khoảng 5,9-10,5%/năm. Khi hết thời gian được hưởng lãi suất ưu đãi, khoản vay sẽ phải chịu mức lãi suất thả nổi, rơi vào khoảng 11-13%/năm.
Còn tại các ngân hàng có 100% vốn nước ngoài, mức lãi suất cho vay mua nhà đang dao động trong khoảng 6-9,75%/năm. Khi hết thời gian nhận ưu đãi vay, lãi suất thả nổi rơi vào khoảng 9-11,75%/năm.
Biểu lãi suất cho vay mua nhà tại các nhà băng, cập nhật trong ngày 7/1.
Vay mua nhà ở đâu lãi suất tốt nhất
Hiện mức lãi suất ưu đãi tốt nhất thị trường dành cho các khoản vay mua nhà phát sinh mới đang thuộc về VPBank. Theo đó, nhà băng này niêm yết mức lãi suất cho vay ưu đãi chỉ 5,9%/năm. Hết thời gian ưu đãi, lãi suất thả nổi sẽ được tính bằng lãi suất tham chiếu của ngân hàng cộng thêm 3%/năm.
Theo sau VPBank là các ngân hàng đang áp dụng mức lãi suất cho vay mua nhà rất cạnh tranh trên thị trường như UOB (6%/năm); GPBank (6,25%/năm); Sacombank (6,5%/năm); Shinhan Bank (6,6%/năm); HDBank, MSB (6,8%/năm)...
Còn ở nhóm giữa là các ngân hàng thương mại cổ phần lớn như ACB (8%/năm); MB, VIB (7,5%/năm). Nhóm nhà băng niêm yết mức lãi suất vay mua nhà trên 9%/năm hiện nay có thể tới Techcombank (10,5%/năm); HSBC (9,75%/năm); SeABank (9,29%/năm).
Ngoài ra, khách hàng có nhu cầu mua nhà tại các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ của NHNN cũng có thể tham khảo thêm việc vay tốn từ gói tín dụng 120.000 tỷ đồng.
Trong đó, điều kiện cho vay là các dự án cần thuộc danh mục được Bộ Xây dựng công bố. Đồng thời, bên vay thuộc diện được hưởng chính sách hỗ trợ và đáp ứng các điều kiện vay vốn theo quy định của pháp luật.
Hiện lãi suất vay mua nhà ở thuộc gói tín dụng 120.000 tỷ đồng được áp dụng ở mức 8,2%/năm đối với người mua nhà. Thời gian áp dụng kéo dài trong 5 năm kể từ ngày giải ngân.
Ngoài ra, các trường hợp vay mua nhà ở xã hội, có thể tham khảo thêm mức lãi suất cho vay ưu đãi tại các Ngân hàng Chính sách xã hội.
Hiện mức lãi suất cho vay ưu đãi mua nhà ở xã hội, xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa nhà để ở của các Ngân hàng Chính sách xã hội đang áp dụng là 4,8%/năm. Được biết, mức lãi suất này sẽ áp dụng đến hết ngày 31/12.
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về doanh nhân, câu chuyện kinh doanh, khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, kinh nghiệm quản trị... tại Tủ sách doanh nhân. Những cuốn sách được chia sẻ bởi các doanh nhân nổi tiếng thế giới như Bill Gate, Warren Buffett, Elon Musk...
SCB thanh lý 23 xe chở tiền giá chưa đến 4 tỷ đồngSCB thông báo thanh lý lô 23 ôtô chuyên dụng dùng để chở tiền với giá khởi điểm 3,98 tỷ đồng. Tất cả đều mang biển số TP.HCM, đăng ký trong giai đoạn 2004-2011.
17:39 7/1/2024
TP.HCM dự kiến đấu giá 3 lô 'đất vàng' tại Thủ ThiêmNăm 2024 và các năm tiếp theo, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM sẽ xây dựng kế hoạch đấu giá đối với các khu đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP Thủ Đức và các khu vực khác.
16:09 7/1/2024
Một số nhà đầu tư muốn tham gia cơ cấu lại SCBNgân hàng Nhà nước đang nghiên cứu đề nghị tham gia cơ cấu lại SCB của một số nhà đầu tư để trình Chính phủ phương án tái cơ cấu nhà băng này.
16:04 7/1/2024 | |
Trung Quốc thúc giục các ngân hàng lớn hạ lãi suất tiền gửi | Việc cắt giảm lãi suất huy động sẽ cởi bỏ áp lực chi phí cho các ngân hàng lớn nhất Trung Quốc, từ đó cho phép họ cắt giảm lãi suất cho vay và thúc đẩy tiêu dùng. | Theo nguồn tin của Bloomberg, chính quyền Trung Quốc đã yêu cầu các ngân hàng lớn nhất đất nước hạ lãi suất huy động ít nhất là lần thứ 2 trong vòng chưa đầy một năm. Động thái này nhằm thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế thứ hai thế giới.
Cụ thể, vào tuần trước, các ngân hàng quốc doanh bao gồm Bank of China, Industrial & Commercial Bank of China và Bank of Communications đã được kêu gọi cắt giảm lãi suất đối với một loạt sản phẩm, trong đó có 5 điểm cơ bản đối với tiền gửi không kỳ hạn, ít nhất 10 điểm cơ bản đối với tiền gửi kỳ hạn 3 và 5 năm.
Các ngân hàng đang cân nhắc yêu cầu từ phía ngân hàng trung ương, và có thể điều chỉnh lãi suất sớm nhất trong tuần này. Nguồn tin của Bloomberg cho biết yêu cầu này là không bắt buộc.
Các ngân hàng lớn nhất Trung Quốc đã được kêu gọi cắt giảm lãi suất đối với một loạt sản phẩm tiền gửi. Ảnh: Bloomberg.
Nỗ lực thúc đẩy kinh tế
Các nhà băng lớn của Trung Quốc hiện trả lãi 0,25%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn, 2,6%/năm đối với tiền gửi kỳ hạn 3 năm và 2,65%/năm đối với tiền gửi kỳ hạn 5 năm.
Việc cắt giảm lãi suất huy động sẽ cởi bỏ áp lực cho các ngân hàng lớn nhất Trung Quốc, vốn đang tìm cách cân bằng giữa lợi nhuận và các chỉ thị từ phía Bắc Kinh nhằm thúc đẩy cho vay để hỗ trợ nền kinh tế.
Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra một loạt biện pháp thúc đẩy nền kinh tế sau 3 năm đối phó với đại dịch, cuộc trấn áp đối với ngành công nghệ và bất động sản của nước này.
Industrial & Commercial Bank of China nằm trong số các ngân hàng quốc doanh lớn được kêu gọi cắt giảm lãi suất tiền gửi. Ảnh: Bloomberg.
Các dữ liệu kinh tế mới nhất cho thấy đà phục hồi kinh tế đã giảm tốc. Giới chức Bắc Kinh đang tìm cách thúc đẩy hoạt động tín dụng để hỗ trợ nền kinh tế.
Sau khi tăng đột biến trong quý I, hoạt động tín dụng và các khoản vay mới đã suy yếu trong tháng 4 do người tiêu dùng và doanh nghiệp hạn chế vay mượn.
Thay vì vay nợ nhiều hơn, các hộ gia đình đang tăng tiết kiệm và thậm chí trả nợ trước hạn khoản vay mua nhà. Trong khi đó, các doanh nghiệp đối mặt với tình trạng nhu cầu sụt giảm kéo tụt lợi nhuận.
Vì sao người tiêu dùng Trung Quốc ngại chi tiêu?
Niềm tin của người tiêu dùng Trung Quốc đã bị bào mòn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Dư nợ tiêu dùng ngắn hạn giảm mạnh so với mức đỉnh hồi cuối năm 2019. Thay vào đó, khoản tiết kiệm của các hộ gia đình phình to.
Theo chuyên gia phân tích Judy Zhang của Citigroup, các chủ nhà Trung Quốc có thể đã trả trước 4.680 tỷ nhân dân tệ khoản vay thế chấp vào năm ngoái.
Bà cho biết một số người có thể tận dụng các khoản vay tiêu dùng và kinh doanh lãi suất thấp để trả nợ.
Tâm lý e ngại khiến người tiêu dùng Trung Quốc ngại chi tiêu, tăng tiết kiệm và tìm cách giảm bớt khoản vay. Ảnh: Reuters.
Đợt cắt giảm lãi suất huy động gần nhất đối với mọi sản phẩm tiền gửi của các ngân hàng lớn, bao gồm Industrial & Commercial Bank of China và Bank of China, là vào tháng 9/2015.
Sau đó, các nhà băng nhỏ hơn cũng đã cắt giảm lãi suất đối với một số sản phẩm tiền gửi kỳ hạn khác nhau.
Với việc hạ lãi suất huy động, chi phí của ngân hàng sẽ giảm đi. Điều này có thể cho phép họ cắt giảm lãi suất cho vay trong một thời gian.
Động thái này sẽ thúc đẩy người tiêu dùng và doanh nghiệp vay vốn. Thêm vào đó, lãi suất huy động giảm đi cũng khiến người tiêu dùng không còn muốn gửi tiết kiệm tại ngân hàng.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Fed sẽ làm gì tiếp theoMột quan chức Fed vừa tiết lộ về khả năng "bỏ quãng" tăng lãi suất, tức giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tháng 6 rồi đánh giá dữ liệu để tiếp tục điều chỉnh sau đó.
20:51 1/6/2023
Vũ Hán chật vật đòi nợTình hình tài chính của các chính quyền tỉnh, thành phố tại Trung Quốc đã xấu đi đáng kể sau đại dịch. Riêng Vũ Hán mắc kẹt trong khoản nợ khó đòi lên tới 14 triệu USD.
06:58 31/5/2023 | Trung Quốc thúc giục các ngân hàng lớn hạ lãi suất tiền gửi
Việc cắt giảm lãi suất huy động sẽ cởi bỏ áp lực chi phí cho các ngân hàng lớn nhất Trung Quốc, từ đó cho phép họ cắt giảm lãi suất cho vay và thúc đẩy tiêu dùng.
Theo nguồn tin của Bloomberg, chính quyền Trung Quốc đã yêu cầu các ngân hàng lớn nhất đất nước hạ lãi suất huy động ít nhất là lần thứ 2 trong vòng chưa đầy một năm. Động thái này nhằm thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế thứ hai thế giới.
Cụ thể, vào tuần trước, các ngân hàng quốc doanh bao gồm Bank of China, Industrial & Commercial Bank of China và Bank of Communications đã được kêu gọi cắt giảm lãi suất đối với một loạt sản phẩm, trong đó có 5 điểm cơ bản đối với tiền gửi không kỳ hạn, ít nhất 10 điểm cơ bản đối với tiền gửi kỳ hạn 3 và 5 năm.
Các ngân hàng đang cân nhắc yêu cầu từ phía ngân hàng trung ương, và có thể điều chỉnh lãi suất sớm nhất trong tuần này. Nguồn tin của Bloomberg cho biết yêu cầu này là không bắt buộc.
Các ngân hàng lớn nhất Trung Quốc đã được kêu gọi cắt giảm lãi suất đối với một loạt sản phẩm tiền gửi. Ảnh: Bloomberg.
Nỗ lực thúc đẩy kinh tế
Các nhà băng lớn của Trung Quốc hiện trả lãi 0,25%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn, 2,6%/năm đối với tiền gửi kỳ hạn 3 năm và 2,65%/năm đối với tiền gửi kỳ hạn 5 năm.
Việc cắt giảm lãi suất huy động sẽ cởi bỏ áp lực cho các ngân hàng lớn nhất Trung Quốc, vốn đang tìm cách cân bằng giữa lợi nhuận và các chỉ thị từ phía Bắc Kinh nhằm thúc đẩy cho vay để hỗ trợ nền kinh tế.
Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra một loạt biện pháp thúc đẩy nền kinh tế sau 3 năm đối phó với đại dịch, cuộc trấn áp đối với ngành công nghệ và bất động sản của nước này.
Industrial & Commercial Bank of China nằm trong số các ngân hàng quốc doanh lớn được kêu gọi cắt giảm lãi suất tiền gửi. Ảnh: Bloomberg.
Các dữ liệu kinh tế mới nhất cho thấy đà phục hồi kinh tế đã giảm tốc. Giới chức Bắc Kinh đang tìm cách thúc đẩy hoạt động tín dụng để hỗ trợ nền kinh tế.
Sau khi tăng đột biến trong quý I, hoạt động tín dụng và các khoản vay mới đã suy yếu trong tháng 4 do người tiêu dùng và doanh nghiệp hạn chế vay mượn.
Thay vì vay nợ nhiều hơn, các hộ gia đình đang tăng tiết kiệm và thậm chí trả nợ trước hạn khoản vay mua nhà. Trong khi đó, các doanh nghiệp đối mặt với tình trạng nhu cầu sụt giảm kéo tụt lợi nhuận.
Vì sao người tiêu dùng Trung Quốc ngại chi tiêu?
Niềm tin của người tiêu dùng Trung Quốc đã bị bào mòn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Dư nợ tiêu dùng ngắn hạn giảm mạnh so với mức đỉnh hồi cuối năm 2019. Thay vào đó, khoản tiết kiệm của các hộ gia đình phình to.
Theo chuyên gia phân tích Judy Zhang của Citigroup, các chủ nhà Trung Quốc có thể đã trả trước 4.680 tỷ nhân dân tệ khoản vay thế chấp vào năm ngoái.
Bà cho biết một số người có thể tận dụng các khoản vay tiêu dùng và kinh doanh lãi suất thấp để trả nợ.
Tâm lý e ngại khiến người tiêu dùng Trung Quốc ngại chi tiêu, tăng tiết kiệm và tìm cách giảm bớt khoản vay. Ảnh: Reuters.
Đợt cắt giảm lãi suất huy động gần nhất đối với mọi sản phẩm tiền gửi của các ngân hàng lớn, bao gồm Industrial & Commercial Bank of China và Bank of China, là vào tháng 9/2015.
Sau đó, các nhà băng nhỏ hơn cũng đã cắt giảm lãi suất đối với một số sản phẩm tiền gửi kỳ hạn khác nhau.
Với việc hạ lãi suất huy động, chi phí của ngân hàng sẽ giảm đi. Điều này có thể cho phép họ cắt giảm lãi suất cho vay trong một thời gian.
Động thái này sẽ thúc đẩy người tiêu dùng và doanh nghiệp vay vốn. Thêm vào đó, lãi suất huy động giảm đi cũng khiến người tiêu dùng không còn muốn gửi tiết kiệm tại ngân hàng.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Fed sẽ làm gì tiếp theoMột quan chức Fed vừa tiết lộ về khả năng "bỏ quãng" tăng lãi suất, tức giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tháng 6 rồi đánh giá dữ liệu để tiếp tục điều chỉnh sau đó.
20:51 1/6/2023
Vũ Hán chật vật đòi nợTình hình tài chính của các chính quyền tỉnh, thành phố tại Trung Quốc đã xấu đi đáng kể sau đại dịch. Riêng Vũ Hán mắc kẹt trong khoản nợ khó đòi lên tới 14 triệu USD.
06:58 31/5/2023 | |
Thêm nhiều ngân hàng tung gói vay giảm lãi suất | Các ngân hàng đã tung ra một loạt gói vay ưu đãi lãi suất nhằm kích cầu tín dụng, giúp người dân, doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, kinh doanh thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. | Nhiều ngân hàng tiếp tục tung ra các gói tín dụng ưu đãi lãi suất nhằm kích cầu tín dụng. Ảnh: Chí Hùng.
Sau khi Ngân hàng Nhà nước tiếp tục phát đi thông điệp khuyến khích các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay, các nhà băng đã liên tiếp công bố nhiều gói tín dụng với lãi suất ưu đãi nhằm đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng.
Mới nhất, LPBank thông báo tiếp tục giảm lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh ngắn hạn áp dụng đến ngày 31/7. Đây cũng là gói vay ưu đãi lãi suất thứ 3 của nhà băng này trong chưa đầy một tháng trở lại đây.
Cụ thể, LPBank cho biết sẽ dành 8.000 tỷ đồng triển khai chương trình cho vay ưu đãi lãi suất với khách hàng cá nhân (hạn mức 3.000 tỷ đồng) và khách hàng doanh nghiệp (hạn mức 5.000 tỷ đồng). Mức lãi suất của gói vay này sẽ là 7,5%/năm với khách hàng doanh nghiệp và 8,5%/năm với khách hàng cá nhân.
Trước đó, ngày 9/5, nhà băng này cũng công bố gói ưu đãi giảm lãi suất cho vay VNĐ và USD.
OCB cũng đang triển khai gói cho vay ưu đãi lãi suất cố định dành cho nhóm khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), quy mô 2.000 tỷ đồng. Theo đó, khi doanh nghiệp vay ngắn hạn dưới 6 tháng, lãi suất cho vay sẽ được duy trì cố định ở mức 8,15%/năm cho toàn bộ thời gian vay. Với kỳ hạn vay 6-12 tháng, lãi suất cố định là 8,65%/năm trong 6 tháng đầu.
Với các khoản vay trung và dài hạn, OCB đưa ra mức lãi suất cố định 11,15%/năm trong 6 tháng đầu để hỗ trợ khách hàng.
Riêng nhóm khách hàng doanh nghiệp xuất nhập khẩu, OCB dành 500 tỷ đồng cho vay với lãi suất chỉ từ 7,99%/năm. Trường hợp vay bằng USD, lãi suất nhà băng này đưa ra giảm đến 2,7 điểm % so với mức thông thường. Hiện gói cho vay ưu đãi lãi suất kể trên vẫn được OCB áp dụng đến khi hết doanh số giải ngân hoặc đến hết ngày 31/12.
Trong thông báo gửi khách hàng, Techcombank cho biết ngân hàng cũng đang áp dụng chương trình ưu đãi lãi suất vay năm 2023 với các sản phẩm vay mua bất động sản và ôtô.
Cụ thể, ngân hàng này đưa ra mức lãi suất ưu đãi thời gian đầu cho các khoản vay mua bất động sản lần lượt là 9,6%/năm; 10%/năm; 10,3%/năm và 10,6%/năm, áp dụng trong khoảng 6; 12; 18 và 24 tháng đầu của khoản vay. Tỷ lệ vay tối đa là 80% giá trị tài sản và kỳ hạn vay tối đa là 35 năm.
Tương tự, với gói vay mua ôtô, khách hàng sẽ được hưởng mức lãi suất 9,99%/năm; 10,8%/năm; 11%/năm và 11,2%/năm, tương ứng với giai đoạn đầu 6; 12; 18 và 24 tháng của khoản vay. Tỷ lệ vay tối đa cũng là 80% giá trị xe và thời gian vay tối đa là 8 năm.
Ngoài ra, nhà băng này cũng sẽ giảm thêm 0,5-1,6 điểm % lãi suất cho các khách hàng VIP.
Trong lĩnh vực cho vay mua bất động sản và mua ôtô, Shinhan Việt Nam cũng đang triển khai gói vay mua nhà với lãi suất và kỳ hạn linh hoạt. Trong đó, khách hàng có thể vay kỳ hạn 60 tháng với lãi suất cố định 7,99%/năm trong 6 tháng đầu; 9,8%/năm trong 12 tháng đầu; 10%/năm trong 24 tháng đầu và 10,1%/năm trong 36 tháng đầu.
Khi vay mua ôtô, khách hàng được chọn mức lãi suất cố định 10,59%/năm trong toàn thời gian vay. Ngoài ra, khách hàng có thể chọn gói vay cố định lãi suất trong 12 tháng đầu ở 9,9%/năm.
Ngoài nhóm ngân hàng kể trên, hiện các ngân hàng quy mô lớn như Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank đều đang áp dụng các gói tín dụng giảm lãi suất với quy mô hàng trăm nghìn tỷ đồng.
Trong đó, Agribank có gói tín dụng ưu đãi lãi suất với quy mô 100.000 tỷ đồng và 500 triệu USD. Các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, có nhu cầu vay ngắn hạn (dưới 12 tháng) sẽ được vay lãi suất ưu đãi thấp hơn 1,5 điểm % (bằng VNĐ) và 1 điểm % (bằng USD) so với mức lãi suất hiện hành.
Vietcombank cũng dành 100.000 tỷ đồng cho vay sản xuất, kinh doanh ngắn hạn với khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh. Trong đó, lãi suất với khoản vay có thời hạn dưới 3 tháng là 7,5%/năm; vay 3 đến dưới 6 tháng có lãi suất 7,8%/năm; từ 6 đến dưới 9 tháng, lãi suất 8,3%/năm; từ 9 đến dưới 12 tháng, lãi suất 8,6%/năm; và kỳ hạn 12 tháng áp dụng lãi suất 8,8%/năm.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
HoSE lãi gần 2.000 tỷ đồngDoanh thu và lợi nhuận của sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất cả nước bị suy giảm hơn 23% do thị trường chung kém sắc trong năm ngoái.
11:21 9/6/2023
Đằng sau cuộc suy thoái của khu vực đồng euroKinh tế của khu vực đồng euro được ước tính tăng trưởng nhẹ trong quý đầu năm, nhưng các dữ liệu mới nhất cho thấy khu vực này đã rơi vào suy thoái kỹ thuật.
10:00 9/6/2023 | Thêm nhiều ngân hàng tung gói vay giảm lãi suất
Các ngân hàng đã tung ra một loạt gói vay ưu đãi lãi suất nhằm kích cầu tín dụng, giúp người dân, doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, kinh doanh thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Nhiều ngân hàng tiếp tục tung ra các gói tín dụng ưu đãi lãi suất nhằm kích cầu tín dụng. Ảnh: Chí Hùng.
Sau khi Ngân hàng Nhà nước tiếp tục phát đi thông điệp khuyến khích các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay, các nhà băng đã liên tiếp công bố nhiều gói tín dụng với lãi suất ưu đãi nhằm đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng.
Mới nhất, LPBank thông báo tiếp tục giảm lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh ngắn hạn áp dụng đến ngày 31/7. Đây cũng là gói vay ưu đãi lãi suất thứ 3 của nhà băng này trong chưa đầy một tháng trở lại đây.
Cụ thể, LPBank cho biết sẽ dành 8.000 tỷ đồng triển khai chương trình cho vay ưu đãi lãi suất với khách hàng cá nhân (hạn mức 3.000 tỷ đồng) và khách hàng doanh nghiệp (hạn mức 5.000 tỷ đồng). Mức lãi suất của gói vay này sẽ là 7,5%/năm với khách hàng doanh nghiệp và 8,5%/năm với khách hàng cá nhân.
Trước đó, ngày 9/5, nhà băng này cũng công bố gói ưu đãi giảm lãi suất cho vay VNĐ và USD.
OCB cũng đang triển khai gói cho vay ưu đãi lãi suất cố định dành cho nhóm khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), quy mô 2.000 tỷ đồng. Theo đó, khi doanh nghiệp vay ngắn hạn dưới 6 tháng, lãi suất cho vay sẽ được duy trì cố định ở mức 8,15%/năm cho toàn bộ thời gian vay. Với kỳ hạn vay 6-12 tháng, lãi suất cố định là 8,65%/năm trong 6 tháng đầu.
Với các khoản vay trung và dài hạn, OCB đưa ra mức lãi suất cố định 11,15%/năm trong 6 tháng đầu để hỗ trợ khách hàng.
Riêng nhóm khách hàng doanh nghiệp xuất nhập khẩu, OCB dành 500 tỷ đồng cho vay với lãi suất chỉ từ 7,99%/năm. Trường hợp vay bằng USD, lãi suất nhà băng này đưa ra giảm đến 2,7 điểm % so với mức thông thường. Hiện gói cho vay ưu đãi lãi suất kể trên vẫn được OCB áp dụng đến khi hết doanh số giải ngân hoặc đến hết ngày 31/12.
Trong thông báo gửi khách hàng, Techcombank cho biết ngân hàng cũng đang áp dụng chương trình ưu đãi lãi suất vay năm 2023 với các sản phẩm vay mua bất động sản và ôtô.
Cụ thể, ngân hàng này đưa ra mức lãi suất ưu đãi thời gian đầu cho các khoản vay mua bất động sản lần lượt là 9,6%/năm; 10%/năm; 10,3%/năm và 10,6%/năm, áp dụng trong khoảng 6; 12; 18 và 24 tháng đầu của khoản vay. Tỷ lệ vay tối đa là 80% giá trị tài sản và kỳ hạn vay tối đa là 35 năm.
Tương tự, với gói vay mua ôtô, khách hàng sẽ được hưởng mức lãi suất 9,99%/năm; 10,8%/năm; 11%/năm và 11,2%/năm, tương ứng với giai đoạn đầu 6; 12; 18 và 24 tháng của khoản vay. Tỷ lệ vay tối đa cũng là 80% giá trị xe và thời gian vay tối đa là 8 năm.
Ngoài ra, nhà băng này cũng sẽ giảm thêm 0,5-1,6 điểm % lãi suất cho các khách hàng VIP.
Trong lĩnh vực cho vay mua bất động sản và mua ôtô, Shinhan Việt Nam cũng đang triển khai gói vay mua nhà với lãi suất và kỳ hạn linh hoạt. Trong đó, khách hàng có thể vay kỳ hạn 60 tháng với lãi suất cố định 7,99%/năm trong 6 tháng đầu; 9,8%/năm trong 12 tháng đầu; 10%/năm trong 24 tháng đầu và 10,1%/năm trong 36 tháng đầu.
Khi vay mua ôtô, khách hàng được chọn mức lãi suất cố định 10,59%/năm trong toàn thời gian vay. Ngoài ra, khách hàng có thể chọn gói vay cố định lãi suất trong 12 tháng đầu ở 9,9%/năm.
Ngoài nhóm ngân hàng kể trên, hiện các ngân hàng quy mô lớn như Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank đều đang áp dụng các gói tín dụng giảm lãi suất với quy mô hàng trăm nghìn tỷ đồng.
Trong đó, Agribank có gói tín dụng ưu đãi lãi suất với quy mô 100.000 tỷ đồng và 500 triệu USD. Các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, có nhu cầu vay ngắn hạn (dưới 12 tháng) sẽ được vay lãi suất ưu đãi thấp hơn 1,5 điểm % (bằng VNĐ) và 1 điểm % (bằng USD) so với mức lãi suất hiện hành.
Vietcombank cũng dành 100.000 tỷ đồng cho vay sản xuất, kinh doanh ngắn hạn với khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh. Trong đó, lãi suất với khoản vay có thời hạn dưới 3 tháng là 7,5%/năm; vay 3 đến dưới 6 tháng có lãi suất 7,8%/năm; từ 6 đến dưới 9 tháng, lãi suất 8,3%/năm; từ 9 đến dưới 12 tháng, lãi suất 8,6%/năm; và kỳ hạn 12 tháng áp dụng lãi suất 8,8%/năm.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
HoSE lãi gần 2.000 tỷ đồngDoanh thu và lợi nhuận của sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất cả nước bị suy giảm hơn 23% do thị trường chung kém sắc trong năm ngoái.
11:21 9/6/2023
Đằng sau cuộc suy thoái của khu vực đồng euroKinh tế của khu vực đồng euro được ước tính tăng trưởng nhẹ trong quý đầu năm, nhưng các dữ liệu mới nhất cho thấy khu vực này đã rơi vào suy thoái kỹ thuật.
10:00 9/6/2023 | |
Chủ vận hành đường sắt Cát Linh - Hà Đông lần đầu có lãi gần 100 tỷ | Năm thứ hai vận hành tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Hanoi Metro ghi nhận lãi ròng gần 100 tỷ đồng, trong khi năm 2021 lỗ 64 tỷ đồng. | Năm 2022, Hanoi Metro lãi sau thuế gần 97 tỷ đồng, trong khi năm 2021 lỗ 64 tỷ đồng. Ảnh: Ngọc Tân.
Trong báo cáo tài chính năm 2022 của Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) - đơn vị vận hành tàu chạy tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực cả về doanh thu lẫn lợi nhuận.
Cụ thể, năm 2022, đơn vị này đạt doanh thu thuần hơn 483 tỷ đồng, tăng gấp 7 lần so với doanh thu năm 2021 là gần 69 tỷ đồng. Đáng chú ý, trong đó, chủ yếu là doanh thu trợ giá 417 tỷ đồng, chiếm 86% còn lại hoạt động cung cấp dịch vụ bán vé là gần 66 tỷ đồng, chiếm 14%.
Sau khi trừ đi các chi phí, năm 2022, Hanoi Metro lãi sau thuế gần 97 tỷ đồng, trong khi năm 2021 lỗ 64 tỷ đồng.
Trước đó, doanh nghiệp này đặt mục tiêu doanh thu năm 2022 đạt 476 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hơn 17 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc năm, công ty đã hoàn thành vượt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận đã đề ra.
Tính đến cuối năm 2022, tổng tài sản của đơn vị quản lý đoàn tàu chạy tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đạt 3.016 tỷ đồng, tăng hơn 6% so với đầu năm 2022. Trong đó, chủ yếu là tài sản dài hạn hơn 2.500 tỷ đồng.
Đơn vị vận hành tàu điện còn khoản nợ phải trả hơn 3.049 tỷ đồng, chủ yếu nợ phải trả ngắn hạn. Đáng chú ý, công ty nợ người lao động gần 14 tỷ đồng, trong khi năm ngoái chỉ nợ gần 4 tỷ. Vốn chủ sở hữu vẫn âm gần 33 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức âm hơn 129 tỷ năm 2021.
LỢI NHUẬN CỦA HANOI METRO QUA CÁC NĂM Nguồn: BCTC DN Nhãn20152016201720182019202020212022 Lợi nhuận -3.9-9.1-9.6-9.8-22.6-63.7-37.896.8
Năm 2023, Hanoi Metro đặt mục tiêu doanh thu 519 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế chỉ gần 5,7 tỷ đồng, giảm mạnh so với kết quả thực hiện được năm 2022. Sản lượng hành khách trong năm dự kiến đạt 10,7 triệu hành khách với lượt tàu chở khách là 81.316 lượt.
Theo Hanoi Metro, trong quý I, tuyến đường sắt đô thị 2A Cát Linh - Hà Đông đã vận chuyển được hơn 2,65 triệu lượt hành khách, tăng 262% so với cùng kỳ năm 2022. Bình quân mỗi ngày, tuyến phục vụ trên 32.000 lượt hành khách, ngày cuối tuần phục vụ 26.000-28.000 lượt hành khách.
Hanoi Metro chính thức hoạt động từ tháng 6/2015 do Nhà nước nắm giữ 100% vốn, đến hết năm 2022, công ty đang có 667 nhân viên. Trước đó, theo báo cáo tài chính năm 2021 của Hanoi Metro, lỗ lũy kế từ khi thành lập (27/11/2014) đến ngày 5/11/2021 là 139 tỷ đồng. Từ 6/11/2021 (khi tàu điện bắt đầu bán vé) đến ngày 31/12/2021, lỗ phát sinh thêm 20 tỷ đồng.
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông có tổng chiều dài tuyến chính 13,05 km, toàn bộ đi trên cao (điểm đầu là ga Cát Linh, điểm cuối là ga Yên Nghĩa với 12 ga trên cao). Công trình được thiết kế theo tiêu chuẩn đường sắt đôi, khổ 1.435 mm; tốc độ tối đa 80 km/h, tốc độ khai thác 35 km/h. Thời gian chạy tàu từ Cát Linh đến Hà Đông (và ngược lại) là 23,63 phút. Dự án vận hành thương mại từ ngày 6/11/2021.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Chủ đầu tư dự án Aqua City lỗ 136 tỷ đồng năm vừa quaTừ mức lãi hơn 730 tỷ đồng trong năm 2021, chủ đầu tư dự án Aqua City (TP Biên Hòa, Đồng Nai) ghi nhận khoản lỗ gần 136 tỷ đồng trong năm vừa qua, nợ phải trả gần 11.900 tỷ đồng.
11:04 6/5/2023
Lợi nhuận của đại lý ôtô lớn nhất Việt Nam lao dốcTrong quý I, nhu cầu mua sắm ôtô giảm mạnh khiến lợi nhuận của nhà phân phối ôtô lớn nhất Việt Nam "bốc hơi" gần 85% so với cùng kỳ 2022, giá trị hàng tồn kho vượt 2.000 tỷ đồng.
22:00 4/5/2023 | Chủ vận hành đường sắt Cát Linh - Hà Đông lần đầu có lãi gần 100 tỷ
Năm thứ hai vận hành tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Hanoi Metro ghi nhận lãi ròng gần 100 tỷ đồng, trong khi năm 2021 lỗ 64 tỷ đồng.
Năm 2022, Hanoi Metro lãi sau thuế gần 97 tỷ đồng, trong khi năm 2021 lỗ 64 tỷ đồng. Ảnh: Ngọc Tân.
Trong báo cáo tài chính năm 2022 của Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) - đơn vị vận hành tàu chạy tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực cả về doanh thu lẫn lợi nhuận.
Cụ thể, năm 2022, đơn vị này đạt doanh thu thuần hơn 483 tỷ đồng, tăng gấp 7 lần so với doanh thu năm 2021 là gần 69 tỷ đồng. Đáng chú ý, trong đó, chủ yếu là doanh thu trợ giá 417 tỷ đồng, chiếm 86% còn lại hoạt động cung cấp dịch vụ bán vé là gần 66 tỷ đồng, chiếm 14%.
Sau khi trừ đi các chi phí, năm 2022, Hanoi Metro lãi sau thuế gần 97 tỷ đồng, trong khi năm 2021 lỗ 64 tỷ đồng.
Trước đó, doanh nghiệp này đặt mục tiêu doanh thu năm 2022 đạt 476 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hơn 17 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc năm, công ty đã hoàn thành vượt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận đã đề ra.
Tính đến cuối năm 2022, tổng tài sản của đơn vị quản lý đoàn tàu chạy tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đạt 3.016 tỷ đồng, tăng hơn 6% so với đầu năm 2022. Trong đó, chủ yếu là tài sản dài hạn hơn 2.500 tỷ đồng.
Đơn vị vận hành tàu điện còn khoản nợ phải trả hơn 3.049 tỷ đồng, chủ yếu nợ phải trả ngắn hạn. Đáng chú ý, công ty nợ người lao động gần 14 tỷ đồng, trong khi năm ngoái chỉ nợ gần 4 tỷ. Vốn chủ sở hữu vẫn âm gần 33 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức âm hơn 129 tỷ năm 2021.
LỢI NHUẬN CỦA HANOI METRO QUA CÁC NĂM Nguồn: BCTC DN Nhãn20152016201720182019202020212022 Lợi nhuận -3.9-9.1-9.6-9.8-22.6-63.7-37.896.8
Năm 2023, Hanoi Metro đặt mục tiêu doanh thu 519 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế chỉ gần 5,7 tỷ đồng, giảm mạnh so với kết quả thực hiện được năm 2022. Sản lượng hành khách trong năm dự kiến đạt 10,7 triệu hành khách với lượt tàu chở khách là 81.316 lượt.
Theo Hanoi Metro, trong quý I, tuyến đường sắt đô thị 2A Cát Linh - Hà Đông đã vận chuyển được hơn 2,65 triệu lượt hành khách, tăng 262% so với cùng kỳ năm 2022. Bình quân mỗi ngày, tuyến phục vụ trên 32.000 lượt hành khách, ngày cuối tuần phục vụ 26.000-28.000 lượt hành khách.
Hanoi Metro chính thức hoạt động từ tháng 6/2015 do Nhà nước nắm giữ 100% vốn, đến hết năm 2022, công ty đang có 667 nhân viên. Trước đó, theo báo cáo tài chính năm 2021 của Hanoi Metro, lỗ lũy kế từ khi thành lập (27/11/2014) đến ngày 5/11/2021 là 139 tỷ đồng. Từ 6/11/2021 (khi tàu điện bắt đầu bán vé) đến ngày 31/12/2021, lỗ phát sinh thêm 20 tỷ đồng.
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông có tổng chiều dài tuyến chính 13,05 km, toàn bộ đi trên cao (điểm đầu là ga Cát Linh, điểm cuối là ga Yên Nghĩa với 12 ga trên cao). Công trình được thiết kế theo tiêu chuẩn đường sắt đôi, khổ 1.435 mm; tốc độ tối đa 80 km/h, tốc độ khai thác 35 km/h. Thời gian chạy tàu từ Cát Linh đến Hà Đông (và ngược lại) là 23,63 phút. Dự án vận hành thương mại từ ngày 6/11/2021.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Chủ đầu tư dự án Aqua City lỗ 136 tỷ đồng năm vừa quaTừ mức lãi hơn 730 tỷ đồng trong năm 2021, chủ đầu tư dự án Aqua City (TP Biên Hòa, Đồng Nai) ghi nhận khoản lỗ gần 136 tỷ đồng trong năm vừa qua, nợ phải trả gần 11.900 tỷ đồng.
11:04 6/5/2023
Lợi nhuận của đại lý ôtô lớn nhất Việt Nam lao dốcTrong quý I, nhu cầu mua sắm ôtô giảm mạnh khiến lợi nhuận của nhà phân phối ôtô lớn nhất Việt Nam "bốc hơi" gần 85% so với cùng kỳ 2022, giá trị hàng tồn kho vượt 2.000 tỷ đồng.
22:00 4/5/2023 | |
Quỹ ngoại trở thành cổ đông lớn tại PNJ | Quỹ Sprucegrove Investment Management đã mua thành công 650.300 cổ phiếu PNJ và trở thành cổ đông lớn của doanh nghiệp bán lẻ vàng bạc đá quý này. | Theo công bố thông tin mới nhất, với việc hoàn tất giao dịch mua vào ngày 23/6, quỹ đầu tư Sprucegrove Investment Management đã nâng tỷ lệ sở hữu tại CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) từ 15,93 triệu cổ phiếu (4,86%) lên 16,58 triệu cổ phiếu (5,06%) và chính thức trở thành cổ đông lớn của doanh nghiệp bán lẻ vàng bạc trang sức này.
Hiện tại, ngoài Sprucegrove Investment Management, cơ cấu cổ đông của PNJ còn bao gồm một loạt quỹ ngoại nhưng tỷ lệ sở hữu của các quỹ đầu tư này chủ yếu dao động trong khoảng trên dưới 3% vốn PNJ.
Trong khi đó, theo báo cáo quản trị của PNJ, tính đến cuối năm 2022, bà Cao Thị Ngọc Dung, Chủ tịch HĐQT, đang nắm giữ hơn 6,67 triệu cổ phiếu, tương đương 2,71% vốn doanh nghiệp. Nếu tính cả lượng cổ phiếu PNJ do người thân nắm giữ, bà Dung có liên quan tới trên 38 triệu cổ phiếu PNJ, tương đương tỷ lệ 15,46% cổ phiếu lưu hành.
Ngày 12/6 vừa qua, PNJ cho biết đã thực hiện chốt danh sách cổ đông tạm ứng cổ tức đợt 2 năm 2022 bằng tiền với tỷ lệ 6%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được nhận 600 đồng. Với hơn 328 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính PNJ sẽ phải chi khoảng 197 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu. Thời gian thanh toán dự kiến thực hiện vào ngày 12/7.
Trước đó, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023, các cổ đông PNJ đã thông qua kế hoạch chia cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt với tỷ lệ 20%, dựa trên kết quả kinh doanh khả quan với lợi nhuận sau thuế đạt gần 1.811 tỷ đồng, tăng 76% so với năm trước và vượt 37% kế hoạch đã đề ra.
Cuối tháng 1, PNJ đã thực hiện chi trả cổ tức đợt 1 năm 2022 cũng với tỷ lệ 6%. Như vậy, sau 2 đợt chi trả cổ tức, mức cổ tức năm 2022 còn lại PNJ chưa chia là 8%.
Cũng tại phiên họp cổ đông gần nhất, ban lãnh đạo và cổ đông PNJ đã thông qua kế hoạch phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn người lao động (ESOP), giá phát hành 10.000 đồng/cổ phiếu. Số cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 3 năm kể từ ngày hoàn thành đợt phát hành.
Về tình hình kinh doanh, PNJ đã công bố kết quả kinh doanh tháng 5 và tổng hợp 5 tháng đầu năm với doanh thu thuần tháng gần nhất ở mức 2.223 tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ năm 2022. Lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp thu về trong tháng 5 theo đó đạt 111 tỷ đồng, cũng thấp hơn 21% so với mức nền cao kỷ lục cùng kỳ.
Tính lũy kế 5 tháng đầu năm, đại gia bán lẻ trang sức này ghi nhận doanh thu thuần giảm hơn 8%, đạt 14.281 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 970 tỷ đồng, giảm gần 4%.
Năm nay, PNJ đặt mục tiêu đặt mục tiêu doanh thu đạt 35.598 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.937 tỷ đồng, tăng lần lượt 5% và 7% so với mức nền kỷ lục của năm ngoái.
Như vậy, dù ghi nhận kết quả sụt giảm nhẹ so với cùng kỳ, số liệu kinh doanh 5 tháng đầu năm của PNJ vẫn thực hiện được 40% chỉ tiêu doanh thu và hơn 50% mục tiêu lợi nhuận cả năm.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về doanh nhân, câu chuyện kinh doanh, khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, kinh nghiệm quản trị... tại Tủ sách doanh nhân. Những cuốn sách được chia sẻ bởi các doanh nhân nổi tiếng thế giới như Bill Gate, Warren Buffett, Elon Musk...
Mạo danh HNX và HoSE kêu gọi đầu tư siêu lợi nhuậnCác Sở Giao dịch Chứng khoán liên tục bị các đối tượng lừa đảo mạo danh để kêu gọi tham gia ký hợp đồng hợp tác siêu lợi nhuận.
14:40 27/6/2023
Cổ phiếu giao dịch đột biến, Gelex nói do tin đồn sai sự thậtTập đoàn tư nhân này khẳng định các tin đồn trên diễn đàn, mạng xã hội là sai sự thật và đang làm rõ động cơ của các cá nhân/tổ chức để xử lý.
12:13 27/6/2023 | Quỹ ngoại trở thành cổ đông lớn tại PNJ
Quỹ Sprucegrove Investment Management đã mua thành công 650.300 cổ phiếu PNJ và trở thành cổ đông lớn của doanh nghiệp bán lẻ vàng bạc đá quý này.
Theo công bố thông tin mới nhất, với việc hoàn tất giao dịch mua vào ngày 23/6, quỹ đầu tư Sprucegrove Investment Management đã nâng tỷ lệ sở hữu tại CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) từ 15,93 triệu cổ phiếu (4,86%) lên 16,58 triệu cổ phiếu (5,06%) và chính thức trở thành cổ đông lớn của doanh nghiệp bán lẻ vàng bạc trang sức này.
Hiện tại, ngoài Sprucegrove Investment Management, cơ cấu cổ đông của PNJ còn bao gồm một loạt quỹ ngoại nhưng tỷ lệ sở hữu của các quỹ đầu tư này chủ yếu dao động trong khoảng trên dưới 3% vốn PNJ.
Trong khi đó, theo báo cáo quản trị của PNJ, tính đến cuối năm 2022, bà Cao Thị Ngọc Dung, Chủ tịch HĐQT, đang nắm giữ hơn 6,67 triệu cổ phiếu, tương đương 2,71% vốn doanh nghiệp. Nếu tính cả lượng cổ phiếu PNJ do người thân nắm giữ, bà Dung có liên quan tới trên 38 triệu cổ phiếu PNJ, tương đương tỷ lệ 15,46% cổ phiếu lưu hành.
Ngày 12/6 vừa qua, PNJ cho biết đã thực hiện chốt danh sách cổ đông tạm ứng cổ tức đợt 2 năm 2022 bằng tiền với tỷ lệ 6%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được nhận 600 đồng. Với hơn 328 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính PNJ sẽ phải chi khoảng 197 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu. Thời gian thanh toán dự kiến thực hiện vào ngày 12/7.
Trước đó, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023, các cổ đông PNJ đã thông qua kế hoạch chia cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt với tỷ lệ 20%, dựa trên kết quả kinh doanh khả quan với lợi nhuận sau thuế đạt gần 1.811 tỷ đồng, tăng 76% so với năm trước và vượt 37% kế hoạch đã đề ra.
Cuối tháng 1, PNJ đã thực hiện chi trả cổ tức đợt 1 năm 2022 cũng với tỷ lệ 6%. Như vậy, sau 2 đợt chi trả cổ tức, mức cổ tức năm 2022 còn lại PNJ chưa chia là 8%.
Cũng tại phiên họp cổ đông gần nhất, ban lãnh đạo và cổ đông PNJ đã thông qua kế hoạch phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn người lao động (ESOP), giá phát hành 10.000 đồng/cổ phiếu. Số cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 3 năm kể từ ngày hoàn thành đợt phát hành.
Về tình hình kinh doanh, PNJ đã công bố kết quả kinh doanh tháng 5 và tổng hợp 5 tháng đầu năm với doanh thu thuần tháng gần nhất ở mức 2.223 tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ năm 2022. Lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp thu về trong tháng 5 theo đó đạt 111 tỷ đồng, cũng thấp hơn 21% so với mức nền cao kỷ lục cùng kỳ.
Tính lũy kế 5 tháng đầu năm, đại gia bán lẻ trang sức này ghi nhận doanh thu thuần giảm hơn 8%, đạt 14.281 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 970 tỷ đồng, giảm gần 4%.
Năm nay, PNJ đặt mục tiêu đặt mục tiêu doanh thu đạt 35.598 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.937 tỷ đồng, tăng lần lượt 5% và 7% so với mức nền kỷ lục của năm ngoái.
Như vậy, dù ghi nhận kết quả sụt giảm nhẹ so với cùng kỳ, số liệu kinh doanh 5 tháng đầu năm của PNJ vẫn thực hiện được 40% chỉ tiêu doanh thu và hơn 50% mục tiêu lợi nhuận cả năm.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về doanh nhân, câu chuyện kinh doanh, khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, kinh nghiệm quản trị... tại Tủ sách doanh nhân. Những cuốn sách được chia sẻ bởi các doanh nhân nổi tiếng thế giới như Bill Gate, Warren Buffett, Elon Musk...
Mạo danh HNX và HoSE kêu gọi đầu tư siêu lợi nhuậnCác Sở Giao dịch Chứng khoán liên tục bị các đối tượng lừa đảo mạo danh để kêu gọi tham gia ký hợp đồng hợp tác siêu lợi nhuận.
14:40 27/6/2023
Cổ phiếu giao dịch đột biến, Gelex nói do tin đồn sai sự thậtTập đoàn tư nhân này khẳng định các tin đồn trên diễn đàn, mạng xã hội là sai sự thật và đang làm rõ động cơ của các cá nhân/tổ chức để xử lý.
12:13 27/6/2023 | |
Công ty con Vingroup tính rót 7.000 tỷ đồng vào siêu dự án ở Hà Nội | Vefac dự kiến chào bán 853 triệu cổ phiếu để huy động 8.530 tỷ đồng, nhằm rót thêm tiền vào dự án Vinhomes Cổ Loa và trung tâm hội chợ. | Công ty cổ phần Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam (Vefac -Mã: VEF) mới công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2023 dự kiến diễn ra vào ngày 25/5, trong đó đáng chú ý có tờ trình về huy động vốn từ cổ đông.
Hội đồng quản trị đề xuất phương án chào bán gần 853 triệu cổ phiếu. Tỷ lệ thực hiện quyền là 512%, đồng nghĩa cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu VEF có quyền mua thêm 512 cổ phiếu phát hành mới.
Giá chào bán dự kiến 10.000 đồng/cổ phần, tương ứng số tiền thu về gần 8.530 tỷ đồng. Nếu phát hành thành công, vốn điều lệ của doanh nghiệp này sẽ tăng vọt từ 1.666 tỷ lên mức 10.196 tỷ đồng.
Dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia và Khu đô thị mới tại huyện Đông Anh (Vinhomes Cổ Loa) đã được UBND TP.Hà Nội duyệt Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 tại Quyết định 2588/QĐ-UBND vào tháng 6/2020. Theo quy hoạch, khu đất nghiên cứu dự án Vinhomes Cổ Loa gần 385 ha với quy mô dân số dự kiến khoảng 38.100 người. Tổng vốn đầu tư dự án Vinhomes Cổ Loa khoảng 42.215 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia khoảng 7.336 tỷ đồng.
Cổ đông có thể chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu cho nhà đầu tư khác và bên nhận chuyển nhượng quyền mua không được phép tiếp tục chuyển nhượng cho bên thứ ba. Cổ phiếu phát hành cho bên có quyền mua không bị hạn chế chuyển nhượng.
Nguồn tiền thu về dự kiến sẽ chi 1.467 tỷ đồng để bổ sung vốn thực hiện dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc Gia (Hà Nội) và gần 6.976 tỷ đồng để thực hiện dự án Khu đô thị mới tại huyện Đông Anh (Hà Nội). Phần còn lại 87 tỷ đồng sẽ bổ sung vốn lưu động.
Lưu ý rằng, trong hai năm 2021 và 2022, Vefac cũng lên kế hoạch phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ nhưng đều chưa thực hiện được.
Ngoài kế hoạch tăng vốn, Vefac còn xin ý kiến cổ đông thông qua kế hoạch không chia cổ tức năm 2022, toàn bộ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối sẽ được giữ lại để bổ sung vốn kinh doanh.
Cho năm 2023, công ty đặt mục tiêu doanh thu đạt 10 tỷ đồng, gấp 10 lần cùng kỳ và nhưng chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế lại giảm 37% so với thực hiện năm ngoái xuống mức 200 tỷ đồng (chủ yếu nhờ lãi tiền gửi và cho vay).
Vefac sẽ tiếp tục triển khai đồng thời các dự án tại Hà Nội gồm Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia; Khu đô thị mới Đông Anh; Tổ hợp Trung tâm Thương mại Dịch vụ tại 148 Giảng Võ, Ba Đình và Khu Chức năng Đô thị Nam Đại lộ Thăng Long tại Mễ Trì.
Vefac tiền thân là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập năm 1995. Sau khi cổ phần hóa, Tập đoàn Vingroup trở thành công ty mẹ nắm giữ 83% cổ phần Vefac và có tỷ lệ lợi ích 86,54%.
Công ty con của Vingroup hiện có quy mô tổng tài sản hơn 8.800 tỷ đồng. Riêng lượng tiền và tương đương tiền chiếm hơn 1.600 tỷ; khoản cho vay các đối tác gần 4.000 tỷ (hưởng lãi suất 11%/năm).
Cũng trên báo cáo tài chính quý đầu năm nay, công ty có khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ở dự án Vinhomes Cổ Loa là 1.053 tỷ đồng. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang là gần 1.700 tỷ đồng tại 4 dự án.
Công ty con của Vingroup sống nhờ lãi tiền gửi, cho vayVefac tiếp tục không có nguồn thu từ tổ chức hội chợ nhưng vẫn thu đều đặn hàng trăm tỷ đồng từ việc gửi ngân hàng, đầu tư trái phiếu và cho vay.
09:40 24/7/2022
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | Công ty con Vingroup tính rót 7.000 tỷ đồng vào siêu dự án ở Hà Nội
Vefac dự kiến chào bán 853 triệu cổ phiếu để huy động 8.530 tỷ đồng, nhằm rót thêm tiền vào dự án Vinhomes Cổ Loa và trung tâm hội chợ.
Công ty cổ phần Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam (Vefac -Mã: VEF) mới công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2023 dự kiến diễn ra vào ngày 25/5, trong đó đáng chú ý có tờ trình về huy động vốn từ cổ đông.
Hội đồng quản trị đề xuất phương án chào bán gần 853 triệu cổ phiếu. Tỷ lệ thực hiện quyền là 512%, đồng nghĩa cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu VEF có quyền mua thêm 512 cổ phiếu phát hành mới.
Giá chào bán dự kiến 10.000 đồng/cổ phần, tương ứng số tiền thu về gần 8.530 tỷ đồng. Nếu phát hành thành công, vốn điều lệ của doanh nghiệp này sẽ tăng vọt từ 1.666 tỷ lên mức 10.196 tỷ đồng.
Dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia và Khu đô thị mới tại huyện Đông Anh (Vinhomes Cổ Loa) đã được UBND TP.Hà Nội duyệt Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 tại Quyết định 2588/QĐ-UBND vào tháng 6/2020. Theo quy hoạch, khu đất nghiên cứu dự án Vinhomes Cổ Loa gần 385 ha với quy mô dân số dự kiến khoảng 38.100 người. Tổng vốn đầu tư dự án Vinhomes Cổ Loa khoảng 42.215 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia khoảng 7.336 tỷ đồng.
Cổ đông có thể chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu cho nhà đầu tư khác và bên nhận chuyển nhượng quyền mua không được phép tiếp tục chuyển nhượng cho bên thứ ba. Cổ phiếu phát hành cho bên có quyền mua không bị hạn chế chuyển nhượng.
Nguồn tiền thu về dự kiến sẽ chi 1.467 tỷ đồng để bổ sung vốn thực hiện dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc Gia (Hà Nội) và gần 6.976 tỷ đồng để thực hiện dự án Khu đô thị mới tại huyện Đông Anh (Hà Nội). Phần còn lại 87 tỷ đồng sẽ bổ sung vốn lưu động.
Lưu ý rằng, trong hai năm 2021 và 2022, Vefac cũng lên kế hoạch phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ nhưng đều chưa thực hiện được.
Ngoài kế hoạch tăng vốn, Vefac còn xin ý kiến cổ đông thông qua kế hoạch không chia cổ tức năm 2022, toàn bộ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối sẽ được giữ lại để bổ sung vốn kinh doanh.
Cho năm 2023, công ty đặt mục tiêu doanh thu đạt 10 tỷ đồng, gấp 10 lần cùng kỳ và nhưng chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế lại giảm 37% so với thực hiện năm ngoái xuống mức 200 tỷ đồng (chủ yếu nhờ lãi tiền gửi và cho vay).
Vefac sẽ tiếp tục triển khai đồng thời các dự án tại Hà Nội gồm Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia; Khu đô thị mới Đông Anh; Tổ hợp Trung tâm Thương mại Dịch vụ tại 148 Giảng Võ, Ba Đình và Khu Chức năng Đô thị Nam Đại lộ Thăng Long tại Mễ Trì.
Vefac tiền thân là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập năm 1995. Sau khi cổ phần hóa, Tập đoàn Vingroup trở thành công ty mẹ nắm giữ 83% cổ phần Vefac và có tỷ lệ lợi ích 86,54%.
Công ty con của Vingroup hiện có quy mô tổng tài sản hơn 8.800 tỷ đồng. Riêng lượng tiền và tương đương tiền chiếm hơn 1.600 tỷ; khoản cho vay các đối tác gần 4.000 tỷ (hưởng lãi suất 11%/năm).
Cũng trên báo cáo tài chính quý đầu năm nay, công ty có khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ở dự án Vinhomes Cổ Loa là 1.053 tỷ đồng. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang là gần 1.700 tỷ đồng tại 4 dự án.
Công ty con của Vingroup sống nhờ lãi tiền gửi, cho vayVefac tiếp tục không có nguồn thu từ tổ chức hội chợ nhưng vẫn thu đều đặn hàng trăm tỷ đồng từ việc gửi ngân hàng, đầu tư trái phiếu và cho vay.
09:40 24/7/2022
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | |
UBS sắp cắt giảm hơn nửa nhân sự của Credit Suisse | UBS Group AG đang lên kế hoạch cắt giảm khoảng 35.000 nhân sự của Credit Suisse bắt đầu từ tháng 7 tới, do việc tiếp quản khẩn cấp của ngân hàng. | Theo Bloomberg, nhiều nhân sự tại ngân hàng đầu tư Credit Suisse chi nhánh London, New York và một số quốc gia châu Á dự kiến phải chịu gánh nặng của việc cắt giảm, khi hầu hết mọi hoạt động của Credit Suisse đều đang gặp rủi ro.
Trước đó, các nhân viên đã được thông báo về 3 đợt cắt giảm trong năm nay, với đợt đầu tiên vào cuối tháng 7 và hai đợt nữa dự kiến vào tháng 9 và tháng 10.
UBS dự kiến cắt giảm gần 35.000 nhân sự của Credit Suisse trong những đợt tới. Ảnh: Reuters.
Cắt giảm gần 30% nhân sự
Trên thực tế, chỉ 3 tháng sau khi UBS đồng ý mua Credit Suisse trong một cuộc giải cứu do chính phủ Thụy Sĩ làm trung gian, toàn bộ quy mô cắt giảm việc làm đã bắt đầu trở nên rõ ràng.
Tổng lực lượng lao động tại UBS sau khi sáp nhập đã tăng lên khoảng 120.000 người, trong khi công ty này đặt mục tiêu tiết kiệm khoảng 6 tỷ USD chi phí nhân sự những năm tới. Do đó, không còn giải pháp nào ngoài cắt giảm.
Theo dự định của UBS, tổng số lượng nhân viên cần cắt giảm vào khoảng 30%, tương đương 35.000 người. Điều này nói chung phù hợp với mức ước tính 30.000 của các nhà phân tích tại Redburn.
Sau thông tin nói trên, cổ phiếu của UBS đã tăng tới 2% trong phiên giao dịch ngày 27/6 tại sàn chứng khoán New York. Tuy nhiên, người phát ngôn của UBS lại từ chối bình luận về việc này.
Giới chuyên gia cho biết việc cắt giảm nhân sự tại ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ sẽ làm trầm trọng thêm một năm vốn đã ảm đạm đối với ngành tài chính thế giới, sau khi các ngân hàng đầu tư Phố Wall như Morgan Stanley hay Goldman Sachs cũng tuyên bố cắt giảm.
Ngoài ra, ban điều hành của UBS hiện cũng chỉ còn một người đến từ Credit Suisse là ông Ulrich Koerner - cựu giám đốc điều hành của ngân hàng được mua lại. Trong bộ phận quản lý tài sản vốn là bộ phận chủ chốt, hiện chỉ có 5/20 lãnh đạo đến từ Credit Suisse.
Tuy nhiên, ông Sergio Ermotti - Giám đốc Điều hành tại UBS - chia sẻ: "Sự thống trị hoàn toàn này thể hiện rằng quá trình sáp nhập đang diễn ra rất tốt".
Mặc dù UBS ban đầu có kế hoạch giữ lại 20% những nhân viên hàng đầu thuộc lĩnh vực công nghệ, truyền thông và viễn thông, những người làm việc hiệu quả nhất đã sớm rời đi hoặc chuyển sang công ty đối thủ.
Chưa chắc chắn sẽ sáp nhập hoàn toàn
Tuy nhiên, UBS trên thực tế vẫn cần giữ lại những nhân sự chịu trách nhiệm quản lý các khoản vay cấu trúc của Credit Suisse, ít nhất cho đến hết 3 tháng tới.
Ngoài ra, ngân hàng tư nhân lớn nhất Thụy Sĩ cũng kỳ vọng một số nhân viên chủ chốt của Credit Suisse, đặc biệt là những người làm việc trong lĩnh vực công nghệ, truyền thông và viễn thông sẽ ở lại. Tuy nhiên, những nhân viên này đã sớm lên kế hoạch rời đi hoặc chuyển sang công ty đối thủ, bao gồm Deutsche Bank AG, Jefferies Financial Group và Wells Fargo & Company.
Tuy nhiên, UBS vẫn muốn giữ lại các nhân viên chủ chốt của Credit Suisse. Ảnh: Getty Images.
Đối với các hoạt động kinh doanh nội địa Thụy Sĩ, UBS đang lên kế hoạch dần để tính toán xem họ có nên sáp nhập hoàn toàn với Credit Suisse hay không. Trong thời gian tới, số phận của ngân hàng bị mua lại này sẽ trở thành điều được chú ý nhất trên thị trường tài chính Thụy Sĩ.
Do đó, giới chuyên gia đang kỳ vọng rằng nếu Credit Suisse lại được tách ra, UBS có thể sẽ giảm bớt các đợt cắt giảm nhân sự. Theo một nghiên cứu mới đây, số nhân sự bị sa thải trong ngành tài chính sẽ tăng thêm khoảng 10.000 người nếu 2 đơn vị này chính thức sáp nhập hoàn toàn.
Tuy nhiên, với giới đầu tư và chính ban lãnh đạo của UBS, đặc biệt là Chủ tịch Colm Kelleher, việc 2 ngân hàng này được sáp nhập hoàn toàn mới là điều họ mong muốn.
Giấc mơ xe điện của nhiều công ty Trung Quốc đang dần tắtNgành công nghiệp xe điện Trung Quốc hiện chỉ còn khoảng 100 nhà sản xuất có thể tiếp tục hoạt động - giảm mạnh so với con số 500 công ty đăng ký kinh doanh vào 2019.
08:31 28/6/2023
Từ Kpop, Squid Game đến sự phát triển của các tập đoàn Hàn Quốc ở MỹSự nổi tiếng của âm nhạc và phim truyền hình theo làn sóng Kpop đã giúp văn hóa Hàn Quốc lan tỏa khắp thế giới, từ đó nền kinh tế của quốc gia này cũng hưởng lợi.
19:36 27/6/2023
Những người kiếm hàng tỷ USD từ AINgành công nghiệp trí tuệ nhân tạo đang bùng nổ, và nhiều nhà sáng lập mới nổi trong ngành này cũng giàu lên nhanh chóng nhờ các khoản tiền đầu tư.
07:30 25/6/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | UBS sắp cắt giảm hơn nửa nhân sự của Credit Suisse
UBS Group AG đang lên kế hoạch cắt giảm khoảng 35.000 nhân sự của Credit Suisse bắt đầu từ tháng 7 tới, do việc tiếp quản khẩn cấp của ngân hàng.
Theo Bloomberg, nhiều nhân sự tại ngân hàng đầu tư Credit Suisse chi nhánh London, New York và một số quốc gia châu Á dự kiến phải chịu gánh nặng của việc cắt giảm, khi hầu hết mọi hoạt động của Credit Suisse đều đang gặp rủi ro.
Trước đó, các nhân viên đã được thông báo về 3 đợt cắt giảm trong năm nay, với đợt đầu tiên vào cuối tháng 7 và hai đợt nữa dự kiến vào tháng 9 và tháng 10.
UBS dự kiến cắt giảm gần 35.000 nhân sự của Credit Suisse trong những đợt tới. Ảnh: Reuters.
Cắt giảm gần 30% nhân sự
Trên thực tế, chỉ 3 tháng sau khi UBS đồng ý mua Credit Suisse trong một cuộc giải cứu do chính phủ Thụy Sĩ làm trung gian, toàn bộ quy mô cắt giảm việc làm đã bắt đầu trở nên rõ ràng.
Tổng lực lượng lao động tại UBS sau khi sáp nhập đã tăng lên khoảng 120.000 người, trong khi công ty này đặt mục tiêu tiết kiệm khoảng 6 tỷ USD chi phí nhân sự những năm tới. Do đó, không còn giải pháp nào ngoài cắt giảm.
Theo dự định của UBS, tổng số lượng nhân viên cần cắt giảm vào khoảng 30%, tương đương 35.000 người. Điều này nói chung phù hợp với mức ước tính 30.000 của các nhà phân tích tại Redburn.
Sau thông tin nói trên, cổ phiếu của UBS đã tăng tới 2% trong phiên giao dịch ngày 27/6 tại sàn chứng khoán New York. Tuy nhiên, người phát ngôn của UBS lại từ chối bình luận về việc này.
Giới chuyên gia cho biết việc cắt giảm nhân sự tại ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ sẽ làm trầm trọng thêm một năm vốn đã ảm đạm đối với ngành tài chính thế giới, sau khi các ngân hàng đầu tư Phố Wall như Morgan Stanley hay Goldman Sachs cũng tuyên bố cắt giảm.
Ngoài ra, ban điều hành của UBS hiện cũng chỉ còn một người đến từ Credit Suisse là ông Ulrich Koerner - cựu giám đốc điều hành của ngân hàng được mua lại. Trong bộ phận quản lý tài sản vốn là bộ phận chủ chốt, hiện chỉ có 5/20 lãnh đạo đến từ Credit Suisse.
Tuy nhiên, ông Sergio Ermotti - Giám đốc Điều hành tại UBS - chia sẻ: "Sự thống trị hoàn toàn này thể hiện rằng quá trình sáp nhập đang diễn ra rất tốt".
Mặc dù UBS ban đầu có kế hoạch giữ lại 20% những nhân viên hàng đầu thuộc lĩnh vực công nghệ, truyền thông và viễn thông, những người làm việc hiệu quả nhất đã sớm rời đi hoặc chuyển sang công ty đối thủ.
Chưa chắc chắn sẽ sáp nhập hoàn toàn
Tuy nhiên, UBS trên thực tế vẫn cần giữ lại những nhân sự chịu trách nhiệm quản lý các khoản vay cấu trúc của Credit Suisse, ít nhất cho đến hết 3 tháng tới.
Ngoài ra, ngân hàng tư nhân lớn nhất Thụy Sĩ cũng kỳ vọng một số nhân viên chủ chốt của Credit Suisse, đặc biệt là những người làm việc trong lĩnh vực công nghệ, truyền thông và viễn thông sẽ ở lại. Tuy nhiên, những nhân viên này đã sớm lên kế hoạch rời đi hoặc chuyển sang công ty đối thủ, bao gồm Deutsche Bank AG, Jefferies Financial Group và Wells Fargo & Company.
Tuy nhiên, UBS vẫn muốn giữ lại các nhân viên chủ chốt của Credit Suisse. Ảnh: Getty Images.
Đối với các hoạt động kinh doanh nội địa Thụy Sĩ, UBS đang lên kế hoạch dần để tính toán xem họ có nên sáp nhập hoàn toàn với Credit Suisse hay không. Trong thời gian tới, số phận của ngân hàng bị mua lại này sẽ trở thành điều được chú ý nhất trên thị trường tài chính Thụy Sĩ.
Do đó, giới chuyên gia đang kỳ vọng rằng nếu Credit Suisse lại được tách ra, UBS có thể sẽ giảm bớt các đợt cắt giảm nhân sự. Theo một nghiên cứu mới đây, số nhân sự bị sa thải trong ngành tài chính sẽ tăng thêm khoảng 10.000 người nếu 2 đơn vị này chính thức sáp nhập hoàn toàn.
Tuy nhiên, với giới đầu tư và chính ban lãnh đạo của UBS, đặc biệt là Chủ tịch Colm Kelleher, việc 2 ngân hàng này được sáp nhập hoàn toàn mới là điều họ mong muốn.
Giấc mơ xe điện của nhiều công ty Trung Quốc đang dần tắtNgành công nghiệp xe điện Trung Quốc hiện chỉ còn khoảng 100 nhà sản xuất có thể tiếp tục hoạt động - giảm mạnh so với con số 500 công ty đăng ký kinh doanh vào 2019.
08:31 28/6/2023
Từ Kpop, Squid Game đến sự phát triển của các tập đoàn Hàn Quốc ở MỹSự nổi tiếng của âm nhạc và phim truyền hình theo làn sóng Kpop đã giúp văn hóa Hàn Quốc lan tỏa khắp thế giới, từ đó nền kinh tế của quốc gia này cũng hưởng lợi.
19:36 27/6/2023
Những người kiếm hàng tỷ USD từ AINgành công nghiệp trí tuệ nhân tạo đang bùng nổ, và nhiều nhà sáng lập mới nổi trong ngành này cũng giàu lên nhanh chóng nhờ các khoản tiền đầu tư.
07:30 25/6/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | |
Mặt bằng lãi suất huy động chưa ngừng giảm | Ngày 7/6, đã có thêm 2 ngân hàng là SCB và VPBank tiếp tục động thái hạ lãi suất huy động tại nhiều kỳ hạn. | Nhiều ngân hàng thương mại vẫn tiếp tục điều chỉnh hạ lãi suất huy động trong tháng 6. Ảnh: Hoàng Hà.
Ngân hàng SCB vừa công bố tiếp tục hạ lãi suất huy động thêm 0,4-0,45 điểm % tại các kỳ hạn gửi trên 6 tháng, áp dụng với khách hàng cá nhân gửi tiền trên cả kênh quầy và online.
Cụ thể, khách hàng gửi tiết kiệm theo hình thức online, lãi suất kỳ hạn 6-11 tháng của SCB đã giảm từ 7,8%/năm xuống còn 7,15-7,35%/năm. Trong đó, kỳ hạn 6 tháng và 9 tháng áp dụng lãi suất 7,35%/năm; các kỳ hạn 7-8-10-11 tháng được áp dụng mức lãi suất 7,15%/năm.
Đối với kỳ hạn 12 tháng trở lên, SCB cùng áp dụng mức giảm 0,4 điểm %, theo đó, kỳ hạn 13 tháng giảm từ 7,75%/năm còn 7,35%/năm; kỳ hạn 15-36 tháng giảm về 7,25%/năm. Đối với kỳ hạn 12 tháng, nhà băng này điều chỉnh giảm từ 7,85%/năm xuống 7,45%/năm, hiện là mức lãi suất huy động cao nhất người gửi nhận được từ SCB.
Với hình thức gửi tại quầy, mức lãi suất SCB áp dụng cũng thấp hơn 0,05-0,15 điểm % tùy kỳ hạn.
Đáng chú ý, đây đã là kỳ điều chỉnh lãi suất huy động thứ 2 trong chưa đầy nửa tháng của SCB. Trước đó vào ngày 25/5, nhà băng này cũng đã giảm 0,5 điểm % lãi suất huy động tại các kỳ hạn dưới 6 tháng của khách hàng cá nhân. Còn nếu so sánh với biểu lãi suất hồi đầu tháng 2, mức giảm lãi suất huy động tại SCB đã lên tới 2,5-2,7 điểm %.
Cũng trong hôm nay, VPBank đã đưa ra biểu lãi suất huy động mới với xu hướng giảm 0,3 điểm % ở nhiều kỳ hạn.
Với hình thức gửi online, khách hàng gửi dưới 10 tỷ đồng vào VPBank sẽ nhận lãi suất 7,4%/năm khi chọn các kỳ hạn 6-10-11-12-13 tháng. Nếu gửi 7 tháng mức lãi suất tại nhà băng này đã giảm còn 7,5%/năm; gửi 8-9 tháng hưởng lãi suất 7,7%/năm và gửi 15 tháng trở lên chỉ còn được áp dụng mức lãi 6,6%/năm.
Với khách hàng gửi 10 tỷ đồng trở lên, mức lãi suất VPBank áp dụng sẽ cộng thêm 0,1 điểm % so với các khách hàng gửi dưới 10 tỷ đồng.
Đối với hình thức gửi tại quầy, khách hàng sẽ nhận mức lãi suất thấp hơn 0,2 điểm % so với gửi online.
Như vậy tính từ đầu tháng 6 đến nay, toàn thị trường đã ghi nhận 7 ngân hàng điều chỉnh giảm mặt bằng lãi suất huy động gồm SCB; VPBank; VietABank; TPBank; SHB; Kienlongbank và Saigonbank với cùng mức giảm 0,2-0,5 điểm %.
Còn tính từ đầu tháng 5 đến nay, hàng loạt ngân hàng đã giảm lãi suất huy động, thậm chí nhiều ngân hàng đã giảm tới 2 lần như SCB, Eximbank, BIDV, VietinBank, Vietcombank, Agribank, TPBank, BacABank, MSB, và Techcombank.
VPBank, OCB, Kienlongbank, Saigonbank, NamABank và Sacombank là những nhà băng đã giảm lãi suất huy động tới 3 lần trong giai đoạn này.
Trong khi đó, số đợt giảm lãi suất của VietBank và VietABank kể từ đầu tháng 5 đến nay đã là 4 lần.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Cuộc họp FOMC có giúp tạm dừng chính sách 'diều hâu'FOMC - cơ quan hoạch định chính sách tiền tệ của Fed - sẽ chuẩn bị họp vào ngày 13/6 tới để đưa ra quyết định về lãi suất.
12:23 7/6/2023
IMF: Fed chưa thể lùi bướcIMF nhận thấy những rắc rối trong ngành ngân hàng đã khiến các hoạt động tín dụng chậm lại. Nhưng điều đó là chưa đủ để Fed tăng lãi suất.
06:00 6/6/2023 | Mặt bằng lãi suất huy động chưa ngừng giảm
Ngày 7/6, đã có thêm 2 ngân hàng là SCB và VPBank tiếp tục động thái hạ lãi suất huy động tại nhiều kỳ hạn.
Nhiều ngân hàng thương mại vẫn tiếp tục điều chỉnh hạ lãi suất huy động trong tháng 6. Ảnh: Hoàng Hà.
Ngân hàng SCB vừa công bố tiếp tục hạ lãi suất huy động thêm 0,4-0,45 điểm % tại các kỳ hạn gửi trên 6 tháng, áp dụng với khách hàng cá nhân gửi tiền trên cả kênh quầy và online.
Cụ thể, khách hàng gửi tiết kiệm theo hình thức online, lãi suất kỳ hạn 6-11 tháng của SCB đã giảm từ 7,8%/năm xuống còn 7,15-7,35%/năm. Trong đó, kỳ hạn 6 tháng và 9 tháng áp dụng lãi suất 7,35%/năm; các kỳ hạn 7-8-10-11 tháng được áp dụng mức lãi suất 7,15%/năm.
Đối với kỳ hạn 12 tháng trở lên, SCB cùng áp dụng mức giảm 0,4 điểm %, theo đó, kỳ hạn 13 tháng giảm từ 7,75%/năm còn 7,35%/năm; kỳ hạn 15-36 tháng giảm về 7,25%/năm. Đối với kỳ hạn 12 tháng, nhà băng này điều chỉnh giảm từ 7,85%/năm xuống 7,45%/năm, hiện là mức lãi suất huy động cao nhất người gửi nhận được từ SCB.
Với hình thức gửi tại quầy, mức lãi suất SCB áp dụng cũng thấp hơn 0,05-0,15 điểm % tùy kỳ hạn.
Đáng chú ý, đây đã là kỳ điều chỉnh lãi suất huy động thứ 2 trong chưa đầy nửa tháng của SCB. Trước đó vào ngày 25/5, nhà băng này cũng đã giảm 0,5 điểm % lãi suất huy động tại các kỳ hạn dưới 6 tháng của khách hàng cá nhân. Còn nếu so sánh với biểu lãi suất hồi đầu tháng 2, mức giảm lãi suất huy động tại SCB đã lên tới 2,5-2,7 điểm %.
Cũng trong hôm nay, VPBank đã đưa ra biểu lãi suất huy động mới với xu hướng giảm 0,3 điểm % ở nhiều kỳ hạn.
Với hình thức gửi online, khách hàng gửi dưới 10 tỷ đồng vào VPBank sẽ nhận lãi suất 7,4%/năm khi chọn các kỳ hạn 6-10-11-12-13 tháng. Nếu gửi 7 tháng mức lãi suất tại nhà băng này đã giảm còn 7,5%/năm; gửi 8-9 tháng hưởng lãi suất 7,7%/năm và gửi 15 tháng trở lên chỉ còn được áp dụng mức lãi 6,6%/năm.
Với khách hàng gửi 10 tỷ đồng trở lên, mức lãi suất VPBank áp dụng sẽ cộng thêm 0,1 điểm % so với các khách hàng gửi dưới 10 tỷ đồng.
Đối với hình thức gửi tại quầy, khách hàng sẽ nhận mức lãi suất thấp hơn 0,2 điểm % so với gửi online.
Như vậy tính từ đầu tháng 6 đến nay, toàn thị trường đã ghi nhận 7 ngân hàng điều chỉnh giảm mặt bằng lãi suất huy động gồm SCB; VPBank; VietABank; TPBank; SHB; Kienlongbank và Saigonbank với cùng mức giảm 0,2-0,5 điểm %.
Còn tính từ đầu tháng 5 đến nay, hàng loạt ngân hàng đã giảm lãi suất huy động, thậm chí nhiều ngân hàng đã giảm tới 2 lần như SCB, Eximbank, BIDV, VietinBank, Vietcombank, Agribank, TPBank, BacABank, MSB, và Techcombank.
VPBank, OCB, Kienlongbank, Saigonbank, NamABank và Sacombank là những nhà băng đã giảm lãi suất huy động tới 3 lần trong giai đoạn này.
Trong khi đó, số đợt giảm lãi suất của VietBank và VietABank kể từ đầu tháng 5 đến nay đã là 4 lần.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Cuộc họp FOMC có giúp tạm dừng chính sách 'diều hâu'FOMC - cơ quan hoạch định chính sách tiền tệ của Fed - sẽ chuẩn bị họp vào ngày 13/6 tới để đưa ra quyết định về lãi suất.
12:23 7/6/2023
IMF: Fed chưa thể lùi bướcIMF nhận thấy những rắc rối trong ngành ngân hàng đã khiến các hoạt động tín dụng chậm lại. Nhưng điều đó là chưa đủ để Fed tăng lãi suất.
06:00 6/6/2023 | |
Giá vàng trong nước bật tăng trở lại | Cùng đà tăng của giá vàng thế giới, trong phiên giao dịch cuối tuần hôm nay (8/7), các mặt hàng vàng miếng và vàng nhẫn 9999 trong nước đều tăng 50.000-200.000 đồng/lượng. | Giá vàng trong nước quay đầu tăng trong phiên giao dịch cuối tuần. Ảnh: Y Kiện.
Trong phiên giao dịch sáng 8/7 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới biến động quanh vùng 1.924 USD/ounce, tăng 15 USD so với đóng cửa phiên hôm qua. Quy đổi ra tiền Việt (chưa bao gồm thuế, phí) giá vàng thế giới hiện tương đương khoảng 55,25 triệu đồng/lượng.
Trong phiên giao dịch cuối tuần này, giá vàng thế giới giao ngay đã đảo chiều tăng vọt khi báo cáo mới nhất công bố cho thấy tăng trưởng việc làm tại Mỹ đã giảm tốc trong tháng 6, khiến thị trường lao động yếu đi một phần. Điều này một lần nữa đặt ra bài toán với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong việc cân bằng giữa kiểm soát lạm phát và tránh suy giảm kinh tế.
Theo công cụ CME FedWatch của CME Group - sàn giao dịch có trụ sở tại Chicago (Mỹ) - các thị trường dự báo 89% khả năng Fed sẽ tăng 25 điểm cơ bản lãi suất trong cuộc họp tháng 7, sau khi tạm dừng vào tháng trước. Giá vàng rất nhạy cảm với việc tăng lãi suất của Mỹ vì sẽ làm tăng chi phí cơ hội của việc giữ vàng.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư thế giới vẫn đang tin tưởng vào kim loại quý.
Còn ở thị trường trong nước, trong phiên giao dịch cuối tuần hôm nay, giá vàng cũng tăng nhẹ theo đà đi lên của thế giới. Trong đó, giá vàng miếng SJC đã hồi phục về mốc 67,15 triệu đồng/lượng trong khi giá vàng nhẫn 9999 tăng 150.000-200.000 đồng để neo tại vùng 56,3 triệu đồng/lượng.
Cụ thể, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) hiện niêm yết giá vàng miếng ở mức 66,45-67,15 triệu/lượng (mua vào - bán ra), đi ngang ở chiều mua và tăng 100.000 đồng ở chiều bán so với chốt phiên hôm qua (7/7).
Trong tuần này, giá vàng miếng SJC không ghi nhận biến động mạnh, chỉ có 2 đợt giảm giá khoảng 50.000 đồng/lượng xuống vùng thấp 66,95 triệu/lượng. Tuy nhiên, đà hồi phục ghi nhận vào cuối tuần đã một lần nữa đưa giá bán mặt hàng này vượt mốc 67 triệu đồng/lượng.
Mức giá được giao dịch trong phiên sáng nay cũng là vùng giá cao nhất mà vàng miếng SJC ghi nhận được trong tuần này. So với cuối tuần trước, giá vàng SJC hiện vẫn thấp hơn 100.000 đồng/lượng, cộng với chênh lệch giá mua - bán SJC đưa ra, người mua vàng vàng đang ghi nhận khoản lỗ hơn 600.000 đồng/lượng sau một tuần đầu tư.
Cũng trong hôm nay, Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI niêm yết giá vàng miếng ở mức 66,45 - 67,05 triệu/lượng, đi ngang cả 2 chiều so với phiên liền trước. Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) niêm yết giá vàng miếng ở 66,5 - 67 triệu/lượng, tăng 50.000 đồng; Công ty Bảo Tín Minh Châu đưa ra mức giá 66,46 - 67,03 triệu/lượng, giảm 40.000 đồng chiều mua và đi ngang ở chiều bán so với phiên liền trước.
Với mặt hàng vàng nhẫn 24K 9999, trong phiên sáng nay, giá giao dịch các doanh nghiệp đưa ra chủ yếu tăng từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng/lượng. Trong đó, giá vàng nhẫn loại 99,99% tại SJC hiện được mua vào ở mức 55,2 triệu/lượng và bán ra ở 56,2 triệu đồng, tăng 100.000 đồng so với phiên liền trước.
Mặt hàng vàng nhẫn SJC tuần này cũng ghi nhận nhiều đợt biến động trái chiều, tuy nhiên so với cuối tuần trước, giá giao dịch hiện tại cũng đang thấp hơn 100.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua - bán. Người mua vàng nhẫn SJC tuần trước đến nay đang chịu khoản lỗ hơn 1,1 triệu đồng/lượng.
Tại PNJ, giá vàng nhẫn phiên cuối tuần cũng ghi nhận xu hướng tăng 200.000 đồng/lượng, trong đó chấp nhận mua vào ở 55,25 triệu/lượng và bán ra ở 56,3 triệu đồng. Tương tự, giá vàng Rồng Thăng Long tại Bảo Tín Minh Châu hiện phổ biến ở 55,63 - 56,48 triệu/lượng, tăng 150.000 đồng ở cả hai chiều.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Giá vàng lao dốc mạnhGiá vàng thế giới rơi một mạch xuống dưới ngưỡng 1.905 USD/ounce rồi phục hồi phần nào về hơn 1.910 USD/ounce. Nhưng áp lực bán tháo vẫn đang đè nặng lên thị trường.
11:30 7/7/2023
Kênh đầu tư nào sinh lời tốt nhất 9 năm qua?Từ năm 2015 đến nay, một số thị trường đầu tư như bất động sản, vàng, chứng khoán ghi nhận tỷ suất sinh lời gần 100%, trong khi kênh ngoại tệ hay gửi ngân hàng chỉ tăng nhẹ.
10:00 7/7/2023 | Giá vàng trong nước bật tăng trở lại
Cùng đà tăng của giá vàng thế giới, trong phiên giao dịch cuối tuần hôm nay (8/7), các mặt hàng vàng miếng và vàng nhẫn 9999 trong nước đều tăng 50.000-200.000 đồng/lượng.
Giá vàng trong nước quay đầu tăng trong phiên giao dịch cuối tuần. Ảnh: Y Kiện.
Trong phiên giao dịch sáng 8/7 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới biến động quanh vùng 1.924 USD/ounce, tăng 15 USD so với đóng cửa phiên hôm qua. Quy đổi ra tiền Việt (chưa bao gồm thuế, phí) giá vàng thế giới hiện tương đương khoảng 55,25 triệu đồng/lượng.
Trong phiên giao dịch cuối tuần này, giá vàng thế giới giao ngay đã đảo chiều tăng vọt khi báo cáo mới nhất công bố cho thấy tăng trưởng việc làm tại Mỹ đã giảm tốc trong tháng 6, khiến thị trường lao động yếu đi một phần. Điều này một lần nữa đặt ra bài toán với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong việc cân bằng giữa kiểm soát lạm phát và tránh suy giảm kinh tế.
Theo công cụ CME FedWatch của CME Group - sàn giao dịch có trụ sở tại Chicago (Mỹ) - các thị trường dự báo 89% khả năng Fed sẽ tăng 25 điểm cơ bản lãi suất trong cuộc họp tháng 7, sau khi tạm dừng vào tháng trước. Giá vàng rất nhạy cảm với việc tăng lãi suất của Mỹ vì sẽ làm tăng chi phí cơ hội của việc giữ vàng.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư thế giới vẫn đang tin tưởng vào kim loại quý.
Còn ở thị trường trong nước, trong phiên giao dịch cuối tuần hôm nay, giá vàng cũng tăng nhẹ theo đà đi lên của thế giới. Trong đó, giá vàng miếng SJC đã hồi phục về mốc 67,15 triệu đồng/lượng trong khi giá vàng nhẫn 9999 tăng 150.000-200.000 đồng để neo tại vùng 56,3 triệu đồng/lượng.
Cụ thể, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) hiện niêm yết giá vàng miếng ở mức 66,45-67,15 triệu/lượng (mua vào - bán ra), đi ngang ở chiều mua và tăng 100.000 đồng ở chiều bán so với chốt phiên hôm qua (7/7).
Trong tuần này, giá vàng miếng SJC không ghi nhận biến động mạnh, chỉ có 2 đợt giảm giá khoảng 50.000 đồng/lượng xuống vùng thấp 66,95 triệu/lượng. Tuy nhiên, đà hồi phục ghi nhận vào cuối tuần đã một lần nữa đưa giá bán mặt hàng này vượt mốc 67 triệu đồng/lượng.
Mức giá được giao dịch trong phiên sáng nay cũng là vùng giá cao nhất mà vàng miếng SJC ghi nhận được trong tuần này. So với cuối tuần trước, giá vàng SJC hiện vẫn thấp hơn 100.000 đồng/lượng, cộng với chênh lệch giá mua - bán SJC đưa ra, người mua vàng vàng đang ghi nhận khoản lỗ hơn 600.000 đồng/lượng sau một tuần đầu tư.
Cũng trong hôm nay, Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI niêm yết giá vàng miếng ở mức 66,45 - 67,05 triệu/lượng, đi ngang cả 2 chiều so với phiên liền trước. Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) niêm yết giá vàng miếng ở 66,5 - 67 triệu/lượng, tăng 50.000 đồng; Công ty Bảo Tín Minh Châu đưa ra mức giá 66,46 - 67,03 triệu/lượng, giảm 40.000 đồng chiều mua và đi ngang ở chiều bán so với phiên liền trước.
Với mặt hàng vàng nhẫn 24K 9999, trong phiên sáng nay, giá giao dịch các doanh nghiệp đưa ra chủ yếu tăng từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng/lượng. Trong đó, giá vàng nhẫn loại 99,99% tại SJC hiện được mua vào ở mức 55,2 triệu/lượng và bán ra ở 56,2 triệu đồng, tăng 100.000 đồng so với phiên liền trước.
Mặt hàng vàng nhẫn SJC tuần này cũng ghi nhận nhiều đợt biến động trái chiều, tuy nhiên so với cuối tuần trước, giá giao dịch hiện tại cũng đang thấp hơn 100.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua - bán. Người mua vàng nhẫn SJC tuần trước đến nay đang chịu khoản lỗ hơn 1,1 triệu đồng/lượng.
Tại PNJ, giá vàng nhẫn phiên cuối tuần cũng ghi nhận xu hướng tăng 200.000 đồng/lượng, trong đó chấp nhận mua vào ở 55,25 triệu/lượng và bán ra ở 56,3 triệu đồng. Tương tự, giá vàng Rồng Thăng Long tại Bảo Tín Minh Châu hiện phổ biến ở 55,63 - 56,48 triệu/lượng, tăng 150.000 đồng ở cả hai chiều.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Giá vàng lao dốc mạnhGiá vàng thế giới rơi một mạch xuống dưới ngưỡng 1.905 USD/ounce rồi phục hồi phần nào về hơn 1.910 USD/ounce. Nhưng áp lực bán tháo vẫn đang đè nặng lên thị trường.
11:30 7/7/2023
Kênh đầu tư nào sinh lời tốt nhất 9 năm qua?Từ năm 2015 đến nay, một số thị trường đầu tư như bất động sản, vàng, chứng khoán ghi nhận tỷ suất sinh lời gần 100%, trong khi kênh ngoại tệ hay gửi ngân hàng chỉ tăng nhẹ.
10:00 7/7/2023 | |
Xổ số Vietlott trả hơn 3.400 tỷ đồng tiền thưởng năm 2022 | Cả doanh thu và lợi nhuận của công ty xổ số này đều tăng hai chữ số trong năm 2022. Đây cũng là năm Vietlott ghi nhận lợi nhuận cao nhất kể từ năm 2019. | Công ty TNHH MTV Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) vừa công bố báo cáo tài chính năm 2022, với doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt gần 5.000 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2021.
Trong năm 2022, giá vốn bán hàng của Vietlott đạt 4.675 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ. Trong đó, chiếm phần lớn giá vốn là chi phí trả thưởng và dự phòng trả thưởng với 3.430 tỷ đồng.
Ngoài ra, doanh nghiệp chi hơn 500 tỷ đồng làm hoa hồng đại lý xổ số tự chọn điện toán và chi gần 520 tỷ đồng chi phí kinh doanh xổ số tự chọn số điện toán...
Khấu trừ giá vốn, lợi nhuận gộp của doanh nghiệp trong năm 2022 đạt gần 284 tỷ đồng, trong khi cùng năm đạt 210 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, doanh thu hoạt động tài chính Vietlott cũng tăng 15% lên gần 47 tỷ đồng. Với những con số tăng trưởng tích cực, Vietlott báo lãi ròng đạt 208 tỷ đồng - đây cũng là mức lợi nhuận cao nhất của công ty xổ số này kể từ năm 2019.
Diễn biến kết quả kinh doanh của Vietlott trong những năm gần đây Nguồn: BCTC Vietlott. Nhãn2016201720182019202020212022 Doanh thu thuần Tỷ đồng 1223307029892986393340634959 Lãi ròng 86.2216.8271.8152.9168.5159.5208.2
Mới đây, Tổng giám đốc Vietlott Nguyễn Thanh Đạm được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch công ty kể từ ngày 19/5 theo Quyết định số 1016/QĐ-BTC của Bộ trưởng Tài chính. Vị trí này đã bị khuyết từ cuối tháng 3 sau khi ông Lê Văn Hoan được bổ nhiệm sang làm Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) nhiệm kỳ 2021-2026.
Ông Nguyễn Thanh Đạm sinh năm 1974, tốt nghiệp Cử nhân tại Đại học Kinh tế Quốc dân và Thạc sỹ tại Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc gia Nhật Bản. Vị này có kinh nghiệm công tác hơn 16 năm tại Vụ Tài chính ngân hàng (Bộ Tài chính) giai đoạn 1996-2012.
Ông Đạm làm Tổng giám đốc Vietlott từ ngày 19/6/2018 thay ông Tống Quốc Trường. Trước đó, ông Đạm từng có 6 năm giữ vị trí Phó tổng giám đốc công ty.
Xổ số Vietlott có chủ tịch mớiÔng Nguyễn Thanh Đạm, Tổng giám đốc Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam, được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch từ ngày 19/5.
20:38 26/5/2023
Vietlott thu hơn 14 tỷ đồng/kỳ quay từ một loại xổ sốGiá trị độc đắc tăng cao giúp doanh thu doanh nghiệp xổ số tăng mạnh. Xu hướng này cũng đẩy nhanh tốc độ tích lũy độc đắc của loại hình xổ số Mega 6/45.
18:00 10/4/2023
Vietlott trao giải cho khách hàng trúng 71 tỷ ở Quảng NinhNgười trúng giải Jackpot trị giá 71 tỷ ở TP Cẩm Phả, Quảng Ninh nhận tổng số tiền hơn 63 tỷ sau thuế và dành 300 triệu để ủng hộ hoạt động từ thiện của địa phương.
14:45 31/3/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | Xổ số Vietlott trả hơn 3.400 tỷ đồng tiền thưởng năm 2022
Cả doanh thu và lợi nhuận của công ty xổ số này đều tăng hai chữ số trong năm 2022. Đây cũng là năm Vietlott ghi nhận lợi nhuận cao nhất kể từ năm 2019.
Công ty TNHH MTV Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) vừa công bố báo cáo tài chính năm 2022, với doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt gần 5.000 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2021.
Trong năm 2022, giá vốn bán hàng của Vietlott đạt 4.675 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ. Trong đó, chiếm phần lớn giá vốn là chi phí trả thưởng và dự phòng trả thưởng với 3.430 tỷ đồng.
Ngoài ra, doanh nghiệp chi hơn 500 tỷ đồng làm hoa hồng đại lý xổ số tự chọn điện toán và chi gần 520 tỷ đồng chi phí kinh doanh xổ số tự chọn số điện toán...
Khấu trừ giá vốn, lợi nhuận gộp của doanh nghiệp trong năm 2022 đạt gần 284 tỷ đồng, trong khi cùng năm đạt 210 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, doanh thu hoạt động tài chính Vietlott cũng tăng 15% lên gần 47 tỷ đồng. Với những con số tăng trưởng tích cực, Vietlott báo lãi ròng đạt 208 tỷ đồng - đây cũng là mức lợi nhuận cao nhất của công ty xổ số này kể từ năm 2019.
Diễn biến kết quả kinh doanh của Vietlott trong những năm gần đây Nguồn: BCTC Vietlott. Nhãn2016201720182019202020212022 Doanh thu thuần Tỷ đồng 1223307029892986393340634959 Lãi ròng 86.2216.8271.8152.9168.5159.5208.2
Mới đây, Tổng giám đốc Vietlott Nguyễn Thanh Đạm được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch công ty kể từ ngày 19/5 theo Quyết định số 1016/QĐ-BTC của Bộ trưởng Tài chính. Vị trí này đã bị khuyết từ cuối tháng 3 sau khi ông Lê Văn Hoan được bổ nhiệm sang làm Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) nhiệm kỳ 2021-2026.
Ông Nguyễn Thanh Đạm sinh năm 1974, tốt nghiệp Cử nhân tại Đại học Kinh tế Quốc dân và Thạc sỹ tại Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc gia Nhật Bản. Vị này có kinh nghiệm công tác hơn 16 năm tại Vụ Tài chính ngân hàng (Bộ Tài chính) giai đoạn 1996-2012.
Ông Đạm làm Tổng giám đốc Vietlott từ ngày 19/6/2018 thay ông Tống Quốc Trường. Trước đó, ông Đạm từng có 6 năm giữ vị trí Phó tổng giám đốc công ty.
Xổ số Vietlott có chủ tịch mớiÔng Nguyễn Thanh Đạm, Tổng giám đốc Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam, được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch từ ngày 19/5.
20:38 26/5/2023
Vietlott thu hơn 14 tỷ đồng/kỳ quay từ một loại xổ sốGiá trị độc đắc tăng cao giúp doanh thu doanh nghiệp xổ số tăng mạnh. Xu hướng này cũng đẩy nhanh tốc độ tích lũy độc đắc của loại hình xổ số Mega 6/45.
18:00 10/4/2023
Vietlott trao giải cho khách hàng trúng 71 tỷ ở Quảng NinhNgười trúng giải Jackpot trị giá 71 tỷ ở TP Cẩm Phả, Quảng Ninh nhận tổng số tiền hơn 63 tỷ sau thuế và dành 300 triệu để ủng hộ hoạt động từ thiện của địa phương.
14:45 31/3/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | |
Đóng cửa trễ 4 phút, HoSE nói do máy chủ lệch giờ | Do giờ hệ thống của máy chủ đồng bộ thời gian bị lệch so với thời gian chuẩn hơn 4 phút nên sàn HoSE đã đóng cửa trễ 4 phút trong phiên giao dịch ngày 8/5. | Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa thông tin về sự cố hệ thống giao dịch của HoSE đóng cửa chậm hơn 4 phút so với thời gian thực tế trong phiên giao dịch ngày 8/5.
Theo đó, HoSE cho biết do giờ hệ thống của máy chủ đồng bộ thời gian bị lệch so với thời gian chuẩn hơn 4 phút nên phiên giao dịch ngày 8/5 được mở cửa và đóng cửa với thời gian tịnh tiến trễ hơn so với thời gian chuẩn.
"Để bảo đảm hệ thống hoạt động thông suốt, HoSE đã không tiến hành điều chỉnh giờ hệ thống trong thời gian giao dịch. Trong phiên giao dịch này, hệ thống giao dịch hoạt động bình thường", thông báo khẳng định.
Hiện nay, HoSE đã phối hợp với các bên liên quan hiệu chỉnh giờ hệ thống giao dịch theo thời gian chuẩn.
Phiên giao dịch hôm nay ghi nhận dữ liệu trực tuyến của HoSE bị chậm hơn 4 phút so với thời gian thực. Do đó, các phiên ATO giờ đóng cửa phiên sáng, ATC, giờ đóng cửa phiên chiều đều bị đẩy lên thêm hơn 4 phút. Thông thường phiên ATC kết thúc lúc 14h45, sau đó thị trường bước vào đợt khớp lệnh thỏa thuận 15 phút và kết thúc lúc 15h.
Mặc dù gặp sự cố nhưng ngày 8/5, Chứng khoán Việt Nam có phiên giao dịch đầu tuần đầy khởi sắc với lực kéo từ nhiều nhóm cổ phiếu, nhất là họ cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, dầu khí...
VN-Index có được sắc xanh trong suốt thời gian giao dịch và kết phiên tại mức cao nhất trong ngày ở 1.053,44 điểm, tương đương tăng 13,13 điểm (+1,26%). Đây là mức tăng điểm tốt nhất của chỉ số đại diện sàn HoSE kể từ đầu ngày 3/4 đến nay.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Chứng khoán tăng tốt nhất một thángVN-Index có phiên tăng hơn 13 điểm đầu tuần nhờ lực kéo mạnh nhất đến từ nhóm cổ phiếu ngân hàng và một loạt cổ phiếu tầm trung tăng vọt lên giá trần.
15:50 8/5/2023
Chứng khoán giảm mạnh sau kỳ nghỉ lễThông tin tiêu cực từ thị trường quốc tế và mùa báo cáo kinh doanh ảm đạm khiến nhiều cổ phiếu vốn hóa bị bán mạnh, qua đó đẩy VN-Index chìm sâu trong sắc đỏ.
15:30 4/5/2023 | Đóng cửa trễ 4 phút, HoSE nói do máy chủ lệch giờ
Do giờ hệ thống của máy chủ đồng bộ thời gian bị lệch so với thời gian chuẩn hơn 4 phút nên sàn HoSE đã đóng cửa trễ 4 phút trong phiên giao dịch ngày 8/5.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa thông tin về sự cố hệ thống giao dịch của HoSE đóng cửa chậm hơn 4 phút so với thời gian thực tế trong phiên giao dịch ngày 8/5.
Theo đó, HoSE cho biết do giờ hệ thống của máy chủ đồng bộ thời gian bị lệch so với thời gian chuẩn hơn 4 phút nên phiên giao dịch ngày 8/5 được mở cửa và đóng cửa với thời gian tịnh tiến trễ hơn so với thời gian chuẩn.
"Để bảo đảm hệ thống hoạt động thông suốt, HoSE đã không tiến hành điều chỉnh giờ hệ thống trong thời gian giao dịch. Trong phiên giao dịch này, hệ thống giao dịch hoạt động bình thường", thông báo khẳng định.
Hiện nay, HoSE đã phối hợp với các bên liên quan hiệu chỉnh giờ hệ thống giao dịch theo thời gian chuẩn.
Phiên giao dịch hôm nay ghi nhận dữ liệu trực tuyến của HoSE bị chậm hơn 4 phút so với thời gian thực. Do đó, các phiên ATO giờ đóng cửa phiên sáng, ATC, giờ đóng cửa phiên chiều đều bị đẩy lên thêm hơn 4 phút. Thông thường phiên ATC kết thúc lúc 14h45, sau đó thị trường bước vào đợt khớp lệnh thỏa thuận 15 phút và kết thúc lúc 15h.
Mặc dù gặp sự cố nhưng ngày 8/5, Chứng khoán Việt Nam có phiên giao dịch đầu tuần đầy khởi sắc với lực kéo từ nhiều nhóm cổ phiếu, nhất là họ cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, dầu khí...
VN-Index có được sắc xanh trong suốt thời gian giao dịch và kết phiên tại mức cao nhất trong ngày ở 1.053,44 điểm, tương đương tăng 13,13 điểm (+1,26%). Đây là mức tăng điểm tốt nhất của chỉ số đại diện sàn HoSE kể từ đầu ngày 3/4 đến nay.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Chứng khoán tăng tốt nhất một thángVN-Index có phiên tăng hơn 13 điểm đầu tuần nhờ lực kéo mạnh nhất đến từ nhóm cổ phiếu ngân hàng và một loạt cổ phiếu tầm trung tăng vọt lên giá trần.
15:50 8/5/2023
Chứng khoán giảm mạnh sau kỳ nghỉ lễThông tin tiêu cực từ thị trường quốc tế và mùa báo cáo kinh doanh ảm đạm khiến nhiều cổ phiếu vốn hóa bị bán mạnh, qua đó đẩy VN-Index chìm sâu trong sắc đỏ.
15:30 4/5/2023 | |
Lý do cổ đông HAGL lo ngại doanh nghiệp của bầu Đức bị thâu tóm | Nhóm nhà đầu tư tham gia đợt phát hành cổ phiếu riêng lẻ huy động 1.300 tỷ đồng của HAGL đều có liên quan đến ông Nguyễn Đức Thụy (tức bầu Thụy), Chủ tịch HĐQT LPBank. | CTCP Chứng khoán LPBank (LPBS) mới đây đã bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Quân Tùng vào vị trí Quyền tổng giám đốc thay cho ông Huỳnh Văn Phát.
Theo giới thiệu, ông Tùng đã tốt nghiệp thạc sĩ tài chính tại Australia và có hơn 16 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Trước khi được bổ nhiệm làm lãnh đạo LPBS, vị này từng đảm nhận các chức vụ cấp cao tại VPBankS, VNDirect, SSI hay ngân hàng OCB.
Đáng chú ý, ông Nguyễn Đức Quân Tùng chính là cá nhân duy nhất tham gia đợt phát hành cổ phiếu riêng lẻ với giá trị 1.300 tỷ đồng sắp tới của CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HoSE: HAG).
Tại hội nghị gặp gỡ nhà đầu tư diễn ra chiều 15/2, ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch HĐQT HAGL - cho biết đã có 3 nhà đầu tư đăng ký tham gia đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ này, trong đó ông Tùng dự kiến mua 28 triệu cổ phiếu HAG (tỷ lệ 2,65% vốn). Hai nhà đầu tư còn lại là Thaigroup mua 52 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 4,92%) và LPBS mua 50 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 4,73%).
Cả LPBS và Thaigroup đều là tổ chức có liên quan đến Thaiholdings, doanh nghiệp gắn với tên tuổi của Chủ tịch HĐQT LPBank Nguyễn Đức Thụy (tức bầu Thụy). Cuối tháng trước, LPBank và HAGL cũng đã ký kết hợp tác toàn diện, khởi đầu mối quan hệ chiến lược đôi bên.
Giá cổ phiếu HAG tăng mạnh trước đợt phát hành cổ phiếu riêng lẻ. Ảnh: DNSE.
Thaigroup tiền thân là Tập đoàn Xuân Thành, chuyên về lĩnh vực bất động sản, vật liệu xây dựng, thủy điện. Thaigroup hiện là công ty con do Thaiholdings nắm giữ 81,6%.
Trong khi đó, LPBS tiền thân là Công ty Chứng khoán Liên Việt, vốn điều lệ 250 tỷ đồng có cổ đông lớn là LPBank nắm giữ 5,5%. Tại Đại hội đồng cổ đông bất thường lần 2, LPBS đã thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ lên gấp 16 lần, từ 250 tỷ đồng lên 3.888 tỷ đồng, nằm trong top các công ty chứng khoán có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.
Đại hội cũng thông qua việc bổ nhiệm ông Lê Minh Tâm trở thành Chủ tịch HĐQT đồng thời là Người đại diện theo pháp luật. Hiện vị này còn đảm nhiệm vai trò Thành viên HĐQT độc lập tại LPBank.
Người tiền nhiệm ông Tâm là bà Vũ Thanh Huệ được giao vị trí Phó chủ tịch HĐQT LPBS. Cá nhân này đồng thời là Thành viên HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc tại Thaiholdings.
Có thể thấy, cả 3 nhà đầu tư tham gia đợt phát hành cổ phiếu riêng lẻ của HAGL đều liên quan bầu Thụy. Nếu hoàn tất thương vụ, nhóm này sẽ sở hữu khoảng 12,3% vốn doanh nghiệp bầu Đức.
Trong khi đó, Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức đang nắm 34,5% vốn điều lệ công ty. Trước nỗi lo doanh nghiệp có thể bị thâu tóm, bầu Đức trấn an cổ đông không lo lắng về vấn đề này, đồng thời nhấn mạnh nếu có thì “quá tốt”.
Bản thân bầu Đức cũng tự tin kế hoạch sẽ thành công, một phần nhờ giá phát hành chỉ 10.000 đồng/cổ phiếu, thấp hơn thị giá hiện tại 23%.
Với số vốn huy động được, HAGL dự chi 330,5 tỷ đồng thanh toán một phần hoặc toàn bộ khoản nợ gốc, lãi trái phiếu; 296,5 tỷ đồng dùng để cơ cấu lại nợ cho công ty con là Gia súc Lơ Pang tại TPBank và 700 tỷ đồng để bổ sung vốn, cơ cấu lại nợ cho Hưng Thắng Lợi Gia Lai.
Doanh nghiệp phải lùi lịch trả cổ tức do thiếu tiền cuối nămTập đoàn ECI phải lùi lịch trả cổ tức là do các khách hàng/đối tác gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ, khiến công ty chưa thể sắp xếp đủ nguồn tiền chi trả cổ đông.
06:00 17/12/2023
Bầu Đức chuẩn bị bán bệnh viện Hoàng Anh Gia Lai để trả nợMột trong những thông tin được ông chủ Hoàng Anh Gia Lai chia sẻ tại cuộc gặp gỡ nhà đầu tư chiều nay là việc bán bệnh viện Hoàng Anh Gia Lai tại TP Pleiku để trả nợ.
18:30 15/12/2023
Dòng tiền ngoại 'tháo chạy' khỏi thị trường 6 tuần liên tiếpCác nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh cơ cấu lại danh mục, đánh dấu tuần bán ròng thứ 6 liên tiếp với giá trị đạt 3.300 tỷ đồng.
18:00 16/12/2023
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | Lý do cổ đông HAGL lo ngại doanh nghiệp của bầu Đức bị thâu tóm
Nhóm nhà đầu tư tham gia đợt phát hành cổ phiếu riêng lẻ huy động 1.300 tỷ đồng của HAGL đều có liên quan đến ông Nguyễn Đức Thụy (tức bầu Thụy), Chủ tịch HĐQT LPBank.
CTCP Chứng khoán LPBank (LPBS) mới đây đã bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Quân Tùng vào vị trí Quyền tổng giám đốc thay cho ông Huỳnh Văn Phát.
Theo giới thiệu, ông Tùng đã tốt nghiệp thạc sĩ tài chính tại Australia và có hơn 16 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Trước khi được bổ nhiệm làm lãnh đạo LPBS, vị này từng đảm nhận các chức vụ cấp cao tại VPBankS, VNDirect, SSI hay ngân hàng OCB.
Đáng chú ý, ông Nguyễn Đức Quân Tùng chính là cá nhân duy nhất tham gia đợt phát hành cổ phiếu riêng lẻ với giá trị 1.300 tỷ đồng sắp tới của CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HoSE: HAG).
Tại hội nghị gặp gỡ nhà đầu tư diễn ra chiều 15/2, ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch HĐQT HAGL - cho biết đã có 3 nhà đầu tư đăng ký tham gia đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ này, trong đó ông Tùng dự kiến mua 28 triệu cổ phiếu HAG (tỷ lệ 2,65% vốn). Hai nhà đầu tư còn lại là Thaigroup mua 52 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 4,92%) và LPBS mua 50 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 4,73%).
Cả LPBS và Thaigroup đều là tổ chức có liên quan đến Thaiholdings, doanh nghiệp gắn với tên tuổi của Chủ tịch HĐQT LPBank Nguyễn Đức Thụy (tức bầu Thụy). Cuối tháng trước, LPBank và HAGL cũng đã ký kết hợp tác toàn diện, khởi đầu mối quan hệ chiến lược đôi bên.
Giá cổ phiếu HAG tăng mạnh trước đợt phát hành cổ phiếu riêng lẻ. Ảnh: DNSE.
Thaigroup tiền thân là Tập đoàn Xuân Thành, chuyên về lĩnh vực bất động sản, vật liệu xây dựng, thủy điện. Thaigroup hiện là công ty con do Thaiholdings nắm giữ 81,6%.
Trong khi đó, LPBS tiền thân là Công ty Chứng khoán Liên Việt, vốn điều lệ 250 tỷ đồng có cổ đông lớn là LPBank nắm giữ 5,5%. Tại Đại hội đồng cổ đông bất thường lần 2, LPBS đã thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ lên gấp 16 lần, từ 250 tỷ đồng lên 3.888 tỷ đồng, nằm trong top các công ty chứng khoán có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.
Đại hội cũng thông qua việc bổ nhiệm ông Lê Minh Tâm trở thành Chủ tịch HĐQT đồng thời là Người đại diện theo pháp luật. Hiện vị này còn đảm nhiệm vai trò Thành viên HĐQT độc lập tại LPBank.
Người tiền nhiệm ông Tâm là bà Vũ Thanh Huệ được giao vị trí Phó chủ tịch HĐQT LPBS. Cá nhân này đồng thời là Thành viên HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc tại Thaiholdings.
Có thể thấy, cả 3 nhà đầu tư tham gia đợt phát hành cổ phiếu riêng lẻ của HAGL đều liên quan bầu Thụy. Nếu hoàn tất thương vụ, nhóm này sẽ sở hữu khoảng 12,3% vốn doanh nghiệp bầu Đức.
Trong khi đó, Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức đang nắm 34,5% vốn điều lệ công ty. Trước nỗi lo doanh nghiệp có thể bị thâu tóm, bầu Đức trấn an cổ đông không lo lắng về vấn đề này, đồng thời nhấn mạnh nếu có thì “quá tốt”.
Bản thân bầu Đức cũng tự tin kế hoạch sẽ thành công, một phần nhờ giá phát hành chỉ 10.000 đồng/cổ phiếu, thấp hơn thị giá hiện tại 23%.
Với số vốn huy động được, HAGL dự chi 330,5 tỷ đồng thanh toán một phần hoặc toàn bộ khoản nợ gốc, lãi trái phiếu; 296,5 tỷ đồng dùng để cơ cấu lại nợ cho công ty con là Gia súc Lơ Pang tại TPBank và 700 tỷ đồng để bổ sung vốn, cơ cấu lại nợ cho Hưng Thắng Lợi Gia Lai.
Doanh nghiệp phải lùi lịch trả cổ tức do thiếu tiền cuối nămTập đoàn ECI phải lùi lịch trả cổ tức là do các khách hàng/đối tác gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ, khiến công ty chưa thể sắp xếp đủ nguồn tiền chi trả cổ đông.
06:00 17/12/2023
Bầu Đức chuẩn bị bán bệnh viện Hoàng Anh Gia Lai để trả nợMột trong những thông tin được ông chủ Hoàng Anh Gia Lai chia sẻ tại cuộc gặp gỡ nhà đầu tư chiều nay là việc bán bệnh viện Hoàng Anh Gia Lai tại TP Pleiku để trả nợ.
18:30 15/12/2023
Dòng tiền ngoại 'tháo chạy' khỏi thị trường 6 tuần liên tiếpCác nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh cơ cấu lại danh mục, đánh dấu tuần bán ròng thứ 6 liên tiếp với giá trị đạt 3.300 tỷ đồng.
18:00 16/12/2023
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | |
Khách hàng tố Manulife phân biệt đối xử | Nhiều khách hàng cho rằng bị chèn ép, phân biệt đối xử từ phía công ty bảo hiểm khi nộp đơn khiếu nại sau ngày 30/4. Họ mong muốn tất cả khách hàng đều phải được xử lý công bằng. | Sáng 15/5, gần 100 khách hàng tiếp tục đến trụ sở Manulife Việt Nam tại TP.HCM để phản đối thông báo mới của Manulife về giải quyết khiếu nại cho khách hàng tham gia sản phẩm "Tâm an đầu tư".
Theo đó, việc phản đối xảy ra sau khi Manulife Việt Nam thông báo chỉ giải quyết những trường hợp gửi đơn khiếu nại về sản phẩm Tâm an đầu tư (được phân phối qua Ngân hàng SCB) trước ngày 30/4. Nhiều khách hàng cho rằng bị chèn ép, phân biệt đối xử từ phía công ty bảo hiểm khi nộp đơn khiếu nại sau ngày 30/4. Họ cho rằng tất cả khách hàng đều phải được xử lý công bằng, thỏa đáng như nhau.
Muốn được xử lý công bằng
Ngày 30/4, sau khi xem chương trình truyền hình, ông Liên Khải Phúc (quận Bình Tân, TP.HCM) mới tá hỏa vì thông tin sản phẩm Tâm an đầu tư mua qua ngân hàng SCB là sản phẩm bảo hiểm chứ không phải gửi tiết kiệm đầu tư lấy lãi.
"Sau khi biết được mình đã bị lừa, tôi đã lên thẳng trụ sở Manulife để làm rõ sự việc và biết được sản phẩm này tôi phải đóng đến 20 năm trong khi nhân viên tư vấn chỉ nói chỉ cần đóng 5 năm sẽ lấy được tiền. Đến nay, Manulife đã trừ thẳng tiền trong tài khoản của vợ tôi tổng số tiền 120 triệu đồng", ông nói và cho biết đã gửi đơn khiếu nại tuy nhiên chưa được giải quyết.
Ông Phúc cho biết rất nhiều nạn nhân sau ngày 30/4 mới biết được thông tin và họ không chấp nhận được thông báo chỉ giải quyết cho những khách hàng trước 30/4 của Manulife. "Chúng tôi rất mong muốn công ty hủy gói đầu tư và hoàn tiền cho tất cả khách hàng", ông nói thêm.
Gần 100 khách hàng khiếu nại việc Manulife chỉ chấp nhận giải quyết cho khách hàng nộp đơn trước ngày 30/4. Ảnh: Minh Hà.
Tương tự, bà La Tuyết Phương, 55 tuổi (quận 7, TP.HCM) cũng cho biết sau khi nhận ra sản phẩm bảo hiểm mà mình tham gia không phải là gửi tiết kiệm đầu tư ngân hàng lấy lãi, bà không biết tìm ai, gửi đơn như thế nào để lấy lại được tiền. "Sau đó ngày 30/4, tôi đọc được thông tin có nhóm người làm đơn tố cáo nên tôi mới quyết tâm đòi lại số tiền đã đóng", bà nói.
Cũng như nhiều khách hàng khác, bà Phương đã tham gia bảo hiểm Tâm an đầu tư của Manulife phân phối qua Ngân hàng SCB được gần 3 năm nhưng không hề biết là sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. Số tiền bà phải đóng lên tới 100 triệu/năm.
Tại biên bản làm việc ngày 15/5 với đơn tố cáo tập thể của 98 khách hàng, bà Nguyễn Thị Đoan Chi, Giám đốc kế hoạch của Manulife Việt Nam cho biết đã tiếp nhận thông tin và đề xuất Manulife sửa đổi thông cáo báo chí ngày 12/5 và vẫn tiếp tục nhận đơn khiếu nại của khách hàng mua sản phẩm Tâm an đầu tư (được phân phối qua Ngân hàng SCB) để giải quyết.
Bà Chi cho biết Manulife sẽ xem xét và trả lời chậm nhất ngày 19/5 để đưa ra hướng giải quyết chi tiết cụ thể cho đơn khiếu nại tập thể mà bà đã tiếp nhận của 98 khách hàng ngày 15/5. Theo đó, ngày 19/5, Manulife sẽ trả lời về yêu cầu trả lại tiền cho 98 khách hàng trong danh sách gửi đơn khiếu nại tập thể.
Không phải khách hàng nào cũng được hoàn tiền 100%
Theo ghi nhận của Zing, đến nay nhiều khách hàng sau khi làm việc trực tiếp với Manulife, ký giấy thỏa thuận, hủy hợp đồng đã được công ty bảo hiểm hoàn trả tiền theo số tài khoản ngân hàng đã đăng ký.
Một khách hàng tại Hà Nội đã làm việc với Manulife ngày 5/5 cho biết Manulife đang liên hệ để thỏa thuận với từng khách hàng. "Tôi đã đóng tổng 400 triệu đồng và công ty hứa sẽ trả đủ sau 10 ngày, tức 15/5. Khi đến làm việc, khách hàng chỉ cần mang hợp đồng, chứng minh nhân dân, số tài khoản ngân hàng còn lại các thông tin đã có sẵn trên hệ thống", người này cho biết.
Theo thông cáo mới nhất ngày 12/5 liên quan đến quá trình giải quyết khiếu nại của các khách hàng tham gia sản phẩm bảo hiểm “Tâm An Đầu Tư” thông qua Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Manulife Việt Nam nhấn mạnh hoạt động đối thoại trực tiếp với khách hàng để cân nhắc lại các khiếu nại chỉ được áp dụng cho nhóm khách hàng đã gửi khiếu nại trước ngày 30/4. Quyết định này sẽ không áp dụng cho bất cứ trường hợp nào khác.
Về lý do chỉ cân nhắc các khiếu nại nhận được trước ngày 30/4, công ty bảo hiểm lý giải phần lớn khiếu nại của khách hàng SCB tham gia “Tâm An Đầu Tư” được gửi đến vào tháng 10-11/2022, ngay sau sự kiện khủng hoảng SCB xảy ra. Do đó, thời hạn 30/4 được xem là phù hợp và thời gian đủ dài để khách hàng liên hệ với công ty nhằm phản ánh những vấn đề gặp phải.
Đáng chú ý, Manulife cũng tuyên bố không phải tất cả khách hàng có yêu cầu hủy hợp đồng trước hạn đều được đáp ứng hoàn tiền 100%. Thay vào đó, kết quả giải quyết khiếu nại cho khách hàng được xác định dựa trên đánh giá của công ty qua các yếu tố như tính đầy đủ, hợp pháp của bộ hồ sơ hợp đồng bảo hiểm.
Bên cạnh đó, dựa vào kết quả phỏng vấn, đối chất với các tư vấn viên và nhân viên ngân hàng liên quan, các thông tin do khách hàng cung cấp trong đơn khiếu nại và trong quá trình trao đổi trực tiếp, cùng các bằng chứng hoặc các yếu tố có liên quan cần được cân nhắc. “Chúng tôi có nghĩa vụ tuân thủ nghiêm ngặt tất cả yêu cầu và quy định pháp luật có liên quan”, công ty bảo hiểm lưu ý.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Manulife nói về thỏa thuận ký giấy 'im lặng' để được hoàn tiềnManulife cho biết đang làm việc với các khách hàng để giải quyết các khiếu nại. Còn khách hàng cho biết đang thỏa thuận với hãng để nhận lại tiền.
18:45 8/5/2023
Thêm hơn 100 người nộp đơn tới Công an TP.HCM tố cáo Manulife và SCBSáng 20/4, nhiều khách hàng đã tập trung tại Công an TP.HCM để nộp hơn 100 đơn tố cáo liên quan đến hợp đồng bảo hiểm nhân thọ Manulife phân phối qua Ngân hàng SCB.
12:28 20/4/2023 | Khách hàng tố Manulife phân biệt đối xử
Nhiều khách hàng cho rằng bị chèn ép, phân biệt đối xử từ phía công ty bảo hiểm khi nộp đơn khiếu nại sau ngày 30/4. Họ mong muốn tất cả khách hàng đều phải được xử lý công bằng.
Sáng 15/5, gần 100 khách hàng tiếp tục đến trụ sở Manulife Việt Nam tại TP.HCM để phản đối thông báo mới của Manulife về giải quyết khiếu nại cho khách hàng tham gia sản phẩm "Tâm an đầu tư".
Theo đó, việc phản đối xảy ra sau khi Manulife Việt Nam thông báo chỉ giải quyết những trường hợp gửi đơn khiếu nại về sản phẩm Tâm an đầu tư (được phân phối qua Ngân hàng SCB) trước ngày 30/4. Nhiều khách hàng cho rằng bị chèn ép, phân biệt đối xử từ phía công ty bảo hiểm khi nộp đơn khiếu nại sau ngày 30/4. Họ cho rằng tất cả khách hàng đều phải được xử lý công bằng, thỏa đáng như nhau.
Muốn được xử lý công bằng
Ngày 30/4, sau khi xem chương trình truyền hình, ông Liên Khải Phúc (quận Bình Tân, TP.HCM) mới tá hỏa vì thông tin sản phẩm Tâm an đầu tư mua qua ngân hàng SCB là sản phẩm bảo hiểm chứ không phải gửi tiết kiệm đầu tư lấy lãi.
"Sau khi biết được mình đã bị lừa, tôi đã lên thẳng trụ sở Manulife để làm rõ sự việc và biết được sản phẩm này tôi phải đóng đến 20 năm trong khi nhân viên tư vấn chỉ nói chỉ cần đóng 5 năm sẽ lấy được tiền. Đến nay, Manulife đã trừ thẳng tiền trong tài khoản của vợ tôi tổng số tiền 120 triệu đồng", ông nói và cho biết đã gửi đơn khiếu nại tuy nhiên chưa được giải quyết.
Ông Phúc cho biết rất nhiều nạn nhân sau ngày 30/4 mới biết được thông tin và họ không chấp nhận được thông báo chỉ giải quyết cho những khách hàng trước 30/4 của Manulife. "Chúng tôi rất mong muốn công ty hủy gói đầu tư và hoàn tiền cho tất cả khách hàng", ông nói thêm.
Gần 100 khách hàng khiếu nại việc Manulife chỉ chấp nhận giải quyết cho khách hàng nộp đơn trước ngày 30/4. Ảnh: Minh Hà.
Tương tự, bà La Tuyết Phương, 55 tuổi (quận 7, TP.HCM) cũng cho biết sau khi nhận ra sản phẩm bảo hiểm mà mình tham gia không phải là gửi tiết kiệm đầu tư ngân hàng lấy lãi, bà không biết tìm ai, gửi đơn như thế nào để lấy lại được tiền. "Sau đó ngày 30/4, tôi đọc được thông tin có nhóm người làm đơn tố cáo nên tôi mới quyết tâm đòi lại số tiền đã đóng", bà nói.
Cũng như nhiều khách hàng khác, bà Phương đã tham gia bảo hiểm Tâm an đầu tư của Manulife phân phối qua Ngân hàng SCB được gần 3 năm nhưng không hề biết là sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. Số tiền bà phải đóng lên tới 100 triệu/năm.
Tại biên bản làm việc ngày 15/5 với đơn tố cáo tập thể của 98 khách hàng, bà Nguyễn Thị Đoan Chi, Giám đốc kế hoạch của Manulife Việt Nam cho biết đã tiếp nhận thông tin và đề xuất Manulife sửa đổi thông cáo báo chí ngày 12/5 và vẫn tiếp tục nhận đơn khiếu nại của khách hàng mua sản phẩm Tâm an đầu tư (được phân phối qua Ngân hàng SCB) để giải quyết.
Bà Chi cho biết Manulife sẽ xem xét và trả lời chậm nhất ngày 19/5 để đưa ra hướng giải quyết chi tiết cụ thể cho đơn khiếu nại tập thể mà bà đã tiếp nhận của 98 khách hàng ngày 15/5. Theo đó, ngày 19/5, Manulife sẽ trả lời về yêu cầu trả lại tiền cho 98 khách hàng trong danh sách gửi đơn khiếu nại tập thể.
Không phải khách hàng nào cũng được hoàn tiền 100%
Theo ghi nhận của Zing, đến nay nhiều khách hàng sau khi làm việc trực tiếp với Manulife, ký giấy thỏa thuận, hủy hợp đồng đã được công ty bảo hiểm hoàn trả tiền theo số tài khoản ngân hàng đã đăng ký.
Một khách hàng tại Hà Nội đã làm việc với Manulife ngày 5/5 cho biết Manulife đang liên hệ để thỏa thuận với từng khách hàng. "Tôi đã đóng tổng 400 triệu đồng và công ty hứa sẽ trả đủ sau 10 ngày, tức 15/5. Khi đến làm việc, khách hàng chỉ cần mang hợp đồng, chứng minh nhân dân, số tài khoản ngân hàng còn lại các thông tin đã có sẵn trên hệ thống", người này cho biết.
Theo thông cáo mới nhất ngày 12/5 liên quan đến quá trình giải quyết khiếu nại của các khách hàng tham gia sản phẩm bảo hiểm “Tâm An Đầu Tư” thông qua Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Manulife Việt Nam nhấn mạnh hoạt động đối thoại trực tiếp với khách hàng để cân nhắc lại các khiếu nại chỉ được áp dụng cho nhóm khách hàng đã gửi khiếu nại trước ngày 30/4. Quyết định này sẽ không áp dụng cho bất cứ trường hợp nào khác.
Về lý do chỉ cân nhắc các khiếu nại nhận được trước ngày 30/4, công ty bảo hiểm lý giải phần lớn khiếu nại của khách hàng SCB tham gia “Tâm An Đầu Tư” được gửi đến vào tháng 10-11/2022, ngay sau sự kiện khủng hoảng SCB xảy ra. Do đó, thời hạn 30/4 được xem là phù hợp và thời gian đủ dài để khách hàng liên hệ với công ty nhằm phản ánh những vấn đề gặp phải.
Đáng chú ý, Manulife cũng tuyên bố không phải tất cả khách hàng có yêu cầu hủy hợp đồng trước hạn đều được đáp ứng hoàn tiền 100%. Thay vào đó, kết quả giải quyết khiếu nại cho khách hàng được xác định dựa trên đánh giá của công ty qua các yếu tố như tính đầy đủ, hợp pháp của bộ hồ sơ hợp đồng bảo hiểm.
Bên cạnh đó, dựa vào kết quả phỏng vấn, đối chất với các tư vấn viên và nhân viên ngân hàng liên quan, các thông tin do khách hàng cung cấp trong đơn khiếu nại và trong quá trình trao đổi trực tiếp, cùng các bằng chứng hoặc các yếu tố có liên quan cần được cân nhắc. “Chúng tôi có nghĩa vụ tuân thủ nghiêm ngặt tất cả yêu cầu và quy định pháp luật có liên quan”, công ty bảo hiểm lưu ý.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Manulife nói về thỏa thuận ký giấy 'im lặng' để được hoàn tiềnManulife cho biết đang làm việc với các khách hàng để giải quyết các khiếu nại. Còn khách hàng cho biết đang thỏa thuận với hãng để nhận lại tiền.
18:45 8/5/2023
Thêm hơn 100 người nộp đơn tới Công an TP.HCM tố cáo Manulife và SCBSáng 20/4, nhiều khách hàng đã tập trung tại Công an TP.HCM để nộp hơn 100 đơn tố cáo liên quan đến hợp đồng bảo hiểm nhân thọ Manulife phân phối qua Ngân hàng SCB.
12:28 20/4/2023 | |
Công ty bị phạt 16 triệu USD vì tính phí tài chính khách hàng đã mất | AMP Ltd - công ty dịch vụ tài chính tại Australia - đã bị phạt 16,3 triệu USD vì lập hóa đơn và tính phí cho hàng nghìn khách hàng đã qua đời. | Theo Reuters, AMP Ltd - một công ty dịch vụ tài chính tại Australia đang gặp khó khăn - sẽ phải trả khoản tiền phạt lên tới 16,3 triệu USD theo lệnh của toà án liên bang vì đã lập hoá đơn cho hàng nghìn khách hàng đã mất để được tư vấn bảo hiểm và tài chính. Sự vụ đã vén màn cho một câu chuyện đầy tai tiếng diễn ra vào năm 2018 trong giới tài chính nước này.
Cụ thể, các cáo buộc đầu tiên được đưa ra sau khi cuộc điều tra của giới chức phơi bày toàn bộ hành vi sai trái (có hệ thống) tại công ty này.
Theo đó, công ty này đã tính phí tư vấn dù không đưa ra bất kỳ lời tư vấn cho khách hàng nào; lấy phí bảo hiểm từ tài khoản của khách hàng đã mất và cuối cùng là có kế hoạch che giấu từ Hội đồng quản trị của công ty để lừa dối cơ quan quản lý.
Việc bị phát hiện các sai phạm kể trên đã khiến chủ tịch và giám đốc điều hành AMP mất việc, khách hàng tháo chạy và giá trị thị trường của công ty giảm sút trầm trọng.
Trụ sở chính của AMP ở Sydney, Australia. Ảnh: David Gray/Reuters.
“Toà án liên bang phát hiện bốn công ty, là một phần của Tập đoàn AMP vi phạm luật pháp khi tính phí bảo hiểm nhân thọ và phí tư vấn từ quỹ hưu trí của hơn 2.000 khách hàng đã mất”, Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Australia (ASIC) - cũng là cơ quan quản lý doanh nghiệp của quốc gia này - thông tin thêm về sự việc.
Hai trong 4 công ty bị phát hiện là AMP Life và AMP Financial Planning nhận được yêu cầu phải trả khoản tiền phạt tổng cộng 24 triệu USD cho các vi phạm trên.
"Khách hàng và cả những người sẽ nhận được khoản thụ hưởng, họ mong đợi công ty có hệ thống chặt chẽ hơn giúp đảm bảo sau khi nhận được thông báo từ gia đình, những khách hàng đã mất sẽ không bị tính phí nữa. Hệ thống làm việc của công ty chưa đáp ứng được điều đó, và đã khiến khách hàng thất vọng", Phó chủ tịch ASIC Sarah Court nói.
Hành vi sai trái này của AMP đã vi phạm cơ bản về niềm tin giữa khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ tài chính.
Sau khi hình phạt được đưa ra, công ty này đã trích lập đầy đủ trong báo cáo tài chính của năm kinh doanh kết thúc vào ngày 31/12/2022.
"AMP xin lỗi tất cả người thụ hưởng của khách hàng đã mất, thật không may mắn khi gặp ảnh hưởng bởi sự cố này. Khi công ty xác định được vấn đề vào năm 2018, chúng tôi đã báo cáo với cơ quan quản lý và làm việc chăm chỉ để khắc phục nhanh nhất có thể", David Cullen, Trưởng ban cố vấn của Tập đoàn AMP cho biết thêm.
Công ty của Hương Giang bị phạt 55 triệu đồngCông ty của Hương Giang bị phạt 55 triệu đồng do tổ chức trái phép cuộc thi Miss International Queen Vietnam 2023.
19:11 18/5/2023
Điều gì xảy ra sau lệnh cấm TikTok hoàn toàn tại tiểu bang MỹMontana trở thành tiểu bang đầu tiên của Mỹ chính thức ban hành lệnh cấm TikTok. Mức xử phạt tối đa 10.000 USD cho mỗi lần vi phạm.
14:34 18/5/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | Công ty bị phạt 16 triệu USD vì tính phí tài chính khách hàng đã mất
AMP Ltd - công ty dịch vụ tài chính tại Australia - đã bị phạt 16,3 triệu USD vì lập hóa đơn và tính phí cho hàng nghìn khách hàng đã qua đời.
Theo Reuters, AMP Ltd - một công ty dịch vụ tài chính tại Australia đang gặp khó khăn - sẽ phải trả khoản tiền phạt lên tới 16,3 triệu USD theo lệnh của toà án liên bang vì đã lập hoá đơn cho hàng nghìn khách hàng đã mất để được tư vấn bảo hiểm và tài chính. Sự vụ đã vén màn cho một câu chuyện đầy tai tiếng diễn ra vào năm 2018 trong giới tài chính nước này.
Cụ thể, các cáo buộc đầu tiên được đưa ra sau khi cuộc điều tra của giới chức phơi bày toàn bộ hành vi sai trái (có hệ thống) tại công ty này.
Theo đó, công ty này đã tính phí tư vấn dù không đưa ra bất kỳ lời tư vấn cho khách hàng nào; lấy phí bảo hiểm từ tài khoản của khách hàng đã mất và cuối cùng là có kế hoạch che giấu từ Hội đồng quản trị của công ty để lừa dối cơ quan quản lý.
Việc bị phát hiện các sai phạm kể trên đã khiến chủ tịch và giám đốc điều hành AMP mất việc, khách hàng tháo chạy và giá trị thị trường của công ty giảm sút trầm trọng.
Trụ sở chính của AMP ở Sydney, Australia. Ảnh: David Gray/Reuters.
“Toà án liên bang phát hiện bốn công ty, là một phần của Tập đoàn AMP vi phạm luật pháp khi tính phí bảo hiểm nhân thọ và phí tư vấn từ quỹ hưu trí của hơn 2.000 khách hàng đã mất”, Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Australia (ASIC) - cũng là cơ quan quản lý doanh nghiệp của quốc gia này - thông tin thêm về sự việc.
Hai trong 4 công ty bị phát hiện là AMP Life và AMP Financial Planning nhận được yêu cầu phải trả khoản tiền phạt tổng cộng 24 triệu USD cho các vi phạm trên.
"Khách hàng và cả những người sẽ nhận được khoản thụ hưởng, họ mong đợi công ty có hệ thống chặt chẽ hơn giúp đảm bảo sau khi nhận được thông báo từ gia đình, những khách hàng đã mất sẽ không bị tính phí nữa. Hệ thống làm việc của công ty chưa đáp ứng được điều đó, và đã khiến khách hàng thất vọng", Phó chủ tịch ASIC Sarah Court nói.
Hành vi sai trái này của AMP đã vi phạm cơ bản về niềm tin giữa khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ tài chính.
Sau khi hình phạt được đưa ra, công ty này đã trích lập đầy đủ trong báo cáo tài chính của năm kinh doanh kết thúc vào ngày 31/12/2022.
"AMP xin lỗi tất cả người thụ hưởng của khách hàng đã mất, thật không may mắn khi gặp ảnh hưởng bởi sự cố này. Khi công ty xác định được vấn đề vào năm 2018, chúng tôi đã báo cáo với cơ quan quản lý và làm việc chăm chỉ để khắc phục nhanh nhất có thể", David Cullen, Trưởng ban cố vấn của Tập đoàn AMP cho biết thêm.
Công ty của Hương Giang bị phạt 55 triệu đồngCông ty của Hương Giang bị phạt 55 triệu đồng do tổ chức trái phép cuộc thi Miss International Queen Vietnam 2023.
19:11 18/5/2023
Điều gì xảy ra sau lệnh cấm TikTok hoàn toàn tại tiểu bang MỹMontana trở thành tiểu bang đầu tiên của Mỹ chính thức ban hành lệnh cấm TikTok. Mức xử phạt tối đa 10.000 USD cho mỗi lần vi phạm.
14:34 18/5/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | |
Các triệu phú đang để tiền vào đâu | Lạm phát, lãi suất tăng cao và những biến động trên thị trường chứng khoán đang ảnh hưởng đến cách đầu tư và chi tiêu của các triệu phú Mỹ. | Các triệu phú đầu tư đang tăng cường nắm giữ tiền mặt. Ảnh: Bloomberg.
Theo khảo sát của CNBC, các triệu phú đầu tư đang nắm giữ tiền mặt nhiều hơn. Họ đặt cược vào kịch bản lãi suất tăng cao và thị trường chứng khoán suy yếu trong năm 2023.
Cuộc khảo sát được thực hiện với các hộ gia đình nắm giữ trên 1 triệu USD. 34% triệu phú cho biết họ đang tăng nắm giữ tiền mặt. Tiền mặt hiện chiếm 24% tổng danh mục đầu tư của những triệu phú đầu tư được khảo sát, tăng từ tỷ lệ 14% cách đây một năm.
Tăng nắm giữ tiền mặt
Trong số các triệu phú được khảo sát, 28% cho biết đã mua thêm các chứng khoán có thu nhập cố định vì tin rằng lãi suất vẫn sẽ tiếp tục tăng.
Trong cuộc họp gần nhất, Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) - cơ quan hoạch định chính sách của ngân hàng trung ương Mỹ - đã nhất trí tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm, đánh dấu lần tăng lãi suất thứ 10 kể từ tháng 3/2022, đưa lãi suất điều hành của Mỹ lên vùng 5-5,25%.
Theo một cuộc khảo sát mới đây của Capgemini, tiền mặt hoặc những khoản tương đương tiền đang chiếm 34% danh mục đầu tư của các nhà đầu tư giàu có trên toàn cầu.
Các nhà đầu tư đang chuyển từ những khoản đầu tư tăng trưởng nhanh sang các khoản đầu tư giá trị, nhằm bảo vệ tài sản của mình. Giờ đây, thà cẩn thận còn hơn phải tiếc nuốiGiám đốc toàn cầu Elias Ghanem tại Viện Nghiên cứu Dịch vụ Tài chính Capgemini
"Các nhà đầu tư này chuyển từ những khoản đầu tư tăng trưởng nhanh sang các khoản đầu tư giá trị, nhằm bảo vệ tài sản của mình. Giờ đây, thà cẩn thận còn hơn phải tiếc nuối", Giám đốc toàn cầu Elias Ghanem tại Viện Nghiên cứu Dịch vụ Tài chính Capgemini bình luận.
Các nhà đầu tư giàu có vẫn thận trọng về thị trường chứng khoán, nhưng không còn bi quan như hồi đầu năm. 38% nhà đầu tư triệu phú tin rằng S&P 500 sẽ lao dốc trong năm nay. Trong khi đó, 40% dự báo chỉ số này vẫn tăng trưởng vào cuối năm.
Năm ngoái, 69% triệu phú đầu tư được hỏi tin rằng S&P 500 sẽ sụt giảm trong năm 2023. Chỉ 22% lạc quan về thị trường.
"Họ đã trở nên thoải mái hơn với những biến động trên thị trường. Thực tế là các chỉ số vẫn sẽ đi lên bất chấp mọi lý do đang đè nặng lên chúng", CNBC dẫn lời ông George Walper - Chủ tịch Spectrem Group - nhận định.
Nhưng các nhà đầu tư bi quan hơn với nền kinh tế nói chung. 60% dự đoán nền kinh tế sẽ "yếu hơn" hoặc "suy yếu mạnh" vào cuối năm 2023.
Ảnh hưởng cách tiêu tiền
Lạm phát là lý do khiến các nhà đầu tư lo lắng. Họ tin rằng lạm phát sẽ vẫn tồn tại trong nhiều năm. Điều đó làm ngân hàng trung ương buộc phải duy trì lãi suất ở mức cao trong thời gian dài.
Hơn 50% triệu phú đầu tư tin rằng lạm phát sẽ không giảm xuống mức mục tiêu 2% của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong ít nhất hai năm. 11% dự báo ngân hàng trung ương có thể mất 5 năm để đạt được mục tiêu này.
Lạm phát và lãi suất tăng cao đang bắt đầu ảnh hưởng đến chi tiêu của người giàu. Theo khảo sát, hơn 1/3 triệu phú đầu tư đã cắt giảm chi tiêu cho việc ăn uống ở nhà hàng trong 6 tháng qua vì lạm phát. 18% trì hoãn mua ôtô.
Hơn 25% cho biết họ làm từ thiện ít hơn vì lạm phát. Nếu lạm phát vẫn tiếp diễn, 18% tiết lộ họ có thể hủy bỏ một chuyến du lịch hoặc kỳ nghỉ.
Bất chấp các rắc rối trong hệ thống ngân hàng khu vực, với sự sụp đổ của Silicon Valley Bank, First Republic và Signature Bank, hơn 2/3 triệu phú cho biết họ "không quan tâm" hoặc "trung lập" về mức độ an toàn của tiền gửi ngân hàng.
Chỉ 7% cho biết họ rất lo lắng. 6% triệu phú được khảo sát tiết lộ đã rút tiền khỏi ngân hàng sau sự sụp đổ của Silicon Valley Bank - ngân hàng lớn thứ 17 nước Mỹ.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
USD bị bán tháoUSD giảm mạnh so với các tiền tệ lớn khác như euro và bảng Anh. Những dữ liệu kinh tế mới nhất cho thấy Fed có thể đã đạt được bước tiến mới trong cuộc chiến chống lạm phát.
18:00 9/6/2023
Vì sao giá Bitcoin vẫn đứng vữngSEC đã kiện 2 sàn giao dịch tiền mã hóa lớn trong tuần này. Nhưng giá Bitcoin vẫn phục hồi mạnh mẽ trước hàng loạt tin xấu.
18:00 8/6/2023 | Các triệu phú đang để tiền vào đâu
Lạm phát, lãi suất tăng cao và những biến động trên thị trường chứng khoán đang ảnh hưởng đến cách đầu tư và chi tiêu của các triệu phú Mỹ.
Các triệu phú đầu tư đang tăng cường nắm giữ tiền mặt. Ảnh: Bloomberg.
Theo khảo sát của CNBC, các triệu phú đầu tư đang nắm giữ tiền mặt nhiều hơn. Họ đặt cược vào kịch bản lãi suất tăng cao và thị trường chứng khoán suy yếu trong năm 2023.
Cuộc khảo sát được thực hiện với các hộ gia đình nắm giữ trên 1 triệu USD. 34% triệu phú cho biết họ đang tăng nắm giữ tiền mặt. Tiền mặt hiện chiếm 24% tổng danh mục đầu tư của những triệu phú đầu tư được khảo sát, tăng từ tỷ lệ 14% cách đây một năm.
Tăng nắm giữ tiền mặt
Trong số các triệu phú được khảo sát, 28% cho biết đã mua thêm các chứng khoán có thu nhập cố định vì tin rằng lãi suất vẫn sẽ tiếp tục tăng.
Trong cuộc họp gần nhất, Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) - cơ quan hoạch định chính sách của ngân hàng trung ương Mỹ - đã nhất trí tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm, đánh dấu lần tăng lãi suất thứ 10 kể từ tháng 3/2022, đưa lãi suất điều hành của Mỹ lên vùng 5-5,25%.
Theo một cuộc khảo sát mới đây của Capgemini, tiền mặt hoặc những khoản tương đương tiền đang chiếm 34% danh mục đầu tư của các nhà đầu tư giàu có trên toàn cầu.
Các nhà đầu tư đang chuyển từ những khoản đầu tư tăng trưởng nhanh sang các khoản đầu tư giá trị, nhằm bảo vệ tài sản của mình. Giờ đây, thà cẩn thận còn hơn phải tiếc nuốiGiám đốc toàn cầu Elias Ghanem tại Viện Nghiên cứu Dịch vụ Tài chính Capgemini
"Các nhà đầu tư này chuyển từ những khoản đầu tư tăng trưởng nhanh sang các khoản đầu tư giá trị, nhằm bảo vệ tài sản của mình. Giờ đây, thà cẩn thận còn hơn phải tiếc nuối", Giám đốc toàn cầu Elias Ghanem tại Viện Nghiên cứu Dịch vụ Tài chính Capgemini bình luận.
Các nhà đầu tư giàu có vẫn thận trọng về thị trường chứng khoán, nhưng không còn bi quan như hồi đầu năm. 38% nhà đầu tư triệu phú tin rằng S&P 500 sẽ lao dốc trong năm nay. Trong khi đó, 40% dự báo chỉ số này vẫn tăng trưởng vào cuối năm.
Năm ngoái, 69% triệu phú đầu tư được hỏi tin rằng S&P 500 sẽ sụt giảm trong năm 2023. Chỉ 22% lạc quan về thị trường.
"Họ đã trở nên thoải mái hơn với những biến động trên thị trường. Thực tế là các chỉ số vẫn sẽ đi lên bất chấp mọi lý do đang đè nặng lên chúng", CNBC dẫn lời ông George Walper - Chủ tịch Spectrem Group - nhận định.
Nhưng các nhà đầu tư bi quan hơn với nền kinh tế nói chung. 60% dự đoán nền kinh tế sẽ "yếu hơn" hoặc "suy yếu mạnh" vào cuối năm 2023.
Ảnh hưởng cách tiêu tiền
Lạm phát là lý do khiến các nhà đầu tư lo lắng. Họ tin rằng lạm phát sẽ vẫn tồn tại trong nhiều năm. Điều đó làm ngân hàng trung ương buộc phải duy trì lãi suất ở mức cao trong thời gian dài.
Hơn 50% triệu phú đầu tư tin rằng lạm phát sẽ không giảm xuống mức mục tiêu 2% của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong ít nhất hai năm. 11% dự báo ngân hàng trung ương có thể mất 5 năm để đạt được mục tiêu này.
Lạm phát và lãi suất tăng cao đang bắt đầu ảnh hưởng đến chi tiêu của người giàu. Theo khảo sát, hơn 1/3 triệu phú đầu tư đã cắt giảm chi tiêu cho việc ăn uống ở nhà hàng trong 6 tháng qua vì lạm phát. 18% trì hoãn mua ôtô.
Hơn 25% cho biết họ làm từ thiện ít hơn vì lạm phát. Nếu lạm phát vẫn tiếp diễn, 18% tiết lộ họ có thể hủy bỏ một chuyến du lịch hoặc kỳ nghỉ.
Bất chấp các rắc rối trong hệ thống ngân hàng khu vực, với sự sụp đổ của Silicon Valley Bank, First Republic và Signature Bank, hơn 2/3 triệu phú cho biết họ "không quan tâm" hoặc "trung lập" về mức độ an toàn của tiền gửi ngân hàng.
Chỉ 7% cho biết họ rất lo lắng. 6% triệu phú được khảo sát tiết lộ đã rút tiền khỏi ngân hàng sau sự sụp đổ của Silicon Valley Bank - ngân hàng lớn thứ 17 nước Mỹ.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
USD bị bán tháoUSD giảm mạnh so với các tiền tệ lớn khác như euro và bảng Anh. Những dữ liệu kinh tế mới nhất cho thấy Fed có thể đã đạt được bước tiến mới trong cuộc chiến chống lạm phát.
18:00 9/6/2023
Vì sao giá Bitcoin vẫn đứng vữngSEC đã kiện 2 sàn giao dịch tiền mã hóa lớn trong tuần này. Nhưng giá Bitcoin vẫn phục hồi mạnh mẽ trước hàng loạt tin xấu.
18:00 8/6/2023 | |
Fed sẽ làm gì tiếp theo | Một quan chức Fed vừa tiết lộ về khả năng "bỏ quãng" tăng lãi suất, tức giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tháng 6 rồi đánh giá dữ liệu để tiếp tục điều chỉnh sau đó. | Reuters đưa tin các quan chức của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã phát tín hiệu về việc tạm dừng tăng lãi suất trong cuộc họp chính sách tháng 6. Điều này khiến các thị trường nhanh chóng thay đổi dự báo. Trước đó, đa số nhà đầu tư nghiêng về kịch bản Fed tiếp tục nâng lãi suất điều hành trong cuộc họp tiếp theo.
Cụ thể, ông Philip Jefferson - Thống đốc kiêm ứng viên Phó chủ tịch Fed - cho rằng bất cứ quyết định ổn định lãi suất nào cũng không được coi là dấu chấm hết của chu kỳ thắt chặt.
"Việc bỏ quãng tăng lãi suất trong cuộc họp sắp tới sẽ cho phép Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) có thêm thời gian quan sát các dữ liệu, trước khi đưa ra những chính sách thắt chặt tiếp theo", vị quan chức tiết lộ.
"Bỏ quãng" tăng lãi suất
Ông Jefferson nghiêng về kịch bản "tạm dừng diều hâu", tức giữ nguyên lãi suất ở thời điểm hiện tại nhưng bỏ ngỏ khả năng tăng thêm.
Ông nhấn mạnh rằng việc giữ nguyên lãi suất chính sách trong cuộc họp sắp tới không có nghĩa là lãi suất đã đạt đỉnh.
Giữa tháng trước, Tổng thống Joe Biden đã đề cử ông Jefferson làm Phó chủ tịch ngân hàng trung ương. Đề cử này vẫn đang chờ sự chấp thuận từ Thượng viện Mỹ. Tuy nhiên, nhận xét của ông được coi là tín hiệu quan trọng cho động thái chính sách tiếp theo của Fed.
Việc bỏ quãng tăng lãi suất trong cuộc họp sắp tới sẽ cho phép Ủy ban Thị trường mở Liên bang có thêm thời gian quan sát các dữ liệu, trước khi đưa ra những chính sách thắt chặt tiếp theoÔng Philip Jefferson - Thống đốc kiêm ứng viên Phó chủ tịch Fed
Theo dữ liệu từ công cụ FedWatch của CME Group, các thị trường đang định giá khả năng Fed giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tháng 6 là 66,8%, tăng mạnh từ 38,1% hôm 30/5.
Trong khi đó, khả năng Fed tiếp tục tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm trong cuộc họp tiếp theo đang được định giá là 33,2%, giảm mạnh từ 61,9% vào cuối tháng 5.
"Chúng tôi chắc chắn rằng thông điệp này đã được thống nhất với Chủ tịch Jerome Powell từ trước đó. Chúng đại diện cho quan điểm chung của các lãnh đạo ngân hàng trung ương", Reuters dẫn lời ông Krishna Guha - Phó chủ tịch Evercore ISI - nhận định.
Kể từ cuộc họp tháng 5, các thị trường đã cố gắng phán đoán xem Fed có tiếp tục tăng lãi suất điều hành trong cuộc họp tháng 6 hay không. Trước đó, thị trường trở nên thận trọng hơn vì những dữ liệu kinh tế mới nhất cho thấy lạm phát vẫn ở xa mức mục tiêu của ngân hàng trung ương.
Nhưng phát ngôn của ông Jefferson đã một lần nữa thắp lên hy vọng cho các nhà đầu tư về việc Fed tạm dừng "diều hâu".
Vẫn còn phụ thuộc vào dữ liệu
Mới đây, ông Patrick Harker - Chủ tịch Fed Philadelphia - cũng tiết lộ ông nghiêng về khả năng tạm dừng tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 6. "Nhưng dữ liệu sắp được công bố về thị trường việc làm của Mỹ có thể thay đổi suy nghĩ của tôi", ông thận trọng.
Việc "bỏ quãng" tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 6 đã trở thành biệt ngữ mới trong giới quan chức và đầu tư. Fed phải cùng lúc giải quyết hai mối lo ngại. Đó là lạm phát dai dẳng và nguy cơ nền kinh suy yếu nghiêm trọng vì hoạt động tín dụng lao dốc.
Ở chiều ngược lại, nói với Financial Times, Chủ tịch Fed Cleveland Loretta Mester cho rằng "không thấy lý do thuyết phục nào để tạm dừng” tăng lãi suất.
Theo báo cáo mới được Bộ Thương mại Mỹ công bố, tăng trưởng kinh tế của Mỹ trong quý I cao hơn ước tính trước đó. GDP nước này ghi nhận tốc độ tăng trưởng 1,3% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn ước tính ban đầu là 1,1%.
Trong khi đó, Fed muốn hạ nhiệt tăng trưởng kinh tế để kìm hãm lạm phát vốn đã vọt lên mức cao nhất nhiều thập kỷ.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
CEO hãng chip Mỹ: 'Đừng lơ là với Trung Quốc'Mới đây, CEO của hãng chip lớn nhất thế giới đã cảnh báo rằng đừng nên đánh giá thấp khả năng phát triển chip của Trung Quốc. Và thương chiến có thể đẩy nhanh quá trình này.
00:00 1/6/2023
Giá vàng vẫn chật vậtNguy cơ vỡ nợ của Mỹ đang tăng lên. Điều này đáng lẽ sẽ giúp vàng - một tài sản trú ẩn an toàn - được hưởng lợi trực tiếp. Nhưng giá vàng vẫn lao dốc mạnh.
18:16 25/5/2023 | Fed sẽ làm gì tiếp theo
Một quan chức Fed vừa tiết lộ về khả năng "bỏ quãng" tăng lãi suất, tức giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tháng 6 rồi đánh giá dữ liệu để tiếp tục điều chỉnh sau đó.
Reuters đưa tin các quan chức của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã phát tín hiệu về việc tạm dừng tăng lãi suất trong cuộc họp chính sách tháng 6. Điều này khiến các thị trường nhanh chóng thay đổi dự báo. Trước đó, đa số nhà đầu tư nghiêng về kịch bản Fed tiếp tục nâng lãi suất điều hành trong cuộc họp tiếp theo.
Cụ thể, ông Philip Jefferson - Thống đốc kiêm ứng viên Phó chủ tịch Fed - cho rằng bất cứ quyết định ổn định lãi suất nào cũng không được coi là dấu chấm hết của chu kỳ thắt chặt.
"Việc bỏ quãng tăng lãi suất trong cuộc họp sắp tới sẽ cho phép Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) có thêm thời gian quan sát các dữ liệu, trước khi đưa ra những chính sách thắt chặt tiếp theo", vị quan chức tiết lộ.
"Bỏ quãng" tăng lãi suất
Ông Jefferson nghiêng về kịch bản "tạm dừng diều hâu", tức giữ nguyên lãi suất ở thời điểm hiện tại nhưng bỏ ngỏ khả năng tăng thêm.
Ông nhấn mạnh rằng việc giữ nguyên lãi suất chính sách trong cuộc họp sắp tới không có nghĩa là lãi suất đã đạt đỉnh.
Giữa tháng trước, Tổng thống Joe Biden đã đề cử ông Jefferson làm Phó chủ tịch ngân hàng trung ương. Đề cử này vẫn đang chờ sự chấp thuận từ Thượng viện Mỹ. Tuy nhiên, nhận xét của ông được coi là tín hiệu quan trọng cho động thái chính sách tiếp theo của Fed.
Việc bỏ quãng tăng lãi suất trong cuộc họp sắp tới sẽ cho phép Ủy ban Thị trường mở Liên bang có thêm thời gian quan sát các dữ liệu, trước khi đưa ra những chính sách thắt chặt tiếp theoÔng Philip Jefferson - Thống đốc kiêm ứng viên Phó chủ tịch Fed
Theo dữ liệu từ công cụ FedWatch của CME Group, các thị trường đang định giá khả năng Fed giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tháng 6 là 66,8%, tăng mạnh từ 38,1% hôm 30/5.
Trong khi đó, khả năng Fed tiếp tục tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm trong cuộc họp tiếp theo đang được định giá là 33,2%, giảm mạnh từ 61,9% vào cuối tháng 5.
"Chúng tôi chắc chắn rằng thông điệp này đã được thống nhất với Chủ tịch Jerome Powell từ trước đó. Chúng đại diện cho quan điểm chung của các lãnh đạo ngân hàng trung ương", Reuters dẫn lời ông Krishna Guha - Phó chủ tịch Evercore ISI - nhận định.
Kể từ cuộc họp tháng 5, các thị trường đã cố gắng phán đoán xem Fed có tiếp tục tăng lãi suất điều hành trong cuộc họp tháng 6 hay không. Trước đó, thị trường trở nên thận trọng hơn vì những dữ liệu kinh tế mới nhất cho thấy lạm phát vẫn ở xa mức mục tiêu của ngân hàng trung ương.
Nhưng phát ngôn của ông Jefferson đã một lần nữa thắp lên hy vọng cho các nhà đầu tư về việc Fed tạm dừng "diều hâu".
Vẫn còn phụ thuộc vào dữ liệu
Mới đây, ông Patrick Harker - Chủ tịch Fed Philadelphia - cũng tiết lộ ông nghiêng về khả năng tạm dừng tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 6. "Nhưng dữ liệu sắp được công bố về thị trường việc làm của Mỹ có thể thay đổi suy nghĩ của tôi", ông thận trọng.
Việc "bỏ quãng" tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 6 đã trở thành biệt ngữ mới trong giới quan chức và đầu tư. Fed phải cùng lúc giải quyết hai mối lo ngại. Đó là lạm phát dai dẳng và nguy cơ nền kinh suy yếu nghiêm trọng vì hoạt động tín dụng lao dốc.
Ở chiều ngược lại, nói với Financial Times, Chủ tịch Fed Cleveland Loretta Mester cho rằng "không thấy lý do thuyết phục nào để tạm dừng” tăng lãi suất.
Theo báo cáo mới được Bộ Thương mại Mỹ công bố, tăng trưởng kinh tế của Mỹ trong quý I cao hơn ước tính trước đó. GDP nước này ghi nhận tốc độ tăng trưởng 1,3% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn ước tính ban đầu là 1,1%.
Trong khi đó, Fed muốn hạ nhiệt tăng trưởng kinh tế để kìm hãm lạm phát vốn đã vọt lên mức cao nhất nhiều thập kỷ.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
CEO hãng chip Mỹ: 'Đừng lơ là với Trung Quốc'Mới đây, CEO của hãng chip lớn nhất thế giới đã cảnh báo rằng đừng nên đánh giá thấp khả năng phát triển chip của Trung Quốc. Và thương chiến có thể đẩy nhanh quá trình này.
00:00 1/6/2023
Giá vàng vẫn chật vậtNguy cơ vỡ nợ của Mỹ đang tăng lên. Điều này đáng lẽ sẽ giúp vàng - một tài sản trú ẩn an toàn - được hưởng lợi trực tiếp. Nhưng giá vàng vẫn lao dốc mạnh.
18:16 25/5/2023 | |
Đồng bạc xanh ngày càng hấp dẫn | Nhiều người coi đồng USD là một kênh trú ẩn tài sản an toàn trong trường hợp nước Mỹ rơi vào cảnh vỡ nợ. Điều đó khiến sức mạnh của USD ngày càng tăng. | Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ cạn kiệt tiền mặt vào tháng 6 tới. Ảnh: Bloomberg.
Theo Insider, đồng USD đã có một sự trở lại ấn tượng. Trong hai tuần qua, USD Index, chỉ số đo sức mạnh của đồng bạc xanh với các đồng tiền lớn khác, đã tăng hơn 2%. Đây là điều hoàn toàn trái ngược so với tình hình ảm đạm thời điểm đầu năm.
Sự phục hồi đó diễn ra trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sẽ sớm kết thúc chiến dịch thắt chặt tiền tệ do lạm phát đang dần “hạ nhiệt” về mức 2%.
Theo công cụ Fedwatch của CME Group, hơn 70% nhà giao dịch tin rằng Fed ngừng tăng lãi suất trong cuộc họp tới. Thông thường, khi lãi suất ngừng tăng, đồng tiền của một quốc gia thường mất đi một số sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, đồng USD đi ngược lại so với điều đó. Mối đe dọa về một vụ vỡ nợ vẫn đã khiến Phố Wall dè chừng, thị trường chứng khoán đã chuẩn bị sẵn tinh thần trước những biến động lớn. Giữa bối cảnh đó, đồng USD lại được đề cao như một kênh đầu tư an toàn do tính ổn định vốn có.
Theo các chuyên gia đến từ UBS, sự gia tăng của đồng USD trong hai tuần qua dường như "phản ánh nhu cầu tích trữ đồng bạc xanh đang gia tăng trước lo ngại về việc Quốc hội Mỹ không đồng ý tăng trần nợ".
Không chỉ vậy, các nhà kinh tế còn cho rằng bế tắc trong việc nâng trần nợ công là nguyên nhân chính khiến đồng USD mạnh lên trong thời gian gần đây.
Trước đó, bà Janet Yellen, Bộ trưởng Tài chính Mỹ, đã cảnh báo rằng xứ cờ hoa có thể cạn kiệt tiền mặt trong vòng hai tuần tới. Điều này sẽ xảy ra nếu chính quyền ông Biden và Hạ viện do đảng Cộng hòa lãnh đạo không đạt được bước đột phá trong các cuộc đàm phán nhằm nâng trần nợ của Mỹ.
Ngoài ra, nhóm chuyên gia cũng cho rằng đợt tăng giá gần đây của đồng USD có thể nhanh chóng kết thúc nếu các vấn đề về trần nợ được giải quyết.
"Những bất đồng chính trị về giới hạn trần nợ của Mỹ luôn thu hút nhiều sự chú ý. Tuy nhiên, tác động của điều đó tới đồng USD chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Thị trường tiền tệ đang hướng tới viễn cảnh Quốc hội Mỹ sẽ đồng ý với một thỏa thuận vào phút cuối”, một chuyên gia của UBS cho biết.
Rắc rối vẫn còn ngay cả khi Mỹ không vỡ nợĐằng sau những lo ngại của Phố Wall về viễn cảnh Mỹ vỡ nợ, là những rắc rối ngay cả khi Mỹ đã thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ.
09:07 20/5/2023
Thuế tối thiểu toàn cầu không làm giảm dòng vốn FDI vào Việt NamKinh tế trưởng VinaCapital tin rằng Việt Nam vẫn hưởng lợi nhất về dòng vốn FDI, bất chấp sự nổi lên từ Ấn Độ, Malaysia hay Indonesia và mối lo ngại về thuế tối thiểu toàn cầu.
10:50 21/5/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | Đồng bạc xanh ngày càng hấp dẫn
Nhiều người coi đồng USD là một kênh trú ẩn tài sản an toàn trong trường hợp nước Mỹ rơi vào cảnh vỡ nợ. Điều đó khiến sức mạnh của USD ngày càng tăng.
Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ cạn kiệt tiền mặt vào tháng 6 tới. Ảnh: Bloomberg.
Theo Insider, đồng USD đã có một sự trở lại ấn tượng. Trong hai tuần qua, USD Index, chỉ số đo sức mạnh của đồng bạc xanh với các đồng tiền lớn khác, đã tăng hơn 2%. Đây là điều hoàn toàn trái ngược so với tình hình ảm đạm thời điểm đầu năm.
Sự phục hồi đó diễn ra trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sẽ sớm kết thúc chiến dịch thắt chặt tiền tệ do lạm phát đang dần “hạ nhiệt” về mức 2%.
Theo công cụ Fedwatch của CME Group, hơn 70% nhà giao dịch tin rằng Fed ngừng tăng lãi suất trong cuộc họp tới. Thông thường, khi lãi suất ngừng tăng, đồng tiền của một quốc gia thường mất đi một số sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, đồng USD đi ngược lại so với điều đó. Mối đe dọa về một vụ vỡ nợ vẫn đã khiến Phố Wall dè chừng, thị trường chứng khoán đã chuẩn bị sẵn tinh thần trước những biến động lớn. Giữa bối cảnh đó, đồng USD lại được đề cao như một kênh đầu tư an toàn do tính ổn định vốn có.
Theo các chuyên gia đến từ UBS, sự gia tăng của đồng USD trong hai tuần qua dường như "phản ánh nhu cầu tích trữ đồng bạc xanh đang gia tăng trước lo ngại về việc Quốc hội Mỹ không đồng ý tăng trần nợ".
Không chỉ vậy, các nhà kinh tế còn cho rằng bế tắc trong việc nâng trần nợ công là nguyên nhân chính khiến đồng USD mạnh lên trong thời gian gần đây.
Trước đó, bà Janet Yellen, Bộ trưởng Tài chính Mỹ, đã cảnh báo rằng xứ cờ hoa có thể cạn kiệt tiền mặt trong vòng hai tuần tới. Điều này sẽ xảy ra nếu chính quyền ông Biden và Hạ viện do đảng Cộng hòa lãnh đạo không đạt được bước đột phá trong các cuộc đàm phán nhằm nâng trần nợ của Mỹ.
Ngoài ra, nhóm chuyên gia cũng cho rằng đợt tăng giá gần đây của đồng USD có thể nhanh chóng kết thúc nếu các vấn đề về trần nợ được giải quyết.
"Những bất đồng chính trị về giới hạn trần nợ của Mỹ luôn thu hút nhiều sự chú ý. Tuy nhiên, tác động của điều đó tới đồng USD chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Thị trường tiền tệ đang hướng tới viễn cảnh Quốc hội Mỹ sẽ đồng ý với một thỏa thuận vào phút cuối”, một chuyên gia của UBS cho biết.
Rắc rối vẫn còn ngay cả khi Mỹ không vỡ nợĐằng sau những lo ngại của Phố Wall về viễn cảnh Mỹ vỡ nợ, là những rắc rối ngay cả khi Mỹ đã thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ.
09:07 20/5/2023
Thuế tối thiểu toàn cầu không làm giảm dòng vốn FDI vào Việt NamKinh tế trưởng VinaCapital tin rằng Việt Nam vẫn hưởng lợi nhất về dòng vốn FDI, bất chấp sự nổi lên từ Ấn Độ, Malaysia hay Indonesia và mối lo ngại về thuế tối thiểu toàn cầu.
10:50 21/5/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | |
KBank tăng vốn gấp 2,5 lần, lên hơn 6.500 tỷ đồng | KBank Chi nhánh TP.HCM sẽ trở thành 1 trong 3 chi nhánh ngân hàng nước ngoài có vốn điều lệ cao nhất tại Việt Nam. | Ngân hàng KBank Chi nhánh TP.HCM ở tòa nhà Sunwah, quận 1. Ảnh: KBank.
Ngân hàng Kasikorn (KBank) Chi nhánh TP.HCM - ngân hàng của gia tộc Madam Pang (Thái Lan) - vừa cho biết đã được Ngân hàng Nhà nước thông qua phương án tăng vốn điều lệ thêm 2,5 lần, từ 80 triệu USD lên 285 triệu USD (hơn 6.500 tỷ đồng).
Theo đó, chỉ sau một năm khai trương Chi nhánh TP.HCM, KBank đã quyết định rót thêm vốn nhằm đẩy mạnh hệ sinh thái giao dịch toàn diện và gia tăng năng lực cạnh tranh, hướng tới mục tiêu vào Top 20 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất tại Việt Nam đến năm 2027.
Tính đến ngày 31/3, toàn thị trường Việt Nam đang có 52 chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động. Sau khi được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt đề nghị tăng vốn, KBank Chi nhánh TP.HCM sẽ trở thành 1 trong 3 chi nhánh ngân hàng nước ngoài có vốn điều lệ cao nhất tại Việt Nam.
Ông Chat Luangarpa, Phó chủ tịch điều hành KBank cho biết: “KBank đã quyết định tăng vốn gấp 2,5 lần để sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp và khách hàng bán lẻ, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, áp lực giải quyết bài toán về vốn sẽ phụ thuộc lớn vào các ngân hàng. Đồng thời, nguồn vốn này cũng tạo đà phát triển cho nền tảng công nghệ thông tin tiên tiến của ngân hàng ở Việt Nam, vốn là một thế mạnh cốt lõi của KBank".
Tại thị trường Thái Lan, KBank hiện thuộc Top 3 ngân hàng lớn nhất về tổng tài sản với quy mô 122,9 tỷ USD. Ngân hàng này được thành lập năm 1945 bởi ông Choti Lamsam, cháu trai của nhà sáng lập là Banthoon Lamsam đã kế tục việc điều hành trong 28 năm trước khi rời ghế chủ tịch vào năm 2020 để nghỉ hưu. Tính đến tháng 6/2022, ông Banthoon Lamsam và gia đình có tài sản khoảng 1,19 tỷ USD, giàu thứ 29 tại Thái Lan theo thống kê của Forbes.
Madam Pang - người nhận được nhiều sự chú ý với vai trò Trưởng đoàn thể thao Thái Lan ở Seagame 31 cũng là thành viên của gia tộc Lamsam giàu có. Bà cũng từng xuất hiện tại sự kiện khai trương ngân hàng KBank Chi nhánh TP.HCM.
Tại Việt Nam, KBank còn thành lập Công ty KBTG Việt Nam - công ty con thuộc Tập đoàn Công nghệ Kinh doanh KASIKORN - hoạt động như một trung tâm nghiên cứu và phát triển các hệ thống công nghệ thông tin nhằm hỗ trợ và mở rộng hoạt động kinh doanh của ngân hàng ở cấp khu vực.
Vietcombank giảm tiếp lãi suất cho vay đến hết tháng 7Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tiếp tục công bố giảm lãi suất cho vay thêm 0,5%/năm, áp dụng đến hết tháng 7 năm nay.
18:00 4/5/2023
Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế | KBank tăng vốn gấp 2,5 lần, lên hơn 6.500 tỷ đồng
KBank Chi nhánh TP.HCM sẽ trở thành 1 trong 3 chi nhánh ngân hàng nước ngoài có vốn điều lệ cao nhất tại Việt Nam.
Ngân hàng KBank Chi nhánh TP.HCM ở tòa nhà Sunwah, quận 1. Ảnh: KBank.
Ngân hàng Kasikorn (KBank) Chi nhánh TP.HCM - ngân hàng của gia tộc Madam Pang (Thái Lan) - vừa cho biết đã được Ngân hàng Nhà nước thông qua phương án tăng vốn điều lệ thêm 2,5 lần, từ 80 triệu USD lên 285 triệu USD (hơn 6.500 tỷ đồng).
Theo đó, chỉ sau một năm khai trương Chi nhánh TP.HCM, KBank đã quyết định rót thêm vốn nhằm đẩy mạnh hệ sinh thái giao dịch toàn diện và gia tăng năng lực cạnh tranh, hướng tới mục tiêu vào Top 20 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất tại Việt Nam đến năm 2027.
Tính đến ngày 31/3, toàn thị trường Việt Nam đang có 52 chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động. Sau khi được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt đề nghị tăng vốn, KBank Chi nhánh TP.HCM sẽ trở thành 1 trong 3 chi nhánh ngân hàng nước ngoài có vốn điều lệ cao nhất tại Việt Nam.
Ông Chat Luangarpa, Phó chủ tịch điều hành KBank cho biết: “KBank đã quyết định tăng vốn gấp 2,5 lần để sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp và khách hàng bán lẻ, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, áp lực giải quyết bài toán về vốn sẽ phụ thuộc lớn vào các ngân hàng. Đồng thời, nguồn vốn này cũng tạo đà phát triển cho nền tảng công nghệ thông tin tiên tiến của ngân hàng ở Việt Nam, vốn là một thế mạnh cốt lõi của KBank".
Tại thị trường Thái Lan, KBank hiện thuộc Top 3 ngân hàng lớn nhất về tổng tài sản với quy mô 122,9 tỷ USD. Ngân hàng này được thành lập năm 1945 bởi ông Choti Lamsam, cháu trai của nhà sáng lập là Banthoon Lamsam đã kế tục việc điều hành trong 28 năm trước khi rời ghế chủ tịch vào năm 2020 để nghỉ hưu. Tính đến tháng 6/2022, ông Banthoon Lamsam và gia đình có tài sản khoảng 1,19 tỷ USD, giàu thứ 29 tại Thái Lan theo thống kê của Forbes.
Madam Pang - người nhận được nhiều sự chú ý với vai trò Trưởng đoàn thể thao Thái Lan ở Seagame 31 cũng là thành viên của gia tộc Lamsam giàu có. Bà cũng từng xuất hiện tại sự kiện khai trương ngân hàng KBank Chi nhánh TP.HCM.
Tại Việt Nam, KBank còn thành lập Công ty KBTG Việt Nam - công ty con thuộc Tập đoàn Công nghệ Kinh doanh KASIKORN - hoạt động như một trung tâm nghiên cứu và phát triển các hệ thống công nghệ thông tin nhằm hỗ trợ và mở rộng hoạt động kinh doanh của ngân hàng ở cấp khu vực.
Vietcombank giảm tiếp lãi suất cho vay đến hết tháng 7Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tiếp tục công bố giảm lãi suất cho vay thêm 0,5%/năm, áp dụng đến hết tháng 7 năm nay.
18:00 4/5/2023
Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế | |
Giá vàng miếng SJC lại giảm nửa triệu đồng chỉ sau một đêm | Các doanh nghiệp vàng trong nước đều điều chỉnh giảm giá vàng miếng SJC khoảng 500.000 đồng/lượng, hiện giao dịch quanh mức giá 75 triệu đồng/lượng (bán ra). | Giá vàng miếng SJC đồng loạt giảm 500.000 đồng trong phiên giao dịch sáng nay (4/1). Ảnh: Đức Anh.
Trong phiên giao dịch đã diễn ra trên thị trường thế giới, giá vàng giao ngay tiếp tục yếu đi khi đã giảm 20 USD so với giá ghi nhận vào sáng hôm qua (3/1). Hiện giá vàng thế giới niêm yết tại mức 2.043 USD/ounce.
Giá vàng hôm nay trên thị trường quốc tế giảm mạnh trong bối cảnh chỉ số sản xuất tháng 12/2023 tại Mỹ cải thiện nhiều hơn dự báo. Thông tin này cho thấy dữ liệu kinh tế Mỹ đang tốt lên, giúp đồng USD tăng giá mạnh so với nhiều ngoại tệ khác, gây áp lực lên giá vàng.
Giá vàng thế giới yếu đi cũng đã tác động lên giá vàng trong nước.
Mở cửa phiên giao dịch sáng nay (4/1), các doanh nghiệp đều điều chỉnh giảm giá vàng miếng SJC khoảng 500.000 đồng/lượng, và với vàng nhẫn mức giảm ghi nhận vào khoảng 150.000-250.000 đồng/lượng.
Cụ thể, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) hiện giao dịch vàng miếng SJC tại mức 72 - 75 triệu đồng/lượng (mua - bán). Trước đó, đóng cửa phiên giao dịch 3/1, giá vàng miếng SJC được doanh nghiệp này mua vào ở mức 72,5 triệu/lượng và bán ra ở 75,5 triệu đồng. Như vậy chỉ sau 1 đêm, giá vàng miếng SJC đã "bay mất" 500.000 đồng mỗi lượng.
Tương tự, SJC cũng giảm 250.000 đồng/lượng vàng nhẫn 99,99 loại 1-5 chỉ, hiện giao dịch ở mức 61,85 - 62,9 triệu đồng/lượng.
Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) sáng nay giảm giá vàng miếng SJC đi 500.000 đồng ở chiều mua và giảm 1 triệu đồng ở chiều bán, hiện giao dịch tại mức 72,5 - 75 triệu đồng/lượng. Vàng nhẫn 24K do doanh nghiệp này chế tác cũng bị điều chỉnh giảm 250.000 đồng chiều mua và 300.000 đồng chiều bán, hiện có giá 61,9 - 62,9 triệu đồng/lượng.
Tập đoàn DOJI cũng giảm 500.000 đồng giá mua - bán vàng miếng sáng nay, đưa giá giao dịch xuống còn 71,9 - 75 triệu đồng/lượng. Vàng nhẫn 9999 Hưng Thịnh Vượng tại đây giảm 250.000 đồng, giao dịch tại mức 61,95 - 63 triệu đồng/lượng.
Đà giảm ghi nhận thấp hơn tại Tập đoàn Phú Quý và Công ty Bảo Tín Minh Châu sáng nay.
Cụ thể, Phú Quý điều chỉnh hạ giá vàng miếng SJC đi 500.000 đồng ở chiều mua và giảm 100.000 đồng ở chiều bán, đưa giá giao dịch xuống còn 72 - 74,9 triệu đồng/lượng. Doanh nghiệp này cũng giảm 150.000 đồng với mặt hàng vàng nhẫn, hiện cố định ở 62,25 - 63,45 triệu đồng/lượng.
Trong khi đó, Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng miếng SJC tại mức 72,05 - 74,9 triệu đồng/lượng, tương ứng mức giảm 550.000 đồng chiều mua và 100.000 đồng chiều bán. Với vàng nhẫn tròn trơn, doanh nghiệp này điều chỉnh giảm 160.000 đồng, hiện giao dịch ở mức 62,32 - 63,52 triệu đồng/lượng.
Hiện giá vàng thế giới giao ngay quy đổi ra tiền Việt (chưa bao gồm thuế, phí) vào khoảng 60,52 triệu đồng/lượng. Với mức giá này, giá vàng thế giới vẫn đang thấp hơn vàng miếng SJC 14,5 triệu đồng/lượng và thấp hơn vàng nhẫn gần 3 triệu đồng/lượng.
Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Znews tại Tủ sách kinh tế
Lý do NHNN cấp hết room tín dụng 15% ngay đầu nămĐể tạo thuận lợi cho các tổ chức tín dụng cung ứng vốn ra nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã giao toàn bộ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 ngay từ đầu năm.
05:00 4/1/2024
Thêm nhà băng cố định lãi suất cho vay dài hạn ở mức 7%/nămNgân hàng Agribank cho biết sẽ tiếp tục điều chỉnh chính sách lãi suất với các khoản vay trung và dài hạn từ ngày 1/1. Mức lãi suất cố định chỉ từ 7%/năm cho kỳ hạn 24 tháng.
20:03 3/1/2024
Lo thiếu điện, Bộ Công Thương yêu cầu EVN lên kế hoạch ứng phóBộ Công Thương giao EVN rà soát, cập nhật, báo cáo kế hoạch đảm bảo điện các tháng cao điểm mùa khô trong năm nay, thời hạn trước ngày 15/3.
15:44 3/1/2024 | Giá vàng miếng SJC lại giảm nửa triệu đồng chỉ sau một đêm
Các doanh nghiệp vàng trong nước đều điều chỉnh giảm giá vàng miếng SJC khoảng 500.000 đồng/lượng, hiện giao dịch quanh mức giá 75 triệu đồng/lượng (bán ra).
Giá vàng miếng SJC đồng loạt giảm 500.000 đồng trong phiên giao dịch sáng nay (4/1). Ảnh: Đức Anh.
Trong phiên giao dịch đã diễn ra trên thị trường thế giới, giá vàng giao ngay tiếp tục yếu đi khi đã giảm 20 USD so với giá ghi nhận vào sáng hôm qua (3/1). Hiện giá vàng thế giới niêm yết tại mức 2.043 USD/ounce.
Giá vàng hôm nay trên thị trường quốc tế giảm mạnh trong bối cảnh chỉ số sản xuất tháng 12/2023 tại Mỹ cải thiện nhiều hơn dự báo. Thông tin này cho thấy dữ liệu kinh tế Mỹ đang tốt lên, giúp đồng USD tăng giá mạnh so với nhiều ngoại tệ khác, gây áp lực lên giá vàng.
Giá vàng thế giới yếu đi cũng đã tác động lên giá vàng trong nước.
Mở cửa phiên giao dịch sáng nay (4/1), các doanh nghiệp đều điều chỉnh giảm giá vàng miếng SJC khoảng 500.000 đồng/lượng, và với vàng nhẫn mức giảm ghi nhận vào khoảng 150.000-250.000 đồng/lượng.
Cụ thể, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) hiện giao dịch vàng miếng SJC tại mức 72 - 75 triệu đồng/lượng (mua - bán). Trước đó, đóng cửa phiên giao dịch 3/1, giá vàng miếng SJC được doanh nghiệp này mua vào ở mức 72,5 triệu/lượng và bán ra ở 75,5 triệu đồng. Như vậy chỉ sau 1 đêm, giá vàng miếng SJC đã "bay mất" 500.000 đồng mỗi lượng.
Tương tự, SJC cũng giảm 250.000 đồng/lượng vàng nhẫn 99,99 loại 1-5 chỉ, hiện giao dịch ở mức 61,85 - 62,9 triệu đồng/lượng.
Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) sáng nay giảm giá vàng miếng SJC đi 500.000 đồng ở chiều mua và giảm 1 triệu đồng ở chiều bán, hiện giao dịch tại mức 72,5 - 75 triệu đồng/lượng. Vàng nhẫn 24K do doanh nghiệp này chế tác cũng bị điều chỉnh giảm 250.000 đồng chiều mua và 300.000 đồng chiều bán, hiện có giá 61,9 - 62,9 triệu đồng/lượng.
Tập đoàn DOJI cũng giảm 500.000 đồng giá mua - bán vàng miếng sáng nay, đưa giá giao dịch xuống còn 71,9 - 75 triệu đồng/lượng. Vàng nhẫn 9999 Hưng Thịnh Vượng tại đây giảm 250.000 đồng, giao dịch tại mức 61,95 - 63 triệu đồng/lượng.
Đà giảm ghi nhận thấp hơn tại Tập đoàn Phú Quý và Công ty Bảo Tín Minh Châu sáng nay.
Cụ thể, Phú Quý điều chỉnh hạ giá vàng miếng SJC đi 500.000 đồng ở chiều mua và giảm 100.000 đồng ở chiều bán, đưa giá giao dịch xuống còn 72 - 74,9 triệu đồng/lượng. Doanh nghiệp này cũng giảm 150.000 đồng với mặt hàng vàng nhẫn, hiện cố định ở 62,25 - 63,45 triệu đồng/lượng.
Trong khi đó, Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng miếng SJC tại mức 72,05 - 74,9 triệu đồng/lượng, tương ứng mức giảm 550.000 đồng chiều mua và 100.000 đồng chiều bán. Với vàng nhẫn tròn trơn, doanh nghiệp này điều chỉnh giảm 160.000 đồng, hiện giao dịch ở mức 62,32 - 63,52 triệu đồng/lượng.
Hiện giá vàng thế giới giao ngay quy đổi ra tiền Việt (chưa bao gồm thuế, phí) vào khoảng 60,52 triệu đồng/lượng. Với mức giá này, giá vàng thế giới vẫn đang thấp hơn vàng miếng SJC 14,5 triệu đồng/lượng và thấp hơn vàng nhẫn gần 3 triệu đồng/lượng.
Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Znews tại Tủ sách kinh tế
Lý do NHNN cấp hết room tín dụng 15% ngay đầu nămĐể tạo thuận lợi cho các tổ chức tín dụng cung ứng vốn ra nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã giao toàn bộ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 ngay từ đầu năm.
05:00 4/1/2024
Thêm nhà băng cố định lãi suất cho vay dài hạn ở mức 7%/nămNgân hàng Agribank cho biết sẽ tiếp tục điều chỉnh chính sách lãi suất với các khoản vay trung và dài hạn từ ngày 1/1. Mức lãi suất cố định chỉ từ 7%/năm cho kỳ hạn 24 tháng.
20:03 3/1/2024
Lo thiếu điện, Bộ Công Thương yêu cầu EVN lên kế hoạch ứng phóBộ Công Thương giao EVN rà soát, cập nhật, báo cáo kế hoạch đảm bảo điện các tháng cao điểm mùa khô trong năm nay, thời hạn trước ngày 15/3.
15:44 3/1/2024 | |
Con rể Chủ tịch Biwase muốn bán gần hết cổ phiếu | Động thái trên diễn ra trong bối cảnh giá cổ phiếu BWE đã lao dốc về 40.650 đồng/đơn vị chốt phiên 20/12, giảm gần 19% so với cuối tháng 8. | Tổng công ty nước môi trường Bình Dương - Biwase - (HoSE: BWE) đã có thông báo về giao dịch cổ phiếu của người có liên quan người nội bộ doanh nghiệp là ông Nguyễn Văn Thiền, Chủ tịch HĐQT.
Cụ thể, Biwase cho biết ông Nguyễn Thành Đông đã đăng ký bán 500.000 cổ phiếu BWE trong thời gian từ 25/12/2023 đến 22/1/2024. Nếu giao dịch thành công, ông Đông sẽ giảm sở hữu từ 510.000 cổ phiếu (0,26%) về 10.000 cổ phiếu (0,005% vốn doanh nghiệp).
Trong đó, ông Đông chính là con rể ông Nguyễn Văn Thiền.
Đăng ký bán cổ phiếu BWE được ông Đông đưa ra với lý do giảm tỷ lệ sở hữu tại doanh nghiệp. Tính theo mệnh giá hiện tại của cổ phiếu BWE (khoảng 40.650 đồng/cổ phiếu), giao dịch bán ra này có thể mang về cho con rể Chủ tịch Biwase hơn 20,3 tỷ đồng.
Đáng chú ý, động thái muốn bán gần hết số cổ phiếu nắm giữ của cổ đông này diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu BWE đang giữ xu hướng giảm liên tục từ cuối tháng 8 đến nay.
Từ vùng gần 50.000 đồng/cổ phiếu, thị giá BWE đã giảm liên tục xuống 40.650 đồng hiện tại, tương đương mức giảm ròng gần 19% chỉ sau 3 tháng. Nếu so với đầu năm, thị giá hiện tại của BWE cũng thấp hơn 17%.
Về hoạt động kinh doanh, Biwase vừa công bố kết quả kinh doanh 11 tháng đầu năm với doanh thu 3.340 tỷ đồng và lãi sau thuế đạt 596 tỷ đồng.
Tính riêng tháng 11, công ty này mang về 399 tỷ đồng doanh thu và 60 tỷ đồng lãi sau thuế. Biwase lưu ý doanh thu tháng 11 chưa bao gồm gần 125 tỷ đồng từ lĩnh vực xử lý rác thải và xử lý nước thải.
Doanh nghiệp này cũng ước tính kết quả cả năm 2023 với tổng doanh thu ở mức 4.006 tỷ đồng, tăng 3%; lợi nhuận sau thuế ước 614 tỷ đồng, giảm 18% so với kết quả kiểm toán năm ngoái.
Tiền thân Biwase là Trung tâm cấp thủy Bình Dương, được thành lập năm 1975 và cổ phần hoá vào năm 2006.
Sau khi cổ phần hóa và kinh doanh ổn định trong 2 lĩnh vực chính là cấp nước và xử lý rác thải, Biwase đã từng bước thống lĩnh thị trường cấp nước tại tỉnh Bình Dương và vươn sang các thị trường tiềm năng khác để mở rộng hệ thống cấp nước khu vực phía Nam. Ngoài ra, công ty cũng mở rộng quy mô xử lý chất thải sinh hoạt và công nghiệp.
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | Con rể Chủ tịch Biwase muốn bán gần hết cổ phiếu
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh giá cổ phiếu BWE đã lao dốc về 40.650 đồng/đơn vị chốt phiên 20/12, giảm gần 19% so với cuối tháng 8.
Tổng công ty nước môi trường Bình Dương - Biwase - (HoSE: BWE) đã có thông báo về giao dịch cổ phiếu của người có liên quan người nội bộ doanh nghiệp là ông Nguyễn Văn Thiền, Chủ tịch HĐQT.
Cụ thể, Biwase cho biết ông Nguyễn Thành Đông đã đăng ký bán 500.000 cổ phiếu BWE trong thời gian từ 25/12/2023 đến 22/1/2024. Nếu giao dịch thành công, ông Đông sẽ giảm sở hữu từ 510.000 cổ phiếu (0,26%) về 10.000 cổ phiếu (0,005% vốn doanh nghiệp).
Trong đó, ông Đông chính là con rể ông Nguyễn Văn Thiền.
Đăng ký bán cổ phiếu BWE được ông Đông đưa ra với lý do giảm tỷ lệ sở hữu tại doanh nghiệp. Tính theo mệnh giá hiện tại của cổ phiếu BWE (khoảng 40.650 đồng/cổ phiếu), giao dịch bán ra này có thể mang về cho con rể Chủ tịch Biwase hơn 20,3 tỷ đồng.
Đáng chú ý, động thái muốn bán gần hết số cổ phiếu nắm giữ của cổ đông này diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu BWE đang giữ xu hướng giảm liên tục từ cuối tháng 8 đến nay.
Từ vùng gần 50.000 đồng/cổ phiếu, thị giá BWE đã giảm liên tục xuống 40.650 đồng hiện tại, tương đương mức giảm ròng gần 19% chỉ sau 3 tháng. Nếu so với đầu năm, thị giá hiện tại của BWE cũng thấp hơn 17%.
Về hoạt động kinh doanh, Biwase vừa công bố kết quả kinh doanh 11 tháng đầu năm với doanh thu 3.340 tỷ đồng và lãi sau thuế đạt 596 tỷ đồng.
Tính riêng tháng 11, công ty này mang về 399 tỷ đồng doanh thu và 60 tỷ đồng lãi sau thuế. Biwase lưu ý doanh thu tháng 11 chưa bao gồm gần 125 tỷ đồng từ lĩnh vực xử lý rác thải và xử lý nước thải.
Doanh nghiệp này cũng ước tính kết quả cả năm 2023 với tổng doanh thu ở mức 4.006 tỷ đồng, tăng 3%; lợi nhuận sau thuế ước 614 tỷ đồng, giảm 18% so với kết quả kiểm toán năm ngoái.
Tiền thân Biwase là Trung tâm cấp thủy Bình Dương, được thành lập năm 1975 và cổ phần hoá vào năm 2006.
Sau khi cổ phần hóa và kinh doanh ổn định trong 2 lĩnh vực chính là cấp nước và xử lý rác thải, Biwase đã từng bước thống lĩnh thị trường cấp nước tại tỉnh Bình Dương và vươn sang các thị trường tiềm năng khác để mở rộng hệ thống cấp nước khu vực phía Nam. Ngoài ra, công ty cũng mở rộng quy mô xử lý chất thải sinh hoạt và công nghiệp.
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | |
Phố Wall chao đảo | Sáng 24/5, Phố Wall chìm trong sắc đỏ khi Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy cho biết các cuộc đàm phán về trần nợ công với Nhà Trắng vẫn bế tắc. | Thị trường chứng khoán Mỹ chìm trong sắc đỏ vào giữa phiên giao dịch ngày 24/5. Tính đến 13h30 (giờ Mỹ), chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones mất 235 điểm, tương đương 0,71%, còn 32.820,51 điểm.
Chỉ số S&P 500 giảm 33,14 điểm, tương đương 0,8%, xuống 4.112,34 điểm. Còn chỉ số Nasdaq thiên về công nghệ mất tới 108,9 điểm, tương đương 0,87%, còn 12.452,2 điểm.
Các thị trường đỏ lửa sau phát biểu mới nhất của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy về cuộc thảo luận với Nhà Trắng liên quan đến trần nợ công.
Các cuộc đàm phán vẫn bế tắc
Theo CNBC, mới đây, Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy cho biết các cuộc đàm phán với Nhà Trắng vẫn bế tắc do những bất đồng về chi tiêu. Hai bên chưa thể tiến đến gần một thỏa thuận dù chỉ còn 8 ngày nữa, chính phủ Mỹ sẽ đối mặt với một vụ vỡ nợ chưa từng có.
Đảng Cộng hòa ủng hộ việc cắt giảm chi tiêu để tăng trần nợ. Nhưng phía Nhà Trắng chỉ muốn tăng trần nợ và khẳng định 2 vấn đề này không liên quan đến nhau.
Trong khi Mỹ đang tiến gần hơn đến bờ vực vỡ nợ, đẩy nền kinh tế vào hỗn loạn, ông McCarthy đổ lỗi cho đảng Dân chủ vì trì hoãn. "Và giải pháp ở đây là cắt giảm chi tiêu so với năm ngoái", ông nhấn mạnh trong một cuộc họp báo tại Điện Capitol.
Mối lo ngại đang gia tăng. Ngày càng nhiều người nghi ngờ về việc liệu ông McCarthy và Tổng thống Mỹ Joe Biden có thể đạt được một thỏa thuận cần thiết nhằm thông qua dự luật nới trần nợ công trước ngày 1/6 hay không.
Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy cho biết các cuộc đàm phán về trần nợ với Nhà Trắng vẫn mắc kẹt trong những bất đồng về chi tiêu. Ảnh: Bloomberg.
Các quan chức đảng Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ đã thông qua một dự luật nhằm giảm thâm hụt ngân sách 4.800 tỷ USD trong 10 năm. Dự luật sẽ cắt giảm chi tiêu tùy ý xuống mức của năm ngoái, và đặt giới hạn tăng chỉ 1%/năm.
Dự luật cũng rút lại hàng tỷ USD chi tiêu chưa được sử dụng trong thời kỳ đại dịch, loại bỏ các khoản miễn thuế nhiên liệu sạch được Tổng thống Joe Biden ký thành luật hồi năm ngoái. Kế hoạch xóa nợ cho hàng triệu cựu sinh viên của tổng thống Mỹ cũng bị đảo ngược.
Không rõ đảng Dân chủ sẽ làm cách nào để nới trần nợ. Nhưng họ cho rằng việc cắt giảm ngân sách có thể làm tổn thương các hộ gia đình và toàn bộ nền kinh tế. Bởi chi tiêu nội địa có khả năng bị cắt giảm.
Moody's Analytics ước tính dự luật của đảng Cộng hòa sẽ thổi bay 780.000 việc làm chỉ riêng trong năm tới.
Thị trường tài chính căng thẳng
Hôm 24/5, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết bà đã nhận thấy "những căng thẳng trên thị trường tài chính". Nguyên nhân là mối lo về việc Mỹ có thể lần đầu vỡ nợ.
Tại một sự kiện của Wall Street Journal, bà Yellen cho biết những căng thẳng liên quan đến trần nợ đang ảnh hưởng tới thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ.
Những dấu hiệu căng thẳng này là lời cảnh báo về tầm quan trọng của việc đạt được thỏa thuận kịp thờiBộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen
"Những dấu hiệu căng thẳng này là lời cảnh báo về tầm quan trọng của việc đạt được thỏa thuận kịp thời", bà nhấn mạnh.
Bà Yellen đã liên tục kêu gọi Nhà Trắng và đảng Cộng hòa nhanh chóng đạt được thỏa thuận về trần nợ công. Nếu không, nước này khó trụ tới giữa tháng 6.
"Các khoản thu và chi thuế luôn không chắc chắn. Vì vậy, rất khó để đưa ra một dự đoán chính xác", bà Yellen khẳng định trong một chương trình của NBC hôm 21/5.
"Nhưng theo đánh giá của tôi, đến ngày 15/6, khả năng chúng ta có thể tiếp tục thanh toán các hóa đơn là rất thấp", vị bộ trưởng cảnh báo.
Nhưng sau một tuần họp liên tục, nguồn tin của CNBC cho biết khoảng cách giữa những gì đảng Cộng hòa tại Hạ viện mong muốn, và điều mà Nhà Trắng sẵn sàng chấp thuận, vẫn lớn hơn bao giờ hết.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Nếu Mỹ không kịp nới trần nợNếu Mỹ vỡ nợ, Bộ Tài chính đã có một số ưu tiên thanh toán nhất định. Chẳng hạn, cơ quan này sẽ không trả phúc lợi xã hội, trợ cấp cho cựu chiến binh và tiền lương viên chức.
05:00 19/5/2023
Alibaba sa thải nhân viênAlibaba đang cắt giảm 7% lực lượng lao động nhằm chuẩn bị cho kế hoạch tách rời và đưa bộ phận điện toán đám mây lên sàn.
08:57 24/5/2023 | Phố Wall chao đảo
Sáng 24/5, Phố Wall chìm trong sắc đỏ khi Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy cho biết các cuộc đàm phán về trần nợ công với Nhà Trắng vẫn bế tắc.
Thị trường chứng khoán Mỹ chìm trong sắc đỏ vào giữa phiên giao dịch ngày 24/5. Tính đến 13h30 (giờ Mỹ), chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones mất 235 điểm, tương đương 0,71%, còn 32.820,51 điểm.
Chỉ số S&P 500 giảm 33,14 điểm, tương đương 0,8%, xuống 4.112,34 điểm. Còn chỉ số Nasdaq thiên về công nghệ mất tới 108,9 điểm, tương đương 0,87%, còn 12.452,2 điểm.
Các thị trường đỏ lửa sau phát biểu mới nhất của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy về cuộc thảo luận với Nhà Trắng liên quan đến trần nợ công.
Các cuộc đàm phán vẫn bế tắc
Theo CNBC, mới đây, Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy cho biết các cuộc đàm phán với Nhà Trắng vẫn bế tắc do những bất đồng về chi tiêu. Hai bên chưa thể tiến đến gần một thỏa thuận dù chỉ còn 8 ngày nữa, chính phủ Mỹ sẽ đối mặt với một vụ vỡ nợ chưa từng có.
Đảng Cộng hòa ủng hộ việc cắt giảm chi tiêu để tăng trần nợ. Nhưng phía Nhà Trắng chỉ muốn tăng trần nợ và khẳng định 2 vấn đề này không liên quan đến nhau.
Trong khi Mỹ đang tiến gần hơn đến bờ vực vỡ nợ, đẩy nền kinh tế vào hỗn loạn, ông McCarthy đổ lỗi cho đảng Dân chủ vì trì hoãn. "Và giải pháp ở đây là cắt giảm chi tiêu so với năm ngoái", ông nhấn mạnh trong một cuộc họp báo tại Điện Capitol.
Mối lo ngại đang gia tăng. Ngày càng nhiều người nghi ngờ về việc liệu ông McCarthy và Tổng thống Mỹ Joe Biden có thể đạt được một thỏa thuận cần thiết nhằm thông qua dự luật nới trần nợ công trước ngày 1/6 hay không.
Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy cho biết các cuộc đàm phán về trần nợ với Nhà Trắng vẫn mắc kẹt trong những bất đồng về chi tiêu. Ảnh: Bloomberg.
Các quan chức đảng Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ đã thông qua một dự luật nhằm giảm thâm hụt ngân sách 4.800 tỷ USD trong 10 năm. Dự luật sẽ cắt giảm chi tiêu tùy ý xuống mức của năm ngoái, và đặt giới hạn tăng chỉ 1%/năm.
Dự luật cũng rút lại hàng tỷ USD chi tiêu chưa được sử dụng trong thời kỳ đại dịch, loại bỏ các khoản miễn thuế nhiên liệu sạch được Tổng thống Joe Biden ký thành luật hồi năm ngoái. Kế hoạch xóa nợ cho hàng triệu cựu sinh viên của tổng thống Mỹ cũng bị đảo ngược.
Không rõ đảng Dân chủ sẽ làm cách nào để nới trần nợ. Nhưng họ cho rằng việc cắt giảm ngân sách có thể làm tổn thương các hộ gia đình và toàn bộ nền kinh tế. Bởi chi tiêu nội địa có khả năng bị cắt giảm.
Moody's Analytics ước tính dự luật của đảng Cộng hòa sẽ thổi bay 780.000 việc làm chỉ riêng trong năm tới.
Thị trường tài chính căng thẳng
Hôm 24/5, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết bà đã nhận thấy "những căng thẳng trên thị trường tài chính". Nguyên nhân là mối lo về việc Mỹ có thể lần đầu vỡ nợ.
Tại một sự kiện của Wall Street Journal, bà Yellen cho biết những căng thẳng liên quan đến trần nợ đang ảnh hưởng tới thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ.
Những dấu hiệu căng thẳng này là lời cảnh báo về tầm quan trọng của việc đạt được thỏa thuận kịp thờiBộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen
"Những dấu hiệu căng thẳng này là lời cảnh báo về tầm quan trọng của việc đạt được thỏa thuận kịp thời", bà nhấn mạnh.
Bà Yellen đã liên tục kêu gọi Nhà Trắng và đảng Cộng hòa nhanh chóng đạt được thỏa thuận về trần nợ công. Nếu không, nước này khó trụ tới giữa tháng 6.
"Các khoản thu và chi thuế luôn không chắc chắn. Vì vậy, rất khó để đưa ra một dự đoán chính xác", bà Yellen khẳng định trong một chương trình của NBC hôm 21/5.
"Nhưng theo đánh giá của tôi, đến ngày 15/6, khả năng chúng ta có thể tiếp tục thanh toán các hóa đơn là rất thấp", vị bộ trưởng cảnh báo.
Nhưng sau một tuần họp liên tục, nguồn tin của CNBC cho biết khoảng cách giữa những gì đảng Cộng hòa tại Hạ viện mong muốn, và điều mà Nhà Trắng sẵn sàng chấp thuận, vẫn lớn hơn bao giờ hết.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Nếu Mỹ không kịp nới trần nợNếu Mỹ vỡ nợ, Bộ Tài chính đã có một số ưu tiên thanh toán nhất định. Chẳng hạn, cơ quan này sẽ không trả phúc lợi xã hội, trợ cấp cho cựu chiến binh và tiền lương viên chức.
05:00 19/5/2023
Alibaba sa thải nhân viênAlibaba đang cắt giảm 7% lực lượng lao động nhằm chuẩn bị cho kế hoạch tách rời và đưa bộ phận điện toán đám mây lên sàn.
08:57 24/5/2023 | |
Một doanh nghiệp 'họ Sông Đà' lùi lịch trả cổ tức lần thứ 10 | CTCP Sông Đà 9 đã thông báo lùi thời gian trả cổ tức tiền mặt năm 2017 thêm 6 tháng nữa do có nhu cầu về vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh nên chưa thu xếp đủ tiền. | CTCP Sông Đà 9 (HNX: SD9) vừa thông báo lùi thời gian trả cổ tức năm 2017 bằng tiền thêm 6 tháng nữa, tức dời từ ngày 29/12/2023 sang ngày 28/6/2024. Nguyên nhân được công ty đưa ra là do có nhu cầu về vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh nên chưa thu xếp đủ tiền thanh toán cổ tức cho cổ đông.
Đây là đợt trả cổ tức đã chốt quyền vào ngày 19/9/2018 với tỷ lệ 10%, tương ứng mỗi cổ phiếu nhận về 1.000 đồng. Với hơn 34 triệu cổ phiếu lưu hành trên thị trường, doanh nghiệp này dự kiến phải chi hơn 34 tỷ đồng để thanh toán cho cổ đông.
Đáng chú ý, đây đã là lần thứ 10 mà Sông Đà 9 xin lùi thời gian trả cổ tức bằng tiền cho cổ đông. Chốt quyền từ tháng 9/2018 nhưng đến nay sau hơn 5 năm, cổ đông Sông Đà 9 vẫn chưa nhận được khoản cổ tức tiền mặt này.
Cổ phiếu SD9 đã đi ngang quanh mốc 8.000 đồng/đơn vị trong suốt 5 tháng qua. Ảnh: DNSE.
CTCP Sông Đà 9 được thành lập ngày 20/7/1961, tiền thân là Liên trạm cơ giới tại công trình thủy điện Thác Bà. Hiện doanh nghiệp đã trở thành nhà thầu xây lắp chuyên nghiệp, từng tham gia nhiều dự án thủy điện như Thác Bà, Hòa Bình, Yaly, Vĩnh Sơn, Sông Hinh, Tuyên Quang, Sơn La, Xêlabăm, Xêkaman3.
Sông Đà 9 là công ty con của Tổng công ty Sông Đà - CTCP (UPCoM: SJG). Tính đến cuối quý III, tỷ lệ sở hữu của công ty mẹ tại Sông Đà 9 là 58,5%.
Sau 9 tháng kinh doanh đầu năm, doanh thu của Sông Đà 9 đạt 278,6 tỷ đồng, giảm 33% so với cùng kỳ. Lãi sau thuế chỉ hơn 10 tỷ đồng, giảm 14%.
Ngoài Sông Đà 9, một cổ phiếu khác “họ Sông Đà” là CTCP Sông Đà 3 (UPCoM: SD3) mới đây cũng thông báo lùi lịch trả cổ tức năm 2015 bằng tiền từ ngày 29/12/2023 sang 31/12/2024. Nguyên nhân do chủ đầu tư chưa thu xếp được nguồn vốn thanh toán tiền khối lượng cho công ty nên dòng tiền không đáp ứng được nhu cầu thanh toán cổ tức như kế hoạch đề ra.
Đáng chú ý, đây cũng là lần thứ 10 mà Sông Đà 3 phải xin rời lịch trả cổ tức cho cổ đông.
Hiện tại, Sông Đà 3 cũng là công ty con của Tổng công ty Sông Đà với tỷ lệ sở hữu tính đến cuối quý III đạt 51%.
Chứng khoán 28/12: Khối ngoại mua ròng 2 phiên liên tiếpSau 2 phiên mua ròng, giá trị bán ròng của khối ngoại lũy kế từ đầu tuần đã thu hẹp về 52 tỷ đồng. Nếu tiếp tục mua ròng phiên 29/12, khối ngoại sẽ chấm dứt chuỗi 7 tuần bán ròng.
17:15 28/12/2023
Cổ đông Kido sắp nhận 'quà' gần 1.700 tỷ đồngKido sẽ chi trả cổ tức tiền mặt và chia hàng chục triệu cổ phiếu quỹ cho cổ đông trong quý đầu năm sau.
11:57 28/12/2023
Cổ phiếu VHM xuất hiện giao dịch thỏa thuận hơn 4.000 tỷ đồngCổ phiếu VHM của CTCP Vinhomes ghi nhận 90,2 triệu cổ phiếu được sang tay theo hình thức thỏa thuận. Tổng giá trị giao dịch đạt 4.038 tỷ đồng, tương đương 44.767 đồng/cổ phiếu.
15:50 27/12/2023
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | Một doanh nghiệp 'họ Sông Đà' lùi lịch trả cổ tức lần thứ 10
CTCP Sông Đà 9 đã thông báo lùi thời gian trả cổ tức tiền mặt năm 2017 thêm 6 tháng nữa do có nhu cầu về vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh nên chưa thu xếp đủ tiền.
CTCP Sông Đà 9 (HNX: SD9) vừa thông báo lùi thời gian trả cổ tức năm 2017 bằng tiền thêm 6 tháng nữa, tức dời từ ngày 29/12/2023 sang ngày 28/6/2024. Nguyên nhân được công ty đưa ra là do có nhu cầu về vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh nên chưa thu xếp đủ tiền thanh toán cổ tức cho cổ đông.
Đây là đợt trả cổ tức đã chốt quyền vào ngày 19/9/2018 với tỷ lệ 10%, tương ứng mỗi cổ phiếu nhận về 1.000 đồng. Với hơn 34 triệu cổ phiếu lưu hành trên thị trường, doanh nghiệp này dự kiến phải chi hơn 34 tỷ đồng để thanh toán cho cổ đông.
Đáng chú ý, đây đã là lần thứ 10 mà Sông Đà 9 xin lùi thời gian trả cổ tức bằng tiền cho cổ đông. Chốt quyền từ tháng 9/2018 nhưng đến nay sau hơn 5 năm, cổ đông Sông Đà 9 vẫn chưa nhận được khoản cổ tức tiền mặt này.
Cổ phiếu SD9 đã đi ngang quanh mốc 8.000 đồng/đơn vị trong suốt 5 tháng qua. Ảnh: DNSE.
CTCP Sông Đà 9 được thành lập ngày 20/7/1961, tiền thân là Liên trạm cơ giới tại công trình thủy điện Thác Bà. Hiện doanh nghiệp đã trở thành nhà thầu xây lắp chuyên nghiệp, từng tham gia nhiều dự án thủy điện như Thác Bà, Hòa Bình, Yaly, Vĩnh Sơn, Sông Hinh, Tuyên Quang, Sơn La, Xêlabăm, Xêkaman3.
Sông Đà 9 là công ty con của Tổng công ty Sông Đà - CTCP (UPCoM: SJG). Tính đến cuối quý III, tỷ lệ sở hữu của công ty mẹ tại Sông Đà 9 là 58,5%.
Sau 9 tháng kinh doanh đầu năm, doanh thu của Sông Đà 9 đạt 278,6 tỷ đồng, giảm 33% so với cùng kỳ. Lãi sau thuế chỉ hơn 10 tỷ đồng, giảm 14%.
Ngoài Sông Đà 9, một cổ phiếu khác “họ Sông Đà” là CTCP Sông Đà 3 (UPCoM: SD3) mới đây cũng thông báo lùi lịch trả cổ tức năm 2015 bằng tiền từ ngày 29/12/2023 sang 31/12/2024. Nguyên nhân do chủ đầu tư chưa thu xếp được nguồn vốn thanh toán tiền khối lượng cho công ty nên dòng tiền không đáp ứng được nhu cầu thanh toán cổ tức như kế hoạch đề ra.
Đáng chú ý, đây cũng là lần thứ 10 mà Sông Đà 3 phải xin rời lịch trả cổ tức cho cổ đông.
Hiện tại, Sông Đà 3 cũng là công ty con của Tổng công ty Sông Đà với tỷ lệ sở hữu tính đến cuối quý III đạt 51%.
Chứng khoán 28/12: Khối ngoại mua ròng 2 phiên liên tiếpSau 2 phiên mua ròng, giá trị bán ròng của khối ngoại lũy kế từ đầu tuần đã thu hẹp về 52 tỷ đồng. Nếu tiếp tục mua ròng phiên 29/12, khối ngoại sẽ chấm dứt chuỗi 7 tuần bán ròng.
17:15 28/12/2023
Cổ đông Kido sắp nhận 'quà' gần 1.700 tỷ đồngKido sẽ chi trả cổ tức tiền mặt và chia hàng chục triệu cổ phiếu quỹ cho cổ đông trong quý đầu năm sau.
11:57 28/12/2023
Cổ phiếu VHM xuất hiện giao dịch thỏa thuận hơn 4.000 tỷ đồngCổ phiếu VHM của CTCP Vinhomes ghi nhận 90,2 triệu cổ phiếu được sang tay theo hình thức thỏa thuận. Tổng giá trị giao dịch đạt 4.038 tỷ đồng, tương đương 44.767 đồng/cổ phiếu.
15:50 27/12/2023
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | |
VNDirect: Doanh nghiệp điện khí hưởng lợi khi thủy điện suy yếu | VNDirect cho rằng điện khí và các nhà máy điện than miền Bắc sẽ hưởng lợi nhờ thủy điện suy yếu, đồng thời gọi tên các mã cổ phiếu dầu khí hấp dẫn trong phần còn lại của năm. | Theo nội dung trong Quy hoạch điện VIII (QHĐ8), các loại hình sản xuất điện được ưu tiên phát triển bao gồm điện gió và điện khí (giai đoạn 2021-2030) sau khi đẩy mạnh hơn nữa phát triển điện năng lượng tái tạo (NLTT) từ sau năm 2023.
Liên quan nội dung này, các chuyên gia phân tích tại Công ty CP Chứng khoán VNDirect cho rằng điện khí và các nhà máy điện than miền Bắc sẽ hưởng lợi trong giai đoạn 2023-2024 nhờ bối cảnh thủy điện suy yếu.
“Chúng tôi kỳ vọng vào sự phục hồi của nhiệt điện và tương lai của nhóm NLTT sẽ là chủ đề chính của ngành. Do đó, chúng tôi chọn Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (POW) và Công ty CP Tập Đoàn PC1 (PC1)”, ông Nguyễn Hà Đức Tùng, chuyên viên phân tích của VNDirect đưa nhận định.
QHĐ8 ưu tiên phát triển điện gió và điện khí trong giai đoạn 2021-2030 sau khi đẩy mạnh hơn nữa phát triển điện NLTT từ sau năm 2030 (đơn vị: MW). Nguồn: VNDirect.
Tăng cường nhiệt điện bù đắp cho thuỷ điện
Trong năm nay, các chuyên gia phân tích kỳ vọng tăng trưởng tiêu thụ điện chỉ đạt 6% so với năm liền trước và thấp hơn 28% so với kịch bản thấp trong QHĐ8 do nhu cầu điện công nghiệp suy yếu.
Tuy nhiên, thực trạng vào mùa hè nền nhiệt cao sẽ thúc đẩy mức tiêu thụ điện của nhóm dân cư trong giai đoạn quý III năm nay. Trong giai đoạn 2024-2030, tiêu thụ điện của Việt Nam sẽ duy trì ở kịch bản cơ sở với tăng trưởng kép trung bình 8,4%/năm theo QHĐ8.
Mặc dù giá bán lẻ đã chính thức tăng 3% từ tháng 5 năm nay, các chuyên gia phân tích vẫn cho rằng còn quá sớm để kỳ vọng vào một sự cải thiện rõ rệt. Với việc tiếp tục đề xuất tăng thêm 3% giá điện, nếu được thông qua, mức giá mới sẽ hỗ trợ tích cực hơn tình hình tài chính của EVN và cải thiện dòng tiền thanh toán cho các nhà máy.
Về tình trạng thiếu điện ở miền Bắc, theo VNDirect, hiện vẫn không có giải pháp khả thi trong ngắn hạn. Về dài hạn, việc bổ sung công suất phát điện mới tại miền Bắc cũng như nâng cấp hệ thống truyền tải là nhiệm vụ cấp bách.
Trong giai đoạn 2023-2024, VNDirect dự báo sản lượng điện khí sẽ cải thiện nhờ các nguyên nhân như thủy điện suy yếu tạo dư địa huy động cho các nguồn nhiệt điện; tình trạng dư thừa công suất ở miền Nam sẽ dần được hấp thụ khi hoạt động công nghiệp của Việt Nam hồi phục.
Đối với nhiệt điện than, các nhà máy nhiệt điện tại miền Bắc sẽ hưởng lợi sớm nhất do nguồn than ổn định và chi phí vận chuyển rẻ. Tình trạng thiếu điện tại miền Bắc sẽ củng cố triển vọng huy động sản lượng điện than, đặc biệt khi khu vực này dự kiến trải qua giai đoạn nắng nóng hơn sắp tới.
Dự phóng kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp điện niêm yết. Nguồn: VNDirect.
Cổ phiếu nào đáng đầu tư
Cũng từ bối cảnh trên, trong năm 2023, VNDirect đặt kỳ vọng vào POW - là doanh nghiệp điện khí hàng đầu - sẽ hưởng lợi từ triển vọng tích cực của mảng điện khí.
Ngoài ra, trong bối cảnh vẫn còn nhiều bất ổn của điện NLTT, công ty chứng khoán này kỳ vọng một cơ chế giá điện chính thức sẽ được ban hành trong năm nay.
"Khi mọi nút thắt được giải quyết, mảng xây lắp điện, bao gồm thầu EPC điện gió và xây lắp đường dây, trạm biến áp sẽ hưởng lợi sớm nhất. Do đó, PC1 - nhà xây lắp điện và thầu EPC điện gió hàng đầu - sẽ là doanh nghiệp đón đầu xu hướng này", chuyên gia phân tích tại VNDirect đưa nhận định.
Ngoài ra, các đơn vị như Công ty CP Điện Lực Dầu Khí Nhơn Trạch 2 (NT2); CTCP Nhiệt điện Quảng Ninh (QTP); Bamboo Capital (BCG); CTCP Điện Gia Lai (GEG) cũng được VNDirect đưa vào danh mục theo dõi với kỳ vọng tăng trưởng nhờ hưởng lợi của xu hướng phát triển điện tại Việt Nam.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Khung giá điện dự kiến sửa còn 5 bậc, cao nhất 3.456 đồng/kWhCách tính tiền điện sinh hoạt dự kiến được rút xuống còn 5 bậc thay vì 6 bậc như hiện nay và giá điện ở bậc cao nhất (701 kWh trở lên) là 3.456 đồng/kWh (chưa gồm thuế VAT).
13:29 7/7/2023
Singapore loay hoay hạ giá điệnChi phí tăng cao đang khiến các công ty bán lẻ điện tại Singapore lũ lượt rút khỏi thị trường. Điều này khiến người tiêu dùng nước này còn ít lựa chọn hơn.
12:00 6/7/2023 | VNDirect: Doanh nghiệp điện khí hưởng lợi khi thủy điện suy yếu
VNDirect cho rằng điện khí và các nhà máy điện than miền Bắc sẽ hưởng lợi nhờ thủy điện suy yếu, đồng thời gọi tên các mã cổ phiếu dầu khí hấp dẫn trong phần còn lại của năm.
Theo nội dung trong Quy hoạch điện VIII (QHĐ8), các loại hình sản xuất điện được ưu tiên phát triển bao gồm điện gió và điện khí (giai đoạn 2021-2030) sau khi đẩy mạnh hơn nữa phát triển điện năng lượng tái tạo (NLTT) từ sau năm 2023.
Liên quan nội dung này, các chuyên gia phân tích tại Công ty CP Chứng khoán VNDirect cho rằng điện khí và các nhà máy điện than miền Bắc sẽ hưởng lợi trong giai đoạn 2023-2024 nhờ bối cảnh thủy điện suy yếu.
“Chúng tôi kỳ vọng vào sự phục hồi của nhiệt điện và tương lai của nhóm NLTT sẽ là chủ đề chính của ngành. Do đó, chúng tôi chọn Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (POW) và Công ty CP Tập Đoàn PC1 (PC1)”, ông Nguyễn Hà Đức Tùng, chuyên viên phân tích của VNDirect đưa nhận định.
QHĐ8 ưu tiên phát triển điện gió và điện khí trong giai đoạn 2021-2030 sau khi đẩy mạnh hơn nữa phát triển điện NLTT từ sau năm 2030 (đơn vị: MW). Nguồn: VNDirect.
Tăng cường nhiệt điện bù đắp cho thuỷ điện
Trong năm nay, các chuyên gia phân tích kỳ vọng tăng trưởng tiêu thụ điện chỉ đạt 6% so với năm liền trước và thấp hơn 28% so với kịch bản thấp trong QHĐ8 do nhu cầu điện công nghiệp suy yếu.
Tuy nhiên, thực trạng vào mùa hè nền nhiệt cao sẽ thúc đẩy mức tiêu thụ điện của nhóm dân cư trong giai đoạn quý III năm nay. Trong giai đoạn 2024-2030, tiêu thụ điện của Việt Nam sẽ duy trì ở kịch bản cơ sở với tăng trưởng kép trung bình 8,4%/năm theo QHĐ8.
Mặc dù giá bán lẻ đã chính thức tăng 3% từ tháng 5 năm nay, các chuyên gia phân tích vẫn cho rằng còn quá sớm để kỳ vọng vào một sự cải thiện rõ rệt. Với việc tiếp tục đề xuất tăng thêm 3% giá điện, nếu được thông qua, mức giá mới sẽ hỗ trợ tích cực hơn tình hình tài chính của EVN và cải thiện dòng tiền thanh toán cho các nhà máy.
Về tình trạng thiếu điện ở miền Bắc, theo VNDirect, hiện vẫn không có giải pháp khả thi trong ngắn hạn. Về dài hạn, việc bổ sung công suất phát điện mới tại miền Bắc cũng như nâng cấp hệ thống truyền tải là nhiệm vụ cấp bách.
Trong giai đoạn 2023-2024, VNDirect dự báo sản lượng điện khí sẽ cải thiện nhờ các nguyên nhân như thủy điện suy yếu tạo dư địa huy động cho các nguồn nhiệt điện; tình trạng dư thừa công suất ở miền Nam sẽ dần được hấp thụ khi hoạt động công nghiệp của Việt Nam hồi phục.
Đối với nhiệt điện than, các nhà máy nhiệt điện tại miền Bắc sẽ hưởng lợi sớm nhất do nguồn than ổn định và chi phí vận chuyển rẻ. Tình trạng thiếu điện tại miền Bắc sẽ củng cố triển vọng huy động sản lượng điện than, đặc biệt khi khu vực này dự kiến trải qua giai đoạn nắng nóng hơn sắp tới.
Dự phóng kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp điện niêm yết. Nguồn: VNDirect.
Cổ phiếu nào đáng đầu tư
Cũng từ bối cảnh trên, trong năm 2023, VNDirect đặt kỳ vọng vào POW - là doanh nghiệp điện khí hàng đầu - sẽ hưởng lợi từ triển vọng tích cực của mảng điện khí.
Ngoài ra, trong bối cảnh vẫn còn nhiều bất ổn của điện NLTT, công ty chứng khoán này kỳ vọng một cơ chế giá điện chính thức sẽ được ban hành trong năm nay.
"Khi mọi nút thắt được giải quyết, mảng xây lắp điện, bao gồm thầu EPC điện gió và xây lắp đường dây, trạm biến áp sẽ hưởng lợi sớm nhất. Do đó, PC1 - nhà xây lắp điện và thầu EPC điện gió hàng đầu - sẽ là doanh nghiệp đón đầu xu hướng này", chuyên gia phân tích tại VNDirect đưa nhận định.
Ngoài ra, các đơn vị như Công ty CP Điện Lực Dầu Khí Nhơn Trạch 2 (NT2); CTCP Nhiệt điện Quảng Ninh (QTP); Bamboo Capital (BCG); CTCP Điện Gia Lai (GEG) cũng được VNDirect đưa vào danh mục theo dõi với kỳ vọng tăng trưởng nhờ hưởng lợi của xu hướng phát triển điện tại Việt Nam.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Khung giá điện dự kiến sửa còn 5 bậc, cao nhất 3.456 đồng/kWhCách tính tiền điện sinh hoạt dự kiến được rút xuống còn 5 bậc thay vì 6 bậc như hiện nay và giá điện ở bậc cao nhất (701 kWh trở lên) là 3.456 đồng/kWh (chưa gồm thuế VAT).
13:29 7/7/2023
Singapore loay hoay hạ giá điệnChi phí tăng cao đang khiến các công ty bán lẻ điện tại Singapore lũ lượt rút khỏi thị trường. Điều này khiến người tiêu dùng nước này còn ít lựa chọn hơn.
12:00 6/7/2023 | |
Hoàn cảnh trái ngược của nhà đầu tư vàng | Cùng đầu tư vàng nhưng người mua vàng miếng SJC đang chịu rủi ro lỗ nặng khi giá mặt hàng này trượt dốc, còn người mua vàng nhẫn vẫn có thể "rung đùi". | Cùng lên đỉnh lịch sử trong những phiên giao dịch vừa qua nhưng đà giảm của giá vàng miếng SJC cao gấp nhiều lần vàng nhẫn 9999. Ảnh: Thế Bằng - Châu Dương.
Trong tháng giao dịch cuối cùng của năm 2023 Dương lịch, nhà đầu tư vàng trong nước đã trải qua đủ cung bậc cảm xúc khi chứng kiến giá vàng miếng SJC tăng phi mã từ vùng 73 triệu đồng/lượng lên đỉnh 80,3 triệu đồng, rồi trượt về vùng 74 triệu/lượng.
Hiện tại, giá vàng miếng SJC đang được Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết ở mức 73 - 76 triệu đồng/lượng (mua - bán), giảm 1,5 triệu đồng so với cuối ngày hôm qua.
Cùng lên đỉnh nhưng vàng miếng SJC lại trượt dài
Nếu so với đỉnh 80,3 triệu đồng/lượng (bán) phiên 26/12, giá mặt hàng này đã giảm tới 4,3 triệu/lượng. Đà giảm cộng với việc SJC nới rộng chênh lệch giá mua - bán lên tới 3 triệu đồng khiến nhà đầu tư lỡ đủ đỉnh hôm trước nay đã lỗ tới 7,3 triệu đồng/lượng, tương đương mức lỗ ròng 9%.
Nếu tính từ đầu tháng 12 đến nay, người mua vàng miếng SJC từng có khoản lãi 5,5 triệu đồng (7,5%) khi giá đạt đỉnh 80,3 triệu/lượng phiên 26/12, thì đến nay lại phải chịu khoản lỗ 1 triệu đồng/lượng.
Cùng rót tiền vào vàng, cùng ghi nhận xu hướng giảm giá sau khi đạt đỉnh lịch sử, nhưng những nhà đầu tư vàng nhẫn 9999 vẫn có thể "rung đùi" giai đoạn này.
Theo đó, giá vàng nhẫn trong nước cũng đang ghi nhận xu hướng giảm sau khi đạt đỉnh 64,2 triệu đồng/lượng hôm qua. Hiện tại, giá vàng nhẫn SJC 99,99% đã giảm về vùng 62,2 - 63,25 triệu đồng/lượng, tương đương mức giảm 950.000 đồng.
Tại các doanh nghiệp vàng lớn khác như PNJ, DOJI, Phú Quý, Bảo Tín Minh Châu... giá vàng nhẫn hiện phổ biến giao dịch trong khoảng 62,2 - 63,3 triệu đồng/lượng, cũng giảm trên dưới 1 triệu đồng so với hôm qua.
CÙNG LÊN ĐỈNH NHƯNG GIÁ VÀNG MIẾNG SJC LẠI TRƯỢT DÀI Nguồn: SJC; Tổng hợp. Nhãn14/12151617/1218192021222324/122526272829 Vàng nhẫn (mua) Triệu đồng/lượng 59.960.5560.660.960.7560.7560.7560.8560.8560.9560.9560.9560.9560.9560.9561.861.861.861.961.961.9562.0562.1562.662.7562.862.9563.0562.562.2 Vàng nhẫn (bán) 61.0561.761.7562.0561.961.961.9626262.162.162.162.162.162.162.9562.9562.9563.0563.0563.163.263.363.7563.963.9564.164.263.6563.25 Vàng miếng (mua) 73.273.373.473.573.3573.3573.3573.2573.473.573.873.873.873.873.875.675.675.775.775.775.977.477.67977.477.878.5747173 Vàng miếng (bán) 74.274.374.474.574.3574.3574.3574.2574.474.574.874.874.874.874.876.676.676.976.976.976.978.478.680.379.279.580777476
Tuy vậy, nhờ chênh lệch giá mua - bán vàng nhẫn chỉ ở mức 1-1,2 triệu/lượng, nhà đầu tư có lỡ đu đỉnh phiên hôm qua đến nay cũng mới lỗ khoảng 2 triệu đồng, thấp hơn nhiều khoản lỗ vàng miếng gây ra.
Thậm chí, các chuyên gia cho rằng đà giảm của vàng nhẫn hôm nay chủ yếu do tâm lý thị trường khi giá vàng miếng lao dốc. Trong khi giá vàng thế giới - căn cứ dùng để định giá vàng nhẫn 9999 trong nước - vẫn đang trong xu hướng tăng.
Theo đó, giá vàng thế giới giao ngay hiện đã tăng gần 6 USD so với phiên gần nhất, dao động quanh vùng 2.071 USD/ounce.
Bên cạnh đó, dù giảm mạnh hôm nay, giá vàng nhẫn trong nước hiện vẫn cao hơn giá hồi đầu tháng 12 trên 1 triệu đồng/lượng. Do đó, nhà đầu tư vàng nhẫn gần như không ghi nhận thua lỗ trong tháng này.
Thậm chí, nếu mua vào giai đoạn giữa tháng 12, nhà đầu tư đang ghi nhận khoản lãi hơn 1 triệu đồng trên mỗi lượng mua vào.
Lý do vàng miếng đắt hơn hàng chục triệu đồng
Thực tế, hầu hết chuyên gia trong nước đều khuyến nghị nhà đầu tư nên ưu tiên mặt hàng vàng nhẫn khi đầu tư, bởi đây là mặt hàng có diễn biến sát với thế giới trong khi cùng chất lượng vàng 9999 như vàng miếng.
Lý do giá vàng miếng SJC cao hơn do đây là sản phẩm được Ngân hàng Nhà nước giao Công ty SJC độc quyền sản xuất nhưng từ lâu đã không được sản xuất thêm dẫn tới số lượng hạn chế. Do đó, giá mặt hàng này thường biến động mạnh hơn giá vàng nhẫn 9999 cũng như vàng thế giới.
Trước đó, bà Lê Thúy Hằng, Tổng giám đốc SJC, cho biết từ 2014 đến nay NHNN đã không đưa thêm nguồn cung vàng ra thị trường. Thậm chí, trước năm 2020, khi giá vàng miếng SJC không chênh lệch nhiều so với vàng nhẫn, nhiều sản phẩm vàng miếng SJC trên thị trường còn được các đơn vị chuyển thành vàng nguyên liệu để chế tác trang sức, mỹ nghệ xuất khẩu.
Từ đầu năm 2020 đến nay, giá vàng miếng mới có xu hướng bỏ xa vàng vàng nhẫn và vàng thế giới.
Từ năm 2020 đến nay, giá vàng miếng SJC ngày càng bỏ xa giá vàng nhẫn trong nước và vàng thế giới. Ảnh: Duy Hiệu.
Ông Nguyễn An Huy, Tổ trưởng Tổ tư vấn Tài chính cá nhân tại Công ty CP Tư vấn đầu tư & Quản lý tài sản FIDT, cho biết Nghị định 24 của NHNN về quản lý hoạt động kinh doanh vàng ra đời năm 2012 là vũ khí hữu hiệu chống vàng hóa kinh tế. Tuy nhiên, quy định về quản lý, kiểm soát nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng tại Nghị định này đã bắt đầu xuất hiện vấn đề bất cập khi nhu cầu vàng miếng trong nước tăng mạnh.
Diễn biến tăng sốc vượt 80 triệu đồng/lượng rồi lao dốc về vùng 74 triệu/lượng chỉ trong 1-2 ngày sau khi có chỉ đạo của cơ quan quản lý cho thấy rõ điều này.
Từ phía doanh nghiệp, nhiều đơn vị cũng khuyến khích nhà đầu tư mua các mặt hàng vàng nhẫn, trang sức với nguồn cung ổn định và giá diễn biến sát thế giới.
Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) cho biết hiện doanh số vàng nhẫn, trang sức chiếm tới gần 70% doanh thu của doanh nghiệp. Trong đó, doanh số bán lẻ chiếm gần 60% và bán sỉ chiếm gần 9%.
Theo ông Nguyễn An Huy, trong giai đoạn thị trường biến động như hiện nay việc nắm giữ vàng nhẫn 9999 tốt hơn hẳn vàng miếng SJC do đảm bảo an toàn mà vẫn giữ được mức sinh lời tốt.
“Cá nhân tôi cho rằng, những nhà đầu tư trong dài hạn nên ưu tiên mua vàng nhẫn tròn trơn 9999 hơn là vàng miếng SJC tại thời điểm này. Vàng nhẫn trơn 9999 có cùng chất lượng như vàng SJC và giá hiện đi rất sát giá vàng thế giới”, ông Huy nhấn mạnh.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Gần 1,07 triệu người thất nghiệp năm 2023Tổng cục Thống kê đánh giá tình hình thất nghiệp có cải thiện trong các tháng cuối năm, số lao động bị mất việc trong quý IV là 85.500 người.
13:00 29/12/2023
Doanh nghiệp của ông Huỳnh Uy Dũng bị phạtDo không công bố thông tin định kỳ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã quyết định xử phạt Công ty CP Đại Nam 85 triệu đồng.
11:18 29/12/2023
Vietnam Airlines miễn nhiệm Phó tổng giám đốc có thâm niên 35 nămÔng Trịnh Ngọc Thành là nhân sự gắn bó với Vietnam Airlines từ năm 1988 và sẽ rời vị trí lãnh đạo hãng bay này kể từ ngày 28/12.
10:43 29/12/2023 | Hoàn cảnh trái ngược của nhà đầu tư vàng
Cùng đầu tư vàng nhưng người mua vàng miếng SJC đang chịu rủi ro lỗ nặng khi giá mặt hàng này trượt dốc, còn người mua vàng nhẫn vẫn có thể "rung đùi".
Cùng lên đỉnh lịch sử trong những phiên giao dịch vừa qua nhưng đà giảm của giá vàng miếng SJC cao gấp nhiều lần vàng nhẫn 9999. Ảnh: Thế Bằng - Châu Dương.
Trong tháng giao dịch cuối cùng của năm 2023 Dương lịch, nhà đầu tư vàng trong nước đã trải qua đủ cung bậc cảm xúc khi chứng kiến giá vàng miếng SJC tăng phi mã từ vùng 73 triệu đồng/lượng lên đỉnh 80,3 triệu đồng, rồi trượt về vùng 74 triệu/lượng.
Hiện tại, giá vàng miếng SJC đang được Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết ở mức 73 - 76 triệu đồng/lượng (mua - bán), giảm 1,5 triệu đồng so với cuối ngày hôm qua.
Cùng lên đỉnh nhưng vàng miếng SJC lại trượt dài
Nếu so với đỉnh 80,3 triệu đồng/lượng (bán) phiên 26/12, giá mặt hàng này đã giảm tới 4,3 triệu/lượng. Đà giảm cộng với việc SJC nới rộng chênh lệch giá mua - bán lên tới 3 triệu đồng khiến nhà đầu tư lỡ đủ đỉnh hôm trước nay đã lỗ tới 7,3 triệu đồng/lượng, tương đương mức lỗ ròng 9%.
Nếu tính từ đầu tháng 12 đến nay, người mua vàng miếng SJC từng có khoản lãi 5,5 triệu đồng (7,5%) khi giá đạt đỉnh 80,3 triệu/lượng phiên 26/12, thì đến nay lại phải chịu khoản lỗ 1 triệu đồng/lượng.
Cùng rót tiền vào vàng, cùng ghi nhận xu hướng giảm giá sau khi đạt đỉnh lịch sử, nhưng những nhà đầu tư vàng nhẫn 9999 vẫn có thể "rung đùi" giai đoạn này.
Theo đó, giá vàng nhẫn trong nước cũng đang ghi nhận xu hướng giảm sau khi đạt đỉnh 64,2 triệu đồng/lượng hôm qua. Hiện tại, giá vàng nhẫn SJC 99,99% đã giảm về vùng 62,2 - 63,25 triệu đồng/lượng, tương đương mức giảm 950.000 đồng.
Tại các doanh nghiệp vàng lớn khác như PNJ, DOJI, Phú Quý, Bảo Tín Minh Châu... giá vàng nhẫn hiện phổ biến giao dịch trong khoảng 62,2 - 63,3 triệu đồng/lượng, cũng giảm trên dưới 1 triệu đồng so với hôm qua.
CÙNG LÊN ĐỈNH NHƯNG GIÁ VÀNG MIẾNG SJC LẠI TRƯỢT DÀI Nguồn: SJC; Tổng hợp. Nhãn14/12151617/1218192021222324/122526272829 Vàng nhẫn (mua) Triệu đồng/lượng 59.960.5560.660.960.7560.7560.7560.8560.8560.9560.9560.9560.9560.9560.9561.861.861.861.961.961.9562.0562.1562.662.7562.862.9563.0562.562.2 Vàng nhẫn (bán) 61.0561.761.7562.0561.961.961.9626262.162.162.162.162.162.162.9562.9562.9563.0563.0563.163.263.363.7563.963.9564.164.263.6563.25 Vàng miếng (mua) 73.273.373.473.573.3573.3573.3573.2573.473.573.873.873.873.873.875.675.675.775.775.775.977.477.67977.477.878.5747173 Vàng miếng (bán) 74.274.374.474.574.3574.3574.3574.2574.474.574.874.874.874.874.876.676.676.976.976.976.978.478.680.379.279.580777476
Tuy vậy, nhờ chênh lệch giá mua - bán vàng nhẫn chỉ ở mức 1-1,2 triệu/lượng, nhà đầu tư có lỡ đu đỉnh phiên hôm qua đến nay cũng mới lỗ khoảng 2 triệu đồng, thấp hơn nhiều khoản lỗ vàng miếng gây ra.
Thậm chí, các chuyên gia cho rằng đà giảm của vàng nhẫn hôm nay chủ yếu do tâm lý thị trường khi giá vàng miếng lao dốc. Trong khi giá vàng thế giới - căn cứ dùng để định giá vàng nhẫn 9999 trong nước - vẫn đang trong xu hướng tăng.
Theo đó, giá vàng thế giới giao ngay hiện đã tăng gần 6 USD so với phiên gần nhất, dao động quanh vùng 2.071 USD/ounce.
Bên cạnh đó, dù giảm mạnh hôm nay, giá vàng nhẫn trong nước hiện vẫn cao hơn giá hồi đầu tháng 12 trên 1 triệu đồng/lượng. Do đó, nhà đầu tư vàng nhẫn gần như không ghi nhận thua lỗ trong tháng này.
Thậm chí, nếu mua vào giai đoạn giữa tháng 12, nhà đầu tư đang ghi nhận khoản lãi hơn 1 triệu đồng trên mỗi lượng mua vào.
Lý do vàng miếng đắt hơn hàng chục triệu đồng
Thực tế, hầu hết chuyên gia trong nước đều khuyến nghị nhà đầu tư nên ưu tiên mặt hàng vàng nhẫn khi đầu tư, bởi đây là mặt hàng có diễn biến sát với thế giới trong khi cùng chất lượng vàng 9999 như vàng miếng.
Lý do giá vàng miếng SJC cao hơn do đây là sản phẩm được Ngân hàng Nhà nước giao Công ty SJC độc quyền sản xuất nhưng từ lâu đã không được sản xuất thêm dẫn tới số lượng hạn chế. Do đó, giá mặt hàng này thường biến động mạnh hơn giá vàng nhẫn 9999 cũng như vàng thế giới.
Trước đó, bà Lê Thúy Hằng, Tổng giám đốc SJC, cho biết từ 2014 đến nay NHNN đã không đưa thêm nguồn cung vàng ra thị trường. Thậm chí, trước năm 2020, khi giá vàng miếng SJC không chênh lệch nhiều so với vàng nhẫn, nhiều sản phẩm vàng miếng SJC trên thị trường còn được các đơn vị chuyển thành vàng nguyên liệu để chế tác trang sức, mỹ nghệ xuất khẩu.
Từ đầu năm 2020 đến nay, giá vàng miếng mới có xu hướng bỏ xa vàng vàng nhẫn và vàng thế giới.
Từ năm 2020 đến nay, giá vàng miếng SJC ngày càng bỏ xa giá vàng nhẫn trong nước và vàng thế giới. Ảnh: Duy Hiệu.
Ông Nguyễn An Huy, Tổ trưởng Tổ tư vấn Tài chính cá nhân tại Công ty CP Tư vấn đầu tư & Quản lý tài sản FIDT, cho biết Nghị định 24 của NHNN về quản lý hoạt động kinh doanh vàng ra đời năm 2012 là vũ khí hữu hiệu chống vàng hóa kinh tế. Tuy nhiên, quy định về quản lý, kiểm soát nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng tại Nghị định này đã bắt đầu xuất hiện vấn đề bất cập khi nhu cầu vàng miếng trong nước tăng mạnh.
Diễn biến tăng sốc vượt 80 triệu đồng/lượng rồi lao dốc về vùng 74 triệu/lượng chỉ trong 1-2 ngày sau khi có chỉ đạo của cơ quan quản lý cho thấy rõ điều này.
Từ phía doanh nghiệp, nhiều đơn vị cũng khuyến khích nhà đầu tư mua các mặt hàng vàng nhẫn, trang sức với nguồn cung ổn định và giá diễn biến sát thế giới.
Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) cho biết hiện doanh số vàng nhẫn, trang sức chiếm tới gần 70% doanh thu của doanh nghiệp. Trong đó, doanh số bán lẻ chiếm gần 60% và bán sỉ chiếm gần 9%.
Theo ông Nguyễn An Huy, trong giai đoạn thị trường biến động như hiện nay việc nắm giữ vàng nhẫn 9999 tốt hơn hẳn vàng miếng SJC do đảm bảo an toàn mà vẫn giữ được mức sinh lời tốt.
“Cá nhân tôi cho rằng, những nhà đầu tư trong dài hạn nên ưu tiên mua vàng nhẫn tròn trơn 9999 hơn là vàng miếng SJC tại thời điểm này. Vàng nhẫn trơn 9999 có cùng chất lượng như vàng SJC và giá hiện đi rất sát giá vàng thế giới”, ông Huy nhấn mạnh.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Gần 1,07 triệu người thất nghiệp năm 2023Tổng cục Thống kê đánh giá tình hình thất nghiệp có cải thiện trong các tháng cuối năm, số lao động bị mất việc trong quý IV là 85.500 người.
13:00 29/12/2023
Doanh nghiệp của ông Huỳnh Uy Dũng bị phạtDo không công bố thông tin định kỳ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã quyết định xử phạt Công ty CP Đại Nam 85 triệu đồng.
11:18 29/12/2023
Vietnam Airlines miễn nhiệm Phó tổng giám đốc có thâm niên 35 nămÔng Trịnh Ngọc Thành là nhân sự gắn bó với Vietnam Airlines từ năm 1988 và sẽ rời vị trí lãnh đạo hãng bay này kể từ ngày 28/12.
10:43 29/12/2023 | |
Bộ Tài chính 'từ chối' đề xuất của Bộ Công Thương về dự trữ xăng dầu | Bộ Công Thương đề xuất chuyển nhiệm vụ quản lý dự trữ mặt hàng xăng dầu sang Bộ Tài chính nhưng Bộ Tài chính nói rằng nên để Bộ Công Thương quản lý. | Bộ Tài chính vừa có công văn gửi Văn phòng Chính phủ báo cáo công tác dự trữ xăng dầu. Trước đó, Bộ Công Thương đã có văn bản gửi Chính phủ đề xuất chuyển nhiệm vụ quản lý dự trữ mặt hàng xăng dầu sang Bộ Tài chính trong giai đoạn 2024-2025.
Theo đó, trong văn bản gửi Chính phủ, Bộ Tài chính cho biết theo quy định, Bộ Công Thương được Chính phủ phân công quản lý mặt hàng xăng dầu dự trữ quốc gia, Bộ Tài chính quản lý Nhà nước về lĩnh vực dự trữ quốc gia.
"Hơn nữa, xăng dầu là hàng hóa đặc biệt, dễ cháy nổ, độc hại và là ngành hàng kinh doanh có điều kiện. Việc bảo quản, vận chuyển, mua bán, nhập, xuất phải tuân theo những tiêu chuẩn kỹ thuật chặt chẽ...", Bộ Tài chính phân tích
Do đó, Bộ này cho rằng cơ quan quản lý xăng dầu dự trữ quốc gia phải là cơ quan có năng lực, có chuyên môn, nghiệp vụ; có chức năng quản lý Nhà nước về ngành, lĩnh vực. Vì vậy, việc Chính phủ phân công cho Bộ Công Thương quản lý dự trữ mặt hàng xăng dầu quốc gia là phù hợp.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cho biết từ khi Luật dự trữ quốc gia được ban hành năm 2012 đến nay, Bộ Công Thương bảo quản xăng dầu dự trữ quốc gia chung với xăng dầu kinh doanh theo hợp đồng ký với 4 doanh nghiệp.
Hàng năm, từ năm 2014 đến năm 2022, Bộ Công Thương thực hiện chuyển tiếp các hợp đồng bảo quản đã ký năm 2014 thông qua các phụ lục hợp đồng để bảo quản xăng dầu dự trữ quốc gia. Riêng năm 2023, Bộ Công Thương chưa ký hợp đồng bảo quản xăng dầu dự trữ quốc gia.
Bộ Tài chính và Bộ Công Thương có quan điểm trái ngược nhau trong một số vấn đề liên quan đến bảo quản xăng dầu dự trữ quốc gia. Ảnh: PLX.
Về nhập, xuất xăng dầu dự trữ quốc gia, Bộ Tài chính cho biết từ khi Luật dự trữ quốc gia ban hành đến nay, Bộ Công Thương không xây dựng và thực hiện mua tăng, mua bổ sung, mua bù xăng dầu dự trữ quốc gia.
Trước đó, trong văn bản gửi lãnh đạo Chính phủ, Bộ Công Thương nhận định việc bảo quản riêng mặt hàng xăng dầu chưa thực hiện được do chưa có kho dự trữ quốc gia xăng dầu của Nhà nước, phải thuê các doanh nghiệp xăng dầu để bảo quản. Bộ Tài chính cho rằng nhận định này "không có cơ sở".
Bởi theo quy định của Luật Dự trữ quốc gia và quyết định của Thủ tướng phê duyệt quy hoạch hệ thống kho xăng dầu dự trữ quốc gia, xăng dầu dự trữ quốc gia được cất giữ riêng, được thực hiện thuê kho để bảo quản theo quy định.
Xăng dầu dự trữ quốc gia phải được bảo quản riêng, nhưng thực tế triển khai, xăng dầu dự trữ quốc gia đang được Bộ Công Thương bảo quản chung với xăng dầu kinh doanh của doanh nghiệp.
"Do quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia và thực tiễn quản lý, bảo quản xăng dầu dự trữ quốc gia còn khác nhau nên trong thực hiện xây dựng cơ chế chính sách dưới luật (quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế kỹ thuật quốc gia) còn chưa triển khai được", Bộ Tài chính lý giải.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
EVN sắp 'bỏ túi' thêm gần 1.300 tỷ đồng từ công ty conVới 1,18 tỷ cổ phiếu lưu hành, EVNGenco2 dự kiến chi tổng cộng 1.300 tỷ đồng cho đợt trả cổ tức sắp tới. Trong đó, cổ đông lớn - EVN - dự kiến nhận về khoảng 1.274 tỷ đồng.
17:30 15/12/2023
Hòa Phát đã rót bao nhiêu tiền vào 'quả đấm thép' Dung Quất 2VNDirect ước tính đến cuối quý III, Hòa Phát đã giải ngân 12.700 tỷ đồng đầu tư tài sản cố định cho dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2.
10:52 15/12/2023
Cổ phiếu công ty của 'Bông hồng vàng' Phú Yên bị hủy giao dịchCổ phiếu Công ty CP Thuận Thảo của nữ doanh nhân Võ Thị Thanh - người được mệnh danh là "Bông hồng vàng" Phú Yên - là 1 trong 29 mã chứng khoán bị đình chỉ giao dịch từ hôm nay.
06:00 15/12/2023 | Bộ Tài chính 'từ chối' đề xuất của Bộ Công Thương về dự trữ xăng dầu
Bộ Công Thương đề xuất chuyển nhiệm vụ quản lý dự trữ mặt hàng xăng dầu sang Bộ Tài chính nhưng Bộ Tài chính nói rằng nên để Bộ Công Thương quản lý.
Bộ Tài chính vừa có công văn gửi Văn phòng Chính phủ báo cáo công tác dự trữ xăng dầu. Trước đó, Bộ Công Thương đã có văn bản gửi Chính phủ đề xuất chuyển nhiệm vụ quản lý dự trữ mặt hàng xăng dầu sang Bộ Tài chính trong giai đoạn 2024-2025.
Theo đó, trong văn bản gửi Chính phủ, Bộ Tài chính cho biết theo quy định, Bộ Công Thương được Chính phủ phân công quản lý mặt hàng xăng dầu dự trữ quốc gia, Bộ Tài chính quản lý Nhà nước về lĩnh vực dự trữ quốc gia.
"Hơn nữa, xăng dầu là hàng hóa đặc biệt, dễ cháy nổ, độc hại và là ngành hàng kinh doanh có điều kiện. Việc bảo quản, vận chuyển, mua bán, nhập, xuất phải tuân theo những tiêu chuẩn kỹ thuật chặt chẽ...", Bộ Tài chính phân tích
Do đó, Bộ này cho rằng cơ quan quản lý xăng dầu dự trữ quốc gia phải là cơ quan có năng lực, có chuyên môn, nghiệp vụ; có chức năng quản lý Nhà nước về ngành, lĩnh vực. Vì vậy, việc Chính phủ phân công cho Bộ Công Thương quản lý dự trữ mặt hàng xăng dầu quốc gia là phù hợp.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cho biết từ khi Luật dự trữ quốc gia được ban hành năm 2012 đến nay, Bộ Công Thương bảo quản xăng dầu dự trữ quốc gia chung với xăng dầu kinh doanh theo hợp đồng ký với 4 doanh nghiệp.
Hàng năm, từ năm 2014 đến năm 2022, Bộ Công Thương thực hiện chuyển tiếp các hợp đồng bảo quản đã ký năm 2014 thông qua các phụ lục hợp đồng để bảo quản xăng dầu dự trữ quốc gia. Riêng năm 2023, Bộ Công Thương chưa ký hợp đồng bảo quản xăng dầu dự trữ quốc gia.
Bộ Tài chính và Bộ Công Thương có quan điểm trái ngược nhau trong một số vấn đề liên quan đến bảo quản xăng dầu dự trữ quốc gia. Ảnh: PLX.
Về nhập, xuất xăng dầu dự trữ quốc gia, Bộ Tài chính cho biết từ khi Luật dự trữ quốc gia ban hành đến nay, Bộ Công Thương không xây dựng và thực hiện mua tăng, mua bổ sung, mua bù xăng dầu dự trữ quốc gia.
Trước đó, trong văn bản gửi lãnh đạo Chính phủ, Bộ Công Thương nhận định việc bảo quản riêng mặt hàng xăng dầu chưa thực hiện được do chưa có kho dự trữ quốc gia xăng dầu của Nhà nước, phải thuê các doanh nghiệp xăng dầu để bảo quản. Bộ Tài chính cho rằng nhận định này "không có cơ sở".
Bởi theo quy định của Luật Dự trữ quốc gia và quyết định của Thủ tướng phê duyệt quy hoạch hệ thống kho xăng dầu dự trữ quốc gia, xăng dầu dự trữ quốc gia được cất giữ riêng, được thực hiện thuê kho để bảo quản theo quy định.
Xăng dầu dự trữ quốc gia phải được bảo quản riêng, nhưng thực tế triển khai, xăng dầu dự trữ quốc gia đang được Bộ Công Thương bảo quản chung với xăng dầu kinh doanh của doanh nghiệp.
"Do quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia và thực tiễn quản lý, bảo quản xăng dầu dự trữ quốc gia còn khác nhau nên trong thực hiện xây dựng cơ chế chính sách dưới luật (quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế kỹ thuật quốc gia) còn chưa triển khai được", Bộ Tài chính lý giải.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
EVN sắp 'bỏ túi' thêm gần 1.300 tỷ đồng từ công ty conVới 1,18 tỷ cổ phiếu lưu hành, EVNGenco2 dự kiến chi tổng cộng 1.300 tỷ đồng cho đợt trả cổ tức sắp tới. Trong đó, cổ đông lớn - EVN - dự kiến nhận về khoảng 1.274 tỷ đồng.
17:30 15/12/2023
Hòa Phát đã rót bao nhiêu tiền vào 'quả đấm thép' Dung Quất 2VNDirect ước tính đến cuối quý III, Hòa Phát đã giải ngân 12.700 tỷ đồng đầu tư tài sản cố định cho dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2.
10:52 15/12/2023
Cổ phiếu công ty của 'Bông hồng vàng' Phú Yên bị hủy giao dịchCổ phiếu Công ty CP Thuận Thảo của nữ doanh nhân Võ Thị Thanh - người được mệnh danh là "Bông hồng vàng" Phú Yên - là 1 trong 29 mã chứng khoán bị đình chỉ giao dịch từ hôm nay.
06:00 15/12/2023 | |
Giá vàng dự báo tiếp tục tăng mạnh năm 2024 | Hội đồng Vàng thế giới (WGC) dự báo chỉ có 5-10% khả năng xảy ra kịch bản kinh tế gây áp lực giảm giá vàng trong năm 2024. | Hội đồng Vàng thế giới (WGC) cho biết căng thẳng địa chính trị và xu hướng mua vào của các ngân hàng trung ương là hai trong nhiều động lực chính, khiến nhu cầu vàng tiếp tục tăng trong năm 2024.
Trong báo cáo triển vọng năm 2024, WGC dự báo nếu lãi suất giảm 75-100 điểm cơ bản thì giá vàng sẽ tăng 4%. Các chuyên gia của tổ chức này cũng dự báo 3 kịch bản được đưa ra cho vàng.
Kịch bản thứ nhất, nếu kinh tế Mỹ hạ cánh nhẹ nhàng, tránh được suy thoái, GDP giảm và lạm phát ở mức độ nhẹ, không có quá nhiều khủng hoảng, vàng sẽ được hỗ trợ để duy trì ở mức hiện tại. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể cắt giảm lãi suất 2 lần trong năm 2024. Tuy nhiên, các chuyên gia của WGC cũng đánh giá dù phần lớn thị trường ủng hộ kịch bản Fed hạ cánh mềm nhưng đây không phải là nhiệm vụ dễ dàng đạt được.
Kịch bản thứ hai, kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái. Đây sẽ là môi trường cực tốt cho vàng. Nhu cầu trú ẩn an toàn đối với vàng sẽ tăng mạnh. Fed buộc phải quyết liệt giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế.
Kịch bản thứ ba, giả định kinh tế Mỹ tăng trưởng ổn định, không có dấu hiệu suy thoái, vàng sẽ chịu áp lực giảm giá.
Nhiều người lầm tưởng sức mua của người dân là yếu tố tác động lớn đến giá vàng. Thế nhưng, thực tế ngân hàng trung ương các nước mới được coi là nhà đầu tư vàng lớn nhất.
Báo cáo xu hướng nhu cầu vàng của WGC trong quý III/2023 cho thấy, các ngân hàng trung ương tiếp tục duy trì tốc độ mua vàng ở mức kỷ lục, đưa nhu cầu vàng toàn cầu trong quý III (không bao gồm thị trường OTC) chạm mức 1.147 tấn, vượt 8% so với mức trung bình trong 5 năm qua.
Dữ liệu của WGC chỉ ra ngân hàng trung ương các quốc gia như Ba Lan, Singapore, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Trung Quốc và Ấn Độ là các “ông lớn” trên thị trường vàng.
Giới phân tích cũng cho rằng xung đột địa chính trị, bất ổn từ cuộc bầu cử tại các nền kinh tế lớn năm tới và lực mua của các ngân hàng trung ương, dẫn đầu là Trung Quốc, sẽ kéo nhu cầu trú ẩn vào vàng trong năm tới lên cao.
Riêng tại thị trường tiêu thụ vàng hàng đầu thế giới là Trung Quốc đang chứng kiến nhu cầu mua vàng trang sức lên cao. Xu hướng này có thể kéo dài sang năm sau, nhờ các chính sách kích thích của giới chức.
Còn theo cuộc thăm dò của Reuters đối với các chuyên gia tài chính, giá vàng sẽ ở mức trung bình 1.986 USD/ounce vào năm 2024. Ngoài ra, ngân hàng J.P. Morgan nhận thấy sẽ có “một đợt phục hồi đột phá” của vàng vào giữa năm 2024, với mục tiêu đạt mức cao nhất là 2.300 USD/ounce nhờ việc cắt giảm lãi suất theo dự kiến của Fed. Trong khi đó, ngân hàng UBS dự báo mức giá kỷ lục 2.150 USD/ounce vào cuối năm 2024 nếu việc cắt giảm lãi suất trở thành hiện thực.
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
VIB ước tính lãi hơn 8.600 tỷ năm 2023, sẽ chia cổ tức tiền mặtTheo biên bản kiểm phiếu lấy ý kiến cổ đông về việc tạm ứng cổ tức 6% bằng tiền mặt, VIB đưa dự báo lợi nhuận sau thuế cả năm 2023 sẽ đạt 8.640 tỷ đồng.
14:30 1/1/2024
EV đang tăng tốc trong cuộc chiến với xe xăngKhi ngày càng nhiều công ty nhảy vào cuộc chơi xe điện và sạc điện, những chiến lược như hạ giá bán, tung ra các mẫu xe giá phải chăng... đang giúp người tiêu dùng hưởng lợi.
09:52 1/1/2024
Người nội bộ nhộn nhịp giao dịch cổ phiếu ngân hàngTrong những phiên giao dịch cuối năm, thị trường chứng khoán ghi nhận hàng giao dịch mua - bán cổ phiếu ngân hàng được thực hiện bởi các lãnh đạo nhà băng và người thân.
06:00 1/1/2024 | Giá vàng dự báo tiếp tục tăng mạnh năm 2024
Hội đồng Vàng thế giới (WGC) dự báo chỉ có 5-10% khả năng xảy ra kịch bản kinh tế gây áp lực giảm giá vàng trong năm 2024.
Hội đồng Vàng thế giới (WGC) cho biết căng thẳng địa chính trị và xu hướng mua vào của các ngân hàng trung ương là hai trong nhiều động lực chính, khiến nhu cầu vàng tiếp tục tăng trong năm 2024.
Trong báo cáo triển vọng năm 2024, WGC dự báo nếu lãi suất giảm 75-100 điểm cơ bản thì giá vàng sẽ tăng 4%. Các chuyên gia của tổ chức này cũng dự báo 3 kịch bản được đưa ra cho vàng.
Kịch bản thứ nhất, nếu kinh tế Mỹ hạ cánh nhẹ nhàng, tránh được suy thoái, GDP giảm và lạm phát ở mức độ nhẹ, không có quá nhiều khủng hoảng, vàng sẽ được hỗ trợ để duy trì ở mức hiện tại. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể cắt giảm lãi suất 2 lần trong năm 2024. Tuy nhiên, các chuyên gia của WGC cũng đánh giá dù phần lớn thị trường ủng hộ kịch bản Fed hạ cánh mềm nhưng đây không phải là nhiệm vụ dễ dàng đạt được.
Kịch bản thứ hai, kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái. Đây sẽ là môi trường cực tốt cho vàng. Nhu cầu trú ẩn an toàn đối với vàng sẽ tăng mạnh. Fed buộc phải quyết liệt giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế.
Kịch bản thứ ba, giả định kinh tế Mỹ tăng trưởng ổn định, không có dấu hiệu suy thoái, vàng sẽ chịu áp lực giảm giá.
Nhiều người lầm tưởng sức mua của người dân là yếu tố tác động lớn đến giá vàng. Thế nhưng, thực tế ngân hàng trung ương các nước mới được coi là nhà đầu tư vàng lớn nhất.
Báo cáo xu hướng nhu cầu vàng của WGC trong quý III/2023 cho thấy, các ngân hàng trung ương tiếp tục duy trì tốc độ mua vàng ở mức kỷ lục, đưa nhu cầu vàng toàn cầu trong quý III (không bao gồm thị trường OTC) chạm mức 1.147 tấn, vượt 8% so với mức trung bình trong 5 năm qua.
Dữ liệu của WGC chỉ ra ngân hàng trung ương các quốc gia như Ba Lan, Singapore, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Trung Quốc và Ấn Độ là các “ông lớn” trên thị trường vàng.
Giới phân tích cũng cho rằng xung đột địa chính trị, bất ổn từ cuộc bầu cử tại các nền kinh tế lớn năm tới và lực mua của các ngân hàng trung ương, dẫn đầu là Trung Quốc, sẽ kéo nhu cầu trú ẩn vào vàng trong năm tới lên cao.
Riêng tại thị trường tiêu thụ vàng hàng đầu thế giới là Trung Quốc đang chứng kiến nhu cầu mua vàng trang sức lên cao. Xu hướng này có thể kéo dài sang năm sau, nhờ các chính sách kích thích của giới chức.
Còn theo cuộc thăm dò của Reuters đối với các chuyên gia tài chính, giá vàng sẽ ở mức trung bình 1.986 USD/ounce vào năm 2024. Ngoài ra, ngân hàng J.P. Morgan nhận thấy sẽ có “một đợt phục hồi đột phá” của vàng vào giữa năm 2024, với mục tiêu đạt mức cao nhất là 2.300 USD/ounce nhờ việc cắt giảm lãi suất theo dự kiến của Fed. Trong khi đó, ngân hàng UBS dự báo mức giá kỷ lục 2.150 USD/ounce vào cuối năm 2024 nếu việc cắt giảm lãi suất trở thành hiện thực.
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
VIB ước tính lãi hơn 8.600 tỷ năm 2023, sẽ chia cổ tức tiền mặtTheo biên bản kiểm phiếu lấy ý kiến cổ đông về việc tạm ứng cổ tức 6% bằng tiền mặt, VIB đưa dự báo lợi nhuận sau thuế cả năm 2023 sẽ đạt 8.640 tỷ đồng.
14:30 1/1/2024
EV đang tăng tốc trong cuộc chiến với xe xăngKhi ngày càng nhiều công ty nhảy vào cuộc chơi xe điện và sạc điện, những chiến lược như hạ giá bán, tung ra các mẫu xe giá phải chăng... đang giúp người tiêu dùng hưởng lợi.
09:52 1/1/2024
Người nội bộ nhộn nhịp giao dịch cổ phiếu ngân hàngTrong những phiên giao dịch cuối năm, thị trường chứng khoán ghi nhận hàng giao dịch mua - bán cổ phiếu ngân hàng được thực hiện bởi các lãnh đạo nhà băng và người thân.
06:00 1/1/2024 | |
Giá vàng miếng SJC trở lại mốc 75 triệu đồng/lượng | Khép lại phiên giao dịch đầu tuần, giá vàng miếng SJC đã lấy lại được mốc 75 triệu đồng/lượng, tăng 1,5 triệu đồng so với buổi sáng, nhưng vẫn còn cách đỉnh hơn 5 triệu đồng/lượng. | Thị trường vàng trong nước đã ghi nhận phiên biến động mạnh của mặt hàng vàng miếng hôm nay (2/1). Cụ thể, tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), giá vàng miếng đã có cú tăng vọt từ vùng 70,5 - 73,5 triệu đồng/lượng (mua - bán) ghi nhận vào phiên sáng lên mức 74 - 77 triệu đồng/lượng vào đầu giờ chiều, tương ứng mức tăng 3,5 triệu đồng mỗi lượng.
Tuy nhiên, đà tăng mạnh này lại không giữ được lâu khi kết phiên giao dịch 2/1, giá vàng miếng tại SJC đã giảm xuống mức 72 - 75 triệu đồng/lượng, tương ứng mức giảm 2 triệu đồng/lượng so với đầu giờ chiều. Tuy nhiên, so với giá mở cửa buổi sáng, vàng miếng SJC trong nước hôm nay vẫn ghi nhận mức tăng 1,5 triệu đồng.
Chênh lệch giữa giá mua và giá bán vẫn được SJC giữ nguyên ở mức 3 triệu đồng/lượng. Dẫn tới việc dù giá tăng cả triệu đồng nhưng người mua vẫn đang thua lỗ.
Tương tự, mặt hàng vàng nhẫn 99,99 loại 1-5 chỉ cũng được SJC điều chỉnh tăng 250.000 đồng chiều mua và 200.000 đồng chiều bán trong phiên chiều nay, kết phiên 2/1 ở mức 62,1 - 63,15 triệu đồng/lượng.
Xét trên toàn thị trường, mức 75 triệu đồng/lượng cũng là giá bán ra phổ biến các doanh nghiệp trong nước áp dụng với mặt hàng vàng miếng SJC.
Cụ thể, Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) kết phiên hôm nay niêm yết giá mặt hàng này ở mức 72,5 - 75,5 triệu đồng/lượng; Tập đoàn Phú Quý đưa ra mức 71 - 75 triệu/lượng; Bảo Tín Minh Châu giao dịch ở 71,1 - 74,95 triệu/lượng; DOJI và Mi Hồng cùng đưa ra mức 72 - 75 triệu/lượng.
So với buổi sáng, giá giao dịch vàng miếng tại các doanh nghiệp này đều đã tăng trên 1 triệu đồng/lượng.
Xu hướng tăng giá cũng được áp dụng với cả mặt hàng vàng nhẫn, khi các doanh nghiệp này điều chỉnh tăng 150.000-400.000 đồng/lượng trong phiên chiều.
Trong đó, vàng nhẫn 24K do PNJ chế tác kết phiên ở 62,15 - 63,2 triệu/lượng; nhẫn tròn 9999 Hưng Thịnh Vượng của DOJI ở mức 62,35 - 63,35 triệu/lượng; nhẫn tròn trơn 99,9% Phú Quý có giá 62,5 - 63,7 triệu/lượng; nhẫn tròn trơn của Bảo Tín Minh Châu có giá 62,76 - 63,96 triệu/lượng.
Giá vàng trong nước phục hồi mạnh phiên đầu năm mạnh nhờ được hưởng lợi từ giá vàng thế giới. Hiện giá vàng thế giới giao ngay đã tăng thêm 10 USD lên 2.075 USD/ounce, cũng là mức giá cao nhất trong vòng 1 tháng trở lại đây.
Quy đổi ra tiền Việt, chưa bao gồm thuế phí, giá vàng thế giới tương đương 60,9 triệu đồng/lượng. Như vậy, khoảng cách giữa giá vàng thế giới và giá vàng miếng SJC trong nước là 14 triệu đồng/lượng và vàng nhẫn còn khoảng 2 triệu đồng/lượng.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
TP.HCM hút gần 3 tỷ USD vốn FDI chỉ trong một thángNăm 2023, TP.HCM dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI khi đạt 5,85 tỷ USD. Đáng nói, số vốn FDI thành phố này thu hút được chỉ trong tháng 12 đã lên tới 2,77 tỷ USD.
18:00 2/1/2024
Chỉ còn 7 ngân hàng niêm yết có vốn dưới 10.000 tỷ đồngSau khi NCB được chấp thuận phát hành cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn điều lệ lên 11.802 tỷ đồng, thị trường chỉ còn 7 ngân hàng niêm yết có quy mô vốn dưới 10.000 tỷ đồng.
18:00 2/1/2024
Doanh nghiệp duy nhất khởi đầu năm 2024 với vốn hóa gần nửa triệu tỷVietcombank tiếp tục có năm thứ 3 dẫn đầu thị trường về vốn hóa với quy mô 448.000 tỷ đồng. Trong khi đó, vốn hóa của một số doanh nghiệp như Vingroup, Vinhomes lại bị thu hẹp.
17:30 2/1/2024 | Giá vàng miếng SJC trở lại mốc 75 triệu đồng/lượng
Khép lại phiên giao dịch đầu tuần, giá vàng miếng SJC đã lấy lại được mốc 75 triệu đồng/lượng, tăng 1,5 triệu đồng so với buổi sáng, nhưng vẫn còn cách đỉnh hơn 5 triệu đồng/lượng.
Thị trường vàng trong nước đã ghi nhận phiên biến động mạnh của mặt hàng vàng miếng hôm nay (2/1). Cụ thể, tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), giá vàng miếng đã có cú tăng vọt từ vùng 70,5 - 73,5 triệu đồng/lượng (mua - bán) ghi nhận vào phiên sáng lên mức 74 - 77 triệu đồng/lượng vào đầu giờ chiều, tương ứng mức tăng 3,5 triệu đồng mỗi lượng.
Tuy nhiên, đà tăng mạnh này lại không giữ được lâu khi kết phiên giao dịch 2/1, giá vàng miếng tại SJC đã giảm xuống mức 72 - 75 triệu đồng/lượng, tương ứng mức giảm 2 triệu đồng/lượng so với đầu giờ chiều. Tuy nhiên, so với giá mở cửa buổi sáng, vàng miếng SJC trong nước hôm nay vẫn ghi nhận mức tăng 1,5 triệu đồng.
Chênh lệch giữa giá mua và giá bán vẫn được SJC giữ nguyên ở mức 3 triệu đồng/lượng. Dẫn tới việc dù giá tăng cả triệu đồng nhưng người mua vẫn đang thua lỗ.
Tương tự, mặt hàng vàng nhẫn 99,99 loại 1-5 chỉ cũng được SJC điều chỉnh tăng 250.000 đồng chiều mua và 200.000 đồng chiều bán trong phiên chiều nay, kết phiên 2/1 ở mức 62,1 - 63,15 triệu đồng/lượng.
Xét trên toàn thị trường, mức 75 triệu đồng/lượng cũng là giá bán ra phổ biến các doanh nghiệp trong nước áp dụng với mặt hàng vàng miếng SJC.
Cụ thể, Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) kết phiên hôm nay niêm yết giá mặt hàng này ở mức 72,5 - 75,5 triệu đồng/lượng; Tập đoàn Phú Quý đưa ra mức 71 - 75 triệu/lượng; Bảo Tín Minh Châu giao dịch ở 71,1 - 74,95 triệu/lượng; DOJI và Mi Hồng cùng đưa ra mức 72 - 75 triệu/lượng.
So với buổi sáng, giá giao dịch vàng miếng tại các doanh nghiệp này đều đã tăng trên 1 triệu đồng/lượng.
Xu hướng tăng giá cũng được áp dụng với cả mặt hàng vàng nhẫn, khi các doanh nghiệp này điều chỉnh tăng 150.000-400.000 đồng/lượng trong phiên chiều.
Trong đó, vàng nhẫn 24K do PNJ chế tác kết phiên ở 62,15 - 63,2 triệu/lượng; nhẫn tròn 9999 Hưng Thịnh Vượng của DOJI ở mức 62,35 - 63,35 triệu/lượng; nhẫn tròn trơn 99,9% Phú Quý có giá 62,5 - 63,7 triệu/lượng; nhẫn tròn trơn của Bảo Tín Minh Châu có giá 62,76 - 63,96 triệu/lượng.
Giá vàng trong nước phục hồi mạnh phiên đầu năm mạnh nhờ được hưởng lợi từ giá vàng thế giới. Hiện giá vàng thế giới giao ngay đã tăng thêm 10 USD lên 2.075 USD/ounce, cũng là mức giá cao nhất trong vòng 1 tháng trở lại đây.
Quy đổi ra tiền Việt, chưa bao gồm thuế phí, giá vàng thế giới tương đương 60,9 triệu đồng/lượng. Như vậy, khoảng cách giữa giá vàng thế giới và giá vàng miếng SJC trong nước là 14 triệu đồng/lượng và vàng nhẫn còn khoảng 2 triệu đồng/lượng.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
TP.HCM hút gần 3 tỷ USD vốn FDI chỉ trong một thángNăm 2023, TP.HCM dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI khi đạt 5,85 tỷ USD. Đáng nói, số vốn FDI thành phố này thu hút được chỉ trong tháng 12 đã lên tới 2,77 tỷ USD.
18:00 2/1/2024
Chỉ còn 7 ngân hàng niêm yết có vốn dưới 10.000 tỷ đồngSau khi NCB được chấp thuận phát hành cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn điều lệ lên 11.802 tỷ đồng, thị trường chỉ còn 7 ngân hàng niêm yết có quy mô vốn dưới 10.000 tỷ đồng.
18:00 2/1/2024
Doanh nghiệp duy nhất khởi đầu năm 2024 với vốn hóa gần nửa triệu tỷVietcombank tiếp tục có năm thứ 3 dẫn đầu thị trường về vốn hóa với quy mô 448.000 tỷ đồng. Trong khi đó, vốn hóa của một số doanh nghiệp như Vingroup, Vinhomes lại bị thu hẹp.
17:30 2/1/2024 | |
Dabaco bán một công ty heo giống | Đại gia nuôi heo bất ngờ thông báo bán vốn tại công ty con ở tỉnh Hà Tĩnh trong bối cảnh kinh doanh lao dốc trong 9 tháng đầu năm. | Công ty CP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (HoSE: DBC) sẽ chuyển nhượng toàn bộ 100% vốn góp tại Công ty TNHH lợn giống Dabaco Hà Tĩnh (nay là Công ty TNHH Từ Minh Thanh). Ông Nguyễn Như So, Chủ tịch HĐQT công ty sẽ thực hiện các thủ tục liên quan tới chuyển nhượng vốn góp.
Được biết, Công ty lợn giống Dabaco Hà Tĩnh là công ty con 100% vốn của Dabaco, có vốn điều lệ 45 tỷ đồng. Công ty hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi heo; nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học trong lĩnh lực chăn nuôi, thú y; công nghệ gen trong công tác chọn tạo giống gia súc, gia cầm...
Năm 2022, Dabaco cam kết góp vốn 35 tỷ đồng vào doanh nghiệp này. Tuy nhiên tại thời điểm cuối tháng 6, cam kết trên chưa được thực hiện. Cũng tại thời điểm trên, đại gia nuôi heo Bắc Ninh có 28 công ty con, toàn bộ đều là công ty 100% vốn góp.
KẾT QUẢ KINH DOANH 5 NĂM GẦN ĐÂY CỦA DABACO Số liệu: BCTC doanh nghiệp Nhãn20192020202120229T/2023 Doanh thu thuần tỷ đồng 71871002210813115588496 Lợi nhuận sau thuế 3051400830518.5
Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý III, Dabaco Việt Nam ghi nhận doanh thu đạt 2.709 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 12,46 tỷ đồng, giảm tới 94% so với cùng kỳ.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, Dabaco ghi nhận doanh thu thuần 8.496 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 18,5 tỷ đồng, giảm lần lượt 9% và 92% so với cùng kỳ năm trước.
Theo giải trình của lãnh đạo doanh nghiệp, trong quý III, tình hình kinh tế thế giới và trong nước vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, lạm phát cao là những thách thức lớn. Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc trong nước còn diễn biến phức tạp nhưng các công ty chăn nuôi thuộc tập đoàn đã kiểm soát được dịch.
Ngoài ra, do cùng kỳ năm trước công ty mẹ thực hiện ghi nhận một phần doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bất động sản, dẫn đến kết quả kinh doanh giữa hai kỳ kế toán có sự chênh lệch.
Trái lại, trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu của Dabaco đang có xu hướng tăng mạnh trong thời gian gần đây. So với đầu tháng 11, cổ phiếu DBC đã tăng tới 44%, hiện giao dịch trên vùng 25.000 đồng/cổ phiếu.
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Bộ Xây dựng muốn thoái sạch vốn khỏi Tổng công ty Sông HồngBộ Xây dựng sẽ bán đấu giá toàn bộ cổ phần đang sở hữu của Tổng công ty Sông Hồng với giá khởi điểm 10.500 đồng/cổ phiếu, gấp gần 5 lần thị giá hiện tại.
10:57 7/12/2023
Lý do Hà Nội chưa báo cáo vụ 3 mỏ cát trúng đấu giá cao gấp 141 lầnUBND TP Hà Nội vẫn đang rà soát toàn bộ quá trình lập hồ sơ và tổ chức đấu giá quyền khai thác 3 mỏ cát trên địa bàn dù đã quá thời hạn báo cáo Thủ tướng.
18:28 6/12/2023
Bộ Tài chính: Bắt buộc xuất hóa đơn điện tử mỗi lần bán xăng dầuBộ Tài chính nhấn mạnh quy định về lập hóa đơn điện tử theo từng lần bán tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu là một trong các nhiệm vụ bắt buộc, quan trọng phải thực hiện.
17:53 5/12/2023 | Dabaco bán một công ty heo giống
Đại gia nuôi heo bất ngờ thông báo bán vốn tại công ty con ở tỉnh Hà Tĩnh trong bối cảnh kinh doanh lao dốc trong 9 tháng đầu năm.
Công ty CP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (HoSE: DBC) sẽ chuyển nhượng toàn bộ 100% vốn góp tại Công ty TNHH lợn giống Dabaco Hà Tĩnh (nay là Công ty TNHH Từ Minh Thanh). Ông Nguyễn Như So, Chủ tịch HĐQT công ty sẽ thực hiện các thủ tục liên quan tới chuyển nhượng vốn góp.
Được biết, Công ty lợn giống Dabaco Hà Tĩnh là công ty con 100% vốn của Dabaco, có vốn điều lệ 45 tỷ đồng. Công ty hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi heo; nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học trong lĩnh lực chăn nuôi, thú y; công nghệ gen trong công tác chọn tạo giống gia súc, gia cầm...
Năm 2022, Dabaco cam kết góp vốn 35 tỷ đồng vào doanh nghiệp này. Tuy nhiên tại thời điểm cuối tháng 6, cam kết trên chưa được thực hiện. Cũng tại thời điểm trên, đại gia nuôi heo Bắc Ninh có 28 công ty con, toàn bộ đều là công ty 100% vốn góp.
KẾT QUẢ KINH DOANH 5 NĂM GẦN ĐÂY CỦA DABACO Số liệu: BCTC doanh nghiệp Nhãn20192020202120229T/2023 Doanh thu thuần tỷ đồng 71871002210813115588496 Lợi nhuận sau thuế 3051400830518.5
Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý III, Dabaco Việt Nam ghi nhận doanh thu đạt 2.709 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 12,46 tỷ đồng, giảm tới 94% so với cùng kỳ.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, Dabaco ghi nhận doanh thu thuần 8.496 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 18,5 tỷ đồng, giảm lần lượt 9% và 92% so với cùng kỳ năm trước.
Theo giải trình của lãnh đạo doanh nghiệp, trong quý III, tình hình kinh tế thế giới và trong nước vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, lạm phát cao là những thách thức lớn. Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc trong nước còn diễn biến phức tạp nhưng các công ty chăn nuôi thuộc tập đoàn đã kiểm soát được dịch.
Ngoài ra, do cùng kỳ năm trước công ty mẹ thực hiện ghi nhận một phần doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bất động sản, dẫn đến kết quả kinh doanh giữa hai kỳ kế toán có sự chênh lệch.
Trái lại, trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu của Dabaco đang có xu hướng tăng mạnh trong thời gian gần đây. So với đầu tháng 11, cổ phiếu DBC đã tăng tới 44%, hiện giao dịch trên vùng 25.000 đồng/cổ phiếu.
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Bộ Xây dựng muốn thoái sạch vốn khỏi Tổng công ty Sông HồngBộ Xây dựng sẽ bán đấu giá toàn bộ cổ phần đang sở hữu của Tổng công ty Sông Hồng với giá khởi điểm 10.500 đồng/cổ phiếu, gấp gần 5 lần thị giá hiện tại.
10:57 7/12/2023
Lý do Hà Nội chưa báo cáo vụ 3 mỏ cát trúng đấu giá cao gấp 141 lầnUBND TP Hà Nội vẫn đang rà soát toàn bộ quá trình lập hồ sơ và tổ chức đấu giá quyền khai thác 3 mỏ cát trên địa bàn dù đã quá thời hạn báo cáo Thủ tướng.
18:28 6/12/2023
Bộ Tài chính: Bắt buộc xuất hóa đơn điện tử mỗi lần bán xăng dầuBộ Tài chính nhấn mạnh quy định về lập hóa đơn điện tử theo từng lần bán tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu là một trong các nhiệm vụ bắt buộc, quan trọng phải thực hiện.
17:53 5/12/2023 | |
Fed liệu có tăng lãi suất trở lại | Giới đầu tư tin rằng trong cuộc họp tiếp theo, Fed sẽ tăng lãi suất trở lại sau khi tạm dừng vào tháng 6. Triển vọng Fed cắt giảm lãi suất ngay trong năm nay cũng thấp đi đáng kể. | Theo Bloomberg, ngân hàng đầu tư Morgan Stanley dự báo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất điều hành trở lại trong cuộc họp tháng 7. Dự báo này được đưa ra sau khi Chủ tịch Jerome Powell phát đi tín hiệu rằng ngân hàng trung ương Mỹ vẫn chưa hoàn thành chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ của mình.
Trong một báo cáo được công bố hôm 27/6, nhóm chuyên gia kinh tế nhận định Fed có thể tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm trong tháng tới.
Một tuần sau cuộc họp chính sách của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC), ông Powell chỉ ra việc giữ nguyên lãi suất chỉ là quãng thời gian tạm nghỉ. Ảnh: Bloomberg.
Các thị trường đã rơi vào trạng thái hoang mang hồi đầu tháng này. Bởi trong cuộc họp tháng 6, Fed giữ nguyên lãi suất điều hành giống với những gì các nhà đầu tư dự đoán, nhưng lại phát đi tín hiệu sẽ tiếp tục tăng lãi suất trở lại trong phần còn lại của năm.
Trong bài phát biểu trước Quốc hội Mỹ, ông Powell cũng nhấn mạnh rằng "quá trình hạ nhiệt lạm phát xuống 2% vẫn còn một chặng đường dài phía trước".
Các chuyên gia kinh tế của Morgan Stanley cũng trích dẫn nhận xét của Chủ tịch Fed trong báo cáo của mình. Ông Powell đã nói rõ rằng ông nằm trong nhóm quan chức Fed ủng hộ việc nâng lãi suất điều hành lên cao hơn nữa.
Dự đoán của thị trường về bước nhảy lãi suất tiếp theo của Fed Dữ liệu: CME Group FedWatch Nhãn Giữ nguyên lãi suất Tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm % 23.1 76.9
Vị chủ tịch chỉ ra việc giữ nguyên lãi suất chỉ là quãng thời gian tạm nghỉ ngắn ngủi, chứ không phải dấu hiệu cho thấy ngân hàng trung ương đã dừng tăng lãi suất.
"Gần như mọi thành viên tham gia cuộc họp đều cho rằng việc tăng lãi suất thêm một chút nữa vào cuối năm nay là phù hợp", ông Powell cho biết trong bài phát biểu sắp được trình lên Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện.
Đa số nhà đầu tư tin rằng Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 7. Theo dữ liệu của công cụ FedWatch từ CME Group, các thị trường đang định giá khả năng Fed nâng lãi suất 0,25 điểm phần trăm lên vùng 5,25-5,5% trong cuộc họp tháng 7 là 76,9%. Trong khi đó, kịch bản giữ nguyên lãi suất chỉ được định giá là 23,1%.
Các nhà đầu tư cũng bi quan về kịch bản Fed cắt giảm lãi suất ngay trong năm nay. Khả năng Fed cắt giảm lãi suất điều hành về 4,75-5% đang được định giá chỉ 4,7%.
Dự báo của thị trường về mức lãi suất điều hành vào cuối năm nay Dữ liệu: CME Group FedWatch Nhãn 4,75-5% 5-5,25% 5,25-5,5% 5,5-5,75% 5,75-6% % 4.6 29.6 51.2 13.6 0.9
Đa số nhà đầu tư (51,1%) nghiêng về khả năng lãi suất điều hành kết thúc năm ở mức 5,25-5,5%, tức Fed tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm thêm một lần nữa.
Khả năng lãi suất điều hành ở mức 5-5,25% (mức hiện tại) và 5,5-5,75% được định giá lần lượt là 29,7% và 13,6%.
Các chính sách tiền tệ - chẳng hạn tăng lãi suất - thường có độ trễ nhất định. Do đó, giới chức Fed đã quyết định bỏ quãng tăng lãi suất trong cuộc họp tháng này nhằm quan sát tác động của những đợt nâng lãi suất điều hành dồn dập đối với nền kinh tế.
"Chúng tôi đã nhận thấy tác động của việc thắt chặt chính sách đối với nhu cầu trong những lĩnh vực kinh tế nhạy cảm với lãi suất nhất", ông Powell chỉ ra.
"Nhưng sẽ mất thời gian để nhận thấy tác động đầy đủ của việc thắt chặt chính sách tiền tệ, nhất là đối với lạm phát", ông nói thêm.
"Nhìn vào chặng đường chúng ta đã đi qua, việc tăng lãi suất cao hơn nhưng với tốc độ vừa phải là điều hợp lý", Chủ tịch Fed cho biết.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Nhân dân tệ thấp nhất 7 thángBắc Kinh đã vào cuộc sau khi nhân dân tệ rơi xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11 năm ngoái, nhưng đồng tiền này vẫn tiếp tục trượt giá trong ngày thứ hai đầu tuần.
10:42 26/6/2023
Nghịch lý trong tham vọng giảm phụ thuộc vào USD của Trung QuốcNgân hàng do Trung Quốc và các nước BRICS thành lập từng được cho là sẽ định hình lại hệ thống tài chính toàn cầu. Nhưng giờ, nhà băng này đang có thể trở thành ngân hàng xác sống.
05:00 20/6/2023 | Fed liệu có tăng lãi suất trở lại
Giới đầu tư tin rằng trong cuộc họp tiếp theo, Fed sẽ tăng lãi suất trở lại sau khi tạm dừng vào tháng 6. Triển vọng Fed cắt giảm lãi suất ngay trong năm nay cũng thấp đi đáng kể.
Theo Bloomberg, ngân hàng đầu tư Morgan Stanley dự báo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất điều hành trở lại trong cuộc họp tháng 7. Dự báo này được đưa ra sau khi Chủ tịch Jerome Powell phát đi tín hiệu rằng ngân hàng trung ương Mỹ vẫn chưa hoàn thành chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ của mình.
Trong một báo cáo được công bố hôm 27/6, nhóm chuyên gia kinh tế nhận định Fed có thể tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm trong tháng tới.
Một tuần sau cuộc họp chính sách của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC), ông Powell chỉ ra việc giữ nguyên lãi suất chỉ là quãng thời gian tạm nghỉ. Ảnh: Bloomberg.
Các thị trường đã rơi vào trạng thái hoang mang hồi đầu tháng này. Bởi trong cuộc họp tháng 6, Fed giữ nguyên lãi suất điều hành giống với những gì các nhà đầu tư dự đoán, nhưng lại phát đi tín hiệu sẽ tiếp tục tăng lãi suất trở lại trong phần còn lại của năm.
Trong bài phát biểu trước Quốc hội Mỹ, ông Powell cũng nhấn mạnh rằng "quá trình hạ nhiệt lạm phát xuống 2% vẫn còn một chặng đường dài phía trước".
Các chuyên gia kinh tế của Morgan Stanley cũng trích dẫn nhận xét của Chủ tịch Fed trong báo cáo của mình. Ông Powell đã nói rõ rằng ông nằm trong nhóm quan chức Fed ủng hộ việc nâng lãi suất điều hành lên cao hơn nữa.
Dự đoán của thị trường về bước nhảy lãi suất tiếp theo của Fed Dữ liệu: CME Group FedWatch Nhãn Giữ nguyên lãi suất Tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm % 23.1 76.9
Vị chủ tịch chỉ ra việc giữ nguyên lãi suất chỉ là quãng thời gian tạm nghỉ ngắn ngủi, chứ không phải dấu hiệu cho thấy ngân hàng trung ương đã dừng tăng lãi suất.
"Gần như mọi thành viên tham gia cuộc họp đều cho rằng việc tăng lãi suất thêm một chút nữa vào cuối năm nay là phù hợp", ông Powell cho biết trong bài phát biểu sắp được trình lên Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện.
Đa số nhà đầu tư tin rằng Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 7. Theo dữ liệu của công cụ FedWatch từ CME Group, các thị trường đang định giá khả năng Fed nâng lãi suất 0,25 điểm phần trăm lên vùng 5,25-5,5% trong cuộc họp tháng 7 là 76,9%. Trong khi đó, kịch bản giữ nguyên lãi suất chỉ được định giá là 23,1%.
Các nhà đầu tư cũng bi quan về kịch bản Fed cắt giảm lãi suất ngay trong năm nay. Khả năng Fed cắt giảm lãi suất điều hành về 4,75-5% đang được định giá chỉ 4,7%.
Dự báo của thị trường về mức lãi suất điều hành vào cuối năm nay Dữ liệu: CME Group FedWatch Nhãn 4,75-5% 5-5,25% 5,25-5,5% 5,5-5,75% 5,75-6% % 4.6 29.6 51.2 13.6 0.9
Đa số nhà đầu tư (51,1%) nghiêng về khả năng lãi suất điều hành kết thúc năm ở mức 5,25-5,5%, tức Fed tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm thêm một lần nữa.
Khả năng lãi suất điều hành ở mức 5-5,25% (mức hiện tại) và 5,5-5,75% được định giá lần lượt là 29,7% và 13,6%.
Các chính sách tiền tệ - chẳng hạn tăng lãi suất - thường có độ trễ nhất định. Do đó, giới chức Fed đã quyết định bỏ quãng tăng lãi suất trong cuộc họp tháng này nhằm quan sát tác động của những đợt nâng lãi suất điều hành dồn dập đối với nền kinh tế.
"Chúng tôi đã nhận thấy tác động của việc thắt chặt chính sách đối với nhu cầu trong những lĩnh vực kinh tế nhạy cảm với lãi suất nhất", ông Powell chỉ ra.
"Nhưng sẽ mất thời gian để nhận thấy tác động đầy đủ của việc thắt chặt chính sách tiền tệ, nhất là đối với lạm phát", ông nói thêm.
"Nhìn vào chặng đường chúng ta đã đi qua, việc tăng lãi suất cao hơn nhưng với tốc độ vừa phải là điều hợp lý", Chủ tịch Fed cho biết.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Nhân dân tệ thấp nhất 7 thángBắc Kinh đã vào cuộc sau khi nhân dân tệ rơi xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11 năm ngoái, nhưng đồng tiền này vẫn tiếp tục trượt giá trong ngày thứ hai đầu tuần.
10:42 26/6/2023
Nghịch lý trong tham vọng giảm phụ thuộc vào USD của Trung QuốcNgân hàng do Trung Quốc và các nước BRICS thành lập từng được cho là sẽ định hình lại hệ thống tài chính toàn cầu. Nhưng giờ, nhà băng này đang có thể trở thành ngân hàng xác sống.
05:00 20/6/2023 | |
Phía sau động thái bán ròng nửa tỷ USD của khối ngoại | Tuy giá trị giao dịch chiếm tỷ trọng chưa đến 8% so với tổng thanh khoản toàn thị trường, động thái bán ròng của khối ngoại vẫn tác động đáng kể đến tâm lý của thị trường. | Giao dịch khối ngoại đang trở thành nốt trầm trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm nay. Kể từ đầu năm, dòng tiền nước ngoài đã rút khỏi thị trường 20.978 tỷ đồng tính riêng trên sàn HoSE.
Đáng chú ý, xuyên suốt gần một tháng giao dịch trở lại đây, các nhà đầu tư nước ngoài luôn duy trì trạng thái bán ròng bất chấp xu hướng VN-Index. Kết thúc phiên 14/12, khối ngoại đã bán ròng 358 tỷ đồng trên HoSE, kéo dài chuỗi bán lên con số 12 phiên.
Giá trị bán ròng ở mức thấp
Theo bà Hoàng Việt Phương, Giám đốc Trung tâm phân tích và tư vấn đầu tư Công ty Chứng khoán SSI, giá trị bán ròng của khối ngoại trên thị trường Việt Nam vẫn ở mức thấp so với các thị trường khác nếu tính cho 11 tháng từ đầu năm.
Cụ thể, trong khu vực Đông Nam Á, xu hướng rút ròng của khối ngoại nổi bật nhất diễn ra ở thị trường Thái Lan lên tới 5,4 tỷ USD; Indonesia là 877 triệu USD; Philippines là 855 triệu USD trong khi Việt Nam mới là 544 triệu USD. Trong khi đó, dòng tiền đầu tư toàn cầu năm 2023 chảy mạnh vào các thị trường lớn như Mỹ và Nhật Bản và rút mạnh ở thị trường Trung Quốc.
Theo chuyên gia, động thái bán ròng mạnh đến từ sự đảo chiều của các quỹ ETF và xu hướng rút ròng chung của các quỹ đầu tư đa quốc gia khi rút khỏi các thị trường mới nổi. Trong khi đó, nhóm quỹ chủ động ở Việt Nam gần như chỉ rút ròng nhẹ trong 4 tháng qua.
Khối ngoại bán ròng mạnh mẽ từ đầu quý II đến nay. Ảnh: YSRadar.
Nguyên nhân đến từ chênh lệch lãi suất thực của Mỹ và các quốc gia còn lại, bên cạnh chính sách tiền tệ của Việt Nam phân kỳ với chính sách tiền tệ của Mỹ và một phần đến từ hoạt động chốt lời sau giai đoạn mua ròng mạnh giai đoạn tháng 11/2022 đến tháng 1/2023 với tổng giá trị lên đến 32.500 tỷ đồng.
“Cũng có thể thấy khối ngoại bán ròng từ đầu năm tập trung ở một số mã cổ phiếu nhất định và phản ánh phần nào hoạt động tái cơ cấu danh mục”, bà Phương nhận định.
Từ đầu quý II đến nay, tỷ trọng giao dịch của khối ngoại duy trì ổn định quanh ngưỡng 8% và có tác động không lớn đến thị trường về mặt điểm số nhưng ảnh hướng tâm lý đến các nhà đầu tư cá nhân trong nước khiến thị trường rơi vào trạng thái thận trọng.
Ở một góc nhìn khác, trong bối cảnh xu hướng cắt giảm lãi suất rõ ràng và mạnh mẽ hơn, hoạt động tái cơ cấu danh mục của khối ngoại có thể tạo dư địa cho kỳ vọng về trung hạn khi dòng tiền đầu tư vào thị trường Việt Nam được hưởng lợi trở lại từ xu hướng chuyển dịch sang thị trường đang phát triển.
Điểm sáng nằm ở môi trường vĩ mô
Đối với kỳ vọng trong thời gian tới, vị chuyên gia đến từ SSI Research cho biết tỷ trọng phân bổ tài sản vào các quỹ cổ phiếu đang ở mức tương đương với trung bình 5 năm (khoảng 55%).
Điều này đồng nghĩa dòng tiền vào cổ phiếu vẫn có khả năng bứt phá, đặc biệt từ việc tái cơ cấu của các quỹ tiền tệ (vào ròng lên tới 1.300 tỷ USD trong năm 2023) nếu xu hướng cắt giảm lãi suất từ các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ rõ ràng và mạnh mẽ hơn. Đây có thể là động lực giúp thị trường mới nổi và cả Việt Nam được hưởng lợi.
“Điểm sáng của thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ đến từ môi trường vĩ mô ổn định, tỷ giá và lạm phát được kiểm soát, chính sách tiền tệ thuận lợi, mặt bằng lãi suất đang ở mức thấp trong lịch sử. Tiêu dùng trong nước vẫn còn tiềm năng lớn để phát triển khi cơ cấu dân số vẫn trong giai đoạn vàng và dòng vốn FDI tích cực nhờ xu hướng chuyển dịch và lợi thế từ câu chuyện Trung Quốc +1”, bà Phương đánh giá.
Tuy nhiên, để thu hút dòng vốn ngoại một cách dài hạn, bên cạnh việc được nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi để có thể kích hoạt một lượng vốn quỹ ETF và chủ động, thị trường chứng khoán cần phát triển một cách sâu rộng hơn.
Trong đó, cần đẩy mạnh số lượng doanh nghiệp niêm yết trên sàn nhằm đa dạng hóa các ngành nghề niêm yết và từ đó các doanh nghiệp cũng sẽ giảm phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng, tăng tỷ lệ tham gia của các nhà đầu tư tổ chức (bao gồm cả quỹ hưu trí) để giúp thị trường ổn định hơn.
Chứng khoán 14/12: VN-Index giảm trong ngày chứng khoán Mỹ vượt đỉnhBất chấp thông tin Fed giữ nguyên lãi suất điều hành và chứng khoán Mỹ vượt đỉnh, thị trường trong nước lại có diễn biến ngược chiều khi điều chỉnh với thanh khoản thấp.
16:34 14/12/2023
Quỹ thuộc Dragon Capital thắng thị trường nhờ ôm cổ phiếu ăn cổ tứcĐiểm nhấn trong chiến lược đầu tư mới của quỹ này là ưu tiên lựa chọn các công ty có lịch sử chi trả cổ tức thuộc các ngành tăng trưởng ổn định, trọng yếu của nền kinh tế.
13:58 14/12/2023
Khối ngoại tháo chạy khỏi một cổ phiếu BĐS, xả ra gần 1.000 tỷ đồngKhối ngoại bán ròng gần 4.000 tỷ đồng tính riêng trên sàn HoSE. Trong đó mã VHM của Vinhomes bị bán ròng 980 tỷ đồng.
17:01 9/12/2023
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | Phía sau động thái bán ròng nửa tỷ USD của khối ngoại
Tuy giá trị giao dịch chiếm tỷ trọng chưa đến 8% so với tổng thanh khoản toàn thị trường, động thái bán ròng của khối ngoại vẫn tác động đáng kể đến tâm lý của thị trường.
Giao dịch khối ngoại đang trở thành nốt trầm trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm nay. Kể từ đầu năm, dòng tiền nước ngoài đã rút khỏi thị trường 20.978 tỷ đồng tính riêng trên sàn HoSE.
Đáng chú ý, xuyên suốt gần một tháng giao dịch trở lại đây, các nhà đầu tư nước ngoài luôn duy trì trạng thái bán ròng bất chấp xu hướng VN-Index. Kết thúc phiên 14/12, khối ngoại đã bán ròng 358 tỷ đồng trên HoSE, kéo dài chuỗi bán lên con số 12 phiên.
Giá trị bán ròng ở mức thấp
Theo bà Hoàng Việt Phương, Giám đốc Trung tâm phân tích và tư vấn đầu tư Công ty Chứng khoán SSI, giá trị bán ròng của khối ngoại trên thị trường Việt Nam vẫn ở mức thấp so với các thị trường khác nếu tính cho 11 tháng từ đầu năm.
Cụ thể, trong khu vực Đông Nam Á, xu hướng rút ròng của khối ngoại nổi bật nhất diễn ra ở thị trường Thái Lan lên tới 5,4 tỷ USD; Indonesia là 877 triệu USD; Philippines là 855 triệu USD trong khi Việt Nam mới là 544 triệu USD. Trong khi đó, dòng tiền đầu tư toàn cầu năm 2023 chảy mạnh vào các thị trường lớn như Mỹ và Nhật Bản và rút mạnh ở thị trường Trung Quốc.
Theo chuyên gia, động thái bán ròng mạnh đến từ sự đảo chiều của các quỹ ETF và xu hướng rút ròng chung của các quỹ đầu tư đa quốc gia khi rút khỏi các thị trường mới nổi. Trong khi đó, nhóm quỹ chủ động ở Việt Nam gần như chỉ rút ròng nhẹ trong 4 tháng qua.
Khối ngoại bán ròng mạnh mẽ từ đầu quý II đến nay. Ảnh: YSRadar.
Nguyên nhân đến từ chênh lệch lãi suất thực của Mỹ và các quốc gia còn lại, bên cạnh chính sách tiền tệ của Việt Nam phân kỳ với chính sách tiền tệ của Mỹ và một phần đến từ hoạt động chốt lời sau giai đoạn mua ròng mạnh giai đoạn tháng 11/2022 đến tháng 1/2023 với tổng giá trị lên đến 32.500 tỷ đồng.
“Cũng có thể thấy khối ngoại bán ròng từ đầu năm tập trung ở một số mã cổ phiếu nhất định và phản ánh phần nào hoạt động tái cơ cấu danh mục”, bà Phương nhận định.
Từ đầu quý II đến nay, tỷ trọng giao dịch của khối ngoại duy trì ổn định quanh ngưỡng 8% và có tác động không lớn đến thị trường về mặt điểm số nhưng ảnh hướng tâm lý đến các nhà đầu tư cá nhân trong nước khiến thị trường rơi vào trạng thái thận trọng.
Ở một góc nhìn khác, trong bối cảnh xu hướng cắt giảm lãi suất rõ ràng và mạnh mẽ hơn, hoạt động tái cơ cấu danh mục của khối ngoại có thể tạo dư địa cho kỳ vọng về trung hạn khi dòng tiền đầu tư vào thị trường Việt Nam được hưởng lợi trở lại từ xu hướng chuyển dịch sang thị trường đang phát triển.
Điểm sáng nằm ở môi trường vĩ mô
Đối với kỳ vọng trong thời gian tới, vị chuyên gia đến từ SSI Research cho biết tỷ trọng phân bổ tài sản vào các quỹ cổ phiếu đang ở mức tương đương với trung bình 5 năm (khoảng 55%).
Điều này đồng nghĩa dòng tiền vào cổ phiếu vẫn có khả năng bứt phá, đặc biệt từ việc tái cơ cấu của các quỹ tiền tệ (vào ròng lên tới 1.300 tỷ USD trong năm 2023) nếu xu hướng cắt giảm lãi suất từ các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ rõ ràng và mạnh mẽ hơn. Đây có thể là động lực giúp thị trường mới nổi và cả Việt Nam được hưởng lợi.
“Điểm sáng của thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ đến từ môi trường vĩ mô ổn định, tỷ giá và lạm phát được kiểm soát, chính sách tiền tệ thuận lợi, mặt bằng lãi suất đang ở mức thấp trong lịch sử. Tiêu dùng trong nước vẫn còn tiềm năng lớn để phát triển khi cơ cấu dân số vẫn trong giai đoạn vàng và dòng vốn FDI tích cực nhờ xu hướng chuyển dịch và lợi thế từ câu chuyện Trung Quốc +1”, bà Phương đánh giá.
Tuy nhiên, để thu hút dòng vốn ngoại một cách dài hạn, bên cạnh việc được nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi để có thể kích hoạt một lượng vốn quỹ ETF và chủ động, thị trường chứng khoán cần phát triển một cách sâu rộng hơn.
Trong đó, cần đẩy mạnh số lượng doanh nghiệp niêm yết trên sàn nhằm đa dạng hóa các ngành nghề niêm yết và từ đó các doanh nghiệp cũng sẽ giảm phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng, tăng tỷ lệ tham gia của các nhà đầu tư tổ chức (bao gồm cả quỹ hưu trí) để giúp thị trường ổn định hơn.
Chứng khoán 14/12: VN-Index giảm trong ngày chứng khoán Mỹ vượt đỉnhBất chấp thông tin Fed giữ nguyên lãi suất điều hành và chứng khoán Mỹ vượt đỉnh, thị trường trong nước lại có diễn biến ngược chiều khi điều chỉnh với thanh khoản thấp.
16:34 14/12/2023
Quỹ thuộc Dragon Capital thắng thị trường nhờ ôm cổ phiếu ăn cổ tứcĐiểm nhấn trong chiến lược đầu tư mới của quỹ này là ưu tiên lựa chọn các công ty có lịch sử chi trả cổ tức thuộc các ngành tăng trưởng ổn định, trọng yếu của nền kinh tế.
13:58 14/12/2023
Khối ngoại tháo chạy khỏi một cổ phiếu BĐS, xả ra gần 1.000 tỷ đồngKhối ngoại bán ròng gần 4.000 tỷ đồng tính riêng trên sàn HoSE. Trong đó mã VHM của Vinhomes bị bán ròng 980 tỷ đồng.
17:01 9/12/2023
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | |
Mỹ cân nhắc cải cách bảo hiểm khi 3 ngân hàng phá sản từ đầu năm | Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) đang đề xuất những giải pháp nhằm ngăn chặn một cuộc khủng hoảng tài chính khi người dân hoang mang và ồ ạt rút tiền. | Theo Bloomberg, các nhà quản lý tại FDIC đang muốn tiến hành một cuộc đại tu sâu rộng về bảo hiểm tiền gửi. Nguyên nhân là vụ việc 3 ngân hàng liên tiếp sụp đổ gần đây đã làm cạn kiệt nguồn tiền cứu trợ mà Chính phủ dành cho những người gửi tiền.
Được biết, chỉ mới tháng trước, First Republic Bank vẫn còn là ngân hàng có giá trị lên đến 230 tỷ USD nhưng nay đã trở thành ngân hàng thứ 3 ở Mỹ sụp đổ trong năm 2023. Đây là một trong những ngân hàng bị ảnh hưởng nặng nề nhất sau sự sụp đổ của Silicon Valley Bank (SVB) và Signature Bank.
Nhiều người hoang mang về mức độ an toàn của tiền gửi trong hệ thống ngân hàng Mỹ. Ảnh: Bloomberg.
Hiện tại, tất cả tiền gửi của khách hàng tại 3 ngân hàng trên đều được FDIC bảo vệ bằng bảo hiểm tiền gửi. Tuy nhiên, có đến 40% lượng tiền gửi không được bảo hiểm bởi chúng vượt quá ngưỡng 250.000 USD mà chính phủ đặt ra.
Do đó, trong cuộc họp ngày 1/5 vừa qua, FDIC đã công bố kế hoạch để thực hiện các thay đổi đối với bảo hiểm tiền gửi.
Cụ thể, cơ quan quản lý này đề xuất nâng mức bảo hiểm tiền gửi, trong đó loại bỏ hoàn toàn mức trần hoặc chỉ đưa ra mức trần cho các tài khoản thanh toán tiền lương. Trước đó, một số quốc gia trên thế giới cũng đã từng áp dụng biện pháp này trong ngắn hạn, ví dụ như Ireland trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Hay ngay cả chính phủ Mỹ cũng từng làm vậy trong giai đoạn khủng hoảng 2008, với mức trần bảo hiểm được nâng từ 100.000 USD lên 250.000 USD và không thay đổi cho đến nay.
Được biết, bảo hiểm tiền gửi được sử dụng để đảm bảo cho người gửi tiền rằng họ sẽ có quyền tiếp cận tiền của mình nếu ngân hàng sụp đổ, giúp bảo vệ người gửi trước những tổn thất, giảm rủi ro rút tiền hàng loạt và thúc đẩy ổn định tài chính.
Mức trần này được đánh giá là đủ để bảo vệ đối với phần lớn người dân Mỹ nhưng vẫn có một số tài khoản doanh nghiệp và cá nhân vượt quá mức trần này. Vậy nên họ sẽ ngay lập tức rút tiền gửi nếu như ngân hàng nơi họ gửi tiền gặp vấn đề.
Tuy nhiên, việc tăng hạn mức sẽ đòi hỏi các ngân hàng phải đóng phí bảo hiểm tiền gửi cao hơn. Quỹ này hiện có khoảng 130 tỷ USD và chỉ đủ để thanh toán cho 0,7% tổng lượng tiền gửi ở nước Mỹ.
"Việc nâng mức bảo hiểm tiền gửi có khả năng khiến các ngân hàng sẵn sàng chấp nhận rủi ro lớn hơn. Nhưng tôi hy vọng những quy định và giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý có thể giảm bớt những lo ngại này", ông Martin Gruenberg - chủ tịch FDIC - chia sẻ.
Phố Wall giảm điểm vì sự sụp đổ của First RepublicSau khi ngân hàng First Republic chính thức phá sản, các chỉ số chứng khoán chính của Phố Wall đã đồng loạt giảm điểm trong phiên giao dịch ngày thứ 1/5.
11:31 2/5/2023
Ngân hàng Morgan Stanley sắp sa thải 3.000 nhân viênMột trong những ngân hàng đầu tư lớn nhất nước Mỹ có thể sẽ cắt giảm 5% lực lượng lao động trên toàn cầu vào cuối quý II.
10:14 2/5/2023
Cách Warren Buffett kiếm tiền trong suy thoáiNguy cơ suy thoái ở Mỹ cùng với triển vọng Fed tăng lãi suất đang thúc đẩy các nhà đầu tư mua cổ phiếu phòng thủ và đi theo con đường của tỷ phú 92 tuổi.
18:00 1/5/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | Mỹ cân nhắc cải cách bảo hiểm khi 3 ngân hàng phá sản từ đầu năm
Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) đang đề xuất những giải pháp nhằm ngăn chặn một cuộc khủng hoảng tài chính khi người dân hoang mang và ồ ạt rút tiền.
Theo Bloomberg, các nhà quản lý tại FDIC đang muốn tiến hành một cuộc đại tu sâu rộng về bảo hiểm tiền gửi. Nguyên nhân là vụ việc 3 ngân hàng liên tiếp sụp đổ gần đây đã làm cạn kiệt nguồn tiền cứu trợ mà Chính phủ dành cho những người gửi tiền.
Được biết, chỉ mới tháng trước, First Republic Bank vẫn còn là ngân hàng có giá trị lên đến 230 tỷ USD nhưng nay đã trở thành ngân hàng thứ 3 ở Mỹ sụp đổ trong năm 2023. Đây là một trong những ngân hàng bị ảnh hưởng nặng nề nhất sau sự sụp đổ của Silicon Valley Bank (SVB) và Signature Bank.
Nhiều người hoang mang về mức độ an toàn của tiền gửi trong hệ thống ngân hàng Mỹ. Ảnh: Bloomberg.
Hiện tại, tất cả tiền gửi của khách hàng tại 3 ngân hàng trên đều được FDIC bảo vệ bằng bảo hiểm tiền gửi. Tuy nhiên, có đến 40% lượng tiền gửi không được bảo hiểm bởi chúng vượt quá ngưỡng 250.000 USD mà chính phủ đặt ra.
Do đó, trong cuộc họp ngày 1/5 vừa qua, FDIC đã công bố kế hoạch để thực hiện các thay đổi đối với bảo hiểm tiền gửi.
Cụ thể, cơ quan quản lý này đề xuất nâng mức bảo hiểm tiền gửi, trong đó loại bỏ hoàn toàn mức trần hoặc chỉ đưa ra mức trần cho các tài khoản thanh toán tiền lương. Trước đó, một số quốc gia trên thế giới cũng đã từng áp dụng biện pháp này trong ngắn hạn, ví dụ như Ireland trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Hay ngay cả chính phủ Mỹ cũng từng làm vậy trong giai đoạn khủng hoảng 2008, với mức trần bảo hiểm được nâng từ 100.000 USD lên 250.000 USD và không thay đổi cho đến nay.
Được biết, bảo hiểm tiền gửi được sử dụng để đảm bảo cho người gửi tiền rằng họ sẽ có quyền tiếp cận tiền của mình nếu ngân hàng sụp đổ, giúp bảo vệ người gửi trước những tổn thất, giảm rủi ro rút tiền hàng loạt và thúc đẩy ổn định tài chính.
Mức trần này được đánh giá là đủ để bảo vệ đối với phần lớn người dân Mỹ nhưng vẫn có một số tài khoản doanh nghiệp và cá nhân vượt quá mức trần này. Vậy nên họ sẽ ngay lập tức rút tiền gửi nếu như ngân hàng nơi họ gửi tiền gặp vấn đề.
Tuy nhiên, việc tăng hạn mức sẽ đòi hỏi các ngân hàng phải đóng phí bảo hiểm tiền gửi cao hơn. Quỹ này hiện có khoảng 130 tỷ USD và chỉ đủ để thanh toán cho 0,7% tổng lượng tiền gửi ở nước Mỹ.
"Việc nâng mức bảo hiểm tiền gửi có khả năng khiến các ngân hàng sẵn sàng chấp nhận rủi ro lớn hơn. Nhưng tôi hy vọng những quy định và giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý có thể giảm bớt những lo ngại này", ông Martin Gruenberg - chủ tịch FDIC - chia sẻ.
Phố Wall giảm điểm vì sự sụp đổ của First RepublicSau khi ngân hàng First Republic chính thức phá sản, các chỉ số chứng khoán chính của Phố Wall đã đồng loạt giảm điểm trong phiên giao dịch ngày thứ 1/5.
11:31 2/5/2023
Ngân hàng Morgan Stanley sắp sa thải 3.000 nhân viênMột trong những ngân hàng đầu tư lớn nhất nước Mỹ có thể sẽ cắt giảm 5% lực lượng lao động trên toàn cầu vào cuối quý II.
10:14 2/5/2023
Cách Warren Buffett kiếm tiền trong suy thoáiNguy cơ suy thoái ở Mỹ cùng với triển vọng Fed tăng lãi suất đang thúc đẩy các nhà đầu tư mua cổ phiếu phòng thủ và đi theo con đường của tỷ phú 92 tuổi.
18:00 1/5/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | |
Ngân hàng liên tục dìm lãi suất tiết kiệm | Ngày 27/12, lãi suất tiết kiệm kỳ hạn ngắn tại 3 ngân hàng quốc doanh là BIDV, VietinBank, Agribank tiếp tục được điều chỉnh giảm thêm 0,2-0,5 điểm %. | Không lâu sau khi Vietcombank giảm lãi suất tiền gửi áp dụng với nhóm khách hàng cá nhân, 3 ngân hàng còn lại trong nhóm Big 4 gồm BIDV, VietinBank, Agribank cũng đã đưa ra biểu lãi suất mới áp dụng từ 27/12 với mức giảm 0,2-0,5 điểm % so với trước đó.
Đà giảm này cũng đã dìm lãi suất huy động tiền gửi tại 3 nhà băng này xuống vùng thấp nhất lịch sử.
Cụ thể, biểu lãi suất mới nhất của BIDV đã giảm 0,4 điểm % ở kỳ hạn 1-2 tháng, giảm từ mức 2,6%/năm xuống còn 2,2%/năm; kỳ hạn 3-5 tháng giảm 0,5 điểm %, còn 2,5%/năm và kỳ hạn 6 tháng giảm còn 3,5%/năm (-0,5%).
Với các khoản tiền gửi kỳ hạn 12 tháng trở lên, nhà băng này giữ nguyên lãi suất ở mức 5%/năm với kỳ hạn 12 tháng và 5,3%/năm với kỳ hạn 24 tháng trở lên.
Mức giảm tương tự cũng ghi nhận tại VietinBank, hiện nhà băng này chấp nhận chi trả mức lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1-2 tháng ở 2,2%/năm; kỳ hạn 3-6 tháng hưởng 2,5%/năm và kỳ hạn 6 tháng hưởng lãi 3,5%/năm.
Với kỳ hạn 12-18 tháng, VietinBank giữ nguyên lãi suất huy động ở mức 5%/năm và kỳ hạn 24 tháng trở lên giữ nguyên ở mức 5,3%/năm.
Với Agribank, kỳ hạn 1-2 tháng hiện hưởng lãi suất 2%/năm (-0,2%); các kỳ hạn còn lại giữ nguyên lãi suất. Trong đó, kỳ hạn 3-5 tháng hưởng lãi 2,5%/năm; 6 tháng hưởng lãi 3,5%/năm; 12-18 tháng hưởng lãi 5%/năm và 24 trở lên hưởng 5,3%/năm.
- Lãi suất huy động tại 4 ngân hàng quốc doanh ngày 27/12 (%/năm):
Ngân hàng 1-2 tháng 3-5 tháng 6-9 tháng 12-18 tháng 24 thángtrở lên Vietcombank 1,9 2,2 3,2 4,8 4,8 Agribank 2 2,5 3,5 5 5,3 BIDV 2,2 2,5 3,5 5 5,3 Vietinbank 2,2 2,5 3,5 5 5,3
Đáng chú ý, không chỉ riêng nhóm ngân hàng quốc doanh đưa lãi suất tiền gửi về vùng thấp nhất lịch sử, ngay cả SCB - ngân hàng đang trong diện kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước cũng đã liên tục giảm mạnh lãi suất huy động.
Nhà băng này vừa tiếp tục giảm thêm lãi suất về gần bằng với Vietcombank. Đây cũng là lần hạ lãi suất thứ 3 của SCB chỉ trong tháng 12.
Cụ thể, với hình thức gửi online, lãi suất tiền gửi tại SCB đã giảm 0,25 điểm % với các kỳ hạn 1-11 tháng. Theo đó, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1-2 tháng giảm còn 1,95%/năm; kỳ hạn 3-5 tháng còn 2,25%/năm; kỳ hạn 6-11 tháng còn 3,25%/năm. Trong khi đó, mức lãi suất 4,85%/năm được SCB giữ nguyên với các khoản tiền gửi kỳ hạn 12-36 tháng.
Đối với hình thức gửi tại quầy, người gửi tiền vào SCB sẽ nhận được mức lãi suất thấp hơn gửi online 0,05 điểm % tại tất cả kỳ hạn.
Tính từ đầu tháng 12 đến nay, đã có hơn 20 ngân hàng điều chỉnh giảm lãi suất huy động. Trong đó, MB, Eximbank, SCB, Techcombank, VPBank, KienlongBank, Agribank, Vietcombank, TPBank, VietinBank, MSB, ACB là những ngân hàng giảm lãi suất 2 lần. Đặc biệt, BIDV, Agribank, VPBank và SCB đã có tới 3 lần điều chỉnh giảm lãi suất huy động trong tháng này, còn VIB đã giảm lãi suất tới 4 lần.
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Biệt thự ế 2 năm trước nay được ngân hàng rao bán tăng giá 80%Căn biệt thự tại Hà Nội đang được Vietcombank rao bán với giá khởi điểm hơn 63 tỷ đồng, tăng gần 80% so với lần rao bán cách đây hơn hai năm.
11:36 27/12/2023
Vàng miếng SJC trở lại mốc 80 triệu đồng/lượng sau pha giảm mạnhPhiên giao dịch sáng nay (27/12) ghi nhận giá vàng miếng SJC đã được các doanh nghiệp điều chỉnh chạy quanh mức 80 triệu đồng/lượng sau khi giảm mạnh vào cuối ngày hôm qua.
11:09 27/12/2023
Bầu Đức bán 99% vốn bệnh viện Hoàng Anh Gia LaiHoàng Anh Gia Lai sẽ bán 9,9 triệu cổ phần, tương đương 99% vốn điều lệ tại Bệnh viện Hoàng Anh Gia Lai để trả nợ trái phiếu.
10:56 27/12/2023 | Ngân hàng liên tục dìm lãi suất tiết kiệm
Ngày 27/12, lãi suất tiết kiệm kỳ hạn ngắn tại 3 ngân hàng quốc doanh là BIDV, VietinBank, Agribank tiếp tục được điều chỉnh giảm thêm 0,2-0,5 điểm %.
Không lâu sau khi Vietcombank giảm lãi suất tiền gửi áp dụng với nhóm khách hàng cá nhân, 3 ngân hàng còn lại trong nhóm Big 4 gồm BIDV, VietinBank, Agribank cũng đã đưa ra biểu lãi suất mới áp dụng từ 27/12 với mức giảm 0,2-0,5 điểm % so với trước đó.
Đà giảm này cũng đã dìm lãi suất huy động tiền gửi tại 3 nhà băng này xuống vùng thấp nhất lịch sử.
Cụ thể, biểu lãi suất mới nhất của BIDV đã giảm 0,4 điểm % ở kỳ hạn 1-2 tháng, giảm từ mức 2,6%/năm xuống còn 2,2%/năm; kỳ hạn 3-5 tháng giảm 0,5 điểm %, còn 2,5%/năm và kỳ hạn 6 tháng giảm còn 3,5%/năm (-0,5%).
Với các khoản tiền gửi kỳ hạn 12 tháng trở lên, nhà băng này giữ nguyên lãi suất ở mức 5%/năm với kỳ hạn 12 tháng và 5,3%/năm với kỳ hạn 24 tháng trở lên.
Mức giảm tương tự cũng ghi nhận tại VietinBank, hiện nhà băng này chấp nhận chi trả mức lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1-2 tháng ở 2,2%/năm; kỳ hạn 3-6 tháng hưởng 2,5%/năm và kỳ hạn 6 tháng hưởng lãi 3,5%/năm.
Với kỳ hạn 12-18 tháng, VietinBank giữ nguyên lãi suất huy động ở mức 5%/năm và kỳ hạn 24 tháng trở lên giữ nguyên ở mức 5,3%/năm.
Với Agribank, kỳ hạn 1-2 tháng hiện hưởng lãi suất 2%/năm (-0,2%); các kỳ hạn còn lại giữ nguyên lãi suất. Trong đó, kỳ hạn 3-5 tháng hưởng lãi 2,5%/năm; 6 tháng hưởng lãi 3,5%/năm; 12-18 tháng hưởng lãi 5%/năm và 24 trở lên hưởng 5,3%/năm.
- Lãi suất huy động tại 4 ngân hàng quốc doanh ngày 27/12 (%/năm):
Ngân hàng 1-2 tháng 3-5 tháng 6-9 tháng 12-18 tháng 24 thángtrở lên Vietcombank 1,9 2,2 3,2 4,8 4,8 Agribank 2 2,5 3,5 5 5,3 BIDV 2,2 2,5 3,5 5 5,3 Vietinbank 2,2 2,5 3,5 5 5,3
Đáng chú ý, không chỉ riêng nhóm ngân hàng quốc doanh đưa lãi suất tiền gửi về vùng thấp nhất lịch sử, ngay cả SCB - ngân hàng đang trong diện kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước cũng đã liên tục giảm mạnh lãi suất huy động.
Nhà băng này vừa tiếp tục giảm thêm lãi suất về gần bằng với Vietcombank. Đây cũng là lần hạ lãi suất thứ 3 của SCB chỉ trong tháng 12.
Cụ thể, với hình thức gửi online, lãi suất tiền gửi tại SCB đã giảm 0,25 điểm % với các kỳ hạn 1-11 tháng. Theo đó, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1-2 tháng giảm còn 1,95%/năm; kỳ hạn 3-5 tháng còn 2,25%/năm; kỳ hạn 6-11 tháng còn 3,25%/năm. Trong khi đó, mức lãi suất 4,85%/năm được SCB giữ nguyên với các khoản tiền gửi kỳ hạn 12-36 tháng.
Đối với hình thức gửi tại quầy, người gửi tiền vào SCB sẽ nhận được mức lãi suất thấp hơn gửi online 0,05 điểm % tại tất cả kỳ hạn.
Tính từ đầu tháng 12 đến nay, đã có hơn 20 ngân hàng điều chỉnh giảm lãi suất huy động. Trong đó, MB, Eximbank, SCB, Techcombank, VPBank, KienlongBank, Agribank, Vietcombank, TPBank, VietinBank, MSB, ACB là những ngân hàng giảm lãi suất 2 lần. Đặc biệt, BIDV, Agribank, VPBank và SCB đã có tới 3 lần điều chỉnh giảm lãi suất huy động trong tháng này, còn VIB đã giảm lãi suất tới 4 lần.
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Biệt thự ế 2 năm trước nay được ngân hàng rao bán tăng giá 80%Căn biệt thự tại Hà Nội đang được Vietcombank rao bán với giá khởi điểm hơn 63 tỷ đồng, tăng gần 80% so với lần rao bán cách đây hơn hai năm.
11:36 27/12/2023
Vàng miếng SJC trở lại mốc 80 triệu đồng/lượng sau pha giảm mạnhPhiên giao dịch sáng nay (27/12) ghi nhận giá vàng miếng SJC đã được các doanh nghiệp điều chỉnh chạy quanh mức 80 triệu đồng/lượng sau khi giảm mạnh vào cuối ngày hôm qua.
11:09 27/12/2023
Bầu Đức bán 99% vốn bệnh viện Hoàng Anh Gia LaiHoàng Anh Gia Lai sẽ bán 9,9 triệu cổ phần, tương đương 99% vốn điều lệ tại Bệnh viện Hoàng Anh Gia Lai để trả nợ trái phiếu.
10:56 27/12/2023 | |
Các sếp Coteccons sắp được mua cổ phiếu giá rẻ gấp 6 lần | Coteccons sẽ chào bán 713.925 cổ phiếu ESOP cho các thành viên Ban tổng giám đốc, các cán bộ quản lý chủ chốt và các cán công nhân viên khác của doanh nghiệp và công ty con. | Hội đồng Quản trị CTCP Xây dựng Coteccons (HoSE: CTD) vừa thông qua việc triển khai phương án chào bán 713.295 cổ phiếu trong tổng số hơn 4,4 triệu cổ phiếu quỹ cho cán bộ nhân viên theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP).
Kế hoạch chào bán cổ phiếu ESOP lần này được Coteccons lý giải để khích lệ tinh thần cán bộ nhân viên, giữ chân nhân tài, hướng đến sự gắn bó lâu dài đối với các nhân sự chủ chốt của doanh nghiệp.
Đáng chú ý, Coteccons cho biết đối tượng được mua cổ phiếu ESOP bao gồm cả các thành viên Ban tổng giám đốc, các cán bộ quản lý chủ chốt và các cán bộ công nhân viên khác của doanh nghiệp và công ty con.
Với việc giá chào bán chỉ ở mức 10.000 đồng/cổ phiếu, các nhân sự được mua cổ phiếu ESOP lần này của Coteccons sẽ chỉ phải trả mức giá tương đương 1/6 giá thị trường hiện tại của cổ phiếu CTD.
Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch ngày 8/12, cổ phiếu CTD trên sàn chứng khoán đang dừng ở mức 64.300 đồng/đơn vị, tăng khoảng 60% so với đầu năm.
Diễn biến giá của mã CTD trong vòng 1 năm qua. Ảnh: TradingView.
Tại ngày 30/9, hơn 4,4 triệu cổ phiếu quỹ của Coteccons có giá trị gần 531 tỷ đồng, tức trung bình mỗi cổ phiếu quỹ có giá mua vào khoảng 120.230 đồng/cổ phiếu. Như vậy, mức giá chào bán ESOP chỉ tương đương khoảng 8% so với giá trung bình mua vào cổ phiếu quỹ và bằng khoảng 1/6 giá thị trường hiện tại.
Coteccons cho biết cổ phiếu ESOP chào bán sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng một năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán. Toàn bộ số vốn 7 tỷ đồng thu được sẽ để bổ sung vốn lưu động cho công ty.
Nếu không phân phối hết, HĐQT sẽ quyết định phân phối tiếp cho những người lao động khác phù hợp với mục đích của chương trình với giá bán và thời gian hạn chế chuyển nhượng không thay đổi.
Về tình hình kinh doanh, Coteccons cho biết đã phê duyệt chủ trương mua lại 100% vốn góp của một công ty hoạt động trong lĩnh vực cơ điện. Tuy nhiên, thông tin về doanh nghiệp được M&A cũng như giá trị thương vụ chưa được doanh nghiệp tiết lộ.
Ban lãnh đạo Coteccons cho rằng việc M&A này nhằm mở rộng hoạt động của doanh nghiệp và tạo ra sự đa dạng hoá cho hoạt động kinh doanh cốt lõi hiện nay là xây dựng nhằm tăng thêm nguồn thu cho tập đoàn.
Coteccons sắp 'thâu tóm' một công ty điện cơTại Đại hội đồng cổ đông thường niên giữa tháng 10, Chủ tịch HĐQT Coteccons cho biết việc đa dạng hóa nguồn thu đang là một trong những mục tiêu cấp thiết của doanh nghiệp.
17:49 6/12/2023
Sếp doanh nghiệp chi 160 tỷ đồng đầu tư cổ phiếu CC1Cá nhân này là Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tổng CTCP Xây dựng Số 1 - thành viên thuộc liên doanh Vietur trúng gói thầu hơn 35.000 tỷ đồng dự án sân bay Long Thành.
11:20 8/12/2023
CapitaLand thâu tóm một dự án khu đô thị của BecamexUBND tỉnh Bình Dương vừa cho phép Becamex IDC chuyển nhượng dự án khu đô thị mới 18,9 ha tại Thủ Dầu Một cho một công ty thuộc Tập đoàn CapitaLand.
19:40 7/12/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | Các sếp Coteccons sắp được mua cổ phiếu giá rẻ gấp 6 lần
Coteccons sẽ chào bán 713.925 cổ phiếu ESOP cho các thành viên Ban tổng giám đốc, các cán bộ quản lý chủ chốt và các cán công nhân viên khác của doanh nghiệp và công ty con.
Hội đồng Quản trị CTCP Xây dựng Coteccons (HoSE: CTD) vừa thông qua việc triển khai phương án chào bán 713.295 cổ phiếu trong tổng số hơn 4,4 triệu cổ phiếu quỹ cho cán bộ nhân viên theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP).
Kế hoạch chào bán cổ phiếu ESOP lần này được Coteccons lý giải để khích lệ tinh thần cán bộ nhân viên, giữ chân nhân tài, hướng đến sự gắn bó lâu dài đối với các nhân sự chủ chốt của doanh nghiệp.
Đáng chú ý, Coteccons cho biết đối tượng được mua cổ phiếu ESOP bao gồm cả các thành viên Ban tổng giám đốc, các cán bộ quản lý chủ chốt và các cán bộ công nhân viên khác của doanh nghiệp và công ty con.
Với việc giá chào bán chỉ ở mức 10.000 đồng/cổ phiếu, các nhân sự được mua cổ phiếu ESOP lần này của Coteccons sẽ chỉ phải trả mức giá tương đương 1/6 giá thị trường hiện tại của cổ phiếu CTD.
Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch ngày 8/12, cổ phiếu CTD trên sàn chứng khoán đang dừng ở mức 64.300 đồng/đơn vị, tăng khoảng 60% so với đầu năm.
Diễn biến giá của mã CTD trong vòng 1 năm qua. Ảnh: TradingView.
Tại ngày 30/9, hơn 4,4 triệu cổ phiếu quỹ của Coteccons có giá trị gần 531 tỷ đồng, tức trung bình mỗi cổ phiếu quỹ có giá mua vào khoảng 120.230 đồng/cổ phiếu. Như vậy, mức giá chào bán ESOP chỉ tương đương khoảng 8% so với giá trung bình mua vào cổ phiếu quỹ và bằng khoảng 1/6 giá thị trường hiện tại.
Coteccons cho biết cổ phiếu ESOP chào bán sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng một năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán. Toàn bộ số vốn 7 tỷ đồng thu được sẽ để bổ sung vốn lưu động cho công ty.
Nếu không phân phối hết, HĐQT sẽ quyết định phân phối tiếp cho những người lao động khác phù hợp với mục đích của chương trình với giá bán và thời gian hạn chế chuyển nhượng không thay đổi.
Về tình hình kinh doanh, Coteccons cho biết đã phê duyệt chủ trương mua lại 100% vốn góp của một công ty hoạt động trong lĩnh vực cơ điện. Tuy nhiên, thông tin về doanh nghiệp được M&A cũng như giá trị thương vụ chưa được doanh nghiệp tiết lộ.
Ban lãnh đạo Coteccons cho rằng việc M&A này nhằm mở rộng hoạt động của doanh nghiệp và tạo ra sự đa dạng hoá cho hoạt động kinh doanh cốt lõi hiện nay là xây dựng nhằm tăng thêm nguồn thu cho tập đoàn.
Coteccons sắp 'thâu tóm' một công ty điện cơTại Đại hội đồng cổ đông thường niên giữa tháng 10, Chủ tịch HĐQT Coteccons cho biết việc đa dạng hóa nguồn thu đang là một trong những mục tiêu cấp thiết của doanh nghiệp.
17:49 6/12/2023
Sếp doanh nghiệp chi 160 tỷ đồng đầu tư cổ phiếu CC1Cá nhân này là Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tổng CTCP Xây dựng Số 1 - thành viên thuộc liên doanh Vietur trúng gói thầu hơn 35.000 tỷ đồng dự án sân bay Long Thành.
11:20 8/12/2023
CapitaLand thâu tóm một dự án khu đô thị của BecamexUBND tỉnh Bình Dương vừa cho phép Becamex IDC chuyển nhượng dự án khu đô thị mới 18,9 ha tại Thủ Dầu Một cho một công ty thuộc Tập đoàn CapitaLand.
19:40 7/12/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | |
2,2 tỷ cổ phiếu Vietnam Airlines bị hạn chế giao dịch | Từ ngày 12/7, cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines chỉ được giao dịch phiên chiều. | Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa công bố quyết định đưa hơn 2,2 tỷ cổ phiếu cổ phiếu HVN của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines từ diện kiểm soát sang diện bị hạn chế giao dịch. Theo đó, HVN chỉ được giao dịch phiên chiều do chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán 2022 quá 45 ngày.
Trước đó, HVN đã vào diện kiểm soát từ đầu tháng 5 do chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán 30 ngày.
Giải trình với HoSE về việc chậm công bố thông tin, hôm 5/5, Vietnam Airlines cho biết đang tái cấu trúc toàn diện, sắp xếp, ổn định lại hoạt động sản xuất kinh doanh và từng bước tái cơ cấu doanh nghiệp.
Ngoài ra, đơn vị kiểm toán cần thêm thời gian tiến hành thu thập, đối chiếu và đánh giá toàn diện các thông tin liên quan để có thể hoàn thành kiểm toán báo cáo tài chính của Vietnam Airlines.
Tháng trước, Vietnam Airlines đã lùi thời gian tổ chức đại hội đồng cổ đông dù theo kế hoạch ban đầu, đại hội sẽ được tổ chức vào ngày 20/6.
HVN cho biết cần có thêm thời gian để chuẩn bị cho đại hội. Công ty sẽ chốt lại danh sách cổ đông vào ngày 11/7. Tuy nhiên, ngày họp chính thức vẫn chưa được ấn định, mà chỉ dự kiến trước 30/8.
Về hoạt động kinh doanh, trong 6 tháng đầu năm 2023, tổng số chuyến bay Vietnam Airlines đã thực hiện đạt 64,3 nghìn chuyến, vận chuyển 10,14 triệu khách, tăng 23,6% so cùng kỳ.
Kết quả vận chuyển hàng hóa, bưu kiện ước đạt 103.287 tấn, bằng 91% so cùng kỳ. Doanh thu hợp nhất ước thực hiện 6 tháng đầu năm là 45.255 tỷ đồng, bằng 148,9% so cùng kỳ năm 2022. Hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn kế hoạch 1.000 tỷ đồng.
Máy bay liên tiếp cán phải đinh ở Nội Bài và Tân Sơn NhấtNhiều máy bay cán phải đinh và có vật lạ bắn vào làm hỏng động cơ nên các nhà chức trách đã phải kiểm tra hiện trạng đường băng, đường lăn theo lộ trình máy bay.
11:13 5/7/2023
Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế | 2,2 tỷ cổ phiếu Vietnam Airlines bị hạn chế giao dịch
Từ ngày 12/7, cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines chỉ được giao dịch phiên chiều.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa công bố quyết định đưa hơn 2,2 tỷ cổ phiếu cổ phiếu HVN của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines từ diện kiểm soát sang diện bị hạn chế giao dịch. Theo đó, HVN chỉ được giao dịch phiên chiều do chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán 2022 quá 45 ngày.
Trước đó, HVN đã vào diện kiểm soát từ đầu tháng 5 do chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán 30 ngày.
Giải trình với HoSE về việc chậm công bố thông tin, hôm 5/5, Vietnam Airlines cho biết đang tái cấu trúc toàn diện, sắp xếp, ổn định lại hoạt động sản xuất kinh doanh và từng bước tái cơ cấu doanh nghiệp.
Ngoài ra, đơn vị kiểm toán cần thêm thời gian tiến hành thu thập, đối chiếu và đánh giá toàn diện các thông tin liên quan để có thể hoàn thành kiểm toán báo cáo tài chính của Vietnam Airlines.
Tháng trước, Vietnam Airlines đã lùi thời gian tổ chức đại hội đồng cổ đông dù theo kế hoạch ban đầu, đại hội sẽ được tổ chức vào ngày 20/6.
HVN cho biết cần có thêm thời gian để chuẩn bị cho đại hội. Công ty sẽ chốt lại danh sách cổ đông vào ngày 11/7. Tuy nhiên, ngày họp chính thức vẫn chưa được ấn định, mà chỉ dự kiến trước 30/8.
Về hoạt động kinh doanh, trong 6 tháng đầu năm 2023, tổng số chuyến bay Vietnam Airlines đã thực hiện đạt 64,3 nghìn chuyến, vận chuyển 10,14 triệu khách, tăng 23,6% so cùng kỳ.
Kết quả vận chuyển hàng hóa, bưu kiện ước đạt 103.287 tấn, bằng 91% so cùng kỳ. Doanh thu hợp nhất ước thực hiện 6 tháng đầu năm là 45.255 tỷ đồng, bằng 148,9% so cùng kỳ năm 2022. Hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn kế hoạch 1.000 tỷ đồng.
Máy bay liên tiếp cán phải đinh ở Nội Bài và Tân Sơn NhấtNhiều máy bay cán phải đinh và có vật lạ bắn vào làm hỏng động cơ nên các nhà chức trách đã phải kiểm tra hiện trạng đường băng, đường lăn theo lộ trình máy bay.
11:13 5/7/2023
Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế | |
Bầu Đức bán 99% vốn bệnh viện Hoàng Anh Gia Lai | Hoàng Anh Gia Lai sẽ bán 9,9 triệu cổ phần, tương đương 99% vốn điều lệ tại Bệnh viện Hoàng Anh Gia Lai để trả nợ trái phiếu. | Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (HoSE: HAG) vừa công bố nghị quyết chuyển nhượng cổ phần tại Công ty CP Bệnh viện Đại học Y Dược - Hoàng Anh Gia Lai để trả nợ gốc trái phiếu 2016.
Theo đó, số lượng cổ phần chuyển nhượng là 9,9 triệu cổ phần, tương đương 99% vốn điều lệ tại Bệnh viện Hoàng Anh Gia Lai có địa chỉ tại 238 Lê Duẩn, TP Pleiku, Gia Lai.
Hội đồng Quản trị Hoàng Anh Gia Lai đã ủy quyền và giao cho bà Hồ Thị Kim Chi, Phó tổng giám đốc công ty, đại diện ký các hợp đồng, thỏa thuận, văn bản, tài liệu và triển khai thực hiện các thủ tục liên quan đến việc chuyển nhượng cổ phần nêu trên.
Thực tế, thông tin này từng được bầu Đức tiết lộ tại hội nghị với nhà đầu tư vào ngày 15/12. Ông chia sẻ đã tìm được đối tác cho thương vụ nhưng không thể tiết lộ thêm do vẫn trong vòng đàm phán.
Bệnh viện Đại học Y Dược - Hoàng Anh Gia Lai được thành lập năm 2011, tại TP Pleiku, với vốn đầu tư ban đầu 250 tỷ đồng. Đây là bệnh viện đa khoa, được thành lập dựa trên sự hợp tác của Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM và Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai. Bệnh viện có 11 khoa nội trú, 6 phòng chức năng và 20 phòng khám chuyên khoa...
Hoàng Anh Gia Lai từng quyết tâm đưa bệnh viện này trở thành trung tâm y khoa hiện đại, chuyên sâu bậc nhất khu vực Tây Nguyên. Ảnh: Bệnh viện Đại học Y Dược - Hoàng Anh Gia Lai.
Hồi tháng 10, HAGL cũng đã thanh lý khách sạn nằm trên đường Phù Đổng (Gia Lai) để trả nợ lô trái phiếu phát hành năm 2016 tại BIDV. Được biết, đối tác mua lại tài sản này là Công ty TNHH Đầu tư Hoàn Sinh Gia Lai, một doanh nghiệp mới thành lập từ ngày 20/6 hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt...
Mới đây, công ty con của tập đoàn là CTCP Chăn nuôi Gia Lai cũng đã thanh toán 750 tỷ đồng (bao gồm toàn bộ nợ gốc gần 587 tỷ đồng và một phần lãi trung hạn hơn 163 tỷ đồng) cho Eximbank để tất toán các khoản vay từ năm 2014.
Về tình hình kinh doanh, lũy kế 9 tháng đầu năm, Hoàng Anh Gia Lai lãi 710 tỷ đồng. Riêng quý III, lợi nhuận tập đoàn này đạt 324 tỷ đồng.
Bầu Đức ước tính tổng lợi nhuận năm nay có thể đạt tối thiểu 2.150 tỷ đồng. Đáng chú ý, quý kinh doanh cuối năm sẽ ghi nhận những khoản lợi nhuận đột biến từ hoạt động thanh lý tài sản của doanh nghiệp.
Hồi đầu năm, doanh nghiệp này đặt mục tiêu doanh thu đạt 5.120 tỷ đồng và lãi sau thuế 1.130 tỷ. Nếu lợi nhuận thực hiện năm nay như ước tính nói trên, tập đoàn sẽ vượt chỉ tiêu lợi nhuận 2 lần.
Sang năm 2024, tập đoàn dự kiến xây dựng kế hoạch lợi nhuận tăng 25% so với năm 2023. Mức tăng này một phần do tính thêm mảng nuôi heo.
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Năm khốc liệt của thị trường lao độngGiảm giờ làm, cắt giảm lao động, thậm chí đóng cửa nhà máy cho công nhân nghỉ Tết sớm... là thực trạng đã và đang diễn ra tại hàng loạt doanh nghiệp ở nhiều ngành nghề.
06:00 27/12/2023
Một doanh nghiệp địa ốc hoàn tất thương vụ nhận chuyển nhượng cổ phầnGiá trị thương vụ lên đến 450 tỷ đồng, qua đó doanh nghiệp này sẽ sở hữu dự án biệt thự sinh thái nghỉ dưỡng 6 sao đầu tiên tại Hà Nội.
08:00 26/12/2023
Sếp doanh nghiệp FDI tại Long An nhận thưởng Tết 5,6 tỷ đồngTheo thống kê hiện tại, mức thưởng Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 cao nhất là hơn 5,6 tỷ đồng, vượt xa mức cao nhất của Tết Quý Mão 2023.
17:26 25/12/2023 | Bầu Đức bán 99% vốn bệnh viện Hoàng Anh Gia Lai
Hoàng Anh Gia Lai sẽ bán 9,9 triệu cổ phần, tương đương 99% vốn điều lệ tại Bệnh viện Hoàng Anh Gia Lai để trả nợ trái phiếu.
Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (HoSE: HAG) vừa công bố nghị quyết chuyển nhượng cổ phần tại Công ty CP Bệnh viện Đại học Y Dược - Hoàng Anh Gia Lai để trả nợ gốc trái phiếu 2016.
Theo đó, số lượng cổ phần chuyển nhượng là 9,9 triệu cổ phần, tương đương 99% vốn điều lệ tại Bệnh viện Hoàng Anh Gia Lai có địa chỉ tại 238 Lê Duẩn, TP Pleiku, Gia Lai.
Hội đồng Quản trị Hoàng Anh Gia Lai đã ủy quyền và giao cho bà Hồ Thị Kim Chi, Phó tổng giám đốc công ty, đại diện ký các hợp đồng, thỏa thuận, văn bản, tài liệu và triển khai thực hiện các thủ tục liên quan đến việc chuyển nhượng cổ phần nêu trên.
Thực tế, thông tin này từng được bầu Đức tiết lộ tại hội nghị với nhà đầu tư vào ngày 15/12. Ông chia sẻ đã tìm được đối tác cho thương vụ nhưng không thể tiết lộ thêm do vẫn trong vòng đàm phán.
Bệnh viện Đại học Y Dược - Hoàng Anh Gia Lai được thành lập năm 2011, tại TP Pleiku, với vốn đầu tư ban đầu 250 tỷ đồng. Đây là bệnh viện đa khoa, được thành lập dựa trên sự hợp tác của Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM và Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai. Bệnh viện có 11 khoa nội trú, 6 phòng chức năng và 20 phòng khám chuyên khoa...
Hoàng Anh Gia Lai từng quyết tâm đưa bệnh viện này trở thành trung tâm y khoa hiện đại, chuyên sâu bậc nhất khu vực Tây Nguyên. Ảnh: Bệnh viện Đại học Y Dược - Hoàng Anh Gia Lai.
Hồi tháng 10, HAGL cũng đã thanh lý khách sạn nằm trên đường Phù Đổng (Gia Lai) để trả nợ lô trái phiếu phát hành năm 2016 tại BIDV. Được biết, đối tác mua lại tài sản này là Công ty TNHH Đầu tư Hoàn Sinh Gia Lai, một doanh nghiệp mới thành lập từ ngày 20/6 hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt...
Mới đây, công ty con của tập đoàn là CTCP Chăn nuôi Gia Lai cũng đã thanh toán 750 tỷ đồng (bao gồm toàn bộ nợ gốc gần 587 tỷ đồng và một phần lãi trung hạn hơn 163 tỷ đồng) cho Eximbank để tất toán các khoản vay từ năm 2014.
Về tình hình kinh doanh, lũy kế 9 tháng đầu năm, Hoàng Anh Gia Lai lãi 710 tỷ đồng. Riêng quý III, lợi nhuận tập đoàn này đạt 324 tỷ đồng.
Bầu Đức ước tính tổng lợi nhuận năm nay có thể đạt tối thiểu 2.150 tỷ đồng. Đáng chú ý, quý kinh doanh cuối năm sẽ ghi nhận những khoản lợi nhuận đột biến từ hoạt động thanh lý tài sản của doanh nghiệp.
Hồi đầu năm, doanh nghiệp này đặt mục tiêu doanh thu đạt 5.120 tỷ đồng và lãi sau thuế 1.130 tỷ. Nếu lợi nhuận thực hiện năm nay như ước tính nói trên, tập đoàn sẽ vượt chỉ tiêu lợi nhuận 2 lần.
Sang năm 2024, tập đoàn dự kiến xây dựng kế hoạch lợi nhuận tăng 25% so với năm 2023. Mức tăng này một phần do tính thêm mảng nuôi heo.
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Năm khốc liệt của thị trường lao độngGiảm giờ làm, cắt giảm lao động, thậm chí đóng cửa nhà máy cho công nhân nghỉ Tết sớm... là thực trạng đã và đang diễn ra tại hàng loạt doanh nghiệp ở nhiều ngành nghề.
06:00 27/12/2023
Một doanh nghiệp địa ốc hoàn tất thương vụ nhận chuyển nhượng cổ phầnGiá trị thương vụ lên đến 450 tỷ đồng, qua đó doanh nghiệp này sẽ sở hữu dự án biệt thự sinh thái nghỉ dưỡng 6 sao đầu tiên tại Hà Nội.
08:00 26/12/2023
Sếp doanh nghiệp FDI tại Long An nhận thưởng Tết 5,6 tỷ đồngTheo thống kê hiện tại, mức thưởng Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 cao nhất là hơn 5,6 tỷ đồng, vượt xa mức cao nhất của Tết Quý Mão 2023.
17:26 25/12/2023 | |
FLC lại khất hẹn nộp báo cáo tài chính năm 2021-2022 | Theo FLC, báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 sẽ được công bố trước ngày 25/5 và dự kiến phát hành báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 vào tháng 11. | FLC được chấp thuận đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM nhưng cũng đồng thời bị đình chỉ giao dịch từ ngày 3/3. Ảnh: Đức Anh.
Công ty CP Tập đoàn FLC vừa có văn bản cập nhật lộ trình khắc phục các vấn đề về vi phạm công bố thông tin của doanh nghiệp.
Theo đó, FLC cho biết theo kế hoạch làm việc với Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY, tập đoàn dự kiến phát hành các báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 trong thời gian sớm nhất trước ngày 30/4.
Tuy nhiên, FLC cho biết để đạt được sự đồng thuận giữa hai bên về ý kiến kiểm toán, phía công ty kiểm toán và tập đoàn đang cùng thực hiện các thủ tục bổ sung làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán phù hợp sau khi có dự thảo các báo cáo tài chính năm 2021.
Do đó, báo cáo kiểm toán chính thức sẽ được công bố trong vòng 3 ngày, sau khi 2 bên thống nhất nội dung và không muộn hơn ngày 25/5. Doanh nghiệp cũng cam kết sẽ gấp rút hoàn thành và công bố báo cáo thường niên năm 2021 trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày công bố báo cáo tài chính năm 2021 đã được kiểm toán.
Sau khi có báo cáo tài chính kiểm toán và báo cáo thường niên 2021, HĐQT FLC sẽ triệu tập Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022, dự kiến tổ chức vào tháng 8. Tại đại hội này, HĐQT sẽ trình cổ đông thông qua việc lựa chọn đơn vị kiểm toán các báo cáo tài chính năm 2022.
Sau đó, FLC sẽ làm việc với công ty kiểm toán để cho ra báo cáo tài chính năm 2022 đã được kiểm toán, dự kiến phát hành vào tháng 11.
Như vậy, nếu theo đúng lộ trình này, các cổ đông Tập đoàn FLC sẽ phải chờ thêm ít nhất 6 tháng nữa để công ty hoàn tất việc khắc phục các lỗi vi phạm do chậm công bố báo cáo tài chính, báo cáo thường niên và họp Đại hội đồng cổ đông trong hơn một năm qua.
Sau khi cựu Chủ tịch Trịnh Văn Quyết bị bắt vào ngày 29/3/2022, FLC liên tiếp vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin do không tìm được đơn vị kiểm toán báo cáo tài chính.
Theo đó, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) đã đình chỉ giao dịch cổ phiếu FLC từ ngày 9/9/2022 và đến 20/2 năm nay, cổ phiếu FLC đã chính thức bị hủy niêm yết trên HoSE. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) sau đó đã chấp thuận đăng ký giao dịch gần 710 triệu cổ phiếu FLC trên UPCoM, nhưng lập tức đình chỉ giao dịch mã chứng khoán này từ 3/3.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
FLC muốn đưa cổ phiếu giao dịch trở lại trong năm nayCông ty CP Tập đoàn FLC vừa có thêm kiến nghị gửi các cơ quan quản lý chứng khoán về việc cho cổ phiếu FLC sớm được giao dịch trở lại trên UPCoM.
12:09 23/3/2023
Thêm cổ phiếu 'họ FLC' bị hủy niêm yết bắt buộcHoSE vừa thông báo đưa cổ phiếu HAI của CTCP Nông dược HAI vào diện bị hủy niêm yết bắt buộc. Trước đó, một cổ phiếu "họ FLC" khác là ROS cũng bị hủy niêm yết bắt buộc trên HoSE.
09:50 8/4/2023 | FLC lại khất hẹn nộp báo cáo tài chính năm 2021-2022
Theo FLC, báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 sẽ được công bố trước ngày 25/5 và dự kiến phát hành báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 vào tháng 11.
FLC được chấp thuận đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM nhưng cũng đồng thời bị đình chỉ giao dịch từ ngày 3/3. Ảnh: Đức Anh.
Công ty CP Tập đoàn FLC vừa có văn bản cập nhật lộ trình khắc phục các vấn đề về vi phạm công bố thông tin của doanh nghiệp.
Theo đó, FLC cho biết theo kế hoạch làm việc với Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY, tập đoàn dự kiến phát hành các báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 trong thời gian sớm nhất trước ngày 30/4.
Tuy nhiên, FLC cho biết để đạt được sự đồng thuận giữa hai bên về ý kiến kiểm toán, phía công ty kiểm toán và tập đoàn đang cùng thực hiện các thủ tục bổ sung làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán phù hợp sau khi có dự thảo các báo cáo tài chính năm 2021.
Do đó, báo cáo kiểm toán chính thức sẽ được công bố trong vòng 3 ngày, sau khi 2 bên thống nhất nội dung và không muộn hơn ngày 25/5. Doanh nghiệp cũng cam kết sẽ gấp rút hoàn thành và công bố báo cáo thường niên năm 2021 trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày công bố báo cáo tài chính năm 2021 đã được kiểm toán.
Sau khi có báo cáo tài chính kiểm toán và báo cáo thường niên 2021, HĐQT FLC sẽ triệu tập Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022, dự kiến tổ chức vào tháng 8. Tại đại hội này, HĐQT sẽ trình cổ đông thông qua việc lựa chọn đơn vị kiểm toán các báo cáo tài chính năm 2022.
Sau đó, FLC sẽ làm việc với công ty kiểm toán để cho ra báo cáo tài chính năm 2022 đã được kiểm toán, dự kiến phát hành vào tháng 11.
Như vậy, nếu theo đúng lộ trình này, các cổ đông Tập đoàn FLC sẽ phải chờ thêm ít nhất 6 tháng nữa để công ty hoàn tất việc khắc phục các lỗi vi phạm do chậm công bố báo cáo tài chính, báo cáo thường niên và họp Đại hội đồng cổ đông trong hơn một năm qua.
Sau khi cựu Chủ tịch Trịnh Văn Quyết bị bắt vào ngày 29/3/2022, FLC liên tiếp vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin do không tìm được đơn vị kiểm toán báo cáo tài chính.
Theo đó, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) đã đình chỉ giao dịch cổ phiếu FLC từ ngày 9/9/2022 và đến 20/2 năm nay, cổ phiếu FLC đã chính thức bị hủy niêm yết trên HoSE. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) sau đó đã chấp thuận đăng ký giao dịch gần 710 triệu cổ phiếu FLC trên UPCoM, nhưng lập tức đình chỉ giao dịch mã chứng khoán này từ 3/3.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
FLC muốn đưa cổ phiếu giao dịch trở lại trong năm nayCông ty CP Tập đoàn FLC vừa có thêm kiến nghị gửi các cơ quan quản lý chứng khoán về việc cho cổ phiếu FLC sớm được giao dịch trở lại trên UPCoM.
12:09 23/3/2023
Thêm cổ phiếu 'họ FLC' bị hủy niêm yết bắt buộcHoSE vừa thông báo đưa cổ phiếu HAI của CTCP Nông dược HAI vào diện bị hủy niêm yết bắt buộc. Trước đó, một cổ phiếu "họ FLC" khác là ROS cũng bị hủy niêm yết bắt buộc trên HoSE.
09:50 8/4/2023 | |
Cổ phiếu Vietnam Airlines được 'mở đường' thoát cảnh hủy niêm yết | Theo dự thảo sửa đổi và bổ sung Luật Chứng khoán, doanh nghiệp bị hủy niêm yết bắt buộc có thể quay trở lại sàn giao dịch nếu thuộc trường hợp đặc biệt cần duy trì niêm yết. | Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa công bố việc lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi và bổ sung Luật Chứng khoán. Thời gian đăng tải lấy ý kiến đến ngày 5/1.
Đáng chú ý, tại dự thảo, Điều 120 về hủy niêm yết cổ phiếu bắt buộc sẽ được bổ sung thêm Khoản 7 với nội dung “Trường hợp đặc biệt cần duy trì niêm yết do Chính phủ xem xét, quyết định”. Đây có thể là điều khoản "mở đường" để cổ phiếu HVN của Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines tiếp tục được duy trì niêm yết trên HoSE.
Hiện tại, 2,2 tỷ cổ phiếu của hãng hàng không quốc gia Việt Nam vẫn đang đứng trước nguy cơ bị hủy niêm yết. Vietnam Airlines vi phạm cả 3 điều kiện gồm kết quả sản xuất kinh doanh thua lỗ trong 3 năm liên tục, tổng số lỗ luỹ kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp, vốn chủ sở hữu âm trong báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất trước thời điểm xem xét.
Theo báo cáo kiểm toán, năm 2022, Vietnam Airlines lỗ hơn 11.200 tỷ đồng, nâng khoản lỗ lũy kế tính đến cuối năm 2022 lên trên 35.000 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu của hãng theo đó đã âm 11.000 tỷ đồng.
Dù vậy, ông Trần Thanh Hiền, Kế toán trưởng Vietnam Airlines, cho biết hoàn cảnh của Vietnam Airlines là "tình huống rất đặc biệt".
Trong những năm trước dịch Covid-19, hãng luôn là một trong những doanh nghiệp đứng đầu trong nhóm có vốn hóa lớn, tài chính minh bạch, khả năng sinh lời cao trên HoSE. Tuy nhiên, dịch bệnh là yếu tố ảnh hưởng mang tính khách quan đã tác động nghiêm trọng đến ngành hàng không, và các hãng đều rơi vào tình trạng tương tự.
“Chúng tôi tin rằng cơ quan Nhà nước, cơ quan quản lý liên quan sẽ nghiên cứu, đánh giá yếu tố này khách quan, thận trọng và kỳ vọng cổ phiếu HVN vẫn tiếp tục niêm yết trên thị trường chứng khoán”, ông Hiền nói.
Với điều khoản bổ sung trong dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán nói trên, nếu được thông qua, Chính phủ có thể xem xét tiếp tục duy trì niêm yết đối với cổ phiếu HVN.
Cuối năm ngoái, HoSE quyết định đưa cổ phiếu HVN ra khỏi diện cảnh báo sau khi Vietnam Airlines đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên vào ngày 16/12, khắc phục được nguyên nhân dẫn đến chứng khoán bị đưa vào diện cảnh báo theo quy định.
Vietnam Airlines giảm lỗ sau kiểm toán nhờ giảm 200 tỷ đồng tiền lươngLỗ sau thuế của công ty mẹ Vietnam Airlines sau soát xét giảm gần 11%, tương đương giảm lỗ 142 tỷ đồng nhờ điều chỉnh giảm chi phí lương khoảng 200 tỷ.
20:31 29/12/2023
Vietnam Airlines miễn nhiệm Phó tổng giám đốc có thâm niên 35 nămÔng Trịnh Ngọc Thành là nhân sự gắn bó với Vietnam Airlines từ năm 1988 và sẽ rời vị trí lãnh đạo hãng bay này kể từ ngày 28/12.
10:43 29/12/2023
Thoát diện cảnh báo, cổ phiếu HVN tăng kịch trần 2 phiên liên tiếpCổ phiếu HVN của Vietnam Airlines đã tăng kịch biên độ 2 phiên liên tiếp. Diễn biến này xuất hiện sau khi HoSE đưa cổ phiếu HVN ra khỏi diện cảnh báo.
16:57 26/12/2023
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | Cổ phiếu Vietnam Airlines được 'mở đường' thoát cảnh hủy niêm yết
Theo dự thảo sửa đổi và bổ sung Luật Chứng khoán, doanh nghiệp bị hủy niêm yết bắt buộc có thể quay trở lại sàn giao dịch nếu thuộc trường hợp đặc biệt cần duy trì niêm yết.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa công bố việc lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi và bổ sung Luật Chứng khoán. Thời gian đăng tải lấy ý kiến đến ngày 5/1.
Đáng chú ý, tại dự thảo, Điều 120 về hủy niêm yết cổ phiếu bắt buộc sẽ được bổ sung thêm Khoản 7 với nội dung “Trường hợp đặc biệt cần duy trì niêm yết do Chính phủ xem xét, quyết định”. Đây có thể là điều khoản "mở đường" để cổ phiếu HVN của Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines tiếp tục được duy trì niêm yết trên HoSE.
Hiện tại, 2,2 tỷ cổ phiếu của hãng hàng không quốc gia Việt Nam vẫn đang đứng trước nguy cơ bị hủy niêm yết. Vietnam Airlines vi phạm cả 3 điều kiện gồm kết quả sản xuất kinh doanh thua lỗ trong 3 năm liên tục, tổng số lỗ luỹ kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp, vốn chủ sở hữu âm trong báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất trước thời điểm xem xét.
Theo báo cáo kiểm toán, năm 2022, Vietnam Airlines lỗ hơn 11.200 tỷ đồng, nâng khoản lỗ lũy kế tính đến cuối năm 2022 lên trên 35.000 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu của hãng theo đó đã âm 11.000 tỷ đồng.
Dù vậy, ông Trần Thanh Hiền, Kế toán trưởng Vietnam Airlines, cho biết hoàn cảnh của Vietnam Airlines là "tình huống rất đặc biệt".
Trong những năm trước dịch Covid-19, hãng luôn là một trong những doanh nghiệp đứng đầu trong nhóm có vốn hóa lớn, tài chính minh bạch, khả năng sinh lời cao trên HoSE. Tuy nhiên, dịch bệnh là yếu tố ảnh hưởng mang tính khách quan đã tác động nghiêm trọng đến ngành hàng không, và các hãng đều rơi vào tình trạng tương tự.
“Chúng tôi tin rằng cơ quan Nhà nước, cơ quan quản lý liên quan sẽ nghiên cứu, đánh giá yếu tố này khách quan, thận trọng và kỳ vọng cổ phiếu HVN vẫn tiếp tục niêm yết trên thị trường chứng khoán”, ông Hiền nói.
Với điều khoản bổ sung trong dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán nói trên, nếu được thông qua, Chính phủ có thể xem xét tiếp tục duy trì niêm yết đối với cổ phiếu HVN.
Cuối năm ngoái, HoSE quyết định đưa cổ phiếu HVN ra khỏi diện cảnh báo sau khi Vietnam Airlines đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên vào ngày 16/12, khắc phục được nguyên nhân dẫn đến chứng khoán bị đưa vào diện cảnh báo theo quy định.
Vietnam Airlines giảm lỗ sau kiểm toán nhờ giảm 200 tỷ đồng tiền lươngLỗ sau thuế của công ty mẹ Vietnam Airlines sau soát xét giảm gần 11%, tương đương giảm lỗ 142 tỷ đồng nhờ điều chỉnh giảm chi phí lương khoảng 200 tỷ.
20:31 29/12/2023
Vietnam Airlines miễn nhiệm Phó tổng giám đốc có thâm niên 35 nămÔng Trịnh Ngọc Thành là nhân sự gắn bó với Vietnam Airlines từ năm 1988 và sẽ rời vị trí lãnh đạo hãng bay này kể từ ngày 28/12.
10:43 29/12/2023
Thoát diện cảnh báo, cổ phiếu HVN tăng kịch trần 2 phiên liên tiếpCổ phiếu HVN của Vietnam Airlines đã tăng kịch biên độ 2 phiên liên tiếp. Diễn biến này xuất hiện sau khi HoSE đưa cổ phiếu HVN ra khỏi diện cảnh báo.
16:57 26/12/2023
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | |
Bộ Tài chính sửa khái niệm đồ uống có đường trước khi đánh thuế TTĐB | Sữa và các sản phẩm từ sữa sẽ được loại khỏi danh mục đồ uống chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Danh mục chịu thuế sẽ được xác định theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12828:2019. | Tại tờ trình đề nghị xây dựng dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) gửi Bộ Tư Pháp, Bộ Tài chính đã đề nghị giữ nguyên đề xuất bổ sung đồ uống có đường vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) sau khi ghi nhận 74 ý kiến nhất trí và 26 ý kiến khác về sắc thuế này.
Sẽ sửa khái niệm đồ uống có đường
Hiện một số đơn vị như Hội lương thực phẩm TP.HCM, Hiệp hội Sữa, Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam, Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (Amcham)... đề nghị chưa đưa mặt hàng đồ uống có đường vào diện chịu thuế.
Giải trình vấn đề này, Bộ Tài chính cho biết đã có nhiều nghiên cứu về tác hại của mặt hàng đồ uống có đường đến sức khỏe con người được các tổ chức y tế trong và ngoài nước công nhận. Mặt khác lượng tiêu thụ của người Việt Nam lại có xu hướng tăng dần theo từng năm.
Số liệu của WHO cũng cho thấy đã có khoảng 85 quốc gia áp dụng sắc thuế này vào đồ uống có đường. Một số quốc gia như Mexico, Thái Lan đã ghi nhận nhiều kết quả tích cực.
Sữa và các sản phẩm từ sữa được loại khỏi diện chịu thuế TTĐB. Ảnh: Fizzy.
Trong khi đó, nhiều đơn vị, cơ quan quản lý đề nghị loại trừ sữa và sản phẩm từ sữa, đồ uống có giá trị dinh dưỡng; cân nhắc áp dụng biện pháp hạn chế tiêu dùng với một số đồ uống có hàm lượng đường cao; quy định khái niệm “đồ uống có đường” tại Luật.
Về khía cạnh này, Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12828:2019 định nghĩa nước giải khát gồm nước giải khát có ga, nước uống tăng lực, nước uống điện giải, nước uống thể thao, nước giải khát có chứa chè, nước giải khát có chứa cà phê và nước giải khát có chứa nước trái cây. Bộ Tài chính cho rằng sữa và các loại sản phẩm từ sữa cũng là một loại đồ uống có đường nhưng không phải nước giải khát theo tiêu chuẩn này và là hàng hóa phục vụ mục đích dinh dưỡng cho con người.
Để tránh tiếp tục có những kiến nghị về vấn đề này, Bộ Tài chính sẽ sửa cụm từ “đồ uống có đường” thành “nước giải khát có đường theo Tiêu chuẩn Việt Nam” vào đối tượng chịu thuế TTĐB. Các mặt hàng như sữa, thực phẩm dạng lỏng dùng với mục đích dinh dưỡng, nước khoáng thiên nhiên và nước đóng chai, nước rau, quả và nectar (mật) rau, quả và sản phẩm từ cacao sẽ được loại trừ khỏi diện chịu thuế.
Bộ sẽ nghiên cứu quy định cụ thể mức thuế suất thuế TTĐB đối với nước giải khát theo hàm lượng đường nhất định sau khi dự án Luật được đăng ký vào Chương trình xây dựng Luật của Quốc hội để khuyến khích doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu nước giải khát có hàm lượng đường thấp.
Giữ quan điểm áp thuế TTĐB với game online
Ngoài đồ uống có đường, Bộ Tài chính cũng giữ nguyên đề xuất bổ sung “kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng được cấp phép tại Việt Nam theo quy định của pháp luật” vào đối tượng chịu thuế TTĐB.
Đến nay, phương án này nhận được 90 ý kiến nhất trí và 10 ý kiến khác. Nhóm ý kiến khác cho rằng cần có nghiên cứu, đánh giá tác động thêm, bổ sung tính thuyết phục hơn hoặc đề nghị không đưa game online vào đối tượng chịu TTĐB.
Về lý do, nhóm phản biện cho biết game online là dịch vụ được khuyến khích phát triển nêu tại Nghị định 71/2007/NĐ-CP và Quyết định 749/QĐ-TTg về Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2023.
Ngoài ra, game online có tiềm năng trở thành ngành công nghiệp không khói của Việt Nam. Hiện 5/10 doanh nghiệp Việt Nam nằm trong top 10 doanh nghiệp phát hành game lớn nhất khu vực. Doanh thu game online năm 2022 của khu vực Đông Nam Á là 4,5 tỷ USD, trong đó Việt Nam chiếm 507 triệu USD.
Theo cơ quan soạn thảo, game online gây ra nhiều tác hại tới sức khỏe người dùng. Ảnh: Forbes.
Song, Bộ Tài chính cho biết báo cáo nghiên cứu của Viện Sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) lưu ý game online cũng có tác động tiêu cực đến người chơi đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên, tạo ra các vấn đề về sức khỏe thể chất cùng sức khỏe tâm thần.
Doanh thu ngành game online tăng trưởng khá trong các năm vừa qua. Từ 7.581 tỷ đồng vào năm 2019 lên 11.486 tỷ đồng vào năm 2021 và dự kiến đạt 12.000 tỷ đồng vào năm 2022.
“Do vậy, cần thiết đưa kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng vào nhóm đối tượng chịu thuế TTĐB để định hướng tiêu dùng nhất là với thanh thiếu niên cũng như mở rộng nguồn thu mới cho ngân sách Nhà nước”, Bộ Tài chính lập luận.
Các ý kiến phản biện cũng đề cập việc đưa ngành game online trong nước vào diện chịu thuế TTĐB có thể dịch chuyển hành vi tiêu dùng của người chơi sang các mặt hàng được cung cấp bởi doanh nghiệp nước ngoài hay buộc doanh nghiệp Việt Nam chuyển trụ sở chính ra nước ngoài.
Về vấn đề này, Bộ Thông tin và Truyền thông đang quy định game online cung cấp tại Việt Nam phải do doanh nghiệp trong nước phát hành. Doanh nghiệp muốn kinh doanh game online phải đáp ứng nhiều điều kiện như thành lập tại Việt Nam, được cấp ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện ngay cả với trường hợp doanh nghiệp nước ngoài muốn cung cấp game online tại Việt Nam. Đối với game lậu, Bộ có trách nhiệm tăng cường quản lý và phối hợp các bên liên quan để rà soát, gỡ bỏ game lậu.
Dù chưa có chính sách thuế TTĐB nhưng thực tế cho thấy doanh nghiệp Việt Nam vẫn chọn đóng trụ sở ở nước ngoài để sản xuất. Có nhiều yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn đầu tư ở nước ngoài như danh tiếng, vị thế, thủ tục hành chính. Do vậy Bộ Tài chính tin rằng ý kiến liên quan đến việc khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam chuyển hướng đầu tư ra nước ngoài là chưa phù hợp.
Chính phủ trình Quốc hội thông qua việc giảm thuế VAT đến hết năm nayChính sách này sẽ có hiệu lực thi hành từ khi Nghị quyết được thông qua đến hết năm nay, tương đương thời gian dự kiến áp dụng trong vòng 6 tháng.
16:11 8/5/2023
Chuyên gia: Áp thuế là biện pháp hiệu quả nhất để hạn chế đồ uống ngọtBên cạnh định nghĩa đồ uống có đường, các chuyên gia cho rằng cần xác định rõ tính hiệu quả, khả năng tác động của sắc thuế mới tới người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp sản xuất.
11:30 8/4/2023
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | Bộ Tài chính sửa khái niệm đồ uống có đường trước khi đánh thuế TTĐB
Sữa và các sản phẩm từ sữa sẽ được loại khỏi danh mục đồ uống chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Danh mục chịu thuế sẽ được xác định theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12828:2019.
Tại tờ trình đề nghị xây dựng dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) gửi Bộ Tư Pháp, Bộ Tài chính đã đề nghị giữ nguyên đề xuất bổ sung đồ uống có đường vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) sau khi ghi nhận 74 ý kiến nhất trí và 26 ý kiến khác về sắc thuế này.
Sẽ sửa khái niệm đồ uống có đường
Hiện một số đơn vị như Hội lương thực phẩm TP.HCM, Hiệp hội Sữa, Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam, Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (Amcham)... đề nghị chưa đưa mặt hàng đồ uống có đường vào diện chịu thuế.
Giải trình vấn đề này, Bộ Tài chính cho biết đã có nhiều nghiên cứu về tác hại của mặt hàng đồ uống có đường đến sức khỏe con người được các tổ chức y tế trong và ngoài nước công nhận. Mặt khác lượng tiêu thụ của người Việt Nam lại có xu hướng tăng dần theo từng năm.
Số liệu của WHO cũng cho thấy đã có khoảng 85 quốc gia áp dụng sắc thuế này vào đồ uống có đường. Một số quốc gia như Mexico, Thái Lan đã ghi nhận nhiều kết quả tích cực.
Sữa và các sản phẩm từ sữa được loại khỏi diện chịu thuế TTĐB. Ảnh: Fizzy.
Trong khi đó, nhiều đơn vị, cơ quan quản lý đề nghị loại trừ sữa và sản phẩm từ sữa, đồ uống có giá trị dinh dưỡng; cân nhắc áp dụng biện pháp hạn chế tiêu dùng với một số đồ uống có hàm lượng đường cao; quy định khái niệm “đồ uống có đường” tại Luật.
Về khía cạnh này, Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12828:2019 định nghĩa nước giải khát gồm nước giải khát có ga, nước uống tăng lực, nước uống điện giải, nước uống thể thao, nước giải khát có chứa chè, nước giải khát có chứa cà phê và nước giải khát có chứa nước trái cây. Bộ Tài chính cho rằng sữa và các loại sản phẩm từ sữa cũng là một loại đồ uống có đường nhưng không phải nước giải khát theo tiêu chuẩn này và là hàng hóa phục vụ mục đích dinh dưỡng cho con người.
Để tránh tiếp tục có những kiến nghị về vấn đề này, Bộ Tài chính sẽ sửa cụm từ “đồ uống có đường” thành “nước giải khát có đường theo Tiêu chuẩn Việt Nam” vào đối tượng chịu thuế TTĐB. Các mặt hàng như sữa, thực phẩm dạng lỏng dùng với mục đích dinh dưỡng, nước khoáng thiên nhiên và nước đóng chai, nước rau, quả và nectar (mật) rau, quả và sản phẩm từ cacao sẽ được loại trừ khỏi diện chịu thuế.
Bộ sẽ nghiên cứu quy định cụ thể mức thuế suất thuế TTĐB đối với nước giải khát theo hàm lượng đường nhất định sau khi dự án Luật được đăng ký vào Chương trình xây dựng Luật của Quốc hội để khuyến khích doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu nước giải khát có hàm lượng đường thấp.
Giữ quan điểm áp thuế TTĐB với game online
Ngoài đồ uống có đường, Bộ Tài chính cũng giữ nguyên đề xuất bổ sung “kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng được cấp phép tại Việt Nam theo quy định của pháp luật” vào đối tượng chịu thuế TTĐB.
Đến nay, phương án này nhận được 90 ý kiến nhất trí và 10 ý kiến khác. Nhóm ý kiến khác cho rằng cần có nghiên cứu, đánh giá tác động thêm, bổ sung tính thuyết phục hơn hoặc đề nghị không đưa game online vào đối tượng chịu TTĐB.
Về lý do, nhóm phản biện cho biết game online là dịch vụ được khuyến khích phát triển nêu tại Nghị định 71/2007/NĐ-CP và Quyết định 749/QĐ-TTg về Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2023.
Ngoài ra, game online có tiềm năng trở thành ngành công nghiệp không khói của Việt Nam. Hiện 5/10 doanh nghiệp Việt Nam nằm trong top 10 doanh nghiệp phát hành game lớn nhất khu vực. Doanh thu game online năm 2022 của khu vực Đông Nam Á là 4,5 tỷ USD, trong đó Việt Nam chiếm 507 triệu USD.
Theo cơ quan soạn thảo, game online gây ra nhiều tác hại tới sức khỏe người dùng. Ảnh: Forbes.
Song, Bộ Tài chính cho biết báo cáo nghiên cứu của Viện Sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) lưu ý game online cũng có tác động tiêu cực đến người chơi đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên, tạo ra các vấn đề về sức khỏe thể chất cùng sức khỏe tâm thần.
Doanh thu ngành game online tăng trưởng khá trong các năm vừa qua. Từ 7.581 tỷ đồng vào năm 2019 lên 11.486 tỷ đồng vào năm 2021 và dự kiến đạt 12.000 tỷ đồng vào năm 2022.
“Do vậy, cần thiết đưa kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng vào nhóm đối tượng chịu thuế TTĐB để định hướng tiêu dùng nhất là với thanh thiếu niên cũng như mở rộng nguồn thu mới cho ngân sách Nhà nước”, Bộ Tài chính lập luận.
Các ý kiến phản biện cũng đề cập việc đưa ngành game online trong nước vào diện chịu thuế TTĐB có thể dịch chuyển hành vi tiêu dùng của người chơi sang các mặt hàng được cung cấp bởi doanh nghiệp nước ngoài hay buộc doanh nghiệp Việt Nam chuyển trụ sở chính ra nước ngoài.
Về vấn đề này, Bộ Thông tin và Truyền thông đang quy định game online cung cấp tại Việt Nam phải do doanh nghiệp trong nước phát hành. Doanh nghiệp muốn kinh doanh game online phải đáp ứng nhiều điều kiện như thành lập tại Việt Nam, được cấp ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện ngay cả với trường hợp doanh nghiệp nước ngoài muốn cung cấp game online tại Việt Nam. Đối với game lậu, Bộ có trách nhiệm tăng cường quản lý và phối hợp các bên liên quan để rà soát, gỡ bỏ game lậu.
Dù chưa có chính sách thuế TTĐB nhưng thực tế cho thấy doanh nghiệp Việt Nam vẫn chọn đóng trụ sở ở nước ngoài để sản xuất. Có nhiều yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn đầu tư ở nước ngoài như danh tiếng, vị thế, thủ tục hành chính. Do vậy Bộ Tài chính tin rằng ý kiến liên quan đến việc khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam chuyển hướng đầu tư ra nước ngoài là chưa phù hợp.
Chính phủ trình Quốc hội thông qua việc giảm thuế VAT đến hết năm nayChính sách này sẽ có hiệu lực thi hành từ khi Nghị quyết được thông qua đến hết năm nay, tương đương thời gian dự kiến áp dụng trong vòng 6 tháng.
16:11 8/5/2023
Chuyên gia: Áp thuế là biện pháp hiệu quả nhất để hạn chế đồ uống ngọtBên cạnh định nghĩa đồ uống có đường, các chuyên gia cho rằng cần xác định rõ tính hiệu quả, khả năng tác động của sắc thuế mới tới người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp sản xuất.
11:30 8/4/2023
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | |
Chuyên gia: 'Fed là vấn đề lớn nhất trong nền tài chính Mỹ' | Theo giới chuyên gia, chính sách của Fed trong thập kỷ qua và việc hạ lãi suất mới chính là nguồn gốc của loạt vấn đề trong hệ thống ngân hàng khu vực tại Mỹ. | Market Watch mới đây đã đưa tin theo ông Jim Grant - tác giả của ấn phẩm nổi tiếng Grant’s Interest Rate Observer (Tạm dịch: Người quan sát lãi suất) - tình thế tiến thoái lưỡng nan về trần nợ, cuộc khủng hoảng hiện tại của các ngân hàng khu vực và xu hướng thiên lệch của thị trường do lãi suất cực thấp ở Mỹ đều bắt nguồn từ một nhân tố chung. Đó là Cục Dự trữ Liên bang (Fed).
Trên thực tế, ông Grant từ lâu đã có quan điểm chỉ trích gay gắt đối với ngân hàng trung ương lớn nhất thế giới này. Ông cho rằng những năm qua, Fed đã gây ra nhiều thiệt hại cho nền kinh tế và thị trường tài chính Mỹ, đặc biệt là khi những thiệt hại đó đều "có thể lường trước được”.
Chủ tịch Fed Jerome Powell. Ảnh: Anna Moneymaker.
Lãi suất gần 0% là nguyên nhân
Theo vị tác giả nổi tiếng và cũng là một chuyên gia về thị trường tài chính, thời kỳ lãi suất thấp “một cách miễn cưỡng” trước đó - dao động ở mức bằng hoặc gần 0% - là nguồn cơn cho môi trường tài chính đầy thách thức ở thời điểm hiện tại.
“Chính sách của Fed trong 10-12 năm qua và việc hạ lãi suất nhìn chung đã gieo mầm cho một loạt vấn đề của các ngân hàng khu vực, cũng như rắc rối liên quan tới các khoản nợ hay trần nợ Mỹ”, ông Grant nhận xét.
Và đối với vị chuyên gia, Fed thậm chí mới là "vấn đề lớn nhất của nền tài chính”.
“Tôi cho rằng việc giảm lãi suất đã gây ra đủ loại biến tướng trong nền kinh tế”, ông Grant nói trong một cuộc phỏng vấn gần đây. “Việc này bóp méo hoạt động gửi tiết kiệm, khiến người người nhà nhà "phải quỳ gối soi đèn pin dưới đống đồ đạc" để kiếm lời từ khoản tiết kiệm của mình”.
Theo ông, những năm gần đây, cuộc đua lợi nhuận khiến nhiều nhà đầu tư bình thường rơi vào thế bị động, đồng thời cũng khiến các tổ chức tài chính mắc sai lầm, kể cả những ngân hàng như First Republic - đơn vị sở hữu một danh mục lớn gồm các khoản thế chấp khổng lồ của giới siêu giàu - cũng không nằm ngoài xu hướng.
Những tài sản đó đã liên tục giảm giá trị khi Fed tăng lãi suất trong suốt cả năm qua để chống lạm phát. Và điều nguy hiểm hơn là chính sách tiền tệ siết chặt của cơ quan này chưa đủ thành công khi lạm phát Mỹ vẫn ở mức cao dai dẳng với 4,9% trong tháng 5 - dù đã giảm từ mức kỷ lục 9,1% của tháng 6/2022.
Hiện tại, sau khi đã chịu đựng từ mức lãi suất 0% lên 5-5,25%, thị trường đang kỳ vọng Fed sẽ ngừng tăng lãi suất trong cuộc họp vào giữa tháng 6 tới.
Chính sách kém hiệu quả
Ngoài những ý kiến trên, ông Grant còn cho rằng sự căng thẳng trên thị trường dưới tác động của các đợt tăng lãi suất sẽ khiến Fed phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp. Sự sụp đổ liên tiếp của các tổ chức tài chính, bao gồm ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB), Signature Bank và First Republic đang đè nặng lên toàn hệ thống ngân hàng Mỹ.
Và những căng thẳng này chính là một trong những "hậu quả ngoài ý muốn" mà ông nhắc đến trước đó. Những lo lắng bên trong hệ thống ngân hàng có thể khiến các tổ chức tài chính nước này trở nên ngần ngại trong việc cho vay, gây thêm áp lực đối với nền kinh tế đang suy giảm tăng trưởng.
Bên cạnh đó, những lo ngại về tình hình tài chính của Chính phủ - với việc tìm cách nâng trần nợ công trong bối cảnh Quốc hội chia rẽ - cũng làm dấy lên nhiều quan ngại.
Ông Grant cho rằng rắc rối trong hệ thống SVB, First Republic Bank hay Signature Bank đều đến từ Fed. Ảnh: Mike Segar.
Cùng với đó, ngày càng xuất hiện nhiều dự báo cho rằng Mỹ sẽ rơi vào suy thoái. Một chỉ báo của Ngân hàng Dự trữ New York mới đây thậm chí cho thấy khả năng nền kinh tế lớn nhất suy thoái trong 12 tháng tới là gần 70%.
Và khi mà Fed dừng tăng lãi suất vào tháng 6 tới, khả năng cao lạm phát sẽ quay đầu tăng trở lại.
Hơn cả thế, ông Grant còn cho rằng thị trường đã quen với lãi suất quá thấp trong thời gian dài. “Fed đã phạm phải một loạt sai lầm trong cả thập kỷ trước, và bảng cân đối kế toán của họ chẳng khác gì First Republic Bank”, ông cho biết.
“Tất nhiên Fed không phải First Republic Bank hay SVB nhưng bảng cân đối kế toán của họ thì y hệt, đặc biệt là việc kiếm được 2% từ tài sản nhưng mất tới 4-5% để trả nợ”, vị chuyên gia giải thích. “Đây là minh chứng cho các vấn đề gây ra bởi lãi suất thấp trong thời gian dài”.
Nghịch lý trong ván cược vào kinh tế Mỹ của Chủ tịch Fed Jerome PowellChủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell cho rằng nền kinh tế Mỹ có thể vượt qua suy thoái, tuy nhiên, những gì đang diễn ra đều đi ngược lại mong muốn của ông.
19:00 8/5/2023
Lạm phát Mỹ khó giảm vì người tiêu dùng đã quen với giá caoTheo Wall Street Journal, dù đã từng ám ảnh vì lạm phát, sự quan tâm của công chúng Mỹ giờ đây không còn tập trung vào vấn đề này.
19:09 12/5/2023
Tỷ phú Buffett nói về nguy cơ vỡ nợ của MỹHuyền thoại đầu tư Warren Buffett cho rằng "mọi thứ sẽ trở thành thảm họa" nếu chính phủ Mỹ không điều chỉnh hạn mức nợ công.
14:10 9/5/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | Chuyên gia: 'Fed là vấn đề lớn nhất trong nền tài chính Mỹ'
Theo giới chuyên gia, chính sách của Fed trong thập kỷ qua và việc hạ lãi suất mới chính là nguồn gốc của loạt vấn đề trong hệ thống ngân hàng khu vực tại Mỹ.
Market Watch mới đây đã đưa tin theo ông Jim Grant - tác giả của ấn phẩm nổi tiếng Grant’s Interest Rate Observer (Tạm dịch: Người quan sát lãi suất) - tình thế tiến thoái lưỡng nan về trần nợ, cuộc khủng hoảng hiện tại của các ngân hàng khu vực và xu hướng thiên lệch của thị trường do lãi suất cực thấp ở Mỹ đều bắt nguồn từ một nhân tố chung. Đó là Cục Dự trữ Liên bang (Fed).
Trên thực tế, ông Grant từ lâu đã có quan điểm chỉ trích gay gắt đối với ngân hàng trung ương lớn nhất thế giới này. Ông cho rằng những năm qua, Fed đã gây ra nhiều thiệt hại cho nền kinh tế và thị trường tài chính Mỹ, đặc biệt là khi những thiệt hại đó đều "có thể lường trước được”.
Chủ tịch Fed Jerome Powell. Ảnh: Anna Moneymaker.
Lãi suất gần 0% là nguyên nhân
Theo vị tác giả nổi tiếng và cũng là một chuyên gia về thị trường tài chính, thời kỳ lãi suất thấp “một cách miễn cưỡng” trước đó - dao động ở mức bằng hoặc gần 0% - là nguồn cơn cho môi trường tài chính đầy thách thức ở thời điểm hiện tại.
“Chính sách của Fed trong 10-12 năm qua và việc hạ lãi suất nhìn chung đã gieo mầm cho một loạt vấn đề của các ngân hàng khu vực, cũng như rắc rối liên quan tới các khoản nợ hay trần nợ Mỹ”, ông Grant nhận xét.
Và đối với vị chuyên gia, Fed thậm chí mới là "vấn đề lớn nhất của nền tài chính”.
“Tôi cho rằng việc giảm lãi suất đã gây ra đủ loại biến tướng trong nền kinh tế”, ông Grant nói trong một cuộc phỏng vấn gần đây. “Việc này bóp méo hoạt động gửi tiết kiệm, khiến người người nhà nhà "phải quỳ gối soi đèn pin dưới đống đồ đạc" để kiếm lời từ khoản tiết kiệm của mình”.
Theo ông, những năm gần đây, cuộc đua lợi nhuận khiến nhiều nhà đầu tư bình thường rơi vào thế bị động, đồng thời cũng khiến các tổ chức tài chính mắc sai lầm, kể cả những ngân hàng như First Republic - đơn vị sở hữu một danh mục lớn gồm các khoản thế chấp khổng lồ của giới siêu giàu - cũng không nằm ngoài xu hướng.
Những tài sản đó đã liên tục giảm giá trị khi Fed tăng lãi suất trong suốt cả năm qua để chống lạm phát. Và điều nguy hiểm hơn là chính sách tiền tệ siết chặt của cơ quan này chưa đủ thành công khi lạm phát Mỹ vẫn ở mức cao dai dẳng với 4,9% trong tháng 5 - dù đã giảm từ mức kỷ lục 9,1% của tháng 6/2022.
Hiện tại, sau khi đã chịu đựng từ mức lãi suất 0% lên 5-5,25%, thị trường đang kỳ vọng Fed sẽ ngừng tăng lãi suất trong cuộc họp vào giữa tháng 6 tới.
Chính sách kém hiệu quả
Ngoài những ý kiến trên, ông Grant còn cho rằng sự căng thẳng trên thị trường dưới tác động của các đợt tăng lãi suất sẽ khiến Fed phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp. Sự sụp đổ liên tiếp của các tổ chức tài chính, bao gồm ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB), Signature Bank và First Republic đang đè nặng lên toàn hệ thống ngân hàng Mỹ.
Và những căng thẳng này chính là một trong những "hậu quả ngoài ý muốn" mà ông nhắc đến trước đó. Những lo lắng bên trong hệ thống ngân hàng có thể khiến các tổ chức tài chính nước này trở nên ngần ngại trong việc cho vay, gây thêm áp lực đối với nền kinh tế đang suy giảm tăng trưởng.
Bên cạnh đó, những lo ngại về tình hình tài chính của Chính phủ - với việc tìm cách nâng trần nợ công trong bối cảnh Quốc hội chia rẽ - cũng làm dấy lên nhiều quan ngại.
Ông Grant cho rằng rắc rối trong hệ thống SVB, First Republic Bank hay Signature Bank đều đến từ Fed. Ảnh: Mike Segar.
Cùng với đó, ngày càng xuất hiện nhiều dự báo cho rằng Mỹ sẽ rơi vào suy thoái. Một chỉ báo của Ngân hàng Dự trữ New York mới đây thậm chí cho thấy khả năng nền kinh tế lớn nhất suy thoái trong 12 tháng tới là gần 70%.
Và khi mà Fed dừng tăng lãi suất vào tháng 6 tới, khả năng cao lạm phát sẽ quay đầu tăng trở lại.
Hơn cả thế, ông Grant còn cho rằng thị trường đã quen với lãi suất quá thấp trong thời gian dài. “Fed đã phạm phải một loạt sai lầm trong cả thập kỷ trước, và bảng cân đối kế toán của họ chẳng khác gì First Republic Bank”, ông cho biết.
“Tất nhiên Fed không phải First Republic Bank hay SVB nhưng bảng cân đối kế toán của họ thì y hệt, đặc biệt là việc kiếm được 2% từ tài sản nhưng mất tới 4-5% để trả nợ”, vị chuyên gia giải thích. “Đây là minh chứng cho các vấn đề gây ra bởi lãi suất thấp trong thời gian dài”.
Nghịch lý trong ván cược vào kinh tế Mỹ của Chủ tịch Fed Jerome PowellChủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell cho rằng nền kinh tế Mỹ có thể vượt qua suy thoái, tuy nhiên, những gì đang diễn ra đều đi ngược lại mong muốn của ông.
19:00 8/5/2023
Lạm phát Mỹ khó giảm vì người tiêu dùng đã quen với giá caoTheo Wall Street Journal, dù đã từng ám ảnh vì lạm phát, sự quan tâm của công chúng Mỹ giờ đây không còn tập trung vào vấn đề này.
19:09 12/5/2023
Tỷ phú Buffett nói về nguy cơ vỡ nợ của MỹHuyền thoại đầu tư Warren Buffett cho rằng "mọi thứ sẽ trở thành thảm họa" nếu chính phủ Mỹ không điều chỉnh hạn mức nợ công.
14:10 9/5/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | |
Lượng tài khoản giao dịch chứng khoán mở mới lại tăng vọt | Thị trường có tháng thứ 2 liên tiếp ghi nhận lượng tài khoản giao dịch chứng khoán mở mới vượt mốc 100.000 đơn vị khi nhà đầu tư hào hứng trở lại kênh đầu tư chứng khoán. | Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) vừa công bố số liệu thống kê lượng tài khoản giao dịch chứng khoán mở mới trong tháng 6, với mức tăng trưởng mạnh khi các chỉ số chứng khoán phục hồi.
Cụ thể, trong tháng 6, nhà đầu tư trong nước đã mở mới 145.864 tài khoản mới, nối dài đà tăng trưởng các tháng gần đây. Con số này đã tăng hơn 45.000 tài khoản so với tháng 5 và là mức cao nhất trong vòng 10 tháng kể từ tháng 9/2022 đến nay.
Trong đó, các cá nhân vẫn là nhóm nhà đầu tư chính mở mới tài khoản giao dịch chứng khoán trong tháng vừa qua với 145.856 tài khoản. Trong khi các tổ chức trong nước chỉ mở mới 8 tài khoản.
Với lượng tài khoản giao dịch chứng khoán mở mới kể trên, tổng số tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư nhỏ lẻ trong nước đã vượt mức 7,25 triệu tài khoản, tương đương khoảng 7,2% dân số.
Cũng trong tháng 6, nhóm nhà đầu tư cá nhân nước ngoài đã mở mới 174 tài khoản chứng khoán và tổ chức nước ngoài có thêm 22 tài khoản trong tháng.
TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN MỞ MỚI CỦA CÁ NHÂN TRONG NƯỚC Nhãn T7/2021 T8 T9 T10 T11 T12 T1/2022 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 T1/2023 T2 T3 T4 T5 T6 Số lượng Tài khoản 101078 120379 114713 129568 220602 226390 194305 210765 270011 230765 476332 466071 195709 152398 102144 96290 88334 98785 35813 62731 39428 22638 104624 145856
Nhà đầu tư hào hứng mở mới tài khoản chứng khoán trở lại trong bối cảnh thị trường chung tiếp đà hồi phục. Chỉ số VN-Index đã tăng hơn 4% trong tháng 6, qua đó đưa tổng mức hồi phục kể từ đầu năm lên 11,1%.
Đà đi lên của thị trường chứng khoán Việt Nam được hỗ trợ bởi các yếu tố vĩ mô trong và ngoài nước, đặc biệt hơn là sự ủng hộ của dòng tiền nội khối với kênh đầu tư chứng khoán.
Đồng pha với sự gia tăng về thanh khoản, các công ty chứng khoán lớn cũng tung ra các chương trình kích thích về phí giao dịch, lãi vay margin và nhiều ưu đãi khác để thu hút nhà đầu tư mới cũng như nhà đầu tư cũ trở lại.
Thị trường chứng khoán Việt đã ghi nhận giao dịch sôi động trở lại với một số phiên có thanh khoản chạm ngưỡng tỷ USD. Riêng trên HoSE, giá trị giao dịch khớp lệnh bình quân đạt trên 15.000 tỷ đồng/phiên, tăng hơn 40% so với tháng trước và là mức cao nhất trong hơn một năm kể từ tháng 4/2022.
Kênh chứng khoán được hưởng lợi từ xu hướng hạ lãi suất điều hành của Ngân hàng nhà nước khi đã có 4 lần điều chỉnh giảm và vẫn có định hướng hạ mặt bằng lãi suất trong thời gian tới. Định hướng này của NHNN đã kích hoạt một lượng tiền lớn từ ngân hàng chảy sang kênh chứng khoán.
Quỹ ngoại Pyn Elite Fund nhận định một phần tiền gửi ngân hàng đã chuyển sang cổ phiếu và đẩy giá trị giao dịch trung bình hàng ngày tăng lên. Ngoài ra, margin cũng được kích hoạt sau khi lãi suất có xu hướng quay đầu giảm.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | Lượng tài khoản giao dịch chứng khoán mở mới lại tăng vọt
Thị trường có tháng thứ 2 liên tiếp ghi nhận lượng tài khoản giao dịch chứng khoán mở mới vượt mốc 100.000 đơn vị khi nhà đầu tư hào hứng trở lại kênh đầu tư chứng khoán.
Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) vừa công bố số liệu thống kê lượng tài khoản giao dịch chứng khoán mở mới trong tháng 6, với mức tăng trưởng mạnh khi các chỉ số chứng khoán phục hồi.
Cụ thể, trong tháng 6, nhà đầu tư trong nước đã mở mới 145.864 tài khoản mới, nối dài đà tăng trưởng các tháng gần đây. Con số này đã tăng hơn 45.000 tài khoản so với tháng 5 và là mức cao nhất trong vòng 10 tháng kể từ tháng 9/2022 đến nay.
Trong đó, các cá nhân vẫn là nhóm nhà đầu tư chính mở mới tài khoản giao dịch chứng khoán trong tháng vừa qua với 145.856 tài khoản. Trong khi các tổ chức trong nước chỉ mở mới 8 tài khoản.
Với lượng tài khoản giao dịch chứng khoán mở mới kể trên, tổng số tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư nhỏ lẻ trong nước đã vượt mức 7,25 triệu tài khoản, tương đương khoảng 7,2% dân số.
Cũng trong tháng 6, nhóm nhà đầu tư cá nhân nước ngoài đã mở mới 174 tài khoản chứng khoán và tổ chức nước ngoài có thêm 22 tài khoản trong tháng.
TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN MỞ MỚI CỦA CÁ NHÂN TRONG NƯỚC Nhãn T7/2021 T8 T9 T10 T11 T12 T1/2022 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 T1/2023 T2 T3 T4 T5 T6 Số lượng Tài khoản 101078 120379 114713 129568 220602 226390 194305 210765 270011 230765 476332 466071 195709 152398 102144 96290 88334 98785 35813 62731 39428 22638 104624 145856
Nhà đầu tư hào hứng mở mới tài khoản chứng khoán trở lại trong bối cảnh thị trường chung tiếp đà hồi phục. Chỉ số VN-Index đã tăng hơn 4% trong tháng 6, qua đó đưa tổng mức hồi phục kể từ đầu năm lên 11,1%.
Đà đi lên của thị trường chứng khoán Việt Nam được hỗ trợ bởi các yếu tố vĩ mô trong và ngoài nước, đặc biệt hơn là sự ủng hộ của dòng tiền nội khối với kênh đầu tư chứng khoán.
Đồng pha với sự gia tăng về thanh khoản, các công ty chứng khoán lớn cũng tung ra các chương trình kích thích về phí giao dịch, lãi vay margin và nhiều ưu đãi khác để thu hút nhà đầu tư mới cũng như nhà đầu tư cũ trở lại.
Thị trường chứng khoán Việt đã ghi nhận giao dịch sôi động trở lại với một số phiên có thanh khoản chạm ngưỡng tỷ USD. Riêng trên HoSE, giá trị giao dịch khớp lệnh bình quân đạt trên 15.000 tỷ đồng/phiên, tăng hơn 40% so với tháng trước và là mức cao nhất trong hơn một năm kể từ tháng 4/2022.
Kênh chứng khoán được hưởng lợi từ xu hướng hạ lãi suất điều hành của Ngân hàng nhà nước khi đã có 4 lần điều chỉnh giảm và vẫn có định hướng hạ mặt bằng lãi suất trong thời gian tới. Định hướng này của NHNN đã kích hoạt một lượng tiền lớn từ ngân hàng chảy sang kênh chứng khoán.
Quỹ ngoại Pyn Elite Fund nhận định một phần tiền gửi ngân hàng đã chuyển sang cổ phiếu và đẩy giá trị giao dịch trung bình hàng ngày tăng lên. Ngoài ra, margin cũng được kích hoạt sau khi lãi suất có xu hướng quay đầu giảm.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | |
Dòng tiền đầu tư chảy vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe | Các chuyên gia phân tích dự báo ngành chăm sóc sức khỏe sẽ duy trì đà tăng trưởng bình quân giai đoạn 2023-2025 lên tới 15%/năm. | Trong báo cáo triển vọng về ngành chăm sóc sức khoẻ tại Việt Nam do Kirin Capital công bố, đơn vị phân tích cho biết quy mô thị trường của ngành này đang gia tăng nhanh chóng.
Điều này thể hiện ở tổng chi tiêu cho y tế tại Việt Nam đã tăng từ 16,1 tỷ USD lên đến 22 tỷ USD trong giai đoạn 2017-2022. Ngoài ra, chi tiêu cho y tế/GDP của Việt Nam cũng tăng từ 4,52% hồi năm 2016 lên khoảng 6,5% năm 2022.
Quy mô ngành chăm sóc sức khỏe của Việt Nam giai đoạn 2017-2022. Nguồn: Fitch Solution.
Triển vọng lớn
Thống kê của Bộ Y tế cho biết trong vòng 10 năm trở lại đây, tổng chi tiêu y tế trên đầu người của Việt Nam đã tăng bình quân 11%/năm. Số lượt đến bệnh viện khám chữa bệnh trung bình của mỗi người dân Việt Nam cũng đã tăng từ 1,89 lượt/năm trong năm 2010 lên 2,95 lượt/năm trong năm 2020.
Tuy nhiên, số lượt khám chữa bệnh của người Việt vẫn thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực như Thái Lan (3,5 lượt/năm), Trung Quốc (4,9 lượt/năm) và một số nước cao đáng kể như Nhật (12,2 lượt/năm). Do đó, sẽ còn nhiều dư địa cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong thời gian tới.
Trong khi đó, cơ sở vật chất ngành chăm sóc sức khỏe đã thay đổi rất nhiều trong vài năm trở lại đây.
Năm 2010, toàn thị trường mới có khoảng 1.189 bệnh viện với trung bình 22 giường bệnh/10.000 người thì con số này năm 2021 đã là 1.580 bệnh viện và 29 giường bệnh/10.000 người.
Ngoài ra, thời gian lưu trú trung bình ở bệnh viện đã giảm dần từ bình quân 11 ngày trong năm 2014 xuống còn 6 ngày năm 2021, đồng thời chênh lệch giữa số lượng bệnh nhân nội trú và bệnh nhân ngoại trú ngày càng gia tăng.
Trong cuộc khảo sát vào cuối năm 2022, Vietnam Report đánh giá chăm sóc sức khỏe là 1 trong 3 ngành (cùng với công nghệ thông tin, viễn thông và vận tải - logistics) có tiềm năng tăng trưởng tốt trong 2-3 năm tới.
Điều này là nhờ cơ cấu dân số trẻ của Việt Nam đang có tốc độ già hóa nhanh, người dân ngày càng quan tâm đến chăm sóc sức khỏe với những biến cố về ô nhiễm môi trường, thiên tai và dịch bệnh, dẫn đến mức chi tiêu cho y tế gia tăng.
Dự báo Việt Nam sẽ tiếp tục nằm trong nhóm 20 quốc gia có mức tăng trưởng ngành chăm sóc sức khỏe mạnh và ổn định nhất thế giới.
Cùng với đó, Kirin Capital dự báo ngành chăm sóc sức khỏe sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trong những năm tới với mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2023-2025 là 15%/năm.
Còn Công ty kiểm toán PwC dự báo ngành y tế sẽ là một trong số ít lĩnh vực hàng đầu thu hút vốn FDI vào Việt Nam, trong bối cảnh chung các doanh nghiệp rơi vào "mùa đông" gọi vốn. Quy mô thị trường chăm sóc sức khỏe trong nước sẽ tăng dần qua từng năm khi tổng chi tiêu y tế ở Việt Nam ước đạt 23,3 tỷ USD vào năm 2025.
Khối bệnh viện tư nhân và dịch vụ E-health còn nhiều dư địa tăng trưởng trong vài năm tới. Ảnh: Quỳnh Danh.
Tiềm năng tăng trưởng ở các bệnh viện tư nhân
Theo Công ty đầu tư Kirin Capital, xu hướng dịch chuyển từ khám chữa bệnh tại bệnh viện công sang bệnh viện tư sẽ tiếp tục được duy trì trong những năm tới khi thu nhập người dân tăng, và việc khám bệnh tại đây có ưu điểm là nhanh chóng về mặt thời gian.
Theo khảo sát của Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam, tính tới hết năm 2022, toàn thị trường trong nước có gần 320 bệnh viện tư với hơn 22.000 giường bệnh và 38.000 phòng khám tư, đáp ứng gần 20% tổng số bệnh viện và hơn 8% tổng số giường bệnh.
Tại châu Á, y tế tư nhân bình quân chiếm 20-30% trong hệ thống y tế. Còn ở Việt Nam, tỷ lệ y tế tư nhân chỉ chiếm 5,4%. Đó là lý do dòng vốn tư nhân sẽ còn tiếp tục đổ vào lĩnh vực y tế trong thời gian tới.
Ngoài ra, theo Nghị quyết 20 về việc chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân thì đến năm 2025 phấn đấu tỷ lệ giường bệnh tư nhân đạt 10% và đạt 15% vào năm 2030. Hiện tại, tỷ lệ giường bệnh của nhóm bệnh viện tư nhân chỉ chiếm hơn 5% tổng số giường bệnh cả nước. Do đó, dư địa phát triển và mở rộng của nhóm bệnh viện tư nhân là rất lớn trong những năm tới.
Chưa kể, Việt Nam có tốc độ tăng dân số lớp trung lưu nhanh nhất Đông Nam Á. Thu nhập tăng của tầng lớp trung lưu dẫn đến việc tăng cường chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là trong y tế tư nhân. Chi tiêu chăm sóc sức khỏe bình quân đầu người tại Việt Nam được dự kiến tăng 12,4% hàng năm.
Với thị trường sức khỏe số (eHealth) của Việt Nam, đây được đánh giá là thị trường đang ở giai đoạn sơ khai và thử nghiệm. Quy mô thị trường năm 2022 là hơn 800 triệu USD, tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) trong giai đoạn 2017-2022 lên tới 38,4%. Dự báo quy mô thị trường này sẽ đạt 1,4 tỷ USD vào năm 2027 cho thấy dư địa ngành này rất lớn và là xu hướng tất yếu trong tương lai.
Hiện hoạt động startup trong mảng E-health ở Việt Nam đã và đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các quỹ đầu tư. Thực tế có rất nhiều dự án startup đã kêu gọi vốn thành công.
Các dự án tập trung chủ yếu các lĩnh vực như y tế từ xa như Jio Health gọi vốn thành công 27,7 triệu USD, Wellcare gọi vốn thành công 0,534 triệu USD; app chăm sóc sức khoẻ Edoctor được rót 1,2 triệu USD, Doctor Anywhere gọi vốn thành công 27 triệu USD; chuỗi bán lẻ dược phẩm với Pharmacity gọi vốn thành công gần 32 triệu USD, BuyMed gọi vốn thành công 12 triệu USD...
Tri thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành. Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.
Vé Tết từ TP.HCM bay về các tỉnh khan hiếm, khứ hồi 13 triệu đồngHiện tại, không còn nhiều vé từ TP.HCM bay về Tuy Hoà, Quy Nhơn, Vinh và Thanh Hoá trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới.
11:38 9/1/2024
FLC quá hạn nộp thuế hơn 678 tỷ đồngĐây là số tiền FLC không chấp hành nộp theo thông báo của nhiều cục/chi cục thuế như Hà Nội, Quảng Bình, TP Hạ Long, TP Sầm Sơn - Quảng Xương, Ban quản lý Khu kinh tế TP Quy Nhơn.
11:03 9/1/2024
Deutsche EuroShop AG thông báo mua lại cổ phiếu quỹDeutsche EuroShop AG (XTRA: DEQ) - công ty đầu tư lớn trong lĩnh vực trung tâm mua sắm tại Đức - vừa thông báo về việc mua lại cổ phiếu quỹ.
11:00 9/1/2024 | Dòng tiền đầu tư chảy vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe
Các chuyên gia phân tích dự báo ngành chăm sóc sức khỏe sẽ duy trì đà tăng trưởng bình quân giai đoạn 2023-2025 lên tới 15%/năm.
Trong báo cáo triển vọng về ngành chăm sóc sức khoẻ tại Việt Nam do Kirin Capital công bố, đơn vị phân tích cho biết quy mô thị trường của ngành này đang gia tăng nhanh chóng.
Điều này thể hiện ở tổng chi tiêu cho y tế tại Việt Nam đã tăng từ 16,1 tỷ USD lên đến 22 tỷ USD trong giai đoạn 2017-2022. Ngoài ra, chi tiêu cho y tế/GDP của Việt Nam cũng tăng từ 4,52% hồi năm 2016 lên khoảng 6,5% năm 2022.
Quy mô ngành chăm sóc sức khỏe của Việt Nam giai đoạn 2017-2022. Nguồn: Fitch Solution.
Triển vọng lớn
Thống kê của Bộ Y tế cho biết trong vòng 10 năm trở lại đây, tổng chi tiêu y tế trên đầu người của Việt Nam đã tăng bình quân 11%/năm. Số lượt đến bệnh viện khám chữa bệnh trung bình của mỗi người dân Việt Nam cũng đã tăng từ 1,89 lượt/năm trong năm 2010 lên 2,95 lượt/năm trong năm 2020.
Tuy nhiên, số lượt khám chữa bệnh của người Việt vẫn thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực như Thái Lan (3,5 lượt/năm), Trung Quốc (4,9 lượt/năm) và một số nước cao đáng kể như Nhật (12,2 lượt/năm). Do đó, sẽ còn nhiều dư địa cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong thời gian tới.
Trong khi đó, cơ sở vật chất ngành chăm sóc sức khỏe đã thay đổi rất nhiều trong vài năm trở lại đây.
Năm 2010, toàn thị trường mới có khoảng 1.189 bệnh viện với trung bình 22 giường bệnh/10.000 người thì con số này năm 2021 đã là 1.580 bệnh viện và 29 giường bệnh/10.000 người.
Ngoài ra, thời gian lưu trú trung bình ở bệnh viện đã giảm dần từ bình quân 11 ngày trong năm 2014 xuống còn 6 ngày năm 2021, đồng thời chênh lệch giữa số lượng bệnh nhân nội trú và bệnh nhân ngoại trú ngày càng gia tăng.
Trong cuộc khảo sát vào cuối năm 2022, Vietnam Report đánh giá chăm sóc sức khỏe là 1 trong 3 ngành (cùng với công nghệ thông tin, viễn thông và vận tải - logistics) có tiềm năng tăng trưởng tốt trong 2-3 năm tới.
Điều này là nhờ cơ cấu dân số trẻ của Việt Nam đang có tốc độ già hóa nhanh, người dân ngày càng quan tâm đến chăm sóc sức khỏe với những biến cố về ô nhiễm môi trường, thiên tai và dịch bệnh, dẫn đến mức chi tiêu cho y tế gia tăng.
Dự báo Việt Nam sẽ tiếp tục nằm trong nhóm 20 quốc gia có mức tăng trưởng ngành chăm sóc sức khỏe mạnh và ổn định nhất thế giới.
Cùng với đó, Kirin Capital dự báo ngành chăm sóc sức khỏe sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trong những năm tới với mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2023-2025 là 15%/năm.
Còn Công ty kiểm toán PwC dự báo ngành y tế sẽ là một trong số ít lĩnh vực hàng đầu thu hút vốn FDI vào Việt Nam, trong bối cảnh chung các doanh nghiệp rơi vào "mùa đông" gọi vốn. Quy mô thị trường chăm sóc sức khỏe trong nước sẽ tăng dần qua từng năm khi tổng chi tiêu y tế ở Việt Nam ước đạt 23,3 tỷ USD vào năm 2025.
Khối bệnh viện tư nhân và dịch vụ E-health còn nhiều dư địa tăng trưởng trong vài năm tới. Ảnh: Quỳnh Danh.
Tiềm năng tăng trưởng ở các bệnh viện tư nhân
Theo Công ty đầu tư Kirin Capital, xu hướng dịch chuyển từ khám chữa bệnh tại bệnh viện công sang bệnh viện tư sẽ tiếp tục được duy trì trong những năm tới khi thu nhập người dân tăng, và việc khám bệnh tại đây có ưu điểm là nhanh chóng về mặt thời gian.
Theo khảo sát của Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam, tính tới hết năm 2022, toàn thị trường trong nước có gần 320 bệnh viện tư với hơn 22.000 giường bệnh và 38.000 phòng khám tư, đáp ứng gần 20% tổng số bệnh viện và hơn 8% tổng số giường bệnh.
Tại châu Á, y tế tư nhân bình quân chiếm 20-30% trong hệ thống y tế. Còn ở Việt Nam, tỷ lệ y tế tư nhân chỉ chiếm 5,4%. Đó là lý do dòng vốn tư nhân sẽ còn tiếp tục đổ vào lĩnh vực y tế trong thời gian tới.
Ngoài ra, theo Nghị quyết 20 về việc chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân thì đến năm 2025 phấn đấu tỷ lệ giường bệnh tư nhân đạt 10% và đạt 15% vào năm 2030. Hiện tại, tỷ lệ giường bệnh của nhóm bệnh viện tư nhân chỉ chiếm hơn 5% tổng số giường bệnh cả nước. Do đó, dư địa phát triển và mở rộng của nhóm bệnh viện tư nhân là rất lớn trong những năm tới.
Chưa kể, Việt Nam có tốc độ tăng dân số lớp trung lưu nhanh nhất Đông Nam Á. Thu nhập tăng của tầng lớp trung lưu dẫn đến việc tăng cường chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là trong y tế tư nhân. Chi tiêu chăm sóc sức khỏe bình quân đầu người tại Việt Nam được dự kiến tăng 12,4% hàng năm.
Với thị trường sức khỏe số (eHealth) của Việt Nam, đây được đánh giá là thị trường đang ở giai đoạn sơ khai và thử nghiệm. Quy mô thị trường năm 2022 là hơn 800 triệu USD, tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) trong giai đoạn 2017-2022 lên tới 38,4%. Dự báo quy mô thị trường này sẽ đạt 1,4 tỷ USD vào năm 2027 cho thấy dư địa ngành này rất lớn và là xu hướng tất yếu trong tương lai.
Hiện hoạt động startup trong mảng E-health ở Việt Nam đã và đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các quỹ đầu tư. Thực tế có rất nhiều dự án startup đã kêu gọi vốn thành công.
Các dự án tập trung chủ yếu các lĩnh vực như y tế từ xa như Jio Health gọi vốn thành công 27,7 triệu USD, Wellcare gọi vốn thành công 0,534 triệu USD; app chăm sóc sức khoẻ Edoctor được rót 1,2 triệu USD, Doctor Anywhere gọi vốn thành công 27 triệu USD; chuỗi bán lẻ dược phẩm với Pharmacity gọi vốn thành công gần 32 triệu USD, BuyMed gọi vốn thành công 12 triệu USD...
Tri thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành. Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.
Vé Tết từ TP.HCM bay về các tỉnh khan hiếm, khứ hồi 13 triệu đồngHiện tại, không còn nhiều vé từ TP.HCM bay về Tuy Hoà, Quy Nhơn, Vinh và Thanh Hoá trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới.
11:38 9/1/2024
FLC quá hạn nộp thuế hơn 678 tỷ đồngĐây là số tiền FLC không chấp hành nộp theo thông báo của nhiều cục/chi cục thuế như Hà Nội, Quảng Bình, TP Hạ Long, TP Sầm Sơn - Quảng Xương, Ban quản lý Khu kinh tế TP Quy Nhơn.
11:03 9/1/2024
Deutsche EuroShop AG thông báo mua lại cổ phiếu quỹDeutsche EuroShop AG (XTRA: DEQ) - công ty đầu tư lớn trong lĩnh vực trung tâm mua sắm tại Đức - vừa thông báo về việc mua lại cổ phiếu quỹ.
11:00 9/1/2024 | |
VNDirect nói lý do muốn tăng vốn lên 18.000 tỷ đồng | Lãnh đạo của VNDirect cũng lý giải việc đầu tư mạnh trái phiếu Trung Nam và trấn an cổ đông. | Chứng khoán VNDirect (VND) vừa tổ chức thành công ĐHĐCĐ thường niên 2023 để thông qua nhiều nội dung quan trọng.
Cụ thể, Đại hội đã thông qua việc phát hành tổng cộng 523,65 triệu cổ phiếu, trong đó bao gồm 243,56 triệu cổ phiếu chào bán riêng lẻ cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp; 243,56 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu; 24,35 triệu cổ phiếu ESOP và 12,18 triệu cổ phiếu thưởng cho người lao động.
Song song đó, VND dự kiến phát hành gần 61 triệu cổ phiếu trả cổ tức cho cổ đông năm 2022, tỷ lệ 5%. Đây cũng là năm đầu tiên sau 6 năm, Công ty không trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông. Hồi năm 2022, VND đã chi gần 609 tỷ đồng trả cổ tức 2021 bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%.
Nếu hoàn tất 100% các kế hoạch, công ty sẽ phát hành thêm gần 585 triệu cổ phiếu mới. Điều này đồng nghĩa với việc vốn điều lệ của VNDirect sẽ tăng từ 12.178 tỷ đồng lên trên mức 18.000 tỷ đồng, qua đó trở thành công ty chứng khoán có vốn điều lệ lớn nhất sàn. Hiện, công ty chứng khoán có vốn điều lệ cao nhất SSI với hơn 15.011 tỷ đồng, ngay sau là VPBank Securities với 15.000 tỷ đồng.
Lợi nhuận sau thuế của VNDirect Nhãn201520162017201820192020202120222023 KH Tỷ đồng 182186472373383693238312201600
Thời gian thực hiện dự kiến trong năm 2023 hoặc năm 2024, sau khi có chấp thuận của UBCKNN.
Nói về kế hoạch tăng vốn, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Vũ Long cho biết cơ hội của thị trường vốn nhiều, mở rộng nguồn vốn là điều kiện tiên quyết để duy trì cạnh tranh, trước áp lực của thị trường và các công ty chứng khoán khác có vốn của ngân hàng.
Đối với phương án phát hành riêng lẻ, ông Long cho biết VNDirect đang rất cần đối tác chiến lược có những kinh nghiệm đầu tư trên thị trường vốn ở trong hay ngoài nước nhằm nâng cao năng lực quản trị, tiếp cận kinh nghiệm từ các thị trường phát triển.
Đối với phương án phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, VND luôn duy trì tỷ lệ phát hành 10-20% mỗi năm. Đây cũng là chiến lược để duy trì sức tăng trưởng của nguồn vốn ổn định, thay vì phát hành riêng lẻ, công ty sẽ mất nhiều thời gian để tìm hiểu và lựa chọn các nhà đầu tư chiến lược.
Về việc phát hành ESOP, đây là năm đầu tiên sau giai đoạn tái cấu trúc, bộ máy công nhân viên cốt lõi đã tương đối rõ ràng, HĐQT và Ban lãnh đạo cho rằng đây là điều cần thiết nhằm gắn kết với tổ chức và người lao động. Đặc biệt, trong bối cảnh VNDirect đang gặp nhiều cạnh tranh về mặt nhân sự, ngoài đãi ngộ sẽ cần có thêm nhiều chính sách mang tính dài hạn hơn.
Với phương án chia cổ tức, ông Long khẳng định VND luôn muốn trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông. Dù vậy, bối cảnh thị trường khó khăn năm 2022 và biến động của 2023, công ty xin ý kiến cổ đông trả cổ tức bằng cổ phiếu. Nếu như thị trường hồi phục, VND sẽ điều chỉnh lại kế hoạch kinh doanh.
Ngoài ra, ĐHĐCĐ đã thông qua kế hoạch lợi nhuận trước thuế và sau thuế năm 2023 lần lượt 2.000 tỷ đồng và 1.600 tỷ đồng, tương ứng tăng 16% và 17% so với thực hiện năm 2022.
Về việc mua lại trái phiếu của Trung Nam Group, bà Phạm Minh Hương - Tổng giám đốc VNDirect chia sẻ công ty nhận bảo lãnh phát hành trái phiếu cho Trung Nam vì nhận thấy đây là doanh nghiệp có tiềm năng. Tuy nhiên, sau hàng loạt sự kiện liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp, cũng như sự kiện Vạn Thịnh Phát xảy ra, hay vụ việc liên quan đến việc thu mua điện, đó là những rủi ro hệ thống.
“Chúng tôi đánh giá đây rủi ro của Trung Nam là rủi ro tạm thời của thanh khoản, mô hình kinh tế, của chính sách. Điều này cũng nằm trong kế hoạch lựa chọn doanh nghiệp bảo lãnh phát hành của VNDirect”, bà Hương chia sẻ.
Bà Hương cũng trấn an cổ đông rằng, các giao dịch của VND với Trung Nam đều được nghiên cứu kỹ và đồng bảo lãnh phát hành với Ngân hàng Vietcombank.
VNDirect muốn phát hành thêm gần 600 triệu cổ phiếuNếu kế hoạch chào bán thành công, VNDirect sẽ nâng vốn điều lệ từ trên 12.000 tỷ đồng lên hơn 18.000 tỷ đồng, trở thành công ty sở hữu vốn điều lệ cao nhất nhóm chứng khoán.
20:50 6/6/2023
Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế | VNDirect nói lý do muốn tăng vốn lên 18.000 tỷ đồng
Lãnh đạo của VNDirect cũng lý giải việc đầu tư mạnh trái phiếu Trung Nam và trấn an cổ đông.
Chứng khoán VNDirect (VND) vừa tổ chức thành công ĐHĐCĐ thường niên 2023 để thông qua nhiều nội dung quan trọng.
Cụ thể, Đại hội đã thông qua việc phát hành tổng cộng 523,65 triệu cổ phiếu, trong đó bao gồm 243,56 triệu cổ phiếu chào bán riêng lẻ cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp; 243,56 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu; 24,35 triệu cổ phiếu ESOP và 12,18 triệu cổ phiếu thưởng cho người lao động.
Song song đó, VND dự kiến phát hành gần 61 triệu cổ phiếu trả cổ tức cho cổ đông năm 2022, tỷ lệ 5%. Đây cũng là năm đầu tiên sau 6 năm, Công ty không trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông. Hồi năm 2022, VND đã chi gần 609 tỷ đồng trả cổ tức 2021 bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%.
Nếu hoàn tất 100% các kế hoạch, công ty sẽ phát hành thêm gần 585 triệu cổ phiếu mới. Điều này đồng nghĩa với việc vốn điều lệ của VNDirect sẽ tăng từ 12.178 tỷ đồng lên trên mức 18.000 tỷ đồng, qua đó trở thành công ty chứng khoán có vốn điều lệ lớn nhất sàn. Hiện, công ty chứng khoán có vốn điều lệ cao nhất SSI với hơn 15.011 tỷ đồng, ngay sau là VPBank Securities với 15.000 tỷ đồng.
Lợi nhuận sau thuế của VNDirect Nhãn201520162017201820192020202120222023 KH Tỷ đồng 182186472373383693238312201600
Thời gian thực hiện dự kiến trong năm 2023 hoặc năm 2024, sau khi có chấp thuận của UBCKNN.
Nói về kế hoạch tăng vốn, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Vũ Long cho biết cơ hội của thị trường vốn nhiều, mở rộng nguồn vốn là điều kiện tiên quyết để duy trì cạnh tranh, trước áp lực của thị trường và các công ty chứng khoán khác có vốn của ngân hàng.
Đối với phương án phát hành riêng lẻ, ông Long cho biết VNDirect đang rất cần đối tác chiến lược có những kinh nghiệm đầu tư trên thị trường vốn ở trong hay ngoài nước nhằm nâng cao năng lực quản trị, tiếp cận kinh nghiệm từ các thị trường phát triển.
Đối với phương án phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, VND luôn duy trì tỷ lệ phát hành 10-20% mỗi năm. Đây cũng là chiến lược để duy trì sức tăng trưởng của nguồn vốn ổn định, thay vì phát hành riêng lẻ, công ty sẽ mất nhiều thời gian để tìm hiểu và lựa chọn các nhà đầu tư chiến lược.
Về việc phát hành ESOP, đây là năm đầu tiên sau giai đoạn tái cấu trúc, bộ máy công nhân viên cốt lõi đã tương đối rõ ràng, HĐQT và Ban lãnh đạo cho rằng đây là điều cần thiết nhằm gắn kết với tổ chức và người lao động. Đặc biệt, trong bối cảnh VNDirect đang gặp nhiều cạnh tranh về mặt nhân sự, ngoài đãi ngộ sẽ cần có thêm nhiều chính sách mang tính dài hạn hơn.
Với phương án chia cổ tức, ông Long khẳng định VND luôn muốn trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông. Dù vậy, bối cảnh thị trường khó khăn năm 2022 và biến động của 2023, công ty xin ý kiến cổ đông trả cổ tức bằng cổ phiếu. Nếu như thị trường hồi phục, VND sẽ điều chỉnh lại kế hoạch kinh doanh.
Ngoài ra, ĐHĐCĐ đã thông qua kế hoạch lợi nhuận trước thuế và sau thuế năm 2023 lần lượt 2.000 tỷ đồng và 1.600 tỷ đồng, tương ứng tăng 16% và 17% so với thực hiện năm 2022.
Về việc mua lại trái phiếu của Trung Nam Group, bà Phạm Minh Hương - Tổng giám đốc VNDirect chia sẻ công ty nhận bảo lãnh phát hành trái phiếu cho Trung Nam vì nhận thấy đây là doanh nghiệp có tiềm năng. Tuy nhiên, sau hàng loạt sự kiện liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp, cũng như sự kiện Vạn Thịnh Phát xảy ra, hay vụ việc liên quan đến việc thu mua điện, đó là những rủi ro hệ thống.
“Chúng tôi đánh giá đây rủi ro của Trung Nam là rủi ro tạm thời của thanh khoản, mô hình kinh tế, của chính sách. Điều này cũng nằm trong kế hoạch lựa chọn doanh nghiệp bảo lãnh phát hành của VNDirect”, bà Hương chia sẻ.
Bà Hương cũng trấn an cổ đông rằng, các giao dịch của VND với Trung Nam đều được nghiên cứu kỹ và đồng bảo lãnh phát hành với Ngân hàng Vietcombank.
VNDirect muốn phát hành thêm gần 600 triệu cổ phiếuNếu kế hoạch chào bán thành công, VNDirect sẽ nâng vốn điều lệ từ trên 12.000 tỷ đồng lên hơn 18.000 tỷ đồng, trở thành công ty sở hữu vốn điều lệ cao nhất nhóm chứng khoán.
20:50 6/6/2023
Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế | |
FLC chốt ngày họp cổ đông bất thường bàn về kết quả tái cơ cấu | Đại hội đồng cổ đông bất thường của FLC dự kiến tổ chức ngày 2/1/2024 với nội dung chính là báo cáo về kết quả tái cơ cấu tập đoàn và kế hoạch hoạt động kinh doanh năm 2024. | Công ty CP Tập đoàn FLC vừa công bố thông tin về việc triệu tập cổ đông tham dự phiên họp Đại hội đồng cổ đông bất thường lần 1 năm 2024. Cụ thể, phiên họp bất thường lần này dự kiến được tổ chức vào sáng ngày 2/1/2024 tại Tòa nhà FLC Landmark Tower (Nam Từ Liêm, TP Hà Nội). Danh sách cổ đông tham dự dựa theo danh sách đã chốt vào ngày 1/12 trước đó.
Nội dung chính của phiên họp là báo cáo kết quả tái cơ cấu tập đoàn và kế hoạch hoạt động kinh doanh năm 2024 cùng các nội dung khác.
Trước thềm diễn ra đại hội, FLC đã nhận được đơn từ nhiệm vị trí Thành viên HĐQT ông Lê Thái Sâm và Thành viên Ban kiểm soát của ông Nguyễn Tri Thống. Các đơn từ nhiệm này sẽ được cổ đông FLC thông qua tại phiên họp tới đây.
Trước đó, tại Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2023 của FLC tổ chức hồi tháng 3, cổ đông công ty đã thông qua phương án tái cơ cấu toàn diện tập đoàn. Trong đó, trọng tâm các vấn đề này là xử lý khoản cho vay, nợ phải thu, hợp tác đầu tư, góp vốn vào công ty liên quan, hàng tồn kho và trả nợ trái phiếu...
Năm nay, FLC cũng định hình lại các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi với 3 trụ cột chính là bất động sản, nghỉ dưỡng và M&A các dự án để tái cấu trúc.
Hiện FLC chưa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021, 2022 và các báo cáo năm 2023. Trong văn bản giải trình, FLC cho biết do doanh nghiệp và đơn vị kiểm toán là Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn UHY chưa đạt được sự đồng thuận về ý kiến kiểm toán nên chưa thể ban hành các báo cáo này.
Tháng 10 vừa qua, FLC đã mua lại trước hạn 153 tỷ đồng trái phiếu của mã FLCH2123003 trong khoảng thời gian từ ngày 30/12/2020 đến ngày 15/9. Đây là lô trái phiếu có kỳ hạn 24 tháng, mệnh giá 10 triệu đồng/trái phiếu, sẽ đáo hạn vào ngày 28/12. Sau giao dịch mua lại, lượng trái phiếu lưu hành giảm xuống còn 997 tỷ đồng.
Đồng thời, FLC cũng mua lại toàn bộ lượng trái phiếu đang lưu hành của 2 mã FLCH2124002 với 430 tỷ đồng và FLCH2023001 với 400 tỷ đồng. Đây là 2 mã trái phiếu có kỳ hạn 36 tháng, dự kiến đáo hạn vào 4/10/2024. Như vậy, tổng giá trị trái phiếu được FLC mua lại là 983 tỷ đồng.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Nhà đầu tư sẽ ra sao khi cổ phiếu doanh nghiệp bị hủy niêm yết?Cổ phiếu bị hủy niêm yết có thể chuyển xuống giao dịch tại UPCoM. Tuy nhiên, không ngoại trừ khả năng cổ phiếu bị mất thanh khoán, dẫn đến tình trạng nhà đầu tư bị "giam vốn".
06:00 11/12/2023
Khoản nợ hơn 2.100 chỉ vàng SJC tiếp tục ế ẩmSau 3 lần đấu giá không có người tham gia, ngân hàng tiếp tục đấu giá toàn bộ khoản nợ là 2.149 chỉ vàng SJC của một khách hàng vay từ gần 20 năm trước.
14:25 9/12/2023
Chứng khoán VIX bị xử phạt vì cho khách vay margin quá caoVi phạm hàng loạt quy định trong lĩnh vực chứng khoán, Công ty CP Chứng khoán VIX bị phạt 315 triệu đồng.
12:36 9/12/2023 | FLC chốt ngày họp cổ đông bất thường bàn về kết quả tái cơ cấu
Đại hội đồng cổ đông bất thường của FLC dự kiến tổ chức ngày 2/1/2024 với nội dung chính là báo cáo về kết quả tái cơ cấu tập đoàn và kế hoạch hoạt động kinh doanh năm 2024.
Công ty CP Tập đoàn FLC vừa công bố thông tin về việc triệu tập cổ đông tham dự phiên họp Đại hội đồng cổ đông bất thường lần 1 năm 2024. Cụ thể, phiên họp bất thường lần này dự kiến được tổ chức vào sáng ngày 2/1/2024 tại Tòa nhà FLC Landmark Tower (Nam Từ Liêm, TP Hà Nội). Danh sách cổ đông tham dự dựa theo danh sách đã chốt vào ngày 1/12 trước đó.
Nội dung chính của phiên họp là báo cáo kết quả tái cơ cấu tập đoàn và kế hoạch hoạt động kinh doanh năm 2024 cùng các nội dung khác.
Trước thềm diễn ra đại hội, FLC đã nhận được đơn từ nhiệm vị trí Thành viên HĐQT ông Lê Thái Sâm và Thành viên Ban kiểm soát của ông Nguyễn Tri Thống. Các đơn từ nhiệm này sẽ được cổ đông FLC thông qua tại phiên họp tới đây.
Trước đó, tại Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2023 của FLC tổ chức hồi tháng 3, cổ đông công ty đã thông qua phương án tái cơ cấu toàn diện tập đoàn. Trong đó, trọng tâm các vấn đề này là xử lý khoản cho vay, nợ phải thu, hợp tác đầu tư, góp vốn vào công ty liên quan, hàng tồn kho và trả nợ trái phiếu...
Năm nay, FLC cũng định hình lại các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi với 3 trụ cột chính là bất động sản, nghỉ dưỡng và M&A các dự án để tái cấu trúc.
Hiện FLC chưa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021, 2022 và các báo cáo năm 2023. Trong văn bản giải trình, FLC cho biết do doanh nghiệp và đơn vị kiểm toán là Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn UHY chưa đạt được sự đồng thuận về ý kiến kiểm toán nên chưa thể ban hành các báo cáo này.
Tháng 10 vừa qua, FLC đã mua lại trước hạn 153 tỷ đồng trái phiếu của mã FLCH2123003 trong khoảng thời gian từ ngày 30/12/2020 đến ngày 15/9. Đây là lô trái phiếu có kỳ hạn 24 tháng, mệnh giá 10 triệu đồng/trái phiếu, sẽ đáo hạn vào ngày 28/12. Sau giao dịch mua lại, lượng trái phiếu lưu hành giảm xuống còn 997 tỷ đồng.
Đồng thời, FLC cũng mua lại toàn bộ lượng trái phiếu đang lưu hành của 2 mã FLCH2124002 với 430 tỷ đồng và FLCH2023001 với 400 tỷ đồng. Đây là 2 mã trái phiếu có kỳ hạn 36 tháng, dự kiến đáo hạn vào 4/10/2024. Như vậy, tổng giá trị trái phiếu được FLC mua lại là 983 tỷ đồng.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Nhà đầu tư sẽ ra sao khi cổ phiếu doanh nghiệp bị hủy niêm yết?Cổ phiếu bị hủy niêm yết có thể chuyển xuống giao dịch tại UPCoM. Tuy nhiên, không ngoại trừ khả năng cổ phiếu bị mất thanh khoán, dẫn đến tình trạng nhà đầu tư bị "giam vốn".
06:00 11/12/2023
Khoản nợ hơn 2.100 chỉ vàng SJC tiếp tục ế ẩmSau 3 lần đấu giá không có người tham gia, ngân hàng tiếp tục đấu giá toàn bộ khoản nợ là 2.149 chỉ vàng SJC của một khách hàng vay từ gần 20 năm trước.
14:25 9/12/2023
Chứng khoán VIX bị xử phạt vì cho khách vay margin quá caoVi phạm hàng loạt quy định trong lĩnh vực chứng khoán, Công ty CP Chứng khoán VIX bị phạt 315 triệu đồng.
12:36 9/12/2023 | |
Manulife thông tin về các đơn khiếu nại gửi sau ngày 30/4 | Sau vụ việc gần 100 người làm đơn tố cáo vì Manulife phân biệt đối xử, công ty bảo hiểm cho biết sẽ giải quyết đối với các khiếu nại gửi đến sau ngày 30/4. | Manulife Việt Nam vừa ra thông báo về việc tiếp tục giải quyết khiếu nại của các khách hàng SCB tham gia sản phẩm “Tâm an đầu tư”. Thông báo được đưa ra sau khi có gần 100 người làm đơn tố cáo, phản đối việc doanh nghiệp bảo hiểm này chỉ giải quyết những đơn khiếu nại về sản phẩm Tâm an đầu tư (được phân phối qua Ngân hàng SCB) trước ngày 30/4.
Nhiều khách hàng cho rằng bị chèn ép, phân biệt đối xử từ phía công ty bảo hiểm khi nộp đơn khiếu nại sau ngày 30/4. Họ cho rằng tất cả khách hàng đều phải được xử lý công bằng, thỏa đáng như nhau.
Theo đó, trong thông báo mới của Manulife, công ty bảo hiểm này cho biết đối với các khiếu nại của khách hàng gửi đến sau ngày 30/4, doanh nghiệp sẽ tuân thủ theo quy trình đánh giá chủ động và nghiêm ngặt đã và đang áp dụng, sẽ liên hệ khách hàng để thông báo ngay khi có kết quả đánh giá.
"Bất kỳ trường hợp nào doanh nghiệp tìm thấy bằng chứng về hành vi sai trái trong quá trình tư vấn, công ty sẽ thực hiện biện pháp kỷ luật đối với các cá nhân có liên quan, bao gồm cả việc báo cáo tới các cơ quan chức năng", doanh nghiệp cho hay.
Về lý do đưa ra quyết định chỉ giải quyết cho những khiếu nại gửi trước ngày 30/4 trong thông báo ngày 12/5, Manulife cho rằng vì khách hàng SCB tham gia sản phẩm “Tâm an đầu tư” đã có nhiều thời gian và cơ hội để liên hệ với công ty. Hầu hết khiếu nại mà doanh nghiệp ghi nhận đã được gửi đến vào tháng 10-11/2022, ngay sau khi sự kiện khủng hoảng của ngân hàng SCB xảy ra.
Trong hai tuần vừa qua kể từ khi bắt đầu việc triển khai giải quyết khiếu nại, Manulife cho biết đã thực hiện đối thoại với hàng trăm khách hàng của SCB để giải quyết khiếu nại. Phần lớn kết quả của các cuộc thảo luận này là tích cực và các khiếu nại của khách hàng đều đã được giải quyết thỏa đáng.
Theo ghi nhận của Zing, đến nay, nhiều khách hàng sau khi làm việc trực tiếp với Manulife, ký giấy thỏa thuận giữ bí mật, hủy hợp đồng đã được công ty bảo hiểm hoàn trả tiền theo số tài khoản ngân hàng đã đăng ký.
Một khách hàng tại Hà Nội đã làm việc với Manulife ngày 5/5 cho biết công ty bảo hiểm đang liên hệ để thỏa thuận với từng khách hàng. "Tôi đã đóng tổng 400 triệu đồng và công ty hứa sẽ trả đủ sau 10 ngày, tức 15/5. Khi đến làm việc, khách hàng chỉ cần mang hợp đồng, chứng minh nhân dân, số tài khoản ngân hàng còn lại các thông tin đã có sẵn trên hệ thống", người này cho biết.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Khách hàng tố Manulife phân biệt đối xửNhiều khách hàng cho rằng bị chèn ép, phân biệt đối xử từ phía công ty bảo hiểm khi nộp đơn khiếu nại sau ngày 30/4. Họ mong muốn tất cả khách hàng đều phải được xử lý công bằng.
12:52 15/5/2023
Manulife nói về thỏa thuận ký giấy 'im lặng' để được hoàn tiềnManulife cho biết đang làm việc với các khách hàng để giải quyết các khiếu nại. Còn khách hàng cho biết đang thỏa thuận với hãng để nhận lại tiền.
18:45 8/5/2023 | Manulife thông tin về các đơn khiếu nại gửi sau ngày 30/4
Sau vụ việc gần 100 người làm đơn tố cáo vì Manulife phân biệt đối xử, công ty bảo hiểm cho biết sẽ giải quyết đối với các khiếu nại gửi đến sau ngày 30/4.
Manulife Việt Nam vừa ra thông báo về việc tiếp tục giải quyết khiếu nại của các khách hàng SCB tham gia sản phẩm “Tâm an đầu tư”. Thông báo được đưa ra sau khi có gần 100 người làm đơn tố cáo, phản đối việc doanh nghiệp bảo hiểm này chỉ giải quyết những đơn khiếu nại về sản phẩm Tâm an đầu tư (được phân phối qua Ngân hàng SCB) trước ngày 30/4.
Nhiều khách hàng cho rằng bị chèn ép, phân biệt đối xử từ phía công ty bảo hiểm khi nộp đơn khiếu nại sau ngày 30/4. Họ cho rằng tất cả khách hàng đều phải được xử lý công bằng, thỏa đáng như nhau.
Theo đó, trong thông báo mới của Manulife, công ty bảo hiểm này cho biết đối với các khiếu nại của khách hàng gửi đến sau ngày 30/4, doanh nghiệp sẽ tuân thủ theo quy trình đánh giá chủ động và nghiêm ngặt đã và đang áp dụng, sẽ liên hệ khách hàng để thông báo ngay khi có kết quả đánh giá.
"Bất kỳ trường hợp nào doanh nghiệp tìm thấy bằng chứng về hành vi sai trái trong quá trình tư vấn, công ty sẽ thực hiện biện pháp kỷ luật đối với các cá nhân có liên quan, bao gồm cả việc báo cáo tới các cơ quan chức năng", doanh nghiệp cho hay.
Về lý do đưa ra quyết định chỉ giải quyết cho những khiếu nại gửi trước ngày 30/4 trong thông báo ngày 12/5, Manulife cho rằng vì khách hàng SCB tham gia sản phẩm “Tâm an đầu tư” đã có nhiều thời gian và cơ hội để liên hệ với công ty. Hầu hết khiếu nại mà doanh nghiệp ghi nhận đã được gửi đến vào tháng 10-11/2022, ngay sau khi sự kiện khủng hoảng của ngân hàng SCB xảy ra.
Trong hai tuần vừa qua kể từ khi bắt đầu việc triển khai giải quyết khiếu nại, Manulife cho biết đã thực hiện đối thoại với hàng trăm khách hàng của SCB để giải quyết khiếu nại. Phần lớn kết quả của các cuộc thảo luận này là tích cực và các khiếu nại của khách hàng đều đã được giải quyết thỏa đáng.
Theo ghi nhận của Zing, đến nay, nhiều khách hàng sau khi làm việc trực tiếp với Manulife, ký giấy thỏa thuận giữ bí mật, hủy hợp đồng đã được công ty bảo hiểm hoàn trả tiền theo số tài khoản ngân hàng đã đăng ký.
Một khách hàng tại Hà Nội đã làm việc với Manulife ngày 5/5 cho biết công ty bảo hiểm đang liên hệ để thỏa thuận với từng khách hàng. "Tôi đã đóng tổng 400 triệu đồng và công ty hứa sẽ trả đủ sau 10 ngày, tức 15/5. Khi đến làm việc, khách hàng chỉ cần mang hợp đồng, chứng minh nhân dân, số tài khoản ngân hàng còn lại các thông tin đã có sẵn trên hệ thống", người này cho biết.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Khách hàng tố Manulife phân biệt đối xửNhiều khách hàng cho rằng bị chèn ép, phân biệt đối xử từ phía công ty bảo hiểm khi nộp đơn khiếu nại sau ngày 30/4. Họ mong muốn tất cả khách hàng đều phải được xử lý công bằng.
12:52 15/5/2023
Manulife nói về thỏa thuận ký giấy 'im lặng' để được hoàn tiềnManulife cho biết đang làm việc với các khách hàng để giải quyết các khiếu nại. Còn khách hàng cho biết đang thỏa thuận với hãng để nhận lại tiền.
18:45 8/5/2023 | |
Fed tiếp tục tăng lãi suất | Ngân hàng trung ương Mỹ đã đi đến quyết định cuối cùng sau cuộc họp kéo dài 2 ngày. Theo đó, Fed vẫn tăng lãi suất bất chấp khủng hoảng ngành ngân hàng và nguy cơ suy thoái. | Ngày 3/5, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định tăng lãi suất điều hành 0,25 điểm phần trăm giống với dự báo của đa số nhà đầu tư.
Ngay sau quyết định của Fed, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones có thêm 3,91 điểm, tương đương 0,01%. Chỉ số S&P 500 và Nasdaq tăng lần lượt 7,28 điểm (+0,23%) và 50,26 điểm (+0,42%).
Trước đó, các thị trường gần như chắc chắn rằng Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) - cơ quan hoạch định chính sách của Fed - sẽ nhất trí tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm, đánh dấu lần tăng lãi suất thứ 10 kể từ tháng 3/2022, đưa lãi suất điều hành của Mỹ lên vùng 5-5,25%.
Tính đến ngày 3/5, theo dữ liệu của công cụ CME FedWatch, các thị trường đã định giá khả năng Fed tiếp tục tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 5 là 88,2%, tăng vọt từ mức 72,2% của một tuần trước đó.
Trong khi đó, khả năng Fed giữ nguyên lãi suất theo định giá của thị trường chỉ là 11,8%.
Giống với dự báo
Đối với các nhà đầu tư, câu hỏi đặt ra là Fed sẽ làm gì sau đó. Ngân hàng trung ương Mỹ đã hoàn thành chu kỳ tăng lãi suất hay vẫn tiếp tục thắt chặt để kìm hãm lạm phát.
Các dữ liệu mới nhất cho thấy lạm phát tại Mỹ đang trên đà giảm, nhưng vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của Fed.
Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (CPE) cốt lõi của Mỹ đã tăng 0,3% trong tháng 3. Đây là thước đo lạm phát yêu thích của Fed, không tính tới giá thực phẩm và nhiên liệu biến động mạnh.
So với một năm trước đó, PCE lõi tăng 4,6%, cao hơn so với dự đoán 4,5% của giới quan sát. Tuy nhiên, tỷ lệ này đã giảm 0,1 điểm phần trăm so với hồi tháng 2.
Nếu tính cả giá năng lượng và thực phẩm, PCE chỉ tăng 0,1% trong tháng. Tốc độ tăng so với một năm trước đó là 4,2%, giảm mạnh từ mức 5,1% hồi tháng 2.
Tuy nhiên, trong tuyên bố hôm 14/4, Thống đốc Fed Christopher Waller nhấn mạnh rằng dù đối với thước đo nào, "lạm phát vẫn còn quá cao và chúng ta vẫn chưa tới đích".
Khủng hoảng ngân hàng và nguy cơ suy thoái
Nhưng Fed vẫn còn phải cân nhắc thêm nhiều yếu tố, nhất là những rắc rối trong ngành tài chính thời gian qua. Đầu tuần này, các cơ quan quản lý Mỹ đã nắm quyền kiểm soát First Republic - ngân hàng lớn thứ 14 nước này - rồi bán lại cho JPMorgan Chase.
Đây là động thái nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng ngân hàng kéo dài 2 tháng đã làm rung chuyển hệ thống tài chính Mỹ.
Theo các ước tính, quỹ bảo hiểm của Công ty Bảo hiểm Liên bang Mỹ (FDIC) sẽ thiệt hại tới 13 tỷ USD trong thương vụ này. FDIC đã chia sẻ khoản lỗ với JPMorgan Chase.
Giai đoạn tiếp theo của chu kỳ thắt chặt sẽ là tiếp tục giữ lãi suất điều hành ở mức cao, đồng thời quan sát xem liệu lạm phát có xu hướng hạ nhiệt hay khôngNhóm chuyên gia của Bloomberg
Cùng với đó là những lo ngại về một cuộc suy thoái. Viễn cảnh này dường như đang đến gần hơn. Trong quý đầu năm, Mỹ ghi nhận tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt 1,1% so với cùng kỳ năm 2022.
Thêm vào đó là những dấu hiệu suy yếu của thị trường lao động. Giới quan sát cho rằng FOMC sẽ điều chỉnh các tuyên bố của mình trong cuộc họp báo sau cuộc họp.
"Theo chúng tôi, FOMC có thể phát đi tín hiệu rằng họ sẽ tạm dừng tăng lãi suất trong tháng 6 nhưng vẫn giữ quan điểm diều hâu", ông David Mericle - chuyên gia kinh tế tại Goldman Sachs - bình luận.
Theo ông, Fed dừng tay sớm hơn dự kiến vì những căng thẳng trong hệ thống ngân hàng sẽ giáng đòn lên các hoạt động tín dụng.
"Giai đoạn tiếp theo của chu kỳ thắt chặt sẽ là tiếp tục giữ lãi suất điều hành ở mức cao, đồng thời quan sát xem liệu lạm phát có xu hướng hạ nhiệt hay không", nhóm chuyên gia của Bloomberg dự đoán.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Chứng khoán, vàng sẽ ra sao trong tuần nàyFed chuẩn bị đưa ra quyết định quan trọng trong tuần này. Giới quan sát dự báo cơ quan này vẫn tăng lãi suất, nhưng đây sẽ là đợt tăng cuối cùng của chu kỳ.
06:00 1/5/2023
Cái khó của FedNgân hàng trung ương Mỹ đang cùng lúc đối mặt với 3 rắc rối lớn. Và tình trạng hỗn loạn trong ngành ngân hàng khiến bài toán càng trở nên hóc búa.
16:07 21/4/2023 | Fed tiếp tục tăng lãi suất
Ngân hàng trung ương Mỹ đã đi đến quyết định cuối cùng sau cuộc họp kéo dài 2 ngày. Theo đó, Fed vẫn tăng lãi suất bất chấp khủng hoảng ngành ngân hàng và nguy cơ suy thoái.
Ngày 3/5, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định tăng lãi suất điều hành 0,25 điểm phần trăm giống với dự báo của đa số nhà đầu tư.
Ngay sau quyết định của Fed, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones có thêm 3,91 điểm, tương đương 0,01%. Chỉ số S&P 500 và Nasdaq tăng lần lượt 7,28 điểm (+0,23%) và 50,26 điểm (+0,42%).
Trước đó, các thị trường gần như chắc chắn rằng Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) - cơ quan hoạch định chính sách của Fed - sẽ nhất trí tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm, đánh dấu lần tăng lãi suất thứ 10 kể từ tháng 3/2022, đưa lãi suất điều hành của Mỹ lên vùng 5-5,25%.
Tính đến ngày 3/5, theo dữ liệu của công cụ CME FedWatch, các thị trường đã định giá khả năng Fed tiếp tục tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 5 là 88,2%, tăng vọt từ mức 72,2% của một tuần trước đó.
Trong khi đó, khả năng Fed giữ nguyên lãi suất theo định giá của thị trường chỉ là 11,8%.
Giống với dự báo
Đối với các nhà đầu tư, câu hỏi đặt ra là Fed sẽ làm gì sau đó. Ngân hàng trung ương Mỹ đã hoàn thành chu kỳ tăng lãi suất hay vẫn tiếp tục thắt chặt để kìm hãm lạm phát.
Các dữ liệu mới nhất cho thấy lạm phát tại Mỹ đang trên đà giảm, nhưng vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của Fed.
Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (CPE) cốt lõi của Mỹ đã tăng 0,3% trong tháng 3. Đây là thước đo lạm phát yêu thích của Fed, không tính tới giá thực phẩm và nhiên liệu biến động mạnh.
So với một năm trước đó, PCE lõi tăng 4,6%, cao hơn so với dự đoán 4,5% của giới quan sát. Tuy nhiên, tỷ lệ này đã giảm 0,1 điểm phần trăm so với hồi tháng 2.
Nếu tính cả giá năng lượng và thực phẩm, PCE chỉ tăng 0,1% trong tháng. Tốc độ tăng so với một năm trước đó là 4,2%, giảm mạnh từ mức 5,1% hồi tháng 2.
Tuy nhiên, trong tuyên bố hôm 14/4, Thống đốc Fed Christopher Waller nhấn mạnh rằng dù đối với thước đo nào, "lạm phát vẫn còn quá cao và chúng ta vẫn chưa tới đích".
Khủng hoảng ngân hàng và nguy cơ suy thoái
Nhưng Fed vẫn còn phải cân nhắc thêm nhiều yếu tố, nhất là những rắc rối trong ngành tài chính thời gian qua. Đầu tuần này, các cơ quan quản lý Mỹ đã nắm quyền kiểm soát First Republic - ngân hàng lớn thứ 14 nước này - rồi bán lại cho JPMorgan Chase.
Đây là động thái nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng ngân hàng kéo dài 2 tháng đã làm rung chuyển hệ thống tài chính Mỹ.
Theo các ước tính, quỹ bảo hiểm của Công ty Bảo hiểm Liên bang Mỹ (FDIC) sẽ thiệt hại tới 13 tỷ USD trong thương vụ này. FDIC đã chia sẻ khoản lỗ với JPMorgan Chase.
Giai đoạn tiếp theo của chu kỳ thắt chặt sẽ là tiếp tục giữ lãi suất điều hành ở mức cao, đồng thời quan sát xem liệu lạm phát có xu hướng hạ nhiệt hay khôngNhóm chuyên gia của Bloomberg
Cùng với đó là những lo ngại về một cuộc suy thoái. Viễn cảnh này dường như đang đến gần hơn. Trong quý đầu năm, Mỹ ghi nhận tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt 1,1% so với cùng kỳ năm 2022.
Thêm vào đó là những dấu hiệu suy yếu của thị trường lao động. Giới quan sát cho rằng FOMC sẽ điều chỉnh các tuyên bố của mình trong cuộc họp báo sau cuộc họp.
"Theo chúng tôi, FOMC có thể phát đi tín hiệu rằng họ sẽ tạm dừng tăng lãi suất trong tháng 6 nhưng vẫn giữ quan điểm diều hâu", ông David Mericle - chuyên gia kinh tế tại Goldman Sachs - bình luận.
Theo ông, Fed dừng tay sớm hơn dự kiến vì những căng thẳng trong hệ thống ngân hàng sẽ giáng đòn lên các hoạt động tín dụng.
"Giai đoạn tiếp theo của chu kỳ thắt chặt sẽ là tiếp tục giữ lãi suất điều hành ở mức cao, đồng thời quan sát xem liệu lạm phát có xu hướng hạ nhiệt hay không", nhóm chuyên gia của Bloomberg dự đoán.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Chứng khoán, vàng sẽ ra sao trong tuần nàyFed chuẩn bị đưa ra quyết định quan trọng trong tuần này. Giới quan sát dự báo cơ quan này vẫn tăng lãi suất, nhưng đây sẽ là đợt tăng cuối cùng của chu kỳ.
06:00 1/5/2023
Cái khó của FedNgân hàng trung ương Mỹ đang cùng lúc đối mặt với 3 rắc rối lớn. Và tình trạng hỗn loạn trong ngành ngân hàng khiến bài toán càng trở nên hóc búa.
16:07 21/4/2023 | |
Sếp FLC được bầu làm Chủ tịch HĐQT FLC Stone | Bà Trần Thị Hương, Phó tổng giám đốc thường trực Tập đoàn FLC vừa được bầu vào ghế Chủ tịch HĐQT FLC Stone sau khi ông Nguyễn Đức Công từ nhiệm. | Bà Trần Thị Hương hồi được bổ nhiệm là Phó tổng giám đốc thường trực Tập đoàn FLC. Ảnh: FLC.
Công ty CP Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone (AMD) vừa công bố loạt Nghị quyết HĐQT về việc miễn nhiệm, bổ nhiệm cán bộ và thay đổi Người đại diện theo pháp luật của công ty.
Theo đó, bà Trần Thị Hương đã được HĐQT bầu vào ghế Chủ tịch HĐQT sau khi ông Nguyễn Đức Công từ nhiệm. Còn ông Công được bổ nhiệm vào vị trí mới là Phó chủ tịch thường trực HĐQT.
Theo giới thiệu, bà Hương sinh năm 1983, có bằng Thạc sĩ Quản trị kinh doanh tại Đại học Northumbria (Anh). Bà là nhân sự có nhiều năm công tác trong hệ sinh thái các doanh nghiệp liên quan Tập đoàn FLC. Trong đó, bà Hương từng giữ chức Phó tổng giám đốc tại Công ty CP Tập đoàn FLC từ tháng 12/2022, trước khi được bổ nhiệm vào vị trí Phó tổng giám đốc thường trực vào đầu tháng 3 năm nay.
Trước đó, bà cũng từng giữ vai trò Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Kinh doanh phát triển Bất động sản FLCHomes; Giám đốc nhân sự Công ty Phát triển và Đầu tư Đô thị Việt Hưng; Trưởng ban nhân sự Tập đoàn FLC...
Với việc bổ nhiệm chủ tịch mới, hiện HĐQT FLC Stones có 5 thành viên gồm bà Trần Thị Hương (Chủ tịch HĐQT), ông Nguyễn Đức Công, bà Vũ Thị Minh Huệ, ông Bùi Văn Ngọc và ông Nguyễn Công Lãi.
Bên cạnh thay đổi nhân sự HĐQT, công ty này cũng đã thông qua việc thay đổi toàn bộ nhân sự thuộc Ban kiểm soát. Cụ thể, HĐQT đã miễn nhiệm chức danh thành viên Ban kiểm soát đối với 3 cá nhân gồm bà Phạm Thị Thu, bà Đặng Thị Mỹ Dung và bà Phạm Thị Thùy Liên.
Thay vào đó, HĐQT công ty đã bầu bổ sung 3 cá nhân gồm bà Nguyễn Thị Thơm, bà Nguyễn Thị Kim Hòa và bà Nguyễn Thị Mỹ Lệ làm thành viên Ban kiểm soát mới, trong đó bà Thơm giữ vai trò Trưởng ban.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Cựu lãnh đạo FLC Faros làm Phó tổng giám đốc FLCTập đoàn FLC vừa công bố nghị quyết của Hội đồng quản trị (HĐQT) về việc bổ nhiệm bà Trần Thị Hương giữ chức phó tổng giám đốc từ ngày 22/12.
13:57 23/12/2022
FLC Faros thay đổi loạt lãnh đạoCông ty CP Xây dựng FLC Faros vừa công bố loạt nghị quyết thay đổi nhân sự từ ngày 9/12. Cựu Chủ tịch HĐQT Nguyễn Bình Phương làm phó tổng giám đốc kiêm người phụ trách quản trị.
09:00 11/12/2022
Hội đồng quản trị FLC Faros chỉ còn một ngườiHiện cơ cấu nhân sự của FLC Faros rất mỏng với chỉ một người trong Hội đồng quản trị và không có thành viên Ban kiểm soát.
14:03 31/10/2022 | Sếp FLC được bầu làm Chủ tịch HĐQT FLC Stone
Bà Trần Thị Hương, Phó tổng giám đốc thường trực Tập đoàn FLC vừa được bầu vào ghế Chủ tịch HĐQT FLC Stone sau khi ông Nguyễn Đức Công từ nhiệm.
Bà Trần Thị Hương hồi được bổ nhiệm là Phó tổng giám đốc thường trực Tập đoàn FLC. Ảnh: FLC.
Công ty CP Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone (AMD) vừa công bố loạt Nghị quyết HĐQT về việc miễn nhiệm, bổ nhiệm cán bộ và thay đổi Người đại diện theo pháp luật của công ty.
Theo đó, bà Trần Thị Hương đã được HĐQT bầu vào ghế Chủ tịch HĐQT sau khi ông Nguyễn Đức Công từ nhiệm. Còn ông Công được bổ nhiệm vào vị trí mới là Phó chủ tịch thường trực HĐQT.
Theo giới thiệu, bà Hương sinh năm 1983, có bằng Thạc sĩ Quản trị kinh doanh tại Đại học Northumbria (Anh). Bà là nhân sự có nhiều năm công tác trong hệ sinh thái các doanh nghiệp liên quan Tập đoàn FLC. Trong đó, bà Hương từng giữ chức Phó tổng giám đốc tại Công ty CP Tập đoàn FLC từ tháng 12/2022, trước khi được bổ nhiệm vào vị trí Phó tổng giám đốc thường trực vào đầu tháng 3 năm nay.
Trước đó, bà cũng từng giữ vai trò Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Kinh doanh phát triển Bất động sản FLCHomes; Giám đốc nhân sự Công ty Phát triển và Đầu tư Đô thị Việt Hưng; Trưởng ban nhân sự Tập đoàn FLC...
Với việc bổ nhiệm chủ tịch mới, hiện HĐQT FLC Stones có 5 thành viên gồm bà Trần Thị Hương (Chủ tịch HĐQT), ông Nguyễn Đức Công, bà Vũ Thị Minh Huệ, ông Bùi Văn Ngọc và ông Nguyễn Công Lãi.
Bên cạnh thay đổi nhân sự HĐQT, công ty này cũng đã thông qua việc thay đổi toàn bộ nhân sự thuộc Ban kiểm soát. Cụ thể, HĐQT đã miễn nhiệm chức danh thành viên Ban kiểm soát đối với 3 cá nhân gồm bà Phạm Thị Thu, bà Đặng Thị Mỹ Dung và bà Phạm Thị Thùy Liên.
Thay vào đó, HĐQT công ty đã bầu bổ sung 3 cá nhân gồm bà Nguyễn Thị Thơm, bà Nguyễn Thị Kim Hòa và bà Nguyễn Thị Mỹ Lệ làm thành viên Ban kiểm soát mới, trong đó bà Thơm giữ vai trò Trưởng ban.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Cựu lãnh đạo FLC Faros làm Phó tổng giám đốc FLCTập đoàn FLC vừa công bố nghị quyết của Hội đồng quản trị (HĐQT) về việc bổ nhiệm bà Trần Thị Hương giữ chức phó tổng giám đốc từ ngày 22/12.
13:57 23/12/2022
FLC Faros thay đổi loạt lãnh đạoCông ty CP Xây dựng FLC Faros vừa công bố loạt nghị quyết thay đổi nhân sự từ ngày 9/12. Cựu Chủ tịch HĐQT Nguyễn Bình Phương làm phó tổng giám đốc kiêm người phụ trách quản trị.
09:00 11/12/2022
Hội đồng quản trị FLC Faros chỉ còn một ngườiHiện cơ cấu nhân sự của FLC Faros rất mỏng với chỉ một người trong Hội đồng quản trị và không có thành viên Ban kiểm soát.
14:03 31/10/2022 | |
BlackRock sẽ bán 114 tỷ USD chứng khoán của SVB và Signature Bank | Tập đoàn quản lý đầu tư BlackRock mới đây đã được FDIC giao nhiệm vụ bán 114 tỷ USD các danh mục chứng khoán mà tổ chức này tiếp nhận từ 2 vụ khủng hoảng ngân hàng nói trên. | Theo Bloomberg, Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) mới đây đã ủy thác cho bộ phận Cố vấn Thị trường của BlackRock bán lại các danh mục chứng khoán mà cơ quan này tiếp nhận từ 2 ngân hàng Signature và Silicon Valley (SVB).
Cụ thể, công ty sẽ tiến hành bán tổng cộng 114 tỷ USD danh mục chứng khoán của cả 2 ngân hàng, trong đó có 27 tỷ USD thuộc Signature Bank và 87 tỷ USD của SVB. Theo thông tin từ FDIC, các khoản nắm giữ chủ yếu trong danh mục này là chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp (trái phiếu).
BlackRock sẽ là đơn vị giải quyết danh mục chứng khoán trị giá 114 tỷ USD của SVB và Signature Bank. Ảnh: Reuters.
Được biết, gã khổng lồ quản lý đầu tư BlackRock và chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden có mối quan hệ khá mật thiết khi có nhiều lãnh đạo tập đoàn này làm cố vấn trong bộ máy của ông Biden.
Trước đây, Giám đốc điều hành đầu tư của BlackRock - ông Brian Deese - thậm chí còn được bổ nhiệm làm người đứng đầu Hội đồng Kinh tế Quốc gia, đóng vai trò là cố vấn hàng đầu của ông Biden về các vấn đề kinh tế. Tổng thống Biden cũng đã mời ông Larry Fink - Giám đốc điều hành hiện tại của BlackRock về làm quản lý tại Bộ Tài chính Mỹ.
Hiện tại, tập đoàn này đang quản lý tổng số tiền 8.600 tỷ USD - nhiều hơn GDP của mọi quốc gia trên thế giới - ngoại trừ Mỹ và Trung Quốc. Đặc biệt, tổ chức này còn có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý các khoản nợ phức tạp, và đây có lẽ là lý do khiến Washington phải nhiều lần nhờ đến BlackRock và CEO Larry Fink làm cố vấn trong những thời điểm cần thiết.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) và Bộ Tài chính Mỹ đã trao hợp đồng cho BlackRock quản lý khoản nợ xấu trị giá 130 tỷ USD thuộc sổ sách của Bear Stearns và American International Group. Sau đó, Fed cũng nhờ BlackRock giám sát hoạt động mua bán nợ và các chương trình giúp ổn định nền kinh tế khi đại dịch bắt đầu vào năm 2020.
Theo Bloomberg, bộ phận Cố vấn Thị trường của BlackRock được thành lập vào năm 2008 để cung cấp lời khuyên cho các chính phủ, ngân hàng trung ương và các tổ chức tài chính. Bên cạnh BlackRock, FDIC còn mời một số tổ chức khác như Houlihan Lokey, Rothschild và Piper Sandler để tư vấn về cách xử lý các vụ đổ vỡ ngân hàng.
Được biết, Signature Bank và SVB là 2 trong số 3 ngân hàng đã sụp đổ vào tháng trước do bị ảnh hưởng bởi những bất ổn ngành ngân hàng, động thái tăng lãi suất và cả việc người dân rút tiền gửi ồ ạt. Sau đó, FDIC đã nhận tiếp quản cả hai ngân hàng này ngay lập tức.
Đối với SVB, ngân hàng này đã được First Citizens đồng ý mua lại. Theo hồ sơ cụ thể, First Citizens sẽ mua lại khoảng 72 tỷ USD tài sản của SVB với mức chiết khấu còn 16,5 tỷ USD.
Còn đối với Signature Bank, FDIC mới đây cũng đã đồng ý cho Flagstar Bank - một chi nhánh của ngân hàng New York Community Bancorp - mua lại một phần tài sản trị giá 2,7 tỷ USD. Theo thỏa thuận, Flagstar Bank sẽ mua lại toàn bộ khoản tiền gửi và một số danh mục cho vay, cũng như tiếp quản toàn bộ 40 chi nhánh của Signature Bank.
Vì sao Fed vẫn tăng lãi suất khi ngân hàng First Republic Bank sụp đổĐây đã là lần thứ hai trong năm nay Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục lên dây cót cho việc tăng lãi suất ngay khi vừa xảy ra đổ vỡ trong hệ thống ngân hàng.
07:00 4/5/2023
Mỹ cân nhắc cải cách bảo hiểm khi 3 ngân hàng phá sản từ đầu nămTổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) đang đề xuất những giải pháp nhằm ngăn chặn một cuộc khủng hoảng tài chính khi người dân hoang mang và ồ ạt rút tiền.
10:24 3/5/2023
Fed nâng lãi suất lần thứ 10, chứng khoán Mỹ giảm mạnhTrong phiên giao dịch ngày 3/5, các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đều giảm điểm sau khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) quyết định tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25 điểm phần trăm.
08:35 4/5/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | BlackRock sẽ bán 114 tỷ USD chứng khoán của SVB và Signature Bank
Tập đoàn quản lý đầu tư BlackRock mới đây đã được FDIC giao nhiệm vụ bán 114 tỷ USD các danh mục chứng khoán mà tổ chức này tiếp nhận từ 2 vụ khủng hoảng ngân hàng nói trên.
Theo Bloomberg, Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) mới đây đã ủy thác cho bộ phận Cố vấn Thị trường của BlackRock bán lại các danh mục chứng khoán mà cơ quan này tiếp nhận từ 2 ngân hàng Signature và Silicon Valley (SVB).
Cụ thể, công ty sẽ tiến hành bán tổng cộng 114 tỷ USD danh mục chứng khoán của cả 2 ngân hàng, trong đó có 27 tỷ USD thuộc Signature Bank và 87 tỷ USD của SVB. Theo thông tin từ FDIC, các khoản nắm giữ chủ yếu trong danh mục này là chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp (trái phiếu).
BlackRock sẽ là đơn vị giải quyết danh mục chứng khoán trị giá 114 tỷ USD của SVB và Signature Bank. Ảnh: Reuters.
Được biết, gã khổng lồ quản lý đầu tư BlackRock và chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden có mối quan hệ khá mật thiết khi có nhiều lãnh đạo tập đoàn này làm cố vấn trong bộ máy của ông Biden.
Trước đây, Giám đốc điều hành đầu tư của BlackRock - ông Brian Deese - thậm chí còn được bổ nhiệm làm người đứng đầu Hội đồng Kinh tế Quốc gia, đóng vai trò là cố vấn hàng đầu của ông Biden về các vấn đề kinh tế. Tổng thống Biden cũng đã mời ông Larry Fink - Giám đốc điều hành hiện tại của BlackRock về làm quản lý tại Bộ Tài chính Mỹ.
Hiện tại, tập đoàn này đang quản lý tổng số tiền 8.600 tỷ USD - nhiều hơn GDP của mọi quốc gia trên thế giới - ngoại trừ Mỹ và Trung Quốc. Đặc biệt, tổ chức này còn có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý các khoản nợ phức tạp, và đây có lẽ là lý do khiến Washington phải nhiều lần nhờ đến BlackRock và CEO Larry Fink làm cố vấn trong những thời điểm cần thiết.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) và Bộ Tài chính Mỹ đã trao hợp đồng cho BlackRock quản lý khoản nợ xấu trị giá 130 tỷ USD thuộc sổ sách của Bear Stearns và American International Group. Sau đó, Fed cũng nhờ BlackRock giám sát hoạt động mua bán nợ và các chương trình giúp ổn định nền kinh tế khi đại dịch bắt đầu vào năm 2020.
Theo Bloomberg, bộ phận Cố vấn Thị trường của BlackRock được thành lập vào năm 2008 để cung cấp lời khuyên cho các chính phủ, ngân hàng trung ương và các tổ chức tài chính. Bên cạnh BlackRock, FDIC còn mời một số tổ chức khác như Houlihan Lokey, Rothschild và Piper Sandler để tư vấn về cách xử lý các vụ đổ vỡ ngân hàng.
Được biết, Signature Bank và SVB là 2 trong số 3 ngân hàng đã sụp đổ vào tháng trước do bị ảnh hưởng bởi những bất ổn ngành ngân hàng, động thái tăng lãi suất và cả việc người dân rút tiền gửi ồ ạt. Sau đó, FDIC đã nhận tiếp quản cả hai ngân hàng này ngay lập tức.
Đối với SVB, ngân hàng này đã được First Citizens đồng ý mua lại. Theo hồ sơ cụ thể, First Citizens sẽ mua lại khoảng 72 tỷ USD tài sản của SVB với mức chiết khấu còn 16,5 tỷ USD.
Còn đối với Signature Bank, FDIC mới đây cũng đã đồng ý cho Flagstar Bank - một chi nhánh của ngân hàng New York Community Bancorp - mua lại một phần tài sản trị giá 2,7 tỷ USD. Theo thỏa thuận, Flagstar Bank sẽ mua lại toàn bộ khoản tiền gửi và một số danh mục cho vay, cũng như tiếp quản toàn bộ 40 chi nhánh của Signature Bank.
Vì sao Fed vẫn tăng lãi suất khi ngân hàng First Republic Bank sụp đổĐây đã là lần thứ hai trong năm nay Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục lên dây cót cho việc tăng lãi suất ngay khi vừa xảy ra đổ vỡ trong hệ thống ngân hàng.
07:00 4/5/2023
Mỹ cân nhắc cải cách bảo hiểm khi 3 ngân hàng phá sản từ đầu nămTổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) đang đề xuất những giải pháp nhằm ngăn chặn một cuộc khủng hoảng tài chính khi người dân hoang mang và ồ ạt rút tiền.
10:24 3/5/2023
Fed nâng lãi suất lần thứ 10, chứng khoán Mỹ giảm mạnhTrong phiên giao dịch ngày 3/5, các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đều giảm điểm sau khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) quyết định tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25 điểm phần trăm.
08:35 4/5/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | |
Doanh nghiệp Việt thành 'gà đẻ trứng vàng' cho ông chủ Thái | Mỗi năm, cổ đông Thái Lan nhận về hàng nghìn tỷ đồng cổ tức tiền mặt nhờ thâu tóm thành công các doanh nghiệp Việt như Sabeco, Nhựa Bình Minh, Bao bì Biên Hòa... | HĐQT Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) vừa thông qua nghị quyết về việc tạm ứng cổ tức năm 2023 bằng tiền mặt với tỷ lệ 15%, tức cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu SAB sẽ nhận về 1.500 đồng. Với hơn 1,28 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, ông lớn ngành bia này dự kiến phải chi ra 1.920 tỷ đồng để thanh toán cho cổ đông.
Đáng chú ý, nhờ sở hữu gần 53,6% vốn Sabeco, cổ đông lớn nhất - Công ty Vietnam Beverage (thuộc ThaiBev) - sẽ nhận về 1.030 tỷ đồng cổ tức vào đầu năm sau. Nếu được thanh toán đủ lượng cổ tức với tỷ lệ 35% theo kế hoạch đề ra năm nay, tập đoàn của tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi có thể nhận về hơn 2.630 tỷ đồng tiền tươi.
Ông chủ Thái nhận cổ tức nghìn tỷ/năm
ThaiBev hoàn tất thương vụ thâu tóm Sabeco vào cuối năm 2017 sau khi công ty liên quan là Vietnam Beverage đấu giá thành công hơn 343 triệu cổ phần với giá 320.000 đồng/cổ phiếu. Tổng giá trị thương vụ lên đến 110.000 tỷ đồng (tương đương 5 tỷ USD thời điểm đó) và trở thành sự kiện M&A đắt giá nhất trong ngành bia châu Á.
Kể từ khi về tay người Thái, Sabeco chia cổ tức rất “thoáng tay”.
Trước năm 2017, tỷ lệ chi trả cổ tức bình quân của Sabeco thường dao động trong khoảng 20-30%. Tuy nhiên, từ 2017 đến nay, tỷ lệ chi trả cổ tức của công ty này đã tăng lên mức 35-50%, và tất cả đều được thanh toán bằng tiền mặt. Điều này đồng nghĩa mỗi năm, cổ đông Thái Lan đều đặn nhận về hàng nghìn tỷ đồng từ Sabeco.
Lũy kế đến nay, chủ thương hiệu Bia Sài Gòn đã đem về cho cổ đông Thái Lan khoảng 9.280 tỷ đồng tiền cổ tức.
THAIBEV ĐỀU ĐẶN NHẬN HÀNG NGHÌN TỶ ĐỒNG CỔ TỨC MỖI NĂM TỪ SABECO Nguồn: BCDN; Tổng hợp. Nhãn Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Tạm ứng năm 2023 Tổng tiền chia cổ tức của Sabeco tỷ đồng 2244 3206 2244 2244 2244 3206 1924 Số tiền ThaiBev nhận về 1203 1719 1203 1203 1203 1719 1031 Tỷ lệ trả cổ tức % 35 50 35 35 35 50 15
Lãnh đạo đương nhiệm của Sabeco cũng bày tỏ tự hào với tỷ lệ trả cổ tức như hiện nay. Trong báo cáo thường niên 2022, Chủ tịch HĐQT Koh Poh Tiong khẳng định công ty sẽ tiếp tục cam kết đầu tư vào các cơ hội nhằm thúc đẩy tăng trưởng dài hạn và tối đa hóa giá trị cho cổ đông. Định hướng này cho phép Sabeco mang đến cho cổ đông khoản thu nhập cổ tức bền vững và tăng dần theo thời gian, phù hợp với triển vọng tăng trưởng dài hạn của công ty.
Đều đặn chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ cao mỗi năm, nhưng về kết quả kinh doanh, nhà đầu tư không khó nhận ra doanh nghiệp bia hàng đầu Việt Nam đang hụt hơi.
Lũy kế 9 tháng đầu năm nay, Sabeco chỉ ghi nhận doanh thu thuần 21.940 tỷ đồng và lãi sau thuế 3.288 tỷ đồng, giảm lần lượt 12% và 24% so với cùng kỳ năm trước.
Với kế hoạch doanh thu cả năm 40.272 tỷ đồng và lãi ròng 5.775 tỷ đồng, công ty mới hoàn thành lần lượt 54% và 57% chỉ tiêu dù đã gần hết năm.
Thực tế, việc Sabeco suy giảm doanh thu đã được dự báo từ lâu khi hãng liên tục chịu sức ép từ yếu tố khách quan như dịch Covid-19 hay các quy định hạn chế sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông. Hậu đại dịch, xu hướng thắt chặt chi tiêu của người dân và áp lực cạnh tranh với đối thủ, đặc biệt là các ông lớn ngoại như Heineken khiến doanh số Sabeco chậm lại.
Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu SAB của Sabeco đang được giao dịch quanh mốc 65.500 đồng/đơn vị, giảm 26% so với đầu năm và 48% so với mức cao nhất trong năm.
Gà đẻ trứng vàng
Một doanh nghiệp Việt khác cũng đang trở thành “gà đẻ trứng vàng” cho ông chủ Thái là CTCP Nhựa Bình Minh (HoSE: BMP). Đây là doanh nghiệp có tỷ lệ trả cổ tức hàng năm tương đối cao, đỉnh điểm lên tới 84% cho năm 2022, tức dành gần như toàn bộ lợi nhuận sau thuế năm kinh doanh này để thanh toán cho cổ đông.
Trong tháng này, Nhựa Bình Minh cũng sẽ tạm ứng cổ tức đợt 1 bằng tiền mặt với tỷ lệ 65% cho cổ đông, tương ứng mỗi cổ phiếu nhận về 6.500 đồng.
Với gần 82 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Nhựa Bình Minh sẽ chi khoảng 532 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông. Trong đó, riêng tập đoàn mẹ là SCG (Thái Lan) dự kiến nhận về hơn 290 tỷ đồng.
KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NHỰA BÌNH MINH Nguồn: BCTC DN; Tổng hợp Nhãn Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 9T/2023 Doanh thu thuần tỷ đồng 3825 3920 4337 4686 4553 5808 3702 Lãi sau thuế 465 428 423 523 214 694 785
Năm 2018, Nawaplastic Industries (công ty con của SCG) đã hoàn tất mua lại cổ phần Nhựa Bình Minh, qua đó nâng sở hữu lên 50,9%. Sau nhiều đợt chi tiền nâng sở hữu, gần nhất là đầu tháng 3 năm nay, tỷ lệ của cổ đông xứ chùa vàng tại doanh nghiệp nhựa Việt đã tăng lên xấp xỉ 55%.
Lũy kế đến nay, Nawaplastic cũng đã nhận về xấp xỉ 1.600 tỷ đồng tiền cổ tức từ Nhựa Bình Minh.
Trong năm 2022, Nhựa Bình Minh ghi nhận doanh thu đạt 5.825 tỷ đồng, tăng 28% so với năm trước đó và vượt kế hoạch đề ra. Lợi nhuận sau thuế ghi nhận 694 tỷ đồng, tăng 225%, vượt 55% kế hoạch.
Còn 9 tháng đầu năm nay, công ty ghi nhận doanh thu thuần đạt 3.702 tỷ đồng, giảm 16% so với cùng kỳ, trong khi lãi sau thuế tăng hơn 75% lên 785 tỷ đồng. Dù doanh thu mới hoàn thành 58% kế hoạch đề ra đầu năm nhưng lợi nhuận của nhà sản xuất nhựa này đã vượt chỉ tiêu 20%.
Không chỉ nắm giữ đa số vốn ở Nhựa Bình Minh, Tập đoàn SCG còn hiện diện trong một doanh nghiệp Việt khác là CTCP Bao bì Biên Hòa (HoSE: SVI) thông qua công ty con TCG Solutions.
Được thành lập năm 1968, Bao bì Biên Hòa là một trong 5 nhà cung cấp bao bì lớn nhất khu vực phía Nam, chuyên cung cấp bao bì cho Unilever, Pepsico, Nestle. Doanh nghiệp này có quy mô 3 nhà máy trực thuộc, công suất 100,000 tấn/năm, liên tục đạt mức tăng trưởng bình quân 20-25%/năm.
Cuối năm 2020, cổ đông Thái Lan đã mua thành công 12,1 triệu cổ phần SVI, tương ứng 94,11% vốn. Năm nay, doanh nghiệp này cũng thông qua kế hoạch trả cổ tức với tỷ lệ 23,4%, đồng nghĩa cổ đông Thái sắp nhận về hơn 28 tỷ đồng.
Ngoài ra, nhóm doanh nghiệp có sự hiện diện của các cổ đông Thái như Vinamilk (HoSE: VNM); Fimex (HoSE: FMC); Tập đoàn FPT (HoSE: FPT)... đều là những doanh nghiệp thường xuyên chia cổ tức tiền mặt cho cổ đông.
Ông Nguyễn Đức Tài chỉ mua 1/10 lượng cổ phiếu MWG đã đăng kýChủ tịch Thế Giới Di Động chỉ mua 110.000 cổ phiếu MWG trong số 1 triệu đơn vị đã đăng ký vì diễn biến thị trường không phù hợp.
07:00 8/12/2023
CapitaLand thâu tóm một dự án khu đô thị của BecamexUBND tỉnh Bình Dương vừa cho phép Becamex IDC chuyển nhượng dự án khu đô thị mới 18,9 ha tại Thủ Dầu Một cho một công ty thuộc Tập đoàn CapitaLand.
19:40 7/12/2023
Doanh nghiệp đua huy động hàng nghìn tỷ từ chứng khoánNhóm doanh nghiệp chứng khoán và bất động sản, xây dựng dẫn đầu làn sóng tăng vốn này.
06:00 8/12/2023
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | Doanh nghiệp Việt thành 'gà đẻ trứng vàng' cho ông chủ Thái
Mỗi năm, cổ đông Thái Lan nhận về hàng nghìn tỷ đồng cổ tức tiền mặt nhờ thâu tóm thành công các doanh nghiệp Việt như Sabeco, Nhựa Bình Minh, Bao bì Biên Hòa...
HĐQT Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) vừa thông qua nghị quyết về việc tạm ứng cổ tức năm 2023 bằng tiền mặt với tỷ lệ 15%, tức cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu SAB sẽ nhận về 1.500 đồng. Với hơn 1,28 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, ông lớn ngành bia này dự kiến phải chi ra 1.920 tỷ đồng để thanh toán cho cổ đông.
Đáng chú ý, nhờ sở hữu gần 53,6% vốn Sabeco, cổ đông lớn nhất - Công ty Vietnam Beverage (thuộc ThaiBev) - sẽ nhận về 1.030 tỷ đồng cổ tức vào đầu năm sau. Nếu được thanh toán đủ lượng cổ tức với tỷ lệ 35% theo kế hoạch đề ra năm nay, tập đoàn của tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi có thể nhận về hơn 2.630 tỷ đồng tiền tươi.
Ông chủ Thái nhận cổ tức nghìn tỷ/năm
ThaiBev hoàn tất thương vụ thâu tóm Sabeco vào cuối năm 2017 sau khi công ty liên quan là Vietnam Beverage đấu giá thành công hơn 343 triệu cổ phần với giá 320.000 đồng/cổ phiếu. Tổng giá trị thương vụ lên đến 110.000 tỷ đồng (tương đương 5 tỷ USD thời điểm đó) và trở thành sự kiện M&A đắt giá nhất trong ngành bia châu Á.
Kể từ khi về tay người Thái, Sabeco chia cổ tức rất “thoáng tay”.
Trước năm 2017, tỷ lệ chi trả cổ tức bình quân của Sabeco thường dao động trong khoảng 20-30%. Tuy nhiên, từ 2017 đến nay, tỷ lệ chi trả cổ tức của công ty này đã tăng lên mức 35-50%, và tất cả đều được thanh toán bằng tiền mặt. Điều này đồng nghĩa mỗi năm, cổ đông Thái Lan đều đặn nhận về hàng nghìn tỷ đồng từ Sabeco.
Lũy kế đến nay, chủ thương hiệu Bia Sài Gòn đã đem về cho cổ đông Thái Lan khoảng 9.280 tỷ đồng tiền cổ tức.
THAIBEV ĐỀU ĐẶN NHẬN HÀNG NGHÌN TỶ ĐỒNG CỔ TỨC MỖI NĂM TỪ SABECO Nguồn: BCDN; Tổng hợp. Nhãn Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Tạm ứng năm 2023 Tổng tiền chia cổ tức của Sabeco tỷ đồng 2244 3206 2244 2244 2244 3206 1924 Số tiền ThaiBev nhận về 1203 1719 1203 1203 1203 1719 1031 Tỷ lệ trả cổ tức % 35 50 35 35 35 50 15
Lãnh đạo đương nhiệm của Sabeco cũng bày tỏ tự hào với tỷ lệ trả cổ tức như hiện nay. Trong báo cáo thường niên 2022, Chủ tịch HĐQT Koh Poh Tiong khẳng định công ty sẽ tiếp tục cam kết đầu tư vào các cơ hội nhằm thúc đẩy tăng trưởng dài hạn và tối đa hóa giá trị cho cổ đông. Định hướng này cho phép Sabeco mang đến cho cổ đông khoản thu nhập cổ tức bền vững và tăng dần theo thời gian, phù hợp với triển vọng tăng trưởng dài hạn của công ty.
Đều đặn chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ cao mỗi năm, nhưng về kết quả kinh doanh, nhà đầu tư không khó nhận ra doanh nghiệp bia hàng đầu Việt Nam đang hụt hơi.
Lũy kế 9 tháng đầu năm nay, Sabeco chỉ ghi nhận doanh thu thuần 21.940 tỷ đồng và lãi sau thuế 3.288 tỷ đồng, giảm lần lượt 12% và 24% so với cùng kỳ năm trước.
Với kế hoạch doanh thu cả năm 40.272 tỷ đồng và lãi ròng 5.775 tỷ đồng, công ty mới hoàn thành lần lượt 54% và 57% chỉ tiêu dù đã gần hết năm.
Thực tế, việc Sabeco suy giảm doanh thu đã được dự báo từ lâu khi hãng liên tục chịu sức ép từ yếu tố khách quan như dịch Covid-19 hay các quy định hạn chế sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông. Hậu đại dịch, xu hướng thắt chặt chi tiêu của người dân và áp lực cạnh tranh với đối thủ, đặc biệt là các ông lớn ngoại như Heineken khiến doanh số Sabeco chậm lại.
Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu SAB của Sabeco đang được giao dịch quanh mốc 65.500 đồng/đơn vị, giảm 26% so với đầu năm và 48% so với mức cao nhất trong năm.
Gà đẻ trứng vàng
Một doanh nghiệp Việt khác cũng đang trở thành “gà đẻ trứng vàng” cho ông chủ Thái là CTCP Nhựa Bình Minh (HoSE: BMP). Đây là doanh nghiệp có tỷ lệ trả cổ tức hàng năm tương đối cao, đỉnh điểm lên tới 84% cho năm 2022, tức dành gần như toàn bộ lợi nhuận sau thuế năm kinh doanh này để thanh toán cho cổ đông.
Trong tháng này, Nhựa Bình Minh cũng sẽ tạm ứng cổ tức đợt 1 bằng tiền mặt với tỷ lệ 65% cho cổ đông, tương ứng mỗi cổ phiếu nhận về 6.500 đồng.
Với gần 82 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Nhựa Bình Minh sẽ chi khoảng 532 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông. Trong đó, riêng tập đoàn mẹ là SCG (Thái Lan) dự kiến nhận về hơn 290 tỷ đồng.
KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NHỰA BÌNH MINH Nguồn: BCTC DN; Tổng hợp Nhãn Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 9T/2023 Doanh thu thuần tỷ đồng 3825 3920 4337 4686 4553 5808 3702 Lãi sau thuế 465 428 423 523 214 694 785
Năm 2018, Nawaplastic Industries (công ty con của SCG) đã hoàn tất mua lại cổ phần Nhựa Bình Minh, qua đó nâng sở hữu lên 50,9%. Sau nhiều đợt chi tiền nâng sở hữu, gần nhất là đầu tháng 3 năm nay, tỷ lệ của cổ đông xứ chùa vàng tại doanh nghiệp nhựa Việt đã tăng lên xấp xỉ 55%.
Lũy kế đến nay, Nawaplastic cũng đã nhận về xấp xỉ 1.600 tỷ đồng tiền cổ tức từ Nhựa Bình Minh.
Trong năm 2022, Nhựa Bình Minh ghi nhận doanh thu đạt 5.825 tỷ đồng, tăng 28% so với năm trước đó và vượt kế hoạch đề ra. Lợi nhuận sau thuế ghi nhận 694 tỷ đồng, tăng 225%, vượt 55% kế hoạch.
Còn 9 tháng đầu năm nay, công ty ghi nhận doanh thu thuần đạt 3.702 tỷ đồng, giảm 16% so với cùng kỳ, trong khi lãi sau thuế tăng hơn 75% lên 785 tỷ đồng. Dù doanh thu mới hoàn thành 58% kế hoạch đề ra đầu năm nhưng lợi nhuận của nhà sản xuất nhựa này đã vượt chỉ tiêu 20%.
Không chỉ nắm giữ đa số vốn ở Nhựa Bình Minh, Tập đoàn SCG còn hiện diện trong một doanh nghiệp Việt khác là CTCP Bao bì Biên Hòa (HoSE: SVI) thông qua công ty con TCG Solutions.
Được thành lập năm 1968, Bao bì Biên Hòa là một trong 5 nhà cung cấp bao bì lớn nhất khu vực phía Nam, chuyên cung cấp bao bì cho Unilever, Pepsico, Nestle. Doanh nghiệp này có quy mô 3 nhà máy trực thuộc, công suất 100,000 tấn/năm, liên tục đạt mức tăng trưởng bình quân 20-25%/năm.
Cuối năm 2020, cổ đông Thái Lan đã mua thành công 12,1 triệu cổ phần SVI, tương ứng 94,11% vốn. Năm nay, doanh nghiệp này cũng thông qua kế hoạch trả cổ tức với tỷ lệ 23,4%, đồng nghĩa cổ đông Thái sắp nhận về hơn 28 tỷ đồng.
Ngoài ra, nhóm doanh nghiệp có sự hiện diện của các cổ đông Thái như Vinamilk (HoSE: VNM); Fimex (HoSE: FMC); Tập đoàn FPT (HoSE: FPT)... đều là những doanh nghiệp thường xuyên chia cổ tức tiền mặt cho cổ đông.
Ông Nguyễn Đức Tài chỉ mua 1/10 lượng cổ phiếu MWG đã đăng kýChủ tịch Thế Giới Di Động chỉ mua 110.000 cổ phiếu MWG trong số 1 triệu đơn vị đã đăng ký vì diễn biến thị trường không phù hợp.
07:00 8/12/2023
CapitaLand thâu tóm một dự án khu đô thị của BecamexUBND tỉnh Bình Dương vừa cho phép Becamex IDC chuyển nhượng dự án khu đô thị mới 18,9 ha tại Thủ Dầu Một cho một công ty thuộc Tập đoàn CapitaLand.
19:40 7/12/2023
Doanh nghiệp đua huy động hàng nghìn tỷ từ chứng khoánNhóm doanh nghiệp chứng khoán và bất động sản, xây dựng dẫn đầu làn sóng tăng vốn này.
06:00 8/12/2023
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | |
Giá vàng trong nước sụt giảm phiên cuối tuần | Giá vàng miếng tiếp tục giảm nhẹ, mất mốc 67 triệu đồng/lượng ở nhiều doanh nghiệp trong khi giá vàng nhẫn 99,99% neo tại vùng 56,6 triệu đồng/lượng. | Giá vàng trong nước tiếp tục giảm nhẹ trong phiên giao dịch cuối tuần. Ảnh: Chí Hùng.
Trong phiên giao dịch cuối tuần hôm nay (27/5), Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng miếng ở mức 66,35 - 67,05 triệu đồng/lượng (mua - bán), giảm 100.000 đồng ở chiều mua và đi ngang ở chiều bán so với chốt phiên hôm qua.
Xét trên biểu đồ giá vàng hàng ngày, nếu so sánh với một tuần trước, giá vàng miếng SJC đã giảm 350.000 đồng, hiện neo tại vùng giá thấp nhất và người mua đang phải chịu khoản lỗ hơn 1 triệu đồng/lượng do chênh lệch giá mua - bán doanh nghiệp đưa ra.
Đi cùng với xu hướng giảm của vàng miếng, giá vàng nhẫn SJC loại 99,99% sáng nay neo tại vùng 55,6 - 56,55 triệu/lượng, giảm 50.000 đồng so với cuối ngày 26/5. Đây cũng là vùng giá thấp của vàng nhẫn ghi nhận trong 1 tuần trở lại đây.
Tuy nhiên, việc doanh nghiệp niêm yết chênh lệch giá mua - bán với mặt hàng vàng này lên tới gần 1 triệu đồng/lượng, người mua vàng nhẫn từ tuần trước đến nay vẫn đang lỗ khoảng 1,4 triệu đồng/lượng.
Diễn biến tương tự cũng ghi nhận với giá vàng tại Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), giá vàng miếng tại đây hiện đứng yên so với chốt phiên hôm qua, với giá mua ở 66,46 triệu/lượng và giá bán ở 67 triệu đồng/lượng.
Với vàng nhẫn, PNJ hiện chấp nhận giao dịch ở mức 55,6 - 56,6 triệu/lượng, đi ngang so với hôm qua.
Giá bán vàng miếng trong nước hôm nay có xu hướng giảm thêm 50.000 đồng, mất mốc 67 triệu đồng/lượng ở nhiều doanh nghiệp.
Trong đó, Tập đoàn DOJI niêm yết ở mức 66,35 - 66,95 triệu/lượng, không thay đổi so với phiên liền trước; Tập đoàn Phú Quý giao dịch với giá 66,35 - 67 triệu/lượng; Bảo Tín Minh Châu đưa ra mức giá 66,4 - 66,98 triệu/lượng.
Với vàng nhẫn, ngoài SJC và PNJ, hiện Tập đoàn Phú Quý cũng đưa ra mức giá 55,8 - 56,65 triệu/lượng cho mặt hàng vàng này, tăng 100.000 đồng. Trong khi giá vàng Rồng Thăng Long tại Bảo Tín Minh Châu phổ biến ở 55,79 - 56,74 triệu/lượng, giảm 50.000 đồng.
Trên thị trường quốc tế, giá vàng thế giới giao ngay hiện phổ biến ở mức 1.946 USD/ounce. Từ đầu tuần, kim loại quý thế giới đã "bốc hơi" hơn 30 USD, xuống mức thấp nhất 9 tuần.
Với tỷ giá quy đổi USD/VND hiện tại ở mức 23.660 đồng/USD (theo Vietcombank), giá vàng thế giới quy đổi ra tiền Việt hiện vào khoảng 55,5 triệu đồng/lượng, vẫn thấp hơn giá vàng miếng trong nước 11,5 triệu đồng và thấp hơn giá vàng nhẫn, vàng trang sức hơn 1 triệu đồng/lượng.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Vì sao Phố Wall cần một cuộc suy thoáiNếu kinh tế Mỹ không suy yếu hay bước vào một cuộc suy thoái, Fed có thể không cắt giảm lãi suất trong năm nay và thậm chí còn tiếp tục tăng. Đó sẽ là tin xấu với thị trường.
05:00 27/5/2023
Vàng bị bán tháo mạnhGiá vàng vừa rơi xuống mức thấp nhất hơn 2 tháng. Việc nền kinh tế Mỹ chống chịu tốt hơn dự kiến đã khiến thị trường kim loại quý chao đảo.
18:45 26/5/2023 | Giá vàng trong nước sụt giảm phiên cuối tuần
Giá vàng miếng tiếp tục giảm nhẹ, mất mốc 67 triệu đồng/lượng ở nhiều doanh nghiệp trong khi giá vàng nhẫn 99,99% neo tại vùng 56,6 triệu đồng/lượng.
Giá vàng trong nước tiếp tục giảm nhẹ trong phiên giao dịch cuối tuần. Ảnh: Chí Hùng.
Trong phiên giao dịch cuối tuần hôm nay (27/5), Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng miếng ở mức 66,35 - 67,05 triệu đồng/lượng (mua - bán), giảm 100.000 đồng ở chiều mua và đi ngang ở chiều bán so với chốt phiên hôm qua.
Xét trên biểu đồ giá vàng hàng ngày, nếu so sánh với một tuần trước, giá vàng miếng SJC đã giảm 350.000 đồng, hiện neo tại vùng giá thấp nhất và người mua đang phải chịu khoản lỗ hơn 1 triệu đồng/lượng do chênh lệch giá mua - bán doanh nghiệp đưa ra.
Đi cùng với xu hướng giảm của vàng miếng, giá vàng nhẫn SJC loại 99,99% sáng nay neo tại vùng 55,6 - 56,55 triệu/lượng, giảm 50.000 đồng so với cuối ngày 26/5. Đây cũng là vùng giá thấp của vàng nhẫn ghi nhận trong 1 tuần trở lại đây.
Tuy nhiên, việc doanh nghiệp niêm yết chênh lệch giá mua - bán với mặt hàng vàng này lên tới gần 1 triệu đồng/lượng, người mua vàng nhẫn từ tuần trước đến nay vẫn đang lỗ khoảng 1,4 triệu đồng/lượng.
Diễn biến tương tự cũng ghi nhận với giá vàng tại Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), giá vàng miếng tại đây hiện đứng yên so với chốt phiên hôm qua, với giá mua ở 66,46 triệu/lượng và giá bán ở 67 triệu đồng/lượng.
Với vàng nhẫn, PNJ hiện chấp nhận giao dịch ở mức 55,6 - 56,6 triệu/lượng, đi ngang so với hôm qua.
Giá bán vàng miếng trong nước hôm nay có xu hướng giảm thêm 50.000 đồng, mất mốc 67 triệu đồng/lượng ở nhiều doanh nghiệp.
Trong đó, Tập đoàn DOJI niêm yết ở mức 66,35 - 66,95 triệu/lượng, không thay đổi so với phiên liền trước; Tập đoàn Phú Quý giao dịch với giá 66,35 - 67 triệu/lượng; Bảo Tín Minh Châu đưa ra mức giá 66,4 - 66,98 triệu/lượng.
Với vàng nhẫn, ngoài SJC và PNJ, hiện Tập đoàn Phú Quý cũng đưa ra mức giá 55,8 - 56,65 triệu/lượng cho mặt hàng vàng này, tăng 100.000 đồng. Trong khi giá vàng Rồng Thăng Long tại Bảo Tín Minh Châu phổ biến ở 55,79 - 56,74 triệu/lượng, giảm 50.000 đồng.
Trên thị trường quốc tế, giá vàng thế giới giao ngay hiện phổ biến ở mức 1.946 USD/ounce. Từ đầu tuần, kim loại quý thế giới đã "bốc hơi" hơn 30 USD, xuống mức thấp nhất 9 tuần.
Với tỷ giá quy đổi USD/VND hiện tại ở mức 23.660 đồng/USD (theo Vietcombank), giá vàng thế giới quy đổi ra tiền Việt hiện vào khoảng 55,5 triệu đồng/lượng, vẫn thấp hơn giá vàng miếng trong nước 11,5 triệu đồng và thấp hơn giá vàng nhẫn, vàng trang sức hơn 1 triệu đồng/lượng.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Vì sao Phố Wall cần một cuộc suy thoáiNếu kinh tế Mỹ không suy yếu hay bước vào một cuộc suy thoái, Fed có thể không cắt giảm lãi suất trong năm nay và thậm chí còn tiếp tục tăng. Đó sẽ là tin xấu với thị trường.
05:00 27/5/2023
Vàng bị bán tháo mạnhGiá vàng vừa rơi xuống mức thấp nhất hơn 2 tháng. Việc nền kinh tế Mỹ chống chịu tốt hơn dự kiến đã khiến thị trường kim loại quý chao đảo.
18:45 26/5/2023 | |
Sau DIG, đến lượt CEO họp cổ đông bất thành | Do không đủ lượng cổ đông đại diện số cổ phần có quyền biểu quyết tham dự, CEO Group đã không thể tiến hành Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023. | Ngày 30/6, Công ty CP Tập đoàn C.E.O (CEO) đã tổ chức phiên họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023. Theo công bố tại thời điểm chốt danh sách, doanh nghiệp này có gần 44.000 cổ đông đại diện cho hơn 257 triệu cổ phần có quyền biểu quyết, cao hơn con số khoảng 42.700 cổ đông vào năm ngoái.
Tuy nhiên, do số lượng cổ đông tham dự chỉ chiếm 35,42% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, dẫn tới phiên họp không đủ điều kiện để tiến hành.
Chủ tịch HĐQT Đoàn Văn Bình sau đó đã gửi lời xin lỗi cổ đông và cho biết đây là lần đầu tiên trong lịch sử đại hội thường niên của CEO Group tổ chức bất thành.
Theo kế hoạch, tại phiên họp cổ đông năm nay, ban lãnh đạo CEO sẽ trình cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu tổng doanh thu đạt 3.000 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2022, và lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 315 tỷ đồng, tăng 2%.
Dự án Sonasea Vân Đồn tại Quảng Ninh do CEO làm chủ đầu tư. Ảnh: CEO Group.
Theo lãnh đạo tập đoàn, 2 lĩnh vực trụ cột chính của CEO là bất động sản và du lịch được dự báo sẽ còn nhiều khó khăn. Đặc biệt ở lĩnh vực bất động sản, doanh nghiệp phải đối mặt với tình trạng niềm tin trên thị trường và dòng tiền gần như bằng 0, lãi suất cao trong khi chi phí đầu vào như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công đều tăng.
Trong khi đó, mảng du lịch khó quay trở lại thời điểm trước dịch. Thói quen tiêu dùng, nghỉ dưỡng của người dân thay đổi. Dịch Covid-19 và biến động chính trị cũng khiến lượng khách quốc tế đến Việt Nam không đáng kể.
Liên quan đến hoạt động kinh doanh của CEO, ngày 29/6 vừa qua, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã chấp thuận cho công ty tiến hành tăng vốn theo kế hoạch đã thông qua năm 2022. Trong đó, CEO dự kiến phát hành gần 5,15 triệu cổ phiếu cho cán bộ nhân viên theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) và hơn 252 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Giá phát hành là 10.000 đồng/cổ phiếu. Sau khi hoàn tất, vốn điều lệ của CEO Group dự kiến tăng từ 2.573 tỷ đồng lên gần 5.147 tỷ đồng.
Chủ tịch CEO Đoàn Văn Bình cho biết vốn điều lệ của tập đoàn nhiều năm nay ở mức rất thấp trong khi hơn 70 công ty hoạt động trong lĩnh vực bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán đều có vốn điều lệ trung bình khoảng 4.000 tỷ đồng. Do đó, việc tăng vốn được cân nhắc kỹ để nâng cao năng lực tài chính của tập đoàn, phục vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh sắp tới.
Năm nay, CEO Group dự kiến tập trung triển khai các dự án trọng điểm gồm Sonasea Vân Đồn Harbor City (Quảng Ninh); CEOHomes Hana Garden (Hà Nội); Sonasea Residences (Phú Quốc) và hoàn hoàn thiện thủ tục tại các dự án khác để chuẩn bị thi công, kinh doanh khi thị trường thuận lợi. Trong đó, khu nghỉ dưỡng Wyndham Garden Sonasea Vân Đồn tại dự án Sonasea Vân Đồn Harbor City dự kiến đưa vào hoạt động từ cuối năm nay.
CEO và DIG từng là 2 mã chứng khoán gây "sốt" trên thị trường trước khi giảm sâu. Ảnh: DNSE.
Cách đây vài ngày, một doanh nghiệp bất động sản lớn khác là Tổng công ty CP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIG) cũng không thể tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 do chỉ có 555 cổ đông, đại diện cho 36,91% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, có mặt. Trong khi đó, tổng số cổ đông có quyền tham dự sự kiện theo danh sách lên tới 64.907 cổ đông, tương ứng 609,8 triệu cổ phần có quyền biểu quyết.
Trước đó, lãnh đạo doanh nghiệp này đã có thư gửi cổ đông nhằm khuyến khích nhà đầu tư tham dự phiên họp.
CEO và DIG là 2 doanh nghiệp bất động sản từng thu hút đông đảo nhà đầu tư rót tiền. Trong giai đoạn từ giữa năm 2021 đến đầu năm 2022, 2 mã chứng khoán này đã ghi nhận chuỗi tăng thị giá gấp 10 lần.
Tuy nhiên, những bất ổn của thị trường kéo dài từ đầu năm 2022 đến nay khiến 2 cổ phiếu này giảm sâu, có thời điểm quay về thị giá ban đầu của chu kỳ tăng trước đó. Kết thúc phiên giao dịch ngày 30/6, mã CEO và DIG tạm dừng lần lượt ở mốc 23.800 đồng/cổ phiếu và 21.050 đồng/cổ phiếu.
Nhiều người thân Chủ tịch Thép Pomina bán cổ phiếuTừ ngày 27-29/6, 3 người thân của Chủ tịch HĐQT Công ty Thép Pomina Đỗ Duy Thái thay nhau bán cổ phiếu trong bối cảnh mã chứng khoán POM quay đầu điều chỉnh sau khi tăng cao.
14:33 30/6/2023
Hai cổ phiếu 'họ FLC' bị hủy niêm yết bắt buộcMã GAB của Công ty CP Đầu tư Khai khoáng và Quản lý tài sản FLC cùng AMD của Công ty CP Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone bị HoSE hủy niêm yết do vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin.
17:50 27/6/2023
Mạo danh HNX và HoSE kêu gọi đầu tư siêu lợi nhuậnCác Sở Giao dịch Chứng khoán liên tục bị các đối tượng lừa đảo mạo danh để kêu gọi tham gia ký hợp đồng hợp tác siêu lợi nhuận.
14:40 27/6/2023
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | Sau DIG, đến lượt CEO họp cổ đông bất thành
Do không đủ lượng cổ đông đại diện số cổ phần có quyền biểu quyết tham dự, CEO Group đã không thể tiến hành Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023.
Ngày 30/6, Công ty CP Tập đoàn C.E.O (CEO) đã tổ chức phiên họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023. Theo công bố tại thời điểm chốt danh sách, doanh nghiệp này có gần 44.000 cổ đông đại diện cho hơn 257 triệu cổ phần có quyền biểu quyết, cao hơn con số khoảng 42.700 cổ đông vào năm ngoái.
Tuy nhiên, do số lượng cổ đông tham dự chỉ chiếm 35,42% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, dẫn tới phiên họp không đủ điều kiện để tiến hành.
Chủ tịch HĐQT Đoàn Văn Bình sau đó đã gửi lời xin lỗi cổ đông và cho biết đây là lần đầu tiên trong lịch sử đại hội thường niên của CEO Group tổ chức bất thành.
Theo kế hoạch, tại phiên họp cổ đông năm nay, ban lãnh đạo CEO sẽ trình cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu tổng doanh thu đạt 3.000 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2022, và lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 315 tỷ đồng, tăng 2%.
Dự án Sonasea Vân Đồn tại Quảng Ninh do CEO làm chủ đầu tư. Ảnh: CEO Group.
Theo lãnh đạo tập đoàn, 2 lĩnh vực trụ cột chính của CEO là bất động sản và du lịch được dự báo sẽ còn nhiều khó khăn. Đặc biệt ở lĩnh vực bất động sản, doanh nghiệp phải đối mặt với tình trạng niềm tin trên thị trường và dòng tiền gần như bằng 0, lãi suất cao trong khi chi phí đầu vào như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công đều tăng.
Trong khi đó, mảng du lịch khó quay trở lại thời điểm trước dịch. Thói quen tiêu dùng, nghỉ dưỡng của người dân thay đổi. Dịch Covid-19 và biến động chính trị cũng khiến lượng khách quốc tế đến Việt Nam không đáng kể.
Liên quan đến hoạt động kinh doanh của CEO, ngày 29/6 vừa qua, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã chấp thuận cho công ty tiến hành tăng vốn theo kế hoạch đã thông qua năm 2022. Trong đó, CEO dự kiến phát hành gần 5,15 triệu cổ phiếu cho cán bộ nhân viên theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) và hơn 252 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Giá phát hành là 10.000 đồng/cổ phiếu. Sau khi hoàn tất, vốn điều lệ của CEO Group dự kiến tăng từ 2.573 tỷ đồng lên gần 5.147 tỷ đồng.
Chủ tịch CEO Đoàn Văn Bình cho biết vốn điều lệ của tập đoàn nhiều năm nay ở mức rất thấp trong khi hơn 70 công ty hoạt động trong lĩnh vực bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán đều có vốn điều lệ trung bình khoảng 4.000 tỷ đồng. Do đó, việc tăng vốn được cân nhắc kỹ để nâng cao năng lực tài chính của tập đoàn, phục vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh sắp tới.
Năm nay, CEO Group dự kiến tập trung triển khai các dự án trọng điểm gồm Sonasea Vân Đồn Harbor City (Quảng Ninh); CEOHomes Hana Garden (Hà Nội); Sonasea Residences (Phú Quốc) và hoàn hoàn thiện thủ tục tại các dự án khác để chuẩn bị thi công, kinh doanh khi thị trường thuận lợi. Trong đó, khu nghỉ dưỡng Wyndham Garden Sonasea Vân Đồn tại dự án Sonasea Vân Đồn Harbor City dự kiến đưa vào hoạt động từ cuối năm nay.
CEO và DIG từng là 2 mã chứng khoán gây "sốt" trên thị trường trước khi giảm sâu. Ảnh: DNSE.
Cách đây vài ngày, một doanh nghiệp bất động sản lớn khác là Tổng công ty CP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIG) cũng không thể tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 do chỉ có 555 cổ đông, đại diện cho 36,91% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, có mặt. Trong khi đó, tổng số cổ đông có quyền tham dự sự kiện theo danh sách lên tới 64.907 cổ đông, tương ứng 609,8 triệu cổ phần có quyền biểu quyết.
Trước đó, lãnh đạo doanh nghiệp này đã có thư gửi cổ đông nhằm khuyến khích nhà đầu tư tham dự phiên họp.
CEO và DIG là 2 doanh nghiệp bất động sản từng thu hút đông đảo nhà đầu tư rót tiền. Trong giai đoạn từ giữa năm 2021 đến đầu năm 2022, 2 mã chứng khoán này đã ghi nhận chuỗi tăng thị giá gấp 10 lần.
Tuy nhiên, những bất ổn của thị trường kéo dài từ đầu năm 2022 đến nay khiến 2 cổ phiếu này giảm sâu, có thời điểm quay về thị giá ban đầu của chu kỳ tăng trước đó. Kết thúc phiên giao dịch ngày 30/6, mã CEO và DIG tạm dừng lần lượt ở mốc 23.800 đồng/cổ phiếu và 21.050 đồng/cổ phiếu.
Nhiều người thân Chủ tịch Thép Pomina bán cổ phiếuTừ ngày 27-29/6, 3 người thân của Chủ tịch HĐQT Công ty Thép Pomina Đỗ Duy Thái thay nhau bán cổ phiếu trong bối cảnh mã chứng khoán POM quay đầu điều chỉnh sau khi tăng cao.
14:33 30/6/2023
Hai cổ phiếu 'họ FLC' bị hủy niêm yết bắt buộcMã GAB của Công ty CP Đầu tư Khai khoáng và Quản lý tài sản FLC cùng AMD của Công ty CP Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone bị HoSE hủy niêm yết do vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin.
17:50 27/6/2023
Mạo danh HNX và HoSE kêu gọi đầu tư siêu lợi nhuậnCác Sở Giao dịch Chứng khoán liên tục bị các đối tượng lừa đảo mạo danh để kêu gọi tham gia ký hợp đồng hợp tác siêu lợi nhuận.
14:40 27/6/2023
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | |
Động thái gây sốc của trường nghệ thuật lâu đời nhất nước Mỹ | Với mức thâm hụt 3 triệu USD, Học viện Mỹ thuật Pennsylvania quyết định ngừng đào tạo sinh viên đại học và sau đại học kể từ năm nay. | Sau cuộc họp ngày 9/1, ban lãnh đạo Học viện Mỹ Thuật Pennsylvania (PAFA) quyết định dừng chương trình đại học và sau đại học vì vấn đề chi phí.
Theo Hyperallergic, chi phí duy trì hoạt động của trường tăng đều đặn, nhưng số lượng sinh viên đăng ký lại giảm trầm trọng, đặc biệt trong thời gian ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Hiện PAFA bị thâm hụt tới 3 triệu USD. Tờ Philadelphia Inquirer cho biết việc ngưng chương trình giáo dục đại học có thể giúp cắt giảm chi phí hơn 1 triệu USD.
Khoá tốt nghiệp cuối cùng sẽ diễn ra vào năm 2025. 37 sinh viên còn lại đang theo học tại trường buộc phải chuyển sang những trường đại học nghệ thuật khác ở cùng thành phố Philadelphia như Đại học Nghệ thuật, Cao đẳng Nghệ thuật và Thiết kế Moore, Đại học Arcadia, Trường Nghệ thuật và Kiến trúc Tyler thuộc Đại học Temple và Đại học Thiết kế và Nghệ thuật Pennsylvania.
Học viện Mỹ Thuật Pennsylvania là trường đại học về nghệ thuật lâu đời nhất ở Mỹ, được thành lập năm 1805. Ảnh: Hrag Vartanian/Hyperallergic.
Mức học phí của các trường là khác nhau. Tuy nhiên, sinh viên PAFA sẽ được miễn phí đăng ký chuyển trường.
Từ tháng 6/2024, trường sẽ cắt giảm một số giảng viên và hỗ trợ họ chuyển sang công việc mới. Những giảng viên còn lại, PAFA kỳ vọng họ sẽ tiếp tục hỗ trợ sinh viên tốt nghiệp khoá 2024 và 2025, cũng như giảng dạy các chương trình khác tại trường.
PAFA tuyên bố quyết định này không ảnh hưởng đến chương trình giáo dục cho học sinh từ mẫu giáo đến lớp 12. Các chương trình cấp chứng chỉ vẫn duy trì và bảo tàng của PAFA vẫn mở cửa.
Kelsey Gavin, người đang theo học Thạc sĩ chuyên ngành nhiếp ảnh và hoạt họa, dự kiến tốt nghiệp vào mùa xuân, bày tỏ sự bất bình trước quyết định của PAFA.
Nhiều sinh viên cảm thấy bất bình trước thông báo bất ngờ của PAFA. Ảnh minh họa: Học viện Mỹ Thuật Pennsylvania.
Theo Gavin, chương trình cấp chứng chỉ của trường thường không đủ điều kiện để đăng ký các khoản vay học phí liên bang như chương trình đào tạo cấp bằng.
“Quyết định của trường khiến sinh viên khó tiếp cận được với thế giới nghệ thuật, đặc biệt là những người có giới hạn tài chính”, cô nói.
Đáp lại mối lo ngại này, đại diện PAFA cho biết trường sẽ đảm bảo các chương trình cấp chứng chỉ đạt tiêu chuẩn thông qua Hiệp hội Quốc gia các Trường Nghệ thuật và Thiết kế theo Đạo luật Giáo dục Cao học năm 1965.
Gavin đặt ra thêm vấn đề về tính cam kết của nhà trường. Cô lo ngại những sinh viên năm nhất và năm hai giờ đây buộc phải hoàn thành chương trình học ở một nơi khác.
Đặc biệt là những tân sinh viên được nhà trường hứa hẹn quá trình đào tạo 4 năm, giờ đây, lời hứa đã bị rút lại sau 3 tháng.
Học viện Mỹ thuật Pennsylvania cũng là một bảo tàng nghệ thuật trứ danh ở thành phố Philadelphia. Ảnh: Highsmith, Carol M.
Một sinh viên giấu tên đang học năm hai tại PAFA đã bật khóc khi đọc thông báo từ trường.
Người này từng đậu Cao đẳng Nghệ thuật và Thiết kế Moore và Viện Nghệ thuật Chicago, nhưng lại quyết định đăng ký học tại PAFA vì muốn theo đuổi chương trình giáo dục tốt nhất.
“Tôi muốn lấy bằng điêu khắc, nhưng thật không may là không có nhiều trường nghệ thuật ở gần đây có chương trình đào tạo tốt”, người này chia sẻ. Sinh viên cho biết hầu hết người theo học tại PAFA đều tỏ ra bất bình trước thông báo bất ngờ trên.
Học viện Mỹ Thuật Pennsylvania là trường đại học về nghệ thuật lâu đời nhất ở Mỹ. Được thành lập vào năm 1805, học viện được biết đến rộng rãi với chương trình giáo dục nghệ thuật truyền thống và bảo tàng nghệ thuật đương đại lịch sử.
Kể từ khi bắt đầu đào tạo hệ đại học năm 1987, trường đã góp phần quan trọng trong quá trình hình thành sự nghiệp của các nghệ sĩ như Mary Cassatt, David Lynch, Njideka Akunyili Crosby và Thomas Eakins.
Giá trị thực gấp 1.500 lần của vòng cổ 'viên nước giặt'Jess Smith (Mỹ) không nghĩ rằng chiếc vòng cổ 1,99 USD mua được ở cửa hàng đồ cũ là tác phẩm nghệ thuật của một nghệ sĩ nổi tiếng.
25:1481 hôm qua
Nên đầu tư tiền vào đâu? Trong hơn 200 năm qua, mặc dù trải qua nhiều thăng trầm, thị trường chứng khoán vẫn là nơi tốt nhất để các nhà đầu tư dài hạn xây dựng sự sung túc. Nhưng để thành công trong mảng này, cần hiểu rõ các quy luật của thị trường, hiểu các mùa hoạt động của nó. Câu hỏi lớn nhất về tài chính trong tâm trí tất cả chúng ta ngày nay là gì? Theo kinh nghiệm của tác giả Anthony Robbins trong cuốn Đầu tư thông minh, chúng ta đều đang tìm kiếm câu trả lời cho cùng một vấn đề: “Tôi nên đặt tiền của mình vào đâu?”. | Động thái gây sốc của trường nghệ thuật lâu đời nhất nước Mỹ
Với mức thâm hụt 3 triệu USD, Học viện Mỹ thuật Pennsylvania quyết định ngừng đào tạo sinh viên đại học và sau đại học kể từ năm nay.
Sau cuộc họp ngày 9/1, ban lãnh đạo Học viện Mỹ Thuật Pennsylvania (PAFA) quyết định dừng chương trình đại học và sau đại học vì vấn đề chi phí.
Theo Hyperallergic, chi phí duy trì hoạt động của trường tăng đều đặn, nhưng số lượng sinh viên đăng ký lại giảm trầm trọng, đặc biệt trong thời gian ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Hiện PAFA bị thâm hụt tới 3 triệu USD. Tờ Philadelphia Inquirer cho biết việc ngưng chương trình giáo dục đại học có thể giúp cắt giảm chi phí hơn 1 triệu USD.
Khoá tốt nghiệp cuối cùng sẽ diễn ra vào năm 2025. 37 sinh viên còn lại đang theo học tại trường buộc phải chuyển sang những trường đại học nghệ thuật khác ở cùng thành phố Philadelphia như Đại học Nghệ thuật, Cao đẳng Nghệ thuật và Thiết kế Moore, Đại học Arcadia, Trường Nghệ thuật và Kiến trúc Tyler thuộc Đại học Temple và Đại học Thiết kế và Nghệ thuật Pennsylvania.
Học viện Mỹ Thuật Pennsylvania là trường đại học về nghệ thuật lâu đời nhất ở Mỹ, được thành lập năm 1805. Ảnh: Hrag Vartanian/Hyperallergic.
Mức học phí của các trường là khác nhau. Tuy nhiên, sinh viên PAFA sẽ được miễn phí đăng ký chuyển trường.
Từ tháng 6/2024, trường sẽ cắt giảm một số giảng viên và hỗ trợ họ chuyển sang công việc mới. Những giảng viên còn lại, PAFA kỳ vọng họ sẽ tiếp tục hỗ trợ sinh viên tốt nghiệp khoá 2024 và 2025, cũng như giảng dạy các chương trình khác tại trường.
PAFA tuyên bố quyết định này không ảnh hưởng đến chương trình giáo dục cho học sinh từ mẫu giáo đến lớp 12. Các chương trình cấp chứng chỉ vẫn duy trì và bảo tàng của PAFA vẫn mở cửa.
Kelsey Gavin, người đang theo học Thạc sĩ chuyên ngành nhiếp ảnh và hoạt họa, dự kiến tốt nghiệp vào mùa xuân, bày tỏ sự bất bình trước quyết định của PAFA.
Nhiều sinh viên cảm thấy bất bình trước thông báo bất ngờ của PAFA. Ảnh minh họa: Học viện Mỹ Thuật Pennsylvania.
Theo Gavin, chương trình cấp chứng chỉ của trường thường không đủ điều kiện để đăng ký các khoản vay học phí liên bang như chương trình đào tạo cấp bằng.
“Quyết định của trường khiến sinh viên khó tiếp cận được với thế giới nghệ thuật, đặc biệt là những người có giới hạn tài chính”, cô nói.
Đáp lại mối lo ngại này, đại diện PAFA cho biết trường sẽ đảm bảo các chương trình cấp chứng chỉ đạt tiêu chuẩn thông qua Hiệp hội Quốc gia các Trường Nghệ thuật và Thiết kế theo Đạo luật Giáo dục Cao học năm 1965.
Gavin đặt ra thêm vấn đề về tính cam kết của nhà trường. Cô lo ngại những sinh viên năm nhất và năm hai giờ đây buộc phải hoàn thành chương trình học ở một nơi khác.
Đặc biệt là những tân sinh viên được nhà trường hứa hẹn quá trình đào tạo 4 năm, giờ đây, lời hứa đã bị rút lại sau 3 tháng.
Học viện Mỹ thuật Pennsylvania cũng là một bảo tàng nghệ thuật trứ danh ở thành phố Philadelphia. Ảnh: Highsmith, Carol M.
Một sinh viên giấu tên đang học năm hai tại PAFA đã bật khóc khi đọc thông báo từ trường.
Người này từng đậu Cao đẳng Nghệ thuật và Thiết kế Moore và Viện Nghệ thuật Chicago, nhưng lại quyết định đăng ký học tại PAFA vì muốn theo đuổi chương trình giáo dục tốt nhất.
“Tôi muốn lấy bằng điêu khắc, nhưng thật không may là không có nhiều trường nghệ thuật ở gần đây có chương trình đào tạo tốt”, người này chia sẻ. Sinh viên cho biết hầu hết người theo học tại PAFA đều tỏ ra bất bình trước thông báo bất ngờ trên.
Học viện Mỹ Thuật Pennsylvania là trường đại học về nghệ thuật lâu đời nhất ở Mỹ. Được thành lập vào năm 1805, học viện được biết đến rộng rãi với chương trình giáo dục nghệ thuật truyền thống và bảo tàng nghệ thuật đương đại lịch sử.
Kể từ khi bắt đầu đào tạo hệ đại học năm 1987, trường đã góp phần quan trọng trong quá trình hình thành sự nghiệp của các nghệ sĩ như Mary Cassatt, David Lynch, Njideka Akunyili Crosby và Thomas Eakins.
Giá trị thực gấp 1.500 lần của vòng cổ 'viên nước giặt'Jess Smith (Mỹ) không nghĩ rằng chiếc vòng cổ 1,99 USD mua được ở cửa hàng đồ cũ là tác phẩm nghệ thuật của một nghệ sĩ nổi tiếng.
25:1481 hôm qua
Nên đầu tư tiền vào đâu? Trong hơn 200 năm qua, mặc dù trải qua nhiều thăng trầm, thị trường chứng khoán vẫn là nơi tốt nhất để các nhà đầu tư dài hạn xây dựng sự sung túc. Nhưng để thành công trong mảng này, cần hiểu rõ các quy luật của thị trường, hiểu các mùa hoạt động của nó. Câu hỏi lớn nhất về tài chính trong tâm trí tất cả chúng ta ngày nay là gì? Theo kinh nghiệm của tác giả Anthony Robbins trong cuốn Đầu tư thông minh, chúng ta đều đang tìm kiếm câu trả lời cho cùng một vấn đề: “Tôi nên đặt tiền của mình vào đâu?”. | |
Shark Louis Nguyễn muốn rút khỏi HĐQT LDG | Ông Louis Nguyễn chỉ mới tham gia vào HĐQT LDG giữa năm ngoái. Trong suốt một năm qua, vị này không sở hữu hay thực hiện bất kỳ giao dịch nào liên quan đến cổ phiếu LDG. | Shark Louis Nguyễn muốn rời HĐQT LDG chỉ sau 1 năm tham gia. Ảnh: Hoàng Việt.
CTCP Đầu tư LDG (HoSE: LDG) vừa cập nhật tài liệu tại phiên họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023. Theo đó, doanh nghiệp vừa bổ sung ông Louis Nguyễn vào danh sách thành viên HĐQT miễn nhiệm tại đại hội lần 2 tổ chức vào chiều 22/6.
Trước đó, trong danh sách này đã có hai thành viên HĐQT sẽ được miễn nhiệm là ông Lê Văn Vũ và ông Ngô Ngọc Huyên. Cả ba người đều nêu lý do miễn nhiệm là lý do cá nhân.
Trong đó, ông Louis Nguyễn chỉ mới tham gia HĐQT LDG từ giữa năm ngoái, sau khi được ĐHĐCĐ thường niên 2022 tổ chức vào lần 3 thông qua.
Ông được biết đến nhiều với vai trò là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Saigon Asset Management (SAM). Từ khi tham gia HĐQT LDG đến nay, ông Louis Nguyễn không sở hữu hay thực hiện bất kỳ giao dịch nào liên quan đến cổ phiếu LDG.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 lần này, ban lãnh đạo LDG đề xuất giảm số lượng thành viên HĐQT từ 7 xuống còn 5 thành viên.
Theo đó, ông Nguyễn Quang Ninh là ứng viên duy nhất đủ điều kiện để bầu bổ sung vào HĐQT. Ông Ninh sinh năm 1979, trình độ cử nhân quản trị kinh doanh. Ông đang là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Kinh doanh Thông minh.
Ngoài việc thay đổi cơ cấu nhân sự HĐQT, tại đại hội, LDG cũng đề cập hai phương án phát hành cổ phiếu là phát hành cổ phiếu riêng lẻ và phát hành cổ phiếu ESOP.
Cụ thể, theo kế hoạch, doanh nghiệp sẽ phát hành 220 triệu cổ phiếu với giá không thấp hơn 10.000 đồng/cổ phiếu. Trên thị trường, cổ phiếu LDG đang giao dịch quanh mốc 5.000 đồng/cổ phiếu, đồng nghĩa với việc LDG dự kiến phát hành cổ phiếu với giá gần gấp đôi thị giá hiện tại.
Với hơn 2.000 tỷ đồng dự kiến thu được từ đợt phát hành, LDG cho biết sẽ dùng để góp vốn đầu tư vào dự án Khu du lịch biển Bãi Bụt - Sơn Trà (LDG Đà Nẵng) thông qua hợp tác với CTCP Hải Duy; đầu tư dự án Khu chung cư Lô C1 - Khu đô thị mới Bình Nguyên (LDG Sky); đầu tư mua cổ phần các công ty trong ngành bất động sản phù hợp với chiến lược của LDG; cơ cấu các khoản nợ của công ty bao gồm nợ trái phiếu và khoản nợ vay tại ngân hàng.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn lên kế hoạch phát hành 12,8 triệu cổ phiếu ESOP tương ứng 5% số lượng cổ phiếu đang lưu hành cho các đối tượng là cán bộ nhân viên tại doanh nghiệp.
Chủ tịch LDG bị bán giải chấp 3,5 triệu cổ phiếuÔng Nguyễn Khánh Hưng dù bị ép bán vẫn đang là cổ đông lớn nhất tại LDG khi sở hữu trực tiếp hơn 15 triệu cổ phiếu, tương đương 5,86% vốn công ty.
18:35 15/4/2023
LDG lên tiếng về 680 biệt thự, nhà liền kề xây trái phép ở Đồng NaiTheo LDG, doanh nghiệp đã nộp phạt hành chính hơn 6,5 tỷ đồng và dự án Khu dân cư Tân Thịnh sẽ tiếp tục bổ sung các thủ tục để triển khai hoàn thành.
12:47 14/4/2023
Chủ tịch LDG bị giải chấp gần 8,5 triệu cổ phiếuCổ phần của ông Hưng bị giảm mạnh trong các đợt bán giải chấp gần đây, trong bối cảnh cổ phiếu LDG vẫn chưa có dấu hiệu ngừng rơi.
11:43 14/11/2022
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | Shark Louis Nguyễn muốn rút khỏi HĐQT LDG
Ông Louis Nguyễn chỉ mới tham gia vào HĐQT LDG giữa năm ngoái. Trong suốt một năm qua, vị này không sở hữu hay thực hiện bất kỳ giao dịch nào liên quan đến cổ phiếu LDG.
Shark Louis Nguyễn muốn rời HĐQT LDG chỉ sau 1 năm tham gia. Ảnh: Hoàng Việt.
CTCP Đầu tư LDG (HoSE: LDG) vừa cập nhật tài liệu tại phiên họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023. Theo đó, doanh nghiệp vừa bổ sung ông Louis Nguyễn vào danh sách thành viên HĐQT miễn nhiệm tại đại hội lần 2 tổ chức vào chiều 22/6.
Trước đó, trong danh sách này đã có hai thành viên HĐQT sẽ được miễn nhiệm là ông Lê Văn Vũ và ông Ngô Ngọc Huyên. Cả ba người đều nêu lý do miễn nhiệm là lý do cá nhân.
Trong đó, ông Louis Nguyễn chỉ mới tham gia HĐQT LDG từ giữa năm ngoái, sau khi được ĐHĐCĐ thường niên 2022 tổ chức vào lần 3 thông qua.
Ông được biết đến nhiều với vai trò là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Saigon Asset Management (SAM). Từ khi tham gia HĐQT LDG đến nay, ông Louis Nguyễn không sở hữu hay thực hiện bất kỳ giao dịch nào liên quan đến cổ phiếu LDG.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 lần này, ban lãnh đạo LDG đề xuất giảm số lượng thành viên HĐQT từ 7 xuống còn 5 thành viên.
Theo đó, ông Nguyễn Quang Ninh là ứng viên duy nhất đủ điều kiện để bầu bổ sung vào HĐQT. Ông Ninh sinh năm 1979, trình độ cử nhân quản trị kinh doanh. Ông đang là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Kinh doanh Thông minh.
Ngoài việc thay đổi cơ cấu nhân sự HĐQT, tại đại hội, LDG cũng đề cập hai phương án phát hành cổ phiếu là phát hành cổ phiếu riêng lẻ và phát hành cổ phiếu ESOP.
Cụ thể, theo kế hoạch, doanh nghiệp sẽ phát hành 220 triệu cổ phiếu với giá không thấp hơn 10.000 đồng/cổ phiếu. Trên thị trường, cổ phiếu LDG đang giao dịch quanh mốc 5.000 đồng/cổ phiếu, đồng nghĩa với việc LDG dự kiến phát hành cổ phiếu với giá gần gấp đôi thị giá hiện tại.
Với hơn 2.000 tỷ đồng dự kiến thu được từ đợt phát hành, LDG cho biết sẽ dùng để góp vốn đầu tư vào dự án Khu du lịch biển Bãi Bụt - Sơn Trà (LDG Đà Nẵng) thông qua hợp tác với CTCP Hải Duy; đầu tư dự án Khu chung cư Lô C1 - Khu đô thị mới Bình Nguyên (LDG Sky); đầu tư mua cổ phần các công ty trong ngành bất động sản phù hợp với chiến lược của LDG; cơ cấu các khoản nợ của công ty bao gồm nợ trái phiếu và khoản nợ vay tại ngân hàng.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn lên kế hoạch phát hành 12,8 triệu cổ phiếu ESOP tương ứng 5% số lượng cổ phiếu đang lưu hành cho các đối tượng là cán bộ nhân viên tại doanh nghiệp.
Chủ tịch LDG bị bán giải chấp 3,5 triệu cổ phiếuÔng Nguyễn Khánh Hưng dù bị ép bán vẫn đang là cổ đông lớn nhất tại LDG khi sở hữu trực tiếp hơn 15 triệu cổ phiếu, tương đương 5,86% vốn công ty.
18:35 15/4/2023
LDG lên tiếng về 680 biệt thự, nhà liền kề xây trái phép ở Đồng NaiTheo LDG, doanh nghiệp đã nộp phạt hành chính hơn 6,5 tỷ đồng và dự án Khu dân cư Tân Thịnh sẽ tiếp tục bổ sung các thủ tục để triển khai hoàn thành.
12:47 14/4/2023
Chủ tịch LDG bị giải chấp gần 8,5 triệu cổ phiếuCổ phần của ông Hưng bị giảm mạnh trong các đợt bán giải chấp gần đây, trong bối cảnh cổ phiếu LDG vẫn chưa có dấu hiệu ngừng rơi.
11:43 14/11/2022
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | |
Cổ phiếu VHM xuất hiện giao dịch thỏa thuận hơn 4.000 tỷ đồng | Cổ phiếu VHM của CTCP Vinhomes ghi nhận 90,2 triệu cổ phiếu được sang tay theo hình thức thỏa thuận. Tổng giá trị giao dịch đạt 4.038 tỷ đồng, tương đương 44.767 đồng/cổ phiếu. | Giá cổ phiếu VHM của CTCP Vinhomes đã tăng liên tục trong 5 phiên giao dịch gần nhất. Tuy nhiên, đóng cửa phiên 27/12, mã chứng khoán đại diện doanh nghiệp bất động sản này bất ngờ đánh mất chuỗi tăng và chỉ có thể giữ ở mức tham chiếu 41.900 đồng/đơn vị.
Đáng chú ý, cổ phiếu VHM hôm nay ghi nhận thanh khoản tăng đột biến lên tới 96,2 triệu đơn vị với giá trị 4.291 tỷ đồng. Trong đó, khối lượng giao dịch thỏa thuận chiếm tới 90,2 triệu cổ phiếu, giá trị 4.038 tỷ đồng, tương đương mức giá sang tay bình quân 44.767 đồng/cổ phiếu, cao hơn giá thị trường gần 7%.
Cổ phiếu VHM vẫn đang đi ngang trong gần 2 tháng qua sau khi điều chỉnh mạnh từ mức cao nhất trong năm thiết lập hồi cuối tháng 7. Ảnh: DNSE.
Trước đó, trong phiên giao dịch 25/12, cổ phiếu VHM cũng chứng kiến giao dịch thỏa thuận 29,1 triệu đơn vị với giá 1.255 tỷ đồng, tức bình quân 43.127 đồng/cổ phiếu.
Như vậy, đã có 119,3 triệu cổ phiếu VHM được giao dịch thỏa thuận trong tuần này với tổng giá trị 5.293 tỷ đồng.
Liên quan đến hoạt động giao dịch cổ phiếu VHM, hồi giữa tháng 12, CTCP Tập đoàn Vingroup đã đăng ký mua lại toàn bộ gần 117 triệu cổ phiếu VHM mà CTCP Vinpearl đang nắm giữ theo hình thức thỏa thuận. Khối lượng này bằng 98% tổng giao dịch thỏa thuận cổ phiếu VHM diễn ra trong phiên 25/12 và 27/12.
Tập đoàn cho biết mục đích của giao dịch này là để tổ chức lại cơ cấu sở hữu trong nhóm Vingroup. Trước giao dịch, Vingroup sở hữu tổng cộng 69,34% vốn của Vinhomes, tương đương 3 tỷ cổ phần. Trong đó, Vingroup nắm trực tiếp 66,66%, tương đương 2,9 tỷ cổ phần. Phần còn lại nắm gián tiếp qua Vinpearl gần 117 triệu cổ phần.
Sau giao dịch, Vingroup dự kiến nắm trực tiếp hoàn toàn 3 tỷ cổ phần Vinhomes.
Thoát diện cảnh báo, cổ phiếu HVN tăng kịch trần 2 phiên liên tiếpCổ phiếu HVN của Vietnam Airlines đã tăng kịch biên độ 2 phiên liên tiếp. Diễn biến này xuất hiện sau khi HoSE đưa cổ phiếu HVN ra khỏi diện cảnh báo.
16:57 26/12/2023
Chứng khoán 25/12: Sắc xanh áp đảo thị trườngChứng khoán có phiên khởi đầu tuần thuận lợi khi tăng trên 14 điểm. Khối ngoại cũng phát tín hiệu tích cực khi thu hẹp quy mô bán ròng.
16:07 25/12/2023
Chứng khoán sẽ còn đi ngang với thanh khoản thấpCác công ty chứng khoán đều đồng thuận dự báo chỉ số chính sẽ tiếp tục tích lũy và đi ngang. Thị trường khó khởi sắc trong tuần giao dịch thứ 52.
07:02 25/12/2023
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | Cổ phiếu VHM xuất hiện giao dịch thỏa thuận hơn 4.000 tỷ đồng
Cổ phiếu VHM của CTCP Vinhomes ghi nhận 90,2 triệu cổ phiếu được sang tay theo hình thức thỏa thuận. Tổng giá trị giao dịch đạt 4.038 tỷ đồng, tương đương 44.767 đồng/cổ phiếu.
Giá cổ phiếu VHM của CTCP Vinhomes đã tăng liên tục trong 5 phiên giao dịch gần nhất. Tuy nhiên, đóng cửa phiên 27/12, mã chứng khoán đại diện doanh nghiệp bất động sản này bất ngờ đánh mất chuỗi tăng và chỉ có thể giữ ở mức tham chiếu 41.900 đồng/đơn vị.
Đáng chú ý, cổ phiếu VHM hôm nay ghi nhận thanh khoản tăng đột biến lên tới 96,2 triệu đơn vị với giá trị 4.291 tỷ đồng. Trong đó, khối lượng giao dịch thỏa thuận chiếm tới 90,2 triệu cổ phiếu, giá trị 4.038 tỷ đồng, tương đương mức giá sang tay bình quân 44.767 đồng/cổ phiếu, cao hơn giá thị trường gần 7%.
Cổ phiếu VHM vẫn đang đi ngang trong gần 2 tháng qua sau khi điều chỉnh mạnh từ mức cao nhất trong năm thiết lập hồi cuối tháng 7. Ảnh: DNSE.
Trước đó, trong phiên giao dịch 25/12, cổ phiếu VHM cũng chứng kiến giao dịch thỏa thuận 29,1 triệu đơn vị với giá 1.255 tỷ đồng, tức bình quân 43.127 đồng/cổ phiếu.
Như vậy, đã có 119,3 triệu cổ phiếu VHM được giao dịch thỏa thuận trong tuần này với tổng giá trị 5.293 tỷ đồng.
Liên quan đến hoạt động giao dịch cổ phiếu VHM, hồi giữa tháng 12, CTCP Tập đoàn Vingroup đã đăng ký mua lại toàn bộ gần 117 triệu cổ phiếu VHM mà CTCP Vinpearl đang nắm giữ theo hình thức thỏa thuận. Khối lượng này bằng 98% tổng giao dịch thỏa thuận cổ phiếu VHM diễn ra trong phiên 25/12 và 27/12.
Tập đoàn cho biết mục đích của giao dịch này là để tổ chức lại cơ cấu sở hữu trong nhóm Vingroup. Trước giao dịch, Vingroup sở hữu tổng cộng 69,34% vốn của Vinhomes, tương đương 3 tỷ cổ phần. Trong đó, Vingroup nắm trực tiếp 66,66%, tương đương 2,9 tỷ cổ phần. Phần còn lại nắm gián tiếp qua Vinpearl gần 117 triệu cổ phần.
Sau giao dịch, Vingroup dự kiến nắm trực tiếp hoàn toàn 3 tỷ cổ phần Vinhomes.
Thoát diện cảnh báo, cổ phiếu HVN tăng kịch trần 2 phiên liên tiếpCổ phiếu HVN của Vietnam Airlines đã tăng kịch biên độ 2 phiên liên tiếp. Diễn biến này xuất hiện sau khi HoSE đưa cổ phiếu HVN ra khỏi diện cảnh báo.
16:57 26/12/2023
Chứng khoán 25/12: Sắc xanh áp đảo thị trườngChứng khoán có phiên khởi đầu tuần thuận lợi khi tăng trên 14 điểm. Khối ngoại cũng phát tín hiệu tích cực khi thu hẹp quy mô bán ròng.
16:07 25/12/2023
Chứng khoán sẽ còn đi ngang với thanh khoản thấpCác công ty chứng khoán đều đồng thuận dự báo chỉ số chính sẽ tiếp tục tích lũy và đi ngang. Thị trường khó khởi sắc trong tuần giao dịch thứ 52.
07:02 25/12/2023
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | |
Dùng 46 tài khoản thao túng giá cổ phiếu APG trong 3 năm | Một cá nhân sinh sống tại Hà Nội đã dùng 46 tài khoản để thực hiện thao túng giá cổ phiếu của Công ty CP Chứng khoán APG trong gần 3 năm. | Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với nhà đầu tư cá nhân Lê Thị Hải Bình (Hai Bà Trưng, Hà Nội) vì hành vi thao túng cổ phiếu.
Cụ thể, từ ngày 22/8/2018 đến ngày 15/6/2021, bà Bình đã sử dụng 46 tài khoản - bao gồm 1 tài khoản cá nhân và 45 tài khoản của 34 nhà đầu tư khác - để liên tục mua, bán cổ phiếu Công ty CP Chứng khoán APG nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo, thao túng giá cổ phiếu mã này.
Trong khoảng thời gian 3 năm bà Bình tạo cung cầu giả, cổ phiếu APG đã tăng từ mức 2.680 đồng/cổ phiếu lên 6.530 đồng/cổ phiếu, tương ứng tăng gấp khoảng 3 lần thị giá. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra cho thấy hành vi của bà Bình không có khoản thu trái pháp luật.
Diễn biến giá cổ phiếu APG trong vòng 3 năm bà Lê Thị Hải Bình có hành vi thao túng cổ phiếu. Ảnh: TradingView.
Theo đó, cơ quan quản lý quyết định xử phạt 1,5 tỷ đồng và cấm giao dịch chứng khoán trong 2 năm kể từ ngày 1/6. Đồng thời, bà Bình cũng bị cấm đảm nhiệm chức vụ tại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán trong 2 năm.
Trước đó, UBCKNN ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Chứng khoán Tân Việt do vi phạm quy định về hạn chế giao dịch ký quỹ.
Cụ thể, vào năm 2021 từ ngày 3/6 đến 4/6, tỷ lệ ký quỹ ban đầu của một số tài khoản khách hàng thấp hơn 50% theo quy định, nhưng công ty vẫn giải ngân cho khách hàng vay tiền để thực hiện giao dịch ký quỹ.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Cổ phiếu ngân hàng bùng nổ, chứng khoán lên cao nhất 4 thángToàn bộ 27 cổ phiếu ngân hàng đều tăng giá 1-15% phiên hôm nay để giúp thị trường bùng nổ về thanh khoản và điểm số, VN-Index đang tiến gần đến kháng cự 1.100 điểm.
17:06 2/6/2023
Phạt nửa tỷ đồng vì dùng 24 tài khoản thao túng giá cổ phiếuMột cá nhân sinh sống tại Hải Dương đã dùng 24 tài khoản để thực hiện thao túng giá cổ phiếu của Công ty CP Xây dựng 1369.
12:00 16/4/2023
Egroup muốn bán 6 triệu cổ phiếu của Apax HoldingsVì nhu cầu cơ cấu tài chính, tập đoàn của Shark Thủy đã đăng ký bán 6 triệu cổ phiếu IBC, tương đương với 7,22% vốn điều lệ công ty.
21:25 17/3/2023 | Dùng 46 tài khoản thao túng giá cổ phiếu APG trong 3 năm
Một cá nhân sinh sống tại Hà Nội đã dùng 46 tài khoản để thực hiện thao túng giá cổ phiếu của Công ty CP Chứng khoán APG trong gần 3 năm.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với nhà đầu tư cá nhân Lê Thị Hải Bình (Hai Bà Trưng, Hà Nội) vì hành vi thao túng cổ phiếu.
Cụ thể, từ ngày 22/8/2018 đến ngày 15/6/2021, bà Bình đã sử dụng 46 tài khoản - bao gồm 1 tài khoản cá nhân và 45 tài khoản của 34 nhà đầu tư khác - để liên tục mua, bán cổ phiếu Công ty CP Chứng khoán APG nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo, thao túng giá cổ phiếu mã này.
Trong khoảng thời gian 3 năm bà Bình tạo cung cầu giả, cổ phiếu APG đã tăng từ mức 2.680 đồng/cổ phiếu lên 6.530 đồng/cổ phiếu, tương ứng tăng gấp khoảng 3 lần thị giá. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra cho thấy hành vi của bà Bình không có khoản thu trái pháp luật.
Diễn biến giá cổ phiếu APG trong vòng 3 năm bà Lê Thị Hải Bình có hành vi thao túng cổ phiếu. Ảnh: TradingView.
Theo đó, cơ quan quản lý quyết định xử phạt 1,5 tỷ đồng và cấm giao dịch chứng khoán trong 2 năm kể từ ngày 1/6. Đồng thời, bà Bình cũng bị cấm đảm nhiệm chức vụ tại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán trong 2 năm.
Trước đó, UBCKNN ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Chứng khoán Tân Việt do vi phạm quy định về hạn chế giao dịch ký quỹ.
Cụ thể, vào năm 2021 từ ngày 3/6 đến 4/6, tỷ lệ ký quỹ ban đầu của một số tài khoản khách hàng thấp hơn 50% theo quy định, nhưng công ty vẫn giải ngân cho khách hàng vay tiền để thực hiện giao dịch ký quỹ.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Cổ phiếu ngân hàng bùng nổ, chứng khoán lên cao nhất 4 thángToàn bộ 27 cổ phiếu ngân hàng đều tăng giá 1-15% phiên hôm nay để giúp thị trường bùng nổ về thanh khoản và điểm số, VN-Index đang tiến gần đến kháng cự 1.100 điểm.
17:06 2/6/2023
Phạt nửa tỷ đồng vì dùng 24 tài khoản thao túng giá cổ phiếuMột cá nhân sinh sống tại Hải Dương đã dùng 24 tài khoản để thực hiện thao túng giá cổ phiếu của Công ty CP Xây dựng 1369.
12:00 16/4/2023
Egroup muốn bán 6 triệu cổ phiếu của Apax HoldingsVì nhu cầu cơ cấu tài chính, tập đoàn của Shark Thủy đã đăng ký bán 6 triệu cổ phiếu IBC, tương đương với 7,22% vốn điều lệ công ty.
21:25 17/3/2023 | |
Bay thẳng đến di sản Angkor cùng đường bay mới của Vietjet | Chào đón mùa lễ hội cuối năm và năm mới 2024, ngày 15/12 Vietjet chào đón chuyến bay đầu tiên kết nối thủ đô Hà Nội với thành phố di sản Siem Reap, Campuchia. | Tàu bay Vietjet cùng hành khách trên chuyến bay khai trương được chào đón bởi lãnh đạo sân bay quốc tế Siem Reap - Angkor, lãnh đạo Vietjet cùng đông đảo người dân và du khách với những món quà độc đáo, bó hoa tươi thắm, nghi thức vòi rồng khai trương... Trước đó, Thủ tướng Việt Nam và Thủ tướng Campuchia cũng chúc mừng khai trương đường bay Hà Nội - Siem Reap của Vietjet, tin tưởng đường bay mới sẽ góp phần mở rộng, tăng cường kết nối giữa hai nước láng giềng thân thiết.
Những hành khách đầu tiên trên chuyến bay khai trương Siem Reap - Hà Nội.
Đường bay kết nối Hà Nội và Siem Reap được Vietjet khai thác 7 chuyến khứ hồi mỗi tuần, mang đến cơ hội di chuyển dễ dàng giữa hai địa phương, qua đó thúc đẩy du lịch, mở rộng giao thương giữa Việt Nam và Campuchia.
Nhân dịp chào mừng đường bay mới, từ 0h đến 23h59 các ngày thứ tư, thứ năm, thứ sáu hàng tuần từ nay đến 31/12, khách hàng sẽ có cơ hội săn vé bay đến Siem Reap và các đường bay quốc tế khác của Vietjet với giá vé chỉ từ 0 đồng (chưa bao gồm thuế, phí) tại www.vietjetair.com hoặc ứng dụng Vietjet Air, với thời gian bay linh hoạt từ nay đến 31/3/2024.
Phi hành đoàn Vietjet chào đón hành khách.
Nhằm tri ân khách hàng, hành khách bay cùng Vietjet sẽ được tặng ngay bảo hiểm du lịch Sky Care và dễ dàng tích lũy điểm thưởng với chương trình khách hàng thân thiết SkyJoy.
Ngoài ra, đón mừng sinh nhật Vietjet, trong suốt 7 ngày từ 18/12 đến 24/12, Vietjet tặng khách hàng lộc may mắn với evoucher bay đến 1 triệu đồng áp dụng cho toàn mạng bay Vietjet, chi tiết tại evoucher.vietjetair.com.
Tàu bay Vietjet tại sân bay quốc tế Siem Reap - Angkor, Campuchia.
Vietjet mở ra những đường bay thẳng kết nối Việt Nam với các điểm đến nổi tiếng tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Ấn Độ, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia, Kazakhstan, Hong Kong (Trung Quốc), Australia, Campuchia, Lào...
Với tàu bay mới, hiện đại, thân thiện môi trường, sản phẩm dịch vụ cao cấp, ẩm thực đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam như bánh mì, phở và ẩm thực thế giới được phục vụ bởi phi hành đoàn thân thiện, tận tâm cùng mạng bay rộng khắp với giờ bay thuận tiện, Vietjet mang đến hành trình khám phá những chân trời mới cho hành khách. | Bay thẳng đến di sản Angkor cùng đường bay mới của Vietjet
Chào đón mùa lễ hội cuối năm và năm mới 2024, ngày 15/12 Vietjet chào đón chuyến bay đầu tiên kết nối thủ đô Hà Nội với thành phố di sản Siem Reap, Campuchia.
Tàu bay Vietjet cùng hành khách trên chuyến bay khai trương được chào đón bởi lãnh đạo sân bay quốc tế Siem Reap - Angkor, lãnh đạo Vietjet cùng đông đảo người dân và du khách với những món quà độc đáo, bó hoa tươi thắm, nghi thức vòi rồng khai trương... Trước đó, Thủ tướng Việt Nam và Thủ tướng Campuchia cũng chúc mừng khai trương đường bay Hà Nội - Siem Reap của Vietjet, tin tưởng đường bay mới sẽ góp phần mở rộng, tăng cường kết nối giữa hai nước láng giềng thân thiết.
Những hành khách đầu tiên trên chuyến bay khai trương Siem Reap - Hà Nội.
Đường bay kết nối Hà Nội và Siem Reap được Vietjet khai thác 7 chuyến khứ hồi mỗi tuần, mang đến cơ hội di chuyển dễ dàng giữa hai địa phương, qua đó thúc đẩy du lịch, mở rộng giao thương giữa Việt Nam và Campuchia.
Nhân dịp chào mừng đường bay mới, từ 0h đến 23h59 các ngày thứ tư, thứ năm, thứ sáu hàng tuần từ nay đến 31/12, khách hàng sẽ có cơ hội săn vé bay đến Siem Reap và các đường bay quốc tế khác của Vietjet với giá vé chỉ từ 0 đồng (chưa bao gồm thuế, phí) tại www.vietjetair.com hoặc ứng dụng Vietjet Air, với thời gian bay linh hoạt từ nay đến 31/3/2024.
Phi hành đoàn Vietjet chào đón hành khách.
Nhằm tri ân khách hàng, hành khách bay cùng Vietjet sẽ được tặng ngay bảo hiểm du lịch Sky Care và dễ dàng tích lũy điểm thưởng với chương trình khách hàng thân thiết SkyJoy.
Ngoài ra, đón mừng sinh nhật Vietjet, trong suốt 7 ngày từ 18/12 đến 24/12, Vietjet tặng khách hàng lộc may mắn với evoucher bay đến 1 triệu đồng áp dụng cho toàn mạng bay Vietjet, chi tiết tại evoucher.vietjetair.com.
Tàu bay Vietjet tại sân bay quốc tế Siem Reap - Angkor, Campuchia.
Vietjet mở ra những đường bay thẳng kết nối Việt Nam với các điểm đến nổi tiếng tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Ấn Độ, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia, Kazakhstan, Hong Kong (Trung Quốc), Australia, Campuchia, Lào...
Với tàu bay mới, hiện đại, thân thiện môi trường, sản phẩm dịch vụ cao cấp, ẩm thực đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam như bánh mì, phở và ẩm thực thế giới được phục vụ bởi phi hành đoàn thân thiện, tận tâm cùng mạng bay rộng khắp với giờ bay thuận tiện, Vietjet mang đến hành trình khám phá những chân trời mới cho hành khách. | |
Thủ tướng yêu cầu không để người dân, doanh nghiệp thiếu vốn | Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu ngành ngân hàng không để Chính phủ bị động, bất ngờ về chính sách tiền tệ, ách tắc trong lưu thông tiền tệ. | Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sáng 8/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận những chính sách điều hành của NHNN trong việc hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Thủ tướng nhìn nhận công tác điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng còn những hạn chế, bất cập và tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức.
"Ngành ngân hàng cần cố gắng hơn nữa trong bám sát, nắm chắc tình hình, phản ứng chính sách kịp thời, đúng thời điểm; hoạt động ngân hàng chấp nhận có rủi ro nhưng cần lưu ý hơn nữa các công cụ kiểm soát rủi ro; phối hợp tốt hơn nữa với các bộ, ngành; thấu hiểu và chia sẻ nhiều hơn nữa với doanh nghiệp và người dân trong lúc khó khăn; coi trọng hơn nữa công tác thanh tra, giám sát", Thủ tướng nói.
Theo người đứng đầu Chính phủ, năm 2024 có ý nghĩa rất quan trọng trong thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025. Do đó, ngành ngân hàng không được để Chính phủ bị động, bất ngờ về chính sách tiền tệ, không để ách tắc trong lưu thông tiền tệ, không để người dân, doanh nghiệp thiếu vốn khi cần sự hỗ trợ của hệ thống ngân hàng.
Thủ tướng yêu cầu tránh tình trạng người dân đến ngân hàng gửi tiền, nhân viên lại giới thiệu kênh đầu tư nhiều rủi ro. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Về điều hành chính sách cụ thể, Thủ tướng hoan nghênh việc NHNN giao ngay hạn mức tín dụng năm 2024 từ đầu năm cho tất cả các tổ chức tín dụng là 15%. Tuy nhiên, Thủ tướng lưu ý NHNN điều hành tín dụng linh hoạt, kịp thời và phù hợp, theo dõi, tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình tăng trưởng tín dụng.
Thủ tướng cũng yêu cầu tiếp tục triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp tín dụng giúp người dân, doanh nghiệp tiếp cận tín dụng tốt hơn, đúng và trúng hơn, tập trung cho những lĩnh vực ưu tiên. Đồng thời, ngành ngân hàng cần đẩy mạnh triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách tín dụng ưu đãi.
Người đứng đầu Chính phủ cũng lưu ý tránh tình trạng người dân đến ngân hàng gửi tiền thì nhân viên ngân hàng lại giới thiệu những kênh đầu tư có lãi suất, lợi nhuận cao hơn nhưng nhiều rủi ro.
"Quan điểm của Chính phủ trong bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các chủ thể trong nền kinh tế, không hình sự hóa các quan hệ kinh tế nhưng xử lý nghiêm những hành vi sai phạm", Thủ tướng nhấn mạnh.
Tính đến ngày 31/12/2023, tín dụng toàn ngành ngân hàng tăng 13,71% so với cuối năm 2022. Số lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 50,3-99,1%, giá trị tăng 5,4-10,8% tùy phương thức thanh toán.
Đến nay, lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay của các giao dịch phát sinh mới của ngân hàng thương mại đã giảm hơn 2,5%/năm so với cuối năm 2022.
Năm 2023, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ góp phần ổn định được kinh tế vĩ mô, giúp kiểm soát lạm phát ở mức 3,25% (thấp hơn mục tiêu 4,5%). VND mất giá khoảng 2,9% trong năm 2023, nhưng được đánh giá là tiếp tục giữ vị trí một trong những đồng tiền ổn định trong khu vực và trên thế giới.
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
EuroCham: 1/3 doanh nghiệp châu Âu dự báo hoạt động kém hiệu quảEuroCham cho biết hơn 1/3 doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam vẫn dự báo hoạt động kém hiệu quả, điều này cho thấy sự thận trọng của họ trong bối cảnh thị trường tiếp tục suy yếu.
14:48 8/1/2024
Thêm 178.000 doanh nghiệp dự báo dừng hoạt động năm nayCục Quản lý đăng ký kinh doanh cho rằng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường năm nay dự kiến vẫn tăng so với cùng kỳ năm 2023.
07:00 8/1/2024
'Đại gia' nào đang hiện diện trên thị trường bệnh viện tư nhân?Cuộc chiến tranh giành thị phần trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đang "nóng" hơn khi ngày càng nhiều bệnh viện tư nhân được các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư mở rộng.
06:00 8/1/2024 | Thủ tướng yêu cầu không để người dân, doanh nghiệp thiếu vốn
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu ngành ngân hàng không để Chính phủ bị động, bất ngờ về chính sách tiền tệ, ách tắc trong lưu thông tiền tệ.
Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sáng 8/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận những chính sách điều hành của NHNN trong việc hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Thủ tướng nhìn nhận công tác điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng còn những hạn chế, bất cập và tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức.
"Ngành ngân hàng cần cố gắng hơn nữa trong bám sát, nắm chắc tình hình, phản ứng chính sách kịp thời, đúng thời điểm; hoạt động ngân hàng chấp nhận có rủi ro nhưng cần lưu ý hơn nữa các công cụ kiểm soát rủi ro; phối hợp tốt hơn nữa với các bộ, ngành; thấu hiểu và chia sẻ nhiều hơn nữa với doanh nghiệp và người dân trong lúc khó khăn; coi trọng hơn nữa công tác thanh tra, giám sát", Thủ tướng nói.
Theo người đứng đầu Chính phủ, năm 2024 có ý nghĩa rất quan trọng trong thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025. Do đó, ngành ngân hàng không được để Chính phủ bị động, bất ngờ về chính sách tiền tệ, không để ách tắc trong lưu thông tiền tệ, không để người dân, doanh nghiệp thiếu vốn khi cần sự hỗ trợ của hệ thống ngân hàng.
Thủ tướng yêu cầu tránh tình trạng người dân đến ngân hàng gửi tiền, nhân viên lại giới thiệu kênh đầu tư nhiều rủi ro. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Về điều hành chính sách cụ thể, Thủ tướng hoan nghênh việc NHNN giao ngay hạn mức tín dụng năm 2024 từ đầu năm cho tất cả các tổ chức tín dụng là 15%. Tuy nhiên, Thủ tướng lưu ý NHNN điều hành tín dụng linh hoạt, kịp thời và phù hợp, theo dõi, tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình tăng trưởng tín dụng.
Thủ tướng cũng yêu cầu tiếp tục triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp tín dụng giúp người dân, doanh nghiệp tiếp cận tín dụng tốt hơn, đúng và trúng hơn, tập trung cho những lĩnh vực ưu tiên. Đồng thời, ngành ngân hàng cần đẩy mạnh triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách tín dụng ưu đãi.
Người đứng đầu Chính phủ cũng lưu ý tránh tình trạng người dân đến ngân hàng gửi tiền thì nhân viên ngân hàng lại giới thiệu những kênh đầu tư có lãi suất, lợi nhuận cao hơn nhưng nhiều rủi ro.
"Quan điểm của Chính phủ trong bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các chủ thể trong nền kinh tế, không hình sự hóa các quan hệ kinh tế nhưng xử lý nghiêm những hành vi sai phạm", Thủ tướng nhấn mạnh.
Tính đến ngày 31/12/2023, tín dụng toàn ngành ngân hàng tăng 13,71% so với cuối năm 2022. Số lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 50,3-99,1%, giá trị tăng 5,4-10,8% tùy phương thức thanh toán.
Đến nay, lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay của các giao dịch phát sinh mới của ngân hàng thương mại đã giảm hơn 2,5%/năm so với cuối năm 2022.
Năm 2023, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ góp phần ổn định được kinh tế vĩ mô, giúp kiểm soát lạm phát ở mức 3,25% (thấp hơn mục tiêu 4,5%). VND mất giá khoảng 2,9% trong năm 2023, nhưng được đánh giá là tiếp tục giữ vị trí một trong những đồng tiền ổn định trong khu vực và trên thế giới.
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
EuroCham: 1/3 doanh nghiệp châu Âu dự báo hoạt động kém hiệu quảEuroCham cho biết hơn 1/3 doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam vẫn dự báo hoạt động kém hiệu quả, điều này cho thấy sự thận trọng của họ trong bối cảnh thị trường tiếp tục suy yếu.
14:48 8/1/2024
Thêm 178.000 doanh nghiệp dự báo dừng hoạt động năm nayCục Quản lý đăng ký kinh doanh cho rằng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường năm nay dự kiến vẫn tăng so với cùng kỳ năm 2023.
07:00 8/1/2024
'Đại gia' nào đang hiện diện trên thị trường bệnh viện tư nhân?Cuộc chiến tranh giành thị phần trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đang "nóng" hơn khi ngày càng nhiều bệnh viện tư nhân được các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư mở rộng.
06:00 8/1/2024 | |
BIDV chuẩn bị họp cổ đông bất thường vào tháng 1/2024 | BIDV sẽ chốt quyền tham dự Đại hội đồng cổ đông bất thường vào cuối tháng 12 này. | HĐQT Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV (HoSE: BID) vừa thông qua việc tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường năm 2024. Cuộc họp dự kiến được tổ chức vào ngày 30/1/2024 nhằm thông qua một số nội dung thuộc thẩm quyền của đại hội.
Ngày đăng ký cuối cùng để cổ đông của nhà băng tham dự ĐHĐCĐ bất thường là 29/12. Tuy nhiên, nội dung chi tiết của cuộc họp hiện chưa được công bố.
Vào ngày 29/11 vừa qua, nhà băng này đã chốt danh sách để thực hiện chi trả cổ tức với tỷ lệ 12,69% từ nguồn lợi nhuận còn lại năm 2021. Tương ứng, cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu tại thời điểm chốt danh sách sẽ được nhận 12,69 cổ phiếu mới. Dự kiến, BIDV sẽ phát hành thêm gần 642 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông.
Sau đợt phát hành này, vốn điều lệ của BIDV dự kiến tăng thêm 6.419 tỷ đồng lên trên 57.000 tỷ đồng, tạm thời dẫn đầu nhóm Big 4.
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2023, BIDV đã đặt mục tiêu nâng vốn điều lệ lên 61.557 tỷ đồng, tương đương mức tăng 21,7% so với cuối năm trước. Ngân hàng dự kiến phát hành hơn 1 tỷ cổ phiếu, bao gồm 642 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2021 và 455 triệu cổ phiếu thông qua hình thức chào bán ra công chúng hoặc chào bán riêng lẻ.
Kế hoạch chào bán riêng lẻ với tỷ lệ 9% này đã được đề cập từ lâu nhưng tới nay chưa có thông tin mới về tiến trình thực hiện.
Về tình hình kinh doanh, lũy kế 9 tháng đầu năm nay, lợi nhuận trước thuế của BIDV đạt 19.763 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ. Với kết quả này, BIDV là ngân hàng có lợi nhuận trước thuế cao thứ 3 trong 28 nhà băng công bố báo cáo tài chính, đứng sau Vietcombank và MB.
Tính đến cuối tháng 9, tổng tài sản của BIDV đạt hơn 2,13 triệu tỷ đồng, cao nhất trong 28 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính. Tổng tài sản tăng khoảng 0,6% so với đầu năm.
Hoạt động cho vay khách hàng đạt số dư 1,65 triệu tỷ đồng, tăng 8,6% so với đầu năm, trong khi tiền gửi tăng 7,5%, lên hơn 1,58 triệu tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1,16% lên 1,6%.
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về doanh nhân, câu chuyện kinh doanh, khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, kinh nghiệm quản trị... tại Tủ sách doanh nhân. Những cuốn sách được chia sẻ bởi các doanh nhân nổi tiếng thế giới như Bill Gate, Warren Buffett, Elon Musk...
Fitch Ratings nâng xếp hạng tín nhiệm Việt Nam lên BB+Tổ chức xếp hạng Fitch Ratings vừa nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam lên mức BB+, triển vọng "ổn định".
19:56 8/12/2023
Ngân hàng đại hạ giá khoản nợ liên quan dự án Bến du thuyền Hoàng GiaSau 5 lần thông báo đấu giá, khoản nợ của chủ dự án Bến du thuyền Hoàng Gia (TP Nha Trang) đã được ngân hàng giảm từ 1.145 tỷ đồng còn 948 tỷ đồng.
18:49 8/12/2023 | BIDV chuẩn bị họp cổ đông bất thường vào tháng 1/2024
BIDV sẽ chốt quyền tham dự Đại hội đồng cổ đông bất thường vào cuối tháng 12 này.
HĐQT Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV (HoSE: BID) vừa thông qua việc tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường năm 2024. Cuộc họp dự kiến được tổ chức vào ngày 30/1/2024 nhằm thông qua một số nội dung thuộc thẩm quyền của đại hội.
Ngày đăng ký cuối cùng để cổ đông của nhà băng tham dự ĐHĐCĐ bất thường là 29/12. Tuy nhiên, nội dung chi tiết của cuộc họp hiện chưa được công bố.
Vào ngày 29/11 vừa qua, nhà băng này đã chốt danh sách để thực hiện chi trả cổ tức với tỷ lệ 12,69% từ nguồn lợi nhuận còn lại năm 2021. Tương ứng, cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu tại thời điểm chốt danh sách sẽ được nhận 12,69 cổ phiếu mới. Dự kiến, BIDV sẽ phát hành thêm gần 642 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông.
Sau đợt phát hành này, vốn điều lệ của BIDV dự kiến tăng thêm 6.419 tỷ đồng lên trên 57.000 tỷ đồng, tạm thời dẫn đầu nhóm Big 4.
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2023, BIDV đã đặt mục tiêu nâng vốn điều lệ lên 61.557 tỷ đồng, tương đương mức tăng 21,7% so với cuối năm trước. Ngân hàng dự kiến phát hành hơn 1 tỷ cổ phiếu, bao gồm 642 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2021 và 455 triệu cổ phiếu thông qua hình thức chào bán ra công chúng hoặc chào bán riêng lẻ.
Kế hoạch chào bán riêng lẻ với tỷ lệ 9% này đã được đề cập từ lâu nhưng tới nay chưa có thông tin mới về tiến trình thực hiện.
Về tình hình kinh doanh, lũy kế 9 tháng đầu năm nay, lợi nhuận trước thuế của BIDV đạt 19.763 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ. Với kết quả này, BIDV là ngân hàng có lợi nhuận trước thuế cao thứ 3 trong 28 nhà băng công bố báo cáo tài chính, đứng sau Vietcombank và MB.
Tính đến cuối tháng 9, tổng tài sản của BIDV đạt hơn 2,13 triệu tỷ đồng, cao nhất trong 28 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính. Tổng tài sản tăng khoảng 0,6% so với đầu năm.
Hoạt động cho vay khách hàng đạt số dư 1,65 triệu tỷ đồng, tăng 8,6% so với đầu năm, trong khi tiền gửi tăng 7,5%, lên hơn 1,58 triệu tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1,16% lên 1,6%.
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về doanh nhân, câu chuyện kinh doanh, khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, kinh nghiệm quản trị... tại Tủ sách doanh nhân. Những cuốn sách được chia sẻ bởi các doanh nhân nổi tiếng thế giới như Bill Gate, Warren Buffett, Elon Musk...
Fitch Ratings nâng xếp hạng tín nhiệm Việt Nam lên BB+Tổ chức xếp hạng Fitch Ratings vừa nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam lên mức BB+, triển vọng "ổn định".
19:56 8/12/2023
Ngân hàng đại hạ giá khoản nợ liên quan dự án Bến du thuyền Hoàng GiaSau 5 lần thông báo đấu giá, khoản nợ của chủ dự án Bến du thuyền Hoàng Gia (TP Nha Trang) đã được ngân hàng giảm từ 1.145 tỷ đồng còn 948 tỷ đồng.
18:49 8/12/2023 | |
Giá vàng miếng SJC bật tăng | Giá vàng miếng SJC hôm nay (9/5) bật tăng 200.000 đồng/lượng, hiện giao dịch phổ biến quanh mốc 67,2 triệu đồng/lượng sau chuỗi 4 ngày đi ngang và giảm nhẹ trước đó. | Giá vàng miếng SJC hiện phổ biến giao dịch quanh mức 67,2 triệu đồng/lượng. Ảnh: Chí Hùng.
Nhờ biến động tích cực của giá vàng thế giới, thị trường vàng trong nước mở cửa phiên giao dịch hôm nay (9/5) đã ghi nhận diễn biến tích cực với cả mặt hàng vàng miếng và vàng nhẫn. Trong đó, giá vàng miếng SJC đã được các doanh nghiệp niêm yết quanh mốc 67,2 triệu đồng/lượng, phổ biến tăng 100.000-200.000 đồng/lượng.
Cụ thể, giá vàng miếng SJC do Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) mở cửa sáng nay niêm yết ở mức 66,55 - 67,15 triệu/lượng (mua vào - bán ra), tăng 50.000 đồng cả hai chiều mua - bán so với chốt phiên liền trước. Đến 11h, giá vàng miếng tại đây tiếp tục tăng thêm 50.000 đồng/lượng, lên vùng 66,6 - 67,2 triệu/lượng.
Đây là vùng giá cao nhất của vàng miếng SJC ghi nhận trong gần một tuần qua. Trước đó, giá mặt hàng này đã liên tục ghi nhận diễn biến đi ngang và giảm nhẹ.
Còn tại Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), mức giá mua - bán của vàng miếng hiện niêm yết ở 66,6 - 67,2 triệu đồng/lượng, cũng tăng 50.000 - 100.000 đồng ở hai chiều mua và bán so với phiên liền trước.
Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI hiện chấp nhận giao dịch vàng miếng ở mức 66,5 - 67,1 triệu/lượng, tăng 50.000 đồng so với phiên liền trước; Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng miếng ở mức 66,65 - 67,18 triệu/lượng; Tập đoàn Phú Quý niêm yết ở 66,55 - 67,15 triệu/lượng; chuỗi vàng Mi Hồng đưa ra mức 66,6 - 67,2 triệu/lượng, đều tăng 50.000-100.000 đồng/lượng, tùy doanh nghiệp.
Tương tự, giá vàng trang sức, giá vàng nhẫn 24K các loại tại các doanh nghiệp cũng ghi nhận xu hướng tăng nhẹ trong phiên giao dịch hôm nay.
Trong đó, giá vàng nhẫn SJC loại 99,99% hiện phổ biến ở mức 56,35 - 57,35 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 50.000 đồng so với phiên liền trước. PNJ cũng đang chấp nhận mua vào vàng nhẫn ở mức 56,3 triệu/lượng và bán ra ở 57,5 triệu đồng, đi ngang chiều mua nhưng cũng tăng 100.000 đồng ở chiều bán so với phiên liền trước.
Tập đoàn Phú Quý đưa ra mức giá 56,4 - 57,35 triệu/lượng cho mặt hàng vàng nhẫn tròn trơn 24K 99,99%, tăng 100.000 đồng cả hai chiều. Trong khi giá vàng Rồng Thăng Long tại Bảo Tín Minh Châu hiện phổ biến ở 56,36 - 57,36 triệu/lượng, giảm 110.000 đồng/lượng.
Trên thế giới, giá vàng giao ngay hiện neo ở mức 2.024 USD/ounce, trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ gặp gỡ các thành viên quốc hội để thảo luận về việc tăng hoặc hoãn trần nợ công.
Tuần trước, Bộ trưởng Tài chính Mỹ - bà Janet Yellen - thông báo Mỹ có thể vỡ nợ sớm nhất vào ngày 1/6 nếu quốc hội không tăng hoặc đình chỉ giới hạn nợ công trước thời điểm này.
Tuy vậy, giới đầu tư vàng vẫn kỳ vọng tình trạng nợ công của Mỹ sẽ được giải quyết, những rủi ro trên thị trường tài chính sẽ giảm bớt. Đồng thời suy đoán nhu cầu nắm giữ kim loại quý này sẽ sụt giảm. Giá vàng có thể lao xuống dốc bất cứ lúc nào.
Hiện giá vàng thế giới quy đổi ra tiền Việt tương đương khoảng 57,7 triệu đồng/lượng, thấp hơn gần 10 triệu đồng/lượng so với vàng miếng SJC và vẫn cao hơn giá bán của vàng nhẫn, vàng trang sức trong nước khoảng 100.000-300.000 đồng/lượng.
Vàng miếng SJC chưa thoát khỏi mốc 67 triệu đồngGiá vàng miếng vẫn đi ngang mốc 67 triệu đồng/lượng, không đổi so với cuối tuần trước, trong khi vàng nhẫn có biến động trái chiều, hiện neo tại mốc 57,4 triệu/lượng.
12:56 8/5/2023
Vàng vẫn còn cơ hội lập đỉnh mớiGiá vàng đã quay đầu giảm sau khi tăng mạnh vào tuần trước. Lạm phát tại Mỹ có thể không hạ nhiệt nhanh như kỳ vọng, nhưng vẫn còn nhiều yếu tố hỗ trợ giúp vàng trở lại mốc kỷ lục.
07:00 8/5/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | Giá vàng miếng SJC bật tăng
Giá vàng miếng SJC hôm nay (9/5) bật tăng 200.000 đồng/lượng, hiện giao dịch phổ biến quanh mốc 67,2 triệu đồng/lượng sau chuỗi 4 ngày đi ngang và giảm nhẹ trước đó.
Giá vàng miếng SJC hiện phổ biến giao dịch quanh mức 67,2 triệu đồng/lượng. Ảnh: Chí Hùng.
Nhờ biến động tích cực của giá vàng thế giới, thị trường vàng trong nước mở cửa phiên giao dịch hôm nay (9/5) đã ghi nhận diễn biến tích cực với cả mặt hàng vàng miếng và vàng nhẫn. Trong đó, giá vàng miếng SJC đã được các doanh nghiệp niêm yết quanh mốc 67,2 triệu đồng/lượng, phổ biến tăng 100.000-200.000 đồng/lượng.
Cụ thể, giá vàng miếng SJC do Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) mở cửa sáng nay niêm yết ở mức 66,55 - 67,15 triệu/lượng (mua vào - bán ra), tăng 50.000 đồng cả hai chiều mua - bán so với chốt phiên liền trước. Đến 11h, giá vàng miếng tại đây tiếp tục tăng thêm 50.000 đồng/lượng, lên vùng 66,6 - 67,2 triệu/lượng.
Đây là vùng giá cao nhất của vàng miếng SJC ghi nhận trong gần một tuần qua. Trước đó, giá mặt hàng này đã liên tục ghi nhận diễn biến đi ngang và giảm nhẹ.
Còn tại Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), mức giá mua - bán của vàng miếng hiện niêm yết ở 66,6 - 67,2 triệu đồng/lượng, cũng tăng 50.000 - 100.000 đồng ở hai chiều mua và bán so với phiên liền trước.
Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI hiện chấp nhận giao dịch vàng miếng ở mức 66,5 - 67,1 triệu/lượng, tăng 50.000 đồng so với phiên liền trước; Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng miếng ở mức 66,65 - 67,18 triệu/lượng; Tập đoàn Phú Quý niêm yết ở 66,55 - 67,15 triệu/lượng; chuỗi vàng Mi Hồng đưa ra mức 66,6 - 67,2 triệu/lượng, đều tăng 50.000-100.000 đồng/lượng, tùy doanh nghiệp.
Tương tự, giá vàng trang sức, giá vàng nhẫn 24K các loại tại các doanh nghiệp cũng ghi nhận xu hướng tăng nhẹ trong phiên giao dịch hôm nay.
Trong đó, giá vàng nhẫn SJC loại 99,99% hiện phổ biến ở mức 56,35 - 57,35 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 50.000 đồng so với phiên liền trước. PNJ cũng đang chấp nhận mua vào vàng nhẫn ở mức 56,3 triệu/lượng và bán ra ở 57,5 triệu đồng, đi ngang chiều mua nhưng cũng tăng 100.000 đồng ở chiều bán so với phiên liền trước.
Tập đoàn Phú Quý đưa ra mức giá 56,4 - 57,35 triệu/lượng cho mặt hàng vàng nhẫn tròn trơn 24K 99,99%, tăng 100.000 đồng cả hai chiều. Trong khi giá vàng Rồng Thăng Long tại Bảo Tín Minh Châu hiện phổ biến ở 56,36 - 57,36 triệu/lượng, giảm 110.000 đồng/lượng.
Trên thế giới, giá vàng giao ngay hiện neo ở mức 2.024 USD/ounce, trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ gặp gỡ các thành viên quốc hội để thảo luận về việc tăng hoặc hoãn trần nợ công.
Tuần trước, Bộ trưởng Tài chính Mỹ - bà Janet Yellen - thông báo Mỹ có thể vỡ nợ sớm nhất vào ngày 1/6 nếu quốc hội không tăng hoặc đình chỉ giới hạn nợ công trước thời điểm này.
Tuy vậy, giới đầu tư vàng vẫn kỳ vọng tình trạng nợ công của Mỹ sẽ được giải quyết, những rủi ro trên thị trường tài chính sẽ giảm bớt. Đồng thời suy đoán nhu cầu nắm giữ kim loại quý này sẽ sụt giảm. Giá vàng có thể lao xuống dốc bất cứ lúc nào.
Hiện giá vàng thế giới quy đổi ra tiền Việt tương đương khoảng 57,7 triệu đồng/lượng, thấp hơn gần 10 triệu đồng/lượng so với vàng miếng SJC và vẫn cao hơn giá bán của vàng nhẫn, vàng trang sức trong nước khoảng 100.000-300.000 đồng/lượng.
Vàng miếng SJC chưa thoát khỏi mốc 67 triệu đồngGiá vàng miếng vẫn đi ngang mốc 67 triệu đồng/lượng, không đổi so với cuối tuần trước, trong khi vàng nhẫn có biến động trái chiều, hiện neo tại mốc 57,4 triệu/lượng.
12:56 8/5/2023
Vàng vẫn còn cơ hội lập đỉnh mớiGiá vàng đã quay đầu giảm sau khi tăng mạnh vào tuần trước. Lạm phát tại Mỹ có thể không hạ nhiệt nhanh như kỳ vọng, nhưng vẫn còn nhiều yếu tố hỗ trợ giúp vàng trở lại mốc kỷ lục.
07:00 8/5/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | |
Giá vàng trong nước bật tăng | Giá vàng trong nước giao dịch phiên sáng nay đồng loạt tăng trong bối cảnh kinh tế Mỹ kém đi, đồng USD hạ nhiệt trên diện rộng, thị trường dầu thô nóng lên. | Mặt hàng vàng trong nước đồng loạt tăng trong phiên giao dịch sáng nay. Ảnh: Chí Hùng.
Kinh tế thế giới đón nhiều yếu tố tác động khi Viện Quản lý nguồn cung Mỹ (ISM) vừa công bố chỉ số phi sản xuất tháng 5 đạt mức 50,3 điểm, giảm 1,6 điểm so với tháng trước.
Trong khi đó, các nhà đầu tư đang phải dự đoán quyết định chính sách tiền tệ sắp tới của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ ra sao khi lạm phát giảm với tốc độ chậm. Nhiều nhà đầu tư đánh giá các nhà hoạch định chính sách tiền tệ có thể tạm dừng tăng lãi suất trong cuộc họp tuần tới nhưng vẫn để ngỏ khả năng tiếp tục áp dụng chính sách “diều hâu" trong tương lai.
Với những diễn biến kinh tế trên, giới đầu tư đang mạnh tay bán ra đồng USD khiến giá trị của đồng tiền này sụt giảm đáng kể trên thị trường, và điều đó có lợi cho giá vàng.
Cũng tác động tới thị trường tài chính, Arab Saudi - nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới - đã quyết định cắt giảm sản lượng dầu thô khoảng 1 triệu thùng/ngày từ tháng 7. Động thái này lập tức khiến giá dầu thô tăng nóng lên 72,7 USD/thùng, và cũng tác động tích cực lên giá vàng thế giới.
Không chỉ hưởng lợi từ các thị trường tiền tệ, hàng hóa kể trên, việc Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) kiện Binance và tỷ phú Changpeng Zhao khiến thị trường tiền mã hóa lao dốc cũng là một yếu tố hỗ trợ giá vàng.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch sáng nay, giá vàng thế giới đã tăng 22 USD, hiện chạy quanh vùng 1.960 USD/ounce. Quy đổi ra tiền Việt, giá vàng thế giới hiện tương đương 56 triệu đồng/lượng.
Giá vàng thế giới tăng mạnh cũng tác động tới giá vàng trong nước, mở cửa phiên giao dịch sáng nay, các mặt hàng vàng miếng và vàng nhẫn 9999, trang sức đều bật tăng 100.000-200.000 đồng.
Cụ thể, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) hiện niêm yết giá vàng miếng ở mức 66,65 - 67,25 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 100.000 đồng/lượng so với chốt phiên hôm qua. Đến 10h, giá vàng miếng tại đây lại có xu hướng quay đầu giảm về vùng 66,55 - 67,15 triệu đồng/lượng. Nếu so với cùng giờ phiên liền trước, mức giá kể trên vẫn cao hơn 100.000 đồng/lượng.
Với Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), giá vàng miếng hiện phổ biến niêm yết ở 66,6 - 67,1 triệu/lượng, tăng 200.000 đồng chiều mua và 100.000 đồng chiều bán so với hôm qua. Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI hiện niêm yết giá vàng miếng ở 66,5 - 67,1 triệu/lượng, cũng tăng 100.000 đồng ở cả 2 chiều mua và bán.
Tại nhóm doanh nghiệp Bảo Tín Minh Châu, Tập đoàn Phú Quý, Vàng Mi Hồng hay VietAGold... giá bán ra vàng miếng sau khi giảm mất mốc 67 triệu đồng/lượng phiên hôm qua đến nay đã quay về vùng giá quan trọng này. Trong đó, mức tăng lớn nhất ghi nhận được là 150.000 đồng/lượng.
Ở chiều mua vào, mức giá được các doanh nghiệp niêm yết phổ biến hiện nay là 66,6 triệu đồng/lượng, cũng tăng khoảng 150.000 đồng.
Cùng ghi nhận diễn biến tích cực kể trên, giá vàng nhẫn 24K (99,99%) trong nước hôm nay đã tăng mạnh trở lại, hiện tiến gần về vùng 57 triệu/lượng.
Trong đó, SJC hiện niêm yết giá vàng nhẫn 99,99% loại 1 chỉ ở 55,6 - 56,55 triệu/lượng (mua vào - bán ra). So với cuối ngày hôm qua, mức tăng của mặt hàng này là 150.000 đồng. Tương tự, vàng nhẫn SJC 99,99% loại 0,5 chỉ cũng ghi nhận mức tăng kể trên, hiện neo tại vùng 55,6 - 56,65 triệu/lượng.
Tại PNJ, giá vàng nhẫn đã tăng 100.000 đồng, hiện niêm yết ở 55,6 - 56,6 triệu/lượng; tại Bảo Tín Minh Châu, giá vàng Rồng Thăng Long tăng 100.000 đồng, trở lại mức 55,58 - 56,48 triệu/lượng.
Giá vàng nhẫn tròn Phú Quý 99,99 tại Tập đoàn Phú Quý hiện phổ biến mua vào ở 55,7 triệu/lượng và bán ra ở 56,55 triệu đồng, tăng lần lượt 50.000 đồng và 70.000 đồng ở 2 chiều. Với mặt hàng nhẫn tròn 9999 Hưng Thịnh Vượng của DOJI, giá đã bật tăng 150.000 đồng chiều mua và 100.000 đồng chiều bán so với hôm qua, hiện neo tại vùng 55,3 - 56,35 triệu đồng/lượng.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Giá điện giảm, châu Âu trở lại đúng hướngNăm ngoái, châu Âu thậm chí phải mở lại các nhà máy nhiệt điện than để đối phó với khủng hoảng năng lượng. Nhưng giờ đây, khối này đã trở lại đúng hướng.
08:00 6/6/2023
SEC kiện Binance và tỷ phú CZBinance và tỷ phú Changpeng Zhao vừa bị cáo buộc vi phạm các quy tắc chứng khoán của Mỹ. Đây là dấu hiệu cho thấy sự leo thang trong những rắc rối pháp lý mà Binance phải đối mặt.
06:59 6/6/2023 | Giá vàng trong nước bật tăng
Giá vàng trong nước giao dịch phiên sáng nay đồng loạt tăng trong bối cảnh kinh tế Mỹ kém đi, đồng USD hạ nhiệt trên diện rộng, thị trường dầu thô nóng lên.
Mặt hàng vàng trong nước đồng loạt tăng trong phiên giao dịch sáng nay. Ảnh: Chí Hùng.
Kinh tế thế giới đón nhiều yếu tố tác động khi Viện Quản lý nguồn cung Mỹ (ISM) vừa công bố chỉ số phi sản xuất tháng 5 đạt mức 50,3 điểm, giảm 1,6 điểm so với tháng trước.
Trong khi đó, các nhà đầu tư đang phải dự đoán quyết định chính sách tiền tệ sắp tới của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ ra sao khi lạm phát giảm với tốc độ chậm. Nhiều nhà đầu tư đánh giá các nhà hoạch định chính sách tiền tệ có thể tạm dừng tăng lãi suất trong cuộc họp tuần tới nhưng vẫn để ngỏ khả năng tiếp tục áp dụng chính sách “diều hâu" trong tương lai.
Với những diễn biến kinh tế trên, giới đầu tư đang mạnh tay bán ra đồng USD khiến giá trị của đồng tiền này sụt giảm đáng kể trên thị trường, và điều đó có lợi cho giá vàng.
Cũng tác động tới thị trường tài chính, Arab Saudi - nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới - đã quyết định cắt giảm sản lượng dầu thô khoảng 1 triệu thùng/ngày từ tháng 7. Động thái này lập tức khiến giá dầu thô tăng nóng lên 72,7 USD/thùng, và cũng tác động tích cực lên giá vàng thế giới.
Không chỉ hưởng lợi từ các thị trường tiền tệ, hàng hóa kể trên, việc Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) kiện Binance và tỷ phú Changpeng Zhao khiến thị trường tiền mã hóa lao dốc cũng là một yếu tố hỗ trợ giá vàng.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch sáng nay, giá vàng thế giới đã tăng 22 USD, hiện chạy quanh vùng 1.960 USD/ounce. Quy đổi ra tiền Việt, giá vàng thế giới hiện tương đương 56 triệu đồng/lượng.
Giá vàng thế giới tăng mạnh cũng tác động tới giá vàng trong nước, mở cửa phiên giao dịch sáng nay, các mặt hàng vàng miếng và vàng nhẫn 9999, trang sức đều bật tăng 100.000-200.000 đồng.
Cụ thể, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) hiện niêm yết giá vàng miếng ở mức 66,65 - 67,25 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 100.000 đồng/lượng so với chốt phiên hôm qua. Đến 10h, giá vàng miếng tại đây lại có xu hướng quay đầu giảm về vùng 66,55 - 67,15 triệu đồng/lượng. Nếu so với cùng giờ phiên liền trước, mức giá kể trên vẫn cao hơn 100.000 đồng/lượng.
Với Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), giá vàng miếng hiện phổ biến niêm yết ở 66,6 - 67,1 triệu/lượng, tăng 200.000 đồng chiều mua và 100.000 đồng chiều bán so với hôm qua. Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI hiện niêm yết giá vàng miếng ở 66,5 - 67,1 triệu/lượng, cũng tăng 100.000 đồng ở cả 2 chiều mua và bán.
Tại nhóm doanh nghiệp Bảo Tín Minh Châu, Tập đoàn Phú Quý, Vàng Mi Hồng hay VietAGold... giá bán ra vàng miếng sau khi giảm mất mốc 67 triệu đồng/lượng phiên hôm qua đến nay đã quay về vùng giá quan trọng này. Trong đó, mức tăng lớn nhất ghi nhận được là 150.000 đồng/lượng.
Ở chiều mua vào, mức giá được các doanh nghiệp niêm yết phổ biến hiện nay là 66,6 triệu đồng/lượng, cũng tăng khoảng 150.000 đồng.
Cùng ghi nhận diễn biến tích cực kể trên, giá vàng nhẫn 24K (99,99%) trong nước hôm nay đã tăng mạnh trở lại, hiện tiến gần về vùng 57 triệu/lượng.
Trong đó, SJC hiện niêm yết giá vàng nhẫn 99,99% loại 1 chỉ ở 55,6 - 56,55 triệu/lượng (mua vào - bán ra). So với cuối ngày hôm qua, mức tăng của mặt hàng này là 150.000 đồng. Tương tự, vàng nhẫn SJC 99,99% loại 0,5 chỉ cũng ghi nhận mức tăng kể trên, hiện neo tại vùng 55,6 - 56,65 triệu/lượng.
Tại PNJ, giá vàng nhẫn đã tăng 100.000 đồng, hiện niêm yết ở 55,6 - 56,6 triệu/lượng; tại Bảo Tín Minh Châu, giá vàng Rồng Thăng Long tăng 100.000 đồng, trở lại mức 55,58 - 56,48 triệu/lượng.
Giá vàng nhẫn tròn Phú Quý 99,99 tại Tập đoàn Phú Quý hiện phổ biến mua vào ở 55,7 triệu/lượng và bán ra ở 56,55 triệu đồng, tăng lần lượt 50.000 đồng và 70.000 đồng ở 2 chiều. Với mặt hàng nhẫn tròn 9999 Hưng Thịnh Vượng của DOJI, giá đã bật tăng 150.000 đồng chiều mua và 100.000 đồng chiều bán so với hôm qua, hiện neo tại vùng 55,3 - 56,35 triệu đồng/lượng.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Giá điện giảm, châu Âu trở lại đúng hướngNăm ngoái, châu Âu thậm chí phải mở lại các nhà máy nhiệt điện than để đối phó với khủng hoảng năng lượng. Nhưng giờ đây, khối này đã trở lại đúng hướng.
08:00 6/6/2023
SEC kiện Binance và tỷ phú CZBinance và tỷ phú Changpeng Zhao vừa bị cáo buộc vi phạm các quy tắc chứng khoán của Mỹ. Đây là dấu hiệu cho thấy sự leo thang trong những rắc rối pháp lý mà Binance phải đối mặt.
06:59 6/6/2023 | |
Chứng khoán giảm mạnh sau kỳ nghỉ lễ | Thông tin tiêu cực từ thị trường quốc tế và mùa báo cáo kinh doanh ảm đạm khiến nhiều cổ phiếu vốn hóa bị bán mạnh, qua đó đẩy VN-Index chìm sâu trong sắc đỏ. | Thị trường chứng khoán trong nước trở lại sau kỳ nghỉ lễ dài với diễn biến khá tiêu cực, nhiều mã vốn hóa lớn bị bán mạnh khiến chỉ số chung chìm trong sắc đỏ trong suốt phiên giao dịch, nhất là về cuối phiên.
VN-Index đóng cửa ngày 4/5 ở mức 1.040,61 điểm, tương ứng giảm 8,51 điểm (-0,81%) trong ngày. Sắc đỏ chiếm ưu thế áp đảo với 247 mã giảm giá và chỉ có 143 mã tăng giá.
Chứng khoán Việt Nam giảm điểm tương đồng với thị trường quốc tế sau những thông tin tiêu cực liên quan đến Fed tiếp tục nâng lãi suất và khủng hoảng ngân hàng vẫn tiếp diễn ở Mỹ, cũng như mùa báo cáo kinh doanh ảm đạm.
VN-Index giảm mạnh trong ngày giao dịch trở lại. Đồ thị: TradingView.
Cổ phiếu ngân hàng gây áp lực lớn nhất lên thị trường khi sắc đỏ xuất hiện ở nhiều mã vốn hóa lớn. Trong đó, VCB của Vietcombank rơi 2,2% về 88.500 đồng là mã gây ra tác động xấu nhất lên thị trường chung.
Bên cạnh đó còn có CTG của VietinBank và VPB của VPBank cũng giảm quanh mức 2%. Các mã vốn hóa nhỏ hơn như PGB của PGBank bị bán tháo 8,7% về 29.300 đồng, NVB của Ngân hàng Quốc dân rơi 3% còn 13.100 đồng.
Cổ phiếu bán lẻ và hàng tiêu dùng cũng đỏ lửa như SAB của Sabeco đánh mất 3,1% xuống 166.600 đồng, MWG của Thế Giới Di Động rơi 3,3%, MSN của Masan lùi 3,4% hay VNM của Vinamilk giảm 2%...
Ở chiều ngược lại, một số cổ phiếu riêng lẻ khác có tác động tích cực như HVN của Vietnam Airlines bất ngờ tăng hết biên độ lên 12.900 đồng cùng lượng dư mua trần lớn, trở thành mã có đóng góp tốt nhất cho chỉ số.
Cổ phiếu ngành chứng khoán là tâm điểm của dòng tiền khi một số mã bứt phá lên giá trần như VIX, APS, AGR. Bên cạnh đó còn có cổ phiếu Dược Hậu Giang (DHG), Nhựa Đông Á (DAG), Dầu khí Nam Sông Hậu (PSH)... cũng kết phiên trong sắc tím.
Top cổ phiếu có tác động lớn nhất phiên 4/5. Nguồn: FireAnt.
Dòng tiền vẫn tỏ ra rất thận trọng trước những diễn biến khó lường của thị trường với thanh khoản trung bình chỉ dao động tại mức 10.463 tỷ đồng trên sàn HoSE, tăng gần 2% so với trước nghỉ lễ.
Cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất là VIX của Chứng khoán VIX với gần 37,5 triệu cổ phiếu được sang tay (giá trị 310 tỷ đồng), phần lớn ở mức giá trần. DIG của DIC Corp xếp ngay sau với thanh khoản gần 29,6 triệu cổ phiếu, nhưng lớn về mặt giá trị với 563 tỷ đồng.
Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài cũng diễn biến theo chiều hướng xấu khi quay ngược bán ròng mạnh 326 tỷ đồng trên HoSE, đối ngược với khối tự doanh mua ròng gần 355 tỷ đồng.
Các mã bị khối ngoại xả nhiều nhất là VNM, CTG, STB, GMD với giá trị bán ròng 30-40 tỷ đồng, ngược lại nhóm này đẩy mạnh mua vào chứng chỉ quỹ FUEVFVND.
Trước phiên giao dịch, khối phân tích Chứng khoán KBSV khuyến nghị nhà đầu tư bán hạ tỷ trọng trading đã mở tại các nhịp hồi phục. Yuanta Việt Nam cũng khuyên hạn chế mua mới và chờ điểm bán trong vài phiên tới.
Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức giảm. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức thấp 30 - 40% danh mục. Đồng thời, các nhà đầu tư cũng có thể xem xét mua mới các cổ phiếu đã xác nhận điểm mua ngắn hạn với tỷ trọng thấp để thăm dò xu hướng ngắn hạn.
Nhà đầu tư ngoại rút ròng gần 2.800 tỷ đồngKhối ngoại đảo chiều bán ròng và giao dịch chậm hơn là một trong các nguyên nhân khiến thị trường chứng khoán trong nước diễn biến ảm đạm trong tháng 4.
19:00 3/5/2023
Fed nâng lãi suất lần thứ 10, chứng khoán Mỹ giảm mạnhTrong phiên giao dịch ngày 3/5, các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đều giảm điểm sau khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) quyết định tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25 điểm phần trăm.
08:35 4/5/2023
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | Chứng khoán giảm mạnh sau kỳ nghỉ lễ
Thông tin tiêu cực từ thị trường quốc tế và mùa báo cáo kinh doanh ảm đạm khiến nhiều cổ phiếu vốn hóa bị bán mạnh, qua đó đẩy VN-Index chìm sâu trong sắc đỏ.
Thị trường chứng khoán trong nước trở lại sau kỳ nghỉ lễ dài với diễn biến khá tiêu cực, nhiều mã vốn hóa lớn bị bán mạnh khiến chỉ số chung chìm trong sắc đỏ trong suốt phiên giao dịch, nhất là về cuối phiên.
VN-Index đóng cửa ngày 4/5 ở mức 1.040,61 điểm, tương ứng giảm 8,51 điểm (-0,81%) trong ngày. Sắc đỏ chiếm ưu thế áp đảo với 247 mã giảm giá và chỉ có 143 mã tăng giá.
Chứng khoán Việt Nam giảm điểm tương đồng với thị trường quốc tế sau những thông tin tiêu cực liên quan đến Fed tiếp tục nâng lãi suất và khủng hoảng ngân hàng vẫn tiếp diễn ở Mỹ, cũng như mùa báo cáo kinh doanh ảm đạm.
VN-Index giảm mạnh trong ngày giao dịch trở lại. Đồ thị: TradingView.
Cổ phiếu ngân hàng gây áp lực lớn nhất lên thị trường khi sắc đỏ xuất hiện ở nhiều mã vốn hóa lớn. Trong đó, VCB của Vietcombank rơi 2,2% về 88.500 đồng là mã gây ra tác động xấu nhất lên thị trường chung.
Bên cạnh đó còn có CTG của VietinBank và VPB của VPBank cũng giảm quanh mức 2%. Các mã vốn hóa nhỏ hơn như PGB của PGBank bị bán tháo 8,7% về 29.300 đồng, NVB của Ngân hàng Quốc dân rơi 3% còn 13.100 đồng.
Cổ phiếu bán lẻ và hàng tiêu dùng cũng đỏ lửa như SAB của Sabeco đánh mất 3,1% xuống 166.600 đồng, MWG của Thế Giới Di Động rơi 3,3%, MSN của Masan lùi 3,4% hay VNM của Vinamilk giảm 2%...
Ở chiều ngược lại, một số cổ phiếu riêng lẻ khác có tác động tích cực như HVN của Vietnam Airlines bất ngờ tăng hết biên độ lên 12.900 đồng cùng lượng dư mua trần lớn, trở thành mã có đóng góp tốt nhất cho chỉ số.
Cổ phiếu ngành chứng khoán là tâm điểm của dòng tiền khi một số mã bứt phá lên giá trần như VIX, APS, AGR. Bên cạnh đó còn có cổ phiếu Dược Hậu Giang (DHG), Nhựa Đông Á (DAG), Dầu khí Nam Sông Hậu (PSH)... cũng kết phiên trong sắc tím.
Top cổ phiếu có tác động lớn nhất phiên 4/5. Nguồn: FireAnt.
Dòng tiền vẫn tỏ ra rất thận trọng trước những diễn biến khó lường của thị trường với thanh khoản trung bình chỉ dao động tại mức 10.463 tỷ đồng trên sàn HoSE, tăng gần 2% so với trước nghỉ lễ.
Cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất là VIX của Chứng khoán VIX với gần 37,5 triệu cổ phiếu được sang tay (giá trị 310 tỷ đồng), phần lớn ở mức giá trần. DIG của DIC Corp xếp ngay sau với thanh khoản gần 29,6 triệu cổ phiếu, nhưng lớn về mặt giá trị với 563 tỷ đồng.
Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài cũng diễn biến theo chiều hướng xấu khi quay ngược bán ròng mạnh 326 tỷ đồng trên HoSE, đối ngược với khối tự doanh mua ròng gần 355 tỷ đồng.
Các mã bị khối ngoại xả nhiều nhất là VNM, CTG, STB, GMD với giá trị bán ròng 30-40 tỷ đồng, ngược lại nhóm này đẩy mạnh mua vào chứng chỉ quỹ FUEVFVND.
Trước phiên giao dịch, khối phân tích Chứng khoán KBSV khuyến nghị nhà đầu tư bán hạ tỷ trọng trading đã mở tại các nhịp hồi phục. Yuanta Việt Nam cũng khuyên hạn chế mua mới và chờ điểm bán trong vài phiên tới.
Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức giảm. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức thấp 30 - 40% danh mục. Đồng thời, các nhà đầu tư cũng có thể xem xét mua mới các cổ phiếu đã xác nhận điểm mua ngắn hạn với tỷ trọng thấp để thăm dò xu hướng ngắn hạn.
Nhà đầu tư ngoại rút ròng gần 2.800 tỷ đồngKhối ngoại đảo chiều bán ròng và giao dịch chậm hơn là một trong các nguyên nhân khiến thị trường chứng khoán trong nước diễn biến ảm đạm trong tháng 4.
19:00 3/5/2023
Fed nâng lãi suất lần thứ 10, chứng khoán Mỹ giảm mạnhTrong phiên giao dịch ngày 3/5, các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đều giảm điểm sau khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) quyết định tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25 điểm phần trăm.
08:35 4/5/2023
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | |
Chứng khoán Mỹ lưỡng lự sau quyết định lãi suất của Fed | Dù giữ nguyên lãi suất ở mức 5-5,25% sau 10 lần nâng liên tiếp, quan điểm sắp tới của Fed nghiêng về cứng rắn. Dự báo cho thấy FOMC kỳ vọng lãi suất đạt 5,6% vào cuối năm nay. | Theo trang tin CNBC, thị trường chứng khoán Mỹ đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ tư (14/6) trong trạng thái không đồng nhất của các chỉ số, sau khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) giữ nguyên lãi suất nhưng phát tín hiệu sẽ tăng lãi thêm 2 lần nữa trong năm nay.
Cụ thể, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones trên thị trường hợp đồng tương lai chỉ tăng khoảng 2 điểm - tương đương 0,01%. Trong khi đó, S&P 500 và Nasdaq-100 tương lai thì tăng lần lượt 0,07% và 0,11%.
Thị trường chứng khoán Mỹ trong phiên biến động liên tục nhưng kết phiên lại không thay đổi nhiều. Ảnh: Reuters.
Trước đó, kể từ đầu phiên giao dịch, các chỉ số chứng khoán đã biến động liên tục, trong đó chỉ số thị trường rộng và chỉ số Nasdaq tổng hợp đã chạm mức cao nhất kể từ tháng 4/2022.
Cũng trong đầu phiên này, chỉ số Dow Jones giảm 232,79 điểm - tương đương 0,68% - còn 33.979,33 điểm. Trong khi đó, chỉ số S&P 500 tăng 0,08% đạt 4.372,59 điểm, còn chỉ số Nasdaq tăng 0,39% đạt 13.626,48 điểm.
Theo CNBC, các chỉ số giằng co và khối lượng giao dịch cổ phiếu tăng đã mạnh sau khi Uỷ ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) đưa ra quyết định áp dụng mức lãi suất không tăng này thêm 6 tuần trước khi diễn ra cuộc họp tháng 7.
Dù giữ nguyên lãi suất ở mức 5-5,25% sau 10 lần nâng liên tiếp, quan điểm lãi suất tương lai của Fed nghiêng về cứng rắn. Dự báo “dot plot” cho thấy các thành viên FOMC kỳ vọng lãi suất nhất định còn tăng, với mức dự báo bình quân là lãi suất quỹ liên bang sẽ đạt mức 5,6% vào cuối năm nay.
Nhận xét về điều này, ông Chris Zaccarelli - Giám đốc Đầu tư tại quỹ quản lý Independent - cho biết: "Một số người đã kỳ vọng rằng Fed sẽ dừng tăng lãi suất trong lần họp này và sẽ không tăng lãi suất thêm nữa. Tuy nhiên, có vẻ như các thành viên FOMC đã trở nên cứng rắn hơn so với lần họp trước, và tôi nghĩ rằng điều này đã khiến giới đầu tư ngạc nhiên".
Trong khi đó, ông Marty Green - hiệu trưởng trường Polunsky Beitel Green - thì cho biết: "Mặc dù quyết định chính sách này cho thấy Fed đã chuyển từ giai đoạn tăng tốc lãi suất sang giai đoạn hiệu chỉnh, không có nghi ngờ gì về việc ngân hàng trung ương này đã chuẩn bị tinh thần tăng lãi suất thêm trong tương lai".
Tuy vậy, ông Green cho rằng nhà đầu tư vẫn có thể kỳ vọng Fed sẽ tăng lãi suất ở mức nhỏ hơn và tần suất chậm hơn.
Trước đó, báo cáo thống kê do Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 14/6 cho thấy chỉ số giá nhà sản xuất (PPI) tháng 5 giảm mạnh hơn dự báo nhờ giá năng lượng và thực phẩm đi xuống, phản ánh xu hướng giảm dù còn chậm của lạm phát. Báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 công bố hôm thứ Ba cũng cho thấy lạm phát toàn phần dịu đi, dù lạm phát lõi còn dai dẳng.
Thị trường hiện đặt cược khả năng 63% Fed nâng lãi suất trong cuộc họp tháng 7, tăng từ mức 60% vào hôm thứ Tư - theo dữ liệu từ CME FedWatch Tool.
Triệu phú Shark Tank: Kiếm hàng nghìn USD thu nhập thụ động nhờ AITriệu phú tự thân Matt Higgins đã đưa ra những hướng dẫn và kiến nghị về cách sử dụng AI để tạo khóa học, kiếm hàng nghìn USD thu nhập trong khi tốn chưa đến 100 USD.
17:00 14/6/2023
Giá chocolate sắp tăng vọtNhững người yêu thích chocolate có lý do để lo lắng. Bởi giá món ăn vặt yêu thích của họ dự kiến tăng cao trong năm nay và năm sau.
16:29 14/6/2023
Chứng khoán Mỹ vượt đỉnh 14 thángHai chỉ số S&P 500 và Nasdaq đóng cửa ở mức cao nhất kể từ tháng 4/2022, khi nhà đầu tư đang đợi báo cáo lạm phát và kết quả họp chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).
09:59 13/6/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | Chứng khoán Mỹ lưỡng lự sau quyết định lãi suất của Fed
Dù giữ nguyên lãi suất ở mức 5-5,25% sau 10 lần nâng liên tiếp, quan điểm sắp tới của Fed nghiêng về cứng rắn. Dự báo cho thấy FOMC kỳ vọng lãi suất đạt 5,6% vào cuối năm nay.
Theo trang tin CNBC, thị trường chứng khoán Mỹ đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ tư (14/6) trong trạng thái không đồng nhất của các chỉ số, sau khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) giữ nguyên lãi suất nhưng phát tín hiệu sẽ tăng lãi thêm 2 lần nữa trong năm nay.
Cụ thể, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones trên thị trường hợp đồng tương lai chỉ tăng khoảng 2 điểm - tương đương 0,01%. Trong khi đó, S&P 500 và Nasdaq-100 tương lai thì tăng lần lượt 0,07% và 0,11%.
Thị trường chứng khoán Mỹ trong phiên biến động liên tục nhưng kết phiên lại không thay đổi nhiều. Ảnh: Reuters.
Trước đó, kể từ đầu phiên giao dịch, các chỉ số chứng khoán đã biến động liên tục, trong đó chỉ số thị trường rộng và chỉ số Nasdaq tổng hợp đã chạm mức cao nhất kể từ tháng 4/2022.
Cũng trong đầu phiên này, chỉ số Dow Jones giảm 232,79 điểm - tương đương 0,68% - còn 33.979,33 điểm. Trong khi đó, chỉ số S&P 500 tăng 0,08% đạt 4.372,59 điểm, còn chỉ số Nasdaq tăng 0,39% đạt 13.626,48 điểm.
Theo CNBC, các chỉ số giằng co và khối lượng giao dịch cổ phiếu tăng đã mạnh sau khi Uỷ ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) đưa ra quyết định áp dụng mức lãi suất không tăng này thêm 6 tuần trước khi diễn ra cuộc họp tháng 7.
Dù giữ nguyên lãi suất ở mức 5-5,25% sau 10 lần nâng liên tiếp, quan điểm lãi suất tương lai của Fed nghiêng về cứng rắn. Dự báo “dot plot” cho thấy các thành viên FOMC kỳ vọng lãi suất nhất định còn tăng, với mức dự báo bình quân là lãi suất quỹ liên bang sẽ đạt mức 5,6% vào cuối năm nay.
Nhận xét về điều này, ông Chris Zaccarelli - Giám đốc Đầu tư tại quỹ quản lý Independent - cho biết: "Một số người đã kỳ vọng rằng Fed sẽ dừng tăng lãi suất trong lần họp này và sẽ không tăng lãi suất thêm nữa. Tuy nhiên, có vẻ như các thành viên FOMC đã trở nên cứng rắn hơn so với lần họp trước, và tôi nghĩ rằng điều này đã khiến giới đầu tư ngạc nhiên".
Trong khi đó, ông Marty Green - hiệu trưởng trường Polunsky Beitel Green - thì cho biết: "Mặc dù quyết định chính sách này cho thấy Fed đã chuyển từ giai đoạn tăng tốc lãi suất sang giai đoạn hiệu chỉnh, không có nghi ngờ gì về việc ngân hàng trung ương này đã chuẩn bị tinh thần tăng lãi suất thêm trong tương lai".
Tuy vậy, ông Green cho rằng nhà đầu tư vẫn có thể kỳ vọng Fed sẽ tăng lãi suất ở mức nhỏ hơn và tần suất chậm hơn.
Trước đó, báo cáo thống kê do Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 14/6 cho thấy chỉ số giá nhà sản xuất (PPI) tháng 5 giảm mạnh hơn dự báo nhờ giá năng lượng và thực phẩm đi xuống, phản ánh xu hướng giảm dù còn chậm của lạm phát. Báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 công bố hôm thứ Ba cũng cho thấy lạm phát toàn phần dịu đi, dù lạm phát lõi còn dai dẳng.
Thị trường hiện đặt cược khả năng 63% Fed nâng lãi suất trong cuộc họp tháng 7, tăng từ mức 60% vào hôm thứ Tư - theo dữ liệu từ CME FedWatch Tool.
Triệu phú Shark Tank: Kiếm hàng nghìn USD thu nhập thụ động nhờ AITriệu phú tự thân Matt Higgins đã đưa ra những hướng dẫn và kiến nghị về cách sử dụng AI để tạo khóa học, kiếm hàng nghìn USD thu nhập trong khi tốn chưa đến 100 USD.
17:00 14/6/2023
Giá chocolate sắp tăng vọtNhững người yêu thích chocolate có lý do để lo lắng. Bởi giá món ăn vặt yêu thích của họ dự kiến tăng cao trong năm nay và năm sau.
16:29 14/6/2023
Chứng khoán Mỹ vượt đỉnh 14 thángHai chỉ số S&P 500 và Nasdaq đóng cửa ở mức cao nhất kể từ tháng 4/2022, khi nhà đầu tư đang đợi báo cáo lạm phát và kết quả họp chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).
09:59 13/6/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | |
Giá vàng trong nước trầm lắng trước biến động thế giới | Sau đà tăng mạnh vào giữa tuần trước, thị trường vàng trong nước liên tục duy trì xu hướng đi ngang với cả mặt hàng vàng miếng và vàng nhẫn, bất chấp giá thế giới biến động. | Giá vàng trong nước giữ xu hướng trầm lắng trước biến động của giá vàng thế giới. Ảnh: Chí Hùng.
Trái ngược với xu hướng tích cực của giá vàng thế giới khi được hưởng lợi từ báo cáo CPI tháng 4 của Mỹ, giá vàng trong nước lại đang chứng kiến xu hướng trầm lắng đối với cả mặt hàng vàng miếng và vàng nhẫn.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch sáng nay (11/5), Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng miếng SJC ở mức 66,55 - 67,15 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 50.000 đồng ở cả hai chiều so với chốt phiên hôm qua (10/5).
Đến 10h, giá vàng miếng SJC tiếp tục tăng thêm 50.000 đồng, niêm yết tại vùng 66,6 - 67,2 triệu/lượng. Đây là diễn biến tương tự mà vàng miếng SJC ghi nhận trong các phiên giao dịch đầu tuần này.
Cũng giữ xu hướng đi ngang, giá vàng nhẫn SJC loại 99,99 hiện được niêm yết ở 56,45 triệu/lượng (mua) và 57,45 triệu đồng (bán).
Nếu so với 1 tháng trước, người mua vàng miếng SJC hiện đã chịu khoản lỗ gần nửa triệu đồng, và không ghi nhận lợi nhuận với mặt hàng vàng nhẫn.
Cũng trong sáng nay, Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) ghi nhận giá vàng miếng trầm lắng, hiện giao dịch ở mức 66,6 - 67,15 triệu/lượng, giữ nguyên ở chiều bán và tăng 50.000 đồng ở chiều mua so với cuối ngày hôm qua.
Với sản phẩm vàng nhẫn tròn trơn, giá niêm yết của PNJ hiện ở mức 56,55 - 57,65 triệu/lượng, tiếp tục đi ngang so với ngày hôm qua.
Tại Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, giá vàng miếng hiện phổ biến giao dịch ở mức 66,5 - 67,1 triệu/lượng, không đổi so với chốt phiên 10/5; trong khi Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu đưa ra mức giá 66,57 - 67,13 triệu/lượng với mặt hàng này, tăng nhẹ so với cuối ngày hôm qua.
Vùng 57,6 triệu/lượng là vùng giá được các doanh nghiệp vàng phổ biến niêm yết với mặt hàng vàng nhẫn sáng nay. Trong đó, Tập đoàn Phú Quý đưa ra mức 56,65 - 57,6 triệu/lượng cho vàng nhẫn tròn trơn 24K 99,99, tăng 100.000 đồng cả hai chiều; giá vàng Rồng Thăng Long tại Bảo Tín Minh Châu hiện phổ biến ở 56,58 - 57,58 triệu/lượng; DOJI chấp nhận giao dịch tại vùng 56,5 - 56,45 triệu/lượng, tăng 50.000 đồng cả hai chiều...
Trên thị trường thế giới, giá vàng giao ngay hiện niêm yết ở mốc 2.032 USD/ounce, tăng 2,7 USD so với phiên liền trước. Quy đổi ra tiền Việt, giá vàng thế giới tương đương 57,94 triệu đồng/lượng, chênh lệch với giá vàng miếng SJC trong nước hiện vẫn trên 9 triệu đồng/lượng.
Báo cáo lạm phát mới đây cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 của Mỹ đã tăng 0,4% so với tháng 3 và tăng 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả này khiến nhà đầu tư "nhẹ nhõm" hơn khi con số lạm phát không tăng cao hơn dự đoán.
Tuy nhiên, khi phân tích, các nhà đầu tư cho rằng dữ liệu CPI mới này có thể không làm thay đổi quỹ đạo chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Thị trường hiện tập trung vào báo cáo chỉ số giá sản xuất của Mỹ sẽ được công bố vào sáng thứ năm (giờ Mỹ).
Một diễn biến khác tác động đến thị trường diễn ra trong tuần này là việc Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết Mỹ có thể đối mặt với nguy cơ vỡ nợ nếu trần nợ không được nâng lên. Nếu không có thỏa thuận gia hạn nợ nào của Mỹ được đưa ra trong tháng 5, sự lo lắng trên thị trường chung sẽ tăng lên.
Nhìn về dài hạn, Bloomberg Intelligence cho biết trong báo cáo triển vọng tháng 5 rằng vàng đang tìm cách vượt trội so với các mặt hàng khác trong năm nay khi nguy cơ suy thoái kinh tế ở Mỹ gia tăng. Kim loại quý sẽ tăng tốc trong nửa cuối năm nay, đưa giá lên cao hơn.
Vàng, chứng khoán dậy sóng sau báo cáo CPI của MỹBáo cáo CPI tháng 4 cho thấy lạm phát tại Mỹ đang hạ nhiệt. Ngay sau khi báo cáo được công bố, giá vàng và chứng khoán đã tăng mạnh.
00:00 11/5/2023
Giá vàng miếng SJC đi ngang vùng 67,2 triệu đồng/lượngThị trường vàng trong nước biến động nhẹ, trong đó giá vàng miếng SJC vẫn đi ngang vùng 67 triệu/lượng, vàng nhẫn 9999 tiến sát mốc 57,5 triệu đồng/lượng.
11:19 10/5/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | Giá vàng trong nước trầm lắng trước biến động thế giới
Sau đà tăng mạnh vào giữa tuần trước, thị trường vàng trong nước liên tục duy trì xu hướng đi ngang với cả mặt hàng vàng miếng và vàng nhẫn, bất chấp giá thế giới biến động.
Giá vàng trong nước giữ xu hướng trầm lắng trước biến động của giá vàng thế giới. Ảnh: Chí Hùng.
Trái ngược với xu hướng tích cực của giá vàng thế giới khi được hưởng lợi từ báo cáo CPI tháng 4 của Mỹ, giá vàng trong nước lại đang chứng kiến xu hướng trầm lắng đối với cả mặt hàng vàng miếng và vàng nhẫn.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch sáng nay (11/5), Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng miếng SJC ở mức 66,55 - 67,15 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 50.000 đồng ở cả hai chiều so với chốt phiên hôm qua (10/5).
Đến 10h, giá vàng miếng SJC tiếp tục tăng thêm 50.000 đồng, niêm yết tại vùng 66,6 - 67,2 triệu/lượng. Đây là diễn biến tương tự mà vàng miếng SJC ghi nhận trong các phiên giao dịch đầu tuần này.
Cũng giữ xu hướng đi ngang, giá vàng nhẫn SJC loại 99,99 hiện được niêm yết ở 56,45 triệu/lượng (mua) và 57,45 triệu đồng (bán).
Nếu so với 1 tháng trước, người mua vàng miếng SJC hiện đã chịu khoản lỗ gần nửa triệu đồng, và không ghi nhận lợi nhuận với mặt hàng vàng nhẫn.
Cũng trong sáng nay, Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) ghi nhận giá vàng miếng trầm lắng, hiện giao dịch ở mức 66,6 - 67,15 triệu/lượng, giữ nguyên ở chiều bán và tăng 50.000 đồng ở chiều mua so với cuối ngày hôm qua.
Với sản phẩm vàng nhẫn tròn trơn, giá niêm yết của PNJ hiện ở mức 56,55 - 57,65 triệu/lượng, tiếp tục đi ngang so với ngày hôm qua.
Tại Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, giá vàng miếng hiện phổ biến giao dịch ở mức 66,5 - 67,1 triệu/lượng, không đổi so với chốt phiên 10/5; trong khi Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu đưa ra mức giá 66,57 - 67,13 triệu/lượng với mặt hàng này, tăng nhẹ so với cuối ngày hôm qua.
Vùng 57,6 triệu/lượng là vùng giá được các doanh nghiệp vàng phổ biến niêm yết với mặt hàng vàng nhẫn sáng nay. Trong đó, Tập đoàn Phú Quý đưa ra mức 56,65 - 57,6 triệu/lượng cho vàng nhẫn tròn trơn 24K 99,99, tăng 100.000 đồng cả hai chiều; giá vàng Rồng Thăng Long tại Bảo Tín Minh Châu hiện phổ biến ở 56,58 - 57,58 triệu/lượng; DOJI chấp nhận giao dịch tại vùng 56,5 - 56,45 triệu/lượng, tăng 50.000 đồng cả hai chiều...
Trên thị trường thế giới, giá vàng giao ngay hiện niêm yết ở mốc 2.032 USD/ounce, tăng 2,7 USD so với phiên liền trước. Quy đổi ra tiền Việt, giá vàng thế giới tương đương 57,94 triệu đồng/lượng, chênh lệch với giá vàng miếng SJC trong nước hiện vẫn trên 9 triệu đồng/lượng.
Báo cáo lạm phát mới đây cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 của Mỹ đã tăng 0,4% so với tháng 3 và tăng 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả này khiến nhà đầu tư "nhẹ nhõm" hơn khi con số lạm phát không tăng cao hơn dự đoán.
Tuy nhiên, khi phân tích, các nhà đầu tư cho rằng dữ liệu CPI mới này có thể không làm thay đổi quỹ đạo chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Thị trường hiện tập trung vào báo cáo chỉ số giá sản xuất của Mỹ sẽ được công bố vào sáng thứ năm (giờ Mỹ).
Một diễn biến khác tác động đến thị trường diễn ra trong tuần này là việc Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết Mỹ có thể đối mặt với nguy cơ vỡ nợ nếu trần nợ không được nâng lên. Nếu không có thỏa thuận gia hạn nợ nào của Mỹ được đưa ra trong tháng 5, sự lo lắng trên thị trường chung sẽ tăng lên.
Nhìn về dài hạn, Bloomberg Intelligence cho biết trong báo cáo triển vọng tháng 5 rằng vàng đang tìm cách vượt trội so với các mặt hàng khác trong năm nay khi nguy cơ suy thoái kinh tế ở Mỹ gia tăng. Kim loại quý sẽ tăng tốc trong nửa cuối năm nay, đưa giá lên cao hơn.
Vàng, chứng khoán dậy sóng sau báo cáo CPI của MỹBáo cáo CPI tháng 4 cho thấy lạm phát tại Mỹ đang hạ nhiệt. Ngay sau khi báo cáo được công bố, giá vàng và chứng khoán đã tăng mạnh.
00:00 11/5/2023
Giá vàng miếng SJC đi ngang vùng 67,2 triệu đồng/lượngThị trường vàng trong nước biến động nhẹ, trong đó giá vàng miếng SJC vẫn đi ngang vùng 67 triệu/lượng, vàng nhẫn 9999 tiến sát mốc 57,5 triệu đồng/lượng.
11:19 10/5/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | |
Cổ đông OCH thông qua kế hoạch lãi gấp đôi năm nay | Để hoàn thành kế hoạch kinh doanh tham vọng năm nay, lãnh đạo OCH cho biết các ngành chủ lực như thực phẩm, khách sạn sẽ tiếp tục tập trung nâng cao chất lượng hoạt động. | Đây là thông tin được ban lãnh đạo Công ty CP One Capital Hospitality (OCH) đưa ra trong phiên họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 diễn ra sáng 23/6.
Chia sẻ về kết quả kinh doanh năm vừa qua, lãnh đạo OCH cho biết doanh thu năm 2022 của công ty đã có sự bứt phá so với năm trước, đạt hơn 1.002 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 72 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ 468 tỷ.
Trong cơ cấu doanh thu, bán thành phẩm chiếm chủ yếu với hơn 898 tỷ đồng, còn lại là doanh thu từ cung cấp dịch vụ và bán hàng hóa.
Liên quan kế hoạch xử lý lỗ lũy kế của công ty, bà Nguyễn Thu Hằng, Chủ tịch HĐQT OCH, cho biết trong kế hoạch kinh doanh năm 2023, ban lãnh đạo đã đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế hợp nhất tăng gấp đôi so với năm liền trước, đạt trên 148 tỷ đồng.
Nếu hoàn thành kế hoạch này, công ty có thể bù đắp một phần cho khoản lỗ lũy kế trên bảng cân đối kế toán cuối năm 2022.
Bên cạnh kết quả kinh doanh hàng năm, OCH cũng có kế hoạch xử lý lỗ lũy kế thông qua hoạt động thanh lý tài sản. Tuy nhiên, bà Hằng cho biết hoạt động này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả yếu tố thị trường, nên ban lãnh đạo chưa thể đưa ra kế hoạch cụ thể ngay trong năm nay.
“Tuy vậy, mục tiêu của ban lãnh đạo vẫn là bù lỗ lũy kế càng sớm càng tốt”, bà Hằng nhấn mạnh.
Ban lãnh đạo OCH đặt mục tiêu lãi sau thuế hợp nhất hơn 148 tỷ đồng năm nay, tăng gấp đôi so với năm 2022. Ảnh: Việt Hùng.
Về kế hoạch kinh doanh năm nay, các cổ đông OCH đã thông qua mục tiêu doanh thu công ty mẹ đạt 530 tỷ đồng và lãi sau thuế đạt 189 tỷ, tăng lần lượt 21% và 168% so với kết quả năm 2022.
Với kế hoạch kinh doanh hợp nhất, OCH kỳ vọng đạt 1.196 tỷ đồng doanh thu và lãi sau thuế 148 tỷ đồng, tăng lần lượt 18% và 105% so với năm 2022.
Lãnh đạo OCH cho biết kế hoạch kinh doanh kể trên được đưa ra dựa trên tình hình thực tế hoạt động của các đơn vị thành viên.
Với mảng kinh doanh thực phẩm, OCH hiện là chủ sở hữu thương hiệu Bánh Givral và Kem Tràng Tiền nổi tiếng. Công ty dự kiến tiếp tục phát triển thương hiệu bánh Givral ra thị trường phía Bắc tại Hà Nội. Ở khu vực phía Nam, công ty sẽ tiếp tục phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ để giữ vững vị trí top 3 thương hiệu bánh tươi, bánh sinh nhật tại TP.HCM.
Trong năm nay, Givral cũng sẽ nghiên cứu và tung ra thị trường sản phẩm Kem Gelato để đa dạng hóa sản phẩm.
Với Kem Tràng Tiền, công ty đã triển khai các giải pháp ổn định lại sản xuất để đảm bảo sản lượng cung ứng tốt vào dịp cao điểm hè. Công ty cũng sẽ tiếp tục phát triển đa dạng sản phẩm và kênh tiêu thụ, đồng thời cho ra mắt các dòng Kem Tràng Tiền mới.
KẾT QUẢ KINH DOANH HÀNG NĂM CỦA OCH Nhãn 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 Kế hoạch Doanh thu thuần Tỷ đồng 980 1090 1131 1176 885 399 996 1196 Lợi nhuận sau thuế -144 -3.7 44 31.4 271 -468 72 148
Trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, nghỉ dưỡng, OCH hiện sở hữu 2 thương hiệu 4 và 5 sao lâu đời là StarCity Nha Trang và Sunrise Nha Trang.
Năm nay, công ty dự kiến áp dụng một loạt biện pháp khác nhau như tối ưu hóa chi phí, mở rộng tệp khách hàng, xây dựng cơ cấu giá phòng theo hướng linh hoạt, đưa ra nhiều gói sản phẩm hấp dẫn, cạnh tranh để thu hút khách hàng mới, và đặc biệt thích ứng linh hoạt với tình hình chung của thị trường du lịch, lưu trú để đạt tỷ lệ lấp đầy phòng cao nhất có thể.
Cũng trong năm nay, ban lãnh đạo OCH cho biết để có thể triển khai được các dự án mới và cơ cấu lại các khoản công nợ lớn theo kế hoạch, ngoài nguồn vốn đã tích lũy, Ban điều hành dự kiến đưa ra một loạt giải pháp về nguồn vốn, bao gồm thuê đơn vị độc lập đánh giá giá trị tài sản, vốn chủ sở hữu, giá trị cổ phần tại các công ty con trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn để báo cáo HĐQT phương án cơ cấu vốn, hỗ trợ vốn phù hợp.
OCH sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác thu hồi công nợ, đưa ra các biện pháp quyết liệt gồm tiến hành khởi kiện trong việc xử lý nợ xấu, xây dựng phương án tái cơ cấu các khoản công nợ phải trả đến hạn ở một số đơn vị thành viên.
Chủ hãng kem Tràng Tiền lên kế hoạch lãi gấp đôi năm nayBan lãnh đạo OCH đánh giá áp lực cạnh tranh của công ty cũng như kem Tràng Tiền ngày càng cao khi thị trường xuất hiện những đối thủ mới với sức lan tỏa mạnh trong lĩnh vực F&B.
15:52 5/6/2023
Chủ hãng kem Tràng Tiền lỗ thêm 33 tỷ đồngGhi nhận doanh thu hơn 94 tỷ đồng trong quý I/2022, tuy nhiên, OCH - chủ sở hữu kem Tràng Tiền - lại chịu khoản lỗ lên tới 33 tỷ đồng do chi phí lớn hơn nguồn thu.
16:30 4/5/2022
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | Cổ đông OCH thông qua kế hoạch lãi gấp đôi năm nay
Để hoàn thành kế hoạch kinh doanh tham vọng năm nay, lãnh đạo OCH cho biết các ngành chủ lực như thực phẩm, khách sạn sẽ tiếp tục tập trung nâng cao chất lượng hoạt động.
Đây là thông tin được ban lãnh đạo Công ty CP One Capital Hospitality (OCH) đưa ra trong phiên họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 diễn ra sáng 23/6.
Chia sẻ về kết quả kinh doanh năm vừa qua, lãnh đạo OCH cho biết doanh thu năm 2022 của công ty đã có sự bứt phá so với năm trước, đạt hơn 1.002 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 72 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ 468 tỷ.
Trong cơ cấu doanh thu, bán thành phẩm chiếm chủ yếu với hơn 898 tỷ đồng, còn lại là doanh thu từ cung cấp dịch vụ và bán hàng hóa.
Liên quan kế hoạch xử lý lỗ lũy kế của công ty, bà Nguyễn Thu Hằng, Chủ tịch HĐQT OCH, cho biết trong kế hoạch kinh doanh năm 2023, ban lãnh đạo đã đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế hợp nhất tăng gấp đôi so với năm liền trước, đạt trên 148 tỷ đồng.
Nếu hoàn thành kế hoạch này, công ty có thể bù đắp một phần cho khoản lỗ lũy kế trên bảng cân đối kế toán cuối năm 2022.
Bên cạnh kết quả kinh doanh hàng năm, OCH cũng có kế hoạch xử lý lỗ lũy kế thông qua hoạt động thanh lý tài sản. Tuy nhiên, bà Hằng cho biết hoạt động này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả yếu tố thị trường, nên ban lãnh đạo chưa thể đưa ra kế hoạch cụ thể ngay trong năm nay.
“Tuy vậy, mục tiêu của ban lãnh đạo vẫn là bù lỗ lũy kế càng sớm càng tốt”, bà Hằng nhấn mạnh.
Ban lãnh đạo OCH đặt mục tiêu lãi sau thuế hợp nhất hơn 148 tỷ đồng năm nay, tăng gấp đôi so với năm 2022. Ảnh: Việt Hùng.
Về kế hoạch kinh doanh năm nay, các cổ đông OCH đã thông qua mục tiêu doanh thu công ty mẹ đạt 530 tỷ đồng và lãi sau thuế đạt 189 tỷ, tăng lần lượt 21% và 168% so với kết quả năm 2022.
Với kế hoạch kinh doanh hợp nhất, OCH kỳ vọng đạt 1.196 tỷ đồng doanh thu và lãi sau thuế 148 tỷ đồng, tăng lần lượt 18% và 105% so với năm 2022.
Lãnh đạo OCH cho biết kế hoạch kinh doanh kể trên được đưa ra dựa trên tình hình thực tế hoạt động của các đơn vị thành viên.
Với mảng kinh doanh thực phẩm, OCH hiện là chủ sở hữu thương hiệu Bánh Givral và Kem Tràng Tiền nổi tiếng. Công ty dự kiến tiếp tục phát triển thương hiệu bánh Givral ra thị trường phía Bắc tại Hà Nội. Ở khu vực phía Nam, công ty sẽ tiếp tục phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ để giữ vững vị trí top 3 thương hiệu bánh tươi, bánh sinh nhật tại TP.HCM.
Trong năm nay, Givral cũng sẽ nghiên cứu và tung ra thị trường sản phẩm Kem Gelato để đa dạng hóa sản phẩm.
Với Kem Tràng Tiền, công ty đã triển khai các giải pháp ổn định lại sản xuất để đảm bảo sản lượng cung ứng tốt vào dịp cao điểm hè. Công ty cũng sẽ tiếp tục phát triển đa dạng sản phẩm và kênh tiêu thụ, đồng thời cho ra mắt các dòng Kem Tràng Tiền mới.
KẾT QUẢ KINH DOANH HÀNG NĂM CỦA OCH Nhãn 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 Kế hoạch Doanh thu thuần Tỷ đồng 980 1090 1131 1176 885 399 996 1196 Lợi nhuận sau thuế -144 -3.7 44 31.4 271 -468 72 148
Trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, nghỉ dưỡng, OCH hiện sở hữu 2 thương hiệu 4 và 5 sao lâu đời là StarCity Nha Trang và Sunrise Nha Trang.
Năm nay, công ty dự kiến áp dụng một loạt biện pháp khác nhau như tối ưu hóa chi phí, mở rộng tệp khách hàng, xây dựng cơ cấu giá phòng theo hướng linh hoạt, đưa ra nhiều gói sản phẩm hấp dẫn, cạnh tranh để thu hút khách hàng mới, và đặc biệt thích ứng linh hoạt với tình hình chung của thị trường du lịch, lưu trú để đạt tỷ lệ lấp đầy phòng cao nhất có thể.
Cũng trong năm nay, ban lãnh đạo OCH cho biết để có thể triển khai được các dự án mới và cơ cấu lại các khoản công nợ lớn theo kế hoạch, ngoài nguồn vốn đã tích lũy, Ban điều hành dự kiến đưa ra một loạt giải pháp về nguồn vốn, bao gồm thuê đơn vị độc lập đánh giá giá trị tài sản, vốn chủ sở hữu, giá trị cổ phần tại các công ty con trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn để báo cáo HĐQT phương án cơ cấu vốn, hỗ trợ vốn phù hợp.
OCH sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác thu hồi công nợ, đưa ra các biện pháp quyết liệt gồm tiến hành khởi kiện trong việc xử lý nợ xấu, xây dựng phương án tái cơ cấu các khoản công nợ phải trả đến hạn ở một số đơn vị thành viên.
Chủ hãng kem Tràng Tiền lên kế hoạch lãi gấp đôi năm nayBan lãnh đạo OCH đánh giá áp lực cạnh tranh của công ty cũng như kem Tràng Tiền ngày càng cao khi thị trường xuất hiện những đối thủ mới với sức lan tỏa mạnh trong lĩnh vực F&B.
15:52 5/6/2023
Chủ hãng kem Tràng Tiền lỗ thêm 33 tỷ đồngGhi nhận doanh thu hơn 94 tỷ đồng trong quý I/2022, tuy nhiên, OCH - chủ sở hữu kem Tràng Tiền - lại chịu khoản lỗ lên tới 33 tỷ đồng do chi phí lớn hơn nguồn thu.
16:30 4/5/2022
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | |
Chủ đầu tư dự án Aqua City lỗ 136 tỷ đồng năm vừa qua | Từ mức lãi hơn 730 tỷ đồng trong năm 2021, chủ đầu tư dự án Aqua City (TP Biên Hòa, Đồng Nai) ghi nhận khoản lỗ gần 136 tỷ đồng trong năm vừa qua, nợ phải trả gần 11.900 tỷ đồng. | Aqua City là dự án sống còn của Novaland trong thời điểm hiện nay. Ảnh: Quỳnh Danh.
Trong báo cáo định kỳ về tình hình tài chính doanh nghiệp, Công ty TNHH Thành phố Aqua (công ty con của Novaland) - chủ đầu tư Aqua City - ghi nhận năm 2022 lỗ sau thuế gần 136 tỷ đồng, trong khi năm trước đó lãi 732 tỷ đồng.
Vốn chủ sở hữu của công ty đạt 1.490 tỷ đồng, giảm 136 tỷ đồng so với cuối năm 2021. Đáng chú ý, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu ở mức 7,96 lần, tương đương nợ phải trả khoảng 11.860 tỷ đồng.
Tỷ lệ dư nợ trái phiếu trên vốn chủ sở hữu giảm từ 2,83 lần hồi đầu năm xuống còn 2,01 lần. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) âm 9%, trong khi cùng kỳ năm 2021 dương đến 45%.
Trong năm qua, công ty đã có 30 đợt thanh toán lãi và gốc cho 9 lô trái phiếu. Theo đó, tổng số tiền lãi đã trả khoảng 416,5 tỷ đồng, số tiền gốc trái phiếu hoàn tất thanh toán là 1.600 tỷ đồng.
Công ty TNHH Thành phố Aqua có tiền thân là Công ty CP Thành phố Aqua, được thành lập năm 2008 với vốn điều lệ ban đầu là 1.765 tỷ đồng để triển khai dự án Aqua City. Qua nhiều lần thay đổi cơ cấu cổ đông, đến nay Novaland sở hữu 69,98% vốn điều lệ công ty này.
Dự án Aqua City ở Đồng Nai đang dần được gỡ vướng. Ảnh: Quỳnh Danh.
Hồi giữa tháng 2, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc thúc đẩy thị trường bất động sản do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì, ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch HĐQT Novaland cho biết Aqua City là dự án sống còn của Novaland trong thời điểm hiện nay.
Dự án này nếu được tháo gỡ sẽ là đầu mối tháo gỡ toàn bộ khó khăn của Novaland để doanh nghiệp hoàn thiện dự án, thực hiện nghĩa vụ trả nợ trái phiếu, ngân hàng...
Trong văn bản gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây, Novaland cũng nhấn mạnh ngân hàng đang khóa tất cả nguồn tiền của doanh nghiệp, kể cả doanh thu bán hàng và trừ dần vào lãi vay phát sinh. Mỗi ngày Novaland và NovaGroup phải trả trung bình 50 tỷ đồng.
Theo UBND tỉnh Đồng Nai, dự án này đang gặp vướng do sự không thống nhất giữa đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP Biên Hòa và quy hoạch phân khu C4 nơi có dự án. Mới đây, UBND tỉnh đã kiến nghị Thủ tướng chấp thuận cho cơ quan này lập hồ sơ điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung TP Biên Hòa.
Sau khi điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung TP Biên Hòa được cấp thẩm quyền phê duyệt, UBND tỉnh Đồng Nai sẽ xin ý kiến thỏa thuận của Bộ Xây dựng để thực hiện điều chỉnh quy hoạch phân khu C4, làm cơ sở xem xét xử lý các vướng mắc của những dự án trong phân khu này, trong đó có các dự án của Novaland.
Hiện, tại Đồng Nai, các công ty thuộc Novaland đang là chủ đầu tư của 9 dự án, gồm các dự án thành phần của Dự án Khu đô thị kinh tế mở Long Hưng (Khu dân cư Long Hưng, Khu đô thị Đồng Nai Waterfront, Khu đô thị Aqua City) và Dự án Khu đô thị Dịch vụ Thương mại cao cấp Cù lao Phước Hưng.
Những dự án này đều thuộc phân khu C4, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, trên cơ sở việc tách dự án hoặc Novaland nhận chuyển nhượng một phần dự án từ các chủ đầu tư cấp một.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Nhà phố, biệt thự Aqua City giảm giá mạnh vẫn vắng kháchNhiều nhà phố, biệt thự đã hoàn thiện tại đại đô thị 1.000 ha này hiện có giá giảm khoảng 30% so với đầu năm 2022. Riêng với những sản phẩm chưa thành hình, giá còn giảm sâu hơn.
06:00 18/4/2023
Novaland nói gì về 752 căn ở Aqua City không đủ điều kiện mở bánNovaland cam kết bảo lãnh nghĩa vụ cho từng khách hàng tại dự án và khẳng định có thể bàn giao kịp tiến độ đã cam kết với khách hàng.
08:12 16/11/2022 | Chủ đầu tư dự án Aqua City lỗ 136 tỷ đồng năm vừa qua
Từ mức lãi hơn 730 tỷ đồng trong năm 2021, chủ đầu tư dự án Aqua City (TP Biên Hòa, Đồng Nai) ghi nhận khoản lỗ gần 136 tỷ đồng trong năm vừa qua, nợ phải trả gần 11.900 tỷ đồng.
Aqua City là dự án sống còn của Novaland trong thời điểm hiện nay. Ảnh: Quỳnh Danh.
Trong báo cáo định kỳ về tình hình tài chính doanh nghiệp, Công ty TNHH Thành phố Aqua (công ty con của Novaland) - chủ đầu tư Aqua City - ghi nhận năm 2022 lỗ sau thuế gần 136 tỷ đồng, trong khi năm trước đó lãi 732 tỷ đồng.
Vốn chủ sở hữu của công ty đạt 1.490 tỷ đồng, giảm 136 tỷ đồng so với cuối năm 2021. Đáng chú ý, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu ở mức 7,96 lần, tương đương nợ phải trả khoảng 11.860 tỷ đồng.
Tỷ lệ dư nợ trái phiếu trên vốn chủ sở hữu giảm từ 2,83 lần hồi đầu năm xuống còn 2,01 lần. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) âm 9%, trong khi cùng kỳ năm 2021 dương đến 45%.
Trong năm qua, công ty đã có 30 đợt thanh toán lãi và gốc cho 9 lô trái phiếu. Theo đó, tổng số tiền lãi đã trả khoảng 416,5 tỷ đồng, số tiền gốc trái phiếu hoàn tất thanh toán là 1.600 tỷ đồng.
Công ty TNHH Thành phố Aqua có tiền thân là Công ty CP Thành phố Aqua, được thành lập năm 2008 với vốn điều lệ ban đầu là 1.765 tỷ đồng để triển khai dự án Aqua City. Qua nhiều lần thay đổi cơ cấu cổ đông, đến nay Novaland sở hữu 69,98% vốn điều lệ công ty này.
Dự án Aqua City ở Đồng Nai đang dần được gỡ vướng. Ảnh: Quỳnh Danh.
Hồi giữa tháng 2, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc thúc đẩy thị trường bất động sản do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì, ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch HĐQT Novaland cho biết Aqua City là dự án sống còn của Novaland trong thời điểm hiện nay.
Dự án này nếu được tháo gỡ sẽ là đầu mối tháo gỡ toàn bộ khó khăn của Novaland để doanh nghiệp hoàn thiện dự án, thực hiện nghĩa vụ trả nợ trái phiếu, ngân hàng...
Trong văn bản gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây, Novaland cũng nhấn mạnh ngân hàng đang khóa tất cả nguồn tiền của doanh nghiệp, kể cả doanh thu bán hàng và trừ dần vào lãi vay phát sinh. Mỗi ngày Novaland và NovaGroup phải trả trung bình 50 tỷ đồng.
Theo UBND tỉnh Đồng Nai, dự án này đang gặp vướng do sự không thống nhất giữa đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP Biên Hòa và quy hoạch phân khu C4 nơi có dự án. Mới đây, UBND tỉnh đã kiến nghị Thủ tướng chấp thuận cho cơ quan này lập hồ sơ điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung TP Biên Hòa.
Sau khi điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung TP Biên Hòa được cấp thẩm quyền phê duyệt, UBND tỉnh Đồng Nai sẽ xin ý kiến thỏa thuận của Bộ Xây dựng để thực hiện điều chỉnh quy hoạch phân khu C4, làm cơ sở xem xét xử lý các vướng mắc của những dự án trong phân khu này, trong đó có các dự án của Novaland.
Hiện, tại Đồng Nai, các công ty thuộc Novaland đang là chủ đầu tư của 9 dự án, gồm các dự án thành phần của Dự án Khu đô thị kinh tế mở Long Hưng (Khu dân cư Long Hưng, Khu đô thị Đồng Nai Waterfront, Khu đô thị Aqua City) và Dự án Khu đô thị Dịch vụ Thương mại cao cấp Cù lao Phước Hưng.
Những dự án này đều thuộc phân khu C4, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, trên cơ sở việc tách dự án hoặc Novaland nhận chuyển nhượng một phần dự án từ các chủ đầu tư cấp một.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Nhà phố, biệt thự Aqua City giảm giá mạnh vẫn vắng kháchNhiều nhà phố, biệt thự đã hoàn thiện tại đại đô thị 1.000 ha này hiện có giá giảm khoảng 30% so với đầu năm 2022. Riêng với những sản phẩm chưa thành hình, giá còn giảm sâu hơn.
06:00 18/4/2023
Novaland nói gì về 752 căn ở Aqua City không đủ điều kiện mở bánNovaland cam kết bảo lãnh nghĩa vụ cho từng khách hàng tại dự án và khẳng định có thể bàn giao kịp tiến độ đã cam kết với khách hàng.
08:12 16/11/2022 | |
Chính phủ chốt phương án giảm thuế VAT xuống 8% | Dự kiến việc điều chỉnh thuế giá trị gia tăng (VAT) sẽ làm giảm thu ngân sách Nhà nước khoảng 5.800 tỷ đồng/tháng, tương đương 35.000 tỷ đồng trong giai đoạn 6 tháng thực hiện. | Mức thuế suất đối với một số loại hàng hóa, dịch vụ sẽ được điều chỉnh xuống 8%. Ảnh: Quỳnh Danh.
Tại Nghị quyết 72/NQ-CP ban hành ngày 6/5, Chính phủ đã quyết nghị thông qua dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) như đề nghị của Bộ Tài chính.
Bộ Tài chính có trách nhiệm tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ trong quá trình xây dựng, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết theo đúng quy định; chịu trách nhiệm về các nội dung, số liệu báo cáo, đề xuất.
Chính phủ giao Bộ trưởng Tài chính, thừa ủy quyền Thủ tướng, thay mặt Chính phủ, ký Tờ trình báo cáo Quốc hội về dự thảo nghị quyết nêu trên theo quy định, bảo đảm tiến độ, chất lượng; chủ động báo cáo, giải trình với Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội theo quy định.
Theo dự thảo, Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế VAT đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% đến hết ngày 31/12. Việc giảm thuế cho từng loại hàng hóa, dịch vụ quy định nêu trên được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại.
Về mức giảm, cơ sở kinh doanh được áp dụng mức thuế suất 8% đối với hàng hóa, dịch vụ quy định. Cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) tính thuế VAT theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế khi thực hiện xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế.
Dự kiến việc điều chỉnh thuế VAT kể trên sẽ làm giảm thu ngân sách Nhà nước khoảng 5.800 tỷ đồng/tháng. Nếu áp dụng trong 6 tháng cuối năm thì tương đương mức giảm 35.000 tỷ đồng.
Bộ Tài chính cho biết việc giảm thuế VAT sẽ góp phần giảm giá thành hàng hóa, dịch vụ, từ đó thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và phục hồi kinh tế trong năm 2023.
Người dân sẽ là đối tượng sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ chính sách này. Việc giảm thuế góp phần giảm giá bán, từ đó giảm trực tiếp chi phí của người dân trong việc tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ phục vụ đời sống.
Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế suất VAT 10% cũng được hưởng lợi nhờ giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, từ đó giúp doanh nghiệp tăng khả năng phục hồi và mở rộng sản xuất kinh doanh.
Bộ Tài chính chuyển đơn tố cáo doanh nghiệp bảo hiểm sang Bộ Công anBộ Tài chính cho biết các đơn thư tố cáo doanh nghiệp bảo hiểm phản ánh hành vi có dấu hiệu hình sự đã được chuyển sang cơ quan an ninh điều tra Bộ Công An.
18:29 5/5/2023
Người Bình Dương có thu nhập bình quân cao nhất Việt Nam, bỏ xa TP.HCMXếp trên Hà Nội và TP.HCM, Bình Dương là địa phương có thu nhập bình quân đầu người theo tháng dẫn đầu cả nước.
14:12 5/5/2023
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | Chính phủ chốt phương án giảm thuế VAT xuống 8%
Dự kiến việc điều chỉnh thuế giá trị gia tăng (VAT) sẽ làm giảm thu ngân sách Nhà nước khoảng 5.800 tỷ đồng/tháng, tương đương 35.000 tỷ đồng trong giai đoạn 6 tháng thực hiện.
Mức thuế suất đối với một số loại hàng hóa, dịch vụ sẽ được điều chỉnh xuống 8%. Ảnh: Quỳnh Danh.
Tại Nghị quyết 72/NQ-CP ban hành ngày 6/5, Chính phủ đã quyết nghị thông qua dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) như đề nghị của Bộ Tài chính.
Bộ Tài chính có trách nhiệm tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ trong quá trình xây dựng, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết theo đúng quy định; chịu trách nhiệm về các nội dung, số liệu báo cáo, đề xuất.
Chính phủ giao Bộ trưởng Tài chính, thừa ủy quyền Thủ tướng, thay mặt Chính phủ, ký Tờ trình báo cáo Quốc hội về dự thảo nghị quyết nêu trên theo quy định, bảo đảm tiến độ, chất lượng; chủ động báo cáo, giải trình với Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội theo quy định.
Theo dự thảo, Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế VAT đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% đến hết ngày 31/12. Việc giảm thuế cho từng loại hàng hóa, dịch vụ quy định nêu trên được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại.
Về mức giảm, cơ sở kinh doanh được áp dụng mức thuế suất 8% đối với hàng hóa, dịch vụ quy định. Cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) tính thuế VAT theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế khi thực hiện xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế.
Dự kiến việc điều chỉnh thuế VAT kể trên sẽ làm giảm thu ngân sách Nhà nước khoảng 5.800 tỷ đồng/tháng. Nếu áp dụng trong 6 tháng cuối năm thì tương đương mức giảm 35.000 tỷ đồng.
Bộ Tài chính cho biết việc giảm thuế VAT sẽ góp phần giảm giá thành hàng hóa, dịch vụ, từ đó thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và phục hồi kinh tế trong năm 2023.
Người dân sẽ là đối tượng sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ chính sách này. Việc giảm thuế góp phần giảm giá bán, từ đó giảm trực tiếp chi phí của người dân trong việc tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ phục vụ đời sống.
Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế suất VAT 10% cũng được hưởng lợi nhờ giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, từ đó giúp doanh nghiệp tăng khả năng phục hồi và mở rộng sản xuất kinh doanh.
Bộ Tài chính chuyển đơn tố cáo doanh nghiệp bảo hiểm sang Bộ Công anBộ Tài chính cho biết các đơn thư tố cáo doanh nghiệp bảo hiểm phản ánh hành vi có dấu hiệu hình sự đã được chuyển sang cơ quan an ninh điều tra Bộ Công An.
18:29 5/5/2023
Người Bình Dương có thu nhập bình quân cao nhất Việt Nam, bỏ xa TP.HCMXếp trên Hà Nội và TP.HCM, Bình Dương là địa phương có thu nhập bình quân đầu người theo tháng dẫn đầu cả nước.
14:12 5/5/2023
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | |
Cá mập ngoại thắng lớn nhờ 'chốt đúng đỉnh, bắt đúng đáy' | Nhóm quỹ Dragon Capital đang đẩy mạnh giao dịch mua bán cổ phiếu trong giai đoạn cuối năm. Nhiều giao dịch "bắt đáy" thành công đang giúp quỹ ngoại thắng lớn. | Mới đây, Amersham Industries, quỹ thành viên thuộc nhóm Dragon Capital, báo cáo đã bán ra 200.000 cổ phiếu KDH của CTCP Đầu tư và Kinh doanh nhà Khang Điền.
Giao dịch được diễn ra trong phiên 14/12, qua đó giảm tổng lượng cổ phần KDH mà nhóm Dragon Capital nắm giữ từ 88 triệu xuống 87,8 triệu đơn vị, tương ứng tỷ lệ sở hữu giảm từ 11,01% xuống còn 10,985% vốn.
Tạm tính theo giá đóng cửa phiên này, giao dịch trên có thể giúp Dragon Capital thu về khoảng 6 tỷ đồng.
Động thái bán ra của quỹ thành viên này xuất hiện trong giai đoạn cổ phiếu KDH liên tục điều chỉnh kể từ đầu tháng 12 đến nay và chưa có tín hiệu dừng lại. Đóng cửa phiên 19/12, thị giá KDH tạm dừng ở mốc 30.100 đồng sau khi giảm 5 phiên liên tiếp.
Tỷ lệ sở hữu tại KDH của nhóm quỹ Dragon Capital hạ về 10,98%. Ảnh: KDH.
Cũng liên quan tới giao dịch của cổ phiếu KDH, phiên 26/7 trước đó, 2 quỹ liên quan đến Dragon Capital là CTBC Vietnam Equity Fund và Samsung Vietnam Securitis Master Investment Trust (Equity) mua vào tổng cộng 900.000 cổ phiếu KDH trong khi KB Vietnam Focus Balanced Fund bán ra 20.000 cổ phiếu. Ước tính tổng giá trị mua ròng của nhóm này khoảng 30,8 tỷ đồng.
Trước xu hướng rung lắc của thị trường vào những tháng cuối năm, nhóm quỹ Dragon Capital tương đối “bận rộn” khi liên tục thực hiện giao dịch mua bán, cơ cấu lại danh mục đầu tư.
Trước phiên giao dịch bán KDH một ngày, quỹ thành viên Norges Bank cũng bán ra 100.000 cổ phiếu VHC của CTCP Vĩnh Hoàn, ước tính thu về 8 tỷ đồng theo thị giá đóng cửa trong phiên 13/12.
Sau giao dịch, lượng cổ phần VHC trong tay nhóm quỹ này giảm từ 9,4 triệu xuống 9,3 triệu đơn vị, tương ứng tỷ lệ sở hữu giảm từ 5,02% xuống còn 4,97% vốn, đồng thời không còn là cổ đông lớn tại Vĩnh Hoàn.
Xu hướng này cũng xuất hiện tại nhóm cổ phiếu ngân hàng, có thể kể đến như giao dịch bán 1,5 triệu cổ phiếu VPB (VPBank) vào ngày 17/8 của quỹ thành viên Wareham Group Limited, ước tính thu về 33 tỷ đồng. Nhóm Dragon Capital cũng không còn là cổ đông lớn tại nhà băng này sau khi tỷ lệ sở hữu thu hẹp xuống 4,9925%.
Hay đáng chú ý nhất là giao dịch bán thỏa thuận 120,98 triệu cổ phiếu ACB (Ngân hàng Á Châu) dự kiến thu về 3.158 tỷ đồng của Dragon Capital trong phiên 7/8. Tỷ lệ sở hữu sau giao dịch giảm từ 6,9193% xuống còn 3,8046%, đưa quỹ ngoại ra khỏi danh sách cổ đông lớn.
Nhóm quỹ Dragon Capital bán 120,98 cổ phiếu ACB đúng mức cao nhất trong vòng 2 năm qua. Ảnh: DNSE.
Ở chiều mua, nhóm quỹ ngoại cũng đẩy mạnh gom hàng khi thị trường bắt đầu điều chỉnh vào đầu quý IV.
Trong chưa đầy một tháng kể từ ngày 19/10, nhóm quỹ Dragon Capital đã mua ròng 21,4 triệu cổ phiếu STB (Sacombank), qua đó nâng lượng cổ phần nắm giữ từ 92,7 triệu cổ phiếu lên 114 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ sở hữu tăng từ 4,91% lên 6,05%.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu STB hồi phục trở lại sau khi giảm sâu. Ngoài ra, nhà băng cũng ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực với lợi nhuận trước thuế trong quý III đạt 2.085 tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ. Lợi nhuận lũy kế 9 tháng đầu năm cũng tăng 54% lên 6.840 tỷ đồng.
Ở nhóm bán lẻ, cổ phiếu FRT của CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail) cũng được nhóm quỹ ngoại này tích cực gom vào. Gần nhất trong phiên 26/10, nhóm quỹ Dragon Capital mua khớp lệnh 232.600 cổ phiếu FRT, nâng lượng sở hữu từ 13,3 triệu lên 13,6 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 10%. Kể từ giữa tháng 9, nhóm này đã gom ròng 2,9 triệu cổ phiếu FRT.
Các khoản đầu tư vào cổ phiếu FRT đều đang có lãi. Ảnh: DNSE.
Động thái của Dragon Capital đóng góp động lực không nhỏ cho đà hồi phục của cổ phiếu ngành bán lẻ này. Trong phiên 15/11, cổ phiếu FRT đóng cửa ở mốc 104.900 đồng/đơn vị, mức cao nhất từ trước đến nay.
Với thị giá dao động trên dưới mốc 100.000 đồng/đơn vị như hiện tại, các giao dịch mua cổ phiếu FRT của nhóm quỹ đều đang có lãi.
Vào ngày 2/11, nhóm quỹ Dragon Capital cũng thắng lớn khi bắt đáy thành công 1,3 triệu cổ phiếu VCG của Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex). Tỷ lệ sở hữu của cả nhóm nâng từ 4,82% lên 5,07% và chính thức trở thành cổ đông lớn.
Hiện thị giá VCG đang dao động gần mốc 24.000 đồng/đơn vị, tức đã tăng 14% so với thời điểm quỹ chi tiền bắt đáy.
Một thời săn đón, nhiều doanh nghiệp Việt nay bị khối ngoại ngó lơNăm 2023 chứng kiến làn sóng lũ lượt rời khỏi thị trường chứng khoán Việt của khối ngoại. Một thời được săn lùng, nay không ít doanh nghiệp rơi vào cảnh hở room ngoại.
18:00 19/12/2023
Chứng khoán 19/12: Thị trường đảo chiều phút chót, HAG vẫn nằm sànChỉ số chính đại diện sàn HoSE nhận được lực kéo mạnh vào cuối phiên giao dịch khi dòng tiền đổ về các cổ phiếu vốn hóa lớn.
17:06 19/12/2023
Chứng khoán tuần này có thể rung lắc mạnhCác công ty chứng khoán dự báo thị trường có thể phục hồi trong phiên đầu tuần song áp lực bán vẫn còn hiện diện, đặc biệt khi VN-Index đang chực chờ rơi khỏi mốc 1.100 điểm.
09:57 18/12/2023
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | Cá mập ngoại thắng lớn nhờ 'chốt đúng đỉnh, bắt đúng đáy'
Nhóm quỹ Dragon Capital đang đẩy mạnh giao dịch mua bán cổ phiếu trong giai đoạn cuối năm. Nhiều giao dịch "bắt đáy" thành công đang giúp quỹ ngoại thắng lớn.
Mới đây, Amersham Industries, quỹ thành viên thuộc nhóm Dragon Capital, báo cáo đã bán ra 200.000 cổ phiếu KDH của CTCP Đầu tư và Kinh doanh nhà Khang Điền.
Giao dịch được diễn ra trong phiên 14/12, qua đó giảm tổng lượng cổ phần KDH mà nhóm Dragon Capital nắm giữ từ 88 triệu xuống 87,8 triệu đơn vị, tương ứng tỷ lệ sở hữu giảm từ 11,01% xuống còn 10,985% vốn.
Tạm tính theo giá đóng cửa phiên này, giao dịch trên có thể giúp Dragon Capital thu về khoảng 6 tỷ đồng.
Động thái bán ra của quỹ thành viên này xuất hiện trong giai đoạn cổ phiếu KDH liên tục điều chỉnh kể từ đầu tháng 12 đến nay và chưa có tín hiệu dừng lại. Đóng cửa phiên 19/12, thị giá KDH tạm dừng ở mốc 30.100 đồng sau khi giảm 5 phiên liên tiếp.
Tỷ lệ sở hữu tại KDH của nhóm quỹ Dragon Capital hạ về 10,98%. Ảnh: KDH.
Cũng liên quan tới giao dịch của cổ phiếu KDH, phiên 26/7 trước đó, 2 quỹ liên quan đến Dragon Capital là CTBC Vietnam Equity Fund và Samsung Vietnam Securitis Master Investment Trust (Equity) mua vào tổng cộng 900.000 cổ phiếu KDH trong khi KB Vietnam Focus Balanced Fund bán ra 20.000 cổ phiếu. Ước tính tổng giá trị mua ròng của nhóm này khoảng 30,8 tỷ đồng.
Trước xu hướng rung lắc của thị trường vào những tháng cuối năm, nhóm quỹ Dragon Capital tương đối “bận rộn” khi liên tục thực hiện giao dịch mua bán, cơ cấu lại danh mục đầu tư.
Trước phiên giao dịch bán KDH một ngày, quỹ thành viên Norges Bank cũng bán ra 100.000 cổ phiếu VHC của CTCP Vĩnh Hoàn, ước tính thu về 8 tỷ đồng theo thị giá đóng cửa trong phiên 13/12.
Sau giao dịch, lượng cổ phần VHC trong tay nhóm quỹ này giảm từ 9,4 triệu xuống 9,3 triệu đơn vị, tương ứng tỷ lệ sở hữu giảm từ 5,02% xuống còn 4,97% vốn, đồng thời không còn là cổ đông lớn tại Vĩnh Hoàn.
Xu hướng này cũng xuất hiện tại nhóm cổ phiếu ngân hàng, có thể kể đến như giao dịch bán 1,5 triệu cổ phiếu VPB (VPBank) vào ngày 17/8 của quỹ thành viên Wareham Group Limited, ước tính thu về 33 tỷ đồng. Nhóm Dragon Capital cũng không còn là cổ đông lớn tại nhà băng này sau khi tỷ lệ sở hữu thu hẹp xuống 4,9925%.
Hay đáng chú ý nhất là giao dịch bán thỏa thuận 120,98 triệu cổ phiếu ACB (Ngân hàng Á Châu) dự kiến thu về 3.158 tỷ đồng của Dragon Capital trong phiên 7/8. Tỷ lệ sở hữu sau giao dịch giảm từ 6,9193% xuống còn 3,8046%, đưa quỹ ngoại ra khỏi danh sách cổ đông lớn.
Nhóm quỹ Dragon Capital bán 120,98 cổ phiếu ACB đúng mức cao nhất trong vòng 2 năm qua. Ảnh: DNSE.
Ở chiều mua, nhóm quỹ ngoại cũng đẩy mạnh gom hàng khi thị trường bắt đầu điều chỉnh vào đầu quý IV.
Trong chưa đầy một tháng kể từ ngày 19/10, nhóm quỹ Dragon Capital đã mua ròng 21,4 triệu cổ phiếu STB (Sacombank), qua đó nâng lượng cổ phần nắm giữ từ 92,7 triệu cổ phiếu lên 114 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ sở hữu tăng từ 4,91% lên 6,05%.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu STB hồi phục trở lại sau khi giảm sâu. Ngoài ra, nhà băng cũng ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực với lợi nhuận trước thuế trong quý III đạt 2.085 tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ. Lợi nhuận lũy kế 9 tháng đầu năm cũng tăng 54% lên 6.840 tỷ đồng.
Ở nhóm bán lẻ, cổ phiếu FRT của CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail) cũng được nhóm quỹ ngoại này tích cực gom vào. Gần nhất trong phiên 26/10, nhóm quỹ Dragon Capital mua khớp lệnh 232.600 cổ phiếu FRT, nâng lượng sở hữu từ 13,3 triệu lên 13,6 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 10%. Kể từ giữa tháng 9, nhóm này đã gom ròng 2,9 triệu cổ phiếu FRT.
Các khoản đầu tư vào cổ phiếu FRT đều đang có lãi. Ảnh: DNSE.
Động thái của Dragon Capital đóng góp động lực không nhỏ cho đà hồi phục của cổ phiếu ngành bán lẻ này. Trong phiên 15/11, cổ phiếu FRT đóng cửa ở mốc 104.900 đồng/đơn vị, mức cao nhất từ trước đến nay.
Với thị giá dao động trên dưới mốc 100.000 đồng/đơn vị như hiện tại, các giao dịch mua cổ phiếu FRT của nhóm quỹ đều đang có lãi.
Vào ngày 2/11, nhóm quỹ Dragon Capital cũng thắng lớn khi bắt đáy thành công 1,3 triệu cổ phiếu VCG của Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex). Tỷ lệ sở hữu của cả nhóm nâng từ 4,82% lên 5,07% và chính thức trở thành cổ đông lớn.
Hiện thị giá VCG đang dao động gần mốc 24.000 đồng/đơn vị, tức đã tăng 14% so với thời điểm quỹ chi tiền bắt đáy.
Một thời săn đón, nhiều doanh nghiệp Việt nay bị khối ngoại ngó lơNăm 2023 chứng kiến làn sóng lũ lượt rời khỏi thị trường chứng khoán Việt của khối ngoại. Một thời được săn lùng, nay không ít doanh nghiệp rơi vào cảnh hở room ngoại.
18:00 19/12/2023
Chứng khoán 19/12: Thị trường đảo chiều phút chót, HAG vẫn nằm sànChỉ số chính đại diện sàn HoSE nhận được lực kéo mạnh vào cuối phiên giao dịch khi dòng tiền đổ về các cổ phiếu vốn hóa lớn.
17:06 19/12/2023
Chứng khoán tuần này có thể rung lắc mạnhCác công ty chứng khoán dự báo thị trường có thể phục hồi trong phiên đầu tuần song áp lực bán vẫn còn hiện diện, đặc biệt khi VN-Index đang chực chờ rơi khỏi mốc 1.100 điểm.
09:57 18/12/2023
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | |
Nơi đồng USD vẫn là vua | Vị thế thống trị của USD trên toàn cầu đang suy yếu. Nhưng châu Âu và một số khu vực khác vẫn đang theo dõi sát sao biến động của đồng bạc xanh và các động thái của Fed. | USD vẫn đóng vai trò thống trị trong nền kinh tế toàn cầu. Ảnh: Bloomberg.
Theo Wall Street Journal, không chỉ người Mỹ mới lo lắng về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất, hay Mỹ rơi vào suy thoái. Đó cũng là mối lo của người châu Âu và nhiều quốc gia khác.
Đồng bạc xanh đang giữ vị thế thống trị, và các mối quan hệ tài chính, thương mại giữa Mỹ và những đối tác quan trọng vẫn khăng khít hơn bao giờ hết.
Riêng với châu Âu, mối quan hệ này thậm chí còn đang chặt chẽ hơn.
Vị thế của USD
Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đã cố đi trên con đường khác với Fed. Họ báo hiệu rằng sẽ giữ lãi suất điều hành ở mức thấp khi ngân hàng trung ương Mỹ tăng lãi suất dồn dập.
Nhưng sau khi euro giảm mạnh so với USD, các quan chức ECB đã nhanh chóng thay đổi hướng đi. Mối lo của họ là lạm phát nhập khẩu từ các hàng hóa được mua bán bằng đồng USD, chẳng hạn năng lượng.
Giờ đây, họ đang gặp một vấn đề hoàn toàn ngược lại. Các quan chức Fed đã phát đi tín hiệu về việc dừng tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 5. Điều đó sẽ khiến những ngân hàng trung ương khác khó có thể tiếp tục tăng lãi suất điều hành, dù lạm phát vẫn cao.
"USD đóng vai trò thống trị trong nền kinh tế toàn cầu", ông Maurice Obstfeld - người từng giữ vị trí chuyên gia kinh tế trưởng tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) - nhận định.
Nguy cơ USD mất vai trò đồng tiền dự trữ toàn cầu đang gia tăng, sau khi các nước như Saudi Arabia, Trung Quốc và Nga bắt đầu chuyển sang những tiền tệ khác.
Nguyên nhân là Mỹ đã vũ khí hóa tiền tệ, chẳng hạn đóng băng tài sản của Nga sau khi Moscow phát động cuộc chiến ở Ukraine.
Trong quý II năm ngoái, USD chỉ chiếm dưới 60% dự trữ ngoại hối toàn cầu chính thức, giảm từ 72% cách đây hai thập kỷ.
Mỹ chỉ chiếm khoảng 25% sản lượng kinh tế và hơn 10% thương mại toàn cầu. Nhưng gần 50% thương mại toàn cầu sử dụng đồng bạc xanh, và đồng tiền này chiếm tới 90% giao dịch ngoại hối trên khắp thế giới trong năm ngoái.
Khoảng 50% chứng khoán nợ và khoản vay xuyên biên giới được phát hành bằng đồng USD.
Do đó, khi lãi suất điều hành của Mỹ tăng cao, các nền kinh tế khác sẽ bị ảnh hưởng theo nhiều cách.
Khi Mỹ tăng lãi suất
Khi lãi suất tại Mỹ tăng cao, tiền sẽ rời khỏi những nền kinh tế khác, đẩy chi phí vay lên cao và khiến đồng tiền của các nước này mất giá so với USD.
Thêm vào đó, lãi suất tăng cao sẽ kìm hãm tăng trưởng kinh tế của Mỹ, từ đó kéo tụt nhu cầu đối với các sản phẩm nước ngoài.
Theo nghiên cứu mới đây của ECB, các đợt tăng lãi suất của Fed sẽ ảnh hưởng tới châu Âu tương đương, thậm chí nhiều hơn so với chiều ngược lại.
Nghiên cứu chỉ ra việc Fed thắt chặt chính sách từ năm 1991 đến năm 2019 đã kéo tụt sản lượng công nghiệp, giá cổ phiếu, khoản vay doanh nghiệp và lạm phát của khu vực đồng euro. Thương mại thế giới cũng bị đè nặng.
Ở chiều ngược lại, các động thái chính sách của ECB không tác động đáng kể tới nền kinh tế Mỹ.
Các quan chức ECB buộc phải theo dõi sát sao động thái chính sách của Fed và tỷ giá hối đoái giữa USD và euro. "Khi Fed dẫn đầu, những ngân hàng khác sẽ theo sau mà không hề do dự", ông Panicos Demetriades, cựu quan chức ECB, tiết lộ.
Trên thực tế, trong cuộc họp báo vào đầu tháng 5, Chủ tịch ECB Christine Lagarde đã khẳng định họ "không phụ thuộc vào Fed". Các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới đưa ra những động thái giống với Fed, bởi lạm phát đang leo thang trên toàn cầu.
Tuy nhiên, theo WSJ, ECB tiếp tục thắt chặt hay không sẽ phụ thuộc vào việc Fed có sẵn sàng đẩy nền kinh tế vào suy thoái.
Cuộc chiến ở Ukraine đã làm suy giảm sức mua của các hộ gia đình châu Âu. Giờ đây, xuất khẩu - nhất là sang Mỹ - trở thành một nguồn lực quan trọng.
Trong tháng 3, thương mại giữa Mỹ và châu Âu đã đạt 86 tỷ USD, tăng khoảng 8% so với một năm trước đó. Trong khi đó, thương mại hàng hóa Mỹ - Trung giảm 1/4 cùng kỳ xuống 45 tỷ USD.
Nếu Mỹ rơi vào suy thoái trong những tháng tới, nhập khẩu của nước này sẽ giảm, từ đó giáng đòn vào xuất khẩu của châu Âu.
Tuy nhiên, USD suy yếu có thể giúp hạ nhiệt giá năng lượng và lạm phát nhập khẩu tại châu Âu. Nhìn chung, việc kinh tế Mỹ "hạ cánh khó khăn" sẽ khiến cuộc sống của nhiều người châu Âu tệ đi, nhưng có khả năng làm bài toán của ECB trở nên dễ dàng hơn.
"Châu Âu đang ở tình trạng bấp bênh. Điều đó sẽ khiến ECB phải thận trọng", chuyên gia Obstfeld nhận định.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Lạm phát trong nước trên đà giảmSo với cùng kỳ năm trước, mức tăng CPI có xu hướng giảm kể từ đầu năm đến nay. Trong khi đó, lạm phát cơ bản trong nước đang thấp nhất 7 tháng.
10:43 29/5/2023
Giá vàng vẫn chật vậtNguy cơ vỡ nợ của Mỹ đang tăng lên. Điều này đáng lẽ sẽ giúp vàng - một tài sản trú ẩn an toàn - được hưởng lợi trực tiếp. Nhưng giá vàng vẫn lao dốc mạnh.
18:16 25/5/2023 | Nơi đồng USD vẫn là vua
Vị thế thống trị của USD trên toàn cầu đang suy yếu. Nhưng châu Âu và một số khu vực khác vẫn đang theo dõi sát sao biến động của đồng bạc xanh và các động thái của Fed.
USD vẫn đóng vai trò thống trị trong nền kinh tế toàn cầu. Ảnh: Bloomberg.
Theo Wall Street Journal, không chỉ người Mỹ mới lo lắng về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất, hay Mỹ rơi vào suy thoái. Đó cũng là mối lo của người châu Âu và nhiều quốc gia khác.
Đồng bạc xanh đang giữ vị thế thống trị, và các mối quan hệ tài chính, thương mại giữa Mỹ và những đối tác quan trọng vẫn khăng khít hơn bao giờ hết.
Riêng với châu Âu, mối quan hệ này thậm chí còn đang chặt chẽ hơn.
Vị thế của USD
Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đã cố đi trên con đường khác với Fed. Họ báo hiệu rằng sẽ giữ lãi suất điều hành ở mức thấp khi ngân hàng trung ương Mỹ tăng lãi suất dồn dập.
Nhưng sau khi euro giảm mạnh so với USD, các quan chức ECB đã nhanh chóng thay đổi hướng đi. Mối lo của họ là lạm phát nhập khẩu từ các hàng hóa được mua bán bằng đồng USD, chẳng hạn năng lượng.
Giờ đây, họ đang gặp một vấn đề hoàn toàn ngược lại. Các quan chức Fed đã phát đi tín hiệu về việc dừng tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 5. Điều đó sẽ khiến những ngân hàng trung ương khác khó có thể tiếp tục tăng lãi suất điều hành, dù lạm phát vẫn cao.
"USD đóng vai trò thống trị trong nền kinh tế toàn cầu", ông Maurice Obstfeld - người từng giữ vị trí chuyên gia kinh tế trưởng tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) - nhận định.
Nguy cơ USD mất vai trò đồng tiền dự trữ toàn cầu đang gia tăng, sau khi các nước như Saudi Arabia, Trung Quốc và Nga bắt đầu chuyển sang những tiền tệ khác.
Nguyên nhân là Mỹ đã vũ khí hóa tiền tệ, chẳng hạn đóng băng tài sản của Nga sau khi Moscow phát động cuộc chiến ở Ukraine.
Trong quý II năm ngoái, USD chỉ chiếm dưới 60% dự trữ ngoại hối toàn cầu chính thức, giảm từ 72% cách đây hai thập kỷ.
Mỹ chỉ chiếm khoảng 25% sản lượng kinh tế và hơn 10% thương mại toàn cầu. Nhưng gần 50% thương mại toàn cầu sử dụng đồng bạc xanh, và đồng tiền này chiếm tới 90% giao dịch ngoại hối trên khắp thế giới trong năm ngoái.
Khoảng 50% chứng khoán nợ và khoản vay xuyên biên giới được phát hành bằng đồng USD.
Do đó, khi lãi suất điều hành của Mỹ tăng cao, các nền kinh tế khác sẽ bị ảnh hưởng theo nhiều cách.
Khi Mỹ tăng lãi suất
Khi lãi suất tại Mỹ tăng cao, tiền sẽ rời khỏi những nền kinh tế khác, đẩy chi phí vay lên cao và khiến đồng tiền của các nước này mất giá so với USD.
Thêm vào đó, lãi suất tăng cao sẽ kìm hãm tăng trưởng kinh tế của Mỹ, từ đó kéo tụt nhu cầu đối với các sản phẩm nước ngoài.
Theo nghiên cứu mới đây của ECB, các đợt tăng lãi suất của Fed sẽ ảnh hưởng tới châu Âu tương đương, thậm chí nhiều hơn so với chiều ngược lại.
Nghiên cứu chỉ ra việc Fed thắt chặt chính sách từ năm 1991 đến năm 2019 đã kéo tụt sản lượng công nghiệp, giá cổ phiếu, khoản vay doanh nghiệp và lạm phát của khu vực đồng euro. Thương mại thế giới cũng bị đè nặng.
Ở chiều ngược lại, các động thái chính sách của ECB không tác động đáng kể tới nền kinh tế Mỹ.
Các quan chức ECB buộc phải theo dõi sát sao động thái chính sách của Fed và tỷ giá hối đoái giữa USD và euro. "Khi Fed dẫn đầu, những ngân hàng khác sẽ theo sau mà không hề do dự", ông Panicos Demetriades, cựu quan chức ECB, tiết lộ.
Trên thực tế, trong cuộc họp báo vào đầu tháng 5, Chủ tịch ECB Christine Lagarde đã khẳng định họ "không phụ thuộc vào Fed". Các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới đưa ra những động thái giống với Fed, bởi lạm phát đang leo thang trên toàn cầu.
Tuy nhiên, theo WSJ, ECB tiếp tục thắt chặt hay không sẽ phụ thuộc vào việc Fed có sẵn sàng đẩy nền kinh tế vào suy thoái.
Cuộc chiến ở Ukraine đã làm suy giảm sức mua của các hộ gia đình châu Âu. Giờ đây, xuất khẩu - nhất là sang Mỹ - trở thành một nguồn lực quan trọng.
Trong tháng 3, thương mại giữa Mỹ và châu Âu đã đạt 86 tỷ USD, tăng khoảng 8% so với một năm trước đó. Trong khi đó, thương mại hàng hóa Mỹ - Trung giảm 1/4 cùng kỳ xuống 45 tỷ USD.
Nếu Mỹ rơi vào suy thoái trong những tháng tới, nhập khẩu của nước này sẽ giảm, từ đó giáng đòn vào xuất khẩu của châu Âu.
Tuy nhiên, USD suy yếu có thể giúp hạ nhiệt giá năng lượng và lạm phát nhập khẩu tại châu Âu. Nhìn chung, việc kinh tế Mỹ "hạ cánh khó khăn" sẽ khiến cuộc sống của nhiều người châu Âu tệ đi, nhưng có khả năng làm bài toán của ECB trở nên dễ dàng hơn.
"Châu Âu đang ở tình trạng bấp bênh. Điều đó sẽ khiến ECB phải thận trọng", chuyên gia Obstfeld nhận định.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Lạm phát trong nước trên đà giảmSo với cùng kỳ năm trước, mức tăng CPI có xu hướng giảm kể từ đầu năm đến nay. Trong khi đó, lạm phát cơ bản trong nước đang thấp nhất 7 tháng.
10:43 29/5/2023
Giá vàng vẫn chật vậtNguy cơ vỡ nợ của Mỹ đang tăng lên. Điều này đáng lẽ sẽ giúp vàng - một tài sản trú ẩn an toàn - được hưởng lợi trực tiếp. Nhưng giá vàng vẫn lao dốc mạnh.
18:16 25/5/2023 | |
Con gái ông Bùi Thành Nhơn muốn mua 3,45 triệu cổ phiếu Novaland | Ước tính bà Bùi Cao Ngọc Quỳnh cần chi hơn 45 tỷ cho thương vụ này để nắm giữ tổng cộng 25 triệu cổ phần NVL, tương đương 1,2% vốn điều lệ công ty. | Bà Bùi Cao Ngọc Quỳnh - con gái ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland - HoSE: NVL), vừa có thông báo giao dịch cổ phiếu NVL gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM.
Theo đó, bà Quỳnh đăng ký mua vào 3,45 triệu cổ phiếu NVL nhằm tăng tỷ lệ sở hữu.
Giao dịch được thực hiện bằng phương pháp thỏa thuận và khớp lệnh từ ngày 2/6 đến 30/6. Nếu thành công, bà Quỳnh sẽ nắm giữ 25 triệu cổ phần NVL, tương đương 1,2% vốn điều lệ công ty.
Tại phiên giao dịch chiều 29/5, cổ phiếu NVL đang ở mức 13.050 đồng/cổ phiếu. Tạm chiếu theo mức giá này, ước tính bà Quỳnh cần chi hơn 45 tỷ cho thương vụ trên.
Trước đó, vị này cũng đã mua vào tổng cộng 19,35 triệu/44,5 triệu cổ phiếu NVL đã đăng ký từ ngày 10/2 đến ngày 10/3. Theo bà Quỳnh, nguyên nhân không hoàn tất giao dịch là do “đối tác thay đổi thời gian giao dịch”. Sau giao dịch, lượng nắm giữ của bà Quỳnh tại NVL được nâng lên 21,64 triệu cổ phần, tương đương 1,11% vốn điều lệ công ty.
Novaland gần đây ghi nhận biến động lớn về cơ cấu cổ đông khi Novagroup liên tục rút bớt cổ phần, gần nhất là đăng ký bán hơn 69,6 triệu cổ phiếu NVL đến ngày 8/6 để giảm sở hữu dự kiến về còn 24,9% vốn.
Tương tự cổ đông lớn thứ hai tại doanh nghiệp là Diamond Properties đăng ký bán hơn 18,4 triệu cổ phiếu NVL với hạn chót đến ngày 8/6, để hạ sở hữu về mức dự kiến 9,42% vốn điều lệ.
Hoạt động kinh doanh của Novaland trong quý đầu năm vẫn còn gặp thách thức khi tổng doanh thu giảm 69% về còn 600 tỷ đồng. Chi phí cao ăn mòn khiến doanh nghiệp lỗ 410 tỷ đồng, xấu hơn rất nhiều so với mức lãi 1.046 tỷ đồng cùng kỳ quý I/2022.
Mới đây, Novaland cũng ghi nhận biến động lớn về cơ cấu nhân sự với việc thành viên HĐQT Nguyễn Trần Đăng Phước muốn từ nhiệm kể từ ngày 22/6 và Giám đốc tài chính Nguyễn Đức Dũng nghỉ việc từ 23/5 theo nguyện vọng cá nhân.
Novagroup liên tục bán cổ phiếu NovalandChỉ hơn một tháng, cổ đông lớn nhất của Novaland là Novagroup đã đăng ký bán tổng cộng gần 108 triệu cổ phiếu NVL.
18:45 6/5/2023
Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế | Con gái ông Bùi Thành Nhơn muốn mua 3,45 triệu cổ phiếu Novaland
Ước tính bà Bùi Cao Ngọc Quỳnh cần chi hơn 45 tỷ cho thương vụ này để nắm giữ tổng cộng 25 triệu cổ phần NVL, tương đương 1,2% vốn điều lệ công ty.
Bà Bùi Cao Ngọc Quỳnh - con gái ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland - HoSE: NVL), vừa có thông báo giao dịch cổ phiếu NVL gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM.
Theo đó, bà Quỳnh đăng ký mua vào 3,45 triệu cổ phiếu NVL nhằm tăng tỷ lệ sở hữu.
Giao dịch được thực hiện bằng phương pháp thỏa thuận và khớp lệnh từ ngày 2/6 đến 30/6. Nếu thành công, bà Quỳnh sẽ nắm giữ 25 triệu cổ phần NVL, tương đương 1,2% vốn điều lệ công ty.
Tại phiên giao dịch chiều 29/5, cổ phiếu NVL đang ở mức 13.050 đồng/cổ phiếu. Tạm chiếu theo mức giá này, ước tính bà Quỳnh cần chi hơn 45 tỷ cho thương vụ trên.
Trước đó, vị này cũng đã mua vào tổng cộng 19,35 triệu/44,5 triệu cổ phiếu NVL đã đăng ký từ ngày 10/2 đến ngày 10/3. Theo bà Quỳnh, nguyên nhân không hoàn tất giao dịch là do “đối tác thay đổi thời gian giao dịch”. Sau giao dịch, lượng nắm giữ của bà Quỳnh tại NVL được nâng lên 21,64 triệu cổ phần, tương đương 1,11% vốn điều lệ công ty.
Novaland gần đây ghi nhận biến động lớn về cơ cấu cổ đông khi Novagroup liên tục rút bớt cổ phần, gần nhất là đăng ký bán hơn 69,6 triệu cổ phiếu NVL đến ngày 8/6 để giảm sở hữu dự kiến về còn 24,9% vốn.
Tương tự cổ đông lớn thứ hai tại doanh nghiệp là Diamond Properties đăng ký bán hơn 18,4 triệu cổ phiếu NVL với hạn chót đến ngày 8/6, để hạ sở hữu về mức dự kiến 9,42% vốn điều lệ.
Hoạt động kinh doanh của Novaland trong quý đầu năm vẫn còn gặp thách thức khi tổng doanh thu giảm 69% về còn 600 tỷ đồng. Chi phí cao ăn mòn khiến doanh nghiệp lỗ 410 tỷ đồng, xấu hơn rất nhiều so với mức lãi 1.046 tỷ đồng cùng kỳ quý I/2022.
Mới đây, Novaland cũng ghi nhận biến động lớn về cơ cấu nhân sự với việc thành viên HĐQT Nguyễn Trần Đăng Phước muốn từ nhiệm kể từ ngày 22/6 và Giám đốc tài chính Nguyễn Đức Dũng nghỉ việc từ 23/5 theo nguyện vọng cá nhân.
Novagroup liên tục bán cổ phiếu NovalandChỉ hơn một tháng, cổ đông lớn nhất của Novaland là Novagroup đã đăng ký bán tổng cộng gần 108 triệu cổ phiếu NVL.
18:45 6/5/2023
Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế | |
Hàng loạt cổ phiếu trên UPCoM đối mặt nguy cơ đình chỉ giao dịch | HNX cho biết cổ phiếu của các doanh nghiệp UPCoM không thực hiện công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm từ 3 năm tài chính liên tiếp trở lên sẽ bị đình chỉ giao dịch. | Hiện có khá nhiều doanh nghiệp bị đưa vào diện hạn chế giao dịch do chưa công bố BCTC năm kiểm toán. Ảnh: Nam Khánh.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo sẽ đình chỉ giao dịch cổ phiếu của các doanh nghiệp giao dịch trên UPCoM không thực hiện công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm từ 3 năm tài chính liên tiếp trở lên.
Cụ thể, HNX sẽ đưa cổ phiếu của các tổ chức chậm nộp BCTC năm đã được kiểm toán hoặc BCTC bán niên đã được soát xét quá 45 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải công bố thông tin vào diện hạn chế giao dịch.
Các tổ chức trong diện hạn chế giao dịch nhưng không có biện pháp khắc phục, vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin, không thực hiện công bố BCTC kiểm toán năm từ 3 năm tài chính liên tiếp trở lên sẽ bị đình chỉ giao dịch.
Theo quy định, công ty đại chúng phải công bố BCTC năm đã được kiểm toán trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tổ chức kiểm toán ký báo cáo kiểm toán nhưng không được vượt quá 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Ngoài ra, công ty đại chúng quy mô lớn phải công bố BCTC bán niên đã được soát xét trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày tổ chức kiểm toán ký báo cáo soát xét nhưng không được vượt quá 45 ngày kể từ ngày kết thúc 6 tháng đầu năm tài chính.
Trường hợp công ty đại chúng quy mô lớn là công ty mẹ của tổ chức khác hoặc là đơn vị kế toán cấp trên có đơn vị kế toán trực thuộc tổ chức bộ máy kế toán riêng phải công bố BCTC bán niên đã được soát xét trong thời hạn 5 ngày, tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày kết thúc 6 tháng đầu năm tài chính.
Trên thị trường UPCoM hiện nay có khá nhiều doanh nghiệp bị đưa vào diện hạn chế giao dịch do chưa công bố BCTC kiểm toán năm. HNX cho biết quyết định đình chỉ giao dịch cổ phiếu kể trên nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư, đồng thời tăng cường theo dõi, phát hiện các trường hợp vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin của các tổ chức.
Giá vàng tạo 'sóng' gần 75 triệu đồng/lượng, có nên đầu tư lúc này?Giá vàng miếng SJC trong nước đang ghi nhận những biến động mạnh khó lường. Câu hỏi giới đầu tư đặt ra không phải giá vàng đã tăng bao nhiêu, mà vàng sẽ tăng tới khi nào.
06:00 2/12/2023
Mạo danh HNX và HoSE kêu gọi đầu tư siêu lợi nhuậnCác Sở Giao dịch Chứng khoán liên tục bị các đối tượng lừa đảo mạo danh để kêu gọi tham gia ký hợp đồng hợp tác siêu lợi nhuận.
14:40 27/6/2023
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | Hàng loạt cổ phiếu trên UPCoM đối mặt nguy cơ đình chỉ giao dịch
HNX cho biết cổ phiếu của các doanh nghiệp UPCoM không thực hiện công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm từ 3 năm tài chính liên tiếp trở lên sẽ bị đình chỉ giao dịch.
Hiện có khá nhiều doanh nghiệp bị đưa vào diện hạn chế giao dịch do chưa công bố BCTC năm kiểm toán. Ảnh: Nam Khánh.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo sẽ đình chỉ giao dịch cổ phiếu của các doanh nghiệp giao dịch trên UPCoM không thực hiện công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm từ 3 năm tài chính liên tiếp trở lên.
Cụ thể, HNX sẽ đưa cổ phiếu của các tổ chức chậm nộp BCTC năm đã được kiểm toán hoặc BCTC bán niên đã được soát xét quá 45 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải công bố thông tin vào diện hạn chế giao dịch.
Các tổ chức trong diện hạn chế giao dịch nhưng không có biện pháp khắc phục, vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin, không thực hiện công bố BCTC kiểm toán năm từ 3 năm tài chính liên tiếp trở lên sẽ bị đình chỉ giao dịch.
Theo quy định, công ty đại chúng phải công bố BCTC năm đã được kiểm toán trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tổ chức kiểm toán ký báo cáo kiểm toán nhưng không được vượt quá 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Ngoài ra, công ty đại chúng quy mô lớn phải công bố BCTC bán niên đã được soát xét trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày tổ chức kiểm toán ký báo cáo soát xét nhưng không được vượt quá 45 ngày kể từ ngày kết thúc 6 tháng đầu năm tài chính.
Trường hợp công ty đại chúng quy mô lớn là công ty mẹ của tổ chức khác hoặc là đơn vị kế toán cấp trên có đơn vị kế toán trực thuộc tổ chức bộ máy kế toán riêng phải công bố BCTC bán niên đã được soát xét trong thời hạn 5 ngày, tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày kết thúc 6 tháng đầu năm tài chính.
Trên thị trường UPCoM hiện nay có khá nhiều doanh nghiệp bị đưa vào diện hạn chế giao dịch do chưa công bố BCTC kiểm toán năm. HNX cho biết quyết định đình chỉ giao dịch cổ phiếu kể trên nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư, đồng thời tăng cường theo dõi, phát hiện các trường hợp vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin của các tổ chức.
Giá vàng tạo 'sóng' gần 75 triệu đồng/lượng, có nên đầu tư lúc này?Giá vàng miếng SJC trong nước đang ghi nhận những biến động mạnh khó lường. Câu hỏi giới đầu tư đặt ra không phải giá vàng đã tăng bao nhiêu, mà vàng sẽ tăng tới khi nào.
06:00 2/12/2023
Mạo danh HNX và HoSE kêu gọi đầu tư siêu lợi nhuậnCác Sở Giao dịch Chứng khoán liên tục bị các đối tượng lừa đảo mạo danh để kêu gọi tham gia ký hợp đồng hợp tác siêu lợi nhuận.
14:40 27/6/2023
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | |
Chứng khoán tuần này có thể rung lắc mạnh | Các công ty chứng khoán dự báo thị trường có thể phục hồi trong phiên đầu tuần song áp lực bán vẫn còn hiện diện, đặc biệt khi VN-Index đang chực chờ rơi khỏi mốc 1.100 điểm. | Trong tuần giao dịch gần nhất, chỉ số VN-Index đã kết thúc ở mốc 1.102,3 điểm, giảm 22,14 điểm (-2%) so với đầu tuần. Hành động chốt lời ồ ạt từ khối ngoại đã góp phần vào đà suy giảm của thị trường.
Thanh khoản mua chủ động đã xuất hiện ở một vài phiên tuy nhiên không đủ để kéo thị trường đi lên. Ngược lại, dư địa thanh khoản bán chủ động vẫn gia tăng.
Theo Công ty Chứng khoán Vietcombank, tình trạng VN-Index tiếp tục giảm điểm do lực bán đến từ nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn. Tuy nhiên, thanh khoản bán trong phiên cuối tuần không quá lớn và chủ yếu đến từ việc các quỹ cơ cấu danh mục.
Dòng tiền ngoại đang rút mạnh khỏi nhóm cổ phiếu tài chính, ngân hàng. Ảnh: YSRadar.
Xét về khung đồ thị giờ, 2 chỉ báo MACD và RSI đã ở vùng quá bán cho thấy xác suất cao thị trường sẽ có những phiên bật nảy phục hồi trở lại trong tuần này. Bên cạnh đó, ở khung đồ thị ngày, 2 chỉ báo nêu trên mới chỉ tạo 1 đỉnh, cho thấy đây chỉ là nhịp điều chỉnh ngắn hạn trong trend tăng dài hạn.
Do vậy, công ty này khuyến nghị các nhà đầu tư vẫn cần giữ vững tâm lý, duy trì tỷ trọng đối với những cổ phiếu vẫn đang giữ được vùng hỗ trợ ngắn hạn, không hoảng loạn bán đuổi trong những phiên rung lắc mạnh.
Bên cạnh đó những phiên giảm điểm mạnh sẽ là cơ hội tốt để giải ngân từng phần đối với những cổ phiếu vẫn đang trong xu hướng tăng trung hạn.
Tương tự, Công ty Chứng khoán Yuanta cho rằng xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức tăng. Các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục tận dụng nhịp điều chỉnh để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu.
Dự báo thị trường có thể quay trở lại đà tăng trong phiên đầu tuần khi nhiều cổ phiếu đã rơi vào vùng quá bán. Đồng thời, thị trường vẫn đang trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho nên đồ thị giá có thể biến động hẹp trong phiên kế tiếp với thanh khoản thấp và dòng tiền sẽ có sự phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu. Đặc biệt dòng tiền có dấu hiệu trở lại nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ.
Ngoài ra, chỉ báo tâm lý ngắn hạn tiếp tục giảm nhẹ cho thấy các nhà đầu tư vẫn còn thận trọng với diễn biến thị trường hiện tại.
VN-Index đang đối mặt nguy cơ rơi khỏi mốc 1.100 điểm. Ảnh: DNSE.
Ở góc nhìn kỹ thuật, đồ thị tuần cho thấy thị trường vẫn đang trong giai đoạn tích lũy trung hạn cho nên thị trường có thể tiếp tục đi ngang quanh mức hiện tại trong tuần này. Xu hướng trung hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức trung tính. Điều này cho phép nhà đầu tư trung hạn có thể tiếp tục tăng dần tỷ trọng cổ phiếu lên mức 35-40% danh mục.
Trong khi đó, Công ty Chứng khoán Rồng Việt cho biết thị trường đã trải qua 3 phiên giảm điểm và tiệm cận vùng hỗ trợ 1.100 điểm, đồng thời đang kiểm tra lại vùng tăng 1.102-1.108 điểm tại phiên 4/12. Dự báo vùng này sẽ tạm thời giúp thị trường kìm hãm đà giảm và có phản ứng hồi phục để kiểm tra lại nguồn cung.
Tuy nhiên, tín hiệu đảo chiều gần đây đã tạo ra rủi ro ngắn hạn cho thị trường, đồng thời vùng 1.110-1.115 điểm đang trở thành vùng cản.
Nhà đầu tư được khuyến nghị chậm lại và quan sát cung cầu trong thời gian gần tới để đánh giá lại trạng thái thị trường. Hiện tại, nên tận dụng nhịp hồi phục để chốt lời ngắn hạn hoặc cơ cấu danh mục theo hướng giảm thiểu rủi ro.
Trong những phiên giao dịch tới nếu VN-Index mất ngưỡng hỗ trợ 1.100 điểm, Công ty Chứng khoán BIDV dự báo chỉ số sẽ lùi tiếp về vùng 1.080-1.090 điểm.
Doanh nghiệp phải lùi lịch trả cổ tức do thiếu tiền cuối nămTập đoàn ECI phải lùi lịch trả cổ tức là do các khách hàng/đối tác gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ, khiến công ty chưa thể sắp xếp đủ nguồn tiền chi trả cổ đông.
06:00 17/12/2023
Dòng tiền ngoại 'tháo chạy' khỏi thị trường 6 tuần liên tiếpCác nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh cơ cấu lại danh mục, đánh dấu tuần bán ròng thứ 6 liên tiếp với giá trị đạt 3.300 tỷ đồng.
18:00 16/12/2023
Chứng khoán 15/12: Dòng tiền ngoại tháo chạy, bán ròng 1.500 tỷ đồngChứng khoán Việt Nam vẫn diễn biến ngược chiều với các thị trường lớn trên thế giới khi tiếp tục bị bán tháo mạnh. Trong đó, khối ngoại đóng góp 1.500 tỷ đồng giá trị bán ròng.
16:36 15/12/2023
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | Chứng khoán tuần này có thể rung lắc mạnh
Các công ty chứng khoán dự báo thị trường có thể phục hồi trong phiên đầu tuần song áp lực bán vẫn còn hiện diện, đặc biệt khi VN-Index đang chực chờ rơi khỏi mốc 1.100 điểm.
Trong tuần giao dịch gần nhất, chỉ số VN-Index đã kết thúc ở mốc 1.102,3 điểm, giảm 22,14 điểm (-2%) so với đầu tuần. Hành động chốt lời ồ ạt từ khối ngoại đã góp phần vào đà suy giảm của thị trường.
Thanh khoản mua chủ động đã xuất hiện ở một vài phiên tuy nhiên không đủ để kéo thị trường đi lên. Ngược lại, dư địa thanh khoản bán chủ động vẫn gia tăng.
Theo Công ty Chứng khoán Vietcombank, tình trạng VN-Index tiếp tục giảm điểm do lực bán đến từ nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn. Tuy nhiên, thanh khoản bán trong phiên cuối tuần không quá lớn và chủ yếu đến từ việc các quỹ cơ cấu danh mục.
Dòng tiền ngoại đang rút mạnh khỏi nhóm cổ phiếu tài chính, ngân hàng. Ảnh: YSRadar.
Xét về khung đồ thị giờ, 2 chỉ báo MACD và RSI đã ở vùng quá bán cho thấy xác suất cao thị trường sẽ có những phiên bật nảy phục hồi trở lại trong tuần này. Bên cạnh đó, ở khung đồ thị ngày, 2 chỉ báo nêu trên mới chỉ tạo 1 đỉnh, cho thấy đây chỉ là nhịp điều chỉnh ngắn hạn trong trend tăng dài hạn.
Do vậy, công ty này khuyến nghị các nhà đầu tư vẫn cần giữ vững tâm lý, duy trì tỷ trọng đối với những cổ phiếu vẫn đang giữ được vùng hỗ trợ ngắn hạn, không hoảng loạn bán đuổi trong những phiên rung lắc mạnh.
Bên cạnh đó những phiên giảm điểm mạnh sẽ là cơ hội tốt để giải ngân từng phần đối với những cổ phiếu vẫn đang trong xu hướng tăng trung hạn.
Tương tự, Công ty Chứng khoán Yuanta cho rằng xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức tăng. Các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục tận dụng nhịp điều chỉnh để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu.
Dự báo thị trường có thể quay trở lại đà tăng trong phiên đầu tuần khi nhiều cổ phiếu đã rơi vào vùng quá bán. Đồng thời, thị trường vẫn đang trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho nên đồ thị giá có thể biến động hẹp trong phiên kế tiếp với thanh khoản thấp và dòng tiền sẽ có sự phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu. Đặc biệt dòng tiền có dấu hiệu trở lại nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ.
Ngoài ra, chỉ báo tâm lý ngắn hạn tiếp tục giảm nhẹ cho thấy các nhà đầu tư vẫn còn thận trọng với diễn biến thị trường hiện tại.
VN-Index đang đối mặt nguy cơ rơi khỏi mốc 1.100 điểm. Ảnh: DNSE.
Ở góc nhìn kỹ thuật, đồ thị tuần cho thấy thị trường vẫn đang trong giai đoạn tích lũy trung hạn cho nên thị trường có thể tiếp tục đi ngang quanh mức hiện tại trong tuần này. Xu hướng trung hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức trung tính. Điều này cho phép nhà đầu tư trung hạn có thể tiếp tục tăng dần tỷ trọng cổ phiếu lên mức 35-40% danh mục.
Trong khi đó, Công ty Chứng khoán Rồng Việt cho biết thị trường đã trải qua 3 phiên giảm điểm và tiệm cận vùng hỗ trợ 1.100 điểm, đồng thời đang kiểm tra lại vùng tăng 1.102-1.108 điểm tại phiên 4/12. Dự báo vùng này sẽ tạm thời giúp thị trường kìm hãm đà giảm và có phản ứng hồi phục để kiểm tra lại nguồn cung.
Tuy nhiên, tín hiệu đảo chiều gần đây đã tạo ra rủi ro ngắn hạn cho thị trường, đồng thời vùng 1.110-1.115 điểm đang trở thành vùng cản.
Nhà đầu tư được khuyến nghị chậm lại và quan sát cung cầu trong thời gian gần tới để đánh giá lại trạng thái thị trường. Hiện tại, nên tận dụng nhịp hồi phục để chốt lời ngắn hạn hoặc cơ cấu danh mục theo hướng giảm thiểu rủi ro.
Trong những phiên giao dịch tới nếu VN-Index mất ngưỡng hỗ trợ 1.100 điểm, Công ty Chứng khoán BIDV dự báo chỉ số sẽ lùi tiếp về vùng 1.080-1.090 điểm.
Doanh nghiệp phải lùi lịch trả cổ tức do thiếu tiền cuối nămTập đoàn ECI phải lùi lịch trả cổ tức là do các khách hàng/đối tác gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ, khiến công ty chưa thể sắp xếp đủ nguồn tiền chi trả cổ đông.
06:00 17/12/2023
Dòng tiền ngoại 'tháo chạy' khỏi thị trường 6 tuần liên tiếpCác nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh cơ cấu lại danh mục, đánh dấu tuần bán ròng thứ 6 liên tiếp với giá trị đạt 3.300 tỷ đồng.
18:00 16/12/2023
Chứng khoán 15/12: Dòng tiền ngoại tháo chạy, bán ròng 1.500 tỷ đồngChứng khoán Việt Nam vẫn diễn biến ngược chiều với các thị trường lớn trên thế giới khi tiếp tục bị bán tháo mạnh. Trong đó, khối ngoại đóng góp 1.500 tỷ đồng giá trị bán ròng.
16:36 15/12/2023
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | |
NHNN sắp chuyển giao bắt buộc CBBank, OceanBank, GPBank và DongABank | Ngân hàng Nhà nước đã trình và được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc đối với 4 ngân hàng được kiểm soát đặc biệt. | OceanBank là một trong 4 ngân hàng yếu kém đã có phương án xử lý. Ảnh: Quang Thắng.
Trong báo cáo gửi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phục vụ thẩm tra tình hình kinh tế - xã hội trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết cơ quan này đã trình và được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc với 4 ngân hàng được kiểm soát đặc biệt.
Trong đó có 3 ngân hàng mua bắt buộc là Ngân hàng Xây dựng (CBBank), Ngân hàng Đại Dương (OceanBank), Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GP Bank) và Ngân hàng Đông Á (DongABank). Hiện các nội dung tiếp theo đang được các bên liên quan thực hiện để trình Chính phủ phê duyệt phương án cơ cấu lại các ngân hàng nói trên theo trình tự, thủ tục quy định.
Riêng với Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), trường hợp được đặt vào diện kiểm soát đặc biệt từ tháng 10/2022, NHNN cho biết đang thực hiện các thủ tục đánh giá tổng thể thực trạng để có cơ sở xây dựng phương án cơ cấu lại ngân hàng này, báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Cơ quan quản lý cho biết đã khẩn trương, tích cực phối hợp với các bộ, ngành triển khai các giải pháp theo quy định pháp luật để bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng và bảo đảm quyền, lợi ích của người gửi tiền; thường xuyên rà soát, theo dõi để kịp thời xử lý các thông tin chưa đúng sự thật, gây hoang mang dư luận.
"Đến nay, hoạt động của SCB vẫn trong tầm kiểm soát và dần ổn định; không xảy ra tình huống mất an ninh, trật tự trên các địa bàn có chi nhánh, phòng giao dịch của SCB", báo cáo nêu.
Mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề nghị NHNN chỉ đạo khẩn trương trình phương án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém, nhất là Ngân hàng SCB và lưu ý phải bảo đảm minh bạch, không thất thoát tài sản.
Về xử lý nợ xấu, theo NHNN, tỷ lệ nợ xấu nội bảng đến cuối năm 2022 ở mức 2%. Song cuối tháng 2 đã tăng lên 2,91%, tăng 0,91% so với cuối 2022 và gần gấp đôi cuối năm 2021 (1,49%).
Mặc dù theo báo cáo của các ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu nội bảng được kiểm soát dưới 3%, nhưng Ngân hàng Nhà nước qua rà soát cho rằng một số khoản nợ chưa phải là nợ xấu nhưng có nguy cơ chuyển nhóm nợ, như các khoản được cơ cấu lại và giữ nguyên nhóm, đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp với mục đích cơ cấu lại nợ hay các khoản phải thu khó đòi, lãi dự thu phải thoái.
Do đó, cần ghi nhận những khoản này để có giải pháp quản lý, xử lý nhằm ngăn ngừa nguy cơ chuyển nợ xấu trong tương lai. Trên nguyên tắc đó, NHNN xác định tổng nợ xấu nội bảng, nợ bán cho Công ty quản lý tài sản (VAMC) chưa xử lý và nợ tiềm ẩn thành nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng đến cuối tháng 2 ước chiếm tỷ lệ 5% so với tổng dư nợ.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Manulife sẽ gặp từng khách hàng SCB để xử lý khiếu nại trong tháng 5Chủ tịch HĐQT Manulife Việt Nam Sachin N. Shah khẳng định khách hàng có thể hủy hợp đồng và được hoàn tiền nếu muốn, dù không có bằng chứng sai phạm của nhân viên tư vấn.
15:40 26/4/2023
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương trình phương án cơ cấu SCBThủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo hạ lãi suất phù hợp, khẩn trương trình phương án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém, nhất là Ngân hàng SCB.
06:11 23/4/2023 | NHNN sắp chuyển giao bắt buộc CBBank, OceanBank, GPBank và DongABank
Ngân hàng Nhà nước đã trình và được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc đối với 4 ngân hàng được kiểm soát đặc biệt.
OceanBank là một trong 4 ngân hàng yếu kém đã có phương án xử lý. Ảnh: Quang Thắng.
Trong báo cáo gửi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phục vụ thẩm tra tình hình kinh tế - xã hội trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết cơ quan này đã trình và được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc với 4 ngân hàng được kiểm soát đặc biệt.
Trong đó có 3 ngân hàng mua bắt buộc là Ngân hàng Xây dựng (CBBank), Ngân hàng Đại Dương (OceanBank), Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GP Bank) và Ngân hàng Đông Á (DongABank). Hiện các nội dung tiếp theo đang được các bên liên quan thực hiện để trình Chính phủ phê duyệt phương án cơ cấu lại các ngân hàng nói trên theo trình tự, thủ tục quy định.
Riêng với Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), trường hợp được đặt vào diện kiểm soát đặc biệt từ tháng 10/2022, NHNN cho biết đang thực hiện các thủ tục đánh giá tổng thể thực trạng để có cơ sở xây dựng phương án cơ cấu lại ngân hàng này, báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Cơ quan quản lý cho biết đã khẩn trương, tích cực phối hợp với các bộ, ngành triển khai các giải pháp theo quy định pháp luật để bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng và bảo đảm quyền, lợi ích của người gửi tiền; thường xuyên rà soát, theo dõi để kịp thời xử lý các thông tin chưa đúng sự thật, gây hoang mang dư luận.
"Đến nay, hoạt động của SCB vẫn trong tầm kiểm soát và dần ổn định; không xảy ra tình huống mất an ninh, trật tự trên các địa bàn có chi nhánh, phòng giao dịch của SCB", báo cáo nêu.
Mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề nghị NHNN chỉ đạo khẩn trương trình phương án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém, nhất là Ngân hàng SCB và lưu ý phải bảo đảm minh bạch, không thất thoát tài sản.
Về xử lý nợ xấu, theo NHNN, tỷ lệ nợ xấu nội bảng đến cuối năm 2022 ở mức 2%. Song cuối tháng 2 đã tăng lên 2,91%, tăng 0,91% so với cuối 2022 và gần gấp đôi cuối năm 2021 (1,49%).
Mặc dù theo báo cáo của các ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu nội bảng được kiểm soát dưới 3%, nhưng Ngân hàng Nhà nước qua rà soát cho rằng một số khoản nợ chưa phải là nợ xấu nhưng có nguy cơ chuyển nhóm nợ, như các khoản được cơ cấu lại và giữ nguyên nhóm, đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp với mục đích cơ cấu lại nợ hay các khoản phải thu khó đòi, lãi dự thu phải thoái.
Do đó, cần ghi nhận những khoản này để có giải pháp quản lý, xử lý nhằm ngăn ngừa nguy cơ chuyển nợ xấu trong tương lai. Trên nguyên tắc đó, NHNN xác định tổng nợ xấu nội bảng, nợ bán cho Công ty quản lý tài sản (VAMC) chưa xử lý và nợ tiềm ẩn thành nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng đến cuối tháng 2 ước chiếm tỷ lệ 5% so với tổng dư nợ.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Manulife sẽ gặp từng khách hàng SCB để xử lý khiếu nại trong tháng 5Chủ tịch HĐQT Manulife Việt Nam Sachin N. Shah khẳng định khách hàng có thể hủy hợp đồng và được hoàn tiền nếu muốn, dù không có bằng chứng sai phạm của nhân viên tư vấn.
15:40 26/4/2023
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương trình phương án cơ cấu SCBThủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo hạ lãi suất phù hợp, khẩn trương trình phương án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém, nhất là Ngân hàng SCB.
06:11 23/4/2023 | |
Techcombank nhận giải ‘Dịch vụ ngân hàng số hàng đầu thế giới’ | Techcombank được Global Finance vinh danh với các giải pháp ngân hàng số dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp với cú đúp giải thưởng năm 2023. | Global Finance vinh danh Techcombank với 2 giải thưởng lớn là “Ứng dụng Ngân hàng số tốt nhất Châu Á - Thái Bình Dương” cho Techcombank Mobile và “Nền tảng Ngân hàng số cho doanh nghiệp tốt nhất thế giới” cho Techcombank Business.
Năm 2022, Techcombank cũng đã được Global Finance trao giải “Ngân hàng số tốt nhất cho khách hàng tại Việt Nam”.
Đây là lần thứ 24 Global Finance tổ chức giải thưởng tôn vinh, ghi nhận các ngân hàng và định chế dịch vụ tài chính hàng đầu thế giới, dựa trên những tiêu chí sức mạnh của chiến lược số trong việc gia tăng trải nghiệm khách hàng; tăng trưởng khách hàng số, tính đa dạng sản phẩm, bằng chứng về lợi ích hữu hình thu được từ các sáng kiến số hóa, thiết kế và tính năng web/di động.
Trước đó vào tháng 5, Techcombank vừa được vinh danh “Sáng kiến ngân hàng số tiêu biểu của năm” do Asian Banking and Finance thực hiện và “Ngân hàng số tốt nhất năm 2023” bởi The Asset Triple A Digital Awards.
Các giải thưởng mà Techcombank nhận được không chỉ là sự ghi nhận từ cộng đồng tài chính quốc tế, mà còn là minh chứng cho cam kết mạnh mẽ của ngân hàng trong việc cung cấp các giải pháp hàng đầu thế giới cho người dùng và kiến tạo môi trường kinh doanh hiện đại với tầm nhìn “thay đổi ngành tài chính, nâng tầm giá trị sống”.
Techcombank mang đến hàng loạt giải pháp cho khách hàng cá nhân lẫn doanh nghiệp.
Techcombank hiện tăng tốc đầu tư vào 3 trụ cột số hóa - dữ liệu - nhân tài. Năm 2023 chi phí đầu tư cho công nghệ dự kiến của ngân hàng vượt 100 triệu USD với gần 2000 nhân viên làm việc trong lĩnh vực công nghệ, số hóa, dữ liệu và phân tích.
Với số hóa, Techcombank tạo ra trải nghiệm đẳng cấp và chuẩn mực toàn cầu trên mọi điểm chạm của hành trình khách hàng. Để đạt được mục tiêu này, Techcombank đã đầu tư mạnh vào hạ tầng công nghệ hiện đại đồng thời xây dựng được văn hóa, cách thức làm việc tinh gọn có khả năng đáp ứng nhu cầu người dùng nhanh chóng. Hiện, Techcombank làm việc cùng các đối tác chiến lược như McKinsey, Salesforce, Adobe, MISA và Amazon Web Services, Backbase, Personetics...
Về nhân sự, ngân hàng tăng hiệu suất lao động và năng lực của nhân viên thông qua hoạt động nâng cao thương hiệu nhà tuyển dụng, chương trình thu hút nhân tài và đào tạo phát triển. Số lượng nhân sự làm trong lĩnh vực kỹ thuật số (dữ liệu, phân tích, công nghệ, văn phòng chuyển đổi ngân hàng số) của Techcombank đã tăng 125% chỉ trong vòng 3 năm.
Cùng với đó, Techcombank xây dựng hạ tầng, chuyển đổi thành công 43 hệ thống dữ liệu lên cloud trong năm qua, sử dụng công nghệ hồ dữ liệu (data lake) và trí tuệ nhân tạo nhằm tạo ra lượng thông tin chi tiết tới mức cho phép hoạt động ngân hàng cá nhân hóa với từng khách hàng.
Nhờ đầu tư mạnh vào ngân hàng số, hơn 13 triệu khách hàng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp của Techcombank đang được hưởng lợi từ các giải pháp mới cùng trải nghiệm tốt nhất. Với 4.8/5 đánh giá trên App Store, Techcombank Mobile và Techcombank Business là các ứng dụng ngân hàng số nhận được đánh giá cao nhất từ khách hàng tính đến thời điểm hiện tại.
Với Techcombank Business, khách hàng doanh nghiệp có thể mở tài khoản 100% trực tuyến với chữ ký số và ngay lập tức trải nghiệm các tính năng thanh toán dịch vụ thuế, hải quan, điện, nước cho đến thanh toán lương, giao dịch mua bán ngoại tệ và chuyển khoản quốc tế bất cứ lúc nào, ở bất kỳ đâu mà không cần phải đến quầy giao dịch.
Techcombank tạo ra trải nghiệm chuẩn mực trên mọi điểm chạm của hành trình.
Khách hàng được phê duyệt trước có thể dễ dàng tiếp cận tín dụng thông qua quy trình hoàn toàn trực tuyến với hạn mức lên đến 5 tỷ đồng. Bảo lãnh ngân hàng là một sản phẩm phức tạp song Techcombank đã thành công trong việc đơn giản hóa và số hóa trải nghiệm khách hàng thành một hành trình trực tuyến.
Tất cả các loại sản phẩm bảo lãnh ngân hàng như: Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh tạm ứng, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán đều được số hóa và rút ngắn thời gian cho khách hàng doanh nghiệp.
Techcombank cũng là ngân hàng đầu tiên cung cấp tính năng sửa đổi bảo lãnh online. Những giải pháp này đã tiết kiệm thời gian, nguồn lực cho doanh nghiệp giúp họ giải quyết nhu cầu dòng tiền và thúc đẩy hoạt động kinh doanh.
Ông Pranav Seth, Giám đốc khối Văn phòng chuyển đổi số Techcombank cho biết: “Thật vinh dự khi Techcombank được ghi nhận bởi Global Finance và nhiều tổ chức uy tín trên thế giới như ‘người dẫn dắt’ hành trình chuyển đổi số của ngành ngân hàng trên toàn cầu”.
Ông Seth bày tỏ sự ghi nhận với hoạt động của ngân hàng là minh chứng cho nỗ lực số hóa xoay quanh triết lý lấy khách hàng là trọng tâm, tận dụng các công nghệ hàng đầu thế giới. Quan trọng hơn là việc Techcombank cam kết xây dựng đội ngũ nhân tài mạnh mẽ có thể tạo ra các giải pháp tiêu chuẩn hàng đầu thế giới cùng nét đặc trưng độc đáo của Việt Nam. Đồng thời cho thấy sức mạnh của người tiêu dùng và doanh nghiệp Việt Nam đang dẫn đầu quá trình số hóa ở nhiều khía cạnh trên toàn.
Trong khi đó, ông Mukesh Pilania, Giám đốc cao cấp ngân hàng số bán lẻ cho biết ngân hàng số Techcombank Mobile ra mắt hai năm trước và liên tục lắng nghe ý kiến của người dùng, cố gắng mang đến trải nghiệm khách hàng tốt hơn với các giải pháp cá nhân hóa dựa trên dữ liệu.
“Việc Techcombank được vinh danh là ngân hàng tốt nhất trong số nhiều ngân hàng hàng đầu trong khu vực thực sự là một vinh dự. Điều này chứng minh sự nỗ lực liên tục của Techcombank đưa trải nghiệm khách hàng là trọng tâm của chiến lược số hóa", ông Mukesh Pilania nói thêm. | Techcombank nhận giải ‘Dịch vụ ngân hàng số hàng đầu thế giới’
Techcombank được Global Finance vinh danh với các giải pháp ngân hàng số dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp với cú đúp giải thưởng năm 2023.
Global Finance vinh danh Techcombank với 2 giải thưởng lớn là “Ứng dụng Ngân hàng số tốt nhất Châu Á - Thái Bình Dương” cho Techcombank Mobile và “Nền tảng Ngân hàng số cho doanh nghiệp tốt nhất thế giới” cho Techcombank Business.
Năm 2022, Techcombank cũng đã được Global Finance trao giải “Ngân hàng số tốt nhất cho khách hàng tại Việt Nam”.
Đây là lần thứ 24 Global Finance tổ chức giải thưởng tôn vinh, ghi nhận các ngân hàng và định chế dịch vụ tài chính hàng đầu thế giới, dựa trên những tiêu chí sức mạnh của chiến lược số trong việc gia tăng trải nghiệm khách hàng; tăng trưởng khách hàng số, tính đa dạng sản phẩm, bằng chứng về lợi ích hữu hình thu được từ các sáng kiến số hóa, thiết kế và tính năng web/di động.
Trước đó vào tháng 5, Techcombank vừa được vinh danh “Sáng kiến ngân hàng số tiêu biểu của năm” do Asian Banking and Finance thực hiện và “Ngân hàng số tốt nhất năm 2023” bởi The Asset Triple A Digital Awards.
Các giải thưởng mà Techcombank nhận được không chỉ là sự ghi nhận từ cộng đồng tài chính quốc tế, mà còn là minh chứng cho cam kết mạnh mẽ của ngân hàng trong việc cung cấp các giải pháp hàng đầu thế giới cho người dùng và kiến tạo môi trường kinh doanh hiện đại với tầm nhìn “thay đổi ngành tài chính, nâng tầm giá trị sống”.
Techcombank mang đến hàng loạt giải pháp cho khách hàng cá nhân lẫn doanh nghiệp.
Techcombank hiện tăng tốc đầu tư vào 3 trụ cột số hóa - dữ liệu - nhân tài. Năm 2023 chi phí đầu tư cho công nghệ dự kiến của ngân hàng vượt 100 triệu USD với gần 2000 nhân viên làm việc trong lĩnh vực công nghệ, số hóa, dữ liệu và phân tích.
Với số hóa, Techcombank tạo ra trải nghiệm đẳng cấp và chuẩn mực toàn cầu trên mọi điểm chạm của hành trình khách hàng. Để đạt được mục tiêu này, Techcombank đã đầu tư mạnh vào hạ tầng công nghệ hiện đại đồng thời xây dựng được văn hóa, cách thức làm việc tinh gọn có khả năng đáp ứng nhu cầu người dùng nhanh chóng. Hiện, Techcombank làm việc cùng các đối tác chiến lược như McKinsey, Salesforce, Adobe, MISA và Amazon Web Services, Backbase, Personetics...
Về nhân sự, ngân hàng tăng hiệu suất lao động và năng lực của nhân viên thông qua hoạt động nâng cao thương hiệu nhà tuyển dụng, chương trình thu hút nhân tài và đào tạo phát triển. Số lượng nhân sự làm trong lĩnh vực kỹ thuật số (dữ liệu, phân tích, công nghệ, văn phòng chuyển đổi ngân hàng số) của Techcombank đã tăng 125% chỉ trong vòng 3 năm.
Cùng với đó, Techcombank xây dựng hạ tầng, chuyển đổi thành công 43 hệ thống dữ liệu lên cloud trong năm qua, sử dụng công nghệ hồ dữ liệu (data lake) và trí tuệ nhân tạo nhằm tạo ra lượng thông tin chi tiết tới mức cho phép hoạt động ngân hàng cá nhân hóa với từng khách hàng.
Nhờ đầu tư mạnh vào ngân hàng số, hơn 13 triệu khách hàng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp của Techcombank đang được hưởng lợi từ các giải pháp mới cùng trải nghiệm tốt nhất. Với 4.8/5 đánh giá trên App Store, Techcombank Mobile và Techcombank Business là các ứng dụng ngân hàng số nhận được đánh giá cao nhất từ khách hàng tính đến thời điểm hiện tại.
Với Techcombank Business, khách hàng doanh nghiệp có thể mở tài khoản 100% trực tuyến với chữ ký số và ngay lập tức trải nghiệm các tính năng thanh toán dịch vụ thuế, hải quan, điện, nước cho đến thanh toán lương, giao dịch mua bán ngoại tệ và chuyển khoản quốc tế bất cứ lúc nào, ở bất kỳ đâu mà không cần phải đến quầy giao dịch.
Techcombank tạo ra trải nghiệm chuẩn mực trên mọi điểm chạm của hành trình.
Khách hàng được phê duyệt trước có thể dễ dàng tiếp cận tín dụng thông qua quy trình hoàn toàn trực tuyến với hạn mức lên đến 5 tỷ đồng. Bảo lãnh ngân hàng là một sản phẩm phức tạp song Techcombank đã thành công trong việc đơn giản hóa và số hóa trải nghiệm khách hàng thành một hành trình trực tuyến.
Tất cả các loại sản phẩm bảo lãnh ngân hàng như: Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh tạm ứng, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán đều được số hóa và rút ngắn thời gian cho khách hàng doanh nghiệp.
Techcombank cũng là ngân hàng đầu tiên cung cấp tính năng sửa đổi bảo lãnh online. Những giải pháp này đã tiết kiệm thời gian, nguồn lực cho doanh nghiệp giúp họ giải quyết nhu cầu dòng tiền và thúc đẩy hoạt động kinh doanh.
Ông Pranav Seth, Giám đốc khối Văn phòng chuyển đổi số Techcombank cho biết: “Thật vinh dự khi Techcombank được ghi nhận bởi Global Finance và nhiều tổ chức uy tín trên thế giới như ‘người dẫn dắt’ hành trình chuyển đổi số của ngành ngân hàng trên toàn cầu”.
Ông Seth bày tỏ sự ghi nhận với hoạt động của ngân hàng là minh chứng cho nỗ lực số hóa xoay quanh triết lý lấy khách hàng là trọng tâm, tận dụng các công nghệ hàng đầu thế giới. Quan trọng hơn là việc Techcombank cam kết xây dựng đội ngũ nhân tài mạnh mẽ có thể tạo ra các giải pháp tiêu chuẩn hàng đầu thế giới cùng nét đặc trưng độc đáo của Việt Nam. Đồng thời cho thấy sức mạnh của người tiêu dùng và doanh nghiệp Việt Nam đang dẫn đầu quá trình số hóa ở nhiều khía cạnh trên toàn.
Trong khi đó, ông Mukesh Pilania, Giám đốc cao cấp ngân hàng số bán lẻ cho biết ngân hàng số Techcombank Mobile ra mắt hai năm trước và liên tục lắng nghe ý kiến của người dùng, cố gắng mang đến trải nghiệm khách hàng tốt hơn với các giải pháp cá nhân hóa dựa trên dữ liệu.
“Việc Techcombank được vinh danh là ngân hàng tốt nhất trong số nhiều ngân hàng hàng đầu trong khu vực thực sự là một vinh dự. Điều này chứng minh sự nỗ lực liên tục của Techcombank đưa trải nghiệm khách hàng là trọng tâm của chiến lược số hóa", ông Mukesh Pilania nói thêm. | |
Năm chật vật của ngành bán lẻ công nghệ, hàng nghìn nhân viên mất việc | Trong bối cảnh kinh doanh khó khăn do sức cầu tiêu dùng suy yếu, nhiều ông lớn trong ngành bán lẻ công nghệ buộc phải thu hẹp kinh doanh, cắt giảm nhân sự. | Thế Giới Di Động đã cắt giảm hàng nghìn nhân viên trong năm 2023. Ảnh: MWG.
Cuối tháng 11, cả hai cửa hàng thegioididong.com chỉ cách nhau vài trăm mét nằm trên phố Khâm Thiên (Đống Đa, Hà Nội) đồng loạt tháo dỡ biển hiệu, đóng cửa mặt bằng. Việc đóng bớt cửa hàng bán lẻ nằm trong kế hoạch tái cấu trúc của ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động (HoSE: MWG) trước bối cảnh tình trạng sức mua thị trường yếu và còn kéo dài.
Theo đó, trong quý cuối năm, Thế Giới Di Động cho biết sẽ cân nhắc đóng khoảng 200 cửa hàng không hiệu quả về doanh thu và lợi nhuận nhằm tối ưu chi phí. Thực tế, từ đầu năm đến cuối tháng 10, doanh nghiệp này đã lần lượt đóng 32 cửa hàng.
Thu hẹp quy mô, cắt giảm nhân sự
Song song với đó, "ông lớn" ngành bán lẻ điện thoại, điện máy này cũng phải mạnh tay cắt giảm chi phí, bắt đầu từ chi phí nhân viên. Số lượng nhân viên của Thế Giới Di Động đến cuối tháng 9 là 68.374 nhân viên, giảm hơn 5.600 người so với thời điểm đầu năm.
Thậm chí, nếu so với 1 năm trước đó (cuối quý III/2022), nhà bán lẻ này đã cắt giảm tới 11.857 nhân sự. Với việc đóng thêm khoảng 200 cửa hàng vào quý IV năm nay, số lượng nhân viên của doanh nghiệp mất việc có thể tiếp tục tăng lên.
Không chỉ Thế Giới Di Động mà nhiều nhà bán lẻ công nghệ khác như FPT Shop, Digiworld cũng trải qua một năm không mấy suôn sẻ.
Công ty CP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT - FPT Retail (HoSE: FRT), chủ sở hữu chuỗi bán lẻ FPT Shop ghi nhận 12.222 tỷ đồng doanh thu sau 9 tháng đầu năm nay, giảm 20% so với cùng kỳ năm trước do thị trường nhìn chung chưa phục hồi.
SỐ CỬA HÀNG THEGIOIDIDONG.COM VÀ ĐIỆN MÁY XANH NĂM QUA Số liệu: MWG. Nhãn Tháng 1 Tháng 3 Tháng 6 Tháng 9 Tháng 10 Thế Giới Di Động cửa hàng 1190 1188 1180 1165 1158 Điện Máy Xanh 2284 2291 2289 2286 2281
Bên cạnh đó, doanh nghiệp này cũng ghi nhận sự sụt giảm về số lượng cửa hàng. Kể từ đầu năm, chuỗi FPT Shop đã mở rộng số cửa hàng từ 786 lên mốc 800 cửa hàng vào cuối quý II. Nhưng đến cuối tháng 9, chuỗi bán lẻ ghi nhận còn 791 cửa hàng, tức đóng 9 cửa hàng trong quý III.
Về nhân sự, FPT Retail vẫn ghi nhận sự tăng trưởng về số lượng nhân viên nhưng đã chậm lại rõ rệt so với giai đoạn trước. Đến hết quý III, doanh nghiệp có 16.662 nhân viên, tăng hơn 1.100 người so với đầu năm nay.
Với Công ty CP Thế giới Số - Digiworld (HoSE: DGW), trong năm nay, doanh nghiệp cũng duy trì xu hướng tuyển dụng hạn chế. Đầu năm, công ty có 633 nhân viên, đến cuối quý I giảm còn 629 nhân viên, rồi tăng thêm 76 người lên 705 nhân viên vào cuối quý II và đến cuối quý III, số lượng nhân sự của nhà bán lẻ công nghệ này là 717 người.
Kết quả kinh doanh của Digiworld cũng không mấy khả quan trong 3 quý đầu năm nay. Trong đó, doanh thu thuần quý III của doanh nghiệp này đã giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng doanh thu mảng điện thoại giảm đến 26%, doanh thu mảng thiết bị điện gia dụng giảm 20%.
Kỳ vọng mùa tiêu dùng cuối năm
Việc suy giảm tiêu dùng không chỉ ảnh hưởng tới các "ông lớn" ngành bán lẻ công nghệ mà các cửa hàng quy mô nhỏ cũng ghi nhận tình hình kinh doanh sụt giảm, nhiều hệ thống đã phải thu hẹp số lượng nhân sự.
Ông Xuân Tình, đại diện chuỗi hệ thống XT Mobile ở TP.HCM cho biết kết quả kinh doanh của hệ thống đã sụt giảm mạnh khoảng 30% so với cùng kỳ năm ngoái.
"Trong bối cảnh khó khăn chung, doanh nghiệp cũng buộc phải cắt giảm 40% nhân sự, chuyển đổi quy mô mặt bằng lớn về mặt bằng nhỏ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng thương lượng với chủ nhà thanh toán chậm vào cuối tháng thay vì đầu tháng như trước", đại diện hệ thống này chia sẻ.
Ông Tình cho biết vào ngày Lễ độc thân 11/11 và Black Friday doanh số chỉ nhích lên 10% vì doanh nghiệp bán giảm giá 30-40% so với ngày thường. Nhiều khách hàng cũng có xu hướng chuyển sang mua sắm điện thoại cũ.
"Thời điểm cuối năm nay, nếu sức mua như mọi năm, doanh số có thể tăng 25% so với tháng 11, nhưng với tình hình hiện tại, vẫn sẽ đi ngang như tháng trước", vị này dự báo.
Nhận định riêng ngành bán lẻ, các chuyên gia phân tích của Công ty Chứng khoán VNDirect đánh giá thời điểm tiêu dùng ảm đạm đã qua, thị trường đang hướng tới giai đoạn phục hồi với nhiều dấu hiệu tích cực. Lạm phát ổn định và mặt bằng lãi suất thấp có thể kích thích nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng.
Đối với các sản phẩm công nghệ, đặc biệt là điện thoại thông minh, chu kỳ thay điện thoại ước tính là 2-2,5 năm. Theo đó VNDirect kỳ vọng quý IV sẽ là thời điểm bùng nổ khi niềm tin của người tiêu dùng sau khi chạm đáy sẽ tăng lên và nhu cầu mạnh mẽ sau một năm thắt chặt tiêu dùng.
Mới đây, Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định quy định chính sách giảm 2% thuế Giá trị gia tăng (VAT) từ 1/7 đến hết năm. Theo đó, việc giảm thuế VAT được kỳ vọng giúp giảm chi phí đầu vào của các doanh nghiệp bán lẻ và người tiêu dùng. Doanh nghiệp sẽ giảm bớt áp lực tăng giá hàng hóa, thậm chí có thể điều chỉnh giá cả theo hướng cạnh tranh hơn, đồng thời gia tăng sức mua của khách hàng.
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Doanh nghiệp vận tải thủy phải giảm 95% kế hoạch lợi nhuận vì khó khănDo tình hình kinh doanh khó khăn, tàu phải nằm chờ không dài ngày nên Công ty Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Hải Phòng muốn điều chỉnh giảm 95% kế hoạch lợi nhuận.
12:11 4/12/2023
Ngành dệt may trong 'cơn bĩ cực'Đến cuối 2023, tình trạng khó khăn vẫn bủa vây ngành dệt may, nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm công nhân, ngừng sản xuất. Một số khác chấp nhận lãi thấp, tìm kiếm khách hàng mới.
07:00 4/12/2023
Ngân hàng 'đại hạ giá' khách sạn 5 sao, bất động sản nhưng vẫn ếNhiều tháng gần đây, các ngân hàng liên tục rao bán tài sản đảm bảo để xử lý nợ xấu, trong đó chủ yếu là bất động sản, ôtô. Nhiều tài sản giảm tới 50% nhưng vẫn không có người mua.
02:00 4/12/2023 | Năm chật vật của ngành bán lẻ công nghệ, hàng nghìn nhân viên mất việc
Trong bối cảnh kinh doanh khó khăn do sức cầu tiêu dùng suy yếu, nhiều ông lớn trong ngành bán lẻ công nghệ buộc phải thu hẹp kinh doanh, cắt giảm nhân sự.
Thế Giới Di Động đã cắt giảm hàng nghìn nhân viên trong năm 2023. Ảnh: MWG.
Cuối tháng 11, cả hai cửa hàng thegioididong.com chỉ cách nhau vài trăm mét nằm trên phố Khâm Thiên (Đống Đa, Hà Nội) đồng loạt tháo dỡ biển hiệu, đóng cửa mặt bằng. Việc đóng bớt cửa hàng bán lẻ nằm trong kế hoạch tái cấu trúc của ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động (HoSE: MWG) trước bối cảnh tình trạng sức mua thị trường yếu và còn kéo dài.
Theo đó, trong quý cuối năm, Thế Giới Di Động cho biết sẽ cân nhắc đóng khoảng 200 cửa hàng không hiệu quả về doanh thu và lợi nhuận nhằm tối ưu chi phí. Thực tế, từ đầu năm đến cuối tháng 10, doanh nghiệp này đã lần lượt đóng 32 cửa hàng.
Thu hẹp quy mô, cắt giảm nhân sự
Song song với đó, "ông lớn" ngành bán lẻ điện thoại, điện máy này cũng phải mạnh tay cắt giảm chi phí, bắt đầu từ chi phí nhân viên. Số lượng nhân viên của Thế Giới Di Động đến cuối tháng 9 là 68.374 nhân viên, giảm hơn 5.600 người so với thời điểm đầu năm.
Thậm chí, nếu so với 1 năm trước đó (cuối quý III/2022), nhà bán lẻ này đã cắt giảm tới 11.857 nhân sự. Với việc đóng thêm khoảng 200 cửa hàng vào quý IV năm nay, số lượng nhân viên của doanh nghiệp mất việc có thể tiếp tục tăng lên.
Không chỉ Thế Giới Di Động mà nhiều nhà bán lẻ công nghệ khác như FPT Shop, Digiworld cũng trải qua một năm không mấy suôn sẻ.
Công ty CP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT - FPT Retail (HoSE: FRT), chủ sở hữu chuỗi bán lẻ FPT Shop ghi nhận 12.222 tỷ đồng doanh thu sau 9 tháng đầu năm nay, giảm 20% so với cùng kỳ năm trước do thị trường nhìn chung chưa phục hồi.
SỐ CỬA HÀNG THEGIOIDIDONG.COM VÀ ĐIỆN MÁY XANH NĂM QUA Số liệu: MWG. Nhãn Tháng 1 Tháng 3 Tháng 6 Tháng 9 Tháng 10 Thế Giới Di Động cửa hàng 1190 1188 1180 1165 1158 Điện Máy Xanh 2284 2291 2289 2286 2281
Bên cạnh đó, doanh nghiệp này cũng ghi nhận sự sụt giảm về số lượng cửa hàng. Kể từ đầu năm, chuỗi FPT Shop đã mở rộng số cửa hàng từ 786 lên mốc 800 cửa hàng vào cuối quý II. Nhưng đến cuối tháng 9, chuỗi bán lẻ ghi nhận còn 791 cửa hàng, tức đóng 9 cửa hàng trong quý III.
Về nhân sự, FPT Retail vẫn ghi nhận sự tăng trưởng về số lượng nhân viên nhưng đã chậm lại rõ rệt so với giai đoạn trước. Đến hết quý III, doanh nghiệp có 16.662 nhân viên, tăng hơn 1.100 người so với đầu năm nay.
Với Công ty CP Thế giới Số - Digiworld (HoSE: DGW), trong năm nay, doanh nghiệp cũng duy trì xu hướng tuyển dụng hạn chế. Đầu năm, công ty có 633 nhân viên, đến cuối quý I giảm còn 629 nhân viên, rồi tăng thêm 76 người lên 705 nhân viên vào cuối quý II và đến cuối quý III, số lượng nhân sự của nhà bán lẻ công nghệ này là 717 người.
Kết quả kinh doanh của Digiworld cũng không mấy khả quan trong 3 quý đầu năm nay. Trong đó, doanh thu thuần quý III của doanh nghiệp này đã giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng doanh thu mảng điện thoại giảm đến 26%, doanh thu mảng thiết bị điện gia dụng giảm 20%.
Kỳ vọng mùa tiêu dùng cuối năm
Việc suy giảm tiêu dùng không chỉ ảnh hưởng tới các "ông lớn" ngành bán lẻ công nghệ mà các cửa hàng quy mô nhỏ cũng ghi nhận tình hình kinh doanh sụt giảm, nhiều hệ thống đã phải thu hẹp số lượng nhân sự.
Ông Xuân Tình, đại diện chuỗi hệ thống XT Mobile ở TP.HCM cho biết kết quả kinh doanh của hệ thống đã sụt giảm mạnh khoảng 30% so với cùng kỳ năm ngoái.
"Trong bối cảnh khó khăn chung, doanh nghiệp cũng buộc phải cắt giảm 40% nhân sự, chuyển đổi quy mô mặt bằng lớn về mặt bằng nhỏ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng thương lượng với chủ nhà thanh toán chậm vào cuối tháng thay vì đầu tháng như trước", đại diện hệ thống này chia sẻ.
Ông Tình cho biết vào ngày Lễ độc thân 11/11 và Black Friday doanh số chỉ nhích lên 10% vì doanh nghiệp bán giảm giá 30-40% so với ngày thường. Nhiều khách hàng cũng có xu hướng chuyển sang mua sắm điện thoại cũ.
"Thời điểm cuối năm nay, nếu sức mua như mọi năm, doanh số có thể tăng 25% so với tháng 11, nhưng với tình hình hiện tại, vẫn sẽ đi ngang như tháng trước", vị này dự báo.
Nhận định riêng ngành bán lẻ, các chuyên gia phân tích của Công ty Chứng khoán VNDirect đánh giá thời điểm tiêu dùng ảm đạm đã qua, thị trường đang hướng tới giai đoạn phục hồi với nhiều dấu hiệu tích cực. Lạm phát ổn định và mặt bằng lãi suất thấp có thể kích thích nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng.
Đối với các sản phẩm công nghệ, đặc biệt là điện thoại thông minh, chu kỳ thay điện thoại ước tính là 2-2,5 năm. Theo đó VNDirect kỳ vọng quý IV sẽ là thời điểm bùng nổ khi niềm tin của người tiêu dùng sau khi chạm đáy sẽ tăng lên và nhu cầu mạnh mẽ sau một năm thắt chặt tiêu dùng.
Mới đây, Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định quy định chính sách giảm 2% thuế Giá trị gia tăng (VAT) từ 1/7 đến hết năm. Theo đó, việc giảm thuế VAT được kỳ vọng giúp giảm chi phí đầu vào của các doanh nghiệp bán lẻ và người tiêu dùng. Doanh nghiệp sẽ giảm bớt áp lực tăng giá hàng hóa, thậm chí có thể điều chỉnh giá cả theo hướng cạnh tranh hơn, đồng thời gia tăng sức mua của khách hàng.
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Doanh nghiệp vận tải thủy phải giảm 95% kế hoạch lợi nhuận vì khó khănDo tình hình kinh doanh khó khăn, tàu phải nằm chờ không dài ngày nên Công ty Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Hải Phòng muốn điều chỉnh giảm 95% kế hoạch lợi nhuận.
12:11 4/12/2023
Ngành dệt may trong 'cơn bĩ cực'Đến cuối 2023, tình trạng khó khăn vẫn bủa vây ngành dệt may, nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm công nhân, ngừng sản xuất. Một số khác chấp nhận lãi thấp, tìm kiếm khách hàng mới.
07:00 4/12/2023
Ngân hàng 'đại hạ giá' khách sạn 5 sao, bất động sản nhưng vẫn ếNhiều tháng gần đây, các ngân hàng liên tục rao bán tài sản đảm bảo để xử lý nợ xấu, trong đó chủ yếu là bất động sản, ôtô. Nhiều tài sản giảm tới 50% nhưng vẫn không có người mua.
02:00 4/12/2023 | |
EV đang tăng tốc trong cuộc chiến với xe xăng | Khi ngày càng nhiều công ty nhảy vào cuộc chơi xe điện và sạc điện, những chiến lược như hạ giá bán, tung ra các mẫu xe giá phải chăng... đang giúp người tiêu dùng hưởng lợi. | Cô Laima Springe-Janssen, sống tại Đan Mạch, muốn đổi chiếc SUV chạy xăng của mình thành một chiếc xe điện (EV). Cô đã cân nhắc các mẫu xe điện của Volvo và Nissan, nhưng rồi lại quyết định mua một chiếc SUV điện từ BYD, gã khổng lồ EV Trung Quốc.
"Với mức giá khoảng 50.000 USD, chiếc BYD Atto 3 được trang bị mọi tính năng như camera hành trình 360 độ, 2 năm sạc điện miễn phí, và một bộ lốp mùa đông", cô chia sẻ với AP.
AP nhận xét EV Trung Quốc đang "đánh chiếm" thị trường xe điện châu Âu với tốc độ đáng ngạc nhiên. Những chiếc xe giá rẻ giúp chi phí "chuyển đổi xanh" của người tiêu dùng trở nên bớt đắt đỏ.
Nhưng ngay cả ở thị trường Mỹ, vốn vắng bóng xe điện Trung Quốc, người tiêu dùng cũng hưởng lợi khi cuộc đua trong ngành công nghiệp EV nóng lên.
Các chính quyền địa phương Mỹ đã đưa ra nhiều chính sách nhằm đẩy mạnh tốc độ chuyển đổi sang xe điện. Ảnh: Bloomberg.
Giá xe điện ngày càng thấp
Theo Wall Street Journal, hàng triệu người tiêu dùng trên thế giới đã lựa chọn những chiếc xe điện giá rẻ của Trung Quốc. Nhưng không khó để nhận ra, rất ít xe điện Trung Quốc chạy trên đường phố Mỹ.
Washington đã xây dựng một “pháo đài” ngăn các hãng xe điện đến từ đất nước 1,4 tỷ dân. Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế 25% đối với xe điện nhập khẩu Trung Quốc. Đây là một trong những chính sách được Tổng thống đương nhiệm là Joe Biden ủng hộ.
Do vậy, không khó hiểu khi các hãng xe điện của nước này khó có thể cạnh tranh với những phương tiện được sản xuất tại Mỹ, hay nhập khẩu từ các nước thân thiện hơn.
Dù xe điện giá rẻ của Trung Quốc chưa tràn vào thị trường Mỹ, việc nhiều công ty nhảy vào cuộc đua EV cũng đang kéo giá bán đi xuống. Những gã khổng lồ sản xuất xe truyền thống như GM hay Ford đã tìm cách đẩy mạnh xây dựng chuỗi cung ứng pin, phát triển pin giá rẻ nhằm giảm chi phí.
Các chính quyền địa phương Mỹ cũng đang đưa ra những chính sách nhằm đẩy mạnh tốc độ chuyển đổi sang xe điện. Hồi tháng 7, VinFast công bố nhận khoản ưu đãi trị giá 1,2 tỷ USD cho dự án xây dựng nhà máy tại Bắc Carolina.
Với bức tranh thị trường hiện nay, các thương hiệu mới cần mang đến những chiếc xe thú vị cho người tiêu dùng trẻ. Những gì họ cần là công nghệ và mức giá phải chăngÔng Bill Russo - nhà sáng lập kiêm CEO Automobility
Khoản ưu đãi được ký bởi Thống đốc bang Bắc Carolina Roy Cooper, đưa VinFast trở thành cơ sở sản xuất ôtô điện đầu tiên tại bang này. Hơn nữa, mỗi chiếc xe được sản xuất tại nhà máy VinFast Mỹ dự kiến được miễn thuế lên đến 7.500 USD.
Theo giới chuyên gia, những chính sách này sẽ tiếp thêm nhiệt lượng cho làn sóng xe điện đang bùng nổ trên toàn cầu.
Theo dữ liệu của Oilprice, năm 2022 đánh dấu mức tăng trưởng vượt trội của ngành công nghiệp EV, với doanh số cao hơn 14 triệu chiếc so với cùng kỳ năm ngoái. Xe điện chiếm 14% tổng doanh số xe mới trong năm ngoái, vượt trội so với mức 9% của năm 2021 và 5% năm 2020.
Bước sang năm 2023, nhu cầu xe điện đang chậm lại do triển vọng kinh tế xấu đi và lãi vay tăng cao trên toàn cầu. Theo dữ liệu của Cox Automotive, vào tháng 8 năm nay, các đại lý xe hơi tốn gấp đôi thời gian để bán một chiếc xe điện so với một tháng trước đó. Trong khi đó, xe xăng vẫn bán khá chạy.
Dù xe điện giá rẻ của Trung Quốc chưa tràn vào thị trường Mỹ, việc nhiều công ty nhảy vào cuộc đua EV cũng đang kéo giá bán đi xuống. Ảnh: Bloomberg.
Dù vậy, giới quan sát vẫn lạc quan về triển vọng của xe điện, và tin rằng những cản trở đối với ngành EV hiện nay chỉ là tạm thời. Theo một báo cáo của công ty phân tích dữ liệu GlobalData, lĩnh vực xe điện toàn cầu sẽ mở rộng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 15,9% từ năm 2023 đến năm 2035.
Trong đó, doanh số ôtô điện được dự báo sẽ đạt 44 triệu chiếc vào năm 2035, đánh dấu mức tăng trưởng vượt bậc so với mức 7,3 triệu chiếc được bán vào năm 2022.
Còn theo dự báo của S&P Global, đến năm 2030, cứ 4 chiếc xe được bán ra thì có một xe là xe điện. Theo báo cáo, chính việc các gã khổng lồ xe truyền thống gia nhập cuộc đua xe điện đã báo hiệu sự kết thúc của kỷ nguyên động cơ đốt trong.
Do đó, khi tăng trưởng doanh số xe điện chững lại, nhiều nhà sản xuất đã tranh thủ cơ hội để chiếm một phần miếng bánh. Để mở rộng thị phần, họ bước vào cuộc chiến giá khốc liệt.
Cuộc đua giá bán
Tesla - hãng xe điện giá trị nhất thế giới - là một trong những công ty đã khơi mào cuộc chiến giá. Hãng xe của tỷ phú Elon Musk đang chuyển trọng tâm sang tăng trưởng nhanh nhất có thể, bất chấp việc lợi nhuận có thể lao dốc.
Khi Tesla liên tục hạ giá bán xe trong năm nay, nhiều nhà đầu tư đã lo lắng. Nhưng giờ đây, họ có thể thở phào, thương hiệu này chuẩn bị kết thúc một năm 2023 giao hàng kỷ lục.
Theo cuộc khảo sát của Bloomberg với các chuyên gia phân tích, hãng xe điện có trụ sở tại Austin ước tính đã giao gần 483.200 xe trong quý IV. Điều này có nghĩa là Tesla có thể vượt mục tiêu bán ra 1,8 triệu xe, và đánh dấu mức cao kỷ lục của công ty này.
Trên thực tế, các đợt giảm giá bán được đưa ra khi thị phần của Tesla đang thu hẹp đáng kể. Thị phần của hãng đạt 50% trong quý III/2023, giảm từ mức 62% của quý I và là mức thấp nhất cho đến nay.
Hồi đầu năm 2023, gã khổng lồ xe hơi Đức Volkswagen cũng giới thiệu một chiếc hatchback cỡ nhỏ chạy pin với giá khởi điểm khoảng 26.600 USD hoặc thấp hơn. Kế hoạch sản xuất là trong năm 2026.
Giới quan sát nhận định đây là một cú dằn mặt với Tesla, khi hãng này đã nói về một chiếc xe điện có giá khoảng 25.000 USD từ nhiều năm nay, nhưng chưa thể biến lời nói thành hiện thực.
Khi VinFast giới thiệu mẫu xe điện cỡ nhỏ nhất - VF 3, người tiêu dùng cũng đặt kỳ vọng rằng chi phí "chuyển đổi xanh" của họ sẽ giảm đi đáng kể. Trả lời phỏng vấn CNBC hồi tháng 7/2023, bà Lê Thị Thu Thủy, Giám đốc điều hành toàn cầu của VinFast, cho biết hãng xe này là công ty duy nhất trên thị trường có dải sản phẩm trải dài từ những chiếc xe mini đến các mẫu SUV cỡ lớn.
Giá xe điện rẻ hơn sẽ giúp chi phí chuyển đổi sang "giao thông xanh" của người tiêu dùng giảm đi. Ảnh: VinFast, Volkswagen.
"Tại những thị trường trưởng thành như Mỹ, các nhóm người tiêu dùng rất đa dạng và cởi mở với thương hiệu nước ngoài. Những hãng xe châu Á, nhất là các hãng đến từ Nhật Bản và Hàn Quốc, đã thâm nhập và cạnh tranh thành công tại Mỹ", ông Bill Russo - nhà sáng lập kiêm CEO Automobility - trả lời Tri thức - Znews.
"Với bức tranh thị trường hiện nay, các thương hiệu mới cần mang đến những chiếc xe thú vị cho người tiêu dùng trẻ. Những gì họ cần là công nghệ và mức giá phải chăng", ông nói thêm.
Câu chuyện không chỉ dừng lại ở cuộc đua về giá xe. Cùng với số lượng startup về hạ tầng sạc tăng lên, các hãng xe điện tung ra chính sách miễn phí sạc, ngay cả những gã khổng lồ dầu khí cũng đang tìm cách tích hợp các cây sạc điện vào những trạm xăng có sẵn.
Khi ngày càng nhiều công ty nhảy vào thị trường xe điện và sạc điện, chi phí để sở hữu và "nuôi" xe của người tiêu dùng từ đó cũng giảm đi.
Trở lại với câu chuyện của cô Laima Springe-Janssen, sau khi mua chiếc BYD Atto 3, chồng cô đang cân nhắc mua thêm một chiếc BYD khác, thay thế chiếc xe xăng đang dùng đến từ Skoda, thương hiệu xe của Cộng hòa Séc, trực thuộc Volkswagen.
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Xe thể thao điện MG Cyberster ra mắt thị trường Việt NamMẫu roadster điện MG Cyberster chính thức ra mắt người dùng Việt Nam trong ngày hội lái thử xe của thương hiệu MG. Sự kiện vừa diễn ra tại trường đua Đại Nam, Bình Dương.
16:00 31/12/2023 | EV đang tăng tốc trong cuộc chiến với xe xăng
Khi ngày càng nhiều công ty nhảy vào cuộc chơi xe điện và sạc điện, những chiến lược như hạ giá bán, tung ra các mẫu xe giá phải chăng... đang giúp người tiêu dùng hưởng lợi.
Cô Laima Springe-Janssen, sống tại Đan Mạch, muốn đổi chiếc SUV chạy xăng của mình thành một chiếc xe điện (EV). Cô đã cân nhắc các mẫu xe điện của Volvo và Nissan, nhưng rồi lại quyết định mua một chiếc SUV điện từ BYD, gã khổng lồ EV Trung Quốc.
"Với mức giá khoảng 50.000 USD, chiếc BYD Atto 3 được trang bị mọi tính năng như camera hành trình 360 độ, 2 năm sạc điện miễn phí, và một bộ lốp mùa đông", cô chia sẻ với AP.
AP nhận xét EV Trung Quốc đang "đánh chiếm" thị trường xe điện châu Âu với tốc độ đáng ngạc nhiên. Những chiếc xe giá rẻ giúp chi phí "chuyển đổi xanh" của người tiêu dùng trở nên bớt đắt đỏ.
Nhưng ngay cả ở thị trường Mỹ, vốn vắng bóng xe điện Trung Quốc, người tiêu dùng cũng hưởng lợi khi cuộc đua trong ngành công nghiệp EV nóng lên.
Các chính quyền địa phương Mỹ đã đưa ra nhiều chính sách nhằm đẩy mạnh tốc độ chuyển đổi sang xe điện. Ảnh: Bloomberg.
Giá xe điện ngày càng thấp
Theo Wall Street Journal, hàng triệu người tiêu dùng trên thế giới đã lựa chọn những chiếc xe điện giá rẻ của Trung Quốc. Nhưng không khó để nhận ra, rất ít xe điện Trung Quốc chạy trên đường phố Mỹ.
Washington đã xây dựng một “pháo đài” ngăn các hãng xe điện đến từ đất nước 1,4 tỷ dân. Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế 25% đối với xe điện nhập khẩu Trung Quốc. Đây là một trong những chính sách được Tổng thống đương nhiệm là Joe Biden ủng hộ.
Do vậy, không khó hiểu khi các hãng xe điện của nước này khó có thể cạnh tranh với những phương tiện được sản xuất tại Mỹ, hay nhập khẩu từ các nước thân thiện hơn.
Dù xe điện giá rẻ của Trung Quốc chưa tràn vào thị trường Mỹ, việc nhiều công ty nhảy vào cuộc đua EV cũng đang kéo giá bán đi xuống. Những gã khổng lồ sản xuất xe truyền thống như GM hay Ford đã tìm cách đẩy mạnh xây dựng chuỗi cung ứng pin, phát triển pin giá rẻ nhằm giảm chi phí.
Các chính quyền địa phương Mỹ cũng đang đưa ra những chính sách nhằm đẩy mạnh tốc độ chuyển đổi sang xe điện. Hồi tháng 7, VinFast công bố nhận khoản ưu đãi trị giá 1,2 tỷ USD cho dự án xây dựng nhà máy tại Bắc Carolina.
Với bức tranh thị trường hiện nay, các thương hiệu mới cần mang đến những chiếc xe thú vị cho người tiêu dùng trẻ. Những gì họ cần là công nghệ và mức giá phải chăngÔng Bill Russo - nhà sáng lập kiêm CEO Automobility
Khoản ưu đãi được ký bởi Thống đốc bang Bắc Carolina Roy Cooper, đưa VinFast trở thành cơ sở sản xuất ôtô điện đầu tiên tại bang này. Hơn nữa, mỗi chiếc xe được sản xuất tại nhà máy VinFast Mỹ dự kiến được miễn thuế lên đến 7.500 USD.
Theo giới chuyên gia, những chính sách này sẽ tiếp thêm nhiệt lượng cho làn sóng xe điện đang bùng nổ trên toàn cầu.
Theo dữ liệu của Oilprice, năm 2022 đánh dấu mức tăng trưởng vượt trội của ngành công nghiệp EV, với doanh số cao hơn 14 triệu chiếc so với cùng kỳ năm ngoái. Xe điện chiếm 14% tổng doanh số xe mới trong năm ngoái, vượt trội so với mức 9% của năm 2021 và 5% năm 2020.
Bước sang năm 2023, nhu cầu xe điện đang chậm lại do triển vọng kinh tế xấu đi và lãi vay tăng cao trên toàn cầu. Theo dữ liệu của Cox Automotive, vào tháng 8 năm nay, các đại lý xe hơi tốn gấp đôi thời gian để bán một chiếc xe điện so với một tháng trước đó. Trong khi đó, xe xăng vẫn bán khá chạy.
Dù xe điện giá rẻ của Trung Quốc chưa tràn vào thị trường Mỹ, việc nhiều công ty nhảy vào cuộc đua EV cũng đang kéo giá bán đi xuống. Ảnh: Bloomberg.
Dù vậy, giới quan sát vẫn lạc quan về triển vọng của xe điện, và tin rằng những cản trở đối với ngành EV hiện nay chỉ là tạm thời. Theo một báo cáo của công ty phân tích dữ liệu GlobalData, lĩnh vực xe điện toàn cầu sẽ mở rộng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 15,9% từ năm 2023 đến năm 2035.
Trong đó, doanh số ôtô điện được dự báo sẽ đạt 44 triệu chiếc vào năm 2035, đánh dấu mức tăng trưởng vượt bậc so với mức 7,3 triệu chiếc được bán vào năm 2022.
Còn theo dự báo của S&P Global, đến năm 2030, cứ 4 chiếc xe được bán ra thì có một xe là xe điện. Theo báo cáo, chính việc các gã khổng lồ xe truyền thống gia nhập cuộc đua xe điện đã báo hiệu sự kết thúc của kỷ nguyên động cơ đốt trong.
Do đó, khi tăng trưởng doanh số xe điện chững lại, nhiều nhà sản xuất đã tranh thủ cơ hội để chiếm một phần miếng bánh. Để mở rộng thị phần, họ bước vào cuộc chiến giá khốc liệt.
Cuộc đua giá bán
Tesla - hãng xe điện giá trị nhất thế giới - là một trong những công ty đã khơi mào cuộc chiến giá. Hãng xe của tỷ phú Elon Musk đang chuyển trọng tâm sang tăng trưởng nhanh nhất có thể, bất chấp việc lợi nhuận có thể lao dốc.
Khi Tesla liên tục hạ giá bán xe trong năm nay, nhiều nhà đầu tư đã lo lắng. Nhưng giờ đây, họ có thể thở phào, thương hiệu này chuẩn bị kết thúc một năm 2023 giao hàng kỷ lục.
Theo cuộc khảo sát của Bloomberg với các chuyên gia phân tích, hãng xe điện có trụ sở tại Austin ước tính đã giao gần 483.200 xe trong quý IV. Điều này có nghĩa là Tesla có thể vượt mục tiêu bán ra 1,8 triệu xe, và đánh dấu mức cao kỷ lục của công ty này.
Trên thực tế, các đợt giảm giá bán được đưa ra khi thị phần của Tesla đang thu hẹp đáng kể. Thị phần của hãng đạt 50% trong quý III/2023, giảm từ mức 62% của quý I và là mức thấp nhất cho đến nay.
Hồi đầu năm 2023, gã khổng lồ xe hơi Đức Volkswagen cũng giới thiệu một chiếc hatchback cỡ nhỏ chạy pin với giá khởi điểm khoảng 26.600 USD hoặc thấp hơn. Kế hoạch sản xuất là trong năm 2026.
Giới quan sát nhận định đây là một cú dằn mặt với Tesla, khi hãng này đã nói về một chiếc xe điện có giá khoảng 25.000 USD từ nhiều năm nay, nhưng chưa thể biến lời nói thành hiện thực.
Khi VinFast giới thiệu mẫu xe điện cỡ nhỏ nhất - VF 3, người tiêu dùng cũng đặt kỳ vọng rằng chi phí "chuyển đổi xanh" của họ sẽ giảm đi đáng kể. Trả lời phỏng vấn CNBC hồi tháng 7/2023, bà Lê Thị Thu Thủy, Giám đốc điều hành toàn cầu của VinFast, cho biết hãng xe này là công ty duy nhất trên thị trường có dải sản phẩm trải dài từ những chiếc xe mini đến các mẫu SUV cỡ lớn.
Giá xe điện rẻ hơn sẽ giúp chi phí chuyển đổi sang "giao thông xanh" của người tiêu dùng giảm đi. Ảnh: VinFast, Volkswagen.
"Tại những thị trường trưởng thành như Mỹ, các nhóm người tiêu dùng rất đa dạng và cởi mở với thương hiệu nước ngoài. Những hãng xe châu Á, nhất là các hãng đến từ Nhật Bản và Hàn Quốc, đã thâm nhập và cạnh tranh thành công tại Mỹ", ông Bill Russo - nhà sáng lập kiêm CEO Automobility - trả lời Tri thức - Znews.
"Với bức tranh thị trường hiện nay, các thương hiệu mới cần mang đến những chiếc xe thú vị cho người tiêu dùng trẻ. Những gì họ cần là công nghệ và mức giá phải chăng", ông nói thêm.
Câu chuyện không chỉ dừng lại ở cuộc đua về giá xe. Cùng với số lượng startup về hạ tầng sạc tăng lên, các hãng xe điện tung ra chính sách miễn phí sạc, ngay cả những gã khổng lồ dầu khí cũng đang tìm cách tích hợp các cây sạc điện vào những trạm xăng có sẵn.
Khi ngày càng nhiều công ty nhảy vào thị trường xe điện và sạc điện, chi phí để sở hữu và "nuôi" xe của người tiêu dùng từ đó cũng giảm đi.
Trở lại với câu chuyện của cô Laima Springe-Janssen, sau khi mua chiếc BYD Atto 3, chồng cô đang cân nhắc mua thêm một chiếc BYD khác, thay thế chiếc xe xăng đang dùng đến từ Skoda, thương hiệu xe của Cộng hòa Séc, trực thuộc Volkswagen.
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Xe thể thao điện MG Cyberster ra mắt thị trường Việt NamMẫu roadster điện MG Cyberster chính thức ra mắt người dùng Việt Nam trong ngày hội lái thử xe của thương hiệu MG. Sự kiện vừa diễn ra tại trường đua Đại Nam, Bình Dương.
16:00 31/12/2023 | |
Chứng khoán châu Á khởi sắc khi Mỹ thoát cảnh vỡ nợ | Trong phiên giao dịch ngày 29/5, thị trường chứng khoán châu Á và thị trường hợp đồng tương lai Mỹ đều chứng kiến những diễn biến tích cực khi Mỹ đã thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ. | Sau nhiều tuần đàm phán, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy thuộc Đảng Cộng hòa đã đạt một thỏa thuận chung về nguyên tắc nâng trần nợ công, ngăn nước Mỹ vỡ nợ vào tháng 6 tới và chấm dứt tình trạng bế tắc kéo dài hàng tháng trời của giới đầu tư.
Theo Reuters, tin tức tích cực này ngay lập tức đã giúp các chỉ số trên thị trường chứng khoán tăng vọt.
Cụ thể, tại thị trường hợp đồng tương lai Mỹ, S&P 500 đã tăng 0,4% vào đầu phiên còn Nasdaq thì tăng 0,6%. Trong khi đó, chỉ số cổ phiếu bluechip Nhật Bản Nikkei 225 cũng tăng 1,9% - chạm mức cao mới trong vòng 33 năm - và chỉ số cổ phiếu khai thác AXJO của Australia tăng 0,6%. Tương tự, chỉ số cổ phiếu châu Á - Thái Bình Dương mở rộng MIAPJ0000PUS của Nhật Bản cũng tăng 0,3%.
Nhận xét về điều này, ông Tony Sycamore - nhà phân tích thị trường tại công ty dịch vụ tài chính IG - cho biết: "Thị trường chứng khoán châu Á đã diễn biến rất tích cực, nhưng nếu muốn duy trì điều tương tự đối với thị trường Mỹ thì còn cần những thỏa thuận cao hơn trong thời gian tới".
Theo ông, đây chỉ là đà phục hồi trong thời gian ngắn do nhà đầu tư được giải thoát khỏi nỗi lo vỡ nợ. Tuy nhiên, ngay sau đó, họ sẽ phải thấp thỏm chờ đợi cuộc họp thị trường mở liên bang (FOMC) tháng 6, đặc biệt là khi lạm phát cao hơn dự kiến và tiền mặt dần chảy ra khỏi thị trường.
Được biết, chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) - thước đo lạm phát ưa thích của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) - trong tháng qua đã tăng mạnh hơn dự báo, khiến giới chuyên gia dự đoán rằng cơ quan này sẽ tiếp tục tăng lãi suất vào tháng sau.
Bên cạnh các diễn biến trên thị trường tài chính, giá dầu thô cũng tăng nhẹ trong ngày hôm nay. Cụ thể, hợp đồng kỳ hạn dầu thô Brent đã tăng 39 cent - tương đương 0,5% - lên mức 77,34 USD/thùng. Tương tự, dầu thô West Texas của Mỹ cũng tăng 45 cent - tương đương 0,6% - lên mức 73,12 USD/thùng.
Trong khi đó, giá vàng lại giảm 0,1% về mức 1.943,69 USD/ounce.
Vì sao Phố Wall cần một cuộc suy thoáiNếu kinh tế Mỹ không suy yếu hay bước vào một cuộc suy thoái, Fed có thể không cắt giảm lãi suất trong năm nay và thậm chí còn tiếp tục tăng. Đó sẽ là tin xấu với thị trường.
05:00 27/5/2023
Fed vẫn cách xa chiến thắngBáo cáo chỉ số giá tiêu dùng cá nhân mới nhất cho thấy lạm phát tại Mỹ vẫn chưa nguội. Điều này đồng nghĩa với việc Fed còn nhiều việc phải làm trong cuộc chiến với lạm phát.
00:00 27/5/2023
Chuyên gia: 'Fed là vấn đề lớn nhất trong nền tài chính Mỹ'Theo giới chuyên gia, chính sách của Fed trong thập kỷ qua và việc hạ lãi suất mới chính là nguồn gốc của loạt vấn đề trong hệ thống ngân hàng khu vực tại Mỹ.
07:30 17/5/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | Chứng khoán châu Á khởi sắc khi Mỹ thoát cảnh vỡ nợ
Trong phiên giao dịch ngày 29/5, thị trường chứng khoán châu Á và thị trường hợp đồng tương lai Mỹ đều chứng kiến những diễn biến tích cực khi Mỹ đã thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ.
Sau nhiều tuần đàm phán, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy thuộc Đảng Cộng hòa đã đạt một thỏa thuận chung về nguyên tắc nâng trần nợ công, ngăn nước Mỹ vỡ nợ vào tháng 6 tới và chấm dứt tình trạng bế tắc kéo dài hàng tháng trời của giới đầu tư.
Theo Reuters, tin tức tích cực này ngay lập tức đã giúp các chỉ số trên thị trường chứng khoán tăng vọt.
Cụ thể, tại thị trường hợp đồng tương lai Mỹ, S&P 500 đã tăng 0,4% vào đầu phiên còn Nasdaq thì tăng 0,6%. Trong khi đó, chỉ số cổ phiếu bluechip Nhật Bản Nikkei 225 cũng tăng 1,9% - chạm mức cao mới trong vòng 33 năm - và chỉ số cổ phiếu khai thác AXJO của Australia tăng 0,6%. Tương tự, chỉ số cổ phiếu châu Á - Thái Bình Dương mở rộng MIAPJ0000PUS của Nhật Bản cũng tăng 0,3%.
Nhận xét về điều này, ông Tony Sycamore - nhà phân tích thị trường tại công ty dịch vụ tài chính IG - cho biết: "Thị trường chứng khoán châu Á đã diễn biến rất tích cực, nhưng nếu muốn duy trì điều tương tự đối với thị trường Mỹ thì còn cần những thỏa thuận cao hơn trong thời gian tới".
Theo ông, đây chỉ là đà phục hồi trong thời gian ngắn do nhà đầu tư được giải thoát khỏi nỗi lo vỡ nợ. Tuy nhiên, ngay sau đó, họ sẽ phải thấp thỏm chờ đợi cuộc họp thị trường mở liên bang (FOMC) tháng 6, đặc biệt là khi lạm phát cao hơn dự kiến và tiền mặt dần chảy ra khỏi thị trường.
Được biết, chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) - thước đo lạm phát ưa thích của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) - trong tháng qua đã tăng mạnh hơn dự báo, khiến giới chuyên gia dự đoán rằng cơ quan này sẽ tiếp tục tăng lãi suất vào tháng sau.
Bên cạnh các diễn biến trên thị trường tài chính, giá dầu thô cũng tăng nhẹ trong ngày hôm nay. Cụ thể, hợp đồng kỳ hạn dầu thô Brent đã tăng 39 cent - tương đương 0,5% - lên mức 77,34 USD/thùng. Tương tự, dầu thô West Texas của Mỹ cũng tăng 45 cent - tương đương 0,6% - lên mức 73,12 USD/thùng.
Trong khi đó, giá vàng lại giảm 0,1% về mức 1.943,69 USD/ounce.
Vì sao Phố Wall cần một cuộc suy thoáiNếu kinh tế Mỹ không suy yếu hay bước vào một cuộc suy thoái, Fed có thể không cắt giảm lãi suất trong năm nay và thậm chí còn tiếp tục tăng. Đó sẽ là tin xấu với thị trường.
05:00 27/5/2023
Fed vẫn cách xa chiến thắngBáo cáo chỉ số giá tiêu dùng cá nhân mới nhất cho thấy lạm phát tại Mỹ vẫn chưa nguội. Điều này đồng nghĩa với việc Fed còn nhiều việc phải làm trong cuộc chiến với lạm phát.
00:00 27/5/2023
Chuyên gia: 'Fed là vấn đề lớn nhất trong nền tài chính Mỹ'Theo giới chuyên gia, chính sách của Fed trong thập kỷ qua và việc hạ lãi suất mới chính là nguồn gốc của loạt vấn đề trong hệ thống ngân hàng khu vực tại Mỹ.
07:30 17/5/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | |
Đề xuất không giảm thuế VAT với chứng khoán, bất động sản | Sau khi tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ rút lại đề xuất giảm thuế VAT 2% với nhóm hàng hoá ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản... | Chính phủ vừa có tờ trình mới gửi Quốc hội về tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (thuế VAT) 2% theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về vấn đề này tại phiên họp thứ 23.
Theo đó, Chính phủ đề nghị giảm 2% thuế VAT với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế suất 10%, xuống còn 8% trong thời gian từ ngày 1/7 đến hết ngày 31/12 năm nay.
Đáng chú ý, điểm mới ở tờ trình này là Chính phủ quyết định không đề xuất giảm thuế VAT 2% với tất cả hàng hóa dịch vụ chịu thuế suất 10% như trước đó.
Cụ thể, việc giảm thuế này sẽ không áp dụng với nhóm hàng hóa như viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Đây cũng là chính sách đã thực hiện trong năm 2022.
Trước đó, tại phiên họp thứ 23 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đề xuất giảm 2% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với tất cả hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng áp dụng thuế suất 10%, xuống còn 8%.
Tuy nhiên, qua thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội không tán thành mở rộng phạm vi giảm thuế cả đối với các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và các lĩnh vực khác như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, khai khoáng, viễn thông, công nghệ thông tin... mà chỉ thực hiện như quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15. Hiện Chính phủ đã tiếp thu ý kiến này.
Chính sách giảm thuế VAT được đưa ra trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước theo dự báo vẫn phức tạp cũng như còn nhiều khó khăn. Các kết quả như tăng trưởng GDP quý I cũng thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra là 5,6%. Nhiều doanh nghiệp bắt đầu sa thải nhân sự, giãn việc cho công nhân do bị cắt giảm hoặc không có đơn hàng, ảnh hưởng tới đời sống một bộ phận lao động.
Chính phủ tin rằng cần có thêm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế để tiếp tục duy trì đà phục hồi. Trên thực tế, các giải pháp hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí thời gian qua và đặc biệt trong năm 2022 đã góp phần vào những kết quả tích cực trong phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội cũng như hoạt động của doanh nghiệp, người dân, qua đó đóng góp trở lại cho ngân sách.
Do đó, Chính phủ đánh giá ngoài các giải pháp đã và đang được triển khai cho năm 2023 thì việc tiếp tục giảm thuế VAT như đã áp dụng năm ngoái nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân là cần thiết.
Chính phủ trình Quốc hội thông qua việc giảm thuế VAT đến hết năm nayChính sách này sẽ có hiệu lực thi hành từ khi Nghị quyết được thông qua đến hết năm nay, tương đương thời gian dự kiến áp dụng trong vòng 6 tháng.
16:11 8/5/2023
Chính phủ chốt phương án giảm thuế VAT xuống 8%Dự kiến việc điều chỉnh thuế giá trị gia tăng (VAT) sẽ làm giảm thu ngân sách Nhà nước khoảng 5.800 tỷ đồng/tháng, tương đương 35.000 tỷ đồng trong giai đoạn 6 tháng thực hiện.
11:01 7/5/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | Đề xuất không giảm thuế VAT với chứng khoán, bất động sản
Sau khi tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ rút lại đề xuất giảm thuế VAT 2% với nhóm hàng hoá ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản...
Chính phủ vừa có tờ trình mới gửi Quốc hội về tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (thuế VAT) 2% theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về vấn đề này tại phiên họp thứ 23.
Theo đó, Chính phủ đề nghị giảm 2% thuế VAT với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế suất 10%, xuống còn 8% trong thời gian từ ngày 1/7 đến hết ngày 31/12 năm nay.
Đáng chú ý, điểm mới ở tờ trình này là Chính phủ quyết định không đề xuất giảm thuế VAT 2% với tất cả hàng hóa dịch vụ chịu thuế suất 10% như trước đó.
Cụ thể, việc giảm thuế này sẽ không áp dụng với nhóm hàng hóa như viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Đây cũng là chính sách đã thực hiện trong năm 2022.
Trước đó, tại phiên họp thứ 23 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đề xuất giảm 2% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với tất cả hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng áp dụng thuế suất 10%, xuống còn 8%.
Tuy nhiên, qua thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội không tán thành mở rộng phạm vi giảm thuế cả đối với các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và các lĩnh vực khác như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, khai khoáng, viễn thông, công nghệ thông tin... mà chỉ thực hiện như quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15. Hiện Chính phủ đã tiếp thu ý kiến này.
Chính sách giảm thuế VAT được đưa ra trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước theo dự báo vẫn phức tạp cũng như còn nhiều khó khăn. Các kết quả như tăng trưởng GDP quý I cũng thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra là 5,6%. Nhiều doanh nghiệp bắt đầu sa thải nhân sự, giãn việc cho công nhân do bị cắt giảm hoặc không có đơn hàng, ảnh hưởng tới đời sống một bộ phận lao động.
Chính phủ tin rằng cần có thêm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế để tiếp tục duy trì đà phục hồi. Trên thực tế, các giải pháp hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí thời gian qua và đặc biệt trong năm 2022 đã góp phần vào những kết quả tích cực trong phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội cũng như hoạt động của doanh nghiệp, người dân, qua đó đóng góp trở lại cho ngân sách.
Do đó, Chính phủ đánh giá ngoài các giải pháp đã và đang được triển khai cho năm 2023 thì việc tiếp tục giảm thuế VAT như đã áp dụng năm ngoái nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân là cần thiết.
Chính phủ trình Quốc hội thông qua việc giảm thuế VAT đến hết năm nayChính sách này sẽ có hiệu lực thi hành từ khi Nghị quyết được thông qua đến hết năm nay, tương đương thời gian dự kiến áp dụng trong vòng 6 tháng.
16:11 8/5/2023
Chính phủ chốt phương án giảm thuế VAT xuống 8%Dự kiến việc điều chỉnh thuế giá trị gia tăng (VAT) sẽ làm giảm thu ngân sách Nhà nước khoảng 5.800 tỷ đồng/tháng, tương đương 35.000 tỷ đồng trong giai đoạn 6 tháng thực hiện.
11:01 7/5/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | |
Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục định hướng giảm lãi suất cho vay | Theo NHNN, việc tiếp tục giảm các mức lãi suất điều hành là giải pháp linh hoạt, phù hợp với điều kiện thị trường hiện nay để hỗ trợ quá trình phục hồi tăng trưởng kinh tế. | Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ tiếp tục định hướng giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ nền kinh tế. Ảnh: Hoàng Hà.
Ngân hàng Nhà nước vừa có thông tin liên quan tình hình lãi suất huy động - cho vay trên thị trường trong bối cảnh cơ quan này đã có lần thứ 3 liên tiếp điều chỉnh giảm lãi suất điều hành từ đầu năm.
Cụ thể, cơ quan quản lý tiền tệ cho biết quyết định giảm lãi suất điều hành mới nhất được đưa ra trong bối cảnh kinh tế toàn cầu phục hồi thiếu chắc chắn; lạm phát đã qua đỉnh nhưng giảm chậm; rủi ro hệ thống ngân hàng phát sinh tại một số quốc gia lớn và nguy cơ suy thoái kinh tế khiến nhiều ngân hàng trung ương điều chỉnh chậm lại đà tăng lãi suất. Cùng với đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã phát tín hiệu có thể dừng tăng lãi suất sau lần điều chỉnh ngày 2/5 vừa qua.
Lý do giảm lãi suất điều hành lần thứ 3
Trong nước, NHNN cho biết trong 4 tháng đầu năm, một số chỉ tiêu đại diện cho tăng trưởng kinh tế đã tăng thấp hơn cùng kỳ với lý do chính là tổng cầu yếu và tăng trưởng kinh tế chậm lại. Đồng thời, lạm phát có dấu hiệu qua đỉnh và giá xăng dầu, nguyên vật liệu trong nước giảm theo xu hướng giá thế giới.
Trong khi đó, thị trường tiền tệ đã ghi nhận dấu hiệu ổn định, thanh khoản hệ thống tổ chức tín dụng dồi dào và có dư thừa, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của nền kinh tế. Thị trường ngoại tệ ổn định, thanh khoản thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ.
“Các giải pháp điều hành linh hoạt thanh khoản của NHNN đã góp phần bình ổn mặt bằng lãi suất thị trường, hỗ trợ tổ chức tín dụng giảm lãi suất huy động và cho vay đối với nền kinh tế”, NHNN cho biết.
Trong bối cảnh trên, để giảm thêm lãi suất cho vay và thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng, NHNN đã 3 lần điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành với tổng mức giảm 0,5-1,5 điểm %. Trong tháng 5, các tổ chức tín dụng đã và đang đưa ra các biện pháp giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân.
Lãi suất điều hành (%/năm) Trước 15/3 Từ 15/3 Từ 3/4 Từ 25/5 Lãi suất tái cấp vốn 6 6 5,5 5 Lãi suất tái chiết khấu 4,5 3,5 3,5 3,5 Lãi suất cho vay qua đêm và bù đắp thiếu hụt vốn 7 6 6 5,5 Trần lãi suất huy động không kỳ hạn và dưới 1 tháng 1 1 0,5 0,5 Trần lãi suất huy động từ 1 tháng đến dưới 6 tháng 6 6 5,5 5
Theo cơ quan quản lý tiền tệ, việc giảm lãi suất điều hành là giải pháp linh hoạt, phù hợp với điều kiện thị trường hiện nay. Qua đó tiếp tục định hướng giảm mặt bằng lãi suất cho vay của thị trường, góp phần tháo gỡ khó khăn cho người vay vốn ngân hàng.
Đồng thời, việc giảm trần lãi suất huy động kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng cũng hỗ trợ các ngân hàng giảm chi phí đầu vào, từ đó có điều kiện giảm lãi suất cho vay, tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp và người dân.
Trong thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục theo dõi diễn biến trong nước và quốc tế, dự báo lạm phát và lãi suất thị trường để có phương án điều hành phù hợp. Trong đó, nhà điều hành sẽ tiếp tục có giải pháp khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay.
Lãi suất cho vay sẽ giảm thời gian tới
Liên quan đợt giảm lãi suất điều hành mới nhất của NHNN, ông Lê Quang Vinh, Phó tổng giám đốc Vietcombank, cho biết đây là quyết định đúng đắn và Vietcombank sẽ nhanh chóng triển khai các nội dung liên quan để giảm lãi suất theo chỉ đạo của NHNN.
Theo ông Vinh, từ đầu năm đến nay, Vietcombank đã có 2 lần giảm lãi suất với mức giảm 0,5 điểm %, áp dụng với khoảng 240.000 khách hàng và quy mô dư nợ được hạ lãi suất khoảng 1,5 triệu tỷ đồng.
Về lãi suất cho vay trong thời gian tới, Phó tổng giám đốc Vietcombank cho rằng khi mặt bằng lãi suất huy động được giảm đồng đều, đương nhiên lãi suất cho vay cũng sẽ giảm tương ứng. Hiện nhà băng này đang theo sát và sẽ khẩn trương triển khai các đợt giảm lãi suất mới.
Tương tự, ông Phạm Như Ánh, Tổng giám đốc MB, cho rằng đây là thời điểm thích hợp để các ngân hàng hạ lãi suất huy động và từ đó tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay. Trong bối cảnh thị trường đang hấp thu vốn rất yếu, tăng trưởng kinh tế khó khăn, việc giảm lãi suất điều hành sẽ giảm được rất nhiều khó khăn cho khách hàng và cả các ngân hàng.
Chỉ khi các mức lãi suất trên thị trường hạ xuống, chi phí vốn hạ thì các ngân hàng mới có khả năng điều chỉnh lãi suất cho vayÔng Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc TPBank
Theo ông Ánh, tăng trưởng tín dụng của MB từ đầu năm đến nay khoảng 6,5% và ngân hàng kỳ vọng với mặt bằng lãi suất mới thấp hơn, MB sẽ đạt được mức tăng trưởng tín dụng tốt hơn trong các tháng còn lại. Dự kiến hết tháng 6, tốc độ tăng trưởng tín dụng của nhà băng này sẽ đạt 9%.
Ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc TPBank cũng cho rằng động thái giảm lãi suất điều hành của NHNN vừa qua đã gửi tín hiệu đến thị trường cho thấy nhà điều hành mong muốn lãi suất thị trường hạ xuống.
Theo ông Hưng, lãi suất huy động thời gian qua đã leo ở mức cao, với động thái mới nhất của NHNN, chắc chắn trong thời gian tới lãi suất sẽ hạ xuống và chi phí vốn của các ngân hàng cũng hạ theo.
“Trong quý IV/2022 và quý I năm nay có lúc lãi suất tăng lên, nhưng sau các quyết định điều chỉnh lãi suất của NHNN thì lãi suất đã giảm. Và chỉ khi các mức lãi suất trên thị trường hạ xuống, chi phí vốn hạ thì các ngân hàng mới có khả năng điều chỉnh lãi suất cho vay”, Tổng giám đốc TPBank nói.
Nhiều ngân hàng đã hạ lãi tiết kiệm kỳ hạn ngắnCác ngân hàng thương mại đang rục rịch điều chỉnh mức lãi suất huy động tại các kỳ hạn ngắn 1-5 tháng theo quy định mới nhất của Ngân hàng Nhà nước.
20:37 24/5/2023
Ngân hàng Nhà nước giảm thêm lãi suất điều hành từ 25/5NHNN vừa có quyết định điều chỉnh giảm thêm một loạt mức lãi suất điều hành áp dụng từ ngày 25/5 gồm lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm.
19:33 23/5/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục định hướng giảm lãi suất cho vay
Theo NHNN, việc tiếp tục giảm các mức lãi suất điều hành là giải pháp linh hoạt, phù hợp với điều kiện thị trường hiện nay để hỗ trợ quá trình phục hồi tăng trưởng kinh tế.
Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ tiếp tục định hướng giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ nền kinh tế. Ảnh: Hoàng Hà.
Ngân hàng Nhà nước vừa có thông tin liên quan tình hình lãi suất huy động - cho vay trên thị trường trong bối cảnh cơ quan này đã có lần thứ 3 liên tiếp điều chỉnh giảm lãi suất điều hành từ đầu năm.
Cụ thể, cơ quan quản lý tiền tệ cho biết quyết định giảm lãi suất điều hành mới nhất được đưa ra trong bối cảnh kinh tế toàn cầu phục hồi thiếu chắc chắn; lạm phát đã qua đỉnh nhưng giảm chậm; rủi ro hệ thống ngân hàng phát sinh tại một số quốc gia lớn và nguy cơ suy thoái kinh tế khiến nhiều ngân hàng trung ương điều chỉnh chậm lại đà tăng lãi suất. Cùng với đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã phát tín hiệu có thể dừng tăng lãi suất sau lần điều chỉnh ngày 2/5 vừa qua.
Lý do giảm lãi suất điều hành lần thứ 3
Trong nước, NHNN cho biết trong 4 tháng đầu năm, một số chỉ tiêu đại diện cho tăng trưởng kinh tế đã tăng thấp hơn cùng kỳ với lý do chính là tổng cầu yếu và tăng trưởng kinh tế chậm lại. Đồng thời, lạm phát có dấu hiệu qua đỉnh và giá xăng dầu, nguyên vật liệu trong nước giảm theo xu hướng giá thế giới.
Trong khi đó, thị trường tiền tệ đã ghi nhận dấu hiệu ổn định, thanh khoản hệ thống tổ chức tín dụng dồi dào và có dư thừa, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của nền kinh tế. Thị trường ngoại tệ ổn định, thanh khoản thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ.
“Các giải pháp điều hành linh hoạt thanh khoản của NHNN đã góp phần bình ổn mặt bằng lãi suất thị trường, hỗ trợ tổ chức tín dụng giảm lãi suất huy động và cho vay đối với nền kinh tế”, NHNN cho biết.
Trong bối cảnh trên, để giảm thêm lãi suất cho vay và thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng, NHNN đã 3 lần điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành với tổng mức giảm 0,5-1,5 điểm %. Trong tháng 5, các tổ chức tín dụng đã và đang đưa ra các biện pháp giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân.
Lãi suất điều hành (%/năm) Trước 15/3 Từ 15/3 Từ 3/4 Từ 25/5 Lãi suất tái cấp vốn 6 6 5,5 5 Lãi suất tái chiết khấu 4,5 3,5 3,5 3,5 Lãi suất cho vay qua đêm và bù đắp thiếu hụt vốn 7 6 6 5,5 Trần lãi suất huy động không kỳ hạn và dưới 1 tháng 1 1 0,5 0,5 Trần lãi suất huy động từ 1 tháng đến dưới 6 tháng 6 6 5,5 5
Theo cơ quan quản lý tiền tệ, việc giảm lãi suất điều hành là giải pháp linh hoạt, phù hợp với điều kiện thị trường hiện nay. Qua đó tiếp tục định hướng giảm mặt bằng lãi suất cho vay của thị trường, góp phần tháo gỡ khó khăn cho người vay vốn ngân hàng.
Đồng thời, việc giảm trần lãi suất huy động kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng cũng hỗ trợ các ngân hàng giảm chi phí đầu vào, từ đó có điều kiện giảm lãi suất cho vay, tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp và người dân.
Trong thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục theo dõi diễn biến trong nước và quốc tế, dự báo lạm phát và lãi suất thị trường để có phương án điều hành phù hợp. Trong đó, nhà điều hành sẽ tiếp tục có giải pháp khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay.
Lãi suất cho vay sẽ giảm thời gian tới
Liên quan đợt giảm lãi suất điều hành mới nhất của NHNN, ông Lê Quang Vinh, Phó tổng giám đốc Vietcombank, cho biết đây là quyết định đúng đắn và Vietcombank sẽ nhanh chóng triển khai các nội dung liên quan để giảm lãi suất theo chỉ đạo của NHNN.
Theo ông Vinh, từ đầu năm đến nay, Vietcombank đã có 2 lần giảm lãi suất với mức giảm 0,5 điểm %, áp dụng với khoảng 240.000 khách hàng và quy mô dư nợ được hạ lãi suất khoảng 1,5 triệu tỷ đồng.
Về lãi suất cho vay trong thời gian tới, Phó tổng giám đốc Vietcombank cho rằng khi mặt bằng lãi suất huy động được giảm đồng đều, đương nhiên lãi suất cho vay cũng sẽ giảm tương ứng. Hiện nhà băng này đang theo sát và sẽ khẩn trương triển khai các đợt giảm lãi suất mới.
Tương tự, ông Phạm Như Ánh, Tổng giám đốc MB, cho rằng đây là thời điểm thích hợp để các ngân hàng hạ lãi suất huy động và từ đó tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay. Trong bối cảnh thị trường đang hấp thu vốn rất yếu, tăng trưởng kinh tế khó khăn, việc giảm lãi suất điều hành sẽ giảm được rất nhiều khó khăn cho khách hàng và cả các ngân hàng.
Chỉ khi các mức lãi suất trên thị trường hạ xuống, chi phí vốn hạ thì các ngân hàng mới có khả năng điều chỉnh lãi suất cho vayÔng Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc TPBank
Theo ông Ánh, tăng trưởng tín dụng của MB từ đầu năm đến nay khoảng 6,5% và ngân hàng kỳ vọng với mặt bằng lãi suất mới thấp hơn, MB sẽ đạt được mức tăng trưởng tín dụng tốt hơn trong các tháng còn lại. Dự kiến hết tháng 6, tốc độ tăng trưởng tín dụng của nhà băng này sẽ đạt 9%.
Ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc TPBank cũng cho rằng động thái giảm lãi suất điều hành của NHNN vừa qua đã gửi tín hiệu đến thị trường cho thấy nhà điều hành mong muốn lãi suất thị trường hạ xuống.
Theo ông Hưng, lãi suất huy động thời gian qua đã leo ở mức cao, với động thái mới nhất của NHNN, chắc chắn trong thời gian tới lãi suất sẽ hạ xuống và chi phí vốn của các ngân hàng cũng hạ theo.
“Trong quý IV/2022 và quý I năm nay có lúc lãi suất tăng lên, nhưng sau các quyết định điều chỉnh lãi suất của NHNN thì lãi suất đã giảm. Và chỉ khi các mức lãi suất trên thị trường hạ xuống, chi phí vốn hạ thì các ngân hàng mới có khả năng điều chỉnh lãi suất cho vay”, Tổng giám đốc TPBank nói.
Nhiều ngân hàng đã hạ lãi tiết kiệm kỳ hạn ngắnCác ngân hàng thương mại đang rục rịch điều chỉnh mức lãi suất huy động tại các kỳ hạn ngắn 1-5 tháng theo quy định mới nhất của Ngân hàng Nhà nước.
20:37 24/5/2023
Ngân hàng Nhà nước giảm thêm lãi suất điều hành từ 25/5NHNN vừa có quyết định điều chỉnh giảm thêm một loạt mức lãi suất điều hành áp dụng từ ngày 25/5 gồm lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm.
19:33 23/5/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | |
Giá vàng lại phá đỉnh, vượt 77 triệu đồng/lượng | Giá vàng miếng trong nước đang liên tục phá đỉnh. Hiện tại, giá mặt hàng này đã vượt mốc 77 triệu đồng. | Trong phiên giao dịch sáng nay (22/12), giá vàng miếng trong nước tiếp tục ghi nhận xu hướng vọt tăng mạnh cả triệu đồng tại hầu hết doanh nghiệp. Trong đó, một số đơn vị đã đưa giá bán vàng miếng vượt mốc 77 triệu đồng/lượng, cao nhất lịch sử.
Cụ thể, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) hiện chấp nhận mua vào vàng miếng ở mức 76,2 triệu đồng/lượng và bán ra ở 77,2 triệu đồng/lượng, tăng 1,4 triệu đồng ở cả hai chiều mua và bán so với chốt phiên liền trước.
Trong vòng 7 ngày qua, giá vàng miếng tại đây đã tăng tới 2,8 triệu đồng ở cả hai chiều. Diễn biến này giúp người mua vàng nhận khoản lãi 1,5 triệu đồng mỗi lượng chỉ sau một tuần.
Việc tăng vượt mốc 77 triệu đồng/lượng của vàng miếng SJC sáng nay cũng một lần nữa phá đỉnh lịch sử của mặt hàng này.
Chỉ trong chưa đầy 1 tháng gần đây, vàng miếng SJC đã liên tục phá đỉnh, tăng một mạch 5,7 triệu đồng ở chiều mua và 6 triệu đồng ở chiều bán. Diễn biến này cũng giúp người mua vàng tại đây nhận được khoản lãi gần 5 triệu đồng mỗi lượng chỉ sau một tháng.
Biến động giá vàng miếng SJC tại Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn. Ảnh: Giavangvietnam.
Tương tự SJC, các doanh nghiệp vàng trong nước như Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), Tập đoàn DOJI, Phú Quý, Bảo Tín Minh Châu... cũng điều chỉnh giá vàng miếng vượt mốc 77 triệu đồng/lượng sáng nay.
Cụ thể, Phú Quý điều chỉnh tăng 1,5 triệu đồng so với phiên liền trước, hiện chấp nhận mua vào ở mức 76,2 triệu/lượng và bán ra ở 77,2 triệu đồng. Bảo Tín Minh Châu giao dịch vàng miếng ở mức 76,3 - 77,2 triệu đồng/lượng, tăng 1,55 triệu đồng ở cả hai chiều.
Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) cũng đã điều chỉnh tăng giá mặt hàng này lên mức 76,3 triệu/lượng (mua) và 77,3 triệu/lượng (bán), cao hơn 1,4 triệu đồng đồng ở chiều mua và 1,5 triệu đồng ở chiều bán.
Tương tự, DOJI cũng tăng giá mua - bán vàng miếng lên mức 76,3 triệu đồng/lượng và 77,3 triệu đồng/lượng, cao hơn 1,55 triệu đồng cả hai chiều so với chốt phiên liền trước.
Nguyên nhân chính khiến giá vàng trong nước tăng vọt, một lần nữa phá đỉnh lịch sử là do giá vàng thế giới giao ngay đang tiến sát mốc 2.050 USD/ounce, tăng 20 USD so với cùng thời điểm hôm qua, tương đương tăng ròng gần 1% trong ngày. Hiện quy đổi giá vàng thế giới ra tiền Việt, chưa bao gồm thuế phí tương đương 60,41 triệu đồng/lượng.
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Đã có 357 sàn TMĐT cung cấp thông tin người bán cho cơ quan thuếTổng cục Thuế cho biết đã tiến hành truy thu, xử lý vi phạm với 179 doanh nghiệp và 1.061 cá nhân có hoạt động kinh doanh trên sàn thương mại điện tử với số tiền 275 tỷ đồng.
06:00 22/12/2023
Vietcombank muốn huy động 3.000 tỷ đồng trái phiếu trong tháng 12Đây cũng là lần đầu tiên nhà băng này công bố kế hoạch phát hành trái phiếu trong năm 2023.
18:00 21/12/2023
Chứng khoán 21/12: Thanh khoản quay trở về thời kỳ 'ngủ đông'Thanh khoản trên cả 3 sàn có xu hướng sụt giảm dần khi chỉ đạt 12.600 tỷ đồng, thu hẹp 16% so với phiên liền trước. Đây là mức thấp nhất kể từ thời điểm cuối tháng 10.
17:52 21/12/2023 | Giá vàng lại phá đỉnh, vượt 77 triệu đồng/lượng
Giá vàng miếng trong nước đang liên tục phá đỉnh. Hiện tại, giá mặt hàng này đã vượt mốc 77 triệu đồng.
Trong phiên giao dịch sáng nay (22/12), giá vàng miếng trong nước tiếp tục ghi nhận xu hướng vọt tăng mạnh cả triệu đồng tại hầu hết doanh nghiệp. Trong đó, một số đơn vị đã đưa giá bán vàng miếng vượt mốc 77 triệu đồng/lượng, cao nhất lịch sử.
Cụ thể, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) hiện chấp nhận mua vào vàng miếng ở mức 76,2 triệu đồng/lượng và bán ra ở 77,2 triệu đồng/lượng, tăng 1,4 triệu đồng ở cả hai chiều mua và bán so với chốt phiên liền trước.
Trong vòng 7 ngày qua, giá vàng miếng tại đây đã tăng tới 2,8 triệu đồng ở cả hai chiều. Diễn biến này giúp người mua vàng nhận khoản lãi 1,5 triệu đồng mỗi lượng chỉ sau một tuần.
Việc tăng vượt mốc 77 triệu đồng/lượng của vàng miếng SJC sáng nay cũng một lần nữa phá đỉnh lịch sử của mặt hàng này.
Chỉ trong chưa đầy 1 tháng gần đây, vàng miếng SJC đã liên tục phá đỉnh, tăng một mạch 5,7 triệu đồng ở chiều mua và 6 triệu đồng ở chiều bán. Diễn biến này cũng giúp người mua vàng tại đây nhận được khoản lãi gần 5 triệu đồng mỗi lượng chỉ sau một tháng.
Biến động giá vàng miếng SJC tại Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn. Ảnh: Giavangvietnam.
Tương tự SJC, các doanh nghiệp vàng trong nước như Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), Tập đoàn DOJI, Phú Quý, Bảo Tín Minh Châu... cũng điều chỉnh giá vàng miếng vượt mốc 77 triệu đồng/lượng sáng nay.
Cụ thể, Phú Quý điều chỉnh tăng 1,5 triệu đồng so với phiên liền trước, hiện chấp nhận mua vào ở mức 76,2 triệu/lượng và bán ra ở 77,2 triệu đồng. Bảo Tín Minh Châu giao dịch vàng miếng ở mức 76,3 - 77,2 triệu đồng/lượng, tăng 1,55 triệu đồng ở cả hai chiều.
Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) cũng đã điều chỉnh tăng giá mặt hàng này lên mức 76,3 triệu/lượng (mua) và 77,3 triệu/lượng (bán), cao hơn 1,4 triệu đồng đồng ở chiều mua và 1,5 triệu đồng ở chiều bán.
Tương tự, DOJI cũng tăng giá mua - bán vàng miếng lên mức 76,3 triệu đồng/lượng và 77,3 triệu đồng/lượng, cao hơn 1,55 triệu đồng cả hai chiều so với chốt phiên liền trước.
Nguyên nhân chính khiến giá vàng trong nước tăng vọt, một lần nữa phá đỉnh lịch sử là do giá vàng thế giới giao ngay đang tiến sát mốc 2.050 USD/ounce, tăng 20 USD so với cùng thời điểm hôm qua, tương đương tăng ròng gần 1% trong ngày. Hiện quy đổi giá vàng thế giới ra tiền Việt, chưa bao gồm thuế phí tương đương 60,41 triệu đồng/lượng.
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Đã có 357 sàn TMĐT cung cấp thông tin người bán cho cơ quan thuếTổng cục Thuế cho biết đã tiến hành truy thu, xử lý vi phạm với 179 doanh nghiệp và 1.061 cá nhân có hoạt động kinh doanh trên sàn thương mại điện tử với số tiền 275 tỷ đồng.
06:00 22/12/2023
Vietcombank muốn huy động 3.000 tỷ đồng trái phiếu trong tháng 12Đây cũng là lần đầu tiên nhà băng này công bố kế hoạch phát hành trái phiếu trong năm 2023.
18:00 21/12/2023
Chứng khoán 21/12: Thanh khoản quay trở về thời kỳ 'ngủ đông'Thanh khoản trên cả 3 sàn có xu hướng sụt giảm dần khi chỉ đạt 12.600 tỷ đồng, thu hẹp 16% so với phiên liền trước. Đây là mức thấp nhất kể từ thời điểm cuối tháng 10.
17:52 21/12/2023 | |
IFC rót 460 tỷ đồng vào chuỗi cửa hàng tiện lợi GS25 | Sơn Kim Retail và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) vừa ký kết hợp đồng đầu tư trị giá 460 tỷ đồng (tương đương 20 triệu USD) để đầu tư mở rộng hệ thống cửa hàng GS25. | Mới đây, Sơn Kim Retail và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) đã ký kết thỏa thuận đầu tư trị giá 460 tỷ đồng (tương đương 20 triệu USD) nhằm mục tiêu phát triển kinh doanh của Công ty TNHH GS 25 Việt Nam (GS25 VN) - thuộc hệ sinh thái Sơn Kim Retail.
Đại diện doanh nghiệp cho biết đây được xem là một trong những cột mốc quan trọng trong kế hoạch thu hút thêm nhiều khoản đầu tư lớn vào Sơn Kim Retail nhằm chuẩn bị cho sự phát triển bứt phá của ngành bán lẻ tại thị trường Việt Nam trong những năm tới.
Cũng tại buổi lễ này, GS25 VN đã ký kết hợp đồng tư vấn với IFC nhằm nâng cao các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, giảm thất thoát và lãng phí thực phẩm.
Theo đó, trong thời gian tới, chuỗi cửa hàng tiện lợi này sẽ triển khai kế hoạch mở rộng chuỗi cửa hàng với độ phủ trên toàn quốc.
Thực tế, khoản đầu tư 20 triệu USD này đã được IFC cân nhắc hồi cuối năm ngoái. Theo thông báo trước đó, khoản đầu tư dự kiến được sử dụng để thúc đẩy việc mở rộng chuỗi cửa hàng GS25 tại Việt Nam trong 3 năm tới. Chi phí dự án ước tính là 1.056 tỷ đồng (tương đương 46 triệu USD), bao gồm chi phí xây dựng, thiết bị, công cụ, vật tư và tiền đặt cọc thuê cửa hàng.
GS25 (thuộc GS Retail - Tập đoàn GS Group) là chuỗi cửa hàng tiện lợi của Hàn Quốc ra mắt tại Việt Nam vào đầu năm 2018 thông qua liên doanh với Sơn Kim Retail thuộc Tập đoàn Sơn Kim. Theo IFC, Sơn Kim Retail đang sở hữu 70% còn GS Retail của Hàn Quốc đang sở hữu 30% tại GS25 Việt Nam. Sau 4 năm kể từ ngày cửa hàng đầu tiên ra mắt, GS25 trở thành thương hiệu có số lượng cửa hàng tiện lợi đứng thứ hai tại Việt Nam.
Tính đến nay, GS25 Việt Nam có khoảng 200 cửa hàng, chủ yếu ở TP.HCM và các tỉnh lân cận. Mục tiêu của chuỗi cửa hàng này là sau 10 năm gia nhập thị trường Việt Nam, GS25 sẽ có hệ thống 2.500 cửa hàng trên toàn quốc.
Những năm gần đây, thị trường cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng về số lượng của nhiều thương hiệu như Circle K, FamilyMart, GS 25, 7- Eleven, Ministop... nhất là ở các thành phố lớn trên cả nước.
Về phía đơn vị đầu tư, IFC - một thành viên của Ngân hàng Thế giới, là tổ chức phát triển toàn cầu lớn nhất tập trung vào khu vực kinh tế tư nhân tại các thị trường mới nổi. IFC hoạt động tại hơn 100 quốc gia, sử dụng vốn, chuyên môn và tầm ảnh hưởng của mình để tạo ra thị trường và cơ hội tại các nước đang phát triển.
IFC muốn rót 20 triệu USD vào chuỗi cửa hàng tiện lợi GS25Thành viên của Ngân hàng Thế giới đang cân nhắc đầu tư 20 triệu USD để đổi lấy vốn cổ phần của nhà điều hành chuỗi cửa hàng tiện lợi Việt Nam GS 25.
21:47 15/12/2022
Chuỗi GS25 báo lỗ 167 tỷ đồng năm 2022CVS Holdings - chủ chuỗi cửa hàng tiện lợi GS25 đồng thời là công ty con của Sơn Kim Retail. Công ty lỗ này sau thuế 65 tỷ đồng, trong khi năm 2021 lỗ 128 tỷ.
14:02 6/4/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | IFC rót 460 tỷ đồng vào chuỗi cửa hàng tiện lợi GS25
Sơn Kim Retail và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) vừa ký kết hợp đồng đầu tư trị giá 460 tỷ đồng (tương đương 20 triệu USD) để đầu tư mở rộng hệ thống cửa hàng GS25.
Mới đây, Sơn Kim Retail và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) đã ký kết thỏa thuận đầu tư trị giá 460 tỷ đồng (tương đương 20 triệu USD) nhằm mục tiêu phát triển kinh doanh của Công ty TNHH GS 25 Việt Nam (GS25 VN) - thuộc hệ sinh thái Sơn Kim Retail.
Đại diện doanh nghiệp cho biết đây được xem là một trong những cột mốc quan trọng trong kế hoạch thu hút thêm nhiều khoản đầu tư lớn vào Sơn Kim Retail nhằm chuẩn bị cho sự phát triển bứt phá của ngành bán lẻ tại thị trường Việt Nam trong những năm tới.
Cũng tại buổi lễ này, GS25 VN đã ký kết hợp đồng tư vấn với IFC nhằm nâng cao các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, giảm thất thoát và lãng phí thực phẩm.
Theo đó, trong thời gian tới, chuỗi cửa hàng tiện lợi này sẽ triển khai kế hoạch mở rộng chuỗi cửa hàng với độ phủ trên toàn quốc.
Thực tế, khoản đầu tư 20 triệu USD này đã được IFC cân nhắc hồi cuối năm ngoái. Theo thông báo trước đó, khoản đầu tư dự kiến được sử dụng để thúc đẩy việc mở rộng chuỗi cửa hàng GS25 tại Việt Nam trong 3 năm tới. Chi phí dự án ước tính là 1.056 tỷ đồng (tương đương 46 triệu USD), bao gồm chi phí xây dựng, thiết bị, công cụ, vật tư và tiền đặt cọc thuê cửa hàng.
GS25 (thuộc GS Retail - Tập đoàn GS Group) là chuỗi cửa hàng tiện lợi của Hàn Quốc ra mắt tại Việt Nam vào đầu năm 2018 thông qua liên doanh với Sơn Kim Retail thuộc Tập đoàn Sơn Kim. Theo IFC, Sơn Kim Retail đang sở hữu 70% còn GS Retail của Hàn Quốc đang sở hữu 30% tại GS25 Việt Nam. Sau 4 năm kể từ ngày cửa hàng đầu tiên ra mắt, GS25 trở thành thương hiệu có số lượng cửa hàng tiện lợi đứng thứ hai tại Việt Nam.
Tính đến nay, GS25 Việt Nam có khoảng 200 cửa hàng, chủ yếu ở TP.HCM và các tỉnh lân cận. Mục tiêu của chuỗi cửa hàng này là sau 10 năm gia nhập thị trường Việt Nam, GS25 sẽ có hệ thống 2.500 cửa hàng trên toàn quốc.
Những năm gần đây, thị trường cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng về số lượng của nhiều thương hiệu như Circle K, FamilyMart, GS 25, 7- Eleven, Ministop... nhất là ở các thành phố lớn trên cả nước.
Về phía đơn vị đầu tư, IFC - một thành viên của Ngân hàng Thế giới, là tổ chức phát triển toàn cầu lớn nhất tập trung vào khu vực kinh tế tư nhân tại các thị trường mới nổi. IFC hoạt động tại hơn 100 quốc gia, sử dụng vốn, chuyên môn và tầm ảnh hưởng của mình để tạo ra thị trường và cơ hội tại các nước đang phát triển.
IFC muốn rót 20 triệu USD vào chuỗi cửa hàng tiện lợi GS25Thành viên của Ngân hàng Thế giới đang cân nhắc đầu tư 20 triệu USD để đổi lấy vốn cổ phần của nhà điều hành chuỗi cửa hàng tiện lợi Việt Nam GS 25.
21:47 15/12/2022
Chuỗi GS25 báo lỗ 167 tỷ đồng năm 2022CVS Holdings - chủ chuỗi cửa hàng tiện lợi GS25 đồng thời là công ty con của Sơn Kim Retail. Công ty lỗ này sau thuế 65 tỷ đồng, trong khi năm 2021 lỗ 128 tỷ.
14:02 6/4/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | |
VNDirect: Tăng trưởng tín dụng cả năm có thể chỉ đạt 10% | Với việc quy định cho vay thắt chặt, VNDirect cho rằng Thông tư 06 có thể làm chậm lại tăng trưởng tín dụng trong ngắn hạn nhưng về dài hạn sẽ đảm bảo an toàn hơn cho nền kinh tế. | Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới đây đã ban hành Thông tư 06/2023 sửa đổi một số điều về quy định hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Theo đó, Thông tư 06/2023 có 3 nội dung chính là bổ sung các mục đích vay vốn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao không được cho vay; đốc thúc các ngân hàng thương mại (NHTM) tăng cường giám sát với các khoản vay phục vụ mục đích đầu tư kinh doanh chứng khoán, mua hoặc kinh doanh bất động sản; và tạo hành lang pháp lý cho các khoản vay được duyệt thông qua phương tiện điện tử.
Cũng trong Thông tư 06, nhà điều hành đã đề xuất thêm một số quy định đối với các nhu cầu vốn không được cho vay, trong đó đáng chú ý bao gồm đảo nợ, để gửi tiền, thanh toán tiền góp vốn, mua chuyển nhượng phần vốn góp tại các CTCP chưa niêm yết, thanh toán tiền góp vốn hoặc hợp đồng hợp tác đầu tư với các dự án đầu tư không đủ điều kiện đưa vào kinh doanh.
VNDirect kỳ vọng tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng có thể đạt 10% vào cuối năm 2023. Nguồn: VND.
Lãi suất cho vay giảm mạnh
Với việc NHNN liên tục giảm lãi suất điều hành 4 lần trong 4 tháng gần đây, các NHTM cũng đều thực hiện các chính sách mạnh tay cắt giảm cho vay.
Thống kê của Công ty Chứng khoán VNDirect cho biết nhiều NHTM đã thực hiện giảm đồng loạt 0,5-1 điểm % lãi suất cho vay với các khoản vay hiện hữu và vay mới; hoặc giảm từ 1 điểm % trở lên với các khoản vay phục vụ tiêu dùng có TSĐB, bổ sung vốn lưu động, hoặc vay mới phục vụ hoạt động kinh doanh sản xuất.
Tuy nhiên, việc lãi suất cho vay giảm sâu trong thời gian qua tiềm ẩn rủi ro khi nguồn vốn giá rẻ có thể chuyển sang phục vụ cho các dự án/mục đích dưới chuẩn, tạo nên rủi ro bong bóng tín dụng cho nền kinh tế.
Ngoài ra, vì các NHTM thường chỉ giám sát lợi tức cố định và mục đích giải ngân của các khoản vay chứ không kiểm soát được tình hình kinh doanh hay nguồn trả nợ của bên nhận vốn góp (đối với các khoản vay để góp vốn), việc cho vay với hoạt động góp vốn sẽ dẫn đến rủi ro tiềm ẩn về tính hiệu quả của các khoản vay này, cũng như tiềm ẩn nguy cơ tăng nợ xấu trong tương lai.
Với việc quy định cho vay thắt chặt thêm, VNDirect cho rằng Thông tư 06 có thể làm chậm lại tăng trưởng tín dụng trong ngắn hạn, tuy nhiên trong dài hạn sẽ đảm bảo an toàn hơn cho toàn bộ nền kinh tế.
Tính đến ngày 15/6, tăng trưởng tín dụng toàn ngành mới đạt 3,36% so với đầu năm, mức thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Trong cả năm nay, các chuyên gia tại VNDirect dự báo tăng trưởng tín dụng toàn ngành có thể chỉ đạt mức 10%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu 14-15% của NHNN.
Tăng giám sát khoản vay chứng khoán, bất động sản
Bên cạnh việc bổ sung các điều kiện không được cho vay, NHNN cũng yêu cầu các NHTM tăng cường kiểm tra hoạt động cho vay với mục đích đảo nợ, hoặc phục vụ mục đích đầu tư kinh doanh chứng khoán, bất động sản.
Bằng việc tăng cường các quy định đối với việc giải ngân cho vay, Thông tư 06 sẽ giúp hướng dòng vốn tín dụng đến phục vụ các dự án/mục đích giá trị cao với nền kinh tế.
Cũng trên cơ sở nhu cầu ngày càng cao của thị trường với các khoản vay phê duyệt thông qua phương tiện điện tử, NHNN đã xây dựng cơ sở hành lang pháp lý cho hoạt động này (quy trình đánh giá rủi ro, lưu trữ hồ sơ, quy định dư nợ cho vay tối đa của một khách hàng tại một TCTD không quá 100 triệu đồng).
Chứng khoán VNDirect cho rằng đây là những tín hiệu tích cực cho việc phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại thị trường Việt Nam khi mà đến cuối 2022, dư nợ cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính tiêu dùng đạt khoảng 220.000 tỷ đồng, tăng 82% so với cùng kỳ, chiếm 8,5% dư nợ cho vay tiêu dùng của toàn hệ thống.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Tỷ phú bánh quy Trung Quốc kiếm hơn 6 tỷ USD trong vài ngàyGiá trị tài sản ròng của ông Xu Shihui - tỷ phú đứng sau hãng sản xuất bánh quy Trung Quốc - đã tăng vọt từ 1,2 tỷ USD lên 7,3 tỷ USD nhờ giá cổ phiếu tăng phi mã.
04:00 5/7/2023
Còn hơn 700.000 tỷ đồng vốn đầu tư công cần giải ngân đến cuối nămKế hoạch giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng đầu năm mới đạt hơn 30%, từ nay đến cuối năm, số vốn cần giải ngân còn khoảng 711.000 tỷ đồng để đạt kế hoạch được Chính phủ giao.
22:08 4/7/2023 | VNDirect: Tăng trưởng tín dụng cả năm có thể chỉ đạt 10%
Với việc quy định cho vay thắt chặt, VNDirect cho rằng Thông tư 06 có thể làm chậm lại tăng trưởng tín dụng trong ngắn hạn nhưng về dài hạn sẽ đảm bảo an toàn hơn cho nền kinh tế.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới đây đã ban hành Thông tư 06/2023 sửa đổi một số điều về quy định hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Theo đó, Thông tư 06/2023 có 3 nội dung chính là bổ sung các mục đích vay vốn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao không được cho vay; đốc thúc các ngân hàng thương mại (NHTM) tăng cường giám sát với các khoản vay phục vụ mục đích đầu tư kinh doanh chứng khoán, mua hoặc kinh doanh bất động sản; và tạo hành lang pháp lý cho các khoản vay được duyệt thông qua phương tiện điện tử.
Cũng trong Thông tư 06, nhà điều hành đã đề xuất thêm một số quy định đối với các nhu cầu vốn không được cho vay, trong đó đáng chú ý bao gồm đảo nợ, để gửi tiền, thanh toán tiền góp vốn, mua chuyển nhượng phần vốn góp tại các CTCP chưa niêm yết, thanh toán tiền góp vốn hoặc hợp đồng hợp tác đầu tư với các dự án đầu tư không đủ điều kiện đưa vào kinh doanh.
VNDirect kỳ vọng tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng có thể đạt 10% vào cuối năm 2023. Nguồn: VND.
Lãi suất cho vay giảm mạnh
Với việc NHNN liên tục giảm lãi suất điều hành 4 lần trong 4 tháng gần đây, các NHTM cũng đều thực hiện các chính sách mạnh tay cắt giảm cho vay.
Thống kê của Công ty Chứng khoán VNDirect cho biết nhiều NHTM đã thực hiện giảm đồng loạt 0,5-1 điểm % lãi suất cho vay với các khoản vay hiện hữu và vay mới; hoặc giảm từ 1 điểm % trở lên với các khoản vay phục vụ tiêu dùng có TSĐB, bổ sung vốn lưu động, hoặc vay mới phục vụ hoạt động kinh doanh sản xuất.
Tuy nhiên, việc lãi suất cho vay giảm sâu trong thời gian qua tiềm ẩn rủi ro khi nguồn vốn giá rẻ có thể chuyển sang phục vụ cho các dự án/mục đích dưới chuẩn, tạo nên rủi ro bong bóng tín dụng cho nền kinh tế.
Ngoài ra, vì các NHTM thường chỉ giám sát lợi tức cố định và mục đích giải ngân của các khoản vay chứ không kiểm soát được tình hình kinh doanh hay nguồn trả nợ của bên nhận vốn góp (đối với các khoản vay để góp vốn), việc cho vay với hoạt động góp vốn sẽ dẫn đến rủi ro tiềm ẩn về tính hiệu quả của các khoản vay này, cũng như tiềm ẩn nguy cơ tăng nợ xấu trong tương lai.
Với việc quy định cho vay thắt chặt thêm, VNDirect cho rằng Thông tư 06 có thể làm chậm lại tăng trưởng tín dụng trong ngắn hạn, tuy nhiên trong dài hạn sẽ đảm bảo an toàn hơn cho toàn bộ nền kinh tế.
Tính đến ngày 15/6, tăng trưởng tín dụng toàn ngành mới đạt 3,36% so với đầu năm, mức thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Trong cả năm nay, các chuyên gia tại VNDirect dự báo tăng trưởng tín dụng toàn ngành có thể chỉ đạt mức 10%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu 14-15% của NHNN.
Tăng giám sát khoản vay chứng khoán, bất động sản
Bên cạnh việc bổ sung các điều kiện không được cho vay, NHNN cũng yêu cầu các NHTM tăng cường kiểm tra hoạt động cho vay với mục đích đảo nợ, hoặc phục vụ mục đích đầu tư kinh doanh chứng khoán, bất động sản.
Bằng việc tăng cường các quy định đối với việc giải ngân cho vay, Thông tư 06 sẽ giúp hướng dòng vốn tín dụng đến phục vụ các dự án/mục đích giá trị cao với nền kinh tế.
Cũng trên cơ sở nhu cầu ngày càng cao của thị trường với các khoản vay phê duyệt thông qua phương tiện điện tử, NHNN đã xây dựng cơ sở hành lang pháp lý cho hoạt động này (quy trình đánh giá rủi ro, lưu trữ hồ sơ, quy định dư nợ cho vay tối đa của một khách hàng tại một TCTD không quá 100 triệu đồng).
Chứng khoán VNDirect cho rằng đây là những tín hiệu tích cực cho việc phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại thị trường Việt Nam khi mà đến cuối 2022, dư nợ cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính tiêu dùng đạt khoảng 220.000 tỷ đồng, tăng 82% so với cùng kỳ, chiếm 8,5% dư nợ cho vay tiêu dùng của toàn hệ thống.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Tỷ phú bánh quy Trung Quốc kiếm hơn 6 tỷ USD trong vài ngàyGiá trị tài sản ròng của ông Xu Shihui - tỷ phú đứng sau hãng sản xuất bánh quy Trung Quốc - đã tăng vọt từ 1,2 tỷ USD lên 7,3 tỷ USD nhờ giá cổ phiếu tăng phi mã.
04:00 5/7/2023
Còn hơn 700.000 tỷ đồng vốn đầu tư công cần giải ngân đến cuối nămKế hoạch giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng đầu năm mới đạt hơn 30%, từ nay đến cuối năm, số vốn cần giải ngân còn khoảng 711.000 tỷ đồng để đạt kế hoạch được Chính phủ giao.
22:08 4/7/2023 | |
Công ty họ Apec dừng kế hoạch gọi vốn 840 tỷ đồng | Lãnh đạo Apec Investment nói rằng thị trường hiện không thuận lợi nên tạm dừng phương án chào bán 84 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. | Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đầu tư Châu Á – Thái Bình Dương (Apec Investment - Mã: API) vừa thông qua quyết định về việc rút hồ sơ chào bán cổ phiếu ra công chúng.
"Do diễn biến thị trường chứng khoán không thuận lợi, ảnh hưởng đến việc phát hành và lợi ích của cổ đông. HĐQT sẽ xem xét thời điểm phù hợp để tiếp tục triển khai trong thời gian tiếp theo", thông báo nêu rõ.
Trước đó, công ty chuyên về bất động sản này dự kiến sẽ chào bán 84 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 1:1 để nâng vốn gấp đôi lên 1.681 tỷ đồng. Giá chào bán dự kiến 10.000 đồng/cổ phần, tương ứng số tiền huy động 840 tỷ đồng nếu thực hiện thành công.
Apec Investment dự định 400 tỷ đồng để thực hiện dự án Golden Palace Lạng Sơn; chi 240 tỷ đồng tăng vốn chủ sở hữu tại CTCP Apec Land Huế; trả nợ Apec Land Huế 100 tỷ đồng; trả nợ CTCP Lagoon Lăng Cô 89 tỷ đồng và còn lại là bổ sung vốn lưu động.
Công ty còn có kế hoạch chào bán riêng lẻ 40 triệu cổ phiếu khác để huy động số tiền 400 tỷ đồng. Nguồn vốn này dùng để đầu tư vào các dự án Đồi Ngô thông qua CTCP Đầu tư và phát triển đô thị HLC và dự án Du lịch Nghỉ dưỡng suối khoáng Kim Bôi qua CTCP Thương mại và Dịch vụ Kim Bôi.
Câu chuyện tạm dừng huy động vốn diễn ra sau khi công ty chịu ảnh hưởng bởi thông tin Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với 5 bị can là người nội bộ của doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái Apec Group.
Trong số này có Chủ tịch HĐQT Apec Investment Nguyễn Thị Thanh và thành viên HĐQT Nguyễn Đỗ Lăng. Công ty sau đó đã miễn nhiệm bà Thanh và bầu thay thế ông Nguyễn Văn Ly làm Chủ tịch HĐQT mới.
Ảnh hưởng từ việc các lãnh đạo bị khởi còn khiến cho cổ phiếu nhóm Apec (APS, API, IDJ) lao dốc dữ dội với nhiều phiên giảm sàn mất thanh khoản. Trong đó API hiện chỉ còn quanh 7.000 đồng/cổ phiếu, tức mất 45% sau sự việc trên.
Không chỉ Apec Investment mà trước đó 2 công ty niêm yết khác thuộc hệ sinh thái Apec Group cũng thông báo về việc rút hồ sơ chào bán cổ phiếu ra công chúng với lý do tương tự. Trong đó Đầu tư IDJ Việt Nam (Mã: IDJ) sẽ dừng triển khai phương án phát hành gần 173,5 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 1:1, nhằm tăng vốn gấp đôi từ mức 1.735 tỷ lên 3.470 tỷ đồng. Công ty Chứng khoán Châu Á – Thái Bình Dương (Mã: APS) cũng dừng triển khai phương án chào bán thêm 83 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 1:1, nhằm tăng gấp đôi lên mức 1.660 tỷ đồng.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | Công ty họ Apec dừng kế hoạch gọi vốn 840 tỷ đồng
Lãnh đạo Apec Investment nói rằng thị trường hiện không thuận lợi nên tạm dừng phương án chào bán 84 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.
Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đầu tư Châu Á – Thái Bình Dương (Apec Investment - Mã: API) vừa thông qua quyết định về việc rút hồ sơ chào bán cổ phiếu ra công chúng.
"Do diễn biến thị trường chứng khoán không thuận lợi, ảnh hưởng đến việc phát hành và lợi ích của cổ đông. HĐQT sẽ xem xét thời điểm phù hợp để tiếp tục triển khai trong thời gian tiếp theo", thông báo nêu rõ.
Trước đó, công ty chuyên về bất động sản này dự kiến sẽ chào bán 84 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 1:1 để nâng vốn gấp đôi lên 1.681 tỷ đồng. Giá chào bán dự kiến 10.000 đồng/cổ phần, tương ứng số tiền huy động 840 tỷ đồng nếu thực hiện thành công.
Apec Investment dự định 400 tỷ đồng để thực hiện dự án Golden Palace Lạng Sơn; chi 240 tỷ đồng tăng vốn chủ sở hữu tại CTCP Apec Land Huế; trả nợ Apec Land Huế 100 tỷ đồng; trả nợ CTCP Lagoon Lăng Cô 89 tỷ đồng và còn lại là bổ sung vốn lưu động.
Công ty còn có kế hoạch chào bán riêng lẻ 40 triệu cổ phiếu khác để huy động số tiền 400 tỷ đồng. Nguồn vốn này dùng để đầu tư vào các dự án Đồi Ngô thông qua CTCP Đầu tư và phát triển đô thị HLC và dự án Du lịch Nghỉ dưỡng suối khoáng Kim Bôi qua CTCP Thương mại và Dịch vụ Kim Bôi.
Câu chuyện tạm dừng huy động vốn diễn ra sau khi công ty chịu ảnh hưởng bởi thông tin Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với 5 bị can là người nội bộ của doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái Apec Group.
Trong số này có Chủ tịch HĐQT Apec Investment Nguyễn Thị Thanh và thành viên HĐQT Nguyễn Đỗ Lăng. Công ty sau đó đã miễn nhiệm bà Thanh và bầu thay thế ông Nguyễn Văn Ly làm Chủ tịch HĐQT mới.
Ảnh hưởng từ việc các lãnh đạo bị khởi còn khiến cho cổ phiếu nhóm Apec (APS, API, IDJ) lao dốc dữ dội với nhiều phiên giảm sàn mất thanh khoản. Trong đó API hiện chỉ còn quanh 7.000 đồng/cổ phiếu, tức mất 45% sau sự việc trên.
Không chỉ Apec Investment mà trước đó 2 công ty niêm yết khác thuộc hệ sinh thái Apec Group cũng thông báo về việc rút hồ sơ chào bán cổ phiếu ra công chúng với lý do tương tự. Trong đó Đầu tư IDJ Việt Nam (Mã: IDJ) sẽ dừng triển khai phương án phát hành gần 173,5 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 1:1, nhằm tăng vốn gấp đôi từ mức 1.735 tỷ lên 3.470 tỷ đồng. Công ty Chứng khoán Châu Á – Thái Bình Dương (Mã: APS) cũng dừng triển khai phương án chào bán thêm 83 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 1:1, nhằm tăng gấp đôi lên mức 1.660 tỷ đồng.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | |
Làn sóng vỡ nợ đang rình rập kinh tế Mỹ | Giới quan sát cảnh báo rằng một cuộc suy thoái toàn diện, song hành với khủng hoảng tín dụng có thể khiến các doanh nghiệp vỡ nợ tổng cộng 1.000 tỷ USD. | Theo Deutsche Bank, môi trường kinh tế và kinh doanh khắc nghiệt đã đặt dấu chấm hết cho sự bùng nổ tín dụng trong 20 năm qua. Ảnh: Reuters.
Theo các nhà phân tích tại Deutsche Bank (Đức), các điều kiện tín dụng bị thắt chặt có thể kích hoạt làn sóng vỡ nợ tại Mỹ và dẫn tới một cuộc suy thoái. Môi trường kinh tế và kinh doanh khắc nghiệt đã đặt dấu chấm hết cho sự bùng nổ tín dụng trong 20 năm qua.
Hai thập kỷ qua, các hoạt động cho vay đã bùng nổ nhờ lãi suất cực thấp và tăng trưởng kinh tế ổn định.
Nhưng kỷ nguyên đó sắp kết thúc với lãi suất cao hơn và các điều kiện cho vay nghiêm ngặt. Làn sóng vỡ nợ đang âm ỉ. Tại Mỹ, tỷ lệ vỡ nợ trái phiếu rủi ro cao đã tăng từ 1,1% trong năm ngoái lên 2,1%.
Tỷ lệ vỡ nợ đối với các khoản vay cũng tăng từ 1,4% lên 3,1% cùng kỳ.
Làn sóng vỡ nợ
Deutsche Bank cảnh báo rằng vỡ nợ trái phiếu lãi suất cao có thể đạt đỉnh 9%, còn tỷ lệ vỡ nợ đối với các khoản vay ngân hàng là 11,3%, sát mức cao kỷ lục 12% trong cuộc khủng hoảng tài chính.
"Các chỉ số của chúng tôi báo hiệu một làn sóng vỡ nợ sắp xảy ra. Chính sách thắt chặt của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng Trung ương Châu Âu đang xung đột với tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao và bóp nghẹt lợi nhuận của doanh nghiệp", các nhà phân tích nhận định.
Các chỉ số của chúng tôi báo hiệu một làn sóng vỡ nợ sắp xảy ra. Chính sách thắt chặt của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và Ngân hàng Trung ương Châu Âu đang xung đột với tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao và bóp nghẹt lợi nhuận của doanh nghiệpCác nhà phân tích tại Deutsche Bank
Các điều kiện tín dụng thắt chặt cũng đang báo hiệu về một cuộc suy thoái, sẽ xảy ra sau khi sự bùng nổ tín dụng kết thúc.
Thước đo của Deutsche Bank đang cho thấy 35-40% khả năng nền kinh tế Mỹ sẽ bước vào suy thoái, mức cao nhất kể từ đại dịch.
"Mô hình này đang nói với chúng tôi rằng, đã đến lúc phải bán ra", các nhà phân tích tiết lộ.
Những rắc rối trong ngành ngân hàng đã trở nên nghiêm trọng hơn từ đầu tháng 3. Thời điểm đó, các cơ quan quản lý đóng cửa Silicon Valley Bank (SVB) - ngân hàng lớn thứ 17 tại Mỹ.
Sự sụp đổ của SVB được cho là do những đợt tăng lãi suất điều hành dồn dập của Fed sau giai đoạn nới lỏng chính sách tiền tệ trong thời kỳ đại dịch.
Mối đe dọa với tăng trưởng kinh tế
Theo sau đó là sự sụp đổ của Signature Bank. Khách hàng ồ ạt rút tiền khỏi các nhà băng do niềm tin đã bị hủy hoại nghiêm trọng. Không lâu sau, JPMorgan phải tiếp quản First Republic Bank. Bên ngoài nước Mỹ, UBS cũng ra tay giải cứu Credit Suisse - ngân hàng lớn thứ 2 Thụy Sĩ vốn đang trượt dài trong khủng hoảng.
Theo một báo cáo được Fed công bố hồi đầu tháng trước, tình trạng hỗn loạn của những ngân hàng cỡ trung nước này sẽ khiến các nhà băng thắt chặt tiêu chuẩn cho vay đối với doanh nghiệp và hộ gia đình. Đó là mối đe dọa đối với tăng trưởng kinh tế Mỹ.
Các quan chức tin rằng rắc rối sẽ kéo dài sang năm sau. Nguyên nhân chủ yếu là tăng trưởng kinh tế giảm sút, tiền gửi có thể bị rút ồ ạt và khả năng chống chịu giảm đi.
Theo các chuyên gia được khảo sát, triển vọng của ngành vẫn khá ảm đạm trong năm sau.
Còn theo dữ liệu từ Morgan Stanley, các ngân hàng đã bắt đầu thắt chặt hoạt động cho vay ở mức độ cao chưa từng thấy. Điều này đang làm gia tăng nguy cơ suy thoái trong năm 2023.
Bank of America cho biết một cuộc suy thoái toàn diện, song hành với khủng hoảng tín dụng có thể khiến các doanh nghiệp vỡ nợ tổng cộng 1.000 tỷ USD.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Vũ Hán chật vật đòi nợTình hình tài chính của các chính quyền tỉnh, thành phố tại Trung Quốc đã xấu đi đáng kể sau đại dịch. Riêng Vũ Hán mắc kẹt trong khoản nợ khó đòi lên tới 14 triệu USD.
06:58 31/5/2023
Giá vàng vẫn chật vậtNguy cơ vỡ nợ của Mỹ đang tăng lên. Điều này đáng lẽ sẽ giúp vàng - một tài sản trú ẩn an toàn - được hưởng lợi trực tiếp. Nhưng giá vàng vẫn lao dốc mạnh.
18:16 25/5/2023 | Làn sóng vỡ nợ đang rình rập kinh tế Mỹ
Giới quan sát cảnh báo rằng một cuộc suy thoái toàn diện, song hành với khủng hoảng tín dụng có thể khiến các doanh nghiệp vỡ nợ tổng cộng 1.000 tỷ USD.
Theo Deutsche Bank, môi trường kinh tế và kinh doanh khắc nghiệt đã đặt dấu chấm hết cho sự bùng nổ tín dụng trong 20 năm qua. Ảnh: Reuters.
Theo các nhà phân tích tại Deutsche Bank (Đức), các điều kiện tín dụng bị thắt chặt có thể kích hoạt làn sóng vỡ nợ tại Mỹ và dẫn tới một cuộc suy thoái. Môi trường kinh tế và kinh doanh khắc nghiệt đã đặt dấu chấm hết cho sự bùng nổ tín dụng trong 20 năm qua.
Hai thập kỷ qua, các hoạt động cho vay đã bùng nổ nhờ lãi suất cực thấp và tăng trưởng kinh tế ổn định.
Nhưng kỷ nguyên đó sắp kết thúc với lãi suất cao hơn và các điều kiện cho vay nghiêm ngặt. Làn sóng vỡ nợ đang âm ỉ. Tại Mỹ, tỷ lệ vỡ nợ trái phiếu rủi ro cao đã tăng từ 1,1% trong năm ngoái lên 2,1%.
Tỷ lệ vỡ nợ đối với các khoản vay cũng tăng từ 1,4% lên 3,1% cùng kỳ.
Làn sóng vỡ nợ
Deutsche Bank cảnh báo rằng vỡ nợ trái phiếu lãi suất cao có thể đạt đỉnh 9%, còn tỷ lệ vỡ nợ đối với các khoản vay ngân hàng là 11,3%, sát mức cao kỷ lục 12% trong cuộc khủng hoảng tài chính.
"Các chỉ số của chúng tôi báo hiệu một làn sóng vỡ nợ sắp xảy ra. Chính sách thắt chặt của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng Trung ương Châu Âu đang xung đột với tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao và bóp nghẹt lợi nhuận của doanh nghiệp", các nhà phân tích nhận định.
Các chỉ số của chúng tôi báo hiệu một làn sóng vỡ nợ sắp xảy ra. Chính sách thắt chặt của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và Ngân hàng Trung ương Châu Âu đang xung đột với tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao và bóp nghẹt lợi nhuận của doanh nghiệpCác nhà phân tích tại Deutsche Bank
Các điều kiện tín dụng thắt chặt cũng đang báo hiệu về một cuộc suy thoái, sẽ xảy ra sau khi sự bùng nổ tín dụng kết thúc.
Thước đo của Deutsche Bank đang cho thấy 35-40% khả năng nền kinh tế Mỹ sẽ bước vào suy thoái, mức cao nhất kể từ đại dịch.
"Mô hình này đang nói với chúng tôi rằng, đã đến lúc phải bán ra", các nhà phân tích tiết lộ.
Những rắc rối trong ngành ngân hàng đã trở nên nghiêm trọng hơn từ đầu tháng 3. Thời điểm đó, các cơ quan quản lý đóng cửa Silicon Valley Bank (SVB) - ngân hàng lớn thứ 17 tại Mỹ.
Sự sụp đổ của SVB được cho là do những đợt tăng lãi suất điều hành dồn dập của Fed sau giai đoạn nới lỏng chính sách tiền tệ trong thời kỳ đại dịch.
Mối đe dọa với tăng trưởng kinh tế
Theo sau đó là sự sụp đổ của Signature Bank. Khách hàng ồ ạt rút tiền khỏi các nhà băng do niềm tin đã bị hủy hoại nghiêm trọng. Không lâu sau, JPMorgan phải tiếp quản First Republic Bank. Bên ngoài nước Mỹ, UBS cũng ra tay giải cứu Credit Suisse - ngân hàng lớn thứ 2 Thụy Sĩ vốn đang trượt dài trong khủng hoảng.
Theo một báo cáo được Fed công bố hồi đầu tháng trước, tình trạng hỗn loạn của những ngân hàng cỡ trung nước này sẽ khiến các nhà băng thắt chặt tiêu chuẩn cho vay đối với doanh nghiệp và hộ gia đình. Đó là mối đe dọa đối với tăng trưởng kinh tế Mỹ.
Các quan chức tin rằng rắc rối sẽ kéo dài sang năm sau. Nguyên nhân chủ yếu là tăng trưởng kinh tế giảm sút, tiền gửi có thể bị rút ồ ạt và khả năng chống chịu giảm đi.
Theo các chuyên gia được khảo sát, triển vọng của ngành vẫn khá ảm đạm trong năm sau.
Còn theo dữ liệu từ Morgan Stanley, các ngân hàng đã bắt đầu thắt chặt hoạt động cho vay ở mức độ cao chưa từng thấy. Điều này đang làm gia tăng nguy cơ suy thoái trong năm 2023.
Bank of America cho biết một cuộc suy thoái toàn diện, song hành với khủng hoảng tín dụng có thể khiến các doanh nghiệp vỡ nợ tổng cộng 1.000 tỷ USD.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Vũ Hán chật vật đòi nợTình hình tài chính của các chính quyền tỉnh, thành phố tại Trung Quốc đã xấu đi đáng kể sau đại dịch. Riêng Vũ Hán mắc kẹt trong khoản nợ khó đòi lên tới 14 triệu USD.
06:58 31/5/2023
Giá vàng vẫn chật vậtNguy cơ vỡ nợ của Mỹ đang tăng lên. Điều này đáng lẽ sẽ giúp vàng - một tài sản trú ẩn an toàn - được hưởng lợi trực tiếp. Nhưng giá vàng vẫn lao dốc mạnh.
18:16 25/5/2023 | |
Công ty địa ốc có 12.400 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong tháng này | Trong tháng cuối cùng của năm, tổng giá trị trái phiếu sẽ đến hạn là 26.761 tỷ đồng. Trong đó, 46% giá trị đến từ nhóm bất động sản. | Theo dữ liệu Hiệp hội Trái phiếu Việt Nam (VBMA) tổng hợp từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC), tính đến ngày 1/12, đã có 35 đợt phát hành riêng lẻ trong tháng 11 với tổng giá trị hơn 29.331 tỷ đồng. Các đợt phát hành có lãi suất trung bình 8,2%/năm với kỳ hạn trung bình 6 năm.
Lũy kế từ đầu năm đến nay, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt 249.454 tỷ đồng. Trong đó gồm 28 đợt phát hành ra công chúng trị giá 27.070 tỷ đồng (chiếm 10,9% tổng giá trị phát hành) và 217 đợt phát hành riêng lẻ trị giá 222.384 tỷ đồng (chiếm 89,1%).
TỶ TRỌNG GIÁ TRỊ PHÁT HÀNH THEO NHÓM NGÀNH Phạm vi 11 tháng/2023. Nhãn Ngân hàng Bất động sản Hàng tiêu dùng Nguyên vật liệu Xây dựng Khác Tỷ trọng % 49 28.3 4.4 2.9 0.9 14.5
Các doanh nghiệp cũng mua lại 10.664 tỷ đồng trái phiếu trong tháng 11. Tổng giá trị trái phiếu được các doanh nghiệp mua lại trước hạn lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 11 đạt 210.003 tỷ đồng, tăng 16,9% so với cùng kỳ năm 2022 và tương đương 84,2% giá trị phát hành.
Ngân hàng là nhóm ngành dẫn đầu các đợt mua lại, chiếm 47,9% tổng giá trị mua lại trước hạn, tương ứng 100.490 tỷ đồng.
Trong phần còn lại của năm 2023, tổng giá trị trái phiếu sẽ đến hạn là 26.761 tỷ đồng. Trong đó, 46% giá trị trái phiếu sắp đáo hạn thuộc nhóm bất động sản với hơn 12.372 tỷ đồng, theo sau là nhóm ngân hàng với 4.030 tỷ đồng, chiếm 15%.
Theo số liệu trên HNX, chủ của những lô trái phiếu sắp đến hạn trong tháng 12 có sự góp mặt của một số doanh nghiệp đang vướng vào lùm xùm như Vạn Thịnh Phát, FLC, LDG...
Giá trị trái phiếu doanh nghiệp sắp đáo hạn từ nay đến hết năm 2024. Ảnh: VBMA.
Điển hình như CTCP Đầu tư Quang Thuận đang có lô trái phiếu đến hạn trị giá 1.500 tỷ đồng, lớn thứ 2 trong tháng cuối năm nay. Quang Thuận chính là một trong 4 doanh nghiệp có liên quan đến CTCP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát bị cơ quan điều tra xác định có hành vi gian dối, làm trái quy định khi tạo lập 25 gói trái phiếu với tổng giá trị 30.081 tỷ đồng để bán cho trái chủ, huy động tiền và chiếm đoạt.
CTCP Tập đoàn FLC và CTCP Đầu tư LDG cũng có dư nợ trái phiếu đến hạn trong tháng này lần lượt là 1.000 tỷ và 200 tỷ đồng.
Doanh nghiệp bất động sản có dư nợ trái phiếu đến hạn thanh toán lớn nhất tháng 12 là CTCP Đầu tư và Phát triển Du lịch Phú Quốc, tổ chức liên quan đến Vingroup, với 2.400 tỷ đồng.
Nhiều doanh nghiệp liên quan đến CTCP Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland) cũng đến hạn trả nợ trái phiếu với giá trị 3.780 tỷ đồng.
Khối ngoại tháo chạy khỏi một cổ phiếu BĐS, xả ra gần 1.000 tỷ đồngKhối ngoại bán ròng gần 4.000 tỷ đồng tính riêng trên sàn HoSE. Trong đó mã VHM của Vinhomes bị bán ròng 980 tỷ đồng.
17:01 9/12/2023
Quỹ ngoại lại muốn thoái vốn khỏi VinasunSau 2 lần bất thành, quỹ ngoại lại đăng ký thoái 2,5 triệu cổ phiếu Vinasun nhằm mục đích cơ cấu danh mục. Giao dịch dự kiến thu về 32,5 tỷ đồng tính theo thị giá hiện tại.
17:01 8/12/2023
DN liên quan Vạn Thịnh Phát sắp đến hạn hàng nghìn tỷ đồng trái phiếuCTCP Đầu tư Quang Thuận đang có lô trái phiếu đến hạn trị giá 1.500 tỷ đồng. Đây là 1 trong 4 doanh nghiệp có liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
19:50 2/12/2023
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | Công ty địa ốc có 12.400 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong tháng này
Trong tháng cuối cùng của năm, tổng giá trị trái phiếu sẽ đến hạn là 26.761 tỷ đồng. Trong đó, 46% giá trị đến từ nhóm bất động sản.
Theo dữ liệu Hiệp hội Trái phiếu Việt Nam (VBMA) tổng hợp từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC), tính đến ngày 1/12, đã có 35 đợt phát hành riêng lẻ trong tháng 11 với tổng giá trị hơn 29.331 tỷ đồng. Các đợt phát hành có lãi suất trung bình 8,2%/năm với kỳ hạn trung bình 6 năm.
Lũy kế từ đầu năm đến nay, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt 249.454 tỷ đồng. Trong đó gồm 28 đợt phát hành ra công chúng trị giá 27.070 tỷ đồng (chiếm 10,9% tổng giá trị phát hành) và 217 đợt phát hành riêng lẻ trị giá 222.384 tỷ đồng (chiếm 89,1%).
TỶ TRỌNG GIÁ TRỊ PHÁT HÀNH THEO NHÓM NGÀNH Phạm vi 11 tháng/2023. Nhãn Ngân hàng Bất động sản Hàng tiêu dùng Nguyên vật liệu Xây dựng Khác Tỷ trọng % 49 28.3 4.4 2.9 0.9 14.5
Các doanh nghiệp cũng mua lại 10.664 tỷ đồng trái phiếu trong tháng 11. Tổng giá trị trái phiếu được các doanh nghiệp mua lại trước hạn lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 11 đạt 210.003 tỷ đồng, tăng 16,9% so với cùng kỳ năm 2022 và tương đương 84,2% giá trị phát hành.
Ngân hàng là nhóm ngành dẫn đầu các đợt mua lại, chiếm 47,9% tổng giá trị mua lại trước hạn, tương ứng 100.490 tỷ đồng.
Trong phần còn lại của năm 2023, tổng giá trị trái phiếu sẽ đến hạn là 26.761 tỷ đồng. Trong đó, 46% giá trị trái phiếu sắp đáo hạn thuộc nhóm bất động sản với hơn 12.372 tỷ đồng, theo sau là nhóm ngân hàng với 4.030 tỷ đồng, chiếm 15%.
Theo số liệu trên HNX, chủ của những lô trái phiếu sắp đến hạn trong tháng 12 có sự góp mặt của một số doanh nghiệp đang vướng vào lùm xùm như Vạn Thịnh Phát, FLC, LDG...
Giá trị trái phiếu doanh nghiệp sắp đáo hạn từ nay đến hết năm 2024. Ảnh: VBMA.
Điển hình như CTCP Đầu tư Quang Thuận đang có lô trái phiếu đến hạn trị giá 1.500 tỷ đồng, lớn thứ 2 trong tháng cuối năm nay. Quang Thuận chính là một trong 4 doanh nghiệp có liên quan đến CTCP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát bị cơ quan điều tra xác định có hành vi gian dối, làm trái quy định khi tạo lập 25 gói trái phiếu với tổng giá trị 30.081 tỷ đồng để bán cho trái chủ, huy động tiền và chiếm đoạt.
CTCP Tập đoàn FLC và CTCP Đầu tư LDG cũng có dư nợ trái phiếu đến hạn trong tháng này lần lượt là 1.000 tỷ và 200 tỷ đồng.
Doanh nghiệp bất động sản có dư nợ trái phiếu đến hạn thanh toán lớn nhất tháng 12 là CTCP Đầu tư và Phát triển Du lịch Phú Quốc, tổ chức liên quan đến Vingroup, với 2.400 tỷ đồng.
Nhiều doanh nghiệp liên quan đến CTCP Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland) cũng đến hạn trả nợ trái phiếu với giá trị 3.780 tỷ đồng.
Khối ngoại tháo chạy khỏi một cổ phiếu BĐS, xả ra gần 1.000 tỷ đồngKhối ngoại bán ròng gần 4.000 tỷ đồng tính riêng trên sàn HoSE. Trong đó mã VHM của Vinhomes bị bán ròng 980 tỷ đồng.
17:01 9/12/2023
Quỹ ngoại lại muốn thoái vốn khỏi VinasunSau 2 lần bất thành, quỹ ngoại lại đăng ký thoái 2,5 triệu cổ phiếu Vinasun nhằm mục đích cơ cấu danh mục. Giao dịch dự kiến thu về 32,5 tỷ đồng tính theo thị giá hiện tại.
17:01 8/12/2023
DN liên quan Vạn Thịnh Phát sắp đến hạn hàng nghìn tỷ đồng trái phiếuCTCP Đầu tư Quang Thuận đang có lô trái phiếu đến hạn trị giá 1.500 tỷ đồng. Đây là 1 trong 4 doanh nghiệp có liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
19:50 2/12/2023
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | |
Gelex tất toán thêm 2 lô trái phiếu 700 tỷ đồng | Cổ phiếu GEX bật tăng trần lên mức cao nhất 8 tháng sau thông tin doanh nghiệp trả nợ đúng hạn 2 lô trái phiếu lớn giá trị 700 tỷ đồng. | Tập đoàn Gelex (Mã: GEX) vừa thông báo đã thanh toán đúng hạn, đầy đủ tiền gốc và lãi trái phiếu cho những người sở hữu 2 lô trái phiếu có tổng mệnh giá 700 tỷ đồng vào ngày 29/5.
Trong đó, trái phiếu mã GEX_BOND_A_2020 có mệnh giá 500 tỷ đồng và mã GEX_BOND_B_2020 có mệnh giá 200 tỷ đồng. Tập đoàn còn trả tiền lãi giá trị lần lượt 16,1 tỷ và 8,9 tỷ đồng cho các trái chủ.
Đây là đợt tất toán trái phiếu lớn nhất trong năm 2023 của Gelex. Trước đó tập đoàn này có thực hiện hai đợt mua lại các trái phiếu khác với giá trị 45,5 tỷ và 104,9 tỷ đồng vào ngày 20/2.
Như vậy, đến nay Gelex chỉ còn bốn lô trái phiếu đang lưu hành là GELEXH1929001 giá trị 1.150 tỷ đồng (đáo hạn đến 2029), lô BONDGEX/2020.02 chỉ còn 17,1 tỷ, lô BONDGEX/2020.01 giá trị 11,7 tỷ và mã GEXH2124002 còn dư nợ 800 tỷ đồng (đáo hạn đến 2024).
Việc thanh toán đúng hạn lượng lớn trái phiếu đang giúp cổ đông Gelex hưng phấn đẩy giá cổ phiếu GEX bất ngờ tăng trần lên 16.500 đồng trong phiên 1/6, tăng hơn 25% trong một tháng qua và là mức cao nhất từ tháng 10/2022 đến nay.
Khối lượng giao dịch cũng tăng đột biến lên gần 37,3 triệu đơn vị được sang tay, cao nhất kể từ đầu năm và là mã giao dịch nhiều nhất toàn thị trường. Giá trị vốn hóa doanh nghiệp theo đó cũng tăng vọt lên hơn 14.000 tỷ đồng.
Năm 2023, Gelex đặt mục tiêu doanh thu thuần hợp nhất 37.457 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1.272 tỷ đồng, bằng lần lượt 117% và 61% so với thực hiện 2022.
Ban lãnh đạo đánh giá bối cảnh nền kinh tế vĩ mô vẫn còn tiềm ẩn nhiều biến động khó lường, nhất là lạm phát và lãi suất tiếp tục neo ở mức cao, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp theo đó được xây dựng một cách thận trọng.
Tập đoàn này định hướng sẽ hoạt động theo mô hình holdings, tiếp tục đầu tư theo chiều sâu ở mảng sản xuất công nghiệp và triển khai nhiều dự án trọng điểm, đặc biệt là khu công nghiệp và bất động sản công nghiệp.
Kết quả 3 tháng đầu năm cho thấy doanh thu lại suy giảm 26% so với cùng kỳ về mức 6.438 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế thậm chí giảm 95% chỉ còn 34 tỷ đồng, chủ yếu do chi phí đầu vào và chi phí tài chính tăng cao.
Gelex có Chủ tịch HĐQT mớiGelex thông báo đã miễn nhiệm 2 thành viên HĐQT và bầu ông Nguyễn Trọng Hiền làm tân Chủ tịch HĐQT cho nhiệm kỳ 2021-2026, trong quá trình chuyển giao sang thế hệ lãnh đạo trẻ hơn.
08:01 27/4/2023
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | Gelex tất toán thêm 2 lô trái phiếu 700 tỷ đồng
Cổ phiếu GEX bật tăng trần lên mức cao nhất 8 tháng sau thông tin doanh nghiệp trả nợ đúng hạn 2 lô trái phiếu lớn giá trị 700 tỷ đồng.
Tập đoàn Gelex (Mã: GEX) vừa thông báo đã thanh toán đúng hạn, đầy đủ tiền gốc và lãi trái phiếu cho những người sở hữu 2 lô trái phiếu có tổng mệnh giá 700 tỷ đồng vào ngày 29/5.
Trong đó, trái phiếu mã GEX_BOND_A_2020 có mệnh giá 500 tỷ đồng và mã GEX_BOND_B_2020 có mệnh giá 200 tỷ đồng. Tập đoàn còn trả tiền lãi giá trị lần lượt 16,1 tỷ và 8,9 tỷ đồng cho các trái chủ.
Đây là đợt tất toán trái phiếu lớn nhất trong năm 2023 của Gelex. Trước đó tập đoàn này có thực hiện hai đợt mua lại các trái phiếu khác với giá trị 45,5 tỷ và 104,9 tỷ đồng vào ngày 20/2.
Như vậy, đến nay Gelex chỉ còn bốn lô trái phiếu đang lưu hành là GELEXH1929001 giá trị 1.150 tỷ đồng (đáo hạn đến 2029), lô BONDGEX/2020.02 chỉ còn 17,1 tỷ, lô BONDGEX/2020.01 giá trị 11,7 tỷ và mã GEXH2124002 còn dư nợ 800 tỷ đồng (đáo hạn đến 2024).
Việc thanh toán đúng hạn lượng lớn trái phiếu đang giúp cổ đông Gelex hưng phấn đẩy giá cổ phiếu GEX bất ngờ tăng trần lên 16.500 đồng trong phiên 1/6, tăng hơn 25% trong một tháng qua và là mức cao nhất từ tháng 10/2022 đến nay.
Khối lượng giao dịch cũng tăng đột biến lên gần 37,3 triệu đơn vị được sang tay, cao nhất kể từ đầu năm và là mã giao dịch nhiều nhất toàn thị trường. Giá trị vốn hóa doanh nghiệp theo đó cũng tăng vọt lên hơn 14.000 tỷ đồng.
Năm 2023, Gelex đặt mục tiêu doanh thu thuần hợp nhất 37.457 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1.272 tỷ đồng, bằng lần lượt 117% và 61% so với thực hiện 2022.
Ban lãnh đạo đánh giá bối cảnh nền kinh tế vĩ mô vẫn còn tiềm ẩn nhiều biến động khó lường, nhất là lạm phát và lãi suất tiếp tục neo ở mức cao, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp theo đó được xây dựng một cách thận trọng.
Tập đoàn này định hướng sẽ hoạt động theo mô hình holdings, tiếp tục đầu tư theo chiều sâu ở mảng sản xuất công nghiệp và triển khai nhiều dự án trọng điểm, đặc biệt là khu công nghiệp và bất động sản công nghiệp.
Kết quả 3 tháng đầu năm cho thấy doanh thu lại suy giảm 26% so với cùng kỳ về mức 6.438 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế thậm chí giảm 95% chỉ còn 34 tỷ đồng, chủ yếu do chi phí đầu vào và chi phí tài chính tăng cao.
Gelex có Chủ tịch HĐQT mớiGelex thông báo đã miễn nhiệm 2 thành viên HĐQT và bầu ông Nguyễn Trọng Hiền làm tân Chủ tịch HĐQT cho nhiệm kỳ 2021-2026, trong quá trình chuyển giao sang thế hệ lãnh đạo trẻ hơn.
08:01 27/4/2023
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.