title
stringlengths 0
393
| description
stringlengths 0
32.7k
| content
stringlengths 0
778k
| text
stringlengths 2
778k
| url
stringlengths 0
202
|
---|---|---|---|---|
Vietcombank, BIDV, VietinBank lãi hơn 1 tỷ USD quý I | Tổng lợi nhuận của 3 ngân hàng quốc doanh đã vượt mức 24.000 tỷ đồng trong quý I, tăng 19% so với cùng kỳ. Trong đó, BIDV là nhà băng có lợi nhuận tăng mạnh nhất (+53%). | Vietcombank, BIDV, VietinBank thu về khoản lãi trước thuế hơn 1 tỷ USD quý I. Ảnh: Hoàng Hà.
Tính đến cuối tháng 4, cả 3 ngân hàng quốc doanh đang niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán gồm Vietcombank, BIDV và VietinBank đều đã công bố báo cáo tài chính quý I với khoản lợi nhuận trước thuế tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm 2022.
Với Vietcombank, nhà băng này tiếp tục duy trì vị thế lợi nhuận cao nhất hệ thống với 11.221 tỷ đồng trước thuế, tăng gần 13% so với cùng kỳ.
Vietcombank lại lãi hơn chục nghìn tỷ
Động lực tăng trưởng chính của Vietcombank vẫn đến từ hoạt động cho vay với thu nhập lãi thuần đạt 14.203 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ. Ngược lại, hoạt động dịch vụ quý I của ngân hàng lại ghi nhận tăng trưởng âm với mức 1.456 tỷ đồng (-46%).
Trong khi đó, các mảng kinh doanh ngoài tín dụng khác của nhà băng này đều ghi nhận tăng trưởng dương trong quý vừa qua với hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng 12%, mang về 1.706 tỷ; mua bán chứng khoán kinh doanh mang về 30 tỷ (+82%); lãi thuần từ hoạt động khác đạt 1.083 tỷ (+124%) và thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần đạt 40 tỷ đồng (+61%).
Tính chung quý I, Vietcombank ghi nhận hơn 18.500 tỷ đồng tổng thu nhập, tăng 11% so với cùng kỳ. Trong khi chi phí hoạt động tăng mạnh hơn (+17%) thì chi phí dự phòng rủi ro tín dụng lại giảm (-11%), giúp Vietcombank thu về khoản lợi nhuận trên chục nghìn tỷ đồng.
Đây cũng là quý thứ 2 liên tiếp mà ngân hàng này thu về khoản lãi trên 10.000 tỷ đồng. Nếu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, khoản lãi ròng nhà băng này thu về quý vừa qua cũng là 8.992 tỷ đồng, tăng 13%.
Trong quý I, báo cáo tài chính của BIDV cho biết ngân hàng đã ghi nhận gần 17.300 tỷ đồng tổng thu nhập sau 3 tháng đầu năm, tăng 6% so với cùng kỳ. Đóng góp chính trong số này cũng là hoạt động cho vay với thu nhập lãi thuần đạt 13.936 tỷ (+9%), chiếm 81% tổng thu nhập quý.
Các mảng kinh doanh ngoài cho vay của BIDV cũng ghi nhận tăng trưởng tích cực trong quý vừa qua với hoạt động dịch vụ đạt 1.517 tỷ (+19%); kinh doanh ngoại hối mang về 673 tỷ (+15%); mua bán chứng khoán kinh doanh đạt 66 tỷ (cùng kỳ lỗ 2 tỷ) và thu từ góp vốn mua cổ phần đạt 110 tỷ đồng (+33%).
KẾT QUẢ KINH DOANH GẦN ĐÂY CỦA VIETCOMBANK, BIDV, VIETINBANK Nguồn: BCTC NH; Tổng hợp. NhãnVietcombankBIDVVietinBank I/2022 tỷ đồng 995045145822 II 742365705785 III 756666734157 IV 1241953815349 I/2023 1122169205980
Trong quý vừa qua, chỉ có hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư và hoạt động khác của BIDV là ghi nhận tăng trưởng âm so với cùng kỳ nhưng vẫn mang về xấp xỉ 1.000 tỷ đồng lãi thuần.
Trong bối cảnh tổng thu nhập tăng một con số, trong khi chi phí hoạt động tăng cao hơn (+12%), BIDV vẫn ghi nhận lợi nhuận tăng mạnh nhờ tiết giảm đáng kể chi phí dự phòng rủi ro tín dụng.
Theo đó, quý I năm nay, nhà băng này đã chi ra hơn 5.527 tỷ đồng để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, giảm 25% so với cùng kỳ năm trước, tương đương mức giảm ròng gần 1.900 tỷ.
Đây cũng là nguyên nhân chính giúp BIDV thu về khoản lãi trước thuế 6.920 tỷ đồng quý I, tăng tới 53% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức lợi nhuận cao nhất mà ngân hàng này từng thu về được trong một quý kinh doanh. Đồng thời, giúp BIDV có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận tốt nhất nhóm ngân hàng quốc doanh.
Lợi nhuận VietinBank hao mòn vì dự phòng
Về phía VietinBank, kết thúc quý đầu năm, nhà băng này ghi nhận hơn 17.000 tỷ đồng tổng thu nhập và báo lãi trước thuế 5.980 tỷ, tăng lần lượt 21% và 3%.
Tương tự Vietcombank và BIDV, tăng trưởng doanh thu của VietinBank cũng được hỗ trợ chính từ hoạt động cho vay với thu nhập lãi thuần đạt 12.666 tỷ đồng, tăng 25%. Các mảng kinh doanh ngoài tín dụng như dịch vụ, ngoại hối, chứng khoán đầu tư của nhà băng này đều ghi nhận tăng trưởng hai con số.
Nguyên nhân khiến VietinBank chỉ ghi nhận tăng trưởng một con số ở chỉ tiêu lợi nhuận quý I chính là việc phải trích lập gần 6.724 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ năm trước.
Với kết quả kinh doanh kể trên, bộ ba ngân hàng quốc doanh Vietcombank, BIDV và VietinBank đã ghi nhận tổng cộng 24.121 tỷ đồng lãi trước thuế trong quý đầu năm, tăng 19% so với cùng kỳ 2022 và là năm đầu tiên vượt mốc 1 tỷ USD.
Tính đến cuối quý I, cùng với Agribank, 3 ngân hàng kể trên vẫn là nhóm có quy mô tài sản lớn nhất hệ thống.
CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA NHÓM NGÂN HÀNG QUỐC DOANH Số liệu tính đến cuối tháng 3/2023. Nguồn: BCTC NH; Tổng hợp. NhãnBIDVVietcombankVietinBank Tổng tài sản tỷ đồng 210686518464311823962 Tiền gửi khách hàng 149739512814881272350 Cho vay khách hàng 159715211740811333109 Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ % 1.550.851.3
Trong đó, BIDV có tổng tài sản vượt 2,106 triệu tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm (-0,6%); số dư tiền gửi khách hàng tại đây đạt 1,497 triệu tỷ (+1,6%) và số dư cho vay khách hàng đạt trên 1,597 triệu tỷ (+4,9%). Số dư nợ xấu (nhóm 3-5) đến cuối tháng 3 của nhà băng này là hơn 24.729 tỷ đồng, tăng 40% so với đầu năm và chiếm 1,55% tổng dư nợ cho vay khách hàng.
Các chỉ tiêu này tại Vietcombank là tổng tài sản đạt 1,846 triệu tỷ đồng (+1,8%); tiền gửi của khách hàng đạt trên 1,281 triệu tỷ (3,1%) và cho vay khách hàng hơn 1,174 triệu tỷ (+2,5%). Trong đó, tổng nợ xấu vào khoảng 9.942 tỷ đồng, tăng 27% so với đầu năm và chiếm 0,85% tổng dư nợ.
Tại VietinBank, các chỉ tiêu tài chính quan trọng nhất hiện lần lượt là tổng tài sản đạt trên 1,823 triệu tỷ đồng (+0,9%); tiền gửi khách hàng đạt 1,272 triệu tỷ (+1,9%) và cho vay khách hàng ở mức 1,333 triệu tỷ (+4,6%). Số dư nợ xấu của nhà băng này là hơn 17.035 tỷ, tăng 8% so với đầu năm và chiếm 1,3% tổng dư nợ.
Một điểm chung trong báo cáo kết quả kinh doanh quý I của 3 ngân hàng quốc doanh kể trên là đều ghi nhận biên lãi thuần (NIM) suy giảm.
Theo đó, thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự (lãi từ cho vay) của các nhà băng này đều ghi nhận mức tăng 40-50% so với cùng kỳ, tuy nhiên chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự (lãi đi vay) lại tăng tới 70-80%. Chỉ số này cho thấy chi phí vốn của các ngân hàng đều đã tăng mạnh trong quý I trong bối cảnh lãi suất huy động tăng cao từ cuối năm 2022 đến đầu năm nay.
Những khoản lãi nghìn tỷ của ngân hàng quý đầu nămMột loạt ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh quý I với những khoản lợi nhuận nghìn tỷ, tuy nhiên, so với cùng kỳ năm 2022, tăng trưởng lợi nhuận các ngân hàng đã chậm lại.
07:00 21/4/2023
Ngân hàng dè dặt mục tiêu lợi nhuậnCác ngân hàng đang rục rịch tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên và đưa ra kế hoạch kinh doanh năm 2023 với xu hướng tăng trưởng thấp so với năm 2022.
06:00 3/3/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | Vietcombank, BIDV, VietinBank lãi hơn 1 tỷ USD quý I
Tổng lợi nhuận của 3 ngân hàng quốc doanh đã vượt mức 24.000 tỷ đồng trong quý I, tăng 19% so với cùng kỳ. Trong đó, BIDV là nhà băng có lợi nhuận tăng mạnh nhất (+53%).
Vietcombank, BIDV, VietinBank thu về khoản lãi trước thuế hơn 1 tỷ USD quý I. Ảnh: Hoàng Hà.
Tính đến cuối tháng 4, cả 3 ngân hàng quốc doanh đang niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán gồm Vietcombank, BIDV và VietinBank đều đã công bố báo cáo tài chính quý I với khoản lợi nhuận trước thuế tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm 2022.
Với Vietcombank, nhà băng này tiếp tục duy trì vị thế lợi nhuận cao nhất hệ thống với 11.221 tỷ đồng trước thuế, tăng gần 13% so với cùng kỳ.
Vietcombank lại lãi hơn chục nghìn tỷ
Động lực tăng trưởng chính của Vietcombank vẫn đến từ hoạt động cho vay với thu nhập lãi thuần đạt 14.203 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ. Ngược lại, hoạt động dịch vụ quý I của ngân hàng lại ghi nhận tăng trưởng âm với mức 1.456 tỷ đồng (-46%).
Trong khi đó, các mảng kinh doanh ngoài tín dụng khác của nhà băng này đều ghi nhận tăng trưởng dương trong quý vừa qua với hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng 12%, mang về 1.706 tỷ; mua bán chứng khoán kinh doanh mang về 30 tỷ (+82%); lãi thuần từ hoạt động khác đạt 1.083 tỷ (+124%) và thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần đạt 40 tỷ đồng (+61%).
Tính chung quý I, Vietcombank ghi nhận hơn 18.500 tỷ đồng tổng thu nhập, tăng 11% so với cùng kỳ. Trong khi chi phí hoạt động tăng mạnh hơn (+17%) thì chi phí dự phòng rủi ro tín dụng lại giảm (-11%), giúp Vietcombank thu về khoản lợi nhuận trên chục nghìn tỷ đồng.
Đây cũng là quý thứ 2 liên tiếp mà ngân hàng này thu về khoản lãi trên 10.000 tỷ đồng. Nếu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, khoản lãi ròng nhà băng này thu về quý vừa qua cũng là 8.992 tỷ đồng, tăng 13%.
Trong quý I, báo cáo tài chính của BIDV cho biết ngân hàng đã ghi nhận gần 17.300 tỷ đồng tổng thu nhập sau 3 tháng đầu năm, tăng 6% so với cùng kỳ. Đóng góp chính trong số này cũng là hoạt động cho vay với thu nhập lãi thuần đạt 13.936 tỷ (+9%), chiếm 81% tổng thu nhập quý.
Các mảng kinh doanh ngoài cho vay của BIDV cũng ghi nhận tăng trưởng tích cực trong quý vừa qua với hoạt động dịch vụ đạt 1.517 tỷ (+19%); kinh doanh ngoại hối mang về 673 tỷ (+15%); mua bán chứng khoán kinh doanh đạt 66 tỷ (cùng kỳ lỗ 2 tỷ) và thu từ góp vốn mua cổ phần đạt 110 tỷ đồng (+33%).
KẾT QUẢ KINH DOANH GẦN ĐÂY CỦA VIETCOMBANK, BIDV, VIETINBANK Nguồn: BCTC NH; Tổng hợp. NhãnVietcombankBIDVVietinBank I/2022 tỷ đồng 995045145822 II 742365705785 III 756666734157 IV 1241953815349 I/2023 1122169205980
Trong quý vừa qua, chỉ có hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư và hoạt động khác của BIDV là ghi nhận tăng trưởng âm so với cùng kỳ nhưng vẫn mang về xấp xỉ 1.000 tỷ đồng lãi thuần.
Trong bối cảnh tổng thu nhập tăng một con số, trong khi chi phí hoạt động tăng cao hơn (+12%), BIDV vẫn ghi nhận lợi nhuận tăng mạnh nhờ tiết giảm đáng kể chi phí dự phòng rủi ro tín dụng.
Theo đó, quý I năm nay, nhà băng này đã chi ra hơn 5.527 tỷ đồng để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, giảm 25% so với cùng kỳ năm trước, tương đương mức giảm ròng gần 1.900 tỷ.
Đây cũng là nguyên nhân chính giúp BIDV thu về khoản lãi trước thuế 6.920 tỷ đồng quý I, tăng tới 53% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức lợi nhuận cao nhất mà ngân hàng này từng thu về được trong một quý kinh doanh. Đồng thời, giúp BIDV có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận tốt nhất nhóm ngân hàng quốc doanh.
Lợi nhuận VietinBank hao mòn vì dự phòng
Về phía VietinBank, kết thúc quý đầu năm, nhà băng này ghi nhận hơn 17.000 tỷ đồng tổng thu nhập và báo lãi trước thuế 5.980 tỷ, tăng lần lượt 21% và 3%.
Tương tự Vietcombank và BIDV, tăng trưởng doanh thu của VietinBank cũng được hỗ trợ chính từ hoạt động cho vay với thu nhập lãi thuần đạt 12.666 tỷ đồng, tăng 25%. Các mảng kinh doanh ngoài tín dụng như dịch vụ, ngoại hối, chứng khoán đầu tư của nhà băng này đều ghi nhận tăng trưởng hai con số.
Nguyên nhân khiến VietinBank chỉ ghi nhận tăng trưởng một con số ở chỉ tiêu lợi nhuận quý I chính là việc phải trích lập gần 6.724 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ năm trước.
Với kết quả kinh doanh kể trên, bộ ba ngân hàng quốc doanh Vietcombank, BIDV và VietinBank đã ghi nhận tổng cộng 24.121 tỷ đồng lãi trước thuế trong quý đầu năm, tăng 19% so với cùng kỳ 2022 và là năm đầu tiên vượt mốc 1 tỷ USD.
Tính đến cuối quý I, cùng với Agribank, 3 ngân hàng kể trên vẫn là nhóm có quy mô tài sản lớn nhất hệ thống.
CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA NHÓM NGÂN HÀNG QUỐC DOANH Số liệu tính đến cuối tháng 3/2023. Nguồn: BCTC NH; Tổng hợp. NhãnBIDVVietcombankVietinBank Tổng tài sản tỷ đồng 210686518464311823962 Tiền gửi khách hàng 149739512814881272350 Cho vay khách hàng 159715211740811333109 Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ % 1.550.851.3
Trong đó, BIDV có tổng tài sản vượt 2,106 triệu tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm (-0,6%); số dư tiền gửi khách hàng tại đây đạt 1,497 triệu tỷ (+1,6%) và số dư cho vay khách hàng đạt trên 1,597 triệu tỷ (+4,9%). Số dư nợ xấu (nhóm 3-5) đến cuối tháng 3 của nhà băng này là hơn 24.729 tỷ đồng, tăng 40% so với đầu năm và chiếm 1,55% tổng dư nợ cho vay khách hàng.
Các chỉ tiêu này tại Vietcombank là tổng tài sản đạt 1,846 triệu tỷ đồng (+1,8%); tiền gửi của khách hàng đạt trên 1,281 triệu tỷ (3,1%) và cho vay khách hàng hơn 1,174 triệu tỷ (+2,5%). Trong đó, tổng nợ xấu vào khoảng 9.942 tỷ đồng, tăng 27% so với đầu năm và chiếm 0,85% tổng dư nợ.
Tại VietinBank, các chỉ tiêu tài chính quan trọng nhất hiện lần lượt là tổng tài sản đạt trên 1,823 triệu tỷ đồng (+0,9%); tiền gửi khách hàng đạt 1,272 triệu tỷ (+1,9%) và cho vay khách hàng ở mức 1,333 triệu tỷ (+4,6%). Số dư nợ xấu của nhà băng này là hơn 17.035 tỷ, tăng 8% so với đầu năm và chiếm 1,3% tổng dư nợ.
Một điểm chung trong báo cáo kết quả kinh doanh quý I của 3 ngân hàng quốc doanh kể trên là đều ghi nhận biên lãi thuần (NIM) suy giảm.
Theo đó, thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự (lãi từ cho vay) của các nhà băng này đều ghi nhận mức tăng 40-50% so với cùng kỳ, tuy nhiên chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự (lãi đi vay) lại tăng tới 70-80%. Chỉ số này cho thấy chi phí vốn của các ngân hàng đều đã tăng mạnh trong quý I trong bối cảnh lãi suất huy động tăng cao từ cuối năm 2022 đến đầu năm nay.
Những khoản lãi nghìn tỷ của ngân hàng quý đầu nămMột loạt ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh quý I với những khoản lợi nhuận nghìn tỷ, tuy nhiên, so với cùng kỳ năm 2022, tăng trưởng lợi nhuận các ngân hàng đã chậm lại.
07:00 21/4/2023
Ngân hàng dè dặt mục tiêu lợi nhuậnCác ngân hàng đang rục rịch tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên và đưa ra kế hoạch kinh doanh năm 2023 với xu hướng tăng trưởng thấp so với năm 2022.
06:00 3/3/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | |
Ngân hàng dồn dập mua lại trái phiếu trước hạn | VNDirect thống kê riêng quý II các nhà băng đã mua lại tổng cộng 39.842 tỷ đồng trái phiếu trước hạn, cao đột biến so với mức 330 tỷ đồng trong quý I. | Theo số liệu được Công ty Chứng khoán VNDirect tổng hợp, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã ghi nhận 12 đợt phát hành thành công trong quý II. Tổng giá trị theo mệnh giá đạt khoảng 8.736 tỷ đồng, giảm 69% so với quý I và giảm 92% so với cùng kỳ.
Trái phiếu được phát hành riêng lẻ chiếm áp đảo với 11 đợt chào bán, tổng giá trị 6.736 tỷ đồng, chiếm hơn 77% tổng lượng phát hành. Còn lại là 1 đợt chào bán trái phiếu ra công chúng.
"Sau một số đợt phát hành có giá trị cao trong tháng 3 (sau khi Nghị định 08 được ban hành), hoạt động phát hành trái phiếu riêng lẻ trong quý II lại rơi vào tình trạng ảm đạm", VNDirect đánh giá.
Nhóm chuyên gia tại đây cho rằng niềm tin của nhà đầu tư vẫn chưa quay trở lại với thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong bối cảnh còn nhiều công ty đang gặp khó khăn về kinh doanh và dòng tiền, dẫn tới chậm thanh toán các khoản nợ đến hạn và làm hoạt động phát hành mới ảm đạm.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, tổng giá trị phát hành trái phiếu toàn thị trường đã giảm 79% còn khoảng 38.142 tỷ đồng. Trong đó, các đợt phát hành riêng lẻ đạt 32.242 tỷ đồng, giảm 82% và phát hành ra công chúng đạt 5.900 tỷ đồng, giảm 16% so với cùng kỳ.
CƠ CẤU TPDN PHÁT HÀNH TRONG QUÝ II Nguồn: HNX, VNDirect. Nhãn Bất động sản Tập đoàn đa ngành Logistics Khác Tỷ trọng % 33.4 22.9 10.3 33.4
Trong khi đó, hoạt động đàm phán gia hạn kỳ hạn trái phiếu diễn ra sôi động kể từ khi Nghị Định 08 được ban hành. Thị trường đã ghi nhận hơn 30 tổ chức phát hành đạt được thỏa thuận với các trái chủ, với tổng giá trị trái phiếu được gia hạn hơn 42.000 tỷ đồng.
Hoạt động mua lại trước hạn cũng sôi động trở lại, nhất là từ sau tháng 5. Theo VNDirect, tổng giá trị trái phiếu được mua trước hạn riêng quý II là hơn 62.535 tỷ đồng, tăng 77% so với quý I và tăng gần 5% so với cùng kỳ.
Các chuyên gia VNDirect cho biết giá trị mua lại trước hạn gia tăng chủ yếu đến từ nhóm ngân hàng. Các nhà băng đã mua lại tổng cộng 39.842 tỷ đồng trái phiếu trước hạn, chiếm 64% tổng giá trị mua trong quý vừa qua (trong khi quý I chỉ mua lại 330 tỷ đồng).
Trong đó, nhu cầu tín dụng yếu trong những tháng đầu năm cùng với mặt bằng lãi suất huy động giảm mạnh, thanh khoản hệ thống ngân hàng dồi dào hơn là động lực để các ngân hàng thực hiện mua lại trước hạn các lô trái phiếu phát hành riêng lẻ trong các tháng qua.
Dù vậy, danh sách các doanh nghiệp chậm nghĩa vụ thanh toán tiếp tục gia tăng bởi khó khăn về dòng tiền và hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn.
VNDirect thống kê đến ngày 26/6, có khoảng 59 doanh nghiệp nằm trong danh sách chậm nghĩa vụ thanh toán lãi hoặc nợ gốc trái phiếu. Tổng dư nợ trái phiếu của các doanh nghiệp này vào khoảng 159.500 tỷ đồng, chiếm gần 15% tổng dư nợ toàn thị trường (trong đó có khoảng 43.800 tỷ đồng sẽ đáo hạn trong năm 2023).
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | Ngân hàng dồn dập mua lại trái phiếu trước hạn
VNDirect thống kê riêng quý II các nhà băng đã mua lại tổng cộng 39.842 tỷ đồng trái phiếu trước hạn, cao đột biến so với mức 330 tỷ đồng trong quý I.
Theo số liệu được Công ty Chứng khoán VNDirect tổng hợp, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã ghi nhận 12 đợt phát hành thành công trong quý II. Tổng giá trị theo mệnh giá đạt khoảng 8.736 tỷ đồng, giảm 69% so với quý I và giảm 92% so với cùng kỳ.
Trái phiếu được phát hành riêng lẻ chiếm áp đảo với 11 đợt chào bán, tổng giá trị 6.736 tỷ đồng, chiếm hơn 77% tổng lượng phát hành. Còn lại là 1 đợt chào bán trái phiếu ra công chúng.
"Sau một số đợt phát hành có giá trị cao trong tháng 3 (sau khi Nghị định 08 được ban hành), hoạt động phát hành trái phiếu riêng lẻ trong quý II lại rơi vào tình trạng ảm đạm", VNDirect đánh giá.
Nhóm chuyên gia tại đây cho rằng niềm tin của nhà đầu tư vẫn chưa quay trở lại với thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong bối cảnh còn nhiều công ty đang gặp khó khăn về kinh doanh và dòng tiền, dẫn tới chậm thanh toán các khoản nợ đến hạn và làm hoạt động phát hành mới ảm đạm.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, tổng giá trị phát hành trái phiếu toàn thị trường đã giảm 79% còn khoảng 38.142 tỷ đồng. Trong đó, các đợt phát hành riêng lẻ đạt 32.242 tỷ đồng, giảm 82% và phát hành ra công chúng đạt 5.900 tỷ đồng, giảm 16% so với cùng kỳ.
CƠ CẤU TPDN PHÁT HÀNH TRONG QUÝ II Nguồn: HNX, VNDirect. Nhãn Bất động sản Tập đoàn đa ngành Logistics Khác Tỷ trọng % 33.4 22.9 10.3 33.4
Trong khi đó, hoạt động đàm phán gia hạn kỳ hạn trái phiếu diễn ra sôi động kể từ khi Nghị Định 08 được ban hành. Thị trường đã ghi nhận hơn 30 tổ chức phát hành đạt được thỏa thuận với các trái chủ, với tổng giá trị trái phiếu được gia hạn hơn 42.000 tỷ đồng.
Hoạt động mua lại trước hạn cũng sôi động trở lại, nhất là từ sau tháng 5. Theo VNDirect, tổng giá trị trái phiếu được mua trước hạn riêng quý II là hơn 62.535 tỷ đồng, tăng 77% so với quý I và tăng gần 5% so với cùng kỳ.
Các chuyên gia VNDirect cho biết giá trị mua lại trước hạn gia tăng chủ yếu đến từ nhóm ngân hàng. Các nhà băng đã mua lại tổng cộng 39.842 tỷ đồng trái phiếu trước hạn, chiếm 64% tổng giá trị mua trong quý vừa qua (trong khi quý I chỉ mua lại 330 tỷ đồng).
Trong đó, nhu cầu tín dụng yếu trong những tháng đầu năm cùng với mặt bằng lãi suất huy động giảm mạnh, thanh khoản hệ thống ngân hàng dồi dào hơn là động lực để các ngân hàng thực hiện mua lại trước hạn các lô trái phiếu phát hành riêng lẻ trong các tháng qua.
Dù vậy, danh sách các doanh nghiệp chậm nghĩa vụ thanh toán tiếp tục gia tăng bởi khó khăn về dòng tiền và hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn.
VNDirect thống kê đến ngày 26/6, có khoảng 59 doanh nghiệp nằm trong danh sách chậm nghĩa vụ thanh toán lãi hoặc nợ gốc trái phiếu. Tổng dư nợ trái phiếu của các doanh nghiệp này vào khoảng 159.500 tỷ đồng, chiếm gần 15% tổng dư nợ toàn thị trường (trong đó có khoảng 43.800 tỷ đồng sẽ đáo hạn trong năm 2023).
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | |
Yêu cầu các ngân hàng giám sát việc cấp tín dụng 'sân sau' | Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng cổ phần tuân thủ đúng quy định của pháp luật về sở hữu cổ phần, cấp tín dụng đối với cổ đông và người có liên quan. | NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng kiểm soát chặt chất lượng tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Ảnh: Chí Hùng.
Theo văn bản số 3205/NHNN-TTGSNH Ngân hàng Nhà nước gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, nhà điều hành chính sách tiền tệ đã đưa ra một loạt yêu cầu với các tổ chức tín dụng nhằm kiểm soát hoạt động cấp tín dụng với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, hạn chế phát sinh nợ xấu.
Cụ thể, NHNN cho biết để đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, cơ quan quản lý yêu cầu các tổ chức tín dụng cần tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế việc phát sinh mới nợ nhóm 2 và nợ xấu (nhóm 3-5). Trong đó, các ngân hàng phải lưu ý kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, thực hiện phân loại tài sản có, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro theo đúng quy định pháp luật.
Đồng thời, các nhà băng cũng phải tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp thu hồi nợ xấu và nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.
Trong hoạt động cấp tín dụng, NHNN yêu cầu các ngân hàng cổ phần tuân thủ đúng quy định của pháp luật về sở hữu cổ phần, cấp tín dụng đối với cổ đông và người có liên quan. Đối với ngân hàng có sở hữu cổ phần vượt giới hạn quy định, nhà điều hành yêu cầu khẩn trương thực hiện các giải pháp xử lý quyết liệt vấn đề này, phối hợp chặt chẽ cổ đông lớn xây dựng giải pháp thoái vốn theo quy định, chỉ đạo của cấp có thẩm quyền nhằm tuân thủ quy định của pháp luật.
Các tổ chức tín dụng cũng được yêu cầu tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ; rà soát, theo dõi, giám sát chặt chẽ hoạt động cấp tín dụng, biến động sở hữu cổ phần của cổ đông và người có liên quan, nhóm cổ đông cần quan tâm (nếu có). Trong đó, cần kịp thời phát hiện, xử lý các tồn tại, vi phạm về sở hữu cổ phần, cấp tín dụng, góp vốn không đúng quy định, ngăn ngừa sở hữu chéo, thao túng hoạt động của tổ chức tín dụng.
NHNN cũng yêu cầu các ngân hàng thương mại tăng cường rà soát, kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động phát hành thư tín dụng (L/C) nội địa, đảm bảo đúng quy định pháp luật và quy định nội bộ (trong đó lưu ý các trường hợp khách hàng là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, xây dựng). Có biện pháp cụ thể nhằm kiểm soát rủi ro phát sinh từ hoạt động phát hành L/C nội địa, hạn chế rủi ro phát sinh nợ xấu, góp phần đảm bảo chất lượng tín dụng của ngân hàng.
Trước đó, NHNN cũng đã đề xuất một loạt quy định nhằm giới hạn hoạt động cho vay "sân sau" cũng như giới hạn tỷ lệ sở hữu của các cổ đông tại ngân hàng trong dự thảo Luật Tổ chức tín dụng sửa đổi.
Theo đó, NHNN đề xuất bổ sung quy định một cổ đông cá nhân sẽ không được sở hữu quá 3% vốn điều lệ ngân hàng, thấp hơn quy định hiện tại là không quá 5%. Tương tự, một cổ đông là tổ chức sẽ không được sở hữu quá 10% vốn điều lệ ngân hàng (trừ một số trường hợp), cũng thấp hơn mức 15% đang cho phép.
Ngoài ra, thay vì để cổ đông và người có liên quan được sở hữu tối đa 20% vốn ngân hàng, NHNN đề xuất đưa tỷ lệ này về mức 15%. Và cổ đông lớn của một ngân hàng cùng người có liên quan không được sở hữu quá 5% vốn của một ngân hàng khác.
Tiền người dân gửi vào ngân hàng tăng mạnh khi lãi suất caoTính đến cuối tháng 2, tiền gửi của nhóm khách hàng dân cư đã tăng lên gần 6,18 triệu tỷ đồng, vượt số dư tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại hệ thống ngân hàng.
15:59 8/5/2023
Ngân hàng Thế giới có chủ tịch mớiTân Chủ tịch Ngân hàng Thế giới là ông Ajay Banga, một người Mỹ gốc Ấn Độ. Ông sẽ chính thức đảm nhiệm vị trí này vào ngày 2/6.
12:05 4/5/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | Yêu cầu các ngân hàng giám sát việc cấp tín dụng 'sân sau'
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng cổ phần tuân thủ đúng quy định của pháp luật về sở hữu cổ phần, cấp tín dụng đối với cổ đông và người có liên quan.
NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng kiểm soát chặt chất lượng tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Ảnh: Chí Hùng.
Theo văn bản số 3205/NHNN-TTGSNH Ngân hàng Nhà nước gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, nhà điều hành chính sách tiền tệ đã đưa ra một loạt yêu cầu với các tổ chức tín dụng nhằm kiểm soát hoạt động cấp tín dụng với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, hạn chế phát sinh nợ xấu.
Cụ thể, NHNN cho biết để đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, cơ quan quản lý yêu cầu các tổ chức tín dụng cần tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế việc phát sinh mới nợ nhóm 2 và nợ xấu (nhóm 3-5). Trong đó, các ngân hàng phải lưu ý kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, thực hiện phân loại tài sản có, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro theo đúng quy định pháp luật.
Đồng thời, các nhà băng cũng phải tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp thu hồi nợ xấu và nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.
Trong hoạt động cấp tín dụng, NHNN yêu cầu các ngân hàng cổ phần tuân thủ đúng quy định của pháp luật về sở hữu cổ phần, cấp tín dụng đối với cổ đông và người có liên quan. Đối với ngân hàng có sở hữu cổ phần vượt giới hạn quy định, nhà điều hành yêu cầu khẩn trương thực hiện các giải pháp xử lý quyết liệt vấn đề này, phối hợp chặt chẽ cổ đông lớn xây dựng giải pháp thoái vốn theo quy định, chỉ đạo của cấp có thẩm quyền nhằm tuân thủ quy định của pháp luật.
Các tổ chức tín dụng cũng được yêu cầu tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ; rà soát, theo dõi, giám sát chặt chẽ hoạt động cấp tín dụng, biến động sở hữu cổ phần của cổ đông và người có liên quan, nhóm cổ đông cần quan tâm (nếu có). Trong đó, cần kịp thời phát hiện, xử lý các tồn tại, vi phạm về sở hữu cổ phần, cấp tín dụng, góp vốn không đúng quy định, ngăn ngừa sở hữu chéo, thao túng hoạt động của tổ chức tín dụng.
NHNN cũng yêu cầu các ngân hàng thương mại tăng cường rà soát, kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động phát hành thư tín dụng (L/C) nội địa, đảm bảo đúng quy định pháp luật và quy định nội bộ (trong đó lưu ý các trường hợp khách hàng là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, xây dựng). Có biện pháp cụ thể nhằm kiểm soát rủi ro phát sinh từ hoạt động phát hành L/C nội địa, hạn chế rủi ro phát sinh nợ xấu, góp phần đảm bảo chất lượng tín dụng của ngân hàng.
Trước đó, NHNN cũng đã đề xuất một loạt quy định nhằm giới hạn hoạt động cho vay "sân sau" cũng như giới hạn tỷ lệ sở hữu của các cổ đông tại ngân hàng trong dự thảo Luật Tổ chức tín dụng sửa đổi.
Theo đó, NHNN đề xuất bổ sung quy định một cổ đông cá nhân sẽ không được sở hữu quá 3% vốn điều lệ ngân hàng, thấp hơn quy định hiện tại là không quá 5%. Tương tự, một cổ đông là tổ chức sẽ không được sở hữu quá 10% vốn điều lệ ngân hàng (trừ một số trường hợp), cũng thấp hơn mức 15% đang cho phép.
Ngoài ra, thay vì để cổ đông và người có liên quan được sở hữu tối đa 20% vốn ngân hàng, NHNN đề xuất đưa tỷ lệ này về mức 15%. Và cổ đông lớn của một ngân hàng cùng người có liên quan không được sở hữu quá 5% vốn của một ngân hàng khác.
Tiền người dân gửi vào ngân hàng tăng mạnh khi lãi suất caoTính đến cuối tháng 2, tiền gửi của nhóm khách hàng dân cư đã tăng lên gần 6,18 triệu tỷ đồng, vượt số dư tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại hệ thống ngân hàng.
15:59 8/5/2023
Ngân hàng Thế giới có chủ tịch mớiTân Chủ tịch Ngân hàng Thế giới là ông Ajay Banga, một người Mỹ gốc Ấn Độ. Ông sẽ chính thức đảm nhiệm vị trí này vào ngày 2/6.
12:05 4/5/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | |
Khó khăn tài chính, EVN nợ PV Power gần 13.000 tỷ đồng | Tổng giám đốc PVN yêu cầu rà soát lại hợp đồng giữa các bên, đồng thời hỗ trợ PV Power về công tác cân đối dòng tiền trong lúc khó khăn. | Chiều 5/7, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng CTCP Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power - Mã: POW) đã có buổi làm việc về kết quả sản xuất kinh doanh và xử lý các vấn đề tồn đọng. PVN hiện là công ty mẹ nắm giữ gần 80% vốn PV Power.
Tổng công ty ghi nhận sản lượng điện 6 tháng đầu năm đạt 8,34 tỷ kWh điện (chỉ thực hiện 96% kế hoạch đề ra). Lãnh đạo cấp cao nói vẫn đảm bảo hiệu quả về doanh thu, lợi nhuận và tiến độ đầu tư dự án trọng điểm.
Một số nhà máy không đạt sản lượng điện hợp đồng (Qc) được giao do nhiều nguyên nhân khách quan. Các nhà máy thủy điện trong tình trạng thiếu nước, nguồn khí cũng bị thiếu hụt, Tổ máy số 1 tại Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 gặp sự cố.
PV Power có khoản công nợ cần thu hồi gần 13.000 tỷ đồng từ EVN. Ảnh: POW.
Các vướng mắc liên quan trong thu xếp vốn, đấu nối, đàm phán hợp đồng mua bán điện (PPA), đàm phán hợp đồng mua bán khí (GSA) tại Dự án Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4, việc huy động chạy dầu DO trong đợt cao điểm huy động điện phát sinh nhiều vấn đề như chi phí tăng, bảo dưỡng sửa chữa thiết bị, máy móc...
Đặc biệt là tình hình thu hồi công nợ của PV Power từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) rất khó khăn, tính đến nay tổng số tiền nợ đọng đã xấp xỉ 13.000 tỷ đồng.
Tổng giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng yêu cầu tìm hướng giải quyết các vấn đề vướng mắc trong quan hệ thương mại giữa PVN, PV Power và EVN, hợp đồng Qc, đảm bảo nguồn than và khí; đồng thời phối hợp xử lý các sự cố, quản trị dòng tiền, thu xếp nguồn vốn, công tác giải ngân, quản trị danh mục các dự án đầu tư trọng điểm.
PV Power cần tính toán cụ thể về việc phân bổ sản lượng cho từng nhà máy, sẵn sàng đưa Tổ máy số 1 Nhiệt điện Vũng Áng đi vào hoạt động trong tháng 7, kiểm soát chặt chẽ thời gian bảo dưỡng, đại tu các nhà máy điện Cà Mau 1 & 2, Nhơn Trạch 2.
Liên quan đến vấn đề thương mại, lãnh đạo tập đoàn giao các đơn vị rà soát quy định giữa các bên để tổng hợp báo cáo lên các cấp có thẩm quyền. Tổng giám đốc PVN cũng yêu cầu Ban Tài chính - Kế toán tập đoàn phối hợp, hỗ trợ PV Power về công tác cân đối dòng tiền trong lúc khó khăn hiện nay.
Liên quan đến công tác giải ngân, hiện PV Power đã giải ngân được 1.200/5.800 tỷ đồng (mới đạt 20% theo kế hoạch 6 tháng). Từ nay đến cuối năm, công ty sẽ tiếp tục giải ngân theo kế hoạch 14.000 tỷ đồng tập đoàn giao.
Trong nửa cuối năm, PV Power đặt mục tiêu sản xuất khoảng 8,66 tỷ kWh và đưa tổng sản lượng điện cả năm lên 17 tỷ kWh. Lãnh đạo tổng công ty đã nhận định một số khó khăn đó là thời gian đại tu các nhà máy điện Cà Mau 1 và 2; Nhơn Trạch 2, thu xếp nguồn than và khí, công nợ của EVN...
Tiến độ gói thầu san lấp tại Dự án Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4 đang trong giai đoạn quyết toán theo hợp đồng đạt 180/205 tỷ đồng. Gói thầu EPC đang bám sát tiến độ, dự kiến Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 phát điện thương mại vào tháng 11/2024 và phát điện thương mại Nhơn Trạch 4 vào khoảng tháng 5/2025.
EVN lý giải việc thua lỗ nhưng công ty con có nghìn tỷ gửi ngân hàngTheo EVN, nhu cầu trả nợ gốc và lãi vay trong năm rất cao, các đơn vị phải duy trì số dư đủ trả nợ đến hạn nhằm đảm bảo tín nhiệm tín dụng cho các khoản vay thời gian tới.
16:58 7/6/2023
Lo thiếu than, TKV đề nghị EVN huy động thêm điện gió, điện mặt trờiTKV cho biết đang gặp một số khó khăn là nhu cầu của các nhà máy nhiệt điện tăng cao trong khi khả năng sản xuất gặp khó do chưa được phép khai thác vượt dưới 15%.
10:43 20/5/2023
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | Khó khăn tài chính, EVN nợ PV Power gần 13.000 tỷ đồng
Tổng giám đốc PVN yêu cầu rà soát lại hợp đồng giữa các bên, đồng thời hỗ trợ PV Power về công tác cân đối dòng tiền trong lúc khó khăn.
Chiều 5/7, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng CTCP Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power - Mã: POW) đã có buổi làm việc về kết quả sản xuất kinh doanh và xử lý các vấn đề tồn đọng. PVN hiện là công ty mẹ nắm giữ gần 80% vốn PV Power.
Tổng công ty ghi nhận sản lượng điện 6 tháng đầu năm đạt 8,34 tỷ kWh điện (chỉ thực hiện 96% kế hoạch đề ra). Lãnh đạo cấp cao nói vẫn đảm bảo hiệu quả về doanh thu, lợi nhuận và tiến độ đầu tư dự án trọng điểm.
Một số nhà máy không đạt sản lượng điện hợp đồng (Qc) được giao do nhiều nguyên nhân khách quan. Các nhà máy thủy điện trong tình trạng thiếu nước, nguồn khí cũng bị thiếu hụt, Tổ máy số 1 tại Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 gặp sự cố.
PV Power có khoản công nợ cần thu hồi gần 13.000 tỷ đồng từ EVN. Ảnh: POW.
Các vướng mắc liên quan trong thu xếp vốn, đấu nối, đàm phán hợp đồng mua bán điện (PPA), đàm phán hợp đồng mua bán khí (GSA) tại Dự án Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4, việc huy động chạy dầu DO trong đợt cao điểm huy động điện phát sinh nhiều vấn đề như chi phí tăng, bảo dưỡng sửa chữa thiết bị, máy móc...
Đặc biệt là tình hình thu hồi công nợ của PV Power từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) rất khó khăn, tính đến nay tổng số tiền nợ đọng đã xấp xỉ 13.000 tỷ đồng.
Tổng giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng yêu cầu tìm hướng giải quyết các vấn đề vướng mắc trong quan hệ thương mại giữa PVN, PV Power và EVN, hợp đồng Qc, đảm bảo nguồn than và khí; đồng thời phối hợp xử lý các sự cố, quản trị dòng tiền, thu xếp nguồn vốn, công tác giải ngân, quản trị danh mục các dự án đầu tư trọng điểm.
PV Power cần tính toán cụ thể về việc phân bổ sản lượng cho từng nhà máy, sẵn sàng đưa Tổ máy số 1 Nhiệt điện Vũng Áng đi vào hoạt động trong tháng 7, kiểm soát chặt chẽ thời gian bảo dưỡng, đại tu các nhà máy điện Cà Mau 1 & 2, Nhơn Trạch 2.
Liên quan đến vấn đề thương mại, lãnh đạo tập đoàn giao các đơn vị rà soát quy định giữa các bên để tổng hợp báo cáo lên các cấp có thẩm quyền. Tổng giám đốc PVN cũng yêu cầu Ban Tài chính - Kế toán tập đoàn phối hợp, hỗ trợ PV Power về công tác cân đối dòng tiền trong lúc khó khăn hiện nay.
Liên quan đến công tác giải ngân, hiện PV Power đã giải ngân được 1.200/5.800 tỷ đồng (mới đạt 20% theo kế hoạch 6 tháng). Từ nay đến cuối năm, công ty sẽ tiếp tục giải ngân theo kế hoạch 14.000 tỷ đồng tập đoàn giao.
Trong nửa cuối năm, PV Power đặt mục tiêu sản xuất khoảng 8,66 tỷ kWh và đưa tổng sản lượng điện cả năm lên 17 tỷ kWh. Lãnh đạo tổng công ty đã nhận định một số khó khăn đó là thời gian đại tu các nhà máy điện Cà Mau 1 và 2; Nhơn Trạch 2, thu xếp nguồn than và khí, công nợ của EVN...
Tiến độ gói thầu san lấp tại Dự án Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4 đang trong giai đoạn quyết toán theo hợp đồng đạt 180/205 tỷ đồng. Gói thầu EPC đang bám sát tiến độ, dự kiến Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 phát điện thương mại vào tháng 11/2024 và phát điện thương mại Nhơn Trạch 4 vào khoảng tháng 5/2025.
EVN lý giải việc thua lỗ nhưng công ty con có nghìn tỷ gửi ngân hàngTheo EVN, nhu cầu trả nợ gốc và lãi vay trong năm rất cao, các đơn vị phải duy trì số dư đủ trả nợ đến hạn nhằm đảm bảo tín nhiệm tín dụng cho các khoản vay thời gian tới.
16:58 7/6/2023
Lo thiếu than, TKV đề nghị EVN huy động thêm điện gió, điện mặt trờiTKV cho biết đang gặp một số khó khăn là nhu cầu của các nhà máy nhiệt điện tăng cao trong khi khả năng sản xuất gặp khó do chưa được phép khai thác vượt dưới 15%.
10:43 20/5/2023
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | |
Cổ phiếu Hòa Phát tăng vọt, con Chủ tịch lãi ngay 100 tỷ sau 1 tháng | Thời điểm thiếu gia Trần Vũ Minh, con trai của ông Trần Đình Long mua vào, cổ phiếu HPG đang vào nhịp tăng. Tính từ lúc ông Minh mua tới nay, thị giá HPG đã tăng khoảng 20%. | Trong phiên giao dịch cuối tuần này (ngày 8/12), cổ phiếu HPG của Công ty CP Tập đoàn Hoà Phát ghi nhận giá trị giao dịch cao nhất thị trường, tới gần 1.500 tỷ đồng. Con số này cao hơn gần 970 tỷ đồng so với ngày 6/12, và cao hơn ngày 7/12 gần 100 tỷ đồng. Nhờ đó, HPG xác lập hai phiên liên tiếp có khối lượng giao dịch hơn nghìn tỷ đồng.
Thanh khoản cổ phiếu này đang cao nhất 3 tháng qua. Đã có gần 52,8 triệu cổ phiếu HPG được sang tay vào ngày 8/12, cũng là mức cao nhất tính từ đầu tháng 8.
Thị giá HPG cũng tăng mạnh, có lúc đạt giá cao nhất 28.250 đồng/cổ phiếu, cao hơn 2,4% so với giá tham chiếu. Sau đó, HPG đóng cửa phiên 8/12 ở mức giá 27.700 đồng/cổ phiếu, tức tăng 0,4% so với giá đóng cửa ngày trước đó.
Diễn biến của cổ phiếu HPG trong vòng một năm qua. Ảnh: FireAnt.
Trước đó vào đầu tháng 11, Hoà Phát đã công bố thông tin ông Trần Vũ Minh (sinh năm 1996), con trai của Chủ tịch Trần Đình Long hoàn tất mua gần 42,9 triệu cổ phiếu HPG từ bố mẹ.
Trong đó, ông Minh mua 16,32 triệu cổ phiếu từ ông Trần Đình Long vào ngày 1/11 và mua 26,57 triệu cổ phiếu từ bà Vũ Thị Hiền 5 ngày sau. Hình thức giao dịch là giao dịch thoả thuận.
Sau giao dịch, ông Minh nâng sở hữu lên hơn 133,63 triệu cổ phiếu HPG, tương ứng tỷ lệ 2,3%. Xét theo mức giá đóng cửa phiên giao dịch ngày 8/12 là 27.700 đồng/cổ phiếu, tương ứng số lượng cổ phiếu HPG mà ông Minh đang nắm giữ có giá trị hơn 3.700 tỷ đồng.
Trong khi đó, giá kết phiên của cổ phiếu HPG vào ngày 8/11 là 26.950 đồng/cổ phiếu, ước tính số lượng cổ phiếu HPG của ông Minh nắm giữ lúc đó có giá trị hơn 3.600 tỷ đồng. Như vậy chỉ sau một tháng, số lượng tài sản của con trai ông Trần Đình Long trên sàn chứng khoán đã tăng thêm khoảng 100 tỷ đồng.
Khối tài sản trên sàn của ông Minh hiện cũng tương đương hai Phó chủ tịch Hòa Phát là ông Trần Tuấn Dương và ông Nguyễn Mạnh Tuấn, mỗi người lần lượt nắm giữ 134,5 triệu và 131,88 triệu cổ phiếu HPG.
Ngoài ra, ông Minh còn đang là Giám đốc điều hành Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Đại Phong, đơn vị hiện sở hữu gần 2,74 triệu cổ phiếu HPG.
Như vậy, tổng số cổ phiếu mà Chủ tịch Trần Đình Long cùng những người có liên quan trong gia đình đang nắm giữ tại Hòa Phát là gần 2,04 tỷ cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 35,02%.
Về tình hình kinh doanh, trong quý III, Tập đoàn Hòa Phát đạt doanh thu 28.766 tỷ đồng, giảm 16% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế ghi nhận 2.000 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ tới 1.786 tỷ đồng. So sánh với quý II liền trước, lãi ròng của HPG đã tăng trưởng 38%.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, Hòa Phát ghi nhận 85.430 tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận sau thuế đạt 3.830 tỷ đồng, lần lượt giảm 27% và 63% so với cùng kỳ năm trước. So với kế hoạch năm 2023, Hòa Phát đã hoàn thành 48% chỉ tiêu lợi nhuận.
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về doanh nhân, câu chuyện kinh doanh, khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, kinh nghiệm quản trị... tại Tủ sách doanh nhân. Những cuốn sách được chia sẻ bởi các doanh nhân nổi tiếng thế giới như Bill Gate, Warren Buffett, Elon Musk...
Công ty địa ốc có 12.400 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong tháng nàyTrong tháng cuối cùng của năm, tổng giá trị trái phiếu sẽ đến hạn là 26.761 tỷ đồng. Trong đó, 46% giá trị đến từ nhóm bất động sản.
11:41 10/12/2023
Cổ đông Vinamilk sắp nhận thêm 2.900 tỷ đồng tiền mặtVới 2,09 tỷ cổ phiếu lưu hành, Vinamilk dự kiến chi tổng cộng hơn 2.900 tỷ đồng cho 2 đợt trả cổ tức sắp tới.
05:00 10/12/2023 | Cổ phiếu Hòa Phát tăng vọt, con Chủ tịch lãi ngay 100 tỷ sau 1 tháng
Thời điểm thiếu gia Trần Vũ Minh, con trai của ông Trần Đình Long mua vào, cổ phiếu HPG đang vào nhịp tăng. Tính từ lúc ông Minh mua tới nay, thị giá HPG đã tăng khoảng 20%.
Trong phiên giao dịch cuối tuần này (ngày 8/12), cổ phiếu HPG của Công ty CP Tập đoàn Hoà Phát ghi nhận giá trị giao dịch cao nhất thị trường, tới gần 1.500 tỷ đồng. Con số này cao hơn gần 970 tỷ đồng so với ngày 6/12, và cao hơn ngày 7/12 gần 100 tỷ đồng. Nhờ đó, HPG xác lập hai phiên liên tiếp có khối lượng giao dịch hơn nghìn tỷ đồng.
Thanh khoản cổ phiếu này đang cao nhất 3 tháng qua. Đã có gần 52,8 triệu cổ phiếu HPG được sang tay vào ngày 8/12, cũng là mức cao nhất tính từ đầu tháng 8.
Thị giá HPG cũng tăng mạnh, có lúc đạt giá cao nhất 28.250 đồng/cổ phiếu, cao hơn 2,4% so với giá tham chiếu. Sau đó, HPG đóng cửa phiên 8/12 ở mức giá 27.700 đồng/cổ phiếu, tức tăng 0,4% so với giá đóng cửa ngày trước đó.
Diễn biến của cổ phiếu HPG trong vòng một năm qua. Ảnh: FireAnt.
Trước đó vào đầu tháng 11, Hoà Phát đã công bố thông tin ông Trần Vũ Minh (sinh năm 1996), con trai của Chủ tịch Trần Đình Long hoàn tất mua gần 42,9 triệu cổ phiếu HPG từ bố mẹ.
Trong đó, ông Minh mua 16,32 triệu cổ phiếu từ ông Trần Đình Long vào ngày 1/11 và mua 26,57 triệu cổ phiếu từ bà Vũ Thị Hiền 5 ngày sau. Hình thức giao dịch là giao dịch thoả thuận.
Sau giao dịch, ông Minh nâng sở hữu lên hơn 133,63 triệu cổ phiếu HPG, tương ứng tỷ lệ 2,3%. Xét theo mức giá đóng cửa phiên giao dịch ngày 8/12 là 27.700 đồng/cổ phiếu, tương ứng số lượng cổ phiếu HPG mà ông Minh đang nắm giữ có giá trị hơn 3.700 tỷ đồng.
Trong khi đó, giá kết phiên của cổ phiếu HPG vào ngày 8/11 là 26.950 đồng/cổ phiếu, ước tính số lượng cổ phiếu HPG của ông Minh nắm giữ lúc đó có giá trị hơn 3.600 tỷ đồng. Như vậy chỉ sau một tháng, số lượng tài sản của con trai ông Trần Đình Long trên sàn chứng khoán đã tăng thêm khoảng 100 tỷ đồng.
Khối tài sản trên sàn của ông Minh hiện cũng tương đương hai Phó chủ tịch Hòa Phát là ông Trần Tuấn Dương và ông Nguyễn Mạnh Tuấn, mỗi người lần lượt nắm giữ 134,5 triệu và 131,88 triệu cổ phiếu HPG.
Ngoài ra, ông Minh còn đang là Giám đốc điều hành Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Đại Phong, đơn vị hiện sở hữu gần 2,74 triệu cổ phiếu HPG.
Như vậy, tổng số cổ phiếu mà Chủ tịch Trần Đình Long cùng những người có liên quan trong gia đình đang nắm giữ tại Hòa Phát là gần 2,04 tỷ cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 35,02%.
Về tình hình kinh doanh, trong quý III, Tập đoàn Hòa Phát đạt doanh thu 28.766 tỷ đồng, giảm 16% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế ghi nhận 2.000 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ tới 1.786 tỷ đồng. So sánh với quý II liền trước, lãi ròng của HPG đã tăng trưởng 38%.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, Hòa Phát ghi nhận 85.430 tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận sau thuế đạt 3.830 tỷ đồng, lần lượt giảm 27% và 63% so với cùng kỳ năm trước. So với kế hoạch năm 2023, Hòa Phát đã hoàn thành 48% chỉ tiêu lợi nhuận.
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về doanh nhân, câu chuyện kinh doanh, khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, kinh nghiệm quản trị... tại Tủ sách doanh nhân. Những cuốn sách được chia sẻ bởi các doanh nhân nổi tiếng thế giới như Bill Gate, Warren Buffett, Elon Musk...
Công ty địa ốc có 12.400 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong tháng nàyTrong tháng cuối cùng của năm, tổng giá trị trái phiếu sẽ đến hạn là 26.761 tỷ đồng. Trong đó, 46% giá trị đến từ nhóm bất động sản.
11:41 10/12/2023
Cổ đông Vinamilk sắp nhận thêm 2.900 tỷ đồng tiền mặtVới 2,09 tỷ cổ phiếu lưu hành, Vinamilk dự kiến chi tổng cộng hơn 2.900 tỷ đồng cho 2 đợt trả cổ tức sắp tới.
05:00 10/12/2023 | |
Vàng nhẫn mất mốc 57,5 triệu đồng/lượng | Giá vàng thế giới suy yếu khiến giá vàng trong nước giảm mạnh phiên hôm nay, riêng vàng nhẫn 99,99 đã giảm sâu tới 300.000 đồng/lượng so với phiên liền trước. | Giá vàng nhẫn trong nước giảm mạnh 300.000 đồng trong khi giá vàng miếng chỉ giảm 50.000-100.000 đồng/lượng phiên hôm nay. Ảnh: Chí Hùng.
Biến động tăng nhẹ trong các phiên giao dịch gần đây nhờ hưởng lợi từ xu hướng tăng của giá vàng thế giới, giá các mặt hàng vàng trong nước đã quay đầu giảm phiên hôm nay (17/5) khi giá kim loại quý thế giới suy yếu.
Cụ thể, trong phiên giao dịch đêm qua (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới đã giảm một mạch từ vùng trên 2.005 USD/ounce xuống vùng 1.990 USD/ounce, hiện vẫn cố định ở mốc này. Như vậy giá của mỗi ounce vàng đã giảm mạnh tới 15 USD. Đà suy yếu này đã khiến giá vàng trong nước phiên hôm nay quay đầu giảm mạnh.
Mức giảm mạnh nhất hôm nay ghi nhận với mặt hàng vàng nhẫn, trong đó, hầu hết doanh nghiệp trong nước hiện đều chấp nhận giao dịch quanh mức 56,2 triệu đồng/lượng (mua) và 57,2 triệu/lượng (bán), giảm 300.000 đồng so với phiên 16/5.
Mức giảm này đã thổi bay toàn bộ mức tăng giá trong 2 tuần qua của vàng nhẫn, đưa giá mặt hàng này về vùng tương đương hồi đầu tháng 5.
Cụ thể, giá vàng nhẫn SJC loại 99,99% hiện được Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết ở 56,2 - 57,2 triệu/lượng (mua vào - bán ra), giảm 250.000 đồng so với cuối phiên liền trước. Nếu tính cả chênh lệch giá mua - bán SJC đưa ra, người mua vàng nhẫn từ cuối tuần trước đến nay đã lỗ hơn 1 triệu đồng.
Diễn biến tương tự cũng ghi nhận với giá vàng nhẫn tại Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, hiện phổ biến giao dịch ở 56,1 - 57 triệu/lượng. So với phiên liền trước, giá giao dịch tại đây cũng giảm 200.000 - 250.000 đồng (mua - bán).
Tại Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), giá vàng nhẫn tròn trơn hôm nay được doanh nghiệp chấp nhận mua vào ở mức 56,2 triệu/lượng và bán ra ở 57,3 triệu đồng, giảm 400.000 đồng ở chiều mua và 300.000 đồng chiều bán so với phiên 17/5.
Tại các doanh nghiệp như Bảo Tín Minh Châu, Phú Quý, vàng Mi Hồng hiện giá bán ra mặt hàng vàng nhẫn đều dao động quanh mốc 57,1 triệu đồng/lượng, giảm 160.000-200.000 đồng so với phiên trước đó và tương đương giá cuối tuần trước.
Với mặt hàng vàng miếng, mức giảm đồng loạt cũng ghi nhận ở các doanh nghiệp. Trong đó, SJC hiện niêm yết giá mặt hàng này ở mức 66,5 - 67,1 triệu/lượng (mua vào - bán ra), giảm 50.000 đồng chiều mua vào và chiều bán. Nếu so với đầu tuần, giá vàng miếng tại SJC vẫn đi ngang.
Tại Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý, giá vàng miếng hiện ở mức 66,45 - 67,05 triệu/lượng, giảm 50.000 đồng so với hôm qua.
Mức giảm 50.00-100.000 đồng cũng được ghi nhận với giá bán vàng miếng tại các cửa hàng của PNJ, Bảo Tín Minh Châu, DOJI và Mi Hồng.
Trong đó, PNJ niêm yết giá giao dịch ở mức 66,55 - 67,15 triệu/lượng; Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở 66,52 - 67,03 triệu/lượng; DOJI mua vào với giá 66,55 triệu/lượng và bán ra ở 67,05 triệu đồng...
Với việc giá vàng thế giới giảm mạnh, kéo mặt hàng này xuống thấp hơn mặt hàng vàng nhẫn trong nước khoảng nửa triệu đồng. Trong đó, giá vàng thế giới quy đổi ra tiền Việt vào khoảng 56,69 triệu đồng/lượng.
Nếu so với vàng miếng SJC, giá kim quý thế giới hiện vẫn thấp hơn 10 triệu đồng/lượng.
Giá vàng rơi tự doGiá vàng thế giới đã mất mốc 2.000 USD/ounce. Các dữ liệu kinh tế mới nhất cho thấy kinh tế Mỹ vẫn chống chịu tốt. Điều này đè nặng lên vàng, vốn là tài sản trú ẩn an toàn.
00:01 17/5/2023
Giá vàng nhẫn cao nhất 2 thángSau các phiên tăng giá liên tục, giúp vàng nhẫn trong nước đang giao dịch ổn định quanh mốc 57,6 triệu đồng, cũng là vùng cao nhất hai tháng qua.
14:09 16/5/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | Vàng nhẫn mất mốc 57,5 triệu đồng/lượng
Giá vàng thế giới suy yếu khiến giá vàng trong nước giảm mạnh phiên hôm nay, riêng vàng nhẫn 99,99 đã giảm sâu tới 300.000 đồng/lượng so với phiên liền trước.
Giá vàng nhẫn trong nước giảm mạnh 300.000 đồng trong khi giá vàng miếng chỉ giảm 50.000-100.000 đồng/lượng phiên hôm nay. Ảnh: Chí Hùng.
Biến động tăng nhẹ trong các phiên giao dịch gần đây nhờ hưởng lợi từ xu hướng tăng của giá vàng thế giới, giá các mặt hàng vàng trong nước đã quay đầu giảm phiên hôm nay (17/5) khi giá kim loại quý thế giới suy yếu.
Cụ thể, trong phiên giao dịch đêm qua (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới đã giảm một mạch từ vùng trên 2.005 USD/ounce xuống vùng 1.990 USD/ounce, hiện vẫn cố định ở mốc này. Như vậy giá của mỗi ounce vàng đã giảm mạnh tới 15 USD. Đà suy yếu này đã khiến giá vàng trong nước phiên hôm nay quay đầu giảm mạnh.
Mức giảm mạnh nhất hôm nay ghi nhận với mặt hàng vàng nhẫn, trong đó, hầu hết doanh nghiệp trong nước hiện đều chấp nhận giao dịch quanh mức 56,2 triệu đồng/lượng (mua) và 57,2 triệu/lượng (bán), giảm 300.000 đồng so với phiên 16/5.
Mức giảm này đã thổi bay toàn bộ mức tăng giá trong 2 tuần qua của vàng nhẫn, đưa giá mặt hàng này về vùng tương đương hồi đầu tháng 5.
Cụ thể, giá vàng nhẫn SJC loại 99,99% hiện được Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết ở 56,2 - 57,2 triệu/lượng (mua vào - bán ra), giảm 250.000 đồng so với cuối phiên liền trước. Nếu tính cả chênh lệch giá mua - bán SJC đưa ra, người mua vàng nhẫn từ cuối tuần trước đến nay đã lỗ hơn 1 triệu đồng.
Diễn biến tương tự cũng ghi nhận với giá vàng nhẫn tại Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, hiện phổ biến giao dịch ở 56,1 - 57 triệu/lượng. So với phiên liền trước, giá giao dịch tại đây cũng giảm 200.000 - 250.000 đồng (mua - bán).
Tại Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), giá vàng nhẫn tròn trơn hôm nay được doanh nghiệp chấp nhận mua vào ở mức 56,2 triệu/lượng và bán ra ở 57,3 triệu đồng, giảm 400.000 đồng ở chiều mua và 300.000 đồng chiều bán so với phiên 17/5.
Tại các doanh nghiệp như Bảo Tín Minh Châu, Phú Quý, vàng Mi Hồng hiện giá bán ra mặt hàng vàng nhẫn đều dao động quanh mốc 57,1 triệu đồng/lượng, giảm 160.000-200.000 đồng so với phiên trước đó và tương đương giá cuối tuần trước.
Với mặt hàng vàng miếng, mức giảm đồng loạt cũng ghi nhận ở các doanh nghiệp. Trong đó, SJC hiện niêm yết giá mặt hàng này ở mức 66,5 - 67,1 triệu/lượng (mua vào - bán ra), giảm 50.000 đồng chiều mua vào và chiều bán. Nếu so với đầu tuần, giá vàng miếng tại SJC vẫn đi ngang.
Tại Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý, giá vàng miếng hiện ở mức 66,45 - 67,05 triệu/lượng, giảm 50.000 đồng so với hôm qua.
Mức giảm 50.00-100.000 đồng cũng được ghi nhận với giá bán vàng miếng tại các cửa hàng của PNJ, Bảo Tín Minh Châu, DOJI và Mi Hồng.
Trong đó, PNJ niêm yết giá giao dịch ở mức 66,55 - 67,15 triệu/lượng; Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở 66,52 - 67,03 triệu/lượng; DOJI mua vào với giá 66,55 triệu/lượng và bán ra ở 67,05 triệu đồng...
Với việc giá vàng thế giới giảm mạnh, kéo mặt hàng này xuống thấp hơn mặt hàng vàng nhẫn trong nước khoảng nửa triệu đồng. Trong đó, giá vàng thế giới quy đổi ra tiền Việt vào khoảng 56,69 triệu đồng/lượng.
Nếu so với vàng miếng SJC, giá kim quý thế giới hiện vẫn thấp hơn 10 triệu đồng/lượng.
Giá vàng rơi tự doGiá vàng thế giới đã mất mốc 2.000 USD/ounce. Các dữ liệu kinh tế mới nhất cho thấy kinh tế Mỹ vẫn chống chịu tốt. Điều này đè nặng lên vàng, vốn là tài sản trú ẩn an toàn.
00:01 17/5/2023
Giá vàng nhẫn cao nhất 2 thángSau các phiên tăng giá liên tục, giúp vàng nhẫn trong nước đang giao dịch ổn định quanh mốc 57,6 triệu đồng, cũng là vùng cao nhất hai tháng qua.
14:09 16/5/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | |
Ngân hàng Nhà nước lý giải lãi suất cho vay vẫn ở mức cao | Ngân hàng Nhà nước cho biết nhu cầu vốn để phát triển kinh tế luôn ở mức cao, áp lực trong và ngoài nước đã tạo áp lực lên lãi suất cho vay. | NHNN cho biết tại các ngân hàng thương mại, lãi suất cho vay bình quân VND phát sinh mới khoảng 9,3%/năm. Ảnh: Hoàng Hà.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có thông tin liên quan hoạt động điều hành chính sách tiền tệ và lãi suất.
Trong đó, cơ quan quản lý cho biết qua theo dõi báo cáo của các tổ chức tín dụng, hiện ở các ngân hàng thương mại, lãi suất tiền gửi bình quân phát sinh mới ở mức khoảng 6,3%/năm (giảm 0,18% so với cuối năm 2022); lãi suất cho vay bình quân VND phát sinh mới khoảng 9,3%/năm (giảm 0,65% so với cuối năm 2022).
Lãi suất cho vay cao do nhu cầu vốn cao
Lý giải nguyên nhân lãi suất cho vay còn cao, NHNN cho biết hệ thống ngân hàng là kênh cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế. Kinh tế Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng (tỷ lệ tín dụng/GDP cuối năm 2022 ở mức 125,34%), trong khi nhu cầu vốn để phát triển kinh tế luôn ở mức cao, tạo áp lực lên lãi suất cho vay.
Sau dịch Covid-19, kinh tế phục hồi trở lại nên nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh tăng, hệ thống ngân hàng sử dụng tối đa nguồn huy động cho phép để đáp ứng vốn cho nền kinh tế.
Hiện, chênh lệch tiền gửi và tín dụng bằng VND ở mức 167.000 tỷ đồng; hệ số sử dụng vốn trên thị trường (tỷ lệ tín dụng/huy động vốn thị trường) bằng VND ở mức 101,5%, giảm so với mức 102,3% cuối năm 2022 nhưng vẫn ở mức rất cao.
Hệ thống ngân hàng chủ yếu huy động vốn ngắn hạn (khoảng 88% tiền gửi là kỳ hạn 12 tháng trở xuống) nhưng vẫn phải đáp ứng các nhu cầu cho vay trung dài hạn (trên 52% dư nợ tín dụng VND của hệ thống là trung dài hạn) nên đã tạo sức ép lên lãi suất huy động.
"Đồng thời, áp lực gia tăng lãi suất luôn tồn tại do Việt Nam có độ mở kinh tế lớn, biến động của thị trường tài chính, tiền tệ thế giới tác động nhanh và mạnh lên lãi suất, tỷ giá trong nước", cơ quan quản lý tiền tệ lý giải.
Bên cạnh đó, việc lãi suất cho vay vẫn ở mức cao còn do mặt bằng lãi suất thế giới vẫn ở mức cao trong các tháng đầu năm. Các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới vẫn tiếp tục triển khai lộ trình thắt chặt và duy trì lãi suất ở mức cao.
Fed đã 10 lần tăng lãi suất (hiện lãi suất mục tiêu Fed Fund ở mức 5-5,25%/năm; ECB lãi suất tái cấp vốn là 3,5%/năm, lãi suất tiền gửi là 3%/năm).
Hơn nữa, áp lực lạm phát trong nước hiện hữu, tiểm ẩn, khiến người dân kỳ vọng lãi suất thực dương nên ngân hàng khó giảm lãi suất để thu hút tiền gửi, khiến chi phí đầu vào của tổ chức tín dụng ở mức cao. Huy động vốn đến ngày 27/4 tăng 1,78%, chỉ bằng gần 50% so với tốc độ tăng trưởng tín dụng 3,04%.
Ngoài ra, NHNN cho biết do một số ngân hàng thương mại quy mô nhỏ duy trì lãi suất tiền gửi ở mức cao để giữ khách hàng cũng làm cho việc giảm mặt bằng lãi suất cho vay trở nên khó khăn hơn.
Sẽ điều hành lãi suất phù hợp
Cơ quan quản lý tiền tệ cho biết theo quy định hiện hành, việc xem xét quyết định về lãi suất cho vay là do ngân hàng và khách hàng thỏa thuận theo cung cầu vốn thị trường và mức độ tín nhiệm của khách hàng.
Trường hợp lãi suất thị trường có biến động hoặc NHNN điều chỉnh các mức lãi suất điều hành dẫn đến việc ngân hàng điều chỉnh tăng hoặc giảm lãi suất tiền gửi, hoặc chủ động điều chỉnh giảm lãi suất cho vay, đối với các khoản vay đã thỏa thuận về lãi suất, thì ngân hàng tiếp tục áp dụng lãi suất đã thỏa thuận cho tới hết thời hạn khoản vay hoặc đến hết kỳ hạn trả lãi theo thỏa thuận.
Bên cạnh đó, hiện nay NHNN cũng quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND (hiện ở mức 4,5%/năm) của tổ chức tín dụng đối với khách hàng nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn nhằm giảm chi phí vốn vay, tăng khả năng tiếp cận vốn vay theo chỉ đạo của Chính phủ.
Thời gian tới, NHNN cho biết sẽ nghiên cứu điều hành lãi suất phù hợp; đồng thời tiếp tục khuyến khích các ngân hàng triển khai các giải pháp tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.
Thời gian qua, theo khảo sát của Zing, tình trạng khó vay vốn, mất nhiều thời gian giải ngân đang khiến nhiều doanh nghiệp ngày càng chật vật hơn trong việc tìm kiếm dòng tiền khôi phục sản xuất, kinh doanh.
Phát biểu mới đây trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết doanh nghiệp đang gặp khó khăn nhất về dòng tiền. Nhiều doanh nghiệp lớn đã phải bán tài sản với giá rẻ để duy trì hoạt động. Ông cũng đánh giá điều hành tiền tệ hiện có vấn đề "lúc thả nhanh, lúc phanh gấp" khiến doanh nghiệp rất khó khăn.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Công ty bất động sản nợ gần 1.200 tỷ đồng trái phiếu sắp giải thểRevital Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực bất động sản đang có dư nợ trái phiếu lên đến 1.155 tỷ đồng nhưng vốn chủ sở hữu chỉ còn gần 10 tỷ đồng.
20:07 16/5/2023
Người mua nhà ở xã hội được vay lãi suất 4,8%/nămTừ ngày 10/5, mức lãi suất cho vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội áp dụng đối với các khoản vay có dư nợ để mua, thuê mua nhà ở xã hội là 4,8%/năm.
17:34 10/5/2023 | Ngân hàng Nhà nước lý giải lãi suất cho vay vẫn ở mức cao
Ngân hàng Nhà nước cho biết nhu cầu vốn để phát triển kinh tế luôn ở mức cao, áp lực trong và ngoài nước đã tạo áp lực lên lãi suất cho vay.
NHNN cho biết tại các ngân hàng thương mại, lãi suất cho vay bình quân VND phát sinh mới khoảng 9,3%/năm. Ảnh: Hoàng Hà.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có thông tin liên quan hoạt động điều hành chính sách tiền tệ và lãi suất.
Trong đó, cơ quan quản lý cho biết qua theo dõi báo cáo của các tổ chức tín dụng, hiện ở các ngân hàng thương mại, lãi suất tiền gửi bình quân phát sinh mới ở mức khoảng 6,3%/năm (giảm 0,18% so với cuối năm 2022); lãi suất cho vay bình quân VND phát sinh mới khoảng 9,3%/năm (giảm 0,65% so với cuối năm 2022).
Lãi suất cho vay cao do nhu cầu vốn cao
Lý giải nguyên nhân lãi suất cho vay còn cao, NHNN cho biết hệ thống ngân hàng là kênh cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế. Kinh tế Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng (tỷ lệ tín dụng/GDP cuối năm 2022 ở mức 125,34%), trong khi nhu cầu vốn để phát triển kinh tế luôn ở mức cao, tạo áp lực lên lãi suất cho vay.
Sau dịch Covid-19, kinh tế phục hồi trở lại nên nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh tăng, hệ thống ngân hàng sử dụng tối đa nguồn huy động cho phép để đáp ứng vốn cho nền kinh tế.
Hiện, chênh lệch tiền gửi và tín dụng bằng VND ở mức 167.000 tỷ đồng; hệ số sử dụng vốn trên thị trường (tỷ lệ tín dụng/huy động vốn thị trường) bằng VND ở mức 101,5%, giảm so với mức 102,3% cuối năm 2022 nhưng vẫn ở mức rất cao.
Hệ thống ngân hàng chủ yếu huy động vốn ngắn hạn (khoảng 88% tiền gửi là kỳ hạn 12 tháng trở xuống) nhưng vẫn phải đáp ứng các nhu cầu cho vay trung dài hạn (trên 52% dư nợ tín dụng VND của hệ thống là trung dài hạn) nên đã tạo sức ép lên lãi suất huy động.
"Đồng thời, áp lực gia tăng lãi suất luôn tồn tại do Việt Nam có độ mở kinh tế lớn, biến động của thị trường tài chính, tiền tệ thế giới tác động nhanh và mạnh lên lãi suất, tỷ giá trong nước", cơ quan quản lý tiền tệ lý giải.
Bên cạnh đó, việc lãi suất cho vay vẫn ở mức cao còn do mặt bằng lãi suất thế giới vẫn ở mức cao trong các tháng đầu năm. Các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới vẫn tiếp tục triển khai lộ trình thắt chặt và duy trì lãi suất ở mức cao.
Fed đã 10 lần tăng lãi suất (hiện lãi suất mục tiêu Fed Fund ở mức 5-5,25%/năm; ECB lãi suất tái cấp vốn là 3,5%/năm, lãi suất tiền gửi là 3%/năm).
Hơn nữa, áp lực lạm phát trong nước hiện hữu, tiểm ẩn, khiến người dân kỳ vọng lãi suất thực dương nên ngân hàng khó giảm lãi suất để thu hút tiền gửi, khiến chi phí đầu vào của tổ chức tín dụng ở mức cao. Huy động vốn đến ngày 27/4 tăng 1,78%, chỉ bằng gần 50% so với tốc độ tăng trưởng tín dụng 3,04%.
Ngoài ra, NHNN cho biết do một số ngân hàng thương mại quy mô nhỏ duy trì lãi suất tiền gửi ở mức cao để giữ khách hàng cũng làm cho việc giảm mặt bằng lãi suất cho vay trở nên khó khăn hơn.
Sẽ điều hành lãi suất phù hợp
Cơ quan quản lý tiền tệ cho biết theo quy định hiện hành, việc xem xét quyết định về lãi suất cho vay là do ngân hàng và khách hàng thỏa thuận theo cung cầu vốn thị trường và mức độ tín nhiệm của khách hàng.
Trường hợp lãi suất thị trường có biến động hoặc NHNN điều chỉnh các mức lãi suất điều hành dẫn đến việc ngân hàng điều chỉnh tăng hoặc giảm lãi suất tiền gửi, hoặc chủ động điều chỉnh giảm lãi suất cho vay, đối với các khoản vay đã thỏa thuận về lãi suất, thì ngân hàng tiếp tục áp dụng lãi suất đã thỏa thuận cho tới hết thời hạn khoản vay hoặc đến hết kỳ hạn trả lãi theo thỏa thuận.
Bên cạnh đó, hiện nay NHNN cũng quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND (hiện ở mức 4,5%/năm) của tổ chức tín dụng đối với khách hàng nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn nhằm giảm chi phí vốn vay, tăng khả năng tiếp cận vốn vay theo chỉ đạo của Chính phủ.
Thời gian tới, NHNN cho biết sẽ nghiên cứu điều hành lãi suất phù hợp; đồng thời tiếp tục khuyến khích các ngân hàng triển khai các giải pháp tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.
Thời gian qua, theo khảo sát của Zing, tình trạng khó vay vốn, mất nhiều thời gian giải ngân đang khiến nhiều doanh nghiệp ngày càng chật vật hơn trong việc tìm kiếm dòng tiền khôi phục sản xuất, kinh doanh.
Phát biểu mới đây trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết doanh nghiệp đang gặp khó khăn nhất về dòng tiền. Nhiều doanh nghiệp lớn đã phải bán tài sản với giá rẻ để duy trì hoạt động. Ông cũng đánh giá điều hành tiền tệ hiện có vấn đề "lúc thả nhanh, lúc phanh gấp" khiến doanh nghiệp rất khó khăn.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Công ty bất động sản nợ gần 1.200 tỷ đồng trái phiếu sắp giải thểRevital Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực bất động sản đang có dư nợ trái phiếu lên đến 1.155 tỷ đồng nhưng vốn chủ sở hữu chỉ còn gần 10 tỷ đồng.
20:07 16/5/2023
Người mua nhà ở xã hội được vay lãi suất 4,8%/nămTừ ngày 10/5, mức lãi suất cho vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội áp dụng đối với các khoản vay có dư nợ để mua, thuê mua nhà ở xã hội là 4,8%/năm.
17:34 10/5/2023 | |
Hàng trăm doanh nghiệp Việt Nam, Hàn Quốc ký ghi nhớ hợp tác | Các doanh nghiệp Hàn Quốc thể hiện niềm tin vào môi trường đầu tư tại Việt Nam, và cho biết họ theo đuổi triết lý tương sinh cùng phát triển với đất nước. | Hội trường khách sạn JW Marriott, nơi tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc chiều 23/6 kín chỗ với sự có mặt của hơn 500 doanh nghiệp hai nước.
Kết thúc sự kiện, hơn 100 công ty Hàn Quốc và Việt Nam đã trao đổi biên bản ghi nhớ hợp tác.
Tại diễn đàn, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Sul-Yeol cho biết Hàn Quốc đang triển khai các chính sách đối ngoại lớn như Tầm nhìn quốc gia chủ chốt toàn cầu (GPS) và Sáng kiến đoàn kết Hàn Quốc - ASEAN (KASI). Trong đó, quốc gia quan trọng nhất đối với Hàn Quốc trong Sáng kiến KASI là Việt Nam.
Thu hút đầu tư có chọn lọc
Tổng thống Hàn Quốc đánh giá cao cơ hội và triển vọng hợp tác thương mại và đầu tư với Việt Nam. Trong đó, mục tiêu kim ngạch thương mại song phương hai nước sẽ đạt 150 tỷ USD vào năm 2030.
Nhằm thúc đẩy thương mại, đầu tư Việt - Hàn trong thời gian tới, Tổng thống Hàn Quốc cho biết ngoài đẩy mạnh hợp tác trên một số lĩnh vực, việc hai nước cần làm hiện nay là phá vỡ những rào cản đang ngăn cản hoạt động thương mại, đầu tư giữa hai nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết rất hoan nghênh sự tham gia tích cực của các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là doanh nghiệp Hàn Quốc.
Định hướng thu hút đầu tư của Việt Nam hiện nay là thu hút có chọn lọc, ưu tiên các lĩnh vực kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, lấy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo làm nền tảng, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu.
Thúc đẩy năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
Tại diễn đàn, Tổng giám đốc Samsung Việt Nam Choi Joo Ho nhận định chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp toàn cầu đang được tái cấu trúc mạnh mẽ.
Trong bối cảnh đó, ông cho biết triết lý kinh doanh của Samsung là "tương sinh cùng phát triển", hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam gia tăng năng lực cạnh tranh trên chuỗi cung ứng toàn cầu.
Theo đó, Samsung đã chia sẻ các kỹ năng sản xuất cho doanh nghiệp Việt Nam theo yêu cầu của Chính phủ; chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng nhà máy thông minh nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh trong ngành sản xuất địa phương.
Tập đoàn cho biết đã tư vấn cho gần 400 công ty, giúp thúc đẩy sản lượng 39%, giảm hàng tồn kho 36% và sản phẩm lỗi 52%.
Chương trình tư vấn nhà máy thông minh của Samsung tại Việt Nam Nhãn MOU Năm 2022 Kế hoạch năm 2023 Công ty công ty 50 26 24 Chuyên gia tư vấn người 100 51 50
Trong số 379 doanh nghiệp tham gia chương trình đào tạo, 33 công ty đã trở thành đối tác của Samsung. Tập đoàn lên kế hoạch tiếp tục tư vấn cho 24 doanh nghiệp và 50 chuyên gia trong năm 2023.
Samsung Electronics sản xuất gần một nửa số điện thoại thông minh Galaxy tại các nhà máy thuộc tỉnh Bắc Ninh, Thái Nguyên và TP.HCM. Mặt hàng này đóng góp vào khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Ông Lee Jae-yong - Chủ tịch Tập đoàn Samsung - đánh giá "sự phát triển của Việt Nam chính là sự phát triển của các doanh nghiệp Hàn Quốc, sự thành công của Việt Nam chính là sự thành công của các doanh nghiệp Hàn Quốc".
Tiềm năng của kinh tế số
Trong khi đó, tại diễn đàn, đại diện Shinhan Bank đánh giá tiềm năng của thị trường kỹ thuật số của Việt Nam đang rất cao. Tầng lớp thanh niên trẻ tham gia vào thị trường này gia tăng nhanh.
"Chúng tôi đã đầu tư vào Việt Nam 30 năm, và một trong những yếu tố giúp chúng tôi đánh giá cao môi trường đầu tư tại Việt Nam là tăng trưởng GDP cao và ổn định trong nhiều năm liền", đại diện ngân hàng cho biết.
"Fintech đóng vai trò lớn trong việc nâng cao giá trị doanh nghiệp. Nhờ đó, chúng ta có thể tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao", đại diện Shinhan Bank khẳng định. Ông cho biết ngân hàng đang cố gắng cộng sinh cùng phát triển với các doanh nghiệp Việt Nam trong phát triển kinh tế số.
Với triết lý tương sinh cùng phát triển, Samsung Việt Nam sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam, tăng cường mối quan hệ đối tác hiện có nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ và nâng cao khả năng cạnh tranh của các công ty trong nước Tổng giám đốc Samsung Việt Nam Choi Joo Ho
Phát biểu tại diễn đàn, ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài - cho biết tình hình thế giới đang chịu nhiều khó khăn, bất ổn với xung đột Nga - Ukraine; nhiều tập đoàn đa quốc gia tái cơ cấu chuỗi sản xuất, hạn chế hoạt đầu đầu tư mới; cùng với khủng hoảng của một số ngân hàng.
Ông cũng chỉ ra cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài của các nước trong khu vực gia tăng; một số đối tác nước ngoài của Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và châu Âu có xu hướng giảm đầu tư ra nước ngoài do chi phí đầu tư tăng. Cùng với đó là việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu.
"Trong nước, Chính phủ đang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn, phục hồi và phát triển kinh tế. Nhưng tình hình kinh tế Việt Nam năm 2023 gặp nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của kinh tế thế giới", ông Hoàng cho biết.
"Cùng với đó là thủ tục hành chính còn bất cập, tình trạng thiếu điện ở một số địa phương phía Bắc, sức mua của thị trường giảm và tình trạng thiếu hụt lao động, nhất là lao động chất lượng cao", ông nói thêm.
Nhận xét về xu hướng đầu tư, ông Hoàng cho biết Nhật Bản, Hàn Quốc đang có xu hướng chậm lại các quyết định đầu tư vào Việt Nam do những vấn đề nội tại của nền kinh tế.
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc là một trong những hoạt động được tổ chức nhân dịp Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và phu nhân thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 22 đến 24/6 theo lời mời của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng.
Chủ tịch các tập đoàn hàng đầu như Samsung Electronics, SK, Hyundai Motor, LG, Lotte cũng có trong đoàn tháp tùng Tổng thống Yoon Suk-yeol thăm Việt Nam.
Theo Yonhap, phái đoàn doanh nghiệp tháp tùng Tổng thống Hàn Quốc gồm 205 thành viên thuộc nhiều lĩnh vực như tài chính, luật, y tế, công nghệ thông tin, dịch vụ. Phái đoàn được đánh giá có quy mô lớn nhất dưới thời chính quyền hiện tại, bao gồm Chủ tịch điều hành Samsung Electronics Lee Jae-yong, Chủ tịch Tập đoàn SK Chey Tae-won và Chủ tịch Tập đoàn ôtô Hyundai Euisun Chung.
Hiện nay, Hàn Quốc là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam, đứng thứ nhất về đầu tư trực tiếp (FDI), thứ hai về hỗ trợ phát triển (ODA) và thứ ba về thương mại.
Năm 2022, kim ngạch thương mại song phương đạt 87 tỷ USD, tăng 11,4% so với năm 2021. Trong quý I, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc là 18,1 tỷ USD.
Doanh nghiệp Hàn Quốc ngày càng gia tăng hiện diện tại Việt NamTheo các chuyên gia, Việt Nam là nơi doanh nghiệp Hàn Quốc tham gia sâu vào chuỗi cung ứng, đồng thời tăng cường hợp tác trong những ngành công nghiệp mới nổi.
09:55 23/6/2023
Fed: Sẽ còn nhiều đợt tăng lãi suất nữaTrái ngược với kỳ vọng của thị trường, Chủ tịch Fed cho biết ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất thêm nhiều lần nữa cho đến khi đạt được bước tiến trong cuộc chiến với lạm phát.
06:29 22/6/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | Hàng trăm doanh nghiệp Việt Nam, Hàn Quốc ký ghi nhớ hợp tác
Các doanh nghiệp Hàn Quốc thể hiện niềm tin vào môi trường đầu tư tại Việt Nam, và cho biết họ theo đuổi triết lý tương sinh cùng phát triển với đất nước.
Hội trường khách sạn JW Marriott, nơi tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc chiều 23/6 kín chỗ với sự có mặt của hơn 500 doanh nghiệp hai nước.
Kết thúc sự kiện, hơn 100 công ty Hàn Quốc và Việt Nam đã trao đổi biên bản ghi nhớ hợp tác.
Tại diễn đàn, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Sul-Yeol cho biết Hàn Quốc đang triển khai các chính sách đối ngoại lớn như Tầm nhìn quốc gia chủ chốt toàn cầu (GPS) và Sáng kiến đoàn kết Hàn Quốc - ASEAN (KASI). Trong đó, quốc gia quan trọng nhất đối với Hàn Quốc trong Sáng kiến KASI là Việt Nam.
Thu hút đầu tư có chọn lọc
Tổng thống Hàn Quốc đánh giá cao cơ hội và triển vọng hợp tác thương mại và đầu tư với Việt Nam. Trong đó, mục tiêu kim ngạch thương mại song phương hai nước sẽ đạt 150 tỷ USD vào năm 2030.
Nhằm thúc đẩy thương mại, đầu tư Việt - Hàn trong thời gian tới, Tổng thống Hàn Quốc cho biết ngoài đẩy mạnh hợp tác trên một số lĩnh vực, việc hai nước cần làm hiện nay là phá vỡ những rào cản đang ngăn cản hoạt động thương mại, đầu tư giữa hai nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết rất hoan nghênh sự tham gia tích cực của các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là doanh nghiệp Hàn Quốc.
Định hướng thu hút đầu tư của Việt Nam hiện nay là thu hút có chọn lọc, ưu tiên các lĩnh vực kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, lấy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo làm nền tảng, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu.
Thúc đẩy năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
Tại diễn đàn, Tổng giám đốc Samsung Việt Nam Choi Joo Ho nhận định chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp toàn cầu đang được tái cấu trúc mạnh mẽ.
Trong bối cảnh đó, ông cho biết triết lý kinh doanh của Samsung là "tương sinh cùng phát triển", hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam gia tăng năng lực cạnh tranh trên chuỗi cung ứng toàn cầu.
Theo đó, Samsung đã chia sẻ các kỹ năng sản xuất cho doanh nghiệp Việt Nam theo yêu cầu của Chính phủ; chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng nhà máy thông minh nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh trong ngành sản xuất địa phương.
Tập đoàn cho biết đã tư vấn cho gần 400 công ty, giúp thúc đẩy sản lượng 39%, giảm hàng tồn kho 36% và sản phẩm lỗi 52%.
Chương trình tư vấn nhà máy thông minh của Samsung tại Việt Nam Nhãn MOU Năm 2022 Kế hoạch năm 2023 Công ty công ty 50 26 24 Chuyên gia tư vấn người 100 51 50
Trong số 379 doanh nghiệp tham gia chương trình đào tạo, 33 công ty đã trở thành đối tác của Samsung. Tập đoàn lên kế hoạch tiếp tục tư vấn cho 24 doanh nghiệp và 50 chuyên gia trong năm 2023.
Samsung Electronics sản xuất gần một nửa số điện thoại thông minh Galaxy tại các nhà máy thuộc tỉnh Bắc Ninh, Thái Nguyên và TP.HCM. Mặt hàng này đóng góp vào khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Ông Lee Jae-yong - Chủ tịch Tập đoàn Samsung - đánh giá "sự phát triển của Việt Nam chính là sự phát triển của các doanh nghiệp Hàn Quốc, sự thành công của Việt Nam chính là sự thành công của các doanh nghiệp Hàn Quốc".
Tiềm năng của kinh tế số
Trong khi đó, tại diễn đàn, đại diện Shinhan Bank đánh giá tiềm năng của thị trường kỹ thuật số của Việt Nam đang rất cao. Tầng lớp thanh niên trẻ tham gia vào thị trường này gia tăng nhanh.
"Chúng tôi đã đầu tư vào Việt Nam 30 năm, và một trong những yếu tố giúp chúng tôi đánh giá cao môi trường đầu tư tại Việt Nam là tăng trưởng GDP cao và ổn định trong nhiều năm liền", đại diện ngân hàng cho biết.
"Fintech đóng vai trò lớn trong việc nâng cao giá trị doanh nghiệp. Nhờ đó, chúng ta có thể tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao", đại diện Shinhan Bank khẳng định. Ông cho biết ngân hàng đang cố gắng cộng sinh cùng phát triển với các doanh nghiệp Việt Nam trong phát triển kinh tế số.
Với triết lý tương sinh cùng phát triển, Samsung Việt Nam sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam, tăng cường mối quan hệ đối tác hiện có nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ và nâng cao khả năng cạnh tranh của các công ty trong nước Tổng giám đốc Samsung Việt Nam Choi Joo Ho
Phát biểu tại diễn đàn, ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài - cho biết tình hình thế giới đang chịu nhiều khó khăn, bất ổn với xung đột Nga - Ukraine; nhiều tập đoàn đa quốc gia tái cơ cấu chuỗi sản xuất, hạn chế hoạt đầu đầu tư mới; cùng với khủng hoảng của một số ngân hàng.
Ông cũng chỉ ra cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài của các nước trong khu vực gia tăng; một số đối tác nước ngoài của Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và châu Âu có xu hướng giảm đầu tư ra nước ngoài do chi phí đầu tư tăng. Cùng với đó là việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu.
"Trong nước, Chính phủ đang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn, phục hồi và phát triển kinh tế. Nhưng tình hình kinh tế Việt Nam năm 2023 gặp nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của kinh tế thế giới", ông Hoàng cho biết.
"Cùng với đó là thủ tục hành chính còn bất cập, tình trạng thiếu điện ở một số địa phương phía Bắc, sức mua của thị trường giảm và tình trạng thiếu hụt lao động, nhất là lao động chất lượng cao", ông nói thêm.
Nhận xét về xu hướng đầu tư, ông Hoàng cho biết Nhật Bản, Hàn Quốc đang có xu hướng chậm lại các quyết định đầu tư vào Việt Nam do những vấn đề nội tại của nền kinh tế.
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc là một trong những hoạt động được tổ chức nhân dịp Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và phu nhân thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 22 đến 24/6 theo lời mời của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng.
Chủ tịch các tập đoàn hàng đầu như Samsung Electronics, SK, Hyundai Motor, LG, Lotte cũng có trong đoàn tháp tùng Tổng thống Yoon Suk-yeol thăm Việt Nam.
Theo Yonhap, phái đoàn doanh nghiệp tháp tùng Tổng thống Hàn Quốc gồm 205 thành viên thuộc nhiều lĩnh vực như tài chính, luật, y tế, công nghệ thông tin, dịch vụ. Phái đoàn được đánh giá có quy mô lớn nhất dưới thời chính quyền hiện tại, bao gồm Chủ tịch điều hành Samsung Electronics Lee Jae-yong, Chủ tịch Tập đoàn SK Chey Tae-won và Chủ tịch Tập đoàn ôtô Hyundai Euisun Chung.
Hiện nay, Hàn Quốc là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam, đứng thứ nhất về đầu tư trực tiếp (FDI), thứ hai về hỗ trợ phát triển (ODA) và thứ ba về thương mại.
Năm 2022, kim ngạch thương mại song phương đạt 87 tỷ USD, tăng 11,4% so với năm 2021. Trong quý I, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc là 18,1 tỷ USD.
Doanh nghiệp Hàn Quốc ngày càng gia tăng hiện diện tại Việt NamTheo các chuyên gia, Việt Nam là nơi doanh nghiệp Hàn Quốc tham gia sâu vào chuỗi cung ứng, đồng thời tăng cường hợp tác trong những ngành công nghiệp mới nổi.
09:55 23/6/2023
Fed: Sẽ còn nhiều đợt tăng lãi suất nữaTrái ngược với kỳ vọng của thị trường, Chủ tịch Fed cho biết ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất thêm nhiều lần nữa cho đến khi đạt được bước tiến trong cuộc chiến với lạm phát.
06:29 22/6/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | |
Hãng taxi điện GSM muốn đầu tư gần 1 tỷ USD vào Indonesia | VinFast dự kiến đầu tư lên đến 1,2 tỷ USD vào thị trường Indonesia. Hãng taxi điện GSM của tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng mong muốn đầu tư lên tới 900 triệu USD. | GSM đang đẩy mạnh phát triển sang các thị trường nước ngoài. Ảnh: GSM.
Trong buổi gặp gỡ, trao đổi cùng doanh nghiệp của Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính vào ngày 13/1, VinFast cùng CTCP Di chuyên Xanh và Thông minh (GSM) đã báo cáo 2 nguyên thủ về kế hoạch đầu tư và hợp tác tại Indonesia.
Cụ thể, VinFast dự kiến đầu tư lên đến 1,2 tỷ USD vào thị trường Indonesia trong nhiều giai đoạn. Song song với việc phân phối các dòng xe nhập khẩu từ Việt Nam trong giai đoạn đầu, VinFast sẽ đầu tư 200 triệu USD để xây dựng nhà máy sản xuất xe điện với sản lượng dự kiến 30.000-50.000 xe/năm tại Indonesia.
Về phía GSM, công ty của ông Phạm Nhật Vượng xem thị trường Indonesia là thị trường tiềm năng và trọng điểm. Hãng taxi điện cũng dự kiến đầu tư lên tới 900 triệu USD.
Ngoài ra, VinFast, GSM cùng GoTo Gojek Tokopedia đã kí biên bản ghi nhớ (MOU) hợp tác trong mảng xe điện tại Indonesia. Hợp tác giữa 3 công ty hướng đến mục tiêu thúc đẩy giao thông xanh tại Indonesia thông qua việc hỗ trợ các tài xế Gojek chuyển đổi sang sử dụng xe điện.
Trước đó, ông Nguyễn Văn Thanh - Tổng giám đốc GSM - cho biết đã gặp chủ tịch Gojek tại Hà Nội và bàn về những cơ hội tại thị trường lớn như Indonesia với tầm nhìn phát triển giao thông bền vững và mang đến nhiều dịch vụ chất lượng cho khách hàng.
Cùng ngày, Tổng thống Indonesia Joko Widodo cùng các lãnh đạo cấp cao 2 nước đã có chuyến thăm nhà máy VinFast Hải Phòng.
Hồi đầu tháng 11/2023, GSM chính thức khai trương dịch vụ taxi điện tại Lào, thị trường nước ngoài đầu tiên của hãng. Đơn vị này dự kiến triển khai khoảng 1.000 chiếc VinFast VF 5 Plus. Dịch vụ taxi điện của GSM sẽ hoạt động tại thủ đô Vientiane và một số tỉnh, thành phố khác như Luang Prabang, Savannakhet, Champasak ... trong các giai đoạn tiếp theo.
Sau Lào, GSM cũng đặt mục tiêu tiến sang thị trường Campuchia vào đầu năm 2024. Tuy nhiên, kế hoạch này đang tạm thời bị gián đoạn.
Liệu hãng gọi xe điện Xanh SM có thể chen chân vào mảng giao hàng?Sự ra đời của dịch vụ giao hàng dường như tất yếu khi Xanh SM tham gia mảng gọi xe 2 bánh. Tuy nhiên hãng sẽ phải đối mặt với nhiều đối thủ nếu muốn có tên trên bản đồ thị phần.
06:00 6/12/2023
Tiến vào thị trường gọi xe công nghệ, Xanh SM phải đối mặt những gì?Hãng gọi xe taxi điện Xanh SM đang dự định lấn sang mảng xe ôm công nghệ và giao hàng. Đây hiện là sân chơi riêng do Grab, Gojek và be nắm phần lớn thị phần.
08:00 25/6/2023
Doanh số VinFast hưởng lợi nhờ hãng taxi điện Xanh SMVinFast bàn giao tổng cộng 915 xe điện trong tháng 3 vừa qua, gồm 3 mẫu VinFast VF e34, VF 8 và VF 9.
13:51 10/4/2023
Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân. | Hãng taxi điện GSM muốn đầu tư gần 1 tỷ USD vào Indonesia
VinFast dự kiến đầu tư lên đến 1,2 tỷ USD vào thị trường Indonesia. Hãng taxi điện GSM của tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng mong muốn đầu tư lên tới 900 triệu USD.
GSM đang đẩy mạnh phát triển sang các thị trường nước ngoài. Ảnh: GSM.
Trong buổi gặp gỡ, trao đổi cùng doanh nghiệp của Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính vào ngày 13/1, VinFast cùng CTCP Di chuyên Xanh và Thông minh (GSM) đã báo cáo 2 nguyên thủ về kế hoạch đầu tư và hợp tác tại Indonesia.
Cụ thể, VinFast dự kiến đầu tư lên đến 1,2 tỷ USD vào thị trường Indonesia trong nhiều giai đoạn. Song song với việc phân phối các dòng xe nhập khẩu từ Việt Nam trong giai đoạn đầu, VinFast sẽ đầu tư 200 triệu USD để xây dựng nhà máy sản xuất xe điện với sản lượng dự kiến 30.000-50.000 xe/năm tại Indonesia.
Về phía GSM, công ty của ông Phạm Nhật Vượng xem thị trường Indonesia là thị trường tiềm năng và trọng điểm. Hãng taxi điện cũng dự kiến đầu tư lên tới 900 triệu USD.
Ngoài ra, VinFast, GSM cùng GoTo Gojek Tokopedia đã kí biên bản ghi nhớ (MOU) hợp tác trong mảng xe điện tại Indonesia. Hợp tác giữa 3 công ty hướng đến mục tiêu thúc đẩy giao thông xanh tại Indonesia thông qua việc hỗ trợ các tài xế Gojek chuyển đổi sang sử dụng xe điện.
Trước đó, ông Nguyễn Văn Thanh - Tổng giám đốc GSM - cho biết đã gặp chủ tịch Gojek tại Hà Nội và bàn về những cơ hội tại thị trường lớn như Indonesia với tầm nhìn phát triển giao thông bền vững và mang đến nhiều dịch vụ chất lượng cho khách hàng.
Cùng ngày, Tổng thống Indonesia Joko Widodo cùng các lãnh đạo cấp cao 2 nước đã có chuyến thăm nhà máy VinFast Hải Phòng.
Hồi đầu tháng 11/2023, GSM chính thức khai trương dịch vụ taxi điện tại Lào, thị trường nước ngoài đầu tiên của hãng. Đơn vị này dự kiến triển khai khoảng 1.000 chiếc VinFast VF 5 Plus. Dịch vụ taxi điện của GSM sẽ hoạt động tại thủ đô Vientiane và một số tỉnh, thành phố khác như Luang Prabang, Savannakhet, Champasak ... trong các giai đoạn tiếp theo.
Sau Lào, GSM cũng đặt mục tiêu tiến sang thị trường Campuchia vào đầu năm 2024. Tuy nhiên, kế hoạch này đang tạm thời bị gián đoạn.
Liệu hãng gọi xe điện Xanh SM có thể chen chân vào mảng giao hàng?Sự ra đời của dịch vụ giao hàng dường như tất yếu khi Xanh SM tham gia mảng gọi xe 2 bánh. Tuy nhiên hãng sẽ phải đối mặt với nhiều đối thủ nếu muốn có tên trên bản đồ thị phần.
06:00 6/12/2023
Tiến vào thị trường gọi xe công nghệ, Xanh SM phải đối mặt những gì?Hãng gọi xe taxi điện Xanh SM đang dự định lấn sang mảng xe ôm công nghệ và giao hàng. Đây hiện là sân chơi riêng do Grab, Gojek và be nắm phần lớn thị phần.
08:00 25/6/2023
Doanh số VinFast hưởng lợi nhờ hãng taxi điện Xanh SMVinFast bàn giao tổng cộng 915 xe điện trong tháng 3 vừa qua, gồm 3 mẫu VinFast VF e34, VF 8 và VF 9.
13:51 10/4/2023
Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân. | |
Chiến lược chuyển đổi số, định vị và tạo đà bứt phá của VietinBank | Là một trong những ngân hàng thương mại Nhà nước dẫn dắt thị trường, VietinBank tiên phong ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh, mang đến nhiều sản phẩm, dịch vụ chất lượng. | Hiện nay, 65% sản phẩm, dịch vụ của VietinBank được thực hiện hoàn toàn trên kênh số và 97% giao dịch khách hàng qua kênh điện tử.
Xây dựng kênh phân phối hiện đại, tiện dụng
Với khách hàng cá nhân, ứng dụng VietinBank iPay Mobile thu hút hơn 6,5 triệu người sử dụng với gần 60 triệu giao dịch được thực hiện mỗi tháng, góp phần giảm áp lực giao dịch tại quầy.
Theo đó, số lượng giao dịch tại quầy giảm hơn 50% trong năm 2022. VietinBank iPay Mobile không chỉ đóng vai trò của ứng dụng ngân hàng số, mà còn là hệ sinh thái số, kết nối hơn 2.400 nhà cung cấp dịch vụ, hỗ trợ đa dạng nhu cầu đời sống hàng ngày.
Cùng với đó, nền tảng ngân hàng số VietinBank eFAST dành cho khách hàng doanh nghiệp được xem như “trợ lý tài chính số” với hơn 130 tính năng. Hiện tại, VietinBank eFAST cung cấp toàn bộ dịch vụ ngân hàng, từ thường xuyên và thiết yếu đến được “may đo” theo nhu cầu của từng doanh nghiệp (trừ dịch vụ liên quan đến tiền mặt).
VietinBank cũng tiên phong ứng dụng nền tảng ngân hàng mở. Đến nay, số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng mở tăng trưởng vượt bậc, bằng 25% tổng giao dịch qua các kênh phân phối của nhà băng này.
Đại diện VietinBank giới thiệu về các sản phẩm công nghệ mới tại sự kiện “Ngày chuyển đổi số ngành ngân hàng” năm 2023.
Nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn cho khách hàng một cách nhanh chóng, tiện lợi, VietinBank ra mắt các sản phẩm cấp tín dụng online, gồm: Thấu chi, cấp thẻ tín dụng. Bên cạnh đó, ngân hàng còn kết nối cho vay phục vụ đời sống dành cho lái xe/chủ đơn vị cung cấp của đối tác Grab.
“Từ khâu thẩm định đến ra quyết định cho vay, giải ngân, theo dõi khoản vay, nhắc nợ tự động và xử lý khoản vay hoàn toàn được thực hiện online. Qua đó, chúng tôi rút ngắn thời gian, giảm rủi ro tác nghiệp, tăng năng suất lao động cho ngân hàng, mang đến khách hàng sự tiện dụng nhất”, đại diện VietinBank chia sẻ.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới, chuyển đổi số
Thời gian qua, VietinBank đầu tư mạnh, triển khai nhiều giải pháp, sáng kiến trong công tác chuyển đổi số. Điển hình, ngân hàng ứng dụng công nghệ tự động hóa robotics process automation (RPA) vào quy trình cho vay cầm cố sổ tiết kiệm. Số hồ sơ tự động xử lý khoảng 3.000 mỗi tháng, giúp tiết kiệm 65% thời gian tác nghiệp.
Đại diện VietinBank chia sẻ trong ứng dụng trí tuệ nhân tạo, học máy, ngân hàng triển khai 8 chatbot nội bộ phục vụ công tác đào tạo, hỗ trợ nghiệp vụ, một chatbot với khách hàng, dự kiến đưa vào ứng dụng voice bot đầu năm 2023.
Đặc biệt, VietinBank đẩy mạnh khai thác và phân tích dữ liệu lớn với các bài toán như vực dậy người dùng “ngủ đông”, tối ưu năng suất lao động tại phòng giao dịch, phân tích chuỗi khách hàng, gợi ý, tư vấn dựa trên phân tích dữ liệu hành vi...
Với mục tiêu trở thành ngân hàng số hàng đầu được công nhận rộng rãi, mang đến cho khách hàng trải nghiệm vượt trội, VietinBank đang xây dựng chiến lược chuyển đổi số bài bản, toàn diện và đầu tư nguồn lực để triển khai hiệu quả.
Ông Trần Minh Bình - Chủ tịch HĐQT VietinBank - phát biểu tại lễ khởi động xây dựng và triển khai chương trình “Chuyển đổi số tại VietinBank giai đoạn 2023-2025, tầm nhìn 2030”.
Ngân hàng đã lựa chọn đơn vị tư vấn có năng lực và uy tín trong top 3 thế giới tham gia trong xây dựng, hoạch định chiến lược, kế hoạch triển khai chương trình “Chuyển đổi số của VietinBank giai đoạn 2023-2025, tầm nhìn 2030”.
Ông Trần Minh Bình - Chủ tịch HĐQT, Trưởng ban Chỉ đạo Chuyển đổi số VietinBank - cho biết: “Chương trình chuyển đổi số lần này được xem là đại dự án thứ 3 của VietinBank, sau dự án chuyển đổi tái cấu trúc mô hình tổ chức (năm 2014) và chuyển đổi hệ thống Corebanking (năm 2017). ‘Chuyển đổi số giai đoạn 2023-2025’ như cuộc đại cách mạng, không chỉ thay đổi công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mà cả mô hình tổ chức, văn hóa, tư tưởng, cách nghĩ và làm mới, sáng tạo, mang lại hiệu quả cao”.
Ông Trần Công Quỳnh Lân - Phó tổng giám đốc VietinBank (thứ 3 từ trái qua) - đại diện VietinBank nhận bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về thành tích trong công tác chuyển đổi số ngành ngân hàng.
Ngân hàng tin tưởng với quyết tâm, cam kết triển khai của ban lãnh đạo cùng nỗ lực từ hơn 24.000 cán bộ trên toàn hệ thống, sự phối hợp đơn vị tư vấn uy tín hàng đầu thế giới, chương trình chuyển đổi số của VietinBank sẽ đạt chất lượng tầm cỡ quốc tế. | Chiến lược chuyển đổi số, định vị và tạo đà bứt phá của VietinBank
Là một trong những ngân hàng thương mại Nhà nước dẫn dắt thị trường, VietinBank tiên phong ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh, mang đến nhiều sản phẩm, dịch vụ chất lượng.
Hiện nay, 65% sản phẩm, dịch vụ của VietinBank được thực hiện hoàn toàn trên kênh số và 97% giao dịch khách hàng qua kênh điện tử.
Xây dựng kênh phân phối hiện đại, tiện dụng
Với khách hàng cá nhân, ứng dụng VietinBank iPay Mobile thu hút hơn 6,5 triệu người sử dụng với gần 60 triệu giao dịch được thực hiện mỗi tháng, góp phần giảm áp lực giao dịch tại quầy.
Theo đó, số lượng giao dịch tại quầy giảm hơn 50% trong năm 2022. VietinBank iPay Mobile không chỉ đóng vai trò của ứng dụng ngân hàng số, mà còn là hệ sinh thái số, kết nối hơn 2.400 nhà cung cấp dịch vụ, hỗ trợ đa dạng nhu cầu đời sống hàng ngày.
Cùng với đó, nền tảng ngân hàng số VietinBank eFAST dành cho khách hàng doanh nghiệp được xem như “trợ lý tài chính số” với hơn 130 tính năng. Hiện tại, VietinBank eFAST cung cấp toàn bộ dịch vụ ngân hàng, từ thường xuyên và thiết yếu đến được “may đo” theo nhu cầu của từng doanh nghiệp (trừ dịch vụ liên quan đến tiền mặt).
VietinBank cũng tiên phong ứng dụng nền tảng ngân hàng mở. Đến nay, số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng mở tăng trưởng vượt bậc, bằng 25% tổng giao dịch qua các kênh phân phối của nhà băng này.
Đại diện VietinBank giới thiệu về các sản phẩm công nghệ mới tại sự kiện “Ngày chuyển đổi số ngành ngân hàng” năm 2023.
Nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn cho khách hàng một cách nhanh chóng, tiện lợi, VietinBank ra mắt các sản phẩm cấp tín dụng online, gồm: Thấu chi, cấp thẻ tín dụng. Bên cạnh đó, ngân hàng còn kết nối cho vay phục vụ đời sống dành cho lái xe/chủ đơn vị cung cấp của đối tác Grab.
“Từ khâu thẩm định đến ra quyết định cho vay, giải ngân, theo dõi khoản vay, nhắc nợ tự động và xử lý khoản vay hoàn toàn được thực hiện online. Qua đó, chúng tôi rút ngắn thời gian, giảm rủi ro tác nghiệp, tăng năng suất lao động cho ngân hàng, mang đến khách hàng sự tiện dụng nhất”, đại diện VietinBank chia sẻ.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới, chuyển đổi số
Thời gian qua, VietinBank đầu tư mạnh, triển khai nhiều giải pháp, sáng kiến trong công tác chuyển đổi số. Điển hình, ngân hàng ứng dụng công nghệ tự động hóa robotics process automation (RPA) vào quy trình cho vay cầm cố sổ tiết kiệm. Số hồ sơ tự động xử lý khoảng 3.000 mỗi tháng, giúp tiết kiệm 65% thời gian tác nghiệp.
Đại diện VietinBank chia sẻ trong ứng dụng trí tuệ nhân tạo, học máy, ngân hàng triển khai 8 chatbot nội bộ phục vụ công tác đào tạo, hỗ trợ nghiệp vụ, một chatbot với khách hàng, dự kiến đưa vào ứng dụng voice bot đầu năm 2023.
Đặc biệt, VietinBank đẩy mạnh khai thác và phân tích dữ liệu lớn với các bài toán như vực dậy người dùng “ngủ đông”, tối ưu năng suất lao động tại phòng giao dịch, phân tích chuỗi khách hàng, gợi ý, tư vấn dựa trên phân tích dữ liệu hành vi...
Với mục tiêu trở thành ngân hàng số hàng đầu được công nhận rộng rãi, mang đến cho khách hàng trải nghiệm vượt trội, VietinBank đang xây dựng chiến lược chuyển đổi số bài bản, toàn diện và đầu tư nguồn lực để triển khai hiệu quả.
Ông Trần Minh Bình - Chủ tịch HĐQT VietinBank - phát biểu tại lễ khởi động xây dựng và triển khai chương trình “Chuyển đổi số tại VietinBank giai đoạn 2023-2025, tầm nhìn 2030”.
Ngân hàng đã lựa chọn đơn vị tư vấn có năng lực và uy tín trong top 3 thế giới tham gia trong xây dựng, hoạch định chiến lược, kế hoạch triển khai chương trình “Chuyển đổi số của VietinBank giai đoạn 2023-2025, tầm nhìn 2030”.
Ông Trần Minh Bình - Chủ tịch HĐQT, Trưởng ban Chỉ đạo Chuyển đổi số VietinBank - cho biết: “Chương trình chuyển đổi số lần này được xem là đại dự án thứ 3 của VietinBank, sau dự án chuyển đổi tái cấu trúc mô hình tổ chức (năm 2014) và chuyển đổi hệ thống Corebanking (năm 2017). ‘Chuyển đổi số giai đoạn 2023-2025’ như cuộc đại cách mạng, không chỉ thay đổi công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mà cả mô hình tổ chức, văn hóa, tư tưởng, cách nghĩ và làm mới, sáng tạo, mang lại hiệu quả cao”.
Ông Trần Công Quỳnh Lân - Phó tổng giám đốc VietinBank (thứ 3 từ trái qua) - đại diện VietinBank nhận bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về thành tích trong công tác chuyển đổi số ngành ngân hàng.
Ngân hàng tin tưởng với quyết tâm, cam kết triển khai của ban lãnh đạo cùng nỗ lực từ hơn 24.000 cán bộ trên toàn hệ thống, sự phối hợp đơn vị tư vấn uy tín hàng đầu thế giới, chương trình chuyển đổi số của VietinBank sẽ đạt chất lượng tầm cỡ quốc tế. | |
Bắc Giang, Thái Bình vượt Bình Dương, Bắc Ninh về thu hút vốn FDI | Năm 2023 chứng kiến sự thay đổi lớn vị trí xếp hạng các địa phương về thu hút vốn FDI. Trong đó, Bắc Giang, Thái Bình đã vượt Bình Dương, Bắc Ninh để lọt top 5 địa phương dẫn đầu. | Bắc Giang và Thái Bình đã vượt Bình Dương, Bắc Ninh để lọt top 5 địa phương thu vốn FDI lớn nhất năm 2023. Ảnh: Việt Linh.
Theo báo cáo mới được Cục Đầu tư Nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố trong năm 2023, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam (FDI) đạt gần 36,61 tỷ USD, tăng 32,1% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 23,18 tỷ USD, tăng 3,5% so với năm 2022. Đây là mức giải ngân kỷ lục từ trước tới nay.
Theo số liệu, TP.HCM dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI đăng ký năm 2023 với gần với 5,85 tỷ USD, chiếm gần 16% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 48,5% so với năm 2022. Trong khi đó, Hải Phòng là địa phương xếp thứ hai, tiếp theo là Quảng Ninh, Bắc Giang và Thái Bình. Nghệ An có lần đầu tiên hút vốn ngoại đạt trên 1 tỷ USD một năm.
Nhiều địa phương bứt tốc
Theo số liệu công bố trước đó, trong 11 tháng đầu năm, TP.HCM đứng thứ 2 về thu hút vốn FDI với 3,08 tỷ USD. Nhưng chỉ trong tháng 12, TP.HCM đã thu hút khoảng 2,77 tỷ USD vốn FDI để bứt tốc vượt lên dẫn đầu. Con số 5,85 tỷ USD cũng là mức cao nhất kể từ 2020 đến nay của thành phố, đồng thời cũng vượt kế hoạch đặt ra từ đầu năm là 4,5 tỷ USD.
Nếu xét về số dự án, TP.HCM cũng là địa phương dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (37,7%), số lượt dự án điều chỉnh (23,5%) và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (67,1%).
Đáng chú ý, nếu như năm ngoái, Hải Phòng xếp thứ 4 về thu hút vốn FDI thì năm nay địa phương này đã bứt tốc lên vị trí thứ 2 với tổng vốn đầu tư đăng ký 3,4 tỷ USD, vượt 1,75 lần so với kế hoạch và là kết quả lịch sử của TP Hải Phòng từ trước tới nay.
Trong năm 2023, Hải Phòng đã cấp mới 100 dự án với số vốn cấp mới đạt 1,3 tỷ USD; điều chỉnh tăng vốn đầu tư 46 dự án với số vốn tăng thêm hơn 1,9 tỷ USD. Tổng cộng, đến nay trên địa bàn Hải Phòng có 933 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư là 28,9 tỷ USD.
TOP 5 ĐỊA PHƯƠNG HÚT VỐN FDI TRONG NĂM 2022 Số liệu: Bộ Kế hoạch đầu tư NhãnTP.HCMBình DươngQuảng NinhBắc NinhHải Phòng Năm 2022 tỷ USD 3.943.142.372.221.12
TOP 5 ĐỊA PHƯƠNG VỀ HÚT VỐN FDI TRONG NĂM 2023 Số liệu: Bộ Kế hoạch và đầu tư NhãnTP.HCMHải Phòng Quảng NinhBắc GiangThái Bình Năm 2023 tỷ USD 5.853.263.113.012.79
Địa phương này đã ghi nhận nhiều dự án mới của nhà đầu tư ngoại như dự án Nhà máy sản xuất vật liệu phân hủy sinh học công nghệ cao của Tập đoàn SK (Hàn Quốc) với tổng vốn 500 triệu USD; dự án Sản xuất máy và thiết bị của Tập đoàn Kyocera (Nhật Bản) tăng vốn 237,5 triệu USD nâng tổng vốn đầu tư dự án lên 425 triệu USD.
Ngoài ra còn có dự án đầu tư phát triển nhà xưởng xây sẵn BW với số vốn 61 triệu USD, dự án chế tạo phụ tùng ôtô của nhà đầu tư CCTY Bearing Company của Trung Quốc với 40 triệu USD...
Năm 2023, Bắc Giang cũng vươn lên vị trí thứ 4 với vốn FDI đăng ký ghi nhận 3,01 tỷ USD. Địa phương này cho biết đây là mức vốn cao kỷ lục từ trước đến nay và giúp Bắc Giang xếp thứ 4 cả nước, vượt qua những tỉnh vốn mạnh về công nghiệp là Đồng Nai, Bình Dương hay Bắc Ninh.
Đến nay, trên địa bàn tỉnh có các dự án từ các tập đoàn của 30 quốc gia và lãnh thổ, trong đó Trung Quốc có trên 227 dự án với tổng số vốn khoảng 5,14 tỷ USD; Hàn Quốc với gần 300 dự án và số vốn đăng ký đạt khoảng 2,1 tỷ USD.
Một số dự án nổi bật của địa phương này trong năm qua có thể kể đến như Foxconn đầu tư 300 triệu USD để sản xuất iPad, AirPods; Luxshare - ICT đầu tư thêm 330 triệu USD mở rộng nhà máy sản xuất; hay Hana Micron - "ông lớn" ngành bán dẫn Hàn Quốc cũng đang muốn đầu tư 1 tỷ USD vào Bắc Giang.
Bên cạnh đó, một địa phương cũng đạt kỷ lục về thu hút vốn FDI trong năm vừa qua là Thái Bình. Nếu như năm 2022, tỉnh này chỉ xếp hạng thứ 18 thì đến năm 2023, vốn FDI vào Thái Bình đạt 2,8 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay và xếp thứ 5 cả nước.
Năm 2023, Thái Bình lần đầu gia nhập nhóm địa phương tỷ USD về thu hút vốn ngoại sau khi đón 3 dự án đổ bộ KCN Liên Hà Thái hồi tháng 9. Bao gồm dự án Nhà máy Pegavision Việt Nam (200 triệu USD); dự án Nhà máy sản xuất các cổng chuyển đổi, thiết bị kết nối, thiết bị vi tính (45 triệu USD); và dự án Nhà máy Longstar Lighting Thái Bình (25 triệu USD).
Thái Bình cũng chuẩn bị đón thêm một dự án FDI lớn từ Nhật Bản với tổng vốn đầu tư khoảng 2 tỷ USD. Hiện tỉnh Thái Bình có 5 dự án của nhà đầu tư Nhật Bản với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 150 triệu USD.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam năm 2023 cũng đạt mức cao nhất trong 5 năm qua. Ảnh: Việt Linh.
Dù không nằm trong top 5 địa phương hút vốn FDI trong năm vừa qua nhưng Nghệ An cũng đánh dấu cột mốc lần đầu tiên thu hút vốn FDI vượt trên 1 tỷ USD, vượt qua cả Bình Dương và Đồng nai.
Tổng kết cả năm 2023, địa phương này hút hơn 1,6 tỷ USD và xếp vị trí thứ 8 trên cả nước (năm 2022 cán đích vị trí thứ 11). Đặc biệt, Nghệ An đã thu hút thành công nhiều tập đoàn lớn của thế giới tham gia vào chuỗi cung ứng sản xuất như Luxshare - ICT, Goertek, Everwin, JuTeng, Foxconn, Runergy, Shangdong, Sunny...
Một số dự án nổi bật tại địa phương này là dự án đầu tư cơ sở mới Sunny Automotive Quang học Vina cho Tập đoàn Sunny, tổng mức đầu tư 150 triệu USD. Đối tác hàng đầu của Apple - Foxconn cũng đã chính thức đăng ký đầu tư dự án 100 triệu USD vào Khu công nghiệp WHA.
Singapore, Nhật Bản tăng đầu tư vào Việt Nam
Trong năm 2023, đã có 111 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 6,8 tỷ USD, chiếm 18,6% tổng vốn, tăng 5,4% so với cùng kỳ 2022.
Nhật Bản đứng thứ 2 với gần 6,57 tỷ USD, chiếm hơn 17,9% tổng vốn đầu tư, tăng 37,3% so với cùng kỳ. Hong Kong đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 4,68 tỷ USD, chiếm gần 12,8% tổng vốn đầu tư, gấp 2,1 lần so với cùng kỳ. Tiếp theo là Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan...
Các nhà đầu tư châu Á và các đối tác đầu tư truyền thống vẫn chiếm tỷ trọng lớn về tổng vốn đầu tư vào Việt Nam năm qua (Singapore, Nhật Bản, Hong Kong, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan). Riêng 6 đối tác này đã chiếm hơn 81,4% tổng vốn đầu tư của cả nước trong năm.
Xét về số dự án, Trung Quốc dẫn đầu về số dự án mới (chiếm 22,2%). Hàn Quốc dẫn đầu về số lượt điều chỉnh vốn (chiếm 25,9%) và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (chiếm 27,8%).
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Nhà máy lọc dầu Dung Quất tăng kế hoạch lợi nhuậnCông ty CP Lọc hóa Dầu Bình Sơn muốn nâng chỉ tiêu lợi nhuận cả năm 2023 lên 4.868 tỷ đồng và tăng tỷ lệ cổ tức từ 3% lên 7%.
18:10 1/1/2024
Việt Nam tăng nhập khẩu thịt heo từ Nga, giá gần 70.000 đồng/kgDù giá heo hơi trong nước giảm, có loại về dưới 50.000 đồng/kg nhưng lượng nhập khẩu thịt heo vẫn tăng tháng thứ 7 liên tiếp.
17:25 31/12/2023
Thủ tướng yêu cầu quản chặt quỹ bình ổn xăng dầu sau vụ Xuyên Việt OilThủ tướng yêu cầu các ngân hàng nơi doanh nghiệp đầu mối mở tài khoản quỹ bình ổn giá xăng dầu phải thực hiện nghiêm quy định về kinh doanh xăng dầu.
18:44 30/12/2023 | Bắc Giang, Thái Bình vượt Bình Dương, Bắc Ninh về thu hút vốn FDI
Năm 2023 chứng kiến sự thay đổi lớn vị trí xếp hạng các địa phương về thu hút vốn FDI. Trong đó, Bắc Giang, Thái Bình đã vượt Bình Dương, Bắc Ninh để lọt top 5 địa phương dẫn đầu.
Bắc Giang và Thái Bình đã vượt Bình Dương, Bắc Ninh để lọt top 5 địa phương thu vốn FDI lớn nhất năm 2023. Ảnh: Việt Linh.
Theo báo cáo mới được Cục Đầu tư Nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố trong năm 2023, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam (FDI) đạt gần 36,61 tỷ USD, tăng 32,1% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 23,18 tỷ USD, tăng 3,5% so với năm 2022. Đây là mức giải ngân kỷ lục từ trước tới nay.
Theo số liệu, TP.HCM dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI đăng ký năm 2023 với gần với 5,85 tỷ USD, chiếm gần 16% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 48,5% so với năm 2022. Trong khi đó, Hải Phòng là địa phương xếp thứ hai, tiếp theo là Quảng Ninh, Bắc Giang và Thái Bình. Nghệ An có lần đầu tiên hút vốn ngoại đạt trên 1 tỷ USD một năm.
Nhiều địa phương bứt tốc
Theo số liệu công bố trước đó, trong 11 tháng đầu năm, TP.HCM đứng thứ 2 về thu hút vốn FDI với 3,08 tỷ USD. Nhưng chỉ trong tháng 12, TP.HCM đã thu hút khoảng 2,77 tỷ USD vốn FDI để bứt tốc vượt lên dẫn đầu. Con số 5,85 tỷ USD cũng là mức cao nhất kể từ 2020 đến nay của thành phố, đồng thời cũng vượt kế hoạch đặt ra từ đầu năm là 4,5 tỷ USD.
Nếu xét về số dự án, TP.HCM cũng là địa phương dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (37,7%), số lượt dự án điều chỉnh (23,5%) và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (67,1%).
Đáng chú ý, nếu như năm ngoái, Hải Phòng xếp thứ 4 về thu hút vốn FDI thì năm nay địa phương này đã bứt tốc lên vị trí thứ 2 với tổng vốn đầu tư đăng ký 3,4 tỷ USD, vượt 1,75 lần so với kế hoạch và là kết quả lịch sử của TP Hải Phòng từ trước tới nay.
Trong năm 2023, Hải Phòng đã cấp mới 100 dự án với số vốn cấp mới đạt 1,3 tỷ USD; điều chỉnh tăng vốn đầu tư 46 dự án với số vốn tăng thêm hơn 1,9 tỷ USD. Tổng cộng, đến nay trên địa bàn Hải Phòng có 933 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư là 28,9 tỷ USD.
TOP 5 ĐỊA PHƯƠNG HÚT VỐN FDI TRONG NĂM 2022 Số liệu: Bộ Kế hoạch đầu tư NhãnTP.HCMBình DươngQuảng NinhBắc NinhHải Phòng Năm 2022 tỷ USD 3.943.142.372.221.12
TOP 5 ĐỊA PHƯƠNG VỀ HÚT VỐN FDI TRONG NĂM 2023 Số liệu: Bộ Kế hoạch và đầu tư NhãnTP.HCMHải Phòng Quảng NinhBắc GiangThái Bình Năm 2023 tỷ USD 5.853.263.113.012.79
Địa phương này đã ghi nhận nhiều dự án mới của nhà đầu tư ngoại như dự án Nhà máy sản xuất vật liệu phân hủy sinh học công nghệ cao của Tập đoàn SK (Hàn Quốc) với tổng vốn 500 triệu USD; dự án Sản xuất máy và thiết bị của Tập đoàn Kyocera (Nhật Bản) tăng vốn 237,5 triệu USD nâng tổng vốn đầu tư dự án lên 425 triệu USD.
Ngoài ra còn có dự án đầu tư phát triển nhà xưởng xây sẵn BW với số vốn 61 triệu USD, dự án chế tạo phụ tùng ôtô của nhà đầu tư CCTY Bearing Company của Trung Quốc với 40 triệu USD...
Năm 2023, Bắc Giang cũng vươn lên vị trí thứ 4 với vốn FDI đăng ký ghi nhận 3,01 tỷ USD. Địa phương này cho biết đây là mức vốn cao kỷ lục từ trước đến nay và giúp Bắc Giang xếp thứ 4 cả nước, vượt qua những tỉnh vốn mạnh về công nghiệp là Đồng Nai, Bình Dương hay Bắc Ninh.
Đến nay, trên địa bàn tỉnh có các dự án từ các tập đoàn của 30 quốc gia và lãnh thổ, trong đó Trung Quốc có trên 227 dự án với tổng số vốn khoảng 5,14 tỷ USD; Hàn Quốc với gần 300 dự án và số vốn đăng ký đạt khoảng 2,1 tỷ USD.
Một số dự án nổi bật của địa phương này trong năm qua có thể kể đến như Foxconn đầu tư 300 triệu USD để sản xuất iPad, AirPods; Luxshare - ICT đầu tư thêm 330 triệu USD mở rộng nhà máy sản xuất; hay Hana Micron - "ông lớn" ngành bán dẫn Hàn Quốc cũng đang muốn đầu tư 1 tỷ USD vào Bắc Giang.
Bên cạnh đó, một địa phương cũng đạt kỷ lục về thu hút vốn FDI trong năm vừa qua là Thái Bình. Nếu như năm 2022, tỉnh này chỉ xếp hạng thứ 18 thì đến năm 2023, vốn FDI vào Thái Bình đạt 2,8 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay và xếp thứ 5 cả nước.
Năm 2023, Thái Bình lần đầu gia nhập nhóm địa phương tỷ USD về thu hút vốn ngoại sau khi đón 3 dự án đổ bộ KCN Liên Hà Thái hồi tháng 9. Bao gồm dự án Nhà máy Pegavision Việt Nam (200 triệu USD); dự án Nhà máy sản xuất các cổng chuyển đổi, thiết bị kết nối, thiết bị vi tính (45 triệu USD); và dự án Nhà máy Longstar Lighting Thái Bình (25 triệu USD).
Thái Bình cũng chuẩn bị đón thêm một dự án FDI lớn từ Nhật Bản với tổng vốn đầu tư khoảng 2 tỷ USD. Hiện tỉnh Thái Bình có 5 dự án của nhà đầu tư Nhật Bản với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 150 triệu USD.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam năm 2023 cũng đạt mức cao nhất trong 5 năm qua. Ảnh: Việt Linh.
Dù không nằm trong top 5 địa phương hút vốn FDI trong năm vừa qua nhưng Nghệ An cũng đánh dấu cột mốc lần đầu tiên thu hút vốn FDI vượt trên 1 tỷ USD, vượt qua cả Bình Dương và Đồng nai.
Tổng kết cả năm 2023, địa phương này hút hơn 1,6 tỷ USD và xếp vị trí thứ 8 trên cả nước (năm 2022 cán đích vị trí thứ 11). Đặc biệt, Nghệ An đã thu hút thành công nhiều tập đoàn lớn của thế giới tham gia vào chuỗi cung ứng sản xuất như Luxshare - ICT, Goertek, Everwin, JuTeng, Foxconn, Runergy, Shangdong, Sunny...
Một số dự án nổi bật tại địa phương này là dự án đầu tư cơ sở mới Sunny Automotive Quang học Vina cho Tập đoàn Sunny, tổng mức đầu tư 150 triệu USD. Đối tác hàng đầu của Apple - Foxconn cũng đã chính thức đăng ký đầu tư dự án 100 triệu USD vào Khu công nghiệp WHA.
Singapore, Nhật Bản tăng đầu tư vào Việt Nam
Trong năm 2023, đã có 111 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 6,8 tỷ USD, chiếm 18,6% tổng vốn, tăng 5,4% so với cùng kỳ 2022.
Nhật Bản đứng thứ 2 với gần 6,57 tỷ USD, chiếm hơn 17,9% tổng vốn đầu tư, tăng 37,3% so với cùng kỳ. Hong Kong đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 4,68 tỷ USD, chiếm gần 12,8% tổng vốn đầu tư, gấp 2,1 lần so với cùng kỳ. Tiếp theo là Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan...
Các nhà đầu tư châu Á và các đối tác đầu tư truyền thống vẫn chiếm tỷ trọng lớn về tổng vốn đầu tư vào Việt Nam năm qua (Singapore, Nhật Bản, Hong Kong, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan). Riêng 6 đối tác này đã chiếm hơn 81,4% tổng vốn đầu tư của cả nước trong năm.
Xét về số dự án, Trung Quốc dẫn đầu về số dự án mới (chiếm 22,2%). Hàn Quốc dẫn đầu về số lượt điều chỉnh vốn (chiếm 25,9%) và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (chiếm 27,8%).
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Nhà máy lọc dầu Dung Quất tăng kế hoạch lợi nhuậnCông ty CP Lọc hóa Dầu Bình Sơn muốn nâng chỉ tiêu lợi nhuận cả năm 2023 lên 4.868 tỷ đồng và tăng tỷ lệ cổ tức từ 3% lên 7%.
18:10 1/1/2024
Việt Nam tăng nhập khẩu thịt heo từ Nga, giá gần 70.000 đồng/kgDù giá heo hơi trong nước giảm, có loại về dưới 50.000 đồng/kg nhưng lượng nhập khẩu thịt heo vẫn tăng tháng thứ 7 liên tiếp.
17:25 31/12/2023
Thủ tướng yêu cầu quản chặt quỹ bình ổn xăng dầu sau vụ Xuyên Việt OilThủ tướng yêu cầu các ngân hàng nơi doanh nghiệp đầu mối mở tài khoản quỹ bình ổn giá xăng dầu phải thực hiện nghiêm quy định về kinh doanh xăng dầu.
18:44 30/12/2023 | |
BIDV và VietinBank lãi trước thuế gần 50.000 tỷ đồng | Sau Agribank và Vietcombank, hai ngân hàng còn lại trong nhóm Big 4 là BIDV và VietinBank cũng đã công bố các kết quả kinh doanh sơ bộ năm 2023. | 4 ngân hàng quốc doanh BIDV, Agribank, Vietcombank và VietinBank đều đã thông báo hoàn thành chỉ tiêu kinh doanh năm 2023. Ảnh: Quỳnh Trang.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV (HoSE: BID) cho biết tính đến hết năm 2023, tổng tài sản của ngân hàng đã đạt 2,26 triệu tỷ đồng; tiếp tục giữ vững vị thế ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô tổng tài sản lớn nhất tại Việt Nam.
Ngoài ra, kênh huy động vốn của nhà băng này cũng đạt 1,89 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 16,5%. Dư nợ tín dụng đạt 1,75 triệu tỷ đồng, tăng tương 16,7%. Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức 1,1%.
Trong năm vừa qua, ngân hàng đã miễn giảm lãi suất, phí để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân với số tiền lên tới 5.900 tỷ đồng. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu (dư quỹ DPRR tín dụng/dư nợ xấu) đạt 192%.
Lãnh đạo nhà băng cho biết với các chỉ tiêu tài chính kể trên lợi nhuận trước thuế của khối ngân hàng thương mại đã đạt 26.750 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt trên 27.400 tỷ đồng.
Như vậy, so với năm 2022, kết quả lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2023 của BIDV đã tăng 19%.
Trong năm 2024, ban lãnh đạo nhà băng này đặt mục tiêu hoàn thành chỉ tiêu dư nợ tín dụng điều hành theo giới hạn tín dụng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giao, dự kiến tăng 14%; huy động vốn điều hành phù hợp với sử dụng vốn và kiểm soát tỷ lệ nợ xấu theo ở mức dưới 1,4%...
KẾT QUẢ LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ 4 NGÂN HÀNG QUỐC DOANH Nguồn: BCTC NH. NhãnVietcombankBIDVAgribankVietinBank 2023 Tỷ đồng 41200274002540022500 2022 37368230092210020946
Còn với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - VietinBank (HoSE: CTG), Chủ tịch HĐQT Trần Minh Bình cho biết ngân hàng đã hoàn thành kế hoạch lợi nhuận trong năm 2023.
Theo báo cáo tài chính quý III/2023, VietinBank đã thu về hơn 17.400 tỷ đồng đồng lợi nhuận trước thuế sau 9 tháng đầu năm 2023. Trước đó, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023, VietinBank đã được phê duyệt kế hoạch lợi nhuận trước thuế là 22.500 tỷ đồng. Như vậy, ước tính trong riêng quý IV/2023, nhà băng này đã thu về hơn 5.100 tỷ đồng lợi nhuận.
Tính đến cuối năm 2023, tổng dư nợ tín dụng của VietinBank đạt hơn 1,5 triệu tỷ đồng, tăng 15,6% so với đầu năm, cao hơn mức chung toàn ngành. Trong đó, tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,15%, nằm trong những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu của nhà băng này cũng đạt 160%, duy trì ở mức cao.
Huy động vốn của VietinBank đến cuối năm vừa qua tăng 13,7%, trong đó tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tăng 27%.
Tháng 11/2023, VietinBank đã tăng vốn điều lệ lên hơn 53.000 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ lợi nhuận năm 2020. Tính tới cuối năm 2023, tổng tài sản ngân hàng đạt hơn 2 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 12,5% so với đầu năm, đứng top 3 trong toàn hệ thống.
Trước đó, 2 ngân hàng trong nhóm Big 4 khác là Vietcombank và Agribank cũng đã báo kết quả kinh doanh cho năm 2023. Trong đó, Vietcombank báo lợi nhuận trước thuế tăng 10,2% so với năm liền trước, ước đạt gần 41.200 tỷ đồng; Agribank thì báo lãi trước thuế trong khoảng 25.300-25.400 tỷ đồng, tăng tương ứng 14,5-15% so với năm trước.
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Lần đầu VinFast vận hành với 100% lãnh đạo cấp cao người ViệtSau nhiều lần "thay tướng" ngoại, ban lãnh đạo cấp cao của VinFast đã được kiện toàn trong đợt thay đổi nhân sự mới nhất với 100% là người Việt.
09:23 7/1/2024
Loạt dự án tỷ USD công ty ông Trần Bá Dương đang muốn tham giaDự án tổ hợp kinh tế tuần hoàn liên quan khai thác, chế biến quặng bô xít tại Lâm Đồng là dự án mới nhất được Thaco đề xuất có tổng mức đầu tư hơn 100.000 tỷ đồng.
06:00 7/1/2024
Vietcombank báo lãi vượt 41.000 tỷ đồngLợi nhuận trước thuế năm 2023 của Vietcombank tăng 10,2%, lần đầu tiên vượt mốc 41.000 tỷ. Với con số này, nhiều khả năng ngân hàng sẽ giữ vững ngôi vị quán quân lợi nhuận ngành.
19:35 6/1/2024 | BIDV và VietinBank lãi trước thuế gần 50.000 tỷ đồng
Sau Agribank và Vietcombank, hai ngân hàng còn lại trong nhóm Big 4 là BIDV và VietinBank cũng đã công bố các kết quả kinh doanh sơ bộ năm 2023.
4 ngân hàng quốc doanh BIDV, Agribank, Vietcombank và VietinBank đều đã thông báo hoàn thành chỉ tiêu kinh doanh năm 2023. Ảnh: Quỳnh Trang.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV (HoSE: BID) cho biết tính đến hết năm 2023, tổng tài sản của ngân hàng đã đạt 2,26 triệu tỷ đồng; tiếp tục giữ vững vị thế ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô tổng tài sản lớn nhất tại Việt Nam.
Ngoài ra, kênh huy động vốn của nhà băng này cũng đạt 1,89 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 16,5%. Dư nợ tín dụng đạt 1,75 triệu tỷ đồng, tăng tương 16,7%. Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức 1,1%.
Trong năm vừa qua, ngân hàng đã miễn giảm lãi suất, phí để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân với số tiền lên tới 5.900 tỷ đồng. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu (dư quỹ DPRR tín dụng/dư nợ xấu) đạt 192%.
Lãnh đạo nhà băng cho biết với các chỉ tiêu tài chính kể trên lợi nhuận trước thuế của khối ngân hàng thương mại đã đạt 26.750 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt trên 27.400 tỷ đồng.
Như vậy, so với năm 2022, kết quả lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2023 của BIDV đã tăng 19%.
Trong năm 2024, ban lãnh đạo nhà băng này đặt mục tiêu hoàn thành chỉ tiêu dư nợ tín dụng điều hành theo giới hạn tín dụng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giao, dự kiến tăng 14%; huy động vốn điều hành phù hợp với sử dụng vốn và kiểm soát tỷ lệ nợ xấu theo ở mức dưới 1,4%...
KẾT QUẢ LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ 4 NGÂN HÀNG QUỐC DOANH Nguồn: BCTC NH. NhãnVietcombankBIDVAgribankVietinBank 2023 Tỷ đồng 41200274002540022500 2022 37368230092210020946
Còn với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - VietinBank (HoSE: CTG), Chủ tịch HĐQT Trần Minh Bình cho biết ngân hàng đã hoàn thành kế hoạch lợi nhuận trong năm 2023.
Theo báo cáo tài chính quý III/2023, VietinBank đã thu về hơn 17.400 tỷ đồng đồng lợi nhuận trước thuế sau 9 tháng đầu năm 2023. Trước đó, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023, VietinBank đã được phê duyệt kế hoạch lợi nhuận trước thuế là 22.500 tỷ đồng. Như vậy, ước tính trong riêng quý IV/2023, nhà băng này đã thu về hơn 5.100 tỷ đồng lợi nhuận.
Tính đến cuối năm 2023, tổng dư nợ tín dụng của VietinBank đạt hơn 1,5 triệu tỷ đồng, tăng 15,6% so với đầu năm, cao hơn mức chung toàn ngành. Trong đó, tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,15%, nằm trong những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu của nhà băng này cũng đạt 160%, duy trì ở mức cao.
Huy động vốn của VietinBank đến cuối năm vừa qua tăng 13,7%, trong đó tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tăng 27%.
Tháng 11/2023, VietinBank đã tăng vốn điều lệ lên hơn 53.000 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ lợi nhuận năm 2020. Tính tới cuối năm 2023, tổng tài sản ngân hàng đạt hơn 2 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 12,5% so với đầu năm, đứng top 3 trong toàn hệ thống.
Trước đó, 2 ngân hàng trong nhóm Big 4 khác là Vietcombank và Agribank cũng đã báo kết quả kinh doanh cho năm 2023. Trong đó, Vietcombank báo lợi nhuận trước thuế tăng 10,2% so với năm liền trước, ước đạt gần 41.200 tỷ đồng; Agribank thì báo lãi trước thuế trong khoảng 25.300-25.400 tỷ đồng, tăng tương ứng 14,5-15% so với năm trước.
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Lần đầu VinFast vận hành với 100% lãnh đạo cấp cao người ViệtSau nhiều lần "thay tướng" ngoại, ban lãnh đạo cấp cao của VinFast đã được kiện toàn trong đợt thay đổi nhân sự mới nhất với 100% là người Việt.
09:23 7/1/2024
Loạt dự án tỷ USD công ty ông Trần Bá Dương đang muốn tham giaDự án tổ hợp kinh tế tuần hoàn liên quan khai thác, chế biến quặng bô xít tại Lâm Đồng là dự án mới nhất được Thaco đề xuất có tổng mức đầu tư hơn 100.000 tỷ đồng.
06:00 7/1/2024
Vietcombank báo lãi vượt 41.000 tỷ đồngLợi nhuận trước thuế năm 2023 của Vietcombank tăng 10,2%, lần đầu tiên vượt mốc 41.000 tỷ. Với con số này, nhiều khả năng ngân hàng sẽ giữ vững ngôi vị quán quân lợi nhuận ngành.
19:35 6/1/2024 | |
Giá vàng trong nước trái chiều thế giới | Trong khi giá vàng thế giới giảm mạnh phiên đêm qua, giá vàng miếng trong nước sáng nay (18/5) lại tăng 100.000 đồng, kéo chênh lệch giữa 2 thị trường lên mức gần 11 triệu đồng. | Giá vàng miếng trong nước tăng ngược xu hướng giảm mạnh của vàng thế giới. Ảnh: Chí Hùng.
Trên thị trường thế giới, giá vàng giao ngay hiện niêm yết ở mốc 1.983 USD/ounce, tăng 1,7 USD so với phiên liền trước nhưng vẫn là vùng giá thấp nhất kể từ đầu tháng 5 đến nay.
Trong đợt giảm giá lần này của vàng thế giới, thị trường chủ yếu chịu tác động khi cuộc đàm phán nới trần nợ công tại Mỹ vẫn đang diễn ra và một số quan chức của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho rằng bất kỳ cuộc thảo luận nào về việc cắt giảm lãi suất sẽ là quá sớm.
Với tình hình trên, giới đầu tư tài chính đã tăng cường nắm giữ USD, giúp đồng tiền này tăng giá trên diện rộng. Giá vàng hôm nay rơi vào hoàn cảnh bất lợi.
Mặt khác, thị trường chứng khoán Mỹ đêm qua ghi nhận phiên giao dịch khởi sắc. Các chỉ số Dow Jones tăng mạnh 408 điểm, S&P 500 tăng 48 điểm, Nasdaq tăng 157 điểm... đã thu hút dòng tiền trở lại thị trường cổ phiếu, kéo theo việc suy giảm dòng tiền trên thị trường kim loại quý.
Trước diễn biến không mấy khả qua của thị trường vàng thế giới, điều đáng chú ý là các doanh nghiệp trong nước sáng nay lại tăng giá giao dịch vàng miếng thêm 50.000-100.000 đồng/lượng.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch sáng nay (18/5), Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng miếng SJC ở mức 66,6 - 67,2 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 100.000 đồng ở cả hai chiều so với chốt phiên hôm qua (17/5).
Đi ngược lại xu hướng này, giá vàng nhẫn SJC loại 99,99 hiện được niêm yết ở 56,1 triệu/lượng (mua) và 57,1 triệu đồng (bán), giảm 50.000 đồng ở cả hai chiều so với chốt phiên hôm qua.
Cũng trong sáng nay, Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) ghi nhận giá vàng miếng tăng 50.000 đồng cả hai chiều, hiện giao dịch ở mức 66,6 - 67,2 triệu/lượng.
Với sản phẩm vàng nhẫn tròn trơn, giá niêm yết của PNJ hiện ở mức 56,2 - 57,3 triệu/lượng, đi ngang so với hôm qua.
Tại Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, giá vàng miếng hiện phổ biến giao dịch ở mức 66,55 - 67,15 triệu/lượng, tăng 100.000 đồng so với chốt phiên 17/5; Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu đưa ra mức giá 66,62 - 67,13 triệu/lượng với mặt hàng này, tăng 100.000 đồng ở chiều mua và 50.000 đồng ở chiều bán so với cuối ngày hôm qua.
Vùng 57,2 triệu/lượng là giá bán được các doanh nghiệp vàng phổ biến niêm yết với mặt hàng vàng nhẫn sáng nay.
Trong đó, Tập đoàn Phú Quý đưa ra mức 56,25 - 57,2 triệu/lượng cho vàng nhẫn tròn trơn 24K 99,99, đi ngang cả hai chiều; giá vàng Rồng Thăng Long tại Bảo Tín Minh Châu hiện phổ biến ở 56,23 - 57,18 triệu/lượng, tăng 20.000 đồng ở hai chiều; DOJI chấp nhận giao dịch tại vùng 56,1 - 56,7 triệu/lượng...
Sau đợt giảm mạnh vừa qua, hiện giá vàng thế giới quy đổi ra tiền Việt chỉ tương đương 56,47 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng trong nước gần 11 triệu đồng.
Trước đó, giá vàng trong nước đã duy trì mức đắt hơn giá vàng thế giới gần 10 triệu đồng trong hầu hết khoảng thời gian cuối tháng 4 cho tới đầu tháng 5.
USD tăng, vàng giảm mạnhGiá vàng vừa giảm xuống mức thấp nhất trong tháng này. Trong khi đó, sức mạnh của đồng bạc xanh đang gia tăng đáng kể.
02:50 18/5/2023
Vàng nhẫn mất mốc 57,5 triệu đồng/lượngGiá vàng thế giới suy yếu khiến giá vàng trong nước giảm mạnh phiên hôm nay, riêng vàng nhẫn 99,99 đã giảm sâu tới 300.000 đồng/lượng so với phiên liền trước.
10:27 17/5/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | Giá vàng trong nước trái chiều thế giới
Trong khi giá vàng thế giới giảm mạnh phiên đêm qua, giá vàng miếng trong nước sáng nay (18/5) lại tăng 100.000 đồng, kéo chênh lệch giữa 2 thị trường lên mức gần 11 triệu đồng.
Giá vàng miếng trong nước tăng ngược xu hướng giảm mạnh của vàng thế giới. Ảnh: Chí Hùng.
Trên thị trường thế giới, giá vàng giao ngay hiện niêm yết ở mốc 1.983 USD/ounce, tăng 1,7 USD so với phiên liền trước nhưng vẫn là vùng giá thấp nhất kể từ đầu tháng 5 đến nay.
Trong đợt giảm giá lần này của vàng thế giới, thị trường chủ yếu chịu tác động khi cuộc đàm phán nới trần nợ công tại Mỹ vẫn đang diễn ra và một số quan chức của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho rằng bất kỳ cuộc thảo luận nào về việc cắt giảm lãi suất sẽ là quá sớm.
Với tình hình trên, giới đầu tư tài chính đã tăng cường nắm giữ USD, giúp đồng tiền này tăng giá trên diện rộng. Giá vàng hôm nay rơi vào hoàn cảnh bất lợi.
Mặt khác, thị trường chứng khoán Mỹ đêm qua ghi nhận phiên giao dịch khởi sắc. Các chỉ số Dow Jones tăng mạnh 408 điểm, S&P 500 tăng 48 điểm, Nasdaq tăng 157 điểm... đã thu hút dòng tiền trở lại thị trường cổ phiếu, kéo theo việc suy giảm dòng tiền trên thị trường kim loại quý.
Trước diễn biến không mấy khả qua của thị trường vàng thế giới, điều đáng chú ý là các doanh nghiệp trong nước sáng nay lại tăng giá giao dịch vàng miếng thêm 50.000-100.000 đồng/lượng.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch sáng nay (18/5), Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng miếng SJC ở mức 66,6 - 67,2 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 100.000 đồng ở cả hai chiều so với chốt phiên hôm qua (17/5).
Đi ngược lại xu hướng này, giá vàng nhẫn SJC loại 99,99 hiện được niêm yết ở 56,1 triệu/lượng (mua) và 57,1 triệu đồng (bán), giảm 50.000 đồng ở cả hai chiều so với chốt phiên hôm qua.
Cũng trong sáng nay, Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) ghi nhận giá vàng miếng tăng 50.000 đồng cả hai chiều, hiện giao dịch ở mức 66,6 - 67,2 triệu/lượng.
Với sản phẩm vàng nhẫn tròn trơn, giá niêm yết của PNJ hiện ở mức 56,2 - 57,3 triệu/lượng, đi ngang so với hôm qua.
Tại Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, giá vàng miếng hiện phổ biến giao dịch ở mức 66,55 - 67,15 triệu/lượng, tăng 100.000 đồng so với chốt phiên 17/5; Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu đưa ra mức giá 66,62 - 67,13 triệu/lượng với mặt hàng này, tăng 100.000 đồng ở chiều mua và 50.000 đồng ở chiều bán so với cuối ngày hôm qua.
Vùng 57,2 triệu/lượng là giá bán được các doanh nghiệp vàng phổ biến niêm yết với mặt hàng vàng nhẫn sáng nay.
Trong đó, Tập đoàn Phú Quý đưa ra mức 56,25 - 57,2 triệu/lượng cho vàng nhẫn tròn trơn 24K 99,99, đi ngang cả hai chiều; giá vàng Rồng Thăng Long tại Bảo Tín Minh Châu hiện phổ biến ở 56,23 - 57,18 triệu/lượng, tăng 20.000 đồng ở hai chiều; DOJI chấp nhận giao dịch tại vùng 56,1 - 56,7 triệu/lượng...
Sau đợt giảm mạnh vừa qua, hiện giá vàng thế giới quy đổi ra tiền Việt chỉ tương đương 56,47 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng trong nước gần 11 triệu đồng.
Trước đó, giá vàng trong nước đã duy trì mức đắt hơn giá vàng thế giới gần 10 triệu đồng trong hầu hết khoảng thời gian cuối tháng 4 cho tới đầu tháng 5.
USD tăng, vàng giảm mạnhGiá vàng vừa giảm xuống mức thấp nhất trong tháng này. Trong khi đó, sức mạnh của đồng bạc xanh đang gia tăng đáng kể.
02:50 18/5/2023
Vàng nhẫn mất mốc 57,5 triệu đồng/lượngGiá vàng thế giới suy yếu khiến giá vàng trong nước giảm mạnh phiên hôm nay, riêng vàng nhẫn 99,99 đã giảm sâu tới 300.000 đồng/lượng so với phiên liền trước.
10:27 17/5/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | |
Vốn hóa Apple đạt 3.000 tỷ USD | Sau khi giá cổ phiếu tăng lên mức cao mới, vốn hóa Apple đã cán mốc 3.000 tỷ USD. Gã khổng lồ Phố Wall một lần nữa định vị mình là công ty giá trị nhất trên sàn giao dịch Phố Wall. | Giới đầu tư coi Apple là điểm sáng trong một năm đầy biến động của ngành công nghệ. Ảnh: New York Times.
Theo CNBC, trong phiên giao dịch trước giờ mở cửa hôm 30/6, giá trị vốn hóa thị trường của Apple đã chạm ngưỡng 3.000 tỷ USD, sau khi mã này tăng khoảng 1% lên mức cao mới.
Apple là công ty đầu tiên đạt vốn hóa 3.000 tỷ USD trong một phiên giao dịch vào tháng 1/2022, nhưng đóng cửa ở mức thấp hơn.
Các nhà đầu tư vẫn lạc quan về danh mục sản phẩm và dịch vụ của Apple, dù hồi tháng 5, công ty đã cảnh báo rằng doanh thu của quý hiện tại sẽ giảm khoảng 3%.
Động lực của đà tăng trưởng là sự kiện ra mắt kính thực tế ảo tăng cường Vision Pro của Apple, diễn ra hồi đầu tháng 6. Sản phẩm này dự kiến được bán ra vào đầu năm sau. Trong khi đó, Apple cũng sẽ cho ra mắt 4 mẫu iPhone mới trong vài tháng tới.
Giới đầu tư coi Apple là điểm sáng trong một năm đầy biến động của ngành công nghệ. Các gã khổng lồ của Thung lũng Silicon đã cam kết "làm nhiều hơn, chi ít hơn" và sa thải hàng nghìn nhân viên nhằm cắt giảm chi phí.
"Nhiều người đặt cược vào đà giảm của Apple đang vò đầu bứt tai. Bởi họ tin rằng Apple sẽ trải qua một 'giai đoạn tăng trưởng đứt đoạn' trong bối cảnh khó khăn. Nhưng chúng tôi tin chắc rằng điều ngược lại sẽ xảy ra. Gã khổng lồ công nghệ Mỹ đang hướng tới đợt tăng trưởng mạnh mẽ trong vòng 12-18 tháng tới", chuyên gia phân tích Dan Ives của Wedbush nhận định.
Kể từ đầu năm đến nay, giá cổ phiếu của Apple đã tăng trưởng khoảng 46%.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Giá vàng mất mốc quan trọngGiá vàng có lúc mất mốc 1.900 USD/ounce trong vòng 24 giờ qua. Dù đã tăng giá trở lại, kim loại quý vẫn đang ở vùng nguy hiểm.
17:02 30/6/2023
Fed lại đón tin dữDữ liệu mới nhất cho thấy nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng nhanh hơn nhiều ước tính trước đây. Điều này có nghĩa là con đường hạ nhiệt lạm phát của Fed vẫn còn rất dài.
21:30 29/6/2023 | Vốn hóa Apple đạt 3.000 tỷ USD
Sau khi giá cổ phiếu tăng lên mức cao mới, vốn hóa Apple đã cán mốc 3.000 tỷ USD. Gã khổng lồ Phố Wall một lần nữa định vị mình là công ty giá trị nhất trên sàn giao dịch Phố Wall.
Giới đầu tư coi Apple là điểm sáng trong một năm đầy biến động của ngành công nghệ. Ảnh: New York Times.
Theo CNBC, trong phiên giao dịch trước giờ mở cửa hôm 30/6, giá trị vốn hóa thị trường của Apple đã chạm ngưỡng 3.000 tỷ USD, sau khi mã này tăng khoảng 1% lên mức cao mới.
Apple là công ty đầu tiên đạt vốn hóa 3.000 tỷ USD trong một phiên giao dịch vào tháng 1/2022, nhưng đóng cửa ở mức thấp hơn.
Các nhà đầu tư vẫn lạc quan về danh mục sản phẩm và dịch vụ của Apple, dù hồi tháng 5, công ty đã cảnh báo rằng doanh thu của quý hiện tại sẽ giảm khoảng 3%.
Động lực của đà tăng trưởng là sự kiện ra mắt kính thực tế ảo tăng cường Vision Pro của Apple, diễn ra hồi đầu tháng 6. Sản phẩm này dự kiến được bán ra vào đầu năm sau. Trong khi đó, Apple cũng sẽ cho ra mắt 4 mẫu iPhone mới trong vài tháng tới.
Giới đầu tư coi Apple là điểm sáng trong một năm đầy biến động của ngành công nghệ. Các gã khổng lồ của Thung lũng Silicon đã cam kết "làm nhiều hơn, chi ít hơn" và sa thải hàng nghìn nhân viên nhằm cắt giảm chi phí.
"Nhiều người đặt cược vào đà giảm của Apple đang vò đầu bứt tai. Bởi họ tin rằng Apple sẽ trải qua một 'giai đoạn tăng trưởng đứt đoạn' trong bối cảnh khó khăn. Nhưng chúng tôi tin chắc rằng điều ngược lại sẽ xảy ra. Gã khổng lồ công nghệ Mỹ đang hướng tới đợt tăng trưởng mạnh mẽ trong vòng 12-18 tháng tới", chuyên gia phân tích Dan Ives của Wedbush nhận định.
Kể từ đầu năm đến nay, giá cổ phiếu của Apple đã tăng trưởng khoảng 46%.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Giá vàng mất mốc quan trọngGiá vàng có lúc mất mốc 1.900 USD/ounce trong vòng 24 giờ qua. Dù đã tăng giá trở lại, kim loại quý vẫn đang ở vùng nguy hiểm.
17:02 30/6/2023
Fed lại đón tin dữDữ liệu mới nhất cho thấy nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng nhanh hơn nhiều ước tính trước đây. Điều này có nghĩa là con đường hạ nhiệt lạm phát của Fed vẫn còn rất dài.
21:30 29/6/2023 | |
Chính phủ đề xuất tăng thêm 17.100 tỷ đồng vốn cho Agribank | Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Agribank số tiền 17.100 tỷ đồng. | Tại phiên họp sáng 13/5 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đoàn Thái Sơn cho biết Chính phủ đã chỉ đạo NHNN chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét, báo cáo Quốc hội phương án tăng vốn điều lệ cho Agribank từ nguồn ngân sách Nhà nước trong quý I/2022.
"Hiện quy mô vốn điều lệ của Agribank đến thời điểm 31/12/2022 ở mức thấp nhất trong nhóm các ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước và không có sự cách biệt, thậm chí nhỏ hơn nhiều so với một số ngân hàng thương mại cổ phần khác", Phó thống đốc nêu.
Do đó, ông Sơn cho biết Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Agribank số tiền 17.100 tỷ đồng. Nguồn bổ sung vốn điều lệ của Agribank từ dự toán chi ngân sách Trung ương năm 2023 đã được Quốc hội phê duyệt tại Nghị quyết 70/2022. Phần còn lại được bố trí từ nguồn ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật và thực hiện chuyển cấp trong năm 2024.
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank Phạm Đức Ấn cho biết hiện Agribank rất "khát" vốn, đang ở mức thấp nhất trong nhóm ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước và không có sự cách biệt, thậm chí nhỏ hơn nhiều so với một số ngân hàng thương mại cổ phần khác.
Chủ tịch HĐTV Agribank đề nghị tăng vốn để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn, đảm bảo tăng trưởng để đảm bảo vai trò chủ lực, định hướng thị trường ngân hàng, đặc biệt với ngân hàng hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu làm rõ đề nghị tăng vốn cho Agribank theo các Luật. Ảnh: Phạm Thắng.
Về mức vốn và nguồn đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Agribank, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đề nghị Chính phủ báo cáo, làm rõ tính khả thi của đề xuất trong bối cảnh nền kinh tế và hoạt động của doanh nghiệp hiện nay đang gặp nhiều khó khăn, doanh thu và lợi nhuận của Agribank có thể không đạt được như kỳ vọng.
Nêu ý kiến, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết chủ trương bổ sung vốn điều lệ cho Agribank đã có từ khóa XIV. Riêng trong giai đoạn 2021-2023, Nghị quyết 43/2022 đã có quy định sau đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11, nhưng đến nay đã sang quý II mới trình.
Mặt khác, tổng số dự kiến bổ sung vốn hơn 17.000 tỷ đồng nhưng chỉ bố trí từ ngân sách Nhà nước hơn 6.000 tỷ đồng, số còn lại chuyển từ xuất cấp. Chủ tịch Quốc hội đặt vấn đề việc trình Quốc hội quyết định một số tiền mà chưa có trong dự toán liệu có đúng thẩm quyền.
Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ thuyết minh rõ hơn phương án tăng vốn điều lệ để đảm bảo khả thi nguồn bổ sung và đánh giá tác động tới cân đối ngân sách để xây dựng dự toán năm 2024 trình Quốc hội bố trí số vốn còn lại (hơn 10.300 tỷ đồng).
"Dự thảo các nội dung trình Quốc hội xem xét cần nêu rõ trách nhiệm của Chính phủ, Agribank trong cấp, bổ sung vốn điều lệ sau khi được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư", Phó chủ tịch Quốc hội đánh giá.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Đấu giá loạt tài sản liên quan lô 'đất vàng' 195 Nam Kỳ Khởi NghĩaTài sản đấu giá là 36 bất động sản liên quan dự án 195 Nam Kỳ Khởi Nghĩa được thế chấp tại ngân hàng Agribank có giá khởi điểm 1.200 tỷ đồng.
16:28 29/4/2023
Bốn ngân hàng quốc doanh cùng giảm lãi suất tiết kiệm về 7,2%/nămTừ ngày 15/3, lãi suất huy động tại quầy ở kỳ hạn 12 tháng của VietinBank, Vietcombank, BIDV và Agribank sẽ giảm về mức 7,2%/năm thay vì 7,4%/năm như trước.
14:30 15/3/2023 | Chính phủ đề xuất tăng thêm 17.100 tỷ đồng vốn cho Agribank
Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Agribank số tiền 17.100 tỷ đồng.
Tại phiên họp sáng 13/5 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đoàn Thái Sơn cho biết Chính phủ đã chỉ đạo NHNN chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét, báo cáo Quốc hội phương án tăng vốn điều lệ cho Agribank từ nguồn ngân sách Nhà nước trong quý I/2022.
"Hiện quy mô vốn điều lệ của Agribank đến thời điểm 31/12/2022 ở mức thấp nhất trong nhóm các ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước và không có sự cách biệt, thậm chí nhỏ hơn nhiều so với một số ngân hàng thương mại cổ phần khác", Phó thống đốc nêu.
Do đó, ông Sơn cho biết Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Agribank số tiền 17.100 tỷ đồng. Nguồn bổ sung vốn điều lệ của Agribank từ dự toán chi ngân sách Trung ương năm 2023 đã được Quốc hội phê duyệt tại Nghị quyết 70/2022. Phần còn lại được bố trí từ nguồn ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật và thực hiện chuyển cấp trong năm 2024.
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank Phạm Đức Ấn cho biết hiện Agribank rất "khát" vốn, đang ở mức thấp nhất trong nhóm ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước và không có sự cách biệt, thậm chí nhỏ hơn nhiều so với một số ngân hàng thương mại cổ phần khác.
Chủ tịch HĐTV Agribank đề nghị tăng vốn để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn, đảm bảo tăng trưởng để đảm bảo vai trò chủ lực, định hướng thị trường ngân hàng, đặc biệt với ngân hàng hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu làm rõ đề nghị tăng vốn cho Agribank theo các Luật. Ảnh: Phạm Thắng.
Về mức vốn và nguồn đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Agribank, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đề nghị Chính phủ báo cáo, làm rõ tính khả thi của đề xuất trong bối cảnh nền kinh tế và hoạt động của doanh nghiệp hiện nay đang gặp nhiều khó khăn, doanh thu và lợi nhuận của Agribank có thể không đạt được như kỳ vọng.
Nêu ý kiến, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết chủ trương bổ sung vốn điều lệ cho Agribank đã có từ khóa XIV. Riêng trong giai đoạn 2021-2023, Nghị quyết 43/2022 đã có quy định sau đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11, nhưng đến nay đã sang quý II mới trình.
Mặt khác, tổng số dự kiến bổ sung vốn hơn 17.000 tỷ đồng nhưng chỉ bố trí từ ngân sách Nhà nước hơn 6.000 tỷ đồng, số còn lại chuyển từ xuất cấp. Chủ tịch Quốc hội đặt vấn đề việc trình Quốc hội quyết định một số tiền mà chưa có trong dự toán liệu có đúng thẩm quyền.
Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ thuyết minh rõ hơn phương án tăng vốn điều lệ để đảm bảo khả thi nguồn bổ sung và đánh giá tác động tới cân đối ngân sách để xây dựng dự toán năm 2024 trình Quốc hội bố trí số vốn còn lại (hơn 10.300 tỷ đồng).
"Dự thảo các nội dung trình Quốc hội xem xét cần nêu rõ trách nhiệm của Chính phủ, Agribank trong cấp, bổ sung vốn điều lệ sau khi được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư", Phó chủ tịch Quốc hội đánh giá.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Đấu giá loạt tài sản liên quan lô 'đất vàng' 195 Nam Kỳ Khởi NghĩaTài sản đấu giá là 36 bất động sản liên quan dự án 195 Nam Kỳ Khởi Nghĩa được thế chấp tại ngân hàng Agribank có giá khởi điểm 1.200 tỷ đồng.
16:28 29/4/2023
Bốn ngân hàng quốc doanh cùng giảm lãi suất tiết kiệm về 7,2%/nămTừ ngày 15/3, lãi suất huy động tại quầy ở kỳ hạn 12 tháng của VietinBank, Vietcombank, BIDV và Agribank sẽ giảm về mức 7,2%/năm thay vì 7,4%/năm như trước.
14:30 15/3/2023 | |
Sabeco chi mạnh để nắm hơn 70% vốn của Bia Sài Gòn - Miền Tây | Sabeco đã chi hơn 164,4 tỷ đồng mua hơn 2,8 triệu cổ phiếu của Bia Sài Gòn - Miền Tây, qua đó nâng sở hữu lên hơn 70% vốn. | Tổng công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco - SAB) thông báo đã mua hơn 2,8 triệu cổ phiếu WSB của Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Miền Tây (UPCoM: WSB) trong phiên giao dịch ngày 27/4.
Cụ thể, Sabeco đã chi hơn 164,4 tỷ đồng để mua vào 2.834.750 cổ phiếu WSB, tương đương 58.000 đồng/cổ phiếu. Sau giao dịch, lượng cổ phiếu WSB mà Sabeco nắm giữ được nâng từ hơn 7,3 triệu đơn vị lên hơn 10,2 triệu đơn vị, tương ứng tỷ lệ sở hữu tăng từ 51% lên 70,55%.
Cùng thời gian, ông Nguyễn Văn Đồi, Ủy viên HĐQT Bia Sài Gòn - Miền Tây cũng đã bán toàn bộ 238.000 cổ phiếu WSB, tỷ lệ 1,64%. Đồng thời, bà Nguyễn Thị Phương Khanh và ông Lê Võ Mạnh Hưng (vợ và con rể ông Đồi) cũng lần lượt thoái xong toàn bộ 526.000 cổ phiếu WSB, tỷ lệ 3,63% và 667.400 cổ phiếu WSB, tỷ lệ 4,6%.
Như vậy, ông Đồi và các cá nhân liên quan đã bán ra tổng cộng hơn 1,4 triệu cổ phiếu WSB, tỷ lệ 9,87% và hiện không còn nắm giữ cổ phiếu WSB nào.
Đáng chú ý, các giao dịch trên được thực hiện trước thời điểm Bia Sài Gòn – Miền Tây chốt danh sách cổ đông để chia cổ tức năm 2022.
Theo đó, ngày 5/5 là ngày đăng ký cuối cùng và ngày 31/5 là ngày thanh toán cổ tức của WSB với tỷ lệ 10% bằng tiền mặt. Công ty mẹ Sabeco dự kiến được nhận về gần 10,23 tỷ đồng từ việc WSB chia cổ tức năm 2022.
Về tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính quý I cho thấy doanh thu của Bia Sài Gòn - Miền Tây đạt gần 236 tỷ đồng, tăng trưởng 24,21% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế đi ngang, chỉ đạt 24,24 tỷ đồng.
Về kế hoạch kinh doanh năm 2023, tại đại hội cổ đông thường niên mới được tổ chức hồi tháng 4, Bia Sài Gòn - Miền Tây đã thông qua kế hoạch kinh doanh với chỉ tiêu doanh thu đạt 1.053,21 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 63,15 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 3 tháng đầu năm, WSB đã hoàn thành 22,4% mục tiêu doanh thu và 38,38% mục tiêu lợi nhuận cả năm.
Trên thị trường, đóng cửa phiên giao dịch ngày 5/5, cổ phiếu WSB giảm 2,24% xuống mức 48.000 đồng/cổ phiếu. Giao dịch của WSB ghi nhận biến động khá nhỏ giọt với khối lượng khớp lệnh trung bình 10 phiên gần đây chỉ đạt hơn 3.800 đơn vị/phiên.
Một công ty bia sắp chia cổ tức 278% bằng tiền mặtBia Sài Gòn Sông Tiền trước giờ luôn là doanh nghiệp có tỷ lệ chia cổ tức bằng tiền mặt thuộc nhóm cao nhất thị trường, riêng năm 2019, công ty này chia cổ tức với tỷ lệ 347,6%.
18:55 20/3/2023
Sabeco thu gần 100 tỷ đồng mỗi ngàyĐây là mức doanh thu cao nhất của nhà sản xuất bia nội địa lớn nhất thị trường kể từ khi về tay người Thái cuối năm 2017.
16:49 31/1/2023 | Sabeco chi mạnh để nắm hơn 70% vốn của Bia Sài Gòn - Miền Tây
Sabeco đã chi hơn 164,4 tỷ đồng mua hơn 2,8 triệu cổ phiếu của Bia Sài Gòn - Miền Tây, qua đó nâng sở hữu lên hơn 70% vốn.
Tổng công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco - SAB) thông báo đã mua hơn 2,8 triệu cổ phiếu WSB của Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Miền Tây (UPCoM: WSB) trong phiên giao dịch ngày 27/4.
Cụ thể, Sabeco đã chi hơn 164,4 tỷ đồng để mua vào 2.834.750 cổ phiếu WSB, tương đương 58.000 đồng/cổ phiếu. Sau giao dịch, lượng cổ phiếu WSB mà Sabeco nắm giữ được nâng từ hơn 7,3 triệu đơn vị lên hơn 10,2 triệu đơn vị, tương ứng tỷ lệ sở hữu tăng từ 51% lên 70,55%.
Cùng thời gian, ông Nguyễn Văn Đồi, Ủy viên HĐQT Bia Sài Gòn - Miền Tây cũng đã bán toàn bộ 238.000 cổ phiếu WSB, tỷ lệ 1,64%. Đồng thời, bà Nguyễn Thị Phương Khanh và ông Lê Võ Mạnh Hưng (vợ và con rể ông Đồi) cũng lần lượt thoái xong toàn bộ 526.000 cổ phiếu WSB, tỷ lệ 3,63% và 667.400 cổ phiếu WSB, tỷ lệ 4,6%.
Như vậy, ông Đồi và các cá nhân liên quan đã bán ra tổng cộng hơn 1,4 triệu cổ phiếu WSB, tỷ lệ 9,87% và hiện không còn nắm giữ cổ phiếu WSB nào.
Đáng chú ý, các giao dịch trên được thực hiện trước thời điểm Bia Sài Gòn – Miền Tây chốt danh sách cổ đông để chia cổ tức năm 2022.
Theo đó, ngày 5/5 là ngày đăng ký cuối cùng và ngày 31/5 là ngày thanh toán cổ tức của WSB với tỷ lệ 10% bằng tiền mặt. Công ty mẹ Sabeco dự kiến được nhận về gần 10,23 tỷ đồng từ việc WSB chia cổ tức năm 2022.
Về tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính quý I cho thấy doanh thu của Bia Sài Gòn - Miền Tây đạt gần 236 tỷ đồng, tăng trưởng 24,21% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế đi ngang, chỉ đạt 24,24 tỷ đồng.
Về kế hoạch kinh doanh năm 2023, tại đại hội cổ đông thường niên mới được tổ chức hồi tháng 4, Bia Sài Gòn - Miền Tây đã thông qua kế hoạch kinh doanh với chỉ tiêu doanh thu đạt 1.053,21 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 63,15 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 3 tháng đầu năm, WSB đã hoàn thành 22,4% mục tiêu doanh thu và 38,38% mục tiêu lợi nhuận cả năm.
Trên thị trường, đóng cửa phiên giao dịch ngày 5/5, cổ phiếu WSB giảm 2,24% xuống mức 48.000 đồng/cổ phiếu. Giao dịch của WSB ghi nhận biến động khá nhỏ giọt với khối lượng khớp lệnh trung bình 10 phiên gần đây chỉ đạt hơn 3.800 đơn vị/phiên.
Một công ty bia sắp chia cổ tức 278% bằng tiền mặtBia Sài Gòn Sông Tiền trước giờ luôn là doanh nghiệp có tỷ lệ chia cổ tức bằng tiền mặt thuộc nhóm cao nhất thị trường, riêng năm 2019, công ty này chia cổ tức với tỷ lệ 347,6%.
18:55 20/3/2023
Sabeco thu gần 100 tỷ đồng mỗi ngàyĐây là mức doanh thu cao nhất của nhà sản xuất bia nội địa lớn nhất thị trường kể từ khi về tay người Thái cuối năm 2017.
16:49 31/1/2023 | |
FLC quá hạn nộp thuế hơn 678 tỷ đồng | Đây là số tiền FLC không chấp hành nộp theo thông báo của nhiều cục/chi cục thuế như Hà Nội, Quảng Bình, TP Hạ Long, TP Sầm Sơn - Quảng Xương, Ban quản lý Khu kinh tế TP Quy Nhơn. | FLC đã bị ngừng sử dụng hóa đơn do quá hạn nộp hơn 678 tỷ đồng. Ảnh: Đức Anh.
Theo thông báo ngày 5/1, Cục thuế TP Hà Nội đã ra quyết định điều chỉnh áp dụng cưỡng chế thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn đối với CTCP Tập đoàn FLC.
Lý do là doanh nghiệp có số tiền quá hạn nộp hơn 678 tỷ đồng, buộc phải cưỡng chế thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế. Trong quyết định hồi tháng 7/2023, FLC có số tiền quá hạn nộp hơn 590 tỷ đồng.
Đây là số tiền đơn vị không chấp hành nộp theo thông báo tiền thuế nợ và tiền chậm nộp của Cục Thuế Hà Nội, Chi cục Thuế TP Hạ Long, Chi cục Thuế Khu vực TP Sầm Sơn - Quảng Xương, Cục Thuế tỉnh Quảng Bình và thông báo nộp tiền thuê đất của Ban quản lý Khu kinh tế TP Quy Nhơn (Bình Định).
Bên cạnh đó, FLC cũng nhận được các quyết định của Cục thuế TP Hà Nội về việc cưỡng thuế thi hành quyết định hành chính thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản ở các ngân hàng.
Tổng số tiền cưỡng chế gần 90 tỷ đồng. Trong đó, khoảng 61 tỷ đồng là tiền thuế thu nhập doanh nghiệp, 14 tỷ đồng là thuế thu nhập cá nhân và phần còn lại chủ yếu là tiền chậm nộp.
Trong trường hợp tài khoản còn ít hơn số tiền cưỡng chế, các ngân hàng vẫn phải trích số tiền còn lại sau khi trừ đi số dư tối thiểu để duy trì tài khoản và tiếp tục theo dõi để trích tiếp khi những tài khoản này phát sinh giao dịch có.
Trước đó, vào tháng 10/2023, Cục Thuế TP. Hà Nội cũng ra quyết định cưỡng chế hơn 81,6 tỷ đồng tiền thuế đối với doanh nghiệp này với lý do tương tự.
Từ tháng 2/2023, cổ phiếu FLC đã bị hủy niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) do chưa công bố các báo cáo tài chính (BCTC) kiểm toán năm 2021, năm 2022 cùng BCTC quý I, II, III/2023 và BCTC bán niên 2023 đã được soát xét.
Sau khi rời HoSE, gần 710 triệu cổ phiếu FLC chuyển sang giao dịch trên thị trường UPCoM nhưng tiếp tục nằm trong diện đình chỉ giao dịch vì vi phạm nghiêm trọng quy định công bố thông tin.
Ban lãnh đạo FLC cho biết việc các báo cáo tài chính đến nay vẫn chưa được phát hành do công ty và đơn vị kiểm toán chưa đạt sự đồng thuận về ý kiến kiểm toán.
Đầu năm 2024, Đại hội đồng cổ đông của FLC diễn ra bất thành do không có đủ tỷ lệ tham gia theo quy định. Theo các tài liệu công bố, cuộc họp dự kiến thông qua việc miễn nhiệm chức vụ Thành viên HĐQT đối với ông Doãn Hữu Đoàn và ông Lê Thái Sâm, đồng thời báo cáo kết quả tái cơ cấu doanh nghiệp và kế hoạch kinh doanh năm 2024.
FLC gia hạn bất thành lô trái phiếu hơn 1.100 tỷ đồngCác trái chủ không thông qua bất cứ phương án nào mà FLC đưa ra để gia hạn lô trái phiếu mã FLCH2123003 trị giá 1.150 tỷ đồng.
17:45 26/12/2023
FLC chốt ngày họp cổ đông bất thường bàn về kết quả tái cơ cấuĐại hội đồng cổ đông bất thường của FLC dự kiến tổ chức ngày 2/1/2024 với nội dung chính là báo cáo về kết quả tái cơ cấu tập đoàn và kế hoạch hoạt động kinh doanh năm 2024.
15:44 11/12/2023
Hủy quy hoạch dự án Safari Hồ Tràm hơn 600 ha ở Bà Rịa - Vũng TàuĐồ án quy hoạch siêu dự án Safari Hồ Tràm này từng được liên doanh Novaland - Vidotour, FLC đề xuất đầu tư.
13:56 11/12/2023
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | FLC quá hạn nộp thuế hơn 678 tỷ đồng
Đây là số tiền FLC không chấp hành nộp theo thông báo của nhiều cục/chi cục thuế như Hà Nội, Quảng Bình, TP Hạ Long, TP Sầm Sơn - Quảng Xương, Ban quản lý Khu kinh tế TP Quy Nhơn.
FLC đã bị ngừng sử dụng hóa đơn do quá hạn nộp hơn 678 tỷ đồng. Ảnh: Đức Anh.
Theo thông báo ngày 5/1, Cục thuế TP Hà Nội đã ra quyết định điều chỉnh áp dụng cưỡng chế thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn đối với CTCP Tập đoàn FLC.
Lý do là doanh nghiệp có số tiền quá hạn nộp hơn 678 tỷ đồng, buộc phải cưỡng chế thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế. Trong quyết định hồi tháng 7/2023, FLC có số tiền quá hạn nộp hơn 590 tỷ đồng.
Đây là số tiền đơn vị không chấp hành nộp theo thông báo tiền thuế nợ và tiền chậm nộp của Cục Thuế Hà Nội, Chi cục Thuế TP Hạ Long, Chi cục Thuế Khu vực TP Sầm Sơn - Quảng Xương, Cục Thuế tỉnh Quảng Bình và thông báo nộp tiền thuê đất của Ban quản lý Khu kinh tế TP Quy Nhơn (Bình Định).
Bên cạnh đó, FLC cũng nhận được các quyết định của Cục thuế TP Hà Nội về việc cưỡng thuế thi hành quyết định hành chính thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản ở các ngân hàng.
Tổng số tiền cưỡng chế gần 90 tỷ đồng. Trong đó, khoảng 61 tỷ đồng là tiền thuế thu nhập doanh nghiệp, 14 tỷ đồng là thuế thu nhập cá nhân và phần còn lại chủ yếu là tiền chậm nộp.
Trong trường hợp tài khoản còn ít hơn số tiền cưỡng chế, các ngân hàng vẫn phải trích số tiền còn lại sau khi trừ đi số dư tối thiểu để duy trì tài khoản và tiếp tục theo dõi để trích tiếp khi những tài khoản này phát sinh giao dịch có.
Trước đó, vào tháng 10/2023, Cục Thuế TP. Hà Nội cũng ra quyết định cưỡng chế hơn 81,6 tỷ đồng tiền thuế đối với doanh nghiệp này với lý do tương tự.
Từ tháng 2/2023, cổ phiếu FLC đã bị hủy niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) do chưa công bố các báo cáo tài chính (BCTC) kiểm toán năm 2021, năm 2022 cùng BCTC quý I, II, III/2023 và BCTC bán niên 2023 đã được soát xét.
Sau khi rời HoSE, gần 710 triệu cổ phiếu FLC chuyển sang giao dịch trên thị trường UPCoM nhưng tiếp tục nằm trong diện đình chỉ giao dịch vì vi phạm nghiêm trọng quy định công bố thông tin.
Ban lãnh đạo FLC cho biết việc các báo cáo tài chính đến nay vẫn chưa được phát hành do công ty và đơn vị kiểm toán chưa đạt sự đồng thuận về ý kiến kiểm toán.
Đầu năm 2024, Đại hội đồng cổ đông của FLC diễn ra bất thành do không có đủ tỷ lệ tham gia theo quy định. Theo các tài liệu công bố, cuộc họp dự kiến thông qua việc miễn nhiệm chức vụ Thành viên HĐQT đối với ông Doãn Hữu Đoàn và ông Lê Thái Sâm, đồng thời báo cáo kết quả tái cơ cấu doanh nghiệp và kế hoạch kinh doanh năm 2024.
FLC gia hạn bất thành lô trái phiếu hơn 1.100 tỷ đồngCác trái chủ không thông qua bất cứ phương án nào mà FLC đưa ra để gia hạn lô trái phiếu mã FLCH2123003 trị giá 1.150 tỷ đồng.
17:45 26/12/2023
FLC chốt ngày họp cổ đông bất thường bàn về kết quả tái cơ cấuĐại hội đồng cổ đông bất thường của FLC dự kiến tổ chức ngày 2/1/2024 với nội dung chính là báo cáo về kết quả tái cơ cấu tập đoàn và kế hoạch hoạt động kinh doanh năm 2024.
15:44 11/12/2023
Hủy quy hoạch dự án Safari Hồ Tràm hơn 600 ha ở Bà Rịa - Vũng TàuĐồ án quy hoạch siêu dự án Safari Hồ Tràm này từng được liên doanh Novaland - Vidotour, FLC đề xuất đầu tư.
13:56 11/12/2023
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | |
Cổ phiếu Apple chốt phiên cao kỷ lục | Sau khi Apple cho ra mắt chiếc kính Vision Pro, giá cổ phiếu của hãng đã liên tục tăng. Điều này đang giúp công ty tiến gần hơn tới giá trị vốn hóa kỷ lục 3.000 tỷ USD. | Chiếc kính Vision Pro đánh dấu một cột mốc mới trên chặng đường phát triển của Apple.
Theo Bloomberg, cổ phiếu của Apple đã kết thúc phiên giao dịch ngày 12/6 ở mức cao nhất, kể từ tháng 1/2022. Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy nhóm Big Tech đã lấy lại vị trí dẫn đầu của mình.
Cổ phiếu của “Táo khuyết” đã tăng 1,6% để chốt phiên ở mức 183,79 USD. Trước đó, giá cổ phiếu của hãng cũng đã chạm ngưỡng cao kỷ lục khi chiếc kính Vision Pro được ra mắt vào tuần trước.
Tính từ đầu năm đến nay, cổ phiếu của Apple đã tăng hơn 41%, cao hơn mức tăng 35% của chỉ số Nasdaq 100.
Apple là cổ phiếu được các nhà đầu tư ưa thích, bất chấp gần như mọi điều kiện của thị trường. Đây được coi là nơi trú ẩn an toàn trong bối cảnh ngành ngân hàng gặp nhiều hỗn loạn vào đầu năm nay.
Không chỉ vậy, nhà đầu tư còn đánh giá cao bảng cân đối kế toán, chương trình hoàn vốn và dòng doanh thu bền vững của Apple. Ngoài ra, kết quả kinh doanh gần đây của hãng cũng vượt kỳ vọng của giới chuyên gia, qua đó giúp giảm bớt lo ngại về triển vọng tăng trưởng của công ty trong tương lai.
Thêm vào đó, các nhà đầu tư cũng tỏ ra lạc quan về kế hoạch mở rộng và khôi phục chuỗi bán lẻ của Apple.
“Apple có một lộ trình phát triển mà mọi người cảm thấy hợp lý. Hãng có thể tạo ra dòng tiền lớn và hiếm có một mô hình kinh doanh nào làm tốt hơn”, ông Wayne Kaufman, trưởng bộ phận phân tích thị trường của Phoenix Financial Services, nhận định.
Vị này cho biết trong bối cảnh thị trường đi xuống, cổ phiếu của Apple vẫn luôn là một trong khoản đầu được nhiều người an tâm khi sở hữu, kể cả trong trường hợp công ty có dấu hiệu “hụt hơi”. Điều này xuất phát từ việc các nhà đầu tư luôn tin tưởng “Táo khuyết” sẽ kiếm được rất nhiều tiền trong tương lai.
Đà tăng của cổ phiếu Apple đã hỗ trợ thị trường chung. Hãng hiện vẫn là công ty lớn nhất ở Phố Wall. "Táo khuyết" đang chiếm khoảng 7,5% trong chỉ số S&P 500. Mức tăng của cổ phiếu trong năm nay đã giúp giá trị vốn hoá của Apple đạt tới 2.890 tỷ USD, tiến sát mức định giá kỷ lục 3.000 tỷ USD.
Nhà phân phối ủy quyền Apple bốc hơi gần một nửa lợi nhuậnDù doanh thu lũy kế 4 tháng chỉ giảm 7,4%, tình trạng lãi vay tăng cao khiến lợi nhuận trước thuế của Petrosetco giảm tới 46,6%.
15:00 31/5/2023
Lợi nhuận Foxconn giảm hơn một nửaĐối tác hàng đầu của Apple Inc đã công bố lợi nhuận ròng quý I giảm 56%, cũng là mức giảm lợi nhuận hàng quý lớn nhất trong ba năm trở lại đây.
20:24 11/5/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | Cổ phiếu Apple chốt phiên cao kỷ lục
Sau khi Apple cho ra mắt chiếc kính Vision Pro, giá cổ phiếu của hãng đã liên tục tăng. Điều này đang giúp công ty tiến gần hơn tới giá trị vốn hóa kỷ lục 3.000 tỷ USD.
Chiếc kính Vision Pro đánh dấu một cột mốc mới trên chặng đường phát triển của Apple.
Theo Bloomberg, cổ phiếu của Apple đã kết thúc phiên giao dịch ngày 12/6 ở mức cao nhất, kể từ tháng 1/2022. Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy nhóm Big Tech đã lấy lại vị trí dẫn đầu của mình.
Cổ phiếu của “Táo khuyết” đã tăng 1,6% để chốt phiên ở mức 183,79 USD. Trước đó, giá cổ phiếu của hãng cũng đã chạm ngưỡng cao kỷ lục khi chiếc kính Vision Pro được ra mắt vào tuần trước.
Tính từ đầu năm đến nay, cổ phiếu của Apple đã tăng hơn 41%, cao hơn mức tăng 35% của chỉ số Nasdaq 100.
Apple là cổ phiếu được các nhà đầu tư ưa thích, bất chấp gần như mọi điều kiện của thị trường. Đây được coi là nơi trú ẩn an toàn trong bối cảnh ngành ngân hàng gặp nhiều hỗn loạn vào đầu năm nay.
Không chỉ vậy, nhà đầu tư còn đánh giá cao bảng cân đối kế toán, chương trình hoàn vốn và dòng doanh thu bền vững của Apple. Ngoài ra, kết quả kinh doanh gần đây của hãng cũng vượt kỳ vọng của giới chuyên gia, qua đó giúp giảm bớt lo ngại về triển vọng tăng trưởng của công ty trong tương lai.
Thêm vào đó, các nhà đầu tư cũng tỏ ra lạc quan về kế hoạch mở rộng và khôi phục chuỗi bán lẻ của Apple.
“Apple có một lộ trình phát triển mà mọi người cảm thấy hợp lý. Hãng có thể tạo ra dòng tiền lớn và hiếm có một mô hình kinh doanh nào làm tốt hơn”, ông Wayne Kaufman, trưởng bộ phận phân tích thị trường của Phoenix Financial Services, nhận định.
Vị này cho biết trong bối cảnh thị trường đi xuống, cổ phiếu của Apple vẫn luôn là một trong khoản đầu được nhiều người an tâm khi sở hữu, kể cả trong trường hợp công ty có dấu hiệu “hụt hơi”. Điều này xuất phát từ việc các nhà đầu tư luôn tin tưởng “Táo khuyết” sẽ kiếm được rất nhiều tiền trong tương lai.
Đà tăng của cổ phiếu Apple đã hỗ trợ thị trường chung. Hãng hiện vẫn là công ty lớn nhất ở Phố Wall. "Táo khuyết" đang chiếm khoảng 7,5% trong chỉ số S&P 500. Mức tăng của cổ phiếu trong năm nay đã giúp giá trị vốn hoá của Apple đạt tới 2.890 tỷ USD, tiến sát mức định giá kỷ lục 3.000 tỷ USD.
Nhà phân phối ủy quyền Apple bốc hơi gần một nửa lợi nhuậnDù doanh thu lũy kế 4 tháng chỉ giảm 7,4%, tình trạng lãi vay tăng cao khiến lợi nhuận trước thuế của Petrosetco giảm tới 46,6%.
15:00 31/5/2023
Lợi nhuận Foxconn giảm hơn một nửaĐối tác hàng đầu của Apple Inc đã công bố lợi nhuận ròng quý I giảm 56%, cũng là mức giảm lợi nhuận hàng quý lớn nhất trong ba năm trở lại đây.
20:24 11/5/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | |
PNJ lãi gần 1.000 tỷ đồng sau 5 tháng | Nhà bán lẻ vàng bạc, trang sức TP.HCM đã ghi nhận khoản lãi sau thuế 970 tỷ đồng sau 5 tháng đầu năm, thấp hơn 3,5% so với cùng kỳ nhưng đã thực hiện phân nửa kế hoạch cả năm. | Công ty Cổ phần Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận (PNJ) vừa công bố kết quả kinh doanh tháng 5 và tổng hợp 5 tháng đầu năm với doanh thu thuần tháng gần nhất ở mức 2.223 tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ năm 2022. Lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp thu về trong tháng 5 theo đó đạt 111 tỷ đồng, cũng thấp hơn 21% so với mức nền cao kỷ lục cùng kỳ.
Dù vậy, các con số này vẫn ổn định so với tháng 4 liền trước.
Tính lũy kế 5 tháng đầu năm, đại gia bán lẻ trang sức này ghi nhận doanh thu thuần giảm hơn 8%, về 14.281 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 970 tỷ đồng, cũng thấp hơn 3,5% so với cùng kỳ năm liền trước.
Theo kế hoạch năm nay, PNJ đặt mục tiêu đặt mục tiêu doanh thu đạt 35.598 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.937 tỷ đồng, tăng lần lượt 5% và 7% so với mức nền kỷ lục của năm ngoái.
Như vậy, dù ghi nhận sụt giảm nhẹ ở kết quả kinh doanh năm nay so với cùng kỳ năm ngoái, nhà bán lẻ vàng bạc này vẫn thực hiện được 40% chỉ tiêu doanh thu và hơn 50% mục tiêu lợi nhuận cả năm.
Tóm tắt kết quả kinh doanh 5 tháng đầu năm của PNJ. Nguồn: PNJ.
Ban lãnh đạo PNJ đánh giá đây là kết quả đáng ghi nhận trong giai đoạn “gió ngược” của thị trường vàng bạc. Sức mua chung của thị trường đã suy giảm, doanh thu trang sức bán lẻ từ đầu năm giảm gần 9% so với cùng kỳ nhưng PNJ vẫn duy trì được thị phần và kiểm soát mức giảm thấp hơn.
Sức mua mặt hàng trang sức nội địa và đơn đặt hàng từ khách hàng doanh nghiệp có phần sụt giảm, dẫn đến doanh thu trang sức bán sỉ trong 5 tháng đầu năm giảm 27%. Điểm sáng là PNJ vẫn phát triển về số lượng khách hàng mới.
Doanh thu ngành hàng vàng 24K trong 5 tháng đầu năm của công ty cũng giảm nhẹ 1,4% so với cùng kỳ.
Biên lợi nhuận gộp trung bình của PNJ giai đoạn này đạt 19% so với mức 17,8% cùng kỳ do sự thay đổi cơ cấu hàng bán. Tổng chi phí hoạt động tăng 2,1% so với cùng kỳ do nền giá cao hơn bởi ảnh hưởng của yếu tố lạm phát.
Về số lượng điểm bán, trong 5 tháng đầu năm, PNJ đã mở 16 cửa hàng vàng mới, đồng thời đóng 4 cửa hàng vàng khác không hiệu quả.
Tổng số lượng điểm bán của công ty theo đó đạt 376 cửa hàng độc lập; bao gồm 355 cửa hàng vàng, 7 địa điểm kinh doanh bạc, 3 điểm bán trang sức đá quý CAO Fine Jewellery, 5 cửa hàng Style by PNJ , 3 địa chỉ PNJ Watch và 3 cửa hàng PNJ Art.
Cổ đông PNJ sắp nhận gần 200 tỷ đồng cổ tức tiền mặtCông ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận sẽ chốt danh sách cổ đông chi trả cổ tức đợt 2 năm 2022, tỷ lệ chi trả là 6% và được thực hiện bằng tiền mặt.
20:58 2/6/2023
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | PNJ lãi gần 1.000 tỷ đồng sau 5 tháng
Nhà bán lẻ vàng bạc, trang sức TP.HCM đã ghi nhận khoản lãi sau thuế 970 tỷ đồng sau 5 tháng đầu năm, thấp hơn 3,5% so với cùng kỳ nhưng đã thực hiện phân nửa kế hoạch cả năm.
Công ty Cổ phần Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận (PNJ) vừa công bố kết quả kinh doanh tháng 5 và tổng hợp 5 tháng đầu năm với doanh thu thuần tháng gần nhất ở mức 2.223 tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ năm 2022. Lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp thu về trong tháng 5 theo đó đạt 111 tỷ đồng, cũng thấp hơn 21% so với mức nền cao kỷ lục cùng kỳ.
Dù vậy, các con số này vẫn ổn định so với tháng 4 liền trước.
Tính lũy kế 5 tháng đầu năm, đại gia bán lẻ trang sức này ghi nhận doanh thu thuần giảm hơn 8%, về 14.281 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 970 tỷ đồng, cũng thấp hơn 3,5% so với cùng kỳ năm liền trước.
Theo kế hoạch năm nay, PNJ đặt mục tiêu đặt mục tiêu doanh thu đạt 35.598 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.937 tỷ đồng, tăng lần lượt 5% và 7% so với mức nền kỷ lục của năm ngoái.
Như vậy, dù ghi nhận sụt giảm nhẹ ở kết quả kinh doanh năm nay so với cùng kỳ năm ngoái, nhà bán lẻ vàng bạc này vẫn thực hiện được 40% chỉ tiêu doanh thu và hơn 50% mục tiêu lợi nhuận cả năm.
Tóm tắt kết quả kinh doanh 5 tháng đầu năm của PNJ. Nguồn: PNJ.
Ban lãnh đạo PNJ đánh giá đây là kết quả đáng ghi nhận trong giai đoạn “gió ngược” của thị trường vàng bạc. Sức mua chung của thị trường đã suy giảm, doanh thu trang sức bán lẻ từ đầu năm giảm gần 9% so với cùng kỳ nhưng PNJ vẫn duy trì được thị phần và kiểm soát mức giảm thấp hơn.
Sức mua mặt hàng trang sức nội địa và đơn đặt hàng từ khách hàng doanh nghiệp có phần sụt giảm, dẫn đến doanh thu trang sức bán sỉ trong 5 tháng đầu năm giảm 27%. Điểm sáng là PNJ vẫn phát triển về số lượng khách hàng mới.
Doanh thu ngành hàng vàng 24K trong 5 tháng đầu năm của công ty cũng giảm nhẹ 1,4% so với cùng kỳ.
Biên lợi nhuận gộp trung bình của PNJ giai đoạn này đạt 19% so với mức 17,8% cùng kỳ do sự thay đổi cơ cấu hàng bán. Tổng chi phí hoạt động tăng 2,1% so với cùng kỳ do nền giá cao hơn bởi ảnh hưởng của yếu tố lạm phát.
Về số lượng điểm bán, trong 5 tháng đầu năm, PNJ đã mở 16 cửa hàng vàng mới, đồng thời đóng 4 cửa hàng vàng khác không hiệu quả.
Tổng số lượng điểm bán của công ty theo đó đạt 376 cửa hàng độc lập; bao gồm 355 cửa hàng vàng, 7 địa điểm kinh doanh bạc, 3 điểm bán trang sức đá quý CAO Fine Jewellery, 5 cửa hàng Style by PNJ , 3 địa chỉ PNJ Watch và 3 cửa hàng PNJ Art.
Cổ đông PNJ sắp nhận gần 200 tỷ đồng cổ tức tiền mặtCông ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận sẽ chốt danh sách cổ đông chi trả cổ tức đợt 2 năm 2022, tỷ lệ chi trả là 6% và được thực hiện bằng tiền mặt.
20:58 2/6/2023
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | |
Vàng miếng SJC tiếp tục trượt dài, giảm thêm 3,5 triệu đồng/lượng | Đà giảm mạnh của mặt hàng vàng miếng SJC vẫn chưa dừng lại khi trong phiên giao dịch sáng nay (29/12), các doanh nghiệp trong nước tiếp tục điều chỉnh mạnh tay. | Giá vàng miếng SJC tiếp tục trượt dài trong phiên giao dịch sáng 29/12. Ảnh: Duy Hiệu.
Cụ thể, trong phiên sáng 29/12, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) điều chỉnh giảm thêm 3,5 triệu đồng/lượng cả hai chiều mua - bán đối với mặt hàng vàng miếng, hiện giao dịch quanh vùng 71 - 74 triệu đồng/lượng.
So với mức đỉnh ghi nhận ngày 26/12, giá vàng miếng SJC đã giảm tới 6,3 triệu đồng/lượng ở chiều bán và 8 triệu đồng ở chiều mua chỉ trong vòng 3 ngày.
Đà giảm này đã khiến nhà đầu tư lỡ đu đỉnh vàng miếng trong phiên 26/12 đến nay đã chịu khoản lỗ lên tới 9,3 triệu đồng/lượng, tương đương mức lỗ ròng gần 12% chỉ sau 3 ngày.
Đà giảm cũng được ghi nhận với mặt hàng vàng nhẫn SJC 99,99 loại 1-5 chỉ trong sáng nay. Sau nhiều phiên tăng giá liên tiếp, SJC đã điều chỉnh giảm 350.000 đồng cả hai chiều mua - bán đối với mặt hàng này, hiện giao dịch tại mức 63,5 - 63,55 triệu đồng/lượng.
Tương tự SJC, các doanh nghiệp vàng trong nước cũng điều chỉnh giảm mạnh đối với vàng miếng trong phiên sáng nay.
Trong đó, Tập đoàn Phú Quý giảm 2,8 triệu đồng ở chiều mua xuống còn 70,5 triệu đồng/lượng và giảm 3,3 triệu đồng chiều bán xuống 74 triệu đồng/lượng.
Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) chấp nhận mua - bán vàng miếng SJC ở mức 72,5 - 75,5 triệu đồng/lượng, giảm 2 triệu đồng ở cả hai chiều. Tập đoàn DOJI giữ nguyên giá mua ở 72 triệu đồng/lượng và giảm 1,5 triệu đồng giá bán xuống còn 76 triệu đồng/lượng.
Giá vàng miếng SJC tiếp tục trượt dài. Nguồn: bieudogiavang.vn.
Còn Bảo Tín Minh Châu điều chỉnh giảm mạnh giá vàng miếng SJC thêm 2,5 - 3,2 triệu đồng ở hai chiều mua và bán. Hiện vàng miếng SJC được doanh nghiệp này niêm yết giá ở 70,5 - 74 triệu đồng/lượng. Đây cũng là vùng giá thấp nhất của vàng miếng SJC ghi nhận được trên thị trường sáng nay.
Đáng chú ý, chênh lệch giá mua và bán vàng miếng SJC trên thị trường vẫn được các doanh nghiệp vàng duy trì ở mức 3-4 triệu đồng/lượng. Mức chênh lệch này khiến người mua ngay lập tức bị lỗ nhiều nhất tới 4 triệu đồng cho một lượng vàng miếng SJC.
Đối với mặt hàng vàng nhẫn, các doanh nghiệp này cũng điều chỉnh giảm 200.000-400.000 đồng so với hôm qua.
Trong đó, mặt hàng vàng nhẫn 24K do PNJ chế tác giảm 300.000 đồng chiều mua và 350.000 đồng chiều bán, hiện ở mức 62,5 - 63,5 triệu đồng/lượng. Nhẫn tròn 9999 Hưng Thịnh Vượng của DOJI giảm 200.000-300.000 đồng, niêm yết tại 62,35 - 63,45 triệu/lượng.
Nhẫn tròn trơn 99,9% của Phú Quý giảm mạnh 400.000 đồng chiều mua và 350.000 đồng chiều bán, hiện niêm yết tại 62,4 - 63,65 triệu đồng/lượng. Nhẫn tròn trơn của Bảo Tín Minh Châu giảm 200.000 đồng, giao dịch tại 62,63 - 63,78 triệu đồng/lượng.
Trên thế giới, giá vàng giao ngay quay đầu đi xuống còn 2.069 USD/ounce, giảm 14 USD so với sáng hôm qua. Dù vậy, đây vẫn là vùng giá cao trong gần 1 tháng qua của kim loại quý. Quy đổi ra tiền Việt, chưa bao gồm thuế phí, giá vàng thế giới tương đương 60,3 triệu đồng/lượng.
Như vậy, khoảng cách giữa giá vàng thế giới và giá vàng miếng SJC trong nước đã được kéo lại còn 13 triệu đồng/lượng và vàng nhẫn còn 3 triệu đồng/lượng.
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
GDP năm 2023 tăng 5,05%GDP năm 2023 ước tính tăng 5,05% so với năm trước, chỉ cao hơn tốc độ tăng trưởng của các năm 2020 và 2021 trong giai đoạn 2011-2023.
09:43 29/12/2023
CPI năm 2023 tăng 3,25%Chỉ số giá tiêu dùng năm 2023 tăng 3,25% so với 2022, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra trong bối cảnh thị trường hàng hóa thế giới có nhiều biến động.
09:29 29/12/2023
TP.HCM tăng thêm nhiều điểm bắn pháo hoa dịp Tết Giáp ThìnUBND TP.HCM vừa có công văn gửi các đơn vị có liên quan, đề xuất về việc triển khai thêm nhiều điểm bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.
09:22 29/12/2023 | Vàng miếng SJC tiếp tục trượt dài, giảm thêm 3,5 triệu đồng/lượng
Đà giảm mạnh của mặt hàng vàng miếng SJC vẫn chưa dừng lại khi trong phiên giao dịch sáng nay (29/12), các doanh nghiệp trong nước tiếp tục điều chỉnh mạnh tay.
Giá vàng miếng SJC tiếp tục trượt dài trong phiên giao dịch sáng 29/12. Ảnh: Duy Hiệu.
Cụ thể, trong phiên sáng 29/12, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) điều chỉnh giảm thêm 3,5 triệu đồng/lượng cả hai chiều mua - bán đối với mặt hàng vàng miếng, hiện giao dịch quanh vùng 71 - 74 triệu đồng/lượng.
So với mức đỉnh ghi nhận ngày 26/12, giá vàng miếng SJC đã giảm tới 6,3 triệu đồng/lượng ở chiều bán và 8 triệu đồng ở chiều mua chỉ trong vòng 3 ngày.
Đà giảm này đã khiến nhà đầu tư lỡ đu đỉnh vàng miếng trong phiên 26/12 đến nay đã chịu khoản lỗ lên tới 9,3 triệu đồng/lượng, tương đương mức lỗ ròng gần 12% chỉ sau 3 ngày.
Đà giảm cũng được ghi nhận với mặt hàng vàng nhẫn SJC 99,99 loại 1-5 chỉ trong sáng nay. Sau nhiều phiên tăng giá liên tiếp, SJC đã điều chỉnh giảm 350.000 đồng cả hai chiều mua - bán đối với mặt hàng này, hiện giao dịch tại mức 63,5 - 63,55 triệu đồng/lượng.
Tương tự SJC, các doanh nghiệp vàng trong nước cũng điều chỉnh giảm mạnh đối với vàng miếng trong phiên sáng nay.
Trong đó, Tập đoàn Phú Quý giảm 2,8 triệu đồng ở chiều mua xuống còn 70,5 triệu đồng/lượng và giảm 3,3 triệu đồng chiều bán xuống 74 triệu đồng/lượng.
Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) chấp nhận mua - bán vàng miếng SJC ở mức 72,5 - 75,5 triệu đồng/lượng, giảm 2 triệu đồng ở cả hai chiều. Tập đoàn DOJI giữ nguyên giá mua ở 72 triệu đồng/lượng và giảm 1,5 triệu đồng giá bán xuống còn 76 triệu đồng/lượng.
Giá vàng miếng SJC tiếp tục trượt dài. Nguồn: bieudogiavang.vn.
Còn Bảo Tín Minh Châu điều chỉnh giảm mạnh giá vàng miếng SJC thêm 2,5 - 3,2 triệu đồng ở hai chiều mua và bán. Hiện vàng miếng SJC được doanh nghiệp này niêm yết giá ở 70,5 - 74 triệu đồng/lượng. Đây cũng là vùng giá thấp nhất của vàng miếng SJC ghi nhận được trên thị trường sáng nay.
Đáng chú ý, chênh lệch giá mua và bán vàng miếng SJC trên thị trường vẫn được các doanh nghiệp vàng duy trì ở mức 3-4 triệu đồng/lượng. Mức chênh lệch này khiến người mua ngay lập tức bị lỗ nhiều nhất tới 4 triệu đồng cho một lượng vàng miếng SJC.
Đối với mặt hàng vàng nhẫn, các doanh nghiệp này cũng điều chỉnh giảm 200.000-400.000 đồng so với hôm qua.
Trong đó, mặt hàng vàng nhẫn 24K do PNJ chế tác giảm 300.000 đồng chiều mua và 350.000 đồng chiều bán, hiện ở mức 62,5 - 63,5 triệu đồng/lượng. Nhẫn tròn 9999 Hưng Thịnh Vượng của DOJI giảm 200.000-300.000 đồng, niêm yết tại 62,35 - 63,45 triệu/lượng.
Nhẫn tròn trơn 99,9% của Phú Quý giảm mạnh 400.000 đồng chiều mua và 350.000 đồng chiều bán, hiện niêm yết tại 62,4 - 63,65 triệu đồng/lượng. Nhẫn tròn trơn của Bảo Tín Minh Châu giảm 200.000 đồng, giao dịch tại 62,63 - 63,78 triệu đồng/lượng.
Trên thế giới, giá vàng giao ngay quay đầu đi xuống còn 2.069 USD/ounce, giảm 14 USD so với sáng hôm qua. Dù vậy, đây vẫn là vùng giá cao trong gần 1 tháng qua của kim loại quý. Quy đổi ra tiền Việt, chưa bao gồm thuế phí, giá vàng thế giới tương đương 60,3 triệu đồng/lượng.
Như vậy, khoảng cách giữa giá vàng thế giới và giá vàng miếng SJC trong nước đã được kéo lại còn 13 triệu đồng/lượng và vàng nhẫn còn 3 triệu đồng/lượng.
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
GDP năm 2023 tăng 5,05%GDP năm 2023 ước tính tăng 5,05% so với năm trước, chỉ cao hơn tốc độ tăng trưởng của các năm 2020 và 2021 trong giai đoạn 2011-2023.
09:43 29/12/2023
CPI năm 2023 tăng 3,25%Chỉ số giá tiêu dùng năm 2023 tăng 3,25% so với 2022, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra trong bối cảnh thị trường hàng hóa thế giới có nhiều biến động.
09:29 29/12/2023
TP.HCM tăng thêm nhiều điểm bắn pháo hoa dịp Tết Giáp ThìnUBND TP.HCM vừa có công văn gửi các đơn vị có liên quan, đề xuất về việc triển khai thêm nhiều điểm bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.
09:22 29/12/2023 | |
Công ty thu hồi nợ xấu của ngân hàng lãi kỷ lục | Lợi nhuận năm 2022 của công ty thu hồi nợ xấu VAMC đạt 165 tỷ đồng, tăng gấp 10 lần so với năm 2017. | Báo cáo mới đây của Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) cho biết tổng doanh thu trong năm 2022 đạt 1.208 tỷ đồng, giảm khoảng 60% so với năm 2021. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế đạt 165 tỷ đồng, tăng hơn 36% so với năm trước.
Theo công ty này, lợi nhuận hàng năm của công ty liên tục gia tăng trong giai đoạn 2017 đến nay. Cụ thể, năm 2017 - năm đầu tiên triển khai hoạt động mua bán nợ theo giá trị thị trường, lợi nhuận của VAMC mới đạt 16 tỷ đồng.
Đến năm 2022 lợi nhuận của VAMC đạt 165 tỷ đồng. Như vậy, chỉ trong vòng 6 năm, lợi nhuận của công ty này đã tăng 10 lần dù phải trải qua giai đoạn chịu ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19.
Đáng chú ý, thu nhập của cán bộ, người lao động VAMC cũng được cải thiện đáng kể. Theo số liệu báo cáo, với tổng người lao động là 178 người, quỹ lương người lao động chi trong năm vừa qua là 68,58 tỷ đồng. Do đó, thu nhập bình quân của người lao động tại VAMC đạt trung bình hơn 30 triệu đồng/tháng.
KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA VAMC Số liệu: BCTC DN Nhãn 2017 2018 2019 2020 2021 2022 Tổng doanh thu tỷ đồng 2676 1045 1248 1506 3117 1208 Lợi nhuận sau thuế 16.7 52.9 75.1 89.5 121.1 165
VAMC ra đời trên cơ sở phê duyệt của Thủ tướng ngày 31/5/2013 - là công cụ đặc biệt của Nhà nước nhằm góp phần xử lý nhanh nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế.
Hiện nay, doanh thu và lợi nhuận của VAMC chủ yếu đến từ doanh thu từ hoạt động mua nợ theo giá thị trường. Ngoài ra còn có một phần doanh thu từ hoạt động mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt và doanh thu tài chính khác.
Lũy kế từ năm 2018 (năm đầu tiên VAMC thực hiện đấu giá) đến nay, công ty đã tổ chức đấu giá thành công 22 tài sản với tổng số tiền trúng đấu giá đạt hơn 2.156 tỷ đồng.
Đến hết 31/5, VAMC đã mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt gần 28.000 khoản nợ với tổng dư nợ gốc nội bảng hơn 412.000 tỷ đồng, xử lý được 79% tổng số dư nợ gốc đã mua bằng trái phiếu đặc biệt.
Theo báo cáo tài chính công bố, đến hết quý II, VAMC đang có 8.399 tỷ đồng tiền mặt, tiền gửi các tổ chức tín dụng. Chiếm tỷ trọng lớn nhất (hơn 92%) trong tổng tài sản của VAMC là các khoản nợ mua, trị giá 99.178 tỷ đồng.
Trong năm nay, VAMC dự kiến mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt tối đa 12.000 tỷ đồng, mua nợ xấu theo giá trị thị trường hơn 2.700 tỷ đồng và xử lý thu hồi nợ đạt 14.000 tỷ đồng.
Mời độc giả đón đọc gợi ý về các cuốn sách kinh tế thế giới tại Tủ sách kinh tế thế giới. Các cuốn sách cung cấp các thông tin hấp dẫn về các doanh nhân, triết lý kinh doanh, quy luật kinh tế, khủng hoảng tài chính, tiêu dùng cá nhân...
VAMC rao bán khoản nợ đảm bảo bằng 'đất vàng' quận 1Các khoản nợ có tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại số 37, 37A Nguyễn Trung Trực và 12-20 Lê Văn Hưu (quận 1, TP.HCM) đang được rao bán đấu giá.
18:30 10/5/2023
Sàn giao dịch nợ sẽ hoạt động trước 2026Theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, VAMC phải hoàn thiện việc thành lập, đưa vào vận hành Sàn Giao dịch nợ, mua bán nợ và tài sản cho mọi thành phần kinh tế trước năm 2026.
07:52 8/12/2020
Nhộn nhịp mua bán nợ xấuThị trường mua bán nợ xấu trong nước đã sôi động hơn rất nhiều từ khi Nghị quyết 42 có hiệu lực. Lũy kế số mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt đến tháng 8 của VAMC đạt 329.007 tỷ đồng.
16:50 30/9/2020 | Công ty thu hồi nợ xấu của ngân hàng lãi kỷ lục
Lợi nhuận năm 2022 của công ty thu hồi nợ xấu VAMC đạt 165 tỷ đồng, tăng gấp 10 lần so với năm 2017.
Báo cáo mới đây của Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) cho biết tổng doanh thu trong năm 2022 đạt 1.208 tỷ đồng, giảm khoảng 60% so với năm 2021. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế đạt 165 tỷ đồng, tăng hơn 36% so với năm trước.
Theo công ty này, lợi nhuận hàng năm của công ty liên tục gia tăng trong giai đoạn 2017 đến nay. Cụ thể, năm 2017 - năm đầu tiên triển khai hoạt động mua bán nợ theo giá trị thị trường, lợi nhuận của VAMC mới đạt 16 tỷ đồng.
Đến năm 2022 lợi nhuận của VAMC đạt 165 tỷ đồng. Như vậy, chỉ trong vòng 6 năm, lợi nhuận của công ty này đã tăng 10 lần dù phải trải qua giai đoạn chịu ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19.
Đáng chú ý, thu nhập của cán bộ, người lao động VAMC cũng được cải thiện đáng kể. Theo số liệu báo cáo, với tổng người lao động là 178 người, quỹ lương người lao động chi trong năm vừa qua là 68,58 tỷ đồng. Do đó, thu nhập bình quân của người lao động tại VAMC đạt trung bình hơn 30 triệu đồng/tháng.
KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA VAMC Số liệu: BCTC DN Nhãn 2017 2018 2019 2020 2021 2022 Tổng doanh thu tỷ đồng 2676 1045 1248 1506 3117 1208 Lợi nhuận sau thuế 16.7 52.9 75.1 89.5 121.1 165
VAMC ra đời trên cơ sở phê duyệt của Thủ tướng ngày 31/5/2013 - là công cụ đặc biệt của Nhà nước nhằm góp phần xử lý nhanh nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế.
Hiện nay, doanh thu và lợi nhuận của VAMC chủ yếu đến từ doanh thu từ hoạt động mua nợ theo giá thị trường. Ngoài ra còn có một phần doanh thu từ hoạt động mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt và doanh thu tài chính khác.
Lũy kế từ năm 2018 (năm đầu tiên VAMC thực hiện đấu giá) đến nay, công ty đã tổ chức đấu giá thành công 22 tài sản với tổng số tiền trúng đấu giá đạt hơn 2.156 tỷ đồng.
Đến hết 31/5, VAMC đã mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt gần 28.000 khoản nợ với tổng dư nợ gốc nội bảng hơn 412.000 tỷ đồng, xử lý được 79% tổng số dư nợ gốc đã mua bằng trái phiếu đặc biệt.
Theo báo cáo tài chính công bố, đến hết quý II, VAMC đang có 8.399 tỷ đồng tiền mặt, tiền gửi các tổ chức tín dụng. Chiếm tỷ trọng lớn nhất (hơn 92%) trong tổng tài sản của VAMC là các khoản nợ mua, trị giá 99.178 tỷ đồng.
Trong năm nay, VAMC dự kiến mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt tối đa 12.000 tỷ đồng, mua nợ xấu theo giá trị thị trường hơn 2.700 tỷ đồng và xử lý thu hồi nợ đạt 14.000 tỷ đồng.
Mời độc giả đón đọc gợi ý về các cuốn sách kinh tế thế giới tại Tủ sách kinh tế thế giới. Các cuốn sách cung cấp các thông tin hấp dẫn về các doanh nhân, triết lý kinh doanh, quy luật kinh tế, khủng hoảng tài chính, tiêu dùng cá nhân...
VAMC rao bán khoản nợ đảm bảo bằng 'đất vàng' quận 1Các khoản nợ có tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại số 37, 37A Nguyễn Trung Trực và 12-20 Lê Văn Hưu (quận 1, TP.HCM) đang được rao bán đấu giá.
18:30 10/5/2023
Sàn giao dịch nợ sẽ hoạt động trước 2026Theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, VAMC phải hoàn thiện việc thành lập, đưa vào vận hành Sàn Giao dịch nợ, mua bán nợ và tài sản cho mọi thành phần kinh tế trước năm 2026.
07:52 8/12/2020
Nhộn nhịp mua bán nợ xấuThị trường mua bán nợ xấu trong nước đã sôi động hơn rất nhiều từ khi Nghị quyết 42 có hiệu lực. Lũy kế số mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt đến tháng 8 của VAMC đạt 329.007 tỷ đồng.
16:50 30/9/2020 | |
Giá heo xuống thấp, lợi nhuận HAGL chạm đáy | Kết quả kinh doanh tháng 4 của HAGL chủ yếu đến từ mảng chuối, đúng như tuyên bố của bầu Đức nếu giá heo xuống thì HAGL chỉ còn chuối thôi. | Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL - Mã chứng khoán: HAG) vừa cập nhật tình hình kinh doanh tháng 4 với doanh thu thuần đạt 563 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế ở mức 32 tỷ đồng.
Các con số này lần lượt giảm 14% và 68% so với tháng liền trước. Đây là mức lợi nhuận thấp nhất kể từ doanh nghiệp của bầu Đức công bố báo cáo theo tháng, tương đương chỉ còn lãi hơn 1 tỷ đồng/ngày.
Lãnh đạo HAGL cho biết kết quả tháng 4 chủ yếu nhờ doanh thu chuối mang lại. Kết quả không mấy khả quan này do giá thịt heo trong nước vẫn duy trì ở mức thấp làm ảnh hưởng đến kết quả chung.
Theo cơ cấu, ngành cây ăn trái đem về doanh thu lớn nhất với 248 tỷ đồng. Tổng sản lượng cây ăn trái đạt 17.522 tấn, trong đó chuối xuất khẩu là 15.151 tấn và chuối dùng cho sản xuất thức ăn gia súc là 2.371 tấn.
Mảng chăn nuôi đứng tiếp theo với mức đóng góp doanh thu 166 tỷ đồng, nhờ đạt sản lượng 35.133 con heo thịt. Phần doanh thu còn lại đến từ mảng phụ trợ đạt 149 tỷ đồng.
KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA HAGL Nhãn Tháng 6/2022 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Tháng 1/2023 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Doanh thu Tỷ đồng 392 393 448 475 467 450 474 509 665 652 563 Lãi sau thuế 100 125 123 113 107 114 66 99 108 101 32
Lũy kế 4 tháng đầu năm 2023, tập đoàn nông nghiệp của bầu Đức ghi nhận doanh thu đạt 2.389 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế ở mức 339 tỷ đồng.
Theo kế hoạch đề ra cho năm 2023, cổ đông HAGL thống nhất mục tiêu 5.120 tỷ đồng doanh thu và 1.130 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy, doanh nghiệp phố núi đã hoàn thành 47% mục tiêu doanh thu và 30% lợi nhuận đề ra cho cả năm.
Lãnh đạo HAGL cũng nhận định xây dựng kế hoạch kinh doanh trên cơ sở thực hiện chủ trương tập trung duy trì quy mô sản xuất kinh doanh không thấp hơn năm 2022, xác định phòng thủ chứ không vươn ra.
Doanh nghiệp sẽ duy trì ngành cây ăn trái với quy mô 7.000 ha chuối, ngành chăn nuôi cũng tiếp tục hoạt động với 10 cụm chuồng trại, công suất 600.000 con heo thịt/năm (mỗi cụm nuôi 2.400 heo nái, một heo nái sinh khoảng 25 heo thịt/năm).
Chủ tịch HĐQT Đoàn Nguyên Đức từng nói mảng nuôi heo năm nay dự kiến không có lãi và thực tế kết quả kinh doanh đã không có lãi. Hiện giá heo đang nhích lên nên công ty cũng mạnh dạn lên kịch bản cố gắng có lợi nhuận.
Người đứng đầu tập đoàn ví von việc theo dõi hoạt động của HAGL rất đơn giản "Giá heo lên thì công ty lên, nếu heo xuống thì HAGL chỉ còn chuối thôi".
HAGL Agrico bàn giao sân bay Nong Khang cho LàoDự án sân bay Nong Khang có tổng vốn đầu tư 82 triệu USD theo hình thức xây dựng - chuyển giao giữa Công ty CP Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai với chính phủ Lào.
11:34 16/5/2023
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | Giá heo xuống thấp, lợi nhuận HAGL chạm đáy
Kết quả kinh doanh tháng 4 của HAGL chủ yếu đến từ mảng chuối, đúng như tuyên bố của bầu Đức nếu giá heo xuống thì HAGL chỉ còn chuối thôi.
Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL - Mã chứng khoán: HAG) vừa cập nhật tình hình kinh doanh tháng 4 với doanh thu thuần đạt 563 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế ở mức 32 tỷ đồng.
Các con số này lần lượt giảm 14% và 68% so với tháng liền trước. Đây là mức lợi nhuận thấp nhất kể từ doanh nghiệp của bầu Đức công bố báo cáo theo tháng, tương đương chỉ còn lãi hơn 1 tỷ đồng/ngày.
Lãnh đạo HAGL cho biết kết quả tháng 4 chủ yếu nhờ doanh thu chuối mang lại. Kết quả không mấy khả quan này do giá thịt heo trong nước vẫn duy trì ở mức thấp làm ảnh hưởng đến kết quả chung.
Theo cơ cấu, ngành cây ăn trái đem về doanh thu lớn nhất với 248 tỷ đồng. Tổng sản lượng cây ăn trái đạt 17.522 tấn, trong đó chuối xuất khẩu là 15.151 tấn và chuối dùng cho sản xuất thức ăn gia súc là 2.371 tấn.
Mảng chăn nuôi đứng tiếp theo với mức đóng góp doanh thu 166 tỷ đồng, nhờ đạt sản lượng 35.133 con heo thịt. Phần doanh thu còn lại đến từ mảng phụ trợ đạt 149 tỷ đồng.
KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA HAGL Nhãn Tháng 6/2022 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Tháng 1/2023 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Doanh thu Tỷ đồng 392 393 448 475 467 450 474 509 665 652 563 Lãi sau thuế 100 125 123 113 107 114 66 99 108 101 32
Lũy kế 4 tháng đầu năm 2023, tập đoàn nông nghiệp của bầu Đức ghi nhận doanh thu đạt 2.389 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế ở mức 339 tỷ đồng.
Theo kế hoạch đề ra cho năm 2023, cổ đông HAGL thống nhất mục tiêu 5.120 tỷ đồng doanh thu và 1.130 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy, doanh nghiệp phố núi đã hoàn thành 47% mục tiêu doanh thu và 30% lợi nhuận đề ra cho cả năm.
Lãnh đạo HAGL cũng nhận định xây dựng kế hoạch kinh doanh trên cơ sở thực hiện chủ trương tập trung duy trì quy mô sản xuất kinh doanh không thấp hơn năm 2022, xác định phòng thủ chứ không vươn ra.
Doanh nghiệp sẽ duy trì ngành cây ăn trái với quy mô 7.000 ha chuối, ngành chăn nuôi cũng tiếp tục hoạt động với 10 cụm chuồng trại, công suất 600.000 con heo thịt/năm (mỗi cụm nuôi 2.400 heo nái, một heo nái sinh khoảng 25 heo thịt/năm).
Chủ tịch HĐQT Đoàn Nguyên Đức từng nói mảng nuôi heo năm nay dự kiến không có lãi và thực tế kết quả kinh doanh đã không có lãi. Hiện giá heo đang nhích lên nên công ty cũng mạnh dạn lên kịch bản cố gắng có lợi nhuận.
Người đứng đầu tập đoàn ví von việc theo dõi hoạt động của HAGL rất đơn giản "Giá heo lên thì công ty lên, nếu heo xuống thì HAGL chỉ còn chuối thôi".
HAGL Agrico bàn giao sân bay Nong Khang cho LàoDự án sân bay Nong Khang có tổng vốn đầu tư 82 triệu USD theo hình thức xây dựng - chuyển giao giữa Công ty CP Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai với chính phủ Lào.
11:34 16/5/2023
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | |
Lợi nhuận Vinamilk tăng trở lại sau hơn 2 năm | Công ty sữa lớn nhất trong nước ước tính có lãi 2.220 tỷ đồng trong quý II, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái và chấm dứt chuỗi 9 quý liên tiếp suy giảm lợi nhuận. | Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk; mã CK: VNM) vừa công bố kết quả kinh doanh sơ bộ quý II với tổng doanh thu ước tính khoảng 15.200 tỷ đồng, tăng nhẹ 1,6% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 8,9% so với quý đầu năm.
Với doanh thu này, Vinamilk thu về khoản lợi nhuận sau thuế đạt 2.220 tỷ đồng, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn 16,5% so với quý liền trước. Đáng chú ý, đây là quý tăng trưởng lợi nhuận đầu tiên của nhà sản xuất sữa này sau 9 quý liên tiếp ghi nhận mức tăng trưởng âm trước đó (từ quý I/2021).
Lũy kế nửa đầu năm nay, Vinamilk đạt doanh thu tăng nhẹ so với cùng kỳ ở 29.154 tỷ đồng, tương đương mức bình quân 162 tỷ đồng/ngày. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế 6 tháng lại giảm gần 6%, xuống 4.126 tỷ đồng.
Năm nay, công ty sữa đầu ngành này đặt kế hoạch tổng doanh thu đạt 63.380 tỷ và lợi nhuận sau thuế 8.622 tỷ đồng. Như vậy, sau 2 quý đầu năm, công ty đã hoàn thành 46% mục tiêu doanh thu và 48% chỉ tiêu lợi nhuận.
CHỈ TIÊU KINH DOANH CỦA VINAMILK Nhãn Quý I/2021 Quý II Quý III Quý IV Quý I/2022 Quý II Quý III Quý IV Quý I/2023 Quý II (ước) Doanh thu Tỷ đồng 13240 15729 16208 15834 13940 14959 16094 15081 13954 15200 Lãi sau thuế Tỷ đồng 2597 2862 2961 2213 2283 2102 2323 1869 1906 2220
Áp lực cạnh tranh ngành sữa ngày càng tăng khiến Vinamilk dần đánh mất thị phần trong những năm qua. Việc phải đổi mới và cải thiện cũng như mở rộng phạm vi phân phối, nhận diện thương hiệu cũng làm tăng chi phí marketing và quảng cáo của hãng.
Ngày 6/7 vừa qua, Vinamilk đã thay đổi bộ nhận diện thương hiệu với logo mới và 3 bộ chữ được thiết kế riêng. Công ty Chứng khoán SSI đánh giá lần tái định vị thương hiệu này là đợt tái cấu trúc lớn nhất trong một thập kỷ của Vinamilk, kỳ vọng cải thiện doanh thu và giành lại thị phần trong thời gian tới
Nhóm chuyên gia phân tích đồng thời nhận thấy chi phí đầu vào (sữa bột nhập khẩu) thấp hơn sẽ bắt đầu có tác động tích cực đến tỷ suất lợi nhuận gộp của Vinamilk kể từ quý II, qua đó nâng tỷ suất lợi nhuận gộp lên gần 40%.
Do vậy, SSI đánh giá cổ phiếu VNM khả quan hơn so với thị trường chung do tác động của chi phí đầu vào giảm và kỳ vọng công ty sữa sẽ đạt mức tăng trưởng lợi nhuận 18% so với cùng kỳ trong nửa cuối năm 2023.
Trong khi đó, Công ty Chứng khoán VNDirect đánh giá biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp sữa có khả năng được cải thiện trong năm nay do giá bột sữa (USD/tấn) - nguyên liệu sản xuất sữa - đã hạ nhiệt.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | Lợi nhuận Vinamilk tăng trở lại sau hơn 2 năm
Công ty sữa lớn nhất trong nước ước tính có lãi 2.220 tỷ đồng trong quý II, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái và chấm dứt chuỗi 9 quý liên tiếp suy giảm lợi nhuận.
Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk; mã CK: VNM) vừa công bố kết quả kinh doanh sơ bộ quý II với tổng doanh thu ước tính khoảng 15.200 tỷ đồng, tăng nhẹ 1,6% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 8,9% so với quý đầu năm.
Với doanh thu này, Vinamilk thu về khoản lợi nhuận sau thuế đạt 2.220 tỷ đồng, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn 16,5% so với quý liền trước. Đáng chú ý, đây là quý tăng trưởng lợi nhuận đầu tiên của nhà sản xuất sữa này sau 9 quý liên tiếp ghi nhận mức tăng trưởng âm trước đó (từ quý I/2021).
Lũy kế nửa đầu năm nay, Vinamilk đạt doanh thu tăng nhẹ so với cùng kỳ ở 29.154 tỷ đồng, tương đương mức bình quân 162 tỷ đồng/ngày. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế 6 tháng lại giảm gần 6%, xuống 4.126 tỷ đồng.
Năm nay, công ty sữa đầu ngành này đặt kế hoạch tổng doanh thu đạt 63.380 tỷ và lợi nhuận sau thuế 8.622 tỷ đồng. Như vậy, sau 2 quý đầu năm, công ty đã hoàn thành 46% mục tiêu doanh thu và 48% chỉ tiêu lợi nhuận.
CHỈ TIÊU KINH DOANH CỦA VINAMILK Nhãn Quý I/2021 Quý II Quý III Quý IV Quý I/2022 Quý II Quý III Quý IV Quý I/2023 Quý II (ước) Doanh thu Tỷ đồng 13240 15729 16208 15834 13940 14959 16094 15081 13954 15200 Lãi sau thuế Tỷ đồng 2597 2862 2961 2213 2283 2102 2323 1869 1906 2220
Áp lực cạnh tranh ngành sữa ngày càng tăng khiến Vinamilk dần đánh mất thị phần trong những năm qua. Việc phải đổi mới và cải thiện cũng như mở rộng phạm vi phân phối, nhận diện thương hiệu cũng làm tăng chi phí marketing và quảng cáo của hãng.
Ngày 6/7 vừa qua, Vinamilk đã thay đổi bộ nhận diện thương hiệu với logo mới và 3 bộ chữ được thiết kế riêng. Công ty Chứng khoán SSI đánh giá lần tái định vị thương hiệu này là đợt tái cấu trúc lớn nhất trong một thập kỷ của Vinamilk, kỳ vọng cải thiện doanh thu và giành lại thị phần trong thời gian tới
Nhóm chuyên gia phân tích đồng thời nhận thấy chi phí đầu vào (sữa bột nhập khẩu) thấp hơn sẽ bắt đầu có tác động tích cực đến tỷ suất lợi nhuận gộp của Vinamilk kể từ quý II, qua đó nâng tỷ suất lợi nhuận gộp lên gần 40%.
Do vậy, SSI đánh giá cổ phiếu VNM khả quan hơn so với thị trường chung do tác động của chi phí đầu vào giảm và kỳ vọng công ty sữa sẽ đạt mức tăng trưởng lợi nhuận 18% so với cùng kỳ trong nửa cuối năm 2023.
Trong khi đó, Công ty Chứng khoán VNDirect đánh giá biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp sữa có khả năng được cải thiện trong năm nay do giá bột sữa (USD/tấn) - nguyên liệu sản xuất sữa - đã hạ nhiệt.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | |
Lợi nhuận Foxconn giảm hơn một nửa | Đối tác hàng đầu của Apple Inc đã công bố lợi nhuận ròng quý I giảm 56%, cũng là mức giảm lợi nhuận hàng quý lớn nhất trong ba năm trở lại đây. | Văn phòng Foxconn tại Đài Loan. Ảnh: Reuters.
Theo Reuters, Foxconn cho biết lợi nhuận ròng trong quý I của công ty đã giảm xuống mức 12,8 tỷ đài tệ (tương đương 417,2 triệu USD) từ mức 29,45 tỷ đài tệ của cùng kỳ năm trước.
Theo Refinitiv, con số này tệ hơn nhiều so với dự báo lợi nhuận trung bình 29,18 tỷ đài tệ (950 triệu USD) từ 13 nhà phân tích đưa ra trước đó.
Nhà sản xuất thiết bị điện tử lớn nhất thế giới cho biết sự sụt giảm lợi nhuận này là do khoản khấu trừ 17,3 tỷ đài tệ (khoảng 560 triệu USD) liên quan đến 34% cổ phần nắm giữ tại Sharp Corp. Tập đoàn sản xuất thiết bị điện tử của Nhật Bản tuần này đã công bố khoản lỗ 1,9 tỷ USD sau khi giảm giá trị mảng kinh doanh màn hình và một số tài sản khác.
"Trong tương lai, chúng tôi sẽ làm việc chăm chỉ hơn để quản lý tốt các hoạt động kinh doanh đầu tư của mình", Chủ tịch Foxconn, Liu Young-way, cho biết khi nói về khoản thua lỗ tại Sharp.
Chịu ảnh hưởng bởi biến động nền kinh tế toàn cầu, Chủ tịch Foxconn cho biết triển vọng cả năm cho công ty vẫn còn hạn chế và sẽ duy trì các bước đi tiếp theo thận trọng.
Giám đốc tài chính Foxconn David Huang cho rằng giá trị hàng tồn kho của công ty cao hơn mức trung bình và công ty đang tích cực điều chỉnh. Ông Huang cho biết thêm điều này "có thể kiểm soát được" và sẽ hạ xuống mức "tương đối thấp" vào cuối quý II.
Foxconn cũng đang muốn lặp lại thành công đã đạt được như với iPhone của Apple, với dòng xe điện (EV). Để làm được điều này, công ty đã tiếp cận các nhà sản xuất ôtô truyền thống liên quan đến hoạt động kinh doanh EV.
Trong quý II tới, Foxconn dự báo doanh thu từ các sản phẩm điện tử tiêu dùng sẽ giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Nhóm hàng này bao gồm điện thoại thông minh và chiếm hơn một nửa tổng doanh thu của tập đoàn.
Với các sản phẩm kết nối mạng lưới và đám mây, công ty dự kiến doanh thu từ các sản phẩm này sẽ không thay đổi so với các dự báo tăng trưởng đã được đưa ra trước đó cho năm nay.
Với các dự báo này, Foxconn cho rằng tổng doanh thu trong quý II sẽ giảm, nhưng công ty vẫn duy trì dự báo doanh thu cả năm không thay đổi so với kế hoạch ban đầu.
Foxconn hiện lắp ráp khoảng 70% các sản phẩm iPhone của Apple, nhà sản xuất này đang đa dạng hóa chuỗi sản xuất khỏi thị trường Trung Quốc, khi chính sách hạn chế nghiêm ngặt do Covid-19 làm gián đoạn nhà máy vào năm ngoái. Đồng thời, động thái này cũng nhằm tránh tác động tiềm tàng đối với việc kinh doanh do căng thẳng thương mại gia tăng giữa Bắc Kinh và Washington.
Liên quan mảng kinh doanh EV, trước đó, Foxconn đã mua lại nhà máy cũ của General Motor ở Lordstown, Ohio (Mỹ) đồng thời thuê cựu Giám đốc điều hành của Nissan, Jun Seki, về quản lý với nỗ lực mở rộng việc kinh doanh xe điện của mình.
Tuần trước, công ty xe điện Lordstown Motors đã cảnh báo việc có thể phải nộp đơn xin phá sản do không chắc chắn về thỏa thuận đầu tư trị giá 170 triệu USD với cổ đông lớn Foxconn. Chủ tịch Liu cho biết việc sản xuất của Foxconn ở Ohio sẽ không bị ảnh hưởng và công ty đang làm việc để sản xuất hàng loạt các mẫu xe điện khác tại nhà máy này.
Foxconn muốn đặt nhà máy mới tại Nghệ AnFoxconn sẽ thuê một khu đất 48 ha ở Nghệ An để mở rộng sản xuất. Theo thông tin tuyển dụng từ doanh nghiệp, nhà máy này có thể được đặt ở Khu công nghiệp WHA (Nghi Lộc, Nghệ An).
11:46 11/5/2023
Một công ty xe điện dọa phá sản nếu không được đầu tưCông ty xe điện Lordstown Motors mới đây cho biết đang gặp khó khăn với một thỏa thuận tài trợ vốn từ Foxconn và có thể phá sản nếu không được tiếp vốn.
18:59 2/5/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | Lợi nhuận Foxconn giảm hơn một nửa
Đối tác hàng đầu của Apple Inc đã công bố lợi nhuận ròng quý I giảm 56%, cũng là mức giảm lợi nhuận hàng quý lớn nhất trong ba năm trở lại đây.
Văn phòng Foxconn tại Đài Loan. Ảnh: Reuters.
Theo Reuters, Foxconn cho biết lợi nhuận ròng trong quý I của công ty đã giảm xuống mức 12,8 tỷ đài tệ (tương đương 417,2 triệu USD) từ mức 29,45 tỷ đài tệ của cùng kỳ năm trước.
Theo Refinitiv, con số này tệ hơn nhiều so với dự báo lợi nhuận trung bình 29,18 tỷ đài tệ (950 triệu USD) từ 13 nhà phân tích đưa ra trước đó.
Nhà sản xuất thiết bị điện tử lớn nhất thế giới cho biết sự sụt giảm lợi nhuận này là do khoản khấu trừ 17,3 tỷ đài tệ (khoảng 560 triệu USD) liên quan đến 34% cổ phần nắm giữ tại Sharp Corp. Tập đoàn sản xuất thiết bị điện tử của Nhật Bản tuần này đã công bố khoản lỗ 1,9 tỷ USD sau khi giảm giá trị mảng kinh doanh màn hình và một số tài sản khác.
"Trong tương lai, chúng tôi sẽ làm việc chăm chỉ hơn để quản lý tốt các hoạt động kinh doanh đầu tư của mình", Chủ tịch Foxconn, Liu Young-way, cho biết khi nói về khoản thua lỗ tại Sharp.
Chịu ảnh hưởng bởi biến động nền kinh tế toàn cầu, Chủ tịch Foxconn cho biết triển vọng cả năm cho công ty vẫn còn hạn chế và sẽ duy trì các bước đi tiếp theo thận trọng.
Giám đốc tài chính Foxconn David Huang cho rằng giá trị hàng tồn kho của công ty cao hơn mức trung bình và công ty đang tích cực điều chỉnh. Ông Huang cho biết thêm điều này "có thể kiểm soát được" và sẽ hạ xuống mức "tương đối thấp" vào cuối quý II.
Foxconn cũng đang muốn lặp lại thành công đã đạt được như với iPhone của Apple, với dòng xe điện (EV). Để làm được điều này, công ty đã tiếp cận các nhà sản xuất ôtô truyền thống liên quan đến hoạt động kinh doanh EV.
Trong quý II tới, Foxconn dự báo doanh thu từ các sản phẩm điện tử tiêu dùng sẽ giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Nhóm hàng này bao gồm điện thoại thông minh và chiếm hơn một nửa tổng doanh thu của tập đoàn.
Với các sản phẩm kết nối mạng lưới và đám mây, công ty dự kiến doanh thu từ các sản phẩm này sẽ không thay đổi so với các dự báo tăng trưởng đã được đưa ra trước đó cho năm nay.
Với các dự báo này, Foxconn cho rằng tổng doanh thu trong quý II sẽ giảm, nhưng công ty vẫn duy trì dự báo doanh thu cả năm không thay đổi so với kế hoạch ban đầu.
Foxconn hiện lắp ráp khoảng 70% các sản phẩm iPhone của Apple, nhà sản xuất này đang đa dạng hóa chuỗi sản xuất khỏi thị trường Trung Quốc, khi chính sách hạn chế nghiêm ngặt do Covid-19 làm gián đoạn nhà máy vào năm ngoái. Đồng thời, động thái này cũng nhằm tránh tác động tiềm tàng đối với việc kinh doanh do căng thẳng thương mại gia tăng giữa Bắc Kinh và Washington.
Liên quan mảng kinh doanh EV, trước đó, Foxconn đã mua lại nhà máy cũ của General Motor ở Lordstown, Ohio (Mỹ) đồng thời thuê cựu Giám đốc điều hành của Nissan, Jun Seki, về quản lý với nỗ lực mở rộng việc kinh doanh xe điện của mình.
Tuần trước, công ty xe điện Lordstown Motors đã cảnh báo việc có thể phải nộp đơn xin phá sản do không chắc chắn về thỏa thuận đầu tư trị giá 170 triệu USD với cổ đông lớn Foxconn. Chủ tịch Liu cho biết việc sản xuất của Foxconn ở Ohio sẽ không bị ảnh hưởng và công ty đang làm việc để sản xuất hàng loạt các mẫu xe điện khác tại nhà máy này.
Foxconn muốn đặt nhà máy mới tại Nghệ AnFoxconn sẽ thuê một khu đất 48 ha ở Nghệ An để mở rộng sản xuất. Theo thông tin tuyển dụng từ doanh nghiệp, nhà máy này có thể được đặt ở Khu công nghiệp WHA (Nghi Lộc, Nghệ An).
11:46 11/5/2023
Một công ty xe điện dọa phá sản nếu không được đầu tưCông ty xe điện Lordstown Motors mới đây cho biết đang gặp khó khăn với một thỏa thuận tài trợ vốn từ Foxconn và có thể phá sản nếu không được tiếp vốn.
18:59 2/5/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | |
Một hãng bảo hiểm bị thanh tra có tỷ lệ huỷ hợp đồng sau năm đầu 73% | Các doanh nghiệp bảo hiểm thu lớn từ kênh bán qua ngân hàng nhưng tỷ lệ huỷ hợp đồng sau năm đầu tiên đều ghi nhận trên 32%. | Cuối tháng 6, Bộ Tài chính thông báo hoàn tất thanh tra quy trình bán bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance) của 4 doanh nghiệp gồm Prudential, MB Ageas, Sun Life và BIDV Metlife. Theo đó, hoạt động này còn phát sinh nhiều sai phạm, đặc biệt là khâu tư vấn của nhân viên ngân hàng, nhân viên môi giới với khách hàng.
Tại kết luận thanh tra, Bộ cũng nêu chi tiết từng sai phạm trong hoạt động bán bảo hiểm thông qua ngân hàng. Số liệu thu về trong năm 2021 và các thời kỳ liên quan đồng thời cho thấy loại sản phẩm này đang đem lại nguồn thu lớn cho các doanh nghiệp.
Nguồn thu lớn từ kênh ngân hàng
Cụ thể đối với Prudential, tính riêng năm 2021, công ty này triển khai bán bảo hiểm thông qua hàng loạt ngân hàng như VIB, MSB, Seabank, Standard Chartered, UOB, Shinhan, Pvcombank và Vietbank.
Trong báo cáo tài chính năm 2021 đã kiểm toán, doanh thu phí bảo hiểm qua kênh này đạt 6.184 tỷ đồng, tương ứng 21,48% tổng doanh thu phí. Doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới qua kênh bancassurance đạt 3.700 tỷ đồng, tương ứng 54,89% tổng doanh thu phí khai thác mới.
Prudential hạch toán chi phí chi trả cho các đại lý bảo hiểm là ngân hàng, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tổng số tiền là 1.972 tỷ đồng.
Các doanh nghiệp thu hàng nghìn tỷ đồng từ kinh doanh bảo hiểm qua ngân hàng. Ảnh: H.H.
Một doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn nước ngoài được thành lập tại Việt Nam khác là Sun Life ghi nhận doanh thu phí bảo hiểm trong năm 2021 đạt 2.038 tỷ đồng, chiếm 61,15% tổng doanh thu phí. Doanh thu khai thác mới qua kênh bancass đạt 1.907 tỷ đồng, tương ứng 82,27% doanh thu phí khai thác mới.
Năm 2021, Sun Life triển khai bán bảo hiểm thông qua ngân hàng ACB và TPBank. Trong đó doanh thu phí bảo hiểm từ ACB chiếm phần lớn, khoảng 61,26%.
Trong khi đó, MB Ageas thu về 4.466 tỷ đồng phí bảo hiểm qua ngân hàng MB và công ty tài chính M.Credit, con số này chiếm 78% tổng doanh thu phí bảo hiểm. Doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới qua kênh bancassurance đạt 2.820 tỷ đồng, tương ứng 74% tổng doanh thu phí khai thác mới.
BIDV Metlife năm 2021 chỉ triển khai bán bảo hiểm thông qua ngân hàng duy nhất là BIDV. Doanh thu phí bảo hiểm triển khai qua kênh này đạt 1.553 tỷ đồng đồng, tương ứng 99,2% tổng doanh thu phí. Doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới qua BIDV đạt 452 tỷ đồng, chiếm 98,3% tổng doanh thu phí khai thác mới.
Tỷ lệ huỷ hợp đồng sau năm đầu tiên cao
Dù hoạt động kinh doanh bảo hiểm qua kênh ngân hàng giúp thu về hàng chục nghìn hợp đồng cùng doanh thu khổng lồ, cả 4 doanh nghiệp đều ghi nhận tỷ lệ duy trì hợp đồng năm thứ nhất tương đối hạn chế.
Điển hình như Sun Life phát hành 80.117 hợp đồng mới qua kênh bancassurance trong năm 2021 nhưng đã có 3.247 hợp đồng bị huỷ bỏ trong thời gian cân nhắc. Tỷ lệ huỷ bỏ và chấm dứt hợp đồng bảo hiểm sau thời gian cân nhắc (năm thứ nhất) của các hợp đồng phát hành qua TPBank và ACB lần lượt là 73% và 39%.
Prudential trong năm 2021 là đơn vị phát hành nhiều hợp đồng qua kênh bancassurance nhất, hơn 94.400 hợp đồng. Song tỷ lệ duy trì hợp đồng năm thứ nhất cũng chỉ đạt 59%, tương ứng tỷ lệ huỷ, mất hiệu lực là 41%.
TỶ LỆ HUỶ HỢP ĐỒNG SAU NĂM ĐẦU TIÊN Nhãn Prudential Sun Life (tại TPBank) BIDV Metlife MB Ageas Tỷ lệ huỷ % 41 73 39.4 32.4
MB Ageas phát hành 66.757 hợp đồng qua kênh bancassurance, trong đó 3.946 hợp đồng bị hủy bỏ trong thời gian cân nhắc, tương ứng với tỷ lệ 5,91%. Tỷ lệ huỷ bỏ và chấm dứt hợp đồng sau năm thứ nhất đạt 32,4%.
Đối với BIDV Metlife, đơn vị này phát hành tổng cộng 21.123 hợp đồng qua kênh ngân hàng. Tỷ lệ huỷ sau năm thứ nhất đạt 39,4%.
Trong quá trình thanh tra chọn mẫu ngẫu nhiên đối với đại lý bảo hiểm, nhân viên ngân hàng, Bộ Tài chính cho biết cả 4 doanh nghiệp đều có số lượng trường hợp sai phạm lớn.
Ví dụ như Sun Life phát hiện 44 trường hợp chưa thực hiện đúng quy định khi bán bảo hiểm. Trong đó một số trường hợp (cả đại lý lẫn nhân viên ngân hàng) để người khác ký thay bên mua bảo hiểm tại các hồ sơ, biên nhận.
Ngoài ra thanh tra Bộ cũng phát hiện 5 trường hợp đại lý kênh bancassurance không được đào tạo, đi thi chứng chỉ đại lý (do cán bộ đào tạo nhập nhầm điểm, đại lý còn hoạt động tại doanh nghiệp bảo hiểm khác) nhưng được công ty cấp chứng chỉ đại lý.
Hay như BIDV Metlife có 3 cán bộ thực hiện nhiệm vụ đào tạo đại lý bảo hiểm nhưng căn cứ để chứng minh về kiến thức pháp luật chưa rõ ràng. Ngoài ra thanh tra cũng ghi nhận 21 trường hợp đại lý, nhân viên ngân hàng chưa thực hiện đúng quy định khi bán bảo hiểm.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | Một hãng bảo hiểm bị thanh tra có tỷ lệ huỷ hợp đồng sau năm đầu 73%
Các doanh nghiệp bảo hiểm thu lớn từ kênh bán qua ngân hàng nhưng tỷ lệ huỷ hợp đồng sau năm đầu tiên đều ghi nhận trên 32%.
Cuối tháng 6, Bộ Tài chính thông báo hoàn tất thanh tra quy trình bán bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance) của 4 doanh nghiệp gồm Prudential, MB Ageas, Sun Life và BIDV Metlife. Theo đó, hoạt động này còn phát sinh nhiều sai phạm, đặc biệt là khâu tư vấn của nhân viên ngân hàng, nhân viên môi giới với khách hàng.
Tại kết luận thanh tra, Bộ cũng nêu chi tiết từng sai phạm trong hoạt động bán bảo hiểm thông qua ngân hàng. Số liệu thu về trong năm 2021 và các thời kỳ liên quan đồng thời cho thấy loại sản phẩm này đang đem lại nguồn thu lớn cho các doanh nghiệp.
Nguồn thu lớn từ kênh ngân hàng
Cụ thể đối với Prudential, tính riêng năm 2021, công ty này triển khai bán bảo hiểm thông qua hàng loạt ngân hàng như VIB, MSB, Seabank, Standard Chartered, UOB, Shinhan, Pvcombank và Vietbank.
Trong báo cáo tài chính năm 2021 đã kiểm toán, doanh thu phí bảo hiểm qua kênh này đạt 6.184 tỷ đồng, tương ứng 21,48% tổng doanh thu phí. Doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới qua kênh bancassurance đạt 3.700 tỷ đồng, tương ứng 54,89% tổng doanh thu phí khai thác mới.
Prudential hạch toán chi phí chi trả cho các đại lý bảo hiểm là ngân hàng, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tổng số tiền là 1.972 tỷ đồng.
Các doanh nghiệp thu hàng nghìn tỷ đồng từ kinh doanh bảo hiểm qua ngân hàng. Ảnh: H.H.
Một doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn nước ngoài được thành lập tại Việt Nam khác là Sun Life ghi nhận doanh thu phí bảo hiểm trong năm 2021 đạt 2.038 tỷ đồng, chiếm 61,15% tổng doanh thu phí. Doanh thu khai thác mới qua kênh bancass đạt 1.907 tỷ đồng, tương ứng 82,27% doanh thu phí khai thác mới.
Năm 2021, Sun Life triển khai bán bảo hiểm thông qua ngân hàng ACB và TPBank. Trong đó doanh thu phí bảo hiểm từ ACB chiếm phần lớn, khoảng 61,26%.
Trong khi đó, MB Ageas thu về 4.466 tỷ đồng phí bảo hiểm qua ngân hàng MB và công ty tài chính M.Credit, con số này chiếm 78% tổng doanh thu phí bảo hiểm. Doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới qua kênh bancassurance đạt 2.820 tỷ đồng, tương ứng 74% tổng doanh thu phí khai thác mới.
BIDV Metlife năm 2021 chỉ triển khai bán bảo hiểm thông qua ngân hàng duy nhất là BIDV. Doanh thu phí bảo hiểm triển khai qua kênh này đạt 1.553 tỷ đồng đồng, tương ứng 99,2% tổng doanh thu phí. Doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới qua BIDV đạt 452 tỷ đồng, chiếm 98,3% tổng doanh thu phí khai thác mới.
Tỷ lệ huỷ hợp đồng sau năm đầu tiên cao
Dù hoạt động kinh doanh bảo hiểm qua kênh ngân hàng giúp thu về hàng chục nghìn hợp đồng cùng doanh thu khổng lồ, cả 4 doanh nghiệp đều ghi nhận tỷ lệ duy trì hợp đồng năm thứ nhất tương đối hạn chế.
Điển hình như Sun Life phát hành 80.117 hợp đồng mới qua kênh bancassurance trong năm 2021 nhưng đã có 3.247 hợp đồng bị huỷ bỏ trong thời gian cân nhắc. Tỷ lệ huỷ bỏ và chấm dứt hợp đồng bảo hiểm sau thời gian cân nhắc (năm thứ nhất) của các hợp đồng phát hành qua TPBank và ACB lần lượt là 73% và 39%.
Prudential trong năm 2021 là đơn vị phát hành nhiều hợp đồng qua kênh bancassurance nhất, hơn 94.400 hợp đồng. Song tỷ lệ duy trì hợp đồng năm thứ nhất cũng chỉ đạt 59%, tương ứng tỷ lệ huỷ, mất hiệu lực là 41%.
TỶ LỆ HUỶ HỢP ĐỒNG SAU NĂM ĐẦU TIÊN Nhãn Prudential Sun Life (tại TPBank) BIDV Metlife MB Ageas Tỷ lệ huỷ % 41 73 39.4 32.4
MB Ageas phát hành 66.757 hợp đồng qua kênh bancassurance, trong đó 3.946 hợp đồng bị hủy bỏ trong thời gian cân nhắc, tương ứng với tỷ lệ 5,91%. Tỷ lệ huỷ bỏ và chấm dứt hợp đồng sau năm thứ nhất đạt 32,4%.
Đối với BIDV Metlife, đơn vị này phát hành tổng cộng 21.123 hợp đồng qua kênh ngân hàng. Tỷ lệ huỷ sau năm thứ nhất đạt 39,4%.
Trong quá trình thanh tra chọn mẫu ngẫu nhiên đối với đại lý bảo hiểm, nhân viên ngân hàng, Bộ Tài chính cho biết cả 4 doanh nghiệp đều có số lượng trường hợp sai phạm lớn.
Ví dụ như Sun Life phát hiện 44 trường hợp chưa thực hiện đúng quy định khi bán bảo hiểm. Trong đó một số trường hợp (cả đại lý lẫn nhân viên ngân hàng) để người khác ký thay bên mua bảo hiểm tại các hồ sơ, biên nhận.
Ngoài ra thanh tra Bộ cũng phát hiện 5 trường hợp đại lý kênh bancassurance không được đào tạo, đi thi chứng chỉ đại lý (do cán bộ đào tạo nhập nhầm điểm, đại lý còn hoạt động tại doanh nghiệp bảo hiểm khác) nhưng được công ty cấp chứng chỉ đại lý.
Hay như BIDV Metlife có 3 cán bộ thực hiện nhiệm vụ đào tạo đại lý bảo hiểm nhưng căn cứ để chứng minh về kiến thức pháp luật chưa rõ ràng. Ngoài ra thanh tra cũng ghi nhận 21 trường hợp đại lý, nhân viên ngân hàng chưa thực hiện đúng quy định khi bán bảo hiểm.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | |
VNDirect muốn phát hành thêm gần 600 triệu cổ phiếu | Nếu kế hoạch chào bán thành công, VNDirect sẽ nâng vốn điều lệ từ trên 12.000 tỷ đồng lên hơn 18.000 tỷ đồng, trở thành công ty sở hữu vốn điều lệ cao nhất nhóm chứng khoán. | VNDirect muốn phát hành tổng cộng 600 triệu cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lệ. Ảnh: VND.
Theo tài liệu phục vụ Đại hội đồng cổ đông mới công bố, Công ty CP Chứng khoán VNDirect (VND) dự kiến trình cổ đông kế hoạch chào bán và phát hành cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lệ.
Trong đó, VNDirect nêu 3 phương án phát hành với gần 244 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp; hơn 24 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động và cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 5:1. Ngoài ra, công ty này cho biết sẽ phát hành thêm 12 triệu cổ phiếu thưởng cho người lao động.
Cụ thể, với kế hoạch chào bán gần 244 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Số lượng nhà đầu tư chào bán dự kiến là 1-5 nhà đầu tư. Cổ phiếu chào bán riêng lẻ sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm.
Cũng trong tờ trình, VNDirect cho biết số tiền thu được từ đợt chào bán này sẽ được dùng để bổ sung nguồn vốn cho hoạt động cho vay giao dịch ký quỹ chứng khoán (20%); bổ sung nguồn vốn cho hoạt động đầu tư vào các giấy tờ có giá trên thị trường 50%); bổ sung nguồn vốn cho hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán (20%) và bổ sung nguồn vốn cho hoạt động phát hành và phân phối chứng quyền có bảo đảm (10%).
Tiếp theo, với kế hoạch chào bán hơn 24 triệu cổ phiếu theo chương trình ESOP, giá chào bán là 10.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng giá trị gần 244 tỷ đồng. Danh sách người lao động nhận ESOP sẽ do HĐQT phê duyệt. Lượng cổ phiếu này cũng bị hạn chế giao dịch với mức tối đa 50% sau 1 năm phát hành.
Với 12 triệu cổ phiếu thưởng phát hành cho người lao động, tổng giá trị phát hành theo mệnh giá là gần 122 tỷ đồng. Vốn thực hiện được lấy từ nguồn vốn chủ sở hữu theo báo cáo tài chính kỳ gần nhất được kiểm toán.
Với đợt chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 5:1 (cổ đông sở hữu 5 cổ phiếu VND sẽ có quyền mua 1 cổ phiếu mới). Tổng lượng cổ phiếu chào bán là gần 244 triệu đơn vị và giá bán là 10.000 đồng/cổ phiếu, tương đương tổng giá trị cổ phiếu phát hành thêm dự kiến 2.435 tỷ đồng.
Kế hoạch kinh doanh năm 2023 của VNDirect. Nguồn: VND.
Mục đích của đợt chào bán này được lãnh đạo VNDirect lý giải là để tăng quy mô vốn hoạt động, mở rộng năng lực cho vay ký quỹ, năng lực kinh doanh nguồn trên thị trường vốn, năng lực bảo lãnh phát hành trái phiếu...
Theo kế hoạch, cả 4 phương án phát hành trên sẽ được VNDirect thực hiện trong năm nay đến hết năm 2024, sau khi nhận được chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Ngoài ra, theo tờ trình phân phối lợi nhuận, căn cứ vào kết quả kinh doanh 2022 đã được kiểm toán, VNDirect có kế hoạch chia cổ tức cho cổ đông bằng cổ phiếu với tỷ lệ 5%, tương ứng việc phát hành gần 61 triệu cổ phiếu mới.
Nếu hoàn tất các kế hoạch trên, công ty sẽ phát hành thêm gần 585 triệu cổ phiếu mới, qua đó nâng vốn điều lệ từ 12.178 tỷ đồng lên trên 18.000 tỷ đồng. Mức vốn này sẽ đưa VNDirect trở thành công ty chứng khoán có vốn điều lệ cao nhất thị trường, vượt qua SSI với 15.011 tỷ đồng và VPBank Securities với 15.000 tỷ đồng.
Cũng trong tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2023, VNDirect dự kiến trình cổ đông kế hoạch lợi nhuận trước thuế 2.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 1.600 tỷ đồng năm nay, lần lượt tăng 16% và 17% so với năm 2022.
Kế hoạch kinh doanh của VNDirect được xây dựng trên kịch bản cơ sở với dự báo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ duy trì lãi suất 5-5,25% đến cuối năm; Mỹ và châu Âu có thể suy thoái nhẹ nhưng sẽ phục hồi từ năm 2024; xung đột Nga - Ukraine hạ nhiệt...
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
VNDirect: Loạt ngân hàng có thể hạn chế rủi ro NIM thu hẹp năm nayTheo chuyên gia phân tích, các ngân hàng tập trung cho vay bán lẻ và có nguồn huy động đa dạng sẽ hạn chế được rủi ro NIM thu hẹp trong năm nay.
17:18 10/5/2023
VNDirect liên tục gia tăng sở hữu tại Cienco4Trong hơn 1 tháng trở lại đây, Chứng khoán VNDirect liên tục mua thêm cổ phiếu C4G nhằm mục đích tăng sở hữu tại Cienco4.
16:58 4/5/2023 | VNDirect muốn phát hành thêm gần 600 triệu cổ phiếu
Nếu kế hoạch chào bán thành công, VNDirect sẽ nâng vốn điều lệ từ trên 12.000 tỷ đồng lên hơn 18.000 tỷ đồng, trở thành công ty sở hữu vốn điều lệ cao nhất nhóm chứng khoán.
VNDirect muốn phát hành tổng cộng 600 triệu cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lệ. Ảnh: VND.
Theo tài liệu phục vụ Đại hội đồng cổ đông mới công bố, Công ty CP Chứng khoán VNDirect (VND) dự kiến trình cổ đông kế hoạch chào bán và phát hành cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lệ.
Trong đó, VNDirect nêu 3 phương án phát hành với gần 244 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp; hơn 24 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động và cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 5:1. Ngoài ra, công ty này cho biết sẽ phát hành thêm 12 triệu cổ phiếu thưởng cho người lao động.
Cụ thể, với kế hoạch chào bán gần 244 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Số lượng nhà đầu tư chào bán dự kiến là 1-5 nhà đầu tư. Cổ phiếu chào bán riêng lẻ sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm.
Cũng trong tờ trình, VNDirect cho biết số tiền thu được từ đợt chào bán này sẽ được dùng để bổ sung nguồn vốn cho hoạt động cho vay giao dịch ký quỹ chứng khoán (20%); bổ sung nguồn vốn cho hoạt động đầu tư vào các giấy tờ có giá trên thị trường 50%); bổ sung nguồn vốn cho hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán (20%) và bổ sung nguồn vốn cho hoạt động phát hành và phân phối chứng quyền có bảo đảm (10%).
Tiếp theo, với kế hoạch chào bán hơn 24 triệu cổ phiếu theo chương trình ESOP, giá chào bán là 10.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng giá trị gần 244 tỷ đồng. Danh sách người lao động nhận ESOP sẽ do HĐQT phê duyệt. Lượng cổ phiếu này cũng bị hạn chế giao dịch với mức tối đa 50% sau 1 năm phát hành.
Với 12 triệu cổ phiếu thưởng phát hành cho người lao động, tổng giá trị phát hành theo mệnh giá là gần 122 tỷ đồng. Vốn thực hiện được lấy từ nguồn vốn chủ sở hữu theo báo cáo tài chính kỳ gần nhất được kiểm toán.
Với đợt chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 5:1 (cổ đông sở hữu 5 cổ phiếu VND sẽ có quyền mua 1 cổ phiếu mới). Tổng lượng cổ phiếu chào bán là gần 244 triệu đơn vị và giá bán là 10.000 đồng/cổ phiếu, tương đương tổng giá trị cổ phiếu phát hành thêm dự kiến 2.435 tỷ đồng.
Kế hoạch kinh doanh năm 2023 của VNDirect. Nguồn: VND.
Mục đích của đợt chào bán này được lãnh đạo VNDirect lý giải là để tăng quy mô vốn hoạt động, mở rộng năng lực cho vay ký quỹ, năng lực kinh doanh nguồn trên thị trường vốn, năng lực bảo lãnh phát hành trái phiếu...
Theo kế hoạch, cả 4 phương án phát hành trên sẽ được VNDirect thực hiện trong năm nay đến hết năm 2024, sau khi nhận được chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Ngoài ra, theo tờ trình phân phối lợi nhuận, căn cứ vào kết quả kinh doanh 2022 đã được kiểm toán, VNDirect có kế hoạch chia cổ tức cho cổ đông bằng cổ phiếu với tỷ lệ 5%, tương ứng việc phát hành gần 61 triệu cổ phiếu mới.
Nếu hoàn tất các kế hoạch trên, công ty sẽ phát hành thêm gần 585 triệu cổ phiếu mới, qua đó nâng vốn điều lệ từ 12.178 tỷ đồng lên trên 18.000 tỷ đồng. Mức vốn này sẽ đưa VNDirect trở thành công ty chứng khoán có vốn điều lệ cao nhất thị trường, vượt qua SSI với 15.011 tỷ đồng và VPBank Securities với 15.000 tỷ đồng.
Cũng trong tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2023, VNDirect dự kiến trình cổ đông kế hoạch lợi nhuận trước thuế 2.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 1.600 tỷ đồng năm nay, lần lượt tăng 16% và 17% so với năm 2022.
Kế hoạch kinh doanh của VNDirect được xây dựng trên kịch bản cơ sở với dự báo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ duy trì lãi suất 5-5,25% đến cuối năm; Mỹ và châu Âu có thể suy thoái nhẹ nhưng sẽ phục hồi từ năm 2024; xung đột Nga - Ukraine hạ nhiệt...
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
VNDirect: Loạt ngân hàng có thể hạn chế rủi ro NIM thu hẹp năm nayTheo chuyên gia phân tích, các ngân hàng tập trung cho vay bán lẻ và có nguồn huy động đa dạng sẽ hạn chế được rủi ro NIM thu hẹp trong năm nay.
17:18 10/5/2023
VNDirect liên tục gia tăng sở hữu tại Cienco4Trong hơn 1 tháng trở lại đây, Chứng khoán VNDirect liên tục mua thêm cổ phiếu C4G nhằm mục đích tăng sở hữu tại Cienco4.
16:58 4/5/2023 | |
Chính phủ yêu cầu xử lý xong 2-3 ngân hàng, dự án yếu kém năm nay | Chính phủ đã giao Phó thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước và các đơn vị liên quan xử lý ít nhất 2-3 ngân hàng, dự án yếu kém trong năm 2023. | Việc xử lý ngân hàng yếu kém như OceanBank đang được Chính phủ quan tâm. Ảnh: Quang Thắng.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 11, trong đó, giao Phó thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp trong năm nay thực hiện xử lý xong ít nhất từ 2 đến 3 ngân hàng và dự án yếu kém.
Tại cuộc họp với Chủ tịch Ngân hàng Mizuho mới đây tại Nhật Bản, Thủ tướng cũng đề nghị Mizuho ủng hộ, tham gia tái cấu trúc các ngân hàng yếu kém của Việt Nam.
Trước đó, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết việc tìm kiếm nhà đầu tư tự nguyện tham gia cơ cấu ngân hàng yếu kém rất khó khăn. Theo bà, NHNN sẽ hoàn thiện đề án chi tiết tái cơ cấu ngân hàng yếu kém, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, để thực hiện.
Hiện Việt Nam có 5 ngân hàng được kiểm soát đặc biệt gồm Ngân hàng Xây dựng (CBBank), Ngân hàng Đại Dương (OceanBank), Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GP Bank), Ngân hàng Đông Á (DongABank) và Ngân hàng Sài Gòn (SCB).
Đầu tháng 5, NHNN cho biết đã trình và được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc với 4 ngân hàng được kiểm soát đặc biệt bao gồm CBBank, OceanBank, GPBank và DongABank.
Ngoài vấn đề trên, Nghị quyết của Chính phủ cũng yêu cầu đẩy mạnh hỗ trợ xuất khẩu, nhất là các mặt hàng nông, lâm, thủy sản có lợi thế cạnh tranh sang thị trường lớn. Các bộ ngành cũng cần triển khai đồng bộ các giải pháp về quảng bá, xúc tiến du lịch, xuất nhập cảnh, để thu hút khách du lịch.
Đồng thời, Chính phủ cũng yêu cầu tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách, giải pháp về thuế, phí, thương mại, đầu tư... đã ban hành để thúc đẩy phục hồi nhanh sản xuất kinh doanh, nhất là trong các ngành sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ.
Nghị quyết cũng yêu cầu hoàn thành việc lập, thẩm định, mục tiêu cơ bản phê duyệt xong các quy hoạch trong năm 2023. Ngoài ra, cần sớm ban hành Kế hoạch triển khai tổ chức thực hiện hiệu quả Quy hoạch điện VIII, các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt.
Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Znews tại Tủ sách kinh tế.
Thủ tướng đề nghị ngân hàng Nhật tham gia tái cơ cấu nhà băng yếu kémĐề nghị này vừa được Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra khi tiếp ông Masahiko Kato, Chủ tịch Ngân hàng Mizuho tại Tokyo (Nhật Bản).
17:14 16/12/2023
Ngân hàng rao bán nhà phố cổ Hà Nội giảm nửa giá vẫn ếNhiều khoản nợ là bất động sản nằm trên "đất vàng" phố cổ Hà Nội được các ngân hàng giảm giá sâu một nửa nhưng vẫn chưa có người mua.
06:00 18/12/2023
Siêu xe McLaren 765LT được ngân hàng đấu giá khởi điểm 27,5 tỷ đồngHồi tháng 10, VietinBank AMC thông báo chào bán tài sản này theo phương thức thỏa thuận giá. Tuy nhiên, đến nay, ngân hàng quyết định đấu giá với mức khởi điểm 27,5 tỷ đồng.
15:19 13/12/2023 | Chính phủ yêu cầu xử lý xong 2-3 ngân hàng, dự án yếu kém năm nay
Chính phủ đã giao Phó thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước và các đơn vị liên quan xử lý ít nhất 2-3 ngân hàng, dự án yếu kém trong năm 2023.
Việc xử lý ngân hàng yếu kém như OceanBank đang được Chính phủ quan tâm. Ảnh: Quang Thắng.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 11, trong đó, giao Phó thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp trong năm nay thực hiện xử lý xong ít nhất từ 2 đến 3 ngân hàng và dự án yếu kém.
Tại cuộc họp với Chủ tịch Ngân hàng Mizuho mới đây tại Nhật Bản, Thủ tướng cũng đề nghị Mizuho ủng hộ, tham gia tái cấu trúc các ngân hàng yếu kém của Việt Nam.
Trước đó, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết việc tìm kiếm nhà đầu tư tự nguyện tham gia cơ cấu ngân hàng yếu kém rất khó khăn. Theo bà, NHNN sẽ hoàn thiện đề án chi tiết tái cơ cấu ngân hàng yếu kém, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, để thực hiện.
Hiện Việt Nam có 5 ngân hàng được kiểm soát đặc biệt gồm Ngân hàng Xây dựng (CBBank), Ngân hàng Đại Dương (OceanBank), Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GP Bank), Ngân hàng Đông Á (DongABank) và Ngân hàng Sài Gòn (SCB).
Đầu tháng 5, NHNN cho biết đã trình và được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc với 4 ngân hàng được kiểm soát đặc biệt bao gồm CBBank, OceanBank, GPBank và DongABank.
Ngoài vấn đề trên, Nghị quyết của Chính phủ cũng yêu cầu đẩy mạnh hỗ trợ xuất khẩu, nhất là các mặt hàng nông, lâm, thủy sản có lợi thế cạnh tranh sang thị trường lớn. Các bộ ngành cũng cần triển khai đồng bộ các giải pháp về quảng bá, xúc tiến du lịch, xuất nhập cảnh, để thu hút khách du lịch.
Đồng thời, Chính phủ cũng yêu cầu tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách, giải pháp về thuế, phí, thương mại, đầu tư... đã ban hành để thúc đẩy phục hồi nhanh sản xuất kinh doanh, nhất là trong các ngành sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ.
Nghị quyết cũng yêu cầu hoàn thành việc lập, thẩm định, mục tiêu cơ bản phê duyệt xong các quy hoạch trong năm 2023. Ngoài ra, cần sớm ban hành Kế hoạch triển khai tổ chức thực hiện hiệu quả Quy hoạch điện VIII, các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt.
Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Znews tại Tủ sách kinh tế.
Thủ tướng đề nghị ngân hàng Nhật tham gia tái cơ cấu nhà băng yếu kémĐề nghị này vừa được Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra khi tiếp ông Masahiko Kato, Chủ tịch Ngân hàng Mizuho tại Tokyo (Nhật Bản).
17:14 16/12/2023
Ngân hàng rao bán nhà phố cổ Hà Nội giảm nửa giá vẫn ếNhiều khoản nợ là bất động sản nằm trên "đất vàng" phố cổ Hà Nội được các ngân hàng giảm giá sâu một nửa nhưng vẫn chưa có người mua.
06:00 18/12/2023
Siêu xe McLaren 765LT được ngân hàng đấu giá khởi điểm 27,5 tỷ đồngHồi tháng 10, VietinBank AMC thông báo chào bán tài sản này theo phương thức thỏa thuận giá. Tuy nhiên, đến nay, ngân hàng quyết định đấu giá với mức khởi điểm 27,5 tỷ đồng.
15:19 13/12/2023 | |
VDSC: FE Credit có thể lãi trở lại từ năm sau | FE Credit hiện được VPBank tích cực tái cấu trúc cùng với sự hỗ trợ của nhân sự từ SMBC. Do đó, VDSC dự báo đến 2024 công ty tài chính này có thể quay trở lại quỹ đạo lợi nhuận. | Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) vừa có báo cáo cập nhật hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và công ty tài chính FE Credit.
Theo VDSC, trong 3 tháng đầu năm nay, VPBank đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng chậm lại ở tất cả nguồn thu nhập, dẫn đến tổng thu nhập hoạt động (TOI) sụt giảm cả trên cơ sở quý và năm. Cùng với chi phí tín dụng tăng cao, lợi nhuận trước thuế của nhà băng này bị thu hẹp đáng kể, trong đó tác động chính đến từ công ty con tài chính tiêu dùng FE Credit.
Cụ thể, thu nhập lãi thuần (NII) của ngân hàng mẹ VPBank tiếp tục bù đắp cho hiệu quả hoạt động kém của công ty con này khi NII riêng lẻ đạt 6.600 tỷ đồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi kết quả hợp nhất giảm 3,6% xuống 9.500 tỷ đồng, do NIM giảm mạnh, mặc dù tài sản sinh lãi được mở rộng vừa phải.
Tương tự, thu nhập phí thuần (NFI) của ngân hàng mẹ tăng 43,6% so với cùng kỳ, trong khi NFI hợp nhất chỉ tăng 33,6%, tương ứng lần lượt là 1.600 tỷ đồng và 1.700 tỷ. Chia theo cấu phần, tổng thu nhập phí 2.303 tỷ đồng của ngân hàng mẹ chủ yếu được đóng góp từ hoạt động thanh toán (chiếm 50% và tăng 56% theo năm), dịch vụ thẻ (chiếm 18% và tăng 31%) và bancassurance (chiếm 14% và tăng 95%).
Riêng trong quý I, VDSC cho biết chi phí tín dụng biên hợp nhất của VPBank đã tăng lên 5,9% trong khi con số của ngân hàng riêng lẻ hầu như không đổi so với quý trước đó. Đáng chú ý, tỷ lệ xóa nợ hợp nhất liên tục có xu hướng tăng kể từ đầu năm ngoái trong khi tỷ lệ xóa nợ của ngân hàng mẹ dao động quanh mức 2,5%. Điều này càng cho thấy sự căng thẳng đến từ phía công ty con tài chính tiêu dùng.
VPBANK KỲ VỌNG CÓ LÃI TỶ USD TRONG NĂM NAY Kết quả lợi nhuận hợp nhất trước thuế của VPBank hàng năm. Nhãn20162017201820192020202120202023 Kế hoạch Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 4929813091991032413019143642122024000
Tuy nhiên, VDSC cho rằng với việc ngân hàng mẹ đang tích cực thực hiện kế hoạch tái cấu trúc cho công ty con này trong suốt 2 tháng qua với sự hỗ trợ của nhân sự SMBC, FE Credit có thể quay trở lại quỹ đạo lợi nhuận từ năm 2024.
"Dẫu vậy, vẫn cần theo dõi chặt chẽ quá trình phục hồi kinh tế", các chuyên gia tại VDSC nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, Thông tư 02 vừa được Ngân hàng Nhà nước ban hành về nợ cơ cấu cho các tổ chức tín dụng cũng được kỳ vọng hỗ trợ giảm thiểu xu hướng gia tăng nợ xấu ở cả ngân hàng mẹ và công ty con.
Trong thời gian tới, VDSC dự báo tỷ trọng đóng góp của FE Credit vào bảng cân đối hợp nhất cũng như lợi nhuận của VPBank sẽ giảm do ngân hàng mẹ mở rộng quy mô mạnh mẽ trong 5 năm qua và thoái một phần vốn khỏi công ty tài chính này vào năm 2021.
Tuy nhiên, giá trị tăng thêm từ mảng tài chính tiêu dùng sẽ tiếp tục duy trì vai trò thiết yếu trong kết quả hoạt động của VPBank nhờ tiềm năng chưa được khai thác tại thị trường Việt Nam.
Tại thị trường trong nước, VPBank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân quy mô lớn.
Trong quý I năm nay, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của VPBank đã giảm về mức 2.550 tỷ đồng, chỉ tương đương gần 1/4 lợi nhuận cùng kỳ. Đây cũng là mức lợi nhuận quý I thấp nhất của nhà băng này kể từ năm 2020. Trong đó, lợi nhuận từ ngân hàng mẹ đóng góp 4.100 tỷ đồng, bị kéo xuống chủ yếu do NIM giảm, trong khi tăng trưởng thu nhập phí thuần tiếp tục duy trì là một yếu tố thuận lợi.
Trong năm nay, VPbank đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế vượt 24.000 tỷ đồng, cũng là lần đầu vượt mốc 1 tỷ USD.
FE Credit có quyền tổng giám đốc mớiCông ty Tài chính TNHH Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng SMBC (FE Credit) vừa công bố quyết định của Hội đồng thành viên về việc thay đổi một số vị trí lãnh đạo cấp cao tại FE Credit.
08:42 6/5/2023
Chứng khoán Trí Việt nói về ý kiến ngoại trừ, nhấn mạnh của kiểm toánCTCP Chứng khoán Trí Việt (TVB) vừa có báo cáo gửi HoSE, giải trình ý kiến kiểm toán ngoại trừ và nhấn mạnh trong báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022.
18:25 28/6/2023
TP.HCM đạt mức tăng trưởng 5,87% trong quý II như dự báoTừ mức 0,7% của quý đầu năm, tổng sản phẩm trên địa bàn TP.HCM (GRDP) trong quý II đã tăng mạnh và đạt mốc 5,87%.
07:03 29/6/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | VDSC: FE Credit có thể lãi trở lại từ năm sau
FE Credit hiện được VPBank tích cực tái cấu trúc cùng với sự hỗ trợ của nhân sự từ SMBC. Do đó, VDSC dự báo đến 2024 công ty tài chính này có thể quay trở lại quỹ đạo lợi nhuận.
Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) vừa có báo cáo cập nhật hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và công ty tài chính FE Credit.
Theo VDSC, trong 3 tháng đầu năm nay, VPBank đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng chậm lại ở tất cả nguồn thu nhập, dẫn đến tổng thu nhập hoạt động (TOI) sụt giảm cả trên cơ sở quý và năm. Cùng với chi phí tín dụng tăng cao, lợi nhuận trước thuế của nhà băng này bị thu hẹp đáng kể, trong đó tác động chính đến từ công ty con tài chính tiêu dùng FE Credit.
Cụ thể, thu nhập lãi thuần (NII) của ngân hàng mẹ VPBank tiếp tục bù đắp cho hiệu quả hoạt động kém của công ty con này khi NII riêng lẻ đạt 6.600 tỷ đồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi kết quả hợp nhất giảm 3,6% xuống 9.500 tỷ đồng, do NIM giảm mạnh, mặc dù tài sản sinh lãi được mở rộng vừa phải.
Tương tự, thu nhập phí thuần (NFI) của ngân hàng mẹ tăng 43,6% so với cùng kỳ, trong khi NFI hợp nhất chỉ tăng 33,6%, tương ứng lần lượt là 1.600 tỷ đồng và 1.700 tỷ. Chia theo cấu phần, tổng thu nhập phí 2.303 tỷ đồng của ngân hàng mẹ chủ yếu được đóng góp từ hoạt động thanh toán (chiếm 50% và tăng 56% theo năm), dịch vụ thẻ (chiếm 18% và tăng 31%) và bancassurance (chiếm 14% và tăng 95%).
Riêng trong quý I, VDSC cho biết chi phí tín dụng biên hợp nhất của VPBank đã tăng lên 5,9% trong khi con số của ngân hàng riêng lẻ hầu như không đổi so với quý trước đó. Đáng chú ý, tỷ lệ xóa nợ hợp nhất liên tục có xu hướng tăng kể từ đầu năm ngoái trong khi tỷ lệ xóa nợ của ngân hàng mẹ dao động quanh mức 2,5%. Điều này càng cho thấy sự căng thẳng đến từ phía công ty con tài chính tiêu dùng.
VPBANK KỲ VỌNG CÓ LÃI TỶ USD TRONG NĂM NAY Kết quả lợi nhuận hợp nhất trước thuế của VPBank hàng năm. Nhãn20162017201820192020202120202023 Kế hoạch Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 4929813091991032413019143642122024000
Tuy nhiên, VDSC cho rằng với việc ngân hàng mẹ đang tích cực thực hiện kế hoạch tái cấu trúc cho công ty con này trong suốt 2 tháng qua với sự hỗ trợ của nhân sự SMBC, FE Credit có thể quay trở lại quỹ đạo lợi nhuận từ năm 2024.
"Dẫu vậy, vẫn cần theo dõi chặt chẽ quá trình phục hồi kinh tế", các chuyên gia tại VDSC nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, Thông tư 02 vừa được Ngân hàng Nhà nước ban hành về nợ cơ cấu cho các tổ chức tín dụng cũng được kỳ vọng hỗ trợ giảm thiểu xu hướng gia tăng nợ xấu ở cả ngân hàng mẹ và công ty con.
Trong thời gian tới, VDSC dự báo tỷ trọng đóng góp của FE Credit vào bảng cân đối hợp nhất cũng như lợi nhuận của VPBank sẽ giảm do ngân hàng mẹ mở rộng quy mô mạnh mẽ trong 5 năm qua và thoái một phần vốn khỏi công ty tài chính này vào năm 2021.
Tuy nhiên, giá trị tăng thêm từ mảng tài chính tiêu dùng sẽ tiếp tục duy trì vai trò thiết yếu trong kết quả hoạt động của VPBank nhờ tiềm năng chưa được khai thác tại thị trường Việt Nam.
Tại thị trường trong nước, VPBank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân quy mô lớn.
Trong quý I năm nay, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của VPBank đã giảm về mức 2.550 tỷ đồng, chỉ tương đương gần 1/4 lợi nhuận cùng kỳ. Đây cũng là mức lợi nhuận quý I thấp nhất của nhà băng này kể từ năm 2020. Trong đó, lợi nhuận từ ngân hàng mẹ đóng góp 4.100 tỷ đồng, bị kéo xuống chủ yếu do NIM giảm, trong khi tăng trưởng thu nhập phí thuần tiếp tục duy trì là một yếu tố thuận lợi.
Trong năm nay, VPbank đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế vượt 24.000 tỷ đồng, cũng là lần đầu vượt mốc 1 tỷ USD.
FE Credit có quyền tổng giám đốc mớiCông ty Tài chính TNHH Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng SMBC (FE Credit) vừa công bố quyết định của Hội đồng thành viên về việc thay đổi một số vị trí lãnh đạo cấp cao tại FE Credit.
08:42 6/5/2023
Chứng khoán Trí Việt nói về ý kiến ngoại trừ, nhấn mạnh của kiểm toánCTCP Chứng khoán Trí Việt (TVB) vừa có báo cáo gửi HoSE, giải trình ý kiến kiểm toán ngoại trừ và nhấn mạnh trong báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022.
18:25 28/6/2023
TP.HCM đạt mức tăng trưởng 5,87% trong quý II như dự báoTừ mức 0,7% của quý đầu năm, tổng sản phẩm trên địa bàn TP.HCM (GRDP) trong quý II đã tăng mạnh và đạt mốc 5,87%.
07:03 29/6/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | |
Shark Thủy lên tiếng khi cổ phiếu công ty bị hạn chế giao dịch | Ông Nguyễn Ngọc Thủy, Chủ tịch HĐQT Apax Holdings, vừa gửi văn bản giải trình biện pháp khắc phục tình trạng chứng khoán bị hạn chế giao dịch cho cơ quan quản lý. | Công ty CP Đầu tư Apax Holdings (IBC) vừa có văn bản giải trình biện pháp khắc phục tình trạng chứng khoán bị hạn chế giao dịch.
Trước đó vào cuối tháng 5, cổ phiếu của công ty ông Nguyễn Thủy (Shark Thủy) bị chuyển từ diện kiểm soát sang hạn chế giao dịch do chậm nộp báo cáo tài chính năm 2022 đã được kiểm toán quá 45 ngày so với thời hạn quy định.
Theo Apax Holdings, công tác quản trị nội bộ thời gian qua phát sinh một số vấn đề. Bên cạnh đó, tình hình hoàn thiện báo cáo của công ty con (Công ty CP Anh ngữ Apax) gặp khó khăn do thiếu nhân sự và đang trong quá trình tái cấu trúc, làm ảnh hưởng đến tiến độ lập báo cáo tài chính năm 2022 của Apax Holdings.
Cổ phiếu IBC từng có 25 phiên giảm sàn liên tiếp. Ảnh: TradingView.
Công ty này cho biết đang phối hợp với kiểm toán để hoàn thành tài liệu trong thời gian sớm nhất, đồng thời cam kết thực hiện công bố thông tin ngay sau khi phát hành. Apax Holdings cũng khẳng định công bố thông tin với báo cáo thường niên năm 2022 và báo cáo tài chính tự lập quý I/2023 theo đúng quy định.
Doanh nghiệp này cũng đưa ra lời hứa hẹn nghiêm chỉnh chấp hành quy định về công bố báo cáo tài chính năm 2023 đúng thời hạn trong năm 2024.
Trong phiên giao dịch cuối cùng, cổ phiếu IBC chốt ở mốc 2.620 đồng/đơn vị, giảm 3,32% so với phiên trước đó. Do thuộc diện bị hạn chế giao dịch, mã chứng khoán này chỉ được giao dịch phiên chiều của ngày giao dịch theo phương thức khớp lệnh tập trung và phương thức giao dịch thỏa thuận.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2022 tự công bố, Apax Holdings ghi nhận doanh thu thuần âm 45,5 tỷ đồng. Việc giá vốn hàng bán cũng âm hơn 81 tỷ đồng giúp công ty vẫn có lãi gộp 36 tỷ đồng trong quý.
Doanh thu tài chính cũng được báo âm 42 tỷ đồng trong khi chi phí tài chính lên tới gần 90 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước (phần lớn số tăng đến từ chi phí lãi vay phải trả).
Dù được hoàn nhập gần 85 tỷ đồng chi phí bán hàng trong quý, Apax Holdings vẫn phải chi gần 81 tỷ đồng để trả chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ. Kết quả là doanh nghiệp của Shark Thủy ghi nhận mức lỗ sau thuế gần 93 tỷ đồng trong quý cuối năm 2022, trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi 87 tỷ đồng.
Lũy kế cả năm 2022, công ty sở hữu chuỗi trung tâm tiếng Anh Apax English đạt doanh thu thuần 1.336 tỷ đồng, tăng 35% so với năm 2021. Tuy nhiên, Apax Holdings lại báo lỗ sau thuế hơn 81 tỷ đồng, mức lỗ kỷ lục trong lịch sử hoạt động của công ty.
Shark Thủy hẹn 3-5 năm nữa trả nợ cho nhà đầu tưShark Thủy cho biết trong kịch bản tích cực nhất, thời điểm Egroup có thể bắt đầu tiến hành thanh toán được nợ cho nhà đầu tư phải 3-5 năm tới.
17:31 27/5/2023
Cổ phiếu của công ty Shark Thủy bị cấm giao dịch phiên sángDo chậm nộp báo cáo tài chính năm 2022 đã kiểm toán, từ ngày 23/5, cổ phiếu IBC của Công ty CP Đầu tư Apax Holdings sẽ chỉ được giao dịch trong phiên chiều của ngày giao dịch.
12:16 17/5/2023
Shark Thủy muốn trả nợ cho nhà đầu tư bằng đồ gia dụngBên cạnh bất động sản, gói học tiếng Anh, gói đầu tư tái cấu trúc trung tâm tiếng Anh, công ty của ông Nguyễn Ngọc Thủy vừa đưa ra thêm phương án trả nợ bằng combo đồ gia dụng.
12:02 18/5/2023
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | Shark Thủy lên tiếng khi cổ phiếu công ty bị hạn chế giao dịch
Ông Nguyễn Ngọc Thủy, Chủ tịch HĐQT Apax Holdings, vừa gửi văn bản giải trình biện pháp khắc phục tình trạng chứng khoán bị hạn chế giao dịch cho cơ quan quản lý.
Công ty CP Đầu tư Apax Holdings (IBC) vừa có văn bản giải trình biện pháp khắc phục tình trạng chứng khoán bị hạn chế giao dịch.
Trước đó vào cuối tháng 5, cổ phiếu của công ty ông Nguyễn Thủy (Shark Thủy) bị chuyển từ diện kiểm soát sang hạn chế giao dịch do chậm nộp báo cáo tài chính năm 2022 đã được kiểm toán quá 45 ngày so với thời hạn quy định.
Theo Apax Holdings, công tác quản trị nội bộ thời gian qua phát sinh một số vấn đề. Bên cạnh đó, tình hình hoàn thiện báo cáo của công ty con (Công ty CP Anh ngữ Apax) gặp khó khăn do thiếu nhân sự và đang trong quá trình tái cấu trúc, làm ảnh hưởng đến tiến độ lập báo cáo tài chính năm 2022 của Apax Holdings.
Cổ phiếu IBC từng có 25 phiên giảm sàn liên tiếp. Ảnh: TradingView.
Công ty này cho biết đang phối hợp với kiểm toán để hoàn thành tài liệu trong thời gian sớm nhất, đồng thời cam kết thực hiện công bố thông tin ngay sau khi phát hành. Apax Holdings cũng khẳng định công bố thông tin với báo cáo thường niên năm 2022 và báo cáo tài chính tự lập quý I/2023 theo đúng quy định.
Doanh nghiệp này cũng đưa ra lời hứa hẹn nghiêm chỉnh chấp hành quy định về công bố báo cáo tài chính năm 2023 đúng thời hạn trong năm 2024.
Trong phiên giao dịch cuối cùng, cổ phiếu IBC chốt ở mốc 2.620 đồng/đơn vị, giảm 3,32% so với phiên trước đó. Do thuộc diện bị hạn chế giao dịch, mã chứng khoán này chỉ được giao dịch phiên chiều của ngày giao dịch theo phương thức khớp lệnh tập trung và phương thức giao dịch thỏa thuận.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2022 tự công bố, Apax Holdings ghi nhận doanh thu thuần âm 45,5 tỷ đồng. Việc giá vốn hàng bán cũng âm hơn 81 tỷ đồng giúp công ty vẫn có lãi gộp 36 tỷ đồng trong quý.
Doanh thu tài chính cũng được báo âm 42 tỷ đồng trong khi chi phí tài chính lên tới gần 90 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước (phần lớn số tăng đến từ chi phí lãi vay phải trả).
Dù được hoàn nhập gần 85 tỷ đồng chi phí bán hàng trong quý, Apax Holdings vẫn phải chi gần 81 tỷ đồng để trả chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ. Kết quả là doanh nghiệp của Shark Thủy ghi nhận mức lỗ sau thuế gần 93 tỷ đồng trong quý cuối năm 2022, trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi 87 tỷ đồng.
Lũy kế cả năm 2022, công ty sở hữu chuỗi trung tâm tiếng Anh Apax English đạt doanh thu thuần 1.336 tỷ đồng, tăng 35% so với năm 2021. Tuy nhiên, Apax Holdings lại báo lỗ sau thuế hơn 81 tỷ đồng, mức lỗ kỷ lục trong lịch sử hoạt động của công ty.
Shark Thủy hẹn 3-5 năm nữa trả nợ cho nhà đầu tưShark Thủy cho biết trong kịch bản tích cực nhất, thời điểm Egroup có thể bắt đầu tiến hành thanh toán được nợ cho nhà đầu tư phải 3-5 năm tới.
17:31 27/5/2023
Cổ phiếu của công ty Shark Thủy bị cấm giao dịch phiên sángDo chậm nộp báo cáo tài chính năm 2022 đã kiểm toán, từ ngày 23/5, cổ phiếu IBC của Công ty CP Đầu tư Apax Holdings sẽ chỉ được giao dịch trong phiên chiều của ngày giao dịch.
12:16 17/5/2023
Shark Thủy muốn trả nợ cho nhà đầu tư bằng đồ gia dụngBên cạnh bất động sản, gói học tiếng Anh, gói đầu tư tái cấu trúc trung tâm tiếng Anh, công ty của ông Nguyễn Ngọc Thủy vừa đưa ra thêm phương án trả nợ bằng combo đồ gia dụng.
12:02 18/5/2023
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | |
Giá vàng trong nước đứng yên chờ động thái mới | Phiên giao dịch sáng nay (5/1), các doanh nghiệp lớn trong nước giữ xu hướng đi ngang cho toàn bộ mặt hàng vàng ngay sau chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước. | Trong phiên giao dịch sáng 5/1, các doanh nghiệp vàng lớn cùng giữ nguyên giá mua - bán các mặt hàng vàng so với hôm qua. Ảnh: Y Kiện.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành Quyết định 02 sửa đổi, bổ sung Quyết định 1623 về việc tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng. Quyết định được điều chỉnh theo hướng tăng cường trách nhiệm của một số đơn vị thuộc NHNN trong công tác tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng.
Ngay sau động thái của nhà điều hành, không khí giao dịch vàng trên thị trường sáng nay trở nên 'bất động', hoàn toàn trái ngược với sự sôi động của những ngày trước đó. Giá mua bán tại các doanh nghiệp lớn trong nước đồng loạt giữ nguyên so với phiên giao dịch hôm qua.
Cụ thể, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá mua - bán vàng miếng ở mức 72 - 75 triệu đồng/lượng; Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) giao dịch ở mức 72,5 - 75,2 triệu/lượng; Tập đoàn DOJI giao dịch tại 72 - 75 triệu/lượng; Tập đoàn Phú Quý giao dịch tại 72 - 74,8 triệu/lượng và Bảo Tín Minh Châu niêm yết tại 72,05 - 74,75 triệu đồng.
Tương tự ở mặt hàng vàng nhẫn, SJC giao dịch vàng nhẫn 9999 loại 1-5 chỉ ở mức 61,95 - 63 triệu/lượng; vàng nhẫn 24K do PNJ chế tác giao dịch ở 62 - 63 triệu/lượng; vàng nhẫn 9999 Hưng Thịnh Vượng của DOJI giao dịch ở 62,05 - 63,1 triệu/lượng.
Trong khi đó, nhẫn tròn trơn 99,9% của Phú Quý hiện được giao dịch ở 62,25 - 63,45 triệu/lượng và nhẫn tròn trơn của Bảo Tín Minh Châu giao dịch ở 62,56 - 63,66 triệu/lượng.
Việc thị trường vàng chuyển từ "nóng" sang "lạnh" cho thấy các doanh nghiệp đều đang ngóng chờ động thái của nhà điều hành.
Trước đó, tại buổi họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm nay, Phó thống đốc NHNN Đào Minh Tú khẳng định sẽ không để giá vàng miếng SJC trong nước chêch lệch lớn với giá vàng thế giới. NHNN sẽ xem xét sửa Nghị định 24 nhằm kiểm soát giá vàng. Đồng thời, nhà điều hành cũng sẽ đánh giá lại vai trò của vàng miếng SJC trong việc thực hiện nhiệm vụ chống vàng hóa nền kinh tế.
Theo ông Tú, tất cả những bất cập còn tồn tại về giá vàng sẽ được xử lý triệt để trong quá trình sửa đổi Nghị định 24 thời gian tới.
Trên thế giới, giá vàng giao ngay vẫn đang giao dịch sôi động, hiện neo tại mức 2.045 USD/ounce. Quy đổi ra tiền Việt (chưa bao gồm thuế, phí) giá vàng thế giới tương đương 60,5 triệu đồng/lượng. Với mức giá này, giá vàng thế giới vẫn thấp hơn giá vàng miếng SJC 14,5 triệu đồng/lượng và thấp hơn vàng nhẫn khoảng 2,5 triệu đồng/lượng.
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Lợi nhuận Coteccons dự báo đạt tăng trưởng kép hơn 20% đến năm 2026Đây là nhận định được các chuyên gia phân tích của Công ty Chứng khoán VNDirect đưa ra trong báo cáo mới nhất cập nhật tình hình hoạt động kinh doanh của Coteccons.
20:39 4/1/2024
Đại gia ngoại chi hàng trăm triệu USD thâu tóm mảng y tếChỉ riêng năm 2023, thị trường đã ghi nhận không ít thương vụ M&A của nhà đầu tư ngoại trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và dược phẩm với số vốn đầu tư hàng trăm triệu USD.
06:00 5/1/2024
Chủ dự án Gem Sky World báo lãi tăng 70%Chủ đầu tư dự án Gem Sky World (Long Thành, Đồng Nai) hiện là Bất động sản Hà An, công ty con của Đất Xanh.
14:25 4/1/2024 | Giá vàng trong nước đứng yên chờ động thái mới
Phiên giao dịch sáng nay (5/1), các doanh nghiệp lớn trong nước giữ xu hướng đi ngang cho toàn bộ mặt hàng vàng ngay sau chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước.
Trong phiên giao dịch sáng 5/1, các doanh nghiệp vàng lớn cùng giữ nguyên giá mua - bán các mặt hàng vàng so với hôm qua. Ảnh: Y Kiện.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành Quyết định 02 sửa đổi, bổ sung Quyết định 1623 về việc tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng. Quyết định được điều chỉnh theo hướng tăng cường trách nhiệm của một số đơn vị thuộc NHNN trong công tác tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng.
Ngay sau động thái của nhà điều hành, không khí giao dịch vàng trên thị trường sáng nay trở nên 'bất động', hoàn toàn trái ngược với sự sôi động của những ngày trước đó. Giá mua bán tại các doanh nghiệp lớn trong nước đồng loạt giữ nguyên so với phiên giao dịch hôm qua.
Cụ thể, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá mua - bán vàng miếng ở mức 72 - 75 triệu đồng/lượng; Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) giao dịch ở mức 72,5 - 75,2 triệu/lượng; Tập đoàn DOJI giao dịch tại 72 - 75 triệu/lượng; Tập đoàn Phú Quý giao dịch tại 72 - 74,8 triệu/lượng và Bảo Tín Minh Châu niêm yết tại 72,05 - 74,75 triệu đồng.
Tương tự ở mặt hàng vàng nhẫn, SJC giao dịch vàng nhẫn 9999 loại 1-5 chỉ ở mức 61,95 - 63 triệu/lượng; vàng nhẫn 24K do PNJ chế tác giao dịch ở 62 - 63 triệu/lượng; vàng nhẫn 9999 Hưng Thịnh Vượng của DOJI giao dịch ở 62,05 - 63,1 triệu/lượng.
Trong khi đó, nhẫn tròn trơn 99,9% của Phú Quý hiện được giao dịch ở 62,25 - 63,45 triệu/lượng và nhẫn tròn trơn của Bảo Tín Minh Châu giao dịch ở 62,56 - 63,66 triệu/lượng.
Việc thị trường vàng chuyển từ "nóng" sang "lạnh" cho thấy các doanh nghiệp đều đang ngóng chờ động thái của nhà điều hành.
Trước đó, tại buổi họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm nay, Phó thống đốc NHNN Đào Minh Tú khẳng định sẽ không để giá vàng miếng SJC trong nước chêch lệch lớn với giá vàng thế giới. NHNN sẽ xem xét sửa Nghị định 24 nhằm kiểm soát giá vàng. Đồng thời, nhà điều hành cũng sẽ đánh giá lại vai trò của vàng miếng SJC trong việc thực hiện nhiệm vụ chống vàng hóa nền kinh tế.
Theo ông Tú, tất cả những bất cập còn tồn tại về giá vàng sẽ được xử lý triệt để trong quá trình sửa đổi Nghị định 24 thời gian tới.
Trên thế giới, giá vàng giao ngay vẫn đang giao dịch sôi động, hiện neo tại mức 2.045 USD/ounce. Quy đổi ra tiền Việt (chưa bao gồm thuế, phí) giá vàng thế giới tương đương 60,5 triệu đồng/lượng. Với mức giá này, giá vàng thế giới vẫn thấp hơn giá vàng miếng SJC 14,5 triệu đồng/lượng và thấp hơn vàng nhẫn khoảng 2,5 triệu đồng/lượng.
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Lợi nhuận Coteccons dự báo đạt tăng trưởng kép hơn 20% đến năm 2026Đây là nhận định được các chuyên gia phân tích của Công ty Chứng khoán VNDirect đưa ra trong báo cáo mới nhất cập nhật tình hình hoạt động kinh doanh của Coteccons.
20:39 4/1/2024
Đại gia ngoại chi hàng trăm triệu USD thâu tóm mảng y tếChỉ riêng năm 2023, thị trường đã ghi nhận không ít thương vụ M&A của nhà đầu tư ngoại trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và dược phẩm với số vốn đầu tư hàng trăm triệu USD.
06:00 5/1/2024
Chủ dự án Gem Sky World báo lãi tăng 70%Chủ đầu tư dự án Gem Sky World (Long Thành, Đồng Nai) hiện là Bất động sản Hà An, công ty con của Đất Xanh.
14:25 4/1/2024 | |
Mỹ đối mặt nguy cơ vỡ nợ, Fed liệu sẽ giải cứu | Chủ tịch Fed khẳng định ngân hàng trung ương không thể cứu nền kinh tế khỏi một vụ vỡ nợ. Nhưng theo giới quan sát, nếu tình hình trở nên quá tồi tệ, Fed vẫn còn công cụ để ra tay. | Nguy cơ vỡ nợ của Mỹ sẽ đẩy Fed vào thế khó. Ảnh: Reuters.
Tại buổi họp báo hôm 3/5, ông Jerome Powell, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), cho biết Fed không thể bảo vệ nền kinh tế Mỹ trước những rủi ro do việc không nâng trần nợ công.
"Đừng nên tin rằng Fed có thể cứu nền kinh tế, hệ thống tài chính và danh tiếng của nước Mỹ trên toàn cầu khỏi những thiệt hại mà sự kiện này gây ra", ông Powell nhấn mạnh.
Nhưng theo Reuters, chỉ cách đây 7 tuần, ông Powell đã cho thấy Fed sẵn sàng vượt khỏi giới hạn của một ngân hàng trung ương, nếu điều đó là cần thiết.
Fed có thể vào cuộc
Đó là khi Silicon Valley Bank (SVB) - ngân hàng lớn thứ 17 nước Mỹ - sụp đổ vào ngày 10/3. Các động thái của Fed vào thời điểm đó hoàn toàn có thể được dùng với những khoản nợ không thể trả của Mỹ.
Thời điểm đó, Fed cho phép các ngân hàng dùng chứng khoán làm tài sản thế chấp theo mệnh giá. Đáng nói, những chứng khoán này đã giảm giá trị đáng kể.
Động thái này phá vỡ châm ngôn đã có từ lâu của ngân hàng trung ương. Theo đó, tài sản sẽ bị giảm giá trị khi được dùng để thế chấp, nhằm giảm thiểu rủi ro đạo đức và tài chính đối với các khoản vay.
Nguyên tắc này có thể hạn chế những bất ổn tài chính. Ngược lại, nếu Fed chấp nhận các chứng khoán đã vỡ nợ làm tài sản thế chấp, hoặc hoán đổi những khoản nợ liên bang tốt (do Fed nắm giữ) lấy nợ xấu (do các nhà đầu tư tư nhân nắm giữ), mọi quy tắc sẽ bị đảo lộn.
Nhưng nếu một vụ vỡ nợ kéo nền kinh tế sụp đổ, điều này sẽ còn tệ hại hơn nữa.
Vị chủ tịch phá vỡ mọi thông lệ
Ông Powell gia nhập Fed vào năm 2012. Ban đầu, ông không đồng tình với việc ngân hàng trung ương tích cực can thiệp vào việc nới lỏng định lượng, mua một lượng lớn trái phiếu chính phủ và chứng khoán được bảo đảm bằng thế chấp. Các động thái này giúp mở rộng bảng cân đối kế toán của Fed, tăng cường sự hiện diện của ngân hàng trung ương trên thị trường tài chính tư nhân nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính hồi năm 2007-2009.
Thời điểm đó, nhiều người tin rằng việc nới lỏng định lượng sẽ bị loại bỏ vào một lúc nào đó. Và bảng cân đối kế toán của Fed được thu hẹp về như cũ.
Nhưng sau đại dịch và khủng hoảng tài chính, Fed của năm 2023 đã không còn là Fed dưới thời cựu Chủ tịch Alan Greenspan hay Paul Volcker. Fed hiện tại cũng không giống với thời điểm ông Powell bắt đầu làm việc tại đây.
Giờ đây, nới lỏng định lượng là một phần không thể thiếu trong các chiến lược của Fed. Bảng cân đối kế toán trị giá 7.800 tỷ USD trở thành chìa khóa để ngân hàng trung ương Mỹ quản lý lãi suất và chính sách tiền tệ.
Ông Powell đã nhiều lần sẵn sàng bỏ qua các thông lệ cũ nếu thấy cần thiết. Trong cuộc phỏng vấn vào thời kỳ đầu đại dịch, vị chủ tịch còn nhấn mạnh rằng ông đã vượt qua những rào cản truyền thống khi Fed đồng ý can thiệp vào thị trường trái phiếu tư nhân.
Chủ tịch Fed Jerome Powell đã nhiều lần sẵn sàng bỏ qua các thông lệ cũ nếu thấy cần thiết. Ảnh: Bloomberg.
Về lý thuyết, ngân hàng trung ương không nên mua trái phiếu của các công ty tư nhân. Nhưng nếu để tránh một cuộc suy thoái nghiêm trọng, họ có thể gạt lý thuyết sang một bên.
Mùa hè năm 2020, ông Powell đã chuyển trọng tâm chính sách của Fed từ bình ổn giá cả sang toàn dụng lao động. Quyết định của ông thổi bùng tranh cãi khi lạm phát bắt đầu tăng vọt vào năm 2021.
Ông Powell lại một lần nữa điều chỉnh. Fed đã tăng lãi suất dồn dập để kìm hãm lạm phát. Vị chủ tịch tuyên bố rằng cơ quan này sẵn sàng trả giá bằng việc tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.
"Một vụ vỡ nợ sẽ buộc chủ tịch Fed phải đưa ra một quyết định khó khăn khác. Nhưng phương châm của ông dường như là 'không bao giờ nói không bao giờ'", Reuters nhận định.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Fed: 'Không thể cứu Mỹ khỏi vỡ nợ'Chủ tịch Fed khẳng định nguy cơ Mỹ vỡ nợ tiềm tàng "vô số hệ quả khó lường". Ngân hàng trung ương không thể bảo vệ nền kinh tế và hệ thống tài chính khỏi những rủi ro này.
18:12 4/5/2023
Fed đã bớt 'diều hâu'Fed vẫn tăng lãi suất điều hành 0,25 điểm phần trăm. Nhưng các tuyên bố mới nhất cho thấy cơ quan này đã dịu giọng với cuộc chiến chống lạm phát.
18:00 4/5/2023 | Mỹ đối mặt nguy cơ vỡ nợ, Fed liệu sẽ giải cứu
Chủ tịch Fed khẳng định ngân hàng trung ương không thể cứu nền kinh tế khỏi một vụ vỡ nợ. Nhưng theo giới quan sát, nếu tình hình trở nên quá tồi tệ, Fed vẫn còn công cụ để ra tay.
Nguy cơ vỡ nợ của Mỹ sẽ đẩy Fed vào thế khó. Ảnh: Reuters.
Tại buổi họp báo hôm 3/5, ông Jerome Powell, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), cho biết Fed không thể bảo vệ nền kinh tế Mỹ trước những rủi ro do việc không nâng trần nợ công.
"Đừng nên tin rằng Fed có thể cứu nền kinh tế, hệ thống tài chính và danh tiếng của nước Mỹ trên toàn cầu khỏi những thiệt hại mà sự kiện này gây ra", ông Powell nhấn mạnh.
Nhưng theo Reuters, chỉ cách đây 7 tuần, ông Powell đã cho thấy Fed sẵn sàng vượt khỏi giới hạn của một ngân hàng trung ương, nếu điều đó là cần thiết.
Fed có thể vào cuộc
Đó là khi Silicon Valley Bank (SVB) - ngân hàng lớn thứ 17 nước Mỹ - sụp đổ vào ngày 10/3. Các động thái của Fed vào thời điểm đó hoàn toàn có thể được dùng với những khoản nợ không thể trả của Mỹ.
Thời điểm đó, Fed cho phép các ngân hàng dùng chứng khoán làm tài sản thế chấp theo mệnh giá. Đáng nói, những chứng khoán này đã giảm giá trị đáng kể.
Động thái này phá vỡ châm ngôn đã có từ lâu của ngân hàng trung ương. Theo đó, tài sản sẽ bị giảm giá trị khi được dùng để thế chấp, nhằm giảm thiểu rủi ro đạo đức và tài chính đối với các khoản vay.
Nguyên tắc này có thể hạn chế những bất ổn tài chính. Ngược lại, nếu Fed chấp nhận các chứng khoán đã vỡ nợ làm tài sản thế chấp, hoặc hoán đổi những khoản nợ liên bang tốt (do Fed nắm giữ) lấy nợ xấu (do các nhà đầu tư tư nhân nắm giữ), mọi quy tắc sẽ bị đảo lộn.
Nhưng nếu một vụ vỡ nợ kéo nền kinh tế sụp đổ, điều này sẽ còn tệ hại hơn nữa.
Vị chủ tịch phá vỡ mọi thông lệ
Ông Powell gia nhập Fed vào năm 2012. Ban đầu, ông không đồng tình với việc ngân hàng trung ương tích cực can thiệp vào việc nới lỏng định lượng, mua một lượng lớn trái phiếu chính phủ và chứng khoán được bảo đảm bằng thế chấp. Các động thái này giúp mở rộng bảng cân đối kế toán của Fed, tăng cường sự hiện diện của ngân hàng trung ương trên thị trường tài chính tư nhân nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính hồi năm 2007-2009.
Thời điểm đó, nhiều người tin rằng việc nới lỏng định lượng sẽ bị loại bỏ vào một lúc nào đó. Và bảng cân đối kế toán của Fed được thu hẹp về như cũ.
Nhưng sau đại dịch và khủng hoảng tài chính, Fed của năm 2023 đã không còn là Fed dưới thời cựu Chủ tịch Alan Greenspan hay Paul Volcker. Fed hiện tại cũng không giống với thời điểm ông Powell bắt đầu làm việc tại đây.
Giờ đây, nới lỏng định lượng là một phần không thể thiếu trong các chiến lược của Fed. Bảng cân đối kế toán trị giá 7.800 tỷ USD trở thành chìa khóa để ngân hàng trung ương Mỹ quản lý lãi suất và chính sách tiền tệ.
Ông Powell đã nhiều lần sẵn sàng bỏ qua các thông lệ cũ nếu thấy cần thiết. Trong cuộc phỏng vấn vào thời kỳ đầu đại dịch, vị chủ tịch còn nhấn mạnh rằng ông đã vượt qua những rào cản truyền thống khi Fed đồng ý can thiệp vào thị trường trái phiếu tư nhân.
Chủ tịch Fed Jerome Powell đã nhiều lần sẵn sàng bỏ qua các thông lệ cũ nếu thấy cần thiết. Ảnh: Bloomberg.
Về lý thuyết, ngân hàng trung ương không nên mua trái phiếu của các công ty tư nhân. Nhưng nếu để tránh một cuộc suy thoái nghiêm trọng, họ có thể gạt lý thuyết sang một bên.
Mùa hè năm 2020, ông Powell đã chuyển trọng tâm chính sách của Fed từ bình ổn giá cả sang toàn dụng lao động. Quyết định của ông thổi bùng tranh cãi khi lạm phát bắt đầu tăng vọt vào năm 2021.
Ông Powell lại một lần nữa điều chỉnh. Fed đã tăng lãi suất dồn dập để kìm hãm lạm phát. Vị chủ tịch tuyên bố rằng cơ quan này sẵn sàng trả giá bằng việc tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.
"Một vụ vỡ nợ sẽ buộc chủ tịch Fed phải đưa ra một quyết định khó khăn khác. Nhưng phương châm của ông dường như là 'không bao giờ nói không bao giờ'", Reuters nhận định.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Fed: 'Không thể cứu Mỹ khỏi vỡ nợ'Chủ tịch Fed khẳng định nguy cơ Mỹ vỡ nợ tiềm tàng "vô số hệ quả khó lường". Ngân hàng trung ương không thể bảo vệ nền kinh tế và hệ thống tài chính khỏi những rủi ro này.
18:12 4/5/2023
Fed đã bớt 'diều hâu'Fed vẫn tăng lãi suất điều hành 0,25 điểm phần trăm. Nhưng các tuyên bố mới nhất cho thấy cơ quan này đã dịu giọng với cuộc chiến chống lạm phát.
18:00 4/5/2023 | |
Chủ hãng kem Tràng Tiền lên kế hoạch lãi gấp đôi năm nay | Ban lãnh đạo OCH đánh giá áp lực cạnh tranh của công ty cũng như kem Tràng Tiền ngày càng cao khi thị trường xuất hiện những đối thủ mới với sức lan tỏa mạnh trong lĩnh vực F&B. | OCH là chủ sở hữu hãng kem Tràng Tiền nổi tiếng tại Hà Nội. Ảnh: Phương Lâm.
Công ty Cổ phần One Capital Hospitality (OCH) mới đây đã công bố các tài liệu phục vụ cho cuộc họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2023 sắp diễn ra vào cuối tháng 6.
Trong đó, ban lãnh đạo OCH đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất năm nay đạt 1.196 tỷ đồng, tăng 18% so với thực hiện trong năm trước. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất mục tiêu gấp hơn 2 lần, lên hơn 148 tỷ đồng.
Ban lãnh đạo OCH cho biết việc lập kế hoạch kinh doanh năm nay của công ty dựa trên cơ sở tình hình hoạt động hiện tại của các đơn vị thành viên.
Tại lĩnh vực sản xuất kinh doanh thực phẩm, công ty sẽ tiếp tục cải tiến chất lượng sản phẩm, phát triển thêm sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao mà vẫn đảm bảo sức khỏe. Với thương hiệu kem Tràng Tiền, công ty sẽ triển khai các giải pháp ổn định lại sản xuất nhằm đảm bảo sản lượng cung ứng tốt vào dịp cao điểm mùa hè, thủ tục thanh toán thuận tiện hơn.
Thực tế, áp lực cạnh tranh của OCH cũng như kem Tràng Tiền ngày càng cao khi thị trường xuất hiện những đối thủ mới với sức lan tỏa mạnh trong lĩnh vực F&B.
Với thương hiệu bánh Givral, OCH tiếp tục đặt mục tiêu phát triển ra phía Bắc, tập trung chính tại Hà Nội; đảm bảo chất lượng bánh cùng phân khúc giá với các đối thủ như Fresh Garden hay Hải Hà Kotobuki. Đồng thời, tại khu vực phía Nam, Givral vẫn giữ vững vị trí top 3 thương hiệu bánh tươi, bánh sinh nhật; nghiên cứu thêm sản phẩm kem Gelato cho ra mắt vào giữa năm nay.
Trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, nghỉ dưỡng, đối với khách sạn Sunrise Nha Trang, công suất sử dụng phòng năm 2023 dự kiến đạt 59,9%. Năm nay, Công ty Tân Việt (công ty con do OCH) sẽ thực hiện chính sách linh hoạt giá và hoàn hủy nhằm tạo điều kiện cho du khách yên tâm đi du lịch...
Với khách sạn 7 StarCity Nha Trang, công suất sử dụng phòng năm nay dự kiến đạt 57,8%. Công ty đã sẵn sàng tiếp cận mọi đối tượng khách hàng, xây dựng cơ cấu giá linh hoạt theo từng thời điểm, và tiến tới mục tiêu hoàn thiện hồ sơ tiêu chuẩn 5 sao.
Chỉ tiêu kế hoạch năm 2023 của OCH. Nguồn: OCH.
Về kết quả kinh doanh của năm 2022, doanh thu của OCH đạt hơn 1.002 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 72 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ 468 tỷ đồng. Trong cơ cấu doanh thu, bán thành phẩm chiếm chủ yếu với hơn 898 tỷ đồng, còn lại là cung cấp dịch vụ và bán hàng hóa. Hiện công ty vẫn còn lỗ lũy kế gần 742 tỷ đồng nên chưa đủ điều kiện để thực hiện việc trả cổ tức trong năm 2022.
Về phương án phân phối lợi nhuận năm 2022, OCH dự kiến trích 2% (tương đương 1,4 tỷ đồng) vào trích quỹ khen thưởng, phúc lợi; 98% (tương đương 61,11 tỷ đồng), lợi nhuận phân phối còn lại dùng để bù đắp lỗ lũy kế từ các năm trước.
Trước đó, đầu tháng 6/2022, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội cũng đã chuyển cổ phiếu OCH từ diện kiểm soát sang hạn chế giao dịch do công ty chậm nộp báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2021 quá 45 ngày so với quy định.
Trên thị trường, OCH được biết đến nhiều với vai trò chủ sở hữu trực tiếp của thương hiệu bánh Givral nổi tiếng tại TP.HCM và hãng kem Tràng Tiền tại Hà Nội. Ngoài ra, công ty còn sở hữu chuỗi khách sạn, resort Sunrise tại khu vực miền Trung với các dự án Sunrise Nha Trang; Sunrise Premium Resort & Spa HoiAn; Star City Nha Trang...
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
SeABank bảo lãnh 900 tỷ đồng cho dự án Thành phố thông minh Bắc Hà NộiNgân hàng TMCP Đông Nam Á phát hành bảo lãnh có giá trị 900 tỷ đồng cho dự án Thành phố thông minh Bắc Hà Nội của 2 chủ đầu tư là Tập đoàn BRG và Tập đoàn Sumimoto (Nhật Bản).
12:40 5/6/2023
Kido mua xong 25% cổ phần bánh bao Thọ PhátĐây là bước đầu tiên trong kế hoạch thâu tóm tối đa 70% vốn của thương hiệu bánh bao lớn nhất cả nước.
12:08 5/6/2023 | Chủ hãng kem Tràng Tiền lên kế hoạch lãi gấp đôi năm nay
Ban lãnh đạo OCH đánh giá áp lực cạnh tranh của công ty cũng như kem Tràng Tiền ngày càng cao khi thị trường xuất hiện những đối thủ mới với sức lan tỏa mạnh trong lĩnh vực F&B.
OCH là chủ sở hữu hãng kem Tràng Tiền nổi tiếng tại Hà Nội. Ảnh: Phương Lâm.
Công ty Cổ phần One Capital Hospitality (OCH) mới đây đã công bố các tài liệu phục vụ cho cuộc họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2023 sắp diễn ra vào cuối tháng 6.
Trong đó, ban lãnh đạo OCH đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất năm nay đạt 1.196 tỷ đồng, tăng 18% so với thực hiện trong năm trước. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất mục tiêu gấp hơn 2 lần, lên hơn 148 tỷ đồng.
Ban lãnh đạo OCH cho biết việc lập kế hoạch kinh doanh năm nay của công ty dựa trên cơ sở tình hình hoạt động hiện tại của các đơn vị thành viên.
Tại lĩnh vực sản xuất kinh doanh thực phẩm, công ty sẽ tiếp tục cải tiến chất lượng sản phẩm, phát triển thêm sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao mà vẫn đảm bảo sức khỏe. Với thương hiệu kem Tràng Tiền, công ty sẽ triển khai các giải pháp ổn định lại sản xuất nhằm đảm bảo sản lượng cung ứng tốt vào dịp cao điểm mùa hè, thủ tục thanh toán thuận tiện hơn.
Thực tế, áp lực cạnh tranh của OCH cũng như kem Tràng Tiền ngày càng cao khi thị trường xuất hiện những đối thủ mới với sức lan tỏa mạnh trong lĩnh vực F&B.
Với thương hiệu bánh Givral, OCH tiếp tục đặt mục tiêu phát triển ra phía Bắc, tập trung chính tại Hà Nội; đảm bảo chất lượng bánh cùng phân khúc giá với các đối thủ như Fresh Garden hay Hải Hà Kotobuki. Đồng thời, tại khu vực phía Nam, Givral vẫn giữ vững vị trí top 3 thương hiệu bánh tươi, bánh sinh nhật; nghiên cứu thêm sản phẩm kem Gelato cho ra mắt vào giữa năm nay.
Trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, nghỉ dưỡng, đối với khách sạn Sunrise Nha Trang, công suất sử dụng phòng năm 2023 dự kiến đạt 59,9%. Năm nay, Công ty Tân Việt (công ty con do OCH) sẽ thực hiện chính sách linh hoạt giá và hoàn hủy nhằm tạo điều kiện cho du khách yên tâm đi du lịch...
Với khách sạn 7 StarCity Nha Trang, công suất sử dụng phòng năm nay dự kiến đạt 57,8%. Công ty đã sẵn sàng tiếp cận mọi đối tượng khách hàng, xây dựng cơ cấu giá linh hoạt theo từng thời điểm, và tiến tới mục tiêu hoàn thiện hồ sơ tiêu chuẩn 5 sao.
Chỉ tiêu kế hoạch năm 2023 của OCH. Nguồn: OCH.
Về kết quả kinh doanh của năm 2022, doanh thu của OCH đạt hơn 1.002 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 72 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ 468 tỷ đồng. Trong cơ cấu doanh thu, bán thành phẩm chiếm chủ yếu với hơn 898 tỷ đồng, còn lại là cung cấp dịch vụ và bán hàng hóa. Hiện công ty vẫn còn lỗ lũy kế gần 742 tỷ đồng nên chưa đủ điều kiện để thực hiện việc trả cổ tức trong năm 2022.
Về phương án phân phối lợi nhuận năm 2022, OCH dự kiến trích 2% (tương đương 1,4 tỷ đồng) vào trích quỹ khen thưởng, phúc lợi; 98% (tương đương 61,11 tỷ đồng), lợi nhuận phân phối còn lại dùng để bù đắp lỗ lũy kế từ các năm trước.
Trước đó, đầu tháng 6/2022, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội cũng đã chuyển cổ phiếu OCH từ diện kiểm soát sang hạn chế giao dịch do công ty chậm nộp báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2021 quá 45 ngày so với quy định.
Trên thị trường, OCH được biết đến nhiều với vai trò chủ sở hữu trực tiếp của thương hiệu bánh Givral nổi tiếng tại TP.HCM và hãng kem Tràng Tiền tại Hà Nội. Ngoài ra, công ty còn sở hữu chuỗi khách sạn, resort Sunrise tại khu vực miền Trung với các dự án Sunrise Nha Trang; Sunrise Premium Resort & Spa HoiAn; Star City Nha Trang...
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
SeABank bảo lãnh 900 tỷ đồng cho dự án Thành phố thông minh Bắc Hà NộiNgân hàng TMCP Đông Nam Á phát hành bảo lãnh có giá trị 900 tỷ đồng cho dự án Thành phố thông minh Bắc Hà Nội của 2 chủ đầu tư là Tập đoàn BRG và Tập đoàn Sumimoto (Nhật Bản).
12:40 5/6/2023
Kido mua xong 25% cổ phần bánh bao Thọ PhátĐây là bước đầu tiên trong kế hoạch thâu tóm tối đa 70% vốn của thương hiệu bánh bao lớn nhất cả nước.
12:08 5/6/2023 | |
Vì sao giá vàng dễ dàng vượt 80 triệu đồng/lượng? | Sáng 26/12, giá vàng miếng SJC tăng kỷ lục lên hơn 80 triệu đồng/lượng (bán), làm tăng chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới lên gần 19 triệu đồng/lượng. | Giá vàng miếng tại nhiều doanh nghiệp trong nước đã vượt mốc 80 triệu đồng/lượng. Ảnh: Chí Hùng.
Nhận định về xu hướng tăng liên tục của giá vàng miếng SJC trong nước, ông Nguyễn An Huy, Tổ trưởng Tổ tư vấn Tài chính cá nhân tại Công ty CP Tư vấn đầu tư & Quản lý tài sản FIDT cho rằng bối cảnh chung của thế giới đang giúp giá vàng hưởng lợi.
Cụ thể, căng thẳng địa chính trị khiến vàng trở thành kênh trú ẩn quan trọng của giới đầu tư trên thế giới. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng mới phát tín hiệu dừng tăng lãi suất trong năm 2024. Việc này khiến đồng USD suy yếu, gián tiếp làm vàng tăng giá vì vàng thường được định giá bằng đồng USD.
Lý do giá vàng tăng 'bất chấp'
Trong nước, ông Huy đánh giá nhu cầu trú ẩn vào vàng cũng đang tăng từ việc nhà đầu tư tìm kiếm kênh thay thế trong bối cảnh lãi suất tiền gửi thấp kỷ lục.
Vị chuyên gia lưu ý rằng một lượng tiền gửi với lãi suất cao cách đây một năm đã và đang đáo hạn ở tháng 11-12. Trong khi đó, thị trường bất động sản vẫn còn khó khăn, thị trường cổ phiếu chưa xác lập rõ xu hướng, còn niềm tin ở thị trường trái phiếu cũng chưa được phục hồi.
Mặt khác, nhu cầu tiêu thụ vàng (Tết, tích trữ, đám cưới, biếu tặng...) có xu hướng tăng cao vào cuối năm.
Ông Nguyễn An Huy, Tổ trưởng Tổ tư vấn Tài chính cá nhân tại Công ty CP Tư vấn đầu tư & Quản lý tài sản FIDT. Ảnh: NVCC.
Còn theo ông Huỳnh Trung Khánh, Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh Vàng Việt Nam (VGTA), nhiều nhà đầu tư trong nước vẫn đang kỳ vọng giá vàng sẽ còn tăng cao hơn nữa, nên tâm lý ôm vàng không bán mà găm giữ trở nên nhiều hơn. Trong khi đó, người mua vàng vẫn có, tuy lực cầu này không quá lớn nhưng kết hợp cùng nguồn cung hạn chế đã khiến giá vàng bị đẩy lên cao như hiện tại.
Tuy vậy, các chuyên gia lưu ý chỉ số ít nhà đầu tư chuyên nghiệp có thể chủ động mua bán vàng để tìm kiếm lợi nhuận hiện nay. Bởi lẽ, giá vàng thường biến động do các yếu tố phức tạp, nằm ngoài tầm kiểm soát của người dân, chẳng hạn như việc tăng giảm lãi suất của Fed, tình hình xung đột và biến động chính trị của các quốc gia, các động thái mua bán vàng của ngân hàng trung ương các nước...
Ngoài ra, với tình hình thực tế hiện nay ở Việt Nam, việc lưu trữ một số lượng lớn vàng vật chất tại nhà có thể mang tới những rủi ro về an ninh.
Theo ông Huy, một người dân ở tầng lớp trung lưu chỉ nên đầu tư nắm giữ vàng với tỷ trọng 5-10% tổng tài sản. Nhà đầu tư nên xem xét đầu tư dài hạn với một số tài sản có mức sinh lời cao hơn như cổ phiếu và bất động sản dân sinh, có nhu cầu ở thực.
Theo các chuyên gia, từ nay tới Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, giá vàng có thể tăng tiếp do trong đang mùa lễ hội và nhu cầu về vàng cũng đang cao, nhất là với mặt hàng vàng 99,99.
Ngoài ra, còn các yếu tố khác như Fed quyết định giữ nguyên lãi suất và thậm chí cuối quý I/2024 còn có thể giảm, trong khi đó đồng USD yếu đi, lợi suất trái phiếu Mỹ giảm, tình hình địa chính trị cũng diễn biến phức tạp đều là động lực để giá vàng tăng lên nữa.
"Trong khoảng thời gian tới cuối tháng 12, giá vàng thế giới vẫn có thể tăng để kiểm tra các mốc giá cao khác như 2.100 USD/ounce hoặc 2.150 USD/ounce", Phó chủ tịch VGTA nhận định.
Có thể xuất hiện đợt giảm mạnh vào quý I/2024
Dù được dự báo còn tăng trong thời gian tới, các chuyên gia đều không khuyến khích nhà đầu tư mua vàng thời điểm này.
Theo ông Nguyễn An Huy, việc nắm giữ vàng miếng SJC đang tiềm ẩn rủi ro lớn.
Theo đó, Nghị định 24/2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng ra đời năm 2012 từng là vũ khí hữu hiệu chống vàng hóa kinh tế, nhưng quy định về quản lý, kiểm soát nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng tại Nghị định này bắt đầu xuất hiện vấn đề bất cập khi nhu cầu vàng miếng trong nước tăng mạnh.
Chính vì vậy, trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét sửa đổi, điều chỉnh quy định về nhập khẩu vàng nguyên liệu sản xuất vàng miếng, làm tăng nguồn cung thị trường vàng miếng trong nước, đồng thời kỳ vọng rút ngắn chênh lệch giá giữa vàng SJC và vàng thế giới đã tồn tại thời gian qua.
Đây có thể được xem là rủi ro đáng cân nhắc đối với các nhà đầu tư có ý định đầu tư vàng miếng SJC trong giai đoạn hiện nay.
"Những nhà đầu tư dài hạn nên ưu tiên mua vàng nhẫn trơn 99,99 hơn là vàng miếng tại thời điểm này. Vàng nhẫn trơn 99,99 có cùng chất lượng như vàng SJC, nhưng giá lại không quá chênh so với vàng thế giới. Cũng cần lưu ý rằng trong ngắn hạn, nhu cầu tích lũy vàng trong nước quá cao có thể làm vàng SJC tăng nhanh hơn vàng nhẫn trơn 99,99", ông Huy nhận định.
Ông Huỳnh Trung Khánh, Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam. Ảnh: NVCC.
Cũng có quan điểm tương tự, ông Huỳnh Trung Khánh lưu ý nhà đầu tư không nên mua vào khi vàng đang trên mức đỉnh như hiện tại vì rất rủi ro, không bám sát với giá vàng thế giới.
"Khi vàng đã chạm mức hơn 80 triệu đồng/lượng là rất rủi ro và chắc chắn sẽ phải điều chỉnh lại. Nếu nhà đầu tư muốn mua, hãy chờ khi giá vàng được điều chỉnh lại, giá sát với thế giới hơn thì mới nên mua vào", ông Khánh nói.
Phó chủ tịch VGTA đánh giá đến hết quý I/2024, giá vàng có thể ghi nhận điều chỉnh giảm hoặc sớm hơn là vào tháng 2 hoặc tháng 3/2024. "Bởi lẽ theo quy luật chung, khi giá vàng lên quá cao chắc chắn sẽ có sự điều chỉnh".
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
UOB Việt Nam tăng vốn lên 8.000 tỷ đồng, cao nhất nhóm ngân hàng ngoạiNgân hàng UOB của Singapore vừa tăng vốn điều lệ của ngân hàng UOB Việt Nam thêm 3.000 tỷ đồng nhằm đẩy mạnh hơn nữa dịch vụ bán lẻ lẫn bán buôn.
14:13 26/12/2023
Thêm một ngân hàng tăng phí SMS BankingNhiều ngân hàng đã áp dụng chính sách thu phí thông báo biến động số dư qua SMS dựa trên số lượng tin nhắn thực tế với mức phí 700-800 đồng/tin nhắn.
13:00 26/12/2023
Nhà đầu tư đón 'mưa' cổ tức tiền mặt chốt ngay trong tuần nàyTrong tuần cuối cùng năm nay (25-29/12), cổ đông của 32 doanh nghiệp sẽ được chốt quyền trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ chi trả cao nhất lên tới 30%.
07:00 26/12/2023 | Vì sao giá vàng dễ dàng vượt 80 triệu đồng/lượng?
Sáng 26/12, giá vàng miếng SJC tăng kỷ lục lên hơn 80 triệu đồng/lượng (bán), làm tăng chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới lên gần 19 triệu đồng/lượng.
Giá vàng miếng tại nhiều doanh nghiệp trong nước đã vượt mốc 80 triệu đồng/lượng. Ảnh: Chí Hùng.
Nhận định về xu hướng tăng liên tục của giá vàng miếng SJC trong nước, ông Nguyễn An Huy, Tổ trưởng Tổ tư vấn Tài chính cá nhân tại Công ty CP Tư vấn đầu tư & Quản lý tài sản FIDT cho rằng bối cảnh chung của thế giới đang giúp giá vàng hưởng lợi.
Cụ thể, căng thẳng địa chính trị khiến vàng trở thành kênh trú ẩn quan trọng của giới đầu tư trên thế giới. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng mới phát tín hiệu dừng tăng lãi suất trong năm 2024. Việc này khiến đồng USD suy yếu, gián tiếp làm vàng tăng giá vì vàng thường được định giá bằng đồng USD.
Lý do giá vàng tăng 'bất chấp'
Trong nước, ông Huy đánh giá nhu cầu trú ẩn vào vàng cũng đang tăng từ việc nhà đầu tư tìm kiếm kênh thay thế trong bối cảnh lãi suất tiền gửi thấp kỷ lục.
Vị chuyên gia lưu ý rằng một lượng tiền gửi với lãi suất cao cách đây một năm đã và đang đáo hạn ở tháng 11-12. Trong khi đó, thị trường bất động sản vẫn còn khó khăn, thị trường cổ phiếu chưa xác lập rõ xu hướng, còn niềm tin ở thị trường trái phiếu cũng chưa được phục hồi.
Mặt khác, nhu cầu tiêu thụ vàng (Tết, tích trữ, đám cưới, biếu tặng...) có xu hướng tăng cao vào cuối năm.
Ông Nguyễn An Huy, Tổ trưởng Tổ tư vấn Tài chính cá nhân tại Công ty CP Tư vấn đầu tư & Quản lý tài sản FIDT. Ảnh: NVCC.
Còn theo ông Huỳnh Trung Khánh, Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh Vàng Việt Nam (VGTA), nhiều nhà đầu tư trong nước vẫn đang kỳ vọng giá vàng sẽ còn tăng cao hơn nữa, nên tâm lý ôm vàng không bán mà găm giữ trở nên nhiều hơn. Trong khi đó, người mua vàng vẫn có, tuy lực cầu này không quá lớn nhưng kết hợp cùng nguồn cung hạn chế đã khiến giá vàng bị đẩy lên cao như hiện tại.
Tuy vậy, các chuyên gia lưu ý chỉ số ít nhà đầu tư chuyên nghiệp có thể chủ động mua bán vàng để tìm kiếm lợi nhuận hiện nay. Bởi lẽ, giá vàng thường biến động do các yếu tố phức tạp, nằm ngoài tầm kiểm soát của người dân, chẳng hạn như việc tăng giảm lãi suất của Fed, tình hình xung đột và biến động chính trị của các quốc gia, các động thái mua bán vàng của ngân hàng trung ương các nước...
Ngoài ra, với tình hình thực tế hiện nay ở Việt Nam, việc lưu trữ một số lượng lớn vàng vật chất tại nhà có thể mang tới những rủi ro về an ninh.
Theo ông Huy, một người dân ở tầng lớp trung lưu chỉ nên đầu tư nắm giữ vàng với tỷ trọng 5-10% tổng tài sản. Nhà đầu tư nên xem xét đầu tư dài hạn với một số tài sản có mức sinh lời cao hơn như cổ phiếu và bất động sản dân sinh, có nhu cầu ở thực.
Theo các chuyên gia, từ nay tới Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, giá vàng có thể tăng tiếp do trong đang mùa lễ hội và nhu cầu về vàng cũng đang cao, nhất là với mặt hàng vàng 99,99.
Ngoài ra, còn các yếu tố khác như Fed quyết định giữ nguyên lãi suất và thậm chí cuối quý I/2024 còn có thể giảm, trong khi đó đồng USD yếu đi, lợi suất trái phiếu Mỹ giảm, tình hình địa chính trị cũng diễn biến phức tạp đều là động lực để giá vàng tăng lên nữa.
"Trong khoảng thời gian tới cuối tháng 12, giá vàng thế giới vẫn có thể tăng để kiểm tra các mốc giá cao khác như 2.100 USD/ounce hoặc 2.150 USD/ounce", Phó chủ tịch VGTA nhận định.
Có thể xuất hiện đợt giảm mạnh vào quý I/2024
Dù được dự báo còn tăng trong thời gian tới, các chuyên gia đều không khuyến khích nhà đầu tư mua vàng thời điểm này.
Theo ông Nguyễn An Huy, việc nắm giữ vàng miếng SJC đang tiềm ẩn rủi ro lớn.
Theo đó, Nghị định 24/2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng ra đời năm 2012 từng là vũ khí hữu hiệu chống vàng hóa kinh tế, nhưng quy định về quản lý, kiểm soát nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng tại Nghị định này bắt đầu xuất hiện vấn đề bất cập khi nhu cầu vàng miếng trong nước tăng mạnh.
Chính vì vậy, trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét sửa đổi, điều chỉnh quy định về nhập khẩu vàng nguyên liệu sản xuất vàng miếng, làm tăng nguồn cung thị trường vàng miếng trong nước, đồng thời kỳ vọng rút ngắn chênh lệch giá giữa vàng SJC và vàng thế giới đã tồn tại thời gian qua.
Đây có thể được xem là rủi ro đáng cân nhắc đối với các nhà đầu tư có ý định đầu tư vàng miếng SJC trong giai đoạn hiện nay.
"Những nhà đầu tư dài hạn nên ưu tiên mua vàng nhẫn trơn 99,99 hơn là vàng miếng tại thời điểm này. Vàng nhẫn trơn 99,99 có cùng chất lượng như vàng SJC, nhưng giá lại không quá chênh so với vàng thế giới. Cũng cần lưu ý rằng trong ngắn hạn, nhu cầu tích lũy vàng trong nước quá cao có thể làm vàng SJC tăng nhanh hơn vàng nhẫn trơn 99,99", ông Huy nhận định.
Ông Huỳnh Trung Khánh, Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam. Ảnh: NVCC.
Cũng có quan điểm tương tự, ông Huỳnh Trung Khánh lưu ý nhà đầu tư không nên mua vào khi vàng đang trên mức đỉnh như hiện tại vì rất rủi ro, không bám sát với giá vàng thế giới.
"Khi vàng đã chạm mức hơn 80 triệu đồng/lượng là rất rủi ro và chắc chắn sẽ phải điều chỉnh lại. Nếu nhà đầu tư muốn mua, hãy chờ khi giá vàng được điều chỉnh lại, giá sát với thế giới hơn thì mới nên mua vào", ông Khánh nói.
Phó chủ tịch VGTA đánh giá đến hết quý I/2024, giá vàng có thể ghi nhận điều chỉnh giảm hoặc sớm hơn là vào tháng 2 hoặc tháng 3/2024. "Bởi lẽ theo quy luật chung, khi giá vàng lên quá cao chắc chắn sẽ có sự điều chỉnh".
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
UOB Việt Nam tăng vốn lên 8.000 tỷ đồng, cao nhất nhóm ngân hàng ngoạiNgân hàng UOB của Singapore vừa tăng vốn điều lệ của ngân hàng UOB Việt Nam thêm 3.000 tỷ đồng nhằm đẩy mạnh hơn nữa dịch vụ bán lẻ lẫn bán buôn.
14:13 26/12/2023
Thêm một ngân hàng tăng phí SMS BankingNhiều ngân hàng đã áp dụng chính sách thu phí thông báo biến động số dư qua SMS dựa trên số lượng tin nhắn thực tế với mức phí 700-800 đồng/tin nhắn.
13:00 26/12/2023
Nhà đầu tư đón 'mưa' cổ tức tiền mặt chốt ngay trong tuần nàyTrong tuần cuối cùng năm nay (25-29/12), cổ đông của 32 doanh nghiệp sẽ được chốt quyền trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ chi trả cao nhất lên tới 30%.
07:00 26/12/2023 | |
Phó thống đốc NHNN: Lãi suất cho vay đã giảm về mức 9-9,2% | Theo Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, hiện lãi suất tiền gửi bình quân đang giảm về mức 6-6,1%/năm, lãi suất cho vay bình quân 9-9,2%/năm, đây là mức giảm khá tích cực. | Các ngân hàng đang tung ra nhiều gói cho vay giảm lãi suất với quy mô lớn hơn. Ảnh: Chí Hùng.
Tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 5/5, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết trong 4 tháng đầu năm giải pháp giảm lãi suất được NHNN tính đến là giảm lãi suất điều hành.
Dựa trên đánh giá tình hình kinh tế trong nước và quốc tế, NHNN đã quyết định giảm lãi suất điều hành, tạo định hướng cho các ngân hàng thương mại trong việc giảm lãi suất huy động, giảm lãi suất cho vay.
"Cụ thể, lãi suất huy động chung của tất cả tổ chức tín dụng của nền kinh tế giảm khoảng 1-1,2%, lãi suất cho vay chung của các ngân hàng giảm khoảng 0,5-0,65%. Riêng các ngân hàng thương mại Nhà nước giảm lãi suất huy động khoảng 1-1,5%, lãi suất cho vay giảm 1,5-2%", ông Tú nói.
Theo Phó thống đốc, hiện nay, với những khoản tiền gửi mới, lãi suất bình quân là 6-6,1%/năm. Các khoản cho vay mới có lãi suất khoảng 9-9,2%/năm.
Đặc biệt, lãnh đạo NHNN cho biết một số ngân hàng cho vay cao đã được nhắc nhở, chỉ đạo, xem xét để có mặt bằng thống nhất trong hệ thống. "Tất nhiên không phải bằng nhau mà phải theo mức độ tài chính của các tổ chức tín dụng để đưa ra mức lãi suất của mình và có tính thống nhất chung", ông Tú nói.
Thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng giảm lãi suất, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn và mở rộng tín dụng từ nay tới cuối năm.
Liên quan tới thuế tối thiểu toàn cầu, ông Nguyễn Đức Chi, Thứ trưởng Bộ Tài chính cho biết các tổ chức tư vấn và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đều khuyến nghị Việt Nam sớm chủ động giành quyền đánh thuế này.
"Tức phải xây dựng, điều chỉnh hệ thống pháp luật để giành quyền đánh thuế tối thiểu toàn cầu theo mức thuế tối thiểu toàn cầu, nghĩa là thay đổi các ưu đãi trước đây Việt Nam đã cam kết", ông nói.
Bên cạnh đó, tiếp tục các giải pháp thu hút doanh nghiệp FDI tiếp tục đầu tư vào Việt Nam cũng như giành các ưu đãi phù hợp với các điều kiện về chính sách thuế tối thiểu toàn cầu cũng như các chính sách khác mà Việt Nam là thành viên tham gia cam kết.
Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi cho biết có nhiều giải pháp hỗ trợ tài chính trực tiếp, gián tiếp được Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư nghiên cứu, tham vấn cấp có thẩm quyền như tăng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại khu công nghiệp, hỗ trợ đào tạo nhân lực, hỗ trợ nghiên cứu và phát triển.
Hiện nay, hơn 1.000 doanh nghiệp FDI tại Việt Nam có công ty mẹ thuộc đối tượng áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu. Trong đó, hơn 70 doanh nghiệp có khả năng chịu ảnh hưởng của thuế tối thiểu toàn cầu ngay từ năm 2024.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Lợi nhuận của đại lý ôtô lớn nhất Việt Nam lao dốcTrong quý I, nhu cầu mua sắm ôtô giảm mạnh khiến lợi nhuận của nhà phân phối ôtô lớn nhất Việt Nam "bốc hơi" gần 85% so với cùng kỳ 2022, giá trị hàng tồn kho vượt 2.000 tỷ đồng.
22:00 4/5/2023
NHNN sắp chuyển giao bắt buộc CBBank, OceanBank, GPBank và DongABankNgân hàng Nhà nước đã trình và được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc đối với 4 ngân hàng được kiểm soát đặc biệt.
16:17 3/5/2023 | Phó thống đốc NHNN: Lãi suất cho vay đã giảm về mức 9-9,2%
Theo Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, hiện lãi suất tiền gửi bình quân đang giảm về mức 6-6,1%/năm, lãi suất cho vay bình quân 9-9,2%/năm, đây là mức giảm khá tích cực.
Các ngân hàng đang tung ra nhiều gói cho vay giảm lãi suất với quy mô lớn hơn. Ảnh: Chí Hùng.
Tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 5/5, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết trong 4 tháng đầu năm giải pháp giảm lãi suất được NHNN tính đến là giảm lãi suất điều hành.
Dựa trên đánh giá tình hình kinh tế trong nước và quốc tế, NHNN đã quyết định giảm lãi suất điều hành, tạo định hướng cho các ngân hàng thương mại trong việc giảm lãi suất huy động, giảm lãi suất cho vay.
"Cụ thể, lãi suất huy động chung của tất cả tổ chức tín dụng của nền kinh tế giảm khoảng 1-1,2%, lãi suất cho vay chung của các ngân hàng giảm khoảng 0,5-0,65%. Riêng các ngân hàng thương mại Nhà nước giảm lãi suất huy động khoảng 1-1,5%, lãi suất cho vay giảm 1,5-2%", ông Tú nói.
Theo Phó thống đốc, hiện nay, với những khoản tiền gửi mới, lãi suất bình quân là 6-6,1%/năm. Các khoản cho vay mới có lãi suất khoảng 9-9,2%/năm.
Đặc biệt, lãnh đạo NHNN cho biết một số ngân hàng cho vay cao đã được nhắc nhở, chỉ đạo, xem xét để có mặt bằng thống nhất trong hệ thống. "Tất nhiên không phải bằng nhau mà phải theo mức độ tài chính của các tổ chức tín dụng để đưa ra mức lãi suất của mình và có tính thống nhất chung", ông Tú nói.
Thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng giảm lãi suất, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn và mở rộng tín dụng từ nay tới cuối năm.
Liên quan tới thuế tối thiểu toàn cầu, ông Nguyễn Đức Chi, Thứ trưởng Bộ Tài chính cho biết các tổ chức tư vấn và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đều khuyến nghị Việt Nam sớm chủ động giành quyền đánh thuế này.
"Tức phải xây dựng, điều chỉnh hệ thống pháp luật để giành quyền đánh thuế tối thiểu toàn cầu theo mức thuế tối thiểu toàn cầu, nghĩa là thay đổi các ưu đãi trước đây Việt Nam đã cam kết", ông nói.
Bên cạnh đó, tiếp tục các giải pháp thu hút doanh nghiệp FDI tiếp tục đầu tư vào Việt Nam cũng như giành các ưu đãi phù hợp với các điều kiện về chính sách thuế tối thiểu toàn cầu cũng như các chính sách khác mà Việt Nam là thành viên tham gia cam kết.
Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi cho biết có nhiều giải pháp hỗ trợ tài chính trực tiếp, gián tiếp được Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư nghiên cứu, tham vấn cấp có thẩm quyền như tăng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại khu công nghiệp, hỗ trợ đào tạo nhân lực, hỗ trợ nghiên cứu và phát triển.
Hiện nay, hơn 1.000 doanh nghiệp FDI tại Việt Nam có công ty mẹ thuộc đối tượng áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu. Trong đó, hơn 70 doanh nghiệp có khả năng chịu ảnh hưởng của thuế tối thiểu toàn cầu ngay từ năm 2024.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Lợi nhuận của đại lý ôtô lớn nhất Việt Nam lao dốcTrong quý I, nhu cầu mua sắm ôtô giảm mạnh khiến lợi nhuận của nhà phân phối ôtô lớn nhất Việt Nam "bốc hơi" gần 85% so với cùng kỳ 2022, giá trị hàng tồn kho vượt 2.000 tỷ đồng.
22:00 4/5/2023
NHNN sắp chuyển giao bắt buộc CBBank, OceanBank, GPBank và DongABankNgân hàng Nhà nước đã trình và được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc đối với 4 ngân hàng được kiểm soát đặc biệt.
16:17 3/5/2023 | |
Giảm mức thu của 36 khoản phí, lệ phí từ 1/7 | Từ 1/7, ngoài lệ phí trước bạ đối với ôtô sản xuất trong nước được giảm 50%, nhiều khoản phí, lệ phí cũng được giảm tương tự so với quy định hiện hành. | Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 44/2023 quy định giảm mức thu 10-50% đối với 36 khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Thông tư có hiệu lực kể từ 1/7 đến hết năm nay.
Bộ Tài chính đánh giá việc áp dụng thông tư này dự kiến làm giảm thu ngân sách khoảng 700 tỷ đồng.
Như vậy, kể từ 1/7, ngoài lệ phí trước bạ đối với ôtô, xe rơ móc sản xuất, lắp ráp trong nước được giảm 50%, sẽ còn có rất nhiều khoản phí, lệ phí được giảm tương tự so với quy định hiện hành.
Theo Bộ Tài chính, trong 36 khoản phí, lệ phí được giảm có 21 khoản phí, lệ phí được giảm tới 50%, như lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng; phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng; phí thẩm định cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế; giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa...
Một số khoản phí, lệ phí được giảm tới 50% từ 1/7Lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàngLệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàngLệ phí cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cho tổ chứcLệ phí cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cho cá nhânPhí thẩm định dự án đầu tư xây dựng Phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; Phí thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịchPhí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoánLệ phí cấp phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanhLệ phí đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanhLệ phí sở hữu công nghiệp
Đối với phí sử dụng tần số vô tuyến điện, trường hợp tổ chức, cá nhân đã nộp phí theo mức phí quy định tại Thông tư 265/2016 và Thông tư 11/2022 cho khoảng thời gian có hiệu lực của thông tư này, tổ chức, cá nhân sẽ được bù trừ số tiền phí chênh lệch giữa mức phí theo quy định vào số phí phải nộp của kỳ nộp phí tiếp theo. Tổ chức thu phí chịu trách nhiệm tính bù trừ tiền phí cho tổ chức, cá nhân vào kỳ nộp phí tiếp theo.
Trước đó, Chính phủ cũng đã đồng ý với đề xuất của Bộ Tài chính giảm mức thu lệ phí trước bạ đối với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước (CKD) bằng 50% mức thu hiện hành. Hiệu lực áp dụng của chính sách này kéo dài từ ngày 1/7 đến ngày 31/12 năm nay.
Với quy định mới về mức thu lệ phí trước bạ cho ôtô sản xuất trong nước trong 5 tháng cuối năm, các hãng xe nắm giữ thị phần lớn và có nhà máy tại Việt Nam sắp được hưởng lợi có thể kể đến Toyota, Hyundai, Kia, Mazda, VinFast, Honda...
Theo tính toán của Bộ Tài chính, việc giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ sẽ khiến nguồn thu ngân sách từ lệ phí trước bạ ôtô hụt khoảng 9.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, quyết sách giảm 50% lệ phí trước bạ sẽ giúp các doanh nghiệp ôtô trong nước bớt được gánh nặng về chi phí, qua đó tập trung hơn vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp ôtô.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Bình Dương, TP.HCM có số lao động mất việc nhiều nhất cả nướcTình trạng doanh nghiệp thiếu đơn hàng tiếp tục kéo sang quý II khiến hàng nghìn lao động mất việc. Trong đó, Bình Dương, TP.HCM có số người mất việc nhiều nhất cả nước.
11:21 30/6/2023
Một công ty phải nộp 12,5 tỷ tiền lãi năm 2022 do thu lợi bất hợp phápBên cạnh nộp phạt 50 triệu đồng, Công ty CP hóa chất Hưng Phát Hà Bắc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp là gần 12,5 tỷ đồng.
20:21 29/6/2023
Bị phạt 150 triệu đồng do bán xăng không đảm bảo chất lượngMột doanh nghiệp xăng dầu tại tỉnh Tiền Giang vừa bị xử phạt gần 150 triệu đồng do buôn bán gần 3.000 lít xăng không đảm bảo chất lượng.
15:24 29/6/2023 | Giảm mức thu của 36 khoản phí, lệ phí từ 1/7
Từ 1/7, ngoài lệ phí trước bạ đối với ôtô sản xuất trong nước được giảm 50%, nhiều khoản phí, lệ phí cũng được giảm tương tự so với quy định hiện hành.
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 44/2023 quy định giảm mức thu 10-50% đối với 36 khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Thông tư có hiệu lực kể từ 1/7 đến hết năm nay.
Bộ Tài chính đánh giá việc áp dụng thông tư này dự kiến làm giảm thu ngân sách khoảng 700 tỷ đồng.
Như vậy, kể từ 1/7, ngoài lệ phí trước bạ đối với ôtô, xe rơ móc sản xuất, lắp ráp trong nước được giảm 50%, sẽ còn có rất nhiều khoản phí, lệ phí được giảm tương tự so với quy định hiện hành.
Theo Bộ Tài chính, trong 36 khoản phí, lệ phí được giảm có 21 khoản phí, lệ phí được giảm tới 50%, như lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng; phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng; phí thẩm định cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế; giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa...
Một số khoản phí, lệ phí được giảm tới 50% từ 1/7Lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàngLệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàngLệ phí cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cho tổ chứcLệ phí cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cho cá nhânPhí thẩm định dự án đầu tư xây dựng Phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; Phí thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịchPhí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoánLệ phí cấp phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanhLệ phí đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanhLệ phí sở hữu công nghiệp
Đối với phí sử dụng tần số vô tuyến điện, trường hợp tổ chức, cá nhân đã nộp phí theo mức phí quy định tại Thông tư 265/2016 và Thông tư 11/2022 cho khoảng thời gian có hiệu lực của thông tư này, tổ chức, cá nhân sẽ được bù trừ số tiền phí chênh lệch giữa mức phí theo quy định vào số phí phải nộp của kỳ nộp phí tiếp theo. Tổ chức thu phí chịu trách nhiệm tính bù trừ tiền phí cho tổ chức, cá nhân vào kỳ nộp phí tiếp theo.
Trước đó, Chính phủ cũng đã đồng ý với đề xuất của Bộ Tài chính giảm mức thu lệ phí trước bạ đối với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước (CKD) bằng 50% mức thu hiện hành. Hiệu lực áp dụng của chính sách này kéo dài từ ngày 1/7 đến ngày 31/12 năm nay.
Với quy định mới về mức thu lệ phí trước bạ cho ôtô sản xuất trong nước trong 5 tháng cuối năm, các hãng xe nắm giữ thị phần lớn và có nhà máy tại Việt Nam sắp được hưởng lợi có thể kể đến Toyota, Hyundai, Kia, Mazda, VinFast, Honda...
Theo tính toán của Bộ Tài chính, việc giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ sẽ khiến nguồn thu ngân sách từ lệ phí trước bạ ôtô hụt khoảng 9.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, quyết sách giảm 50% lệ phí trước bạ sẽ giúp các doanh nghiệp ôtô trong nước bớt được gánh nặng về chi phí, qua đó tập trung hơn vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp ôtô.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Bình Dương, TP.HCM có số lao động mất việc nhiều nhất cả nướcTình trạng doanh nghiệp thiếu đơn hàng tiếp tục kéo sang quý II khiến hàng nghìn lao động mất việc. Trong đó, Bình Dương, TP.HCM có số người mất việc nhiều nhất cả nước.
11:21 30/6/2023
Một công ty phải nộp 12,5 tỷ tiền lãi năm 2022 do thu lợi bất hợp phápBên cạnh nộp phạt 50 triệu đồng, Công ty CP hóa chất Hưng Phát Hà Bắc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp là gần 12,5 tỷ đồng.
20:21 29/6/2023
Bị phạt 150 triệu đồng do bán xăng không đảm bảo chất lượngMột doanh nghiệp xăng dầu tại tỉnh Tiền Giang vừa bị xử phạt gần 150 triệu đồng do buôn bán gần 3.000 lít xăng không đảm bảo chất lượng.
15:24 29/6/2023 | |
Chính phủ Mỹ phải cắt giảm những gì theo thỏa thuận trần nợ mới | Giới hạn chi tiêu, tăng tiêu chuẩn nhận trợ cấp, rà soát lại các dự án năng lượng là vài vấn đề chính trong thỏa thuận giữa Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy. | Theo New York Times, trọng tâm của thỏa thuận này là việc đình chỉ trần nợ công trong 2 năm tiếp theo chứ không phải tăng trần nợ. Giới hạn này hiện ở mức 31.400 tỷ USD, có nghĩa là từ hiện tại cho đến năm 2025, chính phủ Mỹ sẽ không phải lo về việc không thể vay thêm tiền kể cả khi tổng nợ vượt quá mức đó.
Trên thực tế, điều này là cực kỳ có lợi cho Đảng Dân chủ, đặc biệt là Tổng thống Joe Biden khi không phải lo lắng về việc đàm phán lại trần nợ cho đến sau cuộc bầu cử năm 2024.
Để đổi lấy việc đình chỉ giới hạn này, các đảng viên Đảng Cộng hòa đã yêu cầu ông Biden phải nhượng bộ một loạt chính sách. Đứng đầu trong số đó là giới hạn chi tiêu của liên bang trong 2 năm tới, ngoài ra còn một số vấn đề liên quan đến hỗ trợ người nghèo và an ninh năng lượng.
Tổng thống Biden đã nhân nhượng nhiều chính sách để đạt thỏa thuận về trần nợ. Ảnh: NYT.
Giảm chi tiêu chính phủ
Theo NYT, thỏa thuận mới yêu cầu chi tiêu chính phủ (trừ quốc phòng) trong năm 2024 sẽ phải giữ nguyên và chỉ được tăng 1% trong năm sau đó. Mức tăng này được dự báo là thấp hơn tốc độ tăng lạm phát, do đó chính phủ Mỹ sẽ cần rất nhiều nỗ lực để kìm chế chi tiêu.
Phạm vi giới hạn sẽ là các khoản ngân sách cho các cơ quan liên bang và chương trình chính phủ mà Quốc hội có thể điều chỉnh định kỳ. Ngoài ra, các chương trình bắt buộc như Medicare (bảo hiểm y tế) và an sinh xã hội không bị ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, thỏa thuận cũng đồng ý tài trợ toàn bộ chi phí chăm sóc y tế cho cựu chiến binh ở mức như đề xuất ngân sách 2024 của Tổng thống Biden, gồm khoản chi 20,3 tỷ USD cho các cựu binh bị phơi nhiễm chất độc.
Với những chi tiết trên, nhiều chương trình liên bang sẽ bị thu hẹp vì khoản tiền được tăng không đủ để bù đắp lạm phát. Dù vậy, Quốc hội vẫn cho phép tăng chi tiêu trong những trường hợp không lường trước như chiến tranh hay bệnh dịch.
Điều khoản này phản ánh đúng nhận xét của ông Biden sau buổi họp ngày 27/5: "Đây là sự thỏa hiệp, nghĩa là không phải ai cũng có thứ mình muốn".
Đảng Dân chủ thất bại trong việc yêu cầu nâng trần nợ mà không cắt giảm chi tiêu. Ở phía ngược lại, Đảng Cộng hòa không thành công trong việc yêu cầu cắt giảm các khoản ngân sách lớn. Theo ước tính của Nhà Trắng, nước Mỹ có thể tiết kiệm được gần 1.000 USD nhờ cắt giảm chi tiêu.
Siết chặt tiêu chuẩn nhận trợ cấp
Một trong những biện pháp được ông Biden và ông McCarthy thống nhất để cắt giảm chi tiêu là siết chặt tiêu chuẩn nhận trợ cấp với phiếu lương thực.
Cụ thể, theo thỏa thuận mới, những người trưởng thành có khả năng lao động nhưng thu nhập thấp và không có người phụ thuộc (con nhỏ, người thân khuyết tật...) từ 49 đến 54 tuổi sẽ cần phải có việc làm nếu muốn nhận phiếu lương thực. Trước đó, nhóm người này có thể nhận trợ cấp tối đa 3 tháng trong mỗi 3 năm kể cả khi thất nghiệp.
Nhà Trắng trên thực tế đã đạt điều mình muốn khi giành được quyền ngoại lệ cho cựu chiến binh và những nhóm dễ bị tổn thương như người vô gia cư. Trong khi đó, Đảng Cộng hòa cũng hài lòng khi giảm được số người nhận trợ cấp chống đói nghèo, qua đó giảm chi tiêu công.
Tuy nhiên, các yêu cầu mới này cũng khiến nhiều người phẫn nộ vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến nhóm người lớn tuổi.
Bà Sharon Parrott, Chủ tịch Trung tâm Chính sách ưu tiên, lên án: "Thỏa thuận này sẽ khiến hàng trăm nghìn người lớn tuổi rơi vào nguy cơ mất hỗ trợ lương thực, và phần lớn trong số này là phụ nữ".
Thỏa thuận về tiêu chuẩn trợ cấp giữa ông Biden và ông McCarthy khiến nhiều người phản đối. Ảnh: NYT.
Rà soát các dự án năng lượng
Cuối cùng, trong thỏa thuận được ký kết, hai bên sẽ thực hiện những điều chỉnh nhỏ đối với Đạo luật Chính sách Môi trường Quốc gia (NEPA). Đây là đạo luật đã tồn tại trong 53 năm qua, trong đó yêu cầu đánh giá liên bang đối với các dự án năng lượng.
Trong thỏa thuận mới này, Đảng Cộng hòa đã đạt được một bước tiến lớn khi áp đặt giới hạn 1 năm đối với các đánh giá về môi trường và 2 năm đối với các báo cáo về tác động môi trường.
Tuy nhiên, các nhà tài trợ dự án vẫn có thể yêu cầu tòa án xem xét lại nếu một cơ quan liên bang không đáp ứng được thời hạn đề ra.
Ngoài ra, Tổng thống Biden cũng đã đồng ý khôi phục việc thu hồi nợ sinh viên. Trước đó, nhà lãnh đạo này luôn nỗ lực hỗ trợ tiền vay và trợ cấp hàng triệu USD cho sinh viên trong giai đoạn Covid-19, đồng thời cho hoãn việc trả nợ.
Giai đoạn hoãn nợ này sẽ chấm dứt sau 60 ngày kể từ khi Tổng thống Biden ký dự luật về thỏa thuận mới. Trước đó, Đảng Cộng hòa cũng đề xuất hủy bỏ kế hoạch của Nhà Trắng về việc xóa các khoản nợ từ 10.000 đến 20.000 USD cho sinh viên nhưng không được thông qua.
Thêm vào đó, thỏa thuận cũng giúp thu hồi khoảng 30 tỷ USD tiền cứu trợ chưa sử dụng trong đợt dịch Covid-19 mà Quốc hội đã thông qua năm 2020.
Người trẻ Mỹ ngày càng ít tự lậpMột nghiên cứu mới đây cho thấy tỷ lệ thanh niên dưới 25 tuổi sống tự lập tại Mỹ đang ngày càng ít hơn.
07:00 30/5/2023
Chứng khoán châu Á khởi sắc khi Mỹ thoát cảnh vỡ nợTrong phiên giao dịch ngày 29/5, thị trường chứng khoán châu Á và thị trường hợp đồng tương lai Mỹ đều chứng kiến những diễn biến tích cực khi Mỹ đã thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ.
09:41 29/5/2023
Chuyên gia: 'Fed là vấn đề lớn nhất trong nền tài chính Mỹ'Theo giới chuyên gia, chính sách của Fed trong thập kỷ qua và việc hạ lãi suất mới chính là nguồn gốc của loạt vấn đề trong hệ thống ngân hàng khu vực tại Mỹ.
07:30 17/5/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | Chính phủ Mỹ phải cắt giảm những gì theo thỏa thuận trần nợ mới
Giới hạn chi tiêu, tăng tiêu chuẩn nhận trợ cấp, rà soát lại các dự án năng lượng là vài vấn đề chính trong thỏa thuận giữa Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy.
Theo New York Times, trọng tâm của thỏa thuận này là việc đình chỉ trần nợ công trong 2 năm tiếp theo chứ không phải tăng trần nợ. Giới hạn này hiện ở mức 31.400 tỷ USD, có nghĩa là từ hiện tại cho đến năm 2025, chính phủ Mỹ sẽ không phải lo về việc không thể vay thêm tiền kể cả khi tổng nợ vượt quá mức đó.
Trên thực tế, điều này là cực kỳ có lợi cho Đảng Dân chủ, đặc biệt là Tổng thống Joe Biden khi không phải lo lắng về việc đàm phán lại trần nợ cho đến sau cuộc bầu cử năm 2024.
Để đổi lấy việc đình chỉ giới hạn này, các đảng viên Đảng Cộng hòa đã yêu cầu ông Biden phải nhượng bộ một loạt chính sách. Đứng đầu trong số đó là giới hạn chi tiêu của liên bang trong 2 năm tới, ngoài ra còn một số vấn đề liên quan đến hỗ trợ người nghèo và an ninh năng lượng.
Tổng thống Biden đã nhân nhượng nhiều chính sách để đạt thỏa thuận về trần nợ. Ảnh: NYT.
Giảm chi tiêu chính phủ
Theo NYT, thỏa thuận mới yêu cầu chi tiêu chính phủ (trừ quốc phòng) trong năm 2024 sẽ phải giữ nguyên và chỉ được tăng 1% trong năm sau đó. Mức tăng này được dự báo là thấp hơn tốc độ tăng lạm phát, do đó chính phủ Mỹ sẽ cần rất nhiều nỗ lực để kìm chế chi tiêu.
Phạm vi giới hạn sẽ là các khoản ngân sách cho các cơ quan liên bang và chương trình chính phủ mà Quốc hội có thể điều chỉnh định kỳ. Ngoài ra, các chương trình bắt buộc như Medicare (bảo hiểm y tế) và an sinh xã hội không bị ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, thỏa thuận cũng đồng ý tài trợ toàn bộ chi phí chăm sóc y tế cho cựu chiến binh ở mức như đề xuất ngân sách 2024 của Tổng thống Biden, gồm khoản chi 20,3 tỷ USD cho các cựu binh bị phơi nhiễm chất độc.
Với những chi tiết trên, nhiều chương trình liên bang sẽ bị thu hẹp vì khoản tiền được tăng không đủ để bù đắp lạm phát. Dù vậy, Quốc hội vẫn cho phép tăng chi tiêu trong những trường hợp không lường trước như chiến tranh hay bệnh dịch.
Điều khoản này phản ánh đúng nhận xét của ông Biden sau buổi họp ngày 27/5: "Đây là sự thỏa hiệp, nghĩa là không phải ai cũng có thứ mình muốn".
Đảng Dân chủ thất bại trong việc yêu cầu nâng trần nợ mà không cắt giảm chi tiêu. Ở phía ngược lại, Đảng Cộng hòa không thành công trong việc yêu cầu cắt giảm các khoản ngân sách lớn. Theo ước tính của Nhà Trắng, nước Mỹ có thể tiết kiệm được gần 1.000 USD nhờ cắt giảm chi tiêu.
Siết chặt tiêu chuẩn nhận trợ cấp
Một trong những biện pháp được ông Biden và ông McCarthy thống nhất để cắt giảm chi tiêu là siết chặt tiêu chuẩn nhận trợ cấp với phiếu lương thực.
Cụ thể, theo thỏa thuận mới, những người trưởng thành có khả năng lao động nhưng thu nhập thấp và không có người phụ thuộc (con nhỏ, người thân khuyết tật...) từ 49 đến 54 tuổi sẽ cần phải có việc làm nếu muốn nhận phiếu lương thực. Trước đó, nhóm người này có thể nhận trợ cấp tối đa 3 tháng trong mỗi 3 năm kể cả khi thất nghiệp.
Nhà Trắng trên thực tế đã đạt điều mình muốn khi giành được quyền ngoại lệ cho cựu chiến binh và những nhóm dễ bị tổn thương như người vô gia cư. Trong khi đó, Đảng Cộng hòa cũng hài lòng khi giảm được số người nhận trợ cấp chống đói nghèo, qua đó giảm chi tiêu công.
Tuy nhiên, các yêu cầu mới này cũng khiến nhiều người phẫn nộ vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến nhóm người lớn tuổi.
Bà Sharon Parrott, Chủ tịch Trung tâm Chính sách ưu tiên, lên án: "Thỏa thuận này sẽ khiến hàng trăm nghìn người lớn tuổi rơi vào nguy cơ mất hỗ trợ lương thực, và phần lớn trong số này là phụ nữ".
Thỏa thuận về tiêu chuẩn trợ cấp giữa ông Biden và ông McCarthy khiến nhiều người phản đối. Ảnh: NYT.
Rà soát các dự án năng lượng
Cuối cùng, trong thỏa thuận được ký kết, hai bên sẽ thực hiện những điều chỉnh nhỏ đối với Đạo luật Chính sách Môi trường Quốc gia (NEPA). Đây là đạo luật đã tồn tại trong 53 năm qua, trong đó yêu cầu đánh giá liên bang đối với các dự án năng lượng.
Trong thỏa thuận mới này, Đảng Cộng hòa đã đạt được một bước tiến lớn khi áp đặt giới hạn 1 năm đối với các đánh giá về môi trường và 2 năm đối với các báo cáo về tác động môi trường.
Tuy nhiên, các nhà tài trợ dự án vẫn có thể yêu cầu tòa án xem xét lại nếu một cơ quan liên bang không đáp ứng được thời hạn đề ra.
Ngoài ra, Tổng thống Biden cũng đã đồng ý khôi phục việc thu hồi nợ sinh viên. Trước đó, nhà lãnh đạo này luôn nỗ lực hỗ trợ tiền vay và trợ cấp hàng triệu USD cho sinh viên trong giai đoạn Covid-19, đồng thời cho hoãn việc trả nợ.
Giai đoạn hoãn nợ này sẽ chấm dứt sau 60 ngày kể từ khi Tổng thống Biden ký dự luật về thỏa thuận mới. Trước đó, Đảng Cộng hòa cũng đề xuất hủy bỏ kế hoạch của Nhà Trắng về việc xóa các khoản nợ từ 10.000 đến 20.000 USD cho sinh viên nhưng không được thông qua.
Thêm vào đó, thỏa thuận cũng giúp thu hồi khoảng 30 tỷ USD tiền cứu trợ chưa sử dụng trong đợt dịch Covid-19 mà Quốc hội đã thông qua năm 2020.
Người trẻ Mỹ ngày càng ít tự lậpMột nghiên cứu mới đây cho thấy tỷ lệ thanh niên dưới 25 tuổi sống tự lập tại Mỹ đang ngày càng ít hơn.
07:00 30/5/2023
Chứng khoán châu Á khởi sắc khi Mỹ thoát cảnh vỡ nợTrong phiên giao dịch ngày 29/5, thị trường chứng khoán châu Á và thị trường hợp đồng tương lai Mỹ đều chứng kiến những diễn biến tích cực khi Mỹ đã thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ.
09:41 29/5/2023
Chuyên gia: 'Fed là vấn đề lớn nhất trong nền tài chính Mỹ'Theo giới chuyên gia, chính sách của Fed trong thập kỷ qua và việc hạ lãi suất mới chính là nguồn gốc của loạt vấn đề trong hệ thống ngân hàng khu vực tại Mỹ.
07:30 17/5/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | |
Lo thiếu điện, Bộ Công Thương yêu cầu EVN lên kế hoạch ứng phó | Bộ Công Thương giao EVN rà soát, cập nhật, báo cáo kế hoạch đảm bảo điện các tháng cao điểm mùa khô trong năm nay, thời hạn trước ngày 15/3. | Miền Bắc đối diện mối lo thiếu 1.200-2.500 MW điện trong mùa khô năm nay. Ảnh: Việt Linh.
Bộ Công Thương vừa phê duyệt Kế hoạch cung ứng điện các tháng cao điểm mùa khô (tháng 4-7).
Theo đó, kế hoạch được phê duyệt theo đề nghị của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) để dự phòng điều hành công tác đảm bảo cung ứng điện cho hệ thống điện quốc gia với tổng điện năng sản xuất của các nhà máy điện (tại đầu cực máy phát) và nhập khẩu của toàn quốc các tháng cao điểm mùa khô trong năm 2024 là 109,183 tỷ kWh.
Cụ thể, Bộ Công Thương giao trách nhiệm cho EVN công bố kế hoạch cung ứng điện các tháng cao điểm mùa khô trong năm nay, bao gồm kế hoạch huy động sản lượng điện từng tháng cho chủ đầu tư các nhà máy điện và các đơn vị liên quan để chủ động lập kế hoạch chuẩn bị dự phòng phù hợp cho sản xuất điện.
Trước ngày 15/3, EVN phải rà soát, cập nhật, báo cáo Bộ Công Thương về kế hoạch đảm bảo điện cho hệ thống điện quốc gia (bao gồm cả kế hoạch chuẩn bị nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện), đặc biệt là miền Bắc trong các tháng cao điểm mùa khô với các kịch bản cụ thể.
Đồng thời tăng cường phối hợp cung cấp thông tin với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tổng công ty Đông Bắc cũng như chỉ đạo Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia phối hợp chặt chẽ với các Đơn vị quản lý vận hành hồ chứa thủy điện cập nhật thường xuyên đảm bảo an ninh, an toàn cung cấp điện...
Cơ quan quản lý cũng yêu cầu PVN có trách nhiệm chỉ đạo Tổng công ty khí Việt Nam phối hợp đảm bảo ưu tiên cung cấp khí cho sản xuất điện; khẩn trương hoàn thiện công tác nghiệm thu theo quy định hiện hành để đưa vào vận hành thương mại của Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2...
Bộ Công thương yêu cầu TKV chủ động phối hợp với các chủ đầu tư nhà máy nhiệt điện than xây dựng kế hoạch cung cấp than chi tiết cho các tháng cao điểm mùa khô; đảm bảo ưu tiên cung cấp than đầy đủ, liên tục, có dự phòng phù hợp. TKV chỉ đạo Tổng công ty Điện lực - TKV điều hành quản lý việc bảo dưỡng các tổ máy phát điện, khắc phục kịp thời sự cố tổ máy phát điện (nếu có), đảm bảo vận hành an toàn, liên tục.
Trước đó, tại Hội nghị tổng kết năm 2023 của Tập đoàn điện lực Việt Nam ngày 2/1, đại diện lãnh đạo Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã bày tỏ lo ngại, cung ứng điện ở miền Bắc trong cao điểm mùa khô năm nay tiếp tục gặp khó khăn.
"Với phương án phụ tải điện dự báo, nguy cơ năm 2024, miền Bắc có thể thiếu 1.200-2.500 MW, đặc biệt là giai đoạn hè từ tháng 5 đến tháng 7", lãnh đạo EVNNPC dự báo.
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Thanh tra Chính phủ: Hàng trăm dự án điện mặt trời phê duyệt khốngThanh tra Chính phủ chỉ rõ Bộ Công Thương đã phê duyệt hàng trăm dự án điện mặt trời với công suất vượt hàng chục lần Quy hoạch điện VII điều chỉnh là không có căn cứ pháp lý.
15:23 25/12/2023
Bộ Công Thương giao EVN tăng mua điện từ LàoLãnh đạo Bộ Công Thương giao EVN khẩn trương trình Chính phủ về cơ chế giá điện nhập khẩu từ Lào và hoàn thành trong quý I/2024.
13:01 10/12/2023
Một công ty do EVN nắm hơn 54% vốn bị mất an toàn tài chínhTheo Kiểm toán Nhà nước, Công ty CP Tư vấn Xây dựng điện 1 do EVN nắm giữ 54,34% vốn điều lệ đã bị đưa vào diện giám sát tài chính đặc biệt theo quy định của Chính phủ.
15:38 9/7/2023 | Lo thiếu điện, Bộ Công Thương yêu cầu EVN lên kế hoạch ứng phó
Bộ Công Thương giao EVN rà soát, cập nhật, báo cáo kế hoạch đảm bảo điện các tháng cao điểm mùa khô trong năm nay, thời hạn trước ngày 15/3.
Miền Bắc đối diện mối lo thiếu 1.200-2.500 MW điện trong mùa khô năm nay. Ảnh: Việt Linh.
Bộ Công Thương vừa phê duyệt Kế hoạch cung ứng điện các tháng cao điểm mùa khô (tháng 4-7).
Theo đó, kế hoạch được phê duyệt theo đề nghị của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) để dự phòng điều hành công tác đảm bảo cung ứng điện cho hệ thống điện quốc gia với tổng điện năng sản xuất của các nhà máy điện (tại đầu cực máy phát) và nhập khẩu của toàn quốc các tháng cao điểm mùa khô trong năm 2024 là 109,183 tỷ kWh.
Cụ thể, Bộ Công Thương giao trách nhiệm cho EVN công bố kế hoạch cung ứng điện các tháng cao điểm mùa khô trong năm nay, bao gồm kế hoạch huy động sản lượng điện từng tháng cho chủ đầu tư các nhà máy điện và các đơn vị liên quan để chủ động lập kế hoạch chuẩn bị dự phòng phù hợp cho sản xuất điện.
Trước ngày 15/3, EVN phải rà soát, cập nhật, báo cáo Bộ Công Thương về kế hoạch đảm bảo điện cho hệ thống điện quốc gia (bao gồm cả kế hoạch chuẩn bị nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện), đặc biệt là miền Bắc trong các tháng cao điểm mùa khô với các kịch bản cụ thể.
Đồng thời tăng cường phối hợp cung cấp thông tin với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tổng công ty Đông Bắc cũng như chỉ đạo Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia phối hợp chặt chẽ với các Đơn vị quản lý vận hành hồ chứa thủy điện cập nhật thường xuyên đảm bảo an ninh, an toàn cung cấp điện...
Cơ quan quản lý cũng yêu cầu PVN có trách nhiệm chỉ đạo Tổng công ty khí Việt Nam phối hợp đảm bảo ưu tiên cung cấp khí cho sản xuất điện; khẩn trương hoàn thiện công tác nghiệm thu theo quy định hiện hành để đưa vào vận hành thương mại của Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2...
Bộ Công thương yêu cầu TKV chủ động phối hợp với các chủ đầu tư nhà máy nhiệt điện than xây dựng kế hoạch cung cấp than chi tiết cho các tháng cao điểm mùa khô; đảm bảo ưu tiên cung cấp than đầy đủ, liên tục, có dự phòng phù hợp. TKV chỉ đạo Tổng công ty Điện lực - TKV điều hành quản lý việc bảo dưỡng các tổ máy phát điện, khắc phục kịp thời sự cố tổ máy phát điện (nếu có), đảm bảo vận hành an toàn, liên tục.
Trước đó, tại Hội nghị tổng kết năm 2023 của Tập đoàn điện lực Việt Nam ngày 2/1, đại diện lãnh đạo Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã bày tỏ lo ngại, cung ứng điện ở miền Bắc trong cao điểm mùa khô năm nay tiếp tục gặp khó khăn.
"Với phương án phụ tải điện dự báo, nguy cơ năm 2024, miền Bắc có thể thiếu 1.200-2.500 MW, đặc biệt là giai đoạn hè từ tháng 5 đến tháng 7", lãnh đạo EVNNPC dự báo.
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Thanh tra Chính phủ: Hàng trăm dự án điện mặt trời phê duyệt khốngThanh tra Chính phủ chỉ rõ Bộ Công Thương đã phê duyệt hàng trăm dự án điện mặt trời với công suất vượt hàng chục lần Quy hoạch điện VII điều chỉnh là không có căn cứ pháp lý.
15:23 25/12/2023
Bộ Công Thương giao EVN tăng mua điện từ LàoLãnh đạo Bộ Công Thương giao EVN khẩn trương trình Chính phủ về cơ chế giá điện nhập khẩu từ Lào và hoàn thành trong quý I/2024.
13:01 10/12/2023
Một công ty do EVN nắm hơn 54% vốn bị mất an toàn tài chínhTheo Kiểm toán Nhà nước, Công ty CP Tư vấn Xây dựng điện 1 do EVN nắm giữ 54,34% vốn điều lệ đã bị đưa vào diện giám sát tài chính đặc biệt theo quy định của Chính phủ.
15:38 9/7/2023 | |
Vàng miếng SJC bật tăng nửa triệu đồng sau chuỗi 5 ngày suy yếu | Giá vàng miếng SJC đã ghi nhận mức tăng 500.000 đồng/lượng trong phiên giao dịch hôm nay (9/1) sau chuỗi 5 ngày đi ngang và giảm mạnh. | Diễn biến này đi ngược với giá vàng thế giới, khi giới đầu tư vẫn đang chờ đợi số liệu lạm phát sắp được công bố của Mỹ. Ảnh: Duy Hiệu.
Cụ thể, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn tăng giá vàng miếng SJC thêm 500.000 đồng ở cả hai chiều, hiện giao dịch quanh vùng 81,5 - 74,5 triệu đồng/lượng. Đà tăng tương tự cũng được ghi nhận tại các doanh nghiệp vàng khác là Tập đoàn DOJI, Tập đoàn Phú Quý và Bảo Tín Minh Châu.
Hiện vàng miếng SJC được DOJI giao dịch tại mức 71,5 - 74,5 triệu đồng/lượng; Phú Quý giao dịch tại 71,6 - 74,4 triệu đồng/lượng và Bảo Tín Minh Châu giao dịch tại 71,65 - 74,4 triệu đồng/lượng.
Riêng Mi Hồng điều chỉnh tăng mặt hàng vàng miếng SJC tới 1,2 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và 500.000 đồng ở chiều bán ra, hiện giao dịch quanh mức 72,5 - 73,8 triệu đồng/lượng.
Trong khi đó, Công ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhận (PNJ) lại giữ xu hướng đi ngang cho mặt hàng này, hiện giao dịch tại mức 71,5 - 74,2 triệu đồng/lượng.
Với mặt hàng vàng nhẫn và vàng trang sức tại các doanh nghiệp này lại ghi nhận xu hướng biến động không mạnh, chủ yếu đi ngang hoặc tăng giảm khoảng 50.000 đồng.
SJC giao dịch vàng nhẫn 9999 loại 1-5 chỉ ở mức 61,9 - 62,95 triệu/lượng; vàng nhẫn 24K do PNJ chế tác hiện giao dịch ở 61,9 - 62,9 triệu/lượng; vàng nhẫn 9999 Hưng Thịnh Vượng DOJI giao dịch ở 62,2 - 63,2 triệu đồng/lượng; Bảo Tín Minh Châu giao dịch nhẫn tròn trơn ở 62,63 - 63,73 triệu/lượng và nhẫn tròn trơn 99,9% của Phú Quý hiện được giao dịch ở 62,35 - 63,55 triệu/lượng.
Những diễn biến này đi ngược hoàn toàn với thị trường thế giới. Đóng cửa phiên giao dịch ngày hôm qua (8/1), giá vàng thế giới đã lao dốc xuống mức thấp nhất trong 3 tuần ở 2.027 USD/ounce do ảnh hưởng bởi lợi suất trái phiếu Mỹ tăng cao trong khi triển vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất có phần mờ nhạt.
Tới phiên giao dịch sáng nay, giá vàng thế giới phục hồi nhẹ nhưng sau đó cũng đi ngang quanh mốc 2.030 USD/ounce cho tới hiện tại.
Dữ liệu được công bố vào cuối tuần qua cho thấy Mỹ đã tạo ra nhiều việc làm hơn so với dự báo của các nhà kinh tế. Một số nhà đầu tư đã bắt đầu hoài nghi khả năng Fed bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 3.
Theo công cụ CME FedWatch Tool, thị trường hiện cho rằng 69% khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất tại cuộc họp chính sách diễn ra vào ngày 19-20/3 của Uỷ ban thị trường mở liên bang (FOMC).
Trong khi đó, cả thị trường đều đang chờ đợi số liệu lạm phát của Mỹ được công bố trong tuần này. Dữ liệu sẽ cho biết thêm về dấu hiệu liên quan tới chính sách lãi suất của Fed. Chính phủ Mỹ dự kiến công bố báo cáo chỉ số giá tiêu dùng vào thứ Năm, ngày 11/1.
Như vậy, giá vàng thế giới quy đổi ra tiền Việt (chưa bao gồm thuế, phí) hiện vào khoảng 60,05 triệu đồng/lượng. Với mức giá này, giá vàng thế giới vẫn thấp hơn giá vàng miếng SJC trong nước khoảng 14,5 triệu đồng/lượng và thấp hơn vàng nhẫn khoảng 3,5 triệu đồng/lượng.
Nền kinh tế với độ mở lớn như Việt Nam không thể tránh khỏi những tác động từ xu hướng kinh tế thế giới. Trong thế giới kinh doanh phức tạp và thay đổi liên tục như hiện nay, việc cập nhật kiến thức và hiểu biết về các xu hướng kinh doanh trên thế giới là rất quan trọng. Để độc giả có thể tiếp cận những thông tin kinh tế quốc tế mới nhất, Tri thức - Znews giới thiệu Tủ sách kinh tế thế giới với những cuốn sách và câu chuyện kinh doanh đáng chú ý. Từ việc nghiên cứu các công ty hàng đầu đến việc khám phá những xu hướng kinh tế mới, Tủ sách sẽ là nơi cập nhật các thông tin mới nhất về hoạt động kinh tế toàn cầu.
Trật tự mới của xăng dầuThị trường xăng dầu có thể định hình lại thông qua cạnh tranh, cũng như tạo ra thay đổi lớn về dự trữ quốc gia.
14:41 9/1/2024
Người nhà Chủ tịch Thép Pomina đua nhau xả cổ phiếuĐộng thái thoái bớt cổ phiếu của người nhà lãnh đạo diễn ra trong bối cảnh thị giá POM đã phục hồi dần so với mức đáy hồi cuối tháng 10/2023.
13:00 9/1/2024
Vé Tết từ TP.HCM bay về các tỉnh khan hiếm, khứ hồi 13 triệu đồngHiện tại, không còn nhiều vé từ TP.HCM bay về Tuy Hoà, Quy Nhơn, Vinh và Thanh Hoá trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới.
11:38 9/1/2024 | Vàng miếng SJC bật tăng nửa triệu đồng sau chuỗi 5 ngày suy yếu
Giá vàng miếng SJC đã ghi nhận mức tăng 500.000 đồng/lượng trong phiên giao dịch hôm nay (9/1) sau chuỗi 5 ngày đi ngang và giảm mạnh.
Diễn biến này đi ngược với giá vàng thế giới, khi giới đầu tư vẫn đang chờ đợi số liệu lạm phát sắp được công bố của Mỹ. Ảnh: Duy Hiệu.
Cụ thể, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn tăng giá vàng miếng SJC thêm 500.000 đồng ở cả hai chiều, hiện giao dịch quanh vùng 81,5 - 74,5 triệu đồng/lượng. Đà tăng tương tự cũng được ghi nhận tại các doanh nghiệp vàng khác là Tập đoàn DOJI, Tập đoàn Phú Quý và Bảo Tín Minh Châu.
Hiện vàng miếng SJC được DOJI giao dịch tại mức 71,5 - 74,5 triệu đồng/lượng; Phú Quý giao dịch tại 71,6 - 74,4 triệu đồng/lượng và Bảo Tín Minh Châu giao dịch tại 71,65 - 74,4 triệu đồng/lượng.
Riêng Mi Hồng điều chỉnh tăng mặt hàng vàng miếng SJC tới 1,2 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và 500.000 đồng ở chiều bán ra, hiện giao dịch quanh mức 72,5 - 73,8 triệu đồng/lượng.
Trong khi đó, Công ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhận (PNJ) lại giữ xu hướng đi ngang cho mặt hàng này, hiện giao dịch tại mức 71,5 - 74,2 triệu đồng/lượng.
Với mặt hàng vàng nhẫn và vàng trang sức tại các doanh nghiệp này lại ghi nhận xu hướng biến động không mạnh, chủ yếu đi ngang hoặc tăng giảm khoảng 50.000 đồng.
SJC giao dịch vàng nhẫn 9999 loại 1-5 chỉ ở mức 61,9 - 62,95 triệu/lượng; vàng nhẫn 24K do PNJ chế tác hiện giao dịch ở 61,9 - 62,9 triệu/lượng; vàng nhẫn 9999 Hưng Thịnh Vượng DOJI giao dịch ở 62,2 - 63,2 triệu đồng/lượng; Bảo Tín Minh Châu giao dịch nhẫn tròn trơn ở 62,63 - 63,73 triệu/lượng và nhẫn tròn trơn 99,9% của Phú Quý hiện được giao dịch ở 62,35 - 63,55 triệu/lượng.
Những diễn biến này đi ngược hoàn toàn với thị trường thế giới. Đóng cửa phiên giao dịch ngày hôm qua (8/1), giá vàng thế giới đã lao dốc xuống mức thấp nhất trong 3 tuần ở 2.027 USD/ounce do ảnh hưởng bởi lợi suất trái phiếu Mỹ tăng cao trong khi triển vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất có phần mờ nhạt.
Tới phiên giao dịch sáng nay, giá vàng thế giới phục hồi nhẹ nhưng sau đó cũng đi ngang quanh mốc 2.030 USD/ounce cho tới hiện tại.
Dữ liệu được công bố vào cuối tuần qua cho thấy Mỹ đã tạo ra nhiều việc làm hơn so với dự báo của các nhà kinh tế. Một số nhà đầu tư đã bắt đầu hoài nghi khả năng Fed bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 3.
Theo công cụ CME FedWatch Tool, thị trường hiện cho rằng 69% khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất tại cuộc họp chính sách diễn ra vào ngày 19-20/3 của Uỷ ban thị trường mở liên bang (FOMC).
Trong khi đó, cả thị trường đều đang chờ đợi số liệu lạm phát của Mỹ được công bố trong tuần này. Dữ liệu sẽ cho biết thêm về dấu hiệu liên quan tới chính sách lãi suất của Fed. Chính phủ Mỹ dự kiến công bố báo cáo chỉ số giá tiêu dùng vào thứ Năm, ngày 11/1.
Như vậy, giá vàng thế giới quy đổi ra tiền Việt (chưa bao gồm thuế, phí) hiện vào khoảng 60,05 triệu đồng/lượng. Với mức giá này, giá vàng thế giới vẫn thấp hơn giá vàng miếng SJC trong nước khoảng 14,5 triệu đồng/lượng và thấp hơn vàng nhẫn khoảng 3,5 triệu đồng/lượng.
Nền kinh tế với độ mở lớn như Việt Nam không thể tránh khỏi những tác động từ xu hướng kinh tế thế giới. Trong thế giới kinh doanh phức tạp và thay đổi liên tục như hiện nay, việc cập nhật kiến thức và hiểu biết về các xu hướng kinh doanh trên thế giới là rất quan trọng. Để độc giả có thể tiếp cận những thông tin kinh tế quốc tế mới nhất, Tri thức - Znews giới thiệu Tủ sách kinh tế thế giới với những cuốn sách và câu chuyện kinh doanh đáng chú ý. Từ việc nghiên cứu các công ty hàng đầu đến việc khám phá những xu hướng kinh tế mới, Tủ sách sẽ là nơi cập nhật các thông tin mới nhất về hoạt động kinh tế toàn cầu.
Trật tự mới của xăng dầuThị trường xăng dầu có thể định hình lại thông qua cạnh tranh, cũng như tạo ra thay đổi lớn về dự trữ quốc gia.
14:41 9/1/2024
Người nhà Chủ tịch Thép Pomina đua nhau xả cổ phiếuĐộng thái thoái bớt cổ phiếu của người nhà lãnh đạo diễn ra trong bối cảnh thị giá POM đã phục hồi dần so với mức đáy hồi cuối tháng 10/2023.
13:00 9/1/2024
Vé Tết từ TP.HCM bay về các tỉnh khan hiếm, khứ hồi 13 triệu đồngHiện tại, không còn nhiều vé từ TP.HCM bay về Tuy Hoà, Quy Nhơn, Vinh và Thanh Hoá trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới.
11:38 9/1/2024 | |
Các ngân hàng trung ương toàn cầu bắt đầu có hướng đi khác biệt | Từ việc tạm dừng tăng lãi suất tới nới lỏng, các ngân hàng trung ương lớn nhất thế giới đã có những động thái trái chiếu về chính sách tiền tệ trong tuần qua. | Theo CNBC, thay vì đồng loạt thắt chặt chính sách tiền tệ như thời gian trước, các cơ quan quản lý của nhiều nước gần đây đã chọn những hướng đi khác nhau.
Cụ thể, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã tăng lãi suất vào ngày 15/6 với triển vọng lạm phát xấu đi, khiến nhà đầu tư dự báo thêm nhiều lần tăng lãi suất hơn trong khu vực đồng tiền chung này.
Trong khi đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) lại quyết định tạm dừng tăng lãi suất. Ngay trước đó vài ngày, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã giảm lãi suất cho vay trung hạn để kích thích nền kinh tế. Tại Nhật Bản, nơi lạm phát tiếp tục vượt mục tiêu, ngân hàng trung ương vẫn giữ vững chính sách siêu nới lỏng.
Các đồng USD, nhân dân tệ, yen và euro. Ảnh: Ullstein Bild.
Một sự phân kỳ mới
Nhận xét về điều này, ông Carsten Brzeski - Giám đốc vĩ mô toàn cầu của ngân hàng ING - cho biết: "Những gì các ngân hàng trung ương đang làm trong thời gian này đã cho thấy một sự phân kỳ mới về cách các nước tiếp cận chính sách tiền tệ, đồng thời thể hiện tình cảnh nền kinh tế toàn cầu không còn đồng bộ với những chu kỳ rất khác nhau".
Ở châu Âu, lạm phát đã giảm nhưng vẫn cao hơn mục tiêu của ECB. Trường hợp này tương tự tại Vương quốc Anh, với Ngân hàng trung ương Anh (BOA) dự kiến sẽ tăng lãi suất vào tuần tới sau khi công bố dữ liệu lao động rất tích cực.
Còn về phía Fed, dù cơ quan này quyết định tạm dừng tăng lãi suất vào tháng 6 nhưng cho biết sẽ còn 2 lần tăng lãi suất trong năm nay, đồng nghĩa với việc chu kỳ tăng lãi suất của Fed chưa hoàn tất.
Tuy nhiên, bối cảnh tại châu Á lại khác. Sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc đang trì trệ, với nhu cầu trong và ngoài nước đều suy yếu, khiến cho các nhà hoạch định chính sách phải nới lỏng để kích thích hoạt động kinh tế.
Còn Nhật Bản - quốc gia trải qua nhiều năm giảm phát, ngân hàng trung ương cho biết lạm phát dự kiến giảm vào cuối năm nay.
"Mỗi ngân hàng trung ương đều đang cố gắng giải quyết vấn đề cho nền kinh tế của riêng mình, bao gồm xem xét thay đổi trong điều kiện tài chính áp đặt từ nước ngoài," ông Erik Nielsen, cố vấn kinh tế trưởng tại UniCredit cho biết.
Sự tác động đến thị trường
Theo Reuters, nhìn chung các động thái nói trên đều tác động nhiều đến thị trường.
Vào ngày 16/6, tỷ giá EUR/JPY đã chạm mức cao nhất trong 15 năm nhờ phân kỳ chính sách tiền tệ giữa hai bên. Cùng lúc đó, tỷ giá EUR/USD cũng đã vượt qua ngưỡng 1,09 sau quyết định tăng lãi suất của ECB.
Trên thị trường trái phiếu, lợi suất trái phiếu Đức kỳ hạn 2 năm chạm mức cao nhất trong 3 tháng vừa qua, do nhà đầu tư kỳ vọng rằng ECB sẽ tiếp tục chính sách thắt chặt trong ngắn hạn.
"Sự phân kỳ này đang dần trở nên hợp lý. Trước đây, các ngân hàng trung ương lớn còn rất nhiều dư địa thắt chặt, nhưng bây giờ, việc họ ở các giai đoạn khác nhau sẽ dẫn đến những quyết định khác nhau phải được đưa ra, và điều này sẽ tạo ra nhiều cơ hội tuyệt vời cho các nhà đầu tư", ông Konstantin Veit, nhà quản lý danh mục tại PIMCO cho biết.
Động thái tạm dừng tăng lãi suất của Fed gây ra nhiều tranh cãi giữa giới chuyên môn. Ảnh: TTXNV.
Trong khi đó, khi được hỏi cảm nhận về động thái tạm dừng của Fed, Chủ tịch ECB Christine Lagarde đã trả lời: "Chúng tôi không nghĩ đến việc tạm dừng. Chúng tôi chưa đến đích," bà nói và cảnh báo một lần tăng lãi suất nữa vào tháng 7.
Đối với một số nhà kinh tế, sớm muộn gì ECB cũng phải đối mặt với tình huống tương tự như Fed. "Fed đang đi trước ECB và kinh tế Mỹ cũng đi trước Eurozone vài quý. Điều này có nghĩa là, muộn nhất sau cuộc họp tháng 9, ECB cũng sẽ đối mặt với vấn đề tạm dừng hay không," ông Brzeski cho hay.
Thế giới đang giảm dần các tỷ phúSau thời kỳ tăng trưởng vượt bậc trong đại dịch, tình hình kinh doanh của các tỷ phú trên thế giới đang trở nên ảm đạm hơn bao giờ hết.
19:00 19/6/2023
Chứng khoán châu Á dự kiến tích cực sau khi Fed dừng tăng lãi tháng 6Sau quyết định không tăng lãi suất tháng 6 của Fed, các thị trường chứng khoán tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương được dự đoán có phiên xanh nhẹ.
13:13 15/6/2023
Chứng khoán Mỹ lưỡng lự sau quyết định lãi suất của FedDù giữ nguyên lãi suất ở mức 5-5,25% sau 10 lần nâng liên tiếp, quan điểm sắp tới của Fed nghiêng về cứng rắn. Dự báo cho thấy FOMC kỳ vọng lãi suất đạt 5,6% vào cuối năm nay.
09:44 15/6/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | Các ngân hàng trung ương toàn cầu bắt đầu có hướng đi khác biệt
Từ việc tạm dừng tăng lãi suất tới nới lỏng, các ngân hàng trung ương lớn nhất thế giới đã có những động thái trái chiếu về chính sách tiền tệ trong tuần qua.
Theo CNBC, thay vì đồng loạt thắt chặt chính sách tiền tệ như thời gian trước, các cơ quan quản lý của nhiều nước gần đây đã chọn những hướng đi khác nhau.
Cụ thể, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã tăng lãi suất vào ngày 15/6 với triển vọng lạm phát xấu đi, khiến nhà đầu tư dự báo thêm nhiều lần tăng lãi suất hơn trong khu vực đồng tiền chung này.
Trong khi đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) lại quyết định tạm dừng tăng lãi suất. Ngay trước đó vài ngày, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã giảm lãi suất cho vay trung hạn để kích thích nền kinh tế. Tại Nhật Bản, nơi lạm phát tiếp tục vượt mục tiêu, ngân hàng trung ương vẫn giữ vững chính sách siêu nới lỏng.
Các đồng USD, nhân dân tệ, yen và euro. Ảnh: Ullstein Bild.
Một sự phân kỳ mới
Nhận xét về điều này, ông Carsten Brzeski - Giám đốc vĩ mô toàn cầu của ngân hàng ING - cho biết: "Những gì các ngân hàng trung ương đang làm trong thời gian này đã cho thấy một sự phân kỳ mới về cách các nước tiếp cận chính sách tiền tệ, đồng thời thể hiện tình cảnh nền kinh tế toàn cầu không còn đồng bộ với những chu kỳ rất khác nhau".
Ở châu Âu, lạm phát đã giảm nhưng vẫn cao hơn mục tiêu của ECB. Trường hợp này tương tự tại Vương quốc Anh, với Ngân hàng trung ương Anh (BOA) dự kiến sẽ tăng lãi suất vào tuần tới sau khi công bố dữ liệu lao động rất tích cực.
Còn về phía Fed, dù cơ quan này quyết định tạm dừng tăng lãi suất vào tháng 6 nhưng cho biết sẽ còn 2 lần tăng lãi suất trong năm nay, đồng nghĩa với việc chu kỳ tăng lãi suất của Fed chưa hoàn tất.
Tuy nhiên, bối cảnh tại châu Á lại khác. Sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc đang trì trệ, với nhu cầu trong và ngoài nước đều suy yếu, khiến cho các nhà hoạch định chính sách phải nới lỏng để kích thích hoạt động kinh tế.
Còn Nhật Bản - quốc gia trải qua nhiều năm giảm phát, ngân hàng trung ương cho biết lạm phát dự kiến giảm vào cuối năm nay.
"Mỗi ngân hàng trung ương đều đang cố gắng giải quyết vấn đề cho nền kinh tế của riêng mình, bao gồm xem xét thay đổi trong điều kiện tài chính áp đặt từ nước ngoài," ông Erik Nielsen, cố vấn kinh tế trưởng tại UniCredit cho biết.
Sự tác động đến thị trường
Theo Reuters, nhìn chung các động thái nói trên đều tác động nhiều đến thị trường.
Vào ngày 16/6, tỷ giá EUR/JPY đã chạm mức cao nhất trong 15 năm nhờ phân kỳ chính sách tiền tệ giữa hai bên. Cùng lúc đó, tỷ giá EUR/USD cũng đã vượt qua ngưỡng 1,09 sau quyết định tăng lãi suất của ECB.
Trên thị trường trái phiếu, lợi suất trái phiếu Đức kỳ hạn 2 năm chạm mức cao nhất trong 3 tháng vừa qua, do nhà đầu tư kỳ vọng rằng ECB sẽ tiếp tục chính sách thắt chặt trong ngắn hạn.
"Sự phân kỳ này đang dần trở nên hợp lý. Trước đây, các ngân hàng trung ương lớn còn rất nhiều dư địa thắt chặt, nhưng bây giờ, việc họ ở các giai đoạn khác nhau sẽ dẫn đến những quyết định khác nhau phải được đưa ra, và điều này sẽ tạo ra nhiều cơ hội tuyệt vời cho các nhà đầu tư", ông Konstantin Veit, nhà quản lý danh mục tại PIMCO cho biết.
Động thái tạm dừng tăng lãi suất của Fed gây ra nhiều tranh cãi giữa giới chuyên môn. Ảnh: TTXNV.
Trong khi đó, khi được hỏi cảm nhận về động thái tạm dừng của Fed, Chủ tịch ECB Christine Lagarde đã trả lời: "Chúng tôi không nghĩ đến việc tạm dừng. Chúng tôi chưa đến đích," bà nói và cảnh báo một lần tăng lãi suất nữa vào tháng 7.
Đối với một số nhà kinh tế, sớm muộn gì ECB cũng phải đối mặt với tình huống tương tự như Fed. "Fed đang đi trước ECB và kinh tế Mỹ cũng đi trước Eurozone vài quý. Điều này có nghĩa là, muộn nhất sau cuộc họp tháng 9, ECB cũng sẽ đối mặt với vấn đề tạm dừng hay không," ông Brzeski cho hay.
Thế giới đang giảm dần các tỷ phúSau thời kỳ tăng trưởng vượt bậc trong đại dịch, tình hình kinh doanh của các tỷ phú trên thế giới đang trở nên ảm đạm hơn bao giờ hết.
19:00 19/6/2023
Chứng khoán châu Á dự kiến tích cực sau khi Fed dừng tăng lãi tháng 6Sau quyết định không tăng lãi suất tháng 6 của Fed, các thị trường chứng khoán tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương được dự đoán có phiên xanh nhẹ.
13:13 15/6/2023
Chứng khoán Mỹ lưỡng lự sau quyết định lãi suất của FedDù giữ nguyên lãi suất ở mức 5-5,25% sau 10 lần nâng liên tiếp, quan điểm sắp tới của Fed nghiêng về cứng rắn. Dự báo cho thấy FOMC kỳ vọng lãi suất đạt 5,6% vào cuối năm nay.
09:44 15/6/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | |
Sếp doanh nghiệp chi 160 tỷ đồng đầu tư cổ phiếu CC1 | Cá nhân này là Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tổng CTCP Xây dựng Số 1 - thành viên thuộc liên doanh Vietur trúng gói thầu hơn 35.000 tỷ đồng dự án sân bay Long Thành. | Tổng CTCP Xây dựng Số 1 (UPCoM: CC1) vừa thông báo ông Lê Bảo Anh - Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc đã mua vào hơn 13,7 triệu cổ phiếu trên tổng số 14 triệu cổ phiếu đã đăng ký mua trong thời gian từ 6/11 đến 4/12. Lý do ông Bảo Anh không mua hết lượng cổ phiếu đăng ký bởi không đạt thỏa thuận như dự kiến.
Sau giao dịch, vị lãnh đạo này đã nâng sở hữu tại CC1 từ 6.881 cổ phiếu lên hơn 13,7 triệu cổ phiếu, tương đương 3,8% vốn doanh nghiệp.
Trong khoảng thời gian đăng ký giao dịch, cổ phiếu CC1 đã ghi nhận một giao dịch thỏa thuận với khối lượng 12,5 triệu cổ phiếu, tổng giá trị 152 tỷ đồng vào ngày 7/11. Đây có thể giao dịch mà ông Bảo Anh đã thực hiện. Kể từ đó đến ngày 4/12, cổ phiếu CC1 không xuất hiện thêm giao dịch thỏa thuận nào.
Với 1,2 triệu cổ phiếu còn lại, ông Bảo Anh có thể đã mua gom thông qua các phiên khớp lệnh trên sàn.
Đáng chú ý, trong giai đoạn 6/11-4/12, thị giá cổ phiếu CC1 cũng đã tăng từ mức 13.000 đồng/cổ phiếu lên 16.400 đồng, tương đương mức tăng ròng hơn 26%. Tính theo giá trung bình, ước tính ông Bình đã phải chi ra thêm 17 tỷ đồng để thực hiện các giao dịch khớp lệnh cổ phiếu CC1 trên sàn.
Trên thị trường, hiện thị giá cổ phiếu CC1 đang giao dịch quanh mức 17.000 đồng/cổ phiếu, tăng khoảng 40% so với đầu tháng 11.
Diễn biến giá của mã cổ phiếu CC1 trong thời gian gần đây. Ảnh: Tradingview.
Được biết, CC1 là thành viên thuộc liên doanh Vietur trúng gói thầu hơn 35.000 tỷ đồng thuộc dự án sân bay Long Thành hồi tháng 8. Thông tin trúng thầu này đã giúp giá cổ phiếu CC1 tăng 140% kể từ tháng 5 đến tháng 8.
Mới đây CC1 cũng đã thống nhất chủ trương thoái vốn đầu tư tại 3 công ty, gồm CTCP Đầu tư và Xây dựng CC1 Miền Bắc; CTCP Đầu tư Nhân Phúc Đức và CTCP Xây dựng Số 1 Việt Hòa. Tổng số tiền dự kiến thu về không thấp hơn 306 tỷ đồng.
Về tình hình kinh doanh, quý III năm nay, CC1 ghi nhận doanh thu gần 1.270 tỷ đồng, không thay đổi nhiều so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lãi sau thuế của công ty lại giảm 19%, về còn 18 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng, doanh nghiệp đạt 38 tỷ đồng lãi sau thuế, giảm 21% so với cùng kỳ.
CapitaLand thâu tóm một dự án khu đô thị của BecamexUBND tỉnh Bình Dương vừa cho phép Becamex IDC chuyển nhượng dự án khu đô thị mới 18,9 ha tại Thủ Dầu Một cho một công ty thuộc Tập đoàn CapitaLand.
19:40 7/12/2023
Đất Xanh có thêm hơn 11.000 nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếuSố lượng cổ đông của Tập đoàn Đất Xanh thường diễn biến cùng chiều với thị giá cổ phiếu DXG.
05:00 7/12/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | Sếp doanh nghiệp chi 160 tỷ đồng đầu tư cổ phiếu CC1
Cá nhân này là Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tổng CTCP Xây dựng Số 1 - thành viên thuộc liên doanh Vietur trúng gói thầu hơn 35.000 tỷ đồng dự án sân bay Long Thành.
Tổng CTCP Xây dựng Số 1 (UPCoM: CC1) vừa thông báo ông Lê Bảo Anh - Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc đã mua vào hơn 13,7 triệu cổ phiếu trên tổng số 14 triệu cổ phiếu đã đăng ký mua trong thời gian từ 6/11 đến 4/12. Lý do ông Bảo Anh không mua hết lượng cổ phiếu đăng ký bởi không đạt thỏa thuận như dự kiến.
Sau giao dịch, vị lãnh đạo này đã nâng sở hữu tại CC1 từ 6.881 cổ phiếu lên hơn 13,7 triệu cổ phiếu, tương đương 3,8% vốn doanh nghiệp.
Trong khoảng thời gian đăng ký giao dịch, cổ phiếu CC1 đã ghi nhận một giao dịch thỏa thuận với khối lượng 12,5 triệu cổ phiếu, tổng giá trị 152 tỷ đồng vào ngày 7/11. Đây có thể giao dịch mà ông Bảo Anh đã thực hiện. Kể từ đó đến ngày 4/12, cổ phiếu CC1 không xuất hiện thêm giao dịch thỏa thuận nào.
Với 1,2 triệu cổ phiếu còn lại, ông Bảo Anh có thể đã mua gom thông qua các phiên khớp lệnh trên sàn.
Đáng chú ý, trong giai đoạn 6/11-4/12, thị giá cổ phiếu CC1 cũng đã tăng từ mức 13.000 đồng/cổ phiếu lên 16.400 đồng, tương đương mức tăng ròng hơn 26%. Tính theo giá trung bình, ước tính ông Bình đã phải chi ra thêm 17 tỷ đồng để thực hiện các giao dịch khớp lệnh cổ phiếu CC1 trên sàn.
Trên thị trường, hiện thị giá cổ phiếu CC1 đang giao dịch quanh mức 17.000 đồng/cổ phiếu, tăng khoảng 40% so với đầu tháng 11.
Diễn biến giá của mã cổ phiếu CC1 trong thời gian gần đây. Ảnh: Tradingview.
Được biết, CC1 là thành viên thuộc liên doanh Vietur trúng gói thầu hơn 35.000 tỷ đồng thuộc dự án sân bay Long Thành hồi tháng 8. Thông tin trúng thầu này đã giúp giá cổ phiếu CC1 tăng 140% kể từ tháng 5 đến tháng 8.
Mới đây CC1 cũng đã thống nhất chủ trương thoái vốn đầu tư tại 3 công ty, gồm CTCP Đầu tư và Xây dựng CC1 Miền Bắc; CTCP Đầu tư Nhân Phúc Đức và CTCP Xây dựng Số 1 Việt Hòa. Tổng số tiền dự kiến thu về không thấp hơn 306 tỷ đồng.
Về tình hình kinh doanh, quý III năm nay, CC1 ghi nhận doanh thu gần 1.270 tỷ đồng, không thay đổi nhiều so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lãi sau thuế của công ty lại giảm 19%, về còn 18 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng, doanh nghiệp đạt 38 tỷ đồng lãi sau thuế, giảm 21% so với cùng kỳ.
CapitaLand thâu tóm một dự án khu đô thị của BecamexUBND tỉnh Bình Dương vừa cho phép Becamex IDC chuyển nhượng dự án khu đô thị mới 18,9 ha tại Thủ Dầu Một cho một công ty thuộc Tập đoàn CapitaLand.
19:40 7/12/2023
Đất Xanh có thêm hơn 11.000 nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếuSố lượng cổ đông của Tập đoàn Đất Xanh thường diễn biến cùng chiều với thị giá cổ phiếu DXG.
05:00 7/12/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | |
Cổ phiếu giao dịch đột biến, Gelex nói do tin đồn sai sự thật | Tập đoàn tư nhân này khẳng định các tin đồn trên diễn đàn, mạng xã hội là sai sự thật và đang làm rõ động cơ của các cá nhân/tổ chức để xử lý. | Tập đoàn Gelex (mã: GEX) vừa mới đưa ra khuyến cáo nhà đầu tư cảnh giác trước những tin đồn sai sự thật, sau khi nhận được phản ánh về một số thông tin đang lan truyền trên các diễn đàn và các trang mạng xã hội có liên quan đến tập đoàn và cổ phiếu.
Theo đó, sau khi ghi nhận và kiểm tra, Gelex khẳng định đây là các thông tin sai sự thật; gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý nhà đầu tư, khách hàng, làm uy tín của tập đoàn và xâm phạm quyền lợi của cổ đông.
"Việc các cá nhân, tổ chức đưa các thông tin sai sự thật về Gelex và mã cổ phiếu GEX là hành vi có thể có dấu hiệu của tội vu khống, thao túng thị trường, gây lũng đoạn, mất an ninh an toàn thị trường', theo thư gửi nhà đầu tư.
Tập đoàn đa ngành này nhấn mạnh kịch liệt phản đối những hành vi phát tán, lan truyền thông tin sai sự thật. Gelex sẽ thông tin đến các cơ quan chức năng có liên quan để làm rõ nguồn gốc, mục đích của các thông tin sai sự thật; cũng như làm rõ động cơ của các cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi này nhằm xử lý nghiêm minh theo quy định pháp luật.
Nhà máy sản xuất thiết bị điện Thibidi thuộc Gelex. Ảnh: GEX.
Thực tế từ đầu năm 2022 đến nay, trong bối cảnh thị trường đang chịu nhiều áp lực, các tin đồn tiêu cực liên tục xuất hiện đã gieo hoài nghi, hoang mang với các nhà đầu tư, gây ra tác động mạnh trong ngắn hạn, ảnh hưởng đến cung cầu và quyết định của nhà đầu tư.
Mặc dù tính xác thực thấp nhưng sự lan tỏa nhanh chóng của thông tin trên các mạng xã hội và truyền miệng tạo nên hiệu ứng cộng hưởng và có gây tác động tiêu cực đến thị trường chung.
Doanh nghiệp niêm yết khuyến cáo nhà đầu tư thận trọng trước những thông tin thất thiệt; đánh giá đầy đủ, khách quan và chính xác về tình hình hoạt động; theo dõi thông tin chính thống trên website.
Trong phiên giao dịch hôm qua 26/6, cổ phiếu GEX là một trong các mã tâm điểm khi chứng kiến áp lực bán tháo từ sớm, nhiều thời điểm đã chạm về giá sàn 19.200 đồng/cổ phiếu, trước khi được kéo ngược về cuối phiên. Thanh khoản cũng nhảy vọt lên hơn 48 triệu cổ phiếu, là phiên khớp lệnh cao nhất lịch sử.
Tạm dừng phiên sáng 27/6, mã chứng khoán này tiếp tục ghi nhận áp lực bán đầu phiên nhưng đã kịp hồi về mức tham chiếu 20.450 đồng/cổ phiếu.
Gelex hiện là một trong các tập đoàn lớn đang niêm yết với quy mô tổng tài sản hơn 52.600 tỷ đồng. Giá trị vốn hóa thị trường hiện đứng ở mức trên 17.400 tỷ đồng.
Hệ sinh thái của tập đoàn này khá rộng ở nhiều lĩnh vực. Bao gồm Viglacera - công ty top đầu về vật liệu xây dựng và sở hữu 12 khu công nghiệp, Gelex Electric - công ty sở hữu các thương hiệu thiết bị điện lớn như Cadivi, Thibidi. Ngoài ra còn có các mảng năng lượng tái tạo, bất động sản...
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023, lãnh đạo Gelex nói đang triển khai tái cấu trúc các mảng kinh doanh cũng như tích cực nắm bắt các cơ hội hợp tác quốc tế.
Tập đoàn sẽ cơ cấu lại danh mục các dự án điện đã vận hành trong hệ thống thông qua việc thoái tối đa hoặc toàn bộ cổ phần/phần vốn góp tại các công ty dự án điện này cho các nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng. Gelex đang trong quá trình làm việc, thương thảo để đi đến thống nhất và hoàn tất giao dịch với nhà đầu tư nước ngoài.
Gelex tất toán thêm 2 lô trái phiếu 700 tỷ đồngCổ phiếu GEX bật tăng trần lên mức cao nhất 8 tháng sau thông tin doanh nghiệp trả nợ đúng hạn 2 lô trái phiếu lớn giá trị 700 tỷ đồng.
17:43 1/6/2023
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | Cổ phiếu giao dịch đột biến, Gelex nói do tin đồn sai sự thật
Tập đoàn tư nhân này khẳng định các tin đồn trên diễn đàn, mạng xã hội là sai sự thật và đang làm rõ động cơ của các cá nhân/tổ chức để xử lý.
Tập đoàn Gelex (mã: GEX) vừa mới đưa ra khuyến cáo nhà đầu tư cảnh giác trước những tin đồn sai sự thật, sau khi nhận được phản ánh về một số thông tin đang lan truyền trên các diễn đàn và các trang mạng xã hội có liên quan đến tập đoàn và cổ phiếu.
Theo đó, sau khi ghi nhận và kiểm tra, Gelex khẳng định đây là các thông tin sai sự thật; gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý nhà đầu tư, khách hàng, làm uy tín của tập đoàn và xâm phạm quyền lợi của cổ đông.
"Việc các cá nhân, tổ chức đưa các thông tin sai sự thật về Gelex và mã cổ phiếu GEX là hành vi có thể có dấu hiệu của tội vu khống, thao túng thị trường, gây lũng đoạn, mất an ninh an toàn thị trường', theo thư gửi nhà đầu tư.
Tập đoàn đa ngành này nhấn mạnh kịch liệt phản đối những hành vi phát tán, lan truyền thông tin sai sự thật. Gelex sẽ thông tin đến các cơ quan chức năng có liên quan để làm rõ nguồn gốc, mục đích của các thông tin sai sự thật; cũng như làm rõ động cơ của các cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi này nhằm xử lý nghiêm minh theo quy định pháp luật.
Nhà máy sản xuất thiết bị điện Thibidi thuộc Gelex. Ảnh: GEX.
Thực tế từ đầu năm 2022 đến nay, trong bối cảnh thị trường đang chịu nhiều áp lực, các tin đồn tiêu cực liên tục xuất hiện đã gieo hoài nghi, hoang mang với các nhà đầu tư, gây ra tác động mạnh trong ngắn hạn, ảnh hưởng đến cung cầu và quyết định của nhà đầu tư.
Mặc dù tính xác thực thấp nhưng sự lan tỏa nhanh chóng của thông tin trên các mạng xã hội và truyền miệng tạo nên hiệu ứng cộng hưởng và có gây tác động tiêu cực đến thị trường chung.
Doanh nghiệp niêm yết khuyến cáo nhà đầu tư thận trọng trước những thông tin thất thiệt; đánh giá đầy đủ, khách quan và chính xác về tình hình hoạt động; theo dõi thông tin chính thống trên website.
Trong phiên giao dịch hôm qua 26/6, cổ phiếu GEX là một trong các mã tâm điểm khi chứng kiến áp lực bán tháo từ sớm, nhiều thời điểm đã chạm về giá sàn 19.200 đồng/cổ phiếu, trước khi được kéo ngược về cuối phiên. Thanh khoản cũng nhảy vọt lên hơn 48 triệu cổ phiếu, là phiên khớp lệnh cao nhất lịch sử.
Tạm dừng phiên sáng 27/6, mã chứng khoán này tiếp tục ghi nhận áp lực bán đầu phiên nhưng đã kịp hồi về mức tham chiếu 20.450 đồng/cổ phiếu.
Gelex hiện là một trong các tập đoàn lớn đang niêm yết với quy mô tổng tài sản hơn 52.600 tỷ đồng. Giá trị vốn hóa thị trường hiện đứng ở mức trên 17.400 tỷ đồng.
Hệ sinh thái của tập đoàn này khá rộng ở nhiều lĩnh vực. Bao gồm Viglacera - công ty top đầu về vật liệu xây dựng và sở hữu 12 khu công nghiệp, Gelex Electric - công ty sở hữu các thương hiệu thiết bị điện lớn như Cadivi, Thibidi. Ngoài ra còn có các mảng năng lượng tái tạo, bất động sản...
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023, lãnh đạo Gelex nói đang triển khai tái cấu trúc các mảng kinh doanh cũng như tích cực nắm bắt các cơ hội hợp tác quốc tế.
Tập đoàn sẽ cơ cấu lại danh mục các dự án điện đã vận hành trong hệ thống thông qua việc thoái tối đa hoặc toàn bộ cổ phần/phần vốn góp tại các công ty dự án điện này cho các nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng. Gelex đang trong quá trình làm việc, thương thảo để đi đến thống nhất và hoàn tất giao dịch với nhà đầu tư nước ngoài.
Gelex tất toán thêm 2 lô trái phiếu 700 tỷ đồngCổ phiếu GEX bật tăng trần lên mức cao nhất 8 tháng sau thông tin doanh nghiệp trả nợ đúng hạn 2 lô trái phiếu lớn giá trị 700 tỷ đồng.
17:43 1/6/2023
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | |
Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành lần thứ 4 | NHNN vừa có quyết định điều chỉnh giảm thêm một loạt mức lãi suất điều hành, áp dụng từ ngày 19/6, đánh dấu đợt giảm lãi suất điều hành lần thứ 4 từ đầu năm 2023. | Ngân hàng Nhà nước vừa công bố 2 quyết định liên quan việc điều chỉnh một loạt mức lãi suất điều hành từ ngày 19/6 sau chỉ đạo của Thường trực Chính phủ.
Cụ thể, nhà điều hành chính sách tiền tệ đã điều chỉnh lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với tổ chức tín dụng từ 5,5%/năm xuống 5%/năm. Đồng thời, lãi suất tái cấp vốn sẽ giảm từ 5%/năm xuống 4,5%/năm và lãi suất tái chiết khấu giữ nguyên ở mức 3%/năm.
Bên cạnh đó, về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng Đồng Việt Nam (VND) của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, nhà điều hành cũng điều chỉnh trần lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ mức 5%/năm xuống 4,75%/năm; tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng giữ nguyên ở mức 0,5%/năm.
Riêng lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VND tại quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, NHNN điều chỉnh giảm từ mức 5,5%/năm xuống 5,25%/năm; lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên do tổ chức tín dụng ấn định trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường.
- Các đợt giảm lãi suất điều hành của NHNN từ đầu năm đến nay:
Lãi suất điều hành (%/năm)Trước 15/3Từ 15/3Từ 3/4Từ 25/5Từ 19/6Lãi suất tái cấp vốn665,554,5Lãi suất tái chiết khấu4,53,53,53,53Lãi suất cho vay qua đêm và bù đắp thiếu hụt vốn7665,55Trần lãi suất huy động không kỳ hạn và dưới 1 tháng110,50,50,5Trần lãi suất huy động từ 1 tháng đến dưới 6 tháng665,554,75
Về lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế theo quy định, NHNN điều chỉnh giảm từ 4,5%/năm xuống 4%/năm. Trong khi lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô đối với các nhu cầu vốn này giảm từ mức 5,5%/năm xuống 5%/năm.
Với đợt điều chỉnh mới nhất này, NHNN đã có lần thứ 4 giảm các mức lãi suất điều hành liên tiếp tính từ đầu năm nay.
Trước đó, ngày 15/6, Văn phòng Chính phủ ban hành thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về những nhiệm vụ, giải pháp lớn ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.
Một trong những nhiệm vụ và giải pháp lớn mà Thường trực Chính phủ nêu ra đó là yêu cầu Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành ngay trong tháng 6 và định hướng giảm lãi suất huy động, cho vay đối với khách hàng.
Chính phủ cũng yêu cầu NHNN xác định hạn mức tăng trưởng tín dụng cần thiết, hợp lý trong năm, phân bổ hết hạn mức tín dụng và thông báo công khai ngay trong tháng 6 để các tổ chức tín dụng chủ động mở rộng tín dụng từ nay đến hết năm. Trong đó, chú ý đến tín dụng bất động sản và tín dụng sản xuất kinh doanh nhằm hỗ trợ thị trường, góp phần khôi phục và khơi thông dòng vốn đầu tư và kinh doanh cho nền kinh tế.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Chính phủ yêu cầu giải quyết dứt điểm thiếu điện trong tháng 6Thường trực Chính phủ yêu cầu Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm việc thiếu điện trong tháng 6.
12:25 16/6/2023
Đề xuất gói vay lãi suất dưới 3%/năm cho công nhân mua nhà ở xã hộiTổng liên đoàn lao động đề xuất Chính phủ ban hành thêm gói tín dụng cho công nhân, người lao động với lãi suất không quá 3%/năm, thời hạn trên 25 năm để thuê, mua nhà ở xã hội.
13:44 19/5/2023
Doanh nghiệp kiệt sức giữa gánh nặng lãi vay và thiếu đơn hàngNhiều doanh nghiệp đang ngày càng đối mặt với khó khăn khi đơn hàng tiếp tục giảm mạnh trong khi lãi suất vay neo cao, nguồn vốn hạn hẹp. Có những đơn vị phải sản xuất cầm chừng.
11:01 17/5/2023 | Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành lần thứ 4
NHNN vừa có quyết định điều chỉnh giảm thêm một loạt mức lãi suất điều hành, áp dụng từ ngày 19/6, đánh dấu đợt giảm lãi suất điều hành lần thứ 4 từ đầu năm 2023.
Ngân hàng Nhà nước vừa công bố 2 quyết định liên quan việc điều chỉnh một loạt mức lãi suất điều hành từ ngày 19/6 sau chỉ đạo của Thường trực Chính phủ.
Cụ thể, nhà điều hành chính sách tiền tệ đã điều chỉnh lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với tổ chức tín dụng từ 5,5%/năm xuống 5%/năm. Đồng thời, lãi suất tái cấp vốn sẽ giảm từ 5%/năm xuống 4,5%/năm và lãi suất tái chiết khấu giữ nguyên ở mức 3%/năm.
Bên cạnh đó, về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng Đồng Việt Nam (VND) của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, nhà điều hành cũng điều chỉnh trần lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ mức 5%/năm xuống 4,75%/năm; tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng giữ nguyên ở mức 0,5%/năm.
Riêng lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VND tại quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, NHNN điều chỉnh giảm từ mức 5,5%/năm xuống 5,25%/năm; lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên do tổ chức tín dụng ấn định trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường.
- Các đợt giảm lãi suất điều hành của NHNN từ đầu năm đến nay:
Lãi suất điều hành (%/năm)Trước 15/3Từ 15/3Từ 3/4Từ 25/5Từ 19/6Lãi suất tái cấp vốn665,554,5Lãi suất tái chiết khấu4,53,53,53,53Lãi suất cho vay qua đêm và bù đắp thiếu hụt vốn7665,55Trần lãi suất huy động không kỳ hạn và dưới 1 tháng110,50,50,5Trần lãi suất huy động từ 1 tháng đến dưới 6 tháng665,554,75
Về lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế theo quy định, NHNN điều chỉnh giảm từ 4,5%/năm xuống 4%/năm. Trong khi lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô đối với các nhu cầu vốn này giảm từ mức 5,5%/năm xuống 5%/năm.
Với đợt điều chỉnh mới nhất này, NHNN đã có lần thứ 4 giảm các mức lãi suất điều hành liên tiếp tính từ đầu năm nay.
Trước đó, ngày 15/6, Văn phòng Chính phủ ban hành thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về những nhiệm vụ, giải pháp lớn ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.
Một trong những nhiệm vụ và giải pháp lớn mà Thường trực Chính phủ nêu ra đó là yêu cầu Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành ngay trong tháng 6 và định hướng giảm lãi suất huy động, cho vay đối với khách hàng.
Chính phủ cũng yêu cầu NHNN xác định hạn mức tăng trưởng tín dụng cần thiết, hợp lý trong năm, phân bổ hết hạn mức tín dụng và thông báo công khai ngay trong tháng 6 để các tổ chức tín dụng chủ động mở rộng tín dụng từ nay đến hết năm. Trong đó, chú ý đến tín dụng bất động sản và tín dụng sản xuất kinh doanh nhằm hỗ trợ thị trường, góp phần khôi phục và khơi thông dòng vốn đầu tư và kinh doanh cho nền kinh tế.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Chính phủ yêu cầu giải quyết dứt điểm thiếu điện trong tháng 6Thường trực Chính phủ yêu cầu Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm việc thiếu điện trong tháng 6.
12:25 16/6/2023
Đề xuất gói vay lãi suất dưới 3%/năm cho công nhân mua nhà ở xã hộiTổng liên đoàn lao động đề xuất Chính phủ ban hành thêm gói tín dụng cho công nhân, người lao động với lãi suất không quá 3%/năm, thời hạn trên 25 năm để thuê, mua nhà ở xã hội.
13:44 19/5/2023
Doanh nghiệp kiệt sức giữa gánh nặng lãi vay và thiếu đơn hàngNhiều doanh nghiệp đang ngày càng đối mặt với khó khăn khi đơn hàng tiếp tục giảm mạnh trong khi lãi suất vay neo cao, nguồn vốn hạn hẹp. Có những đơn vị phải sản xuất cầm chừng.
11:01 17/5/2023 | |
Hai cổ phiếu 'họ FLC' bị hủy niêm yết bắt buộc | Mã GAB của Công ty CP Đầu tư Khai khoáng và Quản lý tài sản FLC cùng AMD của Công ty CP Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone bị HoSE hủy niêm yết do vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin. | Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa có thông báo hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu của Công ty CP Đầu tư Khai khoáng và Quản lý tài sản FLC (GAB).
Trước đó, mã chứng khoán này thuộc diện bị đình chỉ giao dịch do chậm nộp Báo cáo tài chính soát xét bán niên 2022 quá 6 tháng so với thời hạn quy định, đồng thời thuộc diện bị kiểm soát do chậm nộp Báo cáo tài chính kiểm toán 2022 quá 30 ngày so với thời hạn quy định.
HoSE cho biết đến nay, GAB chưa khắc phục được nguyên nhân đưa chứng khoán vào diện đình chỉ giao dịch và diện kiểm soát.
Căn cứ theo quy định và ý kiến của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (VNX), HoSE quyết định hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu GAB để bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư.
GAB là một trong những cổ phiếu thuộc “họ FLC” nằm trong hệ sinh thái doanh nghiệp liên quan đến Tập đoàn FLC và cựu chủ tịch Trịnh Văn Quyết. Trước thời điểm vướng vòng lao lý, vị doanh nhân này nắm quyền chi phối tại GAB với tỷ lệ sở hữu 55% cổ phần nhưng không giữ vị trí quản lý, điều hành.
Cùng ngày, cổ phiếu AMD của Công ty CP Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone cũng bị HoSE quyết định hủy niêm yết bắt buộc.
Như vậy, sau quyết định trên của HoSE, "họ cổ phiếu FLC” đã có 5 mã chứng khoán bị hủy niêm yết gồm FLC, ROS, HAI, AMD và GAB.
Bên cạnh đó, một số cổ phiếu khác cũng trong nhóm này như KLF của Công ty CP Đầu tư Thương mại và Xuất nhập khẩu CFS đang ở diện bị hạn chế giao dịch; mã ART của Công ty CP Chứng khoán BOS bị đình chỉ giao dịch.
Mạo danh HNX và HoSE kêu gọi đầu tư siêu lợi nhuậnCác Sở Giao dịch Chứng khoán liên tục bị các đối tượng lừa đảo mạo danh để kêu gọi tham gia ký hợp đồng hợp tác siêu lợi nhuận.
14:40 27/6/2023
Lý do giá Bitcoin tăng 12% dù không còn nhiều người giao dịchKhối lượng giao dịch lẫn độ sâu thị trường của Bitcoin đều rơi xuống mức thấp. Tình trạng này tạo điều kiện cho những nhà đầu tư đặt lệnh lớn chi phối xu hướng giá của Bitcoin.
20:06 26/6/2023
Xổ số Kiến thiết Thủ đô cả năm lãi chưa đầy 10 tỷ đồngTrước sự cạnh tranh từ Vietlott và nạn kinh doanh lô đề, doanh thu lẫn lợi nhuận của Xổ số Kiến thiết Thủ đô tăng trưởng chậm, chỉ đạt lần lượt 490 tỷ đồng và 9,7 tỷ đồng.
15:29 23/6/2023
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | Hai cổ phiếu 'họ FLC' bị hủy niêm yết bắt buộc
Mã GAB của Công ty CP Đầu tư Khai khoáng và Quản lý tài sản FLC cùng AMD của Công ty CP Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone bị HoSE hủy niêm yết do vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa có thông báo hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu của Công ty CP Đầu tư Khai khoáng và Quản lý tài sản FLC (GAB).
Trước đó, mã chứng khoán này thuộc diện bị đình chỉ giao dịch do chậm nộp Báo cáo tài chính soát xét bán niên 2022 quá 6 tháng so với thời hạn quy định, đồng thời thuộc diện bị kiểm soát do chậm nộp Báo cáo tài chính kiểm toán 2022 quá 30 ngày so với thời hạn quy định.
HoSE cho biết đến nay, GAB chưa khắc phục được nguyên nhân đưa chứng khoán vào diện đình chỉ giao dịch và diện kiểm soát.
Căn cứ theo quy định và ý kiến của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (VNX), HoSE quyết định hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu GAB để bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư.
GAB là một trong những cổ phiếu thuộc “họ FLC” nằm trong hệ sinh thái doanh nghiệp liên quan đến Tập đoàn FLC và cựu chủ tịch Trịnh Văn Quyết. Trước thời điểm vướng vòng lao lý, vị doanh nhân này nắm quyền chi phối tại GAB với tỷ lệ sở hữu 55% cổ phần nhưng không giữ vị trí quản lý, điều hành.
Cùng ngày, cổ phiếu AMD của Công ty CP Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone cũng bị HoSE quyết định hủy niêm yết bắt buộc.
Như vậy, sau quyết định trên của HoSE, "họ cổ phiếu FLC” đã có 5 mã chứng khoán bị hủy niêm yết gồm FLC, ROS, HAI, AMD và GAB.
Bên cạnh đó, một số cổ phiếu khác cũng trong nhóm này như KLF của Công ty CP Đầu tư Thương mại và Xuất nhập khẩu CFS đang ở diện bị hạn chế giao dịch; mã ART của Công ty CP Chứng khoán BOS bị đình chỉ giao dịch.
Mạo danh HNX và HoSE kêu gọi đầu tư siêu lợi nhuậnCác Sở Giao dịch Chứng khoán liên tục bị các đối tượng lừa đảo mạo danh để kêu gọi tham gia ký hợp đồng hợp tác siêu lợi nhuận.
14:40 27/6/2023
Lý do giá Bitcoin tăng 12% dù không còn nhiều người giao dịchKhối lượng giao dịch lẫn độ sâu thị trường của Bitcoin đều rơi xuống mức thấp. Tình trạng này tạo điều kiện cho những nhà đầu tư đặt lệnh lớn chi phối xu hướng giá của Bitcoin.
20:06 26/6/2023
Xổ số Kiến thiết Thủ đô cả năm lãi chưa đầy 10 tỷ đồngTrước sự cạnh tranh từ Vietlott và nạn kinh doanh lô đề, doanh thu lẫn lợi nhuận của Xổ số Kiến thiết Thủ đô tăng trưởng chậm, chỉ đạt lần lượt 490 tỷ đồng và 9,7 tỷ đồng.
15:29 23/6/2023
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | |
Phố Wall giảm điểm vì sự sụp đổ của First Republic | Sau khi ngân hàng First Republic chính thức phá sản, các chỉ số chứng khoán chính của Phố Wall đã đồng loạt giảm điểm trong phiên giao dịch ngày thứ 1/5. | Các chỉ số quan trọng của chứng khoán Mỹ đều giảm nhẹ trong phiên giao dịch gần nhất. Ảnh: Bloomberg.
Theo CNBC, chỉ số Dow Jones đã giảm nhẹ sau khi chính phủ Mỹ chính thức tiếp quản First Republic và bán lại ngân hàng này cho JPMorgan Chase sau đó. Kết thúc phiên giao dịch ngày 1/5, chỉ số Dow Jones đã giảm 46,46 điểm, tương đương 0,14%, và xuống còn 34.051,70 điểm.
Chỉ số S&P 500 cũng hạ 0,04% và về mức 4.167,87 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 0,11%, chỉ còn 12.212,60 điểm.
Ngược lại, cổ phiếu của JPMorgan Chase đã tăng 2,1% sau khi trở thành đơn vị chiến thắng trong cuộc đấu giá giành quyền mua lại First Republic.
Một trong những nhà băng lớn nhất nước Mỹ đã mua lại tất cả khoản tiền gửi của khách hàng tại First Republic và “phần lớn tài sản” của ngân hàng này. Thương vụ trên khiến cho cái tên JPMorgan Chase ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn trong ngành tài chính ngân hàng ở xứ cờ hoa.
Theo ông Jamie Dimon, CEO của JPMorgan Chase, thỏa thuận này sẽ giải quyết phần lớn hậu quả từ sự hỗn loạn trong lĩnh vực ngân hàng, khởi đầu bằng vụ phá sản đột ngột của SVB vào tháng 3.
Ông Jay Hatfield, CEO của Infrastructure Capital, cho rằng những thỏa thuận tiếp quản tương tự có thể cứu vãn đà lao dốc của các cổ phiếu ngân hàng trong khu vực.
“Chúng ta có thể sắp phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nợ. Vì vậy, tôi sẽ rất bất ngờ nếu như không có một ngân hàng nào bị ảnh hưởng xấu, đặc biệt là khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến tiếp tục tăng lãi suất”, ông Jay Hatfield cho biết thêm.
Ngoài ra, chứng chỉ quỹ SPDR S&P Regional Bank ETF cũng đã giảm hơn 2% vào ngày 1/5. Cổ phiếu Zions Bancorp và PacWest lần lượt hạ 3,7% và 10,6% trong phiên giao dịch ngày hôm qua.
Trước đó, báo cáo của First Republic cho biết lượng tiền gửi tại ngân hàng này đã sụt giảm hơn 40% trong quý I. Cổ phiếu của công ty cũng vì vậy mà “bốc hơi” tới 97% so với thời điểm đầu năm.
Sự sụp đổ của First Republic và các hậu quả đi kèm sẽ khiến quyết định điều chỉnh lãi suất của Fed trở nên khó khăn hơn. Đa phần ngân hàng trung ương đều dự kiến tăng lãi suất thêm một lần nữa trước khi tạm dừng trong năm nay.
Nhà đầu tư đang chờ đợi một số công ty lớn khác báo cáo kết quả kinh doanh trong tuần này. Apple và các doanh nghiệp hàng đầu, bao gồm Qualcomm và AMD, có thể sẽ công bố báo cáo tài chính quý I trong tuần này.
Ngân hàng Morgan Stanley sắp sa thải 3.000 nhân viênMột trong những ngân hàng đầu tư lớn nhất nước Mỹ có thể sẽ cắt giảm 5% lực lượng lao động trên toàn cầu vào cuối quý II.
10:14 2/5/2023
Giá vàng trong nước tiếp tục đi ngangGiá vàng hôm nay (2/5) duy trì xu hướng đi ngang mốc 67,2 triệu đồng/lượng khi kỳ nghỉ lễ kéo dài, nhà đầu tư thế giới cũng đang chờ đợi thông tin lãi suất từ Mỹ.
10:59 2/5/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | Phố Wall giảm điểm vì sự sụp đổ của First Republic
Sau khi ngân hàng First Republic chính thức phá sản, các chỉ số chứng khoán chính của Phố Wall đã đồng loạt giảm điểm trong phiên giao dịch ngày thứ 1/5.
Các chỉ số quan trọng của chứng khoán Mỹ đều giảm nhẹ trong phiên giao dịch gần nhất. Ảnh: Bloomberg.
Theo CNBC, chỉ số Dow Jones đã giảm nhẹ sau khi chính phủ Mỹ chính thức tiếp quản First Republic và bán lại ngân hàng này cho JPMorgan Chase sau đó. Kết thúc phiên giao dịch ngày 1/5, chỉ số Dow Jones đã giảm 46,46 điểm, tương đương 0,14%, và xuống còn 34.051,70 điểm.
Chỉ số S&P 500 cũng hạ 0,04% và về mức 4.167,87 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 0,11%, chỉ còn 12.212,60 điểm.
Ngược lại, cổ phiếu của JPMorgan Chase đã tăng 2,1% sau khi trở thành đơn vị chiến thắng trong cuộc đấu giá giành quyền mua lại First Republic.
Một trong những nhà băng lớn nhất nước Mỹ đã mua lại tất cả khoản tiền gửi của khách hàng tại First Republic và “phần lớn tài sản” của ngân hàng này. Thương vụ trên khiến cho cái tên JPMorgan Chase ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn trong ngành tài chính ngân hàng ở xứ cờ hoa.
Theo ông Jamie Dimon, CEO của JPMorgan Chase, thỏa thuận này sẽ giải quyết phần lớn hậu quả từ sự hỗn loạn trong lĩnh vực ngân hàng, khởi đầu bằng vụ phá sản đột ngột của SVB vào tháng 3.
Ông Jay Hatfield, CEO của Infrastructure Capital, cho rằng những thỏa thuận tiếp quản tương tự có thể cứu vãn đà lao dốc của các cổ phiếu ngân hàng trong khu vực.
“Chúng ta có thể sắp phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nợ. Vì vậy, tôi sẽ rất bất ngờ nếu như không có một ngân hàng nào bị ảnh hưởng xấu, đặc biệt là khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến tiếp tục tăng lãi suất”, ông Jay Hatfield cho biết thêm.
Ngoài ra, chứng chỉ quỹ SPDR S&P Regional Bank ETF cũng đã giảm hơn 2% vào ngày 1/5. Cổ phiếu Zions Bancorp và PacWest lần lượt hạ 3,7% và 10,6% trong phiên giao dịch ngày hôm qua.
Trước đó, báo cáo của First Republic cho biết lượng tiền gửi tại ngân hàng này đã sụt giảm hơn 40% trong quý I. Cổ phiếu của công ty cũng vì vậy mà “bốc hơi” tới 97% so với thời điểm đầu năm.
Sự sụp đổ của First Republic và các hậu quả đi kèm sẽ khiến quyết định điều chỉnh lãi suất của Fed trở nên khó khăn hơn. Đa phần ngân hàng trung ương đều dự kiến tăng lãi suất thêm một lần nữa trước khi tạm dừng trong năm nay.
Nhà đầu tư đang chờ đợi một số công ty lớn khác báo cáo kết quả kinh doanh trong tuần này. Apple và các doanh nghiệp hàng đầu, bao gồm Qualcomm và AMD, có thể sẽ công bố báo cáo tài chính quý I trong tuần này.
Ngân hàng Morgan Stanley sắp sa thải 3.000 nhân viênMột trong những ngân hàng đầu tư lớn nhất nước Mỹ có thể sẽ cắt giảm 5% lực lượng lao động trên toàn cầu vào cuối quý II.
10:14 2/5/2023
Giá vàng trong nước tiếp tục đi ngangGiá vàng hôm nay (2/5) duy trì xu hướng đi ngang mốc 67,2 triệu đồng/lượng khi kỳ nghỉ lễ kéo dài, nhà đầu tư thế giới cũng đang chờ đợi thông tin lãi suất từ Mỹ.
10:59 2/5/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | |
Lý do NHNN giảm lãi suất điều hành 3 lần liên tiếp từ đầu năm | Phó thống đốc Phạm Thanh Hà cho biết NHNN là một trong những ngân hàng trung ương đầu tiên trên thế giới giảm lãi suất điều hành từ đầu năm để hỗ trợ nền kinh tế. | Đây là chia sẻ của Phó thống đốc Phạm Thanh Hà liên quan hoạt động điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thời gian qua.
Theo Phó thống đốc, trong những tháng đầu năm nay, các ngân hàng trung ương trên thế giới vẫn duy trì xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ, kéo theo thương mại toàn cầu giảm, khủng hoảng tại một số ngân hàng ở Mỹ, châu Âu đã đặt ra thách thức cho điều hành chính sách tiền tệ trên toàn thế giới.
Trong nước, nền kinh tế cũng đối mặt với nhiều khó khăn, các doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường ngày càng tăng, các điều kiện kinh doanh bị thu hẹp. Trong bối cảnh đó, Việt Nam lại là nền kinh tế nhỏ có độ mở lớn, nội tại còn nhiều khó khăn. Từ đó, đặt ra nhiều thách thức trong công tác điều hành chính sách tiền tệ với NHNN.
Phó thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà. Ảnh: NHNN.
Nhiều điều kiện hỗ trợ việc giảm lãi suất
Trong bối cảnh trên, NHNN đã điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở để ổn định thị trường tiền tệ. Trong đó, nhà điều hành đã duy trì các phiên chào mua giấy tờ có giá với khối lượng, kỳ hạn phù hợp, đảm bảo thanh khoản cho các ngân hàng. Cùng với đó, NHNN đã 3 lần điều chỉnh giảm lãi suất điều hành để tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân.
Trên cơ sở các mục tiêu kinh tế đã đặt ra, NHNN định hướng tăng trưởng tín dụng cả năm vào khoảng 14-15%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. Theo Phó thống đốc, ngay từ đầu năm, NHNN đã điều hành tăng trưởng khối lượng và cơ cấu tín dụng hợp lý, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế.
Nhà điều hành đã chỉ đạo các ngân hàng tăng trưởng tín dụng với tốc độ hợp lý, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế.
Về lý do liên tiếp giảm lãi suất điều hành 3 lần từ đầu năm trong khi các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới vẫn giữ lãi suất ở mức cao, Phó thống đốc Hà cho biết thị trường trong nước đang có nhiều điều kiện để NHNN giảm lãi suất.
Theo đó, lạm phát trong nước vẫn tăng nhưng đã chậm lại; thanh khoản hệ thống ngân hàng có dư thừa; tỷ giá diễn biến ổn định, NHNN đã mua được ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối; đồng thời các ngân hàng cũng đã nỗ lực tiết giảm chi phí, giảm mặt bằng lãi suất huy động. Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế còn nhiều khó khăn.
Theo lãnh đạo NHNN, việc liên tục giảm lãi suất điều hành là giải pháp linh hoạt, phù hợp với điều kiện thị trường hiện nay, qua đó tiếp tục định hướng giảm mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường, tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp và người dân.
Các đợt điều chỉnh lãi suất điều hành từ đầu năm 2023 của NHNN Lãi suất điều hành (%/năm) Trước 15/3 Từ 15/3 Từ 3/4 Từ 25/5 Lãi suất tái cấp vốn 6 6 5,5 5 Lãi suất tái chiết khấu 4,5 3,5 3,5 3,5 Lãi suất cho vay qua đêm và bù đắp thiếu hụt vốn 7 6 6 5,5 Trần lãi suất huy động không kỳ hạn và dưới 1 tháng 1 1 0,5 0,5 Trần lãi suất huy động từ 1 tháng đến dưới 6 tháng 6 6 5,5 5
“NHNN cũng là một trong những ngân hàng trung ương đầu tiên trên thế giới điều chỉnh giảm lãi suất điều hành trong các tháng đầu năm”, ông Hà nhấn mạnh.
Theo Phó thống đốc, NHNN đã làm việc với các ngân hàng thương mại về việc giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp. Các nhà băng sau đó cũng có các biện pháp giảm lãi suất phù hợp.
Đến nay, về cơ bản mặt bằng lãi suất đã ổn định, lãi suất phát sinh mới có xu hướng giảm dần trong tháng đầu năm. Lãi suất tiền gửi bình quân phát sinh mới của các ngân hàng thương mại vào khoảng 6,1%/năm (-0,37%) so với cuối năm 2022; lãi suất cho vay bình quân VND phát sinh mới ở mức 9,07%/năm (-0,9%).
“Thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến tiền tệ trong nước, quốc tế, dự báo lạm phát và lãi suất thị trường để điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ”, Phó thống đốc nhấn mạnh.
Không nới lỏng điều kiện cấp tín dụng
Liên quan đề xuất nới điều kiện cấp tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp, theo Phó thống đốc Hà, khó khăn của nền kinh tế là khó khăn tổng thể, trong đó có thể phân ra khó khăn của doanh nghiệp và ngân hàng.
“Nếu các ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp ở mức chấp nhận được thì nền kinh tế sẽ tốt lên. Nếu ngân hàng hoãn, giãn nợ, nới lỏng điều kiện tín dụng thì khó khăn sẽ chuyển về phía ngân hàng, gây nguy cơ rủi ro mất an toàn hệ thống”, ông nói.
Do đó, bài toán khó đặt ra là NHNN phải tìm được điểm hài hoà để vẫn hỗ trợ nền kinh tế nhưng vẫn đảm bảo an toàn hệ thống. “Đặc biệt, trong điều hành chính sách tiền tệ không cho phép thử sai”, Phó thống đốc nhấn mạnh.
NHNN là một trong những ngân hàng trung ương đầu tiên trên thế giới điều chỉnh giảm lãi suất điều hành trong các tháng đầu năm Phó thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà
Trong các tháng còn lại của năm 2023, lãnh đạo NHNN cho biết nhà điều hành sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến kinh tế, tiền tệ trong và ngoài nước, điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối.
Trong đó, NHNN sẽ tiếp tục điều hành nghiệp vụ thị trường mở linh hoạt, sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống ngân hàng. Đồng thời, tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng để hỗ trợ thanh khoản, cho vay các chương trình đã được phê duyệt, hỗ trợ quá trình cơ cấu lại tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu; điều hành công cụ dự trữ bắt buộc.
Về lãi suất, NHNN sẽ điều hành phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ; khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, giảm mặt bằng lãi suất cho vay.
Phó thống đốc cũng cho biết NHNN sẽ điều hành tỷ giá phù hợp với điều kiện thị trường, can thiệp thị trường khi cần thiết và tiếp tục điều hành tăng trưởng tín dụng theo chỉ tiêu định hướng 14-15% cả năm.
Bên cạnh đó, NHNN chỉ đạo tổ chức tín dụng hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế, song song với kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.
Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục định hướng giảm lãi suất cho vayTheo NHNN, việc tiếp tục giảm các mức lãi suất điều hành là giải pháp linh hoạt, phù hợp với điều kiện thị trường hiện nay để hỗ trợ quá trình phục hồi tăng trưởng kinh tế.
19:00 25/5/2023
Nhiều ngân hàng đã hạ lãi tiết kiệm kỳ hạn ngắnCác ngân hàng thương mại đang rục rịch điều chỉnh mức lãi suất huy động tại các kỳ hạn ngắn 1-5 tháng theo quy định mới nhất của Ngân hàng Nhà nước.
20:37 24/5/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | Lý do NHNN giảm lãi suất điều hành 3 lần liên tiếp từ đầu năm
Phó thống đốc Phạm Thanh Hà cho biết NHNN là một trong những ngân hàng trung ương đầu tiên trên thế giới giảm lãi suất điều hành từ đầu năm để hỗ trợ nền kinh tế.
Đây là chia sẻ của Phó thống đốc Phạm Thanh Hà liên quan hoạt động điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thời gian qua.
Theo Phó thống đốc, trong những tháng đầu năm nay, các ngân hàng trung ương trên thế giới vẫn duy trì xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ, kéo theo thương mại toàn cầu giảm, khủng hoảng tại một số ngân hàng ở Mỹ, châu Âu đã đặt ra thách thức cho điều hành chính sách tiền tệ trên toàn thế giới.
Trong nước, nền kinh tế cũng đối mặt với nhiều khó khăn, các doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường ngày càng tăng, các điều kiện kinh doanh bị thu hẹp. Trong bối cảnh đó, Việt Nam lại là nền kinh tế nhỏ có độ mở lớn, nội tại còn nhiều khó khăn. Từ đó, đặt ra nhiều thách thức trong công tác điều hành chính sách tiền tệ với NHNN.
Phó thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà. Ảnh: NHNN.
Nhiều điều kiện hỗ trợ việc giảm lãi suất
Trong bối cảnh trên, NHNN đã điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở để ổn định thị trường tiền tệ. Trong đó, nhà điều hành đã duy trì các phiên chào mua giấy tờ có giá với khối lượng, kỳ hạn phù hợp, đảm bảo thanh khoản cho các ngân hàng. Cùng với đó, NHNN đã 3 lần điều chỉnh giảm lãi suất điều hành để tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân.
Trên cơ sở các mục tiêu kinh tế đã đặt ra, NHNN định hướng tăng trưởng tín dụng cả năm vào khoảng 14-15%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. Theo Phó thống đốc, ngay từ đầu năm, NHNN đã điều hành tăng trưởng khối lượng và cơ cấu tín dụng hợp lý, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế.
Nhà điều hành đã chỉ đạo các ngân hàng tăng trưởng tín dụng với tốc độ hợp lý, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế.
Về lý do liên tiếp giảm lãi suất điều hành 3 lần từ đầu năm trong khi các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới vẫn giữ lãi suất ở mức cao, Phó thống đốc Hà cho biết thị trường trong nước đang có nhiều điều kiện để NHNN giảm lãi suất.
Theo đó, lạm phát trong nước vẫn tăng nhưng đã chậm lại; thanh khoản hệ thống ngân hàng có dư thừa; tỷ giá diễn biến ổn định, NHNN đã mua được ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối; đồng thời các ngân hàng cũng đã nỗ lực tiết giảm chi phí, giảm mặt bằng lãi suất huy động. Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế còn nhiều khó khăn.
Theo lãnh đạo NHNN, việc liên tục giảm lãi suất điều hành là giải pháp linh hoạt, phù hợp với điều kiện thị trường hiện nay, qua đó tiếp tục định hướng giảm mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường, tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp và người dân.
Các đợt điều chỉnh lãi suất điều hành từ đầu năm 2023 của NHNN Lãi suất điều hành (%/năm) Trước 15/3 Từ 15/3 Từ 3/4 Từ 25/5 Lãi suất tái cấp vốn 6 6 5,5 5 Lãi suất tái chiết khấu 4,5 3,5 3,5 3,5 Lãi suất cho vay qua đêm và bù đắp thiếu hụt vốn 7 6 6 5,5 Trần lãi suất huy động không kỳ hạn và dưới 1 tháng 1 1 0,5 0,5 Trần lãi suất huy động từ 1 tháng đến dưới 6 tháng 6 6 5,5 5
“NHNN cũng là một trong những ngân hàng trung ương đầu tiên trên thế giới điều chỉnh giảm lãi suất điều hành trong các tháng đầu năm”, ông Hà nhấn mạnh.
Theo Phó thống đốc, NHNN đã làm việc với các ngân hàng thương mại về việc giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp. Các nhà băng sau đó cũng có các biện pháp giảm lãi suất phù hợp.
Đến nay, về cơ bản mặt bằng lãi suất đã ổn định, lãi suất phát sinh mới có xu hướng giảm dần trong tháng đầu năm. Lãi suất tiền gửi bình quân phát sinh mới của các ngân hàng thương mại vào khoảng 6,1%/năm (-0,37%) so với cuối năm 2022; lãi suất cho vay bình quân VND phát sinh mới ở mức 9,07%/năm (-0,9%).
“Thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến tiền tệ trong nước, quốc tế, dự báo lạm phát và lãi suất thị trường để điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ”, Phó thống đốc nhấn mạnh.
Không nới lỏng điều kiện cấp tín dụng
Liên quan đề xuất nới điều kiện cấp tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp, theo Phó thống đốc Hà, khó khăn của nền kinh tế là khó khăn tổng thể, trong đó có thể phân ra khó khăn của doanh nghiệp và ngân hàng.
“Nếu các ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp ở mức chấp nhận được thì nền kinh tế sẽ tốt lên. Nếu ngân hàng hoãn, giãn nợ, nới lỏng điều kiện tín dụng thì khó khăn sẽ chuyển về phía ngân hàng, gây nguy cơ rủi ro mất an toàn hệ thống”, ông nói.
Do đó, bài toán khó đặt ra là NHNN phải tìm được điểm hài hoà để vẫn hỗ trợ nền kinh tế nhưng vẫn đảm bảo an toàn hệ thống. “Đặc biệt, trong điều hành chính sách tiền tệ không cho phép thử sai”, Phó thống đốc nhấn mạnh.
NHNN là một trong những ngân hàng trung ương đầu tiên trên thế giới điều chỉnh giảm lãi suất điều hành trong các tháng đầu năm Phó thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà
Trong các tháng còn lại của năm 2023, lãnh đạo NHNN cho biết nhà điều hành sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến kinh tế, tiền tệ trong và ngoài nước, điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối.
Trong đó, NHNN sẽ tiếp tục điều hành nghiệp vụ thị trường mở linh hoạt, sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống ngân hàng. Đồng thời, tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng để hỗ trợ thanh khoản, cho vay các chương trình đã được phê duyệt, hỗ trợ quá trình cơ cấu lại tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu; điều hành công cụ dự trữ bắt buộc.
Về lãi suất, NHNN sẽ điều hành phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ; khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, giảm mặt bằng lãi suất cho vay.
Phó thống đốc cũng cho biết NHNN sẽ điều hành tỷ giá phù hợp với điều kiện thị trường, can thiệp thị trường khi cần thiết và tiếp tục điều hành tăng trưởng tín dụng theo chỉ tiêu định hướng 14-15% cả năm.
Bên cạnh đó, NHNN chỉ đạo tổ chức tín dụng hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế, song song với kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.
Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục định hướng giảm lãi suất cho vayTheo NHNN, việc tiếp tục giảm các mức lãi suất điều hành là giải pháp linh hoạt, phù hợp với điều kiện thị trường hiện nay để hỗ trợ quá trình phục hồi tăng trưởng kinh tế.
19:00 25/5/2023
Nhiều ngân hàng đã hạ lãi tiết kiệm kỳ hạn ngắnCác ngân hàng thương mại đang rục rịch điều chỉnh mức lãi suất huy động tại các kỳ hạn ngắn 1-5 tháng theo quy định mới nhất của Ngân hàng Nhà nước.
20:37 24/5/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | |
Doanh nghiệp đua huy động hàng nghìn tỷ từ chứng khoán | Nhóm doanh nghiệp chứng khoán và bất động sản, xây dựng dẫn đầu làn sóng tăng vốn này. | Thị trường vốn truyền thống đang gặp nhiều thách thức. Kênh trái phiếu, tín dụng ngân hàng vẫn khó tiếp cận dù một số chính sách đã được nới lỏng và lãi suất điều chỉnh giảm.
Trong bối cảnh thiếu hụt dòng tiền, việc huy động vốn từ kênh chứng khoán đang trở thành "cứu cánh" cho các doanh nghiệp để có ngân sách đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh, bổ sung nguồn lực nền tảng cho những kế hoạch trong tương lai.
Công ty chứng khoán "dồn dập" tăng vốn khủng
Đáng chú ý là nhóm doanh nghiệp chứng khoán. Từ đầu quý III đến nay có ít nhất 8 công ty lên kế hoạch tăng vốn điều lệ hàng chục nghìn tỷ đồng.
Chứng khoán SSI (SSI) mới đây công bố sẽ xin ý kiến cổ đông thông qua phương án phát hành 453 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ nguồn vốn chủ sở hữu. Sau khi thương vụ hoàn tất, vốn điều lệ của Chứng khoán SSI dự kiến tăng từ 15.011 tỷ đồng lên mức 19.544 tỷ đồng và tiếp tục dẫn đầu trong nhóm doanh nghiệp chứng khoán.
Ngoài ra, SSI cho biết sau khi hoàn tất sẽ tiếp tục phát hành hơn 104 triệu cổ phiếu riêng lẻ. Nếu thành công, vốn điều lệ của SSI có thể lên mức gần 20.700 tỷ đồng.
Một thương vụ tăng vốn nổi bật khác là của Công ty CP Chứng khoán LPBank (LPBS). Doanh nghiệp dự kiến nâng vốn điều lệ gấp gần 16 lần thông qua việc chào bán 363,8 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Nếu hoàn tất kế hoạch, vốn điều lệ của LPBS sẽ tăng từ 250 tỷ đồng lên tới 3.888 tỷ đồng.
NHIỀU CÔNG TY CHỨNG KHOÁN Ồ ẠT TĂNG VỐN Số liệu: Tổng hợp Nhãn SSI VND LPBS TPS VFS DSC HDS ACBS Vốn điều lệ (tại ngày 30/9) tỷ đồng 15011 12178 250 2000 1200 1000 1023 3000 Vốn điều lệ dự kiến/đã tăng thêm 20700 15223 3888 3000 2400 2048 1700 4000
Trước đó, đầu tháng 10, Chứng khoán HD (HDS) đã thông qua phương án chi tiết phát hành hơn 67,5 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, giúp nâng vốn điều lệ từ 1.023 tỷ đồng lên gần 1.700 tỷ đồng.
Hay Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) công bố kế hoạch tăng vốn lên tới hơn 10.000 tỷ đồng, trong khi Chứng khoán MB (MBS) cũng đã hoàn tất phát hành cổ phiếu tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu, nâng vốn điều lệ lên hơn 4.370 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Chứng khoán ACB (ACBS) cũng được chấp thuận tăng vốn điều lệ thêm 1.000 tỷ đồng, lên mức 4.000 tỷ. Nguồn vốn góp đến từ ngân hàng mẹ - Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB).
Hồi tháng 8, Chứng khoán VNDirect (VND) đã công bố nghị quyết triển khai chào bán gần 244 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và phát hành gần 61 triệu cổ phiếu mới để trả cổ tức. Nếu cả hai phương án trên đều thành công, vốn điều lệ của VND sẽ được nâng từ 12.178 tỷ lên gần 15.223 tỷ đồng.
Bất động sản, xây dựng cũng chạy đua
Không riêng nhóm ngành chứng khoán, nhóm doanh nghiệp bất động sản cũng nhập cuộc đua tăng vốn trên thị trường chứng khoán. Cụ thể, Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va - Novaland (HoSE: NVL) vừa lấy ý kiến cổ đông về việc điều chỉnh phương án phát hành hơn 975 triệu cổ phiếu riêng lẻ và 1,95 tỷ cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu (tỷ lệ 100%) đã được thông qua hồi tháng 3.
Hiện, vốn điều lệ của ông lớn Novaland đang ở mức 19.501 tỷ đồng. Nếu tất cả đợt phát hành diễn ra thành công, vốn điều lệ của NVL có thể tăng gấp 2,5 lần lên hơn 49.000 tỷ đồng. Khi đó, Novaland sẽ trở thành doanh nghiệp bất động sản niêm yết có vốn điều lệ lớn nhất trên thị trường chứng khoán.
Hay mới đây nhất, Công ty CP Tập đoàn Đất Xanh (HoSE: DXG) thông báo chào bán 101 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để thu về hơn 1.220 tỷ đồng. Thời gian nhận tiền mua cổ phiếu từ 21/12 đến 15/1/2024. Nếu hoàn tất, vốn điều lệ của Đất Xanh sẽ tăng lên hơn 7.000 tỷ đồng.
Bất động sản Phát Đạt (HoSE: PDR) đầu tháng này cũng vừa thông báo về việc chào bán 134 triệu cổ phiếu nhằm huy động hơn 1.300 tỷ đồng từ cổ đông để thực hiện các dự án trọng điểm thời gian tới.
Trước đó, cuối tháng 11, Công ty CP Tập đoàn C.E.O - CEO Group (HNX: CEO) công bố đã chào bán thành công 242,7 triệu cổ phiếu, đồng thời phát hành hơn 5 triệu cổ phiếu ESOP cho nhân viên. Như vậy, CEO đã huy động được gần 2.600 tỷ đồng, theo đó tăng vốn gấp đôi lên 5.146 tỷ đồng.
Nhiều công ty đang xoay xở mọi cách tìm nguồn vốn khác để ổn định hoạt động. Ảnh: Việt Linh.
Doanh nghiệp xây dựng như Công ty CP Tập đoàn Hòa Bình (HoSE: HBC) hồi cuối tháng 11 cũng đưa ra kế hoạch phát hành 220 triệu cổ phiếu riêng lẻ, để huy động từ 2.640 tỷ đồng đến 3.190 tỷ đồng để thanh toán nợ vay ngân hàng. Đồng thời, nhà thầu này phát hành 32,5 triệu cổ phiếu để cấn trừ công nợ.
Trong khi đó, Công ty CP Năng lượng và Bất động sản Trường Thành (HoSE: TEG); Công ty CP Đầu tư Hạ tầng Giao Thông Đèo Cả (HoSE: HHV)... công bố kế hoạch huy động hàng trăm tỷ đồng từ việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ trong năm nay.
Có thể thấy hàng loạt doanh nghiệp đang chạy đua huy động vốn hàng nghìn tỷ từ thị trường chứng khoán trong giai đoạn "nước rút" cuối năm, nhằm góp phần giải bài toán "đói vốn" hiện hữu.
Nếu thực hiện thành công, đây sẽ là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt ở nhóm doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính cao như bất động sản và xây dựng.
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Bộ Tài chính: Bắt buộc xuất hóa đơn điện tử mỗi lần bán xăng dầuBộ Tài chính nhấn mạnh quy định về lập hóa đơn điện tử theo từng lần bán tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu là một trong các nhiệm vụ bắt buộc, quan trọng phải thực hiện.
17:53 5/12/2023
Năm chật vật của ngành bán lẻ công nghệ, hàng nghìn nhân viên mất việcTrong bối cảnh kinh doanh khó khăn do sức cầu tiêu dùng suy yếu, nhiều ông lớn trong ngành bán lẻ công nghệ buộc phải thu hẹp kinh doanh, cắt giảm nhân sự.
09:19 5/12/2023
Doanh nghiệp vận tải thủy phải giảm 95% kế hoạch lợi nhuận vì khó khănDo tình hình kinh doanh khó khăn, tàu phải nằm chờ không dài ngày nên Công ty Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Hải Phòng muốn điều chỉnh giảm 95% kế hoạch lợi nhuận.
12:11 4/12/2023 | Doanh nghiệp đua huy động hàng nghìn tỷ từ chứng khoán
Nhóm doanh nghiệp chứng khoán và bất động sản, xây dựng dẫn đầu làn sóng tăng vốn này.
Thị trường vốn truyền thống đang gặp nhiều thách thức. Kênh trái phiếu, tín dụng ngân hàng vẫn khó tiếp cận dù một số chính sách đã được nới lỏng và lãi suất điều chỉnh giảm.
Trong bối cảnh thiếu hụt dòng tiền, việc huy động vốn từ kênh chứng khoán đang trở thành "cứu cánh" cho các doanh nghiệp để có ngân sách đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh, bổ sung nguồn lực nền tảng cho những kế hoạch trong tương lai.
Công ty chứng khoán "dồn dập" tăng vốn khủng
Đáng chú ý là nhóm doanh nghiệp chứng khoán. Từ đầu quý III đến nay có ít nhất 8 công ty lên kế hoạch tăng vốn điều lệ hàng chục nghìn tỷ đồng.
Chứng khoán SSI (SSI) mới đây công bố sẽ xin ý kiến cổ đông thông qua phương án phát hành 453 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ nguồn vốn chủ sở hữu. Sau khi thương vụ hoàn tất, vốn điều lệ của Chứng khoán SSI dự kiến tăng từ 15.011 tỷ đồng lên mức 19.544 tỷ đồng và tiếp tục dẫn đầu trong nhóm doanh nghiệp chứng khoán.
Ngoài ra, SSI cho biết sau khi hoàn tất sẽ tiếp tục phát hành hơn 104 triệu cổ phiếu riêng lẻ. Nếu thành công, vốn điều lệ của SSI có thể lên mức gần 20.700 tỷ đồng.
Một thương vụ tăng vốn nổi bật khác là của Công ty CP Chứng khoán LPBank (LPBS). Doanh nghiệp dự kiến nâng vốn điều lệ gấp gần 16 lần thông qua việc chào bán 363,8 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Nếu hoàn tất kế hoạch, vốn điều lệ của LPBS sẽ tăng từ 250 tỷ đồng lên tới 3.888 tỷ đồng.
NHIỀU CÔNG TY CHỨNG KHOÁN Ồ ẠT TĂNG VỐN Số liệu: Tổng hợp Nhãn SSI VND LPBS TPS VFS DSC HDS ACBS Vốn điều lệ (tại ngày 30/9) tỷ đồng 15011 12178 250 2000 1200 1000 1023 3000 Vốn điều lệ dự kiến/đã tăng thêm 20700 15223 3888 3000 2400 2048 1700 4000
Trước đó, đầu tháng 10, Chứng khoán HD (HDS) đã thông qua phương án chi tiết phát hành hơn 67,5 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, giúp nâng vốn điều lệ từ 1.023 tỷ đồng lên gần 1.700 tỷ đồng.
Hay Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) công bố kế hoạch tăng vốn lên tới hơn 10.000 tỷ đồng, trong khi Chứng khoán MB (MBS) cũng đã hoàn tất phát hành cổ phiếu tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu, nâng vốn điều lệ lên hơn 4.370 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Chứng khoán ACB (ACBS) cũng được chấp thuận tăng vốn điều lệ thêm 1.000 tỷ đồng, lên mức 4.000 tỷ. Nguồn vốn góp đến từ ngân hàng mẹ - Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB).
Hồi tháng 8, Chứng khoán VNDirect (VND) đã công bố nghị quyết triển khai chào bán gần 244 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và phát hành gần 61 triệu cổ phiếu mới để trả cổ tức. Nếu cả hai phương án trên đều thành công, vốn điều lệ của VND sẽ được nâng từ 12.178 tỷ lên gần 15.223 tỷ đồng.
Bất động sản, xây dựng cũng chạy đua
Không riêng nhóm ngành chứng khoán, nhóm doanh nghiệp bất động sản cũng nhập cuộc đua tăng vốn trên thị trường chứng khoán. Cụ thể, Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va - Novaland (HoSE: NVL) vừa lấy ý kiến cổ đông về việc điều chỉnh phương án phát hành hơn 975 triệu cổ phiếu riêng lẻ và 1,95 tỷ cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu (tỷ lệ 100%) đã được thông qua hồi tháng 3.
Hiện, vốn điều lệ của ông lớn Novaland đang ở mức 19.501 tỷ đồng. Nếu tất cả đợt phát hành diễn ra thành công, vốn điều lệ của NVL có thể tăng gấp 2,5 lần lên hơn 49.000 tỷ đồng. Khi đó, Novaland sẽ trở thành doanh nghiệp bất động sản niêm yết có vốn điều lệ lớn nhất trên thị trường chứng khoán.
Hay mới đây nhất, Công ty CP Tập đoàn Đất Xanh (HoSE: DXG) thông báo chào bán 101 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để thu về hơn 1.220 tỷ đồng. Thời gian nhận tiền mua cổ phiếu từ 21/12 đến 15/1/2024. Nếu hoàn tất, vốn điều lệ của Đất Xanh sẽ tăng lên hơn 7.000 tỷ đồng.
Bất động sản Phát Đạt (HoSE: PDR) đầu tháng này cũng vừa thông báo về việc chào bán 134 triệu cổ phiếu nhằm huy động hơn 1.300 tỷ đồng từ cổ đông để thực hiện các dự án trọng điểm thời gian tới.
Trước đó, cuối tháng 11, Công ty CP Tập đoàn C.E.O - CEO Group (HNX: CEO) công bố đã chào bán thành công 242,7 triệu cổ phiếu, đồng thời phát hành hơn 5 triệu cổ phiếu ESOP cho nhân viên. Như vậy, CEO đã huy động được gần 2.600 tỷ đồng, theo đó tăng vốn gấp đôi lên 5.146 tỷ đồng.
Nhiều công ty đang xoay xở mọi cách tìm nguồn vốn khác để ổn định hoạt động. Ảnh: Việt Linh.
Doanh nghiệp xây dựng như Công ty CP Tập đoàn Hòa Bình (HoSE: HBC) hồi cuối tháng 11 cũng đưa ra kế hoạch phát hành 220 triệu cổ phiếu riêng lẻ, để huy động từ 2.640 tỷ đồng đến 3.190 tỷ đồng để thanh toán nợ vay ngân hàng. Đồng thời, nhà thầu này phát hành 32,5 triệu cổ phiếu để cấn trừ công nợ.
Trong khi đó, Công ty CP Năng lượng và Bất động sản Trường Thành (HoSE: TEG); Công ty CP Đầu tư Hạ tầng Giao Thông Đèo Cả (HoSE: HHV)... công bố kế hoạch huy động hàng trăm tỷ đồng từ việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ trong năm nay.
Có thể thấy hàng loạt doanh nghiệp đang chạy đua huy động vốn hàng nghìn tỷ từ thị trường chứng khoán trong giai đoạn "nước rút" cuối năm, nhằm góp phần giải bài toán "đói vốn" hiện hữu.
Nếu thực hiện thành công, đây sẽ là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt ở nhóm doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính cao như bất động sản và xây dựng.
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Bộ Tài chính: Bắt buộc xuất hóa đơn điện tử mỗi lần bán xăng dầuBộ Tài chính nhấn mạnh quy định về lập hóa đơn điện tử theo từng lần bán tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu là một trong các nhiệm vụ bắt buộc, quan trọng phải thực hiện.
17:53 5/12/2023
Năm chật vật của ngành bán lẻ công nghệ, hàng nghìn nhân viên mất việcTrong bối cảnh kinh doanh khó khăn do sức cầu tiêu dùng suy yếu, nhiều ông lớn trong ngành bán lẻ công nghệ buộc phải thu hẹp kinh doanh, cắt giảm nhân sự.
09:19 5/12/2023
Doanh nghiệp vận tải thủy phải giảm 95% kế hoạch lợi nhuận vì khó khănDo tình hình kinh doanh khó khăn, tàu phải nằm chờ không dài ngày nên Công ty Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Hải Phòng muốn điều chỉnh giảm 95% kế hoạch lợi nhuận.
12:11 4/12/2023 | |
Novaland gia hạn lô trái phiếu 7.000 tỷ đồng thêm 1 năm | Các trái phiếu dự kiến được Novaland điều chỉnh kỳ hạn 1 năm có tổng giá trị theo mệnh giá lên đến 7.000 tỷ đồng, được phát hành trong giai đoạn tháng 6-7/2020. | CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va - Novaland (mã: NVL) - vừa công bố nghị quyết của Hội đồng Quản trị về việc điều chỉnh phương án phát hành trái phiếu với tổng mệnh giá tối đa là 7.000 tỷ đồng.
Cụ thể, công ty này cho biết sẽ thay đổi thời hạn trái phiếu được quy định tại phương án phát hành từ 36 tháng lên tối đa 48 tháng, tương đương thời điểm đáo hạn được dời sang năm 2024, thay vì trong năm nay như phương án cũ.
Ngoài việc thay đổi thời gian đáo hạn trái phiếu như trên, các nội dung khác sẽ tiếp tục được thực hiện theo phương án phát hành và nghị quyết HĐQT phê duyệt phương án phát hành trước đó.
Được biết, các trái phiếu Novaland dự kiến điều chỉnh kỳ hạn được phát hành trong giai đoạn tháng 6-7/2020. Như vậy, Novaland sẽ có thêm một năm để xoay sở dòng tiền trả nợ các lô trái phiếu này.
Trước đó, công ty này cũng gia hạn thành công 2 lô trái phiếu có mã NVLB2123012 và NVLH2123010, tổng giá trị 2.300 tỷ đồng.
Cụ thể, lô trái phiếu NVLB2123012 có giá trị phát hành 1.300 tỷ đồng được tập đoàn bất động sản này gia hạn thời gian đáo hạn thêm 2 năm, từ 20/7/2023 sang 20/7/2025. Lãi suất trái phiếu trong thời gian gia hạn được cố định ở mức 11,5%/năm (trước đó là 9,5%/năm đối với 4 kỳ tính lãi đầu tiên, sau được điều chỉnh bằng lãi suất tham chiếu cộng với biên độ 3,28%/năm).
Lô trái phiếu thứ 2 có mã NVLH2123010, giá trị phát hành 1.000 tỷ đồng được gia hạn thêm 21 tháng, tức đáo hạn vào ngày 17/3/2025. Lãi suất trái phiếu trong thời gian gia hạn cố định ở 11,5%/năm (trước đó là 10,5%/năm).
Tài sản bảo đảm được bổ sung gồm các bất động sản, quyền tài sản phát sinh từ các bất động sản thuộc các dự án tại TP.HCM của Novaland hoặc bên thứ ba. Tỷ lệ tài sản bảo đảm sau khi bổ sung tương ứng tối thiểu 100% tổng mệnh giá trái phiếu đang lưu hành.
Ngoài ra, công ty này cũng vừa tiến hành bổ sung tài sản bảo đảm cho lô trái phiếu NVLH2123006 trị giá 300 tỷ đồng bằng cổ phần NVL thuộc sở hữu của NovaGroup.
Cuối tháng 3 trước đó, Novaland cũng đạt thỏa thuận với trái chủ để gia hạn 3 lô trái phiếu NVLH2124002 (250 tỷ đồng), NVL2224006 (1.500 tỷ đồng) và NVLH2123010 (số dư còn lại 864 tỷ đồng).
Theo thông tin lãnh đạo Novaland báo cáo trong Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 vừa diễn ra tuần trước, tổng trái phiếu bán lẻ giai đoạn 2023-2024 của công ty còn 8.854 tỷ đồng (năm 2023 còn lại 6.632 tỷ đồng, năm 2024 còn 2.222 tỷ đồng).
Novaland đã hoán đổi được khoảng 1.000 tỷ đồng và gia hạn được khoảng 1.500 tỷ đồng. Số dư trái phiếu giai đoạn 2023-2024 còn lại sau đàm phán là trên 6.200 tỷ đồng (năm 2023 còn lại 5.500 tỷ đồng, năm 2024 còn khoảng 750 tỷ đồng).
Như vậy, trong thời gian 6 tháng (từ quý IV/2022 và quý I/2023), Novaland đã giảm được 9.000 tỷ đồng nợ vay.
HĐQT của công ty cho biết sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động tái cấu trúc nợ, kế hoạch phát hành cổ phiếu, trái phiếu (bao gồm trái phiếu chuyển đổi) và các công cụ khác để tăng vốn cho hoạt động kinh doanh, tái cấu trúc tài chính và thanh toán các khoản nợ đến hạn trong thời gian tới.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về doanh nhân, câu chuyện kinh doanh, khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, kinh nghiệm quản trị... tại Tủ sách doanh nhân. Những cuốn sách được chia sẻ bởi các doanh nhân nổi tiếng thế giới như Bill Gate, Warren Buffett, Elon Musk...
Thêm ngân hàng giảm lãi suất huy động xuống dưới 7%/nămNgân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vừa công bố biểu lãi suất huy động mới, áp dụng từ ngày 28/6.
14:00 28/6/2023
Mua vàng nhẫn lỗ gần 2,5 triệu đồng/lượng sau một thángGiá vàng thế giới giảm mạnh đã kéo giá vàng nhẫn 9999 trong nước giảm theo, khiến người mua cách đây hơn 1 tháng trước đang phải chịu khoản lỗ nặng.
11:38 28/6/2023 | Novaland gia hạn lô trái phiếu 7.000 tỷ đồng thêm 1 năm
Các trái phiếu dự kiến được Novaland điều chỉnh kỳ hạn 1 năm có tổng giá trị theo mệnh giá lên đến 7.000 tỷ đồng, được phát hành trong giai đoạn tháng 6-7/2020.
CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va - Novaland (mã: NVL) - vừa công bố nghị quyết của Hội đồng Quản trị về việc điều chỉnh phương án phát hành trái phiếu với tổng mệnh giá tối đa là 7.000 tỷ đồng.
Cụ thể, công ty này cho biết sẽ thay đổi thời hạn trái phiếu được quy định tại phương án phát hành từ 36 tháng lên tối đa 48 tháng, tương đương thời điểm đáo hạn được dời sang năm 2024, thay vì trong năm nay như phương án cũ.
Ngoài việc thay đổi thời gian đáo hạn trái phiếu như trên, các nội dung khác sẽ tiếp tục được thực hiện theo phương án phát hành và nghị quyết HĐQT phê duyệt phương án phát hành trước đó.
Được biết, các trái phiếu Novaland dự kiến điều chỉnh kỳ hạn được phát hành trong giai đoạn tháng 6-7/2020. Như vậy, Novaland sẽ có thêm một năm để xoay sở dòng tiền trả nợ các lô trái phiếu này.
Trước đó, công ty này cũng gia hạn thành công 2 lô trái phiếu có mã NVLB2123012 và NVLH2123010, tổng giá trị 2.300 tỷ đồng.
Cụ thể, lô trái phiếu NVLB2123012 có giá trị phát hành 1.300 tỷ đồng được tập đoàn bất động sản này gia hạn thời gian đáo hạn thêm 2 năm, từ 20/7/2023 sang 20/7/2025. Lãi suất trái phiếu trong thời gian gia hạn được cố định ở mức 11,5%/năm (trước đó là 9,5%/năm đối với 4 kỳ tính lãi đầu tiên, sau được điều chỉnh bằng lãi suất tham chiếu cộng với biên độ 3,28%/năm).
Lô trái phiếu thứ 2 có mã NVLH2123010, giá trị phát hành 1.000 tỷ đồng được gia hạn thêm 21 tháng, tức đáo hạn vào ngày 17/3/2025. Lãi suất trái phiếu trong thời gian gia hạn cố định ở 11,5%/năm (trước đó là 10,5%/năm).
Tài sản bảo đảm được bổ sung gồm các bất động sản, quyền tài sản phát sinh từ các bất động sản thuộc các dự án tại TP.HCM của Novaland hoặc bên thứ ba. Tỷ lệ tài sản bảo đảm sau khi bổ sung tương ứng tối thiểu 100% tổng mệnh giá trái phiếu đang lưu hành.
Ngoài ra, công ty này cũng vừa tiến hành bổ sung tài sản bảo đảm cho lô trái phiếu NVLH2123006 trị giá 300 tỷ đồng bằng cổ phần NVL thuộc sở hữu của NovaGroup.
Cuối tháng 3 trước đó, Novaland cũng đạt thỏa thuận với trái chủ để gia hạn 3 lô trái phiếu NVLH2124002 (250 tỷ đồng), NVL2224006 (1.500 tỷ đồng) và NVLH2123010 (số dư còn lại 864 tỷ đồng).
Theo thông tin lãnh đạo Novaland báo cáo trong Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 vừa diễn ra tuần trước, tổng trái phiếu bán lẻ giai đoạn 2023-2024 của công ty còn 8.854 tỷ đồng (năm 2023 còn lại 6.632 tỷ đồng, năm 2024 còn 2.222 tỷ đồng).
Novaland đã hoán đổi được khoảng 1.000 tỷ đồng và gia hạn được khoảng 1.500 tỷ đồng. Số dư trái phiếu giai đoạn 2023-2024 còn lại sau đàm phán là trên 6.200 tỷ đồng (năm 2023 còn lại 5.500 tỷ đồng, năm 2024 còn khoảng 750 tỷ đồng).
Như vậy, trong thời gian 6 tháng (từ quý IV/2022 và quý I/2023), Novaland đã giảm được 9.000 tỷ đồng nợ vay.
HĐQT của công ty cho biết sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động tái cấu trúc nợ, kế hoạch phát hành cổ phiếu, trái phiếu (bao gồm trái phiếu chuyển đổi) và các công cụ khác để tăng vốn cho hoạt động kinh doanh, tái cấu trúc tài chính và thanh toán các khoản nợ đến hạn trong thời gian tới.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về doanh nhân, câu chuyện kinh doanh, khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, kinh nghiệm quản trị... tại Tủ sách doanh nhân. Những cuốn sách được chia sẻ bởi các doanh nhân nổi tiếng thế giới như Bill Gate, Warren Buffett, Elon Musk...
Thêm ngân hàng giảm lãi suất huy động xuống dưới 7%/nămNgân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vừa công bố biểu lãi suất huy động mới, áp dụng từ ngày 28/6.
14:00 28/6/2023
Mua vàng nhẫn lỗ gần 2,5 triệu đồng/lượng sau một thángGiá vàng thế giới giảm mạnh đã kéo giá vàng nhẫn 9999 trong nước giảm theo, khiến người mua cách đây hơn 1 tháng trước đang phải chịu khoản lỗ nặng.
11:38 28/6/2023 | |
Hai liên danh cạnh tranh dự án nhà ở xã hội 1.900 tỷ tại Hải Phòng | Cả hai liên danh này đều là những đơn vị có tên tuổi trong lĩnh vực bất động sản và xây dựng với những dự án nổi bật. | Tháng 11, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng đã thông báo mời các nhà đầu tư đăng ký thực hiện Dự án Khu nhà ở xã hội tại Khu đô thị Cầu Rào 2 (phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân, TP Hải Phòng).
Đến nay, dự án này đã có 2 liên danh nộp hồ sơ đăng ký thực hiện, gồm liên danh CTCP TTD Holding (Hải Phòng) - CTCP Hưng Thịnh Incons (TP.HCM) và liên danh CTCP Đầu tư tổng hợp Hà Nội - CTCP Đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản HTL Việt Nam (SHN - HTL).
Được biết, dự án có tổng diện tích đất dự kiến sử dụng là 7,31 ha với tổng vốn đầu tư hơn 1.900 tỷ đồng.
Theo đó, Khu đô thị Cầu Rào 2 dự kiến xây dựng 4 block nhà chung cư 15 tầng với khoảng 1.880 căn hộ, 68 căn hộ cao 5 tầng và khu trường mầm non có quy mô 3 tầng. Nhà đầu tư triển khai xây dựng và đưa dự án vào vận hành khai thác trong vòng 2 năm kể từ ngày giao đất.
Bên cạnh đó, nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án phải có vốn chủ sở hữu tối thiểu 387 tỷ đồng, đã từng thực hiện một dự án có mức đầu tư tối thiểu 957 tỷ đồng.
Liên danh Hưng Thịnh Incons - TTD Holding
Về liên danh Hưng Thịnh Incons và TTD Holding, CTCP Hưng Thịnh Incons (HTN) được thành lập năm 2007 với chuyên ngành xây dựng và là thành viên nằm trong hệ sinh thái Tập đoàn Hưng Thịnh.
Doanh nghiệp này có vốn chủ sở hữu hơn 1.300 tỷ đồng và đang triển khai nhiều công trình ở Bình Định, Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu...
Thực tế, việc đăng ký đầu tư nhà ở xã hội cũng nằm trong kế hoạch của Hưng Thịnh Incons. Cuối tháng 5, ông Trương Văn Việt, Phó chủ tịch thường trực HĐQT Hưng Thịnh Incons, cho biết đang nghiên cứu đầu tư và phát triển các dự án nhà ở xã hội, nhà ở vừa túi tiền để chung tay giải quyết bài toán nhà ở cho số đông người dân.
Về tình hình kết kinh doanh, lũy kế 9 tháng đầu năm nay, doanh nghiệp này đã ghi nhận hơn 2.446 tỷ đồng doanh thu thuần và 27 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt giảm 43% và 80% so với cùng kỳ năm trước.
Việc đăng ký đầu tư nhà ở xã hội cũng nằm trong kế hoạch của Hưng Thịnh Incons. Ảnh: HTN.
Với CTCP TTD Holding, công ty này chỉ mới thành lập cuối năm 2021 tại Hải Phòng, hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Tính đến ngày 10/7, TTD Holding đã thực hiện tăng vốn điều lệ lên 1.300 tỷ đồng. Giám đốc kiêm đại diện pháp luật là ông Nguyễn Xuân Hoàng (sinh năm 1995).
Ông Hoàng đồng thời cũng đang đứng tên tại 2 doanh nghiệp khác, gồm Công ty TNHH Bayview Cát Bà và CTCP Du lịch Hoàng Anh - Đất Xanh Đà Lạt. Trong đó, Hoàng Anh Đất Xanh Đà Lạt từng có những mối liên hệ với CTCP Hoàng Anh Gia Lai.
Tại Hải Phòng, TTD Holding đang bắt tay với PG Invest để đầu tư Khu đô thị mới và chỉnh trang đô thị phường Đồng Hoà (quận Kiến An) hơn 8 ha, tổng vốn 1.177 tỷ đồng.
Liên danh SHN - HTL
Ứng viên còn lại là liên danh SHN - HTL. Trong đó, CTCP Đầu tư tổng hợp Hà Nội (SHN) tiền thân là CTCP Đầu tư Inconess Hà Nội ra đời vào năm 2007 có trụ sở tại quận Đống Đa, vốn điều lệ hiện nay là 1.296 tỷ đồng.
Theo giới thiệu, công ty này hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ công nghiệp, bất động sản, đầu tư tài chính và xuất khẩu lao động.
Trong đó, lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản đóng góp giá trị đột biến về lợi nhuận cho công ty. Thời gian qua, doanh nghiệp này đã thực hiện nhiều dự án như Toà nhà Gemek Tower (Hà Nội), New Life Tower (Quảng Ninh)... Bên cạnh đó, SHN sở hữu hàng loạt công ty con như Công ty TNHH Geleximco Hoà Bình, CTCP DASO Hải Phòng...
Về tình hình kinh doanh, doanh thu 9 tháng đầu năm này của SHN đạt hơn 4.375 tỷ đồng, tăng so với cùng kỳ năm trước nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm tới 78%, chỉ đạt hơn 5,5 tỷ đồng.
Liên danh cùng SHN là Công ty CP Đầu tư xây dựng và kinh doanh Bất động sản HTL Việt Nam, thành lập năm 2015 và có trụ sở tại quận Hai Bà Trưng (Hà Nội). HTL Việt Nam chính là công ty con trực thuộc Tập đoàn Geleximco.
Tính đến tháng 11/2017, HTL Việt Nam có vốn điều lệ 600 tỷ đồng. Trong đó, ông Vũ Văn Hậu (em trai của Vũ Văn Tiền - Chủ tịch Geleximco) nắm 60% vốn.
Thời gian qua, HTL Việt Nam cùng với Geleximco đã đầu tư nhiều dự án bất động sản lớn như Khu dân cư Dầu khí Geleximco (10.322 tỷ đồng); chung cư Gelexia Riverside (2.900 tỷ đồng); Khu đô thị Lê Trọng Tấn huyện Hoài Đức, nhà phố 2 bên đường Lê Trọng Tấn TP Hà Đông (3.000 tỷ đồng); dự án Cống hóa Mương Cổ Nhuế và Khu nhà ở thấp tầng (1.016 tỷ đồng)...
Hoàng Anh Gia Lai đã tất toán khoản nợ 750 tỷ đồng tại EximbankCông ty của bầu Đức còn được miễn giảm gần 1.425 tỷ đồng tổng số tiền lãi của các khoản vay nhờ thỏa thuận miễn lãi quá hạn, tiền phạt chậm trả lãi và một phần lãi trong hạn.
14:47 13/12/2023
Quỹ ngoại Dragon Capital tăng sở hữu tại Tập đoàn Hà Đô lên 13%Đây là lần thứ hai trong năm nhóm quỹ ngoại Dragon Capital báo cáo giao dịch làm thay đổi tỷ lệ sở hữu vượt quá 10% vốn Tập đoàn Hà Đô.
18:55 12/12/2023
Doanh nghiệp địa ốc chịu áp lực 155.000 tỷ trái phiếu đến hạn năm 2024Với bối cảnh thị trường bất động sản hiện nay, chuyên gia cho rằng các chủ đầu tư sẽ gặp khó trong việc tạo dòng tiền mới để có thể thực hiện các nghĩa vụ nợ.
18:00 12/12/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | Hai liên danh cạnh tranh dự án nhà ở xã hội 1.900 tỷ tại Hải Phòng
Cả hai liên danh này đều là những đơn vị có tên tuổi trong lĩnh vực bất động sản và xây dựng với những dự án nổi bật.
Tháng 11, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng đã thông báo mời các nhà đầu tư đăng ký thực hiện Dự án Khu nhà ở xã hội tại Khu đô thị Cầu Rào 2 (phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân, TP Hải Phòng).
Đến nay, dự án này đã có 2 liên danh nộp hồ sơ đăng ký thực hiện, gồm liên danh CTCP TTD Holding (Hải Phòng) - CTCP Hưng Thịnh Incons (TP.HCM) và liên danh CTCP Đầu tư tổng hợp Hà Nội - CTCP Đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản HTL Việt Nam (SHN - HTL).
Được biết, dự án có tổng diện tích đất dự kiến sử dụng là 7,31 ha với tổng vốn đầu tư hơn 1.900 tỷ đồng.
Theo đó, Khu đô thị Cầu Rào 2 dự kiến xây dựng 4 block nhà chung cư 15 tầng với khoảng 1.880 căn hộ, 68 căn hộ cao 5 tầng và khu trường mầm non có quy mô 3 tầng. Nhà đầu tư triển khai xây dựng và đưa dự án vào vận hành khai thác trong vòng 2 năm kể từ ngày giao đất.
Bên cạnh đó, nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án phải có vốn chủ sở hữu tối thiểu 387 tỷ đồng, đã từng thực hiện một dự án có mức đầu tư tối thiểu 957 tỷ đồng.
Liên danh Hưng Thịnh Incons - TTD Holding
Về liên danh Hưng Thịnh Incons và TTD Holding, CTCP Hưng Thịnh Incons (HTN) được thành lập năm 2007 với chuyên ngành xây dựng và là thành viên nằm trong hệ sinh thái Tập đoàn Hưng Thịnh.
Doanh nghiệp này có vốn chủ sở hữu hơn 1.300 tỷ đồng và đang triển khai nhiều công trình ở Bình Định, Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu...
Thực tế, việc đăng ký đầu tư nhà ở xã hội cũng nằm trong kế hoạch của Hưng Thịnh Incons. Cuối tháng 5, ông Trương Văn Việt, Phó chủ tịch thường trực HĐQT Hưng Thịnh Incons, cho biết đang nghiên cứu đầu tư và phát triển các dự án nhà ở xã hội, nhà ở vừa túi tiền để chung tay giải quyết bài toán nhà ở cho số đông người dân.
Về tình hình kết kinh doanh, lũy kế 9 tháng đầu năm nay, doanh nghiệp này đã ghi nhận hơn 2.446 tỷ đồng doanh thu thuần và 27 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt giảm 43% và 80% so với cùng kỳ năm trước.
Việc đăng ký đầu tư nhà ở xã hội cũng nằm trong kế hoạch của Hưng Thịnh Incons. Ảnh: HTN.
Với CTCP TTD Holding, công ty này chỉ mới thành lập cuối năm 2021 tại Hải Phòng, hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Tính đến ngày 10/7, TTD Holding đã thực hiện tăng vốn điều lệ lên 1.300 tỷ đồng. Giám đốc kiêm đại diện pháp luật là ông Nguyễn Xuân Hoàng (sinh năm 1995).
Ông Hoàng đồng thời cũng đang đứng tên tại 2 doanh nghiệp khác, gồm Công ty TNHH Bayview Cát Bà và CTCP Du lịch Hoàng Anh - Đất Xanh Đà Lạt. Trong đó, Hoàng Anh Đất Xanh Đà Lạt từng có những mối liên hệ với CTCP Hoàng Anh Gia Lai.
Tại Hải Phòng, TTD Holding đang bắt tay với PG Invest để đầu tư Khu đô thị mới và chỉnh trang đô thị phường Đồng Hoà (quận Kiến An) hơn 8 ha, tổng vốn 1.177 tỷ đồng.
Liên danh SHN - HTL
Ứng viên còn lại là liên danh SHN - HTL. Trong đó, CTCP Đầu tư tổng hợp Hà Nội (SHN) tiền thân là CTCP Đầu tư Inconess Hà Nội ra đời vào năm 2007 có trụ sở tại quận Đống Đa, vốn điều lệ hiện nay là 1.296 tỷ đồng.
Theo giới thiệu, công ty này hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ công nghiệp, bất động sản, đầu tư tài chính và xuất khẩu lao động.
Trong đó, lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản đóng góp giá trị đột biến về lợi nhuận cho công ty. Thời gian qua, doanh nghiệp này đã thực hiện nhiều dự án như Toà nhà Gemek Tower (Hà Nội), New Life Tower (Quảng Ninh)... Bên cạnh đó, SHN sở hữu hàng loạt công ty con như Công ty TNHH Geleximco Hoà Bình, CTCP DASO Hải Phòng...
Về tình hình kinh doanh, doanh thu 9 tháng đầu năm này của SHN đạt hơn 4.375 tỷ đồng, tăng so với cùng kỳ năm trước nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm tới 78%, chỉ đạt hơn 5,5 tỷ đồng.
Liên danh cùng SHN là Công ty CP Đầu tư xây dựng và kinh doanh Bất động sản HTL Việt Nam, thành lập năm 2015 và có trụ sở tại quận Hai Bà Trưng (Hà Nội). HTL Việt Nam chính là công ty con trực thuộc Tập đoàn Geleximco.
Tính đến tháng 11/2017, HTL Việt Nam có vốn điều lệ 600 tỷ đồng. Trong đó, ông Vũ Văn Hậu (em trai của Vũ Văn Tiền - Chủ tịch Geleximco) nắm 60% vốn.
Thời gian qua, HTL Việt Nam cùng với Geleximco đã đầu tư nhiều dự án bất động sản lớn như Khu dân cư Dầu khí Geleximco (10.322 tỷ đồng); chung cư Gelexia Riverside (2.900 tỷ đồng); Khu đô thị Lê Trọng Tấn huyện Hoài Đức, nhà phố 2 bên đường Lê Trọng Tấn TP Hà Đông (3.000 tỷ đồng); dự án Cống hóa Mương Cổ Nhuế và Khu nhà ở thấp tầng (1.016 tỷ đồng)...
Hoàng Anh Gia Lai đã tất toán khoản nợ 750 tỷ đồng tại EximbankCông ty của bầu Đức còn được miễn giảm gần 1.425 tỷ đồng tổng số tiền lãi của các khoản vay nhờ thỏa thuận miễn lãi quá hạn, tiền phạt chậm trả lãi và một phần lãi trong hạn.
14:47 13/12/2023
Quỹ ngoại Dragon Capital tăng sở hữu tại Tập đoàn Hà Đô lên 13%Đây là lần thứ hai trong năm nhóm quỹ ngoại Dragon Capital báo cáo giao dịch làm thay đổi tỷ lệ sở hữu vượt quá 10% vốn Tập đoàn Hà Đô.
18:55 12/12/2023
Doanh nghiệp địa ốc chịu áp lực 155.000 tỷ trái phiếu đến hạn năm 2024Với bối cảnh thị trường bất động sản hiện nay, chuyên gia cho rằng các chủ đầu tư sẽ gặp khó trong việc tạo dòng tiền mới để có thể thực hiện các nghĩa vụ nợ.
18:00 12/12/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | |
Vợ chủ tịch Địa ốc Hoàng Quân muốn thoái hơn 18 triệu cổ phiếu | Bà Nguyễn Thị Diệu Phương đã đăng ký bán 18,18 triệu cổ phiếu HQC để thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân. Hiện bà Phương cũng đang giữ chức Phó chủ tịch HĐQT Hoàng Quân. | Trong thông báo gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) mới đây, bà Nguyễn Thị Diệu Phương - Phó chủ tịch HĐQT Công ty CP Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân (HQC) - đã đăng ký bán ra 18,18 triệu cổ phiếu HQC từ ngày 17/5 đến 11/6 với lý do thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân theo hình thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận.
Lượng cổ phiếu này tương đương 3,82% vốn điều lệ của doanh nghiệp bất động sản. Giá trị giao dịch dự kiến tính theo thị giá HQC ở mức 4.870 đồng/cổ phiếu (phiên 12/5) vào khoảng 88,5 tỷ đồng.
Sau khi hoàn thành giao dịch, vị lãnh đạo doanh nghiệp bất động sản chỉ còn nắm trong tay khoảng 6 cổ phiếu HQC. Không chỉ đóng vai trò Phó chủ tịch HĐQT, bà Phương còn được biết đến là vợ ông Trương Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT Hoàng Quân và mẹ của Phó tổng giám đốc Trương Nguyễn Song Vân.
Ngoài bà Phương, một cổ đông khác của Địa ốc Hoàng Quân là Công ty CP Việt Kiến Trúc cũng đăng ký bán toàn bộ 1,45 triệu cổ phiếu, tương đương 0,31% vốn điều lệ. Giá trị giao dịch ước tính theo thị giá hiện tại khoảng 7,06 tỷ đồng.
Được biết, ông Lý Quang Minh - Thành viên HĐQT độc lập của Hoàng Quân - cũng là Thành viên HĐQT tại Việt Kiến Trúc. Bên cạnh đó, công ty này cũng đang sử dụng địa chỉ trụ sở với Địa ốc Hoàng Quân tại tòa Golden King (số 15 Nguyễn Lương Bằng, phường Tân Phú, quận 7, TP.HCM).
Các cổ đông tại Hoàng Quân đẩy mạnh bán cổ phiếu giữa bối cảnh thị giá HQC tăng giá từ đầu năm. Ảnh: TradingView.
Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu HQC chốt phiên giao dịch ngày 12/5 ở mốc 4.870 đồng/đơn vị, tăng hơn 83% so với thời điểm đầu năm.
Năm 2023, đại gia nhà ở xã hội này đặt mục tiêu doanh thu lên đến 1.700 tỷ đồng và lãi sau thuế 140 tỷ đồng, tăng lần lượt 5 lần và 7,4 lần so với mức thực hiện năm 2022.
Theo cơ cấu doanh thu, công ty có thể ghi nhận 1.050 tỷ đồng từ hợp tác đầu tư bất động sản. Các dự án mang tiền về chủ lực dự kiến là Golden City (550 tỷ), Khu dân cư Bình Minh và Khu công nghiệp Hàm Kiệm (200 tỷ), Khu đô thị mới Nam Phan Thiết (100 tỷ).
Công ty địa ốc này còn dự kiến thu 650 tỷ đồng từ kinh doanh bất động sản. Trong đó, 400 tỷ đồng từ Dự án Khu đô thị mới Trà Vinh và 200 tỷ đồng từ Dự án HQC Tân Hương và 50 tỷ đồng từ Dự án HOF-HQC Hồ Học Lãm.
Điểm đáng chú ý là Hoàng Quân thường xuyên đặt kế hoạch tham vọng nhưng phần lớn đều không hoàn thành kế hoạch trong 8 năm gần nhất. Như năm 2022, công ty bất động sản này đề ra mục tiêu doanh thu 1.085 tỷ đồng và lợi nhuận 165 tỷ đồng nhưng kết quả chỉ hoàn thành lần lượt 31% và 11% kế hoạch.
Doanh nghiệp thu phí không dừng được cấp phép trung gian thanh toánVETC cho biết đã được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán gồm ví điện tử, cổng thanh toán điện tử, dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ.
14:59 10/5/2023
Lý do chủ thương hiệu Bia Hà Nội đặt chỉ tiêu lợi nhuận thấp kỷ lụcGiá nguyên liệu đầu vào tăng cao kèm tình trạng bị cạnh tranh gay gắt, Habeco phải thu hẹp chỉ tiêu lãi trước thuế xuống mức thấp nhất kể từ thời điểm cổ phần hóa.
17:09 11/5/2023
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | Vợ chủ tịch Địa ốc Hoàng Quân muốn thoái hơn 18 triệu cổ phiếu
Bà Nguyễn Thị Diệu Phương đã đăng ký bán 18,18 triệu cổ phiếu HQC để thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân. Hiện bà Phương cũng đang giữ chức Phó chủ tịch HĐQT Hoàng Quân.
Trong thông báo gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) mới đây, bà Nguyễn Thị Diệu Phương - Phó chủ tịch HĐQT Công ty CP Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân (HQC) - đã đăng ký bán ra 18,18 triệu cổ phiếu HQC từ ngày 17/5 đến 11/6 với lý do thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân theo hình thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận.
Lượng cổ phiếu này tương đương 3,82% vốn điều lệ của doanh nghiệp bất động sản. Giá trị giao dịch dự kiến tính theo thị giá HQC ở mức 4.870 đồng/cổ phiếu (phiên 12/5) vào khoảng 88,5 tỷ đồng.
Sau khi hoàn thành giao dịch, vị lãnh đạo doanh nghiệp bất động sản chỉ còn nắm trong tay khoảng 6 cổ phiếu HQC. Không chỉ đóng vai trò Phó chủ tịch HĐQT, bà Phương còn được biết đến là vợ ông Trương Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT Hoàng Quân và mẹ của Phó tổng giám đốc Trương Nguyễn Song Vân.
Ngoài bà Phương, một cổ đông khác của Địa ốc Hoàng Quân là Công ty CP Việt Kiến Trúc cũng đăng ký bán toàn bộ 1,45 triệu cổ phiếu, tương đương 0,31% vốn điều lệ. Giá trị giao dịch ước tính theo thị giá hiện tại khoảng 7,06 tỷ đồng.
Được biết, ông Lý Quang Minh - Thành viên HĐQT độc lập của Hoàng Quân - cũng là Thành viên HĐQT tại Việt Kiến Trúc. Bên cạnh đó, công ty này cũng đang sử dụng địa chỉ trụ sở với Địa ốc Hoàng Quân tại tòa Golden King (số 15 Nguyễn Lương Bằng, phường Tân Phú, quận 7, TP.HCM).
Các cổ đông tại Hoàng Quân đẩy mạnh bán cổ phiếu giữa bối cảnh thị giá HQC tăng giá từ đầu năm. Ảnh: TradingView.
Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu HQC chốt phiên giao dịch ngày 12/5 ở mốc 4.870 đồng/đơn vị, tăng hơn 83% so với thời điểm đầu năm.
Năm 2023, đại gia nhà ở xã hội này đặt mục tiêu doanh thu lên đến 1.700 tỷ đồng và lãi sau thuế 140 tỷ đồng, tăng lần lượt 5 lần và 7,4 lần so với mức thực hiện năm 2022.
Theo cơ cấu doanh thu, công ty có thể ghi nhận 1.050 tỷ đồng từ hợp tác đầu tư bất động sản. Các dự án mang tiền về chủ lực dự kiến là Golden City (550 tỷ), Khu dân cư Bình Minh và Khu công nghiệp Hàm Kiệm (200 tỷ), Khu đô thị mới Nam Phan Thiết (100 tỷ).
Công ty địa ốc này còn dự kiến thu 650 tỷ đồng từ kinh doanh bất động sản. Trong đó, 400 tỷ đồng từ Dự án Khu đô thị mới Trà Vinh và 200 tỷ đồng từ Dự án HQC Tân Hương và 50 tỷ đồng từ Dự án HOF-HQC Hồ Học Lãm.
Điểm đáng chú ý là Hoàng Quân thường xuyên đặt kế hoạch tham vọng nhưng phần lớn đều không hoàn thành kế hoạch trong 8 năm gần nhất. Như năm 2022, công ty bất động sản này đề ra mục tiêu doanh thu 1.085 tỷ đồng và lợi nhuận 165 tỷ đồng nhưng kết quả chỉ hoàn thành lần lượt 31% và 11% kế hoạch.
Doanh nghiệp thu phí không dừng được cấp phép trung gian thanh toánVETC cho biết đã được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán gồm ví điện tử, cổng thanh toán điện tử, dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ.
14:59 10/5/2023
Lý do chủ thương hiệu Bia Hà Nội đặt chỉ tiêu lợi nhuận thấp kỷ lụcGiá nguyên liệu đầu vào tăng cao kèm tình trạng bị cạnh tranh gay gắt, Habeco phải thu hẹp chỉ tiêu lãi trước thuế xuống mức thấp nhất kể từ thời điểm cổ phần hóa.
17:09 11/5/2023
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | |
Cổ đông VIB sắp nhận về hơn 400 triệu cổ phiếu thưởng | Ngân hàng VIB đã có thông báo gửi cổ đông liên quan việc chốt quyền phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. | Ngân hàng TMCP Quốc Tế (VIB) vừa có thông báo về kế hoạch phát hành 421,5 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu, tương đương tỷ lệ 20% (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được nhận thêm 20 cổ phiếu mới).
Theo kế hoạch, ngày giao dịch không hưởng quyền là 22/6 và ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông hưởng quyền nhận cổ phiếu thưởng là 23/6.
Trong thông báo gửi cổ đông, nhà băng này cho biết nguồn vốn dùng để phát hành cổ phiếu thưởng sẽ được trích từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại thời điểm 31/12/2022 trên báo cáo tài chính hợp nhất năm 2022 đã được kiểm toán.
Như vậy, sau khi hoàn tất đợt phát hành cổ phiếu thưởng, vốn điều lệ của VIB sẽ tăng thêm tối đa 4.215 tỷ đồng, từ mức 21.077 tỷ đồng hiện tại lên 25.292 tỷ đồng.
Trước đó, ngày 10/5, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có văn bản chấp thuận cho VIB tăng vốn điều lệ thêm tối đa 4.291 tỷ đồng dưới hình thức phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu. Đồng thời, nhà băng này cũng được phát hành cổ phiếu thưởng cho cán bộ nhân viên (ESOP) tối đa 76 tỷ đồng theo phương án đã được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023.
Với 2 phương án phát hành này, vốn điều lệ của VIB dự kiến tăng từ gần 21.077 tỷ đồng lên 25.368 tỷ đồng.
Tính tới cuối tháng 3 năm nay, tổng tài sản của VIB đã đạt hơn 357.000 tỷ đồng, tăng 4,2% so với đầu năm. Trong bối cảnh lãi suất ở mức cao, tình hình thị trường nhà đất, thị trường tiêu dùng và đầu tư đang chững lại khiến tín dụng của nhà băng này giảm nhẹ 1,2%.
Hiện VIB là một trong những ngân hàng có rủi ro tín dụng tập trung thấp với tỷ trọng dư nợ bán lẻ chiếm tới gần 90% danh mục cho vay. Trong đó, trên 90% khoản vay có tài sản đảm bảo chủ yếu là nhà ở, đất ở có tính thanh khoản.
Bên cạnh đó, nhà băng này cũng có số dư đầu tư trái phiếu doanh nghiệp ở nhóm thấp nhất ngành, khoảng 1.500 tỷ đồng, tương đương 0,6% tổng dư nợ tín dụng. Trong đó, phần lớn là trái phiếu thuộc lĩnh vực sản xuất, thương mại và tiêu dùng.
Đến cuối tháng 3, nguồn vốn huy động của VIB vào khoảng hơn 248.000 tỷ đồng, bao gồm tiền gửi khách hàng, giấy tờ có giá, huy động từ các định chế quốc tế như IFC, ADB. Cùng trong giai đoạn này, IFC - thành viên của Ngân hàng Thế giới - đã phê duyệt khoản vay trị giá 100 triệu USD trong 5 năm cho VIB.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về doanh nhân, câu chuyện kinh doanh, khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, kinh nghiệm quản trị... tại Tủ sách doanh nhân. Những cuốn sách được chia sẻ bởi các doanh nhân nổi tiếng thế giới như Bill Gate, Warren Buffett, Elon Musk...
Cổ đông ngân hàng sắp nhận hàng chục nghìn tỷ đồng cổ tức tiền mặtƯớc tính, tổng số tiền cổ tức mà 6 ngân hàng HDBank, TPBank, VIB, MB, ACB và VPBank dự kiến chi trả cho cổ đông trong thời gian tới là hơn 23.000 tỷ đồng, xấp xỉ 1 tỷ USD.
07:00 20/5/2023
VIB lãi quý I 2.700 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳNgân hàng Quốc tế (VIB) công bố kết quả kinh doanh quý I với lợi nhuận tăng trưởng tích cực, ROE đạt 30% cùng bảng tổng kết tài sản vững mạnh.
18:00 24/4/2023 | Cổ đông VIB sắp nhận về hơn 400 triệu cổ phiếu thưởng
Ngân hàng VIB đã có thông báo gửi cổ đông liên quan việc chốt quyền phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.
Ngân hàng TMCP Quốc Tế (VIB) vừa có thông báo về kế hoạch phát hành 421,5 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu, tương đương tỷ lệ 20% (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được nhận thêm 20 cổ phiếu mới).
Theo kế hoạch, ngày giao dịch không hưởng quyền là 22/6 và ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông hưởng quyền nhận cổ phiếu thưởng là 23/6.
Trong thông báo gửi cổ đông, nhà băng này cho biết nguồn vốn dùng để phát hành cổ phiếu thưởng sẽ được trích từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại thời điểm 31/12/2022 trên báo cáo tài chính hợp nhất năm 2022 đã được kiểm toán.
Như vậy, sau khi hoàn tất đợt phát hành cổ phiếu thưởng, vốn điều lệ của VIB sẽ tăng thêm tối đa 4.215 tỷ đồng, từ mức 21.077 tỷ đồng hiện tại lên 25.292 tỷ đồng.
Trước đó, ngày 10/5, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có văn bản chấp thuận cho VIB tăng vốn điều lệ thêm tối đa 4.291 tỷ đồng dưới hình thức phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu. Đồng thời, nhà băng này cũng được phát hành cổ phiếu thưởng cho cán bộ nhân viên (ESOP) tối đa 76 tỷ đồng theo phương án đã được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023.
Với 2 phương án phát hành này, vốn điều lệ của VIB dự kiến tăng từ gần 21.077 tỷ đồng lên 25.368 tỷ đồng.
Tính tới cuối tháng 3 năm nay, tổng tài sản của VIB đã đạt hơn 357.000 tỷ đồng, tăng 4,2% so với đầu năm. Trong bối cảnh lãi suất ở mức cao, tình hình thị trường nhà đất, thị trường tiêu dùng và đầu tư đang chững lại khiến tín dụng của nhà băng này giảm nhẹ 1,2%.
Hiện VIB là một trong những ngân hàng có rủi ro tín dụng tập trung thấp với tỷ trọng dư nợ bán lẻ chiếm tới gần 90% danh mục cho vay. Trong đó, trên 90% khoản vay có tài sản đảm bảo chủ yếu là nhà ở, đất ở có tính thanh khoản.
Bên cạnh đó, nhà băng này cũng có số dư đầu tư trái phiếu doanh nghiệp ở nhóm thấp nhất ngành, khoảng 1.500 tỷ đồng, tương đương 0,6% tổng dư nợ tín dụng. Trong đó, phần lớn là trái phiếu thuộc lĩnh vực sản xuất, thương mại và tiêu dùng.
Đến cuối tháng 3, nguồn vốn huy động của VIB vào khoảng hơn 248.000 tỷ đồng, bao gồm tiền gửi khách hàng, giấy tờ có giá, huy động từ các định chế quốc tế như IFC, ADB. Cùng trong giai đoạn này, IFC - thành viên của Ngân hàng Thế giới - đã phê duyệt khoản vay trị giá 100 triệu USD trong 5 năm cho VIB.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về doanh nhân, câu chuyện kinh doanh, khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, kinh nghiệm quản trị... tại Tủ sách doanh nhân. Những cuốn sách được chia sẻ bởi các doanh nhân nổi tiếng thế giới như Bill Gate, Warren Buffett, Elon Musk...
Cổ đông ngân hàng sắp nhận hàng chục nghìn tỷ đồng cổ tức tiền mặtƯớc tính, tổng số tiền cổ tức mà 6 ngân hàng HDBank, TPBank, VIB, MB, ACB và VPBank dự kiến chi trả cho cổ đông trong thời gian tới là hơn 23.000 tỷ đồng, xấp xỉ 1 tỷ USD.
07:00 20/5/2023
VIB lãi quý I 2.700 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳNgân hàng Quốc tế (VIB) công bố kết quả kinh doanh quý I với lợi nhuận tăng trưởng tích cực, ROE đạt 30% cùng bảng tổng kết tài sản vững mạnh.
18:00 24/4/2023 | |
Triển vọng ngành thuỷ sản ảm đạm | Kết quả kinh doanh của ngành thuỷ sản giảm mạnh 74% so với cùng kỳ trong quý I năm nay do nhu cầu yếu ở các thị trường xuất khẩu và mức nền cao của quý I/2022. | Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu thủy sản trong 4 tháng đầu năm nay đạt 2,57 tỷ USD, giảm 29% so với cùng kỳ. Giá trị xuất khẩu các mặt hàng chủ lực đều giảm mạnh 10-41% do nhu cầu thị trường chính bị ảnh hưởng nặng nề bởi lạm phát cao, suy thoái kinh tế khiến cả lượng xuất khẩu và giá bán bình quân đều giảm.
Trong 4 tháng đầu năm, các thị trường xuất khẩu đơn lẻ lớn nhất của thủy sản Việt Nam là Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc , chiếm 60% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.
Tiêu thụ thủy sản nhiều thị trường sụt giảm
Trong báo cáo mới nhất về ngành thủy sản, các chuyên gia phân tích tại Công ty CP Chứng khoán VNDirect nhận định nhu cầu tiêu dùng thủy sản của người dân Mỹ bị ảnh hưởng bởi lạm phát cao và suy thoái kinh tế, khiến họ phải thắt chặt chi tiêu ngay cả đối với các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu như thực phẩm.
Bên cạnh đó, lượng hàng tồn kho cao cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhập khẩu thủy sản của Mỹ sẽ bị ảnh hưởng trong ngắn hạn. Sức tiêu thụ thủy sản của Mỹ suy yếu đã ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Trong 4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ ước đạt 412 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ, là nguyên nhân chính khiến giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giai đoạn này giảm 29%, còn 2,57 tỷ USD.
Nhập khẩu thủy sản của thị trường Mỹ ghi nhận sụt giảm 10% về khối lượng và 18% về giá trị trong 3 tháng đầu năm nay. Nguồn: VND.
VNDirect cho rằng tổng khối lượng nhập khẩu thủy sản của thị trường Mỹ sẽ tiếp tục giảm và chỉ có thể phục hồi từ nửa cuối năm nay khi lạm phát và mức tồn kho giảm và nhu cầu cho các kỳ nghỉ cuối năm tăng. Điều này có thể giúp kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Mỹ tăng 40-50% trong nửa cuối năm nay so với giai đoạn nửa đầu năm.
Với thị trường EU, trong quý I, kim ngạch xuất khẩu cá tra sang EU chỉ giảm nhẹ 4%, đạt 45 triệu USD do người dân EU ưa chuộng cá thịt trắng của Việt Nam với mức giá hợp lý trong bối cảnh lạm phát cao buộc phải thắt chặt chi tiêu.
Trong giai đoạn này, hầu hết thị trường trong EU đều tăng nhập khẩu cá tra Việt Nam như Romania (36%); Thụy Điển (53%); Đan Mạch (34%); Bulgaria (49%)... Một số thị trường nhỏ hơn tại châu Âu ghi nhận mức tăng trưởng mạnh là Đức (100%); Litva (429%); Phần Lan (436%).
Theo Agromonitor, giá trung bình cá tra xuất khẩu quý I sang EU tăng 9,5% so với cùng kỳ trong khi giá sang thị trường Mỹ và châu Âu giảm lần lượt 22,4% và 16,4%. Điều này chứng tỏ nhu cầu ngày càng tăng đối với cá tra nói chung ở các nước châu Âu.
VNDirect kỳ vọng nhu cầu này sẽ ổn định trong nửa cuối năm nay do lạm phát tại EU vẫn ở mức cao trong khi nguồn cung các loại cá thịt trắng khác bị ảnh hưởng bởi căng thẳng giữa Nga và Ukraine.
Với thị trường Trung Quốc, trong quý I, giá trị nhập khẩu thủy sản của quốc gia này đã tăng mạnh 13%, đạt 4,5 tỷ USD, đồng thời tổng khối lượng nhập khẩu tăng 17% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này chưa đạt kỳ vọng khi kim ngạch 4 tháng đầu năm chỉ đạt 364 triệu USD, giảm 30% so với cùng kỳ. Thị phần xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc cũng giảm đáng kể so với năm 2022, chỉ chiếm 4,2% trong quý I từ mức 8,8% trong năm ngoái.
Theo các chuyên gia phân tích, do nền tảng kinh tế vĩ mô của nền kinh tế Trung Quốc khó đoán định và sự cạnh tranh gay gắt từ các nước khác, xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam sang Trung Quốc trong nửa cuối năm nay sẽ không tăng trưởng mạnh so với nửa đầu năm.
Lợi nhuận doanh nghiệp thủy sản sẽ sụt giảm đáng kể
Theo dữ liệu của VNDirect, 2022 được đánh giá là một năm thành công của ngành thủy sản với tổng doanh thu và lợi nhuận ròng của các công ty tăng mạnh.
Tuy nhiên, kết quả kinh doanh quý I của các công ty niêm yết cho thấy sự sụt giảm đáng kể với doanh thu của các công ty xuất khẩu thủy sản giảm 32% so với cùng kỳ.
Biên lợi nhuận gộp ngành này cũng thu hẹp 5,1% do giá bán trung bình giảm trong khi chi phí sản xuất tiếp tục neo ở mức cao. Tổng lợi nhuận ròng trong quý I của các doanh nghiệp đã giảm 74% so với cùng kỳ.
Kết quả doanh thu quý I của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản (tỷ đồng). Nguồn: VND.
Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản niêm yết trong ngành, đặc biệt là các doanh nghiệp cá tra đã đặt kế hoạch doanh thu năm nay lớn hơn hoặc bằng năm trước, nhưng kỳ vọng lợi nhuận sẽ sụt giảm đáng kể.
Với các doanh nghiệp xuất khẩu tôm, VNDirect có rằng tình hình sẽ có phần lạc quan hơn khi kỳ vọng doanh thu và lợi nhuận đều tăng so với cùng kỳ. Tuy nhiên, với những thách thức có thể thấy của ngành tôm, kế hoạch kinh doanh này là khá tham vọng.
Với nhu cầu từ các thị trường xuất khẩu chính vẫn đang bị ảnh hưởng, VNDirect nhận định năm 2023 hầu hết doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sẽ ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận ròng âm khi biên lợi nhuận gộp giảm so với mức nền cao của năm 2022.
Hiện tại, các chuyên gia phân tích cho rằng triển vọng ảm đạm của ngành thủy sản đã phần nào được phản ánh vào giá cổ phiếu khi các mã chứng khoán ngành thủy sản đã giảm 40-60% kể từ mức đỉnh vào quý II/2022.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Vết sẹo từ khủng hoảng ngân hàng ở MỹMối lo ngại về một cuộc khủng hoảng tài chính như hồi 2008 đã không còn. Nhưng vết thương vẫn đang âm ỉ trong ngành ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế Mỹ.
08:30 8/6/2023
Binance và Coinbase bị kiện, tài sản của các tỷ phú tiền số bốc hơiCác vụ kiện liên tiếp trong tuần qua nhắm vào Binance và Coinbase đã làm rung chuyển thị trường tiền mã hóa, đồng thời thổi bay hàng tỷ USD tài sản của các tỷ phú ngành này.
16:43 7/6/2023 | Triển vọng ngành thuỷ sản ảm đạm
Kết quả kinh doanh của ngành thuỷ sản giảm mạnh 74% so với cùng kỳ trong quý I năm nay do nhu cầu yếu ở các thị trường xuất khẩu và mức nền cao của quý I/2022.
Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu thủy sản trong 4 tháng đầu năm nay đạt 2,57 tỷ USD, giảm 29% so với cùng kỳ. Giá trị xuất khẩu các mặt hàng chủ lực đều giảm mạnh 10-41% do nhu cầu thị trường chính bị ảnh hưởng nặng nề bởi lạm phát cao, suy thoái kinh tế khiến cả lượng xuất khẩu và giá bán bình quân đều giảm.
Trong 4 tháng đầu năm, các thị trường xuất khẩu đơn lẻ lớn nhất của thủy sản Việt Nam là Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc , chiếm 60% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.
Tiêu thụ thủy sản nhiều thị trường sụt giảm
Trong báo cáo mới nhất về ngành thủy sản, các chuyên gia phân tích tại Công ty CP Chứng khoán VNDirect nhận định nhu cầu tiêu dùng thủy sản của người dân Mỹ bị ảnh hưởng bởi lạm phát cao và suy thoái kinh tế, khiến họ phải thắt chặt chi tiêu ngay cả đối với các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu như thực phẩm.
Bên cạnh đó, lượng hàng tồn kho cao cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhập khẩu thủy sản của Mỹ sẽ bị ảnh hưởng trong ngắn hạn. Sức tiêu thụ thủy sản của Mỹ suy yếu đã ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Trong 4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ ước đạt 412 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ, là nguyên nhân chính khiến giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giai đoạn này giảm 29%, còn 2,57 tỷ USD.
Nhập khẩu thủy sản của thị trường Mỹ ghi nhận sụt giảm 10% về khối lượng và 18% về giá trị trong 3 tháng đầu năm nay. Nguồn: VND.
VNDirect cho rằng tổng khối lượng nhập khẩu thủy sản của thị trường Mỹ sẽ tiếp tục giảm và chỉ có thể phục hồi từ nửa cuối năm nay khi lạm phát và mức tồn kho giảm và nhu cầu cho các kỳ nghỉ cuối năm tăng. Điều này có thể giúp kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Mỹ tăng 40-50% trong nửa cuối năm nay so với giai đoạn nửa đầu năm.
Với thị trường EU, trong quý I, kim ngạch xuất khẩu cá tra sang EU chỉ giảm nhẹ 4%, đạt 45 triệu USD do người dân EU ưa chuộng cá thịt trắng của Việt Nam với mức giá hợp lý trong bối cảnh lạm phát cao buộc phải thắt chặt chi tiêu.
Trong giai đoạn này, hầu hết thị trường trong EU đều tăng nhập khẩu cá tra Việt Nam như Romania (36%); Thụy Điển (53%); Đan Mạch (34%); Bulgaria (49%)... Một số thị trường nhỏ hơn tại châu Âu ghi nhận mức tăng trưởng mạnh là Đức (100%); Litva (429%); Phần Lan (436%).
Theo Agromonitor, giá trung bình cá tra xuất khẩu quý I sang EU tăng 9,5% so với cùng kỳ trong khi giá sang thị trường Mỹ và châu Âu giảm lần lượt 22,4% và 16,4%. Điều này chứng tỏ nhu cầu ngày càng tăng đối với cá tra nói chung ở các nước châu Âu.
VNDirect kỳ vọng nhu cầu này sẽ ổn định trong nửa cuối năm nay do lạm phát tại EU vẫn ở mức cao trong khi nguồn cung các loại cá thịt trắng khác bị ảnh hưởng bởi căng thẳng giữa Nga và Ukraine.
Với thị trường Trung Quốc, trong quý I, giá trị nhập khẩu thủy sản của quốc gia này đã tăng mạnh 13%, đạt 4,5 tỷ USD, đồng thời tổng khối lượng nhập khẩu tăng 17% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này chưa đạt kỳ vọng khi kim ngạch 4 tháng đầu năm chỉ đạt 364 triệu USD, giảm 30% so với cùng kỳ. Thị phần xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc cũng giảm đáng kể so với năm 2022, chỉ chiếm 4,2% trong quý I từ mức 8,8% trong năm ngoái.
Theo các chuyên gia phân tích, do nền tảng kinh tế vĩ mô của nền kinh tế Trung Quốc khó đoán định và sự cạnh tranh gay gắt từ các nước khác, xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam sang Trung Quốc trong nửa cuối năm nay sẽ không tăng trưởng mạnh so với nửa đầu năm.
Lợi nhuận doanh nghiệp thủy sản sẽ sụt giảm đáng kể
Theo dữ liệu của VNDirect, 2022 được đánh giá là một năm thành công của ngành thủy sản với tổng doanh thu và lợi nhuận ròng của các công ty tăng mạnh.
Tuy nhiên, kết quả kinh doanh quý I của các công ty niêm yết cho thấy sự sụt giảm đáng kể với doanh thu của các công ty xuất khẩu thủy sản giảm 32% so với cùng kỳ.
Biên lợi nhuận gộp ngành này cũng thu hẹp 5,1% do giá bán trung bình giảm trong khi chi phí sản xuất tiếp tục neo ở mức cao. Tổng lợi nhuận ròng trong quý I của các doanh nghiệp đã giảm 74% so với cùng kỳ.
Kết quả doanh thu quý I của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản (tỷ đồng). Nguồn: VND.
Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản niêm yết trong ngành, đặc biệt là các doanh nghiệp cá tra đã đặt kế hoạch doanh thu năm nay lớn hơn hoặc bằng năm trước, nhưng kỳ vọng lợi nhuận sẽ sụt giảm đáng kể.
Với các doanh nghiệp xuất khẩu tôm, VNDirect có rằng tình hình sẽ có phần lạc quan hơn khi kỳ vọng doanh thu và lợi nhuận đều tăng so với cùng kỳ. Tuy nhiên, với những thách thức có thể thấy của ngành tôm, kế hoạch kinh doanh này là khá tham vọng.
Với nhu cầu từ các thị trường xuất khẩu chính vẫn đang bị ảnh hưởng, VNDirect nhận định năm 2023 hầu hết doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sẽ ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận ròng âm khi biên lợi nhuận gộp giảm so với mức nền cao của năm 2022.
Hiện tại, các chuyên gia phân tích cho rằng triển vọng ảm đạm của ngành thủy sản đã phần nào được phản ánh vào giá cổ phiếu khi các mã chứng khoán ngành thủy sản đã giảm 40-60% kể từ mức đỉnh vào quý II/2022.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Vết sẹo từ khủng hoảng ngân hàng ở MỹMối lo ngại về một cuộc khủng hoảng tài chính như hồi 2008 đã không còn. Nhưng vết thương vẫn đang âm ỉ trong ngành ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế Mỹ.
08:30 8/6/2023
Binance và Coinbase bị kiện, tài sản của các tỷ phú tiền số bốc hơiCác vụ kiện liên tiếp trong tuần qua nhắm vào Binance và Coinbase đã làm rung chuyển thị trường tiền mã hóa, đồng thời thổi bay hàng tỷ USD tài sản của các tỷ phú ngành này.
16:43 7/6/2023 | |
Chứng khoán 3/1: Cổ phiếu Vietnam Airlines 'bay cao' | Cổ phiếu HVN tăng trần sau khi dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán đề xuất điều khoản giúp doanh nghiệp thuộc trường hợp đặc biệt được duy trì niêm yết. | Kể từ đầu phiên sáng 3/1, thị trường chứng khoán trong nước luôn duy trì trạng thái thận trọng. Các chỉ số hầu như chỉ dao động quanh tham chiếu và không xuất hiện bất cứ tín hiệu đột biến nào.
Tuy nhiên, việc dòng tiền nhập cuộc vào cuối phiên nhanh chóng đưa hoạt động giao dịch sôi động trở lại. Bên cạnh đó, đà tăng tốt đến từ các cổ phiếu trụ cũng giúp chỉ số nhận được lực đẩy mạnh mẽ.
Kết phiên, VN-Index tăng 12,45 điểm (+1,1%) lên 1.144,17 điểm; HNX-Index tăng 1,65 điểm (+0,72%) lên 231,64 điểm; UPCoM-Index tăng 0,22 điểm (+0,25%) lên 87,8 điểm.
Rổ cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 hôm nay chứng kiến 27 mã tăng, chỉ có SAB của Sabeco giữ tham chiếu trong khi BCM của Becamex và SSB của SeABank giảm lần lượt 0,7% và 2,7%.
Nhóm ngân hàng dẫn dắt chỉ số. Ảnh: VNDirect.
Nhóm vực dậy chỉ số chủ yếu là những cái tên đến từ ngành ngân hàng, điển hình như SHB (+2,7%), STB (+2,7%), ACB (+2,3%). Cổ phiếu VCB của Vietcombank và BID của BIDV cũng đóng vai trò dẫn dắt chỉ số hôm nay.
Chiều ngược lại, áp lực tiêu cực từ cổ phiếu SSB, BCM hay những mã khác như BMP, HDG, SIP là không đáng kể.
Phiên giao dịch 3/1 ghi nhận nhiều cổ phiếu được giao dịch khởi sắc. Đáng chú ý nhất có thể kể đến mã HVN của Vietnam Airlines với mức tăng kịch biên độ lên mốc 13.100 đồng/cổ phiếu, khối lượng dư mua khoảng 308.000 cổ phiếu.
Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã công bố việc lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi và bổ sung Luật Chứng khoán. Trong đó, Điều 120 về hủy niêm yết cổ phiếu bắt buộc sẽ được bổ sung thêm Khoản 7 với nội dung “Trường hợp đặc biệt cần duy trì niêm yết do Chính phủ xem xét, quyết định”. Đây có thể là điều khoản “mở đường” để những cổ phiếu như HVN có thể được duy trì niêm yết trên HoSE, phần nào lý giải nguyên nhân dòng tiền tranh nhau tìm đến mã chứng khoán này.
Hiện tại, 2,2 tỷ cổ phiếu của hãng hàng không quốc gia Việt Nam vẫn đang đứng trước nguy cơ bị hủy niêm yết do vi phạm cả 3 điều kiện gồm kết quả sản xuất kinh doanh thua lỗ trong 3 năm liên tục, tổng số lỗ luỹ kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp, vốn chủ sở hữu âm trong báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất trước thời điểm xem xét.
Cổ phiếu HVN liên tục đón thông tin tích cực. Ảnh: DNSE.
Kể từ giữa tháng 12 năm ngoái, cổ phiếu HVN liên tục nhận được thông tin hỗ trợ tích cực. Gần đây nhất, HoSE đã có quyết định đưa cổ phiếu HVN ra khỏi diện cảnh báo kể từ ngày 26/12/2023 sau khi doanh nghiệp tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên.
Cũng trong hôm nay, cổ phiếu HNG của HAGL Agrico tiếp tục là điểm đến của dòng tiền. Chốt phiên 3/1, cổ phiếu này tăng kịch trần lên mức 5.370 đồng/đơn vị. Như vậy, cổ phiếu HNG đã có 4 phiên tăng trần trong chuỗi 5 phiên tăng liên tiếp gần nhất.
Về giao dịch khối ngoại, dòng tiền nước ngoài tiếp tục bị rút ròng ra khỏi thị trường với quy mô 224 tỷ đồng. Trong đó, chứng chỉ quỹ FUESSVFL bị bán tới 204 tỷ đồng trong khi các mã đứng sau như SSI, PVS hay DXG chỉ bị bán 22-27 tỷ đồng.
Cổ phiếu VCB tiếp tục dẫn đầu danh sách mua ròng của khối ngoại với giá trị 63 tỷ đồng, kế đó là VHC (+40 tỷ đồng), STB (+36 tỷ đồng), HDB (+23 tỷ đồng).
Cổ phiếu Vietnam Airlines được 'mở đường' thoát cảnh hủy niêm yếtTheo dự thảo sửa đổi và bổ sung Luật Chứng khoán, doanh nghiệp bị hủy niêm yết bắt buộc có thể quay trở lại sàn giao dịch nếu thuộc trường hợp đặc biệt cần duy trì niêm yết.
09:59 3/1/2024
Doanh nghiệp duy nhất khởi đầu năm 2024 với vốn hóa gần nửa triệu tỷVietcombank tiếp tục có năm thứ 3 dẫn đầu thị trường về vốn hóa với quy mô 448.000 tỷ đồng. Trong khi đó, vốn hóa của một số doanh nghiệp như Vingroup, Vinhomes lại bị thu hẹp.
17:30 2/1/2024
Chứng khoán 2/1: Cổ phiếu ngân hàng gồng gánh thị trườngThị trường chứng khoán phiên 2/1 rơi vào tình trạng "xanh vỏ, đỏ lòng". Nếu không có cổ phiếu VCB làm trụ đỡ, VN-Index có thể đối mặt một phiên điều chỉnh ngay đầu năm mới.
17:17 2/1/2024
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | Chứng khoán 3/1: Cổ phiếu Vietnam Airlines 'bay cao'
Cổ phiếu HVN tăng trần sau khi dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán đề xuất điều khoản giúp doanh nghiệp thuộc trường hợp đặc biệt được duy trì niêm yết.
Kể từ đầu phiên sáng 3/1, thị trường chứng khoán trong nước luôn duy trì trạng thái thận trọng. Các chỉ số hầu như chỉ dao động quanh tham chiếu và không xuất hiện bất cứ tín hiệu đột biến nào.
Tuy nhiên, việc dòng tiền nhập cuộc vào cuối phiên nhanh chóng đưa hoạt động giao dịch sôi động trở lại. Bên cạnh đó, đà tăng tốt đến từ các cổ phiếu trụ cũng giúp chỉ số nhận được lực đẩy mạnh mẽ.
Kết phiên, VN-Index tăng 12,45 điểm (+1,1%) lên 1.144,17 điểm; HNX-Index tăng 1,65 điểm (+0,72%) lên 231,64 điểm; UPCoM-Index tăng 0,22 điểm (+0,25%) lên 87,8 điểm.
Rổ cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 hôm nay chứng kiến 27 mã tăng, chỉ có SAB của Sabeco giữ tham chiếu trong khi BCM của Becamex và SSB của SeABank giảm lần lượt 0,7% và 2,7%.
Nhóm ngân hàng dẫn dắt chỉ số. Ảnh: VNDirect.
Nhóm vực dậy chỉ số chủ yếu là những cái tên đến từ ngành ngân hàng, điển hình như SHB (+2,7%), STB (+2,7%), ACB (+2,3%). Cổ phiếu VCB của Vietcombank và BID của BIDV cũng đóng vai trò dẫn dắt chỉ số hôm nay.
Chiều ngược lại, áp lực tiêu cực từ cổ phiếu SSB, BCM hay những mã khác như BMP, HDG, SIP là không đáng kể.
Phiên giao dịch 3/1 ghi nhận nhiều cổ phiếu được giao dịch khởi sắc. Đáng chú ý nhất có thể kể đến mã HVN của Vietnam Airlines với mức tăng kịch biên độ lên mốc 13.100 đồng/cổ phiếu, khối lượng dư mua khoảng 308.000 cổ phiếu.
Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã công bố việc lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi và bổ sung Luật Chứng khoán. Trong đó, Điều 120 về hủy niêm yết cổ phiếu bắt buộc sẽ được bổ sung thêm Khoản 7 với nội dung “Trường hợp đặc biệt cần duy trì niêm yết do Chính phủ xem xét, quyết định”. Đây có thể là điều khoản “mở đường” để những cổ phiếu như HVN có thể được duy trì niêm yết trên HoSE, phần nào lý giải nguyên nhân dòng tiền tranh nhau tìm đến mã chứng khoán này.
Hiện tại, 2,2 tỷ cổ phiếu của hãng hàng không quốc gia Việt Nam vẫn đang đứng trước nguy cơ bị hủy niêm yết do vi phạm cả 3 điều kiện gồm kết quả sản xuất kinh doanh thua lỗ trong 3 năm liên tục, tổng số lỗ luỹ kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp, vốn chủ sở hữu âm trong báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất trước thời điểm xem xét.
Cổ phiếu HVN liên tục đón thông tin tích cực. Ảnh: DNSE.
Kể từ giữa tháng 12 năm ngoái, cổ phiếu HVN liên tục nhận được thông tin hỗ trợ tích cực. Gần đây nhất, HoSE đã có quyết định đưa cổ phiếu HVN ra khỏi diện cảnh báo kể từ ngày 26/12/2023 sau khi doanh nghiệp tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên.
Cũng trong hôm nay, cổ phiếu HNG của HAGL Agrico tiếp tục là điểm đến của dòng tiền. Chốt phiên 3/1, cổ phiếu này tăng kịch trần lên mức 5.370 đồng/đơn vị. Như vậy, cổ phiếu HNG đã có 4 phiên tăng trần trong chuỗi 5 phiên tăng liên tiếp gần nhất.
Về giao dịch khối ngoại, dòng tiền nước ngoài tiếp tục bị rút ròng ra khỏi thị trường với quy mô 224 tỷ đồng. Trong đó, chứng chỉ quỹ FUESSVFL bị bán tới 204 tỷ đồng trong khi các mã đứng sau như SSI, PVS hay DXG chỉ bị bán 22-27 tỷ đồng.
Cổ phiếu VCB tiếp tục dẫn đầu danh sách mua ròng của khối ngoại với giá trị 63 tỷ đồng, kế đó là VHC (+40 tỷ đồng), STB (+36 tỷ đồng), HDB (+23 tỷ đồng).
Cổ phiếu Vietnam Airlines được 'mở đường' thoát cảnh hủy niêm yếtTheo dự thảo sửa đổi và bổ sung Luật Chứng khoán, doanh nghiệp bị hủy niêm yết bắt buộc có thể quay trở lại sàn giao dịch nếu thuộc trường hợp đặc biệt cần duy trì niêm yết.
09:59 3/1/2024
Doanh nghiệp duy nhất khởi đầu năm 2024 với vốn hóa gần nửa triệu tỷVietcombank tiếp tục có năm thứ 3 dẫn đầu thị trường về vốn hóa với quy mô 448.000 tỷ đồng. Trong khi đó, vốn hóa của một số doanh nghiệp như Vingroup, Vinhomes lại bị thu hẹp.
17:30 2/1/2024
Chứng khoán 2/1: Cổ phiếu ngân hàng gồng gánh thị trườngThị trường chứng khoán phiên 2/1 rơi vào tình trạng "xanh vỏ, đỏ lòng". Nếu không có cổ phiếu VCB làm trụ đỡ, VN-Index có thể đối mặt một phiên điều chỉnh ngay đầu năm mới.
17:17 2/1/2024
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | |
Panasonic dự báo lãi kỷ lục nhờ bán pin xe điện | Tập đoàn Panasonic Holdings Corp của Nhật Bản cho biết lợi nhuận ròng năm nay có thể đạt kỷ lục dựa trên doanh số bán pin ôtô điện tăng mạnh và khoản miễn thuế lớn tại Mỹ. | Trụ sở của Panasonic ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Yuya Shino.
Theo Reuters, năm ngoái, Tập đoàn Panasonic Holdings Corp ghi nhận lợi nhuận kinh doanh vào khoảng 288,6 tỷ yen (2,14 tỷ USD). Gã khổng lồ sản xuất điện tử của Nhật Bản đưa ra dự báo lợi nhuận ròng năm nay sẽ tăng 32%, chạm đỉnh 350 tỷ yen (tương đương 2,6 tỷ USD).
Thông tin này được đưa ra dựa trên việc Panasonic dự kiến nhận lại khoản tiền miễn thuế mà chính phủ Mỹ áp dụng cho các hoạt động sản xuất pin xe điện (năng lượng sạch) theo Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) của Mỹ. Điều này sẽ giúp Panasonic tăng lợi nhuận thêm khoảng 100 tỷ yen (740 triệu USD).
Một yếu tố khác thúc đẩy lợi nhuận năm nay của Panasonic là nhà máy sản xuất các thiết bị điện tử tại Osaka, với các sản phẩm từ nồi cơm điện đến robot công nghiệp. Đây đều là những mặt hàng dự kiến ít gặp trở ngại trong hoạt động kinh doanh năm nay do giá nguyên vật liệu ổn định và nguồn cung linh kiện dồi dào.
“Trong 2 năm qua, chúng tôi liên tục bị ảnh hưởng nặng nề bởi giá nguyên liệu thô tăng cao và tình trạng thiếu linh kiện, chất bán dẫn. Nhưng những tác động tiêu cực đó đã giảm hẳn vào năm nay", Giám đốc tài chính Hirokazu Umeda của Panasonic phát biểu trong một cuộc họp báo gần đây.
Panasonic cũng dự kiến lợi nhuận kinh doanh tại bộ phận năng lượng - nơi sản xuất pin xe điện - sẽ tăng gấp 4 lần lên 133 tỷ yen (gần 1 tỷ USD) trong năm nay nhờ hưởng lợi từ chính sách miễn thuế và doanh số bán pin EV ngày càng tăng tại Mỹ.
Triển vọng lợi nhuận mà Panasonic đưa ra nếu thuận lợi sẽ cao hơn 23% so với mức kỷ lục tập đoàn này đã thiết lập trước đó với 284,1 tỷ yen (2,11 tỷ USD) vào năm 2019.
Panasonic hiện là nhà sản xuất pin xe điện cho Tesla - công ty dẫn đầu về ngành xe điện (EV) của Mỹ. Tập đoàn này hiện vẫn tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh năng lượng ngay cả khi tỷ lệ lạm phát có xu hướng tăng cao trên toàn thế giới làm giảm tâm lý mua sắm của người tiêu dùng.
Dự kiến đến tháng 3/2024, Panasonic có thể đạt lợi nhuận kinh doanh khoảng 430 tỷ yen (3,19 tỷ USD). Theo Refinitiv, con số này cao hơn nhiều so với dự báo trước đó của 20 nhà phân tích, với mức lợi nhuận bình quân là 383,96 tỷ yen (2,85 tỷ USD).
Lợi nhuận Foxconn giảm hơn một nửaĐối tác hàng đầu của Apple Inc đã công bố lợi nhuận ròng quý I giảm 56%, cũng là mức giảm lợi nhuận hàng quý lớn nhất trong ba năm trở lại đây.
20:24 11/5/2023
Chủ hãng bút bi Thiên Long thu hơn 10 tỷ đồng/ngàyDoanh thuần quý I của Thiên Long đã tăng 16% so với cùng kỳ nhờ các chính sách kích thích hoạt động bán hàng. Dẫu vậy lợi nhuận của công ty lại đi lùi do chi phí tăng cao.
15:34 10/5/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | Panasonic dự báo lãi kỷ lục nhờ bán pin xe điện
Tập đoàn Panasonic Holdings Corp của Nhật Bản cho biết lợi nhuận ròng năm nay có thể đạt kỷ lục dựa trên doanh số bán pin ôtô điện tăng mạnh và khoản miễn thuế lớn tại Mỹ.
Trụ sở của Panasonic ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Yuya Shino.
Theo Reuters, năm ngoái, Tập đoàn Panasonic Holdings Corp ghi nhận lợi nhuận kinh doanh vào khoảng 288,6 tỷ yen (2,14 tỷ USD). Gã khổng lồ sản xuất điện tử của Nhật Bản đưa ra dự báo lợi nhuận ròng năm nay sẽ tăng 32%, chạm đỉnh 350 tỷ yen (tương đương 2,6 tỷ USD).
Thông tin này được đưa ra dựa trên việc Panasonic dự kiến nhận lại khoản tiền miễn thuế mà chính phủ Mỹ áp dụng cho các hoạt động sản xuất pin xe điện (năng lượng sạch) theo Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) của Mỹ. Điều này sẽ giúp Panasonic tăng lợi nhuận thêm khoảng 100 tỷ yen (740 triệu USD).
Một yếu tố khác thúc đẩy lợi nhuận năm nay của Panasonic là nhà máy sản xuất các thiết bị điện tử tại Osaka, với các sản phẩm từ nồi cơm điện đến robot công nghiệp. Đây đều là những mặt hàng dự kiến ít gặp trở ngại trong hoạt động kinh doanh năm nay do giá nguyên vật liệu ổn định và nguồn cung linh kiện dồi dào.
“Trong 2 năm qua, chúng tôi liên tục bị ảnh hưởng nặng nề bởi giá nguyên liệu thô tăng cao và tình trạng thiếu linh kiện, chất bán dẫn. Nhưng những tác động tiêu cực đó đã giảm hẳn vào năm nay", Giám đốc tài chính Hirokazu Umeda của Panasonic phát biểu trong một cuộc họp báo gần đây.
Panasonic cũng dự kiến lợi nhuận kinh doanh tại bộ phận năng lượng - nơi sản xuất pin xe điện - sẽ tăng gấp 4 lần lên 133 tỷ yen (gần 1 tỷ USD) trong năm nay nhờ hưởng lợi từ chính sách miễn thuế và doanh số bán pin EV ngày càng tăng tại Mỹ.
Triển vọng lợi nhuận mà Panasonic đưa ra nếu thuận lợi sẽ cao hơn 23% so với mức kỷ lục tập đoàn này đã thiết lập trước đó với 284,1 tỷ yen (2,11 tỷ USD) vào năm 2019.
Panasonic hiện là nhà sản xuất pin xe điện cho Tesla - công ty dẫn đầu về ngành xe điện (EV) của Mỹ. Tập đoàn này hiện vẫn tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh năng lượng ngay cả khi tỷ lệ lạm phát có xu hướng tăng cao trên toàn thế giới làm giảm tâm lý mua sắm của người tiêu dùng.
Dự kiến đến tháng 3/2024, Panasonic có thể đạt lợi nhuận kinh doanh khoảng 430 tỷ yen (3,19 tỷ USD). Theo Refinitiv, con số này cao hơn nhiều so với dự báo trước đó của 20 nhà phân tích, với mức lợi nhuận bình quân là 383,96 tỷ yen (2,85 tỷ USD).
Lợi nhuận Foxconn giảm hơn một nửaĐối tác hàng đầu của Apple Inc đã công bố lợi nhuận ròng quý I giảm 56%, cũng là mức giảm lợi nhuận hàng quý lớn nhất trong ba năm trở lại đây.
20:24 11/5/2023
Chủ hãng bút bi Thiên Long thu hơn 10 tỷ đồng/ngàyDoanh thuần quý I của Thiên Long đã tăng 16% so với cùng kỳ nhờ các chính sách kích thích hoạt động bán hàng. Dẫu vậy lợi nhuận của công ty lại đi lùi do chi phí tăng cao.
15:34 10/5/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | |
Việt Nam không nằm trong danh sách giám sát tiền tệ của Mỹ | Do trong năm 2022, Việt Nam vượt ngưỡng 1 tiêu chí về thặng dư thương mại hàng hóa và dịch vụ với Mỹ nên Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục không đưa Việt Nam vào danh sách giám sát. | Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ảnh: sbv.
Bộ Tài chính Mỹ vừa ban hành báo cáo về "Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Mỹ". Trong đó, Mỹ tiếp tục không đưa Việt Nam vào danh sách giám sát.
Tại báo cáo này, Bộ Tài chính Mỹ đưa 7 nền kinh tế vào danh sách giám sát, bao gồm: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức, Malaysia, Singapore, Thụy Sĩ và Đài Loan. Đồng thời, cơ quan này kết luận không có đối tác thương mại lớn nào của Mỹ thao túng tiền tệ trong năm 2022.
Trong năm 2022, Việt Nam vượt ngưỡng một tiêu chí về thặng dư thương mại hàng hóa và dịch vụ với Mỹ, do đó Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục không đưa Việt Nam vào danh sách giám sát.
Bộ Tài chính Mỹ dựa trên ba tiêu chí để xem xét khả năng thao túng tiền tệ của các đối tác thương mại chính. Cụ thể, thặng dư thương mại song phương với Mỹ, thặng dư cán cân vãng lai và can thiệp thị trường ngoại tệ một chiều, kéo dài.
Tại các cuộc làm việc song phương với Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục đánh giá cao công tác điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá thời gian qua đã duy trì được sự ổn định thị trường tài chính, tiền tệ, kinh tế vĩ mô trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức.
NHNN khẳng định điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá của Việt Nam nhằm hướng tới mục tiêu xuyên suốt là góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an toàn hoạt động hệ thống các tổ chức tín dụng.
Thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá theo định hướng nêu trên nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an toàn hoạt động hệ thống các tổ chức tín dụng. Đồng thời, sẽ tiếp tục tích cực phối hợp với các bộ, ngành để trao đổi, làm việc về các vấn đề mà phía Mỹ quan tâm trên tinh thần hợp tác, thiện chí.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Vợ ông Trần Quí Thanh làm Tổng giám đốc Tân Hiệp PhátBà Phạm Thị Nụ - vợ của ông Trần Quí Thanh - vừa trở thành Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật của Tân Hiệp Phát.
20:27 20/6/2023
Chủ chuỗi thịt heo G Kitchen lãi hơn 1,1 tỷ đồng/ngàyTrong năm 2022, chủ sở hữu chuỗi bán lẻ thịt heo G Kitchen ghi nhận lãi sau thuế hơn 416 tỷ đồng, giảm gần 33% so với năm 2021.
13:52 20/6/2023
Nhiều băn khoăn về quy định giao dịch bất động sản phải qua sànĐại biểu Quốc hội đề nghị trao quyền quyết định giao dịch bất động sản cho nhà đầu tư, tạo cơ chế thông thoáng và không nhất thiết phải qua sàn.
19:56 19/6/2023 | Việt Nam không nằm trong danh sách giám sát tiền tệ của Mỹ
Do trong năm 2022, Việt Nam vượt ngưỡng 1 tiêu chí về thặng dư thương mại hàng hóa và dịch vụ với Mỹ nên Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục không đưa Việt Nam vào danh sách giám sát.
Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ảnh: sbv.
Bộ Tài chính Mỹ vừa ban hành báo cáo về "Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Mỹ". Trong đó, Mỹ tiếp tục không đưa Việt Nam vào danh sách giám sát.
Tại báo cáo này, Bộ Tài chính Mỹ đưa 7 nền kinh tế vào danh sách giám sát, bao gồm: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức, Malaysia, Singapore, Thụy Sĩ và Đài Loan. Đồng thời, cơ quan này kết luận không có đối tác thương mại lớn nào của Mỹ thao túng tiền tệ trong năm 2022.
Trong năm 2022, Việt Nam vượt ngưỡng một tiêu chí về thặng dư thương mại hàng hóa và dịch vụ với Mỹ, do đó Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục không đưa Việt Nam vào danh sách giám sát.
Bộ Tài chính Mỹ dựa trên ba tiêu chí để xem xét khả năng thao túng tiền tệ của các đối tác thương mại chính. Cụ thể, thặng dư thương mại song phương với Mỹ, thặng dư cán cân vãng lai và can thiệp thị trường ngoại tệ một chiều, kéo dài.
Tại các cuộc làm việc song phương với Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục đánh giá cao công tác điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá thời gian qua đã duy trì được sự ổn định thị trường tài chính, tiền tệ, kinh tế vĩ mô trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức.
NHNN khẳng định điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá của Việt Nam nhằm hướng tới mục tiêu xuyên suốt là góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an toàn hoạt động hệ thống các tổ chức tín dụng.
Thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá theo định hướng nêu trên nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an toàn hoạt động hệ thống các tổ chức tín dụng. Đồng thời, sẽ tiếp tục tích cực phối hợp với các bộ, ngành để trao đổi, làm việc về các vấn đề mà phía Mỹ quan tâm trên tinh thần hợp tác, thiện chí.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Vợ ông Trần Quí Thanh làm Tổng giám đốc Tân Hiệp PhátBà Phạm Thị Nụ - vợ của ông Trần Quí Thanh - vừa trở thành Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật của Tân Hiệp Phát.
20:27 20/6/2023
Chủ chuỗi thịt heo G Kitchen lãi hơn 1,1 tỷ đồng/ngàyTrong năm 2022, chủ sở hữu chuỗi bán lẻ thịt heo G Kitchen ghi nhận lãi sau thuế hơn 416 tỷ đồng, giảm gần 33% so với năm 2021.
13:52 20/6/2023
Nhiều băn khoăn về quy định giao dịch bất động sản phải qua sànĐại biểu Quốc hội đề nghị trao quyền quyết định giao dịch bất động sản cho nhà đầu tư, tạo cơ chế thông thoáng và không nhất thiết phải qua sàn.
19:56 19/6/2023 | |
Giá vàng miếng SJC thấp nhất 1 tháng | Theo đà giảm của giá vàng thế giới, sáng 30/5, giá vàng miếng trong nước đã bay mốc 67 triệu đồng/lượng, rơi xuống vùng thấp nhất kể từ đầu tháng 5. | Giá vàng miếng sụt giảm, hiện neo tại vùng thấp nhất 1 tháng qua. Ảnh: Chí Hùng.
Tiếp nối đà giảm trong các phiên giao dịch gần đây, mở cửa phiên giao dịch sáng hôm nay (30/5), giá vàng trong nước tiếp tục đi xuống ở hầu hết doanh nghiệp.
Cụ thể, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) hiện neo giá mua - bán vàng miếng tại mức 66,35 - 66,95 triệu/lượng, giảm 50.000 đồng ở cả hai chiều so với phiên liền trước. Đà giảm này đã đưa giá vàng miếng SJC rơi xuống vùng thấp nhất tính từ ngày 1/5 đến nay.
Việc SJC đưa ra mức chênh lệch giá mua - bán vàng miếng ở 600.000 đồng/lượng, khiến những người mua vàng vào đầu tháng đến nay đã lỗ gần 1 triệu đồng trên mỗi lượng vàng mua.
Cũng trong sáng nay, Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) và Tập đoàn Phú Quý chấp nhận mua vào vàng miếng ở mức 66,4 triệu/lượng và bán ra ở 67 triệu/lượng. Dù đều suy giảm so với phiên liền trước, PNJ và Phú Quý là hai doanh nghiệp vàng hiếm hoi còn niêm yết giá bán vàng miếng ở vùng 67 triệu đồng/lượng.
Cùng chung xu hướng giảm, giá vàng miếng tại hầu hết doanh nghiệp khác đều đã rời khỏi mốc 67 triệu đồng/lượng trong sáng nay.
Trong đó, Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI sáng nay giữ nguyên giá giao dịch vàng miếng so với cuối ngày 29/5, hiện cố định ở 66,35 triệu/lượng (mua) và 66,95 triệu/lượng (bán). Giá niêm yết phổ biến tại Bảo Tín Minh Châu là 66,42 - 66,98 triệu/lượng, giảm 50.000 đồng chiều mua và 20.000 đồng chiều bán...
Tại TP.HCM, chuỗi cửa hàng vàng Mi Hồng hiện niêm yết giá vàng miếng ở 66,5 - 66,95 triệu/lượng, đi ngang ở cả hai chiều và cửa hàng VietAGold cùng khu vực giao dịch ở 66,35 - 66,95 triệu/lượng, giảm 50.000 đồng ở hai chiều.
Không chỉ vàng miếng, giá vàng nhẫn 99,99 và vàng trang sức 14K 18K cũng có diễn biến đi ngang và giảm tương tự.
Trong đó, SJC hiện niêm yết giá vàng nhẫn 99,99% ở mức 55,6 - 56,55 triệu/lượng (mua - bán), đi ngang so với phiên giao dịch liền trước.
Tương tự, PNJ niêm yết giá vàng nhẫn ở vùng 55,6 - 56,6 triệu/lượng; Bảo Tín Minh Châu hiện niêm yết giá các loại vàng Rồng Thăng Long bao gồm nhẫn tròn và miếng vàng ở 55,62 - 56,52 triệu/lượng, giảm 40.000 đồng ở cả hai chiều; VietAGold niêm yết giá vàng Kim Tài Lộc và Kim Phát Lộc cùng ở 56,05 - 56,55 triệu/lượng, giảm 50.000 đồng.
Tại chuỗi cửa hàng vàng Mi Hồng, giá các mặt hàng vàng 999, 985 và 980 giao dịch sáng nay chủ yếu đi ngang so phiên liền trước, hiện lần lượt bán ra ở vùng 55,8 triệu/lượng; 55,4 triệu/lượng và 55,1 triệu đồng.
Trên thị trường thế giới, giá vàng tiếp tục suy giảm sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy tuyên bố đã đạt được thỏa thuận gia hạn trần nợ công đến tháng 1/2025. Tuy nhiên, việc gia hạn nợ công còn phải được Quốc hội Mỹ bỏ phiếu thông qua vào ngày 5/6.
Trong khi đó, thị trường tiếp tục dự báo Mỹ sẽ có một đợt tăng lãi suất vào tháng 6 và đến tháng 7 còn tăng tiếp. Khi đó, đồng USD sẽ tăng giá rất mạnh, tạo sức ép lên giá vàng thế giới.
Trước bối cảnh trên, nhà đầu tư đã hạn chế mua - bán vàng, khiến giá kim quý thế giới biến động không đáng kể, hiện đứng ở mức 1.943 USD/ounce.
Mức giá này quy đổi ra tiền Việt tương đương khoảng 55,43 triệu đồng/lượng (theo tỷ giá USD tại Vietcombank). Như vậy, giá vàng thế giới hiện vẫn thấp hơn khoảng 11 triệu đồng/lượng so với giá vàng miếng SJC và thấp hơn 1 triệu đồng so với vàng nhẫn 99,99.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Lãi suất tiết kiệm lại giảm đồng loạtSau đợt điều chỉnh giảm 0,5 điểm % lãi suất tiền gửi ở kỳ hạn ngắn 1-5 tháng, nhiều ngân hàng hiện đã giảm thêm lãi suất ở kỳ hạn dài, với mức điều chỉnh lên tới 0,7 điểm %/năm.
14:07 29/5/2023
Giá vàng khó trở lại mốc 2.000 USD/ounce trong ngắn hạnNhững chuyên gia phân tích tại Phố Wall và nhà đầu tư bán lẻ kỳ vọng giá vàng vẫn sẽ hồi phục trong tuần tới, nhưng khó trở lại mốc 2.000 USD/ounce.
05:00 29/5/2023 | Giá vàng miếng SJC thấp nhất 1 tháng
Theo đà giảm của giá vàng thế giới, sáng 30/5, giá vàng miếng trong nước đã bay mốc 67 triệu đồng/lượng, rơi xuống vùng thấp nhất kể từ đầu tháng 5.
Giá vàng miếng sụt giảm, hiện neo tại vùng thấp nhất 1 tháng qua. Ảnh: Chí Hùng.
Tiếp nối đà giảm trong các phiên giao dịch gần đây, mở cửa phiên giao dịch sáng hôm nay (30/5), giá vàng trong nước tiếp tục đi xuống ở hầu hết doanh nghiệp.
Cụ thể, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) hiện neo giá mua - bán vàng miếng tại mức 66,35 - 66,95 triệu/lượng, giảm 50.000 đồng ở cả hai chiều so với phiên liền trước. Đà giảm này đã đưa giá vàng miếng SJC rơi xuống vùng thấp nhất tính từ ngày 1/5 đến nay.
Việc SJC đưa ra mức chênh lệch giá mua - bán vàng miếng ở 600.000 đồng/lượng, khiến những người mua vàng vào đầu tháng đến nay đã lỗ gần 1 triệu đồng trên mỗi lượng vàng mua.
Cũng trong sáng nay, Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) và Tập đoàn Phú Quý chấp nhận mua vào vàng miếng ở mức 66,4 triệu/lượng và bán ra ở 67 triệu/lượng. Dù đều suy giảm so với phiên liền trước, PNJ và Phú Quý là hai doanh nghiệp vàng hiếm hoi còn niêm yết giá bán vàng miếng ở vùng 67 triệu đồng/lượng.
Cùng chung xu hướng giảm, giá vàng miếng tại hầu hết doanh nghiệp khác đều đã rời khỏi mốc 67 triệu đồng/lượng trong sáng nay.
Trong đó, Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI sáng nay giữ nguyên giá giao dịch vàng miếng so với cuối ngày 29/5, hiện cố định ở 66,35 triệu/lượng (mua) và 66,95 triệu/lượng (bán). Giá niêm yết phổ biến tại Bảo Tín Minh Châu là 66,42 - 66,98 triệu/lượng, giảm 50.000 đồng chiều mua và 20.000 đồng chiều bán...
Tại TP.HCM, chuỗi cửa hàng vàng Mi Hồng hiện niêm yết giá vàng miếng ở 66,5 - 66,95 triệu/lượng, đi ngang ở cả hai chiều và cửa hàng VietAGold cùng khu vực giao dịch ở 66,35 - 66,95 triệu/lượng, giảm 50.000 đồng ở hai chiều.
Không chỉ vàng miếng, giá vàng nhẫn 99,99 và vàng trang sức 14K 18K cũng có diễn biến đi ngang và giảm tương tự.
Trong đó, SJC hiện niêm yết giá vàng nhẫn 99,99% ở mức 55,6 - 56,55 triệu/lượng (mua - bán), đi ngang so với phiên giao dịch liền trước.
Tương tự, PNJ niêm yết giá vàng nhẫn ở vùng 55,6 - 56,6 triệu/lượng; Bảo Tín Minh Châu hiện niêm yết giá các loại vàng Rồng Thăng Long bao gồm nhẫn tròn và miếng vàng ở 55,62 - 56,52 triệu/lượng, giảm 40.000 đồng ở cả hai chiều; VietAGold niêm yết giá vàng Kim Tài Lộc và Kim Phát Lộc cùng ở 56,05 - 56,55 triệu/lượng, giảm 50.000 đồng.
Tại chuỗi cửa hàng vàng Mi Hồng, giá các mặt hàng vàng 999, 985 và 980 giao dịch sáng nay chủ yếu đi ngang so phiên liền trước, hiện lần lượt bán ra ở vùng 55,8 triệu/lượng; 55,4 triệu/lượng và 55,1 triệu đồng.
Trên thị trường thế giới, giá vàng tiếp tục suy giảm sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy tuyên bố đã đạt được thỏa thuận gia hạn trần nợ công đến tháng 1/2025. Tuy nhiên, việc gia hạn nợ công còn phải được Quốc hội Mỹ bỏ phiếu thông qua vào ngày 5/6.
Trong khi đó, thị trường tiếp tục dự báo Mỹ sẽ có một đợt tăng lãi suất vào tháng 6 và đến tháng 7 còn tăng tiếp. Khi đó, đồng USD sẽ tăng giá rất mạnh, tạo sức ép lên giá vàng thế giới.
Trước bối cảnh trên, nhà đầu tư đã hạn chế mua - bán vàng, khiến giá kim quý thế giới biến động không đáng kể, hiện đứng ở mức 1.943 USD/ounce.
Mức giá này quy đổi ra tiền Việt tương đương khoảng 55,43 triệu đồng/lượng (theo tỷ giá USD tại Vietcombank). Như vậy, giá vàng thế giới hiện vẫn thấp hơn khoảng 11 triệu đồng/lượng so với giá vàng miếng SJC và thấp hơn 1 triệu đồng so với vàng nhẫn 99,99.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Lãi suất tiết kiệm lại giảm đồng loạtSau đợt điều chỉnh giảm 0,5 điểm % lãi suất tiền gửi ở kỳ hạn ngắn 1-5 tháng, nhiều ngân hàng hiện đã giảm thêm lãi suất ở kỳ hạn dài, với mức điều chỉnh lên tới 0,7 điểm %/năm.
14:07 29/5/2023
Giá vàng khó trở lại mốc 2.000 USD/ounce trong ngắn hạnNhững chuyên gia phân tích tại Phố Wall và nhà đầu tư bán lẻ kỳ vọng giá vàng vẫn sẽ hồi phục trong tuần tới, nhưng khó trở lại mốc 2.000 USD/ounce.
05:00 29/5/2023 | |
Đại hội cổ đông DIC Group lại bất thành | Doanh nghiệp bất động sản lớn ở Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn chưa thể họp cổ đông thường niên năm 2023 lần thứ nhất do tỷ lệ dự họp thấp hơn mức quy định. | Chiều 28/6, Tổng công ty CP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Group - Mã: DIG) tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông thường niên (ĐHĐCĐ) năm 2023 tại Bà Rịa - Vũng Tàu.
Tính đến 14h40, tổng số cổ đông tham dự đại hội là 535 cổ đông, đại diện cho 36,91% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Cuộc họp thường niên theo đó chưa thể tiến hành trong lần họp đầu tiên và sẽ tiếp tục triệu tập trong các lần tiếp theo.
Theo điều lệ của doanh nghiệp, cuộc họp chỉ được tiến hành khi có số cổ đông đại diện trên 50% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết tham dự.
Cổ đông DIC Group đăng ký dự họp chiều 28/6. Ảnh: Nguyên Ngọc.
Trước đó, lãnh đạo doanh nghiệp có thư gửi cổ đông ngay trước thềm đại hội nhằm khuyến khích nhà đầu tư tham dự. "DIC Group luôn mong muốn cổ đông trực tiếp tham dự, tham gia góp ý, thảo luận các vấn đề để công ty ngày càng phát triển, mang lại lợi ích cho cổ đông", ông Tuấn viết.
Trường hợp cổ đông không thể trực tiếp tham dự, doanh nghiệp đề nghị cổ đông có thể ủy quyền cho người khác có điều kiện trực tiếp tham dự, hoặc ủy quyền cho HĐQT thực hiện quyền và nghĩa vụ tại ĐHĐCĐ thường niên 2023.
Người đứng đầu doanh nghiệp phải viết thư kêu gọi bởi trước đó DIC Group cũng từng không thể tổ chức được ĐHĐCĐ bất thường năm 2022 vào ngày 14/9/2022 (không đủ trên 50% tổng số phiếu biểu quyết). Công ty phải mất thêm thời gian một tháng sau đó mới có thể họp cổ đông.
Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thiện Tuấn đã “xin phép” cổ đông đợi thêm một 1,5 giờ nếu vẫn không đủ tỷ lệ thì xin huỷ Đại hội lần 1. Trong thời gian chờ đợi, ông Tuấn chia sẻ về tình hình kinh doanh và chiến lược của năm 2023.
Vị này đánh giá thị trường bất động sản đang gặp rất nhiều khó khăn. Không chỉ DIC Group mà nhiều chủ đầu tư khác đều bị vướng vấn đề pháp lý, đặc biệt với mảng bất động sản nghỉ dưỡng du lịch.
Lường trước những khó khăn sắp tới, doanh nghiệp không đề cao việc tăng trưởng đầu tư phát triển mà chú trọng bảo toàn vốn, phấn đấu có lợi nhuận để chia cổ tức, đảm bảo đời sống người lao động và quyền lợi của nhà đầu tư.
Tập đoàn hạn chế sản phẩm dở dang, hàng tồn kho, vốn lưu động bị chiếm dụng; đồng thời tăng doanh thu phải bằng các giải pháp quyết liệt về tiêu thụ sản phẩm, chuyển nhượng, thanh quyết toán các hạng mục công trình hoàn thành.
Lãnh đạo tập đoàn nói sẽ thực hiện song song chiến lược kinh doanh bán sỉ và bán lẻ sản phẩm các dự án, tập trung đầu tư các dự án trọng điểm có nguồn thu bằng nguồn vốn hợp lý và các dự án chưa có doanh thu trong ngắn hạn phải giãn tiến độ.
Chủ tịch DIC Group nói về một số định hướng kinh doanh. Ảnh: HL.
Đến hết thời gian chờ, tỷ lệ dự họp vẫn không đủ để tiến hành lần họp đầu tiên. Người đứng đầu doanh nghiệp dự kiến sẽ tổ chức họp lần 2 vào ngày 21/7 tới.
Theo tài liệu đại hội, công ty dự định thông qua kế hoạch doanh thu hợp nhất 4.000 tỷ và lợi nhuận trước thuế 1.400 tỷ đồng, lần lượt gần gấp đôi và gấp 7 lần thực hiện năm 2022. Mức cổ tức 8-15% cho năm 2023, trong khi năm 2022 không chia cổ tức.
Tổng công ty có kế hoạch trích 4.138 tỷ đồng cho kế hoạch đầu tư các dự án như Khu đô thị mới Bắc Vũng Tàu, Khu trung tâm Chí Linh Vũng Tàu, Khu phức hợp Cap Saint Jacques, Khu đô thị du lịch Long Tân Nhơn Trạch, Khu dân cư Hiệp Phước, Khu dân cư Thương mại Vị Thanh, Khu nhà ở Lam Hạ Center Point, Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên...
Một vấn đề quan trọng nữa là lấy ý kiến điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng Khu trung tâm Chí Linh, TP Vũng Tàu. Lãnh đạo công ty mong muốn bổ sung 3 công trình mới vào hồ sơ dự án để thuận lợi cho quá trình triển khai các thủ tục pháp lý.
Theo báo cáo của ban điều hành, tổng mức đầu tư của dự án điều chỉnh từ 1.100 tỷ đồng lên hơn 9.600 tỷ đồng, diện tích đất 99,72 ha. Nguồn vốn đầu tư gồm 43% huy động từ các tổ chức tín dụng, còn lại 56,95% là vốn tự có.
Đại hội cũng dự kiến bầu thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2023-2027. Đa phần các thành viên đang công tác tại DIC Corp là Chủ tịch Nguyễn Thiện Tuấn, Phó chủ tịch Nguyễn Hùng Cường, Phó chủ tịch Nguyễn Thị Thanh Huyền và Tổng giám đốc Nguyễn Quang Tín. Nhân tố mới tham gia ứng cử là ông Đinh Hồng Kỳ.
Chủ tịch DIC Group kêu gọi cổ đông dự họp thường niênNgười đứng đầu doanh nghiệp khuyến khích cổ đông tham dự trực tiếp hoặc ủy quyền để cuộc họp cổ đông thường niên đủ điều kiện tiến hành.
10:46 21/6/2023
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | Đại hội cổ đông DIC Group lại bất thành
Doanh nghiệp bất động sản lớn ở Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn chưa thể họp cổ đông thường niên năm 2023 lần thứ nhất do tỷ lệ dự họp thấp hơn mức quy định.
Chiều 28/6, Tổng công ty CP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Group - Mã: DIG) tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông thường niên (ĐHĐCĐ) năm 2023 tại Bà Rịa - Vũng Tàu.
Tính đến 14h40, tổng số cổ đông tham dự đại hội là 535 cổ đông, đại diện cho 36,91% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Cuộc họp thường niên theo đó chưa thể tiến hành trong lần họp đầu tiên và sẽ tiếp tục triệu tập trong các lần tiếp theo.
Theo điều lệ của doanh nghiệp, cuộc họp chỉ được tiến hành khi có số cổ đông đại diện trên 50% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết tham dự.
Cổ đông DIC Group đăng ký dự họp chiều 28/6. Ảnh: Nguyên Ngọc.
Trước đó, lãnh đạo doanh nghiệp có thư gửi cổ đông ngay trước thềm đại hội nhằm khuyến khích nhà đầu tư tham dự. "DIC Group luôn mong muốn cổ đông trực tiếp tham dự, tham gia góp ý, thảo luận các vấn đề để công ty ngày càng phát triển, mang lại lợi ích cho cổ đông", ông Tuấn viết.
Trường hợp cổ đông không thể trực tiếp tham dự, doanh nghiệp đề nghị cổ đông có thể ủy quyền cho người khác có điều kiện trực tiếp tham dự, hoặc ủy quyền cho HĐQT thực hiện quyền và nghĩa vụ tại ĐHĐCĐ thường niên 2023.
Người đứng đầu doanh nghiệp phải viết thư kêu gọi bởi trước đó DIC Group cũng từng không thể tổ chức được ĐHĐCĐ bất thường năm 2022 vào ngày 14/9/2022 (không đủ trên 50% tổng số phiếu biểu quyết). Công ty phải mất thêm thời gian một tháng sau đó mới có thể họp cổ đông.
Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thiện Tuấn đã “xin phép” cổ đông đợi thêm một 1,5 giờ nếu vẫn không đủ tỷ lệ thì xin huỷ Đại hội lần 1. Trong thời gian chờ đợi, ông Tuấn chia sẻ về tình hình kinh doanh và chiến lược của năm 2023.
Vị này đánh giá thị trường bất động sản đang gặp rất nhiều khó khăn. Không chỉ DIC Group mà nhiều chủ đầu tư khác đều bị vướng vấn đề pháp lý, đặc biệt với mảng bất động sản nghỉ dưỡng du lịch.
Lường trước những khó khăn sắp tới, doanh nghiệp không đề cao việc tăng trưởng đầu tư phát triển mà chú trọng bảo toàn vốn, phấn đấu có lợi nhuận để chia cổ tức, đảm bảo đời sống người lao động và quyền lợi của nhà đầu tư.
Tập đoàn hạn chế sản phẩm dở dang, hàng tồn kho, vốn lưu động bị chiếm dụng; đồng thời tăng doanh thu phải bằng các giải pháp quyết liệt về tiêu thụ sản phẩm, chuyển nhượng, thanh quyết toán các hạng mục công trình hoàn thành.
Lãnh đạo tập đoàn nói sẽ thực hiện song song chiến lược kinh doanh bán sỉ và bán lẻ sản phẩm các dự án, tập trung đầu tư các dự án trọng điểm có nguồn thu bằng nguồn vốn hợp lý và các dự án chưa có doanh thu trong ngắn hạn phải giãn tiến độ.
Chủ tịch DIC Group nói về một số định hướng kinh doanh. Ảnh: HL.
Đến hết thời gian chờ, tỷ lệ dự họp vẫn không đủ để tiến hành lần họp đầu tiên. Người đứng đầu doanh nghiệp dự kiến sẽ tổ chức họp lần 2 vào ngày 21/7 tới.
Theo tài liệu đại hội, công ty dự định thông qua kế hoạch doanh thu hợp nhất 4.000 tỷ và lợi nhuận trước thuế 1.400 tỷ đồng, lần lượt gần gấp đôi và gấp 7 lần thực hiện năm 2022. Mức cổ tức 8-15% cho năm 2023, trong khi năm 2022 không chia cổ tức.
Tổng công ty có kế hoạch trích 4.138 tỷ đồng cho kế hoạch đầu tư các dự án như Khu đô thị mới Bắc Vũng Tàu, Khu trung tâm Chí Linh Vũng Tàu, Khu phức hợp Cap Saint Jacques, Khu đô thị du lịch Long Tân Nhơn Trạch, Khu dân cư Hiệp Phước, Khu dân cư Thương mại Vị Thanh, Khu nhà ở Lam Hạ Center Point, Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên...
Một vấn đề quan trọng nữa là lấy ý kiến điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng Khu trung tâm Chí Linh, TP Vũng Tàu. Lãnh đạo công ty mong muốn bổ sung 3 công trình mới vào hồ sơ dự án để thuận lợi cho quá trình triển khai các thủ tục pháp lý.
Theo báo cáo của ban điều hành, tổng mức đầu tư của dự án điều chỉnh từ 1.100 tỷ đồng lên hơn 9.600 tỷ đồng, diện tích đất 99,72 ha. Nguồn vốn đầu tư gồm 43% huy động từ các tổ chức tín dụng, còn lại 56,95% là vốn tự có.
Đại hội cũng dự kiến bầu thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2023-2027. Đa phần các thành viên đang công tác tại DIC Corp là Chủ tịch Nguyễn Thiện Tuấn, Phó chủ tịch Nguyễn Hùng Cường, Phó chủ tịch Nguyễn Thị Thanh Huyền và Tổng giám đốc Nguyễn Quang Tín. Nhân tố mới tham gia ứng cử là ông Đinh Hồng Kỳ.
Chủ tịch DIC Group kêu gọi cổ đông dự họp thường niênNgười đứng đầu doanh nghiệp khuyến khích cổ đông tham dự trực tiếp hoặc ủy quyền để cuộc họp cổ đông thường niên đủ điều kiện tiến hành.
10:46 21/6/2023
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | |
Thực phẩm Hữu Nghị mất hơn 70% lợi nhuận | Trong 3 tháng đầu năm, chủ sở hữu thương hiệu bánh Tipo, Staff, Gold Daisy... chỉ đạt hơn 355 tỷ đồng doanh thu thuần do sức mua trong nước xuống thấp. | Công ty CP Thực phẩm Hữu Nghị (HNF) vừa công bố báo cáo tài chính quý I với kết quả kinh doanh giảm sút. Cụ thể, trong 3 tháng đầu năm, chủ sở hữu thương hiệu bánh Tipo, Staff, Gold Daisy... chỉ đạt hơn 355 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong quý đầu năm, giá vốn hàng bán chiếm 281,6 tỷ đồng, nên lãi gộp công ty thu về đạt 74 tỷ đồng, giảm 27% so với cùng kỳ. Hoạt động tài chính cũng mang về cho Hữu Nghị Food 5,4 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ ở mức 4,7 tỷ đồng.
Trừ đi các chi phí, nhà sản xuất bánh kẹo này ghi nhận 3,3 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 72% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo lý giải của doanh nghiệp, trong bối cảnh kinh tế hiện nay, sức mua quá thấp sẽ ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh và tăng trưởng kinh tế. Với Thực phẩm Hữu Nghị, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng bởi sức mua yếu nên trong quý I, doanh thu bán hàng giảm đáng kể.
LỢI NHUẬN THỰC PHẨM HỮU NGHỊ THẤP NHẤT 9 QUÝ Nguồn: BCTC DN NhãnQuý I/2021Quý IIQuý IIIQuý IVQuý I/2022Quý IIQuý IIIQuý IVQuý I/2023 Doanh thu thuần tỷ đồng 386.3274.5439.2502.5408.1355.7574.5635.5355.6 Lợi nhuận sau thuế 10.36.319.514.911.615.96.827.93.3
Tính đến hết quý I, tổng tài sản của Hữu Nghị Food đạt 1.803 tỷ đồng, giảm 238 tỷ đồng so với hồi đầu năm, chủ yếu là tài sản dài hạn. Trong đó tiền và các khoản tương đương tiền giảm còn 22,8 tỷ đồng. Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, chủ yếu là danh mục đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, giảm 53% còn 130 tỷ đồng.
Công ty đang có khoản nợ vay tính đến cuối kỳ 845 tỷ đồng, chiếm 74% tổng nợ phải trả. Trong đó nợ vay ngắn hạn 464 tỷ đồng, giảm 18% so với đầu năm trong khi nợ dài hạn hơn 381 tỷ đồng, tương đương mức đầu năm.
Vốn chủ sở hữu là 667 tỷ đồng, bao gồm 300 tỷ đồng vốn góp của chủ sở hữu. Hữu Nghị cũng đang có gần 269 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
Công ty CP Thực phẩm Hữu Nghị tiền thân là Nhà máy Bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị, thành lập năm 1997. Hữu Nghị là nhà sản xuất bánh, mứt, kẹo lớn trong nước với các thương hiệu: Staff, Tipo, Gold Daisy, Suri delight... Doanh nghiệp đã thiết lập mạng lưới khách hàng xuất khẩu tại hơn 12 quốc gia và vùng lãnh thổ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Singapore, Campuchia, Lào...
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của ZingNews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Casino lớn nhất Quảng Ninh lỗ 14 quý liên tiếpDoanh thu tăng mạnh nhưng vẫn không đủ bù đắp chi phí, casino Royal Hạ Long tiếp tục ghi nhận quý lỗ thứ 14 liên tiếp với khoản lỗ ròng hơn 11,5 tỷ đồng.
08:18 28/4/2023
Lợi nhuận nhà phân phối Mercedes-Benz bốc hơi 92%Trong 3 tháng đầu năm, Haxaco ghi nhận lợi nhuận sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái do thị trường ôtô chịu ảnh hưởng vì lãi suất tăng cao và nhu cầu giảm.
20:07 26/4/2023 | Thực phẩm Hữu Nghị mất hơn 70% lợi nhuận
Trong 3 tháng đầu năm, chủ sở hữu thương hiệu bánh Tipo, Staff, Gold Daisy... chỉ đạt hơn 355 tỷ đồng doanh thu thuần do sức mua trong nước xuống thấp.
Công ty CP Thực phẩm Hữu Nghị (HNF) vừa công bố báo cáo tài chính quý I với kết quả kinh doanh giảm sút. Cụ thể, trong 3 tháng đầu năm, chủ sở hữu thương hiệu bánh Tipo, Staff, Gold Daisy... chỉ đạt hơn 355 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong quý đầu năm, giá vốn hàng bán chiếm 281,6 tỷ đồng, nên lãi gộp công ty thu về đạt 74 tỷ đồng, giảm 27% so với cùng kỳ. Hoạt động tài chính cũng mang về cho Hữu Nghị Food 5,4 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ ở mức 4,7 tỷ đồng.
Trừ đi các chi phí, nhà sản xuất bánh kẹo này ghi nhận 3,3 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 72% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo lý giải của doanh nghiệp, trong bối cảnh kinh tế hiện nay, sức mua quá thấp sẽ ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh và tăng trưởng kinh tế. Với Thực phẩm Hữu Nghị, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng bởi sức mua yếu nên trong quý I, doanh thu bán hàng giảm đáng kể.
LỢI NHUẬN THỰC PHẨM HỮU NGHỊ THẤP NHẤT 9 QUÝ Nguồn: BCTC DN NhãnQuý I/2021Quý IIQuý IIIQuý IVQuý I/2022Quý IIQuý IIIQuý IVQuý I/2023 Doanh thu thuần tỷ đồng 386.3274.5439.2502.5408.1355.7574.5635.5355.6 Lợi nhuận sau thuế 10.36.319.514.911.615.96.827.93.3
Tính đến hết quý I, tổng tài sản của Hữu Nghị Food đạt 1.803 tỷ đồng, giảm 238 tỷ đồng so với hồi đầu năm, chủ yếu là tài sản dài hạn. Trong đó tiền và các khoản tương đương tiền giảm còn 22,8 tỷ đồng. Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, chủ yếu là danh mục đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, giảm 53% còn 130 tỷ đồng.
Công ty đang có khoản nợ vay tính đến cuối kỳ 845 tỷ đồng, chiếm 74% tổng nợ phải trả. Trong đó nợ vay ngắn hạn 464 tỷ đồng, giảm 18% so với đầu năm trong khi nợ dài hạn hơn 381 tỷ đồng, tương đương mức đầu năm.
Vốn chủ sở hữu là 667 tỷ đồng, bao gồm 300 tỷ đồng vốn góp của chủ sở hữu. Hữu Nghị cũng đang có gần 269 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
Công ty CP Thực phẩm Hữu Nghị tiền thân là Nhà máy Bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị, thành lập năm 1997. Hữu Nghị là nhà sản xuất bánh, mứt, kẹo lớn trong nước với các thương hiệu: Staff, Tipo, Gold Daisy, Suri delight... Doanh nghiệp đã thiết lập mạng lưới khách hàng xuất khẩu tại hơn 12 quốc gia và vùng lãnh thổ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Singapore, Campuchia, Lào...
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của ZingNews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Casino lớn nhất Quảng Ninh lỗ 14 quý liên tiếpDoanh thu tăng mạnh nhưng vẫn không đủ bù đắp chi phí, casino Royal Hạ Long tiếp tục ghi nhận quý lỗ thứ 14 liên tiếp với khoản lỗ ròng hơn 11,5 tỷ đồng.
08:18 28/4/2023
Lợi nhuận nhà phân phối Mercedes-Benz bốc hơi 92%Trong 3 tháng đầu năm, Haxaco ghi nhận lợi nhuận sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái do thị trường ôtô chịu ảnh hưởng vì lãi suất tăng cao và nhu cầu giảm.
20:07 26/4/2023 | |
Bộ Tài chính có tân Thứ trưởng | Ông Lê Tấn Cận, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bạc Liêu vừa được Thủ tướng điều động, bổ nhiệm vị trí Thứ trưởng Bộ Tài chính. | Tân Thứ trưởng Tài chính Lê Tấn Cận (trái) nhận quyết định bổ nhiệm. Ảnh: BTC.
Chiều 9/12, Bộ Tài chính đã tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng về việc điều động, bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận.
Ông Lê Tấn Cận sinh năm 1968, quê quán tại xã Lộc Ninh, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu. Ông có trình độ thạc sỹ Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước, Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng, cử nhân Kinh tế tại Đại học Kinh tế TP.HCM, cử nhân Chính trị tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Theo giới thiệu của Bộ Tài chính, ông Lê Tấn Cận đã có gần 20 năm công tác tại Cục Thuế tỉnh Bạc Liêu. Ngoài ra, ông đã kinh qua các chức danh lãnh đạo như Phó cục trưởng Cục Thuế, Phó chủ tịch UBND TP Bạc Liêu, Giám đốc Sở Tài chính, Chánh văn phòng và Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bạc Liêu.
Với việc bổ nhiệm thêm một Thứ trưởng mới, cơ cấu lãnh đạo Bộ Tài chính hiện bao gồm Bộ trưởng Hồ Đức Phớc và 4 Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi, Võ Thành Hưng, Cao Anh Tuấn và Lê Tấn Cận.
Khối ngoại tháo chạy khỏi một cổ phiếu BĐS, xả ra gần 1.000 tỷ đồngKhối ngoại bán ròng gần 4.000 tỷ đồng tính riêng trên sàn HoSE. Trong đó mã VHM của Vinhomes bị bán ròng 980 tỷ đồng.
17:01 9/12/2023
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | Bộ Tài chính có tân Thứ trưởng
Ông Lê Tấn Cận, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bạc Liêu vừa được Thủ tướng điều động, bổ nhiệm vị trí Thứ trưởng Bộ Tài chính.
Tân Thứ trưởng Tài chính Lê Tấn Cận (trái) nhận quyết định bổ nhiệm. Ảnh: BTC.
Chiều 9/12, Bộ Tài chính đã tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng về việc điều động, bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận.
Ông Lê Tấn Cận sinh năm 1968, quê quán tại xã Lộc Ninh, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu. Ông có trình độ thạc sỹ Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước, Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng, cử nhân Kinh tế tại Đại học Kinh tế TP.HCM, cử nhân Chính trị tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Theo giới thiệu của Bộ Tài chính, ông Lê Tấn Cận đã có gần 20 năm công tác tại Cục Thuế tỉnh Bạc Liêu. Ngoài ra, ông đã kinh qua các chức danh lãnh đạo như Phó cục trưởng Cục Thuế, Phó chủ tịch UBND TP Bạc Liêu, Giám đốc Sở Tài chính, Chánh văn phòng và Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bạc Liêu.
Với việc bổ nhiệm thêm một Thứ trưởng mới, cơ cấu lãnh đạo Bộ Tài chính hiện bao gồm Bộ trưởng Hồ Đức Phớc và 4 Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi, Võ Thành Hưng, Cao Anh Tuấn và Lê Tấn Cận.
Khối ngoại tháo chạy khỏi một cổ phiếu BĐS, xả ra gần 1.000 tỷ đồngKhối ngoại bán ròng gần 4.000 tỷ đồng tính riêng trên sàn HoSE. Trong đó mã VHM của Vinhomes bị bán ròng 980 tỷ đồng.
17:01 9/12/2023
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | |
Thêm nhà băng giảm lãi suất xuống thấp hơn ngân hàng quốc doanh | Techcombank vừa thông báo giảm biểu lãi suất huy động mới dành cho khách hàng cá nhân áp dụng từ ngày 18/12. | Theo biểu lãi suất áp dụng từ hôm nay (18/12), Techcombank đã điều chỉnh giảm tiếp lãi suất tiền gửi của khách hàng cá nhân thêm 0,1-0,2 điểm % ở hầu hết kỳ hạn.
Theo đó, với khoản tiền gửi mở mới dưới 1 tỷ đồng tại quầy, ngân hàng giữ nguyên lãi suất 3,25%/năm ở kỳ hạn 1-2 tháng. Với kỳ hạn 3-5 tháng, Techcombank đã giảm 0,1 điểm % xuống 3,35%/năm; kỳ hạn 6 tháng giảm còn 4,35%/năm (-0,1%); kỳ hạn 12 tháng trở lên giữ nguyên mức lãi 4,75%/năm.
Với khoản tiền tương tự gửi qua kênh online, lãi suất kỳ hạn 1-2 tháng được nhà băng này đưa ra ở mức 3,45%/năm, không thay đổi so với trước đó. Tuy nhiên, kỳ hạn 3-5 tháng đã giảm 0,1 điểm % xuống 3,65%/năm; kỳ hạn 6 tháng giảm 0,2 điểm % xuống 4,45%/năm; và kỳ hạn 12 tháng trở lên giảm 0,1 điểm % xuống 4,75%/năm.
Như vậy, mặt bằng lãi suất tiền gửi kỳ hạn dài trên 24 tháng tại Techcombank hiện đã xuống thấp hơn cả nhóm ngân hàng quốc doanh là BIDV, VietinBank, Agribank (cùng chi trả 5,3%/năm).
Ngoài ra, Techcombank vẫn đưa ra mức lãi suất huy động 5%/năm cho kỳ hạn 12 tháng trở lên, nhưng chỉ áp dụng với các khách hàng Private có khoản tiền gửi trên 3 tỷ đồng. Ở nhóm khách hàng này, lãi suất huy động các kỳ hạn còn lại sẽ cao hơn khách hàng gửi dưới 1 tỷ đồng 0,1-0,25 điểm %.
- Biểu lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại Techcombank (%/năm):
Dưới 6 tháng 6 tháng 12 tháng Trên 12 tháng Tiết kiệm mở mới dưới 1 tỷ đồng 3,45-3,65 4,45 4,75 4,75 Tiết kiệm mở mới trên 3 tỷ đồng 3,6-3,8 4,7 5 5
Tuần trước, ACB cũng đã mạnh tay giảm lãi suất huy động xuống thấp hơn cả ngân hàng quốc doanh. Trong đó, lãi suất kỳ hạn 1-2 tháng đã được nhà băng này dìm xuống còn 2,2%/năm; kỳ hạn 3-5 tháng còn 2,5%/năm; kỳ hạn 6 tháng giảm còn 3,5%/năm; kỳ hạn dài 12 tháng trở lên giảm xuống còn 4,8%/năm.
Tương tự, với hình thức gửi online, người gửi tiền vào SCB hiện cũng chỉ nhận được mức lãi suất 2,24-2,51%/năm với kỳ hạn 1-5 tháng; gửi 6 tháng chỉ nhận mức lãi 3,48%/năm; gửi 12 tháng nhận lãi 4,62%/năm và gửi trên 12 tháng hưởng lãi 4,23-4,6%/năm.
Sau lần giảm lãi suất mạnh tay này, biểu lãi suất huy động của SCB cũng thấp hơn cả 3 ngân hàng quốc doanh là Agribank, VietinBank, BIDV.
Ngoài các nhà băng kể trên, một loạt ngân hàng cũng đã có động thái giảm lãi suất huy động trong tháng 12 này như HDBank, Eximbank, KienlongBank, MB, MSB, ABBank, VIB, VPBank, TPBank... Trong đó MB, VIB, Eximbank là những ngân hàng đã giảm lãi suất 2 lần kể từ đầu tháng này.
Chỉ còn khoảng 2 tuần nữa là kết thúc năm tài chính 2023 và cuộc đua giảm lãi suất huy động của các ngân hàng vẫn chưa dừng lại. Diễn biến này trái ngược hoàn toàn so với một năm trước, khi cũng vào giai đoạn cuối năm 2022, thị trường đã chứng kiến cuộc đua tăng lãi suất huy động lên gần 10%/năm của các ngân hàng.
Động thái liên tục giảm lãi suất huy động xuống thấp kỷ lục của các ngân hàng phản ánh tình trạng dư thừa thanh khoản trong hệ thống do tốc độ tăng trưởng tín dụng không đạt kỳ vọng.
Tính đến ngày 30/11, tín dụng toàn nền kinh tế đạt khoảng 13 triệu tỷ đồng, mới tăng 9,15% so với cuối năm 2022 và thấp hơn nhiều so với cùng kỳ các năm. Có thể thấy, các ngân hàng đang tăng tốc giải ngân nhưng tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế vẫn thấp hơn nhiều so với cùng kỳ các năm trước và cách xa mục tiêu mà NHNN đề ra hồi đầu năm (14,5%).
Ước tính dư địa trong tháng 12, các ngân hàng có thể cho vay thêm 638.000 tỷ đồng.
Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Znews tại Tủ sách kinh tế
Chứng khoán tuần này có thể rung lắc mạnhCác công ty chứng khoán dự báo thị trường có thể phục hồi trong phiên đầu tuần song áp lực bán vẫn còn hiện diện, đặc biệt khi VN-Index đang chực chờ rơi khỏi mốc 1.100 điểm.
09:57 18/12/2023
Ngân hàng rao bán nhà phố cổ Hà Nội giảm nửa giá vẫn ếNhiều khoản nợ là bất động sản nằm trên "đất vàng" phố cổ Hà Nội được các ngân hàng giảm giá sâu một nửa nhưng vẫn chưa có người mua.
06:00 18/12/2023 | Thêm nhà băng giảm lãi suất xuống thấp hơn ngân hàng quốc doanh
Techcombank vừa thông báo giảm biểu lãi suất huy động mới dành cho khách hàng cá nhân áp dụng từ ngày 18/12.
Theo biểu lãi suất áp dụng từ hôm nay (18/12), Techcombank đã điều chỉnh giảm tiếp lãi suất tiền gửi của khách hàng cá nhân thêm 0,1-0,2 điểm % ở hầu hết kỳ hạn.
Theo đó, với khoản tiền gửi mở mới dưới 1 tỷ đồng tại quầy, ngân hàng giữ nguyên lãi suất 3,25%/năm ở kỳ hạn 1-2 tháng. Với kỳ hạn 3-5 tháng, Techcombank đã giảm 0,1 điểm % xuống 3,35%/năm; kỳ hạn 6 tháng giảm còn 4,35%/năm (-0,1%); kỳ hạn 12 tháng trở lên giữ nguyên mức lãi 4,75%/năm.
Với khoản tiền tương tự gửi qua kênh online, lãi suất kỳ hạn 1-2 tháng được nhà băng này đưa ra ở mức 3,45%/năm, không thay đổi so với trước đó. Tuy nhiên, kỳ hạn 3-5 tháng đã giảm 0,1 điểm % xuống 3,65%/năm; kỳ hạn 6 tháng giảm 0,2 điểm % xuống 4,45%/năm; và kỳ hạn 12 tháng trở lên giảm 0,1 điểm % xuống 4,75%/năm.
Như vậy, mặt bằng lãi suất tiền gửi kỳ hạn dài trên 24 tháng tại Techcombank hiện đã xuống thấp hơn cả nhóm ngân hàng quốc doanh là BIDV, VietinBank, Agribank (cùng chi trả 5,3%/năm).
Ngoài ra, Techcombank vẫn đưa ra mức lãi suất huy động 5%/năm cho kỳ hạn 12 tháng trở lên, nhưng chỉ áp dụng với các khách hàng Private có khoản tiền gửi trên 3 tỷ đồng. Ở nhóm khách hàng này, lãi suất huy động các kỳ hạn còn lại sẽ cao hơn khách hàng gửi dưới 1 tỷ đồng 0,1-0,25 điểm %.
- Biểu lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại Techcombank (%/năm):
Dưới 6 tháng 6 tháng 12 tháng Trên 12 tháng Tiết kiệm mở mới dưới 1 tỷ đồng 3,45-3,65 4,45 4,75 4,75 Tiết kiệm mở mới trên 3 tỷ đồng 3,6-3,8 4,7 5 5
Tuần trước, ACB cũng đã mạnh tay giảm lãi suất huy động xuống thấp hơn cả ngân hàng quốc doanh. Trong đó, lãi suất kỳ hạn 1-2 tháng đã được nhà băng này dìm xuống còn 2,2%/năm; kỳ hạn 3-5 tháng còn 2,5%/năm; kỳ hạn 6 tháng giảm còn 3,5%/năm; kỳ hạn dài 12 tháng trở lên giảm xuống còn 4,8%/năm.
Tương tự, với hình thức gửi online, người gửi tiền vào SCB hiện cũng chỉ nhận được mức lãi suất 2,24-2,51%/năm với kỳ hạn 1-5 tháng; gửi 6 tháng chỉ nhận mức lãi 3,48%/năm; gửi 12 tháng nhận lãi 4,62%/năm và gửi trên 12 tháng hưởng lãi 4,23-4,6%/năm.
Sau lần giảm lãi suất mạnh tay này, biểu lãi suất huy động của SCB cũng thấp hơn cả 3 ngân hàng quốc doanh là Agribank, VietinBank, BIDV.
Ngoài các nhà băng kể trên, một loạt ngân hàng cũng đã có động thái giảm lãi suất huy động trong tháng 12 này như HDBank, Eximbank, KienlongBank, MB, MSB, ABBank, VIB, VPBank, TPBank... Trong đó MB, VIB, Eximbank là những ngân hàng đã giảm lãi suất 2 lần kể từ đầu tháng này.
Chỉ còn khoảng 2 tuần nữa là kết thúc năm tài chính 2023 và cuộc đua giảm lãi suất huy động của các ngân hàng vẫn chưa dừng lại. Diễn biến này trái ngược hoàn toàn so với một năm trước, khi cũng vào giai đoạn cuối năm 2022, thị trường đã chứng kiến cuộc đua tăng lãi suất huy động lên gần 10%/năm của các ngân hàng.
Động thái liên tục giảm lãi suất huy động xuống thấp kỷ lục của các ngân hàng phản ánh tình trạng dư thừa thanh khoản trong hệ thống do tốc độ tăng trưởng tín dụng không đạt kỳ vọng.
Tính đến ngày 30/11, tín dụng toàn nền kinh tế đạt khoảng 13 triệu tỷ đồng, mới tăng 9,15% so với cuối năm 2022 và thấp hơn nhiều so với cùng kỳ các năm. Có thể thấy, các ngân hàng đang tăng tốc giải ngân nhưng tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế vẫn thấp hơn nhiều so với cùng kỳ các năm trước và cách xa mục tiêu mà NHNN đề ra hồi đầu năm (14,5%).
Ước tính dư địa trong tháng 12, các ngân hàng có thể cho vay thêm 638.000 tỷ đồng.
Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Znews tại Tủ sách kinh tế
Chứng khoán tuần này có thể rung lắc mạnhCác công ty chứng khoán dự báo thị trường có thể phục hồi trong phiên đầu tuần song áp lực bán vẫn còn hiện diện, đặc biệt khi VN-Index đang chực chờ rơi khỏi mốc 1.100 điểm.
09:57 18/12/2023
Ngân hàng rao bán nhà phố cổ Hà Nội giảm nửa giá vẫn ếNhiều khoản nợ là bất động sản nằm trên "đất vàng" phố cổ Hà Nội được các ngân hàng giảm giá sâu một nửa nhưng vẫn chưa có người mua.
06:00 18/12/2023 | |
USD tăng, vàng giảm mạnh | Giá vàng vừa giảm xuống mức thấp nhất trong tháng này. Trong khi đó, sức mạnh của đồng bạc xanh đang gia tăng đáng kể. | Theo dữ liệu của Kitco.com, giá vàng giao ngay trên sàn New York đã rớt xuống dưới ngưỡng 1.980 USD/ounce trong phiên 17/5, rồi tăng nhẹ lên 1.982,1 USD/ounce, giảm 6,7 USD/ounce so với mức đóng cửa phiên liền trước.
Như vậy, giá kim loại quý đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ đầu tháng này. Theo ông Craig Erlam - chuyên gia tài chính cấp cao có trụ sở ở London, thị trường vàng đang chịu sức ép lớn khi USD mạnh lên.
Theo dữ liệu của Trading Economics, trong vòng 24 giờ qua, USD Index - chỉ số đo lường sức mạnh của đồng bạc xanh với các tiền tệ khác trên thế giới - đã tăng vọt từ dưới 102,6 điểm lên 103,1 điểm, rồi giảm về 102,81 điểm.
"Giới đầu tư vẫn đang chờ đợi kết quả của các cuộc đàm phán về trần nợ công của Mỹ. Điều này khiến thị trường biến động mạnh. Cùng với đó là hướng đi tiếp theo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)", ông Erlam lập luận.
Biến động của giá vàng trong phiên 17/5. Ảnh: Kitco.com.
USD Index tăng vọt trong vòng 24 giờ qua. Ảnh: Trading Economics.
"Lãi suất vẫn là yếu tố sẽ quyết định bức tranh thị trường kim loại quý. Câu hỏi đặt ra là liệu lạm phát có giảm và thị trường lao động bớt 'nóng' hơn không", vị chuyên gia nói thêm.
Thị trường vàng chịu sức ép khi các quan chức Fed vẫn tiếp tục đưa ra những bình luận "diều hâu", dù sau cuộc họp chính sách tháng 5, giới đầu tư gần như chắc chắn rằng ngân hàng trung ương Mỹ sẽ tạm dừng tăng lãi suất.
Lãi suất vẫn là yếu tố sẽ quyết định bức tranh thị trường kim loại quý. Câu hỏi đặt ra là liệu lạm phát có giảm và thị trường lao động bớt "nóng" hơn khôngChuyên gia tài chính cấp cao Craig Erlam
Chủ tịch Fed Chicago Austan Goolsbee cho biết "còn quá sớm để nói về việc cắt giảm lãi suất", trong khi Chủ tịch Fed Cleveland Loretta Mester khẳng định rằng với ngân hàng trung ương Mỹ, lãi suất vẫn chưa đủ cao để kìm hãm lạm phát dai dẳng.
Vàng vốn nhạy cảm với lãi suất, vì lãi suất tăng cao làm chi phí vốn và chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng gia tăng.
Chỉ cách đây một tuần, các thị trường gần như chắc chắn (99,6%) rằng Fed sẽ giữ nguyên lãi suất điều hành ở vùng 5-5,25% trong cuộc họp chính sách tháng 6. Nhưng niềm tin đó giờ đã lung lay.
Theo dữ liệu của CME FedWatch Tool, các thị trường đang định giá khả năng Fed giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tháng 6 là 71,6%. Trong khi đó, khả năng Fed tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm là 28,4%, tăng mạnh so với tỷ lệ 0,4% ngày 10/5.
Giá vàng sụt giảm dù rủi ro vỡ nợ của chính phủ Mỹ có thể hỗ trợ kim loại quý. Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy vẫn chưa đạt được thỏa thuận về trần nợ công trong cuộc gặp hôm 16/5.
Dự báo của các thị trường về bước nhảy lãi suất tiếp theo của Fed Dữ liệu: CME FedWatch Tool NhãnNgày 10/5Ngày 16/5Ngày 17/5 Tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm % 0.422.528.4 Giữ nguyên lãi suất 99.677.571.6
Nhưng 2 bên cho biết có thể đi đến thỏa thuận vào cuối tuần và "không khó để đạt được".
Mới đây, theo khảo sát Markets Live Pulse mới nhất của Bloomberg, kim loại quý đến nay vẫn là lựa chọn hàng đầu cho những ai muốn đề phòng rủi ro Mỹ vỡ nợ.
Hơn một nửa chuyên gia tài chính khẳng định sẽ mua vàng nếu chính phủ Mỹ không thể trả nợ.
Cụ thể, trong cuộc khảo sát với 637 nhà đầu tư từ ngày 8 đến 12/5, 51,7% nhà đầu tư chuyên nghiệp được hỏi cho biết sẽ đổ tiền vào vàng. Tỷ lệ đối với các nhà đầu tư nhỏ lẻ là 45,7%.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Tiền sẽ chảy vào đâu nếu Mỹ vỡ nợĐa số nhà đầu tư chuyên nghiệp và cá nhân đổ tiền vào vàng trong trường hợp Mỹ vỡ nợ. Các lựa chọn thay thế cũng không nhiều.
00:00 18/5/2023
Khách sạn bay - mỏ vàng của các hãng hàng khôngKhi các khách hàng giàu có du lịch và đi công tác trở lại, ngành hàng không toàn cầu đang đưa khoang hạng nhất lên một tầm cao mới.
05:00 13/5/2023 | USD tăng, vàng giảm mạnh
Giá vàng vừa giảm xuống mức thấp nhất trong tháng này. Trong khi đó, sức mạnh của đồng bạc xanh đang gia tăng đáng kể.
Theo dữ liệu của Kitco.com, giá vàng giao ngay trên sàn New York đã rớt xuống dưới ngưỡng 1.980 USD/ounce trong phiên 17/5, rồi tăng nhẹ lên 1.982,1 USD/ounce, giảm 6,7 USD/ounce so với mức đóng cửa phiên liền trước.
Như vậy, giá kim loại quý đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ đầu tháng này. Theo ông Craig Erlam - chuyên gia tài chính cấp cao có trụ sở ở London, thị trường vàng đang chịu sức ép lớn khi USD mạnh lên.
Theo dữ liệu của Trading Economics, trong vòng 24 giờ qua, USD Index - chỉ số đo lường sức mạnh của đồng bạc xanh với các tiền tệ khác trên thế giới - đã tăng vọt từ dưới 102,6 điểm lên 103,1 điểm, rồi giảm về 102,81 điểm.
"Giới đầu tư vẫn đang chờ đợi kết quả của các cuộc đàm phán về trần nợ công của Mỹ. Điều này khiến thị trường biến động mạnh. Cùng với đó là hướng đi tiếp theo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)", ông Erlam lập luận.
Biến động của giá vàng trong phiên 17/5. Ảnh: Kitco.com.
USD Index tăng vọt trong vòng 24 giờ qua. Ảnh: Trading Economics.
"Lãi suất vẫn là yếu tố sẽ quyết định bức tranh thị trường kim loại quý. Câu hỏi đặt ra là liệu lạm phát có giảm và thị trường lao động bớt 'nóng' hơn không", vị chuyên gia nói thêm.
Thị trường vàng chịu sức ép khi các quan chức Fed vẫn tiếp tục đưa ra những bình luận "diều hâu", dù sau cuộc họp chính sách tháng 5, giới đầu tư gần như chắc chắn rằng ngân hàng trung ương Mỹ sẽ tạm dừng tăng lãi suất.
Lãi suất vẫn là yếu tố sẽ quyết định bức tranh thị trường kim loại quý. Câu hỏi đặt ra là liệu lạm phát có giảm và thị trường lao động bớt "nóng" hơn khôngChuyên gia tài chính cấp cao Craig Erlam
Chủ tịch Fed Chicago Austan Goolsbee cho biết "còn quá sớm để nói về việc cắt giảm lãi suất", trong khi Chủ tịch Fed Cleveland Loretta Mester khẳng định rằng với ngân hàng trung ương Mỹ, lãi suất vẫn chưa đủ cao để kìm hãm lạm phát dai dẳng.
Vàng vốn nhạy cảm với lãi suất, vì lãi suất tăng cao làm chi phí vốn và chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng gia tăng.
Chỉ cách đây một tuần, các thị trường gần như chắc chắn (99,6%) rằng Fed sẽ giữ nguyên lãi suất điều hành ở vùng 5-5,25% trong cuộc họp chính sách tháng 6. Nhưng niềm tin đó giờ đã lung lay.
Theo dữ liệu của CME FedWatch Tool, các thị trường đang định giá khả năng Fed giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tháng 6 là 71,6%. Trong khi đó, khả năng Fed tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm là 28,4%, tăng mạnh so với tỷ lệ 0,4% ngày 10/5.
Giá vàng sụt giảm dù rủi ro vỡ nợ của chính phủ Mỹ có thể hỗ trợ kim loại quý. Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy vẫn chưa đạt được thỏa thuận về trần nợ công trong cuộc gặp hôm 16/5.
Dự báo của các thị trường về bước nhảy lãi suất tiếp theo của Fed Dữ liệu: CME FedWatch Tool NhãnNgày 10/5Ngày 16/5Ngày 17/5 Tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm % 0.422.528.4 Giữ nguyên lãi suất 99.677.571.6
Nhưng 2 bên cho biết có thể đi đến thỏa thuận vào cuối tuần và "không khó để đạt được".
Mới đây, theo khảo sát Markets Live Pulse mới nhất của Bloomberg, kim loại quý đến nay vẫn là lựa chọn hàng đầu cho những ai muốn đề phòng rủi ro Mỹ vỡ nợ.
Hơn một nửa chuyên gia tài chính khẳng định sẽ mua vàng nếu chính phủ Mỹ không thể trả nợ.
Cụ thể, trong cuộc khảo sát với 637 nhà đầu tư từ ngày 8 đến 12/5, 51,7% nhà đầu tư chuyên nghiệp được hỏi cho biết sẽ đổ tiền vào vàng. Tỷ lệ đối với các nhà đầu tư nhỏ lẻ là 45,7%.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Tiền sẽ chảy vào đâu nếu Mỹ vỡ nợĐa số nhà đầu tư chuyên nghiệp và cá nhân đổ tiền vào vàng trong trường hợp Mỹ vỡ nợ. Các lựa chọn thay thế cũng không nhiều.
00:00 18/5/2023
Khách sạn bay - mỏ vàng của các hãng hàng khôngKhi các khách hàng giàu có du lịch và đi công tác trở lại, ngành hàng không toàn cầu đang đưa khoang hạng nhất lên một tầm cao mới.
05:00 13/5/2023 | |
Biến động thượng tầng tại Dược Lâm Đồng liên quan nhóm Louis Holdings | Cựu CEO kiêm Thành viên HĐQT Dược Lâm Đồng cho rằng buổi họp ĐHĐCĐ mới đây của công ty không tuân thủ quy định khi xuất hiện 2 cá nhân đại diện vốn góp của Louis Holdings. | Dược Lâm Đồng đã thay đổi loạt nhân sự cấp cao tại ĐHĐCĐ bất thường năm 2023. Ảnh: LDP.
Công ty CP Dược Lâm Đồng - Ladophar (HNX: LDP) vừa công bố kết quả nghị quyết Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2023, diễn ra vào ngày 20/12.
Theo đó, danh sách Thành viên HĐQT trúng cử nhiệm kỳ 2022-2027 gồm 5 người. Đáng chú ý, trong danh sách này chỉ có 2 thành viên nhiệm kỳ cũ là ông Phạm Trung Kiên và Lê Tiến Thịnh.
Xáo trộn nhận sự thượng tầng
Trong khi đó, với 3 thành viên mới bổ sung, có đến 2 thành viên đang nắm vị trí chủ chốt tại CTCP Chứng khoán APG, gồm ông Nguyễn Hồ Hưng, Chủ tịch HĐQT và ông Võ Quí Lâm, Thành viên HĐQT.
Đáng chú ý, Chứng khoán APG trước đây từng hợp tác với Louis Holdings của cựu chủ tịch Đỗ Thành Nhân (đã bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra hành vi thao túng thị trường chứng khoán). Tuy nhiên, sau khi ông Nhân vướng vòng lao lý, Louis Holdings đã thoái vốn khỏi công ty chứng khoán này.
Năm 2023, Chứng khoán APG liên tục mua vào cổ phiếu LDP. Tại thời điểm 30/6, công ty chứng khoán này là cổ đông lớn sở hữu 9,47% vốn Dược Lâm Đồng.
Cùng với việc bầu ra 5 Thành viên HĐQT mới, các cổ đông Dược Lâm Đồng cũng thông qua việc miễn nhiệm chức vụ Tổng giám đốc kiêm Thành viên HĐQT đối với bà Lê Thị Minh Thùy; miễn nhiệm vai trò Phó tổng giám đốc kiêm Thành viên HĐQT với ông Hà Ngọc Danh; miễn nhiệm Thành viên HĐQT độc lập Trần Thanh Sang.
Bên cạnh đó, toàn bộ Thành viên Ban kiểm soát Dược Lâm Đồng cũng bị miễn nhiệm, gồm bà Nguyễn Thị Kiều Liên, Huỳnh Thị Kim Oanh, Dương Thanh Bình. Thay vào đó, 3 nhân sự mới được bầu vào vị trí này gồm bà Đào Thị Nga, Trưởng Ban kiểm soát; ông Võ Kim Nguyên và bà Nguyễn Thị Quỳnh Nga.
Cũng theo nghị quyết cuộc họp, ông Phạm Trung Kiên đã được bầu tiếp tục giữ chức Chủ tịch HĐQT công ty; ông Lê Tiến Thịnh được bầu giữ chức Tổng giám đốc; bà Phạm Thị Huyền Trang được bổ nhiệm giữ chức vụ thư ký HĐQT thay cho bà Nguyễn Trúc Vy.
Cùng với một loạt thay đổi ở thượng tầng ban lãnh đạo Dược Lâm Đồng, các cổ đông công ty cũng thông qua tờ trình về việc chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, chào bán cổ phiếu riêng lẻ và chào bán cổ phiếu tăng vốn điều lệ.
Lùm xùm đại diện vốn góp của Louis Holdings
Tuy nhiên, sau cuộc họp này, bà Lê Thị Minh Thùy, người vừa bị miễn nhiệm chức danh Tổng giám đốc và đại diện pháp luật của Dược Lâm Đồng đã gửi đơn tới Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, tố cáo hành vi sai phạm trong việc tổ chức ĐHĐCĐ bất thường năm 2023 của ông Phạm Trung Kiên, hiện là cổ đông lớn tại công ty và một số cá nhân khác liên quan.
Cụ thể, theo bà Thùy, cuộc họp có sự xuất hiện của 2 cá nhân đại diện vốn góp của Công ty CP Louis Holdings (nắm 51,02% vốn Dược Lâm Đồng) là ông Hồ Đăng Dân, Người đại diện theo pháp luật và ông Lê Tiến Thịnh, Chủ tịch HĐQT Louis Holdings.
Sau khi kiểm tra, bà Thùy cho biết biên bản họp HĐQT về việc cử ông Thịnh là không đúng quy định.
Theo đó, nội dung biểu quyết trong biên bản ghi nhận 4/4 thành viên tán thành, đạt tỷ lệ 100%, mặc dù HĐQT thực tế của Louis Holdings khi đó chỉ có 3 người họp, không có sự tham dự của 2 thành viên khác, trong đó có bà Thùy. Điều này gây nghi ngờ về tính trung thực và minh bạch của cuộc họp.
Vị này còn cho biết trước thời điểm diễn ra cuộc họp, các cổ đông lớn đã có sự tranh chấp gay gắt về tư cách đại diện phần vốn góp. Do đó, để đảm bảo tuân thủ pháp luật trong quá trình tổ chức cuộc họp, Công ty Louis Holdings cần thống nhất về người đại diện vốn.
Bà Thùy cũng nhấn mạnh tài liệu chuẩn bị cho đại hội đã công bố thông tin và chuẩn bị các nội dung nhất định. Tuy nhiên, khi tiến hành họp, ông Phạm Trung Kiên với vai trò chủ tọa đã phủ định vai trò thành viên chủ tọa và từ chối ý kiến phản đối của bà Lê Thị Minh Thùy, đưa thêm ông Nguyễn Hồ Hưng thay thế bà Thùy và bổ sung các nội dung làm thay đổi hoàn toàn so với tài liệu đã công bố với cổ đông.
Vị này cho rằng toàn bộ nội dung tại Biên bản họp và Nghị quyết ĐHĐCĐ là nội dung bổ sung không phù hợp với quy định.
Bên cạnh đó, nội dung được thông qua có một số không thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ như miễn nhiệm tổng giám đốc, thu hồi con dấu... và một số nội dung không đúng quy định như miễn nhiệm và bầu bổ sung thành viên HĐQT, Ban kiểm soát.
Trong cuộc họp, Chủ tịch HĐQT cũng đã đuổi toàn bộ Ban kiểm tra tư cách cổ đông, Ban kiểm phiếu được HĐQT họp thông qua trước đó, và tự chỉ định một số cá nhân thân tín để thay thế.
Bà Thùy cũng cho rằng cuộc họp dự kiến thông qua các nội dung rất quan trọng như miễn nhiệm, bầu mới Ban kiểm soát; phát hành chào bán cổ phiếu riêng lẻ; miễn nhiệm, bầu Chủ tịch HĐQT; tăng vốn điều lệ; miễn nhiệm, bầu Tổng giám đốc mới... do đó, cần thực hiện đúng quy định, để đảm bảo quyền và lợi ích cổ đông.
Tuy nhiên, tranh chấp pháp lý liên quan đến tư cách đại diện vốn của Louis Holdings vẫn chưa được giải quyết, nhưng ông Phạm Trung Kiên, Chủ tịch HĐQT đã bỏ qua, vẫn tiến hành cuộc họp để thông qua các nội dung trên.
Trước đó, cả Dược Lâm Đồng, Chứng khoán APG đều là những doanh nghiệp có liên quan nhóm Louis Holdings của ông Đỗ Thành Nhân.
Becamex phát hành trái phiếu lãi suất 12,5%/nămBecamex IDC vừa phát hành thành công lô trái phiếu có tổng trị giá 400 tỷ đồng với kỳ hạn 5 năm, lãi suất 12,5%/năm, cao gấp đôi mặt bằng lãi suất tiền gửi ngân hàng hiện nay.
17:36 30/12/2023
Gemadept sắp chi thưởng hơn 300 tỷ đồng cho nhân viên xuất sắcCán bộ, nhân viên có thành tích xuất sắc của Gemadept chỉ cần chi 46 tỷ đồng để được mua lượng cổ phiếu GMD có giá trị thị trường lên đến hơn 324 tỷ đồng.
15:28 30/12/2023
Vingroup mua xong 117 triệu cổ phiếu VHM từ VinpearlSau giao dịch, Vingroup nắm trực tiếp hơn 3 tỷ cổ phần Vinhomes.
12:40 30/12/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của ZNews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | Biến động thượng tầng tại Dược Lâm Đồng liên quan nhóm Louis Holdings
Cựu CEO kiêm Thành viên HĐQT Dược Lâm Đồng cho rằng buổi họp ĐHĐCĐ mới đây của công ty không tuân thủ quy định khi xuất hiện 2 cá nhân đại diện vốn góp của Louis Holdings.
Dược Lâm Đồng đã thay đổi loạt nhân sự cấp cao tại ĐHĐCĐ bất thường năm 2023. Ảnh: LDP.
Công ty CP Dược Lâm Đồng - Ladophar (HNX: LDP) vừa công bố kết quả nghị quyết Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2023, diễn ra vào ngày 20/12.
Theo đó, danh sách Thành viên HĐQT trúng cử nhiệm kỳ 2022-2027 gồm 5 người. Đáng chú ý, trong danh sách này chỉ có 2 thành viên nhiệm kỳ cũ là ông Phạm Trung Kiên và Lê Tiến Thịnh.
Xáo trộn nhận sự thượng tầng
Trong khi đó, với 3 thành viên mới bổ sung, có đến 2 thành viên đang nắm vị trí chủ chốt tại CTCP Chứng khoán APG, gồm ông Nguyễn Hồ Hưng, Chủ tịch HĐQT và ông Võ Quí Lâm, Thành viên HĐQT.
Đáng chú ý, Chứng khoán APG trước đây từng hợp tác với Louis Holdings của cựu chủ tịch Đỗ Thành Nhân (đã bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra hành vi thao túng thị trường chứng khoán). Tuy nhiên, sau khi ông Nhân vướng vòng lao lý, Louis Holdings đã thoái vốn khỏi công ty chứng khoán này.
Năm 2023, Chứng khoán APG liên tục mua vào cổ phiếu LDP. Tại thời điểm 30/6, công ty chứng khoán này là cổ đông lớn sở hữu 9,47% vốn Dược Lâm Đồng.
Cùng với việc bầu ra 5 Thành viên HĐQT mới, các cổ đông Dược Lâm Đồng cũng thông qua việc miễn nhiệm chức vụ Tổng giám đốc kiêm Thành viên HĐQT đối với bà Lê Thị Minh Thùy; miễn nhiệm vai trò Phó tổng giám đốc kiêm Thành viên HĐQT với ông Hà Ngọc Danh; miễn nhiệm Thành viên HĐQT độc lập Trần Thanh Sang.
Bên cạnh đó, toàn bộ Thành viên Ban kiểm soát Dược Lâm Đồng cũng bị miễn nhiệm, gồm bà Nguyễn Thị Kiều Liên, Huỳnh Thị Kim Oanh, Dương Thanh Bình. Thay vào đó, 3 nhân sự mới được bầu vào vị trí này gồm bà Đào Thị Nga, Trưởng Ban kiểm soát; ông Võ Kim Nguyên và bà Nguyễn Thị Quỳnh Nga.
Cũng theo nghị quyết cuộc họp, ông Phạm Trung Kiên đã được bầu tiếp tục giữ chức Chủ tịch HĐQT công ty; ông Lê Tiến Thịnh được bầu giữ chức Tổng giám đốc; bà Phạm Thị Huyền Trang được bổ nhiệm giữ chức vụ thư ký HĐQT thay cho bà Nguyễn Trúc Vy.
Cùng với một loạt thay đổi ở thượng tầng ban lãnh đạo Dược Lâm Đồng, các cổ đông công ty cũng thông qua tờ trình về việc chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, chào bán cổ phiếu riêng lẻ và chào bán cổ phiếu tăng vốn điều lệ.
Lùm xùm đại diện vốn góp của Louis Holdings
Tuy nhiên, sau cuộc họp này, bà Lê Thị Minh Thùy, người vừa bị miễn nhiệm chức danh Tổng giám đốc và đại diện pháp luật của Dược Lâm Đồng đã gửi đơn tới Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, tố cáo hành vi sai phạm trong việc tổ chức ĐHĐCĐ bất thường năm 2023 của ông Phạm Trung Kiên, hiện là cổ đông lớn tại công ty và một số cá nhân khác liên quan.
Cụ thể, theo bà Thùy, cuộc họp có sự xuất hiện của 2 cá nhân đại diện vốn góp của Công ty CP Louis Holdings (nắm 51,02% vốn Dược Lâm Đồng) là ông Hồ Đăng Dân, Người đại diện theo pháp luật và ông Lê Tiến Thịnh, Chủ tịch HĐQT Louis Holdings.
Sau khi kiểm tra, bà Thùy cho biết biên bản họp HĐQT về việc cử ông Thịnh là không đúng quy định.
Theo đó, nội dung biểu quyết trong biên bản ghi nhận 4/4 thành viên tán thành, đạt tỷ lệ 100%, mặc dù HĐQT thực tế của Louis Holdings khi đó chỉ có 3 người họp, không có sự tham dự của 2 thành viên khác, trong đó có bà Thùy. Điều này gây nghi ngờ về tính trung thực và minh bạch của cuộc họp.
Vị này còn cho biết trước thời điểm diễn ra cuộc họp, các cổ đông lớn đã có sự tranh chấp gay gắt về tư cách đại diện phần vốn góp. Do đó, để đảm bảo tuân thủ pháp luật trong quá trình tổ chức cuộc họp, Công ty Louis Holdings cần thống nhất về người đại diện vốn.
Bà Thùy cũng nhấn mạnh tài liệu chuẩn bị cho đại hội đã công bố thông tin và chuẩn bị các nội dung nhất định. Tuy nhiên, khi tiến hành họp, ông Phạm Trung Kiên với vai trò chủ tọa đã phủ định vai trò thành viên chủ tọa và từ chối ý kiến phản đối của bà Lê Thị Minh Thùy, đưa thêm ông Nguyễn Hồ Hưng thay thế bà Thùy và bổ sung các nội dung làm thay đổi hoàn toàn so với tài liệu đã công bố với cổ đông.
Vị này cho rằng toàn bộ nội dung tại Biên bản họp và Nghị quyết ĐHĐCĐ là nội dung bổ sung không phù hợp với quy định.
Bên cạnh đó, nội dung được thông qua có một số không thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ như miễn nhiệm tổng giám đốc, thu hồi con dấu... và một số nội dung không đúng quy định như miễn nhiệm và bầu bổ sung thành viên HĐQT, Ban kiểm soát.
Trong cuộc họp, Chủ tịch HĐQT cũng đã đuổi toàn bộ Ban kiểm tra tư cách cổ đông, Ban kiểm phiếu được HĐQT họp thông qua trước đó, và tự chỉ định một số cá nhân thân tín để thay thế.
Bà Thùy cũng cho rằng cuộc họp dự kiến thông qua các nội dung rất quan trọng như miễn nhiệm, bầu mới Ban kiểm soát; phát hành chào bán cổ phiếu riêng lẻ; miễn nhiệm, bầu Chủ tịch HĐQT; tăng vốn điều lệ; miễn nhiệm, bầu Tổng giám đốc mới... do đó, cần thực hiện đúng quy định, để đảm bảo quyền và lợi ích cổ đông.
Tuy nhiên, tranh chấp pháp lý liên quan đến tư cách đại diện vốn của Louis Holdings vẫn chưa được giải quyết, nhưng ông Phạm Trung Kiên, Chủ tịch HĐQT đã bỏ qua, vẫn tiến hành cuộc họp để thông qua các nội dung trên.
Trước đó, cả Dược Lâm Đồng, Chứng khoán APG đều là những doanh nghiệp có liên quan nhóm Louis Holdings của ông Đỗ Thành Nhân.
Becamex phát hành trái phiếu lãi suất 12,5%/nămBecamex IDC vừa phát hành thành công lô trái phiếu có tổng trị giá 400 tỷ đồng với kỳ hạn 5 năm, lãi suất 12,5%/năm, cao gấp đôi mặt bằng lãi suất tiền gửi ngân hàng hiện nay.
17:36 30/12/2023
Gemadept sắp chi thưởng hơn 300 tỷ đồng cho nhân viên xuất sắcCán bộ, nhân viên có thành tích xuất sắc của Gemadept chỉ cần chi 46 tỷ đồng để được mua lượng cổ phiếu GMD có giá trị thị trường lên đến hơn 324 tỷ đồng.
15:28 30/12/2023
Vingroup mua xong 117 triệu cổ phiếu VHM từ VinpearlSau giao dịch, Vingroup nắm trực tiếp hơn 3 tỷ cổ phần Vinhomes.
12:40 30/12/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của ZNews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | |
Chứng khoán 5/1: Tiền ngoại tìm đến cổ phiếu ngân hàng | Khối ngoại duy trì trạng thái chốt lời nhưng vẫn bổ sung thêm cổ phiếu ngân hàng vào danh mục đầu tư. Mã VCB tiếp tục dẫn đầu giá trị mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài. | Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục ghi nhận một phiên giao dịch cởi mở ngày 5/1. Tuy nhiên, việc tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 10 năm ngoái khiến chỉ số chung chịu áp lực chốt lời mạnh mẽ. Trong khi đó ở chiều mua, nhiều nhà đầu tư tỏ ra ngập ngừng chưa sẵn sàng giải ngân thêm mà chuyển sang chờ đợi một đợt điều chỉnh.
Trên thực tế, xu hướng này phần nào được phản ánh qua thanh khoản thị trường khi tổng giá trị giao dịch trên cả 3 sàn đã giảm hơn 10.000 tỷ đồng so với hôm qua.
Kết thúc phiên giằng co, VN-Index đóng cửa tăng 3,96 điểm (+0,34%) lên 1.154,68 điểm; HNX-Index tăng 0,2 điểm (+0,09%) lên 232,76 điểm; UPCoM-Index tăng 0,2 điểm (+0,23%) lên 87,93 điểm.
VN-Index đang được giao dịch quanh vùng cao nhất kể từ tháng 10 năm ngoái. Ảnh: DNSE.
Rổ cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 hôm nay phân hóa với 19 mã tăng và 11 mã giảm. Các mã tăng điểm tập trung chủ yếu ở nhóm cổ phiếu ngân hàng như STB (+2,5%), MBB (+2%), BID (+2%), VIB (+1,5%) hay CTG (+1,4%).
Cổ phiếu BID vẫn là tâm điểm trong nhóm ngân hàng. Việc có biên độ tăng gần 2% giúp mã này tiếp tục được giao dịch ở mức cao kỷ lục. Kể từ thời điểm tạo đáy trung hạn vào cuối tháng 10/2023, thị giá BID đã tăng gần 30%.
BID cũng là cổ phiếu dẫn đầu nhóm kéo chỉ số trong phiên hôm nay bên cạnh các mã như CTG, MBB, VCB, GVR, STB. Chiều ngược lại, việc các mã như VHM, VPB, SAB cùng giảm 0,8%, HVN giảm 2,3% đã tạo sức ép đáng kể ghìm chân chỉ số.
Cổ phiếu ngân hàng dẫn dắt thị trường trong phiên 5/1. Ảnh: VNDirect.
Danh sách cổ phiếu đáng chú ý hôm nay tiếp tục xuất hiện cái tên HNG của HAGL Agrico. Bất chấp thông tin CTCP Hoàng Anh Gia Lai vừa đăng ký bán 13,3 triệu cổ phiếu HNG từ ngày 9/1-7/2, mã chứng khoán này vẫn có biên độ tăng trên 3,3%.
Động thái thoái vốn của công ty bầu Đức diễn ra khi cổ phiếu HNG ghi nhận diễn biến tích cực trong những phiên gần đây. Dự kiến sau giao dịch, Hoàng Anh Gia Lai sẽ hạ sở hữu tại HAGL Agrico về còn 91,4 triệu cổ phiếu, tương ứng với 8,24% vốn.
Ước tính theo giá chốt phiên hôm nay của HNG là 5.330 đồng/cổ phiếu, Hoàng Anh Gia Lai có thể thu về gần 71 tỷ đồng từ đợt thoái vốn này. Số tiền thu được từ thương vụ sẽ được ưu tiên dùng để trả nợ cho lô trái phiếu tại BIDV.
Trái ngược với HNG, mã PSH của CTCP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu bị bán tháo dữ dội ngay từ đầu phiên và giảm kịch biên độ, lượng dư bán lên đến 2,58 triệu cổ phiếu.
Đợt bán tháo xuất hiện sau khi Cục Thuế tỉnh Hậu Giang quyết định cưỡng chế thuế đối với doanh nghiệp đầu mối xăng dầu này với số tiền hơn 1.139 tỷ đồng.
Về giao dịch khối ngoại, các nhà đầu tư quốc tế tiếp tục xu hướng chốt lời và rút 438 tỷ đồng ra khỏi thị trường, quy mô lớn nhất kể từ cuối năm ngoái. Trong đó, chứng chỉ quỹ FUEVFVND bị bán mạnh 226 tỷ đồng, VHM bị bán 101 tỷ đồng, MSN bị bán 49 tỷ đồng và VRE bị bán 39 tỷ đồng.
Chiều mua, dòng tiền ngoại tập trung gom cổ phiếu ngân hàng với VCB (+62 tỷ đồng), OCB (+42 tỷ đồng), VPB (+39 tỷ đồng), BID (+12 tỷ đồng).
HAGL muốn bán hơn 13 triệu cổ phiếu HNG để trả nợDoanh nghiệp của bầu Đức cho biết mục đích của việc bán cổ phiếu HNG nhằm trả nợ cho lô trái phiếu tại BIDV.
10:23 5/1/2024
Cổ phiếu HVN, HBC, HAG cùng 84 mã chứng khoán bị cắt marginDanh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ trong quý I/2024 có tổng cộng 87 mã, bao gồm nhiều cổ phiếu nổi bật như HVN, HBC, HAG, HNG.
10:38 4/1/2024
Thêm một 'đại gia' xăng dầu miền Tây nợ thuế nghìn tỷCục Thuế tỉnh Hậu Giang đã thông báo cưỡng chế thuế đối với Công ty Dầu khí Nam Sông Hậu do đơn vị này chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế hơn 1.139 tỷ đồng.
14:17 5/1/2024
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | Chứng khoán 5/1: Tiền ngoại tìm đến cổ phiếu ngân hàng
Khối ngoại duy trì trạng thái chốt lời nhưng vẫn bổ sung thêm cổ phiếu ngân hàng vào danh mục đầu tư. Mã VCB tiếp tục dẫn đầu giá trị mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài.
Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục ghi nhận một phiên giao dịch cởi mở ngày 5/1. Tuy nhiên, việc tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 10 năm ngoái khiến chỉ số chung chịu áp lực chốt lời mạnh mẽ. Trong khi đó ở chiều mua, nhiều nhà đầu tư tỏ ra ngập ngừng chưa sẵn sàng giải ngân thêm mà chuyển sang chờ đợi một đợt điều chỉnh.
Trên thực tế, xu hướng này phần nào được phản ánh qua thanh khoản thị trường khi tổng giá trị giao dịch trên cả 3 sàn đã giảm hơn 10.000 tỷ đồng so với hôm qua.
Kết thúc phiên giằng co, VN-Index đóng cửa tăng 3,96 điểm (+0,34%) lên 1.154,68 điểm; HNX-Index tăng 0,2 điểm (+0,09%) lên 232,76 điểm; UPCoM-Index tăng 0,2 điểm (+0,23%) lên 87,93 điểm.
VN-Index đang được giao dịch quanh vùng cao nhất kể từ tháng 10 năm ngoái. Ảnh: DNSE.
Rổ cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 hôm nay phân hóa với 19 mã tăng và 11 mã giảm. Các mã tăng điểm tập trung chủ yếu ở nhóm cổ phiếu ngân hàng như STB (+2,5%), MBB (+2%), BID (+2%), VIB (+1,5%) hay CTG (+1,4%).
Cổ phiếu BID vẫn là tâm điểm trong nhóm ngân hàng. Việc có biên độ tăng gần 2% giúp mã này tiếp tục được giao dịch ở mức cao kỷ lục. Kể từ thời điểm tạo đáy trung hạn vào cuối tháng 10/2023, thị giá BID đã tăng gần 30%.
BID cũng là cổ phiếu dẫn đầu nhóm kéo chỉ số trong phiên hôm nay bên cạnh các mã như CTG, MBB, VCB, GVR, STB. Chiều ngược lại, việc các mã như VHM, VPB, SAB cùng giảm 0,8%, HVN giảm 2,3% đã tạo sức ép đáng kể ghìm chân chỉ số.
Cổ phiếu ngân hàng dẫn dắt thị trường trong phiên 5/1. Ảnh: VNDirect.
Danh sách cổ phiếu đáng chú ý hôm nay tiếp tục xuất hiện cái tên HNG của HAGL Agrico. Bất chấp thông tin CTCP Hoàng Anh Gia Lai vừa đăng ký bán 13,3 triệu cổ phiếu HNG từ ngày 9/1-7/2, mã chứng khoán này vẫn có biên độ tăng trên 3,3%.
Động thái thoái vốn của công ty bầu Đức diễn ra khi cổ phiếu HNG ghi nhận diễn biến tích cực trong những phiên gần đây. Dự kiến sau giao dịch, Hoàng Anh Gia Lai sẽ hạ sở hữu tại HAGL Agrico về còn 91,4 triệu cổ phiếu, tương ứng với 8,24% vốn.
Ước tính theo giá chốt phiên hôm nay của HNG là 5.330 đồng/cổ phiếu, Hoàng Anh Gia Lai có thể thu về gần 71 tỷ đồng từ đợt thoái vốn này. Số tiền thu được từ thương vụ sẽ được ưu tiên dùng để trả nợ cho lô trái phiếu tại BIDV.
Trái ngược với HNG, mã PSH của CTCP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu bị bán tháo dữ dội ngay từ đầu phiên và giảm kịch biên độ, lượng dư bán lên đến 2,58 triệu cổ phiếu.
Đợt bán tháo xuất hiện sau khi Cục Thuế tỉnh Hậu Giang quyết định cưỡng chế thuế đối với doanh nghiệp đầu mối xăng dầu này với số tiền hơn 1.139 tỷ đồng.
Về giao dịch khối ngoại, các nhà đầu tư quốc tế tiếp tục xu hướng chốt lời và rút 438 tỷ đồng ra khỏi thị trường, quy mô lớn nhất kể từ cuối năm ngoái. Trong đó, chứng chỉ quỹ FUEVFVND bị bán mạnh 226 tỷ đồng, VHM bị bán 101 tỷ đồng, MSN bị bán 49 tỷ đồng và VRE bị bán 39 tỷ đồng.
Chiều mua, dòng tiền ngoại tập trung gom cổ phiếu ngân hàng với VCB (+62 tỷ đồng), OCB (+42 tỷ đồng), VPB (+39 tỷ đồng), BID (+12 tỷ đồng).
HAGL muốn bán hơn 13 triệu cổ phiếu HNG để trả nợDoanh nghiệp của bầu Đức cho biết mục đích của việc bán cổ phiếu HNG nhằm trả nợ cho lô trái phiếu tại BIDV.
10:23 5/1/2024
Cổ phiếu HVN, HBC, HAG cùng 84 mã chứng khoán bị cắt marginDanh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ trong quý I/2024 có tổng cộng 87 mã, bao gồm nhiều cổ phiếu nổi bật như HVN, HBC, HAG, HNG.
10:38 4/1/2024
Thêm một 'đại gia' xăng dầu miền Tây nợ thuế nghìn tỷCục Thuế tỉnh Hậu Giang đã thông báo cưỡng chế thuế đối với Công ty Dầu khí Nam Sông Hậu do đơn vị này chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế hơn 1.139 tỷ đồng.
14:17 5/1/2024
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | |
Bán khống - 'kẻ phản diện' một thời của thị trường | Các nhà đầu tư bán khống từng khiến đế chế của tỷ phú giàu nhất thế giới Elon Musk, hay tập đoàn của tỷ phú từng giàu nhất châu Á chao đảo. Vậy bán khống là gì?. | Nhà đầu tư bán khống cũng muốn mua thấp bán cao như những giao dịch thông thường, nhưng chỉ đảo ngược thứ tự. Ảnh: Bloomberg.
Bán khống là một hoạt động bán cổ phiếu, nhưng người bán khống không sở hữu cổ phiếu đó vào thời điểm giao dịch. Khi bán khống, nhà đầu tư sẽ mượn chứng khoán từ tài khoản của bên môi giới để bán đi.
Khi đến thời hạn trong hợp đồng, người mua sẽ phải mua chứng khoán để hoàn trả số chứng khoán đã bán khống trước đó.
Nếu giá chứng khoán giảm, người bán khống có thể mua chứng khoán với giá thấp hơn và ăn chênh lệch.
Kẻ phản diện của thị trường?
Nói một cách dễ hiểu, nhà đầu tư bán khống cũng muốn mua thấp, bán cao như những giao dịch thông thường, nhưng chỉ đảo ngược thứ tự, thành bán cao rồi mua thấp.
Những người bán khống từng bị coi là kẻ phản diện của thị trường tài chính. Vào năm 1929, cựu Tổng thống Mỹ Herbert Hoover đổ lỗi cho các nhà đầu tư bán khống, đã khiến thị trường sụp đổ: "Một nhóm nhỏ trong giới kinh doanh muốn kiếm lời từ đà sụt giảm của chứng khoán và hàng hóa. Họ bị dư luận và giới doanh nhân lên án vì không hề giúp ích cho quốc gia".
Nhưng đến nay, nhiều người đã tin rằng chính những nhà đầu tư bán khống đã giúp thị trường hoạt động hiệu quả hơn. Trong nhiều trường hợp, họ đóng vai trò giám sát và vạch trần những công ty được định giá quá cao. Họ có thể là những người tỉnh táo duy nhất khi thị trường đang quá hưng phấn.
Một nhóm nhỏ trong giới kinh doanh muốn kiếm lời từ đà sụt giảm của chứng khoán và hàng hóa. Họ bị dư luận và các giới doanh nhân lên án vì không hề giúp ích cho quốc giaCựu Tổng thống Mỹ Herbert Hoover
Nhiều người có thể thấy tức giận vì một nhóm nhỏ nhà đầu tư có thể kiếm được tiền, khi một cổ phiếu mất giá. Nhưng trên thực tế, họ không phải nguyên nhân sâu xa của sự sụt giá đó. Mà vấn đề nằm ở chính những yếu tố cơ bản của doanh nghiệp.
Nhiều người cũng dùng cách bán khống để phòng ngừa rủi ro.
Cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008 là một trong những thảm kịch tài chính khiến Mỹ và kinh tế thế giới chao đảo. Nhưng "huyền thoại bán khống" Michael Burry đã đoán trước được điều này cách đó vài năm.
Năm 2005, ông bắt đầu tập trung vào thị trường cho vay thế chấp dưới chuẩn. Thông qua việc phân tích các hoạt động cho vay thế chấp vào năm 2003 và 2004, ông đã dự đoán chính xác rằng bong bóng bất động sản sẽ vỡ tan tành, và kéo theo sự sụp đổ của các trái phiếu vay thế chấp dưới chuẩn.
Các khoản vay dưới chuẩn chiếm tới 23,5% thị trường cho vay thế chấp vào năm 2006. Ảnh: Inside Mortgage Finance.
Năm 2005, ông đã dùng quỹ phòng hộ của mình là Scion Capital để ký kết 8 hợp đồng phái sinh, nhằm bán khống những trái phiếu thế chấp dưới chuẩn rủi ro nhất. Nhưng dĩ nhiên là thời điểm đó, khi mà thị trường vẫn đang hoạt động mạnh mẽ, hành động của ông đã gây nhiều lo ngại.
Năm 2006, quỹ của ông Burry đã lỗ 17%, phần lớn do các hợp đồng phái sinh này. Nhiều tin đồn cho rằng 2 nhà đầu tư lớn của quỹ đã muốn rút tiền vì hiệu suất hoạt động kém.
Hay những "cái đầu lạnh"?
Nhưng cuối cùng, khi thị trường sụp đổ, ông Burry đã chứng minh được rằng mình đã đúng. Ông bỏ túi 100 triệu USD nhờ bán khống, và kiếm về cho các nhà đầu tư còn lại hơn 700 triệu USD.
Trong năm nay, một cái tên trong giới bán khống đã trở thành tâm điểm của thị trường là Hindenburg Research.
Ông Gautam Adani từng là người giàu nhất châu Á, và là người châu Á đầu tiên lọt vào top 3 tỷ phú giàu nhất thế giới. Nhưng hãng bán khống này đã khiến tài sản của ông Adani giảm tới 40 tỷ USD chỉ trong vòng một tuần. Đáng nói, Hindenburg chỉ là một hãng nghiên cứu nhỏ ở Mỹ. Hãng này tố cáo tập đoàn của tỷ phú Ấn Độ "thao túng cổ phiếu và lừa đảo sổ sách suốt hàng thập kỷ".
Dù vậy, hoạt động bán khống cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Một trong số đó là mức lãi của hoạt động bán khống là giới hạn, bởi một chứng khoán chỉ có thể giảm tối đa về 0, nhưng mức lỗ lại là vô hạn, vì không có giới hạn về mức giá cao nhất của chứng khoán.
Một nhà đầu tư bán khống nổi tiếng là Jim Chanos đã công khai bán khống Tesla từ năm 2016. Thời điểm đó, Tesla là mục tiêu hàng đầu của giới bán khống. Nhưng kể từ đó đến nay, giá cổ phiếu của hãng xe điện này đã tăng khoảng 2.000%.
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Chiến lược lạ của Thế Giới Di Động sau dự định đóng 200 cửa hàngKhi hàng loạt thách thức của thị trường tô màu tối lên bức tranh kinh doanh, Thế Giới Di Động quyết định lấn sân dịch vụ tài chính.
22:14 4/12/2023
Chứng khoán 4/12: Dòng tiền nhập cuộc kéo VN-Index tăng hơn 18 điểmChứng khoán đã tăng 2 phiên liên tiếp. Điểm nổi bật là thanh khoản thị trường phiên hôm nay đã tăng gấp đôi so với phiên gần nhất, lên hơn 28.000 tỷ đồng.
16:48 4/12/2023 | Bán khống - 'kẻ phản diện' một thời của thị trường
Các nhà đầu tư bán khống từng khiến đế chế của tỷ phú giàu nhất thế giới Elon Musk, hay tập đoàn của tỷ phú từng giàu nhất châu Á chao đảo. Vậy bán khống là gì?.
Nhà đầu tư bán khống cũng muốn mua thấp bán cao như những giao dịch thông thường, nhưng chỉ đảo ngược thứ tự. Ảnh: Bloomberg.
Bán khống là một hoạt động bán cổ phiếu, nhưng người bán khống không sở hữu cổ phiếu đó vào thời điểm giao dịch. Khi bán khống, nhà đầu tư sẽ mượn chứng khoán từ tài khoản của bên môi giới để bán đi.
Khi đến thời hạn trong hợp đồng, người mua sẽ phải mua chứng khoán để hoàn trả số chứng khoán đã bán khống trước đó.
Nếu giá chứng khoán giảm, người bán khống có thể mua chứng khoán với giá thấp hơn và ăn chênh lệch.
Kẻ phản diện của thị trường?
Nói một cách dễ hiểu, nhà đầu tư bán khống cũng muốn mua thấp, bán cao như những giao dịch thông thường, nhưng chỉ đảo ngược thứ tự, thành bán cao rồi mua thấp.
Những người bán khống từng bị coi là kẻ phản diện của thị trường tài chính. Vào năm 1929, cựu Tổng thống Mỹ Herbert Hoover đổ lỗi cho các nhà đầu tư bán khống, đã khiến thị trường sụp đổ: "Một nhóm nhỏ trong giới kinh doanh muốn kiếm lời từ đà sụt giảm của chứng khoán và hàng hóa. Họ bị dư luận và giới doanh nhân lên án vì không hề giúp ích cho quốc gia".
Nhưng đến nay, nhiều người đã tin rằng chính những nhà đầu tư bán khống đã giúp thị trường hoạt động hiệu quả hơn. Trong nhiều trường hợp, họ đóng vai trò giám sát và vạch trần những công ty được định giá quá cao. Họ có thể là những người tỉnh táo duy nhất khi thị trường đang quá hưng phấn.
Một nhóm nhỏ trong giới kinh doanh muốn kiếm lời từ đà sụt giảm của chứng khoán và hàng hóa. Họ bị dư luận và các giới doanh nhân lên án vì không hề giúp ích cho quốc giaCựu Tổng thống Mỹ Herbert Hoover
Nhiều người có thể thấy tức giận vì một nhóm nhỏ nhà đầu tư có thể kiếm được tiền, khi một cổ phiếu mất giá. Nhưng trên thực tế, họ không phải nguyên nhân sâu xa của sự sụt giá đó. Mà vấn đề nằm ở chính những yếu tố cơ bản của doanh nghiệp.
Nhiều người cũng dùng cách bán khống để phòng ngừa rủi ro.
Cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008 là một trong những thảm kịch tài chính khiến Mỹ và kinh tế thế giới chao đảo. Nhưng "huyền thoại bán khống" Michael Burry đã đoán trước được điều này cách đó vài năm.
Năm 2005, ông bắt đầu tập trung vào thị trường cho vay thế chấp dưới chuẩn. Thông qua việc phân tích các hoạt động cho vay thế chấp vào năm 2003 và 2004, ông đã dự đoán chính xác rằng bong bóng bất động sản sẽ vỡ tan tành, và kéo theo sự sụp đổ của các trái phiếu vay thế chấp dưới chuẩn.
Các khoản vay dưới chuẩn chiếm tới 23,5% thị trường cho vay thế chấp vào năm 2006. Ảnh: Inside Mortgage Finance.
Năm 2005, ông đã dùng quỹ phòng hộ của mình là Scion Capital để ký kết 8 hợp đồng phái sinh, nhằm bán khống những trái phiếu thế chấp dưới chuẩn rủi ro nhất. Nhưng dĩ nhiên là thời điểm đó, khi mà thị trường vẫn đang hoạt động mạnh mẽ, hành động của ông đã gây nhiều lo ngại.
Năm 2006, quỹ của ông Burry đã lỗ 17%, phần lớn do các hợp đồng phái sinh này. Nhiều tin đồn cho rằng 2 nhà đầu tư lớn của quỹ đã muốn rút tiền vì hiệu suất hoạt động kém.
Hay những "cái đầu lạnh"?
Nhưng cuối cùng, khi thị trường sụp đổ, ông Burry đã chứng minh được rằng mình đã đúng. Ông bỏ túi 100 triệu USD nhờ bán khống, và kiếm về cho các nhà đầu tư còn lại hơn 700 triệu USD.
Trong năm nay, một cái tên trong giới bán khống đã trở thành tâm điểm của thị trường là Hindenburg Research.
Ông Gautam Adani từng là người giàu nhất châu Á, và là người châu Á đầu tiên lọt vào top 3 tỷ phú giàu nhất thế giới. Nhưng hãng bán khống này đã khiến tài sản của ông Adani giảm tới 40 tỷ USD chỉ trong vòng một tuần. Đáng nói, Hindenburg chỉ là một hãng nghiên cứu nhỏ ở Mỹ. Hãng này tố cáo tập đoàn của tỷ phú Ấn Độ "thao túng cổ phiếu và lừa đảo sổ sách suốt hàng thập kỷ".
Dù vậy, hoạt động bán khống cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Một trong số đó là mức lãi của hoạt động bán khống là giới hạn, bởi một chứng khoán chỉ có thể giảm tối đa về 0, nhưng mức lỗ lại là vô hạn, vì không có giới hạn về mức giá cao nhất của chứng khoán.
Một nhà đầu tư bán khống nổi tiếng là Jim Chanos đã công khai bán khống Tesla từ năm 2016. Thời điểm đó, Tesla là mục tiêu hàng đầu của giới bán khống. Nhưng kể từ đó đến nay, giá cổ phiếu của hãng xe điện này đã tăng khoảng 2.000%.
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Chiến lược lạ của Thế Giới Di Động sau dự định đóng 200 cửa hàngKhi hàng loạt thách thức của thị trường tô màu tối lên bức tranh kinh doanh, Thế Giới Di Động quyết định lấn sân dịch vụ tài chính.
22:14 4/12/2023
Chứng khoán 4/12: Dòng tiền nhập cuộc kéo VN-Index tăng hơn 18 điểmChứng khoán đã tăng 2 phiên liên tiếp. Điểm nổi bật là thanh khoản thị trường phiên hôm nay đã tăng gấp đôi so với phiên gần nhất, lên hơn 28.000 tỷ đồng.
16:48 4/12/2023 | |
Đại gia ngoại chi hàng trăm triệu USD thâu tóm mảng y tế | Chỉ riêng năm 2023, thị trường đã ghi nhận không ít thương vụ M&A của nhà đầu tư ngoại trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và dược phẩm với số vốn đầu tư hàng trăm triệu USD. | Thị trường chăm sóc sức khỏe - dược phẩm đang "nóng" dần lên sau hàng loạt thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) đình đám từ các nhà đầu tư. Trong đó, các nhà đầu tư nước ngoài đang có dấu hiệu tăng tốc chiếm lĩnh thị trường để tận dụng lợi thế về dòng vốn dồi dào.
Chỉ riêng năm 2023, thị trường trong nước đã ghi nhận không ít thương vụ M&A trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, dược phẩm bên cạnh những thương vụ đầu tư lớn trong ngành bán lẻ hay bất động sản.
Thương vụ lớn nhất phải kể đến là Thomson Medical - ông lớn trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, y tế Singapore và Malaysia - thông báo chi 381,4 triệu USD (khoảng hơn 9.000 tỷ đồng) để mua lại Công ty TNHH Y tế Viễn Đông Việt Nam (FEMV) - chủ quản Bệnh viện FV (TP.HCM) - hồi tháng 7/2023.
Đây là thương vụ M&A trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe lớn nhất Đông Nam Á kể từ năm 2020. Đáng chú ý, đại gia đến từ Singapore đã vượt qua 20 đối thủ khác để chiến thắng trong thương vụ thâu tóm này.
Loạt thương vụ nghìn tỷ
Không chỉ Thomson Medical, miếng bánh chăm sóc sức khỏe - y tế hấp dẫn tại Việt Nam cũng "lọt tầm ngắm" Tập đoàn Raffles Medical (RMG) của tỷ phú Singapore Loo Choon Yong. Tập đoàn này cũng đã chi 45,6 triệu USD thâu tóm Bệnh viện quốc tế Mỹ (TP.HCM) hồi tháng 10 năm ngoái.
Hay Thonburi Healthcare Group (THG) - một ông lớn khác đến từ Thái Lan - cũng bày tỏ mong muốn đầu tư phòng khám hạng sang ở Việt Nam trị giá 170 triệu baht (115 tỷ đồng) thông qua hợp tác với IFF Holdings và Mithmittree Clinic có trụ sở tại Việt Nam.
Trước đó, tập đoàn này và Bệnh viện Thonburi Bamrungmuang đã đồng ý cung cấp dịch vụ tư vấn cho Bệnh viện FV (TP.HCM).
Bên cạnh thị trường chăm sóc sức khỏe, Việt Nam còn chứng kiến làn sóng M&A trong lĩnh vực dược phẩm.
Mới đây nhất, SK Investment - công ty con trực thuộc SK Group, chaebol lớn thứ 3 Hàn Quốc - đã trở thành nhà đầu tư nắm 65% cổ phần có quyền biểu quyết tại Công ty CP Dược phẩm Imexpharm.
Tập đoàn này đã đầu tư vào Imexpharm từ tháng 5/2020 sau khi nhận chuyển nhượng 12,3 triệu cổ phiếu IMP (chiếm 24,9% vốn) từ các quỹ thuộc nhóm Dragon Capital cùng với CAM Vietnam Mother Fund, Kingsmead, Mirae Asset.
Ngành dược luôn là một trong những lĩnh vực hấp dẫn giới đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư ngoại. Ảnh: Imexpharm.
Không chỉ vậy, "gã khổng lồ" đến từ Hàn Quốc này cũng thể hiện rõ tham vọng đánh chiếm thị trường chăm sóc sức khỏe Việt Nam bằng thương vụ rót 100 triệu USD vào chuỗi Nhà thuốc Pharmacity hồi cuối năm 2021.
Bên cạnh SK Group, một tập đoàn lớn khác đến từ Hàn Quốc là Dongwha Pharm hồi tháng 8/2023 cũng đã chi 30 triệu USD mua 51% cổ phần Trung Sơn Pharma - chuỗi dược phẩm lớn nhất miền Tây.
Dongwha Pharm cho biết thương vụ mua lại này sẽ giúp họ thâm nhập thị trường Việt Nam với các loại thuốc không kê đơn. Công ty cũng có kế hoạch bán các sản phẩm mỹ phẩm, và thực phẩm chức năng.
Một thương vụ đáng chú ý khác là Tập đoàn ASKA Pharmaceutical - hãng dược phẩm hơn 100 tuổi tại Nhật Bản - chi 7,4 triệu USD (khoảng 180 tỷ đồng) để tăng tỷ lệ sở hữu tại Công ty CP Dược phẩm Hà Tây. Sau giao dịch, ASKA nắm giữ 26,8 triệu cổ phiếu của Dược phẩm Hà Tây, tương đương gần 33% vốn điều lệ.
Ngoài ra, Tập đoàn Adamed Pharma thành lập vào năm 1986 tại Ba Lan cũng đã nâng sở hữu tại Dược phẩm Đạt Vi Phú lên 100% vào tháng 5 năm ngoái.
Miếng bánh hấp dẫn
Thực tế, tại các doanh sản xuất dược phẩm lớn của Việt Nam hiện nay như Dược Hậu Giang, Traphaco, Imexpharm, Dược Hà Tây... đều có sự hiện diện của các cổ đông ngoại.
Trong một hội thảo hồi tháng 7/2023, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết thị trường chăm sóc sức khỏe nói chung và thị trường dược phẩm Việt Nam nói riêng đang có giá trị hơn 20 tỷ USD, chiếm khoảng 6% GDP năm 2022.
Theo dự báo, con số này sẽ tăng lên khoảng 23,3 tỷ USD vào năm 2025 và khoảng 33,8 tỷ USD vào năm 2030. Thị trường dược phẩm Việt Nam cũng đang trên đà tăng trưởng và phát triển mạnh, với tổng giá trị khoảng 3,4 tỷ USD vào năm 2015 nhưng đã tăng đến 7 tỷ USD trong năm 2022.
"Dự báo, đến năm 2030, tổng giá trị thị trường thuốc của Việt Nam sẽ lên đến trên 13 tỷ USD. Năm 2022, tiền thuốc bình quân đầu người đạt khoảng 75 USD/người", bà Ngọc nói.
Rõ ràng, khi thu nhập bình quân đầu người tăng cao và nhu cầu người dân về các dịch vụ y tế cao cấp tăng lên đã tạo ra "thỏi nam châm" thu hút các nhà đầu tư ngoại.
Báo cáo mới đây của Công ty Chứng khoán Mirae Asset cũng ước tính ở đầu năm 2000, chi tiêu cho dược phẩm tại Việt Nam mới vào khoảng 5,4 USD/người, nhưng đã tăng nhanh chóng lên mức 63,5 USD/người vào năm 2020.
"Tuy nhiên, giai đoạn 2020-2022, những ảnh hưởng của dịch Covid-19 và chính sách dược phẩm đã khiến thị trường này chững lại. Ước tính chi tiêu cho dược phẩm năm 2022 ở mức 66 USD/người", báo cáo cho biết.
CHI TIÊU CHO LĨNH VỰC Y TẾ TẠI VIỆT NAM DỰ BÁO TĂNG TRƯỞNG CAO Số liệu: Vietnam Report. Nhãn201720212025 (dự báo)2030 (dự báo) Quy mô thị trường chăm sóc sức khỏe và y tế trong nước tỷ USD 16.12023.333.8
Các chuyên gia phân tích của Mirae Asset cho rằng mảng kinh doanh này được dự phóng tăng trưởng kép (CAGR) 6% trong 5 năm tới. Điều này căn cứ vào sự thay đổi lớn về bệnh tật cũng như mức gia tăng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu.
"Giá trị ngành dược phẩm ở Việt Nam năm 2023 sẽ đạt 7,24 tỷ USD, tăng 3,4% so với năm 2022 và đến năm 2024 sẽ đạt 7,89 tỷ USD, tăng 9,1% so với năm 2023", Mirae Asset đánh giá.
Đến nay, Việt Nam có 228 nhà máy sản xuất dược đạt GMP, trong đó có 7 nhà máy sản xuất vaccine và 6 nhà máy sản xuất đóng gói thứ cấp vaccine, 77 nhà máy và sản xuất dược liệu...
Tuy vậy, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng so với tiềm năng, dư địa và nhu cầu, con số này còn khá khiêm tốn và rất cần sự tham gia của cả khu vực trong nước và nước ngoài.
"Với định hướng phát triển của Việt Nam giai đoạn tới, trong đó có chiến lược thu hút vốn FDI giai đoạn 2030-2031, chúng tôi xác định đây là một ngành đặt trọng tâm ưu tiên đầu tư thu hút phát triển tại Việt Nam trong thời gian tới. Thời gian qua, các luật liên quan trực tiếp, cơ chế chính sách đã được thể chế hóa, trong đó các chính sách ưu đãi sản xuất đều được hưởng ưu đãi cao nhất", bà Ngọc nói.
Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Znews tại Tủ sách kinh tế
Chi gần 8.300 tỷ đồng bù giá cho Lọc hóa dầu Nghi SơnNgân sách trung ương sẽ chi 8.247 tỷ đồng để thanh toán khoản tiền bù giá trong bao tiêu sản phẩm dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn.
13:31 4/1/2024
Đại gia nuôi heo vẫn tham vọng doanh thu tỷ USDDù năm 2023 kinh doanh kém sắc, Dabaco vẫn tiếp tục đặt mục tiêu doanh thu năm nay đạt 25.380 tỷ đồng và lãi ròng gần 730 tỷ đồng.
07:00 4/1/2024
DIC Corp muốn rút khỏi hai dự án thành phần Khu đô thị Đại PhướcDIC Corp đã thông qua chủ trương chấm dứt góp vốn vào hai doanh nghiệp được thành lập để đầu tư các dự án thành phần của Khu đô thị du lịch sinh thái Đại Phước.
20:41 3/1/2024 | Đại gia ngoại chi hàng trăm triệu USD thâu tóm mảng y tế
Chỉ riêng năm 2023, thị trường đã ghi nhận không ít thương vụ M&A của nhà đầu tư ngoại trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và dược phẩm với số vốn đầu tư hàng trăm triệu USD.
Thị trường chăm sóc sức khỏe - dược phẩm đang "nóng" dần lên sau hàng loạt thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) đình đám từ các nhà đầu tư. Trong đó, các nhà đầu tư nước ngoài đang có dấu hiệu tăng tốc chiếm lĩnh thị trường để tận dụng lợi thế về dòng vốn dồi dào.
Chỉ riêng năm 2023, thị trường trong nước đã ghi nhận không ít thương vụ M&A trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, dược phẩm bên cạnh những thương vụ đầu tư lớn trong ngành bán lẻ hay bất động sản.
Thương vụ lớn nhất phải kể đến là Thomson Medical - ông lớn trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, y tế Singapore và Malaysia - thông báo chi 381,4 triệu USD (khoảng hơn 9.000 tỷ đồng) để mua lại Công ty TNHH Y tế Viễn Đông Việt Nam (FEMV) - chủ quản Bệnh viện FV (TP.HCM) - hồi tháng 7/2023.
Đây là thương vụ M&A trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe lớn nhất Đông Nam Á kể từ năm 2020. Đáng chú ý, đại gia đến từ Singapore đã vượt qua 20 đối thủ khác để chiến thắng trong thương vụ thâu tóm này.
Loạt thương vụ nghìn tỷ
Không chỉ Thomson Medical, miếng bánh chăm sóc sức khỏe - y tế hấp dẫn tại Việt Nam cũng "lọt tầm ngắm" Tập đoàn Raffles Medical (RMG) của tỷ phú Singapore Loo Choon Yong. Tập đoàn này cũng đã chi 45,6 triệu USD thâu tóm Bệnh viện quốc tế Mỹ (TP.HCM) hồi tháng 10 năm ngoái.
Hay Thonburi Healthcare Group (THG) - một ông lớn khác đến từ Thái Lan - cũng bày tỏ mong muốn đầu tư phòng khám hạng sang ở Việt Nam trị giá 170 triệu baht (115 tỷ đồng) thông qua hợp tác với IFF Holdings và Mithmittree Clinic có trụ sở tại Việt Nam.
Trước đó, tập đoàn này và Bệnh viện Thonburi Bamrungmuang đã đồng ý cung cấp dịch vụ tư vấn cho Bệnh viện FV (TP.HCM).
Bên cạnh thị trường chăm sóc sức khỏe, Việt Nam còn chứng kiến làn sóng M&A trong lĩnh vực dược phẩm.
Mới đây nhất, SK Investment - công ty con trực thuộc SK Group, chaebol lớn thứ 3 Hàn Quốc - đã trở thành nhà đầu tư nắm 65% cổ phần có quyền biểu quyết tại Công ty CP Dược phẩm Imexpharm.
Tập đoàn này đã đầu tư vào Imexpharm từ tháng 5/2020 sau khi nhận chuyển nhượng 12,3 triệu cổ phiếu IMP (chiếm 24,9% vốn) từ các quỹ thuộc nhóm Dragon Capital cùng với CAM Vietnam Mother Fund, Kingsmead, Mirae Asset.
Ngành dược luôn là một trong những lĩnh vực hấp dẫn giới đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư ngoại. Ảnh: Imexpharm.
Không chỉ vậy, "gã khổng lồ" đến từ Hàn Quốc này cũng thể hiện rõ tham vọng đánh chiếm thị trường chăm sóc sức khỏe Việt Nam bằng thương vụ rót 100 triệu USD vào chuỗi Nhà thuốc Pharmacity hồi cuối năm 2021.
Bên cạnh SK Group, một tập đoàn lớn khác đến từ Hàn Quốc là Dongwha Pharm hồi tháng 8/2023 cũng đã chi 30 triệu USD mua 51% cổ phần Trung Sơn Pharma - chuỗi dược phẩm lớn nhất miền Tây.
Dongwha Pharm cho biết thương vụ mua lại này sẽ giúp họ thâm nhập thị trường Việt Nam với các loại thuốc không kê đơn. Công ty cũng có kế hoạch bán các sản phẩm mỹ phẩm, và thực phẩm chức năng.
Một thương vụ đáng chú ý khác là Tập đoàn ASKA Pharmaceutical - hãng dược phẩm hơn 100 tuổi tại Nhật Bản - chi 7,4 triệu USD (khoảng 180 tỷ đồng) để tăng tỷ lệ sở hữu tại Công ty CP Dược phẩm Hà Tây. Sau giao dịch, ASKA nắm giữ 26,8 triệu cổ phiếu của Dược phẩm Hà Tây, tương đương gần 33% vốn điều lệ.
Ngoài ra, Tập đoàn Adamed Pharma thành lập vào năm 1986 tại Ba Lan cũng đã nâng sở hữu tại Dược phẩm Đạt Vi Phú lên 100% vào tháng 5 năm ngoái.
Miếng bánh hấp dẫn
Thực tế, tại các doanh sản xuất dược phẩm lớn của Việt Nam hiện nay như Dược Hậu Giang, Traphaco, Imexpharm, Dược Hà Tây... đều có sự hiện diện của các cổ đông ngoại.
Trong một hội thảo hồi tháng 7/2023, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết thị trường chăm sóc sức khỏe nói chung và thị trường dược phẩm Việt Nam nói riêng đang có giá trị hơn 20 tỷ USD, chiếm khoảng 6% GDP năm 2022.
Theo dự báo, con số này sẽ tăng lên khoảng 23,3 tỷ USD vào năm 2025 và khoảng 33,8 tỷ USD vào năm 2030. Thị trường dược phẩm Việt Nam cũng đang trên đà tăng trưởng và phát triển mạnh, với tổng giá trị khoảng 3,4 tỷ USD vào năm 2015 nhưng đã tăng đến 7 tỷ USD trong năm 2022.
"Dự báo, đến năm 2030, tổng giá trị thị trường thuốc của Việt Nam sẽ lên đến trên 13 tỷ USD. Năm 2022, tiền thuốc bình quân đầu người đạt khoảng 75 USD/người", bà Ngọc nói.
Rõ ràng, khi thu nhập bình quân đầu người tăng cao và nhu cầu người dân về các dịch vụ y tế cao cấp tăng lên đã tạo ra "thỏi nam châm" thu hút các nhà đầu tư ngoại.
Báo cáo mới đây của Công ty Chứng khoán Mirae Asset cũng ước tính ở đầu năm 2000, chi tiêu cho dược phẩm tại Việt Nam mới vào khoảng 5,4 USD/người, nhưng đã tăng nhanh chóng lên mức 63,5 USD/người vào năm 2020.
"Tuy nhiên, giai đoạn 2020-2022, những ảnh hưởng của dịch Covid-19 và chính sách dược phẩm đã khiến thị trường này chững lại. Ước tính chi tiêu cho dược phẩm năm 2022 ở mức 66 USD/người", báo cáo cho biết.
CHI TIÊU CHO LĨNH VỰC Y TẾ TẠI VIỆT NAM DỰ BÁO TĂNG TRƯỞNG CAO Số liệu: Vietnam Report. Nhãn201720212025 (dự báo)2030 (dự báo) Quy mô thị trường chăm sóc sức khỏe và y tế trong nước tỷ USD 16.12023.333.8
Các chuyên gia phân tích của Mirae Asset cho rằng mảng kinh doanh này được dự phóng tăng trưởng kép (CAGR) 6% trong 5 năm tới. Điều này căn cứ vào sự thay đổi lớn về bệnh tật cũng như mức gia tăng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu.
"Giá trị ngành dược phẩm ở Việt Nam năm 2023 sẽ đạt 7,24 tỷ USD, tăng 3,4% so với năm 2022 và đến năm 2024 sẽ đạt 7,89 tỷ USD, tăng 9,1% so với năm 2023", Mirae Asset đánh giá.
Đến nay, Việt Nam có 228 nhà máy sản xuất dược đạt GMP, trong đó có 7 nhà máy sản xuất vaccine và 6 nhà máy sản xuất đóng gói thứ cấp vaccine, 77 nhà máy và sản xuất dược liệu...
Tuy vậy, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng so với tiềm năng, dư địa và nhu cầu, con số này còn khá khiêm tốn và rất cần sự tham gia của cả khu vực trong nước và nước ngoài.
"Với định hướng phát triển của Việt Nam giai đoạn tới, trong đó có chiến lược thu hút vốn FDI giai đoạn 2030-2031, chúng tôi xác định đây là một ngành đặt trọng tâm ưu tiên đầu tư thu hút phát triển tại Việt Nam trong thời gian tới. Thời gian qua, các luật liên quan trực tiếp, cơ chế chính sách đã được thể chế hóa, trong đó các chính sách ưu đãi sản xuất đều được hưởng ưu đãi cao nhất", bà Ngọc nói.
Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Znews tại Tủ sách kinh tế
Chi gần 8.300 tỷ đồng bù giá cho Lọc hóa dầu Nghi SơnNgân sách trung ương sẽ chi 8.247 tỷ đồng để thanh toán khoản tiền bù giá trong bao tiêu sản phẩm dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn.
13:31 4/1/2024
Đại gia nuôi heo vẫn tham vọng doanh thu tỷ USDDù năm 2023 kinh doanh kém sắc, Dabaco vẫn tiếp tục đặt mục tiêu doanh thu năm nay đạt 25.380 tỷ đồng và lãi ròng gần 730 tỷ đồng.
07:00 4/1/2024
DIC Corp muốn rút khỏi hai dự án thành phần Khu đô thị Đại PhướcDIC Corp đã thông qua chủ trương chấm dứt góp vốn vào hai doanh nghiệp được thành lập để đầu tư các dự án thành phần của Khu đô thị du lịch sinh thái Đại Phước.
20:41 3/1/2024 | |
Vietracimex điều chỉnh lãi suất hàng loạt lô trái phiếu | Vietracimex đã có thông báo về việc chậm thanh toán lãi 1 ngày với 4 lô trái phiếu, cùng với đó, công ty cũng thông báo điều chỉnh lãi suất với 13 lô trái phiếu khác. | Tổng CTCP Thương mại Xây dựng (Vietracimex) vừa có công bố thông tin định kỳ về tình hình thanh toán gốc, lãi với 12 lô trái phiếu trong năm 2022 trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX).
Thống kê trên HNX cho biết trong giai đoạn 2018-2022, Vietracimex đã phát hành 14 lô trái phiếu, trong đó có 1 lô trái phiếu đã được tổng công ty này mua lại trước hạn, còn lại 13 lô trái phiếu đang lưu hành với tổng dư nợ khoảng 2.343 tỷ đồng.
Liên quan tới 4 lô trái phiếu mã WTOCH2126006, WTOCH2126007, WTOCH2126008 và WTOCH2126009, Vietracimex đã có công bố thông tin bất thường về việc chậm thanh toán 1 ngày.
Theo đó, Vietracimex đã trả lãi trái phiếu mã WTOCH2126006, WTOCH2126007, WTOCH2126008 và WTOCH2126009 vào ngày 29/3, chậm 1 ngày so với ngày thanh toán kế hoạch là 28/3. Công ty lý giải nguyên nhân do chưa thu xếp đủ nguồn vốn tại ngày thanh toán kế hoạch.
Tới ngày 15/5, Vietracimex tiếp tục công bố thông tin điều chỉnh lãi suất với một loạt lô trái phiếu và sửa đổi một số điều kiện điều khoản trái phiếu tương ứng liên quan đến việc điều chỉnh lãi suất nêu trên.
Cụ thể, lãi suất áp dụng cho các kỳ tính lãi tiếp theo của các lô trái phiếu này sẽ bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm cá nhân (trả lãi sau) kỳ hạn 24 tháng bằng VND của Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) Chi nhánh Hoàn Kiếm cộng biên độ 1,65-1,85%. Mức lãi suất mới này sẽ được áp dụng đến hết ngày 30/9. Trước đó, lãi suất của các lô trái phiếu này được tính bằng lãi suất tham chiếu tại MB cộng biên độ 3,3%.
Vietracimex cho biết các nội dung này đã được hội nghị người sở hữu trái phiếu thông qua dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản với tỷ lệ tán thành đạt 100%.
Cũng trong năm 2022, 2 đơn vị thành viên của Vietracimex là CTCP Năng lượng Hòa Thắng và CTCP Năng lượng Hồng Phong 1 từng mua lại 833 tỷ đồng trái phiếu trước hạn. Hiện dư nợ trái phiếu của Vietracimex và các công ty thành viên vào khoảng hơn 6.960 tỷ đồng, giảm 48% so với khối lượng phát hành là 13.464 tỷ đồng.
Về tình hình tài chính, kết thúc năm 2022, Vietracimex báo lãi sau thuế hơn 453 tỷ đồng, tăng hơn 43% so với cùng kỳ năm trước.
Tính tới ngày 31/12/2022, vốn chủ sở hữu của tổng công ty này đạt hơn 14.437 tỷ đồng, tăng nhẹ so với số đầu năm. Nợ phải trả và dư nợ trái phiếu lần lượt ở mức 35.659 tỷ đồng và 7.074 tỷ đồng. Như vậy, tổng tài sản của Vietracimex vào khoảng 50.096 tỷ đồng, trong đó nợ phải trả chiếm tới hơn 71%.
Vietracimex tiền thân là Nhà máy vật liệu Hà Nội được thành lập từ năm 1961 thuộc Cục cung cấp vật tư, Bộ Giao thông vận tải. Tổng công ty này cũng được biết đến với vai trò là chủ đầu tư của dự án Kim Chung - Di Trạch tại huyện Hoài Đức, TP Hà Nội.
Đến năm 2014, công ty tiến hành cổ phần hóa với vốn điều lệ đăng ký hơn 5.510 tỷ đồng. Tính đến ngày 31/12/2021, Vietracimex có vốn điều lệ hơn 12.510 tỷ đồng, trong đó ông Võ Nhật Thăng - Chủ tịch HĐQT - góp 12.509 tỷ đồng, sở hữu 99,99% vốn điều lệ; ông Vũ Đức Toàn góp 595 triệu đồng; bà Vũ Thị Mai Loan góp 60 triệu đồng.
Hiện nay, Vietracimex hoạt động chính trong lĩnh vực bất động sản, sản xuất truyền tải và phân phối điện, xây dựng các công trình giao thông...
Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế
Ngân hàng rao bán nhà máy thủy điện để thu hồi nợNhà máy thủy điện Đắk Psi công suất 18 MW là một trong những tài sản đảm bảo của khoản nợ gốc trị giá 633 tỷ đồng tại BIDV cùng nhiều tài sản khác đi kèm đang được rao bán đấu giá.
12:50 12/6/2023
Giá vàng trong nước biến động nhẹ trước cuộc họp của FedTrong tuần này, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ đưa ra quyết định về lãi suất, trước khi thông tin được công bố giá vàng thế giới và trong nước ghi nhận biến động nhẹ.
10:52 12/6/2023 | Vietracimex điều chỉnh lãi suất hàng loạt lô trái phiếu
Vietracimex đã có thông báo về việc chậm thanh toán lãi 1 ngày với 4 lô trái phiếu, cùng với đó, công ty cũng thông báo điều chỉnh lãi suất với 13 lô trái phiếu khác.
Tổng CTCP Thương mại Xây dựng (Vietracimex) vừa có công bố thông tin định kỳ về tình hình thanh toán gốc, lãi với 12 lô trái phiếu trong năm 2022 trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX).
Thống kê trên HNX cho biết trong giai đoạn 2018-2022, Vietracimex đã phát hành 14 lô trái phiếu, trong đó có 1 lô trái phiếu đã được tổng công ty này mua lại trước hạn, còn lại 13 lô trái phiếu đang lưu hành với tổng dư nợ khoảng 2.343 tỷ đồng.
Liên quan tới 4 lô trái phiếu mã WTOCH2126006, WTOCH2126007, WTOCH2126008 và WTOCH2126009, Vietracimex đã có công bố thông tin bất thường về việc chậm thanh toán 1 ngày.
Theo đó, Vietracimex đã trả lãi trái phiếu mã WTOCH2126006, WTOCH2126007, WTOCH2126008 và WTOCH2126009 vào ngày 29/3, chậm 1 ngày so với ngày thanh toán kế hoạch là 28/3. Công ty lý giải nguyên nhân do chưa thu xếp đủ nguồn vốn tại ngày thanh toán kế hoạch.
Tới ngày 15/5, Vietracimex tiếp tục công bố thông tin điều chỉnh lãi suất với một loạt lô trái phiếu và sửa đổi một số điều kiện điều khoản trái phiếu tương ứng liên quan đến việc điều chỉnh lãi suất nêu trên.
Cụ thể, lãi suất áp dụng cho các kỳ tính lãi tiếp theo của các lô trái phiếu này sẽ bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm cá nhân (trả lãi sau) kỳ hạn 24 tháng bằng VND của Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) Chi nhánh Hoàn Kiếm cộng biên độ 1,65-1,85%. Mức lãi suất mới này sẽ được áp dụng đến hết ngày 30/9. Trước đó, lãi suất của các lô trái phiếu này được tính bằng lãi suất tham chiếu tại MB cộng biên độ 3,3%.
Vietracimex cho biết các nội dung này đã được hội nghị người sở hữu trái phiếu thông qua dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản với tỷ lệ tán thành đạt 100%.
Cũng trong năm 2022, 2 đơn vị thành viên của Vietracimex là CTCP Năng lượng Hòa Thắng và CTCP Năng lượng Hồng Phong 1 từng mua lại 833 tỷ đồng trái phiếu trước hạn. Hiện dư nợ trái phiếu của Vietracimex và các công ty thành viên vào khoảng hơn 6.960 tỷ đồng, giảm 48% so với khối lượng phát hành là 13.464 tỷ đồng.
Về tình hình tài chính, kết thúc năm 2022, Vietracimex báo lãi sau thuế hơn 453 tỷ đồng, tăng hơn 43% so với cùng kỳ năm trước.
Tính tới ngày 31/12/2022, vốn chủ sở hữu của tổng công ty này đạt hơn 14.437 tỷ đồng, tăng nhẹ so với số đầu năm. Nợ phải trả và dư nợ trái phiếu lần lượt ở mức 35.659 tỷ đồng và 7.074 tỷ đồng. Như vậy, tổng tài sản của Vietracimex vào khoảng 50.096 tỷ đồng, trong đó nợ phải trả chiếm tới hơn 71%.
Vietracimex tiền thân là Nhà máy vật liệu Hà Nội được thành lập từ năm 1961 thuộc Cục cung cấp vật tư, Bộ Giao thông vận tải. Tổng công ty này cũng được biết đến với vai trò là chủ đầu tư của dự án Kim Chung - Di Trạch tại huyện Hoài Đức, TP Hà Nội.
Đến năm 2014, công ty tiến hành cổ phần hóa với vốn điều lệ đăng ký hơn 5.510 tỷ đồng. Tính đến ngày 31/12/2021, Vietracimex có vốn điều lệ hơn 12.510 tỷ đồng, trong đó ông Võ Nhật Thăng - Chủ tịch HĐQT - góp 12.509 tỷ đồng, sở hữu 99,99% vốn điều lệ; ông Vũ Đức Toàn góp 595 triệu đồng; bà Vũ Thị Mai Loan góp 60 triệu đồng.
Hiện nay, Vietracimex hoạt động chính trong lĩnh vực bất động sản, sản xuất truyền tải và phân phối điện, xây dựng các công trình giao thông...
Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế
Ngân hàng rao bán nhà máy thủy điện để thu hồi nợNhà máy thủy điện Đắk Psi công suất 18 MW là một trong những tài sản đảm bảo của khoản nợ gốc trị giá 633 tỷ đồng tại BIDV cùng nhiều tài sản khác đi kèm đang được rao bán đấu giá.
12:50 12/6/2023
Giá vàng trong nước biến động nhẹ trước cuộc họp của FedTrong tuần này, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ đưa ra quyết định về lãi suất, trước khi thông tin được công bố giá vàng thế giới và trong nước ghi nhận biến động nhẹ.
10:52 12/6/2023 | |
Một công ty bảo hiểm bị phạt và truy thu hơn 440 triệu đồng | Do khai sai thuế thu nhập doanh nghiệp dẫn đến thiếu số thuế phải nộp vào ngân sách Nhà nước, Bảo hiểm Quân đội bị phạt và truy thu tới hơn 441 triệu đồng. | Tổng công ty CP Bảo hiểm Quân Đội (Mã CK: MIG) vừa nhận được quyết định từ Cục thuế TP Hà Nội về việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế. Theo đó, do khai sai thuế thu nhập doanh nghiệp dẫn đến thiếu số thuế phải nộp vào ngân sách Nhà nước, Bảo hiểm Quân đội bị phạt 20% (tương đương 71,6 triệu đồng) trên số thuế khai sai.
Đồng thời doanh nghiệp buộc phải nộp đủ 358 triệu đồng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp còn thiếu và 11,7 triệu đồng tiền thuế chậm nộp. Tổng cộng số tiền chậm nộp, tiền phạt và truy thu lên tới hơn 441 triệu đồng.
Trong quý I, công ty bảo hiểm ghi nhận doanh thu thuần đạt 837,6 tỷ đồng, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 68,6 tỷ đồng, tăng nhẹ so với quý I/2022.
Chia sẻ tại buổi gặp gỡ các nhà đầu tư vào ngày 27/6, lãnh đạo công ty này dự kiến 6 tháng đầu năm doanh thu bảo hiểm gốc đạt 2.450 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 160 tỷ đồng, tăng 49,7% so với cùng kỳ năm trước, đạt 46% kế hoạch cả năm.
Năm 2023, Bảo hiểm Quân đội đặt mục tiêu đạt 6.100 tỷ đồng doanh thu phí bảo hiểm gốc và 350 tỷ đồng lợi nhuận. Đây là một kế hoạch tương đối tham vọng khi năm 2023 được đánh giá là một năm khó khăn của nền kinh tế nói chung và ngành bảo hiểm nói riêng.
Ngày 28/6, công ty đã chốt danh sách nhận cổ tức bằng tiền năm 2022 tỷ lệ 5% (1 cổ phiếu được nhận 500 đồng). Theo đó, với hơn 164 triệu cổ phiếu đang niêm yết và lưu hành, Bảo hiểm Quân đội sẽ phải chi trả khoảng hơn 82,2 tỷ đồng để trả cổ tức cho đợt này. Ngày thanh toán dự kiến là 11/8.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Phát hiện nhiều sai phạm tại 4 doanh nghiệp bảo hiểm sau thanh traBộ Tài chính phát hiện nhiều sai phạm sau khi thanh tra 4 doanh nghiệp là Prudential, MB Ageas, Sun Life và BIDV Metlife. Năm nay Bộ sẽ mở rộng phạm vi thanh tra lên 10 đơn vị.
18:31 30/6/2023
Lỗ hổng trong ngành du lịch mạo hiểm trăm tỷ USDDu lịch mạo hiểm dự kiến mang lại doanh thu hơn 1.000 tỷ USD trên toàn cầu vào năm 2030. Nhưng thị trường bảo hiểm đối với lĩnh vực này vẫn còn khá nhỏ.
05:00 27/6/2023
Vietnam Report: Chất lượng tư vấn viên bảo hiểm ở mức 'đáng báo động'Theo Vietnam Report, tình trạng nhân viên tư vấn không đúng, cố tình tư vấn mập mờ diễn ra trong thời gian dài đã khiến khách hàng gặp khó khăn và mất niềm tin vào bảo hiểm.
11:09 26/6/2023 | Một công ty bảo hiểm bị phạt và truy thu hơn 440 triệu đồng
Do khai sai thuế thu nhập doanh nghiệp dẫn đến thiếu số thuế phải nộp vào ngân sách Nhà nước, Bảo hiểm Quân đội bị phạt và truy thu tới hơn 441 triệu đồng.
Tổng công ty CP Bảo hiểm Quân Đội (Mã CK: MIG) vừa nhận được quyết định từ Cục thuế TP Hà Nội về việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế. Theo đó, do khai sai thuế thu nhập doanh nghiệp dẫn đến thiếu số thuế phải nộp vào ngân sách Nhà nước, Bảo hiểm Quân đội bị phạt 20% (tương đương 71,6 triệu đồng) trên số thuế khai sai.
Đồng thời doanh nghiệp buộc phải nộp đủ 358 triệu đồng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp còn thiếu và 11,7 triệu đồng tiền thuế chậm nộp. Tổng cộng số tiền chậm nộp, tiền phạt và truy thu lên tới hơn 441 triệu đồng.
Trong quý I, công ty bảo hiểm ghi nhận doanh thu thuần đạt 837,6 tỷ đồng, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 68,6 tỷ đồng, tăng nhẹ so với quý I/2022.
Chia sẻ tại buổi gặp gỡ các nhà đầu tư vào ngày 27/6, lãnh đạo công ty này dự kiến 6 tháng đầu năm doanh thu bảo hiểm gốc đạt 2.450 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 160 tỷ đồng, tăng 49,7% so với cùng kỳ năm trước, đạt 46% kế hoạch cả năm.
Năm 2023, Bảo hiểm Quân đội đặt mục tiêu đạt 6.100 tỷ đồng doanh thu phí bảo hiểm gốc và 350 tỷ đồng lợi nhuận. Đây là một kế hoạch tương đối tham vọng khi năm 2023 được đánh giá là một năm khó khăn của nền kinh tế nói chung và ngành bảo hiểm nói riêng.
Ngày 28/6, công ty đã chốt danh sách nhận cổ tức bằng tiền năm 2022 tỷ lệ 5% (1 cổ phiếu được nhận 500 đồng). Theo đó, với hơn 164 triệu cổ phiếu đang niêm yết và lưu hành, Bảo hiểm Quân đội sẽ phải chi trả khoảng hơn 82,2 tỷ đồng để trả cổ tức cho đợt này. Ngày thanh toán dự kiến là 11/8.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Phát hiện nhiều sai phạm tại 4 doanh nghiệp bảo hiểm sau thanh traBộ Tài chính phát hiện nhiều sai phạm sau khi thanh tra 4 doanh nghiệp là Prudential, MB Ageas, Sun Life và BIDV Metlife. Năm nay Bộ sẽ mở rộng phạm vi thanh tra lên 10 đơn vị.
18:31 30/6/2023
Lỗ hổng trong ngành du lịch mạo hiểm trăm tỷ USDDu lịch mạo hiểm dự kiến mang lại doanh thu hơn 1.000 tỷ USD trên toàn cầu vào năm 2030. Nhưng thị trường bảo hiểm đối với lĩnh vực này vẫn còn khá nhỏ.
05:00 27/6/2023
Vietnam Report: Chất lượng tư vấn viên bảo hiểm ở mức 'đáng báo động'Theo Vietnam Report, tình trạng nhân viên tư vấn không đúng, cố tình tư vấn mập mờ diễn ra trong thời gian dài đã khiến khách hàng gặp khó khăn và mất niềm tin vào bảo hiểm.
11:09 26/6/2023 | |
Tài sản của Jack Ma bốc hơi | Tài sản của Jack Ma lao dốc sau khi gã khổng lồ fintech Ant Group công bố kế hoạch mua lại cổ phần. Theo kế hoạch này, định giá của tập đoàn đã giảm đi nhiều. | Theo Bloomberg, Jack Ma - tỷ phú từng nổi tiếng nhất Trung Quốc - nắm giữ 9,9% cổ phần tại Ant Group. Nhưng theo ước tính của Fidelity Investments, giá trị cổ phần của ông đã sụt giảm hơn 4,1 tỷ USD so với cách đây gần một năm.
Từng là người giàu nhất Trung Quốc, theo các ước tính, Jack Ma có thể chỉ còn nắm giữ khối tài sản khoảng 30 tỷ USD, chưa bằng một nửa con số trước khi đợt IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng) của Ant Group bị hoãn lại.
Cuối tuần trước, chính quyền Bắc Kinh cho biết sẽ kết thúc cuộc điều tra đối với Ant Group. Đế chế fintech phải trả khoản phạt gần 1 tỷ USD. Tập đoàn cũng đã thay đổi hoàn toàn mô hình kinh doanh và rút lui khỏi các lĩnh vực nhạy cảm.
Định giá giảm mạnh
Giới đầu tư từng kỳ vọng định giá của Ant Group sẽ đạt 315 tỷ USD sau IPO. Nhưng giờ đây, trong đề xuất mua lại cổ phiếu, con số đã giảm xuống còn khoảng 78,5 tỷ USD.
Đợt IPO của Ant Group đã bị tạm dừng vào cuối năm 2020. Một năm sau đó, Alibaba phải trả 2,8 tỷ USD tiền phạt do vi phạm các quy định chống độc quyền.
"Ant Group có thể cần phải xây dựng lại nền tảng lợi nhuận của mình. Bởi so với năm 2020, khoản lãi năm ngoái của tập đoàn chỉ bằng hơn một nửa. Điều này có thể cản trở kế hoạch tái khởi động IPO của Ant Group", Bloomberg dẫn lời ông Francis Chan - chuyên gia phân tích cấp cao tại Bloomberg Intelligence - nhận định.
Theo tính toán của chúng tôi, định giá của tập đoàn chỉ khoảng 24-60 tỷ USD Ông Francis Chan - chuyên gia phân tích cấp cao tại Bloomberg Intelligence
"Theo tính toán của chúng tôi, định giá của tập đoàn chỉ khoảng 24-60 tỷ USD", ông cho biết.
Cuối tháng 11, Fidelity cắt giảm ước tính định giá của Ant xuống còn khoảng 63,8 tỷ USD. Trong quý cuối năm ngoái, gã khổng lồ fintech đã ghi nhận lợi nhuận sụt giảm 56%.
Dù vậy, ông Shawn Yang - Giám đốc điều hành của Viện nghiên cứu Blue Lotus - vẫn lạc quan về tương lai của Alibaba sau án phạt đối với Ant Group.
"Theo tính toán của chúng tôi, Ant Group sẽ trị giá khoảng 89 tỷ USD. Trong đó, Alibaba nắm giữ 29,4 tỷ USD cổ phần", ông nhận định.
"Tôi cho rằng Bloomberg đang định giá quá thấp, vì Ant Group có thể sánh ngang với PayPal, nhất là sau khi các quy định từ phía Bắc Kinh được nới lỏng", ông lập luận.
Dần từ bỏ quyền lực
Jack Ma đã từ bỏ quyền kiểm soát tại Ant từ hồi tháng 1. Vị doanh nhân Trung Quốc cũng là nhà đồng sáng lập Alibaba Group Holding. Nhưng ông đang dần từ bỏ quyền lực tại đế chế công nghệ của mình sau cuộc trấn áp chưa từng có của Bắc Kinh đối với ngành công nghệ nước này.
Trong báo cáo thường niên năm 2022, Alibaba cho biết "lợi ích kinh tế trực tiếp và gián tiếp của ông Ma trong Ant Group sẽ giảm dần theo thời gian, xuống không vượt quá 8,8%".
Trong bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg, Jack Ma vẫn là người giàu thứ 5 Trung Quốc.
Cách đây gần 3 năm, tại một hội nghị cấp cao vào cuối tháng 10, tỷ phú Jack Ma đã chỉ trích dữ dội hệ thống tài chính Trung Quốc và gọi các ngân hàng là "tiệm cầm đồ", bởi nhà băng đòi tài sản thế chấp thay vì sử dụng dữ liệu và công cụ công nghệ cao để đánh giá rủi ro tín dụng.
"Sự đổi mới không sợ quy định, mà sợ quy định lỗi thời", người đồng sáng lập Alibaba nhấn mạnh. Ông cho rằng Trung Quốc không nên "quản lý tương lai bằng phương pháp của ngày hôm qua".
Ngày 2/11/2020, tỷ phú Jack Ma bị triệu tập đến một cuộc họp với Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và 3 tổ chức quản lý tài chính hàng đầu nước này. Đến ngày 3/11, sàn giao dịch Thượng Hải đình chỉ IPO của Ant Group với lý do "những thay đổi về quy định".
Vụ việc này đã chấm dứt thời kỳ tăng trưởng phi mã của cả Ant Group, Alibaba lẫn ngành công nghệ nói chung tại Trung Quốc. Trước đó, các quy định quản lý lỏng lẻo đã giúp startup của tỷ phú Jack Ma trở thành tập đoàn tài chính khổng lồ với những mảng kinh doanh dễ kiếm lời gồm thanh toán, ngân hàng, quản lý tài sản và bảo hiểm.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Singapore là thành phố đắt đỏ nhất với giới nhà giàuSingapore vừa vượt qua Thượng Hải và trở thành thành phố đắt đỏ nhất cho cuộc sống thượng lưu. Giá thuê nhà và chi phí sinh hoạt tại nước này đều ở mức cao.
06:48 7/7/2023 | Tài sản của Jack Ma bốc hơi
Tài sản của Jack Ma lao dốc sau khi gã khổng lồ fintech Ant Group công bố kế hoạch mua lại cổ phần. Theo kế hoạch này, định giá của tập đoàn đã giảm đi nhiều.
Theo Bloomberg, Jack Ma - tỷ phú từng nổi tiếng nhất Trung Quốc - nắm giữ 9,9% cổ phần tại Ant Group. Nhưng theo ước tính của Fidelity Investments, giá trị cổ phần của ông đã sụt giảm hơn 4,1 tỷ USD so với cách đây gần một năm.
Từng là người giàu nhất Trung Quốc, theo các ước tính, Jack Ma có thể chỉ còn nắm giữ khối tài sản khoảng 30 tỷ USD, chưa bằng một nửa con số trước khi đợt IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng) của Ant Group bị hoãn lại.
Cuối tuần trước, chính quyền Bắc Kinh cho biết sẽ kết thúc cuộc điều tra đối với Ant Group. Đế chế fintech phải trả khoản phạt gần 1 tỷ USD. Tập đoàn cũng đã thay đổi hoàn toàn mô hình kinh doanh và rút lui khỏi các lĩnh vực nhạy cảm.
Định giá giảm mạnh
Giới đầu tư từng kỳ vọng định giá của Ant Group sẽ đạt 315 tỷ USD sau IPO. Nhưng giờ đây, trong đề xuất mua lại cổ phiếu, con số đã giảm xuống còn khoảng 78,5 tỷ USD.
Đợt IPO của Ant Group đã bị tạm dừng vào cuối năm 2020. Một năm sau đó, Alibaba phải trả 2,8 tỷ USD tiền phạt do vi phạm các quy định chống độc quyền.
"Ant Group có thể cần phải xây dựng lại nền tảng lợi nhuận của mình. Bởi so với năm 2020, khoản lãi năm ngoái của tập đoàn chỉ bằng hơn một nửa. Điều này có thể cản trở kế hoạch tái khởi động IPO của Ant Group", Bloomberg dẫn lời ông Francis Chan - chuyên gia phân tích cấp cao tại Bloomberg Intelligence - nhận định.
Theo tính toán của chúng tôi, định giá của tập đoàn chỉ khoảng 24-60 tỷ USD Ông Francis Chan - chuyên gia phân tích cấp cao tại Bloomberg Intelligence
"Theo tính toán của chúng tôi, định giá của tập đoàn chỉ khoảng 24-60 tỷ USD", ông cho biết.
Cuối tháng 11, Fidelity cắt giảm ước tính định giá của Ant xuống còn khoảng 63,8 tỷ USD. Trong quý cuối năm ngoái, gã khổng lồ fintech đã ghi nhận lợi nhuận sụt giảm 56%.
Dù vậy, ông Shawn Yang - Giám đốc điều hành của Viện nghiên cứu Blue Lotus - vẫn lạc quan về tương lai của Alibaba sau án phạt đối với Ant Group.
"Theo tính toán của chúng tôi, Ant Group sẽ trị giá khoảng 89 tỷ USD. Trong đó, Alibaba nắm giữ 29,4 tỷ USD cổ phần", ông nhận định.
"Tôi cho rằng Bloomberg đang định giá quá thấp, vì Ant Group có thể sánh ngang với PayPal, nhất là sau khi các quy định từ phía Bắc Kinh được nới lỏng", ông lập luận.
Dần từ bỏ quyền lực
Jack Ma đã từ bỏ quyền kiểm soát tại Ant từ hồi tháng 1. Vị doanh nhân Trung Quốc cũng là nhà đồng sáng lập Alibaba Group Holding. Nhưng ông đang dần từ bỏ quyền lực tại đế chế công nghệ của mình sau cuộc trấn áp chưa từng có của Bắc Kinh đối với ngành công nghệ nước này.
Trong báo cáo thường niên năm 2022, Alibaba cho biết "lợi ích kinh tế trực tiếp và gián tiếp của ông Ma trong Ant Group sẽ giảm dần theo thời gian, xuống không vượt quá 8,8%".
Trong bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg, Jack Ma vẫn là người giàu thứ 5 Trung Quốc.
Cách đây gần 3 năm, tại một hội nghị cấp cao vào cuối tháng 10, tỷ phú Jack Ma đã chỉ trích dữ dội hệ thống tài chính Trung Quốc và gọi các ngân hàng là "tiệm cầm đồ", bởi nhà băng đòi tài sản thế chấp thay vì sử dụng dữ liệu và công cụ công nghệ cao để đánh giá rủi ro tín dụng.
"Sự đổi mới không sợ quy định, mà sợ quy định lỗi thời", người đồng sáng lập Alibaba nhấn mạnh. Ông cho rằng Trung Quốc không nên "quản lý tương lai bằng phương pháp của ngày hôm qua".
Ngày 2/11/2020, tỷ phú Jack Ma bị triệu tập đến một cuộc họp với Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và 3 tổ chức quản lý tài chính hàng đầu nước này. Đến ngày 3/11, sàn giao dịch Thượng Hải đình chỉ IPO của Ant Group với lý do "những thay đổi về quy định".
Vụ việc này đã chấm dứt thời kỳ tăng trưởng phi mã của cả Ant Group, Alibaba lẫn ngành công nghệ nói chung tại Trung Quốc. Trước đó, các quy định quản lý lỏng lẻo đã giúp startup của tỷ phú Jack Ma trở thành tập đoàn tài chính khổng lồ với những mảng kinh doanh dễ kiếm lời gồm thanh toán, ngân hàng, quản lý tài sản và bảo hiểm.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Singapore là thành phố đắt đỏ nhất với giới nhà giàuSingapore vừa vượt qua Thượng Hải và trở thành thành phố đắt đỏ nhất cho cuộc sống thượng lưu. Giá thuê nhà và chi phí sinh hoạt tại nước này đều ở mức cao.
06:48 7/7/2023 | |
FLC nêu lý do chưa thể tổ chức họp cổ đông năm 2023 | Do chưa đạt được sự đồng thuận với công ty kiểm toán, FLC vẫn chưa có đủ tài liệu để tiến hành tổ chức đại hội đồng thường niên. | Công ty CP Tập đoàn FLC (FLC) vừa công bố thông tin và giải trình về nguyên nhân chưa tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023. Trước đó vào ngày 5/7, doanh nghiệp này nhận được công văn yêu cầu giải trình của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
FLC cho biết báo cáo tài chính hàng năm là một trong những nội dung thảo luận và thuộc thẩm quyền phê duyệt của ĐHĐCĐ thường niên theo quy định. Tuy nhiên các báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 chưa được phát hành do FLC và Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY chưa đạt được sự đồng thuận về ý kiến kiểm toán báo cáo tài chính riêng và hợp nhất cho năm 2021.
Theo đó, FLC chưa thể phát hành các báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 và cũng chưa có cơ sở để thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính năm 2022. Vì vậy, tập đoàn chưa thể tổ chức ĐHĐCĐ thường niên do không chuẩn bị đầy đủ tài liệu.
“Tập đoàn FLC đang nỗ lực phối hợp cùng UHY thực hiện các thủ tục bổ sung làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán phù hợp trên báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 để làm cơ sở triệu tập ĐHĐCĐ thường niên 2022”, FLC thông tin trong công văn.
Sau khi tổ chức thành công ĐHĐCĐ thường niên 2022, FLC sẽ tiến hành các công việc tiếp theo theo quy định của pháp luật để triệu tập cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2023 trong thời gian sớm nhất.
Đáng nói, FLC và UHY từng dự kiến phát hành báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 vào ngày 30/4 và sau đó phải dời lịch đến trước ngày 26/5. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa thực hiện được do không đạt được sự đồng thuận giữa hai bên.
Hiện FLC chưa công bố báo cáo tài chính soát xét năm 2021, bán niên 2022 và năm 2022. Công ty cũng chưa công bố báo cáo tài chính quý IV/2022 và quý I/2023.
CEO, DIC Group chốt lịch tổ chức đại hội cổ đông lần haiHai doanh nghiệp bất động sản là CEO Group và DIC đã thông qua nghị quyết tổ chức đại hội cổ đông lần 2 vào cuối tháng 7.
20:41 3/7/2023
Nhiều người thân Chủ tịch Thép Pomina bán cổ phiếuTừ ngày 27-29/6, 3 người thân của Chủ tịch HĐQT Công ty Thép Pomina Đỗ Duy Thái thay nhau bán cổ phiếu trong bối cảnh mã chứng khoán POM quay đầu điều chỉnh sau khi tăng cao.
14:33 30/6/2023
Hai cổ phiếu 'họ FLC' bị hủy niêm yết bắt buộcMã GAB của Công ty CP Đầu tư Khai khoáng và Quản lý tài sản FLC cùng AMD của Công ty CP Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone bị HoSE hủy niêm yết do vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin.
17:50 27/6/2023
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | FLC nêu lý do chưa thể tổ chức họp cổ đông năm 2023
Do chưa đạt được sự đồng thuận với công ty kiểm toán, FLC vẫn chưa có đủ tài liệu để tiến hành tổ chức đại hội đồng thường niên.
Công ty CP Tập đoàn FLC (FLC) vừa công bố thông tin và giải trình về nguyên nhân chưa tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023. Trước đó vào ngày 5/7, doanh nghiệp này nhận được công văn yêu cầu giải trình của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
FLC cho biết báo cáo tài chính hàng năm là một trong những nội dung thảo luận và thuộc thẩm quyền phê duyệt của ĐHĐCĐ thường niên theo quy định. Tuy nhiên các báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 chưa được phát hành do FLC và Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY chưa đạt được sự đồng thuận về ý kiến kiểm toán báo cáo tài chính riêng và hợp nhất cho năm 2021.
Theo đó, FLC chưa thể phát hành các báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 và cũng chưa có cơ sở để thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính năm 2022. Vì vậy, tập đoàn chưa thể tổ chức ĐHĐCĐ thường niên do không chuẩn bị đầy đủ tài liệu.
“Tập đoàn FLC đang nỗ lực phối hợp cùng UHY thực hiện các thủ tục bổ sung làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán phù hợp trên báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 để làm cơ sở triệu tập ĐHĐCĐ thường niên 2022”, FLC thông tin trong công văn.
Sau khi tổ chức thành công ĐHĐCĐ thường niên 2022, FLC sẽ tiến hành các công việc tiếp theo theo quy định của pháp luật để triệu tập cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2023 trong thời gian sớm nhất.
Đáng nói, FLC và UHY từng dự kiến phát hành báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 vào ngày 30/4 và sau đó phải dời lịch đến trước ngày 26/5. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa thực hiện được do không đạt được sự đồng thuận giữa hai bên.
Hiện FLC chưa công bố báo cáo tài chính soát xét năm 2021, bán niên 2022 và năm 2022. Công ty cũng chưa công bố báo cáo tài chính quý IV/2022 và quý I/2023.
CEO, DIC Group chốt lịch tổ chức đại hội cổ đông lần haiHai doanh nghiệp bất động sản là CEO Group và DIC đã thông qua nghị quyết tổ chức đại hội cổ đông lần 2 vào cuối tháng 7.
20:41 3/7/2023
Nhiều người thân Chủ tịch Thép Pomina bán cổ phiếuTừ ngày 27-29/6, 3 người thân của Chủ tịch HĐQT Công ty Thép Pomina Đỗ Duy Thái thay nhau bán cổ phiếu trong bối cảnh mã chứng khoán POM quay đầu điều chỉnh sau khi tăng cao.
14:33 30/6/2023
Hai cổ phiếu 'họ FLC' bị hủy niêm yết bắt buộcMã GAB của Công ty CP Đầu tư Khai khoáng và Quản lý tài sản FLC cùng AMD của Công ty CP Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone bị HoSE hủy niêm yết do vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin.
17:50 27/6/2023
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | |
Thêm gần 30 giám đốc doanh nghiệp bị hoãn xuất cảnh vì nợ thuế | Các chi cục hải quan trên cả nước đã có thông báo tạm hoãn xuất cảnh thêm nhiều giám đốc, người đại diện pháp luật doanh nghiệp. | Lý do tạm hoãn xuất cảnh đa số do doanh nghiệp không chấp hành thông báo về tiền nợ thuế và tiền chậm nộp. Ảnh: Tạp chí Hải quan.
Từ đầu tháng 4 đến nay, các chi cục hải quan trên cả nước đã có nhiều văn bản thông báo tạm hoãn xuất nhập cảnh với 29 đại diện doanh nghiệp bị nợ thuế.
Theo đó, Chi cục Hải quan Quản lý hàng đầu tư - gia công thông báo tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Vũ Hải Tiến, người đại diện pháp luật Công ty TNHH thương mại Tiến Thắm (Kiến An, Hải Phòng). Việc tạm hoãn xuất cảnh do các công ty này đang nợ thuế. Thời gian tạm hoãn tính từ thời điểm công bố đến lúc doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ thuế đầy đủ.
Bên cạnh đó, Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực 1 - Cục Hải quan TP.HCM cũng đã thông báo tạm hoãn xuất nhập cảnh với loạt đại diện doanh nghiệp là ông Nguyễn Khánh Thanh - Công ty TNHH Hợp Nhất Nông; bà Đỗ Xuân Trang - Công ty CP Green Lotus; ông Đặng Thế Kỷ - Công ty TNHH TM XNK Hiệp Vương; ông Tô Hoàng Vũ - Công ty TNHH Tô Liêm; ông Hồ Phạm Minh Tâm - Công ty TNHH Minh Thái Lộc; bà Lê Thị Thảo - Công ty TNHH SX-TM Phát triển Thảo Đạt.
Chi cục Hải quan cửa khẩu Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất cũng thông báo tạm hoãn xuất cảnh người đại diện pháp luật Công ty TNHH Tân Châu là ông Nguyễn Thế Cường ở quận 3, TP.HCM. Lý do doanh nghiệp thuộc trường hợp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Trước đó ngày 12/4, Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực 1 cũng ban hành 5 quyết định hoãn xuất cảnh đối với bà Phạm Thị Thùy Duyên - Công ty TNHH Hoàng Phương Long; ông Huỳnh Văn Xuân - Công ty TNHH Dịch Vụ Thương Mại Thành Công S.G; ông Ahn Jang Kyun - Công ty TNHH Vật Liệu Xây Dựng Và Trang Trí Nội Thất Hàn Việt; bà Trần Hồng Vân - Công ty TNHH Thương Mại Kiến Long; ông Nguyễn Công Nguyên - Công ty TNHH xuất nhập khẩu MUMUSO Việt Nam.
Theo Tổng cục Hải quan, những doanh nghiệp nợ thuế bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế chủ yếu do cố tình chây ỳ, kinh doanh thua lỗ, gian lận trong kinh doanh... Các thông báo tạm hoãn xuất cảnh đều được gửi đến Cục Xuất nhập cảnh - Bộ Công an, nơi cư trú của các giám đốc và địa chỉ đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Asanzo bị cưỡng chế vì nợ thuếDo nợ hơn 47 tỷ đồng tiền thuế, Công ty cổ phần tập đoàn Asanzo vừa bị cơ quan hải quan cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan.
14:15 25/12/2022
Một doanh nghiệp đầu mối xăng dầu nợ thuế hơn 684 tỷ đồngDo Xuyên Việt Oil phát sinh số tiền thuế quá hạn nộp hơn 684 tỷ đồng nên Cục Thuế TP.HCM đã đề nghị cơ quan hải quan tạm dừng thủ tục theo quy định.
16:00 21/10/2022 | Thêm gần 30 giám đốc doanh nghiệp bị hoãn xuất cảnh vì nợ thuế
Các chi cục hải quan trên cả nước đã có thông báo tạm hoãn xuất cảnh thêm nhiều giám đốc, người đại diện pháp luật doanh nghiệp.
Lý do tạm hoãn xuất cảnh đa số do doanh nghiệp không chấp hành thông báo về tiền nợ thuế và tiền chậm nộp. Ảnh: Tạp chí Hải quan.
Từ đầu tháng 4 đến nay, các chi cục hải quan trên cả nước đã có nhiều văn bản thông báo tạm hoãn xuất nhập cảnh với 29 đại diện doanh nghiệp bị nợ thuế.
Theo đó, Chi cục Hải quan Quản lý hàng đầu tư - gia công thông báo tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Vũ Hải Tiến, người đại diện pháp luật Công ty TNHH thương mại Tiến Thắm (Kiến An, Hải Phòng). Việc tạm hoãn xuất cảnh do các công ty này đang nợ thuế. Thời gian tạm hoãn tính từ thời điểm công bố đến lúc doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ thuế đầy đủ.
Bên cạnh đó, Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực 1 - Cục Hải quan TP.HCM cũng đã thông báo tạm hoãn xuất nhập cảnh với loạt đại diện doanh nghiệp là ông Nguyễn Khánh Thanh - Công ty TNHH Hợp Nhất Nông; bà Đỗ Xuân Trang - Công ty CP Green Lotus; ông Đặng Thế Kỷ - Công ty TNHH TM XNK Hiệp Vương; ông Tô Hoàng Vũ - Công ty TNHH Tô Liêm; ông Hồ Phạm Minh Tâm - Công ty TNHH Minh Thái Lộc; bà Lê Thị Thảo - Công ty TNHH SX-TM Phát triển Thảo Đạt.
Chi cục Hải quan cửa khẩu Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất cũng thông báo tạm hoãn xuất cảnh người đại diện pháp luật Công ty TNHH Tân Châu là ông Nguyễn Thế Cường ở quận 3, TP.HCM. Lý do doanh nghiệp thuộc trường hợp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Trước đó ngày 12/4, Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực 1 cũng ban hành 5 quyết định hoãn xuất cảnh đối với bà Phạm Thị Thùy Duyên - Công ty TNHH Hoàng Phương Long; ông Huỳnh Văn Xuân - Công ty TNHH Dịch Vụ Thương Mại Thành Công S.G; ông Ahn Jang Kyun - Công ty TNHH Vật Liệu Xây Dựng Và Trang Trí Nội Thất Hàn Việt; bà Trần Hồng Vân - Công ty TNHH Thương Mại Kiến Long; ông Nguyễn Công Nguyên - Công ty TNHH xuất nhập khẩu MUMUSO Việt Nam.
Theo Tổng cục Hải quan, những doanh nghiệp nợ thuế bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế chủ yếu do cố tình chây ỳ, kinh doanh thua lỗ, gian lận trong kinh doanh... Các thông báo tạm hoãn xuất cảnh đều được gửi đến Cục Xuất nhập cảnh - Bộ Công an, nơi cư trú của các giám đốc và địa chỉ đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Asanzo bị cưỡng chế vì nợ thuếDo nợ hơn 47 tỷ đồng tiền thuế, Công ty cổ phần tập đoàn Asanzo vừa bị cơ quan hải quan cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan.
14:15 25/12/2022
Một doanh nghiệp đầu mối xăng dầu nợ thuế hơn 684 tỷ đồngDo Xuyên Việt Oil phát sinh số tiền thuế quá hạn nộp hơn 684 tỷ đồng nên Cục Thuế TP.HCM đã đề nghị cơ quan hải quan tạm dừng thủ tục theo quy định.
16:00 21/10/2022 | |
Ba Lan tích trữ thêm 15 tấn vàng | Các ngân hàng trung ương đang tích cực mua bổ sung vàng dự trữ đề phòng “tình huống bất lợi" có thể xảy ra với nền kinh tế. | Theo Kitco, ngân hàng trung ương Ba Lan vừa mua thêm 14,8 tấn vàng trong tháng 4. Đây là lần mua kim loại quý lớn nhất kể từ tháng 6/2019 của quốc gia này.
Việc mua thêm vàng kể trên giúp Ba Lan nâng số lượng tích trữ vàng lên mức 254,5 tấn. Tính từ hồi tháng 6/2019, Ba Lan đã tăng dự trữ kim loại quý thêm 94,9 tấn.
Động thái gia tăng vàng dự trữ của Ba Lan diễn ra sau khi Thống đốc ngân hàng trung ương nước này, Adam Glapinski, công bố kế hoạch bổ sung 100 tấn vàng vào kho chuẩn bị cho những “tình huống bất lợi" có thể xảy ra với nền kinh tế.
“Tại sao chúng tôi nâng tỷ lệ dự trữ vàng. Bởi trong tương lai, bất cứ bối cảnh nào tác động, vàng vẫn là tài sản giữ nguyên được giá trị. Tất nhiên, chúng tôi không cho rằng điều đó xảy ra ngay lập tức. Nhưng ngân hàng trung ương được yêu cầu phải chuẩn bị cho tình huống bất lợi nhất có thể xảy đến. Đó là lý do chúng tôi đánh giá mặt hàng này có vị trí đặc biệt trong kế hoạch quản lý ngoại hối của quốc gia", ông Adam Glapinski lý giải thêm.
Giám đốc điều hành BMO Capital Markets, Colin Hamilton, đưa nhận xét chung về lực mua vàng dự trữ từ các quốc gia trong năm nay vẫn sẽ gia tăng.
Hamilton nói: “Chúng tôi kỳ vọng lực mua của ngân hàng trung ương sẽ tăng khoảng 596 tấn trong năm nay”.
Theo Hội đồng vàng thế giới (WGC), ngoài Ba Lan, các ngân hàng trung ương khác cũng đã mua vàng trong tháng 4 gồm ngân hàng nhân dân Trung Quốc, ngân hàng quốc gia Cộng hoà Séc và ngân hàng trung ương Mông Cổ với khối lượng lần lượt 8,1 tấn, 1,8 tấn và 1 tấn.
Việc các ngân hàng trung ương mua vàng liên tục là một trong những động lực thúc đẩy giá của mặt hàng kim loại quý này cao hơn trong năm nay.
Ở chiều ngược lại, ngân hàng trung ương Thổ Nhĩ Kỳ đã bán ra 80,8 tấn vàng trong tháng 4. WGC cho biết sau động thái tích trữ vàng liên tục vào năm ngoái, Thổ Nhĩ Kỳ đã chuyển sang bán ra vào tháng 3 và 4 năm nay. Đây là nỗ lực của giới chức nước này nhằm hạn chế nhu cầu nhập khẩu vàng, vốn đang đè nặng lên thâm hụt tài khoản vãng lai của Thổ Nhĩ Kỳ.
Thổ Nhĩ Kỳ đã chứng kiến nhu cầu tích trữ vàng tăng vọt khi người dân nước này coi kim loại quý như một hàng rào chống lạm phát và sự mất giá của đồng nội tệ.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Vàng sắp bị bán tháoGiá vàng đang lao dốc khi giới chức Mỹ vẫn chưa đạt được thỏa thuận về trần nợ công. Nhưng giới quan sát cảnh báo đà bán tháo sẽ còn nghiêm trọng hơn nữa.
07:37 23/5/2023
Đồng bạc xanh ngày càng hấp dẫnNhiều người coi đồng USD là một kênh trú ẩn tài sản an toàn trong trường hợp nước Mỹ rơi vào cảnh vỡ nợ. Điều đó khiến sức mạnh của USD ngày càng tăng.
12:00 21/5/2023 | Ba Lan tích trữ thêm 15 tấn vàng
Các ngân hàng trung ương đang tích cực mua bổ sung vàng dự trữ đề phòng “tình huống bất lợi" có thể xảy ra với nền kinh tế.
Theo Kitco, ngân hàng trung ương Ba Lan vừa mua thêm 14,8 tấn vàng trong tháng 4. Đây là lần mua kim loại quý lớn nhất kể từ tháng 6/2019 của quốc gia này.
Việc mua thêm vàng kể trên giúp Ba Lan nâng số lượng tích trữ vàng lên mức 254,5 tấn. Tính từ hồi tháng 6/2019, Ba Lan đã tăng dự trữ kim loại quý thêm 94,9 tấn.
Động thái gia tăng vàng dự trữ của Ba Lan diễn ra sau khi Thống đốc ngân hàng trung ương nước này, Adam Glapinski, công bố kế hoạch bổ sung 100 tấn vàng vào kho chuẩn bị cho những “tình huống bất lợi" có thể xảy ra với nền kinh tế.
“Tại sao chúng tôi nâng tỷ lệ dự trữ vàng. Bởi trong tương lai, bất cứ bối cảnh nào tác động, vàng vẫn là tài sản giữ nguyên được giá trị. Tất nhiên, chúng tôi không cho rằng điều đó xảy ra ngay lập tức. Nhưng ngân hàng trung ương được yêu cầu phải chuẩn bị cho tình huống bất lợi nhất có thể xảy đến. Đó là lý do chúng tôi đánh giá mặt hàng này có vị trí đặc biệt trong kế hoạch quản lý ngoại hối của quốc gia", ông Adam Glapinski lý giải thêm.
Giám đốc điều hành BMO Capital Markets, Colin Hamilton, đưa nhận xét chung về lực mua vàng dự trữ từ các quốc gia trong năm nay vẫn sẽ gia tăng.
Hamilton nói: “Chúng tôi kỳ vọng lực mua của ngân hàng trung ương sẽ tăng khoảng 596 tấn trong năm nay”.
Theo Hội đồng vàng thế giới (WGC), ngoài Ba Lan, các ngân hàng trung ương khác cũng đã mua vàng trong tháng 4 gồm ngân hàng nhân dân Trung Quốc, ngân hàng quốc gia Cộng hoà Séc và ngân hàng trung ương Mông Cổ với khối lượng lần lượt 8,1 tấn, 1,8 tấn và 1 tấn.
Việc các ngân hàng trung ương mua vàng liên tục là một trong những động lực thúc đẩy giá của mặt hàng kim loại quý này cao hơn trong năm nay.
Ở chiều ngược lại, ngân hàng trung ương Thổ Nhĩ Kỳ đã bán ra 80,8 tấn vàng trong tháng 4. WGC cho biết sau động thái tích trữ vàng liên tục vào năm ngoái, Thổ Nhĩ Kỳ đã chuyển sang bán ra vào tháng 3 và 4 năm nay. Đây là nỗ lực của giới chức nước này nhằm hạn chế nhu cầu nhập khẩu vàng, vốn đang đè nặng lên thâm hụt tài khoản vãng lai của Thổ Nhĩ Kỳ.
Thổ Nhĩ Kỳ đã chứng kiến nhu cầu tích trữ vàng tăng vọt khi người dân nước này coi kim loại quý như một hàng rào chống lạm phát và sự mất giá của đồng nội tệ.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Vàng sắp bị bán tháoGiá vàng đang lao dốc khi giới chức Mỹ vẫn chưa đạt được thỏa thuận về trần nợ công. Nhưng giới quan sát cảnh báo đà bán tháo sẽ còn nghiêm trọng hơn nữa.
07:37 23/5/2023
Đồng bạc xanh ngày càng hấp dẫnNhiều người coi đồng USD là một kênh trú ẩn tài sản an toàn trong trường hợp nước Mỹ rơi vào cảnh vỡ nợ. Điều đó khiến sức mạnh của USD ngày càng tăng.
12:00 21/5/2023 | |
Giá vàng sẽ tiếp tục gặp khó ở vùng 1.900 USD/ounce | Tâm lý bi quan về giá vàng của các nhà đầu tư cá nhân đang tăng lên, chạm mức cao nhất kể từ giữa tháng 2. Họ tin rằng ngưỡng kháng cự 1.900 USD/ounce khó bị vượt qua tuần tới. | Tâm lý lo ngại giá vàng tiếp tục sụt giảm trong tuần tới gia tăng nhưng nhà đầu tư coi đây là thời điểm tốt để mua vào. Ảnh: Getty.
Theo Kitco, khi các nhà đầu tư chuẩn bị đóng sổ sách giao dịch của tháng 6, giá vàng lại ghi nhận hiệu suất tháng thấp nhất kể từ tháng 2 khi có lúc rơi xuống vùng 1.930 USD/ounce. Kim loại quý tiếp tục gặp khó khi tâm lý kém khả quan về giá tuần tới bao trùm thị trường.
Khảo sát giá vàng hàng tuần của Kitco cho thấy các nhà phân tích Phố Wall và nhà đầu tư cá nhân đều đồng thuận với xu hướng giảm nhẹ sẽ diễn ra tuần tới (26-6-1/7). Một số nhà phân tích cho biết với dự báo đi xuống của giá vàng tuần tới, việc kim loại quý muốn trở lại vùng 1.900 USD/ounce phải cần thêm thời gian.
Tuy nhiên, việc giá vàng dự báo tiếp tục suy yếu khiến nhiều nhà đầu tư tin rằng đây là thời điểm tốt để mua vào. Điều này giúp xây dựng một hàng rào chống lại đà suy giảm quá sâu của kim loại quý.
Ông Phillip Streible, Giám đốc chiến lược thị trường tại Blue Line Futures, cho biết rất thất vọng với diễn biến của giá vàng tuần này. Tuy nhiên, việc bán ra là điều dễ hiểu vì các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới vẫn liên tục tăng cường lập luận "diều hâu" đối với chính sách tiền tệ.
Tuy nhiên, ông Streible vẫn cho rằng trong bối cảnh thị trường hiện nay, đây là thời điểm tốt nhất để mua vàng. “Bạn nên mua vàng vào thời điểm mọi người đều đang ghét nó", vị chuyên gia nhận định.
Tương tự, ông James Stanley, chiến lược gia cấp cao tại Forex.com, cho biết ông cũng thất vọng với biến động giá vàng tuần này khi kỳ vọng kim quý sẽ quay trở lại mức 2.000 USD/ounce đã không xảy ra. "Quyết định lãi suất của Ngân hàng Trung ương châu Âu là cơ hội để đẩy giá vàng lên mức 2.000 USD/ounce. Nhưng thực tế điều đó đã không xảy ra”.
Ông Stanley cho biết thêm lạm phát cơ bản vẫn dai dẳng sẽ buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) duy trì xu hướng "diều hâu", điều này tạo ra môi trường đầy thách thức đối với vàng.
Tuần này, 22 nhà phân tích Phố Wall đã tham gia cuộc khảo sát của Kitco. Trong đó, có tới 11 nhà phân tích (50%) cho rằng giá vàng sẽ giảm trong thời gian tới; 9 nhà phân tích (41%) dự báo giá vàng tăng và 2 nhà phân tích (9%) cho rằng giá sẽ đi ngang.
Trong khi đó, 966 phiếu của các nhà đầu tư cá nhân đã được thu thập trong các cuộc thăm dò trực tuyến. Trong đó, 395 người (41%) kỳ vọng giá vàng sẽ tăng tuần tới; 403 người khác (42%) dự báo giá giảm và 168 người còn lại (17%) đưa ý kiến trung lập.
DỰ BÁO GIÁ VÀNG THẾ GIỚI TUẦN TỚI Nguồn: Kitco; Tổng hợp. Nhãn Tăng giá Giảm giá Đi ngang Nhà phân tích Phố Wall % 41 50 9 Nhà đầu tư bán lẻ 41 42 17
Bất chấp làn sóng bi quan về giá vàng tuần tới, vẫn có một số nhà phân tích lạc quan với kim loại quý. Ông Alex Kuptsikevich, nhà phân tích thị trường tại FxPro, cho biết trong khi lãi suất tăng khiến trái phiếu hấp dẫn hơn vàng, xu hướng "diều hâu" của các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới vẫn tiếp tục gây rủi ro cho thị trường tài chính toàn cầu.
Ông cho biết: "Vàng tăng giá trước đó là do tác động từ các cuộc khủng hoảng ngân hàng khu vực, vốn đã không còn được chú ý, dẫn đến một số dòng vốn chảy ra khỏi vàng. Vấn đề này có thể bùng phát trở lại do việc thắt chặt tiền tệ tiếp tục được thực hiện".
Ông Kuptsikevich cho biết ông đang theo dõi xem liệu giá vàng trong ngắn hạn có sụt giảm tới mốc thấp nhất là 1.910 USD/ounce hay không. Nếu điều này xảy ra, khả năng những nhà đầu cơ có thể làm mọi cách để đẩy giá vàng lên trên mức 1.910 USD/ounce.
"Lúc đó, chúng ta có thể thấy sự phục hồi tăng giá hướng tới mốc 1.940 USD/ounce và thậm chí có khả năng đạt mức 2.000 USD/ounce vào cuối tháng 7", vị chuyên gia nhận định.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Những người kiếm hàng tỷ USD từ AINgành công nghiệp trí tuệ nhân tạo đang bùng nổ, và nhiều nhà sáng lập mới nổi trong ngành này cũng giàu lên nhanh chóng nhờ các khoản tiền đầu tư.
07:30 25/6/2023
Ông lớn Phố Wall sa thải 125 giám đốc điều hànhTập đoàn đầu tư Goldman Sachs của Mỹ đã bắt đầu cắt giảm cả khối nhân sự cấp cao trong bối cảnh thị trường đi xuống.
06:30 25/6/2023 | Giá vàng sẽ tiếp tục gặp khó ở vùng 1.900 USD/ounce
Tâm lý bi quan về giá vàng của các nhà đầu tư cá nhân đang tăng lên, chạm mức cao nhất kể từ giữa tháng 2. Họ tin rằng ngưỡng kháng cự 1.900 USD/ounce khó bị vượt qua tuần tới.
Tâm lý lo ngại giá vàng tiếp tục sụt giảm trong tuần tới gia tăng nhưng nhà đầu tư coi đây là thời điểm tốt để mua vào. Ảnh: Getty.
Theo Kitco, khi các nhà đầu tư chuẩn bị đóng sổ sách giao dịch của tháng 6, giá vàng lại ghi nhận hiệu suất tháng thấp nhất kể từ tháng 2 khi có lúc rơi xuống vùng 1.930 USD/ounce. Kim loại quý tiếp tục gặp khó khi tâm lý kém khả quan về giá tuần tới bao trùm thị trường.
Khảo sát giá vàng hàng tuần của Kitco cho thấy các nhà phân tích Phố Wall và nhà đầu tư cá nhân đều đồng thuận với xu hướng giảm nhẹ sẽ diễn ra tuần tới (26-6-1/7). Một số nhà phân tích cho biết với dự báo đi xuống của giá vàng tuần tới, việc kim loại quý muốn trở lại vùng 1.900 USD/ounce phải cần thêm thời gian.
Tuy nhiên, việc giá vàng dự báo tiếp tục suy yếu khiến nhiều nhà đầu tư tin rằng đây là thời điểm tốt để mua vào. Điều này giúp xây dựng một hàng rào chống lại đà suy giảm quá sâu của kim loại quý.
Ông Phillip Streible, Giám đốc chiến lược thị trường tại Blue Line Futures, cho biết rất thất vọng với diễn biến của giá vàng tuần này. Tuy nhiên, việc bán ra là điều dễ hiểu vì các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới vẫn liên tục tăng cường lập luận "diều hâu" đối với chính sách tiền tệ.
Tuy nhiên, ông Streible vẫn cho rằng trong bối cảnh thị trường hiện nay, đây là thời điểm tốt nhất để mua vàng. “Bạn nên mua vàng vào thời điểm mọi người đều đang ghét nó", vị chuyên gia nhận định.
Tương tự, ông James Stanley, chiến lược gia cấp cao tại Forex.com, cho biết ông cũng thất vọng với biến động giá vàng tuần này khi kỳ vọng kim quý sẽ quay trở lại mức 2.000 USD/ounce đã không xảy ra. "Quyết định lãi suất của Ngân hàng Trung ương châu Âu là cơ hội để đẩy giá vàng lên mức 2.000 USD/ounce. Nhưng thực tế điều đó đã không xảy ra”.
Ông Stanley cho biết thêm lạm phát cơ bản vẫn dai dẳng sẽ buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) duy trì xu hướng "diều hâu", điều này tạo ra môi trường đầy thách thức đối với vàng.
Tuần này, 22 nhà phân tích Phố Wall đã tham gia cuộc khảo sát của Kitco. Trong đó, có tới 11 nhà phân tích (50%) cho rằng giá vàng sẽ giảm trong thời gian tới; 9 nhà phân tích (41%) dự báo giá vàng tăng và 2 nhà phân tích (9%) cho rằng giá sẽ đi ngang.
Trong khi đó, 966 phiếu của các nhà đầu tư cá nhân đã được thu thập trong các cuộc thăm dò trực tuyến. Trong đó, 395 người (41%) kỳ vọng giá vàng sẽ tăng tuần tới; 403 người khác (42%) dự báo giá giảm và 168 người còn lại (17%) đưa ý kiến trung lập.
DỰ BÁO GIÁ VÀNG THẾ GIỚI TUẦN TỚI Nguồn: Kitco; Tổng hợp. Nhãn Tăng giá Giảm giá Đi ngang Nhà phân tích Phố Wall % 41 50 9 Nhà đầu tư bán lẻ 41 42 17
Bất chấp làn sóng bi quan về giá vàng tuần tới, vẫn có một số nhà phân tích lạc quan với kim loại quý. Ông Alex Kuptsikevich, nhà phân tích thị trường tại FxPro, cho biết trong khi lãi suất tăng khiến trái phiếu hấp dẫn hơn vàng, xu hướng "diều hâu" của các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới vẫn tiếp tục gây rủi ro cho thị trường tài chính toàn cầu.
Ông cho biết: "Vàng tăng giá trước đó là do tác động từ các cuộc khủng hoảng ngân hàng khu vực, vốn đã không còn được chú ý, dẫn đến một số dòng vốn chảy ra khỏi vàng. Vấn đề này có thể bùng phát trở lại do việc thắt chặt tiền tệ tiếp tục được thực hiện".
Ông Kuptsikevich cho biết ông đang theo dõi xem liệu giá vàng trong ngắn hạn có sụt giảm tới mốc thấp nhất là 1.910 USD/ounce hay không. Nếu điều này xảy ra, khả năng những nhà đầu cơ có thể làm mọi cách để đẩy giá vàng lên trên mức 1.910 USD/ounce.
"Lúc đó, chúng ta có thể thấy sự phục hồi tăng giá hướng tới mốc 1.940 USD/ounce và thậm chí có khả năng đạt mức 2.000 USD/ounce vào cuối tháng 7", vị chuyên gia nhận định.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Những người kiếm hàng tỷ USD từ AINgành công nghiệp trí tuệ nhân tạo đang bùng nổ, và nhiều nhà sáng lập mới nổi trong ngành này cũng giàu lên nhanh chóng nhờ các khoản tiền đầu tư.
07:30 25/6/2023
Ông lớn Phố Wall sa thải 125 giám đốc điều hànhTập đoàn đầu tư Goldman Sachs của Mỹ đã bắt đầu cắt giảm cả khối nhân sự cấp cao trong bối cảnh thị trường đi xuống.
06:30 25/6/2023 | |
Cổ phiếu Nam Long liên tục được người nhà lãnh đạo bán ra | Bà Ngô Thị Ngọc Liễu, mẹ của ông Cao Tấn Thạch - Thành viên HĐQT CTCP Đầu tư Nam Long - liên tục đăng ký bán ra cổ phiếu NLG. | Cụ thể, trong 2 ngày 10-11/7, bà Ngô Thị Ngọc Liễu đã đăng ký bán ra toàn bộ 210.800 cổ phiếu của CTCP Đầu tư Nam Long (mã chứng khoán: NLG) bằng phương pháp khớp lệnh và thỏa thuận, hạ sở hữu xuống còn 1,2 triệu cổ phần.
Đáng chú ý, ngay sau khi hoàn tất giao dịch nói trên, bà Liễu tiếp tục đăng ký bán thêm 200.000 cổ phiếu NLG với mục đích cân đối tài chính cá nhân. Giao dịch dự kiến thực hiện ngày 14/7-11/8 bằng phương pháp khớp lệnh và thỏa thuận.
Trước đó ngày 27/6-5/7, bà Liễu cũng đăng ký bán ra toàn bộ 800.000 cổ phiếu NLG trong tổng số 2,21 triệu cổ phiếu đang sở hữu. Sau khi khớp lệnh bán ra thành công, số cổ phiếu NLG mà bà Liễu sở hữu hạ xuống còn 1,41 triệu. Lần bán này cũng được bà Liễu báo trong văn bản rằng thực hiện với mục đích cơ cấu tài chính cá nhân.
Tương tự, bà Nguyễn Thị Ngọc Bích, tức vợ ông Nguyễn Xuân Quang - Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Nam Long, vừa đăng ký bán ra 2,5 triệu cổ phiếu NLG. Giao dịch dự kiến được thực hiện ngày 6/7-4/8 bằng phương pháp khớp lệnh hoặc thỏa thuận.
Nếu giao dịch trên thành công, tỷ lệ sở hữu của vợ Chủ tịch Nam Long sẽ giảm từ 16,3 triệu cổ phiếu xuống còn 13,84 triệu cổ phiếu.
Trước đó, ông Nguyễn Xuân Quang - Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Nam Long - cũng đã bán ra 2 triệu cổ phiếu NLG trong ngày 19/5-8/6 và thu về khoảng 65 tỷ đồng theo giá thị trường thời điểm đó.
Sau khi hoàn tất giao dịch, tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu NLG của ông Quang giảm từ hơn 12% xuống còn 11,57% (tương đương 44,45 triệu cổ phiếu). Trong thông tin đăng ký bán ra cổ phiếu, ông Nguyễn Xuân Quang cho biết thực hiện bán nhằm cấu trúc lại tài chính cá nhân.
Cùng với ông Quang, ông Văn Viết Sơn - Giám đốc điều hành Công ty Nam Long Land (thành viên của NLG) - cũng đã đăng ký bán ra 100.000 cổ phiếu NLG với mục đích cân đối tài chính cá nhân.
Như vậy chỉ trong thời gian ngắn, cổ phiếu NLG liên tục có các giao dịch bán ra bởi lãnh đạo, người nhà lãnh đạo và người có liên quan.
Về tình hình kinh doanh, trong 3 tháng đầu năm 2023, CTCP Đầu tư Nam Long ghi nhận doanh thu 235 tỷ đồng, giảm 60% so với quý I/2022. Trong đó, doanh thu bán đất, căn hộ, nhà phố và biệt thự vẫn đóng vai trò chính với 175 tỷ đồng, theo sau là doanh thu cung cấp dịch vụ 47 tỷ đồng.
Với việc giá vốn giảm 77%, lãi gộp của Nam Long giảm 36% về 160 tỷ đồng. Cũng trong kỳ kinh doanh này, phần lãi của công ty liên doanh, liên kết tăng mạnh từ 6,4 triệu lên hơn 78 tỷ đồng; doanh thu hoạt động tài chính tăng 95% lên 46 tỷ đồng.
Tuy nhiên, chi phí tài chính tăng gần gấp đôi lên 76,5 tỷ đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 5,1% lên 141,3 tỷ đồng. Khấu trừ thuế phí, Nam Long báo lãi sau thuế 16,2 tỷ đồng, giảm hơn nửa so với thực hiện trong quý I/2022.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
CEO muốn huy động hơn 2.500 tỷ đồng cho dự án SonaseaCEO Group dự kiến chào bán 252 triệu cổ phiếu, để huy động hơn 2.500 tỷ đồng cho dự án Sonasea. Đáng chú ý, giá chào bán chỉ chưa bằng một nửa thị giá cổ phiếu CEO trên sàn.
10:44 10/7/2023
Lợi nhuận Nam Long giảm mạnhDoanh thu thuần năm 2022 của chủ đầu tư bất động sản này chỉ giảm 17% so với năm 2021 nhưng gánh nặng chi phí và sự sụt giảm nguồn lãi khác khiến lợi nhuận sau thuế giảm đến 41%.
17:00 21/1/2023 | Cổ phiếu Nam Long liên tục được người nhà lãnh đạo bán ra
Bà Ngô Thị Ngọc Liễu, mẹ của ông Cao Tấn Thạch - Thành viên HĐQT CTCP Đầu tư Nam Long - liên tục đăng ký bán ra cổ phiếu NLG.
Cụ thể, trong 2 ngày 10-11/7, bà Ngô Thị Ngọc Liễu đã đăng ký bán ra toàn bộ 210.800 cổ phiếu của CTCP Đầu tư Nam Long (mã chứng khoán: NLG) bằng phương pháp khớp lệnh và thỏa thuận, hạ sở hữu xuống còn 1,2 triệu cổ phần.
Đáng chú ý, ngay sau khi hoàn tất giao dịch nói trên, bà Liễu tiếp tục đăng ký bán thêm 200.000 cổ phiếu NLG với mục đích cân đối tài chính cá nhân. Giao dịch dự kiến thực hiện ngày 14/7-11/8 bằng phương pháp khớp lệnh và thỏa thuận.
Trước đó ngày 27/6-5/7, bà Liễu cũng đăng ký bán ra toàn bộ 800.000 cổ phiếu NLG trong tổng số 2,21 triệu cổ phiếu đang sở hữu. Sau khi khớp lệnh bán ra thành công, số cổ phiếu NLG mà bà Liễu sở hữu hạ xuống còn 1,41 triệu. Lần bán này cũng được bà Liễu báo trong văn bản rằng thực hiện với mục đích cơ cấu tài chính cá nhân.
Tương tự, bà Nguyễn Thị Ngọc Bích, tức vợ ông Nguyễn Xuân Quang - Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Nam Long, vừa đăng ký bán ra 2,5 triệu cổ phiếu NLG. Giao dịch dự kiến được thực hiện ngày 6/7-4/8 bằng phương pháp khớp lệnh hoặc thỏa thuận.
Nếu giao dịch trên thành công, tỷ lệ sở hữu của vợ Chủ tịch Nam Long sẽ giảm từ 16,3 triệu cổ phiếu xuống còn 13,84 triệu cổ phiếu.
Trước đó, ông Nguyễn Xuân Quang - Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Nam Long - cũng đã bán ra 2 triệu cổ phiếu NLG trong ngày 19/5-8/6 và thu về khoảng 65 tỷ đồng theo giá thị trường thời điểm đó.
Sau khi hoàn tất giao dịch, tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu NLG của ông Quang giảm từ hơn 12% xuống còn 11,57% (tương đương 44,45 triệu cổ phiếu). Trong thông tin đăng ký bán ra cổ phiếu, ông Nguyễn Xuân Quang cho biết thực hiện bán nhằm cấu trúc lại tài chính cá nhân.
Cùng với ông Quang, ông Văn Viết Sơn - Giám đốc điều hành Công ty Nam Long Land (thành viên của NLG) - cũng đã đăng ký bán ra 100.000 cổ phiếu NLG với mục đích cân đối tài chính cá nhân.
Như vậy chỉ trong thời gian ngắn, cổ phiếu NLG liên tục có các giao dịch bán ra bởi lãnh đạo, người nhà lãnh đạo và người có liên quan.
Về tình hình kinh doanh, trong 3 tháng đầu năm 2023, CTCP Đầu tư Nam Long ghi nhận doanh thu 235 tỷ đồng, giảm 60% so với quý I/2022. Trong đó, doanh thu bán đất, căn hộ, nhà phố và biệt thự vẫn đóng vai trò chính với 175 tỷ đồng, theo sau là doanh thu cung cấp dịch vụ 47 tỷ đồng.
Với việc giá vốn giảm 77%, lãi gộp của Nam Long giảm 36% về 160 tỷ đồng. Cũng trong kỳ kinh doanh này, phần lãi của công ty liên doanh, liên kết tăng mạnh từ 6,4 triệu lên hơn 78 tỷ đồng; doanh thu hoạt động tài chính tăng 95% lên 46 tỷ đồng.
Tuy nhiên, chi phí tài chính tăng gần gấp đôi lên 76,5 tỷ đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 5,1% lên 141,3 tỷ đồng. Khấu trừ thuế phí, Nam Long báo lãi sau thuế 16,2 tỷ đồng, giảm hơn nửa so với thực hiện trong quý I/2022.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
CEO muốn huy động hơn 2.500 tỷ đồng cho dự án SonaseaCEO Group dự kiến chào bán 252 triệu cổ phiếu, để huy động hơn 2.500 tỷ đồng cho dự án Sonasea. Đáng chú ý, giá chào bán chỉ chưa bằng một nửa thị giá cổ phiếu CEO trên sàn.
10:44 10/7/2023
Lợi nhuận Nam Long giảm mạnhDoanh thu thuần năm 2022 của chủ đầu tư bất động sản này chỉ giảm 17% so với năm 2021 nhưng gánh nặng chi phí và sự sụt giảm nguồn lãi khác khiến lợi nhuận sau thuế giảm đến 41%.
17:00 21/1/2023 | |
Chủ hãng bút bi Thiên Long thu hơn 10 tỷ đồng/ngày | Doanh thuần quý I của Thiên Long đã tăng 16% so với cùng kỳ nhờ các chính sách kích thích hoạt động bán hàng. Dẫu vậy lợi nhuận của công ty lại đi lùi do chi phí tăng cao. | Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I, Công ty CP Tập đoàn Thiên Long (TLG) thu về 918 tỷ đồng, tăng gần 16% so với cùng kỳ năm trước. Biên lợi nhuận gộp của hãng giảm nhẹ từ trên 42% xuống 41,8% do giá vốn hàng bán tăng lên.
Do chi phí tài chính, quản lý doanh nghiệp và bán hàng tăng mạnh, lần lượt 300%, 41% và 29% so với cùng kỳ năm 2022, lợi nhuận mà Thiên Long thu về được đã giảm 13% so với cùng kỳ, xuống mức 100 tỷ đồng.
Theo giải trình của lãnh đạo doanh nghiệp, dù thực hiện nhiều chương trình thúc đẩy bán hàng giúp doanh số cải thiện, việc đầu tư mạnh vào nhân sự để chuẩn bị cho sự phát triển trong tương lai, tăng chi phí cho hoạt động bán hàng để sẵn sàng cho mùa vụ cao điểm, đầu tư phát triển thương hiệu... đã khiến lợi nhuận công ty sụt giảm so với cùng kỳ.
Tính đến cuối tháng 3, tổng tài sản của Thiên Long vào khoảng 2.783 tỷ đồng, giảm 3% so với đầu năm. Khoản nợ phải trả của hãng đã giảm từ 911 tỷ đồng xuống 768 tỷ đồng, tương đương 16%, chủ yếu nhờ giảm chi phí cho tháng lương 13, 14 và lương hiệu quả cũng như không chịu ảnh hưởng từ các khoản chi trả cổ tức.
KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA THIÊN LONG Nguồn: BCTC DN; Tổng hợp. NhãnI/2021IIIIIIVI/2022IIIIIIVI/2023 Doanh thu thuần tỷ đồng 6807484507907941087899741918 Lợi nhuận sau thuế 8591497115186104-3100
Tại báo cáo kinh doanh 2 tháng đầu năm trước đó của hãng, Thiên Long cho biết doanh thu 2 tháng đầu năm đã tăng 25% so với cùng kỳ, đạt 546 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu từ hoạt động xuất khẩu (đóng góp 31% vào tổng doanh thu tập đoàn) được cải thiện đáng kể từ 133 tỷ đồng vào cùng kỳ năm ngoái lên 171 tỷ đồng.
Trong tháng 2, doanh thu thuần hãng thu về cũng đã tăng 66%, lên 327 tỷ đồng so với cùng kỳ và 49% so với tháng trước đó. Lợi nhuận gộp cũng tăng lên đáng kể 69% so với cùng kỳ và 61% so với tháng trước. Tuy nhiên, biên lợi gộp giảm nhẹ do ảnh hưởng từ cơ cấu bán hàng.
Với số liệu kể trên, tính riêng tháng 3, doanh thu hãng sản xuất văn phòng phẩm này ghi nhận được vào khoảng 372 tỷ đồng, tăng 14% so với tháng liền trước. Song mức lãi ròng trên thực tế chỉ khoảng 45 tỷ đồng, kém tháng 2 khoảng 3 tỷ đồng.
Đánh giá triển vọng kinh doanh năm nay, chủ thương hiệu bút Thiên Long cho biết ngành bán lẻ sẽ phải đối mặt với những thách thức về lạm phát, lãi suất tăng cao ảnh hưởng tới quyết định chi tiêu của người tiêu dùng.
Nhóm hàng thiết yếu (như văn phòng phẩm) sẽ ít bị ảnh hưởng hơn song vẫn tồn tại những rủi ro ngắn hạn như giảm nhu cầu đầu tư và dự trữ hàng hóa của các điểm bán.
Năm 2023, Thiên Long đặt mục tiêu doanh thu thuần đạt 4.000 tỷ đồng, tăng 14% so với năm liền trước và lợi nhuận sau thuế hợp nhất dự kiến đạt 400 tỷ đồng. Sau quý đầu năm, công ty đã hoàn thành lần lượt 23% và 25% chỉ tiêu đề ra.
Ông chủ bút bi Thiên Long bốc hơi 77% lợi nhuận ngay tháng đầu nămSau khi tuyển thêm hàng trăm nhân viên, chi phí nhân viên của Thiên Long tăng vọt và kéo lợi nhuận của tập đoàn xuống thấp.
18:30 9/3/2023
Công ty diệt virus của ông Nguyễn Tử Quảng bốc hơi 60% lợi nhuậnLợi nhuận sau thuế của Bkav Pro giảm liên tiếp 2 năm trở lại đây. Do có giá vốn thấp, biên lợi nhuận gộp của công ty tương đối cao.
14:12 9/5/2023
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | Chủ hãng bút bi Thiên Long thu hơn 10 tỷ đồng/ngày
Doanh thuần quý I của Thiên Long đã tăng 16% so với cùng kỳ nhờ các chính sách kích thích hoạt động bán hàng. Dẫu vậy lợi nhuận của công ty lại đi lùi do chi phí tăng cao.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I, Công ty CP Tập đoàn Thiên Long (TLG) thu về 918 tỷ đồng, tăng gần 16% so với cùng kỳ năm trước. Biên lợi nhuận gộp của hãng giảm nhẹ từ trên 42% xuống 41,8% do giá vốn hàng bán tăng lên.
Do chi phí tài chính, quản lý doanh nghiệp và bán hàng tăng mạnh, lần lượt 300%, 41% và 29% so với cùng kỳ năm 2022, lợi nhuận mà Thiên Long thu về được đã giảm 13% so với cùng kỳ, xuống mức 100 tỷ đồng.
Theo giải trình của lãnh đạo doanh nghiệp, dù thực hiện nhiều chương trình thúc đẩy bán hàng giúp doanh số cải thiện, việc đầu tư mạnh vào nhân sự để chuẩn bị cho sự phát triển trong tương lai, tăng chi phí cho hoạt động bán hàng để sẵn sàng cho mùa vụ cao điểm, đầu tư phát triển thương hiệu... đã khiến lợi nhuận công ty sụt giảm so với cùng kỳ.
Tính đến cuối tháng 3, tổng tài sản của Thiên Long vào khoảng 2.783 tỷ đồng, giảm 3% so với đầu năm. Khoản nợ phải trả của hãng đã giảm từ 911 tỷ đồng xuống 768 tỷ đồng, tương đương 16%, chủ yếu nhờ giảm chi phí cho tháng lương 13, 14 và lương hiệu quả cũng như không chịu ảnh hưởng từ các khoản chi trả cổ tức.
KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA THIÊN LONG Nguồn: BCTC DN; Tổng hợp. NhãnI/2021IIIIIIVI/2022IIIIIIVI/2023 Doanh thu thuần tỷ đồng 6807484507907941087899741918 Lợi nhuận sau thuế 8591497115186104-3100
Tại báo cáo kinh doanh 2 tháng đầu năm trước đó của hãng, Thiên Long cho biết doanh thu 2 tháng đầu năm đã tăng 25% so với cùng kỳ, đạt 546 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu từ hoạt động xuất khẩu (đóng góp 31% vào tổng doanh thu tập đoàn) được cải thiện đáng kể từ 133 tỷ đồng vào cùng kỳ năm ngoái lên 171 tỷ đồng.
Trong tháng 2, doanh thu thuần hãng thu về cũng đã tăng 66%, lên 327 tỷ đồng so với cùng kỳ và 49% so với tháng trước đó. Lợi nhuận gộp cũng tăng lên đáng kể 69% so với cùng kỳ và 61% so với tháng trước. Tuy nhiên, biên lợi gộp giảm nhẹ do ảnh hưởng từ cơ cấu bán hàng.
Với số liệu kể trên, tính riêng tháng 3, doanh thu hãng sản xuất văn phòng phẩm này ghi nhận được vào khoảng 372 tỷ đồng, tăng 14% so với tháng liền trước. Song mức lãi ròng trên thực tế chỉ khoảng 45 tỷ đồng, kém tháng 2 khoảng 3 tỷ đồng.
Đánh giá triển vọng kinh doanh năm nay, chủ thương hiệu bút Thiên Long cho biết ngành bán lẻ sẽ phải đối mặt với những thách thức về lạm phát, lãi suất tăng cao ảnh hưởng tới quyết định chi tiêu của người tiêu dùng.
Nhóm hàng thiết yếu (như văn phòng phẩm) sẽ ít bị ảnh hưởng hơn song vẫn tồn tại những rủi ro ngắn hạn như giảm nhu cầu đầu tư và dự trữ hàng hóa của các điểm bán.
Năm 2023, Thiên Long đặt mục tiêu doanh thu thuần đạt 4.000 tỷ đồng, tăng 14% so với năm liền trước và lợi nhuận sau thuế hợp nhất dự kiến đạt 400 tỷ đồng. Sau quý đầu năm, công ty đã hoàn thành lần lượt 23% và 25% chỉ tiêu đề ra.
Ông chủ bút bi Thiên Long bốc hơi 77% lợi nhuận ngay tháng đầu nămSau khi tuyển thêm hàng trăm nhân viên, chi phí nhân viên của Thiên Long tăng vọt và kéo lợi nhuận của tập đoàn xuống thấp.
18:30 9/3/2023
Công ty diệt virus của ông Nguyễn Tử Quảng bốc hơi 60% lợi nhuậnLợi nhuận sau thuế của Bkav Pro giảm liên tiếp 2 năm trở lại đây. Do có giá vốn thấp, biên lợi nhuận gộp của công ty tương đối cao.
14:12 9/5/2023
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | |
PVN lãi trước thuế gần 22.000 tỷ đồng sau 5 tháng | Tổng giám đốc PVN cho biết trong tháng 5 và 5 tháng đầu năm nay, các chỉ tiêu sản xuất và tài chính của tập đoàn đều hoàn thành vượt kế hoạch. | Trong cuộc họp thường kỳ mới đây, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - Petrovietnam (PVN) Lê Mạnh Hùng đã có thông tin cập nhật tình hình kết quả kinh doanh của tập đoàn trong tháng 5 và 5 tháng đầu năm nay.
Theo ông Hùng, tính riêng tháng 5, tình hình vĩ mô thế giới và trong nước cho thấy sản xuất toàn cầu tiếp đà suy thoái. Thêm vào đó, tình hình thiếu điện, tăng trưởng tín dụng thấp, xuất khẩu bị thu hẹp đặc biệt ở các thị trường lớn khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của PVN gặp nhiều khó khăn.
Trong tháng, giá dầu thô và các sản phẩm xăng dầu tiếp tục giảm, tác động đến hiệu quả của PVN cũng như các đơn vị thành viên. Trong đó, giá dầu thô trung bình tháng 5 đã giảm 11% so với trung bình tháng 4 và giảm 7% so với trung bình quý I, thấp hơn 33% so với cùng kỳ năm 2022. Kéo theo đó, biên lợi nhuận lọc dầu, giá khí, giá phân bón, xăng dầu... đều giảm.
Trong bối cảnh này, lãnh đạo PVN cho biết tập đoàn vẫn hoàn thành vượt các kế hoạch kinh doanh đã đề ra.
Trong đó, sản lượng khai thác dầu thô tháng 5 đạt 0,92 triệu tấn, tăng 2,6% so với tháng trước và đi ngang cùng kỳ năm 2022. Tính chung 5 tháng, sản lượng này đạt 4,41 triệu tấn, vượt 13,8% kế hoạch.
Sản lượng khai thác dầu thô trong nước tháng 5 đã đạt mức cao nhất kể từ đầu năm với 0,77 triệu tấn, vượt 18,4% kế hoạch tháng, tăng 3% so với tháng 4 và tăng 1,1% so với cùng kỳ. Tính chung 5 tháng, sản lượng này đạt 3,66 triệu tấn, vượt 16,3% kế hoạch.
Về khai thác dầu thô ở nước ngoài, sản lượng trong tháng ước đạt 149.500 tấn, vượt 3,1% kế hoạch, tăng 0,9% so với tháng 4. Tính chung 5 tháng sản lượng này đạt 751.600 tấn, vượt 2,6% kế hoạch.
Tương tự, với các sản phẩm khai thác khác như khí, đạm, xăng dầu... PVN cùng các công ty thành viên đều hoàn thành vượt kế hoạch kinh doanh đã đề ra.
Riêng với sản lượng điện sản xuất, PVN cho biết tập đoàn đã đạt 2,36 tỷ kWh trong tháng 5, tăng 12% so với 4 và tăng 85,5% so với cùng kỳ. Tính chung 5 tháng, tổng sản lượng sản xuất điện đạt 10,12 tỷ kWh, tăng 48% so với cùng kỳ năm trước.
Cũng trong tháng này, sản lượng điện huy động của PVN đạt trung bình 75,5 triệu kWh/ngày, tăng 5,3 triệu kWh/ngày (+7,5%) so với tháng trước. Trong đó, riêng sản lượng trung bình tháng 5 của Tổng CTCP Điện lực Dầu khí đạt 51,5 triệu kWh/ngày, tăng 5,9 triệu kWh so với trung bình tháng 4; Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 cũng đã vận hành lên 100% công suất.
Về kết quả kinh doanh, lãnh đạo PVN cho biết tập đoàn đã ghi nhận 334.000 tỷ đồng tổng doanh thu sau 5 tháng đầu năm, vượt 20% kế hoạch tháng. Số nộp ngân sách Nhà nước toàn tập đoàn (không bao gồm Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn) ước đạt 54.500 tỷ đồng, vượt 45% kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất ước đạt 21.700 tỷ đồng, vượt 63% kế hoạch tháng và hoàn thành 63% kế hoạch cả năm.
Đáng chú ý, kết quả kinh doanh khả quan kể trên của PVN diễn ra trong bối cảnh giá dầu xuất bán bình quân tháng 5 của PVN đã giảm 7% so với tháng trước và thấp hơn 27,7% so với cùng kỳ. Lũy kế từ đầu năm, trung bình giá dầu PVN xuất bán cũng thấp hơn 18,4% so với cùng kỳ.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Giá chocolate sắp tăng vọtNhững người yêu thích chocolate có lý do để lo lắng. Bởi giá món ăn vặt yêu thích của họ dự kiến tăng cao trong năm nay và năm sau.
16:29 14/6/2023
Hiện tượng lạ của USD và vàngGiá vàng thường biến động ngược chiều USD, nhưng sau khi Mỹ công bố báo cáo CPI tháng 5, cả kim loại quý lẫn đồng bạc xanh đều suy yếu.
16:05 14/6/2023 | PVN lãi trước thuế gần 22.000 tỷ đồng sau 5 tháng
Tổng giám đốc PVN cho biết trong tháng 5 và 5 tháng đầu năm nay, các chỉ tiêu sản xuất và tài chính của tập đoàn đều hoàn thành vượt kế hoạch.
Trong cuộc họp thường kỳ mới đây, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - Petrovietnam (PVN) Lê Mạnh Hùng đã có thông tin cập nhật tình hình kết quả kinh doanh của tập đoàn trong tháng 5 và 5 tháng đầu năm nay.
Theo ông Hùng, tính riêng tháng 5, tình hình vĩ mô thế giới và trong nước cho thấy sản xuất toàn cầu tiếp đà suy thoái. Thêm vào đó, tình hình thiếu điện, tăng trưởng tín dụng thấp, xuất khẩu bị thu hẹp đặc biệt ở các thị trường lớn khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của PVN gặp nhiều khó khăn.
Trong tháng, giá dầu thô và các sản phẩm xăng dầu tiếp tục giảm, tác động đến hiệu quả của PVN cũng như các đơn vị thành viên. Trong đó, giá dầu thô trung bình tháng 5 đã giảm 11% so với trung bình tháng 4 và giảm 7% so với trung bình quý I, thấp hơn 33% so với cùng kỳ năm 2022. Kéo theo đó, biên lợi nhuận lọc dầu, giá khí, giá phân bón, xăng dầu... đều giảm.
Trong bối cảnh này, lãnh đạo PVN cho biết tập đoàn vẫn hoàn thành vượt các kế hoạch kinh doanh đã đề ra.
Trong đó, sản lượng khai thác dầu thô tháng 5 đạt 0,92 triệu tấn, tăng 2,6% so với tháng trước và đi ngang cùng kỳ năm 2022. Tính chung 5 tháng, sản lượng này đạt 4,41 triệu tấn, vượt 13,8% kế hoạch.
Sản lượng khai thác dầu thô trong nước tháng 5 đã đạt mức cao nhất kể từ đầu năm với 0,77 triệu tấn, vượt 18,4% kế hoạch tháng, tăng 3% so với tháng 4 và tăng 1,1% so với cùng kỳ. Tính chung 5 tháng, sản lượng này đạt 3,66 triệu tấn, vượt 16,3% kế hoạch.
Về khai thác dầu thô ở nước ngoài, sản lượng trong tháng ước đạt 149.500 tấn, vượt 3,1% kế hoạch, tăng 0,9% so với tháng 4. Tính chung 5 tháng sản lượng này đạt 751.600 tấn, vượt 2,6% kế hoạch.
Tương tự, với các sản phẩm khai thác khác như khí, đạm, xăng dầu... PVN cùng các công ty thành viên đều hoàn thành vượt kế hoạch kinh doanh đã đề ra.
Riêng với sản lượng điện sản xuất, PVN cho biết tập đoàn đã đạt 2,36 tỷ kWh trong tháng 5, tăng 12% so với 4 và tăng 85,5% so với cùng kỳ. Tính chung 5 tháng, tổng sản lượng sản xuất điện đạt 10,12 tỷ kWh, tăng 48% so với cùng kỳ năm trước.
Cũng trong tháng này, sản lượng điện huy động của PVN đạt trung bình 75,5 triệu kWh/ngày, tăng 5,3 triệu kWh/ngày (+7,5%) so với tháng trước. Trong đó, riêng sản lượng trung bình tháng 5 của Tổng CTCP Điện lực Dầu khí đạt 51,5 triệu kWh/ngày, tăng 5,9 triệu kWh so với trung bình tháng 4; Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 cũng đã vận hành lên 100% công suất.
Về kết quả kinh doanh, lãnh đạo PVN cho biết tập đoàn đã ghi nhận 334.000 tỷ đồng tổng doanh thu sau 5 tháng đầu năm, vượt 20% kế hoạch tháng. Số nộp ngân sách Nhà nước toàn tập đoàn (không bao gồm Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn) ước đạt 54.500 tỷ đồng, vượt 45% kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất ước đạt 21.700 tỷ đồng, vượt 63% kế hoạch tháng và hoàn thành 63% kế hoạch cả năm.
Đáng chú ý, kết quả kinh doanh khả quan kể trên của PVN diễn ra trong bối cảnh giá dầu xuất bán bình quân tháng 5 của PVN đã giảm 7% so với tháng trước và thấp hơn 27,7% so với cùng kỳ. Lũy kế từ đầu năm, trung bình giá dầu PVN xuất bán cũng thấp hơn 18,4% so với cùng kỳ.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Giá chocolate sắp tăng vọtNhững người yêu thích chocolate có lý do để lo lắng. Bởi giá món ăn vặt yêu thích của họ dự kiến tăng cao trong năm nay và năm sau.
16:29 14/6/2023
Hiện tượng lạ của USD và vàngGiá vàng thường biến động ngược chiều USD, nhưng sau khi Mỹ công bố báo cáo CPI tháng 5, cả kim loại quý lẫn đồng bạc xanh đều suy yếu.
16:05 14/6/2023 | |
Đại biểu Quốc hội đề nghị thanh tra toàn diện bảo hiểm nhân thọ | Đại biểu Quốc hội cho biết sau nhiều kiện cáo, bức xúc của khách hàng vừa qua đã khiến cho dư luận không khỏi nghi ngại về việc tham gia bảo hiểm nhân thọ. | Phát biểu tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội của Quốc hội sáng 31/5, đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) dành toàn bộ thời gian chia sẻ vấn đề bảo hiểm nhân thọ thời gian qua.
Theo đại biểu, về bản chất, bảo hiểm nhân thọ là sản phẩm mang tính nhân văn cao, giúp hỗ trợ con người, giảm thiểu những mất mát, thiệt hại trước những rủi ro liên quan đến tính mạng, sức khỏe. Tuy nhiên, sau nhiều kiện cáo, bức xúc của khách hàng được đăng tải công khai thời gian vừa qua đã khiến cho dư luận không khỏi nghi ngại.
"Nhiều người vội vã kiểm tra hợp đồng và không khỏi hoang mang. Nhiều người mang hợp đồng bảo hiểm đến công ty tìm hiểu thì nhận ra hoàn toàn khác so với tư vấn lúc đầu. Nhiều người có dự định mua bảo hiểm cũng tạm gác lại", đại biểu nói.
Nhiều tư vấn viên cố tình tư vấn mập mờ
Theo đại biểu này, đã đến lúc cần nghiêm túc xem xét vấn đề này để những giá trị cốt lõi nhân văn của bảo hiểm nhân thọ không bị ảnh hưởng bởi những đối tượng cố tình vi phạm để trục lợi.
Về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, nữ đại biểu cho biết hợp đồng bảo hiểm thường dài khoảng 70-100 trang là sản phẩm tài chính phức tạp với nhiều thuật ngữ chuyên ngành, mà sự thua thiệt sẽ chủ yếu nằm về phía người mua nếu gặp phải tư vấn viên không có tâm.
"Nhiều chuyên gia cũng chỉ hiểu 70% trong hợp đồng. Hơn nữa, các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trong thời gian gần đây thường dưới dạng liên kết đầu tư nên càng phức tạp", đại biểu dẫn thực trạng.
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ dài và gây khó hiểu. Ảnh: H.T.
Về đội ngũ tư vấn viên, đại biểu Nguyễn Thị Thủy nhấn mạnh đây là khâu mấu chốt dẫn đến nhiều kiện cáo tranh chấp vừa qua. Chính vì tính chất rất phức tạp của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, cho nên mới cần đến đội ngũ tư vấn viên. Tuy nhiên, không ít tư vấn viên cố tình tư vấn mập mờ, thậm chí là sai lệch về sản phẩm mạo hiểm.
Theo quy định của Bộ Tài chính, tỷ lệ hoa hồng tư vấn viên hưởng tới 40% trong năm đầu tiên. Chẳng hạn, khách hàng đóng 100 triệu/năm và ngay khi khách đóng tiền thì tư vấn được hưởng 30-40 triệu.
"Người dân đã lầm tưởng đang tham gia đầu tư sinh lời lãi cao song thực tế không như lời tư vấn. Chính công ty mang tiền khách hàng đi đầu tư cũng không chắc chắn sẽ sinh lời. Không ít tư vấn viên chỉ nói cho khách hàng về những quyền lợi mà họ được hưởng, không chỉ rõ cho khách hàng về những điều khoản ràng buộc, những điều khoản bất lợi...", đại biểu nói và chỉ rõ đây chính là nguồn cơn dẫn đến nhiều bức xúc vừa qua do sự thiếu minh bạch trong tư vấn.
Cần thanh tra toàn diện bảo hiểm nhân thọ
Về công ty bảo hiểm và các đại lý bảo hiểm, theo đại biểu, bên cạnh những công ty làm ăn uy tín thì thời gian vừa qua có phát sinh nhiều vấn đề. Trong năm 2022, phát hiện 3.100 công ty bảo hiểm có sai phạm.
"Dư luận cũng đặt câu hỏi là có hay không việc công ty bảo hiểm biết nhưng mà cố tình bỏ qua lỗi của tư vấn viên, của các đại lý bảo hiểm gây bất lợi cho khách hàng", đại biểu nói.
Đại biểu đánh giá khi một bên là công ty bảo hiểm chuyên nghiệp với một bên là người mua không chuyên nghiệp mà đẩy hết trách nhiệm cho phía người mua là không hợp lý cả về lý và tình.
"Tỷ lệ tham gia bảo hiểm nhân thọ của Việt Nam thuộc loại thấp trên thế giới, chỉ chiếm 11% dân số, thì cần có rất nhiều việc cần phải làm để lành mạnh hóa thị trường bảo hiểm nhân thọ để người dân hiểu đúng tin tưởng và không cảm thấy mạo hiểm khi mua bảo hiểm", đại biểu nhấn mạnh.
Bộ Công an cần xem xét các đơn khiếu nại và xác minh làm rõ có hay không tội lừa đảo, lừa dối khách hàng.
Theo đó, nữ đại biểu tỉnh Bắc Kạn kiến nghị Bộ Tài chính thanh tra toàn diện hoạt động bảo hiểm nhân thọ, trong đó tập trung sản phẩm liên kết đầu tư. Đồng thời kiến nghị Bộ Công an xem xét các đơn khiếu nại và xác minh làm rõ có hay không tội lừa đảo, lừa dối khách hàng.
"Kiến nghị các công ty bảo hiểm rà soát lại các khâu của quá trình bảo hiểm về thiết kế hợp đồng, tư vấn bảo hiểm và ký kết hợp đồng và giải quyết khiếu nại của khách hàng", đại biểu đề xuất.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Manulife thông tin về các đơn khiếu nại gửi sau ngày 30/4Sau vụ việc gần 100 người làm đơn tố cáo vì Manulife phân biệt đối xử, công ty bảo hiểm cho biết sẽ giải quyết đối với các khiếu nại gửi đến sau ngày 30/4.
20:03 16/5/2023
Khách hàng tố Manulife phân biệt đối xửNhiều khách hàng cho rằng bị chèn ép, phân biệt đối xử từ phía công ty bảo hiểm khi nộp đơn khiếu nại sau ngày 30/4. Họ mong muốn tất cả khách hàng đều phải được xử lý công bằng.
12:52 15/5/2023
Bộ Tài chính chuyển đơn tố cáo doanh nghiệp bảo hiểm sang Bộ Công anBộ Tài chính cho biết các đơn thư tố cáo doanh nghiệp bảo hiểm phản ánh hành vi có dấu hiệu hình sự đã được chuyển sang cơ quan an ninh điều tra Bộ Công An.
18:29 5/5/2023 | Đại biểu Quốc hội đề nghị thanh tra toàn diện bảo hiểm nhân thọ
Đại biểu Quốc hội cho biết sau nhiều kiện cáo, bức xúc của khách hàng vừa qua đã khiến cho dư luận không khỏi nghi ngại về việc tham gia bảo hiểm nhân thọ.
Phát biểu tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội của Quốc hội sáng 31/5, đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) dành toàn bộ thời gian chia sẻ vấn đề bảo hiểm nhân thọ thời gian qua.
Theo đại biểu, về bản chất, bảo hiểm nhân thọ là sản phẩm mang tính nhân văn cao, giúp hỗ trợ con người, giảm thiểu những mất mát, thiệt hại trước những rủi ro liên quan đến tính mạng, sức khỏe. Tuy nhiên, sau nhiều kiện cáo, bức xúc của khách hàng được đăng tải công khai thời gian vừa qua đã khiến cho dư luận không khỏi nghi ngại.
"Nhiều người vội vã kiểm tra hợp đồng và không khỏi hoang mang. Nhiều người mang hợp đồng bảo hiểm đến công ty tìm hiểu thì nhận ra hoàn toàn khác so với tư vấn lúc đầu. Nhiều người có dự định mua bảo hiểm cũng tạm gác lại", đại biểu nói.
Nhiều tư vấn viên cố tình tư vấn mập mờ
Theo đại biểu này, đã đến lúc cần nghiêm túc xem xét vấn đề này để những giá trị cốt lõi nhân văn của bảo hiểm nhân thọ không bị ảnh hưởng bởi những đối tượng cố tình vi phạm để trục lợi.
Về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, nữ đại biểu cho biết hợp đồng bảo hiểm thường dài khoảng 70-100 trang là sản phẩm tài chính phức tạp với nhiều thuật ngữ chuyên ngành, mà sự thua thiệt sẽ chủ yếu nằm về phía người mua nếu gặp phải tư vấn viên không có tâm.
"Nhiều chuyên gia cũng chỉ hiểu 70% trong hợp đồng. Hơn nữa, các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trong thời gian gần đây thường dưới dạng liên kết đầu tư nên càng phức tạp", đại biểu dẫn thực trạng.
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ dài và gây khó hiểu. Ảnh: H.T.
Về đội ngũ tư vấn viên, đại biểu Nguyễn Thị Thủy nhấn mạnh đây là khâu mấu chốt dẫn đến nhiều kiện cáo tranh chấp vừa qua. Chính vì tính chất rất phức tạp của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, cho nên mới cần đến đội ngũ tư vấn viên. Tuy nhiên, không ít tư vấn viên cố tình tư vấn mập mờ, thậm chí là sai lệch về sản phẩm mạo hiểm.
Theo quy định của Bộ Tài chính, tỷ lệ hoa hồng tư vấn viên hưởng tới 40% trong năm đầu tiên. Chẳng hạn, khách hàng đóng 100 triệu/năm và ngay khi khách đóng tiền thì tư vấn được hưởng 30-40 triệu.
"Người dân đã lầm tưởng đang tham gia đầu tư sinh lời lãi cao song thực tế không như lời tư vấn. Chính công ty mang tiền khách hàng đi đầu tư cũng không chắc chắn sẽ sinh lời. Không ít tư vấn viên chỉ nói cho khách hàng về những quyền lợi mà họ được hưởng, không chỉ rõ cho khách hàng về những điều khoản ràng buộc, những điều khoản bất lợi...", đại biểu nói và chỉ rõ đây chính là nguồn cơn dẫn đến nhiều bức xúc vừa qua do sự thiếu minh bạch trong tư vấn.
Cần thanh tra toàn diện bảo hiểm nhân thọ
Về công ty bảo hiểm và các đại lý bảo hiểm, theo đại biểu, bên cạnh những công ty làm ăn uy tín thì thời gian vừa qua có phát sinh nhiều vấn đề. Trong năm 2022, phát hiện 3.100 công ty bảo hiểm có sai phạm.
"Dư luận cũng đặt câu hỏi là có hay không việc công ty bảo hiểm biết nhưng mà cố tình bỏ qua lỗi của tư vấn viên, của các đại lý bảo hiểm gây bất lợi cho khách hàng", đại biểu nói.
Đại biểu đánh giá khi một bên là công ty bảo hiểm chuyên nghiệp với một bên là người mua không chuyên nghiệp mà đẩy hết trách nhiệm cho phía người mua là không hợp lý cả về lý và tình.
"Tỷ lệ tham gia bảo hiểm nhân thọ của Việt Nam thuộc loại thấp trên thế giới, chỉ chiếm 11% dân số, thì cần có rất nhiều việc cần phải làm để lành mạnh hóa thị trường bảo hiểm nhân thọ để người dân hiểu đúng tin tưởng và không cảm thấy mạo hiểm khi mua bảo hiểm", đại biểu nhấn mạnh.
Bộ Công an cần xem xét các đơn khiếu nại và xác minh làm rõ có hay không tội lừa đảo, lừa dối khách hàng.
Theo đó, nữ đại biểu tỉnh Bắc Kạn kiến nghị Bộ Tài chính thanh tra toàn diện hoạt động bảo hiểm nhân thọ, trong đó tập trung sản phẩm liên kết đầu tư. Đồng thời kiến nghị Bộ Công an xem xét các đơn khiếu nại và xác minh làm rõ có hay không tội lừa đảo, lừa dối khách hàng.
"Kiến nghị các công ty bảo hiểm rà soát lại các khâu của quá trình bảo hiểm về thiết kế hợp đồng, tư vấn bảo hiểm và ký kết hợp đồng và giải quyết khiếu nại của khách hàng", đại biểu đề xuất.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Manulife thông tin về các đơn khiếu nại gửi sau ngày 30/4Sau vụ việc gần 100 người làm đơn tố cáo vì Manulife phân biệt đối xử, công ty bảo hiểm cho biết sẽ giải quyết đối với các khiếu nại gửi đến sau ngày 30/4.
20:03 16/5/2023
Khách hàng tố Manulife phân biệt đối xửNhiều khách hàng cho rằng bị chèn ép, phân biệt đối xử từ phía công ty bảo hiểm khi nộp đơn khiếu nại sau ngày 30/4. Họ mong muốn tất cả khách hàng đều phải được xử lý công bằng.
12:52 15/5/2023
Bộ Tài chính chuyển đơn tố cáo doanh nghiệp bảo hiểm sang Bộ Công anBộ Tài chính cho biết các đơn thư tố cáo doanh nghiệp bảo hiểm phản ánh hành vi có dấu hiệu hình sự đã được chuyển sang cơ quan an ninh điều tra Bộ Công An.
18:29 5/5/2023 | |
Người nhà Chủ tịch Thép Pomina đua nhau xả cổ phiếu | Động thái thoái bớt cổ phiếu của người nhà lãnh đạo diễn ra trong bối cảnh thị giá POM đã phục hồi dần so với mức đáy hồi cuối tháng 10/2023. | Theo thông tin công bố trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE), ông Đỗ Văn Khánh - Phó chủ tịch CTCP Thép Pomina, đồng thời là em trai Chủ tịch Đỗ Duy Thái - đã đăng ký bán toàn bộ 825.240 cổ phiếu POM, tương đương tỷ lệ 0,3%, với mục đích đầu tư.
Giao dịch dự kiến thực hiện trong thời gian 12/1-6/2 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.
Với cùng lý do trên, ông Đỗ Ngọc Sang - con trai ông Đỗ Văn Khánh - cũng đăng ký bán toàn bộ 869.929 cổ phiếu của doanh nghiệp ngành thép. Phương thức và thời gian dự kiến giao dịch của ông Sang cũng tương tự người cha đang ngồi ghế phó chủ tịch.
Ước tính theo giá đóng cửa phiên 8/1 là 5.400 đồng/cổ phiếu, các giao dịch có thể mang về cho cha con ông Khánh 9,2 tỷ đồng.
Động thái này xuất hiện trong bối cảnh thị giá POM đã phục hồi dần sau khi tạo đáy vào cuối tháng 10/2023. Tuy nhiên khoảng một tháng trở lại đây, giá POM liên tục duy trì trạng thái tích lũy, đi ngang.
Giá cổ phiếu POM tạo đáy vào giai đoạn cuối tháng 10. Ảnh: DNSE.
Thực tế kể từ cuối năm 2023 đến nay, người nhà lãnh đạo Thép Pomina liên tục có động thái bán ra cổ phiếu.
Gần nhất, em gái Chủ tịch Đỗ Duy Thái là bà Đỗ Thị Kim Ngọc đăng ký bán 1,63 triệu cổ phiếu từ ngày 8/1 đến 6/2 với mục đích đầu tư, qua đó hạ sở hữu xuống còn 2,35 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 0,84%).
Cá nhân này từng đăng ký bán cổ phiếu vào cuối năm 2023 nhưng chỉ hoàn tất 70,5% lượng đăng ký, tương đương 3,9 triệu cổ phiếu POM trên tổng số 5,53 triệu cổ phiếu, do không đạt được giá kỳ vọng.
Hai người chị em khác của chủ tịch Thép Pomina là bà Đỗ Thị Nguyệt và Đỗ Thị Kim Cúc cũng có động thái thoái hàng triệu cổ phiếu công ty.
Từ ngày 30/6/2023 đến nay, các thành viên trong gia đình chủ tịch Thép Pomina đã bán ra 28,5 triệu cổ phiếu POM, chiếm khoảng 10,17% vốn công ty. Tổng tỷ lệ sở hữu của cả nhóm theo đó điều chỉnh từ 22,31% xuống còn 12,14%.
Trong một diễn biến liên quan, mã POM tiếp tục có mặt trong danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ quý I do HoSE mới công bố hồi đầu năm, do cổ phiếu này vẫn thuộc diện kiểm soát.
Con gái đại gia nuôi heo chốt lời 1 triệu cổ phiếu DabacoCon gái Chủ tịch CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam Nguyễn Như So là bà Nguyễn Thị Tân Hòa muốn bán ra 1 triệu cổ phiếu DBC để đáp ứng nhu cầu tài chính cá nhân.
21:18 8/1/2024
3 ái nữ nhà 'vua tôm' dự chi gần 400 tỷ mua cổ phiếuThị trường chứng khoán tiếp tục đón thêm thương vụ chuyển nhượng lượng lớn cổ phiếu tại Công ty Thủy sản Minh Phú từ 3 ái nữ nhà "vua tôm" Lê Văn Quang.
17:30 8/1/2024
Cổ phiếu của 'trùm' đất Thủ Thiêm tăng kịch trầnDòng tiền của nhà đầu tư đổ xô vào các cổ phiếu bất động sản, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp đang sở hữu quỹ đất lớn tại khu vực Thủ Thiêm.
12:52 8/1/2024
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | Người nhà Chủ tịch Thép Pomina đua nhau xả cổ phiếu
Động thái thoái bớt cổ phiếu của người nhà lãnh đạo diễn ra trong bối cảnh thị giá POM đã phục hồi dần so với mức đáy hồi cuối tháng 10/2023.
Theo thông tin công bố trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE), ông Đỗ Văn Khánh - Phó chủ tịch CTCP Thép Pomina, đồng thời là em trai Chủ tịch Đỗ Duy Thái - đã đăng ký bán toàn bộ 825.240 cổ phiếu POM, tương đương tỷ lệ 0,3%, với mục đích đầu tư.
Giao dịch dự kiến thực hiện trong thời gian 12/1-6/2 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.
Với cùng lý do trên, ông Đỗ Ngọc Sang - con trai ông Đỗ Văn Khánh - cũng đăng ký bán toàn bộ 869.929 cổ phiếu của doanh nghiệp ngành thép. Phương thức và thời gian dự kiến giao dịch của ông Sang cũng tương tự người cha đang ngồi ghế phó chủ tịch.
Ước tính theo giá đóng cửa phiên 8/1 là 5.400 đồng/cổ phiếu, các giao dịch có thể mang về cho cha con ông Khánh 9,2 tỷ đồng.
Động thái này xuất hiện trong bối cảnh thị giá POM đã phục hồi dần sau khi tạo đáy vào cuối tháng 10/2023. Tuy nhiên khoảng một tháng trở lại đây, giá POM liên tục duy trì trạng thái tích lũy, đi ngang.
Giá cổ phiếu POM tạo đáy vào giai đoạn cuối tháng 10. Ảnh: DNSE.
Thực tế kể từ cuối năm 2023 đến nay, người nhà lãnh đạo Thép Pomina liên tục có động thái bán ra cổ phiếu.
Gần nhất, em gái Chủ tịch Đỗ Duy Thái là bà Đỗ Thị Kim Ngọc đăng ký bán 1,63 triệu cổ phiếu từ ngày 8/1 đến 6/2 với mục đích đầu tư, qua đó hạ sở hữu xuống còn 2,35 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 0,84%).
Cá nhân này từng đăng ký bán cổ phiếu vào cuối năm 2023 nhưng chỉ hoàn tất 70,5% lượng đăng ký, tương đương 3,9 triệu cổ phiếu POM trên tổng số 5,53 triệu cổ phiếu, do không đạt được giá kỳ vọng.
Hai người chị em khác của chủ tịch Thép Pomina là bà Đỗ Thị Nguyệt và Đỗ Thị Kim Cúc cũng có động thái thoái hàng triệu cổ phiếu công ty.
Từ ngày 30/6/2023 đến nay, các thành viên trong gia đình chủ tịch Thép Pomina đã bán ra 28,5 triệu cổ phiếu POM, chiếm khoảng 10,17% vốn công ty. Tổng tỷ lệ sở hữu của cả nhóm theo đó điều chỉnh từ 22,31% xuống còn 12,14%.
Trong một diễn biến liên quan, mã POM tiếp tục có mặt trong danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ quý I do HoSE mới công bố hồi đầu năm, do cổ phiếu này vẫn thuộc diện kiểm soát.
Con gái đại gia nuôi heo chốt lời 1 triệu cổ phiếu DabacoCon gái Chủ tịch CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam Nguyễn Như So là bà Nguyễn Thị Tân Hòa muốn bán ra 1 triệu cổ phiếu DBC để đáp ứng nhu cầu tài chính cá nhân.
21:18 8/1/2024
3 ái nữ nhà 'vua tôm' dự chi gần 400 tỷ mua cổ phiếuThị trường chứng khoán tiếp tục đón thêm thương vụ chuyển nhượng lượng lớn cổ phiếu tại Công ty Thủy sản Minh Phú từ 3 ái nữ nhà "vua tôm" Lê Văn Quang.
17:30 8/1/2024
Cổ phiếu của 'trùm' đất Thủ Thiêm tăng kịch trầnDòng tiền của nhà đầu tư đổ xô vào các cổ phiếu bất động sản, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp đang sở hữu quỹ đất lớn tại khu vực Thủ Thiêm.
12:52 8/1/2024
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | |
Giá vàng nhẫn lao dốc, người mua lỗ gần 2 triệu/lượng chỉ sau 1 tuần | Theo đà biến động của giá vàng thế giới, mặt hàng vàng nhẫn trong nước đã quay đầu giảm 300.000 đồng phiên hôm nay, hiện neo tại mốc 61,75 triệu/lượng bán ra. | Trong phiên giao dịch hôm nay (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới tiếp tục ghi nhận xu hướng giảm sâu và chốt tuần ở mức 2.004 USD/ounce. Trong tuần này, giá vàng thế giới đã có bước nhảy vọt rồi lao dốc không phanh, mất tới 143 USD/ounce. Mức giảm này quy đổi tương đương 4,2 triệu đồng/lượng vàng trong nước.
Biến động giảm của thị trường thế giới đã tác động tới thị trường vàng trong nước. Theo đó, trong phiên giao dịch cuối tuần (9/12), cả mặt hàng vàng miếng SJC và vàng nhẫn đều ghi nhận xu hướng giảm.
Cụ thể, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) hiện niêm yết giá mua đối với mặt hàng vàng miếng ở mức 72,8 triệu/lượng và giá bán ra ở 74,02 triệu/lượng. So với phiên liền trước, giá giao dịch đã giảm 300.000 đồng/lượng ở chiều mua và 100.000 đồng ở chiều bán.
Cũng tại SJC, các mặt hàng vàng nhẫn 99,99% loại 1-5 chỉ hiện được niêm yết ở mức 60,7 - 61,75 triệu/lượng (mua - bán), giảm 300.000 đồng so với phiên liền trước. Vàng nhẫn 99,99% loại nửa chỉ của thương hiệu vàng quốc gia cũng ghi nhận mức giảm tương ứng, hiện ở 60,7 - 61,85 triệu đồng/lượng.
Đáng chú ý, so với một tuần trước (2/12), giá bán mỗi lượng vàng nhẫn tại SJC đã giảm tới gần 900.000 đồng. Diễn biến giảm này cùng với chênh lệch giá mua - bán doanh nghiệp đưa ra khiến người mua vàng nhẫn SJC một tuần trước đến nay đã phải chịu khoản lỗ gần 2 triệu đồng/lượng.
DIỄN BIẾN GIÁ BÁN VÀNG NHẪN SJC 99,99% TUẦN 2-9/12 Nguồn: SJC. Nhãn2/124/125/126/127/128/129/12 Giá bán triệu đồng/lượng 62650626506225061950620006205061750
Không riêng SJC, giá vàng miếng tại các thương hiệu lớn như Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI hay Công ty Bảo Tín Minh Châu... cũng đang ghi nhận xu hướng giảm 100.00-200.000 đồng, hiện giao dịch quanh mức 72,9 - 74 triệu/lượng.
Trong đó, PNJ hiện chấp nhận mua vào vàng miếng ở mức 73 triệu/lượng và bán ra ở 74,1 triệu đồng. Cũng tại doanh nghiệp này, giá mua - bán vàng nhẫn 24K hiện neo tại vùng 60,7 - 61,7 triệu/lượng.
Tương tự SJC, giá vàng nhẫn tại PNJ cũng đã giảm 350.000 đồng/lượng so với phiên liền trước.
Tập đoàn DOJI hiện niêm yết giá vàng miếng tại vùng 72,8 - 74,1 triệu đồng/lượng, giảm 200.000 đồng ở chiều mua và đi ngang ở chiều bán so với chốt phiên hôm qua.
Giá vàng nhẫn tròn 9999 Hưng Thịnh Vượng tại doanh nghiệp này hiện giao dịch ở 60,7 - 61,85 triệu/lượng, giảm lần lượt 400.000 đồng chiều mua và 300.000 đồng chiều bán. Đây cũng là mức giảm sâu nhất được ghi nhận với mặt hàng vàng nhẫn trong nước hôm nay.
Bảo Tín Minh Châu hiện neo giá vàng miếng tại vùng 72,82 - 73,85 triệu/lượng, thấp hơn 310.000 đồng chiều mua và 180.000 đồng chiều bán so với hôm qua. Trong khi giá vàng Rồng Thăng Long được giao dịch ở mức 61,13 - 62,23 triệu/lượng, giảm gần 300.000 đồng.
Diễn biến sụt giảm của giá vàng trong nước những phiên gần đây chủ yếu đi theo biến động của giá vàng thế giới. Hiện tại, giá kim quý thế giới quy đổi ra tiền Việt chưa bao gồm thuế phí tương đương 59,25 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giữa vàng thế giới và vàng nhẫn trong nước hiện vào khoảng 3 triệu đồng/lượng. Nếu so với vàng miếng SJC, giá kim quý thế giới hiện vẫn thấp hơn 15 triệu đồng/lượng.
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về doanh nhân, câu chuyện kinh doanh, khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, kinh nghiệm quản trị... tại Tủ sách doanh nhân. Những cuốn sách được chia sẻ bởi các doanh nhân nổi tiếng thế giới như Bill Gate, Warren Buffett, Elon Musk...
Chủ tịch SZG xin từ chức, giá cổ phiếu tăng gần kịch trầnÔng Trần Hoài Nam, Chủ tịch HĐQT CTCP Sonadezi Giang Điền (UPCoM: SZG) đã có đơn xin từ nhiệm chức Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2022-2027.
14:11 9/12/2023
Gần 69% doanh nghiệp phải cắt giảm lao động trong năm nayTheo Navigos Search, 68,7% trong số 555 doanh nghiệp ở tất cả nhóm ngành đã phải cắt giảm lao động trong năm 2023 để ứng phó với các biến động thị trường.
14:05 9/12/2023 | Giá vàng nhẫn lao dốc, người mua lỗ gần 2 triệu/lượng chỉ sau 1 tuần
Theo đà biến động của giá vàng thế giới, mặt hàng vàng nhẫn trong nước đã quay đầu giảm 300.000 đồng phiên hôm nay, hiện neo tại mốc 61,75 triệu/lượng bán ra.
Trong phiên giao dịch hôm nay (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới tiếp tục ghi nhận xu hướng giảm sâu và chốt tuần ở mức 2.004 USD/ounce. Trong tuần này, giá vàng thế giới đã có bước nhảy vọt rồi lao dốc không phanh, mất tới 143 USD/ounce. Mức giảm này quy đổi tương đương 4,2 triệu đồng/lượng vàng trong nước.
Biến động giảm của thị trường thế giới đã tác động tới thị trường vàng trong nước. Theo đó, trong phiên giao dịch cuối tuần (9/12), cả mặt hàng vàng miếng SJC và vàng nhẫn đều ghi nhận xu hướng giảm.
Cụ thể, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) hiện niêm yết giá mua đối với mặt hàng vàng miếng ở mức 72,8 triệu/lượng và giá bán ra ở 74,02 triệu/lượng. So với phiên liền trước, giá giao dịch đã giảm 300.000 đồng/lượng ở chiều mua và 100.000 đồng ở chiều bán.
Cũng tại SJC, các mặt hàng vàng nhẫn 99,99% loại 1-5 chỉ hiện được niêm yết ở mức 60,7 - 61,75 triệu/lượng (mua - bán), giảm 300.000 đồng so với phiên liền trước. Vàng nhẫn 99,99% loại nửa chỉ của thương hiệu vàng quốc gia cũng ghi nhận mức giảm tương ứng, hiện ở 60,7 - 61,85 triệu đồng/lượng.
Đáng chú ý, so với một tuần trước (2/12), giá bán mỗi lượng vàng nhẫn tại SJC đã giảm tới gần 900.000 đồng. Diễn biến giảm này cùng với chênh lệch giá mua - bán doanh nghiệp đưa ra khiến người mua vàng nhẫn SJC một tuần trước đến nay đã phải chịu khoản lỗ gần 2 triệu đồng/lượng.
DIỄN BIẾN GIÁ BÁN VÀNG NHẪN SJC 99,99% TUẦN 2-9/12 Nguồn: SJC. Nhãn2/124/125/126/127/128/129/12 Giá bán triệu đồng/lượng 62650626506225061950620006205061750
Không riêng SJC, giá vàng miếng tại các thương hiệu lớn như Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI hay Công ty Bảo Tín Minh Châu... cũng đang ghi nhận xu hướng giảm 100.00-200.000 đồng, hiện giao dịch quanh mức 72,9 - 74 triệu/lượng.
Trong đó, PNJ hiện chấp nhận mua vào vàng miếng ở mức 73 triệu/lượng và bán ra ở 74,1 triệu đồng. Cũng tại doanh nghiệp này, giá mua - bán vàng nhẫn 24K hiện neo tại vùng 60,7 - 61,7 triệu/lượng.
Tương tự SJC, giá vàng nhẫn tại PNJ cũng đã giảm 350.000 đồng/lượng so với phiên liền trước.
Tập đoàn DOJI hiện niêm yết giá vàng miếng tại vùng 72,8 - 74,1 triệu đồng/lượng, giảm 200.000 đồng ở chiều mua và đi ngang ở chiều bán so với chốt phiên hôm qua.
Giá vàng nhẫn tròn 9999 Hưng Thịnh Vượng tại doanh nghiệp này hiện giao dịch ở 60,7 - 61,85 triệu/lượng, giảm lần lượt 400.000 đồng chiều mua và 300.000 đồng chiều bán. Đây cũng là mức giảm sâu nhất được ghi nhận với mặt hàng vàng nhẫn trong nước hôm nay.
Bảo Tín Minh Châu hiện neo giá vàng miếng tại vùng 72,82 - 73,85 triệu/lượng, thấp hơn 310.000 đồng chiều mua và 180.000 đồng chiều bán so với hôm qua. Trong khi giá vàng Rồng Thăng Long được giao dịch ở mức 61,13 - 62,23 triệu/lượng, giảm gần 300.000 đồng.
Diễn biến sụt giảm của giá vàng trong nước những phiên gần đây chủ yếu đi theo biến động của giá vàng thế giới. Hiện tại, giá kim quý thế giới quy đổi ra tiền Việt chưa bao gồm thuế phí tương đương 59,25 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giữa vàng thế giới và vàng nhẫn trong nước hiện vào khoảng 3 triệu đồng/lượng. Nếu so với vàng miếng SJC, giá kim quý thế giới hiện vẫn thấp hơn 15 triệu đồng/lượng.
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về doanh nhân, câu chuyện kinh doanh, khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, kinh nghiệm quản trị... tại Tủ sách doanh nhân. Những cuốn sách được chia sẻ bởi các doanh nhân nổi tiếng thế giới như Bill Gate, Warren Buffett, Elon Musk...
Chủ tịch SZG xin từ chức, giá cổ phiếu tăng gần kịch trầnÔng Trần Hoài Nam, Chủ tịch HĐQT CTCP Sonadezi Giang Điền (UPCoM: SZG) đã có đơn xin từ nhiệm chức Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2022-2027.
14:11 9/12/2023
Gần 69% doanh nghiệp phải cắt giảm lao động trong năm nayTheo Navigos Search, 68,7% trong số 555 doanh nghiệp ở tất cả nhóm ngành đã phải cắt giảm lao động trong năm 2023 để ứng phó với các biến động thị trường.
14:05 9/12/2023 | |
Ca sĩ Khánh Phương bị phạt gần 250 triệu vì mua chui cổ phiếu | Ngoài bị phạt gần 250 triệu đồng, ông Phạm Khánh Phương phải bán cổ phiếu SJC nhằm giảm tỷ lệ sở hữu xuống dưới mức phải chào mua công khai. | Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với ông Phạm Khánh Phương (ca sĩ Khánh Phương).
Cụ thể, ông bị phạt tiền 150 triệu đồng do không đăng ký chào mua công khai theo quy định pháp luật. Trong khoảng thời gian từ ngày 23/6/2022 đến ngày 28/10/2022, ông Phương đã mua hơn 3,15 triệu cổ phiếu SJC của Công ty CP Sông Đà 1.01 làm tăng tỷ lệ nắm giữ từ 0% lên 45,5% vốn điều lệ.
Đến ngày 23/12/2022, ông Phương tiếp tục mua 100.000 cổ phiếu SJC và bán 21.800 cổ phiếu SJC làm tăng tỷ lệ nắm giữ từ 1,71 triệu cổ phiếu SJC (tương ứng 24,69%) lên 1,79 triệu cổ phiếu SJC (tương ứng 25,81%). Tuy nhiên, ông không thực hiện đăng ký chào mua công khai đối với những giao dịch trên.
Về biện pháp khắc phục hậu quả, UBCKNN yêu cầu ông Phương buộc từ bỏ quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được ủy quyền trên số cổ phần có được từ hành vi vi phạm và buộc bán cổ phiếu để giảm tỷ lệ nắm giữ xuống dưới mức phải chào mua công khai đối với hành vi vi phạm trong thời hạn tối đa 6 tháng kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành.
Bên cạnh đó, ông Phương còn bị phạt tiền 60 triệu đồng do không báo cáo khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng.
Theo cơ quan quản lý, ngày 14/10/2022, ông Phương đã mua 96.600 cổ phiếu SJC dẫn đến khối lượng (tỷ lệ) sở hữu tăng từ 289.200 cổ phiếu SJC (4,17%) lên 385.800 cổ phiếu SJC (5,56%), trở thành cổ đông lớn của Sông Đà 1.01 nhưng không báo cáo Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).
Đà tăng gấp 13 lần của cổ phiếu SJC khi có nhóm cổ đông mới tham gia hồi năm 2022. Đồ thị: TradingView.
Ngoài ra, ông Phương còn bị phạt tiền 35 triệu đồng do không báo cáo khi có thay đổi về tỷ lệ cổ phiếu sở hữu qua các ngưỡng 1% số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết. UBCKNN cho biết từ ngày 21/10-30/12/2022, ông Phương liên tục thực hiện mua và bán cổ phiếu SJC, làm thay đổi tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của ông và nhóm người liên quan sau giao dịch vượt ngưỡng 1% cổ phiếu có quyền biểu quyết của SJC.
Cụ thể: Tăng từ 5,56% lên 8,42%; tăng từ 47,66% lên 48,62%; giảm từ 48,13% xuống 24,53%; giảm từ 48,06% xuống còn 47,83%; tăng từ 47.83% lên 48.26%; tăng từ 25,81% lên 26,04%. Tuy nhiên, ông Phương không báo cáo hoặc báo cáo không đúng thời hạn với HNX khi có thay đổi tỷ lệ sở hữu cổ phiếu SJC. Tổng cộng, ông Phạm Khánh Phương bị xử phạt hành chính 245 triệu đồng.
Ca sĩ Khánh Phương trở thành cổ đông lớn tại Sông Đà 1.01 sau giao dịch mua tới 45,5% vốn doanh nghiệp địa ốc này. Sau nhiều lần mua - bán khớp lệnh, hiện vị này vẫn còn nắm giữ gần 1,7 triệu cổ phiếu SJC, tương đương 24,26% vốn doanh nghiệp và vẫn là cổ đông lớn nhất tại Sông Đà 1.01.
Trong năm 2022 ghi nhận nhiều biến động ở cơ cấu cổ đông và ban lãnh đạo, Công ty CP Sông Đà 1.01 (SJC) đã báo lỗ ròng 5,3 tỷ đồng, mức lỗ kỷ lục của doanh nghiệp này.
Sông Đà 1.01 được thành lập vào năm 2003, hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, kinh doanh bất động sản. Các dự án do công ty từng tham gia xây dựng và đầu tư có thể kể đến như Chung cư cao cấp Vinafor, Eco Green Tower, Hemisco Xa La, Tòa nhà CT1 Văn Khê.
Đây là một trong các công ty đã thực hiện niêm yết cổ phiếu trên sàn HNX từ sớm vào giai đoạn 2007. Tuy nhiên, do kinh doanh bết bát và vi phạm công bố thông tin nên cổ phiếu SJC bị đẩy xuống giao dịch tại UPCoM.
Đáng chú ý, từ khi giao dịch trên UPCoM vào ngày 2/7/2021 với thị giá 1.400 đồng/đơn vị, cổ phiếu SJC đã tăng dựng đứng lên vùng 18.000 đồng/cổ phiếu trong năm 2022 khi có sự xuất hiện nhóm cổ đông lớn kể trên, tương đương mức tăng ròng gần 13 lần. Trong phiên giao dịch gần nhất, SJC tăng trần lên 15.700 đồng/cp.
Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế
6 bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 0%Trong 6 tháng đầu năm, tỷ lệ giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài của các bộ, ngành chỉ đạt 27,2% (tương đương 3.225 tỷ đồng).
20:07 28/6/2023
Reuters: Thaco xem xét bán 20% cổ phần của Thaco AutoThaco đang cân nhắc bán khoảng 20% cổ phần của Thaco Auto với giá trị khoảng 5 tỷ USD để đầu tư cho các dự án bất động sản của tập đoàn.
17:36 28/6/2023
Giảm 50% lệ phí trước bạ với ôtô lắp ráp trong nước từ ngày 1/7Chính sách hỗ trợ lệ phí trước bạ cho ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước có hiệu lực trong 6 tháng và áp dụng từ 1/7.
11:43 28/6/2023 | Ca sĩ Khánh Phương bị phạt gần 250 triệu vì mua chui cổ phiếu
Ngoài bị phạt gần 250 triệu đồng, ông Phạm Khánh Phương phải bán cổ phiếu SJC nhằm giảm tỷ lệ sở hữu xuống dưới mức phải chào mua công khai.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với ông Phạm Khánh Phương (ca sĩ Khánh Phương).
Cụ thể, ông bị phạt tiền 150 triệu đồng do không đăng ký chào mua công khai theo quy định pháp luật. Trong khoảng thời gian từ ngày 23/6/2022 đến ngày 28/10/2022, ông Phương đã mua hơn 3,15 triệu cổ phiếu SJC của Công ty CP Sông Đà 1.01 làm tăng tỷ lệ nắm giữ từ 0% lên 45,5% vốn điều lệ.
Đến ngày 23/12/2022, ông Phương tiếp tục mua 100.000 cổ phiếu SJC và bán 21.800 cổ phiếu SJC làm tăng tỷ lệ nắm giữ từ 1,71 triệu cổ phiếu SJC (tương ứng 24,69%) lên 1,79 triệu cổ phiếu SJC (tương ứng 25,81%). Tuy nhiên, ông không thực hiện đăng ký chào mua công khai đối với những giao dịch trên.
Về biện pháp khắc phục hậu quả, UBCKNN yêu cầu ông Phương buộc từ bỏ quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được ủy quyền trên số cổ phần có được từ hành vi vi phạm và buộc bán cổ phiếu để giảm tỷ lệ nắm giữ xuống dưới mức phải chào mua công khai đối với hành vi vi phạm trong thời hạn tối đa 6 tháng kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành.
Bên cạnh đó, ông Phương còn bị phạt tiền 60 triệu đồng do không báo cáo khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng.
Theo cơ quan quản lý, ngày 14/10/2022, ông Phương đã mua 96.600 cổ phiếu SJC dẫn đến khối lượng (tỷ lệ) sở hữu tăng từ 289.200 cổ phiếu SJC (4,17%) lên 385.800 cổ phiếu SJC (5,56%), trở thành cổ đông lớn của Sông Đà 1.01 nhưng không báo cáo Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).
Đà tăng gấp 13 lần của cổ phiếu SJC khi có nhóm cổ đông mới tham gia hồi năm 2022. Đồ thị: TradingView.
Ngoài ra, ông Phương còn bị phạt tiền 35 triệu đồng do không báo cáo khi có thay đổi về tỷ lệ cổ phiếu sở hữu qua các ngưỡng 1% số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết. UBCKNN cho biết từ ngày 21/10-30/12/2022, ông Phương liên tục thực hiện mua và bán cổ phiếu SJC, làm thay đổi tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của ông và nhóm người liên quan sau giao dịch vượt ngưỡng 1% cổ phiếu có quyền biểu quyết của SJC.
Cụ thể: Tăng từ 5,56% lên 8,42%; tăng từ 47,66% lên 48,62%; giảm từ 48,13% xuống 24,53%; giảm từ 48,06% xuống còn 47,83%; tăng từ 47.83% lên 48.26%; tăng từ 25,81% lên 26,04%. Tuy nhiên, ông Phương không báo cáo hoặc báo cáo không đúng thời hạn với HNX khi có thay đổi tỷ lệ sở hữu cổ phiếu SJC. Tổng cộng, ông Phạm Khánh Phương bị xử phạt hành chính 245 triệu đồng.
Ca sĩ Khánh Phương trở thành cổ đông lớn tại Sông Đà 1.01 sau giao dịch mua tới 45,5% vốn doanh nghiệp địa ốc này. Sau nhiều lần mua - bán khớp lệnh, hiện vị này vẫn còn nắm giữ gần 1,7 triệu cổ phiếu SJC, tương đương 24,26% vốn doanh nghiệp và vẫn là cổ đông lớn nhất tại Sông Đà 1.01.
Trong năm 2022 ghi nhận nhiều biến động ở cơ cấu cổ đông và ban lãnh đạo, Công ty CP Sông Đà 1.01 (SJC) đã báo lỗ ròng 5,3 tỷ đồng, mức lỗ kỷ lục của doanh nghiệp này.
Sông Đà 1.01 được thành lập vào năm 2003, hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, kinh doanh bất động sản. Các dự án do công ty từng tham gia xây dựng và đầu tư có thể kể đến như Chung cư cao cấp Vinafor, Eco Green Tower, Hemisco Xa La, Tòa nhà CT1 Văn Khê.
Đây là một trong các công ty đã thực hiện niêm yết cổ phiếu trên sàn HNX từ sớm vào giai đoạn 2007. Tuy nhiên, do kinh doanh bết bát và vi phạm công bố thông tin nên cổ phiếu SJC bị đẩy xuống giao dịch tại UPCoM.
Đáng chú ý, từ khi giao dịch trên UPCoM vào ngày 2/7/2021 với thị giá 1.400 đồng/đơn vị, cổ phiếu SJC đã tăng dựng đứng lên vùng 18.000 đồng/cổ phiếu trong năm 2022 khi có sự xuất hiện nhóm cổ đông lớn kể trên, tương đương mức tăng ròng gần 13 lần. Trong phiên giao dịch gần nhất, SJC tăng trần lên 15.700 đồng/cp.
Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế
6 bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 0%Trong 6 tháng đầu năm, tỷ lệ giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài của các bộ, ngành chỉ đạt 27,2% (tương đương 3.225 tỷ đồng).
20:07 28/6/2023
Reuters: Thaco xem xét bán 20% cổ phần của Thaco AutoThaco đang cân nhắc bán khoảng 20% cổ phần của Thaco Auto với giá trị khoảng 5 tỷ USD để đầu tư cho các dự án bất động sản của tập đoàn.
17:36 28/6/2023
Giảm 50% lệ phí trước bạ với ôtô lắp ráp trong nước từ ngày 1/7Chính sách hỗ trợ lệ phí trước bạ cho ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước có hiệu lực trong 6 tháng và áp dụng từ 1/7.
11:43 28/6/2023 | |
UOB Việt Nam tăng vốn lên 8.000 tỷ đồng, cao nhất nhóm ngân hàng ngoại | Ngân hàng UOB của Singapore vừa tăng vốn điều lệ của ngân hàng UOB Việt Nam thêm 3.000 tỷ đồng nhằm đẩy mạnh hơn nữa dịch vụ bán lẻ lẫn bán buôn. | Với việc tăng vốn lên 8.000 tỷ đồng, UOB Việt Nam đang là ngân hàng ngoại có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. Ảnh: UOB.
Ngân hàng UOB Việt Nam vừa có thông báo về việc đã tăng vốn điều lệ từ 5.000 tỷ đồng lên 8.000 tỷ đồng thông qua việc bơm vốn từ ngân hàng mẹ UOB tại Singapore.
Trước đó, vào ngày 28/11, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản chấp thuận cho phép UOB Việt Nam nâng vốn điều lệ. Đây là lần tăng vốn điều lệ thứ hai trong vòng 3 năm qua của UOB Việt Nam.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, tính đến tháng 9/2023, Woori Bank là nhà băng có vốn điều lệ cao nhất nhóm ngân hàng 100% vốn nước ngoài kinh doanh tại thị trường Việt Nam, ở mức 7.700 tỷ đồng, sau đó là HSBC với vốn điều lệ hơn 7.528 tỷ đồng.
Như vậy sau đợt tăng vốn từ ngân hàng mẹ UOB Singapore lên mức 8.000 tỷ đồng, UOB Việt Nam đang là ngân hàng ngoại có vốn điều lệ lớn nhất thị trường trong nước.
Ngân hàng này cho biết việc tăng vốn sẽ góp phần giúp UOB Việt Nam đạt được các mục tiêu chiến lược trong 5 năm tới, với trọng tâm là thúc đẩy hoạt động kinh doanh bán lẻ, mở rộng cơ sở khách hàng và gia tăng thị phần. Bên cạnh đó cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng này đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh trong mảng bán buôn, hỗ trợ các khách hàng doanh nghiệp xuyên suốt chuỗi cung ứng.
“Việt Nam là thị trường chiến lược của UOB tại ASEAN. Quyết định tăng vốn sẽ giúp chúng tôi hiện thực hóa tham vọng trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ và ngân hàng nước ngoài hàng đầu tại Việt Nam”, Ông Victor Ngo, Tổng giám đốc UOB Việt Nam nhấn mạnh.
Năm 2023 cũng đánh dấu 30 năm UOB hiện diện tại Việt Nam. Vào tháng 3 năm nay, UOB đã hoàn tất việc mua lại mảng kinh doanh ngân hàng bán lẻ của Citigroup tại Việt Nam, từ đó tăng gấp đôi dư nợ cho vay và tiền gửi, tăng gấp ba cơ sở khách hàng bán lẻ của ngân hàng.
Gần đây, UOB đã gia hạn Biên bản ghi nhớ (MOU) với Cục Đầu tư nước ngoài, tập trung thu hút vốn FDI chất lượng cao vào Việt Nam, thúc đẩy tạo việc làm, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ cao, số hóa, tăng trưởng xanh, bền vững, năng lượng mới, chất bán dẫn và tài chính.
UOB Việt Nam cho biết kể từ khi ký MOU với Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam vào tháng 4/2015, đơn vị Tư vấn Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài (FDIA) của UOB đã hỗ trợ hơn 290 công ty đầu tư vào Việt Nam, đóng góp khoản đầu tư ước tính khoảng 6,3 tỷ USD Singapore (tương đương 113.866 tỷ đồng) và tạo điều kiện để tạo ra khoảng 57.000 cơ hội việc làm tại Việt Nam.
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về doanh nhân, câu chuyện kinh doanh, khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, kinh nghiệm quản trị... tại Tủ sách doanh nhân. Những cuốn sách được chia sẻ bởi các doanh nhân nổi tiếng thế giới như Bill Gate, Warren Buffett, Elon Musk...
Một doanh nghiệp địa ốc hoàn tất thương vụ nhận chuyển nhượng cổ phầnGiá trị thương vụ lên đến 450 tỷ đồng, qua đó doanh nghiệp này sẽ sở hữu dự án biệt thự sinh thái nghỉ dưỡng 6 sao đầu tiên tại Hà Nội.
08:00 26/12/2023
Nhà đầu tư đón 'mưa' cổ tức tiền mặt chốt ngay trong tuần nàyTrong tuần cuối cùng năm nay (25-29/12), cổ đông của 32 doanh nghiệp sẽ được chốt quyền trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ chi trả cao nhất lên tới 30%.
07:00 26/12/2023
Lãi suất gửi tiết kiệm tạo đáy mới, chỉ còn 1,9%/nămKhách hàng cá nhân gửi tiền kỳ hạn 1-2 tháng tại Vietcombank hiện chỉ được hưởng mức lãi suất thấp kỷ lục là 1,9%/năm.
16:57 25/12/2023 | UOB Việt Nam tăng vốn lên 8.000 tỷ đồng, cao nhất nhóm ngân hàng ngoại
Ngân hàng UOB của Singapore vừa tăng vốn điều lệ của ngân hàng UOB Việt Nam thêm 3.000 tỷ đồng nhằm đẩy mạnh hơn nữa dịch vụ bán lẻ lẫn bán buôn.
Với việc tăng vốn lên 8.000 tỷ đồng, UOB Việt Nam đang là ngân hàng ngoại có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. Ảnh: UOB.
Ngân hàng UOB Việt Nam vừa có thông báo về việc đã tăng vốn điều lệ từ 5.000 tỷ đồng lên 8.000 tỷ đồng thông qua việc bơm vốn từ ngân hàng mẹ UOB tại Singapore.
Trước đó, vào ngày 28/11, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản chấp thuận cho phép UOB Việt Nam nâng vốn điều lệ. Đây là lần tăng vốn điều lệ thứ hai trong vòng 3 năm qua của UOB Việt Nam.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, tính đến tháng 9/2023, Woori Bank là nhà băng có vốn điều lệ cao nhất nhóm ngân hàng 100% vốn nước ngoài kinh doanh tại thị trường Việt Nam, ở mức 7.700 tỷ đồng, sau đó là HSBC với vốn điều lệ hơn 7.528 tỷ đồng.
Như vậy sau đợt tăng vốn từ ngân hàng mẹ UOB Singapore lên mức 8.000 tỷ đồng, UOB Việt Nam đang là ngân hàng ngoại có vốn điều lệ lớn nhất thị trường trong nước.
Ngân hàng này cho biết việc tăng vốn sẽ góp phần giúp UOB Việt Nam đạt được các mục tiêu chiến lược trong 5 năm tới, với trọng tâm là thúc đẩy hoạt động kinh doanh bán lẻ, mở rộng cơ sở khách hàng và gia tăng thị phần. Bên cạnh đó cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng này đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh trong mảng bán buôn, hỗ trợ các khách hàng doanh nghiệp xuyên suốt chuỗi cung ứng.
“Việt Nam là thị trường chiến lược của UOB tại ASEAN. Quyết định tăng vốn sẽ giúp chúng tôi hiện thực hóa tham vọng trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ và ngân hàng nước ngoài hàng đầu tại Việt Nam”, Ông Victor Ngo, Tổng giám đốc UOB Việt Nam nhấn mạnh.
Năm 2023 cũng đánh dấu 30 năm UOB hiện diện tại Việt Nam. Vào tháng 3 năm nay, UOB đã hoàn tất việc mua lại mảng kinh doanh ngân hàng bán lẻ của Citigroup tại Việt Nam, từ đó tăng gấp đôi dư nợ cho vay và tiền gửi, tăng gấp ba cơ sở khách hàng bán lẻ của ngân hàng.
Gần đây, UOB đã gia hạn Biên bản ghi nhớ (MOU) với Cục Đầu tư nước ngoài, tập trung thu hút vốn FDI chất lượng cao vào Việt Nam, thúc đẩy tạo việc làm, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ cao, số hóa, tăng trưởng xanh, bền vững, năng lượng mới, chất bán dẫn và tài chính.
UOB Việt Nam cho biết kể từ khi ký MOU với Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam vào tháng 4/2015, đơn vị Tư vấn Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài (FDIA) của UOB đã hỗ trợ hơn 290 công ty đầu tư vào Việt Nam, đóng góp khoản đầu tư ước tính khoảng 6,3 tỷ USD Singapore (tương đương 113.866 tỷ đồng) và tạo điều kiện để tạo ra khoảng 57.000 cơ hội việc làm tại Việt Nam.
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về doanh nhân, câu chuyện kinh doanh, khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, kinh nghiệm quản trị... tại Tủ sách doanh nhân. Những cuốn sách được chia sẻ bởi các doanh nhân nổi tiếng thế giới như Bill Gate, Warren Buffett, Elon Musk...
Một doanh nghiệp địa ốc hoàn tất thương vụ nhận chuyển nhượng cổ phầnGiá trị thương vụ lên đến 450 tỷ đồng, qua đó doanh nghiệp này sẽ sở hữu dự án biệt thự sinh thái nghỉ dưỡng 6 sao đầu tiên tại Hà Nội.
08:00 26/12/2023
Nhà đầu tư đón 'mưa' cổ tức tiền mặt chốt ngay trong tuần nàyTrong tuần cuối cùng năm nay (25-29/12), cổ đông của 32 doanh nghiệp sẽ được chốt quyền trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ chi trả cao nhất lên tới 30%.
07:00 26/12/2023
Lãi suất gửi tiết kiệm tạo đáy mới, chỉ còn 1,9%/nămKhách hàng cá nhân gửi tiền kỳ hạn 1-2 tháng tại Vietcombank hiện chỉ được hưởng mức lãi suất thấp kỷ lục là 1,9%/năm.
16:57 25/12/2023 | |
Chứng khoán 11/1: Khối ngoại có phiên mua ròng đầu tiên trong năm mới | Khối ngoại gom hàng trở lại, chấm dứt chuỗi 7 phiên bán ròng liên tiếp kể từ đầu năm đến nay. Quy mô đợt mua ròng phiên 11/1 đạt 135 tỷ đồng. | Thị trường chứng khoán trong phiên 11/1 có khởi đầu tương đối tích cực. Chỉ số VN-Index có thời điểm tăng hơn 7 điểm và áp sát mốc 1.170 điểm.
Tuy nhiên, chỉ số bất ngờ lao dốc ngay từ đầu phiên chiều khi áp lực bán tại những cổ phiếu vốn hóa lớn xuất hiện. Ngay khi bị kéo xuống dưới tham chiếu, VN-Index sớm nhận được lực đỡ và phục hồi dần về trên tham chiếu.
Kết phiên, VN-Index tăng 0,68 điểm (+0,06%) lên 1.162,22 điểm; HNX-Index tăng 1,3 điểm (+0,56%) lên 232,71 điểm; UPCoM-Index tăng 0,41 điểm (+0,47%) lên 87,56 điểm.
VN-Index đang ở mức cao nhất kể từ cuối tháng 9 năm ngoái. Ảnh: DNSE.
Rổ cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 ghi nhận 20 mã tăng, 3 mã giữ tham chiếu và 7 mã giảm. Trong nhóm mã giảm, cổ phiếu BID có biên độ giảm cao nhất (-1,9%). Đây cũng là mã dẫn đầu nhóm tác động tiêu cực đến chỉ số bên cạnh VHM, GVR, MBB và VCB.
Chiều ngược lại, nhóm bảo vệ chỉ số gồm có những cái tên như EIB, BCM, BVH, GAS, HPG và HAG.
Trong khi nhóm ngân hàng phân hóa và điều chỉnh tại một số mã vốn hóa lớn, các nhóm cổ phiếu tài chính khác như bảo hiểm, chứng khoán lại được giao dịch thuận lợi.
Với nhóm chứng khoán, chỉ duy nhất mã VFS của Chứng khoán Nhất Việt điều chỉnh với biên độ 1,62%. Các mã khác đều tăng mạnh, điển hình như SSI (+0,59%), VND (+0,92%), VCI (+1,32%), SHS (+1,09%), VIX (+3%).
Tương tự, nhóm bảo hiểm có BHV tăng 3,7%, PVI tăng 1,31%, VNR tăng 1,29%, BIC tăng 3,66%, MIG tăng 0,28%, PGI tăng 4,21%.
Khối ngoại phát tin vui khi mua ròng trở lại 135 tỷ đồng. Trước đó, các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng liên tiếp 7 phiên giao dịch.
Nhóm cổ phiếu hút tiền khối ngoại vẫn tập trung chủ yếu ở ngành ngân hàng, đơn cử như STB 71 tỷ đồng, OCB 51 tỷ đồng, VPB 49 tỷ đồng, VCB 46 tỷ đồng. Ngoài ra còn có IDC 59 tỷ đồng, HPG 58 tỷ đồng, KBC 47 tỷ đồng.
Ở chiều bán, một số cổ phiếu nhóm ngân hàng bắt đầu được chốt lời như SHS 66 tỷ đồng, SSI 42 tỷ đồng. Bên cạnh đó, chứng chỉ quỹ FUEVFVND bị bán ròng 61 tỷ đồng, PVD 42 tỷ đồng, VNM 36 tỷ đồng.
Chứng khoán 10/1: Cổ phiếu ngân hàng 'giải cứu' VN-IndexNhóm ngân hàng gồm những cái tên tiêu biểu như VCB, BID, CTG, VPB đều ghi nhận biên độ tăng tốt, qua đó kéo VN-Index thoát khỏi sự ảnh hưởng của làn sóng chốt lời.
16:41 10/1/2024
CII lại tặng tiền nếu cổ đông đi họpTương như những kỳ họp Đại hội đồng cổ đông trước đó, CTCP Đầu tư Hạ tầng kỹ thuật TP.HCM tiếp tục thông báo tri ân tiền mặt cho cổ đông tham dự hoặc ủy quyền đi họp.
15:09 10/1/2024
Chứng khoán 9/1: VN-Index mất chuỗi tăng 7 phiênÁp lực chốt lời xuất hiện sau khi VN-Index vượt qua mốc 1.160 điểm vào hôm qua. Lực đỡ từ các cổ phiếu trụ ngành ngân hàng như VCB, CTG giúp chỉ số không giảm sâu.
17:50 9/1/2024
Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân. | Chứng khoán 11/1: Khối ngoại có phiên mua ròng đầu tiên trong năm mới
Khối ngoại gom hàng trở lại, chấm dứt chuỗi 7 phiên bán ròng liên tiếp kể từ đầu năm đến nay. Quy mô đợt mua ròng phiên 11/1 đạt 135 tỷ đồng.
Thị trường chứng khoán trong phiên 11/1 có khởi đầu tương đối tích cực. Chỉ số VN-Index có thời điểm tăng hơn 7 điểm và áp sát mốc 1.170 điểm.
Tuy nhiên, chỉ số bất ngờ lao dốc ngay từ đầu phiên chiều khi áp lực bán tại những cổ phiếu vốn hóa lớn xuất hiện. Ngay khi bị kéo xuống dưới tham chiếu, VN-Index sớm nhận được lực đỡ và phục hồi dần về trên tham chiếu.
Kết phiên, VN-Index tăng 0,68 điểm (+0,06%) lên 1.162,22 điểm; HNX-Index tăng 1,3 điểm (+0,56%) lên 232,71 điểm; UPCoM-Index tăng 0,41 điểm (+0,47%) lên 87,56 điểm.
VN-Index đang ở mức cao nhất kể từ cuối tháng 9 năm ngoái. Ảnh: DNSE.
Rổ cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 ghi nhận 20 mã tăng, 3 mã giữ tham chiếu và 7 mã giảm. Trong nhóm mã giảm, cổ phiếu BID có biên độ giảm cao nhất (-1,9%). Đây cũng là mã dẫn đầu nhóm tác động tiêu cực đến chỉ số bên cạnh VHM, GVR, MBB và VCB.
Chiều ngược lại, nhóm bảo vệ chỉ số gồm có những cái tên như EIB, BCM, BVH, GAS, HPG và HAG.
Trong khi nhóm ngân hàng phân hóa và điều chỉnh tại một số mã vốn hóa lớn, các nhóm cổ phiếu tài chính khác như bảo hiểm, chứng khoán lại được giao dịch thuận lợi.
Với nhóm chứng khoán, chỉ duy nhất mã VFS của Chứng khoán Nhất Việt điều chỉnh với biên độ 1,62%. Các mã khác đều tăng mạnh, điển hình như SSI (+0,59%), VND (+0,92%), VCI (+1,32%), SHS (+1,09%), VIX (+3%).
Tương tự, nhóm bảo hiểm có BHV tăng 3,7%, PVI tăng 1,31%, VNR tăng 1,29%, BIC tăng 3,66%, MIG tăng 0,28%, PGI tăng 4,21%.
Khối ngoại phát tin vui khi mua ròng trở lại 135 tỷ đồng. Trước đó, các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng liên tiếp 7 phiên giao dịch.
Nhóm cổ phiếu hút tiền khối ngoại vẫn tập trung chủ yếu ở ngành ngân hàng, đơn cử như STB 71 tỷ đồng, OCB 51 tỷ đồng, VPB 49 tỷ đồng, VCB 46 tỷ đồng. Ngoài ra còn có IDC 59 tỷ đồng, HPG 58 tỷ đồng, KBC 47 tỷ đồng.
Ở chiều bán, một số cổ phiếu nhóm ngân hàng bắt đầu được chốt lời như SHS 66 tỷ đồng, SSI 42 tỷ đồng. Bên cạnh đó, chứng chỉ quỹ FUEVFVND bị bán ròng 61 tỷ đồng, PVD 42 tỷ đồng, VNM 36 tỷ đồng.
Chứng khoán 10/1: Cổ phiếu ngân hàng 'giải cứu' VN-IndexNhóm ngân hàng gồm những cái tên tiêu biểu như VCB, BID, CTG, VPB đều ghi nhận biên độ tăng tốt, qua đó kéo VN-Index thoát khỏi sự ảnh hưởng của làn sóng chốt lời.
16:41 10/1/2024
CII lại tặng tiền nếu cổ đông đi họpTương như những kỳ họp Đại hội đồng cổ đông trước đó, CTCP Đầu tư Hạ tầng kỹ thuật TP.HCM tiếp tục thông báo tri ân tiền mặt cho cổ đông tham dự hoặc ủy quyền đi họp.
15:09 10/1/2024
Chứng khoán 9/1: VN-Index mất chuỗi tăng 7 phiênÁp lực chốt lời xuất hiện sau khi VN-Index vượt qua mốc 1.160 điểm vào hôm qua. Lực đỡ từ các cổ phiếu trụ ngành ngân hàng như VCB, CTG giúp chỉ số không giảm sâu.
17:50 9/1/2024
Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân. | |
Tòa nhà Techcombank được trao chứng nhận 'Năng lượng xanh 5 sao' | Ngân hàng Techcombank vừa đạt chứng nhận “Năng lượng xanh 5 sao” cho các tòa nhà hội sở tại Hà Nội, khẳng định vị thế “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam và châu Á”. | Để đạt chứng nhận “Năng lượng xanh 5 sao”, các tòa nhà gồm trụ sở chính Techcombank tại số 6 Quang Trung và hội sở tại số 119 Trần Duy Hưng, Hà Nội đã trải qua nhiều vòng khảo sát, kiểm tra để đáp ứng các tiêu chí khắt khe của Sở Công Thương Hà Nội, ban chủ nhiệm chương trình “Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thành phố”.
Năm nay, 66 cơ sở được UBND TP Hà Nội trao chứng nhận “Năng lượng xanh”, trong đó chỉ 16 cơ sở đạt chứng nhận “Năng lượng xanh 5 sao”, gồm 2 tòa nhà hội sở Techcombank. Đây là minh chứng cho những cam kết thúc đẩy phát triển bền vững theo chiến lược ESG - một phần trọng tâm trong định hướng kinh doanh lâu dài của Techcombank.
Chứng nhận tiêu chuẩn “Năng lượng xanh”, được UBND TP Hà Nội công bố thường niên, nhằm vinh danh và khuyến khích các cơ sở, công trình xây dựng tiêu biểu trên địa bàn thành phố có mô hình quản lý năng lượng hiệu quả. Các cơ sở này đồng thời ứng dụng giải pháp kỹ thuật hiện đại, đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ có hiệu suất cao, vận hành đảm bảo sử dụng năng lượng tiết kiệm.
Các tòa nhà hội sợ của Techcombank đạt chứng nhận “Năng lượng xanh 5 sao”.
Chứng nhận “Năng lượng xanh 5 sao” được trao cho cả 2 tòa nhà hội sở của Techcombank trên địa bàn Hà Nội góp phần khẳng định vị thế “Nơi làm việc tốt nhất tại Việt Nam và châu Á” của Techcombank. Ngân hàng này đã khai trương tòa nhà trụ sở chính tại số 6 Quang Trung, Hà Nội; hội sở tại 23 Lê Duẩn, TP.HCM vào đúng lễ kỷ niệm 30 năm thành lập ngân hàng - ngày 27/9. Trước đó, tòa nhà hội sở tại Trần Duy Hưng, Hà Nội được ra mắt năm 2019.
Các tòa hội sở Techcombank đều được thiết kế bởi Foster + Partners - đơn vị có danh tiếng toàn cầu. Foster + Partners cũng là tên tuổi đã tạo nên những biểu tượng kiến trúc hiện đại như trụ sở Apple tại Mỹ.
Với thiết kế kết hợp hài hòa giữa không gian mở và các tiện ích hiện đại, chú trọng công năng sử dụng cũng như đặt yếu tố tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường lên hàng đầu, các tòa nhà hội sở của Techcombank mang đến môi trường làm việc hiện đại, tương tự trụ sở của những tập đoàn lớn trên toàn cầu. Nhờ vậy, đội ngũ nhân viên được trao quyền và thúc đẩy tính sáng tạo tối đa.
Các tòa nhà được thiết kế bởi Foster + Partners.
“Các tòa nhà văn phòng chất lượng quốc tế không chỉ tạo nên diện mạo mới cho Techcombank, mà còn đặt ra các tiêu chuẩn mới về nơi làm việc tốt nhất. Với những tiện nghi hiện đại, thiết kế bền vững, tập trung thúc đẩy tinh thần sáng tạo và hợp tác, nơi làm việc của Techcombank đã thể hiện rõ tinh thần ‘Vượt trội hơn mỗi ngày’”, ông Jens Lottner - Tổng giám đốc Techcombank - chia sẻ.
Trong năm 2022 và 2023, Techcombank trở thành ngân hàng Việt Nam đầu tiên tổ chức chiến dịch “Thu hút nhân tài quốc tế - Overseas Talent Roadshow” với các điểm dừng chân tại Singapore, Mỹ, Vương quốc Anh và Australia nhằm thu hút những nhân tài gốc Việt về nước, gia nhập đội ngũ của mình.
Tháng 9 năm nay, Techcombank trở thành ngân hàng Việt Nam đầu tiên và duy nhất được vinh danh trong top 11 “Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2023” bởi Great Place to Work (GPTW) - tổ chức đánh giá văn hóa doanh nghiệp hàng đầu thế giới. Giải thưởng minh chứng cho những nỗ lực không ngừng của Techcombank trên hành trình 30 năm đầu tư vào nhân tài, tạo dựng môi trường và văn hóa làm việc sáng tạo, nơi nhân viên được trao quyền để phát huy trọn vẹn tiềm năng. | Tòa nhà Techcombank được trao chứng nhận 'Năng lượng xanh 5 sao'
Ngân hàng Techcombank vừa đạt chứng nhận “Năng lượng xanh 5 sao” cho các tòa nhà hội sở tại Hà Nội, khẳng định vị thế “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam và châu Á”.
Để đạt chứng nhận “Năng lượng xanh 5 sao”, các tòa nhà gồm trụ sở chính Techcombank tại số 6 Quang Trung và hội sở tại số 119 Trần Duy Hưng, Hà Nội đã trải qua nhiều vòng khảo sát, kiểm tra để đáp ứng các tiêu chí khắt khe của Sở Công Thương Hà Nội, ban chủ nhiệm chương trình “Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thành phố”.
Năm nay, 66 cơ sở được UBND TP Hà Nội trao chứng nhận “Năng lượng xanh”, trong đó chỉ 16 cơ sở đạt chứng nhận “Năng lượng xanh 5 sao”, gồm 2 tòa nhà hội sở Techcombank. Đây là minh chứng cho những cam kết thúc đẩy phát triển bền vững theo chiến lược ESG - một phần trọng tâm trong định hướng kinh doanh lâu dài của Techcombank.
Chứng nhận tiêu chuẩn “Năng lượng xanh”, được UBND TP Hà Nội công bố thường niên, nhằm vinh danh và khuyến khích các cơ sở, công trình xây dựng tiêu biểu trên địa bàn thành phố có mô hình quản lý năng lượng hiệu quả. Các cơ sở này đồng thời ứng dụng giải pháp kỹ thuật hiện đại, đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ có hiệu suất cao, vận hành đảm bảo sử dụng năng lượng tiết kiệm.
Các tòa nhà hội sợ của Techcombank đạt chứng nhận “Năng lượng xanh 5 sao”.
Chứng nhận “Năng lượng xanh 5 sao” được trao cho cả 2 tòa nhà hội sở của Techcombank trên địa bàn Hà Nội góp phần khẳng định vị thế “Nơi làm việc tốt nhất tại Việt Nam và châu Á” của Techcombank. Ngân hàng này đã khai trương tòa nhà trụ sở chính tại số 6 Quang Trung, Hà Nội; hội sở tại 23 Lê Duẩn, TP.HCM vào đúng lễ kỷ niệm 30 năm thành lập ngân hàng - ngày 27/9. Trước đó, tòa nhà hội sở tại Trần Duy Hưng, Hà Nội được ra mắt năm 2019.
Các tòa hội sở Techcombank đều được thiết kế bởi Foster + Partners - đơn vị có danh tiếng toàn cầu. Foster + Partners cũng là tên tuổi đã tạo nên những biểu tượng kiến trúc hiện đại như trụ sở Apple tại Mỹ.
Với thiết kế kết hợp hài hòa giữa không gian mở và các tiện ích hiện đại, chú trọng công năng sử dụng cũng như đặt yếu tố tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường lên hàng đầu, các tòa nhà hội sở của Techcombank mang đến môi trường làm việc hiện đại, tương tự trụ sở của những tập đoàn lớn trên toàn cầu. Nhờ vậy, đội ngũ nhân viên được trao quyền và thúc đẩy tính sáng tạo tối đa.
Các tòa nhà được thiết kế bởi Foster + Partners.
“Các tòa nhà văn phòng chất lượng quốc tế không chỉ tạo nên diện mạo mới cho Techcombank, mà còn đặt ra các tiêu chuẩn mới về nơi làm việc tốt nhất. Với những tiện nghi hiện đại, thiết kế bền vững, tập trung thúc đẩy tinh thần sáng tạo và hợp tác, nơi làm việc của Techcombank đã thể hiện rõ tinh thần ‘Vượt trội hơn mỗi ngày’”, ông Jens Lottner - Tổng giám đốc Techcombank - chia sẻ.
Trong năm 2022 và 2023, Techcombank trở thành ngân hàng Việt Nam đầu tiên tổ chức chiến dịch “Thu hút nhân tài quốc tế - Overseas Talent Roadshow” với các điểm dừng chân tại Singapore, Mỹ, Vương quốc Anh và Australia nhằm thu hút những nhân tài gốc Việt về nước, gia nhập đội ngũ của mình.
Tháng 9 năm nay, Techcombank trở thành ngân hàng Việt Nam đầu tiên và duy nhất được vinh danh trong top 11 “Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2023” bởi Great Place to Work (GPTW) - tổ chức đánh giá văn hóa doanh nghiệp hàng đầu thế giới. Giải thưởng minh chứng cho những nỗ lực không ngừng của Techcombank trên hành trình 30 năm đầu tư vào nhân tài, tạo dựng môi trường và văn hóa làm việc sáng tạo, nơi nhân viên được trao quyền để phát huy trọn vẹn tiềm năng. | |
Manulife nêu lý do chỉ giải quyết khiếu nại nhận trước 30/4 | Công ty bảo hiểm cho rằng mốc 30/4 là thời hạn phù hợp và đủ dài để khách hàng liên hệ với công ty nhằm phản ánh những vấn đề gặp phải. | Theo thông cáo mới nhất liên quan đến quá trình giải quyết khiếu nại của các khách hàng tham gia sản phẩm bảo hiểm “Tâm An Đầu Tư” thông qua Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Manulife Việt Nam nhấn mạnh hoạt động đối thoại trực tiếp với khách hàng để cân nhắc lại các khiếu nại chỉ được áp dụng cho nhóm khách hàng đã gửi khiếu nại trước ngày 30/4. Quyết định này sẽ không áp dụng cho bất cứ trường hợp nào khác.
Về lý do chỉ cân nhắc các khiếu nại nhận được trước ngày 30/4, công ty bảo hiểm lý giải phần lớn khiếu nại của khách hàng SCB tham gia “Tâm An Đầu Tư” được gửi đến vào tháng 10-11/2022, ngay sau sự kiện khủng hoảng SCB xảy ra. Do đó, thời hạn 30/4 được xem là phù hợp và thời gian đủ dài để khách hàng liên hệ với công ty nhằm phản ánh những vấn đề gặp phải.
Nhiều người đến Công an TP.HCM để gửi đơn tố cáo SCB và Manulife sáng 20/4. Ảnh: Phan Trang.
Đáng chú ý, Manulife cũng tuyên bố không phải tất cả khách hàng có yêu cầu hủy hợp đồng trước hạn đều được đáp ứng hoàn tiền 100%.
Thay vào đó, kết quả giải quyết khiếu nại cho khách hàng được xác định dựa trên đánh giá của công ty qua các yếu tố như tính đầy đủ, hợp pháp của bộ hồ sơ hợp đồng bảo hiểm, kết quả phỏng vấn, đối chất với các tư vấn viên và nhân viên ngân hàng liên quan, các thông tin do khách hàng cung cấp trong đơn khiếu nại và trong quá trình trao đổi trực tiếp, cùng các bằng chứng hoặc các yếu tố có liên quan cần được cân nhắc.
“Chúng tôi có nghĩa vụ tuân thủ nghiêm ngặt tất cả yêu cầu và quy định pháp luật có liên quan”, công ty bảo hiểm lưu ý.
Phản hồi với Zing đầu tháng 5, đại diện Manulife cho biết đã tiến hành các buổi gặp mặt trực tiếp với khách hàng nộp đơn khiếu nại. Tuy nhiên, các khách hàng thuộc diện được công ty xác nhận sẽ hoàn tiền cho biết phải ký giấy xác nhận kèm một số điều khoản bao gồm “không có bất kỳ khiếu nại, khiếu kiện nào với công ty, cũng không thực hiện bất kỳ hành động nào làm phương hại, ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của công ty" kể từ ngày nhận được đủ số tiền hoàn lại.
Bên cạnh đó, khách hàng cũng phải cam kết không tiết lộ (dù trực tiếp hay gián tiếp) bất kỳ thông tin nào về nội dung trao đổi, các văn bản, thỏa thuận, email, tin nhắn, hình ảnh, ghi âm, ghi hình cuộc họp liên quan đến vụ việc giữa khách hàng và công ty cho bên bất kỳ thứ ba nào hoặc trên bất kỳ phương tiện truyền thông hoặc mạng xã hội.
Về cơ bản, đây là điều khoản yêu cầu khách hàng giữ im lặng trước những rắc rối gặp phải liên quan đến Manulife nếu muốn nhận lại tiền.
Bộ Tài chính chuyển đơn tố cáo doanh nghiệp bảo hiểm sang Bộ Công anBộ Tài chính cho biết các đơn thư tố cáo doanh nghiệp bảo hiểm phản ánh hành vi có dấu hiệu hình sự đã được chuyển sang cơ quan an ninh điều tra Bộ Công An.
18:29 5/5/2023
Người tiêu dùng suy giảm niềm tin vào bảo hiểm nhân thọNhững lùm xùm xoay quanh hợp đồng bảo hiểm của diễn viên Ngọc Lan và MVI Life cũng như các sự vụ liên quan đã tác động đến nhìn nhận người tiêu dùng về sản phẩm bảo hiểm nhân thọ.
09:00 5/5/2023
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | Manulife nêu lý do chỉ giải quyết khiếu nại nhận trước 30/4
Công ty bảo hiểm cho rằng mốc 30/4 là thời hạn phù hợp và đủ dài để khách hàng liên hệ với công ty nhằm phản ánh những vấn đề gặp phải.
Theo thông cáo mới nhất liên quan đến quá trình giải quyết khiếu nại của các khách hàng tham gia sản phẩm bảo hiểm “Tâm An Đầu Tư” thông qua Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Manulife Việt Nam nhấn mạnh hoạt động đối thoại trực tiếp với khách hàng để cân nhắc lại các khiếu nại chỉ được áp dụng cho nhóm khách hàng đã gửi khiếu nại trước ngày 30/4. Quyết định này sẽ không áp dụng cho bất cứ trường hợp nào khác.
Về lý do chỉ cân nhắc các khiếu nại nhận được trước ngày 30/4, công ty bảo hiểm lý giải phần lớn khiếu nại của khách hàng SCB tham gia “Tâm An Đầu Tư” được gửi đến vào tháng 10-11/2022, ngay sau sự kiện khủng hoảng SCB xảy ra. Do đó, thời hạn 30/4 được xem là phù hợp và thời gian đủ dài để khách hàng liên hệ với công ty nhằm phản ánh những vấn đề gặp phải.
Nhiều người đến Công an TP.HCM để gửi đơn tố cáo SCB và Manulife sáng 20/4. Ảnh: Phan Trang.
Đáng chú ý, Manulife cũng tuyên bố không phải tất cả khách hàng có yêu cầu hủy hợp đồng trước hạn đều được đáp ứng hoàn tiền 100%.
Thay vào đó, kết quả giải quyết khiếu nại cho khách hàng được xác định dựa trên đánh giá của công ty qua các yếu tố như tính đầy đủ, hợp pháp của bộ hồ sơ hợp đồng bảo hiểm, kết quả phỏng vấn, đối chất với các tư vấn viên và nhân viên ngân hàng liên quan, các thông tin do khách hàng cung cấp trong đơn khiếu nại và trong quá trình trao đổi trực tiếp, cùng các bằng chứng hoặc các yếu tố có liên quan cần được cân nhắc.
“Chúng tôi có nghĩa vụ tuân thủ nghiêm ngặt tất cả yêu cầu và quy định pháp luật có liên quan”, công ty bảo hiểm lưu ý.
Phản hồi với Zing đầu tháng 5, đại diện Manulife cho biết đã tiến hành các buổi gặp mặt trực tiếp với khách hàng nộp đơn khiếu nại. Tuy nhiên, các khách hàng thuộc diện được công ty xác nhận sẽ hoàn tiền cho biết phải ký giấy xác nhận kèm một số điều khoản bao gồm “không có bất kỳ khiếu nại, khiếu kiện nào với công ty, cũng không thực hiện bất kỳ hành động nào làm phương hại, ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của công ty" kể từ ngày nhận được đủ số tiền hoàn lại.
Bên cạnh đó, khách hàng cũng phải cam kết không tiết lộ (dù trực tiếp hay gián tiếp) bất kỳ thông tin nào về nội dung trao đổi, các văn bản, thỏa thuận, email, tin nhắn, hình ảnh, ghi âm, ghi hình cuộc họp liên quan đến vụ việc giữa khách hàng và công ty cho bên bất kỳ thứ ba nào hoặc trên bất kỳ phương tiện truyền thông hoặc mạng xã hội.
Về cơ bản, đây là điều khoản yêu cầu khách hàng giữ im lặng trước những rắc rối gặp phải liên quan đến Manulife nếu muốn nhận lại tiền.
Bộ Tài chính chuyển đơn tố cáo doanh nghiệp bảo hiểm sang Bộ Công anBộ Tài chính cho biết các đơn thư tố cáo doanh nghiệp bảo hiểm phản ánh hành vi có dấu hiệu hình sự đã được chuyển sang cơ quan an ninh điều tra Bộ Công An.
18:29 5/5/2023
Người tiêu dùng suy giảm niềm tin vào bảo hiểm nhân thọNhững lùm xùm xoay quanh hợp đồng bảo hiểm của diễn viên Ngọc Lan và MVI Life cũng như các sự vụ liên quan đã tác động đến nhìn nhận người tiêu dùng về sản phẩm bảo hiểm nhân thọ.
09:00 5/5/2023
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | |
Lãi suất tiết kiệm tạo đáy mới, chỉ còn 1,7%/năm | Vietcombank vừa thông báo hạ tiếp lãi suất huy động ở tất cả kỳ hạn. Theo đó, lãi suất huy động kỳ hạn ngắn tại nhà băng này đã thiết lập đáy mới ở 1,7%/năm. | Vietcombank vừa công bố biểu lãi suất huy động mới áp dụng từ hôm nay (12/1) trong đó điều chỉnh giảm toàn bộ kỳ hạn gửi tiền với mức giảm 0,1-0,2 điểm %.
Cụ thể, với các kỳ hạn 1-6 tháng, Vietcombank tiếp tục giảm lãi suất thêm 0,2 điểm %. Trong đó, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1-2 tháng đã giảm về còn 1,7%/năm; kỳ hạn 3-5 tháng còn 2%/năm và kỳ hạn 6 tháng giảm còn 3%/năm.
Với mức lãi suất kỳ hạn ngắn kể trên, Vietcombank đã thiết lập đáy lịch sử mới của lãi suất tiền gửi. Với mức lãi suất 1,7%/năm này, khách gửi 1 tỷ đồng vào Vietcombank sau 1 tháng chỉ nhận được khoảng 1,4 triệu đồng. Đây cũng là mức lãi suất huy động kỳ hạn ngắn thấp nhất hệ thống các nhà băng tính tới hiện tại.
Với các kỳ hạn dài hơn, Vietcombank điều chỉnh giảm 0,1 điểm %, kéo lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng trở lên xuống còn 4,7%/năm, cũng là mức lãi thấp nhất trong nhóm ngân hàng quốc doanh (Vietcombank, VietinBank, BIDV và Agribank).
BIỂU LÃI SUẤT HUY ĐỘNG HIỆN TẠI CỦA 4 NGÂN HÀNG QUỐC DOANH Nguồn: BIDV, Agribank, Vietcombank, VietinBank. Nhãn 1-2 tháng 3-5 tháng 6 tháng 12 tháng 24 tháng trở lên Vietcombank % 1.7 2 3 4.7 4.7 Agribank 2 2.5 3.5 5 5.3 BIDV, Vietinbank 2.2 2.5 3.5 5 5.3
Động thái hạ lãi suất của Vietcombank diễn ra trong bối cảnh 3 nhà băng còn lại trong nhóm Big 4 là VietinBank, BIDV và Agribank vẫn đang giữ nguyên lãi suất huy đông được điều chỉnh từ cuối tháng 12/2023.
Trong đó, BIDV và VietinBank là hai nhà băng quốc doanh neo lãi suất bằng nhau với kỳ hạn 1-2 tháng là 2,2%/năm; 3-5 tháng hưởng lãi 2,5%/năm; 6 tháng hưởng lãi 3,5%/năm; 12-13 tháng hưởng 5%/năm và 24 tháng trở lên nhận lãi 5,3%/năm.
Xét trong nhóm Big 4, đây vẫn là 2 nhà băng chấp nhận chi trả lãi suất cao nhất cho khách hàng cá nhân. Dù vậy, xét trên toàn hệ thống ngân hàng hiện nay, mức chi trả kể trên lại nằm trong nhóm thấp nhất.
Đứng giữa Vietcombank, VietinBank và BIDV về mức lãi suất huy động là Agribank. Hiện nhà băng này giữ lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1-2 tháng ở mức 2%/năm; kỳ hạn 3-5 tháng ở 2,5%/năm; 6 tháng trả 3,5%/năm; và 12 tháng trở lên hưởng mức lãi 5-5,3%/năm.
Với riêng Vietcombank, bất chấp lãi suất huy động đã giảm mạnh từ cuối năm 2023, kết thúc năm ngoái, nhà băng này vẫn thu hút lượng lớn tiền gửi của người dân và doanh nghiệp.
Theo báo cáo sơ bộ năm 2023, huy động vốn thị trường I (ngân hàng với cư dân, doanh nghiệp) của Vietcombank đã đạt xấp xỉ 1,41 triệu tỷ đồng, tăng mạnh 12,1% so với cuối năm 2022. Dư nợ tín dụng đạt 1,27 triệu tỷ đồng, tăng 10,6%. Mức tăng trưởng huy động kể trên tương đương với việc Vietcombank đã hút ròng thêm hơn 150.000 tỷ đồng tiền gửi của khách hàng năm vừa qua.
Công ty Chứng khoán SSI cho biết trong năm 2024, lãi suất huy động có thể tiếp tục duy trì ở mức thấp để hỗ trợ nền kinh tế. Đến cuối năm 2024, lãi suất có thể nhích nhẹ khi tín dụng tăng tốc hoặc do ngân hàng chịu áp lực giữ chân khách hàng.
Tuy nhiên, nhìn chung các chuyên gia phân tích tại SSI vẫn cho rằng lãi suất huy động bình quân trong năm nay sẽ không có chênh lệch quá lớn so với hiện tại.
Không phải ai cũng có cơ hội gặp gỡ, trò chuyện với những doanh nhân, tỷ phú, những nhà quản lý doanh nghiệp nổi tiếng thế giới. Tuy nhiên, vẫn có cách để chúng ta tiếp cận, tìm hiểu về câu chuyện kinh doanh, cuộc đời, kinh nghiệm của các doanh nhân, tỷ phú nổi tiếng thông qua sách. Tri thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách doanh nhân - nơi chia sẻ những cuốn sách, câu chuyện về cuộc đời và kinh nghiệm của các tỷ phú, nhà quản lý nổi tiếng thế giới. Tủ sách không chỉ bao gồm các cuốn sách, câu chuyện từ tác giả độc lập mà còn bao gồm những cuốn sách do chính các tỷ phú viết về cuộc đời mình. Tủ sách doanh nhân mong muốn gửi tới độc giả các câu chuyện, góc nhìn về những cá nhân thành công nhất trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời mong muốn lan tỏa tri thức, phát triển văn hóa đọc cho người Việt.
Giá vàng miếng SJC bật tăng 1,2 triệu đồng chỉ sau một ngàyDù giá vàng bật tăng nhưng nếu mua vào sáng qua và bán trong sáng nay, nhà đầu tư vẫn phải chịu khoản lỗ lên đến 1,3 triệu đồng mỗi lượng do chênh lệch giá mua và bán quá cao.
10:29 12/1/2024
Chi tiền tỷ mua bồ đề, đào, mai dát vàng chơi Tết ở TP.HCMDù có trị giá hàng chục tỷ nhưng những cây bồ đề, mai, đào mạ vàng ở TP.HCM vẫn có người sẵn sàng mua để tặng hoặc chưng dịp Tết Nguyên đán 2024.
06:00 12/1/2024
Chứng khoán MB lãi gấp đôi trong quý IV/2023 vẫn không đạt mục tiêuKết thúc năm 2023, Công ty CP Chứng khoán MB mới hoàn thành 67% chỉ tiêu doanh thu và 80% chỉ tiêu lãi trước thuế đề ra trước đó.
08:39 12/1/2024 | Lãi suất tiết kiệm tạo đáy mới, chỉ còn 1,7%/năm
Vietcombank vừa thông báo hạ tiếp lãi suất huy động ở tất cả kỳ hạn. Theo đó, lãi suất huy động kỳ hạn ngắn tại nhà băng này đã thiết lập đáy mới ở 1,7%/năm.
Vietcombank vừa công bố biểu lãi suất huy động mới áp dụng từ hôm nay (12/1) trong đó điều chỉnh giảm toàn bộ kỳ hạn gửi tiền với mức giảm 0,1-0,2 điểm %.
Cụ thể, với các kỳ hạn 1-6 tháng, Vietcombank tiếp tục giảm lãi suất thêm 0,2 điểm %. Trong đó, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1-2 tháng đã giảm về còn 1,7%/năm; kỳ hạn 3-5 tháng còn 2%/năm và kỳ hạn 6 tháng giảm còn 3%/năm.
Với mức lãi suất kỳ hạn ngắn kể trên, Vietcombank đã thiết lập đáy lịch sử mới của lãi suất tiền gửi. Với mức lãi suất 1,7%/năm này, khách gửi 1 tỷ đồng vào Vietcombank sau 1 tháng chỉ nhận được khoảng 1,4 triệu đồng. Đây cũng là mức lãi suất huy động kỳ hạn ngắn thấp nhất hệ thống các nhà băng tính tới hiện tại.
Với các kỳ hạn dài hơn, Vietcombank điều chỉnh giảm 0,1 điểm %, kéo lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng trở lên xuống còn 4,7%/năm, cũng là mức lãi thấp nhất trong nhóm ngân hàng quốc doanh (Vietcombank, VietinBank, BIDV và Agribank).
BIỂU LÃI SUẤT HUY ĐỘNG HIỆN TẠI CỦA 4 NGÂN HÀNG QUỐC DOANH Nguồn: BIDV, Agribank, Vietcombank, VietinBank. Nhãn 1-2 tháng 3-5 tháng 6 tháng 12 tháng 24 tháng trở lên Vietcombank % 1.7 2 3 4.7 4.7 Agribank 2 2.5 3.5 5 5.3 BIDV, Vietinbank 2.2 2.5 3.5 5 5.3
Động thái hạ lãi suất của Vietcombank diễn ra trong bối cảnh 3 nhà băng còn lại trong nhóm Big 4 là VietinBank, BIDV và Agribank vẫn đang giữ nguyên lãi suất huy đông được điều chỉnh từ cuối tháng 12/2023.
Trong đó, BIDV và VietinBank là hai nhà băng quốc doanh neo lãi suất bằng nhau với kỳ hạn 1-2 tháng là 2,2%/năm; 3-5 tháng hưởng lãi 2,5%/năm; 6 tháng hưởng lãi 3,5%/năm; 12-13 tháng hưởng 5%/năm và 24 tháng trở lên nhận lãi 5,3%/năm.
Xét trong nhóm Big 4, đây vẫn là 2 nhà băng chấp nhận chi trả lãi suất cao nhất cho khách hàng cá nhân. Dù vậy, xét trên toàn hệ thống ngân hàng hiện nay, mức chi trả kể trên lại nằm trong nhóm thấp nhất.
Đứng giữa Vietcombank, VietinBank và BIDV về mức lãi suất huy động là Agribank. Hiện nhà băng này giữ lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1-2 tháng ở mức 2%/năm; kỳ hạn 3-5 tháng ở 2,5%/năm; 6 tháng trả 3,5%/năm; và 12 tháng trở lên hưởng mức lãi 5-5,3%/năm.
Với riêng Vietcombank, bất chấp lãi suất huy động đã giảm mạnh từ cuối năm 2023, kết thúc năm ngoái, nhà băng này vẫn thu hút lượng lớn tiền gửi của người dân và doanh nghiệp.
Theo báo cáo sơ bộ năm 2023, huy động vốn thị trường I (ngân hàng với cư dân, doanh nghiệp) của Vietcombank đã đạt xấp xỉ 1,41 triệu tỷ đồng, tăng mạnh 12,1% so với cuối năm 2022. Dư nợ tín dụng đạt 1,27 triệu tỷ đồng, tăng 10,6%. Mức tăng trưởng huy động kể trên tương đương với việc Vietcombank đã hút ròng thêm hơn 150.000 tỷ đồng tiền gửi của khách hàng năm vừa qua.
Công ty Chứng khoán SSI cho biết trong năm 2024, lãi suất huy động có thể tiếp tục duy trì ở mức thấp để hỗ trợ nền kinh tế. Đến cuối năm 2024, lãi suất có thể nhích nhẹ khi tín dụng tăng tốc hoặc do ngân hàng chịu áp lực giữ chân khách hàng.
Tuy nhiên, nhìn chung các chuyên gia phân tích tại SSI vẫn cho rằng lãi suất huy động bình quân trong năm nay sẽ không có chênh lệch quá lớn so với hiện tại.
Không phải ai cũng có cơ hội gặp gỡ, trò chuyện với những doanh nhân, tỷ phú, những nhà quản lý doanh nghiệp nổi tiếng thế giới. Tuy nhiên, vẫn có cách để chúng ta tiếp cận, tìm hiểu về câu chuyện kinh doanh, cuộc đời, kinh nghiệm của các doanh nhân, tỷ phú nổi tiếng thông qua sách. Tri thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách doanh nhân - nơi chia sẻ những cuốn sách, câu chuyện về cuộc đời và kinh nghiệm của các tỷ phú, nhà quản lý nổi tiếng thế giới. Tủ sách không chỉ bao gồm các cuốn sách, câu chuyện từ tác giả độc lập mà còn bao gồm những cuốn sách do chính các tỷ phú viết về cuộc đời mình. Tủ sách doanh nhân mong muốn gửi tới độc giả các câu chuyện, góc nhìn về những cá nhân thành công nhất trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời mong muốn lan tỏa tri thức, phát triển văn hóa đọc cho người Việt.
Giá vàng miếng SJC bật tăng 1,2 triệu đồng chỉ sau một ngàyDù giá vàng bật tăng nhưng nếu mua vào sáng qua và bán trong sáng nay, nhà đầu tư vẫn phải chịu khoản lỗ lên đến 1,3 triệu đồng mỗi lượng do chênh lệch giá mua và bán quá cao.
10:29 12/1/2024
Chi tiền tỷ mua bồ đề, đào, mai dát vàng chơi Tết ở TP.HCMDù có trị giá hàng chục tỷ nhưng những cây bồ đề, mai, đào mạ vàng ở TP.HCM vẫn có người sẵn sàng mua để tặng hoặc chưng dịp Tết Nguyên đán 2024.
06:00 12/1/2024
Chứng khoán MB lãi gấp đôi trong quý IV/2023 vẫn không đạt mục tiêuKết thúc năm 2023, Công ty CP Chứng khoán MB mới hoàn thành 67% chỉ tiêu doanh thu và 80% chỉ tiêu lãi trước thuế đề ra trước đó.
08:39 12/1/2024 | |
Cổ phiếu ngân hàng phát tín hiệu báo động, Phố Wall không thể tăng giá | Xu hướng bán tháo cổ phiếu ngân hàng Mỹ đang đẩy nhóm này xuống dưới ngưỡng kỹ thuật. Đây có thể là tín hiệu cho thấy TTCK Mỹ sẽ đối mặt với nhiều biến động hơn trong tương lai. | Theo trang tin Bloomberg, việc First Republic Bank đóng cửa gần đây đang khiến giới đầu tư tỏ ra lo ngại về sức khoẻ của các ngân hàng khu vực.
Phản ứng với điều này, thị trường đã ồ ạt bán tháo cổ phiếu ngành tài chính, khiến chỉ số theo dõi ngành này trong S&P 500 sắp “trượt” khỏi mức đỉnh năm 2007. Ở thời điểm sau cuộc khủng hoảng tín dụng năm 2008, chỉ số này phải mất tới hơn một thập kỷ để lấy lại được số điểm đã mất.
Do đó, theo nhận định của nhà quản lý quỹ phòng hộ Jim Roppel - người sáng lập Roppel Capital Management - nếu ngưỡng hỗ trợ của năm 2007 bị phá vỡ trong thời gian tới thì đây sẽ là một tín hiệu đáng lo ngại với thị trường chứng khoán Mỹ.
Nếu cổ phiếu ngành ngân hàng tiếp tục sụt giảm thì thị trường chứng khoán Mỹ cũng biến động theo. Ảnh: The Economic Times.
Một tuần đầy biến động
Lý do là bởi diễn biến này có thể gây thêm áp lực cho các ngân hàng trong việc bảo toàn vốn và cắt giảm hoạt động cho vay, qua đó tiếp tục tạo lực cản cho nền kinh tế vốn đã có nguy cơ suy thoái sau khi Fed liên tục tăng lãi suất.
Giải thích cụ thể hơn cho điều này, ông Roppel - người theo quan điểm thị trường tăng giá dài hạn nhưng hiện chỉ nắm giữ tiền mặt và vàng - cho biết: “Bạn không thể chứng kiến một thị trường giá lên nếu cổ phiếu ngân hàng cứ tiếp tục sụt giảm. Việc này giống như bắt một vận động viên Olympic thi chạy mà phải buộc những quả tạ quanh chân.”
Được biết, mối lo ngại về sự ổn định của hệ thống ngân hàng Mỹ đã phần nào tạo nên một thị trường đầy sóng gió khi giới đầu tư nước này liên tục bán mạnh cổ phiếu ngân hàng địa phương. Cụ thể, giá cổ phiếu của Western Alliance Bancorp giảm 27%, còn PacWest Bancorp đã mất tới gần nửa giá trong tuần trước.
Chỉ đến cuối tuần, khi tình trạng bán tháo trở nên thái quá, một số cổ phiếu ngân hàng mới phục hồi mà phần lớn vẫn nhờ vào báo cáo khuyến nghị nắm giữ của JPMorgan.
Nhân cơ hội này, các nhà đầu tư nhỏ lẻ - chủ thể thường đóng vai trò “bắt đáy” - đã mua mạnh cổ phiếu của một số ngân hàng trong bối cảnh giá giảm, bao gồm Bank of America, Truist Financial Corp và SoFi Technologies.
Dẫu vậy, Phố Wall vẫn còn một nỗi lo kéo dài rằng những bất ổn diễn ra trong các ngân hàng khu vực có thể khiến hoạt động cho vay bị thắt chặt.
Trên thực tế, các nhà giao dịch đang đặt cược nhiều vào rủi ro khi tin rằng Fed sẽ bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ vào tháng 7 để kích thích nền kinh tế.
Nên đầu tư những gì
Theo bà Nancy Tengler - CIO của Laffer Tengle Investment - hiện vẫn còn quá sớm để mua cổ phiếu của các ngân hàng đang gặp khó khăn. Thay vào đó, nhà đầu tư nên tập trung vào cổ phiếu công nghệ và tiêu dùng - nhóm sẽ được hưởng lợi khi lãi suất giảm.
Nhìn chung, đà hồi phục của thị trường chứng khoán Mỹ ở phiên cuối tuần trước đã được thúc đẩy bởi số liệu việc làm hàng tháng khả quan hơn dự kiến, giúp nhà đầu tư bớt lo ngại về suy thoái kinh tế.
Tuy nhiên, trong khi mức tăng 1,9% của S&P 500 xoá sạch mức giảm của tuần trước, thì riêng nhóm cổ phiếu ngành tài chính của chỉ số này vẫn mất khoảng 3% trong 5 phiên.
Diễn biến của chỉ số ngành ngân hàng trong S&P 500 (S&P 500 Financials Sector) tuần qua. Ảnh: Bloomberg.
Nhận định về thị trường tuần tới, ông Scott Colyer - CEO của Advisors Asset Management - cho biết S&P 500 có thể sẽ giảm xuống 3.600 điểm hoặc thấp hơn vì định giá hiện tại vẫn ở mức cao. Được biết, khi kết thúc phiên thứ sáu (5/5), S&P 500 đóng cửa ở mức 4.136 điểm.
Ông Colyer cảnh báo: “Chúng ta cần hiểu rằng ngành tài chính luôn là ngành dẫn đường cho một thị trường chứng khoán tăng trưởng bền vững. Tuy nhiên, đây lại không phải những gì đang diễn ra. Do vậy, nhà đầu tư đừng nên cố gắng tìm kiếm những khoản lợi nhuận nhỏ mà bỏ qua những rủi ro đang hiện hữu.”
Điểm chung của 3 ngân hàng Mỹ vừa sụp đổ: Đều do KPMG kiểm toánSau sự sụp đổ của SVB và việc FRB bán mình, các câu hỏi về chất lượng nghiệp vụ cũng như tính độc lập của KPMG đang gia tăng đáng kể.
08:00 7/5/2023
Dứt chuỗi giảm kéo dài, chứng khoán Mỹ 'bật xanh'Chứng khoán Mỹ bật tăng trong phiên 5/5 khi cổ phiếu ngân hàng khu vực phục hồi và cổ phiếu Apple xanh rực nhờ kết quả kinh doanh tốt hơn kỳ vọng.
11:45 6/5/2023
Châu Á sẽ ra sao khi Fed tăng lãi suấtĐộng thái tăng lãi suất mới nhất của Fed sẽ tác động như thế nào đến khu vực châu Á và châu Đại Dương đang là vấn đề được giới đầu tư quan tâm.
06:00 5/5/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | Cổ phiếu ngân hàng phát tín hiệu báo động, Phố Wall không thể tăng giá
Xu hướng bán tháo cổ phiếu ngân hàng Mỹ đang đẩy nhóm này xuống dưới ngưỡng kỹ thuật. Đây có thể là tín hiệu cho thấy TTCK Mỹ sẽ đối mặt với nhiều biến động hơn trong tương lai.
Theo trang tin Bloomberg, việc First Republic Bank đóng cửa gần đây đang khiến giới đầu tư tỏ ra lo ngại về sức khoẻ của các ngân hàng khu vực.
Phản ứng với điều này, thị trường đã ồ ạt bán tháo cổ phiếu ngành tài chính, khiến chỉ số theo dõi ngành này trong S&P 500 sắp “trượt” khỏi mức đỉnh năm 2007. Ở thời điểm sau cuộc khủng hoảng tín dụng năm 2008, chỉ số này phải mất tới hơn một thập kỷ để lấy lại được số điểm đã mất.
Do đó, theo nhận định của nhà quản lý quỹ phòng hộ Jim Roppel - người sáng lập Roppel Capital Management - nếu ngưỡng hỗ trợ của năm 2007 bị phá vỡ trong thời gian tới thì đây sẽ là một tín hiệu đáng lo ngại với thị trường chứng khoán Mỹ.
Nếu cổ phiếu ngành ngân hàng tiếp tục sụt giảm thì thị trường chứng khoán Mỹ cũng biến động theo. Ảnh: The Economic Times.
Một tuần đầy biến động
Lý do là bởi diễn biến này có thể gây thêm áp lực cho các ngân hàng trong việc bảo toàn vốn và cắt giảm hoạt động cho vay, qua đó tiếp tục tạo lực cản cho nền kinh tế vốn đã có nguy cơ suy thoái sau khi Fed liên tục tăng lãi suất.
Giải thích cụ thể hơn cho điều này, ông Roppel - người theo quan điểm thị trường tăng giá dài hạn nhưng hiện chỉ nắm giữ tiền mặt và vàng - cho biết: “Bạn không thể chứng kiến một thị trường giá lên nếu cổ phiếu ngân hàng cứ tiếp tục sụt giảm. Việc này giống như bắt một vận động viên Olympic thi chạy mà phải buộc những quả tạ quanh chân.”
Được biết, mối lo ngại về sự ổn định của hệ thống ngân hàng Mỹ đã phần nào tạo nên một thị trường đầy sóng gió khi giới đầu tư nước này liên tục bán mạnh cổ phiếu ngân hàng địa phương. Cụ thể, giá cổ phiếu của Western Alliance Bancorp giảm 27%, còn PacWest Bancorp đã mất tới gần nửa giá trong tuần trước.
Chỉ đến cuối tuần, khi tình trạng bán tháo trở nên thái quá, một số cổ phiếu ngân hàng mới phục hồi mà phần lớn vẫn nhờ vào báo cáo khuyến nghị nắm giữ của JPMorgan.
Nhân cơ hội này, các nhà đầu tư nhỏ lẻ - chủ thể thường đóng vai trò “bắt đáy” - đã mua mạnh cổ phiếu của một số ngân hàng trong bối cảnh giá giảm, bao gồm Bank of America, Truist Financial Corp và SoFi Technologies.
Dẫu vậy, Phố Wall vẫn còn một nỗi lo kéo dài rằng những bất ổn diễn ra trong các ngân hàng khu vực có thể khiến hoạt động cho vay bị thắt chặt.
Trên thực tế, các nhà giao dịch đang đặt cược nhiều vào rủi ro khi tin rằng Fed sẽ bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ vào tháng 7 để kích thích nền kinh tế.
Nên đầu tư những gì
Theo bà Nancy Tengler - CIO của Laffer Tengle Investment - hiện vẫn còn quá sớm để mua cổ phiếu của các ngân hàng đang gặp khó khăn. Thay vào đó, nhà đầu tư nên tập trung vào cổ phiếu công nghệ và tiêu dùng - nhóm sẽ được hưởng lợi khi lãi suất giảm.
Nhìn chung, đà hồi phục của thị trường chứng khoán Mỹ ở phiên cuối tuần trước đã được thúc đẩy bởi số liệu việc làm hàng tháng khả quan hơn dự kiến, giúp nhà đầu tư bớt lo ngại về suy thoái kinh tế.
Tuy nhiên, trong khi mức tăng 1,9% của S&P 500 xoá sạch mức giảm của tuần trước, thì riêng nhóm cổ phiếu ngành tài chính của chỉ số này vẫn mất khoảng 3% trong 5 phiên.
Diễn biến của chỉ số ngành ngân hàng trong S&P 500 (S&P 500 Financials Sector) tuần qua. Ảnh: Bloomberg.
Nhận định về thị trường tuần tới, ông Scott Colyer - CEO của Advisors Asset Management - cho biết S&P 500 có thể sẽ giảm xuống 3.600 điểm hoặc thấp hơn vì định giá hiện tại vẫn ở mức cao. Được biết, khi kết thúc phiên thứ sáu (5/5), S&P 500 đóng cửa ở mức 4.136 điểm.
Ông Colyer cảnh báo: “Chúng ta cần hiểu rằng ngành tài chính luôn là ngành dẫn đường cho một thị trường chứng khoán tăng trưởng bền vững. Tuy nhiên, đây lại không phải những gì đang diễn ra. Do vậy, nhà đầu tư đừng nên cố gắng tìm kiếm những khoản lợi nhuận nhỏ mà bỏ qua những rủi ro đang hiện hữu.”
Điểm chung của 3 ngân hàng Mỹ vừa sụp đổ: Đều do KPMG kiểm toánSau sự sụp đổ của SVB và việc FRB bán mình, các câu hỏi về chất lượng nghiệp vụ cũng như tính độc lập của KPMG đang gia tăng đáng kể.
08:00 7/5/2023
Dứt chuỗi giảm kéo dài, chứng khoán Mỹ 'bật xanh'Chứng khoán Mỹ bật tăng trong phiên 5/5 khi cổ phiếu ngân hàng khu vực phục hồi và cổ phiếu Apple xanh rực nhờ kết quả kinh doanh tốt hơn kỳ vọng.
11:45 6/5/2023
Châu Á sẽ ra sao khi Fed tăng lãi suấtĐộng thái tăng lãi suất mới nhất của Fed sẽ tác động như thế nào đến khu vực châu Á và châu Đại Dương đang là vấn đề được giới đầu tư quan tâm.
06:00 5/5/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | |
SSI dự báo lợi nhuận Hoa Sen giảm 84% năm nay | Theo SSI, giá thép điều chỉnh có thể ảnh hưởng đến dự phòng hàng tồn kho của Hoa Sen, khiến tỷ suất lợi nhuận quý III thấp hơn, dẫn tới lợi nhuận cả năm có thể giảm 84%. | Lợi nhuận năm 2023 của Hoa Sen dự báo chịu ảnh hưởng lớn từ xu hướng giảm giá thép trong nước và quốc tế. Ảnh: HSG.
Theo báo cáo phân tích Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen (HSG) của Trung tâm phân tích đầu tư Công ty CP Chứng khoán SSI, các chuyên gia cho rằng kết quả kinh doanh niên độ 2023 (bắt đầu từ 1/10/2022 đến 30/9/2023) của Hoa Sen có thể bị ảnh hưởng lớn từ việc giá thép bị điều chỉnh giảm trong năm nay.
Tại báo cáo này, các chuyên gia phân tích cho biết lợi nhuận quý II (theo niên độ tài chính kết thúc ngày 31/3 của Hoa Sen) đã trở lại mức dương 251 tỷ đồng, cao hơn 7% so với cùng kỳ, nhờ hoàn nhập dự phòng hàng tồn kho.
Trong đó, việc hoàn nhập dự phòng hàng tồn kho là nhờ giá thép phục hồi, từ đó giúp cải thiện tỷ suất lợi nhuận gộp lên mức 12,9% trong quý II, so với mức 2% trong quý liền trước và 11,3% cùng kỳ năm 2022.
Nhà sản xuất tôn thép này đã giảm được 466 tỷ đồng dự phòng hàng tồn kho so với quý liền trước xuống còn 185 tỷ đồng trong tháng 3, do giá HRC phục hồi với mức tăng trung bình khoảng 9% trong quý. Mặt khác, giá bán trung bình của công ty cũng tăng nhẹ 1,6% so với quý trước, nhưng giảm 14% so với cùng kỳ.
Tuy vậy, sản lượng tiêu thụ của Hoa Sen vẫn yếu đặc biệt là ở thị trường trong nước, trong khi xuất khẩu đã có dấu hiệu phục hồi.
SSI DỰ BÁO LỢI NHUẬN NĂM 2023 CỦA HOA SEN GIẢM 84% Kết quả kinh doanh hàng năm của Hoa Sen theo niên độ tài chính kết thúc ngày 30/9 hàng năm. Nhãn 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 Dự báo của SSI Lợi nhuận sau thuế tỷ đồng 410 653 1504 1332 409 361 1153 4313 251 41
Trong đó, sản lượng tiêu thụ trong quý vừa qua của Hoa Sen đã đạt 295.000 tấn, giảm 8% so với quý trước và thấp hơn 36% so với cùng kỳ, tương đương công suất hoạt động ở mức khá thấp khoảng 50%.
Kênh tiêu thụ nội địa của nhà sản xuất này cũng tiếp tục ghi nhận đà suy yếu, với sản lượng tiêu thụ quý II giảm 37% so với cùng kỳ và giảm 17% so với quý trước, đạt 167.000 tấn, tương đương với mức đáy quý IV/2021 (thời điểm giãn cách xã hội do dịch Covid-19).
Ở kênh xuất khẩu, sản lượng tiêu thụ đã ổn định ở mức 50.000 tấn trong tháng 2 và 3 so với mức đáy 32.000 tấn từ tháng 7 đến tháng 9/2022, nhưng vẫn thấp hơn 50-60% so với mức đỉnh nửa cuối năm 2021.
Với các kết quả kể trên, tính chung nửa đầu niên độ tài chính 2023, Hoa Sen đã ghi nhận khoản lỗ 430 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức lãi 872 tỷ đồng trong nửa đầu niên độ tài chính 2022, với nguyên nhân chính tới từ khoản lỗ lớn quý I.
Về triển vọng kinh doanh thời gian tới, SSI dự báo sản lượng xuất khẩu của Hoa Sen sẽ phục hồi ổn định, lên gần 60.000 tấn/tháng trong vài tháng tới, nhờ nhu cầu phục hồi từ Mỹ và châu Âu. Công ty cũng đã chốt đơn hàng xuất khẩu trước gần 100.000 tấn. Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu nhiều khả năng vẫn thấp hơn so với kênh nội địa do thuế nhập khẩu và chi phí vận chuyển.
Mặt khác, thị trường trong nước nhiều khả năng vẫn ảm đạm do suy thoái kinh tế. Do đó, các chuyên gia kỳ vọng sản lượng tiêu thụ của Hoa Sen sẽ giảm 24% trong cả niên độ này, đạt 1,36 triệu tấn, giảm 9% so với dự báo trước đó.
Tương tự, tỷ suất lợi nhuận trong thời gian tới của nhà sản xuất tôn thép này cũng được dự báo giảm do giá thép điều chỉnh. Trong đó, giá HRC trong nước đã giảm gần 12% trong 2 tháng qua, sau khi giá tại Trung Quốc giảm khoảng 14%, do dư cung tại các nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới.
“Các đơn hàng được ký trước sẽ giúp Hoa Sen đảm bảo tỷ suất lợi nhuận cho kênh xuất khẩu thời gian tới. Tuy nhiên, giá thép điều chỉnh có thể ảnh hưởng kém tích cực đến dự phòng hàng tồn kho của công ty và khiến tỷ suất lợi nhuận quý III thấp hơn quý gần đây”, SSI nhận định.
Các chuyên gia theo đó cũng hạ đáng kể ước tính lợi nhuận năm nay của Hoa Sen từ 263 tỷ đồng xuống 41 tỷ đồng và giảm 84% so với cùng kỳ năm trước.
SSI cũng cho rằng triển vọng ngắn hạn vẫn còn nhiều thách thức và lợi nhuận còn biến động mạnh do nhu cầu nội địa yếu và giá thép thế giới điều chỉnh khiến tỷ suất lợi nhuận của Hoa Sen rất mỏng.
Dragon Capital trở thành cổ đông lớn của Hoa Sen GroupVới thị giá cổ phiếu HSG đang dao động quanh mức 16.000 đồng/cổ phiếu, nhóm Dragon Capital ước chi khoảng 18 tỷ đồng cho thương vụ tăng sở hữu tại Hoa Sen Group lần này.
16:16 3/4/2023
Hoa Sen rót thêm tiền vào công ty bất động sảnCTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSG) cho biết sẽ tăng vốn điều lệ vào CTCP Hoa Sen Yên Bái nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và triển khai dự án.
15:41 23/2/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | SSI dự báo lợi nhuận Hoa Sen giảm 84% năm nay
Theo SSI, giá thép điều chỉnh có thể ảnh hưởng đến dự phòng hàng tồn kho của Hoa Sen, khiến tỷ suất lợi nhuận quý III thấp hơn, dẫn tới lợi nhuận cả năm có thể giảm 84%.
Lợi nhuận năm 2023 của Hoa Sen dự báo chịu ảnh hưởng lớn từ xu hướng giảm giá thép trong nước và quốc tế. Ảnh: HSG.
Theo báo cáo phân tích Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen (HSG) của Trung tâm phân tích đầu tư Công ty CP Chứng khoán SSI, các chuyên gia cho rằng kết quả kinh doanh niên độ 2023 (bắt đầu từ 1/10/2022 đến 30/9/2023) của Hoa Sen có thể bị ảnh hưởng lớn từ việc giá thép bị điều chỉnh giảm trong năm nay.
Tại báo cáo này, các chuyên gia phân tích cho biết lợi nhuận quý II (theo niên độ tài chính kết thúc ngày 31/3 của Hoa Sen) đã trở lại mức dương 251 tỷ đồng, cao hơn 7% so với cùng kỳ, nhờ hoàn nhập dự phòng hàng tồn kho.
Trong đó, việc hoàn nhập dự phòng hàng tồn kho là nhờ giá thép phục hồi, từ đó giúp cải thiện tỷ suất lợi nhuận gộp lên mức 12,9% trong quý II, so với mức 2% trong quý liền trước và 11,3% cùng kỳ năm 2022.
Nhà sản xuất tôn thép này đã giảm được 466 tỷ đồng dự phòng hàng tồn kho so với quý liền trước xuống còn 185 tỷ đồng trong tháng 3, do giá HRC phục hồi với mức tăng trung bình khoảng 9% trong quý. Mặt khác, giá bán trung bình của công ty cũng tăng nhẹ 1,6% so với quý trước, nhưng giảm 14% so với cùng kỳ.
Tuy vậy, sản lượng tiêu thụ của Hoa Sen vẫn yếu đặc biệt là ở thị trường trong nước, trong khi xuất khẩu đã có dấu hiệu phục hồi.
SSI DỰ BÁO LỢI NHUẬN NĂM 2023 CỦA HOA SEN GIẢM 84% Kết quả kinh doanh hàng năm của Hoa Sen theo niên độ tài chính kết thúc ngày 30/9 hàng năm. Nhãn 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 Dự báo của SSI Lợi nhuận sau thuế tỷ đồng 410 653 1504 1332 409 361 1153 4313 251 41
Trong đó, sản lượng tiêu thụ trong quý vừa qua của Hoa Sen đã đạt 295.000 tấn, giảm 8% so với quý trước và thấp hơn 36% so với cùng kỳ, tương đương công suất hoạt động ở mức khá thấp khoảng 50%.
Kênh tiêu thụ nội địa của nhà sản xuất này cũng tiếp tục ghi nhận đà suy yếu, với sản lượng tiêu thụ quý II giảm 37% so với cùng kỳ và giảm 17% so với quý trước, đạt 167.000 tấn, tương đương với mức đáy quý IV/2021 (thời điểm giãn cách xã hội do dịch Covid-19).
Ở kênh xuất khẩu, sản lượng tiêu thụ đã ổn định ở mức 50.000 tấn trong tháng 2 và 3 so với mức đáy 32.000 tấn từ tháng 7 đến tháng 9/2022, nhưng vẫn thấp hơn 50-60% so với mức đỉnh nửa cuối năm 2021.
Với các kết quả kể trên, tính chung nửa đầu niên độ tài chính 2023, Hoa Sen đã ghi nhận khoản lỗ 430 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức lãi 872 tỷ đồng trong nửa đầu niên độ tài chính 2022, với nguyên nhân chính tới từ khoản lỗ lớn quý I.
Về triển vọng kinh doanh thời gian tới, SSI dự báo sản lượng xuất khẩu của Hoa Sen sẽ phục hồi ổn định, lên gần 60.000 tấn/tháng trong vài tháng tới, nhờ nhu cầu phục hồi từ Mỹ và châu Âu. Công ty cũng đã chốt đơn hàng xuất khẩu trước gần 100.000 tấn. Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu nhiều khả năng vẫn thấp hơn so với kênh nội địa do thuế nhập khẩu và chi phí vận chuyển.
Mặt khác, thị trường trong nước nhiều khả năng vẫn ảm đạm do suy thoái kinh tế. Do đó, các chuyên gia kỳ vọng sản lượng tiêu thụ của Hoa Sen sẽ giảm 24% trong cả niên độ này, đạt 1,36 triệu tấn, giảm 9% so với dự báo trước đó.
Tương tự, tỷ suất lợi nhuận trong thời gian tới của nhà sản xuất tôn thép này cũng được dự báo giảm do giá thép điều chỉnh. Trong đó, giá HRC trong nước đã giảm gần 12% trong 2 tháng qua, sau khi giá tại Trung Quốc giảm khoảng 14%, do dư cung tại các nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới.
“Các đơn hàng được ký trước sẽ giúp Hoa Sen đảm bảo tỷ suất lợi nhuận cho kênh xuất khẩu thời gian tới. Tuy nhiên, giá thép điều chỉnh có thể ảnh hưởng kém tích cực đến dự phòng hàng tồn kho của công ty và khiến tỷ suất lợi nhuận quý III thấp hơn quý gần đây”, SSI nhận định.
Các chuyên gia theo đó cũng hạ đáng kể ước tính lợi nhuận năm nay của Hoa Sen từ 263 tỷ đồng xuống 41 tỷ đồng và giảm 84% so với cùng kỳ năm trước.
SSI cũng cho rằng triển vọng ngắn hạn vẫn còn nhiều thách thức và lợi nhuận còn biến động mạnh do nhu cầu nội địa yếu và giá thép thế giới điều chỉnh khiến tỷ suất lợi nhuận của Hoa Sen rất mỏng.
Dragon Capital trở thành cổ đông lớn của Hoa Sen GroupVới thị giá cổ phiếu HSG đang dao động quanh mức 16.000 đồng/cổ phiếu, nhóm Dragon Capital ước chi khoảng 18 tỷ đồng cho thương vụ tăng sở hữu tại Hoa Sen Group lần này.
16:16 3/4/2023
Hoa Sen rót thêm tiền vào công ty bất động sảnCTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSG) cho biết sẽ tăng vốn điều lệ vào CTCP Hoa Sen Yên Bái nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và triển khai dự án.
15:41 23/2/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | |
Ông lớn Phố Wall sa thải 125 giám đốc điều hành | Tập đoàn đầu tư Goldman Sachs của Mỹ đã bắt đầu cắt giảm cả khối nhân sự cấp cao trong bối cảnh thị trường đi xuống. | Goldman Sachs đang cố gắng cắt giảm nhân sự để đối phó với tình trạng suy thoái toàn cầu. Ảnh: Reuters.
Chia sẻ với trang tin Bloomberg, một nguồn tin giấu tên cho biết khoảng 125 giám đốc điều hành của Goldman Sachs - ở cả 2 mảng ngân hàng và quỹ đầu tư - khả năng cao sẽ bị mất việc trong thời gian tới.
Tuy nhiên, việc cắt giảm này sẽ không được công khai và các nhân sự trong vụ việc cũng được yêu cầu giữ bí mật. Hiện tại, đại diện của Goldman Sachs đã từ chối bình luận về thông tin này.
Được biết, những động thái cắt giảm nhân sự nói trên là một phần trong chiến dịch tiết kiệm chi phí của tập đoàn này, khi trước đó đã diễn ra ít nhất 3 đợt cắt giảm trong vòng chưa đầy một năm.
Vào năm 2020 và năm 2021, Goldman Sachs nói riêng và ngành ngân hàng nói chung đã tăng cường tuyển dụng, trong bối cảnh các thương vụ M&A và các đợt niêm yết công ty mới liên tục diễn ra. Tuy nhiên, khi thị trường tài chính trở nên ảm đạm, những đơn vị này lại phải đau đầu để cắt giảm chi phí và thúc đẩy doanh thu.
Tương tự như Goldman Sachs, JPMorgan Chase & Co cũng vừa mới chấm dứt hợp đồng lao động với khoảng 40 nhân viên cấp cao trong nỗ lực đối phó với tình trạng suy thoái toàn cầu.
Ngoài ra, Citigroup cũng đang lên kế hoạch cắt giảm thêm hàng trăm nhân viên trong toàn công ty, mà trong đó có khoảng 30 nhân sự tại lĩnh vực ngân hàng đầu tư và 20 nhân sự khác tại lĩnh vực ngân hàng ở London chắc chắn phải ra đi.
Trong tháng vừa qua, một số nhân viên kỳ cựu và thậm chí cả các cựu lãnh đạo cấp cao tại Goldman Sachs đã gia nhập công ty đối thủ như Wells Fargo hay Banco Santander SA.
Đặc biệt, đồng giám đốc mảng ngân hàng số và giám đốc toàn cầu mảng thị trường chất bán dẫn - bà Tammy Kiely - đầu tuần qua đã chính thức chuyển sang công tác tại mảng M&A của Evercore.
Ở Phố Wall, luật sư còn kiếm được nhiều tiền hơn làm ngân hàngTheo Wall Street Journal, các luật sư nổi tiếng có thể kiếm được hơn 15 triệu USD/năm, trong khi lương các nhân viên ngân hàng bao nhiêu năm vẫn thế.
05:00 24/6/2023
Chuyên gia: Giá kim cương có thể giảm gần một nửa từ đỉnhGiá kim cương đã giảm khoảng 6,5% kể từ đầu năm đến nay và còn có nguy cơ giảm thêm 15-20% trong thời gian tới.
19:11 22/6/2023
Grab lên kế hoạch sa thải lớn nhất kể từ sau đại dịchSau thời gian dài ngược dòng sóng sa thải, Grab cuối cùng đã chuẩn bị cho đợt cắt giảm quy mô lớn. Trước đó, các đối thủ như GoTo hay Sea đều đã có những đợt sa thải khác nhau.
20:00 20/6/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | Ông lớn Phố Wall sa thải 125 giám đốc điều hành
Tập đoàn đầu tư Goldman Sachs của Mỹ đã bắt đầu cắt giảm cả khối nhân sự cấp cao trong bối cảnh thị trường đi xuống.
Goldman Sachs đang cố gắng cắt giảm nhân sự để đối phó với tình trạng suy thoái toàn cầu. Ảnh: Reuters.
Chia sẻ với trang tin Bloomberg, một nguồn tin giấu tên cho biết khoảng 125 giám đốc điều hành của Goldman Sachs - ở cả 2 mảng ngân hàng và quỹ đầu tư - khả năng cao sẽ bị mất việc trong thời gian tới.
Tuy nhiên, việc cắt giảm này sẽ không được công khai và các nhân sự trong vụ việc cũng được yêu cầu giữ bí mật. Hiện tại, đại diện của Goldman Sachs đã từ chối bình luận về thông tin này.
Được biết, những động thái cắt giảm nhân sự nói trên là một phần trong chiến dịch tiết kiệm chi phí của tập đoàn này, khi trước đó đã diễn ra ít nhất 3 đợt cắt giảm trong vòng chưa đầy một năm.
Vào năm 2020 và năm 2021, Goldman Sachs nói riêng và ngành ngân hàng nói chung đã tăng cường tuyển dụng, trong bối cảnh các thương vụ M&A và các đợt niêm yết công ty mới liên tục diễn ra. Tuy nhiên, khi thị trường tài chính trở nên ảm đạm, những đơn vị này lại phải đau đầu để cắt giảm chi phí và thúc đẩy doanh thu.
Tương tự như Goldman Sachs, JPMorgan Chase & Co cũng vừa mới chấm dứt hợp đồng lao động với khoảng 40 nhân viên cấp cao trong nỗ lực đối phó với tình trạng suy thoái toàn cầu.
Ngoài ra, Citigroup cũng đang lên kế hoạch cắt giảm thêm hàng trăm nhân viên trong toàn công ty, mà trong đó có khoảng 30 nhân sự tại lĩnh vực ngân hàng đầu tư và 20 nhân sự khác tại lĩnh vực ngân hàng ở London chắc chắn phải ra đi.
Trong tháng vừa qua, một số nhân viên kỳ cựu và thậm chí cả các cựu lãnh đạo cấp cao tại Goldman Sachs đã gia nhập công ty đối thủ như Wells Fargo hay Banco Santander SA.
Đặc biệt, đồng giám đốc mảng ngân hàng số và giám đốc toàn cầu mảng thị trường chất bán dẫn - bà Tammy Kiely - đầu tuần qua đã chính thức chuyển sang công tác tại mảng M&A của Evercore.
Ở Phố Wall, luật sư còn kiếm được nhiều tiền hơn làm ngân hàngTheo Wall Street Journal, các luật sư nổi tiếng có thể kiếm được hơn 15 triệu USD/năm, trong khi lương các nhân viên ngân hàng bao nhiêu năm vẫn thế.
05:00 24/6/2023
Chuyên gia: Giá kim cương có thể giảm gần một nửa từ đỉnhGiá kim cương đã giảm khoảng 6,5% kể từ đầu năm đến nay và còn có nguy cơ giảm thêm 15-20% trong thời gian tới.
19:11 22/6/2023
Grab lên kế hoạch sa thải lớn nhất kể từ sau đại dịchSau thời gian dài ngược dòng sóng sa thải, Grab cuối cùng đã chuẩn bị cho đợt cắt giảm quy mô lớn. Trước đó, các đối thủ như GoTo hay Sea đều đã có những đợt sa thải khác nhau.
20:00 20/6/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | |
Giá USD quay đầu giảm giúp loạt doanh nghiệp nhẹ gánh nợ | Tỷ giá USD/VND có dấu hiệu hạ nhiệt giúp nhiều doanh nghiệp Việt nặng nợ ngoại tệ bớt nỗi lo. | Giá bán USD tại hầu hết ngân hàng thương mại đã giảm xuống dưới mốc 24.450 đồng/USD. Ảnh: Chí Hùng.
Sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thông báo giữ nguyên lãi suất điều hành trong cuộc họp tháng 11, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ và chỉ số DXY (đo sức mạnh đồng bạc xanh) đã đồng loạt hạ nhiệt.
Tính đến cuối tháng 11, chỉ số DXY đã giảm về mức 102,8 điểm, thấp hơn 3,9% so với mức đỉnh gần nhất ngay trước cuộc họp tháng 11 của Fed. Hiện tại chỉ số này đang dao động quanh mức 103,5 điểm.
Sức mạnh đồng bạc xanh yếu hơn đã kéo tỷ giá USD/VND xuống vùng 24.400 đồng, giảm 1,4% so với mức đỉnh gần nhất vào ngày 26/10 và thu hẹp mức tăng so với đầu năm xuống còn 2,6%.
Giá trị đồng bạc xanh trên thị trường quốc tế đảo chiều giảm mạnh đã góp phần giảm áp lực lên tỷ giá USD trong nước.
Trước đó, trong tháng 10, tỷ giá USD/VND biến động khá mạnh, có thời điểm tiệm cận vùng 24.600 đồng/USD, tăng gần 300 đồng so với cuối tháng 9 và tăng ròng 4,1% so với đầu năm. Tuy nhiên, tới thời điểm tháng 11 và đầu tháng 12, tỷ giá USD/VND đã dần hạ nhiệt.
Biến động của tỷ giá USD Index trong vòng 1 tháng qua. Ảnh: Trading View.
Tính đến ngày 6/12, tỷ giá trung tâm giữa Đồng Việt Nam so với USD được Ngân hàng Nhà nước niêm yết ở mức 23.951 đồng/USD, tăng 25 đồng so với phiên liền trước. Tuy nhiên, tại các ngân hàng thương mại, giá mua - bán đồng bạc xanh vẫn duy trì xu hướng giảm nhẹ, chạy quanh vùng 24.060 - 24.430 đồng/USD.
Còn trên thị trường tự do, giá đồng bạc xanh giao dịch phổ biến ở 24.650 đồng/USD (mua) và 24.700 đồng/USD (bán), đắt hơn giá bán tại các ngân hàng khoảng 270 đồng/USD.
Các nhà phân tích cho rằng giá USD quay đầu tăng gần đây một phần do sự đảo ngược đợt bán tháo mạnh trong 3 tuần qua khi giá đồng bạc xanh trên thế giới có những phiên sụt giảm sâu kỷ lục. Dù vậy, so với đầu tháng 11, tỷ giá USD/VND vẫn ghi nhận xu hướng giảm mạnh tới 320 đồng, tương đương mức giảm ròng 1,3%.
Doanh nghiệp nhẹ gánh nợ ngoại tệ
Giá USD giảm có thể là tin buồn với các nhà đầu cơ ngoại tê, nhưng lại là tin vui đối với những doanh nghiệp có dư nợ vay lớn bằng USD do chêch lệch tỷ giá hối đoái được rút ngắn.
Tính đến cuối tháng 9, các doanh nghiệp Việt có dư nợ vay bằng USD lớn có thể kể đến như Vingroup (VIC), Novaland (NVL), Tổng công ty Phát điện 3 (PGV), PV Power (POW), PV Drilling (PVD), Thủy sản Minh Phú (MPC)...
Theo số liệu của Công ty Chứng khoán VNDirect, nếu xét tỷ lệ nợ bằng USD/tổng nợ, PV Drilling hiện đứng đầu danh sách với tỷ lệ 100%. Trong 9 tháng đầu năm, PV Drilling cũng đã ghi nhận khoản lỗ tài chính tới từ chênh lệch tỷ giá là 71,8 tỷ đồng.
Tổng công ty Phát điện 3 hiện có khoảng 36.868 tỷ đồng nợ vay bằng USD, chiếm 86,6% tổng nợ vay tài chính. Báo cáo tài chính hợp nhất 9 tháng cho thấy doanh nghiệp này phải gánh khoản lỗ tới hơn 800 tỷ đồng do yếu tố chênh lệch tỷ giá.
Novaland đến cuối tháng 9 cũng có tổng nợ hơn 68.567 tỷ đồng, trong đó khoảng 14.800 tỷ đồng được thực hiện bằng USD, chiếm 21,6%. Các khoản vay bằng USD của Novaland được áp dụng lãi suất khoảng 5,25-6%/năm. Ngoài ra, có khoảng 2.400 tỷ đồng được áp dụng lãi suất thả nổi Libor + 5,5%/năm.
Loạt doanh nghiệp khác như Tập đoàn PC1, Tổng công ty CP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí, Thủy sản Minh Phú... cũng có khoảng 4.000 tỷ đồng nợ vay bằng USD.
Doanh nghiệp có dư nợ vay bằng USD sẽ nhẹ gánh hơn khi tỷ giá USD/VND hạ nhiệt. Ảnh: Bloomberg.
Theo các chuyên gia tại VNDirect, loạt doanh nghiệp có dư nợ vay USD lớn sẽ đối mặt với rủi ro về tăng chi phí trả lãi và đánh giá lại khoản vay khi tỷ giá tăng và ngược lại.
Với hình thức trả lãi, các chuyên gia tại đây cho rằng những doanh nghiệp có khoản vay bằng đồng USD với lãi vay cố định và/hoặc thả nổi đều phải chịu áp lực tăng chi phí lãi vay, và lỗ tỷ giá (đánh giá lại khoản vay) do ảnh hưởng bất lợi của biến động tỷ giá và lãi vay đồng USD.
Theo đó, đồng USD mạnh lên sẽ kéo theo việc giá trị của chi phí lãi vay lẫn giá trị nợ gốc tăng lên khi quy ra VND. Thêm vào đó, những doanh nghiệp sử dụng khoản vay USD với lãi suất thả nổi sẽ chịu áp lực lớn hơn những khoản vay có lãi suất cố định.
Nguyên do là ngoài chịu tác động về tỷ giá lên chi phí lãi và nợ gốc, khoản vay thả nổi chịu thêm áp lực tăng chi phí lãi vay khi lãi suất khoản vay bằng đồng USD tăng lên
Chính vì thế, việc tỷ giá USD hạ nhiệt trong thời gian gần đây sẽ giúp các doanh nghiệp có cơ cấu nợ lớn bằng đồng bạc xanh giảm gánh nặng chi phí tài chính trong quý IV/2023.
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
VietinBank bán khoản nợ gần 1.500 tỷ của 'đại gia' buôn gạo một thờiTổng giá trị khoản nợ tạm tính đến hết ngày 31/10 là hơn 1.494 tỷ đồng nhưng VietinBank đưa ra giá khởi điểm bán đấu giá chỉ 142 tỷ đồng, tương đương 10% khoản nợ.
14:17 5/12/2023
Khối ngoại mạnh tay bán ròng 8 tháng liên tiếp, xả ra 15.000 tỷ đồngBất chấp sự cải thiện của chỉ số, khối ngoại vẫn bán ròng hơn 3.850 tỷ đồng trong tháng 11 qua, nâng tổng giá trị bán ròng lũy kế từ đầu năm lên hơn 15.000 tỷ đồng.
13:57 4/12/2023 | Giá USD quay đầu giảm giúp loạt doanh nghiệp nhẹ gánh nợ
Tỷ giá USD/VND có dấu hiệu hạ nhiệt giúp nhiều doanh nghiệp Việt nặng nợ ngoại tệ bớt nỗi lo.
Giá bán USD tại hầu hết ngân hàng thương mại đã giảm xuống dưới mốc 24.450 đồng/USD. Ảnh: Chí Hùng.
Sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thông báo giữ nguyên lãi suất điều hành trong cuộc họp tháng 11, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ và chỉ số DXY (đo sức mạnh đồng bạc xanh) đã đồng loạt hạ nhiệt.
Tính đến cuối tháng 11, chỉ số DXY đã giảm về mức 102,8 điểm, thấp hơn 3,9% so với mức đỉnh gần nhất ngay trước cuộc họp tháng 11 của Fed. Hiện tại chỉ số này đang dao động quanh mức 103,5 điểm.
Sức mạnh đồng bạc xanh yếu hơn đã kéo tỷ giá USD/VND xuống vùng 24.400 đồng, giảm 1,4% so với mức đỉnh gần nhất vào ngày 26/10 và thu hẹp mức tăng so với đầu năm xuống còn 2,6%.
Giá trị đồng bạc xanh trên thị trường quốc tế đảo chiều giảm mạnh đã góp phần giảm áp lực lên tỷ giá USD trong nước.
Trước đó, trong tháng 10, tỷ giá USD/VND biến động khá mạnh, có thời điểm tiệm cận vùng 24.600 đồng/USD, tăng gần 300 đồng so với cuối tháng 9 và tăng ròng 4,1% so với đầu năm. Tuy nhiên, tới thời điểm tháng 11 và đầu tháng 12, tỷ giá USD/VND đã dần hạ nhiệt.
Biến động của tỷ giá USD Index trong vòng 1 tháng qua. Ảnh: Trading View.
Tính đến ngày 6/12, tỷ giá trung tâm giữa Đồng Việt Nam so với USD được Ngân hàng Nhà nước niêm yết ở mức 23.951 đồng/USD, tăng 25 đồng so với phiên liền trước. Tuy nhiên, tại các ngân hàng thương mại, giá mua - bán đồng bạc xanh vẫn duy trì xu hướng giảm nhẹ, chạy quanh vùng 24.060 - 24.430 đồng/USD.
Còn trên thị trường tự do, giá đồng bạc xanh giao dịch phổ biến ở 24.650 đồng/USD (mua) và 24.700 đồng/USD (bán), đắt hơn giá bán tại các ngân hàng khoảng 270 đồng/USD.
Các nhà phân tích cho rằng giá USD quay đầu tăng gần đây một phần do sự đảo ngược đợt bán tháo mạnh trong 3 tuần qua khi giá đồng bạc xanh trên thế giới có những phiên sụt giảm sâu kỷ lục. Dù vậy, so với đầu tháng 11, tỷ giá USD/VND vẫn ghi nhận xu hướng giảm mạnh tới 320 đồng, tương đương mức giảm ròng 1,3%.
Doanh nghiệp nhẹ gánh nợ ngoại tệ
Giá USD giảm có thể là tin buồn với các nhà đầu cơ ngoại tê, nhưng lại là tin vui đối với những doanh nghiệp có dư nợ vay lớn bằng USD do chêch lệch tỷ giá hối đoái được rút ngắn.
Tính đến cuối tháng 9, các doanh nghiệp Việt có dư nợ vay bằng USD lớn có thể kể đến như Vingroup (VIC), Novaland (NVL), Tổng công ty Phát điện 3 (PGV), PV Power (POW), PV Drilling (PVD), Thủy sản Minh Phú (MPC)...
Theo số liệu của Công ty Chứng khoán VNDirect, nếu xét tỷ lệ nợ bằng USD/tổng nợ, PV Drilling hiện đứng đầu danh sách với tỷ lệ 100%. Trong 9 tháng đầu năm, PV Drilling cũng đã ghi nhận khoản lỗ tài chính tới từ chênh lệch tỷ giá là 71,8 tỷ đồng.
Tổng công ty Phát điện 3 hiện có khoảng 36.868 tỷ đồng nợ vay bằng USD, chiếm 86,6% tổng nợ vay tài chính. Báo cáo tài chính hợp nhất 9 tháng cho thấy doanh nghiệp này phải gánh khoản lỗ tới hơn 800 tỷ đồng do yếu tố chênh lệch tỷ giá.
Novaland đến cuối tháng 9 cũng có tổng nợ hơn 68.567 tỷ đồng, trong đó khoảng 14.800 tỷ đồng được thực hiện bằng USD, chiếm 21,6%. Các khoản vay bằng USD của Novaland được áp dụng lãi suất khoảng 5,25-6%/năm. Ngoài ra, có khoảng 2.400 tỷ đồng được áp dụng lãi suất thả nổi Libor + 5,5%/năm.
Loạt doanh nghiệp khác như Tập đoàn PC1, Tổng công ty CP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí, Thủy sản Minh Phú... cũng có khoảng 4.000 tỷ đồng nợ vay bằng USD.
Doanh nghiệp có dư nợ vay bằng USD sẽ nhẹ gánh hơn khi tỷ giá USD/VND hạ nhiệt. Ảnh: Bloomberg.
Theo các chuyên gia tại VNDirect, loạt doanh nghiệp có dư nợ vay USD lớn sẽ đối mặt với rủi ro về tăng chi phí trả lãi và đánh giá lại khoản vay khi tỷ giá tăng và ngược lại.
Với hình thức trả lãi, các chuyên gia tại đây cho rằng những doanh nghiệp có khoản vay bằng đồng USD với lãi vay cố định và/hoặc thả nổi đều phải chịu áp lực tăng chi phí lãi vay, và lỗ tỷ giá (đánh giá lại khoản vay) do ảnh hưởng bất lợi của biến động tỷ giá và lãi vay đồng USD.
Theo đó, đồng USD mạnh lên sẽ kéo theo việc giá trị của chi phí lãi vay lẫn giá trị nợ gốc tăng lên khi quy ra VND. Thêm vào đó, những doanh nghiệp sử dụng khoản vay USD với lãi suất thả nổi sẽ chịu áp lực lớn hơn những khoản vay có lãi suất cố định.
Nguyên do là ngoài chịu tác động về tỷ giá lên chi phí lãi và nợ gốc, khoản vay thả nổi chịu thêm áp lực tăng chi phí lãi vay khi lãi suất khoản vay bằng đồng USD tăng lên
Chính vì thế, việc tỷ giá USD hạ nhiệt trong thời gian gần đây sẽ giúp các doanh nghiệp có cơ cấu nợ lớn bằng đồng bạc xanh giảm gánh nặng chi phí tài chính trong quý IV/2023.
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
VietinBank bán khoản nợ gần 1.500 tỷ của 'đại gia' buôn gạo một thờiTổng giá trị khoản nợ tạm tính đến hết ngày 31/10 là hơn 1.494 tỷ đồng nhưng VietinBank đưa ra giá khởi điểm bán đấu giá chỉ 142 tỷ đồng, tương đương 10% khoản nợ.
14:17 5/12/2023
Khối ngoại mạnh tay bán ròng 8 tháng liên tiếp, xả ra 15.000 tỷ đồngBất chấp sự cải thiện của chỉ số, khối ngoại vẫn bán ròng hơn 3.850 tỷ đồng trong tháng 11 qua, nâng tổng giá trị bán ròng lũy kế từ đầu năm lên hơn 15.000 tỷ đồng.
13:57 4/12/2023 | |
Đại gia Thái Lan thâu tóm thêm một công ty bao bì Việt Nam | Công ty thành viên của SCG Group (Thái Lan) đã mua lại 70% vốn tại Starprint Việt Nam - một doanh nghiệp bao bì lớn ở Đồng Nai. | Starprint không phải là doanh nghiêp bao bì duy nhất mà Tập đoàn SCG thâu tóm tại Việt Nam. Ảnh: Starprint.
SCG Packaging (SCGP) - công ty thuộc Tập đoàn SCG của Thái Lan - cho biết đã mua lại 70% cổ phần của Công ty CP Starprint Việt Nam (SPV), đơn vị chuyên sản xuất bao bì carton. Thương vụ mua lại này sẽ nâng cao năng lực đóng gói của SCGP để phục vụ lượng khách hàng ngày càng lớn tại ASEAN.
Việc đầu tư sẽ được thực hiện thông qua SCGP Solutions (Singapo) Pte. Ltd. (SCGPSS), công ty con 100% vốn của SCGP, với tổng vốn đầu tư hơn 676 tỷ đồng, tương đương khoảng 987 triệu baht.
Theo đó, kết quả kinh doanh của SPV sẽ được hợp nhất vào tập đoàn Thái từ tháng 1/2024. Sau khi thương vụ này hoàn tất, Starflex Public Company Limited - một công ty bao bì nổi tiếng có trụ sở tại Thái Lan - cũng nắm giữ 25% cổ phần SPV và 5% cổ phần còn lại do cổ đông của Starprint Việt Nam nắm giữ.
Được biết, Starprint Việt Nam thành lập năm 2001, là nhà sản xuất bao bì carton in offset hàng đầu tại Việt Nam, với tổng công suất 16.500 tấn in offset/năm và 8 triệu hộp cứng/năm. Doanh nghiệp có 2 cơ sở sản xuất đặt tại Khu công nghiệp Long Bình (Amata) và Đồng Nai.
Khách hàng của doanh nghiệp này chủ yếu là các công ty trong nước và đa quốc gia trong lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh.
Năm 2022, SPV ghi nhận doanh thu 1.013 tỷ đồng, lợi nhuận ròng sau thuế là 92,5 tỷ đồng, và tổng tài sản là 601 tỷ đồng.
"Việc bổ sung các sản phẩm hộp cứng và offset vào danh mục đầu tư của SCGP sẽ nâng cao đáng kể khả năng cung cấp các giải pháp đóng gói tích hợp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng", Wichan Jitpukdee - CEO của SCGP đánh giá.
Thực tế, đây không phải thương vụ mua bán đầu tiên của đại gia Thái Lan ở Việt Nam trong lĩnh vực bao bì. Vào năm 2015, Tập đoàn SCG đã mua 80% cổ phần Công ty bao bì nhựa Tín Thành (Batico) - một trong những công ty hàng đầu ngành bao bì nhựa tại Việt Nam - với giá 1,5 tỷ baht (khoảng 44,4 triệu USD).
Năm 2018, Nawaplastic Industries (công ty con của SCG) đã hoàn tất mua lại cổ phần Nhựa Bình Minh, qua đó nâng sở hữu lên 50,9%. Sau nhiều đợt chi tiền nâng sở hữu, gần nhất là đầu tháng 3 năm nay, tỷ lệ của cổ đông xứ chùa vàng tại doanh nghiệp nhựa Việt đã tăng lên xấp xỉ 55%.
Năm 2020, công ty con của SCG là TCG Solutions (Singapore) cũng đã mua 94,11% vốn của Bao bì Biên Hòa (Sovi) - doanh nghiệp sản xuất bao bì giấy gợn sóng đầu tiên tại Việt Nam. Đến năm 2021, SCG mua 70% cổ phần của Nhựa Duy Tân, một trong những doanh nghiệp đứng đầu thị trường Việt Nam về các sản phẩm bao bì nhựa cứng.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Doanh nghiệp Việt thành 'gà đẻ trứng vàng' cho ông chủ TháiMỗi năm, cổ đông Thái Lan nhận về hàng nghìn tỷ đồng cổ tức tiền mặt nhờ thâu tóm thành công các doanh nghiệp Việt như Sabeco, Nhựa Bình Minh, Bao bì Biên Hòa...
13:00 8/12/2023
Nhà phân phối ôtô lớn nhất Việt Nam lấn sân sang mảng giáo dụcSavico sẽ chi gần 38 tỷ đồng góp vốn thành lập công ty mới để thực hiện dự án Trường mầm non Hiệp Bình Phước và chính thức lấn sân sang hoạt động giáo dục.
11:23 22/12/2023
Doanh nghiệp thủy sản 'than' phải tiếp quá nhiều đoàn thanh traTrong bối cảnh đang gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp cho biết họ phải tiếp quá nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra trong một năm.
22:31 18/12/2023 | Đại gia Thái Lan thâu tóm thêm một công ty bao bì Việt Nam
Công ty thành viên của SCG Group (Thái Lan) đã mua lại 70% vốn tại Starprint Việt Nam - một doanh nghiệp bao bì lớn ở Đồng Nai.
Starprint không phải là doanh nghiêp bao bì duy nhất mà Tập đoàn SCG thâu tóm tại Việt Nam. Ảnh: Starprint.
SCG Packaging (SCGP) - công ty thuộc Tập đoàn SCG của Thái Lan - cho biết đã mua lại 70% cổ phần của Công ty CP Starprint Việt Nam (SPV), đơn vị chuyên sản xuất bao bì carton. Thương vụ mua lại này sẽ nâng cao năng lực đóng gói của SCGP để phục vụ lượng khách hàng ngày càng lớn tại ASEAN.
Việc đầu tư sẽ được thực hiện thông qua SCGP Solutions (Singapo) Pte. Ltd. (SCGPSS), công ty con 100% vốn của SCGP, với tổng vốn đầu tư hơn 676 tỷ đồng, tương đương khoảng 987 triệu baht.
Theo đó, kết quả kinh doanh của SPV sẽ được hợp nhất vào tập đoàn Thái từ tháng 1/2024. Sau khi thương vụ này hoàn tất, Starflex Public Company Limited - một công ty bao bì nổi tiếng có trụ sở tại Thái Lan - cũng nắm giữ 25% cổ phần SPV và 5% cổ phần còn lại do cổ đông của Starprint Việt Nam nắm giữ.
Được biết, Starprint Việt Nam thành lập năm 2001, là nhà sản xuất bao bì carton in offset hàng đầu tại Việt Nam, với tổng công suất 16.500 tấn in offset/năm và 8 triệu hộp cứng/năm. Doanh nghiệp có 2 cơ sở sản xuất đặt tại Khu công nghiệp Long Bình (Amata) và Đồng Nai.
Khách hàng của doanh nghiệp này chủ yếu là các công ty trong nước và đa quốc gia trong lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh.
Năm 2022, SPV ghi nhận doanh thu 1.013 tỷ đồng, lợi nhuận ròng sau thuế là 92,5 tỷ đồng, và tổng tài sản là 601 tỷ đồng.
"Việc bổ sung các sản phẩm hộp cứng và offset vào danh mục đầu tư của SCGP sẽ nâng cao đáng kể khả năng cung cấp các giải pháp đóng gói tích hợp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng", Wichan Jitpukdee - CEO của SCGP đánh giá.
Thực tế, đây không phải thương vụ mua bán đầu tiên của đại gia Thái Lan ở Việt Nam trong lĩnh vực bao bì. Vào năm 2015, Tập đoàn SCG đã mua 80% cổ phần Công ty bao bì nhựa Tín Thành (Batico) - một trong những công ty hàng đầu ngành bao bì nhựa tại Việt Nam - với giá 1,5 tỷ baht (khoảng 44,4 triệu USD).
Năm 2018, Nawaplastic Industries (công ty con của SCG) đã hoàn tất mua lại cổ phần Nhựa Bình Minh, qua đó nâng sở hữu lên 50,9%. Sau nhiều đợt chi tiền nâng sở hữu, gần nhất là đầu tháng 3 năm nay, tỷ lệ của cổ đông xứ chùa vàng tại doanh nghiệp nhựa Việt đã tăng lên xấp xỉ 55%.
Năm 2020, công ty con của SCG là TCG Solutions (Singapore) cũng đã mua 94,11% vốn của Bao bì Biên Hòa (Sovi) - doanh nghiệp sản xuất bao bì giấy gợn sóng đầu tiên tại Việt Nam. Đến năm 2021, SCG mua 70% cổ phần của Nhựa Duy Tân, một trong những doanh nghiệp đứng đầu thị trường Việt Nam về các sản phẩm bao bì nhựa cứng.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Doanh nghiệp Việt thành 'gà đẻ trứng vàng' cho ông chủ TháiMỗi năm, cổ đông Thái Lan nhận về hàng nghìn tỷ đồng cổ tức tiền mặt nhờ thâu tóm thành công các doanh nghiệp Việt như Sabeco, Nhựa Bình Minh, Bao bì Biên Hòa...
13:00 8/12/2023
Nhà phân phối ôtô lớn nhất Việt Nam lấn sân sang mảng giáo dụcSavico sẽ chi gần 38 tỷ đồng góp vốn thành lập công ty mới để thực hiện dự án Trường mầm non Hiệp Bình Phước và chính thức lấn sân sang hoạt động giáo dục.
11:23 22/12/2023
Doanh nghiệp thủy sản 'than' phải tiếp quá nhiều đoàn thanh traTrong bối cảnh đang gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp cho biết họ phải tiếp quá nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra trong một năm.
22:31 18/12/2023 | |
Ông Hoàng Văn Tăng từ nhiệm Thành viên HĐQT DIC Group | Một tháng sau khi từ nhiệm chức danh Tổng giám đốc, ông Hoàng Văn Tăng tiếp tục xin từ nhiệm thành viên HĐQT DIC Group ngay trước thềm ĐHĐCĐ lần 2. | Tổng công ty CP Đầu tư Phát triển Xây dựng - DIC Group (mã chứng khoán: DIG) vừa công bố thông tin về việc nhận được đơn xin từ nhiệm vị trí thành viên HĐQT của ông Hoàng Văn Tăng.
Theo tài liệu ĐHĐCĐ lần 1 ngày 28/6 (không tổ chức được) của DIC Group, ông Tăng cũng không có tên trong danh sách ứng cứ viên HĐQT công ty nhiệm kỳ 2023-2027.
Trước khi từ nhiệm chức vụ Thành viên HĐQT, vào đầu tháng 6, ông Hoàng Văn Tăng cũng có đơn thoái nhiệm vị trí Tổng giám đốc của DIG và đã được thông qua. Phó tổng giám đốc Nguyễn Quang Tín được bổ nhiệm vào vị trí ông Tăng để lại.
Tuy nhiên, ngày 5/6, DIC Group thành lập Ủy ban Đầu tư trực thuộc HĐQT. Ông Hoàng Văn Tăng được bổ nhiệm chức vụ Chủ tịch của đơn vị này.
Theo DIC Group, Ủy ban là bộ phận chuyên trách, giúp việc cho hoạt động của HĐQT đối với việc hoạch định chiến lược phát triển và đầu tư dự án. Đối với lĩnh vực đầu tư dự án bất động sản, Ủy ban có nhiệm vụ thẩm tra, thẩm định các đề xuất về nghiên cứu đầu tư, chủ trương đầu tư các dự án trong lĩnh vực đầu tư phát triển nhà ở, đô thị mới, du lịch, dịch vụ, bất động sản công nghiệp...; thông qua các quy định nội bộ về công tác đầu tư dự án.
Ông Hoàng Văn Tăng là Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh, một trong những nhân sự với thâm niên lâu năm tại DIG. Ông Tăng bắt đầu từ năm 2008 với vai trò Giám đốc Ban kế hoạch và phát triển dự án. Khi đó, DIC Group vẫn còn là một doanh nghiệp thành viên trực thuộc Bộ Xây dựng và vừa chính thức cổ phần hóa (vào tháng 3/2008).
Đến tháng 8/2013, ông Tăng được bổ nhiệm làm Phó tổng giám đốc công ty và đến tháng 7/2019 trở thành Tổng giám đốc trước khi miễn nhiệm vào ngày 6/6 nói trên.
Đồng thời, từ tháng 4/2018, ông Tăng trúng cử và trở thành thành viên HĐQT DIC Group cho đến ngày 7/7.
Biến động nhân sự cấp cao của DIC Corp xảy ra ngay trước thềm ĐHĐCĐ thường niên 2023 lần 2 dự kiến tổ chức ngày 21/7 tại TP Vũng Tàu.
Trước đó, tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 lần 1, DIC Corp ghi nhận có 539 cổ đông, đại diện 38,2% tổng số cổ phần lưu hành tham dự đại hội, do vậy đại hội không đủ điều kiện diễn ra.
Bối cảnh đại hội không thể tổ chức nguyên nhân lớn tới từ tỷ lệ cổ phiếu trôi nổi bên ngoài ngày một tăng cao khi cổ đông lớn liên tục thoái ra và gia đình Chủ tịch bị bán giải chấp cuối năm 2022.
Theo tài liệu ĐHĐCĐ ngày 28/6, trong năm 2023, DIC Corp đặt kế hoạch tổng doanh thu 4.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.400 tỷ đồng. Cổ tức dự kiến 8-15% và vốn điều lệ 6.500-7.000 tỷ đồng. Công ty mẹ sẽ tập trung vào các dự án trọng điểm có nguồn thu, còn dự án chưa có doanh thu trong ngắn hạn phải giãn tiến độ.
Một trong những nội dung quan trọng khác tại ĐHĐCĐ năm nay là việc bầu Thành viên HĐQT nhiệm kỳ IV (2023-2027).
Theo danh sách được công bố, 4 trong 5 ứng viên tham gia HĐQT vốn đang công tác tại DIC Group là Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thiện Tuấn, Phó chủ tịch HĐQT Nguyễn Hùng Cường, Phó chủ tịch HĐQT Nguyễn Thị Thanh Huyền và Tổng giám đốc Nguyễn Quang Tín. Ông Đinh Hồng Kỳ được HĐQT đương nhiệm giới thiệu, là nhân tố mới còn lại tham gia ứng cử thành viên HĐQT DIC Group.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về doanh nhân, câu chuyện kinh doanh, khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, kinh nghiệm quản trị... tại Tủ sách doanh nhân. Những cuốn sách được chia sẻ bởi các doanh nhân nổi tiếng thế giới như Bill Gate, Warren Buffett, Elon Musk...
VNDirect: Doanh nghiệp điện khí hưởng lợi khi thủy điện suy yếuVNDirect cho rằng điện khí và các nhà máy điện than miền Bắc sẽ hưởng lợi nhờ thủy điện suy yếu, đồng thời gọi tên các mã cổ phiếu dầu khí hấp dẫn trong phần còn lại của năm.
17:00 8/7/2023
Lượng tài khoản giao dịch chứng khoán mở mới lại tăng vọtThị trường có tháng thứ 2 liên tiếp ghi nhận lượng tài khoản giao dịch chứng khoán mở mới vượt mốc 100.000 đơn vị khi nhà đầu tư hào hứng trở lại kênh đầu tư chứng khoán.
16:00 8/7/2023 | Ông Hoàng Văn Tăng từ nhiệm Thành viên HĐQT DIC Group
Một tháng sau khi từ nhiệm chức danh Tổng giám đốc, ông Hoàng Văn Tăng tiếp tục xin từ nhiệm thành viên HĐQT DIC Group ngay trước thềm ĐHĐCĐ lần 2.
Tổng công ty CP Đầu tư Phát triển Xây dựng - DIC Group (mã chứng khoán: DIG) vừa công bố thông tin về việc nhận được đơn xin từ nhiệm vị trí thành viên HĐQT của ông Hoàng Văn Tăng.
Theo tài liệu ĐHĐCĐ lần 1 ngày 28/6 (không tổ chức được) của DIC Group, ông Tăng cũng không có tên trong danh sách ứng cứ viên HĐQT công ty nhiệm kỳ 2023-2027.
Trước khi từ nhiệm chức vụ Thành viên HĐQT, vào đầu tháng 6, ông Hoàng Văn Tăng cũng có đơn thoái nhiệm vị trí Tổng giám đốc của DIG và đã được thông qua. Phó tổng giám đốc Nguyễn Quang Tín được bổ nhiệm vào vị trí ông Tăng để lại.
Tuy nhiên, ngày 5/6, DIC Group thành lập Ủy ban Đầu tư trực thuộc HĐQT. Ông Hoàng Văn Tăng được bổ nhiệm chức vụ Chủ tịch của đơn vị này.
Theo DIC Group, Ủy ban là bộ phận chuyên trách, giúp việc cho hoạt động của HĐQT đối với việc hoạch định chiến lược phát triển và đầu tư dự án. Đối với lĩnh vực đầu tư dự án bất động sản, Ủy ban có nhiệm vụ thẩm tra, thẩm định các đề xuất về nghiên cứu đầu tư, chủ trương đầu tư các dự án trong lĩnh vực đầu tư phát triển nhà ở, đô thị mới, du lịch, dịch vụ, bất động sản công nghiệp...; thông qua các quy định nội bộ về công tác đầu tư dự án.
Ông Hoàng Văn Tăng là Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh, một trong những nhân sự với thâm niên lâu năm tại DIG. Ông Tăng bắt đầu từ năm 2008 với vai trò Giám đốc Ban kế hoạch và phát triển dự án. Khi đó, DIC Group vẫn còn là một doanh nghiệp thành viên trực thuộc Bộ Xây dựng và vừa chính thức cổ phần hóa (vào tháng 3/2008).
Đến tháng 8/2013, ông Tăng được bổ nhiệm làm Phó tổng giám đốc công ty và đến tháng 7/2019 trở thành Tổng giám đốc trước khi miễn nhiệm vào ngày 6/6 nói trên.
Đồng thời, từ tháng 4/2018, ông Tăng trúng cử và trở thành thành viên HĐQT DIC Group cho đến ngày 7/7.
Biến động nhân sự cấp cao của DIC Corp xảy ra ngay trước thềm ĐHĐCĐ thường niên 2023 lần 2 dự kiến tổ chức ngày 21/7 tại TP Vũng Tàu.
Trước đó, tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 lần 1, DIC Corp ghi nhận có 539 cổ đông, đại diện 38,2% tổng số cổ phần lưu hành tham dự đại hội, do vậy đại hội không đủ điều kiện diễn ra.
Bối cảnh đại hội không thể tổ chức nguyên nhân lớn tới từ tỷ lệ cổ phiếu trôi nổi bên ngoài ngày một tăng cao khi cổ đông lớn liên tục thoái ra và gia đình Chủ tịch bị bán giải chấp cuối năm 2022.
Theo tài liệu ĐHĐCĐ ngày 28/6, trong năm 2023, DIC Corp đặt kế hoạch tổng doanh thu 4.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.400 tỷ đồng. Cổ tức dự kiến 8-15% và vốn điều lệ 6.500-7.000 tỷ đồng. Công ty mẹ sẽ tập trung vào các dự án trọng điểm có nguồn thu, còn dự án chưa có doanh thu trong ngắn hạn phải giãn tiến độ.
Một trong những nội dung quan trọng khác tại ĐHĐCĐ năm nay là việc bầu Thành viên HĐQT nhiệm kỳ IV (2023-2027).
Theo danh sách được công bố, 4 trong 5 ứng viên tham gia HĐQT vốn đang công tác tại DIC Group là Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thiện Tuấn, Phó chủ tịch HĐQT Nguyễn Hùng Cường, Phó chủ tịch HĐQT Nguyễn Thị Thanh Huyền và Tổng giám đốc Nguyễn Quang Tín. Ông Đinh Hồng Kỳ được HĐQT đương nhiệm giới thiệu, là nhân tố mới còn lại tham gia ứng cử thành viên HĐQT DIC Group.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về doanh nhân, câu chuyện kinh doanh, khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, kinh nghiệm quản trị... tại Tủ sách doanh nhân. Những cuốn sách được chia sẻ bởi các doanh nhân nổi tiếng thế giới như Bill Gate, Warren Buffett, Elon Musk...
VNDirect: Doanh nghiệp điện khí hưởng lợi khi thủy điện suy yếuVNDirect cho rằng điện khí và các nhà máy điện than miền Bắc sẽ hưởng lợi nhờ thủy điện suy yếu, đồng thời gọi tên các mã cổ phiếu dầu khí hấp dẫn trong phần còn lại của năm.
17:00 8/7/2023
Lượng tài khoản giao dịch chứng khoán mở mới lại tăng vọtThị trường có tháng thứ 2 liên tiếp ghi nhận lượng tài khoản giao dịch chứng khoán mở mới vượt mốc 100.000 đơn vị khi nhà đầu tư hào hứng trở lại kênh đầu tư chứng khoán.
16:00 8/7/2023 | |
Lãi suất thấp kỷ lục, nhộn nhịp người tìm mua sổ tiết kiệm lãi cao | Lãi suất huy động tại các ngân hàng liên tục giảm mạnh khiến không ít người quan tâm tới việc mua bán lại sổ tiết kiệm có lãi suất cao. | Chỉ trong tháng 12, đã có hơn 20 ngân hàng thông báo giảm lãi suất huy động. Đặc biệt, nhiều ngân hàng sau những đợt giảm lãi suất liên tiếp đã đưa mặt bằng lãi suất tiền gửi của khách hàng cá nhân về đáy lịch sử.
Trong đó, Vietcombank hiện đã đưa lãi suất huy động kỳ hạn 1-2 tháng xuống chỉ còn 1,9%/năm. Với các kỳ hạn 12 tháng trở lên, nhóm 4 ngân hàng quốc doanh (Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank) cũng chỉ chấp nhận trả mức lãi 4,8-5,3%/năm.
Ở nhóm ngân hàng thương mại, lãi suất chi trả cho kỳ hạn 12 tháng cũng đã giảm về vùng thấp, phổ biến quanh 4,8-5,8%/năm, thấp hơn 3-4% so với đầu năm.
Nhộn nhịp thị trường mua bán sổ tiết kiệm lãi cao
Mặt bằng lãi suất tiền gửi ngân hàng về đáy lịch sử cũng là lúc thị trường mua bán sổ tiết kiệm lãi suất cao lên ngôi. Trên các hội nhóm mua - bán sổ tiết kiệm, hàng ngày đều có nhiều lượt chào mua - chào bán sổ tiết kiệm với đủ kỳ hạn từ 6 tháng; 9 tháng cho tới 12 tháng.
Trên một hội nhóm với gần 20.000 thành viên, mỗi ngày có tới cả chục bài đăng tìm mua - bán sổ tiết kiệm lãi suất cao.
Một tài khoản đăng thông tin cần chuyển nhượng sổ tiết kiệm tại CBBank trị giá 3,2 tỷ đồng, lãi suất 7,8%/năm, đáo hạn tháng 5/2024. Nếu chấp nhận, người mua sẽ được hưởng lãi suất 7,8%/năm cho kỳ hạn 5 tháng còn lại đối với khoản tiền gửi 3,2 tỷ, cao hơn nhiều mức lãi suất nếu gửi ngân hàng cùng kỳ hạn 5 tháng hiện nay là 2,2-4%/năm.
Lãi suất tiền gửi liên tục giảm sâu khiến thị trường mua - bán sổ tiết kiệm lãi cao nhộn nhịp những tháng gần đây. Ảnh: Nam Khánh.
Một tài khoản khác cũng rao bán lại 2 sổ tiết kiệm 830 triệu và 500 triệu đáo hạn vào cuối tháng 1/2024 với lãi suất 7,7%/năm tại HDBank. Tương tự, nếu mua lại sổ tiết kiệm này, người mua có thể nhận được mức lãi suất 7,7%/năm cho 1 tháng còn lại của sổ tiết kiệm, cao hơn rất nhiều mức lãi suất tiền gửi 1 tháng mà các ngân hàng đưa ra hiện nay là 1,9-3%/năm.
Ở chiều ngược lại, không ít bài đăng tìm kiếm mua sổ tiết kiệm với lãi suất tốt, đáo hạn trong năm 2024.
Nguyễn Phương (29 tuổi, Hà Nội) cũng có trong tay hơn 100 triệu đồng tiền gửi đáo hạn trong tháng 12. So với mức lãi suất 5,5%/năm nhận được cho kỳ hạn 12 tháng khi sổ tự động tái tục (đáo hạn rồi gửi lại), Phương chọn phương án mua lại sổ tiết kiệm để được hưởng lãi suất cao hơn.
"Đầu tư vào các kênh khác thì tôi không có nhiều kiến thức. Theo lời người quen giới thiệu có thể nhận chuyển nhượng sổ tiết kiệm lãi suất cao từ người khác nên tôi đã tìm hiểu. Tiếc là hầu hết sổ tiết kiệm lãi cao 8,5%/năm đến hơn 9%/năm đều đã đáo hạn hoặc sắp đến ngày đáo hạn. Nhưng tôi vẫn tìm được rất nhiều người có nhu cầu nhượng lại sổ với lãi suất 7,7%/năm, đáo hạn vào giữa năm sau", chị Phương cho biết.
Cần có biện pháp để tránh rủi ro
Theo tiến sĩ, luật sư Nguyễn Hồng Thái, việc chuyển nhượng sổ tiết kiệm ngân hàng không phải hình thức mới và đã từng nở rộ nhiều tháng gần đây khi lãi suất tại các ngân hàng có chiều hướng giảm mạnh.
Theo ông Thái, trước hết, việc chuyển nhượng sổ tiết kiệm ngân hàng này đã được quy định theo Thông tư 48/2018 của Ngân hàng Nhà nước, cho phép cá nhân chuyển giao quyền sở hữu tiền gửi tiết kiệm, với điều kiện giữ nguyên kỳ hạn, lãi suất và số tiền gửi.
Tiến sĩ, luật sư Nguyễn Hồng Thái. Ảnh: NVCC.
“Sổ tiết kiệm cũng là 1 loại giấy tờ có giá, và được coi như một loại tài sản. Người mua là mua quyền được hưởng tài sản này trong tương lai. Đây là 1 giao dịch dân sự, vì thế không vi phạm hay xâm phạm đến lợi ích của ai”, luật sư Thái chia sẻ.
Tuy được pháp luật quy định rất rõ ràng, nhưng theo vị luật sư hiện nay do có tình trạng trao đổi, giao dịch thông qua các trang mạng xã hội dẫn đến nhiều rủi ro liên quan đến lừa đảo chiếm đoạt tiền.
“Để đảm bảo an toàn, người mua cần có các bước thẩm định pháp lý. Tức là cần kiểm tra xem sự tồn tại của số tiền đó và các giao dịch có chính xác như cam kết. Khi giao dịch nên có hợp đồng ủy quyền công chứng không hủy ngang. Trong trường hợp hủy ngang cần phải bồi thường để tránh rủi ro cho cả hai phía", ông nói.
Ngoài ra, đối với người mua sổ tiết kiệm, luật sư Nguyễn Hồng Thái khuyến cáo nên thẩm tra cả nhân thân người bán qua các loại giấy tờ chứng minh được pháp luật công nhận.
Với những sổ tiết kiệm có giá trị lớn từ vài tỷ đến vài chục tỷ đồng, luật sư đề xuất giải pháp an toàn nhất là người mua nên hỏi kỹ thông tin tại ngân hàng. Hai bên gặp nhau trực tiếp, thao tác giao dịch cần có sự hướng dẫn của nhân viên ngân hàng (nơi gửi tiền) để đảm bảo lợi ích tối đa cho cả hai bên. Điều này cũng phòng trừ trường hợp chủ sổ tiết kiệm đột nhiên báo mất tiền hoặc tự ý đến rút khoản tiền mà không thông báo cho bên mua.
"Dù tỷ lệ thấp nhưng vẫn không loại trừ khả năng chủ sổ tiết kiệm chẳng may qua đời trước khi hoàn tất giao dịch thì tài sản sẽ rơi vào tình trạng tranh chấp. Khi đó, dù người mua có lập giấy ủy quyền cũng trở nên vô hiệu và không rút được tiền từ sổ tiết kiệm do tài sản này nằm trong diện phải chia thừa kế", ông Thái khuyến nghị thêm.
Hiện các ngân hàng đều quy định rất rõ các bước chuyển nhượng sổ tiết kiệm. Tuy nhiên, một sổ tiết kiệm chỉ có thể thực hiện chuyển nhượng tối đa 2 lần.
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về doanh nhân, câu chuyện kinh doanh, khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, kinh nghiệm quản trị... tại Tủ sách doanh nhân. Những cuốn sách được chia sẻ bởi các doanh nhân nổi tiếng thế giới như Bill Gate, Warren Buffett, Elon Musk...
Chứng khoán 27/12: Khối ngoại chấm dứt chuỗi 20 phiên bán ròngSau 20 phiên bán ròng liên tục, dòng tiền ngoại đã nhập cuộc trở lại vào thị trường chứng khoán Việt Nam khi mua ròng trên 100 tỷ đồng phiên 27/12.
17:49 27/12/2023
Cổ phiếu VHM xuất hiện giao dịch thỏa thuận hơn 4.000 tỷ đồngCổ phiếu VHM của CTCP Vinhomes ghi nhận 90,2 triệu cổ phiếu được sang tay theo hình thức thỏa thuận. Tổng giá trị giao dịch đạt 4.038 tỷ đồng, tương đương 44.767 đồng/cổ phiếu.
15:50 27/12/2023
Thu ngân sách chưa hết năm đã vượt dự toánTính đến 25/12, tổng thu ngân sách Nhà nước đã đạt trên 1,69 triệu tỷ đồng, vượt 4,5% so với dự toán Quốc hội giao cả năm.
15:43 27/12/2023 | Lãi suất thấp kỷ lục, nhộn nhịp người tìm mua sổ tiết kiệm lãi cao
Lãi suất huy động tại các ngân hàng liên tục giảm mạnh khiến không ít người quan tâm tới việc mua bán lại sổ tiết kiệm có lãi suất cao.
Chỉ trong tháng 12, đã có hơn 20 ngân hàng thông báo giảm lãi suất huy động. Đặc biệt, nhiều ngân hàng sau những đợt giảm lãi suất liên tiếp đã đưa mặt bằng lãi suất tiền gửi của khách hàng cá nhân về đáy lịch sử.
Trong đó, Vietcombank hiện đã đưa lãi suất huy động kỳ hạn 1-2 tháng xuống chỉ còn 1,9%/năm. Với các kỳ hạn 12 tháng trở lên, nhóm 4 ngân hàng quốc doanh (Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank) cũng chỉ chấp nhận trả mức lãi 4,8-5,3%/năm.
Ở nhóm ngân hàng thương mại, lãi suất chi trả cho kỳ hạn 12 tháng cũng đã giảm về vùng thấp, phổ biến quanh 4,8-5,8%/năm, thấp hơn 3-4% so với đầu năm.
Nhộn nhịp thị trường mua bán sổ tiết kiệm lãi cao
Mặt bằng lãi suất tiền gửi ngân hàng về đáy lịch sử cũng là lúc thị trường mua bán sổ tiết kiệm lãi suất cao lên ngôi. Trên các hội nhóm mua - bán sổ tiết kiệm, hàng ngày đều có nhiều lượt chào mua - chào bán sổ tiết kiệm với đủ kỳ hạn từ 6 tháng; 9 tháng cho tới 12 tháng.
Trên một hội nhóm với gần 20.000 thành viên, mỗi ngày có tới cả chục bài đăng tìm mua - bán sổ tiết kiệm lãi suất cao.
Một tài khoản đăng thông tin cần chuyển nhượng sổ tiết kiệm tại CBBank trị giá 3,2 tỷ đồng, lãi suất 7,8%/năm, đáo hạn tháng 5/2024. Nếu chấp nhận, người mua sẽ được hưởng lãi suất 7,8%/năm cho kỳ hạn 5 tháng còn lại đối với khoản tiền gửi 3,2 tỷ, cao hơn nhiều mức lãi suất nếu gửi ngân hàng cùng kỳ hạn 5 tháng hiện nay là 2,2-4%/năm.
Lãi suất tiền gửi liên tục giảm sâu khiến thị trường mua - bán sổ tiết kiệm lãi cao nhộn nhịp những tháng gần đây. Ảnh: Nam Khánh.
Một tài khoản khác cũng rao bán lại 2 sổ tiết kiệm 830 triệu và 500 triệu đáo hạn vào cuối tháng 1/2024 với lãi suất 7,7%/năm tại HDBank. Tương tự, nếu mua lại sổ tiết kiệm này, người mua có thể nhận được mức lãi suất 7,7%/năm cho 1 tháng còn lại của sổ tiết kiệm, cao hơn rất nhiều mức lãi suất tiền gửi 1 tháng mà các ngân hàng đưa ra hiện nay là 1,9-3%/năm.
Ở chiều ngược lại, không ít bài đăng tìm kiếm mua sổ tiết kiệm với lãi suất tốt, đáo hạn trong năm 2024.
Nguyễn Phương (29 tuổi, Hà Nội) cũng có trong tay hơn 100 triệu đồng tiền gửi đáo hạn trong tháng 12. So với mức lãi suất 5,5%/năm nhận được cho kỳ hạn 12 tháng khi sổ tự động tái tục (đáo hạn rồi gửi lại), Phương chọn phương án mua lại sổ tiết kiệm để được hưởng lãi suất cao hơn.
"Đầu tư vào các kênh khác thì tôi không có nhiều kiến thức. Theo lời người quen giới thiệu có thể nhận chuyển nhượng sổ tiết kiệm lãi suất cao từ người khác nên tôi đã tìm hiểu. Tiếc là hầu hết sổ tiết kiệm lãi cao 8,5%/năm đến hơn 9%/năm đều đã đáo hạn hoặc sắp đến ngày đáo hạn. Nhưng tôi vẫn tìm được rất nhiều người có nhu cầu nhượng lại sổ với lãi suất 7,7%/năm, đáo hạn vào giữa năm sau", chị Phương cho biết.
Cần có biện pháp để tránh rủi ro
Theo tiến sĩ, luật sư Nguyễn Hồng Thái, việc chuyển nhượng sổ tiết kiệm ngân hàng không phải hình thức mới và đã từng nở rộ nhiều tháng gần đây khi lãi suất tại các ngân hàng có chiều hướng giảm mạnh.
Theo ông Thái, trước hết, việc chuyển nhượng sổ tiết kiệm ngân hàng này đã được quy định theo Thông tư 48/2018 của Ngân hàng Nhà nước, cho phép cá nhân chuyển giao quyền sở hữu tiền gửi tiết kiệm, với điều kiện giữ nguyên kỳ hạn, lãi suất và số tiền gửi.
Tiến sĩ, luật sư Nguyễn Hồng Thái. Ảnh: NVCC.
“Sổ tiết kiệm cũng là 1 loại giấy tờ có giá, và được coi như một loại tài sản. Người mua là mua quyền được hưởng tài sản này trong tương lai. Đây là 1 giao dịch dân sự, vì thế không vi phạm hay xâm phạm đến lợi ích của ai”, luật sư Thái chia sẻ.
Tuy được pháp luật quy định rất rõ ràng, nhưng theo vị luật sư hiện nay do có tình trạng trao đổi, giao dịch thông qua các trang mạng xã hội dẫn đến nhiều rủi ro liên quan đến lừa đảo chiếm đoạt tiền.
“Để đảm bảo an toàn, người mua cần có các bước thẩm định pháp lý. Tức là cần kiểm tra xem sự tồn tại của số tiền đó và các giao dịch có chính xác như cam kết. Khi giao dịch nên có hợp đồng ủy quyền công chứng không hủy ngang. Trong trường hợp hủy ngang cần phải bồi thường để tránh rủi ro cho cả hai phía", ông nói.
Ngoài ra, đối với người mua sổ tiết kiệm, luật sư Nguyễn Hồng Thái khuyến cáo nên thẩm tra cả nhân thân người bán qua các loại giấy tờ chứng minh được pháp luật công nhận.
Với những sổ tiết kiệm có giá trị lớn từ vài tỷ đến vài chục tỷ đồng, luật sư đề xuất giải pháp an toàn nhất là người mua nên hỏi kỹ thông tin tại ngân hàng. Hai bên gặp nhau trực tiếp, thao tác giao dịch cần có sự hướng dẫn của nhân viên ngân hàng (nơi gửi tiền) để đảm bảo lợi ích tối đa cho cả hai bên. Điều này cũng phòng trừ trường hợp chủ sổ tiết kiệm đột nhiên báo mất tiền hoặc tự ý đến rút khoản tiền mà không thông báo cho bên mua.
"Dù tỷ lệ thấp nhưng vẫn không loại trừ khả năng chủ sổ tiết kiệm chẳng may qua đời trước khi hoàn tất giao dịch thì tài sản sẽ rơi vào tình trạng tranh chấp. Khi đó, dù người mua có lập giấy ủy quyền cũng trở nên vô hiệu và không rút được tiền từ sổ tiết kiệm do tài sản này nằm trong diện phải chia thừa kế", ông Thái khuyến nghị thêm.
Hiện các ngân hàng đều quy định rất rõ các bước chuyển nhượng sổ tiết kiệm. Tuy nhiên, một sổ tiết kiệm chỉ có thể thực hiện chuyển nhượng tối đa 2 lần.
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về doanh nhân, câu chuyện kinh doanh, khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, kinh nghiệm quản trị... tại Tủ sách doanh nhân. Những cuốn sách được chia sẻ bởi các doanh nhân nổi tiếng thế giới như Bill Gate, Warren Buffett, Elon Musk...
Chứng khoán 27/12: Khối ngoại chấm dứt chuỗi 20 phiên bán ròngSau 20 phiên bán ròng liên tục, dòng tiền ngoại đã nhập cuộc trở lại vào thị trường chứng khoán Việt Nam khi mua ròng trên 100 tỷ đồng phiên 27/12.
17:49 27/12/2023
Cổ phiếu VHM xuất hiện giao dịch thỏa thuận hơn 4.000 tỷ đồngCổ phiếu VHM của CTCP Vinhomes ghi nhận 90,2 triệu cổ phiếu được sang tay theo hình thức thỏa thuận. Tổng giá trị giao dịch đạt 4.038 tỷ đồng, tương đương 44.767 đồng/cổ phiếu.
15:50 27/12/2023
Thu ngân sách chưa hết năm đã vượt dự toánTính đến 25/12, tổng thu ngân sách Nhà nước đã đạt trên 1,69 triệu tỷ đồng, vượt 4,5% so với dự toán Quốc hội giao cả năm.
15:43 27/12/2023 | |
VietinBank phát hành xong cổ phiếu trả cổ tức, nâng vốn lên 53.700 tỷ | UBCKNN đã có văn bản xác nhận kết quả phát hành hơn 564 triệu cổ phiếu để trả cổ tức của VietinBank. Theo đó, vốn điều lệ của nhà băng này đã tăng lên gần 53.700 tỷ đồng. | Cụ thể, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - VietinBank (HoSE: CTG) đã thực hiện phát hành cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 11,74% (cổ đông sở hữu 1 triệu cổ phiếu được nhận 117.415 cổ phiếu mới). Số lượng cổ phiếu đã phát hành là hơn 564,24 triệu cổ phiếu. Nguồn vốn để phát hành từ lợi nhuận sau thuế, sau trích quỹ và chia cổ tức bằng tiền mặt năm 2020.
Đây là kế hoạch chia cổ tức được đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 phê duyệt chủ trương và VietinBank chính thức triển khai trong quý III/2023 sau khi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Sau khi hoàn tất phương án trả cổ tức bằng cổ phiếu này, vốn điều lệ của VietinBank đã tăng từ 48.057 tỷ đồng lên gần 53.700 tỷ đồng. VietinBank sẽ sử dụng toàn bộ nguồn vốn tăng thêm để phục vụ hoạt động kinh doanh.
Đối với số lượng cổ phiếu mới phát hành, VietinBank sẽ thực hiện đăng ký lưu ký tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam; niêm yết bổ sung tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM để đưa chứng khoán mới vào giao dịch trong tháng 1/2024.
Kết thúc quý III, VietinBank tiếp tục ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực. Tổng tài sản đạt 1,89 triệu tỷ đồng, tăng 4,4% so với cuối năm 2022. Dư nợ tín dụng và tiền gửi khách hàng lần lượt đạt 1,39 triệu tỷ đồng và 1,31 triệu tỷ đồng, tăng 8,7% và 4,9% so với cuối năm 2022.
Đáng chú ý, trong bối cảnh nhiều ngân hàng ghi nhận tỷ lệ CASA giảm so với đầu năm, VietinBank là điểm sáng khi tiếp tục duy trì và cải thiện tỷ lệ CASA trong năm 2023. Tỷ lệ CASA của VietinBank tăng từ mức 18,7% cuối quý II lên mức 20% cuối quý III - tương đương mức cuối năm 2022.
Tỷ lệ nợ xấu cuối quý III là 1,37%. Theo đó, lợi nhuận trước thuế của VietinBank đạt 17,4 nghìn tỷ đồng, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2022. Các chỉ tiêu hiệu quả tiếp tục ghi nhận mức tương đương hoặc cải thiện so với cuối năm 2022: NIM đạt 2,88%, ROA và ROE lần lượt đạt 1,3% và 16,3%.
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về doanh nhân, câu chuyện kinh doanh, khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, kinh nghiệm quản trị... tại Tủ sách doanh nhân. Những cuốn sách được chia sẻ bởi các doanh nhân nổi tiếng thế giới như Bill Gate, Warren Buffett, Elon Musk...
Con rể Chủ tịch Biwase muốn bán gần hết cổ phiếuĐộng thái trên diễn ra trong bối cảnh giá cổ phiếu BWE đã lao dốc về 40.650 đồng/đơn vị chốt phiên 20/12, giảm gần 19% so với cuối tháng 8.
16:10 20/12/2023
Cá mập ngoại thắng lớn nhờ 'chốt đúng đỉnh, bắt đúng đáy'Nhóm quỹ Dragon Capital đang đẩy mạnh giao dịch mua bán cổ phiếu trong giai đoạn cuối năm. Nhiều giao dịch "bắt đáy" thành công đang giúp quỹ ngoại thắng lớn.
13:27 20/12/2023
Gần 86.000 tỷ chảy ra thị trường qua kênh tín dụng chỉ trong 13 ngàyTính đến ngày 13/12, tín dụng toàn nền kinh tế đã tăng 9,87% so với cuối năm 2022, nhưng vẫn thấp hơn so với định hướng điều hành của Ngân hàng Nhà nước.
13:15 20/12/2023 | VietinBank phát hành xong cổ phiếu trả cổ tức, nâng vốn lên 53.700 tỷ
UBCKNN đã có văn bản xác nhận kết quả phát hành hơn 564 triệu cổ phiếu để trả cổ tức của VietinBank. Theo đó, vốn điều lệ của nhà băng này đã tăng lên gần 53.700 tỷ đồng.
Cụ thể, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - VietinBank (HoSE: CTG) đã thực hiện phát hành cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 11,74% (cổ đông sở hữu 1 triệu cổ phiếu được nhận 117.415 cổ phiếu mới). Số lượng cổ phiếu đã phát hành là hơn 564,24 triệu cổ phiếu. Nguồn vốn để phát hành từ lợi nhuận sau thuế, sau trích quỹ và chia cổ tức bằng tiền mặt năm 2020.
Đây là kế hoạch chia cổ tức được đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 phê duyệt chủ trương và VietinBank chính thức triển khai trong quý III/2023 sau khi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Sau khi hoàn tất phương án trả cổ tức bằng cổ phiếu này, vốn điều lệ của VietinBank đã tăng từ 48.057 tỷ đồng lên gần 53.700 tỷ đồng. VietinBank sẽ sử dụng toàn bộ nguồn vốn tăng thêm để phục vụ hoạt động kinh doanh.
Đối với số lượng cổ phiếu mới phát hành, VietinBank sẽ thực hiện đăng ký lưu ký tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam; niêm yết bổ sung tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM để đưa chứng khoán mới vào giao dịch trong tháng 1/2024.
Kết thúc quý III, VietinBank tiếp tục ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực. Tổng tài sản đạt 1,89 triệu tỷ đồng, tăng 4,4% so với cuối năm 2022. Dư nợ tín dụng và tiền gửi khách hàng lần lượt đạt 1,39 triệu tỷ đồng và 1,31 triệu tỷ đồng, tăng 8,7% và 4,9% so với cuối năm 2022.
Đáng chú ý, trong bối cảnh nhiều ngân hàng ghi nhận tỷ lệ CASA giảm so với đầu năm, VietinBank là điểm sáng khi tiếp tục duy trì và cải thiện tỷ lệ CASA trong năm 2023. Tỷ lệ CASA của VietinBank tăng từ mức 18,7% cuối quý II lên mức 20% cuối quý III - tương đương mức cuối năm 2022.
Tỷ lệ nợ xấu cuối quý III là 1,37%. Theo đó, lợi nhuận trước thuế của VietinBank đạt 17,4 nghìn tỷ đồng, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2022. Các chỉ tiêu hiệu quả tiếp tục ghi nhận mức tương đương hoặc cải thiện so với cuối năm 2022: NIM đạt 2,88%, ROA và ROE lần lượt đạt 1,3% và 16,3%.
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về doanh nhân, câu chuyện kinh doanh, khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, kinh nghiệm quản trị... tại Tủ sách doanh nhân. Những cuốn sách được chia sẻ bởi các doanh nhân nổi tiếng thế giới như Bill Gate, Warren Buffett, Elon Musk...
Con rể Chủ tịch Biwase muốn bán gần hết cổ phiếuĐộng thái trên diễn ra trong bối cảnh giá cổ phiếu BWE đã lao dốc về 40.650 đồng/đơn vị chốt phiên 20/12, giảm gần 19% so với cuối tháng 8.
16:10 20/12/2023
Cá mập ngoại thắng lớn nhờ 'chốt đúng đỉnh, bắt đúng đáy'Nhóm quỹ Dragon Capital đang đẩy mạnh giao dịch mua bán cổ phiếu trong giai đoạn cuối năm. Nhiều giao dịch "bắt đáy" thành công đang giúp quỹ ngoại thắng lớn.
13:27 20/12/2023
Gần 86.000 tỷ chảy ra thị trường qua kênh tín dụng chỉ trong 13 ngàyTính đến ngày 13/12, tín dụng toàn nền kinh tế đã tăng 9,87% so với cuối năm 2022, nhưng vẫn thấp hơn so với định hướng điều hành của Ngân hàng Nhà nước.
13:15 20/12/2023 | |
Chỉ có một lô trái phiếu phát hành trong tháng 4 | Theo báo cáo của FiinRatings, thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn. Đáng chú ý, cả tháng 4 chỉ có một lô trái phiếu thuộc ngành bất động sản được phát hành. | Báo cáo mới nhất của FiinRatings cho biết trong tháng 4 chỉ ghi nhận duy nhất một lô trái phiếu riêng lẻ được phát hành với giá trị 671 tỷ đồng. Như vậy, quy mô phát hành chỉ tương đương 2,5% so với tháng 3 và 2,25% so với cùng kì năm ngoái.
Lô trái phiếu này do Công ty North Star Holdings phát hành và có kỳ hạn trong 16 tháng, lãi suất 14%/năm. Đây cũng là mức lãi suất danh nghĩa cao nhất được ghi nhận từ đầu năm đến nay.
Bên cạnh đó, quy mô trái phiếu mua lại trước ngày đáo hạn trong tháng 4 rơi vào gần 11.300 tỷ đồng, giảm 41,61% so với tháng trước và giảm 10% so với cùng kỳ năm 2022. FiinRatings cho biết hoạt động mua lại trái phiếu trước hạn chủ yếu đến từ nhóm ngân hàng, chiếm 61%.
Giá trị trái phiếu ngân hàng được các tổ chức này mua lại tăng 5,64 lần so với tháng trước và tăng 2,42 lần so với cùng kỳ năm ngoái, đến từ các ngân hàng lớn như VIB, Sacombank, VPBank và BIDV. Hầu hết lô trái phiếu doanh nghiệp được ngân hàng mua lại (8/12 lô trái phiếu) sở hữu kỳ hạn 3 năm và có thời gian đáo hạn còn lại 1 hoặc 2 năm (đáo hạn vào 2024 hoặc 2025).
Cũng trong báo cáo này, FiinRatings cho biết tính đến ngày 4/5, tỷ lệ chậm trả trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục gia tăng với 98 tổ chức phát hành và giá trị chậm trả lên tới 128.500 tỷ đồng, tăng 13,6% so với lần cập nhật gần nhất.
Theo đơn vị xếp hạng tín nhiệm này, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã ghi nhận một số hoạt động tái cơ cấu nợ trái phiếu theo Nghị định 08. Theo đó, Công ty Bất động sản Phát Đạt đã gia hạn lô trái phiếu trị giá 148 tỷ đồng vào ngày 4/5, đi kèm với đó là việc nâng cao lãi suất đến ngày đáo hạn.
Cùng thời điểm, Tập đoàn Sovico cũng gia tăng kỳ hạn 52 gói trái phiếu từ 36 tháng lên 60 tháng. Các lô trái phiếu trên của tập đoàn sẽ được dời thời gian đáo hạn tới quý II/2025 sau khi có sự đồng ý của trái chủ.
Giá vàng trong nước đồng loạt giảmGiá vàng trong nước theo đà giảm của vàng thế giới, mặt hàng vàng miếng SJC và vàng nhẫn, vàng trang sức đều giảm 50.000-250.000 đồng.
10:55 12/5/2023
Ngân hàng Nhà nước sẽ cân nhắc giảm lãi suất điều hànhĐây là chia sẻ của Thống đốc Nguyễn Thị Hồng tại hội nghị “Ngành ngân hàng góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh vùng Đông Nam Bộ” do NHNN tổ chức chiều 11/5.
06:00 12/5/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | Chỉ có một lô trái phiếu phát hành trong tháng 4
Theo báo cáo của FiinRatings, thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn. Đáng chú ý, cả tháng 4 chỉ có một lô trái phiếu thuộc ngành bất động sản được phát hành.
Báo cáo mới nhất của FiinRatings cho biết trong tháng 4 chỉ ghi nhận duy nhất một lô trái phiếu riêng lẻ được phát hành với giá trị 671 tỷ đồng. Như vậy, quy mô phát hành chỉ tương đương 2,5% so với tháng 3 và 2,25% so với cùng kì năm ngoái.
Lô trái phiếu này do Công ty North Star Holdings phát hành và có kỳ hạn trong 16 tháng, lãi suất 14%/năm. Đây cũng là mức lãi suất danh nghĩa cao nhất được ghi nhận từ đầu năm đến nay.
Bên cạnh đó, quy mô trái phiếu mua lại trước ngày đáo hạn trong tháng 4 rơi vào gần 11.300 tỷ đồng, giảm 41,61% so với tháng trước và giảm 10% so với cùng kỳ năm 2022. FiinRatings cho biết hoạt động mua lại trái phiếu trước hạn chủ yếu đến từ nhóm ngân hàng, chiếm 61%.
Giá trị trái phiếu ngân hàng được các tổ chức này mua lại tăng 5,64 lần so với tháng trước và tăng 2,42 lần so với cùng kỳ năm ngoái, đến từ các ngân hàng lớn như VIB, Sacombank, VPBank và BIDV. Hầu hết lô trái phiếu doanh nghiệp được ngân hàng mua lại (8/12 lô trái phiếu) sở hữu kỳ hạn 3 năm và có thời gian đáo hạn còn lại 1 hoặc 2 năm (đáo hạn vào 2024 hoặc 2025).
Cũng trong báo cáo này, FiinRatings cho biết tính đến ngày 4/5, tỷ lệ chậm trả trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục gia tăng với 98 tổ chức phát hành và giá trị chậm trả lên tới 128.500 tỷ đồng, tăng 13,6% so với lần cập nhật gần nhất.
Theo đơn vị xếp hạng tín nhiệm này, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã ghi nhận một số hoạt động tái cơ cấu nợ trái phiếu theo Nghị định 08. Theo đó, Công ty Bất động sản Phát Đạt đã gia hạn lô trái phiếu trị giá 148 tỷ đồng vào ngày 4/5, đi kèm với đó là việc nâng cao lãi suất đến ngày đáo hạn.
Cùng thời điểm, Tập đoàn Sovico cũng gia tăng kỳ hạn 52 gói trái phiếu từ 36 tháng lên 60 tháng. Các lô trái phiếu trên của tập đoàn sẽ được dời thời gian đáo hạn tới quý II/2025 sau khi có sự đồng ý của trái chủ.
Giá vàng trong nước đồng loạt giảmGiá vàng trong nước theo đà giảm của vàng thế giới, mặt hàng vàng miếng SJC và vàng nhẫn, vàng trang sức đều giảm 50.000-250.000 đồng.
10:55 12/5/2023
Ngân hàng Nhà nước sẽ cân nhắc giảm lãi suất điều hànhĐây là chia sẻ của Thống đốc Nguyễn Thị Hồng tại hội nghị “Ngành ngân hàng góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh vùng Đông Nam Bộ” do NHNN tổ chức chiều 11/5.
06:00 12/5/2023
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | |
Giá vàng nhẫn sắp mất mốc 56 triệu đồng/lượng | Sau nhiều phiên giảm liên tiếp trong thời gian qua, giá vàng nhẫn 99,99% đã sụt giảm mạnh, hiện phổ biến được bán ra quanh vùng 56 triệu đồng/lượng. | Giá bán ra mặt hàng vàng nhẫn đã giảm tới gần 2 triệu đồng so với hồi giữa tháng 5. Ảnh: Chí Hùng.
Vừa phục hồi một phiên, giá vàng thế giới lại quay đầu giảm do chịu áp lực bán từ giới đầu tư, sau khi biên bản cuộc họp chính sách tiền tệ tháng 6 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) được công bố.
Báo cáo này cho thấy các quan chức Fed vẫn giữ quan điểm thắt chặt chính sách tiền tệ và báo hiệu kịch bản tiếp tục tăng lãi suất ngay cả khi đã ra quyết định tạm dừng vào tháng trước. Điều này tác động đến kỳ vọng của giới đầu tư về kim loại quý vốn không trả lãi như vàng.
Trên Kitco, các chuyên gia đến từ Heraeus Precious Metals - đơn vị cung cấp các dịch vụ về kim loại quý - cho rằng quan điểm diều hâu của Fed có thể gây áp lực lên vàng thêm một thời gian dài nữa. Những số liệu kinh tế Mỹ trong tháng vừa qua cũng củng cố thêm khả năng Fed tăng lãi suất.
Trong bối cảnh này, báo cáo mới nhất của Hội đồng Vàng thế giới (WGC) cho thấy riêng trong tháng 5, các quốc gia đã bán tổng cộng 27 tấn vàng. Trong đó, Uzbekistan bán 11 tấn, Kazakhstan bán 2 tấn, Đức bán 2 tấn...
Krishan Gopaul - nhà phân tích cấp cao của WGC - cho biết lạm phát đang khiến nhu cầu tìm tài sản trú ẩn an toàn tăng cao và ngân hàng trung ương các nước đã buộc phải bán vàng để đáp ứng nhu cầu trong nước.
Tuy nhiên, về dài hạn, chuyên gia cho rằng xu hướng mua vào của các ngân hàng trung ương vẫn tiếp tục và các hoạt động mua vàng đó sẽ tiếp tục hỗ trợ giá kim loại quý này trong suốt năm 2023.
Hiện giá vàng thế giới phổ biến giao dịch ở vùng thấp 1.919 USD/ounce. Quy đổi ra tiền Việt (chưa bao gồm thuế, phí) giá vàng thế giới tương đương khoảng 55,77 triệu đồng/lượng.
Đi theo đà biến động của giá vàng thế giới, mở cửa phiên giao dịch sáng nay, giá vàng trong nước cũng được các doanh nghiệp điều chỉnh giảm.
Cụ thể, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) hiện niêm yết giá vàng miếng SJC ở mức 66,35 - 66,95 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giảm 100.000 đồng ở chiều mua và 80.000 đồng ở chiều bán so với cùng giờ giao dịch sáng hôm qua (5/7).
Đi cùng xu hướng này, giá vàng nhẫn SJC loại 99,99% hiện niêm yết ở 55,05 triệu/lượng (mua) và 56,05 triệu/lượng (bán), cũng giảm 100.000 đồng cả hai chiều.
Sau nhiều phiên giảm liên tiếp trong thời gian qua, giá bán của mặt hàng vàng nhẫn 99,99% trong nước đã rớt xuống vùng thấp. So với mức giá đỉnh mà thị trường giao dịch vào giữa 5, vàng nhẫn trong nước đã ghi nhận mức giảm hơn 1,5 triệu đồng chiều mua và 1,6 triệu đồng ở chiều bán. Nhà đầu tư mua vàng giai đoạn trước đó đến nay đang phải chịu khoảng lỗ 2,6 triệu đồng/lượng.
Cũng trong sáng nay, Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) niêm yết giá vàng miếng giảm 100.000 đồng ở cả 2 chiều, hiện cố định ở mức 66,45 - 66,95 triệu đồng/lượng. Với mặt hàng vàng nhẫn tròn trơn, giá niêm yết của PNJ hiện ở 55,1 - 56,1 triệu/lượng, giảm 50.000 đồng.
Tại Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, giá vàng miếng hiện phổ biến giao dịch ở mức 66,4 - 67 triệu/lượng, giảm 50.000 đồng; Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu đưa ra mức giá 66,37 - 66,93 triệu/lượng...
Vùng 56 triệu đồng/lượng là giá bán được các doanh nghiệp phổ biến niêm yết với mặt hàng vàng nhẫn sáng nay. Trong đó, giá vàng Rồng Thăng Long tại Bảo Tín Minh Châu hiện phổ biến ở 55,33 - 56,18 triệu/lượng, giảm 100.000 đồng; DOJI chấp nhận giao dịch tại vùng 54,3 - 55,7 triệu/lượng; Tập đoàn Phú Quý giao dịch quanh vùng 55,7 - 56,55 triệu/lượng...
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
PV Gas sắp đón chuyến tàu LNG đầu tiên về Việt NamTheo dự kiến, rạng sáng ngày 10/7, chuyến tàu nhập khẩu LNG đầu tiên về Việt Nam sẽ cập bến kho cảng Thị Vải, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
22:25 5/7/2023
Cổ phiếu các công ty K-pop đồng loạt sụt giảmTrước các tin tức về việc thanh tra, một loạt doanh nghiệp giải trí đình đám xứ Hàn đã chứng kiến sự suy giảm trong giá cổ phiếu, trong đó có cả công ty quản lý của Black Pink.
20:36 5/7/2023 | Giá vàng nhẫn sắp mất mốc 56 triệu đồng/lượng
Sau nhiều phiên giảm liên tiếp trong thời gian qua, giá vàng nhẫn 99,99% đã sụt giảm mạnh, hiện phổ biến được bán ra quanh vùng 56 triệu đồng/lượng.
Giá bán ra mặt hàng vàng nhẫn đã giảm tới gần 2 triệu đồng so với hồi giữa tháng 5. Ảnh: Chí Hùng.
Vừa phục hồi một phiên, giá vàng thế giới lại quay đầu giảm do chịu áp lực bán từ giới đầu tư, sau khi biên bản cuộc họp chính sách tiền tệ tháng 6 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) được công bố.
Báo cáo này cho thấy các quan chức Fed vẫn giữ quan điểm thắt chặt chính sách tiền tệ và báo hiệu kịch bản tiếp tục tăng lãi suất ngay cả khi đã ra quyết định tạm dừng vào tháng trước. Điều này tác động đến kỳ vọng của giới đầu tư về kim loại quý vốn không trả lãi như vàng.
Trên Kitco, các chuyên gia đến từ Heraeus Precious Metals - đơn vị cung cấp các dịch vụ về kim loại quý - cho rằng quan điểm diều hâu của Fed có thể gây áp lực lên vàng thêm một thời gian dài nữa. Những số liệu kinh tế Mỹ trong tháng vừa qua cũng củng cố thêm khả năng Fed tăng lãi suất.
Trong bối cảnh này, báo cáo mới nhất của Hội đồng Vàng thế giới (WGC) cho thấy riêng trong tháng 5, các quốc gia đã bán tổng cộng 27 tấn vàng. Trong đó, Uzbekistan bán 11 tấn, Kazakhstan bán 2 tấn, Đức bán 2 tấn...
Krishan Gopaul - nhà phân tích cấp cao của WGC - cho biết lạm phát đang khiến nhu cầu tìm tài sản trú ẩn an toàn tăng cao và ngân hàng trung ương các nước đã buộc phải bán vàng để đáp ứng nhu cầu trong nước.
Tuy nhiên, về dài hạn, chuyên gia cho rằng xu hướng mua vào của các ngân hàng trung ương vẫn tiếp tục và các hoạt động mua vàng đó sẽ tiếp tục hỗ trợ giá kim loại quý này trong suốt năm 2023.
Hiện giá vàng thế giới phổ biến giao dịch ở vùng thấp 1.919 USD/ounce. Quy đổi ra tiền Việt (chưa bao gồm thuế, phí) giá vàng thế giới tương đương khoảng 55,77 triệu đồng/lượng.
Đi theo đà biến động của giá vàng thế giới, mở cửa phiên giao dịch sáng nay, giá vàng trong nước cũng được các doanh nghiệp điều chỉnh giảm.
Cụ thể, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) hiện niêm yết giá vàng miếng SJC ở mức 66,35 - 66,95 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giảm 100.000 đồng ở chiều mua và 80.000 đồng ở chiều bán so với cùng giờ giao dịch sáng hôm qua (5/7).
Đi cùng xu hướng này, giá vàng nhẫn SJC loại 99,99% hiện niêm yết ở 55,05 triệu/lượng (mua) và 56,05 triệu/lượng (bán), cũng giảm 100.000 đồng cả hai chiều.
Sau nhiều phiên giảm liên tiếp trong thời gian qua, giá bán của mặt hàng vàng nhẫn 99,99% trong nước đã rớt xuống vùng thấp. So với mức giá đỉnh mà thị trường giao dịch vào giữa 5, vàng nhẫn trong nước đã ghi nhận mức giảm hơn 1,5 triệu đồng chiều mua và 1,6 triệu đồng ở chiều bán. Nhà đầu tư mua vàng giai đoạn trước đó đến nay đang phải chịu khoảng lỗ 2,6 triệu đồng/lượng.
Cũng trong sáng nay, Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) niêm yết giá vàng miếng giảm 100.000 đồng ở cả 2 chiều, hiện cố định ở mức 66,45 - 66,95 triệu đồng/lượng. Với mặt hàng vàng nhẫn tròn trơn, giá niêm yết của PNJ hiện ở 55,1 - 56,1 triệu/lượng, giảm 50.000 đồng.
Tại Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, giá vàng miếng hiện phổ biến giao dịch ở mức 66,4 - 67 triệu/lượng, giảm 50.000 đồng; Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu đưa ra mức giá 66,37 - 66,93 triệu/lượng...
Vùng 56 triệu đồng/lượng là giá bán được các doanh nghiệp phổ biến niêm yết với mặt hàng vàng nhẫn sáng nay. Trong đó, giá vàng Rồng Thăng Long tại Bảo Tín Minh Châu hiện phổ biến ở 55,33 - 56,18 triệu/lượng, giảm 100.000 đồng; DOJI chấp nhận giao dịch tại vùng 54,3 - 55,7 triệu/lượng; Tập đoàn Phú Quý giao dịch quanh vùng 55,7 - 56,55 triệu/lượng...
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
PV Gas sắp đón chuyến tàu LNG đầu tiên về Việt NamTheo dự kiến, rạng sáng ngày 10/7, chuyến tàu nhập khẩu LNG đầu tiên về Việt Nam sẽ cập bến kho cảng Thị Vải, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
22:25 5/7/2023
Cổ phiếu các công ty K-pop đồng loạt sụt giảmTrước các tin tức về việc thanh tra, một loạt doanh nghiệp giải trí đình đám xứ Hàn đã chứng kiến sự suy giảm trong giá cổ phiếu, trong đó có cả công ty quản lý của Black Pink.
20:36 5/7/2023 | |
Taxi Mai Linh thoát lỗ | Với khoản lãi ròng hơn 1 tỷ đồng, Tập đoàn Mai Linh đã kết thúc chuỗi thua lỗ nối dài trong 4 năm qua. | Công ty CP Tập đoàn Mai Linh (chủ sở hữu thương hiệu taxi Mai Linh) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2022. Báo cáo được công bố là phiên bản rút gọn không kèm thuyết minh báo cáo tài chính.
Theo đó, doanh thu thuần của công ty đạt 1.647 tỷ đồng, tăng gần 55% so với năm 2021 nhờ hoạt động vận tải hồi phục mạnh sau dịch bệnh. Khấu trừ giá vốn, lợi nhuận gộp mang về cho doanh nghiệp gần 420 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ sinh lời 25%, trong khi cùng kỳ chưa đến 9%.
Trong khi đó, các khoản chi phí trong năm qua cũng biến động mạnh, đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp tăng gần 16% lên đến, 338 tỷ đồng. Điều này khiến cho doanh nghiệp ghi nhận mức lỗ thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh gần 97 tỷ đồng.
Tuy nhiên, nhờ khoản 105 tỷ đồng đến từ lợi nhuận khác, công ty ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 1 tỷ đồng trong năm 2022. Kết quả này cải thiện đáng kể so với khoản lỗ hơn 270 tỷ đồng của năm tài chính trước đó. Đây cũng là lần đầu tiên Tập đoàn Mai Linh thoát lỗ kể từ năm 2018.
Kết quả kinh doanh thời gian gần đây của Mai Linh Dữ liệu: BCTC Mai Linh Nhãn20182019202020212022 Doanh thu thuần Tỷ đồng 24322217157410641647 Lãi sau thuế -26.5-6.3-185-271.51
Tại thời điểm 31/12/2022, tổng tài sản của công ty không thay đổi nhiều so với đầu năm với khoảng 4.135 tỷ đồng. Trong đó, chiếm phần lớn là các khoản phải thu ngắn hạn với hơn 1.700 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, trong cơ cấu nguồn vốn của công ty, nợ phải trả chiếm tỷ trọng áp đảo gần 98% với hơn 4.000 tỷ đồng.
Mặt khác, sau 4 năm thua lỗ kéo dài, khoản lỗ lũy kế trên bảng cân đối kế toán đến cuối năm 2022 của Mai Linh vẫn vượt mức 1.400 tỷ đồng, ăn mòn vào 1.247 tỷ đồng của phần vốn góp chủ sở hữu.
Khoản lỗ lũy kế nghìn tỷ này đã khiến cho vốn chủ sở hữu chỉ ghi nhận vỏn vẹn 93 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2022. Thậm chí thời điểm đầu năm, doanh nghiệp có ghi nhận vốn chủ sở hữu âm 21 tỷ đồng.
Theo đó, doanh nghiệp vận tải này có tỷ lệ đòn bẩy lớn khi hệ số nợ phải trả so với vốn chủ sở hữu tại thời điểm cuối năm 2022 lên đến 43 lần.
Hai năm tài chính trước đó, do chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dịch Covid-19 và chiến tranh Nga - Ukraine khiến giá năng lượng, xăng dầu tăng cao, ban lãnh đạo cho biết doanh thu hoạt động vận tải của hãng đã giảm sút nghiêm trọng. Mai Linh sau đó đã phải triển khai các ngành nghề mới như logistic, bảo hiểm để khai thác tối đa hệ sinh thái tập đoàn và duy trì hoạt động liên tục.
Taxi Mai Linh chìm trong thua lỗVới khoản lỗ ròng gần 272 tỷ đồng trong năm 2021, lỗ lũy kế của taxi Mai Linh đã vượt 1.400 tỷ đồng, cao hơn cả vốn góp của chủ sở hữu.
14:37 25/5/2022
Taxi Mai Linh lỗ lũy kế hơn 1.000 tỷ đồngTrong khi tập đoàn mẹ vẫn lãi 61 tỷ đồng, lợi nhuận ròng hợp nhất năm 2019 của Mai Linh lại âm hơn 6 tỷ đồng, nâng lỗ lũy kế lên hơn 1.039 tỷ.
18:04 22/7/2020
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | Taxi Mai Linh thoát lỗ
Với khoản lãi ròng hơn 1 tỷ đồng, Tập đoàn Mai Linh đã kết thúc chuỗi thua lỗ nối dài trong 4 năm qua.
Công ty CP Tập đoàn Mai Linh (chủ sở hữu thương hiệu taxi Mai Linh) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2022. Báo cáo được công bố là phiên bản rút gọn không kèm thuyết minh báo cáo tài chính.
Theo đó, doanh thu thuần của công ty đạt 1.647 tỷ đồng, tăng gần 55% so với năm 2021 nhờ hoạt động vận tải hồi phục mạnh sau dịch bệnh. Khấu trừ giá vốn, lợi nhuận gộp mang về cho doanh nghiệp gần 420 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ sinh lời 25%, trong khi cùng kỳ chưa đến 9%.
Trong khi đó, các khoản chi phí trong năm qua cũng biến động mạnh, đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp tăng gần 16% lên đến, 338 tỷ đồng. Điều này khiến cho doanh nghiệp ghi nhận mức lỗ thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh gần 97 tỷ đồng.
Tuy nhiên, nhờ khoản 105 tỷ đồng đến từ lợi nhuận khác, công ty ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 1 tỷ đồng trong năm 2022. Kết quả này cải thiện đáng kể so với khoản lỗ hơn 270 tỷ đồng của năm tài chính trước đó. Đây cũng là lần đầu tiên Tập đoàn Mai Linh thoát lỗ kể từ năm 2018.
Kết quả kinh doanh thời gian gần đây của Mai Linh Dữ liệu: BCTC Mai Linh Nhãn20182019202020212022 Doanh thu thuần Tỷ đồng 24322217157410641647 Lãi sau thuế -26.5-6.3-185-271.51
Tại thời điểm 31/12/2022, tổng tài sản của công ty không thay đổi nhiều so với đầu năm với khoảng 4.135 tỷ đồng. Trong đó, chiếm phần lớn là các khoản phải thu ngắn hạn với hơn 1.700 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, trong cơ cấu nguồn vốn của công ty, nợ phải trả chiếm tỷ trọng áp đảo gần 98% với hơn 4.000 tỷ đồng.
Mặt khác, sau 4 năm thua lỗ kéo dài, khoản lỗ lũy kế trên bảng cân đối kế toán đến cuối năm 2022 của Mai Linh vẫn vượt mức 1.400 tỷ đồng, ăn mòn vào 1.247 tỷ đồng của phần vốn góp chủ sở hữu.
Khoản lỗ lũy kế nghìn tỷ này đã khiến cho vốn chủ sở hữu chỉ ghi nhận vỏn vẹn 93 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2022. Thậm chí thời điểm đầu năm, doanh nghiệp có ghi nhận vốn chủ sở hữu âm 21 tỷ đồng.
Theo đó, doanh nghiệp vận tải này có tỷ lệ đòn bẩy lớn khi hệ số nợ phải trả so với vốn chủ sở hữu tại thời điểm cuối năm 2022 lên đến 43 lần.
Hai năm tài chính trước đó, do chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dịch Covid-19 và chiến tranh Nga - Ukraine khiến giá năng lượng, xăng dầu tăng cao, ban lãnh đạo cho biết doanh thu hoạt động vận tải của hãng đã giảm sút nghiêm trọng. Mai Linh sau đó đã phải triển khai các ngành nghề mới như logistic, bảo hiểm để khai thác tối đa hệ sinh thái tập đoàn và duy trì hoạt động liên tục.
Taxi Mai Linh chìm trong thua lỗVới khoản lỗ ròng gần 272 tỷ đồng trong năm 2021, lỗ lũy kế của taxi Mai Linh đã vượt 1.400 tỷ đồng, cao hơn cả vốn góp của chủ sở hữu.
14:37 25/5/2022
Taxi Mai Linh lỗ lũy kế hơn 1.000 tỷ đồngTrong khi tập đoàn mẹ vẫn lãi 61 tỷ đồng, lợi nhuận ròng hợp nhất năm 2019 của Mai Linh lại âm hơn 6 tỷ đồng, nâng lỗ lũy kế lên hơn 1.039 tỷ.
18:04 22/7/2020
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. | |
Người tiêu dùng suy giảm niềm tin vào bảo hiểm nhân thọ | Những lùm xùm xoay quanh hợp đồng bảo hiểm của diễn viên Ngọc Lan và MVI Life cũng như các sự vụ liên quan đã tác động đến nhìn nhận người tiêu dùng về sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. | Theo nghiên cứu của công ty phân tích dữ liệu mạng xã hội YouNet Media, người tiêu dùng trong nước đang có cái nhìn tiêu cực về bảo hiểm nhân thọ (BHNT) sau khi lùm xùm hợp đồng bảo hiểm giữa diễn viên Ngọc Lan và MVI Life, cùng các vụ việc liên quan gây ra cuộc khủng hoảng ngành bảo hiểm.
Cụ thể, đơn vị này đã ghi nhận 846.000 thảo luận trên các nền tảng mạng xã hội xung quanh sự vụ của diễn viên Ngọc Lan và câu chuyện liên quan. Cuộc khủng hoảng kéo dài liên tục 19 ngày và trung bình có 44.500 thảo luận/ngày.
Mặt khác, trong 16 cuộc khủng hoảng diễn ra trong 3 năm 2020-2022, YouNet chỉ ghi nhận tổng cộng 410.500 thảo luận, bình quân 25.600 thảo luận/ngày và kéo dài 13 ngày.
Trong số 846.000 thảo luận kể trên, có 79,37% công khai bày tỏ thái độ chỉ trích công ty bảo hiểm và ngành BHNT nói chung. Bên cạnh đó, 4,5% thảo luận là từ các khách hàng đã mua BHNT bày tỏ sự lo lắng, mong muốn xem lại hợp đồng đã ký. Ở chiều ngược lại, chỉ 16,14% có thái độ ủng hộ đối với BHNT.
Không chỉ mang sắc thái tiêu cực mà phản ứng của người dùng Internet với sự vụ lần này còn đặc biệt kéo dài.
Diễn biến thảo luận trên mạng xã hội. Ảnh: YouNet.
Bắt nguồn từ một buổi livestream của diễn viên Ngọc Lan diễn ra vào ngày 7/4, nhưng đến tận 25/4, tức gần 3 tuần sau đó, sự chú ý của cộng đồng mạng với sự vụ mới lắng xuống.
Ngay cả sau khi các bên có hành động giảng hòa thì lượng thảo luận mang sắc thái tiêu cực của người dùng Internet vẫn rất cao, đạt 27.900 thảo luận tiêu cực riêng trong ngày 20/4. Đây cũng là thời điểm công ty bảo hiểm MVI Life và diễn viên Ngọc Lan tổ chức buổi gặp gỡ báo chí và thống nhất tiếp tục hợp đồng bảo hiểm.
Các số liệu của YouNet cho thấy khủng hoảng lần này của ngành BHNT nhiều khả năng không dừng lại ở một sự vụ riêng lẻ mà sẽ để lại hệ lụy kéo dài cho uy tín của ngành.
Sau khi phân loại các thảo luận liên quan thành nhiều nhóm chủ đề giai đoạn 7-25/4, hãng nghiên cứu cho biết có 3 chủ đề của ngành BHNT nhận nhiều phản hồi tiêu cực là uy tín của ngành BHNT, kênh bancassurance (bảo hiểm phân phối qua ngân hàng) và các đại lý bảo hiểm.
Cụ thể, 97% tổng số thảo luận về kênh bancassurance mang sắc thái tiêu cực. Phần lớn người dùng phàn nàn về tình trạng bị nhân viên ngân hàng ép mua bảo hiểm khi vay vốn, không được tư vấn đúng về bản chất của BHNT hoặc bị tư vấn nhập nhằng giữa gửi tiết kiệm và mua bảo hiểm.
Đối với các đại lý, 90% tổng số thảo luận phản ánh các vấn đề về tinh thần trách nhiệm và kỹ năng tư vấn kém.
Đáng chú ý, có đến 72.318 thảo luận, tương đương 94% tổng số thảo luận liên quan, trên mạng xã hội đánh giá tiêu cực về uy tín của ngành BHNT.
Trên thực tế, tại buổi làm việc với báo chí ngày 24/4, Phó tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam Ngô Trung Dũng cũng nhấn mạnh giai đoạn vừa qua là đợt khủng hoảng lớn nhất ngành BHNT về mặt niềm tin kể từ khi thị trường được hình thành vào năm 1996.
Lũy kế đến hết tháng 3, cả thị trường có khoảng 13,69 triệu hợp đồng BHNT. Bên cạnh đó, thị trường cũng ghi nhận 730.000 đại lý bảo hiểm chính thức, gồm cá nhân lẫn tổ chức. Trong đó, bancassurance đang là kênh mang về nguồn thu lớn. Riêng năm 2022 đã có 995.400 hợp đồng BHNT được phân phối qua kênh liên kết với ngân hàng, chiếm 46% doanh số khai thác mới.
Trước những ảnh hưởng nặng nề, ông Dũng tin rằng doanh nghiệp khó tồn tại và phát triển nếu không có sự điều chỉnh. Doanh nghiệp trong đó cần đảm bảo quy trình, nghiệp vụ và tăng cường đào tạo đại lý.
Về phía cơ quan quản lý, gần đây, Phó thủ tướng Lê Minh Khái cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước rà soát, làm rõ phản ánh về tình trạng ép buộc, lôi kéo khách hàng của ngân hàng tham gia bảo hiểm.
"NHNN phải có biện pháp chấn chỉnh, không để tạo dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành ngân hàng và quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của khách hàng. Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua ngân hàng", Phó thủ tướng chỉ đạo.
Nhiều người mua bảo hiểm nhưng không quan tâm nội dung hợp đồngChuyên gia cho rằng việc nắm rõ quyền lợi, điều khoản lẫn nghĩa vụ trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ rất cần thiết. Đây là căn cứ pháp lý bảo vệ người dùng khi xảy ra tranh chấp.
09:00 20/4/2023
Chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính sẽ bị tính lãi theo ngàyCứ mỗi ngày nộp phạt chậm, người vi phạm sẽ bị tính lãi 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
18:06 4/5/2023
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | Người tiêu dùng suy giảm niềm tin vào bảo hiểm nhân thọ
Những lùm xùm xoay quanh hợp đồng bảo hiểm của diễn viên Ngọc Lan và MVI Life cũng như các sự vụ liên quan đã tác động đến nhìn nhận người tiêu dùng về sản phẩm bảo hiểm nhân thọ.
Theo nghiên cứu của công ty phân tích dữ liệu mạng xã hội YouNet Media, người tiêu dùng trong nước đang có cái nhìn tiêu cực về bảo hiểm nhân thọ (BHNT) sau khi lùm xùm hợp đồng bảo hiểm giữa diễn viên Ngọc Lan và MVI Life, cùng các vụ việc liên quan gây ra cuộc khủng hoảng ngành bảo hiểm.
Cụ thể, đơn vị này đã ghi nhận 846.000 thảo luận trên các nền tảng mạng xã hội xung quanh sự vụ của diễn viên Ngọc Lan và câu chuyện liên quan. Cuộc khủng hoảng kéo dài liên tục 19 ngày và trung bình có 44.500 thảo luận/ngày.
Mặt khác, trong 16 cuộc khủng hoảng diễn ra trong 3 năm 2020-2022, YouNet chỉ ghi nhận tổng cộng 410.500 thảo luận, bình quân 25.600 thảo luận/ngày và kéo dài 13 ngày.
Trong số 846.000 thảo luận kể trên, có 79,37% công khai bày tỏ thái độ chỉ trích công ty bảo hiểm và ngành BHNT nói chung. Bên cạnh đó, 4,5% thảo luận là từ các khách hàng đã mua BHNT bày tỏ sự lo lắng, mong muốn xem lại hợp đồng đã ký. Ở chiều ngược lại, chỉ 16,14% có thái độ ủng hộ đối với BHNT.
Không chỉ mang sắc thái tiêu cực mà phản ứng của người dùng Internet với sự vụ lần này còn đặc biệt kéo dài.
Diễn biến thảo luận trên mạng xã hội. Ảnh: YouNet.
Bắt nguồn từ một buổi livestream của diễn viên Ngọc Lan diễn ra vào ngày 7/4, nhưng đến tận 25/4, tức gần 3 tuần sau đó, sự chú ý của cộng đồng mạng với sự vụ mới lắng xuống.
Ngay cả sau khi các bên có hành động giảng hòa thì lượng thảo luận mang sắc thái tiêu cực của người dùng Internet vẫn rất cao, đạt 27.900 thảo luận tiêu cực riêng trong ngày 20/4. Đây cũng là thời điểm công ty bảo hiểm MVI Life và diễn viên Ngọc Lan tổ chức buổi gặp gỡ báo chí và thống nhất tiếp tục hợp đồng bảo hiểm.
Các số liệu của YouNet cho thấy khủng hoảng lần này của ngành BHNT nhiều khả năng không dừng lại ở một sự vụ riêng lẻ mà sẽ để lại hệ lụy kéo dài cho uy tín của ngành.
Sau khi phân loại các thảo luận liên quan thành nhiều nhóm chủ đề giai đoạn 7-25/4, hãng nghiên cứu cho biết có 3 chủ đề của ngành BHNT nhận nhiều phản hồi tiêu cực là uy tín của ngành BHNT, kênh bancassurance (bảo hiểm phân phối qua ngân hàng) và các đại lý bảo hiểm.
Cụ thể, 97% tổng số thảo luận về kênh bancassurance mang sắc thái tiêu cực. Phần lớn người dùng phàn nàn về tình trạng bị nhân viên ngân hàng ép mua bảo hiểm khi vay vốn, không được tư vấn đúng về bản chất của BHNT hoặc bị tư vấn nhập nhằng giữa gửi tiết kiệm và mua bảo hiểm.
Đối với các đại lý, 90% tổng số thảo luận phản ánh các vấn đề về tinh thần trách nhiệm và kỹ năng tư vấn kém.
Đáng chú ý, có đến 72.318 thảo luận, tương đương 94% tổng số thảo luận liên quan, trên mạng xã hội đánh giá tiêu cực về uy tín của ngành BHNT.
Trên thực tế, tại buổi làm việc với báo chí ngày 24/4, Phó tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam Ngô Trung Dũng cũng nhấn mạnh giai đoạn vừa qua là đợt khủng hoảng lớn nhất ngành BHNT về mặt niềm tin kể từ khi thị trường được hình thành vào năm 1996.
Lũy kế đến hết tháng 3, cả thị trường có khoảng 13,69 triệu hợp đồng BHNT. Bên cạnh đó, thị trường cũng ghi nhận 730.000 đại lý bảo hiểm chính thức, gồm cá nhân lẫn tổ chức. Trong đó, bancassurance đang là kênh mang về nguồn thu lớn. Riêng năm 2022 đã có 995.400 hợp đồng BHNT được phân phối qua kênh liên kết với ngân hàng, chiếm 46% doanh số khai thác mới.
Trước những ảnh hưởng nặng nề, ông Dũng tin rằng doanh nghiệp khó tồn tại và phát triển nếu không có sự điều chỉnh. Doanh nghiệp trong đó cần đảm bảo quy trình, nghiệp vụ và tăng cường đào tạo đại lý.
Về phía cơ quan quản lý, gần đây, Phó thủ tướng Lê Minh Khái cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước rà soát, làm rõ phản ánh về tình trạng ép buộc, lôi kéo khách hàng của ngân hàng tham gia bảo hiểm.
"NHNN phải có biện pháp chấn chỉnh, không để tạo dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành ngân hàng và quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của khách hàng. Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua ngân hàng", Phó thủ tướng chỉ đạo.
Nhiều người mua bảo hiểm nhưng không quan tâm nội dung hợp đồngChuyên gia cho rằng việc nắm rõ quyền lợi, điều khoản lẫn nghĩa vụ trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ rất cần thiết. Đây là căn cứ pháp lý bảo vệ người dùng khi xảy ra tranh chấp.
09:00 20/4/2023
Chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính sẽ bị tính lãi theo ngàyCứ mỗi ngày nộp phạt chậm, người vi phạm sẽ bị tính lãi 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
18:06 4/5/2023
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... | |
Fed: 'Không thể cứu Mỹ khỏi vỡ nợ' | Chủ tịch Fed khẳng định nguy cơ Mỹ vỡ nợ tiềm tàng "vô số hệ quả khó lường". Ngân hàng trung ương không thể bảo vệ nền kinh tế và hệ thống tài chính khỏi những rủi ro này. | Mỹ đang bế tắc trong việc nâng trần nợ công từ mức 31.400 tỷ USD hiện tại. Ảnh: Reuters.
Theo Reuters, tại buổi họp báo sau cuộc họp hôm 3/5, ông Jerome Powell - Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) - cho biết Fed không thể bảo vệ nền kinh tế Mỹ trước những rủi ro do việc không nâng trần nợ công.
Theo ông, chính phủ Mỹ không nên tự dồn mình vào thế khó. "Việc giải quyết mâu thuẫn về trần nợ giữa đảng Cộng hòa và Dân chủ là vấn đề của Quốc hội và chính quyền Tổng thống Biden", Chủ tịch Fed lập luận.
Mỹ đứng trước rủi ro vỡ nợ
"Chúng tôi không đưa ra lời khuyên cho bất cứ bên nào. Nhưng chúng tôi chỉ muốn nói rằng, đây là một điều rất quan trọng cần được giải quyết", ông Powell nhấn mạnh.
Ông Powell khẳng định việc Mỹ vỡ nợ là chưa từng có tiền lệ. Điều này sẽ gây ra "vô số hệ quả khó lường", nhưng vị quan chức không nêu chi tiết các rủi ro.
Đầu tuần này, bà Janet Yellen - Bộ trưởng Tài chính Mỹ - tiết lộ rằng theo ước tính chính xác nhất của cơ quan này, Mỹ có thể vỡ nợ sớm nhất vào ngày 1/6. Điều này gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với việc nới trần nợ khẩn cấp.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã triệu tập 4 quan chức hàng đầu của Quốc hội Mỹ tới cuộc họp tại Nhà Trắng vào ngày 9/5. Nhưng đến nay, vẫn chưa rõ hướng đi của Washington.
Theo bà Yellen, nguy cơ vỡ nợ sẽ mang đến những "thách thức nghiêm trọng" cho các hộ gia đình Mỹ. Bởi điều này làm gia tăng chi phí vay và hủy hoại danh tiếng của Mỹ trong vai trò nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Đầu tuần này, bà Yellen nói với các nhà lập pháp Mỹ rằng Bộ Tài chính có thể sử dụng những công cụ kế toán đặc biệt, nhằm giữ nợ công ở dưới ngưỡng giới hạn đến đầu tháng 6.
Điều này có nghĩa là chính phủ Mỹ sẽ có thêm một tháng để đạt được thỏa thuận nới trần nợ, nhằm tránh được một vụ vỡ nợ nguy hiểm.
Bế tắc về trần nợ
Vài tháng qua, các nhà hoạch định chính sách nước này vẫn chưa thể thống nhất được mức trần nợ mới. Hai bên khó có thể đạt thỏa thuận chung trong khoảng thời gian một tháng ngắn ngủi.
Lưỡng đảng vẫn bế tắc. Tháng trước, Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarth đưa ra kế hoạch giảm chi tiêu 4.500 tỷ USD và chỉ tăng trần nợ thêm 1.500 tỷ USD. Nhưng dự luật này bị Thượng viện Mỹ - do đảng Dân chủ kiểm soát - phản đối.
Trong khi đó, Tổng thống Biden cho biết ông sẵn sàng thảo luận về các biện pháp giảm thiểu thâm hụt ngân sách. Nhưng những biện pháp này cần tách biệt với vấn đề trần nợ.
Đừng nên tin rằng Fed có thể cứu nền kinh tế, hệ thống tài chính và danh tiếng của nước Mỹ trên toàn cầu khỏi những thiệt hại mà sự kiện này gây raChủ tịch Fed Jerome Powell
Theo ông Powell, chưa cần nói đến việc Mỹ thực sự vỡ nợ, vấn đề này nguy hiểm ngay từ khi mới chỉ là một nguy cơ.
"Đừng nên tin rằng Fed có thể cứu nền kinh tế, hệ thống tài chính và danh tiếng của nước Mỹ trên toàn cầu khỏi những thiệt hại mà sự kiện này gây ra", ông Powell nhấn mạnh.
Cũng trong họp báo hôm 3/5, Chủ tịch Fed cho biết lạm phát đã hạ nhiệt phần nào kể từ giữa năm ngoái, nhưng áp lực lạm phát vẫn cao, và con đường đưa lạm phát về mức mục tiêu 2% còn rất dài.
Vị chủ tịch khẳng định vẫn còn quá sớm để cắt giảm lãi suất. "FOMC (cơ quan hoạch định chính sách của Fed) tin rằng lạm phát sẽ không hạ nhiệt nhanh đến vậy. Do đó, việc cắt giảm lãi suất là không phù hợp", ông nhấn mạnh.
Ông Powell cho rằng để đạt được những bước tiến trong việc kìm hãm lạm phát ở khu vực dịch vụ, cần phải hạ nhiệt nhu cầu và tăng trưởng việc làm hơn nữa.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Chứng khoán, vàng sẽ ra sao trong tuần nàyFed chuẩn bị đưa ra quyết định quan trọng trong tuần này. Giới quan sát dự báo cơ quan này vẫn tăng lãi suất, nhưng đây sẽ là đợt tăng cuối cùng của chu kỳ.
06:00 1/5/2023
Nhà Trắng cảnh báo 3 kịch bản vỡ nợ của MỹCác chuyên gia kinh tế tại Nhà Trắng cho rằng Mỹ có thể rơi vào vỡ nợ trong dài hạn, khiến hơn 8 triệu người mất việc và một nửa giá trị thị trường chứng khoán bị "thổi bay".
14:48 4/5/2023 | Fed: 'Không thể cứu Mỹ khỏi vỡ nợ'
Chủ tịch Fed khẳng định nguy cơ Mỹ vỡ nợ tiềm tàng "vô số hệ quả khó lường". Ngân hàng trung ương không thể bảo vệ nền kinh tế và hệ thống tài chính khỏi những rủi ro này.
Mỹ đang bế tắc trong việc nâng trần nợ công từ mức 31.400 tỷ USD hiện tại. Ảnh: Reuters.
Theo Reuters, tại buổi họp báo sau cuộc họp hôm 3/5, ông Jerome Powell - Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) - cho biết Fed không thể bảo vệ nền kinh tế Mỹ trước những rủi ro do việc không nâng trần nợ công.
Theo ông, chính phủ Mỹ không nên tự dồn mình vào thế khó. "Việc giải quyết mâu thuẫn về trần nợ giữa đảng Cộng hòa và Dân chủ là vấn đề của Quốc hội và chính quyền Tổng thống Biden", Chủ tịch Fed lập luận.
Mỹ đứng trước rủi ro vỡ nợ
"Chúng tôi không đưa ra lời khuyên cho bất cứ bên nào. Nhưng chúng tôi chỉ muốn nói rằng, đây là một điều rất quan trọng cần được giải quyết", ông Powell nhấn mạnh.
Ông Powell khẳng định việc Mỹ vỡ nợ là chưa từng có tiền lệ. Điều này sẽ gây ra "vô số hệ quả khó lường", nhưng vị quan chức không nêu chi tiết các rủi ro.
Đầu tuần này, bà Janet Yellen - Bộ trưởng Tài chính Mỹ - tiết lộ rằng theo ước tính chính xác nhất của cơ quan này, Mỹ có thể vỡ nợ sớm nhất vào ngày 1/6. Điều này gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với việc nới trần nợ khẩn cấp.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã triệu tập 4 quan chức hàng đầu của Quốc hội Mỹ tới cuộc họp tại Nhà Trắng vào ngày 9/5. Nhưng đến nay, vẫn chưa rõ hướng đi của Washington.
Theo bà Yellen, nguy cơ vỡ nợ sẽ mang đến những "thách thức nghiêm trọng" cho các hộ gia đình Mỹ. Bởi điều này làm gia tăng chi phí vay và hủy hoại danh tiếng của Mỹ trong vai trò nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Đầu tuần này, bà Yellen nói với các nhà lập pháp Mỹ rằng Bộ Tài chính có thể sử dụng những công cụ kế toán đặc biệt, nhằm giữ nợ công ở dưới ngưỡng giới hạn đến đầu tháng 6.
Điều này có nghĩa là chính phủ Mỹ sẽ có thêm một tháng để đạt được thỏa thuận nới trần nợ, nhằm tránh được một vụ vỡ nợ nguy hiểm.
Bế tắc về trần nợ
Vài tháng qua, các nhà hoạch định chính sách nước này vẫn chưa thể thống nhất được mức trần nợ mới. Hai bên khó có thể đạt thỏa thuận chung trong khoảng thời gian một tháng ngắn ngủi.
Lưỡng đảng vẫn bế tắc. Tháng trước, Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarth đưa ra kế hoạch giảm chi tiêu 4.500 tỷ USD và chỉ tăng trần nợ thêm 1.500 tỷ USD. Nhưng dự luật này bị Thượng viện Mỹ - do đảng Dân chủ kiểm soát - phản đối.
Trong khi đó, Tổng thống Biden cho biết ông sẵn sàng thảo luận về các biện pháp giảm thiểu thâm hụt ngân sách. Nhưng những biện pháp này cần tách biệt với vấn đề trần nợ.
Đừng nên tin rằng Fed có thể cứu nền kinh tế, hệ thống tài chính và danh tiếng của nước Mỹ trên toàn cầu khỏi những thiệt hại mà sự kiện này gây raChủ tịch Fed Jerome Powell
Theo ông Powell, chưa cần nói đến việc Mỹ thực sự vỡ nợ, vấn đề này nguy hiểm ngay từ khi mới chỉ là một nguy cơ.
"Đừng nên tin rằng Fed có thể cứu nền kinh tế, hệ thống tài chính và danh tiếng của nước Mỹ trên toàn cầu khỏi những thiệt hại mà sự kiện này gây ra", ông Powell nhấn mạnh.
Cũng trong họp báo hôm 3/5, Chủ tịch Fed cho biết lạm phát đã hạ nhiệt phần nào kể từ giữa năm ngoái, nhưng áp lực lạm phát vẫn cao, và con đường đưa lạm phát về mức mục tiêu 2% còn rất dài.
Vị chủ tịch khẳng định vẫn còn quá sớm để cắt giảm lãi suất. "FOMC (cơ quan hoạch định chính sách của Fed) tin rằng lạm phát sẽ không hạ nhiệt nhanh đến vậy. Do đó, việc cắt giảm lãi suất là không phù hợp", ông nhấn mạnh.
Ông Powell cho rằng để đạt được những bước tiến trong việc kìm hãm lạm phát ở khu vực dịch vụ, cần phải hạ nhiệt nhu cầu và tăng trưởng việc làm hơn nữa.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Chứng khoán, vàng sẽ ra sao trong tuần nàyFed chuẩn bị đưa ra quyết định quan trọng trong tuần này. Giới quan sát dự báo cơ quan này vẫn tăng lãi suất, nhưng đây sẽ là đợt tăng cuối cùng của chu kỳ.
06:00 1/5/2023
Nhà Trắng cảnh báo 3 kịch bản vỡ nợ của MỹCác chuyên gia kinh tế tại Nhà Trắng cho rằng Mỹ có thể rơi vào vỡ nợ trong dài hạn, khiến hơn 8 triệu người mất việc và một nửa giá trị thị trường chứng khoán bị "thổi bay".
14:48 4/5/2023 | |
Nền tảng mua trước, trả sau rút khỏi Việt Nam chỉ sau một năm | Atome rút khỏi Việt Nam khi đánh giá hoạt động kinh doanh ở thị trường này chưa mang lại hiệu quả và không đóng góp nhiều vào doanh số chung. | Atome - công ty mua trước, trả sau (buy now pay later) do Tập đoàn Advance Intelligence có trụ sở tại Singapore điều hành - đã xác nhận rút khỏi thị trường Việt Nam sau khi gia nhập thị trường vỏn vẹn một năm.
Đại diện công ty này nói với Tech In Asia rằng đóng góp của thị trường Việt Nam vào hoạt động kinh doanh chung vẫn còn hạn chế.
“Chúng tôi đã bắt đầu tạm dừng các hoạt động của Atome Việt Nam từ tháng 5 theo kế hoạch. Chúng tôi sẽ quản lý thông tin liên lạc với các đối tác và khách hàng một cách cẩn thận trong suốt quá trình này”, người phát ngôn của Atome cho biết thêm.
Tháng 4/2022, Atome đã ra mắt tại Việt Nam với chương trình thử nghiệm trải rộng trên 20 đối tác bán lẻ. Trong một cuộc phỏng vấn với Tech in Asia vào tháng 11 cùng năm, công ty cho biết đã tiếp cận hơn 100 doanh nghiệp trong nước. Họ cũng tập trung nhắm đến các khách hàng mục tiêu thuộc thế hệ gen Y và gen Z.
Tại thị trường Singapore, Atome ra mắt lần đầu vào tháng 12/2019. Các danh mục chính mà công ty này là cung cấp dịch vụ mua trước trả sau bao gồm thời trang, mỹ phẩm và du lịch.
Là một trong những thành viên thuộc tập đoàn tỷ USD Advance Intelligence Group, Atome được xây dựng trên nền tảng công nghệ AI và dữ liệu hành vi để cung cấp các đề xuất được cá nhân hóa cho người dùng.
Chỉ hơn 2 năm ra mắt, Atome đã trở thành đối tác của hơn 10.000 thương hiệu lớn trên khắp châu Á bao gồm ZALORA, Sephora, Agoda, SHEIN, Zara, Marks & Spencer, Charles & Keith, Aldo, Furla và Pandora...
Tháng 10/2021, Ngân hàng Standard Chartered đã ký kết hợp tác chiến lược 10 năm với Atome trị giá 500 triệu USD, cung cấp các dịch vụ tài chính ưu tiên trên thiết bị di động cho người tiêu dùng châu Á, trong đó có Việt Nam. Advance Intelligence Group - công ty chủ quản của Atome - đã có 4 lần gọi vốn với hơn 400 triệu USD đầu tư trong năm ngoái.
Định giá tập đoàn này hiện ở mức 2 tỷ USD, trở thành một trong những công ty khởi nghiệp về công nghệ độc lập lớn có trụ sở tại Singapore. Các nhà đầu tư chính bao gồm Softbank Vision Fund 2, Warburg Pincus, Northstar, Vision Plus Capital, Gaorong Capital và nhà đầu tư quốc tế EDBI tại Singapore.
Sau khi rút khỏi thị trường Việt Nam, Atome vẫn hoạt động ở một số thị trường khác trong khu vực Đông Nam Á gồm Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Philippines. Vào tháng 5, công ty mẹ Advance Intelligence Group đã huy động được 80 triệu USD từ Warburg Pincus và Northstar Group.
Chuyên gia quốc tế khuyên công ty mẹ Gojek rút khỏi Việt NamGoTo tiếp tục gặp khó khi chưa thể có lợi nhuận. Các chuyên gia quốc tế tin rằng công ty cần thực hiện nhiều biện pháp hơn thay vì cắt giảm nhân viên đơn thuần.
13:00 9/4/2023
Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế | Nền tảng mua trước, trả sau rút khỏi Việt Nam chỉ sau một năm
Atome rút khỏi Việt Nam khi đánh giá hoạt động kinh doanh ở thị trường này chưa mang lại hiệu quả và không đóng góp nhiều vào doanh số chung.
Atome - công ty mua trước, trả sau (buy now pay later) do Tập đoàn Advance Intelligence có trụ sở tại Singapore điều hành - đã xác nhận rút khỏi thị trường Việt Nam sau khi gia nhập thị trường vỏn vẹn một năm.
Đại diện công ty này nói với Tech In Asia rằng đóng góp của thị trường Việt Nam vào hoạt động kinh doanh chung vẫn còn hạn chế.
“Chúng tôi đã bắt đầu tạm dừng các hoạt động của Atome Việt Nam từ tháng 5 theo kế hoạch. Chúng tôi sẽ quản lý thông tin liên lạc với các đối tác và khách hàng một cách cẩn thận trong suốt quá trình này”, người phát ngôn của Atome cho biết thêm.
Tháng 4/2022, Atome đã ra mắt tại Việt Nam với chương trình thử nghiệm trải rộng trên 20 đối tác bán lẻ. Trong một cuộc phỏng vấn với Tech in Asia vào tháng 11 cùng năm, công ty cho biết đã tiếp cận hơn 100 doanh nghiệp trong nước. Họ cũng tập trung nhắm đến các khách hàng mục tiêu thuộc thế hệ gen Y và gen Z.
Tại thị trường Singapore, Atome ra mắt lần đầu vào tháng 12/2019. Các danh mục chính mà công ty này là cung cấp dịch vụ mua trước trả sau bao gồm thời trang, mỹ phẩm và du lịch.
Là một trong những thành viên thuộc tập đoàn tỷ USD Advance Intelligence Group, Atome được xây dựng trên nền tảng công nghệ AI và dữ liệu hành vi để cung cấp các đề xuất được cá nhân hóa cho người dùng.
Chỉ hơn 2 năm ra mắt, Atome đã trở thành đối tác của hơn 10.000 thương hiệu lớn trên khắp châu Á bao gồm ZALORA, Sephora, Agoda, SHEIN, Zara, Marks & Spencer, Charles & Keith, Aldo, Furla và Pandora...
Tháng 10/2021, Ngân hàng Standard Chartered đã ký kết hợp tác chiến lược 10 năm với Atome trị giá 500 triệu USD, cung cấp các dịch vụ tài chính ưu tiên trên thiết bị di động cho người tiêu dùng châu Á, trong đó có Việt Nam. Advance Intelligence Group - công ty chủ quản của Atome - đã có 4 lần gọi vốn với hơn 400 triệu USD đầu tư trong năm ngoái.
Định giá tập đoàn này hiện ở mức 2 tỷ USD, trở thành một trong những công ty khởi nghiệp về công nghệ độc lập lớn có trụ sở tại Singapore. Các nhà đầu tư chính bao gồm Softbank Vision Fund 2, Warburg Pincus, Northstar, Vision Plus Capital, Gaorong Capital và nhà đầu tư quốc tế EDBI tại Singapore.
Sau khi rút khỏi thị trường Việt Nam, Atome vẫn hoạt động ở một số thị trường khác trong khu vực Đông Nam Á gồm Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Philippines. Vào tháng 5, công ty mẹ Advance Intelligence Group đã huy động được 80 triệu USD từ Warburg Pincus và Northstar Group.
Chuyên gia quốc tế khuyên công ty mẹ Gojek rút khỏi Việt NamGoTo tiếp tục gặp khó khi chưa thể có lợi nhuận. Các chuyên gia quốc tế tin rằng công ty cần thực hiện nhiều biện pháp hơn thay vì cắt giảm nhân viên đơn thuần.
13:00 9/4/2023
Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế | |
Cuộc họp FOMC có giúp tạm dừng chính sách 'diều hâu' | FOMC - cơ quan hoạch định chính sách tiền tệ của Fed - sẽ chuẩn bị họp vào ngày 13/6 tới để đưa ra quyết định về lãi suất. | Fed đã 10 lần tăng lãi suất liên tiếp để kiềm chế lạm phát. Ảnh: Investopedia.
Theo Kitco, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ bắt đầu cuộc họp của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) vào ngày 13/6 tới.
FOMC là cơ quan thiết lập và hoạch định chính sách tiền tệ cho Fed nhằm mục đích định hướng nền kinh tế đi theo các mục tiêu cụ thể như bình ổn giá cả và gia tăng cơ hội việc làm cho người lao động. Đây cũng là đơn vị phụ trách tăng giảm lãi suất quỹ liên bang để phản ứng với diễn biến của nền kinh tế.
Trong cuộc họp này, 2 chỉ số mà Fed chú ý để “theo dấu” lạm phát là PCE (chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân) và CPI (chỉ số giá tiêu dùng) sẽ được đưa ra bàn luận. Lạm phát ở mức trên 9% chỉ một tháng sau khi Fed bắt đầu tăng lãi suất lần đầu tiên vào tháng 3/2022. Chỉ trong hơn một năm sau, áp lực lạm phát đã giảm mạnh.
Trong khi lạm phát chung giảm đáng kể, chỉ số lạm phát cơ bản không tính đến lương thực, năng lượng và nhà ở vẫn duy trì trong khoảng 5-6% kể từ tháng 12/2022. Trong đó, chi phí nhà ở chiếm phần lớn (khoảng 1/3 CPI) và nếu loại bỏ chi phí thực phẩm và năng lượng thì chi phí nhà ở chiếm khoảng 40% trong tổng chỉ số CPI.
Một công cụ có tên “Nowcast” của Fed Chi nhánh Cleveland đang được dùng để theo dõi CPI và PCE giúp phản ánh mức lạm phát. Công cụ này hiện sử dụng giá dầu hàng ngày và giá bán lẻ xăng hàng tuần cùng với giá tiêu dùng hàng tháng để đưa ra dự báo, cung cấp thông tin lạm phát chi tiết theo thời gian thực cho Fed.
Mô hình này của Fed dựa trên những yếu tố có ít biến số hơn so với báo cáo CPI của chính phủ, đồng thời sử dụng nhiều dữ liệu thời gian thực hơn là những số liệu mang tính chất nhìn lại.
Theo Forbes, Nowcast đã đưa ra dự báo lạm phát toàn phần trong tháng 5 tại Mỹ sẽ chậm lại nhưng mức lạm phát cơ bản sẽ tăng cao hơn nhiều so với mục tiêu của Fed.
Cụ thể, lạm phát toàn phần dự báo tăng 0,19% và lạm phát cơ bản cũng sẽ tăng 0,45% so với tháng trước. Nếu những dự đoán này là chính xác, tỷ lệ lạm phát bình quân năm sẽ lần lượt là 4,1% và 5,3%.
Mặc dù điều này cho thấy lạm phát toàn phần đang giảm xuống dưới mức lạm phát cơ bản, chỉ số này vẫn ở mức cao và là vấn đề nan giải đối với Fed.
Sắp tới vào ngày 13/6, Cục Thống kê Lao động Mỹ cũng sẽ công bố báo cáo về chỉ số giá tiêu dùng tháng 5. Đây sẽ là dữ liệu quan trọng cuối cùng mà các quan chức Fed sử dụng để đưa ra quyết định về chính sách tiền tệ.
Trước đó, Fed đã áp dụng chính sách tiền tệ cực kỳ “diều hâu” với 10 lần tăng lãi suất liên tiếp, đưa lãi suất chạm mức 5-5,25%/năm (tính từ tháng 3/2022), và cũng là mức cao nhất kể từ năm 2007. Động thái này đã giúp giảm đáng kể lạm phát nhưng hiện hệ số này vẫn ở mức cao hơn nhiều so với mục tiêu Fed đề ra.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Vì sao kinh tế Trung Quốc không bật dậy mạnh mẽ?Sự phục hồi của Trung Quốc hậu Covid-19 từng được cho là sẽ rung chuyển thế giới. Nhưng The Economist nhận định đà phục hồi của nước này đang lung lay.
09:31 7/6/2023
IMF: Fed chưa thể lùi bướcIMF nhận thấy những rắc rối trong ngành ngân hàng đã khiến các hoạt động tín dụng chậm lại. Nhưng điều đó là chưa đủ để Fed tăng lãi suất.
06:00 6/6/2023 | Cuộc họp FOMC có giúp tạm dừng chính sách 'diều hâu'
FOMC - cơ quan hoạch định chính sách tiền tệ của Fed - sẽ chuẩn bị họp vào ngày 13/6 tới để đưa ra quyết định về lãi suất.
Fed đã 10 lần tăng lãi suất liên tiếp để kiềm chế lạm phát. Ảnh: Investopedia.
Theo Kitco, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ bắt đầu cuộc họp của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) vào ngày 13/6 tới.
FOMC là cơ quan thiết lập và hoạch định chính sách tiền tệ cho Fed nhằm mục đích định hướng nền kinh tế đi theo các mục tiêu cụ thể như bình ổn giá cả và gia tăng cơ hội việc làm cho người lao động. Đây cũng là đơn vị phụ trách tăng giảm lãi suất quỹ liên bang để phản ứng với diễn biến của nền kinh tế.
Trong cuộc họp này, 2 chỉ số mà Fed chú ý để “theo dấu” lạm phát là PCE (chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân) và CPI (chỉ số giá tiêu dùng) sẽ được đưa ra bàn luận. Lạm phát ở mức trên 9% chỉ một tháng sau khi Fed bắt đầu tăng lãi suất lần đầu tiên vào tháng 3/2022. Chỉ trong hơn một năm sau, áp lực lạm phát đã giảm mạnh.
Trong khi lạm phát chung giảm đáng kể, chỉ số lạm phát cơ bản không tính đến lương thực, năng lượng và nhà ở vẫn duy trì trong khoảng 5-6% kể từ tháng 12/2022. Trong đó, chi phí nhà ở chiếm phần lớn (khoảng 1/3 CPI) và nếu loại bỏ chi phí thực phẩm và năng lượng thì chi phí nhà ở chiếm khoảng 40% trong tổng chỉ số CPI.
Một công cụ có tên “Nowcast” của Fed Chi nhánh Cleveland đang được dùng để theo dõi CPI và PCE giúp phản ánh mức lạm phát. Công cụ này hiện sử dụng giá dầu hàng ngày và giá bán lẻ xăng hàng tuần cùng với giá tiêu dùng hàng tháng để đưa ra dự báo, cung cấp thông tin lạm phát chi tiết theo thời gian thực cho Fed.
Mô hình này của Fed dựa trên những yếu tố có ít biến số hơn so với báo cáo CPI của chính phủ, đồng thời sử dụng nhiều dữ liệu thời gian thực hơn là những số liệu mang tính chất nhìn lại.
Theo Forbes, Nowcast đã đưa ra dự báo lạm phát toàn phần trong tháng 5 tại Mỹ sẽ chậm lại nhưng mức lạm phát cơ bản sẽ tăng cao hơn nhiều so với mục tiêu của Fed.
Cụ thể, lạm phát toàn phần dự báo tăng 0,19% và lạm phát cơ bản cũng sẽ tăng 0,45% so với tháng trước. Nếu những dự đoán này là chính xác, tỷ lệ lạm phát bình quân năm sẽ lần lượt là 4,1% và 5,3%.
Mặc dù điều này cho thấy lạm phát toàn phần đang giảm xuống dưới mức lạm phát cơ bản, chỉ số này vẫn ở mức cao và là vấn đề nan giải đối với Fed.
Sắp tới vào ngày 13/6, Cục Thống kê Lao động Mỹ cũng sẽ công bố báo cáo về chỉ số giá tiêu dùng tháng 5. Đây sẽ là dữ liệu quan trọng cuối cùng mà các quan chức Fed sử dụng để đưa ra quyết định về chính sách tiền tệ.
Trước đó, Fed đã áp dụng chính sách tiền tệ cực kỳ “diều hâu” với 10 lần tăng lãi suất liên tiếp, đưa lãi suất chạm mức 5-5,25%/năm (tính từ tháng 3/2022), và cũng là mức cao nhất kể từ năm 2007. Động thái này đã giúp giảm đáng kể lạm phát nhưng hiện hệ số này vẫn ở mức cao hơn nhiều so với mục tiêu Fed đề ra.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Vì sao kinh tế Trung Quốc không bật dậy mạnh mẽ?Sự phục hồi của Trung Quốc hậu Covid-19 từng được cho là sẽ rung chuyển thế giới. Nhưng The Economist nhận định đà phục hồi của nước này đang lung lay.
09:31 7/6/2023
IMF: Fed chưa thể lùi bướcIMF nhận thấy những rắc rối trong ngành ngân hàng đã khiến các hoạt động tín dụng chậm lại. Nhưng điều đó là chưa đủ để Fed tăng lãi suất.
06:00 6/6/2023 | |
Thêm ngân hàng giảm lãi suất tiền gửi tiết kiệm | HDBank, GPBank và Sacombank đã công bố biểu lãi suất tiền gửi mới từ hôm nay với mức giảm 0,2-0,35 điểm %/năm ở các kỳ hạn 6 tháng trở lên. | HDBank, GPBank và Sacombank là những ngân hàng tiếp theo thông báo điều chỉnh giảm lãi suất huy động từ 12/6. Ảnh: T.L.
Trong thông báo mới nhất, HDBank cho biết từ 12/6, nhà băng này sẽ áp dụng biểu lãi suất tiền gửi khách hàng cá nhân mới với mức giảm 0,2 điểm % ở một loạt kỳ hạn trên 6 tháng.
Cụ thể, với hình thức gửi online, lãi suất các kỳ hạn 6, 12 và 13 tháng của HDBank sẽ giảm từ 7,9%/năm xuống còn 7,7%/năm. Trong khi lãi suất các kỳ hạn 7-11 tháng và 24-36 tháng được giữ nguyên ở mức 6,9%/năm.
Đối với các khách hàng cá nhân gửi tiền tại quầy, nếu chọn kỳ hạn 6 tháng, mức lãi suất HDBank chấp nhận chi trả cũng chỉ là 6,6%/năm; kỳ hạn 7-11 tháng và 24-36 tháng hưởng lãi suất 6,8%/năm; kỳ hạn 12 và 18 tháng hưởng lãi suất 7%/năm. Trong khi các kỳ hạn 13 tháng và 15 tháng được chấp nhận chi trả mức lãi suất lần lượt ở 7,55%/năm và 6,9%/năm.
Với các khoản tiền gửi dưới 6 tháng, người gửi tiền tại HDBank vẫn được nhận mức lãi suất kịch trần 5%/năm đối với cả 2 hình thức gửi tại quầy và online.
Tương tự HDBank, Sacombank cho biết từ ngày 12/6, nhà băng này áp dụng biểu lãi suất huy động mới đối với khách hàng cá nhân. Trong đó, lãi suất tại các kỳ hạn gửi 6 tháng trở lên đều đã giảm 0,2-0,35 điểm %.
Cụ thể, tại kỳ hạn gửi 6 và 12 tháng, lãi suất huy động của Sacombank sẽ giảm 0,2 điểm % xuống 6,6%/năm và 7,2%/năm; kỳ hạn gửi 13 tháng lãi suất giảm 0,3 điểm %, xuống 7,2%/năm; kỳ hạn 36 tháng lãi suất giảm 0,35 %, còn 7,45%/năm. Với các kỳ hạn gửi còn lại, nhà băng này giữ nguyên mức lãi suất so với biểu lãi trước đó, dao động trong khoảng 6,7-7,4%/năm.
Đối với hình thức gửi tại quầy, Sacombank hiện áp dụng mức lãi suất thấp hơn 0,2 điểm % so với hình thức gửi online.
Tương tự, cũng từ 12/6, GPBank đã đưa ra biểu lãi suất tiền gửi mới áp dụng cho các khách hàng cá nhân với xu hướng giảm 0,2 điểm % cho một số kỳ hạn trung bình đến dài.
Cụ thể, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 6 tháng lĩnh lãi cuối kỳ tại nhà băng này đã giảm từ 7,8%/năm xuống còn 7,6%/năm. Với kỳ hạn gửi 7 và 8 tháng, lãi suất GPBank đưa ra cùng giảm từ 7,85%/năm xuống còn 7,65%/năm. Còn tại kỳ hạn 9 tháng, lãi suất điều chỉnh xuống 7,7%/năm từ mức 7,9%/năm niêm yết trước đó.
Khách hàng tham gia gửi tiết kiệm tại GPBank với thời hạn 12 tháng hiện được chi trả mức lãi suất 7,8%/năm, gửi 15-36 tháng được trả lãi 7,9%/năm, đều giảm so với tháng trước.
Đối với hình thức gửi tiết kiệm online, GPBank vẫn chi trả mức lãi suất cao nhất lên tới 8,4%/năm, áp dụng đối với các kỳ hạn gửi 13-36 tháng. Tại kỳ hạn 12 tháng, khách hàng cá nhân hiện được ngân hàng đưa ra mức lãi suất 8,3%/năm; kỳ hạn 6 tháng nhận lãi 8,1%/năm và kỳ hạn 7-9 tháng nhận lãi suất trong khoảng 8,15-8,2%/năm.
Như vậy, HDBank, Sacombank và GPBank là những nhà băng tiếp theo gia nhập làn sóng giảm lãi suất huy động tiền gửi trong tháng 6. Trước đó, nhóm ngân hàng này cũng đã giảm lãi suất huy động trong tháng 5.
Với hình thức gửi tiết kiệm lĩnh lãi cuối kỳ, hiện cả HDBank và Sacombank đã xóa sổ mức lãi suất 8%/năm. Lãi suất tối đa người gửi tiền vào HDBank nhận được hiện chỉ là 7,7%/năm trong khi tại Sacombank là 7,45%/năm (không yêu cầu hạn mức gửi tối thiểu).
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Giá vàng trong nước biến động nhẹ trước cuộc họp của FedTrong tuần này, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ đưa ra quyết định về lãi suất, trước khi thông tin được công bố giá vàng thế giới và trong nước ghi nhận biến động nhẹ.
10:52 12/6/2023
Thêm nhiều ngân hàng tung gói vay giảm lãi suấtCác ngân hàng đã tung ra một loạt gói vay ưu đãi lãi suất nhằm kích cầu tín dụng, giúp người dân, doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, kinh doanh thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
15:04 9/6/2023 | Thêm ngân hàng giảm lãi suất tiền gửi tiết kiệm
HDBank, GPBank và Sacombank đã công bố biểu lãi suất tiền gửi mới từ hôm nay với mức giảm 0,2-0,35 điểm %/năm ở các kỳ hạn 6 tháng trở lên.
HDBank, GPBank và Sacombank là những ngân hàng tiếp theo thông báo điều chỉnh giảm lãi suất huy động từ 12/6. Ảnh: T.L.
Trong thông báo mới nhất, HDBank cho biết từ 12/6, nhà băng này sẽ áp dụng biểu lãi suất tiền gửi khách hàng cá nhân mới với mức giảm 0,2 điểm % ở một loạt kỳ hạn trên 6 tháng.
Cụ thể, với hình thức gửi online, lãi suất các kỳ hạn 6, 12 và 13 tháng của HDBank sẽ giảm từ 7,9%/năm xuống còn 7,7%/năm. Trong khi lãi suất các kỳ hạn 7-11 tháng và 24-36 tháng được giữ nguyên ở mức 6,9%/năm.
Đối với các khách hàng cá nhân gửi tiền tại quầy, nếu chọn kỳ hạn 6 tháng, mức lãi suất HDBank chấp nhận chi trả cũng chỉ là 6,6%/năm; kỳ hạn 7-11 tháng và 24-36 tháng hưởng lãi suất 6,8%/năm; kỳ hạn 12 và 18 tháng hưởng lãi suất 7%/năm. Trong khi các kỳ hạn 13 tháng và 15 tháng được chấp nhận chi trả mức lãi suất lần lượt ở 7,55%/năm và 6,9%/năm.
Với các khoản tiền gửi dưới 6 tháng, người gửi tiền tại HDBank vẫn được nhận mức lãi suất kịch trần 5%/năm đối với cả 2 hình thức gửi tại quầy và online.
Tương tự HDBank, Sacombank cho biết từ ngày 12/6, nhà băng này áp dụng biểu lãi suất huy động mới đối với khách hàng cá nhân. Trong đó, lãi suất tại các kỳ hạn gửi 6 tháng trở lên đều đã giảm 0,2-0,35 điểm %.
Cụ thể, tại kỳ hạn gửi 6 và 12 tháng, lãi suất huy động của Sacombank sẽ giảm 0,2 điểm % xuống 6,6%/năm và 7,2%/năm; kỳ hạn gửi 13 tháng lãi suất giảm 0,3 điểm %, xuống 7,2%/năm; kỳ hạn 36 tháng lãi suất giảm 0,35 %, còn 7,45%/năm. Với các kỳ hạn gửi còn lại, nhà băng này giữ nguyên mức lãi suất so với biểu lãi trước đó, dao động trong khoảng 6,7-7,4%/năm.
Đối với hình thức gửi tại quầy, Sacombank hiện áp dụng mức lãi suất thấp hơn 0,2 điểm % so với hình thức gửi online.
Tương tự, cũng từ 12/6, GPBank đã đưa ra biểu lãi suất tiền gửi mới áp dụng cho các khách hàng cá nhân với xu hướng giảm 0,2 điểm % cho một số kỳ hạn trung bình đến dài.
Cụ thể, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 6 tháng lĩnh lãi cuối kỳ tại nhà băng này đã giảm từ 7,8%/năm xuống còn 7,6%/năm. Với kỳ hạn gửi 7 và 8 tháng, lãi suất GPBank đưa ra cùng giảm từ 7,85%/năm xuống còn 7,65%/năm. Còn tại kỳ hạn 9 tháng, lãi suất điều chỉnh xuống 7,7%/năm từ mức 7,9%/năm niêm yết trước đó.
Khách hàng tham gia gửi tiết kiệm tại GPBank với thời hạn 12 tháng hiện được chi trả mức lãi suất 7,8%/năm, gửi 15-36 tháng được trả lãi 7,9%/năm, đều giảm so với tháng trước.
Đối với hình thức gửi tiết kiệm online, GPBank vẫn chi trả mức lãi suất cao nhất lên tới 8,4%/năm, áp dụng đối với các kỳ hạn gửi 13-36 tháng. Tại kỳ hạn 12 tháng, khách hàng cá nhân hiện được ngân hàng đưa ra mức lãi suất 8,3%/năm; kỳ hạn 6 tháng nhận lãi 8,1%/năm và kỳ hạn 7-9 tháng nhận lãi suất trong khoảng 8,15-8,2%/năm.
Như vậy, HDBank, Sacombank và GPBank là những nhà băng tiếp theo gia nhập làn sóng giảm lãi suất huy động tiền gửi trong tháng 6. Trước đó, nhóm ngân hàng này cũng đã giảm lãi suất huy động trong tháng 5.
Với hình thức gửi tiết kiệm lĩnh lãi cuối kỳ, hiện cả HDBank và Sacombank đã xóa sổ mức lãi suất 8%/năm. Lãi suất tối đa người gửi tiền vào HDBank nhận được hiện chỉ là 7,7%/năm trong khi tại Sacombank là 7,45%/năm (không yêu cầu hạn mức gửi tối thiểu).
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Giá vàng trong nước biến động nhẹ trước cuộc họp của FedTrong tuần này, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ đưa ra quyết định về lãi suất, trước khi thông tin được công bố giá vàng thế giới và trong nước ghi nhận biến động nhẹ.
10:52 12/6/2023
Thêm nhiều ngân hàng tung gói vay giảm lãi suấtCác ngân hàng đã tung ra một loạt gói vay ưu đãi lãi suất nhằm kích cầu tín dụng, giúp người dân, doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, kinh doanh thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
15:04 9/6/2023 | |
CEO muốn huy động hơn 2.500 tỷ đồng cho dự án Sonasea | CEO Group dự kiến chào bán 252 triệu cổ phiếu, để huy động hơn 2.500 tỷ đồng cho dự án Sonasea. Đáng chú ý, giá chào bán chỉ chưa bằng một nửa thị giá cổ phiếu CEO trên sàn. | Công ty CP Tập đoàn CEO (mã chứng khoán: CEO) vừa có thông báo về việc ngày 20/7 tới đây là ngày chốt danh sách cổ đông thực hiện quyền mua cổ phiếu phát hành thêm theo tỷ lệ 100:98, tức 1 cổ phiếu được hưởng 1 quyền, cứ 100 quyền được mua 98 cổ phiếu mới.
Theo đó, CEO sẽ phát hành hơn 252,19 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, tương đương tổng giá trị huy động nếu hoàn thành đợt phát hành là hơn 2.520 tỷ đồng. CEO cho biết số tiền thu được sẽ dùng để đầu tư dự án Khu biệt thự cao cấp Sonasea Residences (Phú Quốc) và tăng vốn cho các công ty con, cũng như bổ sung vốn lưu động.
Đối với cổ phiếu lẻ (nếu có) phát sinh khi cổ đông thực hiện quyền, để đảm bảo số lượng cổ phiếu phát hành không vượt quá số lượng chào bán, lượng cổ phiếu cổ đông được mua sẽ được làm tròn xuống đến hàng đơn vị. Số lượng cổ phiếu lẻ phát sinh sẽ bị hủy bỏ.
Về phương án xử lý cổ phiếu không đặt mua hết, CEO cho biết số cổ phiếu còn dư do cổ đông không thực hiện đăng ký mua, không nộp tiền sẽ được HĐQT chào bán cho các nhà đầu tư khác với giá chào bán là 10.000 đồng/cổ phiếu, bằng mức giá chào bán cho cổ đông hiện hữu để đảm bảo phát hành hết toàn bộ số cổ phần chào bán...
Đáng chú ý, mức giá chào bán 10.000 đồng/cp kể trên của CEO chỉ chưa bằng một nửa thị giá cổ phiếu này đang giao dịch trên thị trường chứng khoán. Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay (10/7), cổ phiếu CEO đang giao dịch quanh vùng 22.200 đồng/cp,
Trên thị trường cổ phiếu CEO hiện giao dịch quanh mức 22.000 đồng/cổ phiếu, giảm gần 20% so với đỉnh gần nhất ghi nhận đầu tháng 6, nhưng vẫn tăng gần 16% so với đầu năm.
KẾT QUẢ KINH DOANH HÀNG NĂM CỦA TẬP ĐOÀN CEO Nhãn20162017201820192020202120222023 Kế hoạch Doanh thu thuần Tỷ đồng 1410183322464550132490225493000 Lợi nhuận sau thuế 230321372608-10382311315
Trước đó, vào cuối tháng 6, tập đoàn này cũng công bố thông tin về việc chào bán cổ phiếu ra công chúng với tổng lượng cổ phiếu dự kiến chào bán là hơn 257,3 triệu cổ phiếu. Trong đó, ngoài 252,19 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu, CEO dự kiến phát hành hơn 5,1 triệu cổ phiếu cho cán bộ nhân viên theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP).
Cũng trong thời gian này, phiên họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 của CEO đã tổ chức bất thành. Lý do là số lượng cổ đông tham dự chỉ chiếm 35,42% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết (bao gồm cả dự trực tiếp và ủy quyền). Vì vậy, đại hội không đủ điều kiện tiến hành.
Trước việc đại hội lần 1 tổ chức bất thành, ông Đoàn Văn Bình - Chủ tịch HĐQT CEO - đã gửi lời xin lỗi đến cổ đông và cho biết đây là lần đầu tiên ĐHĐCĐ thường niên của CEO tổ chức bất thành. Theo đó, CEO dự kiến tổ chức lần 2 vào ngày 25/7 tới.
Về tình hình kinh doanh, năm nay, CEO đặt mục tiêu doanh thu 3.000 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2022; lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 315 tỷ đồng, gần như đi ngang so với cùng kỳ.
Trong năm nay, CEO sẽ tiếp tục thực hiện các dự án trọng điểm như Sonasea Vân Đồn Harbor City tại Quảng Ninh; CEO Homes Hana Garden tại Hà Nội; Sonasea Residences Phú Quốc. Trong đó, khu nghỉ dưỡng Wyndham Garden Sonasea Vân Đồn tại Dự án Sonasea Vân Đồn Harbor City dự kiến đưa vào hoạt động từ cuối năm nay.
Ngoài ra, CEO sẽ tập trung nghiên cứu để tham gia M&A, đấu thầu các dự án khu công nghiệp; xúc tiến và phát triển 500-1.000 ha quỹ đất để phát triển trong 10 năm tới; mở rộng hợp tác quốc tế, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhật Bản để phát triển một số dự án, nâng cao thương hiệu.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về doanh nhân, câu chuyện kinh doanh, khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, kinh nghiệm quản trị... tại Tủ sách doanh nhân. Những cuốn sách được chia sẻ bởi các doanh nhân nổi tiếng thế giới như Bill Gate, Warren Buffett, Elon Musk...
Sau đề nghị thu hồi, FLC nộp bổ sung 100 tỷ tiền đất dự án ở Hạ LongSau khi UBND TP Hạ Long đề nghị thu hồi một phần dự án bất động sản Khu đô thị Hà Khánh, FLC đã nộp đủ bổ sung toàn bộ tiền sử dụng đất của dự án gần 100 tỷ đồng.
17:37 9/7/2023
Một công ty do EVN nắm hơn 54% vốn bị mất an toàn tài chínhTheo Kiểm toán Nhà nước, Công ty CP Tư vấn Xây dựng điện 1 do EVN nắm giữ 54,34% vốn điều lệ đã bị đưa vào diện giám sát tài chính đặc biệt theo quy định của Chính phủ.
15:38 9/7/2023 | CEO muốn huy động hơn 2.500 tỷ đồng cho dự án Sonasea
CEO Group dự kiến chào bán 252 triệu cổ phiếu, để huy động hơn 2.500 tỷ đồng cho dự án Sonasea. Đáng chú ý, giá chào bán chỉ chưa bằng một nửa thị giá cổ phiếu CEO trên sàn.
Công ty CP Tập đoàn CEO (mã chứng khoán: CEO) vừa có thông báo về việc ngày 20/7 tới đây là ngày chốt danh sách cổ đông thực hiện quyền mua cổ phiếu phát hành thêm theo tỷ lệ 100:98, tức 1 cổ phiếu được hưởng 1 quyền, cứ 100 quyền được mua 98 cổ phiếu mới.
Theo đó, CEO sẽ phát hành hơn 252,19 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, tương đương tổng giá trị huy động nếu hoàn thành đợt phát hành là hơn 2.520 tỷ đồng. CEO cho biết số tiền thu được sẽ dùng để đầu tư dự án Khu biệt thự cao cấp Sonasea Residences (Phú Quốc) và tăng vốn cho các công ty con, cũng như bổ sung vốn lưu động.
Đối với cổ phiếu lẻ (nếu có) phát sinh khi cổ đông thực hiện quyền, để đảm bảo số lượng cổ phiếu phát hành không vượt quá số lượng chào bán, lượng cổ phiếu cổ đông được mua sẽ được làm tròn xuống đến hàng đơn vị. Số lượng cổ phiếu lẻ phát sinh sẽ bị hủy bỏ.
Về phương án xử lý cổ phiếu không đặt mua hết, CEO cho biết số cổ phiếu còn dư do cổ đông không thực hiện đăng ký mua, không nộp tiền sẽ được HĐQT chào bán cho các nhà đầu tư khác với giá chào bán là 10.000 đồng/cổ phiếu, bằng mức giá chào bán cho cổ đông hiện hữu để đảm bảo phát hành hết toàn bộ số cổ phần chào bán...
Đáng chú ý, mức giá chào bán 10.000 đồng/cp kể trên của CEO chỉ chưa bằng một nửa thị giá cổ phiếu này đang giao dịch trên thị trường chứng khoán. Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay (10/7), cổ phiếu CEO đang giao dịch quanh vùng 22.200 đồng/cp,
Trên thị trường cổ phiếu CEO hiện giao dịch quanh mức 22.000 đồng/cổ phiếu, giảm gần 20% so với đỉnh gần nhất ghi nhận đầu tháng 6, nhưng vẫn tăng gần 16% so với đầu năm.
KẾT QUẢ KINH DOANH HÀNG NĂM CỦA TẬP ĐOÀN CEO Nhãn20162017201820192020202120222023 Kế hoạch Doanh thu thuần Tỷ đồng 1410183322464550132490225493000 Lợi nhuận sau thuế 230321372608-10382311315
Trước đó, vào cuối tháng 6, tập đoàn này cũng công bố thông tin về việc chào bán cổ phiếu ra công chúng với tổng lượng cổ phiếu dự kiến chào bán là hơn 257,3 triệu cổ phiếu. Trong đó, ngoài 252,19 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu, CEO dự kiến phát hành hơn 5,1 triệu cổ phiếu cho cán bộ nhân viên theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP).
Cũng trong thời gian này, phiên họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 của CEO đã tổ chức bất thành. Lý do là số lượng cổ đông tham dự chỉ chiếm 35,42% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết (bao gồm cả dự trực tiếp và ủy quyền). Vì vậy, đại hội không đủ điều kiện tiến hành.
Trước việc đại hội lần 1 tổ chức bất thành, ông Đoàn Văn Bình - Chủ tịch HĐQT CEO - đã gửi lời xin lỗi đến cổ đông và cho biết đây là lần đầu tiên ĐHĐCĐ thường niên của CEO tổ chức bất thành. Theo đó, CEO dự kiến tổ chức lần 2 vào ngày 25/7 tới.
Về tình hình kinh doanh, năm nay, CEO đặt mục tiêu doanh thu 3.000 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2022; lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 315 tỷ đồng, gần như đi ngang so với cùng kỳ.
Trong năm nay, CEO sẽ tiếp tục thực hiện các dự án trọng điểm như Sonasea Vân Đồn Harbor City tại Quảng Ninh; CEO Homes Hana Garden tại Hà Nội; Sonasea Residences Phú Quốc. Trong đó, khu nghỉ dưỡng Wyndham Garden Sonasea Vân Đồn tại Dự án Sonasea Vân Đồn Harbor City dự kiến đưa vào hoạt động từ cuối năm nay.
Ngoài ra, CEO sẽ tập trung nghiên cứu để tham gia M&A, đấu thầu các dự án khu công nghiệp; xúc tiến và phát triển 500-1.000 ha quỹ đất để phát triển trong 10 năm tới; mở rộng hợp tác quốc tế, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhật Bản để phát triển một số dự án, nâng cao thương hiệu.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về doanh nhân, câu chuyện kinh doanh, khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, kinh nghiệm quản trị... tại Tủ sách doanh nhân. Những cuốn sách được chia sẻ bởi các doanh nhân nổi tiếng thế giới như Bill Gate, Warren Buffett, Elon Musk...
Sau đề nghị thu hồi, FLC nộp bổ sung 100 tỷ tiền đất dự án ở Hạ LongSau khi UBND TP Hạ Long đề nghị thu hồi một phần dự án bất động sản Khu đô thị Hà Khánh, FLC đã nộp đủ bổ sung toàn bộ tiền sử dụng đất của dự án gần 100 tỷ đồng.
17:37 9/7/2023
Một công ty do EVN nắm hơn 54% vốn bị mất an toàn tài chínhTheo Kiểm toán Nhà nước, Công ty CP Tư vấn Xây dựng điện 1 do EVN nắm giữ 54,34% vốn điều lệ đã bị đưa vào diện giám sát tài chính đặc biệt theo quy định của Chính phủ.
15:38 9/7/2023 |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.