title
stringlengths
0
393
description
stringlengths
0
32.7k
content
stringlengths
0
778k
text
stringlengths
2
778k
url
stringlengths
0
202
Thêm 5 triệu cổ phiếu của công ty Shark Thủy bị bán giải chấp
Chứng khoán Bảo Việt đã bán tiếp khoảng 5 triệu cổ phiếu Apax Holdings. Sau giao dịch, Egroup giảm lượng sở hữu còn gần 19,7 triệu cổ phiếu IBC, tương ứng tỷ lệ 23,7% vốn.
Công ty CP Tập đoàn Giáo dục Egroup vừa báo cáo giao dịch bán giải chấp cổ phiếu của Công ty CP Đầu tư Apax Holdings (IBC) thực hiện bởi Chứng khoán Bảo Việt (BVSC). Theo báo cáo kết quả giao dịch, Chứng khoán Bảo Việt đã thực hiện bán thêm 5 triệu cổ phiếu IBC qua phương thức thỏa thuận hoặc khớp lệnh liên tục từ ngày 29/6 đến ngày 5/7. Sau giao dịch, Egroup giảm lượng sở hữu từ 28,9 triệu cổ phiếu còn gần 19,7 triệu cổ phiếu IBC, tương ứng tỷ lệ 23,67% vốn điều lệ. Trước đó, Chứng khoán Bảo Việt đã công bố về việc sẽ thực hiện bán giải chấp 15 triệu cổ phiếu IBC, tương đương khoảng 18% vốn của Apax Holdings từ ngày 22/6 đến 12/7. Trong giai đoạn 22-28/6, BVSC đã bán 4,26 triệu cổ phiếu IBC thuộc sở hữu của Egroup. Như vậy, tính đến nay, công ty chứng khoán đã bán ra tổng cộng 9,26 triệu cổ phiếu trên tổng số 15 triệu cổ phiếu cần thực hiện bán giải chấp. Từ cuối năm 2022, các công ty chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MAS) và Chứng khoán Bảo Việt đã bán giải chấp hơn 13 triệu cổ phiếu Apax Holdings. Do bị giải chấp lượng lớn cổ phần, lượng sở hữu của Egroup đã giảm nhanh từ gần 49,7 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 59,76%) xuống còn gần 36,7 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 44,11%). Tỷ lệ này khiến Egroup không còn là công ty mẹ tại Apax Holdings (trừ trường hợp Egroup chứng minh vẫn chi phối Hội đồng quản trị). KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA APAX HOLDINGS Số liệu: BCTC DN Nhãn 2018 2019 2020 2021 2022 Doanh thu thuần tỷ đồng 1045 1672 1951 1734 1336 Lợi nhuận sau thuế 58 39 61 112 -81.3 Ngoài Egroup, chủ tịch HĐQT Nguyễn Ngọc Thủy cũng bị bán giải chấp 1,56 triệu cổ phiếu IBC vào cuối năm ngoái, qua đó bị giảm sở hữu về còn 5,1 triệu đơn vị, tương ứng còn nắm giữ 6,17% vốn Apax Holdings. Trên sàn chứng khoán, IBC đang được giao dịch ở mức 2,060 đồng/cp, mất gần 90% thị giá so với một năm trước. Apax Holdings đứng sau chuỗi trung tâm Anh ngữ Apax Leaders, hệ thống mầm non Igarten, trường liên cấp Firbank Australia... Đây là công ty duy nhất trong hệ sinh thái Egroup của ông Nguyễn Ngọc Thủy đang niêm yết trên sàn chứng khoán. Thời gian qua, Apax Leaders vướng nhiều lùm xùm liên quan đến chất lượng dạy học, chậm trả lương, nợ lương giáo viên... Thông tin về các giải pháp và thời hạn trả nợ/gạt nợ cho nhà đầu tư, ông Thủy cho biết trong kịch bản tích cực nhất, thời điểm Egroup có thể bắt đầu tiến hành thanh toán được nợ cho nhà đầu tư phải 3-5 năm tới. Thời gian này, công ty vẫn tìm sản phẩm như bất động sản, đồ gia dụng... để nhà đầu tư gạt nợ. Cả năm 2022, công ty sở hữu chuỗi trung tâm tiếng Anh Apax English đạt doanh thu thuần 1.336 tỷ đồng, tăng 35% so với năm 2021. Tuy nhiên, Apax Holdings lại báo lỗ sau thuế hơn 81 tỷ đồng, mức lỗ kỷ lục trong lịch sử hoạt động của công ty. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Khó khăn tài chính, EVN nợ PV Power gần 13.000 tỷ đồngTổng giám đốc PVN yêu cầu rà soát lại hợp đồng giữa các bên, đồng thời hỗ trợ PV Power về công tác cân đối dòng tiền trong lúc khó khăn. 17:37 6/7/2023 Công ty thu hồi nợ xấu của ngân hàng lãi kỷ lụcLợi nhuận năm 2022 của công ty thu hồi nợ xấu VAMC đạt 165 tỷ đồng, tăng gấp 10 lần so với năm 2017. 16:54 6/7/2023
Thêm 5 triệu cổ phiếu của công ty Shark Thủy bị bán giải chấp Chứng khoán Bảo Việt đã bán tiếp khoảng 5 triệu cổ phiếu Apax Holdings. Sau giao dịch, Egroup giảm lượng sở hữu còn gần 19,7 triệu cổ phiếu IBC, tương ứng tỷ lệ 23,7% vốn. Công ty CP Tập đoàn Giáo dục Egroup vừa báo cáo giao dịch bán giải chấp cổ phiếu của Công ty CP Đầu tư Apax Holdings (IBC) thực hiện bởi Chứng khoán Bảo Việt (BVSC). Theo báo cáo kết quả giao dịch, Chứng khoán Bảo Việt đã thực hiện bán thêm 5 triệu cổ phiếu IBC qua phương thức thỏa thuận hoặc khớp lệnh liên tục từ ngày 29/6 đến ngày 5/7. Sau giao dịch, Egroup giảm lượng sở hữu từ 28,9 triệu cổ phiếu còn gần 19,7 triệu cổ phiếu IBC, tương ứng tỷ lệ 23,67% vốn điều lệ. Trước đó, Chứng khoán Bảo Việt đã công bố về việc sẽ thực hiện bán giải chấp 15 triệu cổ phiếu IBC, tương đương khoảng 18% vốn của Apax Holdings từ ngày 22/6 đến 12/7. Trong giai đoạn 22-28/6, BVSC đã bán 4,26 triệu cổ phiếu IBC thuộc sở hữu của Egroup. Như vậy, tính đến nay, công ty chứng khoán đã bán ra tổng cộng 9,26 triệu cổ phiếu trên tổng số 15 triệu cổ phiếu cần thực hiện bán giải chấp. Từ cuối năm 2022, các công ty chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MAS) và Chứng khoán Bảo Việt đã bán giải chấp hơn 13 triệu cổ phiếu Apax Holdings. Do bị giải chấp lượng lớn cổ phần, lượng sở hữu của Egroup đã giảm nhanh từ gần 49,7 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 59,76%) xuống còn gần 36,7 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 44,11%). Tỷ lệ này khiến Egroup không còn là công ty mẹ tại Apax Holdings (trừ trường hợp Egroup chứng minh vẫn chi phối Hội đồng quản trị). KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA APAX HOLDINGS Số liệu: BCTC DN Nhãn 2018 2019 2020 2021 2022 Doanh thu thuần tỷ đồng 1045 1672 1951 1734 1336 Lợi nhuận sau thuế 58 39 61 112 -81.3 Ngoài Egroup, chủ tịch HĐQT Nguyễn Ngọc Thủy cũng bị bán giải chấp 1,56 triệu cổ phiếu IBC vào cuối năm ngoái, qua đó bị giảm sở hữu về còn 5,1 triệu đơn vị, tương ứng còn nắm giữ 6,17% vốn Apax Holdings. Trên sàn chứng khoán, IBC đang được giao dịch ở mức 2,060 đồng/cp, mất gần 90% thị giá so với một năm trước. Apax Holdings đứng sau chuỗi trung tâm Anh ngữ Apax Leaders, hệ thống mầm non Igarten, trường liên cấp Firbank Australia... Đây là công ty duy nhất trong hệ sinh thái Egroup của ông Nguyễn Ngọc Thủy đang niêm yết trên sàn chứng khoán. Thời gian qua, Apax Leaders vướng nhiều lùm xùm liên quan đến chất lượng dạy học, chậm trả lương, nợ lương giáo viên... Thông tin về các giải pháp và thời hạn trả nợ/gạt nợ cho nhà đầu tư, ông Thủy cho biết trong kịch bản tích cực nhất, thời điểm Egroup có thể bắt đầu tiến hành thanh toán được nợ cho nhà đầu tư phải 3-5 năm tới. Thời gian này, công ty vẫn tìm sản phẩm như bất động sản, đồ gia dụng... để nhà đầu tư gạt nợ. Cả năm 2022, công ty sở hữu chuỗi trung tâm tiếng Anh Apax English đạt doanh thu thuần 1.336 tỷ đồng, tăng 35% so với năm 2021. Tuy nhiên, Apax Holdings lại báo lỗ sau thuế hơn 81 tỷ đồng, mức lỗ kỷ lục trong lịch sử hoạt động của công ty. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Khó khăn tài chính, EVN nợ PV Power gần 13.000 tỷ đồngTổng giám đốc PVN yêu cầu rà soát lại hợp đồng giữa các bên, đồng thời hỗ trợ PV Power về công tác cân đối dòng tiền trong lúc khó khăn. 17:37 6/7/2023 Công ty thu hồi nợ xấu của ngân hàng lãi kỷ lụcLợi nhuận năm 2022 của công ty thu hồi nợ xấu VAMC đạt 165 tỷ đồng, tăng gấp 10 lần so với năm 2017. 16:54 6/7/2023
Rắc rối vẫn còn ngay cả khi Mỹ không vỡ nợ
Đằng sau những lo ngại của Phố Wall về viễn cảnh Mỹ vỡ nợ, là những rắc rối ngay cả khi Mỹ đã thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ.
Mỹ được cảnh báo sẽ vỡ nợ vào ngày 1/6 nếu không kịp nới trần nợ. Ảnh: Bloomberg. Theo Bloomberg, đa số Phố Wall tin rằng cuối cùng, các nhà lập pháp Mỹ sẽ đạt được thỏa thuận về việc nới trần nợ và ngăn được một vụ vỡ nợ nghiêm trọng. Nhưng điều đó không có nghĩa là nền kinh tế Mỹ sẽ không gánh chịu thiệt hại. Các hoạt động của Bộ Tài chính có thể bị xáo trộn sau khi cơ quan này tăng cường vay mượn. Ông Ari Bergmann - chủ một doanh nghiệp chuyên về quản lý rủi ro - cảnh báo rằng các nhà đầu tư nên đề phòng trước những rủi ro sau quyết định chung của Washington. Nền kinh tế vẫn chịu áp lực Bộ Tài chính Mỹ sẽ phải chật vật trong việc bổ sung bộ đệm vốn nhằm duy trì khả năng thanh toán. Để làm được điều đó, cơ quan này có thể phải bán tháo trái phiếu kho bạc. Tính đến cuối quý III/2022, tổng giá trị của các trái phiếu kho bạc Mỹ là khoảng 1.000 tỷ USD. Nếu Bộ Tài chính bán tháo trái phiếu, sự bùng nổ về nguồn cung sẽ nhanh chóng rút cạn thanh khoản khỏi hệ thống ngân hàng. Cùng với đó, lãi suất của các khoản vay ngắn hạn sẽ tăng lên, tạo thêm áp lực cho nền kinh tế Mỹ vốn đang mấp mé bờ vực suy thoái. Theo tính toán của Bank of America, điều này có thể tác động tới nền kinh tế tương tự một đợt tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm. Sau một loạt đợt tăng lãi suất ồ ạt của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), chi phí đi vay cao hơn đang giáng đòn nặng lên các doanh nghiệp và kìm hãm tăng trưởng kinh tế. Trong bối cảnh đó, ông Bergmann cảnh báo về động thái của Bộ Tài chính nhằm bổ sung tiền mặt. Điều này có thể làm giảm đáng kể dự trữ ngân hàng. "Tôi sợ rằng khi vấn đề về trần nợ được giải quyết, tình trạng cạn kiệt thanh khoản sẽ diễn ra rất đột ngột và nghiêm trọng. Trước đây, chúng ta đã chứng kiến tình trạng sụt giảm thanh khoản ảnh hưởng tiêu cực tới các thị trường rủi ro, chẳng hạn chứng khoán và tín dụng", vị chuyên gia cảnh báo. Các thị trường chao đảo Như vậy, ngay cả khi Washington đã thoát khỏi khủng hoảng trần nợ, việc Bộ Tài chính Mỹ bán trái phiếu để huy động tiền mặt, chương trình thắt chặt định lượng của Fed và những tác động của việc lãi suất tăng cao sẽ ảnh hưởng tới nền kinh tế và các thị trường rủi ro. Tiền mặt hoạt động như tài khoản séc của chính phủ Mỹ tại Fed, nằm ở bên nợ phải trả trong bảng cân đối kế toán của ngân hàng trung ương. Khi Bộ Tài chính phát hành nhiều trái phiếu hơn mức cần thiết (về mặt kỹ thuật) trong một khoảng thời gian nhất định, tài khoản đó sẽ tăng lên, rút tiền mặt khỏi khu vực tư nhân và chuyển sang tài khoản của cơ quan này tại Fed. Mỹ từng suýt vỡ nợ vào năm 2011. Kết quả là nước này đã mất xếp hạng tín nhiệm AAA. Trong một lá thư gửi tới các nhà lập pháp Mỹ, một nhóm CEO của những tập đoàn hàng đầu nhấn mạnh rằng nền kinh tế và thị trường nước này đều chao đảo vào thời điểm đó. "Thị trường chứng khoán đã mất 17% giá trị trong hơn một năm. Theo báo cáo của Moody’s, tình trạng bất ổn đã thổi bay 1,2 triệu việc làm, tỷ lệ thất nghiệp tăng 0,7 điểm phần trăm, nền kinh tế thu hẹp 180 tỷ USD so với kịch bản không có nguy cơ vỡ nợ", các CEO nhấn mạnh. Các cuộc đàm phán về trần nợ của Chính phủ Mỹ vẫn bế tắc trong nhiều tuần qua. Nhưng mới đây, Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy khẳng định ông không tin rằng Mỹ sẽ vỡ nợ. Trong bài phát biểu sau đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng bày tỏ niềm tin về việc các nhà lập pháp sẽ cùng nhau đạt được thỏa thuận và tránh một vụ vỡ nợ. Tổng thống Mỹ đã rút ngắn chuyến đi đến châu Á và sẽ về nước vào chủ nhật. Phố Wall tin rằng hai bên sẽ đạt được thỏa thuận ở thời điểm đó. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Nếu Mỹ không kịp nới trần nợNếu Mỹ vỡ nợ, Bộ Tài chính đã có một số ưu tiên thanh toán nhất định. Chẳng hạn, cơ quan này sẽ không trả phúc lợi xã hội, trợ cấp cho cựu chiến binh và tiền lương viên chức. 05:00 19/5/2023 USD bật tăngChỉ số sức mạnh đồng USD đã vọt tăng sau chuỗi giảm kéo dài nhiều tuần. Lạm phát đã hạ nhiệt, nhưng dường như chưa đủ mạnh để Fed bắt đầu cắt giảm lãi suất trong năm nay. 15:42 12/5/2023
Rắc rối vẫn còn ngay cả khi Mỹ không vỡ nợ Đằng sau những lo ngại của Phố Wall về viễn cảnh Mỹ vỡ nợ, là những rắc rối ngay cả khi Mỹ đã thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ. Mỹ được cảnh báo sẽ vỡ nợ vào ngày 1/6 nếu không kịp nới trần nợ. Ảnh: Bloomberg. Theo Bloomberg, đa số Phố Wall tin rằng cuối cùng, các nhà lập pháp Mỹ sẽ đạt được thỏa thuận về việc nới trần nợ và ngăn được một vụ vỡ nợ nghiêm trọng. Nhưng điều đó không có nghĩa là nền kinh tế Mỹ sẽ không gánh chịu thiệt hại. Các hoạt động của Bộ Tài chính có thể bị xáo trộn sau khi cơ quan này tăng cường vay mượn. Ông Ari Bergmann - chủ một doanh nghiệp chuyên về quản lý rủi ro - cảnh báo rằng các nhà đầu tư nên đề phòng trước những rủi ro sau quyết định chung của Washington. Nền kinh tế vẫn chịu áp lực Bộ Tài chính Mỹ sẽ phải chật vật trong việc bổ sung bộ đệm vốn nhằm duy trì khả năng thanh toán. Để làm được điều đó, cơ quan này có thể phải bán tháo trái phiếu kho bạc. Tính đến cuối quý III/2022, tổng giá trị của các trái phiếu kho bạc Mỹ là khoảng 1.000 tỷ USD. Nếu Bộ Tài chính bán tháo trái phiếu, sự bùng nổ về nguồn cung sẽ nhanh chóng rút cạn thanh khoản khỏi hệ thống ngân hàng. Cùng với đó, lãi suất của các khoản vay ngắn hạn sẽ tăng lên, tạo thêm áp lực cho nền kinh tế Mỹ vốn đang mấp mé bờ vực suy thoái. Theo tính toán của Bank of America, điều này có thể tác động tới nền kinh tế tương tự một đợt tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm. Sau một loạt đợt tăng lãi suất ồ ạt của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), chi phí đi vay cao hơn đang giáng đòn nặng lên các doanh nghiệp và kìm hãm tăng trưởng kinh tế. Trong bối cảnh đó, ông Bergmann cảnh báo về động thái của Bộ Tài chính nhằm bổ sung tiền mặt. Điều này có thể làm giảm đáng kể dự trữ ngân hàng. "Tôi sợ rằng khi vấn đề về trần nợ được giải quyết, tình trạng cạn kiệt thanh khoản sẽ diễn ra rất đột ngột và nghiêm trọng. Trước đây, chúng ta đã chứng kiến tình trạng sụt giảm thanh khoản ảnh hưởng tiêu cực tới các thị trường rủi ro, chẳng hạn chứng khoán và tín dụng", vị chuyên gia cảnh báo. Các thị trường chao đảo Như vậy, ngay cả khi Washington đã thoát khỏi khủng hoảng trần nợ, việc Bộ Tài chính Mỹ bán trái phiếu để huy động tiền mặt, chương trình thắt chặt định lượng của Fed và những tác động của việc lãi suất tăng cao sẽ ảnh hưởng tới nền kinh tế và các thị trường rủi ro. Tiền mặt hoạt động như tài khoản séc của chính phủ Mỹ tại Fed, nằm ở bên nợ phải trả trong bảng cân đối kế toán của ngân hàng trung ương. Khi Bộ Tài chính phát hành nhiều trái phiếu hơn mức cần thiết (về mặt kỹ thuật) trong một khoảng thời gian nhất định, tài khoản đó sẽ tăng lên, rút tiền mặt khỏi khu vực tư nhân và chuyển sang tài khoản của cơ quan này tại Fed. Mỹ từng suýt vỡ nợ vào năm 2011. Kết quả là nước này đã mất xếp hạng tín nhiệm AAA. Trong một lá thư gửi tới các nhà lập pháp Mỹ, một nhóm CEO của những tập đoàn hàng đầu nhấn mạnh rằng nền kinh tế và thị trường nước này đều chao đảo vào thời điểm đó. "Thị trường chứng khoán đã mất 17% giá trị trong hơn một năm. Theo báo cáo của Moody’s, tình trạng bất ổn đã thổi bay 1,2 triệu việc làm, tỷ lệ thất nghiệp tăng 0,7 điểm phần trăm, nền kinh tế thu hẹp 180 tỷ USD so với kịch bản không có nguy cơ vỡ nợ", các CEO nhấn mạnh. Các cuộc đàm phán về trần nợ của Chính phủ Mỹ vẫn bế tắc trong nhiều tuần qua. Nhưng mới đây, Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy khẳng định ông không tin rằng Mỹ sẽ vỡ nợ. Trong bài phát biểu sau đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng bày tỏ niềm tin về việc các nhà lập pháp sẽ cùng nhau đạt được thỏa thuận và tránh một vụ vỡ nợ. Tổng thống Mỹ đã rút ngắn chuyến đi đến châu Á và sẽ về nước vào chủ nhật. Phố Wall tin rằng hai bên sẽ đạt được thỏa thuận ở thời điểm đó. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Nếu Mỹ không kịp nới trần nợNếu Mỹ vỡ nợ, Bộ Tài chính đã có một số ưu tiên thanh toán nhất định. Chẳng hạn, cơ quan này sẽ không trả phúc lợi xã hội, trợ cấp cho cựu chiến binh và tiền lương viên chức. 05:00 19/5/2023 USD bật tăngChỉ số sức mạnh đồng USD đã vọt tăng sau chuỗi giảm kéo dài nhiều tuần. Lạm phát đã hạ nhiệt, nhưng dường như chưa đủ mạnh để Fed bắt đầu cắt giảm lãi suất trong năm nay. 15:42 12/5/2023
Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo giảm lãi suất cho vay
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu các nhà băng triển khai các giải pháp để giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh.
NHNN vừa có văn bản gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố. Theo đó, NHNN yêu cầu thực hiện nghiêm các quy định về lãi suất tiền gửi; niêm yết công khai lãi suất tiền gửi tại các địa điểm thuận tiện gửi tiền theo quy định. Ngoài ra, các ngân hàng cần triển khai các biện pháp để giảm lãi suất tiền gửi, qua đó tạo dư địa để giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng. Đặc biệt, NHNN yêu cầu các nhà băng thực hiện nghiêm cam kết giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng. "Các tổ chức tín dụng tích cực chủ động truyền thông về việc giảm lãi suất cho vay; đồng thời, thông tin cụ thể cho khách hàng về chính sách giảm lãi suất cho vay để khách hàng biết và tiếp cận chính sách hỗ trợ", thông báo của NHNN nêu rõ. Đối với NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố phải theo dõi sát diễn biến lãi suất trên địa bàn để có giải pháp, đề xuất phù hợp trong việc triển khai chính sách của NHNN; chỉ đạo các ngân hàng trên địa bàn giảm mặt bằng lãi suất cho vay. Đồng thời, cần tăng cường truyền thông các chính sách của NHNN để người dân, doanh nghiệp biết và tích cực triển khai. Từ 19/6, NHNN đã điều chỉnh giảm một loạt lãi suất điều hành nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế hồi phục. Đây cũng là đợt giảm lãi suất điều hành lần thứ 4 kể từ đầu năm đến nay. Cụ thể, nhà điều hành chính sách tiền tệ cho biết việc tiếp tục điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành là giải pháp linh hoạt, phù hợp với điều kiện thị trường hiện nay để thực hiện mục tiêu giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ quá trình phục hồi tăng trưởng kinh tế. Qua đó, NHNN cũng tiếp tục định hướng giảm mặt bằng lãi suất cho vay thị trường, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế. Đồng thời, việc điều chỉnh giảm trần lãi suất tiền gửi bằng Đồng Việt Nam (VNĐ) các kỳ hạn 1-6 tháng cũng hỗ trợ các tổ chức tín dụng giảm chi phí đầu vào, từ đó có điều kiện thuận lợi tiếp tục giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng giảm chi phí tài chính. Người gửi tiền không còn nhận lãi suất trên 8% với kỳ hạn 12 thángSau khi các ngân hàng liên tục điều chỉnh hạ lãi suất huy động, thị trường hiện không còn "bóng dáng" mức lãi suất trên 8%/năm cho kỳ hạn 12 tháng. 19:00 26/6/2023 Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế
Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo giảm lãi suất cho vay Ngân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu các nhà băng triển khai các giải pháp để giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh. NHNN vừa có văn bản gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố. Theo đó, NHNN yêu cầu thực hiện nghiêm các quy định về lãi suất tiền gửi; niêm yết công khai lãi suất tiền gửi tại các địa điểm thuận tiện gửi tiền theo quy định. Ngoài ra, các ngân hàng cần triển khai các biện pháp để giảm lãi suất tiền gửi, qua đó tạo dư địa để giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng. Đặc biệt, NHNN yêu cầu các nhà băng thực hiện nghiêm cam kết giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng. "Các tổ chức tín dụng tích cực chủ động truyền thông về việc giảm lãi suất cho vay; đồng thời, thông tin cụ thể cho khách hàng về chính sách giảm lãi suất cho vay để khách hàng biết và tiếp cận chính sách hỗ trợ", thông báo của NHNN nêu rõ. Đối với NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố phải theo dõi sát diễn biến lãi suất trên địa bàn để có giải pháp, đề xuất phù hợp trong việc triển khai chính sách của NHNN; chỉ đạo các ngân hàng trên địa bàn giảm mặt bằng lãi suất cho vay. Đồng thời, cần tăng cường truyền thông các chính sách của NHNN để người dân, doanh nghiệp biết và tích cực triển khai. Từ 19/6, NHNN đã điều chỉnh giảm một loạt lãi suất điều hành nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế hồi phục. Đây cũng là đợt giảm lãi suất điều hành lần thứ 4 kể từ đầu năm đến nay. Cụ thể, nhà điều hành chính sách tiền tệ cho biết việc tiếp tục điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành là giải pháp linh hoạt, phù hợp với điều kiện thị trường hiện nay để thực hiện mục tiêu giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ quá trình phục hồi tăng trưởng kinh tế. Qua đó, NHNN cũng tiếp tục định hướng giảm mặt bằng lãi suất cho vay thị trường, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế. Đồng thời, việc điều chỉnh giảm trần lãi suất tiền gửi bằng Đồng Việt Nam (VNĐ) các kỳ hạn 1-6 tháng cũng hỗ trợ các tổ chức tín dụng giảm chi phí đầu vào, từ đó có điều kiện thuận lợi tiếp tục giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng giảm chi phí tài chính. Người gửi tiền không còn nhận lãi suất trên 8% với kỳ hạn 12 thángSau khi các ngân hàng liên tục điều chỉnh hạ lãi suất huy động, thị trường hiện không còn "bóng dáng" mức lãi suất trên 8%/năm cho kỳ hạn 12 tháng. 19:00 26/6/2023 Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế
Eximbank thay đổi chủ tịch HĐQT
HĐQT Eximbank đã có quyết định miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT với bà Lương Thị Cẩm Tú từ ngày 28/6 và bầu bà Đỗ Hà Phương làm Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2020-2025.
HĐQT Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank - Mã chứng khoán: EIB) vừa có nghị quyết liên quan thay đổi nhân sự giữ vị trí chủ tịch HĐQT ngân hàng nhiệm kỳ 2020-2025. Cụ thể, HĐQT Eximbank đã thống nhất miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT đối với bà Lương Thị Cẩm Tú kể từ ngày 28/6. Thay vào đó, Ban quản trị ngân hàng này đã đồng thuận bầu bà Đỗ Hà Phương, Thành viên HĐQT đương nhiệm làm Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2020-2025. Theo Eximbank, bà Đỗ Hà Phương sinh năm 1984, và đã có hơn 15 năm công tác trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Bà tốt nghiệp cử nhân Kế toán tại Trường Đại học George Mason (Mỹ), thạc sỹ Tài chính quốc tế - Trường Đại học Westminster (Anh). Bà Phương gia nhập Eximbank từ năm 2022 với chức danh Thành viên HĐQT nhiệm kỳ VII (2020-2025). Bà Đỗ Hà Phương, tân Chủ tịch HĐQT Eximbank nhiệm kỳ 2020-2025. Ảnh: EIB. Trước khi gia nhập Eximbank, từ năm 2018, bà Phương là đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Công ty TNHH VNInvest Partners. Trước đó, tân Chủ tịch Eximbank từng tham gia phụ trách các mảng nghiệp vụ liên quan tới tín dụng, quản trị rủi ro tại Ngân hàng Quốc tế (VIB); cố vấn tài chính tại Công ty TNHH Tài chính Lotus; tham gia các mảng nghiệp vụ liên quan tới kiểm toán, thuế, tư vấn tài chính tại Ernst & Young Mỹ và Việt Nam. Trong khi đó, bà Lương Thị Cẩm Tú sinh năm 1980 và gia nhập Eximbank từ năm 2018. Tháng 2/2022, bà Tú được HĐQT ngân hàng bầu vào vị trí Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2020-2025. Bà Tú đã có những đóng góp nhất định trong suốt thời gian gắn bó tại Eximbank. Theo lãnh đạo Eximbank, trong bối cảnh khó khăn kép khi ngành ngân hàng đứng trước nhiều thách thức và bản thân Eximbank cũng có áp lực từ những mục tiêu mới, đặt ra bài toán cho đội ngũ lãnh đạo ngân hàng về việc thay đổi tư duy mới, phong cách điều hành mới, phương pháp quản trị mới, để tập trung tái cấu trúc toàn hệ thống dựa trên sự an toàn, minh bạch. Đặc biệt, để hướng tới mục tiêu lớn nhất là trở lại Top 10 ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam, hiện HĐQT Eximbank vẫn đang tiến hành các hoạt động cải cách minh bạch. Đồng thời, lựa chọn những gương mặt lãnh đạo sẽ tạo “làn gió mới” cho ngân hàng. Nói về việc thay đổi nhân sự cấp cao lần này, đại diện Eximbank cho biết lãnh đạo là 1 trong những yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy thành công trong kinh doanh và tăng vị thế ngân hàng trên thị trường, vì thế, cần lựa chọn đúng người, đúng thời điểm và đúng vị trí. “Eximbank đặt mục tiêu lựa chọn những nhân sự cấp cao đủ tiêu chuẩn, điều kiện, quan trọng hơn là có đủ đức, tâm và tài, phù hợp với chiến lược, mục tiêu và định hướng của ngân hàng trong từng giai đoạn", lãnh đạo Eximbank khẳng định. Về hoạt động kinh doanh, năm nay, Eximbank đặt mục tiêu tổng tài sản đạt 210.000 tỷ đồng, tăng 13,5%; lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 5.000 tỷ, tăng 35% so với năm 2022. Eximbank lãi hơn 870 tỷ đồng quý đầu nămVới hơn 870 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế thu về quý I, Eximbank đã có quý kinh doanh đầu năm hiệu quả nhất kể từ 2012 đến nay. 16:39 27/4/2023 Eximbank muốn bán hết cổ phiếu quỹLãnh đạo ngân hàng tự tin hoàn thành kế hoạch lãi 5.000 tỷ đồng và cho biết ước tính lợi nhuận quý I đạt trên 900 tỷ đồng, đang đi đúng lộ trình. 13:41 14/4/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Eximbank thay đổi chủ tịch HĐQT HĐQT Eximbank đã có quyết định miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT với bà Lương Thị Cẩm Tú từ ngày 28/6 và bầu bà Đỗ Hà Phương làm Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2020-2025. HĐQT Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank - Mã chứng khoán: EIB) vừa có nghị quyết liên quan thay đổi nhân sự giữ vị trí chủ tịch HĐQT ngân hàng nhiệm kỳ 2020-2025. Cụ thể, HĐQT Eximbank đã thống nhất miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT đối với bà Lương Thị Cẩm Tú kể từ ngày 28/6. Thay vào đó, Ban quản trị ngân hàng này đã đồng thuận bầu bà Đỗ Hà Phương, Thành viên HĐQT đương nhiệm làm Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2020-2025. Theo Eximbank, bà Đỗ Hà Phương sinh năm 1984, và đã có hơn 15 năm công tác trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Bà tốt nghiệp cử nhân Kế toán tại Trường Đại học George Mason (Mỹ), thạc sỹ Tài chính quốc tế - Trường Đại học Westminster (Anh). Bà Phương gia nhập Eximbank từ năm 2022 với chức danh Thành viên HĐQT nhiệm kỳ VII (2020-2025). Bà Đỗ Hà Phương, tân Chủ tịch HĐQT Eximbank nhiệm kỳ 2020-2025. Ảnh: EIB. Trước khi gia nhập Eximbank, từ năm 2018, bà Phương là đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Công ty TNHH VNInvest Partners. Trước đó, tân Chủ tịch Eximbank từng tham gia phụ trách các mảng nghiệp vụ liên quan tới tín dụng, quản trị rủi ro tại Ngân hàng Quốc tế (VIB); cố vấn tài chính tại Công ty TNHH Tài chính Lotus; tham gia các mảng nghiệp vụ liên quan tới kiểm toán, thuế, tư vấn tài chính tại Ernst & Young Mỹ và Việt Nam. Trong khi đó, bà Lương Thị Cẩm Tú sinh năm 1980 và gia nhập Eximbank từ năm 2018. Tháng 2/2022, bà Tú được HĐQT ngân hàng bầu vào vị trí Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2020-2025. Bà Tú đã có những đóng góp nhất định trong suốt thời gian gắn bó tại Eximbank. Theo lãnh đạo Eximbank, trong bối cảnh khó khăn kép khi ngành ngân hàng đứng trước nhiều thách thức và bản thân Eximbank cũng có áp lực từ những mục tiêu mới, đặt ra bài toán cho đội ngũ lãnh đạo ngân hàng về việc thay đổi tư duy mới, phong cách điều hành mới, phương pháp quản trị mới, để tập trung tái cấu trúc toàn hệ thống dựa trên sự an toàn, minh bạch. Đặc biệt, để hướng tới mục tiêu lớn nhất là trở lại Top 10 ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam, hiện HĐQT Eximbank vẫn đang tiến hành các hoạt động cải cách minh bạch. Đồng thời, lựa chọn những gương mặt lãnh đạo sẽ tạo “làn gió mới” cho ngân hàng. Nói về việc thay đổi nhân sự cấp cao lần này, đại diện Eximbank cho biết lãnh đạo là 1 trong những yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy thành công trong kinh doanh và tăng vị thế ngân hàng trên thị trường, vì thế, cần lựa chọn đúng người, đúng thời điểm và đúng vị trí. “Eximbank đặt mục tiêu lựa chọn những nhân sự cấp cao đủ tiêu chuẩn, điều kiện, quan trọng hơn là có đủ đức, tâm và tài, phù hợp với chiến lược, mục tiêu và định hướng của ngân hàng trong từng giai đoạn", lãnh đạo Eximbank khẳng định. Về hoạt động kinh doanh, năm nay, Eximbank đặt mục tiêu tổng tài sản đạt 210.000 tỷ đồng, tăng 13,5%; lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 5.000 tỷ, tăng 35% so với năm 2022. Eximbank lãi hơn 870 tỷ đồng quý đầu nămVới hơn 870 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế thu về quý I, Eximbank đã có quý kinh doanh đầu năm hiệu quả nhất kể từ 2012 đến nay. 16:39 27/4/2023 Eximbank muốn bán hết cổ phiếu quỹLãnh đạo ngân hàng tự tin hoàn thành kế hoạch lãi 5.000 tỷ đồng và cho biết ước tính lợi nhuận quý I đạt trên 900 tỷ đồng, đang đi đúng lộ trình. 13:41 14/4/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Bộ Tài chính yêu cầu khẩn trương hoàn thuế GTGT với hồ sơ đủ điều kiện
Đây là chỉ đạo của Bộ trưởng Tài chính đối với Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế nhằm tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp.
Văn phòng Bộ Tài chính vừa có Thông báo gửi Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế thông báo ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng. Theo đó, thực hiện Công điện của Thủ tướng về việc tiếp tục thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp, Bộ trưởng Tài chính yêu cầu Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế kịp thời giải quyết các hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) đúng đối tượng, đúng quy định. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế chỉ đạo ngay các đơn vị có hướng dẫn, thực hiện hoàn thuế GTGT đối với các hồ sơ hoàn thuế nếu đủ điều kiện theo quy định. Đối với những trường hợp không đủ điều kiện hoàn thuế, cơ quan thuế phải giải thích kịp thời và thông báo cho người nộp thuế biết một cách công khai, minh bạch. Đồng thời, chỉ đạo cơ quan thuế các cấp tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn để kịp thời thực hiện các chính sách gia hạn, miễn, giảm các loại thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Bộ trưởng cũng yêu cầu Tổng cục Thuế tăng cường thanh tra, kiểm tra để phát hiện việc sử dụng hóa đơn giả, trục lợi trong hoàn thuế nhằm chiếm đoạt ngân sách Nhà nước, xử lý nghiêm theo đúng quy định. Trường hợp phát hiện các bất cập về chính sách pháp luật trong thực tiễn hồ sơ hoàn thuế GTGT, khẩn trương tổng hợp và báo cáo lãnh đạo Bộ Tài chính để kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Bộ trưởng Tài chính: Sửa hàng rào cũng phải chờ vốn đầu tư côngBộ Tài chính đề xuất cho phép thí điểm sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước để cải tạo, nâng cấp, mở rộng trong các cơ sở, công trình. 11:40 25/5/2023 Thứ trưởng Bộ Tài chính: Ngân hàng đỏ mắt tìm doanh nghiệp để cho vayThứ trưởng Nguyễn Đức Chi cho biết các ngân hàng đang đỏ mắt tìm doanh nghiệp để cho vay, ngân hàng nào cũng muốn tìm khách hàng tốt để giải ngân. 20:59 24/5/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Bộ Tài chính yêu cầu khẩn trương hoàn thuế GTGT với hồ sơ đủ điều kiện Đây là chỉ đạo của Bộ trưởng Tài chính đối với Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế nhằm tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp. Văn phòng Bộ Tài chính vừa có Thông báo gửi Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế thông báo ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng. Theo đó, thực hiện Công điện của Thủ tướng về việc tiếp tục thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp, Bộ trưởng Tài chính yêu cầu Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế kịp thời giải quyết các hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) đúng đối tượng, đúng quy định. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế chỉ đạo ngay các đơn vị có hướng dẫn, thực hiện hoàn thuế GTGT đối với các hồ sơ hoàn thuế nếu đủ điều kiện theo quy định. Đối với những trường hợp không đủ điều kiện hoàn thuế, cơ quan thuế phải giải thích kịp thời và thông báo cho người nộp thuế biết một cách công khai, minh bạch. Đồng thời, chỉ đạo cơ quan thuế các cấp tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn để kịp thời thực hiện các chính sách gia hạn, miễn, giảm các loại thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Bộ trưởng cũng yêu cầu Tổng cục Thuế tăng cường thanh tra, kiểm tra để phát hiện việc sử dụng hóa đơn giả, trục lợi trong hoàn thuế nhằm chiếm đoạt ngân sách Nhà nước, xử lý nghiêm theo đúng quy định. Trường hợp phát hiện các bất cập về chính sách pháp luật trong thực tiễn hồ sơ hoàn thuế GTGT, khẩn trương tổng hợp và báo cáo lãnh đạo Bộ Tài chính để kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Bộ trưởng Tài chính: Sửa hàng rào cũng phải chờ vốn đầu tư côngBộ Tài chính đề xuất cho phép thí điểm sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước để cải tạo, nâng cấp, mở rộng trong các cơ sở, công trình. 11:40 25/5/2023 Thứ trưởng Bộ Tài chính: Ngân hàng đỏ mắt tìm doanh nghiệp để cho vayThứ trưởng Nguyễn Đức Chi cho biết các ngân hàng đang đỏ mắt tìm doanh nghiệp để cho vay, ngân hàng nào cũng muốn tìm khách hàng tốt để giải ngân. 20:59 24/5/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Loạt ngân hàng tư nhân lãi nhất quý I
Trong khi VPBank suy giảm mạnh kết quả lợi nhuận quý đầu năm, MBBank, Techcombank và ACB là những nhà băng tư nhân có lợi nhuận cao nhất hệ thống.
MBBank, Techcombank, ACB, SHB và HDBank là top 5 ngân hàng tư nhân có lợi nhuận trước thuế cao nhất quý I. Ảnh: Chí Hùng. Tại thời điểm quý I/2022, nhờ ghi nhận khoản lãi thuần từ hoạt động khác lên tới hơn 7.000 tỷ đồng (chủ yếu đến từ phí upfront của hợp đồng hợp tác bảo hiểm độc quyền năm đầu tiên), VPBank đã trở thành ngân hàng có lợi nhuận cao nhất khối tư nhân với 11.146 tỷ đồng trước thuế. Mức lợi nhuận này thậm chí còn giúp VPBank vượt mặt “ông kẹ” Vietcombank để trở thành ngân hàng có lợi nhuận cao nhất hệ thống quý I/2022. Tuy nhiên, sau tròn một năm, kết quả kinh doanh của VPBank đã có những thay đổi trái chiều. Đổi ngôi lợi nhuận ngân hàng tư nhân Theo báo cáo tài chính quý I, ngân hàng này đã phải đối mặt với một loạt hoạt động kinh doanh suy giảm trong kỳ. Cùng với việc không còn ghi nhận khoản thu nhập bất thường hàng nghìn tỷ đồng kể trên, lợi nhuận trước thuế của VPBank đã giảm 77%. Cụ thể, trong quý gần nhất, VPBank đã ghi nhận 12.359 tỷ đồng tổng thu nhập hoạt động, giảm 32% so với cùng kỳ năm trước. Không chỉ hụt thu từ phần phí upfront kể trên, hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng - tín dụng - cũng ghi nhận tăng trưởng âm (-4%) trong quý vừa qua, đạt 9.534 tỷ đồng thu nhập lãi thuần. Trong khi một số hoạt động như dịch vụ, mua bán chứng khoán kinh doanh giữ được mức tăng trưởng dương, các hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư, kinh doanh ngoại hối và hoạt động khác lại chịu suy giảm. Thậm chí, hoạt động ngoại hối còn khiến nhà băng này chịu khoản lỗ 347 tỷ đồng. Trong bối cảnh doanh thu giảm, chi phí hoạt động của ngân hàng vẫn tăng 14%, cùng với chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng hơn gấp rưỡi. Kết quả là lợi nhuận trước thuế của VPBank đã giảm về mức 2.550 tỷ đồng, chỉ tương đương gần 1/4 lợi nhuận cùng kỳ. Đây cũng là mức lợi nhuận quý I thấp nhất của nhà băng này kể từ năm 2020. Với việc VPBank giảm mạnh lợi nhuận, vị trí số một lợi nhuận trong nhóm ngân hàng tư nhân quý I đã thuộc về MBBank - ngân hàng có mức lãi trước thuế 6.512 tỷ đồng trong quý vừa qua. TƯƠNG QUAN LỢI NHUẬN CỦA NHÓM NGÂN HÀNG QUỐC DOANH VÀ TƯ NHÂN Lợi nhuận tính riêng quý I/2023. Nguồn: BCTC NH; Tổng hợp. NhãnVietcombank*BIDV*VietinBank*MBBankTechcombankACBSHBHDBankVIBVPBankSacombankTPBankLienVietPostBank Lợi nhuận trước thuế tỷ đồng 11221692059806512562351563620274326942550238317651566 Cũng không giữ được đà tăng trưởng ở hầu hết hoạt động kinh doanh, tuy nhiên, MBBank vẫn ghi nhận tăng trưởng dương ở hoạt động tín dụng với thu nhập lãi thuần đạt hơn 10.227 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ. Bất chấp phần lớn nguồn thu ngoài tín dụng đều sụt giảm trong quý I, chính khoản tăng thu từ cho vay cùng với việc tiết giảm 13% chi phí dự phòng rủi ro tín dụng đã giúp MBBank thu về khoản lãi trước thuế 6.512 tỷ đồng, tăng tương ứng 10% so với cùng kỳ năm trước. Các nhà băng có lợi nhuận cao thứ 2 và 3 trong nhóm tư nhân lần lượt là Techcombank và ACB. Trong đó, dù lợi nhuận trước thuế đã giảm 17% so với cùng kỳ, Techcombank vẫn thu về 5.623 tỷ đồng trong quý đầu năm nay. Với ACB, nhà băng này đã ghi nhận khoản lãi trước thuế 5.156 tỷ đồng trong quý đầu năm nay, tăng 25% và là một trong những ngân hàng có tăng trưởng lợi nhuận cao nhất nhóm. Mức lợi nhuận này của ACB được hỗ trợ bởi thu nhập lãi thuần 14%, đạt hơn 6.215 tỷ đồng; lãi kinh doanh ngoại hối tăng 44%, đạt 438 tỷ đồng; mua bán chứng khoán kinh doanh lãi 43 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ hơn 11 tỷ... Tương tự với HDBank, dù cũng ghi nhận những khó khăn chung như nhiều ngân hàng, hầu hết hoạt động kinh doanh của nhà băng này vẫn ghi nhận tăng trưởng dương quý đầu năm nay. Trong đó, thu nhập lãi thuần của HDBank đã tăng 20% quý I, mang về 4.841 tỷ đồng; lãi từ hoạt động dịch vụ tăng 11%, đạt 677 tỷ; lãi từ hoạt động khác tăng 33%, đạt 132 tỷ; thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần tăng gấp đôi, đạt 5 tỷ đồng. Dù một số mảng kinh doanh như ngoại hối, chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư sụt giảm trong kỳ, nhờ tiết giảm đáng kể chi phí hoạt động (chỉ tăng 1,7%) và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (tăng 16%), HDBank đã thu về khoản lãi trước thuế 2.743 tỷ đồng, tăng 9%. Kết quả này cũng giúp HDBank nằm trong top 5 ngân hàng tư nhân có lợi nhuận cao nhất quý I. Ngoài những nhà băng kể trên, quý I cũng ghi nhận hàng loạt ngân hàng tư nhân có mức lãi trên nghìn tỷ đồng như SHB lãi 3.620 tỷ (+12%); VIB lãi 2.694 tỷ (+18%); Sacombank lãi 2.383 tỷ (+50%); TPBank lãi 1.765 tỷ (+9%) hay LienVietPostBank lãi 1.566 tỷ đồng (-13%)... Tăng trưởng chậm lại Dù đa số ngân hàng vẫn ghi nhận lợi nhuận quý I tăng trưởng so với cùng kỳ, mức tăng này đã giảm đáng kể so với quý I/2022. Nguyên nhân chính khiến lợi nhuận các ngân hàng tăng trưởng thấp hơn đến từ việc biên lãi thuần (NIM) suy giảm. Trong đó, báo cáo tài chính quý I cho thấy hầu hết ngân hàng vẫn ghi nhận thu nhập lãi (lãi cho vay) tăng trưởng dương so với cùng kỳ, tuy nhiên, chi phí lãi (lãi đi vay) lại tăng cao hơn nhiều lần, khiến biên lãi thuần hoạt động này suy giảm mạnh. LỢI NHUẬN NHIỀU NGÂN HÀNG SUY GIẢM/TĂNG CHẬM Tính riêng số liệu quý I hàng năm. Nguồn: BCTC NH; Tổng hợp. NhãnVietcombankMBBankVietinBankTechcombankVPBankACB I/2021 tỷ đồng 863145808060551840063104 I/2022 9950591058226785111464114 I/2023 1122165125980562325505156 Như trường hợp của Techcombank, thu nhập từ lãi cho vay của ngân hàng này vẫn tăng 28% trong quý I, nhưng chi phí vay lại tăng gần gấp 3 lần, khiến thu nhập lãi thuần quý I chỉ đạt 6.527 tỷ đồng, giảm gần 20% so với cùng kỳ năm 2022. Tương tự, VPBank quý vừa qua có khoản thu nhập lãi tăng 27%, mang về 18.029 tỷ đồng, nhưng chi phí lãi lại tăng tới 95%, qua đó khiến thu nhập lãi thuần giảm 4%. Ngay như với MBBank, dù ghi nhận thu nhập lãi thuần tăng 22% trong quý I, thực tế NIM tại nhà băng này đã sụt giảm đáng kể khi thu nhập lãi tăng 49%, còn chi phí lãi tăng tới 118%. Việc lợi nhuận các ngân hàng tăng trưởng chậm lại trong quý I cũng là điều được nhiều chuyên gia và hãng phân tích dự báo từ trước. Theo đó, các chuyên gia phân tích tại Công ty Chứng khoán SSI cho rằng với việc lãi suất huy động tăng vọt trong giai đoạn cuối năm 2022 và đầu năm nay, chi phí vốn của các ngân hàng sẽ tăng lên, qua đó ảnh hưởng tới chỉ số NIM và lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, kết quả lợi nhuận của nhiều ngân hàng cũng bị ảnh hưởng bởi xu hướng nợ xấu gia tăng và kéo theo tăng trích lập chi phí dự phòng rủi ro tín dụng. Vietcombank, BIDV, VietinBank lãi hơn 1 tỷ USD quý ITổng lợi nhuận của 3 ngân hàng quốc doanh đã vượt mức 24.000 tỷ đồng trong quý I, tăng 19% so với cùng kỳ. Trong đó, BIDV là nhà băng có lợi nhuận tăng mạnh nhất (+53%). 18:00 30/4/2023 Những khoản lãi nghìn tỷ của ngân hàng quý đầu nămMột loạt ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh quý I với những khoản lợi nhuận nghìn tỷ, tuy nhiên, so với cùng kỳ năm 2022, tăng trưởng lợi nhuận các ngân hàng đã chậm lại. 07:00 21/4/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Loạt ngân hàng tư nhân lãi nhất quý I Trong khi VPBank suy giảm mạnh kết quả lợi nhuận quý đầu năm, MBBank, Techcombank và ACB là những nhà băng tư nhân có lợi nhuận cao nhất hệ thống. MBBank, Techcombank, ACB, SHB và HDBank là top 5 ngân hàng tư nhân có lợi nhuận trước thuế cao nhất quý I. Ảnh: Chí Hùng. Tại thời điểm quý I/2022, nhờ ghi nhận khoản lãi thuần từ hoạt động khác lên tới hơn 7.000 tỷ đồng (chủ yếu đến từ phí upfront của hợp đồng hợp tác bảo hiểm độc quyền năm đầu tiên), VPBank đã trở thành ngân hàng có lợi nhuận cao nhất khối tư nhân với 11.146 tỷ đồng trước thuế. Mức lợi nhuận này thậm chí còn giúp VPBank vượt mặt “ông kẹ” Vietcombank để trở thành ngân hàng có lợi nhuận cao nhất hệ thống quý I/2022. Tuy nhiên, sau tròn một năm, kết quả kinh doanh của VPBank đã có những thay đổi trái chiều. Đổi ngôi lợi nhuận ngân hàng tư nhân Theo báo cáo tài chính quý I, ngân hàng này đã phải đối mặt với một loạt hoạt động kinh doanh suy giảm trong kỳ. Cùng với việc không còn ghi nhận khoản thu nhập bất thường hàng nghìn tỷ đồng kể trên, lợi nhuận trước thuế của VPBank đã giảm 77%. Cụ thể, trong quý gần nhất, VPBank đã ghi nhận 12.359 tỷ đồng tổng thu nhập hoạt động, giảm 32% so với cùng kỳ năm trước. Không chỉ hụt thu từ phần phí upfront kể trên, hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng - tín dụng - cũng ghi nhận tăng trưởng âm (-4%) trong quý vừa qua, đạt 9.534 tỷ đồng thu nhập lãi thuần. Trong khi một số hoạt động như dịch vụ, mua bán chứng khoán kinh doanh giữ được mức tăng trưởng dương, các hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư, kinh doanh ngoại hối và hoạt động khác lại chịu suy giảm. Thậm chí, hoạt động ngoại hối còn khiến nhà băng này chịu khoản lỗ 347 tỷ đồng. Trong bối cảnh doanh thu giảm, chi phí hoạt động của ngân hàng vẫn tăng 14%, cùng với chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng hơn gấp rưỡi. Kết quả là lợi nhuận trước thuế của VPBank đã giảm về mức 2.550 tỷ đồng, chỉ tương đương gần 1/4 lợi nhuận cùng kỳ. Đây cũng là mức lợi nhuận quý I thấp nhất của nhà băng này kể từ năm 2020. Với việc VPBank giảm mạnh lợi nhuận, vị trí số một lợi nhuận trong nhóm ngân hàng tư nhân quý I đã thuộc về MBBank - ngân hàng có mức lãi trước thuế 6.512 tỷ đồng trong quý vừa qua. TƯƠNG QUAN LỢI NHUẬN CỦA NHÓM NGÂN HÀNG QUỐC DOANH VÀ TƯ NHÂN Lợi nhuận tính riêng quý I/2023. Nguồn: BCTC NH; Tổng hợp. NhãnVietcombank*BIDV*VietinBank*MBBankTechcombankACBSHBHDBankVIBVPBankSacombankTPBankLienVietPostBank Lợi nhuận trước thuế tỷ đồng 11221692059806512562351563620274326942550238317651566 Cũng không giữ được đà tăng trưởng ở hầu hết hoạt động kinh doanh, tuy nhiên, MBBank vẫn ghi nhận tăng trưởng dương ở hoạt động tín dụng với thu nhập lãi thuần đạt hơn 10.227 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ. Bất chấp phần lớn nguồn thu ngoài tín dụng đều sụt giảm trong quý I, chính khoản tăng thu từ cho vay cùng với việc tiết giảm 13% chi phí dự phòng rủi ro tín dụng đã giúp MBBank thu về khoản lãi trước thuế 6.512 tỷ đồng, tăng tương ứng 10% so với cùng kỳ năm trước. Các nhà băng có lợi nhuận cao thứ 2 và 3 trong nhóm tư nhân lần lượt là Techcombank và ACB. Trong đó, dù lợi nhuận trước thuế đã giảm 17% so với cùng kỳ, Techcombank vẫn thu về 5.623 tỷ đồng trong quý đầu năm nay. Với ACB, nhà băng này đã ghi nhận khoản lãi trước thuế 5.156 tỷ đồng trong quý đầu năm nay, tăng 25% và là một trong những ngân hàng có tăng trưởng lợi nhuận cao nhất nhóm. Mức lợi nhuận này của ACB được hỗ trợ bởi thu nhập lãi thuần 14%, đạt hơn 6.215 tỷ đồng; lãi kinh doanh ngoại hối tăng 44%, đạt 438 tỷ đồng; mua bán chứng khoán kinh doanh lãi 43 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ hơn 11 tỷ... Tương tự với HDBank, dù cũng ghi nhận những khó khăn chung như nhiều ngân hàng, hầu hết hoạt động kinh doanh của nhà băng này vẫn ghi nhận tăng trưởng dương quý đầu năm nay. Trong đó, thu nhập lãi thuần của HDBank đã tăng 20% quý I, mang về 4.841 tỷ đồng; lãi từ hoạt động dịch vụ tăng 11%, đạt 677 tỷ; lãi từ hoạt động khác tăng 33%, đạt 132 tỷ; thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần tăng gấp đôi, đạt 5 tỷ đồng. Dù một số mảng kinh doanh như ngoại hối, chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư sụt giảm trong kỳ, nhờ tiết giảm đáng kể chi phí hoạt động (chỉ tăng 1,7%) và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (tăng 16%), HDBank đã thu về khoản lãi trước thuế 2.743 tỷ đồng, tăng 9%. Kết quả này cũng giúp HDBank nằm trong top 5 ngân hàng tư nhân có lợi nhuận cao nhất quý I. Ngoài những nhà băng kể trên, quý I cũng ghi nhận hàng loạt ngân hàng tư nhân có mức lãi trên nghìn tỷ đồng như SHB lãi 3.620 tỷ (+12%); VIB lãi 2.694 tỷ (+18%); Sacombank lãi 2.383 tỷ (+50%); TPBank lãi 1.765 tỷ (+9%) hay LienVietPostBank lãi 1.566 tỷ đồng (-13%)... Tăng trưởng chậm lại Dù đa số ngân hàng vẫn ghi nhận lợi nhuận quý I tăng trưởng so với cùng kỳ, mức tăng này đã giảm đáng kể so với quý I/2022. Nguyên nhân chính khiến lợi nhuận các ngân hàng tăng trưởng thấp hơn đến từ việc biên lãi thuần (NIM) suy giảm. Trong đó, báo cáo tài chính quý I cho thấy hầu hết ngân hàng vẫn ghi nhận thu nhập lãi (lãi cho vay) tăng trưởng dương so với cùng kỳ, tuy nhiên, chi phí lãi (lãi đi vay) lại tăng cao hơn nhiều lần, khiến biên lãi thuần hoạt động này suy giảm mạnh. LỢI NHUẬN NHIỀU NGÂN HÀNG SUY GIẢM/TĂNG CHẬM Tính riêng số liệu quý I hàng năm. Nguồn: BCTC NH; Tổng hợp. NhãnVietcombankMBBankVietinBankTechcombankVPBankACB I/2021 tỷ đồng 863145808060551840063104 I/2022 9950591058226785111464114 I/2023 1122165125980562325505156 Như trường hợp của Techcombank, thu nhập từ lãi cho vay của ngân hàng này vẫn tăng 28% trong quý I, nhưng chi phí vay lại tăng gần gấp 3 lần, khiến thu nhập lãi thuần quý I chỉ đạt 6.527 tỷ đồng, giảm gần 20% so với cùng kỳ năm 2022. Tương tự, VPBank quý vừa qua có khoản thu nhập lãi tăng 27%, mang về 18.029 tỷ đồng, nhưng chi phí lãi lại tăng tới 95%, qua đó khiến thu nhập lãi thuần giảm 4%. Ngay như với MBBank, dù ghi nhận thu nhập lãi thuần tăng 22% trong quý I, thực tế NIM tại nhà băng này đã sụt giảm đáng kể khi thu nhập lãi tăng 49%, còn chi phí lãi tăng tới 118%. Việc lợi nhuận các ngân hàng tăng trưởng chậm lại trong quý I cũng là điều được nhiều chuyên gia và hãng phân tích dự báo từ trước. Theo đó, các chuyên gia phân tích tại Công ty Chứng khoán SSI cho rằng với việc lãi suất huy động tăng vọt trong giai đoạn cuối năm 2022 và đầu năm nay, chi phí vốn của các ngân hàng sẽ tăng lên, qua đó ảnh hưởng tới chỉ số NIM và lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, kết quả lợi nhuận của nhiều ngân hàng cũng bị ảnh hưởng bởi xu hướng nợ xấu gia tăng và kéo theo tăng trích lập chi phí dự phòng rủi ro tín dụng. Vietcombank, BIDV, VietinBank lãi hơn 1 tỷ USD quý ITổng lợi nhuận của 3 ngân hàng quốc doanh đã vượt mức 24.000 tỷ đồng trong quý I, tăng 19% so với cùng kỳ. Trong đó, BIDV là nhà băng có lợi nhuận tăng mạnh nhất (+53%). 18:00 30/4/2023 Những khoản lãi nghìn tỷ của ngân hàng quý đầu nămMột loạt ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh quý I với những khoản lợi nhuận nghìn tỷ, tuy nhiên, so với cùng kỳ năm 2022, tăng trưởng lợi nhuận các ngân hàng đã chậm lại. 07:00 21/4/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
SCB giảm lãi suất xuống thấp hơn cả ngân hàng quốc doanh
Lãi suất tiền gửi của SCB tại nhiều kỳ hạn đã giảm mạnh tới 1,3 điểm %, trong đó tại các kỳ hạn ngắn 1-2 tháng, lãi suất chỉ còn 2,2%/năm.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vừa thông báo áp dụng biểu lãi suất huy động mới từ ngày 15/12 với việc giảm mạnh tại tất cả kỳ hạn gửi. Mức giảm phổ biến dao động trong khoảng 0,6-1,35 điểm %. Trong đó, lãi suất kỳ hạn 1-2 tháng đã được nhà băng này giảm 1,3 điểm %, từ mức 3,5%/năm xuống còn 2,2%/năm. Đáng chú ý, mức lãi suất này của SCB chỉ tương đương với lãi suất ngân hàng quốc doanh Vietcombank đang áp dụng cho kỳ hạn tương tự, đồng thời là mức lãi suất thấp nhất thị trường ở kỳ hạn ngắn này. Với kỳ hạn 3-5 tháng, nhà băng này cũng giảm 1,3 điểm %, từ mức 3,8%/năm xuống còn 2,5%/năm; kỳ hạn 6 tháng giảm 1,2 điểm %, từ mức 4,7%/năm xuống còn 3,5%/năm; kỳ hạn dài từ 12 tháng trở lên giảm 0,6 điểm %, xuống còn 4,8%/năm. Với hình thức gửi online lĩnh lãi cuối kỳ, người gửi tiền vào SCB hiện chỉ nhận được mức lãi suất 2,24-2,51%/năm với kỳ hạn 1 -5 tháng, cũng giảm 1,3 điểm % so với trước đó. Tương tự, lãi suất kỳ hạn 6 tháng giảm 1,27 điểm %, từ 4,75%/năm xuống còn 3,48%/năm; kỳ hạn 12 tháng giảm 0,83 điểm %, từ 5,45%/năm xuống còn 4,62%/năm; và kỳ hạn trên 12 tháng giảm từ 5,45%/năm xuống vùng 4,23-4,6%/năm. - Biểu lãi suất huy động tiền gửi của SCB thay đổi "chóng mặt" chỉ sau một năm: Kỳ hạn Tháng 12/2022(%/năm) Tháng 12/2023(%/năm) Kênh quầy Online Kênh quầy Online 1-5 tháng 6 6 2,2-2,5 2,25-2,55 6 tháng 7,8 9,9 3,5 3,557-11 tháng7,9-8,39,93,53,5512 tháng9,959,954,84,8518 tháng trở lên9,69,954,84,85 Sau lần giảm lãi suất mạnh tay này, biểu lãi suất huy động của SCB hiện thấp hơn cả 3 ngân hàng quốc doanh là Agribank, VietinBank, BIDV (dao động trong khoảng 2,6-5,3%/năm) và chỉ cao hơn Vietcombank, nhà băng có lãi suất tiền gửi thấp nhất hệ thống ở các kỳ hạn 3 tháng trở lên. Động thái giảm lãi suất tiền gửi của SCB diễn ra trong bối cảnh nhà băng này trước đó thường xuyên nằm trong nhóm có lãi suất tiết kiệm cao nhất thị trường. Thậm chí, vào cuối năm ngoái, SCB chính là nhà băng dẫn đầu hệ thống về lãi suất huy động khi mạnh tay áp dụng mức lãi suất lên tới gần 10%/năm cho các kỳ hạn 6 tháng trở lên để huy động tiền của khách hàng. Tuy nhiên đến nay, nhà băng này đã có 11 lần giảm lãi suất huy động với tổng mức giảm lên tới 3,45-6,35 điểm %, tùy kỳ hạn. Điều này khiến SCB trở thành một trong những ngân hàng giảm lãi suất huy động mạnh nhất hệ thống trong năm nay. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Novaland đạt thỏa thuận tái cấu trúc lô trái phiếu 300 triệu USDNovaland đề xuất gói trái phiếu chuyển đổi trị giá 300 triệu USD với lãi suất 5,25% được chuyển đổi thành cổ phần phổ thông. 17:43 15/12/2023 Bầu Đức chuẩn bị bán bệnh viện Hoàng Anh Gia Lai để trả nợMột trong những thông tin được ông chủ Hoàng Anh Gia Lai chia sẻ tại cuộc gặp gỡ nhà đầu tư chiều nay là việc bán bệnh viện Hoàng Anh Gia Lai tại TP Pleiku để trả nợ. 18:30 15/12/2023 EVN sắp 'bỏ túi' thêm gần 1.300 tỷ đồng từ công ty conVới 1,18 tỷ cổ phiếu lưu hành, EVNGenco2 dự kiến chi tổng cộng 1.300 tỷ đồng cho đợt trả cổ tức sắp tới. Trong đó, cổ đông lớn - EVN - dự kiến nhận về khoảng 1.274 tỷ đồng. 17:30 15/12/2023
SCB giảm lãi suất xuống thấp hơn cả ngân hàng quốc doanh Lãi suất tiền gửi của SCB tại nhiều kỳ hạn đã giảm mạnh tới 1,3 điểm %, trong đó tại các kỳ hạn ngắn 1-2 tháng, lãi suất chỉ còn 2,2%/năm. Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vừa thông báo áp dụng biểu lãi suất huy động mới từ ngày 15/12 với việc giảm mạnh tại tất cả kỳ hạn gửi. Mức giảm phổ biến dao động trong khoảng 0,6-1,35 điểm %. Trong đó, lãi suất kỳ hạn 1-2 tháng đã được nhà băng này giảm 1,3 điểm %, từ mức 3,5%/năm xuống còn 2,2%/năm. Đáng chú ý, mức lãi suất này của SCB chỉ tương đương với lãi suất ngân hàng quốc doanh Vietcombank đang áp dụng cho kỳ hạn tương tự, đồng thời là mức lãi suất thấp nhất thị trường ở kỳ hạn ngắn này. Với kỳ hạn 3-5 tháng, nhà băng này cũng giảm 1,3 điểm %, từ mức 3,8%/năm xuống còn 2,5%/năm; kỳ hạn 6 tháng giảm 1,2 điểm %, từ mức 4,7%/năm xuống còn 3,5%/năm; kỳ hạn dài từ 12 tháng trở lên giảm 0,6 điểm %, xuống còn 4,8%/năm. Với hình thức gửi online lĩnh lãi cuối kỳ, người gửi tiền vào SCB hiện chỉ nhận được mức lãi suất 2,24-2,51%/năm với kỳ hạn 1 -5 tháng, cũng giảm 1,3 điểm % so với trước đó. Tương tự, lãi suất kỳ hạn 6 tháng giảm 1,27 điểm %, từ 4,75%/năm xuống còn 3,48%/năm; kỳ hạn 12 tháng giảm 0,83 điểm %, từ 5,45%/năm xuống còn 4,62%/năm; và kỳ hạn trên 12 tháng giảm từ 5,45%/năm xuống vùng 4,23-4,6%/năm. - Biểu lãi suất huy động tiền gửi của SCB thay đổi "chóng mặt" chỉ sau một năm: Kỳ hạn Tháng 12/2022(%/năm) Tháng 12/2023(%/năm) Kênh quầy Online Kênh quầy Online 1-5 tháng 6 6 2,2-2,5 2,25-2,55 6 tháng 7,8 9,9 3,5 3,557-11 tháng7,9-8,39,93,53,5512 tháng9,959,954,84,8518 tháng trở lên9,69,954,84,85 Sau lần giảm lãi suất mạnh tay này, biểu lãi suất huy động của SCB hiện thấp hơn cả 3 ngân hàng quốc doanh là Agribank, VietinBank, BIDV (dao động trong khoảng 2,6-5,3%/năm) và chỉ cao hơn Vietcombank, nhà băng có lãi suất tiền gửi thấp nhất hệ thống ở các kỳ hạn 3 tháng trở lên. Động thái giảm lãi suất tiền gửi của SCB diễn ra trong bối cảnh nhà băng này trước đó thường xuyên nằm trong nhóm có lãi suất tiết kiệm cao nhất thị trường. Thậm chí, vào cuối năm ngoái, SCB chính là nhà băng dẫn đầu hệ thống về lãi suất huy động khi mạnh tay áp dụng mức lãi suất lên tới gần 10%/năm cho các kỳ hạn 6 tháng trở lên để huy động tiền của khách hàng. Tuy nhiên đến nay, nhà băng này đã có 11 lần giảm lãi suất huy động với tổng mức giảm lên tới 3,45-6,35 điểm %, tùy kỳ hạn. Điều này khiến SCB trở thành một trong những ngân hàng giảm lãi suất huy động mạnh nhất hệ thống trong năm nay. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Novaland đạt thỏa thuận tái cấu trúc lô trái phiếu 300 triệu USDNovaland đề xuất gói trái phiếu chuyển đổi trị giá 300 triệu USD với lãi suất 5,25% được chuyển đổi thành cổ phần phổ thông. 17:43 15/12/2023 Bầu Đức chuẩn bị bán bệnh viện Hoàng Anh Gia Lai để trả nợMột trong những thông tin được ông chủ Hoàng Anh Gia Lai chia sẻ tại cuộc gặp gỡ nhà đầu tư chiều nay là việc bán bệnh viện Hoàng Anh Gia Lai tại TP Pleiku để trả nợ. 18:30 15/12/2023 EVN sắp 'bỏ túi' thêm gần 1.300 tỷ đồng từ công ty conVới 1,18 tỷ cổ phiếu lưu hành, EVNGenco2 dự kiến chi tổng cộng 1.300 tỷ đồng cho đợt trả cổ tức sắp tới. Trong đó, cổ đông lớn - EVN - dự kiến nhận về khoảng 1.274 tỷ đồng. 17:30 15/12/2023
Cổ phiếu 'vua tôn' Hoa Sen sắp được giao dịch ký quỹ trở lại
Trước đó, HoSE đã đưa cổ phiếu HSG vào danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ từ tháng 5.
Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen (HoSE: HSG) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất niên độ tài chính 2022-2023 (từ ngày 1/10/2022 đến ngày 30/9/2023) do Công ty KPMG Việt Nam kiểm toán. Sau kiểm toán, doanh thu thuần của HSG biến động không đáng kể, đạt hơn 31.650 tỷ đồng. Thay đổi được ghi nhận ở các hạng mục như giá vốn hàng bán (-3 tỷ đồng), chi phí quản lý doanh nghiệp (+8,4 tỷ đồng), thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (-7,6 tỷ đồng). Từ các biến động này, lợi nhuận sau thuế niên độ 2022-2023 của HSG tăng thêm 1,69 tỷ đồng lên mức 30 tỷ sau kiểm toán. So với cùng kỳ, mức lợi nhuận thấp hơn 88% do doanh thu bán hàng giảm. Theo quy định trong Quy chế hướng dẫn giao dịch ký quỹ chứng khoán hiện hành, việc lợi nhuận sau thuế hợp nhất sau kiểm toán của HSG ghi nhận dương 30 tỷ đồng sẽ giúp cổ phiếu HSG sớm được xem xét cho giao dịch ký quỹ trở lại. Hồi tháng 5, cổ phiếu HSG đã bị HoSE đưa vào danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên BCTC hợp nhất soát xét 6 tháng niên độ tài chính 2022-2023 ở mức âm. Cụ thể, nửa đầu niên độ 2022-2023, Hoa Sen ghi nhận doanh thu đạt 14.898 tỷ đồng, giảm 50% so với cùng kỳ. Doanh nghiệp được mệnh danh là "vua tôn" này báo lỗ sau thuế hơn 424 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 873 tỷ đồng. Theo kế hoạch, Hòa Sen sẽ tổ chức ĐHĐCĐ thường niên niên độ tài chính 2023-2024 vào ngày 18/3/2024 tại TP.HCM. Tuy nhiên, tài liệu đại hội về kế hoạch kinh doanh, kế hoạch cổ tức... hiện vẫn chưa được doanh nghiệp công bố. Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của ZNews tại Tủ sách kinh tế
Cổ phiếu 'vua tôn' Hoa Sen sắp được giao dịch ký quỹ trở lại Trước đó, HoSE đã đưa cổ phiếu HSG vào danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ từ tháng 5. Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen (HoSE: HSG) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất niên độ tài chính 2022-2023 (từ ngày 1/10/2022 đến ngày 30/9/2023) do Công ty KPMG Việt Nam kiểm toán. Sau kiểm toán, doanh thu thuần của HSG biến động không đáng kể, đạt hơn 31.650 tỷ đồng. Thay đổi được ghi nhận ở các hạng mục như giá vốn hàng bán (-3 tỷ đồng), chi phí quản lý doanh nghiệp (+8,4 tỷ đồng), thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (-7,6 tỷ đồng). Từ các biến động này, lợi nhuận sau thuế niên độ 2022-2023 của HSG tăng thêm 1,69 tỷ đồng lên mức 30 tỷ sau kiểm toán. So với cùng kỳ, mức lợi nhuận thấp hơn 88% do doanh thu bán hàng giảm. Theo quy định trong Quy chế hướng dẫn giao dịch ký quỹ chứng khoán hiện hành, việc lợi nhuận sau thuế hợp nhất sau kiểm toán của HSG ghi nhận dương 30 tỷ đồng sẽ giúp cổ phiếu HSG sớm được xem xét cho giao dịch ký quỹ trở lại. Hồi tháng 5, cổ phiếu HSG đã bị HoSE đưa vào danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên BCTC hợp nhất soát xét 6 tháng niên độ tài chính 2022-2023 ở mức âm. Cụ thể, nửa đầu niên độ 2022-2023, Hoa Sen ghi nhận doanh thu đạt 14.898 tỷ đồng, giảm 50% so với cùng kỳ. Doanh nghiệp được mệnh danh là "vua tôn" này báo lỗ sau thuế hơn 424 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 873 tỷ đồng. Theo kế hoạch, Hòa Sen sẽ tổ chức ĐHĐCĐ thường niên niên độ tài chính 2023-2024 vào ngày 18/3/2024 tại TP.HCM. Tuy nhiên, tài liệu đại hội về kế hoạch kinh doanh, kế hoạch cổ tức... hiện vẫn chưa được doanh nghiệp công bố. Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của ZNews tại Tủ sách kinh tế
MB Group hoàn thành chọn đối tác chiến lược cho MBCambodia
Vào đầu tháng 4, MB Group và SBI Shinsei Bank (Nhật Bản) ký kết hợp đồng chuyển nhượng vốn với Ngân hàng đại chúng TNHH MB Campuchia (MBCambodia).
Theo hợp đồng, MB Group nắm giữ 51% cổ phần tại MBCambodia và chuyển nhượng 49% còn lại cho SBI Shinsei Bank (Nhật Bản). Quá trình mua lại cổ phần hoàn tất sau khi nhận được sự chấp thuận của cơ quan quản lý tại Campuchia và Việt Nam. Trước đó vào tháng 1, MBCambodia được Ngân hàng Quốc gia Campuchia (NBC) và Bộ Thương mại Campuchia (MOC) cấp giấy phép nâng cấp và chuyển đổi chi nhánh MB Campuchia thành ngân hàng thương mại với tên gọi MBCambodia. Bên ngoài trụ sở MBCambodia. MB Group là một trong những định chế tài chính hàng đầu Việt Nam với 7 công ty thành viên hoạt động an toàn, hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, gồm: Ngân hàng, chứng khoán, quản lý quỹ, khai thác tài sản, bảo hiểm và tài chính tiêu dùng. Giai đoạn chiến lược 2022-2026, thông qua chuyển đổi số toàn diện từ cốt lõi, MB xác định tầm nhìn trở thành doanh nghiệp số, tập đoàn tài chính dẫn đầu. Là tổ chức tài chính hàng đầu Nhật Bản, SBI Shinsei Bank cung cấp đa dạng sản phẩm và dịch vụ tài chính cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. SBI Shinsei Bank sở hữu mạng lưới giao dịch rộng khắp Nhật Bản, với trụ sở chính đặt tại thủ đô Tokyo. Với năng lực mạnh mẽ từ hai cổ đông lớn cùng tiềm năng sẵn có tại thị trường Campuchia, MBCambodia có thêm điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động kinh doanh. “Bên cạnh mảng ngân hàng bán lẻ và ngân hàng cho doanh nghiệp, MBCambodia đẩy mạnh các dịch vụ ngân hàng số, hướng đến trải nghiệm an toàn, bảo mật và thuận tiện cho khách hàng”, đại diện MBCambodia cho hay. Về phía MB Group, đại diện tập đoàn kỳ vọng MBCambodia góp sức vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Campuchia, đồng thời giúp MB từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành doanh nghiệp số, tập đoàn tài chính dẫn đầu, vào top 3 thị trường hiệu quả và hướng đến top đầu khu vực châu Á.
MB Group hoàn thành chọn đối tác chiến lược cho MBCambodia Vào đầu tháng 4, MB Group và SBI Shinsei Bank (Nhật Bản) ký kết hợp đồng chuyển nhượng vốn với Ngân hàng đại chúng TNHH MB Campuchia (MBCambodia). Theo hợp đồng, MB Group nắm giữ 51% cổ phần tại MBCambodia và chuyển nhượng 49% còn lại cho SBI Shinsei Bank (Nhật Bản). Quá trình mua lại cổ phần hoàn tất sau khi nhận được sự chấp thuận của cơ quan quản lý tại Campuchia và Việt Nam. Trước đó vào tháng 1, MBCambodia được Ngân hàng Quốc gia Campuchia (NBC) và Bộ Thương mại Campuchia (MOC) cấp giấy phép nâng cấp và chuyển đổi chi nhánh MB Campuchia thành ngân hàng thương mại với tên gọi MBCambodia. Bên ngoài trụ sở MBCambodia. MB Group là một trong những định chế tài chính hàng đầu Việt Nam với 7 công ty thành viên hoạt động an toàn, hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, gồm: Ngân hàng, chứng khoán, quản lý quỹ, khai thác tài sản, bảo hiểm và tài chính tiêu dùng. Giai đoạn chiến lược 2022-2026, thông qua chuyển đổi số toàn diện từ cốt lõi, MB xác định tầm nhìn trở thành doanh nghiệp số, tập đoàn tài chính dẫn đầu. Là tổ chức tài chính hàng đầu Nhật Bản, SBI Shinsei Bank cung cấp đa dạng sản phẩm và dịch vụ tài chính cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. SBI Shinsei Bank sở hữu mạng lưới giao dịch rộng khắp Nhật Bản, với trụ sở chính đặt tại thủ đô Tokyo. Với năng lực mạnh mẽ từ hai cổ đông lớn cùng tiềm năng sẵn có tại thị trường Campuchia, MBCambodia có thêm điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động kinh doanh. “Bên cạnh mảng ngân hàng bán lẻ và ngân hàng cho doanh nghiệp, MBCambodia đẩy mạnh các dịch vụ ngân hàng số, hướng đến trải nghiệm an toàn, bảo mật và thuận tiện cho khách hàng”, đại diện MBCambodia cho hay. Về phía MB Group, đại diện tập đoàn kỳ vọng MBCambodia góp sức vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Campuchia, đồng thời giúp MB từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành doanh nghiệp số, tập đoàn tài chính dẫn đầu, vào top 3 thị trường hiệu quả và hướng đến top đầu khu vực châu Á.
Biệt thự ế 2 năm trước nay được ngân hàng rao bán tăng giá 80%
Căn biệt thự tại Hà Nội đang được Vietcombank rao bán với giá khởi điểm hơn 63 tỷ đồng, tăng gần 80% so với lần rao bán cách đây hơn hai năm.
Vietcombank Chi nhánh Ba Đình vừa có thông báo phát mại tài sản bảo đảm của CTCP Sản xuất và Thương mại Hóa chất An Phú. Trong đó, tài sản rao bán là quyền sử dụng đất tại thửa đất BT2-7 Khu đô thị mới Nghĩa Đô rộng 300 m2, có địa chỉ tại xã Cổ Nhuế, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Tài sản trên đất là biệt thự cao 3 tầng, diện tích xây dựng 108 m2, diện tích sàn hơn 315 m2. Ngân hàng cho biết bất động sản này đã có cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, an ninh tốt, thích hợp để ở, cho thuê. Căn biệt thự trên được UBND quận Từ Liêm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Nguyễn Văn Quế và bà Cao Thị Phượng vào ngày 10/11/2021. Đây là tài sản đảm bảo cho khoản vay của Công ty An Phú theo hợp đồng thế chấp được ký kết vào tháng 12/2021. Phiên đấu giá dự kiến diễn ra ngày 11/1/2024, giá khởi điểm của bất động sản được ngân hàng đưa ra là 63,6 tỷ đồng, chưa bao gồm thuế VAT và các loại thuế, phí, nghĩa vụ tài chính khác. Mức giá này đã giảm so với lần đăng bán gần nhất vào ngày 7/11 (gần 70 tỷ đồng). Đáng chú ý, theo biên bản định giá ngày 26/1/2021, định giá tài sản này chỉ là 35,5 tỷ đồng. Theo đó, Vietcombank cũng từng rao bán tài sản này vào tháng 10/2021 nhưng không thành công. Đến nay, sau 2 năm kể từ lần đấu giá bất thành, giá khởi điểm của bất động sản này đã tăng 80%. Đây có thể coi là trường hợp cá biệt vì thông thường, các tài sản do ngân hàng phát mại sau khi đấu giá nhiều lần bất thành đều được giảm giá, có tài sản giảm đến 50-70% vẫn không thanh lý được. Hiện tại, trên các kênh mua - bán bất động sản, các căn biệt thự với hiện trạng tương tự tài sản Vietcombank rao bán cũng đang được rao bán với giá trên 70 tỷ đồng. Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Znews tại Tủ sách kinh tế
Biệt thự ế 2 năm trước nay được ngân hàng rao bán tăng giá 80% Căn biệt thự tại Hà Nội đang được Vietcombank rao bán với giá khởi điểm hơn 63 tỷ đồng, tăng gần 80% so với lần rao bán cách đây hơn hai năm. Vietcombank Chi nhánh Ba Đình vừa có thông báo phát mại tài sản bảo đảm của CTCP Sản xuất và Thương mại Hóa chất An Phú. Trong đó, tài sản rao bán là quyền sử dụng đất tại thửa đất BT2-7 Khu đô thị mới Nghĩa Đô rộng 300 m2, có địa chỉ tại xã Cổ Nhuế, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Tài sản trên đất là biệt thự cao 3 tầng, diện tích xây dựng 108 m2, diện tích sàn hơn 315 m2. Ngân hàng cho biết bất động sản này đã có cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, an ninh tốt, thích hợp để ở, cho thuê. Căn biệt thự trên được UBND quận Từ Liêm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Nguyễn Văn Quế và bà Cao Thị Phượng vào ngày 10/11/2021. Đây là tài sản đảm bảo cho khoản vay của Công ty An Phú theo hợp đồng thế chấp được ký kết vào tháng 12/2021. Phiên đấu giá dự kiến diễn ra ngày 11/1/2024, giá khởi điểm của bất động sản được ngân hàng đưa ra là 63,6 tỷ đồng, chưa bao gồm thuế VAT và các loại thuế, phí, nghĩa vụ tài chính khác. Mức giá này đã giảm so với lần đăng bán gần nhất vào ngày 7/11 (gần 70 tỷ đồng). Đáng chú ý, theo biên bản định giá ngày 26/1/2021, định giá tài sản này chỉ là 35,5 tỷ đồng. Theo đó, Vietcombank cũng từng rao bán tài sản này vào tháng 10/2021 nhưng không thành công. Đến nay, sau 2 năm kể từ lần đấu giá bất thành, giá khởi điểm của bất động sản này đã tăng 80%. Đây có thể coi là trường hợp cá biệt vì thông thường, các tài sản do ngân hàng phát mại sau khi đấu giá nhiều lần bất thành đều được giảm giá, có tài sản giảm đến 50-70% vẫn không thanh lý được. Hiện tại, trên các kênh mua - bán bất động sản, các căn biệt thự với hiện trạng tương tự tài sản Vietcombank rao bán cũng đang được rao bán với giá trên 70 tỷ đồng. Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Znews tại Tủ sách kinh tế
Nhóm Apec Group đồng loạt thay chủ tịch HĐQT
Nhóm công ty APS, IDJ, API đều đã thay người đứng đầu HĐQT sau khi các nhân sự cấp cao bị khởi tố và bắt tạm giam.
Công ty Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương (Apec Securities - APS) vừa thông báo bãi nhiệm ông Phạm Duy Hưng khỏi vị trí chủ tịch Hội đồng Quản trị, đồng thời bầu Thành viên HĐQT Vũ Trọng Quân vào vị trí thay thế. Chứng khoán Apec còn bổ nhiệm Thành viên HĐQT Nguyễn Quang Huy làm Người phụ trách công bố thông tin và bổ nhiệm bà Lã Thị Quy đảm nhiệm vị trí phụ trách kế toán. Trong khi đó, Công ty Đầu tư IDJ Việt Nam (IDJ Investment - IDJ) cũng có động thái tương tự khi bãi nhiệm ông Phạm Duy Hưng khỏi vị trí chủ tịch Hội đồng Quản trị và bầu Thành viên HĐQT Vũ Trọng Quân vào vị trí thay thế, kể từ ngày 29/6. Tại Công ty Đầu tư châu Á Thái Bình Dương (Apec Investment - API), doanh nghiệp đã có thông báo bãi nhiệm chức danh chủ tịch HĐQT của bà Nguyễn Thị Thanh và bầu Thành viên HĐQT Nguyễn Văn Ly vào vị trí này, đồng thời làm Người phụ trách công bố thông tin. Động thái thay đổi nhân sự cấp cao trong HĐQT diễn ra sau khi các doanh nghiệp trên nhận được thông tin Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với 5 bị can là người nội bộ của doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái Apec Group. Các bị can gồm ông Nguyễn Đỗ Lăng - Tổng giám đốc APS, Thành viên HĐQT IDJ và API; ông Phạm Duy Hưng - Chủ tịch HĐQT APS và IDJ, Phó tổng giám đốc API; bà Huỳnh Thị Mai Dung (vợ ông Lăng); bà Nguyễn Thị Thanh - Kế toán trưởng APS, Trưởng ban kiểm soát IDJ và Chủ tịch HĐQT API; và bà Phạm Thị Đức Việt - Trưởng ban kiểm soát APS. Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Cơ quan an ninh điều tra khởi tố vụ án thao túng thị trường chứng khoán tại 3 công ty trên là vụ việc đơn lẻ liên quan tới một số tổ chức và cá nhân trên thị trường. Thị trường vẫn hoạt động bình thường, ổn định, thông suốt. Sau thông tin trên, nhóm cổ phiếu APS, IDJ, API trên thị trường vẫn chịu áp lực bán bằng mọi giá, liên tục nằm sàn với tình trạng mất thanh khoản, thị giá lao dốc về quanh 7.000-8.000 đồng/cổ phiếu. Nhóm công ty niêm yết trước đó cũng đồng loạt khẳng định không phải chủ thể có liên quan và/hoặc có những hoạt động liên quan đến vụ việc trên. Sự việc hoàn toàn không tác động hoặc làm thay đổi các định hướng dài hạn cũng như hoạt động bình thường của các công ty, cũng như không ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng, cổ đông và các đối tác đang có giao dịch, hợp tác. "Hiện nay, vụ việc vẫn đang trong quá trình điều tra và chưa có kết luận chính thức. Khi có các thông tin cụ thể, công ty sẽ cập nhật đầy đủ, kịp thời đến quý khách hàng, đối tác và các cổ đông", văn bản được 3 công ty dùng chung cho biết. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Nhóm Apec Group đồng loạt thay chủ tịch HĐQT Nhóm công ty APS, IDJ, API đều đã thay người đứng đầu HĐQT sau khi các nhân sự cấp cao bị khởi tố và bắt tạm giam. Công ty Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương (Apec Securities - APS) vừa thông báo bãi nhiệm ông Phạm Duy Hưng khỏi vị trí chủ tịch Hội đồng Quản trị, đồng thời bầu Thành viên HĐQT Vũ Trọng Quân vào vị trí thay thế. Chứng khoán Apec còn bổ nhiệm Thành viên HĐQT Nguyễn Quang Huy làm Người phụ trách công bố thông tin và bổ nhiệm bà Lã Thị Quy đảm nhiệm vị trí phụ trách kế toán. Trong khi đó, Công ty Đầu tư IDJ Việt Nam (IDJ Investment - IDJ) cũng có động thái tương tự khi bãi nhiệm ông Phạm Duy Hưng khỏi vị trí chủ tịch Hội đồng Quản trị và bầu Thành viên HĐQT Vũ Trọng Quân vào vị trí thay thế, kể từ ngày 29/6. Tại Công ty Đầu tư châu Á Thái Bình Dương (Apec Investment - API), doanh nghiệp đã có thông báo bãi nhiệm chức danh chủ tịch HĐQT của bà Nguyễn Thị Thanh và bầu Thành viên HĐQT Nguyễn Văn Ly vào vị trí này, đồng thời làm Người phụ trách công bố thông tin. Động thái thay đổi nhân sự cấp cao trong HĐQT diễn ra sau khi các doanh nghiệp trên nhận được thông tin Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với 5 bị can là người nội bộ của doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái Apec Group. Các bị can gồm ông Nguyễn Đỗ Lăng - Tổng giám đốc APS, Thành viên HĐQT IDJ và API; ông Phạm Duy Hưng - Chủ tịch HĐQT APS và IDJ, Phó tổng giám đốc API; bà Huỳnh Thị Mai Dung (vợ ông Lăng); bà Nguyễn Thị Thanh - Kế toán trưởng APS, Trưởng ban kiểm soát IDJ và Chủ tịch HĐQT API; và bà Phạm Thị Đức Việt - Trưởng ban kiểm soát APS. Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Cơ quan an ninh điều tra khởi tố vụ án thao túng thị trường chứng khoán tại 3 công ty trên là vụ việc đơn lẻ liên quan tới một số tổ chức và cá nhân trên thị trường. Thị trường vẫn hoạt động bình thường, ổn định, thông suốt. Sau thông tin trên, nhóm cổ phiếu APS, IDJ, API trên thị trường vẫn chịu áp lực bán bằng mọi giá, liên tục nằm sàn với tình trạng mất thanh khoản, thị giá lao dốc về quanh 7.000-8.000 đồng/cổ phiếu. Nhóm công ty niêm yết trước đó cũng đồng loạt khẳng định không phải chủ thể có liên quan và/hoặc có những hoạt động liên quan đến vụ việc trên. Sự việc hoàn toàn không tác động hoặc làm thay đổi các định hướng dài hạn cũng như hoạt động bình thường của các công ty, cũng như không ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng, cổ đông và các đối tác đang có giao dịch, hợp tác. "Hiện nay, vụ việc vẫn đang trong quá trình điều tra và chưa có kết luận chính thức. Khi có các thông tin cụ thể, công ty sẽ cập nhật đầy đủ, kịp thời đến quý khách hàng, đối tác và các cổ đông", văn bản được 3 công ty dùng chung cho biết. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
CII sụt giảm 95% lợi nhuận
Trong quý đầu năm nay, nhà phát triển bất động sản, hạ tầng này chỉ thu về gần 35 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm tới 95% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I, Công ty CP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (CII) ghi nhận doanh thu thuần quý đầu năm nay đạt 748 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2022. Trong cơ cấu doanh thu, CII cho biết nguồn thu chính của doanh nghiệp vẫn đến từ hoạt động thu phí giao thông (45%) và kinh doanh bất động sản (43%). Phần nhỏ còn lại doanh thu đến từ các hoạt cung cấp nước sạch, bán hàng, xây dựng và duy tu công trình... Đáng chú ý, doanh thu hoạt động tài chính của công ty này cũng suy giảm từ 915 tỷ đồng kỳ trước xuống còn 217 tỷ đồng kỳ này, chủ yếu do phần lãi thoái vốn công ty con và chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính giảm mạnh. Biến động kể trên đã góp phần thu hẹp lợi nhuận sau thuế của CII trong quý đầu năm nay xuống còn gần 35 tỷ đồng, giảm tới 95% so với cùng kỳ năm trước. Riêng khoản lãi ròng của công ty mẹ chỉ vào khoảng hơn 7 tỷ đồng, cũng giảm tới 99% so với cùng kỳ. Năm nay, nhà phát triển bất động sản, hạ tầng giao thông này đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt 5.155 tỷ đồng và lãi ròng 469 tỷ đồng, lần lượt giảm 30% và 50% so với mức nền cao của năm 2022. Như vậy sau quý I, CII mới hoàn thành 15% chỉ tiêu doanh thu và gần 2% lợi nhuận đề ra. LỢI NHUẬN CII GIẢM 4 QUÝ LIÊN TIẾP Nguồn: BCTC DN; Tổng hợp NhãnI/2021IIIIIIVI/2022IIIIIIVI/2023 Doanh thu thuần tỷ đồng 964106925964471294821841865748 Lợi nhuận sau thuế 485711-372685127524435 Trong quý vừa qua, dòng tiền kinh doanh của CII cũng ghi nhận biến chuyển từ dương 202 tỷ đồng sang âm 147 tỷ đồng. Tình trạng này cũng diễn ra tương tự với dòng tiền từ hoạt động đầu tư mà chủ yếu ảnh hưởng bởi khoản chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác. Mặt khác, nhờ tăng cường đi vay tới 3.855 tỷ đồng, dòng tiền từ hoạt động tài chính của công ty chuyển từ âm 842 tỷ đồng kỳ trước sang 344 tỷ đồng kỳ này. Tính đến cuối tháng 3, tổng tài sản của CII vào khoảng trên 29.000 tỷ đồng không thay đổi nhiều so với đầu năm. Tuy nhiên, khoản phải thu về cho vay ngắn hạn đã tăng 48%, lên 2.677 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là hỗ trợ vốn ngắn hạn cho Công ty CP Đầu tư Năm Bảy Bảy (NBB) 750 tỷ đồng. Ngoài ra Năm Bảy Bảy cũng được hỗ trợ thêm 1.239 tỷ đồng vốn dài hạn. Khoản hỗ trợ công ty này có thời gian 1-20 năm cùng lãi suất thỏa thuận 7-14%/năm. Ngoài Năm Bảy Bảy, CII cũng đang có khoản hỗ trợ vốn ngắn hạn lẫn dài hạn lên đến hàng nghìn tỷ đồng cho nhiều công ty như Công ty CP Đầu tư Xây dựng Tuấn Lộc (546 tỷ đồng), Công ty CP Đầu tư Việt Thành (477 tỷ đồng), Công ty CP Đầu tư Pearl City (325 tỷ đồng). Bên cạnh đó, công ty còn có khoản hợp tác đầu tư với Công ty CP BOT Trung Lương - Mỹ Thuận trị giá 1.921 tỷ đồng. Trong danh mục hàng tồn kho trị giá 1.337 tỷ đồng tại thời điểm cuối quý I, CII ghi nhận các khoản đầu tư vào một số dự án bất động sản, bao gồm 793 tỷ đồng thành phẩm từ một số dự án như khu nhà ở chung cư tại lô 3.15 (The River Thủ Thiêm), khu nhà ở chung cư tại số 152 Điện Biên Phủ (CII Tower), khu nhà ở chung cư tại lô 3.2 (Thủ Thiêm Lakeview 3)... Ở chiều nguồn vốn, doanh nghiệp có khoản nợ phải trả gần 20.700 tỷ đồng. Trong đó, tổng nợ vay tài chính chiếm hơn 15.200 tỷ đồng (bao gồm 6.460 tỷ đồng vay ngắn hạn và 8.772 tỷ đồng dài hạn, bao gồm cả trái phiếu đã phát hành). Chính khoản nợ vay hơn chục nghìn tỷ đồng kể trên khiến CII phải chi ra gần 290 tỷ đồng chỉ để trả các chi phí lãi vay và hỗ trợ vốn trong quý I vừa qua. Doanh thu Viettel Post xuống mức thấp nhất 3 nămTiếp tục chi đậm cho nhân viên, lợi nhuận của Viettel Post đã thu hẹp xuống còn gần 76 tỷ đồng. Quý trước, lợi nhuận công ty cũng giảm 98% vì khoản chi này. 14:00 4/5/2023 Vinasun lãi 5 quý liên tiếpDoanh nghiệp taxi ghi nhận quý kinh doanh có lãi thứ năm liên tiếp, lên đến 53 tỷ đồng. Vinasun đặt mục tiêu thu 1.345 tỷ đồng và lãi 209,4 tỷ đồng năm nay. 11:25 25/4/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
CII sụt giảm 95% lợi nhuận Trong quý đầu năm nay, nhà phát triển bất động sản, hạ tầng này chỉ thu về gần 35 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm tới 95% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I, Công ty CP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (CII) ghi nhận doanh thu thuần quý đầu năm nay đạt 748 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2022. Trong cơ cấu doanh thu, CII cho biết nguồn thu chính của doanh nghiệp vẫn đến từ hoạt động thu phí giao thông (45%) và kinh doanh bất động sản (43%). Phần nhỏ còn lại doanh thu đến từ các hoạt cung cấp nước sạch, bán hàng, xây dựng và duy tu công trình... Đáng chú ý, doanh thu hoạt động tài chính của công ty này cũng suy giảm từ 915 tỷ đồng kỳ trước xuống còn 217 tỷ đồng kỳ này, chủ yếu do phần lãi thoái vốn công ty con và chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính giảm mạnh. Biến động kể trên đã góp phần thu hẹp lợi nhuận sau thuế của CII trong quý đầu năm nay xuống còn gần 35 tỷ đồng, giảm tới 95% so với cùng kỳ năm trước. Riêng khoản lãi ròng của công ty mẹ chỉ vào khoảng hơn 7 tỷ đồng, cũng giảm tới 99% so với cùng kỳ. Năm nay, nhà phát triển bất động sản, hạ tầng giao thông này đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt 5.155 tỷ đồng và lãi ròng 469 tỷ đồng, lần lượt giảm 30% và 50% so với mức nền cao của năm 2022. Như vậy sau quý I, CII mới hoàn thành 15% chỉ tiêu doanh thu và gần 2% lợi nhuận đề ra. LỢI NHUẬN CII GIẢM 4 QUÝ LIÊN TIẾP Nguồn: BCTC DN; Tổng hợp NhãnI/2021IIIIIIVI/2022IIIIIIVI/2023 Doanh thu thuần tỷ đồng 964106925964471294821841865748 Lợi nhuận sau thuế 485711-372685127524435 Trong quý vừa qua, dòng tiền kinh doanh của CII cũng ghi nhận biến chuyển từ dương 202 tỷ đồng sang âm 147 tỷ đồng. Tình trạng này cũng diễn ra tương tự với dòng tiền từ hoạt động đầu tư mà chủ yếu ảnh hưởng bởi khoản chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác. Mặt khác, nhờ tăng cường đi vay tới 3.855 tỷ đồng, dòng tiền từ hoạt động tài chính của công ty chuyển từ âm 842 tỷ đồng kỳ trước sang 344 tỷ đồng kỳ này. Tính đến cuối tháng 3, tổng tài sản của CII vào khoảng trên 29.000 tỷ đồng không thay đổi nhiều so với đầu năm. Tuy nhiên, khoản phải thu về cho vay ngắn hạn đã tăng 48%, lên 2.677 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là hỗ trợ vốn ngắn hạn cho Công ty CP Đầu tư Năm Bảy Bảy (NBB) 750 tỷ đồng. Ngoài ra Năm Bảy Bảy cũng được hỗ trợ thêm 1.239 tỷ đồng vốn dài hạn. Khoản hỗ trợ công ty này có thời gian 1-20 năm cùng lãi suất thỏa thuận 7-14%/năm. Ngoài Năm Bảy Bảy, CII cũng đang có khoản hỗ trợ vốn ngắn hạn lẫn dài hạn lên đến hàng nghìn tỷ đồng cho nhiều công ty như Công ty CP Đầu tư Xây dựng Tuấn Lộc (546 tỷ đồng), Công ty CP Đầu tư Việt Thành (477 tỷ đồng), Công ty CP Đầu tư Pearl City (325 tỷ đồng). Bên cạnh đó, công ty còn có khoản hợp tác đầu tư với Công ty CP BOT Trung Lương - Mỹ Thuận trị giá 1.921 tỷ đồng. Trong danh mục hàng tồn kho trị giá 1.337 tỷ đồng tại thời điểm cuối quý I, CII ghi nhận các khoản đầu tư vào một số dự án bất động sản, bao gồm 793 tỷ đồng thành phẩm từ một số dự án như khu nhà ở chung cư tại lô 3.15 (The River Thủ Thiêm), khu nhà ở chung cư tại số 152 Điện Biên Phủ (CII Tower), khu nhà ở chung cư tại lô 3.2 (Thủ Thiêm Lakeview 3)... Ở chiều nguồn vốn, doanh nghiệp có khoản nợ phải trả gần 20.700 tỷ đồng. Trong đó, tổng nợ vay tài chính chiếm hơn 15.200 tỷ đồng (bao gồm 6.460 tỷ đồng vay ngắn hạn và 8.772 tỷ đồng dài hạn, bao gồm cả trái phiếu đã phát hành). Chính khoản nợ vay hơn chục nghìn tỷ đồng kể trên khiến CII phải chi ra gần 290 tỷ đồng chỉ để trả các chi phí lãi vay và hỗ trợ vốn trong quý I vừa qua. Doanh thu Viettel Post xuống mức thấp nhất 3 nămTiếp tục chi đậm cho nhân viên, lợi nhuận của Viettel Post đã thu hẹp xuống còn gần 76 tỷ đồng. Quý trước, lợi nhuận công ty cũng giảm 98% vì khoản chi này. 14:00 4/5/2023 Vinasun lãi 5 quý liên tiếpDoanh nghiệp taxi ghi nhận quý kinh doanh có lãi thứ năm liên tiếp, lên đến 53 tỷ đồng. Vinasun đặt mục tiêu thu 1.345 tỷ đồng và lãi 209,4 tỷ đồng năm nay. 11:25 25/4/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Cách tốt nhất để Mỹ tránh vỡ nợ
Bộ trưởng Tài chính Mỹ khẳng định chỉ khi nới trần nợ công, Mỹ mới có thể thoát khỏi tình trạng bế tắc hiện tại. Trước đó, Chủ tịch Fed cũng nhấn mạnh đây là điều phải làm.
Theo Bloomberg, mới đây, bà Janet Yellen - Bộ trưởng Tài chính Mỹ - cho biết cách tốt nhất và duy nhất để giải quyết bế tắc về nợ công hiện tại của Mỹ là nới mức nợ trần. "Điều mà các thị trường trên toàn cầu, hộ gia đình và doanh nghiệp của Mỹ cần là sự cam kết của Quốc hội Mỹ trong việc thanh toán những gì phải trả", Bloomberg dẫn lời bà Yellen nhận định. "Nếu Quốc hội Mỹ không làm được điều đó, xếp hạng tín nhiệm của chúng ta chắc chắn sẽ giảm", bà Yellen phát biểu bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tài chính Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) tại Nhật Bản. Bà Janet Yellen tiết lộ rằng theo ước tính chính xác nhất của Bộ Tài chính, Mỹ có thể vỡ nợ sớm nhất vào ngày 1/6. Ảnh: Reuters. Hệ quả nghiêm trọng Bà từ chối giải thích những động thái tiếp theo của Bộ Tài chính nếu Quốc hội Mỹ trì hoãn hoặc không nới trần nợ trước khi nước này rơi vào cảnh vỡ nợ. Theo bà Yellen, nếu Mỹ vỡ nợ, toàn bộ thành quả mà nước này đạt được trong những năm qua trong quá trình phục hồi từ đại dịch sẽ bị đe dọa. Không dừng lại ở đó, sự kiện này sẽ không chỉ kéo tụt nền kinh tế hàng đầu thế giới. Một vụ vỡ nợ sẽ làm lung lay vị thế lãnh đạo nền kinh tế toàn cầu của Mỹ và châm ngòi cho một cuộc suy thoái toàn cầu. Điều mà các thị trường trên toàn cầu, hộ gia đình và doanh nghiệp của Mỹ cần là sự cam kết của Quốc hội Mỹ trong việc thanh toán những gì phải trả.Bà Janet Yellen - Bộ trưởng Tài chính Mỹ Đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp, việc Mỹ vỡ nợ có thể đẩy lãi suất của những khoản vay mua xe, thế chấp và thẻ tín dụng lên cao. Trước đó, ông Jerome Powell - Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) - cũng cho biết Fed không thể bảo vệ nền kinh tế Mỹ trước những rủi ro do việc không nâng trần nợ công. Theo ông, chính phủ Mỹ không nên tự dồn mình vào thế khó. "Việc giải quyết mâu thuẫn về trần nợ giữa đảng Cộng hòa và Dân chủ là vấn đề của Quốc hội và chính quyền Tổng thống Biden", chủ tịch Fed lập luận. "Chúng tôi không đưa ra lời khuyên cho bất cứ bên nào. Nhưng chúng tôi chỉ muốn nói rằng, đây là một điều rất quan trọng cần được giải quyết", ông Powell nhấn mạnh. Ông Powell khẳng định việc Mỹ vỡ nợ là chưa từng có tiền lệ. Điều này sẽ gây ra "vô số hệ quả khó lường", nhưng vị quan chức không nêu chi tiết các rủi ro. Tình cảnh bế tắc Trở lại với Washington, Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy đã hoãn cuộc họp về trần nợ được ấn định vào thứ sáu. Theo nguồn tin của Bloomberg, việc hoãn đàm phán là dấu hiệu cho thấy các cuộc thảo luận nội bộ đang tiến triển. Suốt nhiều tuần, ông Biden và các nghị sĩ đảng Cộng hòa đã bất đồng về việc nới trần nợ công của chính phủ liên bang Mỹ, hiện ở mức 31.400 tỷ USD. Nước này đã đạt đến trần cho vay theo luật định vào tháng 1. Kể từ đó đến nay, Bộ Tài chính Mỹ phải sử dụng các biện pháp kế toán đặc biệt để bơm tiền mặt. Nói với Quốc hội Mỹ, bà Yellen cho biết các biện pháp đó chỉ duy trì được đến ngày 1/6. Còn theo chủ tịch Fed, chưa cần nói đến việc Mỹ thực sự vỡ nợ, vấn đề này nguy hiểm ngay từ khi mới chỉ là một nguy cơ. "Đừng nên tin rằng Fed có thể cứu nền kinh tế, hệ thống tài chính và danh tiếng của nước Mỹ trên toàn cầu khỏi những thiệt hại mà sự kiện này gây ra", ông Powell nhấn mạnh. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Vàng vẫn còn cơ hội lập đỉnh mớiGiá vàng đã quay đầu giảm sau khi tăng mạnh vào tuần trước. Lạm phát tại Mỹ có thể không hạ nhiệt nhanh như kỳ vọng, nhưng vẫn còn nhiều yếu tố hỗ trợ giúp vàng trở lại mốc kỷ lục. 07:00 8/5/2023 Mỹ đối mặt nguy cơ vỡ nợ, Fed liệu sẽ giải cứuChủ tịch Fed khẳng định ngân hàng trung ương không thể cứu nền kinh tế khỏi một vụ vỡ nợ. Nhưng theo giới quan sát, nếu tình hình trở nên quá tồi tệ, Fed vẫn còn công cụ để ra tay. 10:00 5/5/2023
Cách tốt nhất để Mỹ tránh vỡ nợ Bộ trưởng Tài chính Mỹ khẳng định chỉ khi nới trần nợ công, Mỹ mới có thể thoát khỏi tình trạng bế tắc hiện tại. Trước đó, Chủ tịch Fed cũng nhấn mạnh đây là điều phải làm. Theo Bloomberg, mới đây, bà Janet Yellen - Bộ trưởng Tài chính Mỹ - cho biết cách tốt nhất và duy nhất để giải quyết bế tắc về nợ công hiện tại của Mỹ là nới mức nợ trần. "Điều mà các thị trường trên toàn cầu, hộ gia đình và doanh nghiệp của Mỹ cần là sự cam kết của Quốc hội Mỹ trong việc thanh toán những gì phải trả", Bloomberg dẫn lời bà Yellen nhận định. "Nếu Quốc hội Mỹ không làm được điều đó, xếp hạng tín nhiệm của chúng ta chắc chắn sẽ giảm", bà Yellen phát biểu bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tài chính Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) tại Nhật Bản. Bà Janet Yellen tiết lộ rằng theo ước tính chính xác nhất của Bộ Tài chính, Mỹ có thể vỡ nợ sớm nhất vào ngày 1/6. Ảnh: Reuters. Hệ quả nghiêm trọng Bà từ chối giải thích những động thái tiếp theo của Bộ Tài chính nếu Quốc hội Mỹ trì hoãn hoặc không nới trần nợ trước khi nước này rơi vào cảnh vỡ nợ. Theo bà Yellen, nếu Mỹ vỡ nợ, toàn bộ thành quả mà nước này đạt được trong những năm qua trong quá trình phục hồi từ đại dịch sẽ bị đe dọa. Không dừng lại ở đó, sự kiện này sẽ không chỉ kéo tụt nền kinh tế hàng đầu thế giới. Một vụ vỡ nợ sẽ làm lung lay vị thế lãnh đạo nền kinh tế toàn cầu của Mỹ và châm ngòi cho một cuộc suy thoái toàn cầu. Điều mà các thị trường trên toàn cầu, hộ gia đình và doanh nghiệp của Mỹ cần là sự cam kết của Quốc hội Mỹ trong việc thanh toán những gì phải trả.Bà Janet Yellen - Bộ trưởng Tài chính Mỹ Đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp, việc Mỹ vỡ nợ có thể đẩy lãi suất của những khoản vay mua xe, thế chấp và thẻ tín dụng lên cao. Trước đó, ông Jerome Powell - Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) - cũng cho biết Fed không thể bảo vệ nền kinh tế Mỹ trước những rủi ro do việc không nâng trần nợ công. Theo ông, chính phủ Mỹ không nên tự dồn mình vào thế khó. "Việc giải quyết mâu thuẫn về trần nợ giữa đảng Cộng hòa và Dân chủ là vấn đề của Quốc hội và chính quyền Tổng thống Biden", chủ tịch Fed lập luận. "Chúng tôi không đưa ra lời khuyên cho bất cứ bên nào. Nhưng chúng tôi chỉ muốn nói rằng, đây là một điều rất quan trọng cần được giải quyết", ông Powell nhấn mạnh. Ông Powell khẳng định việc Mỹ vỡ nợ là chưa từng có tiền lệ. Điều này sẽ gây ra "vô số hệ quả khó lường", nhưng vị quan chức không nêu chi tiết các rủi ro. Tình cảnh bế tắc Trở lại với Washington, Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy đã hoãn cuộc họp về trần nợ được ấn định vào thứ sáu. Theo nguồn tin của Bloomberg, việc hoãn đàm phán là dấu hiệu cho thấy các cuộc thảo luận nội bộ đang tiến triển. Suốt nhiều tuần, ông Biden và các nghị sĩ đảng Cộng hòa đã bất đồng về việc nới trần nợ công của chính phủ liên bang Mỹ, hiện ở mức 31.400 tỷ USD. Nước này đã đạt đến trần cho vay theo luật định vào tháng 1. Kể từ đó đến nay, Bộ Tài chính Mỹ phải sử dụng các biện pháp kế toán đặc biệt để bơm tiền mặt. Nói với Quốc hội Mỹ, bà Yellen cho biết các biện pháp đó chỉ duy trì được đến ngày 1/6. Còn theo chủ tịch Fed, chưa cần nói đến việc Mỹ thực sự vỡ nợ, vấn đề này nguy hiểm ngay từ khi mới chỉ là một nguy cơ. "Đừng nên tin rằng Fed có thể cứu nền kinh tế, hệ thống tài chính và danh tiếng của nước Mỹ trên toàn cầu khỏi những thiệt hại mà sự kiện này gây ra", ông Powell nhấn mạnh. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Vàng vẫn còn cơ hội lập đỉnh mớiGiá vàng đã quay đầu giảm sau khi tăng mạnh vào tuần trước. Lạm phát tại Mỹ có thể không hạ nhiệt nhanh như kỳ vọng, nhưng vẫn còn nhiều yếu tố hỗ trợ giúp vàng trở lại mốc kỷ lục. 07:00 8/5/2023 Mỹ đối mặt nguy cơ vỡ nợ, Fed liệu sẽ giải cứuChủ tịch Fed khẳng định ngân hàng trung ương không thể cứu nền kinh tế khỏi một vụ vỡ nợ. Nhưng theo giới quan sát, nếu tình hình trở nên quá tồi tệ, Fed vẫn còn công cụ để ra tay. 10:00 5/5/2023
Hệ sinh thái của Apec Group 'khủng' cỡ nào?
Tập đoàn đa ngành này sở hữu hàng loạt dự án bất động sản hạng sang quy mô hàng nghìn tỷ đồng, cùng với đó là các công ty chứng khoán, nội thất, môi trường...
Công an Hà Nội mới đây khởi tố vụ án để điều tra hành vi thao túng chứng khoán xảy ra tại các công ty Đầu tư châu Á Thái Bình Dương (Apec Investment - API), Đầu tư IDJ Việt Nam (IDJ Investment - IDJ) và Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương (Apec Securities - APS). Đây đều là các doanh nghiệp đã niêm yết nằm trong hệ sinh thái Apec Group của doanh nhân Nguyễn Đỗ Lăng (APS và API là công ty thành viên, còn IDJ là công ty liên kết). Một góc siêu dự án Apec Royal Park Huế. Ảnh: Apec Group. Hàng chục dự án hạng sang Apec Group tiền thân là Công ty cổ phần BG Group được chính thức thành lập ngày 24/11/2017 và được đổi tên như hiện tại từ giữa năm 2020. Doanh nghiệp đặt trụ sở chính tại Grand Plaza, số 117 Trần Duy Hưng, Hà Nội. Tập đoàn này thành lập một khối các doanh nghiệp thông qua sở hữu cổ phần, vốn góp hoặc liên kết khác. Hai mảng kinh doanh lớn nhất đầu tư tài chính và phát triển bất động sản; ngoài ra còn vận hành khách sạn, nội thất, xử lý môi trường... Bất động sản là ngành chủ lực của tập đoàn này khi sở hữu hàng loạt dự án quy mô hàng nghìn tỷ đồng trải dài từ miền Bắc xuống khu vực Nam Trung Bộ và các khách sạn hạng sang. Phần lớn các dự án bất động sản là do Apec Group làm chủ đầu tư, còn một số dự án khác được phân bổ cho các công ty thành viên là Apec Investment (API) và IDJ Investment (IDJ). Chủ đầu tư Dự án Tổng diện tích Tổng mức đầu tư dự kiến API Apec Royal Park Huế 34,7 ha 10.000 tỷ đồng Apec Group Apec Dubai Tower Ninh Thuận 2,2 ha 3.000 tỷ đồng Apec Group Apec Mandala Retreats Kim Bôi 56.859 m2 2.000 tỷ đồng Apec Group Apec Aqua Park Bắc Giang 4.532 m2 1.600 tỷ đồng Apec Group Apec Đa Hội 34,5 ha 1.155 tỷ đồng Apec Group Apec Mandala Wyndham Phú Yên 10.872 m2 1.100 tỷ đồng Apec Group Apec Golden Palace Lạng Sơn 5.702 m2 1.000 tỷ đồng IDJ Apec Diamond Park Lạng Sơn 55.432 m2 1.000 tỷ đồng API Royal Park Bắc Ninh 7.571 m2 500 tỷ đồng IDJ Cụm công nghiệp Nam Hồng - Hồng Phong N/A 233 tỷ đồng Apec Group Điềm Thụy Center Point 28.915 m2 N/A Apec Group Khu công nghiệp Điềm Thụy 170 ha N/A Apec Group Apec Mandala Wyndham Mũi Né 4,5 ha N/A API Apec Golden Valley Mường Lò 16 ha N/A ... Báo cáo gần nhất của API đến tháng 3/2023 ghi nhận có phát sinh chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tồn kho của nhiều dự án gồm Royal Park Huế, KCN Đa Hội, Golden Palace Lạng Sơn, Dubai Tower Ninh Thuận, Mandala Wyndham Phú Yên... API cũng ghi nhận số tiền người mua trả trước tại dự án Aqua Park Bắc Giang là hơn 7 tỷ đồng, Mandala Wyndham Phú Yên hơn 180 tỷ đồng, Apec Đa Hội hơn 9 tỷ đồng và Royal Park Huế 522 triệu đồng. Báo cáo của IDJ phát sinh chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tồn kho tại các dự án Mandala Wyndham Mũi Né, Mandala Grand Phú Yên, Diamond Park Lạng Sơn hay tồn kho thành phẩm tại dự án Mandala Hotel Hải Dương... Công ty theo đó cũng ghi nhận số tiền người mua trả tiền trước hơn 2.000 tỷ đồng tại Mandala Wyndham Mũi Né, gần 37 tỷ đồng cho dự án Diamond Park Lạng Sơn hay gần 8 tỷ đồng tại Mandala Hải Dương. Thêm công ty chứng khoán Bên cạnh mảng chủ lực bất động sản thì Apec Group còn sở hữu một đại diện lớn nhất trong mảng đầu tư tài chính là Chứng khoán Apec (APS) - đơn vị do chính nhà sáng lập Nguyễn Đỗ Lăng điều hành trong vai trò tổng giám đốc. Công ty này có vốn điều lệ khiêm tốn 60 tỷ đồng vào thời điểm thành lập năm 2006. Đơn vị sau đó tăng vốn lên 260 tỷ đồng vào tháng 3/2008 và chính thức đưa toàn bộ cổ phiếu niêm yết lên HNX vào tháng 4/2010. Một số công ty thành viên trực thuộc hệ sinh thái đa ngành của ông Nguyễn Đỗ Lăng. Ảnh: Apec Group. Chứng khoán Apec tiếp tục có đợt tăng vốn lên 390 tỷ đồng trong năm 2010 và giữ nguyên trong một giai đoạn dài. Đến năm 2021, nắm bắt xu thế tiền rẻ, doanh nghiệp hoàn tất các đợt huy động lớn bằng phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ từ 390 tỷ lên đến 830 tỷ đồng. Nhà môi giới này còn từng muốn phát hành thêm 83 triệu cổ phiếu trong năm 2022 để tiến vào nhóm công ty chứng khoán nghìn tỷ đồng nhưng sau đó rút hồ sơ. Công ty sau đó lại trình kế hoạch phát hành riêng lẻ 50 triệu cổ phiếu trong năm 2023. Nhờ đợt dậy sóng của cổ phiếu APS giai đoạn cuối năm 2021 nên công ty chứng khoán này cũng đón nhận lượng cổ đông tăng vọt, từ khoảng 1.000-2.000 cổ đông trước năm 2020 nhảy sốc lên đỉnh gần 16.500 cổ đông vào tháng 5/2022. Không chỉ Chứng khoán Apec mà hai công ty niêm yết còn lại cũng có đợt tăng vốn thần tốc trong giai đoạn vừa qua. Riêng IDJ tăng từ 326 tỷ đồng cuối năm 2020 lên đến 1.874 tỷ đồng như hiện tại, còn API có đợt thưởng cổ phiếu khủng 120% hồi tháng 9/2022 để tăng vốn từ 382 tỷ lên 866 tỷ đồng. Ngoài 3 công ty đã niêm yết với tính minh bạch cao thì hệ sinh thái này còn một số công ty chưa đại chúng như CTCP Dream Works Việt Nam (thương hiệu nội thất Kasa Grand), Apec Telecom, CTCP Quản lý vận hành bất động sản Mandala, CTCP Quản lý Khách sạn và Dịch vụ Mandala, Apec Finance, công ty xử lý môi trường... Nhóm công ty API, APS, IDJ gần đây đã lên tiếng về thông tin khởi tố vụ án hình sự về thao túng thị trường chứng khoán; theo đó cả 3 công ty đều khẳng định không phải chủ thể có liên quan và/hoặc có những hoạt động liên quan đến vụ việc trên. Sự việc hoàn toàn không tác động hoặc làm thay đổi các định hướng dài hạn cũng như hoạt động bình thường của các công ty, cũng như không ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng, cổ đông và các đối tác đang có giao dịch, hợp tác. "Hiện nay, vụ việc vẫn đang trong quá trình điều tra và chưa có kết luận chính thức. Khi có các thông tin cụ thể, công ty sẽ cập nhật đầy đủ, kịp thời đến quý khách hàng, đối tác và các cổ đông", văn bản được 3 công ty dùng chung. Sóng cổ phiếu 'họ Apec' từng tăng giá 20 lầnNhóm Apec từng là tâm điểm hút vốn cuối năm 2021, ghi nhận giá cổ phiếu tăng hàng chục lần và lượng cổ đông tăng hơn chục nghìn người. 06:00 25/6/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Hệ sinh thái của Apec Group 'khủng' cỡ nào? Tập đoàn đa ngành này sở hữu hàng loạt dự án bất động sản hạng sang quy mô hàng nghìn tỷ đồng, cùng với đó là các công ty chứng khoán, nội thất, môi trường... Công an Hà Nội mới đây khởi tố vụ án để điều tra hành vi thao túng chứng khoán xảy ra tại các công ty Đầu tư châu Á Thái Bình Dương (Apec Investment - API), Đầu tư IDJ Việt Nam (IDJ Investment - IDJ) và Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương (Apec Securities - APS). Đây đều là các doanh nghiệp đã niêm yết nằm trong hệ sinh thái Apec Group của doanh nhân Nguyễn Đỗ Lăng (APS và API là công ty thành viên, còn IDJ là công ty liên kết). Một góc siêu dự án Apec Royal Park Huế. Ảnh: Apec Group. Hàng chục dự án hạng sang Apec Group tiền thân là Công ty cổ phần BG Group được chính thức thành lập ngày 24/11/2017 và được đổi tên như hiện tại từ giữa năm 2020. Doanh nghiệp đặt trụ sở chính tại Grand Plaza, số 117 Trần Duy Hưng, Hà Nội. Tập đoàn này thành lập một khối các doanh nghiệp thông qua sở hữu cổ phần, vốn góp hoặc liên kết khác. Hai mảng kinh doanh lớn nhất đầu tư tài chính và phát triển bất động sản; ngoài ra còn vận hành khách sạn, nội thất, xử lý môi trường... Bất động sản là ngành chủ lực của tập đoàn này khi sở hữu hàng loạt dự án quy mô hàng nghìn tỷ đồng trải dài từ miền Bắc xuống khu vực Nam Trung Bộ và các khách sạn hạng sang. Phần lớn các dự án bất động sản là do Apec Group làm chủ đầu tư, còn một số dự án khác được phân bổ cho các công ty thành viên là Apec Investment (API) và IDJ Investment (IDJ). Chủ đầu tư Dự án Tổng diện tích Tổng mức đầu tư dự kiến API Apec Royal Park Huế 34,7 ha 10.000 tỷ đồng Apec Group Apec Dubai Tower Ninh Thuận 2,2 ha 3.000 tỷ đồng Apec Group Apec Mandala Retreats Kim Bôi 56.859 m2 2.000 tỷ đồng Apec Group Apec Aqua Park Bắc Giang 4.532 m2 1.600 tỷ đồng Apec Group Apec Đa Hội 34,5 ha 1.155 tỷ đồng Apec Group Apec Mandala Wyndham Phú Yên 10.872 m2 1.100 tỷ đồng Apec Group Apec Golden Palace Lạng Sơn 5.702 m2 1.000 tỷ đồng IDJ Apec Diamond Park Lạng Sơn 55.432 m2 1.000 tỷ đồng API Royal Park Bắc Ninh 7.571 m2 500 tỷ đồng IDJ Cụm công nghiệp Nam Hồng - Hồng Phong N/A 233 tỷ đồng Apec Group Điềm Thụy Center Point 28.915 m2 N/A Apec Group Khu công nghiệp Điềm Thụy 170 ha N/A Apec Group Apec Mandala Wyndham Mũi Né 4,5 ha N/A API Apec Golden Valley Mường Lò 16 ha N/A ... Báo cáo gần nhất của API đến tháng 3/2023 ghi nhận có phát sinh chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tồn kho của nhiều dự án gồm Royal Park Huế, KCN Đa Hội, Golden Palace Lạng Sơn, Dubai Tower Ninh Thuận, Mandala Wyndham Phú Yên... API cũng ghi nhận số tiền người mua trả trước tại dự án Aqua Park Bắc Giang là hơn 7 tỷ đồng, Mandala Wyndham Phú Yên hơn 180 tỷ đồng, Apec Đa Hội hơn 9 tỷ đồng và Royal Park Huế 522 triệu đồng. Báo cáo của IDJ phát sinh chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tồn kho tại các dự án Mandala Wyndham Mũi Né, Mandala Grand Phú Yên, Diamond Park Lạng Sơn hay tồn kho thành phẩm tại dự án Mandala Hotel Hải Dương... Công ty theo đó cũng ghi nhận số tiền người mua trả tiền trước hơn 2.000 tỷ đồng tại Mandala Wyndham Mũi Né, gần 37 tỷ đồng cho dự án Diamond Park Lạng Sơn hay gần 8 tỷ đồng tại Mandala Hải Dương. Thêm công ty chứng khoán Bên cạnh mảng chủ lực bất động sản thì Apec Group còn sở hữu một đại diện lớn nhất trong mảng đầu tư tài chính là Chứng khoán Apec (APS) - đơn vị do chính nhà sáng lập Nguyễn Đỗ Lăng điều hành trong vai trò tổng giám đốc. Công ty này có vốn điều lệ khiêm tốn 60 tỷ đồng vào thời điểm thành lập năm 2006. Đơn vị sau đó tăng vốn lên 260 tỷ đồng vào tháng 3/2008 và chính thức đưa toàn bộ cổ phiếu niêm yết lên HNX vào tháng 4/2010. Một số công ty thành viên trực thuộc hệ sinh thái đa ngành của ông Nguyễn Đỗ Lăng. Ảnh: Apec Group. Chứng khoán Apec tiếp tục có đợt tăng vốn lên 390 tỷ đồng trong năm 2010 và giữ nguyên trong một giai đoạn dài. Đến năm 2021, nắm bắt xu thế tiền rẻ, doanh nghiệp hoàn tất các đợt huy động lớn bằng phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ từ 390 tỷ lên đến 830 tỷ đồng. Nhà môi giới này còn từng muốn phát hành thêm 83 triệu cổ phiếu trong năm 2022 để tiến vào nhóm công ty chứng khoán nghìn tỷ đồng nhưng sau đó rút hồ sơ. Công ty sau đó lại trình kế hoạch phát hành riêng lẻ 50 triệu cổ phiếu trong năm 2023. Nhờ đợt dậy sóng của cổ phiếu APS giai đoạn cuối năm 2021 nên công ty chứng khoán này cũng đón nhận lượng cổ đông tăng vọt, từ khoảng 1.000-2.000 cổ đông trước năm 2020 nhảy sốc lên đỉnh gần 16.500 cổ đông vào tháng 5/2022. Không chỉ Chứng khoán Apec mà hai công ty niêm yết còn lại cũng có đợt tăng vốn thần tốc trong giai đoạn vừa qua. Riêng IDJ tăng từ 326 tỷ đồng cuối năm 2020 lên đến 1.874 tỷ đồng như hiện tại, còn API có đợt thưởng cổ phiếu khủng 120% hồi tháng 9/2022 để tăng vốn từ 382 tỷ lên 866 tỷ đồng. Ngoài 3 công ty đã niêm yết với tính minh bạch cao thì hệ sinh thái này còn một số công ty chưa đại chúng như CTCP Dream Works Việt Nam (thương hiệu nội thất Kasa Grand), Apec Telecom, CTCP Quản lý vận hành bất động sản Mandala, CTCP Quản lý Khách sạn và Dịch vụ Mandala, Apec Finance, công ty xử lý môi trường... Nhóm công ty API, APS, IDJ gần đây đã lên tiếng về thông tin khởi tố vụ án hình sự về thao túng thị trường chứng khoán; theo đó cả 3 công ty đều khẳng định không phải chủ thể có liên quan và/hoặc có những hoạt động liên quan đến vụ việc trên. Sự việc hoàn toàn không tác động hoặc làm thay đổi các định hướng dài hạn cũng như hoạt động bình thường của các công ty, cũng như không ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng, cổ đông và các đối tác đang có giao dịch, hợp tác. "Hiện nay, vụ việc vẫn đang trong quá trình điều tra và chưa có kết luận chính thức. Khi có các thông tin cụ thể, công ty sẽ cập nhật đầy đủ, kịp thời đến quý khách hàng, đối tác và các cổ đông", văn bản được 3 công ty dùng chung. Sóng cổ phiếu 'họ Apec' từng tăng giá 20 lầnNhóm Apec từng là tâm điểm hút vốn cuối năm 2021, ghi nhận giá cổ phiếu tăng hàng chục lần và lượng cổ đông tăng hơn chục nghìn người. 06:00 25/6/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Viglacera bị truy thu hơn 11 tỷ đồng tiền thuế
Do có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp, cơ quan thuế quyết định xử phạt Viglacera 1,4 tỷ đồng và truy thu hơn 1,5 tỷ đồng phần thuế nộp thuế cùng tiền chậm nộp.
Tổng số tiền phạt, buộc nộp khắc phục và tiền chậm nộp mà Viglacera phải thực hiện là hơn 11 tỷ đồng. Ảnh: VGC. Tổng công ty Viglacera - CTCP (HoSE: VGC) vừa công bố thông tin về việc bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế với tổng số tiền hơn 11 tỷ đồng. Cụ thể, theo văn bản của Cục Thuế doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế), Viglacera đã có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp giai đoạn năm 2018-2022. Vì vậy, doanh nghiệp này bị phạt 20% số tiền thuế nộp thiếu, tức hơn 1,4 tỷ đồng. Bên cạnh đó, cơ quan thuế buộc Viglacera nộp đủ số tiền thuế thiếu hơn 7 tỷ đồng và tiền chậm nộp thuế gần 2,5 tỷ đồng cho giai đoạn 2018-2022. Như vậy, tổng số tiền thuế truy thu, xử phạt vi phạm hành chính và tiền chậm nộp thuế cho ngân sách Nhà nước mà Viglacera phải nộp là hơn 11 tỷ đồng. Ngoài ra, Viglacera phải giảm số thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ chuyển kỳ sau kỳ tính thuế tháng 12/2022 với số tiền hơn 877 triệu đồng. Mới đây, Viglacera cũng đã công bố số liệu kinh doanh sơ bộ năm 2023, trong đó ghi nhận lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 1.593 tỷ đồng, vượt 32% so với kế hoạch năm nhưng vẫn giảm 31% so với năm 2022. Trong năm nay, Viglacera tạm thời đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt 13.468 tỷ đồng và lãi trước thuế 1.216 tỷ đồng, giảm 24% so với ước đạt năm 2023. Theo Viglacera, tình hình kinh tế của thế giới trong năm 2024 sẽ dần hồi phục nhưng với tốc độ chậm đặc biệt sẽ khó khăn trong nửa đầu năm. Do đó, tổng công ty sẽ tập trung khắc phục những vấn đề còn tồn tại trong năm 2023, đồng thời đẩy mạnh triển khai, thực hiện các giải pháp điều hành trọng tâm như tập trung triển khai công tác thoái vốn Nhà nước tại tổng công ty theo quyết định của Bộ Xây dựng và Thủ tướng. Hiện CTCP Tập đoàn Gelex là cổ đông lớn nhất nắm hơn 50% vốn tại Viglacera. Bộ Xây dựng còn sở hữu khoảng 38,58% và đã có kế hoạch thoái hết phần vốn này. Sau khi báo lãi kỷ lục, Công viên nước Đầm Sen lên kế hoạch đi lùiSau hai năm liên tiếp tăng trưởng ấn tượng, năm 2024, doanh nghiệp lên kế hoạch doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt giảm 4% và 7% so với cùng kỳ. 18 giờ trước Chủ thương hiệu Vodka Hà Nội báo lỗ 27 quý liên tiếpHalico vẫn chưa thoát chuỗi thua lỗ kéo dài trong gần 9 năm qua. Quý vừa rồi doanh nghiệp chỉ thu về hơn 32 tỷ đồng và lỗ ròng hơn 4 tỷ đồng. 19 giờ trước CII lại tặng tiền nếu cổ đông đi họpTương như những kỳ họp Đại hội đồng cổ đông trước đó, CTCP Đầu tư Hạ tầng kỹ thuật TP.HCM tiếp tục thông báo tri ân tiền mặt cho cổ đông tham dự hoặc ủy quyền đi họp. 15:09 10/1/2024 Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.
Viglacera bị truy thu hơn 11 tỷ đồng tiền thuế Do có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp, cơ quan thuế quyết định xử phạt Viglacera 1,4 tỷ đồng và truy thu hơn 1,5 tỷ đồng phần thuế nộp thuế cùng tiền chậm nộp. Tổng số tiền phạt, buộc nộp khắc phục và tiền chậm nộp mà Viglacera phải thực hiện là hơn 11 tỷ đồng. Ảnh: VGC. Tổng công ty Viglacera - CTCP (HoSE: VGC) vừa công bố thông tin về việc bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế với tổng số tiền hơn 11 tỷ đồng. Cụ thể, theo văn bản của Cục Thuế doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế), Viglacera đã có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp giai đoạn năm 2018-2022. Vì vậy, doanh nghiệp này bị phạt 20% số tiền thuế nộp thiếu, tức hơn 1,4 tỷ đồng. Bên cạnh đó, cơ quan thuế buộc Viglacera nộp đủ số tiền thuế thiếu hơn 7 tỷ đồng và tiền chậm nộp thuế gần 2,5 tỷ đồng cho giai đoạn 2018-2022. Như vậy, tổng số tiền thuế truy thu, xử phạt vi phạm hành chính và tiền chậm nộp thuế cho ngân sách Nhà nước mà Viglacera phải nộp là hơn 11 tỷ đồng. Ngoài ra, Viglacera phải giảm số thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ chuyển kỳ sau kỳ tính thuế tháng 12/2022 với số tiền hơn 877 triệu đồng. Mới đây, Viglacera cũng đã công bố số liệu kinh doanh sơ bộ năm 2023, trong đó ghi nhận lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 1.593 tỷ đồng, vượt 32% so với kế hoạch năm nhưng vẫn giảm 31% so với năm 2022. Trong năm nay, Viglacera tạm thời đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt 13.468 tỷ đồng và lãi trước thuế 1.216 tỷ đồng, giảm 24% so với ước đạt năm 2023. Theo Viglacera, tình hình kinh tế của thế giới trong năm 2024 sẽ dần hồi phục nhưng với tốc độ chậm đặc biệt sẽ khó khăn trong nửa đầu năm. Do đó, tổng công ty sẽ tập trung khắc phục những vấn đề còn tồn tại trong năm 2023, đồng thời đẩy mạnh triển khai, thực hiện các giải pháp điều hành trọng tâm như tập trung triển khai công tác thoái vốn Nhà nước tại tổng công ty theo quyết định của Bộ Xây dựng và Thủ tướng. Hiện CTCP Tập đoàn Gelex là cổ đông lớn nhất nắm hơn 50% vốn tại Viglacera. Bộ Xây dựng còn sở hữu khoảng 38,58% và đã có kế hoạch thoái hết phần vốn này. Sau khi báo lãi kỷ lục, Công viên nước Đầm Sen lên kế hoạch đi lùiSau hai năm liên tiếp tăng trưởng ấn tượng, năm 2024, doanh nghiệp lên kế hoạch doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt giảm 4% và 7% so với cùng kỳ. 18 giờ trước Chủ thương hiệu Vodka Hà Nội báo lỗ 27 quý liên tiếpHalico vẫn chưa thoát chuỗi thua lỗ kéo dài trong gần 9 năm qua. Quý vừa rồi doanh nghiệp chỉ thu về hơn 32 tỷ đồng và lỗ ròng hơn 4 tỷ đồng. 19 giờ trước CII lại tặng tiền nếu cổ đông đi họpTương như những kỳ họp Đại hội đồng cổ đông trước đó, CTCP Đầu tư Hạ tầng kỹ thuật TP.HCM tiếp tục thông báo tri ân tiền mặt cho cổ đông tham dự hoặc ủy quyền đi họp. 15:09 10/1/2024 Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.
Doanh nghiệp vận tải thủy phải giảm 95% kế hoạch lợi nhuận vì khó khăn
Do tình hình kinh doanh khó khăn, tàu phải nằm chờ không dài ngày nên Công ty Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Hải Phòng muốn điều chỉnh giảm 95% kế hoạch lợi nhuận.
Công ty CP Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Hải Phòng (HNX: PTS) vừa cho biết sẽ tổ chức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua việc điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm 2023. Thời gian lấy ý kiến từ ngày 11 đến 25/12, ngày giao dịch không hưởng quyền là 27/11. Theo đó, HĐQT công ty này trình cổ đông thông qua phương án giảm mục tiêu tổng doanh thu từ 477 tỷ đồng xuống gần 399 tỷ đồng, tương đương mức giảm 16% so với kế hoạch ban đầu. Đáng chú ý, doanh nghiệp cũng điều chỉnh lợi nhuận trước thuế giảm tới 95%, còn 500 triệu đồng, mức thấp nhất kể từ năm 2013. Tỷ lệ chia cổ tức dự kiến cũng giảm từ 8% xuống còn 2%. Lãnh đạo doanh nghiệp này cho biết diễn biến thị trường thời gian qua liên tục có những khó khăn, bất lợi đối với hoạt động kinh doanh của công ty. Đặc biệt, giá dầu biến động mạnh cùng với sự gia tăng yếu tố đầu vào làm tăng chi phí vận hành cũng như chi phí hoạt động. LÃI TRƯỚC THUẾ CỦA PTS TRONG GIAI ĐOẠN 2012-2022 Số liệu: BCTC DN. Nhãn201220132014201520162017201820192020202120222023 (kế hoạch mới) Lãi trước thuế tỷ đồng -2.20.73.54.66.16.46.47.2814.611.70.5 "Trong 9 tháng đầu năm, nguồn hàng của tập đoàn giảm nhiều, tàu phải nằm chờ không dài ngày. Hoạt động của đội tàu ven biển cũng không đạt hiệu quả", HĐQT PTS. Do đó, ban lãnh đạo công ty cho biết việc điều chỉnh kế hoạch kinh doanh để doanh nghiệp có các giải pháp, cách thức tiếp cận phù hợp và sát với tình hình kinh doanh năm 2023. Theo báo cáo tài chính của PTS, trong 9 tháng đầu năm nay, doanh thu của công ty chỉ đạt 92 tỷ đồng, giảm 15% so với cùng kỳ. Mức lợi nhuận 9 tháng cũng báo số âm 779 triệu đồng Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Ngành dệt may trong 'cơn bĩ cực'Đến cuối 2023, tình trạng khó khăn vẫn bủa vây ngành dệt may, nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm công nhân, ngừng sản xuất. Một số khác chấp nhận lãi thấp, tìm kiếm khách hàng mới. 07:00 4/12/2023 Ngân hàng 'đại hạ giá' khách sạn 5 sao, bất động sản nhưng vẫn ếNhiều tháng gần đây, các ngân hàng liên tục rao bán tài sản đảm bảo để xử lý nợ xấu, trong đó chủ yếu là bất động sản, ôtô. Nhiều tài sản giảm tới 50% nhưng vẫn không có người mua. 02:00 4/12/2023 Doanh nghiệp xăng dầu lo lỗ nặng khi phải xuất hóa đơn mỗi lần bánTrong bối cảnh kinh doanh khó khăn, nhiều doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu cho biết việc phải xuất hóa đơn điện tử từng lần bán ngay trong tháng 12 là khó khả thi. 23:00 3/12/2023
Doanh nghiệp vận tải thủy phải giảm 95% kế hoạch lợi nhuận vì khó khăn Do tình hình kinh doanh khó khăn, tàu phải nằm chờ không dài ngày nên Công ty Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Hải Phòng muốn điều chỉnh giảm 95% kế hoạch lợi nhuận. Công ty CP Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Hải Phòng (HNX: PTS) vừa cho biết sẽ tổ chức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua việc điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm 2023. Thời gian lấy ý kiến từ ngày 11 đến 25/12, ngày giao dịch không hưởng quyền là 27/11. Theo đó, HĐQT công ty này trình cổ đông thông qua phương án giảm mục tiêu tổng doanh thu từ 477 tỷ đồng xuống gần 399 tỷ đồng, tương đương mức giảm 16% so với kế hoạch ban đầu. Đáng chú ý, doanh nghiệp cũng điều chỉnh lợi nhuận trước thuế giảm tới 95%, còn 500 triệu đồng, mức thấp nhất kể từ năm 2013. Tỷ lệ chia cổ tức dự kiến cũng giảm từ 8% xuống còn 2%. Lãnh đạo doanh nghiệp này cho biết diễn biến thị trường thời gian qua liên tục có những khó khăn, bất lợi đối với hoạt động kinh doanh của công ty. Đặc biệt, giá dầu biến động mạnh cùng với sự gia tăng yếu tố đầu vào làm tăng chi phí vận hành cũng như chi phí hoạt động. LÃI TRƯỚC THUẾ CỦA PTS TRONG GIAI ĐOẠN 2012-2022 Số liệu: BCTC DN. Nhãn201220132014201520162017201820192020202120222023 (kế hoạch mới) Lãi trước thuế tỷ đồng -2.20.73.54.66.16.46.47.2814.611.70.5 "Trong 9 tháng đầu năm, nguồn hàng của tập đoàn giảm nhiều, tàu phải nằm chờ không dài ngày. Hoạt động của đội tàu ven biển cũng không đạt hiệu quả", HĐQT PTS. Do đó, ban lãnh đạo công ty cho biết việc điều chỉnh kế hoạch kinh doanh để doanh nghiệp có các giải pháp, cách thức tiếp cận phù hợp và sát với tình hình kinh doanh năm 2023. Theo báo cáo tài chính của PTS, trong 9 tháng đầu năm nay, doanh thu của công ty chỉ đạt 92 tỷ đồng, giảm 15% so với cùng kỳ. Mức lợi nhuận 9 tháng cũng báo số âm 779 triệu đồng Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Ngành dệt may trong 'cơn bĩ cực'Đến cuối 2023, tình trạng khó khăn vẫn bủa vây ngành dệt may, nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm công nhân, ngừng sản xuất. Một số khác chấp nhận lãi thấp, tìm kiếm khách hàng mới. 07:00 4/12/2023 Ngân hàng 'đại hạ giá' khách sạn 5 sao, bất động sản nhưng vẫn ếNhiều tháng gần đây, các ngân hàng liên tục rao bán tài sản đảm bảo để xử lý nợ xấu, trong đó chủ yếu là bất động sản, ôtô. Nhiều tài sản giảm tới 50% nhưng vẫn không có người mua. 02:00 4/12/2023 Doanh nghiệp xăng dầu lo lỗ nặng khi phải xuất hóa đơn mỗi lần bánTrong bối cảnh kinh doanh khó khăn, nhiều doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu cho biết việc phải xuất hóa đơn điện tử từng lần bán ngay trong tháng 12 là khó khả thi. 23:00 3/12/2023
Doanh thu PVN cao kỷ lục
Tổng doanh thu toàn Tập đoàn PVN năm 2023 lập kỷ lục mới khi đạt 942.800 tỷ đồng, vượt 39% kế hoạch năm.
Doanh thu PVN đạt 942.800 tỷ đồng năm 2023. Ảnh: PVN. Tại Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2023, lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết năm 2023 tiếp tục là năm có nhiều khó khăn hơn thuận lợi với hoạt động kinh doanh của tập đoàn. Trong đó, PVN phải chịu tác động bất lợi bởi nhiều yếu tố gắn với đặc thù hoạt động như tình hình địa chính trị quốc tế và Biển Đông diễn biến phức tạp, tốc độ dịch chuyển năng lượng nhanh. Ngoài ra, biến động lớn về cung - cầu và giá các sản phẩm năng lượng suy giảm mạnh so với năm 2022, điển hình như giá dầu thô giảm 17-38% (88,7-107 USD/thùng), giá phân bón giảm 25-30%, biên lợi nhuận lọc hóa dầu giảm 24-26% (13,5-18,2 USD/thùng)... Cùng với đó khả năng huy động khí tự nhiên, điện cũng thấp hơn so với năng lực sản xuất của PVN. Dù vậy, lãnh đạo PVN cho biết tổng doanh thu toàn tập đoàn năm 2023 vẫn lập kỷ lục mới khi đạt 942.800 tỷ đồng, vượt 39% kế hoạch năm và cao hơn năm 2022 hơn 11.600 tỷ đồng. Tổng doanh thu toàn tập đoàn năm vừa qua cũng tương đương 9,2% GDP cả nước. Số nộp ngân sách Nhà nước của riêng PVN cũng chiếm khoảng 9% tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2023. Về hoạt động kinh doanh của các công ty thành viên, PVN cho biết CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn (UPCoM: BSR), Tổng công ty Dầu Việt Nam (UPCoM: OIL) và CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (HoSE: DCM) đều đạt kỷ lục về sản xuất với 7,3 triệu tấn xăng dầu và 950.000 tấn urê. Kết quả này đã đưa chỉ tiêu sản xuất xăng dầu của toàn tập đoàn vượt 33% và sản xuất đạm urê vượt 9% so với kế hoạch. Như vậy, tập đoàn đã đáp ứng trên 75% nhu cầu xăng dầu cả nước, trên 73% nhu cầu phân bón cả nước, trên 75% thị phần LPG cả nước và 20% thị phần nội địa trong kinh doanh xăng dầu. Năm qua, PV Oil đã mở rộng quy mô tới 762 cửa hàng xăng dầu trên toàn quốc. Kết quả này đã giúp PV Oil thiết lập kỷ lục kinh doanh xăng dầu với 5,2 triệu m3 tiêu thụ năm 2023, hoàn thành trước 2 năm so với mục tiêu chiến lược, kế hoạch 5 năm, cung cấp 20% thị phần kinh doanh nội địa. Tương tự, Tổng công ty Khí Việt Nam (HoSE: GAS) cũng đẩy mạnh mở rộng hoạt động kinh doanh LPG trong lẫn ngoài nước, đồng thời thiết lập kỷ lục kinh doanh LPG với gần 2,5 triệu tấn, chiếm trên 75% thị phần LPG của cả nước. Thêm một 'đại gia' xăng dầu miền Tây nợ thuế nghìn tỷCục Thuế tỉnh Hậu Giang đã thông báo cưỡng chế thuế đối với Công ty Dầu khí Nam Sông Hậu do đơn vị này chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế hơn 1.139 tỷ đồng. 14:17 5/1/2024 Loạt đầu mối xăng dầu chiếm dụng hàng nghìn tỷ Quỹ bình ổn giáThanh tra Chính phủ cho biết có 7 thương nhân đầu mối đã sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu sai mục đích, để lại tài khoản thanh toán doanh nghiệp nhiều kỳ trước khi hoàn trả lại. 09:07 5/1/2024 Nợ thuế, Thiên Minh Đức vẫn cho 'đại gia kim cương' vay hàng nghìn tỷTập đoàn Thiên Minh Đức - ông lớn đầu mối xăng dầu khu vực miền Trung - dù nợ tiền thuế bảo vệ môi trường vẫn cho đại gia Chu Đăng Khoa và mẹ vay gần 7.500 tỷ đồng. 06:42 5/1/2024 Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Doanh thu PVN cao kỷ lục Tổng doanh thu toàn Tập đoàn PVN năm 2023 lập kỷ lục mới khi đạt 942.800 tỷ đồng, vượt 39% kế hoạch năm. Doanh thu PVN đạt 942.800 tỷ đồng năm 2023. Ảnh: PVN. Tại Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2023, lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết năm 2023 tiếp tục là năm có nhiều khó khăn hơn thuận lợi với hoạt động kinh doanh của tập đoàn. Trong đó, PVN phải chịu tác động bất lợi bởi nhiều yếu tố gắn với đặc thù hoạt động như tình hình địa chính trị quốc tế và Biển Đông diễn biến phức tạp, tốc độ dịch chuyển năng lượng nhanh. Ngoài ra, biến động lớn về cung - cầu và giá các sản phẩm năng lượng suy giảm mạnh so với năm 2022, điển hình như giá dầu thô giảm 17-38% (88,7-107 USD/thùng), giá phân bón giảm 25-30%, biên lợi nhuận lọc hóa dầu giảm 24-26% (13,5-18,2 USD/thùng)... Cùng với đó khả năng huy động khí tự nhiên, điện cũng thấp hơn so với năng lực sản xuất của PVN. Dù vậy, lãnh đạo PVN cho biết tổng doanh thu toàn tập đoàn năm 2023 vẫn lập kỷ lục mới khi đạt 942.800 tỷ đồng, vượt 39% kế hoạch năm và cao hơn năm 2022 hơn 11.600 tỷ đồng. Tổng doanh thu toàn tập đoàn năm vừa qua cũng tương đương 9,2% GDP cả nước. Số nộp ngân sách Nhà nước của riêng PVN cũng chiếm khoảng 9% tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2023. Về hoạt động kinh doanh của các công ty thành viên, PVN cho biết CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn (UPCoM: BSR), Tổng công ty Dầu Việt Nam (UPCoM: OIL) và CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (HoSE: DCM) đều đạt kỷ lục về sản xuất với 7,3 triệu tấn xăng dầu và 950.000 tấn urê. Kết quả này đã đưa chỉ tiêu sản xuất xăng dầu của toàn tập đoàn vượt 33% và sản xuất đạm urê vượt 9% so với kế hoạch. Như vậy, tập đoàn đã đáp ứng trên 75% nhu cầu xăng dầu cả nước, trên 73% nhu cầu phân bón cả nước, trên 75% thị phần LPG cả nước và 20% thị phần nội địa trong kinh doanh xăng dầu. Năm qua, PV Oil đã mở rộng quy mô tới 762 cửa hàng xăng dầu trên toàn quốc. Kết quả này đã giúp PV Oil thiết lập kỷ lục kinh doanh xăng dầu với 5,2 triệu m3 tiêu thụ năm 2023, hoàn thành trước 2 năm so với mục tiêu chiến lược, kế hoạch 5 năm, cung cấp 20% thị phần kinh doanh nội địa. Tương tự, Tổng công ty Khí Việt Nam (HoSE: GAS) cũng đẩy mạnh mở rộng hoạt động kinh doanh LPG trong lẫn ngoài nước, đồng thời thiết lập kỷ lục kinh doanh LPG với gần 2,5 triệu tấn, chiếm trên 75% thị phần LPG của cả nước. Thêm một 'đại gia' xăng dầu miền Tây nợ thuế nghìn tỷCục Thuế tỉnh Hậu Giang đã thông báo cưỡng chế thuế đối với Công ty Dầu khí Nam Sông Hậu do đơn vị này chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế hơn 1.139 tỷ đồng. 14:17 5/1/2024 Loạt đầu mối xăng dầu chiếm dụng hàng nghìn tỷ Quỹ bình ổn giáThanh tra Chính phủ cho biết có 7 thương nhân đầu mối đã sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu sai mục đích, để lại tài khoản thanh toán doanh nghiệp nhiều kỳ trước khi hoàn trả lại. 09:07 5/1/2024 Nợ thuế, Thiên Minh Đức vẫn cho 'đại gia kim cương' vay hàng nghìn tỷTập đoàn Thiên Minh Đức - ông lớn đầu mối xăng dầu khu vực miền Trung - dù nợ tiền thuế bảo vệ môi trường vẫn cho đại gia Chu Đăng Khoa và mẹ vay gần 7.500 tỷ đồng. 06:42 5/1/2024 Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Sau khi báo lãi kỷ lục, Công viên nước Đầm Sen lên kế hoạch đi lùi
Sau hai năm liên tiếp tăng trưởng ấn tượng, năm 2024, doanh nghiệp lên kế hoạch doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt giảm 4% và 7% so với cùng kỳ.
Công ty CP Công viên nước Đầm Sen (Mã: DSN) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất năm 2023 với kết quả kinh doanh tiếp tục khả quan. Cụ thể, công viên này ghi nhận doanh thu thuần đạt 249 tỷ đồng, tăng 7% so với năm 2022. Như vậy, mỗi ngày Công viên nước Đầm Sen thu về khoảng 680 triệu đồng. Trong cơ cấu doanh thu, vé vào cổng và vé gửi đồ chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu với gần 198 tỷ đồng. Dịch vụ nhà hàng và ăn uống đóng góp khoảng 45 tỷ đồng, phần còn lại đến từ cho thuê mặt bằng. Kết quả này đến từ việc đón hơn 1,24 triệu lượt khách, tăng gần 8% so với cùng kỳ năm trước và vượt 3% so với kế hoạch. Sau khi cộng thêm doanh thu tài chính và trừ thêm các chi phí khác, công ty báo lãi sau thuế 112,5 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ. Đây cũng là mức lãi cao kỷ lục của công ty kể từ khi hoạt động. Lãnh đạo công ty cho biết ban đầu công ty đặt mục tiêu doanh thu 2023 là 210 tỷ đồng và sau đó điều chỉnh thành 230 tỷ đồng vì quý I/2023 tăng trưởng tốt. Thực tế, cả năm công ty đạt xấp xỉ 249 tỷ đồng, vượt hơn 8% so với mức đã điều chỉnh. Đồng thời, lợi nhuận sau thuế cũng vượt 14,8% so với kế hoạch. KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG VIÊN NƯỚC ĐẦM SEN Dữ liệu: Tổng hợp BCTC NhãnNăm 2015Năm 2016Năm 2017Năm 2018Năm 2019Năm 2020Năm 2021Năm 2022Năm 2023 Doanh thu Tỷ đồng 1721831962172198425232249 Lãi sau thuế 70768996954124108112 Sau hai năm liên tiếp tăng trưởng ấn tượng, năm nay doanh nghiệp lại đặt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt giảm 4% và 7% so với cùng kỳ. Cụ thể, doanh nghiệp lên kế hoạch doanh thu 240 tỷ đồng, lãi sau thuế 104 tỷ đồng. Tỷ lệ cổ tức tối thiểu là 24% vốn điều lệ, tương ứng khoảng 120 tỷ đồng. Ban lãnh đạo Công viên nước Đầm Sen cho rằng tình hình thế giới năm nay vẫn diễn biến khó lường và tăng trưởng kinh tế toàn cầu tiếp tục xu hướng chậm lại. Công ty đặt mục tiêu tăng trưởng âm nhưng kỳ vọng thực tế sẽ vượt kế hoạch nhờ TP.HCM ưu tiên phát triển lĩnh vực vui chơi giải trí. Công viên nước Đầm Sen cho biết năm nay sẽ có sự thay đổi mạnh mẽ về cảnh quan và hạ tầng thông qua việc cải tạo những khu vực xuống cấp. Đồng thời, công ty có kế hoạch đẩy mạnh quảng bá trên mạng xã hội và các chương trình tivi, phát thanh để thu hút khách hàng đến từ TP.HCM lẫn các tỉnh lân cận. Bên cạnh đó, công ty đã tính đến phương án liên kết các chuỗi cửa hàng mẹ và bé, đồ chơi trẻ em để đặt biển quảng cáo nhằm thu hút đối tượng khách hàng nhí. Hiện chủ công viên nước này có quy mô tổng tài sản hơn 346 tỷ đồng, mở rộng 22% trong một năm. Đáng chú ý là phần lớn tài sản nằm ở đầu tư tài chính ngắn hạn 273 tỷ đồng, tương đương chiếm 78% tổng tài sản. Chất lượng nguồn vốn cũng ở mức an toàn cao khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu/nợ phải trả là hơn 10,5 lần. Công ty đang có lợi nhuận chưa phân phối hơn 187 tỷ đồng. Nhờ kết quả tích cực nên lãnh đạo công ty cũng được chia thu nhập tốt hơn. Tổng thu nhập của người quản lý chủ chốt tăng gần 70% so với năm trước, đạt hơn 16,4 tỷ đồng. Trong đó, Tổng giám đốc Vũ Ngọc Tuấn được nhận mức thu nhập, thù lao cao nhất với 3,75 tỷ đồng trong năm 2023, tăng 76% so với cùng kỳ. Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.
Sau khi báo lãi kỷ lục, Công viên nước Đầm Sen lên kế hoạch đi lùi Sau hai năm liên tiếp tăng trưởng ấn tượng, năm 2024, doanh nghiệp lên kế hoạch doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt giảm 4% và 7% so với cùng kỳ. Công ty CP Công viên nước Đầm Sen (Mã: DSN) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất năm 2023 với kết quả kinh doanh tiếp tục khả quan. Cụ thể, công viên này ghi nhận doanh thu thuần đạt 249 tỷ đồng, tăng 7% so với năm 2022. Như vậy, mỗi ngày Công viên nước Đầm Sen thu về khoảng 680 triệu đồng. Trong cơ cấu doanh thu, vé vào cổng và vé gửi đồ chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu với gần 198 tỷ đồng. Dịch vụ nhà hàng và ăn uống đóng góp khoảng 45 tỷ đồng, phần còn lại đến từ cho thuê mặt bằng. Kết quả này đến từ việc đón hơn 1,24 triệu lượt khách, tăng gần 8% so với cùng kỳ năm trước và vượt 3% so với kế hoạch. Sau khi cộng thêm doanh thu tài chính và trừ thêm các chi phí khác, công ty báo lãi sau thuế 112,5 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ. Đây cũng là mức lãi cao kỷ lục của công ty kể từ khi hoạt động. Lãnh đạo công ty cho biết ban đầu công ty đặt mục tiêu doanh thu 2023 là 210 tỷ đồng và sau đó điều chỉnh thành 230 tỷ đồng vì quý I/2023 tăng trưởng tốt. Thực tế, cả năm công ty đạt xấp xỉ 249 tỷ đồng, vượt hơn 8% so với mức đã điều chỉnh. Đồng thời, lợi nhuận sau thuế cũng vượt 14,8% so với kế hoạch. KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG VIÊN NƯỚC ĐẦM SEN Dữ liệu: Tổng hợp BCTC NhãnNăm 2015Năm 2016Năm 2017Năm 2018Năm 2019Năm 2020Năm 2021Năm 2022Năm 2023 Doanh thu Tỷ đồng 1721831962172198425232249 Lãi sau thuế 70768996954124108112 Sau hai năm liên tiếp tăng trưởng ấn tượng, năm nay doanh nghiệp lại đặt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt giảm 4% và 7% so với cùng kỳ. Cụ thể, doanh nghiệp lên kế hoạch doanh thu 240 tỷ đồng, lãi sau thuế 104 tỷ đồng. Tỷ lệ cổ tức tối thiểu là 24% vốn điều lệ, tương ứng khoảng 120 tỷ đồng. Ban lãnh đạo Công viên nước Đầm Sen cho rằng tình hình thế giới năm nay vẫn diễn biến khó lường và tăng trưởng kinh tế toàn cầu tiếp tục xu hướng chậm lại. Công ty đặt mục tiêu tăng trưởng âm nhưng kỳ vọng thực tế sẽ vượt kế hoạch nhờ TP.HCM ưu tiên phát triển lĩnh vực vui chơi giải trí. Công viên nước Đầm Sen cho biết năm nay sẽ có sự thay đổi mạnh mẽ về cảnh quan và hạ tầng thông qua việc cải tạo những khu vực xuống cấp. Đồng thời, công ty có kế hoạch đẩy mạnh quảng bá trên mạng xã hội và các chương trình tivi, phát thanh để thu hút khách hàng đến từ TP.HCM lẫn các tỉnh lân cận. Bên cạnh đó, công ty đã tính đến phương án liên kết các chuỗi cửa hàng mẹ và bé, đồ chơi trẻ em để đặt biển quảng cáo nhằm thu hút đối tượng khách hàng nhí. Hiện chủ công viên nước này có quy mô tổng tài sản hơn 346 tỷ đồng, mở rộng 22% trong một năm. Đáng chú ý là phần lớn tài sản nằm ở đầu tư tài chính ngắn hạn 273 tỷ đồng, tương đương chiếm 78% tổng tài sản. Chất lượng nguồn vốn cũng ở mức an toàn cao khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu/nợ phải trả là hơn 10,5 lần. Công ty đang có lợi nhuận chưa phân phối hơn 187 tỷ đồng. Nhờ kết quả tích cực nên lãnh đạo công ty cũng được chia thu nhập tốt hơn. Tổng thu nhập của người quản lý chủ chốt tăng gần 70% so với năm trước, đạt hơn 16,4 tỷ đồng. Trong đó, Tổng giám đốc Vũ Ngọc Tuấn được nhận mức thu nhập, thù lao cao nhất với 3,75 tỷ đồng trong năm 2023, tăng 76% so với cùng kỳ. Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.
Phố Wall đứng ngồi không yên
Các thị trường gần như tin chắc rằng Fed đã hoàn thành chu kỳ tăng lãi suất. Nhưng nếu báo cáo CPI cho thấy lạm phát vẫn còn nóng, tình hình sẽ đảo lộn.
Mỹ chuẩn bị công bố báo cáo lạm phát tháng 5. Điều này khiến các thị trường như đang ngồi trên lửa. Kết thúc phiên giao dịch ngày 9/5, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones mất 56,88 điểm, tương đương 0,17%, còn 33.561,81 điểm. Còn chỉ số S&P 500 ghi nhận mức giảm 18,95 điểm xuống 4.119,17 điểm. Giá Bitcoin - đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới - cũng giảm nhẹ xuống 27.580 USD/BTC. So với 7 ngày trước đó, đồng tiền này ghi nhận mức giảm 3,75%. Mỹ chuẩn bị công bố báo cáo CPI tháng 4. Ảnh: Reuters. Các thị trường "ngồi trên lửa" USD cũng biến động mạnh. Theo dữ liệu của Trading Economics, trong vòng 24 giờ qua, USD Index - chỉ số đo lường sức mạnh của đồng bạc xanh với các đồng tiền lớn khác - đã tăng từ dưới 101 điểm lên 101,7 điểm. Dù vậy, giá vàng vẫn ổn định quanh ngưỡng 2.030 USD/ounce. Dòng tiền đang chảy vào vàng do những lo ngại về một cuộc suy thoái của kinh tế Mỹ và tình trạng bất ổn trong ngành ngân hàng nước này. Các thị trường vẫn tin rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ dừng tăng lãi suất trong cuộc họp chính sách tiếp theo. Nhưng sự chắc chắn dường như đang giảm dần. Trước hết, chúng tôi chưa khẳng định rằng Fed đã hoàn thành chu kỳ tăng lãi suấtChủ tịch Fed New York John Williams Theo dữ liệu của CME FedWatch Tool, giới đầu tư đang định giá khả năng Fed giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp chính sách tiếp theo là 77,7%. Khả năng Fed tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm chỉ là 22,3%. Dù vậy, tỷ lệ này cũng đã tăng đáng kể so với cuối tuần trước. Thời điểm đó, các nhà đầu tư tin rằng 84,5% Fed sẽ giữ nguyên lãi suất, và chỉ 15,5% tiếp tục đưa lãi suất điều hành lên vùng 5,25-5,5%. Hôm 9/5, ông John Williams - Chủ tịch Fed New York - cảnh báo rằng tác động của các đợt tăng lãi suất điều hành đối với nền kinh tế sẽ có độ trễ. "Sẽ mất một thời gian trước khi lạm phát quay về mức có thể chấp nhận được", ông nhận định. Vị quan chức Fed không tiết lộ dự báo của mình về hướng đi chính sách. Nhưng ông tin rằng Fed khó đạt được mục tiêu lạm phát 2% trong vòng 2 năm tới. Đáng nói, ông nhấn mạnh rằng nếu lạm phát vẫn chưa hạ nhiệt, Fed hoàn toàn có thể tiếp tục tăng lãi suất. "Trước hết, chúng tôi chưa khẳng định rằng Fed đã hoàn thành chu kỳ tăng lãi suất. Chúng tôi cần đảm bảo rằng mình đang đi đúng hướng, và sẽ đánh giá những diễn biến mới của nền kinh tế để đưa ra các quyết định dựa trên những dữ liệu thu được", ông khẳng định. Hành động theo dữ liệu Một trong những dữ liệu được Fed chú ý là báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 của Fed. Dữ liệu lạm phát quan trọng này sẽ tác động đáng kể tới động thái lãi suất tiếp theo của Fed và biến động của các thị trường. Theo dự đoán của giới quan sát, CPI tháng 4 của Mỹ vẫn sẽ tăng 5% so với cùng kỳ năm trước, đánh dấu mức tăng thấp nhất kể từ tháng 5/2021, nhưng cao hơn đáng kể trung bình hơn 20 năm qua. Trong tháng 4, CPI của Mỹ được dự báo sẽ tăng 0,4%, tăng đáng kể so với mức tăng 0,1% của tháng 3. Trong khi đó, mức tăng CPI lõi - không bao gồm giá năng lượng và lương thực biến động - giảm nhẹ từ 5,6% xuống 5,5%. Tuy nhiên, theo giới quan sát, Fed vẫn còn lý do để tạm dừng tăng lãi suất và đánh giá tác động đối với nền kinh tế Mỹ. Theo một báo cáo được công bố hôm 8/5, tình trạng hỗn loạn của những ngân hàng cỡ trung nước này sẽ khiến các nhà băng thắt chặt tiêu chuẩn cho vay đối với doanh nghiệp và hộ gia đình. Đó là mối đe dọa đối với tăng trưởng kinh tế Mỹ. Các quan chức tin rằng rắc rối sẽ kéo dài sang năm sau. Nguyên nhân chủ yếu là tăng trưởng kinh tế giảm sút, tiền gửi có thể bị rút ồ ạt và khả năng chống chịu giảm đi. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Quan chức Fed cảnh báo khả năng tiếp tục tăng lãi suấtCác thị trường gần như tin chắc rằng Fed đã hoàn thành chu kỳ tăng lãi suất. Nhưng mới đây, một quan chức cảnh báo cơ quan này có thể vẫn chưa dừng lại. 11:21 10/5/2023 Vàng vẫn còn cơ hội lập đỉnh mớiGiá vàng đã quay đầu giảm sau khi tăng mạnh vào tuần trước. Lạm phát tại Mỹ có thể không hạ nhiệt nhanh như kỳ vọng, nhưng vẫn còn nhiều yếu tố hỗ trợ giúp vàng trở lại mốc kỷ lục. 07:00 8/5/2023
Phố Wall đứng ngồi không yên Các thị trường gần như tin chắc rằng Fed đã hoàn thành chu kỳ tăng lãi suất. Nhưng nếu báo cáo CPI cho thấy lạm phát vẫn còn nóng, tình hình sẽ đảo lộn. Mỹ chuẩn bị công bố báo cáo lạm phát tháng 5. Điều này khiến các thị trường như đang ngồi trên lửa. Kết thúc phiên giao dịch ngày 9/5, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones mất 56,88 điểm, tương đương 0,17%, còn 33.561,81 điểm. Còn chỉ số S&P 500 ghi nhận mức giảm 18,95 điểm xuống 4.119,17 điểm. Giá Bitcoin - đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới - cũng giảm nhẹ xuống 27.580 USD/BTC. So với 7 ngày trước đó, đồng tiền này ghi nhận mức giảm 3,75%. Mỹ chuẩn bị công bố báo cáo CPI tháng 4. Ảnh: Reuters. Các thị trường "ngồi trên lửa" USD cũng biến động mạnh. Theo dữ liệu của Trading Economics, trong vòng 24 giờ qua, USD Index - chỉ số đo lường sức mạnh của đồng bạc xanh với các đồng tiền lớn khác - đã tăng từ dưới 101 điểm lên 101,7 điểm. Dù vậy, giá vàng vẫn ổn định quanh ngưỡng 2.030 USD/ounce. Dòng tiền đang chảy vào vàng do những lo ngại về một cuộc suy thoái của kinh tế Mỹ và tình trạng bất ổn trong ngành ngân hàng nước này. Các thị trường vẫn tin rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ dừng tăng lãi suất trong cuộc họp chính sách tiếp theo. Nhưng sự chắc chắn dường như đang giảm dần. Trước hết, chúng tôi chưa khẳng định rằng Fed đã hoàn thành chu kỳ tăng lãi suấtChủ tịch Fed New York John Williams Theo dữ liệu của CME FedWatch Tool, giới đầu tư đang định giá khả năng Fed giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp chính sách tiếp theo là 77,7%. Khả năng Fed tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm chỉ là 22,3%. Dù vậy, tỷ lệ này cũng đã tăng đáng kể so với cuối tuần trước. Thời điểm đó, các nhà đầu tư tin rằng 84,5% Fed sẽ giữ nguyên lãi suất, và chỉ 15,5% tiếp tục đưa lãi suất điều hành lên vùng 5,25-5,5%. Hôm 9/5, ông John Williams - Chủ tịch Fed New York - cảnh báo rằng tác động của các đợt tăng lãi suất điều hành đối với nền kinh tế sẽ có độ trễ. "Sẽ mất một thời gian trước khi lạm phát quay về mức có thể chấp nhận được", ông nhận định. Vị quan chức Fed không tiết lộ dự báo của mình về hướng đi chính sách. Nhưng ông tin rằng Fed khó đạt được mục tiêu lạm phát 2% trong vòng 2 năm tới. Đáng nói, ông nhấn mạnh rằng nếu lạm phát vẫn chưa hạ nhiệt, Fed hoàn toàn có thể tiếp tục tăng lãi suất. "Trước hết, chúng tôi chưa khẳng định rằng Fed đã hoàn thành chu kỳ tăng lãi suất. Chúng tôi cần đảm bảo rằng mình đang đi đúng hướng, và sẽ đánh giá những diễn biến mới của nền kinh tế để đưa ra các quyết định dựa trên những dữ liệu thu được", ông khẳng định. Hành động theo dữ liệu Một trong những dữ liệu được Fed chú ý là báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 của Fed. Dữ liệu lạm phát quan trọng này sẽ tác động đáng kể tới động thái lãi suất tiếp theo của Fed và biến động của các thị trường. Theo dự đoán của giới quan sát, CPI tháng 4 của Mỹ vẫn sẽ tăng 5% so với cùng kỳ năm trước, đánh dấu mức tăng thấp nhất kể từ tháng 5/2021, nhưng cao hơn đáng kể trung bình hơn 20 năm qua. Trong tháng 4, CPI của Mỹ được dự báo sẽ tăng 0,4%, tăng đáng kể so với mức tăng 0,1% của tháng 3. Trong khi đó, mức tăng CPI lõi - không bao gồm giá năng lượng và lương thực biến động - giảm nhẹ từ 5,6% xuống 5,5%. Tuy nhiên, theo giới quan sát, Fed vẫn còn lý do để tạm dừng tăng lãi suất và đánh giá tác động đối với nền kinh tế Mỹ. Theo một báo cáo được công bố hôm 8/5, tình trạng hỗn loạn của những ngân hàng cỡ trung nước này sẽ khiến các nhà băng thắt chặt tiêu chuẩn cho vay đối với doanh nghiệp và hộ gia đình. Đó là mối đe dọa đối với tăng trưởng kinh tế Mỹ. Các quan chức tin rằng rắc rối sẽ kéo dài sang năm sau. Nguyên nhân chủ yếu là tăng trưởng kinh tế giảm sút, tiền gửi có thể bị rút ồ ạt và khả năng chống chịu giảm đi. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Quan chức Fed cảnh báo khả năng tiếp tục tăng lãi suấtCác thị trường gần như tin chắc rằng Fed đã hoàn thành chu kỳ tăng lãi suất. Nhưng mới đây, một quan chức cảnh báo cơ quan này có thể vẫn chưa dừng lại. 11:21 10/5/2023 Vàng vẫn còn cơ hội lập đỉnh mớiGiá vàng đã quay đầu giảm sau khi tăng mạnh vào tuần trước. Lạm phát tại Mỹ có thể không hạ nhiệt nhanh như kỳ vọng, nhưng vẫn còn nhiều yếu tố hỗ trợ giúp vàng trở lại mốc kỷ lục. 07:00 8/5/2023
Cổ phiếu Apec Group được giải cứu
Lực cầu lớn nhập cuộc đã giúp bộ 3 cổ phiếu APS, API, IDJ thoát cảnh nằm sàn, thậm chí là tăng đến giá trần.
Sau nổ lực bất thành hôm qua, nhóm cổ phiếu Apec Group đã thoát cảnh "nằm sàn liên tục" khi lực cầu vào mua mạnh mẽ, thậm chí có thời điểm nhà đầu tư hưng phấn đẩy lên giá trần. Lượng đặt sàn hàng triệu đơn vị đã được khớp lệnh nhanh chóng trong thời gian đầu mở cửa phiên, sau đó rung lắc mạnh trong phần lớn thời gian, để rồi kết phiên đều tăng mạnh. Trong đó, API của Đầu tư châu Á Thái Bình Dương tăng kịch trần tại 7.500 đồng. Thanh khoản ghi nhận mức gần 2,9 triệu đơn vị (hơn 21 tỷ đồng) và vẫn còn dư mua gần 1,4 triệu đơn vị khác. Cổ phiếu APS của Chứng khoán Apec khớp lệnh kỷ lục gần 12 triệu đơn vị (tương đương 14,5% vốn công ty được sang tay). Cổ phiếu cũng quay trở lại sắc xanh với mức tăng 6,3% lên 8.400 đồng. Cổ phiếu IDJ của Đầu tư IDJ Việt Nam kết phiên trong sắc xanh tăng 2,7% đạt 7.500 đồng. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 18,7 triệu đơn vị, tương đương 10,8% vốn công ty đã được các bên sang tay. Trước đó, nhóm cổ phiếu họ Apec trên chịu ảnh hưởng nặng nề từ thông tin Cơ quan An ninh điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự thao túng thị trường chứng khoán tại nhóm doanh nghiệp tương ứng. Bộ 3 cổ phiếu APS, API, IDJ đã nằm sàn 6 phiên liên tiếp trước đó khiến giá trị vốn hóa bốc hơi hàng nghìn tỷ đồng. Công ty IDJ mới đây giải thích điều này là do cung cầu trên thị trường, còn hoạt động kinh doanh vẫn diễn ra bình thường. Nổ lực giải cứu giúp nhóm Apec tăng mạnh trở lại. Bảng giá: SSI. Không chỉ nhóm Apec mà phiên giao dịch 4/7 còn chứng kiến một số nhóm ngành khác tăng mạnh, đón nhận dòng tiền cao nhờ kỳ vọng kết quả kinh doanh thuận lợi. Trong đó, đáng kể là mã DBC của ông lớn nuôi heo Dabaco khi sớm đạt trạng thái dư mua trần tại 22.800 đồng. Thanh khoản ghi nhận mức hơn 13,5 triệu đơn vị (5,6% vốn công ty) và còn dư mua trần gần 2,4 triệu đơn vị khác. Các mã chăn nuôi heo khác như BAF của Nông nghiệp BAF Việt Nam tăng hơn 5% lên 24.100 đồng hay HAG của Hoàng Anh Gia Lai có thêm 2,7% giá trị đạt 8.390 đồng. Cổ phiếu chứng khoán cũng là vùng trũng hút dòng tiền khi một loạt mã tăng vọt. Thậm chí VCI của Vietcap, VDS của Rồng Việt hay IVS đều tăng kịch trần. Nhiều mã lớn khác như SSI, HCM, VND, VIX... đều tăng 3-5% trong phiên. Cổ phiếu dầu khí và xăng cũng tham gia kéo chỉ số. Ấn tượng nhất là PLX của Petrolimex với mức tăng đến 5,8% đạt 39.850 đồng, trở thành mã có tác động tốt nhất lên thị trường. Bên cạnh đó còn có GAS tăng 1,2%, OIL tăng 2,3% hay BSR có thêm 2,9%, PVS và PVD đều tăng trên 4%... Nhờ động lực của nhiều nhóm cổ phiếu trên nên thị trường tiếp tục có phiên tăng điểm tốt. VN-Index kết phiên tăng 6,5 điểm (+0,58%) lên 1.132 điểm. HNX có thêm 2,16 điểm (+0,95%) đạt 228,76 điểm. Thanh khoản toàn thị trường cũng được cải thiện trở lại từ mức thấp đầu tuần. Tổng giá trị giao dịch sàn HoSE đạt hơn 14.640 tỷ đồng, tăng hơn 35% so với hôm qua. Điểm trừ của phiên hôm nay đến từ khối ngoại khi nhóm này thực hiện bán ròng mạnh gần 460 tỷ đồng trên toàn sàn. Mã bị xả mạnh nhất là VHM của Vinhomes với giá trị rút ròng hơn 370 tỷ đồng, tiếp theo là STB của Sacombank với mức âm 193 tỷ đồng. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Cổ phiếu Apec Group được giải cứu Lực cầu lớn nhập cuộc đã giúp bộ 3 cổ phiếu APS, API, IDJ thoát cảnh nằm sàn, thậm chí là tăng đến giá trần. Sau nổ lực bất thành hôm qua, nhóm cổ phiếu Apec Group đã thoát cảnh "nằm sàn liên tục" khi lực cầu vào mua mạnh mẽ, thậm chí có thời điểm nhà đầu tư hưng phấn đẩy lên giá trần. Lượng đặt sàn hàng triệu đơn vị đã được khớp lệnh nhanh chóng trong thời gian đầu mở cửa phiên, sau đó rung lắc mạnh trong phần lớn thời gian, để rồi kết phiên đều tăng mạnh. Trong đó, API của Đầu tư châu Á Thái Bình Dương tăng kịch trần tại 7.500 đồng. Thanh khoản ghi nhận mức gần 2,9 triệu đơn vị (hơn 21 tỷ đồng) và vẫn còn dư mua gần 1,4 triệu đơn vị khác. Cổ phiếu APS của Chứng khoán Apec khớp lệnh kỷ lục gần 12 triệu đơn vị (tương đương 14,5% vốn công ty được sang tay). Cổ phiếu cũng quay trở lại sắc xanh với mức tăng 6,3% lên 8.400 đồng. Cổ phiếu IDJ của Đầu tư IDJ Việt Nam kết phiên trong sắc xanh tăng 2,7% đạt 7.500 đồng. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 18,7 triệu đơn vị, tương đương 10,8% vốn công ty đã được các bên sang tay. Trước đó, nhóm cổ phiếu họ Apec trên chịu ảnh hưởng nặng nề từ thông tin Cơ quan An ninh điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự thao túng thị trường chứng khoán tại nhóm doanh nghiệp tương ứng. Bộ 3 cổ phiếu APS, API, IDJ đã nằm sàn 6 phiên liên tiếp trước đó khiến giá trị vốn hóa bốc hơi hàng nghìn tỷ đồng. Công ty IDJ mới đây giải thích điều này là do cung cầu trên thị trường, còn hoạt động kinh doanh vẫn diễn ra bình thường. Nổ lực giải cứu giúp nhóm Apec tăng mạnh trở lại. Bảng giá: SSI. Không chỉ nhóm Apec mà phiên giao dịch 4/7 còn chứng kiến một số nhóm ngành khác tăng mạnh, đón nhận dòng tiền cao nhờ kỳ vọng kết quả kinh doanh thuận lợi. Trong đó, đáng kể là mã DBC của ông lớn nuôi heo Dabaco khi sớm đạt trạng thái dư mua trần tại 22.800 đồng. Thanh khoản ghi nhận mức hơn 13,5 triệu đơn vị (5,6% vốn công ty) và còn dư mua trần gần 2,4 triệu đơn vị khác. Các mã chăn nuôi heo khác như BAF của Nông nghiệp BAF Việt Nam tăng hơn 5% lên 24.100 đồng hay HAG của Hoàng Anh Gia Lai có thêm 2,7% giá trị đạt 8.390 đồng. Cổ phiếu chứng khoán cũng là vùng trũng hút dòng tiền khi một loạt mã tăng vọt. Thậm chí VCI của Vietcap, VDS của Rồng Việt hay IVS đều tăng kịch trần. Nhiều mã lớn khác như SSI, HCM, VND, VIX... đều tăng 3-5% trong phiên. Cổ phiếu dầu khí và xăng cũng tham gia kéo chỉ số. Ấn tượng nhất là PLX của Petrolimex với mức tăng đến 5,8% đạt 39.850 đồng, trở thành mã có tác động tốt nhất lên thị trường. Bên cạnh đó còn có GAS tăng 1,2%, OIL tăng 2,3% hay BSR có thêm 2,9%, PVS và PVD đều tăng trên 4%... Nhờ động lực của nhiều nhóm cổ phiếu trên nên thị trường tiếp tục có phiên tăng điểm tốt. VN-Index kết phiên tăng 6,5 điểm (+0,58%) lên 1.132 điểm. HNX có thêm 2,16 điểm (+0,95%) đạt 228,76 điểm. Thanh khoản toàn thị trường cũng được cải thiện trở lại từ mức thấp đầu tuần. Tổng giá trị giao dịch sàn HoSE đạt hơn 14.640 tỷ đồng, tăng hơn 35% so với hôm qua. Điểm trừ của phiên hôm nay đến từ khối ngoại khi nhóm này thực hiện bán ròng mạnh gần 460 tỷ đồng trên toàn sàn. Mã bị xả mạnh nhất là VHM của Vinhomes với giá trị rút ròng hơn 370 tỷ đồng, tiếp theo là STB của Sacombank với mức âm 193 tỷ đồng. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Chứng khoán Việt Nam sẽ ra sao trước khi khép lại năm 2023?
Thị trường chứng khoán trong nước có khả năng bật lên nếu những sự kiện như cuộc họp của Fed và việc đưa hệ thống giao dịch KRX diễn ra thuận lợi.
Sau khi trải qua tháng 10 đầy giông bão, thị trường chứng khoán trong nước nhanh chóng phục hồi ngay từ những ngày đầu tiên của tháng 11. Từ mốc đóng cửa tháng 10 là 1.042 điểm, chỉ số đại diện sàn HoSE có thời điểm tăng hơn 80 điểm lên ngưỡng 1.125 điểm trước khi khép lại tháng giao dịch vừa qua ở mốc 1.094 điểm. Dù điều chỉnh nhẹ nhưng chỉ số vẫn tăng 5% so với đầu tháng. Tuy nhiên, VN-Index chưa thể tiến xa khi gặp lực cản lớn. Chỉ trong vòng một tháng, chỉ số có tới 5 lần văng khỏi mốc 1.100 điểm. Phần lớn thời gian giao dịch trong tháng 11 đều dao động quanh mốc này, cho thấy đây là ngưỡng tâm lý quan trọng đối với các nhà đầu tư. Chờ đợi xác nhận xu hướng mới Thanh khoản có cải thiện 16% so với tháng 10, nhưng việc chứng khoán vực dậy từ cú điều chỉnh trước đó chưa đủ để thuyết phục dòng tiền lớn nhập cuộc mà thay vào đó là sự thận trọng. Thực tế cho thấy khối ngoại vẫn chưa ngừng xu hướng bán ròng trên HoSE khi rút về 3.800 tỷ đồng, kéo dài chuỗi bán ròng sang tháng thứ 8 liên tiếp. Trong đó, các mã nằm trong rổ VN30 như VHM, MWG, VPB dẫn đầu nhóm giá trị bán ròng lần lượt đạt 1.960 tỷ đồng, 1.501 tỷ đồng và 1.109 tỷ đồng. Tháng 12 năm ngoái cũng là giai đoạn thị trường phục hồi dần sau chuỗi ngày bị bán tháo. Ảnh: TradingView. Có nhiều nguyên nhân đứng sau đà hồi phục chung của thị trường. Một trong số đó là việc áp lực tỷ giá USD/VND đã hạ nhiệt so với giai đoạn biến động lên đến gần 24.600 đồng trước đó. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà Nước đã ngừng động thái hút tiền qua kênh phát hành tín phiếu vào ngày 9/11, lần đầu tiên kể từ cuối tháng 9. Trước đó, cơ quan này đã hút về khoảng 360.000 tỷ đồng nhằm khắc phục vấn đề thừa tiền trong hệ thống ngân hàng và tránh tình trạng đầu cơ tỷ giá. Theo VNDirect, áp lực tỷ giá giảm bớt mở ra cơ hội cho ngân hàng bơm ròng số tiền đã hấp thụ trước đó trở lại thị trường thông qua kênh OMO. Động thái này tạm thời xóa tan lo ngại trên thị trường về việc NHNN sẽ đảo ngược chính sách nới lỏng tiền tệ do áp lực tỷ giá. Trong khi đó, thị trường khó bật lên và xác nhận xu hướng phục hồi cụ thể do rơi vào vùng trống thông tin. Không chỉ thiếu vắng thông tin mang yếu tố hỗ trợ, chứng khoán Việt Nam còn đối mặt một số nhiễu động như vụ bắt giữ Chủ tịch CTCP Đầu tư LDG Nguyễn Khánh Hưng mới đây về tội lừa dối khách hàng. Đâu là lực kéo cho thị trường tháng cuối năm? Bước sang tháng 12, thị trường sẽ nhận tác động từ hai thông tin cơ bản trước mắt là kỳ họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) diễn ra ngày 13/12 và việc đưa vào vận hành hệ thống giao dịch KRX. Chứng khoán MBS cho biết thị trường toàn cầu khép lại tháng 11 với mức tăng rực rỡ, chấm dứt chuỗi giảm 3 tháng liên tiếp ở nhiều thị trường lớn. Động lực cho xu hướng tăng điểm từ đầu tháng tới nay là kỳ vọng rằng Fed đã có thể chấm dứt việc tăng lãi suất và bắt đầu cắt giảm lãi suất sớm hơn trong năm 2024. Bên cạnh đó, việc lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm và sự suy yếu của đồng USD đã giải toả bớt áp lực giảm điểm đối với thị trường cổ phiếu. Trên thị trường lãi suất tương lai, đặt cược của nhà đầu tư đang bắt đầu xuất hiện khả năng Fed cắt giảm lãi suất ngay trong mùa xuân 2024. Việc đưa hệ thống KRX vào hoạt động có thể rút ngắn quá trình nâng hạng của thị trường. Ảnh: Nam Khánh. Dự báo tuần giao dịch tới đây, Chứng khoán MBS cho biết thị trường đang dao động trong vùng tích lũy với biên dưới ở vùng 1.075 điểm, biên trên ở vùng 1.115-1.120 điểm. Với thanh khoản tuần vừa qua giảm tới 30% so với tuần trước, dòng tiền đã trở nên thận trọng nên xu hướng đi ngang khả năng vẫn là chủ đạo chừng nào vùng hỗ trợ 1.075 điểm chưa bị vi phạm. Do đó, nhà đầu tư nên ưu tiên các nhóm cổ phiếu có câu chuyện trong quý IV như chứng khoán với KRX, đầu tư công với điểm rơi vào quý IV hay nhóm xuất khẩu (thủy sản, hóa chất, cảng biển...), bất động sản khu công nghiệp. Về góc nhìn kỹ thuật, Chứng khoán VCBS đánh giá VN-Index kết phiên vẫn giữ được nhịp tích lũy tốt, bám sát đường trung bình động MA20. Hầu hết các chỉ báo vẫn đang cho tín hiệu trung lập, cho thấy VN-Index sẽ tiếp tục giao dịch tích lũy, tăng giảm đan xen. Với diễn biến hiện tại, VN-Index cần có được phiên tăng điểm tích cực, vượt lên trên đường Tenkan-sen để có thể nối dài nhịp tăng điểm mới. Ngược lại, nếu lực cầu vẫn chưa gia tăng tốt, thị trường sẽ tiếp tục phân hóa và giao dịch giằng co với biên độ 10 điểm. Công ty này khuyến nghị nhà đầu tư giữ nguyên tỷ trọng danh mục và có thể canh giải ngân cho mục tiêu lướt sóng ngắn hạn trong các nhịp rung lắc, nhưng cần duy trì tâm lý thận trọng và bám sát diễn biến trong phiên để kịp thời cơ cấu danh mục cho mục tiêu quản trị rủi ro nếu thị trường bất ngờ xuất hiện xu hướng tiêu cực vượt kỳ vọng. DN liên quan Vạn Thịnh Phát sắp đến hạn hàng nghìn tỷ đồng trái phiếuCTCP Đầu tư Quang Thuận đang có lô trái phiếu đến hạn trị giá 1.500 tỷ đồng. Đây là 1 trong 4 doanh nghiệp có liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. 19:50 2/12/2023 Hàng loạt cổ phiếu trên UPCoM đối mặt nguy cơ đình chỉ giao dịchHNX cho biết cổ phiếu của các doanh nghiệp UPCoM không thực hiện công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm từ 3 năm tài chính liên tiếp trở lên sẽ bị đình chỉ giao dịch. 09:59 2/12/2023 Tập đoàn Đất Xanh miễn nhiệm 4 Phó tổng giám đốc chỉ trong 1 nămÔng Lê Văn Hưng là Phó tổng giám đốc thứ 4 của Tập đoàn Đất Xanh bị miễn nhiệm trong năm nay. Những người trước đó là ông Dương Văn Bắc, ông Lương Trí Thảo và ông Lê Hào. 19:39 2/12/2023 Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Chứng khoán Việt Nam sẽ ra sao trước khi khép lại năm 2023? Thị trường chứng khoán trong nước có khả năng bật lên nếu những sự kiện như cuộc họp của Fed và việc đưa hệ thống giao dịch KRX diễn ra thuận lợi. Sau khi trải qua tháng 10 đầy giông bão, thị trường chứng khoán trong nước nhanh chóng phục hồi ngay từ những ngày đầu tiên của tháng 11. Từ mốc đóng cửa tháng 10 là 1.042 điểm, chỉ số đại diện sàn HoSE có thời điểm tăng hơn 80 điểm lên ngưỡng 1.125 điểm trước khi khép lại tháng giao dịch vừa qua ở mốc 1.094 điểm. Dù điều chỉnh nhẹ nhưng chỉ số vẫn tăng 5% so với đầu tháng. Tuy nhiên, VN-Index chưa thể tiến xa khi gặp lực cản lớn. Chỉ trong vòng một tháng, chỉ số có tới 5 lần văng khỏi mốc 1.100 điểm. Phần lớn thời gian giao dịch trong tháng 11 đều dao động quanh mốc này, cho thấy đây là ngưỡng tâm lý quan trọng đối với các nhà đầu tư. Chờ đợi xác nhận xu hướng mới Thanh khoản có cải thiện 16% so với tháng 10, nhưng việc chứng khoán vực dậy từ cú điều chỉnh trước đó chưa đủ để thuyết phục dòng tiền lớn nhập cuộc mà thay vào đó là sự thận trọng. Thực tế cho thấy khối ngoại vẫn chưa ngừng xu hướng bán ròng trên HoSE khi rút về 3.800 tỷ đồng, kéo dài chuỗi bán ròng sang tháng thứ 8 liên tiếp. Trong đó, các mã nằm trong rổ VN30 như VHM, MWG, VPB dẫn đầu nhóm giá trị bán ròng lần lượt đạt 1.960 tỷ đồng, 1.501 tỷ đồng và 1.109 tỷ đồng. Tháng 12 năm ngoái cũng là giai đoạn thị trường phục hồi dần sau chuỗi ngày bị bán tháo. Ảnh: TradingView. Có nhiều nguyên nhân đứng sau đà hồi phục chung của thị trường. Một trong số đó là việc áp lực tỷ giá USD/VND đã hạ nhiệt so với giai đoạn biến động lên đến gần 24.600 đồng trước đó. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà Nước đã ngừng động thái hút tiền qua kênh phát hành tín phiếu vào ngày 9/11, lần đầu tiên kể từ cuối tháng 9. Trước đó, cơ quan này đã hút về khoảng 360.000 tỷ đồng nhằm khắc phục vấn đề thừa tiền trong hệ thống ngân hàng và tránh tình trạng đầu cơ tỷ giá. Theo VNDirect, áp lực tỷ giá giảm bớt mở ra cơ hội cho ngân hàng bơm ròng số tiền đã hấp thụ trước đó trở lại thị trường thông qua kênh OMO. Động thái này tạm thời xóa tan lo ngại trên thị trường về việc NHNN sẽ đảo ngược chính sách nới lỏng tiền tệ do áp lực tỷ giá. Trong khi đó, thị trường khó bật lên và xác nhận xu hướng phục hồi cụ thể do rơi vào vùng trống thông tin. Không chỉ thiếu vắng thông tin mang yếu tố hỗ trợ, chứng khoán Việt Nam còn đối mặt một số nhiễu động như vụ bắt giữ Chủ tịch CTCP Đầu tư LDG Nguyễn Khánh Hưng mới đây về tội lừa dối khách hàng. Đâu là lực kéo cho thị trường tháng cuối năm? Bước sang tháng 12, thị trường sẽ nhận tác động từ hai thông tin cơ bản trước mắt là kỳ họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) diễn ra ngày 13/12 và việc đưa vào vận hành hệ thống giao dịch KRX. Chứng khoán MBS cho biết thị trường toàn cầu khép lại tháng 11 với mức tăng rực rỡ, chấm dứt chuỗi giảm 3 tháng liên tiếp ở nhiều thị trường lớn. Động lực cho xu hướng tăng điểm từ đầu tháng tới nay là kỳ vọng rằng Fed đã có thể chấm dứt việc tăng lãi suất và bắt đầu cắt giảm lãi suất sớm hơn trong năm 2024. Bên cạnh đó, việc lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm và sự suy yếu của đồng USD đã giải toả bớt áp lực giảm điểm đối với thị trường cổ phiếu. Trên thị trường lãi suất tương lai, đặt cược của nhà đầu tư đang bắt đầu xuất hiện khả năng Fed cắt giảm lãi suất ngay trong mùa xuân 2024. Việc đưa hệ thống KRX vào hoạt động có thể rút ngắn quá trình nâng hạng của thị trường. Ảnh: Nam Khánh. Dự báo tuần giao dịch tới đây, Chứng khoán MBS cho biết thị trường đang dao động trong vùng tích lũy với biên dưới ở vùng 1.075 điểm, biên trên ở vùng 1.115-1.120 điểm. Với thanh khoản tuần vừa qua giảm tới 30% so với tuần trước, dòng tiền đã trở nên thận trọng nên xu hướng đi ngang khả năng vẫn là chủ đạo chừng nào vùng hỗ trợ 1.075 điểm chưa bị vi phạm. Do đó, nhà đầu tư nên ưu tiên các nhóm cổ phiếu có câu chuyện trong quý IV như chứng khoán với KRX, đầu tư công với điểm rơi vào quý IV hay nhóm xuất khẩu (thủy sản, hóa chất, cảng biển...), bất động sản khu công nghiệp. Về góc nhìn kỹ thuật, Chứng khoán VCBS đánh giá VN-Index kết phiên vẫn giữ được nhịp tích lũy tốt, bám sát đường trung bình động MA20. Hầu hết các chỉ báo vẫn đang cho tín hiệu trung lập, cho thấy VN-Index sẽ tiếp tục giao dịch tích lũy, tăng giảm đan xen. Với diễn biến hiện tại, VN-Index cần có được phiên tăng điểm tích cực, vượt lên trên đường Tenkan-sen để có thể nối dài nhịp tăng điểm mới. Ngược lại, nếu lực cầu vẫn chưa gia tăng tốt, thị trường sẽ tiếp tục phân hóa và giao dịch giằng co với biên độ 10 điểm. Công ty này khuyến nghị nhà đầu tư giữ nguyên tỷ trọng danh mục và có thể canh giải ngân cho mục tiêu lướt sóng ngắn hạn trong các nhịp rung lắc, nhưng cần duy trì tâm lý thận trọng và bám sát diễn biến trong phiên để kịp thời cơ cấu danh mục cho mục tiêu quản trị rủi ro nếu thị trường bất ngờ xuất hiện xu hướng tiêu cực vượt kỳ vọng. DN liên quan Vạn Thịnh Phát sắp đến hạn hàng nghìn tỷ đồng trái phiếuCTCP Đầu tư Quang Thuận đang có lô trái phiếu đến hạn trị giá 1.500 tỷ đồng. Đây là 1 trong 4 doanh nghiệp có liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. 19:50 2/12/2023 Hàng loạt cổ phiếu trên UPCoM đối mặt nguy cơ đình chỉ giao dịchHNX cho biết cổ phiếu của các doanh nghiệp UPCoM không thực hiện công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm từ 3 năm tài chính liên tiếp trở lên sẽ bị đình chỉ giao dịch. 09:59 2/12/2023 Tập đoàn Đất Xanh miễn nhiệm 4 Phó tổng giám đốc chỉ trong 1 nămÔng Lê Văn Hưng là Phó tổng giám đốc thứ 4 của Tập đoàn Đất Xanh bị miễn nhiệm trong năm nay. Những người trước đó là ông Dương Văn Bắc, ông Lương Trí Thảo và ông Lê Hào. 19:39 2/12/2023 Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Vingroup dẫn đầu khoản vay xanh tại Việt Nam
Giai đoạn 2021-2022, Vinfast có hai khoản vay xanh tổng cộng 900 triệu USD. Trong khi đó, Vinpearl phát hành lô trái phiếu bền vững duy nhất tại Việt Nam trị giá 425 triệu USD.
Báo cáo ASEAN Sustainable Finance - State of the Market 2022 do tổ chức Climate Bonds Initiative và HSBC công bố mới đây cho thấy thị trường tài chính xanh của Việt Nam đã ghi nhận những dấu mốc tích cực. Trong đó, năm 2022 ghi nhận 5 khoản vay xanh và liên kết bền vững đến từ các nhà phát hành khác nhau. Những bước tiến của Việt Nam Đặc biệt, Việt Nam ghi nhận khoản vay xanh lớn nhất đến từ Vinfast với giá trị giao dịch lên tới 500 triệu USD. Trước đó, công ty này cũng đã có một khoản vay xanh trị giá 400 triệu USD vào năm 2021. Một công ty con khác của Vingroup là Vinpearl cũng đã gia nhập thị trường với lô trái phiếu bền vững duy nhất tại Việt Nam trị giá 425 triệu USD, phát hành năm 2021. Quy mô thị trường nợ xanh ở một số nước ASEAN trong giai đoạn 2016-2022. Nguồn: Climate Bonds Initiative. Theo các chuyên gia tại Climate Bonds Initiative và HSBC, những điểm sáng này đến từ sự ủng hộ của Nhà nước trong các nỗ lực và chính sách hỗ trợ liên quan đến tài chính bền vững. Minh chứng điển hình là việc Việt Nam đã công bố chương trình quốc gia hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân phát triển kinh doanh bền vững tới năm 2025. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có hướng dẫn quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng. Ngoài ra, Việt Nam đã công bố tham gia Thỏa thuận Hợp tác Chuyển dịch Năng lượng Công bằng (Just Energy Transition Partnership - JETP) với nguồn vốn ban đầu trị giá 15,5 tỷ USD. Trên nền tảng đó, Chính phủ cam kết cải thiện khung pháp lý tài chính xanh nhằm thúc đẩy sự quan tâm trong lĩnh vực này. "Cùng với những nỗ lực và chính sách về tài chính bền vững được chính phủ các nước ASEAN ủng hộ, chúng tôi lạc quan rằng thị trường tài chính bền vững của ASEAN và Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển trong những năm tới", ông Tim Evans, Tổng giám đốc HSBC Việt Nam chia sẻ. Hướng đi mới của ASEAN Cũng trong báo cáo lần này, Climate Bonds Initiative và HSBC cho biết thị trường nợ xanh, xã hội, bền vững, liên kết bền vững và chuyển đổi (GSS+) trong năm 2022 trên khắp ASEAN chứng kiến sự sụt giảm 32% so với năm trước. Tuy nhiên, mức giảm này được đánh giá là phù hợp với xu hướng chung trên toàn cầu. Lượng trái phiếu bền vững được phát hành vẫn duy trì ở mức cao, nhiều hơn gấp đôi so với năm 2020. Thêm vào đó, chính phủ các quốc gia trong khu vực cũng đã đưa ra một loạt sáng kiến phát triển chính sách và thị trường, qua đó củng cố thêm khung pháp lý và chuyên môn. Đáng chú ý, trong năm 2022, Singapore và Philippines đã gia nhập nhóm các nước phát hành trái phiếu chính phủ bền vững trong khu vực ASEAN. Điều này giúp hai quốc gia này có thể huy động vốn cho những dự án xanh và xã hội. Báo cáo cho biết 2022 là một năm năng động của khu vực xét về các sáng kiến phát triển chính sách và thị trường với sự ra mắt của hệ thống Tiêu chuẩn Trái phiếu Liên kết Bền vững ASEAN. Bên cạnh đó, các quốc gia cũng đã tham vấn ý kiến nhiều bên về phiên bản đầu tiên của Hệ thống phân loại ASEAN (ASEAN Taxonomy). "Thị trường tài chính bền vững ASEAN đang ở thời điểm thay đổi quan trọng. Các đợt phát hành trái phiếu chính phủ đã trở nên quen thuộc ở ASEAN. Điều này cho thấy sự quan tâm cao của các quốc gia trong khu vực trong việc phát triển thị trường”, ông Kelvin Tan, Giám đốc điều hành khu vực ASEAN của HSBC, nhận định. Vị này cho biết thêm rằng với mức độ nhận thức gia tăng và tác động đối với hoạt động doanh nghiệp dần thay đổi, sự quan tâm của các chính phủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tương lai mảng tài chính bền vững trong khu vực. Theo ông Kelvin Tan, các nước ASEAN cần giữ vững đà phát triển này và tiếp tục tận dụng mối quan hệ hợp tác công tư bền chặt trong khu vực, ví dụ như Thỏa thuận Hợp tác Chuyển dịch Năng lượng Công bằng (Just Energy Transition Partnerships - JETP) ở Indonesia và Việt Nam. Những sự hợp tác này sẽ cung cấp thêm nguồn tài chính cho các quốc gia trong quá trình cân bằng phát thải. Vingroup trở thành ‘Nhà phát hành tốt nhất về tài chính bền vững’Vingroup vừa được The Asset Triple A Country Awards vinh danh “Nhà phát hành tốt nhất về tài chính bền vững” năm 2022 và cùng VinFast chia sẻ giải “Khoản vay xanh tốt nhất”. 18:00 29/3/2023 HSBC: Ấn Độ và ASEAN sẽ là điểm sáng tăng trưởng toàn cầuHSBC cho rằng năm 2023, bên cạnh đà phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc, Ấn Độ và các nền kinh tế ASEAN sẽ là điểm sáng trong tăng trưởng toàn cầu. 16:00 2/2/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Vingroup dẫn đầu khoản vay xanh tại Việt Nam Giai đoạn 2021-2022, Vinfast có hai khoản vay xanh tổng cộng 900 triệu USD. Trong khi đó, Vinpearl phát hành lô trái phiếu bền vững duy nhất tại Việt Nam trị giá 425 triệu USD. Báo cáo ASEAN Sustainable Finance - State of the Market 2022 do tổ chức Climate Bonds Initiative và HSBC công bố mới đây cho thấy thị trường tài chính xanh của Việt Nam đã ghi nhận những dấu mốc tích cực. Trong đó, năm 2022 ghi nhận 5 khoản vay xanh và liên kết bền vững đến từ các nhà phát hành khác nhau. Những bước tiến của Việt Nam Đặc biệt, Việt Nam ghi nhận khoản vay xanh lớn nhất đến từ Vinfast với giá trị giao dịch lên tới 500 triệu USD. Trước đó, công ty này cũng đã có một khoản vay xanh trị giá 400 triệu USD vào năm 2021. Một công ty con khác của Vingroup là Vinpearl cũng đã gia nhập thị trường với lô trái phiếu bền vững duy nhất tại Việt Nam trị giá 425 triệu USD, phát hành năm 2021. Quy mô thị trường nợ xanh ở một số nước ASEAN trong giai đoạn 2016-2022. Nguồn: Climate Bonds Initiative. Theo các chuyên gia tại Climate Bonds Initiative và HSBC, những điểm sáng này đến từ sự ủng hộ của Nhà nước trong các nỗ lực và chính sách hỗ trợ liên quan đến tài chính bền vững. Minh chứng điển hình là việc Việt Nam đã công bố chương trình quốc gia hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân phát triển kinh doanh bền vững tới năm 2025. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có hướng dẫn quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng. Ngoài ra, Việt Nam đã công bố tham gia Thỏa thuận Hợp tác Chuyển dịch Năng lượng Công bằng (Just Energy Transition Partnership - JETP) với nguồn vốn ban đầu trị giá 15,5 tỷ USD. Trên nền tảng đó, Chính phủ cam kết cải thiện khung pháp lý tài chính xanh nhằm thúc đẩy sự quan tâm trong lĩnh vực này. "Cùng với những nỗ lực và chính sách về tài chính bền vững được chính phủ các nước ASEAN ủng hộ, chúng tôi lạc quan rằng thị trường tài chính bền vững của ASEAN và Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển trong những năm tới", ông Tim Evans, Tổng giám đốc HSBC Việt Nam chia sẻ. Hướng đi mới của ASEAN Cũng trong báo cáo lần này, Climate Bonds Initiative và HSBC cho biết thị trường nợ xanh, xã hội, bền vững, liên kết bền vững và chuyển đổi (GSS+) trong năm 2022 trên khắp ASEAN chứng kiến sự sụt giảm 32% so với năm trước. Tuy nhiên, mức giảm này được đánh giá là phù hợp với xu hướng chung trên toàn cầu. Lượng trái phiếu bền vững được phát hành vẫn duy trì ở mức cao, nhiều hơn gấp đôi so với năm 2020. Thêm vào đó, chính phủ các quốc gia trong khu vực cũng đã đưa ra một loạt sáng kiến phát triển chính sách và thị trường, qua đó củng cố thêm khung pháp lý và chuyên môn. Đáng chú ý, trong năm 2022, Singapore và Philippines đã gia nhập nhóm các nước phát hành trái phiếu chính phủ bền vững trong khu vực ASEAN. Điều này giúp hai quốc gia này có thể huy động vốn cho những dự án xanh và xã hội. Báo cáo cho biết 2022 là một năm năng động của khu vực xét về các sáng kiến phát triển chính sách và thị trường với sự ra mắt của hệ thống Tiêu chuẩn Trái phiếu Liên kết Bền vững ASEAN. Bên cạnh đó, các quốc gia cũng đã tham vấn ý kiến nhiều bên về phiên bản đầu tiên của Hệ thống phân loại ASEAN (ASEAN Taxonomy). "Thị trường tài chính bền vững ASEAN đang ở thời điểm thay đổi quan trọng. Các đợt phát hành trái phiếu chính phủ đã trở nên quen thuộc ở ASEAN. Điều này cho thấy sự quan tâm cao của các quốc gia trong khu vực trong việc phát triển thị trường”, ông Kelvin Tan, Giám đốc điều hành khu vực ASEAN của HSBC, nhận định. Vị này cho biết thêm rằng với mức độ nhận thức gia tăng và tác động đối với hoạt động doanh nghiệp dần thay đổi, sự quan tâm của các chính phủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tương lai mảng tài chính bền vững trong khu vực. Theo ông Kelvin Tan, các nước ASEAN cần giữ vững đà phát triển này và tiếp tục tận dụng mối quan hệ hợp tác công tư bền chặt trong khu vực, ví dụ như Thỏa thuận Hợp tác Chuyển dịch Năng lượng Công bằng (Just Energy Transition Partnerships - JETP) ở Indonesia và Việt Nam. Những sự hợp tác này sẽ cung cấp thêm nguồn tài chính cho các quốc gia trong quá trình cân bằng phát thải. Vingroup trở thành ‘Nhà phát hành tốt nhất về tài chính bền vững’Vingroup vừa được The Asset Triple A Country Awards vinh danh “Nhà phát hành tốt nhất về tài chính bền vững” năm 2022 và cùng VinFast chia sẻ giải “Khoản vay xanh tốt nhất”. 18:00 29/3/2023 HSBC: Ấn Độ và ASEAN sẽ là điểm sáng tăng trưởng toàn cầuHSBC cho rằng năm 2023, bên cạnh đà phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc, Ấn Độ và các nền kinh tế ASEAN sẽ là điểm sáng trong tăng trưởng toàn cầu. 16:00 2/2/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Lợi nhuận của đại lý ôtô lớn nhất Việt Nam lao dốc
Trong quý I, nhu cầu mua sắm ôtô giảm mạnh khiến lợi nhuận của nhà phân phối ôtô lớn nhất Việt Nam "bốc hơi" gần 85% so với cùng kỳ 2022, giá trị hàng tồn kho vượt 2.000 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn - Savico (SVC) vừa công bố báo cáo tài chính của quý I ghi nhận doanh thu thuần đạt 4.792 tỷ đồng, tăng gần 14% so với cùng kỳ 2022. Giá vốn bán hàng tăng 579 tỷ đồng so với quý I/2022 nên lãi gộp của doanh nghiệp đạt 322 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, trong quý này, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng lần lượt đạt 171 tỷ đồng, tăng 19% và 121 tỷ đồng, tăng 14%. Kết quả, doanh nghiệp phân phối ôtô lớn nhất Việt Nam lãi sau thuế 14,7 tỷ đồng, giảm gần 85% so với cùng kỳ 2022 và giảm hơn 11 lần so với quý trước. Năm 2023, Savico đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất là 29.672 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 438 tỷ đồng. Với kết quả kinh doanh trên, hết quý I, nhà phân phối ôtô lớn nhất Việt Nam này mới chỉ đạt hơn 16% doanh thu và hơn 3% kế hoạch lợi nhuận sau thuế đã đề ra. Theo giải trình của ban lãnh đạo doanh nghiệp, trong 3 tháng đầu năm, nguồn cung của các hãng xe dồi dào song sức mua chậm do ảnh hưởng chung từ sụt giảm toàn thị trường, làm tăng mạnh giá trị hàng tồn kho. Mặt khác, các chi phí hoạt động tăng cùng chi phí lãi vay cao làm chỉ tiêu lợi nhuận của Savico giảm mạnh. Tại thời điểm 31/3/2023, tổng tài sản của Savico đạt 6.256 tỷ đồng, tăng gần 2% so với đầu năm, trong đó hàng tồn kho khoảng 2.089 tỷ đồng, tăng 16%. Bên cạnh đó, nợ phải trả là 3.822 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là nợ ngắn hạn chiếm 3.345 tỷ đồng. Nợ vay tài chính của doanh nghiệp đạt 2.591 tỷ đồng, tăng hơn 15% so với đầu năm. KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA SAVICO Nguồn: BCTC DN NhãnQuý I/2020Quý IIQuý IIIQuý IVQuý I/2021Quý IIQuý IIIQuý IVQuý I/2022Quý IIQuý IIIQuý IVQuý I/2023 Lợi nhuận sau thuế 8.815.366.813.488.752.5-50.7122.295.2162.3160164.214.7 Tại thị trường Việt Nam, Savico đang là doanh nghiệp phân phối ôtô lớn nhất với hệ thống các showroom trải dài trên toàn quốc. Công ty chịu trách nhiệm phân phối nhiều hãng xe khác nhau, bao gồm Toyota, Ford, Honda, Hyundai, Mitsubishi, Suzuki và Volvo. Bên cạnh mảng phân phối ôtô, Savico còn sở hữu hàng loạt dự án bất động sản ở những thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng. Trong đó, các dự án nổi bật của Savico bao gồm trung tâm thương mại Savico Mega Mall tại quận Long Biên (Hà Nội), Savico Đà Nẵng, Savico Cần Thơ, khu dân cư Long Hòa (Cần Giờ), khu phức hợp Savico Nam Cẩm Lệ, Savico Phổ Quang, dự án Mercure Sơn Trà hay cao ốc văn phòng tại địa chỉ 91 Pasteur (TP.HCM). Bên cạnh Savico, đại gia phân phối Mercedes-Benz - Haxaco cũng vừa ghi nhận kết quả kinh doanh đi lùi về lợi nhuận do thị trường ôtô chịu ảnh hưởng vì lãi suất tăng cao và nhu cầu giảm. Cụ thể, trong quý I, doanh thu thuần của Haxaco chỉ đạt gần 993 tỷ đồng, giảm hơn 40% so với cùng kỳ. Doanh nghiệp nắm thị phần phân phối Mercedes-Benz lớn nhất Việt Nam cũng chỉ ghi nhận mức lãi trước thuế 5,6 tỷ đồng trong quý I, giảm khoảng 92% so với cùng kỳ và lãi ròng thu về chỉ 3,5 tỷ đồng. Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế Nova Consumer lần đầu thua lỗ sau IPODo chi phí tài chính và thuế thu nhập doanh nghiệp tăng nên trong 3 tháng đầu năm, Nova Consumer ghi nhận lỗ sau thuế 7,6 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi hơn 13 tỷ đồng. 14:03 4/5/2023 Hai đại gia bán lẻ xăng dầu thu gần 1.000 tỷ mỗi ngàyTrong quý I, hai nhà bán lẻ xăng dầu lớn nhất cả nước ghi nhận tổng doanh thu gần 88.000 tỷ đồng, riêng Petrolimex đóng góp hơn 67.432 tỷ đồng doanh thu. 09:00 2/5/2023
Lợi nhuận của đại lý ôtô lớn nhất Việt Nam lao dốc Trong quý I, nhu cầu mua sắm ôtô giảm mạnh khiến lợi nhuận của nhà phân phối ôtô lớn nhất Việt Nam "bốc hơi" gần 85% so với cùng kỳ 2022, giá trị hàng tồn kho vượt 2.000 tỷ đồng. Công ty Cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn - Savico (SVC) vừa công bố báo cáo tài chính của quý I ghi nhận doanh thu thuần đạt 4.792 tỷ đồng, tăng gần 14% so với cùng kỳ 2022. Giá vốn bán hàng tăng 579 tỷ đồng so với quý I/2022 nên lãi gộp của doanh nghiệp đạt 322 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, trong quý này, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng lần lượt đạt 171 tỷ đồng, tăng 19% và 121 tỷ đồng, tăng 14%. Kết quả, doanh nghiệp phân phối ôtô lớn nhất Việt Nam lãi sau thuế 14,7 tỷ đồng, giảm gần 85% so với cùng kỳ 2022 và giảm hơn 11 lần so với quý trước. Năm 2023, Savico đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất là 29.672 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 438 tỷ đồng. Với kết quả kinh doanh trên, hết quý I, nhà phân phối ôtô lớn nhất Việt Nam này mới chỉ đạt hơn 16% doanh thu và hơn 3% kế hoạch lợi nhuận sau thuế đã đề ra. Theo giải trình của ban lãnh đạo doanh nghiệp, trong 3 tháng đầu năm, nguồn cung của các hãng xe dồi dào song sức mua chậm do ảnh hưởng chung từ sụt giảm toàn thị trường, làm tăng mạnh giá trị hàng tồn kho. Mặt khác, các chi phí hoạt động tăng cùng chi phí lãi vay cao làm chỉ tiêu lợi nhuận của Savico giảm mạnh. Tại thời điểm 31/3/2023, tổng tài sản của Savico đạt 6.256 tỷ đồng, tăng gần 2% so với đầu năm, trong đó hàng tồn kho khoảng 2.089 tỷ đồng, tăng 16%. Bên cạnh đó, nợ phải trả là 3.822 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là nợ ngắn hạn chiếm 3.345 tỷ đồng. Nợ vay tài chính của doanh nghiệp đạt 2.591 tỷ đồng, tăng hơn 15% so với đầu năm. KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA SAVICO Nguồn: BCTC DN NhãnQuý I/2020Quý IIQuý IIIQuý IVQuý I/2021Quý IIQuý IIIQuý IVQuý I/2022Quý IIQuý IIIQuý IVQuý I/2023 Lợi nhuận sau thuế 8.815.366.813.488.752.5-50.7122.295.2162.3160164.214.7 Tại thị trường Việt Nam, Savico đang là doanh nghiệp phân phối ôtô lớn nhất với hệ thống các showroom trải dài trên toàn quốc. Công ty chịu trách nhiệm phân phối nhiều hãng xe khác nhau, bao gồm Toyota, Ford, Honda, Hyundai, Mitsubishi, Suzuki và Volvo. Bên cạnh mảng phân phối ôtô, Savico còn sở hữu hàng loạt dự án bất động sản ở những thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng. Trong đó, các dự án nổi bật của Savico bao gồm trung tâm thương mại Savico Mega Mall tại quận Long Biên (Hà Nội), Savico Đà Nẵng, Savico Cần Thơ, khu dân cư Long Hòa (Cần Giờ), khu phức hợp Savico Nam Cẩm Lệ, Savico Phổ Quang, dự án Mercure Sơn Trà hay cao ốc văn phòng tại địa chỉ 91 Pasteur (TP.HCM). Bên cạnh Savico, đại gia phân phối Mercedes-Benz - Haxaco cũng vừa ghi nhận kết quả kinh doanh đi lùi về lợi nhuận do thị trường ôtô chịu ảnh hưởng vì lãi suất tăng cao và nhu cầu giảm. Cụ thể, trong quý I, doanh thu thuần của Haxaco chỉ đạt gần 993 tỷ đồng, giảm hơn 40% so với cùng kỳ. Doanh nghiệp nắm thị phần phân phối Mercedes-Benz lớn nhất Việt Nam cũng chỉ ghi nhận mức lãi trước thuế 5,6 tỷ đồng trong quý I, giảm khoảng 92% so với cùng kỳ và lãi ròng thu về chỉ 3,5 tỷ đồng. Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế Nova Consumer lần đầu thua lỗ sau IPODo chi phí tài chính và thuế thu nhập doanh nghiệp tăng nên trong 3 tháng đầu năm, Nova Consumer ghi nhận lỗ sau thuế 7,6 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi hơn 13 tỷ đồng. 14:03 4/5/2023 Hai đại gia bán lẻ xăng dầu thu gần 1.000 tỷ mỗi ngàyTrong quý I, hai nhà bán lẻ xăng dầu lớn nhất cả nước ghi nhận tổng doanh thu gần 88.000 tỷ đồng, riêng Petrolimex đóng góp hơn 67.432 tỷ đồng doanh thu. 09:00 2/5/2023
Lãi suất tiết kiệm thấp kỷ lục
Dư thừa thanh khoản từ bối cảnh tiền gửi liên tục tăng mà không thể cho vay đã khiến các ngân hàng liên tục điều chỉnh giảm lãi suất tiết kiệm.
Thống kê cho thấy kể từ đầu tháng 11 đến nay đã có tới 27 ngân hàng thương mại điều chỉnh giảm lãi suất huy động ở các kỳ hạn. Biểu lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng tiếp tục giảm từ 0,1-0,5%/năm tùy kỳ hạn và do quy định của từng ngân hàng, so với thời điểm cuối tháng 10. Mức lãi suất cao nhất là 6% đang ngày càng ít đi, thậm chí, trên thị trường đã xuất hiện mức lãi suất dưới 3%. Lãi suất huy động xuống thấp kỷ lục Thực tế, nắm trong tay số dư tiền gửi hơn 1 triệu tỷ đồng, nhiều nhất hệ thống nhưng Vietcombank cũng là ngân hàng đang trả lãi suất huy động thấp nhất. Chỉ trong tháng 11, ông lớn ngân hàng này đã có 3 lần điều chỉnh giảm lãi suất. Theo khảo sát, hiện lãi suất gửi kỳ hạn 1 tháng của nhà băng này đã giảm về 2,4%/năm, kỳ hạn 3 tháng xuống 2,7%/năm - mức thấp nhất hệ thống và cũng là mức thấp kỷ lục của Vietcombank. Hồi đầu năm, tiền gửi ở kỳ hạn này được hưởng lãi 6%/năm nhưng nay chưa bằng một nửa. Với các kỳ hạn 12-24 tháng, lãi suất huy động giảm còn 4,8%/năm. Trong khi hồi đầu năm, kỳ hạn này Vietcombank trả tới 8%/năm. Ngoài ra, lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 6-9 tháng cũng được điều chỉnh giảm xuống chỉ còn 3,7%/năm. Như vậy so với đầu năm, mặt bằng lãi suất huy động đã được Vietcombank giảm mạnh 3-3,5%/năm. Bên cạnh đó, nhà băng này cũng không còn cộng lãi suất khi gửi online mà áp dụng mức ngang nhau cho cả khách hàng gửi tiền tại quầy và gửi trực tuyến. Trong khi Vietcombank điều chỉnh giảm, ba ngân hàng quốc doanh còn lại là Agribank, BIDV và Vietinbank tiếp tục giữ nguyên lãi suất, nhưng vẫn ở vùng thấp được điều chỉnh từ cuối tháng 10. Hiện lãi suất tiền gửi cao nhất được 3 nhà băng này trả cho các kỳ hạn dài 12 tháng trở lên duy trì ở mức 5,3%/năm. Lãi suất tiết kiệm đang ở mức thấp kỷ lục, ngang bằng với giai đoạn Covid-19. Ảnh: Việt Linh. Không chỉ nhóm ngân hàng quốc doanh, các ngân hàng thương mại lớn cũng đã đưa lãi suất kỳ hạn 12 tháng xuống dưới 6%/năm. Tại ACB, lãi suất tối đa là 4,9%/năm cho các khoản tiền gửi online từ 5 tỷ đồng trở lên. Mức này thấp hơn cả một số ngân hàng trong nhóm Big 4. Hay tại VPBank, khách hàng chỉ nhận được khoản lãi suất tốt nhất là 5,4%/năm cho kỳ hạn 36 tháng gửi online số tiền hơn 50 tỷ đồng. Techcombank cũng giảm lãi suất huy động tại các kỳ hạn 12 tháng xuống còn dưới 5,3%/năm. Hiện mức lãi suất huy động cao nhất 6-6,5%/năm chỉ xuất hiện tại kỳ hạn dài 18 tháng trở lên tại các ngân hàng vừa và nhỏ như HDBank, Vietbank, Kienlongbank, VietABank, SHB, OCB, MSB, PGBank, NamABank... Ngân hàng dư thừa thanh khoản, lãi suất sẽ tiếp tục giảm? Dù lãi suất huy động tại các ngân hàng đã giảm sâu nhưng lượng tiền gửi dân cư vào hệ thống vẫn tăng khá tốt trong 9 tháng đầu năm. Số liệu do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố gần đây cho thấy lượng tiền gửi của dân cư tại các tổ chức tín dụng đã tăng thêm 15.935 tỷ đồng trong tháng 9, lên mức kỷ lục hơn 6,449 triệu tỷ đồng. So với cuối năm 2022, lượng tiền gửi của dân cư đã tăng tổng cộng 583.494 tỷ đồng, tương đương 9,95%. Đây là mức tăng trưởng tiền gửi 9 tháng cao nhất kể từ năm 2018. Ở chiều ngược lại, trong cuộc họp về điều hành tăng trưởng tín dụng trong thời gian cuối năm 2023, Phó thống đốc Phạm Thanh Hà cho biết tính đến ngày 23/11, dư nợ toàn hệ thống tăng 8,38% so với cuối năm ngoái, thấp hơn nhiều so với mục tiêu cả năm (14,5%). Dư địa còn lại của toàn hệ thống để mở rộng tăng trưởng tín dụng là rất lớn, khoảng 6,2%, tương đương khoảng 735.000 tỷ đồng để cấp cho nền kinh tế. Có thể thấy, tiền gửi tăng tốt nhưng khó cho vay khiến hệ thống ngân hàng tiếp tục ở trong trạng thái dư thừa thanh khoản. Các ngân hàng hiện không gặp phải áp lực huy động vốn, dẫn đến việc còn dư địa nếu muốn tiếp tục hạ lãi suất huy động. Trong bối cảnh này, tại báo cáo cập nhật triển vọng ngành ngân hàng, Chứng khoán Yuanta dự báo NHNN có thể tiếp tục giảm lãi suất điều hành thêm 50 điểm cơ bản vào cuối năm 2023 hoặc đầu năm 2024. Còn theo các chuyên gia tài chính trong nước, chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ duy trì trong năm 2024, song có thể đảo chiều bất kỳ lúc nào khi chịu áp lực từ hai yếu tố tỷ giá và lạm phát. Trong khi đó, Bộ phận Nghiên cứu thị trường và kinh tế toàn cầu của Ngân hàng UOB đưa nhận định việc tiếp tục cắt giảm lãi suất của NHNN trong quý cuối năm 2023 vẫn đang bị chi phối bởi các yếu tố chưa chắc chắn.
Lãi suất tiết kiệm thấp kỷ lục Dư thừa thanh khoản từ bối cảnh tiền gửi liên tục tăng mà không thể cho vay đã khiến các ngân hàng liên tục điều chỉnh giảm lãi suất tiết kiệm. Thống kê cho thấy kể từ đầu tháng 11 đến nay đã có tới 27 ngân hàng thương mại điều chỉnh giảm lãi suất huy động ở các kỳ hạn. Biểu lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng tiếp tục giảm từ 0,1-0,5%/năm tùy kỳ hạn và do quy định của từng ngân hàng, so với thời điểm cuối tháng 10. Mức lãi suất cao nhất là 6% đang ngày càng ít đi, thậm chí, trên thị trường đã xuất hiện mức lãi suất dưới 3%. Lãi suất huy động xuống thấp kỷ lục Thực tế, nắm trong tay số dư tiền gửi hơn 1 triệu tỷ đồng, nhiều nhất hệ thống nhưng Vietcombank cũng là ngân hàng đang trả lãi suất huy động thấp nhất. Chỉ trong tháng 11, ông lớn ngân hàng này đã có 3 lần điều chỉnh giảm lãi suất. Theo khảo sát, hiện lãi suất gửi kỳ hạn 1 tháng của nhà băng này đã giảm về 2,4%/năm, kỳ hạn 3 tháng xuống 2,7%/năm - mức thấp nhất hệ thống và cũng là mức thấp kỷ lục của Vietcombank. Hồi đầu năm, tiền gửi ở kỳ hạn này được hưởng lãi 6%/năm nhưng nay chưa bằng một nửa. Với các kỳ hạn 12-24 tháng, lãi suất huy động giảm còn 4,8%/năm. Trong khi hồi đầu năm, kỳ hạn này Vietcombank trả tới 8%/năm. Ngoài ra, lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 6-9 tháng cũng được điều chỉnh giảm xuống chỉ còn 3,7%/năm. Như vậy so với đầu năm, mặt bằng lãi suất huy động đã được Vietcombank giảm mạnh 3-3,5%/năm. Bên cạnh đó, nhà băng này cũng không còn cộng lãi suất khi gửi online mà áp dụng mức ngang nhau cho cả khách hàng gửi tiền tại quầy và gửi trực tuyến. Trong khi Vietcombank điều chỉnh giảm, ba ngân hàng quốc doanh còn lại là Agribank, BIDV và Vietinbank tiếp tục giữ nguyên lãi suất, nhưng vẫn ở vùng thấp được điều chỉnh từ cuối tháng 10. Hiện lãi suất tiền gửi cao nhất được 3 nhà băng này trả cho các kỳ hạn dài 12 tháng trở lên duy trì ở mức 5,3%/năm. Lãi suất tiết kiệm đang ở mức thấp kỷ lục, ngang bằng với giai đoạn Covid-19. Ảnh: Việt Linh. Không chỉ nhóm ngân hàng quốc doanh, các ngân hàng thương mại lớn cũng đã đưa lãi suất kỳ hạn 12 tháng xuống dưới 6%/năm. Tại ACB, lãi suất tối đa là 4,9%/năm cho các khoản tiền gửi online từ 5 tỷ đồng trở lên. Mức này thấp hơn cả một số ngân hàng trong nhóm Big 4. Hay tại VPBank, khách hàng chỉ nhận được khoản lãi suất tốt nhất là 5,4%/năm cho kỳ hạn 36 tháng gửi online số tiền hơn 50 tỷ đồng. Techcombank cũng giảm lãi suất huy động tại các kỳ hạn 12 tháng xuống còn dưới 5,3%/năm. Hiện mức lãi suất huy động cao nhất 6-6,5%/năm chỉ xuất hiện tại kỳ hạn dài 18 tháng trở lên tại các ngân hàng vừa và nhỏ như HDBank, Vietbank, Kienlongbank, VietABank, SHB, OCB, MSB, PGBank, NamABank... Ngân hàng dư thừa thanh khoản, lãi suất sẽ tiếp tục giảm? Dù lãi suất huy động tại các ngân hàng đã giảm sâu nhưng lượng tiền gửi dân cư vào hệ thống vẫn tăng khá tốt trong 9 tháng đầu năm. Số liệu do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố gần đây cho thấy lượng tiền gửi của dân cư tại các tổ chức tín dụng đã tăng thêm 15.935 tỷ đồng trong tháng 9, lên mức kỷ lục hơn 6,449 triệu tỷ đồng. So với cuối năm 2022, lượng tiền gửi của dân cư đã tăng tổng cộng 583.494 tỷ đồng, tương đương 9,95%. Đây là mức tăng trưởng tiền gửi 9 tháng cao nhất kể từ năm 2018. Ở chiều ngược lại, trong cuộc họp về điều hành tăng trưởng tín dụng trong thời gian cuối năm 2023, Phó thống đốc Phạm Thanh Hà cho biết tính đến ngày 23/11, dư nợ toàn hệ thống tăng 8,38% so với cuối năm ngoái, thấp hơn nhiều so với mục tiêu cả năm (14,5%). Dư địa còn lại của toàn hệ thống để mở rộng tăng trưởng tín dụng là rất lớn, khoảng 6,2%, tương đương khoảng 735.000 tỷ đồng để cấp cho nền kinh tế. Có thể thấy, tiền gửi tăng tốt nhưng khó cho vay khiến hệ thống ngân hàng tiếp tục ở trong trạng thái dư thừa thanh khoản. Các ngân hàng hiện không gặp phải áp lực huy động vốn, dẫn đến việc còn dư địa nếu muốn tiếp tục hạ lãi suất huy động. Trong bối cảnh này, tại báo cáo cập nhật triển vọng ngành ngân hàng, Chứng khoán Yuanta dự báo NHNN có thể tiếp tục giảm lãi suất điều hành thêm 50 điểm cơ bản vào cuối năm 2023 hoặc đầu năm 2024. Còn theo các chuyên gia tài chính trong nước, chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ duy trì trong năm 2024, song có thể đảo chiều bất kỳ lúc nào khi chịu áp lực từ hai yếu tố tỷ giá và lạm phát. Trong khi đó, Bộ phận Nghiên cứu thị trường và kinh tế toàn cầu của Ngân hàng UOB đưa nhận định việc tiếp tục cắt giảm lãi suất của NHNN trong quý cuối năm 2023 vẫn đang bị chi phối bởi các yếu tố chưa chắc chắn.
Nga lại phải bán vàng để bù đắp thâm hụt ngân sách
Quỹ Tài sản Quốc gia Nga đã tiếp tục bán vàng và nhân dân tệ để bù đắp vào thâm hụt ngân sách.
Theo Kitco, Bộ Tài chính Nga cho biết ngân hàng trung ương nước này đã bán 4 tấn vàng và 2,59 tỷ nhân dân tệ (khoảng 365 triệu USD) từ Quỹ Tài sản Quốc gia (NWF) để huy động thêm tiền nhằm bù đắp vào thâm hụt ngân sách. “Việc bán tài sản diễn ra vào tháng 5, giúp thu về 48,97 tỷ rúp (khoảng 606 triệu USD) để bù đắp vào khoản thâm hụt”, Bộ Tài chính nước này nói thêm. Nga đã ghi nhận mức thâm hụt 3.400 tỷ rúp (khoảng 42 tỷ USD) trong 4 tháng đầu năm nay với lý do doanh thu năng lượng sụt giảm mạnh. Bộ Tài chính nước này cho rằng nguồn thu từ dầu khí thấp trong tháng 5 là nguyên nhân dẫn đến thâm hụt, vốn đã giảm 36% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong tháng 5, doanh thu từ dầu khí của Nga thấp hơn 30,6 tỷ rúp (khoảng 379 triệu USD) so với kỳ vọng. Vào tháng 6, Nga dự kiến thiếu hụt tiếp 44 tỷ rúp (khoảng 545 triệu USD) từ doanh thu xuất khẩu năng lượng. NWF là quỹ tích lũy doanh thu từ xuất khẩu dầu mỏ và được thành lập để hỗ trợ hệ thống lương hưu quốc gia của Nga, đồng thời giúp trang trải thâm hụt ngân sách khi cần thiết. Theo dữ liệu mới nhất mà Kitco cập nhật, NWF hiện nắm giữ khoảng 9,054 tỷ euro (hơn 9,7 tỷ USD); 285,7 tỷ nhân dân tệ (khoảng 40,2 tỷ USD); 228 triệu rúp (khoảng 2,82 triệu USD) và 517,1 tấn vàng. Các tài sản mà quỹ này nắm giữ bằng đồng euro, bảng Anh, yen Nhật đều đã bị đóng băng khi lệnh trừng phạt được đưa ra đối với Nga sau cuộc xung đột với Ukraine. Trong bối cảnh trên, Bộ Tài chính Nga cho biết sẽ tăng việc bán ngoại tệ hàng ngày lên mức tương đương 3,6 tỷ rúp (khoảng 44,3 triệu USD) trong khoảng thời gian từ ngày 7/6 đến ngày 6/7 nhằm bù đắp thêm cho việc giảm doanh thu nhiên liệu. Trước đó vào tháng 1, Nga đã bán 3,6 tấn vàng và 2,3 tỷ nhân dân tệ (khoảng 323 triệu USD) từ NWF để trang trải thâm hụt ngân sách do thu nhập từ dầu mỏ và khí đốt giảm. Vào đầu năm nay, Bộ Tài chính Nga đã công bố quy định mới đối với tài sản của NWF, trong đó loại trừ hoàn toàn khả năng đầu tư bằng USD và thiết lập tỷ lệ linh hoạt cho các tài sản khác. Theo các điều khoản mới, tỷ lệ tối đa của đồng nhân dân tệ và vàng trong NWF tăng gấp đôi, tương ứng là 60% và 40%. Các giới hạn trước đây lần lượt là 20% và 30%. Trong khi đó, số dư bằng đồng bảng Anh và đồng yen Nhật đã giảm xuống bằng 0. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Bitcoin mất mốc 26.000 USD sau cáo buộc Binance thao túng giáBinance và nhà sáng lập Changpeng Zhao đã bị Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) kiện vì điều hành "trang web lừa đảo", gây áp lực lên sàn giao dịch tiền số và thao túng giá Bitcoin. 11:15 6/6/2023 CBBank sắp chuyển giao bắt buộc về VietcombankLãnh đạo CBBank cho biết sau 8 năm tái cơ cấu, ngân hàng đang chuẩn bị sẵn sàng cho công tác chuyển giao bắt buộc về Vietcombank. 11:14 6/6/2023
Nga lại phải bán vàng để bù đắp thâm hụt ngân sách Quỹ Tài sản Quốc gia Nga đã tiếp tục bán vàng và nhân dân tệ để bù đắp vào thâm hụt ngân sách. Theo Kitco, Bộ Tài chính Nga cho biết ngân hàng trung ương nước này đã bán 4 tấn vàng và 2,59 tỷ nhân dân tệ (khoảng 365 triệu USD) từ Quỹ Tài sản Quốc gia (NWF) để huy động thêm tiền nhằm bù đắp vào thâm hụt ngân sách. “Việc bán tài sản diễn ra vào tháng 5, giúp thu về 48,97 tỷ rúp (khoảng 606 triệu USD) để bù đắp vào khoản thâm hụt”, Bộ Tài chính nước này nói thêm. Nga đã ghi nhận mức thâm hụt 3.400 tỷ rúp (khoảng 42 tỷ USD) trong 4 tháng đầu năm nay với lý do doanh thu năng lượng sụt giảm mạnh. Bộ Tài chính nước này cho rằng nguồn thu từ dầu khí thấp trong tháng 5 là nguyên nhân dẫn đến thâm hụt, vốn đã giảm 36% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong tháng 5, doanh thu từ dầu khí của Nga thấp hơn 30,6 tỷ rúp (khoảng 379 triệu USD) so với kỳ vọng. Vào tháng 6, Nga dự kiến thiếu hụt tiếp 44 tỷ rúp (khoảng 545 triệu USD) từ doanh thu xuất khẩu năng lượng. NWF là quỹ tích lũy doanh thu từ xuất khẩu dầu mỏ và được thành lập để hỗ trợ hệ thống lương hưu quốc gia của Nga, đồng thời giúp trang trải thâm hụt ngân sách khi cần thiết. Theo dữ liệu mới nhất mà Kitco cập nhật, NWF hiện nắm giữ khoảng 9,054 tỷ euro (hơn 9,7 tỷ USD); 285,7 tỷ nhân dân tệ (khoảng 40,2 tỷ USD); 228 triệu rúp (khoảng 2,82 triệu USD) và 517,1 tấn vàng. Các tài sản mà quỹ này nắm giữ bằng đồng euro, bảng Anh, yen Nhật đều đã bị đóng băng khi lệnh trừng phạt được đưa ra đối với Nga sau cuộc xung đột với Ukraine. Trong bối cảnh trên, Bộ Tài chính Nga cho biết sẽ tăng việc bán ngoại tệ hàng ngày lên mức tương đương 3,6 tỷ rúp (khoảng 44,3 triệu USD) trong khoảng thời gian từ ngày 7/6 đến ngày 6/7 nhằm bù đắp thêm cho việc giảm doanh thu nhiên liệu. Trước đó vào tháng 1, Nga đã bán 3,6 tấn vàng và 2,3 tỷ nhân dân tệ (khoảng 323 triệu USD) từ NWF để trang trải thâm hụt ngân sách do thu nhập từ dầu mỏ và khí đốt giảm. Vào đầu năm nay, Bộ Tài chính Nga đã công bố quy định mới đối với tài sản của NWF, trong đó loại trừ hoàn toàn khả năng đầu tư bằng USD và thiết lập tỷ lệ linh hoạt cho các tài sản khác. Theo các điều khoản mới, tỷ lệ tối đa của đồng nhân dân tệ và vàng trong NWF tăng gấp đôi, tương ứng là 60% và 40%. Các giới hạn trước đây lần lượt là 20% và 30%. Trong khi đó, số dư bằng đồng bảng Anh và đồng yen Nhật đã giảm xuống bằng 0. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Bitcoin mất mốc 26.000 USD sau cáo buộc Binance thao túng giáBinance và nhà sáng lập Changpeng Zhao đã bị Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) kiện vì điều hành "trang web lừa đảo", gây áp lực lên sàn giao dịch tiền số và thao túng giá Bitcoin. 11:15 6/6/2023 CBBank sắp chuyển giao bắt buộc về VietcombankLãnh đạo CBBank cho biết sau 8 năm tái cơ cấu, ngân hàng đang chuẩn bị sẵn sàng cho công tác chuyển giao bắt buộc về Vietcombank. 11:14 6/6/2023
CEO ngân hàng Nga: 'Sự thống trị của USD sắp kết thúc'
Nói với Reuters, CEO ngân hàng lớn thứ hai của Nga khẳng định sự thống trị của USD sắp kết thúc.
Theo ông Andrei Kostin - CEO ngân hàng quốc doanh VTB, kỷ nguyên của đồng bạc xanh sẽ kết thúc khi nhân dân tệ mạnh lên và phần còn lại của thế giới giảm phụ thuộc vào USD sau những thay đổi vì xung đột Nga - Ukraine. Tỷ lệ USD được dùng trong xuất khẩu của Nga sang các nước thành viên BRICS (PV: khối nền kinh tế mới nổi lớn bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) đã giảm từ 85% trong năm 2019 xuống 36% năm 2022. Ông Kostin cho biết cuộc khủng hoảng đã mở ra những thay đổi lớn đối với nền kinh tế toàn cầu. Quá trình toàn cầu hóa đang suy yếu, và Trung Quốc tiến gần hơn đến vị trí dẫn đầu trong nền kinh tế thế giới. Nhiều nước đang tìm cách giảm phụ thuộc vào USD, trong khi Bắc Kinh muốn quốc tế hóa đồng nhân dân tệ thông qua việc thúc đẩy sử dụng đồng tiền này trong thương mại và đầu tư. Ảnh: Bloomberg. Những thay đổi lớn Theo ông, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) sẽ gánh chịu hậu quả vì đóng băng hàng tỷ USD tài sản của Nga. Bởi các nước khác sẽ chuyển sang thanh toán bằng những tiền tệ khác ngoài USD và euro. Trong khi đó, Bắc Kinh đang dần loại bỏ các hạn chế về tiền tệ. "Kỷ nguyên thống trị kéo dài của USD sắp kết thúc", ông Kostin nhấn mạnh với Reuters. Trong khi đó, theo ông, Bắc Kinh hiểu rằng họ sẽ không thể trở thành nền kinh tế hàng đầu "nếu nhân dân tệ vẫn là đồng tiền không được tự do chuyển đổi". Kỷ nguyên thống trị kéo dài của USD sắp kết thúcÔng Andrei Kostin - CEO ngân hàng quốc doanh VTB của Nga USD giữ vị thế thống trị kể từ đầu thế kỷ XX sau khi vượt bảng Anh để trở thành đồng tiền dự trữ toàn cầu. Nhưng trong thời gian qua, các dấu hiệu phi USD hóa đã xuất hiện. Trong quý II năm ngoái, USD chỉ chiếm dưới 60% dự trữ ngoại hối toàn cầu chính thức, giảm từ 72% cách đây hai thập kỷ. Dù vậy, Mỹ chỉ chiếm khoảng 25% sản lượng kinh tế và hơn 10% thương mại toàn cầu. Nhưng gần 50% thương mại toàn cầu sử dụng đồng bạc xanh, và đồng tiền này chiếm tới 90% giao dịch ngoại hối trên khắp thế giới trong năm ngoái. Khoảng 50% chứng khoán nợ và khoản vay xuyên biên giới được phát hành bằng đồng USD. Trong khi đó, nhân dân tệ chỉ chiếm khoảng 3% dự trữ ngoại hối toàn cầu. Mỗi ngày, khối lượng giao dịch bằng đồng tiền Trung Quốc trên thế giới đạt hơn 520 tỷ USD. Với vị thế ngày càng gia tăng trong nền kinh tế toàn cầu, Trung Quốc đang tìm cách quốc tế hóa đồng nhân dân tệ thông qua việc thúc đẩy sử dụng đồng tiền này trong thương mại và đầu tư. Khoảng 8 quốc gia đang cân nhắc giao dịch với Trung Quốc bằng đồng nhân dân tệ thay vì USD. Hoài nghi về USD Người ta bắt đầu hoài nghi về sức mạnh của USD sau xung đột ở Ukraine, sự trỗi dậy mạnh mẽ của kinh tế Trung Quốc trong vòng 40 năm qua, và những tranh cãi xoay quanh trần nợ của Mỹ. Ông Kostin cho biết VTB cũng đang đàm phán việc sử dụng nhân dân tệ trong thanh toán với các nước thứ ba. Sau khi Nga phát động cuộc chiến ở Ukraine hồi tháng 2 năm ngoái, phương Tây đã triển khai những biện pháp được cho là cứng rắn nhất từ trước đến nay, nhằm làm suy yếu nền kinh tế Nga. Nhưng ông Kostin khẳng định nền kinh tế Nga sẽ không sụp đổ vì các động thái của phương Tây. Vào tháng 4, IMF đã nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 của Nga từ 0,3% lên 0,7%, nhưng hạ dự báo năm 2024 từ 2,1% xuống 1,3%. "Các biện pháp trừng phạt là tồi tệ, và dĩ nhiên chúng tôi phải chịu đựng chúng. Nhưng cùng lúc đó, chúng tôi sẽ tìm thấy những cơ hội mới khi một số cánh cửa đóng lại", ông nói thêm. Về phía VTB, ông dự báo VTB sẽ đạt lợi nhuận 400 tỷ ruble (4,9 tỷ USD) trong năm 2023 sau khi ghi nhận mức lỗ kỷ lục vào năm ngoái. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Kinh tế Mỹ nhiễu tín hiệu về suy thoáiCác dữ liệu mới về khu vực sản xuất, dịch vụ và sức mạnh chi tiêu của Mỹ đang phát đi những tín hiệu trái chiều nhau. 19:47 9/6/2023 Vì sao giá Bitcoin vẫn đứng vữngSEC đã kiện 2 sàn giao dịch tiền mã hóa lớn trong tuần này. Nhưng giá Bitcoin vẫn phục hồi mạnh mẽ trước hàng loạt tin xấu. 18:00 8/6/2023
CEO ngân hàng Nga: 'Sự thống trị của USD sắp kết thúc' Nói với Reuters, CEO ngân hàng lớn thứ hai của Nga khẳng định sự thống trị của USD sắp kết thúc. Theo ông Andrei Kostin - CEO ngân hàng quốc doanh VTB, kỷ nguyên của đồng bạc xanh sẽ kết thúc khi nhân dân tệ mạnh lên và phần còn lại của thế giới giảm phụ thuộc vào USD sau những thay đổi vì xung đột Nga - Ukraine. Tỷ lệ USD được dùng trong xuất khẩu của Nga sang các nước thành viên BRICS (PV: khối nền kinh tế mới nổi lớn bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) đã giảm từ 85% trong năm 2019 xuống 36% năm 2022. Ông Kostin cho biết cuộc khủng hoảng đã mở ra những thay đổi lớn đối với nền kinh tế toàn cầu. Quá trình toàn cầu hóa đang suy yếu, và Trung Quốc tiến gần hơn đến vị trí dẫn đầu trong nền kinh tế thế giới. Nhiều nước đang tìm cách giảm phụ thuộc vào USD, trong khi Bắc Kinh muốn quốc tế hóa đồng nhân dân tệ thông qua việc thúc đẩy sử dụng đồng tiền này trong thương mại và đầu tư. Ảnh: Bloomberg. Những thay đổi lớn Theo ông, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) sẽ gánh chịu hậu quả vì đóng băng hàng tỷ USD tài sản của Nga. Bởi các nước khác sẽ chuyển sang thanh toán bằng những tiền tệ khác ngoài USD và euro. Trong khi đó, Bắc Kinh đang dần loại bỏ các hạn chế về tiền tệ. "Kỷ nguyên thống trị kéo dài của USD sắp kết thúc", ông Kostin nhấn mạnh với Reuters. Trong khi đó, theo ông, Bắc Kinh hiểu rằng họ sẽ không thể trở thành nền kinh tế hàng đầu "nếu nhân dân tệ vẫn là đồng tiền không được tự do chuyển đổi". Kỷ nguyên thống trị kéo dài của USD sắp kết thúcÔng Andrei Kostin - CEO ngân hàng quốc doanh VTB của Nga USD giữ vị thế thống trị kể từ đầu thế kỷ XX sau khi vượt bảng Anh để trở thành đồng tiền dự trữ toàn cầu. Nhưng trong thời gian qua, các dấu hiệu phi USD hóa đã xuất hiện. Trong quý II năm ngoái, USD chỉ chiếm dưới 60% dự trữ ngoại hối toàn cầu chính thức, giảm từ 72% cách đây hai thập kỷ. Dù vậy, Mỹ chỉ chiếm khoảng 25% sản lượng kinh tế và hơn 10% thương mại toàn cầu. Nhưng gần 50% thương mại toàn cầu sử dụng đồng bạc xanh, và đồng tiền này chiếm tới 90% giao dịch ngoại hối trên khắp thế giới trong năm ngoái. Khoảng 50% chứng khoán nợ và khoản vay xuyên biên giới được phát hành bằng đồng USD. Trong khi đó, nhân dân tệ chỉ chiếm khoảng 3% dự trữ ngoại hối toàn cầu. Mỗi ngày, khối lượng giao dịch bằng đồng tiền Trung Quốc trên thế giới đạt hơn 520 tỷ USD. Với vị thế ngày càng gia tăng trong nền kinh tế toàn cầu, Trung Quốc đang tìm cách quốc tế hóa đồng nhân dân tệ thông qua việc thúc đẩy sử dụng đồng tiền này trong thương mại và đầu tư. Khoảng 8 quốc gia đang cân nhắc giao dịch với Trung Quốc bằng đồng nhân dân tệ thay vì USD. Hoài nghi về USD Người ta bắt đầu hoài nghi về sức mạnh của USD sau xung đột ở Ukraine, sự trỗi dậy mạnh mẽ của kinh tế Trung Quốc trong vòng 40 năm qua, và những tranh cãi xoay quanh trần nợ của Mỹ. Ông Kostin cho biết VTB cũng đang đàm phán việc sử dụng nhân dân tệ trong thanh toán với các nước thứ ba. Sau khi Nga phát động cuộc chiến ở Ukraine hồi tháng 2 năm ngoái, phương Tây đã triển khai những biện pháp được cho là cứng rắn nhất từ trước đến nay, nhằm làm suy yếu nền kinh tế Nga. Nhưng ông Kostin khẳng định nền kinh tế Nga sẽ không sụp đổ vì các động thái của phương Tây. Vào tháng 4, IMF đã nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 của Nga từ 0,3% lên 0,7%, nhưng hạ dự báo năm 2024 từ 2,1% xuống 1,3%. "Các biện pháp trừng phạt là tồi tệ, và dĩ nhiên chúng tôi phải chịu đựng chúng. Nhưng cùng lúc đó, chúng tôi sẽ tìm thấy những cơ hội mới khi một số cánh cửa đóng lại", ông nói thêm. Về phía VTB, ông dự báo VTB sẽ đạt lợi nhuận 400 tỷ ruble (4,9 tỷ USD) trong năm 2023 sau khi ghi nhận mức lỗ kỷ lục vào năm ngoái. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Kinh tế Mỹ nhiễu tín hiệu về suy thoáiCác dữ liệu mới về khu vực sản xuất, dịch vụ và sức mạnh chi tiêu của Mỹ đang phát đi những tín hiệu trái chiều nhau. 19:47 9/6/2023 Vì sao giá Bitcoin vẫn đứng vữngSEC đã kiện 2 sàn giao dịch tiền mã hóa lớn trong tuần này. Nhưng giá Bitcoin vẫn phục hồi mạnh mẽ trước hàng loạt tin xấu. 18:00 8/6/2023
Chứng khoán 8/1: VN-Index tăng 7 phiên liên tiếp, vượt mốc 1.160 điểm
VN-Index đã tăng liên tiếp 7 phiên và đạt mốc 1.160,19 điểm, mức cao nhất trong vòng 7 tháng qua.
Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục duy trì tín hiệu khởi sắc kể từ cuối năm ngoái đến nay. Từ đầu năm, chỉ số chính VN-Index chưa từng đóng cửa ở mức dưới tham chiếu và đã tăng hơn 30 điểm. Trong phiên 8/1, dòng tiền tiến vào thị trường với tâm thế cởi mở, đặc biệt chảy mạnh vào các nhóm cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn như bất động sản hay ngân hàng nhờ những thông tin tích cực thời gian gần đây. Kỳ vọng kết quả kinh doanh trong quý cuối cùng của năm 2023 hồi phục mạnh cũng giúp một số doanh nghiệp sản xuất nhận được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư. Kết phiên, VN-Index tăng 5,51 điểm (+0,48%) và xuyên thủng kháng cự 1.160 điểm, mức cao nhất trong vòng hơn 2 tháng trở lại đây. HNX-Index tăng 0,57 điểm (+0,24%) lên 233,33 điểm trong khi UPCoM-Index giảm 0,14 điểm (-0,16%) xuống 87,79 điểm. Hoạt động giao dịch sôi nổi giúp thanh khoản trên cả 3 sàn đạt 21.600 tỷ đồng. VN-Index đạt mức cao nhất trong vòng hơn 2 tháng qua. Ảnh: DNSE. Rổ cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 ghi nhận 16 mã tăng, 13 mã giảm và duy nhất mã BVH của Bảo Việt giữ tham chiếu. Ngân hàng vẫn là nhóm cổ phiếu dẫn dắt thị trường hôm nay với những BID, VCB, TCB, CTG, MBB. Đáng chú ý, cổ phiếu BID chứng kiến biên độ tăng lên đến 4,2%, cao nhất rổ VN30. Việc nâng lên ngưỡng 46.400 đồng giúp cổ phiếu BID tiếp tục thiết lập kỷ lục giá mới. Chiều ngược lại, một số mã như MSN, VNM, GVR, MWG, GAS diễn biến khá tiêu cực khi bước vào phiên chiều, tạo áp lực đè nặng lên chỉ số. Đà tăng của cổ phiếu BID kéo mạnh thị trường. Ảnh: VNDirect. Cổ phiếu bất động sản có phiên giao dịch thuận lợi khi lượng mã tăng áp đảo. Diễn biến này phần nào được thúc đẩy nhờ thông tin chính quyền TP.HCM rục rịch khởi động lại hoạt động đấu giá đất tại Thủ Thiêm vào cuối tuần trước. CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM, một trong những “ông trùm” sở hữu quỹ đất khổng lồ tại Thủ Thiêm, nhanh chóng được hưởng lợi khi chứng kiến cổ phiếu tăng trần ngay từ sớm. Đến hết phiên, lượng dư mua vẫn còn lên đến 6,9 triệu cổ phiếu. Mã NBB của CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy, doanh nghiệp có liên quan đến nhóm CII và một số dự án tại Thủ Thiêm, cũng tăng kịch biên độ lên mốc 22.650 đồng/cổ phiếu. Dư mua đạt 62.000 cổ phiếu. Trong khi đó, các ông lớn bất động sản khác như NVL của Novaland tăng 2,67%, PDR của Phát Đạt tăng 2%, DXG của Đất Xanh tăng 1,8%. Khối ngoại có phiên bán ròng thứ 5 liên tiếp với quy mô 252 tỷ đồng. Trong đó tập trung giảm tỷ trọng tại chứng chỉ quỹ FUEVFVND khi rút ra 181 tỷ đồng, bán ròng MSN 58 tỷ đồng, KBC 62 tỷ đồng, DBC 40 tỷ đồng, DGC 35 tỷ đồng. VCB của Vietcombank vẫn dẫn đầu danh sách mua ròng khi được tiền ngoại rót ròng 63 tỷ đồng. Kế đó là OCB 43 tỷ đồng, NLG 41 tỷ đồng, DIG 25 tỷ đồng, APG 23 tỷ đồng, VPB 22 tỷ đồng. Cổ phiếu của 'trùm' đất Thủ Thiêm tăng kịch trầnDòng tiền của nhà đầu tư đổ xô vào các cổ phiếu bất động sản, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp đang sở hữu quỹ đất lớn tại khu vực Thủ Thiêm. 12:52 8/1/2024 Lần đầu VinFast vận hành với 100% lãnh đạo cấp cao người ViệtSau nhiều lần "thay tướng" ngoại, ban lãnh đạo cấp cao của VinFast đã được kiện toàn trong đợt thay đổi nhân sự mới nhất với 100% là người Việt. 09:23 7/1/2024 Doanh thu PVN cao kỷ lụcTổng doanh thu toàn Tập đoàn PVN năm 2023 lập kỷ lục mới khi đạt 942.800 tỷ đồng, vượt 39% kế hoạch năm. 14:45 6/1/2024 Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Chứng khoán 8/1: VN-Index tăng 7 phiên liên tiếp, vượt mốc 1.160 điểm VN-Index đã tăng liên tiếp 7 phiên và đạt mốc 1.160,19 điểm, mức cao nhất trong vòng 7 tháng qua. Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục duy trì tín hiệu khởi sắc kể từ cuối năm ngoái đến nay. Từ đầu năm, chỉ số chính VN-Index chưa từng đóng cửa ở mức dưới tham chiếu và đã tăng hơn 30 điểm. Trong phiên 8/1, dòng tiền tiến vào thị trường với tâm thế cởi mở, đặc biệt chảy mạnh vào các nhóm cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn như bất động sản hay ngân hàng nhờ những thông tin tích cực thời gian gần đây. Kỳ vọng kết quả kinh doanh trong quý cuối cùng của năm 2023 hồi phục mạnh cũng giúp một số doanh nghiệp sản xuất nhận được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư. Kết phiên, VN-Index tăng 5,51 điểm (+0,48%) và xuyên thủng kháng cự 1.160 điểm, mức cao nhất trong vòng hơn 2 tháng trở lại đây. HNX-Index tăng 0,57 điểm (+0,24%) lên 233,33 điểm trong khi UPCoM-Index giảm 0,14 điểm (-0,16%) xuống 87,79 điểm. Hoạt động giao dịch sôi nổi giúp thanh khoản trên cả 3 sàn đạt 21.600 tỷ đồng. VN-Index đạt mức cao nhất trong vòng hơn 2 tháng qua. Ảnh: DNSE. Rổ cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 ghi nhận 16 mã tăng, 13 mã giảm và duy nhất mã BVH của Bảo Việt giữ tham chiếu. Ngân hàng vẫn là nhóm cổ phiếu dẫn dắt thị trường hôm nay với những BID, VCB, TCB, CTG, MBB. Đáng chú ý, cổ phiếu BID chứng kiến biên độ tăng lên đến 4,2%, cao nhất rổ VN30. Việc nâng lên ngưỡng 46.400 đồng giúp cổ phiếu BID tiếp tục thiết lập kỷ lục giá mới. Chiều ngược lại, một số mã như MSN, VNM, GVR, MWG, GAS diễn biến khá tiêu cực khi bước vào phiên chiều, tạo áp lực đè nặng lên chỉ số. Đà tăng của cổ phiếu BID kéo mạnh thị trường. Ảnh: VNDirect. Cổ phiếu bất động sản có phiên giao dịch thuận lợi khi lượng mã tăng áp đảo. Diễn biến này phần nào được thúc đẩy nhờ thông tin chính quyền TP.HCM rục rịch khởi động lại hoạt động đấu giá đất tại Thủ Thiêm vào cuối tuần trước. CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM, một trong những “ông trùm” sở hữu quỹ đất khổng lồ tại Thủ Thiêm, nhanh chóng được hưởng lợi khi chứng kiến cổ phiếu tăng trần ngay từ sớm. Đến hết phiên, lượng dư mua vẫn còn lên đến 6,9 triệu cổ phiếu. Mã NBB của CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy, doanh nghiệp có liên quan đến nhóm CII và một số dự án tại Thủ Thiêm, cũng tăng kịch biên độ lên mốc 22.650 đồng/cổ phiếu. Dư mua đạt 62.000 cổ phiếu. Trong khi đó, các ông lớn bất động sản khác như NVL của Novaland tăng 2,67%, PDR của Phát Đạt tăng 2%, DXG của Đất Xanh tăng 1,8%. Khối ngoại có phiên bán ròng thứ 5 liên tiếp với quy mô 252 tỷ đồng. Trong đó tập trung giảm tỷ trọng tại chứng chỉ quỹ FUEVFVND khi rút ra 181 tỷ đồng, bán ròng MSN 58 tỷ đồng, KBC 62 tỷ đồng, DBC 40 tỷ đồng, DGC 35 tỷ đồng. VCB của Vietcombank vẫn dẫn đầu danh sách mua ròng khi được tiền ngoại rót ròng 63 tỷ đồng. Kế đó là OCB 43 tỷ đồng, NLG 41 tỷ đồng, DIG 25 tỷ đồng, APG 23 tỷ đồng, VPB 22 tỷ đồng. Cổ phiếu của 'trùm' đất Thủ Thiêm tăng kịch trầnDòng tiền của nhà đầu tư đổ xô vào các cổ phiếu bất động sản, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp đang sở hữu quỹ đất lớn tại khu vực Thủ Thiêm. 12:52 8/1/2024 Lần đầu VinFast vận hành với 100% lãnh đạo cấp cao người ViệtSau nhiều lần "thay tướng" ngoại, ban lãnh đạo cấp cao của VinFast đã được kiện toàn trong đợt thay đổi nhân sự mới nhất với 100% là người Việt. 09:23 7/1/2024 Doanh thu PVN cao kỷ lụcTổng doanh thu toàn Tập đoàn PVN năm 2023 lập kỷ lục mới khi đạt 942.800 tỷ đồng, vượt 39% kế hoạch năm. 14:45 6/1/2024 Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Vietcombank tăng phí SMS Banking từ đầu năm sau
Từ đầu năm 2024, Vietcombank tăng phí dịch vụ thông báo biến động số dư qua tin nhắn điện thoại. Theo đó, người dùng phát sinh 20 tin nhắn/tháng trở lên sẽ phải trả thêm tiền.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank (HoSE: VCB) cho biết kể từ ngày 1/1/2024, ngân hàng sẽ thực hiện điều chỉnh biểu phí dịch vụ thông báo biến động số dư qua tin nhắn SMS. Theo đó, ngân hàng sẽ chính thức dừng gửi tin nhắn biến động số dư với các giao dịch có giá trị dưới 50.000 đồng. Đối với dịch vụ SMS chủ động, Vietcombank sẽ tính phí theo số lượng tin nhắn phát sinh trong tháng thay vì mức phí cố định như hiện hành là 10.000 đồng/tháng/số điện thoại (chưa bao gồm VAT). Cụ thể, từ ngày 1/1/2024, nếu dưới 20 tin nhắn/tháng/số điện thoại, phí dịch vụ là 10.000 đồng/tháng. Trên 20 tin nhắn/tháng/số điện thoại, ngân hàng thu phí theo số lượng tin nhắn thực tế phát sinh trong tháng với mức phí 700 đồng/tin nhắn. Các mức phí này chưa bao gồm VAT. Như vậy, với khách hàng phát sinh nhiều giao dịch khoảng 100-200 tin nhắn/tháng/số điện thoại sẽ phải trả lên tới 77.000-154.000 đồng/tháng (chưa gồm thuế VAT). Năm 2022, "ông lớn" ngân hàng quốc doanh này cũng đã điều chỉnh tăng phí dịch vụ thông báo biến động số dư qua tin nhắn điện thoại nhưng sau đó lại tạm hoãn. Trước đó, vào tháng 9 năm nay, nhiều ngân hàng như Sacombank, VietinBank, VPBank cũng đồng loạt tăng phí SMS Banking, điều này nhằm khuyến khích khách hàng chuyển qua nhận thông báo miễn phí trên ứng dụng (App Banking) Các ngân hàng điều chỉnh tăng phí SMS Banking, nhằm thúc đẩy khách hàng chuyển dịch sang sử dụng tính năng nhận thông báo qua App Banking. Ảnh: Duy Hiệu. Trong đó, Sacombank điều chỉnh phí dịch vụ báo giao dịch qua SMS Banking từ ngày 1/9. Cụ thể, với khách hàng có số lượng tin nhắn SMS phát sinh dưới 30 tin nhắn, mức phí áp dụng là 15.000 đồng/tháng/số điện thoại. Nếu trên 30 tin nhắn, Sacombank sẽ thu theo số lượng tin nhắn với số tiền 500 đồng/tin nhắn và mức phí thu tối đa là 500.000 đồng/tháng/số điện thoại (chưa bao gồm VAT). Tương tự, VietinBank cũng thông báo phí SMS Banking giữ nguyên ở mức 10.000 đồng với tài khoản nhận dưới 14 tin nhắn/tháng. Nếu số lượng SMS biến động số dư từ 15 tin trở lên, phí SMS Banking tính trên mỗi tin nhắn là 880 đồng/tin nhắn. Hay với VPBank, thay vì mức cố định hàng tháng 12.000 đồng như trước, khách hàng sẽ trả phí dao động 11.000-77.000 đồng, tùy thuộc vào lượng tin nhắn phát sinh. Động thái tăng phí SMS Banking cũng diễn ra trong bối cảnh các ngân hàng cho biết đang phải chịu lỗ từ dịch vụ này do họ phải trả phí SMS cho nhà mạng với mức giá đắt gấp 3 lần so với thông thường. Theo thống kê của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, với số lượng tổ chức tín dụng, bao gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động lên tới cả trăm đơn vị, chi phí viễn thông cả hệ thống ngân hàng trả cho các nhà mạng lên tới vài trăm tỷ/tháng. Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Znews tại Tủ sách kinh tế Siêu xe McLaren 765LT được ngân hàng đấu giá khởi điểm 27,5 tỷ đồngHồi tháng 10, VietinBank AMC thông báo chào bán tài sản này theo phương thức thỏa thuận giá. Tuy nhiên, đến nay, ngân hàng quyết định đấu giá với mức khởi điểm 27,5 tỷ đồng. 15:19 13/12/2023 Ngân hàng rao bán một phần nhà cổ trăm tỷ của đại gia 'Huy máy nổ'Agribank đưa ra giá khởi điểm cho bất động sản và các tài sản thế chấp, trong đó có 2.293 m2 đất tại địa chỉ 404 Điện Biên Phủ (Đà nẵng) là hơn 246 tỷ đồng. 22:49 11/12/2023 Khoản nợ hơn 2.100 chỉ vàng SJC tiếp tục ế ẩmSau 3 lần đấu giá không có người tham gia, ngân hàng tiếp tục đấu giá toàn bộ khoản nợ là 2.149 chỉ vàng SJC của một khách hàng vay từ gần 20 năm trước. 14:25 9/12/2023
Vietcombank tăng phí SMS Banking từ đầu năm sau Từ đầu năm 2024, Vietcombank tăng phí dịch vụ thông báo biến động số dư qua tin nhắn điện thoại. Theo đó, người dùng phát sinh 20 tin nhắn/tháng trở lên sẽ phải trả thêm tiền. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank (HoSE: VCB) cho biết kể từ ngày 1/1/2024, ngân hàng sẽ thực hiện điều chỉnh biểu phí dịch vụ thông báo biến động số dư qua tin nhắn SMS. Theo đó, ngân hàng sẽ chính thức dừng gửi tin nhắn biến động số dư với các giao dịch có giá trị dưới 50.000 đồng. Đối với dịch vụ SMS chủ động, Vietcombank sẽ tính phí theo số lượng tin nhắn phát sinh trong tháng thay vì mức phí cố định như hiện hành là 10.000 đồng/tháng/số điện thoại (chưa bao gồm VAT). Cụ thể, từ ngày 1/1/2024, nếu dưới 20 tin nhắn/tháng/số điện thoại, phí dịch vụ là 10.000 đồng/tháng. Trên 20 tin nhắn/tháng/số điện thoại, ngân hàng thu phí theo số lượng tin nhắn thực tế phát sinh trong tháng với mức phí 700 đồng/tin nhắn. Các mức phí này chưa bao gồm VAT. Như vậy, với khách hàng phát sinh nhiều giao dịch khoảng 100-200 tin nhắn/tháng/số điện thoại sẽ phải trả lên tới 77.000-154.000 đồng/tháng (chưa gồm thuế VAT). Năm 2022, "ông lớn" ngân hàng quốc doanh này cũng đã điều chỉnh tăng phí dịch vụ thông báo biến động số dư qua tin nhắn điện thoại nhưng sau đó lại tạm hoãn. Trước đó, vào tháng 9 năm nay, nhiều ngân hàng như Sacombank, VietinBank, VPBank cũng đồng loạt tăng phí SMS Banking, điều này nhằm khuyến khích khách hàng chuyển qua nhận thông báo miễn phí trên ứng dụng (App Banking) Các ngân hàng điều chỉnh tăng phí SMS Banking, nhằm thúc đẩy khách hàng chuyển dịch sang sử dụng tính năng nhận thông báo qua App Banking. Ảnh: Duy Hiệu. Trong đó, Sacombank điều chỉnh phí dịch vụ báo giao dịch qua SMS Banking từ ngày 1/9. Cụ thể, với khách hàng có số lượng tin nhắn SMS phát sinh dưới 30 tin nhắn, mức phí áp dụng là 15.000 đồng/tháng/số điện thoại. Nếu trên 30 tin nhắn, Sacombank sẽ thu theo số lượng tin nhắn với số tiền 500 đồng/tin nhắn và mức phí thu tối đa là 500.000 đồng/tháng/số điện thoại (chưa bao gồm VAT). Tương tự, VietinBank cũng thông báo phí SMS Banking giữ nguyên ở mức 10.000 đồng với tài khoản nhận dưới 14 tin nhắn/tháng. Nếu số lượng SMS biến động số dư từ 15 tin trở lên, phí SMS Banking tính trên mỗi tin nhắn là 880 đồng/tin nhắn. Hay với VPBank, thay vì mức cố định hàng tháng 12.000 đồng như trước, khách hàng sẽ trả phí dao động 11.000-77.000 đồng, tùy thuộc vào lượng tin nhắn phát sinh. Động thái tăng phí SMS Banking cũng diễn ra trong bối cảnh các ngân hàng cho biết đang phải chịu lỗ từ dịch vụ này do họ phải trả phí SMS cho nhà mạng với mức giá đắt gấp 3 lần so với thông thường. Theo thống kê của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, với số lượng tổ chức tín dụng, bao gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động lên tới cả trăm đơn vị, chi phí viễn thông cả hệ thống ngân hàng trả cho các nhà mạng lên tới vài trăm tỷ/tháng. Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Znews tại Tủ sách kinh tế Siêu xe McLaren 765LT được ngân hàng đấu giá khởi điểm 27,5 tỷ đồngHồi tháng 10, VietinBank AMC thông báo chào bán tài sản này theo phương thức thỏa thuận giá. Tuy nhiên, đến nay, ngân hàng quyết định đấu giá với mức khởi điểm 27,5 tỷ đồng. 15:19 13/12/2023 Ngân hàng rao bán một phần nhà cổ trăm tỷ của đại gia 'Huy máy nổ'Agribank đưa ra giá khởi điểm cho bất động sản và các tài sản thế chấp, trong đó có 2.293 m2 đất tại địa chỉ 404 Điện Biên Phủ (Đà nẵng) là hơn 246 tỷ đồng. 22:49 11/12/2023 Khoản nợ hơn 2.100 chỉ vàng SJC tiếp tục ế ẩmSau 3 lần đấu giá không có người tham gia, ngân hàng tiếp tục đấu giá toàn bộ khoản nợ là 2.149 chỉ vàng SJC của một khách hàng vay từ gần 20 năm trước. 14:25 9/12/2023
Khối ngoại tháo chạy khỏi một cổ phiếu BĐS, xả ra gần 1.000 tỷ đồng
Khối ngoại bán ròng gần 4.000 tỷ đồng tính riêng trên sàn HoSE. Trong đó mã VHM của Vinhomes bị bán ròng 980 tỷ đồng.
Chứng khoán trong nước vừa trải qua tuần giao dịch sôi nổi khi thanh khoản trên các sàn đều tăng mạnh. Xét toàn thị trường, thanh khoản bình quân tuần đã đạt 24.200 tỷ đồng, tăng 61% so với tuần trước đó. Kết thúc tuần giao dịch đầu tiên của tháng 12, chỉ số VN-Index dừng ở mốc 1.124,44 điểm, tăng hơn 22 điểm (khoảng 2%) so với mốc mở cửa phiên ngày 4/12. Hai chỉ số khác là HNX-Index và UPCoM-Index cũng có diễn biến cùng chiều khi lần lượt tăng 2,1% lên 231,2 điểm và 0,6% lên 85,71 điểm. GIAO DỊCH MUA/BÁN RÒNG CỦA KHỐI NGOẠI Nguồn: VNDirect; Tổng hợp Nhãn Phiên 4/12 5/12 6/12 7/12 8/12 HoSE tỷ đồng -582 -1557 -548 -817 -449 HNX -43 -51 -7 12 17 UPCoM 12 -16 -7 -5 -15 Giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài là một trong những tâm điểm đáng chú ý tuần qua. Tính riêng trên HoSE, khối ngoại mua vào tổng cộng 204 triệu cổ phiếu và bán ra 337 triệu cổ phiếu, tức đã xả ròng ra thị trường 139 triệu cổ phiếu với giá trị khoảng 3.954 tỷ đồng. Diễn biến này kéo dài chuỗi bán ròng của khối ngoại sang tuần thứ 5 liên tiếp. Nhìn sâu vào hoạt động của nhóm này, cổ phiếu VHM của Vinhomes đang dẫn đầu danh sách bị cắt giảm đầu tư. Tuần vừa rồi mã này bị bán ròng gần 980 tỷ đồng, cao gấp 3 lần những mã đứng sau như chứng chỉ FUEVFVND (314 tỷ đồng), VNM (303 tỷ đồng) hay STB (298 tỷ đồng). Bản thân cổ phiếu VHM cũng ghi nhận 4 phiên giảm điểm liên tục, kết thúc tuần giao dịch ở mốc 39.650 đồng/cổ phiếu, tức giảm 3% so với đầu tuần. Vốn hóa thị trường chịu thiệt hại 7.000 tỷ đồng và thu hẹp xuống còn 172.650 tỷ đồng. Cổ phiếu VHM lao dốc mạnh từ giữa năm đến nay. Ảnh: DNSE. Ngoài những mã kể trên, khối ngoại cũng bán mạnh cổ phiếu HPG của Hòa Phát (248 tỷ đồng), chứng chỉ FUESSVFL (199 tỷ đồng), MSN của tập đoàn Masan (183 tỷ đồng), DXG của tập đoàn Đất Xanh (162 tỷ đồng). Chiều ngược lại, cổ phiếu VHC của Vĩnh Hoàn được gom ròng tới 166 tỷ đồng, đồng thời là mã duy nhất có giá trị mua ròng trên 100 tỷ đồng. Trên sàn, cổ phiếu của doanh nghiệp chế biến thủy sản đang được giao dịch tương đối tích cực. Khối lượng giao dịch mỗi phiên trong tuần qua đều trên 1 triệu đơn vị trong khi các tuần trước đó tương đối ảm đạm. Riêng phiên 6/12 ghi nhận 2,7 triệu cổ phiếu được sang tay với giá trị giao dịch hơn 205 tỷ đồng. Đây cũng là phiên VHC tăng kịch biên độ. Chốt phiên 8/12, cổ phiếu này dừng ở mốc 74.900 đồng/đơn vị, tăng 11% so với đầu tuần. Vốn hóa tăng gần 1.200 tỷ đồng lên 14.000 tỷ đồng. Diễn biến cổ phiếu của VHC diễn ra trong bối cảnh HĐQT công ty có nghị quyết triển khai phương án chi trả cổ tức năm 2022 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 20%, tức mỗi lô cổ phiếu 100 đơn vị sẽ nhận về 20 cổ phiếu mới. Hoạt động phát hành cổ phiếu mới để trả cổ tức cho cổ đông sẽ giúp nâng vốn điều lệ của doanh nghiệp lên 2.244 tỷ đồng. Bên cạnh VHC, cổ phiếu DGC của Hóa chất Đức Giang cũng được nhà đầu tư nước ngoài mua vào mạnh với giá trị ròng đạt 99 tỷ đồng, BID của ngân hàng BIDV 51 tỷ đồng, OCB của ngân hàng Phương Đông 51 tỷ đồng, KBC của Đô thị Kinh Bắc 39 tỷ đồng. Quỹ ngoại lại muốn thoái vốn khỏi VinasunSau 2 lần bất thành, quỹ ngoại lại đăng ký thoái 2,5 triệu cổ phiếu Vinasun nhằm mục đích cơ cấu danh mục. Giao dịch dự kiến thu về 32,5 tỷ đồng tính theo thị giá hiện tại. 17:01 8/12/2023 Nhóm quỹ Hàn Quốc trở thành cổ đông lớn của Thép Nam KimNhóm quỹ Hàn Quốc Kim Vietnam Fund Management trở thành cổ đông lớn thứ 4 của doanh nghiệp thép sau khi một quỹ thành viên mua vào 1 triệu cổ phiếu NKG. 13:30 8/12/2023 Doanh nghiệp Việt thành 'gà đẻ trứng vàng' cho ông chủ TháiMỗi năm, cổ đông Thái Lan nhận về hàng nghìn tỷ đồng cổ tức tiền mặt nhờ thâu tóm thành công các doanh nghiệp Việt như Sabeco, Nhựa Bình Minh, Bao bì Biên Hòa... 13:00 8/12/2023 Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Khối ngoại tháo chạy khỏi một cổ phiếu BĐS, xả ra gần 1.000 tỷ đồng Khối ngoại bán ròng gần 4.000 tỷ đồng tính riêng trên sàn HoSE. Trong đó mã VHM của Vinhomes bị bán ròng 980 tỷ đồng. Chứng khoán trong nước vừa trải qua tuần giao dịch sôi nổi khi thanh khoản trên các sàn đều tăng mạnh. Xét toàn thị trường, thanh khoản bình quân tuần đã đạt 24.200 tỷ đồng, tăng 61% so với tuần trước đó. Kết thúc tuần giao dịch đầu tiên của tháng 12, chỉ số VN-Index dừng ở mốc 1.124,44 điểm, tăng hơn 22 điểm (khoảng 2%) so với mốc mở cửa phiên ngày 4/12. Hai chỉ số khác là HNX-Index và UPCoM-Index cũng có diễn biến cùng chiều khi lần lượt tăng 2,1% lên 231,2 điểm và 0,6% lên 85,71 điểm. GIAO DỊCH MUA/BÁN RÒNG CỦA KHỐI NGOẠI Nguồn: VNDirect; Tổng hợp Nhãn Phiên 4/12 5/12 6/12 7/12 8/12 HoSE tỷ đồng -582 -1557 -548 -817 -449 HNX -43 -51 -7 12 17 UPCoM 12 -16 -7 -5 -15 Giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài là một trong những tâm điểm đáng chú ý tuần qua. Tính riêng trên HoSE, khối ngoại mua vào tổng cộng 204 triệu cổ phiếu và bán ra 337 triệu cổ phiếu, tức đã xả ròng ra thị trường 139 triệu cổ phiếu với giá trị khoảng 3.954 tỷ đồng. Diễn biến này kéo dài chuỗi bán ròng của khối ngoại sang tuần thứ 5 liên tiếp. Nhìn sâu vào hoạt động của nhóm này, cổ phiếu VHM của Vinhomes đang dẫn đầu danh sách bị cắt giảm đầu tư. Tuần vừa rồi mã này bị bán ròng gần 980 tỷ đồng, cao gấp 3 lần những mã đứng sau như chứng chỉ FUEVFVND (314 tỷ đồng), VNM (303 tỷ đồng) hay STB (298 tỷ đồng). Bản thân cổ phiếu VHM cũng ghi nhận 4 phiên giảm điểm liên tục, kết thúc tuần giao dịch ở mốc 39.650 đồng/cổ phiếu, tức giảm 3% so với đầu tuần. Vốn hóa thị trường chịu thiệt hại 7.000 tỷ đồng và thu hẹp xuống còn 172.650 tỷ đồng. Cổ phiếu VHM lao dốc mạnh từ giữa năm đến nay. Ảnh: DNSE. Ngoài những mã kể trên, khối ngoại cũng bán mạnh cổ phiếu HPG của Hòa Phát (248 tỷ đồng), chứng chỉ FUESSVFL (199 tỷ đồng), MSN của tập đoàn Masan (183 tỷ đồng), DXG của tập đoàn Đất Xanh (162 tỷ đồng). Chiều ngược lại, cổ phiếu VHC của Vĩnh Hoàn được gom ròng tới 166 tỷ đồng, đồng thời là mã duy nhất có giá trị mua ròng trên 100 tỷ đồng. Trên sàn, cổ phiếu của doanh nghiệp chế biến thủy sản đang được giao dịch tương đối tích cực. Khối lượng giao dịch mỗi phiên trong tuần qua đều trên 1 triệu đơn vị trong khi các tuần trước đó tương đối ảm đạm. Riêng phiên 6/12 ghi nhận 2,7 triệu cổ phiếu được sang tay với giá trị giao dịch hơn 205 tỷ đồng. Đây cũng là phiên VHC tăng kịch biên độ. Chốt phiên 8/12, cổ phiếu này dừng ở mốc 74.900 đồng/đơn vị, tăng 11% so với đầu tuần. Vốn hóa tăng gần 1.200 tỷ đồng lên 14.000 tỷ đồng. Diễn biến cổ phiếu của VHC diễn ra trong bối cảnh HĐQT công ty có nghị quyết triển khai phương án chi trả cổ tức năm 2022 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 20%, tức mỗi lô cổ phiếu 100 đơn vị sẽ nhận về 20 cổ phiếu mới. Hoạt động phát hành cổ phiếu mới để trả cổ tức cho cổ đông sẽ giúp nâng vốn điều lệ của doanh nghiệp lên 2.244 tỷ đồng. Bên cạnh VHC, cổ phiếu DGC của Hóa chất Đức Giang cũng được nhà đầu tư nước ngoài mua vào mạnh với giá trị ròng đạt 99 tỷ đồng, BID của ngân hàng BIDV 51 tỷ đồng, OCB của ngân hàng Phương Đông 51 tỷ đồng, KBC của Đô thị Kinh Bắc 39 tỷ đồng. Quỹ ngoại lại muốn thoái vốn khỏi VinasunSau 2 lần bất thành, quỹ ngoại lại đăng ký thoái 2,5 triệu cổ phiếu Vinasun nhằm mục đích cơ cấu danh mục. Giao dịch dự kiến thu về 32,5 tỷ đồng tính theo thị giá hiện tại. 17:01 8/12/2023 Nhóm quỹ Hàn Quốc trở thành cổ đông lớn của Thép Nam KimNhóm quỹ Hàn Quốc Kim Vietnam Fund Management trở thành cổ đông lớn thứ 4 của doanh nghiệp thép sau khi một quỹ thành viên mua vào 1 triệu cổ phiếu NKG. 13:30 8/12/2023 Doanh nghiệp Việt thành 'gà đẻ trứng vàng' cho ông chủ TháiMỗi năm, cổ đông Thái Lan nhận về hàng nghìn tỷ đồng cổ tức tiền mặt nhờ thâu tóm thành công các doanh nghiệp Việt như Sabeco, Nhựa Bình Minh, Bao bì Biên Hòa... 13:00 8/12/2023 Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ thí điểm tiền điện tử
Chủ tịch của Ngân hàng Trung ương Thuỵ Sỹ (SNB) - ông Thomas Jordan - nói rằng đây không chỉ là cuộc thử nghiệm mà sẽ là tiền thật tương đương dự trữ trong ngân hàng.
Chủ tịch SNB Thomas Jordan tham dự cuộc họp cổ đông của ngân hàng. Ảnh: Denis Balibouse/Reuters. Theo Reuters, Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ (SNB) sẽ phát hành tiền điện tử của ngân hàng trung ương (CBDC) cho các giao dịch bán buôn trên sàn giao dịch kỹ thuật số SIX trong khuôn khổ một chương trình thí điểm của nước này. “Đây không chỉ là cuộc thử nghiệm, mà sẽ là tiền thật tương đương dự trữ ngân hàng và mục tiêu là thử nghiệm các giao dịch thật với những người tham gia thị trường”, Chủ tịch SNB Thomas Jordan nêu rõ trong bài phát biểu tại Diễn đàn Point Zero được tổ chức tại thành phố Zurich ngày 26/6. Chủ tịch SNB cũng cho biết dự án thí điểm sẽ sớm được triển khai và dự kiến diễn ra trong một khoảng thời gian cụ thể. Hiện tại, nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới đang xem xét phát hành CBDC. Với việc triển khai thí điểm này, Thuỵ Sỹ sẽ trở thành quốc gia thứ 4 gia nhập danh sách những nước bắt đầu thử nghiệm CBDC sau Trung Quốc, Ấn Độ và Australia. Chủ tịch SNB không loại trừ khả năng phát hành CBDC bán lẻ, song hiện ngân hàng vẫn thận trọng về vấn đề này. “CBDC khó kiểm soát nên chúng tôi vẫn còn những lo ngại nhất định về rủi ro tiềm tàng mà nó có thể gây ra cho hệ thống tài chính", ông Jordan nói thêm. Theo CoinDesk, trong một báo cáo công bố hôm 17/1, Bank of America nói rằng CBDC là bước phát triển tất yếu của tiền tệ. Nhóm chuyên gia của ngân hàng này viết rằng: "CBDC không thay đổi định nghĩa về tiền tệ nhưng sẽ thay đổi cách thức và thời điểm chuyển giao giá trị trong vòng 15 năm tới". Thậm chí, CBDC có tiềm năng cách mạng hóa hệ thống tài chính toàn cầu và có thể là tiến bộ công nghệ quan trọng nhất trong lịch sử tiền tệ. Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum) định nghĩa CBDC là phiên bản số của tiền pháp định ở mỗi quốc gia, do ngân hàng trung ương phát hành và quản lý, ví dụ nước Mỹ sẽ có USD số, Trung Quốc có nhân dân tệ số. CBDC có thể được sử dụng trong các giao dịch bán buôn hoặc bán lẻ. CBDC bán buôn được phát hành nhằm phục vụ giao dịch giữa các thể chế tài chính qua các thị trường tài chính. CBDC bán lẻ được phát hành nhằm phục vụ giao dịch bán lẻ giữa các cá nhân trong kinh doanh và mua sắm. Một hệ thống CBDC có thể dựa trên nhiều công nghệ, nhưng blockchain đang được xem là công nghệ tiềm năng nhất để quản lý CBDC vì giúp tăng tốc độ, hiệu quả và giảm chi phí. Theo nhóm chuyên gia, các ngân hàng trung ương ở những nước phát triển có thể tập trung vào hiệu quả thanh toán của CBDC, còn ngân hàng ở các nước đang phát triển thì nên tập trung vào tài chính toàn diện (financial inclusion). Dù vậy, nhóm chuyên gia của Bank of America nhận định CBDC vẫn có một số rủi ro liên quan đến việc cạnh tranh với tiền gửi ngân hàng. Chưa kể, CBDC có thể dẫn đến mất chủ quyền tiền tệ và bất bình đẳng giữa các quốc gia. Cũng trong báo cáo của công ty kiểm toán PWC về CBDC trong năm 2022, hiện tại chỉ có 2 quốc gia đã phát hành CBDC là Quần đảo Bahamas và Nigeria. Cũng theo báo cáo từ Hội đồng Đại Tây Dương, hiện có 18 quốc gia trên toàn cầu có động thái tiến hành các chương trình thí điểm CBDC. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. NCB có tổng giám đốc mớiÔng Tạ Kiều Hưng đã chính thức được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc NCB sau gần 7 tháng gia nhập ngân hàng này. 11:30 27/6/2023 Một địa phương được LG Innotek đầu tư thêm 1 tỷ USDSau khi tăng vốn thêm 1 tỷ USD, dự án nhà máy LG Innotek Hải Phòng tại khu công nghiệp Tràng Duệ (Hải Phòng) sẽ có tổng vốn đầu tư khoảng hơn 2 tỷ USD. 21:50 26/6/2023
Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ thí điểm tiền điện tử Chủ tịch của Ngân hàng Trung ương Thuỵ Sỹ (SNB) - ông Thomas Jordan - nói rằng đây không chỉ là cuộc thử nghiệm mà sẽ là tiền thật tương đương dự trữ trong ngân hàng. Chủ tịch SNB Thomas Jordan tham dự cuộc họp cổ đông của ngân hàng. Ảnh: Denis Balibouse/Reuters. Theo Reuters, Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ (SNB) sẽ phát hành tiền điện tử của ngân hàng trung ương (CBDC) cho các giao dịch bán buôn trên sàn giao dịch kỹ thuật số SIX trong khuôn khổ một chương trình thí điểm của nước này. “Đây không chỉ là cuộc thử nghiệm, mà sẽ là tiền thật tương đương dự trữ ngân hàng và mục tiêu là thử nghiệm các giao dịch thật với những người tham gia thị trường”, Chủ tịch SNB Thomas Jordan nêu rõ trong bài phát biểu tại Diễn đàn Point Zero được tổ chức tại thành phố Zurich ngày 26/6. Chủ tịch SNB cũng cho biết dự án thí điểm sẽ sớm được triển khai và dự kiến diễn ra trong một khoảng thời gian cụ thể. Hiện tại, nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới đang xem xét phát hành CBDC. Với việc triển khai thí điểm này, Thuỵ Sỹ sẽ trở thành quốc gia thứ 4 gia nhập danh sách những nước bắt đầu thử nghiệm CBDC sau Trung Quốc, Ấn Độ và Australia. Chủ tịch SNB không loại trừ khả năng phát hành CBDC bán lẻ, song hiện ngân hàng vẫn thận trọng về vấn đề này. “CBDC khó kiểm soát nên chúng tôi vẫn còn những lo ngại nhất định về rủi ro tiềm tàng mà nó có thể gây ra cho hệ thống tài chính", ông Jordan nói thêm. Theo CoinDesk, trong một báo cáo công bố hôm 17/1, Bank of America nói rằng CBDC là bước phát triển tất yếu của tiền tệ. Nhóm chuyên gia của ngân hàng này viết rằng: "CBDC không thay đổi định nghĩa về tiền tệ nhưng sẽ thay đổi cách thức và thời điểm chuyển giao giá trị trong vòng 15 năm tới". Thậm chí, CBDC có tiềm năng cách mạng hóa hệ thống tài chính toàn cầu và có thể là tiến bộ công nghệ quan trọng nhất trong lịch sử tiền tệ. Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum) định nghĩa CBDC là phiên bản số của tiền pháp định ở mỗi quốc gia, do ngân hàng trung ương phát hành và quản lý, ví dụ nước Mỹ sẽ có USD số, Trung Quốc có nhân dân tệ số. CBDC có thể được sử dụng trong các giao dịch bán buôn hoặc bán lẻ. CBDC bán buôn được phát hành nhằm phục vụ giao dịch giữa các thể chế tài chính qua các thị trường tài chính. CBDC bán lẻ được phát hành nhằm phục vụ giao dịch bán lẻ giữa các cá nhân trong kinh doanh và mua sắm. Một hệ thống CBDC có thể dựa trên nhiều công nghệ, nhưng blockchain đang được xem là công nghệ tiềm năng nhất để quản lý CBDC vì giúp tăng tốc độ, hiệu quả và giảm chi phí. Theo nhóm chuyên gia, các ngân hàng trung ương ở những nước phát triển có thể tập trung vào hiệu quả thanh toán của CBDC, còn ngân hàng ở các nước đang phát triển thì nên tập trung vào tài chính toàn diện (financial inclusion). Dù vậy, nhóm chuyên gia của Bank of America nhận định CBDC vẫn có một số rủi ro liên quan đến việc cạnh tranh với tiền gửi ngân hàng. Chưa kể, CBDC có thể dẫn đến mất chủ quyền tiền tệ và bất bình đẳng giữa các quốc gia. Cũng trong báo cáo của công ty kiểm toán PWC về CBDC trong năm 2022, hiện tại chỉ có 2 quốc gia đã phát hành CBDC là Quần đảo Bahamas và Nigeria. Cũng theo báo cáo từ Hội đồng Đại Tây Dương, hiện có 18 quốc gia trên toàn cầu có động thái tiến hành các chương trình thí điểm CBDC. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. NCB có tổng giám đốc mớiÔng Tạ Kiều Hưng đã chính thức được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc NCB sau gần 7 tháng gia nhập ngân hàng này. 11:30 27/6/2023 Một địa phương được LG Innotek đầu tư thêm 1 tỷ USDSau khi tăng vốn thêm 1 tỷ USD, dự án nhà máy LG Innotek Hải Phòng tại khu công nghiệp Tràng Duệ (Hải Phòng) sẽ có tổng vốn đầu tư khoảng hơn 2 tỷ USD. 21:50 26/6/2023
Chuỗi siêu thị Emart của Thaco thu hơn 8 tỷ đồng/ngày
Doanh thu hoạt động thương mại dịch vụ và bán lẻ của hệ thống siêu thị Emart trong năm 2023 ước đạt 3.000 tỷ đồng. Hai năm tới sẽ mở thêm 2 siêu thị Emart tại Hà Nội và Đồng Nai.
Ngay sau khi Thaco trở thành chủ sở hữu mới của Emart Việt Nam, lần lượt 2 đại siêu thị mới đã khai trương tại TP.HCM. Ảnh: Phương Lâm. Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 ngành Công Thương, ông Phạm Văn Tài, Tổng giám đốc Thaco cho biết trong năm 2023, Thiso - công ty kinh doanh trung tâm thương mại của Thaco - đã khai trương thêm 1 trung tâm thương mại tại quận Gò Vấp, TP.HCM. Tính đến nay, công ty này đã đưa vào hoạt động 3 trung tâm thương mại tại TP.HCM. Doanh thu hoạt động thương mại dịch vụ và bán lẻ của hệ thống siêu thị Emart trong năm 2023 ước đạt 3.000 tỷ đồng, tương đương hơn 8,2 tỷ đồng/ngày. Ông Tài cho biết kế hoạch từ năm 2024 đến 2025, Thiso sẽ khai trương thêm 2 trung tâm thương mại tại Hà Nội và Đồng Nai và 1 dự án khách sạn kết hợp thương mại tại Đà Lạt - Lâm Đồng. Với Thaco Auto - doanh nghiệp phụ trách hoạt động sản xuất và lắp ráp ôtô của Thaco - lãnh đạo tập đoàn này chia sẻ năm 2023, doanh số ôtô bán ra đạt hơn 96.500 xe các loại, giảm 25% so với năm ngoái và chiếm 36% thị phần ôtô trong nước. Xuất khẩu hơn 2.500 xe, doanh thu đạt hơn 10 triệu USD. "Năm 2024, doanh số dự kiến của tập đoàn đạt 112.500 xe và chiếm 40% thị phần ôtô trong nước. Kế hoạch xuất khẩu hơn 2.600 xe, doanh thu xuất khẩu đạt hơn 27,8 triệu USD", ông Tài cho biết. Tổng giám đốc Thaco cũng thông tin doanh nghiệp đang hợp tác với các đối tác để nghiên cứu phát triển các sản phẩm ôtô năng lượng mới và hướng tới thị trường xuất khẩu. Trong mảng cơ khí và công nghiệp hỗ trợ, doanh thu Thaco Industries - doanh nghiệp sản xuất cơ khí, linh kiện phụ tùng trong và ngoài ngành ôtô - ước đạt gần 8.700 tỷ đồng, giảm 20% so với năm 2022. Đáng chú ý, doanh thu xuất khẩu giảm mạnh tới 75% so với năm ngoái, chỉ đạt hơn 105 triệu USD và chưa đạt chỉ tiêu doanh thu đã đề ra là 400 triệu USD. Về kế hoạch năm 2024, doanh nghiệp dự kiến doanh thu đạt hơn 13.000 tỷ đồng, trong đó doanh thu xuất khẩu là 250 triệu USD. Về mảng nông nghiệp, lãnh đạo Thaco cho biết trong năm nay, Thaco Agri xuất khẩu hơn 130.000 tấn trái cây, doanh thu xuất khẩu đạt 153 triệu USD. Sản lượng bò thịt và heo thịt xuất bán ra thị trường là 5.500 con bò và 254.000 con heo với doanh thu ước đạt 9.000 tỷ đồng. Doanh nghiệp dự kiến sản lượng trái cây xuất khẩu ước đạt 380.000 tấn, tương đương gần 300 triệu USD trong năm sau. "Về lĩnh vực đầu tư xây dựng, Thadico đã đầu tư và kinh doanh đất khu công nghiệp 1.200 ha, đầu tư hạ tầng giao thông và bất động sản. Năm 2024, doanh nghiệp tiếp tục triển khai các dự án bất động sản phức hợp tại TP.HCM, Long An, Đồng Nai và Hà Nội", ông Tài thông tin. Đối với hoạt động giao nhận vận chuyển của Thilogi, tổng sản lượng hàng hóa qua cảng Chu Lai đạt 3,1 triệu tấn, đã vận chuyển gần 6.500 container trái cây tươi xuất khẩu, gần 76.000 ôtô thành phẩm và hơn 58.000 container bằng đường biển nội địa và quốc tế. Đến năm 2024, sản lượng hàng hóa qua cảng Chu Lai ước đạt gần 5 triệu tấn (tăng 61% so với năm 2023). Đưa bến cảng 5 vạn tấn vào hoạt động, triển khai xây dựng tuyến luồng mới Cửa Lở để đón tàu trọng tải lớn, đồng thời phát triển mạng lưới logistics tại khu vực Tây Nguyên, Lào, Campuchia. Trong năm 2022, Thaco ghi nhận lợi nhuận sau thuế khoảng 7.420 tỷ đồng, tăng hơn 40% so với năm 2021. Nhờ kết quả này, tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) của tập đoàn được cải thiện từ 11,3% lên 15,3%. Quy mô tổng tài sản Thaco mở rộng liên tục và lập đỉnh mới hơn 153.000 tỷ đồng. Độc giả ZNews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... VDSC: Lãi ròng Thế Giới Di Động có thể xuống thấp nhất 10 nămTrong bối cảnh sức mua yếu, hàng tồn kho tăng cao và chi phí bất thường từ việc tái cấu trúc Bách Hóa Xanh, VDSC cho rằng lãi ròng TGDĐ sẽ giảm xuống mức thấp nhất từ 2013 đến nay. 18:52 22/12/2023 Aeon muốn xây 2 TTTM ở Cần Thơ và Bắc Giang, tổng vốn 250 triệu USDAeon Mall Việt Nam đã trao thỏa thuận hợp tác nghiên cứu đầu tư Trung tâm thương mại Aeon Mall tại TP Cần Thơ và tỉnh Bắc Giang, mỗi trung tâm trị giá 250 triệu USD. 15:29 17/12/2023 Ai thắng thế trong 'cuộc chiến' đại siêu thị?Mặc dù sức cầu tiêu dùng giảm mạnh, nhiều đại gia bán lẻ trong lẫn ngoài nước vẫn không ngừng bơm vốn, mở rộng quy mô để "đánh chiếm" thị phần trong phân khúc đại siêu thị. 06:00 15/12/2023
Chuỗi siêu thị Emart của Thaco thu hơn 8 tỷ đồng/ngày Doanh thu hoạt động thương mại dịch vụ và bán lẻ của hệ thống siêu thị Emart trong năm 2023 ước đạt 3.000 tỷ đồng. Hai năm tới sẽ mở thêm 2 siêu thị Emart tại Hà Nội và Đồng Nai. Ngay sau khi Thaco trở thành chủ sở hữu mới của Emart Việt Nam, lần lượt 2 đại siêu thị mới đã khai trương tại TP.HCM. Ảnh: Phương Lâm. Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 ngành Công Thương, ông Phạm Văn Tài, Tổng giám đốc Thaco cho biết trong năm 2023, Thiso - công ty kinh doanh trung tâm thương mại của Thaco - đã khai trương thêm 1 trung tâm thương mại tại quận Gò Vấp, TP.HCM. Tính đến nay, công ty này đã đưa vào hoạt động 3 trung tâm thương mại tại TP.HCM. Doanh thu hoạt động thương mại dịch vụ và bán lẻ của hệ thống siêu thị Emart trong năm 2023 ước đạt 3.000 tỷ đồng, tương đương hơn 8,2 tỷ đồng/ngày. Ông Tài cho biết kế hoạch từ năm 2024 đến 2025, Thiso sẽ khai trương thêm 2 trung tâm thương mại tại Hà Nội và Đồng Nai và 1 dự án khách sạn kết hợp thương mại tại Đà Lạt - Lâm Đồng. Với Thaco Auto - doanh nghiệp phụ trách hoạt động sản xuất và lắp ráp ôtô của Thaco - lãnh đạo tập đoàn này chia sẻ năm 2023, doanh số ôtô bán ra đạt hơn 96.500 xe các loại, giảm 25% so với năm ngoái và chiếm 36% thị phần ôtô trong nước. Xuất khẩu hơn 2.500 xe, doanh thu đạt hơn 10 triệu USD. "Năm 2024, doanh số dự kiến của tập đoàn đạt 112.500 xe và chiếm 40% thị phần ôtô trong nước. Kế hoạch xuất khẩu hơn 2.600 xe, doanh thu xuất khẩu đạt hơn 27,8 triệu USD", ông Tài cho biết. Tổng giám đốc Thaco cũng thông tin doanh nghiệp đang hợp tác với các đối tác để nghiên cứu phát triển các sản phẩm ôtô năng lượng mới và hướng tới thị trường xuất khẩu. Trong mảng cơ khí và công nghiệp hỗ trợ, doanh thu Thaco Industries - doanh nghiệp sản xuất cơ khí, linh kiện phụ tùng trong và ngoài ngành ôtô - ước đạt gần 8.700 tỷ đồng, giảm 20% so với năm 2022. Đáng chú ý, doanh thu xuất khẩu giảm mạnh tới 75% so với năm ngoái, chỉ đạt hơn 105 triệu USD và chưa đạt chỉ tiêu doanh thu đã đề ra là 400 triệu USD. Về kế hoạch năm 2024, doanh nghiệp dự kiến doanh thu đạt hơn 13.000 tỷ đồng, trong đó doanh thu xuất khẩu là 250 triệu USD. Về mảng nông nghiệp, lãnh đạo Thaco cho biết trong năm nay, Thaco Agri xuất khẩu hơn 130.000 tấn trái cây, doanh thu xuất khẩu đạt 153 triệu USD. Sản lượng bò thịt và heo thịt xuất bán ra thị trường là 5.500 con bò và 254.000 con heo với doanh thu ước đạt 9.000 tỷ đồng. Doanh nghiệp dự kiến sản lượng trái cây xuất khẩu ước đạt 380.000 tấn, tương đương gần 300 triệu USD trong năm sau. "Về lĩnh vực đầu tư xây dựng, Thadico đã đầu tư và kinh doanh đất khu công nghiệp 1.200 ha, đầu tư hạ tầng giao thông và bất động sản. Năm 2024, doanh nghiệp tiếp tục triển khai các dự án bất động sản phức hợp tại TP.HCM, Long An, Đồng Nai và Hà Nội", ông Tài thông tin. Đối với hoạt động giao nhận vận chuyển của Thilogi, tổng sản lượng hàng hóa qua cảng Chu Lai đạt 3,1 triệu tấn, đã vận chuyển gần 6.500 container trái cây tươi xuất khẩu, gần 76.000 ôtô thành phẩm và hơn 58.000 container bằng đường biển nội địa và quốc tế. Đến năm 2024, sản lượng hàng hóa qua cảng Chu Lai ước đạt gần 5 triệu tấn (tăng 61% so với năm 2023). Đưa bến cảng 5 vạn tấn vào hoạt động, triển khai xây dựng tuyến luồng mới Cửa Lở để đón tàu trọng tải lớn, đồng thời phát triển mạng lưới logistics tại khu vực Tây Nguyên, Lào, Campuchia. Trong năm 2022, Thaco ghi nhận lợi nhuận sau thuế khoảng 7.420 tỷ đồng, tăng hơn 40% so với năm 2021. Nhờ kết quả này, tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) của tập đoàn được cải thiện từ 11,3% lên 15,3%. Quy mô tổng tài sản Thaco mở rộng liên tục và lập đỉnh mới hơn 153.000 tỷ đồng. Độc giả ZNews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... VDSC: Lãi ròng Thế Giới Di Động có thể xuống thấp nhất 10 nămTrong bối cảnh sức mua yếu, hàng tồn kho tăng cao và chi phí bất thường từ việc tái cấu trúc Bách Hóa Xanh, VDSC cho rằng lãi ròng TGDĐ sẽ giảm xuống mức thấp nhất từ 2013 đến nay. 18:52 22/12/2023 Aeon muốn xây 2 TTTM ở Cần Thơ và Bắc Giang, tổng vốn 250 triệu USDAeon Mall Việt Nam đã trao thỏa thuận hợp tác nghiên cứu đầu tư Trung tâm thương mại Aeon Mall tại TP Cần Thơ và tỉnh Bắc Giang, mỗi trung tâm trị giá 250 triệu USD. 15:29 17/12/2023 Ai thắng thế trong 'cuộc chiến' đại siêu thị?Mặc dù sức cầu tiêu dùng giảm mạnh, nhiều đại gia bán lẻ trong lẫn ngoài nước vẫn không ngừng bơm vốn, mở rộng quy mô để "đánh chiếm" thị phần trong phân khúc đại siêu thị. 06:00 15/12/2023
Ngân hàng Xăng dầu Petrolimex chính thức đổi tên
Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex - PG Bank (UPCoM: PGB) - đã chính thức được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Thịnh Vượng và Phát triển (PGBank).
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có quyết định về việc sửa đổi nội dung Tên ngân hàng tại Giấy phép thành lập và hoạt động của Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank). Theo quyết định này, PG Bank đã được đổi tên tiếng Việt mới thành Ngân hàng TMCP Thịnh Vượng và Phát triển. Tên tiếng Anh của ngân hàng là Prosperity And Growth Commercial Joint Stock Bank và tên viết tắt là PGBank (thay cho tên viết tắt cũ là PG Bank). Trước đó, PGBank đã xin ý kiến cổ đông về việc đổi tên thương mại và được chấp thuận. Nguyên nhân ban lãnh đạo đưa ra đề xuất đổi tên là do tên cũ gắn với cổ đông lớn trước đây là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam Petrolimex. Hiện nay, Petrolimex đã thoái vốn tại PGBank và Petrolimex đã yêu cầu PGBank chấm dứt sử dụng các nhãn hiệu thuộc sở hữu của Petrolimex trước ngày 31/12. Ngoài ra, PGBank cũng thông qua việc thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính về Tòa nhà HEAC số 14-16 Hàm Long, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những dự án của Tập đoàn Thành Công, một doanh nghiệp có nhiều nhân sự liên quan hiện diện trong ban lãnh đạo mới của PGBank. Trước đó, trụ sở ngân hàng đặt tại địa chỉ Tầng 16, 23, 24 Tòa nhà Mipec, số 229 Tây Sơn, phường Ngã Tư Sở, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về doanh nhân, câu chuyện kinh doanh, khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, kinh nghiệm quản trị... tại Tủ sách doanh nhân. Những cuốn sách được chia sẻ bởi các doanh nhân nổi tiếng thế giới như Bill Gate, Warren Buffett, Elon Musk... TP.HCM có thêm 3 dự án bất động sản được gỡ vướngBên cạnh đó, trên địa bàn cũng có 12 dự án bất động sản đang được các sở, ngành rà soát, thực hiện theo chỉ đạo của UBND TP.HCM. 10:31 21/12/2023 Giá vàng trong nước suy yếuSau 2 phiên tăng giá mạnh mẽ thì tới sáng nay (21/12), giá vàng trong nước đã quay đầu giảm. 10:22 21/12/2023 Giá vàng lập đỉnh, chuyên gia khuyên nên cẩn thậnGiá vàng thế giới được dự báo tiếp tục tăng khiến nhà đầu tư càng kỳ vọng giá vàng trong nước cũng tăng theo. 06:00 21/12/2023
Ngân hàng Xăng dầu Petrolimex chính thức đổi tên Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex - PG Bank (UPCoM: PGB) - đã chính thức được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Thịnh Vượng và Phát triển (PGBank). Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có quyết định về việc sửa đổi nội dung Tên ngân hàng tại Giấy phép thành lập và hoạt động của Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank). Theo quyết định này, PG Bank đã được đổi tên tiếng Việt mới thành Ngân hàng TMCP Thịnh Vượng và Phát triển. Tên tiếng Anh của ngân hàng là Prosperity And Growth Commercial Joint Stock Bank và tên viết tắt là PGBank (thay cho tên viết tắt cũ là PG Bank). Trước đó, PGBank đã xin ý kiến cổ đông về việc đổi tên thương mại và được chấp thuận. Nguyên nhân ban lãnh đạo đưa ra đề xuất đổi tên là do tên cũ gắn với cổ đông lớn trước đây là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam Petrolimex. Hiện nay, Petrolimex đã thoái vốn tại PGBank và Petrolimex đã yêu cầu PGBank chấm dứt sử dụng các nhãn hiệu thuộc sở hữu của Petrolimex trước ngày 31/12. Ngoài ra, PGBank cũng thông qua việc thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính về Tòa nhà HEAC số 14-16 Hàm Long, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những dự án của Tập đoàn Thành Công, một doanh nghiệp có nhiều nhân sự liên quan hiện diện trong ban lãnh đạo mới của PGBank. Trước đó, trụ sở ngân hàng đặt tại địa chỉ Tầng 16, 23, 24 Tòa nhà Mipec, số 229 Tây Sơn, phường Ngã Tư Sở, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về doanh nhân, câu chuyện kinh doanh, khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, kinh nghiệm quản trị... tại Tủ sách doanh nhân. Những cuốn sách được chia sẻ bởi các doanh nhân nổi tiếng thế giới như Bill Gate, Warren Buffett, Elon Musk... TP.HCM có thêm 3 dự án bất động sản được gỡ vướngBên cạnh đó, trên địa bàn cũng có 12 dự án bất động sản đang được các sở, ngành rà soát, thực hiện theo chỉ đạo của UBND TP.HCM. 10:31 21/12/2023 Giá vàng trong nước suy yếuSau 2 phiên tăng giá mạnh mẽ thì tới sáng nay (21/12), giá vàng trong nước đã quay đầu giảm. 10:22 21/12/2023 Giá vàng lập đỉnh, chuyên gia khuyên nên cẩn thậnGiá vàng thế giới được dự báo tiếp tục tăng khiến nhà đầu tư càng kỳ vọng giá vàng trong nước cũng tăng theo. 06:00 21/12/2023
Chủ công viên nước Hồ Tây lãi kỷ lục sau Covid-19
Nhờ cải thiện giá vốn trong khi doanh thu tăng cao, Haseco lãi ròng hơn 18 tỷ đồng, ngắt mạch 2 năm liên tiếp thua lỗ vì Covid-19.
Báo cáo tài chính năm 2022 đã kiểm toán của Công ty CP Dịch vụ Giải trí Hà Nội (Haseco - HES) ghi nhận doanh thu 136 tỷ đồng, tăng 7 lần so với năm 2021. Trong đó, doanh thu từ các hoạt động tự doanh tại công viên đạt 100,5 tỷ đồng và doanh thu tour du lịch đạt 35,5 tỷ đồng. Sau khi khấu trừ các loại chi phí và nộp ngân sách Nhà nước, Haseco lãi ròng 18,5 tỷ đồng, lấy lại lợi nhuận sau khi chứng kiến 2 năm thua lỗ liên tiếp vì Covid-19. Thậm chí, khoản lợi nhuận ghi nhận trong năm kinh doanh 2022 còn cao hơn năm 2019 (thời điểm trước dịch) nhờ việc cải thiện giá vốn hàng bán và biên lợi nhuận gộp. Lý giải kết quả đột biến này, lãnh đạo Haseco cho biết trong năm kinh doanh trước đó, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do Covid-19 hoành hành và buộc phải đóng cửa các công viên trong khoảng thời gian dài. KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA HASECO PHỤC HỒI SAU COVID-19 Nguồn: BCTC DN; Tổng hợp. NhãnNăm 2017Năm 2018Năm 2019Năm 2020Năm 2021Năm 2022 Doanh thu thuần tỷ đồng 119150155.55419136 Lợi nhuận sau thuế 567-13-2918.5 Tính đến cuối năm, công ty đang nắm hơn 4,4 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương tiền. Haseco cũng có 2 hợp đồng tiền gửi tại các ngân hàng và một hợp đồng ký quỹ hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế với tổng giá trị khoảng 29,5 tỷ đồng, tăng 11 lần so với hồi đầu năm. Tổng tài sản của công ty đạt 102,8 tỷ đồng, tăng nhẹ 7% so với đầu năm. Ngoài biến động trong các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn và trả trước cho người bán ngắn hạn, bảng cân đối kế toán của Haseco không có nhiều chênh lệch. Công ty cũng thu hẹp khoản nợ phải trả từ 28 tỷ đồng xuống 16,4 tỷ đồng, chủ yếu do tất toán thuế, các khoản nộp Nhà nước và chi phí phải trả ngắn hạn. Vốn chủ sở hữu của công ty đạt 86,4 tỷ đồng, tăng 27% so với đầu năm. Công ty CP Dịch vụ Giải trí Hà Nội thành lập năm 1998 với vốn điều lệ ban đầu là 45 tỷ đồng và nay điều chỉnh lên 100 tỷ đồng. Ngành nghề kinh doanh chính là vui chơi giải trí các trò chơi dưới nước và trên cạn, dịch vụ văn hóa văn nghệ, dịch vụ thể thao rèn luyện thân thể. Ngày 19/5/2000, công viên nước Hồ Tây chính thức khai trương và đi vào hoạt động với diện tích 6,4 ha. Công viên nước gồm 14 khu trò chơi dưới nước, toàn bộ trang thiết bị được nhập khẩu trực tiếp từ Tây Ban Nha theo tiêu chuẩn quy định của Hiệp hội Công viên nước thế giới. Gần 2 tháng sau, khu vui chơi trên cạn rộng 1,7 ha nằm liền kề công viên nước ra đời và được đặt tên là Công viên Vầng Trăng, sau đổi thành Công viên Mặt trời mới. Năm vừa qua, công viên Hồ Tây đón 434.058 lượt khách, tăng 271,1% so với năm 2021, hầu hết tập trung tại công viên nước. Trước những khó khăn của kinh tế trong nước, Haseco đặt mục tiêu đón 352.694 lượt khách và đẩy mạnh lượng khách đi tour trong năm 2023. Tổng doanh thu ước tính tăng 2,5% so với thực hiện năm 2022 lên 139,6 tỷ đồng. Song mức lợi nhuận kế hoạch bị kéo tụt 61,5% xuống 7,1 tỷ đồng do lợi nhuận từ công viên nước dự kiến giảm 8 tỷ đồng. Giá nước sạch Hà Nội sắp tăng lần đầu sau 10 nămCơ quan quản lý đánh giá khả năng phân phối nước sạch tại Hà Nội vẫn chưa đồng bộ với nhu cầu sử dụng. Ngoài ra, sẽ tăng giá nước do chi phí cấu thành giá nước sạch đang tăng cao. 11:05 7/5/2023 Doanh thu Viettel Post xuống mức thấp nhất 3 nămTiếp tục chi đậm cho nhân viên, lợi nhuận của Viettel Post đã thu hẹp xuống còn gần 76 tỷ đồng. Quý trước, lợi nhuận công ty cũng giảm 98% vì khoản chi này. 14:00 4/5/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Chủ công viên nước Hồ Tây lãi kỷ lục sau Covid-19 Nhờ cải thiện giá vốn trong khi doanh thu tăng cao, Haseco lãi ròng hơn 18 tỷ đồng, ngắt mạch 2 năm liên tiếp thua lỗ vì Covid-19. Báo cáo tài chính năm 2022 đã kiểm toán của Công ty CP Dịch vụ Giải trí Hà Nội (Haseco - HES) ghi nhận doanh thu 136 tỷ đồng, tăng 7 lần so với năm 2021. Trong đó, doanh thu từ các hoạt động tự doanh tại công viên đạt 100,5 tỷ đồng và doanh thu tour du lịch đạt 35,5 tỷ đồng. Sau khi khấu trừ các loại chi phí và nộp ngân sách Nhà nước, Haseco lãi ròng 18,5 tỷ đồng, lấy lại lợi nhuận sau khi chứng kiến 2 năm thua lỗ liên tiếp vì Covid-19. Thậm chí, khoản lợi nhuận ghi nhận trong năm kinh doanh 2022 còn cao hơn năm 2019 (thời điểm trước dịch) nhờ việc cải thiện giá vốn hàng bán và biên lợi nhuận gộp. Lý giải kết quả đột biến này, lãnh đạo Haseco cho biết trong năm kinh doanh trước đó, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do Covid-19 hoành hành và buộc phải đóng cửa các công viên trong khoảng thời gian dài. KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA HASECO PHỤC HỒI SAU COVID-19 Nguồn: BCTC DN; Tổng hợp. NhãnNăm 2017Năm 2018Năm 2019Năm 2020Năm 2021Năm 2022 Doanh thu thuần tỷ đồng 119150155.55419136 Lợi nhuận sau thuế 567-13-2918.5 Tính đến cuối năm, công ty đang nắm hơn 4,4 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương tiền. Haseco cũng có 2 hợp đồng tiền gửi tại các ngân hàng và một hợp đồng ký quỹ hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế với tổng giá trị khoảng 29,5 tỷ đồng, tăng 11 lần so với hồi đầu năm. Tổng tài sản của công ty đạt 102,8 tỷ đồng, tăng nhẹ 7% so với đầu năm. Ngoài biến động trong các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn và trả trước cho người bán ngắn hạn, bảng cân đối kế toán của Haseco không có nhiều chênh lệch. Công ty cũng thu hẹp khoản nợ phải trả từ 28 tỷ đồng xuống 16,4 tỷ đồng, chủ yếu do tất toán thuế, các khoản nộp Nhà nước và chi phí phải trả ngắn hạn. Vốn chủ sở hữu của công ty đạt 86,4 tỷ đồng, tăng 27% so với đầu năm. Công ty CP Dịch vụ Giải trí Hà Nội thành lập năm 1998 với vốn điều lệ ban đầu là 45 tỷ đồng và nay điều chỉnh lên 100 tỷ đồng. Ngành nghề kinh doanh chính là vui chơi giải trí các trò chơi dưới nước và trên cạn, dịch vụ văn hóa văn nghệ, dịch vụ thể thao rèn luyện thân thể. Ngày 19/5/2000, công viên nước Hồ Tây chính thức khai trương và đi vào hoạt động với diện tích 6,4 ha. Công viên nước gồm 14 khu trò chơi dưới nước, toàn bộ trang thiết bị được nhập khẩu trực tiếp từ Tây Ban Nha theo tiêu chuẩn quy định của Hiệp hội Công viên nước thế giới. Gần 2 tháng sau, khu vui chơi trên cạn rộng 1,7 ha nằm liền kề công viên nước ra đời và được đặt tên là Công viên Vầng Trăng, sau đổi thành Công viên Mặt trời mới. Năm vừa qua, công viên Hồ Tây đón 434.058 lượt khách, tăng 271,1% so với năm 2021, hầu hết tập trung tại công viên nước. Trước những khó khăn của kinh tế trong nước, Haseco đặt mục tiêu đón 352.694 lượt khách và đẩy mạnh lượng khách đi tour trong năm 2023. Tổng doanh thu ước tính tăng 2,5% so với thực hiện năm 2022 lên 139,6 tỷ đồng. Song mức lợi nhuận kế hoạch bị kéo tụt 61,5% xuống 7,1 tỷ đồng do lợi nhuận từ công viên nước dự kiến giảm 8 tỷ đồng. Giá nước sạch Hà Nội sắp tăng lần đầu sau 10 nămCơ quan quản lý đánh giá khả năng phân phối nước sạch tại Hà Nội vẫn chưa đồng bộ với nhu cầu sử dụng. Ngoài ra, sẽ tăng giá nước do chi phí cấu thành giá nước sạch đang tăng cao. 11:05 7/5/2023 Doanh thu Viettel Post xuống mức thấp nhất 3 nămTiếp tục chi đậm cho nhân viên, lợi nhuận của Viettel Post đã thu hẹp xuống còn gần 76 tỷ đồng. Quý trước, lợi nhuận công ty cũng giảm 98% vì khoản chi này. 14:00 4/5/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
VNDirect liên tục gia tăng sở hữu tại Cienco4
Trong hơn 1 tháng trở lại đây, Chứng khoán VNDirect liên tục mua thêm cổ phiếu C4G nhằm mục đích tăng sở hữu tại Cienco4.
VNDirect liên tục gia sở hữu tại Tập đoàn Cienco4 bằng việc mua thêm cổ phiếu C4G. Ảnh: VND. Công ty CP Chứng khoán VNDirect (VND) vừa cho biết đã hoàn tất mua vào 815.000 cổ phiếu C4G của CTCP Tập đoàn Cienco4 trong ngày 21/4 nhằm mục đích gia tăng sở hữu. Sau giao dịch, VNDirect đã nâng sở hữu tại Cienco4 từ 19,94 triệu cổ phiếu lên gần 20,76 triệu cổ phiếu, tương đương từ 8,87% lên 9,24% vốn doanh nghiệp. Ước tính tại mức giá đóng cửa ngày 21/4 của cổ phiếu C4G ở mức 12.000 đồng/đơn vị, VNDirect có thể phải chi ra gần 9,8 tỷ đồng cho giao dịch mua vào này. Thời gian gần đây, VNDirect đang liên tục mua gom cổ phiếu C4G để tăng sở hữu tại nhà thầu xây dựng Cienco4. Trước đó, ngày 3/4, VNDirect cũng đã mua thành công gần 2,05 triệu cổ phiếu C4G và chính thức trở thành cổ đông lớn của Cienco4 khi sở hữu hơn 12,6 triệu cổ phiếu C4G, tương đương tỷ lệ 5,61%. Đến ngày 4/4, công ty chứng khoán này lại mua thêm gần 3,6 triệu cổ phiếu C4G và ngày 13/4 mua thêm 1 triệu cổ phiếu C4G. Với việc nắm giữ hơn 9,24% vốn hiện tại, VNDirect đã trở thành cổ đông tổ chức lớn nhất tại Cienco4. Được biết Cienco4 là một trong những doanh nghiệp xây dựng lớn tại thị trường Việt Nam với vốn điều lệ hơn 2.247 tỷ đồng. Trong năm 2022 vừa qua, công ty này ghi nhận doanh thu đạt gần 2.976 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt hơn 168 tỷ đồng, lần lượt tăng gần 48% và 153% so với cùng kỳ năm trước. Trong quý đầu năm nay, nhà thầu xây dựng này cũng ghi nhận hơn 460 tỷ đồng doanh thu thuần và lãi sau thuế gần 41 tỷ, tăng lần lượt 8% và 28% so với cùng kỳ năm 2022. Cuối tháng 4 vừa qua, Cienco4 đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 và được cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với mục tiêu doanh thu đạt 4.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 330 tỷ đồng, chi trả cổ tức tỷ lệ 10%. Trên thị trường, cổ phiếu C4G hiện dừng ở mức 12.400 đồng/đơn vị, gần gấp đôi so với đáy hồi giữa tháng 11 năm ngoái. Tuy nhiên, xét trong vùng giá đỉnh vào đầu tháng 4 thì mức thị giá này còn chưa bằng một nửa. Trong khi đó, VNDirect là một trong những công ty chứng khoán lớn nhất thị trường. Nhà môi giới chứng khoán này mới đây đã ghi nhận loạt thay đổi ở thượng tầng ban lãnh đạo với việc bà Phạm Minh Hương rời ghế Chủ tịch HĐQT để làm Tổng giám đốc. Thay vào đó, ông Nguyễn Vũ Long, Quyền tổng giám đốc VNDirect sẽ giữ chức Chủ tịch HĐQT. Trong quý đầu năm nay, VNDirect ghi nhận khoản lãi sau thuế giảm tới 82% so với cùng kỳ năm trước, đạt 140 tỷ đồng. Tính đến ngày 31/3, quy mô tài sản của công ty chứng khoán này đạt trên 37.000 tỷ đồng. Cổ phiếu First Republic Bank giảm sâu trước khả năng sắp bị tiếp quảnReuters ngày 28/4 đưa tin các cơ quan quản lý Mỹ quyết định không thể giải cứu First Republic Bank và sẵn sàng tiếp quản ngân hàng có trụ sở tại San Francisco. 08:14 29/4/2023 Bán tháo cổ phiếu HAGL AgricoBỏ qua biến động tiêu cực ở một số cổ phiếu, thị trường chung bất ngờ tăng vọt gần 9,5 điểm trong phiên trước kỳ nghỉ lễ nhờ lực đẩy mạnh từ nhóm bất động sản. 16:01 28/4/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
VNDirect liên tục gia tăng sở hữu tại Cienco4 Trong hơn 1 tháng trở lại đây, Chứng khoán VNDirect liên tục mua thêm cổ phiếu C4G nhằm mục đích tăng sở hữu tại Cienco4. VNDirect liên tục gia sở hữu tại Tập đoàn Cienco4 bằng việc mua thêm cổ phiếu C4G. Ảnh: VND. Công ty CP Chứng khoán VNDirect (VND) vừa cho biết đã hoàn tất mua vào 815.000 cổ phiếu C4G của CTCP Tập đoàn Cienco4 trong ngày 21/4 nhằm mục đích gia tăng sở hữu. Sau giao dịch, VNDirect đã nâng sở hữu tại Cienco4 từ 19,94 triệu cổ phiếu lên gần 20,76 triệu cổ phiếu, tương đương từ 8,87% lên 9,24% vốn doanh nghiệp. Ước tính tại mức giá đóng cửa ngày 21/4 của cổ phiếu C4G ở mức 12.000 đồng/đơn vị, VNDirect có thể phải chi ra gần 9,8 tỷ đồng cho giao dịch mua vào này. Thời gian gần đây, VNDirect đang liên tục mua gom cổ phiếu C4G để tăng sở hữu tại nhà thầu xây dựng Cienco4. Trước đó, ngày 3/4, VNDirect cũng đã mua thành công gần 2,05 triệu cổ phiếu C4G và chính thức trở thành cổ đông lớn của Cienco4 khi sở hữu hơn 12,6 triệu cổ phiếu C4G, tương đương tỷ lệ 5,61%. Đến ngày 4/4, công ty chứng khoán này lại mua thêm gần 3,6 triệu cổ phiếu C4G và ngày 13/4 mua thêm 1 triệu cổ phiếu C4G. Với việc nắm giữ hơn 9,24% vốn hiện tại, VNDirect đã trở thành cổ đông tổ chức lớn nhất tại Cienco4. Được biết Cienco4 là một trong những doanh nghiệp xây dựng lớn tại thị trường Việt Nam với vốn điều lệ hơn 2.247 tỷ đồng. Trong năm 2022 vừa qua, công ty này ghi nhận doanh thu đạt gần 2.976 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt hơn 168 tỷ đồng, lần lượt tăng gần 48% và 153% so với cùng kỳ năm trước. Trong quý đầu năm nay, nhà thầu xây dựng này cũng ghi nhận hơn 460 tỷ đồng doanh thu thuần và lãi sau thuế gần 41 tỷ, tăng lần lượt 8% và 28% so với cùng kỳ năm 2022. Cuối tháng 4 vừa qua, Cienco4 đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 và được cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với mục tiêu doanh thu đạt 4.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 330 tỷ đồng, chi trả cổ tức tỷ lệ 10%. Trên thị trường, cổ phiếu C4G hiện dừng ở mức 12.400 đồng/đơn vị, gần gấp đôi so với đáy hồi giữa tháng 11 năm ngoái. Tuy nhiên, xét trong vùng giá đỉnh vào đầu tháng 4 thì mức thị giá này còn chưa bằng một nửa. Trong khi đó, VNDirect là một trong những công ty chứng khoán lớn nhất thị trường. Nhà môi giới chứng khoán này mới đây đã ghi nhận loạt thay đổi ở thượng tầng ban lãnh đạo với việc bà Phạm Minh Hương rời ghế Chủ tịch HĐQT để làm Tổng giám đốc. Thay vào đó, ông Nguyễn Vũ Long, Quyền tổng giám đốc VNDirect sẽ giữ chức Chủ tịch HĐQT. Trong quý đầu năm nay, VNDirect ghi nhận khoản lãi sau thuế giảm tới 82% so với cùng kỳ năm trước, đạt 140 tỷ đồng. Tính đến ngày 31/3, quy mô tài sản của công ty chứng khoán này đạt trên 37.000 tỷ đồng. Cổ phiếu First Republic Bank giảm sâu trước khả năng sắp bị tiếp quảnReuters ngày 28/4 đưa tin các cơ quan quản lý Mỹ quyết định không thể giải cứu First Republic Bank và sẵn sàng tiếp quản ngân hàng có trụ sở tại San Francisco. 08:14 29/4/2023 Bán tháo cổ phiếu HAGL AgricoBỏ qua biến động tiêu cực ở một số cổ phiếu, thị trường chung bất ngờ tăng vọt gần 9,5 điểm trong phiên trước kỳ nghỉ lễ nhờ lực đẩy mạnh từ nhóm bất động sản. 16:01 28/4/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Tập đoàn tài chính Mỹ muốn tài trợ 500 triệu USD cho VinFast
VinFast Auto nhận được ý định thư tài trợ 500 triệu USD từ Tập đoàn Tài chính phát triển Quốc tế Mỹ. Doanh nghiệp sẽ phải trải qua nhiều tiêu chí đánh giá trước khi nhận tài trợ.
Trong khuôn khổ COP28 diễn ra tại Dubai hôm 3/12, Tập đoàn Tài chính phát triển Quốc tế Mỹ (DFC) đã ký ý định thư (LOI) tài trợ 500 triệu USD cho VinFast Auto phát triển giao thông điện hóa. Khoản tài trợ được cung cấp tùy thuộc kết quả đánh giá các dự án thiết lập cơ sở nghiên cứu, phát triển, sản xuất pin lithium-ion của VinFast tại Việt Nam. Đây cũng là dự án đầu tiên trong chuỗi dự án phát triển giao thông bền vững mà DFC và VinFast phối hợp triển khai. Tổng giám đốc VinFast toàn cầu Lê Thị Thu Thủy tham gia buổi ký kết. Ảnh: VinFast. Để nhận khoản tài trợ, VinFast sẽ trải qua các đánh giá toàn diện trên nhiều tiêu chí, là doanh nghiệp Việt có tài chính vững chắc; tuân thủ các yêu cầu của DFC và địa phương, liên quan đến phát triển, tác động môi trường, xã hội và tính pháp lý. Ngoài ra, DFC cũng đánh giá cao nỗ lực của hãng xe Việt, thông qua các dự án sản xuất xe điện, pin lithium-ion, phát triển hạ tầng trạm sạc quy mô toàn quốc... DFC là cơ quan trực thuộc chính phủ Mỹ, có trách nhiệm thúc đẩy đầu tư tư nhân ở các nước đang phát triển. Tập đoàn tài chính này tập trung vào các dự án tạo ra tác động phát triển tích cực, bảo vệ môi trường và xã hội, đề cao nhân quyền và đảm bảo quyền của người lao động. Trước đây, DFC từng công bố đầu tư 737 triệu USD vào Việt Nam, mức vốn đầu tư lớn nhất của tập đoàn này tại Đông Nam Á. Chiến lược lạ của Thế Giới Di Động sau dự định đóng 200 cửa hàngKhi hàng loạt thách thức của thị trường tô màu tối lên bức tranh kinh doanh, Thế Giới Di Động quyết định lấn sân dịch vụ tài chính. 22:14 4/12/2023 Khối ngoại mạnh tay bán ròng 8 tháng liên tiếp, xả ra 15.000 tỷ đồngBất chấp sự cải thiện của chỉ số, khối ngoại vẫn bán ròng hơn 3.850 tỷ đồng trong tháng 11 qua, nâng tổng giá trị bán ròng lũy kế từ đầu năm lên hơn 15.000 tỷ đồng. 13:57 4/12/2023 Doanh nghiệp vận tải thủy phải giảm 95% kế hoạch lợi nhuận vì khó khănDo tình hình kinh doanh khó khăn, tàu phải nằm chờ không dài ngày nên Công ty Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Hải Phòng muốn điều chỉnh giảm 95% kế hoạch lợi nhuận. 12:11 4/12/2023 Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Tập đoàn tài chính Mỹ muốn tài trợ 500 triệu USD cho VinFast VinFast Auto nhận được ý định thư tài trợ 500 triệu USD từ Tập đoàn Tài chính phát triển Quốc tế Mỹ. Doanh nghiệp sẽ phải trải qua nhiều tiêu chí đánh giá trước khi nhận tài trợ. Trong khuôn khổ COP28 diễn ra tại Dubai hôm 3/12, Tập đoàn Tài chính phát triển Quốc tế Mỹ (DFC) đã ký ý định thư (LOI) tài trợ 500 triệu USD cho VinFast Auto phát triển giao thông điện hóa. Khoản tài trợ được cung cấp tùy thuộc kết quả đánh giá các dự án thiết lập cơ sở nghiên cứu, phát triển, sản xuất pin lithium-ion của VinFast tại Việt Nam. Đây cũng là dự án đầu tiên trong chuỗi dự án phát triển giao thông bền vững mà DFC và VinFast phối hợp triển khai. Tổng giám đốc VinFast toàn cầu Lê Thị Thu Thủy tham gia buổi ký kết. Ảnh: VinFast. Để nhận khoản tài trợ, VinFast sẽ trải qua các đánh giá toàn diện trên nhiều tiêu chí, là doanh nghiệp Việt có tài chính vững chắc; tuân thủ các yêu cầu của DFC và địa phương, liên quan đến phát triển, tác động môi trường, xã hội và tính pháp lý. Ngoài ra, DFC cũng đánh giá cao nỗ lực của hãng xe Việt, thông qua các dự án sản xuất xe điện, pin lithium-ion, phát triển hạ tầng trạm sạc quy mô toàn quốc... DFC là cơ quan trực thuộc chính phủ Mỹ, có trách nhiệm thúc đẩy đầu tư tư nhân ở các nước đang phát triển. Tập đoàn tài chính này tập trung vào các dự án tạo ra tác động phát triển tích cực, bảo vệ môi trường và xã hội, đề cao nhân quyền và đảm bảo quyền của người lao động. Trước đây, DFC từng công bố đầu tư 737 triệu USD vào Việt Nam, mức vốn đầu tư lớn nhất của tập đoàn này tại Đông Nam Á. Chiến lược lạ của Thế Giới Di Động sau dự định đóng 200 cửa hàngKhi hàng loạt thách thức của thị trường tô màu tối lên bức tranh kinh doanh, Thế Giới Di Động quyết định lấn sân dịch vụ tài chính. 22:14 4/12/2023 Khối ngoại mạnh tay bán ròng 8 tháng liên tiếp, xả ra 15.000 tỷ đồngBất chấp sự cải thiện của chỉ số, khối ngoại vẫn bán ròng hơn 3.850 tỷ đồng trong tháng 11 qua, nâng tổng giá trị bán ròng lũy kế từ đầu năm lên hơn 15.000 tỷ đồng. 13:57 4/12/2023 Doanh nghiệp vận tải thủy phải giảm 95% kế hoạch lợi nhuận vì khó khănDo tình hình kinh doanh khó khăn, tàu phải nằm chờ không dài ngày nên Công ty Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Hải Phòng muốn điều chỉnh giảm 95% kế hoạch lợi nhuận. 12:11 4/12/2023 Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Nhà đầu tư lại đổ xô mở tài khoản chứng khoán
Lượng tài khoản mở mới trong tháng 7 đã quay lại mốc trên 100.000 đơn vị sau 7 tháng suy giảm, qua đó giúp thị trường chứng khoán có thể khởi sắc.
Theo thống kê từ Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán mở mới tăng vọt trong tháng 5, đạt 104.966 tài khoản. Con số này cao gấp gần 5 lần tháng liền trước. Số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán mở mới trong tháng 4 chỉ đạt 22.926 tài khoản, thấp nhất kể từ sau khi dịch Covid-19 bùng phát. Số lượng tài khoản mở mới ghi nhận trong tháng vừa qua cũng là cao nhất trong vòng 9 tháng (tính từ tháng 8/2022) và chấm dứt 7 tháng liên tiếp ghi nhận có số thấp hơn mức 100.000 tài khoản mới. SỐ LƯỢNG TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN MỞ MỚI THEO THÁNG Số liệu từ VSD Nhãn Tháng 6/2022 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Tháng 1/2023 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Số lượng Tài khoản 466483 196198 152873 102213 96601 88695 99195 36182 64040 39802 22926 104966 Nhà đầu tư cá nhân trong nước vẫn là bộ phận chủ lực khi mở mới đến 104.624 tài khoản trong tháng vừa qua, đưa tổng số tài khoản của nhóm này lên hơn 7,1 triệu tài khoản (tương đương khoảng hơn 7% dân số). Trong khi đó, số tài khoản của tổ chức trong nước tăng thêm 121 đơn vị trong tháng qua. Nhà đầu tư cá nhân nước ngoài mở thêm 208 tài khoản và tổ chức ngoại mở mới 13 tài khoản. Việc nhà đầu tư đổ xô mở tài khoản trở lại cũng giúp thanh khoản thị trường có sự cải thiện đáng kể. Giá trị giao dịch khớp lệnh bình quân phiên trên HoSE đạt gần 11.000 tỷ đồng, tăng 10% so với tháng 4. Giao dịch sôi động hơn còn đến từ việc một lượng nhà đầu tư cũ kích hoạt lại tài khoản sau một khoản thời gian "rút chân" ra khỏi thị trường và lượng tiền margin được kích hoạt sau khi lãi suất có xu hướng quay đầu giảm. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong tháng 5 đã có đợt giảm lãi suất điều hành lần thứ 3 kể từ đầu năm. Cơ quan này cũng quán triệt quan điểm yêu cầu các ngân hàng thương mại giảm lãi suất đầu ra để hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh kinh doanh khó khăn. Lãi suất huy động giảm đã giúp kênh chứng khoán dần trở nên hấp dẫn hơn so với thời điểm đầu năm 2023. Giới chuyên gia kỳ vọng dòng tiền sẽ có sự dịch chuyển dần dần từ các kênh đầu tư thu nhập cố định sang kênh chứng khoán. Thực tế cho thấy dòng tiền có sự chạy mạnh vào cổ phiếu các nhóm bất động sản, xây dựng, chứng khoán. Nhiều mã chứng khoán đã ghi nhận mức tăng mạnh 50-80% trong tháng 5 giúp nhà đầu tư càng hưng phấn. Đà phục hồi luân phiên ghi nhận ở nhiều nhóm cổ phiếu khác giúp thị trường chung khởi sắc. Những phiên giao dịch cuối tháng 5 đầu tháng 6, sự khởi sắc của cổ phiếu ngân hàng đẩy VN-Index tiến lên vùng 1.100 điểm. Một yếu tố khác cũng kích thích nhà đầu tư trở lại là các chương trình kích cầu của các công ty chứng khoán. Nhiều cuộc chạy đua giảm phí, thậm chí là miễn phí đến từ các đơn vị dẫn đầu đang giúp sự tự tin trở lại trên bảng điện. Dùng 46 tài khoản thao túng giá cổ phiếu APG trong 3 nămMột cá nhân sinh sống tại Hà Nội đã dùng 46 tài khoản để thực hiện thao túng giá cổ phiếu của Công ty CP Chứng khoán APG trong gần 3 năm. 20:46 5/6/2023 Cổ phiếu ngân hàng bùng nổ, chứng khoán lên cao nhất 4 thángToàn bộ 27 cổ phiếu ngân hàng đều tăng giá 1-15% phiên hôm nay để giúp thị trường bùng nổ về thanh khoản và điểm số, VN-Index đang tiến gần đến kháng cự 1.100 điểm. 17:06 2/6/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Nhà đầu tư lại đổ xô mở tài khoản chứng khoán Lượng tài khoản mở mới trong tháng 7 đã quay lại mốc trên 100.000 đơn vị sau 7 tháng suy giảm, qua đó giúp thị trường chứng khoán có thể khởi sắc. Theo thống kê từ Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán mở mới tăng vọt trong tháng 5, đạt 104.966 tài khoản. Con số này cao gấp gần 5 lần tháng liền trước. Số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán mở mới trong tháng 4 chỉ đạt 22.926 tài khoản, thấp nhất kể từ sau khi dịch Covid-19 bùng phát. Số lượng tài khoản mở mới ghi nhận trong tháng vừa qua cũng là cao nhất trong vòng 9 tháng (tính từ tháng 8/2022) và chấm dứt 7 tháng liên tiếp ghi nhận có số thấp hơn mức 100.000 tài khoản mới. SỐ LƯỢNG TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN MỞ MỚI THEO THÁNG Số liệu từ VSD Nhãn Tháng 6/2022 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Tháng 1/2023 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Số lượng Tài khoản 466483 196198 152873 102213 96601 88695 99195 36182 64040 39802 22926 104966 Nhà đầu tư cá nhân trong nước vẫn là bộ phận chủ lực khi mở mới đến 104.624 tài khoản trong tháng vừa qua, đưa tổng số tài khoản của nhóm này lên hơn 7,1 triệu tài khoản (tương đương khoảng hơn 7% dân số). Trong khi đó, số tài khoản của tổ chức trong nước tăng thêm 121 đơn vị trong tháng qua. Nhà đầu tư cá nhân nước ngoài mở thêm 208 tài khoản và tổ chức ngoại mở mới 13 tài khoản. Việc nhà đầu tư đổ xô mở tài khoản trở lại cũng giúp thanh khoản thị trường có sự cải thiện đáng kể. Giá trị giao dịch khớp lệnh bình quân phiên trên HoSE đạt gần 11.000 tỷ đồng, tăng 10% so với tháng 4. Giao dịch sôi động hơn còn đến từ việc một lượng nhà đầu tư cũ kích hoạt lại tài khoản sau một khoản thời gian "rút chân" ra khỏi thị trường và lượng tiền margin được kích hoạt sau khi lãi suất có xu hướng quay đầu giảm. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong tháng 5 đã có đợt giảm lãi suất điều hành lần thứ 3 kể từ đầu năm. Cơ quan này cũng quán triệt quan điểm yêu cầu các ngân hàng thương mại giảm lãi suất đầu ra để hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh kinh doanh khó khăn. Lãi suất huy động giảm đã giúp kênh chứng khoán dần trở nên hấp dẫn hơn so với thời điểm đầu năm 2023. Giới chuyên gia kỳ vọng dòng tiền sẽ có sự dịch chuyển dần dần từ các kênh đầu tư thu nhập cố định sang kênh chứng khoán. Thực tế cho thấy dòng tiền có sự chạy mạnh vào cổ phiếu các nhóm bất động sản, xây dựng, chứng khoán. Nhiều mã chứng khoán đã ghi nhận mức tăng mạnh 50-80% trong tháng 5 giúp nhà đầu tư càng hưng phấn. Đà phục hồi luân phiên ghi nhận ở nhiều nhóm cổ phiếu khác giúp thị trường chung khởi sắc. Những phiên giao dịch cuối tháng 5 đầu tháng 6, sự khởi sắc của cổ phiếu ngân hàng đẩy VN-Index tiến lên vùng 1.100 điểm. Một yếu tố khác cũng kích thích nhà đầu tư trở lại là các chương trình kích cầu của các công ty chứng khoán. Nhiều cuộc chạy đua giảm phí, thậm chí là miễn phí đến từ các đơn vị dẫn đầu đang giúp sự tự tin trở lại trên bảng điện. Dùng 46 tài khoản thao túng giá cổ phiếu APG trong 3 nămMột cá nhân sinh sống tại Hà Nội đã dùng 46 tài khoản để thực hiện thao túng giá cổ phiếu của Công ty CP Chứng khoán APG trong gần 3 năm. 20:46 5/6/2023 Cổ phiếu ngân hàng bùng nổ, chứng khoán lên cao nhất 4 thángToàn bộ 27 cổ phiếu ngân hàng đều tăng giá 1-15% phiên hôm nay để giúp thị trường bùng nổ về thanh khoản và điểm số, VN-Index đang tiến gần đến kháng cự 1.100 điểm. 17:06 2/6/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Vietcombank cấp gói tín dụng hơn 9.300 tỷ đồng cho CII
Khoản tín dụng này đã được Vietcombank phê duyệt cấp cho các dự án cơ sở hạ tầng của CII để tái cấu trúc dòng tiền tại các dự án.
Công ty CP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (CII) vừa có công bố thông tin về danh tính tổ chức tín dụng phê duyệt cấp tín dụng cho các dự án cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp. Cụ thể, CII cho biết Vietcombank đã chính thức phê duyệt cấp tín dụng cho các dự án cơ sở hạ tầng của công ty để tái cấu trúc dòng tiền các dự án này với tổng hạn mức hơn 9.340 tỷ đồng. Trong đó, khoản cấp tín dụng với Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Xa Lộ Hà Nội sẽ là gần 2.398 tỷ đồng, thời hạn vay 7 năm, không vượt quá ngày 26/11/2029. Bên cạnh đó, Vietcombank cũng sẽ cấp khoản tín dụng trị giá 6.942 tỷ đồng với Công ty CP BOT Trung Lương - Mỹ Thuận với thời hạn vay 12 năm, không vượt quá ngày 9/1/2035. Hai doanh nghiệp được phê duyệt khoản cấp tín dụng kể trên từ Vietcombank cũng chính là các công ty thành viên của CII đang đảm nhiệm vai trò chủ đầu tư tại 2 dự án hạ tầng giao thông quan trọng là Xa lộ Hà Nội và BOT Trung Lương - Mỹ Thuận. CII đánh giá việc nhận được chấp thuận cấp tín dụng trung và dài hạn với giá trị rất lớn (gần 398 triệu USD) từ Vietcombank sẽ mở ra cơ hội cho công ty tiếp tục thực hiện tái cấu trúc dòng tiền của các dự án đã đi vào khai thác để có thể nhanh chóng thu hồi vốn nhằm tái đầu tư các dự án mới, cũng như thanh toán cổ tức cho cổ đông. Đồng thời, giao dịch kể trên cũng cho thấy năng lực của CII trong việc quản trị tài chính và các hoạt động của mảng hạ tầng cầu đường, thu phí giao thông, cũng như tầm nhìn chiến lược trung và dài hạn của công ty trong lĩnh vực này. Trước đó, đã có nhiều tổ chức tài chính lớn trên thế giới đứng ra thu xếp vốn cho các dự án hạ tầng giao thông của CII như Goldman Sachs, Ayala, MPTC, Rhinos, GuarantCo... Thực tế, thông tin một tổ chức tín dụng đứng ra thu xếp khoản tín dụng hơn 9.300 tỷ đồng cho CII đã được Tổng giám đốc công ty - ông Lê Quốc Bình - đưa ra từ phiên họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 hồi cuối tháng 5. Khi đó, ông Bình cho biết khoản tín dụng này sẽ được dùng để tái cấu trúc vốn cho 2 dự án quy mô lớn kể trên của CII. Thông qua khoản tín dụng này, CII có thể giảm chi phí lãi vay cũ và được phép rút tiền song song với khoản vay ngân hàng theo tỷ lệ nợ vay giữa hai bên. Đặc biệt, CII có thể gián tiếp làm dự án Trung Lương - Mỹ Thuận giai đoạn 2 nhờ nguồn vốn huy động được này. Vị lãnh đạo doanh nghiệp cũng lưu ý việc sử dụng khoản tín dụng kể trên về bản chất sẽ không tăng dư nợ của công ty do số tiền huy động mới sẽ dùng để hoán đổi các khoản nợ hiện tại. Thị giá cổ phiếu CII đã tăng hơn 30% từ đầu năm đến nay nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với đầu năm 2022. Nguồn: Tradingview. Liên quan tới hoạt động kinh doanh của CII, mới đây HĐQT doanh nghiệp này đã công bố nghị quyết về việc chấp thuận bán toàn bộ gần 31,8 triệu cổ phiếu quỹ, tương đương 12,6% lượng cổ phiếu đang lưu hành. Trước đó, công ty này từng đăng ký bán lượng cổ phiếu quỹ lên đến hơn 44 triệu cổ phiếu trong giai đoạn 24/1/2022 đến 22/2/2022. Tuy nhiên, do thị giá chưa đạt mong muốn nên CII chỉ bán được 3,5 triệu cổ phiếu giai đoạn này với giá bình quân khoảng 35.128 đồng/cổ phiếu. Sau đó, công ty này tiếp tục đăng ký bán toàn bộ lượng cổ phiếu quỹ còn lại từ ngày 22/3 đến 6/4 cùng năm, nhưng cũng chỉ bán được thêm 9 triệu đơn vị với giá bình quân 32.222 đồng/cổ phiếu. Đến nay, CII một lần nữa đăng ký bán toàn bộ cổ phiếu quỹ còn lại. Tính đến ngày 31/3, CII ghi nhận nắm giữ gần 31,8 triệu cổ phiếu quỹ với giá trị hơn 737 tỷ đồng, tương đương giá bình quân 23.180 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, trên thị trường chứng khoán, hiện cổ phiếu CII chỉ giao dịch ở mức 18.200 đồng/đơn vị (cuối ngày 2/6), tương đương giá trị số cổ phiếu quỹ CII dự kiến bán ra vào khoảng gần 600 tỷ đồng. CII tính bán cổ phiếu quỹ để thu hơn 500 tỷ đồngCông ty hạ tầng muốn bán hết cổ phiếu quỹ khi thị giá lên mức cao nhất 7 tháng, tuy nhiên thị giá này vẫn thấp hơn nhiều so với giá trị ghi sổ. 11:18 29/5/2023 CII sụt giảm 95% lợi nhuậnTrong quý đầu năm nay, nhà phát triển bất động sản, hạ tầng này chỉ thu về gần 35 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm tới 95% so với cùng kỳ năm ngoái. 15:53 4/5/2023
Vietcombank cấp gói tín dụng hơn 9.300 tỷ đồng cho CII Khoản tín dụng này đã được Vietcombank phê duyệt cấp cho các dự án cơ sở hạ tầng của CII để tái cấu trúc dòng tiền tại các dự án. Công ty CP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (CII) vừa có công bố thông tin về danh tính tổ chức tín dụng phê duyệt cấp tín dụng cho các dự án cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp. Cụ thể, CII cho biết Vietcombank đã chính thức phê duyệt cấp tín dụng cho các dự án cơ sở hạ tầng của công ty để tái cấu trúc dòng tiền các dự án này với tổng hạn mức hơn 9.340 tỷ đồng. Trong đó, khoản cấp tín dụng với Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Xa Lộ Hà Nội sẽ là gần 2.398 tỷ đồng, thời hạn vay 7 năm, không vượt quá ngày 26/11/2029. Bên cạnh đó, Vietcombank cũng sẽ cấp khoản tín dụng trị giá 6.942 tỷ đồng với Công ty CP BOT Trung Lương - Mỹ Thuận với thời hạn vay 12 năm, không vượt quá ngày 9/1/2035. Hai doanh nghiệp được phê duyệt khoản cấp tín dụng kể trên từ Vietcombank cũng chính là các công ty thành viên của CII đang đảm nhiệm vai trò chủ đầu tư tại 2 dự án hạ tầng giao thông quan trọng là Xa lộ Hà Nội và BOT Trung Lương - Mỹ Thuận. CII đánh giá việc nhận được chấp thuận cấp tín dụng trung và dài hạn với giá trị rất lớn (gần 398 triệu USD) từ Vietcombank sẽ mở ra cơ hội cho công ty tiếp tục thực hiện tái cấu trúc dòng tiền của các dự án đã đi vào khai thác để có thể nhanh chóng thu hồi vốn nhằm tái đầu tư các dự án mới, cũng như thanh toán cổ tức cho cổ đông. Đồng thời, giao dịch kể trên cũng cho thấy năng lực của CII trong việc quản trị tài chính và các hoạt động của mảng hạ tầng cầu đường, thu phí giao thông, cũng như tầm nhìn chiến lược trung và dài hạn của công ty trong lĩnh vực này. Trước đó, đã có nhiều tổ chức tài chính lớn trên thế giới đứng ra thu xếp vốn cho các dự án hạ tầng giao thông của CII như Goldman Sachs, Ayala, MPTC, Rhinos, GuarantCo... Thực tế, thông tin một tổ chức tín dụng đứng ra thu xếp khoản tín dụng hơn 9.300 tỷ đồng cho CII đã được Tổng giám đốc công ty - ông Lê Quốc Bình - đưa ra từ phiên họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 hồi cuối tháng 5. Khi đó, ông Bình cho biết khoản tín dụng này sẽ được dùng để tái cấu trúc vốn cho 2 dự án quy mô lớn kể trên của CII. Thông qua khoản tín dụng này, CII có thể giảm chi phí lãi vay cũ và được phép rút tiền song song với khoản vay ngân hàng theo tỷ lệ nợ vay giữa hai bên. Đặc biệt, CII có thể gián tiếp làm dự án Trung Lương - Mỹ Thuận giai đoạn 2 nhờ nguồn vốn huy động được này. Vị lãnh đạo doanh nghiệp cũng lưu ý việc sử dụng khoản tín dụng kể trên về bản chất sẽ không tăng dư nợ của công ty do số tiền huy động mới sẽ dùng để hoán đổi các khoản nợ hiện tại. Thị giá cổ phiếu CII đã tăng hơn 30% từ đầu năm đến nay nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với đầu năm 2022. Nguồn: Tradingview. Liên quan tới hoạt động kinh doanh của CII, mới đây HĐQT doanh nghiệp này đã công bố nghị quyết về việc chấp thuận bán toàn bộ gần 31,8 triệu cổ phiếu quỹ, tương đương 12,6% lượng cổ phiếu đang lưu hành. Trước đó, công ty này từng đăng ký bán lượng cổ phiếu quỹ lên đến hơn 44 triệu cổ phiếu trong giai đoạn 24/1/2022 đến 22/2/2022. Tuy nhiên, do thị giá chưa đạt mong muốn nên CII chỉ bán được 3,5 triệu cổ phiếu giai đoạn này với giá bình quân khoảng 35.128 đồng/cổ phiếu. Sau đó, công ty này tiếp tục đăng ký bán toàn bộ lượng cổ phiếu quỹ còn lại từ ngày 22/3 đến 6/4 cùng năm, nhưng cũng chỉ bán được thêm 9 triệu đơn vị với giá bình quân 32.222 đồng/cổ phiếu. Đến nay, CII một lần nữa đăng ký bán toàn bộ cổ phiếu quỹ còn lại. Tính đến ngày 31/3, CII ghi nhận nắm giữ gần 31,8 triệu cổ phiếu quỹ với giá trị hơn 737 tỷ đồng, tương đương giá bình quân 23.180 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, trên thị trường chứng khoán, hiện cổ phiếu CII chỉ giao dịch ở mức 18.200 đồng/đơn vị (cuối ngày 2/6), tương đương giá trị số cổ phiếu quỹ CII dự kiến bán ra vào khoảng gần 600 tỷ đồng. CII tính bán cổ phiếu quỹ để thu hơn 500 tỷ đồngCông ty hạ tầng muốn bán hết cổ phiếu quỹ khi thị giá lên mức cao nhất 7 tháng, tuy nhiên thị giá này vẫn thấp hơn nhiều so với giá trị ghi sổ. 11:18 29/5/2023 CII sụt giảm 95% lợi nhuậnTrong quý đầu năm nay, nhà phát triển bất động sản, hạ tầng này chỉ thu về gần 35 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm tới 95% so với cùng kỳ năm ngoái. 15:53 4/5/2023
Chủ sở hữu hàng loạt khách sạn trăm tuổi ở TP.HCM thoát lỗ
Năm 2022, Saigontourist - doanh nghiệp sở hữu loạt khách sạn nổi tiếng, có vị trí đắc địa tại TP.HCM - ghi nhận lãi sau thuế 294 tỷ đồng, chấm dứt chuỗi thua lỗ 2 năm liên tiếp.
Trong báo cáo tài chính hợp nhất năm 2022 vừa được Tổng công ty Du lịch Sài Gòn - TNHH MTV (Saigontourist) công bố, doanh nghiệp này ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tăng vọt so với năm 2021. Cụ thể, trong năm vừa qua, Saigontourist ghi nhận doanh thu thuần gần 4.114 tỷ đồng, gấp 3,6 lần so với doanh thu năm 2021. Giá vốn bán hàng chiếm 3.669 tỷ đồng nên doanh nghiệp này báo lãi gộp 443 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2021 lỗ gộp 97 tỷ đồng. Tính đến ngày 31/12/2022, Saigontourist có 11 công ty con, 7 công ty liên doanh và 23 công ty liên kết. Theo đó, trong năm 2022, các công ty liên doanh, liên kết này ghi nhận lãi 162 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm liền trước lỗ 161 tỷ đồng. Trong năm vừa qua, doanh thu tài chính, chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng của doanh nghiệp này đều có chiều hướng tăng. Cụ thể, doanh thu hoạt động tài chính của Saigontourist đạt 190 tỷ đồng, tăng hơn 26% so với năm liền trước. Tuy nhiên, chi phí bán hàng cũng tăng lên 103 tỷ đồng, gấp 2,3 lần cùng kỳ và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nhẹ lên 361 tỷ đồng. Sau khi trừ các chi phí, Saigontourist ghi nhận lãi sau thuế 294 tỷ đồng, chấm dứt chuỗi thua lỗ 2 năm liên tiếp. Năm 2021, tổng công ty này báo lỗ sau thuế 534 tỷ đồng. KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA SAIGONTOURIST Nhãn2016201720182019202020212022 Doanh thu thuần tỷ đồng 5819620266517153235311434114 Lợi nhuận sau thuế 114611569831094-359-534294 Tính đến ngày 31/12/2022, tổng tài sản của Saigontourist đạt gần 11.397 tỷ đồng, chủ yếu là tài sản dài hạn chiếm 7.042 tỷ đồng, bao gồm hơn 2.500 tỷ đồng tài sản cố định và hơn 3.000 tỷ đồng đầu tư tài chính dài hạn vào công ty liên doanh, liên kết. Công ty này hiện sở hữu, quản lý nhiều khách sạn nổi tiếng, lâu đời và có vị trí đắc địa ở TP.HCM như Khách sạn Rex Sài Gòn, Majestic, Grand Hotel Saigon, Đệ Nhất, Royal Hotel Saigon, Oscar, Đồng Khánh, Arcenciel... Ngoài ra, Saigontourist còn nắm trong tay nhiều công ty lữ hành lớn gồm Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist, Công ty Cổ phần Du lịch dịch vụ thương mại Phú Thọ, Công ty CP du lịch Sài Gòn Ninh Chữ... Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Bộ Xây dựng: Sẽ thu hồi nhà ở xã hội bán không đúng đối tượngThứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh khẳng định nếu phát hiện trường hợp mua bán nhà ở xã hội không đúng đối tượng sẽ buộc thu hồi. 19:06 3/6/2023 Sếp FLC được bầu làm Chủ tịch HĐQT FLC StoneBà Trần Thị Hương, Phó tổng giám đốc thường trực Tập đoàn FLC vừa được bầu vào ghế Chủ tịch HĐQT FLC Stone sau khi ông Nguyễn Đức Công từ nhiệm. 17:19 2/6/2023 Thống đốc lý giải việc doanh nghiệp khó vay vốn ngân hàngTheo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, những tháng đầu năm, các ngân hàng có dư địa room tín dụng thoải mái, thanh khoản hệ thống dư thừa, không có lý do gì mà không cho doanh nghiệp vay. 13:45 1/6/2023
Chủ sở hữu hàng loạt khách sạn trăm tuổi ở TP.HCM thoát lỗ Năm 2022, Saigontourist - doanh nghiệp sở hữu loạt khách sạn nổi tiếng, có vị trí đắc địa tại TP.HCM - ghi nhận lãi sau thuế 294 tỷ đồng, chấm dứt chuỗi thua lỗ 2 năm liên tiếp. Trong báo cáo tài chính hợp nhất năm 2022 vừa được Tổng công ty Du lịch Sài Gòn - TNHH MTV (Saigontourist) công bố, doanh nghiệp này ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tăng vọt so với năm 2021. Cụ thể, trong năm vừa qua, Saigontourist ghi nhận doanh thu thuần gần 4.114 tỷ đồng, gấp 3,6 lần so với doanh thu năm 2021. Giá vốn bán hàng chiếm 3.669 tỷ đồng nên doanh nghiệp này báo lãi gộp 443 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2021 lỗ gộp 97 tỷ đồng. Tính đến ngày 31/12/2022, Saigontourist có 11 công ty con, 7 công ty liên doanh và 23 công ty liên kết. Theo đó, trong năm 2022, các công ty liên doanh, liên kết này ghi nhận lãi 162 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm liền trước lỗ 161 tỷ đồng. Trong năm vừa qua, doanh thu tài chính, chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng của doanh nghiệp này đều có chiều hướng tăng. Cụ thể, doanh thu hoạt động tài chính của Saigontourist đạt 190 tỷ đồng, tăng hơn 26% so với năm liền trước. Tuy nhiên, chi phí bán hàng cũng tăng lên 103 tỷ đồng, gấp 2,3 lần cùng kỳ và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nhẹ lên 361 tỷ đồng. Sau khi trừ các chi phí, Saigontourist ghi nhận lãi sau thuế 294 tỷ đồng, chấm dứt chuỗi thua lỗ 2 năm liên tiếp. Năm 2021, tổng công ty này báo lỗ sau thuế 534 tỷ đồng. KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA SAIGONTOURIST Nhãn2016201720182019202020212022 Doanh thu thuần tỷ đồng 5819620266517153235311434114 Lợi nhuận sau thuế 114611569831094-359-534294 Tính đến ngày 31/12/2022, tổng tài sản của Saigontourist đạt gần 11.397 tỷ đồng, chủ yếu là tài sản dài hạn chiếm 7.042 tỷ đồng, bao gồm hơn 2.500 tỷ đồng tài sản cố định và hơn 3.000 tỷ đồng đầu tư tài chính dài hạn vào công ty liên doanh, liên kết. Công ty này hiện sở hữu, quản lý nhiều khách sạn nổi tiếng, lâu đời và có vị trí đắc địa ở TP.HCM như Khách sạn Rex Sài Gòn, Majestic, Grand Hotel Saigon, Đệ Nhất, Royal Hotel Saigon, Oscar, Đồng Khánh, Arcenciel... Ngoài ra, Saigontourist còn nắm trong tay nhiều công ty lữ hành lớn gồm Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist, Công ty Cổ phần Du lịch dịch vụ thương mại Phú Thọ, Công ty CP du lịch Sài Gòn Ninh Chữ... Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Bộ Xây dựng: Sẽ thu hồi nhà ở xã hội bán không đúng đối tượngThứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh khẳng định nếu phát hiện trường hợp mua bán nhà ở xã hội không đúng đối tượng sẽ buộc thu hồi. 19:06 3/6/2023 Sếp FLC được bầu làm Chủ tịch HĐQT FLC StoneBà Trần Thị Hương, Phó tổng giám đốc thường trực Tập đoàn FLC vừa được bầu vào ghế Chủ tịch HĐQT FLC Stone sau khi ông Nguyễn Đức Công từ nhiệm. 17:19 2/6/2023 Thống đốc lý giải việc doanh nghiệp khó vay vốn ngân hàngTheo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, những tháng đầu năm, các ngân hàng có dư địa room tín dụng thoải mái, thanh khoản hệ thống dư thừa, không có lý do gì mà không cho doanh nghiệp vay. 13:45 1/6/2023
Đề xuất Thống đốc được quyết định khoản vay đặc biệt lãi suất 0%/năm
Chính phủ đề xuất giao Thống đốc quyền quyết định cho vay đặc biệt lãi suất 0% với ngân hàng đang theo phương án cơ cấu lại.
Đây là nội dung được đề cập tại Nghị quyết 05 của Chính phủ tại phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 12/2023 diễn ra vào ngày 5/1. Về cơ bản, Chính phủ thống nhất với các nội dung như tiêu chí can thiệp sớm, kiểm soát đặc biệt, xử lý tài sản đảm bảo là bất động sản... tại dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) như đề xuất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tại Tờ trình số 166. Tuy nhiên, một số nội dung khác đã được Chính phủ góp ý sửa đổi. Đầu tiên, về thẩm quyền quy định phân loại nhóm nợ, xử lý rủi ro và thẩm quyền quyết định khoản vay đặc biệt có lãi suất 0%/năm, Chính phủ đưa đề xuất khác. Trước đó, trong dự thảo mới nhất, NHNN đề xuất việc cho vay đặc biệt lãi suất 0% theo phương án cơ cấu lại sẽ do Thủ tướng quyết định. Tuy nhiên, Chính phủ cho rằng nên giao thẩm quyền này cho Thống đốc do đây là vấn đề chuyên ngành thuộc lĩnh vực của NHNN. Trong bản dự thảo hồi tháng 4/2023, NHNN đưa đề xuất "cho vay đặc biệt" với nhà băng cần can thiệp sớm, lãi suất 0%/năm. Trường hợp cần thiết để bảo đảm an toàn hệ thống, NHNN sẽ chỉ định Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam hoặc một số tổ chức tín dụng khác cho vay đặc biệt với lãi suất 0%. Với nội dung về quyết định giới hạn cấp tín dụng cho một khách hàng và một khách hàng cùng người có liên quan, Chính phủ cũng đề xuất sửa đổi theo hướng đảm bảo linh hoạt trong quản lý, điều hành cấp tín dụng. Lộ trình cụ thể nên được thực hiện theo quy định của Chính phủ. Trong dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5, liên quan đến việc hạn chế thao túng, chi phối tổ chức tín dụng có đề xuất điều chỉnh quy định về giảm giới hạn cho vay với một và một nhóm khách hàng tới năm 2028. Cụ thể, quy định lộ trình giảm dần giới hạn cấp tín dụng xuống 10% vốn tự có đối với một khách hàng và 15% vốn tự có đối với khách hàng và người có liên quan trong 5 năm. Tỷ lệ này ở các tổ chức tín dụng phi ngân hàng lần lượt là 15% và 25%. Điều này nhằm hạn chế tình trạng tập trung vốn vào nhóm doanh nghiệp sân sau trong khi nhu cầu chính đáng của người dân và doanh nghiệp khác lại không được đáp ứng. Bên cạnh đó, các thành viên Chính phủ cũng góp ý kiến đề xuất NHNN nghiên cứu, giải trình, tiếp thu đầy đủ, bảo đảm việc quy định về xử lý tài sản bảo đảm là dự án bất động sản trước thời điểm Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) có hiệu lực, bảo đảm tính khả thi, thuận lợi cho hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp và hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Chính phủ giao NHNN tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện dự thảo văn bản ý kiến của Chính phủ đối với các nội dung giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Các nội dung giải trình, tiếp thu, chỉnh lý cần được phân tích sâu, thuyết phục, tháo gỡ được các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động thực tiễn của các tổ chức tín dụng, ngăn chặn tình trạng sở hữu chéo, lợi dụng chính sách của Nhà nước để tham nhũng, tiêu cực, bảo đảm an ninh tiền tệ... Phó thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo việc chỉnh lý, hoàn thiện dự án Luật này; giao Thống đốc NHNN thừa ủy quyền Thủ tướng, thay mặt Chính phủ ký văn bản ý kiến của Chính phủ, gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Thêm 178.000 doanh nghiệp dự báo dừng hoạt động năm nayCục Quản lý đăng ký kinh doanh cho rằng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường năm nay dự kiến vẫn tăng so với cùng kỳ năm 2023. 07:00 8/1/2024 'Đại gia' nào đang hiện diện trên thị trường bệnh viện tư nhân?Cuộc chiến tranh giành thị phần trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đang "nóng" hơn khi ngày càng nhiều bệnh viện tư nhân được các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư mở rộng. 06:00 8/1/2024 Ngành đường sắt dự kiến lãi bình quân 100 tỷ đồng mỗi nămGiai đoạn 2023-2025, Ủy ban quản lý vốn đặt mục tiêu đường sắt Việt Nam sẽ thoát lỗ và lãi 322,8 tỷ đồng, trung bình lãi hơn 100 tỷ đồng/năm. 05:00 8/1/2024
Đề xuất Thống đốc được quyết định khoản vay đặc biệt lãi suất 0%/năm Chính phủ đề xuất giao Thống đốc quyền quyết định cho vay đặc biệt lãi suất 0% với ngân hàng đang theo phương án cơ cấu lại. Đây là nội dung được đề cập tại Nghị quyết 05 của Chính phủ tại phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 12/2023 diễn ra vào ngày 5/1. Về cơ bản, Chính phủ thống nhất với các nội dung như tiêu chí can thiệp sớm, kiểm soát đặc biệt, xử lý tài sản đảm bảo là bất động sản... tại dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) như đề xuất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tại Tờ trình số 166. Tuy nhiên, một số nội dung khác đã được Chính phủ góp ý sửa đổi. Đầu tiên, về thẩm quyền quy định phân loại nhóm nợ, xử lý rủi ro và thẩm quyền quyết định khoản vay đặc biệt có lãi suất 0%/năm, Chính phủ đưa đề xuất khác. Trước đó, trong dự thảo mới nhất, NHNN đề xuất việc cho vay đặc biệt lãi suất 0% theo phương án cơ cấu lại sẽ do Thủ tướng quyết định. Tuy nhiên, Chính phủ cho rằng nên giao thẩm quyền này cho Thống đốc do đây là vấn đề chuyên ngành thuộc lĩnh vực của NHNN. Trong bản dự thảo hồi tháng 4/2023, NHNN đưa đề xuất "cho vay đặc biệt" với nhà băng cần can thiệp sớm, lãi suất 0%/năm. Trường hợp cần thiết để bảo đảm an toàn hệ thống, NHNN sẽ chỉ định Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam hoặc một số tổ chức tín dụng khác cho vay đặc biệt với lãi suất 0%. Với nội dung về quyết định giới hạn cấp tín dụng cho một khách hàng và một khách hàng cùng người có liên quan, Chính phủ cũng đề xuất sửa đổi theo hướng đảm bảo linh hoạt trong quản lý, điều hành cấp tín dụng. Lộ trình cụ thể nên được thực hiện theo quy định của Chính phủ. Trong dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5, liên quan đến việc hạn chế thao túng, chi phối tổ chức tín dụng có đề xuất điều chỉnh quy định về giảm giới hạn cho vay với một và một nhóm khách hàng tới năm 2028. Cụ thể, quy định lộ trình giảm dần giới hạn cấp tín dụng xuống 10% vốn tự có đối với một khách hàng và 15% vốn tự có đối với khách hàng và người có liên quan trong 5 năm. Tỷ lệ này ở các tổ chức tín dụng phi ngân hàng lần lượt là 15% và 25%. Điều này nhằm hạn chế tình trạng tập trung vốn vào nhóm doanh nghiệp sân sau trong khi nhu cầu chính đáng của người dân và doanh nghiệp khác lại không được đáp ứng. Bên cạnh đó, các thành viên Chính phủ cũng góp ý kiến đề xuất NHNN nghiên cứu, giải trình, tiếp thu đầy đủ, bảo đảm việc quy định về xử lý tài sản bảo đảm là dự án bất động sản trước thời điểm Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) có hiệu lực, bảo đảm tính khả thi, thuận lợi cho hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp và hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Chính phủ giao NHNN tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện dự thảo văn bản ý kiến của Chính phủ đối với các nội dung giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Các nội dung giải trình, tiếp thu, chỉnh lý cần được phân tích sâu, thuyết phục, tháo gỡ được các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động thực tiễn của các tổ chức tín dụng, ngăn chặn tình trạng sở hữu chéo, lợi dụng chính sách của Nhà nước để tham nhũng, tiêu cực, bảo đảm an ninh tiền tệ... Phó thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo việc chỉnh lý, hoàn thiện dự án Luật này; giao Thống đốc NHNN thừa ủy quyền Thủ tướng, thay mặt Chính phủ ký văn bản ý kiến của Chính phủ, gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Thêm 178.000 doanh nghiệp dự báo dừng hoạt động năm nayCục Quản lý đăng ký kinh doanh cho rằng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường năm nay dự kiến vẫn tăng so với cùng kỳ năm 2023. 07:00 8/1/2024 'Đại gia' nào đang hiện diện trên thị trường bệnh viện tư nhân?Cuộc chiến tranh giành thị phần trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đang "nóng" hơn khi ngày càng nhiều bệnh viện tư nhân được các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư mở rộng. 06:00 8/1/2024 Ngành đường sắt dự kiến lãi bình quân 100 tỷ đồng mỗi nămGiai đoạn 2023-2025, Ủy ban quản lý vốn đặt mục tiêu đường sắt Việt Nam sẽ thoát lỗ và lãi 322,8 tỷ đồng, trung bình lãi hơn 100 tỷ đồng/năm. 05:00 8/1/2024
JPMorgan Chase khuyên bán chứng khoán mua vàng năm nay
JPMorgan Chase khuyến nghị nhà đầu tư phân bổ tài sản trong danh mục năm 2023 theo hướng nghiêng về tiền mặt và vàng.
Theo Kitco, JPMorgan Chase vừa có khuyến nghị với nhà đầu tư phân bổ tài sản trong danh mục năm 2023 theo hướng nghiêng về các tài sản có độ trú ẩn cao như tiền mặt và vàng, tránh xa các tài sản có độ rủi ro cao hơn như cổ phiếu. Cơ sở của khuyến nghị này đến từ rủi ro về trần nợ công tại Mỹ, nguy cơ suy thoái của nền kinh tế toàn cầu và lập trường “diều hầu" của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Theo Bloomberg, một nhóm nghiên cứu gồm các chuyên gia tài chính do Marko Kolanovic - Giám đốc mảng chiến lược thị trường toàn cầu của JPMorgan Chase - đứng đầu đã đưa quan điểm nhà đầu tư nên giảm tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu để rót vốn vào vàng và tiền mặt vì các tài sản này sẽ ổn định trong thời gian tới. Nhóm nghiên cứu đã trích dẫn cho nhà đầu tư thấy vàng là tài sản trú ẩn an toàn như một hàng rào chống lại kịch bản vỡ nợ của Mỹ. Kolanovic cũng cho biết thêm về lâu dài, Fed vẫn sẽ giữ lãi suất cao, trái với kỳ vọng cắt giảm của thị trường. Điều này sẽ gây thêm áp lực lên thị trường chứng khoán. “Nhà đầu tư ở thị trường khác nhau sẽ có kỳ vọng khác nhau về việc cắt giảm lãi suất. Nhưng những luận điệu diều hâu hơn của Fed chỉ làm tăng rủi ro cho chứng khoán. Và nếu lãi suất tiếp tục cao hơn nữa, chúng sẽ ảnh hưởng đến bội số vốn chủ sở hữu và hoạt động kinh tế", Kolanovic nói thêm. Vào năm ngoái, Kolanovic và nhóm chuyên gia này ủng hộ nhà đầu tư rót vốn vào cổ phiếu nhưng quan sát tình hình, họ đã chuyển hướng sang cắt giảm, phân bổ lại vốn bắt đầu từ đầu năm nay. Các chuyên gia tài chính tại JPMorgan Chase khuyến nghị nhà đầu tư nên giảm tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu trong năm 2023. Ảnh: Shutterstock. Báo cáo thị trường cho thấy các nhà đầu tư đã hy vọng Fed sớm giảm nhanh lãi suất, nhưng hiện nay, họ đang buộc phải thay đổi kỳ vọng sau hàng loạt số liệu công bố gần đây cho thấy nền kinh tế vẫn vững vàng và lạm phát còn cao dai dẳng. Giờ đây, các nhà đầu tư cho rằng sẽ chỉ có tối đa hai lần giảm lãi suất và lãi suất tham chiếu của Fed sẽ ở ngưỡng 4,7% vào cuối năm nay. Theo Financial Times, sự dịch chuyển kỳ vọng trên thị trường đã đưa nhà đầu đến gần hơn với thông điệp nhất quán từ Fed rằng họ không có kế hoạch sớm giảm lãi suất giữa lúc lạm phát vẫn còn cao hơn nhiều so với mục tiêu. Tuy nhiên, dịch chuyển đó cũng cho thấy tình trạng không chắc chắn thị trường sẽ đi về đâu. Và cũng chỉ còn vài ngày nữa là hạn chót quốc hội Mỹ phải nâng trần nợ công nếu không muốn vỡ nợ kỹ thuật. Đến nay, chưa có tín hiệu nào cho thấy trần nợ công của Mỹ sẽ sớm được nâng. Nếu không có tiền chi trả cho các trái chủ và chi phí dịch vụ công vào ngày 1/6 tới thì nguy cơ vỡ nợ và chính phủ Mỹ tạm đóng cửa là rất cao. Theo dữ liệu liên bang, tính đến ngày 19/5, Bộ Tài chính Mỹ chỉ còn khoảng hơn 60 tỷ USD tiền mặt, từ mức 238 tỷ USD hồi đầu tháng, sau khi thu thuế của tháng 4. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Đồng bạc xanh ngày càng hấp dẫnNhiều người coi đồng USD là một kênh trú ẩn tài sản an toàn trong trường hợp nước Mỹ rơi vào cảnh vỡ nợ. Điều đó khiến sức mạnh của USD ngày càng tăng. 12:00 21/5/2023 Rắc rối vẫn còn ngay cả khi Mỹ không vỡ nợĐằng sau những lo ngại của Phố Wall về viễn cảnh Mỹ vỡ nợ, là những rắc rối ngay cả khi Mỹ đã thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ. 09:07 20/5/2023
JPMorgan Chase khuyên bán chứng khoán mua vàng năm nay JPMorgan Chase khuyến nghị nhà đầu tư phân bổ tài sản trong danh mục năm 2023 theo hướng nghiêng về tiền mặt và vàng. Theo Kitco, JPMorgan Chase vừa có khuyến nghị với nhà đầu tư phân bổ tài sản trong danh mục năm 2023 theo hướng nghiêng về các tài sản có độ trú ẩn cao như tiền mặt và vàng, tránh xa các tài sản có độ rủi ro cao hơn như cổ phiếu. Cơ sở của khuyến nghị này đến từ rủi ro về trần nợ công tại Mỹ, nguy cơ suy thoái của nền kinh tế toàn cầu và lập trường “diều hầu" của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Theo Bloomberg, một nhóm nghiên cứu gồm các chuyên gia tài chính do Marko Kolanovic - Giám đốc mảng chiến lược thị trường toàn cầu của JPMorgan Chase - đứng đầu đã đưa quan điểm nhà đầu tư nên giảm tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu để rót vốn vào vàng và tiền mặt vì các tài sản này sẽ ổn định trong thời gian tới. Nhóm nghiên cứu đã trích dẫn cho nhà đầu tư thấy vàng là tài sản trú ẩn an toàn như một hàng rào chống lại kịch bản vỡ nợ của Mỹ. Kolanovic cũng cho biết thêm về lâu dài, Fed vẫn sẽ giữ lãi suất cao, trái với kỳ vọng cắt giảm của thị trường. Điều này sẽ gây thêm áp lực lên thị trường chứng khoán. “Nhà đầu tư ở thị trường khác nhau sẽ có kỳ vọng khác nhau về việc cắt giảm lãi suất. Nhưng những luận điệu diều hâu hơn của Fed chỉ làm tăng rủi ro cho chứng khoán. Và nếu lãi suất tiếp tục cao hơn nữa, chúng sẽ ảnh hưởng đến bội số vốn chủ sở hữu và hoạt động kinh tế", Kolanovic nói thêm. Vào năm ngoái, Kolanovic và nhóm chuyên gia này ủng hộ nhà đầu tư rót vốn vào cổ phiếu nhưng quan sát tình hình, họ đã chuyển hướng sang cắt giảm, phân bổ lại vốn bắt đầu từ đầu năm nay. Các chuyên gia tài chính tại JPMorgan Chase khuyến nghị nhà đầu tư nên giảm tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu trong năm 2023. Ảnh: Shutterstock. Báo cáo thị trường cho thấy các nhà đầu tư đã hy vọng Fed sớm giảm nhanh lãi suất, nhưng hiện nay, họ đang buộc phải thay đổi kỳ vọng sau hàng loạt số liệu công bố gần đây cho thấy nền kinh tế vẫn vững vàng và lạm phát còn cao dai dẳng. Giờ đây, các nhà đầu tư cho rằng sẽ chỉ có tối đa hai lần giảm lãi suất và lãi suất tham chiếu của Fed sẽ ở ngưỡng 4,7% vào cuối năm nay. Theo Financial Times, sự dịch chuyển kỳ vọng trên thị trường đã đưa nhà đầu đến gần hơn với thông điệp nhất quán từ Fed rằng họ không có kế hoạch sớm giảm lãi suất giữa lúc lạm phát vẫn còn cao hơn nhiều so với mục tiêu. Tuy nhiên, dịch chuyển đó cũng cho thấy tình trạng không chắc chắn thị trường sẽ đi về đâu. Và cũng chỉ còn vài ngày nữa là hạn chót quốc hội Mỹ phải nâng trần nợ công nếu không muốn vỡ nợ kỹ thuật. Đến nay, chưa có tín hiệu nào cho thấy trần nợ công của Mỹ sẽ sớm được nâng. Nếu không có tiền chi trả cho các trái chủ và chi phí dịch vụ công vào ngày 1/6 tới thì nguy cơ vỡ nợ và chính phủ Mỹ tạm đóng cửa là rất cao. Theo dữ liệu liên bang, tính đến ngày 19/5, Bộ Tài chính Mỹ chỉ còn khoảng hơn 60 tỷ USD tiền mặt, từ mức 238 tỷ USD hồi đầu tháng, sau khi thu thuế của tháng 4. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Đồng bạc xanh ngày càng hấp dẫnNhiều người coi đồng USD là một kênh trú ẩn tài sản an toàn trong trường hợp nước Mỹ rơi vào cảnh vỡ nợ. Điều đó khiến sức mạnh của USD ngày càng tăng. 12:00 21/5/2023 Rắc rối vẫn còn ngay cả khi Mỹ không vỡ nợĐằng sau những lo ngại của Phố Wall về viễn cảnh Mỹ vỡ nợ, là những rắc rối ngay cả khi Mỹ đã thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ. 09:07 20/5/2023
FLC gia hạn bất thành lô trái phiếu hơn 1.100 tỷ đồng
Các trái chủ không thông qua bất cứ phương án nào mà FLC đưa ra để gia hạn lô trái phiếu mã FLCH2123003 trị giá 1.150 tỷ đồng.
CTCP Tập đoàn FLC vừa công bố biên bản kiểm phiếu lấy ý kiến người sở hữu trái phiếu đối với lô trái phiếu mã FLCH2123003. Trước đó, FLC đề ra 4 phương án để gia hạn lô trái phiếu này từ 24 tháng lên 48 tháng kể từ ngày phát hành 28/12/2021, lãi suất vẫn cố định ở mức 13%/năm. Ngoài ra, FLC cũng đề xuất trái chủ miễn toàn bộ lãi phạt chậm trả nợ gốc, lãi cho tập đoàn đối với các phần nợ gốc, lãi đã đến hạn thanh toán. Đối với phương án 1, FLC cho biết sẽ tiếp tục thực hiện dự án Khu biệt thự nghỉ dưỡng FLC Hải Ninh 2, toàn bộ số tiền thu được từ việc khai thác kinh doanh bất động sản này sẽ được chuyển vào tài khoản phong tỏa của công ty để ưu tiên thanh toán cho trái chủ. Thời gian FLC dự kiến hoàn thiện các thủ tục pháp lý đưa dự án vào kinh doanh là quý II/2025. Với phương án 2, FLC sẽ tìm kiếm nhà đầu tư nhằm chuyển nhượng dự án. Toàn bộ số tiền chuyển nhượng sẽ được chuyển vào tài khoản phong tỏa và ưu tiên giải ngân cho việc thanh toán trái phiếu. Thời gian chuyển nhượng dự án và thanh toán sẽ phụ thuộc vào thời gian tìm kiếm nhà đầu tư nhận chuyển nhượng. Trong phương án này, FLC cam kết mua lại trái phiếu trước hạn trong vòng 15 ngày kể từ ngày tập đoàn ký kết hợp đồng chuyển nhượng và nhận đầy đủ tiền chuyển nhượng dự án. Đối với phương án 3, khi bất động sản của dự án đủ điều kiện để ký hợp đồng mua bán, FLC sẽ dùng bất động sản để đối trừ nghĩa vụ thanh toán trái phiếu. Trong đó ưu tiên chiết khấu cho người sở hữu trái phiếu so với khách hàng thông thường. Trong trường hợp phương án 1, 2, 3 nêu trên không được trái chủ thông qua, FLC cho biết sẽ đề xuất phương án khác trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày tổng hợp ý kiến người sở hữu trái phiếu bằng văn bản trên cơ sở đảm bảo lợi ích và khả năng thực hiện của công ty. Tuy nhiên, sau giai đoạn lấy ý kiến, các trái chủ của FLC đã không thông qua bất cứ phương án nào nêu trên. Được biết, lô trái phiếu FLCH2123003 được FLC phát hành ngày 28/12/2021 với khối lượng 115.000 trái phiếu, mệnh giá 10 triệu đồng/trái phiếu, huy động 1.150 tỷ đồng, kỳ hạn 24 tháng. Lô trái phiếu này dự kiến đáo hạn vào ngày 28/12 tới đây và FLC đã mua lại trước hạn gần 153 tỷ đồng. Hiện tại, vẫn còn 99.641 trái phiếu FLCH2123003 đang lưu hành, tương đương giá trị 996 tỷ đồng. Theo kế hoạch, ngày 2/1/2024 tới đây, FLC sẽ tổ chức ĐHĐCĐ bất thường 2024 để HĐQT báo cáo về kết quả tái cơ cấu và kế hoạch hoạt động kinh doanh năm 2024, cùng các nội dung khác thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. Độc giả ZNews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
FLC gia hạn bất thành lô trái phiếu hơn 1.100 tỷ đồng Các trái chủ không thông qua bất cứ phương án nào mà FLC đưa ra để gia hạn lô trái phiếu mã FLCH2123003 trị giá 1.150 tỷ đồng. CTCP Tập đoàn FLC vừa công bố biên bản kiểm phiếu lấy ý kiến người sở hữu trái phiếu đối với lô trái phiếu mã FLCH2123003. Trước đó, FLC đề ra 4 phương án để gia hạn lô trái phiếu này từ 24 tháng lên 48 tháng kể từ ngày phát hành 28/12/2021, lãi suất vẫn cố định ở mức 13%/năm. Ngoài ra, FLC cũng đề xuất trái chủ miễn toàn bộ lãi phạt chậm trả nợ gốc, lãi cho tập đoàn đối với các phần nợ gốc, lãi đã đến hạn thanh toán. Đối với phương án 1, FLC cho biết sẽ tiếp tục thực hiện dự án Khu biệt thự nghỉ dưỡng FLC Hải Ninh 2, toàn bộ số tiền thu được từ việc khai thác kinh doanh bất động sản này sẽ được chuyển vào tài khoản phong tỏa của công ty để ưu tiên thanh toán cho trái chủ. Thời gian FLC dự kiến hoàn thiện các thủ tục pháp lý đưa dự án vào kinh doanh là quý II/2025. Với phương án 2, FLC sẽ tìm kiếm nhà đầu tư nhằm chuyển nhượng dự án. Toàn bộ số tiền chuyển nhượng sẽ được chuyển vào tài khoản phong tỏa và ưu tiên giải ngân cho việc thanh toán trái phiếu. Thời gian chuyển nhượng dự án và thanh toán sẽ phụ thuộc vào thời gian tìm kiếm nhà đầu tư nhận chuyển nhượng. Trong phương án này, FLC cam kết mua lại trái phiếu trước hạn trong vòng 15 ngày kể từ ngày tập đoàn ký kết hợp đồng chuyển nhượng và nhận đầy đủ tiền chuyển nhượng dự án. Đối với phương án 3, khi bất động sản của dự án đủ điều kiện để ký hợp đồng mua bán, FLC sẽ dùng bất động sản để đối trừ nghĩa vụ thanh toán trái phiếu. Trong đó ưu tiên chiết khấu cho người sở hữu trái phiếu so với khách hàng thông thường. Trong trường hợp phương án 1, 2, 3 nêu trên không được trái chủ thông qua, FLC cho biết sẽ đề xuất phương án khác trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày tổng hợp ý kiến người sở hữu trái phiếu bằng văn bản trên cơ sở đảm bảo lợi ích và khả năng thực hiện của công ty. Tuy nhiên, sau giai đoạn lấy ý kiến, các trái chủ của FLC đã không thông qua bất cứ phương án nào nêu trên. Được biết, lô trái phiếu FLCH2123003 được FLC phát hành ngày 28/12/2021 với khối lượng 115.000 trái phiếu, mệnh giá 10 triệu đồng/trái phiếu, huy động 1.150 tỷ đồng, kỳ hạn 24 tháng. Lô trái phiếu này dự kiến đáo hạn vào ngày 28/12 tới đây và FLC đã mua lại trước hạn gần 153 tỷ đồng. Hiện tại, vẫn còn 99.641 trái phiếu FLCH2123003 đang lưu hành, tương đương giá trị 996 tỷ đồng. Theo kế hoạch, ngày 2/1/2024 tới đây, FLC sẽ tổ chức ĐHĐCĐ bất thường 2024 để HĐQT báo cáo về kết quả tái cơ cấu và kế hoạch hoạt động kinh doanh năm 2024, cùng các nội dung khác thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. Độc giả ZNews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
2 nhà sáng lập Google kiếm gần 20 tỷ USD trong một tuần
Các nhà đồng sáng lập Google vừa bỏ túi 18 tỷ USD nhờ cổ phiếu tăng vọt sau khi công ty ra mắt công cụ tìm kiếm tích hợp AI.
2 nhà sáng lập của Google Larry Page và Sergey Brin. Ảnh: James Leynse/Corbis. Theo dữ liệu của Bloomberg Billionaires Index, giá trị tài sản ròng của ông Larry Page đã tăng 9,4 tỷ USD trong tuần vừa qua, đạt 106,9 tỷ USD. Còn ông Sergey Brin bỏ túi 8,9 tỷ USD, đưa khối tài sản ròng lên 102,1 tỷ USD. Đối với 2 tỷ phú này, đây là mức tăng lớn nhất trong một tuần kể từ tháng 2/2021. Trong một sự kiện tại trụ sở của công ty ở Mountain View (bang California, Mỹ), Google cho biết sẽ bắt đầu thử nghiệm một công cụ tìm kiếm có thể đàm thoại nhiều hơn. Gã khổng lồ công nghệ Mỹ cũng tìm cách phổ biến chatbot tích hợp AI rộng rãi. Tuyên bố đó đã khẳng định vị thế thống trị của Google trong một lĩnh vực đang ngày càng cạnh tranh. Cổ phiếu của Alphabet - công ty mẹ Google - tăng gần 1% trong phiên giao dịch kết thúc tuần, sau khi tăng vọt 8,6% ở 2 phiên trước đó. 2 nhà đồng sáng lập Page và Brin thuộc nhóm tỷ phú kiếm được nhiều tiền nhất trong năm nay. Mỗi người đã có thêm 22 tỷ USD kể từ đầu năm. Họ hiện là người giàu thứ 8 và 9 trên thế giới. Cựu giám đốc điều hành của Google, ông Eric Schmidt, cũng hưởng lợi từ sự bùng nổ của cổ phiếu AI. Ông đã rót tiền vào nhiều startup trong lĩnh vực này, đồng thời từ chối những lời kêu gọi giảm tốc độ nghiên cứu vì lo ngại về sự phát triển của Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ. Cổ phiếu Alphabet vẫn chiếm phần lớn trong số khối tài sản trị giá 23,6 tỷ USD của ông Schmidt. Trong tuần vừa qua, ông bỏ túi thêm 1,8 tỷ USD. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. 'Núi nợ' của các nước lớn đe dọa kinh tế thế giớiChủ tịch WB cảnh báo rằng rắc rối đang chồng chất, bủa vây kinh tế toàn cầu. Một trong số đó là khoản nợ công cao chưa từng có của những nước phát triển. 06:00 13/5/2023 Khách sạn bay - mỏ vàng của các hãng hàng khôngKhi các khách hàng giàu có du lịch và đi công tác trở lại, ngành hàng không toàn cầu đang đưa khoang hạng nhất lên một tầm cao mới. 05:00 13/5/2023
2 nhà sáng lập Google kiếm gần 20 tỷ USD trong một tuần Các nhà đồng sáng lập Google vừa bỏ túi 18 tỷ USD nhờ cổ phiếu tăng vọt sau khi công ty ra mắt công cụ tìm kiếm tích hợp AI. 2 nhà sáng lập của Google Larry Page và Sergey Brin. Ảnh: James Leynse/Corbis. Theo dữ liệu của Bloomberg Billionaires Index, giá trị tài sản ròng của ông Larry Page đã tăng 9,4 tỷ USD trong tuần vừa qua, đạt 106,9 tỷ USD. Còn ông Sergey Brin bỏ túi 8,9 tỷ USD, đưa khối tài sản ròng lên 102,1 tỷ USD. Đối với 2 tỷ phú này, đây là mức tăng lớn nhất trong một tuần kể từ tháng 2/2021. Trong một sự kiện tại trụ sở của công ty ở Mountain View (bang California, Mỹ), Google cho biết sẽ bắt đầu thử nghiệm một công cụ tìm kiếm có thể đàm thoại nhiều hơn. Gã khổng lồ công nghệ Mỹ cũng tìm cách phổ biến chatbot tích hợp AI rộng rãi. Tuyên bố đó đã khẳng định vị thế thống trị của Google trong một lĩnh vực đang ngày càng cạnh tranh. Cổ phiếu của Alphabet - công ty mẹ Google - tăng gần 1% trong phiên giao dịch kết thúc tuần, sau khi tăng vọt 8,6% ở 2 phiên trước đó. 2 nhà đồng sáng lập Page và Brin thuộc nhóm tỷ phú kiếm được nhiều tiền nhất trong năm nay. Mỗi người đã có thêm 22 tỷ USD kể từ đầu năm. Họ hiện là người giàu thứ 8 và 9 trên thế giới. Cựu giám đốc điều hành của Google, ông Eric Schmidt, cũng hưởng lợi từ sự bùng nổ của cổ phiếu AI. Ông đã rót tiền vào nhiều startup trong lĩnh vực này, đồng thời từ chối những lời kêu gọi giảm tốc độ nghiên cứu vì lo ngại về sự phát triển của Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ. Cổ phiếu Alphabet vẫn chiếm phần lớn trong số khối tài sản trị giá 23,6 tỷ USD của ông Schmidt. Trong tuần vừa qua, ông bỏ túi thêm 1,8 tỷ USD. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. 'Núi nợ' của các nước lớn đe dọa kinh tế thế giớiChủ tịch WB cảnh báo rằng rắc rối đang chồng chất, bủa vây kinh tế toàn cầu. Một trong số đó là khoản nợ công cao chưa từng có của những nước phát triển. 06:00 13/5/2023 Khách sạn bay - mỏ vàng của các hãng hàng khôngKhi các khách hàng giàu có du lịch và đi công tác trở lại, ngành hàng không toàn cầu đang đưa khoang hạng nhất lên một tầm cao mới. 05:00 13/5/2023
Thêm một ngân hàng tăng phí SMS Banking
Nhiều ngân hàng đã áp dụng chính sách thu phí thông báo biến động số dư qua SMS dựa trên số lượng tin nhắn thực tế với mức phí 700-800 đồng/tin nhắn.
Các ngân hàng điều chỉnh tăng phí SMS Banking nhằm thúc đẩy khách hàng chuyển dịch sang sử dụng tính năng nhận thông báo qua App Banking. Ảnh: Duy Hiệu. Ngân hàng TMCP Á Châu - ACB cho biết kể từ ngày 1/1/2024, ngân hàng sẽ thực hiện điều chỉnh cơ chế tính phí và mức phí dịch vụ nhận thông báo qua SMS. Theo đó, ngân hàng sẽ chính thức tính phí theo số lượng dưới 20 tin nhắn mỗi tháng với mức phí 15.000 đồng/tháng/thuê bao. Trường hợp trên 20 tin nhắn, ngân hàng sẽ thu phí 15.000 đồng và theo số lượng tin nhắn thực tế phát sinh trong tháng với mức phí 700 đồng/tin nhắn tính từ tin nhắn thứ 21 trở lên. Ngân hàng cho biết thông báo biến động số dư cũng chỉ gửi SMS cho các giao dịch từ 50.000 đồng trở lên. Mức phí này đã bao gồm VAT. Từ 1/1/2024, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) cũng sẽ điều chỉnh mức thu phí dịch vụ SMS Banking đối với khách hàng cá nhân lên mức 16.500 đồng/khách hàng/tháng (đã bao gồm thuế VAT). Đồng thời, nhà băng ngừng gửi tin nhắn thông báo biến động số dư với các giao dịch nhỏ hơn 20.000 đồng. Như vậy, đến thời điểm hiện tại, hầu hết ngân hàng lớn trên thị trường đều đã áp dụng chính sách phí thông báo biến động số dư qua SMS dựa trên số lượng tin nhắn thực tế khách hàng nhận được hàng tháng. Trước đó, Vietcombank cũng thông báo tăng phí SMS Banking từ đầu năm sau, nhằm khuyến khích khách hàng chuyển qua nhận thông báo miễn phí trên ứng dụng (App Banking). Đối với dịch vụ SMS chủ động, Vietcombank sẽ tính phí theo số lượng tin nhắn phát sinh trong tháng thay vì mức phí cố định như hiện hành là 10.000 đồng/tháng/số điện thoại (chưa bao gồm VAT). Cụ thể, từ ngày 1/1/2024, nếu dưới 20 tin nhắn/tháng/số điện thoại, phí dịch vụ là 10.000 đồng/tháng. Trên 20 tin nhắn/tháng/số điện thoại, ngân hàng thu phí theo số lượng tin nhắn thực tế phát sinh trong tháng với mức phí 700 đồng/tin nhắn. Các mức phí này chưa bao gồm VAT. Vào tháng 9 năm nay, nhiều ngân hàng như Sacombank, VietinBank, VPBank... cũng đồng loạt tăng phí SMS Banking. Động thái tăng phí SMS Banking diễn ra trong bối cảnh các ngân hàng cho biết đang phải chịu lỗ từ dịch vụ này do họ phải trả phí SMS cho nhà mạng với mức giá đắt gấp 3 lần thông thường. Theo thống kê của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, với số lượng tổ chức tín dụng, bao gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động lên tới cả trăm đơn vị, chi phí viễn thông cả hệ thống ngân hàng trả cho các nhà mạng lên tới vài trăm tỷ đồng mỗi tháng. Độc giả ZNews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Vietcombank tăng phí SMS Banking từ đầu năm sauTừ đầu năm 2024, Vietcombank tăng phí dịch vụ thông báo biến động số dư qua tin nhắn điện thoại. Theo đó, người dùng phát sinh 20 tin nhắn/tháng trở lên sẽ phải trả thêm tiền. 19:56 13/12/2023 Nhiều ngân hàng tăng phí SMS BankingSau một năm thống nhất với các nhà mạng phương án thu phí chung là 11.000 đồng/tháng/thuê bao, nhiều ngân hàng đã điều chỉnh tăng mức phí với dịch vụ SMS Banking. 09:00 31/3/2023 Ngân hàng Nhà nước yêu cầu đẩy mạnh cho vay tiêu dùngNgân hàng Nhà nước vừa có văn bản gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu đẩy mạnh hoạt động cho vay phục vụ đời sống, tiêu dùng. 11:03 25/12/2023
Thêm một ngân hàng tăng phí SMS Banking Nhiều ngân hàng đã áp dụng chính sách thu phí thông báo biến động số dư qua SMS dựa trên số lượng tin nhắn thực tế với mức phí 700-800 đồng/tin nhắn. Các ngân hàng điều chỉnh tăng phí SMS Banking nhằm thúc đẩy khách hàng chuyển dịch sang sử dụng tính năng nhận thông báo qua App Banking. Ảnh: Duy Hiệu. Ngân hàng TMCP Á Châu - ACB cho biết kể từ ngày 1/1/2024, ngân hàng sẽ thực hiện điều chỉnh cơ chế tính phí và mức phí dịch vụ nhận thông báo qua SMS. Theo đó, ngân hàng sẽ chính thức tính phí theo số lượng dưới 20 tin nhắn mỗi tháng với mức phí 15.000 đồng/tháng/thuê bao. Trường hợp trên 20 tin nhắn, ngân hàng sẽ thu phí 15.000 đồng và theo số lượng tin nhắn thực tế phát sinh trong tháng với mức phí 700 đồng/tin nhắn tính từ tin nhắn thứ 21 trở lên. Ngân hàng cho biết thông báo biến động số dư cũng chỉ gửi SMS cho các giao dịch từ 50.000 đồng trở lên. Mức phí này đã bao gồm VAT. Từ 1/1/2024, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) cũng sẽ điều chỉnh mức thu phí dịch vụ SMS Banking đối với khách hàng cá nhân lên mức 16.500 đồng/khách hàng/tháng (đã bao gồm thuế VAT). Đồng thời, nhà băng ngừng gửi tin nhắn thông báo biến động số dư với các giao dịch nhỏ hơn 20.000 đồng. Như vậy, đến thời điểm hiện tại, hầu hết ngân hàng lớn trên thị trường đều đã áp dụng chính sách phí thông báo biến động số dư qua SMS dựa trên số lượng tin nhắn thực tế khách hàng nhận được hàng tháng. Trước đó, Vietcombank cũng thông báo tăng phí SMS Banking từ đầu năm sau, nhằm khuyến khích khách hàng chuyển qua nhận thông báo miễn phí trên ứng dụng (App Banking). Đối với dịch vụ SMS chủ động, Vietcombank sẽ tính phí theo số lượng tin nhắn phát sinh trong tháng thay vì mức phí cố định như hiện hành là 10.000 đồng/tháng/số điện thoại (chưa bao gồm VAT). Cụ thể, từ ngày 1/1/2024, nếu dưới 20 tin nhắn/tháng/số điện thoại, phí dịch vụ là 10.000 đồng/tháng. Trên 20 tin nhắn/tháng/số điện thoại, ngân hàng thu phí theo số lượng tin nhắn thực tế phát sinh trong tháng với mức phí 700 đồng/tin nhắn. Các mức phí này chưa bao gồm VAT. Vào tháng 9 năm nay, nhiều ngân hàng như Sacombank, VietinBank, VPBank... cũng đồng loạt tăng phí SMS Banking. Động thái tăng phí SMS Banking diễn ra trong bối cảnh các ngân hàng cho biết đang phải chịu lỗ từ dịch vụ này do họ phải trả phí SMS cho nhà mạng với mức giá đắt gấp 3 lần thông thường. Theo thống kê của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, với số lượng tổ chức tín dụng, bao gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động lên tới cả trăm đơn vị, chi phí viễn thông cả hệ thống ngân hàng trả cho các nhà mạng lên tới vài trăm tỷ đồng mỗi tháng. Độc giả ZNews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Vietcombank tăng phí SMS Banking từ đầu năm sauTừ đầu năm 2024, Vietcombank tăng phí dịch vụ thông báo biến động số dư qua tin nhắn điện thoại. Theo đó, người dùng phát sinh 20 tin nhắn/tháng trở lên sẽ phải trả thêm tiền. 19:56 13/12/2023 Nhiều ngân hàng tăng phí SMS BankingSau một năm thống nhất với các nhà mạng phương án thu phí chung là 11.000 đồng/tháng/thuê bao, nhiều ngân hàng đã điều chỉnh tăng mức phí với dịch vụ SMS Banking. 09:00 31/3/2023 Ngân hàng Nhà nước yêu cầu đẩy mạnh cho vay tiêu dùngNgân hàng Nhà nước vừa có văn bản gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu đẩy mạnh hoạt động cho vay phục vụ đời sống, tiêu dùng. 11:03 25/12/2023
Giá vàng rớt mạnh
Đà bán tháo ồ ạt đã đẩy giá vàng thế giới xuống dưới ngưỡng 1.910 USD/ounce. Kim loại quý đang hướng tới tháng giảm thứ 2 liên tiếp, thậm chí có thể mất mốc 1.900 USD/ounce.
Theo dữ liệu của Trading Economics ngày 28/6, giá vàng thế giới vừa rơi một mạch xuống dưới ngưỡng 1.910 USD/ounce. Đây là mức giá thấp nhất của kim loại quý kể từ giữa tháng 3. Trong vòng 24 giờ qua, giá vàng đã giảm mạnh từ mức cao 1.929,4 USD/ounce xuống 1.908,8 USD/ounce. Mức tăng của kim loại quý trong năm nay bị thu hẹp còn 5,12%. "Thị trường kim loại quý đang chịu sức ép lớn do sức mạnh tiêu dùng của Mỹ vẫn còn quá mạnh. Các dữ liệu kinh tế mới nhất đã vẽ lên bức tranh về một nền kinh tế với sức chống chịu tốt, và điều đó có nghĩa là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải diều hâu hơn nữa", ông Edward Moya - chuyên gia phân tích thị trường cấp cao tại Mỹ - giải thích với Tri thức trực tuyến. Giá vàng giảm xuống mức thấp nhất kể từ giữa tháng 3. Ảnh: Trading Economics. Lao dốc Và dĩ nhiên, đó không phải tin tốt với vàng. Lãi suất tăng cao sẽ triệt tiêu sức hấp dẫn của kim loại quý, vốn là tài sản trú ẩn an toàn không được trả lãi. "Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) cũng đã khẳng định việc chấm dứt chu kỳ tăng lãi suất không diễn ra trong tương lai gần", ông Moya nói thêm. "Thị trường vàng đã gặp khó kể từ đầu tháng 5. Nếu giới đầu tư đặt cược vào việc Fed thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa, giá vàng sẽ rơi xuống dưới ngưỡng 1.900 USD/ounce", ông Moya cảnh báo. Theo dữ liệu chính thức, trong tháng 6, niềm tin của người tiêu dùng Mỹ đã tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 1 năm rưỡi. Trong khi đó, vào tháng 5, doanh số bán nhà mới cho các hộ gia đình cũng ghi nhận mức tăng 12,2%, vượt dự báo của giới quan sát. Kim loại quý chính thức mất mốc giá 1.910 USD/ounce. Ảnh: Trading Economics. Các dữ liệu này cho thấy nền kinh tế Mỹ vẫn đang chống chịu rất tốt trước 10 đợt tăng lãi suất điều hành liên tiếp của Fed kể từ tháng 3 năm ngoái. Ngân hàng trung ương Mỹ đã giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp chính sách tháng 6 này, nhưng chỉ nhằm đánh giá tác động của các đợt nâng lãi suất đối với nền kinh tế. Giá vàng đang hướng tới tháng giảm thứ 2 liên tiếp. Vai trò trú ẩn an toàn của kim loại quý cũng đã trở nên mờ nhạt nhờ khả năng chống chịu của kinh tế Mỹ. Ngay cả tình hình phức tạp tại Nga cũng không thể hỗ trợ giá vàng. Hồi năm ngoái, giá kim loại quý đã tăng phi mã sau khi Nga phát động cuộc chiến ở Ukraine. Thị trường đang bi quan Hơn nữa, Chủ tịch Fed Jerome Powell cũng đã phát đi tín hiệu về việc tiếp tục duy trì chính sách diều hâu. Chỉ một tuần sau cuộc họp chính sách của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) - cơ quan hoạch định chính sách của Fed, ông Powell chỉ ra việc giữ nguyên lãi suất chỉ là quãng thời gian tạm nghỉ ngắn ngủi, chứ không phải dấu hiệu cho thấy ngân hàng trung ương đã dừng tăng lãi suất. Ông Powell nhấn mạnh rằng lạm phát vẫn "cao hơn nhiều" so với mục tiêu 2% của Fed. Ông cho biết ngân hàng trung ương còn nhiều việc phải làm. Mới đây, ngân hàng đầu tư Morgan Stanley dự báo ngân hàng trung ương Mỹ sẽ tăng lãi suất điều hành trở lại trong cuộc họp tháng 7. Các chuyên gia kinh tế của Morgan Stanley cũng trích dẫn nhận xét của Chủ tịch Fed trong báo cáo của mình. Ông Powell đã nói rõ rằng ông nằm trong nhóm quan chức Fed ủng hộ việc nâng lãi suất điều hành lên cao hơn nữa. Theo dữ liệu của công cụ FedWatch từ CME Group, các thị trường đang định giá khả năng Fed nâng lãi suất 0,25 điểm phần trăm lên vùng 5,25-5,5% trong cuộc họp tháng 7 là 76,9%. Trong khi đó, kịch bản giữ nguyên lãi suất chỉ được định giá là 23,1%. Các nhà đầu tư cũng bi quan về kịch bản Fed cắt giảm lãi suất ngay trong năm nay. Khả năng Fed cắt giảm lãi suất điều hành về 4,75-5% đang được định giá chỉ 4,7%. Đa số nhà đầu tư (51,1%) nghiêng về khả năng lãi suất điều hành kết thúc năm ở mức 5,25-5,5%, tức Fed tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm thêm một lần nữa. Khả năng lãi suất điều hành ở mức 5-5,25% (mức hiện tại) và 5,5-5,75% được định giá lần lượt là 29,7% và 13,6%. Giới đầu tư đang dồn sự chú ý vào bài phát biểu sắp tới của ông Powell. Cùng với đó là một loại dữ liệu kinh tế quan trọng được công bố hôm 29/6. "Từ giờ đến lúc đó, các vị có thể thấy thị trường vàng đi ngang, giao dịch ảm đạm, trừ khi xuất hiện một tin tức mới", Reuters dẫn lời ông Bob Haberkorn - chiến lược gia thị trường cấp cao tại RJO Futures - nhận định. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Fed liệu có tăng lãi suất trở lạiGiới đầu tư tin rằng trong cuộc họp tiếp theo, Fed sẽ tăng lãi suất trở lại sau khi tạm dừng vào tháng 6. Triển vọng Fed cắt giảm lãi suất ngay trong năm nay cũng thấp đi đáng kể. 18:41 27/6/2023 Nghịch lý trong tham vọng giảm phụ thuộc vào USD của Trung QuốcNgân hàng do Trung Quốc và các nước BRICS thành lập từng được cho là sẽ định hình lại hệ thống tài chính toàn cầu. Nhưng giờ, nhà băng này đang có thể trở thành ngân hàng xác sống. 05:00 20/6/2023
Giá vàng rớt mạnh Đà bán tháo ồ ạt đã đẩy giá vàng thế giới xuống dưới ngưỡng 1.910 USD/ounce. Kim loại quý đang hướng tới tháng giảm thứ 2 liên tiếp, thậm chí có thể mất mốc 1.900 USD/ounce. Theo dữ liệu của Trading Economics ngày 28/6, giá vàng thế giới vừa rơi một mạch xuống dưới ngưỡng 1.910 USD/ounce. Đây là mức giá thấp nhất của kim loại quý kể từ giữa tháng 3. Trong vòng 24 giờ qua, giá vàng đã giảm mạnh từ mức cao 1.929,4 USD/ounce xuống 1.908,8 USD/ounce. Mức tăng của kim loại quý trong năm nay bị thu hẹp còn 5,12%. "Thị trường kim loại quý đang chịu sức ép lớn do sức mạnh tiêu dùng của Mỹ vẫn còn quá mạnh. Các dữ liệu kinh tế mới nhất đã vẽ lên bức tranh về một nền kinh tế với sức chống chịu tốt, và điều đó có nghĩa là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải diều hâu hơn nữa", ông Edward Moya - chuyên gia phân tích thị trường cấp cao tại Mỹ - giải thích với Tri thức trực tuyến. Giá vàng giảm xuống mức thấp nhất kể từ giữa tháng 3. Ảnh: Trading Economics. Lao dốc Và dĩ nhiên, đó không phải tin tốt với vàng. Lãi suất tăng cao sẽ triệt tiêu sức hấp dẫn của kim loại quý, vốn là tài sản trú ẩn an toàn không được trả lãi. "Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) cũng đã khẳng định việc chấm dứt chu kỳ tăng lãi suất không diễn ra trong tương lai gần", ông Moya nói thêm. "Thị trường vàng đã gặp khó kể từ đầu tháng 5. Nếu giới đầu tư đặt cược vào việc Fed thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa, giá vàng sẽ rơi xuống dưới ngưỡng 1.900 USD/ounce", ông Moya cảnh báo. Theo dữ liệu chính thức, trong tháng 6, niềm tin của người tiêu dùng Mỹ đã tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 1 năm rưỡi. Trong khi đó, vào tháng 5, doanh số bán nhà mới cho các hộ gia đình cũng ghi nhận mức tăng 12,2%, vượt dự báo của giới quan sát. Kim loại quý chính thức mất mốc giá 1.910 USD/ounce. Ảnh: Trading Economics. Các dữ liệu này cho thấy nền kinh tế Mỹ vẫn đang chống chịu rất tốt trước 10 đợt tăng lãi suất điều hành liên tiếp của Fed kể từ tháng 3 năm ngoái. Ngân hàng trung ương Mỹ đã giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp chính sách tháng 6 này, nhưng chỉ nhằm đánh giá tác động của các đợt nâng lãi suất đối với nền kinh tế. Giá vàng đang hướng tới tháng giảm thứ 2 liên tiếp. Vai trò trú ẩn an toàn của kim loại quý cũng đã trở nên mờ nhạt nhờ khả năng chống chịu của kinh tế Mỹ. Ngay cả tình hình phức tạp tại Nga cũng không thể hỗ trợ giá vàng. Hồi năm ngoái, giá kim loại quý đã tăng phi mã sau khi Nga phát động cuộc chiến ở Ukraine. Thị trường đang bi quan Hơn nữa, Chủ tịch Fed Jerome Powell cũng đã phát đi tín hiệu về việc tiếp tục duy trì chính sách diều hâu. Chỉ một tuần sau cuộc họp chính sách của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) - cơ quan hoạch định chính sách của Fed, ông Powell chỉ ra việc giữ nguyên lãi suất chỉ là quãng thời gian tạm nghỉ ngắn ngủi, chứ không phải dấu hiệu cho thấy ngân hàng trung ương đã dừng tăng lãi suất. Ông Powell nhấn mạnh rằng lạm phát vẫn "cao hơn nhiều" so với mục tiêu 2% của Fed. Ông cho biết ngân hàng trung ương còn nhiều việc phải làm. Mới đây, ngân hàng đầu tư Morgan Stanley dự báo ngân hàng trung ương Mỹ sẽ tăng lãi suất điều hành trở lại trong cuộc họp tháng 7. Các chuyên gia kinh tế của Morgan Stanley cũng trích dẫn nhận xét của Chủ tịch Fed trong báo cáo của mình. Ông Powell đã nói rõ rằng ông nằm trong nhóm quan chức Fed ủng hộ việc nâng lãi suất điều hành lên cao hơn nữa. Theo dữ liệu của công cụ FedWatch từ CME Group, các thị trường đang định giá khả năng Fed nâng lãi suất 0,25 điểm phần trăm lên vùng 5,25-5,5% trong cuộc họp tháng 7 là 76,9%. Trong khi đó, kịch bản giữ nguyên lãi suất chỉ được định giá là 23,1%. Các nhà đầu tư cũng bi quan về kịch bản Fed cắt giảm lãi suất ngay trong năm nay. Khả năng Fed cắt giảm lãi suất điều hành về 4,75-5% đang được định giá chỉ 4,7%. Đa số nhà đầu tư (51,1%) nghiêng về khả năng lãi suất điều hành kết thúc năm ở mức 5,25-5,5%, tức Fed tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm thêm một lần nữa. Khả năng lãi suất điều hành ở mức 5-5,25% (mức hiện tại) và 5,5-5,75% được định giá lần lượt là 29,7% và 13,6%. Giới đầu tư đang dồn sự chú ý vào bài phát biểu sắp tới của ông Powell. Cùng với đó là một loại dữ liệu kinh tế quan trọng được công bố hôm 29/6. "Từ giờ đến lúc đó, các vị có thể thấy thị trường vàng đi ngang, giao dịch ảm đạm, trừ khi xuất hiện một tin tức mới", Reuters dẫn lời ông Bob Haberkorn - chiến lược gia thị trường cấp cao tại RJO Futures - nhận định. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Fed liệu có tăng lãi suất trở lạiGiới đầu tư tin rằng trong cuộc họp tiếp theo, Fed sẽ tăng lãi suất trở lại sau khi tạm dừng vào tháng 6. Triển vọng Fed cắt giảm lãi suất ngay trong năm nay cũng thấp đi đáng kể. 18:41 27/6/2023 Nghịch lý trong tham vọng giảm phụ thuộc vào USD của Trung QuốcNgân hàng do Trung Quốc và các nước BRICS thành lập từng được cho là sẽ định hình lại hệ thống tài chính toàn cầu. Nhưng giờ, nhà băng này đang có thể trở thành ngân hàng xác sống. 05:00 20/6/2023
Shark Thủy hẹn 3-5 năm nữa trả nợ cho nhà đầu tư
Shark Thủy cho biết trong kịch bản tích cực nhất, thời điểm Egroup có thể bắt đầu tiến hành thanh toán được nợ cho nhà đầu tư phải 3-5 năm tới.
Trong buổi họp mặt trực tuyến ngày 26/5, ông Nguyễn Ngọc Thủy, Chủ tịch Egroup - công ty mẹ của Apax Holdings - xin lỗi các nhà đầu tư, cổ đông vì chưa khôi phục được tập đoàn và quay lại phát triển như mong đợi. Thông tin về các giải pháp và thời hạn trả nợ/gạt nợ cho nhà đầu tư, ông Thủy cho biết trong kịch bản tích cực nhất, thời điểm Egroup có thể bắt đầu tiến hành thanh toán được nợ cho nhà đầu tư phải 3-5 năm tới. Thời gian này, công ty vẫn tìm sản phẩm để nhà đầu tư gạt nợ. Ưu tiên trả nợ cho nhà đầu tư lớn tuổi, bệnh tật Tuy nhiên, Chủ tịch Egroup cho biết không phải tất cả nhà đầu tư đều phải chờ đợi 3-5 năm tới mới được trả nợ. Tập đoàn sẽ ưu tiên trả nợ trước cho các nhà đầu tư lớn tuổi hoặc bị bệnh tật theo từng bước và từng giai đoạn. "Còn lại, Egroup không thể giải quyết các trường hợp đòi nợ nhỏ lẻ, tất cả đều phải đợi chung một thời điểm. Hiện, tập đoàn đang chốt công nợ với các nhà đầu tư và tập đoàn xin các nhà đầu tư được giảm lãi trong quá khứ và xin dừng lãi trong vòng 3-5 tới", ông nói. Thời gian qua, doanh nghiệp đã xin hỗ trợ từ phía nhà cung cấp như Bắc Giang 780 triệu đồng, Ban quản trị Hồ Gươm hỗ trợ 600 triệu tiền thuê nhà, và phía tòa nhà Kim Liên (Đống Đa, Hà Nội) hỗ trợ 5 tháng tiền nhà. Bên cạnh đó doanh nghiệp này đã được hơn 80 nhà đầu tư hỗ trợ miễn lãi cho các khoản nợ đã vay khoảng 500 tỷ đồng. "Giai đoạn vừa qua, tập đoàn đã kết hợp với một số công ty, tập đoàn có sản phẩm có giá trị giúp nhà đầu tư có thêm lựa chọn để đầu tư/gạt nợ trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện", ông Thủy cho biết. Sản phẩm gạt nợ bằng đồ gia dụng là 4 gói (combo) với giá trị dao động 36-90 triệu đồng của Egroup. Theo đó, các sản phẩm mà tập đoàn đưa ra là bất động sản. Với phương án này, tập đoàn sẽ tìm kiếm các sản phẩm có tiềm năng, pháp lý và thanh khoản tốt để nhà đầu tư lựa chọn. Các đối tác sẽ cho tập đoàn thanh toán một phần cho nhà đầu tư và theo đó, tập đoàn sẽ nợ các đối tác thay vì nợ nhà đầu tư. "Ngoài sản phẩm bất động sản, Egroup tiếp tục tìm những sản phẩm thiết thực có giá trị liên quan đến đời sống và trao đổi với các đơn vị uy tín trên thế giới để gạt nợ cho nhà đầu tư với mức giá tốt hơn thị trường", ông Thủy cho biết. Về kế hoạch của Egroup, ông Thủy cho biết trong thời gian vài năm tới Egroup sẽ liên hệ mời các quỹ đầu tư cũ để mở rộng phát triển, và có thể thoái vốn trả lại tiền cho nhà đầu tư. Apax Leaders tham vọng lên sàn chứng khoán Chia sẻ thêm, Tổng giám đốc Apax Leaders Nguyễn Anh Tuấn cho biết trong 8-10 năm tới sẽ có kế hoạch đưa Apax Leaders lên sàn chứng khoán. Thời gian tới, Egroup sẽ tiếp tục tập trung toàn diện vào mục tiêu phục hưng tất cả thương hiệu giáo dục bắt đầu từ Apax Leaders. Ngoài ra, công ty đã miễn nhiệm 7 phó tổng giám đốc và các chức vụ không cần thiết tại các trung tâm khác để cấu trúc gọn nhẹ, tiết kiệm. "Riêng khối học thuật từng có chi phí lương 4 tỷ, sau tinh gọn chỉ cần dùng 100 triệu đồng... Với kết cấu này, nếu Apax phát triển 130 trung tâm như cũ, chỉ cần 65% nhân sự và 40-45% quỹ lương, từ đó giúp gia tăng lợi nhuận", ông nói. Hiện, chuỗi trung tâm tiếng Anh này đã kiện toàn và vận hành ổn định 34 trung tâm với hơn 12.000 học sinh. Trong đó 2 trung tâm mới được mở cửa trở lại tại Bắc Giang và Bắc Ninh trong tháng 5. Cùng với đó, chương trình học bản quyền với Tập đoàn Chungdahm, Hàn Quốc đã được vận hành ổn định. "Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng thu xấp xỉ 1 tỷ đồng tiền học phí từ các học sinh mới trong các tháng gần đây", ông Tuấn cho biết. Sau 31/8, Apax dự kiến sẽ tự có dòng tiền chi trả cho hoạt động vận hành. Năm 2023, Apax sẽ tập trung mở lại tổng số 44-48 trung tâm tiếng Anh. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023 Shark Thủy muốn trả nợ cho nhà đầu tư bằng đồ gia dụngBên cạnh bất động sản, gói học tiếng Anh, gói đầu tư tái cấu trúc trung tâm tiếng Anh, công ty của ông Nguyễn Ngọc Thủy vừa đưa ra thêm phương án trả nợ bằng combo đồ gia dụng. 12:02 18/5/2023 Shark Thủy cần thêm 180 tỷ đồng để khôi phục Apax EnglishĐể lấy lại mốc 52 trung tâm tiếng Anh và tiếp tục tái cấu trúc đến cuối năm, lãnh đạo Apax English cho biết cần thêm 180 tỷ đồng, trong đó cần 15 tỷ đồng trước ngày 14/4. 07:00 4/4/2023 Công ty Shark Thủy lỗ kỷ lụcNăm 2022, Apax Holdings ghi nhận mức lỗ kỷ lục hơn 81 tỷ đồng. Tuy nhiên, công ty vẫn có hơn 700 tỷ đồng tiền mặt và các khoản tương đương tiền. 16:47 16/2/2023
Shark Thủy hẹn 3-5 năm nữa trả nợ cho nhà đầu tư Shark Thủy cho biết trong kịch bản tích cực nhất, thời điểm Egroup có thể bắt đầu tiến hành thanh toán được nợ cho nhà đầu tư phải 3-5 năm tới. Trong buổi họp mặt trực tuyến ngày 26/5, ông Nguyễn Ngọc Thủy, Chủ tịch Egroup - công ty mẹ của Apax Holdings - xin lỗi các nhà đầu tư, cổ đông vì chưa khôi phục được tập đoàn và quay lại phát triển như mong đợi. Thông tin về các giải pháp và thời hạn trả nợ/gạt nợ cho nhà đầu tư, ông Thủy cho biết trong kịch bản tích cực nhất, thời điểm Egroup có thể bắt đầu tiến hành thanh toán được nợ cho nhà đầu tư phải 3-5 năm tới. Thời gian này, công ty vẫn tìm sản phẩm để nhà đầu tư gạt nợ. Ưu tiên trả nợ cho nhà đầu tư lớn tuổi, bệnh tật Tuy nhiên, Chủ tịch Egroup cho biết không phải tất cả nhà đầu tư đều phải chờ đợi 3-5 năm tới mới được trả nợ. Tập đoàn sẽ ưu tiên trả nợ trước cho các nhà đầu tư lớn tuổi hoặc bị bệnh tật theo từng bước và từng giai đoạn. "Còn lại, Egroup không thể giải quyết các trường hợp đòi nợ nhỏ lẻ, tất cả đều phải đợi chung một thời điểm. Hiện, tập đoàn đang chốt công nợ với các nhà đầu tư và tập đoàn xin các nhà đầu tư được giảm lãi trong quá khứ và xin dừng lãi trong vòng 3-5 tới", ông nói. Thời gian qua, doanh nghiệp đã xin hỗ trợ từ phía nhà cung cấp như Bắc Giang 780 triệu đồng, Ban quản trị Hồ Gươm hỗ trợ 600 triệu tiền thuê nhà, và phía tòa nhà Kim Liên (Đống Đa, Hà Nội) hỗ trợ 5 tháng tiền nhà. Bên cạnh đó doanh nghiệp này đã được hơn 80 nhà đầu tư hỗ trợ miễn lãi cho các khoản nợ đã vay khoảng 500 tỷ đồng. "Giai đoạn vừa qua, tập đoàn đã kết hợp với một số công ty, tập đoàn có sản phẩm có giá trị giúp nhà đầu tư có thêm lựa chọn để đầu tư/gạt nợ trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện", ông Thủy cho biết. Sản phẩm gạt nợ bằng đồ gia dụng là 4 gói (combo) với giá trị dao động 36-90 triệu đồng của Egroup. Theo đó, các sản phẩm mà tập đoàn đưa ra là bất động sản. Với phương án này, tập đoàn sẽ tìm kiếm các sản phẩm có tiềm năng, pháp lý và thanh khoản tốt để nhà đầu tư lựa chọn. Các đối tác sẽ cho tập đoàn thanh toán một phần cho nhà đầu tư và theo đó, tập đoàn sẽ nợ các đối tác thay vì nợ nhà đầu tư. "Ngoài sản phẩm bất động sản, Egroup tiếp tục tìm những sản phẩm thiết thực có giá trị liên quan đến đời sống và trao đổi với các đơn vị uy tín trên thế giới để gạt nợ cho nhà đầu tư với mức giá tốt hơn thị trường", ông Thủy cho biết. Về kế hoạch của Egroup, ông Thủy cho biết trong thời gian vài năm tới Egroup sẽ liên hệ mời các quỹ đầu tư cũ để mở rộng phát triển, và có thể thoái vốn trả lại tiền cho nhà đầu tư. Apax Leaders tham vọng lên sàn chứng khoán Chia sẻ thêm, Tổng giám đốc Apax Leaders Nguyễn Anh Tuấn cho biết trong 8-10 năm tới sẽ có kế hoạch đưa Apax Leaders lên sàn chứng khoán. Thời gian tới, Egroup sẽ tiếp tục tập trung toàn diện vào mục tiêu phục hưng tất cả thương hiệu giáo dục bắt đầu từ Apax Leaders. Ngoài ra, công ty đã miễn nhiệm 7 phó tổng giám đốc và các chức vụ không cần thiết tại các trung tâm khác để cấu trúc gọn nhẹ, tiết kiệm. "Riêng khối học thuật từng có chi phí lương 4 tỷ, sau tinh gọn chỉ cần dùng 100 triệu đồng... Với kết cấu này, nếu Apax phát triển 130 trung tâm như cũ, chỉ cần 65% nhân sự và 40-45% quỹ lương, từ đó giúp gia tăng lợi nhuận", ông nói. Hiện, chuỗi trung tâm tiếng Anh này đã kiện toàn và vận hành ổn định 34 trung tâm với hơn 12.000 học sinh. Trong đó 2 trung tâm mới được mở cửa trở lại tại Bắc Giang và Bắc Ninh trong tháng 5. Cùng với đó, chương trình học bản quyền với Tập đoàn Chungdahm, Hàn Quốc đã được vận hành ổn định. "Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng thu xấp xỉ 1 tỷ đồng tiền học phí từ các học sinh mới trong các tháng gần đây", ông Tuấn cho biết. Sau 31/8, Apax dự kiến sẽ tự có dòng tiền chi trả cho hoạt động vận hành. Năm 2023, Apax sẽ tập trung mở lại tổng số 44-48 trung tâm tiếng Anh. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023 Shark Thủy muốn trả nợ cho nhà đầu tư bằng đồ gia dụngBên cạnh bất động sản, gói học tiếng Anh, gói đầu tư tái cấu trúc trung tâm tiếng Anh, công ty của ông Nguyễn Ngọc Thủy vừa đưa ra thêm phương án trả nợ bằng combo đồ gia dụng. 12:02 18/5/2023 Shark Thủy cần thêm 180 tỷ đồng để khôi phục Apax EnglishĐể lấy lại mốc 52 trung tâm tiếng Anh và tiếp tục tái cấu trúc đến cuối năm, lãnh đạo Apax English cho biết cần thêm 180 tỷ đồng, trong đó cần 15 tỷ đồng trước ngày 14/4. 07:00 4/4/2023 Công ty Shark Thủy lỗ kỷ lụcNăm 2022, Apax Holdings ghi nhận mức lỗ kỷ lục hơn 81 tỷ đồng. Tuy nhiên, công ty vẫn có hơn 700 tỷ đồng tiền mặt và các khoản tương đương tiền. 16:47 16/2/2023
Dòng tiền ngoại 'tháo chạy' khỏi thị trường 6 tuần liên tiếp
Các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh cơ cấu lại danh mục, đánh dấu tuần bán ròng thứ 6 liên tiếp với giá trị đạt 3.300 tỷ đồng.
Trong tuần giao dịch này, dù có 2 phiên khởi đầu tuần mới thuận lợi, thị trường chứng khoán trong nước lại không thể duy trì xu hướng tích cực quá lâu và đối mặt áp lực bán mạnh ở 3 phiên sau đó. VN-Index kết thúc tuần giao dịch ở mốc 1.102,3 điểm, giảm 22,14 điểm (-2%) so với đầu tuần. Bất chấp những tín hiệu tích cực từ thị trường thế giới, đặc biệt khi chỉ số Dow Jones lập đỉnh mới và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giữ nguyên lãi suất, các chỉ số chứng khoán trong nước vẫn diễn biến ngược chiều. Tâm lý thận trọng của nhà đầu tư khiến thanh khoản bình quân toàn thị trường giảm 27% so với tuần trước xuống còn 17.756 tỷ đồng/phiên. KHỐI NGOẠI TÍCH CỰC BÁN CỔ PHIẾU NHÓM BLUECHIPS Nguồn: FiinTrade; Tổng hợp NhãnVNDNVLNKGCMGBCMFUEVFVNDHPGVCBSTBVNM Mua/Bán ròng tỷ đồng 220134413021-418-367-264-262-261 Dù tỷ trọng giá trị giao dịch chiếm chưa đầy 10% nhưng động thái xả ròng liên tiếp ra thị trường của khối ngoại đang khiến nhiều nhà đầu tư trong nước lo ngại. Tính riêng trên HoSE, khối ngoại mua vào tổng cộng 280,1 triệu cổ phiếu và bán ra 408 triệu đơn vị, tương đương xả ra thị trường 127,9 triệu cổ phiếu với giá trị lên đến 3.482 tỷ đồng. Đây cũng là tuần bán ròng thứ 6 liên tiếp của khối này. Trong đó, chứng chỉ quỹ FUEVFVND dẫn đầu giá trị bán ròng với 418 tỷ đồng, kế đó là các cổ phiếu bluechips như HPG của Hòa Phát (-367 tỷ đồng), VCB của Vietcombank (-264 tỷ đồng), STB của Sacombank (-262 tỷ đồng), VNM của Vinamilk (-261 tỷ đồng) và VPB của VPBank (-211 tỷ đồng). Các mã nhóm chứng khoán như SSI, VCI, VIX, HCM cũng nằm trong danh sách bị khối ngoại hạ tỷ trọng đầu tư. Mặt khác, ở chiều mua, cổ phiếu VND của Chứng khoán VNDirect được gom mạnh 220 tỷ đồng. NVL của Novaland (+134 tỷ đồng), NKG của Thép Nam Kim (+41 tỷ đồng), CMG của CMC (+30 tỷ đồng). Khối ngoại đã bán ròng 13 phiên liên tiếp. Ảnh: VNDirect. Trái với diễn biến trên HoSE, khối ngoại lại mua ròng 4/5 phiên trên sàn HNX. Tổng cộng đã mua vào 22,6 triệu cổ phiếu và bán 19,3 triệu cổ phiếu, tương đương mua ròng 3,3 triệu cổ phiếu với giá trị 143 tỷ đồng. Dấu ấn nổi bật tập trung ở 2 mã CEO của C.E.O Group và IDC của Idico, được gom ròng lần lượt 145 tỷ và 136 tỷ đồng. Riêng CEO được giao dịch tích cực sau khi được thêm mới trong danh mục MarketVector Vietnam Local Index (chỉ số tham chiếu của VNM ETF). Trong khi đó, thị trường UPCoM ghi nhận lượng bán ròng hơn 25.000 cổ phiếu với quy mô 34 tỷ đồng. Trong đó, QNS của Đường Quảng Ngãi bị bán 35 tỷ đồng, còn ACV của Cảng Hàng không Việt Nam bị bán 23,7 tỷ đồng. Cổ phiếu BSR của Lọc Hóa dầu Bình Sơn dẫn đầu nhóm được khối ngoại mua ròng, đạt 14 tỷ đồng. Chia sẻ về tình trạng dòng tiền ngoại “tháo chạy” khỏi thị trường chứng khoán, bà Hoàng Việt Phương - Giám đốc Trung tâm phân tích và tư vấn đầu tư Công ty Chứng khoán SSI - cho rằng giá trị bán ròng của khối ngoại trên thị trường Việt Nam 11 tháng đầu năm vẫn ở mức thấp so với các thị trường khác. Động thái bán ròng mạnh đến từ sự đảo chiều của các quỹ ETF và xu hướng rút ròng chung của các quỹ đầu tư đa quốc gia khi rút khỏi các thị trường mới nổi. Trong khi đó, nhóm quỹ chủ động ở Việt Nam gần như chỉ rút ròng nhẹ trong 4 tháng qua. Nguyên nhân đến từ chênh lệch lãi suất thực của Mỹ và các quốc gia còn lại, bên cạnh chính sách tiền tệ của Việt Nam phân kỳ với chính sách tiền tệ của Mỹ và một phần đến từ hoạt động chốt lời sau giai đoạn mua ròng mạnh giai đoạn tháng 11/2022 đến tháng 1/2023 với tổng giá trị lên đến 32.500 tỷ đồng. Cũng có thể thấy khối ngoại bán ròng từ đầu năm tập trung ở một số mã cổ phiếu nhất định và phản ánh phần nào hoạt động tái cơ cấu danh mục. Chứng khoán 15/12: Dòng tiền ngoại tháo chạy, bán ròng 1.500 tỷ đồngChứng khoán Việt Nam vẫn diễn biến ngược chiều với các thị trường lớn trên thế giới khi tiếp tục bị bán tháo mạnh. Trong đó, khối ngoại đóng góp 1.500 tỷ đồng giá trị bán ròng. 16:36 15/12/2023 Địa ốc Hoàng Quân muốn chào bán cổ phiếu huy động 1.000 tỷ đồngPhần lớn số tiền thu được sẽ dùng để mua cổ phần CTCP Đầu tư Thành phố Vàng nhằm bổ sung vốn cho dự án Chung cư nhà ở xã hội thành phố Vàng. 10:43 15/12/2023 Phía sau động thái bán ròng nửa tỷ USD của khối ngoạiTuy giá trị giao dịch chiếm tỷ trọng chưa đến 8% so với tổng thanh khoản toàn thị trường, động thái bán ròng của khối ngoại vẫn tác động đáng kể đến tâm lý của thị trường. 20:31 14/12/2023 Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Dòng tiền ngoại 'tháo chạy' khỏi thị trường 6 tuần liên tiếp Các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh cơ cấu lại danh mục, đánh dấu tuần bán ròng thứ 6 liên tiếp với giá trị đạt 3.300 tỷ đồng. Trong tuần giao dịch này, dù có 2 phiên khởi đầu tuần mới thuận lợi, thị trường chứng khoán trong nước lại không thể duy trì xu hướng tích cực quá lâu và đối mặt áp lực bán mạnh ở 3 phiên sau đó. VN-Index kết thúc tuần giao dịch ở mốc 1.102,3 điểm, giảm 22,14 điểm (-2%) so với đầu tuần. Bất chấp những tín hiệu tích cực từ thị trường thế giới, đặc biệt khi chỉ số Dow Jones lập đỉnh mới và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giữ nguyên lãi suất, các chỉ số chứng khoán trong nước vẫn diễn biến ngược chiều. Tâm lý thận trọng của nhà đầu tư khiến thanh khoản bình quân toàn thị trường giảm 27% so với tuần trước xuống còn 17.756 tỷ đồng/phiên. KHỐI NGOẠI TÍCH CỰC BÁN CỔ PHIẾU NHÓM BLUECHIPS Nguồn: FiinTrade; Tổng hợp NhãnVNDNVLNKGCMGBCMFUEVFVNDHPGVCBSTBVNM Mua/Bán ròng tỷ đồng 220134413021-418-367-264-262-261 Dù tỷ trọng giá trị giao dịch chiếm chưa đầy 10% nhưng động thái xả ròng liên tiếp ra thị trường của khối ngoại đang khiến nhiều nhà đầu tư trong nước lo ngại. Tính riêng trên HoSE, khối ngoại mua vào tổng cộng 280,1 triệu cổ phiếu và bán ra 408 triệu đơn vị, tương đương xả ra thị trường 127,9 triệu cổ phiếu với giá trị lên đến 3.482 tỷ đồng. Đây cũng là tuần bán ròng thứ 6 liên tiếp của khối này. Trong đó, chứng chỉ quỹ FUEVFVND dẫn đầu giá trị bán ròng với 418 tỷ đồng, kế đó là các cổ phiếu bluechips như HPG của Hòa Phát (-367 tỷ đồng), VCB của Vietcombank (-264 tỷ đồng), STB của Sacombank (-262 tỷ đồng), VNM của Vinamilk (-261 tỷ đồng) và VPB của VPBank (-211 tỷ đồng). Các mã nhóm chứng khoán như SSI, VCI, VIX, HCM cũng nằm trong danh sách bị khối ngoại hạ tỷ trọng đầu tư. Mặt khác, ở chiều mua, cổ phiếu VND của Chứng khoán VNDirect được gom mạnh 220 tỷ đồng. NVL của Novaland (+134 tỷ đồng), NKG của Thép Nam Kim (+41 tỷ đồng), CMG của CMC (+30 tỷ đồng). Khối ngoại đã bán ròng 13 phiên liên tiếp. Ảnh: VNDirect. Trái với diễn biến trên HoSE, khối ngoại lại mua ròng 4/5 phiên trên sàn HNX. Tổng cộng đã mua vào 22,6 triệu cổ phiếu và bán 19,3 triệu cổ phiếu, tương đương mua ròng 3,3 triệu cổ phiếu với giá trị 143 tỷ đồng. Dấu ấn nổi bật tập trung ở 2 mã CEO của C.E.O Group và IDC của Idico, được gom ròng lần lượt 145 tỷ và 136 tỷ đồng. Riêng CEO được giao dịch tích cực sau khi được thêm mới trong danh mục MarketVector Vietnam Local Index (chỉ số tham chiếu của VNM ETF). Trong khi đó, thị trường UPCoM ghi nhận lượng bán ròng hơn 25.000 cổ phiếu với quy mô 34 tỷ đồng. Trong đó, QNS của Đường Quảng Ngãi bị bán 35 tỷ đồng, còn ACV của Cảng Hàng không Việt Nam bị bán 23,7 tỷ đồng. Cổ phiếu BSR của Lọc Hóa dầu Bình Sơn dẫn đầu nhóm được khối ngoại mua ròng, đạt 14 tỷ đồng. Chia sẻ về tình trạng dòng tiền ngoại “tháo chạy” khỏi thị trường chứng khoán, bà Hoàng Việt Phương - Giám đốc Trung tâm phân tích và tư vấn đầu tư Công ty Chứng khoán SSI - cho rằng giá trị bán ròng của khối ngoại trên thị trường Việt Nam 11 tháng đầu năm vẫn ở mức thấp so với các thị trường khác. Động thái bán ròng mạnh đến từ sự đảo chiều của các quỹ ETF và xu hướng rút ròng chung của các quỹ đầu tư đa quốc gia khi rút khỏi các thị trường mới nổi. Trong khi đó, nhóm quỹ chủ động ở Việt Nam gần như chỉ rút ròng nhẹ trong 4 tháng qua. Nguyên nhân đến từ chênh lệch lãi suất thực của Mỹ và các quốc gia còn lại, bên cạnh chính sách tiền tệ của Việt Nam phân kỳ với chính sách tiền tệ của Mỹ và một phần đến từ hoạt động chốt lời sau giai đoạn mua ròng mạnh giai đoạn tháng 11/2022 đến tháng 1/2023 với tổng giá trị lên đến 32.500 tỷ đồng. Cũng có thể thấy khối ngoại bán ròng từ đầu năm tập trung ở một số mã cổ phiếu nhất định và phản ánh phần nào hoạt động tái cơ cấu danh mục. Chứng khoán 15/12: Dòng tiền ngoại tháo chạy, bán ròng 1.500 tỷ đồngChứng khoán Việt Nam vẫn diễn biến ngược chiều với các thị trường lớn trên thế giới khi tiếp tục bị bán tháo mạnh. Trong đó, khối ngoại đóng góp 1.500 tỷ đồng giá trị bán ròng. 16:36 15/12/2023 Địa ốc Hoàng Quân muốn chào bán cổ phiếu huy động 1.000 tỷ đồngPhần lớn số tiền thu được sẽ dùng để mua cổ phần CTCP Đầu tư Thành phố Vàng nhằm bổ sung vốn cho dự án Chung cư nhà ở xã hội thành phố Vàng. 10:43 15/12/2023 Phía sau động thái bán ròng nửa tỷ USD của khối ngoạiTuy giá trị giao dịch chiếm tỷ trọng chưa đến 8% so với tổng thanh khoản toàn thị trường, động thái bán ròng của khối ngoại vẫn tác động đáng kể đến tâm lý của thị trường. 20:31 14/12/2023 Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Giá vàng nhẫn giảm gần nửa triệu đồng/lượng một ngày
Giá vàng thế giới sụt giảm mạnh, rời xa vùng 2.000 USD/ounce, đã tác động mạnh tới thị trường vàng trong nước. Trong đó, giá vàng nhẫn đã sụt giảm gần nửa triệu đồng/lượng.
Thị trường vàng trong nước đang ghi nhận xu hướng giảm mạnh, đặc biệt là mặt hàng vàng nhẫn 99,99, trước những tác động kém tích cực của thị trường kim quý thế giới. Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch sáng nay (19/5), Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá mua vào đối với mặt hàng vàng miếng SJC ở mức 66,5 triệu đồng/lượng và giá bán ra ở 67,1 triệu/lượng. So với phiên liền trước, giá giao dịch mặt hàng này đã giảm 50.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua và bán. Cũng tại SJC, các mặt hàng vàng nhẫn 99,99% loại 1-5 chỉ hiện được niêm yết ở mức 55,7 - 56,7 triệu/lượng (mua vào - bán ra), giảm mạnh 300.000 đồng so với phiên liền trước. Vàng nhẫn 99,99% loại nửa chỉ của thương hiệu vàng quốc gia cũng ghi nhận mức giảm tương ứng, hiện cố định 55,7 - 56,8 triệu đồng/lượng. Nếu so giá bán cùng giờ sáng ngày hôm qua (18/5), mặt hàng vàng nhẫn của SJC đã giảm tới 400.000 đồng/lượng. Diễn biến này khiến người mua vàng nhẫn SJC hôm qua đến nay đã nhận ngay khoản lỗ 1,4 triệu đồng/lượng, tương đương mức lỗ ròng 2,5%. Không riêng SJC, giá vàng miếng tại các thương hiệu lớn như Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI hay Công ty Bảo Tín Minh Châu... cũng đang ghi nhận xu hướng giảm, hiện giao dịch quanh mức 66,5 - 67 triệu đồng/lượng. Trong đó, PNJ hiện chấp nhận mua vào vàng miếng ở mức 66,5 triệu/lượng, giá bán ra được niêm yết cố định ở 67,1 triệu/lượng, giảm 100.000 đồng với cuối ngày 18/5. Giá mua - bán vàng nhẫn 24K do doanh nghiệp này chế tác cũng ghi nhận xu hướng sụt giảm mạnh 450.000 đồng/lượng, hiện neo tại vùng 55,8 - 56,85 triệu đồng/lượng. Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI hiện niêm yết giá vàng miếng tại vùng 66,45 - 67,05 triệu đồng/lượng, giảm 50.000 đồng so với chốt phiên hôm qua. Giá vàng nhẫn tại doanh nghiệp này giao dịch ở 55,7 - 56,6 triệu/lượng, giảm 300.000 - 200.000 đồng/lượng ở chiều mua - bán. Công ty Bảo Tín Minh Châu neo giá vàng miếng tại vùng 66,47 - 67,03 triệu/lượng, giảm 100.000 đồng và chấp nhận mua - bán vàng nhẫn ở giá 55,81 - 56,76 triệu/lượng, giảm 300.000 đồng so với chốt phiên liền trước. Các cửa hàng vàng của Mi Hồng tại TP.HCM hiện giao dịch vàng miếng với giá 66,5 - 66,95 triệu/lượng và giá vàng nhẫn 999 là 55,3 - 55,8 triệu đồng, lần lượt giảm 50.000 đồng và 200.000 đồng so với cuối ngày hôm qua. Diễn biến sụt giảm của giá vàng trong nước những phiên gần đây chủ yếu đi theo biến động của giá vàng thế giới. Hiện giá vàng thế giới giao ngay chỉ được neo tại mốc 1.960 USD/ounce, quy đổi ra tiền Việt vào khoảng 55,9 triệu/lượng. Chênh lệch giữa vàng thế giới và vàng nhẫn trong nước là gần 1 triệu đồng/lượng. Nếu so với vàng miếng SJC, giá kim quý thế giới hiện vẫn thấp hơn 11 triệu đồng/lượng. Giá vàng tiếp tục rớt mạnhGiá vàng vừa rơi xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3. Ngay cả rủi ro Mỹ vỡ nợ cũng không thể hỗ trợ kim loại quý. 08:30 19/5/2023 Giá vàng trong nước trái chiều thế giớiTrong khi giá vàng thế giới giảm mạnh phiên đêm qua, giá vàng miếng trong nước sáng nay (18/5) lại tăng 100.000 đồng, kéo chênh lệch giữa 2 thị trường lên mức gần 11 triệu đồng. 10:59 18/5/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Giá vàng nhẫn giảm gần nửa triệu đồng/lượng một ngày Giá vàng thế giới sụt giảm mạnh, rời xa vùng 2.000 USD/ounce, đã tác động mạnh tới thị trường vàng trong nước. Trong đó, giá vàng nhẫn đã sụt giảm gần nửa triệu đồng/lượng. Thị trường vàng trong nước đang ghi nhận xu hướng giảm mạnh, đặc biệt là mặt hàng vàng nhẫn 99,99, trước những tác động kém tích cực của thị trường kim quý thế giới. Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch sáng nay (19/5), Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá mua vào đối với mặt hàng vàng miếng SJC ở mức 66,5 triệu đồng/lượng và giá bán ra ở 67,1 triệu/lượng. So với phiên liền trước, giá giao dịch mặt hàng này đã giảm 50.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua và bán. Cũng tại SJC, các mặt hàng vàng nhẫn 99,99% loại 1-5 chỉ hiện được niêm yết ở mức 55,7 - 56,7 triệu/lượng (mua vào - bán ra), giảm mạnh 300.000 đồng so với phiên liền trước. Vàng nhẫn 99,99% loại nửa chỉ của thương hiệu vàng quốc gia cũng ghi nhận mức giảm tương ứng, hiện cố định 55,7 - 56,8 triệu đồng/lượng. Nếu so giá bán cùng giờ sáng ngày hôm qua (18/5), mặt hàng vàng nhẫn của SJC đã giảm tới 400.000 đồng/lượng. Diễn biến này khiến người mua vàng nhẫn SJC hôm qua đến nay đã nhận ngay khoản lỗ 1,4 triệu đồng/lượng, tương đương mức lỗ ròng 2,5%. Không riêng SJC, giá vàng miếng tại các thương hiệu lớn như Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI hay Công ty Bảo Tín Minh Châu... cũng đang ghi nhận xu hướng giảm, hiện giao dịch quanh mức 66,5 - 67 triệu đồng/lượng. Trong đó, PNJ hiện chấp nhận mua vào vàng miếng ở mức 66,5 triệu/lượng, giá bán ra được niêm yết cố định ở 67,1 triệu/lượng, giảm 100.000 đồng với cuối ngày 18/5. Giá mua - bán vàng nhẫn 24K do doanh nghiệp này chế tác cũng ghi nhận xu hướng sụt giảm mạnh 450.000 đồng/lượng, hiện neo tại vùng 55,8 - 56,85 triệu đồng/lượng. Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI hiện niêm yết giá vàng miếng tại vùng 66,45 - 67,05 triệu đồng/lượng, giảm 50.000 đồng so với chốt phiên hôm qua. Giá vàng nhẫn tại doanh nghiệp này giao dịch ở 55,7 - 56,6 triệu/lượng, giảm 300.000 - 200.000 đồng/lượng ở chiều mua - bán. Công ty Bảo Tín Minh Châu neo giá vàng miếng tại vùng 66,47 - 67,03 triệu/lượng, giảm 100.000 đồng và chấp nhận mua - bán vàng nhẫn ở giá 55,81 - 56,76 triệu/lượng, giảm 300.000 đồng so với chốt phiên liền trước. Các cửa hàng vàng của Mi Hồng tại TP.HCM hiện giao dịch vàng miếng với giá 66,5 - 66,95 triệu/lượng và giá vàng nhẫn 999 là 55,3 - 55,8 triệu đồng, lần lượt giảm 50.000 đồng và 200.000 đồng so với cuối ngày hôm qua. Diễn biến sụt giảm của giá vàng trong nước những phiên gần đây chủ yếu đi theo biến động của giá vàng thế giới. Hiện giá vàng thế giới giao ngay chỉ được neo tại mốc 1.960 USD/ounce, quy đổi ra tiền Việt vào khoảng 55,9 triệu/lượng. Chênh lệch giữa vàng thế giới và vàng nhẫn trong nước là gần 1 triệu đồng/lượng. Nếu so với vàng miếng SJC, giá kim quý thế giới hiện vẫn thấp hơn 11 triệu đồng/lượng. Giá vàng tiếp tục rớt mạnhGiá vàng vừa rơi xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3. Ngay cả rủi ro Mỹ vỡ nợ cũng không thể hỗ trợ kim loại quý. 08:30 19/5/2023 Giá vàng trong nước trái chiều thế giớiTrong khi giá vàng thế giới giảm mạnh phiên đêm qua, giá vàng miếng trong nước sáng nay (18/5) lại tăng 100.000 đồng, kéo chênh lệch giữa 2 thị trường lên mức gần 11 triệu đồng. 10:59 18/5/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Tiên phong số hóa, Techcombank chứng minh giá trị bền vững
Ứng dụng công nghệ và sẵn sàng thử nghiệm những sáng kiến mới là cách Techcombank thể hiện tầm nhìn của đơn vị tiên phong trong ngành tài chính - ngân hàng tại Việt Nam.
Thành công Techcombank gặt hái được đã tạo ra sức lan tỏa mạnh mẽ cho hoạt động số hóa toàn ngành ngân hàng, đóng vai trò quan trọng góp phần chuyển đổi số nền kinh tế và đời sống xã hội của người dân. Đưa thanh toán không tiền mặt vào cuộc sống Năm 2016, Techcombank là ngân hàng đầu tiên trên thị trường công bố chính sách miễn phí toàn bộ giao dịch chuyển khoản điện tử trực tuyến - “Zero Fee”. Thời điểm đó, nguồn thu từ phí chuyển khoản vẫn đang là “gà đẻ trứng vàng”. Vì vậy, không ít người đã đặt dấu hỏi về tính khả thi của việc áp dụng mô hình chưa từng có tiền lệ trong ngành ngân hàng. Techcombank là ngân hàng đầu tiên công bố chính sách miễn phí toàn bộ giao dịch chuyển khoản điện tử trực tuyến. Tuy nhiên, thời gian chứng minh sự kiên định của Techcombank với “Zero Fee” là đúng đắn. Chính sách này sau đó đã tạo hiệu ứng lan tỏa đến khắp hệ thống ngân hàng. Đến nay, trên thị trường có tới hàng chục nhà băng đã miễn phí chuyển khoản trực tuyến liên ngân hàng. Bên cạnh đó, đây cũng được xem là bước đệm để phương thức thanh toán không tiền mặt có thể phổ cập đến người dân như hiện nay. Dẫn dắt hành trình chuyển đổi số Với tinh thần lấy khách hàng làm trung tâm và đồng hành xuyên suốt hành trình trải nghiệm, ngày càng nhiều nhà băng nỗ lực đem lại những phương thức thanh toán tiện lợi, an toàn hơn. Những năm gần đây, ngành ngân hàng Việt Nam được đánh giá có tốc độ ứng dụng ngân hàng số nhanh hàng đầu khu vực; cao hơn mức tăng bình quân của toàn khu vực; cao hơn mức tăng bình quân của thị trường mới nổi. Nhiều ngân hàng chuyển đổi số nhanh và mạnh hàng đầu tại Việt Nam hiện đã đạt 90% giao dịch khách hàng thực hiện trên kênh số, vượt sớm và xa mục tiêu 70% được Ngân hàng Nhà nước đặt ra vào năm 2025 theo Quyết định 810. Một lần nữa, Techcombank là đơn vị tiên phong cho xu hướng này. Giai đoạn 2016-2020, Techcombank đã chi 300 triệu USD cho các dự án chuyển đổi số, xoay quanh trục chiến lược “khách hàng là trọng tâm”. Giai đoạn 2021-2025, nhà băng này cam kết đầu tư tiếp 500 triệu USD cho hành trình chuyển đổi số, bắt tay các đối tác hàng đầu thế giới như Amazon, Backbase, Salesforce, Adobe... Techcombank cũng là thương hiệu ngân hàng đầu tiên thực hiện chuyển đổi nền tảng lên đám mây (cloud-first) cùng Amazon Web Services vào tháng 8/2021. Techcombank tiên phong trong công cuộc chuyển đổi số toàn ngành ngân hàng. Ban lãnh đạo ngân hàng cho biết chính quyết sách 10 năm không chia cổ tức tiền mặt, được thực hiện từ năm 2013, đã giúp Techcombank tích lũy nền tảng vốn và bổ sung nguồn lực cho các kế hoạch đầu tư dài hạn, trong đó có cơ sở hạ tầng công nghệ để phục vụ lợi ích của khách hàng. Nhờ vậy, trong nhiều năm, Techcombank luôn giữ vị trí hàng đầu về mức độ đầu tư cho công nghệ, ngang hàng hoặc cao hơn hầu hết ngân hàng trong khu vực Đông Nam Á. Những đầu tư này đã giúp Techcombank ghi dấu ấn tiên phong về chuyển đổi số. Năm 2023, Techcombank được Global Finance vinh danh 2 giải thưởng lớn gồm “Ứng dụng Ngân hàng số tốt nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương” (Techcombank Mobile) và “Nền tảng Ngân hàng số cho doanh nghiệp tốt nhất Việt Nam” (Techcombank Business). Kiến tạo di sản ngành ngân hàng Techcombank đã ra mắt 2 tòa nhà hội sở tại Hà Nội và TP.HCM vào đúng dịp kỷ niệm 30 năm thành lập (1993-2023), với kỳ vọng kiến tạo những di sản kiến trúc mới về tòa nhà ngân hàng cho các thành phố. Theo lãnh đạo HĐQT của Techcombank, âm nhạc, kiến trúc và nghệ thuật là những giá trị trường tồn. Tòa nhà hội sở của Techcombank tại Hà Nội và TP.HCM ra mắt đúng dịp kỷ niệm 30 năm thành lập ngân hàng. Tòa nhà trụ sở chính Techcombank Quang Trung (Hà Nội) có sự kết hợp hài hòa giữa thiết kế hiện đại với di sản kiến trúc đặc trưng Đông Dương, hòa quyện cùng những nét tinh tế mang đậm không gian lịch sử của phố cổ Hà Nội. Trong khi đó, tòa nhà hội sở Lê Duẩn (TP.HCM) lại ghi dấu với tinh thần năng động và phóng khoáng đặc trưng của đầu tàu kinh tế miền Nam. Đáng nói, 2 tòa nhà hội sở Techcombank đều được thiết kế bởi tập đoàn hàng đầu thế giới Foster+Partners. Đây cũng là công ty thiết kế đã tạo dựng nên những biểu tượng kiến trúc như trụ sở tập đoàn công nghệ Apple (Mỹ) hay sân vận động Wembley (Anh). “Tôi cho rằng thước đo giàu có không phải dừng lại vật chất, mà là khả năng thúc đẩy văn hóa và nghệ thuật. Vì vậy, sứ mệnh của Techcombank không chỉ là dẫn dắt hành trình số hóa của ngành tài chính, tạo động lực cho sự phát triển bền vững, mà còn phải góp phần xây dựng những giá trị văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật tinh hoa cho cộng đồng và xã hội. Đây là lý do các tòa nhà hội sở Techcombank được đầu tư xây dựng hiện đại, thiết kế bởi tập đoàn kiến trúc hàng đầu thế giới Foster+Parners, song vẫn bảo tồn và phát huy kiến trúc di sản văn hóa ở mỗi thành phố mà chúng ta kế thừa”, lãnh đạo HĐQT Techcombank chia sẻ.
Tiên phong số hóa, Techcombank chứng minh giá trị bền vững Ứng dụng công nghệ và sẵn sàng thử nghiệm những sáng kiến mới là cách Techcombank thể hiện tầm nhìn của đơn vị tiên phong trong ngành tài chính - ngân hàng tại Việt Nam. Thành công Techcombank gặt hái được đã tạo ra sức lan tỏa mạnh mẽ cho hoạt động số hóa toàn ngành ngân hàng, đóng vai trò quan trọng góp phần chuyển đổi số nền kinh tế và đời sống xã hội của người dân. Đưa thanh toán không tiền mặt vào cuộc sống Năm 2016, Techcombank là ngân hàng đầu tiên trên thị trường công bố chính sách miễn phí toàn bộ giao dịch chuyển khoản điện tử trực tuyến - “Zero Fee”. Thời điểm đó, nguồn thu từ phí chuyển khoản vẫn đang là “gà đẻ trứng vàng”. Vì vậy, không ít người đã đặt dấu hỏi về tính khả thi của việc áp dụng mô hình chưa từng có tiền lệ trong ngành ngân hàng. Techcombank là ngân hàng đầu tiên công bố chính sách miễn phí toàn bộ giao dịch chuyển khoản điện tử trực tuyến. Tuy nhiên, thời gian chứng minh sự kiên định của Techcombank với “Zero Fee” là đúng đắn. Chính sách này sau đó đã tạo hiệu ứng lan tỏa đến khắp hệ thống ngân hàng. Đến nay, trên thị trường có tới hàng chục nhà băng đã miễn phí chuyển khoản trực tuyến liên ngân hàng. Bên cạnh đó, đây cũng được xem là bước đệm để phương thức thanh toán không tiền mặt có thể phổ cập đến người dân như hiện nay. Dẫn dắt hành trình chuyển đổi số Với tinh thần lấy khách hàng làm trung tâm và đồng hành xuyên suốt hành trình trải nghiệm, ngày càng nhiều nhà băng nỗ lực đem lại những phương thức thanh toán tiện lợi, an toàn hơn. Những năm gần đây, ngành ngân hàng Việt Nam được đánh giá có tốc độ ứng dụng ngân hàng số nhanh hàng đầu khu vực; cao hơn mức tăng bình quân của toàn khu vực; cao hơn mức tăng bình quân của thị trường mới nổi. Nhiều ngân hàng chuyển đổi số nhanh và mạnh hàng đầu tại Việt Nam hiện đã đạt 90% giao dịch khách hàng thực hiện trên kênh số, vượt sớm và xa mục tiêu 70% được Ngân hàng Nhà nước đặt ra vào năm 2025 theo Quyết định 810. Một lần nữa, Techcombank là đơn vị tiên phong cho xu hướng này. Giai đoạn 2016-2020, Techcombank đã chi 300 triệu USD cho các dự án chuyển đổi số, xoay quanh trục chiến lược “khách hàng là trọng tâm”. Giai đoạn 2021-2025, nhà băng này cam kết đầu tư tiếp 500 triệu USD cho hành trình chuyển đổi số, bắt tay các đối tác hàng đầu thế giới như Amazon, Backbase, Salesforce, Adobe... Techcombank cũng là thương hiệu ngân hàng đầu tiên thực hiện chuyển đổi nền tảng lên đám mây (cloud-first) cùng Amazon Web Services vào tháng 8/2021. Techcombank tiên phong trong công cuộc chuyển đổi số toàn ngành ngân hàng. Ban lãnh đạo ngân hàng cho biết chính quyết sách 10 năm không chia cổ tức tiền mặt, được thực hiện từ năm 2013, đã giúp Techcombank tích lũy nền tảng vốn và bổ sung nguồn lực cho các kế hoạch đầu tư dài hạn, trong đó có cơ sở hạ tầng công nghệ để phục vụ lợi ích của khách hàng. Nhờ vậy, trong nhiều năm, Techcombank luôn giữ vị trí hàng đầu về mức độ đầu tư cho công nghệ, ngang hàng hoặc cao hơn hầu hết ngân hàng trong khu vực Đông Nam Á. Những đầu tư này đã giúp Techcombank ghi dấu ấn tiên phong về chuyển đổi số. Năm 2023, Techcombank được Global Finance vinh danh 2 giải thưởng lớn gồm “Ứng dụng Ngân hàng số tốt nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương” (Techcombank Mobile) và “Nền tảng Ngân hàng số cho doanh nghiệp tốt nhất Việt Nam” (Techcombank Business). Kiến tạo di sản ngành ngân hàng Techcombank đã ra mắt 2 tòa nhà hội sở tại Hà Nội và TP.HCM vào đúng dịp kỷ niệm 30 năm thành lập (1993-2023), với kỳ vọng kiến tạo những di sản kiến trúc mới về tòa nhà ngân hàng cho các thành phố. Theo lãnh đạo HĐQT của Techcombank, âm nhạc, kiến trúc và nghệ thuật là những giá trị trường tồn. Tòa nhà hội sở của Techcombank tại Hà Nội và TP.HCM ra mắt đúng dịp kỷ niệm 30 năm thành lập ngân hàng. Tòa nhà trụ sở chính Techcombank Quang Trung (Hà Nội) có sự kết hợp hài hòa giữa thiết kế hiện đại với di sản kiến trúc đặc trưng Đông Dương, hòa quyện cùng những nét tinh tế mang đậm không gian lịch sử của phố cổ Hà Nội. Trong khi đó, tòa nhà hội sở Lê Duẩn (TP.HCM) lại ghi dấu với tinh thần năng động và phóng khoáng đặc trưng của đầu tàu kinh tế miền Nam. Đáng nói, 2 tòa nhà hội sở Techcombank đều được thiết kế bởi tập đoàn hàng đầu thế giới Foster+Partners. Đây cũng là công ty thiết kế đã tạo dựng nên những biểu tượng kiến trúc như trụ sở tập đoàn công nghệ Apple (Mỹ) hay sân vận động Wembley (Anh). “Tôi cho rằng thước đo giàu có không phải dừng lại vật chất, mà là khả năng thúc đẩy văn hóa và nghệ thuật. Vì vậy, sứ mệnh của Techcombank không chỉ là dẫn dắt hành trình số hóa của ngành tài chính, tạo động lực cho sự phát triển bền vững, mà còn phải góp phần xây dựng những giá trị văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật tinh hoa cho cộng đồng và xã hội. Đây là lý do các tòa nhà hội sở Techcombank được đầu tư xây dựng hiện đại, thiết kế bởi tập đoàn kiến trúc hàng đầu thế giới Foster+Parners, song vẫn bảo tồn và phát huy kiến trúc di sản văn hóa ở mỗi thành phố mà chúng ta kế thừa”, lãnh đạo HĐQT Techcombank chia sẻ.
Năm không tưởng của USD
Năm 2023 từng được dự báo là năm lao dốc của đồng USD. Sức mạnh của đồng bạc xanh đã giảm, nhưng giảm ít hơn nhiều những gì giới đầu tư dự báo.
Theo dữ liệu của Trading Economics, tính đến ngày 31/12, chỉ số USD - đo lường sức mạnh của đồng bạc xanh với các tiền tệ khác trên thế giới - đang ở mức 101,33 điểm. So với đầu năm nay, sức mạnh của đồng tiền Mỹ giảm hơn 2%. Nhưng đồng bạc xanh đã chống chịu tốt hơn nhiều so với những gì giới đầu tư chỉ ra hồi năm 2022. Hồi tháng 10, chỉ số này thậm chí còn áp sát ngưỡng 107 điểm. Câu hỏi đặt ra là liệu đồng USD còn có thể trụ vững trong năm 2024. Năm 2022, đồng USD đã có một năm tăng vượt bậc. Vào tháng 9 năm ngoái, đồng bạc xanh vọt lên mức cao nhất 20 năm so với các rổ tiền tệ. Năm đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu chu kỳ tăng lãi suất kể từ tháng 3 để kìm hãm lạm phát. Fed nâng lãi suất tổng cộng 425 điểm cơ bản, đưa lãi suất điều hành lên 4,25-4,5%. Biến động của chỉ số USD trong vòng một năm qua. Ảnh: Trading Economics. Đi ngược dự đoán Tuy nhiên, vào cuối năm 2022, giới quan sát tin rằng ngân hàng trung ương Mỹ sẽ bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ trong năm 2023, nhằm tránh cho nền kinh tế hàng đầu thế giới một cuộc suy thoái. Việc Fed bớt diều hâu có thể đè nặng lên đồng USD, vốn được thúc đẩy bởi các đợt tăng lãi suất liên tiếp của ngân hàng trung ương. CrossBorderCapital dự báo chỉ số USD sẽ lao dốc 15-20% trong năm 2023. Trong khi đó, một số nhà đầu tư tin rằng Fed không nâng lãi suất lên hơn 5%. "Các nhà đầu tư trái phiếu đang đặt cược vào kịch bản rằng, vào cuộc họp chính sách tháng 12/2023, lãi suất điều hành sẽ bằng mức của tháng 12/2022", tỷ phú đầu tư Jeffrey Gundlach bình luận hồi năm 2022. "Vì thế, tại sao chúng ta lại phải quan tâm tới các đợt tăng và giảm lãi suất giữa 2 cuộc họp đó. Chúng chỉ giống như đào một cái hố rồi nhanh chóng lấp lại", ông lập luận. Lãi suất điều hành tại Mỹ sau các cuộc họp chính sách của Fed. Ảnh: Investing.com. Ông Gundlach thậm chí còn cho rằng Fed sẽ không tăng lãi suất lên 5%. Bởi các dữ liệu đã cho thấy những chỉ số kinh tế của Mỹ đang suy yếu quá nhanh. Nhưng khác với những gì ông Gundlach dự đoán, Fed vẫn tăng 0,25 điểm % trong cuộc họp tháng 2, 3, 5 và 7. Cơ quan hoạch định chính sách của ngân hàng trung ương Mỹ chỉ giữ nguyên lãi suất điều hành trong cuộc họp tháng 6, 9, 11 và 12 năm nay. Hồi đầu tháng 10, chỉ số USD vượt ngưỡng 107 điểm sau khi các dữ liệu kinh tế cho thấy, Fed sẽ phải duy trì lãi suất ở mức cao trong thời gian dài hơn. Đây cũng là thời điểm Quốc hội Mỹ ban hành luật ngân sách tạm thời nhằm ngăn nguy cơ chính phủ đóng cửa. Dù vậy, các nhà đầu tư tin rằng đà tăng trưởng này sẽ sớm kết thúc. Ngày càng nhiều dấu hiệu chỉ ra lạm phát tại Mỹ đang hạ nhiệt. Điều này cho phép ngân hàng trung ương dừng tay sau khi tăng lãi suất điều hành 10 lần liên tiếp. Bước vào đà giảm? "Nhìn chung, chúng tôi có thể cho rằng USD Index đã đạt đỉnh. Đây là cơ hội để các tiền tệ khác tăng trưởng trong nửa cuối năm nay và năm 2024", ông Brad Gibso, Giám đốc phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại AB, nhận định. "Nguyên nhân là nền kinh tế Mỹ sẽ giảm tốc, và Fed có thể bắt đầu nới lỏng chính sách", vị chuyên gia lập luận. Lạm phát hạ nhiệt cho phép FOMC - cơ quan hoạch định chính sách của Fed - giữ nguyên lãi suất điều hành ở vùng 5,25-5,5% trong cuộc họp chính sách cuối cùng của năm. Các quan chức cũng dự báo cắt giảm lãi suất 3 lần vào năm sau. Con số này thấp hơn những gì thị trường dự đoán, nhưng cao hơn tuyên bố trước đó của ngân hàng trung ương Mỹ. Theo dữ liệu của CME, nhà đầu tư đang đánh giá khả năng Fed giữ nguyên lãi suất đến cuộc họp tháng 3/2024 chỉ là 13,4%. Ảnh: CME. Trên thực tế, ngay từ trước cuộc họp chính sách tháng 12, đa số nhà đầu tư tin rằng Fed đã hoàn thành chu kỳ tăng lãi suất. Cơ quan này nâng lãi suất tổng cộng 11 lần kể từ năm ngoái, đưa lãi suất điều hành lên mức cao nhất hơn 22 năm. Dù vậy, giới đầu tư vẫn chưa rõ Fed sẽ nới lỏng chính sách ra sao vào năm sau. Theo dữ liệu của CME, nhà đầu tư đang đánh giá khả năng Fed bắt đầu cắt giảm lãi suất ngay trong tháng 1 năm sau là 16,5%. Đến tháng 3, có đến 72,8% nhà đầu tư tin rằng cơ quan hoạch định chính sách của ngân hàng trung ương Mỹ sẽ đưa lãi suất điều hành xuống vùng 5-5,25%. Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Làn sóng xe điện đổ bộ 'thế giới dầu mỏ'Kỷ nguyên giao thông xanh không chỉ được thể hiện qua sự bùng nổ của xe điện. Chính các tập đoàn dầu khí cũng đang tìm chỗ đứng trong ngành công nghiệp EV. 13:30 27/12/2023 Điều gì đang ngăn người Mỹ vung tiềnLạm phát tại Mỹ đã hạ nhiệt sau các đợt nâng lãi suất dồn dập của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, nhưng tâm lý bi quan vẫn đang bao trùm thị trường tiêu dùng. 09:10 27/12/2023
Năm không tưởng của USD Năm 2023 từng được dự báo là năm lao dốc của đồng USD. Sức mạnh của đồng bạc xanh đã giảm, nhưng giảm ít hơn nhiều những gì giới đầu tư dự báo. Theo dữ liệu của Trading Economics, tính đến ngày 31/12, chỉ số USD - đo lường sức mạnh của đồng bạc xanh với các tiền tệ khác trên thế giới - đang ở mức 101,33 điểm. So với đầu năm nay, sức mạnh của đồng tiền Mỹ giảm hơn 2%. Nhưng đồng bạc xanh đã chống chịu tốt hơn nhiều so với những gì giới đầu tư chỉ ra hồi năm 2022. Hồi tháng 10, chỉ số này thậm chí còn áp sát ngưỡng 107 điểm. Câu hỏi đặt ra là liệu đồng USD còn có thể trụ vững trong năm 2024. Năm 2022, đồng USD đã có một năm tăng vượt bậc. Vào tháng 9 năm ngoái, đồng bạc xanh vọt lên mức cao nhất 20 năm so với các rổ tiền tệ. Năm đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu chu kỳ tăng lãi suất kể từ tháng 3 để kìm hãm lạm phát. Fed nâng lãi suất tổng cộng 425 điểm cơ bản, đưa lãi suất điều hành lên 4,25-4,5%. Biến động của chỉ số USD trong vòng một năm qua. Ảnh: Trading Economics. Đi ngược dự đoán Tuy nhiên, vào cuối năm 2022, giới quan sát tin rằng ngân hàng trung ương Mỹ sẽ bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ trong năm 2023, nhằm tránh cho nền kinh tế hàng đầu thế giới một cuộc suy thoái. Việc Fed bớt diều hâu có thể đè nặng lên đồng USD, vốn được thúc đẩy bởi các đợt tăng lãi suất liên tiếp của ngân hàng trung ương. CrossBorderCapital dự báo chỉ số USD sẽ lao dốc 15-20% trong năm 2023. Trong khi đó, một số nhà đầu tư tin rằng Fed không nâng lãi suất lên hơn 5%. "Các nhà đầu tư trái phiếu đang đặt cược vào kịch bản rằng, vào cuộc họp chính sách tháng 12/2023, lãi suất điều hành sẽ bằng mức của tháng 12/2022", tỷ phú đầu tư Jeffrey Gundlach bình luận hồi năm 2022. "Vì thế, tại sao chúng ta lại phải quan tâm tới các đợt tăng và giảm lãi suất giữa 2 cuộc họp đó. Chúng chỉ giống như đào một cái hố rồi nhanh chóng lấp lại", ông lập luận. Lãi suất điều hành tại Mỹ sau các cuộc họp chính sách của Fed. Ảnh: Investing.com. Ông Gundlach thậm chí còn cho rằng Fed sẽ không tăng lãi suất lên 5%. Bởi các dữ liệu đã cho thấy những chỉ số kinh tế của Mỹ đang suy yếu quá nhanh. Nhưng khác với những gì ông Gundlach dự đoán, Fed vẫn tăng 0,25 điểm % trong cuộc họp tháng 2, 3, 5 và 7. Cơ quan hoạch định chính sách của ngân hàng trung ương Mỹ chỉ giữ nguyên lãi suất điều hành trong cuộc họp tháng 6, 9, 11 và 12 năm nay. Hồi đầu tháng 10, chỉ số USD vượt ngưỡng 107 điểm sau khi các dữ liệu kinh tế cho thấy, Fed sẽ phải duy trì lãi suất ở mức cao trong thời gian dài hơn. Đây cũng là thời điểm Quốc hội Mỹ ban hành luật ngân sách tạm thời nhằm ngăn nguy cơ chính phủ đóng cửa. Dù vậy, các nhà đầu tư tin rằng đà tăng trưởng này sẽ sớm kết thúc. Ngày càng nhiều dấu hiệu chỉ ra lạm phát tại Mỹ đang hạ nhiệt. Điều này cho phép ngân hàng trung ương dừng tay sau khi tăng lãi suất điều hành 10 lần liên tiếp. Bước vào đà giảm? "Nhìn chung, chúng tôi có thể cho rằng USD Index đã đạt đỉnh. Đây là cơ hội để các tiền tệ khác tăng trưởng trong nửa cuối năm nay và năm 2024", ông Brad Gibso, Giám đốc phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại AB, nhận định. "Nguyên nhân là nền kinh tế Mỹ sẽ giảm tốc, và Fed có thể bắt đầu nới lỏng chính sách", vị chuyên gia lập luận. Lạm phát hạ nhiệt cho phép FOMC - cơ quan hoạch định chính sách của Fed - giữ nguyên lãi suất điều hành ở vùng 5,25-5,5% trong cuộc họp chính sách cuối cùng của năm. Các quan chức cũng dự báo cắt giảm lãi suất 3 lần vào năm sau. Con số này thấp hơn những gì thị trường dự đoán, nhưng cao hơn tuyên bố trước đó của ngân hàng trung ương Mỹ. Theo dữ liệu của CME, nhà đầu tư đang đánh giá khả năng Fed giữ nguyên lãi suất đến cuộc họp tháng 3/2024 chỉ là 13,4%. Ảnh: CME. Trên thực tế, ngay từ trước cuộc họp chính sách tháng 12, đa số nhà đầu tư tin rằng Fed đã hoàn thành chu kỳ tăng lãi suất. Cơ quan này nâng lãi suất tổng cộng 11 lần kể từ năm ngoái, đưa lãi suất điều hành lên mức cao nhất hơn 22 năm. Dù vậy, giới đầu tư vẫn chưa rõ Fed sẽ nới lỏng chính sách ra sao vào năm sau. Theo dữ liệu của CME, nhà đầu tư đang đánh giá khả năng Fed bắt đầu cắt giảm lãi suất ngay trong tháng 1 năm sau là 16,5%. Đến tháng 3, có đến 72,8% nhà đầu tư tin rằng cơ quan hoạch định chính sách của ngân hàng trung ương Mỹ sẽ đưa lãi suất điều hành xuống vùng 5-5,25%. Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Làn sóng xe điện đổ bộ 'thế giới dầu mỏ'Kỷ nguyên giao thông xanh không chỉ được thể hiện qua sự bùng nổ của xe điện. Chính các tập đoàn dầu khí cũng đang tìm chỗ đứng trong ngành công nghiệp EV. 13:30 27/12/2023 Điều gì đang ngăn người Mỹ vung tiềnLạm phát tại Mỹ đã hạ nhiệt sau các đợt nâng lãi suất dồn dập của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, nhưng tâm lý bi quan vẫn đang bao trùm thị trường tiêu dùng. 09:10 27/12/2023
Sếp Bamboo Capital bán thỏa thuận 20 triệu cổ phiếu BCG Land
Chủ tịch Bamboo Capital sẽ chuyển nhượng 20 triệu cổ phiếu BCR để thu xếp tài chính hỗ trợ việc đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo của tập đoàn.
Ông Nguyễn Hồ Nam sẽ bán 200 triệu cổ phiếu BCR thuộc sở hữu cá nhân để hỗ trợ việc đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo của tập đoàn. Ảnh: BCG. Công ty CP BCG Land (UPCoM: BCR) vừa công bố thông tin về giao dịch cổ phiếu của ông Nguyễn Hồ Nam, Chủ tịch Công ty CP Tập đoàn Bamboo Capital (công ty mẹ của BCG Land). Theo đó, ông Nam sẽ chuyển nhượng 20 triệu cổ phiếu BCG Land thuộc sở hữu cá nhân, tương đương 4,35% vốn điều lệ công ty, để hỗ trợ việc đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo của tập đoàn. Thời gian dự kiến thực hiện giao dịch từ 11/1 đến ngày 10/2 theo phương thức thỏa thuận. Giá trị giao dịch dự kiến là 200 tỷ đồng. Chốt phiên giao dịch ngày 5/1, thị giá BCR dừng ở mức 8.100 đồng/cổ phiếu. Nếu giao dịch thực hiện thành công, ông Nguyễn Hồ Nam sẽ không còn nắm giữ cổ phiếu BCG Land với tư cách cá nhân. BCG Land là công ty trụ cột mảng bất động sản của Tập đoàn Bamboo Capital. Thành lập năm 2018, BCG Land có vốn điều lệ 600 tỷ đồng. Sau nhiều đợt tăng vốn, vốn điều lệ BCG Land hiện tại là 4.600 tỷ đồng. Tính đến giữa tháng 6/2023, cổ đông lớn nhất của BCG Land là Tập đoàn Bamboo Capital với 285,6 triệu cổ phiếu nắm giữ, chiếm 62,1% vốn điều lệ. Ông Nguyễn Hồ Nam hiện cũng là người đại diện phần vốn góp của Bamboo Capital tại BCG Land. Ngoài ra, Tracodi cũng đang sở hữu hơn 43,4 triệu cổ phiếu BCR, chiếm 9,43% vốn. Các phân khúc đầu tư chính của BCG Land là bất động sản nhà ở và khu đô thị, bất động sản nghỉ dưỡng. Trong trung hạn, BCG Land sẽ nghiên cứu phát triển thêm loại hình bất động sản công nghiệp tại các tỉnh thành tiềm năng. Một số dự án tiêu biểu mà BCG Land đã và đang triển khai là Casa Marina Resort, Casa Marina Premium (Bình Định), Malibu Hội An, Hoian d'Or (Quảng Nam), King Crown Village, King Crown Infinity (TP.HCM). Về kết quả kinh doanh của công ty bất động sản này, sau 9 tháng đầu năm 2023, BCG Land ghi nhận tổng doanh thu thuần đạt 583 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 136 tỷ đồng. Tính đến cuối tháng 9/2023, tổng tài sản của BCG Land đạt 12.537 tỷ đồng, tăng 980 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm nay. Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Loạt dự án tỷ USD công ty ông Trần Bá Dương đang muốn tham giaDự án tổ hợp kinh tế tuần hoàn liên quan khai thác, chế biến quặng bô xít tại Lâm Đồng là dự án mới nhất được Thaco đề xuất có tổng mức đầu tư hơn 100.000 tỷ đồng. 06:00 7/1/2024 Vietcombank có Người đại diện pháp luật mớiTừ ngày 2/1, ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng giám đốc Vietcombank, sẽ trở thành Người đại diện pháp luật mới của ngân hàng thay ông Phạm Quang Dũng. 17:33 5/1/2024 Đại gia ngoại chi hàng trăm triệu USD thâu tóm mảng y tếChỉ riêng năm 2023, thị trường đã ghi nhận không ít thương vụ M&A của nhà đầu tư ngoại trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và dược phẩm với số vốn đầu tư hàng trăm triệu USD. 06:00 5/1/2024
Sếp Bamboo Capital bán thỏa thuận 20 triệu cổ phiếu BCG Land Chủ tịch Bamboo Capital sẽ chuyển nhượng 20 triệu cổ phiếu BCR để thu xếp tài chính hỗ trợ việc đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo của tập đoàn. Ông Nguyễn Hồ Nam sẽ bán 200 triệu cổ phiếu BCR thuộc sở hữu cá nhân để hỗ trợ việc đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo của tập đoàn. Ảnh: BCG. Công ty CP BCG Land (UPCoM: BCR) vừa công bố thông tin về giao dịch cổ phiếu của ông Nguyễn Hồ Nam, Chủ tịch Công ty CP Tập đoàn Bamboo Capital (công ty mẹ của BCG Land). Theo đó, ông Nam sẽ chuyển nhượng 20 triệu cổ phiếu BCG Land thuộc sở hữu cá nhân, tương đương 4,35% vốn điều lệ công ty, để hỗ trợ việc đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo của tập đoàn. Thời gian dự kiến thực hiện giao dịch từ 11/1 đến ngày 10/2 theo phương thức thỏa thuận. Giá trị giao dịch dự kiến là 200 tỷ đồng. Chốt phiên giao dịch ngày 5/1, thị giá BCR dừng ở mức 8.100 đồng/cổ phiếu. Nếu giao dịch thực hiện thành công, ông Nguyễn Hồ Nam sẽ không còn nắm giữ cổ phiếu BCG Land với tư cách cá nhân. BCG Land là công ty trụ cột mảng bất động sản của Tập đoàn Bamboo Capital. Thành lập năm 2018, BCG Land có vốn điều lệ 600 tỷ đồng. Sau nhiều đợt tăng vốn, vốn điều lệ BCG Land hiện tại là 4.600 tỷ đồng. Tính đến giữa tháng 6/2023, cổ đông lớn nhất của BCG Land là Tập đoàn Bamboo Capital với 285,6 triệu cổ phiếu nắm giữ, chiếm 62,1% vốn điều lệ. Ông Nguyễn Hồ Nam hiện cũng là người đại diện phần vốn góp của Bamboo Capital tại BCG Land. Ngoài ra, Tracodi cũng đang sở hữu hơn 43,4 triệu cổ phiếu BCR, chiếm 9,43% vốn. Các phân khúc đầu tư chính của BCG Land là bất động sản nhà ở và khu đô thị, bất động sản nghỉ dưỡng. Trong trung hạn, BCG Land sẽ nghiên cứu phát triển thêm loại hình bất động sản công nghiệp tại các tỉnh thành tiềm năng. Một số dự án tiêu biểu mà BCG Land đã và đang triển khai là Casa Marina Resort, Casa Marina Premium (Bình Định), Malibu Hội An, Hoian d'Or (Quảng Nam), King Crown Village, King Crown Infinity (TP.HCM). Về kết quả kinh doanh của công ty bất động sản này, sau 9 tháng đầu năm 2023, BCG Land ghi nhận tổng doanh thu thuần đạt 583 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 136 tỷ đồng. Tính đến cuối tháng 9/2023, tổng tài sản của BCG Land đạt 12.537 tỷ đồng, tăng 980 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm nay. Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Loạt dự án tỷ USD công ty ông Trần Bá Dương đang muốn tham giaDự án tổ hợp kinh tế tuần hoàn liên quan khai thác, chế biến quặng bô xít tại Lâm Đồng là dự án mới nhất được Thaco đề xuất có tổng mức đầu tư hơn 100.000 tỷ đồng. 06:00 7/1/2024 Vietcombank có Người đại diện pháp luật mớiTừ ngày 2/1, ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng giám đốc Vietcombank, sẽ trở thành Người đại diện pháp luật mới của ngân hàng thay ông Phạm Quang Dũng. 17:33 5/1/2024 Đại gia ngoại chi hàng trăm triệu USD thâu tóm mảng y tếChỉ riêng năm 2023, thị trường đã ghi nhận không ít thương vụ M&A của nhà đầu tư ngoại trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và dược phẩm với số vốn đầu tư hàng trăm triệu USD. 06:00 5/1/2024
Ở Phố Wall, luật sư còn kiếm được nhiều tiền hơn làm ngân hàng
Theo Wall Street Journal, các luật sư nổi tiếng có thể kiếm được hơn 15 triệu USD/năm, trong khi lương các nhân viên ngân hàng bao nhiêu năm vẫn thế.
Những năm gần đây, khi bà Lisa Lippman - một nhà môi giới bất động sản ở Manhattan - đưa khách đến xem những căn hộ đắt đỏ và tiện nghi, bà đã nhận thấy một sự thay đổi: Đa phần khách hàng của bà đều là luật sư thay vì các chủ ngân hàng như trước. "Trước đây, có một vị trí trong những ngân hàng đầu tư nghĩa là bạn sẽ nhận được mức lương cao, nhưng hiện tại chỉ là chuyện bình thường", bà Lippman cho biết. "Nếu nhìn vào danh sách khách hàng thân thiết của tôi thì những người giàu có nhất phải là các luật sư lâu năm". Theo Wall Street Journal, trước đó, trong nhiều thập kỷ, các ngân hàng đầu tư đã từng kiếm bộn khi thị trường mở rộng và tăng mạnh, tuy nhiên, xu hướng ảm đạm gần đây đã khiến nhiều đơn vị thất thu. Ngược lại với điều này, con đường sự nghiệp của giới luật sư ngày càng phát triển vượt bậc. Con đường sự nghiệp của giới luật sư ngày càng rộng mở. Lương tăng nhanh đến mức khó tin Theo tìm hiểu của WSJ, vị trí giám đốc điều hành không giữ vai trò chủ chốt tại các ngân hàng thường có mức lương trung bình 1-2 triệu USD/ năm, mà gần 1/3 trong số đó là tiền thưởng được trả bằng cổ phiếu. Điều đặc biệt ở đây là mức lương này đã kéo dài xuyên suốt 2 thập kỷ qua. Trong khi đó, vị trí đối tác (partner) của một công ty luật tại Mỹ thường kiếm được ít nhất 3 triệu USD/năm - tăng gần gấp 3 lần so với 2 thập kỷ trước. Đặc biệt, tại một số công ty luật hàng đầu như Wachtell, Lipton, Rosen & Katz, Kirkland & Ellis hay Wharton & Garrison, con số lương thưởng còn lên tới 15 triệu USD/năm. Ông Mark Rosen - một nhà tuyển dụng lâu năm cho biết: "Mọi thứ đã thay đổi, mức lương cho các luật sư đã tăng lên một cách khó tin". Năm 2000, khi Rob Kindler - một luật sư chuyên về tài chính - rời công ty luật để bước vào lĩnh vực ngân hàng, một bài báo trên WSJ cho biết ông có thể kiếm được số tiền gấp khoảng 5 lần tại ngân hàng đầu tư. Tuy nhiên, đầu tháng vừa qua, ông Kindler đã lại rời Morgan Stanley để gia nhập công ty luật Paul Weiss với mức lương 10 triệu USD. Trên thực tế, cả 2 nghề này đều là trụ cột của Phố Wall, cùng kết hợp với nhau để cấu thành nên thế giới tài chính. Tuy nhiên, khác với quá khứ, công việc của các luật sư bây giờ đa dạng hơn, họ đảm nhiệm vai trò cố vấn cho các giám đốc điều hành, củng cố quyền lợi cho công ty và thậm chí tham gia vào việc lập kế hoạch kế nhiệm. Đặc biệt, khi càng nhiều công ty tư nhân được mở ra thì càng nhiều nhiều việc cần đến luật sư. Cùng lúc đó, cơ cấu lương thưởng của ngành luật đã được thanh đổi, trong đó các công ty đều thống nhất thanh toán cho luật sư dựa trên thâm niên thay vì năng suất. Thậm chí, chính các công ty trong ngành cũng tự cạnh tranh mức lương với nhau để giành giật luật sư tiềm năng. Ở một số công ty lớn như Paul Weiss hay Kirkland, những luật sư giỏi nhất có thể kiếm được hơn 20 triệu USD/năm. Và điều này rất xứng đáng khi mỗi người trong số họ thường mang lại ít nhất 100 triệu USD doanh thu cho công ty. Theo một thống kê gần đây, trung bình mỗi luật sư hàng đầu có thể kiếm hơn 2.000 USD/giờ khi làm việc. Tuy nhiên, mức lương cao cũng phải đánh đổi nhiều điều khi công việc của các luật sư diễn ra 24/24, họ thậm chí phải làm việc cả lúc ăn cơm hay đi ngủ trễ vì bận. Lương tăng đi kèm với khối lượng công việc. Ngân hàng không tăng lương Trái ngược với xu hướng trên, dù công việc của các nhân viên ngân hàng cũng tăng lên tương tự, lương thưởng của họ hầu hết không thay đổi sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Theo phân tích của Bay Street, giám đốc điều hành tại một ngân hàng đầu tư top 20 trung bình chỉ kiếm được 1,9 triệu USD/năm trong 3 năm qua - tương đương với con số của năm 2007. Trong khi đó, lương thưởng của các nhân viên bình thường trong ngân hàng thậm chí còn thấp hơn. Áp lực từ phía cơ quan quản lý, lạm phát tăng, chi phí tăng và động thái bán thương hiệu của các ngân hàng lớn đang ảnh hưởng đến việc trả lương. Ở những thập kỷ trước đây, khi đang trên đà tới gần khủng hoảng, các ngân hàng lớn như Goldman Sachs và Morgan Stanley thường chi hơn 40% doanh thu để trả lương, nhưng con số đó hiện đã thấp hơn hẳn. Nói về điều này, ông Kevin Mahoney - một đối tác cấp cao tại Bay Street chuyên mảng hoạt động ngân hàng đầu tư - cho biết: "Thế giới phải vận động và thay đổi, ngành ngân hàng cũng như vậy. Và trên thực tế, các lãnh đạo ngân hàng vẫn thường nghỉ hưu ở độ tuổi 50 do đã tích lũy được khối tài sản khổng lồ từ trước đó. Lương họ có thể không tăng nhưng luôn cao hơn trung bình từ trước đến nay". Chuyên gia: Giá kim cương có thể giảm gần một nửa từ đỉnhGiá kim cương đã giảm khoảng 6,5% kể từ đầu năm đến nay và còn có nguy cơ giảm thêm 15-20% trong thời gian tới. 19:11 22/6/2023 Nhân viên Twitter kiện công ty vì không được trả thưởng 2022Dù liên tục hứa hẹn rằng sẽ trả thưởng 2022 cho nhân viên theo đúng kế hoạch, Twitter hiện lại quay ngoắt khi từ chối trả tiền cho những ai còn làm việc trong quý I/2023. 11:03 21/6/2023 Grab lên kế hoạch sa thải lớn nhất kể từ sau đại dịchSau thời gian dài ngược dòng sóng sa thải, Grab cuối cùng đã chuẩn bị cho đợt cắt giảm quy mô lớn. Trước đó, các đối thủ như GoTo hay Sea đều đã có những đợt sa thải khác nhau. 20:00 20/6/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Ở Phố Wall, luật sư còn kiếm được nhiều tiền hơn làm ngân hàng Theo Wall Street Journal, các luật sư nổi tiếng có thể kiếm được hơn 15 triệu USD/năm, trong khi lương các nhân viên ngân hàng bao nhiêu năm vẫn thế. Những năm gần đây, khi bà Lisa Lippman - một nhà môi giới bất động sản ở Manhattan - đưa khách đến xem những căn hộ đắt đỏ và tiện nghi, bà đã nhận thấy một sự thay đổi: Đa phần khách hàng của bà đều là luật sư thay vì các chủ ngân hàng như trước. "Trước đây, có một vị trí trong những ngân hàng đầu tư nghĩa là bạn sẽ nhận được mức lương cao, nhưng hiện tại chỉ là chuyện bình thường", bà Lippman cho biết. "Nếu nhìn vào danh sách khách hàng thân thiết của tôi thì những người giàu có nhất phải là các luật sư lâu năm". Theo Wall Street Journal, trước đó, trong nhiều thập kỷ, các ngân hàng đầu tư đã từng kiếm bộn khi thị trường mở rộng và tăng mạnh, tuy nhiên, xu hướng ảm đạm gần đây đã khiến nhiều đơn vị thất thu. Ngược lại với điều này, con đường sự nghiệp của giới luật sư ngày càng phát triển vượt bậc. Con đường sự nghiệp của giới luật sư ngày càng rộng mở. Lương tăng nhanh đến mức khó tin Theo tìm hiểu của WSJ, vị trí giám đốc điều hành không giữ vai trò chủ chốt tại các ngân hàng thường có mức lương trung bình 1-2 triệu USD/ năm, mà gần 1/3 trong số đó là tiền thưởng được trả bằng cổ phiếu. Điều đặc biệt ở đây là mức lương này đã kéo dài xuyên suốt 2 thập kỷ qua. Trong khi đó, vị trí đối tác (partner) của một công ty luật tại Mỹ thường kiếm được ít nhất 3 triệu USD/năm - tăng gần gấp 3 lần so với 2 thập kỷ trước. Đặc biệt, tại một số công ty luật hàng đầu như Wachtell, Lipton, Rosen & Katz, Kirkland & Ellis hay Wharton & Garrison, con số lương thưởng còn lên tới 15 triệu USD/năm. Ông Mark Rosen - một nhà tuyển dụng lâu năm cho biết: "Mọi thứ đã thay đổi, mức lương cho các luật sư đã tăng lên một cách khó tin". Năm 2000, khi Rob Kindler - một luật sư chuyên về tài chính - rời công ty luật để bước vào lĩnh vực ngân hàng, một bài báo trên WSJ cho biết ông có thể kiếm được số tiền gấp khoảng 5 lần tại ngân hàng đầu tư. Tuy nhiên, đầu tháng vừa qua, ông Kindler đã lại rời Morgan Stanley để gia nhập công ty luật Paul Weiss với mức lương 10 triệu USD. Trên thực tế, cả 2 nghề này đều là trụ cột của Phố Wall, cùng kết hợp với nhau để cấu thành nên thế giới tài chính. Tuy nhiên, khác với quá khứ, công việc của các luật sư bây giờ đa dạng hơn, họ đảm nhiệm vai trò cố vấn cho các giám đốc điều hành, củng cố quyền lợi cho công ty và thậm chí tham gia vào việc lập kế hoạch kế nhiệm. Đặc biệt, khi càng nhiều công ty tư nhân được mở ra thì càng nhiều nhiều việc cần đến luật sư. Cùng lúc đó, cơ cấu lương thưởng của ngành luật đã được thanh đổi, trong đó các công ty đều thống nhất thanh toán cho luật sư dựa trên thâm niên thay vì năng suất. Thậm chí, chính các công ty trong ngành cũng tự cạnh tranh mức lương với nhau để giành giật luật sư tiềm năng. Ở một số công ty lớn như Paul Weiss hay Kirkland, những luật sư giỏi nhất có thể kiếm được hơn 20 triệu USD/năm. Và điều này rất xứng đáng khi mỗi người trong số họ thường mang lại ít nhất 100 triệu USD doanh thu cho công ty. Theo một thống kê gần đây, trung bình mỗi luật sư hàng đầu có thể kiếm hơn 2.000 USD/giờ khi làm việc. Tuy nhiên, mức lương cao cũng phải đánh đổi nhiều điều khi công việc của các luật sư diễn ra 24/24, họ thậm chí phải làm việc cả lúc ăn cơm hay đi ngủ trễ vì bận. Lương tăng đi kèm với khối lượng công việc. Ngân hàng không tăng lương Trái ngược với xu hướng trên, dù công việc của các nhân viên ngân hàng cũng tăng lên tương tự, lương thưởng của họ hầu hết không thay đổi sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Theo phân tích của Bay Street, giám đốc điều hành tại một ngân hàng đầu tư top 20 trung bình chỉ kiếm được 1,9 triệu USD/năm trong 3 năm qua - tương đương với con số của năm 2007. Trong khi đó, lương thưởng của các nhân viên bình thường trong ngân hàng thậm chí còn thấp hơn. Áp lực từ phía cơ quan quản lý, lạm phát tăng, chi phí tăng và động thái bán thương hiệu của các ngân hàng lớn đang ảnh hưởng đến việc trả lương. Ở những thập kỷ trước đây, khi đang trên đà tới gần khủng hoảng, các ngân hàng lớn như Goldman Sachs và Morgan Stanley thường chi hơn 40% doanh thu để trả lương, nhưng con số đó hiện đã thấp hơn hẳn. Nói về điều này, ông Kevin Mahoney - một đối tác cấp cao tại Bay Street chuyên mảng hoạt động ngân hàng đầu tư - cho biết: "Thế giới phải vận động và thay đổi, ngành ngân hàng cũng như vậy. Và trên thực tế, các lãnh đạo ngân hàng vẫn thường nghỉ hưu ở độ tuổi 50 do đã tích lũy được khối tài sản khổng lồ từ trước đó. Lương họ có thể không tăng nhưng luôn cao hơn trung bình từ trước đến nay". Chuyên gia: Giá kim cương có thể giảm gần một nửa từ đỉnhGiá kim cương đã giảm khoảng 6,5% kể từ đầu năm đến nay và còn có nguy cơ giảm thêm 15-20% trong thời gian tới. 19:11 22/6/2023 Nhân viên Twitter kiện công ty vì không được trả thưởng 2022Dù liên tục hứa hẹn rằng sẽ trả thưởng 2022 cho nhân viên theo đúng kế hoạch, Twitter hiện lại quay ngoắt khi từ chối trả tiền cho những ai còn làm việc trong quý I/2023. 11:03 21/6/2023 Grab lên kế hoạch sa thải lớn nhất kể từ sau đại dịchSau thời gian dài ngược dòng sóng sa thải, Grab cuối cùng đã chuẩn bị cho đợt cắt giảm quy mô lớn. Trước đó, các đối thủ như GoTo hay Sea đều đã có những đợt sa thải khác nhau. 20:00 20/6/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Một địa phương được LG Innotek đầu tư thêm 1 tỷ USD
Sau khi tăng vốn thêm 1 tỷ USD, dự án nhà máy LG Innotek Hải Phòng tại khu công nghiệp Tràng Duệ (Hải Phòng) sẽ có tổng vốn đầu tư khoảng hơn 2 tỷ USD.
Theo thông tin từ Cổng Thông tin điện tử TP Hải Phòng, UBND thành phố vừa trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh tăng vốn cho dự án của Công ty TNHH LG Innotek Việt Nam Hải Phòng giai đoạn 2023-2025 với số tiền 1 tỷ USD, nâng tổng vốn đầu tư của dự án lên 2 tỷ USD. Dự án nhà máy LG Innotek Hải Phòng đặt tại Khu công nghiệp Tràng Duệ được Ban quản lý khu kinh tế tỉnh cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư năm 2016. Dự án có tổng vốn đầu tư ban đầu hơn 1 tỷ USD để sản xuất mô-đun camera. Đến tháng 9/2017, nhà máy chính thức đi vào hoạt động. Năm 2022, doanh thu của dự án đạt 78.200 tỷ đồng, lợi nhuận 2.500 tỷ đồng. Trước đó, thông tin từ Ban quản lý khu kinh tế Hải Phòng cho biết hiện nay, Hàn Quốc đã đầu tư gần 10 tỷ USD tại Hải Phòng (chiếm 12% cả nước) tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực điện tử, phụ tùng ôtô, máy móc. Hàn Quốc cũng là quốc gia đứng đầu về cả số dự án và số vốn đầu tư tại Hải Phòng. Trong năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu qua cửa khẩu cảng Hải Phòng sang thị trường Hàn Quốc đạt 12,3 tỷ USD, tổng kim ngạch nhập khẩu qua cửa khẩu cảng Hải Phòng từ thị trường Hàn Quốc đạt 7,8 tỷ USD. Mô-đun camera mới của LG. Ảnh: LG Innotek. Các dự án tiêu biểu của Hàn Quốc tại Hải Phòng như Tập đoàn LG (7,24 tỷ USD), Heesung (154 triệu USD), Haengsung (115 triệu USD)... Hiện tại, Tập đoàn LG đã có 7 dự án đang đầu tư tại Hải Phòng, trong đó lớn nhất là LG Electronic; LG Display; LG Innotek. Tập đoàn LG đã gia nhập thị trường Việt Nam từ năm 1995 và liên tục tăng cường đầu tư dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Koo Kwang-mo. Năm 2015, LG đã tích hợp các nhà máy sản xuất tại Hưng Yên và Hải Phòng vào Tổ hợp công nghệ LG Hải Phòng, định vị đây là một trung tâm sản xuất toàn cầu. Công ty có kế hoạch đầu tư 1,5 tỷ USD vào năm 2028 để thiết lập và mở rộng dây chuyền sản xuất. Hiện LG điều hành tổng cộng 12 công ty con tại Việt Nam, bao gồm LG Electronics; LG Display; LG Innotek; LG CNS; LG Chemical LG International... với quy mô sản xuất 12 tỷ USD vào năm ngoái, các công ty này chiếm khoảng 3% GDP của Việt Nam. Mới đây, Tổng thống Hàn Quốc và những người đứng đầu các tập đoàn kinh tế lớn của Hàn Quốc như Chủ tịch Samsung Electronics Lee Jae-yong; Chủ tịch Tập đoàn SK Chey Tae-won; Chủ tịch điều hành Tập đoàn Hyundai Motor Chung Eui-sun và Chủ tịch Tập đoàn LG Koo Kwang-mo đã sang thăm Việt Nam và công bố các khoản đầu tư mới mang tới cơ hội hợp tác lớn hơn trong tương lai giữa 2 nước. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Samsung, LG và hơn 200 doanh nghiệp Hàn Quốc sắp thăm Việt NamTrong các ngày 22-24/6, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol cùng 205 doanh nghiệp hàng đầu của quốc gia này sẽ có chuyến thăm Việt Nam. 19:29 16/6/2023 Long An mời gọi đầu tư hơn 2,5 tỷ USD vào 5 dự ánTừ đầu năm đến nay, Long An có 5 dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư với diện tích gần 800 ha tổng vốn đầu tư hơn 60.000 tỷ đồng (tương đương hơn 2,5 tỷ USD). 15:29 18/6/2023 Hai công ty Trung Quốc cân nhắc đầu tư hơn 1 tỷ USD vào Việt NamNgày càng có nhiều công ty Trung Quốc có kế hoạch đầu tư mới hoặc mở rộng các dự án sản xuất tại Việt Nam. 14:16 9/6/2023
Một địa phương được LG Innotek đầu tư thêm 1 tỷ USD Sau khi tăng vốn thêm 1 tỷ USD, dự án nhà máy LG Innotek Hải Phòng tại khu công nghiệp Tràng Duệ (Hải Phòng) sẽ có tổng vốn đầu tư khoảng hơn 2 tỷ USD. Theo thông tin từ Cổng Thông tin điện tử TP Hải Phòng, UBND thành phố vừa trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh tăng vốn cho dự án của Công ty TNHH LG Innotek Việt Nam Hải Phòng giai đoạn 2023-2025 với số tiền 1 tỷ USD, nâng tổng vốn đầu tư của dự án lên 2 tỷ USD. Dự án nhà máy LG Innotek Hải Phòng đặt tại Khu công nghiệp Tràng Duệ được Ban quản lý khu kinh tế tỉnh cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư năm 2016. Dự án có tổng vốn đầu tư ban đầu hơn 1 tỷ USD để sản xuất mô-đun camera. Đến tháng 9/2017, nhà máy chính thức đi vào hoạt động. Năm 2022, doanh thu của dự án đạt 78.200 tỷ đồng, lợi nhuận 2.500 tỷ đồng. Trước đó, thông tin từ Ban quản lý khu kinh tế Hải Phòng cho biết hiện nay, Hàn Quốc đã đầu tư gần 10 tỷ USD tại Hải Phòng (chiếm 12% cả nước) tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực điện tử, phụ tùng ôtô, máy móc. Hàn Quốc cũng là quốc gia đứng đầu về cả số dự án và số vốn đầu tư tại Hải Phòng. Trong năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu qua cửa khẩu cảng Hải Phòng sang thị trường Hàn Quốc đạt 12,3 tỷ USD, tổng kim ngạch nhập khẩu qua cửa khẩu cảng Hải Phòng từ thị trường Hàn Quốc đạt 7,8 tỷ USD. Mô-đun camera mới của LG. Ảnh: LG Innotek. Các dự án tiêu biểu của Hàn Quốc tại Hải Phòng như Tập đoàn LG (7,24 tỷ USD), Heesung (154 triệu USD), Haengsung (115 triệu USD)... Hiện tại, Tập đoàn LG đã có 7 dự án đang đầu tư tại Hải Phòng, trong đó lớn nhất là LG Electronic; LG Display; LG Innotek. Tập đoàn LG đã gia nhập thị trường Việt Nam từ năm 1995 và liên tục tăng cường đầu tư dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Koo Kwang-mo. Năm 2015, LG đã tích hợp các nhà máy sản xuất tại Hưng Yên và Hải Phòng vào Tổ hợp công nghệ LG Hải Phòng, định vị đây là một trung tâm sản xuất toàn cầu. Công ty có kế hoạch đầu tư 1,5 tỷ USD vào năm 2028 để thiết lập và mở rộng dây chuyền sản xuất. Hiện LG điều hành tổng cộng 12 công ty con tại Việt Nam, bao gồm LG Electronics; LG Display; LG Innotek; LG CNS; LG Chemical LG International... với quy mô sản xuất 12 tỷ USD vào năm ngoái, các công ty này chiếm khoảng 3% GDP của Việt Nam. Mới đây, Tổng thống Hàn Quốc và những người đứng đầu các tập đoàn kinh tế lớn của Hàn Quốc như Chủ tịch Samsung Electronics Lee Jae-yong; Chủ tịch Tập đoàn SK Chey Tae-won; Chủ tịch điều hành Tập đoàn Hyundai Motor Chung Eui-sun và Chủ tịch Tập đoàn LG Koo Kwang-mo đã sang thăm Việt Nam và công bố các khoản đầu tư mới mang tới cơ hội hợp tác lớn hơn trong tương lai giữa 2 nước. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Samsung, LG và hơn 200 doanh nghiệp Hàn Quốc sắp thăm Việt NamTrong các ngày 22-24/6, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol cùng 205 doanh nghiệp hàng đầu của quốc gia này sẽ có chuyến thăm Việt Nam. 19:29 16/6/2023 Long An mời gọi đầu tư hơn 2,5 tỷ USD vào 5 dự ánTừ đầu năm đến nay, Long An có 5 dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư với diện tích gần 800 ha tổng vốn đầu tư hơn 60.000 tỷ đồng (tương đương hơn 2,5 tỷ USD). 15:29 18/6/2023 Hai công ty Trung Quốc cân nhắc đầu tư hơn 1 tỷ USD vào Việt NamNgày càng có nhiều công ty Trung Quốc có kế hoạch đầu tư mới hoặc mở rộng các dự án sản xuất tại Việt Nam. 14:16 9/6/2023
Người dân Anh vào thế khó vì lãi vay tăng cao
Việc lãi suất tăng cao đang khiến nhiều người dân Anh rơi vào cảnh chật vật. Tình hình được dự báo sẽ tiếp tục khó khăn hơn nữa trong tương lai.
Lãi suất ngân hàng có khả năng sẽ tiếp tục được BoE nâng lên nhằm kiềm chế lạm phát. Ảnh: Bloomberg. Theo CNBC, nhiều người dân Anh đang rơi vào thế khó khi chi phí vay ở mức cao. Số liệu mới từ Công ty Moneyfacts cho thấy lãi suất thế chấp cố định có thời hạn 2 năm đối với các khoản vay mua nhà đã tăng từ mức 5,98% lên 6,01%, mức cao nhất kể từ tháng 12 năm ngoái. Lần gần đây nhất Moneyfacts ghi nhận lãi suất cho vay chạm ngưỡng trên 6% là vào tháng 11/2008. Số lượng nhà ở được thế chấp đi vay đã giảm từ 5.264 căn hôm 1/5 xuống còn 4.683 ở thời điểm hiện tại. Ông Martin Stewart, Giám đốc London Money, cho biết 9 tháng qua là “cơn địa chấn” đối với lĩnh vực thế chấp và bất động sản. Các ảnh hưởng này “ngang tầm với cuộc khủng hoảng tài chính”. “Hiện tại, gần như lãi suất của mọi khoản vay đều bắt đầu từ con số 5%. Cách đây 2 năm trước, mọi thứ chỉ bắt đầu bằng số 1 hoặc thấp hơn”, ông Martin Stewart chia sẻ. Khi được hỏi về việc hỗ trợ cho các hộ gia đình đang gặp khó khăn, Thủ tướng Anh Rishi Sunak chỉ cho biết chính phủ đang ưu tiên cắt giảm một nửa tỷ lệ lạm phát và mục tiêu đó cần được “tuân thủ theo đúng kế hoạch”. Các ngân hàng bao gồm HSBC và Santander đã tạm thời tạm rút lại các thỏa thuận thế chấp cho người vay mới trong bối cảnh thị trường gặp nhiều bất ổn. Báo cáo thị trường lao động gần đây cho thấy tiền lương của người dân Anh đang tăng. Các chuyên gia cho rằng đây có thể là căn cứ để Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) thực hiện tăng lãi suất lần thứ 13 liên tiếp. Trong khi đó, lạm phát của Anh vẫn ở mức 8,7%, thuộc hàng cao nhất trong số các nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng lạm phát có thể tăng cao hơn nữa trong thời gian tới do các biến động trong giá cả và đà tăng lương của người lao động. “Tôi nghĩ điều tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng thế chấp đang ở phía trước chúng ta”, ông Viraj Patel, chuyên gia cấp cao tại Vanda Research, bình luận. Ông lưu ý rằng hơn 50% số hộ gia đình đang vay tiền với lãi suất cao. Điều này sẽ gây thêm áp lực cho thị trường nhà ở và nền kinh tế vĩ mô. “BoE và các thị trường cần nhận thức được độ trễ dài và sự biến động của chính sách tiền tệ. Những tác động của các lần tăng lãi suất trước đây vẫn chưa phát huy hết tác dụng”, ông Viraj Patel chia sẻ thêm. Vào tháng 1, Cơ quan Quản lý tài chính của Anh đã cảnh báo rằng hơn 750.000 hộ gia đình có nguy cơ vỡ nợ khi lãi suất tăng. Ông Martin Stewart của London Money cho biết những người đi vay tiền đã tìm gặp các cố vấn tài chính sớm hơn bình thường tới một năm. Đa phần họ đều có chung một cảm giác là “tuyệt vọng”. “Nhiều người đi vay nói với chúng tôi rằng họ sẽ cần phải từ bỏ một thứ gì đó để đáp ứng khoản thanh toán mới với lãi suất cao hơn. Thật không may, đó là cách một cuộc suy thoái bắt đầu”, ông Stewart nhận định. Chuyên gia: Phố Wall đang ảo tưởngThị trường chứng khoán Mỹ tăng trưởng mạnh mẽ dù nền kinh tế đang đối mặt với nguy cơ suy thoái. Một số chuyên gia chỉ ra thị trường đang lạc quan thái quá. 07:00 20/6/2023 Nghịch lý trong tham vọng giảm phụ thuộc vào USD của Trung QuốcNgân hàng do Trung Quốc và các nước BRICS thành lập từng được cho là sẽ định hình lại hệ thống tài chính toàn cầu. Nhưng giờ, nhà băng này đang có thể trở thành ngân hàng xác sống. 05:00 20/6/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Người dân Anh vào thế khó vì lãi vay tăng cao Việc lãi suất tăng cao đang khiến nhiều người dân Anh rơi vào cảnh chật vật. Tình hình được dự báo sẽ tiếp tục khó khăn hơn nữa trong tương lai. Lãi suất ngân hàng có khả năng sẽ tiếp tục được BoE nâng lên nhằm kiềm chế lạm phát. Ảnh: Bloomberg. Theo CNBC, nhiều người dân Anh đang rơi vào thế khó khi chi phí vay ở mức cao. Số liệu mới từ Công ty Moneyfacts cho thấy lãi suất thế chấp cố định có thời hạn 2 năm đối với các khoản vay mua nhà đã tăng từ mức 5,98% lên 6,01%, mức cao nhất kể từ tháng 12 năm ngoái. Lần gần đây nhất Moneyfacts ghi nhận lãi suất cho vay chạm ngưỡng trên 6% là vào tháng 11/2008. Số lượng nhà ở được thế chấp đi vay đã giảm từ 5.264 căn hôm 1/5 xuống còn 4.683 ở thời điểm hiện tại. Ông Martin Stewart, Giám đốc London Money, cho biết 9 tháng qua là “cơn địa chấn” đối với lĩnh vực thế chấp và bất động sản. Các ảnh hưởng này “ngang tầm với cuộc khủng hoảng tài chính”. “Hiện tại, gần như lãi suất của mọi khoản vay đều bắt đầu từ con số 5%. Cách đây 2 năm trước, mọi thứ chỉ bắt đầu bằng số 1 hoặc thấp hơn”, ông Martin Stewart chia sẻ. Khi được hỏi về việc hỗ trợ cho các hộ gia đình đang gặp khó khăn, Thủ tướng Anh Rishi Sunak chỉ cho biết chính phủ đang ưu tiên cắt giảm một nửa tỷ lệ lạm phát và mục tiêu đó cần được “tuân thủ theo đúng kế hoạch”. Các ngân hàng bao gồm HSBC và Santander đã tạm thời tạm rút lại các thỏa thuận thế chấp cho người vay mới trong bối cảnh thị trường gặp nhiều bất ổn. Báo cáo thị trường lao động gần đây cho thấy tiền lương của người dân Anh đang tăng. Các chuyên gia cho rằng đây có thể là căn cứ để Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) thực hiện tăng lãi suất lần thứ 13 liên tiếp. Trong khi đó, lạm phát của Anh vẫn ở mức 8,7%, thuộc hàng cao nhất trong số các nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng lạm phát có thể tăng cao hơn nữa trong thời gian tới do các biến động trong giá cả và đà tăng lương của người lao động. “Tôi nghĩ điều tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng thế chấp đang ở phía trước chúng ta”, ông Viraj Patel, chuyên gia cấp cao tại Vanda Research, bình luận. Ông lưu ý rằng hơn 50% số hộ gia đình đang vay tiền với lãi suất cao. Điều này sẽ gây thêm áp lực cho thị trường nhà ở và nền kinh tế vĩ mô. “BoE và các thị trường cần nhận thức được độ trễ dài và sự biến động của chính sách tiền tệ. Những tác động của các lần tăng lãi suất trước đây vẫn chưa phát huy hết tác dụng”, ông Viraj Patel chia sẻ thêm. Vào tháng 1, Cơ quan Quản lý tài chính của Anh đã cảnh báo rằng hơn 750.000 hộ gia đình có nguy cơ vỡ nợ khi lãi suất tăng. Ông Martin Stewart của London Money cho biết những người đi vay tiền đã tìm gặp các cố vấn tài chính sớm hơn bình thường tới một năm. Đa phần họ đều có chung một cảm giác là “tuyệt vọng”. “Nhiều người đi vay nói với chúng tôi rằng họ sẽ cần phải từ bỏ một thứ gì đó để đáp ứng khoản thanh toán mới với lãi suất cao hơn. Thật không may, đó là cách một cuộc suy thoái bắt đầu”, ông Stewart nhận định. Chuyên gia: Phố Wall đang ảo tưởngThị trường chứng khoán Mỹ tăng trưởng mạnh mẽ dù nền kinh tế đang đối mặt với nguy cơ suy thoái. Một số chuyên gia chỉ ra thị trường đang lạc quan thái quá. 07:00 20/6/2023 Nghịch lý trong tham vọng giảm phụ thuộc vào USD của Trung QuốcNgân hàng do Trung Quốc và các nước BRICS thành lập từng được cho là sẽ định hình lại hệ thống tài chính toàn cầu. Nhưng giờ, nhà băng này đang có thể trở thành ngân hàng xác sống. 05:00 20/6/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Thế Giới Di Động giảm một nửa cổ tức tiền mặt năm 2022
Thế Giới Di Động vừa chốt danh sách cổ đông trả cổ tức năm 2022 theo tỷ lệ 5% bằng tiền, tương ứng với cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ nhận về 500 đồng.
Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) vừa có thông báo về việc chốt danh sách cổ đông trả cổ tức năm 2022 theo tỷ lệ 5% bằng tiền, tương ứng với cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ nhận 500 đồng. Dự kiến thời gian chốt danh sách cổ đông là ngày 28/7 và ngày thanh toán là 10/8. Với hơn 1,46 tỷ cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường, ước tính, Thế Giới Di Động sẽ phải chi ra hơn 730 tỷ đồng để trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông đợt này. Đáng chú ý, mức cổ tức năm 2022 với tỷ lệ 5% bằng tiền mặt kể trên của Thế Giới Di Động đã giảm một nửa so với mức chi ra năm 2021 trước đó là 10%. Thậm chí, trong năm 2021, nhà bán lẻ điện thoại, điện máy và bách hóa này còn chi trả thêm cổ tức cho cổ đông bằng cổ phiếu với tỷ lệ 100%. Theo đó, tổng tỷ lệ chi trả cổ tức trong năm 2021 của Thế Giới Di Động lên tới 110%. Còn vào năm 2020, Thế Giới Di Động đã trả cổ tức với tỷ lệ 55%, bao gồm 5% tiền mặt và 50% bằng cổ phiếu. Liên quan tới cổ phiếu MWG của Thế Giới Di Động, trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu này đang liên tục bị khối ngoại bán ra và giảm sở hữu. Cụ thể, quỹ Arisaig Asia Fund Limited mới đây cho biết đã bán thêm 668.900 cổ phiếu MWG để giảm sở hữu từ 6% về còn 5,96% vốn điều lệ; nhóm quỹ liên quan Arisaig Partners (Asia) Pte Ltd bán ra hơn 1,33 triệu cổ phiếu MWG giảm sở hữu từ 8,08% còn 7,99% vốn điều lệ; nhóm quỹ liên quan Dragon Capital cũng bán ra 979.600 cổ phiếu MWG giảm sở hữu từ 8,01% về còn 7,94% vốn điều lệ. Ở chiều ngược lại, tính từ đầu năm đến nay, doanh nghiệp này đã thực hiện việc mua lại 816.669 cổ phiếu ESOP từ những nhân viên đã nghỉ việc. Nguồn vốn mua lại được sử dụng từ vốn tự có. Mức giá mua lại theo đúng giá quy định tại quy chế phát hành ESOP của công ty đưa ra trước đó. Được biết mỗi năm, Thế Giới Di Động thường có 3-4 đợt mua lại cổ phiếu quỹ, đều thuộc diện phát hành ESOP. Tuy nhiên, đáng lưu ý là trong lần này số lượng cổ phiếu quỹ được mua lại ghi nhận mức cao nhất từ trước đến nay. Về tình hình kinh doanh, năm nay Thế Giới Di Động đặt mục tiêu doanh thu đạt 135.000 tỷ đồng, tăng 1% so với năm liền trước và lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 4.200 tỷ, tăng 2%. Trong 5 tháng đầu năm, doanh nghiệp này đã ghi nhận doanh thu đạt 47.144 tỷ đồng, giảm 21% so với cùng kỳ, hoàn thành 35% so với kế hoạch doanh thu năm. Tuy nhiên, doanh nghiệp không công bố lợi nhuận trong giai đoạn này. Về tình hình kinh doanh các chuỗi, ban lãnh đạo công ty cho biết chuỗi Thegioididong.com và Điện Máy Xanh đã ghi nhận 35.000 tỷ đồng doanh thu từ đầu năm, giảm 27% so với cùng kỳ. Riêng tháng 5, sản phẩm máy lạnh là dòng sản phẩm duy nhất tăng trưởng doanh số, ngược lại các dòng sản phẩm khác đều giảm. Đối với chuỗi Bách Hóa Xanh, trong 5 tháng đầu năm ghi nhận doanh thu hơn 11.000 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ. Riêng tháng 5, doanh thu đạt hơn 2.400 tỷ đồng, tăng từ mức 2.300 tỷ đồng trong tháng 4. Từ bối cảnh trên, các chuyên gia phân tích tại Công ty Chứng khoán Bảo Việt đưa dự báo lợi nhuận ròng năm 2023 của Thế Giới Di Động sẽ giảm mạnh 80,1% so với cùng kỳ, xuống còn 1.231 tỷ đồng. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Doanh thu Bách Hóa Xanh lần đầu vượt Thế Giới Di ĐộngChuỗi bán lẻ thực phẩm của MWG tiếp tục tăng trưởng giúp quy mô doanh thu vượt 11.000 tỷ đồng sau 5 tháng, vượt qua nhóm chuỗi Thế Giới Di Động. 10:30 24/6/2023 Hơn 450.000 cổ phiếu ESOP sắp được Thế Giới Di Động mua lạiNgày 12/6, Thế Giới Di Động có thông báo về việc mua lại hơn 450.000 cổ phiếu quỹ đã được phát hành theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) trước đó. 08:05 14/6/2023
Thế Giới Di Động giảm một nửa cổ tức tiền mặt năm 2022 Thế Giới Di Động vừa chốt danh sách cổ đông trả cổ tức năm 2022 theo tỷ lệ 5% bằng tiền, tương ứng với cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ nhận về 500 đồng. Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) vừa có thông báo về việc chốt danh sách cổ đông trả cổ tức năm 2022 theo tỷ lệ 5% bằng tiền, tương ứng với cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ nhận 500 đồng. Dự kiến thời gian chốt danh sách cổ đông là ngày 28/7 và ngày thanh toán là 10/8. Với hơn 1,46 tỷ cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường, ước tính, Thế Giới Di Động sẽ phải chi ra hơn 730 tỷ đồng để trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông đợt này. Đáng chú ý, mức cổ tức năm 2022 với tỷ lệ 5% bằng tiền mặt kể trên của Thế Giới Di Động đã giảm một nửa so với mức chi ra năm 2021 trước đó là 10%. Thậm chí, trong năm 2021, nhà bán lẻ điện thoại, điện máy và bách hóa này còn chi trả thêm cổ tức cho cổ đông bằng cổ phiếu với tỷ lệ 100%. Theo đó, tổng tỷ lệ chi trả cổ tức trong năm 2021 của Thế Giới Di Động lên tới 110%. Còn vào năm 2020, Thế Giới Di Động đã trả cổ tức với tỷ lệ 55%, bao gồm 5% tiền mặt và 50% bằng cổ phiếu. Liên quan tới cổ phiếu MWG của Thế Giới Di Động, trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu này đang liên tục bị khối ngoại bán ra và giảm sở hữu. Cụ thể, quỹ Arisaig Asia Fund Limited mới đây cho biết đã bán thêm 668.900 cổ phiếu MWG để giảm sở hữu từ 6% về còn 5,96% vốn điều lệ; nhóm quỹ liên quan Arisaig Partners (Asia) Pte Ltd bán ra hơn 1,33 triệu cổ phiếu MWG giảm sở hữu từ 8,08% còn 7,99% vốn điều lệ; nhóm quỹ liên quan Dragon Capital cũng bán ra 979.600 cổ phiếu MWG giảm sở hữu từ 8,01% về còn 7,94% vốn điều lệ. Ở chiều ngược lại, tính từ đầu năm đến nay, doanh nghiệp này đã thực hiện việc mua lại 816.669 cổ phiếu ESOP từ những nhân viên đã nghỉ việc. Nguồn vốn mua lại được sử dụng từ vốn tự có. Mức giá mua lại theo đúng giá quy định tại quy chế phát hành ESOP của công ty đưa ra trước đó. Được biết mỗi năm, Thế Giới Di Động thường có 3-4 đợt mua lại cổ phiếu quỹ, đều thuộc diện phát hành ESOP. Tuy nhiên, đáng lưu ý là trong lần này số lượng cổ phiếu quỹ được mua lại ghi nhận mức cao nhất từ trước đến nay. Về tình hình kinh doanh, năm nay Thế Giới Di Động đặt mục tiêu doanh thu đạt 135.000 tỷ đồng, tăng 1% so với năm liền trước và lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 4.200 tỷ, tăng 2%. Trong 5 tháng đầu năm, doanh nghiệp này đã ghi nhận doanh thu đạt 47.144 tỷ đồng, giảm 21% so với cùng kỳ, hoàn thành 35% so với kế hoạch doanh thu năm. Tuy nhiên, doanh nghiệp không công bố lợi nhuận trong giai đoạn này. Về tình hình kinh doanh các chuỗi, ban lãnh đạo công ty cho biết chuỗi Thegioididong.com và Điện Máy Xanh đã ghi nhận 35.000 tỷ đồng doanh thu từ đầu năm, giảm 27% so với cùng kỳ. Riêng tháng 5, sản phẩm máy lạnh là dòng sản phẩm duy nhất tăng trưởng doanh số, ngược lại các dòng sản phẩm khác đều giảm. Đối với chuỗi Bách Hóa Xanh, trong 5 tháng đầu năm ghi nhận doanh thu hơn 11.000 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ. Riêng tháng 5, doanh thu đạt hơn 2.400 tỷ đồng, tăng từ mức 2.300 tỷ đồng trong tháng 4. Từ bối cảnh trên, các chuyên gia phân tích tại Công ty Chứng khoán Bảo Việt đưa dự báo lợi nhuận ròng năm 2023 của Thế Giới Di Động sẽ giảm mạnh 80,1% so với cùng kỳ, xuống còn 1.231 tỷ đồng. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Doanh thu Bách Hóa Xanh lần đầu vượt Thế Giới Di ĐộngChuỗi bán lẻ thực phẩm của MWG tiếp tục tăng trưởng giúp quy mô doanh thu vượt 11.000 tỷ đồng sau 5 tháng, vượt qua nhóm chuỗi Thế Giới Di Động. 10:30 24/6/2023 Hơn 450.000 cổ phiếu ESOP sắp được Thế Giới Di Động mua lạiNgày 12/6, Thế Giới Di Động có thông báo về việc mua lại hơn 450.000 cổ phiếu quỹ đã được phát hành theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) trước đó. 08:05 14/6/2023
Ngân hàng rao bán gần 400 biệt thự, khách sạn giá hàng trăm tỷ đồng
Gần 400 quyền sử dụng đất và tài sản trên đất là biệt thự, nhà hàng, khách sạn đang được VietinBank rao bán với mức giá lên tới hàng trăm tỷ đồng.
Nhiều khách sạn tại TP Hội An đang được rao bán giá hàng trăm tỷ đồng. Ảnh minh họa: Thanh Đức. VietinBank đang rao bán 396 quyền sử dụng đất tại nhiều tỉnh thành trên cả nước như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, TP Hội An (Quảng Nam), TP Cần Thơ, Phú Quốc (Kiên Giang), Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Khánh Hòa... Đây đều là tài sản đảm bảo cần xử lý để thu hồi nợ của ngân hàng này. Khách sạn 5 sao ở TP Đà Nẵng giá hơn 600 tỷ đồng Đáng chú ý, có nhiều bất động sản là biệt thự, khách sạn, nhà hàng được nhà băng này rao bán thông qua hình thức đấu giá hoặc bán thỏa thuận. Cụ thể, hiện có khoảng 30 quyền sử dụng đất gồm nhiều biệt thự, khách sạn 3-5 sao tại TP. Hội An (Quảng Nam) đang trong diện chào bán của ngân hàng. Trong đó, một số tài sản được rao bán với giá hàng trăm tỷ đồng như khách sạn 4 sao, 105 phòng, diện tích đất 1.830 m2 được rao bán giá khởi điểm 420 tỷ đồng. Tương tự, một khách sạn 4 sao khác có diện tích đất 9.057 m2, công suất 98 phòng cũng được rao bán với giá 420 tỷ; hay lô đất có diện tích 4.217 m2 được rao bán giá 277 tỷ đồng; lô đất diện tích 1.786 m2, là khách sạn có công suất 137 phòng đang được rao bán với giá 365 tỷ đồng... Cũng tại Hội An, VietinBank đang rao bán quyền sử dụng đất 686,7 m2 và biệt thự 3 sao gồm 18 phòng giá 110 tỷ đồng; khách sạn 4 sao công suất 55 phòng trên phần diện tích đất 1.032 m2 giá 120 tỷ; khách sạn 4 sao công suất 137 phòng trên diện tích đất 1.737 m2 giá 240 tỷ; khách sạn 4 sao công suất 95 phòng trên phần đất 1.757 m2 giá 260 tỷ đồng... Tại TP Đà Nẵng, một khách sạn 5 sao có diện tích đất 1.220 m2, diện tích xây dựng 21.702 m2, công suất 236 phòng đang được ngân hàng này rao bán với giá 600 tỷ đồng. Bất động sản nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng thời gian qua gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Đoàn Nguyên. Bên cạnh đó, địa phương có nhiều bất động sản được VietinBank rao bán nhất là huyện Thới Lai (TP Cần Thơ) với tổng số 145 bất động sản, chủ yếu là đất nền diện tích phổ biến 90-2.200 m2. Mức giá phổ biến từ 990 triệu đồng đến hơn 20 tỷ đồng. Đáng chú ý, có một số mảnh đất được bán với giá từ 280 triệu đồng, diện tích hơn 40 m2. 49 bất động sản tại TP.HCM và Hà Nội Tại TP.HCM, ngân hàng này cũng rao bán 37 bất động sản là đất và tài sản gắn liền trên đất. Nhiều tài sản có giá hàng trăm tỷ đồng. Chẳng hạn, lô đất thương mại dịch vụ diện tích 1.058 m2 tại địa chỉ 99 Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh đang được rao bán với giá khởi điểm 213 tỷ đồng; hay căn hộ tại 74 Hàm Nghi, quận 1 có giá bán hơn 34 tỷ đồng... Bên cạnh đó, nhiều tài sản có giá dưới 10 tỷ đồng cũng đang được ngân hàng chào bán, bao gồm lô đất ở 128,6 m2 và nhà ở 477,7 m2 trên đất tại quận Tân Bình được rao bán giá 10 tỷ đồng; lô đất ở gần 71 m2 tại số 207/5 Nguyễn Văn Đậu, quận Bình Thạnh được rao bán giá hơn 8 tỷ đồng; hay bất động tại số 30/27 Tân Quý, quận Tân Phú có giá hơn 1,9 tỷ đồng... Tại Hà Nội, VietinBank rao bán 12 bất động sản với giá vài tỷ đến hàng chục tỷ đồng. Mức giá thấp nhất là quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác tại quận Hà Đông, có diện tích 48,5 m2 với giá 2,4 tỷ đồng; 2 căn hộ chung cư tại 54A Nguyễn Chí Thanh (Đống Đa) diện tích 80,3 m2 và căn hộ tại số 1 Nguyễn Huy Tưởng (Thanh Xuân) diện tích 135 m2 có giá bán lần lượt là 5,3 tỷ đồng và 4,5 tỷ đồng... Bên cạnh việc rao bán hàng trăm bất động sản nói trên, VietinBank cũng thông báo bán cùng lúc 556 khoản nợ vay tiêu dùng. Đây là các khoản nợ vay tiêu dùng của 556 khách hàng cá nhân, tất cả đều không có tài sản đảm bảo. VietinBank đang rao bán 620 khoản nợ vay tiêu dùng với giá khởi điểm 11,9 tỷ đồng. Ảnh: CTG. Tổng giá trị khoản nợ (bao gồm nợ gốc, lãi, lãi phạt) là 11,9 tỷ đồng, tổng mức giá khởi điểm cho các khoản nợ trên là 11,9 tỷ đồng. Các khoản nợ vay tiêu dùng được bán với phương thức bán từng khoản nợ, một số khoản nợ hoặc tất cả khoản nợ. Người tham gia đấu giá sẽ phải nộp cọc số tiền bằng đúng giá trị khoản nợ. Khoản nợ thấp nhất trong nhóm này chỉ vào khoảng 500.000 đồng, trong khi khoản nợ cao nhất là 185 triệu đồng. Thực tế, đây không phải lần đầu tiên nhà băng này rao bán các khoản nợ xấu cho vay tiêu dùng với giá trị thấp của các khách hàng cá nhân. Trước đó, nhà băng này cũng đã nhiều lần rao bán các khoản nợ vay tiêu dùng tương tự. VietinBank hiện vẫn là một trong số ít nhà băng mang cả những khoản nợ vay tiêu dùng của khách hàng cá nhân ra bán đấu giá. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo giảm lãi suất cho vayNgân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu các nhà băng triển khai các giải pháp để giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh. 20:36 28/6/2023 Thêm ngân hàng giảm lãi suất huy động xuống dưới 7%/nămNgân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vừa công bố biểu lãi suất huy động mới, áp dụng từ ngày 28/6. 14:00 28/6/2023 Tracodi muốn vay ngân hàng hơn 1.000 tỷ đồngTracodi dự kiến vay 800 tỷ đồng từ NamABank và 300 tỷ đồng từ ABBank để tăng vốn hoạt động sản xuất kinh doanh. 18:21 26/6/2023
Ngân hàng rao bán gần 400 biệt thự, khách sạn giá hàng trăm tỷ đồng Gần 400 quyền sử dụng đất và tài sản trên đất là biệt thự, nhà hàng, khách sạn đang được VietinBank rao bán với mức giá lên tới hàng trăm tỷ đồng. Nhiều khách sạn tại TP Hội An đang được rao bán giá hàng trăm tỷ đồng. Ảnh minh họa: Thanh Đức. VietinBank đang rao bán 396 quyền sử dụng đất tại nhiều tỉnh thành trên cả nước như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, TP Hội An (Quảng Nam), TP Cần Thơ, Phú Quốc (Kiên Giang), Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Khánh Hòa... Đây đều là tài sản đảm bảo cần xử lý để thu hồi nợ của ngân hàng này. Khách sạn 5 sao ở TP Đà Nẵng giá hơn 600 tỷ đồng Đáng chú ý, có nhiều bất động sản là biệt thự, khách sạn, nhà hàng được nhà băng này rao bán thông qua hình thức đấu giá hoặc bán thỏa thuận. Cụ thể, hiện có khoảng 30 quyền sử dụng đất gồm nhiều biệt thự, khách sạn 3-5 sao tại TP. Hội An (Quảng Nam) đang trong diện chào bán của ngân hàng. Trong đó, một số tài sản được rao bán với giá hàng trăm tỷ đồng như khách sạn 4 sao, 105 phòng, diện tích đất 1.830 m2 được rao bán giá khởi điểm 420 tỷ đồng. Tương tự, một khách sạn 4 sao khác có diện tích đất 9.057 m2, công suất 98 phòng cũng được rao bán với giá 420 tỷ; hay lô đất có diện tích 4.217 m2 được rao bán giá 277 tỷ đồng; lô đất diện tích 1.786 m2, là khách sạn có công suất 137 phòng đang được rao bán với giá 365 tỷ đồng... Cũng tại Hội An, VietinBank đang rao bán quyền sử dụng đất 686,7 m2 và biệt thự 3 sao gồm 18 phòng giá 110 tỷ đồng; khách sạn 4 sao công suất 55 phòng trên phần diện tích đất 1.032 m2 giá 120 tỷ; khách sạn 4 sao công suất 137 phòng trên diện tích đất 1.737 m2 giá 240 tỷ; khách sạn 4 sao công suất 95 phòng trên phần đất 1.757 m2 giá 260 tỷ đồng... Tại TP Đà Nẵng, một khách sạn 5 sao có diện tích đất 1.220 m2, diện tích xây dựng 21.702 m2, công suất 236 phòng đang được ngân hàng này rao bán với giá 600 tỷ đồng. Bất động sản nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng thời gian qua gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Đoàn Nguyên. Bên cạnh đó, địa phương có nhiều bất động sản được VietinBank rao bán nhất là huyện Thới Lai (TP Cần Thơ) với tổng số 145 bất động sản, chủ yếu là đất nền diện tích phổ biến 90-2.200 m2. Mức giá phổ biến từ 990 triệu đồng đến hơn 20 tỷ đồng. Đáng chú ý, có một số mảnh đất được bán với giá từ 280 triệu đồng, diện tích hơn 40 m2. 49 bất động sản tại TP.HCM và Hà Nội Tại TP.HCM, ngân hàng này cũng rao bán 37 bất động sản là đất và tài sản gắn liền trên đất. Nhiều tài sản có giá hàng trăm tỷ đồng. Chẳng hạn, lô đất thương mại dịch vụ diện tích 1.058 m2 tại địa chỉ 99 Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh đang được rao bán với giá khởi điểm 213 tỷ đồng; hay căn hộ tại 74 Hàm Nghi, quận 1 có giá bán hơn 34 tỷ đồng... Bên cạnh đó, nhiều tài sản có giá dưới 10 tỷ đồng cũng đang được ngân hàng chào bán, bao gồm lô đất ở 128,6 m2 và nhà ở 477,7 m2 trên đất tại quận Tân Bình được rao bán giá 10 tỷ đồng; lô đất ở gần 71 m2 tại số 207/5 Nguyễn Văn Đậu, quận Bình Thạnh được rao bán giá hơn 8 tỷ đồng; hay bất động tại số 30/27 Tân Quý, quận Tân Phú có giá hơn 1,9 tỷ đồng... Tại Hà Nội, VietinBank rao bán 12 bất động sản với giá vài tỷ đến hàng chục tỷ đồng. Mức giá thấp nhất là quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác tại quận Hà Đông, có diện tích 48,5 m2 với giá 2,4 tỷ đồng; 2 căn hộ chung cư tại 54A Nguyễn Chí Thanh (Đống Đa) diện tích 80,3 m2 và căn hộ tại số 1 Nguyễn Huy Tưởng (Thanh Xuân) diện tích 135 m2 có giá bán lần lượt là 5,3 tỷ đồng và 4,5 tỷ đồng... Bên cạnh việc rao bán hàng trăm bất động sản nói trên, VietinBank cũng thông báo bán cùng lúc 556 khoản nợ vay tiêu dùng. Đây là các khoản nợ vay tiêu dùng của 556 khách hàng cá nhân, tất cả đều không có tài sản đảm bảo. VietinBank đang rao bán 620 khoản nợ vay tiêu dùng với giá khởi điểm 11,9 tỷ đồng. Ảnh: CTG. Tổng giá trị khoản nợ (bao gồm nợ gốc, lãi, lãi phạt) là 11,9 tỷ đồng, tổng mức giá khởi điểm cho các khoản nợ trên là 11,9 tỷ đồng. Các khoản nợ vay tiêu dùng được bán với phương thức bán từng khoản nợ, một số khoản nợ hoặc tất cả khoản nợ. Người tham gia đấu giá sẽ phải nộp cọc số tiền bằng đúng giá trị khoản nợ. Khoản nợ thấp nhất trong nhóm này chỉ vào khoảng 500.000 đồng, trong khi khoản nợ cao nhất là 185 triệu đồng. Thực tế, đây không phải lần đầu tiên nhà băng này rao bán các khoản nợ xấu cho vay tiêu dùng với giá trị thấp của các khách hàng cá nhân. Trước đó, nhà băng này cũng đã nhiều lần rao bán các khoản nợ vay tiêu dùng tương tự. VietinBank hiện vẫn là một trong số ít nhà băng mang cả những khoản nợ vay tiêu dùng của khách hàng cá nhân ra bán đấu giá. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo giảm lãi suất cho vayNgân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu các nhà băng triển khai các giải pháp để giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh. 20:36 28/6/2023 Thêm ngân hàng giảm lãi suất huy động xuống dưới 7%/nămNgân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vừa công bố biểu lãi suất huy động mới, áp dụng từ ngày 28/6. 14:00 28/6/2023 Tracodi muốn vay ngân hàng hơn 1.000 tỷ đồngTracodi dự kiến vay 800 tỷ đồng từ NamABank và 300 tỷ đồng từ ABBank để tăng vốn hoạt động sản xuất kinh doanh. 18:21 26/6/2023
Phố Wall mất niềm tin vào việc Fed giảm lãi suất
Phố Wall đang nghiêng về kịch bản Fed sẽ nâng lãi suất trong tháng 6. Không chỉ vậy, các chuyên gia phân tích tin rằng khả năng Fed không giảm lãi suất trong năm nay là rất cao.
Theo CNN, tuần trước, thị trường đón nhận 2 thông tin dữ liệu kinh tế quan trọng tăng mạnh hơn dự báo. Đầu tiên, tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ (GDP) tăng 1,3% trong quý I, cao hơn ước tính ban đầu là 1,1%. Tiếp đó, theo dữ liệu của Bộ Thương mại Mỹ cho biết trong tháng 4, chỉ số chi tiêu cho tiêu dùng cá nhân (PCE) tăng 4,5% so với cùng kỳ, cao hơn mức 4,2% của tháng 3. Mark Heppenstall - Giám đốc đầu tư tại Penn Mutual Asset Management - cho hay 2 thước đo lạm phát yêu thích của Fed đều tăng mạnh hơn dự báo cho thấy nền kinh tế vẫn vững vàng, cùng với tình hình các ngân hàng khu vực đang bớt căng thẳng hơn khiến các nhà đầu tư tin rằng Fed sẽ tiếp tục nâng lãi suất trong tháng 6 tới. Phố Wall dự báo Fed nâng lãi suất trong tháng 6 và không giảm lãi suất trong năm nay. Ảnh: Reuters. Ít cơ hội giảm lãi suất Theo khảo sát của CME FedWatch Tool, các nhà đầu tư cho rằng có khoảng 66% xác suất Fed sẽ nâng lãi suất thêm 0,25 điểm % vào tháng 6 tới. Nếu vậy, đây sẽ là lần tăng lãi suất thứ 11 liên tiếp của ngân hàng trung ương kể từ tháng 3/2022. Và đáng ngạc nhiên hơn cả là thị trường không còn tin rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất trong năm nay. Đây là sự thay đổi chóng mặt của các nhà đầu tư khi mới vào đầu tháng này, cả Phố Wall vẫn tin rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất nhiều lần trong năm nay. Peter Essele, Phó chủ tịch cấp cao về quản lý đầu tư và nghiên cứu của Commonwealth Financial Network, cho biết điều này không có gì lạ. Một số nhà đầu tư trước đó đưa dự báo nền kinh tế suy thoái nhưng lại thay đổi ý kiến để cho rằng đây là giai đoạn mà lạm phát và tăng trưởng chỉ ở mức vừa phải. Hơn nữa, thị trường trái phiếu đang phát đi tín hiệu cho thấy các nhà giao dịch đã bớt tin vào kịch bản suy thoái có thể xảy ra vào cuối năm nay. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 2 năm hiện ở mức cao nhất kể từ đầu tháng 3. Đây là thời điểm trước khi xảy ra vụ sụp đổ của hai ngân hàng Silicon Valley Bank và Signature Bank, châm ngòi cho nỗi lo suy thoái kéo dài sau đó. Hiện vẫn còn dữ liệu kinh tế quan trọng khác sẽ được đưa ra trước cuộc họp tháng 6 của Fed, đó là báo cáo việc làm tháng 5. “Nếu thị trường việc làm vẫn tăng nóng hơn dự báo thì gần như chắc chắn Fed sẽ nâng lãi suất trong tháng 6”, Heppenstall nói. Hiện các chuyên gia kinh tế dự báo mức tăng việc làm là 180.000 trong tháng 5 và tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 3,5%. Các quan chức Fed hiện vẫn còn chờ đợi thêm vào báo cáo việc làm tháng 5 để đưa ra quyết định có nên tiếp tục chu kỳ thắt chặt. Ảnh: The New York Times. Nội bộ Fed bất đồng về hướng đi của lãi suất Theo CNBC, nội bộ Fed hiện cũng đang bất đồng về lãi suất tại cuộc họp chính sách vào ngày 23/5. Một số thành viên cảm thấy tiến độ kiểm soát lạm phát là “quá chậm” và cần tiếp tục tăng lãi suất. Trong khi đó, một số thành viên lại nhận thấy tăng trưởng kinh tế chậm lại có thể giúp Fed không cần thắt chặt chính sách hơn nữa. Cơ quan này cho biết sẽ chờ đợi thêm vào dữ liệu sắp tới để ra quyết định có nên tiếp tục chu kỳ thắt chặt hay không. “Các thành viên Fed cảm thấy không chắc chắn về việc thắt chặt chính sách thêm bao nhiêu là hợp lý. Nhiều thành viên nhấn mạnh khả năng ứng biến sau cuộc họp là cần thiết”, biên bản trích dẫn. Nhưng hầu hết quan chức Fed cùng đồng ý rằng lạm phát hiện cao hơn đáng kể so với mục tiêu 2% được đưa ra. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Fed có thể sẽ bớt ‘diều hâu’Ông Jerome Powell, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), cho biết căng thẳng trong lĩnh vực ngân hàng có thể là lý do khiến lãi suất không cần phải tăng thêm nhiều. 17:00 21/5/2023 Fed có thể khiến Phố Wall thất vọngĐa số nhà đầu tư tin rằng Fed đã hoàn thành chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ. Nhưng ngân hàng trung ương Mỹ có thể hành động ngược với dự báo của thị trường. 07:11 20/5/2023
Phố Wall mất niềm tin vào việc Fed giảm lãi suất Phố Wall đang nghiêng về kịch bản Fed sẽ nâng lãi suất trong tháng 6. Không chỉ vậy, các chuyên gia phân tích tin rằng khả năng Fed không giảm lãi suất trong năm nay là rất cao. Theo CNN, tuần trước, thị trường đón nhận 2 thông tin dữ liệu kinh tế quan trọng tăng mạnh hơn dự báo. Đầu tiên, tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ (GDP) tăng 1,3% trong quý I, cao hơn ước tính ban đầu là 1,1%. Tiếp đó, theo dữ liệu của Bộ Thương mại Mỹ cho biết trong tháng 4, chỉ số chi tiêu cho tiêu dùng cá nhân (PCE) tăng 4,5% so với cùng kỳ, cao hơn mức 4,2% của tháng 3. Mark Heppenstall - Giám đốc đầu tư tại Penn Mutual Asset Management - cho hay 2 thước đo lạm phát yêu thích của Fed đều tăng mạnh hơn dự báo cho thấy nền kinh tế vẫn vững vàng, cùng với tình hình các ngân hàng khu vực đang bớt căng thẳng hơn khiến các nhà đầu tư tin rằng Fed sẽ tiếp tục nâng lãi suất trong tháng 6 tới. Phố Wall dự báo Fed nâng lãi suất trong tháng 6 và không giảm lãi suất trong năm nay. Ảnh: Reuters. Ít cơ hội giảm lãi suất Theo khảo sát của CME FedWatch Tool, các nhà đầu tư cho rằng có khoảng 66% xác suất Fed sẽ nâng lãi suất thêm 0,25 điểm % vào tháng 6 tới. Nếu vậy, đây sẽ là lần tăng lãi suất thứ 11 liên tiếp của ngân hàng trung ương kể từ tháng 3/2022. Và đáng ngạc nhiên hơn cả là thị trường không còn tin rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất trong năm nay. Đây là sự thay đổi chóng mặt của các nhà đầu tư khi mới vào đầu tháng này, cả Phố Wall vẫn tin rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất nhiều lần trong năm nay. Peter Essele, Phó chủ tịch cấp cao về quản lý đầu tư và nghiên cứu của Commonwealth Financial Network, cho biết điều này không có gì lạ. Một số nhà đầu tư trước đó đưa dự báo nền kinh tế suy thoái nhưng lại thay đổi ý kiến để cho rằng đây là giai đoạn mà lạm phát và tăng trưởng chỉ ở mức vừa phải. Hơn nữa, thị trường trái phiếu đang phát đi tín hiệu cho thấy các nhà giao dịch đã bớt tin vào kịch bản suy thoái có thể xảy ra vào cuối năm nay. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 2 năm hiện ở mức cao nhất kể từ đầu tháng 3. Đây là thời điểm trước khi xảy ra vụ sụp đổ của hai ngân hàng Silicon Valley Bank và Signature Bank, châm ngòi cho nỗi lo suy thoái kéo dài sau đó. Hiện vẫn còn dữ liệu kinh tế quan trọng khác sẽ được đưa ra trước cuộc họp tháng 6 của Fed, đó là báo cáo việc làm tháng 5. “Nếu thị trường việc làm vẫn tăng nóng hơn dự báo thì gần như chắc chắn Fed sẽ nâng lãi suất trong tháng 6”, Heppenstall nói. Hiện các chuyên gia kinh tế dự báo mức tăng việc làm là 180.000 trong tháng 5 và tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 3,5%. Các quan chức Fed hiện vẫn còn chờ đợi thêm vào báo cáo việc làm tháng 5 để đưa ra quyết định có nên tiếp tục chu kỳ thắt chặt. Ảnh: The New York Times. Nội bộ Fed bất đồng về hướng đi của lãi suất Theo CNBC, nội bộ Fed hiện cũng đang bất đồng về lãi suất tại cuộc họp chính sách vào ngày 23/5. Một số thành viên cảm thấy tiến độ kiểm soát lạm phát là “quá chậm” và cần tiếp tục tăng lãi suất. Trong khi đó, một số thành viên lại nhận thấy tăng trưởng kinh tế chậm lại có thể giúp Fed không cần thắt chặt chính sách hơn nữa. Cơ quan này cho biết sẽ chờ đợi thêm vào dữ liệu sắp tới để ra quyết định có nên tiếp tục chu kỳ thắt chặt hay không. “Các thành viên Fed cảm thấy không chắc chắn về việc thắt chặt chính sách thêm bao nhiêu là hợp lý. Nhiều thành viên nhấn mạnh khả năng ứng biến sau cuộc họp là cần thiết”, biên bản trích dẫn. Nhưng hầu hết quan chức Fed cùng đồng ý rằng lạm phát hiện cao hơn đáng kể so với mục tiêu 2% được đưa ra. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Fed có thể sẽ bớt ‘diều hâu’Ông Jerome Powell, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), cho biết căng thẳng trong lĩnh vực ngân hàng có thể là lý do khiến lãi suất không cần phải tăng thêm nhiều. 17:00 21/5/2023 Fed có thể khiến Phố Wall thất vọngĐa số nhà đầu tư tin rằng Fed đã hoàn thành chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ. Nhưng ngân hàng trung ương Mỹ có thể hành động ngược với dự báo của thị trường. 07:11 20/5/2023
Chứng khoán Nhật lên đỉnh 33 năm
Làn sóng đầu tư vào các công ty liên quan đến chip điện tử cùng sự lạc quan của nhà đầu tư về kinh tế Mỹ đã kéo chỉ số Nikkei 225 (Nhật Bản) lên cao nhất kể từ năm 1990.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng mạnh, lần đầu tiên đóng cửa trên mức 30.000 điểm sau 33 năm. Ảnh: Investing.com. Theo Reuters, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản đã tăng mạnh vào hôm nay (13/6), lần đầu tiên đóng cửa trên mức 30.000 điểm sau 33 năm (tính từ tháng 7/1990). Dẫn đầu tăng trưởng của thị trường là cổ phiếu công nghệ với kỳ vọng về làn sóng đầu tư vào các công ty liên quan đến chip điện tử. Cổ phiếu của "đại gia" viễn thông SoftBank Group đã tăng 5,25% khi có báo cáo cho biết công ty này đang có dự định hợp tác với nhà điều hành ChatGPT, trong khi nhà sản xuất chip Arm - chi nhánh tại Anh của hãng - cũng đang đàm phán đầu tư với Intel Corp. Bên cạnh đó, cổ phiếu của nhà sản xuất thiết bị kiểm tra chip Advantest Corp cũng đã tăng 4,79% phiên hôm nay. Cổ phiếu của Toyota Motor Corp cũng ghi nhận mức tăng vọt 4,99% sau khi nhà sản xuất ôtô này công bố kế hoạch tung ra thị trường các loại xe điện chạy bằng pin (EV) thế hệ mới từ năm 2026. Hiện chỉ số Nikkei 225 đã có phiên tăng thứ 3 liên tiếp, cao hơn 1,8% so với phiên liền trước và chạm đỉnh 33.018 điểm. Hôm qua (12/6), thị trường cổ phiếu toàn cầu cũng ghi nhận biến động tăng mạnh trước thông tin lạm phát của Mỹ đã được kiểm soát, các quyết định chính sách tiền tệ từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Nhật Bản và các ngân hàng trung ương khác cũng tạm thời ngưng “diều hâu" hơn trong tháng 6 này. “Chiến lược EV của Toyota đã được thị trường đón nhận nồng nhiệt, cổ phiếu hãng xe đêm qua tại thị trường Mỹ cũng tăng rất mạnh, bối cảnh này chính là động lực giúp chỉ số Nikkei 225 hôm nay đóng cửa ở mức cao”, chiến lược gia Kenji Abe của Daiwa Securities nói. "Với kỳ vọng về một cuộc hạ cánh mềm cho nền kinh tế Mỹ và Fed nới lỏng chính sách tiền tệ vào cuối năm, mức điểm này của chỉ số Nikkei 225 có thể tiếp tục duy trì trong ngắn hạn", ông Kenji Abe nhận định thêm. Trong phiên giao dịch buổi sáng, thị trường chứng khoán Nhật Bản ghi nhận 170 mã cổ phiếu tăng giá trong khi chỉ có 54 cổ phiếu ghi nhận xu hướng giảm. Nhà sản xuất thuốc Eisai Co Ltd là trường hợp ngoại lệ, khi tăng đột biến 2,22% vào hôm qua nhờ tin tức tích cực về phương pháp điều trị bệnh Alzheimer. Nhóm cổ phiếu thuộc lĩnh vực ôtô cũng tăng 3,4% để trở thành ngành hoạt động tốt nhất trong 33 chỉ số ngành của Sàn Giao dịch Chứng khoán Tokyo. Ngược lại, rổ cổ phiếu thuộc các nhà sản xuất giấy giảm điểm nhiều nhất với mức 1,05%. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Cổ phiếu MU tăng phi mã sau tin đồn đổi chủ thành côngNhiều tin đồn cho rằng Manchester United đã được bán thành công cho vị tỷ phú người Qatar Sheikh Jassim bin Hamad Al Thani với giá 5 tỷ bảng Anh. 15:56 13/6/2023 Cổ phiếu Apple chốt phiên cao kỷ lụcSau khi Apple cho ra mắt chiếc kính Vision Pro, giá cổ phiếu của hãng đã liên tục tăng. Điều này đang giúp công ty tiến gần hơn tới giá trị vốn hóa kỷ lục 3.000 tỷ USD. 11:19 13/6/2023
Chứng khoán Nhật lên đỉnh 33 năm Làn sóng đầu tư vào các công ty liên quan đến chip điện tử cùng sự lạc quan của nhà đầu tư về kinh tế Mỹ đã kéo chỉ số Nikkei 225 (Nhật Bản) lên cao nhất kể từ năm 1990. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng mạnh, lần đầu tiên đóng cửa trên mức 30.000 điểm sau 33 năm. Ảnh: Investing.com. Theo Reuters, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản đã tăng mạnh vào hôm nay (13/6), lần đầu tiên đóng cửa trên mức 30.000 điểm sau 33 năm (tính từ tháng 7/1990). Dẫn đầu tăng trưởng của thị trường là cổ phiếu công nghệ với kỳ vọng về làn sóng đầu tư vào các công ty liên quan đến chip điện tử. Cổ phiếu của "đại gia" viễn thông SoftBank Group đã tăng 5,25% khi có báo cáo cho biết công ty này đang có dự định hợp tác với nhà điều hành ChatGPT, trong khi nhà sản xuất chip Arm - chi nhánh tại Anh của hãng - cũng đang đàm phán đầu tư với Intel Corp. Bên cạnh đó, cổ phiếu của nhà sản xuất thiết bị kiểm tra chip Advantest Corp cũng đã tăng 4,79% phiên hôm nay. Cổ phiếu của Toyota Motor Corp cũng ghi nhận mức tăng vọt 4,99% sau khi nhà sản xuất ôtô này công bố kế hoạch tung ra thị trường các loại xe điện chạy bằng pin (EV) thế hệ mới từ năm 2026. Hiện chỉ số Nikkei 225 đã có phiên tăng thứ 3 liên tiếp, cao hơn 1,8% so với phiên liền trước và chạm đỉnh 33.018 điểm. Hôm qua (12/6), thị trường cổ phiếu toàn cầu cũng ghi nhận biến động tăng mạnh trước thông tin lạm phát của Mỹ đã được kiểm soát, các quyết định chính sách tiền tệ từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Nhật Bản và các ngân hàng trung ương khác cũng tạm thời ngưng “diều hâu" hơn trong tháng 6 này. “Chiến lược EV của Toyota đã được thị trường đón nhận nồng nhiệt, cổ phiếu hãng xe đêm qua tại thị trường Mỹ cũng tăng rất mạnh, bối cảnh này chính là động lực giúp chỉ số Nikkei 225 hôm nay đóng cửa ở mức cao”, chiến lược gia Kenji Abe của Daiwa Securities nói. "Với kỳ vọng về một cuộc hạ cánh mềm cho nền kinh tế Mỹ và Fed nới lỏng chính sách tiền tệ vào cuối năm, mức điểm này của chỉ số Nikkei 225 có thể tiếp tục duy trì trong ngắn hạn", ông Kenji Abe nhận định thêm. Trong phiên giao dịch buổi sáng, thị trường chứng khoán Nhật Bản ghi nhận 170 mã cổ phiếu tăng giá trong khi chỉ có 54 cổ phiếu ghi nhận xu hướng giảm. Nhà sản xuất thuốc Eisai Co Ltd là trường hợp ngoại lệ, khi tăng đột biến 2,22% vào hôm qua nhờ tin tức tích cực về phương pháp điều trị bệnh Alzheimer. Nhóm cổ phiếu thuộc lĩnh vực ôtô cũng tăng 3,4% để trở thành ngành hoạt động tốt nhất trong 33 chỉ số ngành của Sàn Giao dịch Chứng khoán Tokyo. Ngược lại, rổ cổ phiếu thuộc các nhà sản xuất giấy giảm điểm nhiều nhất với mức 1,05%. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Cổ phiếu MU tăng phi mã sau tin đồn đổi chủ thành côngNhiều tin đồn cho rằng Manchester United đã được bán thành công cho vị tỷ phú người Qatar Sheikh Jassim bin Hamad Al Thani với giá 5 tỷ bảng Anh. 15:56 13/6/2023 Cổ phiếu Apple chốt phiên cao kỷ lụcSau khi Apple cho ra mắt chiếc kính Vision Pro, giá cổ phiếu của hãng đã liên tục tăng. Điều này đang giúp công ty tiến gần hơn tới giá trị vốn hóa kỷ lục 3.000 tỷ USD. 11:19 13/6/2023
Fed nâng lãi suất lần thứ 10, chứng khoán Mỹ giảm mạnh
Trong phiên giao dịch ngày 3/5, các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đều giảm điểm sau khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) quyết định tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25 điểm phần trăm.
Cụ thể, chỉ số công nghiệp Dow Jones trong phiên 3/5 đã giảm 270,29 điểm (tương đương 0,8%) xuống còn 33.414,24 điểm. Trong khi đó, chỉ số tổng hợp S&P 500 giảm 0,7% xuống còn 4.090,75 điểm, còn chỉ số công nghệ Nasdaq giảm 0,46% xuống 12.025,33 điểm. Theo trang tin CNBC, trong đầu phiên giao dịch, các chỉ số chủ chốt vẫn tăng điểm khi Fed tiến hành nâng lãi lần thứ 10 như dự báo. Tuy nhiên, thị trường sau đó quay đầu giảm khi các bình luận của Chủ tịch Fed Jerome Powell khiến nhà đầu tư băn khoăn về động thái sắp tới của cơ quan này. Họ không rõ đây có phải là lần tăng cuối cùng của Fed hay không, và lo ngại việc tiếp tục nâng lãi có thể đẩy Mỹ vào suy thoái. Tâm trạng lạc quan của nhà đầu tư vào đầu phiên giao dịch đã đảo chiều sau những động thái không rõ ràng của Fed. Ảnh: Reuters. Nhận xét về động thái này, chiến lược gia đầu tư Michael Arone tại State Street Global Advisors cho biết: "Fed vẫn đang đi trên dây. Họ phải cân bằng giữa việc đấu tranh chống lạm phát và ngăn kinh tế Mỹ hạ cánh cứng". Trong bài phát biểu hôm nay, ông Powell cho biết có thể tạm dừng tăng lãi suất để đánh giá hậu quả từ các vụ sụp đổ ngân hàng gần đây cũng như theo dõi tình hình lạm phát. Ngoài ra, trong tuyên bố chính sách đi kèm, Fed không còn lập luận rằng một số chính sách "cứng rắn" bổ sung có thể phù hợp để đảm bảo thắt chặt và đưa lạm phát về mức 2%. Thay vào đó, Fed cho biết cơ quan này sẽ đánh giá lại tình hình kinh tế và tài chính trong thời gian tới để xác định mức độ phù hợp của các chính sách bổ sung. Tuy nhiên, cơ quan này cũng lưu ý rằng lạm phát vẫn ở mức cao và thị trường việc làm đang tăng trưởng với tốc độ mạnh mẽ. Lãi suất cơ bản của Fed hiện gần bằng mức lãi suất trước thềm cuộc khủng hoảng tài chính 2008, và ở mức mà phần lớn quan chức dự đoán là đủ để đưa lạm phát về mức mục tiêu 2%. Fed cho biết tăng trưởng kinh tế của Mỹ hiện vẫn ở mức "khiêm tốn", và những diễn biến gần đây sẽ khiến các điều kiện tín dụng thắt chặt hơn đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp, gây áp lực lên hoạt động kinh tế, tuyển dụng và lạm phát. Ngoài ra, những rủi ro liên quan đến sự sụp đổ của một số ngân hàng Mỹ và sự bế tắc về giới hạn nợ của chính phủ cũng khiến cơ quan này phải thận trọng hơn trong việc duy trì chính sách thắt chặt tiền tệ. Vì sao Fed vẫn tăng lãi suất khi ngân hàng First Republic Bank sụp đổĐây đã là lần thứ hai trong năm nay Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục lên dây cót cho việc tăng lãi suất ngay khi vừa xảy ra đổ vỡ trong hệ thống ngân hàng. 07:00 4/5/2023 Mỹ cân nhắc cải cách bảo hiểm khi 3 ngân hàng phá sản từ đầu nămTổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) đang đề xuất những giải pháp nhằm ngăn chặn một cuộc khủng hoảng tài chính khi người dân hoang mang và ồ ạt rút tiền. 10:24 3/5/2023 Fed tiếp tục tăng lãi suấtNgân hàng trung ương Mỹ đã đi đến quyết định cuối cùng sau cuộc họp kéo dài 2 ngày. Theo đó, Fed vẫn tăng lãi suất bất chấp khủng hoảng ngành ngân hàng và nguy cơ suy thoái. 01:12 4/5/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Fed nâng lãi suất lần thứ 10, chứng khoán Mỹ giảm mạnh Trong phiên giao dịch ngày 3/5, các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đều giảm điểm sau khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) quyết định tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25 điểm phần trăm. Cụ thể, chỉ số công nghiệp Dow Jones trong phiên 3/5 đã giảm 270,29 điểm (tương đương 0,8%) xuống còn 33.414,24 điểm. Trong khi đó, chỉ số tổng hợp S&P 500 giảm 0,7% xuống còn 4.090,75 điểm, còn chỉ số công nghệ Nasdaq giảm 0,46% xuống 12.025,33 điểm. Theo trang tin CNBC, trong đầu phiên giao dịch, các chỉ số chủ chốt vẫn tăng điểm khi Fed tiến hành nâng lãi lần thứ 10 như dự báo. Tuy nhiên, thị trường sau đó quay đầu giảm khi các bình luận của Chủ tịch Fed Jerome Powell khiến nhà đầu tư băn khoăn về động thái sắp tới của cơ quan này. Họ không rõ đây có phải là lần tăng cuối cùng của Fed hay không, và lo ngại việc tiếp tục nâng lãi có thể đẩy Mỹ vào suy thoái. Tâm trạng lạc quan của nhà đầu tư vào đầu phiên giao dịch đã đảo chiều sau những động thái không rõ ràng của Fed. Ảnh: Reuters. Nhận xét về động thái này, chiến lược gia đầu tư Michael Arone tại State Street Global Advisors cho biết: "Fed vẫn đang đi trên dây. Họ phải cân bằng giữa việc đấu tranh chống lạm phát và ngăn kinh tế Mỹ hạ cánh cứng". Trong bài phát biểu hôm nay, ông Powell cho biết có thể tạm dừng tăng lãi suất để đánh giá hậu quả từ các vụ sụp đổ ngân hàng gần đây cũng như theo dõi tình hình lạm phát. Ngoài ra, trong tuyên bố chính sách đi kèm, Fed không còn lập luận rằng một số chính sách "cứng rắn" bổ sung có thể phù hợp để đảm bảo thắt chặt và đưa lạm phát về mức 2%. Thay vào đó, Fed cho biết cơ quan này sẽ đánh giá lại tình hình kinh tế và tài chính trong thời gian tới để xác định mức độ phù hợp của các chính sách bổ sung. Tuy nhiên, cơ quan này cũng lưu ý rằng lạm phát vẫn ở mức cao và thị trường việc làm đang tăng trưởng với tốc độ mạnh mẽ. Lãi suất cơ bản của Fed hiện gần bằng mức lãi suất trước thềm cuộc khủng hoảng tài chính 2008, và ở mức mà phần lớn quan chức dự đoán là đủ để đưa lạm phát về mức mục tiêu 2%. Fed cho biết tăng trưởng kinh tế của Mỹ hiện vẫn ở mức "khiêm tốn", và những diễn biến gần đây sẽ khiến các điều kiện tín dụng thắt chặt hơn đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp, gây áp lực lên hoạt động kinh tế, tuyển dụng và lạm phát. Ngoài ra, những rủi ro liên quan đến sự sụp đổ của một số ngân hàng Mỹ và sự bế tắc về giới hạn nợ của chính phủ cũng khiến cơ quan này phải thận trọng hơn trong việc duy trì chính sách thắt chặt tiền tệ. Vì sao Fed vẫn tăng lãi suất khi ngân hàng First Republic Bank sụp đổĐây đã là lần thứ hai trong năm nay Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục lên dây cót cho việc tăng lãi suất ngay khi vừa xảy ra đổ vỡ trong hệ thống ngân hàng. 07:00 4/5/2023 Mỹ cân nhắc cải cách bảo hiểm khi 3 ngân hàng phá sản từ đầu nămTổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) đang đề xuất những giải pháp nhằm ngăn chặn một cuộc khủng hoảng tài chính khi người dân hoang mang và ồ ạt rút tiền. 10:24 3/5/2023 Fed tiếp tục tăng lãi suấtNgân hàng trung ương Mỹ đã đi đến quyết định cuối cùng sau cuộc họp kéo dài 2 ngày. Theo đó, Fed vẫn tăng lãi suất bất chấp khủng hoảng ngành ngân hàng và nguy cơ suy thoái. 01:12 4/5/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Xây dựng Hòa Bình lỗ thêm gần 1.500 tỷ đồng sau kiểm toán
Sau kiểm toán, khoản lỗ ròng sau thuế của nhà thầu xây dựng này tăng thêm hơn 1.450 tỷ đồng lên mức âm 2.594 tỷ đồng. Mức lỗ này thậm chí còn giảm hơn 26 lần so với năm 2021.
Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) mới đây đã công bố các tờ trình tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023, dự kiến tổ chức ngày 27/6. Theo tờ trình này, công ty hiện đã có báo cáo tài chính hợp nhất 2022 đã được kiểm toán với những số liệu biến động mạnh. Cụ thể, doanh thu thuần sau kiểm toán tăng 26 tỷ đồng, đạt mốc 14.149 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2021. Đáng chú ý là lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đã được điều chỉnh về mức âm 2.594 tỷ đồng, tăng thêm hơn 1.450 tỷ đồng so với trước kiểm toán. Trong khi đó, vào năm 2021, doanh nghiệp này từng báo lãi 103 tỷ đồng. Xây dựng Hòa Bình lỗ đậm trong năm 2022Kết quả kinh doanh một thập niên gần nhất của Xây dựng Hòa Bình.Nhãn20122013201420152016201720182019202020212022KH 2023Lợi nhuận sau thuế của công ty Tỷ đồng13226718356785963041786103-2594100 Theo tờ trình, tổng tài sản của nhà thầu xây dựng này tại thời điểm 31/12/2022 là 15.573 tỷ đồng, giảm hơn 1.300 tỷ đồng so với trước kiểm toán và giảm 6,05% so với năm 2021. Vốn chủ sở hữu cũng giảm hơn 1.400 tỷ đồng so với trước kiểm toán về còn 1.196 tỷ đồng, con số này giảm hơn 70% so với năm trước đó. Sang năm 2023, Xây dựng Hòa Bình đặt mục tiêu tổng doanh thu 7.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 100 tỷ đồng. Cả hai chỉ tiêu này đều giảm mạnh so với kế hoạch doanh thu thuần 17.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 350 tỷ đồng trong năm 2022. Cũng trong tờ trình này, Xây dựng Hòa Bình dự kiến trình đại hội về việc hành riêng lẻ 274 triệu cổ phiếu phổ thông theo phương thức phát hành riêng lẻ. Giá tối thiểu 12.000 đồng/cổ phiếu. Nếu phát hành thành công, số tiền thu về tối thiểu là 3.288 tỷ đồng. Theo đó, toàn bộ số tiền thu được từ các đợt chào bán được sử dụng để bổ sung nguồn vốn kinh doanh, hoán đổi nợ với đối tác (nhà thầu phụ, nhà cung cấp, nhà sản xuất), thanh toán các khoản nợ vay và đầu tư phát triển dự án. Trong đợt mâu thuẫn nội bộ của thượng tầng Xây dựng Hòa Bình đầu năm, ông Lê Quốc Duy đã cùng ông Albert Antoine và ông Dương Văn Hùng ủng hộ ông Nguyễn Công Phú làm Chủ tịch HĐQT. Tại đại hội sắp tới, cổ đông sẽ bỏ phiếu miễn nhiệm cho bốn thành viên trên và ông David Martin Ruiz (quốc tịch Tây Ban Nha - được bầu vào năm 2022). Trong 5 thành viên này, hầu hết đều đã nộp đơn xin từ nhiệm, trừ ông Dương Văn Hùng. Công ty dự kiến bầu bổ sung ông Lê Văn Nam - Tổng giám đốc Xây dựng Hòa Bình và ông Mai Hữu Thung - Chủ tịch HĐQT CTCP Bất động sản Thành Ngân vào vị trí thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2022-2024. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Xây dựng Hòa Bình lỗ thêm gần 1.500 tỷ đồng sau kiểm toán Sau kiểm toán, khoản lỗ ròng sau thuế của nhà thầu xây dựng này tăng thêm hơn 1.450 tỷ đồng lên mức âm 2.594 tỷ đồng. Mức lỗ này thậm chí còn giảm hơn 26 lần so với năm 2021. Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) mới đây đã công bố các tờ trình tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023, dự kiến tổ chức ngày 27/6. Theo tờ trình này, công ty hiện đã có báo cáo tài chính hợp nhất 2022 đã được kiểm toán với những số liệu biến động mạnh. Cụ thể, doanh thu thuần sau kiểm toán tăng 26 tỷ đồng, đạt mốc 14.149 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2021. Đáng chú ý là lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đã được điều chỉnh về mức âm 2.594 tỷ đồng, tăng thêm hơn 1.450 tỷ đồng so với trước kiểm toán. Trong khi đó, vào năm 2021, doanh nghiệp này từng báo lãi 103 tỷ đồng. Xây dựng Hòa Bình lỗ đậm trong năm 2022Kết quả kinh doanh một thập niên gần nhất của Xây dựng Hòa Bình.Nhãn20122013201420152016201720182019202020212022KH 2023Lợi nhuận sau thuế của công ty Tỷ đồng13226718356785963041786103-2594100 Theo tờ trình, tổng tài sản của nhà thầu xây dựng này tại thời điểm 31/12/2022 là 15.573 tỷ đồng, giảm hơn 1.300 tỷ đồng so với trước kiểm toán và giảm 6,05% so với năm 2021. Vốn chủ sở hữu cũng giảm hơn 1.400 tỷ đồng so với trước kiểm toán về còn 1.196 tỷ đồng, con số này giảm hơn 70% so với năm trước đó. Sang năm 2023, Xây dựng Hòa Bình đặt mục tiêu tổng doanh thu 7.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 100 tỷ đồng. Cả hai chỉ tiêu này đều giảm mạnh so với kế hoạch doanh thu thuần 17.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 350 tỷ đồng trong năm 2022. Cũng trong tờ trình này, Xây dựng Hòa Bình dự kiến trình đại hội về việc hành riêng lẻ 274 triệu cổ phiếu phổ thông theo phương thức phát hành riêng lẻ. Giá tối thiểu 12.000 đồng/cổ phiếu. Nếu phát hành thành công, số tiền thu về tối thiểu là 3.288 tỷ đồng. Theo đó, toàn bộ số tiền thu được từ các đợt chào bán được sử dụng để bổ sung nguồn vốn kinh doanh, hoán đổi nợ với đối tác (nhà thầu phụ, nhà cung cấp, nhà sản xuất), thanh toán các khoản nợ vay và đầu tư phát triển dự án. Trong đợt mâu thuẫn nội bộ của thượng tầng Xây dựng Hòa Bình đầu năm, ông Lê Quốc Duy đã cùng ông Albert Antoine và ông Dương Văn Hùng ủng hộ ông Nguyễn Công Phú làm Chủ tịch HĐQT. Tại đại hội sắp tới, cổ đông sẽ bỏ phiếu miễn nhiệm cho bốn thành viên trên và ông David Martin Ruiz (quốc tịch Tây Ban Nha - được bầu vào năm 2022). Trong 5 thành viên này, hầu hết đều đã nộp đơn xin từ nhiệm, trừ ông Dương Văn Hùng. Công ty dự kiến bầu bổ sung ông Lê Văn Nam - Tổng giám đốc Xây dựng Hòa Bình và ông Mai Hữu Thung - Chủ tịch HĐQT CTCP Bất động sản Thành Ngân vào vị trí thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2022-2024. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Yêu cầu ký quỹ trước giao dịch là điểm nghẽn nâng hạng chứng khoán
Theo bà Alice Law, Tổng giám đốc ASIFMA, điểm nghẽn mà các ngân hàng lưu ký nước ngoài mong có giải pháp căn cơ là yêu cầu về ký quỹ trước giao dịch và phong tỏa chứng khoán.
Tổng giám đốc ASIFMA cho rằng yêu cầu về ký quỹ trước giao dịch và phong tỏa chứng khoán là điểm nghẽn trong vấn đề nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam. Ảnh: T.L. Đây là quan điểm được bà Alice Law, Tổng giám đốc Hiệp hội các Thị trường Tài chính và Chứng khoán châu Á (ASIFMA), chia sẻ trong cuộc gặp song phương với đoàn công tác Ủy ban Chứng khoán trong khuôn khổ chương trình Hội nghị thường niên lần thứ 48 của Tổ chức Quốc tế các Ủy ban Chứng khoán (IOSCO). Cụ thể, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Vũ Thị Chân Phương đã có thông tin tới Tổng giám đốc ASIFMA và các thành viên hiệp hội về sự phát triển, những kết quả đạt được và tiềm năng, cơ hội đầu tư vào Việt Nam nói chung và thị trường chứng khoán Việt nói riêng. Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán cũng cập nhật thông tin tới các thành viên ASIFMA về những thay đổi trên thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian gần đây như công tác xây dựng chính sách; quản lý điều hành; tăng cường kỷ luật kỷ cương trên thị trường; giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và nhà đầu tư. Đồng thời đưa ra các nỗ lực triển khai giải pháp nâng hạng thị trường chứng khoán trong nước từ cận biên lên mới nổi. Tại buổi làm việc, bà Alice Law cho biết các thành viên của ASIFMA rất quan tâm tới thị trường chứng khoán Việt Nam, cũng như dự báo về tiềm năng tăng trưởng cao của hoạt động dịch vụ và đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian tới. “Để khai mở và thúc đẩy tiềm năng này, việc nâng hạng thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi là vấn đề Việt Nam cần được đặt lên hàng đầu”, Tổng giám đốc ASIFMA nhấn mạnh. Theo bà Alice Law, các thành viên ASIFMA đang có hoạt động đầu tư, cung cấp dịch vụ chứng khoán tại Việt Nam đánh giá thị trường chứng khoán Việt đã gần chạm mức thị trường mới nổi. Trong đó, một số nút thắt đã được Ủy ban Chứng khoán đưa ra giải pháp để tháo gỡ như tăng khả năng tiếp cận thông tin cho các nhà đầu tư nước ngoài; công khai, cập nhật tỷ lệ sở hữu của khối ngoại; tăng số lượng các công ty niêm yết; tăng cường thanh, kiểm tra trên thị trường, đảm bảo minh bạch công bố thông tin; thủ tục mở tài khoản giao dịch dễ dàng... Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Vũ Thị Chân Phương (giữa) và Tổng giám đốc ASIFMA Alice Law (thứ 2 từ trái qua). Ảnh: SSC. Tuy nhiên, theo bà Alice Law, một điểm nghẽn mà các ngân hàng lưu ký nước ngoài mong muốn có được giải pháp căn cơ tại thị trường chứng khoán Việt Nam, đó là yêu cầu về ký quỹ trước giao dịch và phong tỏa chứng khoán. “Các ngân hàng lưu ký thành viên của ASIFMA cho rằng nên có cơ chế riêng đối với hoạt động bảo lãnh thanh toán cho các giao dịch chứng khoán hoặc cấp hạn mức tín dụng ngắn hạn cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các giao dịch chứng khoán”, bà Alice Law nói. Ngoài ra, tổng giám đốc ASIFMA cũng mong muốn làm cầu nối giữa cơ quan quản lý chứng khoán Việt Nam với các tổ chức đầu tư, cung cấp dịch vụ chứng khoán quốc tế để trao đổi, đưa ra kiến nghị giải pháp tháo gỡ để thị trường chứng khoán Việt sớm được nâng hạng. Tổng giám đốc ASIFMA và Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán đều thống nhất rằng vẫn còn nhiều việc phải làm để thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường vốn khu vực và của Việt Nam, cũng như duy trì sự hấp dẫn của thị trường đối với các hoạt động kinh doanh dịch vụ tài chính và niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt. Ủy ban Chứng khoán chấn chỉnh hoạt động các công ty chứng khoánUBCK đã có yêu cầu các công ty chứng khoán tuân thủ nghiêm quy định pháp luật; không được cung cấp các sản phẩm, dịch vụ chứng khoán chưa được cấp phép. 12:10 10/5/2023 Ủy ban Chứng khoán nói về khả năng nâng hạng chứng khoánUBCK cho biết việc nâng hạng thị trường chứng khoán là quá trình tương đối dài, đòi hỏi nhiều nỗ lực để tạo ra những thay đổi về nội lực cũng như chính sách pháp lý. 09:56 2/4/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Yêu cầu ký quỹ trước giao dịch là điểm nghẽn nâng hạng chứng khoán Theo bà Alice Law, Tổng giám đốc ASIFMA, điểm nghẽn mà các ngân hàng lưu ký nước ngoài mong có giải pháp căn cơ là yêu cầu về ký quỹ trước giao dịch và phong tỏa chứng khoán. Tổng giám đốc ASIFMA cho rằng yêu cầu về ký quỹ trước giao dịch và phong tỏa chứng khoán là điểm nghẽn trong vấn đề nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam. Ảnh: T.L. Đây là quan điểm được bà Alice Law, Tổng giám đốc Hiệp hội các Thị trường Tài chính và Chứng khoán châu Á (ASIFMA), chia sẻ trong cuộc gặp song phương với đoàn công tác Ủy ban Chứng khoán trong khuôn khổ chương trình Hội nghị thường niên lần thứ 48 của Tổ chức Quốc tế các Ủy ban Chứng khoán (IOSCO). Cụ thể, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Vũ Thị Chân Phương đã có thông tin tới Tổng giám đốc ASIFMA và các thành viên hiệp hội về sự phát triển, những kết quả đạt được và tiềm năng, cơ hội đầu tư vào Việt Nam nói chung và thị trường chứng khoán Việt nói riêng. Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán cũng cập nhật thông tin tới các thành viên ASIFMA về những thay đổi trên thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian gần đây như công tác xây dựng chính sách; quản lý điều hành; tăng cường kỷ luật kỷ cương trên thị trường; giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và nhà đầu tư. Đồng thời đưa ra các nỗ lực triển khai giải pháp nâng hạng thị trường chứng khoán trong nước từ cận biên lên mới nổi. Tại buổi làm việc, bà Alice Law cho biết các thành viên của ASIFMA rất quan tâm tới thị trường chứng khoán Việt Nam, cũng như dự báo về tiềm năng tăng trưởng cao của hoạt động dịch vụ và đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian tới. “Để khai mở và thúc đẩy tiềm năng này, việc nâng hạng thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi là vấn đề Việt Nam cần được đặt lên hàng đầu”, Tổng giám đốc ASIFMA nhấn mạnh. Theo bà Alice Law, các thành viên ASIFMA đang có hoạt động đầu tư, cung cấp dịch vụ chứng khoán tại Việt Nam đánh giá thị trường chứng khoán Việt đã gần chạm mức thị trường mới nổi. Trong đó, một số nút thắt đã được Ủy ban Chứng khoán đưa ra giải pháp để tháo gỡ như tăng khả năng tiếp cận thông tin cho các nhà đầu tư nước ngoài; công khai, cập nhật tỷ lệ sở hữu của khối ngoại; tăng số lượng các công ty niêm yết; tăng cường thanh, kiểm tra trên thị trường, đảm bảo minh bạch công bố thông tin; thủ tục mở tài khoản giao dịch dễ dàng... Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Vũ Thị Chân Phương (giữa) và Tổng giám đốc ASIFMA Alice Law (thứ 2 từ trái qua). Ảnh: SSC. Tuy nhiên, theo bà Alice Law, một điểm nghẽn mà các ngân hàng lưu ký nước ngoài mong muốn có được giải pháp căn cơ tại thị trường chứng khoán Việt Nam, đó là yêu cầu về ký quỹ trước giao dịch và phong tỏa chứng khoán. “Các ngân hàng lưu ký thành viên của ASIFMA cho rằng nên có cơ chế riêng đối với hoạt động bảo lãnh thanh toán cho các giao dịch chứng khoán hoặc cấp hạn mức tín dụng ngắn hạn cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các giao dịch chứng khoán”, bà Alice Law nói. Ngoài ra, tổng giám đốc ASIFMA cũng mong muốn làm cầu nối giữa cơ quan quản lý chứng khoán Việt Nam với các tổ chức đầu tư, cung cấp dịch vụ chứng khoán quốc tế để trao đổi, đưa ra kiến nghị giải pháp tháo gỡ để thị trường chứng khoán Việt sớm được nâng hạng. Tổng giám đốc ASIFMA và Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán đều thống nhất rằng vẫn còn nhiều việc phải làm để thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường vốn khu vực và của Việt Nam, cũng như duy trì sự hấp dẫn của thị trường đối với các hoạt động kinh doanh dịch vụ tài chính và niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt. Ủy ban Chứng khoán chấn chỉnh hoạt động các công ty chứng khoánUBCK đã có yêu cầu các công ty chứng khoán tuân thủ nghiêm quy định pháp luật; không được cung cấp các sản phẩm, dịch vụ chứng khoán chưa được cấp phép. 12:10 10/5/2023 Ủy ban Chứng khoán nói về khả năng nâng hạng chứng khoánUBCK cho biết việc nâng hạng thị trường chứng khoán là quá trình tương đối dài, đòi hỏi nhiều nỗ lực để tạo ra những thay đổi về nội lực cũng như chính sách pháp lý. 09:56 2/4/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Cổ phiếu từng đắt nhất sàn chứng khoán nay sắp bị hủy giao dịch
Từ ngày 29/12, 8.200 cổ phiếu XDC của Công ty CP Xây dựng Công trình Tân Cảng sẽ bị hủy đăng ký giao dịch do chưa đáp ứng đủ điều kiện là công ty đại chúng.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa quyết định hủy đăng ký giao dịch đối với cổ phiếu XDC của Công ty CP Xây dựng Công trình Tân Cảng. Theo đó, 8.200 cổ phiếu XDC đang giao dịch trên UPCoM sẽ bị hủy đăng ký giao dịch từ ngày 29/12, ngày giao dịch cuối cùng là 28/12. Lý do hủy đăng ký giao dịch vì Công ty Công trình Tân Cảng là doanh nghiệp cổ phần hóa sau 1 năm kể từ ngày giao dịch đầu tiên vẫn chưa đáp ứng đủ điều kiện là công ty đại chúng theo quy định. Trước đó, hồi cuối năm 2022, 8.200 cổ phần của XDC được chấp thuận giao dịch trên UPCoM với giá tham chiếu 15.500 đồng/cổ phiếu. Khi mới lên thị trường, XDC thường trong tình trạng không có thanh khoản hoặc thanh khoản thấp, giá cổ phiếu biến động với biên độ rất hẹp. Tuy nhiên, mã chứng khoán này sau đó đã trở thành tâm điểm chú ý từ cuối tháng 4 khi ghi nhận chuỗi tăng trần liên tiếp. Từ mức giá 13.700 đồng/cổ phiếu, đến cuối tháng 6, cổ phiếu này đã tăng kịch trần 31 phiên, lên mức 999.000 đồng/cổ phiếu. Gấp hơn 72 lần thị giá chỉ sau hơn 2 tháng và trở thành cổ phiếu đắt nhất sàn chứng khoán. Thanh khoản của XDC chỉ dao động trong khoảng vài trăm tới vài nghìn cổ phiếu được sang tay mỗi phiên. Ảnh: TradingView. Tuy nhiên, đầu tháng 8, XDC bất ngờ ghi nhận chuỗi giảm sàn từ mức 999.900 đồng về còn dưới 100.000 đồng/cổ phiếu vào đầu tháng 10, tương ứng giảm 90% sau khoảng 2 tháng. Đóng cửa phiên 11/12, cổ phiếu XDC tạm dừng ở mốc tham chiếu 98.300 đồng/cổ phiếu. Trong phiên giao dịch hôm nay (12/12), cổ phiếu XDC đang giảm kịch sàn 15% về 83.600 đồng/cổ phiếu với thanh khoản đạt 2.400 đơn vị, trong đó hơn 2.000 cổ phiếu được sang tay tại giá sàn. Trái ngược với đà tăng phi mã trên thị trường chứng khoán trước đó, kết quả kinh doanh của Công ty Công trình Tân Cảng lại giảm dần trong những năm gần đây. Năm 2022, công ty ghi nhận doanh thu thuần hơn 279 tỷ đồng và lãi ròng 7,6 tỷ, giảm 15% và 19% so với năm trước đó. Theo báo cáo quản trị bán niên của doanh nghiệp, tại thời điểm 30/6, Công ty TNHH MTV Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn là cổ đông lớn nhất nắm gần 7,9 triệu cổ phiếu XDC, tương ứng 87,35% vốn doanh nghiệp. Ngoài ra, các thành viên trong HĐQT và Ban tổng giám đốc công ty cũng nắm lượng nhỏ cổ phiếu như Chủ tịch HĐQT Phạm Văn Tiến nắm 4.000 cổ phiếu (0,04%); Thành viên HĐQT kiêm Giám đốc Nguyễn Chí Dũng nắm 3.200 cổ phiếu (0,04%); Thành viên Ban kiểm soát Nguyễn Trường Giang nắm 1.200 cổ phiếu (0,01% vốn); Phó giám đốc Trần Văn Sang nắm 3.600 cổ phiếu (0,04% vốn) và Phó giám đốc Phạm Đình Hưng nắm 3.600 cổ phiếu (0,04% vốn). Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Znews tại Tủ sách kinh tế Doanh nghiệp mới thành lập 7 ngày chi 200 tỷ đồng mua cổ phiếu OGCCông ty Xây dựng Sông hồng Bắc Việt vừa thành lập vào ngày 1/12 đã chi gần 200 tỷ đồng để sở hữu hơn 27 triệu cổ phiếu OGC, qua đó trở thành cổ đông lớn của Ocean Group. 11:15 12/12/2023 Bộ Xây dựng muốn thoái sạch vốn khỏi Tổng công ty Sông HồngBộ Xây dựng sẽ bán đấu giá toàn bộ cổ phần đang sở hữu của Tổng công ty Sông Hồng với giá khởi điểm 10.500 đồng/cổ phiếu, gấp gần 5 lần thị giá hiện tại. 10:57 7/12/2023 Chủ hãng kem Tràng Tiền, bánh Givral muốn mua thêm một thương hiệu kemThương vụ nhận chuyển nhượng 149.800 cổ phiếu của Công ty CP Kem Tín Phát dự kiến được thực hiện trong năm nay và năm sau. 15:42 5/12/2023
Cổ phiếu từng đắt nhất sàn chứng khoán nay sắp bị hủy giao dịch Từ ngày 29/12, 8.200 cổ phiếu XDC của Công ty CP Xây dựng Công trình Tân Cảng sẽ bị hủy đăng ký giao dịch do chưa đáp ứng đủ điều kiện là công ty đại chúng. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa quyết định hủy đăng ký giao dịch đối với cổ phiếu XDC của Công ty CP Xây dựng Công trình Tân Cảng. Theo đó, 8.200 cổ phiếu XDC đang giao dịch trên UPCoM sẽ bị hủy đăng ký giao dịch từ ngày 29/12, ngày giao dịch cuối cùng là 28/12. Lý do hủy đăng ký giao dịch vì Công ty Công trình Tân Cảng là doanh nghiệp cổ phần hóa sau 1 năm kể từ ngày giao dịch đầu tiên vẫn chưa đáp ứng đủ điều kiện là công ty đại chúng theo quy định. Trước đó, hồi cuối năm 2022, 8.200 cổ phần của XDC được chấp thuận giao dịch trên UPCoM với giá tham chiếu 15.500 đồng/cổ phiếu. Khi mới lên thị trường, XDC thường trong tình trạng không có thanh khoản hoặc thanh khoản thấp, giá cổ phiếu biến động với biên độ rất hẹp. Tuy nhiên, mã chứng khoán này sau đó đã trở thành tâm điểm chú ý từ cuối tháng 4 khi ghi nhận chuỗi tăng trần liên tiếp. Từ mức giá 13.700 đồng/cổ phiếu, đến cuối tháng 6, cổ phiếu này đã tăng kịch trần 31 phiên, lên mức 999.000 đồng/cổ phiếu. Gấp hơn 72 lần thị giá chỉ sau hơn 2 tháng và trở thành cổ phiếu đắt nhất sàn chứng khoán. Thanh khoản của XDC chỉ dao động trong khoảng vài trăm tới vài nghìn cổ phiếu được sang tay mỗi phiên. Ảnh: TradingView. Tuy nhiên, đầu tháng 8, XDC bất ngờ ghi nhận chuỗi giảm sàn từ mức 999.900 đồng về còn dưới 100.000 đồng/cổ phiếu vào đầu tháng 10, tương ứng giảm 90% sau khoảng 2 tháng. Đóng cửa phiên 11/12, cổ phiếu XDC tạm dừng ở mốc tham chiếu 98.300 đồng/cổ phiếu. Trong phiên giao dịch hôm nay (12/12), cổ phiếu XDC đang giảm kịch sàn 15% về 83.600 đồng/cổ phiếu với thanh khoản đạt 2.400 đơn vị, trong đó hơn 2.000 cổ phiếu được sang tay tại giá sàn. Trái ngược với đà tăng phi mã trên thị trường chứng khoán trước đó, kết quả kinh doanh của Công ty Công trình Tân Cảng lại giảm dần trong những năm gần đây. Năm 2022, công ty ghi nhận doanh thu thuần hơn 279 tỷ đồng và lãi ròng 7,6 tỷ, giảm 15% và 19% so với năm trước đó. Theo báo cáo quản trị bán niên của doanh nghiệp, tại thời điểm 30/6, Công ty TNHH MTV Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn là cổ đông lớn nhất nắm gần 7,9 triệu cổ phiếu XDC, tương ứng 87,35% vốn doanh nghiệp. Ngoài ra, các thành viên trong HĐQT và Ban tổng giám đốc công ty cũng nắm lượng nhỏ cổ phiếu như Chủ tịch HĐQT Phạm Văn Tiến nắm 4.000 cổ phiếu (0,04%); Thành viên HĐQT kiêm Giám đốc Nguyễn Chí Dũng nắm 3.200 cổ phiếu (0,04%); Thành viên Ban kiểm soát Nguyễn Trường Giang nắm 1.200 cổ phiếu (0,01% vốn); Phó giám đốc Trần Văn Sang nắm 3.600 cổ phiếu (0,04% vốn) và Phó giám đốc Phạm Đình Hưng nắm 3.600 cổ phiếu (0,04% vốn). Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Znews tại Tủ sách kinh tế Doanh nghiệp mới thành lập 7 ngày chi 200 tỷ đồng mua cổ phiếu OGCCông ty Xây dựng Sông hồng Bắc Việt vừa thành lập vào ngày 1/12 đã chi gần 200 tỷ đồng để sở hữu hơn 27 triệu cổ phiếu OGC, qua đó trở thành cổ đông lớn của Ocean Group. 11:15 12/12/2023 Bộ Xây dựng muốn thoái sạch vốn khỏi Tổng công ty Sông HồngBộ Xây dựng sẽ bán đấu giá toàn bộ cổ phần đang sở hữu của Tổng công ty Sông Hồng với giá khởi điểm 10.500 đồng/cổ phiếu, gấp gần 5 lần thị giá hiện tại. 10:57 7/12/2023 Chủ hãng kem Tràng Tiền, bánh Givral muốn mua thêm một thương hiệu kemThương vụ nhận chuyển nhượng 149.800 cổ phiếu của Công ty CP Kem Tín Phát dự kiến được thực hiện trong năm nay và năm sau. 15:42 5/12/2023
Vàng trang sức ế ẩm tại nhiều quốc gia vì giá tăng quá cao
Đà tăng giá của vàng đang kéo nhu cầu mua sắm tại Trung Quốc, Ấn Độ sụt giảm mạnh. Người tiêu dùng cố gắng tránh xa mặt hàng vàng nhẫn, hoa tai và dây chuyền vì giá quá cao.
Khách hàng chọn vòng tay vàng tại cửa hàng trang sức Caibai ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Jason Lee. Cuối tháng 4 tại Vương Phủ Tỉnh - con phố nổi tiếng về ăn chơi mua sắm lớn nhất của Bắc Kinh - chỉ có ba hoặc bốn khách mua lướt qua các gian hàng bán đồ trang sức. Tất cả đều rời đi mà không mua được bất cứ thứ gì. Người phụ nữ 50 tuổi vừa ra khỏi quầy hàng trang sức nói với Reuters: “Tôi chỉ xem qua thôi, không mua ngay được vì giá quá cao". Người phụ nữ này cho biết có thể cân nhắc tới việc xuống tiền mua nếu giá vàng giảm xuống mức 300-400 nhân dân tệ/gram, so với mức giá quá cao ở thời điểm hiện tại là gần 600 NDT/gram (khoảng 87 USD/gram). Không chỉ người phụ nữ này mà nhiều người mua sắm khác cũng phàn nàn về mức giá quá cao của kim loại quý. Cảnh ra về trắng tay mà không mua được gì diễn ra phổ biến hơn tại các cửa hàng bán vàng ở Trung Quốc và Ấn Độ - hai quốc gia tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới. Nhu cầu suy yếu vì giá quá cao Việc giá vàng vừa chạm ngưỡng kỷ lục sau quyết định tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và các nhà đầu tư tìm kiếm một nơi trú ẩn an toàn trong bối cảnh lo ngại suy thoái kinh tế, khủng hoảng ngân hàng ở Mỹ và châu Âu, khiến giá vàng ngày càng tăng cao. Những người mua hàng nhỏ lẻ đang cố gắng tránh xa mặt hàng vàng nhẫn, hoa tai và dây chuyền vì đây đều là những thứ đang giá tăng theo đà của giá vàng thế giới. Giá vàng toàn cầu có thời điểm đã tăng lên mốc 2.072,19 USD/ounce trong phiên giao dịch gần nhất, cao hơn cả mức kỷ lục được thiết lập vào ngày 7/8/2020 là 2.070 USD/ounce. Tại Ấn Độ, giá vàng nội địa cũng tăng vọt lên mức kỷ lục 61.490 rupee/10 gram (khoảng 752 USD). Theo ông Debajit Saha, nhà phân tích tại Refinitiv Metals Research, lượng tích trữ và đầu tư vàng miếng, vàng trang sức ở Trung Quốc và Ấn Độ chiếm 48% tổng lượng bán lẻ toàn cầu vào năm 2022, khiến các nhà sản xuất kim loại quý rất để tâm vào hai quốc gia này. “Dù người mua vàng tại Trung Quốc tỏ ra không mấy nản lòng trước mức giá cao của kim loại quý được ghi nhận trong quý I, chúng tôi dự đoán nhu cầu mua sẽ bắt đầu có dấu hiệu chậm lại trong quý II”, vị chuyên gia nhận định. Được mệnh danh “làng trang sức số 1 Trung Quốc”, Shuibei, tọa lạc tại Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, nắm giữ hơn 70% lượng trang sức đưa ra thị trường mỗi năm. Michael Lee, nhà thiết kế làm việc trong Shuibei, cho biết sau đợt mua hàng ồ ạt vào đầu năm nay, nhu cầu mua sắm trang sức bằng vàng tại đây đã giảm một phần do giá tăng quá cao. Còn theo bà Yiyi Gao, nhà phân tích cấp cao của Metal Focus, cho biết phản hồi từ các doanh nghiệp và chi nhánh bán vàng ở Thâm Quyến cho thấy nhu cầu mua vàng tiếp tục suy yếu trong giai đoạn này, thời điểm đáng nhẽ ra phải ghi nhận lượng giao dịch tăng đáng kể. Bà Gao cho biết thêm, các nhà bán lẻ đang hy vọng giá vàng sẽ được điều chỉnh để phục hồi nhu cầu mua sắm của người dân. Trao đổi thay vì mua mới Vàng trang sức trở thành mặt hàng xa xỉ đối với các cặp đôi tại Ấn Độ trong mùa cưới. Họ lựa chọn trao đổi đồ trang sức cũ để tiết kiệm hơn. Ảnh: Reuters. Ông Kothari của IBJA cho biết tại Ấn Độ, nhu cầu mua vàng đã giảm từ 30% đến 40% so với bình thường do sức ép từ việc tăng giá và lãi suất ngân hàng cao hơn. Ấn Độ gần đây đã tổ chức lễ hội Akshaya Tritiya, lễ hội mua vàng lớn thứ hai sau Dhanteras, nhưng vẫn không thể khơi dậy hứng thú sắm vàng của người dân. Người đứng đầu của một ngân hàng nhập khẩu vàng có trụ sở tại Mumbai, Ấn Độ cho biết nhu cầu mua vàng của các cặp đôi trong mùa cưới năm nay cũng yếu đi. Người tiêu dùng Ấn Độ không thể mua một lượng lớn đồ trang sức mới cho ngày quan trọng nhất cuộc đời, điều mà họ vẫn thường làm trước đây, chỉ vì giá tăng cao hơn. Mọi người có xu hướng trao đổi đồ trang sức cũ, dẫn đến tình trạng nhập khẩu vàng sụt giảm và hiện chỉ ở mức thấp. Nhưng có thể có một sự bứt phá mới, tín hiệu gia tăng trong việc mua đồ trang sức trong các lễ hội vào cuối năm nay. Ông Amit Modak, Giám đốc điều hành của công ty kim hoàn PN Gadgil & Sons ở thành phố Pune, Ấn Độ cho biết: “Một khi người tiêu dùng nhận ra và chấp nhận rằng giá vàng hiện đã tăng và đang duy trì ở mức trên 60.000 rupee/10 gram, họ sẽ bắt đầu mua vàng trở lại”. Giá vàng trong nước tiếp tục đi ngangGiá vàng hôm nay (2/5) duy trì xu hướng đi ngang mốc 67,2 triệu đồng/lượng khi kỳ nghỉ lễ kéo dài, nhà đầu tư thế giới cũng đang chờ đợi thông tin lãi suất từ Mỹ. 10:59 2/5/2023 Vàng tăng vọt, USD bị bán tháoGiá vàng và USD đang biến động trái chiều trước những dữ liệu kinh tế quan trọng sắp được Mỹ công bố. USD Index giảm điểm mạnh, còn kim loại quý vọt lên gần 2.000 USD. 18:43 26/4/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Vàng trang sức ế ẩm tại nhiều quốc gia vì giá tăng quá cao Đà tăng giá của vàng đang kéo nhu cầu mua sắm tại Trung Quốc, Ấn Độ sụt giảm mạnh. Người tiêu dùng cố gắng tránh xa mặt hàng vàng nhẫn, hoa tai và dây chuyền vì giá quá cao. Khách hàng chọn vòng tay vàng tại cửa hàng trang sức Caibai ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Jason Lee. Cuối tháng 4 tại Vương Phủ Tỉnh - con phố nổi tiếng về ăn chơi mua sắm lớn nhất của Bắc Kinh - chỉ có ba hoặc bốn khách mua lướt qua các gian hàng bán đồ trang sức. Tất cả đều rời đi mà không mua được bất cứ thứ gì. Người phụ nữ 50 tuổi vừa ra khỏi quầy hàng trang sức nói với Reuters: “Tôi chỉ xem qua thôi, không mua ngay được vì giá quá cao". Người phụ nữ này cho biết có thể cân nhắc tới việc xuống tiền mua nếu giá vàng giảm xuống mức 300-400 nhân dân tệ/gram, so với mức giá quá cao ở thời điểm hiện tại là gần 600 NDT/gram (khoảng 87 USD/gram). Không chỉ người phụ nữ này mà nhiều người mua sắm khác cũng phàn nàn về mức giá quá cao của kim loại quý. Cảnh ra về trắng tay mà không mua được gì diễn ra phổ biến hơn tại các cửa hàng bán vàng ở Trung Quốc và Ấn Độ - hai quốc gia tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới. Nhu cầu suy yếu vì giá quá cao Việc giá vàng vừa chạm ngưỡng kỷ lục sau quyết định tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và các nhà đầu tư tìm kiếm một nơi trú ẩn an toàn trong bối cảnh lo ngại suy thoái kinh tế, khủng hoảng ngân hàng ở Mỹ và châu Âu, khiến giá vàng ngày càng tăng cao. Những người mua hàng nhỏ lẻ đang cố gắng tránh xa mặt hàng vàng nhẫn, hoa tai và dây chuyền vì đây đều là những thứ đang giá tăng theo đà của giá vàng thế giới. Giá vàng toàn cầu có thời điểm đã tăng lên mốc 2.072,19 USD/ounce trong phiên giao dịch gần nhất, cao hơn cả mức kỷ lục được thiết lập vào ngày 7/8/2020 là 2.070 USD/ounce. Tại Ấn Độ, giá vàng nội địa cũng tăng vọt lên mức kỷ lục 61.490 rupee/10 gram (khoảng 752 USD). Theo ông Debajit Saha, nhà phân tích tại Refinitiv Metals Research, lượng tích trữ và đầu tư vàng miếng, vàng trang sức ở Trung Quốc và Ấn Độ chiếm 48% tổng lượng bán lẻ toàn cầu vào năm 2022, khiến các nhà sản xuất kim loại quý rất để tâm vào hai quốc gia này. “Dù người mua vàng tại Trung Quốc tỏ ra không mấy nản lòng trước mức giá cao của kim loại quý được ghi nhận trong quý I, chúng tôi dự đoán nhu cầu mua sẽ bắt đầu có dấu hiệu chậm lại trong quý II”, vị chuyên gia nhận định. Được mệnh danh “làng trang sức số 1 Trung Quốc”, Shuibei, tọa lạc tại Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, nắm giữ hơn 70% lượng trang sức đưa ra thị trường mỗi năm. Michael Lee, nhà thiết kế làm việc trong Shuibei, cho biết sau đợt mua hàng ồ ạt vào đầu năm nay, nhu cầu mua sắm trang sức bằng vàng tại đây đã giảm một phần do giá tăng quá cao. Còn theo bà Yiyi Gao, nhà phân tích cấp cao của Metal Focus, cho biết phản hồi từ các doanh nghiệp và chi nhánh bán vàng ở Thâm Quyến cho thấy nhu cầu mua vàng tiếp tục suy yếu trong giai đoạn này, thời điểm đáng nhẽ ra phải ghi nhận lượng giao dịch tăng đáng kể. Bà Gao cho biết thêm, các nhà bán lẻ đang hy vọng giá vàng sẽ được điều chỉnh để phục hồi nhu cầu mua sắm của người dân. Trao đổi thay vì mua mới Vàng trang sức trở thành mặt hàng xa xỉ đối với các cặp đôi tại Ấn Độ trong mùa cưới. Họ lựa chọn trao đổi đồ trang sức cũ để tiết kiệm hơn. Ảnh: Reuters. Ông Kothari của IBJA cho biết tại Ấn Độ, nhu cầu mua vàng đã giảm từ 30% đến 40% so với bình thường do sức ép từ việc tăng giá và lãi suất ngân hàng cao hơn. Ấn Độ gần đây đã tổ chức lễ hội Akshaya Tritiya, lễ hội mua vàng lớn thứ hai sau Dhanteras, nhưng vẫn không thể khơi dậy hứng thú sắm vàng của người dân. Người đứng đầu của một ngân hàng nhập khẩu vàng có trụ sở tại Mumbai, Ấn Độ cho biết nhu cầu mua vàng của các cặp đôi trong mùa cưới năm nay cũng yếu đi. Người tiêu dùng Ấn Độ không thể mua một lượng lớn đồ trang sức mới cho ngày quan trọng nhất cuộc đời, điều mà họ vẫn thường làm trước đây, chỉ vì giá tăng cao hơn. Mọi người có xu hướng trao đổi đồ trang sức cũ, dẫn đến tình trạng nhập khẩu vàng sụt giảm và hiện chỉ ở mức thấp. Nhưng có thể có một sự bứt phá mới, tín hiệu gia tăng trong việc mua đồ trang sức trong các lễ hội vào cuối năm nay. Ông Amit Modak, Giám đốc điều hành của công ty kim hoàn PN Gadgil & Sons ở thành phố Pune, Ấn Độ cho biết: “Một khi người tiêu dùng nhận ra và chấp nhận rằng giá vàng hiện đã tăng và đang duy trì ở mức trên 60.000 rupee/10 gram, họ sẽ bắt đầu mua vàng trở lại”. Giá vàng trong nước tiếp tục đi ngangGiá vàng hôm nay (2/5) duy trì xu hướng đi ngang mốc 67,2 triệu đồng/lượng khi kỳ nghỉ lễ kéo dài, nhà đầu tư thế giới cũng đang chờ đợi thông tin lãi suất từ Mỹ. 10:59 2/5/2023 Vàng tăng vọt, USD bị bán tháoGiá vàng và USD đang biến động trái chiều trước những dữ liệu kinh tế quan trọng sắp được Mỹ công bố. USD Index giảm điểm mạnh, còn kim loại quý vọt lên gần 2.000 USD. 18:43 26/4/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Chỉ còn 7 ngân hàng niêm yết có vốn dưới 10.000 tỷ đồng
Sau khi NCB được chấp thuận phát hành cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn điều lệ lên 11.802 tỷ đồng, thị trường chỉ còn 7 ngân hàng niêm yết có quy mô vốn dưới 10.000 tỷ đồng.
Ngân hàng Nhà nước vừa chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Quốc dân - NCB (HNX: NVB) phát hành cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn điều lệ thêm tối đa 6.200 tỷ đồng. Theo đó, NCB sẽ được phát hành và chào bán 620 triệu cổ phiếu riêng lẻ với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Sau phát hành, vốn điều lệ của NCB sẽ tăng từ 5.602 tỷ đồng lên 11.802 tỷ đồng. Theo kế hoạch, NCB sẽ thực hiện phát hành ngay sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận (dự kiến trong quý II). Với việc NCB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên trên 11.800 tỷ đồng, toàn thị trường chỉ còn 7 ngân hàng niêm yết có vốn dưới 10.000 tỷ đồng. Các nhà băng này bao gồm BacABank (8.334 tỷ đồng); VietABank (5.399 tỷ đồng); Vietcapital Bank (5.016 tỷ đồng); VietBank (4.776 tỷ đồng); KienlongBank (3.653 tỷ đồng); Saigonbank (3.080 tỷ đồng); và thấp nhất hiện nay là PGBank với vốn điều lệ là 3.000 tỷ đồng. CÁC NGÂN HÀNG NIÊM YẾT CÓ VỐN ĐIỀU LỆ CAO NHẤT/THẤP NHẤT HIỆN NAY NhãnVPBankBIDVVietcombankVietinBankMBVietcapital BankVietBankKienlongBankSaigonbankPGBank Vốn điều lệ Tỷ đồng 793395700055890537005214050164777365330803000 Còn nếu tính cả nhóm ngân hàng chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán, thị trường cũng chỉ còn số ít nhà băng có vốn điều lệ dưới mức chục nghìn tỷ đồng này là PVcomBank (9.000 tỷ đồng); Baoviet Bank (3.150 tỷ đồng) và 3 ngân hàng mua bắt buộc CBBank, OceanBank, GPBank và ngân hàng được kiểm soát đặc biệt DongABank. Trong những năm gần đây, làn sóng tăng vốn ào ạt của các ngân hàng đã đẩy mặt bằng vốn điều lệ của nhóm doanh nghiệp này lên mức cao mới. Trong năm 2023 vừa qua, một ngân hàng có vốn điều lên dưới chục nghìn tỷ đồng cũng đã hoàn tất đợt tăng lên vượt mốc này là ABBank. Theo đó, vào cuối tháng 5/2023, ABBank đã thực hiện phát hành 94,1 triệu cổ phiếu để chia cổ tức 10% cho cổ đông, giá trị phát hành thêm gần 941 tỷ đồng. Sau phát hành, vốn điều lệ của nhà băng này đã tăng từ 9.409 tỷ đồng lên 10.350 tỷ đồng và chính thức gia nhập nhóm ngân hàng vốn trên chục nghìn tỷ. VietBank cũng đang có kế hoạch tăng vốn lên hơn 5.780 tỷ đồng thông qua đợt phát hành hơn 100,3 triệu cổ phiếu ưu đãi cho cổ đông hiện hữu, giá phát hành là 10.000 đồng/cổ phiếu, tỷ lệ phát hành 100:21, tương ứng cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu VBB được mua thêm 21 cổ phiếu mới. Như vậy, sau đợt phát hành này VietBank có thể tăng thêm hơn 1.000 tỷ đồng vốn điều lệ. Cũng trong năm 2023, Vietcombank, BIDV, VietinBank, Agribank đều có kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm hàng nghìn tỷ đồng. Trong đó, Vietcombank được NHNN chấp thuận cho thực hiện tăng mức vốn điều lệ từ 47.325 tỷ đồng lên 55.891 tỷ đồng; BIDV có kế hoạch tăng vốn điều lệ lên hơn 61.557 tỷ đồng; VietinBank có kế hoạch tăng vốn từ 48.058 tỷ đồng lên 66.030 tỷ đồng; trong khi Agribank được đề xuất cấp thêm 17.100 tỷ đồng vốn điều lệ. Ngoài ra, hàng loạt ngân hàng như VPBank, HDBank, MB, SeABank, ACB, VIB, TPBank, LienVietPostBank... đều được NHNN chấp thuận các kế hoạch tăng vốn trong năm qua. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Đà Nẵng dự kiến đón 40.000 khách quốc tế bằng đường tàu biển năm nayNgay từ sáng 2/1, TP Đà Nẵng đã đón 2.000 khách du lịch tàu biển "xông đất" trên chuyến tàu 5 sao Westerdam. 10:45 2/1/2024 Giá Bitcoin vượt 45.000 USD ngay đầu năm mớiGiá Bitcoin bất ngờ leo dốc vượt 45.000 USD/BTC khi nhà đầu tư ngày càng kỳ vọng cơ quan quản lý Mỹ sẽ chấp thuận quỹ ETF Bitcoin giao ngay vào ngày 10/1 tới đây. 10:24 2/1/2024 Giá vàng miếng biến động mạnh đầu tuầnGiá vàng miếng SJC đang biến động cả triệu đồng/lượng ngay trong phiên giao dịch đầu tiên của năm mới 2024 (2/1). 10:21 2/1/2024
Chỉ còn 7 ngân hàng niêm yết có vốn dưới 10.000 tỷ đồng Sau khi NCB được chấp thuận phát hành cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn điều lệ lên 11.802 tỷ đồng, thị trường chỉ còn 7 ngân hàng niêm yết có quy mô vốn dưới 10.000 tỷ đồng. Ngân hàng Nhà nước vừa chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Quốc dân - NCB (HNX: NVB) phát hành cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn điều lệ thêm tối đa 6.200 tỷ đồng. Theo đó, NCB sẽ được phát hành và chào bán 620 triệu cổ phiếu riêng lẻ với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Sau phát hành, vốn điều lệ của NCB sẽ tăng từ 5.602 tỷ đồng lên 11.802 tỷ đồng. Theo kế hoạch, NCB sẽ thực hiện phát hành ngay sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận (dự kiến trong quý II). Với việc NCB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên trên 11.800 tỷ đồng, toàn thị trường chỉ còn 7 ngân hàng niêm yết có vốn dưới 10.000 tỷ đồng. Các nhà băng này bao gồm BacABank (8.334 tỷ đồng); VietABank (5.399 tỷ đồng); Vietcapital Bank (5.016 tỷ đồng); VietBank (4.776 tỷ đồng); KienlongBank (3.653 tỷ đồng); Saigonbank (3.080 tỷ đồng); và thấp nhất hiện nay là PGBank với vốn điều lệ là 3.000 tỷ đồng. CÁC NGÂN HÀNG NIÊM YẾT CÓ VỐN ĐIỀU LỆ CAO NHẤT/THẤP NHẤT HIỆN NAY NhãnVPBankBIDVVietcombankVietinBankMBVietcapital BankVietBankKienlongBankSaigonbankPGBank Vốn điều lệ Tỷ đồng 793395700055890537005214050164777365330803000 Còn nếu tính cả nhóm ngân hàng chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán, thị trường cũng chỉ còn số ít nhà băng có vốn điều lệ dưới mức chục nghìn tỷ đồng này là PVcomBank (9.000 tỷ đồng); Baoviet Bank (3.150 tỷ đồng) và 3 ngân hàng mua bắt buộc CBBank, OceanBank, GPBank và ngân hàng được kiểm soát đặc biệt DongABank. Trong những năm gần đây, làn sóng tăng vốn ào ạt của các ngân hàng đã đẩy mặt bằng vốn điều lệ của nhóm doanh nghiệp này lên mức cao mới. Trong năm 2023 vừa qua, một ngân hàng có vốn điều lên dưới chục nghìn tỷ đồng cũng đã hoàn tất đợt tăng lên vượt mốc này là ABBank. Theo đó, vào cuối tháng 5/2023, ABBank đã thực hiện phát hành 94,1 triệu cổ phiếu để chia cổ tức 10% cho cổ đông, giá trị phát hành thêm gần 941 tỷ đồng. Sau phát hành, vốn điều lệ của nhà băng này đã tăng từ 9.409 tỷ đồng lên 10.350 tỷ đồng và chính thức gia nhập nhóm ngân hàng vốn trên chục nghìn tỷ. VietBank cũng đang có kế hoạch tăng vốn lên hơn 5.780 tỷ đồng thông qua đợt phát hành hơn 100,3 triệu cổ phiếu ưu đãi cho cổ đông hiện hữu, giá phát hành là 10.000 đồng/cổ phiếu, tỷ lệ phát hành 100:21, tương ứng cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu VBB được mua thêm 21 cổ phiếu mới. Như vậy, sau đợt phát hành này VietBank có thể tăng thêm hơn 1.000 tỷ đồng vốn điều lệ. Cũng trong năm 2023, Vietcombank, BIDV, VietinBank, Agribank đều có kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm hàng nghìn tỷ đồng. Trong đó, Vietcombank được NHNN chấp thuận cho thực hiện tăng mức vốn điều lệ từ 47.325 tỷ đồng lên 55.891 tỷ đồng; BIDV có kế hoạch tăng vốn điều lệ lên hơn 61.557 tỷ đồng; VietinBank có kế hoạch tăng vốn từ 48.058 tỷ đồng lên 66.030 tỷ đồng; trong khi Agribank được đề xuất cấp thêm 17.100 tỷ đồng vốn điều lệ. Ngoài ra, hàng loạt ngân hàng như VPBank, HDBank, MB, SeABank, ACB, VIB, TPBank, LienVietPostBank... đều được NHNN chấp thuận các kế hoạch tăng vốn trong năm qua. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Đà Nẵng dự kiến đón 40.000 khách quốc tế bằng đường tàu biển năm nayNgay từ sáng 2/1, TP Đà Nẵng đã đón 2.000 khách du lịch tàu biển "xông đất" trên chuyến tàu 5 sao Westerdam. 10:45 2/1/2024 Giá Bitcoin vượt 45.000 USD ngay đầu năm mớiGiá Bitcoin bất ngờ leo dốc vượt 45.000 USD/BTC khi nhà đầu tư ngày càng kỳ vọng cơ quan quản lý Mỹ sẽ chấp thuận quỹ ETF Bitcoin giao ngay vào ngày 10/1 tới đây. 10:24 2/1/2024 Giá vàng miếng biến động mạnh đầu tuầnGiá vàng miếng SJC đang biến động cả triệu đồng/lượng ngay trong phiên giao dịch đầu tiên của năm mới 2024 (2/1). 10:21 2/1/2024
Bộ Tài chính nêu cách ngăn chặn nạn buôn bán hóa đơn điện tử
Bộ Tài chính cho biết sẽ áp dụng nhiều biện pháp để ngăn chặn tình trạng buôn bán, sử dụng hóa đơn điện tử trái pháp luật.
Bộ Tài chính vừa có thông tin liên quan các vấn đề được dư luận và xã hội quan tâm trong tháng 6, trong đó đưa ra một loạt giải pháp ngăn chặn tình trạng buôn bán, sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) trái pháp luật và cập nhật tiến độ thực hiện hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Ngăn nạn buôn bán, sử dụng hóa đơn điện tử Bộ Tài chính cho biết ngành Thuế đã triển khai hóa đơn điện tử trên phạm vi toàn quốc. Hệ thống hóa đơn điện tử lưu vết toàn bộ dữ liệu của người mua, người bán nên trường hợp người mua, người bán có hành vi mua, bán hóa đơn không hợp pháp sẽ bị phát hiện và xử lý theo quy định của pháp luật. Để phát hiện sớm các trường hợp mua bán hóa đơn không hợp pháp, Bộ Tài chính cho rằng cần sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan chức năng. Thời gian qua, Bộ Tài chính đã áp dụng một loạt giải pháp về công nghệ thông tin để ngăn chặn tình trạng này. Trong đó, Bộ Tài chính đã đẩy mạnh quản lý hóa đơn dựa trên kết quả phân tích rủi ro theo các tiêu chí đánh giá để xác định người nộp thuế có rủi ro cao là người có nhiều dấu hiệu nghi ngờ gian lận trong sử dụng hóa đơn để đưa vào kiểm tra, thanh tra. Bên cạnh đó, Bộ cũng tăng cường đối chiếu thông tin giữa dữ liệu người nộp thuế tại hồ sơ khai thuế và dữ liệu HĐĐT mà người nộp thuế đã khởi tạo gửi cơ quan thuế, để đưa ra danh sách người nộp thuế có sự sai lệch giữa hồ sơ và dữ liệu, đảm bảo doanh nghiệp khai đúng, đủ, không trì hoãn thời gian nộp thuế. Đặc biệt, ngành Thuế cũng thực hiện các chức năng kiểm soát thông tin HĐĐT, kiểm tra các dấu hiệu cảnh báo sớm giúp đưa ra các trường hợp cần giám sát, kiểm tra thường xuyên. Tiến tới phòng ngừa từ sớm, từ xa việc xuất khống HĐĐT, sẽ có cảnh báo tới người nộp thuế về sự bất thường hoặc đột biến so với hoạt động kinh doanh thông thường. Việc này sẽ được thực hiện theo ngày để ngăn chặn cảnh báo việc xuất hóa đơn của người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro. Bộ Tài chính đưa ra một loạt giải pháp để ngăn chặn tình trạng buôn bán hóa đơn điện tử trái phép thời gian tới. Ảnh: T.L. Đồng thời, Bộ Tài chính cho biết sẽ nghiên cứu, áp dụng công nghệ xử lý dữ liệu lớn, công nghệ trí tuệ nhân tạo vào thực hiện phân tích dữ liệu HĐĐT; xác định giá trị hàng hóa bất thường; xác định chuỗi mua bán giữa các doanh nghiệp giúp trung tâm phân tích dữ liệu HĐĐT có thể phát hiện ra những trường hợp gian lận, nghi ngờ mua bán hóa đơn với xâu chuỗi nhiều doanh nghiệp tham gia. Về phía Tổng cục Thuế, cơ quan này cũng đã ban hành chỉ thị tăng cường biện pháp rà soát, kiểm tra hóa đơn nhằm ngăn chặn gian lận trong việc sử dụng hóa đơn điện tử. Theo đó, Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ tập trung đẩy mạnh tháng cao điểm phòng, chống các doanh nghiệp mua, bán hóa đơn không hợp pháp, gian lận hoàn thuế. Tăng cường truyền thông đến người dân, doanh nghiệp, công khai thông tin tổ chức, cá nhân có hành vi mua, bán hóa đơn đã bị cơ quan công an khởi tố để tăng tính răn đe. Ngành Thuế cũng sẽ phối hợp chặt chẽ hơn với Cơ quan điều tra - Bộ Công an để xử lý theo quy định với doanh nghiệp buôn bán hóa đơn; truy vết xử lý doanh nghiệp mua hóa đơn và xử lý triệt để tình trạng bao che cho những hành vi vi phạm pháp luật trong sử dụng hoá đơn điện tử. Ngoài ra, Bộ sẽ tiếp tục rà soát các cá nhân, tổ chức có mua hóa đơn để kê khai khấu trừ thuế GTGT, hoàn thuế, hợp thức hóa hàng hóa trôi nổi, giảm chi phí tính thuế TNDN... Sớm khai trương hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ Liên quan nội dung hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, Bộ Tài chính cho biết đã ban hành thông tư hướng dẫn việc đăng ký, lưu ký, thực hiện quyền, chuyển quyền sở hữu, thanh toán giao dịch và tổ chức thị trường giao dịch trái phiếu doanh nghiệp chào bán riêng lẻ tại thị trường trong nước. Bộ Tài chính cho biết sẽ sớm đưa hệ thống giao dịch, hệ thống đăng ký, lưu ký và thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ đi vào vận hành. Ảnh: Hoàng Hà. Hiện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) đang phối hợp cùng các Sở Giao dịch Chứng khoán và Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC) rà soát, chấp thuận các quy chế hoạt động đăng ký, lưu ký và thanh toán giao dịch TPDN phát hành riêng lẻ; quy chế thành viên giao dịch TPDN phát hành riêng lẻ và quy chế giao dịch TPDN phát hành riêng lẻ của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và VSDC đã hoàn tất giai đoạn kiểm thử cuối cùng và sẵn sàng đưa hệ thống giao dịch, hệ thống đăng ký, lưu ký và thanh toán giao dịch TPDN phát hành riêng lẻ đi vào vận hành. Trong thời gian tới, UBCK sẽ trình Bộ Tài chính trước khi chấp thuận đưa hệ thống giao dịch, hệ thống đăng ký, lưu ký và thanh toán giao dịch TPDN phát hành riêng lẻ vào vận hành chính thức. Ngày 14/6 vừa qua, UBCK đã có công văn chấp thuận về mặt nguyên tắc đối với việc lựa chọn Vietcombank là ngân hàng thanh toán để tiến hành kết nối thử nghiệm hệ thống với VSDC và một số thành viên lưu ký. Hiện UBCK đang thực hiện thủ tục chấp thuận cho Vietcombank làm ngân hàng thanh toán cho giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, sau khi VSDC có công văn xác nhận về việc hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật của ngân hàng này đảm bảo thực hiện việc thanh toán giao dịch TPDN phát hành riêng lẻ. Đồng thời, xác nhận việc kiểm thử thành công đối với hệ thống kết nối thanh toán giao dịch TPDN phát hành riêng lẻ của Vietcombank. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Thống đốc NHNN: 24 dự án nhà ở xã hội đăng ký vay gói 120.000 tỷ đồngThống đốc cho biết NHNN đã nhận được 3 công văn công bố 15 dự án nhà ở xã hội của các tỉnh Bắc Giang, Trà Vinh, Tây Ninh và 9 dự án tại Bình Định, Phú Thọ, Bà Rịa - Vũng Tàu. 19:21 4/7/2023 Người định đoạt 400 tỷ USD của chính quyền ông BidenJigar Shah, người quản lý chương trình tín dụng của Bộ Năng lượng Mỹ, đang cố gắng cung cấp số tiền lớn cho các dự án công nghệ xanh trong một môi trường chính trị phức tạp. 19:17 4/7/2023
Bộ Tài chính nêu cách ngăn chặn nạn buôn bán hóa đơn điện tử Bộ Tài chính cho biết sẽ áp dụng nhiều biện pháp để ngăn chặn tình trạng buôn bán, sử dụng hóa đơn điện tử trái pháp luật. Bộ Tài chính vừa có thông tin liên quan các vấn đề được dư luận và xã hội quan tâm trong tháng 6, trong đó đưa ra một loạt giải pháp ngăn chặn tình trạng buôn bán, sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) trái pháp luật và cập nhật tiến độ thực hiện hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Ngăn nạn buôn bán, sử dụng hóa đơn điện tử Bộ Tài chính cho biết ngành Thuế đã triển khai hóa đơn điện tử trên phạm vi toàn quốc. Hệ thống hóa đơn điện tử lưu vết toàn bộ dữ liệu của người mua, người bán nên trường hợp người mua, người bán có hành vi mua, bán hóa đơn không hợp pháp sẽ bị phát hiện và xử lý theo quy định của pháp luật. Để phát hiện sớm các trường hợp mua bán hóa đơn không hợp pháp, Bộ Tài chính cho rằng cần sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan chức năng. Thời gian qua, Bộ Tài chính đã áp dụng một loạt giải pháp về công nghệ thông tin để ngăn chặn tình trạng này. Trong đó, Bộ Tài chính đã đẩy mạnh quản lý hóa đơn dựa trên kết quả phân tích rủi ro theo các tiêu chí đánh giá để xác định người nộp thuế có rủi ro cao là người có nhiều dấu hiệu nghi ngờ gian lận trong sử dụng hóa đơn để đưa vào kiểm tra, thanh tra. Bên cạnh đó, Bộ cũng tăng cường đối chiếu thông tin giữa dữ liệu người nộp thuế tại hồ sơ khai thuế và dữ liệu HĐĐT mà người nộp thuế đã khởi tạo gửi cơ quan thuế, để đưa ra danh sách người nộp thuế có sự sai lệch giữa hồ sơ và dữ liệu, đảm bảo doanh nghiệp khai đúng, đủ, không trì hoãn thời gian nộp thuế. Đặc biệt, ngành Thuế cũng thực hiện các chức năng kiểm soát thông tin HĐĐT, kiểm tra các dấu hiệu cảnh báo sớm giúp đưa ra các trường hợp cần giám sát, kiểm tra thường xuyên. Tiến tới phòng ngừa từ sớm, từ xa việc xuất khống HĐĐT, sẽ có cảnh báo tới người nộp thuế về sự bất thường hoặc đột biến so với hoạt động kinh doanh thông thường. Việc này sẽ được thực hiện theo ngày để ngăn chặn cảnh báo việc xuất hóa đơn của người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro. Bộ Tài chính đưa ra một loạt giải pháp để ngăn chặn tình trạng buôn bán hóa đơn điện tử trái phép thời gian tới. Ảnh: T.L. Đồng thời, Bộ Tài chính cho biết sẽ nghiên cứu, áp dụng công nghệ xử lý dữ liệu lớn, công nghệ trí tuệ nhân tạo vào thực hiện phân tích dữ liệu HĐĐT; xác định giá trị hàng hóa bất thường; xác định chuỗi mua bán giữa các doanh nghiệp giúp trung tâm phân tích dữ liệu HĐĐT có thể phát hiện ra những trường hợp gian lận, nghi ngờ mua bán hóa đơn với xâu chuỗi nhiều doanh nghiệp tham gia. Về phía Tổng cục Thuế, cơ quan này cũng đã ban hành chỉ thị tăng cường biện pháp rà soát, kiểm tra hóa đơn nhằm ngăn chặn gian lận trong việc sử dụng hóa đơn điện tử. Theo đó, Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ tập trung đẩy mạnh tháng cao điểm phòng, chống các doanh nghiệp mua, bán hóa đơn không hợp pháp, gian lận hoàn thuế. Tăng cường truyền thông đến người dân, doanh nghiệp, công khai thông tin tổ chức, cá nhân có hành vi mua, bán hóa đơn đã bị cơ quan công an khởi tố để tăng tính răn đe. Ngành Thuế cũng sẽ phối hợp chặt chẽ hơn với Cơ quan điều tra - Bộ Công an để xử lý theo quy định với doanh nghiệp buôn bán hóa đơn; truy vết xử lý doanh nghiệp mua hóa đơn và xử lý triệt để tình trạng bao che cho những hành vi vi phạm pháp luật trong sử dụng hoá đơn điện tử. Ngoài ra, Bộ sẽ tiếp tục rà soát các cá nhân, tổ chức có mua hóa đơn để kê khai khấu trừ thuế GTGT, hoàn thuế, hợp thức hóa hàng hóa trôi nổi, giảm chi phí tính thuế TNDN... Sớm khai trương hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ Liên quan nội dung hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, Bộ Tài chính cho biết đã ban hành thông tư hướng dẫn việc đăng ký, lưu ký, thực hiện quyền, chuyển quyền sở hữu, thanh toán giao dịch và tổ chức thị trường giao dịch trái phiếu doanh nghiệp chào bán riêng lẻ tại thị trường trong nước. Bộ Tài chính cho biết sẽ sớm đưa hệ thống giao dịch, hệ thống đăng ký, lưu ký và thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ đi vào vận hành. Ảnh: Hoàng Hà. Hiện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) đang phối hợp cùng các Sở Giao dịch Chứng khoán và Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC) rà soát, chấp thuận các quy chế hoạt động đăng ký, lưu ký và thanh toán giao dịch TPDN phát hành riêng lẻ; quy chế thành viên giao dịch TPDN phát hành riêng lẻ và quy chế giao dịch TPDN phát hành riêng lẻ của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và VSDC đã hoàn tất giai đoạn kiểm thử cuối cùng và sẵn sàng đưa hệ thống giao dịch, hệ thống đăng ký, lưu ký và thanh toán giao dịch TPDN phát hành riêng lẻ đi vào vận hành. Trong thời gian tới, UBCK sẽ trình Bộ Tài chính trước khi chấp thuận đưa hệ thống giao dịch, hệ thống đăng ký, lưu ký và thanh toán giao dịch TPDN phát hành riêng lẻ vào vận hành chính thức. Ngày 14/6 vừa qua, UBCK đã có công văn chấp thuận về mặt nguyên tắc đối với việc lựa chọn Vietcombank là ngân hàng thanh toán để tiến hành kết nối thử nghiệm hệ thống với VSDC và một số thành viên lưu ký. Hiện UBCK đang thực hiện thủ tục chấp thuận cho Vietcombank làm ngân hàng thanh toán cho giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, sau khi VSDC có công văn xác nhận về việc hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật của ngân hàng này đảm bảo thực hiện việc thanh toán giao dịch TPDN phát hành riêng lẻ. Đồng thời, xác nhận việc kiểm thử thành công đối với hệ thống kết nối thanh toán giao dịch TPDN phát hành riêng lẻ của Vietcombank. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Thống đốc NHNN: 24 dự án nhà ở xã hội đăng ký vay gói 120.000 tỷ đồngThống đốc cho biết NHNN đã nhận được 3 công văn công bố 15 dự án nhà ở xã hội của các tỉnh Bắc Giang, Trà Vinh, Tây Ninh và 9 dự án tại Bình Định, Phú Thọ, Bà Rịa - Vũng Tàu. 19:21 4/7/2023 Người định đoạt 400 tỷ USD của chính quyền ông BidenJigar Shah, người quản lý chương trình tín dụng của Bộ Năng lượng Mỹ, đang cố gắng cung cấp số tiền lớn cho các dự án công nghệ xanh trong một môi trường chính trị phức tạp. 19:17 4/7/2023
Manulife nói về thỏa thuận ký giấy 'im lặng' để được hoàn tiền
Manulife cho biết đang làm việc với các khách hàng để giải quyết các khiếu nại. Còn khách hàng cho biết đang thỏa thuận với hãng để nhận lại tiền.
Mới đây, trong buổi làm việc ngày 5/5 với Manulife Việt Nam, một số khách hàng đã được làm thủ tục hủy hợp đồng bảo hiểm nhân thọ "Tâm an đầu tư" đã tham gia tại Ngân hàng SCB. Song khách hàng phải ký giấy xác nhận kèm một số điều khoản mà công ty bảo hiểm đã soạn sẵn và 10 ngày sau sẽ được nhận lại tiền. Trong đó, khách hàng phải cam kết "không có bất kỳ khiếu nại, khiếu kiện nào với công ty, cũng không thực hiện bất kỳ hành động nào làm phương hại, ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của công ty" kể từ ngày nhận được đủ số tiền hoàn lại. Bên cạnh đó, khách hàng cũng phải cam kết không tiết lộ (dù trực tiếp hay gián tiếp) bất kỳ thông tin nào về nội dung trao đổi, các văn bản, thỏa thuận, email, tin nhắn, hình ảnh, ghi âm, ghi hình cuộc họp liên quan đến vụ việc giữa khách hàng và công ty cho bên bất kỳ thứ ba nào hoặc trên bất kỳ phương tiện truyền thông hoặc mạng xã hội. Manulife nói sẽ ký kết thỏa thuận Tối 8/5, phản hồi Zing, đại diện Manulife cho biết ngay sau dịp lễ vừa rồi, Manulife đã bắt đầu tổ chức các buổi gặp mặt trực tiếp với khách hàng đã nộp đơn khiếu nại theo thời hạn trước ngày 30/4. "Chúng tôi đã gặp gỡ được khoảng 20 khách hàng nhằm thảo luận các giải pháp cho khách hàng và bước đầu đạt được các kết quả khả quan", đại diện Manulife cho biết. Sau buổi đối thoại trực tiếp, đại diện này cho biết hai bên sẽ ký kết bản thỏa thuận giải quyết khiếu nại. "Chúng tôi đưa ra những hành động chưa từng có. Dĩ nhiên, đây là một quyết định không hề dễ dàng và vì thế công ty đã cần nhiều thời gian để cân nhắc", đại diện Manulife cho biết và nhấn mạnh hành động này sẽ giúp khách hàng và công ty tiếp tục đồng hành. Vụ việc liên quan Ngân hàng SCB đang được Cục Cảnh sát kinh tế (C03) Bộ Công an thụ lý. Ảnh: Phan Trang. Kết quả giải quyết khiếu nại sẽ được xác định dựa trên đánh giá của Manulife bao gồm các yếu tố như tính đầy đủ, hợp pháp của bộ hồ sơ hợp đồng bảo hiểm, kết quả phỏng vấn, đối chất với các tư vấn viên và nhân viên ngân hàng liên quan, các thông tin do khách hàng cung cấp trong đơn khiếu nại và trong quá trình trao đổi trực tiếp, cùng các bằng chứng hoặc các yếu tố có liên quan cần được cân nhắc. Trước đó, trong buổi họp cuối tháng 4, ông Sachin N. Shah, Chủ tịch HĐQT Manulife Việt Nam nhấn mạnh các sản phẩm bảo hiểm vốn được thiết kế để mang đến sự an tâm, an toàn về tài chính cho khách hàng. Do đó, khi khách hàng SCB sử dụng sản phẩm của Manulife và gặp căng thẳng, bất an suốt thời gian qua, hãng cảm thấy cần phải có sự thay đổi và hành xử phù hợp. Khách hàng cần đề xuất thời hạn trả tiền, phương thức thanh toán Trao đổi với Zing, một khách hàng tại Hà Nội đã làm việc với Manulife ngày 5/5 cho biết Manulife đang liên hệ để thỏa thuận với từng khách hàng. "Tôi đã đóng tổng 400 triệu đồng và công ty hứa sẽ trả đủ sau 10 ngày, tức 15/5. Khi đến làm việc, khách hàng chỉ cần mang hợp đồng, chứng minh nhân dân, số tài khoản ngân hàng còn lại các thông tin đã có sẵn trên hệ thống", người này cho biết. Theo ghi nhận, trong sáng 8/5, nhiều khách hàng tiếp tục có buổi làm việc với Manulife. Một số đến làm thủ tục, ký vào thỏa thuận giải quyết khiếu nại và đơn yêu cầu thanh toán quyền lợi hợp đồng bảo hiểm. Theo Luật sư Trương Minh Cát Nguyên - Giám đốc Công ty CP Dịch vụ tư vấn Pháp lý Bảo hiểm TILA, việc Manulife yêu cầu khách hàng ký một số điều khoản trong giấy xác nhận hủy hợp đồng và hoàn tiền là thỏa thuận dân sự. Việc doanh nghiệp này đưa ra thỏa thuận không vi phạm pháp luật. Theo vị luật sư, khi làm việc với Manulife khách hàng cần đề xuất thêm thời hạn trả tiền cụ thể, phương thức thanh toán và việc thực hiện các điều khoản chỉ có thể thực hiện khi khách hàng đã nhận đủ tiền. Ông cũng cho rằng hợp đồng cần điều kiện "giữ im lặng" nhưng vẫn được phép cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng. "Ngay cả khi không ký, khách hàng vẫn có quyền đưa hồ sơ ra phía cơ quan chức năng, chứng minh đây là hợp đồng vô hiệu và yêu cầu hoàn trả tiền. Còn nếu khách hàng ký kết, đây trở thành thỏa thuận song phương", ông Nguyên cho hay. Liên quan đến vấn đề này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM cũng cho biết từ cuối tháng 10/2022 đến nay, đơn vị này đã nhận các đơn thư của các cá nhân và tập thể phản ánh một số nội dung liên quan đến Manulife và Ngân hàng SCB trong việc liên kết bán sản phẩm bảo hiểm nhân thọ kết hợp đầu tư "Tâm an đầu tư". NHNN chi nhánh TP.HCM đã chuyển các đơn thư phản ánh đến các đơn vị liên quan để xử lý theo quy định. Trong thời gian tới sẽ đưa nội dung chấp hành các quy định về hoạt động đại lý bảo hiểm vào nội dung thanh tra theo kế hoạch thanh tra năm 2023. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Manulife đồng ý hoàn tiền nhưng khách hàng phải ký giấy 'im lặng'Để được hủy hợp đồng và hoàn lại tiền bảo hiểm, khách hàng phải ký cam kết giữ bí mật và không có bất kỳ hành động khiếu kiện hoặc làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của Manulife. 17:05 5/5/2023 Thêm hơn 100 người nộp đơn tới Công an TP.HCM tố cáo Manulife và SCBSáng 20/4, nhiều khách hàng đã tập trung tại Công an TP.HCM để nộp hơn 100 đơn tố cáo liên quan đến hợp đồng bảo hiểm nhân thọ Manulife phân phối qua Ngân hàng SCB. 12:28 20/4/2023
Manulife nói về thỏa thuận ký giấy 'im lặng' để được hoàn tiền Manulife cho biết đang làm việc với các khách hàng để giải quyết các khiếu nại. Còn khách hàng cho biết đang thỏa thuận với hãng để nhận lại tiền. Mới đây, trong buổi làm việc ngày 5/5 với Manulife Việt Nam, một số khách hàng đã được làm thủ tục hủy hợp đồng bảo hiểm nhân thọ "Tâm an đầu tư" đã tham gia tại Ngân hàng SCB. Song khách hàng phải ký giấy xác nhận kèm một số điều khoản mà công ty bảo hiểm đã soạn sẵn và 10 ngày sau sẽ được nhận lại tiền. Trong đó, khách hàng phải cam kết "không có bất kỳ khiếu nại, khiếu kiện nào với công ty, cũng không thực hiện bất kỳ hành động nào làm phương hại, ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của công ty" kể từ ngày nhận được đủ số tiền hoàn lại. Bên cạnh đó, khách hàng cũng phải cam kết không tiết lộ (dù trực tiếp hay gián tiếp) bất kỳ thông tin nào về nội dung trao đổi, các văn bản, thỏa thuận, email, tin nhắn, hình ảnh, ghi âm, ghi hình cuộc họp liên quan đến vụ việc giữa khách hàng và công ty cho bên bất kỳ thứ ba nào hoặc trên bất kỳ phương tiện truyền thông hoặc mạng xã hội. Manulife nói sẽ ký kết thỏa thuận Tối 8/5, phản hồi Zing, đại diện Manulife cho biết ngay sau dịp lễ vừa rồi, Manulife đã bắt đầu tổ chức các buổi gặp mặt trực tiếp với khách hàng đã nộp đơn khiếu nại theo thời hạn trước ngày 30/4. "Chúng tôi đã gặp gỡ được khoảng 20 khách hàng nhằm thảo luận các giải pháp cho khách hàng và bước đầu đạt được các kết quả khả quan", đại diện Manulife cho biết. Sau buổi đối thoại trực tiếp, đại diện này cho biết hai bên sẽ ký kết bản thỏa thuận giải quyết khiếu nại. "Chúng tôi đưa ra những hành động chưa từng có. Dĩ nhiên, đây là một quyết định không hề dễ dàng và vì thế công ty đã cần nhiều thời gian để cân nhắc", đại diện Manulife cho biết và nhấn mạnh hành động này sẽ giúp khách hàng và công ty tiếp tục đồng hành. Vụ việc liên quan Ngân hàng SCB đang được Cục Cảnh sát kinh tế (C03) Bộ Công an thụ lý. Ảnh: Phan Trang. Kết quả giải quyết khiếu nại sẽ được xác định dựa trên đánh giá của Manulife bao gồm các yếu tố như tính đầy đủ, hợp pháp của bộ hồ sơ hợp đồng bảo hiểm, kết quả phỏng vấn, đối chất với các tư vấn viên và nhân viên ngân hàng liên quan, các thông tin do khách hàng cung cấp trong đơn khiếu nại và trong quá trình trao đổi trực tiếp, cùng các bằng chứng hoặc các yếu tố có liên quan cần được cân nhắc. Trước đó, trong buổi họp cuối tháng 4, ông Sachin N. Shah, Chủ tịch HĐQT Manulife Việt Nam nhấn mạnh các sản phẩm bảo hiểm vốn được thiết kế để mang đến sự an tâm, an toàn về tài chính cho khách hàng. Do đó, khi khách hàng SCB sử dụng sản phẩm của Manulife và gặp căng thẳng, bất an suốt thời gian qua, hãng cảm thấy cần phải có sự thay đổi và hành xử phù hợp. Khách hàng cần đề xuất thời hạn trả tiền, phương thức thanh toán Trao đổi với Zing, một khách hàng tại Hà Nội đã làm việc với Manulife ngày 5/5 cho biết Manulife đang liên hệ để thỏa thuận với từng khách hàng. "Tôi đã đóng tổng 400 triệu đồng và công ty hứa sẽ trả đủ sau 10 ngày, tức 15/5. Khi đến làm việc, khách hàng chỉ cần mang hợp đồng, chứng minh nhân dân, số tài khoản ngân hàng còn lại các thông tin đã có sẵn trên hệ thống", người này cho biết. Theo ghi nhận, trong sáng 8/5, nhiều khách hàng tiếp tục có buổi làm việc với Manulife. Một số đến làm thủ tục, ký vào thỏa thuận giải quyết khiếu nại và đơn yêu cầu thanh toán quyền lợi hợp đồng bảo hiểm. Theo Luật sư Trương Minh Cát Nguyên - Giám đốc Công ty CP Dịch vụ tư vấn Pháp lý Bảo hiểm TILA, việc Manulife yêu cầu khách hàng ký một số điều khoản trong giấy xác nhận hủy hợp đồng và hoàn tiền là thỏa thuận dân sự. Việc doanh nghiệp này đưa ra thỏa thuận không vi phạm pháp luật. Theo vị luật sư, khi làm việc với Manulife khách hàng cần đề xuất thêm thời hạn trả tiền cụ thể, phương thức thanh toán và việc thực hiện các điều khoản chỉ có thể thực hiện khi khách hàng đã nhận đủ tiền. Ông cũng cho rằng hợp đồng cần điều kiện "giữ im lặng" nhưng vẫn được phép cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng. "Ngay cả khi không ký, khách hàng vẫn có quyền đưa hồ sơ ra phía cơ quan chức năng, chứng minh đây là hợp đồng vô hiệu và yêu cầu hoàn trả tiền. Còn nếu khách hàng ký kết, đây trở thành thỏa thuận song phương", ông Nguyên cho hay. Liên quan đến vấn đề này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM cũng cho biết từ cuối tháng 10/2022 đến nay, đơn vị này đã nhận các đơn thư của các cá nhân và tập thể phản ánh một số nội dung liên quan đến Manulife và Ngân hàng SCB trong việc liên kết bán sản phẩm bảo hiểm nhân thọ kết hợp đầu tư "Tâm an đầu tư". NHNN chi nhánh TP.HCM đã chuyển các đơn thư phản ánh đến các đơn vị liên quan để xử lý theo quy định. Trong thời gian tới sẽ đưa nội dung chấp hành các quy định về hoạt động đại lý bảo hiểm vào nội dung thanh tra theo kế hoạch thanh tra năm 2023. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Manulife đồng ý hoàn tiền nhưng khách hàng phải ký giấy 'im lặng'Để được hủy hợp đồng và hoàn lại tiền bảo hiểm, khách hàng phải ký cam kết giữ bí mật và không có bất kỳ hành động khiếu kiện hoặc làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của Manulife. 17:05 5/5/2023 Thêm hơn 100 người nộp đơn tới Công an TP.HCM tố cáo Manulife và SCBSáng 20/4, nhiều khách hàng đã tập trung tại Công an TP.HCM để nộp hơn 100 đơn tố cáo liên quan đến hợp đồng bảo hiểm nhân thọ Manulife phân phối qua Ngân hàng SCB. 12:28 20/4/2023
TPBank được chấp thuận tăng vốn lên hơn 22.000 tỷ đồng
Sau khi TPBank hoàn thành phát hành gần 620 triệu cổ phiếu trả cổ tức, vốn điều lệ của nhà băng này dự kiến tăng từ hơn 15.000 tỷ đồng lên hơn 22.000 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank; HoSE: TPB) vừa có thông báo đã nhận được công văn của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về việc chấp thuận cho nhà băng tăng vốn điều lệ thêm tối đa 6.199 tỷ đồng. Hình thức sẽ là phát hành cổ phiếu phổ thông để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu theo phương án đã được Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2023 của TPBank thông qua trước đó. Cụ thể, tại ĐHĐCĐ diễn ra ngày 26/4, nhà băng này đã đặt mục tiêu tăng vốn điều lệ từ 15.817 tỷ đồng lên 22.016 tỷ đồng thông qua chia cổ tức tỷ lệ 39,19% bằng cổ phiếu. TPBank sẽ phát hành gần 619,9 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông; thời gian phát hành dự kiến trong năm nay. Nguồn vốn lấy từ lợi nhuận để lại chưa phân phối lũy kế đến năm 2021 là hơn 1.536 tỷ đồng, thặng dư vốn cổ phần là 2.561 tỷ đồng và 2.102 tỷ đồng được lấy từ nguồn lợi nhuận để lại năm 2022. Sau khi hoàn thành việc phát hành cổ phiếu, vốn điều lệ của TPBank sẽ tăng từ 15.817 tỷ đồng lên 22.016 tỷ đồng. Trước đó, vào tháng 4, TPBank cũng đã chi gần 4.000 tỷ để trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông theo tỷ lệ 25% (cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu nhận 2.500 đồng). Năm 2023, nhà băng này đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 8.700 tỷ đồng, tăng 11% so với mức thực hiện năm 2022. Sau khi hoàn thành việc phát hành cổ phiếu, vốn điều lệ của TPBank sẽ tăng từ 15.817 tỷ đồng lên 22.016 tỷ đồng. Ảnh: Nam Khánh. Cũng liên quan tới hoạt động tăng vốn điều lệ của các ngân hàng, trong báo cáo gửi tới Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trước đó, NHNN cho biết đang phối hợp các bộ, ngành liên quan xem xét, trình cấp thẩm quyền phê duyệt phương án tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận sau thuế, sau trích lập các quỹ giai đoạn 2021-2023 cho các ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và từ nguồn ngân sách Nhà nước đối với Agribank. Ngày 25/4, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết về đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho ngân hàng này. Theo đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sẽ thừa ủy quyền Thủ tướng, thay mặt Chính phủ báo cáo Quốc hội về bổ sung vốn điều lệ cho Agribank giai đoạn 2021-2023 thêm 17.100 tỷ đồng. Đồng thời, NHNN cũng chỉ đạo Vietcombank, VietinBank và BIDV xây dựng phương án tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận sau thuế, sau trích lập các quỹ năm 2021 để trình Thủ tướng phê duyệt. Riêng với Vietcombank, NHNN đã trình Thủ tướng phương án đầu tư bổ sung vốn nhà nước thông qua chi trả cổ tức bằng cổ phần từ nguồn lợi nhuận còn lại năm 2019, 2020 sau khi chia cổ tức bằng tiền mặt. Đối với Agribank, NHNN đã trình Thủ tướng và dự thảo Tờ trình Quốc hội về phương án tăng vốn điều lệ của ngân hàng này. Theo số liệu của NHNN cho biết đến cuối tháng 1 năm nay, 4 ngân hàng thương mại nhà nước (Agribank, Vietcombank, VietinBank, BIDV) có vốn điều lệ đạt 180.400 tỷ đồng. Ngoài 4 ngân hàng quốc doanh, ở khối ngân hàng TMCP, việc tăng vốn điều lệ diễn ra sôi động. NHNN đã có văn bản chấp thuận tăng vốn điều lệ đối với 21 ngân hàng. Việc tăng vốn điều lệ của các ngân hàng này chủ yếu từ nguồn vốn chủ sở hữu (lợi nhuận để lại và các quỹ dự trữ). Như vậy, tổng cộng 25 ngân hàng đủ điều kiện tăng vốn điều lệ trong thời gian tới, với tổng vốn điều lệ tăng từ hơn 590.000 tỷ đồng lên đến hơn 743.000 tỷ đồng. Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế Mỹ sẽ 'mạnh tay' hơn với các ngân hàng có vấn đềVăn phòng Kiểm soát Tiền tệ của Mỹ sẽ xem xét hành động khắc phục mạnh tay hơn đối với các ngân hàng hoạt động yếu kém, bao gồm cả việc thoát kinh doanh và buộc rời khỏi ngành. 14:58 26/5/2023 OCB nhận khoản vay mới 100 triệu USD từ IFCNgân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa nhận khoản vay 100 triệu USD, tương đương gần 2.400 tỷ đồng, từ Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC). 08:00 26/5/2023
TPBank được chấp thuận tăng vốn lên hơn 22.000 tỷ đồng Sau khi TPBank hoàn thành phát hành gần 620 triệu cổ phiếu trả cổ tức, vốn điều lệ của nhà băng này dự kiến tăng từ hơn 15.000 tỷ đồng lên hơn 22.000 tỷ đồng. Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank; HoSE: TPB) vừa có thông báo đã nhận được công văn của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về việc chấp thuận cho nhà băng tăng vốn điều lệ thêm tối đa 6.199 tỷ đồng. Hình thức sẽ là phát hành cổ phiếu phổ thông để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu theo phương án đã được Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2023 của TPBank thông qua trước đó. Cụ thể, tại ĐHĐCĐ diễn ra ngày 26/4, nhà băng này đã đặt mục tiêu tăng vốn điều lệ từ 15.817 tỷ đồng lên 22.016 tỷ đồng thông qua chia cổ tức tỷ lệ 39,19% bằng cổ phiếu. TPBank sẽ phát hành gần 619,9 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông; thời gian phát hành dự kiến trong năm nay. Nguồn vốn lấy từ lợi nhuận để lại chưa phân phối lũy kế đến năm 2021 là hơn 1.536 tỷ đồng, thặng dư vốn cổ phần là 2.561 tỷ đồng và 2.102 tỷ đồng được lấy từ nguồn lợi nhuận để lại năm 2022. Sau khi hoàn thành việc phát hành cổ phiếu, vốn điều lệ của TPBank sẽ tăng từ 15.817 tỷ đồng lên 22.016 tỷ đồng. Trước đó, vào tháng 4, TPBank cũng đã chi gần 4.000 tỷ để trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông theo tỷ lệ 25% (cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu nhận 2.500 đồng). Năm 2023, nhà băng này đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 8.700 tỷ đồng, tăng 11% so với mức thực hiện năm 2022. Sau khi hoàn thành việc phát hành cổ phiếu, vốn điều lệ của TPBank sẽ tăng từ 15.817 tỷ đồng lên 22.016 tỷ đồng. Ảnh: Nam Khánh. Cũng liên quan tới hoạt động tăng vốn điều lệ của các ngân hàng, trong báo cáo gửi tới Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trước đó, NHNN cho biết đang phối hợp các bộ, ngành liên quan xem xét, trình cấp thẩm quyền phê duyệt phương án tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận sau thuế, sau trích lập các quỹ giai đoạn 2021-2023 cho các ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và từ nguồn ngân sách Nhà nước đối với Agribank. Ngày 25/4, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết về đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho ngân hàng này. Theo đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sẽ thừa ủy quyền Thủ tướng, thay mặt Chính phủ báo cáo Quốc hội về bổ sung vốn điều lệ cho Agribank giai đoạn 2021-2023 thêm 17.100 tỷ đồng. Đồng thời, NHNN cũng chỉ đạo Vietcombank, VietinBank và BIDV xây dựng phương án tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận sau thuế, sau trích lập các quỹ năm 2021 để trình Thủ tướng phê duyệt. Riêng với Vietcombank, NHNN đã trình Thủ tướng phương án đầu tư bổ sung vốn nhà nước thông qua chi trả cổ tức bằng cổ phần từ nguồn lợi nhuận còn lại năm 2019, 2020 sau khi chia cổ tức bằng tiền mặt. Đối với Agribank, NHNN đã trình Thủ tướng và dự thảo Tờ trình Quốc hội về phương án tăng vốn điều lệ của ngân hàng này. Theo số liệu của NHNN cho biết đến cuối tháng 1 năm nay, 4 ngân hàng thương mại nhà nước (Agribank, Vietcombank, VietinBank, BIDV) có vốn điều lệ đạt 180.400 tỷ đồng. Ngoài 4 ngân hàng quốc doanh, ở khối ngân hàng TMCP, việc tăng vốn điều lệ diễn ra sôi động. NHNN đã có văn bản chấp thuận tăng vốn điều lệ đối với 21 ngân hàng. Việc tăng vốn điều lệ của các ngân hàng này chủ yếu từ nguồn vốn chủ sở hữu (lợi nhuận để lại và các quỹ dự trữ). Như vậy, tổng cộng 25 ngân hàng đủ điều kiện tăng vốn điều lệ trong thời gian tới, với tổng vốn điều lệ tăng từ hơn 590.000 tỷ đồng lên đến hơn 743.000 tỷ đồng. Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế Mỹ sẽ 'mạnh tay' hơn với các ngân hàng có vấn đềVăn phòng Kiểm soát Tiền tệ của Mỹ sẽ xem xét hành động khắc phục mạnh tay hơn đối với các ngân hàng hoạt động yếu kém, bao gồm cả việc thoát kinh doanh và buộc rời khỏi ngành. 14:58 26/5/2023 OCB nhận khoản vay mới 100 triệu USD từ IFCNgân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa nhận khoản vay 100 triệu USD, tương đương gần 2.400 tỷ đồng, từ Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC). 08:00 26/5/2023
Giá vàng diễn biến trái chiều phiên đầu tuần
Các doanh nghiệp vàng đang điều chỉnh tăng giảm trái chiều đối với mặt hàng vàng miếng SJC trong phiên giao dịch sáng đầu tuần (15/1).
Giá vàng diễn biến trái chiều ngay trong phiên đầu tuần mới (15/1). Ảnh: Chí Hùng. Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch sáng nay, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) điều chỉnh tăng giá vàng miếng 200.000 đồng ở chiều mua vào và giảm 300.000 đồng ở chiều bán ra. Hiện doanh nghiệp giao dịch mặt hàng này tại mức 74,2 - 76,7 triệu đồng/lượng (mua - bán). So với giá kết phiên cuối tuần trước, vàng miếng SJC tại đây đã giảm 700.000 đồng cả hai chiều. Trong tuần trước, SJC đã có đợt điều chỉnh tăng 4 phiên liên tiếp đối với mặt hàng vàng miếng. Vì thế, giá vàng miếng SJC hôm nay so với giá giao dịch cùng giờ vào đầu tuần trước đã tăng tới 2,7 triệu đồng ở chiều mua vào và 2,2 triệu đồng ở chiều bán ra. Tuy nhiên, SJC vẫn giữ chênh lệch giá chiều mua và bán ở mức cao, do vậy dù tăng giá mạnh thì người mua vàng miếng SJC vào đầu tuần trước và bán ra vào đầu tuần này vẫn đang phải chịu khoản lỗ 300.000 đồng/lượng. Tương tự SJC, các doanh nghiệp vàng khác trong sáng nay cũng điều chỉnh trái chiều giá mua và bán của mặt hàng vàng miếng SJC. Trong đó, Tập đoàn DOJI tăng 300.000 đồng ở chiều mua vào và giảm 200.000 đồng ở chiều bán ra, hiện niêm yết giá vàng miếng SJC ở mức 74,25 - 76,75 triệu đồng/lượng. Tập đoàn Phú Quý tăng 400.000 đồng ở chiều mua nhưng lại giảm 50.000 đồng ở chiều bán, hiện giao dịch vàng miếng SJC ở mức 74,35 - 76,8 triệu đồng/lượng. Bảo Tín Minh Châu thì tăng 350.000 đồng ở chiều mua vào và giảm 100.000 đồng ở chiều bán ra, giao dịch ở mức 74,35 - 76,75 triệu đồng/lượng. Chỉ riêng Công ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) cùng điều chỉnh giảm cả hai chiều, trong đó mua vào giảm 100.000 đồng và bán ra giảm 600.000 đồng để giao dịch tại mức 74,4 - 76,9 triệu đồng/lượng. Ngược lại, Mi Hồng điều chỉnh tăng cả hai chiều mua và bán thêm lần lượt 400.000 đồng và 300.000 đồng, hiện giao dịch vàng miếng SJC ở mức 75 - 76,3 triệu đồng/lượng. Với mặt hàng vàng nhẫn, các doanh nghiệp vàng chủ yếu điều chỉnh tăng, chỉ riêng Phú Quý là điều chỉnh giảm. Cụ thể, với SJC, doanh nghiệp điều chỉnh tăng mặt hàng vàng nhẫn 9999 loại 1-5 chỉ thêm 250.000-300.000 đồng mua và bán, hiện giao dịch ở 62,65 - 63,8 triệu đồng/lượng. Nhẫn 24K chế tác của PNJ cùng tăng 300.000 đồng, hiện giao dịch quanh mức 62,7 - 63,7 triệu đồng/lượng. Nhẫn tròn 9999 Hưng Thịnh Vượng của DOJI được điều chỉnh tăng 250.000 đồng ở chiều mua vào và 100.000 đồng ở chiều bán ra, hiện giao dịch tại 63,15 - 64,15 triệu đồng/lượng. Bảo Tín Minh Châu cùng tăng 170.000 đồng, giao dịch vàng nhẫn tròn trơn ở mức 63,64 - 64,74 triệu đồng/lượng. Ở chiều ngược lại, Phú Quý điều chỉnh giảm vàng nhẫn 24K chiều mua vào là 400.000 đồng và chiều bán ra là 150.000 đồng, hiện giao dịch ở vùng giá 62,8 - 64,2 triệu đồng/lượng. Giá vàng trong nước tăng - giảm trái chiều diễn ra trong bối cảnh giá vàng thế giới đi ngang ở vùng giá cao, hiện giao dịch tại 2.053 USD/ounce. Hiện quy đổi ra tiền Việt (chưa bao gồm thuế, phí), giá vàng thế giới vào khoảng 61,04 triệu đồng/lượng. Kim loại quý đang được hưởng lợi do căng thẳng địa chính trị tiếp tục leo thang, khiến nhà đầu tư cần tìm nơi trú ẩn an toàn cho tài sản của mình. Ở mức giá này, nhiều chuyên gia dự báo giá vàng thế giới vẫn tiếp tục diễn biến thuận lợi trong thời gian tới. Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân. VN-Index có thể leo lên mốc 1.200 điểm trong tuần nàyCác công ty chứng khoán cho rằng cổ phiếu ngân hàng vẫn đang tạo tác động tốt đến chỉ số và là điểm tựa giúp rổ VN30 tăng điểm. 1 giờ trước Việt Nam thành 'miền đất hứa' với nhà đầu tư bệnh viện, phòng khámChi tiêu cho y tế, sức khỏe của người dân gia tăng, tầng lớp trung lưu ngày càng nhiều đã và đang tạo dư địa lớn thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. 5 giờ trước Chuyên gia: Mặt bằng lãi suất có thể tăng trở lại năm nayTheo các chuyên gia tài chính, sau năm 2023 giảm lãi suất liên tục. Trong năm 2024, lãi suất huy động và cho vay có thể tăng trở lại. 17 giờ trước
Giá vàng diễn biến trái chiều phiên đầu tuần Các doanh nghiệp vàng đang điều chỉnh tăng giảm trái chiều đối với mặt hàng vàng miếng SJC trong phiên giao dịch sáng đầu tuần (15/1). Giá vàng diễn biến trái chiều ngay trong phiên đầu tuần mới (15/1). Ảnh: Chí Hùng. Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch sáng nay, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) điều chỉnh tăng giá vàng miếng 200.000 đồng ở chiều mua vào và giảm 300.000 đồng ở chiều bán ra. Hiện doanh nghiệp giao dịch mặt hàng này tại mức 74,2 - 76,7 triệu đồng/lượng (mua - bán). So với giá kết phiên cuối tuần trước, vàng miếng SJC tại đây đã giảm 700.000 đồng cả hai chiều. Trong tuần trước, SJC đã có đợt điều chỉnh tăng 4 phiên liên tiếp đối với mặt hàng vàng miếng. Vì thế, giá vàng miếng SJC hôm nay so với giá giao dịch cùng giờ vào đầu tuần trước đã tăng tới 2,7 triệu đồng ở chiều mua vào và 2,2 triệu đồng ở chiều bán ra. Tuy nhiên, SJC vẫn giữ chênh lệch giá chiều mua và bán ở mức cao, do vậy dù tăng giá mạnh thì người mua vàng miếng SJC vào đầu tuần trước và bán ra vào đầu tuần này vẫn đang phải chịu khoản lỗ 300.000 đồng/lượng. Tương tự SJC, các doanh nghiệp vàng khác trong sáng nay cũng điều chỉnh trái chiều giá mua và bán của mặt hàng vàng miếng SJC. Trong đó, Tập đoàn DOJI tăng 300.000 đồng ở chiều mua vào và giảm 200.000 đồng ở chiều bán ra, hiện niêm yết giá vàng miếng SJC ở mức 74,25 - 76,75 triệu đồng/lượng. Tập đoàn Phú Quý tăng 400.000 đồng ở chiều mua nhưng lại giảm 50.000 đồng ở chiều bán, hiện giao dịch vàng miếng SJC ở mức 74,35 - 76,8 triệu đồng/lượng. Bảo Tín Minh Châu thì tăng 350.000 đồng ở chiều mua vào và giảm 100.000 đồng ở chiều bán ra, giao dịch ở mức 74,35 - 76,75 triệu đồng/lượng. Chỉ riêng Công ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) cùng điều chỉnh giảm cả hai chiều, trong đó mua vào giảm 100.000 đồng và bán ra giảm 600.000 đồng để giao dịch tại mức 74,4 - 76,9 triệu đồng/lượng. Ngược lại, Mi Hồng điều chỉnh tăng cả hai chiều mua và bán thêm lần lượt 400.000 đồng và 300.000 đồng, hiện giao dịch vàng miếng SJC ở mức 75 - 76,3 triệu đồng/lượng. Với mặt hàng vàng nhẫn, các doanh nghiệp vàng chủ yếu điều chỉnh tăng, chỉ riêng Phú Quý là điều chỉnh giảm. Cụ thể, với SJC, doanh nghiệp điều chỉnh tăng mặt hàng vàng nhẫn 9999 loại 1-5 chỉ thêm 250.000-300.000 đồng mua và bán, hiện giao dịch ở 62,65 - 63,8 triệu đồng/lượng. Nhẫn 24K chế tác của PNJ cùng tăng 300.000 đồng, hiện giao dịch quanh mức 62,7 - 63,7 triệu đồng/lượng. Nhẫn tròn 9999 Hưng Thịnh Vượng của DOJI được điều chỉnh tăng 250.000 đồng ở chiều mua vào và 100.000 đồng ở chiều bán ra, hiện giao dịch tại 63,15 - 64,15 triệu đồng/lượng. Bảo Tín Minh Châu cùng tăng 170.000 đồng, giao dịch vàng nhẫn tròn trơn ở mức 63,64 - 64,74 triệu đồng/lượng. Ở chiều ngược lại, Phú Quý điều chỉnh giảm vàng nhẫn 24K chiều mua vào là 400.000 đồng và chiều bán ra là 150.000 đồng, hiện giao dịch ở vùng giá 62,8 - 64,2 triệu đồng/lượng. Giá vàng trong nước tăng - giảm trái chiều diễn ra trong bối cảnh giá vàng thế giới đi ngang ở vùng giá cao, hiện giao dịch tại 2.053 USD/ounce. Hiện quy đổi ra tiền Việt (chưa bao gồm thuế, phí), giá vàng thế giới vào khoảng 61,04 triệu đồng/lượng. Kim loại quý đang được hưởng lợi do căng thẳng địa chính trị tiếp tục leo thang, khiến nhà đầu tư cần tìm nơi trú ẩn an toàn cho tài sản của mình. Ở mức giá này, nhiều chuyên gia dự báo giá vàng thế giới vẫn tiếp tục diễn biến thuận lợi trong thời gian tới. Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân. VN-Index có thể leo lên mốc 1.200 điểm trong tuần nàyCác công ty chứng khoán cho rằng cổ phiếu ngân hàng vẫn đang tạo tác động tốt đến chỉ số và là điểm tựa giúp rổ VN30 tăng điểm. 1 giờ trước Việt Nam thành 'miền đất hứa' với nhà đầu tư bệnh viện, phòng khámChi tiêu cho y tế, sức khỏe của người dân gia tăng, tầng lớp trung lưu ngày càng nhiều đã và đang tạo dư địa lớn thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. 5 giờ trước Chuyên gia: Mặt bằng lãi suất có thể tăng trở lại năm nayTheo các chuyên gia tài chính, sau năm 2023 giảm lãi suất liên tục. Trong năm 2024, lãi suất huy động và cho vay có thể tăng trở lại. 17 giờ trước
Thủ tướng: Cấm cho doanh nghiệp sân sau vay lãi suất ưu đãi
Thủ tướng Phạm Minh Chính nghiêm cấm việc cấp tín dụng cho ban lãnh đạo, ban điều hành, các doanh nghiệp sân sau… với lãi suất ưu đãi trong khi người dân lại khó tiếp cận vốn.
Trước đó, Thủ tướng đã chỉ đạo yêu cầu chấm dứt việc cho vay tập trung vào các tập đoàn sân sau. Ảnh: Nam Khánh. Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành công điện về tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả điều hành tăng trưởng tín dụng phục vụ tăng trưởng kinh tế. Theo đó, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tập trung điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, khả thi, đúng quy định, sát tình hình. "Tuyệt đối không và dứt khoát không để phát sinh cơ chế xin - cho, lợi ích nhóm, tiêu cực, tham nhũng... trong việc tăng trưởng tín dụng, bảo đảm cung cấp đủ vốn tín dụng lành mạnh, có trọng tâm, trọng điểm", Thủ tướng yêu cầu. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước được yêu cầu chỉ đạo đẩy mạnh tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và giám sát chặt chẽ việc sử dụng hạn mức tăng trưởng tín dụng được giao của các tổ chức tín dụng. Bảo đảm dòng vốn tín dụng tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên, quan trọng, các động lực tăng trưởng của nền kinh tế (tiêu dùng, xuất khẩu, đầu tư). Trong đó, nghiêm cấm việc cấp tín dụng không đúng quy định pháp luật, không đúng đối tượng, việc cấp tín dụng cho ban lãnh đạo, ban điều hành và người có liên quan của các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái, doanh nghiệp sân sau... với lãi suất ưu đãi trong khi người dân, doanh nghiệp có nhu cầu chính đáng, hợp pháp lại gặp khó khăn trong tiếp cận vốn tín dụng. Thủ tướng cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan xử lý nghiêm theo quy định việc tư vấn, giới thiệu khách hàng đầu tư, mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành, việc tư vấn, bán bảo hiểm tại các tổ chức tín dụng không đúng quy định, gây thiệt hại tài sản cho khách hàng. Thanh tra Chính phủ phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện nhiệm vụ về thanh tra việc điều hành tăng trưởng tín dụng. Đến hết tháng 11, dư nợ tín dụng mới tăng chưa đến 9%, trong khi cùng kỳ tăng 12% và chỉ tiêu cho cả năm 2023 là khoảng 14%. Dư địa còn lại của toàn hệ thống để mở rộng tăng trưởng tín dụng là rất lớn, còn trên 700.000 tỷ đồng cấp cho nền kinh tế. Kết quả thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi chưa đạt như kỳ vọng, nhất là gói 120.000 tỷ đồng xây dựng nhà ở xã hội. Nợ xấu có xu hướng gia tăng và tiềm ẩn rủi ro an toàn hệ thống... Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Gần 86.000 tỷ chảy ra thị trường qua kênh tín dụng chỉ trong 13 ngàyTính đến ngày 13/12, tín dụng toàn nền kinh tế đã tăng 9,87% so với cuối năm 2022, nhưng vẫn thấp hơn so với định hướng điều hành của Ngân hàng Nhà nước. 13:15 20/12/2023 Ngân hàng 'bơm' hơn 112.000 tỷ đồng vào nền kinh tế chỉ trong một tuầnVốn tín dụng mà các ngân hàng có thể cho vay thêm trong tháng 12 vẫn còn 638.000 tỷ đồng. 17:52 7/12/2023 Đại gia Thái Lan thâu tóm thêm một công ty bao bì Việt NamCông ty thành viên của SCG Group (Thái Lan) đã mua lại 70% vốn tại Starprint Việt Nam - một doanh nghiệp bao bì lớn ở Đồng Nai. 10:25 23/12/2023
Thủ tướng: Cấm cho doanh nghiệp sân sau vay lãi suất ưu đãi Thủ tướng Phạm Minh Chính nghiêm cấm việc cấp tín dụng cho ban lãnh đạo, ban điều hành, các doanh nghiệp sân sau… với lãi suất ưu đãi trong khi người dân lại khó tiếp cận vốn. Trước đó, Thủ tướng đã chỉ đạo yêu cầu chấm dứt việc cho vay tập trung vào các tập đoàn sân sau. Ảnh: Nam Khánh. Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành công điện về tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả điều hành tăng trưởng tín dụng phục vụ tăng trưởng kinh tế. Theo đó, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tập trung điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, khả thi, đúng quy định, sát tình hình. "Tuyệt đối không và dứt khoát không để phát sinh cơ chế xin - cho, lợi ích nhóm, tiêu cực, tham nhũng... trong việc tăng trưởng tín dụng, bảo đảm cung cấp đủ vốn tín dụng lành mạnh, có trọng tâm, trọng điểm", Thủ tướng yêu cầu. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước được yêu cầu chỉ đạo đẩy mạnh tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và giám sát chặt chẽ việc sử dụng hạn mức tăng trưởng tín dụng được giao của các tổ chức tín dụng. Bảo đảm dòng vốn tín dụng tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên, quan trọng, các động lực tăng trưởng của nền kinh tế (tiêu dùng, xuất khẩu, đầu tư). Trong đó, nghiêm cấm việc cấp tín dụng không đúng quy định pháp luật, không đúng đối tượng, việc cấp tín dụng cho ban lãnh đạo, ban điều hành và người có liên quan của các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái, doanh nghiệp sân sau... với lãi suất ưu đãi trong khi người dân, doanh nghiệp có nhu cầu chính đáng, hợp pháp lại gặp khó khăn trong tiếp cận vốn tín dụng. Thủ tướng cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan xử lý nghiêm theo quy định việc tư vấn, giới thiệu khách hàng đầu tư, mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành, việc tư vấn, bán bảo hiểm tại các tổ chức tín dụng không đúng quy định, gây thiệt hại tài sản cho khách hàng. Thanh tra Chính phủ phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện nhiệm vụ về thanh tra việc điều hành tăng trưởng tín dụng. Đến hết tháng 11, dư nợ tín dụng mới tăng chưa đến 9%, trong khi cùng kỳ tăng 12% và chỉ tiêu cho cả năm 2023 là khoảng 14%. Dư địa còn lại của toàn hệ thống để mở rộng tăng trưởng tín dụng là rất lớn, còn trên 700.000 tỷ đồng cấp cho nền kinh tế. Kết quả thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi chưa đạt như kỳ vọng, nhất là gói 120.000 tỷ đồng xây dựng nhà ở xã hội. Nợ xấu có xu hướng gia tăng và tiềm ẩn rủi ro an toàn hệ thống... Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Gần 86.000 tỷ chảy ra thị trường qua kênh tín dụng chỉ trong 13 ngàyTính đến ngày 13/12, tín dụng toàn nền kinh tế đã tăng 9,87% so với cuối năm 2022, nhưng vẫn thấp hơn so với định hướng điều hành của Ngân hàng Nhà nước. 13:15 20/12/2023 Ngân hàng 'bơm' hơn 112.000 tỷ đồng vào nền kinh tế chỉ trong một tuầnVốn tín dụng mà các ngân hàng có thể cho vay thêm trong tháng 12 vẫn còn 638.000 tỷ đồng. 17:52 7/12/2023 Đại gia Thái Lan thâu tóm thêm một công ty bao bì Việt NamCông ty thành viên của SCG Group (Thái Lan) đã mua lại 70% vốn tại Starprint Việt Nam - một doanh nghiệp bao bì lớn ở Đồng Nai. 10:25 23/12/2023
'Gà đẻ trứng vàng' Skypec của Vietnam Airlines kinh doanh ra sao?
Trong năm 2022, Skypec thu trung bình 90 tỷ đồng/ngày và lãi trước thuế hơn 281 tỷ đồng trong cả năm.
Skypec có vốn điều lệ 800 tỷ đồng, do Vietnam Airlines sở hữu 100%. Ảnh: Skypec. Theo báo cáo thường niên 2022 của Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines (HoSE: HVN), Vietnam Airlines cho biết diễn biến khó lường về tỷ giá tăng cao trong những tháng cuối năm 2022 đã làm tăng chi phí tài chính cũng như rủi ro về tỷ giá làm ảnh hưởng lớn tới kết quả sản xuất kinh doanh của Skypec. Dù vậy, công ty vận tải nhiên liệu hàng không này vẫn đạt tổng sản lượng 1,25 triệu tấn nhiên liệu, gấp đôi năm 2021. Kết quả này giúp Skypec ghi nhận tổng doanh thu gần 33.000 tỷ đồng, tương đương với mức thu bình quân hơn 90 tỷ đồng/ngày. Mức doanh thu này cũng vượt đỉnh 2 năm trước dịch 2018-2019. Lợi nhuận sau thuế của Skypec cùng năm đạt trên 281 tỷ đồng, cũng là mức kỷ lục kể từ sau năm 2019. KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA SKYPEC GẦN ĐÂY Nguồn: BCDN. Nhãn 2017 2018 2019 2020 2021 2022 Doanh thu 20700 29190 29400 11200 9822 32940 Lãi trước thuế 321 392 653 31 101 281 Hồi tháng 6, Thường trực Chính phủ đã yêu cầu Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo Vietnam Airlines và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) xử lý phương án chuyển nhượng Skypec từ Vietnam Airlines về PVN. Đây là nhiệm vụ được Thủ tướng giao cho 2 tập đoàn này vào tháng 9/2022. Trong khi đó, đầu năm nay, Vietnam Airlines thông báo mời các đơn vị tư vấn lập, triển khai phương án chuyển nhượng vốn của hãng tại Skypec. Động thái này là một trong các nỗ lực của hãng để phần nào khắc phục những khó khăn tài chính. Hiện Vietnam Airlines vẫn chưa ra đưa kết quả hoạt động thoái vốn tại Skypec Skypec có vốn điều lệ 800 tỷ đồng, do Vietnam Airlines sở hữu toàn bộ. Với sức chứa hơn 220.000 m3, Skypec sở hữu hệ thống kho cảng đầu nguồn tại các cảng biển lớn và kho sân bay tại 18 sân bay dân dụng trên toàn quốc. Trước năm 2019, Skypec là một trong những "con gà đẻ trứng vàng" của Vietnam Airlines với hoạt động kinh doanh hiệu quả, thu lãi hàng trăm tỷ đồng/năm. Theo báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022, Vietnam Airlines lỗ 11.223 tỷ đồng sau thuế. Dù cải thiện và giảm lỗ hơn 2.000 tỷ đồng so với năm 2021, số lỗ kể trên vẫn khiến Vietnam Airlines nâng tổng lỗ lũy kế lên hơn 35.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 11.055 tỷ đồng. Vietnam Airlines cũng đang đối mặt nguy cơ bị hủy niêm yết bắt buộc cổ phiếu do lỗ 3 năm liên tiếp trên báo cáo tài chính kiểm toán. Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Znews tại Tủ sách kinh tế
'Gà đẻ trứng vàng' Skypec của Vietnam Airlines kinh doanh ra sao? Trong năm 2022, Skypec thu trung bình 90 tỷ đồng/ngày và lãi trước thuế hơn 281 tỷ đồng trong cả năm. Skypec có vốn điều lệ 800 tỷ đồng, do Vietnam Airlines sở hữu 100%. Ảnh: Skypec. Theo báo cáo thường niên 2022 của Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines (HoSE: HVN), Vietnam Airlines cho biết diễn biến khó lường về tỷ giá tăng cao trong những tháng cuối năm 2022 đã làm tăng chi phí tài chính cũng như rủi ro về tỷ giá làm ảnh hưởng lớn tới kết quả sản xuất kinh doanh của Skypec. Dù vậy, công ty vận tải nhiên liệu hàng không này vẫn đạt tổng sản lượng 1,25 triệu tấn nhiên liệu, gấp đôi năm 2021. Kết quả này giúp Skypec ghi nhận tổng doanh thu gần 33.000 tỷ đồng, tương đương với mức thu bình quân hơn 90 tỷ đồng/ngày. Mức doanh thu này cũng vượt đỉnh 2 năm trước dịch 2018-2019. Lợi nhuận sau thuế của Skypec cùng năm đạt trên 281 tỷ đồng, cũng là mức kỷ lục kể từ sau năm 2019. KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA SKYPEC GẦN ĐÂY Nguồn: BCDN. Nhãn 2017 2018 2019 2020 2021 2022 Doanh thu 20700 29190 29400 11200 9822 32940 Lãi trước thuế 321 392 653 31 101 281 Hồi tháng 6, Thường trực Chính phủ đã yêu cầu Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo Vietnam Airlines và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) xử lý phương án chuyển nhượng Skypec từ Vietnam Airlines về PVN. Đây là nhiệm vụ được Thủ tướng giao cho 2 tập đoàn này vào tháng 9/2022. Trong khi đó, đầu năm nay, Vietnam Airlines thông báo mời các đơn vị tư vấn lập, triển khai phương án chuyển nhượng vốn của hãng tại Skypec. Động thái này là một trong các nỗ lực của hãng để phần nào khắc phục những khó khăn tài chính. Hiện Vietnam Airlines vẫn chưa ra đưa kết quả hoạt động thoái vốn tại Skypec Skypec có vốn điều lệ 800 tỷ đồng, do Vietnam Airlines sở hữu toàn bộ. Với sức chứa hơn 220.000 m3, Skypec sở hữu hệ thống kho cảng đầu nguồn tại các cảng biển lớn và kho sân bay tại 18 sân bay dân dụng trên toàn quốc. Trước năm 2019, Skypec là một trong những "con gà đẻ trứng vàng" của Vietnam Airlines với hoạt động kinh doanh hiệu quả, thu lãi hàng trăm tỷ đồng/năm. Theo báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022, Vietnam Airlines lỗ 11.223 tỷ đồng sau thuế. Dù cải thiện và giảm lỗ hơn 2.000 tỷ đồng so với năm 2021, số lỗ kể trên vẫn khiến Vietnam Airlines nâng tổng lỗ lũy kế lên hơn 35.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 11.055 tỷ đồng. Vietnam Airlines cũng đang đối mặt nguy cơ bị hủy niêm yết bắt buộc cổ phiếu do lỗ 3 năm liên tiếp trên báo cáo tài chính kiểm toán. Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Znews tại Tủ sách kinh tế
Cổ phiếu HAGL giảm kịch sàn, dư bán hơn 12 triệu đơn vị
Cổ phiếu HAG của CTCP Hoàng Anh Gia Lai bị bán tháo "trắng bên mua" ngay trong buổi sáng. Toàn bộ giao dịch đều diễn ra theo hình thức khớp lệnh.
Kết thúc phiên giao dịch sáng 19/12, cổ phiếu HAG của CTCP Hoàng Anh Gia Lai bất ngờ bị bán tháo dữ dội, giảm kịch biên độ với lượng chất sàn hơn 12,08 triệu đơn vị. Thị giá HAG bị đẩy lùi về mốc 12.400 đồng/cổ phiếu, qua đó thu hẹp vốn hóa xuống 11.500 tỷ đồng. Chỉ trong buổi sáng, HAG đã ghi nhận 21,4 triệu cổ phiếu khớp lệnh với tổng giá trị lên đến 268 tỷ đồng. Tất cả lượng cổ phiếu này đều được giao dịch theo hình thức khớp lệnh. Dù đã quay đầu giảm sàn, so với đầu năm thị giá HAG hiện vẫn cao hơn 35%. Trong phiên 13/12, cổ phiếu đại diện cho doanh nghiệp của bầu Đức từng đóng cửa ở mốc 13.550 đồng/đơn vị, cao nhất trong vòng 15 tháng qua. Cổ phiếu HAG bị chất bán sàn hơn 12 triệu đơn vị. Ảnh: DNSE. Động thái bán tháo cổ phiếu HAG diễn ra tương đối bất ngờ trong bối cảnh doanh nghiệp này vừa công bố hàng loạt thông tin tích cực. Cụ thể, tại hội nghị gặp gỡ nhà đầu tư diễn ra chiều 15/2, Chủ tịch HĐQT Đoàn Nguyên Đức ước tính tổng lợi nhuận năm nay có thể đạt tối thiểu 2.150 tỷ đồng nhờ những khoản lợi nhuận đột biến trong quý cuối năm. Đầu năm nay, doanh nghiệp của bầu Đức cũng đặt mục tiêu doanh thu đạt 5.120 tỷ đồng và lãi sau thuế 1.130 tỷ. Nếu lợi nhuận thực hiện năm nay như ước tính nói trên, HAGL sẽ vượt chỉ tiêu lợi nhuận 2 lần và ghi nhận năm kinh doanh lãi đậm nhất trong hơn một thập kỷ qua. Cũng trong sự kiện này, chủ tịch HAGL tỏ ra tự tin đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ 1.300 tỷ đồng sắp tới sẽ thành công, một phần nhờ giá phát hành chỉ 10.000 đồng/cổ phiếu, thấp hơn thị giá hiện tại 23%. Bên cạnh đó, kế hoạch cũng ghi nhận 3 nhà đầu tư dự kiến tham gia gồm Thaigroup, Chứng khoán LPBank và nhà đầu tư chuyên nghiệp Nguyễn Đức Tùng Quân (Quyền tổng giám đốc Chứng khoán LPBank). Trước nghi ngại giá HAG bị tác động khi liên tục tăng mạnh từ đầu tháng 12 tới nay, bầu Đức khẳng định: “Giá cổ phiếu do thị trường quyết định, nói HAGL có đội lái này lái kia nhưng không có đội nào lái nổi vì thanh khoản quá lớn. Bản thân tôi không quyết định được giá bao nhiêu, chỉ có thể quyết định làm điều gì tốt nhất cho công ty”. Lý do cổ đông HAGL lo ngại doanh nghiệp của bầu Đức bị thâu tómNhóm nhà đầu tư tham gia đợt phát hành cổ phiếu riêng lẻ huy động 1.300 tỷ đồng của HAGL đều có liên quan đến ông Nguyễn Đức Thụy (tức bầu Thụy), Chủ tịch HĐQT LPBank. 15:48 17/12/2023 Bầu Đức chuẩn bị bán bệnh viện Hoàng Anh Gia Lai để trả nợMột trong những thông tin được ông chủ Hoàng Anh Gia Lai chia sẻ tại cuộc gặp gỡ nhà đầu tư chiều nay là việc bán bệnh viện Hoàng Anh Gia Lai tại TP Pleiku để trả nợ. 18:30 15/12/2023 Doanh nghiệp phải lùi lịch trả cổ tức do thiếu tiền cuối nămTập đoàn ECI phải lùi lịch trả cổ tức là do các khách hàng/đối tác gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ, khiến công ty chưa thể sắp xếp đủ nguồn tiền chi trả cổ đông. 06:00 17/12/2023 Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Cổ phiếu HAGL giảm kịch sàn, dư bán hơn 12 triệu đơn vị Cổ phiếu HAG của CTCP Hoàng Anh Gia Lai bị bán tháo "trắng bên mua" ngay trong buổi sáng. Toàn bộ giao dịch đều diễn ra theo hình thức khớp lệnh. Kết thúc phiên giao dịch sáng 19/12, cổ phiếu HAG của CTCP Hoàng Anh Gia Lai bất ngờ bị bán tháo dữ dội, giảm kịch biên độ với lượng chất sàn hơn 12,08 triệu đơn vị. Thị giá HAG bị đẩy lùi về mốc 12.400 đồng/cổ phiếu, qua đó thu hẹp vốn hóa xuống 11.500 tỷ đồng. Chỉ trong buổi sáng, HAG đã ghi nhận 21,4 triệu cổ phiếu khớp lệnh với tổng giá trị lên đến 268 tỷ đồng. Tất cả lượng cổ phiếu này đều được giao dịch theo hình thức khớp lệnh. Dù đã quay đầu giảm sàn, so với đầu năm thị giá HAG hiện vẫn cao hơn 35%. Trong phiên 13/12, cổ phiếu đại diện cho doanh nghiệp của bầu Đức từng đóng cửa ở mốc 13.550 đồng/đơn vị, cao nhất trong vòng 15 tháng qua. Cổ phiếu HAG bị chất bán sàn hơn 12 triệu đơn vị. Ảnh: DNSE. Động thái bán tháo cổ phiếu HAG diễn ra tương đối bất ngờ trong bối cảnh doanh nghiệp này vừa công bố hàng loạt thông tin tích cực. Cụ thể, tại hội nghị gặp gỡ nhà đầu tư diễn ra chiều 15/2, Chủ tịch HĐQT Đoàn Nguyên Đức ước tính tổng lợi nhuận năm nay có thể đạt tối thiểu 2.150 tỷ đồng nhờ những khoản lợi nhuận đột biến trong quý cuối năm. Đầu năm nay, doanh nghiệp của bầu Đức cũng đặt mục tiêu doanh thu đạt 5.120 tỷ đồng và lãi sau thuế 1.130 tỷ. Nếu lợi nhuận thực hiện năm nay như ước tính nói trên, HAGL sẽ vượt chỉ tiêu lợi nhuận 2 lần và ghi nhận năm kinh doanh lãi đậm nhất trong hơn một thập kỷ qua. Cũng trong sự kiện này, chủ tịch HAGL tỏ ra tự tin đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ 1.300 tỷ đồng sắp tới sẽ thành công, một phần nhờ giá phát hành chỉ 10.000 đồng/cổ phiếu, thấp hơn thị giá hiện tại 23%. Bên cạnh đó, kế hoạch cũng ghi nhận 3 nhà đầu tư dự kiến tham gia gồm Thaigroup, Chứng khoán LPBank và nhà đầu tư chuyên nghiệp Nguyễn Đức Tùng Quân (Quyền tổng giám đốc Chứng khoán LPBank). Trước nghi ngại giá HAG bị tác động khi liên tục tăng mạnh từ đầu tháng 12 tới nay, bầu Đức khẳng định: “Giá cổ phiếu do thị trường quyết định, nói HAGL có đội lái này lái kia nhưng không có đội nào lái nổi vì thanh khoản quá lớn. Bản thân tôi không quyết định được giá bao nhiêu, chỉ có thể quyết định làm điều gì tốt nhất cho công ty”. Lý do cổ đông HAGL lo ngại doanh nghiệp của bầu Đức bị thâu tómNhóm nhà đầu tư tham gia đợt phát hành cổ phiếu riêng lẻ huy động 1.300 tỷ đồng của HAGL đều có liên quan đến ông Nguyễn Đức Thụy (tức bầu Thụy), Chủ tịch HĐQT LPBank. 15:48 17/12/2023 Bầu Đức chuẩn bị bán bệnh viện Hoàng Anh Gia Lai để trả nợMột trong những thông tin được ông chủ Hoàng Anh Gia Lai chia sẻ tại cuộc gặp gỡ nhà đầu tư chiều nay là việc bán bệnh viện Hoàng Anh Gia Lai tại TP Pleiku để trả nợ. 18:30 15/12/2023 Doanh nghiệp phải lùi lịch trả cổ tức do thiếu tiền cuối nămTập đoàn ECI phải lùi lịch trả cổ tức là do các khách hàng/đối tác gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ, khiến công ty chưa thể sắp xếp đủ nguồn tiền chi trả cổ đông. 06:00 17/12/2023 Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Ủy ban Chứng khoán chấn chỉnh hoạt động các công ty chứng khoán
UBCK đã có yêu cầu các công ty chứng khoán tuân thủ nghiêm quy định pháp luật; không được cung cấp các sản phẩm, dịch vụ chứng khoán chưa được cấp phép.
Theo đánh giá của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), chất lượng hoạt động và cung cấp dịch vụ của các công ty chứng khoán đã có nhiều tiến triển tích cực. Tuy nhiên, trong bối cảnh mới của thị trường chứng khoán, các công ty cần tiếp tục tuân thủ chặt chẽ quy định pháp luật chứng khoán, nâng cao chất lượng hoạt động và an toàn tài chính để đảm bảo hoạt động kinh doanh và cung cấp dịch vụ cho khách hàng, góp phần hỗ trợ thị trường phát triển lành mạnh, bền vững. Những năm vừa qua, hoạt động tái cấu trúc hệ thống công ty chứng khoán luôn là lĩnh vực được cơ quan quản lý chú trọng và là một trong 4 trụ cột tái cấu trúc của toàn thị trường chứng khoán. Quá trình tái cấu trúc hệ thống cho thấy nhiều công ty có sự phát triển về đội ngũ nhân sự, các chỉ tiêu an toàn tài chính, đầu tư mạnh cho công nghệ thông tin.... Dẫu vậy, việc nâng cao chất lượng hoạt động của các công ty chứng khoán tiếp tục là một ưu tiên lớn của cơ quan quản lý. Đảm bảo thanh khoản, chi trả tiền gửi trong mọi tình huống Mới đây, UBCKNN đã có chỉ đạo yêu cầu các công ty tuân thủ nghiêm quy định pháp luật chứng khoán trong hoạt động kinh doanh chứng khoán; không được thực hiện hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ về chứng khoán, tài chính khi chưa được UBCKNN cấp phép, chấp thuận hoặc chưa báo cáo ủy ban theo quy định. Mặt khác, các công ty không được thực hiện hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ khi chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện hoặc thực hiện hoạt động kinh doanh ngoài quy định của Luật Chứng khoán. Các công ty chứng khoán cũng phải tuân thủ nghiêm quy định về quản lý tiền gửi giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư, không được thực hiện các hoạt động khiến công chúng đầu tư hiểu nhầm sang huy động tiền gửi; đảm bảo khả năng thanh khoản, chi trả tiền gửi giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư trong mọi tình huống. UBCKNN yêu cầu các công ty siết chặt hoạt động. Ảnh: Duy Hiệu. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý yêu cầu công ty chứng khoán tăng cường công tác kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, trách nhiệm theo quy định tại Điều 89 Luật Chứng khoán và quy định pháp luật có liên quan. Cũng theo đại diện UBCKNN, cơ quan quản lý đã chỉ đạo các công ty tăng cường quản lý người hành nghề chứng khoán; yêu cầu người hành nghề chứng khoán nghiêm túc chấp hành: khi tư vấn cho khách hàng phải công bố số chứng chỉ hành nghề chứng khoán; không được tham gia các diễn đàn, hội nhóm trên mạng (ngoài diễn đàn, hội nhóm được công ty chứng khoán đồng ý, chấp thuận) để tư vấn đầu tư tài chính, chứng khoán, lôi kéo nhà đầu tư mua, bán chứng khoán với tư cách đại diện công ty chứng khoán. “Khi tham gia các diễn đàn, hội nhóm được công ty chứng khoán chấp thuận, người hành nghề chứng khoán phải tuân thủ trách nhiệm của người hành nghề chứng khoán, không được thực hiện các hành vi bị cấm, các hành vi mà công ty chứng khoán bị hạn chế hoặc không được phép thực hiện theo quy định pháp luật”, đại diện UBCKNN thông tin. Đảm bảo an toàn thông tin, bảo mật Ngoài ra, các công ty chứng khoán phải đảm bảo an ninh, an toàn thông tin, theo dõi, nắm bắt thông tin về các đường link lạ dẫn đến website giả mạo công ty, các website, mạng xã hội, diễn đàn, hội nhóm trên không gian mạng sử dụng trái phép hình ảnh, thương hiệu của công ty chứng khoán. Khi phát hiện trường hợp nghi vấn, công ty chứng khoán cần thông báo ngay cho cơ quan công an, kịp thời cảnh báo để có biện pháp ngăn chặn, hạn chế thiệt hại xảy ra. Song song, cần thường xuyên theo dõi thông tin nghi vấn trên không gian mạng để kịp thời cảnh báo phương thức, thủ đoạn của các đối tượng giả mạo website của công ty chứng khoán nhằm mục đích huy động vốn trái phép, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của nhà đầu tư, các hành vi vi phạm pháp luật khác. Theo Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (VNX), hiện thị trường có 73 thành viên công ty chứng khoán. VNX đánh giá, các công ty về cơ bản duy trì điều kiện đăng ký thành viên; đảm bảo hạ tầng công nghệ thông tin là nền tảng cho thị trường hoạt động thông suốt, an toàn; công tác phát triển nhà đầu tư được chú trọng. Thông qua các đợt tăng vốn, năng lực tài chính của các công ty thành viên ngày một cải thiện, qua đó thúc đẩy đầu tư công nghệ hiện đại hỗ trợ nhà đầu tư thuận tiện trong giao dịch chứng khoán; góp phần bảo đảm giao dịch chứng khoán cho nhà đầu tư, mở rộng quy mô và dịch vụ cung cấp cho nhà đầu tư. Trong thời gian tới, các công ty vẫn cần tăng cường tính tuân thủ, nghiêm túc trong việc triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán; quy chế, quy trình của các Sở giao dịch chứng khoán. Mặc dù bước đầu đã triển khai hoạt động giám sát giao dịch tại công ty, các công ty thành viên trong thời gian tới cũng cần phối hợp với cơ quan quản lý và các Sở hoàn thiện hệ thống tiêu chí giám sát tuyến một và triển khai hiệu quả. Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm thuế phí để hỗ trợ nền kinh tếMục tiêu của Bộ Tài chính thời gian tới là duy trì kế hoạch hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn. 19:49 9/5/2023 Chính phủ trình Quốc hội thông qua việc giảm thuế VAT đến hết năm nayChính sách này sẽ có hiệu lực thi hành từ khi Nghị quyết được thông qua đến hết năm nay, tương đương thời gian dự kiến áp dụng trong vòng 6 tháng. 16:11 8/5/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Ủy ban Chứng khoán chấn chỉnh hoạt động các công ty chứng khoán UBCK đã có yêu cầu các công ty chứng khoán tuân thủ nghiêm quy định pháp luật; không được cung cấp các sản phẩm, dịch vụ chứng khoán chưa được cấp phép. Theo đánh giá của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), chất lượng hoạt động và cung cấp dịch vụ của các công ty chứng khoán đã có nhiều tiến triển tích cực. Tuy nhiên, trong bối cảnh mới của thị trường chứng khoán, các công ty cần tiếp tục tuân thủ chặt chẽ quy định pháp luật chứng khoán, nâng cao chất lượng hoạt động và an toàn tài chính để đảm bảo hoạt động kinh doanh và cung cấp dịch vụ cho khách hàng, góp phần hỗ trợ thị trường phát triển lành mạnh, bền vững. Những năm vừa qua, hoạt động tái cấu trúc hệ thống công ty chứng khoán luôn là lĩnh vực được cơ quan quản lý chú trọng và là một trong 4 trụ cột tái cấu trúc của toàn thị trường chứng khoán. Quá trình tái cấu trúc hệ thống cho thấy nhiều công ty có sự phát triển về đội ngũ nhân sự, các chỉ tiêu an toàn tài chính, đầu tư mạnh cho công nghệ thông tin.... Dẫu vậy, việc nâng cao chất lượng hoạt động của các công ty chứng khoán tiếp tục là một ưu tiên lớn của cơ quan quản lý. Đảm bảo thanh khoản, chi trả tiền gửi trong mọi tình huống Mới đây, UBCKNN đã có chỉ đạo yêu cầu các công ty tuân thủ nghiêm quy định pháp luật chứng khoán trong hoạt động kinh doanh chứng khoán; không được thực hiện hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ về chứng khoán, tài chính khi chưa được UBCKNN cấp phép, chấp thuận hoặc chưa báo cáo ủy ban theo quy định. Mặt khác, các công ty không được thực hiện hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ khi chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện hoặc thực hiện hoạt động kinh doanh ngoài quy định của Luật Chứng khoán. Các công ty chứng khoán cũng phải tuân thủ nghiêm quy định về quản lý tiền gửi giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư, không được thực hiện các hoạt động khiến công chúng đầu tư hiểu nhầm sang huy động tiền gửi; đảm bảo khả năng thanh khoản, chi trả tiền gửi giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư trong mọi tình huống. UBCKNN yêu cầu các công ty siết chặt hoạt động. Ảnh: Duy Hiệu. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý yêu cầu công ty chứng khoán tăng cường công tác kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, trách nhiệm theo quy định tại Điều 89 Luật Chứng khoán và quy định pháp luật có liên quan. Cũng theo đại diện UBCKNN, cơ quan quản lý đã chỉ đạo các công ty tăng cường quản lý người hành nghề chứng khoán; yêu cầu người hành nghề chứng khoán nghiêm túc chấp hành: khi tư vấn cho khách hàng phải công bố số chứng chỉ hành nghề chứng khoán; không được tham gia các diễn đàn, hội nhóm trên mạng (ngoài diễn đàn, hội nhóm được công ty chứng khoán đồng ý, chấp thuận) để tư vấn đầu tư tài chính, chứng khoán, lôi kéo nhà đầu tư mua, bán chứng khoán với tư cách đại diện công ty chứng khoán. “Khi tham gia các diễn đàn, hội nhóm được công ty chứng khoán chấp thuận, người hành nghề chứng khoán phải tuân thủ trách nhiệm của người hành nghề chứng khoán, không được thực hiện các hành vi bị cấm, các hành vi mà công ty chứng khoán bị hạn chế hoặc không được phép thực hiện theo quy định pháp luật”, đại diện UBCKNN thông tin. Đảm bảo an toàn thông tin, bảo mật Ngoài ra, các công ty chứng khoán phải đảm bảo an ninh, an toàn thông tin, theo dõi, nắm bắt thông tin về các đường link lạ dẫn đến website giả mạo công ty, các website, mạng xã hội, diễn đàn, hội nhóm trên không gian mạng sử dụng trái phép hình ảnh, thương hiệu của công ty chứng khoán. Khi phát hiện trường hợp nghi vấn, công ty chứng khoán cần thông báo ngay cho cơ quan công an, kịp thời cảnh báo để có biện pháp ngăn chặn, hạn chế thiệt hại xảy ra. Song song, cần thường xuyên theo dõi thông tin nghi vấn trên không gian mạng để kịp thời cảnh báo phương thức, thủ đoạn của các đối tượng giả mạo website của công ty chứng khoán nhằm mục đích huy động vốn trái phép, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của nhà đầu tư, các hành vi vi phạm pháp luật khác. Theo Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (VNX), hiện thị trường có 73 thành viên công ty chứng khoán. VNX đánh giá, các công ty về cơ bản duy trì điều kiện đăng ký thành viên; đảm bảo hạ tầng công nghệ thông tin là nền tảng cho thị trường hoạt động thông suốt, an toàn; công tác phát triển nhà đầu tư được chú trọng. Thông qua các đợt tăng vốn, năng lực tài chính của các công ty thành viên ngày một cải thiện, qua đó thúc đẩy đầu tư công nghệ hiện đại hỗ trợ nhà đầu tư thuận tiện trong giao dịch chứng khoán; góp phần bảo đảm giao dịch chứng khoán cho nhà đầu tư, mở rộng quy mô và dịch vụ cung cấp cho nhà đầu tư. Trong thời gian tới, các công ty vẫn cần tăng cường tính tuân thủ, nghiêm túc trong việc triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán; quy chế, quy trình của các Sở giao dịch chứng khoán. Mặc dù bước đầu đã triển khai hoạt động giám sát giao dịch tại công ty, các công ty thành viên trong thời gian tới cũng cần phối hợp với cơ quan quản lý và các Sở hoàn thiện hệ thống tiêu chí giám sát tuyến một và triển khai hiệu quả. Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm thuế phí để hỗ trợ nền kinh tếMục tiêu của Bộ Tài chính thời gian tới là duy trì kế hoạch hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn. 19:49 9/5/2023 Chính phủ trình Quốc hội thông qua việc giảm thuế VAT đến hết năm nayChính sách này sẽ có hiệu lực thi hành từ khi Nghị quyết được thông qua đến hết năm nay, tương đương thời gian dự kiến áp dụng trong vòng 6 tháng. 16:11 8/5/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Chứng khoán 6/12: Khối ngoại bán ròng 3.000 tỷ đồng chỉ trong 6 ngày
Bất chấp xu hướng bán cổ phiếu từ khối ngoại, các nhà đầu tư trong nước vẫn mạnh tay mua vào. Lực cầu lớn đã hỗ trợ VN-Index tăng hơn 10 điểm.
Chứng khoản Việt Nam tỏ ra tương đối thận trọng ngay từ thời điểm mở cửa sau phiên điều chỉnh nhẹ trong hôm qua. Tuy nhiên, lực cầu bất ngờ nhập cuộc mạnh vào cuối phiên đã giúp VN-Index tăng hơn 10 điểm (0,94%) và tiến lên ngưỡng 1.126 điểm. Hai chỉ số là HNX-Index và UPCoM-Index cũng chung niềm vui khi đều có mức tăng tốt, lần lượt là 1% và 0,34%. Thanh khoản cải thiện nhẹ so với phiên hôm qua khi toàn thị trường đạt 20.600 tỷ đồng. Đà tăng của chỉ số chính đại diện sàn HoSE có sự đóng góp không nhỏ từ các cổ phiếu trụ khi nhóm này ghi nhận biên độ tăng tốt. Rổ cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 chứng kiến 27 mã tăng, 2 mã giữ tham chiếu là SSB và VIC, chỉ duy nhất một mã điều chỉnh với biên độ 0,1% là VHM. Lực cầu gia tăng mạnh vào cuối phiên 6/12. Ảnh: Vietstock. Những tin tức tích cực sau khi được chấp thuận chuyển nhượng dự án bất động sản cho đối tác tiếp tục là động lực tốt để cổ phiếu BCM của Becamex bứt phá. Sau phiên tăng kịch trần, BCM lại tăng thêm 4,3% hôm nay, đưa thị giá cổ phiếu lên mốc 66.000 đồng/đơn vị, tức đã tăng 13% so với hồi đầu tháng. BCM cũng là cổ phiếu dẫn đầu nhóm kéo thị trường, kế đó còn có VCB, HPG, VPB, GAS, BID, SAB. Chiều ngược lại, những diễn biến tiêu cực của cổ phiếu STG, PDN, VHM không đủ để ghì chân chỉ số. Cổ phiếu nhóm thủy sản trở thành tâm điểm phiên hôm nay khi các đầu tàu như VHC, IDI, ASM đều chuyển sắc tím. Trong khi đó, các cổ phiếu cùng nhóm như ANV, FMC CMX chứng kiến biên độ tăng lớn. Cổ phiếu của CTCP Vĩnh Hoàn được khối ngoại mua vào mạnh. Ảnh: VNDirect. Hoạt động giao dịch từ khối ngoại vẫn là nốt trầm của thị trường. Sau phiên bán ròng hơn 1.600 tỷ đồng hôm qua, các nhà đầu tư nước ngoài lại bán thêm 564 tỷ đồng. Đây là phiên thứ 6 liên tiếp khối ngoại xả cổ phiếu ra thị trường. Lũy kế giá trị bán ròng vượt 3.000 tỷ đồng. Cổ phiếu VHM của Vinhomes dẫn đầu danh sách bị bán ròng với giá trị lên đến 244 tỷ đồng, chênh lệch trên dưới 150 tỷ đồng so với các mã sau đó là VND, chứng chỉ quỹ ETF Diamond của Dragon Capital và VNM. Mặt khác, cổ phiếu VHC của Vĩnh Hoàn được mua ròng 103 tỷ đồng, hơn mã đứng sau là SSI 76 tỷ đồng. Doanh nghiệp ngành thủy sản mới đây cũng đã thông qua phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 20% (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận được 20 cổ phiếu mới). Như vậy, Vĩnh Hoàn dự kiến phát hành hơn 37,4 triệu cổ phiếu mới để trả cổ tức cho cổ đông. Nguồn vốn phát hành lấy từ lãi sau thuế chưa phân phối được xác định tại ngày 31/12/2022. Sau giao dịch, vốn điều lệ của Vĩnh Hoàn sẽ tăng thêm hơn 374 tỷ đồng, từ 1.870 tỷ lên 2.244 tỷ đồng. Chứng khoán 5/12: Khối ngoại bán ròng mạnh nhất kể từ đầu nămTrong ngày VN-Index giảm hơn 4 điểm, các nhà đầu tư nước ngoài mạnh tay xả ròng ra thị trường 1.600 tỷ đồng, mức cao nhất trong vòng 11 tháng qua. 16:46 5/12/2023 Chứng khoán 4/12: Dòng tiền nhập cuộc kéo VN-Index tăng hơn 18 điểmChứng khoán đã tăng 2 phiên liên tiếp. Điểm nổi bật là thanh khoản thị trường phiên hôm nay đã tăng gấp đôi so với phiên gần nhất, lên hơn 28.000 tỷ đồng. 16:48 4/12/2023 Khối ngoại mạnh tay bán ròng 8 tháng liên tiếp, xả ra 15.000 tỷ đồngBất chấp sự cải thiện của chỉ số, khối ngoại vẫn bán ròng hơn 3.850 tỷ đồng trong tháng 11 qua, nâng tổng giá trị bán ròng lũy kế từ đầu năm lên hơn 15.000 tỷ đồng. 13:57 4/12/2023 Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Chứng khoán 6/12: Khối ngoại bán ròng 3.000 tỷ đồng chỉ trong 6 ngày Bất chấp xu hướng bán cổ phiếu từ khối ngoại, các nhà đầu tư trong nước vẫn mạnh tay mua vào. Lực cầu lớn đã hỗ trợ VN-Index tăng hơn 10 điểm. Chứng khoản Việt Nam tỏ ra tương đối thận trọng ngay từ thời điểm mở cửa sau phiên điều chỉnh nhẹ trong hôm qua. Tuy nhiên, lực cầu bất ngờ nhập cuộc mạnh vào cuối phiên đã giúp VN-Index tăng hơn 10 điểm (0,94%) và tiến lên ngưỡng 1.126 điểm. Hai chỉ số là HNX-Index và UPCoM-Index cũng chung niềm vui khi đều có mức tăng tốt, lần lượt là 1% và 0,34%. Thanh khoản cải thiện nhẹ so với phiên hôm qua khi toàn thị trường đạt 20.600 tỷ đồng. Đà tăng của chỉ số chính đại diện sàn HoSE có sự đóng góp không nhỏ từ các cổ phiếu trụ khi nhóm này ghi nhận biên độ tăng tốt. Rổ cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 chứng kiến 27 mã tăng, 2 mã giữ tham chiếu là SSB và VIC, chỉ duy nhất một mã điều chỉnh với biên độ 0,1% là VHM. Lực cầu gia tăng mạnh vào cuối phiên 6/12. Ảnh: Vietstock. Những tin tức tích cực sau khi được chấp thuận chuyển nhượng dự án bất động sản cho đối tác tiếp tục là động lực tốt để cổ phiếu BCM của Becamex bứt phá. Sau phiên tăng kịch trần, BCM lại tăng thêm 4,3% hôm nay, đưa thị giá cổ phiếu lên mốc 66.000 đồng/đơn vị, tức đã tăng 13% so với hồi đầu tháng. BCM cũng là cổ phiếu dẫn đầu nhóm kéo thị trường, kế đó còn có VCB, HPG, VPB, GAS, BID, SAB. Chiều ngược lại, những diễn biến tiêu cực của cổ phiếu STG, PDN, VHM không đủ để ghì chân chỉ số. Cổ phiếu nhóm thủy sản trở thành tâm điểm phiên hôm nay khi các đầu tàu như VHC, IDI, ASM đều chuyển sắc tím. Trong khi đó, các cổ phiếu cùng nhóm như ANV, FMC CMX chứng kiến biên độ tăng lớn. Cổ phiếu của CTCP Vĩnh Hoàn được khối ngoại mua vào mạnh. Ảnh: VNDirect. Hoạt động giao dịch từ khối ngoại vẫn là nốt trầm của thị trường. Sau phiên bán ròng hơn 1.600 tỷ đồng hôm qua, các nhà đầu tư nước ngoài lại bán thêm 564 tỷ đồng. Đây là phiên thứ 6 liên tiếp khối ngoại xả cổ phiếu ra thị trường. Lũy kế giá trị bán ròng vượt 3.000 tỷ đồng. Cổ phiếu VHM của Vinhomes dẫn đầu danh sách bị bán ròng với giá trị lên đến 244 tỷ đồng, chênh lệch trên dưới 150 tỷ đồng so với các mã sau đó là VND, chứng chỉ quỹ ETF Diamond của Dragon Capital và VNM. Mặt khác, cổ phiếu VHC của Vĩnh Hoàn được mua ròng 103 tỷ đồng, hơn mã đứng sau là SSI 76 tỷ đồng. Doanh nghiệp ngành thủy sản mới đây cũng đã thông qua phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 20% (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận được 20 cổ phiếu mới). Như vậy, Vĩnh Hoàn dự kiến phát hành hơn 37,4 triệu cổ phiếu mới để trả cổ tức cho cổ đông. Nguồn vốn phát hành lấy từ lãi sau thuế chưa phân phối được xác định tại ngày 31/12/2022. Sau giao dịch, vốn điều lệ của Vĩnh Hoàn sẽ tăng thêm hơn 374 tỷ đồng, từ 1.870 tỷ lên 2.244 tỷ đồng. Chứng khoán 5/12: Khối ngoại bán ròng mạnh nhất kể từ đầu nămTrong ngày VN-Index giảm hơn 4 điểm, các nhà đầu tư nước ngoài mạnh tay xả ròng ra thị trường 1.600 tỷ đồng, mức cao nhất trong vòng 11 tháng qua. 16:46 5/12/2023 Chứng khoán 4/12: Dòng tiền nhập cuộc kéo VN-Index tăng hơn 18 điểmChứng khoán đã tăng 2 phiên liên tiếp. Điểm nổi bật là thanh khoản thị trường phiên hôm nay đã tăng gấp đôi so với phiên gần nhất, lên hơn 28.000 tỷ đồng. 16:48 4/12/2023 Khối ngoại mạnh tay bán ròng 8 tháng liên tiếp, xả ra 15.000 tỷ đồngBất chấp sự cải thiện của chỉ số, khối ngoại vẫn bán ròng hơn 3.850 tỷ đồng trong tháng 11 qua, nâng tổng giá trị bán ròng lũy kế từ đầu năm lên hơn 15.000 tỷ đồng. 13:57 4/12/2023 Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Giá vàng trong nước suy yếu phiên cuối tuần
Giá vàng miếng SJC ghi nhận xu hướng giảm tới 150.000 đồng/lượng so với phiên liền trước (2/6). Hiện giá bán ra đã quay đầu về mức 67 triệu đồng/lượng.
Giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn 99,99 ghi nhận xu hướng giảm vào phiên cuối tuần (3/6). Ảnh: Chí Hùng. Trong phiên giao dịch cuối tuần hôm nay (3/6), giá vàng trong nước đã ghi nhận biến động cùng chiều với giá vàng thế giới. Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch sáng nay, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng miếng ở mức 66,3 - 67,02 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giảm 150.000 đồng chiều mua và 50.000 đồng ở chiều bán so với kết phiên liền trước. So sánh cùng giờ giao dịch với giá vàng cuối tuần trước (27/5), vùng giá này vẫn thấp hơn 50.000 đồng; nhà đầu tư phải nhận khoản lỗ 750.000 đồng do chênh lệch giá mua - bán. Đi cùng với xu hướng giảm tại SJC, giá vàng miếng tại Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý hiện phổ biến ở mức 66,4 - 67 triệu/lượng, giảm 50.000 đồng (mua - bán) so với phiên liền trước. Giá vàng miếng mua - bán tại các doanh nghiệp như Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), Bảo Tín Minh Châu, Tập đoàn DOJI, Vàng Mi Hồng... đều ghi nhận xu hướng giảm 50.000-100.000 đồng/lượng. Trong đó, PNJ hiện niêm yết giá mặt hàng này ở mức 66,4 - 67 triệu/lượng; Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở 66,42 - 66,98 triệu/lượng; DOJI mua vào với giá 66,4 triệu/lượng và bán ra ở 67 triệu đồng... Xét trên toàn thị trường tuần này, giá vàng miếng SJC không có nhiều biến động, ghi nhận mức tăng khả quan khoảng 150.000 đồng nhưng vẫn thấp hơn so với tuần trước khoảng 150.000-200.000 đồng/lượng, tùy doanh nghiệp. Với vàng nhẫn, dù ghi nhận biến động trong tuần cao hơn vàng miếng khi có lúc tăng tới 200.000 đồng, nhưng theo đà giảm của giá vàng thế giới, khi mở cửa phiên giao dịch sáng nay, vàng nhẫn vẫn có xu hướng giảm mạnh tới 200.000 đồng. Giá giao dịch của mặt hàng này hiện đi quanh vùng 55,5 - 56,4 triệu đồng/lượng. Cụ thể, Công ty SJC hiện niêm yết giá vàng nhẫn loại 99,99% ở mức 55,55 - 56,5 triệu/lượng (mua vào - bán ra), giảm 150.000 đồng so với cuối ngày hôm qua và thấp hơn 50.000 đồng so với cuối tuần trước. Tuy vậy, chênh lệch giá mua - bán SJC đưa ra khiến người mua vàng nhẫn từ cuối tuần trước đến nay vẫn đang chịu khoản lỗ 1 triệu đồng/lượng. Tại Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, giá vàng nhẫn hiện phổ biến giao dịch ở mức 55,1 - 56,3 triệu đồng/lượng, đi ngang so với phiên liền trước. Tại PNJ, hiện niêm yết giá bán vàng nhẫn 24K chế tác của doanh nghiệp ở mức 55,6 triệu đồng/lượng, giá mua ở mức 56,6 triệu/lượng, giảm 100-200.000 đồng mua và bán so với phiên liền trước. Tương tự, tại các doanh nghiệp như Bảo Tín Minh Châu, Phú Quý, Mi Hồng, VietAGold..., giá bán ra mặt hàng vàng nhẫn đều đang dao động quanh mốc 56,4 triệu đồng/lượng. Trong phiên giao dịch cuối tuần, thị trường vàng thế giới suy yếu dù các nhà hoạch định chính sách của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ủng hộ việc tạm dừng tăng lãi suất do hoạt động sản xuất liên tục bị thu hẹp. Trong khi đó, các chỉ số chứng khoán Nhật Bản, Hong Kong (Trung Quốc), châu Âu đồng loạt tăng điểm. Đặc biệt, tại Phố Wall, chỉ số Dow Jones tăng mạnh 701 điểm, S&P 500 tăng 61 điểm và Nasdaq tăng 169 điểm. Giới đầu tư tài chính đã dồn vốn vào cổ phiếu khiến dòng tiền chảy vào kim loại quý bị hạn chế. Giá vàng hôm nay rơi vào thế khó khăn. Trong khi đó, báo cáo Hội đồng Vàng Thế giới chỉ ra lượng vàng nắm giữ của các ngân hàng trung ương toàn cầu sụt giảm trong tháng 4, khi Thổ Nhĩ Kỳ bán hơn 80 tấn vàng. Giới đầu cơ bất an nên khi vàng giao dịch tại 1.980 USD/ounce liền lập tức bán ra. Giá vàng thế giới đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần tại mốc 1.948 USD/ounce. Hiện quy đổi ra tiền Việt vào khoảng 56,48 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng miếng trong nước gần 11 triệu đồng, tương đương giá vàng nhẫn 24K 99,99% các doanh nghiệp trong nước đưa ra. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Cổ đông PNJ sắp nhận gần 200 tỷ đồng cổ tức tiền mặtCông ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận sẽ chốt danh sách cổ đông chi trả cổ tức đợt 2 năm 2022, tỷ lệ chi trả là 6% và được thực hiện bằng tiền mặt. 20:58 2/6/2023 Điều gì sẽ đe dọa giá vàngGiá vàng đang trên đà lấy lại mốc 2.000 USD/ounce. Nhưng báo cáo việc làm tháng 5 của Mỹ có thể trở thành lực cản với kim loại quý. 18:00 2/6/2023
Giá vàng trong nước suy yếu phiên cuối tuần Giá vàng miếng SJC ghi nhận xu hướng giảm tới 150.000 đồng/lượng so với phiên liền trước (2/6). Hiện giá bán ra đã quay đầu về mức 67 triệu đồng/lượng. Giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn 99,99 ghi nhận xu hướng giảm vào phiên cuối tuần (3/6). Ảnh: Chí Hùng. Trong phiên giao dịch cuối tuần hôm nay (3/6), giá vàng trong nước đã ghi nhận biến động cùng chiều với giá vàng thế giới. Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch sáng nay, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng miếng ở mức 66,3 - 67,02 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giảm 150.000 đồng chiều mua và 50.000 đồng ở chiều bán so với kết phiên liền trước. So sánh cùng giờ giao dịch với giá vàng cuối tuần trước (27/5), vùng giá này vẫn thấp hơn 50.000 đồng; nhà đầu tư phải nhận khoản lỗ 750.000 đồng do chênh lệch giá mua - bán. Đi cùng với xu hướng giảm tại SJC, giá vàng miếng tại Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý hiện phổ biến ở mức 66,4 - 67 triệu/lượng, giảm 50.000 đồng (mua - bán) so với phiên liền trước. Giá vàng miếng mua - bán tại các doanh nghiệp như Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), Bảo Tín Minh Châu, Tập đoàn DOJI, Vàng Mi Hồng... đều ghi nhận xu hướng giảm 50.000-100.000 đồng/lượng. Trong đó, PNJ hiện niêm yết giá mặt hàng này ở mức 66,4 - 67 triệu/lượng; Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở 66,42 - 66,98 triệu/lượng; DOJI mua vào với giá 66,4 triệu/lượng và bán ra ở 67 triệu đồng... Xét trên toàn thị trường tuần này, giá vàng miếng SJC không có nhiều biến động, ghi nhận mức tăng khả quan khoảng 150.000 đồng nhưng vẫn thấp hơn so với tuần trước khoảng 150.000-200.000 đồng/lượng, tùy doanh nghiệp. Với vàng nhẫn, dù ghi nhận biến động trong tuần cao hơn vàng miếng khi có lúc tăng tới 200.000 đồng, nhưng theo đà giảm của giá vàng thế giới, khi mở cửa phiên giao dịch sáng nay, vàng nhẫn vẫn có xu hướng giảm mạnh tới 200.000 đồng. Giá giao dịch của mặt hàng này hiện đi quanh vùng 55,5 - 56,4 triệu đồng/lượng. Cụ thể, Công ty SJC hiện niêm yết giá vàng nhẫn loại 99,99% ở mức 55,55 - 56,5 triệu/lượng (mua vào - bán ra), giảm 150.000 đồng so với cuối ngày hôm qua và thấp hơn 50.000 đồng so với cuối tuần trước. Tuy vậy, chênh lệch giá mua - bán SJC đưa ra khiến người mua vàng nhẫn từ cuối tuần trước đến nay vẫn đang chịu khoản lỗ 1 triệu đồng/lượng. Tại Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, giá vàng nhẫn hiện phổ biến giao dịch ở mức 55,1 - 56,3 triệu đồng/lượng, đi ngang so với phiên liền trước. Tại PNJ, hiện niêm yết giá bán vàng nhẫn 24K chế tác của doanh nghiệp ở mức 55,6 triệu đồng/lượng, giá mua ở mức 56,6 triệu/lượng, giảm 100-200.000 đồng mua và bán so với phiên liền trước. Tương tự, tại các doanh nghiệp như Bảo Tín Minh Châu, Phú Quý, Mi Hồng, VietAGold..., giá bán ra mặt hàng vàng nhẫn đều đang dao động quanh mốc 56,4 triệu đồng/lượng. Trong phiên giao dịch cuối tuần, thị trường vàng thế giới suy yếu dù các nhà hoạch định chính sách của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ủng hộ việc tạm dừng tăng lãi suất do hoạt động sản xuất liên tục bị thu hẹp. Trong khi đó, các chỉ số chứng khoán Nhật Bản, Hong Kong (Trung Quốc), châu Âu đồng loạt tăng điểm. Đặc biệt, tại Phố Wall, chỉ số Dow Jones tăng mạnh 701 điểm, S&P 500 tăng 61 điểm và Nasdaq tăng 169 điểm. Giới đầu tư tài chính đã dồn vốn vào cổ phiếu khiến dòng tiền chảy vào kim loại quý bị hạn chế. Giá vàng hôm nay rơi vào thế khó khăn. Trong khi đó, báo cáo Hội đồng Vàng Thế giới chỉ ra lượng vàng nắm giữ của các ngân hàng trung ương toàn cầu sụt giảm trong tháng 4, khi Thổ Nhĩ Kỳ bán hơn 80 tấn vàng. Giới đầu cơ bất an nên khi vàng giao dịch tại 1.980 USD/ounce liền lập tức bán ra. Giá vàng thế giới đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần tại mốc 1.948 USD/ounce. Hiện quy đổi ra tiền Việt vào khoảng 56,48 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng miếng trong nước gần 11 triệu đồng, tương đương giá vàng nhẫn 24K 99,99% các doanh nghiệp trong nước đưa ra. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Cổ đông PNJ sắp nhận gần 200 tỷ đồng cổ tức tiền mặtCông ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận sẽ chốt danh sách cổ đông chi trả cổ tức đợt 2 năm 2022, tỷ lệ chi trả là 6% và được thực hiện bằng tiền mặt. 20:58 2/6/2023 Điều gì sẽ đe dọa giá vàngGiá vàng đang trên đà lấy lại mốc 2.000 USD/ounce. Nhưng báo cáo việc làm tháng 5 của Mỹ có thể trở thành lực cản với kim loại quý. 18:00 2/6/2023
Với nhiều người Mỹ, gửi tiền vào ngân hàng không còn an toàn
Gần một nửa người trưởng thành tại Mỹ lo ngại về các khoản tiền gửi tiết kiệm sau một loạt vụ phá sản nhà băng. Mức độ lo lắng cũng thay đổi theo học vấn và thu nhập.
Bloomberg đưa tin theo một cuộc khảo sát, 50% người trưởng thành được phỏng vấn tại Mỹ lo ngại về khoản tiết kiệm của họ tại ngân hàng và các tổ chức tài chính khác. Tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn so với cuộc khủng hoảng tài chính hồi năm 2008. Cụ thể, theo một cuộc khảo sát được Gallup công bố hôm 3/5 cho thấy 48% người Mỹ tương đối, hoặc rất lo lắng về khoản tiền gửi của mình sau hàng loạt vụ phá sản ngân hàng. Đây là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong vòng 15 năm qua. Chỉ 20% nói rằng họ không mảy may lo sợ. Tỷ lệ người Mỹ lo lắng về khoản tiền gửi ngân hàng Dữ liệu: Khảo sát của Gallup NhãnRất lo lắngKhá lo lắngKhông quá lo lắngKhông lo lắngKhông có ý kiến % 192939202 Những người không có bằng đại học và kiếm được ít hơn 100.000 USD/năm thấy bất an hơn, dù các khoản tiết kiệm dưới 250.000 USD sẽ được Công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ bảo đảm. Tỷ lệ người Mỹ lo lắng về khoản tiền gửi ngân hàng dựa theo thu nhập Dữ liệu: Gallup NhãnRất lo lắngKhá lo lắngKhông quá lo lắngKhông lo lắngKhông có ý kiến Có bằng đại học % 92740231 Không có bằng đại học 243024193 Thu nhập dưới 40.000 USD 232726186 Thu nhập từ 40.000 USD đến 100.000 USD 232930180 Thu nhập trên 100.000 USD 103034251 Những cử tri ủng hộ các đảng khác nhau cũng có mức độ lo lắng khác nhau. 55% cử tri đảng Cộng hòa cho biết họ thấy bất an về khoản tiền gửi của mình. Trong khi đó, tỷ lệ của đảng Dân chủ là 36%. Sự khác biệt này cũng xảy ra trong cuộc khủng hoảng tài chính hồi năm 2008, khi cựu Tổng thống George W. Bush còn đương nhiệm. "Chúng tôi hiểu rằng ngày nay, đa số quan điểm về kinh tế bị ảnh hưởng bởi chính trị", bà Megan Brenan tại Gallup nhận xét. Tỷ lệ người Mỹ lo lắng về khoản tiền gửi ngân hàng dựa theo đảng phái chính trị Dữ liệu: Gallup NhãnRất lo lắngKhá lo lắngKhông quá lo lắngKhông lo lắngKhông có ý kiến Đảng Cộng hòa % 213427171 Độc lập 213027202 Đảng Dân chủ 132337243 Cuộc khảo sát được thực hiện với 1.013 người trưởng thành ở Mỹ từ ngày 3/4 đến ngày 25/4. Đầu tuần này, các cơ quan quản lý Mỹ đã nắm quyền kiểm soát First Republic - ngân hàng lớn thứ 14 nước này - rồi bán lại cho JPMorgan Chase. Đây là động thái nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng ngân hàng kéo dài 2 tháng đã làm rung chuyển hệ thống tài chính Mỹ. Trước đó, Silicon Valley Bank (SVB) - ngân hàng lớn thứ 17 nước này - bị các cơ quan quản lý Mỹ đóng cửa. Các cơ quan quản lý Mỹ đã nắm quyền kiểm soát First Republic rồi bán lại cho JPMorgan Chase. Ảnh: Bloomberg. Rắc rối của SVB đến từ các đợt tăng lãi suất ồ ạt của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Khi Fed mạnh tay tăng lãi suất để đối phó với lạm phát, nguồn vốn đầu tư mạo hiểm cạn kiệt, khách hàng của SVB - đa số là startup công nghệ - buộc phải rút tiền gửi để duy trì hoạt động. Để đối phó với làn sóng rút tiền, SVB buộc phải bán tài sản, chủ yếu là các trái phiếu đã mất phần lớn giá trị. Vài ngày sau, sự sụp đổ của Signature Bank đánh dấu vụ phá sản lớn thứ 3 tại Mỹ. Cuộc khủng hoảng lớn nhất của ngành ngân hàng trong vòng 15 năm đã khiến dòng tiền chảy khỏi các nhà băng Mỹ. Trong quý I, tiền gửi tại những ngân hàng nhỏ và ngân hàng khu vực sụt giảm mạnh. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Fed: 'Không thể cứu Mỹ khỏi vỡ nợ'Chủ tịch Fed khẳng định nguy cơ Mỹ vỡ nợ tiềm tàng "vô số hệ quả khó lường". Ngân hàng trung ương không thể bảo vệ nền kinh tế và hệ thống tài chính khỏi những rủi ro này. 18:12 4/5/2023 Fed đã bớt 'diều hâu'Fed vẫn tăng lãi suất điều hành 0,25 điểm phần trăm. Nhưng các tuyên bố mới nhất cho thấy cơ quan này đã dịu giọng với cuộc chiến chống lạm phát. 18:00 4/5/2023 Chứng khoán, vàng sẽ ra sao trong tuần nàyFed chuẩn bị đưa ra quyết định quan trọng trong tuần này. Giới quan sát dự báo cơ quan này vẫn tăng lãi suất, nhưng đây sẽ là đợt tăng cuối cùng của chu kỳ. 06:00 1/5/2023
Với nhiều người Mỹ, gửi tiền vào ngân hàng không còn an toàn Gần một nửa người trưởng thành tại Mỹ lo ngại về các khoản tiền gửi tiết kiệm sau một loạt vụ phá sản nhà băng. Mức độ lo lắng cũng thay đổi theo học vấn và thu nhập. Bloomberg đưa tin theo một cuộc khảo sát, 50% người trưởng thành được phỏng vấn tại Mỹ lo ngại về khoản tiết kiệm của họ tại ngân hàng và các tổ chức tài chính khác. Tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn so với cuộc khủng hoảng tài chính hồi năm 2008. Cụ thể, theo một cuộc khảo sát được Gallup công bố hôm 3/5 cho thấy 48% người Mỹ tương đối, hoặc rất lo lắng về khoản tiền gửi của mình sau hàng loạt vụ phá sản ngân hàng. Đây là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong vòng 15 năm qua. Chỉ 20% nói rằng họ không mảy may lo sợ. Tỷ lệ người Mỹ lo lắng về khoản tiền gửi ngân hàng Dữ liệu: Khảo sát của Gallup NhãnRất lo lắngKhá lo lắngKhông quá lo lắngKhông lo lắngKhông có ý kiến % 192939202 Những người không có bằng đại học và kiếm được ít hơn 100.000 USD/năm thấy bất an hơn, dù các khoản tiết kiệm dưới 250.000 USD sẽ được Công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ bảo đảm. Tỷ lệ người Mỹ lo lắng về khoản tiền gửi ngân hàng dựa theo thu nhập Dữ liệu: Gallup NhãnRất lo lắngKhá lo lắngKhông quá lo lắngKhông lo lắngKhông có ý kiến Có bằng đại học % 92740231 Không có bằng đại học 243024193 Thu nhập dưới 40.000 USD 232726186 Thu nhập từ 40.000 USD đến 100.000 USD 232930180 Thu nhập trên 100.000 USD 103034251 Những cử tri ủng hộ các đảng khác nhau cũng có mức độ lo lắng khác nhau. 55% cử tri đảng Cộng hòa cho biết họ thấy bất an về khoản tiền gửi của mình. Trong khi đó, tỷ lệ của đảng Dân chủ là 36%. Sự khác biệt này cũng xảy ra trong cuộc khủng hoảng tài chính hồi năm 2008, khi cựu Tổng thống George W. Bush còn đương nhiệm. "Chúng tôi hiểu rằng ngày nay, đa số quan điểm về kinh tế bị ảnh hưởng bởi chính trị", bà Megan Brenan tại Gallup nhận xét. Tỷ lệ người Mỹ lo lắng về khoản tiền gửi ngân hàng dựa theo đảng phái chính trị Dữ liệu: Gallup NhãnRất lo lắngKhá lo lắngKhông quá lo lắngKhông lo lắngKhông có ý kiến Đảng Cộng hòa % 213427171 Độc lập 213027202 Đảng Dân chủ 132337243 Cuộc khảo sát được thực hiện với 1.013 người trưởng thành ở Mỹ từ ngày 3/4 đến ngày 25/4. Đầu tuần này, các cơ quan quản lý Mỹ đã nắm quyền kiểm soát First Republic - ngân hàng lớn thứ 14 nước này - rồi bán lại cho JPMorgan Chase. Đây là động thái nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng ngân hàng kéo dài 2 tháng đã làm rung chuyển hệ thống tài chính Mỹ. Trước đó, Silicon Valley Bank (SVB) - ngân hàng lớn thứ 17 nước này - bị các cơ quan quản lý Mỹ đóng cửa. Các cơ quan quản lý Mỹ đã nắm quyền kiểm soát First Republic rồi bán lại cho JPMorgan Chase. Ảnh: Bloomberg. Rắc rối của SVB đến từ các đợt tăng lãi suất ồ ạt của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Khi Fed mạnh tay tăng lãi suất để đối phó với lạm phát, nguồn vốn đầu tư mạo hiểm cạn kiệt, khách hàng của SVB - đa số là startup công nghệ - buộc phải rút tiền gửi để duy trì hoạt động. Để đối phó với làn sóng rút tiền, SVB buộc phải bán tài sản, chủ yếu là các trái phiếu đã mất phần lớn giá trị. Vài ngày sau, sự sụp đổ của Signature Bank đánh dấu vụ phá sản lớn thứ 3 tại Mỹ. Cuộc khủng hoảng lớn nhất của ngành ngân hàng trong vòng 15 năm đã khiến dòng tiền chảy khỏi các nhà băng Mỹ. Trong quý I, tiền gửi tại những ngân hàng nhỏ và ngân hàng khu vực sụt giảm mạnh. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Fed: 'Không thể cứu Mỹ khỏi vỡ nợ'Chủ tịch Fed khẳng định nguy cơ Mỹ vỡ nợ tiềm tàng "vô số hệ quả khó lường". Ngân hàng trung ương không thể bảo vệ nền kinh tế và hệ thống tài chính khỏi những rủi ro này. 18:12 4/5/2023 Fed đã bớt 'diều hâu'Fed vẫn tăng lãi suất điều hành 0,25 điểm phần trăm. Nhưng các tuyên bố mới nhất cho thấy cơ quan này đã dịu giọng với cuộc chiến chống lạm phát. 18:00 4/5/2023 Chứng khoán, vàng sẽ ra sao trong tuần nàyFed chuẩn bị đưa ra quyết định quan trọng trong tuần này. Giới quan sát dự báo cơ quan này vẫn tăng lãi suất, nhưng đây sẽ là đợt tăng cuối cùng của chu kỳ. 06:00 1/5/2023
PNJ lãi thêm trăm tỷ đồng trong tháng 4
Trong 4 tháng đầu năm, doanh thu của PNJ giảm so với cùng kỳ hơn 6%, đạt 12.059 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận sau thuế không có sự chênh lệch nhờ thay đổi cơ cấu hàng bán.
Công ty CP Vàng bạc đá quý Phú nhuận (PNJ) vừa công bố kết quả kinh doanh tháng 4 với doanh thu thuần và lãi ròng đạt lần lượt 2.263 tỷ đồng và 111 tỷ đồng, giảm tương ứng 18,3% và 23,4% so với mức nền cao kỷ lục quý II/2022. Lũy kế 4 tháng đầu năm, PNJ thu về 12.059 tỷ đồng, giảm 6,6% so với cùng kỳ năm ngoái. So với chỉ tiêu doanh thu cả năm đạt 35.598 tỷ đồng, PNJ đã hoàn thành 33,9% kế hoạch. Doanh thu giảm nhưng việc thay đổi cơ cấu hàng bán giúp cải thiện giá vốn, từ đó đưa lợi nhuận gộp của ông lớn bán lẻ trang sức tăng nhẹ so với cùng kỳ lên 2.308 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp kéo từ 17,8% lên 19,1%. Sau khi khấu trừ các loại chi phí và khoản nộp Nhà nước, PNJ lãi ròng 859 tỷ đồng, chỉ kém cùng kỳ 6 tỷ đồng, và hoàn thành 44,3% kế hoạch doanh thu đạt 1.937 tỷ đồng cả năm 2023. KẾT QUẢ KINH DOANH PNJ Nguồn: BCTC DN; Tổng hợp NhãnNăm 2015Năm 2016Năm 2017Năm 2018Năm 2019Năm 2020Năm 2021Năm 2022Kế hoạch năm 2023 Doanh thu tỷ đồng 7708856510977145711700117501195473387635598 Lợi nhuận sau thuế 15245072596011941069102918111937 Trong cơ cấu doanh thu, nguồn thu từ hoạt động bán lẻ chiếm tới 58% trong khi bán sỉ chỉ đạt 9,2%. Hơn 31% đến từ doanh thu bán vàng 24K. Theo PNJ, doanh thu trang sức bán lẻ lũy kế 4 tháng đầu năm giảm 5,7% so với cùng kỳ do sức mua hàng xa xỉ suy giảm mạnh mẽ. Dẫu vậy, kênh này vẫn được đánh giá có mức giảm thấp so với thị trường chung. Cũng lý do trên mà doanh thu trang sức bán sỉ giảm tới 23.3%. Giai đoạn này, sự ảnh hưởng của yếu tố lạm phát cũng đẩy chi phí hoạt động tăng 6,1%. Tỷ lệ chi phí hoạt động trên lợi nhuận gộp tăng từ 49,4% lên 52%. Lũy kế đến hết tháng 4, hệ thống PNJ sở hữu 376 cửa hàng trên 55 tỉnh thành, bao gồm 13 cửa hàng mở mới từ đầu năm. Doanh thu SJC tăng thêm 10.000 tỷ đồng sau một nămDoanh thu năm 2022 của SJC đạt 27.153 tỷ đồng, tăng thêm 10.000 tỷ đồng so với năm kinh doanh 2021 nhờ thị trường vàng phục hồi sau Covid-19 cũng như nhu cầu mua vàng tăng cao. 11:51 9/5/2023 PNJ lãi gần 750 tỷ đồng quý đầu nămNhà bán lẻ trang sức lớn tiếp tục lập đỉnh lợi nhuận với gần 750 tỷ đồng, nhờ tối ưu hóa tồn kho và điều chỉnh chiến lược về cơ cấu hàng hóa. 08:53 21/4/2023 CEO PNJ nói sẽ 'tấn công thay vì phòng thủ'Nhà bán lẻ trang sức này vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng trên mức nền cao kỷ lục năm ngoái, mở mới 20-25 cửa hàng trong bối cảnh sức mua chung suy giảm. 14:57 27/4/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
PNJ lãi thêm trăm tỷ đồng trong tháng 4 Trong 4 tháng đầu năm, doanh thu của PNJ giảm so với cùng kỳ hơn 6%, đạt 12.059 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận sau thuế không có sự chênh lệch nhờ thay đổi cơ cấu hàng bán. Công ty CP Vàng bạc đá quý Phú nhuận (PNJ) vừa công bố kết quả kinh doanh tháng 4 với doanh thu thuần và lãi ròng đạt lần lượt 2.263 tỷ đồng và 111 tỷ đồng, giảm tương ứng 18,3% và 23,4% so với mức nền cao kỷ lục quý II/2022. Lũy kế 4 tháng đầu năm, PNJ thu về 12.059 tỷ đồng, giảm 6,6% so với cùng kỳ năm ngoái. So với chỉ tiêu doanh thu cả năm đạt 35.598 tỷ đồng, PNJ đã hoàn thành 33,9% kế hoạch. Doanh thu giảm nhưng việc thay đổi cơ cấu hàng bán giúp cải thiện giá vốn, từ đó đưa lợi nhuận gộp của ông lớn bán lẻ trang sức tăng nhẹ so với cùng kỳ lên 2.308 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp kéo từ 17,8% lên 19,1%. Sau khi khấu trừ các loại chi phí và khoản nộp Nhà nước, PNJ lãi ròng 859 tỷ đồng, chỉ kém cùng kỳ 6 tỷ đồng, và hoàn thành 44,3% kế hoạch doanh thu đạt 1.937 tỷ đồng cả năm 2023. KẾT QUẢ KINH DOANH PNJ Nguồn: BCTC DN; Tổng hợp NhãnNăm 2015Năm 2016Năm 2017Năm 2018Năm 2019Năm 2020Năm 2021Năm 2022Kế hoạch năm 2023 Doanh thu tỷ đồng 7708856510977145711700117501195473387635598 Lợi nhuận sau thuế 15245072596011941069102918111937 Trong cơ cấu doanh thu, nguồn thu từ hoạt động bán lẻ chiếm tới 58% trong khi bán sỉ chỉ đạt 9,2%. Hơn 31% đến từ doanh thu bán vàng 24K. Theo PNJ, doanh thu trang sức bán lẻ lũy kế 4 tháng đầu năm giảm 5,7% so với cùng kỳ do sức mua hàng xa xỉ suy giảm mạnh mẽ. Dẫu vậy, kênh này vẫn được đánh giá có mức giảm thấp so với thị trường chung. Cũng lý do trên mà doanh thu trang sức bán sỉ giảm tới 23.3%. Giai đoạn này, sự ảnh hưởng của yếu tố lạm phát cũng đẩy chi phí hoạt động tăng 6,1%. Tỷ lệ chi phí hoạt động trên lợi nhuận gộp tăng từ 49,4% lên 52%. Lũy kế đến hết tháng 4, hệ thống PNJ sở hữu 376 cửa hàng trên 55 tỉnh thành, bao gồm 13 cửa hàng mở mới từ đầu năm. Doanh thu SJC tăng thêm 10.000 tỷ đồng sau một nămDoanh thu năm 2022 của SJC đạt 27.153 tỷ đồng, tăng thêm 10.000 tỷ đồng so với năm kinh doanh 2021 nhờ thị trường vàng phục hồi sau Covid-19 cũng như nhu cầu mua vàng tăng cao. 11:51 9/5/2023 PNJ lãi gần 750 tỷ đồng quý đầu nămNhà bán lẻ trang sức lớn tiếp tục lập đỉnh lợi nhuận với gần 750 tỷ đồng, nhờ tối ưu hóa tồn kho và điều chỉnh chiến lược về cơ cấu hàng hóa. 08:53 21/4/2023 CEO PNJ nói sẽ 'tấn công thay vì phòng thủ'Nhà bán lẻ trang sức này vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng trên mức nền cao kỷ lục năm ngoái, mở mới 20-25 cửa hàng trong bối cảnh sức mua chung suy giảm. 14:57 27/4/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Giá vàng miếng SJC lên mức cao nhất tuần
Trong phiên giao dịch ngày 11/1, giá vàng miếng tại SJC đã bật tăng tới 1,3 triệu đồng ở chiều mua vào và 800.000 đồng ở chiều bán ra, leo lên mức giá cao nhất tuần.
Giá vàng miếng tăng mạnh trong phiên giao dịch ngày 11/1. Ảnh: Duy Hiệu. Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch sáng nay, vàng miếng SJC được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) điều chỉnh tăng 300.000 đồng ở chiều mua vào và giảm 200.000 đồng ở chiều bán ra, để giao dịch quanh mức 71,8 - 74,3 triệu đồng/lượng. Mặt hàng này liên tiếp tăng sau đó. Đến 14h30, SJC niêm yết tại mức 72,8 - 75,3 triệu đồng/lượng, tăng 1 triệu đồng so với phiên sáng. Còn nếu so với giá chốt phiên hôm qua (10/1), giá mặt hàng này đã tăng 1,3 triệu đồng ở chiều mua vào và 800.000 đồng ở chiều bán ra. Đây là vùng giá cao nhất của vàng miếng SJC trong vòng một tuần qua (4-11/1). Nếu so sánh với giá giao dịch tuần trước, vàng miếng SJC đã tăng 800.000 đồng ở chiều mua vào và 300.000 đồng ở chiều bán ra. Người mua vàng tuần trước nếu bán ra ở thời điểm hiện tại thì sẽ phải nhận khoản lỗ 3,3 triệu đồng/lượng do chênh lệch từ giá mua - bán quá cao. Đà tăng mạnh của vàng miếng SJC cũng đang được ghi nhận tại các doanh nghiệp vàng khác. Cụ thể, Công ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) tăng 900.000 đồng ở chiều mua và 350.000 đồng ở chiều bán, hiện giao dịch vàng miếng SJC ở mức 73 - 75,1 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, Tập đoàn DOJI tăng 1,2 triệu đồng ở chiều bán và 700.000 đồng ở chiều mua, hiện giao dịch vàng miếng SJC ở 72,65 - 75,15 triệu đồng/lượng. Tập đoàn Phú Quý tăng 800.000 đồng ở chiều mua vào và 650.000 đồng ở chiều bán ra, giao dịch ở 72,7 - 75,2 triệu đồng/lượng. Bảo Tín Minh Châu tăng 1,2 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và 700.000 đồng ở chiều bán ra, giao dịch tại 72,5 - 75,2 triệu đồng/lượng. Mi Hồng điều chỉnh nhẹ hơn, tăng khoảng 500.000-300.000 đồng ở chiều mua vào và bán ra, hiện giao dịch ở 73,3 - 74,6 triệu đồng/lượng. Với mặt hàng vàng nhẫn, mức tăng nhìn chung nhẹ hơn vàng miếng. Trong đó, SJC giao dịch vàng nhẫn 9999 loại 1-5 chỉ ở mức 62 - 62,1 triệu/lượng, đi ngang ở chiều mua và tăng 50.000 đồng ở chiều bán. Bảo Tín Minh Châu tăng giá nhẫn tròn trơn thêm 50.000 đồng, giao dịch ở 62,88 - 63,93 triệu/lượng. Vàng nhẫn 9999 Hưng Thịnh Vượng của DOJI giao dịch ở 62,55 - 63,5 triệu đồng/lượng, tăng 150.000 đồng ở cả hai chiều. Mặt hàng vàng nhẫn 24K do PNJ chế tác, hiện giao dịch ở 62 - 63,1 triệu/lượng đi ngang ở chiều mua và tăng 100.000 đồng ở chiều bán. Còn nhẫn tròn trơn 99,9% của Phú Quý hiện được giao dịch ở 62,65 - 63,8 triệu/lượng cùng tăng 100.000 đồng cả hai chiều. Đà tăng của giá vàng trong nước đang đi cùng chiều với giá vàng thế giới. Cụ thể, giá vàng thế giới giao ngay đã phục hồi một phần lên 2.033 USD/ounce. Hiện quy đổi ra tiền Việt (chưa bao gồm thuế phí), giá vàng thế giới tương đương 60,4 triệu đồng/lượng. Ông Bob Haberkorn, Chiến lược gia thị trường cấp cao tại RJO Futures nhận định nếu dữ liệu lạm phát thấp hơn dự báo, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ có cơ sở để cắt giảm lãi suất trong năm nay. Điều này sẽ thúc đẩy giá vàng lên cao. Theo thăm dò của Reuters, lạm phát hàng năm dự kiến ở mức 3,2% trong tháng 12, nhưng lạm phát cơ bản có thể giảm xuống 3,8%, mức thấp nhất từ giữa năm 2021. Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân. Hộ chiếu Việt Nam giảm 5 bậc trong bảng xếp hạng năm 2024Năm 2024, số quốc gia, vùng lãnh thổ công dân Việt Nam được phép nhập cảnh không cần visa hoặc xin visa cửa khẩu không thay đổi. 12:42 11/1/2024 Ông Nguyễn Đức Tài tiếp tục không mua hết cổ phiếu MWG đã đăng kýMột lần nữa, Chủ tịch Thế Giới Di Động lý giải diễn biến thị trường không phù hợp nên chỉ mua được 200.000 cổ phiếu MWG trong số 500.000 đơn vị đã đăng ký. 10:39 11/1/2024 Mỹ đã chấp thuận ETF BitcoinỦy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) đã chấp thuận một loạt hồ sơ xin mở các quỹ giao dịch hoán đổi (ETF) Bitcoin giao ngay. 09:10 11/1/2024
Giá vàng miếng SJC lên mức cao nhất tuần Trong phiên giao dịch ngày 11/1, giá vàng miếng tại SJC đã bật tăng tới 1,3 triệu đồng ở chiều mua vào và 800.000 đồng ở chiều bán ra, leo lên mức giá cao nhất tuần. Giá vàng miếng tăng mạnh trong phiên giao dịch ngày 11/1. Ảnh: Duy Hiệu. Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch sáng nay, vàng miếng SJC được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) điều chỉnh tăng 300.000 đồng ở chiều mua vào và giảm 200.000 đồng ở chiều bán ra, để giao dịch quanh mức 71,8 - 74,3 triệu đồng/lượng. Mặt hàng này liên tiếp tăng sau đó. Đến 14h30, SJC niêm yết tại mức 72,8 - 75,3 triệu đồng/lượng, tăng 1 triệu đồng so với phiên sáng. Còn nếu so với giá chốt phiên hôm qua (10/1), giá mặt hàng này đã tăng 1,3 triệu đồng ở chiều mua vào và 800.000 đồng ở chiều bán ra. Đây là vùng giá cao nhất của vàng miếng SJC trong vòng một tuần qua (4-11/1). Nếu so sánh với giá giao dịch tuần trước, vàng miếng SJC đã tăng 800.000 đồng ở chiều mua vào và 300.000 đồng ở chiều bán ra. Người mua vàng tuần trước nếu bán ra ở thời điểm hiện tại thì sẽ phải nhận khoản lỗ 3,3 triệu đồng/lượng do chênh lệch từ giá mua - bán quá cao. Đà tăng mạnh của vàng miếng SJC cũng đang được ghi nhận tại các doanh nghiệp vàng khác. Cụ thể, Công ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) tăng 900.000 đồng ở chiều mua và 350.000 đồng ở chiều bán, hiện giao dịch vàng miếng SJC ở mức 73 - 75,1 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, Tập đoàn DOJI tăng 1,2 triệu đồng ở chiều bán và 700.000 đồng ở chiều mua, hiện giao dịch vàng miếng SJC ở 72,65 - 75,15 triệu đồng/lượng. Tập đoàn Phú Quý tăng 800.000 đồng ở chiều mua vào và 650.000 đồng ở chiều bán ra, giao dịch ở 72,7 - 75,2 triệu đồng/lượng. Bảo Tín Minh Châu tăng 1,2 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và 700.000 đồng ở chiều bán ra, giao dịch tại 72,5 - 75,2 triệu đồng/lượng. Mi Hồng điều chỉnh nhẹ hơn, tăng khoảng 500.000-300.000 đồng ở chiều mua vào và bán ra, hiện giao dịch ở 73,3 - 74,6 triệu đồng/lượng. Với mặt hàng vàng nhẫn, mức tăng nhìn chung nhẹ hơn vàng miếng. Trong đó, SJC giao dịch vàng nhẫn 9999 loại 1-5 chỉ ở mức 62 - 62,1 triệu/lượng, đi ngang ở chiều mua và tăng 50.000 đồng ở chiều bán. Bảo Tín Minh Châu tăng giá nhẫn tròn trơn thêm 50.000 đồng, giao dịch ở 62,88 - 63,93 triệu/lượng. Vàng nhẫn 9999 Hưng Thịnh Vượng của DOJI giao dịch ở 62,55 - 63,5 triệu đồng/lượng, tăng 150.000 đồng ở cả hai chiều. Mặt hàng vàng nhẫn 24K do PNJ chế tác, hiện giao dịch ở 62 - 63,1 triệu/lượng đi ngang ở chiều mua và tăng 100.000 đồng ở chiều bán. Còn nhẫn tròn trơn 99,9% của Phú Quý hiện được giao dịch ở 62,65 - 63,8 triệu/lượng cùng tăng 100.000 đồng cả hai chiều. Đà tăng của giá vàng trong nước đang đi cùng chiều với giá vàng thế giới. Cụ thể, giá vàng thế giới giao ngay đã phục hồi một phần lên 2.033 USD/ounce. Hiện quy đổi ra tiền Việt (chưa bao gồm thuế phí), giá vàng thế giới tương đương 60,4 triệu đồng/lượng. Ông Bob Haberkorn, Chiến lược gia thị trường cấp cao tại RJO Futures nhận định nếu dữ liệu lạm phát thấp hơn dự báo, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ có cơ sở để cắt giảm lãi suất trong năm nay. Điều này sẽ thúc đẩy giá vàng lên cao. Theo thăm dò của Reuters, lạm phát hàng năm dự kiến ở mức 3,2% trong tháng 12, nhưng lạm phát cơ bản có thể giảm xuống 3,8%, mức thấp nhất từ giữa năm 2021. Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân. Hộ chiếu Việt Nam giảm 5 bậc trong bảng xếp hạng năm 2024Năm 2024, số quốc gia, vùng lãnh thổ công dân Việt Nam được phép nhập cảnh không cần visa hoặc xin visa cửa khẩu không thay đổi. 12:42 11/1/2024 Ông Nguyễn Đức Tài tiếp tục không mua hết cổ phiếu MWG đã đăng kýMột lần nữa, Chủ tịch Thế Giới Di Động lý giải diễn biến thị trường không phù hợp nên chỉ mua được 200.000 cổ phiếu MWG trong số 500.000 đơn vị đã đăng ký. 10:39 11/1/2024 Mỹ đã chấp thuận ETF BitcoinỦy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) đã chấp thuận một loạt hồ sơ xin mở các quỹ giao dịch hoán đổi (ETF) Bitcoin giao ngay. 09:10 11/1/2024
Số hóa ngành bảo hiểm để nâng cao trải nghiệm khách hàng
Nhiều năm qua, ngành bảo hiểm nhân thọ phát triển không ngừng, đẩy mạnh chuyển đổi số để cung cấp giải pháp bảo vệ, tích lũy, đầu tư tối ưu cho khách hàng.
Thông qua số hóa, ngành bảo hiểm tối ưu và nâng cao trải nghiệm dịch vụ cho người tiêu dùng. Tiềm năng thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam Người tiêu dùng ngày càng yêu cầu cao với tất cả dịch vụ, trong đó có lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ. Đây vừa là thách thức, vừa tạo động lực để các công ty bảo hiểm phát triển tốt hơn, đáp ứng nhu cầu khách hàng. Trong đó, chiến lược phát triển “Lấy khách hàng làm trọng tâm” được nhiều doanh nghiệp bảo hiểm áp dụng thời gian gần đây. Không chỉ dừng ở khâu cải tiến chất lượng dịch vụ như chào bán, đóng phí hay giải quyết quyền lợi bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư vào hoạt động chăm sóc và tương tác, nhằm giữ chân khách hàng hiện hữu, chiếm cảm tình người dùng mới. Ông Mr Yip Kim Chee - Giám đốc khối Định phí và Phát triển sản phẩm, Bảo hiểm nhân thọ MB Ageas Life - cho biết với tư cách là nhà cung cấp, đơn vị đặt mình vào vị trí khách hàng, dành thời gian tìm hiểu nhu cầu, mối quan tâm của họ. Vì vậy, MB Ageas Life tiến hành đơn giản hóa bảo hiểm nhân thọ bằng cách thiết kế sản phẩm phù hợp nhu cầu, sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, giảm thuật ngữ, hỗ trợ khách hàng lúc cần thiết với quy trình giải quyết khiếu nại nhanh chóng. Đại diện Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV) cho biết thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam giàu tiềm năng, bởi tỷ lệ tham gia chỉ đạt 11%. Trong thời gian tới, thị trường bảo hiểm có thêm nhiều yếu tố thúc đẩy như Luật kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi), GDP bình quân đầu người đạt 7.500 USD đến năm 2030, tầng lớp trung lưu tăng... Nỗ lực nâng cao trải nghiệm khách hàng Những năm gần đây, nhiều công ty dịch vụ tài chính tại Việt Nam công nhận “trải nghiệm khách hàng” là đòn bẩy để có thêm lợi thế cạnh tranh trên thị trường, đồng thời tăng giá trị trọn đời cho người tiêu dùng. Các giải pháp kỹ thuật số được đầu tư, tích hợp vào hành trình tiêu dùng của khách hàng nhằm nâng cao trải nghiệm, đồng thời đảm bảo tương tác nhân văn, mang tính kết nối cảm xúc tại những điểm tiếp xúc quan trọng. Với nguyên tắc này, MB Ageas Life - doanh nghiệp trẻ trong ngành bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam - tập trung và nỗ lực thấu hiểu nhu cầu của khách hàng, đầu tư toàn diện để thay đổi trải nghiệm người dùng, mang đến những sản phẩm bảo hiểm tốt. Trải nghiệm số hóa tiện lợi với dịch vụ đóng phí bảo hiểm trực tuyến qua ứng dụng MBAL Style của MB Ageas Life. Bên cạnh tối ưu thông tin, cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng hay đẩy mạnh chuyển dịch số, thủ tục chi trả bảo hiểm cũng được MB Ageas Life chú trọng. Theo đại diện MB Ageas Life, quy trình giải quyết quyền lợi bảo hiểm được thông báo rộng rãi, công khai trên website của công ty. Khách hàng có thể sử dụng app của MB Ageas Life - MBAL Style - để thực hiện yêu cầu và theo dõi quá trình giải quyết quyền lợi bảo hiểm. Đặc biệt, với sản phẩm “Bảo hiểm hỗ trợ viện phí và chi phí phẫu thuật 2022”, khách hàng có thể nhận thanh toán bảo hiểm nhanh chóng trong vài phút, sau khi hồ sơ được MB Ageas Life đồng ý chi trả. Với tiềm năng thị trường Việt Nam cùng nỗ lực của các doanh nghiệp, ngành bảo hiểm nhân thọ hứa hẹn ngày càng phát triển, từng bước khẳng định vai trò quan trọng.
Số hóa ngành bảo hiểm để nâng cao trải nghiệm khách hàng Nhiều năm qua, ngành bảo hiểm nhân thọ phát triển không ngừng, đẩy mạnh chuyển đổi số để cung cấp giải pháp bảo vệ, tích lũy, đầu tư tối ưu cho khách hàng. Thông qua số hóa, ngành bảo hiểm tối ưu và nâng cao trải nghiệm dịch vụ cho người tiêu dùng. Tiềm năng thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam Người tiêu dùng ngày càng yêu cầu cao với tất cả dịch vụ, trong đó có lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ. Đây vừa là thách thức, vừa tạo động lực để các công ty bảo hiểm phát triển tốt hơn, đáp ứng nhu cầu khách hàng. Trong đó, chiến lược phát triển “Lấy khách hàng làm trọng tâm” được nhiều doanh nghiệp bảo hiểm áp dụng thời gian gần đây. Không chỉ dừng ở khâu cải tiến chất lượng dịch vụ như chào bán, đóng phí hay giải quyết quyền lợi bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư vào hoạt động chăm sóc và tương tác, nhằm giữ chân khách hàng hiện hữu, chiếm cảm tình người dùng mới. Ông Mr Yip Kim Chee - Giám đốc khối Định phí và Phát triển sản phẩm, Bảo hiểm nhân thọ MB Ageas Life - cho biết với tư cách là nhà cung cấp, đơn vị đặt mình vào vị trí khách hàng, dành thời gian tìm hiểu nhu cầu, mối quan tâm của họ. Vì vậy, MB Ageas Life tiến hành đơn giản hóa bảo hiểm nhân thọ bằng cách thiết kế sản phẩm phù hợp nhu cầu, sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, giảm thuật ngữ, hỗ trợ khách hàng lúc cần thiết với quy trình giải quyết khiếu nại nhanh chóng. Đại diện Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV) cho biết thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam giàu tiềm năng, bởi tỷ lệ tham gia chỉ đạt 11%. Trong thời gian tới, thị trường bảo hiểm có thêm nhiều yếu tố thúc đẩy như Luật kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi), GDP bình quân đầu người đạt 7.500 USD đến năm 2030, tầng lớp trung lưu tăng... Nỗ lực nâng cao trải nghiệm khách hàng Những năm gần đây, nhiều công ty dịch vụ tài chính tại Việt Nam công nhận “trải nghiệm khách hàng” là đòn bẩy để có thêm lợi thế cạnh tranh trên thị trường, đồng thời tăng giá trị trọn đời cho người tiêu dùng. Các giải pháp kỹ thuật số được đầu tư, tích hợp vào hành trình tiêu dùng của khách hàng nhằm nâng cao trải nghiệm, đồng thời đảm bảo tương tác nhân văn, mang tính kết nối cảm xúc tại những điểm tiếp xúc quan trọng. Với nguyên tắc này, MB Ageas Life - doanh nghiệp trẻ trong ngành bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam - tập trung và nỗ lực thấu hiểu nhu cầu của khách hàng, đầu tư toàn diện để thay đổi trải nghiệm người dùng, mang đến những sản phẩm bảo hiểm tốt. Trải nghiệm số hóa tiện lợi với dịch vụ đóng phí bảo hiểm trực tuyến qua ứng dụng MBAL Style của MB Ageas Life. Bên cạnh tối ưu thông tin, cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng hay đẩy mạnh chuyển dịch số, thủ tục chi trả bảo hiểm cũng được MB Ageas Life chú trọng. Theo đại diện MB Ageas Life, quy trình giải quyết quyền lợi bảo hiểm được thông báo rộng rãi, công khai trên website của công ty. Khách hàng có thể sử dụng app của MB Ageas Life - MBAL Style - để thực hiện yêu cầu và theo dõi quá trình giải quyết quyền lợi bảo hiểm. Đặc biệt, với sản phẩm “Bảo hiểm hỗ trợ viện phí và chi phí phẫu thuật 2022”, khách hàng có thể nhận thanh toán bảo hiểm nhanh chóng trong vài phút, sau khi hồ sơ được MB Ageas Life đồng ý chi trả. Với tiềm năng thị trường Việt Nam cùng nỗ lực của các doanh nghiệp, ngành bảo hiểm nhân thọ hứa hẹn ngày càng phát triển, từng bước khẳng định vai trò quan trọng.
EVN sắp 'bỏ túi' thêm gần 1.300 tỷ đồng từ công ty con
Với 1,18 tỷ cổ phiếu lưu hành, EVNGenco2 dự kiến chi tổng cộng 1.300 tỷ đồng cho đợt trả cổ tức sắp tới. Trong đó, cổ đông lớn - EVN - dự kiến nhận về khoảng 1.274 tỷ đồng.
Ngày 25/12, Tổng công ty Phát điện 2 - EVNGenco2 - sẽ chốt danh sách cổ đông để tạm ứng cổ tức năm 2023 bằng tiền với tỷ lệ 11%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận về 1.100 đồng. Thời gian thanh toán dự kiến là ngày 29/2/2024. Với hơn 1,18 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, EVNGenco2 dự kiến chi ra khoảng 1.300 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức đợt này. Đáng chú ý, với việc nắm giữ trên 99,8% vốn điều lệ của EVNGenco2, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) dự kiến nhận về khoảng 1.274 tỷ đồng tiền mặt cho đợt trả cổ tức này từ EVNGenco2. Hồi tháng 10 vừa qua, EVN cũng nhận về hơn 1.600 tỷ đồng cổ tức tiền mặt từ Tổng công ty Phát điện 3 - EVNGenco3 (HoSE: PGV) - sau khi doanh nghiệp thành viên này chia cổ tức tỷ lệ 14,5%, trong đó EVN nắm tỷ lệ 99,2% vốn điều lệ. TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA EVNGENCO2 Số liệu: BCTC DN Nhãn2019202020212022 Doanh thu thuần tỷ đồng 2710126001963424717 Lợi nhuận sau thế 3131288928424532 EVNGenco2 là một trong những tổng công ty thành viên của EVN. Doanh nghiệp này chính thức chuyển đổi hoạt động sang mô hình công ty cổ phần từ ngày 1/7/2021, hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh điện năng. Trên thị trường chứng khoán, 262.500 cổ phiếu GE2 đã bị hủy đăng ký giao dịch từ ngày 29/12/2022 trên UPCoM. Nguyên nhân được đưa ra là do Tổng công ty Phát điện 2 là doanh nghiệp cổ phần hóa sau 1 năm kể từ ngày giao dịch đầu tiên nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ điều kiện là công ty đại chúng theo quy định, thuộc trường hơp phải hủy đăng ký giao dịch. Hiện trên thị trường OTC, cổ phiếu GE2 có giá 28.900 đồng/đơn vị. Mức giá này không thay đổi do không ghi nhận giao dịch nào kể từ tháng 12/2022 đến nay. Năm 2022, doanh thu thuần của Tổng công ty Phát điện 2 đạt 24.717 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2021. Lợi nhuận sau thuế tăng 61% lên 4.532 tỷ đồng. Theo báo cáo, trong 11 tháng, toàn EVNGenco2 đã thực hiện lũy kế được 14.415 triệu kWh điện, đạt trên 100% kế hoạch cùng giai đoạn và hoàn thành 89,6% kế hoạch cả năm. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Cổ phiếu công ty của 'Bông hồng vàng' Phú Yên bị hủy giao dịchCổ phiếu Công ty CP Thuận Thảo của nữ doanh nhân Võ Thị Thanh - người được mệnh danh là "Bông hồng vàng" Phú Yên - là 1 trong 29 mã chứng khoán bị đình chỉ giao dịch từ hôm nay. 06:00 15/12/2023 Doanh nghiệp TP.HCM chi hơn 22.000 tỷ đồng chuẩn bị hàng Tết 2024Nhiều doanh nghiệp bình ổn TP.HCM đã chuẩn bị lượng hàng hóa phục vụ nhu cầu người dân dịp Tết Nguyên đán 2024 với số lượng tăng nhẹ. 19:04 14/12/2023 Ai thắng thế trong 'cuộc chiến' đại siêu thị?Mặc dù sức cầu tiêu dùng giảm mạnh, nhiều đại gia bán lẻ trong lẫn ngoài nước vẫn không ngừng bơm vốn, mở rộng quy mô để "đánh chiếm" thị phần trong phân khúc đại siêu thị. 06:00 15/12/2023
EVN sắp 'bỏ túi' thêm gần 1.300 tỷ đồng từ công ty con Với 1,18 tỷ cổ phiếu lưu hành, EVNGenco2 dự kiến chi tổng cộng 1.300 tỷ đồng cho đợt trả cổ tức sắp tới. Trong đó, cổ đông lớn - EVN - dự kiến nhận về khoảng 1.274 tỷ đồng. Ngày 25/12, Tổng công ty Phát điện 2 - EVNGenco2 - sẽ chốt danh sách cổ đông để tạm ứng cổ tức năm 2023 bằng tiền với tỷ lệ 11%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận về 1.100 đồng. Thời gian thanh toán dự kiến là ngày 29/2/2024. Với hơn 1,18 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, EVNGenco2 dự kiến chi ra khoảng 1.300 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức đợt này. Đáng chú ý, với việc nắm giữ trên 99,8% vốn điều lệ của EVNGenco2, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) dự kiến nhận về khoảng 1.274 tỷ đồng tiền mặt cho đợt trả cổ tức này từ EVNGenco2. Hồi tháng 10 vừa qua, EVN cũng nhận về hơn 1.600 tỷ đồng cổ tức tiền mặt từ Tổng công ty Phát điện 3 - EVNGenco3 (HoSE: PGV) - sau khi doanh nghiệp thành viên này chia cổ tức tỷ lệ 14,5%, trong đó EVN nắm tỷ lệ 99,2% vốn điều lệ. TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA EVNGENCO2 Số liệu: BCTC DN Nhãn2019202020212022 Doanh thu thuần tỷ đồng 2710126001963424717 Lợi nhuận sau thế 3131288928424532 EVNGenco2 là một trong những tổng công ty thành viên của EVN. Doanh nghiệp này chính thức chuyển đổi hoạt động sang mô hình công ty cổ phần từ ngày 1/7/2021, hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh điện năng. Trên thị trường chứng khoán, 262.500 cổ phiếu GE2 đã bị hủy đăng ký giao dịch từ ngày 29/12/2022 trên UPCoM. Nguyên nhân được đưa ra là do Tổng công ty Phát điện 2 là doanh nghiệp cổ phần hóa sau 1 năm kể từ ngày giao dịch đầu tiên nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ điều kiện là công ty đại chúng theo quy định, thuộc trường hơp phải hủy đăng ký giao dịch. Hiện trên thị trường OTC, cổ phiếu GE2 có giá 28.900 đồng/đơn vị. Mức giá này không thay đổi do không ghi nhận giao dịch nào kể từ tháng 12/2022 đến nay. Năm 2022, doanh thu thuần của Tổng công ty Phát điện 2 đạt 24.717 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2021. Lợi nhuận sau thuế tăng 61% lên 4.532 tỷ đồng. Theo báo cáo, trong 11 tháng, toàn EVNGenco2 đã thực hiện lũy kế được 14.415 triệu kWh điện, đạt trên 100% kế hoạch cùng giai đoạn và hoàn thành 89,6% kế hoạch cả năm. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Cổ phiếu công ty của 'Bông hồng vàng' Phú Yên bị hủy giao dịchCổ phiếu Công ty CP Thuận Thảo của nữ doanh nhân Võ Thị Thanh - người được mệnh danh là "Bông hồng vàng" Phú Yên - là 1 trong 29 mã chứng khoán bị đình chỉ giao dịch từ hôm nay. 06:00 15/12/2023 Doanh nghiệp TP.HCM chi hơn 22.000 tỷ đồng chuẩn bị hàng Tết 2024Nhiều doanh nghiệp bình ổn TP.HCM đã chuẩn bị lượng hàng hóa phục vụ nhu cầu người dân dịp Tết Nguyên đán 2024 với số lượng tăng nhẹ. 19:04 14/12/2023 Ai thắng thế trong 'cuộc chiến' đại siêu thị?Mặc dù sức cầu tiêu dùng giảm mạnh, nhiều đại gia bán lẻ trong lẫn ngoài nước vẫn không ngừng bơm vốn, mở rộng quy mô để "đánh chiếm" thị phần trong phân khúc đại siêu thị. 06:00 15/12/2023
Chứng khoán Mỹ vượt đỉnh 14 tháng
Hai chỉ số S&P 500 và Nasdaq đóng cửa ở mức cao nhất kể từ tháng 4/2022, khi nhà đầu tư đang đợi báo cáo lạm phát và kết quả họp chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).
Theo trang tin CNBC, thị trường chứng khoán Mỹ đã có nhiều biến động tích cực trong phiên giao dịch ngày thứ hai (12/6), với 2 chỉ số S&P 500 và Nasdaq đóng cửa ở mức cao nhất kể từ tháng 4/2022 - dưới bối cảnh nhà đầu tư đang đợi báo cáo lạm phát và kết quả cuộc họp chính sách tiền tệ của Fed. Lúc đóng cửa, chỉ số Dow Jones tăng 189,55 điểm - tương đương tăng 0,56% - và chốt phiên ở mức 34.066,33 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 0,93%, đạt 4.338,93 điểm, còn chỉ số công nghệ Nasdaq tăng 1,53%, đạt 13.461,92 điểm. Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh. Ảnh: AP. Dưới sự dẫn dắt của những cổ phiếu vốn hoá lớn như Amazon, Apple và Tesla, S&P 500 - thước đo rộng nhất của giá cổ phiếu ở Phố Wall - hiện đã phục hồi 21% kể từ mức đáy thiết lập vào tháng 10/2022. Theo nhận định của một số nhà đầu tư, chứng khoán Mỹ đang ở trong một thị trường đầu cơ giá lên (bull market), hay còn gọi là "thị trường bò". “Mức đáy của tháng 10 càng lùi xa thì nhà đầu tư càng tự tin hơn. Liệu họ có đang tự mãn quá mức không? Có lẽ là họ có, nhưng đây thực chất lại là một tín hiệu tốt”, CEO Jake Dollarhide của công ty quản lý tài sản Longbow Asset Management chia sẻ trong buổi phỏng vấn với Reuters. Trong phiên này, cổ phiếu Tesla tiếp tục tăng 2,2% - đánh dấu phiên tăng thứ 12 liên tiếp - một kỷ lục đối với hãng xe điện Mỹ. Trong khi đó, Apple và Microsoft tăng 1,5% mỗi cổ phiếu, và mức tăng từ đầu năm đến nay của hai hãng này đã đạt lần lượt 41% và 38%. Trong những gì giới đầu tư đang chờ đợi, báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 của Mỹ sẽ được Bộ Lao động nước này công bố vào ngày thứ Ba. Giới phân tích dự báo CPI toàn phần tiếp tục giảm nhẹ nhưng CPI lõi có thể vẫn cao dai dẳng. Trong khi đó, các nhà kinh tế được khảo sát bởi Dow Jones lại kỳ vọng CPI toàn phần tháng 5 tăng 0,1% so với tháng trước, so với mức tăng 0,4% trong tháng 4. So với cùng kỳ năm ngoái, các nhà kinh tế này cũng dự báo mức tăng lạm phát 4% - thấp hơn một chút so với con số 4,9% của tháng trước. Ngày thứ ba (13/6) cũng là ngày đầu tiên của cuộc họp chính sách tiền tệ định kỳ của Fed. Các nhà giao dịch đang đặt cược khả năng 72% Fed giữ nguyên lãi suất tháng 6 ở mức 5-5,25% khi công bố kết quả cuộc họp vào ngày hôm sau. Còn đối với tháng 7, theo dữ liệu từ CME FedWatch, khả năng Fed tăng lãi suất là 71%. “Có khả năng Fed sẽ tiếp tục dựa vào các dữ liệu kinh tế. Bởi vậy, chúng tôi không nhất thiết loại trừ khả năng dừng tăng lãi suất trong tương lai, nhưng trong ngắn hạn thì chúng tôi thấy họ sẽ tạm dừng”, Giám đốc Đầu tư Dylan Kremer của Certuity nhận định. Tuy nhiên, một báo cáo lạm phát nóng hơn dự kiến ​​vẫn có thể phá vỡ các dự báo nói trên - nhà phân tích cấp cao Edward Moya của công ty dữ liệu Oanda cảnh báo. “Nếu số liệu lạm phát bất chợt tăng cao, Fed có thể phải tính đến việc tăng lãi suất trong lần họp này và thậm chí phát tín hiệu rằng sẵn sàng tăng thêm lần nữa”, ông Moya cho biết. Giới đầu tư đang kỳ vọng nhiều vào khả năng dừng tăng lãi suất của Fed. Ảnh: AP. Lợi nhuận từ các cổ phiếu vốn hóa lớn, lợi nhuận hàng quý tốt hơn mong đợi của các công ty niêm yết và kỳ vọng Fed kết thúc chu kỳ thắt chặt là những yếu tố đưa các chỉ số chứng khoán Mỹ tăng trong những tuần gần đây. Đợt phục hồi này cũng đã lan sang các lĩnh vực có độ nhạy cảm cao hơn với chu kỳ kinh tế như năng lượng và công nghiệp, cũng như các cổ phiếu vốn hóa nhỏ, khi các dữ liệu tiếp tục cho thấy nền kinh tế Mỹ vững vàng bất chấp lãi suất tăng. Ngoài ra, ngân hàng Goldman Sachs tuần vừa qua đã nâng mục tiêu cuối năm cho S&P 500 từ 4.000 điểm lên 4.500 điểm, với lý do đà phục hồi của thị trường đang mở rộng. Làm cứu hộ bán thời gian lương cao hơn thực tập văn phòngMùa hè năm nay, nhu cầu tuyển dụng các vị trí bán thời gian liên quan đến ngành du lịch, giải trí tại Mỹ tăng vọt, trong khi các công ty văn phòng lại ngừng tuyển thực tập sinh. 07:19 13/6/2023 Đức khó tăng trưởng vì không đủ lao độngNền kinh tế lớn nhất châu Âu có khả năng phải chịu hạn chế tăng trưởng dưới 1% trong suốt cả thập kỷ tới. 18:19 10/6/2023 Giá dầu thế giới bật tăng trở lạiChốt phiên giao dịch ngày 7/6, giá dầu thế giới đã bật tăng trở lại vì tồn trữ nhiên liệu thực tế của Mỹ không như dự báo. 10:07 8/6/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Chứng khoán Mỹ vượt đỉnh 14 tháng Hai chỉ số S&P 500 và Nasdaq đóng cửa ở mức cao nhất kể từ tháng 4/2022, khi nhà đầu tư đang đợi báo cáo lạm phát và kết quả họp chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang (Fed). Theo trang tin CNBC, thị trường chứng khoán Mỹ đã có nhiều biến động tích cực trong phiên giao dịch ngày thứ hai (12/6), với 2 chỉ số S&P 500 và Nasdaq đóng cửa ở mức cao nhất kể từ tháng 4/2022 - dưới bối cảnh nhà đầu tư đang đợi báo cáo lạm phát và kết quả cuộc họp chính sách tiền tệ của Fed. Lúc đóng cửa, chỉ số Dow Jones tăng 189,55 điểm - tương đương tăng 0,56% - và chốt phiên ở mức 34.066,33 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 0,93%, đạt 4.338,93 điểm, còn chỉ số công nghệ Nasdaq tăng 1,53%, đạt 13.461,92 điểm. Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh. Ảnh: AP. Dưới sự dẫn dắt của những cổ phiếu vốn hoá lớn như Amazon, Apple và Tesla, S&P 500 - thước đo rộng nhất của giá cổ phiếu ở Phố Wall - hiện đã phục hồi 21% kể từ mức đáy thiết lập vào tháng 10/2022. Theo nhận định của một số nhà đầu tư, chứng khoán Mỹ đang ở trong một thị trường đầu cơ giá lên (bull market), hay còn gọi là "thị trường bò". “Mức đáy của tháng 10 càng lùi xa thì nhà đầu tư càng tự tin hơn. Liệu họ có đang tự mãn quá mức không? Có lẽ là họ có, nhưng đây thực chất lại là một tín hiệu tốt”, CEO Jake Dollarhide của công ty quản lý tài sản Longbow Asset Management chia sẻ trong buổi phỏng vấn với Reuters. Trong phiên này, cổ phiếu Tesla tiếp tục tăng 2,2% - đánh dấu phiên tăng thứ 12 liên tiếp - một kỷ lục đối với hãng xe điện Mỹ. Trong khi đó, Apple và Microsoft tăng 1,5% mỗi cổ phiếu, và mức tăng từ đầu năm đến nay của hai hãng này đã đạt lần lượt 41% và 38%. Trong những gì giới đầu tư đang chờ đợi, báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 của Mỹ sẽ được Bộ Lao động nước này công bố vào ngày thứ Ba. Giới phân tích dự báo CPI toàn phần tiếp tục giảm nhẹ nhưng CPI lõi có thể vẫn cao dai dẳng. Trong khi đó, các nhà kinh tế được khảo sát bởi Dow Jones lại kỳ vọng CPI toàn phần tháng 5 tăng 0,1% so với tháng trước, so với mức tăng 0,4% trong tháng 4. So với cùng kỳ năm ngoái, các nhà kinh tế này cũng dự báo mức tăng lạm phát 4% - thấp hơn một chút so với con số 4,9% của tháng trước. Ngày thứ ba (13/6) cũng là ngày đầu tiên của cuộc họp chính sách tiền tệ định kỳ của Fed. Các nhà giao dịch đang đặt cược khả năng 72% Fed giữ nguyên lãi suất tháng 6 ở mức 5-5,25% khi công bố kết quả cuộc họp vào ngày hôm sau. Còn đối với tháng 7, theo dữ liệu từ CME FedWatch, khả năng Fed tăng lãi suất là 71%. “Có khả năng Fed sẽ tiếp tục dựa vào các dữ liệu kinh tế. Bởi vậy, chúng tôi không nhất thiết loại trừ khả năng dừng tăng lãi suất trong tương lai, nhưng trong ngắn hạn thì chúng tôi thấy họ sẽ tạm dừng”, Giám đốc Đầu tư Dylan Kremer của Certuity nhận định. Tuy nhiên, một báo cáo lạm phát nóng hơn dự kiến ​​vẫn có thể phá vỡ các dự báo nói trên - nhà phân tích cấp cao Edward Moya của công ty dữ liệu Oanda cảnh báo. “Nếu số liệu lạm phát bất chợt tăng cao, Fed có thể phải tính đến việc tăng lãi suất trong lần họp này và thậm chí phát tín hiệu rằng sẵn sàng tăng thêm lần nữa”, ông Moya cho biết. Giới đầu tư đang kỳ vọng nhiều vào khả năng dừng tăng lãi suất của Fed. Ảnh: AP. Lợi nhuận từ các cổ phiếu vốn hóa lớn, lợi nhuận hàng quý tốt hơn mong đợi của các công ty niêm yết và kỳ vọng Fed kết thúc chu kỳ thắt chặt là những yếu tố đưa các chỉ số chứng khoán Mỹ tăng trong những tuần gần đây. Đợt phục hồi này cũng đã lan sang các lĩnh vực có độ nhạy cảm cao hơn với chu kỳ kinh tế như năng lượng và công nghiệp, cũng như các cổ phiếu vốn hóa nhỏ, khi các dữ liệu tiếp tục cho thấy nền kinh tế Mỹ vững vàng bất chấp lãi suất tăng. Ngoài ra, ngân hàng Goldman Sachs tuần vừa qua đã nâng mục tiêu cuối năm cho S&P 500 từ 4.000 điểm lên 4.500 điểm, với lý do đà phục hồi của thị trường đang mở rộng. Làm cứu hộ bán thời gian lương cao hơn thực tập văn phòngMùa hè năm nay, nhu cầu tuyển dụng các vị trí bán thời gian liên quan đến ngành du lịch, giải trí tại Mỹ tăng vọt, trong khi các công ty văn phòng lại ngừng tuyển thực tập sinh. 07:19 13/6/2023 Đức khó tăng trưởng vì không đủ lao độngNền kinh tế lớn nhất châu Âu có khả năng phải chịu hạn chế tăng trưởng dưới 1% trong suốt cả thập kỷ tới. 18:19 10/6/2023 Giá dầu thế giới bật tăng trở lạiChốt phiên giao dịch ngày 7/6, giá dầu thế giới đã bật tăng trở lại vì tồn trữ nhiên liệu thực tế của Mỹ không như dự báo. 10:07 8/6/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Chứng khoán 2/1: Cổ phiếu ngân hàng gồng gánh thị trường
Thị trường chứng khoán phiên 2/1 rơi vào tình trạng "xanh vỏ, đỏ lòng". Nếu không có cổ phiếu VCB làm trụ đỡ, VN-Index có thể đối mặt một phiên điều chỉnh ngay đầu năm mới.
Thị trường chứng khoán Việt Nam bước vào phiên giao dịch đầu tiên của năm mới 2024 với tâm lý lạc quan. Sắc xanh sớm lan tỏa trên bảng điện tử, đặc biệt tại các nhóm ngành cơ bản, chiếm tỷ trọng lớn như chứng khoán, bất động sản hay ngân hàng. Tuy nhiên, áp lực bán chốt lời nhanh chóng xuất hiện khiến chỉ số không thể duy trì đà tăng được quá lâu và có thời điểm rơi xuống dưới ngưỡng tham chiếu. Trong suốt phiên giao dịch chiều, chỉ số chính chỉ tăng với biên độ hẹp. Kết phiên, VN-Index đóng cửa tăng 1,79 điểm (+0,16%) lên 1.131,72 điểm; HNX-Index giảm 1,05 điểm (-0,45%) xuống 229,99 điểm; UPCoM-Index tăng 0,54 điểm (+0,62%) lên 87,58 điểm. Áp lực bán từ giữa phiên thu hẹp lượng cổ phiếu tăng giá. Ảnh: VNDirect. Với 14 mã tăng, 15 mã giảm và duy nhất cổ phiếu POW giữ tham chiếu, rổ cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 hôm nay ghi nhận tình trạng phân hóa mạnh cả về nhóm ngành lẫn số lượng tăng/giảm. Đáng chú ý, cổ phiếu VCB của Vietcombank đóng vai trò gồng gánh thị trường hôm nay. Đầu tàu ngành ngân hàng chứng kiến giá cổ phiếu tăng tới 4%, cao nhất nhóm VN30 và tiến lên mức 83.500 đồng/đơn vị. Chỉ riêng cổ phiếu VCB đã giúp chỉ số cải thiện 4,4 điểm. Ngoài ra, nhóm ảnh hưởng tích cực lên thị trường còn có ACB, MSN, VNM, TCB, MBB. Trong khi đó ở chiều ngược lại, HPG, VPB, VIC, BID là những mã dẫn đầu nhóm ghì chân chỉ số. Cổ phiếu VCB gánh chỉ số trong phiên đầu tiên năm mới. Ảnh: VNDirect. Cổ phiếu bất động sản có diễn biến tương đối khởi sắc vào đầu phiên. Dẫu vậy, việc bị bán ra ồ ạt ngay sau đó, đặc biệt ở nhóm large cap khiến nhiều cổ phiếu điều chỉnh với biên độ lớn, điển hình như VHM (-0,46%); VIC (-1,35%); BCM (-1,59%); VRE (-0,86%); NVL (-1,76%); PDR (-3%). Tương tự, cổ phiếu nhóm chứng khoán cũng chìm trong sắc đỏ. Trong đó, SSI giảm 0,91%; VND giảm 0,45%; VIX giảm 4,09%; SHS giảm 2,12%; FTS giảm 3,14%; hay BSI giảm 2,74%. Tâm điểm trong nhóm cổ phiếu ngành điện là mã GEX của Tập đoàn Gelex với mức giảm gần kịch biên độ. Mã chứng khoán này ghi nhận thanh khoản tăng đột biến, khối lượng lẫn giá trị giao dịch lần lượt đạt 47 triệu cổ phiếu và 1.074 tỷ đồng, tăng 186% và 173% so với bình quân 5 phiên gần nhất. Trong khi đó ở nhóm nông nghiệp, cổ phiếu HAG và HNG đều tăng mạnh, lần lượt 3,03% và 6,81%. Liên quan đến Hoàng Anh Gia Lai, mới đây, doanh nghiệp của bầu Đức đã thông qua việc chuyển nhượng toàn bộ 2,75 triệu cổ phần tại CTCP Bapi Hoàng Anh Gia Lai. Sau khi hoàn tất giao dịch, Bapi sẽ không còn là công ty liên kết của Hoàng Anh Gia Lai. Sau 3 phiên mua ròng liên tiếp, khối ngoại mở đầu năm mới 2024 bằng phiên bán ròng 425 tỷ đồng. Trong đó, chứng chỉ FUESSVFL bị xả ra 180 tỷ đồng, SSI bị bán 89 tỷ đồng, VRE bị bán 40 tỷ đồng và HCM bị đẩy 37 tỷ đồng. Trái lại, cổ phiếu VCB được dòng tiền ngoại rót ròng 91 tỷ đồng. Các mã đứng sau như VHC, VCI chỉ được mua ròng 22-24 tỷ đồng. VN-Index được dự báo tăng lên vùng 1.150 điểm ngay tuần đầu nămCác công ty chứng khoán đều nhận định VN-Index có thể dễ dàng vượt kháng cự trước mắt là 1.130 điểm. Trong những phiên giao dịch tới có thể xuất hiện rung lắc nhẹ. 09:21 2/1/2024 Tài sản 6 tỷ phú Việt Nam biến động ra sao năm 2023?3 trong 6 tỷ phú giàu nhất Việt Nam theo danh sách của Forbes ghi nhận tài sản gia tăng trong năm 2023. Trong khi đó, tài sản của 2 tỷ phú bị suy giảm và một người giữ nguyên. 17:30 31/12/2023 HAGL muốn thoái sạch vốn tại công ty bán thịt heo ăn chuốiSau bệnh viện và khách sạn, Hoàng Anh Gia Lai muốn bán toàn bộ 2,75 triệu cổ phần, tương đương 44,5% vốn, tại CTCP Bapi Hoàng Anh Gia Lai. 11:00 31/12/2023 Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Chứng khoán 2/1: Cổ phiếu ngân hàng gồng gánh thị trường Thị trường chứng khoán phiên 2/1 rơi vào tình trạng "xanh vỏ, đỏ lòng". Nếu không có cổ phiếu VCB làm trụ đỡ, VN-Index có thể đối mặt một phiên điều chỉnh ngay đầu năm mới. Thị trường chứng khoán Việt Nam bước vào phiên giao dịch đầu tiên của năm mới 2024 với tâm lý lạc quan. Sắc xanh sớm lan tỏa trên bảng điện tử, đặc biệt tại các nhóm ngành cơ bản, chiếm tỷ trọng lớn như chứng khoán, bất động sản hay ngân hàng. Tuy nhiên, áp lực bán chốt lời nhanh chóng xuất hiện khiến chỉ số không thể duy trì đà tăng được quá lâu và có thời điểm rơi xuống dưới ngưỡng tham chiếu. Trong suốt phiên giao dịch chiều, chỉ số chính chỉ tăng với biên độ hẹp. Kết phiên, VN-Index đóng cửa tăng 1,79 điểm (+0,16%) lên 1.131,72 điểm; HNX-Index giảm 1,05 điểm (-0,45%) xuống 229,99 điểm; UPCoM-Index tăng 0,54 điểm (+0,62%) lên 87,58 điểm. Áp lực bán từ giữa phiên thu hẹp lượng cổ phiếu tăng giá. Ảnh: VNDirect. Với 14 mã tăng, 15 mã giảm và duy nhất cổ phiếu POW giữ tham chiếu, rổ cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 hôm nay ghi nhận tình trạng phân hóa mạnh cả về nhóm ngành lẫn số lượng tăng/giảm. Đáng chú ý, cổ phiếu VCB của Vietcombank đóng vai trò gồng gánh thị trường hôm nay. Đầu tàu ngành ngân hàng chứng kiến giá cổ phiếu tăng tới 4%, cao nhất nhóm VN30 và tiến lên mức 83.500 đồng/đơn vị. Chỉ riêng cổ phiếu VCB đã giúp chỉ số cải thiện 4,4 điểm. Ngoài ra, nhóm ảnh hưởng tích cực lên thị trường còn có ACB, MSN, VNM, TCB, MBB. Trong khi đó ở chiều ngược lại, HPG, VPB, VIC, BID là những mã dẫn đầu nhóm ghì chân chỉ số. Cổ phiếu VCB gánh chỉ số trong phiên đầu tiên năm mới. Ảnh: VNDirect. Cổ phiếu bất động sản có diễn biến tương đối khởi sắc vào đầu phiên. Dẫu vậy, việc bị bán ra ồ ạt ngay sau đó, đặc biệt ở nhóm large cap khiến nhiều cổ phiếu điều chỉnh với biên độ lớn, điển hình như VHM (-0,46%); VIC (-1,35%); BCM (-1,59%); VRE (-0,86%); NVL (-1,76%); PDR (-3%). Tương tự, cổ phiếu nhóm chứng khoán cũng chìm trong sắc đỏ. Trong đó, SSI giảm 0,91%; VND giảm 0,45%; VIX giảm 4,09%; SHS giảm 2,12%; FTS giảm 3,14%; hay BSI giảm 2,74%. Tâm điểm trong nhóm cổ phiếu ngành điện là mã GEX của Tập đoàn Gelex với mức giảm gần kịch biên độ. Mã chứng khoán này ghi nhận thanh khoản tăng đột biến, khối lượng lẫn giá trị giao dịch lần lượt đạt 47 triệu cổ phiếu và 1.074 tỷ đồng, tăng 186% và 173% so với bình quân 5 phiên gần nhất. Trong khi đó ở nhóm nông nghiệp, cổ phiếu HAG và HNG đều tăng mạnh, lần lượt 3,03% và 6,81%. Liên quan đến Hoàng Anh Gia Lai, mới đây, doanh nghiệp của bầu Đức đã thông qua việc chuyển nhượng toàn bộ 2,75 triệu cổ phần tại CTCP Bapi Hoàng Anh Gia Lai. Sau khi hoàn tất giao dịch, Bapi sẽ không còn là công ty liên kết của Hoàng Anh Gia Lai. Sau 3 phiên mua ròng liên tiếp, khối ngoại mở đầu năm mới 2024 bằng phiên bán ròng 425 tỷ đồng. Trong đó, chứng chỉ FUESSVFL bị xả ra 180 tỷ đồng, SSI bị bán 89 tỷ đồng, VRE bị bán 40 tỷ đồng và HCM bị đẩy 37 tỷ đồng. Trái lại, cổ phiếu VCB được dòng tiền ngoại rót ròng 91 tỷ đồng. Các mã đứng sau như VHC, VCI chỉ được mua ròng 22-24 tỷ đồng. VN-Index được dự báo tăng lên vùng 1.150 điểm ngay tuần đầu nămCác công ty chứng khoán đều nhận định VN-Index có thể dễ dàng vượt kháng cự trước mắt là 1.130 điểm. Trong những phiên giao dịch tới có thể xuất hiện rung lắc nhẹ. 09:21 2/1/2024 Tài sản 6 tỷ phú Việt Nam biến động ra sao năm 2023?3 trong 6 tỷ phú giàu nhất Việt Nam theo danh sách của Forbes ghi nhận tài sản gia tăng trong năm 2023. Trong khi đó, tài sản của 2 tỷ phú bị suy giảm và một người giữ nguyên. 17:30 31/12/2023 HAGL muốn thoái sạch vốn tại công ty bán thịt heo ăn chuốiSau bệnh viện và khách sạn, Hoàng Anh Gia Lai muốn bán toàn bộ 2,75 triệu cổ phần, tương đương 44,5% vốn, tại CTCP Bapi Hoàng Anh Gia Lai. 11:00 31/12/2023 Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Giá vàng trong nước bật tăng phiên cuối tuần
Phiên giao dịch cuối tuần (24/6), giá vàng miếng trong nước bật tăng sau chuỗi ngày ảm đạm, hiện cao hơn giá vàng thế giới khoảng 12 triệu đồng/lượng.
Giá vàng quay đầu tăng nhẹ trong phiên giao dịch cuối tuần. Ảnh: Đức Anh. Chia sẻ trên Kitco News, ông George Milling Stanley - Chiến lược gia trưởng về vàng tại State Street Global Advisors - dự báo nhu cầu trang sức ngày càng tăng ở Trung Quốc và Ấn Độ sẽ là một yếu tố hỗ trợ cho giá vàng từ giờ đến cuối năm 2023. Bên cạnh đó, một số ngân hàng trung ương mua vào vàng sẽ góp phần giúp thị trường vàng sôi động trở lại. Điều này giúp giá vàng thế giới đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần ở mốc 1.920 USD/ounce, tăng 6 USD so với đêm qua. Quy đổi theo tỷ giá hiện hành (chưa bao gồm thuế phí), giá vàng thế giới vào khoảng 54,86 triệu đồng/lượng. Đón tin tăng nhẹ của giá vàng thế giới, mở cửa phiên giao dịch sáng nay, giá vàng miếng và vàng nhẫn 9999 trong nước cũng tăng nhẹ 50.000-100.000 đồng. Vàng miếng hiện giao dịch quanh vùng giá 66,5 - 67,1 triệu đồng/lượng. Vàng nhẫn 9999 chạy quanh vùng 55,3 - 56,3 triệu đồng/lượng, là vùng giá thấp tính trong tháng vừa qua. Cụ thể, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng miếng ở mức 66,5 - 67,12 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 50.000 đồng ở cả hai chiều so với kết phiên liền trước. So với cùng giờ giao dịch cuối tuần trước (17/6), vùng giá hiện tại mà vàng miếng SJC giao dịch vẫn ghi nhận xu hướng tăng nhẹ. Tuy nhiên, đà tăng này không đủ bù đắp chênh lệch giá mua - bán SJC đưa ra khiến nhà đầu tư vàng tuần qua đang phải nhận khoản lỗ 600.000 đồng/lượng. Đi cùng với xu hướng tăng tại SJC, giá vàng miếng tại Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) hiện phổ biến ở mức 66,45 - 66,95 triệu/lượng, đi ngang ở 2 chiều mua - bán so với phiên liền trước. Giá vàng miếng tại các doanh nghiệp như Bảo Tín Minh Châu, Tập đoàn DOJI, Vàng Mi Hồng... đều ghi nhận xu hướng đi ngang hoặc tăng 50.000 đồng/lượng. Trong đó Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở 66,47 - 66,98 triệu/lượng; DOJI mua vào với giá 66,4 triệu/lượng và bán ra ở 67 triệu đồng, Vàng Mi Hồng giao dịch quanh vùng 66,55 - 66,95 triệu đồng/lượng,... Xét trên toàn thị trường tuần này, giá vàng miếng SJC ghi nhận mức biến động trái chiều rất nhẹ, trong khoảng 50.000 đồng, nhưng do giảm và đi ngang liên tiếp nhiều phiên nên giá bán vẫn thấp hơn từ 50.000-100.000 đồng so với tuần trước. Tương tự như mặt hàng vàng miếng, mở cửa phiên giao dịch sáng nay, vàng nhẫn 9999 có xu hướng tăng khoảng 100.000 đồng/lượng. Giá giao dịch phổ biến của mặt hàng này hiện đi quanh vùng 55,3 - 56,3 triệu/lượng. Cụ thể, Công ty SJC hiện niêm yết giá vàng nhẫn loại 99,99% ở mức 55,35 - 56,35 triệu/lượng (mua vào - bán ra), tăng 50.000 đồng so với cuối ngày hôm qua và thấp hơn 250.000 đồng so với cuối tuần trước. Chênh lệch giá mua - bán SJC đưa ra khiến người mua vàng nhẫn từ cuối tuần trước đến nay chịu khoản lỗ 1,2 triệu đồng/lượng. Tại Tập đoàn DOJI, giá vàng nhẫn tròn 9999 hiện giao dịch ở mức 54,65 - 55,9 triệu/lượng; PNJ hiện niêm yết giá bán vàng nhẫn 24K ở mức 55,4 triệu/lượng, giá mua ở 56,4 triệu/lượng, đều đi ngang so với phiên liền trước. Tương tự, tại các doanh nghiệp như Bảo Tín Minh Châu, Phú Quý, Mi Hồng, VietAGold... đều niêm yết giá bán ra vàng nhẫn dao động quanh vùng 55,5-56,4 triệu đồng/lượng. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Đất Xanh sắp tăng vốn lên gần 7.800 tỷ đồngNếu thực hiện thành công các kế hoạch chào bán cổ phiếu, vốn điều lệ của Đất Xanh sẽ tăng thêm 1.680 tỷ, lên gần 7.800 tỷ đồng. 09:22 24/6/2023 Vốn đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam tăng vọt qua các nămNhững năm gần đây, Việt Nam đã trở thành điểm sản xuất toàn cầu của nhiều tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc. 08:00 24/6/2023
Giá vàng trong nước bật tăng phiên cuối tuần Phiên giao dịch cuối tuần (24/6), giá vàng miếng trong nước bật tăng sau chuỗi ngày ảm đạm, hiện cao hơn giá vàng thế giới khoảng 12 triệu đồng/lượng. Giá vàng quay đầu tăng nhẹ trong phiên giao dịch cuối tuần. Ảnh: Đức Anh. Chia sẻ trên Kitco News, ông George Milling Stanley - Chiến lược gia trưởng về vàng tại State Street Global Advisors - dự báo nhu cầu trang sức ngày càng tăng ở Trung Quốc và Ấn Độ sẽ là một yếu tố hỗ trợ cho giá vàng từ giờ đến cuối năm 2023. Bên cạnh đó, một số ngân hàng trung ương mua vào vàng sẽ góp phần giúp thị trường vàng sôi động trở lại. Điều này giúp giá vàng thế giới đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần ở mốc 1.920 USD/ounce, tăng 6 USD so với đêm qua. Quy đổi theo tỷ giá hiện hành (chưa bao gồm thuế phí), giá vàng thế giới vào khoảng 54,86 triệu đồng/lượng. Đón tin tăng nhẹ của giá vàng thế giới, mở cửa phiên giao dịch sáng nay, giá vàng miếng và vàng nhẫn 9999 trong nước cũng tăng nhẹ 50.000-100.000 đồng. Vàng miếng hiện giao dịch quanh vùng giá 66,5 - 67,1 triệu đồng/lượng. Vàng nhẫn 9999 chạy quanh vùng 55,3 - 56,3 triệu đồng/lượng, là vùng giá thấp tính trong tháng vừa qua. Cụ thể, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng miếng ở mức 66,5 - 67,12 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 50.000 đồng ở cả hai chiều so với kết phiên liền trước. So với cùng giờ giao dịch cuối tuần trước (17/6), vùng giá hiện tại mà vàng miếng SJC giao dịch vẫn ghi nhận xu hướng tăng nhẹ. Tuy nhiên, đà tăng này không đủ bù đắp chênh lệch giá mua - bán SJC đưa ra khiến nhà đầu tư vàng tuần qua đang phải nhận khoản lỗ 600.000 đồng/lượng. Đi cùng với xu hướng tăng tại SJC, giá vàng miếng tại Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) hiện phổ biến ở mức 66,45 - 66,95 triệu/lượng, đi ngang ở 2 chiều mua - bán so với phiên liền trước. Giá vàng miếng tại các doanh nghiệp như Bảo Tín Minh Châu, Tập đoàn DOJI, Vàng Mi Hồng... đều ghi nhận xu hướng đi ngang hoặc tăng 50.000 đồng/lượng. Trong đó Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở 66,47 - 66,98 triệu/lượng; DOJI mua vào với giá 66,4 triệu/lượng và bán ra ở 67 triệu đồng, Vàng Mi Hồng giao dịch quanh vùng 66,55 - 66,95 triệu đồng/lượng,... Xét trên toàn thị trường tuần này, giá vàng miếng SJC ghi nhận mức biến động trái chiều rất nhẹ, trong khoảng 50.000 đồng, nhưng do giảm và đi ngang liên tiếp nhiều phiên nên giá bán vẫn thấp hơn từ 50.000-100.000 đồng so với tuần trước. Tương tự như mặt hàng vàng miếng, mở cửa phiên giao dịch sáng nay, vàng nhẫn 9999 có xu hướng tăng khoảng 100.000 đồng/lượng. Giá giao dịch phổ biến của mặt hàng này hiện đi quanh vùng 55,3 - 56,3 triệu/lượng. Cụ thể, Công ty SJC hiện niêm yết giá vàng nhẫn loại 99,99% ở mức 55,35 - 56,35 triệu/lượng (mua vào - bán ra), tăng 50.000 đồng so với cuối ngày hôm qua và thấp hơn 250.000 đồng so với cuối tuần trước. Chênh lệch giá mua - bán SJC đưa ra khiến người mua vàng nhẫn từ cuối tuần trước đến nay chịu khoản lỗ 1,2 triệu đồng/lượng. Tại Tập đoàn DOJI, giá vàng nhẫn tròn 9999 hiện giao dịch ở mức 54,65 - 55,9 triệu/lượng; PNJ hiện niêm yết giá bán vàng nhẫn 24K ở mức 55,4 triệu/lượng, giá mua ở 56,4 triệu/lượng, đều đi ngang so với phiên liền trước. Tương tự, tại các doanh nghiệp như Bảo Tín Minh Châu, Phú Quý, Mi Hồng, VietAGold... đều niêm yết giá bán ra vàng nhẫn dao động quanh vùng 55,5-56,4 triệu đồng/lượng. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Đất Xanh sắp tăng vốn lên gần 7.800 tỷ đồngNếu thực hiện thành công các kế hoạch chào bán cổ phiếu, vốn điều lệ của Đất Xanh sẽ tăng thêm 1.680 tỷ, lên gần 7.800 tỷ đồng. 09:22 24/6/2023 Vốn đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam tăng vọt qua các nămNhững năm gần đây, Việt Nam đã trở thành điểm sản xuất toàn cầu của nhiều tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc. 08:00 24/6/2023
Fed đang bất đồng
Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết sẽ có thêm nhiều đợt tăng lãi suất trong năm nay để kìm hãm lạm phát. Nhưng một số quan chức tin rằng mức lãi suất hiện tại đã đủ cao.
Câu hỏi đặt ra là lãi suất điều hành do Fed ấn định đã đủ cao hay chưa. Ảnh: Bloomberg. Theo Bloomberg, biên bản họp mới nhất cho thấy sự bất đồng giữa các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Sau phiên họp ngày 13-14/6, 16 trên 18 thành viên cho rằng ít nhất một lần tăng lãi suất nữa trong năm nay sẽ là phù hợp. Nhưng có 2 quan chức không nghĩ như vậy. 12 quan chức nghiêng về việc tăng lãi suất 2 lần hoặc nhiều hơn. "Các thành viên ủng hộ việc tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm nhấn mạnh rằng thị trường lao động vẫn ở trong tình trạng thắt chặt, động lực của nền kinh tế mạnh hơn dự đoán trước đó, và có rất ít dấu hiệu rõ ràng cho thấy lạm phát đang trên đà giảm về mức mục tiêu 2%", biên bản họp nêu. Nhưng ngay cả các thành viên ủng hộ việc tăng lãi suất cũng tin rằng tốc độ nâng lãi suất sẽ giảm bớt so với trước đây. "Nhiều quan chức chỉ ra rằng việc điều chỉnh tốc độ tăng lãi suất là phù hợp để có thêm thời gian đánh giá tác động của các đợt tăng lãi suất", biên bản cho biết. Đa số quan chức Fed đều không muốn lỏng tay quá sớm trong cuộc chiến chống lạm phát. Trong bài phát biểu một tuần sau cuộc họp chính sách, Chủ tịch Fed Jerome Powell nhấn mạnh rằng ngân hàng trung ương "vẫn còn một chặng đường dài phía trước" để đưa lạm phát về mức mục tiêu. Nhưng không phải quan chức nào của Fed cũng đồng tình. Ông Raphael Bostic - Chủ tịch Fed Atlanta - cho rằng lãi suất đã đủ cao. Theo ông, ngân hàng trung ương Mỹ nên dừng tay ngay từ giờ nhằm đánh giá tác động của 10 đợt tăng lãi suất trước đó đối với nền kinh tế. Các thị trường đã trở nên hoang mang sau cuộc họp chính sách mới nhất của Fed. Trước đó, đa số nhà đầu tư tin rằng ngân hàng trung ương Mỹ sẽ tạm ngừng, thậm chí dừng hẳn tăng lãi suất trong phiên họp tháng 6 và bắt đầu cắt giảm lãi suất ngay trong năm nay. Fed đã làm đúng với dự đoán của thị trường: dừng tăng lãi suất. Nhưng cơ quan này phát đi tín hiệu về việc tiếp tục nâng lãi suất thêm nhiều lần nữa trong năm nay. Và hy vọng ngân hàng trung ương sớm cắt giảm lãi suất giờ tan thành mây khói. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Phố Wall nóng lòng đợi tin từ FedBiên bản họp tháng 6 của Fed sắp được công bố. Đây là cuộc họp khiến Phố Wall bối rối và đã làm đảo lộn nhiều thị trường, trong đó có vàng. 19:56 5/7/2023 Fed liệu có tăng lãi suất trở lạiGiới đầu tư tin rằng trong cuộc họp tiếp theo, Fed sẽ tăng lãi suất trở lại sau khi tạm dừng vào tháng 6. Triển vọng Fed cắt giảm lãi suất ngay trong năm nay cũng thấp đi đáng kể. 18:41 27/6/2023
Fed đang bất đồng Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết sẽ có thêm nhiều đợt tăng lãi suất trong năm nay để kìm hãm lạm phát. Nhưng một số quan chức tin rằng mức lãi suất hiện tại đã đủ cao. Câu hỏi đặt ra là lãi suất điều hành do Fed ấn định đã đủ cao hay chưa. Ảnh: Bloomberg. Theo Bloomberg, biên bản họp mới nhất cho thấy sự bất đồng giữa các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Sau phiên họp ngày 13-14/6, 16 trên 18 thành viên cho rằng ít nhất một lần tăng lãi suất nữa trong năm nay sẽ là phù hợp. Nhưng có 2 quan chức không nghĩ như vậy. 12 quan chức nghiêng về việc tăng lãi suất 2 lần hoặc nhiều hơn. "Các thành viên ủng hộ việc tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm nhấn mạnh rằng thị trường lao động vẫn ở trong tình trạng thắt chặt, động lực của nền kinh tế mạnh hơn dự đoán trước đó, và có rất ít dấu hiệu rõ ràng cho thấy lạm phát đang trên đà giảm về mức mục tiêu 2%", biên bản họp nêu. Nhưng ngay cả các thành viên ủng hộ việc tăng lãi suất cũng tin rằng tốc độ nâng lãi suất sẽ giảm bớt so với trước đây. "Nhiều quan chức chỉ ra rằng việc điều chỉnh tốc độ tăng lãi suất là phù hợp để có thêm thời gian đánh giá tác động của các đợt tăng lãi suất", biên bản cho biết. Đa số quan chức Fed đều không muốn lỏng tay quá sớm trong cuộc chiến chống lạm phát. Trong bài phát biểu một tuần sau cuộc họp chính sách, Chủ tịch Fed Jerome Powell nhấn mạnh rằng ngân hàng trung ương "vẫn còn một chặng đường dài phía trước" để đưa lạm phát về mức mục tiêu. Nhưng không phải quan chức nào của Fed cũng đồng tình. Ông Raphael Bostic - Chủ tịch Fed Atlanta - cho rằng lãi suất đã đủ cao. Theo ông, ngân hàng trung ương Mỹ nên dừng tay ngay từ giờ nhằm đánh giá tác động của 10 đợt tăng lãi suất trước đó đối với nền kinh tế. Các thị trường đã trở nên hoang mang sau cuộc họp chính sách mới nhất của Fed. Trước đó, đa số nhà đầu tư tin rằng ngân hàng trung ương Mỹ sẽ tạm ngừng, thậm chí dừng hẳn tăng lãi suất trong phiên họp tháng 6 và bắt đầu cắt giảm lãi suất ngay trong năm nay. Fed đã làm đúng với dự đoán của thị trường: dừng tăng lãi suất. Nhưng cơ quan này phát đi tín hiệu về việc tiếp tục nâng lãi suất thêm nhiều lần nữa trong năm nay. Và hy vọng ngân hàng trung ương sớm cắt giảm lãi suất giờ tan thành mây khói. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Phố Wall nóng lòng đợi tin từ FedBiên bản họp tháng 6 của Fed sắp được công bố. Đây là cuộc họp khiến Phố Wall bối rối và đã làm đảo lộn nhiều thị trường, trong đó có vàng. 19:56 5/7/2023 Fed liệu có tăng lãi suất trở lạiGiới đầu tư tin rằng trong cuộc họp tiếp theo, Fed sẽ tăng lãi suất trở lại sau khi tạm dừng vào tháng 6. Triển vọng Fed cắt giảm lãi suất ngay trong năm nay cũng thấp đi đáng kể. 18:41 27/6/2023
Chứng khoán 12/12: Dòng tiền ngoại rời thị trường 10 phiên liên tiếp
Khối ngoại đánh dấu phiên bán ròng thứ 10 liên tiếp. Ở góc độ tích cực thì giá trị bán ròng của các nhà đầu tư nước ngoài đã được thu hẹp liên tục 4 phiên vừa qua.
Tương tự phiên 11/12, áp lực bán tiếp tục chiếm ưu thế trong giai đoạn giữa phiên giao dịch hôm nay (12/12). Song lực kéo vào cuối phiên nhanh chóng đưa thị trường trở lại với sắc xanh dù biên độ tăng tương đối ít. Kết phiên, chỉ số VN-Index của sàn TP.HCM đóng cửa ở mốc 1.127,63 điểm, tăng 2,13 điểm (+0,19%) so với hôm qua. Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index tăng 0,34 điểm (+0,15%) lên 231,71 điểm trong khi UPCoM-Index có thêm phiên giảm điểm và lùi xuống mốc 85,35 điểm. Kể từ đầu tuần, thanh khoản toàn thị trường đã liên tục lao dốc và chỉ ghi nhận giá trị giao dịch ở mức 16.000 tỷ đồng phiên hôm nay. Con số này đã giảm 600 tỷ đồng so với phiên hôm qua và kém giá trị giao dịch bình quân tuần trước 32%. Thanh khoản hôm nay hạ nhiệt cho thấy nhà đầu tư đang chờ đợi thị trường xác lập xu hướng. Ảnh: VNDirect. Rổ cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 hôm nay có 14 mã tăng, áp đảo lượng mã giảm (8) và mã giữ tham chiếu (8). Bên cạnh đó, thị trường cũng ghi nhận sự hồi phục trở lại của nhóm cổ phiếu ngân hàng trong rổ với BID (BIDV) tăng 1,2%, TCB (Techcombank) tăng 0,7%, MBB (Ngân hàng MB) tăng 0,6% hay STB (Sacombank) tăng 0,5%. Cổ phiếu ngân hàng có vốn hóa lớn nhất thị trường là VCB của Vietcombank cũng đóng cửa ở giá tham chiếu. Mã FPT (Tập đoàn FPT) có mức tăng cao nhất rổ VN30 hôm nay với 1,9%, đồng thời là phiên thứ 2 liên tiếp tăng điểm. Diễn biến khởi sắc này xuất hiện trong bối cảnh nhà đầu tư kỳ vọng cuộc gặp gỡ giữa Chủ tịch FPT Trương Gia Bình và CEO Nvidia Jensen Huang tại Hà Nội có thể mang lại nhiều cơ hội hợp tác giữa 2 công ty. VN-Index đã có 2 phiên tăng liên tiếp nhưng biên độ không quá 3 điểm. Ảnh: DNSE. Trong khi đó, nhóm giảm điểm ở VN30 là các doanh nghiệp liên quan đến ngành thực phẩm, đồ uống như MSN của Masan, VNM của Vinamilk hay SAB của Sabeco. Sắc xanh đã xuất hiện trở lại trên nhiều cổ phiếu bất động sản. Trong đó, VHM (Vinhomes) và VIC (Vingroup) vẫn được giao dịch thuận lợi, tăng lần lượt 0,12% và 0,45%. Ngoài ra, còn có NVL (Novaland) tăng 0,57%, NLG (Nam Long) tăng 1,3%, DXG (Đất Xanh) tăng 0,52%. Điểm trừ là nhóm cổ phiếu bất động sản large-cap vẫn có sự phân hóa khi BCM (Becamex) giảm 1%, PDR (Phát Đạt) giảm 2,7%, KBC (Kinh Bắc) giảm 0,77%. Cổ phiếu nhóm vật liệu xây dựng, tiêu biểu là ngành thép, đều tăng tốt với HPG (Hòa Phát) tăng 1,64%, HSG (Hoa Sen) tăng 0,23%, NKG (Nam Kim) tăng 0,43%, VGC (Viglacera) tăng 0,54%. Với giao dịch của khối ngoại, điểm tích cực là khối này đã thu hẹp giá trị bán ròng xuống còn 309 tỷ đồng tính riêng trên HoSE hôm nay. Dẫu vậy, đây vẫn là phiên thứ 10 liên tiếp dòng tiền ngoại chảy ra khỏi các cổ phiếu Việt Nam. Trong đó, chứng chỉ FUEVFVND bị khối ngoại bán ròng 105 tỷ đồng, theo sau là MSN (-64 tỷ đồng), VNM (-61 tỷ đồng), KBC (-39 tỷ đồng). Ở chiều ngược lại, VND (VNDirect) được gom mạnh nhất với giá trị 68 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần mã đứng sau là HPG (+32 tỷ đồng). Chứng khoán 11/12: Cổ phiếu 'họ Vin' gồng gánh thị trườngViệc dòng tiền chạy vào các cổ phiếu vốn hóa lớn như VHM, VIC, VRE giúp nhóm này bật tăng mạnh, qua đó tạo lực kéo đưa thị trường thoát khỏi phiên giảm điểm. 16:10 11/12/2023 SCIC muốn thoái toàn bộ vốn tại VinacontrolSCIC sẽ bán đấu giá 3,15 triệu cổ phiếu VNC, tương đương 30% vốn điều lệ của Vinacontrol, với giá khởi điểm 171,6 tỷ đồng. 12:15 11/12/2023 Chuyên gia: Chứng khoán tuần này sẽ còn giằng coTrong ngắn hạn, các chỉ báo đều chỉ ra tín hiệu tốt của thị trường. Tuy nhiên, việc tâm lý giao dịch chưa rõ ràng có thể khiến thị trường xuất hiện các phiên rung lắc, điều chỉnh. 10:28 11/12/2023 Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Chứng khoán 12/12: Dòng tiền ngoại rời thị trường 10 phiên liên tiếp Khối ngoại đánh dấu phiên bán ròng thứ 10 liên tiếp. Ở góc độ tích cực thì giá trị bán ròng của các nhà đầu tư nước ngoài đã được thu hẹp liên tục 4 phiên vừa qua. Tương tự phiên 11/12, áp lực bán tiếp tục chiếm ưu thế trong giai đoạn giữa phiên giao dịch hôm nay (12/12). Song lực kéo vào cuối phiên nhanh chóng đưa thị trường trở lại với sắc xanh dù biên độ tăng tương đối ít. Kết phiên, chỉ số VN-Index của sàn TP.HCM đóng cửa ở mốc 1.127,63 điểm, tăng 2,13 điểm (+0,19%) so với hôm qua. Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index tăng 0,34 điểm (+0,15%) lên 231,71 điểm trong khi UPCoM-Index có thêm phiên giảm điểm và lùi xuống mốc 85,35 điểm. Kể từ đầu tuần, thanh khoản toàn thị trường đã liên tục lao dốc và chỉ ghi nhận giá trị giao dịch ở mức 16.000 tỷ đồng phiên hôm nay. Con số này đã giảm 600 tỷ đồng so với phiên hôm qua và kém giá trị giao dịch bình quân tuần trước 32%. Thanh khoản hôm nay hạ nhiệt cho thấy nhà đầu tư đang chờ đợi thị trường xác lập xu hướng. Ảnh: VNDirect. Rổ cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 hôm nay có 14 mã tăng, áp đảo lượng mã giảm (8) và mã giữ tham chiếu (8). Bên cạnh đó, thị trường cũng ghi nhận sự hồi phục trở lại của nhóm cổ phiếu ngân hàng trong rổ với BID (BIDV) tăng 1,2%, TCB (Techcombank) tăng 0,7%, MBB (Ngân hàng MB) tăng 0,6% hay STB (Sacombank) tăng 0,5%. Cổ phiếu ngân hàng có vốn hóa lớn nhất thị trường là VCB của Vietcombank cũng đóng cửa ở giá tham chiếu. Mã FPT (Tập đoàn FPT) có mức tăng cao nhất rổ VN30 hôm nay với 1,9%, đồng thời là phiên thứ 2 liên tiếp tăng điểm. Diễn biến khởi sắc này xuất hiện trong bối cảnh nhà đầu tư kỳ vọng cuộc gặp gỡ giữa Chủ tịch FPT Trương Gia Bình và CEO Nvidia Jensen Huang tại Hà Nội có thể mang lại nhiều cơ hội hợp tác giữa 2 công ty. VN-Index đã có 2 phiên tăng liên tiếp nhưng biên độ không quá 3 điểm. Ảnh: DNSE. Trong khi đó, nhóm giảm điểm ở VN30 là các doanh nghiệp liên quan đến ngành thực phẩm, đồ uống như MSN của Masan, VNM của Vinamilk hay SAB của Sabeco. Sắc xanh đã xuất hiện trở lại trên nhiều cổ phiếu bất động sản. Trong đó, VHM (Vinhomes) và VIC (Vingroup) vẫn được giao dịch thuận lợi, tăng lần lượt 0,12% và 0,45%. Ngoài ra, còn có NVL (Novaland) tăng 0,57%, NLG (Nam Long) tăng 1,3%, DXG (Đất Xanh) tăng 0,52%. Điểm trừ là nhóm cổ phiếu bất động sản large-cap vẫn có sự phân hóa khi BCM (Becamex) giảm 1%, PDR (Phát Đạt) giảm 2,7%, KBC (Kinh Bắc) giảm 0,77%. Cổ phiếu nhóm vật liệu xây dựng, tiêu biểu là ngành thép, đều tăng tốt với HPG (Hòa Phát) tăng 1,64%, HSG (Hoa Sen) tăng 0,23%, NKG (Nam Kim) tăng 0,43%, VGC (Viglacera) tăng 0,54%. Với giao dịch của khối ngoại, điểm tích cực là khối này đã thu hẹp giá trị bán ròng xuống còn 309 tỷ đồng tính riêng trên HoSE hôm nay. Dẫu vậy, đây vẫn là phiên thứ 10 liên tiếp dòng tiền ngoại chảy ra khỏi các cổ phiếu Việt Nam. Trong đó, chứng chỉ FUEVFVND bị khối ngoại bán ròng 105 tỷ đồng, theo sau là MSN (-64 tỷ đồng), VNM (-61 tỷ đồng), KBC (-39 tỷ đồng). Ở chiều ngược lại, VND (VNDirect) được gom mạnh nhất với giá trị 68 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần mã đứng sau là HPG (+32 tỷ đồng). Chứng khoán 11/12: Cổ phiếu 'họ Vin' gồng gánh thị trườngViệc dòng tiền chạy vào các cổ phiếu vốn hóa lớn như VHM, VIC, VRE giúp nhóm này bật tăng mạnh, qua đó tạo lực kéo đưa thị trường thoát khỏi phiên giảm điểm. 16:10 11/12/2023 SCIC muốn thoái toàn bộ vốn tại VinacontrolSCIC sẽ bán đấu giá 3,15 triệu cổ phiếu VNC, tương đương 30% vốn điều lệ của Vinacontrol, với giá khởi điểm 171,6 tỷ đồng. 12:15 11/12/2023 Chuyên gia: Chứng khoán tuần này sẽ còn giằng coTrong ngắn hạn, các chỉ báo đều chỉ ra tín hiệu tốt của thị trường. Tuy nhiên, việc tâm lý giao dịch chưa rõ ràng có thể khiến thị trường xuất hiện các phiên rung lắc, điều chỉnh. 10:28 11/12/2023 Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Lợi thiệt cổ đông nhỏ lẻ trước 'sóng' tăng vốn trên sàn chứng khoán
Biết doanh nghiệp gặp khó khi huy động vốn trên các kênh trái phiếu và tín dụng nhưng việc phát hành lượng lớn cổ phiếu riêng lẻ vẫn là câu chuyện khiến nhà đầu tư lo lắng.
Thống kê trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) cho thấy chỉ trong tháng 11 đã có hơn 10 doanh nghiệp công bố kế hoạch huy động vốn thông qua kênh phát hành cổ phiếu riêng lẻ. Phải kể tới như Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va - Novaland (HoSE: NVL) đang chốt danh sách cổ đông để lấy ý kiến điều chỉnh phương án phát hành hơn 975 triệu cổ phiếu riêng lẻ và 1,95 tỷ cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu (tỷ lệ 100%). Hay Công ty CP Hàng không Vietjet (HoSE: VJC) lấy ý kiến cổ đông về phương án chào bán 24,5 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư trong quý IV để huy động 2.450 tỷ đồng. Vietjet dự kiến dùng số tiền này để thanh toán tiền đặt cọc mua và thuê tàu bay. Tương tự, Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai - HAGL (HoSE: HAG) cũng có kế hoạch phát hành 130 triệu cổ phiếu riêng lẻ, kỳ vọng huy động 1.300 tỷ đồng để trả nợ và bổ sung vốn lưu động; Công ty CP Tập đoàn Hòa Bình (HoSE: HBC) dự kiến phát hành 252,5 triệu cổ phiếu riêng lẻ (tỷ lệ hơn 92%) để trả nợ. Ngoài ra, Công ty CP Năng lượng và Bất động sản Trường Thành (HoSE: TEG); Công ty CP Đầu tư Hạ tầng Giao Thông Đèo Cả (HoSE: HHV); Công ty CP Nông nghiệp BAF Việt Nam (HoSE: BAF)... đều có kế hoạch huy động hàng trăm tỷ đồng từ việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ trong năm nay. Trong tháng cuối năm 2023, dự kiến có thêm ít nhất 5 công ty nhóm chứng khoán có kế hoạch tăng vốn điều lệ với tổng giá trị vốn hút về khoảng 13.400 tỷ đồng. Ảnh: Nam Khánh. Cũng trong tháng cuối năm nay, dự kiến có thêm ít nhất 5 công ty nhóm chứng khoán là Chứng khoán LPBank (LPBS); Chứng khoán SSI (HoSE: SSI); Chứng khoán VNDirect (HoSE: VND); Chứng khoán Tiên Phong - TPS (HoSE: ORS) và Chứng khoán Nhất Việt (HNX: VFS) có kế hoạch tăng vốn điều lệ với tổng giá trị vốn hút về khoảng 13.400 tỷ đồng. Mục đích sử dụng vốn phần đa là bổ sung hoạt động cho vay, song song với đầu tư và các mục đích khác. Doanh nghiệp tìm vốn trên sàn chứng khoán Theo số liệu mới nhất của Bộ Tài chính, tính đến cuối tháng 11, có 77 doanh nghiệp đã phát hành trái phiếu với khối lượng 214.300 tỷ đồng, vẫn thấp hơn giảm 35,4% so với cùng kỳ năm 2022. Theo cơ quan quản lý kể từ khi Nghị định 08/2023 có hiệu lực thi hành vào 5/3, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã ghi nhận sự phục hồi, nhưng vẫn tăng trưởng âm so với cùng kỳ năm trước. Còn theo số liệu của Công ty Chứng khoán MB, lãi suất phát hành bình quân của trái phiếu doanh nghiệp trong 11 tháng đầu năm nay đã tăng lên 8,5%/năm, cao hơn so với mức trung bình 7,9%/năm của năm ngoái. Tính đến ngày 21/11, kinh doanh khó khăn còn khiến gần 100 doanh nghiệp ra thông báo chậm/hoãn thanh toán gốc, lãi trái phiếu. Tình hình không mấy khả quan ở kênh tín dụng ngân hàng khi Ngân hàng Nhà nước thông báo đến cuối tháng 11, tín dụng trong toàn nền kinh tế mới đạt khoảng 13 triệu tỷ đồng, tăng 9,15% so với cuối năm 2022, thấp hơn so với cùng kỳ các năm và còn cách khá xa mục tiêu định hướng 14-15%. Tăng trưởng tín dụng ì ạch vì doanh nghiệp gặp khó, có nhu cầu vay nhưng chưa đủ điều kiện để tiếp cận nguồn vốn. Trong khi ngân hàng "thừa tiền" lại không thể hạ chuẩn tín dụng cho vay vì e ngại nợ xấu. Do đó đến hết tháng 11, toàn ngành ngân hàng vẫn còn dư khoảng 735.000 tỷ đồng chỉ tiêu tín dụng chưa cho vay được. Trong bối cảnh khó khăn ở các kênh huy động vốn kể trên, các doanh nghiệp đang phải quay trở về tìm vốn trên thị trường chứng khoán. Các doanh nghiệp đang quay về tìm vốn trên thị trường chứng khoán. Ảnh: Nam Khánh. Cổ đông lợi hay thiệt? Việc huy động vốn qua kênh phát hành cổ phiếu riêng lẻ và/hoặc phát hành ra công chúng sẽ giúp các doanh nghiệp thu được nguồn tiền lớn từ các nhà đầu tư, cổ đông. Tuy nhiên, với các cổ đông hiện hữu đặc biệt là cổ đông nhỏ lẻ có lợi hay không còn phụ thuộc nhiều vào phương án phát hành. Cụ thể, việc lãnh đạo doanh nghiệp chốt mức giá phát hành thấp hơn thị giá giao dịch trên sàn chứng khoán sẽ là điều bất lợi cho các cổ đông hiện hữu. Như với trường hợp của Vietjet Air. Sau khi thông tin hãng bay này tạm hoãn trả cổ tức để chào bán 24,5 triệu cổ phiếu riêng lẻ, ngay trong phiên giao dịch cùng ngày (7/12), cổ phiếu VJC đã giảm mạnh hơn 2%, dao động quanh mức 103.800 đồng/cổ phiếu. Dù đã giảm nhưng mức giá này vẫn cao hơn gần 4% so với giá chào bán cổ phiếu riêng lẻ cho các cổ đông mới mà Vietjet đưa ra là 100.000 đồng/cổ phiếu. Ngược lại, với 134 triệu cổ phiếu PDR mà Công ty CP Phát triển Bất động sản Phát Đạt dự kiến chào bán vào tháng cuối năm 2023 hoặc đầu 2024, do đây là phương án phát hành cho cổ đông hiện hữu. Nên việc Phát Đạt dự kiến chào bán với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, chưa bằng một nửa thị giá hiện tại giao dịch trên sàn của PDR (quanh vùng 26.000-28.000 đồng/cổ phiếu) lại mang nhiều lợi ích cho cổ đông. Với các phương án phát hành riêng lẻ, việc ban lãnh đạo chốt được giá bán cao hơn giá giao dịch trên sàn chứng khoán sẽ giúp các cổ đông hiện hữu hưởng lợi. Như trường hợp của HAGL, việc chốt giá bán 10.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn thị giá HAG giao dịch trên sàn tại thời điểm công bố (khoảng 8.500 đồng/cổ phiếu) đã giúp cổ phiếu HAG tăng giá liên tục trong các phiên đã qua và chạm đỉnh 1 năm vào ngày 4/12. Ngoài yếu tố hình thức phát hành, giá chào bán ảnh hưởng tới lợi ích cổ đông, các cổ đông còn đối mặt rủi ro pha loãng tỷ lệ sở hữu với những phương án phát hành riêng lẻ. Điều này tương đương với việc giảm quyền lực đang nắm giữ. Ngược lại, với các nhà đầu tư mới, đây được coi là cơ hội để mua vào các cổ phiếu với mức giá rẻ hơn giá giao dịch trên thị trường. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Dabaco bán một công ty heo giốngĐại gia nuôi heo bất ngờ thông báo bán vốn tại công ty con ở tỉnh Hà Tĩnh trong bối cảnh kinh doanh lao dốc trong 9 tháng đầu năm. 15:11 7/12/2023 HDBank muốn bán thêm hơn 3 triệu cổ phiếu VietjetViệc thoái vốn tại Vietjet cho thấy nhà băng này vẫn đang trên lộ trình giảm đầu tư ngoài ngành để tập trung vào mảng kinh doanh chính, hiện thực hoá mục tiêu lợi nhuận. 11:06 7/12/2023
Lợi thiệt cổ đông nhỏ lẻ trước 'sóng' tăng vốn trên sàn chứng khoán Biết doanh nghiệp gặp khó khi huy động vốn trên các kênh trái phiếu và tín dụng nhưng việc phát hành lượng lớn cổ phiếu riêng lẻ vẫn là câu chuyện khiến nhà đầu tư lo lắng. Thống kê trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) cho thấy chỉ trong tháng 11 đã có hơn 10 doanh nghiệp công bố kế hoạch huy động vốn thông qua kênh phát hành cổ phiếu riêng lẻ. Phải kể tới như Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va - Novaland (HoSE: NVL) đang chốt danh sách cổ đông để lấy ý kiến điều chỉnh phương án phát hành hơn 975 triệu cổ phiếu riêng lẻ và 1,95 tỷ cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu (tỷ lệ 100%). Hay Công ty CP Hàng không Vietjet (HoSE: VJC) lấy ý kiến cổ đông về phương án chào bán 24,5 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư trong quý IV để huy động 2.450 tỷ đồng. Vietjet dự kiến dùng số tiền này để thanh toán tiền đặt cọc mua và thuê tàu bay. Tương tự, Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai - HAGL (HoSE: HAG) cũng có kế hoạch phát hành 130 triệu cổ phiếu riêng lẻ, kỳ vọng huy động 1.300 tỷ đồng để trả nợ và bổ sung vốn lưu động; Công ty CP Tập đoàn Hòa Bình (HoSE: HBC) dự kiến phát hành 252,5 triệu cổ phiếu riêng lẻ (tỷ lệ hơn 92%) để trả nợ. Ngoài ra, Công ty CP Năng lượng và Bất động sản Trường Thành (HoSE: TEG); Công ty CP Đầu tư Hạ tầng Giao Thông Đèo Cả (HoSE: HHV); Công ty CP Nông nghiệp BAF Việt Nam (HoSE: BAF)... đều có kế hoạch huy động hàng trăm tỷ đồng từ việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ trong năm nay. Trong tháng cuối năm 2023, dự kiến có thêm ít nhất 5 công ty nhóm chứng khoán có kế hoạch tăng vốn điều lệ với tổng giá trị vốn hút về khoảng 13.400 tỷ đồng. Ảnh: Nam Khánh. Cũng trong tháng cuối năm nay, dự kiến có thêm ít nhất 5 công ty nhóm chứng khoán là Chứng khoán LPBank (LPBS); Chứng khoán SSI (HoSE: SSI); Chứng khoán VNDirect (HoSE: VND); Chứng khoán Tiên Phong - TPS (HoSE: ORS) và Chứng khoán Nhất Việt (HNX: VFS) có kế hoạch tăng vốn điều lệ với tổng giá trị vốn hút về khoảng 13.400 tỷ đồng. Mục đích sử dụng vốn phần đa là bổ sung hoạt động cho vay, song song với đầu tư và các mục đích khác. Doanh nghiệp tìm vốn trên sàn chứng khoán Theo số liệu mới nhất của Bộ Tài chính, tính đến cuối tháng 11, có 77 doanh nghiệp đã phát hành trái phiếu với khối lượng 214.300 tỷ đồng, vẫn thấp hơn giảm 35,4% so với cùng kỳ năm 2022. Theo cơ quan quản lý kể từ khi Nghị định 08/2023 có hiệu lực thi hành vào 5/3, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã ghi nhận sự phục hồi, nhưng vẫn tăng trưởng âm so với cùng kỳ năm trước. Còn theo số liệu của Công ty Chứng khoán MB, lãi suất phát hành bình quân của trái phiếu doanh nghiệp trong 11 tháng đầu năm nay đã tăng lên 8,5%/năm, cao hơn so với mức trung bình 7,9%/năm của năm ngoái. Tính đến ngày 21/11, kinh doanh khó khăn còn khiến gần 100 doanh nghiệp ra thông báo chậm/hoãn thanh toán gốc, lãi trái phiếu. Tình hình không mấy khả quan ở kênh tín dụng ngân hàng khi Ngân hàng Nhà nước thông báo đến cuối tháng 11, tín dụng trong toàn nền kinh tế mới đạt khoảng 13 triệu tỷ đồng, tăng 9,15% so với cuối năm 2022, thấp hơn so với cùng kỳ các năm và còn cách khá xa mục tiêu định hướng 14-15%. Tăng trưởng tín dụng ì ạch vì doanh nghiệp gặp khó, có nhu cầu vay nhưng chưa đủ điều kiện để tiếp cận nguồn vốn. Trong khi ngân hàng "thừa tiền" lại không thể hạ chuẩn tín dụng cho vay vì e ngại nợ xấu. Do đó đến hết tháng 11, toàn ngành ngân hàng vẫn còn dư khoảng 735.000 tỷ đồng chỉ tiêu tín dụng chưa cho vay được. Trong bối cảnh khó khăn ở các kênh huy động vốn kể trên, các doanh nghiệp đang phải quay trở về tìm vốn trên thị trường chứng khoán. Các doanh nghiệp đang quay về tìm vốn trên thị trường chứng khoán. Ảnh: Nam Khánh. Cổ đông lợi hay thiệt? Việc huy động vốn qua kênh phát hành cổ phiếu riêng lẻ và/hoặc phát hành ra công chúng sẽ giúp các doanh nghiệp thu được nguồn tiền lớn từ các nhà đầu tư, cổ đông. Tuy nhiên, với các cổ đông hiện hữu đặc biệt là cổ đông nhỏ lẻ có lợi hay không còn phụ thuộc nhiều vào phương án phát hành. Cụ thể, việc lãnh đạo doanh nghiệp chốt mức giá phát hành thấp hơn thị giá giao dịch trên sàn chứng khoán sẽ là điều bất lợi cho các cổ đông hiện hữu. Như với trường hợp của Vietjet Air. Sau khi thông tin hãng bay này tạm hoãn trả cổ tức để chào bán 24,5 triệu cổ phiếu riêng lẻ, ngay trong phiên giao dịch cùng ngày (7/12), cổ phiếu VJC đã giảm mạnh hơn 2%, dao động quanh mức 103.800 đồng/cổ phiếu. Dù đã giảm nhưng mức giá này vẫn cao hơn gần 4% so với giá chào bán cổ phiếu riêng lẻ cho các cổ đông mới mà Vietjet đưa ra là 100.000 đồng/cổ phiếu. Ngược lại, với 134 triệu cổ phiếu PDR mà Công ty CP Phát triển Bất động sản Phát Đạt dự kiến chào bán vào tháng cuối năm 2023 hoặc đầu 2024, do đây là phương án phát hành cho cổ đông hiện hữu. Nên việc Phát Đạt dự kiến chào bán với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, chưa bằng một nửa thị giá hiện tại giao dịch trên sàn của PDR (quanh vùng 26.000-28.000 đồng/cổ phiếu) lại mang nhiều lợi ích cho cổ đông. Với các phương án phát hành riêng lẻ, việc ban lãnh đạo chốt được giá bán cao hơn giá giao dịch trên sàn chứng khoán sẽ giúp các cổ đông hiện hữu hưởng lợi. Như trường hợp của HAGL, việc chốt giá bán 10.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn thị giá HAG giao dịch trên sàn tại thời điểm công bố (khoảng 8.500 đồng/cổ phiếu) đã giúp cổ phiếu HAG tăng giá liên tục trong các phiên đã qua và chạm đỉnh 1 năm vào ngày 4/12. Ngoài yếu tố hình thức phát hành, giá chào bán ảnh hưởng tới lợi ích cổ đông, các cổ đông còn đối mặt rủi ro pha loãng tỷ lệ sở hữu với những phương án phát hành riêng lẻ. Điều này tương đương với việc giảm quyền lực đang nắm giữ. Ngược lại, với các nhà đầu tư mới, đây được coi là cơ hội để mua vào các cổ phiếu với mức giá rẻ hơn giá giao dịch trên thị trường. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Dabaco bán một công ty heo giốngĐại gia nuôi heo bất ngờ thông báo bán vốn tại công ty con ở tỉnh Hà Tĩnh trong bối cảnh kinh doanh lao dốc trong 9 tháng đầu năm. 15:11 7/12/2023 HDBank muốn bán thêm hơn 3 triệu cổ phiếu VietjetViệc thoái vốn tại Vietjet cho thấy nhà băng này vẫn đang trên lộ trình giảm đầu tư ngoài ngành để tập trung vào mảng kinh doanh chính, hiện thực hoá mục tiêu lợi nhuận. 11:06 7/12/2023
Nợ công của Anh vượt 100% GDP
Nợ ròng của khu vực công tại Anh lần đầu vượt ngưỡng 100% GDP kể từ năm 1961. Trong khi đó, lạm phát nước này vẫn tăng vượt dự báo.
Theo báo cáo của Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh (ONS), trong tháng 5, nợ ròng của khu vực công nước này lần đầu vượt ngưỡng 100% GDP kể từ năm 1961. Cụ thể, nợ ròng của khu vực công - không bao gồm nợ của các ngân hàng do nhà nước kiểm soát - hiện ở mức 2.567 tỷ bảng Anh (3.280 tỷ USD), tương đương 100,1% GDP. Nợ công vượt 100% GDP Theo CNBC, ONS cho biết khoản vay của chính phủ Anh trong tháng 5 đã lên tới 20,045 tỷ bảng, vượt mức ước tính 19,5 tỷ bảng của các chuyên gia kinh tế được Reuters khảo sát. Chính phủ Anh đã giảm vay 3 tỷ bảng Anh so với tháng 4, nhưng con số này vẫn cao gấp đôi tháng 5 năm ngoái. Theo bà Divya Sridhar - chuyên gia kinh tế của PwC, đây là mức vay cao nhất trong tháng 5 kể từ khi bắt đầu theo dõi dữ liệu. Trong tháng 5, lạm phát ở Anh cao hơn dự kiến với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 8,7% so với một năm trước đó. Các chuyên gia kinh tế được Reuters khảo sát tin rằng con số này chỉ 8,4%. Tính riêng trong tháng 5, CPI tại Anh tăng 0,7%. Trong khi đó, lạm phát cơ bản - không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng biến động mạnh - là 7,1%, tăng từ mức 6,8% trong tháng 4 và đánh dấu mức cao nhất kể từ tháng 3/1992. "Đà tăng của nhóm du lịch hàng không, hàng hóa và dịch vụ văn hóa - giải trí, ôtô cũ đóng góp lớn nhất vào mức tăng chung của cả CPI lẫn CPIH (chỉ số giá tiêu dùng bao gồm chi phí nhà ở của chủ sở hữu)", ONS nhận định. CPIH là thước đo yêu thích của ONS. Chỉ số này đã tăng 7,9% so với tháng 5 năm ngoái. Hồi tháng 4, tốc độ tăng là 7,8%. Bài toán khó với BoE Lạm phát tại Anh đã rơi xuống dưới ngưỡng 10% nhưng vẫn vượt quá dự báo của giới quan sát. Mức tăng cũng vượt xa mục tiêu lạm phát của ngân hàng trung ương. Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) công bố quyết định về lãi suất điều hành vào thứ năm tới. Giới quan sát dự báo cơ quan này sẽ tăng lãi suất lần thứ 13 liên tiếp. BoE đang đối mặt với một bài toán khó. Đó là kìm hãm lạm phát nhưng không tạo ra một cuộc khủng hoảng lãi vay và đẩy nền kinh tế vào suy thoái. Lạm phát dai dẳng và thị trường lao động tại Anh vẫn ở trong tình trạng thắt chặt. Trong những tuần qua, các nhà quan sát bắt đầu tin rằng BoE sẽ phải đẩy lãi suất điều hành lên cao hơn những dự báo trước đó, và chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ có thể kéo dài. Đến nay, người tiêu dùng Anh đã chống chịu khá tốt trước cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt. Nhưng chúng tôi bắt đầu nhận thấy những dấu hiệu xấu. Một cú sốc lãi vay mua nhà đang rình rập, và lãi suất tăng cao bắt đầu ảnh hưởng đến các hộ gia đình Ông Marcus Brookes - Giám đốc đầu tư của Quilter Investors Đầu tháng này, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế dự báo lạm phát trong năm nay của Anh sẽ là 6,9%, mức cao nhất trong số các nền kinh tế tiên tiến. "Chúng tôi hiểu rằng lạm phát cao đang gây tổn hại đến các gia đình và doanh nghiệp trên cả nước. Kế hoạch giảm một nửa tỷ lệ lạm phát trong năm nay sẽ là cách tốt nhất để giữ chi phí và lãi suất ở mức thấp", CNBC dẫn tuyên bố hôm 21/6 của ông Jeremy Hunt - Bộ trưởng Tài chính Anh. “Chúng tôi sẽ không ngần ngại góp sức với BoE trong việc hạ nhiệt lạm phát đang đè nặng lên nền kinh tế, và đưa ra những chương trình hỗ trợ có mục tiêu nhằm giải quyết khủng hoảng chi phí sinh hoạt", ông nói thêm. Theo ông Marcus Brookes - Giám đốc đầu tư của Quilter Investors, đối với người tiêu dùng, nhà đầu tư và chính phủ Anh, các báo cáo của ONS là điều khó chấp nhận. "Anh đang trải qua một loạt tình huống bất thường, và điều này khiến BoE không còn nhiều lựa chọn", ông nhận định. "Đến nay, người tiêu dùng Anh đã chống chịu khá tốt trước cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt. Nhưng chúng tôi bắt đầu nhận thấy những dấu hiệu xấu. Một cú sốc lãi vay mua nhà đang rình rập, và lãi suất tăng cao bắt đầu ảnh hưởng đến các hộ gia đình", ông giải thích. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Giá vàng rớt mạnhĐợt bán tháo đột ngột đẩy giá vàng xuống dưới ngưỡng 1.935 USD/ounce trong phiên đầu tuần. Tâm lý bi quan đang bao trùm thị trường kim loại quý khi Fed vẫn chưa dừng "diều hâu". 14:00 21/6/2023 Kinh tế ảm đạm, Trung Quốc liên tục giảm lãi suấtNgân hàng trung ương Trung Quốc vừa cắt giảm thêm 2 loại lãi suất quan trọng nhằm vực dậy nền kinh tế vốn đang giảm tốc phục hồi. 20:27 20/6/2023
Nợ công của Anh vượt 100% GDP Nợ ròng của khu vực công tại Anh lần đầu vượt ngưỡng 100% GDP kể từ năm 1961. Trong khi đó, lạm phát nước này vẫn tăng vượt dự báo. Theo báo cáo của Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh (ONS), trong tháng 5, nợ ròng của khu vực công nước này lần đầu vượt ngưỡng 100% GDP kể từ năm 1961. Cụ thể, nợ ròng của khu vực công - không bao gồm nợ của các ngân hàng do nhà nước kiểm soát - hiện ở mức 2.567 tỷ bảng Anh (3.280 tỷ USD), tương đương 100,1% GDP. Nợ công vượt 100% GDP Theo CNBC, ONS cho biết khoản vay của chính phủ Anh trong tháng 5 đã lên tới 20,045 tỷ bảng, vượt mức ước tính 19,5 tỷ bảng của các chuyên gia kinh tế được Reuters khảo sát. Chính phủ Anh đã giảm vay 3 tỷ bảng Anh so với tháng 4, nhưng con số này vẫn cao gấp đôi tháng 5 năm ngoái. Theo bà Divya Sridhar - chuyên gia kinh tế của PwC, đây là mức vay cao nhất trong tháng 5 kể từ khi bắt đầu theo dõi dữ liệu. Trong tháng 5, lạm phát ở Anh cao hơn dự kiến với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 8,7% so với một năm trước đó. Các chuyên gia kinh tế được Reuters khảo sát tin rằng con số này chỉ 8,4%. Tính riêng trong tháng 5, CPI tại Anh tăng 0,7%. Trong khi đó, lạm phát cơ bản - không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng biến động mạnh - là 7,1%, tăng từ mức 6,8% trong tháng 4 và đánh dấu mức cao nhất kể từ tháng 3/1992. "Đà tăng của nhóm du lịch hàng không, hàng hóa và dịch vụ văn hóa - giải trí, ôtô cũ đóng góp lớn nhất vào mức tăng chung của cả CPI lẫn CPIH (chỉ số giá tiêu dùng bao gồm chi phí nhà ở của chủ sở hữu)", ONS nhận định. CPIH là thước đo yêu thích của ONS. Chỉ số này đã tăng 7,9% so với tháng 5 năm ngoái. Hồi tháng 4, tốc độ tăng là 7,8%. Bài toán khó với BoE Lạm phát tại Anh đã rơi xuống dưới ngưỡng 10% nhưng vẫn vượt quá dự báo của giới quan sát. Mức tăng cũng vượt xa mục tiêu lạm phát của ngân hàng trung ương. Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) công bố quyết định về lãi suất điều hành vào thứ năm tới. Giới quan sát dự báo cơ quan này sẽ tăng lãi suất lần thứ 13 liên tiếp. BoE đang đối mặt với một bài toán khó. Đó là kìm hãm lạm phát nhưng không tạo ra một cuộc khủng hoảng lãi vay và đẩy nền kinh tế vào suy thoái. Lạm phát dai dẳng và thị trường lao động tại Anh vẫn ở trong tình trạng thắt chặt. Trong những tuần qua, các nhà quan sát bắt đầu tin rằng BoE sẽ phải đẩy lãi suất điều hành lên cao hơn những dự báo trước đó, và chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ có thể kéo dài. Đến nay, người tiêu dùng Anh đã chống chịu khá tốt trước cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt. Nhưng chúng tôi bắt đầu nhận thấy những dấu hiệu xấu. Một cú sốc lãi vay mua nhà đang rình rập, và lãi suất tăng cao bắt đầu ảnh hưởng đến các hộ gia đình Ông Marcus Brookes - Giám đốc đầu tư của Quilter Investors Đầu tháng này, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế dự báo lạm phát trong năm nay của Anh sẽ là 6,9%, mức cao nhất trong số các nền kinh tế tiên tiến. "Chúng tôi hiểu rằng lạm phát cao đang gây tổn hại đến các gia đình và doanh nghiệp trên cả nước. Kế hoạch giảm một nửa tỷ lệ lạm phát trong năm nay sẽ là cách tốt nhất để giữ chi phí và lãi suất ở mức thấp", CNBC dẫn tuyên bố hôm 21/6 của ông Jeremy Hunt - Bộ trưởng Tài chính Anh. “Chúng tôi sẽ không ngần ngại góp sức với BoE trong việc hạ nhiệt lạm phát đang đè nặng lên nền kinh tế, và đưa ra những chương trình hỗ trợ có mục tiêu nhằm giải quyết khủng hoảng chi phí sinh hoạt", ông nói thêm. Theo ông Marcus Brookes - Giám đốc đầu tư của Quilter Investors, đối với người tiêu dùng, nhà đầu tư và chính phủ Anh, các báo cáo của ONS là điều khó chấp nhận. "Anh đang trải qua một loạt tình huống bất thường, và điều này khiến BoE không còn nhiều lựa chọn", ông nhận định. "Đến nay, người tiêu dùng Anh đã chống chịu khá tốt trước cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt. Nhưng chúng tôi bắt đầu nhận thấy những dấu hiệu xấu. Một cú sốc lãi vay mua nhà đang rình rập, và lãi suất tăng cao bắt đầu ảnh hưởng đến các hộ gia đình", ông giải thích. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Giá vàng rớt mạnhĐợt bán tháo đột ngột đẩy giá vàng xuống dưới ngưỡng 1.935 USD/ounce trong phiên đầu tuần. Tâm lý bi quan đang bao trùm thị trường kim loại quý khi Fed vẫn chưa dừng "diều hâu". 14:00 21/6/2023 Kinh tế ảm đạm, Trung Quốc liên tục giảm lãi suấtNgân hàng trung ương Trung Quốc vừa cắt giảm thêm 2 loại lãi suất quan trọng nhằm vực dậy nền kinh tế vốn đang giảm tốc phục hồi. 20:27 20/6/2023
Ngân hàng rao bán cả phân bón để thu hồi nợ
Agribank đang rao bán gần 90.000 lít phân bón hữu cơ vi sinh là tài sản đảm bảo cho khoản vay trị giá hơn 33,33 tỷ đồng của Công ty TNHH SumaGrow Việt Nam.
Từ đầu tháng 4 đến nay, Agribank liên tục rao bán các tài sản đảm bảo bao gồm động sản, bất động sản, nhà xưởng, máy móc... để thu hồi và xử lý nợ xấu. Đáng chú ý, các tài sản được nhà băng này rao bán đấu giá rất đa dạng, bao gồm cả sản phẩm phân bón, giá khởi điểm chỉ từ hơn 300.000 đồng. Liên tục rao bán tài sản đảm bảo xử lý nợ Mới nhất, Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đã thông báo chào bán tài sản bảo đảm cho khoản vay của Công ty TNHH SumaGrow Việt Nam. Trong đó, dư nợ khoản vay của SumaGrow tạm tính đến nay là hơn 33,33 tỷ đồng. Trong đó dư nợ gốc là 27,51 tỷ đồng, dư nợ lãi là 5,3 tỷ đồng và phí phát khác là 520 triệu đồng. Đáng chú ý, tài sản bảo đảm cho khoản nợ trên là 89.482 lít phân bón hữu cơ vi sinh với đầy đủ hoá đơn pháp lý về vệ sinh chất lượng. Số phân bón này hiện đặt tại kho ở Cần Thơ. Agribank rao bán gần 90.000 lít phân bón hữu cơ với giá hơn 33 tỷ đồng. Ảnh: SumaGrow. Agribank đưa ra giá bán khởi điểm cho tài sản đảm bảo này là 373.000 đồng/lít phân bón, tức tổng giá khởi điểm của cả lô tài sản là hơn 33,3 tỷ đồng, tương đương giá trị khoản nợ. Trước đó, Agribank Chi nhánh tỉnh Cà Mau cũng đã rao bán đấu giá 3 tài sản bảo đảm cho khoản vay của Công ty Agrimexco. Trong đó, tài sản 1 là băng chuyền siêu tốc IQF (gồm 13 thiết bị) được rao bán với giá khởi điểm gần 3,3 tỷ đồng; tài sản 2 là hệ thống tủ đông tiếp xúc 1.500 kg/mẻ với giá khởi điểm hơn 835 triệu đồng; tài sản 3 là hệ thống xử lý nước thải 300 m3/ngày đêm có giá khởi điểm hơn 924 triệu đồng. Tổng cộng giá khởi điểm của 3 tài sản nói trên là hơn 5 tỷ đồng (chưa bao gồm các loại thuế, phí và nghĩa vụ tài chính khác theo quy định). Số tài sản này đang được đặt tại nhà máy Công ty Agrimexco ở TP Cà Mau. Khách hàng có thể mua 1 hoặc nhiều tài sản cùng lúc. Tài sản được đấu giá theo nguyên trạng (bao gồm nguyên trạng tài sản, tình trạng pháp lý và các rủi ro tiềm ẩn) và theo phương thức “có sao bán vậy”. Trong tháng 4, nhà băng này cũng thông báo bán đấu giá một số tài sản động sản khác như Agribank Chi nhánh khu vực Cát Bà Bắc Hải Phòng rao bán tàu dịch vụ hậu cần nghề cá vỏ thép Tuấn Hà 01, sức chở tối đa 179,8 tấn với giá khởi điểm 2,78 tỷ đồng. Đây là tài sản bảo đảm cho khoản vay tại Agribank chi nhánh khu vực Cát Bà Bắc Hải Phòng. Thanh lý hàng loạt bất động sản Ngoài tài sản là máy móc, hàng hóa nói trên, các tài sản mà Agribank đang rao bán để thu hồi nợ hiện nay chủ yếu là bất động sản. Trong đó, Agribank Chi nhánh 3, phòng giao dịch Võ Văn Tần đang rao bán quyền sử dụng đất có diện tích 8.135,6 m2 thuộc thửa đất số 524, tờ bản đồ số 89 tại xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè, TP.HCM. Tài sản thuộc sở hữu của ông Huỳnh Bảo Sơn đã thế chấp cho Agribank. Để đảm bảo cho nghĩa vụ thanh toán, nhà băng này thực hiện việc xử lý tài sản bảo đảm bằng hình thức đấu giá để thu hồi nợ. Agribank cũng đang thanh lý một loạt bất động sản giá trị lớn để thu hồi nợ xấu. Ảnh: Chí Hùng. Mức giá khởi điểm của tài sản là 2,65 tỷ đồng, chưa bao gồm phí công chứng, các loại thuế, phí và chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng tài sản bán đấu giá. Cũng tại chi nhánh này, Agribank còn rao bán quyền sử dụng đất có diện tích 82,3 m2 tại 187B Lưu Hữu Phước, Phường 15, Quận 8, TP.HCM. Trên đất có nhà 2 tầng với diện tích sử dụng 150,9 m2. Agribank Chi nhánh Cầu Giấy cũng đang bán đấu giá tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất 118,8 m2 và tài sản gắn liền với đất số 13, tờ bản đồ số 20, địa chỉ khu Chợ Tre, thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, Hà Nội do ông Nguyễn Văn Hải và bà Nguyễn Thị Ngọc đứng tên. Mức giá khởi điểm cho tài sản này là 3,3 tỷ đồng. Nhà băng này cũng đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH Kỹ thuật & TM Trường Hải (hơn 72,5 tỷ đồng) với tài sản bảo đảm là tài sản gắn liền với quyền sử dụng 30.300 m2 đất tại xã Ngọc Sơn, Tứ Kỳ, Hải Dương. Giá khởi điểm bằng giá trị khoản nợ là 72,5 tỷ đồng. Tương tự, ngân hàng cũng đang rao bán quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại địa chỉ 483 Âu Cơ, phường Phú Trung, quận Tân Phú, TP.HCM. Thửa đất có diện tích 307,7 m2, nhà ở có diện tích xây dựng 209,5 m2 và giá khởi điểm là 40,47 tỷ đồng. Theo báo cáo tài chính, tính cuối năm 2022, Agribank nắm giữ khối lượng tài sản thế chấp của các khách hàng lên tới hơn 2,5 triệu tỷ đồng, gấp 1,8 lần giá trị dư nợ cho vay. Trong đó, tài sản thế chấp chủ yếu là bất động sản với giá trị gần 2,29 triệu tỷ đồng, chiếm 91% trong tổng tài sản thế chấp. Đấu giá loạt tài sản liên quan lô 'đất vàng' 195 Nam Kỳ Khởi NghĩaTài sản đấu giá là 36 bất động sản liên quan dự án 195 Nam Kỳ Khởi Nghĩa được thế chấp tại ngân hàng Agribank có giá khởi điểm 1.200 tỷ đồng. 16:28 29/4/2023 Agribank rao bán hàng chục lô đất tại TP.HCM để xử lý nợ xấuNgoài ra, ngân hàng này cũng rao bán đất tại các tỉnh thành khác như Khánh Hòa, Bình Thuận. 14:12 1/3/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Ngân hàng rao bán cả phân bón để thu hồi nợ Agribank đang rao bán gần 90.000 lít phân bón hữu cơ vi sinh là tài sản đảm bảo cho khoản vay trị giá hơn 33,33 tỷ đồng của Công ty TNHH SumaGrow Việt Nam. Từ đầu tháng 4 đến nay, Agribank liên tục rao bán các tài sản đảm bảo bao gồm động sản, bất động sản, nhà xưởng, máy móc... để thu hồi và xử lý nợ xấu. Đáng chú ý, các tài sản được nhà băng này rao bán đấu giá rất đa dạng, bao gồm cả sản phẩm phân bón, giá khởi điểm chỉ từ hơn 300.000 đồng. Liên tục rao bán tài sản đảm bảo xử lý nợ Mới nhất, Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đã thông báo chào bán tài sản bảo đảm cho khoản vay của Công ty TNHH SumaGrow Việt Nam. Trong đó, dư nợ khoản vay của SumaGrow tạm tính đến nay là hơn 33,33 tỷ đồng. Trong đó dư nợ gốc là 27,51 tỷ đồng, dư nợ lãi là 5,3 tỷ đồng và phí phát khác là 520 triệu đồng. Đáng chú ý, tài sản bảo đảm cho khoản nợ trên là 89.482 lít phân bón hữu cơ vi sinh với đầy đủ hoá đơn pháp lý về vệ sinh chất lượng. Số phân bón này hiện đặt tại kho ở Cần Thơ. Agribank rao bán gần 90.000 lít phân bón hữu cơ với giá hơn 33 tỷ đồng. Ảnh: SumaGrow. Agribank đưa ra giá bán khởi điểm cho tài sản đảm bảo này là 373.000 đồng/lít phân bón, tức tổng giá khởi điểm của cả lô tài sản là hơn 33,3 tỷ đồng, tương đương giá trị khoản nợ. Trước đó, Agribank Chi nhánh tỉnh Cà Mau cũng đã rao bán đấu giá 3 tài sản bảo đảm cho khoản vay của Công ty Agrimexco. Trong đó, tài sản 1 là băng chuyền siêu tốc IQF (gồm 13 thiết bị) được rao bán với giá khởi điểm gần 3,3 tỷ đồng; tài sản 2 là hệ thống tủ đông tiếp xúc 1.500 kg/mẻ với giá khởi điểm hơn 835 triệu đồng; tài sản 3 là hệ thống xử lý nước thải 300 m3/ngày đêm có giá khởi điểm hơn 924 triệu đồng. Tổng cộng giá khởi điểm của 3 tài sản nói trên là hơn 5 tỷ đồng (chưa bao gồm các loại thuế, phí và nghĩa vụ tài chính khác theo quy định). Số tài sản này đang được đặt tại nhà máy Công ty Agrimexco ở TP Cà Mau. Khách hàng có thể mua 1 hoặc nhiều tài sản cùng lúc. Tài sản được đấu giá theo nguyên trạng (bao gồm nguyên trạng tài sản, tình trạng pháp lý và các rủi ro tiềm ẩn) và theo phương thức “có sao bán vậy”. Trong tháng 4, nhà băng này cũng thông báo bán đấu giá một số tài sản động sản khác như Agribank Chi nhánh khu vực Cát Bà Bắc Hải Phòng rao bán tàu dịch vụ hậu cần nghề cá vỏ thép Tuấn Hà 01, sức chở tối đa 179,8 tấn với giá khởi điểm 2,78 tỷ đồng. Đây là tài sản bảo đảm cho khoản vay tại Agribank chi nhánh khu vực Cát Bà Bắc Hải Phòng. Thanh lý hàng loạt bất động sản Ngoài tài sản là máy móc, hàng hóa nói trên, các tài sản mà Agribank đang rao bán để thu hồi nợ hiện nay chủ yếu là bất động sản. Trong đó, Agribank Chi nhánh 3, phòng giao dịch Võ Văn Tần đang rao bán quyền sử dụng đất có diện tích 8.135,6 m2 thuộc thửa đất số 524, tờ bản đồ số 89 tại xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè, TP.HCM. Tài sản thuộc sở hữu của ông Huỳnh Bảo Sơn đã thế chấp cho Agribank. Để đảm bảo cho nghĩa vụ thanh toán, nhà băng này thực hiện việc xử lý tài sản bảo đảm bằng hình thức đấu giá để thu hồi nợ. Agribank cũng đang thanh lý một loạt bất động sản giá trị lớn để thu hồi nợ xấu. Ảnh: Chí Hùng. Mức giá khởi điểm của tài sản là 2,65 tỷ đồng, chưa bao gồm phí công chứng, các loại thuế, phí và chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng tài sản bán đấu giá. Cũng tại chi nhánh này, Agribank còn rao bán quyền sử dụng đất có diện tích 82,3 m2 tại 187B Lưu Hữu Phước, Phường 15, Quận 8, TP.HCM. Trên đất có nhà 2 tầng với diện tích sử dụng 150,9 m2. Agribank Chi nhánh Cầu Giấy cũng đang bán đấu giá tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất 118,8 m2 và tài sản gắn liền với đất số 13, tờ bản đồ số 20, địa chỉ khu Chợ Tre, thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, Hà Nội do ông Nguyễn Văn Hải và bà Nguyễn Thị Ngọc đứng tên. Mức giá khởi điểm cho tài sản này là 3,3 tỷ đồng. Nhà băng này cũng đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH Kỹ thuật & TM Trường Hải (hơn 72,5 tỷ đồng) với tài sản bảo đảm là tài sản gắn liền với quyền sử dụng 30.300 m2 đất tại xã Ngọc Sơn, Tứ Kỳ, Hải Dương. Giá khởi điểm bằng giá trị khoản nợ là 72,5 tỷ đồng. Tương tự, ngân hàng cũng đang rao bán quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại địa chỉ 483 Âu Cơ, phường Phú Trung, quận Tân Phú, TP.HCM. Thửa đất có diện tích 307,7 m2, nhà ở có diện tích xây dựng 209,5 m2 và giá khởi điểm là 40,47 tỷ đồng. Theo báo cáo tài chính, tính cuối năm 2022, Agribank nắm giữ khối lượng tài sản thế chấp của các khách hàng lên tới hơn 2,5 triệu tỷ đồng, gấp 1,8 lần giá trị dư nợ cho vay. Trong đó, tài sản thế chấp chủ yếu là bất động sản với giá trị gần 2,29 triệu tỷ đồng, chiếm 91% trong tổng tài sản thế chấp. Đấu giá loạt tài sản liên quan lô 'đất vàng' 195 Nam Kỳ Khởi NghĩaTài sản đấu giá là 36 bất động sản liên quan dự án 195 Nam Kỳ Khởi Nghĩa được thế chấp tại ngân hàng Agribank có giá khởi điểm 1.200 tỷ đồng. 16:28 29/4/2023 Agribank rao bán hàng chục lô đất tại TP.HCM để xử lý nợ xấuNgoài ra, ngân hàng này cũng rao bán đất tại các tỉnh thành khác như Khánh Hòa, Bình Thuận. 14:12 1/3/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Mỹ sẽ 'mạnh tay' hơn với các ngân hàng có vấn đề
Văn phòng Kiểm soát Tiền tệ của Mỹ sẽ xem xét hành động khắc phục mạnh tay hơn đối với các ngân hàng hoạt động yếu kém, bao gồm cả việc thoát kinh doanh và buộc rời khỏi ngành.
Theo The Wall Street Journal, cơ quản quản lý về ngân hàng ở Mỹ đã bắt đầu có động thái mạnh tay hơn trong vấn đề giám sát các nhà băng. Cụ thể, các nhà băng lớn của Mỹ nếu bị phát hiện rủi ro, quản lý yếu kém và để tình trạng đó liên tục diễn ra sẽ phải đối mặt với sự can thiệp mạnh tay hơn của chính phủ, bao gồm các yêu cầu tăng vốn hoặc buộc rút khỏi ngành. Michael Hsu - người đứng đầu Văn phòng Kiểm soát Tiền tệ của Mỹ (OCC) - cho biết một chính sách mới được công bố sẽ tạo ra khung pháp lý chặt chẽ hơn nhắm thẳng vào các nhà băng lớn hiện vẫn chưa khắc phục nổi “những yếu kém dai dẳng". Động thái quyết liệt này của OCC được đưa ra sau hàng loạt thất bại nghiêm trọng của các nhà băng lớn trong năm nay, đã làm náo loạn thị trường và cả ngành tài chính. Ông Hsu nói: “Việc các nhà băng lớn không đủ khả năng sửa chữa những yếu kém vẫn còn tồn tại dai dẳng sẽ phải nhận hậu quả tương xứng, công bằng và phù hợp". Ông Michael Hsu, người đứng đầu Văn phòng Kiểm soát Tiền tệ của Mỹ (OCC). Ảnh: American Banker. Được biết, chính sách mới của OCC chủ yếu áp dụng với các nhà băng có tổng tài sản hơn 50 tỷ USD. Nhưng cơ quan quản lý này cũng cho biết họ có quyền áp dụng chính sách mới cho bất kỳ tổ chức tài chính nào thuộc quản lý nếu phát hiện có tồn tại rủi ro. OCC sẽ tìm kiếm các nhà băng đang bị cơ quan quản lý đánh giá là xuất hiện rủi ro hoặc đã yếu kém trong vài năm để kiểm tra. Thậm chí, cơ quan này cũng xem xét áp dụng lệnh trừng phạt với những nhà băng không chịu thực hiện các biện pháp khắc phục dù đã được yêu cầu hành động trước đó. Để tránh trường hợp sụp đổ như các ngân hàng lớn, OCC cho biết sẽ nghiêm khắc áp dụng hình phạt cứng rắn hơn trước đối với các nhà băng ghi nhận nhiều lần có thiếu sót, không tăng cường quản lý rủi ro, hạn chế tăng trưởng dù đã được yêu cầu khắc phục. Một số biện pháp mà cơ quan quản lý về ngân hàng này có thể yêu cầu các nhà băng thực hiện là bổ sung vốn hoạt động, xử lý tình trạng yếu kém tồn đọng. Nếu không thấy khả thi, OCC cũng có thể ra lệnh cho nhà băng đó bán bớt mảng kinh doanh hoặc rút khỏi một số thị trường nhất định. Ông Hsu từng nói trong một bài phát biểu hồi tháng 1 rằng cơ quan quản lý đã phát hiện một số nhà băng có hệ thống quá lớn dẫn tới tình trạng khó quản lý. Các vấn đề tồn đọng không phải do hệ thống quản lý yếu kém mà là do quy mô nhà băng đã quá lớn, chúng ngăn cản việc giám sát chặt chẽ hơn của giới chức. Ông Hsu cần các cơ quan quản lý thiết lập cơ chế đáng tin cậy, minh bạch để buộc các nhà băng lớn phải thoái vốn và đơn giản hoá hoạt động khi cần thiết. Có thể thấy, sự sụp đổ nhanh chóng của các nhà băng lớn trong thời gian gần đây đã dẫn đến sự giám sát chặt chẽ hơn của các cấp đầu ngành. Cơ quan quản lý hàng đầu của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho biết trước đó, các giám sát viên ngân hàng đã không thực hiện hành động mạnh mẽ để giải quyết các vấn đề có xu hướng gia tăng tại Silicon Valley Bank, một ngân hàng nổi tiếng trong lĩnh vực công nghệ trước khi sụp đổ vào tháng 3 vừa qua. Clifford Rossi, cựu Giám đốc quản lý mảng rủi ro nhóm cho vay tiêu dùng của Citigroup, hiện là Giáo sư Trường Robert H.Smith của Đại học Maryland đánh giá vấn đề “quá lớn để quản lý" mà OCC đưa ra là có thật. “Bất cứ điều gì cũng có thể sai đối với một tổ chức lớn. Nhà quản lý có thể nghĩ về tất cả quy trình vận hành, kiểm soát và hệ thống nhưng chỉ cần một vấn đề xuất hiện thôi cũng có thể tạo ra rủi ro hàng đầu cho toàn hệ thống", ông Clifford cho biết. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Các ngân hàng Mỹ bắt đầu lo lắng về mạng xã hộiNhiều ngân hàng Mỹ đang dần xếp mạng xã hội vào nhóm truyền thông có yếu tố rủi ro, mối đe dọa lớn thay vì là công cụ để tiếp thị như trước. 15:54 18/5/2023 Mỹ cân nhắc cải cách bảo hiểm khi 3 ngân hàng phá sản từ đầu nămTổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) đang đề xuất những giải pháp nhằm ngăn chặn một cuộc khủng hoảng tài chính khi người dân hoang mang và ồ ạt rút tiền. 10:24 3/5/2023
Mỹ sẽ 'mạnh tay' hơn với các ngân hàng có vấn đề Văn phòng Kiểm soát Tiền tệ của Mỹ sẽ xem xét hành động khắc phục mạnh tay hơn đối với các ngân hàng hoạt động yếu kém, bao gồm cả việc thoát kinh doanh và buộc rời khỏi ngành. Theo The Wall Street Journal, cơ quản quản lý về ngân hàng ở Mỹ đã bắt đầu có động thái mạnh tay hơn trong vấn đề giám sát các nhà băng. Cụ thể, các nhà băng lớn của Mỹ nếu bị phát hiện rủi ro, quản lý yếu kém và để tình trạng đó liên tục diễn ra sẽ phải đối mặt với sự can thiệp mạnh tay hơn của chính phủ, bao gồm các yêu cầu tăng vốn hoặc buộc rút khỏi ngành. Michael Hsu - người đứng đầu Văn phòng Kiểm soát Tiền tệ của Mỹ (OCC) - cho biết một chính sách mới được công bố sẽ tạo ra khung pháp lý chặt chẽ hơn nhắm thẳng vào các nhà băng lớn hiện vẫn chưa khắc phục nổi “những yếu kém dai dẳng". Động thái quyết liệt này của OCC được đưa ra sau hàng loạt thất bại nghiêm trọng của các nhà băng lớn trong năm nay, đã làm náo loạn thị trường và cả ngành tài chính. Ông Hsu nói: “Việc các nhà băng lớn không đủ khả năng sửa chữa những yếu kém vẫn còn tồn tại dai dẳng sẽ phải nhận hậu quả tương xứng, công bằng và phù hợp". Ông Michael Hsu, người đứng đầu Văn phòng Kiểm soát Tiền tệ của Mỹ (OCC). Ảnh: American Banker. Được biết, chính sách mới của OCC chủ yếu áp dụng với các nhà băng có tổng tài sản hơn 50 tỷ USD. Nhưng cơ quan quản lý này cũng cho biết họ có quyền áp dụng chính sách mới cho bất kỳ tổ chức tài chính nào thuộc quản lý nếu phát hiện có tồn tại rủi ro. OCC sẽ tìm kiếm các nhà băng đang bị cơ quan quản lý đánh giá là xuất hiện rủi ro hoặc đã yếu kém trong vài năm để kiểm tra. Thậm chí, cơ quan này cũng xem xét áp dụng lệnh trừng phạt với những nhà băng không chịu thực hiện các biện pháp khắc phục dù đã được yêu cầu hành động trước đó. Để tránh trường hợp sụp đổ như các ngân hàng lớn, OCC cho biết sẽ nghiêm khắc áp dụng hình phạt cứng rắn hơn trước đối với các nhà băng ghi nhận nhiều lần có thiếu sót, không tăng cường quản lý rủi ro, hạn chế tăng trưởng dù đã được yêu cầu khắc phục. Một số biện pháp mà cơ quan quản lý về ngân hàng này có thể yêu cầu các nhà băng thực hiện là bổ sung vốn hoạt động, xử lý tình trạng yếu kém tồn đọng. Nếu không thấy khả thi, OCC cũng có thể ra lệnh cho nhà băng đó bán bớt mảng kinh doanh hoặc rút khỏi một số thị trường nhất định. Ông Hsu từng nói trong một bài phát biểu hồi tháng 1 rằng cơ quan quản lý đã phát hiện một số nhà băng có hệ thống quá lớn dẫn tới tình trạng khó quản lý. Các vấn đề tồn đọng không phải do hệ thống quản lý yếu kém mà là do quy mô nhà băng đã quá lớn, chúng ngăn cản việc giám sát chặt chẽ hơn của giới chức. Ông Hsu cần các cơ quan quản lý thiết lập cơ chế đáng tin cậy, minh bạch để buộc các nhà băng lớn phải thoái vốn và đơn giản hoá hoạt động khi cần thiết. Có thể thấy, sự sụp đổ nhanh chóng của các nhà băng lớn trong thời gian gần đây đã dẫn đến sự giám sát chặt chẽ hơn của các cấp đầu ngành. Cơ quan quản lý hàng đầu của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho biết trước đó, các giám sát viên ngân hàng đã không thực hiện hành động mạnh mẽ để giải quyết các vấn đề có xu hướng gia tăng tại Silicon Valley Bank, một ngân hàng nổi tiếng trong lĩnh vực công nghệ trước khi sụp đổ vào tháng 3 vừa qua. Clifford Rossi, cựu Giám đốc quản lý mảng rủi ro nhóm cho vay tiêu dùng của Citigroup, hiện là Giáo sư Trường Robert H.Smith của Đại học Maryland đánh giá vấn đề “quá lớn để quản lý" mà OCC đưa ra là có thật. “Bất cứ điều gì cũng có thể sai đối với một tổ chức lớn. Nhà quản lý có thể nghĩ về tất cả quy trình vận hành, kiểm soát và hệ thống nhưng chỉ cần một vấn đề xuất hiện thôi cũng có thể tạo ra rủi ro hàng đầu cho toàn hệ thống", ông Clifford cho biết. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Các ngân hàng Mỹ bắt đầu lo lắng về mạng xã hộiNhiều ngân hàng Mỹ đang dần xếp mạng xã hội vào nhóm truyền thông có yếu tố rủi ro, mối đe dọa lớn thay vì là công cụ để tiếp thị như trước. 15:54 18/5/2023 Mỹ cân nhắc cải cách bảo hiểm khi 3 ngân hàng phá sản từ đầu nămTổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) đang đề xuất những giải pháp nhằm ngăn chặn một cuộc khủng hoảng tài chính khi người dân hoang mang và ồ ạt rút tiền. 10:24 3/5/2023
Novaland được gia hạn 21 tháng cho lô trái phiếu 1.000 tỷ đồng
CTCP Tập đoàn đầu tư địa ốc No Va - Novaland (mã: NVL) vừa thông báo được gia hạn lô trái phiếu giá trị 1.000 tỷ phát hành vào tháng 9/2022 thêm 21 tháng kể từ ngày đáo hạn 19/6.
Novaland còn khoảng 5.000 tỷ đồng trái phiếu cần “xử lý” trong năm 2023. Ảnh: Chí Hùng. Sau điều chỉnh, tổng thời hạn của lô trái phiếu tăng lên 42 tháng, dự kiến đáo hạn vào ngày 17/3/2025. Novaland cho biết lãi suất trái phiếu áp dụng từ ngày 19/6 đến ngày cuối cùng của kỳ hạn trái phiếu điều chỉnh sẽ cố định tại mức 11,5%/năm. Tới mỗi ngày thanh toán lãi, tổ chức phát hành sẽ thanh toán tối thiểu 20% tiền lãi trái phiếu đến hạn của mỗi kỳ thanh toán lãi. 80% phần tiền lãi còn lại của kỳ thanh toán lãi đó sẽ trả một lần cùng với tiền gốc vào ngày đáo hạn theo kỳ hạn trái phiếu điều chỉnh. Công ty này cũng bổ sung các tài sản bảo đảm là các bất động sản, quyền tài sản phát sinh từ các bất động sản thuộc các dự án tại TP.HCM của tổ chức phát hành và (hoặc) bên thứ 3. Tỷ lệ tài sản bảo đảm sau khi bổ sung sẽ tương ứng với tối thiểu 100% tổng mệnh giá trái phiếu đang lưu hành. Trước lô trái phiếu này, Novaland cũng liên tục đạt được thoả thuận giãn nợ, gia hạn trái phiếu. Như hồi đầu tháng 4, công ty này đã gia hạn thành công lô trái phiếu NVLH2123010 có giá trị phát hành 1.000 tỷ đồng do Chứng khoán MB đại diện sở hữu. Để đáp ứng điều kiện gia hạn, Novaland phải bổ sung tài sản đảm bảo là các quyền tài sản phát sinh từ các bất động sản thuộc các dự án tại TP.HCM của tổ chức phát hành và (hoặc) bên thứ ba. Trước đó nữa, công ty này cũng đạt thoả thuận gia hạn với 2 lô trái phiếu khác với tổng giá trị gần 2.000 tỷ đồng. Trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 của Novaland mới tổ chức gần đây, Chủ tịch HĐQT Bùi Thành Nhơn đã xin lỗi cổ đông, khách hàng, đối tác... sau loạt biến động trong năm 2022 và nửa đầu năm 2023. Đại diện công ty cho biết Novaland dự định tiếp tục tái cấu trúc tài chính, trong đó tổng khối lượng trái phiếu còn lại cần thương lượng gia hạn của năm nay là 5.500 tỷ đồng. Đồng thời, doanh nghiệp khẳng định sẽ cố gắng hoàn thành việc gia hạn/thương lượng hoán đổi sản phẩm cho trái chủ nhanh nhất có thể để giữ cho thị trường ổn định. Liên quan tới cổ phiếu của Novaland, số liệu báo cáo cho thấy trong vòng 1 năm qua, các cá nhân và tổ chức (NovaGroup và Diamond Properties) có liên quan đến Chủ tịch HĐQT Novaland Bùi Thành Nhơn đã bán ra hơn 206 triệu cổ phiếu, giảm lượng nắm giữ xuống 980 triệu cổ phiếu, tương đương 50,2% vốn của Novaland. Về tình hình kinh doanh năm 2023, ban lãnh đạo công ty lên kế hoạch khá thận trọng trong bối cảnh còn nhiều khó khăn với mục tiêu doanh thu 9.531 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 214 tỷ đồng, giảm đáng kể so với năm 2022. Cũng trong sáng nay, Novaland cùng đối tác và nhiều nhà thầu đã ký kết thỏa thuận hợp tác tái khởi động dự án Aqua City phân khu River Park 2, Phoenix Central 1, Phoenix North 5 tại Đồng Nai. Tại Đồng Nai, Novaland đang là chủ đầu tư của 9 dự án. Đây là các dự án thành phần của khu đô thị kinh tế mở Long Hưng (gồm 3 dự án thành phần khu dân cư Long Hưng, khu đô thị Đồng Nai WaterFront, khu đô thị Aqua City) và dự án khu đô thị dịch vụ thương mại cao cấp Cù lao Phước Hưng. Tất cả đều thuộc phân khu C4, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Bộ trưởng Xây dựng: Mua bán nhà đất qua sàn sẽ không làm tăng giá bánNhiều đại biểu cho rằng giao dịch bất động sản qua sàn sẽ làm phát sinh thêm thủ tục, chi phí. Tuy nhiên, Bộ trưởng Xây dựng khẳng định sẽ không làm tăng chi phí bất hợp lý. 18:16 23/6/2023 Đề nghị ngân hàng cung cấp dữ liệu người nộp thuếTrong trường hợp ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác không cung cấp dữ liệu theo yêu cầu của cơ quan thuế thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. 18:00 23/6/2023
Novaland được gia hạn 21 tháng cho lô trái phiếu 1.000 tỷ đồng CTCP Tập đoàn đầu tư địa ốc No Va - Novaland (mã: NVL) vừa thông báo được gia hạn lô trái phiếu giá trị 1.000 tỷ phát hành vào tháng 9/2022 thêm 21 tháng kể từ ngày đáo hạn 19/6. Novaland còn khoảng 5.000 tỷ đồng trái phiếu cần “xử lý” trong năm 2023. Ảnh: Chí Hùng. Sau điều chỉnh, tổng thời hạn của lô trái phiếu tăng lên 42 tháng, dự kiến đáo hạn vào ngày 17/3/2025. Novaland cho biết lãi suất trái phiếu áp dụng từ ngày 19/6 đến ngày cuối cùng của kỳ hạn trái phiếu điều chỉnh sẽ cố định tại mức 11,5%/năm. Tới mỗi ngày thanh toán lãi, tổ chức phát hành sẽ thanh toán tối thiểu 20% tiền lãi trái phiếu đến hạn của mỗi kỳ thanh toán lãi. 80% phần tiền lãi còn lại của kỳ thanh toán lãi đó sẽ trả một lần cùng với tiền gốc vào ngày đáo hạn theo kỳ hạn trái phiếu điều chỉnh. Công ty này cũng bổ sung các tài sản bảo đảm là các bất động sản, quyền tài sản phát sinh từ các bất động sản thuộc các dự án tại TP.HCM của tổ chức phát hành và (hoặc) bên thứ 3. Tỷ lệ tài sản bảo đảm sau khi bổ sung sẽ tương ứng với tối thiểu 100% tổng mệnh giá trái phiếu đang lưu hành. Trước lô trái phiếu này, Novaland cũng liên tục đạt được thoả thuận giãn nợ, gia hạn trái phiếu. Như hồi đầu tháng 4, công ty này đã gia hạn thành công lô trái phiếu NVLH2123010 có giá trị phát hành 1.000 tỷ đồng do Chứng khoán MB đại diện sở hữu. Để đáp ứng điều kiện gia hạn, Novaland phải bổ sung tài sản đảm bảo là các quyền tài sản phát sinh từ các bất động sản thuộc các dự án tại TP.HCM của tổ chức phát hành và (hoặc) bên thứ ba. Trước đó nữa, công ty này cũng đạt thoả thuận gia hạn với 2 lô trái phiếu khác với tổng giá trị gần 2.000 tỷ đồng. Trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 của Novaland mới tổ chức gần đây, Chủ tịch HĐQT Bùi Thành Nhơn đã xin lỗi cổ đông, khách hàng, đối tác... sau loạt biến động trong năm 2022 và nửa đầu năm 2023. Đại diện công ty cho biết Novaland dự định tiếp tục tái cấu trúc tài chính, trong đó tổng khối lượng trái phiếu còn lại cần thương lượng gia hạn của năm nay là 5.500 tỷ đồng. Đồng thời, doanh nghiệp khẳng định sẽ cố gắng hoàn thành việc gia hạn/thương lượng hoán đổi sản phẩm cho trái chủ nhanh nhất có thể để giữ cho thị trường ổn định. Liên quan tới cổ phiếu của Novaland, số liệu báo cáo cho thấy trong vòng 1 năm qua, các cá nhân và tổ chức (NovaGroup và Diamond Properties) có liên quan đến Chủ tịch HĐQT Novaland Bùi Thành Nhơn đã bán ra hơn 206 triệu cổ phiếu, giảm lượng nắm giữ xuống 980 triệu cổ phiếu, tương đương 50,2% vốn của Novaland. Về tình hình kinh doanh năm 2023, ban lãnh đạo công ty lên kế hoạch khá thận trọng trong bối cảnh còn nhiều khó khăn với mục tiêu doanh thu 9.531 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 214 tỷ đồng, giảm đáng kể so với năm 2022. Cũng trong sáng nay, Novaland cùng đối tác và nhiều nhà thầu đã ký kết thỏa thuận hợp tác tái khởi động dự án Aqua City phân khu River Park 2, Phoenix Central 1, Phoenix North 5 tại Đồng Nai. Tại Đồng Nai, Novaland đang là chủ đầu tư của 9 dự án. Đây là các dự án thành phần của khu đô thị kinh tế mở Long Hưng (gồm 3 dự án thành phần khu dân cư Long Hưng, khu đô thị Đồng Nai WaterFront, khu đô thị Aqua City) và dự án khu đô thị dịch vụ thương mại cao cấp Cù lao Phước Hưng. Tất cả đều thuộc phân khu C4, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Bộ trưởng Xây dựng: Mua bán nhà đất qua sàn sẽ không làm tăng giá bánNhiều đại biểu cho rằng giao dịch bất động sản qua sàn sẽ làm phát sinh thêm thủ tục, chi phí. Tuy nhiên, Bộ trưởng Xây dựng khẳng định sẽ không làm tăng chi phí bất hợp lý. 18:16 23/6/2023 Đề nghị ngân hàng cung cấp dữ liệu người nộp thuếTrong trường hợp ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác không cung cấp dữ liệu theo yêu cầu của cơ quan thuế thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. 18:00 23/6/2023
Vietjet mở đường bay thẳng TP.HCM - Viêng Chăn
Ngày 4/12, Vietjet ký kết hợp tác toàn diện với Lao Airlines và công bố mở đường bay mới kết nối thủ đô Viêng Chăn, Lào với TP.HCM, Việt Nam.
Sự kiện được diễn ra trước sự chứng kiến của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ và Phó chủ tịch Quốc hội Lào Sounthone Xayachak cùng lãnh đạo Bộ, ngành 2 nước. Đây được xem là dấu mốc quan trọng không chỉ giữa 2 doanh nghiệp mà còn giữa Việt Nam và Lào - 2 nước anh em láng giềng thân thiết với truyền thống hợp tác cùng phát triển. Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ và Phó chủ tịch Quốc hội Lào Sounthone Xayachak thăm hangar bảo dưỡng tàu bay Vietjet tại Viêng Chăn, Lào. Theo đó, Vietjet và Lao Airlines - hãng hàng không quốc gia Lào - trở thành đối tác toàn diện về vận chuyển hành khách và hàng hoá, bên cạnh đó mở rộng hợp tác trong các hoạt động kỹ thuật, sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay, đào tạo nguồn nhân lực hàng không... Để đáp ứng nhu cầu di chuyển của người dân và du khách, Vietjet sẽ mở đường bay kết nối thủ đô Viêng Chăn, Lào với TP.HCM - trung tâm kinh tế, văn hoá hàng đầu Việt Nam - từ tháng 2/2024. Đường bay mới dự kiến phục vụ hành khách 4 chuyến khứ hồi mỗi tuần với thời gian bay mỗi chặng khoảng 1,45 giờ. Ông Ngampasong Muongmany - Bộ trưởng Bộ Công chính và Vận tải CHDCND Lào - phát biểu chúc mừng ký kết hợp tác Vietjet - Lao Airlines và đường bay mới của Vietjet. Viêng Chăn là thủ đô và thành phố lớn nhất, trung tâm chính trị, kinh tế của Lào, nằm bên bờ sông Mekong với vẻ đẹp thơ mộng, cổ kính của vùng Đông Dương. Thủ đô nước Lào thu hút du khách với các di tích kiến trúc nổi tiếng, các ngôi chùa, đền, tháp, nhiều lễ hội địa phương và ẩm thực độc đáo. Trong khi đó, TP.HCM là trung tâm kinh tế, văn hóa, du lịch nổi bật của Việt Nam cũng như khu vực với nhiều nét văn hóa đặc sắc, nhịp sống tấp nập hiện đại, kết nối thuận tiện với khắp các điểm đến Việt Nam và quốc tế. Ông Đinh Việt Phương - Tổng giám đốc Vietjet và ông Khamla Phommavanh - Giám đốc Điều hành Lao Airlines cùng trao thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa Vietjet và Lao Airlines. Đường bay mới của Vietjet được kỳ vọng góp phần thúc đẩy thương mại, du lịch, giao lưu văn hoá giữa 2 nước, tạo thêm những kết quả tốt tốt đẹp trong mối quan hệ hợp tác truyền thống, gắn bó giữa 2 quốc gia, dân tộc. Không chỉ kết nối TP.HCM với thủ đô Viêng Chăn và các địa phương của Lào, xa hơn nữa, Vietjet sẽ mở rộng mạng bay từ Việt Nam đến khắp Australia, Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Nhật Bản, Hong Kong (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Ấn Độ, Kazakhstan...
Vietjet mở đường bay thẳng TP.HCM - Viêng Chăn Ngày 4/12, Vietjet ký kết hợp tác toàn diện với Lao Airlines và công bố mở đường bay mới kết nối thủ đô Viêng Chăn, Lào với TP.HCM, Việt Nam. Sự kiện được diễn ra trước sự chứng kiến của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ và Phó chủ tịch Quốc hội Lào Sounthone Xayachak cùng lãnh đạo Bộ, ngành 2 nước. Đây được xem là dấu mốc quan trọng không chỉ giữa 2 doanh nghiệp mà còn giữa Việt Nam và Lào - 2 nước anh em láng giềng thân thiết với truyền thống hợp tác cùng phát triển. Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ và Phó chủ tịch Quốc hội Lào Sounthone Xayachak thăm hangar bảo dưỡng tàu bay Vietjet tại Viêng Chăn, Lào. Theo đó, Vietjet và Lao Airlines - hãng hàng không quốc gia Lào - trở thành đối tác toàn diện về vận chuyển hành khách và hàng hoá, bên cạnh đó mở rộng hợp tác trong các hoạt động kỹ thuật, sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay, đào tạo nguồn nhân lực hàng không... Để đáp ứng nhu cầu di chuyển của người dân và du khách, Vietjet sẽ mở đường bay kết nối thủ đô Viêng Chăn, Lào với TP.HCM - trung tâm kinh tế, văn hoá hàng đầu Việt Nam - từ tháng 2/2024. Đường bay mới dự kiến phục vụ hành khách 4 chuyến khứ hồi mỗi tuần với thời gian bay mỗi chặng khoảng 1,45 giờ. Ông Ngampasong Muongmany - Bộ trưởng Bộ Công chính và Vận tải CHDCND Lào - phát biểu chúc mừng ký kết hợp tác Vietjet - Lao Airlines và đường bay mới của Vietjet. Viêng Chăn là thủ đô và thành phố lớn nhất, trung tâm chính trị, kinh tế của Lào, nằm bên bờ sông Mekong với vẻ đẹp thơ mộng, cổ kính của vùng Đông Dương. Thủ đô nước Lào thu hút du khách với các di tích kiến trúc nổi tiếng, các ngôi chùa, đền, tháp, nhiều lễ hội địa phương và ẩm thực độc đáo. Trong khi đó, TP.HCM là trung tâm kinh tế, văn hóa, du lịch nổi bật của Việt Nam cũng như khu vực với nhiều nét văn hóa đặc sắc, nhịp sống tấp nập hiện đại, kết nối thuận tiện với khắp các điểm đến Việt Nam và quốc tế. Ông Đinh Việt Phương - Tổng giám đốc Vietjet và ông Khamla Phommavanh - Giám đốc Điều hành Lao Airlines cùng trao thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa Vietjet và Lao Airlines. Đường bay mới của Vietjet được kỳ vọng góp phần thúc đẩy thương mại, du lịch, giao lưu văn hoá giữa 2 nước, tạo thêm những kết quả tốt tốt đẹp trong mối quan hệ hợp tác truyền thống, gắn bó giữa 2 quốc gia, dân tộc. Không chỉ kết nối TP.HCM với thủ đô Viêng Chăn và các địa phương của Lào, xa hơn nữa, Vietjet sẽ mở rộng mạng bay từ Việt Nam đến khắp Australia, Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Nhật Bản, Hong Kong (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Ấn Độ, Kazakhstan...
Vốn hóa bốc hơi nghìn tỷ đồng, IDJ nói do cung cầu thị trường
Công ty họ Apec giải thích đà lao dốc của cổ phiếu do ảnh hưởng bởi thông tin khởi tố và cung cầu thị trường, còn hoạt động kinh doanh vẫn bình thường.
Công ty cổ phần Đầu tư IDJ Việt Nam (Mã chứng khoán: IDJ) vừa công bố văn bản giải trình cổ phiếu giảm sàn 5 phiên liên tiếp, vốn hóa thị trường lao dốc. Diễn biến tiêu cực theo công ty do bị ảnh hưởng bởi thông tin Cơ quan An ninh điều tra - Công an TP Hà Nội ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Thao túng thị trường chứng khoán” xảy ra tại Chứng khoán Apec (APS), Đầu tư châu Á Thái Bình Dương (Apec Investment - API) và Đầu tư IDJ Việt Nam (IDJ). Đồng thời, Cơ quan điều tra cũng ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam đối với 4 bị can là người nội bộ và người có liên quan tại công ty vì tội danh Thao túng chứng khoán. "Việc cổ phiếu giảm sàn liên tiếp là do cung cầu trên thị trường chứng khoán. Hiện tại các hoạt động kinh doanh của công ty vẫn diễn ra bình thường", văn bản của IDJ nêu rõ. Công ty trong lĩnh vực bất động sản (thuộc hệ sinh thái Apec Group) cam kết luôn tuân thủ các quy định pháp luật với công ty đại chúng niêm yết. Trong khi đó, Chứng khoán Apec và Apec Investment vẫn chưa công bố văn bản giải trình giảm sàn 5 phiên. Tuy nhiên, hai doanh nghiệp này thường sử dụng "văn mẫu" của hệ sinh thái Apec trong các bản công bố thông tin, nên khả năng sẽ không quá khác biệt IDJ. Trên thị trường chứng khoán, nhóm cổ phiếu IDJ, APS, AI lao dốc mạnh kể từ thông tin lãnh đạo bị khởi tố, thường xuyên trong tình trạng dư bán sàn với khối lượng lớn. Trong đó, IDJ đã có phiên giảm sàn thứ 6 liên tiếp về 7.300 đồng (ngày 3/7), giảm 45% trong giai đoạn bán tháo vừa qua. Giá trị vốn hóa thị trường theo đó bốc hơi hơn nghìn tỷ về mức 1.266 tỷ đồng. Tình cảnh tương tự cũng diễn ra tại các mã APS và API, cùng lao dốc 45% về mức lần lượt 7.900 đồng/cổ phiếu và 6.900 đồng/cổ phiếu. Riêng trong phiên đầu tuần 3/7, một lực cầu lớn xuất hiện để xóa bỏ trạng thái dư bán sàn và đưa thanh khoản cao trở lại. Tuy nhiên, áp lực bán tháo sau đó tiếp tục nhập cuộc để đưa tình trạng bán tháo trở lại khiến việc "giải cứu" đầu phiên đã bất thành. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Vốn hóa bốc hơi nghìn tỷ đồng, IDJ nói do cung cầu thị trường Công ty họ Apec giải thích đà lao dốc của cổ phiếu do ảnh hưởng bởi thông tin khởi tố và cung cầu thị trường, còn hoạt động kinh doanh vẫn bình thường. Công ty cổ phần Đầu tư IDJ Việt Nam (Mã chứng khoán: IDJ) vừa công bố văn bản giải trình cổ phiếu giảm sàn 5 phiên liên tiếp, vốn hóa thị trường lao dốc. Diễn biến tiêu cực theo công ty do bị ảnh hưởng bởi thông tin Cơ quan An ninh điều tra - Công an TP Hà Nội ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Thao túng thị trường chứng khoán” xảy ra tại Chứng khoán Apec (APS), Đầu tư châu Á Thái Bình Dương (Apec Investment - API) và Đầu tư IDJ Việt Nam (IDJ). Đồng thời, Cơ quan điều tra cũng ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam đối với 4 bị can là người nội bộ và người có liên quan tại công ty vì tội danh Thao túng chứng khoán. "Việc cổ phiếu giảm sàn liên tiếp là do cung cầu trên thị trường chứng khoán. Hiện tại các hoạt động kinh doanh của công ty vẫn diễn ra bình thường", văn bản của IDJ nêu rõ. Công ty trong lĩnh vực bất động sản (thuộc hệ sinh thái Apec Group) cam kết luôn tuân thủ các quy định pháp luật với công ty đại chúng niêm yết. Trong khi đó, Chứng khoán Apec và Apec Investment vẫn chưa công bố văn bản giải trình giảm sàn 5 phiên. Tuy nhiên, hai doanh nghiệp này thường sử dụng "văn mẫu" của hệ sinh thái Apec trong các bản công bố thông tin, nên khả năng sẽ không quá khác biệt IDJ. Trên thị trường chứng khoán, nhóm cổ phiếu IDJ, APS, AI lao dốc mạnh kể từ thông tin lãnh đạo bị khởi tố, thường xuyên trong tình trạng dư bán sàn với khối lượng lớn. Trong đó, IDJ đã có phiên giảm sàn thứ 6 liên tiếp về 7.300 đồng (ngày 3/7), giảm 45% trong giai đoạn bán tháo vừa qua. Giá trị vốn hóa thị trường theo đó bốc hơi hơn nghìn tỷ về mức 1.266 tỷ đồng. Tình cảnh tương tự cũng diễn ra tại các mã APS và API, cùng lao dốc 45% về mức lần lượt 7.900 đồng/cổ phiếu và 6.900 đồng/cổ phiếu. Riêng trong phiên đầu tuần 3/7, một lực cầu lớn xuất hiện để xóa bỏ trạng thái dư bán sàn và đưa thanh khoản cao trở lại. Tuy nhiên, áp lực bán tháo sau đó tiếp tục nhập cuộc để đưa tình trạng bán tháo trở lại khiến việc "giải cứu" đầu phiên đã bất thành. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Viễn cảnh Mỹ vỡ nợ
Hàng triệu người Mỹ có thể không nhận được phúc lợi xã hội, các dịch vụ công bị gián đoạn, nền kinh tế rơi vào suy thoái, hơn 8 triệu việc làm bị thổi bay.
Sự bế tắc trong các thỏa thuận về trần nợ công giữa Nhà Trắng và đảng Cộng hòa tại Hạ viện đang làm gia tăng rủi ro vỡ nợ của Mỹ. Ảnh: Bloomberg. Theo Fortune, với người dân Mỹ, những bất đồng về trần nợ công ở Washington dường như là vấn đề xa vời. Nhưng bản thân họ có thể đối mặt với những hậu quả to lớn. Hàng triệu người Mỹ có thể không nhận được phúc lợi xã hội, các dịch vụ công bị gián đoạn hoặc thậm chí tạm dừng. Nền kinh tế sẽ trượt tới bờ vực suy thoái, hơn 8 triệu người lâm vào cảnh mất việc làm. Hàng triệu người Mỹ đang được hưởng An Sinh Xã Hội, các cựu chiến binh và gia đình quân nhân có thể mất khoản thanh toán hàng tháng. Viễn cảnh u ám Nếu chính phủ không thể trả tiền cho nhân viên, các hoạt động như kiểm soát không lưu và biên giới cũng sẽ bị gián đoạn. Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy vẫn chưa đạt được thỏa thuận về trần nợ công trong cuộc gặp hôm 16/5. Nhưng 2 bên cho biết có thể đi đến thỏa thuận vào cuối tuần và "không khó để đạt được". Theo Fortune, nếu chính phủ Mỹ không thể tiếp tục vay tiền để trả nợ, các doanh nghiệp có thể phá sản, thị trường tài chính sụp đổ, vết thương kinh tế lở loét. Đảng Cộng hòa Mỹ đang muốn cắt giảm chi tiêu thay vì nới trần nợ. Các quan chức lập luận rằng tốc độ chi tiêu hiện tại là "không bền vững". Trong khi đó, Tổng thống Biden và các nghị sĩ đảng Dân chủ chỉ muốn tăng trần nợ, và khẳng định 2 vấn đề này không liên quan đến nhau. Trước hết, ngân sách chính phủ Mỹ không phải nợ. Đây là số tiền mà chính phủ thu và chi hàng năm. Nếu chi tiêu vượt doanh thu, ngân sách sẽ thâm hụt và nợ phình to. Các quan chức đảng Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ đã thông qua một dự luật nhằm giảm thâm hụt ngân sách 4.800 tỷ USD trong 10 năm. Dự luật sẽ cắt giảm chi tiêu tùy ý xuống mức của năm ngoái, và đặt giới hạn tăng chỉ 1%/năm. Dự luật cũng rút lại hàng tỷ USD chi tiêu chưa được sử dụng trong thời kỳ đại dịch, loại bỏ các khoản miễn thuế nhiên liệu sạch được ông Biden ký thành luật hồi năm ngoái. Kế hoạch xóa nợ cho hàng triệu cựu sinh viên của tổng thống Mỹ cũng bị đảo ngược. Không rõ đảng Dân chủ sẽ làm cách nào để nới trần nợ. Nhưng họ cho rằng việc cắt giảm ngân sách có thể làm tổn thương các hộ gia đình và toàn bộ nền kinh tế. Bởi chi tiêu nội địa có khả năng bị cắt giảm. Moody's Analytics ước tính dự luật của đảng Cộng hòa sẽ thổi bay 780.000 việc làm chỉ riêng trong năm tới. Bế tắc sẽ được hóa giải thế nào? Câu hỏi đặt ra là hai bên sẽ tiến tới thỏa thuận bằng cách nào. Ngoài việc tận dụng nguồn tài trợ thời kỳ dịch bệnh chưa được sử dụng, Nhà Trắng và đảng Cộng hòa tại Hạ viện có thể nhất trí thắt chặt một số chương trình trợ cấp liên bang đối với người nghèo. Hạ viện Mỹ đã thông qua một dự luật mới nhằm siết chặt điều kiện đối với những cá nhân được nhận trợ cấp thực phẩm và hỗ trợ tạm thời cho các gia đình nghèo. Nền kinh tế Mỹ đang ở thế bấp bênh. Sinh kế của hàng triệu người Mỹ cũng vậyBà Janet Yellen - Bộ trưởng Tài chính Mỹ Tuy nhiên, Nhà Trắng cho biết ông Biden sẽ từ chối các đề xuất loại bỏ bảo hiểm y tế của người dân hoặc đẩy họ vào cảnh nghèo đói. Một cuộc vỡ nợ sẽ tác động tiêu cực tới mọi người Mỹ. Cú sốc đối với nước này và các hệ thống tài chính toàn cầu được cảnh báo là "rất tồi tệ". Những người đang phải sống dựa vào đồng lương mỗi tháng phúc lợi xã hội sẽ lao đao vì mất việc làm và thu nhập. Trong bài phát biểu gần đây, bà Janet Yellen - Bộ trưởng Tài chính Mỹ - đã kêu gọi Quốc hội Mỹ hành động nhanh chóng. "Nền kinh tế Mỹ đang ở thế bấp bênh. Sinh kế của hàng triệu người Mỹ cũng vậy", bà nhấn mạnh. Không ai biết những bế tắc về trần nợ sẽ được giải quyết ra sao. Sau cuộc họp tại Nhà Trắng vào tuần trước, lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện Mitch McConnell đã khẳng định: "Mỹ không vỡ nợ. Điều đó không bao giờ xảy ra". Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Nợ tiêu dùng tại Mỹ cao chưa từng thấyNợ của người tiêu dùng tại Mỹ đã tăng lên mức kỷ lục trong quý đầu tiên của năm. Trong khi đó, tỷ lệ nợ quá hạn cũng gia tăng. 06:00 17/5/2023 Cách tốt nhất để Mỹ tránh vỡ nợBộ trưởng Tài chính Mỹ khẳng định chỉ khi nới trần nợ công, Mỹ mới có thể thoát khỏi tình trạng bế tắc hiện tại. Trước đó, Chủ tịch Fed cũng nhấn mạnh đây là điều phải làm. 17:37 12/5/2023
Viễn cảnh Mỹ vỡ nợ Hàng triệu người Mỹ có thể không nhận được phúc lợi xã hội, các dịch vụ công bị gián đoạn, nền kinh tế rơi vào suy thoái, hơn 8 triệu việc làm bị thổi bay. Sự bế tắc trong các thỏa thuận về trần nợ công giữa Nhà Trắng và đảng Cộng hòa tại Hạ viện đang làm gia tăng rủi ro vỡ nợ của Mỹ. Ảnh: Bloomberg. Theo Fortune, với người dân Mỹ, những bất đồng về trần nợ công ở Washington dường như là vấn đề xa vời. Nhưng bản thân họ có thể đối mặt với những hậu quả to lớn. Hàng triệu người Mỹ có thể không nhận được phúc lợi xã hội, các dịch vụ công bị gián đoạn hoặc thậm chí tạm dừng. Nền kinh tế sẽ trượt tới bờ vực suy thoái, hơn 8 triệu người lâm vào cảnh mất việc làm. Hàng triệu người Mỹ đang được hưởng An Sinh Xã Hội, các cựu chiến binh và gia đình quân nhân có thể mất khoản thanh toán hàng tháng. Viễn cảnh u ám Nếu chính phủ không thể trả tiền cho nhân viên, các hoạt động như kiểm soát không lưu và biên giới cũng sẽ bị gián đoạn. Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy vẫn chưa đạt được thỏa thuận về trần nợ công trong cuộc gặp hôm 16/5. Nhưng 2 bên cho biết có thể đi đến thỏa thuận vào cuối tuần và "không khó để đạt được". Theo Fortune, nếu chính phủ Mỹ không thể tiếp tục vay tiền để trả nợ, các doanh nghiệp có thể phá sản, thị trường tài chính sụp đổ, vết thương kinh tế lở loét. Đảng Cộng hòa Mỹ đang muốn cắt giảm chi tiêu thay vì nới trần nợ. Các quan chức lập luận rằng tốc độ chi tiêu hiện tại là "không bền vững". Trong khi đó, Tổng thống Biden và các nghị sĩ đảng Dân chủ chỉ muốn tăng trần nợ, và khẳng định 2 vấn đề này không liên quan đến nhau. Trước hết, ngân sách chính phủ Mỹ không phải nợ. Đây là số tiền mà chính phủ thu và chi hàng năm. Nếu chi tiêu vượt doanh thu, ngân sách sẽ thâm hụt và nợ phình to. Các quan chức đảng Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ đã thông qua một dự luật nhằm giảm thâm hụt ngân sách 4.800 tỷ USD trong 10 năm. Dự luật sẽ cắt giảm chi tiêu tùy ý xuống mức của năm ngoái, và đặt giới hạn tăng chỉ 1%/năm. Dự luật cũng rút lại hàng tỷ USD chi tiêu chưa được sử dụng trong thời kỳ đại dịch, loại bỏ các khoản miễn thuế nhiên liệu sạch được ông Biden ký thành luật hồi năm ngoái. Kế hoạch xóa nợ cho hàng triệu cựu sinh viên của tổng thống Mỹ cũng bị đảo ngược. Không rõ đảng Dân chủ sẽ làm cách nào để nới trần nợ. Nhưng họ cho rằng việc cắt giảm ngân sách có thể làm tổn thương các hộ gia đình và toàn bộ nền kinh tế. Bởi chi tiêu nội địa có khả năng bị cắt giảm. Moody's Analytics ước tính dự luật của đảng Cộng hòa sẽ thổi bay 780.000 việc làm chỉ riêng trong năm tới. Bế tắc sẽ được hóa giải thế nào? Câu hỏi đặt ra là hai bên sẽ tiến tới thỏa thuận bằng cách nào. Ngoài việc tận dụng nguồn tài trợ thời kỳ dịch bệnh chưa được sử dụng, Nhà Trắng và đảng Cộng hòa tại Hạ viện có thể nhất trí thắt chặt một số chương trình trợ cấp liên bang đối với người nghèo. Hạ viện Mỹ đã thông qua một dự luật mới nhằm siết chặt điều kiện đối với những cá nhân được nhận trợ cấp thực phẩm và hỗ trợ tạm thời cho các gia đình nghèo. Nền kinh tế Mỹ đang ở thế bấp bênh. Sinh kế của hàng triệu người Mỹ cũng vậyBà Janet Yellen - Bộ trưởng Tài chính Mỹ Tuy nhiên, Nhà Trắng cho biết ông Biden sẽ từ chối các đề xuất loại bỏ bảo hiểm y tế của người dân hoặc đẩy họ vào cảnh nghèo đói. Một cuộc vỡ nợ sẽ tác động tiêu cực tới mọi người Mỹ. Cú sốc đối với nước này và các hệ thống tài chính toàn cầu được cảnh báo là "rất tồi tệ". Những người đang phải sống dựa vào đồng lương mỗi tháng phúc lợi xã hội sẽ lao đao vì mất việc làm và thu nhập. Trong bài phát biểu gần đây, bà Janet Yellen - Bộ trưởng Tài chính Mỹ - đã kêu gọi Quốc hội Mỹ hành động nhanh chóng. "Nền kinh tế Mỹ đang ở thế bấp bênh. Sinh kế của hàng triệu người Mỹ cũng vậy", bà nhấn mạnh. Không ai biết những bế tắc về trần nợ sẽ được giải quyết ra sao. Sau cuộc họp tại Nhà Trắng vào tuần trước, lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện Mitch McConnell đã khẳng định: "Mỹ không vỡ nợ. Điều đó không bao giờ xảy ra". Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Nợ tiêu dùng tại Mỹ cao chưa từng thấyNợ của người tiêu dùng tại Mỹ đã tăng lên mức kỷ lục trong quý đầu tiên của năm. Trong khi đó, tỷ lệ nợ quá hạn cũng gia tăng. 06:00 17/5/2023 Cách tốt nhất để Mỹ tránh vỡ nợBộ trưởng Tài chính Mỹ khẳng định chỉ khi nới trần nợ công, Mỹ mới có thể thoát khỏi tình trạng bế tắc hiện tại. Trước đó, Chủ tịch Fed cũng nhấn mạnh đây là điều phải làm. 17:37 12/5/2023
Sắp có bộ quy tắc toàn cầu đầu tiên với tiền điện tử
Sau vụ sụp đổ của sàn FTX, các cơ quan giám sát đang thúc đẩy việc ra đời của bộ quy tắc quản lý chung áp dụng với thị trường tiền điện tử để bảo vệ nhà đầu tư.
Theo Reuters, việc quản lý tiền điện tử đã và đang trở thành yêu cầu ngày càng cấp bách với các cơ quan quản lý ở nhiều quốc gia, nhất là sau sự sụp đổ của FTX, một trong những sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới. Các sự kiện xảy ra gần đây cho thấy nhu cầu cấp thiết trong việc áp đặt các quy tắc nhằm bảo vệ nhà đầu tư tốt hơn, đồng thời ngăn chặn việc lạm dụng ngành công nghiệp tiền điện tử cho mục đích rửa tiền và tài trợ khủng bố. Sam Bankman-Fried, nhà sáng lập FTX - một trong những sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới trước khi sụp đổ vào tháng 11 năm ngoái. Ảnh: Ed Jones/Getty Images. Cần có khung quản lý chung Thời báo Ireland DAC cho biết các tổ chức quản lý quốc tế đang rút ra bài học từ sự sụp đổ của sàn giao dịch FTX vào tháng 11 năm ngoái. Vấn đề với giới chức hiện tại là chưa có một khung quản lý chung cho thị trường giao dịch, khi mỗi quốc gia với tính pháp lý khác nhau lại tuân thủ theo một bộ quy tắc riêng tự đặt ra. Về vấn đề này, Tổ chức Quốc tế của các Ủy ban Chứng khoán (IOSCO) cho biết sẽ đề xuất sớm nhất một giải pháp mang tính toàn cầu đầu tiên trong việc quản lý và giám sát thị trường tiền điện tử và kỹ thuật số. Jean Paul Servais - Chủ tịch cơ quan giám sát IOSCO - khẳng định tính cấp thiết của việc đưa ra khuyến nghị hợp tác chung, mang tính bước ngoặt để giải quyết dứt điểm các rủi ro trong việc bảo vệ nhà đầu tư cũng như thị trường tiền điện tử. Các tiêu chuẩn được IOSCO đề xuất trong bộ giải pháp dựa trên việc xử lý các xung đột lợi ích, thao túng thị trường, hợp tác xuyên biên giới, lưu ký tài sản tiền điện tử, rủi ro giao dịch và quyền lợi cho khách hàng. IOSCO đã bàn luận về 18 biện pháp chung giúp bảo vệ sự an toàn cho thị trường trước xung đột lợi ích đang diễn ra. Tổ chức quốc tế này cũng đặt mục tiêu sẽ hoàn thiện các tiêu chuẩn áp dụng cho bộ quy tắc muộn nhất là vào cuối năm nay. Đồng thời kỳ vọng 130 thành viên - cũng là 130 ủy ban chứng khoán trên toàn thế giới - sẽ áp dụng bộ quy tắc mới này. IOSCO cho rằng bộ quy tắc mới sẽ giúp loại bỏ những quy định đang còn bất cập tại các quốc gia khác nhau, xử lý lỗ hổng trong quản lý và ngăn chặn những kẽ hở mà nhiều công ty đang lợi dụng. Bitcoin được xem là đồng tiền điện tử phổ biến nhất hiện nay. Ảnh: Reuters. EU đi trước Theo Reuters, ngày 16/5 vừa qua, một hội nghị diễn ra ở Brussels (Bỉ) với sự tham dự của các Bộ trưởng Tài chính EU cũng đã đạt được sự đồng thuận cuối cùng về bộ quy tắc trong Đạo Luật thị trường tiền điện tử (MiCA). Đạo luật này được Nghị viện châu Âu (EP) bỏ phiếu thông qua hồi tháng 4. Tại hội nghị, các Bộ trưởng Tài chính EU đã thảo luận chi tiết các biện pháp ngăn chặn trốn thuế và sử dụng tiền điện tử nhằm mục đích rửa tiền. Theo đó, từ tháng 1/2026, các công ty buộc phải có giấy phép nếu muốn phát hành, giao dịch và bảo vệ tài sản điện tử, tài sản được mã hóa và stablecoin (loại tiền điện tử được thiết kế để duy trì một giá trị cố định) ở 27 quốc gia thành viên EU. Các nhà cung cấp dịch vụ phải cung cấp rõ tên người gửi và người thụ hưởng trong các giao dịch tài sản điện tử, bất kể số tiền được chuyển là bao nhiêu. Ngoài ra, các quan chức EU cũng đạt thỏa thuận về việc sửa đổi các quy định hợp tác thuế giữa các nước thành viên, bảo đảm bao quát các giao dịch bằng tài sản điện tử, đồng thời trao đổi thông tin về các phán quyết thuế đối với những cá nhân giàu có nhất trong lĩnh vực này. Với việc chính thức phê duyệt đạo luật MiCA, EU đang đi trước một bước so với Mỹ và Anh, những quốc gia vẫn chưa đưa ra quy tắc chính thức cho không gian tiền điện tử. Anh đang lên phương án tiếp cận theo từng giai đoạn, bắt đầu với stablecoin và mở rộng dần ra các loại tiền điện tử khác, nhưng chưa có thời gian cụ thể. Trong khi đó, Mỹ tập trung vào sử dụng các quy tắc chứng khoán hiện có để thực thi trong lĩnh vực này và đang cân nhắc xem có nên đưa ra những quy tắc mới riêng biệt hay không. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Tỷ phú giàu nhất thế giới mất hơn 11 tỷ USD trong một ngàyTỷ phú giàu nhất thế giới đã mất 11,2 tỷ USD chỉ trong một ngày do những lo ngại về suy thoái tại Mỹ. 10:30 24/5/2023 IMF: Anh sẽ né được suy thoáiChỉ cách đây vài tháng, kinh tế Anh vẫn ở tình thế nguy hiểm. Nhưng IMF cho rằng nước này sẽ tránh được một cuộc suy thoái trong năm nay nhờ cầu phục hồi và giá nhiên liệu giảm. 19:30 23/5/2023
Sắp có bộ quy tắc toàn cầu đầu tiên với tiền điện tử Sau vụ sụp đổ của sàn FTX, các cơ quan giám sát đang thúc đẩy việc ra đời của bộ quy tắc quản lý chung áp dụng với thị trường tiền điện tử để bảo vệ nhà đầu tư. Theo Reuters, việc quản lý tiền điện tử đã và đang trở thành yêu cầu ngày càng cấp bách với các cơ quan quản lý ở nhiều quốc gia, nhất là sau sự sụp đổ của FTX, một trong những sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới. Các sự kiện xảy ra gần đây cho thấy nhu cầu cấp thiết trong việc áp đặt các quy tắc nhằm bảo vệ nhà đầu tư tốt hơn, đồng thời ngăn chặn việc lạm dụng ngành công nghiệp tiền điện tử cho mục đích rửa tiền và tài trợ khủng bố. Sam Bankman-Fried, nhà sáng lập FTX - một trong những sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới trước khi sụp đổ vào tháng 11 năm ngoái. Ảnh: Ed Jones/Getty Images. Cần có khung quản lý chung Thời báo Ireland DAC cho biết các tổ chức quản lý quốc tế đang rút ra bài học từ sự sụp đổ của sàn giao dịch FTX vào tháng 11 năm ngoái. Vấn đề với giới chức hiện tại là chưa có một khung quản lý chung cho thị trường giao dịch, khi mỗi quốc gia với tính pháp lý khác nhau lại tuân thủ theo một bộ quy tắc riêng tự đặt ra. Về vấn đề này, Tổ chức Quốc tế của các Ủy ban Chứng khoán (IOSCO) cho biết sẽ đề xuất sớm nhất một giải pháp mang tính toàn cầu đầu tiên trong việc quản lý và giám sát thị trường tiền điện tử và kỹ thuật số. Jean Paul Servais - Chủ tịch cơ quan giám sát IOSCO - khẳng định tính cấp thiết của việc đưa ra khuyến nghị hợp tác chung, mang tính bước ngoặt để giải quyết dứt điểm các rủi ro trong việc bảo vệ nhà đầu tư cũng như thị trường tiền điện tử. Các tiêu chuẩn được IOSCO đề xuất trong bộ giải pháp dựa trên việc xử lý các xung đột lợi ích, thao túng thị trường, hợp tác xuyên biên giới, lưu ký tài sản tiền điện tử, rủi ro giao dịch và quyền lợi cho khách hàng. IOSCO đã bàn luận về 18 biện pháp chung giúp bảo vệ sự an toàn cho thị trường trước xung đột lợi ích đang diễn ra. Tổ chức quốc tế này cũng đặt mục tiêu sẽ hoàn thiện các tiêu chuẩn áp dụng cho bộ quy tắc muộn nhất là vào cuối năm nay. Đồng thời kỳ vọng 130 thành viên - cũng là 130 ủy ban chứng khoán trên toàn thế giới - sẽ áp dụng bộ quy tắc mới này. IOSCO cho rằng bộ quy tắc mới sẽ giúp loại bỏ những quy định đang còn bất cập tại các quốc gia khác nhau, xử lý lỗ hổng trong quản lý và ngăn chặn những kẽ hở mà nhiều công ty đang lợi dụng. Bitcoin được xem là đồng tiền điện tử phổ biến nhất hiện nay. Ảnh: Reuters. EU đi trước Theo Reuters, ngày 16/5 vừa qua, một hội nghị diễn ra ở Brussels (Bỉ) với sự tham dự của các Bộ trưởng Tài chính EU cũng đã đạt được sự đồng thuận cuối cùng về bộ quy tắc trong Đạo Luật thị trường tiền điện tử (MiCA). Đạo luật này được Nghị viện châu Âu (EP) bỏ phiếu thông qua hồi tháng 4. Tại hội nghị, các Bộ trưởng Tài chính EU đã thảo luận chi tiết các biện pháp ngăn chặn trốn thuế và sử dụng tiền điện tử nhằm mục đích rửa tiền. Theo đó, từ tháng 1/2026, các công ty buộc phải có giấy phép nếu muốn phát hành, giao dịch và bảo vệ tài sản điện tử, tài sản được mã hóa và stablecoin (loại tiền điện tử được thiết kế để duy trì một giá trị cố định) ở 27 quốc gia thành viên EU. Các nhà cung cấp dịch vụ phải cung cấp rõ tên người gửi và người thụ hưởng trong các giao dịch tài sản điện tử, bất kể số tiền được chuyển là bao nhiêu. Ngoài ra, các quan chức EU cũng đạt thỏa thuận về việc sửa đổi các quy định hợp tác thuế giữa các nước thành viên, bảo đảm bao quát các giao dịch bằng tài sản điện tử, đồng thời trao đổi thông tin về các phán quyết thuế đối với những cá nhân giàu có nhất trong lĩnh vực này. Với việc chính thức phê duyệt đạo luật MiCA, EU đang đi trước một bước so với Mỹ và Anh, những quốc gia vẫn chưa đưa ra quy tắc chính thức cho không gian tiền điện tử. Anh đang lên phương án tiếp cận theo từng giai đoạn, bắt đầu với stablecoin và mở rộng dần ra các loại tiền điện tử khác, nhưng chưa có thời gian cụ thể. Trong khi đó, Mỹ tập trung vào sử dụng các quy tắc chứng khoán hiện có để thực thi trong lĩnh vực này và đang cân nhắc xem có nên đưa ra những quy tắc mới riêng biệt hay không. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Tỷ phú giàu nhất thế giới mất hơn 11 tỷ USD trong một ngàyTỷ phú giàu nhất thế giới đã mất 11,2 tỷ USD chỉ trong một ngày do những lo ngại về suy thoái tại Mỹ. 10:30 24/5/2023 IMF: Anh sẽ né được suy thoáiChỉ cách đây vài tháng, kinh tế Anh vẫn ở tình thế nguy hiểm. Nhưng IMF cho rằng nước này sẽ tránh được một cuộc suy thoái trong năm nay nhờ cầu phục hồi và giá nhiên liệu giảm. 19:30 23/5/2023
Ngân hàng Nhà nước giao room tín dụng 15% ngay đầu năm
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) định hướng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay khoảng 15%, có thể linh hoạt điều chỉnh nhằm phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành văn bản gửi các tổ chức tín dụng về kế hoạch tăng trưởng tín dụng năm 2024. Trong đó, nhà điều hành cho biết nhằm bám sát Nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, NHNN định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2024 khoảng 15% và linh hoạt điều chỉnh nhằm phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. Theo đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động cung ứng nguồn vốn tín dụng đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế, NHNN giao toàn bộ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng 15% và yêu cầu các tổ chức tín dụng kiểm soát tăng trưởng tín dụng cả năm hợp lý. Theo Tổng cục Thống kê, đến 21/12/2023, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đã đạt 11,09%. Như vậy, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đến cuối năm 2023 ước đạt trên 13,246 triệu tỷ đồng. Với định hướng tăng trưởng tín dụng 15% cho cả năm, ước tính các tổ chức tín dụng sẽ bơm ròng ra nền kinh tế gần 2 triệu tỷ đồng qua kênh tín dụng, nâng quy mô tín dụng toàn thị trường đến cuối năm nay có thể đạt trên 15,233 triệu tỷ đồng. Về dư nợ tín dụng, các tổ chức tín dụng kiểm soát tối đa đến 31/12/2024 = Dư nợ tín dụng ngày 31/12/2023 + (Điểm xếp hạng năm 2022 x 3,5% x (Dư nợ tín dụng ngày 31/12/2023 - Dư nợ tín dụng vượt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng NHNN thông báo năm 2023 (nếu có))) - Các khoản bán dư nợ tín dụng thực hiện bán trong năm 2024 và chưa thu tiền đến thời điểm tính dư nợ tín dụng (nếu có). NHNN cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng (trừ ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh) kiểm soát tăng trưởng tín dụng (bao gồm cả yếu tố điều chỉnh tỷ giá) không vượt quá mức dư nợ tín dụng nêu trên trong suốt năm 2024. Trong khi các ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh được yêu cầu kiểm soát tăng trưởng tín dụng (bao gồm cả yếu tố điều chỉnh tỷ giá) đến cuối năm 2024 không vượt quá mức dư nợ tín dụng nêu trên. NHNN cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện tăng trưởng tín dụng an toàn, phù hợp với năng lực quản trị rủi ro, tình hình thanh khoản và khả năng huy động vốn, bảo đảm chất lượng tín dụng, sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả, hạn chế nợ xấu gia tăng và phát sinh, đảm bảo an toàn hoạt động của tổ chưc tín dụng. Tăng trưởng tín dụng đúng, trúng mục tiêu, tín dụng đi vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng theo chủ trương của Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. NHNN cũng nghiêm cấm việc cấp tín dụng không đúng quy định pháp luật, không đúng đối tượng, việc cấp tín dụng cho ban lãnh đạo, ban điều hành và người có liên quan của tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái, doanh nghiệp sân sau với lãi suất ưu đãi trong khi người dân, doanh nghiệp có nhu cầu chính đáng, hợp pháp lại gặp khó khăn trong tiếp cận vốn tín dụng. Cùng với đó, các ngân hàng cần tiếp tục duy trì ổn định mặt bằng lãi suất huy động và phấn đấu giảm lãi suất cho vay. Thường xuyên rà soát để cắt giảm thủ tục hành chính, đơn giản hoá quy trình và thủ tục cấp tín dụng, đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân tiếp cận tín dụng ngân hàng. Trong năm 2024, NHNN sẽ theo dõi sát diễn biến, tình hình thực tế để điều hành tăng trưởng tín dụng chủ động, linh hoạt, kịp thời, bám sát tình hình để qua đó hỗ trợ hệ thống các tổ chức tín dụng đảm bảo cung ứng đủ vốn tín dụng phục vụ nền kinh tế và an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, gắn với thúc đẩy ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát . "Trên cơ sở đánh giá diễn biến, tình hình thực tế phù hợp sẽ điều chỉnh tăng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng năm 2024 và chủ động điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của từng tổ chức tín dụng để gửi đến từng tổ chức tín dụng, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng cung ứng đủ và kịp thời vốn tín dụng cho nền kinh tế", NHNN cho biết. Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Bắc Giang, Thái Bình vượt Bình Dương, Bắc Ninh về thu hút vốn FDINăm 2023 chứng kiến sự thay đổi lớn vị trí xếp hạng các địa phương về thu hút vốn FDI. Trong đó, Bắc Giang, Thái Bình đã vượt Bình Dương, Bắc Ninh để lọt top 5 địa phương dẫn đầu. 12:47 2/1/2024 Giá nhà Đà Lạt được mua bán với mức bình quân hơn 10 tỷ đồng/căn3 tháng cuối năm, TP Đà Lạt ghi nhận 137 căn nhà ở riêng lẻ được giao dịch qua công chứng. Trong đó, giá bán bình quân đạt hơn 10 tỷ đồng/căn, tăng 38% so với quý trước đó. 12:29 2/1/2024 Đà Nẵng dự kiến đón 40.000 khách quốc tế bằng đường tàu biển năm nayNgay từ sáng 2/1, TP Đà Nẵng đã đón 2.000 khách du lịch tàu biển "xông đất" trên chuyến tàu 5 sao Westerdam. 10:45 2/1/2024
Ngân hàng Nhà nước giao room tín dụng 15% ngay đầu năm Ngân hàng Nhà nước (NHNN) định hướng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay khoảng 15%, có thể linh hoạt điều chỉnh nhằm phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành văn bản gửi các tổ chức tín dụng về kế hoạch tăng trưởng tín dụng năm 2024. Trong đó, nhà điều hành cho biết nhằm bám sát Nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, NHNN định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2024 khoảng 15% và linh hoạt điều chỉnh nhằm phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. Theo đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động cung ứng nguồn vốn tín dụng đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế, NHNN giao toàn bộ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng 15% và yêu cầu các tổ chức tín dụng kiểm soát tăng trưởng tín dụng cả năm hợp lý. Theo Tổng cục Thống kê, đến 21/12/2023, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đã đạt 11,09%. Như vậy, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đến cuối năm 2023 ước đạt trên 13,246 triệu tỷ đồng. Với định hướng tăng trưởng tín dụng 15% cho cả năm, ước tính các tổ chức tín dụng sẽ bơm ròng ra nền kinh tế gần 2 triệu tỷ đồng qua kênh tín dụng, nâng quy mô tín dụng toàn thị trường đến cuối năm nay có thể đạt trên 15,233 triệu tỷ đồng. Về dư nợ tín dụng, các tổ chức tín dụng kiểm soát tối đa đến 31/12/2024 = Dư nợ tín dụng ngày 31/12/2023 + (Điểm xếp hạng năm 2022 x 3,5% x (Dư nợ tín dụng ngày 31/12/2023 - Dư nợ tín dụng vượt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng NHNN thông báo năm 2023 (nếu có))) - Các khoản bán dư nợ tín dụng thực hiện bán trong năm 2024 và chưa thu tiền đến thời điểm tính dư nợ tín dụng (nếu có). NHNN cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng (trừ ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh) kiểm soát tăng trưởng tín dụng (bao gồm cả yếu tố điều chỉnh tỷ giá) không vượt quá mức dư nợ tín dụng nêu trên trong suốt năm 2024. Trong khi các ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh được yêu cầu kiểm soát tăng trưởng tín dụng (bao gồm cả yếu tố điều chỉnh tỷ giá) đến cuối năm 2024 không vượt quá mức dư nợ tín dụng nêu trên. NHNN cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện tăng trưởng tín dụng an toàn, phù hợp với năng lực quản trị rủi ro, tình hình thanh khoản và khả năng huy động vốn, bảo đảm chất lượng tín dụng, sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả, hạn chế nợ xấu gia tăng và phát sinh, đảm bảo an toàn hoạt động của tổ chưc tín dụng. Tăng trưởng tín dụng đúng, trúng mục tiêu, tín dụng đi vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng theo chủ trương của Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. NHNN cũng nghiêm cấm việc cấp tín dụng không đúng quy định pháp luật, không đúng đối tượng, việc cấp tín dụng cho ban lãnh đạo, ban điều hành và người có liên quan của tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái, doanh nghiệp sân sau với lãi suất ưu đãi trong khi người dân, doanh nghiệp có nhu cầu chính đáng, hợp pháp lại gặp khó khăn trong tiếp cận vốn tín dụng. Cùng với đó, các ngân hàng cần tiếp tục duy trì ổn định mặt bằng lãi suất huy động và phấn đấu giảm lãi suất cho vay. Thường xuyên rà soát để cắt giảm thủ tục hành chính, đơn giản hoá quy trình và thủ tục cấp tín dụng, đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân tiếp cận tín dụng ngân hàng. Trong năm 2024, NHNN sẽ theo dõi sát diễn biến, tình hình thực tế để điều hành tăng trưởng tín dụng chủ động, linh hoạt, kịp thời, bám sát tình hình để qua đó hỗ trợ hệ thống các tổ chức tín dụng đảm bảo cung ứng đủ vốn tín dụng phục vụ nền kinh tế và an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, gắn với thúc đẩy ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát . "Trên cơ sở đánh giá diễn biến, tình hình thực tế phù hợp sẽ điều chỉnh tăng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng năm 2024 và chủ động điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của từng tổ chức tín dụng để gửi đến từng tổ chức tín dụng, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng cung ứng đủ và kịp thời vốn tín dụng cho nền kinh tế", NHNN cho biết. Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Bắc Giang, Thái Bình vượt Bình Dương, Bắc Ninh về thu hút vốn FDINăm 2023 chứng kiến sự thay đổi lớn vị trí xếp hạng các địa phương về thu hút vốn FDI. Trong đó, Bắc Giang, Thái Bình đã vượt Bình Dương, Bắc Ninh để lọt top 5 địa phương dẫn đầu. 12:47 2/1/2024 Giá nhà Đà Lạt được mua bán với mức bình quân hơn 10 tỷ đồng/căn3 tháng cuối năm, TP Đà Lạt ghi nhận 137 căn nhà ở riêng lẻ được giao dịch qua công chứng. Trong đó, giá bán bình quân đạt hơn 10 tỷ đồng/căn, tăng 38% so với quý trước đó. 12:29 2/1/2024 Đà Nẵng dự kiến đón 40.000 khách quốc tế bằng đường tàu biển năm nayNgay từ sáng 2/1, TP Đà Nẵng đã đón 2.000 khách du lịch tàu biển "xông đất" trên chuyến tàu 5 sao Westerdam. 10:45 2/1/2024
Cuộc đua lợi nhuận từ lỗ hổng lưới điện Mỹ
Việc rót tiền vào các nhà máy pin lưu trữ năng lượng có thể mang lại khoản lời khổng lồ, nhất là khi bang Texas của Mỹ đang loay hoay với những sự cố của mạng lưới điện.
Theo Reuters, các công ty từ BlackRock (Mỹ), SK (Hàn Quốc) đến UBS (Thụy Sĩ) đang tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các nhà máy lưu trữ pin ở bang Texas (Mỹ). Họ có thể kiếm được khoản lời 2 chữ số từ những sự cố của mạng lưới điện đang khiến bang này lao đao. Theo ông Rhett Bennett - Giám đốc điều hành của Black Mountain Energy Storage, các dự án đang được triển khai sẽ tạo ra lợi nhuận khoản 20%, cao hơn nhiều so với mức lời một chữ số của những dự án năng lượng mặt trời và gió. Lỗ hổng lưới điện "Việc giải quyết các vấn đề về lưới điện bằng cách lưu trữ năng lượng ở quy mô lớn đang thu hút sự quan tâm rất lớn", ông tiết lộ. Việc mở rộng nhanh chóng các kho lưu trữ pin sẽ ngăn kịch bản của cơn bão tuyết hồi tháng 2/2021 lặp lại. Sự cố đã phơi bày những lỗ hổng trong mạng lưới điện của Mỹ, giết chết 246 người và khiến hàng triệu người dân Texas không có điện để dùng trong nhiều ngày. Reuters đã phỏng vấn hơn chục giám đốc điều hành từ các công ty cổ phần tư nhân, công ty tiện ích, hãng cung cấp bộ lưu trữ năng lượng. Họ mô tả rằng tất cả đang vội vàng kiếm khoản lời cao trước khi lợi nhuận bị xói mòn. Theo mô phỏng của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, giá điện ở Texas có thể dao động từ 90 USD/MWh vào một ngày hè bình thường, lên đến gần 3.000 USD/MWh khi nhu cầu tăng và năng lượng gió ít đi. Việc giải quyết các vấn đề về lưới điện bằng cách lưu trữ năng lượng ở quy mô lớn đang thu hút sự quan tâm rất lớn. Ảnh: Reuters. Sự biến động đó là sản phẩm của nhu cầu và sự phụ thuộc vào năng lượng gió và năng lượng mặt trời - vốn không liên tục. Điều này thúc đẩy các nhà máy pin lưu trữ điện ở thời điểm điện rẻ và dồi dào, rồi bán giá khi nguồn cung thắt chặt và giá cả tăng cao. Theo công ty nghiên cứu năng lượng Wood Mackenzie, năm ngoái, bang Texas chiếm 31% lưu trữ năng lượng quy mô lưới mới của Mỹ, chỉ đứng sau bang California. Mackenzie dự đoán Texas sẽ chiếm gần 25% thị trường lưu trữ quy mô lưới của Mỹ trong vòng 5 năm tới. Gấp rút đầu tư Giữa cơn sốt pin, BlackRock đã mua lại nhà phát triển Jupiter Power từ công ty cổ phần tư nhân EnCap Investments vào cuối năm ngoái. SK E&S của Hàn Quốc thâu tóm Key Capture Energy của Vision Ridge Partners hồi năm 2021. Còn UBS mua 5 dự án ở Texas từ Black Mountain vào năm ngoái với tổng công suất lưu trữ năng lượng là 700 MW. SK E&S cho biết việc mua lại Key Capture là một phần trong chiến lược đầu tư vào khả năng chống chịu của lưới điện tại Mỹ. Công suất phát điện lắp đặt trong kho năng lượng được chính phủ dự báo sẽ tăng hơn 10 lần vào năm 2050 so với năm 2023. Bởi các nhà đầu tư tiềm năng được hưởng lợi từ chính sách thuế mới cho lĩnh vực này theo Đạo luật Giảm lạm phát năm 2022. Theo Merccom Capital Group, các công ty lưu trữ năng lượng của Mỹ đã thu hút được 5,5 tỷ USD đầu tư vào năm ngoái. Spearmint Energy đã mua lại các dự án lưu trữ năng lượng ở Texas trong năm ngoái. "Xây dựng ở đó rẻ hơn, doanh thu cao hơn và các vấn đề là có thật", Chủ tịch Andrew Waranch cho biết. Ông Waranch cho biết các nhà máy lưu trữ pin đi vào hoạt động trong năm 2025 có thể mất tới 8 năm để hòa vốn. Để so sánh, những nhà máy hoạt động từ năm 2023 chỉ cần 4 năm hoặc ít hơn. Do đó, các nhà đầu tư đang gấp rút triển khai dự án. Theo nhiều giám đốc trong ngành, lợi nhuận giảm dần cũng làm gia tăng sự cạnh tranh đối với các địa điểm ở những khu vực có giá điện bán buôn biến động mạnh nhất. "Chúng tôi muốn có được sự biến động tối đa", ông Dick Lewis - Chủ tịch American Enerpower - chia sẻ. Ông đã lùng sục khắp Texas để tìm được những khu vực có lưới điện bị hạn chế và phát triển các nhà máy pin. "Vị trí rất quan trọng", ông chia sẻ. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Giá vàng bật tăngThị trường kim loại quý khởi sắc sau một tuần ảm đạm. Niềm tin của người tiêu dùng vào triển vọng kinh tế và cơ hội việc làm đang suy yếu. Điều này giúp vàng hưởng lợi. 10:25 31/5/2023 Cơ hội từ khủng hoảng trần nợ của MỹKhủng hoảng trần nợ sẽ giáng đòn lên nền kinh tế dù Mỹ đã tránh được nguy cơ vỡ nợ. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng các nhà đầu tư có thể tìm ra cơ hội từ đây. 08:00 31/5/2023
Cuộc đua lợi nhuận từ lỗ hổng lưới điện Mỹ Việc rót tiền vào các nhà máy pin lưu trữ năng lượng có thể mang lại khoản lời khổng lồ, nhất là khi bang Texas của Mỹ đang loay hoay với những sự cố của mạng lưới điện. Theo Reuters, các công ty từ BlackRock (Mỹ), SK (Hàn Quốc) đến UBS (Thụy Sĩ) đang tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các nhà máy lưu trữ pin ở bang Texas (Mỹ). Họ có thể kiếm được khoản lời 2 chữ số từ những sự cố của mạng lưới điện đang khiến bang này lao đao. Theo ông Rhett Bennett - Giám đốc điều hành của Black Mountain Energy Storage, các dự án đang được triển khai sẽ tạo ra lợi nhuận khoản 20%, cao hơn nhiều so với mức lời một chữ số của những dự án năng lượng mặt trời và gió. Lỗ hổng lưới điện "Việc giải quyết các vấn đề về lưới điện bằng cách lưu trữ năng lượng ở quy mô lớn đang thu hút sự quan tâm rất lớn", ông tiết lộ. Việc mở rộng nhanh chóng các kho lưu trữ pin sẽ ngăn kịch bản của cơn bão tuyết hồi tháng 2/2021 lặp lại. Sự cố đã phơi bày những lỗ hổng trong mạng lưới điện của Mỹ, giết chết 246 người và khiến hàng triệu người dân Texas không có điện để dùng trong nhiều ngày. Reuters đã phỏng vấn hơn chục giám đốc điều hành từ các công ty cổ phần tư nhân, công ty tiện ích, hãng cung cấp bộ lưu trữ năng lượng. Họ mô tả rằng tất cả đang vội vàng kiếm khoản lời cao trước khi lợi nhuận bị xói mòn. Theo mô phỏng của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, giá điện ở Texas có thể dao động từ 90 USD/MWh vào một ngày hè bình thường, lên đến gần 3.000 USD/MWh khi nhu cầu tăng và năng lượng gió ít đi. Việc giải quyết các vấn đề về lưới điện bằng cách lưu trữ năng lượng ở quy mô lớn đang thu hút sự quan tâm rất lớn. Ảnh: Reuters. Sự biến động đó là sản phẩm của nhu cầu và sự phụ thuộc vào năng lượng gió và năng lượng mặt trời - vốn không liên tục. Điều này thúc đẩy các nhà máy pin lưu trữ điện ở thời điểm điện rẻ và dồi dào, rồi bán giá khi nguồn cung thắt chặt và giá cả tăng cao. Theo công ty nghiên cứu năng lượng Wood Mackenzie, năm ngoái, bang Texas chiếm 31% lưu trữ năng lượng quy mô lưới mới của Mỹ, chỉ đứng sau bang California. Mackenzie dự đoán Texas sẽ chiếm gần 25% thị trường lưu trữ quy mô lưới của Mỹ trong vòng 5 năm tới. Gấp rút đầu tư Giữa cơn sốt pin, BlackRock đã mua lại nhà phát triển Jupiter Power từ công ty cổ phần tư nhân EnCap Investments vào cuối năm ngoái. SK E&S của Hàn Quốc thâu tóm Key Capture Energy của Vision Ridge Partners hồi năm 2021. Còn UBS mua 5 dự án ở Texas từ Black Mountain vào năm ngoái với tổng công suất lưu trữ năng lượng là 700 MW. SK E&S cho biết việc mua lại Key Capture là một phần trong chiến lược đầu tư vào khả năng chống chịu của lưới điện tại Mỹ. Công suất phát điện lắp đặt trong kho năng lượng được chính phủ dự báo sẽ tăng hơn 10 lần vào năm 2050 so với năm 2023. Bởi các nhà đầu tư tiềm năng được hưởng lợi từ chính sách thuế mới cho lĩnh vực này theo Đạo luật Giảm lạm phát năm 2022. Theo Merccom Capital Group, các công ty lưu trữ năng lượng của Mỹ đã thu hút được 5,5 tỷ USD đầu tư vào năm ngoái. Spearmint Energy đã mua lại các dự án lưu trữ năng lượng ở Texas trong năm ngoái. "Xây dựng ở đó rẻ hơn, doanh thu cao hơn và các vấn đề là có thật", Chủ tịch Andrew Waranch cho biết. Ông Waranch cho biết các nhà máy lưu trữ pin đi vào hoạt động trong năm 2025 có thể mất tới 8 năm để hòa vốn. Để so sánh, những nhà máy hoạt động từ năm 2023 chỉ cần 4 năm hoặc ít hơn. Do đó, các nhà đầu tư đang gấp rút triển khai dự án. Theo nhiều giám đốc trong ngành, lợi nhuận giảm dần cũng làm gia tăng sự cạnh tranh đối với các địa điểm ở những khu vực có giá điện bán buôn biến động mạnh nhất. "Chúng tôi muốn có được sự biến động tối đa", ông Dick Lewis - Chủ tịch American Enerpower - chia sẻ. Ông đã lùng sục khắp Texas để tìm được những khu vực có lưới điện bị hạn chế và phát triển các nhà máy pin. "Vị trí rất quan trọng", ông chia sẻ. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Giá vàng bật tăngThị trường kim loại quý khởi sắc sau một tuần ảm đạm. Niềm tin của người tiêu dùng vào triển vọng kinh tế và cơ hội việc làm đang suy yếu. Điều này giúp vàng hưởng lợi. 10:25 31/5/2023 Cơ hội từ khủng hoảng trần nợ của MỹKhủng hoảng trần nợ sẽ giáng đòn lên nền kinh tế dù Mỹ đã tránh được nguy cơ vỡ nợ. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng các nhà đầu tư có thể tìm ra cơ hội từ đây. 08:00 31/5/2023
SeABank bảo lãnh 900 tỷ đồng cho dự án Thành phố thông minh Bắc Hà Nội
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á phát hành bảo lãnh có giá trị 900 tỷ đồng cho dự án Thành phố thông minh Bắc Hà Nội của 2 chủ đầu tư là Tập đoàn BRG và Tập đoàn Sumimoto (Nhật Bản).
HĐQT Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - Mã: SSB) đã thông qua nghị quyết về việc phát hành bảo lãnh cho CTCP Tập đoàn BRG. Cụ thể, ngân hàng này sẽ bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ theo các thỏa thuận với CTCP Đầu tư Phát triển thành phố thông minh Bắc Hà Nội với giá trị 900 tỷ đồng. Bên đề nghị bảo lãnh là Tập đoàn BRG. Nghị quyết về việc phát hành bảo lãnh cho CTCP Tập đoàn BRG. Nguồn: SSB. Dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội (North Hanoi Smart City) có diện tích 272 ha, thuộc các xã Hải Bối, Vĩnh Ngọc và Kim Nỗ (huyện Đông Anh). Dự án do CTCP Tập đoàn BRG và Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) làm chủ đầu tư. Dự án bất động sản này có quy mô vốn gần 4,2 tỷ USD (tương đương hơn 96.000 tỷ đồng); dự kiến là tổ hợp chung cư cao cấp, căn hộ dịch vụ và shophouse thương mại. Đây cũng là dự án được lập dựa trên quy hoạch đô thị thông minh dọc trục Nhật Tân - Nội Bài, chiều dài khoảng hơn 11 km, từ cầu Nhật Tân đến sân bay Nội Bài được động thổ ngày 6/10/2019 và dự kiến hoàn thành toàn bộ 5 giai đoạn vào năm 2028. Một trong 2 chủ đầu tư của dự án này là Tập đoàn BRG được biết đến là nhà đầu tư nổi bật ở các lĩnh vực bất động sản, bất động sản nghỉ dưỡng, sân golf, thương mại, tài chính. Bên cạnh dự án 4,2 tỷ USD kể trên, Tập đoàn BRG còn có nhiều dự án bất động sản nổi bật khác như The Legend, Dự án tháp căn hộ cao cấp hay Le Grand Jadin, Khu đô thị mới Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội... Trên thương trường, bà Nguyễn Thị Nga (sinh năm 1955) hiện là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BRG cũng là một tên tuổi lớn. Bà Nga từng là Chủ tịch HĐQT của SeABank. Ngoài ra, bà Nga còn tham gia Ban quản trị/Ban điều hành tại hàng loạt doanh nghiệp trong "hệ sinh thái" BRG Group như Công ty Intimex Việt Nam, Công ty TNHH Khách sạn Nhà hát, Khách sạn Thắng Lợi, CTCP Du lịch dịch vụ Hà Nội... Nhà đầu tư còn lại của dự án kể trên là Tập đoàn Sumimoto, là một trong "tứ đại tài phiệt" của Nhật Bản cùng với Mitsubishi, Yashuda và Mitsui. Tập đoàn Sumimoto được biết đến là một trong những đơn vị xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp (KCN) hàng đầu thế giới, hiện đã đầu tư xây dựng 3 KCN tại Việt Nam gồm KCN Thăng Long (Hà Nội), KCN Thăng Long II (Hưng Yên), KCN Thăng Long Vĩnh Phúc. Ngoài ra, tập đoàn này cũng là chủ đầu tư nhiều dự án tiêu biểu như Siêu thị Fuji Mart; tổng thầu xây dựng đoạn trên cao tuyến đường sắt đô thị số 1 TP. HCM (Bến Thành - Suối Tiên); tổng thầu xây dựng các nhà máy nhiệt điện Phả Lại, Duyên Hải 3 mở rộng, Phú Mỹ 2-2 và nhiều hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu khác... Theo báo cáo tài chính kiểm toán kết thúc vào ngày 31/3/2021, tổng tài sản của tập đoàn Sumimoto đạt gần 73 tỷ USD. Doanh thu rơi vào khoảng 42 tỷ USD. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Arab Saudi thông báo giảm sản lượng, giá dầu lập tức tăng 2,5%Giá dầu mới đây đã tăng hơn 1 USD mỗi thùng sau khi Arab Saudi - nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới - thông báo sẽ giảm sản lượng khai thác thêm 1 triệu thùng/ngày. 09:42 5/6/2023 Nhà đầu tư kiếm 8 triệu USD nhờ theo dõi 4 chỉ báo thị trườngJack Kellogg đã bắt đầu giao dịch cổ phiếu ngay khi còn học trung học vào năm 2017. Trong 5 năm “vào nghề”, anh đã trải qua nhiều thăng trầm và rút ra nhiều kinh nghiệm. 18:00 4/6/2023
SeABank bảo lãnh 900 tỷ đồng cho dự án Thành phố thông minh Bắc Hà Nội Ngân hàng TMCP Đông Nam Á phát hành bảo lãnh có giá trị 900 tỷ đồng cho dự án Thành phố thông minh Bắc Hà Nội của 2 chủ đầu tư là Tập đoàn BRG và Tập đoàn Sumimoto (Nhật Bản). HĐQT Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - Mã: SSB) đã thông qua nghị quyết về việc phát hành bảo lãnh cho CTCP Tập đoàn BRG. Cụ thể, ngân hàng này sẽ bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ theo các thỏa thuận với CTCP Đầu tư Phát triển thành phố thông minh Bắc Hà Nội với giá trị 900 tỷ đồng. Bên đề nghị bảo lãnh là Tập đoàn BRG. Nghị quyết về việc phát hành bảo lãnh cho CTCP Tập đoàn BRG. Nguồn: SSB. Dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội (North Hanoi Smart City) có diện tích 272 ha, thuộc các xã Hải Bối, Vĩnh Ngọc và Kim Nỗ (huyện Đông Anh). Dự án do CTCP Tập đoàn BRG và Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) làm chủ đầu tư. Dự án bất động sản này có quy mô vốn gần 4,2 tỷ USD (tương đương hơn 96.000 tỷ đồng); dự kiến là tổ hợp chung cư cao cấp, căn hộ dịch vụ và shophouse thương mại. Đây cũng là dự án được lập dựa trên quy hoạch đô thị thông minh dọc trục Nhật Tân - Nội Bài, chiều dài khoảng hơn 11 km, từ cầu Nhật Tân đến sân bay Nội Bài được động thổ ngày 6/10/2019 và dự kiến hoàn thành toàn bộ 5 giai đoạn vào năm 2028. Một trong 2 chủ đầu tư của dự án này là Tập đoàn BRG được biết đến là nhà đầu tư nổi bật ở các lĩnh vực bất động sản, bất động sản nghỉ dưỡng, sân golf, thương mại, tài chính. Bên cạnh dự án 4,2 tỷ USD kể trên, Tập đoàn BRG còn có nhiều dự án bất động sản nổi bật khác như The Legend, Dự án tháp căn hộ cao cấp hay Le Grand Jadin, Khu đô thị mới Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội... Trên thương trường, bà Nguyễn Thị Nga (sinh năm 1955) hiện là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BRG cũng là một tên tuổi lớn. Bà Nga từng là Chủ tịch HĐQT của SeABank. Ngoài ra, bà Nga còn tham gia Ban quản trị/Ban điều hành tại hàng loạt doanh nghiệp trong "hệ sinh thái" BRG Group như Công ty Intimex Việt Nam, Công ty TNHH Khách sạn Nhà hát, Khách sạn Thắng Lợi, CTCP Du lịch dịch vụ Hà Nội... Nhà đầu tư còn lại của dự án kể trên là Tập đoàn Sumimoto, là một trong "tứ đại tài phiệt" của Nhật Bản cùng với Mitsubishi, Yashuda và Mitsui. Tập đoàn Sumimoto được biết đến là một trong những đơn vị xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp (KCN) hàng đầu thế giới, hiện đã đầu tư xây dựng 3 KCN tại Việt Nam gồm KCN Thăng Long (Hà Nội), KCN Thăng Long II (Hưng Yên), KCN Thăng Long Vĩnh Phúc. Ngoài ra, tập đoàn này cũng là chủ đầu tư nhiều dự án tiêu biểu như Siêu thị Fuji Mart; tổng thầu xây dựng đoạn trên cao tuyến đường sắt đô thị số 1 TP. HCM (Bến Thành - Suối Tiên); tổng thầu xây dựng các nhà máy nhiệt điện Phả Lại, Duyên Hải 3 mở rộng, Phú Mỹ 2-2 và nhiều hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu khác... Theo báo cáo tài chính kiểm toán kết thúc vào ngày 31/3/2021, tổng tài sản của tập đoàn Sumimoto đạt gần 73 tỷ USD. Doanh thu rơi vào khoảng 42 tỷ USD. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Arab Saudi thông báo giảm sản lượng, giá dầu lập tức tăng 2,5%Giá dầu mới đây đã tăng hơn 1 USD mỗi thùng sau khi Arab Saudi - nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới - thông báo sẽ giảm sản lượng khai thác thêm 1 triệu thùng/ngày. 09:42 5/6/2023 Nhà đầu tư kiếm 8 triệu USD nhờ theo dõi 4 chỉ báo thị trườngJack Kellogg đã bắt đầu giao dịch cổ phiếu ngay khi còn học trung học vào năm 2017. Trong 5 năm “vào nghề”, anh đã trải qua nhiều thăng trầm và rút ra nhiều kinh nghiệm. 18:00 4/6/2023
Chủ tịch Novaland xin lỗi, cam kết bù đắp cho khách hàng và cổ đông
Người đứng đầu Novaland nói sẵn sàng chấp nhận mọi sự mất mát, mọi khó khăn trở ngại, cam kết nỗ lực hành động bù đắp cho khách hàng, cổ đông.
Chiều 22/6, Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland - Mã: NVL) đã tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 tại Clubhouse PGA (thuộc NovaWorld Phan Thiet), xã Tiến Thành, TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Chủ tịch HĐQT Bùi Thành Nhơn cho biết đây là một sự kiện rất đặc biệt đối với toàn bộ hệ thống trong tập đoàn vì lần đầu tiên sau 30 năm hoạt động, tập đoàn đã tiếp nhận được 60.000 cổ đông và đang tiếp tục thu hút các nhà đầu tư đại chúng. Chấp nhận mất mát "Trong cơn khủng hoảng, trong bối cảnh không có tiền hoạt động, tiền vốn và tiền bán hàng bị ngân hàng siết chặt, chúng tôi sẵn sàng chấp nhận mọi sự mất mát, mọi khó khăn trở ngại, cam kết nỗ lực hành động bù đắp cho khách hàng, cổ đông", ông nói thêm. Người đứng đầu Tập đoàn Novaland đồng thời gửi lời xin lỗi đến toàn thể khách hàng, các nhà đầu tư, đối tác, nhà thầu, nhà cung cấp, nhân viên bị nghỉ việc và tất cả các bên hữu quan đã bị ảnh hưởng do sự cố của tập đoàn. Lãnh đạo doanh nghiệp nói sẵn sàng chịu mọi thiệt hại và luôn ý thức trách nhiệm của mình để thực hiện tới cùng các cam kết về tài chính, về sản phẩm đối với khách hàng, nhà đầu tư, các đối tác và xin thêm thời gian. Chủ tịch HĐQT Novaland Bùi Thành Nhơn phát biểu trước cổ đông chiều 22/6. Ảnh: HL. Chủ tịch Novaland mong muốn với ý chí nỗ lực cùng hành động quyết liệt sẽ tiếp tục nhận được sự cảm thông, ủng hộ và đồng hành trên chặng đường phát triển bền vững thời gian tới. "Chúng tôi hoàn toàn tự tin sẽ lấy lại được nhịp độ phát triển và sẽ không phụ lòng tin của quý vị", ông Nhơn cam kết. Trước đó trong cuộc khủng hoảng năm 2022, Novaland và nhiều doanh nghiệp bất động sản khác đã bị tác động bởi các yếu tố khách quan, đang đối diện với nhiều khó khăn và thanh khoản ngắn hạn. Novaland ghi nhận tổng doanh thu hơn 11.150 tỷ đồng, giảm 25% so với năm 2021 và chỉ đạt hơn 30% kế hoạch đề ra. Lợi nhuận sau thuế gần 2.182 tỷ đồng, giảm 37% so với cùng kỳ và chỉ đạt hơn 33% kế hoạch. Ông lớn ngành địa ốc đã phải lên các kế hoạch cụ thể về hoãn nợ, bán tài sản, chuyển nợ thành cổ phần; phối hợp với những tổ chức tư vấn quốc tế, các chuyên gia hàng đầu để tái cấu trúc, kiểm soát dòng tiền..., đồng thời sắp xếp lại hoạt động xây dựng để ưu tiên cho những dự án tốt có khả năng thanh khoản cao Doanh thu chưa ghi nhận hơn 10 tỷ USD Lên kế hoạch cho năm 2023, Novaland trình cổ đông mục tiêu doanh thu 9.531 tỷ và lợi nhuận sau thuế 214 tỷ đồng, lần lượt giảm 15% và 90% so với kết quả thấp của năm ngoái. Đại diện Novaland cho biết chỉ tiêu này có phần thận trọng khi thị trường diễn biến không thuận lợi. Trong bối cảnh nhiều khó khăn và thách thức, Novaland phải phối hợp với các đối tác chuyên nghiệp, chuyên gia trong nước và các đơn vị tư vấn hàng đầu như YKVN, Deloitte, E&Y Parthenon, KPMG,,, để nỗ lực thực hiện tái cấu trúc toàn diện. Tính đến cuối năm 2022, doanh thu chưa ghi nhận của Novaland đạt hơn 251.000 tỷ đồng (hơn 10 tỷ USD) đến từ các dự án đã bàn giao, đang trong quá trình hoàn thiện pháp lý và các dự án đang là chủ đầu tư/đang hợp tác phát triển. Trong giai đoạn tiếp theo 2024-2025, công ty dự kiến triển khai thêm hai dự án bất động sản đô thị tại TP.HCM và một dự án đô thị vệ tinh lân cận TP.HCM. CHỈ TIÊU KINH DOANH CỦA NOVALAND Nhãn Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 KH 2023 Doanh thu Tỷ đồng 6673 7359 11632 15290 10931 5026 14903 11150 9531 Lãi sau thuế Tỷ đồng 442 1659 2062 3267 3387 3907 3455 2182 214 Công ty ưu tiên những công trình sắp hoàn thiện để tiếp tục bàn giao sản phẩm cho khách hàng, chọn những dự án tốt có khả năng thanh khoản cao, đẩy nhanh các bước hoàn thiện pháp lý để kịp thời đáp ứng khi thị trường hồi phục. Ngoài ra, Novaland đang tiếp tục rà soát các quỹ đất, thoái vốn các quỹ đất chưa được ưu tiên phát triển để giảm nợ và thương lượng, đàm phán thu xếp vốn cổ đông cho các dự án sẽ phát triển trong thời gian tới. Trong quý II, các dự án ở trung tâm TP.HCM như The Grand Manhattan, Victoria Village cùng các đại đô thị NovaWorld Phan Thiet, NovaWorld Ho Tram, Aqua City cũng được tái khởi động dưới sự hỗ trợ của các đối tác tài chính lớn và các nhà thầu, đơn vị xây dựng giàu kinh nghiệm. Đại diện Novaland nói thêm đối với các dự án, phân khu khác, các ngân hàng cũng đang khảo sát, xem xét để tài trợ cấp vốn triển khai cuốn chiếu trong thời gian tới. Sau đợt khủng hoảng vừa qua, Chủ tịch Novaland nói càng nhận thức hơn các hoạt động của công ty phải càng gắn liền với trách nhiệm xã hội, phát triển cộng đồng, phù hợp với chiến lược phát triển của quốc gia. Do đó, chiến lược phát triển bền vững sẽ là nền tảng định hướng cho việc tái cấu trúc. Tập đoàn hướng vào 3 trụ cột chính là Môi trường - Xã hội - Quản trị để tối đa giá trị vốn hóa công ty, đảm bảo hài hòa lợi ích cho các cổ đông, nhà đầu tư cũng như các bên hữu quan. Người đứng đầu Novaland cho biết đang hợp tác với các đối tác tiến hành phát triển 2 dự án theo tiêu chuẩn xanh tại Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời theo đuổi các mục tiêu về môi trường trong các dự án khác, góp phần vào việc thực thi cam kết giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Về xã hội, các dự án Aqua City, NovaWorld Ho Tram, NovaWorld Phan Thiet sẽ góp phần phát triển quốc gia, tạo ra hàng trăm nghìn công ăn việc làm và tăng nguồn thu ngân sách. Novaland cũng đã đăng ký tham gia xây dựng 200.000 căn nhà ở xã hội trong chương trình 1 triệu căn nhà ở xã hội của Chính phủ, tương đương 20% số lượng. Novaland đăng ký tham gia xây dựng 200.000 căn nhà ở xã hội. Ảnh: HL. Về quản trị, ưu tiên hàng đầu trong việc tái cấu trúc là sắp xếp lại các khoản nợ và thời hạn trả nợ, ưu tiên giải quyết những vướng mắc và thực hiện những cam kết với khách hàng, tạo dòng tiền mới để hồi phục các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tập đoàn này còn cam kết tăng cường hiệu quả trong quản trị rủi ro, quản trị dòng tiền, minh bạch về thông tin tài chính cũng như thông tin phi tài chính cho các nhà đầu tư, cho thị trường và cho các cơ quan quản lý. Chủ tịch Novaland nhấn mạnh rằng với những sự trợ giúp, quyết tâm và nỗ lực của toàn hệ thống, hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn sẽ phục hồi trong quý III năm nay. Cựu CEO Gamuda được đề cử vào HĐQT NovalandÔng Ng Teck Yow, Tổng giám đốc Novaland là ứng viên duy nhất nằm trong danh sách được cổ đông để cử vào vị trí thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2021-2026. 14:02 19/6/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Chủ tịch Novaland xin lỗi, cam kết bù đắp cho khách hàng và cổ đông Người đứng đầu Novaland nói sẵn sàng chấp nhận mọi sự mất mát, mọi khó khăn trở ngại, cam kết nỗ lực hành động bù đắp cho khách hàng, cổ đông. Chiều 22/6, Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland - Mã: NVL) đã tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 tại Clubhouse PGA (thuộc NovaWorld Phan Thiet), xã Tiến Thành, TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Chủ tịch HĐQT Bùi Thành Nhơn cho biết đây là một sự kiện rất đặc biệt đối với toàn bộ hệ thống trong tập đoàn vì lần đầu tiên sau 30 năm hoạt động, tập đoàn đã tiếp nhận được 60.000 cổ đông và đang tiếp tục thu hút các nhà đầu tư đại chúng. Chấp nhận mất mát "Trong cơn khủng hoảng, trong bối cảnh không có tiền hoạt động, tiền vốn và tiền bán hàng bị ngân hàng siết chặt, chúng tôi sẵn sàng chấp nhận mọi sự mất mát, mọi khó khăn trở ngại, cam kết nỗ lực hành động bù đắp cho khách hàng, cổ đông", ông nói thêm. Người đứng đầu Tập đoàn Novaland đồng thời gửi lời xin lỗi đến toàn thể khách hàng, các nhà đầu tư, đối tác, nhà thầu, nhà cung cấp, nhân viên bị nghỉ việc và tất cả các bên hữu quan đã bị ảnh hưởng do sự cố của tập đoàn. Lãnh đạo doanh nghiệp nói sẵn sàng chịu mọi thiệt hại và luôn ý thức trách nhiệm của mình để thực hiện tới cùng các cam kết về tài chính, về sản phẩm đối với khách hàng, nhà đầu tư, các đối tác và xin thêm thời gian. Chủ tịch HĐQT Novaland Bùi Thành Nhơn phát biểu trước cổ đông chiều 22/6. Ảnh: HL. Chủ tịch Novaland mong muốn với ý chí nỗ lực cùng hành động quyết liệt sẽ tiếp tục nhận được sự cảm thông, ủng hộ và đồng hành trên chặng đường phát triển bền vững thời gian tới. "Chúng tôi hoàn toàn tự tin sẽ lấy lại được nhịp độ phát triển và sẽ không phụ lòng tin của quý vị", ông Nhơn cam kết. Trước đó trong cuộc khủng hoảng năm 2022, Novaland và nhiều doanh nghiệp bất động sản khác đã bị tác động bởi các yếu tố khách quan, đang đối diện với nhiều khó khăn và thanh khoản ngắn hạn. Novaland ghi nhận tổng doanh thu hơn 11.150 tỷ đồng, giảm 25% so với năm 2021 và chỉ đạt hơn 30% kế hoạch đề ra. Lợi nhuận sau thuế gần 2.182 tỷ đồng, giảm 37% so với cùng kỳ và chỉ đạt hơn 33% kế hoạch. Ông lớn ngành địa ốc đã phải lên các kế hoạch cụ thể về hoãn nợ, bán tài sản, chuyển nợ thành cổ phần; phối hợp với những tổ chức tư vấn quốc tế, các chuyên gia hàng đầu để tái cấu trúc, kiểm soát dòng tiền..., đồng thời sắp xếp lại hoạt động xây dựng để ưu tiên cho những dự án tốt có khả năng thanh khoản cao Doanh thu chưa ghi nhận hơn 10 tỷ USD Lên kế hoạch cho năm 2023, Novaland trình cổ đông mục tiêu doanh thu 9.531 tỷ và lợi nhuận sau thuế 214 tỷ đồng, lần lượt giảm 15% và 90% so với kết quả thấp của năm ngoái. Đại diện Novaland cho biết chỉ tiêu này có phần thận trọng khi thị trường diễn biến không thuận lợi. Trong bối cảnh nhiều khó khăn và thách thức, Novaland phải phối hợp với các đối tác chuyên nghiệp, chuyên gia trong nước và các đơn vị tư vấn hàng đầu như YKVN, Deloitte, E&Y Parthenon, KPMG,,, để nỗ lực thực hiện tái cấu trúc toàn diện. Tính đến cuối năm 2022, doanh thu chưa ghi nhận của Novaland đạt hơn 251.000 tỷ đồng (hơn 10 tỷ USD) đến từ các dự án đã bàn giao, đang trong quá trình hoàn thiện pháp lý và các dự án đang là chủ đầu tư/đang hợp tác phát triển. Trong giai đoạn tiếp theo 2024-2025, công ty dự kiến triển khai thêm hai dự án bất động sản đô thị tại TP.HCM và một dự án đô thị vệ tinh lân cận TP.HCM. CHỈ TIÊU KINH DOANH CỦA NOVALAND Nhãn Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 KH 2023 Doanh thu Tỷ đồng 6673 7359 11632 15290 10931 5026 14903 11150 9531 Lãi sau thuế Tỷ đồng 442 1659 2062 3267 3387 3907 3455 2182 214 Công ty ưu tiên những công trình sắp hoàn thiện để tiếp tục bàn giao sản phẩm cho khách hàng, chọn những dự án tốt có khả năng thanh khoản cao, đẩy nhanh các bước hoàn thiện pháp lý để kịp thời đáp ứng khi thị trường hồi phục. Ngoài ra, Novaland đang tiếp tục rà soát các quỹ đất, thoái vốn các quỹ đất chưa được ưu tiên phát triển để giảm nợ và thương lượng, đàm phán thu xếp vốn cổ đông cho các dự án sẽ phát triển trong thời gian tới. Trong quý II, các dự án ở trung tâm TP.HCM như The Grand Manhattan, Victoria Village cùng các đại đô thị NovaWorld Phan Thiet, NovaWorld Ho Tram, Aqua City cũng được tái khởi động dưới sự hỗ trợ của các đối tác tài chính lớn và các nhà thầu, đơn vị xây dựng giàu kinh nghiệm. Đại diện Novaland nói thêm đối với các dự án, phân khu khác, các ngân hàng cũng đang khảo sát, xem xét để tài trợ cấp vốn triển khai cuốn chiếu trong thời gian tới. Sau đợt khủng hoảng vừa qua, Chủ tịch Novaland nói càng nhận thức hơn các hoạt động của công ty phải càng gắn liền với trách nhiệm xã hội, phát triển cộng đồng, phù hợp với chiến lược phát triển của quốc gia. Do đó, chiến lược phát triển bền vững sẽ là nền tảng định hướng cho việc tái cấu trúc. Tập đoàn hướng vào 3 trụ cột chính là Môi trường - Xã hội - Quản trị để tối đa giá trị vốn hóa công ty, đảm bảo hài hòa lợi ích cho các cổ đông, nhà đầu tư cũng như các bên hữu quan. Người đứng đầu Novaland cho biết đang hợp tác với các đối tác tiến hành phát triển 2 dự án theo tiêu chuẩn xanh tại Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời theo đuổi các mục tiêu về môi trường trong các dự án khác, góp phần vào việc thực thi cam kết giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Về xã hội, các dự án Aqua City, NovaWorld Ho Tram, NovaWorld Phan Thiet sẽ góp phần phát triển quốc gia, tạo ra hàng trăm nghìn công ăn việc làm và tăng nguồn thu ngân sách. Novaland cũng đã đăng ký tham gia xây dựng 200.000 căn nhà ở xã hội trong chương trình 1 triệu căn nhà ở xã hội của Chính phủ, tương đương 20% số lượng. Novaland đăng ký tham gia xây dựng 200.000 căn nhà ở xã hội. Ảnh: HL. Về quản trị, ưu tiên hàng đầu trong việc tái cấu trúc là sắp xếp lại các khoản nợ và thời hạn trả nợ, ưu tiên giải quyết những vướng mắc và thực hiện những cam kết với khách hàng, tạo dòng tiền mới để hồi phục các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tập đoàn này còn cam kết tăng cường hiệu quả trong quản trị rủi ro, quản trị dòng tiền, minh bạch về thông tin tài chính cũng như thông tin phi tài chính cho các nhà đầu tư, cho thị trường và cho các cơ quan quản lý. Chủ tịch Novaland nhấn mạnh rằng với những sự trợ giúp, quyết tâm và nỗ lực của toàn hệ thống, hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn sẽ phục hồi trong quý III năm nay. Cựu CEO Gamuda được đề cử vào HĐQT NovalandÔng Ng Teck Yow, Tổng giám đốc Novaland là ứng viên duy nhất nằm trong danh sách được cổ đông để cử vào vị trí thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2021-2026. 14:02 19/6/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Chủ thương hiệu Vodka Hà Nội lỗ 25 quý liên tiếp
Halico vẫn chưa thoát chuỗi thua lỗ kéo dài 25 quý liên tiếp, tương đương hơn 8 năm qua. Quý vừa rồi doanh nghiệp chỉ thu về 19,3 tỷ đồng và lỗ ròng hơn 2 tỷ đồng.
Theo báo cáo tài chính quý II, Công ty CP Rượu và Nước giải khát Hà Nội (Halico - HNR) ghi nhận doanh thu thuần đạt 19,3 tỷ đồng, giảm 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Phần lớn nguồn thu của Halico đến từ bán thành phẩm rượu, chiếm tới 89%. Doanh nghiệp sản xuất rượu và nước giải khát lãi gộp 5,6 tỷ đồng, giảm 36%. Nhờ giảm giá vốn hàng bán, biên lãi gộp của Halico được nâng lên thành 29%. Dẫu vậy, do doanh thu không đủ bù đắp các loại chi phí, công ty lỗ sau thuế 2,1 tỷ đồng, tiếp tục nối dài mạch thua lỗ lên con số 25 quý kể từ quý II/2017. Đến nay, Halico đã lỗ luỹ kế 473 tỷ đồng. Luỹ kế 6 tháng đầu năm, chủ thương hiệu Vodka Hà Nội thu về 47,7 tỷ đồng, giảm 20% so với cùng kỳ năm 2022. Song, số lỗ của Halico trong giai đoạn này chỉ đạt 3,4 tỷ đồng, bằng một nửa cùng kỳ. HALICO KINH DOANH THUA LỖ TRIỀN MIÊN Nguồn: BCTC DN; Tổng hợp Nhãn Quý I/2020 II III IV Quý I/2021 II III IV Quý I/2022 II III IV Quý I/2023 II Doanh thu thuần tỷ đồng 27 26 23 28 36 17 14 35 29 32 20 31 28 19 Lỗ sau thuế -9 -6 -6 -10 -1 -12 -4 -6 -4 -2 -1 -8 -1 -2 Năm nay, Halico đặt mục tiêu doanh thu thuần hơn 126 tỷ đồng, tăng 14% so với thực hiện 2022. Lỗ trước thuế kỳ vọng giảm từ gần 17 tỷ đồng xuống 15 tỷ đồng. Tính tới ngày 30/6, tổng tài sản của Halico đạt gần 363 tỷ đồng, chênh lệch không đáng kể so với đầu năm. Đáng chú ý, lượng hàng tồn kho tăng gần 28 tỷ đồng lên 119 tỷ đồng. Doanh nghiệp phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho hơn 19 tỷ đồng. Halico đang có khoản nợ khoảng 23,5 tỷ đồng, đều là nợ ngắn hạn, chủ yếu là thuế và các khoản nộp Nhà nước, dự phòng phải trả. Công ty Rượu Hà Nội tiền thân là Nhà máy Rượu Hà Nội xây dựng từ năm 1898, là nhà máy sản xuất cồn rượu đầu tiên tại Việt Nam. Ở thời hoàng kim, nhà máy này chiếm đa số thị phần rượu phía Bắc, kết quả kinh doanh những năm trước 2010 cũng rất khả quan. Hãng thậm chí từng được đánh giá là một trong những doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng doanh thu nhanh nhất thị trường, với mức tăng bình quân 25%/năm. Tuy nhiên, bước ngoặt kinh doanh của công ty đến sau khi hoạt động buôn lậu rượu bị phanh phui với chuyến hàng rỗng xuất khẩu sang Lào ngày 12/9/2012 qua cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh). Kết quả là hàng loạt lãnh đạo công ty bị khởi tố hình sự và hoạt động kinh doanh lao dốc. Ban lãnh đạo công ty cũng từng thừa nhận một trong những nguyên nhân dẫn tới kết quả kinh doanh thua lỗ liên tục là do thị hiếu và yêu cầu của người tiêu dùng đối với mặt hàng rượu ngày càng khắt khe về chất lượng sản phẩm, hình ảnh, bao bì. Trong khi đó, hãng chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ các nhà sản xuất rượu trong và ngoài nước. Đặc biệt, các nhà sản xuất rượu cũng phải đối mặt với tình trạng trốn thuế, làm giả của các cơ sở tư nhân, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh, công bằng. Rượu Hà Nội bước vào năm thua lỗ thứ 8Trong quý đầu tiên của năm 2023, Halico vẫn tiếp tục báo lỗ ròng 1,2 tỷ đồng, kéo dài chuỗi thua lỗ sang năm thứ 8 liên tiếp. 17:37 17/4/2023 Chủ thương hiệu bút bi Thiên long lãi gần 1,5 tỷ đồng/ngàyTrong 5 tháng đầu năm, Thiên Long đã hoàn thành 38% chỉ tiêu doanh thu và 43% chỉ tiêu lợi nhuận đặt ra tại Đại hội đồng cổ đông thường niên tổ chức hồi tháng 4. 14:30 10/7/2023 Nhà sản xuất mì ăn liền đầu tiên trên thế giới thua lỗ ở Việt NamNăm tài chính kết thúc vào tháng 3 vừa rồi, Nissin Việt Nam lỗ ròng 33,2 tỷ đồng. Năm trước đó, công ty này cũng lỗ tới 59 tỷ đồng. 15:27 9/7/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Chủ thương hiệu Vodka Hà Nội lỗ 25 quý liên tiếp Halico vẫn chưa thoát chuỗi thua lỗ kéo dài 25 quý liên tiếp, tương đương hơn 8 năm qua. Quý vừa rồi doanh nghiệp chỉ thu về 19,3 tỷ đồng và lỗ ròng hơn 2 tỷ đồng. Theo báo cáo tài chính quý II, Công ty CP Rượu và Nước giải khát Hà Nội (Halico - HNR) ghi nhận doanh thu thuần đạt 19,3 tỷ đồng, giảm 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Phần lớn nguồn thu của Halico đến từ bán thành phẩm rượu, chiếm tới 89%. Doanh nghiệp sản xuất rượu và nước giải khát lãi gộp 5,6 tỷ đồng, giảm 36%. Nhờ giảm giá vốn hàng bán, biên lãi gộp của Halico được nâng lên thành 29%. Dẫu vậy, do doanh thu không đủ bù đắp các loại chi phí, công ty lỗ sau thuế 2,1 tỷ đồng, tiếp tục nối dài mạch thua lỗ lên con số 25 quý kể từ quý II/2017. Đến nay, Halico đã lỗ luỹ kế 473 tỷ đồng. Luỹ kế 6 tháng đầu năm, chủ thương hiệu Vodka Hà Nội thu về 47,7 tỷ đồng, giảm 20% so với cùng kỳ năm 2022. Song, số lỗ của Halico trong giai đoạn này chỉ đạt 3,4 tỷ đồng, bằng một nửa cùng kỳ. HALICO KINH DOANH THUA LỖ TRIỀN MIÊN Nguồn: BCTC DN; Tổng hợp Nhãn Quý I/2020 II III IV Quý I/2021 II III IV Quý I/2022 II III IV Quý I/2023 II Doanh thu thuần tỷ đồng 27 26 23 28 36 17 14 35 29 32 20 31 28 19 Lỗ sau thuế -9 -6 -6 -10 -1 -12 -4 -6 -4 -2 -1 -8 -1 -2 Năm nay, Halico đặt mục tiêu doanh thu thuần hơn 126 tỷ đồng, tăng 14% so với thực hiện 2022. Lỗ trước thuế kỳ vọng giảm từ gần 17 tỷ đồng xuống 15 tỷ đồng. Tính tới ngày 30/6, tổng tài sản của Halico đạt gần 363 tỷ đồng, chênh lệch không đáng kể so với đầu năm. Đáng chú ý, lượng hàng tồn kho tăng gần 28 tỷ đồng lên 119 tỷ đồng. Doanh nghiệp phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho hơn 19 tỷ đồng. Halico đang có khoản nợ khoảng 23,5 tỷ đồng, đều là nợ ngắn hạn, chủ yếu là thuế và các khoản nộp Nhà nước, dự phòng phải trả. Công ty Rượu Hà Nội tiền thân là Nhà máy Rượu Hà Nội xây dựng từ năm 1898, là nhà máy sản xuất cồn rượu đầu tiên tại Việt Nam. Ở thời hoàng kim, nhà máy này chiếm đa số thị phần rượu phía Bắc, kết quả kinh doanh những năm trước 2010 cũng rất khả quan. Hãng thậm chí từng được đánh giá là một trong những doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng doanh thu nhanh nhất thị trường, với mức tăng bình quân 25%/năm. Tuy nhiên, bước ngoặt kinh doanh của công ty đến sau khi hoạt động buôn lậu rượu bị phanh phui với chuyến hàng rỗng xuất khẩu sang Lào ngày 12/9/2012 qua cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh). Kết quả là hàng loạt lãnh đạo công ty bị khởi tố hình sự và hoạt động kinh doanh lao dốc. Ban lãnh đạo công ty cũng từng thừa nhận một trong những nguyên nhân dẫn tới kết quả kinh doanh thua lỗ liên tục là do thị hiếu và yêu cầu của người tiêu dùng đối với mặt hàng rượu ngày càng khắt khe về chất lượng sản phẩm, hình ảnh, bao bì. Trong khi đó, hãng chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ các nhà sản xuất rượu trong và ngoài nước. Đặc biệt, các nhà sản xuất rượu cũng phải đối mặt với tình trạng trốn thuế, làm giả của các cơ sở tư nhân, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh, công bằng. Rượu Hà Nội bước vào năm thua lỗ thứ 8Trong quý đầu tiên của năm 2023, Halico vẫn tiếp tục báo lỗ ròng 1,2 tỷ đồng, kéo dài chuỗi thua lỗ sang năm thứ 8 liên tiếp. 17:37 17/4/2023 Chủ thương hiệu bút bi Thiên long lãi gần 1,5 tỷ đồng/ngàyTrong 5 tháng đầu năm, Thiên Long đã hoàn thành 38% chỉ tiêu doanh thu và 43% chỉ tiêu lợi nhuận đặt ra tại Đại hội đồng cổ đông thường niên tổ chức hồi tháng 4. 14:30 10/7/2023 Nhà sản xuất mì ăn liền đầu tiên trên thế giới thua lỗ ở Việt NamNăm tài chính kết thúc vào tháng 3 vừa rồi, Nissin Việt Nam lỗ ròng 33,2 tỷ đồng. Năm trước đó, công ty này cũng lỗ tới 59 tỷ đồng. 15:27 9/7/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Petrolimex điều chỉnh phương án thoái vốn toàn bộ tại BMF
HĐQT Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam vừa ra nghị quyết điều chỉnh phương án thoái vốn đầu tư của Tập đoàn tại Công ty BMF.
HĐQT Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex (mã chứng khoán: PLX) vừa ra nghị quyết về việc điều chỉnh phương án thoái vốn đầu tư của Tập đoàn tại Công ty Cổ phần Vật liệu Xây dựng và Chất đốt Đồng Nai - BMF (mã chứng khoán: BMF). Quyết nghị của HĐQT Tập đoàn phê duyệt điều chỉnh phương án thoái vốn đầu tư tại Công ty BMF theo phương thức khớp lệnh trên sàn chứng khoán UPCoM. Khối lượng thực hiện bán là toàn bộ cổ phiếu BMF do Tập đoàn sở hữu; tương ứng 443.500 cổ phiếu vào thời điểm hiện tại. Số cổ phiếu này chiếm 10,66% lượng cổ phiếu BMF đang lưu hành. Thời gian thoái vốn sẽ được thực hiện trong năm 2023. Mức giá khớp lệnh không thấp hơn giá trị được xác định bởi tổ chức thẩm định giá độc lập. Hồi cuối tháng 1/2023, Petrolimex thông báo chào bán toàn bộ 443.500 cổ phiếu BMF thông qua đấu giá công khai. Giá chào bán khởi điểm là 40.900 đồng/cổ phiếu tại Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vào ngày 8/3. Tuy nhiên, vào đầu tháng 3, HNX ra thông báo không tổ chức phiên đấu giá do không đủ điều kiện để tổ chức. Bởi kết thúc thời hạn đăng ký và đặt cọc nhưng không có nhà đầu tư nào đăng ký tham gia. Các động thái trên nằm trong bối cảnh Tập đoàn Petrolimex đang thực hiện chiến lược tái cấu trúc, thoái vốn giai đoạn 2021-2025. Trước đó vào tháng 4, Tập đoàn này đã thành công thoái toàn bộ vốn tại PGBank. Cụ thể, Petrolimex thoái toàn bộ 120 triệu cổ phần thứ cấp tương đương với 40% vốn điều lệ của PGBank. Thương vụ được thực hiện theo hình thức đấu giá công khai tại Sở giao dịch chứng khoán TPHCM. Còn với 43 công ty trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu trực thuộc, Petrolimex sẽ tiếp tục nắm giữ tỷ lệ sở hữu 100%; cũng giữ tỷ lệ 100% sở hữu tại Công ty TNHH MTV Petrolimex Singapore. Riêng Công ty TNHH MTV Petrolimex Lào sẽ có lộ trình thoái vốn trực tiếp hoặc gián tiếp 100% cổ phần. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam cũng sẽ tiếp tục nắm giữ tỷ lệ sở hữu trên 50% với Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex (mã chứng khoán: PLC), Tổng công ty Gas Petrolimex (mã chứng khoán: PGC), CTCP Nhiên liệu bay Petrolimex, Công ty TNHH Liên doanh kho ngoại quan Vân Phong. Với Công ty TNHH BP Petco, Tập đoàn này sẽ giữ tỷ lệ sở hữu ở mức 35%. Với các công ty thuộc ngành nghề khác, Petrolimex dự kiến thoái 100% vốn tại Tổng công ty Xây lắp và Thương mại Petrolimex và duy trì nắm giữ 40,95% tỷ lệ sở hữu tại Tổng CTCP Bảo hiểm Petrolimex (mã chứng khoán: PGI). Đối với các công ty thuộc ngành nghề kinh doanh phục vụ trực tiếp ngành, lĩnh vực kinh doanh chính và ngành nghề kinh doanh khác, Petrolimex sẽ tiếp tục nghiên cứu, đánh giá và xây dựng phương án tái cơ cấu phù hợp với tình hình thực tiễn và điều kiện phát triển để đáp ứng sự thay đổi của nền kinh tế. Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế Chủ đầu tư bất động sản bắt đầu bung hàng trở lạiDù thị trường bất động sản chưa có nhiều tín hiệu hồi phục, một số chủ đầu tư ở phía Nam vẫn quyết định bung hàng mở bán với nhiều chính sách tốt nhằm kích cầu thị trường. 12:00 2/7/2023 Một công ty bảo hiểm bị phạt và truy thu hơn 440 triệu đồngDo khai sai thuế thu nhập doanh nghiệp dẫn đến thiếu số thuế phải nộp vào ngân sách Nhà nước, Bảo hiểm Quân đội bị phạt và truy thu tới hơn 441 triệu đồng. 09:00 2/7/2023
Petrolimex điều chỉnh phương án thoái vốn toàn bộ tại BMF HĐQT Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam vừa ra nghị quyết điều chỉnh phương án thoái vốn đầu tư của Tập đoàn tại Công ty BMF. HĐQT Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex (mã chứng khoán: PLX) vừa ra nghị quyết về việc điều chỉnh phương án thoái vốn đầu tư của Tập đoàn tại Công ty Cổ phần Vật liệu Xây dựng và Chất đốt Đồng Nai - BMF (mã chứng khoán: BMF). Quyết nghị của HĐQT Tập đoàn phê duyệt điều chỉnh phương án thoái vốn đầu tư tại Công ty BMF theo phương thức khớp lệnh trên sàn chứng khoán UPCoM. Khối lượng thực hiện bán là toàn bộ cổ phiếu BMF do Tập đoàn sở hữu; tương ứng 443.500 cổ phiếu vào thời điểm hiện tại. Số cổ phiếu này chiếm 10,66% lượng cổ phiếu BMF đang lưu hành. Thời gian thoái vốn sẽ được thực hiện trong năm 2023. Mức giá khớp lệnh không thấp hơn giá trị được xác định bởi tổ chức thẩm định giá độc lập. Hồi cuối tháng 1/2023, Petrolimex thông báo chào bán toàn bộ 443.500 cổ phiếu BMF thông qua đấu giá công khai. Giá chào bán khởi điểm là 40.900 đồng/cổ phiếu tại Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vào ngày 8/3. Tuy nhiên, vào đầu tháng 3, HNX ra thông báo không tổ chức phiên đấu giá do không đủ điều kiện để tổ chức. Bởi kết thúc thời hạn đăng ký và đặt cọc nhưng không có nhà đầu tư nào đăng ký tham gia. Các động thái trên nằm trong bối cảnh Tập đoàn Petrolimex đang thực hiện chiến lược tái cấu trúc, thoái vốn giai đoạn 2021-2025. Trước đó vào tháng 4, Tập đoàn này đã thành công thoái toàn bộ vốn tại PGBank. Cụ thể, Petrolimex thoái toàn bộ 120 triệu cổ phần thứ cấp tương đương với 40% vốn điều lệ của PGBank. Thương vụ được thực hiện theo hình thức đấu giá công khai tại Sở giao dịch chứng khoán TPHCM. Còn với 43 công ty trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu trực thuộc, Petrolimex sẽ tiếp tục nắm giữ tỷ lệ sở hữu 100%; cũng giữ tỷ lệ 100% sở hữu tại Công ty TNHH MTV Petrolimex Singapore. Riêng Công ty TNHH MTV Petrolimex Lào sẽ có lộ trình thoái vốn trực tiếp hoặc gián tiếp 100% cổ phần. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam cũng sẽ tiếp tục nắm giữ tỷ lệ sở hữu trên 50% với Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex (mã chứng khoán: PLC), Tổng công ty Gas Petrolimex (mã chứng khoán: PGC), CTCP Nhiên liệu bay Petrolimex, Công ty TNHH Liên doanh kho ngoại quan Vân Phong. Với Công ty TNHH BP Petco, Tập đoàn này sẽ giữ tỷ lệ sở hữu ở mức 35%. Với các công ty thuộc ngành nghề khác, Petrolimex dự kiến thoái 100% vốn tại Tổng công ty Xây lắp và Thương mại Petrolimex và duy trì nắm giữ 40,95% tỷ lệ sở hữu tại Tổng CTCP Bảo hiểm Petrolimex (mã chứng khoán: PGI). Đối với các công ty thuộc ngành nghề kinh doanh phục vụ trực tiếp ngành, lĩnh vực kinh doanh chính và ngành nghề kinh doanh khác, Petrolimex sẽ tiếp tục nghiên cứu, đánh giá và xây dựng phương án tái cơ cấu phù hợp với tình hình thực tiễn và điều kiện phát triển để đáp ứng sự thay đổi của nền kinh tế. Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế Chủ đầu tư bất động sản bắt đầu bung hàng trở lạiDù thị trường bất động sản chưa có nhiều tín hiệu hồi phục, một số chủ đầu tư ở phía Nam vẫn quyết định bung hàng mở bán với nhiều chính sách tốt nhằm kích cầu thị trường. 12:00 2/7/2023 Một công ty bảo hiểm bị phạt và truy thu hơn 440 triệu đồngDo khai sai thuế thu nhập doanh nghiệp dẫn đến thiếu số thuế phải nộp vào ngân sách Nhà nước, Bảo hiểm Quân đội bị phạt và truy thu tới hơn 441 triệu đồng. 09:00 2/7/2023
Thay đổi lớn của Alibaba
Gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc sẽ không còn vị trí giám đốc công nghệ. Đây là một phần trong quá trình chia nhỏ Alibaba thành 6 công ty riêng lẻ.
Tỷ phú Jack Ma đã trở lại, nhưng ông vẫn giữ khoảng cách với đế chế do mình tạo dựng. Ảnh: Bloomberg. South China Morning Post đưa tin Alibaba Group sẽ loại bỏ vị trí giám đốc công nghệ (CTO) của tập đoàn. Thay đổi này là một phần của quá trình tái cấu trúc hoạt động kinh doanh. Theo đó, gã khổng lồ Trung Quốc được chia thành các công ty tương đối độc lập và hoạt động linh hoạt hơn. Chức danh của ông Wu Zeming - người được bổ nhiệm làm CTO của Alibaba cách đây 6 tháng - giờ chuyển thành CEO của Aicheng Technology. Đây là công ty con cung cấp dịch vụ công nghệ được thành lập hồi năm 2021. Ông Wu vẫn sẽ báo cáo trực tiếp với ông Daniel Zhang Yong - Chủ tịch kiêm CEO của Alibaba. Bên trong quá trình phân tách Trọng tâm của quá trình tái cấu trúc là chia tách đế chế trị giá 220 tỷ USD thành 6 công ty phụ trách các mảng kinh doanh riêng biệt, bao gồm thương mại điện tử, truyền thông và đám mây... Trong đó, mỗi đơn vị sẽ lên kế hoạch huy động vốn hoặc IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng) vào thời điểm thích hợp. Ông Daniel Zhang chuyển sang phụ trách đơn vị trí tuệ nhân tạo trên điện toán đám mây. Điều này cho thấy trí tuệ nhân tạo sẽ đóng vai trò quan trọng trong tương lai của gã khổng lồ thương mại điện tử. Trong khi đó, cựu Giám đốc bán lẻ quốc tế Jiang Fan sẽ dẫn dắt bộ phận kinh doanh kỹ thuật số, còn bà Trudy Dai - một giám đốc điều hành lâu năm - phụ trách đơn vị thương mại trực tuyến cốt lõi là Taobao Tmall. Các đơn vị khác bao gồm giao đồ ăn, công ty hậu cần Cainiao, phương tiện kỹ thuật số và giải trí. Tỷ phú Jack Ma đã không còn ở ẩn Trong khi đó, tỷ phú Jack Ma - người sáng lập Alibaba, doanh nhân từng nổi tiếng nhất Trung Quốc - hiện là giáo sư tại ít nhất 4 trường học bên ngoài Trung Quốc. Ông vẫn đang giữ khoảng cách với chính đế chế mà mình tạo dựng. Ông Ma đã trở lại Trung Quốc vào tháng trước. Nhưng vị tỷ phú cũng từ bỏ mọi vai trò của mình ở tập đoàn. Hồi đầu năm nay, ông Ma cũng từ bỏ quyền kiểm soát tại gã khổng lồ công nghệ tài chính (fintech) Ant Group. Mọi thứ đã thay đổi hoàn toàn so với cách đây hơn 2 năm. Thời điểm đó, nhà sáng lập Alibaba vẫn ở đỉnh cao. Các nhà đầu tư nước ngoài nóng lòng với đợt IPO khổng lồ của Ant Group. Gã khổng lồ fintech của ông Ma rơi vào tầm ngắm của Bắc Kinh sau bài phát biểu của ông vào cuối tháng 10/2020. Trong bài phát biểu dài 21 phút, ông chỉ trích các cơ quan quản lý "chỉ tập trung vào rủi ro mà bỏ qua sự phát triển". Tỷ phú Ma cáo buộc các ngân hàng lớn nuôi dưỡng "tâm lý tiệm cầm đồ" và làm tổn thương nhiều doanh nhân. Ant Group là nạn nhân đầu tiên trong đợt chấn chỉnh của Bắc Kinh đối với ngành công nghệ nước này. Ảnh: Reuters. Ngay sau bài phát biểu, các cơ quan giám sát tài chính hàng đầu Bắc Kinh triệu tập ông Ma. Nhưng cú sốc lớn đến vào ngày 3/11. Sàn giao dịch Thượng Hải đình chỉ đợt IPO của Ant Group với lý do "những thay đổi về quy định". Thông báo được đưa ra chỉ vỏn vẹn 2 ngày trước hôm dự kiến diễn ra IPO. Cùng với cổ phiếu Alibaba, tài sản của tỷ phú sáng lập bốc hơi nhanh chóng. Từng là doanh nhân có sức ảnh hưởng nhất nhì đất nước, đến nay, ông Ma đa số chỉ xuất hiện ở lĩnh vực giáo dục. Ông nằm trong ban cố vấn tại trường quản lý của Đại học Thanh Hoa. Việc ông Ma đảm nhận các chức danh mới tại nhiều trường học khác nhau cho thấy vị tỷ phú này sẽ xuất hiện trở lại sau nhiều năm ẩn dật. Tuy nhiên, có lẽ ông chỉ xuất hiện với tư cách một nhà giáo dục, một nhà nghiên cứu. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Công chức Trung Quốc được trả lương bằng tiền điện tửMột số tỉnh ở Trung Quốc đã trả toàn bộ lương cho công chức, nhân viên doanh nghiệp quốc doanh bằng đồng nhân dân tệ kỹ thuật số, nhằm tăng tốc phủ sóng đồng tiền này. 07:39 8/5/2023 Tiền đang chảy vào vàngDòng tiền trú ẩn đang chảy vào vàng do rủi ro suy thoái của Mỹ gia tăng, còn ngành tài chính vẫn hỗn loạn. Cùng với đó là việc Fed có thể đã hoàn thành chu kỳ tăng lãi suất. 18:00 5/5/2023
Thay đổi lớn của Alibaba Gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc sẽ không còn vị trí giám đốc công nghệ. Đây là một phần trong quá trình chia nhỏ Alibaba thành 6 công ty riêng lẻ. Tỷ phú Jack Ma đã trở lại, nhưng ông vẫn giữ khoảng cách với đế chế do mình tạo dựng. Ảnh: Bloomberg. South China Morning Post đưa tin Alibaba Group sẽ loại bỏ vị trí giám đốc công nghệ (CTO) của tập đoàn. Thay đổi này là một phần của quá trình tái cấu trúc hoạt động kinh doanh. Theo đó, gã khổng lồ Trung Quốc được chia thành các công ty tương đối độc lập và hoạt động linh hoạt hơn. Chức danh của ông Wu Zeming - người được bổ nhiệm làm CTO của Alibaba cách đây 6 tháng - giờ chuyển thành CEO của Aicheng Technology. Đây là công ty con cung cấp dịch vụ công nghệ được thành lập hồi năm 2021. Ông Wu vẫn sẽ báo cáo trực tiếp với ông Daniel Zhang Yong - Chủ tịch kiêm CEO của Alibaba. Bên trong quá trình phân tách Trọng tâm của quá trình tái cấu trúc là chia tách đế chế trị giá 220 tỷ USD thành 6 công ty phụ trách các mảng kinh doanh riêng biệt, bao gồm thương mại điện tử, truyền thông và đám mây... Trong đó, mỗi đơn vị sẽ lên kế hoạch huy động vốn hoặc IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng) vào thời điểm thích hợp. Ông Daniel Zhang chuyển sang phụ trách đơn vị trí tuệ nhân tạo trên điện toán đám mây. Điều này cho thấy trí tuệ nhân tạo sẽ đóng vai trò quan trọng trong tương lai của gã khổng lồ thương mại điện tử. Trong khi đó, cựu Giám đốc bán lẻ quốc tế Jiang Fan sẽ dẫn dắt bộ phận kinh doanh kỹ thuật số, còn bà Trudy Dai - một giám đốc điều hành lâu năm - phụ trách đơn vị thương mại trực tuyến cốt lõi là Taobao Tmall. Các đơn vị khác bao gồm giao đồ ăn, công ty hậu cần Cainiao, phương tiện kỹ thuật số và giải trí. Tỷ phú Jack Ma đã không còn ở ẩn Trong khi đó, tỷ phú Jack Ma - người sáng lập Alibaba, doanh nhân từng nổi tiếng nhất Trung Quốc - hiện là giáo sư tại ít nhất 4 trường học bên ngoài Trung Quốc. Ông vẫn đang giữ khoảng cách với chính đế chế mà mình tạo dựng. Ông Ma đã trở lại Trung Quốc vào tháng trước. Nhưng vị tỷ phú cũng từ bỏ mọi vai trò của mình ở tập đoàn. Hồi đầu năm nay, ông Ma cũng từ bỏ quyền kiểm soát tại gã khổng lồ công nghệ tài chính (fintech) Ant Group. Mọi thứ đã thay đổi hoàn toàn so với cách đây hơn 2 năm. Thời điểm đó, nhà sáng lập Alibaba vẫn ở đỉnh cao. Các nhà đầu tư nước ngoài nóng lòng với đợt IPO khổng lồ của Ant Group. Gã khổng lồ fintech của ông Ma rơi vào tầm ngắm của Bắc Kinh sau bài phát biểu của ông vào cuối tháng 10/2020. Trong bài phát biểu dài 21 phút, ông chỉ trích các cơ quan quản lý "chỉ tập trung vào rủi ro mà bỏ qua sự phát triển". Tỷ phú Ma cáo buộc các ngân hàng lớn nuôi dưỡng "tâm lý tiệm cầm đồ" và làm tổn thương nhiều doanh nhân. Ant Group là nạn nhân đầu tiên trong đợt chấn chỉnh của Bắc Kinh đối với ngành công nghệ nước này. Ảnh: Reuters. Ngay sau bài phát biểu, các cơ quan giám sát tài chính hàng đầu Bắc Kinh triệu tập ông Ma. Nhưng cú sốc lớn đến vào ngày 3/11. Sàn giao dịch Thượng Hải đình chỉ đợt IPO của Ant Group với lý do "những thay đổi về quy định". Thông báo được đưa ra chỉ vỏn vẹn 2 ngày trước hôm dự kiến diễn ra IPO. Cùng với cổ phiếu Alibaba, tài sản của tỷ phú sáng lập bốc hơi nhanh chóng. Từng là doanh nhân có sức ảnh hưởng nhất nhì đất nước, đến nay, ông Ma đa số chỉ xuất hiện ở lĩnh vực giáo dục. Ông nằm trong ban cố vấn tại trường quản lý của Đại học Thanh Hoa. Việc ông Ma đảm nhận các chức danh mới tại nhiều trường học khác nhau cho thấy vị tỷ phú này sẽ xuất hiện trở lại sau nhiều năm ẩn dật. Tuy nhiên, có lẽ ông chỉ xuất hiện với tư cách một nhà giáo dục, một nhà nghiên cứu. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Công chức Trung Quốc được trả lương bằng tiền điện tửMột số tỉnh ở Trung Quốc đã trả toàn bộ lương cho công chức, nhân viên doanh nghiệp quốc doanh bằng đồng nhân dân tệ kỹ thuật số, nhằm tăng tốc phủ sóng đồng tiền này. 07:39 8/5/2023 Tiền đang chảy vào vàngDòng tiền trú ẩn đang chảy vào vàng do rủi ro suy thoái của Mỹ gia tăng, còn ngành tài chính vẫn hỗn loạn. Cùng với đó là việc Fed có thể đã hoàn thành chu kỳ tăng lãi suất. 18:00 5/5/2023
Ông lớn kinh doanh xổ số phía Nam lãi 4,6 tỷ đồng/ngày
Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết TP.HCM lãi trước thuế 1.692 tỷ đồng trong năm 2022, tăng mạnh tới 42,5% so với giai đoạn cùng kỳ năm ngoái.
Theo báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2022, Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết TP.HCM thu về tổng cộng 11.080 tỷ đồng, tăng 60,7% so với mức nền thấp của năm 2021 (giai đoạn khu vực phía Nam chịu ảnh hưởng nặng bởi dịch bệnh). Nhìn vào cơ cấu, nguồn thu từ hoạt động kinh doanh xổ số chiếm 97% tổng doanh thu của doanh nghiệp này, phần còn lại là doanh thu từ mảng in ấn và cho thuê văn phòng. Sau khi trừ 1.408 tỷ đồng thuế tiêu thụ đặc biệt của xổ số và các khoản khác, doanh thu thuần của Xổ số kiến thiết TP.HCM đạt 9.551 tỷ đồng. Nhu cầu tiêu thụ xổ số cũng kéo nhiều loại chi phí lên cao như chi phí kinh doanh xổ số (tăng 57%), chi phí quản lý doanh nghiệp (tăng 80%). Sau khi khấu trừ các loại chi phí, doanh nghiệp xổ số lãi trước thuế 1.692 tỷ đồng, tăng 42,5%. Đây cũng là năm thứ 6 liên tiếp doanh nghiệp có lãi trước thuế trên 1.000 tỷ đồng. Theo báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2017-2021, doanh thu thực hiện lẫn lợi nhuận trước thuế của công ty xổ số truyền thống này liên tục tăng trưởng trước Covid-19. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh từ năm 2020 bắt đầu giảm nhẹ, đạt doanh thu 7.537 tỷ đồng và lãi trước thuế 1.347 tỷ đồng. Đến năm 2021, ảnh hưởng của Covid-19 khiến thị trường phía Nam điêu đứng, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi phát hành vé số. Tình trạng này kéo doanh thu của Xổ số kiến thiết TP.HCM xuống còn 5.931 tỷ đồng và lãi trước thuế 1.090 tỷ đồng. DOANH THU XỔ SỐ KIẾN THIẾT TP.HCM TĂNG MẠNH SAU COVID-19 Nguồn BCTC DN; Tổng hợp. Nhãn 2017 2018 2019 2020 2021 2022 Doanh thu thuần tỷ đồng 5700 6635 7589 7537 5931 9551 Lãi trước thuế 1040 1146 1406 1347 1090 1692 Xổ số kiến thiết TP.HCM hiện nắm 922 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương, chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn ngắn 3 tháng. Công ty cũng có 912 tỷ đồng tiền gửi kỳ hạn nhưng không được thuyết minh chi tiết, con số này tăng 15,7% so với hồi đầu năm. Doanh thu tăng mạnh cũng khiến số nộp ngân sách của doanh nghiệp dẫn đầu thị trường xổ số phía Nam tăng tương ứng. Cụ thể, Xổ số kiến thiết TP.HCM thực nộp 4.437 tỷ đồng, bao gồm 1.038 tỷ đồng thuế giá trị gia tăng, 1.367 tỷ đồng thuế tiêu thụ đặc biệt, 348 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp và 360 tỷ đồng thuế thu nhập cá nhân. Theo chiến lược phát triển kinh doanh 5 năm (2021-2025) công bố hồi đầu năm, Xổ số kiến thiết TP.HCM đặt mục tiêu tổng doanh thu giai đoạn này đạt 53.200 tỷ đồng (tương đương hơn 2,2 tỷ USD quy đổi), lãi trước thuế vượt 7.000 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm tối thiểu 8%. Khoản nộp ngân sách Nhà nước ước tính lên đến 18.400 tỷ đồng. Với riêng năm nay, doanh nghiệp đặt mục tiêu ghi nhận 11.370 tỷ đồng doanh thu và lãi trước thuế 1.478 tỷ đồng, tương đương mức doanh thu bình quân mỗi tháng sẽ đạt 947 tỷ đồng và lãi trước thuế 123 tỷ đồng/tháng. Công ty cũng dự kiến phát hành 2,8 triệu vé số. Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết TP.HCM tiền thân là Công ty Xổ số kiến thiết TP.HCM được chuyển đổi sang mô hình công ty TNHH một thành viên. Từ thời điểm thành lập năm 1978, công ty đã trải qua nhiều tên gọi khác nhau trước khi đăng ký mô hình hiện tại vào năm 2010. Hoạt động kinh doanh chính của công ty là phát hành xổ số kiến thiết, in ấn, mua bán nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị ngành in và xổ số. Ngoài ra, công ty còn kinh doanh bất động sản, đầu tư xây dựng, hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, dân cư. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Xổ số Vietlott trả hơn 3.400 tỷ đồng tiền thưởng năm 2022Cả doanh thu và lợi nhuận của công ty xổ số này đều tăng hai chữ số trong năm 2022. Đây cũng là năm Vietlott ghi nhận lợi nhuận cao nhất kể từ năm 2019. 16:27 27/5/2023 Xổ số Vietlott có chủ tịch mớiÔng Nguyễn Thanh Đạm, Tổng giám đốc Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam, được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch từ ngày 19/5. 20:38 26/5/2023 Xổ số kiến thiết TP.HCM muốn thu hơn 2,2 tỷ USD giai đoạn 2021-2025Công ty xổ số kiến thiết TP.HCM đặt mục tiêu doanh thu giai đoạn 2021-2025 đạt 53.200 tỷ đồng và lãi trước thuế vượt 7.000 tỷ, tốc độ tăng trưởng bình quân tối thiểu 8%/năm. 15:24 23/4/2023
Ông lớn kinh doanh xổ số phía Nam lãi 4,6 tỷ đồng/ngày Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết TP.HCM lãi trước thuế 1.692 tỷ đồng trong năm 2022, tăng mạnh tới 42,5% so với giai đoạn cùng kỳ năm ngoái. Theo báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2022, Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết TP.HCM thu về tổng cộng 11.080 tỷ đồng, tăng 60,7% so với mức nền thấp của năm 2021 (giai đoạn khu vực phía Nam chịu ảnh hưởng nặng bởi dịch bệnh). Nhìn vào cơ cấu, nguồn thu từ hoạt động kinh doanh xổ số chiếm 97% tổng doanh thu của doanh nghiệp này, phần còn lại là doanh thu từ mảng in ấn và cho thuê văn phòng. Sau khi trừ 1.408 tỷ đồng thuế tiêu thụ đặc biệt của xổ số và các khoản khác, doanh thu thuần của Xổ số kiến thiết TP.HCM đạt 9.551 tỷ đồng. Nhu cầu tiêu thụ xổ số cũng kéo nhiều loại chi phí lên cao như chi phí kinh doanh xổ số (tăng 57%), chi phí quản lý doanh nghiệp (tăng 80%). Sau khi khấu trừ các loại chi phí, doanh nghiệp xổ số lãi trước thuế 1.692 tỷ đồng, tăng 42,5%. Đây cũng là năm thứ 6 liên tiếp doanh nghiệp có lãi trước thuế trên 1.000 tỷ đồng. Theo báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2017-2021, doanh thu thực hiện lẫn lợi nhuận trước thuế của công ty xổ số truyền thống này liên tục tăng trưởng trước Covid-19. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh từ năm 2020 bắt đầu giảm nhẹ, đạt doanh thu 7.537 tỷ đồng và lãi trước thuế 1.347 tỷ đồng. Đến năm 2021, ảnh hưởng của Covid-19 khiến thị trường phía Nam điêu đứng, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi phát hành vé số. Tình trạng này kéo doanh thu của Xổ số kiến thiết TP.HCM xuống còn 5.931 tỷ đồng và lãi trước thuế 1.090 tỷ đồng. DOANH THU XỔ SỐ KIẾN THIẾT TP.HCM TĂNG MẠNH SAU COVID-19 Nguồn BCTC DN; Tổng hợp. Nhãn 2017 2018 2019 2020 2021 2022 Doanh thu thuần tỷ đồng 5700 6635 7589 7537 5931 9551 Lãi trước thuế 1040 1146 1406 1347 1090 1692 Xổ số kiến thiết TP.HCM hiện nắm 922 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương, chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn ngắn 3 tháng. Công ty cũng có 912 tỷ đồng tiền gửi kỳ hạn nhưng không được thuyết minh chi tiết, con số này tăng 15,7% so với hồi đầu năm. Doanh thu tăng mạnh cũng khiến số nộp ngân sách của doanh nghiệp dẫn đầu thị trường xổ số phía Nam tăng tương ứng. Cụ thể, Xổ số kiến thiết TP.HCM thực nộp 4.437 tỷ đồng, bao gồm 1.038 tỷ đồng thuế giá trị gia tăng, 1.367 tỷ đồng thuế tiêu thụ đặc biệt, 348 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp và 360 tỷ đồng thuế thu nhập cá nhân. Theo chiến lược phát triển kinh doanh 5 năm (2021-2025) công bố hồi đầu năm, Xổ số kiến thiết TP.HCM đặt mục tiêu tổng doanh thu giai đoạn này đạt 53.200 tỷ đồng (tương đương hơn 2,2 tỷ USD quy đổi), lãi trước thuế vượt 7.000 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm tối thiểu 8%. Khoản nộp ngân sách Nhà nước ước tính lên đến 18.400 tỷ đồng. Với riêng năm nay, doanh nghiệp đặt mục tiêu ghi nhận 11.370 tỷ đồng doanh thu và lãi trước thuế 1.478 tỷ đồng, tương đương mức doanh thu bình quân mỗi tháng sẽ đạt 947 tỷ đồng và lãi trước thuế 123 tỷ đồng/tháng. Công ty cũng dự kiến phát hành 2,8 triệu vé số. Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết TP.HCM tiền thân là Công ty Xổ số kiến thiết TP.HCM được chuyển đổi sang mô hình công ty TNHH một thành viên. Từ thời điểm thành lập năm 1978, công ty đã trải qua nhiều tên gọi khác nhau trước khi đăng ký mô hình hiện tại vào năm 2010. Hoạt động kinh doanh chính của công ty là phát hành xổ số kiến thiết, in ấn, mua bán nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị ngành in và xổ số. Ngoài ra, công ty còn kinh doanh bất động sản, đầu tư xây dựng, hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, dân cư. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Xổ số Vietlott trả hơn 3.400 tỷ đồng tiền thưởng năm 2022Cả doanh thu và lợi nhuận của công ty xổ số này đều tăng hai chữ số trong năm 2022. Đây cũng là năm Vietlott ghi nhận lợi nhuận cao nhất kể từ năm 2019. 16:27 27/5/2023 Xổ số Vietlott có chủ tịch mớiÔng Nguyễn Thanh Đạm, Tổng giám đốc Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam, được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch từ ngày 19/5. 20:38 26/5/2023 Xổ số kiến thiết TP.HCM muốn thu hơn 2,2 tỷ USD giai đoạn 2021-2025Công ty xổ số kiến thiết TP.HCM đặt mục tiêu doanh thu giai đoạn 2021-2025 đạt 53.200 tỷ đồng và lãi trước thuế vượt 7.000 tỷ, tốc độ tăng trưởng bình quân tối thiểu 8%/năm. 15:24 23/4/2023