title
stringlengths
0
393
description
stringlengths
0
32.7k
content
stringlengths
0
778k
text
stringlengths
2
778k
url
stringlengths
0
202
SHB chốt danh sách cổ đông trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 18%
Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) vừa thông báo về ngày chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức năm 2022 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 18%.
Ngày 30/6, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có văn bản chấp thuận cho SHB phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2022 với tỷ lệ 18%, tức cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được nhận 18 cổ phiếu mới. Sau khi hoàn thành việc chi trả cổ tức, vốn điều lệ của SHB sẽ tăng thêm hơn 5.520 tỷ đồng, lên mức 36.194 tỷ đồng. Trước đó, SHB cũng đã nhận được văn bản của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về việc chấp thuận tăng vốn điều lệ tối đa thêm 5.971,6 tỷ đồng theo hai phương án tăng vốn điều lệ đã được Đại hội đồng cổ đông SHB thông qua. Bao gồm phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2022 cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 18% từ nguồn lợi nhuận sau thuế sau khi trích lập các quỹ năm 2022 và phát hành khoảng 45,12 triệu cổ phiếu theo chương trình ESOP, giá phát hành 10.000 đồng/cổ phiếu. Sau khi thực hiện 2 phương án trên, vốn điều lệ của SHB sẽ tăng từ 30.674 tỷ đồng lên mức 36.645 tỷ đồng. Trên cơ sở đó, Hội đồng quản trị của SHB đã có nghị quyết về ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông thực hiện quyền nhận cổ tức bằng cổ phiếu năm 2022 là ngày 25/7. Trong các năm trước, SHB thường chi trả cổ tức đều đặn 7-15%/năm. Lãnh đạo SHB cho biết việc tăng vốn điều lệ của ngân hàng nhằm nâng cao năng lực tài chính kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, và đáp ứng các lợi ích kỳ vọng của cổ đông. Năm 2023, SHB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế trên 10.600 tỷ đồng, tăng 9,67%; tổng tài sản sẽ tăng trưởng 10,09%; huy động vốn thị trường 1 tăng 14,78%; dư nợ cấp tín dụng tăng 14%. Tỷ lệ cổ tức dự kiến 15% và qua đó dự kiến vốn điều lệ đạt trên 40.000 tỷ đồng. Kết thúc quý I/2023, tổng tài sản đạt 570.194 tỷ đồng. Huy động vốn thị trường 1 đạt 440.359 tỷ đồng. Dư nợ cấp tín dụng đạt 422.175 tỷ đồng. Tổng thu nhập hoạt động (TOI) của SHB đạt 6.204 tỷ đồng, tăng 32,2%. Lãi thuần đạt 4.994 tỷ đồng, tăng trưởng 35% so với cùng kỳ năm trước. Qua đó, đưa SHB vào nhóm ngân hàng có tăng trưởng lãi thuần cao nhất hệ thống trong quý I/2023. Với kết quả trên, dù tích cực trích lập dự phòng rủi ro (gấp gần 3 lần cùng kỳ), SHB vẫn đạt lợi nhuận trước thuế 3.620 tỷ đồng. Vừa qua, SHB cũng đã hoàn tất chuyển nhượng 50% vốn điều lệ SHB Finance cho đối tác Krungsri - Thái Lan trong lộ trình thoái 100% vốn theo thỏa thuận thương vụ được ký kết trước đó. Ba năm tiếp theo, SHB sẽ tiến hành chuyển nhượng toàn bộ 50% cổ phần còn lại cho Krungsri theo thỏa thuận. Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế Thế Giới Di Động giảm một nửa cổ tức tiền mặt năm 2022Thế Giới Di Động vừa chốt danh sách cổ đông trả cổ tức năm 2022 theo tỷ lệ 5% bằng tiền, tương ứng với cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ nhận về 500 đồng. 10:59 3/7/2023 Doanh thu Bách Hóa Xanh lần đầu vượt Thế Giới Di ĐộngChuỗi bán lẻ thực phẩm của MWG tiếp tục tăng trưởng giúp quy mô doanh thu vượt 11.000 tỷ đồng sau 5 tháng, vượt qua nhóm chuỗi Thế Giới Di Động. 10:30 24/6/2023
SHB chốt danh sách cổ đông trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 18% Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) vừa thông báo về ngày chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức năm 2022 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 18%. Ngày 30/6, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có văn bản chấp thuận cho SHB phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2022 với tỷ lệ 18%, tức cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được nhận 18 cổ phiếu mới. Sau khi hoàn thành việc chi trả cổ tức, vốn điều lệ của SHB sẽ tăng thêm hơn 5.520 tỷ đồng, lên mức 36.194 tỷ đồng. Trước đó, SHB cũng đã nhận được văn bản của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về việc chấp thuận tăng vốn điều lệ tối đa thêm 5.971,6 tỷ đồng theo hai phương án tăng vốn điều lệ đã được Đại hội đồng cổ đông SHB thông qua. Bao gồm phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2022 cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 18% từ nguồn lợi nhuận sau thuế sau khi trích lập các quỹ năm 2022 và phát hành khoảng 45,12 triệu cổ phiếu theo chương trình ESOP, giá phát hành 10.000 đồng/cổ phiếu. Sau khi thực hiện 2 phương án trên, vốn điều lệ của SHB sẽ tăng từ 30.674 tỷ đồng lên mức 36.645 tỷ đồng. Trên cơ sở đó, Hội đồng quản trị của SHB đã có nghị quyết về ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông thực hiện quyền nhận cổ tức bằng cổ phiếu năm 2022 là ngày 25/7. Trong các năm trước, SHB thường chi trả cổ tức đều đặn 7-15%/năm. Lãnh đạo SHB cho biết việc tăng vốn điều lệ của ngân hàng nhằm nâng cao năng lực tài chính kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, và đáp ứng các lợi ích kỳ vọng của cổ đông. Năm 2023, SHB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế trên 10.600 tỷ đồng, tăng 9,67%; tổng tài sản sẽ tăng trưởng 10,09%; huy động vốn thị trường 1 tăng 14,78%; dư nợ cấp tín dụng tăng 14%. Tỷ lệ cổ tức dự kiến 15% và qua đó dự kiến vốn điều lệ đạt trên 40.000 tỷ đồng. Kết thúc quý I/2023, tổng tài sản đạt 570.194 tỷ đồng. Huy động vốn thị trường 1 đạt 440.359 tỷ đồng. Dư nợ cấp tín dụng đạt 422.175 tỷ đồng. Tổng thu nhập hoạt động (TOI) của SHB đạt 6.204 tỷ đồng, tăng 32,2%. Lãi thuần đạt 4.994 tỷ đồng, tăng trưởng 35% so với cùng kỳ năm trước. Qua đó, đưa SHB vào nhóm ngân hàng có tăng trưởng lãi thuần cao nhất hệ thống trong quý I/2023. Với kết quả trên, dù tích cực trích lập dự phòng rủi ro (gấp gần 3 lần cùng kỳ), SHB vẫn đạt lợi nhuận trước thuế 3.620 tỷ đồng. Vừa qua, SHB cũng đã hoàn tất chuyển nhượng 50% vốn điều lệ SHB Finance cho đối tác Krungsri - Thái Lan trong lộ trình thoái 100% vốn theo thỏa thuận thương vụ được ký kết trước đó. Ba năm tiếp theo, SHB sẽ tiến hành chuyển nhượng toàn bộ 50% cổ phần còn lại cho Krungsri theo thỏa thuận. Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế Thế Giới Di Động giảm một nửa cổ tức tiền mặt năm 2022Thế Giới Di Động vừa chốt danh sách cổ đông trả cổ tức năm 2022 theo tỷ lệ 5% bằng tiền, tương ứng với cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ nhận về 500 đồng. 10:59 3/7/2023 Doanh thu Bách Hóa Xanh lần đầu vượt Thế Giới Di ĐộngChuỗi bán lẻ thực phẩm của MWG tiếp tục tăng trưởng giúp quy mô doanh thu vượt 11.000 tỷ đồng sau 5 tháng, vượt qua nhóm chuỗi Thế Giới Di Động. 10:30 24/6/2023
SeABank tính huy động nghìn tỷ đồng từ nhà đầu tư Na Uy
Nhà băng này chốt giá thấp nhất 12.861 đồng đến cao nhất 37.032 đồng cho mỗi cổ phiếu chào bán, tương ứng huy động tối thiểu 1.200 tỷ đến tối đa hơn 3.500 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - Mã: SSB) vừa công bố Nghị quyết HĐQT về việc triển khai chào bán cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài và phương án đảm bảo tỷ lệ sở hữu nước ngoài (room ngoại) theo quy định. Nhà băng này dự kiến phát hành thêm tối đa 94,6 triệu cổ phiếu, tương đương 4,6366% lượng cổ phiếu đang lưu hành cho nhà đầu tư Norwegian Investment Fund (Norfund) của Na Uy. Toàn bộ lượng cổ phần chào bán cho Norfund sẽ bị hạn chế chuyển nhượng một năm. Việc thực hiện dự kiến trong năm nay hoặc thời điểm khác do HĐQT quyết định. SeABank tính thu tối thiểu 1.200 tỷ đồng từ đợt chào bán cho Nortfund. Ảnh: T.L. Giá chào bán dự kiến không thấp hơn giá trị sổ sách (12.861 đồng/cổ phiếu) và không vượt quá 120% mức trung bình giá cổ phiếu SSB trong 30 phiên gần nhất tính đến 13/6 (tức 37.032 đồng/cổ phiếu). Tổng số tiền dự kiến thu về tối thiểu hơn 1.200 tỷ đồng từ đợt huy động. SeABank cho biết nguồn tiền thu được từ đợt huy động dự kiến dùng để bổ sung vốn cho hoạt động kinh doanh và đầu tư cơ sở vật chất, phát triển hệ thống công nghệ thông tin, mở rộng mạng lưới. HĐQT ngân hàng sẽ quyết định phân bổ vốn cho các mục đích và linh hoạt điều chỉnh phương án sử dụng vốn phù hợp với nhu cầu sử dụng thực tế của ngân hàng trong từng thời kỳ, đảm bảo hiệu quả và lợi ích cho cổ đông, tuân thủ theo quy định của pháp luật. Sau phát hành, vốn điều lệ của SeABank dự kiến tăng lên 25.483 tỷ đồng. Để thuận lợi cho việc phát hành cổ phiếu cho đối tác ngoại, SeABank sẽ thực hiện việc tạm khóa tỷ lệ sở hữu nước ngoài ở mức 1,2877% nhằm đảm bảo room ngoại sau phát hành không vượt quá 5%. Hiện khối ngoại đang nắm giữ 0,1885% vốn ngân hàng trước phát hành. SeABank hiện là một trong số ít ngân hàng chưa có cổ đông chiến lược nước ngoài (sau khi Société Générale rút lui hồi năm 2021). Vấn đề này được các cổ đông SeABank nhắc nhiều trong phiên họp thường niên gần đây. Trên thị trường chứng khoán, chốt phiên giao dịch ngày 4/7, cổ phiếu SSB tăng nhẹ lên 0,18% so với phiên liền kề, đóng cửa ở mức 27.100 đồng/cổ phiếu. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
SeABank tính huy động nghìn tỷ đồng từ nhà đầu tư Na Uy Nhà băng này chốt giá thấp nhất 12.861 đồng đến cao nhất 37.032 đồng cho mỗi cổ phiếu chào bán, tương ứng huy động tối thiểu 1.200 tỷ đến tối đa hơn 3.500 tỷ đồng. Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - Mã: SSB) vừa công bố Nghị quyết HĐQT về việc triển khai chào bán cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài và phương án đảm bảo tỷ lệ sở hữu nước ngoài (room ngoại) theo quy định. Nhà băng này dự kiến phát hành thêm tối đa 94,6 triệu cổ phiếu, tương đương 4,6366% lượng cổ phiếu đang lưu hành cho nhà đầu tư Norwegian Investment Fund (Norfund) của Na Uy. Toàn bộ lượng cổ phần chào bán cho Norfund sẽ bị hạn chế chuyển nhượng một năm. Việc thực hiện dự kiến trong năm nay hoặc thời điểm khác do HĐQT quyết định. SeABank tính thu tối thiểu 1.200 tỷ đồng từ đợt chào bán cho Nortfund. Ảnh: T.L. Giá chào bán dự kiến không thấp hơn giá trị sổ sách (12.861 đồng/cổ phiếu) và không vượt quá 120% mức trung bình giá cổ phiếu SSB trong 30 phiên gần nhất tính đến 13/6 (tức 37.032 đồng/cổ phiếu). Tổng số tiền dự kiến thu về tối thiểu hơn 1.200 tỷ đồng từ đợt huy động. SeABank cho biết nguồn tiền thu được từ đợt huy động dự kiến dùng để bổ sung vốn cho hoạt động kinh doanh và đầu tư cơ sở vật chất, phát triển hệ thống công nghệ thông tin, mở rộng mạng lưới. HĐQT ngân hàng sẽ quyết định phân bổ vốn cho các mục đích và linh hoạt điều chỉnh phương án sử dụng vốn phù hợp với nhu cầu sử dụng thực tế của ngân hàng trong từng thời kỳ, đảm bảo hiệu quả và lợi ích cho cổ đông, tuân thủ theo quy định của pháp luật. Sau phát hành, vốn điều lệ của SeABank dự kiến tăng lên 25.483 tỷ đồng. Để thuận lợi cho việc phát hành cổ phiếu cho đối tác ngoại, SeABank sẽ thực hiện việc tạm khóa tỷ lệ sở hữu nước ngoài ở mức 1,2877% nhằm đảm bảo room ngoại sau phát hành không vượt quá 5%. Hiện khối ngoại đang nắm giữ 0,1885% vốn ngân hàng trước phát hành. SeABank hiện là một trong số ít ngân hàng chưa có cổ đông chiến lược nước ngoài (sau khi Société Générale rút lui hồi năm 2021). Vấn đề này được các cổ đông SeABank nhắc nhiều trong phiên họp thường niên gần đây. Trên thị trường chứng khoán, chốt phiên giao dịch ngày 4/7, cổ phiếu SSB tăng nhẹ lên 0,18% so với phiên liền kề, đóng cửa ở mức 27.100 đồng/cổ phiếu. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Giá vàng miếng SJC tăng sốc, vượt 75 triệu đồng/lượng
Sáng ngày 20/12, giá vàng miếng SJC tăng mạnh phiên thứ 2 liên tiếp thêm nửa triệu đồng/lượng, giá bán ra tại một số doanh nghiệp đã chạm mốc 75 triệu đồng.
Thị trường vàng trong nước đang ghi nhận xu hướng tăng mạnh của mặt hàng vàng miếng SJC phiên giao dịch hôm nay. Cụ thể, mở cửa phiên sáng 20/12, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá mua vào đối với mặt hàng vàng miếng ở mức 73,9 triệu đồng/lượng và bán ra ở 74,9 triệu đồng. So với phiên liền trước, giá giao dịch mặt hàng này đã tăng 500.000 đồng ở hai chiều mua - bán. Cũng tại SJC, các mặt hàng vàng nhẫn 99,99% loại 1-5 chỉ hiện được niêm yết ở mức 61 - 62,05 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng 100.000 đồng so với phiên liền trước. Giá vàng nhẫn 99,99% loại nửa chỉ của thương hiệu vàng quốc gia cũng ghi nhận mức tăng tương ứng, hiện cố định ở 61 - 62,15 triệu/lượng. Với phiên tăng hôm nay, biểu đồ giá vàng miếng SJC đã ghi nhận xu hướng tăng liên tục hơn một tháng qua. Đưa giá mặt hàng này từ vùng 70 triệu đồng/lượng hồi nửa cuối tháng 11 lên xấp xỉ 75 triệu đồng/lượng hiện tại. Trong khi đó, tại các doanh nghiệp vàng khác như Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, Công ty Bảo Tín Minh Châu, Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) giá bán vàng miếng đều đã tăng thêm 500.000 đồng/lượng, vượt mốc 75,3 triệu đồng. Cụ thể, Tập đoàn DOJI sáng nay tăng giá vàng miếng tại TP. HCM thêm 500.000 đồng, hiện niêm yết tại vùng 74,4 - 75,4 triệu đồng/lượng (mua - bán), cao nhất thị trường. Tương tự, tại PNJ, giá mua vào vàng miếng hiện cố định ở mức 74,5 triệu/lượng, giá bán ra là 75,4 triệu/lượng. Giá mua - bán vàng nhẫn 24K do doanh nghiệp này chế tác cũng ghi nhận xu hướng tăng mạnh nhất thị trường hôm nay thêm 250.000 đồng, hiện bán ra ở 62,2 triệu đồng/lượng. Công ty Bảo Tín Minh Châu đang neo giá vàng miếng tại vùng 74,45 - 75,38 triệu đồng/lượng, tăng 450.000 đồng ở chiều mua và 480.000 đồng ở chiều bán. Đồng thời, Bảo Tín Minh Châu chấp nhận mua - bán vàng nhẫn ở mức 61,83 - 62,83 triệu đồng/lượng, tăng 270.000 đồng so với chốt phiên liền trước. Các cửa hàng vàng của Mi Hồng tại TP.HCM hiện giao dịch vàng miếng với giá 74,4 - 75,3 triệu đồng/lượng, tăng 200.000-300.000 đồng ở hai chiều. Giá vàng nhẫn 999 là 60,8 - 61,6 triệu đồng/lượng, cũng tăng 100.000 đồng. Diễn biến tăng mạnh của giá vàng trong nước những phiên gần đây chủ yếu đi theo biến động của giá vàng thế giới. Hiện giá vàng thế giới giao ngay đã bật tăng lên mức 2.038 USD/ounce, quy đổi ra tiền Việt vào khoảng 60,23 triệu đồng/lượng. Theo giới phân tích, giá vàng thế giới hôm nay tăng tiếp do ngày càng ít nhà đầu tư quan tâm đến đồng bạc xanh, khiến chỉ số USD Index đi xuống. Mặt khác, trái phiếu Mỹ ngày càng kém hấp dẫn nhà đầu tư do lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm đã giảm xuống còn 3,9% - mức thấp kể từ tháng 7/2023 đến nay. Yếu tố này đã thúc đẩy nhiều người dịch chuyển vốn từ trái phiếu sang kim loại quý. Giá vàng hôm nay có thêm điều kiện để bật tăng. Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Cắt giảm đường bay nội địa: Duy trì hãng lỗ, dừng thì tỉnh khóMột số tỉnh đã bố trí kinh phí để hỗ trợ các hãng hàng không khai thác đường bay trở lại, nhưng đến nay vẫn chưa có hãng nào đề nghị mở thêm đường bay mới. 06:00 20/12/2023 Hơn 300.000 nhân viên tại Big4 kiểm toán mất việcHơn 300.000 nhân viên tự nguyện hoặc bị sa thải chỉ trong 10 tháng đầu năm, theo thống kê tại 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới. 00:00 20/12/2023 Phát hiện kho hàng loa Marshall giả, bán giảm giá 70% trên mạngĐoàn kiểm tra liên ngành đã phát hiện kho chứa hàng loa bluetooth của thương hiệu nổi tiếng Marshall được gắn nhãn mác và đóng gói ngay tại Việt Nam. 20:51 19/12/2023
Giá vàng miếng SJC tăng sốc, vượt 75 triệu đồng/lượng Sáng ngày 20/12, giá vàng miếng SJC tăng mạnh phiên thứ 2 liên tiếp thêm nửa triệu đồng/lượng, giá bán ra tại một số doanh nghiệp đã chạm mốc 75 triệu đồng. Thị trường vàng trong nước đang ghi nhận xu hướng tăng mạnh của mặt hàng vàng miếng SJC phiên giao dịch hôm nay. Cụ thể, mở cửa phiên sáng 20/12, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá mua vào đối với mặt hàng vàng miếng ở mức 73,9 triệu đồng/lượng và bán ra ở 74,9 triệu đồng. So với phiên liền trước, giá giao dịch mặt hàng này đã tăng 500.000 đồng ở hai chiều mua - bán. Cũng tại SJC, các mặt hàng vàng nhẫn 99,99% loại 1-5 chỉ hiện được niêm yết ở mức 61 - 62,05 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng 100.000 đồng so với phiên liền trước. Giá vàng nhẫn 99,99% loại nửa chỉ của thương hiệu vàng quốc gia cũng ghi nhận mức tăng tương ứng, hiện cố định ở 61 - 62,15 triệu/lượng. Với phiên tăng hôm nay, biểu đồ giá vàng miếng SJC đã ghi nhận xu hướng tăng liên tục hơn một tháng qua. Đưa giá mặt hàng này từ vùng 70 triệu đồng/lượng hồi nửa cuối tháng 11 lên xấp xỉ 75 triệu đồng/lượng hiện tại. Trong khi đó, tại các doanh nghiệp vàng khác như Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, Công ty Bảo Tín Minh Châu, Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) giá bán vàng miếng đều đã tăng thêm 500.000 đồng/lượng, vượt mốc 75,3 triệu đồng. Cụ thể, Tập đoàn DOJI sáng nay tăng giá vàng miếng tại TP. HCM thêm 500.000 đồng, hiện niêm yết tại vùng 74,4 - 75,4 triệu đồng/lượng (mua - bán), cao nhất thị trường. Tương tự, tại PNJ, giá mua vào vàng miếng hiện cố định ở mức 74,5 triệu/lượng, giá bán ra là 75,4 triệu/lượng. Giá mua - bán vàng nhẫn 24K do doanh nghiệp này chế tác cũng ghi nhận xu hướng tăng mạnh nhất thị trường hôm nay thêm 250.000 đồng, hiện bán ra ở 62,2 triệu đồng/lượng. Công ty Bảo Tín Minh Châu đang neo giá vàng miếng tại vùng 74,45 - 75,38 triệu đồng/lượng, tăng 450.000 đồng ở chiều mua và 480.000 đồng ở chiều bán. Đồng thời, Bảo Tín Minh Châu chấp nhận mua - bán vàng nhẫn ở mức 61,83 - 62,83 triệu đồng/lượng, tăng 270.000 đồng so với chốt phiên liền trước. Các cửa hàng vàng của Mi Hồng tại TP.HCM hiện giao dịch vàng miếng với giá 74,4 - 75,3 triệu đồng/lượng, tăng 200.000-300.000 đồng ở hai chiều. Giá vàng nhẫn 999 là 60,8 - 61,6 triệu đồng/lượng, cũng tăng 100.000 đồng. Diễn biến tăng mạnh của giá vàng trong nước những phiên gần đây chủ yếu đi theo biến động của giá vàng thế giới. Hiện giá vàng thế giới giao ngay đã bật tăng lên mức 2.038 USD/ounce, quy đổi ra tiền Việt vào khoảng 60,23 triệu đồng/lượng. Theo giới phân tích, giá vàng thế giới hôm nay tăng tiếp do ngày càng ít nhà đầu tư quan tâm đến đồng bạc xanh, khiến chỉ số USD Index đi xuống. Mặt khác, trái phiếu Mỹ ngày càng kém hấp dẫn nhà đầu tư do lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm đã giảm xuống còn 3,9% - mức thấp kể từ tháng 7/2023 đến nay. Yếu tố này đã thúc đẩy nhiều người dịch chuyển vốn từ trái phiếu sang kim loại quý. Giá vàng hôm nay có thêm điều kiện để bật tăng. Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Cắt giảm đường bay nội địa: Duy trì hãng lỗ, dừng thì tỉnh khóMột số tỉnh đã bố trí kinh phí để hỗ trợ các hãng hàng không khai thác đường bay trở lại, nhưng đến nay vẫn chưa có hãng nào đề nghị mở thêm đường bay mới. 06:00 20/12/2023 Hơn 300.000 nhân viên tại Big4 kiểm toán mất việcHơn 300.000 nhân viên tự nguyện hoặc bị sa thải chỉ trong 10 tháng đầu năm, theo thống kê tại 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới. 00:00 20/12/2023 Phát hiện kho hàng loa Marshall giả, bán giảm giá 70% trên mạngĐoàn kiểm tra liên ngành đã phát hiện kho chứa hàng loa bluetooth của thương hiệu nổi tiếng Marshall được gắn nhãn mác và đóng gói ngay tại Việt Nam. 20:51 19/12/2023
Thống đốc NHNN: 24 dự án nhà ở xã hội đăng ký vay gói 120.000 tỷ đồng
Thống đốc cho biết NHNN đã nhận được 3 công văn công bố 15 dự án nhà ở xã hội của các tỉnh Bắc Giang, Trà Vinh, Tây Ninh và 9 dự án tại Bình Định, Phú Thọ, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Đây là thông tin được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đưa ra tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với các địa phương, diễn ra ngày 4/7. Đánh giá về tình hình nửa đầu năm qua, Thống đốc cho biết NHNN đã theo dõi sát diễn biến, tình hình kinh tế vĩ mô và bám sát chỉ đạo của Chính phủ để điều hành linh hoạt, duy trì thanh khoản, sẵn sàng nguồn vốn cho các tổ chức tín dụng cấp tín dụng ra nền kinh tế. Tính đến ngày 27/6, tín dụng toàn nền kinh tế đã tăng 4,03% so với đầu năm và tăng 9,08% so với cùng kỳ năm trước. Gói 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội đã bắt đầu giải ngân Đáng chú ý, về cơ cấu tín dụng, tín dụng vào kinh doanh bất động sản trong 5 tháng đầu năm đã tăng 14%, cho thấy những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường vừa qua đã bắt đầu phát huy tác dụng. Tuy nhiên, tín dụng cho tiêu dùng bất động sản cùng giai đoạn này lại giảm 1,32%, trong khi cùng kỳ năm ngoái tăng tới 15%. “Hiện tại, nhà đầu tư bất động sản là cá nhân và người mua nhà để tiêu dùng vẫn chưa sẵn sàng đầu tư nên tín dụng còn đang thấp. Bởi vậy, việc tháo gỡ các khó khăn pháp lý, điều chỉnh giá nhà, giá bất động sản cũng là một trong những giải pháp để có thể thúc đẩy cầu tiêu dùng và đầu tư trong lĩnh vực bất động sản”, Thống đốc nói. Về mặt bằng lãi suất, Thống đốc NHNN cho biết sau liên tiếp các lần hạ lãi suất điều hành vừa qua, hiện lãi suất đã trở về mức trước đại dịch Covid-19. NHNN cũng là một trong số ít ngân hàng trung ương trên thế giới giảm lãi suất trong bối cảnh các nước vẫn giữ lãi suất ở mức cao (tính đến 15/6, trên toàn thế giới vẫn ghi nhận 101 lượt tăng lãi suất điều hành). Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội đã được các ngân hàng cho vay ra. Ảnh: T.L. Liên quan gói cho vay nhà ở xã hội 120.000 tỷ đồng, Thống đốc NHNN cho biết đã nhận được 3 công văn công bố 15 dự án của các tỉnh Bắc Giang, Trà Vinh và Tây Ninh, trong đó có 5 dự án đã được cấp phép xây dựng. Ngoài ra, 3 địa phương là Bình Định, Phú Thọ và Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đã công bố 9 dự án. “Các địa phương cấp phép xây dựng và các dự án cũng sẵn sàng được các tổ chức tín dụng cho vay. Đến nay, đã có một số ngân hàng như BIDV, Argibank bắt đầu cho vay trong gói tín dụng này”, Thống đốc thông tin. Cần thêm giải pháp để thúc đẩy tín dụng Liên quan vấn đề thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, lãnh đạo NHNN cho biết tăng trưởng kinh tế quý II cải thiện có đóng góp quan trọng của khu vực thương mại và dịch vụ. Do đó, việc khai thác cầu nội địa để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong điều kiện cầu nước ngoài đang yếu là hướng đi đúng. Trong trung và dài hạn, để tăng cường tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế như Nghị quyết Đại hội Đảng đề ra, cần tiếp tục tập trung khai thác động lực này. Thống đốc nhấn mạnh tăng tiếp cận tín dụng đang là vấn đề được quan tâm. Về phía nhà điều hành, NHNN đã và sẽ tiếp tục điều hành linh hoạt, chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện các giải pháp. Với thị trường bất động sản, cần giải quyết vấn đề pháp lý cũng như các doanh nghiệp cần điều chỉnh giá của bất động sản Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng Tuy nhiên, Thống đốc cũng kiến nghị cần có thêm các giải pháp từ phía các cơ quan, bộ ngành khác. Chẳng hạn như giải quyết đầu ra cho doanh nghiệp thông qua xúc tiến thương mại; khai tác thị trường trong nước; cải thiện về điều kiện tiếp cận tín dụng thông qua bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; thúc đẩy đầu tư công để có sự lan tỏa đến hoạt động sản xuất, kinh doanh khác... Với thị trường bất động sản, cần giải quyết vấn đề pháp lý cũng như các doanh nghiệp cần điều chỉnh giá của bất động sản. Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết NHNN đang chỉ đạo các tổ chức tín dụng rà soát thủ tục, hồ sơ để tăng khả năng tiếp cận tín dụng. Ngoài ra, nhà điều hành cũng đang xem xét sớm thông báo tăng trưởng tín dụng trong thời gian tới theo chỉ đạo của Thủ tướng. Tại phiên họp của Chính phủ, NHNN đã lắng nghe ý kiến của một số địa phương như Bắc Giang và Cà Mau cho biết doanh nghiệp khó tiếp cận vốn. Thống đốc mong muốn lãnh đạo các địa phương chỉ đạo các sở, ban, ngành cho biết cụ thể các doanh nghiệp nào không vay được vốn, không vay được ở ngân hàng nào. Qua đó, NHNN sẽ chỉ đạo Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh tổ chức hội nghị kết nối giữa ngân hàng và doanh nghiệp, qua đó xác định rõ nguyên nhân và giải pháp tháo gỡ. Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo giảm lãi suất cho vayNgân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu các nhà băng triển khai các giải pháp để giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh. 20:36 28/6/2023 Nhiều ngân hàng rục rịch giảm lãi tiết kiệm kỳ hạn ngắnNhiều nhà băng bắt đầu điều chỉnh giảm lãi suất huy động kỳ hạn ngắn với mức giảm 0,25 điểm %, về bằng mức trần được Ngân hàng Nhà nước thông báo ngày 16/6. 07:00 18/6/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Thống đốc NHNN: 24 dự án nhà ở xã hội đăng ký vay gói 120.000 tỷ đồng Thống đốc cho biết NHNN đã nhận được 3 công văn công bố 15 dự án nhà ở xã hội của các tỉnh Bắc Giang, Trà Vinh, Tây Ninh và 9 dự án tại Bình Định, Phú Thọ, Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây là thông tin được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đưa ra tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với các địa phương, diễn ra ngày 4/7. Đánh giá về tình hình nửa đầu năm qua, Thống đốc cho biết NHNN đã theo dõi sát diễn biến, tình hình kinh tế vĩ mô và bám sát chỉ đạo của Chính phủ để điều hành linh hoạt, duy trì thanh khoản, sẵn sàng nguồn vốn cho các tổ chức tín dụng cấp tín dụng ra nền kinh tế. Tính đến ngày 27/6, tín dụng toàn nền kinh tế đã tăng 4,03% so với đầu năm và tăng 9,08% so với cùng kỳ năm trước. Gói 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội đã bắt đầu giải ngân Đáng chú ý, về cơ cấu tín dụng, tín dụng vào kinh doanh bất động sản trong 5 tháng đầu năm đã tăng 14%, cho thấy những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường vừa qua đã bắt đầu phát huy tác dụng. Tuy nhiên, tín dụng cho tiêu dùng bất động sản cùng giai đoạn này lại giảm 1,32%, trong khi cùng kỳ năm ngoái tăng tới 15%. “Hiện tại, nhà đầu tư bất động sản là cá nhân và người mua nhà để tiêu dùng vẫn chưa sẵn sàng đầu tư nên tín dụng còn đang thấp. Bởi vậy, việc tháo gỡ các khó khăn pháp lý, điều chỉnh giá nhà, giá bất động sản cũng là một trong những giải pháp để có thể thúc đẩy cầu tiêu dùng và đầu tư trong lĩnh vực bất động sản”, Thống đốc nói. Về mặt bằng lãi suất, Thống đốc NHNN cho biết sau liên tiếp các lần hạ lãi suất điều hành vừa qua, hiện lãi suất đã trở về mức trước đại dịch Covid-19. NHNN cũng là một trong số ít ngân hàng trung ương trên thế giới giảm lãi suất trong bối cảnh các nước vẫn giữ lãi suất ở mức cao (tính đến 15/6, trên toàn thế giới vẫn ghi nhận 101 lượt tăng lãi suất điều hành). Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội đã được các ngân hàng cho vay ra. Ảnh: T.L. Liên quan gói cho vay nhà ở xã hội 120.000 tỷ đồng, Thống đốc NHNN cho biết đã nhận được 3 công văn công bố 15 dự án của các tỉnh Bắc Giang, Trà Vinh và Tây Ninh, trong đó có 5 dự án đã được cấp phép xây dựng. Ngoài ra, 3 địa phương là Bình Định, Phú Thọ và Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đã công bố 9 dự án. “Các địa phương cấp phép xây dựng và các dự án cũng sẵn sàng được các tổ chức tín dụng cho vay. Đến nay, đã có một số ngân hàng như BIDV, Argibank bắt đầu cho vay trong gói tín dụng này”, Thống đốc thông tin. Cần thêm giải pháp để thúc đẩy tín dụng Liên quan vấn đề thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, lãnh đạo NHNN cho biết tăng trưởng kinh tế quý II cải thiện có đóng góp quan trọng của khu vực thương mại và dịch vụ. Do đó, việc khai thác cầu nội địa để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong điều kiện cầu nước ngoài đang yếu là hướng đi đúng. Trong trung và dài hạn, để tăng cường tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế như Nghị quyết Đại hội Đảng đề ra, cần tiếp tục tập trung khai thác động lực này. Thống đốc nhấn mạnh tăng tiếp cận tín dụng đang là vấn đề được quan tâm. Về phía nhà điều hành, NHNN đã và sẽ tiếp tục điều hành linh hoạt, chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện các giải pháp. Với thị trường bất động sản, cần giải quyết vấn đề pháp lý cũng như các doanh nghiệp cần điều chỉnh giá của bất động sản Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng Tuy nhiên, Thống đốc cũng kiến nghị cần có thêm các giải pháp từ phía các cơ quan, bộ ngành khác. Chẳng hạn như giải quyết đầu ra cho doanh nghiệp thông qua xúc tiến thương mại; khai tác thị trường trong nước; cải thiện về điều kiện tiếp cận tín dụng thông qua bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; thúc đẩy đầu tư công để có sự lan tỏa đến hoạt động sản xuất, kinh doanh khác... Với thị trường bất động sản, cần giải quyết vấn đề pháp lý cũng như các doanh nghiệp cần điều chỉnh giá của bất động sản. Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết NHNN đang chỉ đạo các tổ chức tín dụng rà soát thủ tục, hồ sơ để tăng khả năng tiếp cận tín dụng. Ngoài ra, nhà điều hành cũng đang xem xét sớm thông báo tăng trưởng tín dụng trong thời gian tới theo chỉ đạo của Thủ tướng. Tại phiên họp của Chính phủ, NHNN đã lắng nghe ý kiến của một số địa phương như Bắc Giang và Cà Mau cho biết doanh nghiệp khó tiếp cận vốn. Thống đốc mong muốn lãnh đạo các địa phương chỉ đạo các sở, ban, ngành cho biết cụ thể các doanh nghiệp nào không vay được vốn, không vay được ở ngân hàng nào. Qua đó, NHNN sẽ chỉ đạo Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh tổ chức hội nghị kết nối giữa ngân hàng và doanh nghiệp, qua đó xác định rõ nguyên nhân và giải pháp tháo gỡ. Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo giảm lãi suất cho vayNgân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu các nhà băng triển khai các giải pháp để giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh. 20:36 28/6/2023 Nhiều ngân hàng rục rịch giảm lãi tiết kiệm kỳ hạn ngắnNhiều nhà băng bắt đầu điều chỉnh giảm lãi suất huy động kỳ hạn ngắn với mức giảm 0,25 điểm %, về bằng mức trần được Ngân hàng Nhà nước thông báo ngày 16/6. 07:00 18/6/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Thẻ ngân hàng UOB ở Việt Nam 'cháy hàng' nhờ Taylor Swift
Các Swifties tại Việt Nam, Thái Lan, Indonesia... đã đổ xô đăng ký thẻ của UOB để có quyền ưu tiên mua vé sớm show diễn của Taylor Swift tại Singapore.
Show diễn của Taylor Swift tại Singapore khiến các fan châu Á vô cùng hào hứng. Ảnh: John Shearer/Getty. Cơn sốt săn vé liveshow của Taylor Swift ở Singapore đang nóng lên trên toàn châu Á. Các Swifties (tên gọi người hâm mộ Taylor) trên khắp châu Á đã đổ xô đăng ký thẻ của United Overseas Bank Ltd (UOB). Trả lời Bloomberg, UOB cho biết số lượng người đăng ký thẻ tín dụng tại Singapore, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Indonesia đã tăng 45% trong tuần Taylor công bố lịch biểu diễn tại Singapore, so với thời điểm đầu tháng 6. Số lượng đơn đăng ký mở thẻ ghi nợ ở Singapore và Việt Nam đã tăng gần 130%. Dữ liệu của UOB chỉ ra hơn 50% số người mới làm thẻ là phụ nữ, 1/3 trên tổng số trong độ tuổi từ 30 đến 40 tuổi. Theo ghi nhận của Tri Thức Trực Tuyến, rất đông người hâm mộ của Taylor Swift tại TP.HCM đã xếp hàng dài ở chi nhánh UOB tại đường Nguyễn Huệ để đăng ký làm thẻ. Dữ liệu từ Google tìm kiếm chỉ ra các từ khóa “UOB” và “Taylor Swift” đã đạt mức phổ biến cao nhất vào ngày 1/6, khi thông tin chi tiết về chuyến lưu diễn châu Á của Taylor Swift được công bố. Nhiều người cũng thảo luận sôi nổi về thẻ UOB trên Telegaram. Một số người dự định tìm kiếm sự giúp đỡ từ bạn bè và người thân đã là chủ thẻ. Sở dĩ UOB trở thành chủ đề hot xoay quanh show diễn của Taylor Swift vì chủ thẻ UOB ở 5 thị trường nói trên có quyền mua vé trước vào thứ Tư, sớm hơn 48 tiếng so với thời điểm vé được bán chính thức. Ngân hàng lớn thứ ba của Singapore đã mua lại mảng tiêu dùng của Citigroup Inc. ở Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam trong một động thái nhằm tăng thêm sức mạnh ở Đông Nam Á. Thỏa thuận này đã nâng số lượng khách hàng cá nhân của UOB trong khu vực lên hơn 7 triệu, đại diện ngân hàng này cho biết. Swifties trên khắp khu vực đang tìm cách bay đến Singapore để xem những buổi biểu diễn hiếm hoi diễn ra tại Đông Nam Á. Pathramon Niamsaing, một chuyên gia phát triển kinh doanh đến từ Thái Lan, đã nghiên cứu các khách sạn và chuyến bay trước khi bán vé. “Tôi cảm thấy hơi thất vọng khi Taylor không đến Bangkok nhưng tôi đã lên kế hoạch đi Singapore ngay", người này cho biết thêm rằng mình sẽ lên đường cùng 2 người bạn. Taylor Swift đang là cỗ máy in tiền khi những buổi biểu diễn của ngôi sao này mang lại doanh thu bán vé hơn 13 triệu USD mỗi đêm. Tháng 11 năm ngoái, Ticketmaster đã hủy đợt bán vé công khai cho chuyến lưu diễn ở Mỹ của Taylor khi trang web của họ gặp sự cố do nhu cầu bán trước lớn, gây ra vụ kiện từ một nhóm người hâm mộ. Tại Singapore, vé có giá từ 108 SGD (80 USD) đến 348 SGD trong khi các gói VIP bao gồm túi tote, nhãn dán và bộ bưu thiếp và dây buộc có giá lên tới 1.228 SGD. Sự xuất hiện độc quyền của Taylor Swift tại Singapore càng làm tăng thêm sự cuồng nhiệt cho các hoạt động âm nhạc của quốc gia này khi hoạt động du lịch hậu Covid-19 được nối lại. Vé xem Coldplay đã được bán hết trong vòng vài giờ sau khi phát hành, trong khi ngôi sao nhạc pop Hong Kong Jacky Cheung sẽ biểu diễn trong 11 đêm kỷ lục. Nền tảng du lịch Agoda đã quan sát thấy lượng tìm kiếm chỗ ở tại thành phố này tăng gấp 8,7 lần trong các ngày biểu diễn của Coldplay vào tháng 1, chủ yếu đến từ Malaysia và Indonesia. Singapore thu lợi khủng nhờ concert Taylor Swift, BlackpinkSingapore là địa điểm yêu thích của các nghệ sĩ hàng đầu thế giới, biến quốc đảo sư tử trở thành trung tâm giải trí của cả khu vực và đem lại nguồn thu khổng lồ từ du lịch. 14:43 28/6/2023 Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế
Thẻ ngân hàng UOB ở Việt Nam 'cháy hàng' nhờ Taylor Swift Các Swifties tại Việt Nam, Thái Lan, Indonesia... đã đổ xô đăng ký thẻ của UOB để có quyền ưu tiên mua vé sớm show diễn của Taylor Swift tại Singapore. Show diễn của Taylor Swift tại Singapore khiến các fan châu Á vô cùng hào hứng. Ảnh: John Shearer/Getty. Cơn sốt săn vé liveshow của Taylor Swift ở Singapore đang nóng lên trên toàn châu Á. Các Swifties (tên gọi người hâm mộ Taylor) trên khắp châu Á đã đổ xô đăng ký thẻ của United Overseas Bank Ltd (UOB). Trả lời Bloomberg, UOB cho biết số lượng người đăng ký thẻ tín dụng tại Singapore, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Indonesia đã tăng 45% trong tuần Taylor công bố lịch biểu diễn tại Singapore, so với thời điểm đầu tháng 6. Số lượng đơn đăng ký mở thẻ ghi nợ ở Singapore và Việt Nam đã tăng gần 130%. Dữ liệu của UOB chỉ ra hơn 50% số người mới làm thẻ là phụ nữ, 1/3 trên tổng số trong độ tuổi từ 30 đến 40 tuổi. Theo ghi nhận của Tri Thức Trực Tuyến, rất đông người hâm mộ của Taylor Swift tại TP.HCM đã xếp hàng dài ở chi nhánh UOB tại đường Nguyễn Huệ để đăng ký làm thẻ. Dữ liệu từ Google tìm kiếm chỉ ra các từ khóa “UOB” và “Taylor Swift” đã đạt mức phổ biến cao nhất vào ngày 1/6, khi thông tin chi tiết về chuyến lưu diễn châu Á của Taylor Swift được công bố. Nhiều người cũng thảo luận sôi nổi về thẻ UOB trên Telegaram. Một số người dự định tìm kiếm sự giúp đỡ từ bạn bè và người thân đã là chủ thẻ. Sở dĩ UOB trở thành chủ đề hot xoay quanh show diễn của Taylor Swift vì chủ thẻ UOB ở 5 thị trường nói trên có quyền mua vé trước vào thứ Tư, sớm hơn 48 tiếng so với thời điểm vé được bán chính thức. Ngân hàng lớn thứ ba của Singapore đã mua lại mảng tiêu dùng của Citigroup Inc. ở Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam trong một động thái nhằm tăng thêm sức mạnh ở Đông Nam Á. Thỏa thuận này đã nâng số lượng khách hàng cá nhân của UOB trong khu vực lên hơn 7 triệu, đại diện ngân hàng này cho biết. Swifties trên khắp khu vực đang tìm cách bay đến Singapore để xem những buổi biểu diễn hiếm hoi diễn ra tại Đông Nam Á. Pathramon Niamsaing, một chuyên gia phát triển kinh doanh đến từ Thái Lan, đã nghiên cứu các khách sạn và chuyến bay trước khi bán vé. “Tôi cảm thấy hơi thất vọng khi Taylor không đến Bangkok nhưng tôi đã lên kế hoạch đi Singapore ngay", người này cho biết thêm rằng mình sẽ lên đường cùng 2 người bạn. Taylor Swift đang là cỗ máy in tiền khi những buổi biểu diễn của ngôi sao này mang lại doanh thu bán vé hơn 13 triệu USD mỗi đêm. Tháng 11 năm ngoái, Ticketmaster đã hủy đợt bán vé công khai cho chuyến lưu diễn ở Mỹ của Taylor khi trang web của họ gặp sự cố do nhu cầu bán trước lớn, gây ra vụ kiện từ một nhóm người hâm mộ. Tại Singapore, vé có giá từ 108 SGD (80 USD) đến 348 SGD trong khi các gói VIP bao gồm túi tote, nhãn dán và bộ bưu thiếp và dây buộc có giá lên tới 1.228 SGD. Sự xuất hiện độc quyền của Taylor Swift tại Singapore càng làm tăng thêm sự cuồng nhiệt cho các hoạt động âm nhạc của quốc gia này khi hoạt động du lịch hậu Covid-19 được nối lại. Vé xem Coldplay đã được bán hết trong vòng vài giờ sau khi phát hành, trong khi ngôi sao nhạc pop Hong Kong Jacky Cheung sẽ biểu diễn trong 11 đêm kỷ lục. Nền tảng du lịch Agoda đã quan sát thấy lượng tìm kiếm chỗ ở tại thành phố này tăng gấp 8,7 lần trong các ngày biểu diễn của Coldplay vào tháng 1, chủ yếu đến từ Malaysia và Indonesia. Singapore thu lợi khủng nhờ concert Taylor Swift, BlackpinkSingapore là địa điểm yêu thích của các nghệ sĩ hàng đầu thế giới, biến quốc đảo sư tử trở thành trung tâm giải trí của cả khu vực và đem lại nguồn thu khổng lồ từ du lịch. 14:43 28/6/2023 Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế
Đồng USD sẽ ra sao khi Mỹ vỡ nợ
Đà tăng của USD đã chững lại trong năm nay. Giới quan sát cảnh báo đồng bạc xanh đang đứng trước một thách thức lớn khác.
Theo Bloomberg, đồng bạc xanh đang có dấu hiệu phục hồi. Tuần vừa qua ghi nhận đà tăng mạnh nhất của USD kể từ sau vụ sụp đổ của Silicon Valley Bank (SVB) hồi tháng 3. Lần đầu tiên sau 2 tháng, đồng tiền Mỹ được giao dịch trên mức trung bình động 50 ngày. Điều này cho thấy xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nhưng giới quan sát đặt câu hỏi về tính bền vững của đợt phục hồi này. Đà tăng của USD đã chững lại trong năm nay do ngày càng nhiều dấu hiệu chỉ ra lạm phát tại Mỹ đang hạ nhiệt. Điều này có thể cho phép Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dừng tăng lãi suất, thậm chí bắt đầu cắt giảm sớm hơn dự kiến. Năm ngoái, các đợt tăng lãi suất dồn dập của Fed đã đẩy USD Index - chỉ số đo lường sức mạnh của đồng bạc xanh với những đồng tiền lớn khác trên thế giới - vọt lên mức cao nhất 20 năm. USD thậm chí có lúc đắt hơn euro. "USD đã bị đè bẹp sau cuộc họp của Fed khi cơ quan này phát đi tín hiệu cho thấy chuẩn bị kết thúc chu kỳ thắt chặt tiền tệ", ông Edward Moya - chuyên gia thị trường cấp cao tại hãng tư vấn Oanda (có trụ sở ở Mỹ) - bình luận với Zing. USD đã bị đè bẹp sau cuộc họp của Fed khi cơ quan này phát đi tín hiệu cho thấy chuẩn bị kết thúc chu kỳ thắt chặt tiền tệÔng Edward Moya - chuyên gia thị trường cấp cao tại hãng tư vấn Oanda (Mỹ) Theo dữ liệu của CME FedWatch Tool, các thị trường đang định giá khả năng Fed giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tháng 6 lên tới 76,3%. Trong khi đó, khả năng Fed tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm chỉ là 23,7%. Nhưng USD hiện đứng trước một thách thức lớn khác. Sự bế tắc trong các thỏa thuận về trần nợ công giữa Nhà Trắng và đảng Cộng hòa tại Hạ viện đang làm gia tăng rủi ro vỡ nợ của Mỹ. Đây sẽ là rào cản đối với việc mua USD. Biểu đồ của chuyên gia Jonathan Pain tại Pain Report so sánh chi phí bảo hiểm đối với rủi ro vỡ nợ của Mỹ với một loạt quốc gia được đánh giá tín nhiệm thấp hơn như Mexico, Hy Lạp, Australia, Nam Phi và Colombia. Điều đáng nói là rủi ro vỡ nợ của Mỹ trong năm 2024 đang lớn hơn mọi quốc gia kể trên. Theo một cuộc khảo sát mới đây của Bloomberg MLIV Pulse với 637 nhà đầu tư, đa số tin rằng sự bế tắc trong các thỏa thuận về trần nợ sẽ tạo sức ép lớn lên đồng bạc xanh. 41% nhà đầu tư tin rằng đồng tiền dự trữ chính của thế giới sẽ gặp rủi ro nếu Mỹ chính thức vỡ nợ. Tác động của sự bế tắc về trần nợ tại Mỹ đối với USD Dữ liệu: Cuộc khảo sát của Bloomberg MLIV Pulse đối với 637 nhà đầu tư. NhãnRất ít dù kết quả ra saoTác động tiêu cực đáng kể, nhưng chỉ khi Mỹ vỡ nợTác động tiêu cực đáng kể dù Mỹ vỡ nợ hay gần vỡ nợThiệt hại lớn và sẽ còn tồi tệ hơn % 29.6740.9715.713.66 Các nhà đầu tư đã tính đến kịch bản đồng USD bị bán tháo vì rủi ro vỡ nợ của Mỹ. Trong một cuộc khảo sát trước đó của MLIV Pulse, phần lớn người được hỏi tin rằng USD sẽ chiếm chưa tới 50% dự trữ toàn cầu trong vòng một thập kỷ tới. Nếu Mỹ vỡ nợ, thậm chí chỉ cần đứng trước nguy cơ vỡ nợ, nền kinh tế sẽ gánh chịu hậu quả lớn. Trở lại cuộc khủng hoảng trần nợ công hồi 2011, thị trường chứng khoán đã mất 17% giá trị trong hơn một năm. Theo báo cáo của Moody’s, tình trạng bất ổn đã thổi bay 1,2 triệu việc làm, tỷ lệ thất nghiệp tăng 0,7 điểm phần trăm, nền kinh tế thu hẹp 180 tỷ USD so với kịch bản không có nguy cơ vỡ nợ. Nước này cũng mất xếp hạng tín nhiệm AAA, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng tới vị thế và danh tiếng của Mỹ trong hệ thống tài chính và nền kinh tế toàn cầu. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. 'Núi nợ' của các nước lớn đe dọa kinh tế thế giớiChủ tịch WB cảnh báo rằng rắc rối đang chồng chất, bủa vây kinh tế toàn cầu. Một trong số đó là khoản nợ công cao chưa từng có của những nước phát triển. 06:00 13/5/2023 Nợ tiêu dùng tại Mỹ cao chưa từng thấyNợ của người tiêu dùng tại Mỹ đã tăng lên mức kỷ lục trong quý đầu tiên của năm. Trong khi đó, tỷ lệ nợ quá hạn cũng gia tăng. 06:00 17/5/2023
Đồng USD sẽ ra sao khi Mỹ vỡ nợ Đà tăng của USD đã chững lại trong năm nay. Giới quan sát cảnh báo đồng bạc xanh đang đứng trước một thách thức lớn khác. Theo Bloomberg, đồng bạc xanh đang có dấu hiệu phục hồi. Tuần vừa qua ghi nhận đà tăng mạnh nhất của USD kể từ sau vụ sụp đổ của Silicon Valley Bank (SVB) hồi tháng 3. Lần đầu tiên sau 2 tháng, đồng tiền Mỹ được giao dịch trên mức trung bình động 50 ngày. Điều này cho thấy xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nhưng giới quan sát đặt câu hỏi về tính bền vững của đợt phục hồi này. Đà tăng của USD đã chững lại trong năm nay do ngày càng nhiều dấu hiệu chỉ ra lạm phát tại Mỹ đang hạ nhiệt. Điều này có thể cho phép Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dừng tăng lãi suất, thậm chí bắt đầu cắt giảm sớm hơn dự kiến. Năm ngoái, các đợt tăng lãi suất dồn dập của Fed đã đẩy USD Index - chỉ số đo lường sức mạnh của đồng bạc xanh với những đồng tiền lớn khác trên thế giới - vọt lên mức cao nhất 20 năm. USD thậm chí có lúc đắt hơn euro. "USD đã bị đè bẹp sau cuộc họp của Fed khi cơ quan này phát đi tín hiệu cho thấy chuẩn bị kết thúc chu kỳ thắt chặt tiền tệ", ông Edward Moya - chuyên gia thị trường cấp cao tại hãng tư vấn Oanda (có trụ sở ở Mỹ) - bình luận với Zing. USD đã bị đè bẹp sau cuộc họp của Fed khi cơ quan này phát đi tín hiệu cho thấy chuẩn bị kết thúc chu kỳ thắt chặt tiền tệÔng Edward Moya - chuyên gia thị trường cấp cao tại hãng tư vấn Oanda (Mỹ) Theo dữ liệu của CME FedWatch Tool, các thị trường đang định giá khả năng Fed giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tháng 6 lên tới 76,3%. Trong khi đó, khả năng Fed tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm chỉ là 23,7%. Nhưng USD hiện đứng trước một thách thức lớn khác. Sự bế tắc trong các thỏa thuận về trần nợ công giữa Nhà Trắng và đảng Cộng hòa tại Hạ viện đang làm gia tăng rủi ro vỡ nợ của Mỹ. Đây sẽ là rào cản đối với việc mua USD. Biểu đồ của chuyên gia Jonathan Pain tại Pain Report so sánh chi phí bảo hiểm đối với rủi ro vỡ nợ của Mỹ với một loạt quốc gia được đánh giá tín nhiệm thấp hơn như Mexico, Hy Lạp, Australia, Nam Phi và Colombia. Điều đáng nói là rủi ro vỡ nợ của Mỹ trong năm 2024 đang lớn hơn mọi quốc gia kể trên. Theo một cuộc khảo sát mới đây của Bloomberg MLIV Pulse với 637 nhà đầu tư, đa số tin rằng sự bế tắc trong các thỏa thuận về trần nợ sẽ tạo sức ép lớn lên đồng bạc xanh. 41% nhà đầu tư tin rằng đồng tiền dự trữ chính của thế giới sẽ gặp rủi ro nếu Mỹ chính thức vỡ nợ. Tác động của sự bế tắc về trần nợ tại Mỹ đối với USD Dữ liệu: Cuộc khảo sát của Bloomberg MLIV Pulse đối với 637 nhà đầu tư. NhãnRất ít dù kết quả ra saoTác động tiêu cực đáng kể, nhưng chỉ khi Mỹ vỡ nợTác động tiêu cực đáng kể dù Mỹ vỡ nợ hay gần vỡ nợThiệt hại lớn và sẽ còn tồi tệ hơn % 29.6740.9715.713.66 Các nhà đầu tư đã tính đến kịch bản đồng USD bị bán tháo vì rủi ro vỡ nợ của Mỹ. Trong một cuộc khảo sát trước đó của MLIV Pulse, phần lớn người được hỏi tin rằng USD sẽ chiếm chưa tới 50% dự trữ toàn cầu trong vòng một thập kỷ tới. Nếu Mỹ vỡ nợ, thậm chí chỉ cần đứng trước nguy cơ vỡ nợ, nền kinh tế sẽ gánh chịu hậu quả lớn. Trở lại cuộc khủng hoảng trần nợ công hồi 2011, thị trường chứng khoán đã mất 17% giá trị trong hơn một năm. Theo báo cáo của Moody’s, tình trạng bất ổn đã thổi bay 1,2 triệu việc làm, tỷ lệ thất nghiệp tăng 0,7 điểm phần trăm, nền kinh tế thu hẹp 180 tỷ USD so với kịch bản không có nguy cơ vỡ nợ. Nước này cũng mất xếp hạng tín nhiệm AAA, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng tới vị thế và danh tiếng của Mỹ trong hệ thống tài chính và nền kinh tế toàn cầu. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. 'Núi nợ' của các nước lớn đe dọa kinh tế thế giớiChủ tịch WB cảnh báo rằng rắc rối đang chồng chất, bủa vây kinh tế toàn cầu. Một trong số đó là khoản nợ công cao chưa từng có của những nước phát triển. 06:00 13/5/2023 Nợ tiêu dùng tại Mỹ cao chưa từng thấyNợ của người tiêu dùng tại Mỹ đã tăng lên mức kỷ lục trong quý đầu tiên của năm. Trong khi đó, tỷ lệ nợ quá hạn cũng gia tăng. 06:00 17/5/2023
Giá vàng miếng tăng mạnh trở lại, đã vượt 77 triệu đồng/lượng
Đà tăng mạnh của kim loại quý vẫn chưa dừng lại khi trong phiên cuối tuần này, các doanh nghiệp đã điều chỉnh tăng tiếp cả triệu đồng giá bán ra của mặt hàng này.
Giá vàng miếng SJC tiếp tục tăng mạnh trong phiên giao dịch cuối tuần (13/1). Ảnh: Chí Hùng. Trong phiên giao dịch sáng 13/1, giá vàng miếng SJC đã được các doanh nghiệp trong nước đồng loạt điều chỉnh tăng mạnh. Cụ thể, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) điều chỉnh tăng 700.000 đồng chiều mua và 1,2 triệu đồng chiều bán, nâng giá giao dịch vàng miếng SJC lên mức 74,2 - 77,2 triệu đồng/lượng (mua - bán). Đây cũng là vùng giá cao nhất mà vàng miếng SJC ghi nhận được kể từ đầu tháng 1 đến nay. Trước đó, giá vàng miếng SJC trong nước từng đạt đỉnh hơn 80 triệu đồng/lượng vào cuối tháng 12/2023 nhưng sau đó đã lao dốc giảm mạnh về vùng 72 triệu đồng/lượng và phục hồi trở lại về mức trên 77 triệu đồng/lượng hiện tại. Tương tự, Tập đoàn DOJI tăng 1 triệu đồng chiều mua và 1,5 triệu đồng chiều bán, đẩy giá giao dịch vàng miếng lên 74,45 - 77,45 triệu đồng/lượng. Công ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) hôm nay tăng 800.000 đồng giá mua vàng miếng và tăng 1,5 triệu đồng giá bán, hiện phổ biến giao dịch ở mức 74,5 - 77,5 triệu đồng/lượng. Tập đoàn Phú Quý cũng điều chỉnh tăng 1 triệu đồng chiều mua và 1,6 triệu đồng chiều bán, hiện chấp nhận giao dịch vàng miếng SJC ở mức 74,4 - 77,4 triệu đồng/lượng; Bảo Tín Minh Châu tăng 700.000 đồng chiều mua và 1,45 triệu đồng chiều bán, hiện ở 74,5 - 77,4 triệu đồng/lượng; còn Mi Hồng tăng 600.000 đồng ở cả hai chiều, hiện giao dịch tại 75,2 - 76,5 triệu đồng/lượng. Diễn biến tăng mạnh tương tự cũng được ghi nhận với giá vàng nhẫn. Trong đó, Công ty SJC hiện giao dịch vàng nhẫn 9999 loại 1-5 chỉ ở mức 62,4 - 63,5 triệu/lượng (mua - bán), tăng 200.000 đồng/lượng so với phiên liền trước. Mặt hàng vàng nhẫn 24K do PNJ chế tác hiện giao dịch ở 62,4 - 63,4 triệu/lượng, cũng tăng 200.000 đồng chiều mua và tăng 100.000 đồng chiều bán so với hôm qua; vàng nhẫn 9999 Hưng Thịnh Vượng của DOJI hiện giao dịch ở 62,9 - 64,05 triệu/lượng, tăng 50.000 đồng chiều mua và 300.000 đồng chiều bán; nhẫn tròn trơn 99,9% của Phú Quý giao dịch ở 63,2 - 64,35 triệu/lượng, tăng 300.000 đồng. Với Bảo Tín Minh Châu, doanh nghiệp này đã tăng giá nhẫn tròn trơn thêm 190.000 đồng chiều mua vào và 240.000 đồng chiều bán ra, hiện giao dịch ở 62,42 - 64,52 triệu/lượng. Đà tăng giá mạnh của giá vàng trong nước sáng nay đến từ xu hướng tích cực của kim loại quý thế giới. Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng thế giới neo tại mức 2.048 USD/ounce, tăng mạnh 20 USD so với phiên liền trước. Trong phiên giao dịch đêm qua (theo giờ Việt Nam) giá vàng thế giới đã tăng dữ dội do thông tin căng thẳng địa chính trị tiếp tục leo thang. Những bất ổn làm dấy lên lo ngại của giới đầu tư, khiến dòng tiền đổ dồn vào kim loại quý. Bên cạnh đó, lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ đã giảm xuống dưới 4% khiến một bộ phận nhà đầu tư đang dịch chuyển vốn sang thị trường vàng. Nhờ vậy, giá vàng có thêm động lực tăng mạnh trong hôm nay. Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân. Sau nửa thập kỷ, 4 ngân hàng quốc doanh đã lãi hơn 400.000 tỷ đồngChỉ trong vòng 5 năm gần nhất, 4 ngân hàng quốc doanh Vietcombank, VietinBank, BIDV và Agribank đã thu về hơn 416.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. 29:1723 hôm qua Chứng khoán 12/1: Bảng điện tử ngập trong sắc đỏThị trường trong nước trải qua phiên giao dịch kém sắc khi nhiều cổ phiếu bị chốt lời. Việc chỉ số giá tiêu dùng tại Mỹ cao hơn kỳ vọng cũng tác động đến tâm lý nhà đầu tư. 43:2554 hôm qua Lãi suất tiết kiệm tạo đáy mới, chỉ còn 1,7%/nămVietcombank vừa thông báo hạ tiếp lãi suất huy động ở tất cả kỳ hạn. Theo đó, lãi suất huy động kỳ hạn ngắn tại nhà băng này đã thiết lập đáy mới ở 1,7%/năm. 44:2656 hôm qua
Giá vàng miếng tăng mạnh trở lại, đã vượt 77 triệu đồng/lượng Đà tăng mạnh của kim loại quý vẫn chưa dừng lại khi trong phiên cuối tuần này, các doanh nghiệp đã điều chỉnh tăng tiếp cả triệu đồng giá bán ra của mặt hàng này. Giá vàng miếng SJC tiếp tục tăng mạnh trong phiên giao dịch cuối tuần (13/1). Ảnh: Chí Hùng. Trong phiên giao dịch sáng 13/1, giá vàng miếng SJC đã được các doanh nghiệp trong nước đồng loạt điều chỉnh tăng mạnh. Cụ thể, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) điều chỉnh tăng 700.000 đồng chiều mua và 1,2 triệu đồng chiều bán, nâng giá giao dịch vàng miếng SJC lên mức 74,2 - 77,2 triệu đồng/lượng (mua - bán). Đây cũng là vùng giá cao nhất mà vàng miếng SJC ghi nhận được kể từ đầu tháng 1 đến nay. Trước đó, giá vàng miếng SJC trong nước từng đạt đỉnh hơn 80 triệu đồng/lượng vào cuối tháng 12/2023 nhưng sau đó đã lao dốc giảm mạnh về vùng 72 triệu đồng/lượng và phục hồi trở lại về mức trên 77 triệu đồng/lượng hiện tại. Tương tự, Tập đoàn DOJI tăng 1 triệu đồng chiều mua và 1,5 triệu đồng chiều bán, đẩy giá giao dịch vàng miếng lên 74,45 - 77,45 triệu đồng/lượng. Công ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) hôm nay tăng 800.000 đồng giá mua vàng miếng và tăng 1,5 triệu đồng giá bán, hiện phổ biến giao dịch ở mức 74,5 - 77,5 triệu đồng/lượng. Tập đoàn Phú Quý cũng điều chỉnh tăng 1 triệu đồng chiều mua và 1,6 triệu đồng chiều bán, hiện chấp nhận giao dịch vàng miếng SJC ở mức 74,4 - 77,4 triệu đồng/lượng; Bảo Tín Minh Châu tăng 700.000 đồng chiều mua và 1,45 triệu đồng chiều bán, hiện ở 74,5 - 77,4 triệu đồng/lượng; còn Mi Hồng tăng 600.000 đồng ở cả hai chiều, hiện giao dịch tại 75,2 - 76,5 triệu đồng/lượng. Diễn biến tăng mạnh tương tự cũng được ghi nhận với giá vàng nhẫn. Trong đó, Công ty SJC hiện giao dịch vàng nhẫn 9999 loại 1-5 chỉ ở mức 62,4 - 63,5 triệu/lượng (mua - bán), tăng 200.000 đồng/lượng so với phiên liền trước. Mặt hàng vàng nhẫn 24K do PNJ chế tác hiện giao dịch ở 62,4 - 63,4 triệu/lượng, cũng tăng 200.000 đồng chiều mua và tăng 100.000 đồng chiều bán so với hôm qua; vàng nhẫn 9999 Hưng Thịnh Vượng của DOJI hiện giao dịch ở 62,9 - 64,05 triệu/lượng, tăng 50.000 đồng chiều mua và 300.000 đồng chiều bán; nhẫn tròn trơn 99,9% của Phú Quý giao dịch ở 63,2 - 64,35 triệu/lượng, tăng 300.000 đồng. Với Bảo Tín Minh Châu, doanh nghiệp này đã tăng giá nhẫn tròn trơn thêm 190.000 đồng chiều mua vào và 240.000 đồng chiều bán ra, hiện giao dịch ở 62,42 - 64,52 triệu/lượng. Đà tăng giá mạnh của giá vàng trong nước sáng nay đến từ xu hướng tích cực của kim loại quý thế giới. Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng thế giới neo tại mức 2.048 USD/ounce, tăng mạnh 20 USD so với phiên liền trước. Trong phiên giao dịch đêm qua (theo giờ Việt Nam) giá vàng thế giới đã tăng dữ dội do thông tin căng thẳng địa chính trị tiếp tục leo thang. Những bất ổn làm dấy lên lo ngại của giới đầu tư, khiến dòng tiền đổ dồn vào kim loại quý. Bên cạnh đó, lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ đã giảm xuống dưới 4% khiến một bộ phận nhà đầu tư đang dịch chuyển vốn sang thị trường vàng. Nhờ vậy, giá vàng có thêm động lực tăng mạnh trong hôm nay. Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân. Sau nửa thập kỷ, 4 ngân hàng quốc doanh đã lãi hơn 400.000 tỷ đồngChỉ trong vòng 5 năm gần nhất, 4 ngân hàng quốc doanh Vietcombank, VietinBank, BIDV và Agribank đã thu về hơn 416.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. 29:1723 hôm qua Chứng khoán 12/1: Bảng điện tử ngập trong sắc đỏThị trường trong nước trải qua phiên giao dịch kém sắc khi nhiều cổ phiếu bị chốt lời. Việc chỉ số giá tiêu dùng tại Mỹ cao hơn kỳ vọng cũng tác động đến tâm lý nhà đầu tư. 43:2554 hôm qua Lãi suất tiết kiệm tạo đáy mới, chỉ còn 1,7%/nămVietcombank vừa thông báo hạ tiếp lãi suất huy động ở tất cả kỳ hạn. Theo đó, lãi suất huy động kỳ hạn ngắn tại nhà băng này đã thiết lập đáy mới ở 1,7%/năm. 44:2656 hôm qua
Cổ phiếu BCG Land bắt đầu giao dịch trên UPCoM
Sáng 8/12, cổ phiếu BCR của Công ty CP BCG Land sẽ có phiên giao dịch đầu tiên trên UPCoM, giá tham chiếu là 12.000 đồng/cổ phiếu.
Công ty CP BCG Land - thành viên Tập đoàn Bamboo Capital - đã chính thức giao dịch cổ phiếu BCR trên UPCoM với giá tham chiếu 12.000 đồng/cổ phiếu. Với 460 triệu cổ phiếu đăng ký giao dịch đợt này, vốn hóa doanh nghiệp trong phiên chào sàn dự kiến đạt 5.520 tỷ đồng. Ngay khi mở cửa giao dịch, thị giá cổ phiếu này đã tăng vọt lên mức 15.000 đồng trước khi giảm về vùng 14.000 đồng hiện tại. So với giá tham thiếu, cổ phiếu BCR đang ghi nhận mức tăng 16,7% trong phiên giao dịch đầu tiên. Tại mức giá này, vốn hóa thị trường của doanh nghiệp ước đạt trên 6.400 tỷ đồng. Quá trình IPO BCG Land bắt đầu từ giữa năm 2022, tuy nhiên thị trường bất động sản và kinh tế Việt Nam thời gian qua ghi nhận nhiều biến động khiến tiến độ IPO kéo dài hơn so với kế hoạch. Hiện tại, ngoài BCG Land bắt đầu giao dịch trên UPCoM, Tập đoàn Bamboo Capital còn 2 công ty thành viên khác đang được niêm yết là Công ty CP Đầu tư Phát triển Công nghiệp và Vận tải (Tracodi, HoSE: TCD) và Công ty CP Dược phẩm Tipharco (HNX: DTG). Được biết, BCG Land là công ty trụ cột mảng bất động sản của Tập đoàn Bamboo Capital (HoSE: BCG). Thành lập năm 2018, BCG Land có vốn điều lệ 600 tỷ đồng. Sau nhiều đợt tăng vốn, vốn điều lệ BCG Land hiện tại là 4.600 tỷ đồng. Giữa tháng 6 năm nay, số lượng cổ đông của BCG Land là 356 cổ đông, trong đó có 351 cổ đông cá nhân và 5 tổ chức. Cổ đông lớn nhất của BCG Land là Tập đoàn Bamboo Capital với 285,6 triệu cổ phiếu nắm giữ, chiếm 62,1% vốn điều lệ. Ngoài ra, Tracodi cũng đang sở hữu hơn 43,4 triệu cổ phiếu BCR, chiếm 9,43%. Các phân khúc đầu tư chính của BCG Land là bất động sản nhà ở và khu đô thị, bất động sản nghỉ dưỡng. Trong trung hạn, BCG Land sẽ nghiên cứu phát triển thêm loại hình bất động sản công nghiệp tại các tỉnh thành tiềm năng. Một số dự án tiêu biểu mà BCG Land đã và đang triển khai là Casa Marina Resort, Casa Marina Premium (Bình Định), Malibu Hội An, Hoian d'Or (Quảng Nam), King Crown Village, King Crown Infinity (TPHCM). KẾT QUẢ KINH DOANH GẦN ĐÂY CỦA BCG LAND Nguồn: BCTC DN. Nhãn2020202120229T2023 Doanh thu thuần Tỷ đồng 294351132583 Lợi nhuận sau thuế 108660316136 Bên cạnh việc đăng ký giao dịch trên UPCoM, mới đây, HĐQT BCG Land đã thông qua việc miễn nhiệm chức vụ Tổng giám đốc kiêm Người đại diện theo pháp luật đối với bà Nguyễn Châu Diệu Ân theo nguyện vọng cá nhân. Người được bổ nhiệm thay thế là ông Nguyễn Thanh Hùng (sinh năm 1978), người đang đảm nhiệm chức vụ Phó chủ tịch HĐQT Bamboo Capital. Trước đó, ông Hùng từng chia sẻ việc đưa 460 triệu cổ phiếu của BCG Land lên UPCoM sẽ giúp BCG Land thuận lợi hơn khi huy động vốn triển khai dự án. Bởi khi kinh tế chững lại, nguồn vốn vay từ ngân hàng bị siết chặt, đa số doanh nghiệp đều lao đao. Rút ra kinh nghiệm từ bài học đó, việc huy động nguồn vốn từ thị trường chứng khoán sẽ giúp BCG Land đảm bảo các chỉ tiêu an toàn tài chính và không sử dụng quá nhiều nợ vay để phát triển dự án. Ông Hùng còn cho biết BCG Land đang có kế hoạch tăng vốn chủ sở hữu sau khi lên sàn nhằm giảm nợ, cải thiện năng lực chủ đầu tư về yêu cầu vốn đối ứng trong các dự án lớn, tăng vốn lưu động... Đồng thời, cân nhắc chuyển nhượng một số dự án để đảm bảo cấu trúc tốt nhất cho BCG Land. Theo báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2022, doanh thu của BCG Land đạt 1.132 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 316 tỷ đồng. Kết quả 9 tháng đầu năm nay cũng ghi nhận tổng doanh thu thuần đạt 583 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 136 tỷ đồng. Tính đến cuối tháng 9/2023, tổng tài sản của BCG Land đạt 12.537 tỷ đồng, tăng 980 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm nay. Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Ông Nguyễn Đức Tài chỉ mua 1/10 lượng cổ phiếu MWG đã đăng kýChủ tịch Thế Giới Di Động chỉ mua 110.000 cổ phiếu MWG trong số 1 triệu đơn vị đã đăng ký vì diễn biến thị trường không phù hợp. 07:00 8/12/2023 Doanh nghiệp đua huy động hàng nghìn tỷ từ chứng khoánNhóm doanh nghiệp chứng khoán và bất động sản, xây dựng dẫn đầu làn sóng tăng vốn này. 06:00 8/12/2023
Cổ phiếu BCG Land bắt đầu giao dịch trên UPCoM Sáng 8/12, cổ phiếu BCR của Công ty CP BCG Land sẽ có phiên giao dịch đầu tiên trên UPCoM, giá tham chiếu là 12.000 đồng/cổ phiếu. Công ty CP BCG Land - thành viên Tập đoàn Bamboo Capital - đã chính thức giao dịch cổ phiếu BCR trên UPCoM với giá tham chiếu 12.000 đồng/cổ phiếu. Với 460 triệu cổ phiếu đăng ký giao dịch đợt này, vốn hóa doanh nghiệp trong phiên chào sàn dự kiến đạt 5.520 tỷ đồng. Ngay khi mở cửa giao dịch, thị giá cổ phiếu này đã tăng vọt lên mức 15.000 đồng trước khi giảm về vùng 14.000 đồng hiện tại. So với giá tham thiếu, cổ phiếu BCR đang ghi nhận mức tăng 16,7% trong phiên giao dịch đầu tiên. Tại mức giá này, vốn hóa thị trường của doanh nghiệp ước đạt trên 6.400 tỷ đồng. Quá trình IPO BCG Land bắt đầu từ giữa năm 2022, tuy nhiên thị trường bất động sản và kinh tế Việt Nam thời gian qua ghi nhận nhiều biến động khiến tiến độ IPO kéo dài hơn so với kế hoạch. Hiện tại, ngoài BCG Land bắt đầu giao dịch trên UPCoM, Tập đoàn Bamboo Capital còn 2 công ty thành viên khác đang được niêm yết là Công ty CP Đầu tư Phát triển Công nghiệp và Vận tải (Tracodi, HoSE: TCD) và Công ty CP Dược phẩm Tipharco (HNX: DTG). Được biết, BCG Land là công ty trụ cột mảng bất động sản của Tập đoàn Bamboo Capital (HoSE: BCG). Thành lập năm 2018, BCG Land có vốn điều lệ 600 tỷ đồng. Sau nhiều đợt tăng vốn, vốn điều lệ BCG Land hiện tại là 4.600 tỷ đồng. Giữa tháng 6 năm nay, số lượng cổ đông của BCG Land là 356 cổ đông, trong đó có 351 cổ đông cá nhân và 5 tổ chức. Cổ đông lớn nhất của BCG Land là Tập đoàn Bamboo Capital với 285,6 triệu cổ phiếu nắm giữ, chiếm 62,1% vốn điều lệ. Ngoài ra, Tracodi cũng đang sở hữu hơn 43,4 triệu cổ phiếu BCR, chiếm 9,43%. Các phân khúc đầu tư chính của BCG Land là bất động sản nhà ở và khu đô thị, bất động sản nghỉ dưỡng. Trong trung hạn, BCG Land sẽ nghiên cứu phát triển thêm loại hình bất động sản công nghiệp tại các tỉnh thành tiềm năng. Một số dự án tiêu biểu mà BCG Land đã và đang triển khai là Casa Marina Resort, Casa Marina Premium (Bình Định), Malibu Hội An, Hoian d'Or (Quảng Nam), King Crown Village, King Crown Infinity (TPHCM). KẾT QUẢ KINH DOANH GẦN ĐÂY CỦA BCG LAND Nguồn: BCTC DN. Nhãn2020202120229T2023 Doanh thu thuần Tỷ đồng 294351132583 Lợi nhuận sau thuế 108660316136 Bên cạnh việc đăng ký giao dịch trên UPCoM, mới đây, HĐQT BCG Land đã thông qua việc miễn nhiệm chức vụ Tổng giám đốc kiêm Người đại diện theo pháp luật đối với bà Nguyễn Châu Diệu Ân theo nguyện vọng cá nhân. Người được bổ nhiệm thay thế là ông Nguyễn Thanh Hùng (sinh năm 1978), người đang đảm nhiệm chức vụ Phó chủ tịch HĐQT Bamboo Capital. Trước đó, ông Hùng từng chia sẻ việc đưa 460 triệu cổ phiếu của BCG Land lên UPCoM sẽ giúp BCG Land thuận lợi hơn khi huy động vốn triển khai dự án. Bởi khi kinh tế chững lại, nguồn vốn vay từ ngân hàng bị siết chặt, đa số doanh nghiệp đều lao đao. Rút ra kinh nghiệm từ bài học đó, việc huy động nguồn vốn từ thị trường chứng khoán sẽ giúp BCG Land đảm bảo các chỉ tiêu an toàn tài chính và không sử dụng quá nhiều nợ vay để phát triển dự án. Ông Hùng còn cho biết BCG Land đang có kế hoạch tăng vốn chủ sở hữu sau khi lên sàn nhằm giảm nợ, cải thiện năng lực chủ đầu tư về yêu cầu vốn đối ứng trong các dự án lớn, tăng vốn lưu động... Đồng thời, cân nhắc chuyển nhượng một số dự án để đảm bảo cấu trúc tốt nhất cho BCG Land. Theo báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2022, doanh thu của BCG Land đạt 1.132 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 316 tỷ đồng. Kết quả 9 tháng đầu năm nay cũng ghi nhận tổng doanh thu thuần đạt 583 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 136 tỷ đồng. Tính đến cuối tháng 9/2023, tổng tài sản của BCG Land đạt 12.537 tỷ đồng, tăng 980 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm nay. Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Ông Nguyễn Đức Tài chỉ mua 1/10 lượng cổ phiếu MWG đã đăng kýChủ tịch Thế Giới Di Động chỉ mua 110.000 cổ phiếu MWG trong số 1 triệu đơn vị đã đăng ký vì diễn biến thị trường không phù hợp. 07:00 8/12/2023 Doanh nghiệp đua huy động hàng nghìn tỷ từ chứng khoánNhóm doanh nghiệp chứng khoán và bất động sản, xây dựng dẫn đầu làn sóng tăng vốn này. 06:00 8/12/2023
Tổng thống Mỹ đề cử nhân sự ban lãnh đạo Fed
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có thông báo các đề cử kiện toàn bộ máy lãnh đạo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Theo Reuters, Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ sáu (ngày 12/5) cho biết đã đề cử bà Adriana Kugler bổ sung cho Hội đồng Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang (Fed) và sẽ bổ nhiệm ông Philip Jefferson làm Phó chủ tịch Fed. Nếu được Thượng viện thông qua, Fed sẽ thành viên đầu tiên người Latinh trong Hội đồng Thống đốc và có phó chủ tịch thứ hai là người da màu, một động thái có thể khiến bộ máy của ngân hàng trung ương Mỹ đa dạng hơn trong việc xây dựng đội ngũ lãnh đạo vào thời điểm kinh tế đầy thách thức này. Với việc đề cử nhân sự kể trên, Tổng thống Joe Biden nhấn mạnh Fed cần có các hành động và chính sách phù hợp để nền kinh tế lớn nhất thế giới đạt được mục tiêu kép là thúc đẩy tăng trưởng và ổn định giá cả. Được biết, ứng viên Adriana Kugler là nhân sự có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh tế lao động. Bà hiện làm việc tại Ngân hàng Thế giới, do Tổng thống Biden đề cử và được Thượng viện Mỹ thông qua vào tháng 4 năm ngoái. Trước đó, bà từng là chuyên gia kinh tế và quản trị viên tại Đại học Georgetown, từng là chuyên gia kinh tế trưởng của Bộ Lao động Mỹ trong chính quyền Tổng thống Obama giai đoạn 2011-2013. Đề cử này của ông Biden được đánh giá cao khi đã bổ sung một chuyên gia kinh tế lao động vào ban lãnh đạo Fed, trong bối cảnh các nhà hoạch định chính sách đánh giá mức độ tăng lãi suất và hạ nhiệt thị trường lao động đang ở mức đáng báo động. Trong khi đó, một số nhân sự trong ban lãnh đạo, bao gồm cả Chủ tịch Fed Jerome Powell, được coi là nguyên nhân khiến vấn đề trầm trọng hơn. Tổng thống Mỹ Joe Biden tham dự một sự kiện tại Nhà Trắng. Ảnh: Jonathan Ernst/Reuters. Về phía ông Jefferson, người vừa nhậm chức tại Fed tháng trước, ông cũng là một chuyên gia kinh tế học, từng làm việc tại Đại học Davidson và có bằng Tiến sĩ Kinh tế tại Đại học Virginia. Nếu nhận được sự đồng thuận của nghị viện, ông Jefferson sẽ là vị lãnh đạo da màu thứ hai trong ban lãnh đạo Fed, sau Roger W. Ferguson Jr., một chuyên gia kinh tế và cũng từng là phó chủ tịch Fed. Được biết, hai đề cử được Tổng thống Mỹ đưa ra sau một chuỗi các thử nghiệm trước đó cho các ứng cử viên tiềm năng khác nhưng không đạt được sức hút. Kể từ tháng 3/2022, Fed đã tăng lãi suất 10 lần liên tiếp nhằm kiềm chế lạm phát hiện vẫn ở mức cao hơn nhiều so với mục tiêu 2%. Mới nhất, ngày 3/5 vừa qua, Fed đã tăng lãi suất cơ bản lên 5-5,2%, cao nhất trong khoảng 16 năm trở lại đây. Việc đề cử nhân sự vào ngân hàng trung ương diễn ra trong bối cảnh Fed muốn mở ra một chương mới trong cuộc chiến chống lạm phát. Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden đang phải đối mặt với các đảng viên Đảng Cộng hòa về giới hạn nợ trần mà Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen cho rằng có thể khiến chính phủ vỡ nợ vào ngày 1/6 tới. Việc vỡ nợ có thể khiến nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái. Cách tốt nhất để Mỹ tránh vỡ nợBộ trưởng Tài chính Mỹ khẳng định chỉ khi nới trần nợ công, Mỹ mới có thể thoát khỏi tình trạng bế tắc hiện tại. Trước đó, Chủ tịch Fed cũng nhấn mạnh đây là điều phải làm. 17:37 12/5/2023 Phố Wall đứng ngồi không yênCác thị trường gần như tin chắc rằng Fed đã hoàn thành chu kỳ tăng lãi suất. Nhưng nếu báo cáo CPI cho thấy lạm phát vẫn còn nóng, tình hình sẽ đảo lộn. 19:23 10/5/2023 Mời độc giả đón đọc gợi ý về các cuốn sách kinh tế thế giới tại Tủ sách kinh tế thế giới. Các cuốn sách cung cấp các thông tin hấp dẫn về các doanh nhân, triết lý kinh doanh, quy luật kinh tế, khủng hoảng tài chính, tiêu dùng cá nhân...
Tổng thống Mỹ đề cử nhân sự ban lãnh đạo Fed Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có thông báo các đề cử kiện toàn bộ máy lãnh đạo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Theo Reuters, Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ sáu (ngày 12/5) cho biết đã đề cử bà Adriana Kugler bổ sung cho Hội đồng Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang (Fed) và sẽ bổ nhiệm ông Philip Jefferson làm Phó chủ tịch Fed. Nếu được Thượng viện thông qua, Fed sẽ thành viên đầu tiên người Latinh trong Hội đồng Thống đốc và có phó chủ tịch thứ hai là người da màu, một động thái có thể khiến bộ máy của ngân hàng trung ương Mỹ đa dạng hơn trong việc xây dựng đội ngũ lãnh đạo vào thời điểm kinh tế đầy thách thức này. Với việc đề cử nhân sự kể trên, Tổng thống Joe Biden nhấn mạnh Fed cần có các hành động và chính sách phù hợp để nền kinh tế lớn nhất thế giới đạt được mục tiêu kép là thúc đẩy tăng trưởng và ổn định giá cả. Được biết, ứng viên Adriana Kugler là nhân sự có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh tế lao động. Bà hiện làm việc tại Ngân hàng Thế giới, do Tổng thống Biden đề cử và được Thượng viện Mỹ thông qua vào tháng 4 năm ngoái. Trước đó, bà từng là chuyên gia kinh tế và quản trị viên tại Đại học Georgetown, từng là chuyên gia kinh tế trưởng của Bộ Lao động Mỹ trong chính quyền Tổng thống Obama giai đoạn 2011-2013. Đề cử này của ông Biden được đánh giá cao khi đã bổ sung một chuyên gia kinh tế lao động vào ban lãnh đạo Fed, trong bối cảnh các nhà hoạch định chính sách đánh giá mức độ tăng lãi suất và hạ nhiệt thị trường lao động đang ở mức đáng báo động. Trong khi đó, một số nhân sự trong ban lãnh đạo, bao gồm cả Chủ tịch Fed Jerome Powell, được coi là nguyên nhân khiến vấn đề trầm trọng hơn. Tổng thống Mỹ Joe Biden tham dự một sự kiện tại Nhà Trắng. Ảnh: Jonathan Ernst/Reuters. Về phía ông Jefferson, người vừa nhậm chức tại Fed tháng trước, ông cũng là một chuyên gia kinh tế học, từng làm việc tại Đại học Davidson và có bằng Tiến sĩ Kinh tế tại Đại học Virginia. Nếu nhận được sự đồng thuận của nghị viện, ông Jefferson sẽ là vị lãnh đạo da màu thứ hai trong ban lãnh đạo Fed, sau Roger W. Ferguson Jr., một chuyên gia kinh tế và cũng từng là phó chủ tịch Fed. Được biết, hai đề cử được Tổng thống Mỹ đưa ra sau một chuỗi các thử nghiệm trước đó cho các ứng cử viên tiềm năng khác nhưng không đạt được sức hút. Kể từ tháng 3/2022, Fed đã tăng lãi suất 10 lần liên tiếp nhằm kiềm chế lạm phát hiện vẫn ở mức cao hơn nhiều so với mục tiêu 2%. Mới nhất, ngày 3/5 vừa qua, Fed đã tăng lãi suất cơ bản lên 5-5,2%, cao nhất trong khoảng 16 năm trở lại đây. Việc đề cử nhân sự vào ngân hàng trung ương diễn ra trong bối cảnh Fed muốn mở ra một chương mới trong cuộc chiến chống lạm phát. Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden đang phải đối mặt với các đảng viên Đảng Cộng hòa về giới hạn nợ trần mà Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen cho rằng có thể khiến chính phủ vỡ nợ vào ngày 1/6 tới. Việc vỡ nợ có thể khiến nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái. Cách tốt nhất để Mỹ tránh vỡ nợBộ trưởng Tài chính Mỹ khẳng định chỉ khi nới trần nợ công, Mỹ mới có thể thoát khỏi tình trạng bế tắc hiện tại. Trước đó, Chủ tịch Fed cũng nhấn mạnh đây là điều phải làm. 17:37 12/5/2023 Phố Wall đứng ngồi không yênCác thị trường gần như tin chắc rằng Fed đã hoàn thành chu kỳ tăng lãi suất. Nhưng nếu báo cáo CPI cho thấy lạm phát vẫn còn nóng, tình hình sẽ đảo lộn. 19:23 10/5/2023 Mời độc giả đón đọc gợi ý về các cuốn sách kinh tế thế giới tại Tủ sách kinh tế thế giới. Các cuốn sách cung cấp các thông tin hấp dẫn về các doanh nhân, triết lý kinh doanh, quy luật kinh tế, khủng hoảng tài chính, tiêu dùng cá nhân...
Người nhà sếp PG Bank muốn bán hết 7,5 triệu cổ phiếu
PG Bank vừa thông báo về giao dịch bán cổ phiếu của 2 thành viên trong gia đình ông Đinh Thành Nghiệp, Phó tổng giám đốc kiêm Thành viên HĐQT của nhà băng này.
Cụ thể, theo thông báo giao dịch cổ phiếu, 2 thành viên trong gia đình ông Đinh Thành Nghiệp cho biết mục đích đồng loạt muốn thoái sạch vốn khỏi PG Bank (mã cổ phiếu: PGB) là để cơ cấu danh mục đầu tư. Theo đó, ông Đinh Văn Lâm (em ruột ông Nghiệp) đã đăng ký bán gần 3,4 triệu cổ phiếu PGB (chiếm tỷ lệ 1,13%). Thời gian dự kiến diễn ra giao dịch là 6/7-4/8, theo phương thức giao dịch thỏa thuận và khớp lệnh trên sàn. Cùng giai đoạn này, bà Đinh Thị Bé (chị ruột ông Nghiệp) cũng đăng ký bán hơn 4,1 triệu cổ phiếu PGB (tỷ lệ 1,375%). Các giao dịch dự kiến cũng được thực hiện thông qua phương thức thỏa thuận và khớp lệnh trên sàn. Trên thị trường, cổ phiếu PGB đang được giao dịch ở mức giá 28.000 đồng/cp. Ước tính theo mức giá này, ông Lâm và bà Bé có thể thu về lần lượt 95 tỷ và 115 tỷ đồng sau khi thoái toàn bộ vốn tại PG Bank. Trước đó, 2 cá nhân này đều từng đăng ký bán toàn bộ số cổ phiếu PGB sở hữu nhưng không thành công. Hiện tại, ông Đinh Thành Nghiệp vẫn đang nắm giữ hơn 3 triệu cổ phiếu PGB, tương đương tỷ lệ 1,03% vốn ngân hàng. Động thái muốn thoái sạch vốn khỏi PG Bank của gia đình Phó tổng giám đốc kiêm Thành viên HĐQT diễn ra trong bối cảnh giá cổ phiếu PGB đã tăng hơn gấp đôi so với mức đáy giữa tháng 11/2022. Cũng liên quan đến cổ phiếu PGB, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vừa thoái toàn bộ 40% vốn góp tại nhà băng này sau phiên đấu giá thành công 120 triệu cổ phiếu PGB tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE). Theo kết quả đấu giá, 3 tổ chức và 1 cá nhân trong nước đã mua vào toàn bộ 120 triệu cổ phiếu PGB với giá bình quân 21.400 đồng/cổ phiếu. Cụ thể, 3 tổ chức mua thành công là CTCP Quốc tế Cường Phát; CTCP Thương mại Vũ Anh Đức; và Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Phát triển Thương mại Gia Linh. Ba tổ chức này sau giao dịch nắm lượng cổ phần PG Bank gần như ngang bằng nhau (trên dưới 13%) và tổng số mua vào đạt gần 120 triệu cổ phiếu. Sau khi thay máu cổ đông, PG Bank cũng thực hiện thay đổi một loạt nhân sự cấp cao. Cụ thể, HĐQT PG Bank đã có quyết định miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT đối với ông Oliver Schwarzhaupt theo nguyện vọng cá nhân từ ngày 2/7. Nhà băng này sau đó miễn nhiệm chức danh Tổng giám đốc đối với ông Nguyễn Phi Hùng để bổ nhiệm ông vào vị trí Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2020-2025. Đồng thời, PG Bank đã có quyết định bổ nhiệm ông Phạm Mạnh Thắng, nguyên Phó tổng giám đốc Vietcombank, làm Quyền tổng giám đốc, thực hiện các quyền hạn và nhiệm vụ của Tổng giám đốc theo điều lệ. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về doanh nhân, câu chuyện kinh doanh, khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, kinh nghiệm quản trị... tại Tủ sách doanh nhân. Những cuốn sách được chia sẻ bởi các doanh nhân nổi tiếng thế giới như Bill Gate, Warren Buffett, Elon Musk... Cựu nhân viên ngân hàng lợi dụng sơ hở, chiếm đoạt tiền tỷSau khi nghỉ việc, Thọ lợi dụng sơ hở của ngân hàng trong việc mở thẻ tín dụng, lập khống 34 hồ sơ rồi chiếm đoạt trên 1,8 tỷ đồng. 15:46 5/7/2023 Ngân hàng Barclays truy lùng triệu phú châu ÁÔng Nitin Singh sẽ gia nhập Barclays khu vực châu Á, đánh dấu nỗ lực của ngân hàng nhằm quy tụ hoạt động tại Singapore và Ấn Độ về một mối. 08:53 5/7/2023
Người nhà sếp PG Bank muốn bán hết 7,5 triệu cổ phiếu PG Bank vừa thông báo về giao dịch bán cổ phiếu của 2 thành viên trong gia đình ông Đinh Thành Nghiệp, Phó tổng giám đốc kiêm Thành viên HĐQT của nhà băng này. Cụ thể, theo thông báo giao dịch cổ phiếu, 2 thành viên trong gia đình ông Đinh Thành Nghiệp cho biết mục đích đồng loạt muốn thoái sạch vốn khỏi PG Bank (mã cổ phiếu: PGB) là để cơ cấu danh mục đầu tư. Theo đó, ông Đinh Văn Lâm (em ruột ông Nghiệp) đã đăng ký bán gần 3,4 triệu cổ phiếu PGB (chiếm tỷ lệ 1,13%). Thời gian dự kiến diễn ra giao dịch là 6/7-4/8, theo phương thức giao dịch thỏa thuận và khớp lệnh trên sàn. Cùng giai đoạn này, bà Đinh Thị Bé (chị ruột ông Nghiệp) cũng đăng ký bán hơn 4,1 triệu cổ phiếu PGB (tỷ lệ 1,375%). Các giao dịch dự kiến cũng được thực hiện thông qua phương thức thỏa thuận và khớp lệnh trên sàn. Trên thị trường, cổ phiếu PGB đang được giao dịch ở mức giá 28.000 đồng/cp. Ước tính theo mức giá này, ông Lâm và bà Bé có thể thu về lần lượt 95 tỷ và 115 tỷ đồng sau khi thoái toàn bộ vốn tại PG Bank. Trước đó, 2 cá nhân này đều từng đăng ký bán toàn bộ số cổ phiếu PGB sở hữu nhưng không thành công. Hiện tại, ông Đinh Thành Nghiệp vẫn đang nắm giữ hơn 3 triệu cổ phiếu PGB, tương đương tỷ lệ 1,03% vốn ngân hàng. Động thái muốn thoái sạch vốn khỏi PG Bank của gia đình Phó tổng giám đốc kiêm Thành viên HĐQT diễn ra trong bối cảnh giá cổ phiếu PGB đã tăng hơn gấp đôi so với mức đáy giữa tháng 11/2022. Cũng liên quan đến cổ phiếu PGB, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vừa thoái toàn bộ 40% vốn góp tại nhà băng này sau phiên đấu giá thành công 120 triệu cổ phiếu PGB tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE). Theo kết quả đấu giá, 3 tổ chức và 1 cá nhân trong nước đã mua vào toàn bộ 120 triệu cổ phiếu PGB với giá bình quân 21.400 đồng/cổ phiếu. Cụ thể, 3 tổ chức mua thành công là CTCP Quốc tế Cường Phát; CTCP Thương mại Vũ Anh Đức; và Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Phát triển Thương mại Gia Linh. Ba tổ chức này sau giao dịch nắm lượng cổ phần PG Bank gần như ngang bằng nhau (trên dưới 13%) và tổng số mua vào đạt gần 120 triệu cổ phiếu. Sau khi thay máu cổ đông, PG Bank cũng thực hiện thay đổi một loạt nhân sự cấp cao. Cụ thể, HĐQT PG Bank đã có quyết định miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT đối với ông Oliver Schwarzhaupt theo nguyện vọng cá nhân từ ngày 2/7. Nhà băng này sau đó miễn nhiệm chức danh Tổng giám đốc đối với ông Nguyễn Phi Hùng để bổ nhiệm ông vào vị trí Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2020-2025. Đồng thời, PG Bank đã có quyết định bổ nhiệm ông Phạm Mạnh Thắng, nguyên Phó tổng giám đốc Vietcombank, làm Quyền tổng giám đốc, thực hiện các quyền hạn và nhiệm vụ của Tổng giám đốc theo điều lệ. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về doanh nhân, câu chuyện kinh doanh, khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, kinh nghiệm quản trị... tại Tủ sách doanh nhân. Những cuốn sách được chia sẻ bởi các doanh nhân nổi tiếng thế giới như Bill Gate, Warren Buffett, Elon Musk... Cựu nhân viên ngân hàng lợi dụng sơ hở, chiếm đoạt tiền tỷSau khi nghỉ việc, Thọ lợi dụng sơ hở của ngân hàng trong việc mở thẻ tín dụng, lập khống 34 hồ sơ rồi chiếm đoạt trên 1,8 tỷ đồng. 15:46 5/7/2023 Ngân hàng Barclays truy lùng triệu phú châu ÁÔng Nitin Singh sẽ gia nhập Barclays khu vực châu Á, đánh dấu nỗ lực của ngân hàng nhằm quy tụ hoạt động tại Singapore và Ấn Độ về một mối. 08:53 5/7/2023
Nhiều ngân hàng thương mại hạ lãi suất cơ sở
Nhiều ngân hàng thương mại đã điều chỉnh biểu lãi suất cơ sở hạ xuống 0,5-1 điểm % so với hồi đầu năm; hiện đi cùng chiều với biến động giảm của lãi suất huy động.
Lãi suất huy động thời gian qua liên tục giảm mạnh sau các đợt điều chỉnh lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước. Điều này gây tác động lớn lên lãi suất cho vay. Theo khảo sát tại các ngân hàng thương mại, hiện nhiều nhà băng đã điều chỉnh giảm lãi suất cơ sở. Cụ thể, vào ngày 6/3, ngân hàng Sacombank đã điều chỉnh giảm 0,4 điểm % mức lãi suất cơ sở so với hồi đầu năm, áp dụng với các kỳ hạn từ 4 tháng trở lên. Như vậy sau khi giảm, lãi suất cơ sở ở kỳ hạn 4-6 tháng hiện được nhà băng này niêm yết ở 9,5%/năm; 7-9 tháng niêm yết ở 9,6%/năm; 10-12 tháng niêm yết ở 10%/năm. Mức lãi suất cơ sở 10%/năm cũng được áp dụng cho kỳ hạn trung dài hạn của nhà băng này. Còn ở kỳ hạn dưới 4 tháng, Sacombank hiện giữ nguyên mức lãi suất cơ sở là 6,3%/năm. Vào ngày 20/5 vừa qua, ngân hàng ABBank cũng đã thông báo trên website việc điều chỉnh lại mức lãi suất cơ sở cho khách hàng cá nhân, hiện neo tại mốc 11,2%/năm. Lãi suất cơ sở dành cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ của nhà băng này hiện vẫn giữ nguyên. Trong đó, kỳ hạn dưới 6 tháng niêm yết ở 6,1-6,9%/năm; từ 6-12 tháng là 6,1-7,2%/năm; từ 12 tháng đến trên 36 tháng là 6,3-8,1%/năm. Và chỉ ngay sau 1 tuần, trong ngày 26/5, nhà băng này cũng đã tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất đối với các chương trình cho vay ưu đãi phân khúc khách hàng cá nhân. Cụ thể, ABBank điều chỉnh giảm 1-1,5%/năm đối với cho vay ưu đãi ngắn hạn (mục đích vay vốn phục vụ bổ sung vốn lưu động sản xuất kinh doanh); lãi suất cho vay từ 7,6%/năm và giảm 1-2%/năm đối với cho vay ưu đãi trung hạn; lãi suất cho vay giảm xuống còn từ 11%/năm. MSB cũng là ngân hàng điều chỉnh giảm mức lãi suất cơ sở vào ngày 22/5 vừa qua. Cụ thể, nhà băng này giảm lãi suất cơ sở đối với khách hàng cá nhân vay có tài sản đảm bảo xuống 0,5 điểm % (đối với vay ngắn hạn, trung, dài hạn). Sau khi giảm, lãi suất cơ sở niêm yết cho khoản vay thế chấp ngắn hạn là 10,1%/năm và lãi suất cơ sở cho khoản vay thế chấp trung - dài hạn là 11,1%/năm. Đồng thời, MSB cũng điều chỉnh giảm lãi suất cơ sở đối với các khoản vay không có tài sản đảm bảo xuống 1%. Sau giảm, lãi suất cơ sở đối với khoản vay tín chấp ngắn hạn là 16,5%/năm và lãi suất cơ sở đối với khoản vay tín chấp trung - dài hạn là 17%/năm. Các ngân hàng thương mại về cơ bản điều chỉnh biểu lãi suất cơ sở hạ xuống 0,5-1 điểm % so với hồi đầu năm. Ảnh: Chí Hùng. Hiện 3 ngân hàng khác là SCB, Techcombank và TPBank cũng thông báo đã điều chỉnh giảm lãi suất cơ sở xuống vùng 8,8-12%/năm. Trong đó, SCB niêm yết mức lãi suất cơ sở kỳ hạn 12-13 tháng là 10%, trung và dài hạn 360 tháng là 9,86%. Techcombank có thông báo điều chỉnh lãi suất cơ sở vào ngày hôm nay (31/5). Cụ thể, mức lãi suất cơ sở tham chiếu cho khách hàng cá nhân đối với các khoản vay bất động sản, ôtô, tiêu dùng thế chấp là 8,8%/năm. Đối với khách hàng doanh nghiệp, Techcombank điều chỉnh lại từ ngày 25/5, mức lãi suất cơ sở ngắn hạn dưới 12 tháng hiện áp dụng là 10,53-11,63%/năm; lãi suất cơ sở trung dài hạn là 12,1-13,9%/năm. Với ngân hàng TPBank, nhà băng này đã điều chỉnh mức lãi suất cơ sở vào hồi đầu tháng 4. Cụ thể, TPBank hiện niêm yết mức lãi suất cơ sở với khách hàng cá nhân cho kỳ hạn 1 tháng là 9,95%/năm; 3 tháng là 10,95%/năm; 6 tháng là 11,05%/năm và 12 tháng là 11,45%/năm. Nhà băng này cũng đồng thời thông báo, kể từ ngày mai (1/6) sẽ tiếp tục điều chỉnh giảm mức lãi suất cơ sở thêm 0,2-0,5 điểm % áp dụng cho tất cả các khoản vay hiện hữu đến kỳ điều chỉnh lãi suất. Còn với các khoản vay mới, TPBank đang áp dụng ưu đãi giảm lãi suất lên tới 3,6%/năm. Khi khi vay mua nhà, mua ô tô hay vay để kinh doanh, các khoản vay mới của khách hàng cá nhân đều được giảm từ 1-2%/năm lãi suất. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Khi nào dòng tiền quay lại bất động sản?Lãi suất đã hạ nhiệt, room tín dụng đã mở, nhưng dòng tiền vẫn chưa trở lại bất động sản. Trong khi đó, đây vốn là kênh đầu tư ưa thích nhằm tích lũy tài sản của nhiều người. 07:00 31/5/2023 Gửi tiền ngân hàng nào lãi nhất hiện nayLãi suất tiền gửi ngân hàng hiện đã giảm mạnh so với cuối năm 2022 và đầu năm nay, vùng 8,5-8,6%/năm là mức lãi suất cao nhất các ngân hàng chi trả với tiền gửi kỳ hạn dài. 16:06 30/5/2023
Nhiều ngân hàng thương mại hạ lãi suất cơ sở Nhiều ngân hàng thương mại đã điều chỉnh biểu lãi suất cơ sở hạ xuống 0,5-1 điểm % so với hồi đầu năm; hiện đi cùng chiều với biến động giảm của lãi suất huy động. Lãi suất huy động thời gian qua liên tục giảm mạnh sau các đợt điều chỉnh lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước. Điều này gây tác động lớn lên lãi suất cho vay. Theo khảo sát tại các ngân hàng thương mại, hiện nhiều nhà băng đã điều chỉnh giảm lãi suất cơ sở. Cụ thể, vào ngày 6/3, ngân hàng Sacombank đã điều chỉnh giảm 0,4 điểm % mức lãi suất cơ sở so với hồi đầu năm, áp dụng với các kỳ hạn từ 4 tháng trở lên. Như vậy sau khi giảm, lãi suất cơ sở ở kỳ hạn 4-6 tháng hiện được nhà băng này niêm yết ở 9,5%/năm; 7-9 tháng niêm yết ở 9,6%/năm; 10-12 tháng niêm yết ở 10%/năm. Mức lãi suất cơ sở 10%/năm cũng được áp dụng cho kỳ hạn trung dài hạn của nhà băng này. Còn ở kỳ hạn dưới 4 tháng, Sacombank hiện giữ nguyên mức lãi suất cơ sở là 6,3%/năm. Vào ngày 20/5 vừa qua, ngân hàng ABBank cũng đã thông báo trên website việc điều chỉnh lại mức lãi suất cơ sở cho khách hàng cá nhân, hiện neo tại mốc 11,2%/năm. Lãi suất cơ sở dành cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ của nhà băng này hiện vẫn giữ nguyên. Trong đó, kỳ hạn dưới 6 tháng niêm yết ở 6,1-6,9%/năm; từ 6-12 tháng là 6,1-7,2%/năm; từ 12 tháng đến trên 36 tháng là 6,3-8,1%/năm. Và chỉ ngay sau 1 tuần, trong ngày 26/5, nhà băng này cũng đã tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất đối với các chương trình cho vay ưu đãi phân khúc khách hàng cá nhân. Cụ thể, ABBank điều chỉnh giảm 1-1,5%/năm đối với cho vay ưu đãi ngắn hạn (mục đích vay vốn phục vụ bổ sung vốn lưu động sản xuất kinh doanh); lãi suất cho vay từ 7,6%/năm và giảm 1-2%/năm đối với cho vay ưu đãi trung hạn; lãi suất cho vay giảm xuống còn từ 11%/năm. MSB cũng là ngân hàng điều chỉnh giảm mức lãi suất cơ sở vào ngày 22/5 vừa qua. Cụ thể, nhà băng này giảm lãi suất cơ sở đối với khách hàng cá nhân vay có tài sản đảm bảo xuống 0,5 điểm % (đối với vay ngắn hạn, trung, dài hạn). Sau khi giảm, lãi suất cơ sở niêm yết cho khoản vay thế chấp ngắn hạn là 10,1%/năm và lãi suất cơ sở cho khoản vay thế chấp trung - dài hạn là 11,1%/năm. Đồng thời, MSB cũng điều chỉnh giảm lãi suất cơ sở đối với các khoản vay không có tài sản đảm bảo xuống 1%. Sau giảm, lãi suất cơ sở đối với khoản vay tín chấp ngắn hạn là 16,5%/năm và lãi suất cơ sở đối với khoản vay tín chấp trung - dài hạn là 17%/năm. Các ngân hàng thương mại về cơ bản điều chỉnh biểu lãi suất cơ sở hạ xuống 0,5-1 điểm % so với hồi đầu năm. Ảnh: Chí Hùng. Hiện 3 ngân hàng khác là SCB, Techcombank và TPBank cũng thông báo đã điều chỉnh giảm lãi suất cơ sở xuống vùng 8,8-12%/năm. Trong đó, SCB niêm yết mức lãi suất cơ sở kỳ hạn 12-13 tháng là 10%, trung và dài hạn 360 tháng là 9,86%. Techcombank có thông báo điều chỉnh lãi suất cơ sở vào ngày hôm nay (31/5). Cụ thể, mức lãi suất cơ sở tham chiếu cho khách hàng cá nhân đối với các khoản vay bất động sản, ôtô, tiêu dùng thế chấp là 8,8%/năm. Đối với khách hàng doanh nghiệp, Techcombank điều chỉnh lại từ ngày 25/5, mức lãi suất cơ sở ngắn hạn dưới 12 tháng hiện áp dụng là 10,53-11,63%/năm; lãi suất cơ sở trung dài hạn là 12,1-13,9%/năm. Với ngân hàng TPBank, nhà băng này đã điều chỉnh mức lãi suất cơ sở vào hồi đầu tháng 4. Cụ thể, TPBank hiện niêm yết mức lãi suất cơ sở với khách hàng cá nhân cho kỳ hạn 1 tháng là 9,95%/năm; 3 tháng là 10,95%/năm; 6 tháng là 11,05%/năm và 12 tháng là 11,45%/năm. Nhà băng này cũng đồng thời thông báo, kể từ ngày mai (1/6) sẽ tiếp tục điều chỉnh giảm mức lãi suất cơ sở thêm 0,2-0,5 điểm % áp dụng cho tất cả các khoản vay hiện hữu đến kỳ điều chỉnh lãi suất. Còn với các khoản vay mới, TPBank đang áp dụng ưu đãi giảm lãi suất lên tới 3,6%/năm. Khi khi vay mua nhà, mua ô tô hay vay để kinh doanh, các khoản vay mới của khách hàng cá nhân đều được giảm từ 1-2%/năm lãi suất. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Khi nào dòng tiền quay lại bất động sản?Lãi suất đã hạ nhiệt, room tín dụng đã mở, nhưng dòng tiền vẫn chưa trở lại bất động sản. Trong khi đó, đây vốn là kênh đầu tư ưa thích nhằm tích lũy tài sản của nhiều người. 07:00 31/5/2023 Gửi tiền ngân hàng nào lãi nhất hiện nayLãi suất tiền gửi ngân hàng hiện đã giảm mạnh so với cuối năm 2022 và đầu năm nay, vùng 8,5-8,6%/năm là mức lãi suất cao nhất các ngân hàng chi trả với tiền gửi kỳ hạn dài. 16:06 30/5/2023
Ngân hàng đại hạ giá khoản nợ liên quan dự án Bến du thuyền Hoàng Gia
Sau 5 lần thông báo đấu giá, khoản nợ của chủ dự án Bến du thuyền Hoàng Gia (TP Nha Trang) đã được ngân hàng giảm từ 1.145 tỷ đồng còn 948 tỷ đồng.
Dự án Trung tâm Bến du thuyền Hoàng Gia có tổng mức đầu tư gần 2.421 tỷ đồng. Ảnh: Hiếu Duy. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) vừa có thông báo bán đấu giá lần 5 khoản nợ của Công ty CP Khách sạn Bến du thuyền (Marina Hotel). Tài sản bảo đảm cho khoản nợ này là dự án Trung tâm Bến du thuyền Hoàng Gia - Khu B, tại Khu đô thị Vĩnh Hòa, TP Nha Trang. Trong đó bao gồm 690 căn hộ và sân vườn Penthouse tầng 36; tầng hầm và 35 tầng kinh doanh thương mại. Tất cả đều là tài sản hình thành trong tương lai. Trong lần rao bán đầu tiên, khoản nợ này có giá khởi điểm 1.145 tỷ đồng. Tuy nhiên, trải qua 4 lần rao bán, ngân hàng vẫn đấu giá bất thành do không có cá nhân, tổ chức đăng ký tham gia. Khoản nợ với tài sản đảm bảo là khu B dự án Bến du thuyền Hoàng Gia tiếp tục được rao bán đến lần thứ 5 với giá giảm xuống chỉ còn hơn 948 tỷ đồng, tương đương mức giá ở lần đấu thứ 4 nhưng đã giảm tới gần 200 tỷ đồng so với đợt rao bán đầu tiên hồi tháng 9. Đợt đấu giá thứ 5 này dự kiến tổ chức vào ngày 10/12. Tại dự án Trung tâm Bến du thuyền Hoàng Gia, hồi tháng 8/2022, VietinBank cũng từng rao bán khoản nợ liên quan khu A của dự án để xử lý thu hồi nợ vay. Tổng dư nợ tín dụng tại thời điểm rao bán (tháng 8/2022) là hơn 540 tỷ đồng. Tài sản đảm bảo cho khoản nợ trên bao gồm quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất rộng gần 6.000 m2 tại dự án xây dựng khách sạn, căn hộ du lịch có thời hạn sử dụng đến năm 2064. Dự án Trung tâm Bến du thuyền Hoàng Gia (Swisstouches La Luna Resort) do Công ty CP Khách sạn Bến du thuyền làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư gần 2.421 tỷ đồng tại phường Vĩnh Hòa (TP Nha Trang). Tổng diện tích đất của dự án là trên 9.800 m2 với quy mô xây dựng 3 tòa tháp cao 36 tầng, khoảng 2.000 căn hộ/khách sạn. Theo kế hoạch, Dự án Trung tâm Bến du thuyền Hoàng Gia được vận hành vào quý IV/2019, cung cấp hơn 1.000 căn condotel cao cấp và các căn penthouse. Tuy nhiên, đến nay, chủ đầu tư vẫn chưa bàn giao nhà cho khách hàng theo cam kết. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Đối tác Mỹ thoát nguy cơ phá sản, doanh nghiệp Việt bớt gánh loMột công ty công nghệ đã mua lại Noble House với giá 85 triệu USD sau khi doanh nghiệp này đệ đơn xin phá sản tới tòa án Mỹ. 11:33 8/12/2023 Doanh nghiệp đua huy động hàng nghìn tỷ từ chứng khoánNhóm doanh nghiệp chứng khoán và bất động sản, xây dựng dẫn đầu làn sóng tăng vốn này. 06:00 8/12/2023 Dabaco bán một công ty heo giốngĐại gia nuôi heo bất ngờ thông báo bán vốn tại công ty con ở tỉnh Hà Tĩnh trong bối cảnh kinh doanh lao dốc trong 9 tháng đầu năm. 15:11 7/12/2023
Ngân hàng đại hạ giá khoản nợ liên quan dự án Bến du thuyền Hoàng Gia Sau 5 lần thông báo đấu giá, khoản nợ của chủ dự án Bến du thuyền Hoàng Gia (TP Nha Trang) đã được ngân hàng giảm từ 1.145 tỷ đồng còn 948 tỷ đồng. Dự án Trung tâm Bến du thuyền Hoàng Gia có tổng mức đầu tư gần 2.421 tỷ đồng. Ảnh: Hiếu Duy. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) vừa có thông báo bán đấu giá lần 5 khoản nợ của Công ty CP Khách sạn Bến du thuyền (Marina Hotel). Tài sản bảo đảm cho khoản nợ này là dự án Trung tâm Bến du thuyền Hoàng Gia - Khu B, tại Khu đô thị Vĩnh Hòa, TP Nha Trang. Trong đó bao gồm 690 căn hộ và sân vườn Penthouse tầng 36; tầng hầm và 35 tầng kinh doanh thương mại. Tất cả đều là tài sản hình thành trong tương lai. Trong lần rao bán đầu tiên, khoản nợ này có giá khởi điểm 1.145 tỷ đồng. Tuy nhiên, trải qua 4 lần rao bán, ngân hàng vẫn đấu giá bất thành do không có cá nhân, tổ chức đăng ký tham gia. Khoản nợ với tài sản đảm bảo là khu B dự án Bến du thuyền Hoàng Gia tiếp tục được rao bán đến lần thứ 5 với giá giảm xuống chỉ còn hơn 948 tỷ đồng, tương đương mức giá ở lần đấu thứ 4 nhưng đã giảm tới gần 200 tỷ đồng so với đợt rao bán đầu tiên hồi tháng 9. Đợt đấu giá thứ 5 này dự kiến tổ chức vào ngày 10/12. Tại dự án Trung tâm Bến du thuyền Hoàng Gia, hồi tháng 8/2022, VietinBank cũng từng rao bán khoản nợ liên quan khu A của dự án để xử lý thu hồi nợ vay. Tổng dư nợ tín dụng tại thời điểm rao bán (tháng 8/2022) là hơn 540 tỷ đồng. Tài sản đảm bảo cho khoản nợ trên bao gồm quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất rộng gần 6.000 m2 tại dự án xây dựng khách sạn, căn hộ du lịch có thời hạn sử dụng đến năm 2064. Dự án Trung tâm Bến du thuyền Hoàng Gia (Swisstouches La Luna Resort) do Công ty CP Khách sạn Bến du thuyền làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư gần 2.421 tỷ đồng tại phường Vĩnh Hòa (TP Nha Trang). Tổng diện tích đất của dự án là trên 9.800 m2 với quy mô xây dựng 3 tòa tháp cao 36 tầng, khoảng 2.000 căn hộ/khách sạn. Theo kế hoạch, Dự án Trung tâm Bến du thuyền Hoàng Gia được vận hành vào quý IV/2019, cung cấp hơn 1.000 căn condotel cao cấp và các căn penthouse. Tuy nhiên, đến nay, chủ đầu tư vẫn chưa bàn giao nhà cho khách hàng theo cam kết. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Đối tác Mỹ thoát nguy cơ phá sản, doanh nghiệp Việt bớt gánh loMột công ty công nghệ đã mua lại Noble House với giá 85 triệu USD sau khi doanh nghiệp này đệ đơn xin phá sản tới tòa án Mỹ. 11:33 8/12/2023 Doanh nghiệp đua huy động hàng nghìn tỷ từ chứng khoánNhóm doanh nghiệp chứng khoán và bất động sản, xây dựng dẫn đầu làn sóng tăng vốn này. 06:00 8/12/2023 Dabaco bán một công ty heo giốngĐại gia nuôi heo bất ngờ thông báo bán vốn tại công ty con ở tỉnh Hà Tĩnh trong bối cảnh kinh doanh lao dốc trong 9 tháng đầu năm. 15:11 7/12/2023
Công ty phân phối Rolex, Cartier nhà ông Johnathan Hạnh Nguyễn báo lỗ
Hiện bà Lê Hồng Thủy Tiên - vợ ông Johnathan Hạnh Nguyễn là Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện pháp luật của công ty này.
Bà Lê Hồng Thuỷ Tiên (giữa) là Chủ tịch HĐQT của DAFC. Ảnh: DAFC. Công ty CP Thời trang và Mỹ phẩm Duy Anh (DAFC) vừa công bố thông tin định kỳ về tình hình tài chính bán niên 2023 trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Theo đó, tính đến ngày 30/6, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước, về mức 570 tỷ đồng. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu cũng giảm từ 1,56 lần về 1,42 lần. Như vậy, dư nợ của công ty Duy Anh tính đến hết nửa đầu năm 2023 là 809,4 tỷ đồng. Nợ giảm nhưng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp lại âm 7,4 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước có lãi hơn 130,6 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) vì thế cùng giảm mạnh từ 22,87% về mức âm 1,3%. Vào ngày 7/8, doanh nghiệp đã tất toán cả hai lô trái phiếu phát hành năm 2016 và 2017 có tổng giá trị phát hành là 330 tỷ đồng, đưa dư nợ trái phiếu về 0 đồng. DAFC là nhà phân phối nhiều thương hiệu cao cấp trong các lĩnh vực thời trang, mỹ phẩm, nước hoa như BVLGARY, Rolex, Cartier, Versace... Công ty này nằm trong hệ sinh thái hàng hiệu của Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (Imex Pan Pacific Group - IPP Group) của ông Johnathan Hạnh Nguyễn. DAFC còn là cổ đông lớn sở hữu trên 10% số cổ phần có quyền biểu quyết tại CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco, MCK: SAS).
Công ty phân phối Rolex, Cartier nhà ông Johnathan Hạnh Nguyễn báo lỗ Hiện bà Lê Hồng Thủy Tiên - vợ ông Johnathan Hạnh Nguyễn là Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện pháp luật của công ty này. Bà Lê Hồng Thuỷ Tiên (giữa) là Chủ tịch HĐQT của DAFC. Ảnh: DAFC. Công ty CP Thời trang và Mỹ phẩm Duy Anh (DAFC) vừa công bố thông tin định kỳ về tình hình tài chính bán niên 2023 trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Theo đó, tính đến ngày 30/6, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước, về mức 570 tỷ đồng. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu cũng giảm từ 1,56 lần về 1,42 lần. Như vậy, dư nợ của công ty Duy Anh tính đến hết nửa đầu năm 2023 là 809,4 tỷ đồng. Nợ giảm nhưng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp lại âm 7,4 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước có lãi hơn 130,6 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) vì thế cùng giảm mạnh từ 22,87% về mức âm 1,3%. Vào ngày 7/8, doanh nghiệp đã tất toán cả hai lô trái phiếu phát hành năm 2016 và 2017 có tổng giá trị phát hành là 330 tỷ đồng, đưa dư nợ trái phiếu về 0 đồng. DAFC là nhà phân phối nhiều thương hiệu cao cấp trong các lĩnh vực thời trang, mỹ phẩm, nước hoa như BVLGARY, Rolex, Cartier, Versace... Công ty này nằm trong hệ sinh thái hàng hiệu của Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (Imex Pan Pacific Group - IPP Group) của ông Johnathan Hạnh Nguyễn. DAFC còn là cổ đông lớn sở hữu trên 10% số cổ phần có quyền biểu quyết tại CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco, MCK: SAS).
Eximbank sẽ tổ chức đại hội cổ đông bất thường lần thứ ba
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam - Eximbank (mã chứng khoán: EIB) thông báo tổ chức đại hội cổ đông bất thường lần thứ ba của năm 2023.
Nội dung của cuộc họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường lần này là để bầu bổ sung Thành viên HĐQT Eximbank nhiệm kỳ 2020–2025 và một số nội dung khác thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ (nếu có). Đối tượng tham dự là các cổ đông sở hữu cổ phần của Eximbank có tên trong danh sách tại ngày đăng ký cuối cùng là 19/7. Thời gian dự kiến diễn ra cuộc họp vào ngày 18/9 tại TP. Hồ Chí Minh. Eximbank cũng ban hành các tài liệu chuẩn bị cho phiên họp ĐHĐCĐ bất thường. Theo dự thảo chương trình, nội dung họp ĐHĐCĐ bất thường ngày 18/9 của Eximbank sẽ báo cáo Tờ trình bầu bổ sung Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2020-2025; tiến hành bầu bổ sung Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2020-2025; kiểm phiếu tổng hợp kết quả bầu cử và thông báo kết quả. Theo thông tin trên website công bố của Eximbank, hiện HĐQT ngân hàng có 5 người, gồm bà Đỗ Hà Phương - Chủ tịch HĐQT; bà Lương Thị Cẩm Tú - Thành viên HĐQT; bà Lê Thị Mai Loan - Thành viên kiêm Phó tổng giám đốc; ông Phạm Quang Dũng - Thành viên kiêm Phó tổng giám đốc và ông Trần Anh Thắng - Thành viên HĐQT độc lập. Trong đó, bà Đỗ Hà Phương là tân Chủ tịch HĐQT Eximbank nhiệm kỳ 2020–2025 được Eximbank công bố vào ngày 28/6; thay cho Bà Lương Thị Cẩm Tú - nguyên Chủ tịch HĐQT. Tuy nhiên, chỉ sau 2 ngày ngồi ghế Chủ tịch HĐQT Eximbank, bà Đỗ Hà Phương đã bị nhóm cổ đông lớn, đại diện là ông Trần Hoàng Ninh đòi miễn nhiệm. Nhóm cổ đông này đề nghị rút bà Đỗ Hà Phương khỏi HĐQT Eximbank nhiệm kỳ 2020-2025. Đồng thời yêu cầu ngân hàng thực hiện các thủ tục liên quan để bãi nhiệm bà Phương theo quy định. Văn bản của nhóm cổ đông cho biết, sau khi được đề cử, bà Đỗ Hà Phương đã không thực hiện nghiêm túc chức vụ đang đảm nhiệm, gây xáo trộn nghiêm trọng trong hoạt động của Eximbank. Đồng thời, bà Phương không đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp cũng như ý chí phát triển ngân hàng một cách minh bạch và ổn định của các cổ đông. Liên quan đến vấn đề này, trong ngày 30/6, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) đã có văn bản gửi Trưởng ban kiểm soát Eximbank yêu cầu rà soát hoạt động liên quan đến vấn đề quản trị điều hành tại Eximbank. Theo đó, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng cho biết đã nhận được báo cáo của bà Lương Thị Cẩm Tú ngày 15/6 và báo cáo thay đổi nhân sự trong HĐQT Eximbank ngày 28/6. Cơ quan quản lý yêu cầu Ban kiểm soát Eximbank rà soát, làm rõ các nội dung liên quan đến việc triệu tập phiên họp HĐQT ngày 1/6 và các cuộc họp sau đó. Xem xét các đề nghị triệu tập này có phù hợp với quy định của pháp luật, điều lệ cũng như các quy định nội bộ của ngân hàng. Đến tối 30/6, Eximbank phát đi thông báo nói rằng, tính đến đầu giờ chiều cùng ngày, ngân hàng chưa nhận được đơn của ông Trần Hoàng Ninh về việc chấm dứt các ủy quyền, đề cử và đề nghị rút bà Đỗ Hà Phương ra khỏi HĐQT Eximbank. Bên cạnh đó, nhà băng này đã rà soát thông tin danh sách đề cử bà Đỗ Hà Phương vào HĐQT ngân hàng nhiệm kỳ 2020-2025 không có tên ông Trần Hoàng Ninh; đồng thời khẳng định trình tự thủ tục tổ chức họp HĐQT liên quan đến việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2020-2025 đã tuân thủ quy định pháp luật, điều lệ của Eximbank và các quy định nội bộ khác. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về doanh nhân, câu chuyện kinh doanh, khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, kinh nghiệm quản trị... tại Tủ sách doanh nhân. Những cuốn sách được chia sẻ bởi các doanh nhân nổi tiếng thế giới như Bill Gate, Warren Buffett, Elon Musk... Viglacera ước tính lãi 1.210 tỷ, đạt 92% kế hoạch năm chỉ sau 6 thángĐóng góp chính vào kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2023 của Viglacera là mảng bất động sản với doanh thu hơn 2.600 tỷ đồng, lợi nhuận 950 tỷ đồng. 11:48 4/7/2023 Thẻ ngân hàng UOB ở Việt Nam 'cháy hàng' nhờ Taylor SwiftCác Swifties tại Việt Nam, Thái Lan, Indonesia... đã đổ xô đăng ký thẻ của UOB để có quyền ưu tiên mua vé sớm show diễn của Taylor Swift tại Singapore. 11:29 4/7/2023
Eximbank sẽ tổ chức đại hội cổ đông bất thường lần thứ ba Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam - Eximbank (mã chứng khoán: EIB) thông báo tổ chức đại hội cổ đông bất thường lần thứ ba của năm 2023. Nội dung của cuộc họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường lần này là để bầu bổ sung Thành viên HĐQT Eximbank nhiệm kỳ 2020–2025 và một số nội dung khác thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ (nếu có). Đối tượng tham dự là các cổ đông sở hữu cổ phần của Eximbank có tên trong danh sách tại ngày đăng ký cuối cùng là 19/7. Thời gian dự kiến diễn ra cuộc họp vào ngày 18/9 tại TP. Hồ Chí Minh. Eximbank cũng ban hành các tài liệu chuẩn bị cho phiên họp ĐHĐCĐ bất thường. Theo dự thảo chương trình, nội dung họp ĐHĐCĐ bất thường ngày 18/9 của Eximbank sẽ báo cáo Tờ trình bầu bổ sung Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2020-2025; tiến hành bầu bổ sung Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2020-2025; kiểm phiếu tổng hợp kết quả bầu cử và thông báo kết quả. Theo thông tin trên website công bố của Eximbank, hiện HĐQT ngân hàng có 5 người, gồm bà Đỗ Hà Phương - Chủ tịch HĐQT; bà Lương Thị Cẩm Tú - Thành viên HĐQT; bà Lê Thị Mai Loan - Thành viên kiêm Phó tổng giám đốc; ông Phạm Quang Dũng - Thành viên kiêm Phó tổng giám đốc và ông Trần Anh Thắng - Thành viên HĐQT độc lập. Trong đó, bà Đỗ Hà Phương là tân Chủ tịch HĐQT Eximbank nhiệm kỳ 2020–2025 được Eximbank công bố vào ngày 28/6; thay cho Bà Lương Thị Cẩm Tú - nguyên Chủ tịch HĐQT. Tuy nhiên, chỉ sau 2 ngày ngồi ghế Chủ tịch HĐQT Eximbank, bà Đỗ Hà Phương đã bị nhóm cổ đông lớn, đại diện là ông Trần Hoàng Ninh đòi miễn nhiệm. Nhóm cổ đông này đề nghị rút bà Đỗ Hà Phương khỏi HĐQT Eximbank nhiệm kỳ 2020-2025. Đồng thời yêu cầu ngân hàng thực hiện các thủ tục liên quan để bãi nhiệm bà Phương theo quy định. Văn bản của nhóm cổ đông cho biết, sau khi được đề cử, bà Đỗ Hà Phương đã không thực hiện nghiêm túc chức vụ đang đảm nhiệm, gây xáo trộn nghiêm trọng trong hoạt động của Eximbank. Đồng thời, bà Phương không đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp cũng như ý chí phát triển ngân hàng một cách minh bạch và ổn định của các cổ đông. Liên quan đến vấn đề này, trong ngày 30/6, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) đã có văn bản gửi Trưởng ban kiểm soát Eximbank yêu cầu rà soát hoạt động liên quan đến vấn đề quản trị điều hành tại Eximbank. Theo đó, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng cho biết đã nhận được báo cáo của bà Lương Thị Cẩm Tú ngày 15/6 và báo cáo thay đổi nhân sự trong HĐQT Eximbank ngày 28/6. Cơ quan quản lý yêu cầu Ban kiểm soát Eximbank rà soát, làm rõ các nội dung liên quan đến việc triệu tập phiên họp HĐQT ngày 1/6 và các cuộc họp sau đó. Xem xét các đề nghị triệu tập này có phù hợp với quy định của pháp luật, điều lệ cũng như các quy định nội bộ của ngân hàng. Đến tối 30/6, Eximbank phát đi thông báo nói rằng, tính đến đầu giờ chiều cùng ngày, ngân hàng chưa nhận được đơn của ông Trần Hoàng Ninh về việc chấm dứt các ủy quyền, đề cử và đề nghị rút bà Đỗ Hà Phương ra khỏi HĐQT Eximbank. Bên cạnh đó, nhà băng này đã rà soát thông tin danh sách đề cử bà Đỗ Hà Phương vào HĐQT ngân hàng nhiệm kỳ 2020-2025 không có tên ông Trần Hoàng Ninh; đồng thời khẳng định trình tự thủ tục tổ chức họp HĐQT liên quan đến việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2020-2025 đã tuân thủ quy định pháp luật, điều lệ của Eximbank và các quy định nội bộ khác. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về doanh nhân, câu chuyện kinh doanh, khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, kinh nghiệm quản trị... tại Tủ sách doanh nhân. Những cuốn sách được chia sẻ bởi các doanh nhân nổi tiếng thế giới như Bill Gate, Warren Buffett, Elon Musk... Viglacera ước tính lãi 1.210 tỷ, đạt 92% kế hoạch năm chỉ sau 6 thángĐóng góp chính vào kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2023 của Viglacera là mảng bất động sản với doanh thu hơn 2.600 tỷ đồng, lợi nhuận 950 tỷ đồng. 11:48 4/7/2023 Thẻ ngân hàng UOB ở Việt Nam 'cháy hàng' nhờ Taylor SwiftCác Swifties tại Việt Nam, Thái Lan, Indonesia... đã đổ xô đăng ký thẻ của UOB để có quyền ưu tiên mua vé sớm show diễn của Taylor Swift tại Singapore. 11:29 4/7/2023
Ông Nguyễn Đức Tài tiếp tục không mua hết cổ phiếu MWG đã đăng ký
Một lần nữa, Chủ tịch Thế Giới Di Động lý giải diễn biến thị trường không phù hợp nên chỉ mua được 200.000 cổ phiếu MWG trong số 500.000 đơn vị đã đăng ký.
Ông Nguyễn Đức Tài - Chủ tịch CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (HoSE: MWG) đã mua 200.000 cổ phiếu MWG trong giai đoạn từ ngày 12/12/2023 đến ngày 10/1 theo phương thức khớp lệnh trên sàn. Sau giao dịch, ông Tài tăng sở hữu tại MWG từ 35,2 triệu đơn vị lên 35,4 triệu đơn vị (2,42% vốn). Đáng chú ý, vị chủ tịch chỉ mua 200.000 cổ phiếu trong tổng đăng ký 500.000 cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ mua thành công là 40%. Nguyên nhân được lãnh đạo Thế Giới Di Động đưa ra là do diễn biến thị trường không phù hợp. Trước đó, từ ngày 8/11/2023 đến ngày 7/12/2023, ông Tài đã mua vào 110.000 cổ phiếu MWG trong tổng đăng ký 1 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ mua thành công là 11% tổng đăng ký để nâng sở hữu với lý do tương tự. Trên thị trường, giá cổ phiếu MWG chốt phiên 10/1 đạt 42.250 đồng/cổ phiếu, giảm nhẹ so với hồi đầu năm ngoái. Nhưng so với đầu tháng 11/2023, cổ phiếu này đã hồi phục khoảng 20%. Tạm tính theo thị giá, ông Tài đã chi ra khoảng hơn 8 tỷ đồng để hoàn tất giao dịch trên. Về kết quả kinh doanh, doanh thu tháng 11/2023 của Thế Giới Di Động đã chứng kiến sự sụt giảm sau khi tăng trưởng mạnh trong tháng trước đó. Cụ thể, tổng doanh thu của MWG đạt hơn 9.900 tỷ đồng trong tháng 11/2023, giảm 11% so với con số cao kỷ lục của tháng 10 liền trước. Đây cũng là mức doanh thu thấp nhất của MWG kể từ tháng 7/2023. DOANH THU THẾ GIỚI DI ĐỘNG TRONG CÁC THÁNG CỦA NĂM 2023 Số liệu: MWG Nhãn Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Doanh thu tỷ đồng 9500 9500 8000 10000 10200 9600 9960 10000 10400 11190 9900 Đáng chú ý, tổng doanh thu hai chuỗi cửa hàng chính là Thế Giới Di Động - Topzone và Điện Máy Xanh đã sụt giảm so với tháng trước, chỉ đem về 6.500 tỷ đồng. MWG lý giải nguyên nhân chủ yếu do nhu cầu iPhone hạ nhiệt sau đợt cao điểm ra mắt sản phẩm mới. Lũy kế 11 tháng đầu năm 2023, MWG thu về 107.954 tỷ đồng, giảm 13% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, công ty đã hoàn thành 80% kế hoạch doanh thu cả năm. Trong đó, doanh thu từ kênh online giảm 12% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng 14.700 tỷ đồng. Về chuỗi Bách Hóa Xanh, doanh thu lũy kế trong 11 tháng đầu năm vừa qua đạt 28.400 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ. Doanh thu Bách Hóa Xanh riêng tháng 11/2023 là hơn 3.000 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ. Doanh thu bình quân cửa hàng đạt 1,75 tỷ đồng. Trong báo cáo phân tích cuối năm 2023, Chứng khoán Rồng Việt dự báo tình hình kinh doanh của MWG sẽ dần cải thiện. Ngoài ra, việc đóng hàng loạt cửa hàng hoạt động kém hiệu quả sẽ hỗ trợ cho sự tăng trưởng dài hạn của công ty. Công ty chứng khoán dự báo năm nay, doanh thu và lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ Thế Giới Di Động sẽ đạt lần lượt 132.323 tỷ đồng, tăng 8% và 1.278 tỷ đồng, tăng 203% so với ước tính năm 2023. Tri thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành. Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt. Thế Giới Di Động đóng 150 cửa hàng trong 2 thángLãnh đạo Thế Giới Di Động nhấn mạnh dù nhân viên có tiếp tục đồng hành hay không, công ty vẫn luôn trân trọng ghi nhận mọi công sức và cống hiến của mỗi cá nhân. 19:22 25/12/2023 VDSC: Lãi ròng Thế Giới Di Động có thể xuống thấp nhất 10 nămTrong bối cảnh sức mua yếu, hàng tồn kho tăng cao và chi phí bất thường từ việc tái cấu trúc Bách Hóa Xanh, VDSC cho rằng lãi ròng TGDĐ sẽ giảm xuống mức thấp nhất từ 2013 đến nay. 18:52 22/12/2023 Thêm nguyên nhân khiến doanh thu Thế Giới Di Động tụt dốcBên cạnh sức mua suy yếu trong môi trường lạm phát và lãi suất cao, kênh tài chính tiêu dùng yếu đi cũng khiến doanh thu bán lẻ của Thế Giới Di Động đi xuống. 14:34 12/12/2023
Ông Nguyễn Đức Tài tiếp tục không mua hết cổ phiếu MWG đã đăng ký Một lần nữa, Chủ tịch Thế Giới Di Động lý giải diễn biến thị trường không phù hợp nên chỉ mua được 200.000 cổ phiếu MWG trong số 500.000 đơn vị đã đăng ký. Ông Nguyễn Đức Tài - Chủ tịch CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (HoSE: MWG) đã mua 200.000 cổ phiếu MWG trong giai đoạn từ ngày 12/12/2023 đến ngày 10/1 theo phương thức khớp lệnh trên sàn. Sau giao dịch, ông Tài tăng sở hữu tại MWG từ 35,2 triệu đơn vị lên 35,4 triệu đơn vị (2,42% vốn). Đáng chú ý, vị chủ tịch chỉ mua 200.000 cổ phiếu trong tổng đăng ký 500.000 cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ mua thành công là 40%. Nguyên nhân được lãnh đạo Thế Giới Di Động đưa ra là do diễn biến thị trường không phù hợp. Trước đó, từ ngày 8/11/2023 đến ngày 7/12/2023, ông Tài đã mua vào 110.000 cổ phiếu MWG trong tổng đăng ký 1 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ mua thành công là 11% tổng đăng ký để nâng sở hữu với lý do tương tự. Trên thị trường, giá cổ phiếu MWG chốt phiên 10/1 đạt 42.250 đồng/cổ phiếu, giảm nhẹ so với hồi đầu năm ngoái. Nhưng so với đầu tháng 11/2023, cổ phiếu này đã hồi phục khoảng 20%. Tạm tính theo thị giá, ông Tài đã chi ra khoảng hơn 8 tỷ đồng để hoàn tất giao dịch trên. Về kết quả kinh doanh, doanh thu tháng 11/2023 của Thế Giới Di Động đã chứng kiến sự sụt giảm sau khi tăng trưởng mạnh trong tháng trước đó. Cụ thể, tổng doanh thu của MWG đạt hơn 9.900 tỷ đồng trong tháng 11/2023, giảm 11% so với con số cao kỷ lục của tháng 10 liền trước. Đây cũng là mức doanh thu thấp nhất của MWG kể từ tháng 7/2023. DOANH THU THẾ GIỚI DI ĐỘNG TRONG CÁC THÁNG CỦA NĂM 2023 Số liệu: MWG Nhãn Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Doanh thu tỷ đồng 9500 9500 8000 10000 10200 9600 9960 10000 10400 11190 9900 Đáng chú ý, tổng doanh thu hai chuỗi cửa hàng chính là Thế Giới Di Động - Topzone và Điện Máy Xanh đã sụt giảm so với tháng trước, chỉ đem về 6.500 tỷ đồng. MWG lý giải nguyên nhân chủ yếu do nhu cầu iPhone hạ nhiệt sau đợt cao điểm ra mắt sản phẩm mới. Lũy kế 11 tháng đầu năm 2023, MWG thu về 107.954 tỷ đồng, giảm 13% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, công ty đã hoàn thành 80% kế hoạch doanh thu cả năm. Trong đó, doanh thu từ kênh online giảm 12% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng 14.700 tỷ đồng. Về chuỗi Bách Hóa Xanh, doanh thu lũy kế trong 11 tháng đầu năm vừa qua đạt 28.400 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ. Doanh thu Bách Hóa Xanh riêng tháng 11/2023 là hơn 3.000 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ. Doanh thu bình quân cửa hàng đạt 1,75 tỷ đồng. Trong báo cáo phân tích cuối năm 2023, Chứng khoán Rồng Việt dự báo tình hình kinh doanh của MWG sẽ dần cải thiện. Ngoài ra, việc đóng hàng loạt cửa hàng hoạt động kém hiệu quả sẽ hỗ trợ cho sự tăng trưởng dài hạn của công ty. Công ty chứng khoán dự báo năm nay, doanh thu và lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ Thế Giới Di Động sẽ đạt lần lượt 132.323 tỷ đồng, tăng 8% và 1.278 tỷ đồng, tăng 203% so với ước tính năm 2023. Tri thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành. Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt. Thế Giới Di Động đóng 150 cửa hàng trong 2 thángLãnh đạo Thế Giới Di Động nhấn mạnh dù nhân viên có tiếp tục đồng hành hay không, công ty vẫn luôn trân trọng ghi nhận mọi công sức và cống hiến của mỗi cá nhân. 19:22 25/12/2023 VDSC: Lãi ròng Thế Giới Di Động có thể xuống thấp nhất 10 nămTrong bối cảnh sức mua yếu, hàng tồn kho tăng cao và chi phí bất thường từ việc tái cấu trúc Bách Hóa Xanh, VDSC cho rằng lãi ròng TGDĐ sẽ giảm xuống mức thấp nhất từ 2013 đến nay. 18:52 22/12/2023 Thêm nguyên nhân khiến doanh thu Thế Giới Di Động tụt dốcBên cạnh sức mua suy yếu trong môi trường lạm phát và lãi suất cao, kênh tài chính tiêu dùng yếu đi cũng khiến doanh thu bán lẻ của Thế Giới Di Động đi xuống. 14:34 12/12/2023
Nghịch lý khiến Fed đau đầu
Thị trường việc làm vẫn chống chịu tốt, thu nhập tăng nhanh là tin tốt với người lao động Mỹ. Nhưng điều này khiến bài toán lạm phát của Fed trở nên nan giải hơn.
Theo CNN, lạm phát, lãi suất tăng cao và ngành ngân hàng Mỹ đang rơi vào hỗn loạn. Nhưng thị trường lao động của Mỹ vẫn chống chịu tốt. Dữ liệu của Cục Thống kê Lao động Mỹ cho thấy nước này đã bổ sung 253.000 việc làm trong tháng 4. Con số này lớn hơn nhiều dự báo của giới quan sát. Tháng 3/2022, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu chiến dịch chống lạm phát. Thời điểm đó, một trong những mối lo ngại lớn nhất là bao nhiêu người Mỹ có thể mất việc làm. Lãi suất tăng lên sẽ hạ nhiệt nhu cầu và giá cả, từ đó kìm hãm thị trường lao động của Mỹ vốn đang tăng trưởng rất nhanh. Khi đó, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ ở mức thấp kỷ lục là 3,6%. 14 tháng sau đó, Fed tăng lãi suất tổng cộng 5 điểm phần trăm, nhưng nền kinh tế vẫn có thêm 250.000 việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục giảm xuống 3,4%. Bất chấp các đợt tăng lãi suất dồn dập, thị trường việc làm của Mỹ vẫn mạnh mẽ. Ảnh: Reuters. "Không thể cản phá" "Nói chung, thị trường việc làm của Mỹ đang ở trạng thái 'không thể cản phá'", CNN dẫn lời chuyên gia kinh tế Joseph Brusuelas của RSM bình luận. Ông cho rằng người ta không thể ngăn cản, mà chỉ hy vọng có thể kìm hãm được nó. Đối với người lao động, đó là một tin tốt. Cơ hội việc làm đang rộng mở và họ dễ dàng tìm kiếm được một công việc mong muốn. Tăng trưởng việc làm trong tháng 4 mạnh hơn dự báo. Nhưng báo cáo chỉ ra trong tháng 2 và tháng 3, số lượng việc làm mới trên thực tế giảm tổng cộng 149.000 việc làm so với ước tính. Như vậy, tăng trưởng việc làm trong quý đầu năm đạt trung bình 222.000 việc làm mỗi tháng, cao hơn mức trung bình trong giai đoạn trước dịch, nhưng vẫn giảm mạnh so với 2 năm qua. Nói chung, thị trường việc làm của Mỹ đang ở trạng thái "không thể cản phá"Chuyên gia kinh tế Joseph Brusuelas của RSM Trong năm 2021 và 2022, tốc độ tăng trưởng việc làm hàng tháng đạt lần lượt 606.000 việc làm và 399.000 việc làm. "Thị trường lao động đã chậm lại, đó là tin tốt đối với cuộc chiến chống lạm phát", ông Gus Faucher - chuyên gia kinh tế trưởng tại PNC Financial Services Group - nhận định. "Các doanh nghiệp vẫn đang tìm cách tuyển dụng, nhu cầu còn mạnh, nhưng đã giảm so với hồi cuối năm ngoái. Với doanh nghiệp, việc tìm kiếm nhân sự giờ trở nên dễ dàng hơn chút ít", ông nói thêm. Với sức chống chịu mạnh mẽ của thị trường lao động, Fed có thể hạ nhiệt lạm phát mà không đẩy hàng triệu người vào cảnh thất nghiệp và gây ra một cuộc suy thoái. Điều này làm dấy lên hy vọng về một cú "tiếp đất an toàn", với tốc độ tăng trưởng việc làm giảm về mức bền vững hơn. Tiền lương vẫn tăng nhanh Nhưng Fed vẫn còn một vấn đề cần chú ý. Theo báo cáo việc làm, thu nhập trung bình của người lao động Mỹ đã tăng 0,16 USD/giờ, tương đương 0,5% lên 33,36 USD/giờ trong tháng 4. Đây là mức tăng hàng tháng cao nhất kể từ tháng 3/2022. So với một năm trước đó, thu nhập của người Mỹ vẫn tăng 4,4%. Chi phí lao động tăng cao có thể tạo thêm áp lực cho lạm phát, tạo nên vòng xoáy lạm phát - tiền lương nguy hiểm. "Tiền lương gia tăng là tin tốt đối với chi tiêu tiêu dùng và nền kinh tế. Nhưng từ góc độ của Fed, đó là một rào cản", ông Scott Anderson - nhà kinh tế trưởng tại Bank of the West - lưu ý. "Tăng trưởng tiền lương và việc làm càng kéo dài, Fed sẽ càng phải duy trì các chính sách thắt chặt lâu hơn, và khả năng xảy ra một cuộc suy thoái ngay trong năm nay càng lớn", ông cảnh báo. Từ giờ tới cuộc họp chính sách tháng 6, Fed sẽ còn phải theo dõi thêm nhiều dữ liệu. Một số báo cáo kinh tế quan trọng sắp được công bố trong tuần tới, bao gồm báo cáo về hoạt động tín dụng, chỉ số giá tiêu dùng và chỉ số giá sản xuất. Thêm vào đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ gặp các quan chức Quốc hội Mỹ để thảo luận về việc nới trần nợ công. Mới đây, bà Janet Yellen - Bộ trưởng Tài chính Mỹ - tiết lộ rằng theo ước tính chính xác nhất của cơ quan này, Mỹ có thể vỡ nợ sớm nhất vào ngày 1/6. Điều này gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với việc nâng trần nợ khẩn cấp. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Khủng hoảng giá dầu ô liuGiá dầu ô liu đã tăng vọt lên mức kỷ lục do hạn hán kéo dài ở Tây Ban Nha - nước sản xuất dầu ô liu lớn. Giới quan sát tin rằng giá sẽ neo cao trong thời gian tới. 00:44 5/5/2023 Fed đã bớt 'diều hâu'Fed vẫn tăng lãi suất điều hành 0,25 điểm phần trăm. Nhưng các tuyên bố mới nhất cho thấy cơ quan này đã dịu giọng với cuộc chiến chống lạm phát. 18:00 4/5/2023
Nghịch lý khiến Fed đau đầu Thị trường việc làm vẫn chống chịu tốt, thu nhập tăng nhanh là tin tốt với người lao động Mỹ. Nhưng điều này khiến bài toán lạm phát của Fed trở nên nan giải hơn. Theo CNN, lạm phát, lãi suất tăng cao và ngành ngân hàng Mỹ đang rơi vào hỗn loạn. Nhưng thị trường lao động của Mỹ vẫn chống chịu tốt. Dữ liệu của Cục Thống kê Lao động Mỹ cho thấy nước này đã bổ sung 253.000 việc làm trong tháng 4. Con số này lớn hơn nhiều dự báo của giới quan sát. Tháng 3/2022, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu chiến dịch chống lạm phát. Thời điểm đó, một trong những mối lo ngại lớn nhất là bao nhiêu người Mỹ có thể mất việc làm. Lãi suất tăng lên sẽ hạ nhiệt nhu cầu và giá cả, từ đó kìm hãm thị trường lao động của Mỹ vốn đang tăng trưởng rất nhanh. Khi đó, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ ở mức thấp kỷ lục là 3,6%. 14 tháng sau đó, Fed tăng lãi suất tổng cộng 5 điểm phần trăm, nhưng nền kinh tế vẫn có thêm 250.000 việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục giảm xuống 3,4%. Bất chấp các đợt tăng lãi suất dồn dập, thị trường việc làm của Mỹ vẫn mạnh mẽ. Ảnh: Reuters. "Không thể cản phá" "Nói chung, thị trường việc làm của Mỹ đang ở trạng thái 'không thể cản phá'", CNN dẫn lời chuyên gia kinh tế Joseph Brusuelas của RSM bình luận. Ông cho rằng người ta không thể ngăn cản, mà chỉ hy vọng có thể kìm hãm được nó. Đối với người lao động, đó là một tin tốt. Cơ hội việc làm đang rộng mở và họ dễ dàng tìm kiếm được một công việc mong muốn. Tăng trưởng việc làm trong tháng 4 mạnh hơn dự báo. Nhưng báo cáo chỉ ra trong tháng 2 và tháng 3, số lượng việc làm mới trên thực tế giảm tổng cộng 149.000 việc làm so với ước tính. Như vậy, tăng trưởng việc làm trong quý đầu năm đạt trung bình 222.000 việc làm mỗi tháng, cao hơn mức trung bình trong giai đoạn trước dịch, nhưng vẫn giảm mạnh so với 2 năm qua. Nói chung, thị trường việc làm của Mỹ đang ở trạng thái "không thể cản phá"Chuyên gia kinh tế Joseph Brusuelas của RSM Trong năm 2021 và 2022, tốc độ tăng trưởng việc làm hàng tháng đạt lần lượt 606.000 việc làm và 399.000 việc làm. "Thị trường lao động đã chậm lại, đó là tin tốt đối với cuộc chiến chống lạm phát", ông Gus Faucher - chuyên gia kinh tế trưởng tại PNC Financial Services Group - nhận định. "Các doanh nghiệp vẫn đang tìm cách tuyển dụng, nhu cầu còn mạnh, nhưng đã giảm so với hồi cuối năm ngoái. Với doanh nghiệp, việc tìm kiếm nhân sự giờ trở nên dễ dàng hơn chút ít", ông nói thêm. Với sức chống chịu mạnh mẽ của thị trường lao động, Fed có thể hạ nhiệt lạm phát mà không đẩy hàng triệu người vào cảnh thất nghiệp và gây ra một cuộc suy thoái. Điều này làm dấy lên hy vọng về một cú "tiếp đất an toàn", với tốc độ tăng trưởng việc làm giảm về mức bền vững hơn. Tiền lương vẫn tăng nhanh Nhưng Fed vẫn còn một vấn đề cần chú ý. Theo báo cáo việc làm, thu nhập trung bình của người lao động Mỹ đã tăng 0,16 USD/giờ, tương đương 0,5% lên 33,36 USD/giờ trong tháng 4. Đây là mức tăng hàng tháng cao nhất kể từ tháng 3/2022. So với một năm trước đó, thu nhập của người Mỹ vẫn tăng 4,4%. Chi phí lao động tăng cao có thể tạo thêm áp lực cho lạm phát, tạo nên vòng xoáy lạm phát - tiền lương nguy hiểm. "Tiền lương gia tăng là tin tốt đối với chi tiêu tiêu dùng và nền kinh tế. Nhưng từ góc độ của Fed, đó là một rào cản", ông Scott Anderson - nhà kinh tế trưởng tại Bank of the West - lưu ý. "Tăng trưởng tiền lương và việc làm càng kéo dài, Fed sẽ càng phải duy trì các chính sách thắt chặt lâu hơn, và khả năng xảy ra một cuộc suy thoái ngay trong năm nay càng lớn", ông cảnh báo. Từ giờ tới cuộc họp chính sách tháng 6, Fed sẽ còn phải theo dõi thêm nhiều dữ liệu. Một số báo cáo kinh tế quan trọng sắp được công bố trong tuần tới, bao gồm báo cáo về hoạt động tín dụng, chỉ số giá tiêu dùng và chỉ số giá sản xuất. Thêm vào đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ gặp các quan chức Quốc hội Mỹ để thảo luận về việc nới trần nợ công. Mới đây, bà Janet Yellen - Bộ trưởng Tài chính Mỹ - tiết lộ rằng theo ước tính chính xác nhất của cơ quan này, Mỹ có thể vỡ nợ sớm nhất vào ngày 1/6. Điều này gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với việc nâng trần nợ khẩn cấp. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Khủng hoảng giá dầu ô liuGiá dầu ô liu đã tăng vọt lên mức kỷ lục do hạn hán kéo dài ở Tây Ban Nha - nước sản xuất dầu ô liu lớn. Giới quan sát tin rằng giá sẽ neo cao trong thời gian tới. 00:44 5/5/2023 Fed đã bớt 'diều hâu'Fed vẫn tăng lãi suất điều hành 0,25 điểm phần trăm. Nhưng các tuyên bố mới nhất cho thấy cơ quan này đã dịu giọng với cuộc chiến chống lạm phát. 18:00 4/5/2023
Nhà phân phối ủy quyền Apple thu hơn 2.000 tỷ đồng nhờ bán điện thoại
Hoạt động phân phối điện thoại di động giúp Petrosetco thu về hơn 2.000 tỷ đồng trong quý đầu năm, tăng 20,6% so với kết quả thực hiện cùng kỳ năm ngoái.
Theo báo cáo kinh doanh định kỳ, Tổng công ty CP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (Petrosetco - PET) thu về 1.472 tỷ đồng trong tháng 3, giảm 24,1% so với cùng kỳ và 6% so với tháng liền trước. Lợi nhuận gộp giảm nhẹ 4,8% xuống 59 tỷ đồng song biên lợi nhuận gộp được nâng từ 3% lên 4% nhờ cải thiện giá vốn từ các mảng dịch vụ cung ứng lẫn hậu cần. Sau khi trừ các loại chi phí, lợi nhuận trước thuế của công ty giảm 59,5% xuống còn 15 tỷ đồng do sự ảnh hưởng của việc gia tăng chi phí lãi vay. Biên lợi nhuận trước thuế theo đó cũng thu hẹp từ 1,9% xuống mức 1%. Doanh nghiệp này lý giải tình trạng giảm sút nhu cầu chung của thị trường đối với các sản phẩm điện thoại, laptop, điện máy... đã ảnh hưởng đến doanh số hoạt động phân phối thiết bị điện tử. Trong khi đó, doanh thu từ các mảng dịch vụ cung ứng và hậu cần chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt là dịch vụ catering (chuyên chế biến và cung cấp suất ăn công nghiệp) có mức tăng trưởng đến 69,8% so với cùng kỳ. CƠ CẤU DOANH THU CỦA PETROSETCO TRONG QUÝ I NhãnHoạt động phân phốiQuản lý và cho thuê bất động sảnDịch vụ cateringKhác Tỷ trọng % 86365 Trên thực tế, hoạt động phân phối mới là mũi nhọn chính của Petrosetco. Mảng này chiếm hơn 83% cơ cấu doanh thu tháng 3, tương đương 1.230 tỷ đồng, chủ yếu đến từ các thiết bị điện tử như điện thoại di động (488 tỷ đồng), laptop (500 tỷ đồng), thiết bị IT khác (118 tỷ đồng). Ngoài ra Petrosetco còn thu 124 tỷ đồng từ hoạt động phân phối hạt nhựa polypropylene, xơ sợi polyester và khí hóa lỏng. Dịch vụ catering, quản lý và cho thuê bất động sản, hoạt động khác chỉ chiếm lần lượt 7%, 3% và 6% tương ứng 107 tỷ đồng, 43 tỷ đồng và 92 tỷ đồng. Cả ba mảng kinh doanh phụ này đều ghi nhận mức tăng trưởng hai con số so với cùng kỳ. Lũy kế 3 tháng đầu năm, doanh thu thuần của công ty đạt 4.246 tỷ đồng, giảm 11,8% so với cùng kỳ do sự sụt giảm của hoạt động phân phối (đạt 3.665 tỷ đồng, giảm 15,3%). Lãi vay tăng cao tiếp tục gây áp lực và kéo lãi trước thuế xuống 52 tỷ đồng, giảm 53,2% so với cùng kỳ. Doanh thu từ hoạt động phân phối suy giảm chủ yếu do các mảng bán kém như laptop, thiết bị IT và vật liệu. Trái lại, điện thoại di động đem về tới 2.046 tỷ đồng cho Petrosetco với mức tăng 20,6% so với cùng kỳ. LỢI NHUẬN CỦA PETROSETCO CÓ XU HƯỚNG ĐI XUỐNG Nguồn: BCTC DN; Tổng hợp NhãnQuý I/2021IIIIIIVQuý I/2022IIIIIIVQuý I/2023 Doanh thu thuần tỷ đồng 421334233873602648163473455748354246 Lãi trước thuế 8169791611103293352 Tại báo cáo tài chính hợp nhất quý I, tổng tài sản của Petrosetco tính tới hết kỳ kinh doanh đạt 10.156 tỷ đồng, tăng 12% so với đầu kỳ. Khoản chênh lệch này chủ yếu do công ty nâng giá trị đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn trong mục tài sản ngắn hạn từ 1.818 tỷ đồng lên 3.375 tỷ đồng. Song mục tài chính này không được thuyết minh chi tiết trong báo cáo. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn vẫn giữ không có nhiều biến động, đạt 120,2 tỷ đồng. Nợ phải trả của Petrosetco tăng hơn 1.000 tỷ đồng lên 8.084 tỷ đồng, cao gấp 4 lần vốn chủ sở hữu (2.072 tỷ đồng). Nguyên nhân chủ yếu do các khoản phải trả ngắn hạn tăng cao cũng như công ty đẩy mạnh vay nợ. Trong 3 tháng, giá trị các khoản vay ngắn hạn của Petrosetco nâng từ 3.626 tỷ đồng lên 4.497 tỷ đồng. Việc này khiến công ty phải trả 71 tỷ đồng chi phí lãi vay trong 3 tháng đầu năm. Nguồn doanh thu tài chính khoảng 63 tỷ đồng mà phần lớn đến từ lãi tiền gửi, cho vay chỉ giúp bù đắp phần nào. Petrosetco là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, được thành lập vào tháng 6/1996, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ sinh hoạt, đời sống và du lịch nhằm phục vụ các hoạt động dầu khí. Công ty hiện là đối tác với nhiều thương hiệu lớn tại nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm phân phối điện thoại (Samsung, Itel, Apple...), laptop và máy tính xách tay (Lenovo, iPad, Dell...), phụ kiện, điện máy điện lạnh gia dụng (SK magic, Candy, LG...), thiết bị y tế và cả phân bón hữu cơ Humate USA. Trong mảng phân phối, Samsung vẫn luôn là mặt hàng chủ lực của doanh nghiệp và ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu đến 70% trong năm ngoái. Ngoài ra, Petrosetco cũng trở thành một trong những nhà phân phối ủy quyền của Apple tại thị trường Việt Nam từ tháng 6/2020. Nhà phân phối ủy quyền Apple thu gần 1.600 tỷ từ bán điện thoạiTrong 2 tháng đầu năm, kinh doanh điện thoại đem lại doanh thu lớn nhất cho mảng phân phối của Petrosetco với 1.558 tỷ đồng, tăng 53% so với cùng kỳ. 19:37 29/3/2023 CII sụt giảm 95% lợi nhuậnTrong quý đầu năm nay, nhà phát triển bất động sản, hạ tầng này chỉ thu về gần 35 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm tới 95% so với cùng kỳ năm ngoái. 15:53 4/5/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Nhà phân phối ủy quyền Apple thu hơn 2.000 tỷ đồng nhờ bán điện thoại Hoạt động phân phối điện thoại di động giúp Petrosetco thu về hơn 2.000 tỷ đồng trong quý đầu năm, tăng 20,6% so với kết quả thực hiện cùng kỳ năm ngoái. Theo báo cáo kinh doanh định kỳ, Tổng công ty CP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (Petrosetco - PET) thu về 1.472 tỷ đồng trong tháng 3, giảm 24,1% so với cùng kỳ và 6% so với tháng liền trước. Lợi nhuận gộp giảm nhẹ 4,8% xuống 59 tỷ đồng song biên lợi nhuận gộp được nâng từ 3% lên 4% nhờ cải thiện giá vốn từ các mảng dịch vụ cung ứng lẫn hậu cần. Sau khi trừ các loại chi phí, lợi nhuận trước thuế của công ty giảm 59,5% xuống còn 15 tỷ đồng do sự ảnh hưởng của việc gia tăng chi phí lãi vay. Biên lợi nhuận trước thuế theo đó cũng thu hẹp từ 1,9% xuống mức 1%. Doanh nghiệp này lý giải tình trạng giảm sút nhu cầu chung của thị trường đối với các sản phẩm điện thoại, laptop, điện máy... đã ảnh hưởng đến doanh số hoạt động phân phối thiết bị điện tử. Trong khi đó, doanh thu từ các mảng dịch vụ cung ứng và hậu cần chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt là dịch vụ catering (chuyên chế biến và cung cấp suất ăn công nghiệp) có mức tăng trưởng đến 69,8% so với cùng kỳ. CƠ CẤU DOANH THU CỦA PETROSETCO TRONG QUÝ I NhãnHoạt động phân phốiQuản lý và cho thuê bất động sảnDịch vụ cateringKhác Tỷ trọng % 86365 Trên thực tế, hoạt động phân phối mới là mũi nhọn chính của Petrosetco. Mảng này chiếm hơn 83% cơ cấu doanh thu tháng 3, tương đương 1.230 tỷ đồng, chủ yếu đến từ các thiết bị điện tử như điện thoại di động (488 tỷ đồng), laptop (500 tỷ đồng), thiết bị IT khác (118 tỷ đồng). Ngoài ra Petrosetco còn thu 124 tỷ đồng từ hoạt động phân phối hạt nhựa polypropylene, xơ sợi polyester và khí hóa lỏng. Dịch vụ catering, quản lý và cho thuê bất động sản, hoạt động khác chỉ chiếm lần lượt 7%, 3% và 6% tương ứng 107 tỷ đồng, 43 tỷ đồng và 92 tỷ đồng. Cả ba mảng kinh doanh phụ này đều ghi nhận mức tăng trưởng hai con số so với cùng kỳ. Lũy kế 3 tháng đầu năm, doanh thu thuần của công ty đạt 4.246 tỷ đồng, giảm 11,8% so với cùng kỳ do sự sụt giảm của hoạt động phân phối (đạt 3.665 tỷ đồng, giảm 15,3%). Lãi vay tăng cao tiếp tục gây áp lực và kéo lãi trước thuế xuống 52 tỷ đồng, giảm 53,2% so với cùng kỳ. Doanh thu từ hoạt động phân phối suy giảm chủ yếu do các mảng bán kém như laptop, thiết bị IT và vật liệu. Trái lại, điện thoại di động đem về tới 2.046 tỷ đồng cho Petrosetco với mức tăng 20,6% so với cùng kỳ. LỢI NHUẬN CỦA PETROSETCO CÓ XU HƯỚNG ĐI XUỐNG Nguồn: BCTC DN; Tổng hợp NhãnQuý I/2021IIIIIIVQuý I/2022IIIIIIVQuý I/2023 Doanh thu thuần tỷ đồng 421334233873602648163473455748354246 Lãi trước thuế 8169791611103293352 Tại báo cáo tài chính hợp nhất quý I, tổng tài sản của Petrosetco tính tới hết kỳ kinh doanh đạt 10.156 tỷ đồng, tăng 12% so với đầu kỳ. Khoản chênh lệch này chủ yếu do công ty nâng giá trị đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn trong mục tài sản ngắn hạn từ 1.818 tỷ đồng lên 3.375 tỷ đồng. Song mục tài chính này không được thuyết minh chi tiết trong báo cáo. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn vẫn giữ không có nhiều biến động, đạt 120,2 tỷ đồng. Nợ phải trả của Petrosetco tăng hơn 1.000 tỷ đồng lên 8.084 tỷ đồng, cao gấp 4 lần vốn chủ sở hữu (2.072 tỷ đồng). Nguyên nhân chủ yếu do các khoản phải trả ngắn hạn tăng cao cũng như công ty đẩy mạnh vay nợ. Trong 3 tháng, giá trị các khoản vay ngắn hạn của Petrosetco nâng từ 3.626 tỷ đồng lên 4.497 tỷ đồng. Việc này khiến công ty phải trả 71 tỷ đồng chi phí lãi vay trong 3 tháng đầu năm. Nguồn doanh thu tài chính khoảng 63 tỷ đồng mà phần lớn đến từ lãi tiền gửi, cho vay chỉ giúp bù đắp phần nào. Petrosetco là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, được thành lập vào tháng 6/1996, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ sinh hoạt, đời sống và du lịch nhằm phục vụ các hoạt động dầu khí. Công ty hiện là đối tác với nhiều thương hiệu lớn tại nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm phân phối điện thoại (Samsung, Itel, Apple...), laptop và máy tính xách tay (Lenovo, iPad, Dell...), phụ kiện, điện máy điện lạnh gia dụng (SK magic, Candy, LG...), thiết bị y tế và cả phân bón hữu cơ Humate USA. Trong mảng phân phối, Samsung vẫn luôn là mặt hàng chủ lực của doanh nghiệp và ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu đến 70% trong năm ngoái. Ngoài ra, Petrosetco cũng trở thành một trong những nhà phân phối ủy quyền của Apple tại thị trường Việt Nam từ tháng 6/2020. Nhà phân phối ủy quyền Apple thu gần 1.600 tỷ từ bán điện thoạiTrong 2 tháng đầu năm, kinh doanh điện thoại đem lại doanh thu lớn nhất cho mảng phân phối của Petrosetco với 1.558 tỷ đồng, tăng 53% so với cùng kỳ. 19:37 29/3/2023 CII sụt giảm 95% lợi nhuậnTrong quý đầu năm nay, nhà phát triển bất động sản, hạ tầng này chỉ thu về gần 35 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm tới 95% so với cùng kỳ năm ngoái. 15:53 4/5/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Lợi nhuận EVNGenco1 vượt 2.600 tỷ, gấp đôi kế hoạch
Nhờ mức lãi hàng nghìn tỷ đồng năm ngoái, tổng công ty phát điện lớn nhất thuộc EVN đã chi hơn 1.258 tỷ đồng để trả lương thưởng cho gần 3.000 người lao động năm vừa qua.
Tổng công ty Phát điện 1 (EVNGenco1) vừa công bố báo cáo đánh giá về kết quả thực hiện sản xuất kinh doanh năm 2022 và mục tiêu tổng quát, kế hoạch kinh doanh năm 2023. Theo đó, tổng công ty này cho biết năm 2022 đã ghi nhận sản lượng điện hơn 30,5 tỷ kWh, bằng 100,82% kế hoạch nhưng vẫn giảm 11,2% so với năm 2021. Riêng phần đóng góp của công ty mẹ vẫn đi ngang so với cùng kỳ, đạt gần 19,8 tỷ kWh, phần còn lại đến từ công ty con và đơn vị liên kết. Doanh nghiệp lý giải kết quả suy giảm kể trên đến từ ảnh hưởng của xung đột địa chính trị tại châu Âu, dẫn đến giá than nhập khẩu tăng, giá biến đổi cao nên một số nhà máy nhiệt điện được huy động với công suất thấp hoặc không được hệ thống huy động phải dừng dự phòng dài ngày như Nhiệt điện Duyên Hải 3 và Duyên Hải 3 mở rộng. Trong khi đó, tần suất nước về các hồ chứa thủy điện vẫn tốt hơn nhiều so với kế hoạch, các tổ máy vận hành ổn định, số lần sự cố giảm nên tổng công ty vẫn hoàn thành kế hoạch sản lượng được giao. Trong năm ngoái, tổng doanh thu của tổ hợp EVNGenco1 đạt hơn 36.823 tỷ đồng, vượt 5% so với kế hoạch đề ra. Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế thậm chí cao hơn gấp đôi kế hoạch 2.649 tỷ đồng. Tuy vậy, nếu so với đỉnh lợi nhuận năm 2021, kết quả này vẫn giảm gần 82%. Chỉ tiêu (tỷ đồng) Kế hoạch Hợp nhất Công ty mẹ Tổng doanh thu 34.976 36.823 35.858 Lợi nhuận trước thuế 1.221 2.649 2.227 Tổng số lao động (người) 3.047 2.997 2.748 Tổng quỹ lương 519 1.258 1.138 -Quỹ lương lao động 511 1.250 1.136 -Quỹ lương quản lý 8 8 2 Với kết quả đạt được, nhóm công ty đã chi ra hơn 1.258 tỷ đồng cho quỹ lương người lao động, gấp 2,4 lần kế hoạch đầu năm. Với tổng nhân sự ổn định khoảng 3.000 người, trung bình mỗi nhân viên EVNGenco1 đã nhận hơn 420 triệu đồng năm vừa qua, tương đương mức thu nhập 35 triệu đồng/người/tháng. Riêng công ty mẹ có số lượng lao động là 2.719 người, với mức lương trung bình gần 367 triệu đồng/năm và tiền thưởng, thu nhập khác khác (tiền an toàn điện) gần 51 triệu đồng/người năm qua. Trong năm 2023, công ty mẹ EVNGenco1 đặt mục tiêu sản lượng điện sản xuất tăng gần 4%, lên mức hơn 20,54 tỷ kWh, tương ứng tổng doanh thu quanh mức 36.720 tỷ đồng. Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế (chưa tính chênh lệch tỷ giá) dự kiến chỉ đạt gần 81 tỷ đồng, tương đương 3% so với mức lợi nhuận năm ngoái. Về kế hoạch đầu tư, tổng công ty dự kiến chi 103 tỷ đồng để đầu tư xây dựng Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3 mở rộng, đồng thời chi hơn 9.613 tỷ đồng trả nợ gốc và lãi vay và đầu tư thuần hơn 305 tỷ đồng. Các mục tiêu khác được đặt ra trong năm nay là hoàn thành các công trình phục vụ sản xuất điện, kết thúc quyết toán các dự án còn lại gồm Thủy điện Bản Vẽ, Nhiệt điện Nghi Sơn 1, Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3 mở rộng (làm tư vấn quản lý dự án). Về công tác tái cổ phần hóa, tổng công ty đã báo cáo các cấp có thẩm quyền về việc xem xét điều chỉnh thời điểm và xác định lại giá trị doanh nghiệp, công tác cổ phần hóa giai đoạn 2026-2030 sau khi nhận bàn giao dự án Duyên Hải 3 mở rộng. Ông lớn ngành điện này còn đang tích cực tiến hành các thủ tục để thực hiện chuyển nhượng vốn tại CTCP Thủy điện Thác Mơ (TMP) và CTCP Dịch vụ Sửa chữa Nhiệt điện miền Bắc (NPS) theo chỉ đạo của EVN. EVNGenco1 là một trong các tổng công ty phát điện thuộc EVN, với tổng công suất (hơn 7.000 MW) lớn thứ 2 cả nước chỉ sau tập đoàn mẹ EVN. Tổng công ty này có một công ty con là Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi, các công ty liên kết là Nhiệt điện Quảng Ninh, Phát triển điện lực Việt Nam và EVN Quốc tế. Bên cạnh đó, tổng công ty còn có trung tâm Điện lực Duyên Hải, Nhiệt điện Uông Bí, Nhiệt điện Nghi Sơn 1, Đồng Nai 3... Tính đến ngày 31/12/2022, EVNGenco1 ghi nhận tổng giá trị tài sản hợp nhất vào khoảng 81.590 tỷ đồng, giảm hơn 11% so với cuối năm 2021. Vốn chủ sở hữu doanh nghiệp ước đạt gần 28.410 tỷ đồng, tương đương tổng quy mô vay nợ (ngắn và dài hạn) là gần 41.910 tỷ đồng, giảm hơn 18% năm ngoái. Bộ Công Thương thanh tra cung ứng điện của EVN từ ngày 10/6Bộ trưởng Công Thương yêu cầu đoàn thanh tra làm rõ việc cung ứng, chủ động nhiên liệu cho các nhà máy điện, vận hành hệ thống điện, huy động các nguồn điện... của EVN. 17:10 9/6/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Lợi nhuận EVNGenco1 vượt 2.600 tỷ, gấp đôi kế hoạch Nhờ mức lãi hàng nghìn tỷ đồng năm ngoái, tổng công ty phát điện lớn nhất thuộc EVN đã chi hơn 1.258 tỷ đồng để trả lương thưởng cho gần 3.000 người lao động năm vừa qua. Tổng công ty Phát điện 1 (EVNGenco1) vừa công bố báo cáo đánh giá về kết quả thực hiện sản xuất kinh doanh năm 2022 và mục tiêu tổng quát, kế hoạch kinh doanh năm 2023. Theo đó, tổng công ty này cho biết năm 2022 đã ghi nhận sản lượng điện hơn 30,5 tỷ kWh, bằng 100,82% kế hoạch nhưng vẫn giảm 11,2% so với năm 2021. Riêng phần đóng góp của công ty mẹ vẫn đi ngang so với cùng kỳ, đạt gần 19,8 tỷ kWh, phần còn lại đến từ công ty con và đơn vị liên kết. Doanh nghiệp lý giải kết quả suy giảm kể trên đến từ ảnh hưởng của xung đột địa chính trị tại châu Âu, dẫn đến giá than nhập khẩu tăng, giá biến đổi cao nên một số nhà máy nhiệt điện được huy động với công suất thấp hoặc không được hệ thống huy động phải dừng dự phòng dài ngày như Nhiệt điện Duyên Hải 3 và Duyên Hải 3 mở rộng. Trong khi đó, tần suất nước về các hồ chứa thủy điện vẫn tốt hơn nhiều so với kế hoạch, các tổ máy vận hành ổn định, số lần sự cố giảm nên tổng công ty vẫn hoàn thành kế hoạch sản lượng được giao. Trong năm ngoái, tổng doanh thu của tổ hợp EVNGenco1 đạt hơn 36.823 tỷ đồng, vượt 5% so với kế hoạch đề ra. Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế thậm chí cao hơn gấp đôi kế hoạch 2.649 tỷ đồng. Tuy vậy, nếu so với đỉnh lợi nhuận năm 2021, kết quả này vẫn giảm gần 82%. Chỉ tiêu (tỷ đồng) Kế hoạch Hợp nhất Công ty mẹ Tổng doanh thu 34.976 36.823 35.858 Lợi nhuận trước thuế 1.221 2.649 2.227 Tổng số lao động (người) 3.047 2.997 2.748 Tổng quỹ lương 519 1.258 1.138 -Quỹ lương lao động 511 1.250 1.136 -Quỹ lương quản lý 8 8 2 Với kết quả đạt được, nhóm công ty đã chi ra hơn 1.258 tỷ đồng cho quỹ lương người lao động, gấp 2,4 lần kế hoạch đầu năm. Với tổng nhân sự ổn định khoảng 3.000 người, trung bình mỗi nhân viên EVNGenco1 đã nhận hơn 420 triệu đồng năm vừa qua, tương đương mức thu nhập 35 triệu đồng/người/tháng. Riêng công ty mẹ có số lượng lao động là 2.719 người, với mức lương trung bình gần 367 triệu đồng/năm và tiền thưởng, thu nhập khác khác (tiền an toàn điện) gần 51 triệu đồng/người năm qua. Trong năm 2023, công ty mẹ EVNGenco1 đặt mục tiêu sản lượng điện sản xuất tăng gần 4%, lên mức hơn 20,54 tỷ kWh, tương ứng tổng doanh thu quanh mức 36.720 tỷ đồng. Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế (chưa tính chênh lệch tỷ giá) dự kiến chỉ đạt gần 81 tỷ đồng, tương đương 3% so với mức lợi nhuận năm ngoái. Về kế hoạch đầu tư, tổng công ty dự kiến chi 103 tỷ đồng để đầu tư xây dựng Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3 mở rộng, đồng thời chi hơn 9.613 tỷ đồng trả nợ gốc và lãi vay và đầu tư thuần hơn 305 tỷ đồng. Các mục tiêu khác được đặt ra trong năm nay là hoàn thành các công trình phục vụ sản xuất điện, kết thúc quyết toán các dự án còn lại gồm Thủy điện Bản Vẽ, Nhiệt điện Nghi Sơn 1, Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3 mở rộng (làm tư vấn quản lý dự án). Về công tác tái cổ phần hóa, tổng công ty đã báo cáo các cấp có thẩm quyền về việc xem xét điều chỉnh thời điểm và xác định lại giá trị doanh nghiệp, công tác cổ phần hóa giai đoạn 2026-2030 sau khi nhận bàn giao dự án Duyên Hải 3 mở rộng. Ông lớn ngành điện này còn đang tích cực tiến hành các thủ tục để thực hiện chuyển nhượng vốn tại CTCP Thủy điện Thác Mơ (TMP) và CTCP Dịch vụ Sửa chữa Nhiệt điện miền Bắc (NPS) theo chỉ đạo của EVN. EVNGenco1 là một trong các tổng công ty phát điện thuộc EVN, với tổng công suất (hơn 7.000 MW) lớn thứ 2 cả nước chỉ sau tập đoàn mẹ EVN. Tổng công ty này có một công ty con là Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi, các công ty liên kết là Nhiệt điện Quảng Ninh, Phát triển điện lực Việt Nam và EVN Quốc tế. Bên cạnh đó, tổng công ty còn có trung tâm Điện lực Duyên Hải, Nhiệt điện Uông Bí, Nhiệt điện Nghi Sơn 1, Đồng Nai 3... Tính đến ngày 31/12/2022, EVNGenco1 ghi nhận tổng giá trị tài sản hợp nhất vào khoảng 81.590 tỷ đồng, giảm hơn 11% so với cuối năm 2021. Vốn chủ sở hữu doanh nghiệp ước đạt gần 28.410 tỷ đồng, tương đương tổng quy mô vay nợ (ngắn và dài hạn) là gần 41.910 tỷ đồng, giảm hơn 18% năm ngoái. Bộ Công Thương thanh tra cung ứng điện của EVN từ ngày 10/6Bộ trưởng Công Thương yêu cầu đoàn thanh tra làm rõ việc cung ứng, chủ động nhiên liệu cho các nhà máy điện, vận hành hệ thống điện, huy động các nguồn điện... của EVN. 17:10 9/6/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Bà Đặng Thị Hoàng Yến thôi làm đại diện pháp luật của Tân Tạo
CTCP Đầu tư và Phát triển Đô thị Tân Tạo - Itaco (ITA) vừa thông báo ông Nguyễn Thanh Phong làm người đại diện pháp luật thay bà Đặng Thị Hoàng Yến.
Quyết định này vừa được ITA gửi văn bản thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần thứ 24 đến Ủy ban Chứng khoán, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE). Theo đó, bà Đặng Thị Hoàng Yến (sinh năm 1959) - Chủ tịch HĐQT ITA sẽ không còn là người đại diện pháp luật của doanh nghiệp kể từ 10/6. Thay vào đó, người đại diện pháp luật mới là ông Nguyễn Thanh Phong. Ông Phong sinh năm 1976, đã làm việc tại Tân Tạo gần 25 năm. Cách đây 2 tháng, vị này vừa được bổ nhiệm làm tổng giám đốc thay ông Đặng Quang Hạnh - em trai bà Yến. Trước đó, ông Phong cũng từng là người được ủy quyền công bố thông tin của Tân Tạo. Tại thời điểm cuối năm 2022, vị tổng giám đốc này sở hữu gần 300.000 cổ phiếu ITA. Diễn biến thị giá ITA trong một năm qua. Ảnh: TradingView. Cách đây vài ngày, Tân Tạo cũng vừa công bố thông tin về việc khắc phục hết nguyên nhân cổ phiếu bị đưa vào cảnh báo, đề nghị HoSE đưa cổ phiếu ITA ra khỏi diện này. Tháng 9 năm ngoái, HoSE đưa mã này vào diện cảnh báo vì vi phạm quy định công bố thông tin trên 4 lần trong một năm. Phía doanh nghiệp cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, công ty đã công bố thông tin và khắc phục hết nguyên nhân đưa chứng khoán ITA vào diện bị cảnh cáo. Tân Tạo khẳng định đã thực hiện đúng những quy định về công bố thông tin và thực hiện giải trình đầy đủ những thông tin yêu cầu của HoSE và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. "Việc tiếp tục kéo dài quyết định đưa cổ phiếu ITA vào diện cảnh báo đã gây thiệt hại nặng nề cho Công ty Tân Tạo, cổ đông, nhà đầu tư trong và ngoài nước. Công ty đề nghị HoSE ban hành quyết định đưa ITA ra khỏi cảnh báo theo quy định", đại diện Tân Tạo nêu rõ. Dù vậy, đến nay, HoSE vẫn chưa có động thái phản hồi về thông tin trên. Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu ITA đang được giao dịch quanh mức giá 6.000 đồng, tăng khoảng 50% so với đầu năm. Về tình hình kinh doanh, năm nay, Tân Tạo đặt mục tiêu doanh thu đạt 774 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế ở mức 257 tỷ đồng. Trong khi đó, năm 2022 và 2021, doanh nghiệp này đều báo lỗ lần lượt là 258 tỷ đồng và 404 tỷ đồng. Em trai bà Đặng Thị Hoàng Yến rời vị trí Tổng giám đốc Tân TạoÔng Đặng Quang Hạnh, em trai bà Đặng Thị Hoàng Yến, đã rời ghế lãnh đạo Công ty CP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (ITA) từ đầu tháng 4. 11:28 3/4/2023 Tân Tạo lỗ thêm 81 tỷ đồng sau kiểm toánSau kiểm toán, Công ty của bà Đặng Thị Hoàng Yến chính thức lỗ nặng 2 năm liên tiếp, trong đó khoản lỗ ròng sau thuế năm 2022 tăng thêm 81 tỷ đồng lên mức âm 258 tỷ đồng. 18:00 2/4/2023 Tân Tạo rút hết vốn khỏi dự án Kiên Lương 1Công ty của bà Đặng Thị Hoàng Yến thoái hết 1.753 tỷ đồng tại TEDC và đồng thời rút toàn bộ 175 tỷ đồng tiền đầu tư tại công ty Phát triển Đô thị Tân Tạo. 15:22 8/2/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Bà Đặng Thị Hoàng Yến thôi làm đại diện pháp luật của Tân Tạo CTCP Đầu tư và Phát triển Đô thị Tân Tạo - Itaco (ITA) vừa thông báo ông Nguyễn Thanh Phong làm người đại diện pháp luật thay bà Đặng Thị Hoàng Yến. Quyết định này vừa được ITA gửi văn bản thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần thứ 24 đến Ủy ban Chứng khoán, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE). Theo đó, bà Đặng Thị Hoàng Yến (sinh năm 1959) - Chủ tịch HĐQT ITA sẽ không còn là người đại diện pháp luật của doanh nghiệp kể từ 10/6. Thay vào đó, người đại diện pháp luật mới là ông Nguyễn Thanh Phong. Ông Phong sinh năm 1976, đã làm việc tại Tân Tạo gần 25 năm. Cách đây 2 tháng, vị này vừa được bổ nhiệm làm tổng giám đốc thay ông Đặng Quang Hạnh - em trai bà Yến. Trước đó, ông Phong cũng từng là người được ủy quyền công bố thông tin của Tân Tạo. Tại thời điểm cuối năm 2022, vị tổng giám đốc này sở hữu gần 300.000 cổ phiếu ITA. Diễn biến thị giá ITA trong một năm qua. Ảnh: TradingView. Cách đây vài ngày, Tân Tạo cũng vừa công bố thông tin về việc khắc phục hết nguyên nhân cổ phiếu bị đưa vào cảnh báo, đề nghị HoSE đưa cổ phiếu ITA ra khỏi diện này. Tháng 9 năm ngoái, HoSE đưa mã này vào diện cảnh báo vì vi phạm quy định công bố thông tin trên 4 lần trong một năm. Phía doanh nghiệp cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, công ty đã công bố thông tin và khắc phục hết nguyên nhân đưa chứng khoán ITA vào diện bị cảnh cáo. Tân Tạo khẳng định đã thực hiện đúng những quy định về công bố thông tin và thực hiện giải trình đầy đủ những thông tin yêu cầu của HoSE và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. "Việc tiếp tục kéo dài quyết định đưa cổ phiếu ITA vào diện cảnh báo đã gây thiệt hại nặng nề cho Công ty Tân Tạo, cổ đông, nhà đầu tư trong và ngoài nước. Công ty đề nghị HoSE ban hành quyết định đưa ITA ra khỏi cảnh báo theo quy định", đại diện Tân Tạo nêu rõ. Dù vậy, đến nay, HoSE vẫn chưa có động thái phản hồi về thông tin trên. Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu ITA đang được giao dịch quanh mức giá 6.000 đồng, tăng khoảng 50% so với đầu năm. Về tình hình kinh doanh, năm nay, Tân Tạo đặt mục tiêu doanh thu đạt 774 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế ở mức 257 tỷ đồng. Trong khi đó, năm 2022 và 2021, doanh nghiệp này đều báo lỗ lần lượt là 258 tỷ đồng và 404 tỷ đồng. Em trai bà Đặng Thị Hoàng Yến rời vị trí Tổng giám đốc Tân TạoÔng Đặng Quang Hạnh, em trai bà Đặng Thị Hoàng Yến, đã rời ghế lãnh đạo Công ty CP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (ITA) từ đầu tháng 4. 11:28 3/4/2023 Tân Tạo lỗ thêm 81 tỷ đồng sau kiểm toánSau kiểm toán, Công ty của bà Đặng Thị Hoàng Yến chính thức lỗ nặng 2 năm liên tiếp, trong đó khoản lỗ ròng sau thuế năm 2022 tăng thêm 81 tỷ đồng lên mức âm 258 tỷ đồng. 18:00 2/4/2023 Tân Tạo rút hết vốn khỏi dự án Kiên Lương 1Công ty của bà Đặng Thị Hoàng Yến thoái hết 1.753 tỷ đồng tại TEDC và đồng thời rút toàn bộ 175 tỷ đồng tiền đầu tư tại công ty Phát triển Đô thị Tân Tạo. 15:22 8/2/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Cổ phiếu 'họ Apec' bị bán tháo, VN-INdex mất gần 10 điểm
Áp lực bán báo từ các cổ phiếu APS, API, IDJ nhanh chóng lan rộng khiến hàng loạt cổ phiếu đầu cơ khác rơi vào tình trạng giảm sàn và trắng bên mua.
Phiên giao dịch chứng khoán ngày 19/6 tiếp tục ghi nhận xu hướng điều chỉnh mạnh của các chỉ số thị trường khi áp lực chốt lời của nhà đầu tư gia tăng và đà bán tháo mạnh mẽ ở một số nhóm cổ phiếu đầu cơ. Kết phiên hôm nay, chỉ số VN-Index trên sàn TP.HCM ghi nhận mức giảm 9,82 điểm (-0,88%), về còn 1.105,4 điểm, đánh dấu phiên giảm điểm thứ 4 liên tiếp sau giai đoạn hồi phục lên đỉnh ngắn hạn hơn 1.122 điểm. Trong khi đó, chỉ số HNX- Index niêm yết tại sàn Hà Nội cũng có phiên đỏ lửa thứ 2 liên tiếp khi kết phiên hôm nay mất 1,92 điểm (-0,84%), về 226,52 điểm. Chỉ số UPCoM-Index cũng đảo chiều giảm 0,21 điểm (-0,25%), còn 84,41 điểm. VN-Index giảm gần 10 điểm trong phiên 19/6. Đồ thị: TradingView. Tâm điểm của thị trường hôm nay đổ dồn về cổ phiếu thuộc hệ sinh thái Apec của ông Nguyễn Đỗ Lăng - nhóm từng gây chú ý khi đeo khăn tím hô "gồng lãi". Toàn bộ các mã APS của Chứng khoán Apec; API của Apec Investment và IDJ của Đầu tư IDJ Việt Nam trong nhóm này đều giảm kịch sàn. Trong đó, API và IDJ luôn trong trạng thái trắng bên mua và lượng dư bán lên đến hàng triệu đơn vị, cùng chốt phiên ở mức giá 12.900 đồng/cổ phiếu. Xu hướng giao dịch của APS cũng không khá khẩm hơn dù có thanh khoản, vẫn giảm hết biên độ phiên hôm nay về 13.700 đồng/cổ phiếu. Tổng khối lượng giao dịch của nhóm này đạt hơn 28 triệu đơn vị. Đà bán tháo của nhóm cổ phiếu kể trên gây bất ngờ cho giới đầu tư bởi trước đó cổ phiếu "họ Apec" được xem là có dòng tiền tốt và ghi nhận đà hồi phục ấn tượng hơn 60% trong nửa đầu năm nay. Riêng mã APS thậm chí còn giúp nhà đầu tư nhân 3 tài khoản giai đoạn này. Tại phiên họp cổ đông mới đây, Chứng khoán Apec đã thông qua phương án phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2022 với tỷ lệ 10% và có kế hoạch phát hành riêng lẻ 100 triệu cổ phiếu, dù công ty có mức lỗ ròng khủng gần 450 tỷ đồng năm ngoái. Áp lực bán của nhóm cổ phiếu "họ Apec" lan nhanh ra các cổ phiếu đầu cơ khác như EVG, LGL, QBS, PSH, PTL, TTF, SJF, MHC, TDG, PV2, MST, KSQ... đều chuyển sang sắc xanh lơ giảm sàn. Xét ở nhóm vốn hóa lớn, cổ phiếu ngân hàng VCB của Vietcombank gây tác động xấu nhất khi giảm mạnh 3,1% từ đỉnh lịch sử về 101.700 đồng/cổ phiếu. Tiếp đến là bộ đôi VIC của Vingroup và VHM của Vinhomes lần lượt giảm 2,6% và 1,8%. Trong khi lực đỡ của thị trường không quá nổi bật, chủ yếu nhờ sắc xanh tăng giá 1,2% của SAB (Sabeco), hay diễn biến tốt của nhóm cổ phiếu chứng khoán VCI, SSI, HCM, VDS. Top cổ phiếu có tác động lớn nhất tới chỉ số VN-Index phiên 19/6. Nguồn: FireAnt. Thị trường gặp áp lực bán lớn nhưng chủ yếu diễn ra ở nhóm cổ phiếu nhỏ, do đó thanh khoản toàn thị trường lại sụt giảm mạnh so với phiên cuối tuần trước, tổng giá trị chỉ đạt hơn 17.000 tỷ đồng. Trong đó, riêng sàn HoSE chiếm 14.317 tỷ đồng, giảm đến 36% so với phiên liền trước. Giao dịch lớn nhất thuộc về cổ phiếu NVL của Novaland khi ghi nhận tổng cộng hơn 67 triệu đơn vị được giao dịch sang tay, chiếm gần 10% tổng lượng giao dịch trên sàn HoSE. Mã chứng khoán này cũng đã lao dốc 6%, về 14.000 đồng/cổ phiếu cuối ngày hôm nay. Trong đó, áp lực bán từ khối ngoại lên tới hơn 24 triệu cổ phiếu NVL. Nhà đầu tư nước ngoài phiên hôm nay cũng đảo chiều từ mua ròng sang bán ròng mạnh trên trăm tỷ đồng. Riêng cổ phiếu NVL là mã bị khối ngoại xả mạnh nhất hơn 340 tỷ đồng; trong khi chứng chỉ quỹ FUEVFVND lại được gom nhiều nhất với hơn 230 tỷ đồng. Trước phiên chứng khoán đầu tuần này, các đơn vị phân tích cũng cho rằng xác suất thị trường điều chỉnh ngắn hạn đang ở mức cao, nhưng đây là nhịp rung lắc cần thiết để tạo đà cho VN-Index hướng lên các vùng điểm cao hơn. "Chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư bám sát diễn biến thị trường trong tuần này, duy trì tâm lý thận trọng và kiên nhẫn chờ đợi thị trường cho tín hiệu cân bằng trước khi quay lại giải ngân mới", báo cáo của VCBS nhận định. Tương tự, Công ty chứng khoán KB Việt Nam cho rằng VN-Index nhiều khả năng tiếp tục quán tính giảm điểm trong phiên đầu tuần này, lùi xuống ngưỡng hỗ trợ gần 1.105-1.110 điểm và sâu hơn là 1.09x nhằm tìm kiếm lực cầu bắt đáy. Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) chung nhận định thị trường sẽ cần thời gian để kiểm tra lại cung cầu quanh mức điểm hiện tại trước khi có tín hiệu cụ thể hơn. Huy động vốn qua chứng khoán vẫn ở mức thấpDù thị trường chứng khoán đang "ấm" dần nhưng chưa đủ mạnh để hỗ trợ cho các đợt huy động vốn lớn, cần có thêm các giải pháp hút vốn dài hạn. 07:04 16/6/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Cổ phiếu 'họ Apec' bị bán tháo, VN-INdex mất gần 10 điểm Áp lực bán báo từ các cổ phiếu APS, API, IDJ nhanh chóng lan rộng khiến hàng loạt cổ phiếu đầu cơ khác rơi vào tình trạng giảm sàn và trắng bên mua. Phiên giao dịch chứng khoán ngày 19/6 tiếp tục ghi nhận xu hướng điều chỉnh mạnh của các chỉ số thị trường khi áp lực chốt lời của nhà đầu tư gia tăng và đà bán tháo mạnh mẽ ở một số nhóm cổ phiếu đầu cơ. Kết phiên hôm nay, chỉ số VN-Index trên sàn TP.HCM ghi nhận mức giảm 9,82 điểm (-0,88%), về còn 1.105,4 điểm, đánh dấu phiên giảm điểm thứ 4 liên tiếp sau giai đoạn hồi phục lên đỉnh ngắn hạn hơn 1.122 điểm. Trong khi đó, chỉ số HNX- Index niêm yết tại sàn Hà Nội cũng có phiên đỏ lửa thứ 2 liên tiếp khi kết phiên hôm nay mất 1,92 điểm (-0,84%), về 226,52 điểm. Chỉ số UPCoM-Index cũng đảo chiều giảm 0,21 điểm (-0,25%), còn 84,41 điểm. VN-Index giảm gần 10 điểm trong phiên 19/6. Đồ thị: TradingView. Tâm điểm của thị trường hôm nay đổ dồn về cổ phiếu thuộc hệ sinh thái Apec của ông Nguyễn Đỗ Lăng - nhóm từng gây chú ý khi đeo khăn tím hô "gồng lãi". Toàn bộ các mã APS của Chứng khoán Apec; API của Apec Investment và IDJ của Đầu tư IDJ Việt Nam trong nhóm này đều giảm kịch sàn. Trong đó, API và IDJ luôn trong trạng thái trắng bên mua và lượng dư bán lên đến hàng triệu đơn vị, cùng chốt phiên ở mức giá 12.900 đồng/cổ phiếu. Xu hướng giao dịch của APS cũng không khá khẩm hơn dù có thanh khoản, vẫn giảm hết biên độ phiên hôm nay về 13.700 đồng/cổ phiếu. Tổng khối lượng giao dịch của nhóm này đạt hơn 28 triệu đơn vị. Đà bán tháo của nhóm cổ phiếu kể trên gây bất ngờ cho giới đầu tư bởi trước đó cổ phiếu "họ Apec" được xem là có dòng tiền tốt và ghi nhận đà hồi phục ấn tượng hơn 60% trong nửa đầu năm nay. Riêng mã APS thậm chí còn giúp nhà đầu tư nhân 3 tài khoản giai đoạn này. Tại phiên họp cổ đông mới đây, Chứng khoán Apec đã thông qua phương án phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2022 với tỷ lệ 10% và có kế hoạch phát hành riêng lẻ 100 triệu cổ phiếu, dù công ty có mức lỗ ròng khủng gần 450 tỷ đồng năm ngoái. Áp lực bán của nhóm cổ phiếu "họ Apec" lan nhanh ra các cổ phiếu đầu cơ khác như EVG, LGL, QBS, PSH, PTL, TTF, SJF, MHC, TDG, PV2, MST, KSQ... đều chuyển sang sắc xanh lơ giảm sàn. Xét ở nhóm vốn hóa lớn, cổ phiếu ngân hàng VCB của Vietcombank gây tác động xấu nhất khi giảm mạnh 3,1% từ đỉnh lịch sử về 101.700 đồng/cổ phiếu. Tiếp đến là bộ đôi VIC của Vingroup và VHM của Vinhomes lần lượt giảm 2,6% và 1,8%. Trong khi lực đỡ của thị trường không quá nổi bật, chủ yếu nhờ sắc xanh tăng giá 1,2% của SAB (Sabeco), hay diễn biến tốt của nhóm cổ phiếu chứng khoán VCI, SSI, HCM, VDS. Top cổ phiếu có tác động lớn nhất tới chỉ số VN-Index phiên 19/6. Nguồn: FireAnt. Thị trường gặp áp lực bán lớn nhưng chủ yếu diễn ra ở nhóm cổ phiếu nhỏ, do đó thanh khoản toàn thị trường lại sụt giảm mạnh so với phiên cuối tuần trước, tổng giá trị chỉ đạt hơn 17.000 tỷ đồng. Trong đó, riêng sàn HoSE chiếm 14.317 tỷ đồng, giảm đến 36% so với phiên liền trước. Giao dịch lớn nhất thuộc về cổ phiếu NVL của Novaland khi ghi nhận tổng cộng hơn 67 triệu đơn vị được giao dịch sang tay, chiếm gần 10% tổng lượng giao dịch trên sàn HoSE. Mã chứng khoán này cũng đã lao dốc 6%, về 14.000 đồng/cổ phiếu cuối ngày hôm nay. Trong đó, áp lực bán từ khối ngoại lên tới hơn 24 triệu cổ phiếu NVL. Nhà đầu tư nước ngoài phiên hôm nay cũng đảo chiều từ mua ròng sang bán ròng mạnh trên trăm tỷ đồng. Riêng cổ phiếu NVL là mã bị khối ngoại xả mạnh nhất hơn 340 tỷ đồng; trong khi chứng chỉ quỹ FUEVFVND lại được gom nhiều nhất với hơn 230 tỷ đồng. Trước phiên chứng khoán đầu tuần này, các đơn vị phân tích cũng cho rằng xác suất thị trường điều chỉnh ngắn hạn đang ở mức cao, nhưng đây là nhịp rung lắc cần thiết để tạo đà cho VN-Index hướng lên các vùng điểm cao hơn. "Chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư bám sát diễn biến thị trường trong tuần này, duy trì tâm lý thận trọng và kiên nhẫn chờ đợi thị trường cho tín hiệu cân bằng trước khi quay lại giải ngân mới", báo cáo của VCBS nhận định. Tương tự, Công ty chứng khoán KB Việt Nam cho rằng VN-Index nhiều khả năng tiếp tục quán tính giảm điểm trong phiên đầu tuần này, lùi xuống ngưỡng hỗ trợ gần 1.105-1.110 điểm và sâu hơn là 1.09x nhằm tìm kiếm lực cầu bắt đáy. Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) chung nhận định thị trường sẽ cần thời gian để kiểm tra lại cung cầu quanh mức điểm hiện tại trước khi có tín hiệu cụ thể hơn. Huy động vốn qua chứng khoán vẫn ở mức thấpDù thị trường chứng khoán đang "ấm" dần nhưng chưa đủ mạnh để hỗ trợ cho các đợt huy động vốn lớn, cần có thêm các giải pháp hút vốn dài hạn. 07:04 16/6/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Vinfast sẽ niêm yết tại Mỹ, định giá hơn 23 tỷ USD
Sau giao dịch sáp nhập với Black Spade Acquisition Co, VinFast có mức định giá hơn 23 tỷ USD và tiếp tục kế hoạch niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Mỹ.
VinFast và Black Spade Acquisition Co (Black Spade) - một công ty niêm yết tại Mỹ - vừa công bố thỏa thuận sáp nhập doanh nghiệp. Công ty hợp nhất sẽ có giá trị khoảng 27 tỷ USD. Giá trị vốn chủ sở hữu là 23 tỷ USD sau khi sáp nhập, chưa bao gồm số tiền sẽ quy đổi từ 169 triệu USD tiền mặt tín thác. Giao dịch dự kiến kết thúc trong năm 2023 sau khi nhận được sự chấp thuận của cơ quan quản lý và cổ đông, cũng như các điều kiện hoàn tất khác theo thông lệ. Sau giao dịch, các cổ đông hiện hữu của VinFast sẽ sở hữu 99% trong công ty sau sáp nhập. Ban Lãnh đạo của Vingroup, VinFast và Black Spade tại lễ ký kết. Bà Lê Thị Thu Thủy - Tổng giám đốc VinFast cho biết: “Việc hợp tác với Black Spade và đưa VinFast niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Mỹ sẽ là một cột mốc phát triển quan trọng đối với Vingroup, mở ra cơ hội huy động vốn lý tưởng cho quá trình phát triển toàn cầu hóa của chúng tôi". Ông Dennis Tam - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Black Spade khẳng định: “VinFast đã thể hiện năng lực triển khai và vận hành xuất sắc thông qua việc xây dựng một cơ sở sản xuất có công suất lên đến 300.000 xe điện mỗi năm và ra mắt dải xe điện chất lượng cao, thiết kế đẳng cấp chỉ trong 3 năm. Với sự hỗ trợ của Vingroup, VinFast có vị thế thuận lợi để nắm bắt xu hướng sống xanh cùng xe điện và chúng tôi đánh giá cao tiềm năng phát triển trong tương lai của VinFast tại Việt Nam và trên toàn cầu". Black Spade niêm yết trên sàn chứng khoán NYSE, Mỹ. Công ty được thành lập bởi Black Spade Capital đang điều hành một danh mục đầu tư bao gồm nhiều khoản đầu tư xuyên biên giới. Tập đoàn Vingroup và ông Phạm Nhật Vượng mới đây đã ký thỏa thuận cam kết tài trợ 2,5 tỷ USD cho Công ty CP VinFast. Đây được xem là nguồn lực quan trọng để hãng xe điện này tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trước khi thực hiện kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại Mỹ. Theo thỏa thuận trên, tỷ phú Phạm Nhật Vượng sẽ hiến tặng 1 tỷ USD cho VinFast từ nguồn tài sản cá nhân. Bên cạnh đó, Vingroup sẽ tài trợ không hoàn lại 500 triệu USD cho VinFast, đồng thời cho công ty sản xuất xe điện này vay 1 tỷ USD với thời hạn tối đa 5 năm. Thực tế, kể từ khi được thành lập vào năm 2017, VinFast đã trở thành công ty con quan trọng trong chiến lược lấn sân sang mảng sản xuất và kinh doanh toàn cầu của Vingroup. VinFast muốn đầu tư thêm 120 triệu euro ra nước ngoàiHãng xe điện Việt Nam đã xin điều chỉnh tăng thêm hơn 120 triệu euro, nâng khoản đầu tư của doanh nghiệp này lên hơn 200 triệu euro tại 3 thị trường Pháp, Đức và Hà Lan. 18:20 13/4/2023 Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế
Vinfast sẽ niêm yết tại Mỹ, định giá hơn 23 tỷ USD Sau giao dịch sáp nhập với Black Spade Acquisition Co, VinFast có mức định giá hơn 23 tỷ USD và tiếp tục kế hoạch niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Mỹ. VinFast và Black Spade Acquisition Co (Black Spade) - một công ty niêm yết tại Mỹ - vừa công bố thỏa thuận sáp nhập doanh nghiệp. Công ty hợp nhất sẽ có giá trị khoảng 27 tỷ USD. Giá trị vốn chủ sở hữu là 23 tỷ USD sau khi sáp nhập, chưa bao gồm số tiền sẽ quy đổi từ 169 triệu USD tiền mặt tín thác. Giao dịch dự kiến kết thúc trong năm 2023 sau khi nhận được sự chấp thuận của cơ quan quản lý và cổ đông, cũng như các điều kiện hoàn tất khác theo thông lệ. Sau giao dịch, các cổ đông hiện hữu của VinFast sẽ sở hữu 99% trong công ty sau sáp nhập. Ban Lãnh đạo của Vingroup, VinFast và Black Spade tại lễ ký kết. Bà Lê Thị Thu Thủy - Tổng giám đốc VinFast cho biết: “Việc hợp tác với Black Spade và đưa VinFast niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Mỹ sẽ là một cột mốc phát triển quan trọng đối với Vingroup, mở ra cơ hội huy động vốn lý tưởng cho quá trình phát triển toàn cầu hóa của chúng tôi". Ông Dennis Tam - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Black Spade khẳng định: “VinFast đã thể hiện năng lực triển khai và vận hành xuất sắc thông qua việc xây dựng một cơ sở sản xuất có công suất lên đến 300.000 xe điện mỗi năm và ra mắt dải xe điện chất lượng cao, thiết kế đẳng cấp chỉ trong 3 năm. Với sự hỗ trợ của Vingroup, VinFast có vị thế thuận lợi để nắm bắt xu hướng sống xanh cùng xe điện và chúng tôi đánh giá cao tiềm năng phát triển trong tương lai của VinFast tại Việt Nam và trên toàn cầu". Black Spade niêm yết trên sàn chứng khoán NYSE, Mỹ. Công ty được thành lập bởi Black Spade Capital đang điều hành một danh mục đầu tư bao gồm nhiều khoản đầu tư xuyên biên giới. Tập đoàn Vingroup và ông Phạm Nhật Vượng mới đây đã ký thỏa thuận cam kết tài trợ 2,5 tỷ USD cho Công ty CP VinFast. Đây được xem là nguồn lực quan trọng để hãng xe điện này tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trước khi thực hiện kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại Mỹ. Theo thỏa thuận trên, tỷ phú Phạm Nhật Vượng sẽ hiến tặng 1 tỷ USD cho VinFast từ nguồn tài sản cá nhân. Bên cạnh đó, Vingroup sẽ tài trợ không hoàn lại 500 triệu USD cho VinFast, đồng thời cho công ty sản xuất xe điện này vay 1 tỷ USD với thời hạn tối đa 5 năm. Thực tế, kể từ khi được thành lập vào năm 2017, VinFast đã trở thành công ty con quan trọng trong chiến lược lấn sân sang mảng sản xuất và kinh doanh toàn cầu của Vingroup. VinFast muốn đầu tư thêm 120 triệu euro ra nước ngoàiHãng xe điện Việt Nam đã xin điều chỉnh tăng thêm hơn 120 triệu euro, nâng khoản đầu tư của doanh nghiệp này lên hơn 200 triệu euro tại 3 thị trường Pháp, Đức và Hà Lan. 18:20 13/4/2023 Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế
Nửa thập kỷ tăng trưởng tồi tệ nhất trong 30 năm của kinh tế toàn cầu
Theo CNBC, Ngân hàng Thế giới (WB) vừa đưa ra dự báo nền kinh tế toàn cầu đang ghi nhận nửa thập kỷ tăng trưởng tồi tệ nhất trong vòng 30 năm qua.
WB cảnh báo tốc độ tăng trưởng toàn cầu đang đối mặt viễn cảnh tồi tệ nhất 30 năm nếu các chính phủ không quyết liệt trong việc thay đổi chính sách. Ảnh: Reuter. CNBC cho biết trong báo cáo về triển vọng kinh tế toàn cầu mà WB công bố mới đây có dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục chậm lại vào năm 2024. Đây cũng là năm thứ 3 liên tiếp nền kinh tế kém khởi sắc. Tổ chức này dự báo tăng trưởng nền kinh tế thế giới sẽ vào khoảng 2,4% trong năm 2024, giảm 0,2 điểm % từ mức 2,6% của năm 2023. Tới năm 2025, tăng trưởng kinh tế thế giới dự kiến tăng nhẹ 0,3 điểm % lên 2,7%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tính chung trong giai đoạn 5 năm vẫn sẽ thấp hơn 0,75 điểm % so với tốc độ trung bình những năm 2010. Mặc dù năm 2023, nền kinh tế toàn cầu vẫn đang tỏ ra kiên cường khi đối mặt với rủi ro suy thoái nhưng căng thẳng địa chính trị gia tăng mở ra những thách thức mới trong ngắn hạn. WB cho biết các nền kinh tế sẽ tăng trưởng chậm lại vào năm 2024 và 2025 so với thập kỷ trước. “Sự leo thang tới từ căng thẳng địa chính trị có thể gây tác động nghiêm trọng tới giá năng lượng. Tiếp sau đó sẽ là lạm phát và tăng trưởng kinh tế", Ayhan Kose, Phó kinh tế trưởng tại WB nói. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm 2024 được dự báo yếu đi ở các khu vực Bắc Mỹ, châu Âu, Trung Á và châu Á - Thái Bình Dương, chủ yếu là do tốc độ tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc. Ở chiều ngược lại, châu Mỹ Latinh và Caribe sẽ có sự cải thiện nhẹ, nhưng rất thấp. Khu vực Trung Đông và châu Phi sẽ chứng kiến mức tăng trưởng mạnh hơn đáng kể. Đặc biệt, các nền kinh tế đang phát triển sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong trung hạn do thương mại toàn cầu trì trệ và điều kiện tài chính thắt chặt đè nặng lên tăng trưởng kinh tế. “Mức tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn sẽ vẫn yếu khiến nhiều nước đang phát triển, đặc biệt là những nước nghèo nhất phải mắc kẹt trong cái bẫy: mức nợ cao ngất ngưởng và 1/3 dân số khó tiếp cận thực phẩm”, ông Indermit Gill, chuyên gia kinh tế trưởng kiêm Phó chủ tịch cấp cao của WB cho biết. Các nền kinh tế đang phát triển được dự báo chỉ tăng trưởng 3,9% vào năm 2024, thấp hơn 1 điểm % so với mức trung bình của thập kỷ trước. WB cho biết đến cuối năm nay, người dân ở 25% quốc gia đang phát triển và khoảng 40% quốc gia thu nhập thấp sẽ vẫn nghèo hơn so với thời điểm trước đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, nền kinh tế thế giới vẫn sẽ có cơ hội lật ngược tình thế nếu các chính phủ nhanh chóng hành động để tăng cường đầu tư và củng cố khuôn khổ chính sách tài khóa. “Sự bùng nổ đầu tư có khả năng chuyển đổi các nền kinh tế đang phát triển và giúp họ đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng cũng như đạt được nhiều mục tiêu phát triển khác nhau”, ông Kose nói. Theo ông Kose, để khơi dậy sự bùng nổ này, các nền kinh tế đang phát triển cần thực hiện các gói chính sách toàn diện nhằm cải thiện khuôn khổ tài chính và tiền tệ, mở rộng thương mại và dòng tài chính xuyên biên giới, cải thiện môi trường đầu tư và tăng cường chất lượng thể chế. Nền kinh tế với độ mở lớn như Việt Nam không thể tránh khỏi những tác động từ xu hướng kinh tế thế giới. Trong thế giới kinh doanh phức tạp và thay đổi liên tục như hiện nay, việc cập nhật kiến thức và hiểu biết về các xu hướng kinh doanh trên thế giới vô cùng quan trọng. Để độc giả có thể tiếp cận những thông tin kinh tế quốc tế mới nhất, Tri thức - Znews giới thiệu Tủ sách kinh tế thế giới với những cuốn sách và câu chuyện kinh doanh đáng chú ý. Từ việc nghiên cứu các công ty hàng đầu đến việc khám phá những xu hướng kinh tế mới, Tủ sách sẽ là nơi cập nhật các thông tin mới nhất về hoạt động kinh tế toàn cầu. Chứng khoán 10/1: Cổ phiếu ngân hàng 'giải cứu' VN-IndexNhóm ngân hàng gồm những cái tên tiêu biểu như VCB, BID, CTG, VPB đều ghi nhận biên độ tăng tốt, qua đó kéo VN-Index thoát khỏi sự ảnh hưởng của làn sóng chốt lời. 16:41 10/1/2024 CII lại tặng tiền nếu cổ đông đi họpTương như những kỳ họp Đại hội đồng cổ đông trước đó, CTCP Đầu tư Hạ tầng kỹ thuật TP.HCM tiếp tục thông báo tri ân tiền mặt cho cổ đông tham dự hoặc ủy quyền đi họp. 15:09 10/1/2024 Một công ty thế chỗ Nova Hospitality làm cổ đông lớn SeaprodexHDCapital đã mua vào 18 triệu cổ phiếu SEA của Tổng công ty Thủy sản Việt Nam - Seaprodex hồi cuối tháng 12/2023, qua đó nắm 14,4% vốn tại doanh nghiệp này. 12:31 10/1/2024
Nửa thập kỷ tăng trưởng tồi tệ nhất trong 30 năm của kinh tế toàn cầu Theo CNBC, Ngân hàng Thế giới (WB) vừa đưa ra dự báo nền kinh tế toàn cầu đang ghi nhận nửa thập kỷ tăng trưởng tồi tệ nhất trong vòng 30 năm qua. WB cảnh báo tốc độ tăng trưởng toàn cầu đang đối mặt viễn cảnh tồi tệ nhất 30 năm nếu các chính phủ không quyết liệt trong việc thay đổi chính sách. Ảnh: Reuter. CNBC cho biết trong báo cáo về triển vọng kinh tế toàn cầu mà WB công bố mới đây có dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục chậm lại vào năm 2024. Đây cũng là năm thứ 3 liên tiếp nền kinh tế kém khởi sắc. Tổ chức này dự báo tăng trưởng nền kinh tế thế giới sẽ vào khoảng 2,4% trong năm 2024, giảm 0,2 điểm % từ mức 2,6% của năm 2023. Tới năm 2025, tăng trưởng kinh tế thế giới dự kiến tăng nhẹ 0,3 điểm % lên 2,7%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tính chung trong giai đoạn 5 năm vẫn sẽ thấp hơn 0,75 điểm % so với tốc độ trung bình những năm 2010. Mặc dù năm 2023, nền kinh tế toàn cầu vẫn đang tỏ ra kiên cường khi đối mặt với rủi ro suy thoái nhưng căng thẳng địa chính trị gia tăng mở ra những thách thức mới trong ngắn hạn. WB cho biết các nền kinh tế sẽ tăng trưởng chậm lại vào năm 2024 và 2025 so với thập kỷ trước. “Sự leo thang tới từ căng thẳng địa chính trị có thể gây tác động nghiêm trọng tới giá năng lượng. Tiếp sau đó sẽ là lạm phát và tăng trưởng kinh tế", Ayhan Kose, Phó kinh tế trưởng tại WB nói. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm 2024 được dự báo yếu đi ở các khu vực Bắc Mỹ, châu Âu, Trung Á và châu Á - Thái Bình Dương, chủ yếu là do tốc độ tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc. Ở chiều ngược lại, châu Mỹ Latinh và Caribe sẽ có sự cải thiện nhẹ, nhưng rất thấp. Khu vực Trung Đông và châu Phi sẽ chứng kiến mức tăng trưởng mạnh hơn đáng kể. Đặc biệt, các nền kinh tế đang phát triển sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong trung hạn do thương mại toàn cầu trì trệ và điều kiện tài chính thắt chặt đè nặng lên tăng trưởng kinh tế. “Mức tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn sẽ vẫn yếu khiến nhiều nước đang phát triển, đặc biệt là những nước nghèo nhất phải mắc kẹt trong cái bẫy: mức nợ cao ngất ngưởng và 1/3 dân số khó tiếp cận thực phẩm”, ông Indermit Gill, chuyên gia kinh tế trưởng kiêm Phó chủ tịch cấp cao của WB cho biết. Các nền kinh tế đang phát triển được dự báo chỉ tăng trưởng 3,9% vào năm 2024, thấp hơn 1 điểm % so với mức trung bình của thập kỷ trước. WB cho biết đến cuối năm nay, người dân ở 25% quốc gia đang phát triển và khoảng 40% quốc gia thu nhập thấp sẽ vẫn nghèo hơn so với thời điểm trước đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, nền kinh tế thế giới vẫn sẽ có cơ hội lật ngược tình thế nếu các chính phủ nhanh chóng hành động để tăng cường đầu tư và củng cố khuôn khổ chính sách tài khóa. “Sự bùng nổ đầu tư có khả năng chuyển đổi các nền kinh tế đang phát triển và giúp họ đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng cũng như đạt được nhiều mục tiêu phát triển khác nhau”, ông Kose nói. Theo ông Kose, để khơi dậy sự bùng nổ này, các nền kinh tế đang phát triển cần thực hiện các gói chính sách toàn diện nhằm cải thiện khuôn khổ tài chính và tiền tệ, mở rộng thương mại và dòng tài chính xuyên biên giới, cải thiện môi trường đầu tư và tăng cường chất lượng thể chế. Nền kinh tế với độ mở lớn như Việt Nam không thể tránh khỏi những tác động từ xu hướng kinh tế thế giới. Trong thế giới kinh doanh phức tạp và thay đổi liên tục như hiện nay, việc cập nhật kiến thức và hiểu biết về các xu hướng kinh doanh trên thế giới vô cùng quan trọng. Để độc giả có thể tiếp cận những thông tin kinh tế quốc tế mới nhất, Tri thức - Znews giới thiệu Tủ sách kinh tế thế giới với những cuốn sách và câu chuyện kinh doanh đáng chú ý. Từ việc nghiên cứu các công ty hàng đầu đến việc khám phá những xu hướng kinh tế mới, Tủ sách sẽ là nơi cập nhật các thông tin mới nhất về hoạt động kinh tế toàn cầu. Chứng khoán 10/1: Cổ phiếu ngân hàng 'giải cứu' VN-IndexNhóm ngân hàng gồm những cái tên tiêu biểu như VCB, BID, CTG, VPB đều ghi nhận biên độ tăng tốt, qua đó kéo VN-Index thoát khỏi sự ảnh hưởng của làn sóng chốt lời. 16:41 10/1/2024 CII lại tặng tiền nếu cổ đông đi họpTương như những kỳ họp Đại hội đồng cổ đông trước đó, CTCP Đầu tư Hạ tầng kỹ thuật TP.HCM tiếp tục thông báo tri ân tiền mặt cho cổ đông tham dự hoặc ủy quyền đi họp. 15:09 10/1/2024 Một công ty thế chỗ Nova Hospitality làm cổ đông lớn SeaprodexHDCapital đã mua vào 18 triệu cổ phiếu SEA của Tổng công ty Thủy sản Việt Nam - Seaprodex hồi cuối tháng 12/2023, qua đó nắm 14,4% vốn tại doanh nghiệp này. 12:31 10/1/2024
Bộ trưởng Tài chính: Nhìn nhận lại và chấn chỉnh kênh bancassurance
Kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance) giúp hoạt động khai thác bảo hiểm đa dạng hơn, nhưng cũng tạo ra sự phức tạp hơn cho thị trường thời gian gần đây.
Đây là khẳng định của Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc liên quan định hướng phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam trong thời gian tới. Cụ thể, đánh giá về thị trường bảo hiểm hiện nay, Bộ trưởng Tài chính cho biết thị trường bảo hiểm trong nước đã trải qua hơn 1/4 thế kỷ với tăng trưởng cao và tương đối ổn định, bình quân khoảng 20%/năm, cơ bản hoàn thành các mục tiêu đề ra tại Chiến lược Phát triển thị trường bảo hiểm giai đoạn 2011-2020. Bên cạnh đó, bảo hiểm cũng ngày càng thể hiện vai trò, vị trí đối với sự phát triển kinh tế - xã hội; khung khổ pháp lý, chính sách quản lý thị trường ngày càng hoàn thiện; cùng với đó các doanh nghiệp bảo hiểm đã và đang hoạt động an toàn, hiệu quả... Tới cuối tháng 4 năm nay, tổng tài sản của các doanh nghiệp bảo hiểm ước đạt 849.400 tỷ đồng, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, các doanh nghiệp cũng đã đầu tư trở lại nền kinh tế khoảng 708.400 tỷ đồng, tăng 14,4%. Trong 4 tháng, tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 75.300 tỷ đồng (+1,1%), trong đó các doanh nghiệp đã chi trả quyền lợi bảo hiểm khoảng 23.500 tỷ đồng (+20,7%). Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc. Ảnh: Quochoi.vn. Chấn chỉnh hoạt động bancassurance “Tuy nhiên, chúng ta cũng thẳng thắn thừa nhận, trong quá trình tăng trưởng nhanh về lượng, thì chất chưa có sự phát triển tương xứng”, Bộ trưởng Phớc nhấn mạnh và dẫn chứng thời gian vừa qua, thị trường bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ đã phát sinh một số vấn đề về chất lượng hoạt động tư vấn, cũng như dịch vụ chăm sóc và giải quyết quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng. Người đứng đầu ngành Tài chính cho biết nếu như trước đây, thị trường chỉ có kênh đại lý truyền thống, thì thời gian qua đã hình thành thêm nhiều kênh phân phối khác là các đại lý tổ chức mà điển hình là kênh phân phối qua ngân hàng (bancassurance). “Bancassurance giúp hoạt động khai thác bảo hiểm trở nên đa dạng, nhưng cũng tạo ra sự phức tạp hơn trong thời gian gần đây. Do đó, chúng ta phải nhìn nhận lại và chấn chỉnh để hoạt động lành mạnh, đúng hướng”, Bộ trưởng nhấn mạnh. Đánh giá riêng về kênh bancassurance, Bộ trưởng Phớc cho biết đây là kênh phân phối tiềm năng. Đây là cơ hội cho thị trường bảo hiểm đa dạng hóa kênh phân phối, nhưng trong triển khai thực tế còn nhiều vấn đề cần phải thay đổi, hoàn thiện. Bộ trưởng Tài chính cho biết các cơ quan quản lý sẽ có biện pháp chấn chỉnh lại kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance). Ảnh: Chí Hùng. Trên thực tế, các cơ quan quản lý chuyên ngành cũng đã nhìn thấy các vấn đề phát sinh và khẩn trương vào cuộc để thay đổi. Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước đã nhiều lần làm việc, đồng thời đưa ra các văn bản chấn chỉnh các ngân hàng, doanh nghiệp bảo hiểm. Trong đó, nghiêm cấm các hành vi tư vấn không đầy đủ, ép khách hàng mua bảo hiểm dưới mọi hình thức. Bộ Tài chính cũng đã chỉ đạo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm tăng cường quản lý, giám sát, phối hợp với cơ quan chức năng của NHNN để đảm bảo sự quản lý song hành từ phía các ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm. Đối với công tác hoàn thiện pháp lý, Bộ trưởng Phớc cho biết Bộ Tài chính đã đưa ra nhiều quy định mới về đại lý bảo hiểm (bao gồm cả bancassurance) theo hướng chặt chẽ, đầy đủ hơn trong các dự thảo văn bản hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi. “Bộ Tài chính đã trình Chính phủ và kỳ vọng được ban hành sớm để chấn chỉnh hoạt động, tăng cường chất lượng theo hướng bảo vệ quyền lợi khách hàng của kênh phân phối này”, Bộ trưởng nhấn mạnh. Xử nghiêm doanh nghiệp bảo hiểm có sai phạm Liên quan hoạt động đại lý bảo hiểm, lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết dù chất lượng đại lý đã có sự cải thiện, không thể phủ nhận một số đại lý thời gian qua hoạt động với chất lượng chưa cao. Thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chú trọng vào đào tạo đại lý theo hướng bán được sản phẩm, nghĩa là đào tạo thiên lệch về kỹ năng bán hàng, hơn là chú trọng kiến thức nền và kiến thức chuyên môn bảo hiểm, cũng như đạo đức nghề nghiệp. Mặt khác, một số doanh nghiệp chú trọng nhiều hơn tới doanh thu, lợi nhuận đại lý thu về, mà lơ là kiểm soát, giám sát hoạt động, chất lượng tư vấn, chăm sóc khách hàng. Bên cạnh đó, Bộ trưởng cho biết vẫn có tình trạng đại lý bảo hiểm không đảm bảo tiêu chuẩn, chưa tư vấn đầy đủ, khách quan, nhất là các sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư. Bancassurance giúp hoạt động khai thác bảo hiểm trở nên đa dạng, nhưng cũng tạo ra sự phức tạp hơn trong thời gian gần đây Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc Mặt khác, không ít khách hàng chưa quan tâm tìm hiểu kỹ, còn có tâm lý cả tin, cả nể khi ký hợp đồng bảo hiểm nên đã ảnh hưởng tới chất lượng phát triển chung của thị trường bảo hiểm. “Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến những bức xúc mà dư luận phản ánh thời gian qua, làm giảm vai trò, bản chất thực và tính nhân văn của bảo hiểm”, Bộ trưởng Phớc cho biết. Với thực trạng trên, lãnh đạo Bộ Tài chính cho rằng thị trường bảo hiểm phải thực sự thay đổi mạnh mẽ. Các doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức, rà soát lại, có giải pháp để nâng cao chất lượng đại lý. Về phía cơ quan quản lý, sẽ có biện pháp chấn chỉnh và xử lý nghiêm các doanh nghiệp bảo hiểm để xảy ra sai phạm. Với những tiềm năng phát triển đi kèm tồn tại thực tế, Bộ Tài chính cho rằng đây vừa là thách thức vừa là cơ hội để đưa thị trường bảo hiểm Việt Nam tăng trưởng về quy mô, chất lượng, hướng tới phát triển an toàn, bền vững trong tương lai. Trong các năm tới, bên cạnh các yếu tố nền tảng như tăng trưởng kinh tế, quy mô dân số, xu hướng phát triển công nghệ... nền tảng pháp lý được kỳ vọng góp phần hỗ trợ cho thị trường bảo hiểm phát triển hơn nữa cả về lượng và chất. “Trong thời gian tới, thị trường bảo hiểm Việt Nam cần đặt chất lượng phát triển lên hàng đầu, nhưng để hài hòa lợi ích, rủi ro chia sẻ, thì cần các giải pháp đồng bộ từ cả cơ quan quản lý, sự vào cuộc của cả các doanh nghiệp bảo hiểm, ngân hàng thương mại, Hiệp hội Bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm”, Bộ trưởng nhấn mạnh. Đại biểu Quốc hội đề nghị thanh tra toàn diện bảo hiểm nhân thọĐại biểu Quốc hội cho biết sau nhiều kiện cáo, bức xúc của khách hàng vừa qua đã khiến cho dư luận không khỏi nghi ngại về việc tham gia bảo hiểm nhân thọ. 10:21 31/5/2023 Manulife thông tin về các đơn khiếu nại gửi sau ngày 30/4Sau vụ việc gần 100 người làm đơn tố cáo vì Manulife phân biệt đối xử, công ty bảo hiểm cho biết sẽ giải quyết đối với các khiếu nại gửi đến sau ngày 30/4. 20:03 16/5/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Bộ trưởng Tài chính: Nhìn nhận lại và chấn chỉnh kênh bancassurance Kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance) giúp hoạt động khai thác bảo hiểm đa dạng hơn, nhưng cũng tạo ra sự phức tạp hơn cho thị trường thời gian gần đây. Đây là khẳng định của Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc liên quan định hướng phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam trong thời gian tới. Cụ thể, đánh giá về thị trường bảo hiểm hiện nay, Bộ trưởng Tài chính cho biết thị trường bảo hiểm trong nước đã trải qua hơn 1/4 thế kỷ với tăng trưởng cao và tương đối ổn định, bình quân khoảng 20%/năm, cơ bản hoàn thành các mục tiêu đề ra tại Chiến lược Phát triển thị trường bảo hiểm giai đoạn 2011-2020. Bên cạnh đó, bảo hiểm cũng ngày càng thể hiện vai trò, vị trí đối với sự phát triển kinh tế - xã hội; khung khổ pháp lý, chính sách quản lý thị trường ngày càng hoàn thiện; cùng với đó các doanh nghiệp bảo hiểm đã và đang hoạt động an toàn, hiệu quả... Tới cuối tháng 4 năm nay, tổng tài sản của các doanh nghiệp bảo hiểm ước đạt 849.400 tỷ đồng, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, các doanh nghiệp cũng đã đầu tư trở lại nền kinh tế khoảng 708.400 tỷ đồng, tăng 14,4%. Trong 4 tháng, tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 75.300 tỷ đồng (+1,1%), trong đó các doanh nghiệp đã chi trả quyền lợi bảo hiểm khoảng 23.500 tỷ đồng (+20,7%). Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc. Ảnh: Quochoi.vn. Chấn chỉnh hoạt động bancassurance “Tuy nhiên, chúng ta cũng thẳng thắn thừa nhận, trong quá trình tăng trưởng nhanh về lượng, thì chất chưa có sự phát triển tương xứng”, Bộ trưởng Phớc nhấn mạnh và dẫn chứng thời gian vừa qua, thị trường bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ đã phát sinh một số vấn đề về chất lượng hoạt động tư vấn, cũng như dịch vụ chăm sóc và giải quyết quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng. Người đứng đầu ngành Tài chính cho biết nếu như trước đây, thị trường chỉ có kênh đại lý truyền thống, thì thời gian qua đã hình thành thêm nhiều kênh phân phối khác là các đại lý tổ chức mà điển hình là kênh phân phối qua ngân hàng (bancassurance). “Bancassurance giúp hoạt động khai thác bảo hiểm trở nên đa dạng, nhưng cũng tạo ra sự phức tạp hơn trong thời gian gần đây. Do đó, chúng ta phải nhìn nhận lại và chấn chỉnh để hoạt động lành mạnh, đúng hướng”, Bộ trưởng nhấn mạnh. Đánh giá riêng về kênh bancassurance, Bộ trưởng Phớc cho biết đây là kênh phân phối tiềm năng. Đây là cơ hội cho thị trường bảo hiểm đa dạng hóa kênh phân phối, nhưng trong triển khai thực tế còn nhiều vấn đề cần phải thay đổi, hoàn thiện. Bộ trưởng Tài chính cho biết các cơ quan quản lý sẽ có biện pháp chấn chỉnh lại kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance). Ảnh: Chí Hùng. Trên thực tế, các cơ quan quản lý chuyên ngành cũng đã nhìn thấy các vấn đề phát sinh và khẩn trương vào cuộc để thay đổi. Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước đã nhiều lần làm việc, đồng thời đưa ra các văn bản chấn chỉnh các ngân hàng, doanh nghiệp bảo hiểm. Trong đó, nghiêm cấm các hành vi tư vấn không đầy đủ, ép khách hàng mua bảo hiểm dưới mọi hình thức. Bộ Tài chính cũng đã chỉ đạo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm tăng cường quản lý, giám sát, phối hợp với cơ quan chức năng của NHNN để đảm bảo sự quản lý song hành từ phía các ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm. Đối với công tác hoàn thiện pháp lý, Bộ trưởng Phớc cho biết Bộ Tài chính đã đưa ra nhiều quy định mới về đại lý bảo hiểm (bao gồm cả bancassurance) theo hướng chặt chẽ, đầy đủ hơn trong các dự thảo văn bản hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi. “Bộ Tài chính đã trình Chính phủ và kỳ vọng được ban hành sớm để chấn chỉnh hoạt động, tăng cường chất lượng theo hướng bảo vệ quyền lợi khách hàng của kênh phân phối này”, Bộ trưởng nhấn mạnh. Xử nghiêm doanh nghiệp bảo hiểm có sai phạm Liên quan hoạt động đại lý bảo hiểm, lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết dù chất lượng đại lý đã có sự cải thiện, không thể phủ nhận một số đại lý thời gian qua hoạt động với chất lượng chưa cao. Thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chú trọng vào đào tạo đại lý theo hướng bán được sản phẩm, nghĩa là đào tạo thiên lệch về kỹ năng bán hàng, hơn là chú trọng kiến thức nền và kiến thức chuyên môn bảo hiểm, cũng như đạo đức nghề nghiệp. Mặt khác, một số doanh nghiệp chú trọng nhiều hơn tới doanh thu, lợi nhuận đại lý thu về, mà lơ là kiểm soát, giám sát hoạt động, chất lượng tư vấn, chăm sóc khách hàng. Bên cạnh đó, Bộ trưởng cho biết vẫn có tình trạng đại lý bảo hiểm không đảm bảo tiêu chuẩn, chưa tư vấn đầy đủ, khách quan, nhất là các sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư. Bancassurance giúp hoạt động khai thác bảo hiểm trở nên đa dạng, nhưng cũng tạo ra sự phức tạp hơn trong thời gian gần đây Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc Mặt khác, không ít khách hàng chưa quan tâm tìm hiểu kỹ, còn có tâm lý cả tin, cả nể khi ký hợp đồng bảo hiểm nên đã ảnh hưởng tới chất lượng phát triển chung của thị trường bảo hiểm. “Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến những bức xúc mà dư luận phản ánh thời gian qua, làm giảm vai trò, bản chất thực và tính nhân văn của bảo hiểm”, Bộ trưởng Phớc cho biết. Với thực trạng trên, lãnh đạo Bộ Tài chính cho rằng thị trường bảo hiểm phải thực sự thay đổi mạnh mẽ. Các doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức, rà soát lại, có giải pháp để nâng cao chất lượng đại lý. Về phía cơ quan quản lý, sẽ có biện pháp chấn chỉnh và xử lý nghiêm các doanh nghiệp bảo hiểm để xảy ra sai phạm. Với những tiềm năng phát triển đi kèm tồn tại thực tế, Bộ Tài chính cho rằng đây vừa là thách thức vừa là cơ hội để đưa thị trường bảo hiểm Việt Nam tăng trưởng về quy mô, chất lượng, hướng tới phát triển an toàn, bền vững trong tương lai. Trong các năm tới, bên cạnh các yếu tố nền tảng như tăng trưởng kinh tế, quy mô dân số, xu hướng phát triển công nghệ... nền tảng pháp lý được kỳ vọng góp phần hỗ trợ cho thị trường bảo hiểm phát triển hơn nữa cả về lượng và chất. “Trong thời gian tới, thị trường bảo hiểm Việt Nam cần đặt chất lượng phát triển lên hàng đầu, nhưng để hài hòa lợi ích, rủi ro chia sẻ, thì cần các giải pháp đồng bộ từ cả cơ quan quản lý, sự vào cuộc của cả các doanh nghiệp bảo hiểm, ngân hàng thương mại, Hiệp hội Bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm”, Bộ trưởng nhấn mạnh. Đại biểu Quốc hội đề nghị thanh tra toàn diện bảo hiểm nhân thọĐại biểu Quốc hội cho biết sau nhiều kiện cáo, bức xúc của khách hàng vừa qua đã khiến cho dư luận không khỏi nghi ngại về việc tham gia bảo hiểm nhân thọ. 10:21 31/5/2023 Manulife thông tin về các đơn khiếu nại gửi sau ngày 30/4Sau vụ việc gần 100 người làm đơn tố cáo vì Manulife phân biệt đối xử, công ty bảo hiểm cho biết sẽ giải quyết đối với các khiếu nại gửi đến sau ngày 30/4. 20:03 16/5/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Giá vàng trong nước tăng vọt từ đáy một tháng
Mặt hàng vàng miếng, vàng nhẫn và vàng trang sức trong nước hôm nay (31/5) đều tăng vọt từ mức thấp nhất một tháng nhờ được hưởng lợi từ giá vàng thế giới.
Giá vàng trong nước bật tăng mạnh trong phiên giao dịch sáng nay (31/5). Ảnh: Đức Anh. Mở cửa phiên giao dịch sáng 31/5, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá mua vào đối với vàng miếng SJC ở mức 66,55 triệu đồng/lượng và giá bán ra là 67,15 triệu đồng/lượng. So với phiên liền trước, giá giao dịch mặt hàng này đã tăng 150.000 đồng/lượng cả hai chiều. Đến 10h, giá vàng miếng tại đây xoay chiều giảm 100.000 đồng cả hai chiều, hiện neo tại vùng 66,45-67,05 triệu đồng/lượng. Không riêng SJC, giá vàng miếng tại các thương hiệu lớn như Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, Phú Quý, Công ty Bảo Tín Minh Châu... cũng chung xu hướng tăng 100.000-150.000 đồng, hiện giao dịch quanh mức 66,5 - 67,1 triệu đồng/lượng (mua - bán). Cụ thể, Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) hiện giao dịch vàng miếng quanh mức 66,5 - 67,05 triệu đồng/lượng, tăng 100.000 đồng cả hai chiều so với phiên liền trước. Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI mua vàng miếng với giá 66,5 - 67,1 triệu đồng/lượng, tăng 150.000 đồng cả hai chiều so với chốt phiên ngày 30/5. Tập đoàn Phú Quý niêm yết ở vùng 66,5 - 67,1 triệu đồng/lượng và Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở mức 66,52 - 67,08 triệu/lượng. Cả hai doanh nghiệp vàng này đều điều chỉnh chung mức tăng 100.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua và bán so với phiên liền trước. Với nhẫn tròn trơn là mặt hàng được nhiều người quan tâm cũng ghi nhận mức điều chỉnh tăng do bám sát diễn biến thị trường kim loại quý thế giới. Trong đó, giá vàng nhẫn SJC loại 99,99% hiện phổ biến giao dịch ở mức 55,6 - 56,55 triệu/lượng (mua vào - bán ra), cùng tăng 50.000 đồng so với phiên liền trước. Tại PNJ, giá mua - bán vàng nhẫn tăng 100.000 đồng ở cả hai chiều mua và bán lên vùng 55,6 - 56,6 triệu đồng/lượng. Tương tự, tại các doanh nghiệp như Bảo Tín Minh Châu, Phú Quý, Mi Hồng, VietAGold..., hiện giá bán ra vàng nhẫn đều dao động quanh mốc 56,5 triệu đồng/lượng, phổ biến tăng 50.000-200.000 đồng/lượng so với phiên trước. Trên thế giới, Hội đồng vàng thế giới (WGC) vừa khảo sát 59 ngân hàng trung ương và thấy rằng có 24% ngân hàng có kế hoạch mua vàng trong vòng 12 tháng tới. Nguyên nhân là lạm phát cao, bất ổn địa chính trị và nỗi lo về lãi suất. Mặt khác, đồng USD giảm giá so với nhiều ngoại tệ khác và lãi suất trái phiếu xuống còn 3,7%. Bối cảnh này giúp thúc đẩy giới đầu tư đưa vốn vào kim loại quý, giúp giá vàng hôm nay tăng mạnh. Theo đó, giá vàng thế giới đêm qua có lúc xuống còn 1.930 USD/ounce. Thế nhưng khi thông tin nhiều ngân hàng trung ương muốn thu gom vàng loan đi toàn cầu, sức mua trên các sàn vàng quốc tế đã tăng đột biến. Giá vàng thế giới hiện đã tăng mạnh 30 USD, nằm quanh vùng 1.960 USD/ounce. Quy đổi theo tỷ giá USD trong nước chưa thuế, phí, giá vàng thế giới tương đương 55,92 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng miếng hơn 11 triệu đồng và thấp hơn gần 1 triệu đồng với giá vàng vàng nhẫn, vàng trang sức. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Giá vàng bật tăngThị trường kim loại quý khởi sắc sau một tuần ảm đạm. Niềm tin của người tiêu dùng vào triển vọng kinh tế và cơ hội việc làm đang suy yếu. Điều này giúp vàng hưởng lợi. 10:25 31/5/2023 Cơ hội từ khủng hoảng trần nợ của MỹKhủng hoảng trần nợ sẽ giáng đòn lên nền kinh tế dù Mỹ đã tránh được nguy cơ vỡ nợ. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng các nhà đầu tư có thể tìm ra cơ hội từ đây. 08:00 31/5/2023
Giá vàng trong nước tăng vọt từ đáy một tháng Mặt hàng vàng miếng, vàng nhẫn và vàng trang sức trong nước hôm nay (31/5) đều tăng vọt từ mức thấp nhất một tháng nhờ được hưởng lợi từ giá vàng thế giới. Giá vàng trong nước bật tăng mạnh trong phiên giao dịch sáng nay (31/5). Ảnh: Đức Anh. Mở cửa phiên giao dịch sáng 31/5, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá mua vào đối với vàng miếng SJC ở mức 66,55 triệu đồng/lượng và giá bán ra là 67,15 triệu đồng/lượng. So với phiên liền trước, giá giao dịch mặt hàng này đã tăng 150.000 đồng/lượng cả hai chiều. Đến 10h, giá vàng miếng tại đây xoay chiều giảm 100.000 đồng cả hai chiều, hiện neo tại vùng 66,45-67,05 triệu đồng/lượng. Không riêng SJC, giá vàng miếng tại các thương hiệu lớn như Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, Phú Quý, Công ty Bảo Tín Minh Châu... cũng chung xu hướng tăng 100.000-150.000 đồng, hiện giao dịch quanh mức 66,5 - 67,1 triệu đồng/lượng (mua - bán). Cụ thể, Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) hiện giao dịch vàng miếng quanh mức 66,5 - 67,05 triệu đồng/lượng, tăng 100.000 đồng cả hai chiều so với phiên liền trước. Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI mua vàng miếng với giá 66,5 - 67,1 triệu đồng/lượng, tăng 150.000 đồng cả hai chiều so với chốt phiên ngày 30/5. Tập đoàn Phú Quý niêm yết ở vùng 66,5 - 67,1 triệu đồng/lượng và Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở mức 66,52 - 67,08 triệu/lượng. Cả hai doanh nghiệp vàng này đều điều chỉnh chung mức tăng 100.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua và bán so với phiên liền trước. Với nhẫn tròn trơn là mặt hàng được nhiều người quan tâm cũng ghi nhận mức điều chỉnh tăng do bám sát diễn biến thị trường kim loại quý thế giới. Trong đó, giá vàng nhẫn SJC loại 99,99% hiện phổ biến giao dịch ở mức 55,6 - 56,55 triệu/lượng (mua vào - bán ra), cùng tăng 50.000 đồng so với phiên liền trước. Tại PNJ, giá mua - bán vàng nhẫn tăng 100.000 đồng ở cả hai chiều mua và bán lên vùng 55,6 - 56,6 triệu đồng/lượng. Tương tự, tại các doanh nghiệp như Bảo Tín Minh Châu, Phú Quý, Mi Hồng, VietAGold..., hiện giá bán ra vàng nhẫn đều dao động quanh mốc 56,5 triệu đồng/lượng, phổ biến tăng 50.000-200.000 đồng/lượng so với phiên trước. Trên thế giới, Hội đồng vàng thế giới (WGC) vừa khảo sát 59 ngân hàng trung ương và thấy rằng có 24% ngân hàng có kế hoạch mua vàng trong vòng 12 tháng tới. Nguyên nhân là lạm phát cao, bất ổn địa chính trị và nỗi lo về lãi suất. Mặt khác, đồng USD giảm giá so với nhiều ngoại tệ khác và lãi suất trái phiếu xuống còn 3,7%. Bối cảnh này giúp thúc đẩy giới đầu tư đưa vốn vào kim loại quý, giúp giá vàng hôm nay tăng mạnh. Theo đó, giá vàng thế giới đêm qua có lúc xuống còn 1.930 USD/ounce. Thế nhưng khi thông tin nhiều ngân hàng trung ương muốn thu gom vàng loan đi toàn cầu, sức mua trên các sàn vàng quốc tế đã tăng đột biến. Giá vàng thế giới hiện đã tăng mạnh 30 USD, nằm quanh vùng 1.960 USD/ounce. Quy đổi theo tỷ giá USD trong nước chưa thuế, phí, giá vàng thế giới tương đương 55,92 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng miếng hơn 11 triệu đồng và thấp hơn gần 1 triệu đồng với giá vàng vàng nhẫn, vàng trang sức. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Giá vàng bật tăngThị trường kim loại quý khởi sắc sau một tuần ảm đạm. Niềm tin của người tiêu dùng vào triển vọng kinh tế và cơ hội việc làm đang suy yếu. Điều này giúp vàng hưởng lợi. 10:25 31/5/2023 Cơ hội từ khủng hoảng trần nợ của MỹKhủng hoảng trần nợ sẽ giáng đòn lên nền kinh tế dù Mỹ đã tránh được nguy cơ vỡ nợ. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng các nhà đầu tư có thể tìm ra cơ hội từ đây. 08:00 31/5/2023
Đã có 357 sàn TMĐT cung cấp thông tin người bán cho cơ quan thuế
Tổng cục Thuế cho biết đã tiến hành truy thu, xử lý vi phạm với 179 doanh nghiệp và 1.061 cá nhân có hoạt động kinh doanh trên sàn thương mại điện tử với số tiền 275 tỷ đồng.
Theo báo cáo tình hình thực hiện công tác thuế của Tổng cục Thuế, cơ quan này cho biết đã triển khai mạnh mẽ công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số năm vừa qua. Cụ thể, Tổng cục Thuế cho biết đến nay đã ghi nhận 357 sàn giao dịch thương mại điện tử thực hiện việc cung cấp thông tin về doanh thu, người bán cho cơ quan thuế. Đồng thời, cơ quan thuế đã tiến hành truy thu, xử lý vi phạm đối với 179 doanh nghiệp và 1.061 cá nhân có hoạt động kinh doanh trên sàn giao dịch thương mại điện tử với số tiền khoảng 275 tỷ đồng. Với hoạt động thu thuế các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài xuyên biên giới có hoạt động tại Việt Nam, Tổng cục Thuế cho biết hiện đã có 74 nhà cung cấp nước ngoài (bao gồm Facebook, Google, YouTube, Netflix, TikTok...) đăng ký, kê khai và nộp thuế qua cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài. Tổng số thuế thu được từ các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài này là 8.096 tỷ đồng. Bao gồm 6.896 tỷ đồng tự kê khai, nộp trực tiếp qua qua cổng thông tin điện tử và 1.200 tỷ đồng do các bên Việt Nam khấu trừ nộp thay. Bên cạnh đó, để đẩy mạnh việc chuyển đổi số, ngành thuế đã triển khai các ứng dụng bản đồ số như bản đồ số về giá đất, giá chuyển nhượng bất động sản, bản đồ số các mỏ khoáng sản, bản đồ số hộ kinh doanh. Trong đó, bản đồ số hộ kinh doanh đã được xây dựng và đưa vào triển khai trên ứng dụng Etax Mobile giúp cơ quan thuế quản lý người nộp thuế, thu đúng, đủ, kịp thời, chống sót hộ, chống thất thu ngân sách. Trong công tác thanh tra, kiểm tra thuế, Tổng cục Thuế cho biết toàn ngành đã thực hiện 66.241 cuộc thanh tra, kiểm tra, đạt 90,8% kế hoạch năm 2023. Tổng số tiền kiến nghị xử lý qua thanh tra, kiểm tra là hơn 61.583 tỷ đồng, bằng 97,2% so với cùng kỳ năm 2022. Về hoạt động thu hồi nợ thuế, toàn ngành thuế đã thu hồi được 41.557 tỷ đồng từ đầu năm đến nay. Trong đó, thu bằng biện pháp quản lý nợ là 37.605 tỷ và thu bằng biện pháp cưỡng chế nợ là 3.952 tỷ đồng. Cũng theo báo cáo của Tổng cục Thuế, tính đến ngày 20/12, tổng thu ngân sách do cơ quan thuế quản lý đã đạt 1,396 triệu tỷ đồng, đạt 101,7% dự toán. Trong đó, thu nội địa đạt hơn 1,336 triệu tỷ đồng, đạt 100,4% dự toán. Ước thực hiện cả năm 2023, tổng thu do cơ quan thuế quản lý sẽ vượt khoảng 5,5% dự toán và bằng 95,4% so với thực hiện năm 2022. Tuy nhiên, lãnh đạo Tổng cục Thuế cũng thừa nhận toàn ngành thuế vẫn còn một số hạn chế như công tác quản lý hoàn thuế và hóa đơn điện tử chưa chủ động; 17 Cục Thuế chưa hoàn thành dự toán năm 2023; công tác đầu tư hạ tầng, hệ thống công nghệ thông tin chưa đáp ứng yêu cầu trong chuyển đổi số và trong quản lý... Sang năm 2024, ngành thuế được Quốc hội giao chỉ tiêu thu ngân sách vào khoảng 1,486 triệu tỷ đồng. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. TP.HCM giải ngân 250 tỷ đồng vốn đầu tư công mỗi ngàyĐây là kết quả vượt trội trong 60 ngày TP.HCM phấn đấu đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Dự kiến đến hết năm, TP có thể hoàn thành 53% chỉ tiêu vốn đầu tư công được giao. 19:07 21/12/2023 Lãnh đạo TP.HCM sẽ thăm trực tiếp các doanh nghiệp có nguy cơ nợ lươngThông tin này được bà Trần Lê Thanh Trúc, Trưởng phòng Việc làm - An toàn lao động, Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP.HCM cho biết. 18:44 21/12/2023 Giá xăng tăng hơn 700 đồng, RON 95 lên 22.140 đồng/lítDo giá dầu thế giới bật tăng, giá xăng E5 RON 92 và xăng RON 95 trong kỳ điều hành ngày 21/12 tăng lần lượt 680 đồng/lít và 740 đồng/lít. 15:47 21/12/2023
Đã có 357 sàn TMĐT cung cấp thông tin người bán cho cơ quan thuế Tổng cục Thuế cho biết đã tiến hành truy thu, xử lý vi phạm với 179 doanh nghiệp và 1.061 cá nhân có hoạt động kinh doanh trên sàn thương mại điện tử với số tiền 275 tỷ đồng. Theo báo cáo tình hình thực hiện công tác thuế của Tổng cục Thuế, cơ quan này cho biết đã triển khai mạnh mẽ công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số năm vừa qua. Cụ thể, Tổng cục Thuế cho biết đến nay đã ghi nhận 357 sàn giao dịch thương mại điện tử thực hiện việc cung cấp thông tin về doanh thu, người bán cho cơ quan thuế. Đồng thời, cơ quan thuế đã tiến hành truy thu, xử lý vi phạm đối với 179 doanh nghiệp và 1.061 cá nhân có hoạt động kinh doanh trên sàn giao dịch thương mại điện tử với số tiền khoảng 275 tỷ đồng. Với hoạt động thu thuế các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài xuyên biên giới có hoạt động tại Việt Nam, Tổng cục Thuế cho biết hiện đã có 74 nhà cung cấp nước ngoài (bao gồm Facebook, Google, YouTube, Netflix, TikTok...) đăng ký, kê khai và nộp thuế qua cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài. Tổng số thuế thu được từ các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài này là 8.096 tỷ đồng. Bao gồm 6.896 tỷ đồng tự kê khai, nộp trực tiếp qua qua cổng thông tin điện tử và 1.200 tỷ đồng do các bên Việt Nam khấu trừ nộp thay. Bên cạnh đó, để đẩy mạnh việc chuyển đổi số, ngành thuế đã triển khai các ứng dụng bản đồ số như bản đồ số về giá đất, giá chuyển nhượng bất động sản, bản đồ số các mỏ khoáng sản, bản đồ số hộ kinh doanh. Trong đó, bản đồ số hộ kinh doanh đã được xây dựng và đưa vào triển khai trên ứng dụng Etax Mobile giúp cơ quan thuế quản lý người nộp thuế, thu đúng, đủ, kịp thời, chống sót hộ, chống thất thu ngân sách. Trong công tác thanh tra, kiểm tra thuế, Tổng cục Thuế cho biết toàn ngành đã thực hiện 66.241 cuộc thanh tra, kiểm tra, đạt 90,8% kế hoạch năm 2023. Tổng số tiền kiến nghị xử lý qua thanh tra, kiểm tra là hơn 61.583 tỷ đồng, bằng 97,2% so với cùng kỳ năm 2022. Về hoạt động thu hồi nợ thuế, toàn ngành thuế đã thu hồi được 41.557 tỷ đồng từ đầu năm đến nay. Trong đó, thu bằng biện pháp quản lý nợ là 37.605 tỷ và thu bằng biện pháp cưỡng chế nợ là 3.952 tỷ đồng. Cũng theo báo cáo của Tổng cục Thuế, tính đến ngày 20/12, tổng thu ngân sách do cơ quan thuế quản lý đã đạt 1,396 triệu tỷ đồng, đạt 101,7% dự toán. Trong đó, thu nội địa đạt hơn 1,336 triệu tỷ đồng, đạt 100,4% dự toán. Ước thực hiện cả năm 2023, tổng thu do cơ quan thuế quản lý sẽ vượt khoảng 5,5% dự toán và bằng 95,4% so với thực hiện năm 2022. Tuy nhiên, lãnh đạo Tổng cục Thuế cũng thừa nhận toàn ngành thuế vẫn còn một số hạn chế như công tác quản lý hoàn thuế và hóa đơn điện tử chưa chủ động; 17 Cục Thuế chưa hoàn thành dự toán năm 2023; công tác đầu tư hạ tầng, hệ thống công nghệ thông tin chưa đáp ứng yêu cầu trong chuyển đổi số và trong quản lý... Sang năm 2024, ngành thuế được Quốc hội giao chỉ tiêu thu ngân sách vào khoảng 1,486 triệu tỷ đồng. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. TP.HCM giải ngân 250 tỷ đồng vốn đầu tư công mỗi ngàyĐây là kết quả vượt trội trong 60 ngày TP.HCM phấn đấu đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Dự kiến đến hết năm, TP có thể hoàn thành 53% chỉ tiêu vốn đầu tư công được giao. 19:07 21/12/2023 Lãnh đạo TP.HCM sẽ thăm trực tiếp các doanh nghiệp có nguy cơ nợ lươngThông tin này được bà Trần Lê Thanh Trúc, Trưởng phòng Việc làm - An toàn lao động, Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP.HCM cho biết. 18:44 21/12/2023 Giá xăng tăng hơn 700 đồng, RON 95 lên 22.140 đồng/lítDo giá dầu thế giới bật tăng, giá xăng E5 RON 92 và xăng RON 95 trong kỳ điều hành ngày 21/12 tăng lần lượt 680 đồng/lít và 740 đồng/lít. 15:47 21/12/2023
Samsung thu gần 16 tỷ USD tại thị trường Việt Nam trong quý I
Báo cáo tài chính quý I của Samsung ghi nhận hoạt động của các nhà máy tại Việt Nam đóng góp đến gần 33% tổng doanh thu của tập đoàn Hàn Quốc này.
Theo báo cáo tài chính vừa công bố, Samsung ghi nhận trên 63.745 tỷ won doanh thu trong quý đầu năm nay, tương đương 48,76 tỷ USD quy đổi theo tỷ giá tại ngày 3/7. So với cùng kỳ năm 2022, mức doanh thu kể trên đã giảm 18%. Lợi nhuận đạt mức khoảng 640.178 triệu won, tương đương 489 triệu USD, giảm so với mức 14.121 tỷ won của cùng kỳ năm trước. Đây đồng thời là mức lợi nhuận từ hoạt động thấp nhất của công ty kể từ quý I/2009. Trong đó, 4 nhà máy tại Việt Nam đóng góp khoảng gần 33% vào tổng doanh thu cho tập đoàn mẹ Samsung Hàn Quốc, đạt gần 16 tỷ USD, giảm gần 22% so với quý I/2022. Lợi nhuận của các cơ sở này cũng giảm 31% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt 1,07 tỷ USD. Samsung Thái Nguyên (SEVT) tiếp tục là nhà máy có doanh thu cao nhất ở Việt Nam của ông lớn Hàn Quốc với hơn 6,5 tỷ USD, giảm 18% so với cùng kỳ năm 2022. Lợi nhuận đồng thời giảm mạnh gần 70% xuống còn hơn 226 triệu USD. Đây vẫn là nhà máy sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới của Samsung. Bên cạnh đó, nhà máy ở Bắc Ninh là Samsung Electronics (SEV) ghi nhận hơn 4,3 tỷ USD doanh thu, giảm 3,4% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt hơn 353 triệu USD lợi nhuận, tăng gần 8%. Còn với cơ sở ở TP.HCM - Samsung Electronics HCMC CE Complex (SEHC), tập đoàn thu về khoảng 1,1 tỷ USD doanh thu. Lãi giảm nhẹ 1,8%, còn khoảng 152 triệu USD. Còn với Samsung Display (SDV) tại Bắc Ninh, doanh thu của nhà máy này trong quý I đạt 3,9 tỷ USD, giảm gần 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận thu về đạt 344 triệu USD, tăng gấp 3,4 lần so với quý I/2022. KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA 4 NHÀ MÁY SAMSUNG TẠI VIỆT NAM QUÝ I/2023 Số liệu: BCTC DN Nhãn Samsung Bắc Ninh Samsung Thái Nguyên Samsung Display Samsung Electronics HCMC Doanh thu tỷ USD 4.3 6.58 3.9 1.1 Lợi nhuận 0.35 0.22 0.34 0.15 Samsung Electronics sản xuất gần một nửa số điện thoại thông minh Galaxy tại các nhà máy thuộc tỉnh Bắc Ninh, Thái Nguyên và TP.HCM. Mặt hàng này đóng góp vào khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Ông Lee Jae-yong - Chủ tịch Tập đoàn Samsung - đánh giá "sự phát triển của Việt Nam chính là sự phát triển của các doanh nghiệp Hàn Quốc, sự thành công của Việt Nam chính là sự thành công của các doanh nghiệp Hàn Quốc". Tổng giám đốc Samsung Việt Nam Choi Joo Ho nhận định chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp toàn cầu đang được tái cấu trúc mạnh mẽ. Trong bối cảnh đó, ông cho biết triết lý kinh doanh của Samsung là "tương sinh cùng phát triển", hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam gia tăng năng lực cạnh tranh trên chuỗi cung ứng toàn cầu. Không chỉ Samsung, các tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc khác như LG, Deawoo, Hyundai Motor và GS E&C cũng có kế hoạch tăng cường đầu tư tại Việt Nam. Mới đây, Hải Phòng tiếp tục được LG Innotek đầu tư thêm 1 tỷ USD tại dự án nhà máy LG Innotek Hải Phòng tại khu công nghiệp Tràng Duệ hay các công ty như Daewoo E&C, Lotte E&C và GS E&C đang tích cực đầu tư vào các dự án xây dựng khu đô thị thông minh tại Việt Nam với mức tăng trưởng ổn định và tạo ra lợi nhuận cao. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Samsung xây trung tâm R&D lớn nhất Đông Nam Á tại Hà NộiSamsung Việt Nam vừa công bố bắt đầu xây dựng Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) mới với quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á tại khu đô thị Tây Hồ Tây, Hà Nội. 10:18 2/3/2020 Samsung, LG và hơn 200 doanh nghiệp Hàn Quốc sắp thăm Việt NamTrong các ngày 22-24/6, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol cùng 205 doanh nghiệp hàng đầu của quốc gia này sẽ có chuyến thăm Việt Nam. 19:29 16/6/2023
Samsung thu gần 16 tỷ USD tại thị trường Việt Nam trong quý I Báo cáo tài chính quý I của Samsung ghi nhận hoạt động của các nhà máy tại Việt Nam đóng góp đến gần 33% tổng doanh thu của tập đoàn Hàn Quốc này. Theo báo cáo tài chính vừa công bố, Samsung ghi nhận trên 63.745 tỷ won doanh thu trong quý đầu năm nay, tương đương 48,76 tỷ USD quy đổi theo tỷ giá tại ngày 3/7. So với cùng kỳ năm 2022, mức doanh thu kể trên đã giảm 18%. Lợi nhuận đạt mức khoảng 640.178 triệu won, tương đương 489 triệu USD, giảm so với mức 14.121 tỷ won của cùng kỳ năm trước. Đây đồng thời là mức lợi nhuận từ hoạt động thấp nhất của công ty kể từ quý I/2009. Trong đó, 4 nhà máy tại Việt Nam đóng góp khoảng gần 33% vào tổng doanh thu cho tập đoàn mẹ Samsung Hàn Quốc, đạt gần 16 tỷ USD, giảm gần 22% so với quý I/2022. Lợi nhuận của các cơ sở này cũng giảm 31% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt 1,07 tỷ USD. Samsung Thái Nguyên (SEVT) tiếp tục là nhà máy có doanh thu cao nhất ở Việt Nam của ông lớn Hàn Quốc với hơn 6,5 tỷ USD, giảm 18% so với cùng kỳ năm 2022. Lợi nhuận đồng thời giảm mạnh gần 70% xuống còn hơn 226 triệu USD. Đây vẫn là nhà máy sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới của Samsung. Bên cạnh đó, nhà máy ở Bắc Ninh là Samsung Electronics (SEV) ghi nhận hơn 4,3 tỷ USD doanh thu, giảm 3,4% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt hơn 353 triệu USD lợi nhuận, tăng gần 8%. Còn với cơ sở ở TP.HCM - Samsung Electronics HCMC CE Complex (SEHC), tập đoàn thu về khoảng 1,1 tỷ USD doanh thu. Lãi giảm nhẹ 1,8%, còn khoảng 152 triệu USD. Còn với Samsung Display (SDV) tại Bắc Ninh, doanh thu của nhà máy này trong quý I đạt 3,9 tỷ USD, giảm gần 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận thu về đạt 344 triệu USD, tăng gấp 3,4 lần so với quý I/2022. KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA 4 NHÀ MÁY SAMSUNG TẠI VIỆT NAM QUÝ I/2023 Số liệu: BCTC DN Nhãn Samsung Bắc Ninh Samsung Thái Nguyên Samsung Display Samsung Electronics HCMC Doanh thu tỷ USD 4.3 6.58 3.9 1.1 Lợi nhuận 0.35 0.22 0.34 0.15 Samsung Electronics sản xuất gần một nửa số điện thoại thông minh Galaxy tại các nhà máy thuộc tỉnh Bắc Ninh, Thái Nguyên và TP.HCM. Mặt hàng này đóng góp vào khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Ông Lee Jae-yong - Chủ tịch Tập đoàn Samsung - đánh giá "sự phát triển của Việt Nam chính là sự phát triển của các doanh nghiệp Hàn Quốc, sự thành công của Việt Nam chính là sự thành công của các doanh nghiệp Hàn Quốc". Tổng giám đốc Samsung Việt Nam Choi Joo Ho nhận định chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp toàn cầu đang được tái cấu trúc mạnh mẽ. Trong bối cảnh đó, ông cho biết triết lý kinh doanh của Samsung là "tương sinh cùng phát triển", hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam gia tăng năng lực cạnh tranh trên chuỗi cung ứng toàn cầu. Không chỉ Samsung, các tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc khác như LG, Deawoo, Hyundai Motor và GS E&C cũng có kế hoạch tăng cường đầu tư tại Việt Nam. Mới đây, Hải Phòng tiếp tục được LG Innotek đầu tư thêm 1 tỷ USD tại dự án nhà máy LG Innotek Hải Phòng tại khu công nghiệp Tràng Duệ hay các công ty như Daewoo E&C, Lotte E&C và GS E&C đang tích cực đầu tư vào các dự án xây dựng khu đô thị thông minh tại Việt Nam với mức tăng trưởng ổn định và tạo ra lợi nhuận cao. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Samsung xây trung tâm R&D lớn nhất Đông Nam Á tại Hà NộiSamsung Việt Nam vừa công bố bắt đầu xây dựng Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) mới với quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á tại khu đô thị Tây Hồ Tây, Hà Nội. 10:18 2/3/2020 Samsung, LG và hơn 200 doanh nghiệp Hàn Quốc sắp thăm Việt NamTrong các ngày 22-24/6, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol cùng 205 doanh nghiệp hàng đầu của quốc gia này sẽ có chuyến thăm Việt Nam. 19:29 16/6/2023
Thaiholdings miễn nhiệm cùng lúc 2 phó tổng giám đốc
Hai nhân sự cấp cao là ông Trịnh Văn Thiềm và ông Vũ Ngọc Định được miễn nhiệm với lý do điều chuyển về doanh nghiệp dự án thuộc Tập đoàn để thực hiện công tác chuyên trách.
HĐQT Công ty CP Thaiholdings (THD) vừa thông qua quyết định miễn nhiệm chức vụ Phó tổng giám đốc đối với ông Trịnh Văn Thiềm và ông Vũ Ngọc Định kể từ ngày 25/5 với lý do điều chuyển về doanh nghiệp dự án thuộc Tập đoàn Thaigroup để thực hiện công tác chuyên trách. Ông Trịnh Văn Thiềm sinh năm 1980, giữ chức Phó tổng giám đốc Thaiholdings từ tháng 2/2021. Trước đó, vị này từng Tổng giám đốc Công ty CP Kaito Cement, Giám đốc Công ty CP Xuân Thành Bình Phước, Công ty CP Xi măng Kaito Hà Tiên, Công ty TNHH MTV Thaigroup Bình Phước. Hiện ông Thiềm đang giữ vai trò Thành viên HĐQT của Tập đoàn Thaigroup. Ông Vũ Ngọc Định cũng sinh năm 1980, từng làm Tổng giám đốc Thaiholdings từ tháng 4/2021 nhưng quay trở lại vị trí Phó tổng giám đốc công ty từ tháng 7/2021. Ngoài ra ông Định còn giữ chức Tổng giám đốc, quản lý, chỉ đạo tổ chức thi công Dự án Biển 129 Quảng Nam - Đà Nẵng, Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Du lịch Kim Liên, Tổng giám đốc Công ty CP Enclave Phú Quốc, Thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Thaigroup. Tính tới ngày 31/12/2022, hai nhân sự đều nắm giữ 539.000 cổ phiếu THD, tương đương 0,15% vốn điều lệ của Thaiholdings. Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023, HĐQT cũng quyết định miễn nhiệm 3/5 thành viên HĐQT là ông Nguyễn Văn Thuyết, ông Nguyễn Văn Dũng, ông Nguyễn Văn Khoa. Bầu bổ sung ông Nguyễn Chí Kiên, ông Phan Minh Hùng và bà Vũ Thanh Huệ thay thế tại nhiệm kỳ 2019-2024. Trong đó, ông Nguyễn Chí Kiên được bầu làm Chủ tịch HĐQT. Đầu năm nay, HĐQT công ty đã có quyết định miễn nhiệm vị trí Tổng giám đốc của ông Nguyễn Văn Dũng từ ngày 1/1 thông qua nguyện vọng cá nhân và thay thế bằng ông Phan Mạnh Hùng. Thaiholdings có tổng giám đốc mớiÔng Phan Mạnh Hùng sẽ giữ vị Tổng giám đốc thay ông Nguyễn Văn Dũng từ ngày 1/1. Ông Dũng xin rút khỏi chức vụ với lý do cá nhân. 09:39 2/1/2023 Giá cổ phiếu Thaiholdings rơi hơn 85% từ đầu nămThị giá cổ phiếu THD của Thaiholdings trên thị trường chứng khoán đang rơi theo đà giảm của lợi nhuận, hiện đã xuống vùng thấp nhất kể từ năm 2020. 20:11 31/10/2022 Bầu Thụy đã rút hết vốn khỏi ThaiholdingsSố tiền ông bầu bóng đá thu về từ thương vụ thoái lui khỏi Thaiholdings là 3.144 tỷ đồng, tương ứng đơn giá chưa đến 36.000 đồng. 08:54 19/6/2022 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Thaiholdings miễn nhiệm cùng lúc 2 phó tổng giám đốc Hai nhân sự cấp cao là ông Trịnh Văn Thiềm và ông Vũ Ngọc Định được miễn nhiệm với lý do điều chuyển về doanh nghiệp dự án thuộc Tập đoàn để thực hiện công tác chuyên trách. HĐQT Công ty CP Thaiholdings (THD) vừa thông qua quyết định miễn nhiệm chức vụ Phó tổng giám đốc đối với ông Trịnh Văn Thiềm và ông Vũ Ngọc Định kể từ ngày 25/5 với lý do điều chuyển về doanh nghiệp dự án thuộc Tập đoàn Thaigroup để thực hiện công tác chuyên trách. Ông Trịnh Văn Thiềm sinh năm 1980, giữ chức Phó tổng giám đốc Thaiholdings từ tháng 2/2021. Trước đó, vị này từng Tổng giám đốc Công ty CP Kaito Cement, Giám đốc Công ty CP Xuân Thành Bình Phước, Công ty CP Xi măng Kaito Hà Tiên, Công ty TNHH MTV Thaigroup Bình Phước. Hiện ông Thiềm đang giữ vai trò Thành viên HĐQT của Tập đoàn Thaigroup. Ông Vũ Ngọc Định cũng sinh năm 1980, từng làm Tổng giám đốc Thaiholdings từ tháng 4/2021 nhưng quay trở lại vị trí Phó tổng giám đốc công ty từ tháng 7/2021. Ngoài ra ông Định còn giữ chức Tổng giám đốc, quản lý, chỉ đạo tổ chức thi công Dự án Biển 129 Quảng Nam - Đà Nẵng, Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Du lịch Kim Liên, Tổng giám đốc Công ty CP Enclave Phú Quốc, Thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Thaigroup. Tính tới ngày 31/12/2022, hai nhân sự đều nắm giữ 539.000 cổ phiếu THD, tương đương 0,15% vốn điều lệ của Thaiholdings. Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023, HĐQT cũng quyết định miễn nhiệm 3/5 thành viên HĐQT là ông Nguyễn Văn Thuyết, ông Nguyễn Văn Dũng, ông Nguyễn Văn Khoa. Bầu bổ sung ông Nguyễn Chí Kiên, ông Phan Minh Hùng và bà Vũ Thanh Huệ thay thế tại nhiệm kỳ 2019-2024. Trong đó, ông Nguyễn Chí Kiên được bầu làm Chủ tịch HĐQT. Đầu năm nay, HĐQT công ty đã có quyết định miễn nhiệm vị trí Tổng giám đốc của ông Nguyễn Văn Dũng từ ngày 1/1 thông qua nguyện vọng cá nhân và thay thế bằng ông Phan Mạnh Hùng. Thaiholdings có tổng giám đốc mớiÔng Phan Mạnh Hùng sẽ giữ vị Tổng giám đốc thay ông Nguyễn Văn Dũng từ ngày 1/1. Ông Dũng xin rút khỏi chức vụ với lý do cá nhân. 09:39 2/1/2023 Giá cổ phiếu Thaiholdings rơi hơn 85% từ đầu nămThị giá cổ phiếu THD của Thaiholdings trên thị trường chứng khoán đang rơi theo đà giảm của lợi nhuận, hiện đã xuống vùng thấp nhất kể từ năm 2020. 20:11 31/10/2022 Bầu Thụy đã rút hết vốn khỏi ThaiholdingsSố tiền ông bầu bóng đá thu về từ thương vụ thoái lui khỏi Thaiholdings là 3.144 tỷ đồng, tương ứng đơn giá chưa đến 36.000 đồng. 08:54 19/6/2022 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Giá vàng dễ đạt mốc 2.000 USD/ounce tuần tới
Các chuyên gia tại Phố Wall đưa dự báo giá vàng có thể bật tăng trở lại mốc 2.000 USD/ounce vào tuần tới nhờ nhiều động lực từ bối cảnh nền kinh tế.
Theo Kitco, mặc dù giá vàng thế giới đóng cửa phiên giao dịch tuần này chưa chạm mốc 2.000 USD/ounce nhưng thị trường kim loại quý vẫn đang đạt mức tăng khiêm tốn để chấm dứt chuỗi ba tuần giảm điểm liên tiếp. Tâm lý lạc quan trên thị trường có thể đẩy giá vàng trở lại mức 2.000 USD/ounce vào tuần tới. Khảo sát giá vàng hàng tuần của Kitco cho thấy, các nhà phân tích tại Phố Wall và các nhà đầu tư bán lẻ đều đang lạc quan. Động lực tới từ việc Bộ Lao động Mỹ công bố dữ liệu đã có 339.000 việc làm được tạo ra vào tháng 5 khiến tâm lý khởi sắc về giá vàng trong tuần tới lan rộng. Các nhà phân tích còn cho biết, việc thoát khỏi vùng giá thấp nhất trong 2 tháng qua sẽ tạo động lực để giá vàng tăng bật lên trong tuần tới nhưng không kỳ vọng vào một sự bứt phá lớn đến mức đạt đỉnh. Colin Cieszynski - Giám đốc chiến lược thị trường tại SIA Wealth Management Inc - cho biết đồng USD sẽ yếu hơn vào tuần tới giúp hỗ trợ giá vàng, nhưng khó để vượt trên mốc 2.000 USD/ounce được. “Những căng thẳng trong hệ thống chính trị và ngân hàng hiện giảm bớt cho thấy rằng thị trường chuẩn bị đón nhận một đợt phục hồi đối với mặt hàng kim loại quý. Nhưng đợt tăng giá này chỉ vừa phải, đủ để giá vàng chạm mốc 2.000 USD/ounce". Tuần này, 19 nhà phân tích tại Phố Wall đã tham gia vào cuộc khảo sát về giá vàng của Kitco. Trong số những người tham gia có 10 nhà phân tích, tương đương 53%, lạc quan về giá vàng trong tuần tới. Đồng thời, 5 nhà phân tích, tương đương 26%, cho rằng giá vàng sẽ giảm trong tuần tới và 4 nhà phân tích, tương đương 21%, cho rằng giá vàng sẽ đi ngang. Trong khi đó, 509 phiếu của các nhà đầu tư bán lẻ đã được bỏ ra trong cuộc thăm dò trực tuyến. Trong số này, 307 người được hỏi, tương đương 60%, mong đợi vàng sẽ tăng giá vào tuần tới. 124 nhà đầu tư bán lẻ khác, tương đương 24%, cho rằng giá sẽ giảm trong khi 78 người, tương đương 15%, giữ ý kiến trung lập khi cho rằng giá vàng sẽ đi ngang. Cùng đồng ý với các nhà phân tích tại Phố Wall, các nhà đầu tư bán lẻ không kỳ vọng giá vàng sẽ sớm đạt mức cao kỷ lục, ngay cả khi họ vẫn có tâm lý lạc quan. Cuộc khảo sát của Main Street cho thấy, nhiều nhà đầu tư dự báo tuần tới giá vàng chỉ tăng mạnh nhất tới mốc 1.997 USD/ounce. Theo đánh giá của nhiều nhà phân tích, động lực thôi thúc cho giá vàng tuần sau vẫn là lập trường chính sách tiền tệ của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Có những kỳ vọng đặt ra rằng Fed đang tìm cách tạm dừng lập trường tăng lãi suất của mình. Nhưng đồng thời, các nhà kinh tế cũng lưu ý, việc tạm dừng sẽ không báo hiệu sự kết thúc của chu kỳ thắt chặt. Một số chuyên gia tài chính thì lưu ý thêm rằng, mức tăng việc làm tốt hơn đáng kể so với dự kiến đã hỗ trợ phần lớn lập trường tích cực của Fed. Tuy nhiên, nhìn rộng hơn thì tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đang tăng lên mức cao nhất trong bảy tháng qua, hiện ở mức 3,7%. “Tôi tin rằng bức tranh lãi suất đạt đỉnh của Fed đang rõ ràng hơn và đó sẽ là một cơn gió thuận lợi đẩy giá vàng tăng lên. Tuy nhiên, mức đỉnh 2.070 USD/ounce vẫn khó có thể chạm được trong tuần tới", Adam Button - Giám đốc chiến lược mảng tiền tệ của Forexlive. com nói. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Mỹ vẫn có nguy cơ bị hạ xếp hạng tín nhiệmViệc Mỹ bị hạ bậc xếp hạng tín dụng đồng nghĩa với việc chính phủ nước này sẽ phải trả lãi nhiều hơn, giảm chi cho giáo dục, y tế, quốc phòng và các ưu tiên khác. 20:18 3/6/2023 Vì sao nhiều người giàu Mỹ thích ngân hàng Thụy Sĩ?UBS được coi là ngân hàng bí mật quy mô hàng đầu của Thụy Sĩ. Sau thương vụ mua lại Credit Suisse, nhà băng này sẽ quản lý khối tài sản trị giá 5.000 tỷ USD. 15:00 3/6/2023
Giá vàng dễ đạt mốc 2.000 USD/ounce tuần tới Các chuyên gia tại Phố Wall đưa dự báo giá vàng có thể bật tăng trở lại mốc 2.000 USD/ounce vào tuần tới nhờ nhiều động lực từ bối cảnh nền kinh tế. Theo Kitco, mặc dù giá vàng thế giới đóng cửa phiên giao dịch tuần này chưa chạm mốc 2.000 USD/ounce nhưng thị trường kim loại quý vẫn đang đạt mức tăng khiêm tốn để chấm dứt chuỗi ba tuần giảm điểm liên tiếp. Tâm lý lạc quan trên thị trường có thể đẩy giá vàng trở lại mức 2.000 USD/ounce vào tuần tới. Khảo sát giá vàng hàng tuần của Kitco cho thấy, các nhà phân tích tại Phố Wall và các nhà đầu tư bán lẻ đều đang lạc quan. Động lực tới từ việc Bộ Lao động Mỹ công bố dữ liệu đã có 339.000 việc làm được tạo ra vào tháng 5 khiến tâm lý khởi sắc về giá vàng trong tuần tới lan rộng. Các nhà phân tích còn cho biết, việc thoát khỏi vùng giá thấp nhất trong 2 tháng qua sẽ tạo động lực để giá vàng tăng bật lên trong tuần tới nhưng không kỳ vọng vào một sự bứt phá lớn đến mức đạt đỉnh. Colin Cieszynski - Giám đốc chiến lược thị trường tại SIA Wealth Management Inc - cho biết đồng USD sẽ yếu hơn vào tuần tới giúp hỗ trợ giá vàng, nhưng khó để vượt trên mốc 2.000 USD/ounce được. “Những căng thẳng trong hệ thống chính trị và ngân hàng hiện giảm bớt cho thấy rằng thị trường chuẩn bị đón nhận một đợt phục hồi đối với mặt hàng kim loại quý. Nhưng đợt tăng giá này chỉ vừa phải, đủ để giá vàng chạm mốc 2.000 USD/ounce". Tuần này, 19 nhà phân tích tại Phố Wall đã tham gia vào cuộc khảo sát về giá vàng của Kitco. Trong số những người tham gia có 10 nhà phân tích, tương đương 53%, lạc quan về giá vàng trong tuần tới. Đồng thời, 5 nhà phân tích, tương đương 26%, cho rằng giá vàng sẽ giảm trong tuần tới và 4 nhà phân tích, tương đương 21%, cho rằng giá vàng sẽ đi ngang. Trong khi đó, 509 phiếu của các nhà đầu tư bán lẻ đã được bỏ ra trong cuộc thăm dò trực tuyến. Trong số này, 307 người được hỏi, tương đương 60%, mong đợi vàng sẽ tăng giá vào tuần tới. 124 nhà đầu tư bán lẻ khác, tương đương 24%, cho rằng giá sẽ giảm trong khi 78 người, tương đương 15%, giữ ý kiến trung lập khi cho rằng giá vàng sẽ đi ngang. Cùng đồng ý với các nhà phân tích tại Phố Wall, các nhà đầu tư bán lẻ không kỳ vọng giá vàng sẽ sớm đạt mức cao kỷ lục, ngay cả khi họ vẫn có tâm lý lạc quan. Cuộc khảo sát của Main Street cho thấy, nhiều nhà đầu tư dự báo tuần tới giá vàng chỉ tăng mạnh nhất tới mốc 1.997 USD/ounce. Theo đánh giá của nhiều nhà phân tích, động lực thôi thúc cho giá vàng tuần sau vẫn là lập trường chính sách tiền tệ của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Có những kỳ vọng đặt ra rằng Fed đang tìm cách tạm dừng lập trường tăng lãi suất của mình. Nhưng đồng thời, các nhà kinh tế cũng lưu ý, việc tạm dừng sẽ không báo hiệu sự kết thúc của chu kỳ thắt chặt. Một số chuyên gia tài chính thì lưu ý thêm rằng, mức tăng việc làm tốt hơn đáng kể so với dự kiến đã hỗ trợ phần lớn lập trường tích cực của Fed. Tuy nhiên, nhìn rộng hơn thì tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đang tăng lên mức cao nhất trong bảy tháng qua, hiện ở mức 3,7%. “Tôi tin rằng bức tranh lãi suất đạt đỉnh của Fed đang rõ ràng hơn và đó sẽ là một cơn gió thuận lợi đẩy giá vàng tăng lên. Tuy nhiên, mức đỉnh 2.070 USD/ounce vẫn khó có thể chạm được trong tuần tới", Adam Button - Giám đốc chiến lược mảng tiền tệ của Forexlive. com nói. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Mỹ vẫn có nguy cơ bị hạ xếp hạng tín nhiệmViệc Mỹ bị hạ bậc xếp hạng tín dụng đồng nghĩa với việc chính phủ nước này sẽ phải trả lãi nhiều hơn, giảm chi cho giáo dục, y tế, quốc phòng và các ưu tiên khác. 20:18 3/6/2023 Vì sao nhiều người giàu Mỹ thích ngân hàng Thụy Sĩ?UBS được coi là ngân hàng bí mật quy mô hàng đầu của Thụy Sĩ. Sau thương vụ mua lại Credit Suisse, nhà băng này sẽ quản lý khối tài sản trị giá 5.000 tỷ USD. 15:00 3/6/2023
Một doanh nghiệp sắp chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 60%
CTCP Quảng cáo và Hội chợ Thương mại Vinexad sẽ trả cổ tức cho cổ đông trong tháng 6 với tỷ lệ 60% bằng tiền mặt, tương ứng 1 cổ phiếu nhận 6.000 đồng.
Công ty CP Quảng cáo và Hội chợ Thương mại Vinexad (VNX) vừa có thông báo về ngày 31/5 tới đây sẽ là ngày chốt danh sách cổ đông để trả cổ tức năm 2022 bằng tiền với tỷ lệ 60%. Với tỷ lệ này, mỗi cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu VNX sẽ nhận về 6.000 đồng. Đây cũng là doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức tiền mặt cao nhất tuần này. Một trong những nguyên nhân giúp Vinexad có thể chia cổ tức tiền mặt với tỷ lệ cao lên tới 60% là do lượng cổ phiếu lưu hành của công ty chỉ ở mức 1,2 triệu đơn vị, tương đương vốn điều lệ doanh nghiệp khoảng 12 tỷ đồng. Do đó, công ty sẽ chỉ phải chi khoảng 7,3 tỷ đồng để hoàn tất đợt chi trả cổ tức tiền mặt này. Thời gian thực hiện dự kiến là ngày 15/6 tới. Thông báo ngày đăng ký thực hiện quyền nhận cổ tức năm 2022 của VNX. Nguồn: VNX. Theo báo cáo quản trị doanh nghiệp năm 2022, Vinexad có 4 cổ đông lớn là ông Phạm Quỳnh Giang, Chủ tịch HĐQT, nắm giữ 12,32% cổ phần, tương đương 150.896 cổ phiếu; bà Nguyễn Thị Hằng (vợ ông Giang) nắm giữ 7,67% cổ phần, tương đương 93.998 cổ phiếu; ông Nguyễn Khắc Luận, Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc, nắm 13,48% cổ phần, tương đương 165.153 cổ phiếu; và ông Đinh Văn Khải, Phó tổng giám đốc nắm 12,04% cổ phần, tương đương 147.522 cổ phiếu. Với tỷ lệ trên, các cổ đông lớn này sẽ nhận tổng cộng hơn 3,3 tỷ đồng tiền mặt từ đợt chia cổ tức sắp tới của công ty. Trên thị trường chứng khoán, với vốn điều lệ nhỏ Vinexad thường xuyên nằm trong nhóm công ty có tỷ lệ chi trả cổ tức tiền mặt ở mức cao. Trong giai đoạn 2013-2022, doanh nghiệp này đều thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền với tỷ lệ cao nhất lên tới 70%. Về hoạt động kinh doanh năm vừa qua, theo báo cáo tài chính đã kiểm toán, Vinexad ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 142 tỷ đồng, tăng hơn 5 lần so với năm trước đó. Lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp thu được là hơn 15 tỷ đồng, gấp 9 lần so với năm trước đó. Qua đó đưa lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) đạt mức 12.385 đồng/cổ phiếu, gấp 12 lần năm 2021. Trong năm nay, Vinexad dự kiến ghi nhận 170 tỷ đồng doanh thu và lãi trước thuế khoảng 14,4 tỷ đồng, không thay đổi nhiều so với năm liền trước. Với kế hoạch này, ban lãnh đạo công ty đã trình và được cổ đông thông qua tỷ lệ cổ tức năm nay là 50%. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về doanh nhân, câu chuyện kinh doanh, khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, kinh nghiệm quản trị... tại Tủ sách doanh nhân. Những cuốn sách được chia sẻ bởi các doanh nhân nổi tiếng thế giới như Bill Gate, Warren Buffett, Elon Musk... TPBank được chấp thuận tăng vốn lên hơn 22.000 tỷ đồngSau khi TPBank hoàn thành phát hành gần 620 triệu cổ phiếu trả cổ tức, vốn điều lệ của nhà băng này dự kiến tăng từ hơn 15.000 tỷ đồng lên hơn 22.000 tỷ đồng. 16:38 26/5/2023 Cổ đông Traphaco sắp nhận hàng chục tỷ đồng cổ tức tiền mặtCông ty CP Traphaco cho biết sẽ thanh toán nốt phần cổ tức đợt 2/2022 vào tháng 6 tới cho cổ đông, tỷ lệ chi trả là 10% và được thực hiện bằng tiền. 16:17 23/5/2023
Một doanh nghiệp sắp chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 60% CTCP Quảng cáo và Hội chợ Thương mại Vinexad sẽ trả cổ tức cho cổ đông trong tháng 6 với tỷ lệ 60% bằng tiền mặt, tương ứng 1 cổ phiếu nhận 6.000 đồng. Công ty CP Quảng cáo và Hội chợ Thương mại Vinexad (VNX) vừa có thông báo về ngày 31/5 tới đây sẽ là ngày chốt danh sách cổ đông để trả cổ tức năm 2022 bằng tiền với tỷ lệ 60%. Với tỷ lệ này, mỗi cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu VNX sẽ nhận về 6.000 đồng. Đây cũng là doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức tiền mặt cao nhất tuần này. Một trong những nguyên nhân giúp Vinexad có thể chia cổ tức tiền mặt với tỷ lệ cao lên tới 60% là do lượng cổ phiếu lưu hành của công ty chỉ ở mức 1,2 triệu đơn vị, tương đương vốn điều lệ doanh nghiệp khoảng 12 tỷ đồng. Do đó, công ty sẽ chỉ phải chi khoảng 7,3 tỷ đồng để hoàn tất đợt chi trả cổ tức tiền mặt này. Thời gian thực hiện dự kiến là ngày 15/6 tới. Thông báo ngày đăng ký thực hiện quyền nhận cổ tức năm 2022 của VNX. Nguồn: VNX. Theo báo cáo quản trị doanh nghiệp năm 2022, Vinexad có 4 cổ đông lớn là ông Phạm Quỳnh Giang, Chủ tịch HĐQT, nắm giữ 12,32% cổ phần, tương đương 150.896 cổ phiếu; bà Nguyễn Thị Hằng (vợ ông Giang) nắm giữ 7,67% cổ phần, tương đương 93.998 cổ phiếu; ông Nguyễn Khắc Luận, Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc, nắm 13,48% cổ phần, tương đương 165.153 cổ phiếu; và ông Đinh Văn Khải, Phó tổng giám đốc nắm 12,04% cổ phần, tương đương 147.522 cổ phiếu. Với tỷ lệ trên, các cổ đông lớn này sẽ nhận tổng cộng hơn 3,3 tỷ đồng tiền mặt từ đợt chia cổ tức sắp tới của công ty. Trên thị trường chứng khoán, với vốn điều lệ nhỏ Vinexad thường xuyên nằm trong nhóm công ty có tỷ lệ chi trả cổ tức tiền mặt ở mức cao. Trong giai đoạn 2013-2022, doanh nghiệp này đều thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền với tỷ lệ cao nhất lên tới 70%. Về hoạt động kinh doanh năm vừa qua, theo báo cáo tài chính đã kiểm toán, Vinexad ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 142 tỷ đồng, tăng hơn 5 lần so với năm trước đó. Lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp thu được là hơn 15 tỷ đồng, gấp 9 lần so với năm trước đó. Qua đó đưa lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) đạt mức 12.385 đồng/cổ phiếu, gấp 12 lần năm 2021. Trong năm nay, Vinexad dự kiến ghi nhận 170 tỷ đồng doanh thu và lãi trước thuế khoảng 14,4 tỷ đồng, không thay đổi nhiều so với năm liền trước. Với kế hoạch này, ban lãnh đạo công ty đã trình và được cổ đông thông qua tỷ lệ cổ tức năm nay là 50%. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về doanh nhân, câu chuyện kinh doanh, khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, kinh nghiệm quản trị... tại Tủ sách doanh nhân. Những cuốn sách được chia sẻ bởi các doanh nhân nổi tiếng thế giới như Bill Gate, Warren Buffett, Elon Musk... TPBank được chấp thuận tăng vốn lên hơn 22.000 tỷ đồngSau khi TPBank hoàn thành phát hành gần 620 triệu cổ phiếu trả cổ tức, vốn điều lệ của nhà băng này dự kiến tăng từ hơn 15.000 tỷ đồng lên hơn 22.000 tỷ đồng. 16:38 26/5/2023 Cổ đông Traphaco sắp nhận hàng chục tỷ đồng cổ tức tiền mặtCông ty CP Traphaco cho biết sẽ thanh toán nốt phần cổ tức đợt 2/2022 vào tháng 6 tới cho cổ đông, tỷ lệ chi trả là 10% và được thực hiện bằng tiền. 16:17 23/5/2023
FLC chuyển nhượng 21,7% cổ phần tại Bamboo Airways
HĐQT FLC vừa thông qua hợp đồng nguyên tắc chuyển nhượng toàn bộ cổ phần BAV sang ông Lê Thái Sâm, người cho tập đoàn vay tín chấp hơn 620 tỷ đồng.
Hội đồng Quản trị Công ty CP Tập đoàn FLC (FLC) vừa công bố nghị quyết thông qua toàn văn dự thảo hợp đồng nguyên tắc về việc chuyển nhượng cổ phần nắm giữ Công ty CP Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) cho ông Lê Thái Sâm, Thành viên HĐQT hãng hàng không này. Cụ thể, FLC sẽ chuyển nhượng hơn 400 triệu cổ phần BAV, tương đương 21,7% vốn nắm giữ tại Bamboo Airways, cho Thành viên HĐQT Lê Thái Sâm, đổi lại là thanh lý toàn bộ nghĩa vụ nợ giữa hai bên. Theo báo cáo tài chính quý III/2022 của FLC, công ty đang nợ ông Lê Thái Sâm 621 tỷ đồng với 4 hợp đồng vay có thời hạn 12 tháng, lãi suất 7%/năm. Các khoản vay trên được thực hiện rải rác từ tháng 4 đến tháng 6/2022. Cùng với việc chuyển nhượng cổ phần này, ông Lê Thái Sâm sẽ tài trợ không hoàn lại cho FLC một khoản tiền để tập đoàn thực hiện các nghĩa vụ tài chính đến hạn và/hoặc giải chấp các tài sản thuộc sở hữu của FLC đang được cầm cố, thế chấp. FLC thông qua việc ủy quyền toàn bộ và không hủy ngang trong mọi trường hợp quyền cổ đông của FLC tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông Bamboo Airways cho ông Lê Thái Sâm tương ứng với toàn bộ số cổ phần thuộc sở hữu của tập đoàn tại hãng bay. CƠ CẤU CỔ ĐÔNG CỦA BAMBOO AIRWAYS TẠI THỜI ĐIỂM THÁNG 5/2023 NhãnFLC GroupÔng Lê Thái SâmNCBCổ đông khác % 21.712.51154.8 Ông Lê Thái Sâm (sinh năm 1964) tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân TP.HCM, ông đã có hơn 30 năm kinh nghiệm hoạt động đầu tư, kinh doanh trong các lĩnh vực bất động sản, thương mại dịch vụ, tài chính ngân hàng. Sau biến cố liên quan đến các lãnh đạo cấp cao của FLC, ông Sâm là nhân sự được bầu làm Thành viên HĐQT FLC từ tháng 7/2022. Đến tháng 8/2022, ông Sâm tiếp tục tham gia HĐQT Bamboo Airways. Trước khi nhận chuyển nhượng cổ phần BAV từ FLC, ông Sâm cũng đang sở hữu 12,5% cổ phần tại hãng bay này. Liên quan tới tỷ lệ sở hữu của các cổ đông tại Bamboo Airways, mới đây, Ngân hàng Quốc dân (NCB) cũng cho biết ngân hàng đang nắm giữ 203 triệu cổ phần BAV, tương đương 11% vốn Bamboo Airways, và ngân hàng đang có kế hoạch bán toàn bộ lượng cổ phần này để thu hồi nợ. Trong khi đó, ban lãnh đạo Bamboo Airways đang mong muốn cổ đông thông qua kế hoạch phát hành thêm 957 triệu cổ phần, qua đó tăng vốn hãng bay thêm 9.570 tỷ đồng. Trong đó, khoảng 772 triệu cổ phần phát hành thêm, tương ứng 7.720 tỷ đồng sẽ được dùng để tái cơ cấu các khoản vay, hoán đổi các khoản nợ thành cổ phần theo thỏa thuận của chủ nợ với công ty. Đề xuất này đã được ban lãnh đạo hãng bay trình cổ đông tại phiên họp hồi đầu tháng 4 nhưng không được thông qua. Tại phiên họp bất thường diễn ra sáng nay (9/5), HĐQT Bamboo Airways dự kiến tiếp tục trình cổ đông thông qua phương án tăng vốn này. Ngân hàng NCB muốn bán ra 203 triệu cổ phần Bamboo AirwaysSố cổ phần mà NCB đang nắm giữ là một phần tài sản thế chấp các khoản vay của ông Trịnh Văn Quyết và Bamboo Airways. 20:03 5/5/2023 Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế
FLC chuyển nhượng 21,7% cổ phần tại Bamboo Airways HĐQT FLC vừa thông qua hợp đồng nguyên tắc chuyển nhượng toàn bộ cổ phần BAV sang ông Lê Thái Sâm, người cho tập đoàn vay tín chấp hơn 620 tỷ đồng. Hội đồng Quản trị Công ty CP Tập đoàn FLC (FLC) vừa công bố nghị quyết thông qua toàn văn dự thảo hợp đồng nguyên tắc về việc chuyển nhượng cổ phần nắm giữ Công ty CP Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) cho ông Lê Thái Sâm, Thành viên HĐQT hãng hàng không này. Cụ thể, FLC sẽ chuyển nhượng hơn 400 triệu cổ phần BAV, tương đương 21,7% vốn nắm giữ tại Bamboo Airways, cho Thành viên HĐQT Lê Thái Sâm, đổi lại là thanh lý toàn bộ nghĩa vụ nợ giữa hai bên. Theo báo cáo tài chính quý III/2022 của FLC, công ty đang nợ ông Lê Thái Sâm 621 tỷ đồng với 4 hợp đồng vay có thời hạn 12 tháng, lãi suất 7%/năm. Các khoản vay trên được thực hiện rải rác từ tháng 4 đến tháng 6/2022. Cùng với việc chuyển nhượng cổ phần này, ông Lê Thái Sâm sẽ tài trợ không hoàn lại cho FLC một khoản tiền để tập đoàn thực hiện các nghĩa vụ tài chính đến hạn và/hoặc giải chấp các tài sản thuộc sở hữu của FLC đang được cầm cố, thế chấp. FLC thông qua việc ủy quyền toàn bộ và không hủy ngang trong mọi trường hợp quyền cổ đông của FLC tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông Bamboo Airways cho ông Lê Thái Sâm tương ứng với toàn bộ số cổ phần thuộc sở hữu của tập đoàn tại hãng bay. CƠ CẤU CỔ ĐÔNG CỦA BAMBOO AIRWAYS TẠI THỜI ĐIỂM THÁNG 5/2023 NhãnFLC GroupÔng Lê Thái SâmNCBCổ đông khác % 21.712.51154.8 Ông Lê Thái Sâm (sinh năm 1964) tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân TP.HCM, ông đã có hơn 30 năm kinh nghiệm hoạt động đầu tư, kinh doanh trong các lĩnh vực bất động sản, thương mại dịch vụ, tài chính ngân hàng. Sau biến cố liên quan đến các lãnh đạo cấp cao của FLC, ông Sâm là nhân sự được bầu làm Thành viên HĐQT FLC từ tháng 7/2022. Đến tháng 8/2022, ông Sâm tiếp tục tham gia HĐQT Bamboo Airways. Trước khi nhận chuyển nhượng cổ phần BAV từ FLC, ông Sâm cũng đang sở hữu 12,5% cổ phần tại hãng bay này. Liên quan tới tỷ lệ sở hữu của các cổ đông tại Bamboo Airways, mới đây, Ngân hàng Quốc dân (NCB) cũng cho biết ngân hàng đang nắm giữ 203 triệu cổ phần BAV, tương đương 11% vốn Bamboo Airways, và ngân hàng đang có kế hoạch bán toàn bộ lượng cổ phần này để thu hồi nợ. Trong khi đó, ban lãnh đạo Bamboo Airways đang mong muốn cổ đông thông qua kế hoạch phát hành thêm 957 triệu cổ phần, qua đó tăng vốn hãng bay thêm 9.570 tỷ đồng. Trong đó, khoảng 772 triệu cổ phần phát hành thêm, tương ứng 7.720 tỷ đồng sẽ được dùng để tái cơ cấu các khoản vay, hoán đổi các khoản nợ thành cổ phần theo thỏa thuận của chủ nợ với công ty. Đề xuất này đã được ban lãnh đạo hãng bay trình cổ đông tại phiên họp hồi đầu tháng 4 nhưng không được thông qua. Tại phiên họp bất thường diễn ra sáng nay (9/5), HĐQT Bamboo Airways dự kiến tiếp tục trình cổ đông thông qua phương án tăng vốn này. Ngân hàng NCB muốn bán ra 203 triệu cổ phần Bamboo AirwaysSố cổ phần mà NCB đang nắm giữ là một phần tài sản thế chấp các khoản vay của ông Trịnh Văn Quyết và Bamboo Airways. 20:03 5/5/2023 Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế
Bộ Tài chính nói về giải pháp tăng tỷ lệ bồi thường bảo hiểm xe máy
Bộ Tài chính cho biết đang trình Chính phủ một số giải pháp nhằm nâng cao tỷ lệ bồi thường bảo hiểm với xe máy về hồ sơ bồi thường, tài liệu chứng minh thiệt hại, phạm vi hỗ trợ.
Cử tri một số tỉnh, thành đã đề xuất bỏ quy định bắt buộc tham gia bảo hiểm đối với xe mô tô, xe gắn máy. Ảnh: Văn Nguyện. Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) vừa có văn bản trả lời cử tri tỉnh An Giang về vấn đề bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc chủ xe cơ giới. Trước đó, cử tri tỉnh An Giang đã có kiến nghị cơ quan quản lý làm việc với các công ty kinh doanh bảo hiểm xe máy nghiên cứu giảm bớt thủ tục khi giải quyết bồi thường. "Bởi khi xảy ra tai nạn giao thông gây thiệt hại về tài sản hay tổn thất, thương tật về người, tài sản cho bên thứ ba theo hạn mức trách nhiệm đã được giao kết thì việc giải quyết bồi thường còn gặp nhiều khó khăn, thủ tục rườm rà", cử tri nêu thực tế. Liên quan đến vấn đề này, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm cho biết Nghị định 03/2021 đã cắt giảm hồ sơ bồi thường bảo hiểm so với trước đây nhằm tăng tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong giải quyết bồi thường bảo hiểm. Để đẩy nhanh tiến độ giải quyết bồi thường, Nghị định 03 đã bổ sung quy định trách nhiệm của Bộ Công an chỉ đạo các lực lượng cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến các vụ tai nạn giao thông trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả điều tra. Về việc nghiên cứu giảm bớt thủ tục bồi thường bảo hiểm đối với xe máy, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm cho biết Bộ Tài chính đang trình Chính phủ dự thảo Nghị định về bảo hiểm bắt buộc nhằm đồng bộ với Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022. Theo đó, Bộ đã trình Chính phủ một số giải pháp nhằm nâng cao tỷ lệ bồi thường bảo hiểm với xe máy. Cụ thể, về hồ sơ bồi thường, trong đó có tài liệu liên quan đến xe, người lái xe, dự thảo Nghị định bổ sung quy định bên mua bảo hiểm có thể cung cấp dưới hình thức bản ảnh chụp để đơn giản hóa hồ sơ bồi thường. Với tài liệu chứng minh thiệt hại tài sản, dự thảo Nghị định bổ sung quy định bên mua bảo hiểm có thể cung cấp bằng chứng chứng minh việc sửa chữa thay mới tài sản bị thiệt hại trong trường hợp không có hóa đơn, chứng từ. Cùng với đó, Bộ Tài chính cũng đề xuất bổ sung quy định giảm phí 15% đối với các xe có lịch sử bồi thường thấp để tạo chủ động của doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm trong việc đánh giá rủi ro (trước đây không có quy định về giảm phí). Cơ quan quản lý cũng đề xuất chỉ loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong trường hợp lái xe điều khiển xe cơ giới mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức trị số bình thường theo hướng dẫn của Bộ Y tế... Theo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, trong năm 2022 và đầu năm nay, Bộ Tài chính đã có các công văn gửi Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, Quỹ bảo hiểm xe cơ giới và các doanh nghiệp bảo hiểm yêu cầu các doanh nghiệp chủ động kiểm tra, rà soát các quy trình nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe môtô, xe máy đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Công ty bảo hiểm tạm ứng 250 triệu đồng cho chủ ôtô tông 17 xe máyBảo hiểm BSH cho biết sẽ tạm ứng tiền bồi thường là 250 triệu đồng cho khách hàng để sớm khắc phục một phần thiệt hại của các nạn nhân liên quan. 19:24 11/4/2023 Bộ GTVT nói về đề xuất bỏ bảo hiểm bắt buộc với xe máyTheo Bộ Giao thông Vận tải, quy định về bảo hiểm với xe cơ giới đang được nghiên cứu sửa đổi tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ do Bộ Công an chủ trì soạn thảo. 19:26 4/3/2023
Bộ Tài chính nói về giải pháp tăng tỷ lệ bồi thường bảo hiểm xe máy Bộ Tài chính cho biết đang trình Chính phủ một số giải pháp nhằm nâng cao tỷ lệ bồi thường bảo hiểm với xe máy về hồ sơ bồi thường, tài liệu chứng minh thiệt hại, phạm vi hỗ trợ. Cử tri một số tỉnh, thành đã đề xuất bỏ quy định bắt buộc tham gia bảo hiểm đối với xe mô tô, xe gắn máy. Ảnh: Văn Nguyện. Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) vừa có văn bản trả lời cử tri tỉnh An Giang về vấn đề bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc chủ xe cơ giới. Trước đó, cử tri tỉnh An Giang đã có kiến nghị cơ quan quản lý làm việc với các công ty kinh doanh bảo hiểm xe máy nghiên cứu giảm bớt thủ tục khi giải quyết bồi thường. "Bởi khi xảy ra tai nạn giao thông gây thiệt hại về tài sản hay tổn thất, thương tật về người, tài sản cho bên thứ ba theo hạn mức trách nhiệm đã được giao kết thì việc giải quyết bồi thường còn gặp nhiều khó khăn, thủ tục rườm rà", cử tri nêu thực tế. Liên quan đến vấn đề này, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm cho biết Nghị định 03/2021 đã cắt giảm hồ sơ bồi thường bảo hiểm so với trước đây nhằm tăng tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong giải quyết bồi thường bảo hiểm. Để đẩy nhanh tiến độ giải quyết bồi thường, Nghị định 03 đã bổ sung quy định trách nhiệm của Bộ Công an chỉ đạo các lực lượng cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến các vụ tai nạn giao thông trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả điều tra. Về việc nghiên cứu giảm bớt thủ tục bồi thường bảo hiểm đối với xe máy, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm cho biết Bộ Tài chính đang trình Chính phủ dự thảo Nghị định về bảo hiểm bắt buộc nhằm đồng bộ với Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022. Theo đó, Bộ đã trình Chính phủ một số giải pháp nhằm nâng cao tỷ lệ bồi thường bảo hiểm với xe máy. Cụ thể, về hồ sơ bồi thường, trong đó có tài liệu liên quan đến xe, người lái xe, dự thảo Nghị định bổ sung quy định bên mua bảo hiểm có thể cung cấp dưới hình thức bản ảnh chụp để đơn giản hóa hồ sơ bồi thường. Với tài liệu chứng minh thiệt hại tài sản, dự thảo Nghị định bổ sung quy định bên mua bảo hiểm có thể cung cấp bằng chứng chứng minh việc sửa chữa thay mới tài sản bị thiệt hại trong trường hợp không có hóa đơn, chứng từ. Cùng với đó, Bộ Tài chính cũng đề xuất bổ sung quy định giảm phí 15% đối với các xe có lịch sử bồi thường thấp để tạo chủ động của doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm trong việc đánh giá rủi ro (trước đây không có quy định về giảm phí). Cơ quan quản lý cũng đề xuất chỉ loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong trường hợp lái xe điều khiển xe cơ giới mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức trị số bình thường theo hướng dẫn của Bộ Y tế... Theo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, trong năm 2022 và đầu năm nay, Bộ Tài chính đã có các công văn gửi Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, Quỹ bảo hiểm xe cơ giới và các doanh nghiệp bảo hiểm yêu cầu các doanh nghiệp chủ động kiểm tra, rà soát các quy trình nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe môtô, xe máy đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Công ty bảo hiểm tạm ứng 250 triệu đồng cho chủ ôtô tông 17 xe máyBảo hiểm BSH cho biết sẽ tạm ứng tiền bồi thường là 250 triệu đồng cho khách hàng để sớm khắc phục một phần thiệt hại của các nạn nhân liên quan. 19:24 11/4/2023 Bộ GTVT nói về đề xuất bỏ bảo hiểm bắt buộc với xe máyTheo Bộ Giao thông Vận tải, quy định về bảo hiểm với xe cơ giới đang được nghiên cứu sửa đổi tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ do Bộ Công an chủ trì soạn thảo. 19:26 4/3/2023
Siêu xe McLaren 765LT được ngân hàng đấu giá khởi điểm 27,5 tỷ đồng
Hồi tháng 10, VietinBank AMC thông báo chào bán tài sản này theo phương thức thỏa thuận giá. Tuy nhiên, đến nay, ngân hàng quyết định đấu giá với mức khởi điểm 27,5 tỷ đồng.
Chiếc siêu xe McLaren 765LT biển kiểm soát 51K-011.86. Ảnh: P.C.K. Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và Khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank AMC) đã có thông báo chọn Công ty Đấu giá Hợp danh Thiên Bình làm tổ chức đấu giá chiếc siêu xe McLaren 765LT Coupe 2 chỗ ngồi. Siêu xe McLaren này là tài sản đảm bảo cho khoản vay của bà Cao Thị Lan Phương tại VietinBank chi nhánh 4, TP.HCM. Trước đó, hồi tháng 10, VietinBank AMC từng chào bán tài sản này theo phương thức thỏa thuận giá. Tuy nhiên, đến nay, ngân hàng này quyết định tổ chức đấu giá tài sản này với giá khởi điểm 27,5 tỷ đồng. Mức giá này thấp hơn so với giá nhập khẩu của xe gần 10 tỷ đồng. Theo thông báo của ngân hàng, chiếc McLaren 765LT sản xuất năm 2021, mang biển kiểm soát 51K-011.86. Xe được cấp giấy chứng nhận đăng ký vào đầu năm 2022, có ngoại thất sơn màu xanh Paris. Màu sơn này có giá trị cao hơn do được phát triển bởi bộ phận cá nhân hóa MSO (McLaren Special Operations). Ở thời điểm về Việt Nam, giá bán của siêu xe này lên tới hơn 35 tỷ đồng. Sau khi đóng đầy đủ các loại thuế, phí để lăn bánh, chủ nhân chiếc xe có thể phải bỏ ra số tiền tới 40 tỷ đồng. McLaren 765LT là phiên bản hiếm của hãng xe Anh quốc, nằm trong dải sản phẩm Longtail Series, được sản xuất giới hạn với 765 chiếc trên toàn cầu. Do đó, giá trị của xe ngày càng tăng theo thời gian và được nhiều dân chơi xe săn đón. Thú chơi McLaren tại Việt Nam nở rộ từ khi doanh nhân Phạm Trần Nhật Minh (Minh nhựa) nhập về chiếc 650S Spider vào cuối năm 2015. Hiện nay, số lượng xe McLaren tại Việt Nam đã lên đến 30 chiếc, bao gồm nhiều mẫu khác nhau như 650S, 570S, 720S, 765LT, GT và mẫu hypercar Senna. Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Znews tại Tủ sách kinh tế Hàng loạt đại gia bị ngân hàng siết nợ nhà đất, xe sang, du thuyềnTrong bối cảnh kinh doanh khó khăn, nhiều doanh nghiệp liên quan đến các đại gia nổi tiếng liên tục bị ngân hàng siết nợ, giá khởi điểm lên đến hàng nghìn tỷ đồng. 18:49 12/12/2023 Ngân hàng rao bán một phần nhà cổ trăm tỷ của đại gia 'Huy máy nổ'Agribank đưa ra giá khởi điểm cho bất động sản và các tài sản thế chấp, trong đó có 2.293 m2 đất tại địa chỉ 404 Điện Biên Phủ (Đà nẵng) là hơn 246 tỷ đồng. 22:49 11/12/2023 Khoản nợ hơn 2.100 chỉ vàng SJC tiếp tục ế ẩmSau 3 lần đấu giá không có người tham gia, ngân hàng tiếp tục đấu giá toàn bộ khoản nợ là 2.149 chỉ vàng SJC của một khách hàng vay từ gần 20 năm trước. 14:25 9/12/2023
Siêu xe McLaren 765LT được ngân hàng đấu giá khởi điểm 27,5 tỷ đồng Hồi tháng 10, VietinBank AMC thông báo chào bán tài sản này theo phương thức thỏa thuận giá. Tuy nhiên, đến nay, ngân hàng quyết định đấu giá với mức khởi điểm 27,5 tỷ đồng. Chiếc siêu xe McLaren 765LT biển kiểm soát 51K-011.86. Ảnh: P.C.K. Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và Khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank AMC) đã có thông báo chọn Công ty Đấu giá Hợp danh Thiên Bình làm tổ chức đấu giá chiếc siêu xe McLaren 765LT Coupe 2 chỗ ngồi. Siêu xe McLaren này là tài sản đảm bảo cho khoản vay của bà Cao Thị Lan Phương tại VietinBank chi nhánh 4, TP.HCM. Trước đó, hồi tháng 10, VietinBank AMC từng chào bán tài sản này theo phương thức thỏa thuận giá. Tuy nhiên, đến nay, ngân hàng này quyết định tổ chức đấu giá tài sản này với giá khởi điểm 27,5 tỷ đồng. Mức giá này thấp hơn so với giá nhập khẩu của xe gần 10 tỷ đồng. Theo thông báo của ngân hàng, chiếc McLaren 765LT sản xuất năm 2021, mang biển kiểm soát 51K-011.86. Xe được cấp giấy chứng nhận đăng ký vào đầu năm 2022, có ngoại thất sơn màu xanh Paris. Màu sơn này có giá trị cao hơn do được phát triển bởi bộ phận cá nhân hóa MSO (McLaren Special Operations). Ở thời điểm về Việt Nam, giá bán của siêu xe này lên tới hơn 35 tỷ đồng. Sau khi đóng đầy đủ các loại thuế, phí để lăn bánh, chủ nhân chiếc xe có thể phải bỏ ra số tiền tới 40 tỷ đồng. McLaren 765LT là phiên bản hiếm của hãng xe Anh quốc, nằm trong dải sản phẩm Longtail Series, được sản xuất giới hạn với 765 chiếc trên toàn cầu. Do đó, giá trị của xe ngày càng tăng theo thời gian và được nhiều dân chơi xe săn đón. Thú chơi McLaren tại Việt Nam nở rộ từ khi doanh nhân Phạm Trần Nhật Minh (Minh nhựa) nhập về chiếc 650S Spider vào cuối năm 2015. Hiện nay, số lượng xe McLaren tại Việt Nam đã lên đến 30 chiếc, bao gồm nhiều mẫu khác nhau như 650S, 570S, 720S, 765LT, GT và mẫu hypercar Senna. Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Znews tại Tủ sách kinh tế Hàng loạt đại gia bị ngân hàng siết nợ nhà đất, xe sang, du thuyềnTrong bối cảnh kinh doanh khó khăn, nhiều doanh nghiệp liên quan đến các đại gia nổi tiếng liên tục bị ngân hàng siết nợ, giá khởi điểm lên đến hàng nghìn tỷ đồng. 18:49 12/12/2023 Ngân hàng rao bán một phần nhà cổ trăm tỷ của đại gia 'Huy máy nổ'Agribank đưa ra giá khởi điểm cho bất động sản và các tài sản thế chấp, trong đó có 2.293 m2 đất tại địa chỉ 404 Điện Biên Phủ (Đà nẵng) là hơn 246 tỷ đồng. 22:49 11/12/2023 Khoản nợ hơn 2.100 chỉ vàng SJC tiếp tục ế ẩmSau 3 lần đấu giá không có người tham gia, ngân hàng tiếp tục đấu giá toàn bộ khoản nợ là 2.149 chỉ vàng SJC của một khách hàng vay từ gần 20 năm trước. 14:25 9/12/2023
Phố Wall đang ăn mừng
Nguy cơ Fed tiếp tục tăng lãi suất thêm nhiều lần nữa trong năm nay đã được thể hiện trên thị giá. Do đó, các thị trường tài chính đều khởi sắc sau báo cáo lạm phát mới nhất.
USD lao dốc, trong khi các thị trường như vàng và dầu đều bật tăng. Ảnh: Reuters. Cả thị trường vàng lẫn chứng khoán Mỹ đều có một phiên tăng trưởng mạnh sau báo cáo lạm phát tháng 6 của Mỹ. Sắc xanh bao phủ thị trường. Các chỉ số chứng khoán chính đều tăng, với Nasdaq thiên về công nghệ ghi nhận mức tăng 158,26 điểm, tương đương 1,15%. Kết thúc phiên 12/7 (theo giờ Mỹ), giá của mỗi ounce vàng trên sàn New York có thêm 25,1 điểm, đạt 1.957,3 USD. Giá dầu Brent cũng tăng vọt lên xuyên thủng ngưỡng 80 USD/thùng, đánh dấu mức cao nhất trong hơn 2 tháng. Trong khi đó, USD Index - chỉ số đo lường sức mạnh của đồng bạc xanh với các tiền tệ lớn khác - rơi xuống 100,31 điểm, đánh dấu mức thấp nhất kể từ tháng 4 năm ngoái. Đồng bạc xanh cũng giảm mạnh so với euro, yen và bảng Anh. Tin vui với Fed Theo dữ liệu chính thức, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 tại Mỹ chỉ tăng 3% so với một năm trước đó. Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 3/2021, thậm chí thấp hơn ước tính 3,1% của các chuyên gia được Dow Jones khảo sát. So với tháng 5, CPI tại Mỹ nhích nhẹ 0,2%, thấp hơn dự báo là 0,3%. Theo giới quan sát, với những dữ liệu mới nhất, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể thở phào. Ngân hàng trung ương Mỹ đã tăng lãi suất 10 lần liên tiếp kể từ tháng 3 năm ngoái nhằm hạ nhiệt tăng trưởng kinh tế và kìm hãm lạm phát. "Đã có những bước tiến đáng kể trong cuộc chiến chống lạm phát. Báo cáo ngày hôm nay là một lời xác nhận rằng cuối cùng, lạm phát cũng đang hạ nhiệt", ông George Mateyo, Giám đốc đầu tư của Key Private Bank, nhận định. Trên thực tế, báo cáo lạm phát mới nhất khó có thể thay đổi hướng đi của ngân hàng trung ương Mỹ. Theo giới quan sát, Fed chỉ tạm dừng tăng lãi suất trong cuộc họp chính sách tháng 6 để theo dõi tác động của các đợt nâng này đối với nền kinh tế và lạm phát. Tác động của việc thắt chặt chính sách tiền tệ thường có độ trễ từ 3 đến 5 quý. Đa số nhà đầu tư vẫn tin rằng Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất trở lại trong cuộc họp chính sách tháng 7. Theo dữ liệu từ công cụ FedWatch của CME Group, các nhà đầu tư đang định giá khả năng Fed tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm là 92,4%. Trong khi đó, kịch bản ngân hàng trung ương giữ nguyên lãi suất chỉ được định giá là 7,6%. Lo ngại giảm bớt Dù vậy, các nhà đầu tư đã bớt bi quan hơn về việc Fed tiếp tục tăng lãi suất thêm nhiều lần nữa trong năm nay. Theo công cụ FedWatch, các nhà đầu tư đang định giá khả năng lãi suất điều hành ở mức 5,25-5% vào cuối năm nay là 63,7%, tăng lên từ 46,1% cách đây một tuần. Theo kịch bản này, Fed chỉ cần tăng lãi suất thêm một lần nữa. Khả năng Fed tăng lãi suất thêm 2 lần nữa lên 5,5-5,75% đã giảm từ 35,9% xuống 12,9% cùng kỳ. Khả năng lãi suất tăng lên 5,75-6%, tức trải qua 3 lần tăng nữa, đã giảm từ 7,7% xuống 0,6%. Trong khi đó, khả năng lãi suất điều hành được giữ nguyên ở mức hiện tại (5-5,25%) là 21,4%, tăng từ 9,8% cách đây một tuần. Dự báo của thị trường về lãi suất điều hành của Fed vào cuối năm Dữ liệu: CME Group Nhãn 4,75-5 5-5,25 5,25-5,5 5,5-5,75 5,75-6 Ngày 13/7 % 1.3 21.4 63.7 12.9 0.6 Ngày 6/7 0.5 9.8 46.1 35.9 7.7 Trong những ngày qua, các quan chức Fed liên tục đưa ra những bình luận "diều hâu". Kịch bản Fed tiếp tục tăng lãi suất thêm nhiều lần nữa trong năm nay đã được thể hiện trên thị giá. Do đó, ngay sau báo cáo lạm phát mới nhất, cả chứng khoán lẫn các thị trường hàng hóa như vàng và dầu đều tăng vọt. Dĩ nhiên, các nhà đầu tư vẫn có lý do để lo lắng. Theo ông Kokou Agbo-Bloua - chuyên gia kinh tế học hàng đầu của Societe Generela, thị trường lao động của Mỹ đến nay còn rất mạnh mẽ, bất chấp những đợt tăng lãi suất điều hành liên tiếp của Fed. Do đó, theo ông, độ trễ của các chính sách thắt chặt có thể được kéo dài hơn. "Vì vậy, với sự quyết liệt trong việc kìm hãm lạm phát, Fed sẽ cần tiếp tục tăng lãi suất điều hành cho đến khi đẩy nền kinh tế vào suy thoái", ông Agbo-Bloua lập luận. "Các ngân hàng trung ương cần kích hoạt một cuộc suy thoái, chấp nhận rằng tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên và phá hủy nhu cầu ở một mức cần thiết. Nhưng chúng ta vẫn chưa đạt được điều đó", vị chuyên gia nhận xét. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. USD khó trụ vữngUSD Index vẫn ở mức cao dù các nhà đầu tư từng tin rằng đồng bạc xanh sẽ suy yếu từ đầu năm. Nhưng tình thế có thể đảo lộn trong nửa cuối năm nay. 15:55 13/7/2023 Fed đang ở đâu trong cuộc chiến với lạm phátĐể hạ nhiệt lạm phát, Fed cần kích hoạt một cuộc suy thoái, chấp nhận rằng tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên và phá hủy nhu cầu. Nhưng ngân hàng trung ương Mỹ vẫn còn xa chiến thắng. 06:00 12/7/2023
Phố Wall đang ăn mừng Nguy cơ Fed tiếp tục tăng lãi suất thêm nhiều lần nữa trong năm nay đã được thể hiện trên thị giá. Do đó, các thị trường tài chính đều khởi sắc sau báo cáo lạm phát mới nhất. USD lao dốc, trong khi các thị trường như vàng và dầu đều bật tăng. Ảnh: Reuters. Cả thị trường vàng lẫn chứng khoán Mỹ đều có một phiên tăng trưởng mạnh sau báo cáo lạm phát tháng 6 của Mỹ. Sắc xanh bao phủ thị trường. Các chỉ số chứng khoán chính đều tăng, với Nasdaq thiên về công nghệ ghi nhận mức tăng 158,26 điểm, tương đương 1,15%. Kết thúc phiên 12/7 (theo giờ Mỹ), giá của mỗi ounce vàng trên sàn New York có thêm 25,1 điểm, đạt 1.957,3 USD. Giá dầu Brent cũng tăng vọt lên xuyên thủng ngưỡng 80 USD/thùng, đánh dấu mức cao nhất trong hơn 2 tháng. Trong khi đó, USD Index - chỉ số đo lường sức mạnh của đồng bạc xanh với các tiền tệ lớn khác - rơi xuống 100,31 điểm, đánh dấu mức thấp nhất kể từ tháng 4 năm ngoái. Đồng bạc xanh cũng giảm mạnh so với euro, yen và bảng Anh. Tin vui với Fed Theo dữ liệu chính thức, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 tại Mỹ chỉ tăng 3% so với một năm trước đó. Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 3/2021, thậm chí thấp hơn ước tính 3,1% của các chuyên gia được Dow Jones khảo sát. So với tháng 5, CPI tại Mỹ nhích nhẹ 0,2%, thấp hơn dự báo là 0,3%. Theo giới quan sát, với những dữ liệu mới nhất, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể thở phào. Ngân hàng trung ương Mỹ đã tăng lãi suất 10 lần liên tiếp kể từ tháng 3 năm ngoái nhằm hạ nhiệt tăng trưởng kinh tế và kìm hãm lạm phát. "Đã có những bước tiến đáng kể trong cuộc chiến chống lạm phát. Báo cáo ngày hôm nay là một lời xác nhận rằng cuối cùng, lạm phát cũng đang hạ nhiệt", ông George Mateyo, Giám đốc đầu tư của Key Private Bank, nhận định. Trên thực tế, báo cáo lạm phát mới nhất khó có thể thay đổi hướng đi của ngân hàng trung ương Mỹ. Theo giới quan sát, Fed chỉ tạm dừng tăng lãi suất trong cuộc họp chính sách tháng 6 để theo dõi tác động của các đợt nâng này đối với nền kinh tế và lạm phát. Tác động của việc thắt chặt chính sách tiền tệ thường có độ trễ từ 3 đến 5 quý. Đa số nhà đầu tư vẫn tin rằng Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất trở lại trong cuộc họp chính sách tháng 7. Theo dữ liệu từ công cụ FedWatch của CME Group, các nhà đầu tư đang định giá khả năng Fed tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm là 92,4%. Trong khi đó, kịch bản ngân hàng trung ương giữ nguyên lãi suất chỉ được định giá là 7,6%. Lo ngại giảm bớt Dù vậy, các nhà đầu tư đã bớt bi quan hơn về việc Fed tiếp tục tăng lãi suất thêm nhiều lần nữa trong năm nay. Theo công cụ FedWatch, các nhà đầu tư đang định giá khả năng lãi suất điều hành ở mức 5,25-5% vào cuối năm nay là 63,7%, tăng lên từ 46,1% cách đây một tuần. Theo kịch bản này, Fed chỉ cần tăng lãi suất thêm một lần nữa. Khả năng Fed tăng lãi suất thêm 2 lần nữa lên 5,5-5,75% đã giảm từ 35,9% xuống 12,9% cùng kỳ. Khả năng lãi suất tăng lên 5,75-6%, tức trải qua 3 lần tăng nữa, đã giảm từ 7,7% xuống 0,6%. Trong khi đó, khả năng lãi suất điều hành được giữ nguyên ở mức hiện tại (5-5,25%) là 21,4%, tăng từ 9,8% cách đây một tuần. Dự báo của thị trường về lãi suất điều hành của Fed vào cuối năm Dữ liệu: CME Group Nhãn 4,75-5 5-5,25 5,25-5,5 5,5-5,75 5,75-6 Ngày 13/7 % 1.3 21.4 63.7 12.9 0.6 Ngày 6/7 0.5 9.8 46.1 35.9 7.7 Trong những ngày qua, các quan chức Fed liên tục đưa ra những bình luận "diều hâu". Kịch bản Fed tiếp tục tăng lãi suất thêm nhiều lần nữa trong năm nay đã được thể hiện trên thị giá. Do đó, ngay sau báo cáo lạm phát mới nhất, cả chứng khoán lẫn các thị trường hàng hóa như vàng và dầu đều tăng vọt. Dĩ nhiên, các nhà đầu tư vẫn có lý do để lo lắng. Theo ông Kokou Agbo-Bloua - chuyên gia kinh tế học hàng đầu của Societe Generela, thị trường lao động của Mỹ đến nay còn rất mạnh mẽ, bất chấp những đợt tăng lãi suất điều hành liên tiếp của Fed. Do đó, theo ông, độ trễ của các chính sách thắt chặt có thể được kéo dài hơn. "Vì vậy, với sự quyết liệt trong việc kìm hãm lạm phát, Fed sẽ cần tiếp tục tăng lãi suất điều hành cho đến khi đẩy nền kinh tế vào suy thoái", ông Agbo-Bloua lập luận. "Các ngân hàng trung ương cần kích hoạt một cuộc suy thoái, chấp nhận rằng tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên và phá hủy nhu cầu ở một mức cần thiết. Nhưng chúng ta vẫn chưa đạt được điều đó", vị chuyên gia nhận xét. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. USD khó trụ vữngUSD Index vẫn ở mức cao dù các nhà đầu tư từng tin rằng đồng bạc xanh sẽ suy yếu từ đầu năm. Nhưng tình thế có thể đảo lộn trong nửa cuối năm nay. 15:55 13/7/2023 Fed đang ở đâu trong cuộc chiến với lạm phátĐể hạ nhiệt lạm phát, Fed cần kích hoạt một cuộc suy thoái, chấp nhận rằng tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên và phá hủy nhu cầu. Nhưng ngân hàng trung ương Mỹ vẫn còn xa chiến thắng. 06:00 12/7/2023
Khách sạn Le Pavillon ở Hội An rao bán đấu giá hơn 95 tỷ đồng
Quyền sử dụng đất diện tích 675 m2 và tài sản gắn liền với đất là khách sạn Le Pavillon Hoi An Boutique Hotel đang được rao bán với giá khởi điểm hơn 95 tỷ đồng.
Khách sạn Le Pavillon Hoi An Boutique Hotel nằm trong chuỗi khách sạn mang thương hiệu Le Pavillon Hội An group trên địa bàn TP Hội An. Ảnh: Le Pavillon Hoi An group. Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản Quảng Nam vừa thông báo đấu giá tài sản của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) chi nhánh Hội An. Theo đó, tài sản là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuộc khối Sơn Phô I, phường Cẩm Châu, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam của Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Hoàng Châu Phát. Giá khởi điểm của tài sản trên là hơn 95,6 tỷ đồng, tiền đặt trước 4,8 tỷ đồng. Theo cơ quan đấu giá, khu đất có diện tích 675 m2 với hình thức sử dụng riêng, mục đích sử dụng làm đất thương mại dịch vụ, thời hạn sử dụng lâu dài. Tài sản gắn liền với đất là khách sạn Le Pavillon Hoi An Boutique Hotel bao gồm trang thiết bị gắn liền đã hình thành. Khách sạn có 68 phòng lưu trú với quy mô 7 tầng, một tầng hầm và hồ bơi 66,2 m2; diện tích xây dựng 397 m2; diện tích sàn 3.122 m2; cấp công trình cấp III. Không chỉ vậy, tại TP Hội An, ngân hàng này cũng đang đấu giá tài sản là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là Khách sạn Phương Nam Hội An. Thửa đất diện tích 176,6 m2 là đất ở đô thị, diện tích xây dựng 140,61 m2; diện tích sàn xây dựng là 421,83 m2 tại khối Tu Lễ, phường Cẩm Phô, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam. Tài sản trên có giá khởi điểm 38 tỷ đồng, giảm 2 tỷ đồng so với lần đấu giá thất bại đầu tiên hồi cuối tháng 3. Ở lần này, số tiền đặt trước cho khách tham gia đấu giá là 4 tỷ đồng. Tương tự, Vietinbank chi nhánh Thừa Thiên Huế cũng thông báo tìm người mua khoản nợ của Công ty TNHH Doanh Ngân. Đây là khoản vay dài hạn đầu tư Khách sạn Romance và vay vốn lưu động phục vụ kinh doanh có dư nợ tạm tính đến ngày 19/5/2022 là hơn 178,129 tỷ đồng. Trong đó, nợ gốc hơn 60 tỷ đồng, còn lại là nợ lãi trong và quá hạn. Tài sản đảm bảo của khoản nợ là công trình Khách sạn Romance (phường Phú Hội, TP. Huế) có diện tích xây dựng 597 m2 và diện tích sàn 7.294 m2, gồm 10 tầng cùng tầng hầm và tầng lửng. Công trình được hoàn thành xây dựng vào năm 2010. Bên cạnh đó, tài sản đảm bảo còn là 4 quyền sử dụng đất tại địa chỉ 6 Nguyễn Thái Học (diện tích 143,2 m2); quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại 8B Nguyễn Thái Học, phường Phú Hội (diện tích 384 m2); quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất diện tích 108 m2 tại 8/4 Nguyễn Thái Học, phường Phú Hội và tài sản gắn liền với thửa đất. Giá khởi điểm của khoản nợ trên là hơn 137,6 tỷ đồng. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Đấu giá loạt tài sản liên quan lô 'đất vàng' 195 Nam Kỳ Khởi NghĩaTài sản đấu giá là 36 bất động sản liên quan dự án 195 Nam Kỳ Khởi Nghĩa được thế chấp tại ngân hàng Agribank có giá khởi điểm 1.200 tỷ đồng. 16:28 29/4/2023 Casino lớn nhất Quảng Ninh lỗ 14 quý liên tiếpDoanh thu tăng mạnh nhưng vẫn không đủ bù đắp chi phí, casino Royal Hạ Long tiếp tục ghi nhận quý lỗ thứ 14 liên tiếp với khoản lỗ ròng hơn 11,5 tỷ đồng. 08:18 28/4/2023
Khách sạn Le Pavillon ở Hội An rao bán đấu giá hơn 95 tỷ đồng Quyền sử dụng đất diện tích 675 m2 và tài sản gắn liền với đất là khách sạn Le Pavillon Hoi An Boutique Hotel đang được rao bán với giá khởi điểm hơn 95 tỷ đồng. Khách sạn Le Pavillon Hoi An Boutique Hotel nằm trong chuỗi khách sạn mang thương hiệu Le Pavillon Hội An group trên địa bàn TP Hội An. Ảnh: Le Pavillon Hoi An group. Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản Quảng Nam vừa thông báo đấu giá tài sản của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) chi nhánh Hội An. Theo đó, tài sản là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuộc khối Sơn Phô I, phường Cẩm Châu, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam của Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Hoàng Châu Phát. Giá khởi điểm của tài sản trên là hơn 95,6 tỷ đồng, tiền đặt trước 4,8 tỷ đồng. Theo cơ quan đấu giá, khu đất có diện tích 675 m2 với hình thức sử dụng riêng, mục đích sử dụng làm đất thương mại dịch vụ, thời hạn sử dụng lâu dài. Tài sản gắn liền với đất là khách sạn Le Pavillon Hoi An Boutique Hotel bao gồm trang thiết bị gắn liền đã hình thành. Khách sạn có 68 phòng lưu trú với quy mô 7 tầng, một tầng hầm và hồ bơi 66,2 m2; diện tích xây dựng 397 m2; diện tích sàn 3.122 m2; cấp công trình cấp III. Không chỉ vậy, tại TP Hội An, ngân hàng này cũng đang đấu giá tài sản là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là Khách sạn Phương Nam Hội An. Thửa đất diện tích 176,6 m2 là đất ở đô thị, diện tích xây dựng 140,61 m2; diện tích sàn xây dựng là 421,83 m2 tại khối Tu Lễ, phường Cẩm Phô, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam. Tài sản trên có giá khởi điểm 38 tỷ đồng, giảm 2 tỷ đồng so với lần đấu giá thất bại đầu tiên hồi cuối tháng 3. Ở lần này, số tiền đặt trước cho khách tham gia đấu giá là 4 tỷ đồng. Tương tự, Vietinbank chi nhánh Thừa Thiên Huế cũng thông báo tìm người mua khoản nợ của Công ty TNHH Doanh Ngân. Đây là khoản vay dài hạn đầu tư Khách sạn Romance và vay vốn lưu động phục vụ kinh doanh có dư nợ tạm tính đến ngày 19/5/2022 là hơn 178,129 tỷ đồng. Trong đó, nợ gốc hơn 60 tỷ đồng, còn lại là nợ lãi trong và quá hạn. Tài sản đảm bảo của khoản nợ là công trình Khách sạn Romance (phường Phú Hội, TP. Huế) có diện tích xây dựng 597 m2 và diện tích sàn 7.294 m2, gồm 10 tầng cùng tầng hầm và tầng lửng. Công trình được hoàn thành xây dựng vào năm 2010. Bên cạnh đó, tài sản đảm bảo còn là 4 quyền sử dụng đất tại địa chỉ 6 Nguyễn Thái Học (diện tích 143,2 m2); quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại 8B Nguyễn Thái Học, phường Phú Hội (diện tích 384 m2); quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất diện tích 108 m2 tại 8/4 Nguyễn Thái Học, phường Phú Hội và tài sản gắn liền với thửa đất. Giá khởi điểm của khoản nợ trên là hơn 137,6 tỷ đồng. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Đấu giá loạt tài sản liên quan lô 'đất vàng' 195 Nam Kỳ Khởi NghĩaTài sản đấu giá là 36 bất động sản liên quan dự án 195 Nam Kỳ Khởi Nghĩa được thế chấp tại ngân hàng Agribank có giá khởi điểm 1.200 tỷ đồng. 16:28 29/4/2023 Casino lớn nhất Quảng Ninh lỗ 14 quý liên tiếpDoanh thu tăng mạnh nhưng vẫn không đủ bù đắp chi phí, casino Royal Hạ Long tiếp tục ghi nhận quý lỗ thứ 14 liên tiếp với khoản lỗ ròng hơn 11,5 tỷ đồng. 08:18 28/4/2023
Giá vàng khó vượt mốc 2.000 USD/ounce tuần tới
Chỉ 43% nhà phân tích tại Phố Wall tỏ ra lạc quan về giá vàng trong tuần tới còn các nhà đầu tư bán lẻ thì dự đoán sẽ chỉ quanh mức 1.992 USD/ounce.
Nhà đầu tư và giới phân tích giữ tâm lý lạc quan nhưng thận trọng với giá vàng tuần tới. Ảnh: Linkedin Tâm lý của các nhà đầu tư trên thị trường vàng vẫn lạc quan do nhiều yếu tố kinh tế giúp sức nhưng các nhà phân tích cảnh báo các nhà đầu tư rằng họ không nên kỳ vọng giá sẽ vượt mức 2.000 USD/ounce vào tuần tới khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có vẻ sẽ duy trì lập trường chính sách tiền tệ “diều hâu”. Cuộc khảo sát giá vàng hàng tuần mới nhất của Kitco cho thấy các nhà đầu tư bán lẻ trên Main Street vẫn giữ tâm lý lạc quan về giá vàng. Tuy nhiên, các nhà phân tích Phố Wall lại cho rằng cần lạc quan trong một tâm thế thận trọng trước dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ sắp được công bố, đóng vai trò quyết định chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương. Colin Cieszynski, Giám đốc chiến lược mảng thị trường tại SIA Wealth Management, cho biết ông lạc quan về giá vàng trong thời gian tới. Cieszynski thấy các chỉ báo bắt đầu chuyển sang xu hướng tăng nhẹ, điều này giúp giá vàng có thể tăng cao hơn một chút. Tuy nhiên, Cieszynski không ôm kỳ vọng giá vàng sẽ vượt qua ngưỡng 2.000 USD/ounce. Ông nói: “Tôi nghĩ Fed sẽ phát tín hiệu tạm dừng lãi suất và điều đó có thể đẩy giá vàng lên thêm 20 USD/ounce trong tuần tới. Nhưng tạm dừng không phải là kết thúc chu kỳ thắt chặt. Những gì giá vàng cần để vượt qua mức 2.000 USD là một tín hiệu rõ ràng rằng chu kỳ thắt chặt của Fed đã kết thúc". Phillip Streible, Giám đốc chiến lược thị trường tại Blue Line Futures, cho biết ông trung lập với giá kim loại quý trước thềm cuộc họp bàn của Fed. Streible nói thêm rằng với rất nhiều bất ổn của thị trường, các nhà đầu tư nên chờ đợi một sự đột phá trước khi nhảy vào. Ông cho biết thêm, việc giá vàng vượt qua mức 2.063 USD/ounce sẽ báo hiệu một xu hướng tăng giá mới cho kim loại quý. Tuần này, 21 nhà phân tích Phố Wall đã tham gia cuộc khảo sát giá vàng của Kitco. Trong số những người tham gia, 9 nhà phân tích, tương đương 43%, lạc quan về giá vàng trong thời gian tới; 2 nhà phân tích, tương đương 10%, cho rằng giá sẽ giảm và 10 nhà phân tích, tương đương 48%, cho rằng giá giao dịch sẽ đi ngang. Trong khi đó, 692 phiếu đã được bỏ trong các cuộc thăm dò trực tuyến. Trong số này, 435 người được hỏi, tương đương 63%, trông đợi giá vàng tăng vào tuần tới. 159 người tham gia khác, tương đương 23%, nói rằng giá sẽ thấp hơn; trong khi 98 phiếu, tương đương 14%, giữ ý kiến trung lập. Mặc dù vẫn có tâm lý lạc quan với thị trường, nhưng các nhà đầu tư bán lẻ cũng không mong đợi giá vàng phá vỡ được mốc 2.000 USD/ounce. Kết thúc tuần tới, họ dự đoán giá vàng chỉ quanh mức 1.992 USD/ounce. Rủi ro ngắn hạn lớn nhất đối với vàng vẫn là quyết định chính sách tiền tệ của Fed. Các thị trường hiện kỳ vọng ngân hàng trung ương Mỹ sẽ giữ nguyên lãi suất; tuy nhiên những động thái “diều hâu” từ Ngân hàng Trung ương Canada và Ngân hàng Dự trữ Australia đã tạo ra sự nghi ngờ. Adrian Day, Chủ tịch của Adrian Day Asset Management, cho biết trong khi các thị trường vàng không hoàn toàn loại trừ khả năng tăng lãi suất vào tuần tới, thì việc bán tháo có thể diễn ra trong thời gian ngắn. "Một đợt tăng lãi suất của Fed đã ảnh hưởng lớn đến giá cả, vì vậy bất kỳ sự điều chỉnh giảm nào đều không đáng kể và chỉ tồn tại trong ngắn hạn. Sau các đợt tăng lãi suất liên tiếp và Mỹ dỡ bỏ trần nợ sẽ thúc đẩy giá vàng tiếp tục tăng. Ngày càng có nhiều lý do để lạc quan, bao gồm cả những động thái nới lỏng gần đây của Trung Quốc". Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà phân tích đều dự báo giá vàng sẽ tăng cao hơn. Christopher Vecchio, Trưởng bộ phận ngoại hối tại Tastylive.com là một trong hai người đưa ra ý kiến rằng giá vàng sẽ giảm trong tuần tới. Vecchio nói rằng ông dự báo vàng sẽ giảm giá trong ngắn hạn vì Fed vẫn chưa kiểm soát được lạm phát. Christopher nói thêm rằng nếu ngân hàng trung ương nghĩ đã kiểm soát được cuộc khủng hoảng ngân hàng, thì họ có thể sử dụng cuộc họp vào tuần tới để báo hiệu cần phải tăng lãi suất nhiều hơn. Các nhà đầu tư cần chú ý đến các dự báo kinh tế cập nhật của ngân hàng trung ương vì nhiều khả năng Fed vẫn không muốn cắt giảm lãi suất trong năm nay. “Fed không nghĩ tới việc cắt giảm lãi suất sẽ giúp đồng USD tăng giá và điều đó sẽ tác động tiêu cực đến vàng. Tôi sẽ xem xét việc bán ra chỉ khi giá vàng tăng lên 2.000 USD/ounce", ông nói. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. %Arabica rời khỏi Diamond PlazaCửa hàng %Arabica thứ 2 ở Diamond Plaza đã được thi công từ lâu nhưng chưa mở cửa đón khách thì thương hiệu này đã chuyển hướng sang một địa điểm khác. 09:29 11/6/2023 Vốn hóa Vietcombank lập đỉnh, vượt qua Deutsche BankĐà tăng giá liên tục đã giúp vốn hóa Vietcombank vượt đỉnh lịch sử hơn 475.600 tỷ đồng, bỏ xa các công ty niêm yết lớn phía sau trên sàn chứng khoán Việt Nam. 08:45 11/6/2023
Giá vàng khó vượt mốc 2.000 USD/ounce tuần tới Chỉ 43% nhà phân tích tại Phố Wall tỏ ra lạc quan về giá vàng trong tuần tới còn các nhà đầu tư bán lẻ thì dự đoán sẽ chỉ quanh mức 1.992 USD/ounce. Nhà đầu tư và giới phân tích giữ tâm lý lạc quan nhưng thận trọng với giá vàng tuần tới. Ảnh: Linkedin Tâm lý của các nhà đầu tư trên thị trường vàng vẫn lạc quan do nhiều yếu tố kinh tế giúp sức nhưng các nhà phân tích cảnh báo các nhà đầu tư rằng họ không nên kỳ vọng giá sẽ vượt mức 2.000 USD/ounce vào tuần tới khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có vẻ sẽ duy trì lập trường chính sách tiền tệ “diều hâu”. Cuộc khảo sát giá vàng hàng tuần mới nhất của Kitco cho thấy các nhà đầu tư bán lẻ trên Main Street vẫn giữ tâm lý lạc quan về giá vàng. Tuy nhiên, các nhà phân tích Phố Wall lại cho rằng cần lạc quan trong một tâm thế thận trọng trước dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ sắp được công bố, đóng vai trò quyết định chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương. Colin Cieszynski, Giám đốc chiến lược mảng thị trường tại SIA Wealth Management, cho biết ông lạc quan về giá vàng trong thời gian tới. Cieszynski thấy các chỉ báo bắt đầu chuyển sang xu hướng tăng nhẹ, điều này giúp giá vàng có thể tăng cao hơn một chút. Tuy nhiên, Cieszynski không ôm kỳ vọng giá vàng sẽ vượt qua ngưỡng 2.000 USD/ounce. Ông nói: “Tôi nghĩ Fed sẽ phát tín hiệu tạm dừng lãi suất và điều đó có thể đẩy giá vàng lên thêm 20 USD/ounce trong tuần tới. Nhưng tạm dừng không phải là kết thúc chu kỳ thắt chặt. Những gì giá vàng cần để vượt qua mức 2.000 USD là một tín hiệu rõ ràng rằng chu kỳ thắt chặt của Fed đã kết thúc". Phillip Streible, Giám đốc chiến lược thị trường tại Blue Line Futures, cho biết ông trung lập với giá kim loại quý trước thềm cuộc họp bàn của Fed. Streible nói thêm rằng với rất nhiều bất ổn của thị trường, các nhà đầu tư nên chờ đợi một sự đột phá trước khi nhảy vào. Ông cho biết thêm, việc giá vàng vượt qua mức 2.063 USD/ounce sẽ báo hiệu một xu hướng tăng giá mới cho kim loại quý. Tuần này, 21 nhà phân tích Phố Wall đã tham gia cuộc khảo sát giá vàng của Kitco. Trong số những người tham gia, 9 nhà phân tích, tương đương 43%, lạc quan về giá vàng trong thời gian tới; 2 nhà phân tích, tương đương 10%, cho rằng giá sẽ giảm và 10 nhà phân tích, tương đương 48%, cho rằng giá giao dịch sẽ đi ngang. Trong khi đó, 692 phiếu đã được bỏ trong các cuộc thăm dò trực tuyến. Trong số này, 435 người được hỏi, tương đương 63%, trông đợi giá vàng tăng vào tuần tới. 159 người tham gia khác, tương đương 23%, nói rằng giá sẽ thấp hơn; trong khi 98 phiếu, tương đương 14%, giữ ý kiến trung lập. Mặc dù vẫn có tâm lý lạc quan với thị trường, nhưng các nhà đầu tư bán lẻ cũng không mong đợi giá vàng phá vỡ được mốc 2.000 USD/ounce. Kết thúc tuần tới, họ dự đoán giá vàng chỉ quanh mức 1.992 USD/ounce. Rủi ro ngắn hạn lớn nhất đối với vàng vẫn là quyết định chính sách tiền tệ của Fed. Các thị trường hiện kỳ vọng ngân hàng trung ương Mỹ sẽ giữ nguyên lãi suất; tuy nhiên những động thái “diều hâu” từ Ngân hàng Trung ương Canada và Ngân hàng Dự trữ Australia đã tạo ra sự nghi ngờ. Adrian Day, Chủ tịch của Adrian Day Asset Management, cho biết trong khi các thị trường vàng không hoàn toàn loại trừ khả năng tăng lãi suất vào tuần tới, thì việc bán tháo có thể diễn ra trong thời gian ngắn. "Một đợt tăng lãi suất của Fed đã ảnh hưởng lớn đến giá cả, vì vậy bất kỳ sự điều chỉnh giảm nào đều không đáng kể và chỉ tồn tại trong ngắn hạn. Sau các đợt tăng lãi suất liên tiếp và Mỹ dỡ bỏ trần nợ sẽ thúc đẩy giá vàng tiếp tục tăng. Ngày càng có nhiều lý do để lạc quan, bao gồm cả những động thái nới lỏng gần đây của Trung Quốc". Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà phân tích đều dự báo giá vàng sẽ tăng cao hơn. Christopher Vecchio, Trưởng bộ phận ngoại hối tại Tastylive.com là một trong hai người đưa ra ý kiến rằng giá vàng sẽ giảm trong tuần tới. Vecchio nói rằng ông dự báo vàng sẽ giảm giá trong ngắn hạn vì Fed vẫn chưa kiểm soát được lạm phát. Christopher nói thêm rằng nếu ngân hàng trung ương nghĩ đã kiểm soát được cuộc khủng hoảng ngân hàng, thì họ có thể sử dụng cuộc họp vào tuần tới để báo hiệu cần phải tăng lãi suất nhiều hơn. Các nhà đầu tư cần chú ý đến các dự báo kinh tế cập nhật của ngân hàng trung ương vì nhiều khả năng Fed vẫn không muốn cắt giảm lãi suất trong năm nay. “Fed không nghĩ tới việc cắt giảm lãi suất sẽ giúp đồng USD tăng giá và điều đó sẽ tác động tiêu cực đến vàng. Tôi sẽ xem xét việc bán ra chỉ khi giá vàng tăng lên 2.000 USD/ounce", ông nói. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. %Arabica rời khỏi Diamond PlazaCửa hàng %Arabica thứ 2 ở Diamond Plaza đã được thi công từ lâu nhưng chưa mở cửa đón khách thì thương hiệu này đã chuyển hướng sang một địa điểm khác. 09:29 11/6/2023 Vốn hóa Vietcombank lập đỉnh, vượt qua Deutsche BankĐà tăng giá liên tục đã giúp vốn hóa Vietcombank vượt đỉnh lịch sử hơn 475.600 tỷ đồng, bỏ xa các công ty niêm yết lớn phía sau trên sàn chứng khoán Việt Nam. 08:45 11/6/2023
YSflex - hệ thống giao dịch chứng khoán cho nhà đầu tư hiện đại
YSflex từ Công ty Chứng khoán Yuanta là hệ thống giao dịch chứng khoán đáp ứng đa dạng yêu cầu của nhà đầu tư hiện đại.
Trong thời đại công nghệ, lĩnh vực đầu tư chứng khoán nhận được sự quan tâm lớn. Việc sử dụng ứng dụng giao dịch chứng khoán thông minh cũng trở thành xu hướng của các nhà đầu tư hiện nay. Ứng dụng giao dịch chứng khoán thông minh YSflex được phát triển bởi Tập đoàn Tài chính Yuanta với hơn 60 năm kinh nghiệm và Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam. YSflex được nhiều nhà đầu tư đánh giá cao bởi những trải nghiệm ưu việt trong quá trình sử dụng. Thiết kế tích hợp nhiều tính năng YSflex được xây dựng với mục tiêu mang đến trải nghiệm tối ưu cho nhà đầu tư. Do vậy, ứng dụng sở hữu giao diện đơn giản, thân thiện và dễ sử dụng. Người dùng mới có thể dễ dàng khám phá thị trường chứng khoán và tiến xa hơn trên con đường đầu tư. Đối với những nhà đầu tư mới, YSflex là lựa chọn phù hợp, cung cấp tài liệu hướng dẫn sử dụng chi tiết ngay màn hình đăng nhập. Không dừng ở đó, YSflex tích hợp các công cụ phân tích thông minh để nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận những thông tin và phân tích chuyên sâu về thị trường thông qua bộ lọc cổ phiếu, từ đó xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả, tối ưu lợi nhuận. Khách hàng tại sàn giao dịch chứng khoán Yuanta Việt Nam. Đặc biệt, YSflex hỗ trợ đa ngôn ngữ (tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Trung), giúp người dùng từ nhiều nơi trên thế giới có thể truy cập và sử dụng một cách dễ dàng. Đối với giới trẻ yêu công nghệ, ứng dụng không chỉ mang đến giao diện thẩm mỹ và hiện đại, mà còn đáp ứng nhu cầu khám phá, khai thác tiềm năng đầu tư. Thông qua bộ lọc cổ phiếu, YSflex hỗ trợ giới trẻ có cái nhìn tổng quan về thị trường, từ đó đưa ra quyết định đầu tư thông minh, tận hưởng trải nghiệm giao dịch tiện lợi và nhanh chóng. Bảo mật cho người dùng Một trong những yếu tố quan trọng mà nhà đầu tư cần lưu ý khi chọn ứng dụng đầu tư chứng khoán là tính bảo mật. YSflex được kiểm định và đánh giá bởi các chuyên gia tài chính uy tín, đảm bảo thông tin, giao dịch của người dùng được bảo mật mạnh mẽ. Với công nghệ tiên tiến và hệ thống an ninh chặt chẽ bằng phương thức xác thực OTP thông minh, ứng dụng giúp nhà đầu tư yên tâm khi thực hiện các giao dịch chứng khoán trực tuyến. YSflex không chỉ hữu dụng với người dùng, mà còn được đánh giá cao từ đội ngũ chuyên gia và công nghệ đến từ tập đoàn tài chính hàng đầu châu Á - Yuanta Đài Loan, Chứng khoán Yuanta Việt Nam. Đội ngũ chuyên gia nỗ lực tạo ra một ứng dụng giao dịch chứng khoán được bảo mật tối ưu. Tích hợp công nghệ phân tích thông minh, YSflex được kỳ vọng giúp người dùng đưa ra quyết định đầu tư thông minh và hiệu quả. Hàng loạt chương trình khuyến mại hấp dẫn Nhân dịp ra mắt ứng dụng giao dịch chứng khoán YSflex, Chứng khoán Yuanta Việt Nam mang đến nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn. Khi cần mở tài khoản thành công và có phát sinh giao dịch trên ứng dụng từ 5/6 đến 5/7, khách hàng sẽ được tặng một bộ flashcard chứng khoán. Bộ flashcard mô hình nến thông dụng được sáng tạo bởi Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam. Bộ thẻ flashcard chứng khoán được phát triển và phân phối duy nhất tại Chứng khoán Yuanta Việt Nam. Hình thức thẻ bài nhỏ gọn, dễ dàng bỏ túi giúp nhà đầu tư chứng khoán ghi nhớ và áp dụng vào thực tế giao dịch. Ngoài ra, hình ảnh thẻ trực quan và sinh động, nội dung ngắn gọn, chi tiết, dễ hiểu. Đặc biệt, chào đón mùa hè sôi động, Chứng khoán Yuanta Việt Nam ra mắt nhiều chương trình hấp dẫn dành tặng khách hàng như ưu đãi lãi suất hấp dẫn, các sản phẩm lãi suất theo ngày vay, dịch vụ tư vấn khách hàng VIP... YSflex là ứng dụng giao dịch chứng khoán thông minh và phù hợp đa dạng nhà đầu tư. Với giao diện thân thiện, tích hợp công cụ phân tích thị trường và các chương trình khuyến mại hấp dẫn, YSflex đáp ứng nhu cầu đầu tư cũng như mang đến cơ hội tạo lợi nhuận cho người dùng. Để biết thêm thông tin chi tiết về ứng dụng giao dịch chứng khoán YSflex, nhà đầu tư truy cập website tại đây; liên hệ nhân viên quản lý tài khoản; trung tâm chăm sóc khách hàng theo số điện thoại +842836226868 (nhấn phím 1) hoặc email [email protected].
YSflex - hệ thống giao dịch chứng khoán cho nhà đầu tư hiện đại YSflex từ Công ty Chứng khoán Yuanta là hệ thống giao dịch chứng khoán đáp ứng đa dạng yêu cầu của nhà đầu tư hiện đại. Trong thời đại công nghệ, lĩnh vực đầu tư chứng khoán nhận được sự quan tâm lớn. Việc sử dụng ứng dụng giao dịch chứng khoán thông minh cũng trở thành xu hướng của các nhà đầu tư hiện nay. Ứng dụng giao dịch chứng khoán thông minh YSflex được phát triển bởi Tập đoàn Tài chính Yuanta với hơn 60 năm kinh nghiệm và Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam. YSflex được nhiều nhà đầu tư đánh giá cao bởi những trải nghiệm ưu việt trong quá trình sử dụng. Thiết kế tích hợp nhiều tính năng YSflex được xây dựng với mục tiêu mang đến trải nghiệm tối ưu cho nhà đầu tư. Do vậy, ứng dụng sở hữu giao diện đơn giản, thân thiện và dễ sử dụng. Người dùng mới có thể dễ dàng khám phá thị trường chứng khoán và tiến xa hơn trên con đường đầu tư. Đối với những nhà đầu tư mới, YSflex là lựa chọn phù hợp, cung cấp tài liệu hướng dẫn sử dụng chi tiết ngay màn hình đăng nhập. Không dừng ở đó, YSflex tích hợp các công cụ phân tích thông minh để nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận những thông tin và phân tích chuyên sâu về thị trường thông qua bộ lọc cổ phiếu, từ đó xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả, tối ưu lợi nhuận. Khách hàng tại sàn giao dịch chứng khoán Yuanta Việt Nam. Đặc biệt, YSflex hỗ trợ đa ngôn ngữ (tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Trung), giúp người dùng từ nhiều nơi trên thế giới có thể truy cập và sử dụng một cách dễ dàng. Đối với giới trẻ yêu công nghệ, ứng dụng không chỉ mang đến giao diện thẩm mỹ và hiện đại, mà còn đáp ứng nhu cầu khám phá, khai thác tiềm năng đầu tư. Thông qua bộ lọc cổ phiếu, YSflex hỗ trợ giới trẻ có cái nhìn tổng quan về thị trường, từ đó đưa ra quyết định đầu tư thông minh, tận hưởng trải nghiệm giao dịch tiện lợi và nhanh chóng. Bảo mật cho người dùng Một trong những yếu tố quan trọng mà nhà đầu tư cần lưu ý khi chọn ứng dụng đầu tư chứng khoán là tính bảo mật. YSflex được kiểm định và đánh giá bởi các chuyên gia tài chính uy tín, đảm bảo thông tin, giao dịch của người dùng được bảo mật mạnh mẽ. Với công nghệ tiên tiến và hệ thống an ninh chặt chẽ bằng phương thức xác thực OTP thông minh, ứng dụng giúp nhà đầu tư yên tâm khi thực hiện các giao dịch chứng khoán trực tuyến. YSflex không chỉ hữu dụng với người dùng, mà còn được đánh giá cao từ đội ngũ chuyên gia và công nghệ đến từ tập đoàn tài chính hàng đầu châu Á - Yuanta Đài Loan, Chứng khoán Yuanta Việt Nam. Đội ngũ chuyên gia nỗ lực tạo ra một ứng dụng giao dịch chứng khoán được bảo mật tối ưu. Tích hợp công nghệ phân tích thông minh, YSflex được kỳ vọng giúp người dùng đưa ra quyết định đầu tư thông minh và hiệu quả. Hàng loạt chương trình khuyến mại hấp dẫn Nhân dịp ra mắt ứng dụng giao dịch chứng khoán YSflex, Chứng khoán Yuanta Việt Nam mang đến nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn. Khi cần mở tài khoản thành công và có phát sinh giao dịch trên ứng dụng từ 5/6 đến 5/7, khách hàng sẽ được tặng một bộ flashcard chứng khoán. Bộ flashcard mô hình nến thông dụng được sáng tạo bởi Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam. Bộ thẻ flashcard chứng khoán được phát triển và phân phối duy nhất tại Chứng khoán Yuanta Việt Nam. Hình thức thẻ bài nhỏ gọn, dễ dàng bỏ túi giúp nhà đầu tư chứng khoán ghi nhớ và áp dụng vào thực tế giao dịch. Ngoài ra, hình ảnh thẻ trực quan và sinh động, nội dung ngắn gọn, chi tiết, dễ hiểu. Đặc biệt, chào đón mùa hè sôi động, Chứng khoán Yuanta Việt Nam ra mắt nhiều chương trình hấp dẫn dành tặng khách hàng như ưu đãi lãi suất hấp dẫn, các sản phẩm lãi suất theo ngày vay, dịch vụ tư vấn khách hàng VIP... YSflex là ứng dụng giao dịch chứng khoán thông minh và phù hợp đa dạng nhà đầu tư. Với giao diện thân thiện, tích hợp công cụ phân tích thị trường và các chương trình khuyến mại hấp dẫn, YSflex đáp ứng nhu cầu đầu tư cũng như mang đến cơ hội tạo lợi nhuận cho người dùng. Để biết thêm thông tin chi tiết về ứng dụng giao dịch chứng khoán YSflex, nhà đầu tư truy cập website tại đây; liên hệ nhân viên quản lý tài khoản; trung tâm chăm sóc khách hàng theo số điện thoại +842836226868 (nhấn phím 1) hoặc email [email protected].
Cổ đông doanh nghiệp chuyên bán vàng mã sắp nhận cổ tức 100%
CTCP Lâm Nông sản Thực phẩm Yên Bái, doanh nghiệp kinh doanh vàng mã duy nhất trên sàn chứng khoán, đã thông qua mức cổ tức 100% cho niên độ 2022-2023 (50% tiền mặt, 50% cổ phiếu).
Sau cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023, cổ đông CTCP Lâm Nông sản Thực phẩm Yên Bái (HNX: CAP) đã thông qua mức cổ tức 100% cho niên độ 2022-2023 (kết thúc ngày 30/9/2023). Trong đó 50% cổ tức sẽ được trả bằng tiền và 50% trả bằng cổ phiếu, tức mỗi cổ phiếu nhận về 5.000 đồng và 0,5 cổ phiếu mới. Với hơn 10,05 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính ước tính doanh nghiệp sẽ phải chi hơn 100 tỷ đồng để trả cổ tức, bao gồm 50 tỷ thanh toán tiền mặt và 50 tỷ đồng mệnh giá phát hành hơn 5 triệu cổ phiếu. Đây là lần thứ 2 doanh nghiệp này chi trả cô tức với tỷ lệ 100% cho cổ đông từ thời điểm niêm yết. Niên độ tài chính vừa rồi, Lâm Nông sản Thực phẩm Yên Bái ăn nên làm ra khi ghi nhận doanh thu đạt 611 tỷ đồng và lãi sau thuế 114 tỷ, vượt lần lượt 5% và 63% so với mục tiêu đề ra. KQKD CỦA DOANH NGHIỆP VÀNG MÃ DUY NHẤT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN Nguồn: BCTC DN; Niên độ kinh doanh kết thúc ngày 30/9 hàng năm NhãnNăm 2016Năm 2017Năm 2018Năm 2019Năm 2020Năm 2021Năm 2022Năm 2023 Doanh thu thuần tỷ đồng 323272389365376518657611 Lãi ròng 191535213057106114 Đáng chú ý, sang niên độ tài chính 2023-2024 tiếp theo, doanh nghiệp này đã hạ kỳ vọng doanh thu về 560 tỷ đồng, giảm 8% và lãi sau thuế đạt tối thiểu 70 tỷ đồng, giảm 39%. Tỷ lệ cổ tức tối thiểu cũng là 35%. ĐHĐCĐ thường niên cũng thông qua phương án phát hành 190.681 cổ phiếu ESOP cho cán bộ quản lý chủ chốt công ty. Lượng cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng một năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành. Ngoài ra, doanh nghiệp đã hoàn thành bổ sung thêm 2 thành viên HĐQT là ông Nguyễn Huy Thông và ông Trần Thanh Hà, nâng tổng số lượng thành viên HĐQT lên 5 người. Lại có hơn 341.000 tài khoản chứng khoán bị đóng trong tháng 11Đây chủ yếu là các tài khoản đã mở trước đó nhưng không phát sinh giao dịch. Lượng tài khoản bị đóng tập trung hầu hết tại công ty chứng khoán MBS. 14:13 6/12/2023 Chiến lược lạ của Thế Giới Di Động sau dự định đóng 200 cửa hàngKhi hàng loạt thách thức của thị trường tô màu tối lên bức tranh kinh doanh, Thế Giới Di Động quyết định lấn sân dịch vụ tài chính. 22:14 4/12/2023 DN liên quan Vạn Thịnh Phát sắp đến hạn hàng nghìn tỷ đồng trái phiếuCTCP Đầu tư Quang Thuận đang có lô trái phiếu đến hạn trị giá 1.500 tỷ đồng. Đây là 1 trong 4 doanh nghiệp có liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. 19:50 2/12/2023 Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Cổ đông doanh nghiệp chuyên bán vàng mã sắp nhận cổ tức 100% CTCP Lâm Nông sản Thực phẩm Yên Bái, doanh nghiệp kinh doanh vàng mã duy nhất trên sàn chứng khoán, đã thông qua mức cổ tức 100% cho niên độ 2022-2023 (50% tiền mặt, 50% cổ phiếu). Sau cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023, cổ đông CTCP Lâm Nông sản Thực phẩm Yên Bái (HNX: CAP) đã thông qua mức cổ tức 100% cho niên độ 2022-2023 (kết thúc ngày 30/9/2023). Trong đó 50% cổ tức sẽ được trả bằng tiền và 50% trả bằng cổ phiếu, tức mỗi cổ phiếu nhận về 5.000 đồng và 0,5 cổ phiếu mới. Với hơn 10,05 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính ước tính doanh nghiệp sẽ phải chi hơn 100 tỷ đồng để trả cổ tức, bao gồm 50 tỷ thanh toán tiền mặt và 50 tỷ đồng mệnh giá phát hành hơn 5 triệu cổ phiếu. Đây là lần thứ 2 doanh nghiệp này chi trả cô tức với tỷ lệ 100% cho cổ đông từ thời điểm niêm yết. Niên độ tài chính vừa rồi, Lâm Nông sản Thực phẩm Yên Bái ăn nên làm ra khi ghi nhận doanh thu đạt 611 tỷ đồng và lãi sau thuế 114 tỷ, vượt lần lượt 5% và 63% so với mục tiêu đề ra. KQKD CỦA DOANH NGHIỆP VÀNG MÃ DUY NHẤT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN Nguồn: BCTC DN; Niên độ kinh doanh kết thúc ngày 30/9 hàng năm NhãnNăm 2016Năm 2017Năm 2018Năm 2019Năm 2020Năm 2021Năm 2022Năm 2023 Doanh thu thuần tỷ đồng 323272389365376518657611 Lãi ròng 191535213057106114 Đáng chú ý, sang niên độ tài chính 2023-2024 tiếp theo, doanh nghiệp này đã hạ kỳ vọng doanh thu về 560 tỷ đồng, giảm 8% và lãi sau thuế đạt tối thiểu 70 tỷ đồng, giảm 39%. Tỷ lệ cổ tức tối thiểu cũng là 35%. ĐHĐCĐ thường niên cũng thông qua phương án phát hành 190.681 cổ phiếu ESOP cho cán bộ quản lý chủ chốt công ty. Lượng cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng một năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành. Ngoài ra, doanh nghiệp đã hoàn thành bổ sung thêm 2 thành viên HĐQT là ông Nguyễn Huy Thông và ông Trần Thanh Hà, nâng tổng số lượng thành viên HĐQT lên 5 người. Lại có hơn 341.000 tài khoản chứng khoán bị đóng trong tháng 11Đây chủ yếu là các tài khoản đã mở trước đó nhưng không phát sinh giao dịch. Lượng tài khoản bị đóng tập trung hầu hết tại công ty chứng khoán MBS. 14:13 6/12/2023 Chiến lược lạ của Thế Giới Di Động sau dự định đóng 200 cửa hàngKhi hàng loạt thách thức của thị trường tô màu tối lên bức tranh kinh doanh, Thế Giới Di Động quyết định lấn sân dịch vụ tài chính. 22:14 4/12/2023 DN liên quan Vạn Thịnh Phát sắp đến hạn hàng nghìn tỷ đồng trái phiếuCTCP Đầu tư Quang Thuận đang có lô trái phiếu đến hạn trị giá 1.500 tỷ đồng. Đây là 1 trong 4 doanh nghiệp có liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. 19:50 2/12/2023 Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Ngân hàng 'bơm' hơn 112.000 tỷ đồng vào nền kinh tế chỉ trong một tuần
Vốn tín dụng mà các ngân hàng có thể cho vay thêm trong tháng 12 vẫn còn 638.000 tỷ đồng.
Theo số liệu mới nhất vừa được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố, đến ngày 30/11 tín dụng đối với nền kinh tế đạt khoảng 13 triệu tỷ đồng, tăng 9,15% so với cuối năm 2022 và thấp hơn so với cùng kỳ các năm. Trước đó, tính đến ngày 22/11, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống mới chỉ đạt 8,21%. Như vậy chỉ sau hơn một tuần, quy mô tín dụng toàn nền kinh tế đã tăng 112.000 tỷ đồng, tương đương mức tăng gần 1%. Có thể thấy, các ngân hàng đang tăng tốc giải ngân nhưng tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế vẫn thấp hơn nhiều so với cùng kỳ các năm trước và cách xa mục tiêu mà NHNN đề ra hồi đầu năm (14,5%). Ước tính dư địa trong tháng 12, các ngân hàng có thể cho vay thêm 638.000 tỷ đồng. Theo Phó thống đốc NHNN Đào Minh Tú, nguyên nhân tăng trưởng tín dụng thời gian qua chưa cao tới từ cả yếu tố khách quan và chủ quan. Bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, lạm phát cao, thương mại toàn cầu sụt giảm, giá cả hàng hóa cơ bản biến động mạnh, xung đột địa chính trị, chính sách an ninh lương thực thắt chặt, lãi suất tiếp tục tăng để kiểm soát lạm phát. Bên cạnh đó, đồng USD quốc tế biến động mạnh, tỷ giá tiền tệ nhiều nước mất giá mạnh. Trong nước, nền kinh tế chịu tác động tiêu cực từ quốc tế song song với những vấn đề nội tại. Các động lực tăng trưởng xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng đều gặp thách thức do cầu thế giới thấp, doanh nghiệp, việc làm khó khăn, đơn hàng, thị trường sụt giảm. Thị trường tài chính chưa phát triển tương xứng với nhu cầu của nền kinh tế, nhu cầu vốn cho phục hồi kinh tế vẫn tập trung chủ yếu qua kênh tín dụng ngân hàng nên tiềm ẩn rủi ro hệ thống. Đặc biệt, khó khăn từ thị trường bất động sản tác động đến khả năng hấp thụ tín dụng của nhóm ngành này, trong khi tín dụng cho lĩnh vực thường chiếm khoảng 21% trong tổng tín dụng chung. Sau thời gian kinh tế gặp khó khăn, mức độ rủi ro của khách hàng bị đánh giá cao hơn. Khi hoạt động của doanh nghiệp khó chứng minh hiệu quả, tổ chức tín dụng rất khó khăn trong quyết định cho vay. Ngoài ra, Phó thống đốc cho biết qua công tác thanh tra, giám sát cho thấy khách hàng vay có tình hình tài chính kém lành mạnh, sử dụng vốn vay sai mục đích, đầu tư, kinh doanh kém hiệu quả dẫn đến không trả được nợ vay. Khả năng huy động vốn trung, dài hạn của các tổ chức tín dụng còn thấp so với nhu cầu của nền kinh tế. Nợ xấu có xu hướng tăng tại một số tổ chức tín dụng, làm hạn chế khả năng cấp tín dụng. Công tác xử lý nợ xấu còn khó khăn, vướng mắc. Bên cạnh đó, Phó thống đốc thẳng thắn chỉ ra nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng. Đó là mặc dù lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng đã giảm đáng kể trong thời gian qua, tuy nhiên lãi suất cho vay ở một số ngân hàng thương mại còn ở mức khá cao. Một số ngân hàng thiếu mạnh dạn cấp tín dụng, còn thận trọng, lo sợ nợ xấu tăng. Việc thực hiện cơ chế tài sản đảm bảo còn thiếu linh hoạt, chủ yếu dựa vào tài sản thế chấp, thiếu sự kết nối của khách hàng và ngân hàng để trực tiếp trao đổi, tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn về vốn. Phó thống đốc khẳng định trong thời gian tới, dứt khoát không có chuyện ngân hàng phải xin room tín dụng. NHNN sẽ chủ động triển khai phân bổ hạn mức tín dụng một cách hợp lý nhất dựa trên nhiều yếu tố. Đồng thời, NHNN sẽ theo dõi sát diễn biến thị trường để kịp thời điều hòa tăng trưởng tín dụng từ ngân hàng thừa sang ngân hàng thiếu hạn mức, đảm bảo cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế, góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Bộ Xây dựng muốn thoái sạch vốn khỏi Tổng công ty Sông HồngBộ Xây dựng sẽ bán đấu giá toàn bộ cổ phần đang sở hữu của Tổng công ty Sông Hồng với giá khởi điểm 10.500 đồng/cổ phiếu, gấp gần 5 lần thị giá hiện tại. 10:57 7/12/2023 Chưa đầy 4% nhà đầu tư cá nhân mua trái phiếu doanh nghiệpBộ Tài chính khuyến cáo nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân cần thận trọng khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp. 06:30 7/12/2023
Ngân hàng 'bơm' hơn 112.000 tỷ đồng vào nền kinh tế chỉ trong một tuần Vốn tín dụng mà các ngân hàng có thể cho vay thêm trong tháng 12 vẫn còn 638.000 tỷ đồng. Theo số liệu mới nhất vừa được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố, đến ngày 30/11 tín dụng đối với nền kinh tế đạt khoảng 13 triệu tỷ đồng, tăng 9,15% so với cuối năm 2022 và thấp hơn so với cùng kỳ các năm. Trước đó, tính đến ngày 22/11, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống mới chỉ đạt 8,21%. Như vậy chỉ sau hơn một tuần, quy mô tín dụng toàn nền kinh tế đã tăng 112.000 tỷ đồng, tương đương mức tăng gần 1%. Có thể thấy, các ngân hàng đang tăng tốc giải ngân nhưng tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế vẫn thấp hơn nhiều so với cùng kỳ các năm trước và cách xa mục tiêu mà NHNN đề ra hồi đầu năm (14,5%). Ước tính dư địa trong tháng 12, các ngân hàng có thể cho vay thêm 638.000 tỷ đồng. Theo Phó thống đốc NHNN Đào Minh Tú, nguyên nhân tăng trưởng tín dụng thời gian qua chưa cao tới từ cả yếu tố khách quan và chủ quan. Bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, lạm phát cao, thương mại toàn cầu sụt giảm, giá cả hàng hóa cơ bản biến động mạnh, xung đột địa chính trị, chính sách an ninh lương thực thắt chặt, lãi suất tiếp tục tăng để kiểm soát lạm phát. Bên cạnh đó, đồng USD quốc tế biến động mạnh, tỷ giá tiền tệ nhiều nước mất giá mạnh. Trong nước, nền kinh tế chịu tác động tiêu cực từ quốc tế song song với những vấn đề nội tại. Các động lực tăng trưởng xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng đều gặp thách thức do cầu thế giới thấp, doanh nghiệp, việc làm khó khăn, đơn hàng, thị trường sụt giảm. Thị trường tài chính chưa phát triển tương xứng với nhu cầu của nền kinh tế, nhu cầu vốn cho phục hồi kinh tế vẫn tập trung chủ yếu qua kênh tín dụng ngân hàng nên tiềm ẩn rủi ro hệ thống. Đặc biệt, khó khăn từ thị trường bất động sản tác động đến khả năng hấp thụ tín dụng của nhóm ngành này, trong khi tín dụng cho lĩnh vực thường chiếm khoảng 21% trong tổng tín dụng chung. Sau thời gian kinh tế gặp khó khăn, mức độ rủi ro của khách hàng bị đánh giá cao hơn. Khi hoạt động của doanh nghiệp khó chứng minh hiệu quả, tổ chức tín dụng rất khó khăn trong quyết định cho vay. Ngoài ra, Phó thống đốc cho biết qua công tác thanh tra, giám sát cho thấy khách hàng vay có tình hình tài chính kém lành mạnh, sử dụng vốn vay sai mục đích, đầu tư, kinh doanh kém hiệu quả dẫn đến không trả được nợ vay. Khả năng huy động vốn trung, dài hạn của các tổ chức tín dụng còn thấp so với nhu cầu của nền kinh tế. Nợ xấu có xu hướng tăng tại một số tổ chức tín dụng, làm hạn chế khả năng cấp tín dụng. Công tác xử lý nợ xấu còn khó khăn, vướng mắc. Bên cạnh đó, Phó thống đốc thẳng thắn chỉ ra nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng. Đó là mặc dù lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng đã giảm đáng kể trong thời gian qua, tuy nhiên lãi suất cho vay ở một số ngân hàng thương mại còn ở mức khá cao. Một số ngân hàng thiếu mạnh dạn cấp tín dụng, còn thận trọng, lo sợ nợ xấu tăng. Việc thực hiện cơ chế tài sản đảm bảo còn thiếu linh hoạt, chủ yếu dựa vào tài sản thế chấp, thiếu sự kết nối của khách hàng và ngân hàng để trực tiếp trao đổi, tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn về vốn. Phó thống đốc khẳng định trong thời gian tới, dứt khoát không có chuyện ngân hàng phải xin room tín dụng. NHNN sẽ chủ động triển khai phân bổ hạn mức tín dụng một cách hợp lý nhất dựa trên nhiều yếu tố. Đồng thời, NHNN sẽ theo dõi sát diễn biến thị trường để kịp thời điều hòa tăng trưởng tín dụng từ ngân hàng thừa sang ngân hàng thiếu hạn mức, đảm bảo cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế, góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Bộ Xây dựng muốn thoái sạch vốn khỏi Tổng công ty Sông HồngBộ Xây dựng sẽ bán đấu giá toàn bộ cổ phần đang sở hữu của Tổng công ty Sông Hồng với giá khởi điểm 10.500 đồng/cổ phiếu, gấp gần 5 lần thị giá hiện tại. 10:57 7/12/2023 Chưa đầy 4% nhà đầu tư cá nhân mua trái phiếu doanh nghiệpBộ Tài chính khuyến cáo nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân cần thận trọng khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp. 06:30 7/12/2023
LienVietPostBank chính thức đổi tên thành LPBank
Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) vừa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận đổi tên viết tắt thành LPBank.
Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank - LPB) cho biết đã nhận được quyết định của Ngân hàng Nhà nước về việc cho phép ngân hàng đổi tên viết tắt tiếng Anh từ LienVietPostBank thành LPBank. Đây là một sự kiện quan trọng của ngân hàng, việc đổi sang tên viết tắt mới - LPBank - được đánh giá là nắm bắt đúng xu hướng chung của các ngân hàng hiện nay, tên viết tắt rút gọn nhất có thể, dễ đọc, dễ nhớ. Kế hoạch đổi tên kể trên trước đó đã được ban lãnh đạo LienVietPostBank trình cổ đông và được thông qua tại phiên họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023. HĐQT cho biết từ năm 2011 đến nay, ngân hàng đã sử dụng tên viết tắt, tên viết tắt tiếng Anh chính thức là LienVietPostBank và được dùng trên tất cả văn bản pháp lý, các kênh truyền thông. Tuy nhiên, tên gọi này có nhược điểm là quá nhiều ký tự, khó phát âm, khó nhớ, dẫn đến khó nhận biết, hiệu ứng truyền thông không cao. Hơn nữa, xu hướng chung của các ngân hàng hiện nay là sử dụng tên viết tắt dưới dạng rút gọn nhất có thể, dễ đọc, dễ nhớ. Do đó, HĐQT ngân hàng trình cổ đông kế hoạch đổi tên viết tắt thành LPBank. Cùng với việc đổi tên này, ông Nguyễn Đức Thụy, Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank, cho biết ngân hàng cũng đặt mục tiêu chiến lược thay đổi mạnh mẽ, toàn diện, từng bước trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu thị trường trong giai đoạn 2023-2028. Trong thời gian tới, ngân hàng sẽ tiếp tục thực hiện thay đổi toàn diện hệ thống logo và nhận diện thương hiệu thành LPBank nhằm đồng bộ hóa các dịch vụ, sản phẩm. Về hoạt động kinh doanh, năm nay, ban lãnh đạo LienVietPostBank trình cổ đông kế hoạch lợi nhuận trước thuế đạt 6.000 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2022. Trong đó, chỉ tiêu tổng tài sản dự kiến tăng 11,4%, đạt 375.000 tỷ đồng vào cuối năm. Các chỉ tiêu huy động vốn thị trường 1 (khách hàng tổ chức và cư dân), dư nợ tín dụng thị trường 1 dự kiến tăng lần lượt 17,9% và 16%, đạt 295.740 tỷ đồng và 273.490 tỷ đồng. Với kết quả này, ngân hàng dự kiến chi trả cổ tức với tỷ lệ 12% cho năm 2023. Kết thúc quý I, tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng đạt 3.133 tỷ đồng, trong đó thu nhập lãi thuần đạt 2.774 tỷ đồng; lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 226 tỷ đồng; lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối đạt 144 tỷ đồng... Lũy kế 3 tháng đầu năm, ngân hàng thu về tổng cộng 1.565 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm 13% so với cùng kỳ năm trước, nhưng đã hoàn thành 26% kế hoạch cả năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.243 tỷ đồng. Tại ngày 31/3, quy mô tổng tài sản của LienVietPostBank đạt khoảng 337.200 tỷ đồng, tăng nhẹ so với đầu năm. Trong đó, cho vay khách hàng đạt 242.116 tỷ đồng, tăng 2,8%, tỷ lệ nợ xấu duy trì ở mức 1,45%. Về phía nguồn vốn, tính đến cuối quý I, tiền gửi khách hàng tại ngân hàng đạt 227.283 tỷ đồng, tăng 5,2% so với đầu năm. Trong đó, tiền gửi không kỳ hạn đạt 11.879 tỷ đồng, chiếm 5,2% tổng tiền gửi. HDBank chốt ngày 30/5 trả cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 10%Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank - HoSE: HDB) công bố Nghị quyết của Hội đồng quản trị về việc chia trả cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt với tỷ lệ 10%. 12:00 12/5/2023 Ngân hàng bị rút tiền hàng loạt có thể được vay lãi suất 0%Theo Thống đốc NHNN, việc cho vay đặc biệt với lãi suất 0% là một trong những biện pháp xử lý khi có sự cố rút tiền hàng loạt tại tổ chức tín dụng. 17:06 9/5/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
LienVietPostBank chính thức đổi tên thành LPBank Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) vừa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận đổi tên viết tắt thành LPBank. Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank - LPB) cho biết đã nhận được quyết định của Ngân hàng Nhà nước về việc cho phép ngân hàng đổi tên viết tắt tiếng Anh từ LienVietPostBank thành LPBank. Đây là một sự kiện quan trọng của ngân hàng, việc đổi sang tên viết tắt mới - LPBank - được đánh giá là nắm bắt đúng xu hướng chung của các ngân hàng hiện nay, tên viết tắt rút gọn nhất có thể, dễ đọc, dễ nhớ. Kế hoạch đổi tên kể trên trước đó đã được ban lãnh đạo LienVietPostBank trình cổ đông và được thông qua tại phiên họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023. HĐQT cho biết từ năm 2011 đến nay, ngân hàng đã sử dụng tên viết tắt, tên viết tắt tiếng Anh chính thức là LienVietPostBank và được dùng trên tất cả văn bản pháp lý, các kênh truyền thông. Tuy nhiên, tên gọi này có nhược điểm là quá nhiều ký tự, khó phát âm, khó nhớ, dẫn đến khó nhận biết, hiệu ứng truyền thông không cao. Hơn nữa, xu hướng chung của các ngân hàng hiện nay là sử dụng tên viết tắt dưới dạng rút gọn nhất có thể, dễ đọc, dễ nhớ. Do đó, HĐQT ngân hàng trình cổ đông kế hoạch đổi tên viết tắt thành LPBank. Cùng với việc đổi tên này, ông Nguyễn Đức Thụy, Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank, cho biết ngân hàng cũng đặt mục tiêu chiến lược thay đổi mạnh mẽ, toàn diện, từng bước trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu thị trường trong giai đoạn 2023-2028. Trong thời gian tới, ngân hàng sẽ tiếp tục thực hiện thay đổi toàn diện hệ thống logo và nhận diện thương hiệu thành LPBank nhằm đồng bộ hóa các dịch vụ, sản phẩm. Về hoạt động kinh doanh, năm nay, ban lãnh đạo LienVietPostBank trình cổ đông kế hoạch lợi nhuận trước thuế đạt 6.000 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2022. Trong đó, chỉ tiêu tổng tài sản dự kiến tăng 11,4%, đạt 375.000 tỷ đồng vào cuối năm. Các chỉ tiêu huy động vốn thị trường 1 (khách hàng tổ chức và cư dân), dư nợ tín dụng thị trường 1 dự kiến tăng lần lượt 17,9% và 16%, đạt 295.740 tỷ đồng và 273.490 tỷ đồng. Với kết quả này, ngân hàng dự kiến chi trả cổ tức với tỷ lệ 12% cho năm 2023. Kết thúc quý I, tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng đạt 3.133 tỷ đồng, trong đó thu nhập lãi thuần đạt 2.774 tỷ đồng; lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 226 tỷ đồng; lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối đạt 144 tỷ đồng... Lũy kế 3 tháng đầu năm, ngân hàng thu về tổng cộng 1.565 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm 13% so với cùng kỳ năm trước, nhưng đã hoàn thành 26% kế hoạch cả năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.243 tỷ đồng. Tại ngày 31/3, quy mô tổng tài sản của LienVietPostBank đạt khoảng 337.200 tỷ đồng, tăng nhẹ so với đầu năm. Trong đó, cho vay khách hàng đạt 242.116 tỷ đồng, tăng 2,8%, tỷ lệ nợ xấu duy trì ở mức 1,45%. Về phía nguồn vốn, tính đến cuối quý I, tiền gửi khách hàng tại ngân hàng đạt 227.283 tỷ đồng, tăng 5,2% so với đầu năm. Trong đó, tiền gửi không kỳ hạn đạt 11.879 tỷ đồng, chiếm 5,2% tổng tiền gửi. HDBank chốt ngày 30/5 trả cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 10%Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank - HoSE: HDB) công bố Nghị quyết của Hội đồng quản trị về việc chia trả cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt với tỷ lệ 10%. 12:00 12/5/2023 Ngân hàng bị rút tiền hàng loạt có thể được vay lãi suất 0%Theo Thống đốc NHNN, việc cho vay đặc biệt với lãi suất 0% là một trong những biện pháp xử lý khi có sự cố rút tiền hàng loạt tại tổ chức tín dụng. 17:06 9/5/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Chứng khoán 20/12: Khối ngoại bán ròng 16 phiên liên tiếp
Khối ngoại có phiên thu hẹp quy mô bán ròng thứ 4 liên tiếp với giá trị 434 tỷ đồng. Tuy nhiên, đây vẫn là phiên bán ròng thứ 16 liên tiếp của khối này.
Trong phiên giao dịch sáng 20/12, thị trường chứng khoán tiếp tục rơi vào trạng thái “chịu trận” khi phe bán lấn át còn phe mua đứng ngoài. Việc thiếu vắng thông tin hỗ trợ khiến giao dịch của nhà đầu tư như quay về thời “ngủ đông”. Điều này thể hiện qua khối lượng thanh khoản trên cả 3 sàn đạt chưa đến 15.000 tỷ đồng với 680 triệu cổ phiếu được sang tay. Biên độ biến động cũng không quá nổi bật. Tuy nhiên, việc dòng tiền nhập cuộc vào cuối phiên giúp chỉ số đại diện sàn HoSE bật lên từ ngưỡng dưới tham chiếu và lấy lại sắc xanh. Kết phiên, VN-Index đóng cửa ở mốc 1.100,76 điểm sau khi tăng 4,46 điểm (+0,41%); HNX-Index tăng 0,89 điểm (+0,39%) lên 228,16 điểm; UPCoM-Index tăng 0,39 điểm (+0,46%) lên 85,48 điểm. Thanh khoản trên HoSE ngày càng hụt hơi. Ảnh: VNDirect. Rổ cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 hôm nay chứng kiến 19 mã tăng, 5 mã giữ tham chiếu và 6 mã giảm. Đáng chú ý, cổ phiếu MWG của Thế Giới Di Động đã có phiên giao dịch thuận lợi với biên độ tăng 4,3%, cao nhất rổ. Mã này ghi nhận khối lượng lẫn giá trị tăng đột biến kể từ đầu tuần, đạt lần lượt 14,3 triệu cổ phiếu và giá trị 600 tỷ đồng. Cổ phiếu của ông lớn bán lẻ cũng được các nhà đầu tư nước ngoài gom ròng 105 tỷ đồng hôm nay, chênh lệch giá trị tới 70 tỷ đồng so với mã được mua ròng kế sau. Đây là tín hiệu tương đối tích cực sau giai đoạn khối ngoại liên tục điền tên MWG vào danh mục xả hàng. Phiên hôm nay, 4 cổ phiếu bluechips đóng vai trò dẫn đầu nhóm kéo chỉ số ngoài MWG còn có MSN của Masan, VNM của Vinamilk và VHM của Vinhomes. Trong khi chiều ngược lại nhóm ghì chân chỉ số gồm những cái tên như TCB, LGC, VCB, HDB. Cổ phiếu MWG được giao dịch tích cực. Ảnh: VNDirect. Sắc xanh tìm đến hầu hết nhóm ngành, đặc biệt ở nhóm bán lẻ với sự dẫn đầu của MWG. Bên cạnh đó, các mã vốn hóa lớn như PNJ cũng tăng 1,13%, FRT tăng 1,81%. Cổ phiếu chứng khoán cũng có lượng mã tăng áp đảo, dẫn đầu bởi SSI (+0,47%), VND (+0,69%), VCI (+0,36%), HCM (+3,65%) hay VIX (+0,89%). Song, rổ này vẫn điểm xuyết sắc đỏ của FTS khi giảm 0,45%, MBS giảm 0,43%. Nhóm bất động sản phân hóa mạnh khi bộ 3 “nhà Vin” là VHM tăng 1,14%, VIC tăng 0,12%, VRE tăng 1,32%. Kế sau còn có BCM tăng 0,49%, VRE tăng 1,32%, KBC tăng 1,94%. Trái lại NVL giảm 0,3%, KDH giảm 1%, PDR giảm 0,38%. Cổ phiếu HQC đang chịu áp lực chốt lời mạnh. Ảnh: DNSE. Cổ phiếu HQC của Địa ốc Hoàng Quân hôm nay bị bán mạnh giảm gần 3%, đứng top 2 mã có khối lượng khớp lệnh cao nhất, đạt 19,8 triệu cổ phiếu với giá trị 82 tỷ đồng. Thực tế, diễn biến giao dịch của mã này thời gian gần đây được xem là tương đối bất thường. Sau khi xuất hiện thông tin được cơ quan quản lý chấp nhận phương án chào bán riêng lẻ 100 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/đơn vị (cao hơn 140% so với thị giá hiện tại) để huy động 1.000 tỷ đồng, HQC nhận được lực mua lớn và tăng trần trong phiên 15/12 với khối lượng giao dịch đạt gần 30 triệu cổ phiếu. Lực mua hạ nhiệt dần trong các phiên tiếp theo nhưng vẫn giúp thị giá HQC tăng 3,3%. Tuy nhiên, trong ngày VN-Index tăng hơn 4 điểm, cổ phiếu HQC bất ngờ ngược chiều giảm kịch biên độ với khối lượng giao dịch đạt 13,8 triệu cổ phiếu. Trở lại diễn biến thị trường, khối ngoại có phiên thu hẹp quy mô bán ròng thứ 4 với giá trị 434 tỷ đồng. Nhưng đây vẫn là phiên bán ròng thứ 16 liên tiếp. Trong đó, cổ phiếu HPG bị bán ròng 108 tỷ đồng, chứng chỉ FUEVFVND bị bán 84 tỷ đồng, cổ phiếu HCM bi bán 54 tỷ đồng. Chiều mua ngoài mã MWG được gom ròng 105 tỷ đồng thì còn có KBC 33 tỷ đồng, IDC 16 tỷ đồng. Cá mập ngoại thắng lớn nhờ 'chốt đúng đỉnh, bắt đúng đáy'Nhóm quỹ Dragon Capital đang đẩy mạnh giao dịch mua bán cổ phiếu trong giai đoạn cuối năm. Nhiều giao dịch "bắt đáy" thành công đang giúp quỹ ngoại thắng lớn. 13:27 20/12/2023 Một thời săn đón, nhiều doanh nghiệp Việt nay bị khối ngoại ngó lơNăm 2023 chứng kiến làn sóng lũ lượt rời khỏi thị trường chứng khoán Việt của khối ngoại. Một thời được săn lùng, nay không ít doanh nghiệp rơi vào cảnh hở room ngoại. 18:00 19/12/2023 Chứng khoán 19/12: Thị trường đảo chiều phút chót, HAG vẫn nằm sànChỉ số chính đại diện sàn HoSE nhận được lực kéo mạnh vào cuối phiên giao dịch khi dòng tiền đổ về các cổ phiếu vốn hóa lớn. 17:06 19/12/2023 Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Chứng khoán 20/12: Khối ngoại bán ròng 16 phiên liên tiếp Khối ngoại có phiên thu hẹp quy mô bán ròng thứ 4 liên tiếp với giá trị 434 tỷ đồng. Tuy nhiên, đây vẫn là phiên bán ròng thứ 16 liên tiếp của khối này. Trong phiên giao dịch sáng 20/12, thị trường chứng khoán tiếp tục rơi vào trạng thái “chịu trận” khi phe bán lấn át còn phe mua đứng ngoài. Việc thiếu vắng thông tin hỗ trợ khiến giao dịch của nhà đầu tư như quay về thời “ngủ đông”. Điều này thể hiện qua khối lượng thanh khoản trên cả 3 sàn đạt chưa đến 15.000 tỷ đồng với 680 triệu cổ phiếu được sang tay. Biên độ biến động cũng không quá nổi bật. Tuy nhiên, việc dòng tiền nhập cuộc vào cuối phiên giúp chỉ số đại diện sàn HoSE bật lên từ ngưỡng dưới tham chiếu và lấy lại sắc xanh. Kết phiên, VN-Index đóng cửa ở mốc 1.100,76 điểm sau khi tăng 4,46 điểm (+0,41%); HNX-Index tăng 0,89 điểm (+0,39%) lên 228,16 điểm; UPCoM-Index tăng 0,39 điểm (+0,46%) lên 85,48 điểm. Thanh khoản trên HoSE ngày càng hụt hơi. Ảnh: VNDirect. Rổ cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 hôm nay chứng kiến 19 mã tăng, 5 mã giữ tham chiếu và 6 mã giảm. Đáng chú ý, cổ phiếu MWG của Thế Giới Di Động đã có phiên giao dịch thuận lợi với biên độ tăng 4,3%, cao nhất rổ. Mã này ghi nhận khối lượng lẫn giá trị tăng đột biến kể từ đầu tuần, đạt lần lượt 14,3 triệu cổ phiếu và giá trị 600 tỷ đồng. Cổ phiếu của ông lớn bán lẻ cũng được các nhà đầu tư nước ngoài gom ròng 105 tỷ đồng hôm nay, chênh lệch giá trị tới 70 tỷ đồng so với mã được mua ròng kế sau. Đây là tín hiệu tương đối tích cực sau giai đoạn khối ngoại liên tục điền tên MWG vào danh mục xả hàng. Phiên hôm nay, 4 cổ phiếu bluechips đóng vai trò dẫn đầu nhóm kéo chỉ số ngoài MWG còn có MSN của Masan, VNM của Vinamilk và VHM của Vinhomes. Trong khi chiều ngược lại nhóm ghì chân chỉ số gồm những cái tên như TCB, LGC, VCB, HDB. Cổ phiếu MWG được giao dịch tích cực. Ảnh: VNDirect. Sắc xanh tìm đến hầu hết nhóm ngành, đặc biệt ở nhóm bán lẻ với sự dẫn đầu của MWG. Bên cạnh đó, các mã vốn hóa lớn như PNJ cũng tăng 1,13%, FRT tăng 1,81%. Cổ phiếu chứng khoán cũng có lượng mã tăng áp đảo, dẫn đầu bởi SSI (+0,47%), VND (+0,69%), VCI (+0,36%), HCM (+3,65%) hay VIX (+0,89%). Song, rổ này vẫn điểm xuyết sắc đỏ của FTS khi giảm 0,45%, MBS giảm 0,43%. Nhóm bất động sản phân hóa mạnh khi bộ 3 “nhà Vin” là VHM tăng 1,14%, VIC tăng 0,12%, VRE tăng 1,32%. Kế sau còn có BCM tăng 0,49%, VRE tăng 1,32%, KBC tăng 1,94%. Trái lại NVL giảm 0,3%, KDH giảm 1%, PDR giảm 0,38%. Cổ phiếu HQC đang chịu áp lực chốt lời mạnh. Ảnh: DNSE. Cổ phiếu HQC của Địa ốc Hoàng Quân hôm nay bị bán mạnh giảm gần 3%, đứng top 2 mã có khối lượng khớp lệnh cao nhất, đạt 19,8 triệu cổ phiếu với giá trị 82 tỷ đồng. Thực tế, diễn biến giao dịch của mã này thời gian gần đây được xem là tương đối bất thường. Sau khi xuất hiện thông tin được cơ quan quản lý chấp nhận phương án chào bán riêng lẻ 100 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/đơn vị (cao hơn 140% so với thị giá hiện tại) để huy động 1.000 tỷ đồng, HQC nhận được lực mua lớn và tăng trần trong phiên 15/12 với khối lượng giao dịch đạt gần 30 triệu cổ phiếu. Lực mua hạ nhiệt dần trong các phiên tiếp theo nhưng vẫn giúp thị giá HQC tăng 3,3%. Tuy nhiên, trong ngày VN-Index tăng hơn 4 điểm, cổ phiếu HQC bất ngờ ngược chiều giảm kịch biên độ với khối lượng giao dịch đạt 13,8 triệu cổ phiếu. Trở lại diễn biến thị trường, khối ngoại có phiên thu hẹp quy mô bán ròng thứ 4 với giá trị 434 tỷ đồng. Nhưng đây vẫn là phiên bán ròng thứ 16 liên tiếp. Trong đó, cổ phiếu HPG bị bán ròng 108 tỷ đồng, chứng chỉ FUEVFVND bị bán 84 tỷ đồng, cổ phiếu HCM bi bán 54 tỷ đồng. Chiều mua ngoài mã MWG được gom ròng 105 tỷ đồng thì còn có KBC 33 tỷ đồng, IDC 16 tỷ đồng. Cá mập ngoại thắng lớn nhờ 'chốt đúng đỉnh, bắt đúng đáy'Nhóm quỹ Dragon Capital đang đẩy mạnh giao dịch mua bán cổ phiếu trong giai đoạn cuối năm. Nhiều giao dịch "bắt đáy" thành công đang giúp quỹ ngoại thắng lớn. 13:27 20/12/2023 Một thời săn đón, nhiều doanh nghiệp Việt nay bị khối ngoại ngó lơNăm 2023 chứng kiến làn sóng lũ lượt rời khỏi thị trường chứng khoán Việt của khối ngoại. Một thời được săn lùng, nay không ít doanh nghiệp rơi vào cảnh hở room ngoại. 18:00 19/12/2023 Chứng khoán 19/12: Thị trường đảo chiều phút chót, HAG vẫn nằm sànChỉ số chính đại diện sàn HoSE nhận được lực kéo mạnh vào cuối phiên giao dịch khi dòng tiền đổ về các cổ phiếu vốn hóa lớn. 17:06 19/12/2023 Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Chủ tịch SZG xin từ chức, giá cổ phiếu tăng gần kịch trần
Ông Trần Hoài Nam, Chủ tịch HĐQT CTCP Sonadezi Giang Điền (UPCoM: SZG) đã có đơn xin từ nhiệm chức Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2022-2027.
Trong đơn xin từ nhiệm, Chủ tịch Trần Hoài Nam không nói lý do cụ thể. HĐQT của SZG cũng đã thông báo nhận được đơn từ nhiệm của ông Nam. Khi đơn từ nhiệm của ông Nam được thông qua, HĐQT của Sonadezi Giang Điền sẽ chỉ còn lại 4 thành viên, lần lượt là bà Nguyễn Thị Hạnh, ông Trần Tấn Nhật, ông Ngô Xuân Quảng và ông Trương Đình Hiệp. Trên thị trường chứng khoán, chốt phiên cùng ngày đơn từ nhiệm của Chủ tịch HĐQT được công bố, cổ phiếu SZG đã bất ngờ tăng vọt, có thời điểm tăng 14,56% lên gần kịch trần với giá giao dịch 36.200 đồng/cổ phiếu. So với đầu năm, thị giá SZG đã tăng gần 25%, thanh khoản trung bình đạt gần 4.300 cổ phiếu/phiên. Biến động của cổ phiếu SZG trong từ đầu năm đến nay. Nguồn: TradingView. Ông Trần Hoài Nam sinh năm 1979 có trình độ cử nhân Kinh tế. Ông từng đảm nhận nhiều vị trí quản lý như Trưởng đại diện văn phòng Marimetex (Singapore) tại TP.HCM năm 2003-2006; Giám đốc CTCP Cát Lái và Phó phụ trách phòng đầu tư Công ty Chứng khoán Dầu khí giai đoạn 2006-2008. 7 năm tiếp theo, ông Nam là Tổ trưởng Tổ đầu tư dự án tại Công ty Tài chính Dầu khí. Năm 2015-2017, ông là Thành viên Ban kiểm soát Công ty Cảng Nghệ Tĩnh. Từ năm 2015 đến nay, ông Trần Hoài Nam là Phó giám đốc Công ty TNHH Nam Việt và Liên Danh, Thành viên HĐQT CTCP Đầu tư Xây dựng Tuấn Lộc. Ông cũng đang là Thành viên HĐQT Tổng công ty Tín Nghĩa và Thành viên HĐQT CTCP Đầu tư Nhơn Trạch. Ông Trần Hoài Nam được bầu làm Chủ tịch HĐQT Sonadezi Giang Điền từ tháng 4/2021 và hiện tại không sở hữu bất kỳ cổ phiếu SZG nào. KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA SZG (2017-2022) Nguồn: SZG Nhãn 2017 2018 2019 2020 2021 2022 Doanh thu thuần tỷ đồng 106 245 259 380 318 365 Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ 28 60 58 67 58 111 Về tình hình kinh doanh quý gần nhất, SZG chỉ ghi nhận doanh thu thuần đạt 87 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế thu về ở mức 38 tỷ đồng, giảm gần 25%. Lũy kế 9 tháng từ đầu năm, công ty này đạt 337 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 17%. Lợi nhuận sau thuế ước đạt 142 tỷ đồng, tăng 44%. Tại thời điểm 30/9, tổng tài sản của doanh nghiệp ở mức 3.726 tỷ đồng, tăng hơn 1% so với đầu năm. Trong đó bất động sản đầu tư chiếm gần 35% tỷ trọng, khoản phải thu chiếm 29%. Công ty cổ phần Sonadezi Giang Điền trước đây là đơn vị trực thuộc Tổng công ty cổ phần phát triển khu công nghiệp (Sonadezi). Năm 2017 công ty này được chuyển đổi thành Công ty cổ phần. Doanh nghiệp này hiện sở hữu và quản lý khu công nghiệp Giang Điền tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai với tổng diện tích là 529,2 ha. Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Chứng khoán VIX bị xử phạt vì cho khách vay margin quá caoVi phạm hàng loạt quy định trong lĩnh vực chứng khoán, Công ty CP Chứng khoán VIX bị phạt 315 triệu đồng. 12:36 9/12/2023 Chủ tịch Vinasun từ nhiệm sau 23 năm, con trai lên làm Tổng giám đốcÔng Đặng Phước Thành đã từ nhiệm chức Chủ tịch HĐQT Vinasun, đồng thời giao lại vị trí cho Tổng giám đốc Tạ Long Hỷ. Vị trí Tổng giám đốc sẽ nhường lại cho con trai ông Thành. 10:28 9/12/2023
Chủ tịch SZG xin từ chức, giá cổ phiếu tăng gần kịch trần Ông Trần Hoài Nam, Chủ tịch HĐQT CTCP Sonadezi Giang Điền (UPCoM: SZG) đã có đơn xin từ nhiệm chức Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2022-2027. Trong đơn xin từ nhiệm, Chủ tịch Trần Hoài Nam không nói lý do cụ thể. HĐQT của SZG cũng đã thông báo nhận được đơn từ nhiệm của ông Nam. Khi đơn từ nhiệm của ông Nam được thông qua, HĐQT của Sonadezi Giang Điền sẽ chỉ còn lại 4 thành viên, lần lượt là bà Nguyễn Thị Hạnh, ông Trần Tấn Nhật, ông Ngô Xuân Quảng và ông Trương Đình Hiệp. Trên thị trường chứng khoán, chốt phiên cùng ngày đơn từ nhiệm của Chủ tịch HĐQT được công bố, cổ phiếu SZG đã bất ngờ tăng vọt, có thời điểm tăng 14,56% lên gần kịch trần với giá giao dịch 36.200 đồng/cổ phiếu. So với đầu năm, thị giá SZG đã tăng gần 25%, thanh khoản trung bình đạt gần 4.300 cổ phiếu/phiên. Biến động của cổ phiếu SZG trong từ đầu năm đến nay. Nguồn: TradingView. Ông Trần Hoài Nam sinh năm 1979 có trình độ cử nhân Kinh tế. Ông từng đảm nhận nhiều vị trí quản lý như Trưởng đại diện văn phòng Marimetex (Singapore) tại TP.HCM năm 2003-2006; Giám đốc CTCP Cát Lái và Phó phụ trách phòng đầu tư Công ty Chứng khoán Dầu khí giai đoạn 2006-2008. 7 năm tiếp theo, ông Nam là Tổ trưởng Tổ đầu tư dự án tại Công ty Tài chính Dầu khí. Năm 2015-2017, ông là Thành viên Ban kiểm soát Công ty Cảng Nghệ Tĩnh. Từ năm 2015 đến nay, ông Trần Hoài Nam là Phó giám đốc Công ty TNHH Nam Việt và Liên Danh, Thành viên HĐQT CTCP Đầu tư Xây dựng Tuấn Lộc. Ông cũng đang là Thành viên HĐQT Tổng công ty Tín Nghĩa và Thành viên HĐQT CTCP Đầu tư Nhơn Trạch. Ông Trần Hoài Nam được bầu làm Chủ tịch HĐQT Sonadezi Giang Điền từ tháng 4/2021 và hiện tại không sở hữu bất kỳ cổ phiếu SZG nào. KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA SZG (2017-2022) Nguồn: SZG Nhãn 2017 2018 2019 2020 2021 2022 Doanh thu thuần tỷ đồng 106 245 259 380 318 365 Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ 28 60 58 67 58 111 Về tình hình kinh doanh quý gần nhất, SZG chỉ ghi nhận doanh thu thuần đạt 87 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế thu về ở mức 38 tỷ đồng, giảm gần 25%. Lũy kế 9 tháng từ đầu năm, công ty này đạt 337 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 17%. Lợi nhuận sau thuế ước đạt 142 tỷ đồng, tăng 44%. Tại thời điểm 30/9, tổng tài sản của doanh nghiệp ở mức 3.726 tỷ đồng, tăng hơn 1% so với đầu năm. Trong đó bất động sản đầu tư chiếm gần 35% tỷ trọng, khoản phải thu chiếm 29%. Công ty cổ phần Sonadezi Giang Điền trước đây là đơn vị trực thuộc Tổng công ty cổ phần phát triển khu công nghiệp (Sonadezi). Năm 2017 công ty này được chuyển đổi thành Công ty cổ phần. Doanh nghiệp này hiện sở hữu và quản lý khu công nghiệp Giang Điền tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai với tổng diện tích là 529,2 ha. Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Chứng khoán VIX bị xử phạt vì cho khách vay margin quá caoVi phạm hàng loạt quy định trong lĩnh vực chứng khoán, Công ty CP Chứng khoán VIX bị phạt 315 triệu đồng. 12:36 9/12/2023 Chủ tịch Vinasun từ nhiệm sau 23 năm, con trai lên làm Tổng giám đốcÔng Đặng Phước Thành đã từ nhiệm chức Chủ tịch HĐQT Vinasun, đồng thời giao lại vị trí cho Tổng giám đốc Tạ Long Hỷ. Vị trí Tổng giám đốc sẽ nhường lại cho con trai ông Thành. 10:28 9/12/2023
Chứng khoán tăng tốt nhất một tháng
VN-Index có phiên tăng hơn 13 điểm đầu tuần nhờ lực kéo mạnh nhất đến từ nhóm cổ phiếu ngân hàng và một loạt cổ phiếu tầm trung tăng vọt lên giá trần.
Chứng khoán Việt Nam có phiên giao dịch đầu tuần ngày 8/5 đầy khởi sắc với lực kéo từ nhiều nhóm cổ phiếu, nhất là họ cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, dầu khí... Thị trường dù không có nhiều thông tin lớn vẫn thu hút được dòng tiền chảy vào để đẩy nhiều mã tăng mạnh mẽ, thậm chí là mua đuổi lên giá trần với gần 60 mã kết phiên trong sắc tím. VN-Index có được sắc xanh trong suốt thời gian giao dịch và kết phiên tại mức cao nhất trong ngày ở 1.053,44 điểm, tương đương tăng 13,13 điểm (+1,26%). Đây là mức tăng điểm tốt nhất của chỉ số đại diện sàn HoSE kể từ đầu ngày 3/4 đến nay. Phiên giao dịch hôm nay còn ghi nhận sự cố hi hữu khi dữ liệu trực tuyến của HoSE bị chậm gần 5 phút so với thời gian thực. Do đó, các phiên ATO, giờ đóng cửa phiên sáng, ATC, giờ đóng cửa phiên chiều đều bị đẩy lên thêm 5 phút. Diễn biến VN-Index trong ngày đầu tuần 8/5. Đồ thị: TradingView. Đóng góp lớn nhất vào đà tăng chung của thị trường là mã VCB của Vietcombank khi tăng vọt 3,6% lên mức 93.000 đồng. Đà nhảy vọt đến sau khi HĐQT ngân hàng phê duyệt việc phát hành cổ phiếu trả cổ tức tỷ lệ 18,1% để tăng vốn điều lệ lên 55.891 tỷ đồng. Một số cổ phiếu ngân hàng khác hưởng ứng theo như BID của BIDV bứt phá 2,9% đạt 44.750 đồng, STB của Sacombank có thêm 2,8% đạt 25.650 đồng, TCB của Techcombank đi lên 2,4% hay SHB tăng giá 2,3%... Các cổ phiếu vốn hóa lớn khác tham gia đẩy chỉ số tăng mạnh còn có VNM của Vinamilk tăng 2,3% lên 70.400 đồng, GVR của Tập đoàn Cao su nhảy vọt 4,5% đạt 16.200 đồng, GAS của PV Gas có thêm 1,3% giá trị. Một số cổ phiếu vốn hóa trung bình cũng có phiên giao dịch đầy tích cực như PGV của EVN Genco3 tăng trần lên 22.350 đồng, TTF của Gỗ Trường Thành tăng hết biên độ tại 4.660 đồng, LSS của Mía đường Lam Sơn có phiên tăng trần thứ 2 liên tiếp hay các mã QBS, PTL, HAP, EVG, NHA... cũng đều kết phiên trong sắc tím. Ở chiều ngược lại, cổ phiếu NVL của Novaland bị bán tháo khi giảm 4,43% về 12.950 đồng, trở thành mã có tác động xấu nhất lên thị trường chung. Một số cổ phiếu khác có diễn biến xấu trong ngày đầu tuần còn có HVN của Vietnam Airlines giảm 3,5% về 12.250 đồng, AAA của Nhựa An Phát mất 3,7% xuống 10.350 đồng hay ABS của Dịch vụ Nông nghiệp Bình Thuận lao dốc 5,6% còn 5.380 đồng... Sức mua mạnh mẽ còn giúp cho thanh khoản thị trường cải thiện nhanh, với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 12.800 đồng. Riêng giao dịch tại sàn HoSE chiếm gần 10.784 tỷ đồng, tăng 16% so với cuối tuần trước. Theo cơ cấu nhà đầu tư tại HoSE, khối ngoại giao dịch khá cân bằng khi chỉ bán ròng nhẹ hơn 13 tỷ đồng. Khối tự doanh là bên bán ra lớn nhất khi rút hơn 420 tỷ đồng và nhà đầu tư cá nhân là bên mua vào nhiều nhất. 7 mã cổ phiếu bị đưa vào diện kiểm soátSở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa thông báo IBC, TVB và 5 mã cổ phiếu khác chuyển từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát. 12:25 8/5/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Chứng khoán tăng tốt nhất một tháng VN-Index có phiên tăng hơn 13 điểm đầu tuần nhờ lực kéo mạnh nhất đến từ nhóm cổ phiếu ngân hàng và một loạt cổ phiếu tầm trung tăng vọt lên giá trần. Chứng khoán Việt Nam có phiên giao dịch đầu tuần ngày 8/5 đầy khởi sắc với lực kéo từ nhiều nhóm cổ phiếu, nhất là họ cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, dầu khí... Thị trường dù không có nhiều thông tin lớn vẫn thu hút được dòng tiền chảy vào để đẩy nhiều mã tăng mạnh mẽ, thậm chí là mua đuổi lên giá trần với gần 60 mã kết phiên trong sắc tím. VN-Index có được sắc xanh trong suốt thời gian giao dịch và kết phiên tại mức cao nhất trong ngày ở 1.053,44 điểm, tương đương tăng 13,13 điểm (+1,26%). Đây là mức tăng điểm tốt nhất của chỉ số đại diện sàn HoSE kể từ đầu ngày 3/4 đến nay. Phiên giao dịch hôm nay còn ghi nhận sự cố hi hữu khi dữ liệu trực tuyến của HoSE bị chậm gần 5 phút so với thời gian thực. Do đó, các phiên ATO, giờ đóng cửa phiên sáng, ATC, giờ đóng cửa phiên chiều đều bị đẩy lên thêm 5 phút. Diễn biến VN-Index trong ngày đầu tuần 8/5. Đồ thị: TradingView. Đóng góp lớn nhất vào đà tăng chung của thị trường là mã VCB của Vietcombank khi tăng vọt 3,6% lên mức 93.000 đồng. Đà nhảy vọt đến sau khi HĐQT ngân hàng phê duyệt việc phát hành cổ phiếu trả cổ tức tỷ lệ 18,1% để tăng vốn điều lệ lên 55.891 tỷ đồng. Một số cổ phiếu ngân hàng khác hưởng ứng theo như BID của BIDV bứt phá 2,9% đạt 44.750 đồng, STB của Sacombank có thêm 2,8% đạt 25.650 đồng, TCB của Techcombank đi lên 2,4% hay SHB tăng giá 2,3%... Các cổ phiếu vốn hóa lớn khác tham gia đẩy chỉ số tăng mạnh còn có VNM của Vinamilk tăng 2,3% lên 70.400 đồng, GVR của Tập đoàn Cao su nhảy vọt 4,5% đạt 16.200 đồng, GAS của PV Gas có thêm 1,3% giá trị. Một số cổ phiếu vốn hóa trung bình cũng có phiên giao dịch đầy tích cực như PGV của EVN Genco3 tăng trần lên 22.350 đồng, TTF của Gỗ Trường Thành tăng hết biên độ tại 4.660 đồng, LSS của Mía đường Lam Sơn có phiên tăng trần thứ 2 liên tiếp hay các mã QBS, PTL, HAP, EVG, NHA... cũng đều kết phiên trong sắc tím. Ở chiều ngược lại, cổ phiếu NVL của Novaland bị bán tháo khi giảm 4,43% về 12.950 đồng, trở thành mã có tác động xấu nhất lên thị trường chung. Một số cổ phiếu khác có diễn biến xấu trong ngày đầu tuần còn có HVN của Vietnam Airlines giảm 3,5% về 12.250 đồng, AAA của Nhựa An Phát mất 3,7% xuống 10.350 đồng hay ABS của Dịch vụ Nông nghiệp Bình Thuận lao dốc 5,6% còn 5.380 đồng... Sức mua mạnh mẽ còn giúp cho thanh khoản thị trường cải thiện nhanh, với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 12.800 đồng. Riêng giao dịch tại sàn HoSE chiếm gần 10.784 tỷ đồng, tăng 16% so với cuối tuần trước. Theo cơ cấu nhà đầu tư tại HoSE, khối ngoại giao dịch khá cân bằng khi chỉ bán ròng nhẹ hơn 13 tỷ đồng. Khối tự doanh là bên bán ra lớn nhất khi rút hơn 420 tỷ đồng và nhà đầu tư cá nhân là bên mua vào nhiều nhất. 7 mã cổ phiếu bị đưa vào diện kiểm soátSở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa thông báo IBC, TVB và 5 mã cổ phiếu khác chuyển từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát. 12:25 8/5/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Cổ phiếu của công ty Shark Thủy bị cấm giao dịch phiên sáng
Do chậm nộp báo cáo tài chính năm 2022 đã kiểm toán, từ ngày 23/5, cổ phiếu IBC của Công ty CP Đầu tư Apax Holdings sẽ chỉ được giao dịch trong phiên chiều của ngày giao dịch.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa có quyết định chuyển cổ phiếu mã IBC của Công ty CP Đầu tư Apax Holdings từ diện kiểm soát sang hạn chế giao dịch. Việc hạn chế giao dịch cổ phiếu IBC sẽ được áp dụng kể từ ngày 23/5. Theo HoSE, Apax Holdings đã chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 quá 45 ngày so với thời hạn quy định. Do đó thuộc trường hợp chứng khoán bị hạn chế giao dịch theo quy định trong Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết. Như vậy từ ngày 23/5, cổ phiếu IBC chỉ được giao dịch phiên chiều của ngày giao dịch theo phương thức khớp lệnh tập trung và phương thức giao dịch thỏa thuận. Trước đó vào ngày 11/5, HoSE từng đưa cổ phiếu IBC từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát do chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 quá 30 ngày. Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2022 tự công bố, Apax Holdings ghi nhận doanh thu thuần âm 45,5 tỷ đồng. Việc giá vốn hàng bán cũng âm hơn 81 tỷ đồng giúp công ty vẫn có lãi gộp 36 tỷ đồng trong quý. Cổ phiếu IBC từng có chuỗi 25 phiên nằm sàn liên tiếp. Ảnh: TradingView. Doanh thu tài chính của công ty cũng báo âm 42 tỷ đồng trong khi chi phí tài chính lên tới gần 90 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước (phần lớn số tăng đến từ chi phí lãi vay phải trả). Dù được hoàn nhập gần 85 tỷ đồng chi phí bán hàng trong quý, Apax Holdings vẫn phải chi gần 81 tỷ đồng để trả chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ. Kết quả là doanh nghiệp của ông Nguyễn Ngọc Thủy (Shark Thủy) ghi nhận mức lỗ sau thuế gần 93 tỷ đồng trong quý cuối năm 2022, trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi 87 tỷ đồng. Lũy kế cả năm 2022, công ty sở hữu chuỗi trung tâm tiếng Anh Apax English đạt doanh thu thuần 1.336 tỷ đồng, tăng 35% so với năm 2021. Tuy nhiên, công ty lại báo lỗ sau thuế hơn 81 tỷ đồng, mức lỗ kỷ lục trong lịch sử hoạt động của Apax Holdings. Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu IBC có giá 2.600 đồng/đơn vị, giảm khoảng 87% so với thời điểm cách đây một năm. IBC là một trong những cổ phiếu biến động tiêu cực nhất do công ty vướng vào hàng loạt lùm xùm liên quan đến tình trạng chậm trả lương, nợ lương, chất lượng dạy học và không có tiền bồi hoàn cho phụ huynh học sinh. Cổ phiếu này từng có chuỗi giảm sàn 25 phiên liên tiếp. Vợ chủ tịch Địa ốc Hoàng Quân muốn thoái hơn 18 triệu cổ phiếuBà Nguyễn Thị Diệu Phương đã đăng ký bán 18,18 triệu cổ phiếu HQC để thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân. Hiện bà Phương cũng đang giữ chức Phó chủ tịch HĐQT Hoàng Quân. 18:08 13/5/2023 Ủy ban Chứng khoán chấn chỉnh hoạt động các công ty chứng khoánUBCK đã có yêu cầu các công ty chứng khoán tuân thủ nghiêm quy định pháp luật; không được cung cấp các sản phẩm, dịch vụ chứng khoán chưa được cấp phép. 12:10 10/5/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Cổ phiếu của công ty Shark Thủy bị cấm giao dịch phiên sáng Do chậm nộp báo cáo tài chính năm 2022 đã kiểm toán, từ ngày 23/5, cổ phiếu IBC của Công ty CP Đầu tư Apax Holdings sẽ chỉ được giao dịch trong phiên chiều của ngày giao dịch. Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa có quyết định chuyển cổ phiếu mã IBC của Công ty CP Đầu tư Apax Holdings từ diện kiểm soát sang hạn chế giao dịch. Việc hạn chế giao dịch cổ phiếu IBC sẽ được áp dụng kể từ ngày 23/5. Theo HoSE, Apax Holdings đã chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 quá 45 ngày so với thời hạn quy định. Do đó thuộc trường hợp chứng khoán bị hạn chế giao dịch theo quy định trong Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết. Như vậy từ ngày 23/5, cổ phiếu IBC chỉ được giao dịch phiên chiều của ngày giao dịch theo phương thức khớp lệnh tập trung và phương thức giao dịch thỏa thuận. Trước đó vào ngày 11/5, HoSE từng đưa cổ phiếu IBC từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát do chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 quá 30 ngày. Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2022 tự công bố, Apax Holdings ghi nhận doanh thu thuần âm 45,5 tỷ đồng. Việc giá vốn hàng bán cũng âm hơn 81 tỷ đồng giúp công ty vẫn có lãi gộp 36 tỷ đồng trong quý. Cổ phiếu IBC từng có chuỗi 25 phiên nằm sàn liên tiếp. Ảnh: TradingView. Doanh thu tài chính của công ty cũng báo âm 42 tỷ đồng trong khi chi phí tài chính lên tới gần 90 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước (phần lớn số tăng đến từ chi phí lãi vay phải trả). Dù được hoàn nhập gần 85 tỷ đồng chi phí bán hàng trong quý, Apax Holdings vẫn phải chi gần 81 tỷ đồng để trả chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ. Kết quả là doanh nghiệp của ông Nguyễn Ngọc Thủy (Shark Thủy) ghi nhận mức lỗ sau thuế gần 93 tỷ đồng trong quý cuối năm 2022, trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi 87 tỷ đồng. Lũy kế cả năm 2022, công ty sở hữu chuỗi trung tâm tiếng Anh Apax English đạt doanh thu thuần 1.336 tỷ đồng, tăng 35% so với năm 2021. Tuy nhiên, công ty lại báo lỗ sau thuế hơn 81 tỷ đồng, mức lỗ kỷ lục trong lịch sử hoạt động của Apax Holdings. Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu IBC có giá 2.600 đồng/đơn vị, giảm khoảng 87% so với thời điểm cách đây một năm. IBC là một trong những cổ phiếu biến động tiêu cực nhất do công ty vướng vào hàng loạt lùm xùm liên quan đến tình trạng chậm trả lương, nợ lương, chất lượng dạy học và không có tiền bồi hoàn cho phụ huynh học sinh. Cổ phiếu này từng có chuỗi giảm sàn 25 phiên liên tiếp. Vợ chủ tịch Địa ốc Hoàng Quân muốn thoái hơn 18 triệu cổ phiếuBà Nguyễn Thị Diệu Phương đã đăng ký bán 18,18 triệu cổ phiếu HQC để thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân. Hiện bà Phương cũng đang giữ chức Phó chủ tịch HĐQT Hoàng Quân. 18:08 13/5/2023 Ủy ban Chứng khoán chấn chỉnh hoạt động các công ty chứng khoánUBCK đã có yêu cầu các công ty chứng khoán tuân thủ nghiêm quy định pháp luật; không được cung cấp các sản phẩm, dịch vụ chứng khoán chưa được cấp phép. 12:10 10/5/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Đồng nhân dân tệ chạm đáy kể từ đầu năm
Đồng tiền của Trung Quốc đã giảm sâu trong tuần này và đánh mất mốc quan trọng so với đồng USD.
Theo trang tin Market Insider, trong phiên giao dịch chiều 17/5 trên thị trường ngoại hối quốc tế, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc tiếp tục giảm 0,3% xuống còn 7,02 tệ đổi 1 USD - xác lập mức thấp nhất kể từ đầu năm đến nay. Đối với giao dịch trên thị trường tiền tệ trong nước, đồng tiền này cũng giảm 0,4% xuống còn 7,002 tệ đổi 1 USD, theo dữ liệu của Bloomberg. Kể từ tháng 1 đến nay, đồng nhân dân tệ đã giảm tới gần 5% so với đồng USD - tương đương mỗi tháng giảm 1%, bất chấp việc giới đầu tư từng kỳ vọng vào sự phục hồi mạnh mẽ của Trung Quốc sau khi dỡ bỏ các hạn chế do đại dịch. Gần đây, đà tăng trưởng yếu và một loạt dữ liệu kinh tế ảm đạm trong tháng 4 lại càng phá vỡ hy vọng của các nhà đầu tư. Tất cả các chỉ số về sản xuất, doanh số bán lẻ, đầu tư tài sản cố định hay tỷ lệ thất nghiệp đều đang gây thất vọng. Trên thực tế, mức 7 tệ đổi 1 USD được coi là một mức quan trọng về mặt tâm lý đối với đồng tiền này, và đây cũng là mức mà các nhà chức trách Trung Quốc cố gắng giữ vững. Chẳng hạn, trong đợt suy thoái năm 2016, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã bán ra hơn 107 tỷ USD dự trữ để duy trì sức mạnh của đồng tiền quốc nội. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cơ quan này đã không còn thực hiện những động thái kể trên nữa. Đồng thời, trong tháng 3 vừa qua, Thống đốc PBOC Dị Cương cũng tuyên bố rằng mốc 7 tệ đổi 1 USD không còn là mốc quan trọng, và cơ quan này đã nới lỏng hầu hết quyền kiểm soát tiền tệ. Dù vậy, ngân hàng trung ương này vẫn sẽ khống chế mức dao động mỗi ngày của đồng tệ ở khoảng 2% so với đồng USD. Ngoài ra, một lý do khác nữa dẫn đến sự sụt giảm của đồng nhân dân tệ là Trung Quốc đang nỗ lực thúc đẩy đồng tiền này thành đồng tiền quốc tế trong thương mại toàn cầu. Chứng khoán Mỹ lao dốcKhi nhà đầu tư bớt lo về tình hình chống lạm phát của Fed thì một vấn đề mới lại xuất hiện. Cuộc đàm phán trần nợ không suôn sẻ của giới chức Mỹ đang khiến thị trường lao đao. 10:09 17/5/2023 Chuyên gia: 'Fed là vấn đề lớn nhất trong nền tài chính Mỹ'Theo giới chuyên gia, chính sách của Fed trong thập kỷ qua và việc hạ lãi suất mới chính là nguồn gốc của loạt vấn đề trong hệ thống ngân hàng khu vực tại Mỹ. 07:30 17/5/2023 Cứ 5 thanh niên Trung Quốc thì có 1 người thất nghiệpTỷ lệ thất nghiệp của giới trẻ Trung Quốc trong độ tuổi 16-24 đang ở mức báo động 20,4%. 14:00 16/5/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Đồng nhân dân tệ chạm đáy kể từ đầu năm Đồng tiền của Trung Quốc đã giảm sâu trong tuần này và đánh mất mốc quan trọng so với đồng USD. Theo trang tin Market Insider, trong phiên giao dịch chiều 17/5 trên thị trường ngoại hối quốc tế, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc tiếp tục giảm 0,3% xuống còn 7,02 tệ đổi 1 USD - xác lập mức thấp nhất kể từ đầu năm đến nay. Đối với giao dịch trên thị trường tiền tệ trong nước, đồng tiền này cũng giảm 0,4% xuống còn 7,002 tệ đổi 1 USD, theo dữ liệu của Bloomberg. Kể từ tháng 1 đến nay, đồng nhân dân tệ đã giảm tới gần 5% so với đồng USD - tương đương mỗi tháng giảm 1%, bất chấp việc giới đầu tư từng kỳ vọng vào sự phục hồi mạnh mẽ của Trung Quốc sau khi dỡ bỏ các hạn chế do đại dịch. Gần đây, đà tăng trưởng yếu và một loạt dữ liệu kinh tế ảm đạm trong tháng 4 lại càng phá vỡ hy vọng của các nhà đầu tư. Tất cả các chỉ số về sản xuất, doanh số bán lẻ, đầu tư tài sản cố định hay tỷ lệ thất nghiệp đều đang gây thất vọng. Trên thực tế, mức 7 tệ đổi 1 USD được coi là một mức quan trọng về mặt tâm lý đối với đồng tiền này, và đây cũng là mức mà các nhà chức trách Trung Quốc cố gắng giữ vững. Chẳng hạn, trong đợt suy thoái năm 2016, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã bán ra hơn 107 tỷ USD dự trữ để duy trì sức mạnh của đồng tiền quốc nội. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cơ quan này đã không còn thực hiện những động thái kể trên nữa. Đồng thời, trong tháng 3 vừa qua, Thống đốc PBOC Dị Cương cũng tuyên bố rằng mốc 7 tệ đổi 1 USD không còn là mốc quan trọng, và cơ quan này đã nới lỏng hầu hết quyền kiểm soát tiền tệ. Dù vậy, ngân hàng trung ương này vẫn sẽ khống chế mức dao động mỗi ngày của đồng tệ ở khoảng 2% so với đồng USD. Ngoài ra, một lý do khác nữa dẫn đến sự sụt giảm của đồng nhân dân tệ là Trung Quốc đang nỗ lực thúc đẩy đồng tiền này thành đồng tiền quốc tế trong thương mại toàn cầu. Chứng khoán Mỹ lao dốcKhi nhà đầu tư bớt lo về tình hình chống lạm phát của Fed thì một vấn đề mới lại xuất hiện. Cuộc đàm phán trần nợ không suôn sẻ của giới chức Mỹ đang khiến thị trường lao đao. 10:09 17/5/2023 Chuyên gia: 'Fed là vấn đề lớn nhất trong nền tài chính Mỹ'Theo giới chuyên gia, chính sách của Fed trong thập kỷ qua và việc hạ lãi suất mới chính là nguồn gốc của loạt vấn đề trong hệ thống ngân hàng khu vực tại Mỹ. 07:30 17/5/2023 Cứ 5 thanh niên Trung Quốc thì có 1 người thất nghiệpTỷ lệ thất nghiệp của giới trẻ Trung Quốc trong độ tuổi 16-24 đang ở mức báo động 20,4%. 14:00 16/5/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
HAGL hoán đổi nợ thành cổ phần tại Lê Me
Doanh nghiệp của bầu Đức sau 1,5 năm chủ trương đã hoàn tất phương án chuyển đổi nợ thành cổ phần, đưa Lê Me trở thành công ty con trong hệ sinh thái doanh nghiệp.
Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL; mã: HAG) vừa có thông báo thông qua kết quả rà soát số liệu căn cứ trên báo cáo tài chính công ty và Công ty CP Lê Me, thống nhất phương án chuyển đổi số dư nợ cho vay và lãi phải thu tại Lê Me thành vốn góp cổ phần. Theo đó, sau khi Lê Me hoàn tất các thủ tục chào bán cổ phần riêng lẻ để hoán đổi nợ, đơn vị này sẽ trở thành công ty con của HAGL với tỷ lệ sở hữu 87,74%. HAGL ủy quyền cho ông Võ Trường Sơn, Tổng giám đốc công ty, triển khai thực hiện ký kết các hợp đồng, văn bản, tài liệu liên quan để hoàn tất giao dịch nêu trên. Công ty CP Lê Me được thành lập ngày 7/8/2018, có địa chỉ tại 178 Hùng Vương, phường Hội Thương, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai. Công ty này hoạt động chính trong lĩnh vực trồng cây ăn quả và có Người đại diện pháp luật là ông Lê Văn Thạch. Cuối năm 2021, lãnh đạo HAGL từng chia sẻ với cổ đông rằng Lê Me sở hữu 5.000 ha đất tại Campuchia, đã làm thủ tục được 3.000 ha, còn lại 2.000 ha đang làm thủ tục. Đơn vị này có kế hoạch xin thêm 5.000 ha đất, nâng tổng quỹ đất lên 10.000 ha. Ban lãnh đạo HAGL thời điểm đó kỳ vọng Lê Me sẽ cho doanh thu và lợi nhuận từ năm 2022 và tập đoàn sẽ xem xét hợp nhất công ty này. Như vậy, sau hơn 1,5 năm đưa ra kế hoạch, giao dịch này sắp được hoàn tất. Trên báo cáo tài chính gần nhất, HAGL có khoản phải thu về cho vay ngắn hạn với Lê Me là 2.753 tỷ đồng và phải thu về cho vay dài hạn 589 tỷ đồng. Cùng với đó là khoản lãi phải thu cho vay ngắn, dài hạn tổng cộng 768 tỷ đồng. Ngoài ra, cuối năm 2022, HAGL ghi nhận có khoản phải thu giá trị 440 tỷ đồng liên quan đến hợp đồng hợp tác kinh doanh với Lê Me, được thể hiện trong một dự án trồng cây ăn quả, nhưng không còn ghi nhận trong quý đầu năm nay. Về hoạt động kinh doanh của HAGL, tập đoàn này vẫn đang phụ thuộc nhiều vào vào lĩnh vực cây ăn trái khi giá thịt heo thấp khiến hoạt động chăn nuôi heo bị ảnh hưởng đáng kể. Trong 4 tháng đầu năm nay, tập đoàn nông nghiệp của bầu Đức ghi nhận doanh thu đạt 2.389 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế ở mức 339 tỷ đồng, kết quả này tương đương với 47% mục tiêu doanh thu và 30% lợi nhuận đề ra cho cả năm. Lãnh đạo HAGL xác định xây dựng kế hoạch kinh doanh trên cơ sở thực hiện chủ trương tập trung duy trì quy mô sản xuất kinh doanh không thấp hơn năm 2022, "xác định phòng thủ chứ không vươn ra". Doanh nghiệp sẽ duy trì ngành cây ăn trái với quy mô 7.000 ha chuối, ngành chăn nuôi cũng tiếp tục hoạt động với 10 cụm chuồng trại, công suất 600.000 heo thịt/năm (mỗi cụm nuôi 2.400 heo nái, một heo nái sinh khoảng 25 heo thịt/năm). Giá heo xuống thấp, lợi nhuận HAGL chạm đáyKết quả kinh doanh tháng 4 của HAGL chủ yếu đến từ mảng chuối, đúng như tuyên bố của bầu Đức nếu giá heo xuống thì HAGL chỉ còn chuối thôi. 09:12 18/5/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
HAGL hoán đổi nợ thành cổ phần tại Lê Me Doanh nghiệp của bầu Đức sau 1,5 năm chủ trương đã hoàn tất phương án chuyển đổi nợ thành cổ phần, đưa Lê Me trở thành công ty con trong hệ sinh thái doanh nghiệp. Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL; mã: HAG) vừa có thông báo thông qua kết quả rà soát số liệu căn cứ trên báo cáo tài chính công ty và Công ty CP Lê Me, thống nhất phương án chuyển đổi số dư nợ cho vay và lãi phải thu tại Lê Me thành vốn góp cổ phần. Theo đó, sau khi Lê Me hoàn tất các thủ tục chào bán cổ phần riêng lẻ để hoán đổi nợ, đơn vị này sẽ trở thành công ty con của HAGL với tỷ lệ sở hữu 87,74%. HAGL ủy quyền cho ông Võ Trường Sơn, Tổng giám đốc công ty, triển khai thực hiện ký kết các hợp đồng, văn bản, tài liệu liên quan để hoàn tất giao dịch nêu trên. Công ty CP Lê Me được thành lập ngày 7/8/2018, có địa chỉ tại 178 Hùng Vương, phường Hội Thương, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai. Công ty này hoạt động chính trong lĩnh vực trồng cây ăn quả và có Người đại diện pháp luật là ông Lê Văn Thạch. Cuối năm 2021, lãnh đạo HAGL từng chia sẻ với cổ đông rằng Lê Me sở hữu 5.000 ha đất tại Campuchia, đã làm thủ tục được 3.000 ha, còn lại 2.000 ha đang làm thủ tục. Đơn vị này có kế hoạch xin thêm 5.000 ha đất, nâng tổng quỹ đất lên 10.000 ha. Ban lãnh đạo HAGL thời điểm đó kỳ vọng Lê Me sẽ cho doanh thu và lợi nhuận từ năm 2022 và tập đoàn sẽ xem xét hợp nhất công ty này. Như vậy, sau hơn 1,5 năm đưa ra kế hoạch, giao dịch này sắp được hoàn tất. Trên báo cáo tài chính gần nhất, HAGL có khoản phải thu về cho vay ngắn hạn với Lê Me là 2.753 tỷ đồng và phải thu về cho vay dài hạn 589 tỷ đồng. Cùng với đó là khoản lãi phải thu cho vay ngắn, dài hạn tổng cộng 768 tỷ đồng. Ngoài ra, cuối năm 2022, HAGL ghi nhận có khoản phải thu giá trị 440 tỷ đồng liên quan đến hợp đồng hợp tác kinh doanh với Lê Me, được thể hiện trong một dự án trồng cây ăn quả, nhưng không còn ghi nhận trong quý đầu năm nay. Về hoạt động kinh doanh của HAGL, tập đoàn này vẫn đang phụ thuộc nhiều vào vào lĩnh vực cây ăn trái khi giá thịt heo thấp khiến hoạt động chăn nuôi heo bị ảnh hưởng đáng kể. Trong 4 tháng đầu năm nay, tập đoàn nông nghiệp của bầu Đức ghi nhận doanh thu đạt 2.389 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế ở mức 339 tỷ đồng, kết quả này tương đương với 47% mục tiêu doanh thu và 30% lợi nhuận đề ra cho cả năm. Lãnh đạo HAGL xác định xây dựng kế hoạch kinh doanh trên cơ sở thực hiện chủ trương tập trung duy trì quy mô sản xuất kinh doanh không thấp hơn năm 2022, "xác định phòng thủ chứ không vươn ra". Doanh nghiệp sẽ duy trì ngành cây ăn trái với quy mô 7.000 ha chuối, ngành chăn nuôi cũng tiếp tục hoạt động với 10 cụm chuồng trại, công suất 600.000 heo thịt/năm (mỗi cụm nuôi 2.400 heo nái, một heo nái sinh khoảng 25 heo thịt/năm). Giá heo xuống thấp, lợi nhuận HAGL chạm đáyKết quả kinh doanh tháng 4 của HAGL chủ yếu đến từ mảng chuối, đúng như tuyên bố của bầu Đức nếu giá heo xuống thì HAGL chỉ còn chuối thôi. 09:12 18/5/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Gần 75% người trưởng thành có tài khoản ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước cho biết đã kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư làm sạch 25 triệu khách hàng thông tin tín dụng và phục vụ cho nhiều hoạt động nghiệp vụ khác.
Tại sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức sáng 18/5, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết hiện nhiều ngân hàng có hơn 90% giao dịch khách hàng thực hiện trên kênh số; nhiều tổ chức tín dụng có hiệu quả hoạt động tốt nhờ tích cực chuyển đổi số, giảm tỷ lệ chi phí trên thu nhập xuống ngưỡng 30%. "Đáng chú ý, có khoảng 74,6% người trưởng thành đã có tài khoản ngân hàng. Có 3,71 triệu tài khoản Mobile Money đã được mở, trong đó hơn 70% được mở tại khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa", Thống đốc cho biết. Bên cạnh đó, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết NHNN đã kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư làm sạch 25 triệu khách hàng thông tin tín dụng và phục vụ cho nhiều hoạt động nghiệp vụ khác. Về phía các tổ chức tín dụng, năm 2022, một số đơn vị như Vietcombank, BIDV, VietinBank... đã phối hợp với C06 - Bộ Công an hoàn thành triển khai thử nghiệm giải pháp ứng dụng xác thực qua thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chíp trong một số nghiệp vụ như xác thực, định danh khách hàng tại quầy giao dịch; xác thực, định danh khách hàng giao dịch tại ATM. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng chia sẻ tại sự kiện sáng 18/5. Ảnh: SBV. Tại sự kiện, đại diện VietinBank đánh giá hiện dữ liệu của ngành ngân hàng không hoàn toàn "sạch" nên có nhiều điểm còn bất cập. Chẳng hạn, với giấy tờ tùy thân là chứng minh nhân dân (CMND) trước đây, kẻ gian có thể giả mạo giấy tờ tùy thân, thay ảnh CMND để mở tài khoản ngân hàng. "Bằng mắt thường và kỹ năng thông thường của giao dịch viên khó có thể phát hiện được giấy tờ giả mạo. Hay có những trường hợp kẻ gian thuê nhiều người dân thiếu hiểu biết pháp luật để mở tài khoản và sử dụng chính tài khoản đó để gian lận, phạm tội", vị đại diện cho biết. Thông tin của khách hàng có thể bị thay đổi như: Địa chỉ, tình trạng hôn nhân, số điện thoại mà không thông báo cập nhật tới ngân hàng. Ngay cả khi đổi sang giấy tờ tùy thân là căn cước công dân mới, khách hàng không có thói quen đến ngân hàng để cập nhật thông tin. Sau quá trình trao đổi với C06 - Bộ Công An, làm việc với Trung tâm Dữ liệu Quốc gia về dân cư để nghiên cứu và thử nghiệm kết nối, đại diện nhà băng này cho biết người dân có thể mở tài khoản ngân hàng từ ứng dụng VNEID. Chỉ bằng xác nhận của khách hàng trên VNEID, dữ liệu lập tức được truyền từ VNEID qua ngân hàng để mở tài khoản và xác thực định danh chính xác. "Thông qua hình thức tích hợp trên sẽ giúp giảm thiểu công tác hậu kiểm (như chấm điểm tín dụng, xác thực khách hàng trực tuyến, xác thực thông tin đa chiều...), tiết giảm chi phí và thời gian của cả khách hàng và ngân hàng", đại diện VietinBank đánh giá. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Thêm nhiều ngân hàng giảm lãi suất tiết kiệmKhảo sát biểu lãi suất niêm yết của các ngân hàng, đã có thêm 3 ngân hàng thương mại tiếp tục có đợt hạ lãi suất tiết kiệm ở các kỳ hạn đối với nhóm khách hàng cá nhân. 17:10 17/5/2023 Ngân hàng Nhà nước lý giải lãi suất cho vay vẫn ở mức caoNgân hàng Nhà nước cho biết nhu cầu vốn để phát triển kinh tế luôn ở mức cao, áp lực trong và ngoài nước đã tạo áp lực lên lãi suất cho vay. 10:51 17/5/2023
Gần 75% người trưởng thành có tài khoản ngân hàng Ngân hàng Nhà nước cho biết đã kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư làm sạch 25 triệu khách hàng thông tin tín dụng và phục vụ cho nhiều hoạt động nghiệp vụ khác. Tại sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức sáng 18/5, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết hiện nhiều ngân hàng có hơn 90% giao dịch khách hàng thực hiện trên kênh số; nhiều tổ chức tín dụng có hiệu quả hoạt động tốt nhờ tích cực chuyển đổi số, giảm tỷ lệ chi phí trên thu nhập xuống ngưỡng 30%. "Đáng chú ý, có khoảng 74,6% người trưởng thành đã có tài khoản ngân hàng. Có 3,71 triệu tài khoản Mobile Money đã được mở, trong đó hơn 70% được mở tại khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa", Thống đốc cho biết. Bên cạnh đó, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết NHNN đã kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư làm sạch 25 triệu khách hàng thông tin tín dụng và phục vụ cho nhiều hoạt động nghiệp vụ khác. Về phía các tổ chức tín dụng, năm 2022, một số đơn vị như Vietcombank, BIDV, VietinBank... đã phối hợp với C06 - Bộ Công an hoàn thành triển khai thử nghiệm giải pháp ứng dụng xác thực qua thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chíp trong một số nghiệp vụ như xác thực, định danh khách hàng tại quầy giao dịch; xác thực, định danh khách hàng giao dịch tại ATM. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng chia sẻ tại sự kiện sáng 18/5. Ảnh: SBV. Tại sự kiện, đại diện VietinBank đánh giá hiện dữ liệu của ngành ngân hàng không hoàn toàn "sạch" nên có nhiều điểm còn bất cập. Chẳng hạn, với giấy tờ tùy thân là chứng minh nhân dân (CMND) trước đây, kẻ gian có thể giả mạo giấy tờ tùy thân, thay ảnh CMND để mở tài khoản ngân hàng. "Bằng mắt thường và kỹ năng thông thường của giao dịch viên khó có thể phát hiện được giấy tờ giả mạo. Hay có những trường hợp kẻ gian thuê nhiều người dân thiếu hiểu biết pháp luật để mở tài khoản và sử dụng chính tài khoản đó để gian lận, phạm tội", vị đại diện cho biết. Thông tin của khách hàng có thể bị thay đổi như: Địa chỉ, tình trạng hôn nhân, số điện thoại mà không thông báo cập nhật tới ngân hàng. Ngay cả khi đổi sang giấy tờ tùy thân là căn cước công dân mới, khách hàng không có thói quen đến ngân hàng để cập nhật thông tin. Sau quá trình trao đổi với C06 - Bộ Công An, làm việc với Trung tâm Dữ liệu Quốc gia về dân cư để nghiên cứu và thử nghiệm kết nối, đại diện nhà băng này cho biết người dân có thể mở tài khoản ngân hàng từ ứng dụng VNEID. Chỉ bằng xác nhận của khách hàng trên VNEID, dữ liệu lập tức được truyền từ VNEID qua ngân hàng để mở tài khoản và xác thực định danh chính xác. "Thông qua hình thức tích hợp trên sẽ giúp giảm thiểu công tác hậu kiểm (như chấm điểm tín dụng, xác thực khách hàng trực tuyến, xác thực thông tin đa chiều...), tiết giảm chi phí và thời gian của cả khách hàng và ngân hàng", đại diện VietinBank đánh giá. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Thêm nhiều ngân hàng giảm lãi suất tiết kiệmKhảo sát biểu lãi suất niêm yết của các ngân hàng, đã có thêm 3 ngân hàng thương mại tiếp tục có đợt hạ lãi suất tiết kiệm ở các kỳ hạn đối với nhóm khách hàng cá nhân. 17:10 17/5/2023 Ngân hàng Nhà nước lý giải lãi suất cho vay vẫn ở mức caoNgân hàng Nhà nước cho biết nhu cầu vốn để phát triển kinh tế luôn ở mức cao, áp lực trong và ngoài nước đã tạo áp lực lên lãi suất cho vay. 10:51 17/5/2023
Cổ đông của Nga nhận cổ tức bằng đồng nhân dân tệ
Nga đã trả cổ tức bằng đồng nhân dân tệ cho các cổ đông nước ngoài tham gia dự án phát triển mỏ dầu Sakhalin 1 và Sakhalin 2.
Các giao dịch bằng đồng nhân dân tệ đang gia tăng trên toàn cầu khi phương Tây áp dụng các biện pháp trừng phạt, loại Nga ra khỏi mạng lưới thanh toán bằng đồng USD. Ảnh: Reuters Trang Nikkei Asia nói rằng đây là một lựa chọn đã được dự đoán trước do Nga đang phải chịu lệnh trừng phạt của phương Tây và các tổ chức tài chính không được thanh toán bằng đồng USD trong các thương vụ với xứ sở bạch dương. Trong đợt này, Nga đã sử dụng nhân dân tệ để chi trả cổ tức cho các công ty thương mại của Nhật có cổ phần trong hai dự án Sakhalin. Giao dịch liên quan tới các khoản chi trả này được cho sẽ giao về ngân hàng Gazprombank - thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Gazprom - xử lý. Trước đó, tiền cổ tức mà các cổ đông nhận từ các dự án Sakhalin đều được trả bằng đồng USD, định kỳ cứ hai lần mỗi năm thông qua một tài khoản ngân hàng ở Singapore. Được biết, Công ty Phát triển Dầu khí Sakhalin của Nhật hiện nắm giữ khoảng 30% cổ phần tại Sakhalin 1. Tại Sakhalin 2, công ty Mitsui & Co. hiện nắm giữ 12,5% cổ phần và Mitsubishi Corp. nắm 10% cổ phần. Dù cho các đối tác tại Mỹ và châu Âu đã rút lui, các doanh nghiệp Nhật hiện vẫn tiếp tục nắm cổ phần tại hai dự án này. Tuy nhiên, đồng nhân dân tệ chưa thể làm các cổ đông Nhật Bản hài lòng bởi họ sẽ phải chịu một số hạn chế nhất định khi chuyển qua biên giới. Năm ngoái, Nga tuyên bố sẽ không chấp nhận đồng USD để thanh toán cho các mặt hàng năng lượng, thay vào đó sẽ chuyển sang nhân dân tệ và đồng rup. Các giao dịch bằng đồng nhân dân tệ đang gia tăng trên toàn cầu, nhưng đặc biệt là ở Nga. Tỷ lệ giao dịch ngoại hối của đồng tiền này đã tăng lên mức cao kỷ lục tới 39% trong tháng 3, vượt xa tỷ lệ của đồng USD hiện đã giảm xuống còn 34%. Bộ trưởng Dầu mỏ Pakistan - ông Musadik Malik - tiết lộ rằng nước này đã thanh toán tiền mua lô dầu thô giảm giá đầu tiên từ Nga bằng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc. Ông Malik cho biết thỏa thuận liên chính phủ đầu tiên giữa Pakistan và Nga này, bao gồm 100.000 tấn dầu thô, trong đó 45.000 tấn đã cập cảng Karachi và số còn lại đang trên đường vận chuyển. Pakistan đã thực hiện việc ký kết thỏa thuận mua bán này từ tháng 4. Hồi tháng 3, Công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) - tập đoàn thuộc sở hữu nhà nước và công ty Total Energies của Pháp cũng đã thực hiện các giao dịch mua bán khí hóa lỏng tự nhiên (LNG) bằng đồng nhân dân tệ. Các quốc gia Trung Quốc cũng cho biết sẵn sàng thực hiện giao dịch bằng nhân dân tệ, thay vì USD. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Chủ đầu tư khu tứ giác Bến Thành lấy ý kiến trái chủ về lãi suấtTừ ngày 16/6, Công ty TNHH Saigon Glory sẽ hỏi ý kiến của những người nắm giữ trái phiếu qua văn bản liên quan thời hạn và lãi suất thanh toán trái phiếu. 13:58 16/6/2023 Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành lần thứ 4NHNN vừa có quyết định điều chỉnh giảm thêm một loạt mức lãi suất điều hành, áp dụng từ ngày 19/6, đánh dấu đợt giảm lãi suất điều hành lần thứ 4 từ đầu năm 2023. 13:47 16/6/2023
Cổ đông của Nga nhận cổ tức bằng đồng nhân dân tệ Nga đã trả cổ tức bằng đồng nhân dân tệ cho các cổ đông nước ngoài tham gia dự án phát triển mỏ dầu Sakhalin 1 và Sakhalin 2. Các giao dịch bằng đồng nhân dân tệ đang gia tăng trên toàn cầu khi phương Tây áp dụng các biện pháp trừng phạt, loại Nga ra khỏi mạng lưới thanh toán bằng đồng USD. Ảnh: Reuters Trang Nikkei Asia nói rằng đây là một lựa chọn đã được dự đoán trước do Nga đang phải chịu lệnh trừng phạt của phương Tây và các tổ chức tài chính không được thanh toán bằng đồng USD trong các thương vụ với xứ sở bạch dương. Trong đợt này, Nga đã sử dụng nhân dân tệ để chi trả cổ tức cho các công ty thương mại của Nhật có cổ phần trong hai dự án Sakhalin. Giao dịch liên quan tới các khoản chi trả này được cho sẽ giao về ngân hàng Gazprombank - thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Gazprom - xử lý. Trước đó, tiền cổ tức mà các cổ đông nhận từ các dự án Sakhalin đều được trả bằng đồng USD, định kỳ cứ hai lần mỗi năm thông qua một tài khoản ngân hàng ở Singapore. Được biết, Công ty Phát triển Dầu khí Sakhalin của Nhật hiện nắm giữ khoảng 30% cổ phần tại Sakhalin 1. Tại Sakhalin 2, công ty Mitsui & Co. hiện nắm giữ 12,5% cổ phần và Mitsubishi Corp. nắm 10% cổ phần. Dù cho các đối tác tại Mỹ và châu Âu đã rút lui, các doanh nghiệp Nhật hiện vẫn tiếp tục nắm cổ phần tại hai dự án này. Tuy nhiên, đồng nhân dân tệ chưa thể làm các cổ đông Nhật Bản hài lòng bởi họ sẽ phải chịu một số hạn chế nhất định khi chuyển qua biên giới. Năm ngoái, Nga tuyên bố sẽ không chấp nhận đồng USD để thanh toán cho các mặt hàng năng lượng, thay vào đó sẽ chuyển sang nhân dân tệ và đồng rup. Các giao dịch bằng đồng nhân dân tệ đang gia tăng trên toàn cầu, nhưng đặc biệt là ở Nga. Tỷ lệ giao dịch ngoại hối của đồng tiền này đã tăng lên mức cao kỷ lục tới 39% trong tháng 3, vượt xa tỷ lệ của đồng USD hiện đã giảm xuống còn 34%. Bộ trưởng Dầu mỏ Pakistan - ông Musadik Malik - tiết lộ rằng nước này đã thanh toán tiền mua lô dầu thô giảm giá đầu tiên từ Nga bằng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc. Ông Malik cho biết thỏa thuận liên chính phủ đầu tiên giữa Pakistan và Nga này, bao gồm 100.000 tấn dầu thô, trong đó 45.000 tấn đã cập cảng Karachi và số còn lại đang trên đường vận chuyển. Pakistan đã thực hiện việc ký kết thỏa thuận mua bán này từ tháng 4. Hồi tháng 3, Công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) - tập đoàn thuộc sở hữu nhà nước và công ty Total Energies của Pháp cũng đã thực hiện các giao dịch mua bán khí hóa lỏng tự nhiên (LNG) bằng đồng nhân dân tệ. Các quốc gia Trung Quốc cũng cho biết sẵn sàng thực hiện giao dịch bằng nhân dân tệ, thay vì USD. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Chủ đầu tư khu tứ giác Bến Thành lấy ý kiến trái chủ về lãi suấtTừ ngày 16/6, Công ty TNHH Saigon Glory sẽ hỏi ý kiến của những người nắm giữ trái phiếu qua văn bản liên quan thời hạn và lãi suất thanh toán trái phiếu. 13:58 16/6/2023 Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành lần thứ 4NHNN vừa có quyết định điều chỉnh giảm thêm một loạt mức lãi suất điều hành, áp dụng từ ngày 19/6, đánh dấu đợt giảm lãi suất điều hành lần thứ 4 từ đầu năm 2023. 13:47 16/6/2023
Quốc hội yêu cầu thanh tra toàn diện bảo hiểm nhân thọ
Quốc hội yêu cầu Chính phủ thanh tra toàn diện thị trường bảo hiểm nhân thọ, nhất là sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư.
Chiều 24/6, Quốc hội khóa XV thông qua Nghị quyết kỳ họp thứ 5. Theo đó, Quốc hội yêu cầu Chính phủ khẩn trương xử lý các bất cập trong tư vấn đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, môi giới, bán chéo bảo hiểm nhân thọ khi xét duyệt hồ sơ vay vốn. Bên cạnh đó, Quốc hội yêu cầu thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng cường quản lý, giám sát các thị trường tiền tệ, chứng khoán, bảo hiểm, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản. "Thanh tra toàn diện thị trường bảo hiểm nhân thọ, tập trung vào loại hình bảo hiểm liên kết đầu tư; kiểm soát chặt chẽ việc cấp tín dụng sử dụng vốn; bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật...", Nghị quyết nêu rõ. Về hạn mức tăng trưởng tín dụng, Quốc hội yêu cầu xây dựng tiêu chí, phương pháp xác định hạn mức này với các ngân hàng. Chính phủ được giao xử lý dứt điểm các dự án thua lỗ kéo dài, ngân hàng, doanh nghiệp vi phạm, không để phát sinh tổn thất tiếp theo. Chiều cùng ngày, Quốc hội cũng quyết định thực hiện giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) quy định tại nghị quyết số 43/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian từ ngày 1/7 đến hết năm. Quốc hội cũng chấp thuận chủ trương đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam giai đoạn 2021-2030 tương ứng với số lợi nhuận còn lại thực nộp ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2023 của ngân hàng, tối đa là 17.100 tỷ đồng. Trước đó, phát biểu tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội của Quốc hội sáng 31/5, nhiều đại biểu quan tâm về vấn đề bảo hiểm nhân thọ thời gian qua. Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) kiến nghị Bộ Tài chính thanh tra toàn diện hoạt động bảo hiểm nhân thọ, trong đó tập trung sản phẩm liên kết đầu tư. Đồng thời kiến nghị Bộ Công an xem xét các đơn khiếu nại và xác minh làm rõ có hay không tội lừa đảo, lừa dối khách hàng. "Kiến nghị các công ty bảo hiểm rà soát lại các khâu của quá trình bảo hiểm về thiết kế hợp đồng, tư vấn bảo hiểm và ký kết hợp đồng và giải quyết khiếu nại của khách hàng", đại biểu đề xuất. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Bộ trưởng Xây dựng: Mua bán nhà đất qua sàn sẽ không làm tăng giá bánNhiều đại biểu cho rằng giao dịch bất động sản qua sàn sẽ làm phát sinh thêm thủ tục, chi phí. Tuy nhiên, Bộ trưởng Xây dựng khẳng định sẽ không làm tăng chi phí bất hợp lý. 18:16 23/6/2023 Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh: Xây dựng bảng giá đất sẽ sát giá thị trườngBộ trưởng cho biết dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đưa ra 4 phương pháp định giá đất sẽ bao trùm được tất cả trường hợp của đất đai hiện nay. 17:40 21/6/2023 Nhiều băn khoăn về quy định giao dịch bất động sản phải qua sànĐại biểu Quốc hội đề nghị trao quyền quyết định giao dịch bất động sản cho nhà đầu tư, tạo cơ chế thông thoáng và không nhất thiết phải qua sàn. 19:56 19/6/2023
Quốc hội yêu cầu thanh tra toàn diện bảo hiểm nhân thọ Quốc hội yêu cầu Chính phủ thanh tra toàn diện thị trường bảo hiểm nhân thọ, nhất là sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư. Chiều 24/6, Quốc hội khóa XV thông qua Nghị quyết kỳ họp thứ 5. Theo đó, Quốc hội yêu cầu Chính phủ khẩn trương xử lý các bất cập trong tư vấn đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, môi giới, bán chéo bảo hiểm nhân thọ khi xét duyệt hồ sơ vay vốn. Bên cạnh đó, Quốc hội yêu cầu thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng cường quản lý, giám sát các thị trường tiền tệ, chứng khoán, bảo hiểm, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản. "Thanh tra toàn diện thị trường bảo hiểm nhân thọ, tập trung vào loại hình bảo hiểm liên kết đầu tư; kiểm soát chặt chẽ việc cấp tín dụng sử dụng vốn; bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật...", Nghị quyết nêu rõ. Về hạn mức tăng trưởng tín dụng, Quốc hội yêu cầu xây dựng tiêu chí, phương pháp xác định hạn mức này với các ngân hàng. Chính phủ được giao xử lý dứt điểm các dự án thua lỗ kéo dài, ngân hàng, doanh nghiệp vi phạm, không để phát sinh tổn thất tiếp theo. Chiều cùng ngày, Quốc hội cũng quyết định thực hiện giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) quy định tại nghị quyết số 43/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian từ ngày 1/7 đến hết năm. Quốc hội cũng chấp thuận chủ trương đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam giai đoạn 2021-2030 tương ứng với số lợi nhuận còn lại thực nộp ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2023 của ngân hàng, tối đa là 17.100 tỷ đồng. Trước đó, phát biểu tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội của Quốc hội sáng 31/5, nhiều đại biểu quan tâm về vấn đề bảo hiểm nhân thọ thời gian qua. Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) kiến nghị Bộ Tài chính thanh tra toàn diện hoạt động bảo hiểm nhân thọ, trong đó tập trung sản phẩm liên kết đầu tư. Đồng thời kiến nghị Bộ Công an xem xét các đơn khiếu nại và xác minh làm rõ có hay không tội lừa đảo, lừa dối khách hàng. "Kiến nghị các công ty bảo hiểm rà soát lại các khâu của quá trình bảo hiểm về thiết kế hợp đồng, tư vấn bảo hiểm và ký kết hợp đồng và giải quyết khiếu nại của khách hàng", đại biểu đề xuất. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Bộ trưởng Xây dựng: Mua bán nhà đất qua sàn sẽ không làm tăng giá bánNhiều đại biểu cho rằng giao dịch bất động sản qua sàn sẽ làm phát sinh thêm thủ tục, chi phí. Tuy nhiên, Bộ trưởng Xây dựng khẳng định sẽ không làm tăng chi phí bất hợp lý. 18:16 23/6/2023 Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh: Xây dựng bảng giá đất sẽ sát giá thị trườngBộ trưởng cho biết dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đưa ra 4 phương pháp định giá đất sẽ bao trùm được tất cả trường hợp của đất đai hiện nay. 17:40 21/6/2023 Nhiều băn khoăn về quy định giao dịch bất động sản phải qua sànĐại biểu Quốc hội đề nghị trao quyền quyết định giao dịch bất động sản cho nhà đầu tư, tạo cơ chế thông thoáng và không nhất thiết phải qua sàn. 19:56 19/6/2023
Giá USD tự do vọt tăng
Tỷ giá trung tâm hôm nay được NHNN đưa ra ở mức 23.951 đồng/USD, trong khi tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại và thị trường tự do lại ghi nhận biến động tăng giảm trái chiều.
Cụ thể, tỷ giá trung tâm hiện được Ngân hàng Nhà nước niêm yết ở mức 23.951 đồng/USD, tăng 8 đồng với phiên giao dịch hôm qua (8/12). Tại các ngân hàng thương mại tỷ giá USD/VND ghi nhận xu hướng giảm nhẹ, chủ yếu giao dịch quanh vùng 24.060 đồng/USD (mua) và 24.400 đồng/USD (bán), giảm 30 đồng so với hôm qua. Riêng tại Vietcombank, tỷ giá USD được niêm yết ở mức 24.020 đồng/USD chiều mua và 24.390 đồng/USD chiều bán, giảm 40 đồng. Trong khi đó, giá USD tự do được một số điểm thu đổi ngoại tệ tại TP. Hà Nội đưa ra quanh vùng 24.673 đồng/USD (mua) và 24.684 đồng/USD (bán), tăng 29 đồng chiều mua và 49 đồng chiều bán ra so với phiên giao dịch trước. Hiện giá USD tự do cao hơn USD ngân hàng khoảng 284 đồng, tương ứng 1%. Trong báo cáo cập nhật kinh tế vĩ mô tháng 12, Công ty Chứng khoán SSI cho biết VND đã tăng giá so với USD nhờ diễn biến hạ nhiệt của đồng bạc xanh. Trong tháng 11, tỷ giá USD/VND đã giảm 1,2% so với tháng trước, đưa mức tăng kể từ đầu năm thu hẹp về 2,7%. Ngược lại, tỷ giá trên thị trường tự do có chiều hướng trái ngược khi tăng 50 đồng trong tháng, tạo áp lực dòng tiền đầu cơ giữa 2 thị trường này. Theo các chuyên gia phân tích, mức biến động của tỷ giá thị trường tự do có thể liên quan đến biến động giá vàng. Bộ phận Nghiên cứu Thị trường và Kinh tế toàn cầu của Ngân hàng UOB mới đây cũng đưa ra dự báo về tăng trưởng kinh tế trong quý IV/2023, nhận định giống như các đồng tiền châu Á khác, có vẻ như đợt giảm giá tiền Đồng gần đây đã kết thúc. UOB dự báo VND có thể đi theo xu hướng phục hồi ngoại hối rộng khắp châu Á nhưng mức tăng sẽ bị hạn chế do sự phục hồi kinh tế khiêm tốn vào năm 2024. Tổ chức tài chính này đưa ra dự báo chênh lệch USD/VND trong quý I/2024 sẽ là 24.000 đồng; quý II/2024 sẽ là 23.800 đồng; quý III/2024 sẽ là 23.600 đồng và quý IV/2024 sẽ là 23.500 đồng. Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về doanh nhân, câu chuyện kinh doanh, khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, kinh nghiệm quản trị... tại Tủ sách doanh nhân. Những cuốn sách được chia sẻ bởi các doanh nhân nổi tiếng thế giới như Bill Gate, Warren Buffett, Elon Musk... Chủ tịch Vinasun từ nhiệm sau 23 năm, con trai lên làm Tổng giám đốcÔng Đặng Phước Thành đã từ nhiệm chức Chủ tịch HĐQT Vinasun, đồng thời giao lại vị trí cho Tổng giám đốc Tạ Long Hỷ. Vị trí Tổng giám đốc sẽ nhường lại cho con trai ông Thành. 10:28 9/12/2023 Vietnam Airlines lỗ sau kiểm toán năm thứ 3, nguy cơ bị hủy niêm yếtSau nhiều lần trì hoãn, Vietnam Airlines vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 với khoản lỗ sau thuế hơn 11.200 tỷ đồng. 08:42 9/12/2023
Giá USD tự do vọt tăng Tỷ giá trung tâm hôm nay được NHNN đưa ra ở mức 23.951 đồng/USD, trong khi tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại và thị trường tự do lại ghi nhận biến động tăng giảm trái chiều. Cụ thể, tỷ giá trung tâm hiện được Ngân hàng Nhà nước niêm yết ở mức 23.951 đồng/USD, tăng 8 đồng với phiên giao dịch hôm qua (8/12). Tại các ngân hàng thương mại tỷ giá USD/VND ghi nhận xu hướng giảm nhẹ, chủ yếu giao dịch quanh vùng 24.060 đồng/USD (mua) và 24.400 đồng/USD (bán), giảm 30 đồng so với hôm qua. Riêng tại Vietcombank, tỷ giá USD được niêm yết ở mức 24.020 đồng/USD chiều mua và 24.390 đồng/USD chiều bán, giảm 40 đồng. Trong khi đó, giá USD tự do được một số điểm thu đổi ngoại tệ tại TP. Hà Nội đưa ra quanh vùng 24.673 đồng/USD (mua) và 24.684 đồng/USD (bán), tăng 29 đồng chiều mua và 49 đồng chiều bán ra so với phiên giao dịch trước. Hiện giá USD tự do cao hơn USD ngân hàng khoảng 284 đồng, tương ứng 1%. Trong báo cáo cập nhật kinh tế vĩ mô tháng 12, Công ty Chứng khoán SSI cho biết VND đã tăng giá so với USD nhờ diễn biến hạ nhiệt của đồng bạc xanh. Trong tháng 11, tỷ giá USD/VND đã giảm 1,2% so với tháng trước, đưa mức tăng kể từ đầu năm thu hẹp về 2,7%. Ngược lại, tỷ giá trên thị trường tự do có chiều hướng trái ngược khi tăng 50 đồng trong tháng, tạo áp lực dòng tiền đầu cơ giữa 2 thị trường này. Theo các chuyên gia phân tích, mức biến động của tỷ giá thị trường tự do có thể liên quan đến biến động giá vàng. Bộ phận Nghiên cứu Thị trường và Kinh tế toàn cầu của Ngân hàng UOB mới đây cũng đưa ra dự báo về tăng trưởng kinh tế trong quý IV/2023, nhận định giống như các đồng tiền châu Á khác, có vẻ như đợt giảm giá tiền Đồng gần đây đã kết thúc. UOB dự báo VND có thể đi theo xu hướng phục hồi ngoại hối rộng khắp châu Á nhưng mức tăng sẽ bị hạn chế do sự phục hồi kinh tế khiêm tốn vào năm 2024. Tổ chức tài chính này đưa ra dự báo chênh lệch USD/VND trong quý I/2024 sẽ là 24.000 đồng; quý II/2024 sẽ là 23.800 đồng; quý III/2024 sẽ là 23.600 đồng và quý IV/2024 sẽ là 23.500 đồng. Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về doanh nhân, câu chuyện kinh doanh, khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, kinh nghiệm quản trị... tại Tủ sách doanh nhân. Những cuốn sách được chia sẻ bởi các doanh nhân nổi tiếng thế giới như Bill Gate, Warren Buffett, Elon Musk... Chủ tịch Vinasun từ nhiệm sau 23 năm, con trai lên làm Tổng giám đốcÔng Đặng Phước Thành đã từ nhiệm chức Chủ tịch HĐQT Vinasun, đồng thời giao lại vị trí cho Tổng giám đốc Tạ Long Hỷ. Vị trí Tổng giám đốc sẽ nhường lại cho con trai ông Thành. 10:28 9/12/2023 Vietnam Airlines lỗ sau kiểm toán năm thứ 3, nguy cơ bị hủy niêm yếtSau nhiều lần trì hoãn, Vietnam Airlines vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 với khoản lỗ sau thuế hơn 11.200 tỷ đồng. 08:42 9/12/2023
Tín dụng tăng gần 300.000 tỷ đồng sau chưa đầy nửa tháng
Chỉ trong khoảng 10 ngày cuối năm 2023, các ngân hàng đã giải ngân ròng ra nền kinh tế gần 300.000 tỷ qua kênh cho vay, đưa tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống cả năm đạt 13,5%.
Chia sẻ tại buổi họp báo triển khai nhiệm vụ ngân hàng sáng 3/1, Phó thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết tính đến cuối năm 2023, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đã đạt khoảng 13,5% so với năm 2022. Theo Phó thống đốc, mức tăng trưởng tín dụng này vẫn chưa đạt định hướng 14-15% mà NHNN đặt ra từ đầu năm. Tuy nhiên, trong bối cảnh cầu tín dụng thấp của cả năm 2023, đây vẫn là mức tăng trưởng khả quan. Mức tăng trưởng tín dụng kể trên cũng đóng góp vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khoảng 5% (thấp hơn mục tiêu đề ra nhưng là mức tăng cao trên thế giới). Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh. “Mức tăng trưởng kể trên cũng đã tương đương với việc ngành ngân hàng cung ứng thêm cho nền kinh tế khoảng 1,5 triệu tỷ đồng năm vừa qua, cũng là con số rất lớn”, Phó thống đốc nhấn mạnh. Đáng chú ý, theo số liệu của Tổng cục Thống kê công bố trước đó, đến ngày 21/12/2023, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế mới đạt 11,09%. Như vậy, chỉ trong khoảng 10 ngày cuối cùng của năm 2023, tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng đã đạt 2,41%, tương đương gần 290.000 tỷ đồng đã được các ngân hàng cho vay ròng ra nền kinh tế cùng giai đoạn. TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG TOÀN NỀN KINH TẾ NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY Nguồn: NHNN; Tổng hợp. Nhãn 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024 Định hướng Tăng trưởng so với năm trước % 14.16 17.26 18.25 18.28 13.89 13.65 12.17 13.61 14.5 13.5 15 Đây là mức tăng trưởng tín dụng rất nhanh nếu so với bình quân nửa đầu năm trước đó. Trong năm 2024, Phó thống đốc Đào Minh Tú cho biết NHNN đã giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các tổ chức tín dụng ở mức 15% và được giao toàn bộ ngay từ đầu năm. Với mức tăng trưởng tín dụng này, tương đương sẽ có khoảng 2 triệu tỷ đồng được cung ứng ra nền kinh tế qua kênh cho vay của hệ thống ngân hàng. Phó thống đốc thường trực NHNN còn nhấn mạnh đây là mức tăng trưởng định hướng và sẽ có điều chỉnh theo tình hình thực tế thị trường. “Nếu cầu tín dụng tốt, nhu cầu vốn nền kinh tế cao, mức tăng trưởng tín dụng có thể là 16% chứ không chỉ 15%”. Ngoài ra, lãnh đạo NHNN cũng cho biết sẽ tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu) theo chủ trương của Chính phủ. Đồng thời kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Nhà điều hành cũng đặt mục tiêu tiếp tục triển khai hiệu quả Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025; tập trung thực hiện có hiệu quả phương án xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém. Chỉ đạo các tổ chức tín dụng đẩy mạnh công tác xử lý, thu hồi nợ xấu, mục tiêu năm 2024 tỷ lệ nợ xấu nội bảng (không bao gồm các ngân hàng thương mại yếu kém) dưới 3%. Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát ngành ngân hàng, thanh tra các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro để ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các rủi ro, tồn tại và sai phạm của tổ chức tín dụng, góp phần bảo đảm an ninh, kỷ luật trên thị trường tiền tệ, ngân hàng. Cổ phiếu Vietnam Airlines được 'mở đường' thoát cảnh hủy niêm yếtTheo dự thảo sửa đổi và bổ sung Luật Chứng khoán, doanh nghiệp bị hủy niêm yết bắt buộc có thể quay trở lại sàn giao dịch nếu thuộc trường hợp đặc biệt cần duy trì niêm yết. 09:59 3/1/2024 Giá vàng miếng SJC ngược dòng thế giớiGiá vàng miếng tại SJC trong nước đang ghi nhận biến động trái chiều so với giá vàng thế giới trong phiên giao dịch sáng ngày 3/1. 09:53 3/1/2024 Cổ đông Novaland đồng ý phát hành 1,37 tỷ cổ phiếu để trả nợ và lươngGần 14.000 tỷ đồng dự kiến thu về sẽ được dùng để tái cơ cấu nợ, thanh toán các khoản nợ đến hạn của công ty và công ty con, đồng thời trả lương cho nhân viên. 06:00 3/1/2024 Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Tín dụng tăng gần 300.000 tỷ đồng sau chưa đầy nửa tháng Chỉ trong khoảng 10 ngày cuối năm 2023, các ngân hàng đã giải ngân ròng ra nền kinh tế gần 300.000 tỷ qua kênh cho vay, đưa tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống cả năm đạt 13,5%. Chia sẻ tại buổi họp báo triển khai nhiệm vụ ngân hàng sáng 3/1, Phó thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết tính đến cuối năm 2023, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đã đạt khoảng 13,5% so với năm 2022. Theo Phó thống đốc, mức tăng trưởng tín dụng này vẫn chưa đạt định hướng 14-15% mà NHNN đặt ra từ đầu năm. Tuy nhiên, trong bối cảnh cầu tín dụng thấp của cả năm 2023, đây vẫn là mức tăng trưởng khả quan. Mức tăng trưởng tín dụng kể trên cũng đóng góp vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khoảng 5% (thấp hơn mục tiêu đề ra nhưng là mức tăng cao trên thế giới). Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh. “Mức tăng trưởng kể trên cũng đã tương đương với việc ngành ngân hàng cung ứng thêm cho nền kinh tế khoảng 1,5 triệu tỷ đồng năm vừa qua, cũng là con số rất lớn”, Phó thống đốc nhấn mạnh. Đáng chú ý, theo số liệu của Tổng cục Thống kê công bố trước đó, đến ngày 21/12/2023, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế mới đạt 11,09%. Như vậy, chỉ trong khoảng 10 ngày cuối cùng của năm 2023, tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng đã đạt 2,41%, tương đương gần 290.000 tỷ đồng đã được các ngân hàng cho vay ròng ra nền kinh tế cùng giai đoạn. TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG TOÀN NỀN KINH TẾ NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY Nguồn: NHNN; Tổng hợp. Nhãn 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024 Định hướng Tăng trưởng so với năm trước % 14.16 17.26 18.25 18.28 13.89 13.65 12.17 13.61 14.5 13.5 15 Đây là mức tăng trưởng tín dụng rất nhanh nếu so với bình quân nửa đầu năm trước đó. Trong năm 2024, Phó thống đốc Đào Minh Tú cho biết NHNN đã giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các tổ chức tín dụng ở mức 15% và được giao toàn bộ ngay từ đầu năm. Với mức tăng trưởng tín dụng này, tương đương sẽ có khoảng 2 triệu tỷ đồng được cung ứng ra nền kinh tế qua kênh cho vay của hệ thống ngân hàng. Phó thống đốc thường trực NHNN còn nhấn mạnh đây là mức tăng trưởng định hướng và sẽ có điều chỉnh theo tình hình thực tế thị trường. “Nếu cầu tín dụng tốt, nhu cầu vốn nền kinh tế cao, mức tăng trưởng tín dụng có thể là 16% chứ không chỉ 15%”. Ngoài ra, lãnh đạo NHNN cũng cho biết sẽ tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu) theo chủ trương của Chính phủ. Đồng thời kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Nhà điều hành cũng đặt mục tiêu tiếp tục triển khai hiệu quả Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025; tập trung thực hiện có hiệu quả phương án xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém. Chỉ đạo các tổ chức tín dụng đẩy mạnh công tác xử lý, thu hồi nợ xấu, mục tiêu năm 2024 tỷ lệ nợ xấu nội bảng (không bao gồm các ngân hàng thương mại yếu kém) dưới 3%. Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát ngành ngân hàng, thanh tra các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro để ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các rủi ro, tồn tại và sai phạm của tổ chức tín dụng, góp phần bảo đảm an ninh, kỷ luật trên thị trường tiền tệ, ngân hàng. Cổ phiếu Vietnam Airlines được 'mở đường' thoát cảnh hủy niêm yếtTheo dự thảo sửa đổi và bổ sung Luật Chứng khoán, doanh nghiệp bị hủy niêm yết bắt buộc có thể quay trở lại sàn giao dịch nếu thuộc trường hợp đặc biệt cần duy trì niêm yết. 09:59 3/1/2024 Giá vàng miếng SJC ngược dòng thế giớiGiá vàng miếng tại SJC trong nước đang ghi nhận biến động trái chiều so với giá vàng thế giới trong phiên giao dịch sáng ngày 3/1. 09:53 3/1/2024 Cổ đông Novaland đồng ý phát hành 1,37 tỷ cổ phiếu để trả nợ và lươngGần 14.000 tỷ đồng dự kiến thu về sẽ được dùng để tái cơ cấu nợ, thanh toán các khoản nợ đến hạn của công ty và công ty con, đồng thời trả lương cho nhân viên. 06:00 3/1/2024 Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Nhà phân phối ôtô lớn nhất Việt Nam lấn sân sang mảng giáo dục
Savico sẽ chi gần 38 tỷ đồng góp vốn thành lập công ty mới để thực hiện dự án Trường mầm non Hiệp Bình Phước và chính thức lấn sân sang hoạt động giáo dục.
Savico hiện sở hữu 64 đại lý bán lẻ ôtô và là nhà phân phối số 1 thị trường Việt Nam. Ảnh: T.L. Hội đồng Quản trị Công ty CP Dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn - Savico (HoSE: SVC) vừa thống nhất chủ trương góp vốn thành lập công ty để thực hiện dự án Trường mầm non Hiệp Bình Phước. Tên công ty là Công ty CP Đầu tư Tri Thức Tương Lai, kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản và giáo dục. Vốn điều lệ công ty dự kiến là 80 tỷ đồng, trong đó Savico góp 47,13%, tương đương 37,7 tỷ đồng. Nguồn vốn góp được thực hiện bằng toàn bộ quyền sử dụng đất tại thửa đất 168, tờ bản đồ 106, phường Tam Bình, TP Thủ Đức, TP.HCM. Thông qua việc góp vốn thành lập công ty để thực hiện dự án mở trường mầm non, Savico chính thức lấn sân sang hoạt động giáo dục. Cũng liên quan hoạt động của nhà phân phối ôtô này, ngày 8/12 vừa qua, Savico đã công bố nghị quyết HĐQT về việc thông qua chủ trương giải thể Công ty CP Dịch vụ Ôtô Cần Thơ (MG Cần Thơ) - là một trong ba đơn vị phân phối dòng ôtô mang nhãn hiệu MG. Đáng chú ý, Công ty Dịch vụ Ôtô Cần Thơ mới thành lập từ đầu năm 2022, tức hoạt động được chưa đầy 2 năm và việc đóng cửa doanh nghiệp này được cho là phù hợp với tình hình kinh doanh sụt giảm của công ty mẹ. Trong 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần của Savico đạt 14.283 tỷ đồng, giảm nhẹ so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 33 tỷ đồng, giảm 92% so với cùng kỳ năm 2022. So với kế hoạch mà nhà phân phối ôtô lớn nhất Việt Nam đã đề ra, kết thúc 9 tháng đầu năm, doanh nghiệp mới chỉ thực hiện được 48% chỉ tiêu doanh thu và 7,5% mục tiêu lợi nhuận. Lãnh đạo doanh nghiệp cho biết tình hình kinh doanh thị trường ôtô quý III gặp nhiều khó khăn. Các chi phí kinh doanh tăng cao để đảm bảo việc duy trì bán hàng trong khi khoản thu từ bán xe không tăng. Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Znews tại Tủ sách kinh tế Cựu CEO VinFast châu Âu đầu quân về SavicoNhà phân phối ôtô lớn nhất cả nước vừa bầu thay thế 4 thành viên HĐQT sau khi đã hoàn thành vượt kế hoạch kinh doanh năm 2022. 12:26 16/12/2022 Tasco thâu tóm một công ty bảo hiểmViệc Tasco nhận chuyển nhượng 100% vốn góp tại Bảo hiểm Groupama Việt Nam giúp doanh nghiệp thực hiện chiến lược bán bảo hiểm xe dựa trên hạ tầng các showroom của Savico và VETC. 20:04 19/9/2022 Phát hiện kho hàng loa Marshall giả, bán giảm giá 70% trên mạngĐoàn kiểm tra liên ngành đã phát hiện kho chứa hàng loa bluetooth của thương hiệu nổi tiếng Marshall được gắn nhãn mác và đóng gói ngay tại Việt Nam. 20:51 19/12/2023
Nhà phân phối ôtô lớn nhất Việt Nam lấn sân sang mảng giáo dục Savico sẽ chi gần 38 tỷ đồng góp vốn thành lập công ty mới để thực hiện dự án Trường mầm non Hiệp Bình Phước và chính thức lấn sân sang hoạt động giáo dục. Savico hiện sở hữu 64 đại lý bán lẻ ôtô và là nhà phân phối số 1 thị trường Việt Nam. Ảnh: T.L. Hội đồng Quản trị Công ty CP Dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn - Savico (HoSE: SVC) vừa thống nhất chủ trương góp vốn thành lập công ty để thực hiện dự án Trường mầm non Hiệp Bình Phước. Tên công ty là Công ty CP Đầu tư Tri Thức Tương Lai, kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản và giáo dục. Vốn điều lệ công ty dự kiến là 80 tỷ đồng, trong đó Savico góp 47,13%, tương đương 37,7 tỷ đồng. Nguồn vốn góp được thực hiện bằng toàn bộ quyền sử dụng đất tại thửa đất 168, tờ bản đồ 106, phường Tam Bình, TP Thủ Đức, TP.HCM. Thông qua việc góp vốn thành lập công ty để thực hiện dự án mở trường mầm non, Savico chính thức lấn sân sang hoạt động giáo dục. Cũng liên quan hoạt động của nhà phân phối ôtô này, ngày 8/12 vừa qua, Savico đã công bố nghị quyết HĐQT về việc thông qua chủ trương giải thể Công ty CP Dịch vụ Ôtô Cần Thơ (MG Cần Thơ) - là một trong ba đơn vị phân phối dòng ôtô mang nhãn hiệu MG. Đáng chú ý, Công ty Dịch vụ Ôtô Cần Thơ mới thành lập từ đầu năm 2022, tức hoạt động được chưa đầy 2 năm và việc đóng cửa doanh nghiệp này được cho là phù hợp với tình hình kinh doanh sụt giảm của công ty mẹ. Trong 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần của Savico đạt 14.283 tỷ đồng, giảm nhẹ so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 33 tỷ đồng, giảm 92% so với cùng kỳ năm 2022. So với kế hoạch mà nhà phân phối ôtô lớn nhất Việt Nam đã đề ra, kết thúc 9 tháng đầu năm, doanh nghiệp mới chỉ thực hiện được 48% chỉ tiêu doanh thu và 7,5% mục tiêu lợi nhuận. Lãnh đạo doanh nghiệp cho biết tình hình kinh doanh thị trường ôtô quý III gặp nhiều khó khăn. Các chi phí kinh doanh tăng cao để đảm bảo việc duy trì bán hàng trong khi khoản thu từ bán xe không tăng. Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Znews tại Tủ sách kinh tế Cựu CEO VinFast châu Âu đầu quân về SavicoNhà phân phối ôtô lớn nhất cả nước vừa bầu thay thế 4 thành viên HĐQT sau khi đã hoàn thành vượt kế hoạch kinh doanh năm 2022. 12:26 16/12/2022 Tasco thâu tóm một công ty bảo hiểmViệc Tasco nhận chuyển nhượng 100% vốn góp tại Bảo hiểm Groupama Việt Nam giúp doanh nghiệp thực hiện chiến lược bán bảo hiểm xe dựa trên hạ tầng các showroom của Savico và VETC. 20:04 19/9/2022 Phát hiện kho hàng loa Marshall giả, bán giảm giá 70% trên mạngĐoàn kiểm tra liên ngành đã phát hiện kho chứa hàng loa bluetooth của thương hiệu nổi tiếng Marshall được gắn nhãn mác và đóng gói ngay tại Việt Nam. 20:51 19/12/2023
Giá vàng miếng SJC bật tăng 1,2 triệu đồng chỉ sau một ngày
Dù giá vàng bật tăng nhưng nếu mua vào sáng qua và bán trong sáng nay, nhà đầu tư vẫn phải chịu khoản lỗ lên đến 1,3 triệu đồng mỗi lượng do chênh lệch giá mua và bán quá cao.
Sáng nay, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) neo giá vàng miếng ở mức 73 - 75,5 triệu đồng/lượng, tăng 200.000 đồng ở cả hai chiều. So sánh với giá giao dịch vào sáng hôm qua (11/1), giá mặt hàng này đã tăng 1,2 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, người mua vàng vào sáng hôm qua và bán vào sáng nay vẫn phải chịu khoản lỗ 1,3 triệu đồng/lượng do chênh lệch giá mua và bán quá cao. Tại SJC, mặt hàng vàng miếng đang đứng tại vùng giá giao dịch mua - bán cao nhất tuần (5-12/1). Ảnh: Giavangvietnam. Tương tự SJC, các doanh nghiệp vàng khác là Công ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) và Tập đoàn DOJI cũng nâng giá vàng miếng SJC thêm 200.000 đồng. Trong đó, PNJ giao dịch vàng miếng SJC tại mức 73,4 - 75,5 triệu đồng/lượng và DOJI giao dịch ở mức 72,95 - 75,45 triệu đồng/lượng. Riêng Tập đoàn Phú Quý, Bảo Tín Minh Châu và Mi Hồng điều chỉnh tăng mạnh hơn cho mặt hàng này, tới 350.000-400.000 đồng. Với Phú Quý, vàng miếng SJC được giao dịch tại mức 73,1 - 75,5 triệu đồng/lượng. Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở mức 73,3 - 75,5 triệu đồng/lượng và Mi Hồng niêm yết ở mức 73,5 - 75 triệu đồng/lượng. Mặt hàng vàng nhẫn sáng nay cũng được một số doanh nghiệp trong nước điều chỉnh tăng, như SJC, Phú Quý hay Bảo Tín Minh Châu đều tăng nhẹ 30.000-100.000 đồng. Riêng DOJI và PNJ giữ xu hướng đi ngang cho mặt hàng này. Cụ thể, SJC điều chỉnh tăng 100.000 đồng ở hai chiều, giao dịch vàng nhẫn 9999 loại 1-5 chỉ ở mức 62,1 - 63,2 triệu đồng/lượng. Mức tăng tương tự với mặt hàng vàng nhẫn 9999 loại 0,5 chỉ hiện giao dịch ở mức 62,1 - 63,3 triệu đồng/lượng. Còn nhẫn tròn trơn 99,9% của Phú Quý hiện được giao dịch ở 62,7 - 63,85 triệu/lượng cùng tăng 50.000 đồng cả hai chiều. Bảo Tín Minh Châu tăng giá nhẫn tròn trơn thêm 30.000 đồng, giao dịch ở 62,91 - 63,96 triệu/lượng. Trong khi đó, cùng giữ xu hướng đi ngang là vàng nhẫn 9999 Hưng Thịnh Vượng của DOJI giao dịch ở 62,55 - 63,5 triệu đồng/lượng và vàng nhẫn 24K do PNJ chế tác, hiện giao dịch ở 62 - 63,1 triệu/lượng. Giá vàng trong nước đi lên trong bối cảnh giá vàng thế giới phục hồi sau khi rơi xuống đáy một tháng. Trong phiên giao dịch hôm thứ năm (11/1), giá vàng từng có lúc rơi xuống mức 2.013 USD/ounce do đồng USD mạnh lên. Điều này đến từ công bố số liệu lạm phát của Mỹ cao hơn kỳ vọng, đi kèm với những phát biểu “diều hâu" từ quan chức của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã khiến thị trường lo lắng thêm rằng lãi suất có thể không giảm sau tháng 3. Tuy nhiên, trong phiên giao dịch sáng nay, giá vàng thế giới đã phục hồi mạnh mẽ. Hiện giá vàng giao ngay tăng lên 2.033 USD/ounce. Quy đổi ra tiền Việt (chưa bao gồm thuế phí), giá vàng thế giới tương đương 60,5 triệu đồng/lượng. Ở một diễn biến khác, theo công cụ CME Fedwatch, các nhà giao dịch nhận thấy xác suất cắt giảm lãi suất vào tháng 3 là 67%, giảm so với khoảng 71% khả năng được ghi nhận trước khi báo cáo chỉ số về lạm phát của Mỹ được công bố. Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân. Chi tiền tỷ mua bồ đề, đào, mai dát vàng chơi Tết ở TP.HCMDù có trị giá hàng chục tỷ nhưng những cây bồ đề, mai, đào mạ vàng ở TP.HCM vẫn có người sẵn sàng mua để tặng hoặc chưng dịp Tết Nguyên đán 2024. 06:00 12/1/2024 Google sa thải hàng loạt nhân sựGã khổng lồ công nghệ Mỹ vừa sa thải hàng trăm nhân viên trong bộ phận trợ lý ảo, phần cứng và kỹ thuật. 17:30 11/1/2024 Microsoft lại đe dọa 'ngôi vương' của AppleNhiều người lo ngại Apple có thể mất ngôi công ty giá trị nhất thế giới về tay Microsoft khi cổ phiếu của hãng đi xuống trong thời gian gần đây. 20:08 11/1/2024
Giá vàng miếng SJC bật tăng 1,2 triệu đồng chỉ sau một ngày Dù giá vàng bật tăng nhưng nếu mua vào sáng qua và bán trong sáng nay, nhà đầu tư vẫn phải chịu khoản lỗ lên đến 1,3 triệu đồng mỗi lượng do chênh lệch giá mua và bán quá cao. Sáng nay, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) neo giá vàng miếng ở mức 73 - 75,5 triệu đồng/lượng, tăng 200.000 đồng ở cả hai chiều. So sánh với giá giao dịch vào sáng hôm qua (11/1), giá mặt hàng này đã tăng 1,2 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, người mua vàng vào sáng hôm qua và bán vào sáng nay vẫn phải chịu khoản lỗ 1,3 triệu đồng/lượng do chênh lệch giá mua và bán quá cao. Tại SJC, mặt hàng vàng miếng đang đứng tại vùng giá giao dịch mua - bán cao nhất tuần (5-12/1). Ảnh: Giavangvietnam. Tương tự SJC, các doanh nghiệp vàng khác là Công ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) và Tập đoàn DOJI cũng nâng giá vàng miếng SJC thêm 200.000 đồng. Trong đó, PNJ giao dịch vàng miếng SJC tại mức 73,4 - 75,5 triệu đồng/lượng và DOJI giao dịch ở mức 72,95 - 75,45 triệu đồng/lượng. Riêng Tập đoàn Phú Quý, Bảo Tín Minh Châu và Mi Hồng điều chỉnh tăng mạnh hơn cho mặt hàng này, tới 350.000-400.000 đồng. Với Phú Quý, vàng miếng SJC được giao dịch tại mức 73,1 - 75,5 triệu đồng/lượng. Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở mức 73,3 - 75,5 triệu đồng/lượng và Mi Hồng niêm yết ở mức 73,5 - 75 triệu đồng/lượng. Mặt hàng vàng nhẫn sáng nay cũng được một số doanh nghiệp trong nước điều chỉnh tăng, như SJC, Phú Quý hay Bảo Tín Minh Châu đều tăng nhẹ 30.000-100.000 đồng. Riêng DOJI và PNJ giữ xu hướng đi ngang cho mặt hàng này. Cụ thể, SJC điều chỉnh tăng 100.000 đồng ở hai chiều, giao dịch vàng nhẫn 9999 loại 1-5 chỉ ở mức 62,1 - 63,2 triệu đồng/lượng. Mức tăng tương tự với mặt hàng vàng nhẫn 9999 loại 0,5 chỉ hiện giao dịch ở mức 62,1 - 63,3 triệu đồng/lượng. Còn nhẫn tròn trơn 99,9% của Phú Quý hiện được giao dịch ở 62,7 - 63,85 triệu/lượng cùng tăng 50.000 đồng cả hai chiều. Bảo Tín Minh Châu tăng giá nhẫn tròn trơn thêm 30.000 đồng, giao dịch ở 62,91 - 63,96 triệu/lượng. Trong khi đó, cùng giữ xu hướng đi ngang là vàng nhẫn 9999 Hưng Thịnh Vượng của DOJI giao dịch ở 62,55 - 63,5 triệu đồng/lượng và vàng nhẫn 24K do PNJ chế tác, hiện giao dịch ở 62 - 63,1 triệu/lượng. Giá vàng trong nước đi lên trong bối cảnh giá vàng thế giới phục hồi sau khi rơi xuống đáy một tháng. Trong phiên giao dịch hôm thứ năm (11/1), giá vàng từng có lúc rơi xuống mức 2.013 USD/ounce do đồng USD mạnh lên. Điều này đến từ công bố số liệu lạm phát của Mỹ cao hơn kỳ vọng, đi kèm với những phát biểu “diều hâu" từ quan chức của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã khiến thị trường lo lắng thêm rằng lãi suất có thể không giảm sau tháng 3. Tuy nhiên, trong phiên giao dịch sáng nay, giá vàng thế giới đã phục hồi mạnh mẽ. Hiện giá vàng giao ngay tăng lên 2.033 USD/ounce. Quy đổi ra tiền Việt (chưa bao gồm thuế phí), giá vàng thế giới tương đương 60,5 triệu đồng/lượng. Ở một diễn biến khác, theo công cụ CME Fedwatch, các nhà giao dịch nhận thấy xác suất cắt giảm lãi suất vào tháng 3 là 67%, giảm so với khoảng 71% khả năng được ghi nhận trước khi báo cáo chỉ số về lạm phát của Mỹ được công bố. Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân. Chi tiền tỷ mua bồ đề, đào, mai dát vàng chơi Tết ở TP.HCMDù có trị giá hàng chục tỷ nhưng những cây bồ đề, mai, đào mạ vàng ở TP.HCM vẫn có người sẵn sàng mua để tặng hoặc chưng dịp Tết Nguyên đán 2024. 06:00 12/1/2024 Google sa thải hàng loạt nhân sựGã khổng lồ công nghệ Mỹ vừa sa thải hàng trăm nhân viên trong bộ phận trợ lý ảo, phần cứng và kỹ thuật. 17:30 11/1/2024 Microsoft lại đe dọa 'ngôi vương' của AppleNhiều người lo ngại Apple có thể mất ngôi công ty giá trị nhất thế giới về tay Microsoft khi cổ phiếu của hãng đi xuống trong thời gian gần đây. 20:08 11/1/2024
Thêm cổ đông lớn muốn giảm sở hữu tại Novaland
Động thái bán cổ phiếu của Diamond Properties diễn ra ngay sau khi Novaland công bố tài liệu lấy ý kiến cổ đông về việc điều chỉnh và thay thế các phương án phát hành cổ phiếu.
Trong thông báo mới nhất, cổ đông lớn thứ hai của CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va - Novaland (HoSE: NVL) là CTCP Diamond Properties cho biết đã đăng ký bán gần 4,8 triệu cổ phiếu NVL từ ngày 19/12 đến ngày 9/1/2024. Diamond Properties lý giải muốn bán lượng cổ phiếu trên nhằm cân đối danh mục đầu tư và hỗ trợ cơ cấu nợ. Phương thức giao dịch dự kiến là khớp lệnh và/hoặc thoả thuận. Nếu thành công, tỷ lệ sở hữu của tổ chức này tại Novaland sẽ giảm từ 9,23% về 8,99% vốn điều lệ, tương đương 175,3 triệu cổ phiếu. Trước đó, cổ đông lớn nhất của Novaland là CTCP NovaGroup cũng đã đăng ký bán ra 26,5 triệu cổ phiếu NVL với mục đích tương tự. Giao dịch dự kiến được thực hiện từ ngày 16/11 đến ngày 15/12. Trong khi đó, NovaGroup đã bị công ty chứng khoán bán giải chấp nửa triệu cổ phiếu NVL trong ngày 4/12, giảm tỷ lệ sở hữu tại Novaland còn 20,67%. Hai cổ đông kể trên đều là các tổ chức có liên quan đến ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch HĐQT Novaland. Trong đó, ông Nhơn đang là người quản lý Công ty Diamond Properties và NovaGroup. Còn bà Cao Thị Ngọc Sương (vợ ông Nhơn) hiện là Chủ tịch HĐQT Diamond Properties. Hiện tại, nhóm cổ đông liên quan đến ông Nhơn chỉ còn nắm giữ chưa đến 43% vốn tại Novaland. Con số này sẽ còn giảm xuống nếu hai cổ đông lớn trên hoàn tất các giao dịch đã đăng ký. CƠ CẤU CỔ ĐÔNG HIỆN TẠI CỦA NOVALAND Nguồn: NVL. NhãnNovaGroupDiamond PropertiesBùi Thành NhơnBùi Cao Nhật QuânCao Thị Ngọc SươngBùi Cao Ngọc QuỳnhKhác Tỷ lệ sở hữu vốn % 20.679.244.964.022.61.2757.24 Đáng chú ý, động thái bán cổ phiếu của cổ đông lớn diễn ra ngay sau khi Novaland công bố tài liệu lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc điều chỉnh và thay thế các phương án phát hành cổ phiếu đã được thông qua trước đó. Theo tài liệu, đối với việc phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tỷ lệ phát hành dự kiến trước đây là 1:1 được đề xuất thay thế bằng 10:6. Điều này đồng nghĩa với việc Novaland giảm số lượng phát hành từ 1,95 tỷ cổ phiếu ban đầu xuống còn khoảng 1,17 tỷ cổ phiếu. Đối với phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ, Novaland dự kiến chỉ phát hành 200 triệu cổ phiếu cho tối đa 5 nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Trong khi theo kế hoạch ban đầu, công ty dự kiến phát hành riêng lẻ 975 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược và nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Như vậy, tính cả chào bán riêng lẻ và cho cổ đông hiện hữu, Novaland dự kiến phát hành 1,37 tỷ cổ phiếu theo phương án mới, giảm hơn 1,55 tỷ cổ phiếu so với ý định ban đầu. Số tiền dự kiến thu được cũng giảm tương ứng từ 29.250 tỷ đồng xuống còn 13.700 tỷ đồng. Trên thị trường chứng khoán, ngay sau khi thông tin trên được công bố, thị giá cổ phiếu NVL cũng giảm mạnh trong phiên 14/12, về mức 16.300 đồng/cổ phiếu. Nếu so với mức đỉnh mà cổ phiếu NVL đạt được trong năm nay, mức giá hiện tại đã giảm hơn 82%. Tạm tính tại mức thị giá này, Diamond Properties có thể thu về khoảng 78 tỷ đồng từ giao dịch mới đăng ký. Novaland đổi kế hoạch phát hành gần 3 tỷ cổ phiếuSau khi điều chỉnh kế hoạch phát hành cổ phiếu, số tiền dự kiến thu được của Novaland cũng giảm tương ứng từ 29.250 tỷ đồng, về còn 13.700 tỷ đồng. 06:30 14/12/2023 CapitaLand bắt tay với tập đoàn Malaysia làm dự án 6.000 tỷ đồng ở VNUBND tỉnh Bình Dương vừa cho phép Becamex IDC chuyển nhượng dự án khu đô thị mới 18,9 ha tại thành phố Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) cho CapitaLand. 06:00 14/12/2023 Hai liên danh cạnh tranh dự án nhà ở xã hội 1.900 tỷ tại Hải PhòngCả hai liên danh này đều là những đơn vị có tên tuổi trong lĩnh vực bất động sản và xây dựng với những dự án nổi bật. 20:05 13/12/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của ZNews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Thêm cổ đông lớn muốn giảm sở hữu tại Novaland Động thái bán cổ phiếu của Diamond Properties diễn ra ngay sau khi Novaland công bố tài liệu lấy ý kiến cổ đông về việc điều chỉnh và thay thế các phương án phát hành cổ phiếu. Trong thông báo mới nhất, cổ đông lớn thứ hai của CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va - Novaland (HoSE: NVL) là CTCP Diamond Properties cho biết đã đăng ký bán gần 4,8 triệu cổ phiếu NVL từ ngày 19/12 đến ngày 9/1/2024. Diamond Properties lý giải muốn bán lượng cổ phiếu trên nhằm cân đối danh mục đầu tư và hỗ trợ cơ cấu nợ. Phương thức giao dịch dự kiến là khớp lệnh và/hoặc thoả thuận. Nếu thành công, tỷ lệ sở hữu của tổ chức này tại Novaland sẽ giảm từ 9,23% về 8,99% vốn điều lệ, tương đương 175,3 triệu cổ phiếu. Trước đó, cổ đông lớn nhất của Novaland là CTCP NovaGroup cũng đã đăng ký bán ra 26,5 triệu cổ phiếu NVL với mục đích tương tự. Giao dịch dự kiến được thực hiện từ ngày 16/11 đến ngày 15/12. Trong khi đó, NovaGroup đã bị công ty chứng khoán bán giải chấp nửa triệu cổ phiếu NVL trong ngày 4/12, giảm tỷ lệ sở hữu tại Novaland còn 20,67%. Hai cổ đông kể trên đều là các tổ chức có liên quan đến ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch HĐQT Novaland. Trong đó, ông Nhơn đang là người quản lý Công ty Diamond Properties và NovaGroup. Còn bà Cao Thị Ngọc Sương (vợ ông Nhơn) hiện là Chủ tịch HĐQT Diamond Properties. Hiện tại, nhóm cổ đông liên quan đến ông Nhơn chỉ còn nắm giữ chưa đến 43% vốn tại Novaland. Con số này sẽ còn giảm xuống nếu hai cổ đông lớn trên hoàn tất các giao dịch đã đăng ký. CƠ CẤU CỔ ĐÔNG HIỆN TẠI CỦA NOVALAND Nguồn: NVL. NhãnNovaGroupDiamond PropertiesBùi Thành NhơnBùi Cao Nhật QuânCao Thị Ngọc SươngBùi Cao Ngọc QuỳnhKhác Tỷ lệ sở hữu vốn % 20.679.244.964.022.61.2757.24 Đáng chú ý, động thái bán cổ phiếu của cổ đông lớn diễn ra ngay sau khi Novaland công bố tài liệu lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc điều chỉnh và thay thế các phương án phát hành cổ phiếu đã được thông qua trước đó. Theo tài liệu, đối với việc phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tỷ lệ phát hành dự kiến trước đây là 1:1 được đề xuất thay thế bằng 10:6. Điều này đồng nghĩa với việc Novaland giảm số lượng phát hành từ 1,95 tỷ cổ phiếu ban đầu xuống còn khoảng 1,17 tỷ cổ phiếu. Đối với phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ, Novaland dự kiến chỉ phát hành 200 triệu cổ phiếu cho tối đa 5 nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Trong khi theo kế hoạch ban đầu, công ty dự kiến phát hành riêng lẻ 975 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược và nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Như vậy, tính cả chào bán riêng lẻ và cho cổ đông hiện hữu, Novaland dự kiến phát hành 1,37 tỷ cổ phiếu theo phương án mới, giảm hơn 1,55 tỷ cổ phiếu so với ý định ban đầu. Số tiền dự kiến thu được cũng giảm tương ứng từ 29.250 tỷ đồng xuống còn 13.700 tỷ đồng. Trên thị trường chứng khoán, ngay sau khi thông tin trên được công bố, thị giá cổ phiếu NVL cũng giảm mạnh trong phiên 14/12, về mức 16.300 đồng/cổ phiếu. Nếu so với mức đỉnh mà cổ phiếu NVL đạt được trong năm nay, mức giá hiện tại đã giảm hơn 82%. Tạm tính tại mức thị giá này, Diamond Properties có thể thu về khoảng 78 tỷ đồng từ giao dịch mới đăng ký. Novaland đổi kế hoạch phát hành gần 3 tỷ cổ phiếuSau khi điều chỉnh kế hoạch phát hành cổ phiếu, số tiền dự kiến thu được của Novaland cũng giảm tương ứng từ 29.250 tỷ đồng, về còn 13.700 tỷ đồng. 06:30 14/12/2023 CapitaLand bắt tay với tập đoàn Malaysia làm dự án 6.000 tỷ đồng ở VNUBND tỉnh Bình Dương vừa cho phép Becamex IDC chuyển nhượng dự án khu đô thị mới 18,9 ha tại thành phố Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) cho CapitaLand. 06:00 14/12/2023 Hai liên danh cạnh tranh dự án nhà ở xã hội 1.900 tỷ tại Hải PhòngCả hai liên danh này đều là những đơn vị có tên tuổi trong lĩnh vực bất động sản và xây dựng với những dự án nổi bật. 20:05 13/12/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của ZNews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Giả mạo Ủy ban Chứng khoán lập quỹ đại chúng để lừa đảo nhà đầu tư
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa phát đi cảnh báo về việc bị giả mạo văn bản liên quan tới hoạt động đăng ký thành lập quỹ đại chúng, nhằm lừa đảo nhà đầu tư.
Cụ thể, qua thông tin nắm bắt, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) cho biết hiện nay trên thị trường đang lan truyền văn bản giả mạo văn bản của UBCK nhằm lừa đảo nhà đầu tư (văn bản giả mạo đề số 128/GCN-UBCK ngày 10/5/2023). UBCK khẳng định văn bản nêu trên là giả mạo. Cơ quan quản lý chứng khoán không cấp Giấy phép thành lập và hoạt động quản lý quỹ cho Công ty TNHH Quỹ đầu tư SAC Capital VN và không cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập quỹ đại chúng cho Quỹ đầu tư SAC Capital VN. Hiện UBCK đã có văn bản gửi Cơ quan công an để xử lý nghiêm vụ việc theo quy định pháp luật. UBCK cho biết thêm danh sách các công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư chứng khoán do cơ quan này cấp phép đều được đăng tải đầy đủ, kịp thời trên trang thông tin điện tử của UBCK (ssc.gov.vn). Do vậy, UBCK khuyến cáo nhà đầu tư thận trọng, kiểm tra, đối chiếu các thông tin trước khi giao dịch. Văn bản giả mạo đề số 128/GCN-UBCK ngày 10/05/2023. Nguồn: UBCK. Được biết, đây không phải lần đầu tiên UBCK phát đi những cảnh báo lừa đảo tới nhà đầu tư. Trước đó, vào giữa tháng 4, UBCK cũng đã đăng thông tin cảnh báo một số website, ứng dụng (app) cung cấp dịch vụ kinh doanh chứng khoán mà không được cấp phép. Hay đầu tháng 3 năm nay, cơ quan quản lý chứng khoán cũng có khuyến cáo gửi nhà đầu tư về việc một số đối tượng giả mạo thông tin của các công ty quản lý quỹ (như Công ty CP Quản lý quỹ Dragon Capital Việt Nam, Công ty CP Quản lý quỹ VinaCapital...) để lập các website, tài khoản mạng xã hội (Facebook, Telegram...) nhằm thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhà đầu tư chứng khoán. UBCK khẳng định các hành vi tung tin đồn sai sự thật, cấu kết, lôi kéo người khác mua, bán để thao túng giá chứng khoán là các hành vi bị cấm theo quy định tại Luật Chứng khoán. UBCK khuyến cáo nhà đầu tư cần cẩn trọng, cân nhắc kỹ để tránh bị lôi kéo, cuốn theo các luồng thông tin trên không gian mạng, các nhóm chat nêu trên. Khi tham gia thị trường chứng khoán, nhà đầu tư cần trang bị kiến thức về chứng khoán, thị trường, tài chính doanh nghiệp và tuân thủ đúng pháp luật, việc đầu tư cần phải xem xét thấu đáo dựa trên đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp. Cũng liên quan tới các hành vi giả mạo, cuối tháng 6 vừa qua, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã phát đi cảnh báo về chiêu trò lừa đảo mới, mạo danh HNX kêu gọi nhà đầu tư tham gia ký kết các gói đầu tư siêu lợi nhuận. Với hành vi sử dụng con dấu giả, cắt ghép chữ ký lãnh đạo, các đối tượng kêu gọi nhà đầu tư tham gia ký kết hợp tác đầu tư qua các room chat trên các nền tảng xã hội. Không chỉ vậy, các đối tượng lừa đảo này sử dụng trái phép logo, nhận diện thương hiệu, hình ảnh cũng như thông tin của HNX, điều này gây ảnh hưởng tiêu cực tới uy tín của Sở. HNX khẳng định cơ quan không tổ chức bất cứ loại hình ký kết giao dịch hợp tác nào và hiện tại chỉ sử dụng duy nhất website với tên miền www.hnx.vn. Tất cả trang web có sử dụng trái phép hình ảnh, thương hiệu và thông tin của HNX để kêu gọi đầu tư đều là bất hợp pháp. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Nhiều người thân Chủ tịch Thép Pomina bán cổ phiếuTừ ngày 27-29/6, 3 người thân của Chủ tịch HĐQT Công ty Thép Pomina Đỗ Duy Thái thay nhau bán cổ phiếu trong bối cảnh mã chứng khoán POM quay đầu điều chỉnh sau khi tăng cao. 14:33 30/6/2023 Cổ phiếu TTB bị HoSE đình chỉ giao dịchLiên tục bị xử phạt vì nhiều sai phạm trên thị trường chứng khoán, HoSE đã ra quyết định đưa cổ phiếu TTB của Tập đoàn Tiến Bộ vào diện đình chỉ giao dịch. 12:08 30/6/2023
Giả mạo Ủy ban Chứng khoán lập quỹ đại chúng để lừa đảo nhà đầu tư Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa phát đi cảnh báo về việc bị giả mạo văn bản liên quan tới hoạt động đăng ký thành lập quỹ đại chúng, nhằm lừa đảo nhà đầu tư. Cụ thể, qua thông tin nắm bắt, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) cho biết hiện nay trên thị trường đang lan truyền văn bản giả mạo văn bản của UBCK nhằm lừa đảo nhà đầu tư (văn bản giả mạo đề số 128/GCN-UBCK ngày 10/5/2023). UBCK khẳng định văn bản nêu trên là giả mạo. Cơ quan quản lý chứng khoán không cấp Giấy phép thành lập và hoạt động quản lý quỹ cho Công ty TNHH Quỹ đầu tư SAC Capital VN và không cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập quỹ đại chúng cho Quỹ đầu tư SAC Capital VN. Hiện UBCK đã có văn bản gửi Cơ quan công an để xử lý nghiêm vụ việc theo quy định pháp luật. UBCK cho biết thêm danh sách các công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư chứng khoán do cơ quan này cấp phép đều được đăng tải đầy đủ, kịp thời trên trang thông tin điện tử của UBCK (ssc.gov.vn). Do vậy, UBCK khuyến cáo nhà đầu tư thận trọng, kiểm tra, đối chiếu các thông tin trước khi giao dịch. Văn bản giả mạo đề số 128/GCN-UBCK ngày 10/05/2023. Nguồn: UBCK. Được biết, đây không phải lần đầu tiên UBCK phát đi những cảnh báo lừa đảo tới nhà đầu tư. Trước đó, vào giữa tháng 4, UBCK cũng đã đăng thông tin cảnh báo một số website, ứng dụng (app) cung cấp dịch vụ kinh doanh chứng khoán mà không được cấp phép. Hay đầu tháng 3 năm nay, cơ quan quản lý chứng khoán cũng có khuyến cáo gửi nhà đầu tư về việc một số đối tượng giả mạo thông tin của các công ty quản lý quỹ (như Công ty CP Quản lý quỹ Dragon Capital Việt Nam, Công ty CP Quản lý quỹ VinaCapital...) để lập các website, tài khoản mạng xã hội (Facebook, Telegram...) nhằm thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhà đầu tư chứng khoán. UBCK khẳng định các hành vi tung tin đồn sai sự thật, cấu kết, lôi kéo người khác mua, bán để thao túng giá chứng khoán là các hành vi bị cấm theo quy định tại Luật Chứng khoán. UBCK khuyến cáo nhà đầu tư cần cẩn trọng, cân nhắc kỹ để tránh bị lôi kéo, cuốn theo các luồng thông tin trên không gian mạng, các nhóm chat nêu trên. Khi tham gia thị trường chứng khoán, nhà đầu tư cần trang bị kiến thức về chứng khoán, thị trường, tài chính doanh nghiệp và tuân thủ đúng pháp luật, việc đầu tư cần phải xem xét thấu đáo dựa trên đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp. Cũng liên quan tới các hành vi giả mạo, cuối tháng 6 vừa qua, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã phát đi cảnh báo về chiêu trò lừa đảo mới, mạo danh HNX kêu gọi nhà đầu tư tham gia ký kết các gói đầu tư siêu lợi nhuận. Với hành vi sử dụng con dấu giả, cắt ghép chữ ký lãnh đạo, các đối tượng kêu gọi nhà đầu tư tham gia ký kết hợp tác đầu tư qua các room chat trên các nền tảng xã hội. Không chỉ vậy, các đối tượng lừa đảo này sử dụng trái phép logo, nhận diện thương hiệu, hình ảnh cũng như thông tin của HNX, điều này gây ảnh hưởng tiêu cực tới uy tín của Sở. HNX khẳng định cơ quan không tổ chức bất cứ loại hình ký kết giao dịch hợp tác nào và hiện tại chỉ sử dụng duy nhất website với tên miền www.hnx.vn. Tất cả trang web có sử dụng trái phép hình ảnh, thương hiệu và thông tin của HNX để kêu gọi đầu tư đều là bất hợp pháp. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Nhiều người thân Chủ tịch Thép Pomina bán cổ phiếuTừ ngày 27-29/6, 3 người thân của Chủ tịch HĐQT Công ty Thép Pomina Đỗ Duy Thái thay nhau bán cổ phiếu trong bối cảnh mã chứng khoán POM quay đầu điều chỉnh sau khi tăng cao. 14:33 30/6/2023 Cổ phiếu TTB bị HoSE đình chỉ giao dịchLiên tục bị xử phạt vì nhiều sai phạm trên thị trường chứng khoán, HoSE đã ra quyết định đưa cổ phiếu TTB của Tập đoàn Tiến Bộ vào diện đình chỉ giao dịch. 12:08 30/6/2023
Cổ đông PNJ sắp nhận gần 200 tỷ đồng cổ tức tiền mặt
Công ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận sẽ chốt danh sách cổ đông chi trả cổ tức đợt 2 năm 2022, tỷ lệ chi trả là 6% và được thực hiện bằng tiền mặt.
Công ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) vừa thông qua việc chi trả cổ tức bằng tiền đợt 2 của năm 2022 bằng tiền mặt. Tỷ lệ chi trả dự kiến là 6%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu PNJ sẽ được nhận 600 đồng. Dự kiến, PNJ sẽ chốt quyền trả cổ tức vào ngày 12/6, ngày giao dịch không hưởng quyền là 9/6 và thời gian thanh toán tiền mặt cho cổ đông là 12/7. Với hơn 328 triệu cổ phiếu đang lưu hành, công ty chuyên sản xuất và kinh doanh trang sức này dự kiến phải chi ra khoảng 196 tỷ đồng để thanh toán cổ tức đợt này cho cổ đông. Trước đó, tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2023, PNJ đã thông qua kế hoạch chia cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt với tỷ lệ 20%, dựa trên kết quả kinh doanh khả quan với lợi nhuận sau thuế đạt gần 1.811 tỷ đồng, tăng 76% so với năm trước và vượt 37% kế hoạch đã đề ra. Trong đó, vào ngày 30/1, PNJ đã thực hiện chi trả cổ tức đợt 1 năm 2022 cũng với tỷ lệ 6%. Như vậy, sau 2 đợt chi trả cổ tức, mức cổ tức năm 2022 còn lại PNJ chưa chia là 8%. Về kết quả kinh doanh năm 2022, PNJ cho biết, dù sức mua chung có sự suy giảm mạnh từ quý III, nhưng doanh thu cả năm vẫn đạt 33.876 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.811 tỷ đồng, tăng 2,5 lần so với năm 2017. Giá trị thương hiệu của PNJ do Brand Finance công bố năm 2022 là 367 triệu USD, tăng 3,7 lần so với năm 2017. ĐHĐCĐ năm 2022 của Công ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) mới đây. Ảnh: HL. Năm 2023, PNJ đặt mục tiêu doanh thu 35.598 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.937 tỷ đồng, tăng lần lượt 5% và 7% so với mức nền kỷ lục của năm ngoái. Kết thúc 4 tháng kinh doanh, PNJ đạt doanh thu thuần 12.059 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 859 tỷ đồng, tương ứng hoàn thành 33,87% và 44,35% các mục tiêu cả năm. Chia sẻ tại ĐHĐCĐ thường niên 2023, ông Nguyễn Trí Thông, CEO PNJ cho biết dựa trên tình hình đến hết tháng 4 thì xác suất hồi phục của thị trường trang sức vào quý IV vẫn chưa cao và công ty vẫn đang quan sát. "Sức mua chung sẽ tiếp tục giảm trong ít nhất 1-2 quý nữa. Tuy nhiên, PNJ sẽ tìm nguồn khách hàng mới và tiếp cận khác đi với nguồn khách hàng hiện hữu để nếu kết quả có giảm thì giảm ít hơn thị trường", ông Thông nói. Cũng tại đại hội, ban lãnh đạo và cổ đông của PNJ đã thông qua kế hoạch phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn người lao động (ESOP), với giá phát hành 10.000 đồng/cổ phiếu. Số cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 3 năm kể từ ngày hoàn thành đợt phát hành. Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế PNJ lãi thêm trăm tỷ đồng trong tháng 4Trong 4 tháng đầu năm, doanh thu của PNJ giảm so với cùng kỳ hơn 6%, đạt 12.059 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận sau thuế không có sự chênh lệch nhờ thay đổi cơ cấu hàng bán. 14:26 24/5/2023 CEO PNJ nói sẽ 'tấn công thay vì phòng thủ'Nhà bán lẻ trang sức này vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng trên mức nền cao kỷ lục năm ngoái, mở mới 20-25 cửa hàng trong bối cảnh sức mua chung suy giảm. 14:57 27/4/2023
Cổ đông PNJ sắp nhận gần 200 tỷ đồng cổ tức tiền mặt Công ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận sẽ chốt danh sách cổ đông chi trả cổ tức đợt 2 năm 2022, tỷ lệ chi trả là 6% và được thực hiện bằng tiền mặt. Công ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) vừa thông qua việc chi trả cổ tức bằng tiền đợt 2 của năm 2022 bằng tiền mặt. Tỷ lệ chi trả dự kiến là 6%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu PNJ sẽ được nhận 600 đồng. Dự kiến, PNJ sẽ chốt quyền trả cổ tức vào ngày 12/6, ngày giao dịch không hưởng quyền là 9/6 và thời gian thanh toán tiền mặt cho cổ đông là 12/7. Với hơn 328 triệu cổ phiếu đang lưu hành, công ty chuyên sản xuất và kinh doanh trang sức này dự kiến phải chi ra khoảng 196 tỷ đồng để thanh toán cổ tức đợt này cho cổ đông. Trước đó, tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2023, PNJ đã thông qua kế hoạch chia cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt với tỷ lệ 20%, dựa trên kết quả kinh doanh khả quan với lợi nhuận sau thuế đạt gần 1.811 tỷ đồng, tăng 76% so với năm trước và vượt 37% kế hoạch đã đề ra. Trong đó, vào ngày 30/1, PNJ đã thực hiện chi trả cổ tức đợt 1 năm 2022 cũng với tỷ lệ 6%. Như vậy, sau 2 đợt chi trả cổ tức, mức cổ tức năm 2022 còn lại PNJ chưa chia là 8%. Về kết quả kinh doanh năm 2022, PNJ cho biết, dù sức mua chung có sự suy giảm mạnh từ quý III, nhưng doanh thu cả năm vẫn đạt 33.876 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.811 tỷ đồng, tăng 2,5 lần so với năm 2017. Giá trị thương hiệu của PNJ do Brand Finance công bố năm 2022 là 367 triệu USD, tăng 3,7 lần so với năm 2017. ĐHĐCĐ năm 2022 của Công ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) mới đây. Ảnh: HL. Năm 2023, PNJ đặt mục tiêu doanh thu 35.598 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.937 tỷ đồng, tăng lần lượt 5% và 7% so với mức nền kỷ lục của năm ngoái. Kết thúc 4 tháng kinh doanh, PNJ đạt doanh thu thuần 12.059 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 859 tỷ đồng, tương ứng hoàn thành 33,87% và 44,35% các mục tiêu cả năm. Chia sẻ tại ĐHĐCĐ thường niên 2023, ông Nguyễn Trí Thông, CEO PNJ cho biết dựa trên tình hình đến hết tháng 4 thì xác suất hồi phục của thị trường trang sức vào quý IV vẫn chưa cao và công ty vẫn đang quan sát. "Sức mua chung sẽ tiếp tục giảm trong ít nhất 1-2 quý nữa. Tuy nhiên, PNJ sẽ tìm nguồn khách hàng mới và tiếp cận khác đi với nguồn khách hàng hiện hữu để nếu kết quả có giảm thì giảm ít hơn thị trường", ông Thông nói. Cũng tại đại hội, ban lãnh đạo và cổ đông của PNJ đã thông qua kế hoạch phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn người lao động (ESOP), với giá phát hành 10.000 đồng/cổ phiếu. Số cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 3 năm kể từ ngày hoàn thành đợt phát hành. Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế PNJ lãi thêm trăm tỷ đồng trong tháng 4Trong 4 tháng đầu năm, doanh thu của PNJ giảm so với cùng kỳ hơn 6%, đạt 12.059 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận sau thuế không có sự chênh lệch nhờ thay đổi cơ cấu hàng bán. 14:26 24/5/2023 CEO PNJ nói sẽ 'tấn công thay vì phòng thủ'Nhà bán lẻ trang sức này vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng trên mức nền cao kỷ lục năm ngoái, mở mới 20-25 cửa hàng trong bối cảnh sức mua chung suy giảm. 14:57 27/4/2023
Đằng sau làn sóng vỡ nợ tại Mỹ
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) báo hiệu sẽ tiếp tục tăng lãi suất để kìm hãm lạm phát. Điều này có nghĩa là tỷ lệ vỡ nợ của các doanh nghiệp Mỹ có thể tăng cao hơn nữa.
Theo CNBC, tỷ lệ vỡ nợ tại Mỹ đã gia tăng trong tháng 5. Các doanh nghiệp nước này đang chật vật vì lãi suất tăng cao, việc tái cấp vốn trở nên tốn kém hơn và triển vọng kinh tế bấp bênh. Theo dữ liệu của Moody’s Investors Service, Mỹ ghi nhận 41 vụ vỡ nợ doanh nghiệp trong năm nay, cao nhất toàn cầu và nhiều gấp đôi cùng kỳ năm ngoái. Đầu tuần này, ông Jerome Powell - Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) - cảnh báo sẽ có thêm nhiều đợt tăng lãi suất nữa, cho đến khi lạm phát hạ nhiệt. Theo giới phân tích, lãi suất tăng cao là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến làn sóng vỡ nợ. Chi phí vay vốn đang phình to đối với các doanh nghiệp muốn gia tăng thanh khoản, hoặc những công ty đã gánh khoản nợ lớn cần tái cấp vốn. Chi phí nợ tăng cao Các doanh nghiệp thường không còn nhiều lựa chọn. Một số phải hoán đổi khoản nợ của mình sang hình thức nợ khác. Trong trường hợp xấu hơn, việc tái cấu trúc có thể xảy ra bên ngoài hoặc tại tòa án. "Vốn giờ trở nên đắt đỏ hơn nhiều. Hãy nhìn vào chi phí nợ", CNBC dẫn lời ông Mohsin Meghji tại công ty tư vấn và tái cơ cấu M3 Partners. "Trong vòng 15 năm qua, các vị có thể vay nợ với chi phí hợp lý 4-6% ở mọi thời điểm, giờ đây, con số là 9-13%", ông chỉ ra. Trong vòng 15 năm qua, các vị có thể vay nợ với chi phí hợp lý 4-6% ở mọi thời điểm, giờ đây, con số là 9-13% Ông Mohsin Meghji tại công ty tư vấn và tái cơ cấu M3 Partners Ông tiết lộ công ty của mình đã rất bận rộn vào quý cuối năm ngoái. Theo ông Meghji, ngay cả với những doanh nghiệp vững vàng về tài chính, lãi suất tăng cao cũng dẫn đến các vấn đề trong việc tái cấp vốn. Theo dữ liệu của S&P Global Market Intelligence, tính đến ngày 22/6, 324 doanh nghiệp Mỹ đã nộp hồ sơ phá sản, không thấp hơn nhiều con số 374 công ty trong cả năm ngoái. Mỹ có tới 230 công ty phá sản chỉ riêng 4 tháng đầu năm, đánh dấu mức cao nhất cùng kỳ kể từ năm 2010. Envision Healthcare - hãng cung cấp dịch vụ y tế khẩn cấp - là vụ vỡ nợ lớn nhất trong tháng 5 năm nay. Theo Moody's, khi nộp đơn xin phá sản, công ty này đang gánh khoản nợ hơn 7 tỷ USD. Theo dữ liệu của S&P Global Market Intelligence, những tên tuổi lớn nhất nằm trong danh sách phá sản năm nay là công ty báo động và an ninh gia đình Monitronics International, ngân hàng khu vực Silicon Valley Bank, chuỗi bán lẻ Bed Bath & Beyond và chủ sở hữu mạng lưới thể thao Diamond Sports. Theo ông Tero Jänne - Trưởng bộ phận chuyển đổi vốn và tư vấn nợ tại ngân hàng đầu tư Solomon Partners - trong nhiều trường hợp, các vụ vỡ nợ có thể mất hàng tháng, thậm chí nhiều quý để xử lý. "Tỷ lệ vỡ nợ là một chỉ báo muộn về tình trạng căng thẳng của nền kinh tế", ông cho biết. Tình hình sẽ còn xấu đi Moody’s dự báo tỷ lệ vỡ nợ trên toàn cầu sẽ tăng lên 4,6% vào cuối năm nay, cao hơn mức trung bình những năm qua là 4,1%. Đến tháng 4 năm sau, tỷ lệ này có thể đạt 5% trước khi quay đầu giảm. "Từ trước đến nay, chúng ta đã ở trong một môi trường tín dụng cực kỳ lỏng lẻo. Thẳng thắn mà nói, ngay cả những doanh nghiệp đáng lẽ không nên khai thác thị trường nợ, vẫn có thể thoải mái huy động vốn mà không bị hạn chế", ông Mark Hootnick tại Solomon Partners nhận định. Vì thế, tình trạng vỡ nợ đã xảy ra tại nhiều lĩnh vực khác nhau. Ông cho rằng ở thời điểm này, nên đặt cược vào sự gia tăng của làn sóng vỡ nợ. "Làn sóng vỡ nợ không tập trung ở bất cứ lĩnh vực cụ thể nào. Thay vào đó, có khá nhiều vụ vỡ nợ trong các ngành khác nhau. Nó phụ thuộc vào đòn bẩy và tính thanh khoản", Phó chủ tịch Sharon Ou tại Moody's nhận định. Dĩ nhiên, vẫn còn một số lý do riêng đằng sau các vụ vỡ nợ. Chẳng hạn, ngoài gánh nặng nợ nần, Envision còn rơi vào tình trạng phá sản bởi các vấn đề chăm sóc sức khỏe bắt nguồn từ đại dịch. Bed Bath & Beyond chao đảo vì chi phí vận hành số lượng cửa hàng lớn, dù khách hàng đã chuyển sang mua sắm trực tuyến. "Nhưng tất cả chúng ta đều hiểu rõ những rủi ro mà các công ty đang phải đối mặt hiện nay. Đó là tăng trưởng kinh tế suy yếu, lãi suất tăng cao và lạm phát dai dẳng", bà Ou nhận định. "Các lĩnh vực mang tính chu kỳ sẽ bị ảnh hưởng, chẳng hạn hàng tiêu dùng lâu bền, nếu người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu", vị chuyên gia cảnh báo. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Fed: Sẽ còn nhiều đợt tăng lãi suất nữaTrái ngược với kỳ vọng của thị trường, Chủ tịch Fed cho biết ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất thêm nhiều lần nữa cho đến khi đạt được bước tiến trong cuộc chiến với lạm phát. 06:29 22/6/2023 Nghịch lý trong tham vọng giảm phụ thuộc vào USD của Trung QuốcNgân hàng do Trung Quốc và các nước BRICS thành lập từng được cho là sẽ định hình lại hệ thống tài chính toàn cầu. Nhưng giờ, nhà băng này đang có thể trở thành ngân hàng xác sống. 05:00 20/6/2023
Đằng sau làn sóng vỡ nợ tại Mỹ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) báo hiệu sẽ tiếp tục tăng lãi suất để kìm hãm lạm phát. Điều này có nghĩa là tỷ lệ vỡ nợ của các doanh nghiệp Mỹ có thể tăng cao hơn nữa. Theo CNBC, tỷ lệ vỡ nợ tại Mỹ đã gia tăng trong tháng 5. Các doanh nghiệp nước này đang chật vật vì lãi suất tăng cao, việc tái cấp vốn trở nên tốn kém hơn và triển vọng kinh tế bấp bênh. Theo dữ liệu của Moody’s Investors Service, Mỹ ghi nhận 41 vụ vỡ nợ doanh nghiệp trong năm nay, cao nhất toàn cầu và nhiều gấp đôi cùng kỳ năm ngoái. Đầu tuần này, ông Jerome Powell - Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) - cảnh báo sẽ có thêm nhiều đợt tăng lãi suất nữa, cho đến khi lạm phát hạ nhiệt. Theo giới phân tích, lãi suất tăng cao là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến làn sóng vỡ nợ. Chi phí vay vốn đang phình to đối với các doanh nghiệp muốn gia tăng thanh khoản, hoặc những công ty đã gánh khoản nợ lớn cần tái cấp vốn. Chi phí nợ tăng cao Các doanh nghiệp thường không còn nhiều lựa chọn. Một số phải hoán đổi khoản nợ của mình sang hình thức nợ khác. Trong trường hợp xấu hơn, việc tái cấu trúc có thể xảy ra bên ngoài hoặc tại tòa án. "Vốn giờ trở nên đắt đỏ hơn nhiều. Hãy nhìn vào chi phí nợ", CNBC dẫn lời ông Mohsin Meghji tại công ty tư vấn và tái cơ cấu M3 Partners. "Trong vòng 15 năm qua, các vị có thể vay nợ với chi phí hợp lý 4-6% ở mọi thời điểm, giờ đây, con số là 9-13%", ông chỉ ra. Trong vòng 15 năm qua, các vị có thể vay nợ với chi phí hợp lý 4-6% ở mọi thời điểm, giờ đây, con số là 9-13% Ông Mohsin Meghji tại công ty tư vấn và tái cơ cấu M3 Partners Ông tiết lộ công ty của mình đã rất bận rộn vào quý cuối năm ngoái. Theo ông Meghji, ngay cả với những doanh nghiệp vững vàng về tài chính, lãi suất tăng cao cũng dẫn đến các vấn đề trong việc tái cấp vốn. Theo dữ liệu của S&P Global Market Intelligence, tính đến ngày 22/6, 324 doanh nghiệp Mỹ đã nộp hồ sơ phá sản, không thấp hơn nhiều con số 374 công ty trong cả năm ngoái. Mỹ có tới 230 công ty phá sản chỉ riêng 4 tháng đầu năm, đánh dấu mức cao nhất cùng kỳ kể từ năm 2010. Envision Healthcare - hãng cung cấp dịch vụ y tế khẩn cấp - là vụ vỡ nợ lớn nhất trong tháng 5 năm nay. Theo Moody's, khi nộp đơn xin phá sản, công ty này đang gánh khoản nợ hơn 7 tỷ USD. Theo dữ liệu của S&P Global Market Intelligence, những tên tuổi lớn nhất nằm trong danh sách phá sản năm nay là công ty báo động và an ninh gia đình Monitronics International, ngân hàng khu vực Silicon Valley Bank, chuỗi bán lẻ Bed Bath & Beyond và chủ sở hữu mạng lưới thể thao Diamond Sports. Theo ông Tero Jänne - Trưởng bộ phận chuyển đổi vốn và tư vấn nợ tại ngân hàng đầu tư Solomon Partners - trong nhiều trường hợp, các vụ vỡ nợ có thể mất hàng tháng, thậm chí nhiều quý để xử lý. "Tỷ lệ vỡ nợ là một chỉ báo muộn về tình trạng căng thẳng của nền kinh tế", ông cho biết. Tình hình sẽ còn xấu đi Moody’s dự báo tỷ lệ vỡ nợ trên toàn cầu sẽ tăng lên 4,6% vào cuối năm nay, cao hơn mức trung bình những năm qua là 4,1%. Đến tháng 4 năm sau, tỷ lệ này có thể đạt 5% trước khi quay đầu giảm. "Từ trước đến nay, chúng ta đã ở trong một môi trường tín dụng cực kỳ lỏng lẻo. Thẳng thắn mà nói, ngay cả những doanh nghiệp đáng lẽ không nên khai thác thị trường nợ, vẫn có thể thoải mái huy động vốn mà không bị hạn chế", ông Mark Hootnick tại Solomon Partners nhận định. Vì thế, tình trạng vỡ nợ đã xảy ra tại nhiều lĩnh vực khác nhau. Ông cho rằng ở thời điểm này, nên đặt cược vào sự gia tăng của làn sóng vỡ nợ. "Làn sóng vỡ nợ không tập trung ở bất cứ lĩnh vực cụ thể nào. Thay vào đó, có khá nhiều vụ vỡ nợ trong các ngành khác nhau. Nó phụ thuộc vào đòn bẩy và tính thanh khoản", Phó chủ tịch Sharon Ou tại Moody's nhận định. Dĩ nhiên, vẫn còn một số lý do riêng đằng sau các vụ vỡ nợ. Chẳng hạn, ngoài gánh nặng nợ nần, Envision còn rơi vào tình trạng phá sản bởi các vấn đề chăm sóc sức khỏe bắt nguồn từ đại dịch. Bed Bath & Beyond chao đảo vì chi phí vận hành số lượng cửa hàng lớn, dù khách hàng đã chuyển sang mua sắm trực tuyến. "Nhưng tất cả chúng ta đều hiểu rõ những rủi ro mà các công ty đang phải đối mặt hiện nay. Đó là tăng trưởng kinh tế suy yếu, lãi suất tăng cao và lạm phát dai dẳng", bà Ou nhận định. "Các lĩnh vực mang tính chu kỳ sẽ bị ảnh hưởng, chẳng hạn hàng tiêu dùng lâu bền, nếu người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu", vị chuyên gia cảnh báo. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Fed: Sẽ còn nhiều đợt tăng lãi suất nữaTrái ngược với kỳ vọng của thị trường, Chủ tịch Fed cho biết ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất thêm nhiều lần nữa cho đến khi đạt được bước tiến trong cuộc chiến với lạm phát. 06:29 22/6/2023 Nghịch lý trong tham vọng giảm phụ thuộc vào USD của Trung QuốcNgân hàng do Trung Quốc và các nước BRICS thành lập từng được cho là sẽ định hình lại hệ thống tài chính toàn cầu. Nhưng giờ, nhà băng này đang có thể trở thành ngân hàng xác sống. 05:00 20/6/2023
Thứ trưởng Bộ Tài chính: Ngân hàng đỏ mắt tìm doanh nghiệp để cho vay
Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi cho biết các ngân hàng đang đỏ mắt tìm doanh nghiệp để cho vay, ngân hàng nào cũng muốn tìm khách hàng tốt để giải ngân.
Ngày 24/5, Phó thủ tướng Lê Minh Khái đã chủ trì cuộc họp với các bộ ngành và một số ngân hàng thương mại nhà nước về các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn và giảm lãi suất. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến ngày 16/5, huy động vốn của các tổ chức tín dụng đạt trên 12,4 triệu tỷ đồng, tăng 2,1% so với cuối năm 2022 và tăng 6,28% so với cùng kỳ năm 2022. Dư nợ toàn nền kinh tế đạt trên 12,25 triệu tỷ đồng, tăng 2,72% so với cuối năm 2022 và tăng 9,32% so với cùng kỳ năm 2022. NHNN đánh giá mức tăng trưởng tín dụng thời gian qua vẫn thấp so với cùng kỳ các năm trước. Nhiều doanh nghiệp không dám vay, không vay được Nêu thực tế của doanh nghiệp, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết hiện nay có nhóm doanh nghiệp không dám vay vì sợ kinh doanh thua lỗ. Có nhóm doanh nghiệp bảo đảm đủ điều kiện để vay vốn, nhưng không muốn vay vì đơn hàng giảm, hàng hóa tồn kho nhiều, không sản xuất nên không có nhu cầu vay vốn. "Còn lại là nhóm không thể vay vốn - đây là nhóm đông nhất, đa số là doanh nghiệp nhỏ và vừa, thiếu điều kiện vay vốn... Do đó hệ thống ngân hàng xem xét, nghiên cứu để có giải pháp phù hợp đối với nhóm doanh nghiệp này", Thứ trưởng Trần Quốc Phương đề xuất. Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi dẫn thực tế "các ngân hàng cũng đang đỏ mắt tìm doanh nghiệp để cho vay". Ngân hàng nào cũng muốn tìm khách hàng tốt để giải ngân. "Chẳng có ngân hàng nào muốn giữ tiền trong két. Bởi nếu khư khư ôm vốn thì ngân hàng cũng 'khó mà sống khỏe'", Thứ trưởng Chi nhấn mạnh. Nhiều doanh nghiệp bảo đảm đủ điều kiện để vay vốn, nhưng không muốn vay vì đơn hàng giảm, hàng hóa tồn kho nhiều, không sản xuất nên không có nhu cầu vay vốn. Ảnh: Việt Linh. Ông Chi ví von tiếp cận tín dụng là điểm giữa của con đường, cả doanh nghiệp và tổ chức tín dụng phải chủ động tìm đến nhau, phải có sự chủ động từ cả 2 phía. Tuy nhiên, ông nhìn nhận trong bối cảnh "cầu" giảm, nhiều doanh nghiệp không bán được hàng nên chưa có nhu cầu vay vốn, do đó các giải pháp cần phải kiên nhẫn, không nóng vội. Doanh nghiệp phát triển ngân hàng mới phát triển Thứ trưởng Trần Quốc Phương kiến nghị hệ thống ngân hàng xem xét, nghiên cứu để có giải pháp phù hợp. Hiện nay, lạm phát đang được kiểm soát, kinh tế vĩ mô ổn định, nên có thể thúc đẩy tăng trưởng tín dụng để tiếp sức cho doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn này. Phó thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh ngân hàng và doanh nghiệp "phải đi chung con đường". Tuy nhiên, ngân hàng là định chế đặc biệt quan trọng, nên phải đảm bảo an toàn cho hệ thống; việc điều hành thị trường tiền tệ cũng phải tuân thủ các quy luật của thị trường... Phó thủ tướng yêu cầu NHNN tiếp thu các ý kiến, tiếp tục rà soát các quy định, thủ tục, nếu thuộc về chủ quan thì tháo gỡ ngay để phục vụ tốt nhất nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp và người dân, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phải thiết lập mặt bằng lãi suất huy động hợp lý thì lãi suất cho vay mới phù hợp. Doanh nghiệp phát triển ngân hàng mới phát triển.Phó thủ tướng Lê Minh Khái "NHNN và hệ thống ngân hàng tiếp tục triển khai các giải pháp tiết giảm chi phí hoạt động, hạ lãi suất huy động, để thiết lập mặt bằng lãi suất hợp lý hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn, khắc phục khó khăn, phát triển sản xuất kinh doanh", Phó thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị. Theo Phó thủ tướng, phải thiết lập mặt bằng lãi suất huy động hợp lý thì lãi suất cho vay mới phù hợp. Doanh nghiệp phát triển ngân hàng mới phát triển. Ông đề nghị NHNN tiếp tục triển khai các giải pháp điều hành tăng trưởng tín dụng, lãi suất, tỷ giá, kết nối ngân hàng, doanh nghiệp... Phó thống đốc Đào Minh Tú cho biết NHNN sẽ sửa đổi lại một số điểm của Thông tư 39/2016 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng theo hướng "cởi mở hơn nhưng không phải hạ chuẩn". Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Phó thủ tướng: Gói 120.000 tỷ không phải để 'giải cứu' bất động sảnGói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay mua, xây nhà ở xã hội chưa thể giải ngân, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng khẩn trương triển khai. 17:20 24/5/2023 Doanh nghiệp kiệt sức giữa gánh nặng lãi vay và thiếu đơn hàngNhiều doanh nghiệp đang ngày càng đối mặt với khó khăn khi đơn hàng tiếp tục giảm mạnh trong khi lãi suất vay neo cao, nguồn vốn hạn hẹp. Có những đơn vị phải sản xuất cầm chừng. 11:01 17/5/2023 Ngân hàng Nhà nước lý giải lãi suất cho vay vẫn ở mức caoNgân hàng Nhà nước cho biết nhu cầu vốn để phát triển kinh tế luôn ở mức cao, áp lực trong và ngoài nước đã tạo áp lực lên lãi suất cho vay. 10:51 17/5/2023
Thứ trưởng Bộ Tài chính: Ngân hàng đỏ mắt tìm doanh nghiệp để cho vay Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi cho biết các ngân hàng đang đỏ mắt tìm doanh nghiệp để cho vay, ngân hàng nào cũng muốn tìm khách hàng tốt để giải ngân. Ngày 24/5, Phó thủ tướng Lê Minh Khái đã chủ trì cuộc họp với các bộ ngành và một số ngân hàng thương mại nhà nước về các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn và giảm lãi suất. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến ngày 16/5, huy động vốn của các tổ chức tín dụng đạt trên 12,4 triệu tỷ đồng, tăng 2,1% so với cuối năm 2022 và tăng 6,28% so với cùng kỳ năm 2022. Dư nợ toàn nền kinh tế đạt trên 12,25 triệu tỷ đồng, tăng 2,72% so với cuối năm 2022 và tăng 9,32% so với cùng kỳ năm 2022. NHNN đánh giá mức tăng trưởng tín dụng thời gian qua vẫn thấp so với cùng kỳ các năm trước. Nhiều doanh nghiệp không dám vay, không vay được Nêu thực tế của doanh nghiệp, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết hiện nay có nhóm doanh nghiệp không dám vay vì sợ kinh doanh thua lỗ. Có nhóm doanh nghiệp bảo đảm đủ điều kiện để vay vốn, nhưng không muốn vay vì đơn hàng giảm, hàng hóa tồn kho nhiều, không sản xuất nên không có nhu cầu vay vốn. "Còn lại là nhóm không thể vay vốn - đây là nhóm đông nhất, đa số là doanh nghiệp nhỏ và vừa, thiếu điều kiện vay vốn... Do đó hệ thống ngân hàng xem xét, nghiên cứu để có giải pháp phù hợp đối với nhóm doanh nghiệp này", Thứ trưởng Trần Quốc Phương đề xuất. Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi dẫn thực tế "các ngân hàng cũng đang đỏ mắt tìm doanh nghiệp để cho vay". Ngân hàng nào cũng muốn tìm khách hàng tốt để giải ngân. "Chẳng có ngân hàng nào muốn giữ tiền trong két. Bởi nếu khư khư ôm vốn thì ngân hàng cũng 'khó mà sống khỏe'", Thứ trưởng Chi nhấn mạnh. Nhiều doanh nghiệp bảo đảm đủ điều kiện để vay vốn, nhưng không muốn vay vì đơn hàng giảm, hàng hóa tồn kho nhiều, không sản xuất nên không có nhu cầu vay vốn. Ảnh: Việt Linh. Ông Chi ví von tiếp cận tín dụng là điểm giữa của con đường, cả doanh nghiệp và tổ chức tín dụng phải chủ động tìm đến nhau, phải có sự chủ động từ cả 2 phía. Tuy nhiên, ông nhìn nhận trong bối cảnh "cầu" giảm, nhiều doanh nghiệp không bán được hàng nên chưa có nhu cầu vay vốn, do đó các giải pháp cần phải kiên nhẫn, không nóng vội. Doanh nghiệp phát triển ngân hàng mới phát triển Thứ trưởng Trần Quốc Phương kiến nghị hệ thống ngân hàng xem xét, nghiên cứu để có giải pháp phù hợp. Hiện nay, lạm phát đang được kiểm soát, kinh tế vĩ mô ổn định, nên có thể thúc đẩy tăng trưởng tín dụng để tiếp sức cho doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn này. Phó thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh ngân hàng và doanh nghiệp "phải đi chung con đường". Tuy nhiên, ngân hàng là định chế đặc biệt quan trọng, nên phải đảm bảo an toàn cho hệ thống; việc điều hành thị trường tiền tệ cũng phải tuân thủ các quy luật của thị trường... Phó thủ tướng yêu cầu NHNN tiếp thu các ý kiến, tiếp tục rà soát các quy định, thủ tục, nếu thuộc về chủ quan thì tháo gỡ ngay để phục vụ tốt nhất nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp và người dân, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phải thiết lập mặt bằng lãi suất huy động hợp lý thì lãi suất cho vay mới phù hợp. Doanh nghiệp phát triển ngân hàng mới phát triển.Phó thủ tướng Lê Minh Khái "NHNN và hệ thống ngân hàng tiếp tục triển khai các giải pháp tiết giảm chi phí hoạt động, hạ lãi suất huy động, để thiết lập mặt bằng lãi suất hợp lý hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn, khắc phục khó khăn, phát triển sản xuất kinh doanh", Phó thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị. Theo Phó thủ tướng, phải thiết lập mặt bằng lãi suất huy động hợp lý thì lãi suất cho vay mới phù hợp. Doanh nghiệp phát triển ngân hàng mới phát triển. Ông đề nghị NHNN tiếp tục triển khai các giải pháp điều hành tăng trưởng tín dụng, lãi suất, tỷ giá, kết nối ngân hàng, doanh nghiệp... Phó thống đốc Đào Minh Tú cho biết NHNN sẽ sửa đổi lại một số điểm của Thông tư 39/2016 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng theo hướng "cởi mở hơn nhưng không phải hạ chuẩn". Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Phó thủ tướng: Gói 120.000 tỷ không phải để 'giải cứu' bất động sảnGói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay mua, xây nhà ở xã hội chưa thể giải ngân, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng khẩn trương triển khai. 17:20 24/5/2023 Doanh nghiệp kiệt sức giữa gánh nặng lãi vay và thiếu đơn hàngNhiều doanh nghiệp đang ngày càng đối mặt với khó khăn khi đơn hàng tiếp tục giảm mạnh trong khi lãi suất vay neo cao, nguồn vốn hạn hẹp. Có những đơn vị phải sản xuất cầm chừng. 11:01 17/5/2023 Ngân hàng Nhà nước lý giải lãi suất cho vay vẫn ở mức caoNgân hàng Nhà nước cho biết nhu cầu vốn để phát triển kinh tế luôn ở mức cao, áp lực trong và ngoài nước đã tạo áp lực lên lãi suất cho vay. 10:51 17/5/2023
Giá vàng miếng SJC đi ngang vùng 67 triệu đồng/lượng
Trong phiên giao dịch sáng nay (5/7), các doanh nghiệp vàng trong nước giữ giá bán vàng miếng SJC ổn định quanh mốc 67 triệu/lượng, vàng nhẫn thì neo tại vùng thấp 56,1 triệu đồng.
Giá vàng miếng SJC trong nước ổn định quanh vùng 67 triệu đồng/lượng. Ảnh: Đức Anh. Thị trường vàng trong nước đang trải qua giai đoạn trầm lắng khi giá vàng miếng SJC phổ biến được giao dịch quanh vùng 67 triệu đồng/lượng, trong khi giá vàng nhẫn vẫn đi ngang vùng thấp ở 56,1 triệu đồng/lượng. Trong phiên giao dịch hôm qua (4/7), giá vàng miếng SJC do Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) đóng cửa tại vùng giá cao nhất 1 tuần trở lại đây ở 66,5 - 67,1 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Đến sáng nay, giá vàng miếng SJC quay đầu giảm 50.000 đồng ở cả hai chiều, hiện niêm yết ở mức 66,45 - 67,05 triệu đồng/lượng. Diễn biến trái ngược lại ghi nhận với giá vàng miếng tại Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), hiện niêm yết ở mức 66,55 - 67,05 triệu/lượng, tăng 50.000 đồng ở chiều mua và 100.000 đồng ở chiều bán. Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI sáng nay giảm 50.000 đồng giá giao dịch vàng miếng so với phiên liền trước, hiện chấp nhận mua vào ở mức 66,4 triệu/lượng và bán ra ở 67 triệu đồng/lượng. Vùng 67 triệu đồng/lượng đang là giá bán phổ biến của các doanh nghiệp vàng trong nước áp dụng với mặt hàng vàng miếng hôm nay. Trong đó, Bảo Tín Minh Châu hiện niêm yết giá giao dịch mặt hàng này ở 66,47 - 66,98 triệu/lượng; Tập đoàn Phú Quý niêm yết ở 66,45 - 67,05 triệu/lượng; VietAGold cũng giao dịch với giá 66,45 - 67,07 triệu/lượng; trong khi chuỗi vàng Mi Hồng tại TP.HCM đưa ra mức 66,55 - 66,9 triệu đồng/lượng... Với vàng nhẫn 24K 99,99%, mặt hàng này vẫn đang trong xu hướng suy yếu về vùng giá thấp 56,1 triệu đồng/lượng. Trong phiên hôm nay, giá mặt hàng này tiếp tục có xu hướng đi ngang và giảm nhẹ so với phiên liền trước. Cụ thể, giá vàng nhẫn SJC loại 99,99% hiện phổ biến giao dịch ở mức 55,1 - 56,1 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giảm 50.000 đồng so với phiên liền trước. Hiện tại, PNJ cũng chấp nhận mua vào vàng nhẫn ở mức 55,15 triệu đồng/lượng và bán ra ở 56,15 triệu đồng, đi ngang so với kết phiên liền trước. Tập đoàn Phú Quý cũng đưa ra mức 55,7 - 56,55 triệu đồng/lượng cho mặt hàng nhẫn tròn trơn 24K 99,99, đi ngang cả hai chiều. Trong khi giá vàng Rồng Thăng Long tại Bảo Tín Minh Châu phổ biến ở 55,33 - 56,18 triệu/lượng, giảm 40.000 đồng/lượng... Trên thế giới, giá vàng giao ngay hiện phổ biến dao động quanh mốc 1.924 USD/ounce, giảm 1,8 USD so với phiên liền trước. Quy đổi ra tiền Việt, giá vàng thế giới tương đương 55,46 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng trong nước 11,54 triệu đồng/lượng và tương đương giá bán của vàng nhẫn, vàng trang sức. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Vàng đang tăng giá trở lạiKim loại quý vừa trải qua các phiên tăng liên tiếp. Nhưng giới quan sát cho rằng đà phục hồi sẽ không kéo dài lâu. 06:54 5/7/2023 Tỷ phú bánh quy Trung Quốc kiếm hơn 6 tỷ USD trong vài ngàyGiá trị tài sản ròng của ông Xu Shihui - tỷ phú đứng sau hãng sản xuất bánh quy Trung Quốc - đã tăng vọt từ 1,2 tỷ USD lên 7,3 tỷ USD nhờ giá cổ phiếu tăng phi mã. 04:00 5/7/2023
Giá vàng miếng SJC đi ngang vùng 67 triệu đồng/lượng Trong phiên giao dịch sáng nay (5/7), các doanh nghiệp vàng trong nước giữ giá bán vàng miếng SJC ổn định quanh mốc 67 triệu/lượng, vàng nhẫn thì neo tại vùng thấp 56,1 triệu đồng. Giá vàng miếng SJC trong nước ổn định quanh vùng 67 triệu đồng/lượng. Ảnh: Đức Anh. Thị trường vàng trong nước đang trải qua giai đoạn trầm lắng khi giá vàng miếng SJC phổ biến được giao dịch quanh vùng 67 triệu đồng/lượng, trong khi giá vàng nhẫn vẫn đi ngang vùng thấp ở 56,1 triệu đồng/lượng. Trong phiên giao dịch hôm qua (4/7), giá vàng miếng SJC do Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) đóng cửa tại vùng giá cao nhất 1 tuần trở lại đây ở 66,5 - 67,1 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Đến sáng nay, giá vàng miếng SJC quay đầu giảm 50.000 đồng ở cả hai chiều, hiện niêm yết ở mức 66,45 - 67,05 triệu đồng/lượng. Diễn biến trái ngược lại ghi nhận với giá vàng miếng tại Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), hiện niêm yết ở mức 66,55 - 67,05 triệu/lượng, tăng 50.000 đồng ở chiều mua và 100.000 đồng ở chiều bán. Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI sáng nay giảm 50.000 đồng giá giao dịch vàng miếng so với phiên liền trước, hiện chấp nhận mua vào ở mức 66,4 triệu/lượng và bán ra ở 67 triệu đồng/lượng. Vùng 67 triệu đồng/lượng đang là giá bán phổ biến của các doanh nghiệp vàng trong nước áp dụng với mặt hàng vàng miếng hôm nay. Trong đó, Bảo Tín Minh Châu hiện niêm yết giá giao dịch mặt hàng này ở 66,47 - 66,98 triệu/lượng; Tập đoàn Phú Quý niêm yết ở 66,45 - 67,05 triệu/lượng; VietAGold cũng giao dịch với giá 66,45 - 67,07 triệu/lượng; trong khi chuỗi vàng Mi Hồng tại TP.HCM đưa ra mức 66,55 - 66,9 triệu đồng/lượng... Với vàng nhẫn 24K 99,99%, mặt hàng này vẫn đang trong xu hướng suy yếu về vùng giá thấp 56,1 triệu đồng/lượng. Trong phiên hôm nay, giá mặt hàng này tiếp tục có xu hướng đi ngang và giảm nhẹ so với phiên liền trước. Cụ thể, giá vàng nhẫn SJC loại 99,99% hiện phổ biến giao dịch ở mức 55,1 - 56,1 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giảm 50.000 đồng so với phiên liền trước. Hiện tại, PNJ cũng chấp nhận mua vào vàng nhẫn ở mức 55,15 triệu đồng/lượng và bán ra ở 56,15 triệu đồng, đi ngang so với kết phiên liền trước. Tập đoàn Phú Quý cũng đưa ra mức 55,7 - 56,55 triệu đồng/lượng cho mặt hàng nhẫn tròn trơn 24K 99,99, đi ngang cả hai chiều. Trong khi giá vàng Rồng Thăng Long tại Bảo Tín Minh Châu phổ biến ở 55,33 - 56,18 triệu/lượng, giảm 40.000 đồng/lượng... Trên thế giới, giá vàng giao ngay hiện phổ biến dao động quanh mốc 1.924 USD/ounce, giảm 1,8 USD so với phiên liền trước. Quy đổi ra tiền Việt, giá vàng thế giới tương đương 55,46 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng trong nước 11,54 triệu đồng/lượng và tương đương giá bán của vàng nhẫn, vàng trang sức. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Vàng đang tăng giá trở lạiKim loại quý vừa trải qua các phiên tăng liên tiếp. Nhưng giới quan sát cho rằng đà phục hồi sẽ không kéo dài lâu. 06:54 5/7/2023 Tỷ phú bánh quy Trung Quốc kiếm hơn 6 tỷ USD trong vài ngàyGiá trị tài sản ròng của ông Xu Shihui - tỷ phú đứng sau hãng sản xuất bánh quy Trung Quốc - đã tăng vọt từ 1,2 tỷ USD lên 7,3 tỷ USD nhờ giá cổ phiếu tăng phi mã. 04:00 5/7/2023
Chủ thương hiệu Vodka Hà Nội báo lỗ 27 quý liên tiếp
Halico vẫn chưa thoát chuỗi thua lỗ kéo dài trong gần 9 năm qua. Quý vừa rồi doanh nghiệp chỉ thu về hơn 32 tỷ đồng và lỗ ròng hơn 4 tỷ đồng.
Theo báo cáo tài chính quý IV/2023, Công ty CP Rượu và Nước giải khát Hà Nội (Halico - HNR) ghi nhận doanh thu thuần đạt hơn 32 tỷ đồng, giảm nhẹ 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, nhờ giảm giá vốn hàng bán, lợi nhuận gộp của Halico được nâng lên hơn 10 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ. Dẫu vậy, do doanh thu không đủ bù đắp các loại chi phí, công ty vẫn báo lỗ sau thuế 4,2 tỷ đồng, tiếp tục nối dài mạch thua lỗ lên con số 27 quý kể từ quý II/2017. Đến nay, Halico đã lỗ luỹ kế 457 tỷ đồng. Cả năm 2023, chủ thương hiệu Vodka Hà Nội ghi nhận doanh thu thuần đạt hơn 100 tỷ đồng, giảm 10% so với cùng kỳ năm 2022. Song, số lỗ của Halico trong giai đoạn này chỉ đạt hơn 10 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ ghi nhận khoản lỗ trên 12,4 tỷ. Khoản lỗ giảm xuống chủ yếu nhờ giá vốn hàng bán trong năm tài chính 2023 giảm gần 10 tỷ đồng so với năm trước, về còn 72,6 tỷ đồng. Đồng thời, doanh nghiệp cũng ghi nhận khoản lợi nhuận khác lên đến gần 232 triệu đồng, trong khi cùng kỳ năm trước ghi nhận khoản lỗ khác 748 triệu đồng. HALICO KINH DOANH THUA LỖ TRIỀN MIÊN Nguồn: BCTC Nhãn Quý I/2020 II III IV Quý I/2021 II III IV Quý I/2022 II III IV Quý I/2023 II III IV Doanh thu thuần Tỷ đồng 27 26 23 28 36 17 14 35 29 32 20 31 26 19 21 32 Lỗ sau thuế -9 -6 -6 -10 -1 -12 -4 -6 -4 -2 -1 -8 -1 -2 -2 -4 Năm 2023, Halico lên kế hoạch kinh doanh với doanh thu 215,4 tỷ đồng, dự kiến lỗ 13,4 tỷ đồng. Nộp ngân sách Nhà nước gần 94 tỷ đồng. Như vậy, Halico đã không hoàn thành được kế hoạch doanh thu cho cả năm, trong khi khoản lỗ sau thuế tốt hơn đôi chút so với chỉ tiêu đề ra. Tính tới ngày 31/12, tổng tài sản của Halico đạt gần 376 tỷ đồng, chênh lệch không đáng kể so với đầu năm. Đáng chú ý, lượng hàng tồn kho tăng hơn 35% so với cùng kỳ, lên mức 98,5 tỷ đồng, chiếm hơn 26% tổng tài sản. Doanh nghiệp phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho hơn 19 tỷ đồng. Halico đang có khoản nợ khoảng 20 tỷ đồng, giảm 10% so với năm tài chính trước đó. Các khoản nợ này đều là nợ ngắn hạn, chủ yếu là thuế và các khoản nộp Nhà nước, dự phòng phải trả. Công ty Rượu Hà Nội tiền thân là Nhà máy Rượu Hà Nội xây dựng từ năm 1898, là nhà máy sản xuất cồn rượu đầu tiên tại Việt Nam. Ở thời hoàng kim, nhà máy này chiếm đa số thị phần rượu phía Bắc, kết quả kinh doanh những năm trước 2010 cũng rất khả quan. Hãng thậm chí từng được đánh giá là một trong những doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng doanh thu nhanh nhất thị trường, với mức tăng bình quân 25%/năm. Tuy nhiên, bước ngoặt kinh doanh của công ty đến sau khi hoạt động buôn lậu rượu bị phanh phui với chuyến hàng rỗng xuất khẩu sang Lào ngày 12/9/2012 qua cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh). Kết quả là hàng loạt lãnh đạo công ty bị khởi tố hình sự và hoạt động kinh doanh lao dốc. Ban lãnh đạo công ty cũng từng thừa nhận một trong những nguyên nhân dẫn tới kết quả kinh doanh thua lỗ liên tục là do thị hiếu và yêu cầu của người tiêu dùng đối với mặt hàng rượu ngày càng khắt khe về chất lượng sản phẩm, hình ảnh, bao bì. Trong khi đó, hãng chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ các nhà sản xuất rượu trong và ngoài nước. Đặc biệt, các nhà sản xuất rượu cũng phải đối mặt với tình trạng trốn thuế, làm giả của các cơ sở tư nhân, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh, công bằng. Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân. Doanh thu nước ngoài của Viettel tăng trưởng hai chữ sốVới mức tăng hơn 20%, Viettel đã duy trì tốc độ tăng trưởng cao tại thị trường nước ngoài trong 7 năm liên tiếp, gấp 5 lần trung bình ngành trên thế giới. 38:2271 hôm qua Bất động sản An Gia bị phạt vì 'ém' thông tinCông ty Bất động sản An Gia bị Ủy ban Chứng khoán xử phạt 92,5 triệu đồng vì không công bố thông tin báo cáo tài chính của doanh nghiệp và vi phạm hành chính nhiều lần. 44:2649 hôm qua Bamboo Capital, BCG Land muốn thoái vốn tại 2 công ty bất động sảnNguồn tiền thu về từ việc thoái vốn sẽ được Bamboo Capital và BCG Land dùng để tập trung cho các hoạt động cốt lõi và xây dựng các dự án dang dở. 44:2667 hôm qua
Chủ thương hiệu Vodka Hà Nội báo lỗ 27 quý liên tiếp Halico vẫn chưa thoát chuỗi thua lỗ kéo dài trong gần 9 năm qua. Quý vừa rồi doanh nghiệp chỉ thu về hơn 32 tỷ đồng và lỗ ròng hơn 4 tỷ đồng. Theo báo cáo tài chính quý IV/2023, Công ty CP Rượu và Nước giải khát Hà Nội (Halico - HNR) ghi nhận doanh thu thuần đạt hơn 32 tỷ đồng, giảm nhẹ 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, nhờ giảm giá vốn hàng bán, lợi nhuận gộp của Halico được nâng lên hơn 10 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ. Dẫu vậy, do doanh thu không đủ bù đắp các loại chi phí, công ty vẫn báo lỗ sau thuế 4,2 tỷ đồng, tiếp tục nối dài mạch thua lỗ lên con số 27 quý kể từ quý II/2017. Đến nay, Halico đã lỗ luỹ kế 457 tỷ đồng. Cả năm 2023, chủ thương hiệu Vodka Hà Nội ghi nhận doanh thu thuần đạt hơn 100 tỷ đồng, giảm 10% so với cùng kỳ năm 2022. Song, số lỗ của Halico trong giai đoạn này chỉ đạt hơn 10 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ ghi nhận khoản lỗ trên 12,4 tỷ. Khoản lỗ giảm xuống chủ yếu nhờ giá vốn hàng bán trong năm tài chính 2023 giảm gần 10 tỷ đồng so với năm trước, về còn 72,6 tỷ đồng. Đồng thời, doanh nghiệp cũng ghi nhận khoản lợi nhuận khác lên đến gần 232 triệu đồng, trong khi cùng kỳ năm trước ghi nhận khoản lỗ khác 748 triệu đồng. HALICO KINH DOANH THUA LỖ TRIỀN MIÊN Nguồn: BCTC Nhãn Quý I/2020 II III IV Quý I/2021 II III IV Quý I/2022 II III IV Quý I/2023 II III IV Doanh thu thuần Tỷ đồng 27 26 23 28 36 17 14 35 29 32 20 31 26 19 21 32 Lỗ sau thuế -9 -6 -6 -10 -1 -12 -4 -6 -4 -2 -1 -8 -1 -2 -2 -4 Năm 2023, Halico lên kế hoạch kinh doanh với doanh thu 215,4 tỷ đồng, dự kiến lỗ 13,4 tỷ đồng. Nộp ngân sách Nhà nước gần 94 tỷ đồng. Như vậy, Halico đã không hoàn thành được kế hoạch doanh thu cho cả năm, trong khi khoản lỗ sau thuế tốt hơn đôi chút so với chỉ tiêu đề ra. Tính tới ngày 31/12, tổng tài sản của Halico đạt gần 376 tỷ đồng, chênh lệch không đáng kể so với đầu năm. Đáng chú ý, lượng hàng tồn kho tăng hơn 35% so với cùng kỳ, lên mức 98,5 tỷ đồng, chiếm hơn 26% tổng tài sản. Doanh nghiệp phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho hơn 19 tỷ đồng. Halico đang có khoản nợ khoảng 20 tỷ đồng, giảm 10% so với năm tài chính trước đó. Các khoản nợ này đều là nợ ngắn hạn, chủ yếu là thuế và các khoản nộp Nhà nước, dự phòng phải trả. Công ty Rượu Hà Nội tiền thân là Nhà máy Rượu Hà Nội xây dựng từ năm 1898, là nhà máy sản xuất cồn rượu đầu tiên tại Việt Nam. Ở thời hoàng kim, nhà máy này chiếm đa số thị phần rượu phía Bắc, kết quả kinh doanh những năm trước 2010 cũng rất khả quan. Hãng thậm chí từng được đánh giá là một trong những doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng doanh thu nhanh nhất thị trường, với mức tăng bình quân 25%/năm. Tuy nhiên, bước ngoặt kinh doanh của công ty đến sau khi hoạt động buôn lậu rượu bị phanh phui với chuyến hàng rỗng xuất khẩu sang Lào ngày 12/9/2012 qua cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh). Kết quả là hàng loạt lãnh đạo công ty bị khởi tố hình sự và hoạt động kinh doanh lao dốc. Ban lãnh đạo công ty cũng từng thừa nhận một trong những nguyên nhân dẫn tới kết quả kinh doanh thua lỗ liên tục là do thị hiếu và yêu cầu của người tiêu dùng đối với mặt hàng rượu ngày càng khắt khe về chất lượng sản phẩm, hình ảnh, bao bì. Trong khi đó, hãng chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ các nhà sản xuất rượu trong và ngoài nước. Đặc biệt, các nhà sản xuất rượu cũng phải đối mặt với tình trạng trốn thuế, làm giả của các cơ sở tư nhân, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh, công bằng. Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân. Doanh thu nước ngoài của Viettel tăng trưởng hai chữ sốVới mức tăng hơn 20%, Viettel đã duy trì tốc độ tăng trưởng cao tại thị trường nước ngoài trong 7 năm liên tiếp, gấp 5 lần trung bình ngành trên thế giới. 38:2271 hôm qua Bất động sản An Gia bị phạt vì 'ém' thông tinCông ty Bất động sản An Gia bị Ủy ban Chứng khoán xử phạt 92,5 triệu đồng vì không công bố thông tin báo cáo tài chính của doanh nghiệp và vi phạm hành chính nhiều lần. 44:2649 hôm qua Bamboo Capital, BCG Land muốn thoái vốn tại 2 công ty bất động sảnNguồn tiền thu về từ việc thoái vốn sẽ được Bamboo Capital và BCG Land dùng để tập trung cho các hoạt động cốt lõi và xây dựng các dự án dang dở. 44:2667 hôm qua
HSBC: Mỹ, châu Âu sẽ nối nhau rơi vào suy thoái
Mỹ có thể rơi vào một cuộc suy thoái trong quý cuối năm nay, còn châu Âu được dự báo sẽ theo sau vào năm 2024.
CNBC đưa tin theo dự báo của HSBC Asset Management, Mỹ sẽ bước vào thời kỳ suy thoái trong quý cuối cùng của năm nay. Gã khổng lồ ngân hàng Anh cho rằng theo sau đó là một năm kinh tế suy yếu. Còn với châu Âu, suy thoái có thể xảy ra trong năm 2024. Theo ông Joseph Little - chiến lược gia trưởng toàn cầu tại HSBC Asset Management, các thị trường đang ở trong thời kỳ "suy thoái lợi nhuận nhẹ". Ông chỉ ra số vụ vỡ nợ doanh nghiệp đã bắt đầu gia tăng. "May mắn là chúng tôi tin rằng lạm phát sẽ nhanh chóng hạ nhiệt. Điều đó có thể tạo cơ hội cho các nhà hoạch định chính sách cắt giảm lãi suất", ông nói thêm. Bóng ma suy thoái đang rình rập Bất chấp giọng điệu diều hâu của các quan chức ngân hàng trung ương Mỹ, HSBC Asset Management tin rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất điều hành trong năm nay. Còn Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) và Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) có thể theo sau vào năm tới. Sau cuộc họp kéo dài hai ngày trong tháng này của FOMC - cơ quan hoạch định chính sách của Fed, các quan chức dự báo sẽ tiếp tục tăng lãi suất thêm 2 lần nữa trong năm nay, mỗi lần 0,25 điểm phần trăm. Lãi suất điều hành của ngân hàng trung ương Mỹ hiện được cố định trong khoảng 5-5,25%. Theo công cụ FedWatch của CME Group, các nhà đầu tư đang bi quan về kịch bản Fed cắt giảm lãi suất ngay trong năm nay. Khả năng Fed cắt giảm lãi suất điều hành về 4,75-5% đang được định giá chỉ 4,7%. Đa số nhà đầu tư (51,1%) nghiêng về khả năng lãi suất điều hành kết thúc năm ở mức 5,25-5,5%, tức Fed tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm thêm một lần nữa. Khả năng lãi suất điều hành ở mức 5-5,25% (mức hiện tại) và 5,5-5,75% được định giá lần lượt là 29,7% và 13,6%. Ông Little thừa nhận rằng các ngân hàng trung ương sẽ không thể cắt giảm lãi suất, nếu lạm phát vẫn còn cao hơn đáng kể so với mục tiêu. "Kịch bản suy thoái sắp tới sẽ giống với hồi đầu những năm 1990. Theo đó, chúng tôi nghiêng về khả năng GDP sụt giảm 1-2%", ông cho biết. Các thị trường đang quá lạc quan Ông Little cho rằng việc các nền kinh tế phương Tây rơi vào suy thoái sẽ dẫn tới một "tương lai khó khăn, u ám cho thị trường". "Đầu tiên, chúng ta đã thấy việc thắt chặt điều kiện tài chính một cách nhanh chóng đang gây ra sự suy yếu trong chu kỳ tín dụng. Hơn nữa, các thị trường dường như chưa tính đến một kịch bản bi quan của kinh tế thế giới", ông cảnh báo. "Chúng tôi tin rằng luồng tin tức trong 6 tháng tới sẽ rất xấu đối với thị trường, vốn đang đặt cược vào một 'cú tiếp đất nhẹ nhàng'", ông nói thêm. Chúng ta đã thấy việc thắt chặt điều kiện tài chính một cách nhanh chóng đang gây ra sự suy yếu trong chu kỳ tín dụng. Hơn nữa, các thị trường dường như chưa tính đến một kịch bản bi quan của kinh tế thế giới. Ông Joseph Little - chiến lược gia trưởng toàn cầu tại HSBC Asset Management Theo ông, ngay cả các cuộc suy thoái cũng là chưa đủ để xóa bỏ mọi áp lực lạm phát khỏi nền kinh tế. "Những nền kinh tế phát triển có thể đối mặt với hiện tượng lãi suất và lạm phát cùng tăng cao trong một thời gian", vị chuyên gia cho biết. Ở chiều ngược lại, ông chỉ ra nền kinh tế Trung Quốc đang phục hồi sau nhiều năm áp dụng các biện pháp chống dịch gắt gao. Theo dự báo của nhóm chuyên gia HSBC, khoản tiết kiệm hộ gia đình khổng lồ trong thời kỳ đại dịch sẽ vẫn hỗ trợ nhu cầu trong nước. Trong khi đó, lĩnh vực bất động sản của đất nước 1,4 tỷ dân đang bật tăng từ đáy, và các nỗ lực hỗ trợ tài chính của chính phủ sẽ thúc đẩy tăng trưởng việc làm. Trong tháng 5, chỉ số giá tiêu dùng tại Trung Quốc chỉ tăng 0,1%, đánh dấu mức thấp nhất trong vòng 2 năm. Lạm phát tương đối thấp đồng nghĩa với việc Trung Quốc vẫn còn nhiều dư địa để hỗ trợ tăng trưởng. "Tăng trưởng GDP sẽ dễ dàng vượt qua mục tiêu khiêm tốn 5% của Trung Quốc trong năm nay", ông Little bình luận. Cùng với Trung Quốc, vị chuyên gia tin rằng Ấn Độ cũng sẽ là động lực tăng trưởng vĩ mô chính của năm nay. Nền kinh tế này đang phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch nhờ chi tiêu tiêu dùng phục hồi và lĩnh vực dịch vụ phát triển mạnh mẽ. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Nghịch lý trong tham vọng giảm phụ thuộc vào USD của Trung QuốcNgân hàng do Trung Quốc và các nước BRICS thành lập từng được cho là sẽ định hình lại hệ thống tài chính toàn cầu. Nhưng giờ, nhà băng này đang có thể trở thành ngân hàng xác sống. 05:00 20/6/2023 Chuyên gia: Phố Wall đang ảo tưởngThị trường chứng khoán Mỹ tăng trưởng mạnh mẽ dù nền kinh tế đang đối mặt với nguy cơ suy thoái. Một số chuyên gia chỉ ra thị trường đang lạc quan thái quá. 07:00 20/6/2023
HSBC: Mỹ, châu Âu sẽ nối nhau rơi vào suy thoái Mỹ có thể rơi vào một cuộc suy thoái trong quý cuối năm nay, còn châu Âu được dự báo sẽ theo sau vào năm 2024. CNBC đưa tin theo dự báo của HSBC Asset Management, Mỹ sẽ bước vào thời kỳ suy thoái trong quý cuối cùng của năm nay. Gã khổng lồ ngân hàng Anh cho rằng theo sau đó là một năm kinh tế suy yếu. Còn với châu Âu, suy thoái có thể xảy ra trong năm 2024. Theo ông Joseph Little - chiến lược gia trưởng toàn cầu tại HSBC Asset Management, các thị trường đang ở trong thời kỳ "suy thoái lợi nhuận nhẹ". Ông chỉ ra số vụ vỡ nợ doanh nghiệp đã bắt đầu gia tăng. "May mắn là chúng tôi tin rằng lạm phát sẽ nhanh chóng hạ nhiệt. Điều đó có thể tạo cơ hội cho các nhà hoạch định chính sách cắt giảm lãi suất", ông nói thêm. Bóng ma suy thoái đang rình rập Bất chấp giọng điệu diều hâu của các quan chức ngân hàng trung ương Mỹ, HSBC Asset Management tin rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất điều hành trong năm nay. Còn Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) và Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) có thể theo sau vào năm tới. Sau cuộc họp kéo dài hai ngày trong tháng này của FOMC - cơ quan hoạch định chính sách của Fed, các quan chức dự báo sẽ tiếp tục tăng lãi suất thêm 2 lần nữa trong năm nay, mỗi lần 0,25 điểm phần trăm. Lãi suất điều hành của ngân hàng trung ương Mỹ hiện được cố định trong khoảng 5-5,25%. Theo công cụ FedWatch của CME Group, các nhà đầu tư đang bi quan về kịch bản Fed cắt giảm lãi suất ngay trong năm nay. Khả năng Fed cắt giảm lãi suất điều hành về 4,75-5% đang được định giá chỉ 4,7%. Đa số nhà đầu tư (51,1%) nghiêng về khả năng lãi suất điều hành kết thúc năm ở mức 5,25-5,5%, tức Fed tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm thêm một lần nữa. Khả năng lãi suất điều hành ở mức 5-5,25% (mức hiện tại) và 5,5-5,75% được định giá lần lượt là 29,7% và 13,6%. Ông Little thừa nhận rằng các ngân hàng trung ương sẽ không thể cắt giảm lãi suất, nếu lạm phát vẫn còn cao hơn đáng kể so với mục tiêu. "Kịch bản suy thoái sắp tới sẽ giống với hồi đầu những năm 1990. Theo đó, chúng tôi nghiêng về khả năng GDP sụt giảm 1-2%", ông cho biết. Các thị trường đang quá lạc quan Ông Little cho rằng việc các nền kinh tế phương Tây rơi vào suy thoái sẽ dẫn tới một "tương lai khó khăn, u ám cho thị trường". "Đầu tiên, chúng ta đã thấy việc thắt chặt điều kiện tài chính một cách nhanh chóng đang gây ra sự suy yếu trong chu kỳ tín dụng. Hơn nữa, các thị trường dường như chưa tính đến một kịch bản bi quan của kinh tế thế giới", ông cảnh báo. "Chúng tôi tin rằng luồng tin tức trong 6 tháng tới sẽ rất xấu đối với thị trường, vốn đang đặt cược vào một 'cú tiếp đất nhẹ nhàng'", ông nói thêm. Chúng ta đã thấy việc thắt chặt điều kiện tài chính một cách nhanh chóng đang gây ra sự suy yếu trong chu kỳ tín dụng. Hơn nữa, các thị trường dường như chưa tính đến một kịch bản bi quan của kinh tế thế giới. Ông Joseph Little - chiến lược gia trưởng toàn cầu tại HSBC Asset Management Theo ông, ngay cả các cuộc suy thoái cũng là chưa đủ để xóa bỏ mọi áp lực lạm phát khỏi nền kinh tế. "Những nền kinh tế phát triển có thể đối mặt với hiện tượng lãi suất và lạm phát cùng tăng cao trong một thời gian", vị chuyên gia cho biết. Ở chiều ngược lại, ông chỉ ra nền kinh tế Trung Quốc đang phục hồi sau nhiều năm áp dụng các biện pháp chống dịch gắt gao. Theo dự báo của nhóm chuyên gia HSBC, khoản tiết kiệm hộ gia đình khổng lồ trong thời kỳ đại dịch sẽ vẫn hỗ trợ nhu cầu trong nước. Trong khi đó, lĩnh vực bất động sản của đất nước 1,4 tỷ dân đang bật tăng từ đáy, và các nỗ lực hỗ trợ tài chính của chính phủ sẽ thúc đẩy tăng trưởng việc làm. Trong tháng 5, chỉ số giá tiêu dùng tại Trung Quốc chỉ tăng 0,1%, đánh dấu mức thấp nhất trong vòng 2 năm. Lạm phát tương đối thấp đồng nghĩa với việc Trung Quốc vẫn còn nhiều dư địa để hỗ trợ tăng trưởng. "Tăng trưởng GDP sẽ dễ dàng vượt qua mục tiêu khiêm tốn 5% của Trung Quốc trong năm nay", ông Little bình luận. Cùng với Trung Quốc, vị chuyên gia tin rằng Ấn Độ cũng sẽ là động lực tăng trưởng vĩ mô chính của năm nay. Nền kinh tế này đang phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch nhờ chi tiêu tiêu dùng phục hồi và lĩnh vực dịch vụ phát triển mạnh mẽ. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Nghịch lý trong tham vọng giảm phụ thuộc vào USD của Trung QuốcNgân hàng do Trung Quốc và các nước BRICS thành lập từng được cho là sẽ định hình lại hệ thống tài chính toàn cầu. Nhưng giờ, nhà băng này đang có thể trở thành ngân hàng xác sống. 05:00 20/6/2023 Chuyên gia: Phố Wall đang ảo tưởngThị trường chứng khoán Mỹ tăng trưởng mạnh mẽ dù nền kinh tế đang đối mặt với nguy cơ suy thoái. Một số chuyên gia chỉ ra thị trường đang lạc quan thái quá. 07:00 20/6/2023
PV Gas sắp đón chuyến tàu LNG đầu tiên về Việt Nam
Theo dự kiến, rạng sáng ngày 10/7, chuyến tàu nhập khẩu LNG đầu tiên về Việt Nam sẽ cập bến kho cảng Thị Vải, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Kho cảng LNG Thị Vải tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: PV Gas. Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV Gas) cho biết sẽ chính thức tiếp nhận chuyến tàu LNG (khí thiên nhiên hóa lỏng) đầu tiên về Việt Nam, đánh dấu cột mốc quan trọng trong khát vọng "chuyển đổi xanh" của doanh nghiệp. Theo kế hoạch, rạng sáng ngày 10/7, chuyến tàu nhập khẩu LNG đầu tiên về Việt Nam sẽ cập bến kho cảng Thị Vải, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong đó, gần 70.000 tấn LNG từ cảng Bontang (Indonesia) đến kho cảng LNG Thị Vải sẽ được chuyên chở trên tàu Maran Gas Achilles (quốc tịch Hy Lạp, dung tích chứa khoảng 174.000 m3). Tập đoàn năng lượng đa quốc gia Shell - nhà sản xuất và cung cấp LNG có uy tín và năng lực hàng đầu trên thế giới - là đơn vị được PV Gas lựa chọn để làm nhà cung cấp cho chuyến hàng lần này. Ông Trần Nhật Huy, Phó tổng giám đốc PV Gas, cho biết hiện nay đơn vị đã hoàn thành việc xây dựng cơ sở hạ tầng, sẵn sàng cho công tác xuất nhập khẩu và kinh doanh LNG với dự án kho cảng LNG Thị Vải tại Bà Rịa - Vũng Tàu sẵn sàng đưa vào sử dụng từ tháng 7. Theo kế hoạch của PV Gas, kho cảng LNG Thị Vải sẽ là mắt xích quan trọng trong việc cung cấp khí tái hóa, cùng với việc đầu tư kho cảng nhập khẩu LNG Sơn Mỹ với tổng công suất dự kiến lên đến 10 triệu tấn LNG/năm. Trong đó, PV Gas là đồng chủ sở hữu với tỷ lệ góp vốn chiếm đa số. Tổng công ty này cho biết cơ sở hạ tầng về LNG sẽ cơ bản đáp ứng nhu cầu năng lượng cho khu vực Nam Bộ trong tương lai. Kho LNG Thị Vải sẽ là kho LNG đầu tiên và có quy mô lớn nhất Việt Nam hiện nay với công suất giai đoạn đầu là 1 triệu tấn/năm. Hiện PV Gas đã có kế hoạch mở rộng khi lên 3-6 triệu tấn/năm. Tại thị trường Việt Nam, PV Gas là đơn vị đầu tiên và duy nhất đủ năng lực và được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LNG. PV Gas có chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc mớiDoanh nghiệp lớn nhất ngành khí đốt vừa thông qua việc bổ nhiệm hai Thành viên HĐQT là ông Nguyễn Thanh Bình lên giữ chức Chủ tịch HĐQT và ông Phạm Văn Phong làm Tổng giám đốc. 13:35 27/5/2023 Khí thiên nhiên hóa lỏng (Liquefied Natural Gas - LNG), có thành phần chủ yếu là CH4 - methane (chiếm khoảng 85-95%), trong suốt, không mùi và không màu, được sản xuất bằng cách làm lạnh sâu khí thiên nhiên ở nhiệt độ khoảng -162 độ C để chuyển sang thể lỏng. Khi chuyển sang trạng thái lỏng, thể tích của LNG giảm khoảng 600 lần so với dạng khí và có khối lượng riêng chỉ bằng 1/2 tỷ trọng của nước. LNG khi đốt cháy tạo ra ít hơn 40% lượng khí thải CO2 so với than đá và ít hơn 30% so với dầu mỏ; không thải ra muội, bụi và chỉ sinh ra một lượng không đáng kể khí SO2. Điều này khiến LNG trở thành nhiên liệu hóa thạch sạch nhất. Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế
PV Gas sắp đón chuyến tàu LNG đầu tiên về Việt Nam Theo dự kiến, rạng sáng ngày 10/7, chuyến tàu nhập khẩu LNG đầu tiên về Việt Nam sẽ cập bến kho cảng Thị Vải, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Kho cảng LNG Thị Vải tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: PV Gas. Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV Gas) cho biết sẽ chính thức tiếp nhận chuyến tàu LNG (khí thiên nhiên hóa lỏng) đầu tiên về Việt Nam, đánh dấu cột mốc quan trọng trong khát vọng "chuyển đổi xanh" của doanh nghiệp. Theo kế hoạch, rạng sáng ngày 10/7, chuyến tàu nhập khẩu LNG đầu tiên về Việt Nam sẽ cập bến kho cảng Thị Vải, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong đó, gần 70.000 tấn LNG từ cảng Bontang (Indonesia) đến kho cảng LNG Thị Vải sẽ được chuyên chở trên tàu Maran Gas Achilles (quốc tịch Hy Lạp, dung tích chứa khoảng 174.000 m3). Tập đoàn năng lượng đa quốc gia Shell - nhà sản xuất và cung cấp LNG có uy tín và năng lực hàng đầu trên thế giới - là đơn vị được PV Gas lựa chọn để làm nhà cung cấp cho chuyến hàng lần này. Ông Trần Nhật Huy, Phó tổng giám đốc PV Gas, cho biết hiện nay đơn vị đã hoàn thành việc xây dựng cơ sở hạ tầng, sẵn sàng cho công tác xuất nhập khẩu và kinh doanh LNG với dự án kho cảng LNG Thị Vải tại Bà Rịa - Vũng Tàu sẵn sàng đưa vào sử dụng từ tháng 7. Theo kế hoạch của PV Gas, kho cảng LNG Thị Vải sẽ là mắt xích quan trọng trong việc cung cấp khí tái hóa, cùng với việc đầu tư kho cảng nhập khẩu LNG Sơn Mỹ với tổng công suất dự kiến lên đến 10 triệu tấn LNG/năm. Trong đó, PV Gas là đồng chủ sở hữu với tỷ lệ góp vốn chiếm đa số. Tổng công ty này cho biết cơ sở hạ tầng về LNG sẽ cơ bản đáp ứng nhu cầu năng lượng cho khu vực Nam Bộ trong tương lai. Kho LNG Thị Vải sẽ là kho LNG đầu tiên và có quy mô lớn nhất Việt Nam hiện nay với công suất giai đoạn đầu là 1 triệu tấn/năm. Hiện PV Gas đã có kế hoạch mở rộng khi lên 3-6 triệu tấn/năm. Tại thị trường Việt Nam, PV Gas là đơn vị đầu tiên và duy nhất đủ năng lực và được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LNG. PV Gas có chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc mớiDoanh nghiệp lớn nhất ngành khí đốt vừa thông qua việc bổ nhiệm hai Thành viên HĐQT là ông Nguyễn Thanh Bình lên giữ chức Chủ tịch HĐQT và ông Phạm Văn Phong làm Tổng giám đốc. 13:35 27/5/2023 Khí thiên nhiên hóa lỏng (Liquefied Natural Gas - LNG), có thành phần chủ yếu là CH4 - methane (chiếm khoảng 85-95%), trong suốt, không mùi và không màu, được sản xuất bằng cách làm lạnh sâu khí thiên nhiên ở nhiệt độ khoảng -162 độ C để chuyển sang thể lỏng. Khi chuyển sang trạng thái lỏng, thể tích của LNG giảm khoảng 600 lần so với dạng khí và có khối lượng riêng chỉ bằng 1/2 tỷ trọng của nước. LNG khi đốt cháy tạo ra ít hơn 40% lượng khí thải CO2 so với than đá và ít hơn 30% so với dầu mỏ; không thải ra muội, bụi và chỉ sinh ra một lượng không đáng kể khí SO2. Điều này khiến LNG trở thành nhiên liệu hóa thạch sạch nhất. Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế
Thêm 2 ngân hàng tiếp tục giảm mạnh lãi suất tiền gửi
Hai ngân hàng này điều chỉnh hạ lãi suất tiết kiệm nhiều nhất 0,4 điểm % để xuống vùng dưới 7,5%/năm ở các kỳ hạn.
Ngân hàng Phương Đông vừa điều chỉnh hạ lãi suất huy động thêm 0,3 điểm % từ ngày 7/7. Ảnh: OCB. Cụ thể, ngân hàng OCB áp dụng biểu lãi suất mới kể từ ngày hôm nay (ngày 7/7) bằng việc giảm 0,3 điểm % đối với các kỳ hạn gửi từ 6 tháng trở lên. Theo đó, khách hàng gửi online, lãi suất kỳ hạn 6 tháng giảm từ 7,3%/năm xuống còn 7%/năm. Kỳ hạn 12 tháng giảm từ 7,6%/năm xuống còn 7,3%/năm, cũng là mức lãi suất cao nhất được ghi nhận tại nhà băng này. Với các kỳ hạn dài 18-36 tháng, lãi suất giảm xuống còn 7,1%/năm. Nhà băng này giữ nguyên lãi suất các kỳ hạn dưới 6 tháng là 4,6%/năm (1 tháng); 4,65%/năm (2 tháng); 4,75%/năm (3-5 tháng). Với hình thức gửi tại quầy, kỳ hạn 1-11 tháng, khách hàng nhận lãi suất thấp hơn 0,1-0,2 điểm % so với gửi online. Gửi kỳ hạn 12-36 tháng, nhận lãi suất bằng với hình thức gửi online. Tương tự OCB, ngân hàng BVBank cũng vừa ra thông báo điều chỉnh lãi suất tiết kiệm cho khách hàng cá nhân kể từ hôm nay. Trong đó, nhà băng này tiếp tục điều chỉnh giảm 0,1-0,4 điểm % tại các kỳ hạn 6 tháng trở lên. Cụ thể tại hình thức gửi online, lãi suất kỳ hạn gửi tiền 6 tháng giảm 0,1 điểm % từ 7,1%/năm xuống còn 7%/năm. Lãi suất cho kỳ hạn 12 tháng giảm 0,4 điểm % từ 7,7%/năm xuống còn 7,3%/năm. Ở kỳ hạn dài 36 tháng, lãi suất hạ 0,4%/năm từ 7,9%/năm xuống còn 7,5%/năm. Ở các kỳ hạn ngắn, khách hàng nhận mức lãi suất 4,6%/năm (1,2,4 tháng) và 4,7%/năm (3 và 5 tháng). Đối với các khách hàng gửi tiền tại BVBank theo hình thức tại quầy, lãi suất áp dụng thấp hơn 0,1-0,2 điểm %, tuỳ từng kỳ hạn. Trước đó vào ngày 6/7, VPBank cũng điều chỉnh giảm lãi suất huy động các kỳ hạn 1-36 tháng. Theo biểu lãi suất huy động online với tiền gửi dưới 1 tỷ đồng, lãi suất kỳ hạn 1-5 tháng giảm 0,2 điểm % từ 4,65%/năm xuống còn 4,45%/năm. Các kỳ hạn 6-13 tháng giảm mạnh về 6,7%/năm. Trước đó, lãi suất các kỳ hạn này được VPBank niêm yết từ 7,1-7,2%/năm; tương ứng mức giảm tới 0,5 điểm %. Trong khi đó, lãi suất huy động các kỳ hạn 15-36 tháng giảm 0,2 điểm % từ mức 6,3% xuống còn 6,1%/năm. Đối với tiền gửi tiết kiệm từ 1 tỷ đồng đến dưới 3 tỷ đồng, VPBank áp dụng mức lãi suất cao hơn 0,1 điểm % so với tiền gửi dưới 1 tỷ đồng. Cách tính lãi suất cũng được áp dụng tương tự đối với tiền gửi từ 3 tỷ đồng đến dưới 10 tỷ đồng, từ 10 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng và từ 50 tỷ đồng trở lên. Ngoài ra, nếu khách hàng gửi tại quầy, VPBank điều chỉnh giảm thêm 0,1-0,2 điểm % tuỳ từng kỳ hạn. Tính từ đầu tháng 7, một loạt ngân hàng đã thực hiện giảm lãi suất huy động gồm: TPBank, ABBank, Saigonbank, SHB, NamA Bank, Eximbank, LPBank, VPBank. Hiện các ngân hàng chịu chi trả lãi suất cao nhất cho kỳ hạn dài chỉ ở mức dưới 7,9%/năm. Cụ thể, ở kỳ hạn 6 tháng, một số nhà băng đang niêm yết lãi suất cao có thể kể tới như BacABank, VietBank (7,6%/năm); GPBank (7,55%/năm); ABBank, Eximbank (7,5%/năm); VietABank (7,4%/năm); NCB, PGBank, MSB (7,3%/năm); PVComBank, BVBank (7%/năm)... Còn ở kỳ hạn 12 tháng, khách hàng có thể lựa chọn gửi tại các nhà băng đang trả mức lãi suất cao như BacABank, GPBank (7,85%/năm); PVComBank, BVBank, NamABank, VietBank (7,7%/năm); ABBank, VietABank, NCB, Eximbank (7,6%/năm)... Hiện nhóm ngân hàng quốc doanh gồm Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank có lãi suất huy động cao nhất chỉ ở mức 6,3%/năm. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Thủ tướng chỉ đạo giảm lãi suất, nới điều kiện vay cho doanh nghiệpThủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu doanh nghiệp và ngân hàng cần lắng nghe, chia sẻ nhiều hơn, có trách nhiệm và cùng nhau gỡ khó khăn. 10:10 7/7/2023 722 công ty lớn nhất thế giới thu 1.000 tỷ USD lợi nhuận bất ngờTheo Oxfam và ActionAid, khoản lợi nhuận bất ngờ này đến từ giá năng lượng đắt đỏ và lãi suất tăng cao. 13:49 6/7/2023
Thêm 2 ngân hàng tiếp tục giảm mạnh lãi suất tiền gửi Hai ngân hàng này điều chỉnh hạ lãi suất tiết kiệm nhiều nhất 0,4 điểm % để xuống vùng dưới 7,5%/năm ở các kỳ hạn. Ngân hàng Phương Đông vừa điều chỉnh hạ lãi suất huy động thêm 0,3 điểm % từ ngày 7/7. Ảnh: OCB. Cụ thể, ngân hàng OCB áp dụng biểu lãi suất mới kể từ ngày hôm nay (ngày 7/7) bằng việc giảm 0,3 điểm % đối với các kỳ hạn gửi từ 6 tháng trở lên. Theo đó, khách hàng gửi online, lãi suất kỳ hạn 6 tháng giảm từ 7,3%/năm xuống còn 7%/năm. Kỳ hạn 12 tháng giảm từ 7,6%/năm xuống còn 7,3%/năm, cũng là mức lãi suất cao nhất được ghi nhận tại nhà băng này. Với các kỳ hạn dài 18-36 tháng, lãi suất giảm xuống còn 7,1%/năm. Nhà băng này giữ nguyên lãi suất các kỳ hạn dưới 6 tháng là 4,6%/năm (1 tháng); 4,65%/năm (2 tháng); 4,75%/năm (3-5 tháng). Với hình thức gửi tại quầy, kỳ hạn 1-11 tháng, khách hàng nhận lãi suất thấp hơn 0,1-0,2 điểm % so với gửi online. Gửi kỳ hạn 12-36 tháng, nhận lãi suất bằng với hình thức gửi online. Tương tự OCB, ngân hàng BVBank cũng vừa ra thông báo điều chỉnh lãi suất tiết kiệm cho khách hàng cá nhân kể từ hôm nay. Trong đó, nhà băng này tiếp tục điều chỉnh giảm 0,1-0,4 điểm % tại các kỳ hạn 6 tháng trở lên. Cụ thể tại hình thức gửi online, lãi suất kỳ hạn gửi tiền 6 tháng giảm 0,1 điểm % từ 7,1%/năm xuống còn 7%/năm. Lãi suất cho kỳ hạn 12 tháng giảm 0,4 điểm % từ 7,7%/năm xuống còn 7,3%/năm. Ở kỳ hạn dài 36 tháng, lãi suất hạ 0,4%/năm từ 7,9%/năm xuống còn 7,5%/năm. Ở các kỳ hạn ngắn, khách hàng nhận mức lãi suất 4,6%/năm (1,2,4 tháng) và 4,7%/năm (3 và 5 tháng). Đối với các khách hàng gửi tiền tại BVBank theo hình thức tại quầy, lãi suất áp dụng thấp hơn 0,1-0,2 điểm %, tuỳ từng kỳ hạn. Trước đó vào ngày 6/7, VPBank cũng điều chỉnh giảm lãi suất huy động các kỳ hạn 1-36 tháng. Theo biểu lãi suất huy động online với tiền gửi dưới 1 tỷ đồng, lãi suất kỳ hạn 1-5 tháng giảm 0,2 điểm % từ 4,65%/năm xuống còn 4,45%/năm. Các kỳ hạn 6-13 tháng giảm mạnh về 6,7%/năm. Trước đó, lãi suất các kỳ hạn này được VPBank niêm yết từ 7,1-7,2%/năm; tương ứng mức giảm tới 0,5 điểm %. Trong khi đó, lãi suất huy động các kỳ hạn 15-36 tháng giảm 0,2 điểm % từ mức 6,3% xuống còn 6,1%/năm. Đối với tiền gửi tiết kiệm từ 1 tỷ đồng đến dưới 3 tỷ đồng, VPBank áp dụng mức lãi suất cao hơn 0,1 điểm % so với tiền gửi dưới 1 tỷ đồng. Cách tính lãi suất cũng được áp dụng tương tự đối với tiền gửi từ 3 tỷ đồng đến dưới 10 tỷ đồng, từ 10 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng và từ 50 tỷ đồng trở lên. Ngoài ra, nếu khách hàng gửi tại quầy, VPBank điều chỉnh giảm thêm 0,1-0,2 điểm % tuỳ từng kỳ hạn. Tính từ đầu tháng 7, một loạt ngân hàng đã thực hiện giảm lãi suất huy động gồm: TPBank, ABBank, Saigonbank, SHB, NamA Bank, Eximbank, LPBank, VPBank. Hiện các ngân hàng chịu chi trả lãi suất cao nhất cho kỳ hạn dài chỉ ở mức dưới 7,9%/năm. Cụ thể, ở kỳ hạn 6 tháng, một số nhà băng đang niêm yết lãi suất cao có thể kể tới như BacABank, VietBank (7,6%/năm); GPBank (7,55%/năm); ABBank, Eximbank (7,5%/năm); VietABank (7,4%/năm); NCB, PGBank, MSB (7,3%/năm); PVComBank, BVBank (7%/năm)... Còn ở kỳ hạn 12 tháng, khách hàng có thể lựa chọn gửi tại các nhà băng đang trả mức lãi suất cao như BacABank, GPBank (7,85%/năm); PVComBank, BVBank, NamABank, VietBank (7,7%/năm); ABBank, VietABank, NCB, Eximbank (7,6%/năm)... Hiện nhóm ngân hàng quốc doanh gồm Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank có lãi suất huy động cao nhất chỉ ở mức 6,3%/năm. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Thủ tướng chỉ đạo giảm lãi suất, nới điều kiện vay cho doanh nghiệpThủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu doanh nghiệp và ngân hàng cần lắng nghe, chia sẻ nhiều hơn, có trách nhiệm và cùng nhau gỡ khó khăn. 10:10 7/7/2023 722 công ty lớn nhất thế giới thu 1.000 tỷ USD lợi nhuận bất ngờTheo Oxfam và ActionAid, khoản lợi nhuận bất ngờ này đến từ giá năng lượng đắt đỏ và lãi suất tăng cao. 13:49 6/7/2023
Chứng khoán lên mức cao nhất 4 tháng
Dòng tiền luân chuyển đều sang các nhóm cổ phiếu ngân hàng, bất động sản, chứng khoán đã giúp VN-Index dễ dàng vượt ngưỡng 1.100 điểm sau 4 tháng thử thách.
Tâm lý tích cực đang bao phủ trên thị trường chứng khoán, dòng tiền dịch chuyển liên tục giữa các nhóm cổ phiếu đang giúp các chỉ số niêm yết đi lên mạnh mẽ và lấy lại các mốc đã mất. Sau nhiều lần thử thách thất bại, VN-Index trong phiên giao dịch 6/6 đã chính thức tái lập mốc trên 1.100 điểm kể từ sau ngày 31/1 đến nay, trở thành mức cao nhất trong 4 tháng gần đây. Cụ thể, chỉ số đại diện sàn HoSE ghi nhận mức tăng 10,49 điểm (+0,96%) trong ngày để đứng tại 1.108,31 điểm. Bộ chỉ số HNX-Index cũng trong sắc xanh tăng 2,16 điểm (+0,95%) lên 228,72 điểm. VN-Index chạm lại mốc 1.100 điểm sau 4 tháng. Đồ thị: TradingView. Đóng góp quan trọng nhất vào đà đi lên mạnh mẽ vẫn là các cổ phiếu vốn hóa lớn. Trong đó, rổ chỉ số VN30 ghi nhận mức tăng mạnh 11,24 điểm (+1,03%) với 24/30 mã tăng giá trong ngày. Nhóm cổ phiếu Vingroup có đóng góp lớn nhất khi VHM của Vinhomes tăng vọt 2,4% lên 55.000 đồng. Bên cạnh đó là VIC của Vingroup tăng 2,1% đạt 53.200 đồng và VRE của Vincom đi lên 0,9% ở mức 27.350 đồng. Một số cổ phiếu ngân hàng tiếp tục là một trong những "đầu kéo" chỉ số quan trọng trong những phiên gần đây. Phiên 6/6 ghi nhận VCB của Vietcombank tăng 1% để lập đỉnh lịch sử 99.000 đồng. Bên cạnh đó là MBB tăng vọt 3,3% đạt 20.450 đồng hay TCB của Techcombank có thêm 2,5% giá trị đứng tại 32.700 đồng. Cổ phiếu ngành chứng khoán dậy sóng với đầu tàu là VND của VNDirect trở thành mã hút được dòng tiền lớn nhất, đẩy thị giá lên mức biên độ cao nhất 19.300 đồng và vẫn còn dư mua hơn 1 triệu đơn vị khác. Cổ phiếu SSI nhảy mạnh 4,4% đạt 25.150 đồng, các mã khác tăng phổ biến quanh mức 3%. Nhóm bất động sản và xây dựng tràn ngập trong sắc xanh trong phiên, trong đó đáng chú ý là QCG của Quốc Cường Gia Lai tăng trần phiên thứ 8 lên 8.680 đồng sau thông tin thắng kiện vụ Phước Kiển. Ngoài ra còn có NRC, CRE, DLG cũng trong sắc tím. Top cổ phiếu có tác động lớn nhất. Nguồn: FireAnt. Diễn biến xấu trong ngày thị trường lập đỉnh trở lại là nhóm cổ phiếu bán lẻ. Trong đó, MSN của Masan giảm 0,7% về 73.600 đồng, cổ phiếu đại gia trang sức PNJ mất 1,2% giá trị xuống 72.800 đồng, nhà bán lẻ xăng dầu PLX mất 0,5% giá trị. Nhóm sản xuất điện có POW của PV Power và TMP của Thủy điện Thác Mơ cũng trong sắc đỏ. Dòng tiền tham gia kéo cổ phiếu vốn hóa lớn do đó vẫn không quá sôi động, với tổng giá trị giao dịch đạt 18.664 tỷ đồng. Trong đó thanh khoản sàn HoSE chiếm 15.642 tỷ đồng, giảm hơn 10% so với hôm qua. Độ rộng thị trường vẫn nghiêng hẳn về bên mua khi có tổng cộng 566 mã tăng giá trong phiên, ngược lại chỉ có 296 mã giảm giá và 188 mã đi ngang quanh tham chiếu. Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài theo đó cũng bớt tiêu cực lại khi quay lại xu thế mua ròng nhẹ gần 22 tỷ đồng trên các sàn. Khối ngoại tập trung mua cổ phiếu ngành chứng khoán như SSI, VND và ngược lại bán mạnh VNM của Vinamilk. Nhà đầu tư lại đổ xô mở tài khoản chứng khoánLượng tài khoản mở mới trong tháng 7 đã quay lại mốc trên 100.000 đơn vị sau 7 tháng suy giảm, qua đó giúp thị trường chứng khoán có thể khởi sắc. 10:23 6/6/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Chứng khoán lên mức cao nhất 4 tháng Dòng tiền luân chuyển đều sang các nhóm cổ phiếu ngân hàng, bất động sản, chứng khoán đã giúp VN-Index dễ dàng vượt ngưỡng 1.100 điểm sau 4 tháng thử thách. Tâm lý tích cực đang bao phủ trên thị trường chứng khoán, dòng tiền dịch chuyển liên tục giữa các nhóm cổ phiếu đang giúp các chỉ số niêm yết đi lên mạnh mẽ và lấy lại các mốc đã mất. Sau nhiều lần thử thách thất bại, VN-Index trong phiên giao dịch 6/6 đã chính thức tái lập mốc trên 1.100 điểm kể từ sau ngày 31/1 đến nay, trở thành mức cao nhất trong 4 tháng gần đây. Cụ thể, chỉ số đại diện sàn HoSE ghi nhận mức tăng 10,49 điểm (+0,96%) trong ngày để đứng tại 1.108,31 điểm. Bộ chỉ số HNX-Index cũng trong sắc xanh tăng 2,16 điểm (+0,95%) lên 228,72 điểm. VN-Index chạm lại mốc 1.100 điểm sau 4 tháng. Đồ thị: TradingView. Đóng góp quan trọng nhất vào đà đi lên mạnh mẽ vẫn là các cổ phiếu vốn hóa lớn. Trong đó, rổ chỉ số VN30 ghi nhận mức tăng mạnh 11,24 điểm (+1,03%) với 24/30 mã tăng giá trong ngày. Nhóm cổ phiếu Vingroup có đóng góp lớn nhất khi VHM của Vinhomes tăng vọt 2,4% lên 55.000 đồng. Bên cạnh đó là VIC của Vingroup tăng 2,1% đạt 53.200 đồng và VRE của Vincom đi lên 0,9% ở mức 27.350 đồng. Một số cổ phiếu ngân hàng tiếp tục là một trong những "đầu kéo" chỉ số quan trọng trong những phiên gần đây. Phiên 6/6 ghi nhận VCB của Vietcombank tăng 1% để lập đỉnh lịch sử 99.000 đồng. Bên cạnh đó là MBB tăng vọt 3,3% đạt 20.450 đồng hay TCB của Techcombank có thêm 2,5% giá trị đứng tại 32.700 đồng. Cổ phiếu ngành chứng khoán dậy sóng với đầu tàu là VND của VNDirect trở thành mã hút được dòng tiền lớn nhất, đẩy thị giá lên mức biên độ cao nhất 19.300 đồng và vẫn còn dư mua hơn 1 triệu đơn vị khác. Cổ phiếu SSI nhảy mạnh 4,4% đạt 25.150 đồng, các mã khác tăng phổ biến quanh mức 3%. Nhóm bất động sản và xây dựng tràn ngập trong sắc xanh trong phiên, trong đó đáng chú ý là QCG của Quốc Cường Gia Lai tăng trần phiên thứ 8 lên 8.680 đồng sau thông tin thắng kiện vụ Phước Kiển. Ngoài ra còn có NRC, CRE, DLG cũng trong sắc tím. Top cổ phiếu có tác động lớn nhất. Nguồn: FireAnt. Diễn biến xấu trong ngày thị trường lập đỉnh trở lại là nhóm cổ phiếu bán lẻ. Trong đó, MSN của Masan giảm 0,7% về 73.600 đồng, cổ phiếu đại gia trang sức PNJ mất 1,2% giá trị xuống 72.800 đồng, nhà bán lẻ xăng dầu PLX mất 0,5% giá trị. Nhóm sản xuất điện có POW của PV Power và TMP của Thủy điện Thác Mơ cũng trong sắc đỏ. Dòng tiền tham gia kéo cổ phiếu vốn hóa lớn do đó vẫn không quá sôi động, với tổng giá trị giao dịch đạt 18.664 tỷ đồng. Trong đó thanh khoản sàn HoSE chiếm 15.642 tỷ đồng, giảm hơn 10% so với hôm qua. Độ rộng thị trường vẫn nghiêng hẳn về bên mua khi có tổng cộng 566 mã tăng giá trong phiên, ngược lại chỉ có 296 mã giảm giá và 188 mã đi ngang quanh tham chiếu. Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài theo đó cũng bớt tiêu cực lại khi quay lại xu thế mua ròng nhẹ gần 22 tỷ đồng trên các sàn. Khối ngoại tập trung mua cổ phiếu ngành chứng khoán như SSI, VND và ngược lại bán mạnh VNM của Vinamilk. Nhà đầu tư lại đổ xô mở tài khoản chứng khoánLượng tài khoản mở mới trong tháng 7 đã quay lại mốc trên 100.000 đơn vị sau 7 tháng suy giảm, qua đó giúp thị trường chứng khoán có thể khởi sắc. 10:23 6/6/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Giá vàng trong nước vẫn yếu
Giá vàng thế giới suy yếu do tâm lý của các nhà đầu tư tham gia thị trường đã tác động tới giá vàng trong nước khiến mặt hàng kim loại quý trầm lắng trong phiên giao dịch sáng nay.
Mặt hàng vàng trong nước ghi nhận biến động trầm lắng trong phiên giao dịch hôm nay (13/6). Ảnh: Chí Hùng. Trên thế giới, giá vàng giao ngay giảm nhẹ trong bối cảnh thị trường chờ Mỹ công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Theo đó, CPI tháng 5 được kỳ vọng sẽ tăng 0,2 điểm % và CPI tính theo năm tăng 4,1 điểm %. Ngoài ra, lạm phát cơ bản của Mỹ được dự báo sẽ giảm 0,2 điểm % để ở mức 5,3%. Những chỉ số trên giúp nhà đầu tư suy đoán rằng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ tạm dừng việc tăng lãi suất trong tháng 6; nhưng còn bỏ ngỏ việc tăng 0,25 điểm % lãi suất vào tháng 7. Thị trường cũng đang chờ đợi các quyết định chính sách tiền tệ từ Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB); Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) và Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) trong một vài tuần tới về vấn đề điều chỉnh lãi suất. Phản ứng trước những thông tin trên, đồng bạc xanh của Mỹ tăng giá trên diện rộng, lãi suất trái phiếu Mỹ bật lên mốc 3,77%/năm kích thích giới đầu cơ nắm giữ USD và mua trái phiếu. Điều này dẫn đến tiền chảy vào vàng bị ít đi. Cũng trong sáng nay, giá dầu thô đã xuống còn 67,7 USD/thùng khiến giá vàng gánh thêm sức ép buộc phải suy yếu. Hiện giá vàng giao ngay đang giao dịch quanh vùng 1.956 USD/ounce, giảm 9 USD so với mức giá cao nhất được ghi nhận vào đêm qua. Quy đổi ra tiền Việt, chưa bao gồm thuế phí, giá vàng thế giới tương đương 55,8 triệu đồng/lượng. Sức ép suy yếu của giá vàng thế giới đã ghì giá vàng trong nước từ đầu tuần, kéo sang cả phiên giao dịch sáng nay. Cụ thể, các mặt hàng vàng miếng trong nước đều giữ xu hướng trầm lắng. Đặc biệt, giá vàng nhẫn 9999 chạy rất sát biến động của giá vàng thế giới hiện ghi nhận sụt giảm nhẹ về vùng 56,5 triệu đồng/lượng. Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch sáng nay (13/6), Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng miếng SJC ở mức 66,55-67,12 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), đi ngang ở cả hai chiều so với chốt phiên hôm qua (12/6). Biến động ngược lại, giá vàng nhẫn SJC loại 99,99 hiện được niêm yết ở 55,6 triệu/lượng (mua) và 56,55 triệu đồng (bán); cùng giảm 50.000 đồng ở cả chiều mua và bán. Cũng trong sáng nay, Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) ghi nhận giá vàng miếng trầm lắng, hiện giao dịch ở mức 66,45-67 triệu/lượng, giữ nguyên ở chiều bán và chiều mua so với cuối ngày hôm qua. Với sản phẩm vàng nhẫn tròn trơn, giá niêm yết của PNJ hiện ở mức 55,6-56,6 triệu/lượng, tiếp tục đi ngang so với ngày hôm qua. Tại Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, giá vàng miếng hiện phổ biến giao dịch ở mức 66,45-67,05 triệu/lượng; trong khi Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu đưa ra mức giá 66,52-67,08 triệu/lượng với mặt hàng này, đều không đổi so với chốt phiên 12/6. Vùng 56,4 triệu/lượng là vùng giá được các doanh nghiệp vàng phổ biến niêm yết với mặt hàng vàng nhẫn sáng nay. Trong đó, Tập đoàn Phú Quý đưa ra mức 55,55-56,45 triệu/lượng cho vàng nhẫn tròn trơn 24K 99,99, đi ngang cả hai chiều; giá vàng Rồng Thăng Long tại Bảo Tín Minh Châu hiện phổ biến ở 55,58-56,43 triệu/lượng tăng 10.000 đồng cả hai chiều; DOJI chấp nhận giao dịch tại vùng 55,05-56,2 triệu/lượng, giảm 150.000 đồng ở chiều mua và 50.000 đồng ở chiều bán. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Quốc gia hạnh phúc nhất thế giới âm thầm đào Bitcoin trong nhiều nămVương quốc ở Nam Á hy vọng trở thành quốc gia thứ hai trên thế giới vận hành mỏ tiền điện tử thuộc sở hữu nhà nước. 19:57 12/6/2023 Chủ chuỗi Gogi, Kichi Kichi đặt kế hoạch lợi nhuận giảm 75%Trong tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông, Golden Gate dự kiến chi trả cổ tức cho cổ đông với mức 25.700 đồng/cổ phiếu và đặt kế hoạch lợi nhuận năm nay giảm tới 75%. 19:00 12/6/2023
Giá vàng trong nước vẫn yếu Giá vàng thế giới suy yếu do tâm lý của các nhà đầu tư tham gia thị trường đã tác động tới giá vàng trong nước khiến mặt hàng kim loại quý trầm lắng trong phiên giao dịch sáng nay. Mặt hàng vàng trong nước ghi nhận biến động trầm lắng trong phiên giao dịch hôm nay (13/6). Ảnh: Chí Hùng. Trên thế giới, giá vàng giao ngay giảm nhẹ trong bối cảnh thị trường chờ Mỹ công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Theo đó, CPI tháng 5 được kỳ vọng sẽ tăng 0,2 điểm % và CPI tính theo năm tăng 4,1 điểm %. Ngoài ra, lạm phát cơ bản của Mỹ được dự báo sẽ giảm 0,2 điểm % để ở mức 5,3%. Những chỉ số trên giúp nhà đầu tư suy đoán rằng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ tạm dừng việc tăng lãi suất trong tháng 6; nhưng còn bỏ ngỏ việc tăng 0,25 điểm % lãi suất vào tháng 7. Thị trường cũng đang chờ đợi các quyết định chính sách tiền tệ từ Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB); Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) và Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) trong một vài tuần tới về vấn đề điều chỉnh lãi suất. Phản ứng trước những thông tin trên, đồng bạc xanh của Mỹ tăng giá trên diện rộng, lãi suất trái phiếu Mỹ bật lên mốc 3,77%/năm kích thích giới đầu cơ nắm giữ USD và mua trái phiếu. Điều này dẫn đến tiền chảy vào vàng bị ít đi. Cũng trong sáng nay, giá dầu thô đã xuống còn 67,7 USD/thùng khiến giá vàng gánh thêm sức ép buộc phải suy yếu. Hiện giá vàng giao ngay đang giao dịch quanh vùng 1.956 USD/ounce, giảm 9 USD so với mức giá cao nhất được ghi nhận vào đêm qua. Quy đổi ra tiền Việt, chưa bao gồm thuế phí, giá vàng thế giới tương đương 55,8 triệu đồng/lượng. Sức ép suy yếu của giá vàng thế giới đã ghì giá vàng trong nước từ đầu tuần, kéo sang cả phiên giao dịch sáng nay. Cụ thể, các mặt hàng vàng miếng trong nước đều giữ xu hướng trầm lắng. Đặc biệt, giá vàng nhẫn 9999 chạy rất sát biến động của giá vàng thế giới hiện ghi nhận sụt giảm nhẹ về vùng 56,5 triệu đồng/lượng. Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch sáng nay (13/6), Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng miếng SJC ở mức 66,55-67,12 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), đi ngang ở cả hai chiều so với chốt phiên hôm qua (12/6). Biến động ngược lại, giá vàng nhẫn SJC loại 99,99 hiện được niêm yết ở 55,6 triệu/lượng (mua) và 56,55 triệu đồng (bán); cùng giảm 50.000 đồng ở cả chiều mua và bán. Cũng trong sáng nay, Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) ghi nhận giá vàng miếng trầm lắng, hiện giao dịch ở mức 66,45-67 triệu/lượng, giữ nguyên ở chiều bán và chiều mua so với cuối ngày hôm qua. Với sản phẩm vàng nhẫn tròn trơn, giá niêm yết của PNJ hiện ở mức 55,6-56,6 triệu/lượng, tiếp tục đi ngang so với ngày hôm qua. Tại Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, giá vàng miếng hiện phổ biến giao dịch ở mức 66,45-67,05 triệu/lượng; trong khi Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu đưa ra mức giá 66,52-67,08 triệu/lượng với mặt hàng này, đều không đổi so với chốt phiên 12/6. Vùng 56,4 triệu/lượng là vùng giá được các doanh nghiệp vàng phổ biến niêm yết với mặt hàng vàng nhẫn sáng nay. Trong đó, Tập đoàn Phú Quý đưa ra mức 55,55-56,45 triệu/lượng cho vàng nhẫn tròn trơn 24K 99,99, đi ngang cả hai chiều; giá vàng Rồng Thăng Long tại Bảo Tín Minh Châu hiện phổ biến ở 55,58-56,43 triệu/lượng tăng 10.000 đồng cả hai chiều; DOJI chấp nhận giao dịch tại vùng 55,05-56,2 triệu/lượng, giảm 150.000 đồng ở chiều mua và 50.000 đồng ở chiều bán. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Quốc gia hạnh phúc nhất thế giới âm thầm đào Bitcoin trong nhiều nămVương quốc ở Nam Á hy vọng trở thành quốc gia thứ hai trên thế giới vận hành mỏ tiền điện tử thuộc sở hữu nhà nước. 19:57 12/6/2023 Chủ chuỗi Gogi, Kichi Kichi đặt kế hoạch lợi nhuận giảm 75%Trong tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông, Golden Gate dự kiến chi trả cổ tức cho cổ đông với mức 25.700 đồng/cổ phiếu và đặt kế hoạch lợi nhuận năm nay giảm tới 75%. 19:00 12/6/2023
Năng lượng Trung Nam lùi ngày đáo hạn hơn 1.500 tỷ đồng trái phiếu
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa công bố thông tin liên quan đến việc Năng lượng Trung Nam gia hạn thanh toán gốc và lãi cho lô trái phiếu TRECB2223001.
Mới đây, Công ty Cổ phần Năng lượng Tái tạo Trung Nam - Năng lượng Trung Nam (TNRE) đã có văn bản gửi HNX nhằm công bố thông tin bất thường về việc chậm thanh toán gốc, lãi trái phiếu mã TRECB2223001. Theo đó, công ty gia hạn thời gian trả gốc và lãi lô trái phiếu TRECB2223001 tổng trị giá 1.586 tỷ đồng từ ngày 30/6 đến ngày 4/8. Trong đó, 1.500 tỷ đồng là gốc trái phiếu và 86 tỷ đồng là tiền lãi. Lý do được Năng lượng Trung Nam đưa ra cho việc chậm đáo hạn đến gần 2 tháng là các nhà máy điện thuộc sở hữu của doanh nghiệp này mới COD cuối năm 2021 và vẫn trong giai đoạn cân chỉnh nên chưa vận hành tối đa công suất thiết kế. Cùng với đó, ảnh hưởng chung của điều kiện khí hậu cả nước, tốc độ gió thực tế trong năm 2022 thấp hơn mức trung bình dự kiến, khiến cho doanh thu các dự án điện gió không đạt theo kế hoạch. Đồng thời, tình hình lãi suất tăng cao, làm giảm dòng tiền ròng của các công ty dự án thuộc sở hữu Năng lượng Trung Nam. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chậm thanh toán tiền điện cho các dự án điện thuộc doanh nghiệp này. Cũng theo đó, Năng lượng Trung Nam cho biết kế hoạch thanh toán gốc, lãi đã đạt thỏa thuận với trái chủ nên sẽ hoãn ngày đáo hạn. Được biết, lô trái phiếu mã TRECB2223001 của Năng lượng Trung Nam được phát hành và hoàn tất chào bán trong ngày 30/6/2022, có kỳ hạn 12 tháng, lãi suất 11,5%/năm. Khối lượng phát hành là 15 triệu trái phiếu, mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu. Tổ chức lưu ký cho lô trái phiếu này là Chứng khoán VNDirect. Ngoài lô trái phiếu này, Năng lượng Trung Nam còn đang có trách nhiệm với một lô trái phiếu khác có mã TRECH2224002 có giá trị phát hành 500 tỷ đồng, được phát hành vào ngày 29/8/2022 (chỉ 2 tháng sau khi phát hành mã TRECB2223001). Lô trái phiếu này sẽ đáo hạn vào ngày 29/8/2024. Năng lượng Trung Nam hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất điện và năng lượng tái tạo, là thành viên thuộc CTCP Đầu tư Xây dựng Trung Nam (Trung Nam Group). Loạt doanh nghiệp khác nằm trong hệ sinh thái của Trung Nam Group cũng đang ghi nhận dư nợ trái phiếu lên đến hàng nghìn tỷ đồng, như CTCP Điện gió Trung Nam Đắk Lắk 1 (9.798 tỷ đồng), Công ty TNHH Điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam (4.944 tỷ đồng), CTCP Điện mặt trời Trung Nam (2.290 tỷ đồng), CTCP Năng lượng tái tạo Trung Nam (9.271 tỷ đồng)... Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế Thêm 5 triệu cổ phiếu của công ty Shark Thủy bị bán giải chấpChứng khoán Bảo Việt đã bán tiếp khoảng 5 triệu cổ phiếu Apax Holdings. Sau giao dịch, Egroup giảm lượng sở hữu còn gần 19,7 triệu cổ phiếu IBC, tương ứng tỷ lệ 23,7% vốn. 19:08 6/7/2023 Khó khăn tài chính, EVN nợ PV Power gần 13.000 tỷ đồngTổng giám đốc PVN yêu cầu rà soát lại hợp đồng giữa các bên, đồng thời hỗ trợ PV Power về công tác cân đối dòng tiền trong lúc khó khăn. 17:37 6/7/2023
Năng lượng Trung Nam lùi ngày đáo hạn hơn 1.500 tỷ đồng trái phiếu Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa công bố thông tin liên quan đến việc Năng lượng Trung Nam gia hạn thanh toán gốc và lãi cho lô trái phiếu TRECB2223001. Mới đây, Công ty Cổ phần Năng lượng Tái tạo Trung Nam - Năng lượng Trung Nam (TNRE) đã có văn bản gửi HNX nhằm công bố thông tin bất thường về việc chậm thanh toán gốc, lãi trái phiếu mã TRECB2223001. Theo đó, công ty gia hạn thời gian trả gốc và lãi lô trái phiếu TRECB2223001 tổng trị giá 1.586 tỷ đồng từ ngày 30/6 đến ngày 4/8. Trong đó, 1.500 tỷ đồng là gốc trái phiếu và 86 tỷ đồng là tiền lãi. Lý do được Năng lượng Trung Nam đưa ra cho việc chậm đáo hạn đến gần 2 tháng là các nhà máy điện thuộc sở hữu của doanh nghiệp này mới COD cuối năm 2021 và vẫn trong giai đoạn cân chỉnh nên chưa vận hành tối đa công suất thiết kế. Cùng với đó, ảnh hưởng chung của điều kiện khí hậu cả nước, tốc độ gió thực tế trong năm 2022 thấp hơn mức trung bình dự kiến, khiến cho doanh thu các dự án điện gió không đạt theo kế hoạch. Đồng thời, tình hình lãi suất tăng cao, làm giảm dòng tiền ròng của các công ty dự án thuộc sở hữu Năng lượng Trung Nam. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chậm thanh toán tiền điện cho các dự án điện thuộc doanh nghiệp này. Cũng theo đó, Năng lượng Trung Nam cho biết kế hoạch thanh toán gốc, lãi đã đạt thỏa thuận với trái chủ nên sẽ hoãn ngày đáo hạn. Được biết, lô trái phiếu mã TRECB2223001 của Năng lượng Trung Nam được phát hành và hoàn tất chào bán trong ngày 30/6/2022, có kỳ hạn 12 tháng, lãi suất 11,5%/năm. Khối lượng phát hành là 15 triệu trái phiếu, mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu. Tổ chức lưu ký cho lô trái phiếu này là Chứng khoán VNDirect. Ngoài lô trái phiếu này, Năng lượng Trung Nam còn đang có trách nhiệm với một lô trái phiếu khác có mã TRECH2224002 có giá trị phát hành 500 tỷ đồng, được phát hành vào ngày 29/8/2022 (chỉ 2 tháng sau khi phát hành mã TRECB2223001). Lô trái phiếu này sẽ đáo hạn vào ngày 29/8/2024. Năng lượng Trung Nam hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất điện và năng lượng tái tạo, là thành viên thuộc CTCP Đầu tư Xây dựng Trung Nam (Trung Nam Group). Loạt doanh nghiệp khác nằm trong hệ sinh thái của Trung Nam Group cũng đang ghi nhận dư nợ trái phiếu lên đến hàng nghìn tỷ đồng, như CTCP Điện gió Trung Nam Đắk Lắk 1 (9.798 tỷ đồng), Công ty TNHH Điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam (4.944 tỷ đồng), CTCP Điện mặt trời Trung Nam (2.290 tỷ đồng), CTCP Năng lượng tái tạo Trung Nam (9.271 tỷ đồng)... Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế Thêm 5 triệu cổ phiếu của công ty Shark Thủy bị bán giải chấpChứng khoán Bảo Việt đã bán tiếp khoảng 5 triệu cổ phiếu Apax Holdings. Sau giao dịch, Egroup giảm lượng sở hữu còn gần 19,7 triệu cổ phiếu IBC, tương ứng tỷ lệ 23,7% vốn. 19:08 6/7/2023 Khó khăn tài chính, EVN nợ PV Power gần 13.000 tỷ đồngTổng giám đốc PVN yêu cầu rà soát lại hợp đồng giữa các bên, đồng thời hỗ trợ PV Power về công tác cân đối dòng tiền trong lúc khó khăn. 17:37 6/7/2023
NHNN yêu cầu đẩy mạnh thanh toán không tiền mặt
NHNN đề nghị các ngân hàng phối hợp với siêu thị, nhà hàng, đơn vị cung ứng điện, nước... triển khai chương trình khuyến mãi cho khách thanh toán theo hình thức này.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan đẩy mạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt. Theo đó, NHNN đề nghị các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tiếp tục nghiên cứu, áp dụng các chương trình, chính sách ưu đãi về phí dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán đối với khách hàng, trong đó ưu tiên miễn phí duy trì tài khoản, phí rút tiền mặt đối với các khách hàng thuộc nhóm đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội. Cùng với đó, tích cực hưởng ứng và chủ động triển khai các hoạt động thiết thực trong khuôn khổ Chương trình Ngày không tiền mặt năm 2023 thông qua các chương trình ưu đãi, chính sách khuyến mại phù hợp trong thời gian diễn ra sự kiện (trong tháng 6 và đỉnh điểm vào Ngày không tiền mặt 16/6). Các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nghiên cứu, áp dụng chính sách ưu đãi hợp lý, phối hợp với các đơn vị cung ứng điện, nước, dịch vụ viễn thông, trang thương mại điện tử, siêu thị, nhà hàng, trung tâm mua sắm... thực hiện các chương trình khuyến mại, quảng bá dịch vụ, tri ân khách hàng nhằm khuyến khích khách hàng thanh toán không tiền mặt. Đồng thời, xem xét ưu đãi phí chiết khấu cho các đơn vị chấp nhận thanh toán tham gia, đồng hành trong thời gian diễn ra sự kiện. Các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phối hợp với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các tổ chức cung ứng hàng hóa, dịch vụ... nghiên cứu, áp dụng chính sách ưu đãi, khuyến mại hợp lý như giảm giá, chiết khấu, hoàn tiền, tích điểm thưởng, quay số... cho khách hàng sử dụng dịch vụ trung gian thanh toán. Các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cung ứng dịch vụ ví điện tử có chính sách ưu đãi hợp lý như miễn, giảm phí, phiếu quà tặng.... cho khách hàng đăng ký, liên kết thành công tài khoản ví điện tử với thẻ ghi nợ nội địa, tài khoản thanh toán. NHNN đề nghị các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán chủ động xây dựng các chương trình, chính sách ưu đãi, quảng bá tới khách hàng và phối hợp với các tổ chức, đơn vị liên quan để triển khai thực hiện. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục định hướng giảm lãi suất cho vayTheo NHNN, việc tiếp tục giảm các mức lãi suất điều hành là giải pháp linh hoạt, phù hợp với điều kiện thị trường hiện nay để hỗ trợ quá trình phục hồi tăng trưởng kinh tế. 19:00 25/5/2023 Nhiều ngân hàng đã hạ lãi tiết kiệm kỳ hạn ngắnCác ngân hàng thương mại đang rục rịch điều chỉnh mức lãi suất huy động tại các kỳ hạn ngắn 1-5 tháng theo quy định mới nhất của Ngân hàng Nhà nước. 20:37 24/5/2023
NHNN yêu cầu đẩy mạnh thanh toán không tiền mặt NHNN đề nghị các ngân hàng phối hợp với siêu thị, nhà hàng, đơn vị cung ứng điện, nước... triển khai chương trình khuyến mãi cho khách thanh toán theo hình thức này. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan đẩy mạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt. Theo đó, NHNN đề nghị các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tiếp tục nghiên cứu, áp dụng các chương trình, chính sách ưu đãi về phí dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán đối với khách hàng, trong đó ưu tiên miễn phí duy trì tài khoản, phí rút tiền mặt đối với các khách hàng thuộc nhóm đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội. Cùng với đó, tích cực hưởng ứng và chủ động triển khai các hoạt động thiết thực trong khuôn khổ Chương trình Ngày không tiền mặt năm 2023 thông qua các chương trình ưu đãi, chính sách khuyến mại phù hợp trong thời gian diễn ra sự kiện (trong tháng 6 và đỉnh điểm vào Ngày không tiền mặt 16/6). Các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nghiên cứu, áp dụng chính sách ưu đãi hợp lý, phối hợp với các đơn vị cung ứng điện, nước, dịch vụ viễn thông, trang thương mại điện tử, siêu thị, nhà hàng, trung tâm mua sắm... thực hiện các chương trình khuyến mại, quảng bá dịch vụ, tri ân khách hàng nhằm khuyến khích khách hàng thanh toán không tiền mặt. Đồng thời, xem xét ưu đãi phí chiết khấu cho các đơn vị chấp nhận thanh toán tham gia, đồng hành trong thời gian diễn ra sự kiện. Các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phối hợp với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các tổ chức cung ứng hàng hóa, dịch vụ... nghiên cứu, áp dụng chính sách ưu đãi, khuyến mại hợp lý như giảm giá, chiết khấu, hoàn tiền, tích điểm thưởng, quay số... cho khách hàng sử dụng dịch vụ trung gian thanh toán. Các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cung ứng dịch vụ ví điện tử có chính sách ưu đãi hợp lý như miễn, giảm phí, phiếu quà tặng.... cho khách hàng đăng ký, liên kết thành công tài khoản ví điện tử với thẻ ghi nợ nội địa, tài khoản thanh toán. NHNN đề nghị các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán chủ động xây dựng các chương trình, chính sách ưu đãi, quảng bá tới khách hàng và phối hợp với các tổ chức, đơn vị liên quan để triển khai thực hiện. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục định hướng giảm lãi suất cho vayTheo NHNN, việc tiếp tục giảm các mức lãi suất điều hành là giải pháp linh hoạt, phù hợp với điều kiện thị trường hiện nay để hỗ trợ quá trình phục hồi tăng trưởng kinh tế. 19:00 25/5/2023 Nhiều ngân hàng đã hạ lãi tiết kiệm kỳ hạn ngắnCác ngân hàng thương mại đang rục rịch điều chỉnh mức lãi suất huy động tại các kỳ hạn ngắn 1-5 tháng theo quy định mới nhất của Ngân hàng Nhà nước. 20:37 24/5/2023
Viglacera dự chi gần 450 tỷ đồng trả nốt cổ tức năm 2022
Ngày 21/6 tới đây, các cổ đông Viglacera sẽ nhận được phần cổ tức còn lại của năm 2022 với tỷ lệ thanh toán là 10% bằng tiền mặt, tương ứng một cổ phiếu nhận 1.000 đồng.
Hội đồng Quản trị Tổng công ty CP Viglacera (VGC) vừa ban hành nghị quyết thực hiện chi trả phần còn lại cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt. Cụ thể, ngày 1/6 tới, Viglacera sẽ chốt danh sách cổ đông, chi trả cổ tức còn lại năm 2022 bằng tiền, tỷ lệ thanh toán là 10%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận về 1.000 đồng. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 31/5. Thời gian chi trả dự kiến là ngày 21/6. Với 448,3 triệu cổ phiếu đang niêm yết và lưu hành, Viglacera dự kiến phải chi khoảng 448,3 tỷ đồng tiền mặt để trả cổ tức đợt này cho cổ đông. Với việc nắm giữ 50,21% vốn điều lệ, Công ty CP Hạ tầng Gelex sẽ nhận khoảng 225 tỷ đồng từ đợt chia cổ tức này. Trong khi đó, với 38,58% vốn nắm giữ, Bộ Xây dựng sẽ nhận khoảng 173 tỷ đồng. Về kết quả kinh doanh năm vừa qua, Viglacera cho biết doanh nghiệp đã đạt mức doanh thu và lợi nhuận cao kỷ lục trong năm 2022. Trong đó, doanh thu thuần cả năm đạt 14.592 tỷ đồng, tăng 30% so với năm liền trước. Nhờ chi phí vốn giảm sâu nên lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đã đạt 1.913 tỷ đồng, tăng gấp rưỡi so với số lãi ghi nhận năm 2021. Lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ cùng năm là 1.728 tỷ đồng. Với kết quả trên, Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 của nhà sản xuất vật liệu xây dựng này đã thông qua phương án phân phối lợi nhuận năm 2022 với tỷ lệ 20% bằng tiền mặt, tương ứng số tiền dự kiến gần 900 tỷ đồng. Trước đó, ngày 19/10/2022, công ty đã chi 448,3 tỷ đồng để tạm ứng 10% cổ tức năm 2022, nguồn chi tạm ứng cổ tức là từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối theo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022. Như vậy, nếu thanh toán xong đợt 2 tới đây, Viglacera sẽ hoàn thành nghĩa vụ trả cổ tức năm 2022 cho cổ đông. Trái với hoạt động kinh doanh tích cực ghi nhận được vào năm ngoái, kết quả kinh doanh 3 tháng đầu năm nay của Viglacera lại ghi nhận xu hướng giảm mạnh. Trong đó, doanh thu thuần quý I của công ty chỉ đạt gần 2.775 tỷ đồng, giảm hơn 27% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng giảm tới 43%, chỉ mang về 1.568 tỷ đồng với sự giảm sút chủ yếu của mảng bất động sản, các sản phẩm kính gương, gạch ngói. Công ty cũng thông báo không ghi nhận doanh thu từ hợp đồng xây dựng, trong khi cùng kỳ trước có khoản lãi 42 tỷ đồng. Ở mảng cung cấp dịch vụ, chủ yếu là hoạt động cho thuê đất phát triển cơ sở hạ tầng, Viglacera ghi nhận dấu hiệu khởi sắc hơn với doanh thu tăng 16%, đạt hơn 1.094 tỷ. Sau khi loại bỏ các chi phí phát sinh trong kỳ, nhà sản xuất vật liệu xây dựng này lãi 151 tỷ đồng sau thuế quý I, giảm tới 80% so với cùng kỳ. Năm nay, công ty dự kiến ghi nhận 15.750 tỷ đồng tổng doanh thu, vẫn tăng 8% so với kết quả thực hiện được trong năm ngoái, tuy nhiên lợi nhuận trước thuế của Viglacera lại dự kiến giảm gần 48%, xuống mức 1.210 tỷ đồng. Lợi nhuận Viglacera lao dốcViglacera cho biết do doanh thu bất động sản và vật liệu xây dựng giảm mạnh so với cùng kỳ quý I/2022 dẫn đến lãi ròng quý đầu năm nay sụt giảm mạnh. 06:00 27/4/2023 Viglacera lên kế hoạch lợi nhuận giảm 1.000 tỷ đồngViglacera đặt mục tiêu lợi nhuận năm nay ở mức 1.300 tỷ đồng, giảm 44% so với cùng kỳ và tham vọng đến năm 2025, doanh nghiệp sẽ có tổng cộng 20 khu công nghiệp. 14:05 24/3/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Viglacera dự chi gần 450 tỷ đồng trả nốt cổ tức năm 2022 Ngày 21/6 tới đây, các cổ đông Viglacera sẽ nhận được phần cổ tức còn lại của năm 2022 với tỷ lệ thanh toán là 10% bằng tiền mặt, tương ứng một cổ phiếu nhận 1.000 đồng. Hội đồng Quản trị Tổng công ty CP Viglacera (VGC) vừa ban hành nghị quyết thực hiện chi trả phần còn lại cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt. Cụ thể, ngày 1/6 tới, Viglacera sẽ chốt danh sách cổ đông, chi trả cổ tức còn lại năm 2022 bằng tiền, tỷ lệ thanh toán là 10%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận về 1.000 đồng. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 31/5. Thời gian chi trả dự kiến là ngày 21/6. Với 448,3 triệu cổ phiếu đang niêm yết và lưu hành, Viglacera dự kiến phải chi khoảng 448,3 tỷ đồng tiền mặt để trả cổ tức đợt này cho cổ đông. Với việc nắm giữ 50,21% vốn điều lệ, Công ty CP Hạ tầng Gelex sẽ nhận khoảng 225 tỷ đồng từ đợt chia cổ tức này. Trong khi đó, với 38,58% vốn nắm giữ, Bộ Xây dựng sẽ nhận khoảng 173 tỷ đồng. Về kết quả kinh doanh năm vừa qua, Viglacera cho biết doanh nghiệp đã đạt mức doanh thu và lợi nhuận cao kỷ lục trong năm 2022. Trong đó, doanh thu thuần cả năm đạt 14.592 tỷ đồng, tăng 30% so với năm liền trước. Nhờ chi phí vốn giảm sâu nên lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đã đạt 1.913 tỷ đồng, tăng gấp rưỡi so với số lãi ghi nhận năm 2021. Lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ cùng năm là 1.728 tỷ đồng. Với kết quả trên, Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 của nhà sản xuất vật liệu xây dựng này đã thông qua phương án phân phối lợi nhuận năm 2022 với tỷ lệ 20% bằng tiền mặt, tương ứng số tiền dự kiến gần 900 tỷ đồng. Trước đó, ngày 19/10/2022, công ty đã chi 448,3 tỷ đồng để tạm ứng 10% cổ tức năm 2022, nguồn chi tạm ứng cổ tức là từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối theo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022. Như vậy, nếu thanh toán xong đợt 2 tới đây, Viglacera sẽ hoàn thành nghĩa vụ trả cổ tức năm 2022 cho cổ đông. Trái với hoạt động kinh doanh tích cực ghi nhận được vào năm ngoái, kết quả kinh doanh 3 tháng đầu năm nay của Viglacera lại ghi nhận xu hướng giảm mạnh. Trong đó, doanh thu thuần quý I của công ty chỉ đạt gần 2.775 tỷ đồng, giảm hơn 27% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng giảm tới 43%, chỉ mang về 1.568 tỷ đồng với sự giảm sút chủ yếu của mảng bất động sản, các sản phẩm kính gương, gạch ngói. Công ty cũng thông báo không ghi nhận doanh thu từ hợp đồng xây dựng, trong khi cùng kỳ trước có khoản lãi 42 tỷ đồng. Ở mảng cung cấp dịch vụ, chủ yếu là hoạt động cho thuê đất phát triển cơ sở hạ tầng, Viglacera ghi nhận dấu hiệu khởi sắc hơn với doanh thu tăng 16%, đạt hơn 1.094 tỷ. Sau khi loại bỏ các chi phí phát sinh trong kỳ, nhà sản xuất vật liệu xây dựng này lãi 151 tỷ đồng sau thuế quý I, giảm tới 80% so với cùng kỳ. Năm nay, công ty dự kiến ghi nhận 15.750 tỷ đồng tổng doanh thu, vẫn tăng 8% so với kết quả thực hiện được trong năm ngoái, tuy nhiên lợi nhuận trước thuế của Viglacera lại dự kiến giảm gần 48%, xuống mức 1.210 tỷ đồng. Lợi nhuận Viglacera lao dốcViglacera cho biết do doanh thu bất động sản và vật liệu xây dựng giảm mạnh so với cùng kỳ quý I/2022 dẫn đến lãi ròng quý đầu năm nay sụt giảm mạnh. 06:00 27/4/2023 Viglacera lên kế hoạch lợi nhuận giảm 1.000 tỷ đồngViglacera đặt mục tiêu lợi nhuận năm nay ở mức 1.300 tỷ đồng, giảm 44% so với cùng kỳ và tham vọng đến năm 2025, doanh nghiệp sẽ có tổng cộng 20 khu công nghiệp. 14:05 24/3/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Nhà đầu tư ngoại rút ròng gần 2.800 tỷ đồng
Khối ngoại đảo chiều bán ròng và giao dịch chậm hơn là một trong các nguyên nhân khiến thị trường chứng khoán trong nước diễn biến ảm đạm trong tháng 4.
Thị trường chứng khoán tháng 4 năm nay diễn ra ảm đạm khi thanh khoản ở mức khá thấp, đa phần giá trị giao dịch trên HOSE chỉ đạt trên dưới 10.000 tỷ đồng/phiên, biên độ dao động giá của VN-Index ở mức thấp với tổng mức giảm hơn 15,5 điểm (-1,46%) về gần 1.050 điểm. Vốn hóa HoSE cũng theo đó sụt giảm khoảng 62.000 tỷ đồng (xấp xỉ 2,5 tỷ USD). Dòng tiền vẫn tỏ ra rất thận trọng trước những diễn biến khó lường, không mấy mặn mà với các cổ phiếu lớn. Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài tương tự xuống mức thấp nhất hơn một năm, thậm chí là đổi chiều theo hướng rút ròng hàng nghìn tỷ dù trước đó vẫn gom mạnh cổ phiếu trong quý đầu năm. Tổng giá trị bán ròng của khối ngoại đạt 1.466 tỷ đồng; bao gồm bán ròng tới 2.983 tỷ đồng trên kênh khớp lệnh và mua ròng 1.518 tỷ đồng trên kênh thoả thuận với giao dịch đột biến tại mã IDP. GIÁ TRỊ MUA/BÁN CỦA KHỐI NGOẠI SÀN HOSE Nhãn Tháng 6/2022 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Tháng 1/2023 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Mua Tỷ đồng 31987 19649 22630 18496 26263 43924 40263 20832 25595 29126 17837 Bán 29924 20064 21530 21558 27821 27947 27440 17035 26235 26367 20610 Giá trị ròng 2063 -415 1100 -3062 -1558 15977 12823 3797 -640 2759 -2773 Xét theo từng sàn, khối ngoại HoSE ghi nhận mức bán ròng 2.773 tỷ đồng. Cụ thể, nhà đầu tư giải ngân hơn 17.800 tỷ đồng vào các cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và chứng quyền niêm yết; ngược lại bán ra hơn 20.600 tỷ đồng. Trong khi đó, khối ngoại sàn HNX thực hiện bán ròng nhẹ 11 tỷ đồng. Khối ngoại sàn UPCoM gây bất ngờ khi mua ròng 1.316 tỷ đồng nhờ giao dịch thỏa thuận đột biến tại mã IDP của Sữa Quốc Tế. Xét theo từng cổ phiếu, STB của Sacombank chịu áp lực xả hàng mạnh nhất với giá trị bán ròng vượt ngưỡng 760 tỷ đồng, mã ngân hàng này bị giảm 3,4% trong tháng vừa qua xuống còn 25.300 đồng/cổ phiếu. Tiếp đến là các mã trụ của từng ngành như VND của Chứng khoán VNDirect, VNM của Vinamilk đứng vị trí cao trong danh sách rút ròng với giá trị lần lượt đạt 419 tỷ đồng và 350 tỷ đồng. Các mã SSI, PVD, BMP, DGC cũng bị bán ròng hàng trăm tỷ trong tháng vừa qua. Ngược lại, dòng tiền ngoại ghi nhận lực mua ròng mạnh nhất tại mã IDP với giá trị đột biến 1.361 tỷ đồng. Đây là giao dịch của quỹ Daytona Investments Pte. Ltd mua 5,3 triệu cổ phiếu IDP, tương ứng 8,99% vốn điều lệ. Cổ phiếu HPG của Hòa Phát và HDB của HDBank cũng là các mã hút dòng tiền của nhà đầu tư nước ngoài với giá trị lần lượt đạt 487 tỷ và 228 tỷ đồng. Cổ phiếu VPB của VPBank cũng nằm trong nhóm mua ròng trên trăm tỷ (113 tỷ đồng). Theo đánh giá của Chứng khoán Yuanta Việt Nam, sau giai đoạn mua ròng quyết liệt trong quý đầu năm, dòng vốn nước ngoài đang rút dần để tìm đến các thị trường trong khu vực như Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ. Tuy nhiên, xu hướng dòng tiền đảo chiều dòng vốn ngoại vẫn chưa quá mạnh mẽ. Số liệu trong 4 tháng đầu năm vẫn ghi nhận trạng thái mua ròng gần 5.500 tỷ đồng trên toàn sàn. Cổ phiếu được nhà đầu tư ngoại gom thêm nhiều nhất từ đầu năm đến nay là HPG của Hòa Phát với giá trị 2.678 tỷ đồng, gần gấp đôi cổ phiếu đứng ngay sau là IDP của Sữa Quốc tế. Cổ phiếu HSG của Hoa Sen đứng tiếp theo với giá trị 900 tỷ đồng. Đối lập là cổ phiếu EIB của Eximbank dẫn đầu nhóm nhóm bị bán ròng với 3.285 tỷ đồng, gấp gần 5 lần cổ phiếu ngân hàng xếp ngay sau là STB của Sacombank với giá trị rút hơn 670 tỷ đồng. Bán tháo cổ phiếu HAGL AgricoBỏ qua biến động tiêu cực ở một số cổ phiếu, thị trường chung bất ngờ tăng vọt gần 9,5 điểm trong phiên trước kỳ nghỉ lễ nhờ lực đẩy mạnh từ nhóm bất động sản. 16:01 28/4/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Nhà đầu tư ngoại rút ròng gần 2.800 tỷ đồng Khối ngoại đảo chiều bán ròng và giao dịch chậm hơn là một trong các nguyên nhân khiến thị trường chứng khoán trong nước diễn biến ảm đạm trong tháng 4. Thị trường chứng khoán tháng 4 năm nay diễn ra ảm đạm khi thanh khoản ở mức khá thấp, đa phần giá trị giao dịch trên HOSE chỉ đạt trên dưới 10.000 tỷ đồng/phiên, biên độ dao động giá của VN-Index ở mức thấp với tổng mức giảm hơn 15,5 điểm (-1,46%) về gần 1.050 điểm. Vốn hóa HoSE cũng theo đó sụt giảm khoảng 62.000 tỷ đồng (xấp xỉ 2,5 tỷ USD). Dòng tiền vẫn tỏ ra rất thận trọng trước những diễn biến khó lường, không mấy mặn mà với các cổ phiếu lớn. Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài tương tự xuống mức thấp nhất hơn một năm, thậm chí là đổi chiều theo hướng rút ròng hàng nghìn tỷ dù trước đó vẫn gom mạnh cổ phiếu trong quý đầu năm. Tổng giá trị bán ròng của khối ngoại đạt 1.466 tỷ đồng; bao gồm bán ròng tới 2.983 tỷ đồng trên kênh khớp lệnh và mua ròng 1.518 tỷ đồng trên kênh thoả thuận với giao dịch đột biến tại mã IDP. GIÁ TRỊ MUA/BÁN CỦA KHỐI NGOẠI SÀN HOSE Nhãn Tháng 6/2022 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Tháng 1/2023 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Mua Tỷ đồng 31987 19649 22630 18496 26263 43924 40263 20832 25595 29126 17837 Bán 29924 20064 21530 21558 27821 27947 27440 17035 26235 26367 20610 Giá trị ròng 2063 -415 1100 -3062 -1558 15977 12823 3797 -640 2759 -2773 Xét theo từng sàn, khối ngoại HoSE ghi nhận mức bán ròng 2.773 tỷ đồng. Cụ thể, nhà đầu tư giải ngân hơn 17.800 tỷ đồng vào các cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và chứng quyền niêm yết; ngược lại bán ra hơn 20.600 tỷ đồng. Trong khi đó, khối ngoại sàn HNX thực hiện bán ròng nhẹ 11 tỷ đồng. Khối ngoại sàn UPCoM gây bất ngờ khi mua ròng 1.316 tỷ đồng nhờ giao dịch thỏa thuận đột biến tại mã IDP của Sữa Quốc Tế. Xét theo từng cổ phiếu, STB của Sacombank chịu áp lực xả hàng mạnh nhất với giá trị bán ròng vượt ngưỡng 760 tỷ đồng, mã ngân hàng này bị giảm 3,4% trong tháng vừa qua xuống còn 25.300 đồng/cổ phiếu. Tiếp đến là các mã trụ của từng ngành như VND của Chứng khoán VNDirect, VNM của Vinamilk đứng vị trí cao trong danh sách rút ròng với giá trị lần lượt đạt 419 tỷ đồng và 350 tỷ đồng. Các mã SSI, PVD, BMP, DGC cũng bị bán ròng hàng trăm tỷ trong tháng vừa qua. Ngược lại, dòng tiền ngoại ghi nhận lực mua ròng mạnh nhất tại mã IDP với giá trị đột biến 1.361 tỷ đồng. Đây là giao dịch của quỹ Daytona Investments Pte. Ltd mua 5,3 triệu cổ phiếu IDP, tương ứng 8,99% vốn điều lệ. Cổ phiếu HPG của Hòa Phát và HDB của HDBank cũng là các mã hút dòng tiền của nhà đầu tư nước ngoài với giá trị lần lượt đạt 487 tỷ và 228 tỷ đồng. Cổ phiếu VPB của VPBank cũng nằm trong nhóm mua ròng trên trăm tỷ (113 tỷ đồng). Theo đánh giá của Chứng khoán Yuanta Việt Nam, sau giai đoạn mua ròng quyết liệt trong quý đầu năm, dòng vốn nước ngoài đang rút dần để tìm đến các thị trường trong khu vực như Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ. Tuy nhiên, xu hướng dòng tiền đảo chiều dòng vốn ngoại vẫn chưa quá mạnh mẽ. Số liệu trong 4 tháng đầu năm vẫn ghi nhận trạng thái mua ròng gần 5.500 tỷ đồng trên toàn sàn. Cổ phiếu được nhà đầu tư ngoại gom thêm nhiều nhất từ đầu năm đến nay là HPG của Hòa Phát với giá trị 2.678 tỷ đồng, gần gấp đôi cổ phiếu đứng ngay sau là IDP của Sữa Quốc tế. Cổ phiếu HSG của Hoa Sen đứng tiếp theo với giá trị 900 tỷ đồng. Đối lập là cổ phiếu EIB của Eximbank dẫn đầu nhóm nhóm bị bán ròng với 3.285 tỷ đồng, gấp gần 5 lần cổ phiếu ngân hàng xếp ngay sau là STB của Sacombank với giá trị rút hơn 670 tỷ đồng. Bán tháo cổ phiếu HAGL AgricoBỏ qua biến động tiêu cực ở một số cổ phiếu, thị trường chung bất ngờ tăng vọt gần 9,5 điểm trong phiên trước kỳ nghỉ lễ nhờ lực đẩy mạnh từ nhóm bất động sản. 16:01 28/4/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Giá vàng trong nước rơi tự do
Giá vàng thế giới suy yếu trong bối cảnh nhà đầu tư hạn chế mua vào đã tác động lên giá vàng trong nước làm đi xuống trong phiên giao dịch sáng nay (5/12).
Giá vàng trong nước quay đầu giảm trong phiên giao dịch sáng nay (5/12). Ảnh: Y Kiện. Trong phiên giao dịch sáng nay, giá vàng thế giới giảm mạnh 24 USD/ounce, xuống còn 2.034 USD/ounce, quy đổi ra tiền Việt chưa bao gồm thuế phí tương đương 60,25 triệu đồng/lượng. Kim loại quý đã ghi nhận mức giảm khoảng 114 USD/ounce trong 24 giờ qua. Sau khi đạt mức cao kỷ lục, lực bán vàng trên thị trường xuất hiện khiến giá giảm sâu. Chịu tác động của giá vàng thế giới, giá vàng trong nước cũng quay đầu giảm mạnh ở cả hai mặt hàng vàng miếng và vàng nhẫn 9999. Cụ thể, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) điều chỉnh giảm một mạch giá vàng miếng 400.000 đồng mỗi lượng so với kết phiên hôm qua. Hiện giá vàng miếng của thương hiệu vàng quốc gia đã rớt xuống vùng giá thấp nhất 2 ngày qua là 72,6-73,8 triệu đồng/lượng (mua và bán). Nếu so với mức giá kỷ lục đạt được vào sáng ngày 4/12, vàng miếng SJC đã giảm 400.000 đồng ở chiều mua và 600.000 đồng ở chiều bán. Người mua vàng vào sáng hôm qua và bán ra vào sáng nay sẽ phải nhận ngay khoản lỗ 1,8 triệu đồng mỗi lượng do chênh lệch giữa giá mua và bán. Tương tự vàng miếng, SJC cũng điều chỉnh giảm giá vàng nhẫn 99,99 loại 1 chỉ thêm 350.000-400.000 đồng ở hai chiều mua và bán so với phiên liền trước, hiện neo tại vùng 61,15-62,25 triệu đồng/lượng. So sánh với giá giao dịch trong phiên sáng hôm qua, vàng nhẫn 99,99 của SJC đã quay đầu giảm mạnh tới gần 600.000 đồng mỗi lượng, tương đương mức giảm ròng gần 1%. Còn tại Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) đang giao dịch vàng miếng SJC ở mức thấp khi mua vào 72,7 triệu đồng/lượng và bán ra 73,8 triệu đồng/lượng, giảm tới 700.000 đồng mỗi lượng so với phiên giao dịch sáng hôm qua. Tương tự, mặt hàng vàng nhẫn tại doanh nghiệp vàng này cũng được điều chỉnh giảm tới 400.000 đồng ở chiều mua và 500.000 đồng ở chiều bán; xuống còn 61,2-62,25 triệu đồng/lượng (mua-bán). Hiện giá vàng miếng tại các thương hiệu lớn như Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, Phú Quý, Công ty Bảo Tín Minh Châu... cũng chung xu hướng giảm từ 100.000 - 300.000 đồng/lượng, giao dịch quanh vùng 72,7-73,9 triệu đồng/lượng (mua - bán). Giá bán ra vàng nhẫn tại các doanh nghiệp này cũng phổ biến giảm 200.000-500.000 đồng/lượng so với phiên trước, dao động quanh mốc 62,55 triệu đồng/lượng. Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Người mua vàng miếng SJC lãi 4,5 triệu đồng/lượng chỉ sau một thángGiá vàng thế giới bật tăng đã tác động mạnh tới thị trường vàng trong nước. Trong đó, giá vàng miếng SJC đã quay trở lại mốc cao nhất tháng 11 là 74,4 triệu đồng/lượng. 12:01 4/12/2023 Giá vàng phá đỉnh, Bitcoin vượt mốc 40.000 USDHai loại tài sản đều duy trì xu hướng tăng mạnh mẽ trong những tháng gần đây khi thị trường tỏ ra lạc quan với việc nới lỏng chính sách tiền tệ của các nền kinh tế, đặc biệt là Mỹ. 09:38 4/12/2023
Giá vàng trong nước rơi tự do Giá vàng thế giới suy yếu trong bối cảnh nhà đầu tư hạn chế mua vào đã tác động lên giá vàng trong nước làm đi xuống trong phiên giao dịch sáng nay (5/12). Giá vàng trong nước quay đầu giảm trong phiên giao dịch sáng nay (5/12). Ảnh: Y Kiện. Trong phiên giao dịch sáng nay, giá vàng thế giới giảm mạnh 24 USD/ounce, xuống còn 2.034 USD/ounce, quy đổi ra tiền Việt chưa bao gồm thuế phí tương đương 60,25 triệu đồng/lượng. Kim loại quý đã ghi nhận mức giảm khoảng 114 USD/ounce trong 24 giờ qua. Sau khi đạt mức cao kỷ lục, lực bán vàng trên thị trường xuất hiện khiến giá giảm sâu. Chịu tác động của giá vàng thế giới, giá vàng trong nước cũng quay đầu giảm mạnh ở cả hai mặt hàng vàng miếng và vàng nhẫn 9999. Cụ thể, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) điều chỉnh giảm một mạch giá vàng miếng 400.000 đồng mỗi lượng so với kết phiên hôm qua. Hiện giá vàng miếng của thương hiệu vàng quốc gia đã rớt xuống vùng giá thấp nhất 2 ngày qua là 72,6-73,8 triệu đồng/lượng (mua và bán). Nếu so với mức giá kỷ lục đạt được vào sáng ngày 4/12, vàng miếng SJC đã giảm 400.000 đồng ở chiều mua và 600.000 đồng ở chiều bán. Người mua vàng vào sáng hôm qua và bán ra vào sáng nay sẽ phải nhận ngay khoản lỗ 1,8 triệu đồng mỗi lượng do chênh lệch giữa giá mua và bán. Tương tự vàng miếng, SJC cũng điều chỉnh giảm giá vàng nhẫn 99,99 loại 1 chỉ thêm 350.000-400.000 đồng ở hai chiều mua và bán so với phiên liền trước, hiện neo tại vùng 61,15-62,25 triệu đồng/lượng. So sánh với giá giao dịch trong phiên sáng hôm qua, vàng nhẫn 99,99 của SJC đã quay đầu giảm mạnh tới gần 600.000 đồng mỗi lượng, tương đương mức giảm ròng gần 1%. Còn tại Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) đang giao dịch vàng miếng SJC ở mức thấp khi mua vào 72,7 triệu đồng/lượng và bán ra 73,8 triệu đồng/lượng, giảm tới 700.000 đồng mỗi lượng so với phiên giao dịch sáng hôm qua. Tương tự, mặt hàng vàng nhẫn tại doanh nghiệp vàng này cũng được điều chỉnh giảm tới 400.000 đồng ở chiều mua và 500.000 đồng ở chiều bán; xuống còn 61,2-62,25 triệu đồng/lượng (mua-bán). Hiện giá vàng miếng tại các thương hiệu lớn như Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, Phú Quý, Công ty Bảo Tín Minh Châu... cũng chung xu hướng giảm từ 100.000 - 300.000 đồng/lượng, giao dịch quanh vùng 72,7-73,9 triệu đồng/lượng (mua - bán). Giá bán ra vàng nhẫn tại các doanh nghiệp này cũng phổ biến giảm 200.000-500.000 đồng/lượng so với phiên trước, dao động quanh mốc 62,55 triệu đồng/lượng. Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Người mua vàng miếng SJC lãi 4,5 triệu đồng/lượng chỉ sau một thángGiá vàng thế giới bật tăng đã tác động mạnh tới thị trường vàng trong nước. Trong đó, giá vàng miếng SJC đã quay trở lại mốc cao nhất tháng 11 là 74,4 triệu đồng/lượng. 12:01 4/12/2023 Giá vàng phá đỉnh, Bitcoin vượt mốc 40.000 USDHai loại tài sản đều duy trì xu hướng tăng mạnh mẽ trong những tháng gần đây khi thị trường tỏ ra lạc quan với việc nới lỏng chính sách tiền tệ của các nền kinh tế, đặc biệt là Mỹ. 09:38 4/12/2023
VASEP kiến nghị giảm lãi vay, giãn nợ cho doanh nghiệp thủy sản
VASEP vừa gửi đề xuất các giải pháp giúp tháo gỡ khó khăn cho ngành thuỷ sản bao gồm giãn nợ, giảm lãi suất vay và xem xét các khoản phí thu từ ngân hàng.
VASEP đề xuất nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn có liên quan cho ngành thuỷ sản giai đoạn hiện nay. Ảnh: VASEP. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) mới đây đã tổng hợp báo cáo và đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn có liên quan cho ngành thuỷ sản giai đoạn hiện nay. Trong văn bản, VASEP cho biết các doanh nghiệp thủy sản chủ yếu sản xuất hàng xuất khẩu nên thường vay USD. Từ quý 3/2022, nhiều ngân hàng đã thông báo và áp dụng ngay sau đó việc tăng lãi suất vay USD từ 2,1-2,8%/năm lên mức 3-3,3%/năm và thậm chí đến 4,5%/năm và hiện tại thì đa phần đang ở mức cao 4,1-4,9%/năm; có những doanh nghiệp nhận lãi suất cao hơn 5%/năm trong bối cảnh sụt giảm của sản xuất-xuất khẩu thủy sản. Ngoài lãi suất đã cao, doanh nghiệp thuỷ sản còn đang chịu thêm các khoản phí khác như phí chuyển tiền từ nước ngoài về (0,05%), phí thanh toán L/C (0,1%), phí ký hậu Bill (10 USD), phí xử lý chứng từ (10 USD), phí chấp nhận L/C trả chậm (50 USD),... Cùng với đó, các doanh nghiệp sản xuất là đối tượng cần được hỗ trợ về vốn để đầu tư, phát triển nhưng còn chịu thêm việc áp trần chi phí lãi vay để tính thuế thu nhập gây ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, cũng như dòng tiền của doanh nghiệp trong các năm đầu khi mới đầu tư. Việc hạn chế cho vay dưới mức tín dụng được cấp, các khoản vay mới chỉ được giải ngân tương ứng với khoản vay cũ khi phải trả nợ trước đó cũng là vấn đề đáng quan ngại. Từ bối cảnh khó khăn trên đã gây ra áp lực và căng thẳng với các doanh nghiệp thuỷ sản. VASEP đưa kiến nghị chính của Hiệp hội cho các vấn đề trên. Cụ thể, cần điều chỉnh lãi suất vay USD xuống dưới 4%/năm và lãi suất vay VNĐ xuống dưới 7%/năm để hỗ trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu. Đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thủy sản được giãn nợ từ 4 đến 6 tháng cho các khoản vay đến lịch phải trả trong quý II-III/2023 và tiếp tục được vay theo hạn mức trong bối cảnh giảm xuất khẩu của 6 tháng đầu năm để các doanh nghiệp có thể thu gom ổn định nguồn nguyên liệu của nông-ngư dân và chế biến, trữ hàng chuẩn bị cho xuất khẩu ở các quý tiếp theo trong năm 2023. Cùng với đó, hướng tín dụng vào sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên bao gồm thủy sản, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thủy sản và DN nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tiếp cận vốn tín dụng để phục vụ sản xuất kinh doanh và tạo cơ sở thúc đẩy sinh kế cho chuỗi nông-ngư dân phía trước. Đề xuất sửa đổi lại điểm d khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP để hủy bỏ quy định coi giao dịch đi vay giữa ngân hàng và doanh nghiệp vay dài hạn để đầu tư là giao dịch liên kết, giúp doanh nghiệp không phải bị áp trần chi phí lãi vay khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. VASEP cũng kiến nghị Ngân hàng Nhà nước tiếp tục quan tâm và xem xét có gói kích cầu 10.000 tỷ đồng cho thủy sản nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long. Gói kích cầu dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu thực sự mua dự trữ nguyên liệu từ nay để xuất khẩu sau 3-6 tháng nữa trong năm 2023 và quý 1/2024, ứng phó với tình trạng đơn hàng xuất khẩu không có trong giai đoạn hiện nay. Thực hiện kích cầu sớm sẽ khiến người nuôi thủy sản có tâm lý yên tâm tiếp tục thả nuôi thay vì treo ao trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, Hiệp hội cũng đề xuất giảm chi phí kinh doanh thông qua chính sách thuế, phí, mức đóng BHXH và thời điểm đóng BHXH; giảm chi phí, hỗ trợ sản xuất kinh doanh và xuất - nhập khẩu, duy trì chuỗi cung ứng, việc làm; vướng mắc trong quy định về phòng cháy chữa cháy và thủ tục đầu tư, cấp phép xây dựng dự án cũ của doanh nghiệp. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Tiền bị 'hao hụt' khi chi tiêu ở các thành phố đắt đỏ nhất nước MỹTại thành phố New York, số tiền 250.000 USD sẽ chỉ có sức mua thực tế tương đương với 82.421 USD do mức thuế và chi phí sinh hoạt tại đây đều rất cao. 10:08 20/6/2023 Nghịch lý trong tham vọng giảm phụ thuộc vào USD của Trung QuốcNgân hàng do Trung Quốc và các nước BRICS thành lập từng được cho là sẽ định hình lại hệ thống tài chính toàn cầu. Nhưng giờ, nhà băng này đang có thể trở thành ngân hàng xác sống. 05:00 20/6/2023
VASEP kiến nghị giảm lãi vay, giãn nợ cho doanh nghiệp thủy sản VASEP vừa gửi đề xuất các giải pháp giúp tháo gỡ khó khăn cho ngành thuỷ sản bao gồm giãn nợ, giảm lãi suất vay và xem xét các khoản phí thu từ ngân hàng. VASEP đề xuất nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn có liên quan cho ngành thuỷ sản giai đoạn hiện nay. Ảnh: VASEP. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) mới đây đã tổng hợp báo cáo và đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn có liên quan cho ngành thuỷ sản giai đoạn hiện nay. Trong văn bản, VASEP cho biết các doanh nghiệp thủy sản chủ yếu sản xuất hàng xuất khẩu nên thường vay USD. Từ quý 3/2022, nhiều ngân hàng đã thông báo và áp dụng ngay sau đó việc tăng lãi suất vay USD từ 2,1-2,8%/năm lên mức 3-3,3%/năm và thậm chí đến 4,5%/năm và hiện tại thì đa phần đang ở mức cao 4,1-4,9%/năm; có những doanh nghiệp nhận lãi suất cao hơn 5%/năm trong bối cảnh sụt giảm của sản xuất-xuất khẩu thủy sản. Ngoài lãi suất đã cao, doanh nghiệp thuỷ sản còn đang chịu thêm các khoản phí khác như phí chuyển tiền từ nước ngoài về (0,05%), phí thanh toán L/C (0,1%), phí ký hậu Bill (10 USD), phí xử lý chứng từ (10 USD), phí chấp nhận L/C trả chậm (50 USD),... Cùng với đó, các doanh nghiệp sản xuất là đối tượng cần được hỗ trợ về vốn để đầu tư, phát triển nhưng còn chịu thêm việc áp trần chi phí lãi vay để tính thuế thu nhập gây ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, cũng như dòng tiền của doanh nghiệp trong các năm đầu khi mới đầu tư. Việc hạn chế cho vay dưới mức tín dụng được cấp, các khoản vay mới chỉ được giải ngân tương ứng với khoản vay cũ khi phải trả nợ trước đó cũng là vấn đề đáng quan ngại. Từ bối cảnh khó khăn trên đã gây ra áp lực và căng thẳng với các doanh nghiệp thuỷ sản. VASEP đưa kiến nghị chính của Hiệp hội cho các vấn đề trên. Cụ thể, cần điều chỉnh lãi suất vay USD xuống dưới 4%/năm và lãi suất vay VNĐ xuống dưới 7%/năm để hỗ trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu. Đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thủy sản được giãn nợ từ 4 đến 6 tháng cho các khoản vay đến lịch phải trả trong quý II-III/2023 và tiếp tục được vay theo hạn mức trong bối cảnh giảm xuất khẩu của 6 tháng đầu năm để các doanh nghiệp có thể thu gom ổn định nguồn nguyên liệu của nông-ngư dân và chế biến, trữ hàng chuẩn bị cho xuất khẩu ở các quý tiếp theo trong năm 2023. Cùng với đó, hướng tín dụng vào sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên bao gồm thủy sản, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thủy sản và DN nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tiếp cận vốn tín dụng để phục vụ sản xuất kinh doanh và tạo cơ sở thúc đẩy sinh kế cho chuỗi nông-ngư dân phía trước. Đề xuất sửa đổi lại điểm d khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP để hủy bỏ quy định coi giao dịch đi vay giữa ngân hàng và doanh nghiệp vay dài hạn để đầu tư là giao dịch liên kết, giúp doanh nghiệp không phải bị áp trần chi phí lãi vay khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. VASEP cũng kiến nghị Ngân hàng Nhà nước tiếp tục quan tâm và xem xét có gói kích cầu 10.000 tỷ đồng cho thủy sản nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long. Gói kích cầu dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu thực sự mua dự trữ nguyên liệu từ nay để xuất khẩu sau 3-6 tháng nữa trong năm 2023 và quý 1/2024, ứng phó với tình trạng đơn hàng xuất khẩu không có trong giai đoạn hiện nay. Thực hiện kích cầu sớm sẽ khiến người nuôi thủy sản có tâm lý yên tâm tiếp tục thả nuôi thay vì treo ao trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, Hiệp hội cũng đề xuất giảm chi phí kinh doanh thông qua chính sách thuế, phí, mức đóng BHXH và thời điểm đóng BHXH; giảm chi phí, hỗ trợ sản xuất kinh doanh và xuất - nhập khẩu, duy trì chuỗi cung ứng, việc làm; vướng mắc trong quy định về phòng cháy chữa cháy và thủ tục đầu tư, cấp phép xây dựng dự án cũ của doanh nghiệp. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Tiền bị 'hao hụt' khi chi tiêu ở các thành phố đắt đỏ nhất nước MỹTại thành phố New York, số tiền 250.000 USD sẽ chỉ có sức mua thực tế tương đương với 82.421 USD do mức thuế và chi phí sinh hoạt tại đây đều rất cao. 10:08 20/6/2023 Nghịch lý trong tham vọng giảm phụ thuộc vào USD của Trung QuốcNgân hàng do Trung Quốc và các nước BRICS thành lập từng được cho là sẽ định hình lại hệ thống tài chính toàn cầu. Nhưng giờ, nhà băng này đang có thể trở thành ngân hàng xác sống. 05:00 20/6/2023
Bên trong cuộc họp của Fed
Fed nhất trí tăng lãi suất 0,25 điểm % trong cuộc họp tháng 5. Nhưng theo biên bản họp mới được công bố, các quan chức vẫn chia rẽ về việc có nên tạm dừng nâng lãi suất.
Theo CNBC, trong cuộc họp chính sách mới đây, các quan chức của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã chia rẽ về việc tăng lãi suất. Một số thành viên cho rằng cần phải mạnh tay hơn nữa, một số khác chỉ ra tốc độ tăng trưởng kinh tế đã chậm lại, do đó việc tiếp tục nâng lãi suất điều hành là không cần thiết. Cuối cùng, FOMC - cơ quan hoạch định chính sách của Fed - đã thống nhất tăng lãi suất điều hành 0,25 điểm phần trăm. "Các quan chức tham gia cuộc họp không biết chính xác mức tăng thế nào là phù hợp", biên bản cho biết. Fed dường như đang hướng tới việc cân nhắc dữ liệu để đưa ra lựa chọn phù hợp. Fed chia rẽ Về cơ bản, các cuộc tranh luận đã đi tới 2 kịch bản. Một số thành viên đánh giá tiến độ hạ nhiệt lạm phát là "chậm chạp đến mức khó chấp nhận". Họ muốn tăng lãi suất điều hành hơn nữa. Mặt khác, một số thành viên FOMC chỉ ra tăng trưởng kinh tế đã chậm lại. Do đó, việc tiếp tục thắt chặt chính sách sau cuộc họp tháng 5 là không cần thiết. Tôi không ủng hộ việc dừng tăng lãi suất, trừ khi có bằng chứng rõ ràng cho thấy lạm phát đang trên đà giảm xuống 2%. Nhưng việc chúng ta nên tăng, hay tạm dừng trong cuộc họp tháng 6 sẽ phụ thuộc vào những dữ liệu được công bố trong 3 tuần tớiThống đốc Fed Christopher Waller Tuy nhiên, biên bản lưu ý rằng các thành viên đều đồng tình rằng lạm phát vẫn cao hơn đáng kể so với mục tiêu của ngân hàng trung ương. Theo biên bản, các thành viên đều theo dõi sát sao những dữ liệu tiếp theo và tác động của chúng đối với triển vọng kinh tế. Các quan chức FOMC cũng thảo luận về những vấn đề trong ngành ngân hàng, vốn đã buộc nhiều tổ chức phải đóng cửa. Biên bản nhấn mạnh rằng các thành viên sẵn sàng sử dụng những công cụ tài chính của họ nhằm đảm bảo tính thanh khoản của hệ thống tài chính. Trở lại cuộc họp hồi tháng 3, các quan chức kinh tế của Fed lưu ý rằng sự suy yếu trong hoạt động tín dụng - do những căng thẳng của ngành ngân hàng - có thể đẩy nền kinh tế vào suy thoái. Họ lặp lại quan điểm này trong cuộc họp tháng 5. Các quan chức cho rằng sự suy yếu của hoạt động tín dụng sẽ bắt đầu vào quý IV. Đây là lực cản lớn đối với tăng trưởng kinh tế. Fed nói gì về trần nợ công? Biên bản cũng tiết lộ những cuộc thảo luận của các quan chức Fed về vấn đề trần nợ công. "Các quan chức tham gia cuộc họp cho rằng, điều cần thiết là nới trần nợ kịp thời nhằm tránh nguy cơ xảy ra những sai lệch nghiêm trọng trong hệ thống tài chính và nền kinh tế", biên bản nêu rõ. Trong một bài phát biểu hôm 24/5, Thống đốc Christopher Waller cho biết các dữ liệu mới nhất vẫn chưa nói lên điều gì về quyết định của ngân hàng trung ương trong tháng 6. Nhưng vị quan chức này nghiêng về khả năng cần tăng lãi suất hơn nữa để hạ nhiệt lạm phát vẫn đang ở mức cao. "Theo tôi, những dữ liệu trong vài tháng tới sẽ không cho thấy rằng chúng ta đã đạt đến đỉnh lãi suất", ông Waller nhận định. "Tôi không ủng hộ việc dừng tăng lãi suất, trừ khi có bằng chứng rõ ràng cho thấy lạm phát đang trên đà giảm xuống 2%. Nhưng việc chúng ta nên tăng, hay tạm dừng trong cuộc họp tháng 6 sẽ phụ thuộc vào những dữ liệu được công bố trong 3 tuần tới", ông cho biết. Chủ tịch Fed Jerome Powell cũng đưa ra rất ít dấu hiệu về một đợt cắt giảm lãi suất. Nhưng theo ông, các rắc rối trong ngành ngân hàng có thể khiến việc tiếp tục tăng lãi suất là không cần thiết. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Mỹ bị cảnh báo hạ xếp hạng tín nhiệmÁc mộng hồi năm 2011 có thể lặp lại với Mỹ. Dù sắp đến thời hạn, giới chức nước này vẫn mắc kẹt trong những bất đồng về việc nới trần nợ. 15:50 25/5/2023 Kinh tế Đức đã suy thoái 'kỹ thuật'Kinh tế Đức đã chính thức rơi vào suy thoái kỹ thuật sau khi giảm 0,5% trong quý cuối cùng của năm ngoái và 0,3% trong quý đầu tiên của năm nay. 16:39 25/5/2023
Bên trong cuộc họp của Fed Fed nhất trí tăng lãi suất 0,25 điểm % trong cuộc họp tháng 5. Nhưng theo biên bản họp mới được công bố, các quan chức vẫn chia rẽ về việc có nên tạm dừng nâng lãi suất. Theo CNBC, trong cuộc họp chính sách mới đây, các quan chức của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã chia rẽ về việc tăng lãi suất. Một số thành viên cho rằng cần phải mạnh tay hơn nữa, một số khác chỉ ra tốc độ tăng trưởng kinh tế đã chậm lại, do đó việc tiếp tục nâng lãi suất điều hành là không cần thiết. Cuối cùng, FOMC - cơ quan hoạch định chính sách của Fed - đã thống nhất tăng lãi suất điều hành 0,25 điểm phần trăm. "Các quan chức tham gia cuộc họp không biết chính xác mức tăng thế nào là phù hợp", biên bản cho biết. Fed dường như đang hướng tới việc cân nhắc dữ liệu để đưa ra lựa chọn phù hợp. Fed chia rẽ Về cơ bản, các cuộc tranh luận đã đi tới 2 kịch bản. Một số thành viên đánh giá tiến độ hạ nhiệt lạm phát là "chậm chạp đến mức khó chấp nhận". Họ muốn tăng lãi suất điều hành hơn nữa. Mặt khác, một số thành viên FOMC chỉ ra tăng trưởng kinh tế đã chậm lại. Do đó, việc tiếp tục thắt chặt chính sách sau cuộc họp tháng 5 là không cần thiết. Tôi không ủng hộ việc dừng tăng lãi suất, trừ khi có bằng chứng rõ ràng cho thấy lạm phát đang trên đà giảm xuống 2%. Nhưng việc chúng ta nên tăng, hay tạm dừng trong cuộc họp tháng 6 sẽ phụ thuộc vào những dữ liệu được công bố trong 3 tuần tớiThống đốc Fed Christopher Waller Tuy nhiên, biên bản lưu ý rằng các thành viên đều đồng tình rằng lạm phát vẫn cao hơn đáng kể so với mục tiêu của ngân hàng trung ương. Theo biên bản, các thành viên đều theo dõi sát sao những dữ liệu tiếp theo và tác động của chúng đối với triển vọng kinh tế. Các quan chức FOMC cũng thảo luận về những vấn đề trong ngành ngân hàng, vốn đã buộc nhiều tổ chức phải đóng cửa. Biên bản nhấn mạnh rằng các thành viên sẵn sàng sử dụng những công cụ tài chính của họ nhằm đảm bảo tính thanh khoản của hệ thống tài chính. Trở lại cuộc họp hồi tháng 3, các quan chức kinh tế của Fed lưu ý rằng sự suy yếu trong hoạt động tín dụng - do những căng thẳng của ngành ngân hàng - có thể đẩy nền kinh tế vào suy thoái. Họ lặp lại quan điểm này trong cuộc họp tháng 5. Các quan chức cho rằng sự suy yếu của hoạt động tín dụng sẽ bắt đầu vào quý IV. Đây là lực cản lớn đối với tăng trưởng kinh tế. Fed nói gì về trần nợ công? Biên bản cũng tiết lộ những cuộc thảo luận của các quan chức Fed về vấn đề trần nợ công. "Các quan chức tham gia cuộc họp cho rằng, điều cần thiết là nới trần nợ kịp thời nhằm tránh nguy cơ xảy ra những sai lệch nghiêm trọng trong hệ thống tài chính và nền kinh tế", biên bản nêu rõ. Trong một bài phát biểu hôm 24/5, Thống đốc Christopher Waller cho biết các dữ liệu mới nhất vẫn chưa nói lên điều gì về quyết định của ngân hàng trung ương trong tháng 6. Nhưng vị quan chức này nghiêng về khả năng cần tăng lãi suất hơn nữa để hạ nhiệt lạm phát vẫn đang ở mức cao. "Theo tôi, những dữ liệu trong vài tháng tới sẽ không cho thấy rằng chúng ta đã đạt đến đỉnh lãi suất", ông Waller nhận định. "Tôi không ủng hộ việc dừng tăng lãi suất, trừ khi có bằng chứng rõ ràng cho thấy lạm phát đang trên đà giảm xuống 2%. Nhưng việc chúng ta nên tăng, hay tạm dừng trong cuộc họp tháng 6 sẽ phụ thuộc vào những dữ liệu được công bố trong 3 tuần tới", ông cho biết. Chủ tịch Fed Jerome Powell cũng đưa ra rất ít dấu hiệu về một đợt cắt giảm lãi suất. Nhưng theo ông, các rắc rối trong ngành ngân hàng có thể khiến việc tiếp tục tăng lãi suất là không cần thiết. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Mỹ bị cảnh báo hạ xếp hạng tín nhiệmÁc mộng hồi năm 2011 có thể lặp lại với Mỹ. Dù sắp đến thời hạn, giới chức nước này vẫn mắc kẹt trong những bất đồng về việc nới trần nợ. 15:50 25/5/2023 Kinh tế Đức đã suy thoái 'kỹ thuật'Kinh tế Đức đã chính thức rơi vào suy thoái kỹ thuật sau khi giảm 0,5% trong quý cuối cùng của năm ngoái và 0,3% trong quý đầu tiên của năm nay. 16:39 25/5/2023
Địa ốc Hoàng Quân muốn chào bán cổ phiếu huy động 1.000 tỷ đồng
Phần lớn số tiền thu được sẽ dùng để mua cổ phần CTCP Đầu tư Thành phố Vàng nhằm bổ sung vốn cho dự án Chung cư nhà ở xã hội thành phố Vàng.
Địa ốc Hoàng Quân dự kiến huy động 1.000 tỷ đồng thông qua đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ. Ảnh: HQC. CTCP Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân (HoSE: HQC) thông báo đã nhận được công văn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc nhận hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ của doanh nghiệp. Phương án chào bán sẽ thực hiện theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên 2023 của công ty và các Nghị quyết HĐQT liên quan. Theo đó, Địa ốc Hoàng Quân sẽ chào bán riêng lẻ 100 triệu cổ phiếu (tỷ lệ phát hành 21%) cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp với giá 10.000 đồng/đơn vị, qua đó huy động 1.000 tỷ đồng. Số cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng 1 năm và ủy quyền cho HĐQT lựa chọn thời điểm thích hợp để chào bán cổ phiếu tăng vốn. Với số tiền huy động được, công ty dự kiến chi 600 tỷ đồng mua cổ phần CTCP Đầu tư Thành phố Vàng để bổ sung vốn cho dự án Chung cư nhà ở xã hội thành phố Vàng. Còn 400 tỷ đồng dùng để nhận chuyển nhượng cổ phần từ cổ đông hiện hữu của CTCP Đầu tư Thành phố vàng. Đáng chú ý, giá chào bán cổ phiếu riêng lẻ của Hoàng Quân đưa ra kể trên đang cao hơn rất nhiều thị giá cổ phiếu HQC giao dịch trên thị trường chứng khoán. Hiện tại, cổ phiếu này chỉ giao dịch quanh mức 4.320 đồng/đơn vị, tức thấp hơn 57% so với giá công ty dự kiến chào bán. Về dự án Chung cư nhà ở xã hội thành phố Vàng (Golden City), đây là dự án có quy mô 3,35 ha, vốn đầu tư 1.776,6 tỷ đồng. Đây là dự án nhà ở xã hội quy mô lớn nhất tại TP Tây Ninh, đồng thời là một trong 7 dự án của Hoàng Quân nằm trong gói hỗ trợ vốn phát triển nhà ở xã hội trị giá 120.000 tỷ đồng. Trong giới đầu tư bất động sản, Địa ốc Hoàng Quân nổi tiếng là doanh nghiệp chuyên phát triển các dự án nhà ở xã hội. Trong một văn bản gửi đến Bộ Xây dựng gần đây, doanh nghiệp cam kết hoàn thành ít nhất 50 dự án nhà xã hội với khoảng 50.000 căn và 10 tòa chung cư cũ tại TP HCM, Đồng Nai, Long An trong giai đoạn 2023-2030. Chuyên gia: Bất động sản sẽ lại nở rộ, xuất hiện đầu cơ từ năm 2026Chuyên gia cho rằng thị trường sẽ dần phục hồi từ nửa sau năm 2024. Sang đến 2026, ngành bất động sản có thể tiến vào giai đoạn ổn định và nở rộ nhiều loại hình đầu tư mới. 09:00 15/12/2023 Thêm cổ đông lớn muốn giảm sở hữu tại NovalandĐộng thái bán cổ phiếu của Diamond Properties diễn ra ngay sau khi Novaland công bố tài liệu lấy ý kiến cổ đông về việc điều chỉnh và thay thế các phương án phát hành cổ phiếu. 19:13 14/12/2023 Phía sau động thái bán ròng nửa tỷ USD của khối ngoạiTuy giá trị giao dịch chiếm tỷ trọng chưa đến 8% so với tổng thanh khoản toàn thị trường, động thái bán ròng của khối ngoại vẫn tác động đáng kể đến tâm lý của thị trường. 20:31 14/12/2023 Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Địa ốc Hoàng Quân muốn chào bán cổ phiếu huy động 1.000 tỷ đồng Phần lớn số tiền thu được sẽ dùng để mua cổ phần CTCP Đầu tư Thành phố Vàng nhằm bổ sung vốn cho dự án Chung cư nhà ở xã hội thành phố Vàng. Địa ốc Hoàng Quân dự kiến huy động 1.000 tỷ đồng thông qua đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ. Ảnh: HQC. CTCP Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân (HoSE: HQC) thông báo đã nhận được công văn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc nhận hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ của doanh nghiệp. Phương án chào bán sẽ thực hiện theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên 2023 của công ty và các Nghị quyết HĐQT liên quan. Theo đó, Địa ốc Hoàng Quân sẽ chào bán riêng lẻ 100 triệu cổ phiếu (tỷ lệ phát hành 21%) cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp với giá 10.000 đồng/đơn vị, qua đó huy động 1.000 tỷ đồng. Số cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng 1 năm và ủy quyền cho HĐQT lựa chọn thời điểm thích hợp để chào bán cổ phiếu tăng vốn. Với số tiền huy động được, công ty dự kiến chi 600 tỷ đồng mua cổ phần CTCP Đầu tư Thành phố Vàng để bổ sung vốn cho dự án Chung cư nhà ở xã hội thành phố Vàng. Còn 400 tỷ đồng dùng để nhận chuyển nhượng cổ phần từ cổ đông hiện hữu của CTCP Đầu tư Thành phố vàng. Đáng chú ý, giá chào bán cổ phiếu riêng lẻ của Hoàng Quân đưa ra kể trên đang cao hơn rất nhiều thị giá cổ phiếu HQC giao dịch trên thị trường chứng khoán. Hiện tại, cổ phiếu này chỉ giao dịch quanh mức 4.320 đồng/đơn vị, tức thấp hơn 57% so với giá công ty dự kiến chào bán. Về dự án Chung cư nhà ở xã hội thành phố Vàng (Golden City), đây là dự án có quy mô 3,35 ha, vốn đầu tư 1.776,6 tỷ đồng. Đây là dự án nhà ở xã hội quy mô lớn nhất tại TP Tây Ninh, đồng thời là một trong 7 dự án của Hoàng Quân nằm trong gói hỗ trợ vốn phát triển nhà ở xã hội trị giá 120.000 tỷ đồng. Trong giới đầu tư bất động sản, Địa ốc Hoàng Quân nổi tiếng là doanh nghiệp chuyên phát triển các dự án nhà ở xã hội. Trong một văn bản gửi đến Bộ Xây dựng gần đây, doanh nghiệp cam kết hoàn thành ít nhất 50 dự án nhà xã hội với khoảng 50.000 căn và 10 tòa chung cư cũ tại TP HCM, Đồng Nai, Long An trong giai đoạn 2023-2030. Chuyên gia: Bất động sản sẽ lại nở rộ, xuất hiện đầu cơ từ năm 2026Chuyên gia cho rằng thị trường sẽ dần phục hồi từ nửa sau năm 2024. Sang đến 2026, ngành bất động sản có thể tiến vào giai đoạn ổn định và nở rộ nhiều loại hình đầu tư mới. 09:00 15/12/2023 Thêm cổ đông lớn muốn giảm sở hữu tại NovalandĐộng thái bán cổ phiếu của Diamond Properties diễn ra ngay sau khi Novaland công bố tài liệu lấy ý kiến cổ đông về việc điều chỉnh và thay thế các phương án phát hành cổ phiếu. 19:13 14/12/2023 Phía sau động thái bán ròng nửa tỷ USD của khối ngoạiTuy giá trị giao dịch chiếm tỷ trọng chưa đến 8% so với tổng thanh khoản toàn thị trường, động thái bán ròng của khối ngoại vẫn tác động đáng kể đến tâm lý của thị trường. 20:31 14/12/2023 Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Mua vàng nhẫn lỗ gần 2,5 triệu đồng/lượng sau một tháng
Giá vàng thế giới giảm mạnh đã kéo giá vàng nhẫn 9999 trong nước giảm theo, khiến người mua cách đây hơn 1 tháng trước đang phải chịu khoản lỗ nặng.
Trong phiên giao dịch sáng nay (28/6), trước biến động của giá vàng thế giới, thị trường vàng trong nước tiếp tục ghi nhận xu hướng đi ngang của vàng miếng SJC và giảm mạnh ở vàng nhẫn. Với mặt hàng vàng miếng SJC, trong phiên giao dịch hôm qua (27/6), Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) là doanh nghiệp duy nhất còn giữ mốc 67 triệu đồng/lượng (bán) thì tới sáng nay, mốc giá này đã không còn. Hiện các doanh nghiệp vàng trong nước đều niêm yết giá bán vàng miếng dưới vùng 67 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng nhẫn tại một số doanh nghiệp còn bị điều chỉnh giảm xuống dưới vùng 56 triệu đồng/lượng. Lỗ nặng sau một tháng Cụ thể, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) hiện niêm yết giá mua vào đối với vàng miếng SJC ở mức 66,35 triệu/lượng và giá bán ra ở 66,95 triệu/lượng. So với phiên liền trước, mức giá SJC đưa ra vẫn đi ngang cả hai chiều mua và bán. Cũng tại SJC, các mặt hàng vàng nhẫn 99,99% loại 1-5 chỉ hiện được niêm yết ở mức 55,3 - 56,3 triệu/lượng (mua vào - bán ra), giảm 150.000 đồng so với phiên liền trước. Vàng nhẫn 99,99% loại nửa chỉ của thương hiệu vàng quốc gia cũng ghi nhận mức giảm tương ứng, hiện ở 55,3 - 56,4 triệu/lượng. Đây cũng là vùng giá thấp nhất của vàng nhẫn SJC ghi nhận trong vài tháng qua. Nếu so với giá đỉnh cách đây hơn một tháng (16/5), giá bán mỗi lượng vàng nhẫn tại SJC đã giảm gần 1,5 triệu đồng. Diễn biến này cộng với chênh lệch giá mua - bán SJC đưa ra khiến người mua vàng nhẫn SJC hơn một tháng trước đến nay đã phải chịu khoản lỗ gần 2,5 triệu đồng/lượng, tương đương mức lỗ ròng 4%. Không riêng SJC, giá vàng miếng tại các thương hiệu lớn như PNJ, Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI hay Công ty Bảo Tín Minh Châu... cũng đang ghi nhận xu hướng đi ngang, hiện giao dịch quanh mức 66,35 - 66,95 triệu/lượng. Trong đó, PNJ hiện chấp nhận mua vào vàng miếng ở mức 66,45 triệu/lượng, giá bán ra được niêm yết cố định ở 66,95 triệu/lượng. Giá mua - bán vàng nhẫn 24K do doanh nghiệp này chế tác cũng ghi nhận xu hướng giảm 150.000 đồng/lượng ở cả hai chiều, hiện neo tại vùng 55,3 - 56,25 triệu/lượng. Tương tự SJC, giá vàng nhẫn tại PNJ cũng đã giảm gần 1,5 triệu/lượng so với hơn một tháng trước và người mua vàng nhẫn 24K tại đây phải nhận khoản lỗ 2,3 triệu đồng/lượng giai đoạn này. Tập đoàn DOJI hiện niêm yết giá vàng miếng tại vùng 66,35 - 66,95 triệu/lượng, đi ngang so với chốt phiên hôm qua. Giá vàng nhẫn tại doanh nghiệp này giao dịch ở 54,55 - 55,85 triệu/lượng, giảm 100.000 đồng. Bảo Tín Minh Châu giữ nguyên giá vàng miếng tại vùng 66,45 - 66,93 triệu/lượng và chấp nhận mua - bán vàng nhẫn ở 55,57 - 56,42 triệu/lượng, giảm 100.000 đồng so với phiên liền trước. Các cửa hàng vàng của Mi Hồng tại TP.HCM cũng giữ nguyên giá giao dịch vàng miếng tại vùng 66,4 - 66,85 triệu/lượng và vàng nhẫn 999 ở 55,2 - 55,7 triệu đồng, giảm 100.000 đồng. Đà giảm từ thế giới Diễn biến không mấy tích cực của giá vàng trong nước những phiên gần đây chủ yếu đi theo biến động của giá vàng thế giới. Trong sáng nay, giá vàng thế giới tiếp tục ghi nhận xu hướng suy yếu khi thị trường dự đoán Mỹ và một số quốc gia châu Âu sẽ còn tăng lãi suất để kìm hãm lạm phát. Dữ liệu kinh tế của Trung Quốc và Mỹ thì ghi nhận tín hiệu tốt lên, đơn đặt hàng bền vững tại Mỹ đã tăng 1,7% so với tháng trước, doanh số bán nhà mới tăng thêm 12,2% giúp niềm tin của người tiêu dùng tăng từ 102 điểm lên 109 điểm. Kết quả là nhà đầu tư đã dồn tiền vào cổ phiếu giúp các chỉ số chứng khoán tại châu Âu và Mỹ phục hồi. Từ đó hạn chế dòng tiền chảy vào kim loại quý và tác động tiêu cực đến giá vàng. Hiện giá vàng thế giới giao ngay neo tại mốc 1.914 USD/ounce, quy đổi ra tiền Việt vào khoảng 54,7 triệu/lượng. Chênh lệch giữa vàng thế giới và vàng nhẫn trong nước khoảng 1,6 triệu/lượng. Nếu so với vàng miếng SJC, giá kim quý thế giới hiện vẫn thấp hơn 12 triệu đồng/lượng. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Fed liệu có tăng lãi suất trở lạiGiới đầu tư tin rằng trong cuộc họp tiếp theo, Fed sẽ tăng lãi suất trở lại sau khi tạm dừng vào tháng 6. Triển vọng Fed cắt giảm lãi suất ngay trong năm nay cũng thấp đi đáng kể. 18:41 27/6/2023 Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ thí điểm tiền điện tửChủ tịch của Ngân hàng Trung ương Thuỵ Sỹ (SNB) - ông Thomas Jordan - nói rằng đây không chỉ là cuộc thử nghiệm mà sẽ là tiền thật tương đương dự trữ trong ngân hàng. 16:03 27/6/2023
Mua vàng nhẫn lỗ gần 2,5 triệu đồng/lượng sau một tháng Giá vàng thế giới giảm mạnh đã kéo giá vàng nhẫn 9999 trong nước giảm theo, khiến người mua cách đây hơn 1 tháng trước đang phải chịu khoản lỗ nặng. Trong phiên giao dịch sáng nay (28/6), trước biến động của giá vàng thế giới, thị trường vàng trong nước tiếp tục ghi nhận xu hướng đi ngang của vàng miếng SJC và giảm mạnh ở vàng nhẫn. Với mặt hàng vàng miếng SJC, trong phiên giao dịch hôm qua (27/6), Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) là doanh nghiệp duy nhất còn giữ mốc 67 triệu đồng/lượng (bán) thì tới sáng nay, mốc giá này đã không còn. Hiện các doanh nghiệp vàng trong nước đều niêm yết giá bán vàng miếng dưới vùng 67 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng nhẫn tại một số doanh nghiệp còn bị điều chỉnh giảm xuống dưới vùng 56 triệu đồng/lượng. Lỗ nặng sau một tháng Cụ thể, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) hiện niêm yết giá mua vào đối với vàng miếng SJC ở mức 66,35 triệu/lượng và giá bán ra ở 66,95 triệu/lượng. So với phiên liền trước, mức giá SJC đưa ra vẫn đi ngang cả hai chiều mua và bán. Cũng tại SJC, các mặt hàng vàng nhẫn 99,99% loại 1-5 chỉ hiện được niêm yết ở mức 55,3 - 56,3 triệu/lượng (mua vào - bán ra), giảm 150.000 đồng so với phiên liền trước. Vàng nhẫn 99,99% loại nửa chỉ của thương hiệu vàng quốc gia cũng ghi nhận mức giảm tương ứng, hiện ở 55,3 - 56,4 triệu/lượng. Đây cũng là vùng giá thấp nhất của vàng nhẫn SJC ghi nhận trong vài tháng qua. Nếu so với giá đỉnh cách đây hơn một tháng (16/5), giá bán mỗi lượng vàng nhẫn tại SJC đã giảm gần 1,5 triệu đồng. Diễn biến này cộng với chênh lệch giá mua - bán SJC đưa ra khiến người mua vàng nhẫn SJC hơn một tháng trước đến nay đã phải chịu khoản lỗ gần 2,5 triệu đồng/lượng, tương đương mức lỗ ròng 4%. Không riêng SJC, giá vàng miếng tại các thương hiệu lớn như PNJ, Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI hay Công ty Bảo Tín Minh Châu... cũng đang ghi nhận xu hướng đi ngang, hiện giao dịch quanh mức 66,35 - 66,95 triệu/lượng. Trong đó, PNJ hiện chấp nhận mua vào vàng miếng ở mức 66,45 triệu/lượng, giá bán ra được niêm yết cố định ở 66,95 triệu/lượng. Giá mua - bán vàng nhẫn 24K do doanh nghiệp này chế tác cũng ghi nhận xu hướng giảm 150.000 đồng/lượng ở cả hai chiều, hiện neo tại vùng 55,3 - 56,25 triệu/lượng. Tương tự SJC, giá vàng nhẫn tại PNJ cũng đã giảm gần 1,5 triệu/lượng so với hơn một tháng trước và người mua vàng nhẫn 24K tại đây phải nhận khoản lỗ 2,3 triệu đồng/lượng giai đoạn này. Tập đoàn DOJI hiện niêm yết giá vàng miếng tại vùng 66,35 - 66,95 triệu/lượng, đi ngang so với chốt phiên hôm qua. Giá vàng nhẫn tại doanh nghiệp này giao dịch ở 54,55 - 55,85 triệu/lượng, giảm 100.000 đồng. Bảo Tín Minh Châu giữ nguyên giá vàng miếng tại vùng 66,45 - 66,93 triệu/lượng và chấp nhận mua - bán vàng nhẫn ở 55,57 - 56,42 triệu/lượng, giảm 100.000 đồng so với phiên liền trước. Các cửa hàng vàng của Mi Hồng tại TP.HCM cũng giữ nguyên giá giao dịch vàng miếng tại vùng 66,4 - 66,85 triệu/lượng và vàng nhẫn 999 ở 55,2 - 55,7 triệu đồng, giảm 100.000 đồng. Đà giảm từ thế giới Diễn biến không mấy tích cực của giá vàng trong nước những phiên gần đây chủ yếu đi theo biến động của giá vàng thế giới. Trong sáng nay, giá vàng thế giới tiếp tục ghi nhận xu hướng suy yếu khi thị trường dự đoán Mỹ và một số quốc gia châu Âu sẽ còn tăng lãi suất để kìm hãm lạm phát. Dữ liệu kinh tế của Trung Quốc và Mỹ thì ghi nhận tín hiệu tốt lên, đơn đặt hàng bền vững tại Mỹ đã tăng 1,7% so với tháng trước, doanh số bán nhà mới tăng thêm 12,2% giúp niềm tin của người tiêu dùng tăng từ 102 điểm lên 109 điểm. Kết quả là nhà đầu tư đã dồn tiền vào cổ phiếu giúp các chỉ số chứng khoán tại châu Âu và Mỹ phục hồi. Từ đó hạn chế dòng tiền chảy vào kim loại quý và tác động tiêu cực đến giá vàng. Hiện giá vàng thế giới giao ngay neo tại mốc 1.914 USD/ounce, quy đổi ra tiền Việt vào khoảng 54,7 triệu/lượng. Chênh lệch giữa vàng thế giới và vàng nhẫn trong nước khoảng 1,6 triệu/lượng. Nếu so với vàng miếng SJC, giá kim quý thế giới hiện vẫn thấp hơn 12 triệu đồng/lượng. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Fed liệu có tăng lãi suất trở lạiGiới đầu tư tin rằng trong cuộc họp tiếp theo, Fed sẽ tăng lãi suất trở lại sau khi tạm dừng vào tháng 6. Triển vọng Fed cắt giảm lãi suất ngay trong năm nay cũng thấp đi đáng kể. 18:41 27/6/2023 Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ thí điểm tiền điện tửChủ tịch của Ngân hàng Trung ương Thuỵ Sỹ (SNB) - ông Thomas Jordan - nói rằng đây không chỉ là cuộc thử nghiệm mà sẽ là tiền thật tương đương dự trữ trong ngân hàng. 16:03 27/6/2023
Nhiều công ty chứng khoán cắt margin cổ phiếu họ Apec
Các công ty chứng khoán đã loại nhóm cổ phiếu thuộc họ Apec ra khỏi danh mục cho vay ký quỹ (margin) sau tin khởi tố vụ án thao túng thị trường chứng khoán.
Sau thông tin khởi tố vụ án thao túng thị trường chứng khoán xảy ra tại CTCP Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương (mã: APS); CTCP Đầu tư châu Á - Thái Bình Dương (mã: API) và CTCP Đầu tư IDJ Việt Nam (mã: IDJ), mới đây Công ty Chứng khoán SSI đã thông báo loại hai mã cổ phiếu họ Apec gồm API và IDJ ra khỏi danh mục margin. Thông báo có hiệu lực bắt đầu từ ngày 29/6. Trước SSI, các công ty chứng khoán khác cũng có thông báo cắt margin đối với cổ phiếu của họ Apec. Cụ thể, Chứng khoán BIDV (mã: BSC) đã loại IDJ khỏi danh mục được phép ký quỹ từ ngày 27/6. Chứng khoán Yuanta Việt Nam (mã: YSVN) cũng không còn sự có mặt của nhóm cổ phiếu IDJ, API và APS từ ngày 27/6. Cũng từ ngày 26/6, hai công ty chứng khoán khác là Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (mã: SHS) và Chứng khoán Trí Việt (mã: TVB) đã loại cổ phiếu IDJ ra khỏi danh mục được phép thực hiện giao dịch ký quỹ. Động thái của các sàn chứng khoán tới từ bối cảnh nhóm cổ phiếu họ Apec hiện nằm trong diện bị khởi tố của Công an TP.Hà Nội liên quan tới vấn đề thao túng thị trường chứng khoán. Ngay sau khi thông tin khởi tố nổ ra, cả ba cổ phiếu họ Apec đều đồng loạt nhận áp lực bán mạnh, đẩy giá giảm kịch sàn “trắng bên mua". Hiện thị giá chỉ loanh quanh 10.000 đồng/cổ phiếu và dư bán giá sàn tới hàng chục triệu đơn vị. Đi cùng với giá giảm, thanh khoản của các cổ phiếu này cũng tụt dốc từ vài chục triệu đơn vị mỗi phiên, xuống còn chưa đến 5 triệu đơn vị trong 2 phiên giảm sàn gần nhất là 26-27/6. Tuần trước, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã lên tiếng về vụ án thao túng thị trường chứng khoán xảy ra tại nhóm cổ phiếu họ Apec. Trong đó, UBCKNN nhấn mạnh sẽ tăng cường xử lý tổ chức, cá nhân sai phạm trên thị trường chứng khoán nhằm tăng cường kỷ cương và giữ môi trường đầu tư phát triển theo hướng lành mạnh, minh bạch và bền vững. Thông tin khởi tố trên cũng khiến nhiều nhà đầu tư phải nhìn lại lịch sử các cổ phiếu thuộc họ Apec. Năm 2021 được xem là năm bứt tốc bùng nổ của nhóm API, IDJ và APS. Với cổ phiếu API, từ cuối năm 2020, cổ phiếu này bắt đầu tăng giá từ 10.000 đồng/cổ phiếu rồi chạm đỉnh điểm 102.000 đồng/cổ phiếu vào ngày 15/11/2021, tương đương mức tăng gấp 10 lần. Cổ phiếu IDJ cũng tăng mạnh từ tháng 7/2021 đến tháng 11/2021 với mức tăng từ vùng 15.000 đồng/cổ phiếu lên đỉnh điểm 74.800 đồng/cổ phiếu vào ngày 15/11/2021, tương đương mức tăng gần 5 lần. Còn cổ phiếu APS tăng từ vùng 3.000 đồng/cổ phiếu lên mức đỉnh là 59.900 đồng/cổ phiếu vào ngày 18/11/2021, tương đương mức tăng gần 20 lần. Theo đánh giá của chuyên gia, câu chuyện xử lý những sai phạm trong chứng khoán ít nhiều sẽ có tác động tới thị trường, đặc biệt là cổ phiếu của các doanh nghiệp liên quan đến vi phạm. Tuy nhiên, tác động sẽ chỉ mang tính cục bộ do việc xử lý vi phạm đã diễn ra từ giữa năm 2022 và các nhà đầu tư cũng đã có sự chuẩn bị từ trước. Việc dòng tiền tháo chạy khỏi nhóm cổ phiếu này và luân chuyển sang nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn với tính an toàn cao hơn có thể là một tín hiệu tích cực giúp đưa thị trường đi lên trong tuần sau. Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế Đại hội cổ đông DIC Group lại bất thànhDoanh nghiệp bất động sản lớn ở Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn chưa thể họp cổ đông thường niên năm 2023 lần thứ nhất do tỷ lệ dự họp thấp hơn mức quy định. 16:37 28/6/2023 Hệ sinh thái của Apec Group 'khủng' cỡ nào?Tập đoàn đa ngành này sở hữu hàng loạt dự án bất động sản hạng sang quy mô hàng nghìn tỷ đồng, cùng với đó là các công ty chứng khoán, nội thất, môi trường... 10:13 28/6/2023
Nhiều công ty chứng khoán cắt margin cổ phiếu họ Apec Các công ty chứng khoán đã loại nhóm cổ phiếu thuộc họ Apec ra khỏi danh mục cho vay ký quỹ (margin) sau tin khởi tố vụ án thao túng thị trường chứng khoán. Sau thông tin khởi tố vụ án thao túng thị trường chứng khoán xảy ra tại CTCP Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương (mã: APS); CTCP Đầu tư châu Á - Thái Bình Dương (mã: API) và CTCP Đầu tư IDJ Việt Nam (mã: IDJ), mới đây Công ty Chứng khoán SSI đã thông báo loại hai mã cổ phiếu họ Apec gồm API và IDJ ra khỏi danh mục margin. Thông báo có hiệu lực bắt đầu từ ngày 29/6. Trước SSI, các công ty chứng khoán khác cũng có thông báo cắt margin đối với cổ phiếu của họ Apec. Cụ thể, Chứng khoán BIDV (mã: BSC) đã loại IDJ khỏi danh mục được phép ký quỹ từ ngày 27/6. Chứng khoán Yuanta Việt Nam (mã: YSVN) cũng không còn sự có mặt của nhóm cổ phiếu IDJ, API và APS từ ngày 27/6. Cũng từ ngày 26/6, hai công ty chứng khoán khác là Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (mã: SHS) và Chứng khoán Trí Việt (mã: TVB) đã loại cổ phiếu IDJ ra khỏi danh mục được phép thực hiện giao dịch ký quỹ. Động thái của các sàn chứng khoán tới từ bối cảnh nhóm cổ phiếu họ Apec hiện nằm trong diện bị khởi tố của Công an TP.Hà Nội liên quan tới vấn đề thao túng thị trường chứng khoán. Ngay sau khi thông tin khởi tố nổ ra, cả ba cổ phiếu họ Apec đều đồng loạt nhận áp lực bán mạnh, đẩy giá giảm kịch sàn “trắng bên mua". Hiện thị giá chỉ loanh quanh 10.000 đồng/cổ phiếu và dư bán giá sàn tới hàng chục triệu đơn vị. Đi cùng với giá giảm, thanh khoản của các cổ phiếu này cũng tụt dốc từ vài chục triệu đơn vị mỗi phiên, xuống còn chưa đến 5 triệu đơn vị trong 2 phiên giảm sàn gần nhất là 26-27/6. Tuần trước, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã lên tiếng về vụ án thao túng thị trường chứng khoán xảy ra tại nhóm cổ phiếu họ Apec. Trong đó, UBCKNN nhấn mạnh sẽ tăng cường xử lý tổ chức, cá nhân sai phạm trên thị trường chứng khoán nhằm tăng cường kỷ cương và giữ môi trường đầu tư phát triển theo hướng lành mạnh, minh bạch và bền vững. Thông tin khởi tố trên cũng khiến nhiều nhà đầu tư phải nhìn lại lịch sử các cổ phiếu thuộc họ Apec. Năm 2021 được xem là năm bứt tốc bùng nổ của nhóm API, IDJ và APS. Với cổ phiếu API, từ cuối năm 2020, cổ phiếu này bắt đầu tăng giá từ 10.000 đồng/cổ phiếu rồi chạm đỉnh điểm 102.000 đồng/cổ phiếu vào ngày 15/11/2021, tương đương mức tăng gấp 10 lần. Cổ phiếu IDJ cũng tăng mạnh từ tháng 7/2021 đến tháng 11/2021 với mức tăng từ vùng 15.000 đồng/cổ phiếu lên đỉnh điểm 74.800 đồng/cổ phiếu vào ngày 15/11/2021, tương đương mức tăng gần 5 lần. Còn cổ phiếu APS tăng từ vùng 3.000 đồng/cổ phiếu lên mức đỉnh là 59.900 đồng/cổ phiếu vào ngày 18/11/2021, tương đương mức tăng gần 20 lần. Theo đánh giá của chuyên gia, câu chuyện xử lý những sai phạm trong chứng khoán ít nhiều sẽ có tác động tới thị trường, đặc biệt là cổ phiếu của các doanh nghiệp liên quan đến vi phạm. Tuy nhiên, tác động sẽ chỉ mang tính cục bộ do việc xử lý vi phạm đã diễn ra từ giữa năm 2022 và các nhà đầu tư cũng đã có sự chuẩn bị từ trước. Việc dòng tiền tháo chạy khỏi nhóm cổ phiếu này và luân chuyển sang nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn với tính an toàn cao hơn có thể là một tín hiệu tích cực giúp đưa thị trường đi lên trong tuần sau. Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế Đại hội cổ đông DIC Group lại bất thànhDoanh nghiệp bất động sản lớn ở Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn chưa thể họp cổ đông thường niên năm 2023 lần thứ nhất do tỷ lệ dự họp thấp hơn mức quy định. 16:37 28/6/2023 Hệ sinh thái của Apec Group 'khủng' cỡ nào?Tập đoàn đa ngành này sở hữu hàng loạt dự án bất động sản hạng sang quy mô hàng nghìn tỷ đồng, cùng với đó là các công ty chứng khoán, nội thất, môi trường... 10:13 28/6/2023
Người dân tranh thủ 'chốt lời' ngày giá vàng lên đỉnh
Giá vàng miếng SJC trong nước tăng cao nhất từ trước tới nay, vượt 80 triệu đồng/lượng. Ghi nhận ở Hà Nội, TP.HCM, người dân tấp nập đến các cửa hàng bán vàng "chốt lời".
Hà Nội: Ghi nhận tại phố vàng Trần Nhân Tông (Hai Bà Trưng, Hà Nội) chiều 26/12, lượng khách đến bán vàng tấp nập, tại một số tiệm vàng, người dân phải xếp hàng dài để bán vàng miếng. Để có thể giao dịch, người dân phải xếp hàng 30-45 phút theo phiếu số thứ tự chờ đến lượt. Nhẫn trơn và vàng miếng vẫn là hai sản phẩm có lượng giao dịch nhiều nhất. "Lượng người đến bán cao hơn người đến mua vàng", nhân viên tại tại một cửa hàng trên phố Trần Nhân Tông nói. Phần lớn người dân đến để bán vàng, chênh lệch giá mua vào - bán ra được các doanh nghiệp tăng lên 1-1,2 triệu đồng/lượng. Vàng được giá khiến nhiều người chấp nhận nung chảy những món trang sức như vòng cổ, nhẫn, lắc tay để kiểm định. Trong khi đó, vẫn có nhiều người tiến hành mua vào vàng miếng với kỳ vọng giá sẽ còn tăng cao hơn nữa. TP.HCM: Tại trung tâm vàng bạc đá quý SJC (đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1), không khí mua bán vàng nhộn nhịp từ sáng. Đa số người dân đến cũng để bán vàng. Đáng chú ý, lượng vàng khách bán ra tương đối lớn, từ vài chỉ đến hàng chục lượng/giao dịch. Giá vàng miếng SJC đỉnh điểm hôm nay cao hơn giá vàng quốc tế gần 19 triệu đồng/lượng. Khoảng 16h, tại của hàng vàng Mi Hồng (đường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thạnh), cảnh mua bán vàng cũng diễn ra tấp nập. Theo ghi nhận, vàng nhẫn tại đây đã hết, vàng miếng số lượng còn lại ít. Theo quản lý của cửa hàng vàng Mi Hồng (đường Bùi Hữu Nghĩa), lượng khách hôm nay đến cửa hàng tăng mạnh so với những ngày trước. Trong phiên giao dịch sáng nay, hầu hết doanh nghiệp kinh doanh vàng trong nước đều điều chỉnh tăng 1,5-1,8 triệu đồng/lượng vàng miếng, đưa giá bán mặt hàng này vượt mốc 80 triệu đồng/lượng. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử giá vàng miếng SJC được các doanh nghiệp trong nước niêm yết trên mốc 80 triệu đồng/lượng. Chỉ trong vài tuần qua, giá mặt hàng này đã liên tục thiết lập mức đỉnh mới. Đến cuối ngày hôm nay, giá vàng miếng SJC các doanh nghiệp đã hạ nhiệt về quanh mốc 79 triệu đồng/lượng. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Người dân tranh thủ 'chốt lời' ngày giá vàng lên đỉnh Giá vàng miếng SJC trong nước tăng cao nhất từ trước tới nay, vượt 80 triệu đồng/lượng. Ghi nhận ở Hà Nội, TP.HCM, người dân tấp nập đến các cửa hàng bán vàng "chốt lời". Hà Nội: Ghi nhận tại phố vàng Trần Nhân Tông (Hai Bà Trưng, Hà Nội) chiều 26/12, lượng khách đến bán vàng tấp nập, tại một số tiệm vàng, người dân phải xếp hàng dài để bán vàng miếng. Để có thể giao dịch, người dân phải xếp hàng 30-45 phút theo phiếu số thứ tự chờ đến lượt. Nhẫn trơn và vàng miếng vẫn là hai sản phẩm có lượng giao dịch nhiều nhất. "Lượng người đến bán cao hơn người đến mua vàng", nhân viên tại tại một cửa hàng trên phố Trần Nhân Tông nói. Phần lớn người dân đến để bán vàng, chênh lệch giá mua vào - bán ra được các doanh nghiệp tăng lên 1-1,2 triệu đồng/lượng. Vàng được giá khiến nhiều người chấp nhận nung chảy những món trang sức như vòng cổ, nhẫn, lắc tay để kiểm định. Trong khi đó, vẫn có nhiều người tiến hành mua vào vàng miếng với kỳ vọng giá sẽ còn tăng cao hơn nữa. TP.HCM: Tại trung tâm vàng bạc đá quý SJC (đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1), không khí mua bán vàng nhộn nhịp từ sáng. Đa số người dân đến cũng để bán vàng. Đáng chú ý, lượng vàng khách bán ra tương đối lớn, từ vài chỉ đến hàng chục lượng/giao dịch. Giá vàng miếng SJC đỉnh điểm hôm nay cao hơn giá vàng quốc tế gần 19 triệu đồng/lượng. Khoảng 16h, tại của hàng vàng Mi Hồng (đường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thạnh), cảnh mua bán vàng cũng diễn ra tấp nập. Theo ghi nhận, vàng nhẫn tại đây đã hết, vàng miếng số lượng còn lại ít. Theo quản lý của cửa hàng vàng Mi Hồng (đường Bùi Hữu Nghĩa), lượng khách hôm nay đến cửa hàng tăng mạnh so với những ngày trước. Trong phiên giao dịch sáng nay, hầu hết doanh nghiệp kinh doanh vàng trong nước đều điều chỉnh tăng 1,5-1,8 triệu đồng/lượng vàng miếng, đưa giá bán mặt hàng này vượt mốc 80 triệu đồng/lượng. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử giá vàng miếng SJC được các doanh nghiệp trong nước niêm yết trên mốc 80 triệu đồng/lượng. Chỉ trong vài tuần qua, giá mặt hàng này đã liên tục thiết lập mức đỉnh mới. Đến cuối ngày hôm nay, giá vàng miếng SJC các doanh nghiệp đã hạ nhiệt về quanh mốc 79 triệu đồng/lượng. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Điều gì sẽ quyết định cuộc họp của Fed ngày mai
Dữ liệu lạm phát tháng 5 sẽ được công bố chỉ một ngày trước cuộc họp quan trọng của Fed. Điều này có thể ảnh hưởng đến quyết định lãi suất của ngân hàng trung ương.
Theo CNBC, giới quan sát dự đoán các dữ liệu lạm phát tháng 5 sẽ cho thấy giá cả đã hạ nhiệt. Nhưng câu hỏi đặt ra là tốc độ này có đủ để thuyết phục giới chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dừng tăng lãi suất hay không. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 sẽ được công bố vào sáng thứ ba (theo giờ Mỹ). Theo khảo sát của Dow Jones, giới quan sát dự báo CPI tăng 0,1% so với một tháng trước và 4% so với một năm trước đó. Nếu loại trừ giá năng lượng và thực phẩm dễ biến động, CPI tháng 5 được dự báo tăng lần lượt 0,4% và 5,3%. Dữ liệu lạm phát tháng 5 Nếu các dữ liệu được công bố giống với dự báo của giới quan sát, cuộc chiến chống lạm phát của Fed có thể đã đi đúng hướng. Hồi tháng 6 năm ngoái, tốc độ tăng trưởng CPI đạt đỉnh 9%. "Điều đáng khích lệ nhất là tốc độ tăng trưởng hàng năm được dự báo sẽ giảm khá mạnh", ông Mark Zandi - chuyên gia kinh tế trưởng tại Moody's Analytics - nhận định. "Các con số có thể cho thấy lạm phát đã đi đúng hướng", ông nói thêm. Điều đáng khích lệ nhất là tốc độ tăng trưởng hàng năm được dự báo sẽ giảm khá mạnh. Các con số có thể cho thấy lạm phát đã đi đúng hướng Ông Mark Zandi - chuyên gia kinh tế trưởng tại Moody's Analytics Lạm phát tại Mỹ đã tăng mạnh vào mùa xuân năm 2021. Các yếu tố liên quan đến đại dịch như chuỗi cung ứng bị tắc nghẽn, nhu cầu hàng hóa tăng vọt, cùng hàng nghìn tỷ USD kích thích tài khóa và tiền tệ đẩy lạm phát lên mức cao nhất kể từ đầu thập niên 80. Sau một năm trấn an rằng lạm phát chỉ là nhất thời, Fed đã tăng lãi suất dồn dập kể từ tháng 3/2022. Nhưng đến nay, lạm phát vẫn cách xa mục tiêu 2% của ngân hàng trung ương. "Lạm phát đã giảm về mức độ mà ngân hàng trung ương tin rằng họ đang đi đúng hướng, và không cần phải tăng lãi suất thêm nữa", ông Zandi nói thêm. Còn ông Dean Baker - đồng sáng lập Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách - nhận định rằng "lạm phát đã bắt đầu hạ nhiệt kể từ năm ngoái". Cuộc họp của Fed sẽ ra sao "Nếu xu hướng này tiếp diễn, Fed có thể tuyên bố chiến thắng và tập trung vào khía cạnh việc làm", ông chỉ ra. "Nhưng lạm phát vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu lạm phát. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là liệu đà giảm có tiếp diễn hay không và đã ổn định chưa", vị chuyên gia nói thêm. Trước đó, ông Philip Jefferson - Thống đốc kiêm ứng viên Phó chủ tịch Fed - đã phát tín hiệu về việc tạm dừng tăng lãi suất trong cuộc họp chính sách tháng 6. Nhưng ông cho rằng bất cứ quyết định ổn định lãi suất nào cũng không được coi là dấu chấm hết của chu kỳ thắt chặt. "Việc bỏ quãng tăng lãi suất trong cuộc họp sắp tới sẽ cho phép Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) có thêm thời gian quan sát các dữ liệu, trước khi đưa ra những chính sách thắt chặt tiếp theo", vị quan chức tiết lộ. Ông Jefferson nghiêng về kịch bản "tạm dừng diều hâu", tức giữ nguyên lãi suất ở thời điểm hiện tại nhưng bỏ ngỏ khả năng tăng thêm. Dù vậy, ông nhấn mạnh rằng việc giữ nguyên lãi suất chính sách trong cuộc họp sắp tới không có nghĩa là lãi suất đã đạt đỉnh. Theo dữ liệu từ công cụ FedWatch của CME Group, các thị trường đang định giá khả năng Fed giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tháng 6 là 73,5%, tăng mạnh từ 38,1% vào cuối tháng 5. Trong khi đó, khả năng Fed tiếp tục tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm đang được định giá là 26,5%, giảm mạnh từ 61,9%. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Đại gia địa ốc Trung Quốc chật vật cứu mìnhTỷ phú Vương Kiện Lâm từng nằm trong số ít đại gia bất động sản tránh được cuộc khủng hoảng trong ngành địa ốc của Trung Quốc vào năm ngoái. Nhưng rắc rối đã ập đến trong năm nay. 09:07 13/6/2023 Kinh tế Mỹ nhiễu tín hiệu về suy thoáiCác dữ liệu mới về khu vực sản xuất, dịch vụ và sức mạnh chi tiêu của Mỹ đang phát đi những tín hiệu trái chiều nhau. 19:47 9/6/2023
Điều gì sẽ quyết định cuộc họp của Fed ngày mai Dữ liệu lạm phát tháng 5 sẽ được công bố chỉ một ngày trước cuộc họp quan trọng của Fed. Điều này có thể ảnh hưởng đến quyết định lãi suất của ngân hàng trung ương. Theo CNBC, giới quan sát dự đoán các dữ liệu lạm phát tháng 5 sẽ cho thấy giá cả đã hạ nhiệt. Nhưng câu hỏi đặt ra là tốc độ này có đủ để thuyết phục giới chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dừng tăng lãi suất hay không. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 sẽ được công bố vào sáng thứ ba (theo giờ Mỹ). Theo khảo sát của Dow Jones, giới quan sát dự báo CPI tăng 0,1% so với một tháng trước và 4% so với một năm trước đó. Nếu loại trừ giá năng lượng và thực phẩm dễ biến động, CPI tháng 5 được dự báo tăng lần lượt 0,4% và 5,3%. Dữ liệu lạm phát tháng 5 Nếu các dữ liệu được công bố giống với dự báo của giới quan sát, cuộc chiến chống lạm phát của Fed có thể đã đi đúng hướng. Hồi tháng 6 năm ngoái, tốc độ tăng trưởng CPI đạt đỉnh 9%. "Điều đáng khích lệ nhất là tốc độ tăng trưởng hàng năm được dự báo sẽ giảm khá mạnh", ông Mark Zandi - chuyên gia kinh tế trưởng tại Moody's Analytics - nhận định. "Các con số có thể cho thấy lạm phát đã đi đúng hướng", ông nói thêm. Điều đáng khích lệ nhất là tốc độ tăng trưởng hàng năm được dự báo sẽ giảm khá mạnh. Các con số có thể cho thấy lạm phát đã đi đúng hướng Ông Mark Zandi - chuyên gia kinh tế trưởng tại Moody's Analytics Lạm phát tại Mỹ đã tăng mạnh vào mùa xuân năm 2021. Các yếu tố liên quan đến đại dịch như chuỗi cung ứng bị tắc nghẽn, nhu cầu hàng hóa tăng vọt, cùng hàng nghìn tỷ USD kích thích tài khóa và tiền tệ đẩy lạm phát lên mức cao nhất kể từ đầu thập niên 80. Sau một năm trấn an rằng lạm phát chỉ là nhất thời, Fed đã tăng lãi suất dồn dập kể từ tháng 3/2022. Nhưng đến nay, lạm phát vẫn cách xa mục tiêu 2% của ngân hàng trung ương. "Lạm phát đã giảm về mức độ mà ngân hàng trung ương tin rằng họ đang đi đúng hướng, và không cần phải tăng lãi suất thêm nữa", ông Zandi nói thêm. Còn ông Dean Baker - đồng sáng lập Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách - nhận định rằng "lạm phát đã bắt đầu hạ nhiệt kể từ năm ngoái". Cuộc họp của Fed sẽ ra sao "Nếu xu hướng này tiếp diễn, Fed có thể tuyên bố chiến thắng và tập trung vào khía cạnh việc làm", ông chỉ ra. "Nhưng lạm phát vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu lạm phát. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là liệu đà giảm có tiếp diễn hay không và đã ổn định chưa", vị chuyên gia nói thêm. Trước đó, ông Philip Jefferson - Thống đốc kiêm ứng viên Phó chủ tịch Fed - đã phát tín hiệu về việc tạm dừng tăng lãi suất trong cuộc họp chính sách tháng 6. Nhưng ông cho rằng bất cứ quyết định ổn định lãi suất nào cũng không được coi là dấu chấm hết của chu kỳ thắt chặt. "Việc bỏ quãng tăng lãi suất trong cuộc họp sắp tới sẽ cho phép Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) có thêm thời gian quan sát các dữ liệu, trước khi đưa ra những chính sách thắt chặt tiếp theo", vị quan chức tiết lộ. Ông Jefferson nghiêng về kịch bản "tạm dừng diều hâu", tức giữ nguyên lãi suất ở thời điểm hiện tại nhưng bỏ ngỏ khả năng tăng thêm. Dù vậy, ông nhấn mạnh rằng việc giữ nguyên lãi suất chính sách trong cuộc họp sắp tới không có nghĩa là lãi suất đã đạt đỉnh. Theo dữ liệu từ công cụ FedWatch của CME Group, các thị trường đang định giá khả năng Fed giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tháng 6 là 73,5%, tăng mạnh từ 38,1% vào cuối tháng 5. Trong khi đó, khả năng Fed tiếp tục tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm đang được định giá là 26,5%, giảm mạnh từ 61,9%. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Đại gia địa ốc Trung Quốc chật vật cứu mìnhTỷ phú Vương Kiện Lâm từng nằm trong số ít đại gia bất động sản tránh được cuộc khủng hoảng trong ngành địa ốc của Trung Quốc vào năm ngoái. Nhưng rắc rối đã ập đến trong năm nay. 09:07 13/6/2023 Kinh tế Mỹ nhiễu tín hiệu về suy thoáiCác dữ liệu mới về khu vực sản xuất, dịch vụ và sức mạnh chi tiêu của Mỹ đang phát đi những tín hiệu trái chiều nhau. 19:47 9/6/2023
Giá vàng rơi tự do
Giá vàng thế giới đã mất mốc 2.000 USD/ounce. Các dữ liệu kinh tế mới nhất cho thấy kinh tế Mỹ vẫn chống chịu tốt. Điều này đè nặng lên vàng, vốn là tài sản trú ẩn an toàn.
Theo dữ liệu của Trading Economics, trong vòng 24 giờ qua, giá vàng thế giới đã rơi từ 2.020 USD/ounce xuống 1.990,7 USD/ounce. Đặc biệt, chỉ từ 19h40 đến 23h20 ngày 16/5, giá của mỗi ounce vàng đã giảm 24 USD. Trả lời Zing, ông Edward Moya - chuyên gia tài chính cấp cao tại hãng tư vấn Oanda (có trụ sở ở Mỹ) - cho rằng thị trường vàng chịu sức ép lớn khi giới đầu tư nóng lòng chờ đợi kết quả của các cuộc đàm phán về trần nợ của Mỹ. Suốt nhiều tuần, Tổng thống Mỹ Joe Biden và các nghị sĩ Đảng Cộng hòa đã bất đồng về việc nới trần nợ công của chính phủ liên bang Mỹ, hiện ở mức 31.400 tỷ USD. Nước này đã đạt đến trần cho vay theo luật định vào tháng 1. Kể từ đó đến nay, Bộ Tài chính Mỹ phải sử dụng các biện pháp kế toán đặc biệt để bơm tiền mặt. Nói với Quốc hội Mỹ, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen cho biết các biện pháp đó chỉ duy trì được đến ngày 1/6. Giá vàng thế giới rơi tự do trong phiên 16/5. Ảnh: Trading Economics. "Trong khi đó, vàng không nhận được bất cứ sự hỗ trợ nào từ các dữ liệu kinh tế mới nhất. Hy vọng về một cuộc hạ cánh an toàn vẫn còn treo lơ lửng. Điều đó ngăn cản giới đầu tư đổ tiền vào tài sản trú ẩn an toàn", ông Moya lập luận. Theo dữ liệu mới nhất của Bộ Thương mại Mỹ, doanh số bán lẻ đã tăng 0,4% trong tháng 4 sau 2 tháng sụt giảm. Điều này cho thấy sức mạnh chi tiêu vẫn đang thúc đẩy nền kinh tế Mỹ. "Dữ liệu doanh số bán lẻ trong tháng 4 cho thấy khả năng phục hồi của nền kinh tế. Người tiêu dùng đang ưu tiên du lịch và trải nghiệm, chẳng hạn ăn ở nhà hàng", bà Natalie Kotlyar tại BDO bình luận. Hơn nữa, thị trường việc làm của Mỹ vẫn còn mạnh mẽ. Điều này thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng. Mỹ đã có thêm 253.000 việc làm trong tháng 4. Thu nhập trung bình mỗi giờ cũng tăng 0,5% lên 33,36 USD. Trong khi đó, vàng không nhận được bất cứ sự hỗ trợ nào từ các dữ liệu kinh tế mới nhất. Hy vọng về một cuộc "hạ cánh an toàn" vẫn còn treo lơ lửng. Điều đó ngăn cản giới đầu tư đổ tiền vào tài sản trú ẩn an toànChuyên gia tài chính Edward Moya Tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 53 năm vào tháng 3. "Cuối cùng, thị trường lao động vẫn là yếu tố quyết định chi tiêu của người tiêu dùng. Số lượng việc làm và tiền lương gia tăng sẽ kéo theo tăng trưởng thu nhập cá nhân, từ đó thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng", chuyên gia kinh tế trưởng Kathy Bostjancic tại Nationwide Mutual bình luận. Một khi nền kinh tế Mỹ vẫn còn chống chịu tốt, giá vàng sẽ chịu áp lực lớn. Trước hết, vàng được coi là một tài sản trú ẩn an toàn. Kim loại quý sẽ hưởng lợi trực tiếp khi nền kinh tế rơi vào tình trạng bất ổn. Thêm vào đó, nền kinh tế chống chịu tốt đồng nghĩa với việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ chưa thể dừng tăng lãi suất. Vàng vốn nhạy cảm với lãi suất, vì lãi suất tăng cao làm chi phí vốn và chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng gia tăng. Chỉ cách đây 10 ngày, các thị trường gần như chắc chắn (96,3%) rằng Fed sẽ giữ nguyên lãi suất điều hành ở vùng 5-5,25% trong cuộc họp chính sách tháng 6. Nhưng niềm tin đó giờ đã lung lay. Theo dữ liệu của CME FedWatch Tool, các thị trường đang định giá khả năng Fed giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tháng 6 là 74,5%. Trong khi đó, khả năng Fed tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm là 25,5%, tăng mạnh so với tỷ lệ 3,7% cách đây 10 ngày (ngày 6/5). Dù vậy, theo ông Moya, vẫn còn nhiều yếu tố có thể hỗ trợ giá vàng, bao gồm rủi ro suy thoái của kinh tế Mỹ và những bất ổn trong hệ thống ngân hàng nước này. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. 'Núi nợ' của các nước lớn đe dọa kinh tế thế giớiChủ tịch WB cảnh báo rằng rắc rối đang chồng chất, bủa vây kinh tế toàn cầu. Một trong số đó là khoản nợ công cao chưa từng có của những nước phát triển. 06:00 13/5/2023 Khách sạn bay - mỏ vàng của các hãng hàng khôngKhi các khách hàng giàu có du lịch và đi công tác trở lại, ngành hàng không toàn cầu đang đưa khoang hạng nhất lên một tầm cao mới. 05:00 13/5/2023
Giá vàng rơi tự do Giá vàng thế giới đã mất mốc 2.000 USD/ounce. Các dữ liệu kinh tế mới nhất cho thấy kinh tế Mỹ vẫn chống chịu tốt. Điều này đè nặng lên vàng, vốn là tài sản trú ẩn an toàn. Theo dữ liệu của Trading Economics, trong vòng 24 giờ qua, giá vàng thế giới đã rơi từ 2.020 USD/ounce xuống 1.990,7 USD/ounce. Đặc biệt, chỉ từ 19h40 đến 23h20 ngày 16/5, giá của mỗi ounce vàng đã giảm 24 USD. Trả lời Zing, ông Edward Moya - chuyên gia tài chính cấp cao tại hãng tư vấn Oanda (có trụ sở ở Mỹ) - cho rằng thị trường vàng chịu sức ép lớn khi giới đầu tư nóng lòng chờ đợi kết quả của các cuộc đàm phán về trần nợ của Mỹ. Suốt nhiều tuần, Tổng thống Mỹ Joe Biden và các nghị sĩ Đảng Cộng hòa đã bất đồng về việc nới trần nợ công của chính phủ liên bang Mỹ, hiện ở mức 31.400 tỷ USD. Nước này đã đạt đến trần cho vay theo luật định vào tháng 1. Kể từ đó đến nay, Bộ Tài chính Mỹ phải sử dụng các biện pháp kế toán đặc biệt để bơm tiền mặt. Nói với Quốc hội Mỹ, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen cho biết các biện pháp đó chỉ duy trì được đến ngày 1/6. Giá vàng thế giới rơi tự do trong phiên 16/5. Ảnh: Trading Economics. "Trong khi đó, vàng không nhận được bất cứ sự hỗ trợ nào từ các dữ liệu kinh tế mới nhất. Hy vọng về một cuộc hạ cánh an toàn vẫn còn treo lơ lửng. Điều đó ngăn cản giới đầu tư đổ tiền vào tài sản trú ẩn an toàn", ông Moya lập luận. Theo dữ liệu mới nhất của Bộ Thương mại Mỹ, doanh số bán lẻ đã tăng 0,4% trong tháng 4 sau 2 tháng sụt giảm. Điều này cho thấy sức mạnh chi tiêu vẫn đang thúc đẩy nền kinh tế Mỹ. "Dữ liệu doanh số bán lẻ trong tháng 4 cho thấy khả năng phục hồi của nền kinh tế. Người tiêu dùng đang ưu tiên du lịch và trải nghiệm, chẳng hạn ăn ở nhà hàng", bà Natalie Kotlyar tại BDO bình luận. Hơn nữa, thị trường việc làm của Mỹ vẫn còn mạnh mẽ. Điều này thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng. Mỹ đã có thêm 253.000 việc làm trong tháng 4. Thu nhập trung bình mỗi giờ cũng tăng 0,5% lên 33,36 USD. Trong khi đó, vàng không nhận được bất cứ sự hỗ trợ nào từ các dữ liệu kinh tế mới nhất. Hy vọng về một cuộc "hạ cánh an toàn" vẫn còn treo lơ lửng. Điều đó ngăn cản giới đầu tư đổ tiền vào tài sản trú ẩn an toànChuyên gia tài chính Edward Moya Tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 53 năm vào tháng 3. "Cuối cùng, thị trường lao động vẫn là yếu tố quyết định chi tiêu của người tiêu dùng. Số lượng việc làm và tiền lương gia tăng sẽ kéo theo tăng trưởng thu nhập cá nhân, từ đó thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng", chuyên gia kinh tế trưởng Kathy Bostjancic tại Nationwide Mutual bình luận. Một khi nền kinh tế Mỹ vẫn còn chống chịu tốt, giá vàng sẽ chịu áp lực lớn. Trước hết, vàng được coi là một tài sản trú ẩn an toàn. Kim loại quý sẽ hưởng lợi trực tiếp khi nền kinh tế rơi vào tình trạng bất ổn. Thêm vào đó, nền kinh tế chống chịu tốt đồng nghĩa với việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ chưa thể dừng tăng lãi suất. Vàng vốn nhạy cảm với lãi suất, vì lãi suất tăng cao làm chi phí vốn và chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng gia tăng. Chỉ cách đây 10 ngày, các thị trường gần như chắc chắn (96,3%) rằng Fed sẽ giữ nguyên lãi suất điều hành ở vùng 5-5,25% trong cuộc họp chính sách tháng 6. Nhưng niềm tin đó giờ đã lung lay. Theo dữ liệu của CME FedWatch Tool, các thị trường đang định giá khả năng Fed giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tháng 6 là 74,5%. Trong khi đó, khả năng Fed tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm là 25,5%, tăng mạnh so với tỷ lệ 3,7% cách đây 10 ngày (ngày 6/5). Dù vậy, theo ông Moya, vẫn còn nhiều yếu tố có thể hỗ trợ giá vàng, bao gồm rủi ro suy thoái của kinh tế Mỹ và những bất ổn trong hệ thống ngân hàng nước này. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. 'Núi nợ' của các nước lớn đe dọa kinh tế thế giớiChủ tịch WB cảnh báo rằng rắc rối đang chồng chất, bủa vây kinh tế toàn cầu. Một trong số đó là khoản nợ công cao chưa từng có của những nước phát triển. 06:00 13/5/2023 Khách sạn bay - mỏ vàng của các hãng hàng khôngKhi các khách hàng giàu có du lịch và đi công tác trở lại, ngành hàng không toàn cầu đang đưa khoang hạng nhất lên một tầm cao mới. 05:00 13/5/2023
Lại có hơn 341.000 tài khoản chứng khoán bị đóng trong tháng 11
Đây chủ yếu là các tài khoản đã mở trước đó nhưng không phát sinh giao dịch. Lượng tài khoản bị đóng tập trung hầu hết tại công ty chứng khoán MBS.
Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam vừa cập nhật số lượng tài khoản giao dịch của nhà đầu tư trong và ngoài nước tính tới ngày 30/11. Theo đó, dù ghi nhận lượng tài khoản giao dịch chứng khoán mở mới lên tới 148.592 trong tháng gần nhất, do ghi nhận 341.393 tài khoản bị đóng trong tháng, dẫn tới tổng số tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư bị thu hẹp còn 7,25 triệu tài khoản. Trong đó, nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới 148.139 tài khoản và bị xóa 341.344 tài khoản. Tổng số tài khoản nhà đầu tư cá nhân trong nước hiện còn 7,19 triệu đơn vị. Hồi tháng 10, các công ty chứng khoán cũng đóng 545.386 tài khoản giao dịch chứng khoán của các nhà đầu tư. Trong đó, nhóm nhà đầu tư cá nhân trong nước bị đóng 545.326 tài khoản và nhóm tổ chức bị đóng 39 tài khoản. Kéo theo đó là số tài khoản giao dịch giảm mạnh từ 7,8 triệu tài khoản xuống còn 7,25 triệu tài khoản. SỐ TÀI KHOẢN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ Nguồn: VSD; Tổng hợp. Nhãn Tháng 1/2023 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Số tài khoản tài khoản 6933253 6997293 7037095 7060021 7164987 7311047 7461666 7650301 7823271 7445544 7252743 Lượng tài khoản bị đóng chủ yếu từ CTCP Chứng khoán MB (MBS), chiếm 339.968 tài khoản. Hiện công ty chứng khoán này vẫn đang trong quá trình rà soát danh sách các tài khoản mở tại đây và chủ động thực hiện đóng các tài khoản đã mở trước đó nhưng không phát sinh giao dịch. Hoạt động rà soát số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán được tập trung thực hiện sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Ủy ban chứng khoán Nhà nước kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để làm sạch dữ liệu người tham gia giao dịch chứng khoán. Trong giai đoạn thanh lọc tài khoản của nhà đầu tư, thị trường chứng khoán trong nước vẫn ghi nhận tín hiệu phục hồi sau khi áp lực tỷ giá hạ nhiệt cũng như niềm tin của giới đầu tư trước kỳ họp sắp tới của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Thanh khoản toàn thị trường cũng có sự cải thiện khi tăng 17% so với tháng 10, lên 19.852 tỷ đồng/phiên trong tháng 11, chủ yếu nhờ dòng tiền vào mạnh trên sàn HoSE. Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Lại có hơn 341.000 tài khoản chứng khoán bị đóng trong tháng 11 Đây chủ yếu là các tài khoản đã mở trước đó nhưng không phát sinh giao dịch. Lượng tài khoản bị đóng tập trung hầu hết tại công ty chứng khoán MBS. Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam vừa cập nhật số lượng tài khoản giao dịch của nhà đầu tư trong và ngoài nước tính tới ngày 30/11. Theo đó, dù ghi nhận lượng tài khoản giao dịch chứng khoán mở mới lên tới 148.592 trong tháng gần nhất, do ghi nhận 341.393 tài khoản bị đóng trong tháng, dẫn tới tổng số tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư bị thu hẹp còn 7,25 triệu tài khoản. Trong đó, nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới 148.139 tài khoản và bị xóa 341.344 tài khoản. Tổng số tài khoản nhà đầu tư cá nhân trong nước hiện còn 7,19 triệu đơn vị. Hồi tháng 10, các công ty chứng khoán cũng đóng 545.386 tài khoản giao dịch chứng khoán của các nhà đầu tư. Trong đó, nhóm nhà đầu tư cá nhân trong nước bị đóng 545.326 tài khoản và nhóm tổ chức bị đóng 39 tài khoản. Kéo theo đó là số tài khoản giao dịch giảm mạnh từ 7,8 triệu tài khoản xuống còn 7,25 triệu tài khoản. SỐ TÀI KHOẢN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ Nguồn: VSD; Tổng hợp. Nhãn Tháng 1/2023 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Số tài khoản tài khoản 6933253 6997293 7037095 7060021 7164987 7311047 7461666 7650301 7823271 7445544 7252743 Lượng tài khoản bị đóng chủ yếu từ CTCP Chứng khoán MB (MBS), chiếm 339.968 tài khoản. Hiện công ty chứng khoán này vẫn đang trong quá trình rà soát danh sách các tài khoản mở tại đây và chủ động thực hiện đóng các tài khoản đã mở trước đó nhưng không phát sinh giao dịch. Hoạt động rà soát số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán được tập trung thực hiện sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Ủy ban chứng khoán Nhà nước kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để làm sạch dữ liệu người tham gia giao dịch chứng khoán. Trong giai đoạn thanh lọc tài khoản của nhà đầu tư, thị trường chứng khoán trong nước vẫn ghi nhận tín hiệu phục hồi sau khi áp lực tỷ giá hạ nhiệt cũng như niềm tin của giới đầu tư trước kỳ họp sắp tới của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Thanh khoản toàn thị trường cũng có sự cải thiện khi tăng 17% so với tháng 10, lên 19.852 tỷ đồng/phiên trong tháng 11, chủ yếu nhờ dòng tiền vào mạnh trên sàn HoSE. Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
2 tiêu chuẩn ISO quan trọng giúp Meey Group tăng lợi thế cạnh tranh
Chinh phục 2 tiêu chuẩn ISO quan trọng, Meey Group ngày càng khẳng định vị thế của doanh nghiệp tiên phong về công nghệ và hướng tới chuẩn hóa quốc tế.
Ngày 5/1, CTCP Tập đoàn Meey Land (Meey Group) được đại diện Tổ chức Chứng nhận Quốc tế - Viện Tiêu chuẩn Anh (BSI) trao chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001:2015 và ISO/IEC 27001:2013. Startup chinh phục 2 tiêu chuẩn ISO Đây là dấu mốc quan trọng với Meey Group, thành quả sau hơn một năm hợp tác chiến lược với BSI nhằm chuẩn hóa hệ thống quản lý chất lượng và an toàn thông tin. Ông Hoàng Mai Chung - Chủ tịch HĐQT Meey Group - cho biết: “Với sự đồng hành của BSI, Meey Group đã thành lập, triển khai dự án Xây dựng và áp dụng triển khai 2 tiêu chuẩn ISO 9001:2015 và ISO/IEC 27001:2013. Với startup như Meey Group, chinh phục 2 tiêu chuẩn ISO quan trọng này vừa là thách thức, vừa là thành tựu lớn”. Ông Hoàng Mai Chung - Chủ tịch HĐQT Meey Group - phát biểu tại buổi lễ. “Để có được kết quả đáng khích lệ này, bên cạnh sự phối hợp chặt chẽ và sát sao từ đối tác chiến lược BSI, chúng tôi đặc biệt trân trọng những nỗ lực, kỷ luật, sự đoàn kết của các cấp lãnh đạo, ban dự án ISO cũng như toàn thể CBNV. Đây là bước tiến mới của Meey Group trên hành trình nâng cao vị thế và vươn ra quốc tế”, ông Chung nói thêm. Tạo khác biệt nhờ chuyển đổi số Với sứ mệnh tiên phong chuyển đổi số bất động sản (BĐS), Meey Group vinh dự trở thành doanh nghiệp proptech đầu tiên được BSI cấp chứng nhận đồng thời 2 tiêu chuẩn. ISO 9001:2015 được biết đến là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) ban hành dựa trên tiêu chuẩn BS 5750 của BSI, được chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn cầu. Đạt được chứng nhận ISO 9001:2015 đồng nghĩa Meey Group đã đáp ứng các tiêu chí khắt khe: Hệ thống quản lý được cải tiến liên tục và nâng cao hiệu quả; kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm/dịch vụ; phòng ngừa các rủi ro về chất lượng sản phẩm/dịch vụ; hoạch định được trách nhiệm, cơ cấu, năng lực của nhân sự, hệ thống thiết bị, cơ sở hạ tầng... BSI trao chứng nhận 2 tiêu chuẩn ISO 9001:2015 và ISO/IEC 27001:2013 cho Meey Group. Song song đó, chinh phục ISO/IEC 27001:2013 - tiêu chuẩn quốc tế hàng đầu về hệ thống quản lý an toàn thông tin, Meey Group đã khẳng định các yếu tố: Hệ thống an toàn thông tin đạt chuẩn quốc tế; bảo mật thông tin nội bộ doanh nghiệp, thông tin đối tác và khách hàng... Bà Nguyễn Thị Minh Tâm - Trưởng đại diện văn phòng Hà Nội của BSI Việt Nam - nhận định việc đạt cùng lúc 2 tiêu chuẩn quốc tế khắt khe sẽ mang lại nhiều lợi ích cho hoạt động nghiên cứu sản phẩm và phát triển kinh doanh của Meey Group. Điều này giúp giảm thiểu, kiểm soát tốt các rủi ro, tối ưu chi phí, gây dựng uy tín thương hiệu với khách hàng và đối tác, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững, nâng cao lợi thế cạnh tranh, hợp tác quốc tế, từ đó tăng giá trị vốn hóa doanh nghiệp. Meey Group chinh phục 2 tiêu chuẩn quan trọng sau hơn một năm khởi động dự án ISO. Nỗ lực và cam kết của Meey Group Để đạt được những thành quả này, 2 doanh nghiệp đã trải qua quá trình hợp tác nghiêm túc trong 3 giai đoạn: Đào tạo và chuẩn bị; triển khai áp dụng; đánh giá chứng nhận. Dựa trên kiến thức từ các khóa đào tạo của BSI Việt Nam, Meey Group đã tự xây dựng và cải tiến hơn 60 tài liệu để phục vụ hoạt động vận hành; 21 CBNV được cấp chứng chỉ chuyên gia đánh giá nội bộ của BSI; 25/25 đơn vị trung tâm/phòng/ban đã triển khai và tuân thủ quy trình quản lý rủi ro, đánh giá nội bộ... Đặc biệt, Meey Group đã vượt qua các giai đoạn đánh giá nghiêm ngặt, khách quan bởi các chuyên gia hàng đầu của BSI. Bên cạnh đó, BSI còn tiếp tục thực hiện các đợt đánh giá, giám sát định kỳ hàng năm tại Meey Group để đảm bảo duy trì tính hiệu lực của chứng nhận. Góp mặt tại sự kiện, ông Hoàng Việt Cường - đại diện PwC Việt Nam - đánh giá cao những nỗ lực của Meey Group. Trong hơn 3 năm qua, Meey Group đã cùng PwC hợp tác trong nhiều dự án quan trọng: Rà soát mục tiêu chiến lược và mô hình kinh doanh; tư vấn hoàn thiện cơ cấu tổ chức, cơ chế vận hành; cố vấn giải bài toán nguồn lực để tối ưu hóa hiệu quả hoạt động... Với định hướng mở rộng ra khu vực và thế giới, Meey Group còn nhiều thách thức và tiêu chuẩn quốc tế cần chinh phục. Công ty cam kết không ngừng xây dựng và củng cố thương hiệu, giữ vững vị thế doanh nghiệp công nghệ tiên phong chuyển đổi số trong lĩnh vực BĐS tại Việt Nam. Meey Group đang sở hữu, vận hành hệ sinh thái công nghệ - tài chính BĐS với danh mục sản phẩm đa dạng: Website meeyland.com; ứng dụng Meey Land - cổng thông tin BĐS xác thực 4.0; Meey Map - nền tảng bản đồ tra cứu quy hoạch mới nhất; Meey CRM - ứng dụng quản lý nhu cầu khách hàng dành riêng cho nhà môi giới BĐS; Meey 3D - nền tảng cung cấp giải pháp 3D trong giao dịch BĐS... và chuẩn bị ra mắt Meey Finance - nền tảng công nghệ tài chính số chuyên biệt cho BĐS. Doanh nghiệp được Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN và giành nhiều giải thưởng: “Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam”; “Top 10 Nhà cung ứng dịch vụ BĐS tốt nhất năm”; “Giải thưởng Sao Khuê”; “Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam”; “Top 10 Doanh nghiệp Công nghệ số Xuất sắc Việt Nam”... Ông Hoàng Mai Chung - Chủ tịch HĐQT Meey Group - được Đại học Apollos (Mỹ) trao danh hiệu “Tiến sĩ danh dự ngành Proptech”.
2 tiêu chuẩn ISO quan trọng giúp Meey Group tăng lợi thế cạnh tranh Chinh phục 2 tiêu chuẩn ISO quan trọng, Meey Group ngày càng khẳng định vị thế của doanh nghiệp tiên phong về công nghệ và hướng tới chuẩn hóa quốc tế. Ngày 5/1, CTCP Tập đoàn Meey Land (Meey Group) được đại diện Tổ chức Chứng nhận Quốc tế - Viện Tiêu chuẩn Anh (BSI) trao chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001:2015 và ISO/IEC 27001:2013. Startup chinh phục 2 tiêu chuẩn ISO Đây là dấu mốc quan trọng với Meey Group, thành quả sau hơn một năm hợp tác chiến lược với BSI nhằm chuẩn hóa hệ thống quản lý chất lượng và an toàn thông tin. Ông Hoàng Mai Chung - Chủ tịch HĐQT Meey Group - cho biết: “Với sự đồng hành của BSI, Meey Group đã thành lập, triển khai dự án Xây dựng và áp dụng triển khai 2 tiêu chuẩn ISO 9001:2015 và ISO/IEC 27001:2013. Với startup như Meey Group, chinh phục 2 tiêu chuẩn ISO quan trọng này vừa là thách thức, vừa là thành tựu lớn”. Ông Hoàng Mai Chung - Chủ tịch HĐQT Meey Group - phát biểu tại buổi lễ. “Để có được kết quả đáng khích lệ này, bên cạnh sự phối hợp chặt chẽ và sát sao từ đối tác chiến lược BSI, chúng tôi đặc biệt trân trọng những nỗ lực, kỷ luật, sự đoàn kết của các cấp lãnh đạo, ban dự án ISO cũng như toàn thể CBNV. Đây là bước tiến mới của Meey Group trên hành trình nâng cao vị thế và vươn ra quốc tế”, ông Chung nói thêm. Tạo khác biệt nhờ chuyển đổi số Với sứ mệnh tiên phong chuyển đổi số bất động sản (BĐS), Meey Group vinh dự trở thành doanh nghiệp proptech đầu tiên được BSI cấp chứng nhận đồng thời 2 tiêu chuẩn. ISO 9001:2015 được biết đến là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) ban hành dựa trên tiêu chuẩn BS 5750 của BSI, được chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn cầu. Đạt được chứng nhận ISO 9001:2015 đồng nghĩa Meey Group đã đáp ứng các tiêu chí khắt khe: Hệ thống quản lý được cải tiến liên tục và nâng cao hiệu quả; kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm/dịch vụ; phòng ngừa các rủi ro về chất lượng sản phẩm/dịch vụ; hoạch định được trách nhiệm, cơ cấu, năng lực của nhân sự, hệ thống thiết bị, cơ sở hạ tầng... BSI trao chứng nhận 2 tiêu chuẩn ISO 9001:2015 và ISO/IEC 27001:2013 cho Meey Group. Song song đó, chinh phục ISO/IEC 27001:2013 - tiêu chuẩn quốc tế hàng đầu về hệ thống quản lý an toàn thông tin, Meey Group đã khẳng định các yếu tố: Hệ thống an toàn thông tin đạt chuẩn quốc tế; bảo mật thông tin nội bộ doanh nghiệp, thông tin đối tác và khách hàng... Bà Nguyễn Thị Minh Tâm - Trưởng đại diện văn phòng Hà Nội của BSI Việt Nam - nhận định việc đạt cùng lúc 2 tiêu chuẩn quốc tế khắt khe sẽ mang lại nhiều lợi ích cho hoạt động nghiên cứu sản phẩm và phát triển kinh doanh của Meey Group. Điều này giúp giảm thiểu, kiểm soát tốt các rủi ro, tối ưu chi phí, gây dựng uy tín thương hiệu với khách hàng và đối tác, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững, nâng cao lợi thế cạnh tranh, hợp tác quốc tế, từ đó tăng giá trị vốn hóa doanh nghiệp. Meey Group chinh phục 2 tiêu chuẩn quan trọng sau hơn một năm khởi động dự án ISO. Nỗ lực và cam kết của Meey Group Để đạt được những thành quả này, 2 doanh nghiệp đã trải qua quá trình hợp tác nghiêm túc trong 3 giai đoạn: Đào tạo và chuẩn bị; triển khai áp dụng; đánh giá chứng nhận. Dựa trên kiến thức từ các khóa đào tạo của BSI Việt Nam, Meey Group đã tự xây dựng và cải tiến hơn 60 tài liệu để phục vụ hoạt động vận hành; 21 CBNV được cấp chứng chỉ chuyên gia đánh giá nội bộ của BSI; 25/25 đơn vị trung tâm/phòng/ban đã triển khai và tuân thủ quy trình quản lý rủi ro, đánh giá nội bộ... Đặc biệt, Meey Group đã vượt qua các giai đoạn đánh giá nghiêm ngặt, khách quan bởi các chuyên gia hàng đầu của BSI. Bên cạnh đó, BSI còn tiếp tục thực hiện các đợt đánh giá, giám sát định kỳ hàng năm tại Meey Group để đảm bảo duy trì tính hiệu lực của chứng nhận. Góp mặt tại sự kiện, ông Hoàng Việt Cường - đại diện PwC Việt Nam - đánh giá cao những nỗ lực của Meey Group. Trong hơn 3 năm qua, Meey Group đã cùng PwC hợp tác trong nhiều dự án quan trọng: Rà soát mục tiêu chiến lược và mô hình kinh doanh; tư vấn hoàn thiện cơ cấu tổ chức, cơ chế vận hành; cố vấn giải bài toán nguồn lực để tối ưu hóa hiệu quả hoạt động... Với định hướng mở rộng ra khu vực và thế giới, Meey Group còn nhiều thách thức và tiêu chuẩn quốc tế cần chinh phục. Công ty cam kết không ngừng xây dựng và củng cố thương hiệu, giữ vững vị thế doanh nghiệp công nghệ tiên phong chuyển đổi số trong lĩnh vực BĐS tại Việt Nam. Meey Group đang sở hữu, vận hành hệ sinh thái công nghệ - tài chính BĐS với danh mục sản phẩm đa dạng: Website meeyland.com; ứng dụng Meey Land - cổng thông tin BĐS xác thực 4.0; Meey Map - nền tảng bản đồ tra cứu quy hoạch mới nhất; Meey CRM - ứng dụng quản lý nhu cầu khách hàng dành riêng cho nhà môi giới BĐS; Meey 3D - nền tảng cung cấp giải pháp 3D trong giao dịch BĐS... và chuẩn bị ra mắt Meey Finance - nền tảng công nghệ tài chính số chuyên biệt cho BĐS. Doanh nghiệp được Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN và giành nhiều giải thưởng: “Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam”; “Top 10 Nhà cung ứng dịch vụ BĐS tốt nhất năm”; “Giải thưởng Sao Khuê”; “Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam”; “Top 10 Doanh nghiệp Công nghệ số Xuất sắc Việt Nam”... Ông Hoàng Mai Chung - Chủ tịch HĐQT Meey Group - được Đại học Apollos (Mỹ) trao danh hiệu “Tiến sĩ danh dự ngành Proptech”.
Chủ hãng kem Tràng Tiền, bánh Givral muốn mua thêm một thương hiệu kem
Thương vụ nhận chuyển nhượng 149.800 cổ phiếu của Công ty CP Kem Tín Phát dự kiến được thực hiện trong năm nay và năm sau.
HĐQT Công ty CP One Capital Hospitality (OCH) - công ty mẹ của kem Tràng Tiền và bánh Givral vừa thông qua nghị quyết nhận chuyển nhượng 149.800 cổ phiếu của Công ty CP Kem Tín Phát. Theo đó, chủ thương hiệu kem Kingkream sẽ trở thành công ty con của OCH. Đây là loại cổ phần phổ thông được tính theo mệnh giá 100.000 đồng/cổ phiếu. Giá chuyển nhượng không vượt quá thẩm quyền phê duyệt của HĐQT OCH. Thương vụ này dự kiến diễn ra trong năm nay và năm sau. Bên cạnh đó, chủ hãng kem Tràng Tiền cũng sẽ hỗ trợ vốn cho Công ty CP Kem Tín Phát với giá trị hỗ trợ vốn không vượt quá thẩm quyền phê duyệt sau khi OCH hoàn thành nhận chuyển nhượng cổ phần. Công ty CP Kem Tín Phát có tiền thân là Công ty TNHH Kinh doanh Tổng hợp Tín Phát, thành lập năm 2017. Công ty có vốn điều lệ 15 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông gồm ông Vũ Vĩnh Cường là Giám đốc kiêm đại diện pháp luật nắm 10%, bà Vũ Thị Lan Ngọc 30%, bà Hà Thị Phương 60%. KẾT QUẢ KINH DOANH HÀNG NĂM CỦA OCH Số liệu: BCTC doanh nghiệp. Nhãn20162017201820192020202120222023 kế hoạch Doanh thu thuần tỷ đồng 9801090113111768853999961196 Lợi nhuận sau thuế -144-3.74431.4271-46872148 Cùng thời điểm, HĐQT OCH cũng đồng ý chuyển nhượng một phần vốn đầu tư doanh nghiệp đang nắm giữ tại các công ty con, đơn vị thành viên cho Quỹ đầu tư cơ hội đặc biệt Leadvisors, đồng thời triển khai hợp đồng dịch vụ tư vấn với Công ty CP Bánh Givral. Trước đó, doanh nghiệp này đã hoàn thành việc thoái vốn đầu tư tại Công ty CP Thương mại và Dịch vụ Bình Hưng - hoạt động trong lĩnh vực cho thuê nhà xưởng. Theo đó, OCH không còn là công ty mẹ kể từ ngày 13/11. Về kết quả kinh doanh, trong 9 tháng đầu năm, OCH ghi nhận doanh thu thuần đạt 842 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 163 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ. Như vậy, so với mục tiêu kinh doanh đề ra cho năm 2023, OCH đã đạt 70% mục tiêu doanh thu và vượt kế hoạch về lợi nhuận. Với mảng kinh doanh thực phẩm, OCH hiện là chủ sở hữu thương hiệu Bánh Givral và Kem Tràng Tiền nổi tiếng. Còn trong lĩnh vực khách sạn, nghỉ dưỡng, OCH hiện sở hữu hai thương hiệu 4 và 5 sao lâu đời là StarCity Nha Trang và Sunrise Nha Trang. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. VietinBank bán khoản nợ gần 1.500 tỷ của 'đại gia' buôn gạo một thờiTổng giá trị khoản nợ tạm tính đến hết ngày 31/10 là hơn 1.494 tỷ đồng nhưng VietinBank đưa ra giá khởi điểm bán đấu giá chỉ 142 tỷ đồng, tương đương 10% khoản nợ. 14:17 5/12/2023 Doanh nghiệp vận tải thủy phải giảm 95% kế hoạch lợi nhuận vì khó khănDo tình hình kinh doanh khó khăn, tàu phải nằm chờ không dài ngày nên Công ty Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Hải Phòng muốn điều chỉnh giảm 95% kế hoạch lợi nhuận. 12:11 4/12/2023 Năm chật vật của ngành bán lẻ công nghệ, hàng nghìn nhân viên mất việcTrong bối cảnh kinh doanh khó khăn do sức cầu tiêu dùng suy yếu, nhiều ông lớn trong ngành bán lẻ công nghệ buộc phải thu hẹp kinh doanh, cắt giảm nhân sự. 09:19 5/12/2023
Chủ hãng kem Tràng Tiền, bánh Givral muốn mua thêm một thương hiệu kem Thương vụ nhận chuyển nhượng 149.800 cổ phiếu của Công ty CP Kem Tín Phát dự kiến được thực hiện trong năm nay và năm sau. HĐQT Công ty CP One Capital Hospitality (OCH) - công ty mẹ của kem Tràng Tiền và bánh Givral vừa thông qua nghị quyết nhận chuyển nhượng 149.800 cổ phiếu của Công ty CP Kem Tín Phát. Theo đó, chủ thương hiệu kem Kingkream sẽ trở thành công ty con của OCH. Đây là loại cổ phần phổ thông được tính theo mệnh giá 100.000 đồng/cổ phiếu. Giá chuyển nhượng không vượt quá thẩm quyền phê duyệt của HĐQT OCH. Thương vụ này dự kiến diễn ra trong năm nay và năm sau. Bên cạnh đó, chủ hãng kem Tràng Tiền cũng sẽ hỗ trợ vốn cho Công ty CP Kem Tín Phát với giá trị hỗ trợ vốn không vượt quá thẩm quyền phê duyệt sau khi OCH hoàn thành nhận chuyển nhượng cổ phần. Công ty CP Kem Tín Phát có tiền thân là Công ty TNHH Kinh doanh Tổng hợp Tín Phát, thành lập năm 2017. Công ty có vốn điều lệ 15 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông gồm ông Vũ Vĩnh Cường là Giám đốc kiêm đại diện pháp luật nắm 10%, bà Vũ Thị Lan Ngọc 30%, bà Hà Thị Phương 60%. KẾT QUẢ KINH DOANH HÀNG NĂM CỦA OCH Số liệu: BCTC doanh nghiệp. Nhãn20162017201820192020202120222023 kế hoạch Doanh thu thuần tỷ đồng 9801090113111768853999961196 Lợi nhuận sau thuế -144-3.74431.4271-46872148 Cùng thời điểm, HĐQT OCH cũng đồng ý chuyển nhượng một phần vốn đầu tư doanh nghiệp đang nắm giữ tại các công ty con, đơn vị thành viên cho Quỹ đầu tư cơ hội đặc biệt Leadvisors, đồng thời triển khai hợp đồng dịch vụ tư vấn với Công ty CP Bánh Givral. Trước đó, doanh nghiệp này đã hoàn thành việc thoái vốn đầu tư tại Công ty CP Thương mại và Dịch vụ Bình Hưng - hoạt động trong lĩnh vực cho thuê nhà xưởng. Theo đó, OCH không còn là công ty mẹ kể từ ngày 13/11. Về kết quả kinh doanh, trong 9 tháng đầu năm, OCH ghi nhận doanh thu thuần đạt 842 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 163 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ. Như vậy, so với mục tiêu kinh doanh đề ra cho năm 2023, OCH đã đạt 70% mục tiêu doanh thu và vượt kế hoạch về lợi nhuận. Với mảng kinh doanh thực phẩm, OCH hiện là chủ sở hữu thương hiệu Bánh Givral và Kem Tràng Tiền nổi tiếng. Còn trong lĩnh vực khách sạn, nghỉ dưỡng, OCH hiện sở hữu hai thương hiệu 4 và 5 sao lâu đời là StarCity Nha Trang và Sunrise Nha Trang. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. VietinBank bán khoản nợ gần 1.500 tỷ của 'đại gia' buôn gạo một thờiTổng giá trị khoản nợ tạm tính đến hết ngày 31/10 là hơn 1.494 tỷ đồng nhưng VietinBank đưa ra giá khởi điểm bán đấu giá chỉ 142 tỷ đồng, tương đương 10% khoản nợ. 14:17 5/12/2023 Doanh nghiệp vận tải thủy phải giảm 95% kế hoạch lợi nhuận vì khó khănDo tình hình kinh doanh khó khăn, tàu phải nằm chờ không dài ngày nên Công ty Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Hải Phòng muốn điều chỉnh giảm 95% kế hoạch lợi nhuận. 12:11 4/12/2023 Năm chật vật của ngành bán lẻ công nghệ, hàng nghìn nhân viên mất việcTrong bối cảnh kinh doanh khó khăn do sức cầu tiêu dùng suy yếu, nhiều ông lớn trong ngành bán lẻ công nghệ buộc phải thu hẹp kinh doanh, cắt giảm nhân sự. 09:19 5/12/2023
Loạt dự án điện gió lỗ cả trăm tỷ đồng
Các công ty điện gió đang chịu áp lực lớn về chi phí lãi vay do sử dụng đòn bẩy tài chính cao, qua đó đang lâm vào thế kinh doanh lỗ nặng nề.
Năng lượng tái tạo từng là lĩnh vực tiềm năng thu hút nhiều nhà đầu tư rót tiền lớn, tuy nhiên, nhiều thay đổi về môi trường kinh doanh và chính sách đang đẩy nhiều dự án lâm vào thế khó, chứng kiến những khoản lỗ hàng trăm tỷ đồng. Gần nhất là các nhà đầu tư điện tái tạo chuyển tiếp (chưa kịp vận hành thương mại nhận giá FIT) đang hụt hẫng vì khung giá phát điện Bộ Công Thương đưa ra quá thấp, thì các dự án điện gió đã vận hành từ sớm còn gặp thách thức hơn. Số liệu trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) cho thấy nhiều dự án điện gió lỗ nặng trong năm 2022, đây là các đơn vị có phát hành trái phiếu để tài trợ cho hoạt động đầu tư dự án. Đáng chú ý nhất là Công ty Điện gió Trung Nam Đăk Lăk 1 (thuộc tập đoàn Trung Nam) - đang vận hành dự án điện gió Ea Nam 400 MW - mới báo lỗ khủng 859 tỷ đồng. Hai dự án la Pết Đăk Đoa 1 và 2, công suất 99 MW mỗi dự án, đều báo lỗ trên 200 tỷ đồng. Dự án Yang Trung và Phước Hữu - Duyên Hải 1 (đều thuộc tập đoàn T&T) lỗ lần lượt 91 tỷ đồng và 60 tỷ đồng. Điện gió Bắc Phương lỗ thêm 7 tỷ đồng năm ngoái, sau khi đã lỗ 25 tỷ năm 2021. KẾT QUẢ KINH DOANH MỘT SỐ CÔNG TY ĐIỆN GIÓ Nhãn Trung Nam Đăk Lăk 1 Ia Pết Đăk Đoa 1 Ia Pết Đăk Đoa 2 Yang Trung Phước Hữu-Duyên Hải 1 Chơ Long Hòa Đông 2 Năm 2022 Tỷ đồng -859 -210 -201 -91 -60 -36 3 Năm 2021 1 7 4 1 5 15 5 Theo báo cáo của EVN, có 84 dự án điện gió với tổng công suất gần 4 GW đã kịp vận hành thương mại trước tháng 11/2021, hạn cuối để ghi nhận giá bán điện ưu đãi. Nhưng kết quả kinh doanh của một số đại diện trong năm 2022 vẫn tỏ ra bết bát như trên. Có thể thấy, các doanh nghiệp điện gió đang đối mặt với áp lực chi phí khá lớn khi cấu trúc nguồn vốn phần lớn đến từ nợ vay, nhất là việc sử dụng đòn bẩy tài chính cao. Việc vay nợ với tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn sẽ kéo theo chi phí lãi vay của các dự án điện tái tạo lên cao, từ đó gây ra áp lực không nhỏ về dòng tiền trả nợ mỗi năm cũng như sẽ ăn mòn hết lợi nhuận. Đơn cử, dự án Ea Nam của Điện gió Trung Nam Đăk Lăk 1 ghi nhận nợ phải trả hơn 12.100 tỷ đồng cuối năm ngoái, gấp hơn 4 lần vốn chủ sở hữu. Phần lớn trong đó là nợ trái phiếu còn khoảng 9.800 tỷ đồng. Theo báo cáo tình hình thanh toán năm 2022, Điện gió Trung Nam Đăk Lăk 1 đã phải trả lãi đến 935 tỷ đồng cho các lô trái phiếu hiện hữu và trả nợ gốc 205 tỷ đồng. Đây là nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp này lỗ đậm năm ngoái. Các dự án khác như Ia Pết Đăk Đoa 1 và 2, Yang Trung, Chơ Long, Hòa Đông 2... cũng ghi nhận hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu khoảng 4-6 lần. Công ty Yang Trung năm ngoái phải thanh toán hơn 110 tỷ đồng tiền lãi vay trái phiếu, Điện gió Bắc Phương cũng phải trả 38 tỷ đồng. Bộ đôi dự án Ia Pết Đăk Đoa trả lãi vay trái phiếu khoảng 84 tỷ đồng... Mặt bằng lãi suất tăng cao trong năm vừa qua đã đẩy nhiều doanh nghiệp vào thế khó, nhất là các đơn vị có đòn bẩy tài chính cao như ngành điện tái tạo và bất động sản. Trong khi giá mua điện ưu đãi đã được đặt cố định trong vòng 20 năm dẫn đến nhiều dự án điện gió bị vỡ kế hoạch tài chính cũng như kế hoạch dòng tiền thu về. Tình hình thậm chí còn áp lực hơn với các dự án không được mua giá điện ưu đãi, chưa thể vận hành do vướng mắc cơ chế. Thế khó của các bên khi đàm phán giá điện mặt trời, điện gióBộ Công Thương vừa chỉ đạo EVN đàm phán giá điện tái tạo với các chủ đầu tư, song hiện nay mới có một dự án nộp hồ sơ nên khó có thể đàm phán xong trước ngày 31/3. 12:10 24/3/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Loạt dự án điện gió lỗ cả trăm tỷ đồng Các công ty điện gió đang chịu áp lực lớn về chi phí lãi vay do sử dụng đòn bẩy tài chính cao, qua đó đang lâm vào thế kinh doanh lỗ nặng nề. Năng lượng tái tạo từng là lĩnh vực tiềm năng thu hút nhiều nhà đầu tư rót tiền lớn, tuy nhiên, nhiều thay đổi về môi trường kinh doanh và chính sách đang đẩy nhiều dự án lâm vào thế khó, chứng kiến những khoản lỗ hàng trăm tỷ đồng. Gần nhất là các nhà đầu tư điện tái tạo chuyển tiếp (chưa kịp vận hành thương mại nhận giá FIT) đang hụt hẫng vì khung giá phát điện Bộ Công Thương đưa ra quá thấp, thì các dự án điện gió đã vận hành từ sớm còn gặp thách thức hơn. Số liệu trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) cho thấy nhiều dự án điện gió lỗ nặng trong năm 2022, đây là các đơn vị có phát hành trái phiếu để tài trợ cho hoạt động đầu tư dự án. Đáng chú ý nhất là Công ty Điện gió Trung Nam Đăk Lăk 1 (thuộc tập đoàn Trung Nam) - đang vận hành dự án điện gió Ea Nam 400 MW - mới báo lỗ khủng 859 tỷ đồng. Hai dự án la Pết Đăk Đoa 1 và 2, công suất 99 MW mỗi dự án, đều báo lỗ trên 200 tỷ đồng. Dự án Yang Trung và Phước Hữu - Duyên Hải 1 (đều thuộc tập đoàn T&T) lỗ lần lượt 91 tỷ đồng và 60 tỷ đồng. Điện gió Bắc Phương lỗ thêm 7 tỷ đồng năm ngoái, sau khi đã lỗ 25 tỷ năm 2021. KẾT QUẢ KINH DOANH MỘT SỐ CÔNG TY ĐIỆN GIÓ Nhãn Trung Nam Đăk Lăk 1 Ia Pết Đăk Đoa 1 Ia Pết Đăk Đoa 2 Yang Trung Phước Hữu-Duyên Hải 1 Chơ Long Hòa Đông 2 Năm 2022 Tỷ đồng -859 -210 -201 -91 -60 -36 3 Năm 2021 1 7 4 1 5 15 5 Theo báo cáo của EVN, có 84 dự án điện gió với tổng công suất gần 4 GW đã kịp vận hành thương mại trước tháng 11/2021, hạn cuối để ghi nhận giá bán điện ưu đãi. Nhưng kết quả kinh doanh của một số đại diện trong năm 2022 vẫn tỏ ra bết bát như trên. Có thể thấy, các doanh nghiệp điện gió đang đối mặt với áp lực chi phí khá lớn khi cấu trúc nguồn vốn phần lớn đến từ nợ vay, nhất là việc sử dụng đòn bẩy tài chính cao. Việc vay nợ với tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn sẽ kéo theo chi phí lãi vay của các dự án điện tái tạo lên cao, từ đó gây ra áp lực không nhỏ về dòng tiền trả nợ mỗi năm cũng như sẽ ăn mòn hết lợi nhuận. Đơn cử, dự án Ea Nam của Điện gió Trung Nam Đăk Lăk 1 ghi nhận nợ phải trả hơn 12.100 tỷ đồng cuối năm ngoái, gấp hơn 4 lần vốn chủ sở hữu. Phần lớn trong đó là nợ trái phiếu còn khoảng 9.800 tỷ đồng. Theo báo cáo tình hình thanh toán năm 2022, Điện gió Trung Nam Đăk Lăk 1 đã phải trả lãi đến 935 tỷ đồng cho các lô trái phiếu hiện hữu và trả nợ gốc 205 tỷ đồng. Đây là nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp này lỗ đậm năm ngoái. Các dự án khác như Ia Pết Đăk Đoa 1 và 2, Yang Trung, Chơ Long, Hòa Đông 2... cũng ghi nhận hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu khoảng 4-6 lần. Công ty Yang Trung năm ngoái phải thanh toán hơn 110 tỷ đồng tiền lãi vay trái phiếu, Điện gió Bắc Phương cũng phải trả 38 tỷ đồng. Bộ đôi dự án Ia Pết Đăk Đoa trả lãi vay trái phiếu khoảng 84 tỷ đồng... Mặt bằng lãi suất tăng cao trong năm vừa qua đã đẩy nhiều doanh nghiệp vào thế khó, nhất là các đơn vị có đòn bẩy tài chính cao như ngành điện tái tạo và bất động sản. Trong khi giá mua điện ưu đãi đã được đặt cố định trong vòng 20 năm dẫn đến nhiều dự án điện gió bị vỡ kế hoạch tài chính cũng như kế hoạch dòng tiền thu về. Tình hình thậm chí còn áp lực hơn với các dự án không được mua giá điện ưu đãi, chưa thể vận hành do vướng mắc cơ chế. Thế khó của các bên khi đàm phán giá điện mặt trời, điện gióBộ Công Thương vừa chỉ đạo EVN đàm phán giá điện tái tạo với các chủ đầu tư, song hiện nay mới có một dự án nộp hồ sơ nên khó có thể đàm phán xong trước ngày 31/3. 12:10 24/3/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Kế hoạch 'siết' giá dầu Nga của phương Tây thất bại
Xuất khẩu dầu của Nga vẫn đi lên, từ đó đẩy mạnh doanh thu của chính phủ. Giới quan sát cho rằng G7 đã thất bại trong việc áp đặt mức giá trần và thực thi kế hoạch.
Thu thuế từ hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Nga vẫn tăng. Ảnh: Bloomberg. CNBC đưa tin theo một báo cáo mới của Trung tâm Nghiên cứu về Năng lượng và Không khí sạch (CREA), doanh thu dầu mỏ của Nga đã tăng trưởng trở lại trong tháng 3, tháng 4 và đạt mức cao nhất kể từ tháng 11 năm ngoái. Như vậy, Moscow vẫn có thể kiếm tiền từ xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch bất chấp lệnh cấm nhập khẩu của Liên minh châu Âu (EU) và kế hoạch áp giá trần của G7. Kế hoạch đã chệch hướng Báo cáo được công bố chưa đầy một tuần sau khi các lãnh đạo G7 khẳng định tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 49 (ở Hiroshima, Nhật Bản) rằng việc áp giá trần đối với nhiên liệu Nga đã phát huy tác dụng. Nhờ đó, doanh thu từ dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu của Nga đã sụt giảm. Giá dầu và khí đốt tại những quốc gia nhập khẩu nhiên liệu cũng đi xuống. Nhưng theo các chuyên gia phân tích năng lượng tại CREA, sự thất bại của kế hoạch chung trong việc sửa đổi mức giá trần và thực thi chính sách đã khiến những biện pháp này "mất đi sức ảnh hưởng, tính toàn vẹn và độ tin cậy". "Nếu những lỗ hổng đó không được khắc phục khẩn cấp, cơ chế giới hạn giá có thể bị phá hủy mãi mãiÔng Lauri Myllyvirta - chuyên gia phân tích cấp cao tại CREA Ông Lauri Myllyvirta - chuyên gia phân tích cấp cao tại CREA - chỉ ra lần đầu tiên Nga có thể xuất khẩu các lô hàng dầu thô của mình với mức giá cao hơn trần do Mỹ, EU và đồng minh đặt ra. Ông nhấn mạnh điều này đã phơi bày những lỗ hổng chính sách trong việc thực hiện kế hoạch áp giá trần. "Nếu những lỗ hổng đó không được khắc phục khẩn cấp, cơ chế giới hạn giá có thể bị phá hủy mãi mãi", ông cảnh báo. Ông Myllyvirta cho rằng nếu điều đó xảy ra, doanh thu thuế của Nga sẽ tăng lên. "Tình hình tháng 4 là lời cảnh báo cho tương lai nếu chúng ta không sớm vào cuộc", vị chuyên gia nói thêm. Vào đầu năm nay, các dữ liệu cho thấy doanh thu từ xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga đã sụt giảm trong tháng cuối cùng của năm ngoái. Điều đó cho thấy những chính sách của giới chức phương Tây nhắm vào lĩnh vực năng lượng của Moscow đã phát huy tác dụng. Nga vẫn kiếm bộn tiền từ dầu mỏ Nhưng theo nghiên cứu mới nhất của CREA, trong tháng 4, doanh thu từ thuế dầu mỏ của Nga đã phục hồi 6% nhờ xuất khẩu tháng 3 đi lên. Thu thuế khai thác khoáng sản của Moscow cũng tăng 5% so với tháng trước và sẽ còn tăng tiếp trong tháng 5. Như vậy, sau khi chạm đáy vào đầu năm nay, nguồn thu thuế từ dầu mỏ của Nga đã bật tăng nhờ doanh số bán hàng phục hồi. Theo ông Isaac Levi - chuyên gia phân tích năng lượng tại CREA, trừ khi "liên minh trần giá" vào cuộc để hạ mức giá giới hạn xuống thấp hơn nữa, đồng thời thu hẹp khoảng cách giữa trần giá theo kế hoạch và trần giá thực thi; những thay đổi về cơ cấu thuế của Nga sẽ thúc đẩy giá dầu thô nước này tiến gần hơn với giá dầu thô tiêu chuẩn toàn cầu. "Điều đó sẽ dẫn tới doanh thu từ dầu của Nga phục hồi mạnh mẽ, và hệ thống trần giá thất bại", ông cảnh báo. Phân tích của CREA cho biết kể từ lệnh cấm nhập khẩu của EU và kế hoạch giá trần của G7 đối với dầu của Nga, Moscow đã kiếm được khoảng 58 tỷ euro (62,5 tỷ USD) doanh thu xuất khẩu từ dầu vận chuyển bằng đường biển. Phần lớn trong số đó được vận chuyển bằng các tàu chở dầu của châu Âu, hoặc được bảo hiểm bởi những công ty bảo hiểm châu Âu. Theo CREA, nếu giá trần đối với dầu thô của Nga giảm xuống 30 USD/thùng và mức giá của các sản phẩm từ dầu cũng được điều chỉnh tương ứng, doanh thu từ dầu mỏ của nước này sẽ bay hơi 22 tỷ euro. G7, Australia và EU đã triển khai mức giá trần 60 USD/thùng đối với dầu Nga từ ngày 5/12. Thêm vào đó, EU và Anh cũng áp đặt lệnh cấm nhập khẩu dầu thô của Nga bằng đường biển. Các biện pháp này được coi là những bước đi quan trọng trong việc cắt giảm doanh thu xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch của Moscow. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Các nhà đầu cơ dầu bị cảnh báo sẽ thua lỗBộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia đã phản đối các nhà đầu cơ kiếm lời từ việc dự đoán những động thái tiếp theo của OPEC+. Ông cảnh báo họ sẽ nhanh chóng thua lỗ. 08:19 24/5/2023 Alibaba sa thải nhân viênAlibaba đang cắt giảm 7% lực lượng lao động nhằm chuẩn bị cho kế hoạch tách rời và đưa bộ phận điện toán đám mây lên sàn. 08:57 24/5/2023
Kế hoạch 'siết' giá dầu Nga của phương Tây thất bại Xuất khẩu dầu của Nga vẫn đi lên, từ đó đẩy mạnh doanh thu của chính phủ. Giới quan sát cho rằng G7 đã thất bại trong việc áp đặt mức giá trần và thực thi kế hoạch. Thu thuế từ hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Nga vẫn tăng. Ảnh: Bloomberg. CNBC đưa tin theo một báo cáo mới của Trung tâm Nghiên cứu về Năng lượng và Không khí sạch (CREA), doanh thu dầu mỏ của Nga đã tăng trưởng trở lại trong tháng 3, tháng 4 và đạt mức cao nhất kể từ tháng 11 năm ngoái. Như vậy, Moscow vẫn có thể kiếm tiền từ xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch bất chấp lệnh cấm nhập khẩu của Liên minh châu Âu (EU) và kế hoạch áp giá trần của G7. Kế hoạch đã chệch hướng Báo cáo được công bố chưa đầy một tuần sau khi các lãnh đạo G7 khẳng định tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 49 (ở Hiroshima, Nhật Bản) rằng việc áp giá trần đối với nhiên liệu Nga đã phát huy tác dụng. Nhờ đó, doanh thu từ dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu của Nga đã sụt giảm. Giá dầu và khí đốt tại những quốc gia nhập khẩu nhiên liệu cũng đi xuống. Nhưng theo các chuyên gia phân tích năng lượng tại CREA, sự thất bại của kế hoạch chung trong việc sửa đổi mức giá trần và thực thi chính sách đã khiến những biện pháp này "mất đi sức ảnh hưởng, tính toàn vẹn và độ tin cậy". "Nếu những lỗ hổng đó không được khắc phục khẩn cấp, cơ chế giới hạn giá có thể bị phá hủy mãi mãiÔng Lauri Myllyvirta - chuyên gia phân tích cấp cao tại CREA Ông Lauri Myllyvirta - chuyên gia phân tích cấp cao tại CREA - chỉ ra lần đầu tiên Nga có thể xuất khẩu các lô hàng dầu thô của mình với mức giá cao hơn trần do Mỹ, EU và đồng minh đặt ra. Ông nhấn mạnh điều này đã phơi bày những lỗ hổng chính sách trong việc thực hiện kế hoạch áp giá trần. "Nếu những lỗ hổng đó không được khắc phục khẩn cấp, cơ chế giới hạn giá có thể bị phá hủy mãi mãi", ông cảnh báo. Ông Myllyvirta cho rằng nếu điều đó xảy ra, doanh thu thuế của Nga sẽ tăng lên. "Tình hình tháng 4 là lời cảnh báo cho tương lai nếu chúng ta không sớm vào cuộc", vị chuyên gia nói thêm. Vào đầu năm nay, các dữ liệu cho thấy doanh thu từ xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga đã sụt giảm trong tháng cuối cùng của năm ngoái. Điều đó cho thấy những chính sách của giới chức phương Tây nhắm vào lĩnh vực năng lượng của Moscow đã phát huy tác dụng. Nga vẫn kiếm bộn tiền từ dầu mỏ Nhưng theo nghiên cứu mới nhất của CREA, trong tháng 4, doanh thu từ thuế dầu mỏ của Nga đã phục hồi 6% nhờ xuất khẩu tháng 3 đi lên. Thu thuế khai thác khoáng sản của Moscow cũng tăng 5% so với tháng trước và sẽ còn tăng tiếp trong tháng 5. Như vậy, sau khi chạm đáy vào đầu năm nay, nguồn thu thuế từ dầu mỏ của Nga đã bật tăng nhờ doanh số bán hàng phục hồi. Theo ông Isaac Levi - chuyên gia phân tích năng lượng tại CREA, trừ khi "liên minh trần giá" vào cuộc để hạ mức giá giới hạn xuống thấp hơn nữa, đồng thời thu hẹp khoảng cách giữa trần giá theo kế hoạch và trần giá thực thi; những thay đổi về cơ cấu thuế của Nga sẽ thúc đẩy giá dầu thô nước này tiến gần hơn với giá dầu thô tiêu chuẩn toàn cầu. "Điều đó sẽ dẫn tới doanh thu từ dầu của Nga phục hồi mạnh mẽ, và hệ thống trần giá thất bại", ông cảnh báo. Phân tích của CREA cho biết kể từ lệnh cấm nhập khẩu của EU và kế hoạch giá trần của G7 đối với dầu của Nga, Moscow đã kiếm được khoảng 58 tỷ euro (62,5 tỷ USD) doanh thu xuất khẩu từ dầu vận chuyển bằng đường biển. Phần lớn trong số đó được vận chuyển bằng các tàu chở dầu của châu Âu, hoặc được bảo hiểm bởi những công ty bảo hiểm châu Âu. Theo CREA, nếu giá trần đối với dầu thô của Nga giảm xuống 30 USD/thùng và mức giá của các sản phẩm từ dầu cũng được điều chỉnh tương ứng, doanh thu từ dầu mỏ của nước này sẽ bay hơi 22 tỷ euro. G7, Australia và EU đã triển khai mức giá trần 60 USD/thùng đối với dầu Nga từ ngày 5/12. Thêm vào đó, EU và Anh cũng áp đặt lệnh cấm nhập khẩu dầu thô của Nga bằng đường biển. Các biện pháp này được coi là những bước đi quan trọng trong việc cắt giảm doanh thu xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch của Moscow. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Các nhà đầu cơ dầu bị cảnh báo sẽ thua lỗBộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia đã phản đối các nhà đầu cơ kiếm lời từ việc dự đoán những động thái tiếp theo của OPEC+. Ông cảnh báo họ sẽ nhanh chóng thua lỗ. 08:19 24/5/2023 Alibaba sa thải nhân viênAlibaba đang cắt giảm 7% lực lượng lao động nhằm chuẩn bị cho kế hoạch tách rời và đưa bộ phận điện toán đám mây lên sàn. 08:57 24/5/2023
Con gái kín tiếng của bầu Đức sắp gom thêm 1 triệu cổ phiếu HAG
Con gái của Chủ tịch HĐQT Hoàng Anh Gia Lai Đoàn Nguyên Đức - bà Đoàn Hoàng Anh đã đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu HAG với mục đích tăng sở hữu.
Theo thông tin trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM, bà Đoàn Hoàng Anh - con gái Chủ tịch HĐQT Hoàng Anh Gia Lai Đoàn Nguyên Đức - đã đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu HAG của CTCP Hoàng Anh Gia Lai với mục đích tăng sở hữu. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 25/12-23/1/2024 theo phương thức khớp lệnh trên sàn. Nếu giao dịch thành công, lượng cổ phần sở hữu của bà Hoàng Anh sẽ tăng từ 10 triệu cổ phiếu lên 11 triệu cổ phiếu, tương ứng nâng tỷ lệ 1,08% lên 1,19%. Tạm tính theo thị giá hiện tại, ước tính con gái bầu Đức phải bỏ ra khoảng 12,5 tỷ đồng để mua thêm cổ phiếu. Trong khi đó, bầu Đức đang nắm giữ hơn 319,95 triệu cổ phiếu HAG, tương ứng 34,5% vốn. Cổ phiếu HAG từng đặt mức cao nhất 15 tháng trong phiên 13/12. Ảnh: DNSE. Động thái của bà Hoàng Anh xuất hiện trong bối cảnh cổ phiếu HAG quay đầu điều chỉnh sau chuỗi ngày tăng điểm miệt mài lên mức cao nhất 15 tháng qua. Điển hình như trong phiên 19/12, mã này bị bán tháo dữ dội dẫn đến giảm kịch biên độ. Kết phiên 20/12, thị giá HAG đóng cửa ở mốc 12.500 đồng/cổ phiếu, tăng 0,81%. Khối lượng và giá trị giao dịch lần lượt đạt 27,7 triệu cổ phiếu và 336 tỷ đồng, cho thấy áp lực bán vẫn tồn tại song được dòng tiền lớn giải cứu. Đây là diễn biến khá bất thường khi HAGL nhận được nhiều tin tức tích cực thời gian gần đây. Tại hội nghị gặp gỡ nhà đầu tư diễn ra chiều 15/2, Chủ tịch HĐQT Đoàn Nguyên Đức ước tính tổng lợi nhuận năm nay có thể đạt tối thiểu 2.150 tỷ đồng nhờ những khoản lợi nhuận đột biến trong quý cuối năm. Đầu năm nay, doanh nghiệp của bầu Đức cũng đặt mục tiêu doanh thu đạt 5.120 tỷ đồng và lãi sau thuế 1.130 tỷ. Nếu lợi nhuận thực hiện năm nay như ước tính nói trên, HAGL sẽ vượt chỉ tiêu lợi nhuận 2 lần và ghi nhận năm kinh doanh lãi đậm nhất trong hơn một thập kỷ qua. Cổ phiếu HAGL giảm kịch sàn, dư bán hơn 12 triệu đơn vịCổ phiếu HAG của CTCP Hoàng Anh Gia Lai bị bán tháo "trắng bên mua" ngay trong buổi sáng. Toàn bộ giao dịch đều diễn ra theo hình thức khớp lệnh. 13:17 19/12/2023 Lý do cổ đông HAGL lo ngại doanh nghiệp của bầu Đức bị thâu tómNhóm nhà đầu tư tham gia đợt phát hành cổ phiếu riêng lẻ huy động 1.300 tỷ đồng của HAGL đều có liên quan đến ông Nguyễn Đức Thụy (tức bầu Thụy), Chủ tịch HĐQT LPBank. 15:48 17/12/2023 Bầu Đức chuẩn bị bán bệnh viện Hoàng Anh Gia Lai để trả nợMột trong những thông tin được ông chủ Hoàng Anh Gia Lai chia sẻ tại cuộc gặp gỡ nhà đầu tư chiều nay là việc bán bệnh viện Hoàng Anh Gia Lai tại TP Pleiku để trả nợ. 18:30 15/12/2023 Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Con gái kín tiếng của bầu Đức sắp gom thêm 1 triệu cổ phiếu HAG Con gái của Chủ tịch HĐQT Hoàng Anh Gia Lai Đoàn Nguyên Đức - bà Đoàn Hoàng Anh đã đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu HAG với mục đích tăng sở hữu. Theo thông tin trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM, bà Đoàn Hoàng Anh - con gái Chủ tịch HĐQT Hoàng Anh Gia Lai Đoàn Nguyên Đức - đã đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu HAG của CTCP Hoàng Anh Gia Lai với mục đích tăng sở hữu. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 25/12-23/1/2024 theo phương thức khớp lệnh trên sàn. Nếu giao dịch thành công, lượng cổ phần sở hữu của bà Hoàng Anh sẽ tăng từ 10 triệu cổ phiếu lên 11 triệu cổ phiếu, tương ứng nâng tỷ lệ 1,08% lên 1,19%. Tạm tính theo thị giá hiện tại, ước tính con gái bầu Đức phải bỏ ra khoảng 12,5 tỷ đồng để mua thêm cổ phiếu. Trong khi đó, bầu Đức đang nắm giữ hơn 319,95 triệu cổ phiếu HAG, tương ứng 34,5% vốn. Cổ phiếu HAG từng đặt mức cao nhất 15 tháng trong phiên 13/12. Ảnh: DNSE. Động thái của bà Hoàng Anh xuất hiện trong bối cảnh cổ phiếu HAG quay đầu điều chỉnh sau chuỗi ngày tăng điểm miệt mài lên mức cao nhất 15 tháng qua. Điển hình như trong phiên 19/12, mã này bị bán tháo dữ dội dẫn đến giảm kịch biên độ. Kết phiên 20/12, thị giá HAG đóng cửa ở mốc 12.500 đồng/cổ phiếu, tăng 0,81%. Khối lượng và giá trị giao dịch lần lượt đạt 27,7 triệu cổ phiếu và 336 tỷ đồng, cho thấy áp lực bán vẫn tồn tại song được dòng tiền lớn giải cứu. Đây là diễn biến khá bất thường khi HAGL nhận được nhiều tin tức tích cực thời gian gần đây. Tại hội nghị gặp gỡ nhà đầu tư diễn ra chiều 15/2, Chủ tịch HĐQT Đoàn Nguyên Đức ước tính tổng lợi nhuận năm nay có thể đạt tối thiểu 2.150 tỷ đồng nhờ những khoản lợi nhuận đột biến trong quý cuối năm. Đầu năm nay, doanh nghiệp của bầu Đức cũng đặt mục tiêu doanh thu đạt 5.120 tỷ đồng và lãi sau thuế 1.130 tỷ. Nếu lợi nhuận thực hiện năm nay như ước tính nói trên, HAGL sẽ vượt chỉ tiêu lợi nhuận 2 lần và ghi nhận năm kinh doanh lãi đậm nhất trong hơn một thập kỷ qua. Cổ phiếu HAGL giảm kịch sàn, dư bán hơn 12 triệu đơn vịCổ phiếu HAG của CTCP Hoàng Anh Gia Lai bị bán tháo "trắng bên mua" ngay trong buổi sáng. Toàn bộ giao dịch đều diễn ra theo hình thức khớp lệnh. 13:17 19/12/2023 Lý do cổ đông HAGL lo ngại doanh nghiệp của bầu Đức bị thâu tómNhóm nhà đầu tư tham gia đợt phát hành cổ phiếu riêng lẻ huy động 1.300 tỷ đồng của HAGL đều có liên quan đến ông Nguyễn Đức Thụy (tức bầu Thụy), Chủ tịch HĐQT LPBank. 15:48 17/12/2023 Bầu Đức chuẩn bị bán bệnh viện Hoàng Anh Gia Lai để trả nợMột trong những thông tin được ông chủ Hoàng Anh Gia Lai chia sẻ tại cuộc gặp gỡ nhà đầu tư chiều nay là việc bán bệnh viện Hoàng Anh Gia Lai tại TP Pleiku để trả nợ. 18:30 15/12/2023 Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
SoftBank lỗ kỷ lục 32 tỷ USD tại Vision Fund
Quỹ đầu tư công nghệ Vision Fund của SoftBank đã ghi nhận khoản lỗ kỷ lục lên tới 32 tỷ USD bất chấp sự phục hồi gần đây của cổ phiếu công nghệ.
Theo CNBC, Quỹ đầu tư Vision Fund của SoftBank đã lỗ 4.300 tỷ yen (khoảng 32 tỷ USD) trong năm tài chính kết thúc ngày 31/3. Con số này cao hơn so với khoản lỗ 2.550 tỷ yen (18,7 tỷ USD) cùng kỳ năm trước. Không thể thoát lỗ Theo đó, SoftBank ghi nhận tổng số lỗ trên các khoản đầu tư tại quỹ Vision Fund là 5.280 tỷ yen (38,8 tỷ USD), cao hơn mức 3.430 tỷ yen (25,2 tỷ USD) của năm tài chính trước đó. Cổ phiếu công nghệ đã phục hồi kể từ đầu năm nay nhưng giá hiện tại vẫn thấp hơn so với một năm trước. Chỉ số Nasdaq 100, với tỷ trọng cổ phiếu công nghệ chiếm phần lớn đã giảm khoảng 11% trong niên độ tài chính của SoftBank. Tổng thể, SoftBank báo lỗ 970,14 tỷ yen (khoảng 7,1 tỷ USD) trong niên độ tài chính vừa qua, thu hẹp so với mức lỗ 1.700 tỷ yen (12,5 tỷ USD) cùng kỳ năm trước. Mặc dù thu được lợi nhuận từ khoản đầu tư vào các doanh nghiệp nổi tiếng như hãng gọi xe Uber, song SoftBank lại ghi nhận các khoản lỗ khi đầu tư vào một số lĩnh vực, như công ty trí tuệ nhân tạo SenseTime của Trung Quốc và công ty thương mại điện tử kết hợp gọi xe GoTo của Indonesia. SoftBank phải đối mặt với những "cơn gió ngược" do định giá của các công ty công nghệ giảm trong bối cảnh lãi suất tăng. Ảnh: Kiyoshi Ota. Trong năm qua, SoftBank cũng rút lui khỏi một số mảng đầu tư sinh lời nhất để huy động tiền mặt. Tập đoàn này đã bán cổ phần ở T-Mobile và Alibaba. Mặc dù kiếm được bộn tiền nhờ đầu tư sớm vào Alibaba từ hai thập kỷ trước, ông chủ của SoftBank - Masayoshi Son - đã tiếp tục phải bán cổ phần ở gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc trong năm khó khăn vừa qua. Vào tháng 8/2022, SoftBank đã bán nốt số cổ phần còn lại tại Uber. Theo ông Yoshimitsu Goto, Giám đốc tài chính SoftBank, các công ty mà tập đoàn này đầu tư đều có vốn hóa tốt. Ông Yoshimitsu Goto cho biết thêm đã có một số công ty sẵn sàng niêm yết và được định giá tổng cộng 37 tỷ USD, nhưng lại không nêu tên các công ty này. Là sản phẩm của người sáng lập Masayoshi Son - tỷ phú nổi tiếng với triết lý đầu tư liều ăn nhiều - Vision Fund của SoftBank bao gồm Vision Fund 1 và Vision Fund 2. Hai quỹ này chuyên đầu tư vào các cổ phiếu tăng trưởng cao nhưng năm qua đã phải đối mặt với những cơn gió ngược từ việc tăng lãi suất trên toàn cầu khiến các nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu rủi ro. Là đồng minh chủ chốt của Giám đốc điều hành SoftBank, ông Rajeev Misra, Giám đốc điều hành công ty tư vấn đầu tư SB Investment Advisers (đơn vị giám sát hoạt động của Vision Fund), đã rút lui khỏi một số vị trí trong bối cảnh tập đoàn này thua lỗ ngày càng lớn. Ông Rajeev Misra đóng vai trò quan trọng kể từ khi thành lập Vision Fund vào năm 2017. Chế độ phòng thủ Khoảng một năm trước, ông Masayoshi Son nhấn mạnh, SoftBank sẽ chuyển sang chế độ phòng thủ trước những cơn gió ngược và trở nên kỷ luật hơn với các khoản đầu tư của mình. Chiến thuật đó dường như đang phát huy hiệu quả trong quý tài chính thứ 4 của SoftBank nhờ sự phục hồi của cổ phiếu công nghệ. Quỹ Vision Fund của SoftBank đã ghi nhận khoản lỗ 236,8 tỷ yen (1,7 tỷ USD), thấp hơn nhiều so với con số lỗ 730,3 tỷ yen (5,3 tỷ USD) trong quý trước. Trong năm tài chính vừa qua, SoftBank đã rót 3,14 tỷ USD vào các khoản đầu tư mới và đầu tư bổ sung, chưa bằng 1/10 so với con số 44,26 tỷ USD trong cùng kỳ năm trước. Tại cuộc họp báo ngày 11/5, Giám đốc tài chính SoftBank, ông Yoshimitsu Goto, đánh giá năm tài chính vừa qua là một năm "không ổn định" với những rủi ro địa chính trị và sự bất ổn của hệ thống tài chính mà lý do là sự sụp đổ của ngân hàng Silicon Valley Bank (Mỹ) và khủng hoảng tại ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sĩ). "Trong quý đầu tiên, chúng tôi có thể thấy một số dấu hiệu cải thiện, nhưng chúng tôi không hy vọng về một giải pháp căn cơ cho những vấn đề đó", Giám đốc tài chính SoftBank nói thêm. Trong niên độ tài chính vừa qua, SoftBank chỉ rót 3,14 tỷ USD vào các khoản đầu tư mới, chưa bằng 1/10 so với cùng kỳ năm trước. Ảnh: Reuters/Kim Kyung-Hoon. Tuy nhiên, ông Goto cho biết mảng đầu tư vào công nghệ trí tuệ nhân tạo lại đang "tiến triển đáng kể" và SoftBank đang cân nhắc xem có nên duy trì chế độ phòng thủ hay không. Thương vụ tỷ USD Hiện tại, các nhà đầu tư đang chờ đợi đợt IPO của công ty bán dẫn Arm, thuộc sở hữu của SoftBank. Đợt IPO này được xem như một cách để củng cố bảng cân đối kế toán của SoftBank và có thể mang lại cho tập đoàn nhiều tiền hơn, từ đó thực hiện các khoản đầu tư mới. SoftBank đã mua lại Arm vào năm 2016. Tháng trước, công ty này đã âm thầm trình các cơ quan chức năng hồ sơ niêm yết Arm tại thị trường Mỹ thay vì tại quê nhà là Anh. Theo Reuters, mục tiêu của Arm đặt ra là huy động 8-10 tỷ USD vào cuối năm nay. Không tiết lộ thông tin chi tiết về thương vụ IPO ở Mỹ, nhưng Giám đốc tài chính SoftBank cho biết quá trình chuẩn bị cho thương vụ này đang "diễn ra suôn sẻ". Trong năm tài chính vừa qua, Arm đạt doanh thu 381,7 tỷ yen (2,8 tỷ USD), tăng hơn 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận trước thuế của công ty chip bán dẫn này đã tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái lên 48,6 tỷ yen (358 triệu USD). Bố già công nghệ Masayoshi Son đang lỗ 25 tỷ USDMasayoshi Son, CEO của SoftBank, khẳng định tập đoàn đang đứng giữa “cơn bão mùa đông” của ngành công nghệ, khi hàng loạt cổ phiếu quan trọng mất giá. 17:51 17/3/2022 Cơn bão lớn tấn công SoftBank của tỷ phú Masayoshi SonTập đoàn SoftBank đang đối mặt hàng loạt rắc rối, từ lợi nhuận và giá cổ phiếu lao dốc cho đến việc một nhân sự quan trọng ra đi. 09:35 12/2/2022 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
SoftBank lỗ kỷ lục 32 tỷ USD tại Vision Fund Quỹ đầu tư công nghệ Vision Fund của SoftBank đã ghi nhận khoản lỗ kỷ lục lên tới 32 tỷ USD bất chấp sự phục hồi gần đây của cổ phiếu công nghệ. Theo CNBC, Quỹ đầu tư Vision Fund của SoftBank đã lỗ 4.300 tỷ yen (khoảng 32 tỷ USD) trong năm tài chính kết thúc ngày 31/3. Con số này cao hơn so với khoản lỗ 2.550 tỷ yen (18,7 tỷ USD) cùng kỳ năm trước. Không thể thoát lỗ Theo đó, SoftBank ghi nhận tổng số lỗ trên các khoản đầu tư tại quỹ Vision Fund là 5.280 tỷ yen (38,8 tỷ USD), cao hơn mức 3.430 tỷ yen (25,2 tỷ USD) của năm tài chính trước đó. Cổ phiếu công nghệ đã phục hồi kể từ đầu năm nay nhưng giá hiện tại vẫn thấp hơn so với một năm trước. Chỉ số Nasdaq 100, với tỷ trọng cổ phiếu công nghệ chiếm phần lớn đã giảm khoảng 11% trong niên độ tài chính của SoftBank. Tổng thể, SoftBank báo lỗ 970,14 tỷ yen (khoảng 7,1 tỷ USD) trong niên độ tài chính vừa qua, thu hẹp so với mức lỗ 1.700 tỷ yen (12,5 tỷ USD) cùng kỳ năm trước. Mặc dù thu được lợi nhuận từ khoản đầu tư vào các doanh nghiệp nổi tiếng như hãng gọi xe Uber, song SoftBank lại ghi nhận các khoản lỗ khi đầu tư vào một số lĩnh vực, như công ty trí tuệ nhân tạo SenseTime của Trung Quốc và công ty thương mại điện tử kết hợp gọi xe GoTo của Indonesia. SoftBank phải đối mặt với những "cơn gió ngược" do định giá của các công ty công nghệ giảm trong bối cảnh lãi suất tăng. Ảnh: Kiyoshi Ota. Trong năm qua, SoftBank cũng rút lui khỏi một số mảng đầu tư sinh lời nhất để huy động tiền mặt. Tập đoàn này đã bán cổ phần ở T-Mobile và Alibaba. Mặc dù kiếm được bộn tiền nhờ đầu tư sớm vào Alibaba từ hai thập kỷ trước, ông chủ của SoftBank - Masayoshi Son - đã tiếp tục phải bán cổ phần ở gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc trong năm khó khăn vừa qua. Vào tháng 8/2022, SoftBank đã bán nốt số cổ phần còn lại tại Uber. Theo ông Yoshimitsu Goto, Giám đốc tài chính SoftBank, các công ty mà tập đoàn này đầu tư đều có vốn hóa tốt. Ông Yoshimitsu Goto cho biết thêm đã có một số công ty sẵn sàng niêm yết và được định giá tổng cộng 37 tỷ USD, nhưng lại không nêu tên các công ty này. Là sản phẩm của người sáng lập Masayoshi Son - tỷ phú nổi tiếng với triết lý đầu tư liều ăn nhiều - Vision Fund của SoftBank bao gồm Vision Fund 1 và Vision Fund 2. Hai quỹ này chuyên đầu tư vào các cổ phiếu tăng trưởng cao nhưng năm qua đã phải đối mặt với những cơn gió ngược từ việc tăng lãi suất trên toàn cầu khiến các nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu rủi ro. Là đồng minh chủ chốt của Giám đốc điều hành SoftBank, ông Rajeev Misra, Giám đốc điều hành công ty tư vấn đầu tư SB Investment Advisers (đơn vị giám sát hoạt động của Vision Fund), đã rút lui khỏi một số vị trí trong bối cảnh tập đoàn này thua lỗ ngày càng lớn. Ông Rajeev Misra đóng vai trò quan trọng kể từ khi thành lập Vision Fund vào năm 2017. Chế độ phòng thủ Khoảng một năm trước, ông Masayoshi Son nhấn mạnh, SoftBank sẽ chuyển sang chế độ phòng thủ trước những cơn gió ngược và trở nên kỷ luật hơn với các khoản đầu tư của mình. Chiến thuật đó dường như đang phát huy hiệu quả trong quý tài chính thứ 4 của SoftBank nhờ sự phục hồi của cổ phiếu công nghệ. Quỹ Vision Fund của SoftBank đã ghi nhận khoản lỗ 236,8 tỷ yen (1,7 tỷ USD), thấp hơn nhiều so với con số lỗ 730,3 tỷ yen (5,3 tỷ USD) trong quý trước. Trong năm tài chính vừa qua, SoftBank đã rót 3,14 tỷ USD vào các khoản đầu tư mới và đầu tư bổ sung, chưa bằng 1/10 so với con số 44,26 tỷ USD trong cùng kỳ năm trước. Tại cuộc họp báo ngày 11/5, Giám đốc tài chính SoftBank, ông Yoshimitsu Goto, đánh giá năm tài chính vừa qua là một năm "không ổn định" với những rủi ro địa chính trị và sự bất ổn của hệ thống tài chính mà lý do là sự sụp đổ của ngân hàng Silicon Valley Bank (Mỹ) và khủng hoảng tại ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sĩ). "Trong quý đầu tiên, chúng tôi có thể thấy một số dấu hiệu cải thiện, nhưng chúng tôi không hy vọng về một giải pháp căn cơ cho những vấn đề đó", Giám đốc tài chính SoftBank nói thêm. Trong niên độ tài chính vừa qua, SoftBank chỉ rót 3,14 tỷ USD vào các khoản đầu tư mới, chưa bằng 1/10 so với cùng kỳ năm trước. Ảnh: Reuters/Kim Kyung-Hoon. Tuy nhiên, ông Goto cho biết mảng đầu tư vào công nghệ trí tuệ nhân tạo lại đang "tiến triển đáng kể" và SoftBank đang cân nhắc xem có nên duy trì chế độ phòng thủ hay không. Thương vụ tỷ USD Hiện tại, các nhà đầu tư đang chờ đợi đợt IPO của công ty bán dẫn Arm, thuộc sở hữu của SoftBank. Đợt IPO này được xem như một cách để củng cố bảng cân đối kế toán của SoftBank và có thể mang lại cho tập đoàn nhiều tiền hơn, từ đó thực hiện các khoản đầu tư mới. SoftBank đã mua lại Arm vào năm 2016. Tháng trước, công ty này đã âm thầm trình các cơ quan chức năng hồ sơ niêm yết Arm tại thị trường Mỹ thay vì tại quê nhà là Anh. Theo Reuters, mục tiêu của Arm đặt ra là huy động 8-10 tỷ USD vào cuối năm nay. Không tiết lộ thông tin chi tiết về thương vụ IPO ở Mỹ, nhưng Giám đốc tài chính SoftBank cho biết quá trình chuẩn bị cho thương vụ này đang "diễn ra suôn sẻ". Trong năm tài chính vừa qua, Arm đạt doanh thu 381,7 tỷ yen (2,8 tỷ USD), tăng hơn 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận trước thuế của công ty chip bán dẫn này đã tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái lên 48,6 tỷ yen (358 triệu USD). Bố già công nghệ Masayoshi Son đang lỗ 25 tỷ USDMasayoshi Son, CEO của SoftBank, khẳng định tập đoàn đang đứng giữa “cơn bão mùa đông” của ngành công nghệ, khi hàng loạt cổ phiếu quan trọng mất giá. 17:51 17/3/2022 Cơn bão lớn tấn công SoftBank của tỷ phú Masayoshi SonTập đoàn SoftBank đang đối mặt hàng loạt rắc rối, từ lợi nhuận và giá cổ phiếu lao dốc cho đến việc một nhân sự quan trọng ra đi. 09:35 12/2/2022 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Vàng miếng SJC lấy lại mốc 80 triệu đồng/lượng
Hưởng lợi từ đà tăng mạnh của giá vàng thế giới, vàng miếng SJC đã hồi phục mốc quan trọng 80 triệu đồng/lượng trong phiên giao dịch sáng nay (28/12).
Phiên giao dịch sáng 28/12, mặt hàng vàng miếng SJC vẫn trên đà hồi phục về vùng giá đỉnh cao đã từng xác lập được. Ảnh: Thế Bằng. Giá vàng thế giới phiên sáng nay đã lập đỉnh 3 tuần, hiện giao dịch tại mốc 2.086 USD/ounce, tăng 22 USD so với chốt phiên hôm qua. Giới đầu tư đang liên tục mua vào với kỳ vọng Fed sẽ hạ lãi suất trong năm 2024, cũng như đà giảm của đồng USD và lợi suất trái phiếu sẽ tác động tốt cho giá vàng. Chia sẻ với CNBC, ông Bob Haberkorn, Chiến lược gia thị trường cấp cao tại RJO Futures nhận định: “Bước sang năm mới, chủ đề có vẻ là ngân hàng trung ương toàn cầu sẽ hạ lãi suất và vàng cũng tăng nhờ đó”. Tín hiệu tốt của giá vàng thế giới đã tác động không nhỏ tới thị trường vàng trong nước. Phiên giao dịch sáng nay, vàng miếng SJC đã quay đầu tăng một mạch về vùng giá quan trọng 80 triệu đồng/lượng từng xác lập được trước đó. Tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), giá vàng miếng hiện được giao dịch quanh vùng 78,5 - 80 triệu đồng/lượng, tương ứng mức tăng 800.000 đồng ở chiều mua vào và 600.000 đồng ở chiều bán ra. Xu hướng tăng liên tục trong những ngày qua cộng thêm mức tăng 300.000 đồng vào hôm nay đã giúp mặt hàng vàng nhẫn 99,99 của thương hiệu vàng quốc gia dễ dàng vượt mốc 64 triệu đồng/lượng. Trong đó vàng nhẫn 99,99 loại 1-5 chỉ giao dịch quanh vùng 63,05 - 64,1 triệu đồng/lượng (mua - bán). Vàng nhẫn 99,99 loại nửa chỉ cao hơn 100.000 đồng ở chiều bán ra, hiện niêm yết tại 63,05 - 64,2 triệu đồng/lượng. Mức giá bán 80 triệu đồng/lượng của mặt hàng vàng miếng SJC cũng được ghi nhận ở Tập đoàn DOJI. Doanh nghiệp này tăng 500.000 đồng ở chiều mua và 300.000 đồng ở chiều bán, hiện neo tại mốc 78,5 - 80 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), Tập đoàn Phú Quý và Bảo Tín Minh Châu giữ xu hướng tăng 200.000-600.000 đồng ở hai chiều, hiện tiến rất sát đến cột mốc 80 triệu đồng/lượng bán ra. Cụ thể, PNJ niêm yết tại 78,4 - 79,8 triệu đồng/lượng; Phú Quý niêm yết tại 78,3 - 79,8 triệu đồng/lượng và Bảo Tín Minh Châu là 78,55 - 79,9 triệu đồng/lượng. Với vàng nhẫn, các doanh nghiệp này cũng tăng giá tương tự SJC. Tại PNJ, mặt hàng vàng 24k chế tác của doanh nghiệp hiện giao dịch quanh vùng 63,05 - 64,1 triệu đồng/lượng. Còn nhẫn tròn 99,99 Hưng Thịnh Vượng của DOJI ở mức 63 - 63,95 triệu đồng/lượng. Riêng nhẫn tròn trơn 99,99 của Phú Quý giao dịch ở mức 63,3 - 64,4 triệu đồng và nhẫn tròn trơn của Bảo Tín Minh Châu là 63,38 - 64,43 triệu đồng/lượng. Đây là hai doanh nghiệp niêm yết mức giá giao dịch cao nhất thị trường đối với mặt hàng này trong sáng nay. Như vậy, với mức giá 2.086 USD/ounce ghi nhận được sáng nay, giá vàng thế giới quy đổi ra tiền Việt, chưa bao gồm thuế phí vào khoảng 61,6 triệu đồng. Khoảng cách chênh lệch giữa giá vàng thế giới với vàng miếng SJC trong nước vẫn đang ở mức 18,4 triệu đồng và với vàng nhẫn là 2,5 triệu đồng/lượng. Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về doanh nhân, câu chuyện kinh doanh, khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, kinh nghiệm quản trị... tại Tủ sách doanh nhân. Những cuốn sách được chia sẻ bởi các doanh nhân nổi tiếng thế giới như Bill Gate, Warren Buffett, Elon Musk... Số doanh nghiệp thành lập mới chạm mức kỷ lụcDù quý I có sự sụt giảm nhưng từ quý II trở đi, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới có đà phục hồi ấn tượng nhờ các giải pháp tháo gỡ khó khăn. 18:00 27/12/2023 Nhiều người chốt mua nhà nhanh hơn nhờ giá vàng tăng kỷ lụcTrong lúc vàng vượt mốc cao chưa từng có trong lịch sử, nhiều người đã tận dụng cơ hội bán vàng để mua nhà. 06:00 28/12/2023
Vàng miếng SJC lấy lại mốc 80 triệu đồng/lượng Hưởng lợi từ đà tăng mạnh của giá vàng thế giới, vàng miếng SJC đã hồi phục mốc quan trọng 80 triệu đồng/lượng trong phiên giao dịch sáng nay (28/12). Phiên giao dịch sáng 28/12, mặt hàng vàng miếng SJC vẫn trên đà hồi phục về vùng giá đỉnh cao đã từng xác lập được. Ảnh: Thế Bằng. Giá vàng thế giới phiên sáng nay đã lập đỉnh 3 tuần, hiện giao dịch tại mốc 2.086 USD/ounce, tăng 22 USD so với chốt phiên hôm qua. Giới đầu tư đang liên tục mua vào với kỳ vọng Fed sẽ hạ lãi suất trong năm 2024, cũng như đà giảm của đồng USD và lợi suất trái phiếu sẽ tác động tốt cho giá vàng. Chia sẻ với CNBC, ông Bob Haberkorn, Chiến lược gia thị trường cấp cao tại RJO Futures nhận định: “Bước sang năm mới, chủ đề có vẻ là ngân hàng trung ương toàn cầu sẽ hạ lãi suất và vàng cũng tăng nhờ đó”. Tín hiệu tốt của giá vàng thế giới đã tác động không nhỏ tới thị trường vàng trong nước. Phiên giao dịch sáng nay, vàng miếng SJC đã quay đầu tăng một mạch về vùng giá quan trọng 80 triệu đồng/lượng từng xác lập được trước đó. Tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), giá vàng miếng hiện được giao dịch quanh vùng 78,5 - 80 triệu đồng/lượng, tương ứng mức tăng 800.000 đồng ở chiều mua vào và 600.000 đồng ở chiều bán ra. Xu hướng tăng liên tục trong những ngày qua cộng thêm mức tăng 300.000 đồng vào hôm nay đã giúp mặt hàng vàng nhẫn 99,99 của thương hiệu vàng quốc gia dễ dàng vượt mốc 64 triệu đồng/lượng. Trong đó vàng nhẫn 99,99 loại 1-5 chỉ giao dịch quanh vùng 63,05 - 64,1 triệu đồng/lượng (mua - bán). Vàng nhẫn 99,99 loại nửa chỉ cao hơn 100.000 đồng ở chiều bán ra, hiện niêm yết tại 63,05 - 64,2 triệu đồng/lượng. Mức giá bán 80 triệu đồng/lượng của mặt hàng vàng miếng SJC cũng được ghi nhận ở Tập đoàn DOJI. Doanh nghiệp này tăng 500.000 đồng ở chiều mua và 300.000 đồng ở chiều bán, hiện neo tại mốc 78,5 - 80 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), Tập đoàn Phú Quý và Bảo Tín Minh Châu giữ xu hướng tăng 200.000-600.000 đồng ở hai chiều, hiện tiến rất sát đến cột mốc 80 triệu đồng/lượng bán ra. Cụ thể, PNJ niêm yết tại 78,4 - 79,8 triệu đồng/lượng; Phú Quý niêm yết tại 78,3 - 79,8 triệu đồng/lượng và Bảo Tín Minh Châu là 78,55 - 79,9 triệu đồng/lượng. Với vàng nhẫn, các doanh nghiệp này cũng tăng giá tương tự SJC. Tại PNJ, mặt hàng vàng 24k chế tác của doanh nghiệp hiện giao dịch quanh vùng 63,05 - 64,1 triệu đồng/lượng. Còn nhẫn tròn 99,99 Hưng Thịnh Vượng của DOJI ở mức 63 - 63,95 triệu đồng/lượng. Riêng nhẫn tròn trơn 99,99 của Phú Quý giao dịch ở mức 63,3 - 64,4 triệu đồng và nhẫn tròn trơn của Bảo Tín Minh Châu là 63,38 - 64,43 triệu đồng/lượng. Đây là hai doanh nghiệp niêm yết mức giá giao dịch cao nhất thị trường đối với mặt hàng này trong sáng nay. Như vậy, với mức giá 2.086 USD/ounce ghi nhận được sáng nay, giá vàng thế giới quy đổi ra tiền Việt, chưa bao gồm thuế phí vào khoảng 61,6 triệu đồng. Khoảng cách chênh lệch giữa giá vàng thế giới với vàng miếng SJC trong nước vẫn đang ở mức 18,4 triệu đồng và với vàng nhẫn là 2,5 triệu đồng/lượng. Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về doanh nhân, câu chuyện kinh doanh, khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, kinh nghiệm quản trị... tại Tủ sách doanh nhân. Những cuốn sách được chia sẻ bởi các doanh nhân nổi tiếng thế giới như Bill Gate, Warren Buffett, Elon Musk... Số doanh nghiệp thành lập mới chạm mức kỷ lụcDù quý I có sự sụt giảm nhưng từ quý II trở đi, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới có đà phục hồi ấn tượng nhờ các giải pháp tháo gỡ khó khăn. 18:00 27/12/2023 Nhiều người chốt mua nhà nhanh hơn nhờ giá vàng tăng kỷ lụcTrong lúc vàng vượt mốc cao chưa từng có trong lịch sử, nhiều người đã tận dụng cơ hội bán vàng để mua nhà. 06:00 28/12/2023
CBBank sắp chuyển giao bắt buộc về Vietcombank
Lãnh đạo CBBank cho biết sau 8 năm tái cơ cấu, ngân hàng đang chuẩn bị sẵn sàng cho công tác chuyển giao bắt buộc về Vietcombank.
Dự kiến, Vietcombank sẽ nhận chuyển giao bắt buộc CBBank ngay trong năm nay. Ảnh: Quỳnh Danh. Đây là thông tin được ông Đàm Minh Đức, Thành viên Hội đồng Thành viên kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng TM TNHH MTV Xây dựng Việt Nam (CBBank) chia sẻ trong buổi gặp gỡ báo chí mới đây. Theo vị lãnh đạo ngân hàng, từ năm 2015, CBBank đã hoạt động dưới mô hình ngân hàng 100% vốn Nhà nước với sự hỗ trợ toàn diện từ Vietcombank. Trong đó, hoạt động kinh doanh của ngân hàng đã có nhiều thay đổi, từ mô thức quản trị, hệ thống công nghệ, đến hệ thống sản phẩm dịch vụ và hình ảnh thương hiệu... Năm 2022 là năm đầu tiên kể từ khi tái cơ cấu, CBBank chính thức được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt kế hoạch kinh doanh và đã hoàn thành 100% các chỉ tiêu. Trong đó, tổng số dư huy động của ngân hàng đạt hơn 20.000 tỷ đồng; tăng ròng tín dụng khách hàng doanh nghiệp và bán lẻ đạt trên 5.000 tỷ đồng. Ngân hàng cũng đa dạng hóa được nguồn thu từ các hoạt động bán buôn, bán lẻ, kinh doanh vốn, bảo hiểm, thu hồi nợ... Năm nay sẽ năm thứ 9 nhà băng này bước vào quá trình tái cơ cấu, theo đó, lãnh đạo CBBank cho biết ngân hàng đang chuẩn bị sẵn sàng cho công tác chuyển giao bắt buộc về Vietcombank. "Dự kiến khoảng 6 tháng nữa, Vietcombank sẽ trở thành ngân hàng mẹ của CBBank. Vừa qua, Bộ Chính trị cũng đã phê duyệt chủ trương này. Ngân hàng cũng đang chuẩn bị sẵn sàng cho công tác chuyển giao bắt buộc về Vietcombank", ông Đàm Minh Đức thông tin. Theo vị lãnh đạo ngân hàng, được chuyển giao về một trong những tổ chức tín dụng hàng đầu Việt Nam - Vietcombank - sẽ mở ra hành trình mới với CBBank. Đây là kết quả của tiến trình hơn 8 năm tái cơ cấu ngân hàng vượt qua gian khó, phát triển ổn định và lành mạnh. Liên quan tới giao dịch chuyển giao bắt buộc này, tại phiên họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 diễn ra cuối tháng 4 vừa qua, ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch HĐQT Vietcombank, cũng cho biết ngân hàng sẽ nhận chuyển giao bắt buộc một tổ chức tín dụng yếu kém và đang tích cực chuẩn bị cho quá trình này. Trong kế hoạch trình cổ đông, lãnh đạo Vietcombank đưa ra một loạt ưu đãi ngân hàng có thể nhận được khi nhận chuyển giao bắt buộc một ngân hàng yếu kém. Trong đó, nhà băng này sẽ được ưu tiên cho vay vượt 15-25% vốn tự có; cho vay trung, dài hạn bằng ngoại tệ với các dự án trọng điểm; tăng thị phần phục vụ các dự án vốn tín dụng quốc tế trong thời gian ngân hàng yếu kém chưa hết lỗ lũy kế... Ngoài ra, NHNN cũng sẽ cho phép Vietcombank được phát hành trái phiếu dài hạn cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam; được dùng toàn bộ lợi nhuận sau trích quỹ để trả cổ tức bằng cổ phiếu tăng vốn (trong các năm xử lý lỗ lũy kế của ngân hàng mục tiêu)... Theo các chuyên gia phân tích tại Công ty Chứng khoán SSI, cơ quan quản lý cần có những ưu đãi đủ lớn để các ngân hàng khỏe có động lực tham gia vào kế hoạch tái cơ cấu các tổ chức tín dụng yếu kém. Bên cạnh những lợi ích chung như không hợp nhất báo cáo tài chính; không cộng khoản góp vốn, khoản vay với ngân hàng mục tiêu khi tính hệ số an toàn vốn (CAR); không trích lập dự phòng... SSI cho rằng việc được bổ sung hạn mức tăng trưởng tín dụng hàng năm là một trong những ưu đãi quan trọng các ngân hàng tham gia tái cơ cấu nhận được. Thủ tướng yêu cầu khẩn trương trình phương án cơ cấu SCBThủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo hạ lãi suất phù hợp, khẩn trương trình phương án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém, nhất là Ngân hàng SCB. 06:11 23/4/2023 Đến thời ngân hàng yếu kém cũng hấp dẫnViệc nhận chuyển giao bắt buộc một ngân hàng được kiểm soát đặc biệt dự kiến mang lại nhiều ưu đãi cho ngân hàng tham gia khiến các nhà băng yếu kém đang trở nên hấp dẫn. 08:00 23/8/2022 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
CBBank sắp chuyển giao bắt buộc về Vietcombank Lãnh đạo CBBank cho biết sau 8 năm tái cơ cấu, ngân hàng đang chuẩn bị sẵn sàng cho công tác chuyển giao bắt buộc về Vietcombank. Dự kiến, Vietcombank sẽ nhận chuyển giao bắt buộc CBBank ngay trong năm nay. Ảnh: Quỳnh Danh. Đây là thông tin được ông Đàm Minh Đức, Thành viên Hội đồng Thành viên kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng TM TNHH MTV Xây dựng Việt Nam (CBBank) chia sẻ trong buổi gặp gỡ báo chí mới đây. Theo vị lãnh đạo ngân hàng, từ năm 2015, CBBank đã hoạt động dưới mô hình ngân hàng 100% vốn Nhà nước với sự hỗ trợ toàn diện từ Vietcombank. Trong đó, hoạt động kinh doanh của ngân hàng đã có nhiều thay đổi, từ mô thức quản trị, hệ thống công nghệ, đến hệ thống sản phẩm dịch vụ và hình ảnh thương hiệu... Năm 2022 là năm đầu tiên kể từ khi tái cơ cấu, CBBank chính thức được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt kế hoạch kinh doanh và đã hoàn thành 100% các chỉ tiêu. Trong đó, tổng số dư huy động của ngân hàng đạt hơn 20.000 tỷ đồng; tăng ròng tín dụng khách hàng doanh nghiệp và bán lẻ đạt trên 5.000 tỷ đồng. Ngân hàng cũng đa dạng hóa được nguồn thu từ các hoạt động bán buôn, bán lẻ, kinh doanh vốn, bảo hiểm, thu hồi nợ... Năm nay sẽ năm thứ 9 nhà băng này bước vào quá trình tái cơ cấu, theo đó, lãnh đạo CBBank cho biết ngân hàng đang chuẩn bị sẵn sàng cho công tác chuyển giao bắt buộc về Vietcombank. "Dự kiến khoảng 6 tháng nữa, Vietcombank sẽ trở thành ngân hàng mẹ của CBBank. Vừa qua, Bộ Chính trị cũng đã phê duyệt chủ trương này. Ngân hàng cũng đang chuẩn bị sẵn sàng cho công tác chuyển giao bắt buộc về Vietcombank", ông Đàm Minh Đức thông tin. Theo vị lãnh đạo ngân hàng, được chuyển giao về một trong những tổ chức tín dụng hàng đầu Việt Nam - Vietcombank - sẽ mở ra hành trình mới với CBBank. Đây là kết quả của tiến trình hơn 8 năm tái cơ cấu ngân hàng vượt qua gian khó, phát triển ổn định và lành mạnh. Liên quan tới giao dịch chuyển giao bắt buộc này, tại phiên họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 diễn ra cuối tháng 4 vừa qua, ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch HĐQT Vietcombank, cũng cho biết ngân hàng sẽ nhận chuyển giao bắt buộc một tổ chức tín dụng yếu kém và đang tích cực chuẩn bị cho quá trình này. Trong kế hoạch trình cổ đông, lãnh đạo Vietcombank đưa ra một loạt ưu đãi ngân hàng có thể nhận được khi nhận chuyển giao bắt buộc một ngân hàng yếu kém. Trong đó, nhà băng này sẽ được ưu tiên cho vay vượt 15-25% vốn tự có; cho vay trung, dài hạn bằng ngoại tệ với các dự án trọng điểm; tăng thị phần phục vụ các dự án vốn tín dụng quốc tế trong thời gian ngân hàng yếu kém chưa hết lỗ lũy kế... Ngoài ra, NHNN cũng sẽ cho phép Vietcombank được phát hành trái phiếu dài hạn cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam; được dùng toàn bộ lợi nhuận sau trích quỹ để trả cổ tức bằng cổ phiếu tăng vốn (trong các năm xử lý lỗ lũy kế của ngân hàng mục tiêu)... Theo các chuyên gia phân tích tại Công ty Chứng khoán SSI, cơ quan quản lý cần có những ưu đãi đủ lớn để các ngân hàng khỏe có động lực tham gia vào kế hoạch tái cơ cấu các tổ chức tín dụng yếu kém. Bên cạnh những lợi ích chung như không hợp nhất báo cáo tài chính; không cộng khoản góp vốn, khoản vay với ngân hàng mục tiêu khi tính hệ số an toàn vốn (CAR); không trích lập dự phòng... SSI cho rằng việc được bổ sung hạn mức tăng trưởng tín dụng hàng năm là một trong những ưu đãi quan trọng các ngân hàng tham gia tái cơ cấu nhận được. Thủ tướng yêu cầu khẩn trương trình phương án cơ cấu SCBThủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo hạ lãi suất phù hợp, khẩn trương trình phương án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém, nhất là Ngân hàng SCB. 06:11 23/4/2023 Đến thời ngân hàng yếu kém cũng hấp dẫnViệc nhận chuyển giao bắt buộc một ngân hàng được kiểm soát đặc biệt dự kiến mang lại nhiều ưu đãi cho ngân hàng tham gia khiến các nhà băng yếu kém đang trở nên hấp dẫn. 08:00 23/8/2022 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Bộ Tài chính lên kế hoạch giám sát tài chính 5 doanh nghiệp
Kế hoạch giám sát tài chính năm 2023 áp dụng đối với các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp có vốn Nhà nước do Bộ Tài chính đại diện.
Bộ Tài chính dự kiến thực hiện giám sát tài chính các doanh nghiệp thông qua cả hình thức trực tiếp và gián tiếp. Ảnh: T.L. Bộ Tài chính mới đây đã gửi dự thảo Kế hoạch giám sát tài chính năm 2023 đối với các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp có vốn Nhà nước do Bộ đại diện tới cơ quan quản lý để lấy ý kiến. Theo đó, Bộ Tài chính dự kiến thực hiện giám sát tài chính đối với 5 doanh nghiệp gồm Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC); Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (VNX); Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC); Công ty TNHH Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott); và Tập đoàn Bảo Việt (BVH). Phương thức giám sát là thực hiện trực tiếp (kiểm tra trực tiếp tại doanh nghiệp) và gián tiếp (theo dõi, kiểm tra tình hình doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính, thống kê...). Đối với DATC, Bộ Tài chính sẽ giám sát gián tiếp việc bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; quản lý, sử dụng vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp (bao gồm hoạt động đầu tư vốn đối với các dự án, đầu tư vốn ngoài doanh nghiệp, tình hình huy động và sử dụng vốn, quản lý tài sản, lưu chuyển tiền tệ). Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; hoạt động chấp hành pháp luật về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn Nhà nước; cơ cấu lại vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp; cơ cấu vốn của doanh nghiệp đầu tư tại công ty con, công ty liên kết; chế độ tiền lương, thưởng, thù lao... Việc thực hiện các phương án mua, bán, xử lý nợ, tái cơ cấu doanh nghiệp có thời gian thu hồi nợ kéo dài (thời gian thực hiện vào quý III) của DATC sẽ được giám sát theo phương thức trực tiếp. Đối với Vietlott, VNX và VSDC, Bộ Tài chính dự kiến giám sát gián tiếp các nội dung tương tự DATC. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý sẽ kiểm tra chuyên đề tại VSDC (thời gian thực hiện vào quý IV) theo hình thức trực tiếp. Với Tập đoàn Bảo Việt, ngoài nội dung về bảo toàn, quản lý, sử dụng, cơ cấu lại vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Tài chính sẽ giám sát thêm việc thu cổ tức được chia từ doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Bộ Tài chính: Công bố kết luận thanh tra 4 công ty BHNT trong tháng 6Bộ Tài chính cho biết hiện đã có kết luận thanh tra đối với 4 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, cơ quan quản lý đang chờ hoàn tất các thủ tục để công khai kết luận trong tháng này. 17:32 16/6/2023 Bộ trưởng Tài chính: Nhìn nhận lại và chấn chỉnh kênh bancassuranceKênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance) giúp hoạt động khai thác bảo hiểm đa dạng hơn, nhưng cũng tạo ra sự phức tạp hơn cho thị trường thời gian gần đây. 17:09 31/5/2023 Bộ Tài chính sửa khái niệm đồ uống có đường trước khi đánh thuế TTĐBSữa và các sản phẩm từ sữa sẽ được loại khỏi danh mục đồ uống chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Danh mục chịu thuế sẽ được xác định theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12828:2019. 15:08 13/5/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Bộ Tài chính lên kế hoạch giám sát tài chính 5 doanh nghiệp Kế hoạch giám sát tài chính năm 2023 áp dụng đối với các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp có vốn Nhà nước do Bộ Tài chính đại diện. Bộ Tài chính dự kiến thực hiện giám sát tài chính các doanh nghiệp thông qua cả hình thức trực tiếp và gián tiếp. Ảnh: T.L. Bộ Tài chính mới đây đã gửi dự thảo Kế hoạch giám sát tài chính năm 2023 đối với các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp có vốn Nhà nước do Bộ đại diện tới cơ quan quản lý để lấy ý kiến. Theo đó, Bộ Tài chính dự kiến thực hiện giám sát tài chính đối với 5 doanh nghiệp gồm Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC); Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (VNX); Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC); Công ty TNHH Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott); và Tập đoàn Bảo Việt (BVH). Phương thức giám sát là thực hiện trực tiếp (kiểm tra trực tiếp tại doanh nghiệp) và gián tiếp (theo dõi, kiểm tra tình hình doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính, thống kê...). Đối với DATC, Bộ Tài chính sẽ giám sát gián tiếp việc bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; quản lý, sử dụng vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp (bao gồm hoạt động đầu tư vốn đối với các dự án, đầu tư vốn ngoài doanh nghiệp, tình hình huy động và sử dụng vốn, quản lý tài sản, lưu chuyển tiền tệ). Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; hoạt động chấp hành pháp luật về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn Nhà nước; cơ cấu lại vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp; cơ cấu vốn của doanh nghiệp đầu tư tại công ty con, công ty liên kết; chế độ tiền lương, thưởng, thù lao... Việc thực hiện các phương án mua, bán, xử lý nợ, tái cơ cấu doanh nghiệp có thời gian thu hồi nợ kéo dài (thời gian thực hiện vào quý III) của DATC sẽ được giám sát theo phương thức trực tiếp. Đối với Vietlott, VNX và VSDC, Bộ Tài chính dự kiến giám sát gián tiếp các nội dung tương tự DATC. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý sẽ kiểm tra chuyên đề tại VSDC (thời gian thực hiện vào quý IV) theo hình thức trực tiếp. Với Tập đoàn Bảo Việt, ngoài nội dung về bảo toàn, quản lý, sử dụng, cơ cấu lại vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Tài chính sẽ giám sát thêm việc thu cổ tức được chia từ doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Bộ Tài chính: Công bố kết luận thanh tra 4 công ty BHNT trong tháng 6Bộ Tài chính cho biết hiện đã có kết luận thanh tra đối với 4 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, cơ quan quản lý đang chờ hoàn tất các thủ tục để công khai kết luận trong tháng này. 17:32 16/6/2023 Bộ trưởng Tài chính: Nhìn nhận lại và chấn chỉnh kênh bancassuranceKênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance) giúp hoạt động khai thác bảo hiểm đa dạng hơn, nhưng cũng tạo ra sự phức tạp hơn cho thị trường thời gian gần đây. 17:09 31/5/2023 Bộ Tài chính sửa khái niệm đồ uống có đường trước khi đánh thuế TTĐBSữa và các sản phẩm từ sữa sẽ được loại khỏi danh mục đồ uống chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Danh mục chịu thuế sẽ được xác định theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12828:2019. 15:08 13/5/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Ngành kinh doanh đang bùng nổ nhờ xe điện
Một ngành kinh doanh đang bùng nổ nhờ sự quan tâm với xe điện tăng lên. Đó là chuyển đổi các phương tiện dùng động cơ đốt trong thành xe chạy điện.
Theo CNBC, mức độ quan tâm đến xe điện đang cao chưa từng có. Năm 2022, doanh số bán xe điện mới đã tăng 55% so với một năm trước đó. Nhưng đến nay, vẫn còn rất nhiều ôtô chạy bằng xăng dầu trên đường, và điều này sẽ không sớm thay đổi. Một ngành công nghiệp mới đã ra đời và phát triển, thổi sức sống và năng lượng vào các phương tiện dùng động cơ đốt trong bằng cách chuyển chúng thành xe chạy điện. Số lượng cửa hàng và phụ tùng đang phát triển thần tốc nhằm đáp ứng nhu cầu mới. Chuyển xe xăng thành xe điện "Đây là 1976 BMW 2002 - một chiếc xe thú vị nhưng không đủ mạnh. Khách hàng đã quyết định thay đổi mọi thứ có thể, và chiếc xe đang sử dụng bộ truyền động 550 mã lực của Tesla", CNBC dẫn lời ông Michael Bream - nhà sáng lập kiêm CEO của EV West - chia sẻ. Cửa hàng của ông Bream có trụ sở ở San Diego (bang California). Đây là cửa hàng tiên phong trong việc chuyển đổi từ xe chạy động cơ đốt trong sang xe điện. Nhu cầu rất cao, đến mức khách hàng thậm chí phải chờ đến 4-5 năm. Chúng tôi muốn quá trình chuyển đổi sang năng lượng bền vững trở nên thú vị và hấp dẫn đối với những ai đam mê ôtô. Họ đã là một phần của văn hóa xe hơi. Ông Michael Bream - nhà sáng lập kiêm CEO của EV West Ông Bream so sánh việc tham gia với ngành xe điện ở thời điểm này tương tự những gì xảy ra trong lĩnh vực máy tính thập niên 90. "Chúng tôi muốn quá trình chuyển đổi sang năng lượng bền vững trở nên thú vị và hấp dẫn đối với những ai đam mê ôtô. Họ đã là một phần của văn hóa xe hơi", ông chia sẻ. Ngoài các cửa hàng cung cấp dịch vụ chuyển đổi, nhiều người thậm chí còn tự mình làm. Sự phức tạp của xe điện có thể đáng sợ, nhưng điều đó không ngăn được cô bé Frances Farnam, 14 tuổi. Farnam đang tìm cách biến chiếc 1976 Porsche 914 thành xe điện. Cô đã nhận được chiếc xe này cách đây 3 năm. Quá trình chuyển đổi sang xe điện đang được Farnam đăng tải trên tài khoản YouTube có tên Tinkergineering. Frances Farnam, 14 tuổi, cùng bố biến chiếc xe xăng thành xe điện ngay ở sau nhà. Hai bố con phải nhờ đến sự giúp đỡ của một cộng đồng trên Internet. Ảnh: Frances Farnam. "Tôi luôn muốn có một chiếc xe điện. Và mẹ tôi sở hữu chiếc BMW i3. Tôi và bố đang chuyển đổi xe ở sân sau và mong rằng nó sẽ không quá khó", Farnam chia sẻ. Một cộng đồng trên Internet đã giúp đỡ hai bố con trong suốt quá trình. Để học cách xử lý hệ thống điện, cô tham gia một khóa học với cửa hàng phụ tùng xe điện Legacy EV. Hệ sinh thái phụ tùng đang bùng nổ nhờ nhu cầu đối với các bộ phận dùng cho xe điện. Ngay cả Ford và GM cũng cung cấp những bộ phận để chuyển đổi sang ôtô điện. Nhu cầu phụ tùng tăng mạnh Hiệp hội Thị trường Thiết bị Đặc biệt (SEMA) - một tổ chức thương mại đại diện cho các nhà sản xuất và đại lý ôtô - cho biết họ đã chứng kiến số lượng sản phẩm dùng cho xe điện trên thị trường tăng theo cấp số nhân. “Hai năm trước, tại triển lãm của SEMA, khu dành cho xe điện chỉ khoảng 2.000 ft2 (185,8 m2). Năm ngoái, con số này tăng lên 22.000 ft2 (2043,9 m2), và tôi tin rằng nó sẽ là 100.000 ft2 (9290,3 m2) vào 5 năm sau", ông Mike Spagnola - Chủ tịch kiêm CEO của SEMA - bình luận. Theo báo cáo được Cơ quan Năng lượng Quốc tế công bố hồi tháng 4, doanh số xe điện đã vọt lên 10 triệu chiếc vào năm ngoái. Riêng Trung Quốc chiếm khoảng 60% thị trường. "Doanh số ôtô điện - gồm cả BEV (xe thuần điện chạy hoàn toàn bằng pin) và PHEV (xe lai sạc điện) - đã vượt 10 triệu chiếc vào năm ngoái, tăng 55% so với năm 2021", báo cáo của IEA cho biết. Con số này cao hơn tổng lượng xe được bán ra trên toàn Liên minh châu Âu (EU), khoảng 9,5 triệu chiếc. Trong khi đó, tại Trung Quốc, ôtô điện chiếm gần một nửa doanh số bán xe năm 2022. IEA ước tính trên toàn cầu, doanh số bán hàng sẽ đạt gần 14 triệu xe vào năm 2023. "Sự tăng trưởng bùng nổ này đồng nghĩa với việc thị phần xe điện trên thị trường ôtô nói chung đã tăng từ khoảng 4% trong năm 2020 lên 14% vào năm 2022, và dự kiến tăng lên 18% trong năm nay", IEA lạc quan. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Nghịch lý trong tham vọng giảm phụ thuộc vào USD của Trung QuốcNgân hàng do Trung Quốc và các nước BRICS thành lập từng được cho là sẽ định hình lại hệ thống tài chính toàn cầu. Nhưng giờ, nhà băng này đang có thể trở thành ngân hàng xác sống. 05:00 20/6/2023 Cuộc đua lãi suất trên toàn cầu vẫn chưa kết thúcFed giữ nguyên lãi suất, nhưng vẫn cảnh báo về 2 đợt nâng nữa trong năm nay. ECB vẫn có thể tiếp tục tăng lãi suất, còn Canada và Australia đã nâng trở lại sau thời gian tạm dừng. 06:00 17/6/2023
Ngành kinh doanh đang bùng nổ nhờ xe điện Một ngành kinh doanh đang bùng nổ nhờ sự quan tâm với xe điện tăng lên. Đó là chuyển đổi các phương tiện dùng động cơ đốt trong thành xe chạy điện. Theo CNBC, mức độ quan tâm đến xe điện đang cao chưa từng có. Năm 2022, doanh số bán xe điện mới đã tăng 55% so với một năm trước đó. Nhưng đến nay, vẫn còn rất nhiều ôtô chạy bằng xăng dầu trên đường, và điều này sẽ không sớm thay đổi. Một ngành công nghiệp mới đã ra đời và phát triển, thổi sức sống và năng lượng vào các phương tiện dùng động cơ đốt trong bằng cách chuyển chúng thành xe chạy điện. Số lượng cửa hàng và phụ tùng đang phát triển thần tốc nhằm đáp ứng nhu cầu mới. Chuyển xe xăng thành xe điện "Đây là 1976 BMW 2002 - một chiếc xe thú vị nhưng không đủ mạnh. Khách hàng đã quyết định thay đổi mọi thứ có thể, và chiếc xe đang sử dụng bộ truyền động 550 mã lực của Tesla", CNBC dẫn lời ông Michael Bream - nhà sáng lập kiêm CEO của EV West - chia sẻ. Cửa hàng của ông Bream có trụ sở ở San Diego (bang California). Đây là cửa hàng tiên phong trong việc chuyển đổi từ xe chạy động cơ đốt trong sang xe điện. Nhu cầu rất cao, đến mức khách hàng thậm chí phải chờ đến 4-5 năm. Chúng tôi muốn quá trình chuyển đổi sang năng lượng bền vững trở nên thú vị và hấp dẫn đối với những ai đam mê ôtô. Họ đã là một phần của văn hóa xe hơi. Ông Michael Bream - nhà sáng lập kiêm CEO của EV West Ông Bream so sánh việc tham gia với ngành xe điện ở thời điểm này tương tự những gì xảy ra trong lĩnh vực máy tính thập niên 90. "Chúng tôi muốn quá trình chuyển đổi sang năng lượng bền vững trở nên thú vị và hấp dẫn đối với những ai đam mê ôtô. Họ đã là một phần của văn hóa xe hơi", ông chia sẻ. Ngoài các cửa hàng cung cấp dịch vụ chuyển đổi, nhiều người thậm chí còn tự mình làm. Sự phức tạp của xe điện có thể đáng sợ, nhưng điều đó không ngăn được cô bé Frances Farnam, 14 tuổi. Farnam đang tìm cách biến chiếc 1976 Porsche 914 thành xe điện. Cô đã nhận được chiếc xe này cách đây 3 năm. Quá trình chuyển đổi sang xe điện đang được Farnam đăng tải trên tài khoản YouTube có tên Tinkergineering. Frances Farnam, 14 tuổi, cùng bố biến chiếc xe xăng thành xe điện ngay ở sau nhà. Hai bố con phải nhờ đến sự giúp đỡ của một cộng đồng trên Internet. Ảnh: Frances Farnam. "Tôi luôn muốn có một chiếc xe điện. Và mẹ tôi sở hữu chiếc BMW i3. Tôi và bố đang chuyển đổi xe ở sân sau và mong rằng nó sẽ không quá khó", Farnam chia sẻ. Một cộng đồng trên Internet đã giúp đỡ hai bố con trong suốt quá trình. Để học cách xử lý hệ thống điện, cô tham gia một khóa học với cửa hàng phụ tùng xe điện Legacy EV. Hệ sinh thái phụ tùng đang bùng nổ nhờ nhu cầu đối với các bộ phận dùng cho xe điện. Ngay cả Ford và GM cũng cung cấp những bộ phận để chuyển đổi sang ôtô điện. Nhu cầu phụ tùng tăng mạnh Hiệp hội Thị trường Thiết bị Đặc biệt (SEMA) - một tổ chức thương mại đại diện cho các nhà sản xuất và đại lý ôtô - cho biết họ đã chứng kiến số lượng sản phẩm dùng cho xe điện trên thị trường tăng theo cấp số nhân. “Hai năm trước, tại triển lãm của SEMA, khu dành cho xe điện chỉ khoảng 2.000 ft2 (185,8 m2). Năm ngoái, con số này tăng lên 22.000 ft2 (2043,9 m2), và tôi tin rằng nó sẽ là 100.000 ft2 (9290,3 m2) vào 5 năm sau", ông Mike Spagnola - Chủ tịch kiêm CEO của SEMA - bình luận. Theo báo cáo được Cơ quan Năng lượng Quốc tế công bố hồi tháng 4, doanh số xe điện đã vọt lên 10 triệu chiếc vào năm ngoái. Riêng Trung Quốc chiếm khoảng 60% thị trường. "Doanh số ôtô điện - gồm cả BEV (xe thuần điện chạy hoàn toàn bằng pin) và PHEV (xe lai sạc điện) - đã vượt 10 triệu chiếc vào năm ngoái, tăng 55% so với năm 2021", báo cáo của IEA cho biết. Con số này cao hơn tổng lượng xe được bán ra trên toàn Liên minh châu Âu (EU), khoảng 9,5 triệu chiếc. Trong khi đó, tại Trung Quốc, ôtô điện chiếm gần một nửa doanh số bán xe năm 2022. IEA ước tính trên toàn cầu, doanh số bán hàng sẽ đạt gần 14 triệu xe vào năm 2023. "Sự tăng trưởng bùng nổ này đồng nghĩa với việc thị phần xe điện trên thị trường ôtô nói chung đã tăng từ khoảng 4% trong năm 2020 lên 14% vào năm 2022, và dự kiến tăng lên 18% trong năm nay", IEA lạc quan. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Nghịch lý trong tham vọng giảm phụ thuộc vào USD của Trung QuốcNgân hàng do Trung Quốc và các nước BRICS thành lập từng được cho là sẽ định hình lại hệ thống tài chính toàn cầu. Nhưng giờ, nhà băng này đang có thể trở thành ngân hàng xác sống. 05:00 20/6/2023 Cuộc đua lãi suất trên toàn cầu vẫn chưa kết thúcFed giữ nguyên lãi suất, nhưng vẫn cảnh báo về 2 đợt nâng nữa trong năm nay. ECB vẫn có thể tiếp tục tăng lãi suất, còn Canada và Australia đã nâng trở lại sau thời gian tạm dừng. 06:00 17/6/2023
VN-Index có thể leo lên mốc 1.200 điểm trong tuần này
Các công ty chứng khoán cho rằng cổ phiếu ngân hàng vẫn đang tạo tác động tốt đến chỉ số và là điểm tựa giúp rổ VN30 tăng điểm.
Chỉ số VN-Index ghi nhận tuần giao dịch thứ 2 của năm 2024 với các phiên điều chỉnh tích lũy. Mặc dù đà tăng điểm đã chững lại, nhưng nhìn tổng thể cả tuần giao dịch thì ngân hàng vẫn là nhóm ngành đóng vai trò nâng đỡ thị trường chung. Thị trường rung lắc trong biên độ hẹp quanh mốc 1.160 điểm trong 4 phiên đầu tuần nhưng dòng tiền phần lớn vẫn tập trung vào nhóm ngân hàng, cho thấy sức hút lớn của nhóm này đối với các nhà đầu tư. Điểm nhấn xuất hiện ở phiên 12/1 khi chỉ số ghi nhận mức điều chỉnh giảm lớn. Dù nhà đầu tư ồ ạt bán ra với thanh khoản cao ngay từ đầu phiên nhưng áp lực bán đã nhanh chóng qua đi. Từ giữa phiên sáng trở đi, việc dòng tiền đổ vào nhóm ngân hàng tiếp tục tăng lên đã giúp chỉ số chung phần nào lấy lại cân bằng. Khối ngoại trong tuần cũng không còn bán ròng mạnh, mà thay vào đó là gia tăng mua ròng. Kết phiên giao dịch cuối cùng của tuần, VN-Index đóng cửa ở mốc 1154,70 điểm, giảm 7,52 điểm, tương đương 0,65%. VN-Index có dấu hiệu quay đầu điều chỉnh. Ảnh: DNSE. Theo Công ty Chứng khoán Vietcombank, VN-Index vừa trải qua tuần giao dịch giằng co khá căng thẳng. Xét khung đồ thị tuần, chỉ báo RSI đang bẻ ngang và MACD đang hướng lên từ vùng thấp, cho thấy tín hiệu thị trường đang điều chỉnh trước khi bước vào nhịp tăng điểm mới. Ở khung đồ thị ngày, VN-Index hình thành nến dạng long lower wick candle ngay khi chạm khu vực 1.150 điểm, tương ứng với mốc 0,786 của thang đo Fibonacci thoái lui. Bên cạnh đó, 2 chỉ báo nêu trên cũng đang hình thành đỉnh đầu tiên cho thấy VN-Index đang bước vào nhịp điều chỉnh, nhưng xu hướng chính của thị trường vẫn sẽ là xu hướng tăng điểm trung hạn. Công ty chứng khoán này khuyến nghị các nhà đầu tư bám sát thị trường ở các mốc 1.150 và 1.130 điểm, tương ứng với 2 mốc của thang đo Fibonacci thoái lui 0,786 và 0,618. Đồng thời tận dụng những phiên rung lắc điều chỉnh tuần tới để tiếp tục giải ngân thêm đối với các cổ phiếu cho dấu hiệu kiểm định lại vùng hỗ trợ thành công, vẫn đang có xu hướng giao dịch tích lũy thuộc các nhóm ngành như chứng khoán, bất động sản. Lạc quan hơn, Chứng khoán Yuanta dự báo thị trường có thể tiếp tục đà tăng trong phiên giao dịch kế tiếp và chỉ số VN-Index có thể kiểm tra vùng kháng cự 1.185-1.215 điểm. Các phiên tăng giảm đan xen có thể tiếp tục xuất hiện trong tuần giao dịch tới khi nhóm cổ phiếu ngân hàng chịu áp lực điều chỉnh. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý ngắn hạn tiếp tục giảm nhẹ và vẫn trong vùng lạc quan, cho thấy tâm lý tích cực của các nhà đầu tư với diễn biến thị trường ngắn hạn. Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức tăng. Do đó, Chứng khoán Yuanta khuyến nghị nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao trong danh mục nhưng hạn chế mua mới hay hạn chế tăng tỷ trọng ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, đặc biệt là nhóm cổ phiếu ngân hàng. Nhà đầu tư ngoại vẫn "săn" cổ phiếu ngân hàng. Ảnh: YSRadar. Theo đồ thị tuần, chỉ số VN-Index có mức tăng nhẹ so với tuần giao dịch trước. Đồng thời, thị trường vẫn đang trong giai đoạn tích lũy trung hạn, cho nên các chỉ số có thể tiếp tục đi ngang quanh mức hiện tại hay biến động hẹp trong tuần giao dịch tới. Xu hướng trung hạn vẫn duy trì ở mức tăng. Đây là cơ hội để các nhà đầu tư trung hạn tận dụng nhịp điều chỉnh để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu. Mặt khác, Chứng khoán Rồng Việt cho rằng thị trường đã có diễn biến điều chỉnh sau 4 phiên thử thách nguồn cung trên vùng 1.160 điểm và không thể nới rộng nhịp tăng. Thanh khoản tăng so với phiên trước đó cho thấy nguồn cung vẫn đang duy trì và gây áp lực lên thị trường. Mặc dù điểm số chỉ giảm ở mức thấp nhờ động thái hỗ trợ của nhóm ngân hàng nhưng sắc đỏ khá rõ nét. Với nguồn cung vẫn đang hiện hữu, diễn biến điều chỉnh có thể tiếp diễn trong phiên giao dịch tiếp theo. Tuy nhiên mức điều chỉnh có thể không quá lớn và dòng tiền sẽ gia tăng hỗ trợ khi thị trường lùi về vùng giá thấp. Vì vậy, nhà đầu tư được khuyến nghị quan sát động thái hỗ trợ của dòng tiền, hiện tại có thể cân nhắc chờ mua tại vùng giá tốt đối với các cổ phiếu đã tạo nền tích lũy tích cực trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, trong ngắn hạn vẫn nên tận dụng các nhịp tăng của thị trường để chốt lời đối với các cổ phiếu đã tăng đến vùng kháng cự. Trong khi đó, Công ty Chứng khoán Vietcap dự báo trong phiên 15/1, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, đặc biệt là ngân hàng vẫn là điểm tựa giúp VN30 tăng điểm. Nếu vượt qua kháng cự tại 1.168 điểm, VN30 sẽ dẫn dắt VN-Index kéo dài đà tăng lên vùng 1.190-1.195 điểm. Động thái này cũng sẽ tạo hiệu ứng tích cực nhất định lên các chỉ số VNMidcap, VNSmallcap hay HNX-Index để kiểm định kháng cự MA10. Mức gia tăng điểm số và thanh khoản của nhóm này sẽ là thước đo sự quan tâm của dòng tiền ngắn hạn. Vợ sếp Dược phẩm Trung ương 3 sắp chi 144 tỷ đồng gom cổ phiếuBà Lê Thanh Thủy, Thành viên HĐQT CTCP Dược phẩm Trung ương 3, vừa đăng ký mua 2,085 triệu cổ phiếu DP3. Vị này đồng thời là vợ của Tổng giám đốc Nguyễn Đình Khái. 18 giờ trước 3 công ty chứng khoán thay chủ tịch ngay đầu nămNgay trong những ngày đầu năm mới, 3 công ty chứng khoán gồm RHB Việt Nam, Mirae Asset Việt Nam và Chứng khoán Quốc gia đều có quyết định thay đổi nhân sự chủ tịch HĐQT. 19 giờ trước Viglacera bị truy thu hơn 11 tỷ đồng tiền thuếDo có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp, cơ quan thuế quyết định xử phạt Viglacera 1,4 tỷ đồng và truy thu hơn 1,5 tỷ đồng phần thuế nộp thuế cùng tiền chậm nộp. 25:1472 hôm qua Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.
VN-Index có thể leo lên mốc 1.200 điểm trong tuần này Các công ty chứng khoán cho rằng cổ phiếu ngân hàng vẫn đang tạo tác động tốt đến chỉ số và là điểm tựa giúp rổ VN30 tăng điểm. Chỉ số VN-Index ghi nhận tuần giao dịch thứ 2 của năm 2024 với các phiên điều chỉnh tích lũy. Mặc dù đà tăng điểm đã chững lại, nhưng nhìn tổng thể cả tuần giao dịch thì ngân hàng vẫn là nhóm ngành đóng vai trò nâng đỡ thị trường chung. Thị trường rung lắc trong biên độ hẹp quanh mốc 1.160 điểm trong 4 phiên đầu tuần nhưng dòng tiền phần lớn vẫn tập trung vào nhóm ngân hàng, cho thấy sức hút lớn của nhóm này đối với các nhà đầu tư. Điểm nhấn xuất hiện ở phiên 12/1 khi chỉ số ghi nhận mức điều chỉnh giảm lớn. Dù nhà đầu tư ồ ạt bán ra với thanh khoản cao ngay từ đầu phiên nhưng áp lực bán đã nhanh chóng qua đi. Từ giữa phiên sáng trở đi, việc dòng tiền đổ vào nhóm ngân hàng tiếp tục tăng lên đã giúp chỉ số chung phần nào lấy lại cân bằng. Khối ngoại trong tuần cũng không còn bán ròng mạnh, mà thay vào đó là gia tăng mua ròng. Kết phiên giao dịch cuối cùng của tuần, VN-Index đóng cửa ở mốc 1154,70 điểm, giảm 7,52 điểm, tương đương 0,65%. VN-Index có dấu hiệu quay đầu điều chỉnh. Ảnh: DNSE. Theo Công ty Chứng khoán Vietcombank, VN-Index vừa trải qua tuần giao dịch giằng co khá căng thẳng. Xét khung đồ thị tuần, chỉ báo RSI đang bẻ ngang và MACD đang hướng lên từ vùng thấp, cho thấy tín hiệu thị trường đang điều chỉnh trước khi bước vào nhịp tăng điểm mới. Ở khung đồ thị ngày, VN-Index hình thành nến dạng long lower wick candle ngay khi chạm khu vực 1.150 điểm, tương ứng với mốc 0,786 của thang đo Fibonacci thoái lui. Bên cạnh đó, 2 chỉ báo nêu trên cũng đang hình thành đỉnh đầu tiên cho thấy VN-Index đang bước vào nhịp điều chỉnh, nhưng xu hướng chính của thị trường vẫn sẽ là xu hướng tăng điểm trung hạn. Công ty chứng khoán này khuyến nghị các nhà đầu tư bám sát thị trường ở các mốc 1.150 và 1.130 điểm, tương ứng với 2 mốc của thang đo Fibonacci thoái lui 0,786 và 0,618. Đồng thời tận dụng những phiên rung lắc điều chỉnh tuần tới để tiếp tục giải ngân thêm đối với các cổ phiếu cho dấu hiệu kiểm định lại vùng hỗ trợ thành công, vẫn đang có xu hướng giao dịch tích lũy thuộc các nhóm ngành như chứng khoán, bất động sản. Lạc quan hơn, Chứng khoán Yuanta dự báo thị trường có thể tiếp tục đà tăng trong phiên giao dịch kế tiếp và chỉ số VN-Index có thể kiểm tra vùng kháng cự 1.185-1.215 điểm. Các phiên tăng giảm đan xen có thể tiếp tục xuất hiện trong tuần giao dịch tới khi nhóm cổ phiếu ngân hàng chịu áp lực điều chỉnh. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý ngắn hạn tiếp tục giảm nhẹ và vẫn trong vùng lạc quan, cho thấy tâm lý tích cực của các nhà đầu tư với diễn biến thị trường ngắn hạn. Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức tăng. Do đó, Chứng khoán Yuanta khuyến nghị nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao trong danh mục nhưng hạn chế mua mới hay hạn chế tăng tỷ trọng ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, đặc biệt là nhóm cổ phiếu ngân hàng. Nhà đầu tư ngoại vẫn "săn" cổ phiếu ngân hàng. Ảnh: YSRadar. Theo đồ thị tuần, chỉ số VN-Index có mức tăng nhẹ so với tuần giao dịch trước. Đồng thời, thị trường vẫn đang trong giai đoạn tích lũy trung hạn, cho nên các chỉ số có thể tiếp tục đi ngang quanh mức hiện tại hay biến động hẹp trong tuần giao dịch tới. Xu hướng trung hạn vẫn duy trì ở mức tăng. Đây là cơ hội để các nhà đầu tư trung hạn tận dụng nhịp điều chỉnh để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu. Mặt khác, Chứng khoán Rồng Việt cho rằng thị trường đã có diễn biến điều chỉnh sau 4 phiên thử thách nguồn cung trên vùng 1.160 điểm và không thể nới rộng nhịp tăng. Thanh khoản tăng so với phiên trước đó cho thấy nguồn cung vẫn đang duy trì và gây áp lực lên thị trường. Mặc dù điểm số chỉ giảm ở mức thấp nhờ động thái hỗ trợ của nhóm ngân hàng nhưng sắc đỏ khá rõ nét. Với nguồn cung vẫn đang hiện hữu, diễn biến điều chỉnh có thể tiếp diễn trong phiên giao dịch tiếp theo. Tuy nhiên mức điều chỉnh có thể không quá lớn và dòng tiền sẽ gia tăng hỗ trợ khi thị trường lùi về vùng giá thấp. Vì vậy, nhà đầu tư được khuyến nghị quan sát động thái hỗ trợ của dòng tiền, hiện tại có thể cân nhắc chờ mua tại vùng giá tốt đối với các cổ phiếu đã tạo nền tích lũy tích cực trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, trong ngắn hạn vẫn nên tận dụng các nhịp tăng của thị trường để chốt lời đối với các cổ phiếu đã tăng đến vùng kháng cự. Trong khi đó, Công ty Chứng khoán Vietcap dự báo trong phiên 15/1, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, đặc biệt là ngân hàng vẫn là điểm tựa giúp VN30 tăng điểm. Nếu vượt qua kháng cự tại 1.168 điểm, VN30 sẽ dẫn dắt VN-Index kéo dài đà tăng lên vùng 1.190-1.195 điểm. Động thái này cũng sẽ tạo hiệu ứng tích cực nhất định lên các chỉ số VNMidcap, VNSmallcap hay HNX-Index để kiểm định kháng cự MA10. Mức gia tăng điểm số và thanh khoản của nhóm này sẽ là thước đo sự quan tâm của dòng tiền ngắn hạn. Vợ sếp Dược phẩm Trung ương 3 sắp chi 144 tỷ đồng gom cổ phiếuBà Lê Thanh Thủy, Thành viên HĐQT CTCP Dược phẩm Trung ương 3, vừa đăng ký mua 2,085 triệu cổ phiếu DP3. Vị này đồng thời là vợ của Tổng giám đốc Nguyễn Đình Khái. 18 giờ trước 3 công ty chứng khoán thay chủ tịch ngay đầu nămNgay trong những ngày đầu năm mới, 3 công ty chứng khoán gồm RHB Việt Nam, Mirae Asset Việt Nam và Chứng khoán Quốc gia đều có quyết định thay đổi nhân sự chủ tịch HĐQT. 19 giờ trước Viglacera bị truy thu hơn 11 tỷ đồng tiền thuếDo có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp, cơ quan thuế quyết định xử phạt Viglacera 1,4 tỷ đồng và truy thu hơn 1,5 tỷ đồng phần thuế nộp thuế cùng tiền chậm nộp. 25:1472 hôm qua Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.
Cuộc đua lãi suất trên toàn cầu vẫn chưa kết thúc
Fed giữ nguyên lãi suất, nhưng vẫn cảnh báo về 2 đợt nâng nữa trong năm nay. ECB vẫn có thể tiếp tục tăng lãi suất, còn Canada và Australia đã nâng trở lại sau thời gian tạm dừng.
Theo Bloomberg, nỗi lo sợ của các nhà đầu tư đang tăng lên. Ông Jerome Powell - Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) - đã báo hiệu về khả năng tăng lãi suất điều hành tổng cộng 0,5 điểm phần trăm từ giờ đến cuối năm. Bà Christine Lagarde - Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) - cũng khẳng định việc nâng thêm 0,25 điểm phần trăm là "rất có khả năng". Các thị trường đã bắt đầu tính toán cái giá phải trả của những đợt tăng lãi suất dồn dập trên toàn cầu. Nhiều người hoài nghi về việc liệu nền kinh tế Mỹ có thể tránh được một cuộc suy thoái hay không. Cuộc đua tăng lãi suất Sự quyết liệt của các ngân hàng trung ương toàn cầu trong việc kìm hãm lạm phát đang đè bẹp những nền kinh tế lớn. Nguy cơ này đang ngày càng gia tăng. Nếu kịch bản xấu xảy ra, các ngân hàng có thể phải gấp rút đảo ngược chính sách. ECB hiểu rõ về mối đe dọa đó. Trong thế kỷ này, ngân hàng trung ương của châu Âu đã xóa bỏ các chiến dịch tăng lãi suất đến 2 lần. Tính tới thời điểm hiện tại, chúng bị coi là những sai lầm chính sách. Một tín hiệu cảnh báo quan trọng đã xuất hiện vào thứ năm. New Zealand - quốc gia đi đầu trong cuộc đua thắt chặt chính sách trên toàn cầu - tiết lộ sản lượng kinh tế đã lao dốc trong 2 quý liên tiếp, quý IV/2022 và quý đầu năm nay. "Các ngân hàng trung ương sẽ vẫn giữ lãi suất ở mức cao dù nền kinh tế đã suy yếu hay thậm chí bước vào một cuộc suy thoái. Nhưng những chính sách sai lầm có thể dẫn đến kết quả ngoài ý muốn", Bloomberg dẫn lời ông Charles Hepworth - Giám đốc đầu tư tại GAM Investments - nhận định. Thị trường bất an Lạm phát dai dẳng đang khiến các ngân hàng trung ương đau đầu. Canada và Australia vừa phải tăng lãi suất trở lại sau thời gian tạm dừng. Fed đã giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp chính sách tháng 6. Điều này giống với dự đoán của đa số nhà đầu tư. Nhưng cơ quan này phát đi tín hiệu về 2 lần tăng lãi suất nữa trong năm nay. Tuyên bố của Fed khiến các nhà đầu tư ngỡ ngàng. Trước đó, một số tin rằng ngân hàng trung ương Mỹ không chỉ tạm ngừng, mà sẽ dừng hẳn việc tăng lãi suất và thậm chí còn cắt giảm ngay trong năm nay. Trên thực tế, các dữ liệu kinh tế mới đây của Mỹ đã đứng về phía Fed trong cuộc chiến chống lạm phát. Theo dữ liệu chính thức, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Mỹ chỉ tăng 0,1% trong tháng 5. So với một năm trước đó, chỉ số này ghi nhận mức tăng 4%, thấp nhất kể từ tháng 3/2021. Nhưng nếu loại trừ giá thực phẩm và năng lượng biến động mạnh, tình hình lạm phát tại Mỹ không mấy lạc quan. CPI lõi vẫn tăng 0,4% trong tháng 5 và 5,3% so với một năm trước đó. Ông Jerome Powell - Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ - đã báo hiệu về khả năng tăng lãi suất điều hành tổng cộng 0,5 điểm phần trăm trong phần còn lại của năm. Ảnh: Reuters. Đến nay, các nhà giao dịch trên thị trường tiền tệ đang nghiêng về khả năng Fed nâng lãi suất điều hành lên 5,5% - mức cao nhất kể từ đầu thế kỷ này. Đối với ECB, lãi suất điều hành có thể được nâng lên 4% vào tháng 10, đánh dấu mức cao kỳ lục. Thị trường đang bất an. Đường cong lợi suất dốc xuống hoặc đường cong lợi suất nghịch đảo là hiện tượng bất thường. Theo đó, lợi suất của trái phiếu có kỳ hạn dài lại thấp hơn lợi suất của trái phiếu có kỳ hạn ngắn. Điều đó cho thấy các nhà giao dịch đang nghiêng về khả năng ngân hàng trung ương phải hạ lãi suất trong những năm tới. Bởi một cuộc suy thoái kinh tế sẽ gây ra áp lực lên cầu và giá cả, từ đó hạ nhiệt lạm phát. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Fed chỉ tạm dừng hay sẽ ngừng tăng lãi suấtLạm phát thấp nhất 2 năm sẽ cho Fed thời gian đánh giá tác động của 10 đợt tăng lãi suất trong hơn một năm qua. Câu hỏi đặt ra là Fed có thể dừng hẳn, hay chỉ tạm ngừng thắt chặt. 18:00 14/6/2023 CEO ngân hàng Nga: 'Sự thống trị của USD sắp kết thúc'Nói với Reuters, CEO ngân hàng lớn thứ hai của Nga khẳng định sự thống trị của USD sắp kết thúc. 09:03 11/6/2023
Cuộc đua lãi suất trên toàn cầu vẫn chưa kết thúc Fed giữ nguyên lãi suất, nhưng vẫn cảnh báo về 2 đợt nâng nữa trong năm nay. ECB vẫn có thể tiếp tục tăng lãi suất, còn Canada và Australia đã nâng trở lại sau thời gian tạm dừng. Theo Bloomberg, nỗi lo sợ của các nhà đầu tư đang tăng lên. Ông Jerome Powell - Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) - đã báo hiệu về khả năng tăng lãi suất điều hành tổng cộng 0,5 điểm phần trăm từ giờ đến cuối năm. Bà Christine Lagarde - Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) - cũng khẳng định việc nâng thêm 0,25 điểm phần trăm là "rất có khả năng". Các thị trường đã bắt đầu tính toán cái giá phải trả của những đợt tăng lãi suất dồn dập trên toàn cầu. Nhiều người hoài nghi về việc liệu nền kinh tế Mỹ có thể tránh được một cuộc suy thoái hay không. Cuộc đua tăng lãi suất Sự quyết liệt của các ngân hàng trung ương toàn cầu trong việc kìm hãm lạm phát đang đè bẹp những nền kinh tế lớn. Nguy cơ này đang ngày càng gia tăng. Nếu kịch bản xấu xảy ra, các ngân hàng có thể phải gấp rút đảo ngược chính sách. ECB hiểu rõ về mối đe dọa đó. Trong thế kỷ này, ngân hàng trung ương của châu Âu đã xóa bỏ các chiến dịch tăng lãi suất đến 2 lần. Tính tới thời điểm hiện tại, chúng bị coi là những sai lầm chính sách. Một tín hiệu cảnh báo quan trọng đã xuất hiện vào thứ năm. New Zealand - quốc gia đi đầu trong cuộc đua thắt chặt chính sách trên toàn cầu - tiết lộ sản lượng kinh tế đã lao dốc trong 2 quý liên tiếp, quý IV/2022 và quý đầu năm nay. "Các ngân hàng trung ương sẽ vẫn giữ lãi suất ở mức cao dù nền kinh tế đã suy yếu hay thậm chí bước vào một cuộc suy thoái. Nhưng những chính sách sai lầm có thể dẫn đến kết quả ngoài ý muốn", Bloomberg dẫn lời ông Charles Hepworth - Giám đốc đầu tư tại GAM Investments - nhận định. Thị trường bất an Lạm phát dai dẳng đang khiến các ngân hàng trung ương đau đầu. Canada và Australia vừa phải tăng lãi suất trở lại sau thời gian tạm dừng. Fed đã giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp chính sách tháng 6. Điều này giống với dự đoán của đa số nhà đầu tư. Nhưng cơ quan này phát đi tín hiệu về 2 lần tăng lãi suất nữa trong năm nay. Tuyên bố của Fed khiến các nhà đầu tư ngỡ ngàng. Trước đó, một số tin rằng ngân hàng trung ương Mỹ không chỉ tạm ngừng, mà sẽ dừng hẳn việc tăng lãi suất và thậm chí còn cắt giảm ngay trong năm nay. Trên thực tế, các dữ liệu kinh tế mới đây của Mỹ đã đứng về phía Fed trong cuộc chiến chống lạm phát. Theo dữ liệu chính thức, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Mỹ chỉ tăng 0,1% trong tháng 5. So với một năm trước đó, chỉ số này ghi nhận mức tăng 4%, thấp nhất kể từ tháng 3/2021. Nhưng nếu loại trừ giá thực phẩm và năng lượng biến động mạnh, tình hình lạm phát tại Mỹ không mấy lạc quan. CPI lõi vẫn tăng 0,4% trong tháng 5 và 5,3% so với một năm trước đó. Ông Jerome Powell - Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ - đã báo hiệu về khả năng tăng lãi suất điều hành tổng cộng 0,5 điểm phần trăm trong phần còn lại của năm. Ảnh: Reuters. Đến nay, các nhà giao dịch trên thị trường tiền tệ đang nghiêng về khả năng Fed nâng lãi suất điều hành lên 5,5% - mức cao nhất kể từ đầu thế kỷ này. Đối với ECB, lãi suất điều hành có thể được nâng lên 4% vào tháng 10, đánh dấu mức cao kỳ lục. Thị trường đang bất an. Đường cong lợi suất dốc xuống hoặc đường cong lợi suất nghịch đảo là hiện tượng bất thường. Theo đó, lợi suất của trái phiếu có kỳ hạn dài lại thấp hơn lợi suất của trái phiếu có kỳ hạn ngắn. Điều đó cho thấy các nhà giao dịch đang nghiêng về khả năng ngân hàng trung ương phải hạ lãi suất trong những năm tới. Bởi một cuộc suy thoái kinh tế sẽ gây ra áp lực lên cầu và giá cả, từ đó hạ nhiệt lạm phát. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Fed chỉ tạm dừng hay sẽ ngừng tăng lãi suấtLạm phát thấp nhất 2 năm sẽ cho Fed thời gian đánh giá tác động của 10 đợt tăng lãi suất trong hơn một năm qua. Câu hỏi đặt ra là Fed có thể dừng hẳn, hay chỉ tạm ngừng thắt chặt. 18:00 14/6/2023 CEO ngân hàng Nga: 'Sự thống trị của USD sắp kết thúc'Nói với Reuters, CEO ngân hàng lớn thứ hai của Nga khẳng định sự thống trị của USD sắp kết thúc. 09:03 11/6/2023
Vì sao kinh tế Trung Quốc không bật dậy mạnh mẽ?
Sự phục hồi của Trung Quốc hậu Covid-19 từng được cho là sẽ rung chuyển thế giới. Nhưng The Economist nhận định đà phục hồi của nước này đang lung lay.
Trung Quốc có thể nới lỏng chính sách tài khóa lẫn tiền tệ để thúc đẩy kinh tế. Ảnh: Bloomberg. Theo The Economist, các dữ liệu kinh tế tháng 4 của Trung Quốc không đạt kỳ vọng. Theo sau đó là thị trường chứng khoán chững lại, lợi suất trái phiếu chính phủ lao dốc và đồng nội tệ đi xuống. Tỷ giá hối đoái theo trọng số thương mại - đo lường sức mạnh của một loại tiền tệ theo khối lượng giao dịch với những nước khác - thậm chí còn thấp hơn hồi tháng 11, thời điểm các thành phố nước này vẫn bị phong tỏa. Đà phục hồi chững lại Ngày cuối cùng của tháng 5, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc đã công bố các chỉ số quản lý thu mua (PMI). Theo đó, các hoạt động trong khu vực dịch vụ đã giảm tốc tăng trưởng trong tháng 4, còn hoạt động sản xuất ghi nhận tháng giảm thứ 2 liên tiếp. Còn chỉ số đo lường hoạt động sản xuất của Caixin khả quan hơn, có thể do tỷ trọng của ngành công nghiệp nặng nước này - vốn ít hưởng lợi từ sự phục hồi trong tiêu dùng - thấp hơn. Nhưng cả hai bộ PMI đều cho biết giá cả đầu vào lẫn đầu ra trong sản xuất đã giảm. Một số nhà kinh tế cho rằng so với cùng kỳ năm ngoái, giá đầu ra có thể sụt giảm hơn 4% trong tháng 5. Giá lao dốc sẽ gây tổn hại đến lợi nhuận, từ đó cản trở đầu tư sản xuất. Điều này cũng làm dấy lên lo ngại về vòng xoáy giảm phát. "Do đó, nền kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với nguy cơ suy thoái kép ngày càng tăng", chuyên gia Ting Lu của ngân hàng Nomura bình luận. Sau khi tăng đột biến trong quý I, hoạt động tín dụng và các khoản vay mới cũng đã suy yếu trong tháng 4 do người tiêu dùng và doanh nghiệp hạn chế vay mượn. Thay vì vay nợ nhiều hơn, các hộ gia đình đang tăng tiết kiệm và thậm chí trả nợ trước hạn khoản vay mua nhà. Trong khi đó, các doanh nghiệp đối mặt với tình trạng nhu cầu sụt giảm kéo tụt lợi nhuận. So với quý này, tăng trưởng của quý tiếp theo có thể giảm xuống sát mức 0, ngay cả khi tăng trưởng so với một năm trước đó vẫn ở mức đáng kể. Bắc Kinh sẽ làm gì? Bức tranh của Trung Quốc trái ngược hoàn toàn với phần còn lại của thế giới. Các nền kinh tế lớn đang chao đảo vì lạm phát dai dẳng, buộc nhiều ngân hàng trung ương phải đánh đổi tăng trưởng kinh tế để bình ổn giá cả. Nhưng trái với tình thế tiến thoái lưỡng nan của các ngân hàng trung ương lớn khác, hai vấn đề của Trung Quốc là tăng trưởng chững lại và lạm phát giảm đều có chung một lời giải. Đó là hướng tới nới lỏng các chính sách tiền tệ và tài khóa. Nhưng trên thực tế, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) dường như không quá quan tâm đến giảm phát. Ngay cả khi không tung ra các gói kích thích kinh tế, Bắc Kinh vẫn có thể sẽ đạt được mục tiêu tăng trưởng 5%, đơn giản vì nền kinh tế năm ngoái quá yếu ớt. Nhưng theo ông Robin Xing tại ngân hàng Morgan Stanley, hồi năm 2015 và 2019, giới chức Bắc Kinh đã nhanh chóng vào cuộc sau khi PMI trong lĩnh vực sản xuất rơi xuống dưới ngưỡng 50 trong vài tháng. Ông tin rằng PBoC sẽ cắt giảm dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng trong tháng 7 hoặc sớm hơn. Theo ông, những ngân hàng chính sách của Trung Quốc cũng đẩy mạnh cấp tín dụng cho đầu tư cơ sở hạ tầng. Mới đây, theo nguồn tin của Bloomberg, chính quyền Trung Quốc đã yêu cầu các ngân hàng lớn nhất đất nước hạ lãi suất huy động ít nhất là lần thứ 2 trong vòng chưa đầy một năm. Động thái này nhằm thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế thứ hai thế giới. Với việc hạ lãi suất huy động, chi phí của ngân hàng sẽ giảm đi. Điều này có thể cho phép họ cắt giảm lãi suất cho vay trong một thời gian. Động thái này sẽ thúc đẩy người tiêu dùng và doanh nghiệp vay vốn. Thêm vào đó, lãi suất huy động giảm đi cũng khiến người tiêu dùng không còn muốn gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Trung Quốc thúc giục các ngân hàng lớn hạ lãi suất tiền gửiViệc cắt giảm lãi suất huy động sẽ cởi bỏ áp lực chi phí cho các ngân hàng lớn nhất Trung Quốc, từ đó cho phép họ cắt giảm lãi suất cho vay và thúc đẩy tiêu dùng. 18:00 6/6/2023 Vũ Hán chật vật đòi nợTình hình tài chính của các chính quyền tỉnh, thành phố tại Trung Quốc đã xấu đi đáng kể sau đại dịch. Riêng Vũ Hán mắc kẹt trong khoản nợ khó đòi lên tới 14 triệu USD. 06:58 31/5/2023
Vì sao kinh tế Trung Quốc không bật dậy mạnh mẽ? Sự phục hồi của Trung Quốc hậu Covid-19 từng được cho là sẽ rung chuyển thế giới. Nhưng The Economist nhận định đà phục hồi của nước này đang lung lay. Trung Quốc có thể nới lỏng chính sách tài khóa lẫn tiền tệ để thúc đẩy kinh tế. Ảnh: Bloomberg. Theo The Economist, các dữ liệu kinh tế tháng 4 của Trung Quốc không đạt kỳ vọng. Theo sau đó là thị trường chứng khoán chững lại, lợi suất trái phiếu chính phủ lao dốc và đồng nội tệ đi xuống. Tỷ giá hối đoái theo trọng số thương mại - đo lường sức mạnh của một loại tiền tệ theo khối lượng giao dịch với những nước khác - thậm chí còn thấp hơn hồi tháng 11, thời điểm các thành phố nước này vẫn bị phong tỏa. Đà phục hồi chững lại Ngày cuối cùng của tháng 5, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc đã công bố các chỉ số quản lý thu mua (PMI). Theo đó, các hoạt động trong khu vực dịch vụ đã giảm tốc tăng trưởng trong tháng 4, còn hoạt động sản xuất ghi nhận tháng giảm thứ 2 liên tiếp. Còn chỉ số đo lường hoạt động sản xuất của Caixin khả quan hơn, có thể do tỷ trọng của ngành công nghiệp nặng nước này - vốn ít hưởng lợi từ sự phục hồi trong tiêu dùng - thấp hơn. Nhưng cả hai bộ PMI đều cho biết giá cả đầu vào lẫn đầu ra trong sản xuất đã giảm. Một số nhà kinh tế cho rằng so với cùng kỳ năm ngoái, giá đầu ra có thể sụt giảm hơn 4% trong tháng 5. Giá lao dốc sẽ gây tổn hại đến lợi nhuận, từ đó cản trở đầu tư sản xuất. Điều này cũng làm dấy lên lo ngại về vòng xoáy giảm phát. "Do đó, nền kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với nguy cơ suy thoái kép ngày càng tăng", chuyên gia Ting Lu của ngân hàng Nomura bình luận. Sau khi tăng đột biến trong quý I, hoạt động tín dụng và các khoản vay mới cũng đã suy yếu trong tháng 4 do người tiêu dùng và doanh nghiệp hạn chế vay mượn. Thay vì vay nợ nhiều hơn, các hộ gia đình đang tăng tiết kiệm và thậm chí trả nợ trước hạn khoản vay mua nhà. Trong khi đó, các doanh nghiệp đối mặt với tình trạng nhu cầu sụt giảm kéo tụt lợi nhuận. So với quý này, tăng trưởng của quý tiếp theo có thể giảm xuống sát mức 0, ngay cả khi tăng trưởng so với một năm trước đó vẫn ở mức đáng kể. Bắc Kinh sẽ làm gì? Bức tranh của Trung Quốc trái ngược hoàn toàn với phần còn lại của thế giới. Các nền kinh tế lớn đang chao đảo vì lạm phát dai dẳng, buộc nhiều ngân hàng trung ương phải đánh đổi tăng trưởng kinh tế để bình ổn giá cả. Nhưng trái với tình thế tiến thoái lưỡng nan của các ngân hàng trung ương lớn khác, hai vấn đề của Trung Quốc là tăng trưởng chững lại và lạm phát giảm đều có chung một lời giải. Đó là hướng tới nới lỏng các chính sách tiền tệ và tài khóa. Nhưng trên thực tế, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) dường như không quá quan tâm đến giảm phát. Ngay cả khi không tung ra các gói kích thích kinh tế, Bắc Kinh vẫn có thể sẽ đạt được mục tiêu tăng trưởng 5%, đơn giản vì nền kinh tế năm ngoái quá yếu ớt. Nhưng theo ông Robin Xing tại ngân hàng Morgan Stanley, hồi năm 2015 và 2019, giới chức Bắc Kinh đã nhanh chóng vào cuộc sau khi PMI trong lĩnh vực sản xuất rơi xuống dưới ngưỡng 50 trong vài tháng. Ông tin rằng PBoC sẽ cắt giảm dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng trong tháng 7 hoặc sớm hơn. Theo ông, những ngân hàng chính sách của Trung Quốc cũng đẩy mạnh cấp tín dụng cho đầu tư cơ sở hạ tầng. Mới đây, theo nguồn tin của Bloomberg, chính quyền Trung Quốc đã yêu cầu các ngân hàng lớn nhất đất nước hạ lãi suất huy động ít nhất là lần thứ 2 trong vòng chưa đầy một năm. Động thái này nhằm thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế thứ hai thế giới. Với việc hạ lãi suất huy động, chi phí của ngân hàng sẽ giảm đi. Điều này có thể cho phép họ cắt giảm lãi suất cho vay trong một thời gian. Động thái này sẽ thúc đẩy người tiêu dùng và doanh nghiệp vay vốn. Thêm vào đó, lãi suất huy động giảm đi cũng khiến người tiêu dùng không còn muốn gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Trung Quốc thúc giục các ngân hàng lớn hạ lãi suất tiền gửiViệc cắt giảm lãi suất huy động sẽ cởi bỏ áp lực chi phí cho các ngân hàng lớn nhất Trung Quốc, từ đó cho phép họ cắt giảm lãi suất cho vay và thúc đẩy tiêu dùng. 18:00 6/6/2023 Vũ Hán chật vật đòi nợTình hình tài chính của các chính quyền tỉnh, thành phố tại Trung Quốc đã xấu đi đáng kể sau đại dịch. Riêng Vũ Hán mắc kẹt trong khoản nợ khó đòi lên tới 14 triệu USD. 06:58 31/5/2023
Quỹ ngoại lại muốn thoái vốn khỏi Vinasun
Sau 2 lần bất thành, quỹ ngoại lại đăng ký thoái 2,5 triệu cổ phiếu Vinasun nhằm mục đích cơ cấu danh mục. Giao dịch dự kiến thu về 32,5 tỷ đồng tính theo thị giá hiện tại.
Quỹ ngoại Tael Two Partners Ltd mới đây đã đăng ký bán 2,5 triệu cổ phiếu VNS của CTCP Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) với mục đích cơ cấu danh mục đầu tư. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 15/12/2023 đến 12/01/2024 theo phương thức thoả thuận và/hoặc khớp lệnh. Hiện Tael Two Partners Ltd đang nắm giữ hơn 12,41 triệu cổ phiếu VNS, tương ứng tỷ lệ 18,3% vốn doanh nghiệp. Nếu hoàn tất giao dịch, quỹ ngoại này sẽ giảm sở hữu tại Vinasun xuống còn hơn 9,9 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 14,61%. Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu VNS đang giao dịch quanh mốc 13.000 đồng/đơn vị. Ước tính theo thị giá này, giao dịch trên có thể giúp Tael Two Partners Ltd thu về 32,5 tỷ đồng. Đáng chú ý, đây đã là lần đăng ký bán cổ phiếu VNS lần thứ 3 của Tael Two Partners Ltd. Hồi cuối tháng 9, quỹ đã 2 lần đăng ký bán nhưng đều bất thành vì thanh khoản thị trường thấp. Giá cổ phiếu VNS lao dốc mạnh từ cuối tháng 7. Ảnh: DNSE. Tael Two Partners là quỹ đầu tư thành lập tại quần đảo Cayman, thuộc công ty quản lý quỹ Tael có trụ sở tại Singapore. Bà Huỳnh Thanh Bình Minh, Thành viên HĐQT Vinasun đang là người đại diện ủy quyền vốn cổ phần của Tael Two Partners Ltd tại doanh nghiệp. Tael Two Partners Ltd lần đầu tiên hiện diện tại Việt Nam vào năm 2013 khi mua 3 triệu cổ phiếu VNS phát hành riêng lẻ với giá 45.000 đồng/đơn vị. Kể từ đó, quỹ thường xuyên gia tăng sở hữu, đỉnh điểm lên đến 18,3%, nhưng bắt đầu có động thái thoái vốn vào cuối năm nay. Quyết định của quỹ diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu VNS liên tục lao dốc từ cuối tháng 7. So với mức cao nhất năm nay, cổ phiếu của doanh nghiệp taxi hàng đầu khu vực phía Nam đã giảm 40%. Tình hình kinh doanh của Vinasun cải thiện đáng kể sau đại dịch. Tuy nhiên kể từ quý III năm ngoái đến nay, doanh thu lẫn lợi nhuận công ty đã bắt đầu đi lùi. Quý III vừa qua, Vinasun ghi nhận doanh thu đạt 312,5 tỷ đồng, giảm hơn 11% so với cùng kỳ. Việc tiếp tục duy trì chính sách hỗ trợ lái xe và đối tác khiến lợi nhuận sau thuế của hãng thu hẹp 46% so với cùng kỳ xuống 32,8 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm, Vinasun thu về 941 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ nhưng lợi nhuận ròng giảm hơn 3%, đạt 126 tỷ đồng do các loại chi phí tăng cao. So với kế hoạch đề ra đầu năm, Vinasun đã hoàn thành được 70% chỉ tiêu doanh thu và 60% chỉ tiêu lợi nhuận. Vinasun lãi 5 quý liên tiếpDoanh nghiệp taxi ghi nhận quý kinh doanh có lãi thứ năm liên tiếp, lên đến 53 tỷ đồng. Vinasun đặt mục tiêu thu 1.345 tỷ đồng và lãi 209,4 tỷ đồng năm nay. 11:25 25/4/2023 Taxi truyền thống chuyển thế đối đầu xe công nghệVài năm trở lại đây, cả hai ông lớn taxi truyền thống là Mai Linh và Vinasun đều đẩy mạnh đầu tư, cải thiện dịch vụ đặt xe trên ứng dụng để cạnh tranh với đối thủ cùng ngành. 10:00 3/6/2023 Liệu hãng gọi xe điện Xanh SM có thể chen chân vào mảng giao hàng?Sự ra đời của dịch vụ giao hàng dường như tất yếu khi Xanh SM tham gia mảng gọi xe 2 bánh. Tuy nhiên hãng sẽ phải đối mặt với nhiều đối thủ nếu muốn có tên trên bản đồ thị phần. 06:00 6/12/2023 Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Quỹ ngoại lại muốn thoái vốn khỏi Vinasun Sau 2 lần bất thành, quỹ ngoại lại đăng ký thoái 2,5 triệu cổ phiếu Vinasun nhằm mục đích cơ cấu danh mục. Giao dịch dự kiến thu về 32,5 tỷ đồng tính theo thị giá hiện tại. Quỹ ngoại Tael Two Partners Ltd mới đây đã đăng ký bán 2,5 triệu cổ phiếu VNS của CTCP Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) với mục đích cơ cấu danh mục đầu tư. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 15/12/2023 đến 12/01/2024 theo phương thức thoả thuận và/hoặc khớp lệnh. Hiện Tael Two Partners Ltd đang nắm giữ hơn 12,41 triệu cổ phiếu VNS, tương ứng tỷ lệ 18,3% vốn doanh nghiệp. Nếu hoàn tất giao dịch, quỹ ngoại này sẽ giảm sở hữu tại Vinasun xuống còn hơn 9,9 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 14,61%. Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu VNS đang giao dịch quanh mốc 13.000 đồng/đơn vị. Ước tính theo thị giá này, giao dịch trên có thể giúp Tael Two Partners Ltd thu về 32,5 tỷ đồng. Đáng chú ý, đây đã là lần đăng ký bán cổ phiếu VNS lần thứ 3 của Tael Two Partners Ltd. Hồi cuối tháng 9, quỹ đã 2 lần đăng ký bán nhưng đều bất thành vì thanh khoản thị trường thấp. Giá cổ phiếu VNS lao dốc mạnh từ cuối tháng 7. Ảnh: DNSE. Tael Two Partners là quỹ đầu tư thành lập tại quần đảo Cayman, thuộc công ty quản lý quỹ Tael có trụ sở tại Singapore. Bà Huỳnh Thanh Bình Minh, Thành viên HĐQT Vinasun đang là người đại diện ủy quyền vốn cổ phần của Tael Two Partners Ltd tại doanh nghiệp. Tael Two Partners Ltd lần đầu tiên hiện diện tại Việt Nam vào năm 2013 khi mua 3 triệu cổ phiếu VNS phát hành riêng lẻ với giá 45.000 đồng/đơn vị. Kể từ đó, quỹ thường xuyên gia tăng sở hữu, đỉnh điểm lên đến 18,3%, nhưng bắt đầu có động thái thoái vốn vào cuối năm nay. Quyết định của quỹ diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu VNS liên tục lao dốc từ cuối tháng 7. So với mức cao nhất năm nay, cổ phiếu của doanh nghiệp taxi hàng đầu khu vực phía Nam đã giảm 40%. Tình hình kinh doanh của Vinasun cải thiện đáng kể sau đại dịch. Tuy nhiên kể từ quý III năm ngoái đến nay, doanh thu lẫn lợi nhuận công ty đã bắt đầu đi lùi. Quý III vừa qua, Vinasun ghi nhận doanh thu đạt 312,5 tỷ đồng, giảm hơn 11% so với cùng kỳ. Việc tiếp tục duy trì chính sách hỗ trợ lái xe và đối tác khiến lợi nhuận sau thuế của hãng thu hẹp 46% so với cùng kỳ xuống 32,8 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm, Vinasun thu về 941 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ nhưng lợi nhuận ròng giảm hơn 3%, đạt 126 tỷ đồng do các loại chi phí tăng cao. So với kế hoạch đề ra đầu năm, Vinasun đã hoàn thành được 70% chỉ tiêu doanh thu và 60% chỉ tiêu lợi nhuận. Vinasun lãi 5 quý liên tiếpDoanh nghiệp taxi ghi nhận quý kinh doanh có lãi thứ năm liên tiếp, lên đến 53 tỷ đồng. Vinasun đặt mục tiêu thu 1.345 tỷ đồng và lãi 209,4 tỷ đồng năm nay. 11:25 25/4/2023 Taxi truyền thống chuyển thế đối đầu xe công nghệVài năm trở lại đây, cả hai ông lớn taxi truyền thống là Mai Linh và Vinasun đều đẩy mạnh đầu tư, cải thiện dịch vụ đặt xe trên ứng dụng để cạnh tranh với đối thủ cùng ngành. 10:00 3/6/2023 Liệu hãng gọi xe điện Xanh SM có thể chen chân vào mảng giao hàng?Sự ra đời của dịch vụ giao hàng dường như tất yếu khi Xanh SM tham gia mảng gọi xe 2 bánh. Tuy nhiên hãng sẽ phải đối mặt với nhiều đối thủ nếu muốn có tên trên bản đồ thị phần. 06:00 6/12/2023 Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu đẩy mạnh cho vay tiêu dùng
Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu đẩy mạnh hoạt động cho vay phục vụ đời sống, tiêu dùng.
NHNN vừa có văn bản chỉ đạo các tổ chức tín dụng đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng, phục vụ đời sống. Ảnh: Nam Khánh. Để tiếp tục triển khai chỉ đạo của Thủ tướng trong việc tăng cường các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hoạt động "tín dụng đen", Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chủ động đẩy mạnh cho vay phục vụ đời sống, tiêu dùng. Cụ thể, NHNN yêu cầu các TCTD chủ động cân đối nguồn vốn, đẩy mạnh đa dạng chương trình, sản phẩm tín dụng phù hợp với nhu cầu của từng nhóm đối tượng, phân khúc khách hàng, đặc biệt là nhu cầu vay vốn chính đáng, hợp pháp phục vụ đời sống, tiêu dùng của người dân. Đồng thời, các đơn vị cần tăng cường chuyển đổi số, quyết liệt triển khai, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ nhằm đẩy nhanh tốc độ, thời gian xử lý hồ sơ vay vốn của khách hàng, rà soát, đơn giản hóa quy trình, thủ tục nội bộ để tạo thuận lợi tối đa cho khách hàng vay vốn. Cùng với đó, NHNN cũng yêu cầu triển khai các giải pháp ứng dụng dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong hoạt động cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, tiêu dùng của người dân. Các TCTD được xem xét, quyết định theo thẩm quyền việc áp dụng giải pháp ứng dụng cơ sở dữ liệu dân cư trong đánh giá khách hàng vay do Bộ Công an cung cấp, bảo đảm hoạt động cho vay an toàn, hiệu quả, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Mặt khác, nhà điều hành cũng yêu cầu đẩy mạnh công tác truyền thông, phổ biến kiến thức, thông tin rộng rãi, đầy đủ, rõ ràng và kịp thời các chương trình, sản phẩm cho vay, cũng như cách thức tiếp cận vốn để người dân nắm bắt và tiếp cận chính sách. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Thủ tướng: Cấm cho doanh nghiệp sân sau vay lãi suất ưu đãiThủ tướng Phạm Minh Chính nghiêm cấm việc cấp tín dụng cho ban lãnh đạo, ban điều hành, các doanh nghiệp sân sau... với lãi suất ưu đãi trong khi người dân lại khó tiếp cận vốn. 16:18 23/12/2023 Chứng khoán VIX bị xử phạt vì cho khách vay margin quá caoVi phạm hàng loạt quy định trong lĩnh vực chứng khoán, Công ty CP Chứng khoán VIX bị phạt 315 triệu đồng. 12:36 9/12/2023 Ngân hàng 'bơm' hơn 112.000 tỷ đồng vào nền kinh tế chỉ trong một tuầnVốn tín dụng mà các ngân hàng có thể cho vay thêm trong tháng 12 vẫn còn 638.000 tỷ đồng. 17:52 7/12/2023
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu đẩy mạnh cho vay tiêu dùng Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu đẩy mạnh hoạt động cho vay phục vụ đời sống, tiêu dùng. NHNN vừa có văn bản chỉ đạo các tổ chức tín dụng đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng, phục vụ đời sống. Ảnh: Nam Khánh. Để tiếp tục triển khai chỉ đạo của Thủ tướng trong việc tăng cường các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hoạt động "tín dụng đen", Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chủ động đẩy mạnh cho vay phục vụ đời sống, tiêu dùng. Cụ thể, NHNN yêu cầu các TCTD chủ động cân đối nguồn vốn, đẩy mạnh đa dạng chương trình, sản phẩm tín dụng phù hợp với nhu cầu của từng nhóm đối tượng, phân khúc khách hàng, đặc biệt là nhu cầu vay vốn chính đáng, hợp pháp phục vụ đời sống, tiêu dùng của người dân. Đồng thời, các đơn vị cần tăng cường chuyển đổi số, quyết liệt triển khai, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ nhằm đẩy nhanh tốc độ, thời gian xử lý hồ sơ vay vốn của khách hàng, rà soát, đơn giản hóa quy trình, thủ tục nội bộ để tạo thuận lợi tối đa cho khách hàng vay vốn. Cùng với đó, NHNN cũng yêu cầu triển khai các giải pháp ứng dụng dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong hoạt động cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, tiêu dùng của người dân. Các TCTD được xem xét, quyết định theo thẩm quyền việc áp dụng giải pháp ứng dụng cơ sở dữ liệu dân cư trong đánh giá khách hàng vay do Bộ Công an cung cấp, bảo đảm hoạt động cho vay an toàn, hiệu quả, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Mặt khác, nhà điều hành cũng yêu cầu đẩy mạnh công tác truyền thông, phổ biến kiến thức, thông tin rộng rãi, đầy đủ, rõ ràng và kịp thời các chương trình, sản phẩm cho vay, cũng như cách thức tiếp cận vốn để người dân nắm bắt và tiếp cận chính sách. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Thủ tướng: Cấm cho doanh nghiệp sân sau vay lãi suất ưu đãiThủ tướng Phạm Minh Chính nghiêm cấm việc cấp tín dụng cho ban lãnh đạo, ban điều hành, các doanh nghiệp sân sau... với lãi suất ưu đãi trong khi người dân lại khó tiếp cận vốn. 16:18 23/12/2023 Chứng khoán VIX bị xử phạt vì cho khách vay margin quá caoVi phạm hàng loạt quy định trong lĩnh vực chứng khoán, Công ty CP Chứng khoán VIX bị phạt 315 triệu đồng. 12:36 9/12/2023 Ngân hàng 'bơm' hơn 112.000 tỷ đồng vào nền kinh tế chỉ trong một tuầnVốn tín dụng mà các ngân hàng có thể cho vay thêm trong tháng 12 vẫn còn 638.000 tỷ đồng. 17:52 7/12/2023
Thủ tướng chỉ đạo giảm lãi suất, nới điều kiện vay cho doanh nghiệp
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu doanh nghiệp và ngân hàng cần lắng nghe, chia sẻ nhiều hơn, có trách nhiệm và cùng nhau gỡ khó khăn.
Doanh nghiệp đề nghị tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn, tiếp tục giảm lãi suất, nới lỏng điều kiện cho vay. Ảnh: Hoàng Hà. Tại cuộc làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) Việt Nam tối 6/7 về tình hình hoạt động và các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu ngân hàng cần tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh điều kiện cho vay thuận lợi hơn, tiết giảm chi phí để hạ lãi suất cho vay. Theo hiệp hội, thời gian qua do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và các tác động từ tình hình thế giới khác, đơn hàng sụt giảm, đầu ra khó khăn, chi phí nguyên, vật liệu cao... ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp SME. "Đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành liên quan xem xét chỉ đạo, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn tốt hơn; tiếp tục giảm lãi suất, nới lỏng điều kiện cho vay; xem xét thành lập quỹ, dùng đòn bẩy tín dụng hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp...", hiệp hội đề xuất. Tại cuộc họp, Thủ tướng nêu rõ ngành ngân hàng đã 4 lần điều chỉnh giảm lãi suất điều hành, nỗ lực giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhưng cần tiếp tục nỗ lực hơn nữa, triển khai các giải pháp mạnh mẽ hơn, mang lại hiệu quả thiết thực và kịp thời hơn. "Doanh nghiệp, ngân hàng cần lắng nghe, chia sẻ nhiều hơn, có trách nhiệm và cùng nhau gỡ khó khăn. Ngân hàng phải đặt mình vào địa vị doanh nghiệp và ngược lại", Thủ tướng nói. Thủ tướng đề nghị ngành ngân hàng tiếp tục quyết liệt triển khai các nghị quyết của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân. Đặc biệt triển khai chính sách tiền tệ linh hoạt, nới lỏng, giảm mặt bằng lãi suất, nhất là lãi suất cho vay, tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho sản xuất kinh doanh. Liên quan đến vấn đề lãi suất cho vay của doanh nghiệp, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho biết các tổ chức tín dụng cũng đang tích cực giảm lãi suất, mặt bằng lãi suất bình quân giảm khoảng 1% so với cuối năm 2022, do chính sách có độ trễ nên có thể các tổ chức tín dụng sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới. "Đối với vấn đề tiếp cận tín dụng, NHNN không quy định khoản vay bắt buộc phải có có tài sản đảm bảo, cũng không quy định tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo và cũng không quy định tài liệu khách hàng phải cung cấp cho ngân hàng để chứng minh đủ điều kiện vay vốn", Thống đốc nói. Theo Thống đốc, NHNN thường xuyên chỉ đạo các tổ chức tín dụng rà soát thủ tục vay vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn nhưng vẫn phải đảm bảo theo quy định của pháp luật. Liên quan các gói tín dụng ưu đãi, Thủ tướng đề nghị ngành ngân hàng thúc đẩy gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho lĩnh vực nhà ở xã hội, 10.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp gỗ và lâm sản. Về những khó khăn liên quan tới đơn hàng, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu cần tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phát huy hiệu quả các FTA và đàm phán các FTA mới, đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng... Theo số liệu của NHNN, dư nợ tín dụng đến cuối tháng 6 tăng gần 3,6%, mới đạt 1/3 kế hoạch năm nay 14-15%. Lãi suất huy động tại các ngân hàng thương mại giảm bình quân 0,7%, còn mặt bằng lãi suất vay đã hạ 1% so với cuối năm ngoái sau 4 đợt điều chỉnh lãi suất điều hành. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. NHNN nói về tình trạng ngân hàng 'ế tiền' dù lãi suất giảmTheo Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, dù lãi suất liên tục giảm từ đầu năm tới nay, nhưng tăng trưởng tín dụng lại rất thấp, chỉ mới đạt khoảng 4,2%. 21:28 4/7/2023 Thêm ngân hàng giảm lãi suất huy động xuống dưới 7%/nămNgân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vừa công bố biểu lãi suất huy động mới, áp dụng từ ngày 28/6. 14:00 28/6/2023
Thủ tướng chỉ đạo giảm lãi suất, nới điều kiện vay cho doanh nghiệp Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu doanh nghiệp và ngân hàng cần lắng nghe, chia sẻ nhiều hơn, có trách nhiệm và cùng nhau gỡ khó khăn. Doanh nghiệp đề nghị tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn, tiếp tục giảm lãi suất, nới lỏng điều kiện cho vay. Ảnh: Hoàng Hà. Tại cuộc làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) Việt Nam tối 6/7 về tình hình hoạt động và các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu ngân hàng cần tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh điều kiện cho vay thuận lợi hơn, tiết giảm chi phí để hạ lãi suất cho vay. Theo hiệp hội, thời gian qua do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và các tác động từ tình hình thế giới khác, đơn hàng sụt giảm, đầu ra khó khăn, chi phí nguyên, vật liệu cao... ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp SME. "Đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành liên quan xem xét chỉ đạo, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn tốt hơn; tiếp tục giảm lãi suất, nới lỏng điều kiện cho vay; xem xét thành lập quỹ, dùng đòn bẩy tín dụng hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp...", hiệp hội đề xuất. Tại cuộc họp, Thủ tướng nêu rõ ngành ngân hàng đã 4 lần điều chỉnh giảm lãi suất điều hành, nỗ lực giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhưng cần tiếp tục nỗ lực hơn nữa, triển khai các giải pháp mạnh mẽ hơn, mang lại hiệu quả thiết thực và kịp thời hơn. "Doanh nghiệp, ngân hàng cần lắng nghe, chia sẻ nhiều hơn, có trách nhiệm và cùng nhau gỡ khó khăn. Ngân hàng phải đặt mình vào địa vị doanh nghiệp và ngược lại", Thủ tướng nói. Thủ tướng đề nghị ngành ngân hàng tiếp tục quyết liệt triển khai các nghị quyết của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân. Đặc biệt triển khai chính sách tiền tệ linh hoạt, nới lỏng, giảm mặt bằng lãi suất, nhất là lãi suất cho vay, tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho sản xuất kinh doanh. Liên quan đến vấn đề lãi suất cho vay của doanh nghiệp, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho biết các tổ chức tín dụng cũng đang tích cực giảm lãi suất, mặt bằng lãi suất bình quân giảm khoảng 1% so với cuối năm 2022, do chính sách có độ trễ nên có thể các tổ chức tín dụng sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới. "Đối với vấn đề tiếp cận tín dụng, NHNN không quy định khoản vay bắt buộc phải có có tài sản đảm bảo, cũng không quy định tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo và cũng không quy định tài liệu khách hàng phải cung cấp cho ngân hàng để chứng minh đủ điều kiện vay vốn", Thống đốc nói. Theo Thống đốc, NHNN thường xuyên chỉ đạo các tổ chức tín dụng rà soát thủ tục vay vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn nhưng vẫn phải đảm bảo theo quy định của pháp luật. Liên quan các gói tín dụng ưu đãi, Thủ tướng đề nghị ngành ngân hàng thúc đẩy gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho lĩnh vực nhà ở xã hội, 10.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp gỗ và lâm sản. Về những khó khăn liên quan tới đơn hàng, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu cần tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phát huy hiệu quả các FTA và đàm phán các FTA mới, đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng... Theo số liệu của NHNN, dư nợ tín dụng đến cuối tháng 6 tăng gần 3,6%, mới đạt 1/3 kế hoạch năm nay 14-15%. Lãi suất huy động tại các ngân hàng thương mại giảm bình quân 0,7%, còn mặt bằng lãi suất vay đã hạ 1% so với cuối năm ngoái sau 4 đợt điều chỉnh lãi suất điều hành. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. NHNN nói về tình trạng ngân hàng 'ế tiền' dù lãi suất giảmTheo Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, dù lãi suất liên tục giảm từ đầu năm tới nay, nhưng tăng trưởng tín dụng lại rất thấp, chỉ mới đạt khoảng 4,2%. 21:28 4/7/2023 Thêm ngân hàng giảm lãi suất huy động xuống dưới 7%/nămNgân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vừa công bố biểu lãi suất huy động mới, áp dụng từ ngày 28/6. 14:00 28/6/2023
Viglacera ước tính lãi 1.210 tỷ, đạt 92% kế hoạch năm chỉ sau 6 tháng
Đóng góp chính vào kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2023 của Viglacera là mảng bất động sản với doanh thu hơn 2.600 tỷ đồng, lợi nhuận 950 tỷ đồng.
Tổng công ty CP Viglacera (mã chứng khoán: VGC) vừa tổ chức họp đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2023. Trong nửa đầu năm, Viglacera ước tính doanh thu thuần hợp nhất toàn tổng công ty gần 7.000 tỷ đồng, trong đó công ty mẹ đạt gần 3.000 tỷ đồng, hoàn thành 52% kế hoạch năm 2023. Lợi nhuận trước thuế ước đạt 913 tỷ đồng hoàn thành 75% lợi nhuận cả năm 2023; riêng công ty mẹ ước đạt 1.210 tỷ đồng, hoàn thành 92% kế hoạch năm. Trong đó, đóng góp chính vào kết quả doanh thu, lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2023 đến từ lĩnh vực bất động sản (đặc biệt là bất động sản khu công nghiệp) khi ghi nhận nhiều khởi sắc. Kết quả doanh thu khối bất động sản dự kiến đạt hơn 2.600 tỷ đồng; lợi nhuận ước đạt 950 tỷ đồng, hoàn thành 90% kế hoạch lợi nhuận. Ngoài ra lợi nhuận của Viglacera ghi nhận 310 tỷ đồng cổ tức thu từ công ty liên kết. Lãnh đạo doanh nghiệp đánh giá sau nửa đầu năm 2023, mảng bất động sản và vật liệu xây dựng của Viglacera ghi nhận kết quả tốt trong bối cảnh tổng sản phẩm trong nước (GDP) chỉ đạt 3,72%, thị trường bất động sản trầm lắng, nhu cầu tiêu dùng giảm. Với những kết quả trên, Viglacera tự tin sẽ sớm hoàn thành các mục tiêu kinh doanh năm nay với tổng doanh thu 15.750 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1.210 tỷ đồng như đã thông qua tại kỳ Đại hội đồng cổ đông thường niên hồi đầu năm. Hiện, Viglacera đang sở hữu và vận hành 12 khu bất động sản công nghiệp, hút 300 doanh nghiệp trong và ngoài nước, với hơn 16 tỷ USD vốn FDI. Lãnh đạo doanh nghiệp cho biết, đến năm 2025, Viglacera sẽ nâng tổng số khu công nghiệp lên 20 với trên 10 khu công nghiệp mới có tổng diện tích tăng thêm khoảng 2.000-3.000 ha. Công ty cũng cho biết từ đầu năm đến nay đã liên tục khảo sát, lập dự án đầu tư và triển khai đầu tư các khu công nghiệp mới tại các địa phương có vị trí có lợi thế về hạ tầng, thu hút đầu tư và khả năng kinh doanh. Cũng trong một báo cáo phân tích mới đây, Chứng khoán Agribank đánh giá trong năm nay, doanh thu của Viglacera dự báo tăng trưởng nhờ đóng góp chính từ mảng bất động sản khu công nghiệp và mảng xuất khẩu gạch granite và ceramic. Mảng khu công nghiệp kỳ vọng ghi nhận doanh số cho thuê tăng trưởng từ các dự án khu công nghiệp Phú Hà, Tiền Hải, Thuận Thành I, Yên Phong 2C. Tuy nhiên, lợi nhuận dự báo giảm do mảng vật liệu xây dựng gặp khó khăn, nhu cầu và giá kính giảm. Mảng bất động sản dân cư kỳ vọng vào các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân ở Phú Hà (8,4 ha), Tiền Hải (5,2 ha) đang được khởi công có thể đóng góp vào doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Đơn vị phân tích này cho hay Viglacera hiện có 800 ha đất thương phẩm sẵn sàng cho thuê lớn. Tỷ lệ lấp đầy các dự án mới ở miền Bắc còn thấp cho nên tiềm năng tăng trưởng 2-3 năm tới chủ yếu đến từ các dự án tại khu công nghiệp Yên Phong II-C, Thuận Thành, Yên Mỹ, Phú Hà. Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế Vốn hóa bốc hơi nghìn tỷ đồng, IDJ nói do cung cầu thị trườngCông ty họ Apec giải thích đà lao dốc của cổ phiếu do ảnh hưởng bởi thông tin khởi tố và cung cầu thị trường, còn hoạt động kinh doanh vẫn bình thường. 09:14 4/7/2023 Hai ông lớn xe điện đều lập kỷ lục doanh sốDoanh số của Tesla được thúc đẩy nhờ các chương trình giảm giá bán. Còn BYD đã vượt mặt hãng xe điện của Elon Musk tại thị trường Trung Quốc và đang tham vọng mở rộng toàn cầu. 07:00 4/7/2023
Viglacera ước tính lãi 1.210 tỷ, đạt 92% kế hoạch năm chỉ sau 6 tháng Đóng góp chính vào kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2023 của Viglacera là mảng bất động sản với doanh thu hơn 2.600 tỷ đồng, lợi nhuận 950 tỷ đồng. Tổng công ty CP Viglacera (mã chứng khoán: VGC) vừa tổ chức họp đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2023. Trong nửa đầu năm, Viglacera ước tính doanh thu thuần hợp nhất toàn tổng công ty gần 7.000 tỷ đồng, trong đó công ty mẹ đạt gần 3.000 tỷ đồng, hoàn thành 52% kế hoạch năm 2023. Lợi nhuận trước thuế ước đạt 913 tỷ đồng hoàn thành 75% lợi nhuận cả năm 2023; riêng công ty mẹ ước đạt 1.210 tỷ đồng, hoàn thành 92% kế hoạch năm. Trong đó, đóng góp chính vào kết quả doanh thu, lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2023 đến từ lĩnh vực bất động sản (đặc biệt là bất động sản khu công nghiệp) khi ghi nhận nhiều khởi sắc. Kết quả doanh thu khối bất động sản dự kiến đạt hơn 2.600 tỷ đồng; lợi nhuận ước đạt 950 tỷ đồng, hoàn thành 90% kế hoạch lợi nhuận. Ngoài ra lợi nhuận của Viglacera ghi nhận 310 tỷ đồng cổ tức thu từ công ty liên kết. Lãnh đạo doanh nghiệp đánh giá sau nửa đầu năm 2023, mảng bất động sản và vật liệu xây dựng của Viglacera ghi nhận kết quả tốt trong bối cảnh tổng sản phẩm trong nước (GDP) chỉ đạt 3,72%, thị trường bất động sản trầm lắng, nhu cầu tiêu dùng giảm. Với những kết quả trên, Viglacera tự tin sẽ sớm hoàn thành các mục tiêu kinh doanh năm nay với tổng doanh thu 15.750 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1.210 tỷ đồng như đã thông qua tại kỳ Đại hội đồng cổ đông thường niên hồi đầu năm. Hiện, Viglacera đang sở hữu và vận hành 12 khu bất động sản công nghiệp, hút 300 doanh nghiệp trong và ngoài nước, với hơn 16 tỷ USD vốn FDI. Lãnh đạo doanh nghiệp cho biết, đến năm 2025, Viglacera sẽ nâng tổng số khu công nghiệp lên 20 với trên 10 khu công nghiệp mới có tổng diện tích tăng thêm khoảng 2.000-3.000 ha. Công ty cũng cho biết từ đầu năm đến nay đã liên tục khảo sát, lập dự án đầu tư và triển khai đầu tư các khu công nghiệp mới tại các địa phương có vị trí có lợi thế về hạ tầng, thu hút đầu tư và khả năng kinh doanh. Cũng trong một báo cáo phân tích mới đây, Chứng khoán Agribank đánh giá trong năm nay, doanh thu của Viglacera dự báo tăng trưởng nhờ đóng góp chính từ mảng bất động sản khu công nghiệp và mảng xuất khẩu gạch granite và ceramic. Mảng khu công nghiệp kỳ vọng ghi nhận doanh số cho thuê tăng trưởng từ các dự án khu công nghiệp Phú Hà, Tiền Hải, Thuận Thành I, Yên Phong 2C. Tuy nhiên, lợi nhuận dự báo giảm do mảng vật liệu xây dựng gặp khó khăn, nhu cầu và giá kính giảm. Mảng bất động sản dân cư kỳ vọng vào các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân ở Phú Hà (8,4 ha), Tiền Hải (5,2 ha) đang được khởi công có thể đóng góp vào doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Đơn vị phân tích này cho hay Viglacera hiện có 800 ha đất thương phẩm sẵn sàng cho thuê lớn. Tỷ lệ lấp đầy các dự án mới ở miền Bắc còn thấp cho nên tiềm năng tăng trưởng 2-3 năm tới chủ yếu đến từ các dự án tại khu công nghiệp Yên Phong II-C, Thuận Thành, Yên Mỹ, Phú Hà. Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế Vốn hóa bốc hơi nghìn tỷ đồng, IDJ nói do cung cầu thị trườngCông ty họ Apec giải thích đà lao dốc của cổ phiếu do ảnh hưởng bởi thông tin khởi tố và cung cầu thị trường, còn hoạt động kinh doanh vẫn bình thường. 09:14 4/7/2023 Hai ông lớn xe điện đều lập kỷ lục doanh sốDoanh số của Tesla được thúc đẩy nhờ các chương trình giảm giá bán. Còn BYD đã vượt mặt hãng xe điện của Elon Musk tại thị trường Trung Quốc và đang tham vọng mở rộng toàn cầu. 07:00 4/7/2023
'Núi nợ' của các nước lớn đe dọa kinh tế thế giới
Chủ tịch WB cảnh báo rằng rắc rối đang chồng chất, bủa vây kinh tế toàn cầu. Một trong số đó là khoản nợ công cao chưa từng có của những nước phát triển.
Theo CNBC, ông David Malpass - Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) - tin rằng "bom nợ" của các nước phát triển sẽ giáng thêm đòn lên nền kinh tế toàn cầu, vốn đang đau đầu vì lạm phát dai dẳng. Nói với CNBC, ông Malpass nhấn mạnh rằng cần xử lý khoản nợ công cao chưa từng thấy trên toàn cầu. Đây là điều quan trọng đối với sự ổn định. Nợ trên GDP cao kỷ lục "Tỷ lệ nợ trên GDP của các nền kinh tế tiên tiến đang cao chưa từng thấy", vị chủ tịch WB bình luận. Ông cho biết những quốc gia đang phát triển cũng đối mặt với vấn đề tương tự. "Điều đó có nghĩa là các nền kinh tế sẽ phải làm việc nhiều hơn để trả lại số tiền đã vay", ông nhận định. Ông nhấn mạnh sự cần thiết của tính minh bạch trong việc giải quyết núi nợ đang phình to. Bởi nền kinh tế toàn cầu vẫn đang đối mặt với một số vấn đề như tình trạng căng thẳng của hệ thống ngân hàng và lạm phát dai dẳng. Tỷ lệ nợ trên GDP của các nền kinh tế tiên tiến đang cao chưa từng thấyChủ tịch WB David Malpass Trong một báo cáo được công bố vào tháng 12 năm ngoái, WB cho biết tổng nợ nước ngoài danh nghĩa của các quốc gia thu nhập thấp và trung bình đã tăng 5,6% lên 9.000 tỷ USD. Theo ông Malpass, lãi suất phi rủi ro tại các nền kinh tế tiên tiến đang tăng lên. Nhưng chênh lệch lãi suất đối với những quốc gia đang phát triển cũng bị nới rộng. Lãi suất phi rủi ro là những gì các nhà đầu tư nhận được từ những khoản đầu tư không có rủi ro. "Họ luôn chọn các nền kinh tế tiên tiến đầu tiên vì chúng an toàn hơn. Những gì còn lại sẽ đổ vào các nền kinh tế đang phát triển", ông Malpass giải thích. Do đó, các nền kinh tế kém phát triển hơn có thể đối mặt với "vấn đề kép". Đó là gánh nặng chi phí vay tăng lên, và không có cơ hội để đảo ngược tình hình. "Ngân hàng đang rất bận rộn với những vấn đề quan trọng như nợ và các sáng kiến tăng trưởng. Chúng ta đang ở quý cuối cùng của năm tài chính", ông Malpass tiết lộ. Nền kinh tế lớn nhất thế giới sắp vỡ nợ Hồi đầu tháng, bà Janet Yellen - Bộ trưởng Tài chính Mỹ - tiết lộ rằng theo ước tính chính xác nhất của cơ quan này, Mỹ có thể vỡ nợ sớm nhất vào ngày 1/6. Trong khi đó, suốt nhiều tuần qua, Tổng thống Joe Biden và các nghị sĩ đảng Cộng hòa vẫn bất đồng về việc nới trần nợ công của chính phủ liên bang Mỹ, hiện ở mức 31.400 tỷ USD. Nước này đã đạt đến trần cho vay theo luật định vào tháng 1. Kể từ đó đến nay, Bộ Tài chính Mỹ phải sử dụng các biện pháp kế toán đặc biệt để bơm tiền mặt. Theo bà Yellen, nếu Mỹ vỡ nợ, toàn bộ thành quả mà nước này đạt được trong những năm qua trong quá trình phục hồi từ đại dịch sẽ bị đe dọa. Không dừng lại ở đó, sự kiện này sẽ không chỉ kéo tụt nền kinh tế hàng đầu thế giới. Một vụ vỡ nợ sẽ làm lung lay vị thế lãnh đạo nền kinh tế toàn cầu của Mỹ và châm ngòi cho một cuộc suy thoái toàn cầu. Còn đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp, việc Mỹ vỡ nợ có thể đẩy lãi suất của những khoản vay mua xe, thế chấp và thẻ tín dụng lên cao. Theo Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell, chưa cần nói đến việc Mỹ thực sự vỡ nợ, vấn đề này nguy hiểm ngay từ khi mới chỉ là một nguy cơ. "Đừng nên tin rằng Fed có thể cứu nền kinh tế, hệ thống tài chính và danh tiếng của nước Mỹ trên toàn cầu khỏi những thiệt hại mà sự kiện này gây ra", ông Powell nhấn mạnh. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Cách tốt nhất để Mỹ tránh vỡ nợBộ trưởng Tài chính Mỹ khẳng định chỉ khi nới trần nợ công, Mỹ mới có thể thoát khỏi tình trạng bế tắc hiện tại. Trước đó, Chủ tịch Fed cũng nhấn mạnh đây là điều phải làm. 17:37 12/5/2023 USD bật tăngChỉ số sức mạnh đồng USD đã vọt tăng sau chuỗi giảm kéo dài nhiều tuần. Lạm phát đã hạ nhiệt, nhưng dường như chưa đủ mạnh để Fed bắt đầu cắt giảm lãi suất trong năm nay. 15:42 12/5/2023
'Núi nợ' của các nước lớn đe dọa kinh tế thế giới Chủ tịch WB cảnh báo rằng rắc rối đang chồng chất, bủa vây kinh tế toàn cầu. Một trong số đó là khoản nợ công cao chưa từng có của những nước phát triển. Theo CNBC, ông David Malpass - Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) - tin rằng "bom nợ" của các nước phát triển sẽ giáng thêm đòn lên nền kinh tế toàn cầu, vốn đang đau đầu vì lạm phát dai dẳng. Nói với CNBC, ông Malpass nhấn mạnh rằng cần xử lý khoản nợ công cao chưa từng thấy trên toàn cầu. Đây là điều quan trọng đối với sự ổn định. Nợ trên GDP cao kỷ lục "Tỷ lệ nợ trên GDP của các nền kinh tế tiên tiến đang cao chưa từng thấy", vị chủ tịch WB bình luận. Ông cho biết những quốc gia đang phát triển cũng đối mặt với vấn đề tương tự. "Điều đó có nghĩa là các nền kinh tế sẽ phải làm việc nhiều hơn để trả lại số tiền đã vay", ông nhận định. Ông nhấn mạnh sự cần thiết của tính minh bạch trong việc giải quyết núi nợ đang phình to. Bởi nền kinh tế toàn cầu vẫn đang đối mặt với một số vấn đề như tình trạng căng thẳng của hệ thống ngân hàng và lạm phát dai dẳng. Tỷ lệ nợ trên GDP của các nền kinh tế tiên tiến đang cao chưa từng thấyChủ tịch WB David Malpass Trong một báo cáo được công bố vào tháng 12 năm ngoái, WB cho biết tổng nợ nước ngoài danh nghĩa của các quốc gia thu nhập thấp và trung bình đã tăng 5,6% lên 9.000 tỷ USD. Theo ông Malpass, lãi suất phi rủi ro tại các nền kinh tế tiên tiến đang tăng lên. Nhưng chênh lệch lãi suất đối với những quốc gia đang phát triển cũng bị nới rộng. Lãi suất phi rủi ro là những gì các nhà đầu tư nhận được từ những khoản đầu tư không có rủi ro. "Họ luôn chọn các nền kinh tế tiên tiến đầu tiên vì chúng an toàn hơn. Những gì còn lại sẽ đổ vào các nền kinh tế đang phát triển", ông Malpass giải thích. Do đó, các nền kinh tế kém phát triển hơn có thể đối mặt với "vấn đề kép". Đó là gánh nặng chi phí vay tăng lên, và không có cơ hội để đảo ngược tình hình. "Ngân hàng đang rất bận rộn với những vấn đề quan trọng như nợ và các sáng kiến tăng trưởng. Chúng ta đang ở quý cuối cùng của năm tài chính", ông Malpass tiết lộ. Nền kinh tế lớn nhất thế giới sắp vỡ nợ Hồi đầu tháng, bà Janet Yellen - Bộ trưởng Tài chính Mỹ - tiết lộ rằng theo ước tính chính xác nhất của cơ quan này, Mỹ có thể vỡ nợ sớm nhất vào ngày 1/6. Trong khi đó, suốt nhiều tuần qua, Tổng thống Joe Biden và các nghị sĩ đảng Cộng hòa vẫn bất đồng về việc nới trần nợ công của chính phủ liên bang Mỹ, hiện ở mức 31.400 tỷ USD. Nước này đã đạt đến trần cho vay theo luật định vào tháng 1. Kể từ đó đến nay, Bộ Tài chính Mỹ phải sử dụng các biện pháp kế toán đặc biệt để bơm tiền mặt. Theo bà Yellen, nếu Mỹ vỡ nợ, toàn bộ thành quả mà nước này đạt được trong những năm qua trong quá trình phục hồi từ đại dịch sẽ bị đe dọa. Không dừng lại ở đó, sự kiện này sẽ không chỉ kéo tụt nền kinh tế hàng đầu thế giới. Một vụ vỡ nợ sẽ làm lung lay vị thế lãnh đạo nền kinh tế toàn cầu của Mỹ và châm ngòi cho một cuộc suy thoái toàn cầu. Còn đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp, việc Mỹ vỡ nợ có thể đẩy lãi suất của những khoản vay mua xe, thế chấp và thẻ tín dụng lên cao. Theo Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell, chưa cần nói đến việc Mỹ thực sự vỡ nợ, vấn đề này nguy hiểm ngay từ khi mới chỉ là một nguy cơ. "Đừng nên tin rằng Fed có thể cứu nền kinh tế, hệ thống tài chính và danh tiếng của nước Mỹ trên toàn cầu khỏi những thiệt hại mà sự kiện này gây ra", ông Powell nhấn mạnh. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Cách tốt nhất để Mỹ tránh vỡ nợBộ trưởng Tài chính Mỹ khẳng định chỉ khi nới trần nợ công, Mỹ mới có thể thoát khỏi tình trạng bế tắc hiện tại. Trước đó, Chủ tịch Fed cũng nhấn mạnh đây là điều phải làm. 17:37 12/5/2023 USD bật tăngChỉ số sức mạnh đồng USD đã vọt tăng sau chuỗi giảm kéo dài nhiều tuần. Lạm phát đã hạ nhiệt, nhưng dường như chưa đủ mạnh để Fed bắt đầu cắt giảm lãi suất trong năm nay. 15:42 12/5/2023
Một công ty thủy điện muốn lấy toàn bộ tiền quỹ đầu tư để chia cổ tức
Theo phương án trình cổ đông lần này, Thủy điện A Vương muốn sử dụng 30% lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và 100% quỹ đầu tư phát triển để chia cổ tức.
Công ty CP Thủy điện A Vương (UPCom: AVC) đã công bố tài liệu lấy ý kiến cổ đông về phương án chia cổ tức từ nguồn lợi nhuận để lại trước năm 2023 và quỹ đầu tư phát triển của doanh nghiệp. Theo đó, tỷ lệ chia trả cổ tức từ 2 nguồn trên là 47,89%, tương ứng với số tiền dự chi là hơn 359 tỷ đồng. Trong đó, 196 tỷ đồng được lấy từ nguồn lợi nhuận để lại trước năm 2023 và 164 tỷ đồng lấy từ quỹ đầu tư phát triển. Tại thời điểm 30/9, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Thủy điện A Vương là 662,5 tỷ đồng và công ty có số dư quỹ đầu tư phát triển 164 tỷ đồng. Như vậy, theo phương án trình cổ đông lần này, Thủy điện A Vương muốn sử dụng 30% lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và 100% quỹ đầu tư phát triển để chia cổ tức. Việc lấy toàn bộ tiền từ quỹ đầu tư phát triển để chia cổ tức cho thấy nhà máy thủy điện này không có kế hoạch đầu tư mở rộng hoạt động trong thời gian tới. Tuy nhiên, tỷ lệ cổ tức chính thức năm 2023 của Thủy điện A Vương sẽ được chốt vào cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 tổ chức vào năm sau. Phương án trích nguồn từ quỹ đầu tư phát triển và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối mà công ty xin ý kiến cổ đông trong thời gian tới chỉ là phương án tạm ứng cổ tức. Diễn biến của cổ phiếu AVC trong 1 năm qua. Ảnh: FireAnt. Thủy điện A Vương cũng đưa ra thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền nhận tạm ứng cổ tức đợt 3/2023. Theo đó, ngày 14/3/2024, công ty sẽ tạm ứng cổ tức đợt 3/2023 với tỷ lệ 20,95%/cổ phiếu (1 cổ phiếu nhận 2.095 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng là 25/12 và ngày giao dịch không hưởng quyền là 22/12. Cuối tháng 8 trước đó, công ty thủy điện này cũng đã tiến hành chia cổ tức đợt 1/2023 bằng tiền với tỷ lệ 25% (1 cổ phiếu nhận 2.500 đồng) và ngày 31/10 công ty chia tiếp cổ tức đợt 2/2023 bằng tiền mặt với tỷ lệ 24,7% (1 cổ phiếu nhận 2.470 đồng). Như vậy, sau 3 đợt chi trả, tỷ lệ cổ tức tại công ty thủy điện này có thể lên tới 70,65%, vượt xa kế hoạch 35% cho năm 2023 được đưa ra trước đó. Về tình hình kinh doanh, sau 9 tháng đầu năm nay, Thủy điện A Vương đạt doanh thu 499 tỷ đồng, giảm 33% so với cùng kỳ năm trước và lãi sau thuế 281 tỷ đồng, cũng giảm 38% so với cùng kỳ năm 2022. Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Znews tại Tủ sách kinh tế Vietnam Airlines sẽ cân đối thu chi kinh doanh từ năm 2024Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines vừa tổ chức thành công kỳ họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023. 15:52 16/12/2023 EVN 'bội thu' hơn 3.600 tỷ đồng cổ tức tiền mặt từ các công ty conVới việc nắm giữ đa số vốn tại EVNGenco3 và EVNGenco2, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) dự thu về hơn 3.600 tỷ đồng từ 3 đợt chia cổ tức tiền mặt của hai công ty con này. 14:00 16/12/2023 VinaCapital tính bán một công ty năng lượng tái tạo giá 100 triệu USDTập đoàn đầu tư VinaCapital đang xem xét bán SkyX Solar - nhà phát triển điện mặt trời áp mái có trụ sở tại TP.HCM - với định giá hơn 100 triệu USD. 13:35 16/12/2023
Một công ty thủy điện muốn lấy toàn bộ tiền quỹ đầu tư để chia cổ tức Theo phương án trình cổ đông lần này, Thủy điện A Vương muốn sử dụng 30% lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và 100% quỹ đầu tư phát triển để chia cổ tức. Công ty CP Thủy điện A Vương (UPCom: AVC) đã công bố tài liệu lấy ý kiến cổ đông về phương án chia cổ tức từ nguồn lợi nhuận để lại trước năm 2023 và quỹ đầu tư phát triển của doanh nghiệp. Theo đó, tỷ lệ chia trả cổ tức từ 2 nguồn trên là 47,89%, tương ứng với số tiền dự chi là hơn 359 tỷ đồng. Trong đó, 196 tỷ đồng được lấy từ nguồn lợi nhuận để lại trước năm 2023 và 164 tỷ đồng lấy từ quỹ đầu tư phát triển. Tại thời điểm 30/9, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Thủy điện A Vương là 662,5 tỷ đồng và công ty có số dư quỹ đầu tư phát triển 164 tỷ đồng. Như vậy, theo phương án trình cổ đông lần này, Thủy điện A Vương muốn sử dụng 30% lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và 100% quỹ đầu tư phát triển để chia cổ tức. Việc lấy toàn bộ tiền từ quỹ đầu tư phát triển để chia cổ tức cho thấy nhà máy thủy điện này không có kế hoạch đầu tư mở rộng hoạt động trong thời gian tới. Tuy nhiên, tỷ lệ cổ tức chính thức năm 2023 của Thủy điện A Vương sẽ được chốt vào cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 tổ chức vào năm sau. Phương án trích nguồn từ quỹ đầu tư phát triển và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối mà công ty xin ý kiến cổ đông trong thời gian tới chỉ là phương án tạm ứng cổ tức. Diễn biến của cổ phiếu AVC trong 1 năm qua. Ảnh: FireAnt. Thủy điện A Vương cũng đưa ra thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền nhận tạm ứng cổ tức đợt 3/2023. Theo đó, ngày 14/3/2024, công ty sẽ tạm ứng cổ tức đợt 3/2023 với tỷ lệ 20,95%/cổ phiếu (1 cổ phiếu nhận 2.095 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng là 25/12 và ngày giao dịch không hưởng quyền là 22/12. Cuối tháng 8 trước đó, công ty thủy điện này cũng đã tiến hành chia cổ tức đợt 1/2023 bằng tiền với tỷ lệ 25% (1 cổ phiếu nhận 2.500 đồng) và ngày 31/10 công ty chia tiếp cổ tức đợt 2/2023 bằng tiền mặt với tỷ lệ 24,7% (1 cổ phiếu nhận 2.470 đồng). Như vậy, sau 3 đợt chi trả, tỷ lệ cổ tức tại công ty thủy điện này có thể lên tới 70,65%, vượt xa kế hoạch 35% cho năm 2023 được đưa ra trước đó. Về tình hình kinh doanh, sau 9 tháng đầu năm nay, Thủy điện A Vương đạt doanh thu 499 tỷ đồng, giảm 33% so với cùng kỳ năm trước và lãi sau thuế 281 tỷ đồng, cũng giảm 38% so với cùng kỳ năm 2022. Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Znews tại Tủ sách kinh tế Vietnam Airlines sẽ cân đối thu chi kinh doanh từ năm 2024Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines vừa tổ chức thành công kỳ họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023. 15:52 16/12/2023 EVN 'bội thu' hơn 3.600 tỷ đồng cổ tức tiền mặt từ các công ty conVới việc nắm giữ đa số vốn tại EVNGenco3 và EVNGenco2, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) dự thu về hơn 3.600 tỷ đồng từ 3 đợt chia cổ tức tiền mặt của hai công ty con này. 14:00 16/12/2023 VinaCapital tính bán một công ty năng lượng tái tạo giá 100 triệu USDTập đoàn đầu tư VinaCapital đang xem xét bán SkyX Solar - nhà phát triển điện mặt trời áp mái có trụ sở tại TP.HCM - với định giá hơn 100 triệu USD. 13:35 16/12/2023
Giá vàng miếng SJC chưa ngừng giảm, chỉ còn 72 triệu đồng/lượng
Giá vàng miếng SJC vẫn chưa ngừng giảm khi trong phiên 30/12, mặt hàng này đã giảm tiếp 4 triệu đồng/lượng.
Giá vàng miếng SJC vẫn rớt mạnh trong phiên 30/12, hiện đã giảm về vùng 72 triệu đồng/lượng. Ảnh: Thế Bằng - Châu Dương. Trong phiên giao dịch 30/12, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) đã mạnh tay điều chỉnh giảm tiếp 4 triệu đồng/lượng ở cả hai chiều mua - bán với mặt hàng vàng miếng. Hiện doanh nghiệp niêm yết giá vàng miếng SJC tại 69 - 72 triệu đồng/lượng. So với 1 tuần trước (23/12), giá vàng miếng SJC đã giảm tới 6,8 triệu đồng ở chiều mua và giảm 4,8 triệu ở chiều bán. Diễn biến này khiến người mua vàng cuối tuần trước đến nay đã ghi nhận khoản lỗ gần 8 triệu đồng/lượng, tương đương mức lỗ ròng hơn 10%. Thậm chí, nếu so với đỉnh giá ghi nhận được trong phiên 26/12 ở 80,3 triệu đồng/lượng, giá vàng miếng SJC đã giảm một mạch 8,3 triệu đồng/lượng, và người mua vàng đúng đỉnh đến nay đã lỗ 11,3 triệu đồng/lượng, tương đương 14% giá mua. Trong khi đó, mặt hàng vàng nhẫn 99,99 loại 1-5 chỉ của SJC chỉ ghi nhận mức giảm 250.000 đồng chiều mua và 200.000 đồng chiều bán, hiện giao dịch tại 61,95 - 63,05 triệu đồng/lượng. Chiếu theo giá chênh lệch mua - bán, người mua mặt hàng này vào cuối tuần trước hiện cũng ghi nhận khoản lỗ 1 triệu đồng mỗi lượng. Tương tự SJC, các doanh nghiệp vàng trong nước khác hôm nay cũng điều chỉnh giảm mạnh giá vàng miếng, mức giảm phổ biến trong khoảng 2-3 triệu ở chiều bán và giảm 1,5-3 triệu đồng ở chiều mua. Trong đó, Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) niêm yết giá vàng miếng ở mức 71 - 74 triệu đồng/lượng; DOJI niêm yết ở 69 - 74 triệu đồng/lượng; Phú Quý niêm yết ở 67,5 - 71,8 triệu đồng/lượng; Bảo Tín Minh Châu giao dịch giá 67,5 - 71,7 triệu đồng/lượng và Mi Hồng đưa ra mức 69 - 72 triệu đồng/lượng (mua - bán). Với vàng nhẫn tròn trơn, các doanh nghiệp chủ yếu điều chỉnh đi ngang trong phiên cuối tuần, riêng Bảo Tín Minh Châu điều chỉnh giảm. Cụ thể, mặt hàng vàng nhẫn 24K do PNJ chế tác hiện giao dịch ở mức 62,2 - 63,2 triệu đồng/lượng; nhẫn tròn 9999 Hưng Thịnh Vượng của DOJI có giá 61,6 - 63,25 triệu/lượng; nhẫn tròn trơn Phú Quý ở mức 62,1 - 63,3 triệu đồng/lượng; và nhẫn tròn trơn của Bảo Tín Minh Châu giao dịch ở 62,02 - 63,22 triệu đồng/lượng. Trên thế giới, giá vàng giao ngay hiện chạy quanh mốc 2.062 USD/ounce. Quy đổi ra tiền Việt, chưa bao gồm thuế phí, giá vàng thế giới tương đương 60,7 triệu đồng/lượng. Như vậy, khoảng cách giữa giá vàng thế giới và giá vàng miếng SJC trong nước đã được kéo lại còn 11 triệu đồng/lượng và vàng nhẫn còn 2,5 triệu đồng/lượng. Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Tuổi mua nhà của người Việt ngày càng trẻMột khảo sát mới đây cho thấy nhóm người trẻ 22-39 tuổi sẽ là khách hàng chủ lực khi có nhu cầu mua nhà tăng cao trong năm tới. 09:46 30/12/2023 Chi hàng chục triệu đồng đón giao thừa trên du thuyền, khách sạn 5 saoNhiều người "chịu chi" để có view đẹp ngắm pháo hoa đêm giao thừa Tết Dương lịch 2024. 09:35 30/12/2023 'Cơn lốc' trả hàng của người AnhKinh tế khó khăn, thu nhập giảm sút và trào lưu sống ảo - mua hàng chỉ để chụp ảnh đăng mạng - khiến nhiều người Anh lựa chọn trả lại hàng triệu đơn hàng shopping online. 05:00 30/12/2023
Giá vàng miếng SJC chưa ngừng giảm, chỉ còn 72 triệu đồng/lượng Giá vàng miếng SJC vẫn chưa ngừng giảm khi trong phiên 30/12, mặt hàng này đã giảm tiếp 4 triệu đồng/lượng. Giá vàng miếng SJC vẫn rớt mạnh trong phiên 30/12, hiện đã giảm về vùng 72 triệu đồng/lượng. Ảnh: Thế Bằng - Châu Dương. Trong phiên giao dịch 30/12, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) đã mạnh tay điều chỉnh giảm tiếp 4 triệu đồng/lượng ở cả hai chiều mua - bán với mặt hàng vàng miếng. Hiện doanh nghiệp niêm yết giá vàng miếng SJC tại 69 - 72 triệu đồng/lượng. So với 1 tuần trước (23/12), giá vàng miếng SJC đã giảm tới 6,8 triệu đồng ở chiều mua và giảm 4,8 triệu ở chiều bán. Diễn biến này khiến người mua vàng cuối tuần trước đến nay đã ghi nhận khoản lỗ gần 8 triệu đồng/lượng, tương đương mức lỗ ròng hơn 10%. Thậm chí, nếu so với đỉnh giá ghi nhận được trong phiên 26/12 ở 80,3 triệu đồng/lượng, giá vàng miếng SJC đã giảm một mạch 8,3 triệu đồng/lượng, và người mua vàng đúng đỉnh đến nay đã lỗ 11,3 triệu đồng/lượng, tương đương 14% giá mua. Trong khi đó, mặt hàng vàng nhẫn 99,99 loại 1-5 chỉ của SJC chỉ ghi nhận mức giảm 250.000 đồng chiều mua và 200.000 đồng chiều bán, hiện giao dịch tại 61,95 - 63,05 triệu đồng/lượng. Chiếu theo giá chênh lệch mua - bán, người mua mặt hàng này vào cuối tuần trước hiện cũng ghi nhận khoản lỗ 1 triệu đồng mỗi lượng. Tương tự SJC, các doanh nghiệp vàng trong nước khác hôm nay cũng điều chỉnh giảm mạnh giá vàng miếng, mức giảm phổ biến trong khoảng 2-3 triệu ở chiều bán và giảm 1,5-3 triệu đồng ở chiều mua. Trong đó, Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) niêm yết giá vàng miếng ở mức 71 - 74 triệu đồng/lượng; DOJI niêm yết ở 69 - 74 triệu đồng/lượng; Phú Quý niêm yết ở 67,5 - 71,8 triệu đồng/lượng; Bảo Tín Minh Châu giao dịch giá 67,5 - 71,7 triệu đồng/lượng và Mi Hồng đưa ra mức 69 - 72 triệu đồng/lượng (mua - bán). Với vàng nhẫn tròn trơn, các doanh nghiệp chủ yếu điều chỉnh đi ngang trong phiên cuối tuần, riêng Bảo Tín Minh Châu điều chỉnh giảm. Cụ thể, mặt hàng vàng nhẫn 24K do PNJ chế tác hiện giao dịch ở mức 62,2 - 63,2 triệu đồng/lượng; nhẫn tròn 9999 Hưng Thịnh Vượng của DOJI có giá 61,6 - 63,25 triệu/lượng; nhẫn tròn trơn Phú Quý ở mức 62,1 - 63,3 triệu đồng/lượng; và nhẫn tròn trơn của Bảo Tín Minh Châu giao dịch ở 62,02 - 63,22 triệu đồng/lượng. Trên thế giới, giá vàng giao ngay hiện chạy quanh mốc 2.062 USD/ounce. Quy đổi ra tiền Việt, chưa bao gồm thuế phí, giá vàng thế giới tương đương 60,7 triệu đồng/lượng. Như vậy, khoảng cách giữa giá vàng thế giới và giá vàng miếng SJC trong nước đã được kéo lại còn 11 triệu đồng/lượng và vàng nhẫn còn 2,5 triệu đồng/lượng. Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Tuổi mua nhà của người Việt ngày càng trẻMột khảo sát mới đây cho thấy nhóm người trẻ 22-39 tuổi sẽ là khách hàng chủ lực khi có nhu cầu mua nhà tăng cao trong năm tới. 09:46 30/12/2023 Chi hàng chục triệu đồng đón giao thừa trên du thuyền, khách sạn 5 saoNhiều người "chịu chi" để có view đẹp ngắm pháo hoa đêm giao thừa Tết Dương lịch 2024. 09:35 30/12/2023 'Cơn lốc' trả hàng của người AnhKinh tế khó khăn, thu nhập giảm sút và trào lưu sống ảo - mua hàng chỉ để chụp ảnh đăng mạng - khiến nhiều người Anh lựa chọn trả lại hàng triệu đơn hàng shopping online. 05:00 30/12/2023
Đã có nhà băng đầu tiên công bố trả cổ tức tiền mặt ngay đầu năm mới
VIB là ngân hàng đầu tiên công bố thời điểm chốt quyền chia cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 6% trong năm 2024.
Ước tính nhà băng này cần tới 1.500 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức đợt này cho cổ đông. Ảnh: Nam Khánh. HĐQT Ngân hàng TMCP Quốc Tế - VIB (HoSE: VIB) vừa công bố ngày 22/1 sẽ là ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông được nhận tạm ứng cổ tức năm 2023 bằng tiền mặt với tỷ lệ 6%. Ước tính nhà băng này cần tới 1.500 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức đợt này cho cổ đông. Trước đó, vào tháng 12/2023, VIB đã lấy ý kiến cổ đông về việc tạm ứng cổ tức tỷ lệ 6% bằng tiền mặt. Ngân hàng cho biết theo mô hình tài chính và dự báo khả thi, lợi nhuận sau thuế cả năm 2023 sẽ đạt 8.640 tỷ đồng, tăng hơn 2% so với 2022. Trong đó, nguồn lợi nhuận chưa phân phối tại ngày 31/12/2023 dự kiến đạt 9.159 tỷ đồng. Theo quy chế tài chính, ngân hàng sẽ trích lập các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu số tiền 1.296 tỷ đồng. Nguồn lợi nhuận chưa phân phối sau thực hiện trích lập sẽ là 7.863 tỷ đồng, tăng thêm 1.722 tỷ đồng so với cuối quý III/2023. Do đó, VIB có thể chủ động tạm ứng cổ tức tiền mặt với tỷ lệ 6% dựa trên lợi nhuận chưa phân phối và vẫn đảm bảo không ảnh hưởng tới nguồn vốn chủ sở hữu, đảm bảo tốt cả tỷ lệ an toàn, nguyên tắc kế toán. Như vậy, đây là ngân hàng đầu tiên công bố thời điểm chốt quyền chia cổ tức bằng tiền mặt trong năm 2024. Vào hai quý đầu năm 2023, VIB cũng đã chi hơn 2.100 tỷ đồng để trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2022 với tỷ lệ 15%, chia thành hai đợt. Ngoài trả cổ tức bằng tiền mặt, VIB cũng đã chi trả cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ với tỷ lệ 20%. Ngoài ra, vào cuối tháng 6/2023, VIB cũng đã phát hành thêm 7,6 triệu cổ phiếu ESOP dành cho người lao động. Tổng cộng, vốn điều lệ của ngân hàng đã tăng lên 25.368 tỷ đồng. Về kết quả kinh doanh, tính đến cuối quý III/2023, VIB ghi nhận tổng doanh thu đạt trên 16.300 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ. Trong đó thu nhập lãi đạt 13.000 tỷ đồng, tăng 18% và thu nhập ngoài lãi đóng góp 20% vào tổng thu nhập hoạt động. Chi phí hoạt động được kiểm soát tốt, ở mức 4.840 tỷ đồng, chỉ tăng 4,5% so với năm trước. Nhờ vậy, hệ số chi phí/doanh thu (CIR) của VIB giảm còn 30% và là một trong những ngân hàng bán lẻ có hiệu quả quản trị chi phí dẫn đầu ngành. Lợi nhuận trước dự phòng tín dụng của VIB đạt gần 11.500 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 31% so với cùng kỳ năm trước. Riêng quý III/2023, chỉ số này lên đến 4.300 tỷ đồng, mức cao nhất của ngân hàng từ trước đến nay. Sau 9 tháng đầu năm 2023, VIB ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 8.325 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2022. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 27%. Tại ngày 30/9/2023, tổng tài sản của VIB đạt 384.500 tỷ đồng, tăng hơn 11% so với đầu năm. Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... SCB thanh lý 23 xe chở tiền giá chưa đến 4 tỷ đồngSCB thông báo thanh lý lô 23 ôtô chuyên dụng dùng để chở tiền với giá khởi điểm 3,98 tỷ đồng. Tất cả đều mang biển số TP.HCM, đăng ký trong giai đoạn 2004-2011. 17:39 7/1/2024 TP.HCM dự kiến đấu giá 3 lô 'đất vàng' tại Thủ ThiêmNăm 2024 và các năm tiếp theo, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM sẽ xây dựng kế hoạch đấu giá đối với các khu đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP Thủ Đức và các khu vực khác. 16:09 7/1/2024 Một số nhà đầu tư muốn tham gia cơ cấu lại SCBNgân hàng Nhà nước đang nghiên cứu đề nghị tham gia cơ cấu lại SCB của một số nhà đầu tư để trình Chính phủ phương án tái cơ cấu nhà băng này. 16:04 7/1/2024
Đã có nhà băng đầu tiên công bố trả cổ tức tiền mặt ngay đầu năm mới VIB là ngân hàng đầu tiên công bố thời điểm chốt quyền chia cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 6% trong năm 2024. Ước tính nhà băng này cần tới 1.500 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức đợt này cho cổ đông. Ảnh: Nam Khánh. HĐQT Ngân hàng TMCP Quốc Tế - VIB (HoSE: VIB) vừa công bố ngày 22/1 sẽ là ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông được nhận tạm ứng cổ tức năm 2023 bằng tiền mặt với tỷ lệ 6%. Ước tính nhà băng này cần tới 1.500 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức đợt này cho cổ đông. Trước đó, vào tháng 12/2023, VIB đã lấy ý kiến cổ đông về việc tạm ứng cổ tức tỷ lệ 6% bằng tiền mặt. Ngân hàng cho biết theo mô hình tài chính và dự báo khả thi, lợi nhuận sau thuế cả năm 2023 sẽ đạt 8.640 tỷ đồng, tăng hơn 2% so với 2022. Trong đó, nguồn lợi nhuận chưa phân phối tại ngày 31/12/2023 dự kiến đạt 9.159 tỷ đồng. Theo quy chế tài chính, ngân hàng sẽ trích lập các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu số tiền 1.296 tỷ đồng. Nguồn lợi nhuận chưa phân phối sau thực hiện trích lập sẽ là 7.863 tỷ đồng, tăng thêm 1.722 tỷ đồng so với cuối quý III/2023. Do đó, VIB có thể chủ động tạm ứng cổ tức tiền mặt với tỷ lệ 6% dựa trên lợi nhuận chưa phân phối và vẫn đảm bảo không ảnh hưởng tới nguồn vốn chủ sở hữu, đảm bảo tốt cả tỷ lệ an toàn, nguyên tắc kế toán. Như vậy, đây là ngân hàng đầu tiên công bố thời điểm chốt quyền chia cổ tức bằng tiền mặt trong năm 2024. Vào hai quý đầu năm 2023, VIB cũng đã chi hơn 2.100 tỷ đồng để trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2022 với tỷ lệ 15%, chia thành hai đợt. Ngoài trả cổ tức bằng tiền mặt, VIB cũng đã chi trả cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ với tỷ lệ 20%. Ngoài ra, vào cuối tháng 6/2023, VIB cũng đã phát hành thêm 7,6 triệu cổ phiếu ESOP dành cho người lao động. Tổng cộng, vốn điều lệ của ngân hàng đã tăng lên 25.368 tỷ đồng. Về kết quả kinh doanh, tính đến cuối quý III/2023, VIB ghi nhận tổng doanh thu đạt trên 16.300 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ. Trong đó thu nhập lãi đạt 13.000 tỷ đồng, tăng 18% và thu nhập ngoài lãi đóng góp 20% vào tổng thu nhập hoạt động. Chi phí hoạt động được kiểm soát tốt, ở mức 4.840 tỷ đồng, chỉ tăng 4,5% so với năm trước. Nhờ vậy, hệ số chi phí/doanh thu (CIR) của VIB giảm còn 30% và là một trong những ngân hàng bán lẻ có hiệu quả quản trị chi phí dẫn đầu ngành. Lợi nhuận trước dự phòng tín dụng của VIB đạt gần 11.500 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 31% so với cùng kỳ năm trước. Riêng quý III/2023, chỉ số này lên đến 4.300 tỷ đồng, mức cao nhất của ngân hàng từ trước đến nay. Sau 9 tháng đầu năm 2023, VIB ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 8.325 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2022. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 27%. Tại ngày 30/9/2023, tổng tài sản của VIB đạt 384.500 tỷ đồng, tăng hơn 11% so với đầu năm. Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... SCB thanh lý 23 xe chở tiền giá chưa đến 4 tỷ đồngSCB thông báo thanh lý lô 23 ôtô chuyên dụng dùng để chở tiền với giá khởi điểm 3,98 tỷ đồng. Tất cả đều mang biển số TP.HCM, đăng ký trong giai đoạn 2004-2011. 17:39 7/1/2024 TP.HCM dự kiến đấu giá 3 lô 'đất vàng' tại Thủ ThiêmNăm 2024 và các năm tiếp theo, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM sẽ xây dựng kế hoạch đấu giá đối với các khu đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP Thủ Đức và các khu vực khác. 16:09 7/1/2024 Một số nhà đầu tư muốn tham gia cơ cấu lại SCBNgân hàng Nhà nước đang nghiên cứu đề nghị tham gia cơ cấu lại SCB của một số nhà đầu tư để trình Chính phủ phương án tái cơ cấu nhà băng này. 16:04 7/1/2024
Chứng khoán 28/12: Khối ngoại mua ròng 2 phiên liên tiếp
Sau 2 phiên mua ròng, giá trị bán ròng của khối ngoại lũy kế từ đầu tuần đã thu hẹp về 52 tỷ đồng. Nếu tiếp tục mua ròng phiên 29/12, khối ngoại sẽ chấm dứt chuỗi 7 tuần bán ròng.
Thị trường chứng khoán trong nước đang có dấu hiệu "ấm nóng" trở lại trong những phiên giao dịch cuối cùng của năm 2023. Tại phiên 28/12, sắc xanh tìm đến hầu hết nhóm ngành quan trọng như bất động sản, chứng khoán, ngân hàng hay sản xuất, từ đó giúp chỉ số chính đi lên. Kết phiên, cả 3 chỉ số đại diện 3 sàn đều tăng điểm. Trong đó, VN-Index tạm dừng ở mốc 1.128,93 điểm sau khi tăng 6,94 điểm (+0,62%); HNX tăng 0,75 điểm (+0,33%) lên 231,35 điểm; UPCoM-Index tăng 0,51 điểm (+0,59%) lên 86,97 điểm. Rổ cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 hôm nay ghi nhận 25 mã tăng, áp đảo số lượng mã giảm (4) và 1 mã giữ tham chiếu là MSN. Cổ phiếu SSB của SeABank và VHM của Vinhomes hôm nay dẫn đầu biên độ tăng lần lượt 4,4% và 4,3% trong nhóm. Ngược lại, biên độ giảm của các cổ phiếu như TPB, FPT, GAS và BID chỉ dao động quanh 0,3-0,7%. Với mức đóng góp hơn 2 điểm, VHM là cổ phiếu dẫn đầu nhóm thúc đẩy chỉ số bên cạnh hàng loạt bluechip khác như VIC, SSB, VPB, TCB và VNM. Mã VHM cũng chứng kiến thanh khoản cải thiên với giá trị khớp lệnh đạt 566 tỷ đồng, tăng 169% so với trung bình 10 phiên gần nhất. Chiều ngược lại, lực ghìm của BID, GAS, HVN hay FPT là không đáng kể. Cổ phiếu VHM đóng góp hơn 2 điểm vào VN-Index. Ảnh: VNDirect. Trong nhóm bất động sản, sắc xanh chủ yếu hướng về các "đầu tàu" như VHM, VIC, BCM hay VRE. Trong khi đó, nhóm đứng sau phân hóa mạnh, điển hình một số cổ phiếu như NVL, NLG, CEO, HDG, VPI giảm điểm với biên độ 0,2-0,9%. Nhóm cổ phiếu dịch vụ lưu trú, giải trí cũng được giao dịch tích cực hôm nay với VNG tăng 2,62%; NVT tăng 6,48% hay DAH tăng 2,98%. Đáng chú ý, khối ngoại hôm nay có phiên mua ròng thứ 2 liên tiếp sau chuỗi 20 phiên xả hàng trước đó. Quy mô mua ròng phiên 28/12 đạt 331 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần hôm qua. VN-Index đứng trước cơ hội vượt kháng cự ngắn hạn. Ảnh: DNSE. Trong đó, cổ phiếu VHC của “đại gia thủy sản” Vĩnh Hoàn được gom ròng 73 tỷ đồng, HCM của Chứng khoán HSC được gom 53 tỷ đồng, chứng chỉ FUEVFVND được gom 51 tỷ đồng. Dòng thép với HSG và HPG được khối này mua vào lần lượt 38 tỷ và 28 tỷ đồng. Chiều ngược lại, cổ phiếu NCG của Nova Consumer bị khối ngoại bán ra 100 tỷ đồng, GMD của Gemadept bị bán 35 tỷ đồng, BID của BIDV bị bán 29 tỷ đồng. Sau 2 phiên mua ròng, giá trị bán ròng của khối ngoại lũy kế từ đầu tuần thu hẹp về 52 tỷ đồng. Nếu tiếp tục mua ròng mạnh mẽ trong phiên 29/12, khối ngoại sẽ chấm dứt chuỗi 7 tuần bán ròng liên tiếp. Chứng khoán 27/12: Khối ngoại chấm dứt chuỗi 20 phiên bán ròngSau 20 phiên bán ròng liên tục, dòng tiền ngoại đã nhập cuộc trở lại vào thị trường chứng khoán Việt Nam khi mua ròng trên 100 tỷ đồng phiên 27/12. 17:49 27/12/2023 Cổ phiếu VHM xuất hiện giao dịch thỏa thuận hơn 4.000 tỷ đồngCổ phiếu VHM của CTCP Vinhomes ghi nhận 90,2 triệu cổ phiếu được sang tay theo hình thức thỏa thuận. Tổng giá trị giao dịch đạt 4.038 tỷ đồng, tương đương 44.767 đồng/cổ phiếu. 15:50 27/12/2023 Thoát diện cảnh báo, cổ phiếu HVN tăng kịch trần 2 phiên liên tiếpCổ phiếu HVN của Vietnam Airlines đã tăng kịch biên độ 2 phiên liên tiếp. Diễn biến này xuất hiện sau khi HoSE đưa cổ phiếu HVN ra khỏi diện cảnh báo. 16:57 26/12/2023 Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Chứng khoán 28/12: Khối ngoại mua ròng 2 phiên liên tiếp Sau 2 phiên mua ròng, giá trị bán ròng của khối ngoại lũy kế từ đầu tuần đã thu hẹp về 52 tỷ đồng. Nếu tiếp tục mua ròng phiên 29/12, khối ngoại sẽ chấm dứt chuỗi 7 tuần bán ròng. Thị trường chứng khoán trong nước đang có dấu hiệu "ấm nóng" trở lại trong những phiên giao dịch cuối cùng của năm 2023. Tại phiên 28/12, sắc xanh tìm đến hầu hết nhóm ngành quan trọng như bất động sản, chứng khoán, ngân hàng hay sản xuất, từ đó giúp chỉ số chính đi lên. Kết phiên, cả 3 chỉ số đại diện 3 sàn đều tăng điểm. Trong đó, VN-Index tạm dừng ở mốc 1.128,93 điểm sau khi tăng 6,94 điểm (+0,62%); HNX tăng 0,75 điểm (+0,33%) lên 231,35 điểm; UPCoM-Index tăng 0,51 điểm (+0,59%) lên 86,97 điểm. Rổ cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 hôm nay ghi nhận 25 mã tăng, áp đảo số lượng mã giảm (4) và 1 mã giữ tham chiếu là MSN. Cổ phiếu SSB của SeABank và VHM của Vinhomes hôm nay dẫn đầu biên độ tăng lần lượt 4,4% và 4,3% trong nhóm. Ngược lại, biên độ giảm của các cổ phiếu như TPB, FPT, GAS và BID chỉ dao động quanh 0,3-0,7%. Với mức đóng góp hơn 2 điểm, VHM là cổ phiếu dẫn đầu nhóm thúc đẩy chỉ số bên cạnh hàng loạt bluechip khác như VIC, SSB, VPB, TCB và VNM. Mã VHM cũng chứng kiến thanh khoản cải thiên với giá trị khớp lệnh đạt 566 tỷ đồng, tăng 169% so với trung bình 10 phiên gần nhất. Chiều ngược lại, lực ghìm của BID, GAS, HVN hay FPT là không đáng kể. Cổ phiếu VHM đóng góp hơn 2 điểm vào VN-Index. Ảnh: VNDirect. Trong nhóm bất động sản, sắc xanh chủ yếu hướng về các "đầu tàu" như VHM, VIC, BCM hay VRE. Trong khi đó, nhóm đứng sau phân hóa mạnh, điển hình một số cổ phiếu như NVL, NLG, CEO, HDG, VPI giảm điểm với biên độ 0,2-0,9%. Nhóm cổ phiếu dịch vụ lưu trú, giải trí cũng được giao dịch tích cực hôm nay với VNG tăng 2,62%; NVT tăng 6,48% hay DAH tăng 2,98%. Đáng chú ý, khối ngoại hôm nay có phiên mua ròng thứ 2 liên tiếp sau chuỗi 20 phiên xả hàng trước đó. Quy mô mua ròng phiên 28/12 đạt 331 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần hôm qua. VN-Index đứng trước cơ hội vượt kháng cự ngắn hạn. Ảnh: DNSE. Trong đó, cổ phiếu VHC của “đại gia thủy sản” Vĩnh Hoàn được gom ròng 73 tỷ đồng, HCM của Chứng khoán HSC được gom 53 tỷ đồng, chứng chỉ FUEVFVND được gom 51 tỷ đồng. Dòng thép với HSG và HPG được khối này mua vào lần lượt 38 tỷ và 28 tỷ đồng. Chiều ngược lại, cổ phiếu NCG của Nova Consumer bị khối ngoại bán ra 100 tỷ đồng, GMD của Gemadept bị bán 35 tỷ đồng, BID của BIDV bị bán 29 tỷ đồng. Sau 2 phiên mua ròng, giá trị bán ròng của khối ngoại lũy kế từ đầu tuần thu hẹp về 52 tỷ đồng. Nếu tiếp tục mua ròng mạnh mẽ trong phiên 29/12, khối ngoại sẽ chấm dứt chuỗi 7 tuần bán ròng liên tiếp. Chứng khoán 27/12: Khối ngoại chấm dứt chuỗi 20 phiên bán ròngSau 20 phiên bán ròng liên tục, dòng tiền ngoại đã nhập cuộc trở lại vào thị trường chứng khoán Việt Nam khi mua ròng trên 100 tỷ đồng phiên 27/12. 17:49 27/12/2023 Cổ phiếu VHM xuất hiện giao dịch thỏa thuận hơn 4.000 tỷ đồngCổ phiếu VHM của CTCP Vinhomes ghi nhận 90,2 triệu cổ phiếu được sang tay theo hình thức thỏa thuận. Tổng giá trị giao dịch đạt 4.038 tỷ đồng, tương đương 44.767 đồng/cổ phiếu. 15:50 27/12/2023 Thoát diện cảnh báo, cổ phiếu HVN tăng kịch trần 2 phiên liên tiếpCổ phiếu HVN của Vietnam Airlines đã tăng kịch biên độ 2 phiên liên tiếp. Diễn biến này xuất hiện sau khi HoSE đưa cổ phiếu HVN ra khỏi diện cảnh báo. 16:57 26/12/2023 Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...