title
stringlengths
0
393
description
stringlengths
0
32.7k
content
stringlengths
0
778k
text
stringlengths
2
778k
url
stringlengths
0
202
Một công ty đào tạo lái xe bị tước giấy phép
Do bị đình chỉ tuyển sinh đào tạo lái xe 2 lần, trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe Lập Phương Thành phải nộp lại giấy phép và dừng toàn bộ các hoạt động đào tạo lái xe.
Năm 2022, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp và sát hạch lái xe Lập Phương Thành đã đào tạo 12.536 học viên. Ảnh: LPT. Công ty CP Thương mại và sản xuất Lập Phương Thành (Mã CK: LPT) cho biết vừa nhận được thông báo quyết định “thu hồi không thời hạn giấy phép đào tạo lái xe” do Sở Giao thông Vận tải Hải Dương cấp cho Trung tâm giáo dục nghề nghiệp và sát hạch lái xe Lập Phương Thành. Do trong thời gian 18 tháng, trung tâm này bị đình chỉ tuyển sinh đào tạo lái ôtô 2 lần (theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính ngày 29/12/2022 và ngày 6/6 của Chánh thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hải Dương). Trung tâm giáo dục nghề nghiệp và sát hạch lái xe Lập Phương Thành phải nộp lại giấy phép và dừng toàn bộ các hoạt động đào tạo lái ôtô theo giấy phép đã bị thu hồi. Trường hợp công ty tiếp tục kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe phải làm thủ tục cấp mới theo quy định. Công ty CP Thương mại và sản xuất Lập Phương Thành được thành lập từ tháng 3/2008 với hoạt động chính là cung cấp dịch vụ đào tạo, dạy nghề lái xe, cho thuê cơ sở vật chất để tổ chức sát hạch lái xe. Ngoài ra Lập Phương Thành kinh doanh vật liệu xây dựng với cơ cấu doanh thu gần như cân bằng với mảng đào tạo, sát hạch lái xe. Từ tháng 4/2021, Lập Phương Thành đã đưa 8 triệu cổ phiếu lên giao dịch trên sàn UPCoM. Hiện công ty đã tăng vốn điều lệ thành công lên 120 tỷ đồng, tương ứng 12 triệu cổ phiếu đăng ký giao dịch. Trước đó, công ty đang chuẩn bị các thủ tục để đăng ký niêm yết trên HoSE tuy nhiên, mới đây ngày 19/6, HĐQT công ty đã thông qua nghị quyết rút hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu trên sàn này vì để phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Năm ngoái, Lập Phương Thành ghi nhận doanh thu tăng vọt 91,9% so với năm 2021, ở mức trên 235 tỷ đồng. Riêng hoạt động đào tạo, sát hạch lái xe mang về cho doanh nghiệp này 71,2 tỷ đồng, tăng hơn 24% so với năm 2021. Năm 2022, công ty đã đào tạo 12.536 học viên. KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA LẬP PHƯƠNG THÀNH Nguồn: BCTC DN Nhãn2019202020212022 Doanh thu thuần tỷ đồng 139124123235 Lợi nhuận sau thuế 19.14.612.79.6 Mặc dù doanh thu tăng mạnh nhưng lợi nhuận sau thuế năm 2022 chỉ đạt 9,6 tỷ đồng, giảm 24,8% so với năm 2021 chủ yếu do chi phí giá vốn, bán hàng, quản lý doanh nghiệp tăng mạnh. Trong năm 2023, công ty đặt kế hoạch doanh thu thuần 307,7 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 8,9 tỷ đồng. Lãnh đạo doanh nghiệp này nhận định do việc ảnh hưởng từ Thông tư 04/2022 ngày 22/4/2022 nên việc áp dụng thông tư mới vào giảng dạy còn nhiều khó khăn, bất cập, tâm lý học viên chờ chương trình học ổn định mới đăng ký. "Hơn nữa, lượng hồ sơ tồn từ năm 2022 chuyển sang không đáng kể nên ban lãnh đạo công ty đánh giá 6 tháng đầu năm 2023 việc tăng trưởng doanh thu trong lĩnh vực này chưa thể tăng cao. Doanh thu lĩnh vực này của công ty sẽ chủ yếu rơi vào quý III và quý IV nhưng cũng chưa thể phát sinh đột biến trong năm. Số học viên dự kiến trong năm sẽ tốt nghiệp là 8.947 người", lãnh đạo công ty nhìn nhận. Đầu tháng 2, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đã quyết định thành lập đoàn kiểm tra toàn diện, tổng thể công tác quản lý đào tạo, sát hạch, cấp bằng lái xe trên phạm vi toàn quốc. Thông qua công tác kiểm tra, Thanh tra Bộ đã chuyển thông tin một số cơ sở đào tạo lái xe nghi ngờ có dấu hiệu tiêu cực đến cơ quan công an địa phương để xác minh, làm rõ, xử lý theo đúng thẩm quyền quy định. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Quốc hội yêu cầu thanh tra toàn diện bảo hiểm nhân thọQuốc hội yêu cầu Chính phủ thanh tra toàn diện thị trường bảo hiểm nhân thọ, nhất là sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư. 19:57 24/6/2023 Một doanh nghiệp xăng dầu thưởng cổ phiếu tỷ lệ 281%Một doanh nghiệp phân phối xăng dầu ở Đồng Nai dự kiến phát hành cổ phiếu thưởng với tỷ lệ lên tới 281%, theo đó mỗi cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận về 281 cổ phiếu mới. 17:33 21/6/2023 Chủ chuỗi thịt heo G Kitchen lãi hơn 1,1 tỷ đồng/ngàyTrong năm 2022, chủ sở hữu chuỗi bán lẻ thịt heo G Kitchen ghi nhận lãi sau thuế hơn 416 tỷ đồng, giảm gần 33% so với năm 2021. 13:52 20/6/2023
Một công ty đào tạo lái xe bị tước giấy phép Do bị đình chỉ tuyển sinh đào tạo lái xe 2 lần, trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe Lập Phương Thành phải nộp lại giấy phép và dừng toàn bộ các hoạt động đào tạo lái xe. Năm 2022, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp và sát hạch lái xe Lập Phương Thành đã đào tạo 12.536 học viên. Ảnh: LPT. Công ty CP Thương mại và sản xuất Lập Phương Thành (Mã CK: LPT) cho biết vừa nhận được thông báo quyết định “thu hồi không thời hạn giấy phép đào tạo lái xe” do Sở Giao thông Vận tải Hải Dương cấp cho Trung tâm giáo dục nghề nghiệp và sát hạch lái xe Lập Phương Thành. Do trong thời gian 18 tháng, trung tâm này bị đình chỉ tuyển sinh đào tạo lái ôtô 2 lần (theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính ngày 29/12/2022 và ngày 6/6 của Chánh thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hải Dương). Trung tâm giáo dục nghề nghiệp và sát hạch lái xe Lập Phương Thành phải nộp lại giấy phép và dừng toàn bộ các hoạt động đào tạo lái ôtô theo giấy phép đã bị thu hồi. Trường hợp công ty tiếp tục kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe phải làm thủ tục cấp mới theo quy định. Công ty CP Thương mại và sản xuất Lập Phương Thành được thành lập từ tháng 3/2008 với hoạt động chính là cung cấp dịch vụ đào tạo, dạy nghề lái xe, cho thuê cơ sở vật chất để tổ chức sát hạch lái xe. Ngoài ra Lập Phương Thành kinh doanh vật liệu xây dựng với cơ cấu doanh thu gần như cân bằng với mảng đào tạo, sát hạch lái xe. Từ tháng 4/2021, Lập Phương Thành đã đưa 8 triệu cổ phiếu lên giao dịch trên sàn UPCoM. Hiện công ty đã tăng vốn điều lệ thành công lên 120 tỷ đồng, tương ứng 12 triệu cổ phiếu đăng ký giao dịch. Trước đó, công ty đang chuẩn bị các thủ tục để đăng ký niêm yết trên HoSE tuy nhiên, mới đây ngày 19/6, HĐQT công ty đã thông qua nghị quyết rút hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu trên sàn này vì để phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Năm ngoái, Lập Phương Thành ghi nhận doanh thu tăng vọt 91,9% so với năm 2021, ở mức trên 235 tỷ đồng. Riêng hoạt động đào tạo, sát hạch lái xe mang về cho doanh nghiệp này 71,2 tỷ đồng, tăng hơn 24% so với năm 2021. Năm 2022, công ty đã đào tạo 12.536 học viên. KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA LẬP PHƯƠNG THÀNH Nguồn: BCTC DN Nhãn2019202020212022 Doanh thu thuần tỷ đồng 139124123235 Lợi nhuận sau thuế 19.14.612.79.6 Mặc dù doanh thu tăng mạnh nhưng lợi nhuận sau thuế năm 2022 chỉ đạt 9,6 tỷ đồng, giảm 24,8% so với năm 2021 chủ yếu do chi phí giá vốn, bán hàng, quản lý doanh nghiệp tăng mạnh. Trong năm 2023, công ty đặt kế hoạch doanh thu thuần 307,7 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 8,9 tỷ đồng. Lãnh đạo doanh nghiệp này nhận định do việc ảnh hưởng từ Thông tư 04/2022 ngày 22/4/2022 nên việc áp dụng thông tư mới vào giảng dạy còn nhiều khó khăn, bất cập, tâm lý học viên chờ chương trình học ổn định mới đăng ký. "Hơn nữa, lượng hồ sơ tồn từ năm 2022 chuyển sang không đáng kể nên ban lãnh đạo công ty đánh giá 6 tháng đầu năm 2023 việc tăng trưởng doanh thu trong lĩnh vực này chưa thể tăng cao. Doanh thu lĩnh vực này của công ty sẽ chủ yếu rơi vào quý III và quý IV nhưng cũng chưa thể phát sinh đột biến trong năm. Số học viên dự kiến trong năm sẽ tốt nghiệp là 8.947 người", lãnh đạo công ty nhìn nhận. Đầu tháng 2, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đã quyết định thành lập đoàn kiểm tra toàn diện, tổng thể công tác quản lý đào tạo, sát hạch, cấp bằng lái xe trên phạm vi toàn quốc. Thông qua công tác kiểm tra, Thanh tra Bộ đã chuyển thông tin một số cơ sở đào tạo lái xe nghi ngờ có dấu hiệu tiêu cực đến cơ quan công an địa phương để xác minh, làm rõ, xử lý theo đúng thẩm quyền quy định. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Quốc hội yêu cầu thanh tra toàn diện bảo hiểm nhân thọQuốc hội yêu cầu Chính phủ thanh tra toàn diện thị trường bảo hiểm nhân thọ, nhất là sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư. 19:57 24/6/2023 Một doanh nghiệp xăng dầu thưởng cổ phiếu tỷ lệ 281%Một doanh nghiệp phân phối xăng dầu ở Đồng Nai dự kiến phát hành cổ phiếu thưởng với tỷ lệ lên tới 281%, theo đó mỗi cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận về 281 cổ phiếu mới. 17:33 21/6/2023 Chủ chuỗi thịt heo G Kitchen lãi hơn 1,1 tỷ đồng/ngàyTrong năm 2022, chủ sở hữu chuỗi bán lẻ thịt heo G Kitchen ghi nhận lãi sau thuế hơn 416 tỷ đồng, giảm gần 33% so với năm 2021. 13:52 20/6/2023
Bà chủ Vĩnh Hoàn sắp nhận thêm hàng chục triệu cổ phiếu
Với phương án chia cổ tức cổ phiếu tỷ lệ 20%, bà Trương Thị Lệ Khanh dự kiến nhận thêm 15,8 triệu cổ phiếu mới. Trước đó, bà đã nhận gần 160 tỷ đồng cổ tức tiền mặt từ Vĩnh Hoàn.
HĐQT Công ty CP Vĩnh Hoàn (HoSE: VHC) vừa có nghị quyết triển khai phương án chi trả cổ tức năm 2022 bằng cổ phiếu. Theo đó, HĐQT công ty đã thông qua phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 20% (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận được 20 cổ phiếu mới). Cổ phiếu phát hành cho cổ đông hiện hữu sẽ được phân phối theo phương thức thực hiện quyền. Thời gian chi trả dự kiến trong vòng 45 ngày từ khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo về việc nhận đầy đủ tài liệu phát hành của công ty. Với tỷ lệ kể trên, Vĩnh Hoàn dự kiến phát hành hơn 37,4 triệu cổ phiếu mới để trả cổ tức cho cổ đông. Nguồn vốn phát hành lấy từ lãi sau thuế chưa phân phối được xác định tại ngày 31/12/2022. Sau giao dịch, vốn điều lệ của nhà sản xuất và chế biến thủy sản này sẽ tăng thêm hơn 374 tỷ đồng, từ 1.870 tỷ lên 2.244 tỷ đồng. Theo danh sách cổ đông, bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch HĐQT, đang là cổ đông lớn nhất nắm giữ 79,1 triệu cổ phiếu VHC, tương đương 43,16% vốn doanh nghiệp. Như vậy, trong đợt chi trả cổ tức cổ phiếu sắp tới, bà Khanh sẽ nhận thêm 15,8 triệu cổ phiếu mới. Tính theo mệnh giá, lượng cổ phiếu bà Khanh dự kiến nhận về có giá trị khoảng 158 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu tính theo giá điều chỉnh của cổ phiếu VHC sau chia cổ tức, lượng cổ phiếu này có giá trị lên tới gần 1.000 tỷ đồng. Đáng chú ý, cuối tháng 10 vừa qua, Vĩnh Hoàn cũng đã tạm ứng cổ tức 2022 bằng tiền mặt cho cổ đông với tỷ lệ 20% (cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu nhận về 2.000 đồng). Trong đợt chia cổ tức này, cá nhân bà Khanh cũng đã nhận về gần 160 tỷ đồng tiền mặt từ Vĩnh Hoàn. Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về doanh nhân, câu chuyện kinh doanh, khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, kinh nghiệm quản trị... tại Tủ sách doanh nhân. Những cuốn sách được chia sẻ bởi các doanh nhân nổi tiếng thế giới như Bill Gate, Warren Buffett, Elon Musk... Chủ hãng kem Tràng Tiền, bánh Givral muốn mua thêm một thương hiệu kemThương vụ nhận chuyển nhượng 149.800 cổ phiếu của Công ty CP Kem Tín Phát dự kiến được thực hiện trong năm nay và năm sau. 15:42 5/12/2023 Cổ phiếu Meta tăng sốc 172%, Mark Zuckerberg lần đầu bán ra sau 2 nămTrong năm nay, cổ phiếu Meta tăng mạnh hơn hầu hết cổ phiếu công nghệ lớn khác, chỉ sau Nvidia. 14:10 5/12/2023
Bà chủ Vĩnh Hoàn sắp nhận thêm hàng chục triệu cổ phiếu Với phương án chia cổ tức cổ phiếu tỷ lệ 20%, bà Trương Thị Lệ Khanh dự kiến nhận thêm 15,8 triệu cổ phiếu mới. Trước đó, bà đã nhận gần 160 tỷ đồng cổ tức tiền mặt từ Vĩnh Hoàn. HĐQT Công ty CP Vĩnh Hoàn (HoSE: VHC) vừa có nghị quyết triển khai phương án chi trả cổ tức năm 2022 bằng cổ phiếu. Theo đó, HĐQT công ty đã thông qua phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 20% (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận được 20 cổ phiếu mới). Cổ phiếu phát hành cho cổ đông hiện hữu sẽ được phân phối theo phương thức thực hiện quyền. Thời gian chi trả dự kiến trong vòng 45 ngày từ khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo về việc nhận đầy đủ tài liệu phát hành của công ty. Với tỷ lệ kể trên, Vĩnh Hoàn dự kiến phát hành hơn 37,4 triệu cổ phiếu mới để trả cổ tức cho cổ đông. Nguồn vốn phát hành lấy từ lãi sau thuế chưa phân phối được xác định tại ngày 31/12/2022. Sau giao dịch, vốn điều lệ của nhà sản xuất và chế biến thủy sản này sẽ tăng thêm hơn 374 tỷ đồng, từ 1.870 tỷ lên 2.244 tỷ đồng. Theo danh sách cổ đông, bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch HĐQT, đang là cổ đông lớn nhất nắm giữ 79,1 triệu cổ phiếu VHC, tương đương 43,16% vốn doanh nghiệp. Như vậy, trong đợt chi trả cổ tức cổ phiếu sắp tới, bà Khanh sẽ nhận thêm 15,8 triệu cổ phiếu mới. Tính theo mệnh giá, lượng cổ phiếu bà Khanh dự kiến nhận về có giá trị khoảng 158 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu tính theo giá điều chỉnh của cổ phiếu VHC sau chia cổ tức, lượng cổ phiếu này có giá trị lên tới gần 1.000 tỷ đồng. Đáng chú ý, cuối tháng 10 vừa qua, Vĩnh Hoàn cũng đã tạm ứng cổ tức 2022 bằng tiền mặt cho cổ đông với tỷ lệ 20% (cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu nhận về 2.000 đồng). Trong đợt chia cổ tức này, cá nhân bà Khanh cũng đã nhận về gần 160 tỷ đồng tiền mặt từ Vĩnh Hoàn. Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về doanh nhân, câu chuyện kinh doanh, khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, kinh nghiệm quản trị... tại Tủ sách doanh nhân. Những cuốn sách được chia sẻ bởi các doanh nhân nổi tiếng thế giới như Bill Gate, Warren Buffett, Elon Musk... Chủ hãng kem Tràng Tiền, bánh Givral muốn mua thêm một thương hiệu kemThương vụ nhận chuyển nhượng 149.800 cổ phiếu của Công ty CP Kem Tín Phát dự kiến được thực hiện trong năm nay và năm sau. 15:42 5/12/2023 Cổ phiếu Meta tăng sốc 172%, Mark Zuckerberg lần đầu bán ra sau 2 nămTrong năm nay, cổ phiếu Meta tăng mạnh hơn hầu hết cổ phiếu công nghệ lớn khác, chỉ sau Nvidia. 14:10 5/12/2023
NHNN chỉnh room tín dụng toàn hệ thống ở 14%
Ngân hàng Nhà nước vừa ra thông báo điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2023 cho các tổ chức tín dụng với mức giao toàn hệ thống khoảng 14%.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có thông báo về việc điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng giao cho toàn hệ thống ngân hàng thực hiện trong năm nay ở mức 14%. Cụ thể, NHNN cho biết bám sát Nghị quyết và căn cứ mục tiêu tăng trưởng kinh tế, lạm phát của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng, NHNN đã đưa ra định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2023 khoảng 14-15%, có điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế. Xét trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm thấp hơn so với kịch bản đề ra, các nguồn vốn nền kinh tế gặp khó khăn, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng trong việc tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng; song song với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, công cụ chính sách tiền tệ khác, NHNN điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các tổ chức tín dụng (TCTD) nhằm cung ứng thêm vốn tín dụng đáp ứng kịp thời nhu cầu của nền kinh tế nhưng không chủ quan với rủi ro lạm phát. Việc điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các TCTD được NHNN thực hiện trên cơ sở đề nghị của TCTD, tình hình hoạt động, năng lực tài chính, quản trị điều hành và khả năng mở rộng tín dụng lành mạnh của từng TCTD, đảm bảo thanh khoản và an toàn hoạt động của hệ thống TCTD. NHNN yêu cầu các TCTD tiếp tục tập trung thực hiện các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng theo chủ trương của Chính phủ, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của người dân, doanh nghiệp. Đồng thời, tăng cường rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính, đơn giản hóa và rút ngắn quy trình, thủ tục cho vay, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận tín dụng ngân hàng, qua đó tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an toàn hoạt động của các TCTD... Trong thời gian tới, NHNN cho biết sẽ tiếp tục bám sát diễn biến thị trường trong nước và quốc tế, sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản tạo điều kiện cho các TCTD cung ứng tín dụng cho nền kinh tế, đồng thời theo dõi, rà soát tình hình tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống những tháng cuối năm để có giải pháp điều hành phù hợp. Cuối tháng 2 trước đó, NHNN đã giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng với tỷ lệ khoảng 11%. Tính đến ngày 30/6, dư nợ tín dụng nền kinh tế đạt hơn 12,4 triệu tỷ đồng; tăng 4,73% so với cuối năm 2022. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Nhà xuất bản Giáo dục lãi kỷ lục năm ngoáiNhờ số lượng sách giáo khoa phát hành tăng 42 triệu bản so với năm 2021, các chỉ tiêu tài chính của Nhà xuất bản Giáo dục trong năm 2022 đều tiếp tục tăng cao kỷ lục. 14:30 10/7/2023 Ngân hàng được dừng giao dịch nghi ngờ nguồn tiền không hợp phápMục tiêu của hoạt động này là nhằm ngăn ngừa, hạn chế lợi dụng việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán cho mục đích gian lận, lừa đảo, bất hợp pháp. 11:54 10/7/2023
NHNN chỉnh room tín dụng toàn hệ thống ở 14% Ngân hàng Nhà nước vừa ra thông báo điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2023 cho các tổ chức tín dụng với mức giao toàn hệ thống khoảng 14%. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có thông báo về việc điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng giao cho toàn hệ thống ngân hàng thực hiện trong năm nay ở mức 14%. Cụ thể, NHNN cho biết bám sát Nghị quyết và căn cứ mục tiêu tăng trưởng kinh tế, lạm phát của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng, NHNN đã đưa ra định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2023 khoảng 14-15%, có điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế. Xét trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm thấp hơn so với kịch bản đề ra, các nguồn vốn nền kinh tế gặp khó khăn, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng trong việc tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng; song song với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, công cụ chính sách tiền tệ khác, NHNN điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các tổ chức tín dụng (TCTD) nhằm cung ứng thêm vốn tín dụng đáp ứng kịp thời nhu cầu của nền kinh tế nhưng không chủ quan với rủi ro lạm phát. Việc điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các TCTD được NHNN thực hiện trên cơ sở đề nghị của TCTD, tình hình hoạt động, năng lực tài chính, quản trị điều hành và khả năng mở rộng tín dụng lành mạnh của từng TCTD, đảm bảo thanh khoản và an toàn hoạt động của hệ thống TCTD. NHNN yêu cầu các TCTD tiếp tục tập trung thực hiện các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng theo chủ trương của Chính phủ, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của người dân, doanh nghiệp. Đồng thời, tăng cường rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính, đơn giản hóa và rút ngắn quy trình, thủ tục cho vay, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận tín dụng ngân hàng, qua đó tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an toàn hoạt động của các TCTD... Trong thời gian tới, NHNN cho biết sẽ tiếp tục bám sát diễn biến thị trường trong nước và quốc tế, sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản tạo điều kiện cho các TCTD cung ứng tín dụng cho nền kinh tế, đồng thời theo dõi, rà soát tình hình tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống những tháng cuối năm để có giải pháp điều hành phù hợp. Cuối tháng 2 trước đó, NHNN đã giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng với tỷ lệ khoảng 11%. Tính đến ngày 30/6, dư nợ tín dụng nền kinh tế đạt hơn 12,4 triệu tỷ đồng; tăng 4,73% so với cuối năm 2022. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Nhà xuất bản Giáo dục lãi kỷ lục năm ngoáiNhờ số lượng sách giáo khoa phát hành tăng 42 triệu bản so với năm 2021, các chỉ tiêu tài chính của Nhà xuất bản Giáo dục trong năm 2022 đều tiếp tục tăng cao kỷ lục. 14:30 10/7/2023 Ngân hàng được dừng giao dịch nghi ngờ nguồn tiền không hợp phápMục tiêu của hoạt động này là nhằm ngăn ngừa, hạn chế lợi dụng việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán cho mục đích gian lận, lừa đảo, bất hợp pháp. 11:54 10/7/2023
Thủ tướng dự hội nghị tổng kết ngành ngân hàng
Trong khuôn khổ hội nghị, Thống đốc NHNN đã báo cáo Thủ tướng kết quả ngành ngân hàng đạt được trong năm 2023 và định hướng nhiệm vụ trong năm 2024.
Sáng 8/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến dự hội nghị tổng kết ngành ngân hàng năm 2023 và định hướng nhiệm vụ năm 2024. Báo cáo tại hội nghị, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho biết năm 2023 diễn ra với nhiều khó khăn, thách thức trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, lạm phát cao, thương mại toàn cầu sụt giảm, giá cả hàng hóa cơ bản biến động mạnh. Bên cạnh đó, tình trạng xung đột địa chính trị diễn ra, ngân hàng trung ương nhiều nước tiếp tục neo giữ lãi suất điều hành ở mức cao. Ở trong nước, thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp dù có cải thiện nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc nên vẫn tạo áp lực đối với nhu cầu vốn từ hệ thống ngân hàng. "Dư âm của sự cố rút tiền hàng loạt tại SCB vào cuối năm 2022 tác động lớn tới thanh khoản, tâm lý thị trường, khiến các tổ chức tín dụng thận trọng hơn trong việc quản trị và cân đối nguồn vốn tín dụng", Thống đốc nói. Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại hội nghị tổng kết ngành ngân hàng sáng ngày 8/1. Ảnh: NHNN. Những yếu tố trên đã tạo thách thức với việc điều hành, nhất là khi Việt Nam là nền kinh tế có độ mở cửa cao, tăng trưởng kinh tế nhiều năm dựa vào xuất khẩu và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn đầu tư của nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào tín dụng ngân hàng. Trước bối cảnh đó, NHNN đã 4 lần điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành, với mức giảm 0,5-2%/năm. Đồng thời, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí và áp dụng đồng bộ các biện pháp giảm mặt bằng lãi suất cho vay. Đến nay, lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay của các giao dịch phát sinh mới của ngân hàng thương mại đã giảm hơn 2,5%/năm so với cuối năm 2022. Với các biện pháp nghiệp vụ, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ góp phần ổn định được kinh tế vĩ mô, giúp kiểm soát lạm phát ở mức 3,25% (thấp hơn mục tiêu 4,5%). VND mất giá khoảng 2,9% trong năm 2023, nhưng được đánh giá là tiếp tục giữ vị trí 1 trong những đồng tiền ổn định trong khu vực và trên thế giới. NHNN cũng đã thực hiện hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức tín dụng nhằm giữ ổn định được thị trường tiền tệ, ngoại hối. Đồng thời, nhà điều hành đã mua được ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước. Nhờ lạm phát ổn định, dự trữ ngoại hối gia tăng đã góp phần để Fitch nâng cao xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam. Báo cáo thêm về các số liệu ngành ngân hàng năm 2023, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết tính đến ngày 31/12/2023, tín dụng toàn ngành ngân hàng tăng 13,71% so với cuối năm 2022. Số lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng từ 50,3-99,1%, giá trị tăng từ 5,4-10,8% tùy phương thức thanh toán. Về phương hướng điều hành trong năm nay, NHNN đánh giá, triển vọng kinh tế toàn cầu và thị trường quốc tế tiếp tục diễn biến phức tạp. Trong nước, nền kinh tế dự kiến vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Trong bối cảnh đó, NHNN cho biết sẽ tiếp tục triển khai quyết liệu, hiệu quả Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025. Đồng thời tập trung thực hiện có hiệu quả phương án xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém. Trong năm nay, nhà điều hành cam kết sẽ chỉ đạo các tổ chức tín dụng đẩy mạnh công tác xử lý, thu hồi nợ xấu; phấn đấu năm 2024 tỷ lệ nợ xấu nội bảng (không bao gồm các ngân hàng thương mại yếu kém) đạt mục tiêu dưới 3%. Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Đề xuất Thống đốc được quyết định khoản vay đặc biệt lãi suất 0%/nămChính phủ đề xuất giao Thống đốc quyền quyết định cho vay đặc biệt lãi suất 0% với ngân hàng đang theo phương án cơ cấu lại. 10:35 8/1/2024 Đề xuất doanh thu bán hàng trên 150 triệu/năm mới phải nộp thuế VATĐề xuất mới trong dự thảo sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng sẽ điều chỉnh mức doanh thu không chịu thuế VAT của hộ, cá nhân kinh doanh lên 150 triệu đồng/năm. 10:28 8/1/2024 Forbes điểm danh các hãng hàng không an toàn nhất thế giới 2024Tạp chí Forbes vừa thông tin danh sách xếp hạng top 20 hãng hàng không chi phí thấp (LCC) an toàn nhất thế giới năm 2024. 10:00 8/1/2024
Thủ tướng dự hội nghị tổng kết ngành ngân hàng Trong khuôn khổ hội nghị, Thống đốc NHNN đã báo cáo Thủ tướng kết quả ngành ngân hàng đạt được trong năm 2023 và định hướng nhiệm vụ trong năm 2024. Sáng 8/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến dự hội nghị tổng kết ngành ngân hàng năm 2023 và định hướng nhiệm vụ năm 2024. Báo cáo tại hội nghị, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho biết năm 2023 diễn ra với nhiều khó khăn, thách thức trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, lạm phát cao, thương mại toàn cầu sụt giảm, giá cả hàng hóa cơ bản biến động mạnh. Bên cạnh đó, tình trạng xung đột địa chính trị diễn ra, ngân hàng trung ương nhiều nước tiếp tục neo giữ lãi suất điều hành ở mức cao. Ở trong nước, thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp dù có cải thiện nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc nên vẫn tạo áp lực đối với nhu cầu vốn từ hệ thống ngân hàng. "Dư âm của sự cố rút tiền hàng loạt tại SCB vào cuối năm 2022 tác động lớn tới thanh khoản, tâm lý thị trường, khiến các tổ chức tín dụng thận trọng hơn trong việc quản trị và cân đối nguồn vốn tín dụng", Thống đốc nói. Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại hội nghị tổng kết ngành ngân hàng sáng ngày 8/1. Ảnh: NHNN. Những yếu tố trên đã tạo thách thức với việc điều hành, nhất là khi Việt Nam là nền kinh tế có độ mở cửa cao, tăng trưởng kinh tế nhiều năm dựa vào xuất khẩu và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn đầu tư của nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào tín dụng ngân hàng. Trước bối cảnh đó, NHNN đã 4 lần điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành, với mức giảm 0,5-2%/năm. Đồng thời, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí và áp dụng đồng bộ các biện pháp giảm mặt bằng lãi suất cho vay. Đến nay, lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay của các giao dịch phát sinh mới của ngân hàng thương mại đã giảm hơn 2,5%/năm so với cuối năm 2022. Với các biện pháp nghiệp vụ, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ góp phần ổn định được kinh tế vĩ mô, giúp kiểm soát lạm phát ở mức 3,25% (thấp hơn mục tiêu 4,5%). VND mất giá khoảng 2,9% trong năm 2023, nhưng được đánh giá là tiếp tục giữ vị trí 1 trong những đồng tiền ổn định trong khu vực và trên thế giới. NHNN cũng đã thực hiện hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức tín dụng nhằm giữ ổn định được thị trường tiền tệ, ngoại hối. Đồng thời, nhà điều hành đã mua được ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước. Nhờ lạm phát ổn định, dự trữ ngoại hối gia tăng đã góp phần để Fitch nâng cao xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam. Báo cáo thêm về các số liệu ngành ngân hàng năm 2023, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết tính đến ngày 31/12/2023, tín dụng toàn ngành ngân hàng tăng 13,71% so với cuối năm 2022. Số lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng từ 50,3-99,1%, giá trị tăng từ 5,4-10,8% tùy phương thức thanh toán. Về phương hướng điều hành trong năm nay, NHNN đánh giá, triển vọng kinh tế toàn cầu và thị trường quốc tế tiếp tục diễn biến phức tạp. Trong nước, nền kinh tế dự kiến vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Trong bối cảnh đó, NHNN cho biết sẽ tiếp tục triển khai quyết liệu, hiệu quả Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025. Đồng thời tập trung thực hiện có hiệu quả phương án xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém. Trong năm nay, nhà điều hành cam kết sẽ chỉ đạo các tổ chức tín dụng đẩy mạnh công tác xử lý, thu hồi nợ xấu; phấn đấu năm 2024 tỷ lệ nợ xấu nội bảng (không bao gồm các ngân hàng thương mại yếu kém) đạt mục tiêu dưới 3%. Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Đề xuất Thống đốc được quyết định khoản vay đặc biệt lãi suất 0%/nămChính phủ đề xuất giao Thống đốc quyền quyết định cho vay đặc biệt lãi suất 0% với ngân hàng đang theo phương án cơ cấu lại. 10:35 8/1/2024 Đề xuất doanh thu bán hàng trên 150 triệu/năm mới phải nộp thuế VATĐề xuất mới trong dự thảo sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng sẽ điều chỉnh mức doanh thu không chịu thuế VAT của hộ, cá nhân kinh doanh lên 150 triệu đồng/năm. 10:28 8/1/2024 Forbes điểm danh các hãng hàng không an toàn nhất thế giới 2024Tạp chí Forbes vừa thông tin danh sách xếp hạng top 20 hãng hàng không chi phí thấp (LCC) an toàn nhất thế giới năm 2024. 10:00 8/1/2024
Ngân hàng đại hạ giá khoản nợ của 'đại gia' xây dựng một thời
Dù đã rao bán tới 10 lần với mức giá giảm đến hàng trăm tỷ đồng nhưng khoản nợ của Descon tại VietinBank vẫn chưa có người mua.
Descon từng là nhà thầu xây dựng có tiếng trên thị trường Việt Nam. Ảnh: Descon. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Sài Gòn (VietinBank Bắc Sài Gòn) vừa thông báo rao bán lần thứ 11 khoản nợ của Công ty CP Xây dựng Công nghiệp (Descon). Dư nợ của khoản nợ tạm tính đến ngày 5/1 là 575 tỷ đồng, trong đó, dư nợ gốc là hơn 327 tỷ đồng, lãi cộng dồn và lãi quá hạn gần 248 tỷ đồng. Ở lần đấu giá này, giá khởi điểm của khoản nợ chỉ còn hơn 114 tỷ đồng, chỉ tương đương chưa tới 20% dư nợ gốc, lãi và giảm tới 210 tỷ đồng so với lần rao bán hồi tháng 7/2023. Toàn bộ dư nợ của Descon tại VietinBank được bảo đảm bằng 18 hợp đồng bảo đảm ký trong giai đoạn 2015-2018. Trong đó là toàn bộ hợp đồng thi công công trình được ký giữa Descon và các doanh nghiệp liên quan. Đơn cử như quyền tài sản phát sinh từ Hợp đồng thi công ngày 28/8/2017 với Công ty TNHH Biển Ngọc - Hồ Tràm (Công trình Hamptons 1), Hợp đồng thi công với Công ty CP Milton (Công trình Pullman), Hợp đồng thi công với Công ty CP Sài Gòn Cam Ranh (Công trình Melia Cam Ranh), Hợp đồng thi công với Công ty TNHH Khu Du lịch Vịnh Thiên Đường (Công trình Alma)... Ngoài ra, tài sản bảo đảm của khoản nợ còn có quyền tài sản phát sinh từ dự án Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng cao cấp Descon tại phường 10, TP Đà Lạt (Lâm Đồng); quyền tài sản phát sinh từ Hợp đồng khung về chuyển nhượng Dự án Preches với Công ty CP Đầu tư Thảo Điền; cùng 20 quyền sử dụng đất tại huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai. Trước đó, VietinBank đã khởi kiện tranh chấp hợp đồng tín dụng đối với Descon. Tòa án nhân dân TP.HCM đã có bản án phúc thẩm ngày 18/5/2022, tuyên buộc công ty này phải thanh toán toàn bộ gốc, lãi, lãi phạt quá hạn cho phía ngân hàng. Tuy nhiên, xác định không còn khả năng thu hồi nợ từ khách hàng nên VietinBank đã thông báo bán khoản nợ trên theo nguyên tắc người có giá chào mua cao nhất và đủ khả năng tài chính để thanh toán theo giá mua nợ. Descon là doanh nghiệp hoạt động tên tuổi trong lĩnh vực xây dựng. Thậm chí từng có thời kỳ, Descon vượt mặt 2 đối thủ đình đám là Coteccons và Xây dựng Hòa Bình trong mảng thầu xây dựng. Tuy nhiên, từ năm 2010, sau khi nhóm cổ đông của ông Trịnh Thanh Huy nắm quyền kiểm soát, hoạt động kinh doanh Descon dần đi xuống. Tháng 10/2011, cổ phiếu DCC của doanh nghiệp này bị hủy niêm yết trên sàn chứng khoán do vi phạm quy định về công bố thông tin. Tri thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt. Biển số ngũ quý 9 Hà Nội trúng đấu giá kỷ lục hơn 75 tỷ đồngChỉ sau 30 phút đấu giá, biển số ngũ quý 9 của Hà Nội đã được trúng đấu giá lên tới hơn 75 tỷ đồng. Trường hợp trúng đấu giá biển số ôtô phải nộp đủ tiền trong thời hạn 15 ngày. 29:1736 hôm qua Ngân hàng đại hạ giá du thuyền triệu USD của FLCDo không có cá nhân, tổ chức đăng ký tham gia nên chiếc du thuyền FLC Albatross đang được thông báo đấu giá lần 6 với giá giảm gần 10 tỷ đồng so với hồi tháng 10/2022. 16:45 11/1/2024 TP.HCM dự kiến đấu giá 3 lô 'đất vàng' tại Thủ ThiêmNăm 2024 và các năm tiếp theo, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM sẽ xây dựng kế hoạch đấu giá đối với các khu đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP Thủ Đức và các khu vực khác. 16:09 7/1/2024
Ngân hàng đại hạ giá khoản nợ của 'đại gia' xây dựng một thời Dù đã rao bán tới 10 lần với mức giá giảm đến hàng trăm tỷ đồng nhưng khoản nợ của Descon tại VietinBank vẫn chưa có người mua. Descon từng là nhà thầu xây dựng có tiếng trên thị trường Việt Nam. Ảnh: Descon. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Sài Gòn (VietinBank Bắc Sài Gòn) vừa thông báo rao bán lần thứ 11 khoản nợ của Công ty CP Xây dựng Công nghiệp (Descon). Dư nợ của khoản nợ tạm tính đến ngày 5/1 là 575 tỷ đồng, trong đó, dư nợ gốc là hơn 327 tỷ đồng, lãi cộng dồn và lãi quá hạn gần 248 tỷ đồng. Ở lần đấu giá này, giá khởi điểm của khoản nợ chỉ còn hơn 114 tỷ đồng, chỉ tương đương chưa tới 20% dư nợ gốc, lãi và giảm tới 210 tỷ đồng so với lần rao bán hồi tháng 7/2023. Toàn bộ dư nợ của Descon tại VietinBank được bảo đảm bằng 18 hợp đồng bảo đảm ký trong giai đoạn 2015-2018. Trong đó là toàn bộ hợp đồng thi công công trình được ký giữa Descon và các doanh nghiệp liên quan. Đơn cử như quyền tài sản phát sinh từ Hợp đồng thi công ngày 28/8/2017 với Công ty TNHH Biển Ngọc - Hồ Tràm (Công trình Hamptons 1), Hợp đồng thi công với Công ty CP Milton (Công trình Pullman), Hợp đồng thi công với Công ty CP Sài Gòn Cam Ranh (Công trình Melia Cam Ranh), Hợp đồng thi công với Công ty TNHH Khu Du lịch Vịnh Thiên Đường (Công trình Alma)... Ngoài ra, tài sản bảo đảm của khoản nợ còn có quyền tài sản phát sinh từ dự án Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng cao cấp Descon tại phường 10, TP Đà Lạt (Lâm Đồng); quyền tài sản phát sinh từ Hợp đồng khung về chuyển nhượng Dự án Preches với Công ty CP Đầu tư Thảo Điền; cùng 20 quyền sử dụng đất tại huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai. Trước đó, VietinBank đã khởi kiện tranh chấp hợp đồng tín dụng đối với Descon. Tòa án nhân dân TP.HCM đã có bản án phúc thẩm ngày 18/5/2022, tuyên buộc công ty này phải thanh toán toàn bộ gốc, lãi, lãi phạt quá hạn cho phía ngân hàng. Tuy nhiên, xác định không còn khả năng thu hồi nợ từ khách hàng nên VietinBank đã thông báo bán khoản nợ trên theo nguyên tắc người có giá chào mua cao nhất và đủ khả năng tài chính để thanh toán theo giá mua nợ. Descon là doanh nghiệp hoạt động tên tuổi trong lĩnh vực xây dựng. Thậm chí từng có thời kỳ, Descon vượt mặt 2 đối thủ đình đám là Coteccons và Xây dựng Hòa Bình trong mảng thầu xây dựng. Tuy nhiên, từ năm 2010, sau khi nhóm cổ đông của ông Trịnh Thanh Huy nắm quyền kiểm soát, hoạt động kinh doanh Descon dần đi xuống. Tháng 10/2011, cổ phiếu DCC của doanh nghiệp này bị hủy niêm yết trên sàn chứng khoán do vi phạm quy định về công bố thông tin. Tri thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt. Biển số ngũ quý 9 Hà Nội trúng đấu giá kỷ lục hơn 75 tỷ đồngChỉ sau 30 phút đấu giá, biển số ngũ quý 9 của Hà Nội đã được trúng đấu giá lên tới hơn 75 tỷ đồng. Trường hợp trúng đấu giá biển số ôtô phải nộp đủ tiền trong thời hạn 15 ngày. 29:1736 hôm qua Ngân hàng đại hạ giá du thuyền triệu USD của FLCDo không có cá nhân, tổ chức đăng ký tham gia nên chiếc du thuyền FLC Albatross đang được thông báo đấu giá lần 6 với giá giảm gần 10 tỷ đồng so với hồi tháng 10/2022. 16:45 11/1/2024 TP.HCM dự kiến đấu giá 3 lô 'đất vàng' tại Thủ ThiêmNăm 2024 và các năm tiếp theo, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM sẽ xây dựng kế hoạch đấu giá đối với các khu đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP Thủ Đức và các khu vực khác. 16:09 7/1/2024
Cổ phiếu các công ty K-pop đồng loạt sụt giảm
Trước các tin tức về việc thanh tra, một loạt doanh nghiệp giải trí đình đám xứ Hàn đã chứng kiến sự suy giảm trong giá cổ phiếu, trong đó có cả công ty quản lý của Black Pink.
YG - công ty quản lý của Black Pink - ghi nhận giá cổ phiếu giảm khoảng 1,49%. Ảnh: Rich Fury. Theo CNBC, cổ phiếu của các công ty hoạt động trong lĩnh vực K-pop đã suy giảm trong khoảng thời gian ngắn. Đây là hệ quả của việc Ủy ban Thương mại Công bằng của Hàn Quốc (FTC) mở một cuộc điều tra về các cáo buộc lạm dụng quyền lực trong các công ty giải trí lớn. Trang Yonhap News cho biết cơ quan chính phủ đã cử “người kiểm tra” đến các văn phòng của Hybe, SM Entertainment và YG Entertainment. Đơn vị này cũng đưa tin rằng những doanh nghiệp trên đã bị cáo buộc sử dụng hợp đồng miệng, thay vì văn bản. Bên cạnh đó, các công ty cũng trì hoãn việc thanh toán khi sản xuất album và hàng hóa. Hybe - công ty đứng sau sự thành công của BTS - đã chứng kiến ​​​​giá cổ phiếu giảm tới 3%. Trong khi đó, cổ phiếu của SM Entertainment đã giảm 2,19%; YG Entertainment - công ty quản lý cũ của nhóm nhạc Black Pink - ghi nhận giá cổ phiếu giảm khoảng 1,49%. Tuy nhiên, tình hình giá cổ phiếu và lượng giao dịch đã sớm được ổn định trở lại đối với cả 3 công ty trên. Khi được CNBC liên hệ, FTC của Hàn Quốc từ chối xác nhận về phản ánh của Yonhap. Hybe, YG Entertainment và SM Entertainment cũng không đưa ra bình luận trước tình hình trên. Giá cổ phiếu của các công ty giải trí Hàn Quốc đặc biệt nhạy cảm trước các tin tức trong giới showbiz. Cổ phiếu của YG Entertainment đã có thời điểm giảm tới 24,8% sau khi ca sĩ Seungri của nhóm nhạc Big Bang bị nghi sử dụng ma túy và môi giới mại dâm. Chưa dừng lại ở đó, vụ bê bối này còn khiến vốn hóa của 5 công ty giải trí lớn nhất Hàn Quốc "bốc hơi" 17,52%, kể từ ngày 25/2 đến 15/3 trong năm 2019. Thậm chí, ngay cả với các thông tin liên quan đến việc hẹn hò của nghệ sĩ cũng có thể khiến giá cổ phiếu của công ty sụt giảm. Vào năm 2019, sau khi trên mạng xuất hiện các tin đồn về việc Jennie (nhóm Black Pink) hẹn hò với Kai (nhóm EXO), vốn hóa thị trường của YG đã giảm 2,3%. Samsung thu gần 16 tỷ USD tại thị trường Việt Nam trong quý IBáo cáo tài chính quý I của Samsung ghi nhận hoạt động của các nhà máy tại Việt Nam đóng góp đến gần 33% tổng doanh thu của tập đoàn Hàn Quốc này. 20:15 3/7/2023 Hợp tác tăng trưởng xanh sôi động tại diễn đàn doanh nghiệp Việt - HànTại diễn đàn doanh nghiệp Việt - Hàn chiều 23/6, nhiều doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc mong muốn hợp tác sâu rộng hơn nữa trong kinh tế xanh. 21:14 23/6/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Cổ phiếu các công ty K-pop đồng loạt sụt giảm Trước các tin tức về việc thanh tra, một loạt doanh nghiệp giải trí đình đám xứ Hàn đã chứng kiến sự suy giảm trong giá cổ phiếu, trong đó có cả công ty quản lý của Black Pink. YG - công ty quản lý của Black Pink - ghi nhận giá cổ phiếu giảm khoảng 1,49%. Ảnh: Rich Fury. Theo CNBC, cổ phiếu của các công ty hoạt động trong lĩnh vực K-pop đã suy giảm trong khoảng thời gian ngắn. Đây là hệ quả của việc Ủy ban Thương mại Công bằng của Hàn Quốc (FTC) mở một cuộc điều tra về các cáo buộc lạm dụng quyền lực trong các công ty giải trí lớn. Trang Yonhap News cho biết cơ quan chính phủ đã cử “người kiểm tra” đến các văn phòng của Hybe, SM Entertainment và YG Entertainment. Đơn vị này cũng đưa tin rằng những doanh nghiệp trên đã bị cáo buộc sử dụng hợp đồng miệng, thay vì văn bản. Bên cạnh đó, các công ty cũng trì hoãn việc thanh toán khi sản xuất album và hàng hóa. Hybe - công ty đứng sau sự thành công của BTS - đã chứng kiến ​​​​giá cổ phiếu giảm tới 3%. Trong khi đó, cổ phiếu của SM Entertainment đã giảm 2,19%; YG Entertainment - công ty quản lý cũ của nhóm nhạc Black Pink - ghi nhận giá cổ phiếu giảm khoảng 1,49%. Tuy nhiên, tình hình giá cổ phiếu và lượng giao dịch đã sớm được ổn định trở lại đối với cả 3 công ty trên. Khi được CNBC liên hệ, FTC của Hàn Quốc từ chối xác nhận về phản ánh của Yonhap. Hybe, YG Entertainment và SM Entertainment cũng không đưa ra bình luận trước tình hình trên. Giá cổ phiếu của các công ty giải trí Hàn Quốc đặc biệt nhạy cảm trước các tin tức trong giới showbiz. Cổ phiếu của YG Entertainment đã có thời điểm giảm tới 24,8% sau khi ca sĩ Seungri của nhóm nhạc Big Bang bị nghi sử dụng ma túy và môi giới mại dâm. Chưa dừng lại ở đó, vụ bê bối này còn khiến vốn hóa của 5 công ty giải trí lớn nhất Hàn Quốc "bốc hơi" 17,52%, kể từ ngày 25/2 đến 15/3 trong năm 2019. Thậm chí, ngay cả với các thông tin liên quan đến việc hẹn hò của nghệ sĩ cũng có thể khiến giá cổ phiếu của công ty sụt giảm. Vào năm 2019, sau khi trên mạng xuất hiện các tin đồn về việc Jennie (nhóm Black Pink) hẹn hò với Kai (nhóm EXO), vốn hóa thị trường của YG đã giảm 2,3%. Samsung thu gần 16 tỷ USD tại thị trường Việt Nam trong quý IBáo cáo tài chính quý I của Samsung ghi nhận hoạt động của các nhà máy tại Việt Nam đóng góp đến gần 33% tổng doanh thu của tập đoàn Hàn Quốc này. 20:15 3/7/2023 Hợp tác tăng trưởng xanh sôi động tại diễn đàn doanh nghiệp Việt - HànTại diễn đàn doanh nghiệp Việt - Hàn chiều 23/6, nhiều doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc mong muốn hợp tác sâu rộng hơn nữa trong kinh tế xanh. 21:14 23/6/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Chủ tịch Ninh Vân Bay lĩnh lương 0 đồng
Trong khi Chủ tịch và các thành viên HĐQT, Ban kiểm soát nhận lương 0 đồng thì Hoa hậu Ngọc Hân nhận lương hơn 930 triệu đồng.
Khu nghỉ dưỡng cao cấp Six Senses Ninh Vân Bay đạt chuẩn 5 sao tại Nha Trang (Khánh Hòa). Ảnh: Six Senses. Theo nội dung tờ trình số 02/2023, HĐQT CTCP Bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay (mã cổ phiếu: NVT) đang đề xuất kế hoạch thù lao năm 2023 của HĐQT và Ban kiểm soát là 0 đồng. Tại ĐHĐCĐ thường niên vừa diễn ra, cổ đông thắc mắc liệu thù lao 0 đồng có ảnh hưởng đến lòng nhiệt huyết của các thành viên HĐQT hay Ban kiểm soát không. Trả lời, ông Vũ Hoàng Linh, Chủ tịch HĐQT cho biết tình hình kinh doanh sau đại dịch Covid-19 vẫn khó khăn nên HĐQT đã đề xuất mức thù lao trong năm 2023 là 0 đồng. Trường hợp năm 2023 đạt được các chỉ tiêu được ĐHĐCĐ đề ra, năm sau HĐQT sẽ đề xuất mức thù lao hợp lý. Ông Linh cũng khẳng định việc không nhận thù lao không làm ảnh hưởng đến nhiệt huyết, cống hiến của các thành viên đối với công ty. Bởi dưới sự điều hành, quản lý của HĐQT, các kế hoạch kinh doanh của công ty trong các năm vừa qua đều cơ bản được hoàn thành. Năm 2022, HĐQT và Ban kiểm soát của NVT cũng nhận lương 0 đồng. Tuy nhiên, Ban điều hành vẫn có lương. Trong đó, Phó tổng giám đốc Đặng Thị Ngọc Hân (Hoa Hậu Ngọc Hân) được nhận lương hơn 933 triệu đồng. Mức thu nhập trên bao gồm tiền lương, thù lao, thưởng và các lợi ích khác mà công ty chi trả cho nhân sự cấp cao. Với mức chi trả kể trên, bình quân mỗi tháng hoa hậu Ngọc Hân được Ninh Vân Bay trả thu nhập lên tới hơn 100 triệu đồng. Tổng mức thu nhập kể trên của hoa hậu Ngọc Hân cũng cao thứ 3 tại công ty bất động sản du lịch này, đứng sau cựu Chủ tịch HĐQT Phạm Thành Thái Lĩnh (gần 1,2 tỷ đồng) và Tổng giám đốc Vũ Hồng Quỳnh (935 triệu đồng). Trả lời vấn đề lượng khách Nga suy giảm có làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hay không, ông Vũ Hồng Quỳnh - Tổng giám đốc, thành viên HĐQT - cho biết khách du lịch từ Nga không phải khách hàng chiến lược của khu nghỉ Six Sense Ninh Vân Bay. Thay vào đó, khu nghỉ dưỡng này nhắm vào các nguồn khách truyền thống từ Anh, Pháp, Mỹ và các nước Châu Âu, gần đây là khách Trung Quốc và Hàn Quốc... Trong giai đoạn ổn định trước đây, du khách nước ngoài chiếm tỷ trọng cao, nhưng giai đoạn 2021-2022 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, lượng khách quốc tế sụt giảm mạnh. Nhận thấy tình hình đó, công ty và khu nghỉ đã điều chỉnh chiến lược tập trung vào thị trường nội địa. Về phía Công ty CP Bất động sản Ninh Vân Bay, đây là đơn vị khai thác và vận hành khu nghỉ dưỡng cao cấp Six Senses Ninh Vân Bay đạt chuẩn 5 sao tại Nha Trang (Khánh Hòa). Trong năm 2022, chủ sở hữu khu resort cao cấp 5 sao Six Senses Ninh Van Bay ghi nhận 337 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 166% so với năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đạt hơn 16 tỷ đồng, tuy nhiên lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ lại báo báo số âm gần 13 tỷ đồng. Đây là năm thứ 2 liên tiếp công ty mẹ Ninh Vân Bay ghi nhận thua lỗ, năm ngoái công ty này cũng lỗ gần 50 tỷ đồng. Năm 2023, NVT đặt mục tiêu doanh thu thuần hợp nhất đạt 383,6 tỷ đồng với lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 34,5 tỷ đồng. Công ty Ninh Vân Bay tiếp tục lỗSau giai đoạn khó khăn vì dịch Covid-19, Ninh Vân Bay ghi nhận doanh thu năm 2022 đạt 337 tỷ đồng, song công ty vẫn còn lỗ lũy kế 742 tỷ trên vốn điều lệ 905 tỷ đồng. 21:59 27/2/2023 Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế
Chủ tịch Ninh Vân Bay lĩnh lương 0 đồng Trong khi Chủ tịch và các thành viên HĐQT, Ban kiểm soát nhận lương 0 đồng thì Hoa hậu Ngọc Hân nhận lương hơn 930 triệu đồng. Khu nghỉ dưỡng cao cấp Six Senses Ninh Vân Bay đạt chuẩn 5 sao tại Nha Trang (Khánh Hòa). Ảnh: Six Senses. Theo nội dung tờ trình số 02/2023, HĐQT CTCP Bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay (mã cổ phiếu: NVT) đang đề xuất kế hoạch thù lao năm 2023 của HĐQT và Ban kiểm soát là 0 đồng. Tại ĐHĐCĐ thường niên vừa diễn ra, cổ đông thắc mắc liệu thù lao 0 đồng có ảnh hưởng đến lòng nhiệt huyết của các thành viên HĐQT hay Ban kiểm soát không. Trả lời, ông Vũ Hoàng Linh, Chủ tịch HĐQT cho biết tình hình kinh doanh sau đại dịch Covid-19 vẫn khó khăn nên HĐQT đã đề xuất mức thù lao trong năm 2023 là 0 đồng. Trường hợp năm 2023 đạt được các chỉ tiêu được ĐHĐCĐ đề ra, năm sau HĐQT sẽ đề xuất mức thù lao hợp lý. Ông Linh cũng khẳng định việc không nhận thù lao không làm ảnh hưởng đến nhiệt huyết, cống hiến của các thành viên đối với công ty. Bởi dưới sự điều hành, quản lý của HĐQT, các kế hoạch kinh doanh của công ty trong các năm vừa qua đều cơ bản được hoàn thành. Năm 2022, HĐQT và Ban kiểm soát của NVT cũng nhận lương 0 đồng. Tuy nhiên, Ban điều hành vẫn có lương. Trong đó, Phó tổng giám đốc Đặng Thị Ngọc Hân (Hoa Hậu Ngọc Hân) được nhận lương hơn 933 triệu đồng. Mức thu nhập trên bao gồm tiền lương, thù lao, thưởng và các lợi ích khác mà công ty chi trả cho nhân sự cấp cao. Với mức chi trả kể trên, bình quân mỗi tháng hoa hậu Ngọc Hân được Ninh Vân Bay trả thu nhập lên tới hơn 100 triệu đồng. Tổng mức thu nhập kể trên của hoa hậu Ngọc Hân cũng cao thứ 3 tại công ty bất động sản du lịch này, đứng sau cựu Chủ tịch HĐQT Phạm Thành Thái Lĩnh (gần 1,2 tỷ đồng) và Tổng giám đốc Vũ Hồng Quỳnh (935 triệu đồng). Trả lời vấn đề lượng khách Nga suy giảm có làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hay không, ông Vũ Hồng Quỳnh - Tổng giám đốc, thành viên HĐQT - cho biết khách du lịch từ Nga không phải khách hàng chiến lược của khu nghỉ Six Sense Ninh Vân Bay. Thay vào đó, khu nghỉ dưỡng này nhắm vào các nguồn khách truyền thống từ Anh, Pháp, Mỹ và các nước Châu Âu, gần đây là khách Trung Quốc và Hàn Quốc... Trong giai đoạn ổn định trước đây, du khách nước ngoài chiếm tỷ trọng cao, nhưng giai đoạn 2021-2022 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, lượng khách quốc tế sụt giảm mạnh. Nhận thấy tình hình đó, công ty và khu nghỉ đã điều chỉnh chiến lược tập trung vào thị trường nội địa. Về phía Công ty CP Bất động sản Ninh Vân Bay, đây là đơn vị khai thác và vận hành khu nghỉ dưỡng cao cấp Six Senses Ninh Vân Bay đạt chuẩn 5 sao tại Nha Trang (Khánh Hòa). Trong năm 2022, chủ sở hữu khu resort cao cấp 5 sao Six Senses Ninh Van Bay ghi nhận 337 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 166% so với năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đạt hơn 16 tỷ đồng, tuy nhiên lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ lại báo báo số âm gần 13 tỷ đồng. Đây là năm thứ 2 liên tiếp công ty mẹ Ninh Vân Bay ghi nhận thua lỗ, năm ngoái công ty này cũng lỗ gần 50 tỷ đồng. Năm 2023, NVT đặt mục tiêu doanh thu thuần hợp nhất đạt 383,6 tỷ đồng với lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 34,5 tỷ đồng. Công ty Ninh Vân Bay tiếp tục lỗSau giai đoạn khó khăn vì dịch Covid-19, Ninh Vân Bay ghi nhận doanh thu năm 2022 đạt 337 tỷ đồng, song công ty vẫn còn lỗ lũy kế 742 tỷ trên vốn điều lệ 905 tỷ đồng. 21:59 27/2/2023 Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế
Chủ tịch ACB Trần Hùng Huy nhận thêm cổ phiếu và 116 tỷ đồng cổ tức
Người đứng đầu ngân hàng tư nhân này có thêm gần 17,4 triệu cổ phiếu mới và sắp nhận hơn trăm tỷ đồng cổ tức tiền mặt vào 12/6 tới.
Ngân hàng TMCP Á Châu (Mã: ACB) mới thông báo đã phát hành hơn 506,6 triệu cổ phiếu mới để trả cổ tức năm 2022. Lượng cổ phiếu này được phân phối cho 58.268 cổ đông của nhà băng. Phương án phát hành này đưa vốn điều lệ ngân hàng tăng nhanh từ 33.774,4 tỷ đồng lên vượt mức 38.840 tỷ đồng, tương ứng đang có hơn 3,88 tỷ cổ phiếu đang lưu hành. Trước đó, ACB có thông báo chốt danh sách cổ đông vào ngày 2/6 để thực hiện quyền chia cổ tức năm 2022 bằng cổ phiếu 15% và bằng tiền mặt 10% (1.000 đồng cho mỗi cổ phiếu). Theo đó, bên cạnh lượng cổ phiếu trả cổ tức trên, cổ đông ngân hàng còn được nhận thêm tổng cộng hơn 3.774 tỷ đồng cổ tức tiền mặt vào ngày 12/6 sắp tới. Đáng chú ý, đây là lần chia cổ tức tiền mặt trở lại sau 8 năm. Lần gần nhất ACB chi tiền mặt là vào giữa năm 2015 với tỷ lệ 7% (700 đồng cho mỗi cổ phiếu), tổng số tiền đã thanh toán thời điểm đó là 627 tỷ đồng. Chủ tịch ACB Trần Hùng Huy sắp nhận hơn trăm tỷ đồng cổ tức tiền mặt. Ảnh: BCTN. Theo báo cáo quản trị mới nhất, các lãnh đạo ACB không phải là cổ đông lớn nhưng vẫn nắm giữ lượng cổ phần có giá trị cao để được nhận lượng tiền và cổ phiếu lớn từ đợt chia gần nhất. Nổi bật có Chủ tịch HĐQT Trần Hùng Huy nắm giữ trực tiếp hơn 115,7 triệu cổ phiếu ACB (chiếm tỷ lệ 3,43%) trước chia. Theo đó, ông đã nhận về thêm 17,4 triệu cổ phiếu ACB và 115,7 tỷ đồng tiền mặt sắp tới. Người đứng đầu ACB đang gây "bão mạng" thời gian qua với màn ca hát và vũ đạo dưới mưa trong lễ kỷ niệm 30 năm thành lập ngân hàng, trở thành nội dung viral nhất trên các nền tảng mạng xã hội. Ông là con trai cả của nhà sáng lập Trần Mộng Hùng và được bổ nhiệm làm chủ tịch ngân hàng trẻ nhất Việt Nam. Người có liên quan đến ông Trần Hùng Huy cũng đang sở hữu lượng cổ phần đáng kể. Bao gồm Thành viên HĐQT Trần Thu Thủy (mẹ ông Huy) sở hữu 40,34 triệu cổ phiếu (tương ứng 1,19% vốn điều lệ). Các tổ chức có liên quan đến ông Huy bao gồm CTCP Đầu tư Thương mại Giang Sen sở hữu 60,72 triệu cổ phiếu ACB (tỷ lệ 1,8%), CTCP Đầu tư Thương mại Vân Môn nắm giữ 33,57 triệu cổ phiếu ACB tỷ lệ 0,99%) và CTCP Đầu tư Thương mại Bách Thanh có 42,27 triệu cổ phiếu ACB (tỷ lệ 1,25%). Năm 2023, ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 17,2% lên mức 20.058 tỷ đồng và tỷ lệ nợ xấu dưới 2%. ACB cũng dự kiến trích hơn 9.710 tỷ đồng để chia cổ tức năm 2023, tỷ lệ chia là 25% (15% cổ phiếu và 10% tiền mặt). Riêng trong quý đầu năm, nhà băng này đã ghi nhận khoản lãi trước thuế 5.156 tỷ đồng trong quý đầu năm nay, tăng trưởng 25% và là một trong những ngân hàng có tăng trưởng lợi nhuận cao nhất nhóm tư nhân. Mức lợi nhuận này của ACB được hỗ trợ bởi thu nhập lãi thuần 14%, đạt hơn 6.215 tỷ đồng; lãi kinh doanh ngoại hối tăng 44%, đạt 438 tỷ đồng; mua bán chứng khoán kinh doanh lãi 43 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ hơn 11 tỷ... ACB sắp tăng vốn lên gần 39.000 tỷ đồngTheo kế hoạch, sau khi phát hành hơn 500 triệu cổ phiếu để trả cổ tức (tỷ lệ 15%), vốn điều lệ của ACB sẽ tăng từ 33.774 tỷ đồng lên 38.840 tỷ đồng. 17:18 27/3/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Chủ tịch ACB Trần Hùng Huy nhận thêm cổ phiếu và 116 tỷ đồng cổ tức Người đứng đầu ngân hàng tư nhân này có thêm gần 17,4 triệu cổ phiếu mới và sắp nhận hơn trăm tỷ đồng cổ tức tiền mặt vào 12/6 tới. Ngân hàng TMCP Á Châu (Mã: ACB) mới thông báo đã phát hành hơn 506,6 triệu cổ phiếu mới để trả cổ tức năm 2022. Lượng cổ phiếu này được phân phối cho 58.268 cổ đông của nhà băng. Phương án phát hành này đưa vốn điều lệ ngân hàng tăng nhanh từ 33.774,4 tỷ đồng lên vượt mức 38.840 tỷ đồng, tương ứng đang có hơn 3,88 tỷ cổ phiếu đang lưu hành. Trước đó, ACB có thông báo chốt danh sách cổ đông vào ngày 2/6 để thực hiện quyền chia cổ tức năm 2022 bằng cổ phiếu 15% và bằng tiền mặt 10% (1.000 đồng cho mỗi cổ phiếu). Theo đó, bên cạnh lượng cổ phiếu trả cổ tức trên, cổ đông ngân hàng còn được nhận thêm tổng cộng hơn 3.774 tỷ đồng cổ tức tiền mặt vào ngày 12/6 sắp tới. Đáng chú ý, đây là lần chia cổ tức tiền mặt trở lại sau 8 năm. Lần gần nhất ACB chi tiền mặt là vào giữa năm 2015 với tỷ lệ 7% (700 đồng cho mỗi cổ phiếu), tổng số tiền đã thanh toán thời điểm đó là 627 tỷ đồng. Chủ tịch ACB Trần Hùng Huy sắp nhận hơn trăm tỷ đồng cổ tức tiền mặt. Ảnh: BCTN. Theo báo cáo quản trị mới nhất, các lãnh đạo ACB không phải là cổ đông lớn nhưng vẫn nắm giữ lượng cổ phần có giá trị cao để được nhận lượng tiền và cổ phiếu lớn từ đợt chia gần nhất. Nổi bật có Chủ tịch HĐQT Trần Hùng Huy nắm giữ trực tiếp hơn 115,7 triệu cổ phiếu ACB (chiếm tỷ lệ 3,43%) trước chia. Theo đó, ông đã nhận về thêm 17,4 triệu cổ phiếu ACB và 115,7 tỷ đồng tiền mặt sắp tới. Người đứng đầu ACB đang gây "bão mạng" thời gian qua với màn ca hát và vũ đạo dưới mưa trong lễ kỷ niệm 30 năm thành lập ngân hàng, trở thành nội dung viral nhất trên các nền tảng mạng xã hội. Ông là con trai cả của nhà sáng lập Trần Mộng Hùng và được bổ nhiệm làm chủ tịch ngân hàng trẻ nhất Việt Nam. Người có liên quan đến ông Trần Hùng Huy cũng đang sở hữu lượng cổ phần đáng kể. Bao gồm Thành viên HĐQT Trần Thu Thủy (mẹ ông Huy) sở hữu 40,34 triệu cổ phiếu (tương ứng 1,19% vốn điều lệ). Các tổ chức có liên quan đến ông Huy bao gồm CTCP Đầu tư Thương mại Giang Sen sở hữu 60,72 triệu cổ phiếu ACB (tỷ lệ 1,8%), CTCP Đầu tư Thương mại Vân Môn nắm giữ 33,57 triệu cổ phiếu ACB tỷ lệ 0,99%) và CTCP Đầu tư Thương mại Bách Thanh có 42,27 triệu cổ phiếu ACB (tỷ lệ 1,25%). Năm 2023, ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 17,2% lên mức 20.058 tỷ đồng và tỷ lệ nợ xấu dưới 2%. ACB cũng dự kiến trích hơn 9.710 tỷ đồng để chia cổ tức năm 2023, tỷ lệ chia là 25% (15% cổ phiếu và 10% tiền mặt). Riêng trong quý đầu năm, nhà băng này đã ghi nhận khoản lãi trước thuế 5.156 tỷ đồng trong quý đầu năm nay, tăng trưởng 25% và là một trong những ngân hàng có tăng trưởng lợi nhuận cao nhất nhóm tư nhân. Mức lợi nhuận này của ACB được hỗ trợ bởi thu nhập lãi thuần 14%, đạt hơn 6.215 tỷ đồng; lãi kinh doanh ngoại hối tăng 44%, đạt 438 tỷ đồng; mua bán chứng khoán kinh doanh lãi 43 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ hơn 11 tỷ... ACB sắp tăng vốn lên gần 39.000 tỷ đồngTheo kế hoạch, sau khi phát hành hơn 500 triệu cổ phiếu để trả cổ tức (tỷ lệ 15%), vốn điều lệ của ACB sẽ tăng từ 33.774 tỷ đồng lên 38.840 tỷ đồng. 17:18 27/3/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Giá vàng nhẫn tăng 3 triệu đồng/lượng trong hai tháng qua
Giá vàng thế giới bật tăng mạnh, bỏ xa vùng 2.000 USD/ounce, giúp thị trường vàng trong nước tiếp đà phục hồi, trong đó giá vàng nhẫn đã vượt qua mốc 57 triệu/lượng.
Sau chuỗi đi ngang liên tiếp kéo dài từ tuần trước, đến nay giá vàng nhẫn trong nước đã tăng mạnh theo đà của giá vàng thế giới. Ảnh: T.L. Thị trường vàng trong nước đang ghi nhận xu hướng phục hồi tích cực, đặc biệt là mặt hàng vàng nhẫn 99,99 khi giá vàng thế giới vượt xa mốc 2.000 USD/ounce sau quyết định tăng lãi suất của Fed. Mở cửa phiên giao dịch sáng nay (5/5), Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá mua vào đối với vàng miếng SJC ở mức 66,65 triệu đồng/lượng và giá bán ra là 67,25 triệu/lượng. So với phiên liền trước, giá giao dịch mặt hàng này đã tăng 50.000 đồng/lượng cả hai chiều mua và bán. Đến 10h, giá vàng miếng tại đây lại có xu hướng đi xuống khi giảm 50.000 đồng cả hai chiều để quay về mốc giá giao dịch chốt phiên hôm qua. Cũng tại SJC, các mặt hàng vàng nhẫn 99,99% loại 1-5 chỉ hiện được niêm yết ở mức 56,3 - 57,35 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 150.000 đồng so với phiên liền trước. Vàng nhẫn 99,99% loại nửa chỉ của thương hiệu vàng quốc gia cũng ghi nhận mức tăng tương ứng, hiện ở 56,3 - 57,45 triệu đồng/lượng. So với hai tháng trước (ngày 5/3), giá bán mỗi lượng vàng nhẫn tại SJC đã tăng 3 triệu đồng. Diễn biến này giúp người mua vàng nhẫn SJC hai tháng trước đến nay đang có khoản lợi nhuận 2 triệu đồng/lượng, tương đương mức lãi ròng 3,67%. Không riêng SJC, giá vàng miếng tại các thương hiệu lớn như Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI hay Công ty Bảo Tín Minh Châu... cũng đang ghi nhận xu hướng đi lên, hiện giao dịch quanh mức 66,6 - 67,2 triệu đồng/lượng. Trong đó, Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) hiện chấp nhận mua vào vàng miếng ở mức 66,65 triệu/lượng, giá bán ra được niêm yết cố định ở 67,25 triệu/lượng, không đổi so với cuối ngày 4/5. Giá mua - bán vàng nhẫn 24K do doanh nghiệp này chế tác cũng ghi nhận xu hướng tăng 100.000 đồng/lượng ở chiều bán, hiện neo tại vùng 56,3 - 57,5 triệu đồng/lượng. Tương tự SJC, giá vàng nhẫn tại PNJ cũng đã tăng 2,85 triệu/lượng so với hai tháng trước. Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI hiện niêm yết giá vàng miếng tại vùng 66,55 - 67,15 triệu đồng/lượng, giảm 50.000 đồng so với chốt phiên hôm qua. Giá vàng nhẫn tại doanh nghiệp này giao dịch ở 56,35 - 57,4 triệu/lượng, tăng 150.000 đồng. Công ty Bảo Tín Minh Châu neo giá vàng miếng tại vùng 66,47 - 67,03 triệu đồng/lượng và chấp nhận mua - bán giá vàng nhẫn ở 55,82 - 56,82 triệu/lượng. Các cửa hàng vàng của Mi Hồng tại TP.HCM hiện giao dịch vàng miếng với giá 66,67 - 67,23 triệu/lượng và giá vàng nhẫn 999 là 56,28 - 57,28 triệu đồng, lần lượt tăng 50.000 - 70.000 đồng so với cuối ngày hôm qua. Diễn biến tích cực của giá vàng trong nước những phiên gần đây chủ yếu đi theo biến động của giá vàng thế giới. Hiện giá vàng thế giới giao ngay neo tại mốc 2.048 USD/ounce, quy đổi ra tiền Việt hiện vào khoảng 58,35 triệu/lượng. Chênh lệch giữa vàng thế giới và vàng nhẫn trong nước hiện vào khoảng 1 triệu/lượng. Nếu so với vàng miếng SJC, giá kim quý thế giới hiện vẫn thấp hơn gần 9 triệu đồng/lượng. Vàng trang sức ế ẩm tại nhiều quốc gia vì giá tăng quá caoĐà tăng giá của vàng đang kéo nhu cầu mua sắm tại Trung Quốc, Ấn Độ sụt giảm mạnh. Người tiêu dùng cố gắng tránh xa mặt hàng vàng nhẫn, hoa tai và dây chuyền vì giá quá cao. 09:00 5/5/2023 Vàng tiến tới mốc kỷ lụcGiá vàng đã tăng vọt sau cuộc họp chính sách tháng 5 của Fed. Trong khi đó, đồng bạc xanh bị đè bẹp vì Fed có thể sẽ dừng tăng lãi suất điều hành. 16:03 4/5/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Giá vàng nhẫn tăng 3 triệu đồng/lượng trong hai tháng qua Giá vàng thế giới bật tăng mạnh, bỏ xa vùng 2.000 USD/ounce, giúp thị trường vàng trong nước tiếp đà phục hồi, trong đó giá vàng nhẫn đã vượt qua mốc 57 triệu/lượng. Sau chuỗi đi ngang liên tiếp kéo dài từ tuần trước, đến nay giá vàng nhẫn trong nước đã tăng mạnh theo đà của giá vàng thế giới. Ảnh: T.L. Thị trường vàng trong nước đang ghi nhận xu hướng phục hồi tích cực, đặc biệt là mặt hàng vàng nhẫn 99,99 khi giá vàng thế giới vượt xa mốc 2.000 USD/ounce sau quyết định tăng lãi suất của Fed. Mở cửa phiên giao dịch sáng nay (5/5), Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá mua vào đối với vàng miếng SJC ở mức 66,65 triệu đồng/lượng và giá bán ra là 67,25 triệu/lượng. So với phiên liền trước, giá giao dịch mặt hàng này đã tăng 50.000 đồng/lượng cả hai chiều mua và bán. Đến 10h, giá vàng miếng tại đây lại có xu hướng đi xuống khi giảm 50.000 đồng cả hai chiều để quay về mốc giá giao dịch chốt phiên hôm qua. Cũng tại SJC, các mặt hàng vàng nhẫn 99,99% loại 1-5 chỉ hiện được niêm yết ở mức 56,3 - 57,35 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 150.000 đồng so với phiên liền trước. Vàng nhẫn 99,99% loại nửa chỉ của thương hiệu vàng quốc gia cũng ghi nhận mức tăng tương ứng, hiện ở 56,3 - 57,45 triệu đồng/lượng. So với hai tháng trước (ngày 5/3), giá bán mỗi lượng vàng nhẫn tại SJC đã tăng 3 triệu đồng. Diễn biến này giúp người mua vàng nhẫn SJC hai tháng trước đến nay đang có khoản lợi nhuận 2 triệu đồng/lượng, tương đương mức lãi ròng 3,67%. Không riêng SJC, giá vàng miếng tại các thương hiệu lớn như Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI hay Công ty Bảo Tín Minh Châu... cũng đang ghi nhận xu hướng đi lên, hiện giao dịch quanh mức 66,6 - 67,2 triệu đồng/lượng. Trong đó, Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) hiện chấp nhận mua vào vàng miếng ở mức 66,65 triệu/lượng, giá bán ra được niêm yết cố định ở 67,25 triệu/lượng, không đổi so với cuối ngày 4/5. Giá mua - bán vàng nhẫn 24K do doanh nghiệp này chế tác cũng ghi nhận xu hướng tăng 100.000 đồng/lượng ở chiều bán, hiện neo tại vùng 56,3 - 57,5 triệu đồng/lượng. Tương tự SJC, giá vàng nhẫn tại PNJ cũng đã tăng 2,85 triệu/lượng so với hai tháng trước. Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI hiện niêm yết giá vàng miếng tại vùng 66,55 - 67,15 triệu đồng/lượng, giảm 50.000 đồng so với chốt phiên hôm qua. Giá vàng nhẫn tại doanh nghiệp này giao dịch ở 56,35 - 57,4 triệu/lượng, tăng 150.000 đồng. Công ty Bảo Tín Minh Châu neo giá vàng miếng tại vùng 66,47 - 67,03 triệu đồng/lượng và chấp nhận mua - bán giá vàng nhẫn ở 55,82 - 56,82 triệu/lượng. Các cửa hàng vàng của Mi Hồng tại TP.HCM hiện giao dịch vàng miếng với giá 66,67 - 67,23 triệu/lượng và giá vàng nhẫn 999 là 56,28 - 57,28 triệu đồng, lần lượt tăng 50.000 - 70.000 đồng so với cuối ngày hôm qua. Diễn biến tích cực của giá vàng trong nước những phiên gần đây chủ yếu đi theo biến động của giá vàng thế giới. Hiện giá vàng thế giới giao ngay neo tại mốc 2.048 USD/ounce, quy đổi ra tiền Việt hiện vào khoảng 58,35 triệu/lượng. Chênh lệch giữa vàng thế giới và vàng nhẫn trong nước hiện vào khoảng 1 triệu/lượng. Nếu so với vàng miếng SJC, giá kim quý thế giới hiện vẫn thấp hơn gần 9 triệu đồng/lượng. Vàng trang sức ế ẩm tại nhiều quốc gia vì giá tăng quá caoĐà tăng giá của vàng đang kéo nhu cầu mua sắm tại Trung Quốc, Ấn Độ sụt giảm mạnh. Người tiêu dùng cố gắng tránh xa mặt hàng vàng nhẫn, hoa tai và dây chuyền vì giá quá cao. 09:00 5/5/2023 Vàng tiến tới mốc kỷ lụcGiá vàng đã tăng vọt sau cuộc họp chính sách tháng 5 của Fed. Trong khi đó, đồng bạc xanh bị đè bẹp vì Fed có thể sẽ dừng tăng lãi suất điều hành. 16:03 4/5/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Chủ tịch Vinasun từ nhiệm sau 23 năm, con trai lên làm Tổng giám đốc
Ông Đặng Phước Thành đã từ nhiệm chức Chủ tịch HĐQT Vinasun, đồng thời giao lại vị trí cho Tổng giám đốc Tạ Long Hỷ. Vị trí Tổng giám đốc sẽ nhường lại cho con trai ông Thành.
CTCP Ánh Dương Việt Nam - Vinasun (HoSE: VNS) vừa thông qua đơn từ nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT và Thành viên HĐQT của ông Đặng Phước Thành với lý do cá nhân. Ông Đặng Phước Thành sinh năm 1957 tại Đồng Tháp, là cử nhân sinh hóa. Vị này từng có thời gian làm Phó chủ tịch UBND phường Bến Thành, quận 1, TP.HCM. Ông Đặng Phước Thành đã ngồi ghế Chủ tịch Vinasun kể từ năm 2000 đến nay. Ông Thành và gia đình đang nắm giữ gần 28,5 triệu cổ phiếu VNS, tương ứng 41,96% vốn hãng taxi này. Riêng cá nhân ông sở hữu 16,9 triệu cổ phiếu VNS, tương đương 25% vốn. Trong khi đó, người được bổ nhiệm vào vị trí Chủ tịch HĐQT Vinasun thay thế ông Thành là ông Tạ Long Hỷ, hiện là Tổng giám đốc và Thành viên HĐQT. Chức vụ Tổng giám đốc sẽ nhường lại cho ông Đặng Thành Duy (Phó tổng giám đốc) từ ngày 8/12. Ông Đặng Phước Thành (trái) và tân Chủ tịch Vinasun Tạ Long Hỷ. Ảnh: VNS. Ông Tạ Long Hỷ sinh năm 1951 tại Vĩnh Phúc và gia nhập Vinasun từ năm 2005. Sau khi kinh qua các vị trí như Trưởng phòng tổ chức hành chính, người điều hành khối kinh doanh taxi, ông Hỷ được bổ nhiệm làm Thành viên HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc thường trực. Tháng 5/2022, ông Hỷ thay bà Đặng Thị Lan Phương làm Tổng giám đốc Vinasun. Vị này còn là Chủ tịch Hiệp hội Taxi TP.HCM. Hiện ông chỉ sở hữu hơn 3.000 cổ phiếu VNS. Trong khi đó, tân Tổng giám đốc Vinasun Đặng Thành Duy sinh năm 1984, có bằng cử nhân Quản trị kinh doanh, thạc sỹ Kinh tế chính trị và là con trai của ông Đặng Phước Thành. Ông được bổ nhiệm vào vị trí Phó tổng giám đốc từ tháng 9/2012. Cá nhân này đang là cổ đông lớn của Vinasun khi nắm giữ gần 3,4 triệu cổ phiếu, tương đương 5% vốn. Động thái thay đổi nhân sự lãnh đạo của doanh nghiệp taxi diễn ra trong bối cảnh tình kết quả kinh doanh có xu hướng đi lùi. Quý III vừa qua, Vinasun ghi nhận doanh thu đạt 312,5 tỷ đồng, giảm hơn 11% so với cùng kỳ năm trước. Việc tiếp tục duy trì chính sách hỗ trợ lái xe và đối tác khiến lợi nhuận sau thuế của hãng thu hẹp 46% so với cùng kỳ xuống 32,8 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm, Vinasun thu về 941 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ nhưng lợi nhuận ròng giảm hơn 3%, đạt 126 tỷ đồng do các loại chi phí tăng cao. Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu VNS liên tục lao dốc từ cuối tháng 7. So với mức cao nhất năm nay, cổ phiếu của Vinasun đã giảm 40%. Quỹ ngoại lại muốn thoái vốn khỏi VinasunSau 2 lần bất thành, quỹ ngoại lại đăng ký thoái 2,5 triệu cổ phiếu Vinasun nhằm mục đích cơ cấu danh mục. Giao dịch dự kiến thu về 32,5 tỷ đồng tính theo thị giá hiện tại. 17:01 8/12/2023 Nhóm quỹ Hàn Quốc trở thành cổ đông lớn của Thép Nam KimNhóm quỹ Hàn Quốc Kim Vietnam Fund Management trở thành cổ đông lớn thứ 4 của doanh nghiệp thép sau khi một quỹ thành viên mua vào 1 triệu cổ phiếu NKG. 13:30 8/12/2023 Cổ đông doanh nghiệp chuyên bán vàng mã sắp nhận cổ tức 100%CTCP Lâm Nông sản Thực phẩm Yên Bái, doanh nghiệp kinh doanh vàng mã duy nhất trên sàn chứng khoán, đã thông qua mức cổ tức 100% cho niên độ 2022-2023 (50% tiền mặt, 50% cổ phiếu). 10:32 7/12/2023 Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Chủ tịch Vinasun từ nhiệm sau 23 năm, con trai lên làm Tổng giám đốc Ông Đặng Phước Thành đã từ nhiệm chức Chủ tịch HĐQT Vinasun, đồng thời giao lại vị trí cho Tổng giám đốc Tạ Long Hỷ. Vị trí Tổng giám đốc sẽ nhường lại cho con trai ông Thành. CTCP Ánh Dương Việt Nam - Vinasun (HoSE: VNS) vừa thông qua đơn từ nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT và Thành viên HĐQT của ông Đặng Phước Thành với lý do cá nhân. Ông Đặng Phước Thành sinh năm 1957 tại Đồng Tháp, là cử nhân sinh hóa. Vị này từng có thời gian làm Phó chủ tịch UBND phường Bến Thành, quận 1, TP.HCM. Ông Đặng Phước Thành đã ngồi ghế Chủ tịch Vinasun kể từ năm 2000 đến nay. Ông Thành và gia đình đang nắm giữ gần 28,5 triệu cổ phiếu VNS, tương ứng 41,96% vốn hãng taxi này. Riêng cá nhân ông sở hữu 16,9 triệu cổ phiếu VNS, tương đương 25% vốn. Trong khi đó, người được bổ nhiệm vào vị trí Chủ tịch HĐQT Vinasun thay thế ông Thành là ông Tạ Long Hỷ, hiện là Tổng giám đốc và Thành viên HĐQT. Chức vụ Tổng giám đốc sẽ nhường lại cho ông Đặng Thành Duy (Phó tổng giám đốc) từ ngày 8/12. Ông Đặng Phước Thành (trái) và tân Chủ tịch Vinasun Tạ Long Hỷ. Ảnh: VNS. Ông Tạ Long Hỷ sinh năm 1951 tại Vĩnh Phúc và gia nhập Vinasun từ năm 2005. Sau khi kinh qua các vị trí như Trưởng phòng tổ chức hành chính, người điều hành khối kinh doanh taxi, ông Hỷ được bổ nhiệm làm Thành viên HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc thường trực. Tháng 5/2022, ông Hỷ thay bà Đặng Thị Lan Phương làm Tổng giám đốc Vinasun. Vị này còn là Chủ tịch Hiệp hội Taxi TP.HCM. Hiện ông chỉ sở hữu hơn 3.000 cổ phiếu VNS. Trong khi đó, tân Tổng giám đốc Vinasun Đặng Thành Duy sinh năm 1984, có bằng cử nhân Quản trị kinh doanh, thạc sỹ Kinh tế chính trị và là con trai của ông Đặng Phước Thành. Ông được bổ nhiệm vào vị trí Phó tổng giám đốc từ tháng 9/2012. Cá nhân này đang là cổ đông lớn của Vinasun khi nắm giữ gần 3,4 triệu cổ phiếu, tương đương 5% vốn. Động thái thay đổi nhân sự lãnh đạo của doanh nghiệp taxi diễn ra trong bối cảnh tình kết quả kinh doanh có xu hướng đi lùi. Quý III vừa qua, Vinasun ghi nhận doanh thu đạt 312,5 tỷ đồng, giảm hơn 11% so với cùng kỳ năm trước. Việc tiếp tục duy trì chính sách hỗ trợ lái xe và đối tác khiến lợi nhuận sau thuế của hãng thu hẹp 46% so với cùng kỳ xuống 32,8 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm, Vinasun thu về 941 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ nhưng lợi nhuận ròng giảm hơn 3%, đạt 126 tỷ đồng do các loại chi phí tăng cao. Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu VNS liên tục lao dốc từ cuối tháng 7. So với mức cao nhất năm nay, cổ phiếu của Vinasun đã giảm 40%. Quỹ ngoại lại muốn thoái vốn khỏi VinasunSau 2 lần bất thành, quỹ ngoại lại đăng ký thoái 2,5 triệu cổ phiếu Vinasun nhằm mục đích cơ cấu danh mục. Giao dịch dự kiến thu về 32,5 tỷ đồng tính theo thị giá hiện tại. 17:01 8/12/2023 Nhóm quỹ Hàn Quốc trở thành cổ đông lớn của Thép Nam KimNhóm quỹ Hàn Quốc Kim Vietnam Fund Management trở thành cổ đông lớn thứ 4 của doanh nghiệp thép sau khi một quỹ thành viên mua vào 1 triệu cổ phiếu NKG. 13:30 8/12/2023 Cổ đông doanh nghiệp chuyên bán vàng mã sắp nhận cổ tức 100%CTCP Lâm Nông sản Thực phẩm Yên Bái, doanh nghiệp kinh doanh vàng mã duy nhất trên sàn chứng khoán, đã thông qua mức cổ tức 100% cho niên độ 2022-2023 (50% tiền mặt, 50% cổ phiếu). 10:32 7/12/2023 Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Chủ tịch DIC Group kêu gọi cổ đông dự họp thường niên
Người đứng đầu doanh nghiệp khuyến khích cổ đông tham dự trực tiếp hoặc ủy quyền để cuộc họp cổ đông thường niên đủ điều kiện tiến hành.
Ông Nguyễn Thiện Tuấn, Chủ tịch HĐQT Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Group - Mã: DIG) vừa có thư gửi cổ đông trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên (ĐHĐCĐ) năm 2023. Đại hội của doanh nghiệp dự kiến diễn ra ngày 28/6 tới tại Vũng Tàu. Theo quy định, cuộc họp chỉ được tiến hành khi có số cổ đông đại diện trên 50% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết tham dự. "DIC Group luôn mong muốn cổ đông trực tiếp tham dự, tham gia góp ý, thảo luận các vấn đề để công ty ngày càng phát triển, mang lại lợi ích cho cổ đông", ông Tuấn khuyến khích cổ đông tham dự để đủ điều kiện tiến hành. Trường hợp cổ đông không thể trực tiếp tham dự, doanh nghiệp đề nghị cổ đông có thể ủy quyền cho người khác có điều kiện trực tiếp tham dự, hoặc ủy quyền cho HĐQT thực hiện quyền và nghĩa vụ tại ĐHĐCĐ thường niên 2023. Người đứng đầu doanh nghiệp phải viết thư kêu gọi bởi trước đó DIC Group đã từng không thể tổ chức được ĐHĐCĐ bất thường năm 2022 vào ngày 14/9/2022 (không đủ trên 50% tổng số phiếu biểu quyết). Công ty phải mất thêm thời gian một tháng sau đó mới có thể họp cổ đông. Chủ tịch DIC Group Nguyễn Thiện Tuấn kêu gọi cổ đông dự họp thường niên 2023. Ảnh: DIG. Thông thường, ĐHĐCĐ thường niên phải họp trong thời hạn 4 tháng, công ty có thể gia hạn nhưng không quá 6 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính. DIG Group đã gia hạn thời gian tổ chức ĐHĐCĐ thường niên chậm nhất đến 30/6 nhằm chuẩn bị đầy đủ tài liệu đại hội. Đại hội lần này sẽ bàn về kế hoạch doanh thu hợp nhất 4.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.400 tỷ đồng, lần lượt gần gấp đôi và gấp 7 lần thực hiện năm 2022. Mức cổ tức 8-15% cho năm 2023, trong khi năm 2022 không chia cổ tức. Tổng công ty có kế hoạch trích 4.138 tỷ đồng cho kế hoạch đầu tư các dự án như Khu đô thị mới Bắc Vũng Tàu, Khu trung tâm Chí Linh Vũng Tàu, Khu phức hợp Cap Saint Jacques, Khu đô thị du lịch Long Tân Nhơn Trạch, Khu dân cư Hiệp Phước, Khu dân cư Thương mại Vị Thanh, Khu nhà ở Lam Hạ Center Point, Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên... Một vấn đề quan trọng nữa là lấy ý kiến điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng Khu trung tâm Chí Linh, TP Vũng Tàu. Lãnh đạo công ty mong muốn bổ sung 3 công trình mới vào hồ sơ dự án để thuận lợi cho quá trình triển khai các thủ tục pháp lý. Theo báo cáo của ban điều hành, tổng mức đầu tư của dự án điều chỉnh là khoảng 9.600 tỷ đồng, diện tích đất 99,72 ha. Nguồn vốn đầu tư gồm 43% huy động từ các tổ chức tín dụng, còn lại 56,95% là vốn tự có. Đại hội cũng sẽ tiến hành bầu thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2023-2027. Đa phần các thành viên đang công tác tại DIC Corp là Chủ tịch Nguyễn Thiện Tuấn, Phó chủ tịch Nguyễn Hùng Cường, Phó chủ tịch Nguyễn Thị Thanh Huyền và Tổng giám đốc Nguyễn Quang Tín. Nhân tố mới tham gia ứng cử là ông Đinh Hồng Kỳ. Ông Kỳ đang nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng tại một số tổ chức, công ty trong lĩnh vực xây dựng như Chủ tịch HĐQT Hệ thống Công ty Secoin, Phó chủ tịch Hội Vật liệu Xây dựng Việt Nam (VABM), Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA), Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu Xây dựng TP.HCM (SACA). Về nhân sự điều hành, DIG Group đầu tháng 6 đã công bố quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Quang Tín giữ chức vụ Tổng giám đốc thay cho ông Hoàng Văn Tăng có đơn từ nhiệm thể theo nguyện vọng cá nhân. DIC Corp mua lại 1.000 tỷ đồng trái phiếu trước hạn từ HDBankSau khi mua lại trước hạn hai lô trái phiếu vào tháng 11/2022, Tổng công ty CP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp - DIG) tiếp tục mua thêm 1.000 tỷ đồng trái phiếu. 16:16 7/4/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Chủ tịch DIC Group kêu gọi cổ đông dự họp thường niên Người đứng đầu doanh nghiệp khuyến khích cổ đông tham dự trực tiếp hoặc ủy quyền để cuộc họp cổ đông thường niên đủ điều kiện tiến hành. Ông Nguyễn Thiện Tuấn, Chủ tịch HĐQT Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Group - Mã: DIG) vừa có thư gửi cổ đông trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên (ĐHĐCĐ) năm 2023. Đại hội của doanh nghiệp dự kiến diễn ra ngày 28/6 tới tại Vũng Tàu. Theo quy định, cuộc họp chỉ được tiến hành khi có số cổ đông đại diện trên 50% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết tham dự. "DIC Group luôn mong muốn cổ đông trực tiếp tham dự, tham gia góp ý, thảo luận các vấn đề để công ty ngày càng phát triển, mang lại lợi ích cho cổ đông", ông Tuấn khuyến khích cổ đông tham dự để đủ điều kiện tiến hành. Trường hợp cổ đông không thể trực tiếp tham dự, doanh nghiệp đề nghị cổ đông có thể ủy quyền cho người khác có điều kiện trực tiếp tham dự, hoặc ủy quyền cho HĐQT thực hiện quyền và nghĩa vụ tại ĐHĐCĐ thường niên 2023. Người đứng đầu doanh nghiệp phải viết thư kêu gọi bởi trước đó DIC Group đã từng không thể tổ chức được ĐHĐCĐ bất thường năm 2022 vào ngày 14/9/2022 (không đủ trên 50% tổng số phiếu biểu quyết). Công ty phải mất thêm thời gian một tháng sau đó mới có thể họp cổ đông. Chủ tịch DIC Group Nguyễn Thiện Tuấn kêu gọi cổ đông dự họp thường niên 2023. Ảnh: DIG. Thông thường, ĐHĐCĐ thường niên phải họp trong thời hạn 4 tháng, công ty có thể gia hạn nhưng không quá 6 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính. DIG Group đã gia hạn thời gian tổ chức ĐHĐCĐ thường niên chậm nhất đến 30/6 nhằm chuẩn bị đầy đủ tài liệu đại hội. Đại hội lần này sẽ bàn về kế hoạch doanh thu hợp nhất 4.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.400 tỷ đồng, lần lượt gần gấp đôi và gấp 7 lần thực hiện năm 2022. Mức cổ tức 8-15% cho năm 2023, trong khi năm 2022 không chia cổ tức. Tổng công ty có kế hoạch trích 4.138 tỷ đồng cho kế hoạch đầu tư các dự án như Khu đô thị mới Bắc Vũng Tàu, Khu trung tâm Chí Linh Vũng Tàu, Khu phức hợp Cap Saint Jacques, Khu đô thị du lịch Long Tân Nhơn Trạch, Khu dân cư Hiệp Phước, Khu dân cư Thương mại Vị Thanh, Khu nhà ở Lam Hạ Center Point, Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên... Một vấn đề quan trọng nữa là lấy ý kiến điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng Khu trung tâm Chí Linh, TP Vũng Tàu. Lãnh đạo công ty mong muốn bổ sung 3 công trình mới vào hồ sơ dự án để thuận lợi cho quá trình triển khai các thủ tục pháp lý. Theo báo cáo của ban điều hành, tổng mức đầu tư của dự án điều chỉnh là khoảng 9.600 tỷ đồng, diện tích đất 99,72 ha. Nguồn vốn đầu tư gồm 43% huy động từ các tổ chức tín dụng, còn lại 56,95% là vốn tự có. Đại hội cũng sẽ tiến hành bầu thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2023-2027. Đa phần các thành viên đang công tác tại DIC Corp là Chủ tịch Nguyễn Thiện Tuấn, Phó chủ tịch Nguyễn Hùng Cường, Phó chủ tịch Nguyễn Thị Thanh Huyền và Tổng giám đốc Nguyễn Quang Tín. Nhân tố mới tham gia ứng cử là ông Đinh Hồng Kỳ. Ông Kỳ đang nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng tại một số tổ chức, công ty trong lĩnh vực xây dựng như Chủ tịch HĐQT Hệ thống Công ty Secoin, Phó chủ tịch Hội Vật liệu Xây dựng Việt Nam (VABM), Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA), Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu Xây dựng TP.HCM (SACA). Về nhân sự điều hành, DIG Group đầu tháng 6 đã công bố quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Quang Tín giữ chức vụ Tổng giám đốc thay cho ông Hoàng Văn Tăng có đơn từ nhiệm thể theo nguyện vọng cá nhân. DIC Corp mua lại 1.000 tỷ đồng trái phiếu trước hạn từ HDBankSau khi mua lại trước hạn hai lô trái phiếu vào tháng 11/2022, Tổng công ty CP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp - DIG) tiếp tục mua thêm 1.000 tỷ đồng trái phiếu. 16:16 7/4/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Doanh nghiệp liên quan đến đại gia Nguyễn Cao Trí rời sàn chứng khoán
Công ty CP Đầu tư và Dịch vụ Khánh Hội, nơi ông Trí làm thành viên HĐQT, mới đây đã bị Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam huỷ đăng ký chứng khoán.
Ngày 27/6, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) đã có thông báo về việc hủy đăng ký chứng khoán đối với mã chứng khoán KHA của Công ty CP Đầu tư và Dịch vụ Khánh Hội (Dịch vụ Khánh Hội) từ ngày 10/7. Đáng chú ý, đây là doanh nghiệp nơi ông Nguyễn Cao Trí giữ vị trí thành viên HĐQT. Với hơn 14 triệu cổ phiếu lưu hành, tổng giá trị số cổ phiếu bị huỷ đăng ký tính theo mệnh giá khoảng 141 tỷ đồng. Cổ phiếu KHA rời sàn UPCoM từ ngày 14/6. Trước khi rời sàn, mã chứng khoán từng có giá 8.500 đồng/cổ phiếu. Kể từ ngày 3/7, VSD đã ngừng cung cấp dịch vụ lưu ký, rút và chuyển quyền sở hữu chứng khoán KHA. VSD cũng đã chốt danh sách người sở hữu chứng khoán KHA để hủy đăng ký vào hôm 4/7 và chuyển danh sách người sở hữu mã chứng khoán này dưới dạng chứng từ điện tử cho các thành viên lưu ký. Dịch vụ Khánh hội là công ty đa ngành nghề theo giấy phép kinh doanh. Song hiện nay công ty chỉ tập trung vào lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ bất động sản - cho thuê văn phòng, dịch vụ thương mại và giáo dục mầm non. Quay trở lại với ông Nguyễn Cao Trí, Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng mới đây đã ban hành công văn đề nghị ngăn chặn giao dịch đối với quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của ông Trí. Động thái được thực hiện sau khi cơ quan này nhận công văn của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an) về việc phối hợp điều tra vụ án liên quan ông Nguyễn Cao Trí - Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Du lịch Sài Gòn Đại Ninh. Ông Nguyễn Cao Trí được biết đến là doanh nhân sở hữu hàng loạt điểm ăn chơi sang trọng tại TP.HCM cũng như tham gia vào nhiều các lĩnh vực địa ốc, giáo dục... Vị này từng làm lãnh đạo cấp cao tại một số công ty thành viên của Tập đoàn Bến Thành (Bến Thành Group), như Bến Thành Tourist và CTCP Địa ốc Bến Thành (Bến Thành Land). Năm 2015, sau khi Bến Thành Group thoái vốn, ông Trí đã chuyển đổi Bến Thành Land thành Capella Holdings và bắt đầu chuyển trọng tâm kinh doanh sang lĩnh vực ẩm thực, giải trí (F&B Hospitality). Tại đây, ông Trí giữ vai trò Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc. Trong lĩnh vực ngân hàng, vị đại gia này từng đầu tư mua gần 580.000 cổ phiếu SGB của Saigonbank năm 2021 và tham gia vào HĐQT ngân hàng. Tuy nhiên, vào đầu năm nay, ông bất ngờ rút khỏi vai trò chủ chốt tại nhà băng này. Ông chủ Capella Holdings còn tham gia lĩnh vực bóng đá từ đầu năm 2020 khi làm Chủ tịch Sài Gòn FC. Dấu ấn trong lĩnh vực giáo dục của vị đại gia này là vai trò Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đầu tư và Quản lý giáo dục Văn Lang (VLG) - chủ trường Đại học Văn Lang. Tuy vậy, mảng kinh doanh làm nên tên tuổi của Capella Holdings chính là F&B Hospitality, với đơn vị thành viên sớm nhất là CTCP Thương mại và Dịch vụ Thủ Đô - khai thác Trung tâm hội nghị và tiệc cưới Capital Palace với quy mô 14.267 m2 sàn. Cận cảnh dự án 25.000 tỷ đồng của đại gia Nguyễn Cao TríDự án hàng nghìn ha này sau hơn 13 năm cấp phép mới chỉ xây dựng vài hạng mục. Tuy nhiên, do bị bỏ hoang, các hạng mục đều đã xuống cấp, đất đai cũng dần xơ xác. 06:00 7/7/2023 Hệ sinh thái doanh nghiệp của đại gia Nguyễn Cao Trí có gì?Ông chủ Capella được biết đến là doanh nhân sở hữu hàng loạt điểm ăn chơi sang trọng tại TP.HCM cũng như tham gia vào nhiều các lĩnh vực địa ốc, giáo dục... 09:22 6/7/2023 Ngăn chặn giao dịch nhà đất của đại gia Nguyễn Cao TríÔng Nguyễn Cao Trí, Tổng giám đốc Công ty CP đầu tư du lịch Sài Gòn - Đại Ninh, được xác định có liên quan đến vụ án mà Bộ Công an đã khởi tố, điều tra. 09:53 5/7/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Doanh nghiệp liên quan đến đại gia Nguyễn Cao Trí rời sàn chứng khoán Công ty CP Đầu tư và Dịch vụ Khánh Hội, nơi ông Trí làm thành viên HĐQT, mới đây đã bị Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam huỷ đăng ký chứng khoán. Ngày 27/6, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) đã có thông báo về việc hủy đăng ký chứng khoán đối với mã chứng khoán KHA của Công ty CP Đầu tư và Dịch vụ Khánh Hội (Dịch vụ Khánh Hội) từ ngày 10/7. Đáng chú ý, đây là doanh nghiệp nơi ông Nguyễn Cao Trí giữ vị trí thành viên HĐQT. Với hơn 14 triệu cổ phiếu lưu hành, tổng giá trị số cổ phiếu bị huỷ đăng ký tính theo mệnh giá khoảng 141 tỷ đồng. Cổ phiếu KHA rời sàn UPCoM từ ngày 14/6. Trước khi rời sàn, mã chứng khoán từng có giá 8.500 đồng/cổ phiếu. Kể từ ngày 3/7, VSD đã ngừng cung cấp dịch vụ lưu ký, rút và chuyển quyền sở hữu chứng khoán KHA. VSD cũng đã chốt danh sách người sở hữu chứng khoán KHA để hủy đăng ký vào hôm 4/7 và chuyển danh sách người sở hữu mã chứng khoán này dưới dạng chứng từ điện tử cho các thành viên lưu ký. Dịch vụ Khánh hội là công ty đa ngành nghề theo giấy phép kinh doanh. Song hiện nay công ty chỉ tập trung vào lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ bất động sản - cho thuê văn phòng, dịch vụ thương mại và giáo dục mầm non. Quay trở lại với ông Nguyễn Cao Trí, Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng mới đây đã ban hành công văn đề nghị ngăn chặn giao dịch đối với quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của ông Trí. Động thái được thực hiện sau khi cơ quan này nhận công văn của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an) về việc phối hợp điều tra vụ án liên quan ông Nguyễn Cao Trí - Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Du lịch Sài Gòn Đại Ninh. Ông Nguyễn Cao Trí được biết đến là doanh nhân sở hữu hàng loạt điểm ăn chơi sang trọng tại TP.HCM cũng như tham gia vào nhiều các lĩnh vực địa ốc, giáo dục... Vị này từng làm lãnh đạo cấp cao tại một số công ty thành viên của Tập đoàn Bến Thành (Bến Thành Group), như Bến Thành Tourist và CTCP Địa ốc Bến Thành (Bến Thành Land). Năm 2015, sau khi Bến Thành Group thoái vốn, ông Trí đã chuyển đổi Bến Thành Land thành Capella Holdings và bắt đầu chuyển trọng tâm kinh doanh sang lĩnh vực ẩm thực, giải trí (F&B Hospitality). Tại đây, ông Trí giữ vai trò Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc. Trong lĩnh vực ngân hàng, vị đại gia này từng đầu tư mua gần 580.000 cổ phiếu SGB của Saigonbank năm 2021 và tham gia vào HĐQT ngân hàng. Tuy nhiên, vào đầu năm nay, ông bất ngờ rút khỏi vai trò chủ chốt tại nhà băng này. Ông chủ Capella Holdings còn tham gia lĩnh vực bóng đá từ đầu năm 2020 khi làm Chủ tịch Sài Gòn FC. Dấu ấn trong lĩnh vực giáo dục của vị đại gia này là vai trò Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đầu tư và Quản lý giáo dục Văn Lang (VLG) - chủ trường Đại học Văn Lang. Tuy vậy, mảng kinh doanh làm nên tên tuổi của Capella Holdings chính là F&B Hospitality, với đơn vị thành viên sớm nhất là CTCP Thương mại và Dịch vụ Thủ Đô - khai thác Trung tâm hội nghị và tiệc cưới Capital Palace với quy mô 14.267 m2 sàn. Cận cảnh dự án 25.000 tỷ đồng của đại gia Nguyễn Cao TríDự án hàng nghìn ha này sau hơn 13 năm cấp phép mới chỉ xây dựng vài hạng mục. Tuy nhiên, do bị bỏ hoang, các hạng mục đều đã xuống cấp, đất đai cũng dần xơ xác. 06:00 7/7/2023 Hệ sinh thái doanh nghiệp của đại gia Nguyễn Cao Trí có gì?Ông chủ Capella được biết đến là doanh nhân sở hữu hàng loạt điểm ăn chơi sang trọng tại TP.HCM cũng như tham gia vào nhiều các lĩnh vực địa ốc, giáo dục... 09:22 6/7/2023 Ngăn chặn giao dịch nhà đất của đại gia Nguyễn Cao TríÔng Nguyễn Cao Trí, Tổng giám đốc Công ty CP đầu tư du lịch Sài Gòn - Đại Ninh, được xác định có liên quan đến vụ án mà Bộ Công an đã khởi tố, điều tra. 09:53 5/7/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Nestlé đầu tư thêm 100 triệu USD vào nhà máy ở Đồng Nai
Khoản đầu tư bổ sung cho nhà máy Nestlé Trị An sẽ giúp tăng cường năng lực, công suất để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về cà phê.
Nhà máy của Nestlé tại Đồng Nai. Ảnh: Nestlé. Nestlé Việt Nam vừa công bố đầu tư thêm 100 triệu USD nhằm tăng gấp đôi công suất chế biến các dòng cà phê chất lượng cao tại nhà máy Nestlé Trị An, tỉnh Đồng Nai. Khoản đầu tư nói trên đã nâng tổng vốn đầu tư tại nhà máy này lên hơn 500 triệu USD. Chia sẻ về khoản đầu tư này, ông Binu Jacob, Tổng giám đốc Nestlé Việt Nam, cho biết: “Dự án là minh chứng cho cam kết đầu tư dài hạn của Nestlé tại Việt Nam. Dự kiến khi dự án đi vào hoạt động, công suất của nhà máy sẽ tăng lên gấp đôi, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước và khai thác hiệu quả dư địa xuất khẩu. Đồng thời, thông qua dự án này, chúng tôi cũng mong muốn có thể tạo ra nhiều cơ hội việc làm và tiếp tục mở rộng các hoạt động đầu tư lâu dài tại Việt Nam". Hiện nay, các sản phẩm cà phê sản xuất tại nhà máy Nestlé Trị An đã được xuất khẩu đi hơn 29 quốc gia trên thế giới. Ngoài ra, Nestlé còn là đơn vị thu mua cà phê lớn nhất với tổng chi phí thu mua từ Việt Nam hàng năm là 700 triệu USD. Tính đến nay, Tập đoàn Nestlé đã đầu tư gần 830 triệu USD thông qua Công ty TNHH Nestlé Việt Nam với 4 nhà máy và 2 trung tâm phân phối. Riêng tại tỉnh Đồng Nai, công ty đang vận hành 3 nhà máy. Trong đó Nestlé Trị An là một trong những nhà máy sản xuất lớn nhất của Nestlé tại Việt Nam. Độc giả ZNews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Nestlé đầu tư thêm 100 triệu USD vào nhà máy ở Đồng Nai Khoản đầu tư bổ sung cho nhà máy Nestlé Trị An sẽ giúp tăng cường năng lực, công suất để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về cà phê. Nhà máy của Nestlé tại Đồng Nai. Ảnh: Nestlé. Nestlé Việt Nam vừa công bố đầu tư thêm 100 triệu USD nhằm tăng gấp đôi công suất chế biến các dòng cà phê chất lượng cao tại nhà máy Nestlé Trị An, tỉnh Đồng Nai. Khoản đầu tư nói trên đã nâng tổng vốn đầu tư tại nhà máy này lên hơn 500 triệu USD. Chia sẻ về khoản đầu tư này, ông Binu Jacob, Tổng giám đốc Nestlé Việt Nam, cho biết: “Dự án là minh chứng cho cam kết đầu tư dài hạn của Nestlé tại Việt Nam. Dự kiến khi dự án đi vào hoạt động, công suất của nhà máy sẽ tăng lên gấp đôi, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước và khai thác hiệu quả dư địa xuất khẩu. Đồng thời, thông qua dự án này, chúng tôi cũng mong muốn có thể tạo ra nhiều cơ hội việc làm và tiếp tục mở rộng các hoạt động đầu tư lâu dài tại Việt Nam". Hiện nay, các sản phẩm cà phê sản xuất tại nhà máy Nestlé Trị An đã được xuất khẩu đi hơn 29 quốc gia trên thế giới. Ngoài ra, Nestlé còn là đơn vị thu mua cà phê lớn nhất với tổng chi phí thu mua từ Việt Nam hàng năm là 700 triệu USD. Tính đến nay, Tập đoàn Nestlé đã đầu tư gần 830 triệu USD thông qua Công ty TNHH Nestlé Việt Nam với 4 nhà máy và 2 trung tâm phân phối. Riêng tại tỉnh Đồng Nai, công ty đang vận hành 3 nhà máy. Trong đó Nestlé Trị An là một trong những nhà máy sản xuất lớn nhất của Nestlé tại Việt Nam. Độc giả ZNews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
4 ngân hàng lớn nhất thị trường đồng loạt hạ lãi suất tiết kiệm
Chỉ trong hôm nay, đã có 3 ngân hàng quốc doanh gồm BIDV, VietinBank và Agribank thông báo giảm mạnh lãi suất tiết kiệm. Trước đó, Vietcombank cũng đã giảm lãi suất từ đầu tháng.
Nhóm ngân hàng quốc doanh vừa có đợt điều chỉnh giảm mạnh lãi suất tiết kiệm. Ảnh: Chí Hùng. Ngân hàng BIDV vừa công bố biểu lãi suất tiết kiệm mới với việc tiếp tục điều chỉnh giảm ở hầu hết kỳ hạn. Trước đó, nhà băng này đã 2 lần điều chỉnh lãi suất vào ngày 11/12 và 12/12. Sau các đợt điều chỉnh liên tục, lãi suất tiết kiệm tại BIDV đã giảm tới 0,6 điểm %/năm so với đầu tháng 12. Với hình thức gửi tiết kiệm online, BIDV giảm lãi suất tiền gửi của khách hàng cá nhân kỳ hạn 1-2 tháng còn 2,6%/năm; kỳ hạn 3-5 tháng giảm còn 3%/năm; kỳ hạn 6-9 tháng còn 4%/năm; kỳ hạn 12-18 tháng còn 5%/năm. Với các khoản tiền gửi trên 18 tháng, khách hàng cá nhân được hưởng lãi suất 5,3%/năm, không thay đổi so với biểu lãi trước đó. Tương tự, Agribank cũng điều chỉnh giảm một loạt mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân. Theo đó, lãi suất nhà băng này áp dụng với kỳ hạn 1-2 tháng đã giảm 0,6 điểm %/năm về mức 2,6%/năm; kỳ hạn 3-5 tháng giảm còn 3%/năm. Kỳ hạn 6-11 tháng giảm 0,5 điểm % còn 4%/năm, 12-18 tháng giảm 0,3 điểm % còn 5%/năm; trong khi kỳ hạn gửi 24 tháng trở lên được giữ nguyên lãi suất ở 5,3%/năm. Với VietinBank, mức lãi suất tiết kiệm kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng cũng giảm tối đa 0,6 điểm % so với biểu lãi suất áp dụng hồi đầu tháng 12. Theo đó, ngân hàng này hiện chỉ chấp nhận chi trả mức lãi suất 2,6%/năm với tiền gửi 1-2 tháng; 3%/năm với tiền gửi 3-5 tháng. Đối với kỳ hạn 6-11 tháng, mức giảm là 0,5 điểm % xuống còn 4%/năm; kỳ hạn 12-18 tháng giảm 0,3 điểm % xuống còn 5%/năm; và kỳ hạn từ 24 tháng trở lên giữ nguyên ở mức 5,5%/năm. Đây cũng là mức lãi suất tiền gửi cao nhất tại nhà băng này. Như vậy, sau đợt điều chỉnh của nhóm ngân hàng quốc doanh, hiện lãi suất tiết kiệm thấp nhất trong nhóm Big 4 đang thuộc về Vietcombank. Sau đợt giảm lãi suất hồi đầu tháng, hiện nhà băng này chỉ đưa ra mức lãi suất 2,2%/năm cho tiền gửi 1-2 tháng; 2,5%/năm cho tiền gửi 3-5 tháng; 3,5%/năm cho tiền gửi 6-11 tháng; và 4,8%/năm cho kỳ hạn 12 tháng trở lên. Hiện đây cũng là mức lãi suất huy động thấp nhất thị trường. Không riêng nhóm ngân hàng quốc doanh, kể từ đầu tháng 12 đến nay, đã có trên 10 ngân hàng thương mại điều chỉnh giảm biểu lãi suất huy động tiền gửi của khách hàng cá nhân như HDBank, Techcombank, Eximbank, KienlongBank, SCB, PGBank, MB, MSB... Nếu như tháng trước, thị trường vẫn còn vài nhà băng chịu chi trả lãi suất hơn 6%/năm cho tiền gửi kỳ hạn 12 tháng thì sang tới tháng 12, người gửi tiền muốn hưởng mức lãi suất này phải chấp nhận gửi ở kỳ hạn dài hơn 15-24 tháng trở lên. Một vài nhà băng đang trả lãi suất 6-6,5%/năm cho khoản tiền gửi kỳ hạn dài 15-24 tháng là HDBank, Kienlongbank, VietBank, NCB, SHB, OCB, LPBank, MSB... Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Znews tại Tủ sách kinh tế Chứng khoán VPS và cựu Giám đốc tư vấn bị xử phạtỦy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết định xử phạt Công ty CP Chứng khoán VPS và cựu Giám đốc tư vấn của công ty này với tổng số tiền phạt gần 173 triệu đồng. 14:39 13/12/2023 Quỹ ngoại Dragon Capital tăng sở hữu tại Tập đoàn Hà Đô lên 13%Đây là lần thứ hai trong năm nhóm quỹ ngoại Dragon Capital báo cáo giao dịch làm thay đổi tỷ lệ sở hữu vượt quá 10% vốn Tập đoàn Hà Đô. 18:55 12/12/2023
4 ngân hàng lớn nhất thị trường đồng loạt hạ lãi suất tiết kiệm Chỉ trong hôm nay, đã có 3 ngân hàng quốc doanh gồm BIDV, VietinBank và Agribank thông báo giảm mạnh lãi suất tiết kiệm. Trước đó, Vietcombank cũng đã giảm lãi suất từ đầu tháng. Nhóm ngân hàng quốc doanh vừa có đợt điều chỉnh giảm mạnh lãi suất tiết kiệm. Ảnh: Chí Hùng. Ngân hàng BIDV vừa công bố biểu lãi suất tiết kiệm mới với việc tiếp tục điều chỉnh giảm ở hầu hết kỳ hạn. Trước đó, nhà băng này đã 2 lần điều chỉnh lãi suất vào ngày 11/12 và 12/12. Sau các đợt điều chỉnh liên tục, lãi suất tiết kiệm tại BIDV đã giảm tới 0,6 điểm %/năm so với đầu tháng 12. Với hình thức gửi tiết kiệm online, BIDV giảm lãi suất tiền gửi của khách hàng cá nhân kỳ hạn 1-2 tháng còn 2,6%/năm; kỳ hạn 3-5 tháng giảm còn 3%/năm; kỳ hạn 6-9 tháng còn 4%/năm; kỳ hạn 12-18 tháng còn 5%/năm. Với các khoản tiền gửi trên 18 tháng, khách hàng cá nhân được hưởng lãi suất 5,3%/năm, không thay đổi so với biểu lãi trước đó. Tương tự, Agribank cũng điều chỉnh giảm một loạt mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân. Theo đó, lãi suất nhà băng này áp dụng với kỳ hạn 1-2 tháng đã giảm 0,6 điểm %/năm về mức 2,6%/năm; kỳ hạn 3-5 tháng giảm còn 3%/năm. Kỳ hạn 6-11 tháng giảm 0,5 điểm % còn 4%/năm, 12-18 tháng giảm 0,3 điểm % còn 5%/năm; trong khi kỳ hạn gửi 24 tháng trở lên được giữ nguyên lãi suất ở 5,3%/năm. Với VietinBank, mức lãi suất tiết kiệm kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng cũng giảm tối đa 0,6 điểm % so với biểu lãi suất áp dụng hồi đầu tháng 12. Theo đó, ngân hàng này hiện chỉ chấp nhận chi trả mức lãi suất 2,6%/năm với tiền gửi 1-2 tháng; 3%/năm với tiền gửi 3-5 tháng. Đối với kỳ hạn 6-11 tháng, mức giảm là 0,5 điểm % xuống còn 4%/năm; kỳ hạn 12-18 tháng giảm 0,3 điểm % xuống còn 5%/năm; và kỳ hạn từ 24 tháng trở lên giữ nguyên ở mức 5,5%/năm. Đây cũng là mức lãi suất tiền gửi cao nhất tại nhà băng này. Như vậy, sau đợt điều chỉnh của nhóm ngân hàng quốc doanh, hiện lãi suất tiết kiệm thấp nhất trong nhóm Big 4 đang thuộc về Vietcombank. Sau đợt giảm lãi suất hồi đầu tháng, hiện nhà băng này chỉ đưa ra mức lãi suất 2,2%/năm cho tiền gửi 1-2 tháng; 2,5%/năm cho tiền gửi 3-5 tháng; 3,5%/năm cho tiền gửi 6-11 tháng; và 4,8%/năm cho kỳ hạn 12 tháng trở lên. Hiện đây cũng là mức lãi suất huy động thấp nhất thị trường. Không riêng nhóm ngân hàng quốc doanh, kể từ đầu tháng 12 đến nay, đã có trên 10 ngân hàng thương mại điều chỉnh giảm biểu lãi suất huy động tiền gửi của khách hàng cá nhân như HDBank, Techcombank, Eximbank, KienlongBank, SCB, PGBank, MB, MSB... Nếu như tháng trước, thị trường vẫn còn vài nhà băng chịu chi trả lãi suất hơn 6%/năm cho tiền gửi kỳ hạn 12 tháng thì sang tới tháng 12, người gửi tiền muốn hưởng mức lãi suất này phải chấp nhận gửi ở kỳ hạn dài hơn 15-24 tháng trở lên. Một vài nhà băng đang trả lãi suất 6-6,5%/năm cho khoản tiền gửi kỳ hạn dài 15-24 tháng là HDBank, Kienlongbank, VietBank, NCB, SHB, OCB, LPBank, MSB... Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Znews tại Tủ sách kinh tế Chứng khoán VPS và cựu Giám đốc tư vấn bị xử phạtỦy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết định xử phạt Công ty CP Chứng khoán VPS và cựu Giám đốc tư vấn của công ty này với tổng số tiền phạt gần 173 triệu đồng. 14:39 13/12/2023 Quỹ ngoại Dragon Capital tăng sở hữu tại Tập đoàn Hà Đô lên 13%Đây là lần thứ hai trong năm nhóm quỹ ngoại Dragon Capital báo cáo giao dịch làm thay đổi tỷ lệ sở hữu vượt quá 10% vốn Tập đoàn Hà Đô. 18:55 12/12/2023
Anh có thể đã tránh được suy thoái
Lãi suất điều hành của Anh vừa được tăng 0,25 điểm phần trăm. Ngân hàng trung ương nước này cũng loại trừ khả năng Anh rơi vào suy thoái trong năm nay.
BoE vừa tăng lãi suất 25 điểm cơ bản. Ảnh: Reuters. Theo CNBC, hôm 11/5, Ngân hàng Anh (BoE) đã tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm và điều chỉnh dự báo kinh tế. Theo đó, cơ quan này loại trừ khả năng Anh rơi vào suy thoái trong năm nay. Như vậy, lãi suất điều hành của Anh đã được nâng từ 4,25% lên 4,5%. Trong tháng 3, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Anh đã tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước do giá thực phẩm và nhiên liệu liên tục tăng cao. Tránh được một cuộc suy thoái Lạm phát cốt lõi trong tháng 3 là 5,7% (so với cùng kỳ năm 2022), không đổi so với năm trước, phơi bày những rủi ro mà ngân hàng trung ương nước này lo ngại. Tuy nhiên, Ủy ban Chính sách tiền tệ Anh (MPC) cho rằng nền kinh tế Anh sẽ không rơi vào suy thoái trong năm nay. Cơ quan này dự báo GDP đi ngang trong nửa đầu năm nay, rồi tăng trưởng 0,9% đến giữa năm sau, và tiếp tục mở rộng 0,7% vào giữa năm 2025. Đến nay, nền kinh tế Anh đã cho thấy sức chống chịu tốt hơn nhiều so với những dự báo trước đây. Đa số từng tin rằng nước này sẽ không thể tránh được một cuộc suy thoái. Tuy nhiên, gánh nặng chi phí nhiên liệu của nước này đã giảm bớt. Cùng với đó là các chính sách tài chính giúp cải thiện triển vọng của nền kinh tế. "Đã có những tin tốt đối với triển vọng ngắn hạn của các hoạt động kinh tế trên toàn cầu", MPC nhận định. Cơ quan này tin rằng đóng góp của Anh đối với kinh tế thế giới sẽ tăng lên, nhưng với tốc độ vừa phải. "Rủi ro vẫn còn, nhưng nếu không có thêm một cú sốc nữa, việc các điều kiện tín dụng trên toàn cầu bị thắt chặt do những diễn biến mới nhất của ngành ngân hàng sẽ chỉ tác động nhỏ lên GDP", cơ quan này nhận xét. Lạm phát sẽ nóng đến khi nào? Lạm phát được dự báo giảm mạnh trong tháng 4. Bởi tác động của xung đột Nga - Ukraine bắt đầu trở nên rõ ràng từ thời điểm này năm ngoái, nên hiệu ứng cơ sở thấp có thể không còn kể từ tháng 4. Mặt khác, chính phủ Anh đã mở rộng chương trình bình ổn giá năng lượng. Cùng với đó là sự sụt giảm của giá nhiên liệu đầu vào. Điều này có thể cởi bỏ áp lực lạm phát đối với người tiêu dùng nước này. Dù vậy, MPC cho rằng lạm phát của Anh sẽ hạ nhiệt với tốc độ thấp hơn dự báo được công bố hồi tháng 2. Cuối năm nay, CPI có thể chỉ tăng khoảng 5,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Cơ quan này nhận định nếu có thêm bằng chứng cho thấy áp lực lạm phát vẫn còn dai dẳng, Anh sẽ cần phải thắt chặt hơn nữa các chính sách tiền tệ. Hồi đầu tháng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất lần thứ 10 liên tiếp. Nhưng cơ quan này cũng phát đi tín hiệu rằng chu kỳ thắt chặt sắp hoàn thành. Trong tuyên bố sau cuộc họp, Fed cho biết sẽ "cân nhắc toàn bộ tác động của các đợt thắt chặt chính sách tiền tệ, độ trễ của tác động đối với lạm phát và nền kinh tế, cũng như những diễn biến mới của hệ thống tài chính và kinh tế". Theo dữ liệu mới nhất, CPI của Mỹ tăng 0,4% trong tháng 4 và 4,9% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn ước tính 5% và là mức tăng thấp nhất kể từ tháng 4/2021. Sau Fed chỉ một ngày, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm, đưa lãi suất điều hành lên mức cao nhất kể từ tháng 11/2008. Như vậy, lãi suất điều hành của khu vực sẽ được nâng lên 3,25%. Các dữ liệu chỉ ra lạm phát của khu vực đồng tiền chung euro là 7% trong tháng 4. Lạm phát cốt lõi - loại trừ giá thực phẩm và năng lượng - giảm nhẹ xuống 5,6%. "Lạm phát tổng thể đã giảm trong những tháng qua, nhưng áp lực giá cả vẫn còn rất lớn", ngân hàng trung ương nhấn mạnh. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Giá xăng dầu thế giới bật tăngNhững áp lực trên thị trường dầu thô đã được cởi bỏ. Giới quan sát tin rằng giá sẽ đi lên trong phần còn lại của năm. 19:13 11/5/2023 Bức tranh lạm phát trái ngược của Mỹ và Trung QuốcCục Dự trữ Liên bang Mỹ đang muốn kìm hãm tăng trưởng kinh tế để hạ nhiệt lạm phát. Trong khi đó, lạm phát quá thấp đã trở thành vấn đề với kinh tế Trung Quốc. 18:00 11/5/2023
Anh có thể đã tránh được suy thoái Lãi suất điều hành của Anh vừa được tăng 0,25 điểm phần trăm. Ngân hàng trung ương nước này cũng loại trừ khả năng Anh rơi vào suy thoái trong năm nay. BoE vừa tăng lãi suất 25 điểm cơ bản. Ảnh: Reuters. Theo CNBC, hôm 11/5, Ngân hàng Anh (BoE) đã tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm và điều chỉnh dự báo kinh tế. Theo đó, cơ quan này loại trừ khả năng Anh rơi vào suy thoái trong năm nay. Như vậy, lãi suất điều hành của Anh đã được nâng từ 4,25% lên 4,5%. Trong tháng 3, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Anh đã tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước do giá thực phẩm và nhiên liệu liên tục tăng cao. Tránh được một cuộc suy thoái Lạm phát cốt lõi trong tháng 3 là 5,7% (so với cùng kỳ năm 2022), không đổi so với năm trước, phơi bày những rủi ro mà ngân hàng trung ương nước này lo ngại. Tuy nhiên, Ủy ban Chính sách tiền tệ Anh (MPC) cho rằng nền kinh tế Anh sẽ không rơi vào suy thoái trong năm nay. Cơ quan này dự báo GDP đi ngang trong nửa đầu năm nay, rồi tăng trưởng 0,9% đến giữa năm sau, và tiếp tục mở rộng 0,7% vào giữa năm 2025. Đến nay, nền kinh tế Anh đã cho thấy sức chống chịu tốt hơn nhiều so với những dự báo trước đây. Đa số từng tin rằng nước này sẽ không thể tránh được một cuộc suy thoái. Tuy nhiên, gánh nặng chi phí nhiên liệu của nước này đã giảm bớt. Cùng với đó là các chính sách tài chính giúp cải thiện triển vọng của nền kinh tế. "Đã có những tin tốt đối với triển vọng ngắn hạn của các hoạt động kinh tế trên toàn cầu", MPC nhận định. Cơ quan này tin rằng đóng góp của Anh đối với kinh tế thế giới sẽ tăng lên, nhưng với tốc độ vừa phải. "Rủi ro vẫn còn, nhưng nếu không có thêm một cú sốc nữa, việc các điều kiện tín dụng trên toàn cầu bị thắt chặt do những diễn biến mới nhất của ngành ngân hàng sẽ chỉ tác động nhỏ lên GDP", cơ quan này nhận xét. Lạm phát sẽ nóng đến khi nào? Lạm phát được dự báo giảm mạnh trong tháng 4. Bởi tác động của xung đột Nga - Ukraine bắt đầu trở nên rõ ràng từ thời điểm này năm ngoái, nên hiệu ứng cơ sở thấp có thể không còn kể từ tháng 4. Mặt khác, chính phủ Anh đã mở rộng chương trình bình ổn giá năng lượng. Cùng với đó là sự sụt giảm của giá nhiên liệu đầu vào. Điều này có thể cởi bỏ áp lực lạm phát đối với người tiêu dùng nước này. Dù vậy, MPC cho rằng lạm phát của Anh sẽ hạ nhiệt với tốc độ thấp hơn dự báo được công bố hồi tháng 2. Cuối năm nay, CPI có thể chỉ tăng khoảng 5,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Cơ quan này nhận định nếu có thêm bằng chứng cho thấy áp lực lạm phát vẫn còn dai dẳng, Anh sẽ cần phải thắt chặt hơn nữa các chính sách tiền tệ. Hồi đầu tháng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất lần thứ 10 liên tiếp. Nhưng cơ quan này cũng phát đi tín hiệu rằng chu kỳ thắt chặt sắp hoàn thành. Trong tuyên bố sau cuộc họp, Fed cho biết sẽ "cân nhắc toàn bộ tác động của các đợt thắt chặt chính sách tiền tệ, độ trễ của tác động đối với lạm phát và nền kinh tế, cũng như những diễn biến mới của hệ thống tài chính và kinh tế". Theo dữ liệu mới nhất, CPI của Mỹ tăng 0,4% trong tháng 4 và 4,9% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn ước tính 5% và là mức tăng thấp nhất kể từ tháng 4/2021. Sau Fed chỉ một ngày, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm, đưa lãi suất điều hành lên mức cao nhất kể từ tháng 11/2008. Như vậy, lãi suất điều hành của khu vực sẽ được nâng lên 3,25%. Các dữ liệu chỉ ra lạm phát của khu vực đồng tiền chung euro là 7% trong tháng 4. Lạm phát cốt lõi - loại trừ giá thực phẩm và năng lượng - giảm nhẹ xuống 5,6%. "Lạm phát tổng thể đã giảm trong những tháng qua, nhưng áp lực giá cả vẫn còn rất lớn", ngân hàng trung ương nhấn mạnh. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Giá xăng dầu thế giới bật tăngNhững áp lực trên thị trường dầu thô đã được cởi bỏ. Giới quan sát tin rằng giá sẽ đi lên trong phần còn lại của năm. 19:13 11/5/2023 Bức tranh lạm phát trái ngược của Mỹ và Trung QuốcCục Dự trữ Liên bang Mỹ đang muốn kìm hãm tăng trưởng kinh tế để hạ nhiệt lạm phát. Trong khi đó, lạm phát quá thấp đã trở thành vấn đề với kinh tế Trung Quốc. 18:00 11/5/2023
PGBank có tân chủ tịch người nước ngoài
Hội đồng Quản trị PGBank vừa bầu mới chức danh Chủ tịch HĐQT sau khi 3 thành viên thôi làm đại diện phần vốn góp của Tập đoàn Petrolimex tại ngân hàng này.
Ông Oliver Schwatzhaupt, tân Chủ tịch HĐQT PGBank. Ảnh: PGB. Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank - PGB) vừa công bố thông tin về việc bổ nhiệm tân Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT). Theo đó, HĐQT nhà băng này đã thống nhất bầu ông Oliver Schwatzhaupt, Thành viên HĐQT, Phó trưởng ban Ủy ban Quản lý rủi ro ngân hàng làm Chủ tịch HĐQT kể từ ngày 4/5. Theo thông tin từ ngân hàng, ông Oliver Schwatzhaupt (quốc tịch Đức) tốt nghiệp trình độ thạc sĩ Kinh tế tại Đại học Justus Liebig (Đức). Ông đã có 29 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và quản trị rủi ro. Ông Oliver Schwatzhaupt từng đảm nhiệm nhiều vai trò quản lý cấp cao tại các tổ chức tài chính quốc tế như Giám đốc Quản lý rủi ro tín dụng DZBank; Giám đốc Quản lý xếp hạng tín dụng CommerzBank, Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc Quản lý rủi ro Emirates NBD Group. Đáng chú ý, ông Oliver Schwatzhaupt chính là nhân sự cũ của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB). Trong đó, ông từng đảm nhiệm chức vụ Giám đốc Khối Quản lý rủi ro (năm 2010-2012) và Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc khối Quản lý rủi ro MSB (năm 2019-2022). Ngày 26/4/2022, ông chính thức được bổ nhiệm là Thành viên HĐQT của PGBank. Việc ông Oliver Schwatzhaupt được bầu làm Chủ tịch HĐQT PGBank diễn ra ngay sau khi 3 thành viên đương nhiệm HĐQT đại diện phần vốn góp của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) bao gồm các ông Nguyễn Quang Định (Chủ tịch), Trần Ngọc Năm (Thành viên), Lưu Văn Tuyển (Thành viên) đương nhiên mất tư cách sau khi Petrolimex thoái vốn khỏi ngân hàng. Ngoài ra, HĐQT PGBank còn có sự thay đổi nhân sự khác khi một Thành viên HĐQT là ông Nguyễn Mạnh Hải cũng xin từ nhiệm từ ngày 5/5 với lý do cá nhân. Trong thời gian chờ nhóm cổ đông mới chính thức lộ diện và đề cử bổ sung thành viên HĐQT, hiện HĐQT PGBank có 5 thành viên gồm ông Oliver Schwarzhaupt (Chủ tịch HĐQT), ông Nguyễn Tiến Dũng (Phó chủ tịch), ông Đinh Thành Nghiệp, ông Nguyễn Phi Hùng (Tổng giám đốc) và ông Nilesh Ratilal Banglorewala. Theo PGBank, động thái này nằm trong tiến trình kiện toàn lại toàn bộ hoạt động về nhân sự, công tác quản trị rủi ro, công tác phát triển sản phẩm dịch vụ để phù hợp với những thay đổi sau khi Petrolimex thoái vốn. Trước đó, vào đầu tháng 4, cổ đông lớn nhất của ngân hàng này - Petrolimex - đã bán xong toàn bộ 120 triệu cổ phần sở hữu tại PGBank với giá trung bình 21.400 đồng/cổ phiếu, thu về 2.568 tỷ đồng. Trong đó, 3 tổ chức đã mua thành công số cổ phần này là CTCP Quốc Tế Cường Phát với 40,6 triệu cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 13,54% vốn điều lệ của ngân hàng; CTCP Thương mại Vũ Anh Đức sở hữu hơn 40 triệu cổ phiếu, chiếm 13,36% và Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Phát triển thương mại Gia Linh mua 39,3 triệu cổ phiếu, chiếm 13,1%. Sau giao dịch, 3 tổ chức này hiện nắm hơn 40% vốn điều lệ của PGBank, trở thành nhóm cổ đông lớn mới tại ngân hàng và thuộc diện phải công bố thông tin trong thời gian tới. Về kế hoạch kinh doanh năm nay, PGBank đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế đạt 530 tỷ đồng. Các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng dự kiến ở mức 11,2%, đạt 35.881 tỷ đồng; tổng tài sản tăng 8,3%, đạt hơn 53.000 tỷ đồng; và chỉ tiêu huy động vốn dự kiến tăng 10,6%, đạt hơn 47.200 tỷ đồng. Ba tổ chức gom lượng lớn cổ phần PGBankPetrolimex đã hoàn tất thoái 40% vốn tại PGBank với mức giá hơn 21.400 đồng/cổ phiếu, các cổ đông mới gồm 3 tổ chức và 1 cá nhân gom toàn bộ cổ phần đấu giá. 14:11 7/4/2023 Petrolimex chốt giá thương vụ bán 40% vốn PG BankPetrolimex sẽ thu về không dưới 2.556 tỷ đồng nếu thương vụ thoái vốn thành công và sẽ đóng góp khoản lãi hàng trăm tỷ đồng cho năm nay. 10:13 1/3/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
PGBank có tân chủ tịch người nước ngoài Hội đồng Quản trị PGBank vừa bầu mới chức danh Chủ tịch HĐQT sau khi 3 thành viên thôi làm đại diện phần vốn góp của Tập đoàn Petrolimex tại ngân hàng này. Ông Oliver Schwatzhaupt, tân Chủ tịch HĐQT PGBank. Ảnh: PGB. Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank - PGB) vừa công bố thông tin về việc bổ nhiệm tân Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT). Theo đó, HĐQT nhà băng này đã thống nhất bầu ông Oliver Schwatzhaupt, Thành viên HĐQT, Phó trưởng ban Ủy ban Quản lý rủi ro ngân hàng làm Chủ tịch HĐQT kể từ ngày 4/5. Theo thông tin từ ngân hàng, ông Oliver Schwatzhaupt (quốc tịch Đức) tốt nghiệp trình độ thạc sĩ Kinh tế tại Đại học Justus Liebig (Đức). Ông đã có 29 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và quản trị rủi ro. Ông Oliver Schwatzhaupt từng đảm nhiệm nhiều vai trò quản lý cấp cao tại các tổ chức tài chính quốc tế như Giám đốc Quản lý rủi ro tín dụng DZBank; Giám đốc Quản lý xếp hạng tín dụng CommerzBank, Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc Quản lý rủi ro Emirates NBD Group. Đáng chú ý, ông Oliver Schwatzhaupt chính là nhân sự cũ của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB). Trong đó, ông từng đảm nhiệm chức vụ Giám đốc Khối Quản lý rủi ro (năm 2010-2012) và Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc khối Quản lý rủi ro MSB (năm 2019-2022). Ngày 26/4/2022, ông chính thức được bổ nhiệm là Thành viên HĐQT của PGBank. Việc ông Oliver Schwatzhaupt được bầu làm Chủ tịch HĐQT PGBank diễn ra ngay sau khi 3 thành viên đương nhiệm HĐQT đại diện phần vốn góp của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) bao gồm các ông Nguyễn Quang Định (Chủ tịch), Trần Ngọc Năm (Thành viên), Lưu Văn Tuyển (Thành viên) đương nhiên mất tư cách sau khi Petrolimex thoái vốn khỏi ngân hàng. Ngoài ra, HĐQT PGBank còn có sự thay đổi nhân sự khác khi một Thành viên HĐQT là ông Nguyễn Mạnh Hải cũng xin từ nhiệm từ ngày 5/5 với lý do cá nhân. Trong thời gian chờ nhóm cổ đông mới chính thức lộ diện và đề cử bổ sung thành viên HĐQT, hiện HĐQT PGBank có 5 thành viên gồm ông Oliver Schwarzhaupt (Chủ tịch HĐQT), ông Nguyễn Tiến Dũng (Phó chủ tịch), ông Đinh Thành Nghiệp, ông Nguyễn Phi Hùng (Tổng giám đốc) và ông Nilesh Ratilal Banglorewala. Theo PGBank, động thái này nằm trong tiến trình kiện toàn lại toàn bộ hoạt động về nhân sự, công tác quản trị rủi ro, công tác phát triển sản phẩm dịch vụ để phù hợp với những thay đổi sau khi Petrolimex thoái vốn. Trước đó, vào đầu tháng 4, cổ đông lớn nhất của ngân hàng này - Petrolimex - đã bán xong toàn bộ 120 triệu cổ phần sở hữu tại PGBank với giá trung bình 21.400 đồng/cổ phiếu, thu về 2.568 tỷ đồng. Trong đó, 3 tổ chức đã mua thành công số cổ phần này là CTCP Quốc Tế Cường Phát với 40,6 triệu cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 13,54% vốn điều lệ của ngân hàng; CTCP Thương mại Vũ Anh Đức sở hữu hơn 40 triệu cổ phiếu, chiếm 13,36% và Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Phát triển thương mại Gia Linh mua 39,3 triệu cổ phiếu, chiếm 13,1%. Sau giao dịch, 3 tổ chức này hiện nắm hơn 40% vốn điều lệ của PGBank, trở thành nhóm cổ đông lớn mới tại ngân hàng và thuộc diện phải công bố thông tin trong thời gian tới. Về kế hoạch kinh doanh năm nay, PGBank đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế đạt 530 tỷ đồng. Các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng dự kiến ở mức 11,2%, đạt 35.881 tỷ đồng; tổng tài sản tăng 8,3%, đạt hơn 53.000 tỷ đồng; và chỉ tiêu huy động vốn dự kiến tăng 10,6%, đạt hơn 47.200 tỷ đồng. Ba tổ chức gom lượng lớn cổ phần PGBankPetrolimex đã hoàn tất thoái 40% vốn tại PGBank với mức giá hơn 21.400 đồng/cổ phiếu, các cổ đông mới gồm 3 tổ chức và 1 cá nhân gom toàn bộ cổ phần đấu giá. 14:11 7/4/2023 Petrolimex chốt giá thương vụ bán 40% vốn PG BankPetrolimex sẽ thu về không dưới 2.556 tỷ đồng nếu thương vụ thoái vốn thành công và sẽ đóng góp khoản lãi hàng trăm tỷ đồng cho năm nay. 10:13 1/3/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Chủ chuỗi bệnh viện Hoàn Mỹ báo lỗ
Sau một năm báo lãi lớn, Công ty cổ phần Y Khoa Hoàn Mỹ vừa chứng kiến lợi nhuận sau thuế âm gần 50 tỷ đồng trong năm 2022.
Công ty CP Y khoa Hoàn Mỹ vừa có văn bản gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông tin về tình hình tài chính doanh nghiệp năm 2022. Theo đó, Hoàn Mỹ ghi nhận khoản lỗ sau thuế gần 50 tỷ đồng. Trong khi năm 2021 - cao điểm dịch Covid-19, doanh nghiệp này từng có lãi hơn 285 tỷ đồng. Việc thua lỗ trong năm 2022 đã làm vốn chủ sở hữu giảm nhẹ 50 tỷ đồng so với cuối năm 2021, xuống còn 1.388 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) cũng lùi về mức âm 3,6%, cùng kỳ đạt gần 20%. Về nợ phải trả, Hoàn Mỹ có tổng cộng hơn 3.485 tỷ đồng, tăng khoảng 7% so với năm 2021. Do đó, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu tăng từ 2.26 lần vào cuối năm 2021 lên 2.51 lần vào cuối năm 2022. Dư nợ trái phiếu trên vốn chủ sở hữu của Hoàn Mỹ cũng tăng nhẹ từ 1,6 lần lên 1,66 lần trong năm 2022. Công ty cổ phần Y Khoa Hoàn Mỹ được thành lập vào năm 2007 hiện do bà Nguyễn Thị Châu Loan làm Tổng giám đốc. Doanh nghiệp này đang vận hành bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn - bệnh viện tư nhân đầu tiên tại Việt Nam và hiện là đơn vị hàng đầu với gần 3.000 giường bệnh trong chuỗi 15 bệnh viện và 6 phòng khám. Ban đầu, hệ thống y khoa Hoàn Mỹ được bác sĩ Nguyễn Hữu Tùng thành lập từ năm 1997. Sau thời gian đầu tư quá đà với 6 bệnh viện ở các tỉnh thành, lại phụ thuộc hoàn toàn vào vốn vay khiến hệ thống Hoàn Mỹ đứng trước nguy cơ phá sản. Đó cũng là thời điểm VinaCapital xuất hiện, mở ra cơ hội về vốn nhưng cũng áp đặt luật chơi để tối đa hóa lợi nhuận. VinaCapital lúc đó cần một đối tác song hành khi đầu tư vào Hoàn Mỹ, nên họ mời Duxton Asset Management Pte Ltd. của Deutsche Bank. Hai quỹ này rót 20 triệu USD và sở hữu 44%. Sau gần 2 năm, các bên bắt đầu xuất hiện mâu thuẫn nên quyết định bán Hoàn Mỹ cho Fortis Healthcare (Ấn Độ) với mức giá 64 triệu USD cho 65% cổ phần. Như vậy, chỉ 2 năm sau, VinaCapital đã thu về 24 triệu USD từ việc bán lại cổ phần của mình tại Hoàn Mỹ cho đối tác Ấn Độ. Thế nhưng sau đó 2 năm, Fortis Healthcare quyết định nhượng 65% cổ phần Hoàn Mỹ cho Richard Chandler - tập đoàn đầu tư có trụ sở tại Singapore, thu lợi nhuận 16 triệu USD. Sau khi về tay Richard Chandler (nay là Clermont Group), Hoàn Mỹ liên tục mở rộng quy mô sau, tích cực mua bán và sáp nhập các bệnh viện ở nhiều tỉnh, thành khác vào hệ thống. Năm 2018, Y khoa Hoàn Mỹ huy động 2.330 tỷ đồng trái phiếu với lãi suất cố định 6,64% cho kỳ hạn 5 năm và 6,74%/năm cho kỳ hạn 7 năm. Hai lô này được xem là đợt phát hành trái phiếu đầu tiên thuộc lĩnh vực y tế. Bệnh viện Bạch Mai đấu giá 15 ôtô Camry, Pajero, Mazda15 chiếc ôtô thương hiệu Toyota, Mitsubishi, Ford... đã qua sử dụng của Bệnh viện Bạch Mai đang được đấu giá với mức khởi điểm hơn 541 triệu đồng. 20:41 22/12/2022 Ngành xây dựng chưa hết khóBất động sản chưa khôi phục, ngành xây dựng từ đó cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Trong quý I, Hòa Bình (HBC) báo lỗ hơn 400 tỷ đồng, còn Coteccons ghi nhận lãi nhờ doanh thu tài chính. 06:00 3/5/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Chủ chuỗi bệnh viện Hoàn Mỹ báo lỗ Sau một năm báo lãi lớn, Công ty cổ phần Y Khoa Hoàn Mỹ vừa chứng kiến lợi nhuận sau thuế âm gần 50 tỷ đồng trong năm 2022. Công ty CP Y khoa Hoàn Mỹ vừa có văn bản gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông tin về tình hình tài chính doanh nghiệp năm 2022. Theo đó, Hoàn Mỹ ghi nhận khoản lỗ sau thuế gần 50 tỷ đồng. Trong khi năm 2021 - cao điểm dịch Covid-19, doanh nghiệp này từng có lãi hơn 285 tỷ đồng. Việc thua lỗ trong năm 2022 đã làm vốn chủ sở hữu giảm nhẹ 50 tỷ đồng so với cuối năm 2021, xuống còn 1.388 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) cũng lùi về mức âm 3,6%, cùng kỳ đạt gần 20%. Về nợ phải trả, Hoàn Mỹ có tổng cộng hơn 3.485 tỷ đồng, tăng khoảng 7% so với năm 2021. Do đó, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu tăng từ 2.26 lần vào cuối năm 2021 lên 2.51 lần vào cuối năm 2022. Dư nợ trái phiếu trên vốn chủ sở hữu của Hoàn Mỹ cũng tăng nhẹ từ 1,6 lần lên 1,66 lần trong năm 2022. Công ty cổ phần Y Khoa Hoàn Mỹ được thành lập vào năm 2007 hiện do bà Nguyễn Thị Châu Loan làm Tổng giám đốc. Doanh nghiệp này đang vận hành bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn - bệnh viện tư nhân đầu tiên tại Việt Nam và hiện là đơn vị hàng đầu với gần 3.000 giường bệnh trong chuỗi 15 bệnh viện và 6 phòng khám. Ban đầu, hệ thống y khoa Hoàn Mỹ được bác sĩ Nguyễn Hữu Tùng thành lập từ năm 1997. Sau thời gian đầu tư quá đà với 6 bệnh viện ở các tỉnh thành, lại phụ thuộc hoàn toàn vào vốn vay khiến hệ thống Hoàn Mỹ đứng trước nguy cơ phá sản. Đó cũng là thời điểm VinaCapital xuất hiện, mở ra cơ hội về vốn nhưng cũng áp đặt luật chơi để tối đa hóa lợi nhuận. VinaCapital lúc đó cần một đối tác song hành khi đầu tư vào Hoàn Mỹ, nên họ mời Duxton Asset Management Pte Ltd. của Deutsche Bank. Hai quỹ này rót 20 triệu USD và sở hữu 44%. Sau gần 2 năm, các bên bắt đầu xuất hiện mâu thuẫn nên quyết định bán Hoàn Mỹ cho Fortis Healthcare (Ấn Độ) với mức giá 64 triệu USD cho 65% cổ phần. Như vậy, chỉ 2 năm sau, VinaCapital đã thu về 24 triệu USD từ việc bán lại cổ phần của mình tại Hoàn Mỹ cho đối tác Ấn Độ. Thế nhưng sau đó 2 năm, Fortis Healthcare quyết định nhượng 65% cổ phần Hoàn Mỹ cho Richard Chandler - tập đoàn đầu tư có trụ sở tại Singapore, thu lợi nhuận 16 triệu USD. Sau khi về tay Richard Chandler (nay là Clermont Group), Hoàn Mỹ liên tục mở rộng quy mô sau, tích cực mua bán và sáp nhập các bệnh viện ở nhiều tỉnh, thành khác vào hệ thống. Năm 2018, Y khoa Hoàn Mỹ huy động 2.330 tỷ đồng trái phiếu với lãi suất cố định 6,64% cho kỳ hạn 5 năm và 6,74%/năm cho kỳ hạn 7 năm. Hai lô này được xem là đợt phát hành trái phiếu đầu tiên thuộc lĩnh vực y tế. Bệnh viện Bạch Mai đấu giá 15 ôtô Camry, Pajero, Mazda15 chiếc ôtô thương hiệu Toyota, Mitsubishi, Ford... đã qua sử dụng của Bệnh viện Bạch Mai đang được đấu giá với mức khởi điểm hơn 541 triệu đồng. 20:41 22/12/2022 Ngành xây dựng chưa hết khóBất động sản chưa khôi phục, ngành xây dựng từ đó cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Trong quý I, Hòa Bình (HBC) báo lỗ hơn 400 tỷ đồng, còn Coteccons ghi nhận lãi nhờ doanh thu tài chính. 06:00 3/5/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Cổ đông Kido sắp nhận 'quà' gần 1.700 tỷ đồng
Kido sẽ chi trả cổ tức tiền mặt và chia hàng chục triệu cổ phiếu quỹ cho cổ đông trong quý đầu năm sau.
Mới đây, HĐQT Tập đoàn Kido (HoSE: KDC) thông qua Nghị quyết chia cổ tức đặc biệt năm 2022 bằng tiền mặt cho cổ đông với tỷ lệ 10%, tức mỗi cổ phiếu được nhận 1.000 đồng. Với hơn 267 triệu cổ phiếu đang lưu hành, số tiền doanh nghiệp dự chi là hơn 267 tỷ đồng. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 11/1/2024 và thời điểm thực hiện chi trả là 22/1/2024. Trước đó vào đầu tháng 9/2022, Kido đã trả cổ tức 2022 bằng tiền mặt với tỷ lệ 6% (tức 600 đồng cho mỗi cổ phiếu). Đồng thời, Kido cũng quyết định chia lại hơn 22,5 triệu cổ phiếu quỹ cho cổ đông hiện hữu, với tỷ lệ 100:8,42434. Như vậy, cứ sở hữu 100 cổ phiếu thì cổ đông sẽ được nhận thêm 8,42434 cổ phiếu mới. Tạm tính theo thị giá cổ phiếu KDC tại thời điểm kết phiên giao dịch ngày 27/12 là 63.000 đồng/cp, ước tính Kido sẽ thưởng cho cổ đông tổng cộng gần 1.420 tỷ đồng. Công ty sử dụng thặng dư vốn cổ phần tại thời điểm 31/12/2022 để làm nguồn vốn chia cổ phiếu từ cổ phiếu quỹ. Thời gian thực hiện dự kiến trong quý I/2024, sau khi có chấp thuận từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Các kế hoạch chi trả cổ tức và thưởng cho cổ đông này được thông qua sau khi doanh nghiệp hoàn tất phát hành hơn 10 triệu cổ phiếu ESOP cho 273 người lao động. Với giá chào bán 15.000 đồng/cổ phiếu, Kido thu về số tiền hơn 150 tỷ đồng, qua đó cũng nâng vốn điều lệ lên mức 2.898 tỷ đồng. Về hoạt động kinh doanh, sau chiến lược mua lại 68% cổ phần bánh bao Thọ Phát, cách đây vài ngày Kido lại tiếp tục tung ra thị trường sản phẩm nước mắm, hạt nêm với nhãn hiệu Tường An và Tường An Unicook. Kido đi bán nước mắm, hạt nêmSau chiến lược mua lại 68% cổ phần bánh bao Thọ Phát, Kido tiếp tục tung ra thị trường sản phẩm nước mắm, hạt nêm với nhãn hiệu Tường An và Tường An Unicook. 11:24 25/12/2023 Kido lên kế hoạch lãi cao nhất 7 nămTập đoàn hàng tiêu dùng này đặt mục tiêu doanh thu cao kỷ lục và lợi nhuận tiến về vùng đỉnh 7 năm ở mức 900 tỷ đồng. 15:29 7/6/2023 Độc giả ZNews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Cổ đông Kido sắp nhận 'quà' gần 1.700 tỷ đồng Kido sẽ chi trả cổ tức tiền mặt và chia hàng chục triệu cổ phiếu quỹ cho cổ đông trong quý đầu năm sau. Mới đây, HĐQT Tập đoàn Kido (HoSE: KDC) thông qua Nghị quyết chia cổ tức đặc biệt năm 2022 bằng tiền mặt cho cổ đông với tỷ lệ 10%, tức mỗi cổ phiếu được nhận 1.000 đồng. Với hơn 267 triệu cổ phiếu đang lưu hành, số tiền doanh nghiệp dự chi là hơn 267 tỷ đồng. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 11/1/2024 và thời điểm thực hiện chi trả là 22/1/2024. Trước đó vào đầu tháng 9/2022, Kido đã trả cổ tức 2022 bằng tiền mặt với tỷ lệ 6% (tức 600 đồng cho mỗi cổ phiếu). Đồng thời, Kido cũng quyết định chia lại hơn 22,5 triệu cổ phiếu quỹ cho cổ đông hiện hữu, với tỷ lệ 100:8,42434. Như vậy, cứ sở hữu 100 cổ phiếu thì cổ đông sẽ được nhận thêm 8,42434 cổ phiếu mới. Tạm tính theo thị giá cổ phiếu KDC tại thời điểm kết phiên giao dịch ngày 27/12 là 63.000 đồng/cp, ước tính Kido sẽ thưởng cho cổ đông tổng cộng gần 1.420 tỷ đồng. Công ty sử dụng thặng dư vốn cổ phần tại thời điểm 31/12/2022 để làm nguồn vốn chia cổ phiếu từ cổ phiếu quỹ. Thời gian thực hiện dự kiến trong quý I/2024, sau khi có chấp thuận từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Các kế hoạch chi trả cổ tức và thưởng cho cổ đông này được thông qua sau khi doanh nghiệp hoàn tất phát hành hơn 10 triệu cổ phiếu ESOP cho 273 người lao động. Với giá chào bán 15.000 đồng/cổ phiếu, Kido thu về số tiền hơn 150 tỷ đồng, qua đó cũng nâng vốn điều lệ lên mức 2.898 tỷ đồng. Về hoạt động kinh doanh, sau chiến lược mua lại 68% cổ phần bánh bao Thọ Phát, cách đây vài ngày Kido lại tiếp tục tung ra thị trường sản phẩm nước mắm, hạt nêm với nhãn hiệu Tường An và Tường An Unicook. Kido đi bán nước mắm, hạt nêmSau chiến lược mua lại 68% cổ phần bánh bao Thọ Phát, Kido tiếp tục tung ra thị trường sản phẩm nước mắm, hạt nêm với nhãn hiệu Tường An và Tường An Unicook. 11:24 25/12/2023 Kido lên kế hoạch lãi cao nhất 7 nămTập đoàn hàng tiêu dùng này đặt mục tiêu doanh thu cao kỷ lục và lợi nhuận tiến về vùng đỉnh 7 năm ở mức 900 tỷ đồng. 15:29 7/6/2023 Độc giả ZNews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Cổ phiếu VinFast có thể xuất hiện trên sàn Mỹ trong quý III
Sau khi hoàn thành sáp nhập với một SPAC, VinFast dự định niêm yết cổ phiếu trên sàn Nasdaq Global Select Market vào quý III.
VinFast có kế hoạch niêm yết vào quý III. Ảnh: Linh Pham. Theo nguồn tin yêu cầu giấu tên của Bloomberg, nhà sản xuất xe điện VinFast có kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên sàn Nasdaq Global Select Market trong quý III sắp tới sau khi hoàn thành thương vụ sáp nhập với một công ty mua lại có mục đích đặc biệt (SPAC). Đại diện công ty tiết lộ VinFast và Black Spade Accquition sẽ thảo luận và quyết định việc niêm yết trên sàn New York hay Nasdaq. Ngoài ra, hai công ty có kế hoạch công bố thêm thông tin về quá trình niêm yết vào một thời điểm thích hợp. Hồi tháng 5, VinFast tuyên bố sẽ IPO tại Mỹ bằng cách sáp nhập với Black Spade vào nửa cuối năm nay. Thương vụ dự kiến hoàn tất trước ngày 20/7 có thể mang lại cho VinFast giá trị vốn chủ sở hữu khoảng 23 tỷ USD. Nhà sản xuất EV đã chuẩn bị cho một đợt IPO truyền thống trước khi thị trường vốn trở nên “rất khó khăn” trong 18 tháng qua. Giám đốc điều hành VinFast Lê Thị Thu Thủy cho biết đây là lý do tại sao công ty lựa chọn hợp nhất với một SPAC. Cuối tháng 6, Black Spade đã gửi hồ sơ tới cơ quan quản lý chứng khoán Mỹ thông báo chuyển cổ phiếu phổ thông loại A và chứng quyền từ sàn New York Stock Exchange (NYSE) sang sàn NYSE American, có hiệu lực từ ngày 21/6. Cổ phiếu Vietcombank lập đỉnh, VNDirect vẫn bị bán mạnhVCB với lực đỡ từ khối ngoại đã lập đỉnh lịch sử 105.000 đồng/cổ phiếu, trở thành mã đóng góp chủ lực vào sắc xanh của VN-Index. 15:22 7/7/2023 Doanh nghiệp liên quan đến đại gia Nguyễn Cao Trí rời sàn chứng khoánCông ty CP Đầu tư và Dịch vụ Khánh Hội, nơi ông Trí làm thành viên HĐQT, mới đây đã bị Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam huỷ đăng ký chứng khoán. 12:51 7/7/2023 FLC nêu lý do chưa thể tổ chức họp cổ đông năm 2023Do chưa đạt được sự đồng thuận với công ty kiểm toán, FLC vẫn chưa có đủ tài liệu để tiến hành tổ chức đại hội đồng thường niên. 11:20 7/7/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Cổ phiếu VinFast có thể xuất hiện trên sàn Mỹ trong quý III Sau khi hoàn thành sáp nhập với một SPAC, VinFast dự định niêm yết cổ phiếu trên sàn Nasdaq Global Select Market vào quý III. VinFast có kế hoạch niêm yết vào quý III. Ảnh: Linh Pham. Theo nguồn tin yêu cầu giấu tên của Bloomberg, nhà sản xuất xe điện VinFast có kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên sàn Nasdaq Global Select Market trong quý III sắp tới sau khi hoàn thành thương vụ sáp nhập với một công ty mua lại có mục đích đặc biệt (SPAC). Đại diện công ty tiết lộ VinFast và Black Spade Accquition sẽ thảo luận và quyết định việc niêm yết trên sàn New York hay Nasdaq. Ngoài ra, hai công ty có kế hoạch công bố thêm thông tin về quá trình niêm yết vào một thời điểm thích hợp. Hồi tháng 5, VinFast tuyên bố sẽ IPO tại Mỹ bằng cách sáp nhập với Black Spade vào nửa cuối năm nay. Thương vụ dự kiến hoàn tất trước ngày 20/7 có thể mang lại cho VinFast giá trị vốn chủ sở hữu khoảng 23 tỷ USD. Nhà sản xuất EV đã chuẩn bị cho một đợt IPO truyền thống trước khi thị trường vốn trở nên “rất khó khăn” trong 18 tháng qua. Giám đốc điều hành VinFast Lê Thị Thu Thủy cho biết đây là lý do tại sao công ty lựa chọn hợp nhất với một SPAC. Cuối tháng 6, Black Spade đã gửi hồ sơ tới cơ quan quản lý chứng khoán Mỹ thông báo chuyển cổ phiếu phổ thông loại A và chứng quyền từ sàn New York Stock Exchange (NYSE) sang sàn NYSE American, có hiệu lực từ ngày 21/6. Cổ phiếu Vietcombank lập đỉnh, VNDirect vẫn bị bán mạnhVCB với lực đỡ từ khối ngoại đã lập đỉnh lịch sử 105.000 đồng/cổ phiếu, trở thành mã đóng góp chủ lực vào sắc xanh của VN-Index. 15:22 7/7/2023 Doanh nghiệp liên quan đến đại gia Nguyễn Cao Trí rời sàn chứng khoánCông ty CP Đầu tư và Dịch vụ Khánh Hội, nơi ông Trí làm thành viên HĐQT, mới đây đã bị Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam huỷ đăng ký chứng khoán. 12:51 7/7/2023 FLC nêu lý do chưa thể tổ chức họp cổ đông năm 2023Do chưa đạt được sự đồng thuận với công ty kiểm toán, FLC vẫn chưa có đủ tài liệu để tiến hành tổ chức đại hội đồng thường niên. 11:20 7/7/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Vàng trong nước đi ngang vùng giá cao
Giá vàng trong nước ghi nhận xu hướng biến động nhẹ vào cuối tuần, giá vàng miếng hiện neo tại vùng 67,25 triệu đồng/lượng và vàng nhẫn giao dịch quanh 57,4 triệu/lượng.
Giá vàng đi ngang phiên cuối tuần theo biến động giằng co của giá vàng thế giới. Ảnh: Chí Hùng. Trong phiên giao dịch cuối tuần hôm nay (13/5), giá vàng trong nước ghi nhận biến động thấp so với phiên liền trước. Trong đó, mở cửa phiên giao dịch sáng nay, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng miếng ở mức 66,55 - 67,25 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 100.000 đồng ở cả hai chiều so với kết phiên liền trước. Đến 10h, giá vàng miếng SJC lại có xu hướng tăng thêm 20.000 đồng ở chiều bán, đưa giá niêm yết lên mức 66,55 - 67,27 triệu đồng/lượng. So sánh với giá vàng kết phiên cuối tuần trước, giá vàng miếng SJC tuần này đã cao hơn 150.000 đồng/lượng ở cả chiều mua và bán. Mức tăng kể trên sau khi trừ đi chênh lệch giá mua - bán SJC đưa ra, người mua vàng miếng vào cuối tuần trước đến nay đang chịu khoản lỗ gần nửa triệu đồng/lượng. Cùng giữ xu hướng đi ngang, giá vàng miếng tại Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý hiện phổ biến ở mức 66,55 - 67,15 triệu/lượng, không đổi so với phiên liền trước. Giá vàng miếng SJC tại các doanh nghiệp lớn khác trong nước như Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), Bảo Tín Minh Châu, Tập đoàn DOJI, Vàng Mi Hồng... sáng nay đều ghi nhận xu hướng đi ngang, biến động tăng nhẹ 20.000-50.000 đồng/lượng. Trong đó, PNJ hiện niêm yết giá mặt hàng này ở mức 66,55 - 67,15 triệu/lượng; Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở 66,6 - 67,2 triệu/lượng; DOJI mua vào với giá 66,5 triệu/lượng và bán ra ở 67,1 triệu đồng... Xét trên toàn thị trường tuần này, giá vàng miếng SJC vẫn tiếp tục giữ được vùng giá cao, so với tuần trước, giá vàng miếng đã ghi nhận được mức tăng 100.000-150.000 đồng/lượng, tùy doanh nghiệp. Với vàng nhẫn, mặt hàng có diễn biến sát với biến động của giá vàng thế giới hơn, nhưng trong tuần này cũng không ghi nhận biến động mạnh. Mở cửa phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng nhẫn tại hầu hết doanh nghiệp đều đi ngang hoặc tăng nhẹ so với cuối ngày hôm qua. Trong đó, giá giao dịch của mặt hàng này hiện phổ biến quanh vùng 56,3 - 57,3 triệu đồng/lượng. Cụ thể, Công ty SJC hiện niêm yết giá vàng nhẫn loại 99,99% mua vào ở mức 56,35 triệu/lượng và bán ra ở 57,35 triệu/lượng, đi ngang so với hôm qua nhưng đã tăng 200.000 so với cuối tuần trước. Tuy vậy, chênh lệch giá mua - bán SJC đưa ra khiến người mua vàng nhẫn từ cuối tuần trước đến nay vẫn đang chịu khoản lỗ 850.000 đồng/lượng. Tại Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, giá vàng nhẫn hiện phổ biến giao dịch ở mức 56,25 - 57,2 triệu/lượng, không thay đổi so với phiên liền trước. PNJ hiện niêm yết giá bán ở mức 56,5 triệu/lượng, giá mua ở mức 57,5 triệu đồng, đi ngang so với phiên liền trước, nhưng hiện là vùng giá giao dịch cao nhất thị trường. Tương tự, tại các doanh nghiệp như Bảo Tín Minh Châu, Phú Quý, Mi Hồng, VietAGold... giá bán ra mặt hàng vàng nhẫn đều đang dao động quanh mốc 57,3 triệu/lượng. Trên thị trường thế giới, giá vàng giao ngay trong phiên giao dịch cuối tuần đi ngang quanh vùng 2.010 USD/ounce, giảm thêm 5 USD sau khi đã giảm 25 USD trong phiên giao dịch hôm qua. Theo giới phân tích, giá vàng thế giới sẽ tiếp tục đi xuống trong bối cảnh các đàm phán giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và các nhà lập pháp về việc nâng trần nợ công của Mỹ bị hoãn lại. Chuyên gia phân tích của Công ty giao dịch ngoại hối OANDA (Mỹ) - ông Edward Moya - lưu ý đồng USD không thể tăng giá trong dài hạn vì thị trường đang lo ngại kinh tế Mỹ suy thoái vào cuối năm 2023. Điều này có thể thúc đẩy nhà đầu tư tăng nhu cầu trú ẩn vốn vào giá vàng thế giới để phòng ngừa rủi ro. Hiện giá vàng thế giới quy đổi ra tiền Việt có giá tương đương 57,31 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng miếng trong nước gần 10 triệu đồng và đi ngang với giá bán của vàng nhẫn, vàng trang sức. Giá vàng trong nước đồng loạt giảmGiá vàng trong nước theo đà giảm của vàng thế giới, mặt hàng vàng miếng SJC và vàng nhẫn, vàng trang sức đều giảm 50.000-250.000 đồng. 10:55 12/5/2023 Điều gì đang xảy ra với vàngCác báo cáo CPI và PPI mới nhất đều chỉ ra lạm phát tại Mỹ đang hạ nhiệt. Nhưng giá vàng vẫn rơi tự do trong phiên vừa qua. 09:00 12/5/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Vàng trong nước đi ngang vùng giá cao Giá vàng trong nước ghi nhận xu hướng biến động nhẹ vào cuối tuần, giá vàng miếng hiện neo tại vùng 67,25 triệu đồng/lượng và vàng nhẫn giao dịch quanh 57,4 triệu/lượng. Giá vàng đi ngang phiên cuối tuần theo biến động giằng co của giá vàng thế giới. Ảnh: Chí Hùng. Trong phiên giao dịch cuối tuần hôm nay (13/5), giá vàng trong nước ghi nhận biến động thấp so với phiên liền trước. Trong đó, mở cửa phiên giao dịch sáng nay, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng miếng ở mức 66,55 - 67,25 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 100.000 đồng ở cả hai chiều so với kết phiên liền trước. Đến 10h, giá vàng miếng SJC lại có xu hướng tăng thêm 20.000 đồng ở chiều bán, đưa giá niêm yết lên mức 66,55 - 67,27 triệu đồng/lượng. So sánh với giá vàng kết phiên cuối tuần trước, giá vàng miếng SJC tuần này đã cao hơn 150.000 đồng/lượng ở cả chiều mua và bán. Mức tăng kể trên sau khi trừ đi chênh lệch giá mua - bán SJC đưa ra, người mua vàng miếng vào cuối tuần trước đến nay đang chịu khoản lỗ gần nửa triệu đồng/lượng. Cùng giữ xu hướng đi ngang, giá vàng miếng tại Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý hiện phổ biến ở mức 66,55 - 67,15 triệu/lượng, không đổi so với phiên liền trước. Giá vàng miếng SJC tại các doanh nghiệp lớn khác trong nước như Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), Bảo Tín Minh Châu, Tập đoàn DOJI, Vàng Mi Hồng... sáng nay đều ghi nhận xu hướng đi ngang, biến động tăng nhẹ 20.000-50.000 đồng/lượng. Trong đó, PNJ hiện niêm yết giá mặt hàng này ở mức 66,55 - 67,15 triệu/lượng; Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở 66,6 - 67,2 triệu/lượng; DOJI mua vào với giá 66,5 triệu/lượng và bán ra ở 67,1 triệu đồng... Xét trên toàn thị trường tuần này, giá vàng miếng SJC vẫn tiếp tục giữ được vùng giá cao, so với tuần trước, giá vàng miếng đã ghi nhận được mức tăng 100.000-150.000 đồng/lượng, tùy doanh nghiệp. Với vàng nhẫn, mặt hàng có diễn biến sát với biến động của giá vàng thế giới hơn, nhưng trong tuần này cũng không ghi nhận biến động mạnh. Mở cửa phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng nhẫn tại hầu hết doanh nghiệp đều đi ngang hoặc tăng nhẹ so với cuối ngày hôm qua. Trong đó, giá giao dịch của mặt hàng này hiện phổ biến quanh vùng 56,3 - 57,3 triệu đồng/lượng. Cụ thể, Công ty SJC hiện niêm yết giá vàng nhẫn loại 99,99% mua vào ở mức 56,35 triệu/lượng và bán ra ở 57,35 triệu/lượng, đi ngang so với hôm qua nhưng đã tăng 200.000 so với cuối tuần trước. Tuy vậy, chênh lệch giá mua - bán SJC đưa ra khiến người mua vàng nhẫn từ cuối tuần trước đến nay vẫn đang chịu khoản lỗ 850.000 đồng/lượng. Tại Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, giá vàng nhẫn hiện phổ biến giao dịch ở mức 56,25 - 57,2 triệu/lượng, không thay đổi so với phiên liền trước. PNJ hiện niêm yết giá bán ở mức 56,5 triệu/lượng, giá mua ở mức 57,5 triệu đồng, đi ngang so với phiên liền trước, nhưng hiện là vùng giá giao dịch cao nhất thị trường. Tương tự, tại các doanh nghiệp như Bảo Tín Minh Châu, Phú Quý, Mi Hồng, VietAGold... giá bán ra mặt hàng vàng nhẫn đều đang dao động quanh mốc 57,3 triệu/lượng. Trên thị trường thế giới, giá vàng giao ngay trong phiên giao dịch cuối tuần đi ngang quanh vùng 2.010 USD/ounce, giảm thêm 5 USD sau khi đã giảm 25 USD trong phiên giao dịch hôm qua. Theo giới phân tích, giá vàng thế giới sẽ tiếp tục đi xuống trong bối cảnh các đàm phán giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và các nhà lập pháp về việc nâng trần nợ công của Mỹ bị hoãn lại. Chuyên gia phân tích của Công ty giao dịch ngoại hối OANDA (Mỹ) - ông Edward Moya - lưu ý đồng USD không thể tăng giá trong dài hạn vì thị trường đang lo ngại kinh tế Mỹ suy thoái vào cuối năm 2023. Điều này có thể thúc đẩy nhà đầu tư tăng nhu cầu trú ẩn vốn vào giá vàng thế giới để phòng ngừa rủi ro. Hiện giá vàng thế giới quy đổi ra tiền Việt có giá tương đương 57,31 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng miếng trong nước gần 10 triệu đồng và đi ngang với giá bán của vàng nhẫn, vàng trang sức. Giá vàng trong nước đồng loạt giảmGiá vàng trong nước theo đà giảm của vàng thế giới, mặt hàng vàng miếng SJC và vàng nhẫn, vàng trang sức đều giảm 50.000-250.000 đồng. 10:55 12/5/2023 Điều gì đang xảy ra với vàngCác báo cáo CPI và PPI mới nhất đều chỉ ra lạm phát tại Mỹ đang hạ nhiệt. Nhưng giá vàng vẫn rơi tự do trong phiên vừa qua. 09:00 12/5/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Giá vàng miếng SJC mất mốc 67 triệu đồng/lượng
Xu hướng giảm mạnh của vàng thế giới khiến giá các mặt hàng vàng trong nước trượt dài trong phiên hôm nay.
Giá vàng miếng SJC đã trượt khỏi mốc 67 triệu đồng/lượng tại các doanh nghiệp. Ảnh: Chí Hùng. Sau khi liên tục cầm cự tại vùng 1.960-1.970 USD/ounce vào hôm qua (ngày 7/6) thì tới phiên giao dịch sáng nay, giá vàng thế giới đã sụt giảm mạnh tới 30 USD xuống vùng 1.940 USD/ounce. Hiện giá vàng thế giới quy đổi ra tiền Việt chưa thuế và phí chỉ vào khoảng 55,36 triệu đồng/lượng. Theo giới phân tích, giá vàng thế giới sụt giảm mạnh do thị trường tiếp nhận một loạt thông tin tiêu cực. Cụ thể, báo cáo của Metals Focus - một công ty tư vấn nghiên cứu kim loại quý độc lập hàng đầu tại nước Anh - dự báo nhu cầu tích trữ vàng sẽ giảm 9% trong năm 2023. Nguyên nhân là các ngân hàng trung ương đang giảm sức mua sau khi tăng dự trữ vàng rất nhiều vào năm 2022. Trong khi đó, tổng nguồn cung được cho sẽ tăng 2% do sản lượng khai thác và tái chế cao hơn, dẫn đến thị trường thặng dư hơn 500 tấn vàng. Thêm dữ liệu kinh tế yếu kém từ Trung Quốc chứng minh nền kinh tế toàn cầu đang chậm lại, trong bối cảnh các ngân hàng trung ương lớn thắt chặt chính sách tiền tệ. Điều đó có khả năng tác động tiêu cực đến nhu cầu hàng hóa, trong đó có vàng. Mặt khác, lãi suất trái phiếu Mỹ bật tăng lên 3,76%/năm đã kích thích nhà đầu tư đưa vốn vào trái phiếu, khiến dòng tiền chảy vào kim loại quý rất ít. Giá vàng hôm nay của thế giới vì thế mà gánh thêm sức ép đi xuống. Xu hướng giảm mạnh của vàng thế giới đã khiến giá các mặt hàng vàng trong nước trượt dài trong phiên sáng nay (8/6). Cụ thể, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) giảm giá giao dịch vàng miếng thêm 100.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua và bán, hiện cố định ở mức 66,35-66,97 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Liên tục hơn 1 tuần qua, các doanh nghiệp vàng khác đã điều chỉnh giá bán mặt hàng vàng miếng xuống dưới vùng 67 triệu đồng/lượng, nhưng giá vàng miếng tại SJC tới sáng nay mới chính thức mất cột mốc này. So sánh với thời điểm 1 tháng trước, giá vàng miếng tại đây đã giảm tới gần 200.000 đồng. Người mua cũng phải nhận khoản lỗ gần 1 triệu do chênh lệch từ giá mua - bán. Diễn biến giảm tương tự cũng ghi nhận với giá vàng nhẫn loại 99,99% tại SJC, hiện được doanh nghiệp này chấp nhận mua vào ở mức 55,45 triệu/lượng và bán ra ở 56,4 triệu đồng, cũng thấp hơn 100.000 đồng so với phiên liền trước. Tương tự mặt hàng vàng miếng, giá vàng nhẫn loại 99,99% tại SJC cũng đã sụt giảm tới gần 1 triệu đồng so với thời điểm cách đây 1 tháng và nhà đầu tư cũng đang phải chịu khoản lỗ tới gần 2 triệu đồng do chênh lệch từ giá mua-bán. Cũng trong hôm nay, Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) niêm yết giá giao dịch vàng miếng ở mức 66,4 - 66,95 triệu/lượng, thấp hơn 100.000 đồng ở chiều mua và 50.000 đồng ở chiều bán so với ngày 7/6. Giá vàng nhẫn PNJ do doanh nghiệp này chế tác ghi nhận mức giảm 100.000 đồng cả hai chiều, hiện cố định ở 55,5-56,5 triệu/lượng. Tương tự SJC, đây cũng là doanh nghiệp vàng niêm yết mức giá bán chạy quanh vùng 67 triệu đồng liên tục trong hơn 1 tuần qua. Nhưng đến sáng nay cũng đã chấp nhận trượt khỏi cột mốc này. Vùng dưới 67 triệu đồng/lượng hiện là giá bán của nhiều doanh nghiệp trong nước niêm yết với mặt hàng vàng miếng. Trong đó, Tập đoàn DOJI hiện chấp nhận bán ra ở mức 66,95 triệu/lượng; Công ty Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở 66,93 triệu/lượng; Công ty Vàng Mi Hồng bán giá 66,85 triệu/lượng; Tập đoàn Phú Quý bán giá 66,95 triệu đồng/lượng, VietAGold hiện niêm yết ở 66,97 triệu đồng/lượng... Ở chiều mua vào, giá các doanh nghiệp đưa ra cho vàng miếng hiện phổ biến trong khoảng 66,3-66,5 triệu đồng/lượng, biến động trái chiều tăng - giảm khoảng 50.000 so với phiên liền trước, tùy doanh nghiệp. Với mặt hàng vàng 24K (vàng 99,99%), giá bán các doanh nghiệp trong nước đưa ra hiện cũng chủ yếu giảm 100.000 đồng/lượng, xuống mốc 56,4 triệu/lượng. Trong đó, Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng Rồng Thăng Long ở mức 55,48-56,33 triệu/lượng; Tập đoàn Phú Quý bán vàng nhẫn tròn ở 55,5-56,4 triệu/lượng; Công ty Vàng Mi Hồng niêm yết vàng 999 ở mức 55,3-55,7 triệu đồng/lượng... Xét trên biểu đồ giá hàng ngày, đà giảm ghi nhận trong hơn một tuần gần đây đã đưa giá vàng miếng và vàng nhẫn 24K trong nước xuống vùng thấp nhất 1 tháng qua. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Giá dầu thế giới bật tăng trở lạiChốt phiên giao dịch ngày 7/6, giá dầu thế giới đã bật tăng trở lại vì tồn trữ nhiên liệu thực tế của Mỹ không như dự báo. 10:07 8/6/2023 Giá vàng lao dốcGiá vàng mất 24 USD/ounce trong phiên giao dịch vừa qua trên sàn Mỹ. Việc Ngân hàng Canada tăng lãi suất điều hành trở lại khiến thị trường run rẩy. 10:04 8/6/2023
Giá vàng miếng SJC mất mốc 67 triệu đồng/lượng Xu hướng giảm mạnh của vàng thế giới khiến giá các mặt hàng vàng trong nước trượt dài trong phiên hôm nay. Giá vàng miếng SJC đã trượt khỏi mốc 67 triệu đồng/lượng tại các doanh nghiệp. Ảnh: Chí Hùng. Sau khi liên tục cầm cự tại vùng 1.960-1.970 USD/ounce vào hôm qua (ngày 7/6) thì tới phiên giao dịch sáng nay, giá vàng thế giới đã sụt giảm mạnh tới 30 USD xuống vùng 1.940 USD/ounce. Hiện giá vàng thế giới quy đổi ra tiền Việt chưa thuế và phí chỉ vào khoảng 55,36 triệu đồng/lượng. Theo giới phân tích, giá vàng thế giới sụt giảm mạnh do thị trường tiếp nhận một loạt thông tin tiêu cực. Cụ thể, báo cáo của Metals Focus - một công ty tư vấn nghiên cứu kim loại quý độc lập hàng đầu tại nước Anh - dự báo nhu cầu tích trữ vàng sẽ giảm 9% trong năm 2023. Nguyên nhân là các ngân hàng trung ương đang giảm sức mua sau khi tăng dự trữ vàng rất nhiều vào năm 2022. Trong khi đó, tổng nguồn cung được cho sẽ tăng 2% do sản lượng khai thác và tái chế cao hơn, dẫn đến thị trường thặng dư hơn 500 tấn vàng. Thêm dữ liệu kinh tế yếu kém từ Trung Quốc chứng minh nền kinh tế toàn cầu đang chậm lại, trong bối cảnh các ngân hàng trung ương lớn thắt chặt chính sách tiền tệ. Điều đó có khả năng tác động tiêu cực đến nhu cầu hàng hóa, trong đó có vàng. Mặt khác, lãi suất trái phiếu Mỹ bật tăng lên 3,76%/năm đã kích thích nhà đầu tư đưa vốn vào trái phiếu, khiến dòng tiền chảy vào kim loại quý rất ít. Giá vàng hôm nay của thế giới vì thế mà gánh thêm sức ép đi xuống. Xu hướng giảm mạnh của vàng thế giới đã khiến giá các mặt hàng vàng trong nước trượt dài trong phiên sáng nay (8/6). Cụ thể, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) giảm giá giao dịch vàng miếng thêm 100.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua và bán, hiện cố định ở mức 66,35-66,97 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Liên tục hơn 1 tuần qua, các doanh nghiệp vàng khác đã điều chỉnh giá bán mặt hàng vàng miếng xuống dưới vùng 67 triệu đồng/lượng, nhưng giá vàng miếng tại SJC tới sáng nay mới chính thức mất cột mốc này. So sánh với thời điểm 1 tháng trước, giá vàng miếng tại đây đã giảm tới gần 200.000 đồng. Người mua cũng phải nhận khoản lỗ gần 1 triệu do chênh lệch từ giá mua - bán. Diễn biến giảm tương tự cũng ghi nhận với giá vàng nhẫn loại 99,99% tại SJC, hiện được doanh nghiệp này chấp nhận mua vào ở mức 55,45 triệu/lượng và bán ra ở 56,4 triệu đồng, cũng thấp hơn 100.000 đồng so với phiên liền trước. Tương tự mặt hàng vàng miếng, giá vàng nhẫn loại 99,99% tại SJC cũng đã sụt giảm tới gần 1 triệu đồng so với thời điểm cách đây 1 tháng và nhà đầu tư cũng đang phải chịu khoản lỗ tới gần 2 triệu đồng do chênh lệch từ giá mua-bán. Cũng trong hôm nay, Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) niêm yết giá giao dịch vàng miếng ở mức 66,4 - 66,95 triệu/lượng, thấp hơn 100.000 đồng ở chiều mua và 50.000 đồng ở chiều bán so với ngày 7/6. Giá vàng nhẫn PNJ do doanh nghiệp này chế tác ghi nhận mức giảm 100.000 đồng cả hai chiều, hiện cố định ở 55,5-56,5 triệu/lượng. Tương tự SJC, đây cũng là doanh nghiệp vàng niêm yết mức giá bán chạy quanh vùng 67 triệu đồng liên tục trong hơn 1 tuần qua. Nhưng đến sáng nay cũng đã chấp nhận trượt khỏi cột mốc này. Vùng dưới 67 triệu đồng/lượng hiện là giá bán của nhiều doanh nghiệp trong nước niêm yết với mặt hàng vàng miếng. Trong đó, Tập đoàn DOJI hiện chấp nhận bán ra ở mức 66,95 triệu/lượng; Công ty Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở 66,93 triệu/lượng; Công ty Vàng Mi Hồng bán giá 66,85 triệu/lượng; Tập đoàn Phú Quý bán giá 66,95 triệu đồng/lượng, VietAGold hiện niêm yết ở 66,97 triệu đồng/lượng... Ở chiều mua vào, giá các doanh nghiệp đưa ra cho vàng miếng hiện phổ biến trong khoảng 66,3-66,5 triệu đồng/lượng, biến động trái chiều tăng - giảm khoảng 50.000 so với phiên liền trước, tùy doanh nghiệp. Với mặt hàng vàng 24K (vàng 99,99%), giá bán các doanh nghiệp trong nước đưa ra hiện cũng chủ yếu giảm 100.000 đồng/lượng, xuống mốc 56,4 triệu/lượng. Trong đó, Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng Rồng Thăng Long ở mức 55,48-56,33 triệu/lượng; Tập đoàn Phú Quý bán vàng nhẫn tròn ở 55,5-56,4 triệu/lượng; Công ty Vàng Mi Hồng niêm yết vàng 999 ở mức 55,3-55,7 triệu đồng/lượng... Xét trên biểu đồ giá hàng ngày, đà giảm ghi nhận trong hơn một tuần gần đây đã đưa giá vàng miếng và vàng nhẫn 24K trong nước xuống vùng thấp nhất 1 tháng qua. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Giá dầu thế giới bật tăng trở lạiChốt phiên giao dịch ngày 7/6, giá dầu thế giới đã bật tăng trở lại vì tồn trữ nhiên liệu thực tế của Mỹ không như dự báo. 10:07 8/6/2023 Giá vàng lao dốcGiá vàng mất 24 USD/ounce trong phiên giao dịch vừa qua trên sàn Mỹ. Việc Ngân hàng Canada tăng lãi suất điều hành trở lại khiến thị trường run rẩy. 10:04 8/6/2023
Dragon Capital trở lại làm cổ đông lớn Gelex
Nhóm quỹ lớn nhất thị trường đã mua lại cổ phiếu Gelex để quay lại làm cổ đông lớn sau gần một tháng bán ra trước đó.
Nhóm quỹ thành viên thuộc Dragon Capital vừa thông báo mua vào tổng cộng 2 triệu cổ phiếu GEX của Tập đoàn Gelex trong phiên giao dịch 26/6. Trong đó Amersham Industries Limited mua 1,23 triệu đơn vị, Balestrand Limited mua 280.000 đơn vị, Wareham Group Limited mua 200.000 đơn vị, Vietnam Enterprise Investments Limited mua 170.000 đơn vị và Grinling International Limited mua 120.000 đơn vị. Giao dịch trên giúp nhóm quỹ lớn nhất thị trường Việt Nam tăng số lượng nắm giữ từ 41,4 triệu đơn vị (tỷ lệ 4,86%) lên 43,4 triệu đơn vị (tỷ lệ 5,09%), qua đó trở lại làm cổ đông lớn của Gelex sau chưa đầy một tháng bán ra trước đó. Diễn biến giá cổ phiếu GEX trong 6 tháng gần nhất. Đồ thị: Stockbiz. Động thái mua thêm của Dragon Capital diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu GEX đang giao dịch quanh vùng đỉnh 9 tháng. Tạm tính theo thị giá đóng cửa phiên diễn ra giao dịch, nhóm quỹ ngoại đã chi ra hơn 40 tỷ đồng cho thương vụ trên. Phiên mua vào của nhóm quỹ trên diễn ra đúng ngày thanh khoản cổ phiếu GEX đột biến với hơn 51,5 triệu đơn vị được sang tay và thị giá giảm 0,73% về 20.450 đồng/cổ phiếu, do liên quan đến tin đồn thất thiệt về Gelex. Tập đoàn này sau đó đã kiểm tra và khẳng định đây là các thông tin sai sự thật, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý nhà đầu tư, khách hàng, làm uy tín của tập đoàn và xâm phạm quyền lợi của cổ đông. "Việc các cá nhân, tổ chức đưa các thông tin sai sự thật về Gelex và mã cổ phiếu GEX là hành vi có thể có dấu hiệu của tội vu khống, thao túng thị trường, gây lũng đoạn, mất an ninh an toàn thị trường", thông cáo nêu. Gelex kịch liệt phản đối những hành vi phát tán, lan truyền thông tin sai sự thật. Tập đoàn sẽ thông tin đến các cơ quan chức năng có liên quan để làm rõ nguồn gốc, mục đích của các thông tin sai sự thật; cũng như làm rõ động cơ của các cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi này nhằm xử lý nghiêm minh theo quy định pháp luật. Gelex hiện là một trong các tập đoàn lớn đang niêm yết với quy mô tổng tài sản hơn 52.600 tỷ đồng. Giá trị vốn hóa thị trường hiện đứng ở mức trên 17.400 tỷ đồng. Hệ sinh thái của tập đoàn này khá rộng ở nhiều lĩnh vực, bao gồm Viglacera - công ty top đầu về vật liệu xây dựng và sở hữu 12 khu công nghiệp, Gelex Electric - công ty sở hữu các thương hiệu thiết bị điện lớn như Cadivi, Thibidi. Ngoài ra còn có các mảng năng lượng tái tạo, bất động sản... Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023, lãnh đạo Gelex nói đang triển khai tái cấu trúc các mảng kinh doanh cũng như tích cực nắm bắt các cơ hội hợp tác quốc tế. Tập đoàn sẽ cơ cấu lại danh mục các dự án điện đã vận hành trong hệ thống thông qua việc thoái tối đa hoặc toàn bộ cổ phần/phần vốn góp tại các công ty dự án điện này cho các nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng. Gelex đang trong quá trình làm việc, thương thảo để đi đến thống nhất và hoàn tất giao dịch với nhà đầu tư nước ngoài. Cổ phiếu giao dịch đột biến, Gelex nói do tin đồn sai sự thậtTập đoàn tư nhân này khẳng định các tin đồn trên diễn đàn, mạng xã hội là sai sự thật và đang làm rõ động cơ của các cá nhân/tổ chức để xử lý. 12:13 27/6/2023 Gelex tất toán thêm 2 lô trái phiếu 700 tỷ đồngCổ phiếu GEX bật tăng trần lên mức cao nhất 8 tháng sau thông tin doanh nghiệp trả nợ đúng hạn 2 lô trái phiếu lớn giá trị 700 tỷ đồng. 17:43 1/6/2023 Hội đồng quản trị Gelex cũng vừa thông qua việc thế chấp cho ngân hàng tài sản là Tòa nhà Gelex Tower tại 52 Lê Đại Hành (Hà Nội) để đảm bảo cho nghĩa vụ vay vốn của CTCP Hạ tầng Gelex theo đề nghị ngày 26/6. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Dragon Capital trở lại làm cổ đông lớn Gelex Nhóm quỹ lớn nhất thị trường đã mua lại cổ phiếu Gelex để quay lại làm cổ đông lớn sau gần một tháng bán ra trước đó. Nhóm quỹ thành viên thuộc Dragon Capital vừa thông báo mua vào tổng cộng 2 triệu cổ phiếu GEX của Tập đoàn Gelex trong phiên giao dịch 26/6. Trong đó Amersham Industries Limited mua 1,23 triệu đơn vị, Balestrand Limited mua 280.000 đơn vị, Wareham Group Limited mua 200.000 đơn vị, Vietnam Enterprise Investments Limited mua 170.000 đơn vị và Grinling International Limited mua 120.000 đơn vị. Giao dịch trên giúp nhóm quỹ lớn nhất thị trường Việt Nam tăng số lượng nắm giữ từ 41,4 triệu đơn vị (tỷ lệ 4,86%) lên 43,4 triệu đơn vị (tỷ lệ 5,09%), qua đó trở lại làm cổ đông lớn của Gelex sau chưa đầy một tháng bán ra trước đó. Diễn biến giá cổ phiếu GEX trong 6 tháng gần nhất. Đồ thị: Stockbiz. Động thái mua thêm của Dragon Capital diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu GEX đang giao dịch quanh vùng đỉnh 9 tháng. Tạm tính theo thị giá đóng cửa phiên diễn ra giao dịch, nhóm quỹ ngoại đã chi ra hơn 40 tỷ đồng cho thương vụ trên. Phiên mua vào của nhóm quỹ trên diễn ra đúng ngày thanh khoản cổ phiếu GEX đột biến với hơn 51,5 triệu đơn vị được sang tay và thị giá giảm 0,73% về 20.450 đồng/cổ phiếu, do liên quan đến tin đồn thất thiệt về Gelex. Tập đoàn này sau đó đã kiểm tra và khẳng định đây là các thông tin sai sự thật, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý nhà đầu tư, khách hàng, làm uy tín của tập đoàn và xâm phạm quyền lợi của cổ đông. "Việc các cá nhân, tổ chức đưa các thông tin sai sự thật về Gelex và mã cổ phiếu GEX là hành vi có thể có dấu hiệu của tội vu khống, thao túng thị trường, gây lũng đoạn, mất an ninh an toàn thị trường", thông cáo nêu. Gelex kịch liệt phản đối những hành vi phát tán, lan truyền thông tin sai sự thật. Tập đoàn sẽ thông tin đến các cơ quan chức năng có liên quan để làm rõ nguồn gốc, mục đích của các thông tin sai sự thật; cũng như làm rõ động cơ của các cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi này nhằm xử lý nghiêm minh theo quy định pháp luật. Gelex hiện là một trong các tập đoàn lớn đang niêm yết với quy mô tổng tài sản hơn 52.600 tỷ đồng. Giá trị vốn hóa thị trường hiện đứng ở mức trên 17.400 tỷ đồng. Hệ sinh thái của tập đoàn này khá rộng ở nhiều lĩnh vực, bao gồm Viglacera - công ty top đầu về vật liệu xây dựng và sở hữu 12 khu công nghiệp, Gelex Electric - công ty sở hữu các thương hiệu thiết bị điện lớn như Cadivi, Thibidi. Ngoài ra còn có các mảng năng lượng tái tạo, bất động sản... Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023, lãnh đạo Gelex nói đang triển khai tái cấu trúc các mảng kinh doanh cũng như tích cực nắm bắt các cơ hội hợp tác quốc tế. Tập đoàn sẽ cơ cấu lại danh mục các dự án điện đã vận hành trong hệ thống thông qua việc thoái tối đa hoặc toàn bộ cổ phần/phần vốn góp tại các công ty dự án điện này cho các nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng. Gelex đang trong quá trình làm việc, thương thảo để đi đến thống nhất và hoàn tất giao dịch với nhà đầu tư nước ngoài. Cổ phiếu giao dịch đột biến, Gelex nói do tin đồn sai sự thậtTập đoàn tư nhân này khẳng định các tin đồn trên diễn đàn, mạng xã hội là sai sự thật và đang làm rõ động cơ của các cá nhân/tổ chức để xử lý. 12:13 27/6/2023 Gelex tất toán thêm 2 lô trái phiếu 700 tỷ đồngCổ phiếu GEX bật tăng trần lên mức cao nhất 8 tháng sau thông tin doanh nghiệp trả nợ đúng hạn 2 lô trái phiếu lớn giá trị 700 tỷ đồng. 17:43 1/6/2023 Hội đồng quản trị Gelex cũng vừa thông qua việc thế chấp cho ngân hàng tài sản là Tòa nhà Gelex Tower tại 52 Lê Đại Hành (Hà Nội) để đảm bảo cho nghĩa vụ vay vốn của CTCP Hạ tầng Gelex theo đề nghị ngày 26/6. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Lãi suất giảm kỷ lục không cản được dòng tiền gửi đổ vào ngân hàng
So với cuối năm 2022, lãi suất gửi tiết kiệm đã giảm tới gần một nửa, nhưng lượng tiền gửi của người dân và doanh nghiệp vẫn tiếp tục chảy về các ngân hàng.
Dòng tiền gửi của người dân và doanh nghiệp vẫn chảy mạnh về các ngân hàng bất chấp xu hướng giảm lãi suất tiết kiệm kịch liệt. Ảnh: Nam Khánh. Năm 2023, Ngân hàng Nhà nước đã có 4 lần điều chỉnh giảm lãi suất điều hành nhằm hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế. Còn tại các ngân hàng, mức lãi suất huy động chi trả cho các khoản tiền gửi mới của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp cũng liên tục được điều chỉnh giảm mạnh. Ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ chính sách tiền tệ (NHNN) cho biết hiện lãi suất huy động bình quân của các ngân hàng chỉ ở mức 3,9%/năm và lãi suất cho vay với các khoản vay mới chỉ ở mức bình quân 6,7%/năm, giảm trên 2,5 điểm % so với cuối năm 2022. Theo đánh giá của lãnh đạo NHNN, hiện mặt bằng lãi suất ngân hàng đã giảm về mức thấp nhất 20 năm trở lại đây. Nghịch lý lãi suất giảm tiền vẫn đổ về gửi ngân hàng Ghi nhận tại nhóm ngân hàng Big 4 (gồm 4 ngân hàng quốc doanh là BIDV, Agribank, VietinBank, Vietcombank), lãi suất huy động kỳ hạn 1-2 tháng hiện chỉ còn 1,9-2,2%/năm. Đây cũng là mức lãi suất thấp kỷ lục được ghi nhận từ trước đến nay của nhóm ngân hàng này. Trong khi đó, lãi suất huy động cho tiền gửi kỳ hạn trên 1 năm cũng chỉ đạt trên dưới 5%/năm. Còn đối với nhóm ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân, mức lãi suất huy động kỳ hạn 1 năm cao nhất cũng chỉ quanh ngưỡng 5-6,7%/năm. Con số này thấp hơn gần 4 điểm % so với hồi đầu năm (trên dưới 10%/năm) và cũng là mức thấp nhất trong 5 năm trở lại đây. Trong bối cảnh lãi suất tiền gửi ngân hàng liên tục sụt giảm trong 2-3 tháng cuối năm 2023, nhưng nghịch một nghịch lý lại diễn ra trên thị trường này là lãi suất tiết kiệm giảm kịch liệt thì lượng lớn tiền gửi tiết kiệm vẫn chảy vào kênh ngân hàng. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 21/12/2023, huy động vốn của các tổ chức tín dụng đã tăng 10,85% so với đầu năm 2023, cao gấp đôi so với mức tăng 5,99% của năm 2022. Trong khi đó, số liệu của NHNN cho biết tính đến cuối tháng 9/2023, tổng tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế tại hệ thống ngân hàng đạt khoảng 12,68 triệu tỷ đồng, tăng gần 7,28% so với đầu năm và cao gần bằng mức tăng trưởng tiền gửi của cả năm 2022. TĂNG TRƯỞNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC TCTD Nguồn: Tổng cục Thống kê, NHNN. Nhãn2012201320142015201620172018201920202021202221/12/2023 Tiền gửi % 24.222.9619.3714.3117.714.0812.7913.9213.969.245.9910.85 Như vậy, chỉ tính trong chưa đầy 3 tháng cuối năm 2023, tăng trưởng huy động vốn của các ngân hàng đã tăng 3,75 điểm %, tương đương mức tăng ròng gần 422.000 tỷ đồng. Bình quân cứ mỗi ngày trong quý IV/2023, người dân và doanh nghiệp lại mang thêm hơn 5.200 tỷ đồng đi gửi ngân hàng. Số liệu từ NHNN cũng cho thấy tính đến hết quý III/2023, lượng tiền gửi của dân cư đã tăng tổng cộng 583.494 tỷ đồng, tương đương mức tăng 9,95% so với cuối năm 2022. Đây là mức tăng trưởng tiền gửi 9 tháng cao nhất kể từ năm 2018. Gửi tiền ngân hàng vẫn có lãi suất thực dương Thông thường, khi lãi suất huy động giảm, lượng tiền gửi của dân cư và doanh nghiệp cũng giảm theo do phải cạnh tranh với nhiều kênh đầu tư khác như bất động sản, chứng khoán, vàng, tiền ảo... Tuy nhiên, đến năm 2023, trong khi thị trường chứng khoán kém hấp dẫn hơn, bất động sản chưa phục hồi, thị trường vàng biến động mạnh nhưng chỉ ghi nhận vào cuối năm... dòng tiền của nhà đầu tư đã chảy mạnh về kênh tiền gửi bất chấp xu hướng giảm lãi suất liên tục từ các nhà băng. Chia sẻ với Tri Thức - Znews, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng cho biết: “Dù lãi suất huy động tại các ngân hàng xuống thấp nhưng vẫn cao hơn tỷ lệ lạm phát trong năm, tức là người gửi tiền vẫn có lãi suất thực dương trên tiền gửi của mình”. Đây là một trong những lý do dòng tiền gửi của người dân vẫn tìm đến ngân hàng bất chấp lãi suất đã giảm về vùng thấp nhất nhiều năm. Tương tự tiền gửi dân cư, tính tới cuối quý III/2023, lượng tiền gửi của khối doanh nghiệp cũng đã tăng 276.856 tỷ đồng, tương đương mức tăng 4,65% so với cuối năm 2022 và cao gấp đôi tốc độ tăng cùng kỳ năm 2022. Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Giá Bitcoin bất ngờ rơi tự do, hơn 50 tỷ USD vốn hóa bị thổi bayHơn một ngày kể từ đợt tăng giá từ 42.000 USD/đồng lên 45.000 USD/đồng, Bitcoin bất ngờ quay đầu giảm mạnh xuống còn 40.800 USD/đồng. 21:08 3/1/2024 DIC Corp muốn rút khỏi hai dự án thành phần Khu đô thị Đại PhướcDIC Corp đã thông qua chủ trương chấm dứt góp vốn vào hai doanh nghiệp được thành lập để đầu tư các dự án thành phần của Khu đô thị du lịch sinh thái Đại Phước. 20:41 3/1/2024 Thêm nhà băng cố định lãi suất cho vay dài hạn ở mức 7%/nămNgân hàng Agribank cho biết sẽ tiếp tục điều chỉnh chính sách lãi suất với các khoản vay trung và dài hạn từ ngày 1/1. Mức lãi suất cố định chỉ từ 7%/năm cho kỳ hạn 24 tháng. 20:03 3/1/2024
Lãi suất giảm kỷ lục không cản được dòng tiền gửi đổ vào ngân hàng So với cuối năm 2022, lãi suất gửi tiết kiệm đã giảm tới gần một nửa, nhưng lượng tiền gửi của người dân và doanh nghiệp vẫn tiếp tục chảy về các ngân hàng. Dòng tiền gửi của người dân và doanh nghiệp vẫn chảy mạnh về các ngân hàng bất chấp xu hướng giảm lãi suất tiết kiệm kịch liệt. Ảnh: Nam Khánh. Năm 2023, Ngân hàng Nhà nước đã có 4 lần điều chỉnh giảm lãi suất điều hành nhằm hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế. Còn tại các ngân hàng, mức lãi suất huy động chi trả cho các khoản tiền gửi mới của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp cũng liên tục được điều chỉnh giảm mạnh. Ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ chính sách tiền tệ (NHNN) cho biết hiện lãi suất huy động bình quân của các ngân hàng chỉ ở mức 3,9%/năm và lãi suất cho vay với các khoản vay mới chỉ ở mức bình quân 6,7%/năm, giảm trên 2,5 điểm % so với cuối năm 2022. Theo đánh giá của lãnh đạo NHNN, hiện mặt bằng lãi suất ngân hàng đã giảm về mức thấp nhất 20 năm trở lại đây. Nghịch lý lãi suất giảm tiền vẫn đổ về gửi ngân hàng Ghi nhận tại nhóm ngân hàng Big 4 (gồm 4 ngân hàng quốc doanh là BIDV, Agribank, VietinBank, Vietcombank), lãi suất huy động kỳ hạn 1-2 tháng hiện chỉ còn 1,9-2,2%/năm. Đây cũng là mức lãi suất thấp kỷ lục được ghi nhận từ trước đến nay của nhóm ngân hàng này. Trong khi đó, lãi suất huy động cho tiền gửi kỳ hạn trên 1 năm cũng chỉ đạt trên dưới 5%/năm. Còn đối với nhóm ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân, mức lãi suất huy động kỳ hạn 1 năm cao nhất cũng chỉ quanh ngưỡng 5-6,7%/năm. Con số này thấp hơn gần 4 điểm % so với hồi đầu năm (trên dưới 10%/năm) và cũng là mức thấp nhất trong 5 năm trở lại đây. Trong bối cảnh lãi suất tiền gửi ngân hàng liên tục sụt giảm trong 2-3 tháng cuối năm 2023, nhưng nghịch một nghịch lý lại diễn ra trên thị trường này là lãi suất tiết kiệm giảm kịch liệt thì lượng lớn tiền gửi tiết kiệm vẫn chảy vào kênh ngân hàng. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 21/12/2023, huy động vốn của các tổ chức tín dụng đã tăng 10,85% so với đầu năm 2023, cao gấp đôi so với mức tăng 5,99% của năm 2022. Trong khi đó, số liệu của NHNN cho biết tính đến cuối tháng 9/2023, tổng tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế tại hệ thống ngân hàng đạt khoảng 12,68 triệu tỷ đồng, tăng gần 7,28% so với đầu năm và cao gần bằng mức tăng trưởng tiền gửi của cả năm 2022. TĂNG TRƯỞNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC TCTD Nguồn: Tổng cục Thống kê, NHNN. Nhãn2012201320142015201620172018201920202021202221/12/2023 Tiền gửi % 24.222.9619.3714.3117.714.0812.7913.9213.969.245.9910.85 Như vậy, chỉ tính trong chưa đầy 3 tháng cuối năm 2023, tăng trưởng huy động vốn của các ngân hàng đã tăng 3,75 điểm %, tương đương mức tăng ròng gần 422.000 tỷ đồng. Bình quân cứ mỗi ngày trong quý IV/2023, người dân và doanh nghiệp lại mang thêm hơn 5.200 tỷ đồng đi gửi ngân hàng. Số liệu từ NHNN cũng cho thấy tính đến hết quý III/2023, lượng tiền gửi của dân cư đã tăng tổng cộng 583.494 tỷ đồng, tương đương mức tăng 9,95% so với cuối năm 2022. Đây là mức tăng trưởng tiền gửi 9 tháng cao nhất kể từ năm 2018. Gửi tiền ngân hàng vẫn có lãi suất thực dương Thông thường, khi lãi suất huy động giảm, lượng tiền gửi của dân cư và doanh nghiệp cũng giảm theo do phải cạnh tranh với nhiều kênh đầu tư khác như bất động sản, chứng khoán, vàng, tiền ảo... Tuy nhiên, đến năm 2023, trong khi thị trường chứng khoán kém hấp dẫn hơn, bất động sản chưa phục hồi, thị trường vàng biến động mạnh nhưng chỉ ghi nhận vào cuối năm... dòng tiền của nhà đầu tư đã chảy mạnh về kênh tiền gửi bất chấp xu hướng giảm lãi suất liên tục từ các nhà băng. Chia sẻ với Tri Thức - Znews, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng cho biết: “Dù lãi suất huy động tại các ngân hàng xuống thấp nhưng vẫn cao hơn tỷ lệ lạm phát trong năm, tức là người gửi tiền vẫn có lãi suất thực dương trên tiền gửi của mình”. Đây là một trong những lý do dòng tiền gửi của người dân vẫn tìm đến ngân hàng bất chấp lãi suất đã giảm về vùng thấp nhất nhiều năm. Tương tự tiền gửi dân cư, tính tới cuối quý III/2023, lượng tiền gửi của khối doanh nghiệp cũng đã tăng 276.856 tỷ đồng, tương đương mức tăng 4,65% so với cuối năm 2022 và cao gấp đôi tốc độ tăng cùng kỳ năm 2022. Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Giá Bitcoin bất ngờ rơi tự do, hơn 50 tỷ USD vốn hóa bị thổi bayHơn một ngày kể từ đợt tăng giá từ 42.000 USD/đồng lên 45.000 USD/đồng, Bitcoin bất ngờ quay đầu giảm mạnh xuống còn 40.800 USD/đồng. 21:08 3/1/2024 DIC Corp muốn rút khỏi hai dự án thành phần Khu đô thị Đại PhướcDIC Corp đã thông qua chủ trương chấm dứt góp vốn vào hai doanh nghiệp được thành lập để đầu tư các dự án thành phần của Khu đô thị du lịch sinh thái Đại Phước. 20:41 3/1/2024 Thêm nhà băng cố định lãi suất cho vay dài hạn ở mức 7%/nămNgân hàng Agribank cho biết sẽ tiếp tục điều chỉnh chính sách lãi suất với các khoản vay trung và dài hạn từ ngày 1/1. Mức lãi suất cố định chỉ từ 7%/năm cho kỳ hạn 24 tháng. 20:03 3/1/2024
Ngân hàng được dừng giao dịch nghi ngờ nguồn tiền không hợp pháp
Mục tiêu của hoạt động này là nhằm ngăn ngừa, hạn chế lợi dụng việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán cho mục đích gian lận, lừa đảo, bất hợp pháp.
Các ngân hàng được phép tạm dừng giao dịch của khách hàng qua tài khoản thanh toán nếu nghi ngờ nguồn tiền không hợp pháp. Ảnh: T.L. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có công văn gửi các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức tín dụng (TCTD) tăng cường các biện pháp quản lý rủi ro trong mở, sử dụng tài khoản thanh toán. Theo đó, với các tài khoản thanh toán nghi ngờ nguồn tiền chuyển vào không hợp pháp, các ngân hàng cần yêu cầu khách hàng ra quầy giao dịch để xác minh lại thông tin; đồng thời dừng cung cấp dịch vụ trên Mobile Banking, hoặc yêu cầu khách hàng xác thực giao dịch thanh toán điện tử bằng yếu tố sinh trắc học, chữ ký số. Trường hợp có đủ căn cứ xác đáng, NHNN cho biết các ngân hàng thương mại có thể dừng giao dịch của khách hàng. NHNN cũng yêu cầu các TCTD chủ động nghiên cứu, xây dựng, áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro trong hoạt động mở, sử dụng tài khoản thanh toán nhằm phát hiện, ngăn ngừa các hành vi gian lận lừa đảo, lợi dụng tài khoản thanh toán cho mục đích bất hợp pháp. Trong đó, các ngân hàng thương mại cần xây dựng, áp dụng bộ tiêu chí nhận diện các tài khoản thanh toán có dấu hiệu nghi ngờ gian lận, lừa đảo; thường xuyên cập nhật các dấu hiệu trong bộ tiêu chí và phổ biến quán triệt trên toàn hệ thống để áp dụng thống nhất. Định kỳ hàng tháng, các ngân hàng hàng phải cung cấp thông tin về các tài khoản thanh toán có dấu hiệu nghi ngờ liên quan đến giao dịch gian lận, lừa đảo cho NHNN. Cơ quan quản lý tiền tệ sẽ rà soát, tổng hợp, xây dựng kho dữ liệu chung về tài khoản thanh toán có dấu hiệu nghi ngờ gian lận và sẽ nghiên cứu để có cơ chế chia sẻ thông tin với các TCTD, góp phần ngăn ngừa hoạt động gian lận, lừa đảo qua tài khoản thanh toán. Các TCTD cũng được yêu cầu rà soát quy trình, quy định nội bộ về mở, sử dụng tài khoản thanh toán và chỉ đạo cán bộ, nhân viên trong toàn hệ thống thực hiện nghiêm trình tự, thủ tục mở tài khoản thanh toán theo quy định, không thực hiện việc mở tài khoản thanh toán theo danh sách khách hàng lập sẵn, bảo mật thông tin khách hàng mở tài khoản. Cùng với đó, các ngân hàng phải đẩy nhanh tiến độ triển khai kết nối khai thác dữ liệu dân cư để làm sạch dữ liệu, xác minh chính xác khách hàng; đảm bảo kiểm tra, đối chiếu khớp đúng thông tin khách hàng mở tài khoản thanh toán với thông tin lưu trữ trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhằm hạn chế việc mở tài khoản thanh toán bằng giấy tờ tùy thân giả mạo, cho thuê tài khoản thanh toán... Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Nhà sản xuất mì ăn liền đầu tiên trên thế giới thua lỗ ở Việt NamNăm tài chính kết thúc vào tháng 3 vừa rồi, Nissin Việt Nam lỗ ròng 33,2 tỷ đồng. Năm trước đó, công ty này cũng lỗ tới 59 tỷ đồng. 15:27 9/7/2023 Một công ty do EVN nắm hơn 54% vốn bị mất an toàn tài chínhTheo Kiểm toán Nhà nước, Công ty CP Tư vấn Xây dựng điện 1 do EVN nắm giữ 54,34% vốn điều lệ đã bị đưa vào diện giám sát tài chính đặc biệt theo quy định của Chính phủ. 15:38 9/7/2023
Ngân hàng được dừng giao dịch nghi ngờ nguồn tiền không hợp pháp Mục tiêu của hoạt động này là nhằm ngăn ngừa, hạn chế lợi dụng việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán cho mục đích gian lận, lừa đảo, bất hợp pháp. Các ngân hàng được phép tạm dừng giao dịch của khách hàng qua tài khoản thanh toán nếu nghi ngờ nguồn tiền không hợp pháp. Ảnh: T.L. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có công văn gửi các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức tín dụng (TCTD) tăng cường các biện pháp quản lý rủi ro trong mở, sử dụng tài khoản thanh toán. Theo đó, với các tài khoản thanh toán nghi ngờ nguồn tiền chuyển vào không hợp pháp, các ngân hàng cần yêu cầu khách hàng ra quầy giao dịch để xác minh lại thông tin; đồng thời dừng cung cấp dịch vụ trên Mobile Banking, hoặc yêu cầu khách hàng xác thực giao dịch thanh toán điện tử bằng yếu tố sinh trắc học, chữ ký số. Trường hợp có đủ căn cứ xác đáng, NHNN cho biết các ngân hàng thương mại có thể dừng giao dịch của khách hàng. NHNN cũng yêu cầu các TCTD chủ động nghiên cứu, xây dựng, áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro trong hoạt động mở, sử dụng tài khoản thanh toán nhằm phát hiện, ngăn ngừa các hành vi gian lận lừa đảo, lợi dụng tài khoản thanh toán cho mục đích bất hợp pháp. Trong đó, các ngân hàng thương mại cần xây dựng, áp dụng bộ tiêu chí nhận diện các tài khoản thanh toán có dấu hiệu nghi ngờ gian lận, lừa đảo; thường xuyên cập nhật các dấu hiệu trong bộ tiêu chí và phổ biến quán triệt trên toàn hệ thống để áp dụng thống nhất. Định kỳ hàng tháng, các ngân hàng hàng phải cung cấp thông tin về các tài khoản thanh toán có dấu hiệu nghi ngờ liên quan đến giao dịch gian lận, lừa đảo cho NHNN. Cơ quan quản lý tiền tệ sẽ rà soát, tổng hợp, xây dựng kho dữ liệu chung về tài khoản thanh toán có dấu hiệu nghi ngờ gian lận và sẽ nghiên cứu để có cơ chế chia sẻ thông tin với các TCTD, góp phần ngăn ngừa hoạt động gian lận, lừa đảo qua tài khoản thanh toán. Các TCTD cũng được yêu cầu rà soát quy trình, quy định nội bộ về mở, sử dụng tài khoản thanh toán và chỉ đạo cán bộ, nhân viên trong toàn hệ thống thực hiện nghiêm trình tự, thủ tục mở tài khoản thanh toán theo quy định, không thực hiện việc mở tài khoản thanh toán theo danh sách khách hàng lập sẵn, bảo mật thông tin khách hàng mở tài khoản. Cùng với đó, các ngân hàng phải đẩy nhanh tiến độ triển khai kết nối khai thác dữ liệu dân cư để làm sạch dữ liệu, xác minh chính xác khách hàng; đảm bảo kiểm tra, đối chiếu khớp đúng thông tin khách hàng mở tài khoản thanh toán với thông tin lưu trữ trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhằm hạn chế việc mở tài khoản thanh toán bằng giấy tờ tùy thân giả mạo, cho thuê tài khoản thanh toán... Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Nhà sản xuất mì ăn liền đầu tiên trên thế giới thua lỗ ở Việt NamNăm tài chính kết thúc vào tháng 3 vừa rồi, Nissin Việt Nam lỗ ròng 33,2 tỷ đồng. Năm trước đó, công ty này cũng lỗ tới 59 tỷ đồng. 15:27 9/7/2023 Một công ty do EVN nắm hơn 54% vốn bị mất an toàn tài chínhTheo Kiểm toán Nhà nước, Công ty CP Tư vấn Xây dựng điện 1 do EVN nắm giữ 54,34% vốn điều lệ đã bị đưa vào diện giám sát tài chính đặc biệt theo quy định của Chính phủ. 15:38 9/7/2023
Đất Xanh Miền Nam chậm trả 9,2 tỷ lãi trái phiếu
Trong 6 kỳ thanh toán gần đây nhất từ kỳ thứ 12 đến kỳ thứ 17 của lô trái phiếu MNRCH2123001, Đất Xanh Miền Nam đều chưa thể trả lãi cho trái chủ.
Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Đất Xanh Miền Nam - thành viên của Tập đoàn Đất Xanh (mã chứng khoán: DXG) vừa công bố thông tin bất thường về tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu MNRCH2123001. Tại văn bản doanh nghiệp này gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, đã 6 kỳ thanh toán gần đây nhất từ kỳ thứ 12 đến kỳ thứ 17 (15/2/2023-30/6/2023) chưa thể trả lãi cho trái chủ. Tổng tiền chậm trả hơn 9,2 tỷ đồng. Theo Đất Xanh Miền Nam, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do công ty chưa sắp xếp được dòng tiền. Lô trái phiếu này của Đất Xanh Miền Nam cũng sẽ đáo hạn vào ngày 31/12/2023. Nguồn: HNX. Lô trái phiếu MNRCH2123001 nói trên trị giá 150 tỷ đồng, lãi suất 12%/năm do Đất Xanh Miền Nam phát hành ngày 31/12/2021, với kỳ hạn 24 tháng, đáo hạn ngày 31/12/2023. Kỳ hạn trả lãi hàng tháng. Tổ chức lưu ký là CTCP Chứng khoán Phố Wall. Được biết, Đất Xanh Miền Nam dự kiến sẽ trả lãi các kỳ trái phiếu chậm trả trên vào 31/12/2023, tức vào đúng ngày đáo hạn trái phiếu. Trái chủ vẫn phải chờ tin. Trước đó, HNX cũng đã công bố danh sách 54 tổ chức phát hành công bố thông tin bất thường và báo cáo theo yêu cầu từ ngày 16/9/2022 đến ngày 31/1/2023 có nội dung chậm thanh toán gốc, lãi. Trong đó có tên của Đất Xanh Miền Nam. Về tình hình kinh doanh, năm 2022 vừa qua doanh nghiệp này lỗ 122 tỷ đồng, trong khi năm 2021 cũng chỉ lãi 16 triệu đồng. Đáng chú ý, do tình hình kinh doanh gặp khó cho nên vốn chủ sở hữu cũng giảm xuống còn 235 tỷ đồng, giảm 116 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm, tương ứng mức giảm 33%. Tổng nợ phải trả tăng hơn 190 tỷ đồng so với đầu năm, lên 590 tỷ đồng, gấp 2,5 lần vốn chủ sở hữu. Nợ trái phiếu vẫn duy trì mức 150 tỷ đồng. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Eximbank sẽ tổ chức đại hội cổ đông bất thường lần thứ baNgân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam - Eximbank (mã chứng khoán: EIB) thông báo tổ chức đại hội cổ đông bất thường lần thứ ba của năm 2023. 16:21 4/7/2023 Cổ phiếu Apec Group được giải cứuLực cầu lớn nhập cuộc đã giúp bộ 3 cổ phiếu APS, API, IDJ thoát cảnh nằm sàn, thậm chí là tăng đến giá trần. 15:58 4/7/2023
Đất Xanh Miền Nam chậm trả 9,2 tỷ lãi trái phiếu Trong 6 kỳ thanh toán gần đây nhất từ kỳ thứ 12 đến kỳ thứ 17 của lô trái phiếu MNRCH2123001, Đất Xanh Miền Nam đều chưa thể trả lãi cho trái chủ. Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Đất Xanh Miền Nam - thành viên của Tập đoàn Đất Xanh (mã chứng khoán: DXG) vừa công bố thông tin bất thường về tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu MNRCH2123001. Tại văn bản doanh nghiệp này gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, đã 6 kỳ thanh toán gần đây nhất từ kỳ thứ 12 đến kỳ thứ 17 (15/2/2023-30/6/2023) chưa thể trả lãi cho trái chủ. Tổng tiền chậm trả hơn 9,2 tỷ đồng. Theo Đất Xanh Miền Nam, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do công ty chưa sắp xếp được dòng tiền. Lô trái phiếu này của Đất Xanh Miền Nam cũng sẽ đáo hạn vào ngày 31/12/2023. Nguồn: HNX. Lô trái phiếu MNRCH2123001 nói trên trị giá 150 tỷ đồng, lãi suất 12%/năm do Đất Xanh Miền Nam phát hành ngày 31/12/2021, với kỳ hạn 24 tháng, đáo hạn ngày 31/12/2023. Kỳ hạn trả lãi hàng tháng. Tổ chức lưu ký là CTCP Chứng khoán Phố Wall. Được biết, Đất Xanh Miền Nam dự kiến sẽ trả lãi các kỳ trái phiếu chậm trả trên vào 31/12/2023, tức vào đúng ngày đáo hạn trái phiếu. Trái chủ vẫn phải chờ tin. Trước đó, HNX cũng đã công bố danh sách 54 tổ chức phát hành công bố thông tin bất thường và báo cáo theo yêu cầu từ ngày 16/9/2022 đến ngày 31/1/2023 có nội dung chậm thanh toán gốc, lãi. Trong đó có tên của Đất Xanh Miền Nam. Về tình hình kinh doanh, năm 2022 vừa qua doanh nghiệp này lỗ 122 tỷ đồng, trong khi năm 2021 cũng chỉ lãi 16 triệu đồng. Đáng chú ý, do tình hình kinh doanh gặp khó cho nên vốn chủ sở hữu cũng giảm xuống còn 235 tỷ đồng, giảm 116 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm, tương ứng mức giảm 33%. Tổng nợ phải trả tăng hơn 190 tỷ đồng so với đầu năm, lên 590 tỷ đồng, gấp 2,5 lần vốn chủ sở hữu. Nợ trái phiếu vẫn duy trì mức 150 tỷ đồng. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Eximbank sẽ tổ chức đại hội cổ đông bất thường lần thứ baNgân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam - Eximbank (mã chứng khoán: EIB) thông báo tổ chức đại hội cổ đông bất thường lần thứ ba của năm 2023. 16:21 4/7/2023 Cổ phiếu Apec Group được giải cứuLực cầu lớn nhập cuộc đã giúp bộ 3 cổ phiếu APS, API, IDJ thoát cảnh nằm sàn, thậm chí là tăng đến giá trần. 15:58 4/7/2023
Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp thị trường vàng
Trong tháng 1/2024, NHNN sẽ trình báo cáo tổng kết Nghị định 24, trong đó có đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định quản lý thị trường vàng để phù hợp với bối cảnh mới.
NHNN cho biết đã sẵn sàng để triển khai phương án can thiệp bình ổn thị trường vàng. Ảnh: Duy Hiệu. Đây là nội dung trong thông báo mới nhất của Ngân hàng Nhà nước được phát đi vào cuối ngày hôm nay (28/12). Cụ thể, nhà điều hành cho biết, trong tháng 1/2024 sẽ trình báo cáo tổng kết Nghị định 24, trong đó có đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định quản lý thị trường vàng để phù hợp với bối cảnh mới của thị trường. Đồng thời, nhà điều hành sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường vàng, chuẩn bị sẵn sàng để triển khai phương án can thiệp bình ổn thị trường vàng. Động thái mới của Ngân hàng Nhà nước diễn ra khi tính từ đầu tháng 12/2023 đến nay giá vàng liên tục có những biến động mạnh. Cụ thể, trong phiên sáng ngày 26/12, giá vàng miếng SJC đã có lúc xác lập đỉnh lịch sử 80,3 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra, tương đương mức tăng gần 8 triệu đồng/lượng chỉ trong vòng 1 tháng. Tuy nhiên, mức đỉnh lịch sử này không giữ được lâu và sụt giảm mạnh vào ngay phiên chiều. Sang tới ngày 27/12 và sáng 28/12, vàng miếng SJC tiếp tục biến động quanh vùng giá cao 80 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, sau khi Thủ tướng đưa ra chỉ đạo yêu cầu Ngân hàng Nhà nước và các Bộ, ngành có giải pháp quản lý thị trường vàng, không để giá vàng trong nước chênh cao với thế giới, giá mặt hàng này đã quay đầu giảm mạnh vào chiều ngày 28/12. Đà giảm lên tới 2-4 triệu đồng/lượng đã kéo giá vàng miếng SJC trong nước rớt thẳng xuống mốc 76 triệu đồng/lượng (thấp nhất 3 tuần qua) và kết phiên giao dịch cuối ngày 28/12 ở mức 77,5 triệu đồng/lượng. Trước biến động mạnh của giá vàng trong nước những ngày gần đây, Ngân hàng Nhà nước cho biết khối lượng giao dịch cả chiều mua, lẫn chiều bán vàng miếng SJC chỉ tăng nhẹ. "Nguyên nhân khiến giá vàng miếng SJC trong nước tăng mạnh những ngày qua chủ yếu do yếu tố tâm lý trước đà tăng liên tục của giá vàng quốc tế. Do vậy, trong những ngày giá vàng quốc tế biến động tăng mạnh, giá vàng miếng SJC trong nước thường tăng với tốc độ nhanh hơn", nhà điều hành nhận định. Ngân hàng Nhà nước cũng đánh giá thị trường vàng miếng SJC nhìn chung không biến động bất thường, không có hiện tượng người dân đổ xô đi mua vàng khi giá vàng tăng cao như giai đoạn trước đây. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp, khó lường của thị trường vàng quốc tế và trong nước, Ngân hàng Nhà nước vẫn khuyến cáo người dân nên thận trọng trong giao dịch vàng. Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Chứng khoán 28/12: Khối ngoại mua ròng 2 phiên liên tiếpSau 2 phiên mua ròng, giá trị bán ròng của khối ngoại lũy kế từ đầu tuần đã thu hẹp về 52 tỷ đồng. Nếu tiếp tục mua ròng phiên 29/12, khối ngoại sẽ chấm dứt chuỗi 7 tuần bán ròng. 17:15 28/12/2023 Giá vàng rớt 'không phanh'Từ mức 80 triệu đồng/lượng đạt được trong phiên sáng 28/12, giá vàng miếng SJC đã lao dốc thẳng xuống 76 triệu đồng vào phiên chiều. Đây cũng là mức giá thấp nhất 3 tuần qua. 16:18 28/12/2023 Thủ tướng chỉ đạo không để giá vàng chênh cao với thế giớiNgân hàng Nhà nước được yêu cầu điều hành giá vàng miếng trong nước theo thị trường, không để chênh cao với thế giới. 15:37 28/12/2023
Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp thị trường vàng Trong tháng 1/2024, NHNN sẽ trình báo cáo tổng kết Nghị định 24, trong đó có đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định quản lý thị trường vàng để phù hợp với bối cảnh mới. NHNN cho biết đã sẵn sàng để triển khai phương án can thiệp bình ổn thị trường vàng. Ảnh: Duy Hiệu. Đây là nội dung trong thông báo mới nhất của Ngân hàng Nhà nước được phát đi vào cuối ngày hôm nay (28/12). Cụ thể, nhà điều hành cho biết, trong tháng 1/2024 sẽ trình báo cáo tổng kết Nghị định 24, trong đó có đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định quản lý thị trường vàng để phù hợp với bối cảnh mới của thị trường. Đồng thời, nhà điều hành sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường vàng, chuẩn bị sẵn sàng để triển khai phương án can thiệp bình ổn thị trường vàng. Động thái mới của Ngân hàng Nhà nước diễn ra khi tính từ đầu tháng 12/2023 đến nay giá vàng liên tục có những biến động mạnh. Cụ thể, trong phiên sáng ngày 26/12, giá vàng miếng SJC đã có lúc xác lập đỉnh lịch sử 80,3 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra, tương đương mức tăng gần 8 triệu đồng/lượng chỉ trong vòng 1 tháng. Tuy nhiên, mức đỉnh lịch sử này không giữ được lâu và sụt giảm mạnh vào ngay phiên chiều. Sang tới ngày 27/12 và sáng 28/12, vàng miếng SJC tiếp tục biến động quanh vùng giá cao 80 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, sau khi Thủ tướng đưa ra chỉ đạo yêu cầu Ngân hàng Nhà nước và các Bộ, ngành có giải pháp quản lý thị trường vàng, không để giá vàng trong nước chênh cao với thế giới, giá mặt hàng này đã quay đầu giảm mạnh vào chiều ngày 28/12. Đà giảm lên tới 2-4 triệu đồng/lượng đã kéo giá vàng miếng SJC trong nước rớt thẳng xuống mốc 76 triệu đồng/lượng (thấp nhất 3 tuần qua) và kết phiên giao dịch cuối ngày 28/12 ở mức 77,5 triệu đồng/lượng. Trước biến động mạnh của giá vàng trong nước những ngày gần đây, Ngân hàng Nhà nước cho biết khối lượng giao dịch cả chiều mua, lẫn chiều bán vàng miếng SJC chỉ tăng nhẹ. "Nguyên nhân khiến giá vàng miếng SJC trong nước tăng mạnh những ngày qua chủ yếu do yếu tố tâm lý trước đà tăng liên tục của giá vàng quốc tế. Do vậy, trong những ngày giá vàng quốc tế biến động tăng mạnh, giá vàng miếng SJC trong nước thường tăng với tốc độ nhanh hơn", nhà điều hành nhận định. Ngân hàng Nhà nước cũng đánh giá thị trường vàng miếng SJC nhìn chung không biến động bất thường, không có hiện tượng người dân đổ xô đi mua vàng khi giá vàng tăng cao như giai đoạn trước đây. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp, khó lường của thị trường vàng quốc tế và trong nước, Ngân hàng Nhà nước vẫn khuyến cáo người dân nên thận trọng trong giao dịch vàng. Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Chứng khoán 28/12: Khối ngoại mua ròng 2 phiên liên tiếpSau 2 phiên mua ròng, giá trị bán ròng của khối ngoại lũy kế từ đầu tuần đã thu hẹp về 52 tỷ đồng. Nếu tiếp tục mua ròng phiên 29/12, khối ngoại sẽ chấm dứt chuỗi 7 tuần bán ròng. 17:15 28/12/2023 Giá vàng rớt 'không phanh'Từ mức 80 triệu đồng/lượng đạt được trong phiên sáng 28/12, giá vàng miếng SJC đã lao dốc thẳng xuống 76 triệu đồng vào phiên chiều. Đây cũng là mức giá thấp nhất 3 tuần qua. 16:18 28/12/2023 Thủ tướng chỉ đạo không để giá vàng chênh cao với thế giớiNgân hàng Nhà nước được yêu cầu điều hành giá vàng miếng trong nước theo thị trường, không để chênh cao với thế giới. 15:37 28/12/2023
Chứng khoán, vàng sẽ ra sao trong tuần này
Fed chuẩn bị đưa ra quyết định quan trọng trong tuần này. Giới quan sát dự báo cơ quan này vẫn tăng lãi suất, nhưng đây sẽ là đợt tăng cuối cùng của chu kỳ.
Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) - cơ quan hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) - sẽ có cuộc họp chính sách quan trọng vào tuần này. Giới quan sát tin rằng cơ quan này vẫn tiếp tục tăng lãi suất điều hành để hạ nhiệt lạm phát, ngay cả khi rủi ro đối với nền kinh tế đang gia tăng. FOMC được dự đoán sẽ tăng lãi suất điều hành 0,25 điểm phần trăm trong cuộc họp ngày 3/5 (giờ Mỹ). Nếu đúng như dự báo, đây là đợt nâng lãi suất lần thứ 10 liên tiếp của ngân hàng trung ương Mỹ kể từ tháng 3 năm ngoái. Các quan chức Fed sẵn sàng đánh đổi tăng trưởng kinh tế và việc làm để bình ổn giá cả. Nhưng lạm phát vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu của họ. Các thị trường sẽ ra sao Quyết định của Fed trong cuộc họp sắp tới sẽ tác động lên các thị trường như chứng khoán, vàng và dầu. Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tuần, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones có thêm 272 điểm (+0,8%), đạt 34.098,16 điểm. Chỉ số S&P 500 và Nasdaq tăng lần lượt 34,13 điểm (+0,83) và 84,35 điểm (+0.69), lên 4.169,48 điểm và 12.226,58 điểm. Trên sàn New York, giá mỗi ounce vàng giao ngay đã tăng nhẹ lên 1.990,6 USD. Kim loại quý đang trên đà lấy lại mốc 2.000 USD/ounce sau khi giảm mạnh trong tuần qua. Giá vàng trồi sụt mạnh trong tuần qua. Ảnh: Trading Economics. Một số dấu hiệu cho thấy nền kinh tế hàng đầu thế giới đang giảm tốc tăng trưởng. Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (CPE) cốt lõi của Mỹ chỉ tăng 0,3% trong tháng 3. Đây là thước đo lạm phát yêu thích của Fed, không tính tới giá thực phẩm và nhiên liệu biến động mạnh. So với một năm trước đó, PCE lõi tăng 4,6%, cao hơn so với dự đoán 4,5% của giới quan sát. Tuy nhiên, tỷ lệ này đã giảm 0,1 điểm phần trăm so với hồi tháng 2. Nếu tính cả giá năng lượng và thực phẩm, PCE chỉ tăng 0,1% trong tháng. Tốc độ tăng so với một năm trước đó là 4,2%, giảm mạnh từ mức 5,1% hồi tháng 2. Trước đó, theo dữ liệu chính thức, trong quý I, GDP của Mỹ chỉ tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước, giảm mạnh từ tốc độ tăng 2,6% của quý IV/2022 và thấp hơn đáng kể dự báo của giới phân tích. Lãi suất sẽ đạt đỉnh? Trong khi đó, thị trường lao động Mỹ được dự đoán sẽ bổ sung 180.000 việc làm trong tháng 4, đánh dấu tháng thứ 3 liên tiếp thị trường việc làm nước này giảm tốc tăng trưởng. Các dữ liệu khác như cơ hội việc làm tháng 3, PMI (chỉ số quản lý thu mua) trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ cũng chuẩn bị được công bố. Các dấu hiệu cho thấy FOMC sẽ tiếp tục tăng lãi suất 25 điểm cơ bản lên 5,25% trong cuộc họp tháng 5, bất chấp tình trạng hỗn loạn đang diễn ra bên trong hệ thống ngân hàng, và báo hiệu rằng đây là lần tăng lãi suất cuối cùng của chu kỳNhóm chuyên gia của Bloomberg "Các dấu hiệu cho thấy FOMC sẽ tiếp tục tăng lãi suất 25 điểm cơ bản lên 5,25% trong cuộc họp tháng 5, bất chấp tình trạng hỗn loạn đang diễn ra bên trong hệ thống ngân hàng, và báo hiệu rằng đây là lần tăng lãi suất cuối cùng của chu kỳ", nhóm chuyên gia của Bloomberg nhận định. "Giai đoạn tiếp theo của chu kỳ thắt chặt sẽ là tiếp tục giữ lãi suất điều hành ở mức cao, đồng thời quan sát xem liệu lạm phát có xu hướng hạ nhiệt hay không", nhóm chuyên gia nói thêm. Tính đến ngày 30/4, theo dữ liệu của công cụ CME FedWatch, các thị trường đang định giá khả năng Fed tiếp tục tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 5 là 83,9%, giảm mạnh từ mức 89,1% so với một tuần trước đó. Trong khi đó, khả năng Fed giữ nguyên lãi suất theo định giá của thị trường là 16,1%. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Mua nhà 5 triệu USD ở Singapore phải trả thuế 3,25 triệu USDĐể mua một căn nhà ở Singapore, người mua nước ngoài sẽ phải trả thuế gấp đôi tại Hong Kong, gấp 4 London và gấp 15 New York. 07:00 28/4/2023 Cái khó của FedNgân hàng trung ương Mỹ đang cùng lúc đối mặt với 3 rắc rối lớn. Và tình trạng hỗn loạn trong ngành ngân hàng khiến bài toán càng trở nên hóc búa. 16:07 21/4/2023
Chứng khoán, vàng sẽ ra sao trong tuần này Fed chuẩn bị đưa ra quyết định quan trọng trong tuần này. Giới quan sát dự báo cơ quan này vẫn tăng lãi suất, nhưng đây sẽ là đợt tăng cuối cùng của chu kỳ. Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) - cơ quan hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) - sẽ có cuộc họp chính sách quan trọng vào tuần này. Giới quan sát tin rằng cơ quan này vẫn tiếp tục tăng lãi suất điều hành để hạ nhiệt lạm phát, ngay cả khi rủi ro đối với nền kinh tế đang gia tăng. FOMC được dự đoán sẽ tăng lãi suất điều hành 0,25 điểm phần trăm trong cuộc họp ngày 3/5 (giờ Mỹ). Nếu đúng như dự báo, đây là đợt nâng lãi suất lần thứ 10 liên tiếp của ngân hàng trung ương Mỹ kể từ tháng 3 năm ngoái. Các quan chức Fed sẵn sàng đánh đổi tăng trưởng kinh tế và việc làm để bình ổn giá cả. Nhưng lạm phát vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu của họ. Các thị trường sẽ ra sao Quyết định của Fed trong cuộc họp sắp tới sẽ tác động lên các thị trường như chứng khoán, vàng và dầu. Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tuần, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones có thêm 272 điểm (+0,8%), đạt 34.098,16 điểm. Chỉ số S&P 500 và Nasdaq tăng lần lượt 34,13 điểm (+0,83) và 84,35 điểm (+0.69), lên 4.169,48 điểm và 12.226,58 điểm. Trên sàn New York, giá mỗi ounce vàng giao ngay đã tăng nhẹ lên 1.990,6 USD. Kim loại quý đang trên đà lấy lại mốc 2.000 USD/ounce sau khi giảm mạnh trong tuần qua. Giá vàng trồi sụt mạnh trong tuần qua. Ảnh: Trading Economics. Một số dấu hiệu cho thấy nền kinh tế hàng đầu thế giới đang giảm tốc tăng trưởng. Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (CPE) cốt lõi của Mỹ chỉ tăng 0,3% trong tháng 3. Đây là thước đo lạm phát yêu thích của Fed, không tính tới giá thực phẩm và nhiên liệu biến động mạnh. So với một năm trước đó, PCE lõi tăng 4,6%, cao hơn so với dự đoán 4,5% của giới quan sát. Tuy nhiên, tỷ lệ này đã giảm 0,1 điểm phần trăm so với hồi tháng 2. Nếu tính cả giá năng lượng và thực phẩm, PCE chỉ tăng 0,1% trong tháng. Tốc độ tăng so với một năm trước đó là 4,2%, giảm mạnh từ mức 5,1% hồi tháng 2. Trước đó, theo dữ liệu chính thức, trong quý I, GDP của Mỹ chỉ tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước, giảm mạnh từ tốc độ tăng 2,6% của quý IV/2022 và thấp hơn đáng kể dự báo của giới phân tích. Lãi suất sẽ đạt đỉnh? Trong khi đó, thị trường lao động Mỹ được dự đoán sẽ bổ sung 180.000 việc làm trong tháng 4, đánh dấu tháng thứ 3 liên tiếp thị trường việc làm nước này giảm tốc tăng trưởng. Các dữ liệu khác như cơ hội việc làm tháng 3, PMI (chỉ số quản lý thu mua) trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ cũng chuẩn bị được công bố. Các dấu hiệu cho thấy FOMC sẽ tiếp tục tăng lãi suất 25 điểm cơ bản lên 5,25% trong cuộc họp tháng 5, bất chấp tình trạng hỗn loạn đang diễn ra bên trong hệ thống ngân hàng, và báo hiệu rằng đây là lần tăng lãi suất cuối cùng của chu kỳNhóm chuyên gia của Bloomberg "Các dấu hiệu cho thấy FOMC sẽ tiếp tục tăng lãi suất 25 điểm cơ bản lên 5,25% trong cuộc họp tháng 5, bất chấp tình trạng hỗn loạn đang diễn ra bên trong hệ thống ngân hàng, và báo hiệu rằng đây là lần tăng lãi suất cuối cùng của chu kỳ", nhóm chuyên gia của Bloomberg nhận định. "Giai đoạn tiếp theo của chu kỳ thắt chặt sẽ là tiếp tục giữ lãi suất điều hành ở mức cao, đồng thời quan sát xem liệu lạm phát có xu hướng hạ nhiệt hay không", nhóm chuyên gia nói thêm. Tính đến ngày 30/4, theo dữ liệu của công cụ CME FedWatch, các thị trường đang định giá khả năng Fed tiếp tục tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 5 là 83,9%, giảm mạnh từ mức 89,1% so với một tuần trước đó. Trong khi đó, khả năng Fed giữ nguyên lãi suất theo định giá của thị trường là 16,1%. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Mua nhà 5 triệu USD ở Singapore phải trả thuế 3,25 triệu USDĐể mua một căn nhà ở Singapore, người mua nước ngoài sẽ phải trả thuế gấp đôi tại Hong Kong, gấp 4 London và gấp 15 New York. 07:00 28/4/2023 Cái khó của FedNgân hàng trung ương Mỹ đang cùng lúc đối mặt với 3 rắc rối lớn. Và tình trạng hỗn loạn trong ngành ngân hàng khiến bài toán càng trở nên hóc búa. 16:07 21/4/2023
Anh bất ngờ tăng lãi suất mạnh tay
Cơ quan hoạch định chính sách của ngân hàng trung ương Anh bất ngờ tăng lãi suất 0,5 điểm phần trăm, dù trước đó, thị trường nghiêng về khả năng nâng 0,25 điểm phần trăm.
BoE bất ngờ tăng lãi suất 0,5 điểm phần trăm. Ảnh: Bloomberg. Theo CNBC, các thị trường đều ngỡ ngàng sau khi Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) công bố tăng lãi suất điều hành 50 điểm cơ bản. Đây là đợt nâng lãi suất thứ 13 liên tiếp của ngân hàng trung ương nước này nhằm kìm hãm lạm phát dai dẳng. Như vậy, lãi suất điều hành của Anh đã được đưa lên mức 5%. Trước đó, các thị trường định giá khả năng BoE tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm là khoảng 60%. Bảng Anh trượt giá so với USD sau thông báo này. Lợi suất trái phiếu chính phủ Anh cũng giảm nhẹ. Bước nhảy 0,5 điểm phần trăm Theo báo cáo mới được Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh (ONS) công bố, trong tháng 5, lạm phát ở Anh cao hơn dự kiến với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 8,7% so với một năm trước đó. Các chuyên gia kinh tế được Reuters khảo sát tin rằng con số này chỉ 8,4%. Tính riêng trong tháng 5, CPI tại Anh tăng 0,7%. Trong khi đó, lạm phát cơ bản - không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng biến động mạnh - là 7,1%, tăng từ mức 6,8% trong tháng 4 và đánh dấu mức cao nhất kể từ tháng 3/1992. "Đà tăng của nhóm du lịch hàng không, hàng hóa và dịch vụ văn hóa - giải trí, ôtô cũ đóng góp lớn nhất vào mức tăng chung của cả CPI lẫn CPIH (chỉ số giá tiêu dùng bao gồm chi phí nhà ở của chủ sở hữu)", ONS nhận định. Các dữ liệu gần đây cho thấy lạm phát vẫn còn dai dẳng, trong bối cảnh thị trường lao động thắt chặt và nhu cầu tiếp tục phục hồi Tuyên bố của Ủy ban Chính sách Tiền tệ của BoE "Các dữ liệu gần đây cho thấy lạm phát vẫn còn dai dẳng, trong bối cảnh thị trường lao động thắt chặt và nhu cầu tiếp tục phục hồi", Ủy ban Chính sách Tiền tệ của BoE (MPC) cho biết trong tuyên bố hôm 22/6. "MPC sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu về áp lực lạm phát dai dẳng trong toàn bộ nền kinh tế, bao gồm sự thắt chặt của thị trường lao động, tăng trưởng tiền lương và lạm phát giá dịch vụ. Nếu các dữ liệu cho thấy áp lực lạm phát dai dẳng hơn, cần phải thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa", cơ quan này nhấn mạnh. BoE đang đối mặt với một bài toán khó. Đó là kìm hãm lạm phát nhưng không tạo ra một cuộc khủng hoảng lãi vay và đẩy nền kinh tế vào suy thoái. "Áp lực lạm phát tại Anh dai dẳng hơn so với các nền kinh tế phương Tây khác. Điều đó buộc ngân hàng trung ương phải diều hâu. Tuyên bố ngày hôm nay làm gia tăng lo ngại về việc lãi suất sẽ bị đẩy lên cao hơn nhiều, có thể tới 6%", ông Joseph Little - chiến lược gia trưởng toàn cầu tại HSBC Asset Management - bình luận. Trước đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tháng 6, còn Ngân hàng Trung ương Châu Âu chỉ tăng 0,25 điểm phần trăm. BoE ở thế khó Theo ông Marcus Brookes - Giám đốc đầu tư của Quilter Investors - đối với người tiêu dùng, nhà đầu tư và chính phủ Anh, báo cáo lạm phát tháng 5 của ONS là điều khó chấp nhận. "Anh đang trải qua một loạt tình huống bất thường, và điều này khiến BoE không còn nhiều lựa chọn", ông nhận định. "Đến nay, người tiêu dùng Anh đã chống chịu khá tốt trước cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt. Nhưng chúng tôi bắt đầu nhận thấy những dấu hiệu xấu. Một cú sốc lãi vay mua nhà đang rình rập, và lãi suất tăng cao bắt đầu ảnh hưởng đến các hộ gia đình", ông giải thích. Đầu tháng này, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế dự báo lạm phát trong năm nay của Anh sẽ là 6,9%, mức cao nhất trong số các nền kinh tế tiên tiến. "Nền kinh tế đang hoạt động tốt hơn dự kiến. Nhưng lạm phát vẫn còn quá cao, và chúng ta phải đối phó với nó", Thống đốc BoE Andrew Bailey nhấn mạnh trong một tuyên bố hôm 22/6. "Tôi hiểu điều này sẽ rất khó khăn. Nhiều người đang vay mua nhà hoặc các khoản vay khác có thể lo lắng về tác động từ việc tăng lãi suất. Nhưng nếu bây giờ chúng ta không nâng lãi suất, tình hình sau này còn tồi tệ hơn", vị thống đốc nhấn mạnh. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Fed: Sẽ còn nhiều đợt tăng lãi suất nữaTrái ngược với kỳ vọng của thị trường, Chủ tịch Fed cho biết ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất thêm nhiều lần nữa cho đến khi đạt được bước tiến trong cuộc chiến với lạm phát. 06:29 22/6/2023 Giá Bitcoin đột ngột vọt lên 138.000 USD trên sàn Binance.USĐầu ngày 21/6 (giờ Mỹ), trên sàn giao dịch tiền mã hóa Binance.US, giá Bitcoin bất ngờ tăng vọt lên 138.000 USD/BTC. 23:33 21/6/2023
Anh bất ngờ tăng lãi suất mạnh tay Cơ quan hoạch định chính sách của ngân hàng trung ương Anh bất ngờ tăng lãi suất 0,5 điểm phần trăm, dù trước đó, thị trường nghiêng về khả năng nâng 0,25 điểm phần trăm. BoE bất ngờ tăng lãi suất 0,5 điểm phần trăm. Ảnh: Bloomberg. Theo CNBC, các thị trường đều ngỡ ngàng sau khi Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) công bố tăng lãi suất điều hành 50 điểm cơ bản. Đây là đợt nâng lãi suất thứ 13 liên tiếp của ngân hàng trung ương nước này nhằm kìm hãm lạm phát dai dẳng. Như vậy, lãi suất điều hành của Anh đã được đưa lên mức 5%. Trước đó, các thị trường định giá khả năng BoE tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm là khoảng 60%. Bảng Anh trượt giá so với USD sau thông báo này. Lợi suất trái phiếu chính phủ Anh cũng giảm nhẹ. Bước nhảy 0,5 điểm phần trăm Theo báo cáo mới được Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh (ONS) công bố, trong tháng 5, lạm phát ở Anh cao hơn dự kiến với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 8,7% so với một năm trước đó. Các chuyên gia kinh tế được Reuters khảo sát tin rằng con số này chỉ 8,4%. Tính riêng trong tháng 5, CPI tại Anh tăng 0,7%. Trong khi đó, lạm phát cơ bản - không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng biến động mạnh - là 7,1%, tăng từ mức 6,8% trong tháng 4 và đánh dấu mức cao nhất kể từ tháng 3/1992. "Đà tăng của nhóm du lịch hàng không, hàng hóa và dịch vụ văn hóa - giải trí, ôtô cũ đóng góp lớn nhất vào mức tăng chung của cả CPI lẫn CPIH (chỉ số giá tiêu dùng bao gồm chi phí nhà ở của chủ sở hữu)", ONS nhận định. Các dữ liệu gần đây cho thấy lạm phát vẫn còn dai dẳng, trong bối cảnh thị trường lao động thắt chặt và nhu cầu tiếp tục phục hồi Tuyên bố của Ủy ban Chính sách Tiền tệ của BoE "Các dữ liệu gần đây cho thấy lạm phát vẫn còn dai dẳng, trong bối cảnh thị trường lao động thắt chặt và nhu cầu tiếp tục phục hồi", Ủy ban Chính sách Tiền tệ của BoE (MPC) cho biết trong tuyên bố hôm 22/6. "MPC sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu về áp lực lạm phát dai dẳng trong toàn bộ nền kinh tế, bao gồm sự thắt chặt của thị trường lao động, tăng trưởng tiền lương và lạm phát giá dịch vụ. Nếu các dữ liệu cho thấy áp lực lạm phát dai dẳng hơn, cần phải thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa", cơ quan này nhấn mạnh. BoE đang đối mặt với một bài toán khó. Đó là kìm hãm lạm phát nhưng không tạo ra một cuộc khủng hoảng lãi vay và đẩy nền kinh tế vào suy thoái. "Áp lực lạm phát tại Anh dai dẳng hơn so với các nền kinh tế phương Tây khác. Điều đó buộc ngân hàng trung ương phải diều hâu. Tuyên bố ngày hôm nay làm gia tăng lo ngại về việc lãi suất sẽ bị đẩy lên cao hơn nhiều, có thể tới 6%", ông Joseph Little - chiến lược gia trưởng toàn cầu tại HSBC Asset Management - bình luận. Trước đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tháng 6, còn Ngân hàng Trung ương Châu Âu chỉ tăng 0,25 điểm phần trăm. BoE ở thế khó Theo ông Marcus Brookes - Giám đốc đầu tư của Quilter Investors - đối với người tiêu dùng, nhà đầu tư và chính phủ Anh, báo cáo lạm phát tháng 5 của ONS là điều khó chấp nhận. "Anh đang trải qua một loạt tình huống bất thường, và điều này khiến BoE không còn nhiều lựa chọn", ông nhận định. "Đến nay, người tiêu dùng Anh đã chống chịu khá tốt trước cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt. Nhưng chúng tôi bắt đầu nhận thấy những dấu hiệu xấu. Một cú sốc lãi vay mua nhà đang rình rập, và lãi suất tăng cao bắt đầu ảnh hưởng đến các hộ gia đình", ông giải thích. Đầu tháng này, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế dự báo lạm phát trong năm nay của Anh sẽ là 6,9%, mức cao nhất trong số các nền kinh tế tiên tiến. "Nền kinh tế đang hoạt động tốt hơn dự kiến. Nhưng lạm phát vẫn còn quá cao, và chúng ta phải đối phó với nó", Thống đốc BoE Andrew Bailey nhấn mạnh trong một tuyên bố hôm 22/6. "Tôi hiểu điều này sẽ rất khó khăn. Nhiều người đang vay mua nhà hoặc các khoản vay khác có thể lo lắng về tác động từ việc tăng lãi suất. Nhưng nếu bây giờ chúng ta không nâng lãi suất, tình hình sau này còn tồi tệ hơn", vị thống đốc nhấn mạnh. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Fed: Sẽ còn nhiều đợt tăng lãi suất nữaTrái ngược với kỳ vọng của thị trường, Chủ tịch Fed cho biết ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất thêm nhiều lần nữa cho đến khi đạt được bước tiến trong cuộc chiến với lạm phát. 06:29 22/6/2023 Giá Bitcoin đột ngột vọt lên 138.000 USD trên sàn Binance.USĐầu ngày 21/6 (giờ Mỹ), trên sàn giao dịch tiền mã hóa Binance.US, giá Bitcoin bất ngờ tăng vọt lên 138.000 USD/BTC. 23:33 21/6/2023
Hai đại gia bán lẻ xăng dầu thu gần 1.000 tỷ mỗi ngày
Trong quý I, hai nhà bán lẻ xăng dầu lớn nhất cả nước ghi nhận tổng doanh thu gần 88.000 tỷ đồng, riêng Petrolimex đóng góp hơn 67.432 tỷ đồng doanh thu.
Trong quý I, ông lớn Petrolimex ghi nhận lãi ròng tăng hơn 50%. Ảnh: Phạm Thắng. Báo cáo kết quả kinh doanh quý I mới công bố của 2 doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu lớn nhất thị trường trong nước là Petrolimex và PV Oil cho kết quả trái ngược nhau. Trong khi nhà bán lẻ xăng dầu lớn nhất cả nước ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng còn "ông lớn" PV Oil lại có quý kinh doanh đầu năm không mấy khả quan. Petrolimex thu 749 tỷ đồng, PV Oil thu 228 tỷ đồng mỗi ngày Cụ thể, nhà bán lẻ xăng dầu lớn nhất cả nước là Petrolimex đã ghi nhận hơn 67.432 tỷ đồng doanh thu thuần từ bán xăng dầu và cung cấp dịch vụ đi kèm chỉ trong 3 tháng đầu năm, tăng 0,6% so với cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, giá vốn bán hàng trong quý I lên tới 63.873 tỷ đồng, tăng nhẹ so cùng kỳ và chiếm hơn 94% doanh thu thuần khiến lãi gộp chỉ còn 3.559 tỷ đồng. Doanh thu tài chính ghi nhận tăng 60% so với cùng kỳ lên 513 tỷ đồng nhờ tăng mạnh khoản lãi chênh lệch tỷ giá (281 tỷ đồng). Bên cạnh đó, chi phí tài chính tăng 27% lên mức 382 tỷ đồng, chi phí bán hàng tăng 22% lên 2.808 tỷ đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 14% lên 207 tỷ đồng. Kết quả, lợi nhuận sau thuế của Petrolimex đạt 667 tỷ đồng, tăng 51% so với cùng kỳ năm 2022. Tính đến hết quý I, tổng tài sản của Petrolimex đạt 68.639 tỷ đồng, giảm gần 8% so với đầu năm. Trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền giảm 22% xuống hơn 9.000 tỷ đồng; Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản với giá trị 14.581 tỷ đồng, giảm 15% so với đầu năm. Ngoài ra, tập đoàn này còn có 4.200 tỷ đồng đầu tư trái phiếu. Hết 3 tháng đầu năm, nợ phải trả của Petrolimex giảm 14% xuống 40.213 tỷ đồng, trong đó phần lớn là nợ ngắn hạn với 39.257 tỷ đồng, tổng nợ vay là 14.344 tỷ đồng chủ yếu là nợ vay ngắn hạn. KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA PETROLIMEX Nguồn: BCTC DN Nhãn Quý I/2021 Quý II Quý III Quý IV Quý I/2022 Quý II Quý III Quý IV Quý I/2023 Doanh thu thuần tỷ đồng 38247 46589 34625 49372 67020 84397 73694 78383 67432 Lợi nhuận sau thuế 736 1514 80 701 442 -141 189 1414 667 KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA PVOIL Nguồn: BCTC DN Nhãn Quý I/2021 Quý II Quý III Quý IV Quý I/2022 Quý II Quý III Quý IV Quý I/2023 Doanh thu thuần tỷ đồng 11768 13421 12612 17191 17800 30412 25962 24662 20538 Lợi nhuận sau thuế 191 272 57 254 295 509 -373 294 266 Về phần PV Oil - nhà bán lẻ xăng dầu lớn thứ 2 cả nước, riêng quý I công ty này cũng ghi nhận hơn 20.538 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá vốn hàng bán giảm nên lợi nhuận gộp giảm 6% đạt 979 tỷ đồng. Trong 3 tháng đầu năm, các chi phí đều tăng như chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý nên lợi nhuận ròng quý này của PV Oil giảm hơn 6% so với cùng kỳ, đạt 266 tỷ đồng. Đáng chú ý, so với ông lớn Petrolimex, hàng tồn kho của PV Oil ở mức thấp chỉ 3.283 tỷ đồng, tăng 12% so với đầu năm và trích lập dự phòng giảm giá khoảng 662 triệu đồng. Theo giải trình của ban lãnh đạo PV Oil, trong quý I, sản lượng tiêu thụ và doanh thu tăng, tuy nhiên giá vốn lại tăng cao hơn nên dẫn tới lãi gộp giảm 6%, do đó làm lợi nhuận sau thuế quý I giảm. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh âm tới hơn 6.300 tỷ đồng Trong 3 tháng đầu năm, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của nhà bán lẻ xăng dầu lớn nhất cả nước ghi nhận âm tới 2.678 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái là 156 tỷ đồng do tăng mạnh các khoản phải trả. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 177 tỷ đồng và dòng tiền từ hoạt động tài chính âm 68 tỷ đồng nên lưu chuyển tiền thuần trong kỳ âm 2.568 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ là 486 tỷ đồng. Tương tự, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của nhà bán lẻ xăng dầu lớn thứ 2 cả nước cũng ghi nhận âm 3.676 tỷ đồng, gấp gần 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái cũng do tăng mạnh các khoản phải trả, chiếm 89%. Trong quý I, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư của PV Oil là âm 990 tỷ đồng và dòng tiền từ hoạt động tài chính là 2.503 tỷ đồng nên lưu chuyển tiền thuần trong kỳ âm tới 2.164 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ âm 144 tỷ đồng. Tại thị trường Việt Nam, Petrolimex sở hữu hơn 50% thị phần kinh doanh, bán lẻ xăng dầu, còn PV Oil chiếm khoảng trên 20%. Ảnh: Việt Linh. Hiện, tại thị trường Việt Nam, Petrolimex sở hữu hơn 50% thị phần kinh doanh, bán lẻ xăng dầu, còn PV Oil chiếm khoảng trên 20%. Ngoài ra, đây cũng là hai doanh nghiệp có số lượng điểm bán, cây xăng nhiều nhất. Petrolimex hiện có 43 đơn vị thành viên trực tiếp kinh doanh xăng dầu trên toàn quốc với 5.500 cửa hàng xăng dầu. PV Oil đang vận hành và quản lý hơn 600 cửa hàng xăng dầu trực thuộc và hơn 3.000 đại lý. Năm 2023, PV Oil đặt mục tiêu 50.000 tỷ đồng doanh thu (tính trên giá dầu thô 70 USD/thùng) và 480 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế lần lượt giảm 52% và 34% so với cùng kỳ. Chủ tịch HĐQT Cao Hoài Dương nhận định năm 2023 là là giai đoạn khó khăn để tăng trưởng sản lượng như năm ngoái, bởi sản lượng cung - cầu xăng dầu đã dần ổn định sau dịch Covid-19 và chiến sự Nga - Ukraine. Doanh nghiệp đầu mối này còn đối mặt với áp lực các nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn và Bình Sơn dự kiến bảo dưỡng trong năm nay, qua đó có thể làm ảnh hưởng đến công tác đảm bảo nguồn. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Bộ Tài chính nói về giải pháp tăng tỷ lệ bồi thường bảo hiểm xe máyBộ Tài chính cho biết đang trình Chính phủ một số giải pháp nhằm nâng cao tỷ lệ bồi thường bảo hiểm với xe máy về hồ sơ bồi thường, tài liệu chứng minh thiệt hại, phạm vi hỗ trợ. 15:43 1/5/2023 FLC lại khất hẹn nộp báo cáo tài chính năm 2021-2022Theo FLC, báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 sẽ được công bố trước ngày 25/5 và dự kiến phát hành báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 vào tháng 11. 15:38 1/5/2023
Hai đại gia bán lẻ xăng dầu thu gần 1.000 tỷ mỗi ngày Trong quý I, hai nhà bán lẻ xăng dầu lớn nhất cả nước ghi nhận tổng doanh thu gần 88.000 tỷ đồng, riêng Petrolimex đóng góp hơn 67.432 tỷ đồng doanh thu. Trong quý I, ông lớn Petrolimex ghi nhận lãi ròng tăng hơn 50%. Ảnh: Phạm Thắng. Báo cáo kết quả kinh doanh quý I mới công bố của 2 doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu lớn nhất thị trường trong nước là Petrolimex và PV Oil cho kết quả trái ngược nhau. Trong khi nhà bán lẻ xăng dầu lớn nhất cả nước ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng còn "ông lớn" PV Oil lại có quý kinh doanh đầu năm không mấy khả quan. Petrolimex thu 749 tỷ đồng, PV Oil thu 228 tỷ đồng mỗi ngày Cụ thể, nhà bán lẻ xăng dầu lớn nhất cả nước là Petrolimex đã ghi nhận hơn 67.432 tỷ đồng doanh thu thuần từ bán xăng dầu và cung cấp dịch vụ đi kèm chỉ trong 3 tháng đầu năm, tăng 0,6% so với cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, giá vốn bán hàng trong quý I lên tới 63.873 tỷ đồng, tăng nhẹ so cùng kỳ và chiếm hơn 94% doanh thu thuần khiến lãi gộp chỉ còn 3.559 tỷ đồng. Doanh thu tài chính ghi nhận tăng 60% so với cùng kỳ lên 513 tỷ đồng nhờ tăng mạnh khoản lãi chênh lệch tỷ giá (281 tỷ đồng). Bên cạnh đó, chi phí tài chính tăng 27% lên mức 382 tỷ đồng, chi phí bán hàng tăng 22% lên 2.808 tỷ đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 14% lên 207 tỷ đồng. Kết quả, lợi nhuận sau thuế của Petrolimex đạt 667 tỷ đồng, tăng 51% so với cùng kỳ năm 2022. Tính đến hết quý I, tổng tài sản của Petrolimex đạt 68.639 tỷ đồng, giảm gần 8% so với đầu năm. Trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền giảm 22% xuống hơn 9.000 tỷ đồng; Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản với giá trị 14.581 tỷ đồng, giảm 15% so với đầu năm. Ngoài ra, tập đoàn này còn có 4.200 tỷ đồng đầu tư trái phiếu. Hết 3 tháng đầu năm, nợ phải trả của Petrolimex giảm 14% xuống 40.213 tỷ đồng, trong đó phần lớn là nợ ngắn hạn với 39.257 tỷ đồng, tổng nợ vay là 14.344 tỷ đồng chủ yếu là nợ vay ngắn hạn. KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA PETROLIMEX Nguồn: BCTC DN Nhãn Quý I/2021 Quý II Quý III Quý IV Quý I/2022 Quý II Quý III Quý IV Quý I/2023 Doanh thu thuần tỷ đồng 38247 46589 34625 49372 67020 84397 73694 78383 67432 Lợi nhuận sau thuế 736 1514 80 701 442 -141 189 1414 667 KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA PVOIL Nguồn: BCTC DN Nhãn Quý I/2021 Quý II Quý III Quý IV Quý I/2022 Quý II Quý III Quý IV Quý I/2023 Doanh thu thuần tỷ đồng 11768 13421 12612 17191 17800 30412 25962 24662 20538 Lợi nhuận sau thuế 191 272 57 254 295 509 -373 294 266 Về phần PV Oil - nhà bán lẻ xăng dầu lớn thứ 2 cả nước, riêng quý I công ty này cũng ghi nhận hơn 20.538 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá vốn hàng bán giảm nên lợi nhuận gộp giảm 6% đạt 979 tỷ đồng. Trong 3 tháng đầu năm, các chi phí đều tăng như chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý nên lợi nhuận ròng quý này của PV Oil giảm hơn 6% so với cùng kỳ, đạt 266 tỷ đồng. Đáng chú ý, so với ông lớn Petrolimex, hàng tồn kho của PV Oil ở mức thấp chỉ 3.283 tỷ đồng, tăng 12% so với đầu năm và trích lập dự phòng giảm giá khoảng 662 triệu đồng. Theo giải trình của ban lãnh đạo PV Oil, trong quý I, sản lượng tiêu thụ và doanh thu tăng, tuy nhiên giá vốn lại tăng cao hơn nên dẫn tới lãi gộp giảm 6%, do đó làm lợi nhuận sau thuế quý I giảm. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh âm tới hơn 6.300 tỷ đồng Trong 3 tháng đầu năm, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của nhà bán lẻ xăng dầu lớn nhất cả nước ghi nhận âm tới 2.678 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái là 156 tỷ đồng do tăng mạnh các khoản phải trả. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 177 tỷ đồng và dòng tiền từ hoạt động tài chính âm 68 tỷ đồng nên lưu chuyển tiền thuần trong kỳ âm 2.568 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ là 486 tỷ đồng. Tương tự, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của nhà bán lẻ xăng dầu lớn thứ 2 cả nước cũng ghi nhận âm 3.676 tỷ đồng, gấp gần 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái cũng do tăng mạnh các khoản phải trả, chiếm 89%. Trong quý I, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư của PV Oil là âm 990 tỷ đồng và dòng tiền từ hoạt động tài chính là 2.503 tỷ đồng nên lưu chuyển tiền thuần trong kỳ âm tới 2.164 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ âm 144 tỷ đồng. Tại thị trường Việt Nam, Petrolimex sở hữu hơn 50% thị phần kinh doanh, bán lẻ xăng dầu, còn PV Oil chiếm khoảng trên 20%. Ảnh: Việt Linh. Hiện, tại thị trường Việt Nam, Petrolimex sở hữu hơn 50% thị phần kinh doanh, bán lẻ xăng dầu, còn PV Oil chiếm khoảng trên 20%. Ngoài ra, đây cũng là hai doanh nghiệp có số lượng điểm bán, cây xăng nhiều nhất. Petrolimex hiện có 43 đơn vị thành viên trực tiếp kinh doanh xăng dầu trên toàn quốc với 5.500 cửa hàng xăng dầu. PV Oil đang vận hành và quản lý hơn 600 cửa hàng xăng dầu trực thuộc và hơn 3.000 đại lý. Năm 2023, PV Oil đặt mục tiêu 50.000 tỷ đồng doanh thu (tính trên giá dầu thô 70 USD/thùng) và 480 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế lần lượt giảm 52% và 34% so với cùng kỳ. Chủ tịch HĐQT Cao Hoài Dương nhận định năm 2023 là là giai đoạn khó khăn để tăng trưởng sản lượng như năm ngoái, bởi sản lượng cung - cầu xăng dầu đã dần ổn định sau dịch Covid-19 và chiến sự Nga - Ukraine. Doanh nghiệp đầu mối này còn đối mặt với áp lực các nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn và Bình Sơn dự kiến bảo dưỡng trong năm nay, qua đó có thể làm ảnh hưởng đến công tác đảm bảo nguồn. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Bộ Tài chính nói về giải pháp tăng tỷ lệ bồi thường bảo hiểm xe máyBộ Tài chính cho biết đang trình Chính phủ một số giải pháp nhằm nâng cao tỷ lệ bồi thường bảo hiểm với xe máy về hồ sơ bồi thường, tài liệu chứng minh thiệt hại, phạm vi hỗ trợ. 15:43 1/5/2023 FLC lại khất hẹn nộp báo cáo tài chính năm 2021-2022Theo FLC, báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 sẽ được công bố trước ngày 25/5 và dự kiến phát hành báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 vào tháng 11. 15:38 1/5/2023
Giá vàng trong nước suy yếu
Sau 2 phiên tăng giá mạnh mẽ thì tới sáng nay (21/12), giá vàng trong nước đã quay đầu giảm.
Mở cửa phiên giao dịch sáng nay (21/12), thương hiệu vàng quốc gia SJC điều chỉnh giảm mạnh giá vàng miếng xuống 300.000 đồng và giảm 100.000 đồng ở mặt hàng vàng nhẫn. Các doanh nghiệp vàng khác giữ xu hướng đi ngang hoặc chỉ giảm nhẹ 100.000 đồng. Cụ thể, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) sáng nay niêm yết giá vàng miếng ở mức 74,3 triệu đồng/lượng (mua) và 75,3 triệu đồng/lượng (bán), giảm 300.000 đồng cả hai chiều so với chốt phiên liền trước. Cùng chung xu hướng này, giá vàng nhẫn SJC 99,99% loại 1-5 chỉ cũng quay đầu giảm 100.000 đồng so với hôm qua, giao dịch ở mức 61,4 - 62,4 triệu/lượng (mua - bán). Tại Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) phiên giao dịch sáng nay khá yên ắng khi cả hai mặt hàng vàng miếng và vàng nhẫn đều giữ xu hướng đi ngang. Cụ thể, giá vàng miếng tại PNJ neo ở mức 74,3 - 75,3 triệu/lượng, trong khi vàng nhẫn do doanh nghiệp chế tác được mua vào ở 61,4 triệu/lượng và bán ra ở 62,4 triệu/lượng. Tập đoàn DOJI thì điều chỉnh giảm 100.000 đồng ở mặt hàng vàng miếng, hiện chấp nhận mua vào ở mức 74,4 triệu/lượng và bán ra ở 75,4 triệu đồng. Trong khi đó, mặt hàng vàng nhẫn tròn trơn đi ngang, chạy quanh vùng 61,75 - 62,7 triệu đồng/lượng. Cũng trong sáng nay, hầu hết doanh nghiệp vàng lớn trong nước như Bảo Tín Minh Châu, Vàng Phú Quý, Vàng Mi Hồng... đều giảm giá bán vàng miếng 80.000-100.000 đồng, xuống vùng 75,2-75,3 triệu đồng/lượng (mua và bán). Mặt hàng nhẫn tròn trơn tại các doanh nghiệp này hiện chạy quanh vùng 61,8-62,8 triệu đồng/lượng. Giá vàng trong nước quay đầu giảm trong phiên sáng nay là do tác động của giá vàng thế giới. Mặt hàng kim quý suy yếu khi các chuyên gia của Morgan Stanley cảnh báo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể giữ mức lãi suất cao cho đến giữa năm 2024. Trong khi đó, Anh công bố báo cáo lạm phát giảm trong tháng 11. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này cũng giảm 0,2% so với tháng trước. Canada công bố chỉ số CPI tháng 11 ở mức 3,1%, cao hơn dự báo là 2,9%. Phản ứng các thông tin trên, đồng USD đã tăng giá so với nhiều ngoại tệ khác kéo giá vàng hôm nay rơi vào thế bất lợi. Hiện giá vàng thế giới đã giảm 8 USD so với mức giá cao nhất của phiên giao dịch đêm qua, ổn định quanh vùng 2.035 USD/ounce. Quy đổi ra tiền Việt (chưa bao gồm thuế phí) giá vàng thế giới tương đương 60,14 triệu đồng/lượng. Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Znews tại Tủ sách kinh tế Giá vàng lập đỉnh, chuyên gia khuyên nên cẩn thậnGiá vàng thế giới được dự báo tiếp tục tăng khiến nhà đầu tư càng kỳ vọng giá vàng trong nước cũng tăng theo. 06:00 21/12/2023 VietinBank phát hành xong cổ phiếu trả cổ tức, nâng vốn lên 53.700 tỷUBCKNN đã có văn bản xác nhận kết quả phát hành hơn 564 triệu cổ phiếu để trả cổ tức của VietinBank. Theo đó, vốn điều lệ của nhà băng này đã tăng lên gần 53.700 tỷ đồng. 19:38 20/12/2023 Giá vàng miếng SJC tạo đỉnh mới, sắp chạm 76 triệu đồng/lượngChỉ trong 1 ngày, giá vàng miếng trong nước liên tục phá đỉnh nhiều năm. Hiện thương hiệu vàng quốc gia SJC đã niêm yết giá vàng miếng sát mốc 76 triệu đồng/lượng. 16:20 20/12/2023
Giá vàng trong nước suy yếu Sau 2 phiên tăng giá mạnh mẽ thì tới sáng nay (21/12), giá vàng trong nước đã quay đầu giảm. Mở cửa phiên giao dịch sáng nay (21/12), thương hiệu vàng quốc gia SJC điều chỉnh giảm mạnh giá vàng miếng xuống 300.000 đồng và giảm 100.000 đồng ở mặt hàng vàng nhẫn. Các doanh nghiệp vàng khác giữ xu hướng đi ngang hoặc chỉ giảm nhẹ 100.000 đồng. Cụ thể, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) sáng nay niêm yết giá vàng miếng ở mức 74,3 triệu đồng/lượng (mua) và 75,3 triệu đồng/lượng (bán), giảm 300.000 đồng cả hai chiều so với chốt phiên liền trước. Cùng chung xu hướng này, giá vàng nhẫn SJC 99,99% loại 1-5 chỉ cũng quay đầu giảm 100.000 đồng so với hôm qua, giao dịch ở mức 61,4 - 62,4 triệu/lượng (mua - bán). Tại Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) phiên giao dịch sáng nay khá yên ắng khi cả hai mặt hàng vàng miếng và vàng nhẫn đều giữ xu hướng đi ngang. Cụ thể, giá vàng miếng tại PNJ neo ở mức 74,3 - 75,3 triệu/lượng, trong khi vàng nhẫn do doanh nghiệp chế tác được mua vào ở 61,4 triệu/lượng và bán ra ở 62,4 triệu/lượng. Tập đoàn DOJI thì điều chỉnh giảm 100.000 đồng ở mặt hàng vàng miếng, hiện chấp nhận mua vào ở mức 74,4 triệu/lượng và bán ra ở 75,4 triệu đồng. Trong khi đó, mặt hàng vàng nhẫn tròn trơn đi ngang, chạy quanh vùng 61,75 - 62,7 triệu đồng/lượng. Cũng trong sáng nay, hầu hết doanh nghiệp vàng lớn trong nước như Bảo Tín Minh Châu, Vàng Phú Quý, Vàng Mi Hồng... đều giảm giá bán vàng miếng 80.000-100.000 đồng, xuống vùng 75,2-75,3 triệu đồng/lượng (mua và bán). Mặt hàng nhẫn tròn trơn tại các doanh nghiệp này hiện chạy quanh vùng 61,8-62,8 triệu đồng/lượng. Giá vàng trong nước quay đầu giảm trong phiên sáng nay là do tác động của giá vàng thế giới. Mặt hàng kim quý suy yếu khi các chuyên gia của Morgan Stanley cảnh báo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể giữ mức lãi suất cao cho đến giữa năm 2024. Trong khi đó, Anh công bố báo cáo lạm phát giảm trong tháng 11. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này cũng giảm 0,2% so với tháng trước. Canada công bố chỉ số CPI tháng 11 ở mức 3,1%, cao hơn dự báo là 2,9%. Phản ứng các thông tin trên, đồng USD đã tăng giá so với nhiều ngoại tệ khác kéo giá vàng hôm nay rơi vào thế bất lợi. Hiện giá vàng thế giới đã giảm 8 USD so với mức giá cao nhất của phiên giao dịch đêm qua, ổn định quanh vùng 2.035 USD/ounce. Quy đổi ra tiền Việt (chưa bao gồm thuế phí) giá vàng thế giới tương đương 60,14 triệu đồng/lượng. Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Znews tại Tủ sách kinh tế Giá vàng lập đỉnh, chuyên gia khuyên nên cẩn thậnGiá vàng thế giới được dự báo tiếp tục tăng khiến nhà đầu tư càng kỳ vọng giá vàng trong nước cũng tăng theo. 06:00 21/12/2023 VietinBank phát hành xong cổ phiếu trả cổ tức, nâng vốn lên 53.700 tỷUBCKNN đã có văn bản xác nhận kết quả phát hành hơn 564 triệu cổ phiếu để trả cổ tức của VietinBank. Theo đó, vốn điều lệ của nhà băng này đã tăng lên gần 53.700 tỷ đồng. 19:38 20/12/2023 Giá vàng miếng SJC tạo đỉnh mới, sắp chạm 76 triệu đồng/lượngChỉ trong 1 ngày, giá vàng miếng trong nước liên tục phá đỉnh nhiều năm. Hiện thương hiệu vàng quốc gia SJC đã niêm yết giá vàng miếng sát mốc 76 triệu đồng/lượng. 16:20 20/12/2023
Nhận ‘quà’ từ Qantas khiến Vietnam Airlines lỗ thêm hơn 1.700 tỷ đồng
Việc tăng tỷ lệ sở hữu tại Pacific Airlines do Qantas tặng cổ phần khiến Vietnam Airlines ghi nhận thêm khoản lỗ 1.749 tỷ đồng - được ghi nhận tại khoản mục Lỗ lũy kế.
Tăng sở hữu tại Pacific Airlines lên gần 99% khiến Vietnam Airlines phải hạch toán lỗ thêm hơn 1.700 tỷ đồng vào mục Lỗ lũy kế. Ảnh: PacificAirlines. Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 của Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines (HoSE: HVN) đã hé lộ chi tiết khoản lỗ của hãng bay này khi tăng tỷ lệ sở hữu tại Pacific Airlines. Cụ thể, việc nhận thêm cổ phần của một công ty đang thua lỗ khiến Vietnam Airlines phải hạch toán khoản lỗ 1.749 tỷ đồng vào báo cáo tài chính của mình. Tuy nhiên, theo quy định tại Thông tư 202 của Bộ Tài chính ban hành năm 2014, do trước và sau khi tăng tỷ lệ sở hữu, Vietnam Airlines vẫn là công ty mẹ của Pacific, khoản lỗ này sẽ được ghi nhận tại khoản mục Lỗ lũy kế chưa phân phối trên bảng cân đối kế toán. Khoản lỗ này không được hạch toán tại Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty, nhưng trực tiếp cộng vào phần Lỗ năm nay trong khoản mục Lỗ lũy kế trên bảng cân đối kế toán, khiến tình hình tài chính của Vietnam Airlines thêm khó khăn. Lỗ lũy kế vượt vốn điều lệ, hay thua lỗ 3 năm liên tiếp, vốn chủ sở hữu âm là 3 trường hợp đều dẫn đến việc cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines bị hủy niêm yết bắt buộc theo quy định. Chia sẻ tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022, đại diện Vietnam Airlines cho biết thay vì nắm cổ phần chi phối, hãng để ngỏ khả năng thoái vốn xuống còn 30% hoặc thoái vốn toàn bộ tại Pacific Airlines. Tuy nhiên, việc thoái vốn đang gặp khó khăn do cơ chế thoái vốn cũng như tìm kiếm nhà đầu tư. Trước đó, trong năm 2022, Vietnam Airlines đã nhận cổ phần của Pacific Airlines (tiền thân là Jetstar Pacific) từ Qantas tặng lại, nâng tỷ lệ sở hữu từ mức gần 69% lên gần 99%. Pacific là hãng hàng không giá rẻ, đang thua lỗ và có “tình hình tài chính rất nghiêm trọng” - như đại diện Vietnam Airlines chia sẻ tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2022. Qantas và Vietnam Airlines đã bắt đầu các thủ tục tặng cổ phần Pacific từ cuối năm 2020, khi dịch bệnh Covid-19 đã bắt đầu ảnh hưởng tiêu cực đến ngành hàng không toàn cầu. Trước đó, Vietnam Airlines là công ty mẹ và Qantas là công ty liên kết của Pacific. Pacific Airlines được thành lập vào năm 1991 với các cổ đông là doanh nghiệp Nhà nước. Năm 2007, Qantas - hãng hàng không lớn nhất Australia đã mua 30% cổ phần Pacific Airlines và hãng đổi tên thành Jetstar Pacific Airlines. Đến năm 2012, Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã chuyển giao 68% vốn tại Jetstar Pacific cho Vietnam Airlines. Về Vietnam Airlines, với việc công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 và ghi nhận năm thứ 3 liên tiếp thua lỗ. Hãng bay này đang đối mặt nguy cơ bị hủy niêm yết bắt buộc với cổ phiếu HVN đang giao dịch trên sàn HoSE. Theo báo cáo kiểm toán, năm 2022, Vietnam Airlines lỗ hơn 11.200 tỷ đồng, nâng khoản lỗ lũy kế tính đến cuối năm 2022 lên con số trên 35.000 tỷ. Vốn chủ sở hữu của hãng theo đó đã âm tới 11.000 tỷ đồng sau các khoản lỗ khổng lồ tích lũy trong giai đoạn 2020-2022. Ngày 16/12 tới đây, Vietnam Airlines sẽ tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 sau nhiều lần trì hoãn. Tuy nhiên đến nay, công ty vẫn chưa công bố chi tiết các tài liệu cuộc họp. Nếu bị hủy niêm yết bắt buộc theo quy định, cổ phiếu HVN có thể xuống giao dịch tại thị trường UPCoM với các quy định khác biệt về biên độ giao dịch cũng như công bố thông tin so với HoSE. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Vietnam Airlines lỗ sau kiểm toán năm thứ 3, nguy cơ bị hủy niêm yếtSau nhiều lần trì hoãn, Vietnam Airlines vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 với khoản lỗ sau thuế hơn 11.200 tỷ đồng. 08:42 9/12/2023 Khách Hàn, Mỹ quan tâm đến du lịch Việt nhiều nhất năm 2023Lượng khách nước ngoài tìm kiếm thông tin về du lịch Việt Nam trên Agoda đã tăng 298% so với cùng kỳ. 18:41 8/12/2023
Nhận ‘quà’ từ Qantas khiến Vietnam Airlines lỗ thêm hơn 1.700 tỷ đồng Việc tăng tỷ lệ sở hữu tại Pacific Airlines do Qantas tặng cổ phần khiến Vietnam Airlines ghi nhận thêm khoản lỗ 1.749 tỷ đồng - được ghi nhận tại khoản mục Lỗ lũy kế. Tăng sở hữu tại Pacific Airlines lên gần 99% khiến Vietnam Airlines phải hạch toán lỗ thêm hơn 1.700 tỷ đồng vào mục Lỗ lũy kế. Ảnh: PacificAirlines. Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 của Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines (HoSE: HVN) đã hé lộ chi tiết khoản lỗ của hãng bay này khi tăng tỷ lệ sở hữu tại Pacific Airlines. Cụ thể, việc nhận thêm cổ phần của một công ty đang thua lỗ khiến Vietnam Airlines phải hạch toán khoản lỗ 1.749 tỷ đồng vào báo cáo tài chính của mình. Tuy nhiên, theo quy định tại Thông tư 202 của Bộ Tài chính ban hành năm 2014, do trước và sau khi tăng tỷ lệ sở hữu, Vietnam Airlines vẫn là công ty mẹ của Pacific, khoản lỗ này sẽ được ghi nhận tại khoản mục Lỗ lũy kế chưa phân phối trên bảng cân đối kế toán. Khoản lỗ này không được hạch toán tại Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty, nhưng trực tiếp cộng vào phần Lỗ năm nay trong khoản mục Lỗ lũy kế trên bảng cân đối kế toán, khiến tình hình tài chính của Vietnam Airlines thêm khó khăn. Lỗ lũy kế vượt vốn điều lệ, hay thua lỗ 3 năm liên tiếp, vốn chủ sở hữu âm là 3 trường hợp đều dẫn đến việc cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines bị hủy niêm yết bắt buộc theo quy định. Chia sẻ tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022, đại diện Vietnam Airlines cho biết thay vì nắm cổ phần chi phối, hãng để ngỏ khả năng thoái vốn xuống còn 30% hoặc thoái vốn toàn bộ tại Pacific Airlines. Tuy nhiên, việc thoái vốn đang gặp khó khăn do cơ chế thoái vốn cũng như tìm kiếm nhà đầu tư. Trước đó, trong năm 2022, Vietnam Airlines đã nhận cổ phần của Pacific Airlines (tiền thân là Jetstar Pacific) từ Qantas tặng lại, nâng tỷ lệ sở hữu từ mức gần 69% lên gần 99%. Pacific là hãng hàng không giá rẻ, đang thua lỗ và có “tình hình tài chính rất nghiêm trọng” - như đại diện Vietnam Airlines chia sẻ tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2022. Qantas và Vietnam Airlines đã bắt đầu các thủ tục tặng cổ phần Pacific từ cuối năm 2020, khi dịch bệnh Covid-19 đã bắt đầu ảnh hưởng tiêu cực đến ngành hàng không toàn cầu. Trước đó, Vietnam Airlines là công ty mẹ và Qantas là công ty liên kết của Pacific. Pacific Airlines được thành lập vào năm 1991 với các cổ đông là doanh nghiệp Nhà nước. Năm 2007, Qantas - hãng hàng không lớn nhất Australia đã mua 30% cổ phần Pacific Airlines và hãng đổi tên thành Jetstar Pacific Airlines. Đến năm 2012, Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã chuyển giao 68% vốn tại Jetstar Pacific cho Vietnam Airlines. Về Vietnam Airlines, với việc công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 và ghi nhận năm thứ 3 liên tiếp thua lỗ. Hãng bay này đang đối mặt nguy cơ bị hủy niêm yết bắt buộc với cổ phiếu HVN đang giao dịch trên sàn HoSE. Theo báo cáo kiểm toán, năm 2022, Vietnam Airlines lỗ hơn 11.200 tỷ đồng, nâng khoản lỗ lũy kế tính đến cuối năm 2022 lên con số trên 35.000 tỷ. Vốn chủ sở hữu của hãng theo đó đã âm tới 11.000 tỷ đồng sau các khoản lỗ khổng lồ tích lũy trong giai đoạn 2020-2022. Ngày 16/12 tới đây, Vietnam Airlines sẽ tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 sau nhiều lần trì hoãn. Tuy nhiên đến nay, công ty vẫn chưa công bố chi tiết các tài liệu cuộc họp. Nếu bị hủy niêm yết bắt buộc theo quy định, cổ phiếu HVN có thể xuống giao dịch tại thị trường UPCoM với các quy định khác biệt về biên độ giao dịch cũng như công bố thông tin so với HoSE. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Vietnam Airlines lỗ sau kiểm toán năm thứ 3, nguy cơ bị hủy niêm yếtSau nhiều lần trì hoãn, Vietnam Airlines vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 với khoản lỗ sau thuế hơn 11.200 tỷ đồng. 08:42 9/12/2023 Khách Hàn, Mỹ quan tâm đến du lịch Việt nhiều nhất năm 2023Lượng khách nước ngoài tìm kiếm thông tin về du lịch Việt Nam trên Agoda đã tăng 298% so với cùng kỳ. 18:41 8/12/2023
Chiến lược lạ của Thế Giới Di Động sau dự định đóng 200 cửa hàng
Khi hàng loạt thách thức của thị trường tô màu tối lên bức tranh kinh doanh, Thế Giới Di Động quyết định lấn sân dịch vụ tài chính.
Thế Giới Di Động sẽ cung cấp dịch vụ nộp tiền, chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng và thu phí bảo hiểm. Ảnh: Thúy Hạnh. CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (HoSE: MWG) mới đây đã công bố việc hợp tác với Viettel cung cấp dịch vụ chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng tại hơn 2.200 cửa hàng thegiodidong.com và Điện Máy Xanh trên toàn quốc. Theo đó, khách hàng có thể sử dụng dịch vụ ở bất kể trong hay ngoài giờ hành chính, các ngày cuối tuần hay dịp lễ Tết với 40 ngân hàng Việt Nam được chấp nhận. Các dịch vụ tài chính dự kiến được cung cấp bởi các cửa hàng của Thế Giới Di Động bao gồm nộp tiền, chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng, tiền sẽ vào tài khoản ngay sau 5 phút. Ngoài ra, Thế Giới Di Động cũng hợp tác với Tổng công ty Bảo hiểm PVI để mở rộng các điểm thu phí bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình. Khách hàng có thể đăng ký tham gia mới hay gia hạn tại các điểm bán của chuỗi cửa hàng thegioididong.com, Điện máy Xanh tại TP.HCM từ ngày 22/11. Dự kiến dịch vụ được mở rộng ra khắp 63 tỉnh thành toàn quốc trong quý I/2024. LỢI NHUẬN CỦA THẾ GIỚI DI ĐỘNG ĐANG TUỘT DỐC Nguồn: BCTC DN; Tổng hợp. NhãnQuý I/2022IIIIIIVQuý I/2023IIIII Doanh thu thuần tỷ đồng 36467343383201230588271062946530288 Lãi ròng 14451131907619211739 Động thái lấn sân sang lĩnh vực tài chính của Thế Giới Di Động diễn ra trong bối cảnh doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi thị trường bán lẻ đi xuống. Trong cuộc họp cập nhật kết quả kinh doanh quý III, lãnh đạo Thế Giới Di Động cho biết sẽ triển khai hoạt động tái cấu trúc trong quý IV để tối ưu chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động và chủ động thích ứng trước bối cảnh kinh doanh mới với nhiều thách thức và biến động. Một nội dung đáng chú ý là hệ thống bán lẻ này cân nhắc đóng khoảng 200 cửa hàng không hiệu quả về doanh thu và lợi nhuận. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng rà soát hoạt động của toàn bộ phòng ban chức năng, tập trung vào những gì cốt lõi và mang lại hiệu quả thiết thực, hướng tới vận hành tinh gọn, đảm bảo khả năng tài chính lành mạnh và sẵn sàng nắm bắt cơ hội khi nhận thấy những tín hiệu khả quan. Nhìn vào báo cáo tài chính kinh doanh quý gần nhất, Thế Giới Di Động ghi nhận doanh thu 30.287 tỷ đồng, giảm gần 6% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, lãi ròng giảm 87% xuống còn 39 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần toàn chuỗi bán lẻ này đạt 86.858 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 77 tỷ đồng, giảm lần lượt 16% và 98% so với cùng kỳ. Với kết quả này, công ty vẫn còn cách rất xa mục tiêu lợi nhuận 4.200 tỷ đồng đề ra hồi đầu năm. Công ty liên quan Novaland gia hạn 1.500 tỷ đồng trái phiếu thêm 2 nămTrong nửa đầu năm nay, Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Bất động sản Đại Hùng cũng đã hai lần chậm trả lô trái phiếu 1.500 tỷ đồng này. 16:02 4/12/2023 Chứng khoán 4/12: Dòng tiền nhập cuộc kéo VN-Index tăng hơn 18 điểmChứng khoán đã tăng 2 phiên liên tiếp. Điểm nổi bật là thanh khoản thị trường phiên hôm nay đã tăng gấp đôi so với phiên gần nhất, lên hơn 28.000 tỷ đồng. 16:48 4/12/2023 Khối ngoại mạnh tay bán ròng 8 tháng liên tiếp, xả ra 15.000 tỷ đồngBất chấp sự cải thiện của chỉ số, khối ngoại vẫn bán ròng hơn 3.850 tỷ đồng trong tháng 11 qua, nâng tổng giá trị bán ròng lũy kế từ đầu năm lên hơn 15.000 tỷ đồng. 13:57 4/12/2023 Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Chiến lược lạ của Thế Giới Di Động sau dự định đóng 200 cửa hàng Khi hàng loạt thách thức của thị trường tô màu tối lên bức tranh kinh doanh, Thế Giới Di Động quyết định lấn sân dịch vụ tài chính. Thế Giới Di Động sẽ cung cấp dịch vụ nộp tiền, chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng và thu phí bảo hiểm. Ảnh: Thúy Hạnh. CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (HoSE: MWG) mới đây đã công bố việc hợp tác với Viettel cung cấp dịch vụ chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng tại hơn 2.200 cửa hàng thegiodidong.com và Điện Máy Xanh trên toàn quốc. Theo đó, khách hàng có thể sử dụng dịch vụ ở bất kể trong hay ngoài giờ hành chính, các ngày cuối tuần hay dịp lễ Tết với 40 ngân hàng Việt Nam được chấp nhận. Các dịch vụ tài chính dự kiến được cung cấp bởi các cửa hàng của Thế Giới Di Động bao gồm nộp tiền, chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng, tiền sẽ vào tài khoản ngay sau 5 phút. Ngoài ra, Thế Giới Di Động cũng hợp tác với Tổng công ty Bảo hiểm PVI để mở rộng các điểm thu phí bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình. Khách hàng có thể đăng ký tham gia mới hay gia hạn tại các điểm bán của chuỗi cửa hàng thegioididong.com, Điện máy Xanh tại TP.HCM từ ngày 22/11. Dự kiến dịch vụ được mở rộng ra khắp 63 tỉnh thành toàn quốc trong quý I/2024. LỢI NHUẬN CỦA THẾ GIỚI DI ĐỘNG ĐANG TUỘT DỐC Nguồn: BCTC DN; Tổng hợp. NhãnQuý I/2022IIIIIIVQuý I/2023IIIII Doanh thu thuần tỷ đồng 36467343383201230588271062946530288 Lãi ròng 14451131907619211739 Động thái lấn sân sang lĩnh vực tài chính của Thế Giới Di Động diễn ra trong bối cảnh doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi thị trường bán lẻ đi xuống. Trong cuộc họp cập nhật kết quả kinh doanh quý III, lãnh đạo Thế Giới Di Động cho biết sẽ triển khai hoạt động tái cấu trúc trong quý IV để tối ưu chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động và chủ động thích ứng trước bối cảnh kinh doanh mới với nhiều thách thức và biến động. Một nội dung đáng chú ý là hệ thống bán lẻ này cân nhắc đóng khoảng 200 cửa hàng không hiệu quả về doanh thu và lợi nhuận. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng rà soát hoạt động của toàn bộ phòng ban chức năng, tập trung vào những gì cốt lõi và mang lại hiệu quả thiết thực, hướng tới vận hành tinh gọn, đảm bảo khả năng tài chính lành mạnh và sẵn sàng nắm bắt cơ hội khi nhận thấy những tín hiệu khả quan. Nhìn vào báo cáo tài chính kinh doanh quý gần nhất, Thế Giới Di Động ghi nhận doanh thu 30.287 tỷ đồng, giảm gần 6% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, lãi ròng giảm 87% xuống còn 39 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần toàn chuỗi bán lẻ này đạt 86.858 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 77 tỷ đồng, giảm lần lượt 16% và 98% so với cùng kỳ. Với kết quả này, công ty vẫn còn cách rất xa mục tiêu lợi nhuận 4.200 tỷ đồng đề ra hồi đầu năm. Công ty liên quan Novaland gia hạn 1.500 tỷ đồng trái phiếu thêm 2 nămTrong nửa đầu năm nay, Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Bất động sản Đại Hùng cũng đã hai lần chậm trả lô trái phiếu 1.500 tỷ đồng này. 16:02 4/12/2023 Chứng khoán 4/12: Dòng tiền nhập cuộc kéo VN-Index tăng hơn 18 điểmChứng khoán đã tăng 2 phiên liên tiếp. Điểm nổi bật là thanh khoản thị trường phiên hôm nay đã tăng gấp đôi so với phiên gần nhất, lên hơn 28.000 tỷ đồng. 16:48 4/12/2023 Khối ngoại mạnh tay bán ròng 8 tháng liên tiếp, xả ra 15.000 tỷ đồngBất chấp sự cải thiện của chỉ số, khối ngoại vẫn bán ròng hơn 3.850 tỷ đồng trong tháng 11 qua, nâng tổng giá trị bán ròng lũy kế từ đầu năm lên hơn 15.000 tỷ đồng. 13:57 4/12/2023 Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Nhà Trắng cảnh báo 3 kịch bản vỡ nợ của Mỹ
Các chuyên gia kinh tế tại Nhà Trắng cho rằng Mỹ có thể rơi vào vỡ nợ trong dài hạn, khiến hơn 8 triệu người mất việc và một nửa giá trị thị trường chứng khoán bị "thổi bay".
Việc giải quyết "bài toán" vỡ nợ sẽ là một thử thách với chính quyền Tổng thống Biden. Ảnh: Bloomberg. Báo cáo do Hội đồng Cố vấn kinh tế của Tổng thống Joe Biden công bố hôm 3/5 đã làm rõ những rủi ro lớn nếu nước Mỹ không tăng trần nợ công, theo CNBC. “Một vụ vỡ nợ kéo dài có thể gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế. Hàng triệu người lao động có thể đối diện với nguy cơ mất việc làm”, các nhà phân tích kinh tế của Nhà Trắng nhìn nhận. Bà Janet Yellen, Bộ trưởng Tài chính Mỹ, trước đó vài hôm đã cảnh báo xứ cờ hoa có thể vỡ nợ ngay sau ngày 1/6 nếu Quốc hội không đưa ra những hành động kịp thời. Trong báo cáo này, Nhà Trắng chỉ ra 3 kịch bản có thể xảy ra với nền kinh tế Mỹ, bao gồm trường hợp tránh được vỡ nợ, vỡ nợ ngắn hạn và vỡ nợ kéo dài. Theo đó, ngay cả khi Mỹ không chịu cảnh vỡ nợ, khoảng 200.000 người vẫn bị mất việc làm và GDP trong năm vẫn bị suy giảm 0,3 điểm phần trăm. Đối với trường hợp vỡ nợ ngắn hạn, nền kinh tế sẽ mất khoảng nửa triệu việc làm và tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng 0,3 điểm phần trăm. Trong tình huống xấu nhất là vỡ nợ kéo dài, các chuyên gia kinh tế của Nhà Trắng cho biết khoảng 8,3 triệu người sẽ mất việc, GDP giảm 6,1 điểm phần trăm và thị trường chứng khoán “bốc hơi” gần một nửa giá trị. Tỷ lệ thất nghiệp trong trường hợp này sẽ tăng tới 5 điểm phần trăm. Báo cáo nhấn mạnh kịch bản vỡ nợ kéo dài sẽ khiến xứ cờ hoa rơi vào tình trạng bế tắc suốt 3 tháng. Dự đoán của các chuyên gia kinh tế tại Nhà Trắng tương tự đánh giá của Moody's Analytics. Hồi tháng 3, đơn vị này đã cảnh báo rằng một vụ vỡ nợ kéo dài có thể khiến hơn 7 triệu người Mỹ thất nghiệp. Các cảnh báo này được đưa ra trong bối cảnh Washington đang căng thẳng với những nỗ lực nâng trần nợ công từ mức 31,4 nghìn tỷ USD hiện tại. Lần gần nhất Mỹ nâng trần nợ công là vào tháng 12/2021. Ngân hàng Thế giới có chủ tịch mớiTân Chủ tịch Ngân hàng Thế giới là ông Ajay Banga, một người Mỹ gốc Ấn Độ. Ông sẽ chính thức đảm nhiệm vị trí này vào ngày 2/6. 12:05 4/5/2023 Giá vàng trong nước tăng mạnh sau khi Fed tăng lãi suấtGiá vàng trong nước tăng mạnh vào sáng nay (4/5) sau khi cơ quan quản lý tiền tệ Mỹ quyết định tăng lãi suất điều hành thêm 0,25 điểm %. 10:58 4/5/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Nhà Trắng cảnh báo 3 kịch bản vỡ nợ của Mỹ Các chuyên gia kinh tế tại Nhà Trắng cho rằng Mỹ có thể rơi vào vỡ nợ trong dài hạn, khiến hơn 8 triệu người mất việc và một nửa giá trị thị trường chứng khoán bị "thổi bay". Việc giải quyết "bài toán" vỡ nợ sẽ là một thử thách với chính quyền Tổng thống Biden. Ảnh: Bloomberg. Báo cáo do Hội đồng Cố vấn kinh tế của Tổng thống Joe Biden công bố hôm 3/5 đã làm rõ những rủi ro lớn nếu nước Mỹ không tăng trần nợ công, theo CNBC. “Một vụ vỡ nợ kéo dài có thể gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế. Hàng triệu người lao động có thể đối diện với nguy cơ mất việc làm”, các nhà phân tích kinh tế của Nhà Trắng nhìn nhận. Bà Janet Yellen, Bộ trưởng Tài chính Mỹ, trước đó vài hôm đã cảnh báo xứ cờ hoa có thể vỡ nợ ngay sau ngày 1/6 nếu Quốc hội không đưa ra những hành động kịp thời. Trong báo cáo này, Nhà Trắng chỉ ra 3 kịch bản có thể xảy ra với nền kinh tế Mỹ, bao gồm trường hợp tránh được vỡ nợ, vỡ nợ ngắn hạn và vỡ nợ kéo dài. Theo đó, ngay cả khi Mỹ không chịu cảnh vỡ nợ, khoảng 200.000 người vẫn bị mất việc làm và GDP trong năm vẫn bị suy giảm 0,3 điểm phần trăm. Đối với trường hợp vỡ nợ ngắn hạn, nền kinh tế sẽ mất khoảng nửa triệu việc làm và tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng 0,3 điểm phần trăm. Trong tình huống xấu nhất là vỡ nợ kéo dài, các chuyên gia kinh tế của Nhà Trắng cho biết khoảng 8,3 triệu người sẽ mất việc, GDP giảm 6,1 điểm phần trăm và thị trường chứng khoán “bốc hơi” gần một nửa giá trị. Tỷ lệ thất nghiệp trong trường hợp này sẽ tăng tới 5 điểm phần trăm. Báo cáo nhấn mạnh kịch bản vỡ nợ kéo dài sẽ khiến xứ cờ hoa rơi vào tình trạng bế tắc suốt 3 tháng. Dự đoán của các chuyên gia kinh tế tại Nhà Trắng tương tự đánh giá của Moody's Analytics. Hồi tháng 3, đơn vị này đã cảnh báo rằng một vụ vỡ nợ kéo dài có thể khiến hơn 7 triệu người Mỹ thất nghiệp. Các cảnh báo này được đưa ra trong bối cảnh Washington đang căng thẳng với những nỗ lực nâng trần nợ công từ mức 31,4 nghìn tỷ USD hiện tại. Lần gần nhất Mỹ nâng trần nợ công là vào tháng 12/2021. Ngân hàng Thế giới có chủ tịch mớiTân Chủ tịch Ngân hàng Thế giới là ông Ajay Banga, một người Mỹ gốc Ấn Độ. Ông sẽ chính thức đảm nhiệm vị trí này vào ngày 2/6. 12:05 4/5/2023 Giá vàng trong nước tăng mạnh sau khi Fed tăng lãi suấtGiá vàng trong nước tăng mạnh vào sáng nay (4/5) sau khi cơ quan quản lý tiền tệ Mỹ quyết định tăng lãi suất điều hành thêm 0,25 điểm %. 10:58 4/5/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Ngân hàng Nhà nước sẽ cân nhắc giảm lãi suất điều hành
Đây là chia sẻ của Thống đốc Nguyễn Thị Hồng tại hội nghị “Ngành ngân hàng góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh vùng Đông Nam Bộ” do NHNN tổ chức chiều 11/5.
Phát biểu tại hội nghị, bà Lý Kim Chi - Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TP.HCM, Phó chủ tịch Hội Doanh nghiệp TP.HCM - kiến nghị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giảm lãi suất điều hành thêm 0,5 điểm phần trăm trong tháng 5 này để tạo điều kiện cho các ngân hàng giảm lãi vay về 7-8%/năm. Bà nhấn mạnh với lãi suất cho vay quanh 10%/năm, doanh nghiệp khó có thể phục hồi. Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty TNHH MTV Cơ khí lắp ráp Khuôn Việt cũng bày tỏ mong muốn NHNN, Chính phủ và các bộ ngành cùng doanh nghiệp vượt qua "cơn bão" hiện nay bằng cách giảm lãi vay, giảm thuế VAT, giãn nợ... để doanh nghiệp có thể tiếp tục tồn tại. NHNN và UBND TP.HCM tổ chức hội nghị “Ngành ngân hàng góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh vùng Đông Nam Bộ” chiều 11/5. Ảnh: NHNN. Ngân hàng thương mại sẽ giảm lãi suất cho vay Chia sẻ với các khó khăn của doanh nghiệp, ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng giám đốc Vietcombank cho hay ngân hàng quốc doanh này cũng đã nỗ lực duy trì mặt bằng lãi suất thấp, đồng thời miễn và giảm một số loại phí. Tuy nhiên, ông cho rằng phải nhìn nhận khách quan để thấy lãi suất không thể hỗ trợ hoàn toàn cho nền kinh tế trong bối cảnh suy thoái toàn cầu và các doanh nghiệp cũng đang gặp vướng mắc về pháp lý, quy định phòng cháy chữa cháy... Ông kỳ vọng các doanh nghiệp chia sẻ với ngành ngân hàng, bởi khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và các ngân hàng trung ương đều tăng lãi suất, thì NHNN vẫn hạ lãi suất điều hành và chỉ đạo các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay, bên cạnh các chính sách hỗ trợ khác. Ông cho biết 4 ngân hàng quốc doanh trong các tháng tới sẽ tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất. Riêng Vietcombank sẽ tập trung dư nợ cho các lĩnh vực, dự án trọng điểm thông qua tài trợ độc lập hoặc đầu mối thu xếp nguồn vốn. Bà Nguyễn Tô Phương Thảo, Giám đốc Chi nhánh Đông Sài Gòn - Ngân hàng MB cũng cho biết đã chủ động giảm 0,5-1,5%/năm lãi suất cho từng khách vay cụ thể thời gian qua. Với khoản vay mới cũng có các gói ưu đãi lãi suất, đơn cử lãi vay với hộ kinh doanh là 8,5%/năm hay lãi vay ngắn hạn cho doanh nghiệp chỉ 7%/năm. NHNN sẽ đánh giá các điều kiện để giảm lãi suất điều hành Sau khi lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp, hiệp hội, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng chia sẻ ngành ngân hàng rất mong muốn giải quyết tất cả kiến nghị từ doanh nghiệp và người dân. Tuy nhiên, bà cũng mong nhận được sự chia sẻ và thấu hiểu, bởi các chính sách từ phía NHNN có tính đặc thù, phải đảm bảo cùng lúc nhiều mục tiêu như vừa giảm lãi suất, vừa mở rộng lãi suất, vừa phải ổn định tỷ giá, nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng... Các ngân hàng thương mại cũng là những doanh nghiệp đặc thù, cần có các giới hạn, quy định trong hoạt động để hạn chế rủi ro dây chuyền cho toàn hệ thống và các bên liên quan. Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng chia sẻ với các doanh nghiệp, hiệp hội và lãnh đạo các tỉnh Đông Nam Bộ. Ảnh: NHNN. Dù vậy, Thống đốc nhấn mạnh NHNN không có chủ trương thắt chặt tín dụng. Thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục nỗ lực trong điều hành lãi suất. "Trong bối cảnh Fed tăng lãi suất chậm lại, thanh khoản cải thiện, NHNN sẽ cân nhắc, đánh giá các điều kiện, nếu được sẽ giảm lãi suất điều hành. NHNN cũng đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân, tiết kiệm chi phí để giảm lãi suất cho vay trong thời gian tới", Thống đốc NHNN nói. Dĩ nhiên, bà cũng lưu ý tổ chức tín dụng nào có tình hình tài chính tốt mới có thể giảm mạnh lãi suất, nếu không chỉ có thể giảm thấp hoặc chưa thể giảm ngay. Bà kêu gọi các ngân hàng trong phạm vi và khả năng cần tiếp tục tháo gỡ khó khăn và chia sẻ với doanh nghiệp, người dân. Cũng tại hội nghị, bà đánh giá một trong những nguyên nhân khiến tín dụng tăng chậm thời gian qua là hoạt động sản xuất kinh doanh còn khó khăn. Do đó, bên cạnh chính sách tiền tệ, tài khóa, bà kiến nghị các bộ, ngành, địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp. Mặt khác, bà cũng dẫn lại nhận xét của các chuyên gia quốc tế rằng doanh nghiệp Việt Nam đang phụ thuộc quá nhiều vào tín dụng. Điều này gây khó khăn, dễ dẫn đến hiệu ứng domino cho cả ngành ngân hàng. Do đó, bà cho rằng cần tiếp tục phát triển thị trường vốn, trong đó có thị trường trái phiếu, khi đó các ngân hàng chỉ tập trung cho vay ngắn hạn, đảm bảo hoạt động hiệu quả hơn. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Doanh nghiệp ngại vay vốnLãnh đạo các tỉnh Đông Nam Bộ cho hay tăng trưởng tín dụng và mức độ tiếp cận gói ưu đãi lãi suất ở mức thấp do doanh nghiệp e ngại các cơ chế, thủ tục của cơ quan chức năng. 15:58 11/5/2023 NHNN TP.HCM: Sẽ giảm lãi suất và giãn nợ cho doanh nghiệpLãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP.HCM yêu cầu các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp cùng hợp tác, đặc biệt 4 ngân hàng quốc doanh tiếp tục hỗ trợ lãi suất. 11:59 1/4/2023
Ngân hàng Nhà nước sẽ cân nhắc giảm lãi suất điều hành Đây là chia sẻ của Thống đốc Nguyễn Thị Hồng tại hội nghị “Ngành ngân hàng góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh vùng Đông Nam Bộ” do NHNN tổ chức chiều 11/5. Phát biểu tại hội nghị, bà Lý Kim Chi - Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TP.HCM, Phó chủ tịch Hội Doanh nghiệp TP.HCM - kiến nghị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giảm lãi suất điều hành thêm 0,5 điểm phần trăm trong tháng 5 này để tạo điều kiện cho các ngân hàng giảm lãi vay về 7-8%/năm. Bà nhấn mạnh với lãi suất cho vay quanh 10%/năm, doanh nghiệp khó có thể phục hồi. Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty TNHH MTV Cơ khí lắp ráp Khuôn Việt cũng bày tỏ mong muốn NHNN, Chính phủ và các bộ ngành cùng doanh nghiệp vượt qua "cơn bão" hiện nay bằng cách giảm lãi vay, giảm thuế VAT, giãn nợ... để doanh nghiệp có thể tiếp tục tồn tại. NHNN và UBND TP.HCM tổ chức hội nghị “Ngành ngân hàng góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh vùng Đông Nam Bộ” chiều 11/5. Ảnh: NHNN. Ngân hàng thương mại sẽ giảm lãi suất cho vay Chia sẻ với các khó khăn của doanh nghiệp, ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng giám đốc Vietcombank cho hay ngân hàng quốc doanh này cũng đã nỗ lực duy trì mặt bằng lãi suất thấp, đồng thời miễn và giảm một số loại phí. Tuy nhiên, ông cho rằng phải nhìn nhận khách quan để thấy lãi suất không thể hỗ trợ hoàn toàn cho nền kinh tế trong bối cảnh suy thoái toàn cầu và các doanh nghiệp cũng đang gặp vướng mắc về pháp lý, quy định phòng cháy chữa cháy... Ông kỳ vọng các doanh nghiệp chia sẻ với ngành ngân hàng, bởi khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và các ngân hàng trung ương đều tăng lãi suất, thì NHNN vẫn hạ lãi suất điều hành và chỉ đạo các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay, bên cạnh các chính sách hỗ trợ khác. Ông cho biết 4 ngân hàng quốc doanh trong các tháng tới sẽ tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất. Riêng Vietcombank sẽ tập trung dư nợ cho các lĩnh vực, dự án trọng điểm thông qua tài trợ độc lập hoặc đầu mối thu xếp nguồn vốn. Bà Nguyễn Tô Phương Thảo, Giám đốc Chi nhánh Đông Sài Gòn - Ngân hàng MB cũng cho biết đã chủ động giảm 0,5-1,5%/năm lãi suất cho từng khách vay cụ thể thời gian qua. Với khoản vay mới cũng có các gói ưu đãi lãi suất, đơn cử lãi vay với hộ kinh doanh là 8,5%/năm hay lãi vay ngắn hạn cho doanh nghiệp chỉ 7%/năm. NHNN sẽ đánh giá các điều kiện để giảm lãi suất điều hành Sau khi lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp, hiệp hội, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng chia sẻ ngành ngân hàng rất mong muốn giải quyết tất cả kiến nghị từ doanh nghiệp và người dân. Tuy nhiên, bà cũng mong nhận được sự chia sẻ và thấu hiểu, bởi các chính sách từ phía NHNN có tính đặc thù, phải đảm bảo cùng lúc nhiều mục tiêu như vừa giảm lãi suất, vừa mở rộng lãi suất, vừa phải ổn định tỷ giá, nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng... Các ngân hàng thương mại cũng là những doanh nghiệp đặc thù, cần có các giới hạn, quy định trong hoạt động để hạn chế rủi ro dây chuyền cho toàn hệ thống và các bên liên quan. Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng chia sẻ với các doanh nghiệp, hiệp hội và lãnh đạo các tỉnh Đông Nam Bộ. Ảnh: NHNN. Dù vậy, Thống đốc nhấn mạnh NHNN không có chủ trương thắt chặt tín dụng. Thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục nỗ lực trong điều hành lãi suất. "Trong bối cảnh Fed tăng lãi suất chậm lại, thanh khoản cải thiện, NHNN sẽ cân nhắc, đánh giá các điều kiện, nếu được sẽ giảm lãi suất điều hành. NHNN cũng đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân, tiết kiệm chi phí để giảm lãi suất cho vay trong thời gian tới", Thống đốc NHNN nói. Dĩ nhiên, bà cũng lưu ý tổ chức tín dụng nào có tình hình tài chính tốt mới có thể giảm mạnh lãi suất, nếu không chỉ có thể giảm thấp hoặc chưa thể giảm ngay. Bà kêu gọi các ngân hàng trong phạm vi và khả năng cần tiếp tục tháo gỡ khó khăn và chia sẻ với doanh nghiệp, người dân. Cũng tại hội nghị, bà đánh giá một trong những nguyên nhân khiến tín dụng tăng chậm thời gian qua là hoạt động sản xuất kinh doanh còn khó khăn. Do đó, bên cạnh chính sách tiền tệ, tài khóa, bà kiến nghị các bộ, ngành, địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp. Mặt khác, bà cũng dẫn lại nhận xét của các chuyên gia quốc tế rằng doanh nghiệp Việt Nam đang phụ thuộc quá nhiều vào tín dụng. Điều này gây khó khăn, dễ dẫn đến hiệu ứng domino cho cả ngành ngân hàng. Do đó, bà cho rằng cần tiếp tục phát triển thị trường vốn, trong đó có thị trường trái phiếu, khi đó các ngân hàng chỉ tập trung cho vay ngắn hạn, đảm bảo hoạt động hiệu quả hơn. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Doanh nghiệp ngại vay vốnLãnh đạo các tỉnh Đông Nam Bộ cho hay tăng trưởng tín dụng và mức độ tiếp cận gói ưu đãi lãi suất ở mức thấp do doanh nghiệp e ngại các cơ chế, thủ tục của cơ quan chức năng. 15:58 11/5/2023 NHNN TP.HCM: Sẽ giảm lãi suất và giãn nợ cho doanh nghiệpLãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP.HCM yêu cầu các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp cùng hợp tác, đặc biệt 4 ngân hàng quốc doanh tiếp tục hỗ trợ lãi suất. 11:59 1/4/2023
PV Power thu hơn 3.300 tỷ đồng tiền bán điện một tháng
Các nhà máy điện khí của PV Power phải chạy bằng dầu để đảm bảo sản lượng Qc, trong khi các nhà máy điện than và thủy điện không hoàn thành kế hoạch.
Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power - Mã: POW) vừa công bố kết quả kinh doanh sơ bộ trong tháng 5 với sản lượng và doanh thu tăng cao nhờ nhu cầu phụ tải toàn hệ thống tăng mạnh trong mùa nắng nóng. Tổng sản lượng điện từ các nhà máy điện đạt gần 1,6 tỷ kWh, tăng 17% so với tháng trước và đồng thời vượt 8% so với kế hoạch đề ra. Trong đó cụm nhà máy Cà Mau 1&2 và Nhơn Trạch 1 tăng trưởng cao, trong khi Vũng Áng 1 suy giảm. Tổng doanh thu ước đạt 3.350 tỷ đồng, tăng 27% so với tháng trước, tăng 38% so với cùng kỳ và vượt 18% kế hoạch trong tháng. Số liệu ước tính tổng sản lượng và doanh thu của PV Power tháng 5. Nguồn: POW. PV Power cho biết tháng 5 là thời điểm cuối mùa khô tại miền Bắc và miền Nam, đầu mùa khô ở miền Trung, lượng mưa thấp so với trung bình nhiều năm. Mực nước các hồ chứa vùng Bắc và Nam Bộ đang giảm đến gần mực nước chết, các hồ chứa miền Trung đang ở mức bình quân nhiều năm. Do tình hình thủy văn không thuận lợi, cùng với nhu cầu phụ tải toàn hệ thống tăng cao vào mùa nắng nóng, EVN phải huy động điện chạy dầu tại các nhà máy điện khí toàn hệ thống, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất của các nhà máy điện. Giá điện thị trường toàn phần bình quân tháng 5 dự kiến khoảng 1.961 đồng/kWh. Trong đó, cụm nhà máy điện khí Cà Mau 1&2 được giao Qc (sản lượng điện hợp đồng) là 395,5 triệu kWh. Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0) có yêu cầu huy động vận hành 95 triệu kWh điện chạy dầu và hoàn thành vượt kế hoạch đã giao. Nhà máy nhiệt điện khí Nhơn Trạch 1 cũng được huy động chạy dầu để đảm bảo yêu cầu hệ thống, đồng thời được cấp khí trong thời điểm các nhà máy khác được huy động bằng dầu, do vậy vận hành vượt sản lượng được giao. Nhiệt điện khí Nhơn Trạch 2 được giao sản lượng cao 393 triệu kWh. Nhà máy không được cấp đủ khí để vận hành nên phải bổ sung sản lượng chạy dầu (40,3 triệu kWh) theo yêu cầu của hệ thống điện. Tổ hợp nhiệt điện than Vũng Áng 1 được giao 592,7 triệu kWh. Giá thị trường toàn phần bình quân cao hơn chi phí nhiên liệu, nhà máy chào giá để phấn đấu vận hành tối đa sản lượng có thể. Tổ máy số 1 chưa hoàn thành công tác khắc phục sự cố nên tổ hợp này không hoàn thành kế hoạch được giao. Nhà máy thủy điện Hủa Na được 36,2 triệu kWh. Do điều kiện thủy văn không thuận lợi, EVN đã điều chỉnh kế hoạch xuống còn 17,6 triệu kWh khi hồ chứa tiệm cận mực nước chết. Thủy điện Đakđrinh được giao 36,5 triệu kWh. Nhà máy này vẫn có mức nước trung bình nhiều năm nhưng A0 không huy động với lý do giữ nước các hồ chứa, do đó không hoàn thành kế hoạch Qc được giao. Tính luỹ kế 5 tháng đầu năm, doanh thu của PV Power thu về khoảng 13.771 tỷ đồng. Cụm nhà máy Cà Mau 1&2 vẫn đóng góp nhiều nhất với 4.805 tỷ đồng, tiếp theo là Nhơn Trạch 2 với 3.684 tỷ đồng. Tổng sản lượng điện từ các nhà máy đạt khoảng 6,9 tỷ kWh. Năm nay, PV Power đặt mục tiêu tổng doanh thu 30.332 tỷ đồng, như vậy, sau 5 tháng công ty đã hoàn thành 45% kế hoạch. Sang tháng 6, nhà sản xuất điện thuộc PVN này đặt mục tiêu sản lượng hơn 1,4 tỷ kWh và tổng doanh thu là 2.674 tỷ đồng. Công ty nói sẽ phối hợp đảm bảo nhiên liệu cho các nhà máy, làm việc với EVN về chủ trương giao Qc, cũng như nghiên cứu triển khai các dự án điện năng lượng tái tạo. 2 hồ thủy điện lớn nhất Nghệ An cận kề mực nước chếtTình trạng nắng nóng, hạn hán kéo dài khiến một số hồ thủy điện ở Nghệ An đối diện nguy cơ dừng phát. 16:06 9/6/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
PV Power thu hơn 3.300 tỷ đồng tiền bán điện một tháng Các nhà máy điện khí của PV Power phải chạy bằng dầu để đảm bảo sản lượng Qc, trong khi các nhà máy điện than và thủy điện không hoàn thành kế hoạch. Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power - Mã: POW) vừa công bố kết quả kinh doanh sơ bộ trong tháng 5 với sản lượng và doanh thu tăng cao nhờ nhu cầu phụ tải toàn hệ thống tăng mạnh trong mùa nắng nóng. Tổng sản lượng điện từ các nhà máy điện đạt gần 1,6 tỷ kWh, tăng 17% so với tháng trước và đồng thời vượt 8% so với kế hoạch đề ra. Trong đó cụm nhà máy Cà Mau 1&2 và Nhơn Trạch 1 tăng trưởng cao, trong khi Vũng Áng 1 suy giảm. Tổng doanh thu ước đạt 3.350 tỷ đồng, tăng 27% so với tháng trước, tăng 38% so với cùng kỳ và vượt 18% kế hoạch trong tháng. Số liệu ước tính tổng sản lượng và doanh thu của PV Power tháng 5. Nguồn: POW. PV Power cho biết tháng 5 là thời điểm cuối mùa khô tại miền Bắc và miền Nam, đầu mùa khô ở miền Trung, lượng mưa thấp so với trung bình nhiều năm. Mực nước các hồ chứa vùng Bắc và Nam Bộ đang giảm đến gần mực nước chết, các hồ chứa miền Trung đang ở mức bình quân nhiều năm. Do tình hình thủy văn không thuận lợi, cùng với nhu cầu phụ tải toàn hệ thống tăng cao vào mùa nắng nóng, EVN phải huy động điện chạy dầu tại các nhà máy điện khí toàn hệ thống, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất của các nhà máy điện. Giá điện thị trường toàn phần bình quân tháng 5 dự kiến khoảng 1.961 đồng/kWh. Trong đó, cụm nhà máy điện khí Cà Mau 1&2 được giao Qc (sản lượng điện hợp đồng) là 395,5 triệu kWh. Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0) có yêu cầu huy động vận hành 95 triệu kWh điện chạy dầu và hoàn thành vượt kế hoạch đã giao. Nhà máy nhiệt điện khí Nhơn Trạch 1 cũng được huy động chạy dầu để đảm bảo yêu cầu hệ thống, đồng thời được cấp khí trong thời điểm các nhà máy khác được huy động bằng dầu, do vậy vận hành vượt sản lượng được giao. Nhiệt điện khí Nhơn Trạch 2 được giao sản lượng cao 393 triệu kWh. Nhà máy không được cấp đủ khí để vận hành nên phải bổ sung sản lượng chạy dầu (40,3 triệu kWh) theo yêu cầu của hệ thống điện. Tổ hợp nhiệt điện than Vũng Áng 1 được giao 592,7 triệu kWh. Giá thị trường toàn phần bình quân cao hơn chi phí nhiên liệu, nhà máy chào giá để phấn đấu vận hành tối đa sản lượng có thể. Tổ máy số 1 chưa hoàn thành công tác khắc phục sự cố nên tổ hợp này không hoàn thành kế hoạch được giao. Nhà máy thủy điện Hủa Na được 36,2 triệu kWh. Do điều kiện thủy văn không thuận lợi, EVN đã điều chỉnh kế hoạch xuống còn 17,6 triệu kWh khi hồ chứa tiệm cận mực nước chết. Thủy điện Đakđrinh được giao 36,5 triệu kWh. Nhà máy này vẫn có mức nước trung bình nhiều năm nhưng A0 không huy động với lý do giữ nước các hồ chứa, do đó không hoàn thành kế hoạch Qc được giao. Tính luỹ kế 5 tháng đầu năm, doanh thu của PV Power thu về khoảng 13.771 tỷ đồng. Cụm nhà máy Cà Mau 1&2 vẫn đóng góp nhiều nhất với 4.805 tỷ đồng, tiếp theo là Nhơn Trạch 2 với 3.684 tỷ đồng. Tổng sản lượng điện từ các nhà máy đạt khoảng 6,9 tỷ kWh. Năm nay, PV Power đặt mục tiêu tổng doanh thu 30.332 tỷ đồng, như vậy, sau 5 tháng công ty đã hoàn thành 45% kế hoạch. Sang tháng 6, nhà sản xuất điện thuộc PVN này đặt mục tiêu sản lượng hơn 1,4 tỷ kWh và tổng doanh thu là 2.674 tỷ đồng. Công ty nói sẽ phối hợp đảm bảo nhiên liệu cho các nhà máy, làm việc với EVN về chủ trương giao Qc, cũng như nghiên cứu triển khai các dự án điện năng lượng tái tạo. 2 hồ thủy điện lớn nhất Nghệ An cận kề mực nước chếtTình trạng nắng nóng, hạn hán kéo dài khiến một số hồ thủy điện ở Nghệ An đối diện nguy cơ dừng phát. 16:06 9/6/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
ĐHĐCĐ Vietnam Airlines: Dự kiến giảm lỗ, tự cân đối thu chi từ 2024
Vietnam Airlines đã trình cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2023 với khoản lỗ ròng hợp nhất 5.823 tỷ đồng, giảm gần một nửa so với năm liền trước.
Đây là một trong những nội dung được ban lãnh đạo Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines (HoSE: HVN) đưa ra tại phiên họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 diễn ra sáng nay (16/12). Cụ thể, đánh giá về thị trường hàng không năm nay, ban lãnh đạo Vietnam Airlines cho biết thị trường đã có những dấu hiệu tích cực cả nội địa lẫn quốc tế. Tuy nhiên, các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến thị trường vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường như quá tải cơ sở hạ tầng, suy thoái kinh tế, xung đột chính trị Nga - Ukraine, thị trường Trung Quốc (thị trường khách lớn thứ 2) phục hồi rất chậm. Trong nửa đầu năm, đà phục hồi của thị trường vận tải hàng không diễn ra khá mạnh sau 4 tháng đầu, tuy nhiên đã có xu hướng chậm lại từ quý II, hoạt động vận tải hàng không quốc tế vẫn thấp hơn khá nhiều so với mức trước đại dịch. Trong khi các yếu tố đầu vào quan trọng (giá nhiên liệu, lãi suất) có xu hướng bình ổn hơn nhưng vẫn ở mức cao. Trong nửa sau năm 2023, Vietnam Airlines cho biết hoạt động sản xuất kinh hoạt vẫn gặp nhiều khó khăn do kết quả cao điểm hè thấp hơn kỳ vọng, tình hình suy giảm cầu tại các thị trường trọng điểm, tình hình thị trường nội địa không khả quan, tái diễn tình trạng thừa tải và suy giảm doanh thu bình quân, các yếu tố đầu vào vẫn ở mức cao và bất lợi. Phiên họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 của Vietnam Airlines diễn ra sáng 16/12. Ảnh: VNA. Với diễn biến kể trên, Vietnam Airlines dự kiến sản lượng vận chuyển cả năm nay đạt 21,11 triệu lượt khách, tăng 15,8% so với cùng kỳ và bằng 92,3% so với năm 2019. Trong đó, sản lượng khách quốc tế là 6,38 triệu lượt (bao gồm thuê chuyến), tăng 158,4% so với cùng kỳ và bằng 70,5% so với năm 2019. Sản lượng khách nội địa cả năm đạt 14,73 triệu khách, giảm 6,6% so với cùng kỳ và tăng 6,7% so với năm 2019. Với sản lượng khai thác vận tải kể trên, ban lãnh đạo Vietnam Airlines tính toán kết quả sản xuất kinh doanh cả năm 2023 vẫn lỗ ở cả công ty mẹ và hợp nhất. Cụ thể, hãng dự kiến doanh thu hợp nhất cả năm nay đạt khoảng 91.658 tỷ đồng, tăng gần 28% so với năm 2022. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất dự kiến ở mức âm 5.823 tỷ đồng. Với công ty mẹ, hãng hàng không quốc gia dự kiến ghi nhận 69.334 tỷ đồng doanh thu, tăng 38% so với năm liền trước, nhưng vẫn lỗ sau thuế 4.879 tỷ đồng. Điểm tích cực là cả 2 kế hoạch lỗ kể trên đều đã giảm gần một nửa so với mức lỗ hãng phải chịu trong năm 2022 vừa qua. KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA VIETNAM AIRLINES Nguồn: BC DN. Nhãn20162017201820192020202120222023 KH Doanh thu Tỷ đồng 7057183553975899909940757280937079391658 Lợi nhuận sau thuế 2105265925992537-11178-13279-11223-5823 Ngoài ra, ban lãnh đạo Vietnam Airlines cũng đề xuất cổ đông phê duyệt kế hoạch đầu tư phát triển năm nay với tổng kinh phí đầu tư 1.175,5 tỷ đồng. Trong đó, khoản kinh phí đầu tư tại Cảng hàng không quốc tế Long Thành là 1.136,3 tỷ đồng được phép chuyển tiếp giải ngân vào quý I-II/2024. Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III của Vietnam Airlines, sau 9 tháng từ đầu năm nay, hãng đã ghi nhận 68.089 tỷ đồng doanh thu và lỗ sau thuế 3.535 tỷ. Với kế hoạch kinh doanh kể trên, ban lãnh đạo Vietnam Airlines đang đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất quý cuối năm nay vào khoảng 23.569 tỷ đồng và lỗ sau thuế 2.288 tỷ. So với cùng kỳ quý IV/2022, kế hoạch doanh thu quý cuối năm này của Vietnam Airlines sẽ tăng 21% và giảm lỗ gần 300 tỷ đồng. Bên cạnh kế hoạch kinh doanh kể trên, ban lãnh đạo Vietnam Airlines cũng cho biết với tình hình tài chính hiện tại, hãng có thể tự cân đối được thu - chi từ năm 2024. Ngoài ra, cũng tại phiên họp lần này, ban lãnh đạo Vietnam Airlines đã trình cổ đông thông qua một số nội dung như báo cáo tài chính năm 2022 đã được kiểm toán; báo cáo tiền lương, thù lao của HĐQT, Ban kiểm soát năm 2022 và kế hoạch 2023; phương án kiện toàn nhân sự Ban kiểm soát... Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Znews tại Tủ sách kinh tế SCB giảm lãi suất xuống thấp hơn cả ngân hàng quốc doanhLãi suất tiền gửi của SCB tại nhiều kỳ hạn đã giảm mạnh tới 1,3 điểm %, trong đó tại các kỳ hạn ngắn 1-2 tháng, lãi suất chỉ còn 2,2%/năm. 07:00 16/12/2023 Bộ Tài chính 'từ chối' đề xuất của Bộ Công Thương về dự trữ xăng dầuBộ Công Thương đề xuất chuyển nhiệm vụ quản lý dự trữ mặt hàng xăng dầu sang Bộ Tài chính nhưng Bộ Tài chính nói rằng nên để Bộ Công Thương quản lý. 00:00 16/12/2023 Bầu Đức chuẩn bị bán bệnh viện Hoàng Anh Gia Lai để trả nợMột trong những thông tin được ông chủ Hoàng Anh Gia Lai chia sẻ tại cuộc gặp gỡ nhà đầu tư chiều nay là việc bán bệnh viện Hoàng Anh Gia Lai tại TP Pleiku để trả nợ. 18:30 15/12/2023
ĐHĐCĐ Vietnam Airlines: Dự kiến giảm lỗ, tự cân đối thu chi từ 2024 Vietnam Airlines đã trình cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2023 với khoản lỗ ròng hợp nhất 5.823 tỷ đồng, giảm gần một nửa so với năm liền trước. Đây là một trong những nội dung được ban lãnh đạo Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines (HoSE: HVN) đưa ra tại phiên họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 diễn ra sáng nay (16/12). Cụ thể, đánh giá về thị trường hàng không năm nay, ban lãnh đạo Vietnam Airlines cho biết thị trường đã có những dấu hiệu tích cực cả nội địa lẫn quốc tế. Tuy nhiên, các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến thị trường vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường như quá tải cơ sở hạ tầng, suy thoái kinh tế, xung đột chính trị Nga - Ukraine, thị trường Trung Quốc (thị trường khách lớn thứ 2) phục hồi rất chậm. Trong nửa đầu năm, đà phục hồi của thị trường vận tải hàng không diễn ra khá mạnh sau 4 tháng đầu, tuy nhiên đã có xu hướng chậm lại từ quý II, hoạt động vận tải hàng không quốc tế vẫn thấp hơn khá nhiều so với mức trước đại dịch. Trong khi các yếu tố đầu vào quan trọng (giá nhiên liệu, lãi suất) có xu hướng bình ổn hơn nhưng vẫn ở mức cao. Trong nửa sau năm 2023, Vietnam Airlines cho biết hoạt động sản xuất kinh hoạt vẫn gặp nhiều khó khăn do kết quả cao điểm hè thấp hơn kỳ vọng, tình hình suy giảm cầu tại các thị trường trọng điểm, tình hình thị trường nội địa không khả quan, tái diễn tình trạng thừa tải và suy giảm doanh thu bình quân, các yếu tố đầu vào vẫn ở mức cao và bất lợi. Phiên họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 của Vietnam Airlines diễn ra sáng 16/12. Ảnh: VNA. Với diễn biến kể trên, Vietnam Airlines dự kiến sản lượng vận chuyển cả năm nay đạt 21,11 triệu lượt khách, tăng 15,8% so với cùng kỳ và bằng 92,3% so với năm 2019. Trong đó, sản lượng khách quốc tế là 6,38 triệu lượt (bao gồm thuê chuyến), tăng 158,4% so với cùng kỳ và bằng 70,5% so với năm 2019. Sản lượng khách nội địa cả năm đạt 14,73 triệu khách, giảm 6,6% so với cùng kỳ và tăng 6,7% so với năm 2019. Với sản lượng khai thác vận tải kể trên, ban lãnh đạo Vietnam Airlines tính toán kết quả sản xuất kinh doanh cả năm 2023 vẫn lỗ ở cả công ty mẹ và hợp nhất. Cụ thể, hãng dự kiến doanh thu hợp nhất cả năm nay đạt khoảng 91.658 tỷ đồng, tăng gần 28% so với năm 2022. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất dự kiến ở mức âm 5.823 tỷ đồng. Với công ty mẹ, hãng hàng không quốc gia dự kiến ghi nhận 69.334 tỷ đồng doanh thu, tăng 38% so với năm liền trước, nhưng vẫn lỗ sau thuế 4.879 tỷ đồng. Điểm tích cực là cả 2 kế hoạch lỗ kể trên đều đã giảm gần một nửa so với mức lỗ hãng phải chịu trong năm 2022 vừa qua. KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA VIETNAM AIRLINES Nguồn: BC DN. Nhãn20162017201820192020202120222023 KH Doanh thu Tỷ đồng 7057183553975899909940757280937079391658 Lợi nhuận sau thuế 2105265925992537-11178-13279-11223-5823 Ngoài ra, ban lãnh đạo Vietnam Airlines cũng đề xuất cổ đông phê duyệt kế hoạch đầu tư phát triển năm nay với tổng kinh phí đầu tư 1.175,5 tỷ đồng. Trong đó, khoản kinh phí đầu tư tại Cảng hàng không quốc tế Long Thành là 1.136,3 tỷ đồng được phép chuyển tiếp giải ngân vào quý I-II/2024. Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III của Vietnam Airlines, sau 9 tháng từ đầu năm nay, hãng đã ghi nhận 68.089 tỷ đồng doanh thu và lỗ sau thuế 3.535 tỷ. Với kế hoạch kinh doanh kể trên, ban lãnh đạo Vietnam Airlines đang đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất quý cuối năm nay vào khoảng 23.569 tỷ đồng và lỗ sau thuế 2.288 tỷ. So với cùng kỳ quý IV/2022, kế hoạch doanh thu quý cuối năm này của Vietnam Airlines sẽ tăng 21% và giảm lỗ gần 300 tỷ đồng. Bên cạnh kế hoạch kinh doanh kể trên, ban lãnh đạo Vietnam Airlines cũng cho biết với tình hình tài chính hiện tại, hãng có thể tự cân đối được thu - chi từ năm 2024. Ngoài ra, cũng tại phiên họp lần này, ban lãnh đạo Vietnam Airlines đã trình cổ đông thông qua một số nội dung như báo cáo tài chính năm 2022 đã được kiểm toán; báo cáo tiền lương, thù lao của HĐQT, Ban kiểm soát năm 2022 và kế hoạch 2023; phương án kiện toàn nhân sự Ban kiểm soát... Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Znews tại Tủ sách kinh tế SCB giảm lãi suất xuống thấp hơn cả ngân hàng quốc doanhLãi suất tiền gửi của SCB tại nhiều kỳ hạn đã giảm mạnh tới 1,3 điểm %, trong đó tại các kỳ hạn ngắn 1-2 tháng, lãi suất chỉ còn 2,2%/năm. 07:00 16/12/2023 Bộ Tài chính 'từ chối' đề xuất của Bộ Công Thương về dự trữ xăng dầuBộ Công Thương đề xuất chuyển nhiệm vụ quản lý dự trữ mặt hàng xăng dầu sang Bộ Tài chính nhưng Bộ Tài chính nói rằng nên để Bộ Công Thương quản lý. 00:00 16/12/2023 Bầu Đức chuẩn bị bán bệnh viện Hoàng Anh Gia Lai để trả nợMột trong những thông tin được ông chủ Hoàng Anh Gia Lai chia sẻ tại cuộc gặp gỡ nhà đầu tư chiều nay là việc bán bệnh viện Hoàng Anh Gia Lai tại TP Pleiku để trả nợ. 18:30 15/12/2023
'Vua tôm' Minh Phú lỗ gần trăm tỷ đồng
Sau 7 năm liên tiếp có lãi, Minh Phú vừa ghi nhận khoản lỗ gần 100 tỷ đồng trong quý đầu năm nay.
Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (MPC) vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I với doanh thu thuần đạt hơn 2.120 tỷ đồng, giảm một nửa so với cùng kỳ năm ngoái. Giá vốn đội lên khiến biên lợi nhuận gộp từ hơn 11% xuống còn chưa đến 6%. Đồng thời, chi phí lãi vay tăng gần ba lần khiến công ty lỗ sau thuế 98 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước vẫn lãi hơn 90 tỷ đồng. Lần gần nhất doanh nghiệp ghi nhận thua lỗ là quý II/2016. Kết quả kinh doanh quý đầu năm kém xa mục tiêu doanh thu gần 18.000 tỷ đồng và lãi sau thuế gần 1.146 tỷ đồng trong năm 2023 mà công ty trình cổ đông. Kết quả này cho thấy sự chững lại sau một năm lợi nhuận tăng trưởng hai chữ số để lên mức cao nhất trong vòng một thập kỷ. Tình hình kinh doanh theo quý của Minh Phú Dữ liệu: BCTC Minh Phú. NhãnQuý I/2021IIIIIIVQuý I/2022IIIIIIVQuý I/2023 Doanh thu thuần Tỷ đồng 281032922785458942394491514125542123 Lợi nhuận sau thuế 272502899391151332265-98 Kết thúc quý I, tổng tài sản và nợ của doanh nghiệp được mệnh danh là "vua tôm" đều giảm khoảng 1.000 tỷ đồng, lần lượt đạt 9.502 tỷ đồng và 3.830 tỷ đồng. Trong đó, hàng tồn kho đã giảm nhẹ còn 4.741 tỷ đồng, tuy nhiên con số này vẫn chiếm hơn một nửa tổng tài sản. Đáng chú ý, khoản mục biến động mạnh nhất trong bảng cân đối kế toán là tiền và các khoản tương đương tiền khi giảm 700 tỷ đồng trong vòng 3 tháng. Nhóm hàng xuất khẩu chính của Minh Phú là tôm. Tuy nhiên, theo thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), 3 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm Việt Nam giảm 37% so với cùng kỳ, đạt khoảng 600 triệu USD. Do đó, doanh nghiệp thủy sản đang chịu nhiều áp lực như thị trường tiêu thụ lao dốc, giá xuất khẩu giảm mạnh, chi phí sản xuất tăng cao Theo đơn vị này, tính đến tháng 4, doanh nghiệp thủy sản vẫn bị áp lực nặng nề vì thị trường tiêu thụ lao dốc, giá xuất khẩu sụt giảm mạnh trong khi sản xuất, chế biến trong nước bị gánh nặng chi phí sản xuất tăng cao, nhất là thức ăn, con giống và các chi phí cơ bản khác. 'Vua tôm' Minh Phú lãi hơn 2,2 tỷ đồng mỗi ngàyCả doanh thu và lợi nhuận của tập đoàn thủy sản này đều tăng 2-3 chữ số trong năm 2022, nhưng công ty vẫn không hoàn thành được kế hoạch sản xuất kinh doanh đã được đề ra đầu năm. 16:14 19/2/2023 Gia đình 'vua tôm' Minh Phú sắp nhận thưởng gần 90 triệu cổ phiếuCông ty xuất khẩu tôm dự kiến dùng gần hết thặng dư vốn cổ phần để thưởng cổ phiếu cho cổ đông, tăng vốn lên gần 4.000 tỷ đồng. 09:12 24/8/2022 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
'Vua tôm' Minh Phú lỗ gần trăm tỷ đồng Sau 7 năm liên tiếp có lãi, Minh Phú vừa ghi nhận khoản lỗ gần 100 tỷ đồng trong quý đầu năm nay. Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (MPC) vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I với doanh thu thuần đạt hơn 2.120 tỷ đồng, giảm một nửa so với cùng kỳ năm ngoái. Giá vốn đội lên khiến biên lợi nhuận gộp từ hơn 11% xuống còn chưa đến 6%. Đồng thời, chi phí lãi vay tăng gần ba lần khiến công ty lỗ sau thuế 98 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước vẫn lãi hơn 90 tỷ đồng. Lần gần nhất doanh nghiệp ghi nhận thua lỗ là quý II/2016. Kết quả kinh doanh quý đầu năm kém xa mục tiêu doanh thu gần 18.000 tỷ đồng và lãi sau thuế gần 1.146 tỷ đồng trong năm 2023 mà công ty trình cổ đông. Kết quả này cho thấy sự chững lại sau một năm lợi nhuận tăng trưởng hai chữ số để lên mức cao nhất trong vòng một thập kỷ. Tình hình kinh doanh theo quý của Minh Phú Dữ liệu: BCTC Minh Phú. NhãnQuý I/2021IIIIIIVQuý I/2022IIIIIIVQuý I/2023 Doanh thu thuần Tỷ đồng 281032922785458942394491514125542123 Lợi nhuận sau thuế 272502899391151332265-98 Kết thúc quý I, tổng tài sản và nợ của doanh nghiệp được mệnh danh là "vua tôm" đều giảm khoảng 1.000 tỷ đồng, lần lượt đạt 9.502 tỷ đồng và 3.830 tỷ đồng. Trong đó, hàng tồn kho đã giảm nhẹ còn 4.741 tỷ đồng, tuy nhiên con số này vẫn chiếm hơn một nửa tổng tài sản. Đáng chú ý, khoản mục biến động mạnh nhất trong bảng cân đối kế toán là tiền và các khoản tương đương tiền khi giảm 700 tỷ đồng trong vòng 3 tháng. Nhóm hàng xuất khẩu chính của Minh Phú là tôm. Tuy nhiên, theo thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), 3 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm Việt Nam giảm 37% so với cùng kỳ, đạt khoảng 600 triệu USD. Do đó, doanh nghiệp thủy sản đang chịu nhiều áp lực như thị trường tiêu thụ lao dốc, giá xuất khẩu giảm mạnh, chi phí sản xuất tăng cao Theo đơn vị này, tính đến tháng 4, doanh nghiệp thủy sản vẫn bị áp lực nặng nề vì thị trường tiêu thụ lao dốc, giá xuất khẩu sụt giảm mạnh trong khi sản xuất, chế biến trong nước bị gánh nặng chi phí sản xuất tăng cao, nhất là thức ăn, con giống và các chi phí cơ bản khác. 'Vua tôm' Minh Phú lãi hơn 2,2 tỷ đồng mỗi ngàyCả doanh thu và lợi nhuận của tập đoàn thủy sản này đều tăng 2-3 chữ số trong năm 2022, nhưng công ty vẫn không hoàn thành được kế hoạch sản xuất kinh doanh đã được đề ra đầu năm. 16:14 19/2/2023 Gia đình 'vua tôm' Minh Phú sắp nhận thưởng gần 90 triệu cổ phiếuCông ty xuất khẩu tôm dự kiến dùng gần hết thặng dư vốn cổ phần để thưởng cổ phiếu cho cổ đông, tăng vốn lên gần 4.000 tỷ đồng. 09:12 24/8/2022 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
FE Credit có quyền tổng giám đốc mới
Công ty Tài chính TNHH Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng SMBC (FE Credit) vừa công bố quyết định của Hội đồng thành viên về việc thay đổi một số vị trí lãnh đạo cấp cao tại FE Credit.
Cụ thể, kể từ ngày 30/4, ông Kalidas Ghose chính thức thôi vị trí tổng giám đốc và chuyển sang vai trò mới là cố vấn cấp cao Hội đồng thành viên (HĐTV) của FE Credit. Vị này sẽ tư vấn cho HĐTV trong các hoạt động về hoạch định chiến lược, phát triển thị trường tài chính tiêu dùng ở thời gian sắp tới. HĐTV cũng đã thông qua quyết định bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt làm quyền tổng giám đốc của FE Credit từ ngày 4/5. Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt là quyền tổng giám đốc mới của FE Credit. Ảnh: FE Credit. Trước khi đến với FE Credit, bà Nguyệt là thành viên ban điều hành Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), giữ vị trí giám đốc khối vận hành. Gia nhập VPBank từ năm 2014, bà đã đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng. Bên cạnh các thành tựu tại VPBank, bà Nguyệt đã có 17 năm kinh nghiệm tại tổ chức tài chính quốc tế lớn là Ngân hàng ANZ với các vị trí quản lý trong các lĩnh vực tài chính, quản trị rủi ro vận hành, quản lý dự án, vận hành, kiểm toán nội bộ... Phó thống đốc NHNN: Lãi suất cho vay đã giảm về mức 9-9,2%Theo Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, hiện lãi suất tiền gửi bình quân đang giảm về mức 6-6,1%/năm, lãi suất cho vay bình quân 9-9,2%/năm, đây là mức giảm khá tích cực. 21:20 5/5/2023 Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế
FE Credit có quyền tổng giám đốc mới Công ty Tài chính TNHH Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng SMBC (FE Credit) vừa công bố quyết định của Hội đồng thành viên về việc thay đổi một số vị trí lãnh đạo cấp cao tại FE Credit. Cụ thể, kể từ ngày 30/4, ông Kalidas Ghose chính thức thôi vị trí tổng giám đốc và chuyển sang vai trò mới là cố vấn cấp cao Hội đồng thành viên (HĐTV) của FE Credit. Vị này sẽ tư vấn cho HĐTV trong các hoạt động về hoạch định chiến lược, phát triển thị trường tài chính tiêu dùng ở thời gian sắp tới. HĐTV cũng đã thông qua quyết định bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt làm quyền tổng giám đốc của FE Credit từ ngày 4/5. Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt là quyền tổng giám đốc mới của FE Credit. Ảnh: FE Credit. Trước khi đến với FE Credit, bà Nguyệt là thành viên ban điều hành Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), giữ vị trí giám đốc khối vận hành. Gia nhập VPBank từ năm 2014, bà đã đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng. Bên cạnh các thành tựu tại VPBank, bà Nguyệt đã có 17 năm kinh nghiệm tại tổ chức tài chính quốc tế lớn là Ngân hàng ANZ với các vị trí quản lý trong các lĩnh vực tài chính, quản trị rủi ro vận hành, quản lý dự án, vận hành, kiểm toán nội bộ... Phó thống đốc NHNN: Lãi suất cho vay đã giảm về mức 9-9,2%Theo Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, hiện lãi suất tiền gửi bình quân đang giảm về mức 6-6,1%/năm, lãi suất cho vay bình quân 9-9,2%/năm, đây là mức giảm khá tích cực. 21:20 5/5/2023 Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế
Bổ sung gần 1.000 tỷ đồng để bồi thường thu hồi đất sân bay Long Thành
Tỉnh Đồng Nai được giao thêm hơn 966 tỷ đồng cho dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành.
Thông tin này nằm trong quyết định bổ sung vốn ngân sách trung ương vừa được Phó thủ tướng Lê Minh Khái ký ban hành. Khoản tiền nói trên được Quốc hội quyết nghị hồi tháng 11/2023, lấy từ dự phòng chung ngân sách trung ương Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025. Trước đó, Nghị quyết 53/2017/QH14 thông qua nêu tổng mức đầu tư dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án sân bay Long Thành là 22.938 tỷ đồng. Việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được tiến hành một lần và hoàn thành trước năm 2021. Tuy nhiên, quá trình thực hiện dự án gặp nhiều khó khăn, đến nay vẫn chưa hoàn thành. Do vậy, tỉnh Đồng Nai đã báo cáo cơ quan có thẩm quyền xin điều chỉnh dự án. Tại kỳ họp tháng 11/2023, Quốc hội đồng ý kéo dài dự án này tới hết năm 2024, tức thêm 2 năm so với dự tính ban đầu. Ngoài sân bay Long Thành, Phó thủ tướng Lê Minh Khái cũng quyết định giao 273 tỷ đồng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương cho tỉnh Ninh Thuận thực hiện dự án đầu tư hạ tầng tại 2 xã Phước Dinh, Vĩnh Hải. Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Giao thông Vận tải được giao thêm gần 1.230 tỷ đồng Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 từ nguồn dự phòng quy định theo Nghị quyết số 93 của Quốc hội. Ngoài ra, lãnh đạo Chính phủ cũng chuyển gần 4.449 tỷ đồng vốn của các dự án thành phần đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 sang cho dự án đầu tư đường Hồ Chí Minh đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất, Gò Quao - Vĩnh Thuận và đoạn Chợ Chu - ngã ba Trung Sơn. Độc giả ZNews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Bổ sung gần 1.000 tỷ đồng để bồi thường thu hồi đất sân bay Long Thành Tỉnh Đồng Nai được giao thêm hơn 966 tỷ đồng cho dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành. Thông tin này nằm trong quyết định bổ sung vốn ngân sách trung ương vừa được Phó thủ tướng Lê Minh Khái ký ban hành. Khoản tiền nói trên được Quốc hội quyết nghị hồi tháng 11/2023, lấy từ dự phòng chung ngân sách trung ương Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025. Trước đó, Nghị quyết 53/2017/QH14 thông qua nêu tổng mức đầu tư dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án sân bay Long Thành là 22.938 tỷ đồng. Việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được tiến hành một lần và hoàn thành trước năm 2021. Tuy nhiên, quá trình thực hiện dự án gặp nhiều khó khăn, đến nay vẫn chưa hoàn thành. Do vậy, tỉnh Đồng Nai đã báo cáo cơ quan có thẩm quyền xin điều chỉnh dự án. Tại kỳ họp tháng 11/2023, Quốc hội đồng ý kéo dài dự án này tới hết năm 2024, tức thêm 2 năm so với dự tính ban đầu. Ngoài sân bay Long Thành, Phó thủ tướng Lê Minh Khái cũng quyết định giao 273 tỷ đồng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương cho tỉnh Ninh Thuận thực hiện dự án đầu tư hạ tầng tại 2 xã Phước Dinh, Vĩnh Hải. Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Giao thông Vận tải được giao thêm gần 1.230 tỷ đồng Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 từ nguồn dự phòng quy định theo Nghị quyết số 93 của Quốc hội. Ngoài ra, lãnh đạo Chính phủ cũng chuyển gần 4.449 tỷ đồng vốn của các dự án thành phần đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 sang cho dự án đầu tư đường Hồ Chí Minh đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất, Gò Quao - Vĩnh Thuận và đoạn Chợ Chu - ngã ba Trung Sơn. Độc giả ZNews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Nữ sinh 19 tuổi chi hơn trăm tỷ mua một lô cổ phiếu trên sàn
Tân cổ đông Nguyễn Thị Thảo chi 157 tỷ đồng để ôm trọn lô cổ phiếu chưa phân phối hết trong đợt chào bán cho cổ đông hiện hữu của Cienco4.
Hội đồng quản trị Tập đoàn Cienco4 (Mã: C4G) vừa thông qua kết quả đợt chào bán thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, qua đó tăng vốn điều lệ từ 2.247 tỷ lên hơn 3.371 tỷ đồng. Cụ thể, công ty xây dựng này đã bán thành công 96,65 triệu trong số 112,36 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu, giá phát hành là 10.000 đồng/cổ phiếu. Với lượng 15,7 triệu cổ phiếu còn lại không được cổ đông mua, công ty đã phân phối cho một nhà đầu tư có tên Nguyễn Thị Thảo vào ngày 9/5, cũng với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Cá nhân này là nữ sinh năm 2004 (tức mới 19 tuổi) và là sinh viên của một trường đại học ở Hà Nội, không phải là người có liên quan đến công ty. Số tiền mà tân cổ đông này bỏ ra để mua về số cổ phiếu trên là 157 tỷ đồng. Sau đợt chào bán trên, công ty có tổng cộng 19.232 cổ đông (bao gồm 19.215 cá nhân và 17 tổ chức). Hai cổ đông lớn là CTCP New Link sở hữu 10,37% và VNDirect nắm 7,72% vốn. CƠ CẤU CỔ ĐÔNG CIENCO4 Nhãn New Link VNDirect Nguyễn Thị Thảo Khác Tỷ lệ sở hữu sau phát hành % 10.37 7.72 4.66 77.25 Trước đó, VNDirect đã thực hiện quyền mua thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu tại đợt chào bán nói trên khi mua 5,27 triệu trong số 10,4 triệu cổ phiếu được phép mua vào. Sau đợt phát hành, tỷ lệ sở hữu của VNDirect giảm từ 9,24% xuống còn 7,72%, tương đương hơn 26 triệu cổ phần. Việc VNDirect chỉ thực hiện hơn nửa quyền mua trong đợt phát hành gây bất ngờ cho giới đầu tư, khi trước đó công ty chứng khoán này liên tục mua gom cổ phần để trở thành cổ đông lớn tại nhà thầu xây dựng này. Đợt chào bán được toàn bộ cổ phiếu trên giúp Cienco4 thu về số tiền gần 1.124 tỷ đồng. Nguồn thu này dự kiến dùng để thanh toán nợ ngân hàng, thanh toán nợ cho các nhà thầu phụ và nhà cung cấp, thanh toán các chi phí và bổ sung vốn lưu động... Cienco4 là một trong những nhà thầu xây lắp giao thông lớn được đánh giá sẽ hưởng lợi từ việc Nhà nước đẩy mạnh hoạt động giải ngân vốn đầu tư công. Đầu năm 2023, liên doanh của công ty này đã trúng gói thầu XL01 thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam phía đông đoạn Bùng - Vạn Ninh với giá trị 3.939 tỷ đồng. Báo cáo kinh doanh quý đầu năm cho thấy nhà thầu này thu về 460 tỷ đồng doanh thu thuần và gần 41 tỷ lãi sau thuế, tăng lần lượt 8% và 27% so với cùng kỳ năm 2022. Năm 2023, cổ đông công ty thống nhất với mục tiêu doanh thu đạt 4.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 330 tỷ đồng, chi trả cổ tức tỷ lệ 10%. Trên thị trường, cổ phiếu C4G đang giao dịch quanh vùng giá quanh 12.800 đồng/cổ phiếu, cao nhất trong 7 tháng. Mức thị giá này cao hơn gấp đôi so với đáy hồi giữa tháng 11 năm ngoái. VNDirect liên tục gia tăng sở hữu tại Cienco4Trong hơn 1 tháng trở lại đây, Chứng khoán VNDirect liên tục mua thêm cổ phiếu C4G nhằm mục đích tăng sở hữu tại Cienco4. 16:58 4/5/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Nữ sinh 19 tuổi chi hơn trăm tỷ mua một lô cổ phiếu trên sàn Tân cổ đông Nguyễn Thị Thảo chi 157 tỷ đồng để ôm trọn lô cổ phiếu chưa phân phối hết trong đợt chào bán cho cổ đông hiện hữu của Cienco4. Hội đồng quản trị Tập đoàn Cienco4 (Mã: C4G) vừa thông qua kết quả đợt chào bán thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, qua đó tăng vốn điều lệ từ 2.247 tỷ lên hơn 3.371 tỷ đồng. Cụ thể, công ty xây dựng này đã bán thành công 96,65 triệu trong số 112,36 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu, giá phát hành là 10.000 đồng/cổ phiếu. Với lượng 15,7 triệu cổ phiếu còn lại không được cổ đông mua, công ty đã phân phối cho một nhà đầu tư có tên Nguyễn Thị Thảo vào ngày 9/5, cũng với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Cá nhân này là nữ sinh năm 2004 (tức mới 19 tuổi) và là sinh viên của một trường đại học ở Hà Nội, không phải là người có liên quan đến công ty. Số tiền mà tân cổ đông này bỏ ra để mua về số cổ phiếu trên là 157 tỷ đồng. Sau đợt chào bán trên, công ty có tổng cộng 19.232 cổ đông (bao gồm 19.215 cá nhân và 17 tổ chức). Hai cổ đông lớn là CTCP New Link sở hữu 10,37% và VNDirect nắm 7,72% vốn. CƠ CẤU CỔ ĐÔNG CIENCO4 Nhãn New Link VNDirect Nguyễn Thị Thảo Khác Tỷ lệ sở hữu sau phát hành % 10.37 7.72 4.66 77.25 Trước đó, VNDirect đã thực hiện quyền mua thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu tại đợt chào bán nói trên khi mua 5,27 triệu trong số 10,4 triệu cổ phiếu được phép mua vào. Sau đợt phát hành, tỷ lệ sở hữu của VNDirect giảm từ 9,24% xuống còn 7,72%, tương đương hơn 26 triệu cổ phần. Việc VNDirect chỉ thực hiện hơn nửa quyền mua trong đợt phát hành gây bất ngờ cho giới đầu tư, khi trước đó công ty chứng khoán này liên tục mua gom cổ phần để trở thành cổ đông lớn tại nhà thầu xây dựng này. Đợt chào bán được toàn bộ cổ phiếu trên giúp Cienco4 thu về số tiền gần 1.124 tỷ đồng. Nguồn thu này dự kiến dùng để thanh toán nợ ngân hàng, thanh toán nợ cho các nhà thầu phụ và nhà cung cấp, thanh toán các chi phí và bổ sung vốn lưu động... Cienco4 là một trong những nhà thầu xây lắp giao thông lớn được đánh giá sẽ hưởng lợi từ việc Nhà nước đẩy mạnh hoạt động giải ngân vốn đầu tư công. Đầu năm 2023, liên doanh của công ty này đã trúng gói thầu XL01 thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam phía đông đoạn Bùng - Vạn Ninh với giá trị 3.939 tỷ đồng. Báo cáo kinh doanh quý đầu năm cho thấy nhà thầu này thu về 460 tỷ đồng doanh thu thuần và gần 41 tỷ lãi sau thuế, tăng lần lượt 8% và 27% so với cùng kỳ năm 2022. Năm 2023, cổ đông công ty thống nhất với mục tiêu doanh thu đạt 4.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 330 tỷ đồng, chi trả cổ tức tỷ lệ 10%. Trên thị trường, cổ phiếu C4G đang giao dịch quanh vùng giá quanh 12.800 đồng/cổ phiếu, cao nhất trong 7 tháng. Mức thị giá này cao hơn gấp đôi so với đáy hồi giữa tháng 11 năm ngoái. VNDirect liên tục gia tăng sở hữu tại Cienco4Trong hơn 1 tháng trở lại đây, Chứng khoán VNDirect liên tục mua thêm cổ phiếu C4G nhằm mục đích tăng sở hữu tại Cienco4. 16:58 4/5/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Giá vàng nhẫn giảm gần nửa triệu đồng/lượng một ngày
Giá vàng thế giới sụt giảm mạnh, rời xa vùng 2.000 USD/ounce, đã tác động mạnh tới thị trường vàng trong nước. Trong đó, giá vàng nhẫn đã sụt giảm gần nửa triệu đồng/lượng.
Thị trường vàng trong nước đang ghi nhận xu hướng giảm mạnh, đặc biệt là mặt hàng vàng nhẫn 99,99 trước những tác động kém tích cực của thị trường kim quý thế giới. Cụ thể, trong phiên giao dịch chiều nay (12/12), Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá mua vào đối với mặt hàng vàng miếng SJC ở mức 72,6 triệu đồng/lượng và giá bán ra ở 73,62 triệu/lượng. So với phiên liền trước, giá giao dịch mặt hàng này đã giảm 150.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua và bán. Cũng tại SJC, các mặt hàng vàng nhẫn 99,99% loại 1-5 chỉ hiện được niêm yết ở mức 60,05 - 61,1 triệu đồng/lượng (mua - bán), giảm mạnh 300.000 đồng so với phiên liền trước. Vàng nhẫn 99,99% loại nửa chỉ của thương hiệu vàng quốc gia cũng ghi nhận mức giảm tương ứng, hiện cố định 60,05 - 61,2 triệu đồng/lượng. Nếu so giá bán với đầu giờ sáng ngày hôm qua (11/12), mặt hàng vàng nhẫn của SJC đã giảm tới 450.000 đồng/lượng. Diễn biến này khiến người mua vàng nhẫn SJC vào sáng hôm qua đến chiều nay đã nhận ngay khoản lỗ 1,5 triệu đồng/lượng, tương đương mức lỗ ròng 2,44%. Không riêng SJC, giá vàng miếng tại các thương hiệu lớn như Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI hay Công ty Bảo Tín Minh Châu... cũng đang ghi nhận xu hướng giảm, hiện giao dịch quanh mức 72,5 - 73,5 triệu đồng/lượng. Giá mua - bán vàng nhẫn 24K do doanh nghiệp này chế tác cũng ghi nhận xu hướng sụt giảm mạnh 270.000-450.000 đồng/lượng, hiện neo tại vùng 59,9 - 61 triệu đồng/lượng. Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI hiện niêm yết giá vàng miếng tại vùng 72,4 - 73,5 triệu đồng/lượng, giảm 200.000 đồng chiều mua và 400.000 đồng chiều bán so với phiên liền trước. Giá vàng nhẫn tại đây giao dịch ở 59,9 - 60,95 triệu/lượng, giảm tương ứng 400.000 - 450.000 đồng. Công ty Bảo Tín Minh Châu neo giá vàng miếng tại vùng 72,68 - 73,55 triệu đồng/lượng, giảm 100.000 đồng ở chiều bán và chấp nhận mua - bán vàng nhẫn ở giá 60,33 - 61,43 triệu/lượng, giảm 270.000 đồng so với chốt phiên liền trước. Các cửa hàng vàng của Mi Hồng tại TP.HCM hiện giao dịch vàng miếng với giá 72,6 - 73,4 triệu đồng/lượng và giá vàng nhẫn 999 là 59,9 - 60,7 triệu đồng/lượng, giảm 400.000 đồng so với phiên liền trước. Diễn biến sụt giảm của giá vàng trong nước những phiên gần đây chủ yếu đi theo biến động của giá vàng thế giới. Hiện giá vàng thế giới giao ngay đã rớt mạnh xuống mốc 1.987 USD/ounce, quy đổi ra tiền Việt chưa bao gồm thuế, phí vào khoảng 58,55 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giữa vàng thế giới và vàng nhẫn trong nước 2,5 triệu đồng/lượng. Nếu so với vàng miếng SJC, giá kim quý thế giới hiện vẫn thấp hơn 15 triệu đồng/lượng. Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Znews tại Tủ sách kinh tế Thêm nguyên nhân khiến doanh thu Thế Giới Di Động tụt dốcBên cạnh sức mua suy yếu trong môi trường lạm phát và lãi suất cao, kênh tài chính tiêu dùng yếu đi cũng khiến doanh thu bán lẻ của Thế Giới Di Động đi xuống. 14:34 12/12/2023 Cổ phiếu từng đắt nhất sàn chứng khoán nay sắp bị hủy giao dịchTừ ngày 29/12, 8.200 cổ phiếu XDC của Công ty CP Xây dựng Công trình Tân Cảng sẽ bị hủy đăng ký giao dịch do chưa đáp ứng đủ điều kiện là công ty đại chúng. 13:57 12/12/2023
Giá vàng nhẫn giảm gần nửa triệu đồng/lượng một ngày Giá vàng thế giới sụt giảm mạnh, rời xa vùng 2.000 USD/ounce, đã tác động mạnh tới thị trường vàng trong nước. Trong đó, giá vàng nhẫn đã sụt giảm gần nửa triệu đồng/lượng. Thị trường vàng trong nước đang ghi nhận xu hướng giảm mạnh, đặc biệt là mặt hàng vàng nhẫn 99,99 trước những tác động kém tích cực của thị trường kim quý thế giới. Cụ thể, trong phiên giao dịch chiều nay (12/12), Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá mua vào đối với mặt hàng vàng miếng SJC ở mức 72,6 triệu đồng/lượng và giá bán ra ở 73,62 triệu/lượng. So với phiên liền trước, giá giao dịch mặt hàng này đã giảm 150.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua và bán. Cũng tại SJC, các mặt hàng vàng nhẫn 99,99% loại 1-5 chỉ hiện được niêm yết ở mức 60,05 - 61,1 triệu đồng/lượng (mua - bán), giảm mạnh 300.000 đồng so với phiên liền trước. Vàng nhẫn 99,99% loại nửa chỉ của thương hiệu vàng quốc gia cũng ghi nhận mức giảm tương ứng, hiện cố định 60,05 - 61,2 triệu đồng/lượng. Nếu so giá bán với đầu giờ sáng ngày hôm qua (11/12), mặt hàng vàng nhẫn của SJC đã giảm tới 450.000 đồng/lượng. Diễn biến này khiến người mua vàng nhẫn SJC vào sáng hôm qua đến chiều nay đã nhận ngay khoản lỗ 1,5 triệu đồng/lượng, tương đương mức lỗ ròng 2,44%. Không riêng SJC, giá vàng miếng tại các thương hiệu lớn như Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI hay Công ty Bảo Tín Minh Châu... cũng đang ghi nhận xu hướng giảm, hiện giao dịch quanh mức 72,5 - 73,5 triệu đồng/lượng. Giá mua - bán vàng nhẫn 24K do doanh nghiệp này chế tác cũng ghi nhận xu hướng sụt giảm mạnh 270.000-450.000 đồng/lượng, hiện neo tại vùng 59,9 - 61 triệu đồng/lượng. Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI hiện niêm yết giá vàng miếng tại vùng 72,4 - 73,5 triệu đồng/lượng, giảm 200.000 đồng chiều mua và 400.000 đồng chiều bán so với phiên liền trước. Giá vàng nhẫn tại đây giao dịch ở 59,9 - 60,95 triệu/lượng, giảm tương ứng 400.000 - 450.000 đồng. Công ty Bảo Tín Minh Châu neo giá vàng miếng tại vùng 72,68 - 73,55 triệu đồng/lượng, giảm 100.000 đồng ở chiều bán và chấp nhận mua - bán vàng nhẫn ở giá 60,33 - 61,43 triệu/lượng, giảm 270.000 đồng so với chốt phiên liền trước. Các cửa hàng vàng của Mi Hồng tại TP.HCM hiện giao dịch vàng miếng với giá 72,6 - 73,4 triệu đồng/lượng và giá vàng nhẫn 999 là 59,9 - 60,7 triệu đồng/lượng, giảm 400.000 đồng so với phiên liền trước. Diễn biến sụt giảm của giá vàng trong nước những phiên gần đây chủ yếu đi theo biến động của giá vàng thế giới. Hiện giá vàng thế giới giao ngay đã rớt mạnh xuống mốc 1.987 USD/ounce, quy đổi ra tiền Việt chưa bao gồm thuế, phí vào khoảng 58,55 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giữa vàng thế giới và vàng nhẫn trong nước 2,5 triệu đồng/lượng. Nếu so với vàng miếng SJC, giá kim quý thế giới hiện vẫn thấp hơn 15 triệu đồng/lượng. Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Znews tại Tủ sách kinh tế Thêm nguyên nhân khiến doanh thu Thế Giới Di Động tụt dốcBên cạnh sức mua suy yếu trong môi trường lạm phát và lãi suất cao, kênh tài chính tiêu dùng yếu đi cũng khiến doanh thu bán lẻ của Thế Giới Di Động đi xuống. 14:34 12/12/2023 Cổ phiếu từng đắt nhất sàn chứng khoán nay sắp bị hủy giao dịchTừ ngày 29/12, 8.200 cổ phiếu XDC của Công ty CP Xây dựng Công trình Tân Cảng sẽ bị hủy đăng ký giao dịch do chưa đáp ứng đủ điều kiện là công ty đại chúng. 13:57 12/12/2023
Một công ty thế chỗ Nova Hospitality làm cổ đông lớn Seaprodex
HDCapital đã mua vào 18 triệu cổ phiếu SEA của Tổng công ty Thủy sản Việt Nam - Seaprodex hồi cuối tháng 12/2023, qua đó nắm 14,4% vốn tại doanh nghiệp này.
Theo thông tin trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), CTCP Quản lý quỹ HD (HDCapital) đã trở thành cổ đông lớn của Seaprodex từ ngày 26/12/2023 sau khi mua vào 18 triệu cổ phiếu SEA đầu tiên, chiếm tỷ lệ 14,4%. Thực tế, trong phiên 26/12/2023, cổ phiếu SEA ghi nhận giao dịch thỏa thuận với khối lượng 20,7 triệu đơn vị, tổng giá trị hơn 755 tỷ đồng. Như vậy, ước tính, HDCapital đã mua mỗi cổ phiếu SEA với giá khoảng 36.500 đồng/đơn vị, cao hơn thị giá mã này đang giao dịch trên sàn cùng ngày (33.000 đồng/đơn vị). Tổng giá trị giao dịch của HDCapital có thể rơi vào khoảng 657 tỷ đồng. Diễn biến giá cổ phiếu SEA thời gian qua. Ảnh: TradingView. Trong khi đó, cũng trong phiên ngày 26/12/2023, Công ty CP Nova Hospitality (Nova Hospitality), công ty con của CTCP Đầu tư Địa ốc No Va - Novaland (HoSE: NVL) đã báo cáo bán thành công 18 triệu cổ phiếu SEA. Sau giao dịch, Nova Hospitality giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 5,3 triệu cổ phiếu, chiếm 4,24% vốn và không còn là cổ đông lớn của Seaprodex. Đáng chú ý, lượng lớn cổ phiếu SEA này vừa được Nova Hospitality mua vào chỉ khoảng 3 tuần trước đó, với giá trung bình khoảng 18.700 đồng/đơn vị. Như vậy, với mức giá bán ra khoảng 36.500 đồng/đơn vị, ước tính công ty con của Novaland lãi gần gấp đôi nhờ lướt sóng cổ phiếu SEA. Trên thị trường, sau khi lên đỉnh 36.500 đồng/cổ phiếu trong phiên 29/12/2023, hiện thị giá mã SEA đang quay đầu giảm 20% về còn 29.500 đồng/cổ phiếu vào thời điểm kết phiên sáng 10/1. Seaprodex được thành lập từ năm 1978, với tên gọi ban đầu là Công ty xuất nhập khẩu thủy sản. Đây từng là một trong những doanh nghiệp thủy sản hàng đầu Việt Nam. Công ty hiện có vốn điều lệ 1.250 tỷ đồng. Ngành nghề kinh doanh chính liên quan các hoạt động nuôi trồng và khai thác thủy sản, cùng với một số mảng khác như thức ăn chăn nuôi, bất động sản... Ngoài hoạt động cốt lõi, Seaprodex còn được nhắc đến như doanh nghiệp sở hữu nhiều "đất vàng" tại Hà Nội và TP.HCM. Trong đó, có khu đất trụ sở chính nằm tại số 2-4-6 Đồng Khởi, quận 1 (TP.HCM); khách sạn Blue Sapphire Vũng Tàu; dự án số 2 Ngô Gia Tự (Hà Nội)... Công ty con Novaland chi hơn 300 tỷ đồng làm cổ đông lớn SeaprodexSau giao dịch, Nova Hospitality nắm gần 18,6% vốn của Tổng công ty Thủy sản Việt Nam - Seaprodex (SEA). 13:38 12/12/2023 Loạt nhân sự cấp cao của Ocean Group xin từ nhiệmViệc hàng loạt nhân sự xin từ nhiệm và sự xuất hiện của ông Phạm Hùng Việt với vai trò Tổng giám đốc diễn ra không lâu sau khi Ocean Group có nhóm cổ đông mới. 07:00 10/1/2024 Hơn 2.000 trường hợp vi phạm đất đai chưa cưỡng chế tại Nha TrangTP Nha Trang có 2.204 trường hợp vi phạm phải tiến hành cưỡng chế. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn 2.159 trường hợp vi phạm chưa cưỡng chế. 08:40 10/1/2024 Tri thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành. Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.
Một công ty thế chỗ Nova Hospitality làm cổ đông lớn Seaprodex HDCapital đã mua vào 18 triệu cổ phiếu SEA của Tổng công ty Thủy sản Việt Nam - Seaprodex hồi cuối tháng 12/2023, qua đó nắm 14,4% vốn tại doanh nghiệp này. Theo thông tin trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), CTCP Quản lý quỹ HD (HDCapital) đã trở thành cổ đông lớn của Seaprodex từ ngày 26/12/2023 sau khi mua vào 18 triệu cổ phiếu SEA đầu tiên, chiếm tỷ lệ 14,4%. Thực tế, trong phiên 26/12/2023, cổ phiếu SEA ghi nhận giao dịch thỏa thuận với khối lượng 20,7 triệu đơn vị, tổng giá trị hơn 755 tỷ đồng. Như vậy, ước tính, HDCapital đã mua mỗi cổ phiếu SEA với giá khoảng 36.500 đồng/đơn vị, cao hơn thị giá mã này đang giao dịch trên sàn cùng ngày (33.000 đồng/đơn vị). Tổng giá trị giao dịch của HDCapital có thể rơi vào khoảng 657 tỷ đồng. Diễn biến giá cổ phiếu SEA thời gian qua. Ảnh: TradingView. Trong khi đó, cũng trong phiên ngày 26/12/2023, Công ty CP Nova Hospitality (Nova Hospitality), công ty con của CTCP Đầu tư Địa ốc No Va - Novaland (HoSE: NVL) đã báo cáo bán thành công 18 triệu cổ phiếu SEA. Sau giao dịch, Nova Hospitality giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 5,3 triệu cổ phiếu, chiếm 4,24% vốn và không còn là cổ đông lớn của Seaprodex. Đáng chú ý, lượng lớn cổ phiếu SEA này vừa được Nova Hospitality mua vào chỉ khoảng 3 tuần trước đó, với giá trung bình khoảng 18.700 đồng/đơn vị. Như vậy, với mức giá bán ra khoảng 36.500 đồng/đơn vị, ước tính công ty con của Novaland lãi gần gấp đôi nhờ lướt sóng cổ phiếu SEA. Trên thị trường, sau khi lên đỉnh 36.500 đồng/cổ phiếu trong phiên 29/12/2023, hiện thị giá mã SEA đang quay đầu giảm 20% về còn 29.500 đồng/cổ phiếu vào thời điểm kết phiên sáng 10/1. Seaprodex được thành lập từ năm 1978, với tên gọi ban đầu là Công ty xuất nhập khẩu thủy sản. Đây từng là một trong những doanh nghiệp thủy sản hàng đầu Việt Nam. Công ty hiện có vốn điều lệ 1.250 tỷ đồng. Ngành nghề kinh doanh chính liên quan các hoạt động nuôi trồng và khai thác thủy sản, cùng với một số mảng khác như thức ăn chăn nuôi, bất động sản... Ngoài hoạt động cốt lõi, Seaprodex còn được nhắc đến như doanh nghiệp sở hữu nhiều "đất vàng" tại Hà Nội và TP.HCM. Trong đó, có khu đất trụ sở chính nằm tại số 2-4-6 Đồng Khởi, quận 1 (TP.HCM); khách sạn Blue Sapphire Vũng Tàu; dự án số 2 Ngô Gia Tự (Hà Nội)... Công ty con Novaland chi hơn 300 tỷ đồng làm cổ đông lớn SeaprodexSau giao dịch, Nova Hospitality nắm gần 18,6% vốn của Tổng công ty Thủy sản Việt Nam - Seaprodex (SEA). 13:38 12/12/2023 Loạt nhân sự cấp cao của Ocean Group xin từ nhiệmViệc hàng loạt nhân sự xin từ nhiệm và sự xuất hiện của ông Phạm Hùng Việt với vai trò Tổng giám đốc diễn ra không lâu sau khi Ocean Group có nhóm cổ đông mới. 07:00 10/1/2024 Hơn 2.000 trường hợp vi phạm đất đai chưa cưỡng chế tại Nha TrangTP Nha Trang có 2.204 trường hợp vi phạm phải tiến hành cưỡng chế. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn 2.159 trường hợp vi phạm chưa cưỡng chế. 08:40 10/1/2024 Tri thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành. Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.
Nhóm quỹ Hàn Quốc trở thành cổ đông lớn của Thép Nam Kim
Nhóm quỹ Hàn Quốc Kim Vietnam Fund Management trở thành cổ đông lớn thứ 4 của doanh nghiệp thép sau khi một quỹ thành viên mua vào 1 triệu cổ phiếu NKG.
Quỹ thành viên KITMC Worldwide Vietnam RSP Balanced Fund thuộc Kim Vietnam Fund Management vừa báo cáo gom thành công 1 triệu cổ phiếu NKG, qua đó tăng sở hữu tại CTCP Thép Nam Kim lên 4 triệu cổ phiếu, tương ứng với 1,52% vốn. Giao dịch thực hiện ngày 4/12. Ước tính theo giá đóng cửa, quỹ này phải bỏ ra 24 tỷ đồng cho lô cổ phiếu trên. Như vậy, tổng sở hữu của nhóm quỹ đến từ Hàn Quốc đã tăng lên 13,7 triệu cổ phiếu NKG, tương ứng với 5,2% vốn doanh nghiệp. Qua đó trở thành cổ đông lớn của Thép Nam Kim, bên cạnh 3 cổ đông lớn khác là Chủ tịch HĐQT Hồ Minh Quang (14,2%), Unicoh Specialty Chemicals (5,03%), CTCP Đầu tư Thương mại SMC (5%). Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu NKG kết phiên 7/12 tại mốc 23.300 đồng/đơn vị, tăng 90% kể từ đầu năm và 21% trong một tháng qua. KẾT QUẢ KINH DOANH THÉP NAM KIM Nguồn: BCTC DN; Tổng hợp NhãnQuý I/2022IIIIIIVQuý I/2023IIIII Doanh thu thuần tỷ đồng 7151719644244300437555004262 Lãi sau thuế 507201-419-356-4912524 Theo Chứng khoán DSC, Thép Nam Kim có thị phần tôn mạ đứng thứ 2 cả nước (17,4%). Điểm sáng là sản lượng tiêu thụ tôn mạ trong nước đã hồi phục trong quý III cho thấy tín hiệu khả quan hơn của thị trường tiêu thụ nội địa. Kênh xuất khẩu cũng đã có tín hiệu khả quan khi thị trường chủ chốt Bắc Mỹ cải thiện đáng kể, tăng 20% so với cùng kỳ. Thép Nam Kim đã lên kế hoạch mở rộng sang phân khúc thép mạ cao cấp hơn thông qua dự án mới nhà máy Nam Kim Phú Mỹ tại KCN Mỹ Xuân B1 - Đại Dương (Bà Rịa - Vũng Tàu). Nhà máy này có công suất dự kiến là 1,2 triệu tấn/năm, tổng vốn đầu tư 4.500 tỷ đồng. Dự án này sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và doanh thu trong thời gian tới nhờ tận dụng lợi thế chi phí sản xuất thép thấp trong nước, từ đó giúp ổn định biên lợi nhuận. Hiện tại, Nam Kim có 3 nhà máy với tổng công suất thiết kế 1 triệu tấn/năm, chuyên sản xuất tôn lạnh, tôn lạnh màu, tôn kẽm, ống thép. Nếu hoàn thành thêm nhà máy mới, công suất toàn hệ thống sẽ gấp hơn 2 lần lên 2,2 triệu tấn/năm. Cổ đông doanh nghiệp chuyên bán vàng mã sắp nhận cổ tức 100%CTCP Lâm Nông sản Thực phẩm Yên Bái, doanh nghiệp kinh doanh vàng mã duy nhất trên sàn chứng khoán, đã thông qua mức cổ tức 100% cho niên độ 2022-2023 (50% tiền mặt, 50% cổ phiếu). 10:32 7/12/2023 Lại có hơn 341.000 tài khoản chứng khoán bị đóng trong tháng 11Đây chủ yếu là các tài khoản đã mở trước đó nhưng không phát sinh giao dịch. Lượng tài khoản bị đóng tập trung hầu hết tại công ty chứng khoán MBS. 14:13 6/12/2023 Chiến lược lạ của Thế Giới Di Động sau dự định đóng 200 cửa hàngKhi hàng loạt thách thức của thị trường tô màu tối lên bức tranh kinh doanh, Thế Giới Di Động quyết định lấn sân dịch vụ tài chính. 22:14 4/12/2023 Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Nhóm quỹ Hàn Quốc trở thành cổ đông lớn của Thép Nam Kim Nhóm quỹ Hàn Quốc Kim Vietnam Fund Management trở thành cổ đông lớn thứ 4 của doanh nghiệp thép sau khi một quỹ thành viên mua vào 1 triệu cổ phiếu NKG. Quỹ thành viên KITMC Worldwide Vietnam RSP Balanced Fund thuộc Kim Vietnam Fund Management vừa báo cáo gom thành công 1 triệu cổ phiếu NKG, qua đó tăng sở hữu tại CTCP Thép Nam Kim lên 4 triệu cổ phiếu, tương ứng với 1,52% vốn. Giao dịch thực hiện ngày 4/12. Ước tính theo giá đóng cửa, quỹ này phải bỏ ra 24 tỷ đồng cho lô cổ phiếu trên. Như vậy, tổng sở hữu của nhóm quỹ đến từ Hàn Quốc đã tăng lên 13,7 triệu cổ phiếu NKG, tương ứng với 5,2% vốn doanh nghiệp. Qua đó trở thành cổ đông lớn của Thép Nam Kim, bên cạnh 3 cổ đông lớn khác là Chủ tịch HĐQT Hồ Minh Quang (14,2%), Unicoh Specialty Chemicals (5,03%), CTCP Đầu tư Thương mại SMC (5%). Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu NKG kết phiên 7/12 tại mốc 23.300 đồng/đơn vị, tăng 90% kể từ đầu năm và 21% trong một tháng qua. KẾT QUẢ KINH DOANH THÉP NAM KIM Nguồn: BCTC DN; Tổng hợp NhãnQuý I/2022IIIIIIVQuý I/2023IIIII Doanh thu thuần tỷ đồng 7151719644244300437555004262 Lãi sau thuế 507201-419-356-4912524 Theo Chứng khoán DSC, Thép Nam Kim có thị phần tôn mạ đứng thứ 2 cả nước (17,4%). Điểm sáng là sản lượng tiêu thụ tôn mạ trong nước đã hồi phục trong quý III cho thấy tín hiệu khả quan hơn của thị trường tiêu thụ nội địa. Kênh xuất khẩu cũng đã có tín hiệu khả quan khi thị trường chủ chốt Bắc Mỹ cải thiện đáng kể, tăng 20% so với cùng kỳ. Thép Nam Kim đã lên kế hoạch mở rộng sang phân khúc thép mạ cao cấp hơn thông qua dự án mới nhà máy Nam Kim Phú Mỹ tại KCN Mỹ Xuân B1 - Đại Dương (Bà Rịa - Vũng Tàu). Nhà máy này có công suất dự kiến là 1,2 triệu tấn/năm, tổng vốn đầu tư 4.500 tỷ đồng. Dự án này sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và doanh thu trong thời gian tới nhờ tận dụng lợi thế chi phí sản xuất thép thấp trong nước, từ đó giúp ổn định biên lợi nhuận. Hiện tại, Nam Kim có 3 nhà máy với tổng công suất thiết kế 1 triệu tấn/năm, chuyên sản xuất tôn lạnh, tôn lạnh màu, tôn kẽm, ống thép. Nếu hoàn thành thêm nhà máy mới, công suất toàn hệ thống sẽ gấp hơn 2 lần lên 2,2 triệu tấn/năm. Cổ đông doanh nghiệp chuyên bán vàng mã sắp nhận cổ tức 100%CTCP Lâm Nông sản Thực phẩm Yên Bái, doanh nghiệp kinh doanh vàng mã duy nhất trên sàn chứng khoán, đã thông qua mức cổ tức 100% cho niên độ 2022-2023 (50% tiền mặt, 50% cổ phiếu). 10:32 7/12/2023 Lại có hơn 341.000 tài khoản chứng khoán bị đóng trong tháng 11Đây chủ yếu là các tài khoản đã mở trước đó nhưng không phát sinh giao dịch. Lượng tài khoản bị đóng tập trung hầu hết tại công ty chứng khoán MBS. 14:13 6/12/2023 Chiến lược lạ của Thế Giới Di Động sau dự định đóng 200 cửa hàngKhi hàng loạt thách thức của thị trường tô màu tối lên bức tranh kinh doanh, Thế Giới Di Động quyết định lấn sân dịch vụ tài chính. 22:14 4/12/2023 Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Khoản nợ hơn 2.100 chỉ vàng SJC tiếp tục ế ẩm
Sau 3 lần đấu giá không có người tham gia, ngân hàng tiếp tục đấu giá toàn bộ khoản nợ là 2.149 chỉ vàng SJC của một khách hàng vay từ gần 20 năm trước.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) vừa có thông báo bán đấu giá lần thứ 4 khoản nợ là hơn 2.100 chỉ vàng SJC của một khách hàng ở TP.HCM, do 3 lần đấu giá trước không có người tham gia. Giá trị ghi sổ khoản nợ tạm tính đến ngày 13/7 là 2.149 chỉ vàng SJC, tương đương 14,3 tỷ đồng (tỷ giá vàng ngày 13/7 là 6,66 triệu đồng/chỉ). Đây là khoản nợ có tài sản bảo đảm theo 2 hợp đồng tín dụng được ký giữa khách hàng với Công ty Vàng bạc đá quý Agribank (sáp nhập nguyên trạng vào Agribank). Được biết, đây là khoản vay vàng của khách hàng tại Agribank phát sinh từ năm 2004 và 2005 theo hợp đồng tín dụng. Tài sản bảo đảm liên quan đến khoản nợ là nhà, đất tọa lạc tại địa chỉ 17/1, đường 62, phường Thảo Điền, TP Thủ Đức, TP.HCM. Ở lần đấu giá này, nhà băng này đưa ra giá khởi điểm cho khoản nợ là hơn 9,2 tỷ đồng. Mức giá đã giảm hơn 5 tỷ đồng so với lần thông báo đấu giá gần nhất hồi tháng 7. Thời gian đấu giá dự kiến ngày là 13/12. Thông báo của ngân hàng nêu rõ khoản nợ trên được đấu giá theo nguyên trạng (bao gồm nguyên trạng khoản nợ, tình trạng pháp lý và các rủi ro tiềm ẩn) và theo phương thức "có sao bán vậy". Ngoài ra Agribank và tổ chức đấu giá không chịu trách nhiệm về chất lượng, số lượng, tình trạng pháp lý của tài sản đảm bảo khoản nợ đấu giá. Đồng thời người tham gia đấu giá đã chấp nhận tình trạng pháp lý, rủi ro tiềm ẩn của khoản nợ đấu giá. Người trúng đấu giá sẽ được bàn giao nguyên trạng hồ sơ theo thực tế. Công ty Vàng bạc đá quý Agribank (AJC) được thành lập từ năm 1994. Năm 2008, công ty tiến hành cổ phần hoá và hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Năm 2017, Agribank thoái vốn hoàn toàn khỏi AJC sau khi chuyển nhượng 12,6 triệu cổ phần. Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Doanh nghiệp đua huy động hàng nghìn tỷ từ chứng khoánNhóm doanh nghiệp chứng khoán và bất động sản, xây dựng dẫn đầu làn sóng tăng vốn này. 06:00 8/12/2023 Bộ Xây dựng muốn thoái sạch vốn khỏi Tổng công ty Sông HồngBộ Xây dựng sẽ bán đấu giá toàn bộ cổ phần đang sở hữu của Tổng công ty Sông Hồng với giá khởi điểm 10.500 đồng/cổ phiếu, gấp gần 5 lần thị giá hiện tại. 10:57 7/12/2023 Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh gói 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hộiNgười đứng đầu Chính phủ đánh giá việc tiếp cận tín dụng, thị trường bất động sản vẫn còn khó khăn. Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội cần thúc đẩy giải ngân. 12:02 6/12/2023
Khoản nợ hơn 2.100 chỉ vàng SJC tiếp tục ế ẩm Sau 3 lần đấu giá không có người tham gia, ngân hàng tiếp tục đấu giá toàn bộ khoản nợ là 2.149 chỉ vàng SJC của một khách hàng vay từ gần 20 năm trước. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) vừa có thông báo bán đấu giá lần thứ 4 khoản nợ là hơn 2.100 chỉ vàng SJC của một khách hàng ở TP.HCM, do 3 lần đấu giá trước không có người tham gia. Giá trị ghi sổ khoản nợ tạm tính đến ngày 13/7 là 2.149 chỉ vàng SJC, tương đương 14,3 tỷ đồng (tỷ giá vàng ngày 13/7 là 6,66 triệu đồng/chỉ). Đây là khoản nợ có tài sản bảo đảm theo 2 hợp đồng tín dụng được ký giữa khách hàng với Công ty Vàng bạc đá quý Agribank (sáp nhập nguyên trạng vào Agribank). Được biết, đây là khoản vay vàng của khách hàng tại Agribank phát sinh từ năm 2004 và 2005 theo hợp đồng tín dụng. Tài sản bảo đảm liên quan đến khoản nợ là nhà, đất tọa lạc tại địa chỉ 17/1, đường 62, phường Thảo Điền, TP Thủ Đức, TP.HCM. Ở lần đấu giá này, nhà băng này đưa ra giá khởi điểm cho khoản nợ là hơn 9,2 tỷ đồng. Mức giá đã giảm hơn 5 tỷ đồng so với lần thông báo đấu giá gần nhất hồi tháng 7. Thời gian đấu giá dự kiến ngày là 13/12. Thông báo của ngân hàng nêu rõ khoản nợ trên được đấu giá theo nguyên trạng (bao gồm nguyên trạng khoản nợ, tình trạng pháp lý và các rủi ro tiềm ẩn) và theo phương thức "có sao bán vậy". Ngoài ra Agribank và tổ chức đấu giá không chịu trách nhiệm về chất lượng, số lượng, tình trạng pháp lý của tài sản đảm bảo khoản nợ đấu giá. Đồng thời người tham gia đấu giá đã chấp nhận tình trạng pháp lý, rủi ro tiềm ẩn của khoản nợ đấu giá. Người trúng đấu giá sẽ được bàn giao nguyên trạng hồ sơ theo thực tế. Công ty Vàng bạc đá quý Agribank (AJC) được thành lập từ năm 1994. Năm 2008, công ty tiến hành cổ phần hoá và hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Năm 2017, Agribank thoái vốn hoàn toàn khỏi AJC sau khi chuyển nhượng 12,6 triệu cổ phần. Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Doanh nghiệp đua huy động hàng nghìn tỷ từ chứng khoánNhóm doanh nghiệp chứng khoán và bất động sản, xây dựng dẫn đầu làn sóng tăng vốn này. 06:00 8/12/2023 Bộ Xây dựng muốn thoái sạch vốn khỏi Tổng công ty Sông HồngBộ Xây dựng sẽ bán đấu giá toàn bộ cổ phần đang sở hữu của Tổng công ty Sông Hồng với giá khởi điểm 10.500 đồng/cổ phiếu, gấp gần 5 lần thị giá hiện tại. 10:57 7/12/2023 Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh gói 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hộiNgười đứng đầu Chính phủ đánh giá việc tiếp cận tín dụng, thị trường bất động sản vẫn còn khó khăn. Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội cần thúc đẩy giải ngân. 12:02 6/12/2023
Ông Đỗ Quang Vinh không còn là Phó chủ tịch của SHBFinance
Sau gần 3 năm nắm giữ các vị trí quan trọng, ông Đỗ Quang Vinh đã chính thức không còn liên quan tới SHBFinance.
Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) vừa có thông báo về việc thay đổi người có liên quan của người nội bộ. Theo đó, kể từ ngày 9/6, Công ty tài chính TNHH Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHBFinance) không còn là tổ chức có liên quan với ông Đỗ Quang Vinh - Chủ tịch HĐQT SHS và ông Lê Đăng Khoa - Thành viên HĐQT SHS. Nguyên nhân là từ tháng 6, ông Đỗ Quang Vinh không còn giữ chức Phó chủ tịch thường trực - Thành viên Hội đồng thành viên của SHBFinance và ông Lê Đăng Khoa không còn là thành viên Hội đồng thành viên SHBFinance. Động thái này diễn ra sau khi Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) hoàn tất chuyển nhượng 50% vốn điều lệ của SHBFinance cho đối tác Ngân hàng TNHH Đại chúng Ayudhya (Krungsri) vào tháng 5. Tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023, Chủ tịch HĐQT SHB Đỗ Quang Hiển cho biết sẽ hoàn tất thủ tục chuyển nhượng SHBFinance trong tháng 4; thực hiện giao tiền trong tháng 5 và đối tác sẽ đặt trước 50%; 3 năm sau sẽ trả nốt 50% còn lại và đối tác ngoại sẽ vào quản trị điều hành. Chia sẻ về thương vụ này, ông Đỗ Quang Vinh, Phó chủ tịch HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc SHB, cho biết giao dịch này sẽ mang lại nguồn thặng dư giúp SHB tăng cường bộ đệm vốn, một trong những cơ sở để đẩy nhanh lộ trình triển khai Basel III và áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) trong năm 2023. Ông Đỗ Quang Vinh sinh năm 1989, là Thạc sỹ chuyên ngành tài chính và quản trị tại University of East Anglia, Vương quốc Anh. Ông Vinh đã trải qua nhiều vị trí quản lý cấp cao trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Được biết, ông Đỗ Quang Vinh bắt đầu làm Chủ tịch SHBFinance từ tháng 1/2021. Đến tháng 8/2021, ngân hàng mẹ SHB thông báo bán 100% vốn của SHBFinance cho đối tác Krungsri. Sau đó, ông Vinh rời ghế Chủ tịch để làm Phó chủ tịch thường trực Hội đồng thành viên. Vào cuối năm 2021, ông Vinh được bổ nhiệm làm Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc khối Ngân hàng số ngân hàng SHB. Đến tháng 4/2022, ông Vinh được bầu làm Thành viên HĐQT của SHB và thay ông Đỗ Quang Hiển làm Chủ tịch Chứng khoán SHS. Gần đây nhất, ông Đỗ Quang Vinh đã thực hiện việc thoái toàn bộ vốn ở CTCP Hòn Ngọc Á Châu, chủ đầu tư triển khai xây dựng dự án Khu du lịch ven biển Hòn Ngọc Á Châu với diện tích khoảng 12 ha, vốn đầu tư 4.800 tỷ đồng ở khu đất ven biển quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về doanh nhân, câu chuyện kinh doanh, khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, kinh nghiệm quản trị... tại Tủ sách doanh nhân. Những cuốn sách được chia sẻ bởi các doanh nhân nổi tiếng thế giới như Bill Gate, Warren Buffett, Elon Musk... Cổ phiếu các công ty K-pop đồng loạt sụt giảmTrước các tin tức về việc thanh tra, một loạt doanh nghiệp giải trí đình đám xứ Hàn đã chứng kiến sự suy giảm trong giá cổ phiếu, trong đó có cả công ty quản lý của Black Pink. 20:36 5/7/2023 Người nhà sếp PG Bank muốn bán hết 7,5 triệu cổ phiếuPG Bank vừa thông báo về giao dịch bán cổ phiếu của 2 thành viên trong gia đình ông Đinh Thành Nghiệp, Phó tổng giám đốc kiêm Thành viên HĐQT của nhà băng này. 18:13 5/7/2023
Ông Đỗ Quang Vinh không còn là Phó chủ tịch của SHBFinance Sau gần 3 năm nắm giữ các vị trí quan trọng, ông Đỗ Quang Vinh đã chính thức không còn liên quan tới SHBFinance. Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) vừa có thông báo về việc thay đổi người có liên quan của người nội bộ. Theo đó, kể từ ngày 9/6, Công ty tài chính TNHH Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHBFinance) không còn là tổ chức có liên quan với ông Đỗ Quang Vinh - Chủ tịch HĐQT SHS và ông Lê Đăng Khoa - Thành viên HĐQT SHS. Nguyên nhân là từ tháng 6, ông Đỗ Quang Vinh không còn giữ chức Phó chủ tịch thường trực - Thành viên Hội đồng thành viên của SHBFinance và ông Lê Đăng Khoa không còn là thành viên Hội đồng thành viên SHBFinance. Động thái này diễn ra sau khi Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) hoàn tất chuyển nhượng 50% vốn điều lệ của SHBFinance cho đối tác Ngân hàng TNHH Đại chúng Ayudhya (Krungsri) vào tháng 5. Tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023, Chủ tịch HĐQT SHB Đỗ Quang Hiển cho biết sẽ hoàn tất thủ tục chuyển nhượng SHBFinance trong tháng 4; thực hiện giao tiền trong tháng 5 và đối tác sẽ đặt trước 50%; 3 năm sau sẽ trả nốt 50% còn lại và đối tác ngoại sẽ vào quản trị điều hành. Chia sẻ về thương vụ này, ông Đỗ Quang Vinh, Phó chủ tịch HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc SHB, cho biết giao dịch này sẽ mang lại nguồn thặng dư giúp SHB tăng cường bộ đệm vốn, một trong những cơ sở để đẩy nhanh lộ trình triển khai Basel III và áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) trong năm 2023. Ông Đỗ Quang Vinh sinh năm 1989, là Thạc sỹ chuyên ngành tài chính và quản trị tại University of East Anglia, Vương quốc Anh. Ông Vinh đã trải qua nhiều vị trí quản lý cấp cao trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Được biết, ông Đỗ Quang Vinh bắt đầu làm Chủ tịch SHBFinance từ tháng 1/2021. Đến tháng 8/2021, ngân hàng mẹ SHB thông báo bán 100% vốn của SHBFinance cho đối tác Krungsri. Sau đó, ông Vinh rời ghế Chủ tịch để làm Phó chủ tịch thường trực Hội đồng thành viên. Vào cuối năm 2021, ông Vinh được bổ nhiệm làm Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc khối Ngân hàng số ngân hàng SHB. Đến tháng 4/2022, ông Vinh được bầu làm Thành viên HĐQT của SHB và thay ông Đỗ Quang Hiển làm Chủ tịch Chứng khoán SHS. Gần đây nhất, ông Đỗ Quang Vinh đã thực hiện việc thoái toàn bộ vốn ở CTCP Hòn Ngọc Á Châu, chủ đầu tư triển khai xây dựng dự án Khu du lịch ven biển Hòn Ngọc Á Châu với diện tích khoảng 12 ha, vốn đầu tư 4.800 tỷ đồng ở khu đất ven biển quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về doanh nhân, câu chuyện kinh doanh, khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, kinh nghiệm quản trị... tại Tủ sách doanh nhân. Những cuốn sách được chia sẻ bởi các doanh nhân nổi tiếng thế giới như Bill Gate, Warren Buffett, Elon Musk... Cổ phiếu các công ty K-pop đồng loạt sụt giảmTrước các tin tức về việc thanh tra, một loạt doanh nghiệp giải trí đình đám xứ Hàn đã chứng kiến sự suy giảm trong giá cổ phiếu, trong đó có cả công ty quản lý của Black Pink. 20:36 5/7/2023 Người nhà sếp PG Bank muốn bán hết 7,5 triệu cổ phiếuPG Bank vừa thông báo về giao dịch bán cổ phiếu của 2 thành viên trong gia đình ông Đinh Thành Nghiệp, Phó tổng giám đốc kiêm Thành viên HĐQT của nhà băng này. 18:13 5/7/2023
Giá vàng trong nước tăng mạnh sau khi Fed tăng lãi suất
Giá vàng trong nước tăng mạnh vào sáng nay (4/5) sau khi cơ quan quản lý tiền tệ Mỹ quyết định tăng lãi suất điều hành thêm 0,25 điểm %.
Giá vàng nhẫn 99,99 trong nước bật tăng mạnh sau quyết định tăng lãi suất của Fed. Ảnh: Chí Hùng. Vào lúc 18h ngày 3/5 theo giờ Mỹ (tức 1h sáng ngày 4/5, theo giờ Việt Nam), Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định tăng lãi suất thêm 0,25 điểm %, để nâng lãi suất cơ bản lên 5% - 5,25% - đánh dấu lần thứ 10 kể từ tháng 3/2022 tổ chức này tăng lãi suất để đối phó với tình trạng lạm phát. Ngay sau quyết định của Fed, giá vàng thế giới lúc 8h sáng nay (giờ Việt Nam) đã tăng vọt lên mức 2.053 USD/ounce, cao hơn 36 USD so với cùng giờ giao dịch sáng hôm qua. Tới 10h, giá vàng thế giới giao ngay neo tại mốc 2.044 USD/ounce. Cùng với đà tăng của giá vàng thế giới, giá vàng miếng và vàng nhẫn 99,99 trong nước sáng nay cũng đồng loạt bật tăng. Với vàng miếng SJC, mức tăng ghi nhận được dao động trong khoảng 100.000-150.000 đồng/lượng, trong khi giá vàng nhẫn 99,99 bật tăng mạnh hơn tới 750.000 đồng/lượng. Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch sáng nay Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng miếng ở mức 66,7 - 67,3 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), cao hơn 150.000 đồng/lượng cả hai chiều so với chốt phiên hôm qua, đồng thời chấm dứt chuỗi giảm liên tục từ trưa ngày hôm qua đến khi có thông tin tăng lãi suất của Fed vào rạng sáng nay. Tới 10h, giá vàng miếng tại SJC có chiều hướng đi xuống, giảm 50.000 đồng/lượng cả hai chiều, niêm yết tại mức 66,65 - 67,25 triệu/lượng. Dù vậy, đây vẫn là vùng giá cao được ghi nhận đối với mặt hàng này trong 1 tháng trở lại đây. Diễn biến tương tự cũng ghi nhận với giá vàng miếng do Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) niêm yết hôm nay, phổ biến ở 66,7 - 67,3 triệu/lượng, tăng 100.000 đồng so với chốt phiên ngày 3/5. Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI hiện niêm yết giá vàng miếng ở 66,65 - 67,25 triệu/lượng, cũng tăng 100.000 đồng ở chiều mua và đi ngang ở chiều bán. DIỄN BIẾN GIÁ VÀNG NHẪN TRONG NƯỚC MỘT THÁNG QUA Nguồn: PNJ; Tổng hợp. Nhãn1/434567810/4111213141517/4181920212224/4252627283/54 Mua vào triệu đồng/lượng 5554.855555.355.655.655.655.455.455.655.756.155.855.655.655.855.855.855.855.855.955.955.955.955.956.3 Bán ra 56.255.9556.256.756.856.856.856.656.656.856.957.356.9556.856.856.956.956.956.956.957.157.157.157.157.157.6 Vàng thế giới 55.656.557.657.657.257.257.256.857.157.458.157.257.156.857.156.957.156.556.456.756.956.756.756.757.958.2 Tại nhóm doanh nghiệp Bảo Tín Minh Châu, Tập đoàn Phú Quý, Vàng Mi Hồng hay VietAGold... giá bán ra vàng miếng hiện dao động quanh vùng 67,2 triệu/lượng. Ở chiều mua vào, mức giá được các doanh nghiệp niêm yết phổ biến hiện nay là 66,66 triệu đồng/lượng, tăng khoảng 50.000-100.000 đồng. Cùng ghi nhận diễn biến tích cực kể trên, giá vàng nhẫn 24K (99,99%) trong nước hôm nay đã tiếp tục tăng mạnh thêm 350.000-750.000 đồng/lượng, tùy doanh nghiệp, hiện đã vượt qua vùng 57 triệu đồng/lượng, vùng giá được coi là khó khăn của vàng nhẫn 99,99 trong 2 tuần trước. Cụ thể, SJC hiện niêm yết giá vàng nhẫn 99,99% loại 1 chỉ ở 56,2 - 57,25 triệu/lượng (mua vào - bán ra). So với cuối ngày hôm qua, mức tăng của mặt hàng này ghi nhận được là 300.000 đồng chiều mua và 350.000 đồng chiều bán. Vàng nhẫn SJC 99,99% loại 0,5 chỉ cũng ghi nhận mức tăng tương tự, hiện neo tại vùng 56,2 - 57,35 triệu/lượng. Như vậy, chỉ trong 2 ngày, giá vàng nhẫn 99,99% tại SJC đã tăng vọt 600.000 đồng/lượng, ghi nhận mức tăng mạnh nhất trong 1 tháng trở lại đây. Đáng chú ý tại Tập đoàn DOJI, giá vàng nhẫn ghi nhận xu hướng bật tăng mạnh tới 750.000 đồng/lượng ở chiều mua và 450.000 đồng ở chiều bán, hiện niêm yết ở mức 56,3 - 57,4 triệu/lượng. Đây là mức tăng bình quân phiên mạnh nhất của mặt hàng này kể từ đầu năm. Tương tự, giá vàng nhẫn tròn Phú Quý 24K 99,99 tại Tập đoàn Phú Quý hiện được mua vào ở mức 56,45 triệu/lượng và bán ra ở 57,4 triệu đồng, tăng 400.000 đồng. Giá vàng nhẫn chế tác của PNJ hiện cũng tăng 400.000 đồng ở chiều mua và 500.000 đồng ở chiều bán, cố định tại vùng 56,3 - 57,5 triệu đồng/lượng. Tại Bảo Tín Minh Châu, giá vàng Rồng Thăng Long sau khi chỉ tăng 40.000-90.000 đồng vào hôm qua thì đến hôm nay đã chạm mức 56,26 - 57,26 triệu/lượng, tương đương mức tăng 300.000 đồng. Giá vàng thế giới bật tăng mạnh cũng thu hẹp khoảng cách chênh lệch với giá vàng miếng trong nước. Hiện giá vàng thế giới quy đổi ra tiền Việt vào khoảng 58,3 triệu đồng/lượng, chỉ còn thấp hơn giá vàng miếng trong nước khoảng 9 triệu đồng và đã cao hơn giá bán vàng nhẫn, vàng trang sức trong nước gần 1 triệu đồng. Giá vàng trong nước bật tăng sau báo cáo việc làm của MỹSau khi Mỹ công bố báo cáo việc làm tháng 4, giá vàng thế giới đã tăng vọt trên vùng 2.016 USD/ounce, qua đó giúp giá vàng trong nước trở lại xu hướng tăng. 12:43 3/5/2023 Giá vàng trong nước tiếp tục đi ngangGiá vàng hôm nay (2/5) duy trì xu hướng đi ngang mốc 67,2 triệu đồng/lượng khi kỳ nghỉ lễ kéo dài, nhà đầu tư thế giới cũng đang chờ đợi thông tin lãi suất từ Mỹ. 10:59 2/5/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Giá vàng trong nước tăng mạnh sau khi Fed tăng lãi suất Giá vàng trong nước tăng mạnh vào sáng nay (4/5) sau khi cơ quan quản lý tiền tệ Mỹ quyết định tăng lãi suất điều hành thêm 0,25 điểm %. Giá vàng nhẫn 99,99 trong nước bật tăng mạnh sau quyết định tăng lãi suất của Fed. Ảnh: Chí Hùng. Vào lúc 18h ngày 3/5 theo giờ Mỹ (tức 1h sáng ngày 4/5, theo giờ Việt Nam), Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định tăng lãi suất thêm 0,25 điểm %, để nâng lãi suất cơ bản lên 5% - 5,25% - đánh dấu lần thứ 10 kể từ tháng 3/2022 tổ chức này tăng lãi suất để đối phó với tình trạng lạm phát. Ngay sau quyết định của Fed, giá vàng thế giới lúc 8h sáng nay (giờ Việt Nam) đã tăng vọt lên mức 2.053 USD/ounce, cao hơn 36 USD so với cùng giờ giao dịch sáng hôm qua. Tới 10h, giá vàng thế giới giao ngay neo tại mốc 2.044 USD/ounce. Cùng với đà tăng của giá vàng thế giới, giá vàng miếng và vàng nhẫn 99,99 trong nước sáng nay cũng đồng loạt bật tăng. Với vàng miếng SJC, mức tăng ghi nhận được dao động trong khoảng 100.000-150.000 đồng/lượng, trong khi giá vàng nhẫn 99,99 bật tăng mạnh hơn tới 750.000 đồng/lượng. Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch sáng nay Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng miếng ở mức 66,7 - 67,3 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), cao hơn 150.000 đồng/lượng cả hai chiều so với chốt phiên hôm qua, đồng thời chấm dứt chuỗi giảm liên tục từ trưa ngày hôm qua đến khi có thông tin tăng lãi suất của Fed vào rạng sáng nay. Tới 10h, giá vàng miếng tại SJC có chiều hướng đi xuống, giảm 50.000 đồng/lượng cả hai chiều, niêm yết tại mức 66,65 - 67,25 triệu/lượng. Dù vậy, đây vẫn là vùng giá cao được ghi nhận đối với mặt hàng này trong 1 tháng trở lại đây. Diễn biến tương tự cũng ghi nhận với giá vàng miếng do Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) niêm yết hôm nay, phổ biến ở 66,7 - 67,3 triệu/lượng, tăng 100.000 đồng so với chốt phiên ngày 3/5. Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI hiện niêm yết giá vàng miếng ở 66,65 - 67,25 triệu/lượng, cũng tăng 100.000 đồng ở chiều mua và đi ngang ở chiều bán. DIỄN BIẾN GIÁ VÀNG NHẪN TRONG NƯỚC MỘT THÁNG QUA Nguồn: PNJ; Tổng hợp. Nhãn1/434567810/4111213141517/4181920212224/4252627283/54 Mua vào triệu đồng/lượng 5554.855555.355.655.655.655.455.455.655.756.155.855.655.655.855.855.855.855.855.955.955.955.955.956.3 Bán ra 56.255.9556.256.756.856.856.856.656.656.856.957.356.9556.856.856.956.956.956.956.957.157.157.157.157.157.6 Vàng thế giới 55.656.557.657.657.257.257.256.857.157.458.157.257.156.857.156.957.156.556.456.756.956.756.756.757.958.2 Tại nhóm doanh nghiệp Bảo Tín Minh Châu, Tập đoàn Phú Quý, Vàng Mi Hồng hay VietAGold... giá bán ra vàng miếng hiện dao động quanh vùng 67,2 triệu/lượng. Ở chiều mua vào, mức giá được các doanh nghiệp niêm yết phổ biến hiện nay là 66,66 triệu đồng/lượng, tăng khoảng 50.000-100.000 đồng. Cùng ghi nhận diễn biến tích cực kể trên, giá vàng nhẫn 24K (99,99%) trong nước hôm nay đã tiếp tục tăng mạnh thêm 350.000-750.000 đồng/lượng, tùy doanh nghiệp, hiện đã vượt qua vùng 57 triệu đồng/lượng, vùng giá được coi là khó khăn của vàng nhẫn 99,99 trong 2 tuần trước. Cụ thể, SJC hiện niêm yết giá vàng nhẫn 99,99% loại 1 chỉ ở 56,2 - 57,25 triệu/lượng (mua vào - bán ra). So với cuối ngày hôm qua, mức tăng của mặt hàng này ghi nhận được là 300.000 đồng chiều mua và 350.000 đồng chiều bán. Vàng nhẫn SJC 99,99% loại 0,5 chỉ cũng ghi nhận mức tăng tương tự, hiện neo tại vùng 56,2 - 57,35 triệu/lượng. Như vậy, chỉ trong 2 ngày, giá vàng nhẫn 99,99% tại SJC đã tăng vọt 600.000 đồng/lượng, ghi nhận mức tăng mạnh nhất trong 1 tháng trở lại đây. Đáng chú ý tại Tập đoàn DOJI, giá vàng nhẫn ghi nhận xu hướng bật tăng mạnh tới 750.000 đồng/lượng ở chiều mua và 450.000 đồng ở chiều bán, hiện niêm yết ở mức 56,3 - 57,4 triệu/lượng. Đây là mức tăng bình quân phiên mạnh nhất của mặt hàng này kể từ đầu năm. Tương tự, giá vàng nhẫn tròn Phú Quý 24K 99,99 tại Tập đoàn Phú Quý hiện được mua vào ở mức 56,45 triệu/lượng và bán ra ở 57,4 triệu đồng, tăng 400.000 đồng. Giá vàng nhẫn chế tác của PNJ hiện cũng tăng 400.000 đồng ở chiều mua và 500.000 đồng ở chiều bán, cố định tại vùng 56,3 - 57,5 triệu đồng/lượng. Tại Bảo Tín Minh Châu, giá vàng Rồng Thăng Long sau khi chỉ tăng 40.000-90.000 đồng vào hôm qua thì đến hôm nay đã chạm mức 56,26 - 57,26 triệu/lượng, tương đương mức tăng 300.000 đồng. Giá vàng thế giới bật tăng mạnh cũng thu hẹp khoảng cách chênh lệch với giá vàng miếng trong nước. Hiện giá vàng thế giới quy đổi ra tiền Việt vào khoảng 58,3 triệu đồng/lượng, chỉ còn thấp hơn giá vàng miếng trong nước khoảng 9 triệu đồng và đã cao hơn giá bán vàng nhẫn, vàng trang sức trong nước gần 1 triệu đồng. Giá vàng trong nước bật tăng sau báo cáo việc làm của MỹSau khi Mỹ công bố báo cáo việc làm tháng 4, giá vàng thế giới đã tăng vọt trên vùng 2.016 USD/ounce, qua đó giúp giá vàng trong nước trở lại xu hướng tăng. 12:43 3/5/2023 Giá vàng trong nước tiếp tục đi ngangGiá vàng hôm nay (2/5) duy trì xu hướng đi ngang mốc 67,2 triệu đồng/lượng khi kỳ nghỉ lễ kéo dài, nhà đầu tư thế giới cũng đang chờ đợi thông tin lãi suất từ Mỹ. 10:59 2/5/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
SSI: Lợi nhuận Dabaco sẽ chạm đáy vào quý II
Trong báo cáo mới nhất, Chứng khoán SSI ước tính Dabaco tiếp tục thua lỗ trong quý II, nhưng triển vọng kinh doanh sẽ khởi sắc hơn từ giai đoạn nửa cuối năm nay.
Công ty CP Tập đoàn Dabaco (DBC) đã công bố báo cáo tài chính quý I với doanh thu thuần chỉ đạt 2.314 tỷ đồng, giảm 18% so với cùng kỳ năm 2022. Với tình trạng kinh doanh dưới giá vốn, doanh nghiệp chăn nuôi và sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Bắc Ninh đã ghi nhận khoản lỗ gộp hơn 70 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức lãi dương hơn 254 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Sau khi trừ các chi phí khác liên quan, Dabaco báo lỗ sau thuế 321 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ vẫn lãi dương 9 tỷ. Đáng chú ý, đây đã là quý thứ 2 liên tiếp công ty này thua lỗ, và cũng là quý kinh doanh bết bát nhất của doanh nghiệp kể từ khi thành lập. Đánh giá về triển vọng hoạt động kinh doanh của Dabaco trong năm nay, các chuyên gia phân tích tại Công ty Chứng khoán SSI cho rằng nếu doanh thu và lợi nhuận mảng bất động sản không được ghi nhận trong quý II này, "đại gia nuôi heo Bắc Ninh" có thể tiếp tục thua lỗ do số lượng heo có sẵn thấp. Tuy nhiên, triển vọng kinh doanh của tập đoàn sẽ tích cực hơn từ nửa cuối năm nay. Cụ thể, trong vài tháng qua, Dabaco đã phải tiêu hủy số lượng lớn gà và heo nái do dịch tả lợn châu Phi làm giảm đi số lượng đàn heo của công ty. Do đó, ước tính sản lượng đầu ra trung bình chỉ đạt 44.000 tấn trong quý II, giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái và tương đương với mức trung bình hồi năm 2019. KẾT QUẢ KINH DOANH HÀNG NĂM CỦA DABACO Nguồn: BCTC DN; SSI dự báo; Tổng hợp. Nhãn20192020202120222023 Dự báo2024 Dự báo Doanh thu thuần Tỷ đồng 71871002210813115581110912123 Lợi nhuận sau thuế 30514008305320494 Tuy nhiên, giá heo hơi trung bình năm nay được dự báo dao động quanh mức 61.000 đồng/kg, sẽ góp phần phục hồi mảng kinh doanh này của Dabaco trong nửa cuối năm. Đồng thời, theo SSI, sản lượng và tỷ suất lợi nhuận mảng kinh doanh này sẽ phục hồi mạnh trong năm 2024 khi các điều kiện trở nên thuận lợi hơn. Mô hình chăn nuôi hiện đại của Dabaco có thể giúp doanh nghiệp tiếp tục giành thị phần từ các mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ truyền thống nhờ chi phí sản xuất cạnh tranh, vốn lưu động dồi dào để ứng phó với các giai đoạn bất lợi và các công ty con có thể hoàn thiện chuỗi giá trị trong tương lai. Đối với mảng thức ăn chăn nuôi, theo các chuyên gia phân tích, dù tiêu thụ chỉ ở mức thấp trong những tháng đầu năm, kỳ vọng sản lượng tiêu thụ trong mảng kinh doanh này sẽ giảm không quá 5% trong cả năm nay nhờ nhu cầu tiêu thụ mạnh hơn trong nửa cuối năm. Tỷ suất lợi nhuận của mảng này dự kiến cũng được cải thiện khi giá nguyên liệu đầu vào gần đây giảm. Trong đó, giá ngô và đậu nành đã lần lượt giảm 13% và 26% so với mức đỉnh hồi tháng 5/2022. Về mảng bất động sản, Dabaco dự kiến hoàn tất thủ tục pháp lý cho các dự án, trong đó có dự án Parkview City (Bắc Ninh), đồng thời tham gia phát triển nhà ở xã hội và khởi công xây dựng đường cao tốc H2 (Bắc Ninh). Theo đó, SSI ước tính Dabaco sẽ ghi nhận khoản lợi nhuận 150 tỷ đồng trong năm nay từ dự án Parkview City. Từ bối cảnh trên, SSI ước tính doanh thu thuần cả năm 2023 của Dabaco sẽ đạt khoảng 11.100 tỷ đồng, giảm 4% so với năm liền trước. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế dự kiến tăng 6%, đạt 320 tỷ đồng. Sang năm 2024, mức doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế ước tính lần lượt là 12.000 tỷ đồng (+9%) và 494 tỷ đồng (+54%). Hiện Dabaco vẫn giữ kế hoạch lợi nhuận sau thuế năm 2023 ở mức 565 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2022 và cao hơn 86% so với năm 2019 với kỳ vọng giá heo hơi phục hồi mạnh nửa cuối năm nay và có thêm lợi nhuận tới từ mảng bất động sản. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Thủy điện cạn nước, nhiệt điện than trục trặc, điện tái tạo vẫn vướng11 nhà máy thủy điện phải dừng phát điện, trong khi nguồn điện than lại gặp sự cố chưa thể khắc phục, dự án điện tái tạo vẫn vướng thủ tục khiến áp lực cung ứng điện ngày càng lớn. 14:34 9/6/2023 Hai công ty Trung Quốc cân nhắc đầu tư hơn 1 tỷ USD vào Việt NamNgày càng có nhiều công ty Trung Quốc có kế hoạch đầu tư mới hoặc mở rộng các dự án sản xuất tại Việt Nam. 14:16 9/6/2023
SSI: Lợi nhuận Dabaco sẽ chạm đáy vào quý II Trong báo cáo mới nhất, Chứng khoán SSI ước tính Dabaco tiếp tục thua lỗ trong quý II, nhưng triển vọng kinh doanh sẽ khởi sắc hơn từ giai đoạn nửa cuối năm nay. Công ty CP Tập đoàn Dabaco (DBC) đã công bố báo cáo tài chính quý I với doanh thu thuần chỉ đạt 2.314 tỷ đồng, giảm 18% so với cùng kỳ năm 2022. Với tình trạng kinh doanh dưới giá vốn, doanh nghiệp chăn nuôi và sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Bắc Ninh đã ghi nhận khoản lỗ gộp hơn 70 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức lãi dương hơn 254 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Sau khi trừ các chi phí khác liên quan, Dabaco báo lỗ sau thuế 321 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ vẫn lãi dương 9 tỷ. Đáng chú ý, đây đã là quý thứ 2 liên tiếp công ty này thua lỗ, và cũng là quý kinh doanh bết bát nhất của doanh nghiệp kể từ khi thành lập. Đánh giá về triển vọng hoạt động kinh doanh của Dabaco trong năm nay, các chuyên gia phân tích tại Công ty Chứng khoán SSI cho rằng nếu doanh thu và lợi nhuận mảng bất động sản không được ghi nhận trong quý II này, "đại gia nuôi heo Bắc Ninh" có thể tiếp tục thua lỗ do số lượng heo có sẵn thấp. Tuy nhiên, triển vọng kinh doanh của tập đoàn sẽ tích cực hơn từ nửa cuối năm nay. Cụ thể, trong vài tháng qua, Dabaco đã phải tiêu hủy số lượng lớn gà và heo nái do dịch tả lợn châu Phi làm giảm đi số lượng đàn heo của công ty. Do đó, ước tính sản lượng đầu ra trung bình chỉ đạt 44.000 tấn trong quý II, giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái và tương đương với mức trung bình hồi năm 2019. KẾT QUẢ KINH DOANH HÀNG NĂM CỦA DABACO Nguồn: BCTC DN; SSI dự báo; Tổng hợp. Nhãn20192020202120222023 Dự báo2024 Dự báo Doanh thu thuần Tỷ đồng 71871002210813115581110912123 Lợi nhuận sau thuế 30514008305320494 Tuy nhiên, giá heo hơi trung bình năm nay được dự báo dao động quanh mức 61.000 đồng/kg, sẽ góp phần phục hồi mảng kinh doanh này của Dabaco trong nửa cuối năm. Đồng thời, theo SSI, sản lượng và tỷ suất lợi nhuận mảng kinh doanh này sẽ phục hồi mạnh trong năm 2024 khi các điều kiện trở nên thuận lợi hơn. Mô hình chăn nuôi hiện đại của Dabaco có thể giúp doanh nghiệp tiếp tục giành thị phần từ các mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ truyền thống nhờ chi phí sản xuất cạnh tranh, vốn lưu động dồi dào để ứng phó với các giai đoạn bất lợi và các công ty con có thể hoàn thiện chuỗi giá trị trong tương lai. Đối với mảng thức ăn chăn nuôi, theo các chuyên gia phân tích, dù tiêu thụ chỉ ở mức thấp trong những tháng đầu năm, kỳ vọng sản lượng tiêu thụ trong mảng kinh doanh này sẽ giảm không quá 5% trong cả năm nay nhờ nhu cầu tiêu thụ mạnh hơn trong nửa cuối năm. Tỷ suất lợi nhuận của mảng này dự kiến cũng được cải thiện khi giá nguyên liệu đầu vào gần đây giảm. Trong đó, giá ngô và đậu nành đã lần lượt giảm 13% và 26% so với mức đỉnh hồi tháng 5/2022. Về mảng bất động sản, Dabaco dự kiến hoàn tất thủ tục pháp lý cho các dự án, trong đó có dự án Parkview City (Bắc Ninh), đồng thời tham gia phát triển nhà ở xã hội và khởi công xây dựng đường cao tốc H2 (Bắc Ninh). Theo đó, SSI ước tính Dabaco sẽ ghi nhận khoản lợi nhuận 150 tỷ đồng trong năm nay từ dự án Parkview City. Từ bối cảnh trên, SSI ước tính doanh thu thuần cả năm 2023 của Dabaco sẽ đạt khoảng 11.100 tỷ đồng, giảm 4% so với năm liền trước. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế dự kiến tăng 6%, đạt 320 tỷ đồng. Sang năm 2024, mức doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế ước tính lần lượt là 12.000 tỷ đồng (+9%) và 494 tỷ đồng (+54%). Hiện Dabaco vẫn giữ kế hoạch lợi nhuận sau thuế năm 2023 ở mức 565 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2022 và cao hơn 86% so với năm 2019 với kỳ vọng giá heo hơi phục hồi mạnh nửa cuối năm nay và có thêm lợi nhuận tới từ mảng bất động sản. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Thủy điện cạn nước, nhiệt điện than trục trặc, điện tái tạo vẫn vướng11 nhà máy thủy điện phải dừng phát điện, trong khi nguồn điện than lại gặp sự cố chưa thể khắc phục, dự án điện tái tạo vẫn vướng thủ tục khiến áp lực cung ứng điện ngày càng lớn. 14:34 9/6/2023 Hai công ty Trung Quốc cân nhắc đầu tư hơn 1 tỷ USD vào Việt NamNgày càng có nhiều công ty Trung Quốc có kế hoạch đầu tư mới hoặc mở rộng các dự án sản xuất tại Việt Nam. 14:16 9/6/2023
Nhân dân tệ thấp nhất 7 tháng
Bắc Kinh đã vào cuộc sau khi nhân dân tệ rơi xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11 năm ngoái, nhưng đồng tiền này vẫn tiếp tục trượt giá trong ngày thứ hai đầu tuần.
Bloomberg đưa tin hôm 23/6, đồng nhân dân tệ trên thị trường nước ngoài đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11 năm ngoái. Nguyên nhân là đà phục hồi kinh tế của Trung Quốc giảm tốc, và các biện pháp hỗ trợ từ phía Bắc Kinh được cho là không đủ mạnh. Giới chức Trung Quốc đã vào cuộc để ngăn chặn phần nào đà giảm tốc của đồng tiền nước này. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) ấn định tỷ giá tham chiếu hàng ngày của đồng nhân dân tệ cao hơn dự kiến, ở mức 7,2056 nhân dân tệ đổi 1 USD. Mở cửa trở lại sau kỳ nghỉ lễ kéo dài 2 ngày tại Trung Quốc, nhân dân tệ vẫn giảm 0,5% xuống mức thấp nhất trong vòng 7 tháng là 7,21 nhân dân tệ đổi 1 USD. Ảnh: Bloomberg. Đà giảm nghiêm trọng PBoC có một số cách để ghìm đà giảm nếu đồng nhân dân tệ trượt giá quá mạnh. Nhưng cách phổ biến nhất là tác động vào tỷ giá tham chiếu để thay đổi kỳ vọng của thị trường. Biên độ dao động của đồng nhân dân tệ trong nước được giới hạn là 2% ở cả hai chiều. Dù vậy, mở cửa trở lại sau kỳ nghỉ lễ kéo dài 2 ngày tại Trung Quốc, tại Thượng Hải, nhân dân tệ vẫn giảm 0,5% xuống mức thấp nhất trong vòng 7 tháng là 7,21 nhân dân tệ đổi 1 USD. Theo dự đoán của giới quan sát, đồng nhân dân tệ có thể vẫn chịu sức ép lớn trong thời gian tới do sự khác biệt trong chính sách tiền tệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Bắc Kinh liên tục cắt giảm lãi suất trong thời gian qua để vực dậy nền kinh tế sau nhiều năm kiên quyết đối phó với đại dịch Covid-19. Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã tuyên bố cắt giảm lãi suất mua lại kỳ hạn 7 ngày 10 điểm cơ bản, từ 2% xuống 1,9%, khi cơ quan này bơm 2 tỷ nhân dân tệ (279,97 triệu USD) thông qua công cụ trái phiếu ngắn hạn. PBoC cũng đã hạ lãi suất MLF - đối với các khoản vay kỳ hạn một năm dành cho ngân hàng thương mại - 0,1 điểm phần trăm từ 2,75% xuống 2,65%. Ngân hàng trung ương cũng cắt giảm 10 điểm cơ bản đối với lãi suất cho vay kỳ hạn một năm từ 3,65% xuống 3,55%; và hạ lãi suất cơ bản đối với khoản vay 5 năm từ 4,3% xuống 4,2%. Nhưng động thái này được giới quan sát cho là không đủ mạnh mẽ. Trước đó, hơn 50% chuyên gia được Reuters khảo sát tin rằng PBoC sẽ cắt giảm ít nhất 15 điểm cơ bản đối với lãi suất cho vay kỳ hạn 5 năm. Hầu hết khoản vay hộ gia đình và doanh nghiệp của Trung Quốc đều dựa trên lãi suất cơ bản một năm của PBoC. Còn lãi suất cho vay 5 năm sẽ ảnh hưởng đến lãi vay mua nhà. Những sức ép lớn Ở chiều ngược lại, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất điều hành 10 lần liên tiếp kể từ tháng 3/2022. USD Index vọt lên mức cao nhất 20 năm trong năm ngoái nhờ các đợt nâng lãi suất dồn dập của ngân hàng trung ương. Trong cuộc họp chính sách tháng 6, Fed giữ nguyên lãi suất nhưng phát đi tín hiệu sẽ tăng thêm 2 lần nữa trong năm nay, mỗi lần 0,25 điểm phần trăm. Mới đây, Chủ tịch Fed Jerome Powell khẳng định rằng sẽ còn có thêm nhiều đợt tăng lãi suất nữa, cho đến khi lạm phát hạ nhiệt. Ông nhấn mạnh việc giữ nguyên lãi suất chỉ là quãng thời gian tạm nghỉ ngắn ngủi, chứ không phải dấu hiệu cho thấy ngân hàng trung ương đã dừng tăng lãi suất. Trong khi đó, các dữ liệu từ sản xuất công nghiệp, doanh số bán lẻ và thương mại, đến đầu tư tài sản cố định của nền kinh tế thứ hai thế giới đều thấp hơn kỳ vọng. Trung Quốc đang mấp mé bờ vực giảm phát. Và triển vọng phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch đã tan thành mây khói. Các ngân hàng đầu tư hàng đầu, từ Goldman Sachs đến JPMorgan, đều cắt giảm ước tính tăng trưởng GDP năm nay của Trung Quốc. Những tổ chức nước ngoài này cùng cảnh báo về các thách thức ở phía trước. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Fed: Sẽ còn nhiều đợt tăng lãi suất nữaTrái ngược với kỳ vọng của thị trường, Chủ tịch Fed cho biết ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất thêm nhiều lần nữa cho đến khi đạt được bước tiến trong cuộc chiến với lạm phát. 06:29 22/6/2023 Nghịch lý trong tham vọng giảm phụ thuộc vào USD của Trung QuốcNgân hàng do Trung Quốc và các nước BRICS thành lập từng được cho là sẽ định hình lại hệ thống tài chính toàn cầu. Nhưng giờ, nhà băng này đang có thể trở thành ngân hàng xác sống. 05:00 20/6/2023
Nhân dân tệ thấp nhất 7 tháng Bắc Kinh đã vào cuộc sau khi nhân dân tệ rơi xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11 năm ngoái, nhưng đồng tiền này vẫn tiếp tục trượt giá trong ngày thứ hai đầu tuần. Bloomberg đưa tin hôm 23/6, đồng nhân dân tệ trên thị trường nước ngoài đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11 năm ngoái. Nguyên nhân là đà phục hồi kinh tế của Trung Quốc giảm tốc, và các biện pháp hỗ trợ từ phía Bắc Kinh được cho là không đủ mạnh. Giới chức Trung Quốc đã vào cuộc để ngăn chặn phần nào đà giảm tốc của đồng tiền nước này. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) ấn định tỷ giá tham chiếu hàng ngày của đồng nhân dân tệ cao hơn dự kiến, ở mức 7,2056 nhân dân tệ đổi 1 USD. Mở cửa trở lại sau kỳ nghỉ lễ kéo dài 2 ngày tại Trung Quốc, nhân dân tệ vẫn giảm 0,5% xuống mức thấp nhất trong vòng 7 tháng là 7,21 nhân dân tệ đổi 1 USD. Ảnh: Bloomberg. Đà giảm nghiêm trọng PBoC có một số cách để ghìm đà giảm nếu đồng nhân dân tệ trượt giá quá mạnh. Nhưng cách phổ biến nhất là tác động vào tỷ giá tham chiếu để thay đổi kỳ vọng của thị trường. Biên độ dao động của đồng nhân dân tệ trong nước được giới hạn là 2% ở cả hai chiều. Dù vậy, mở cửa trở lại sau kỳ nghỉ lễ kéo dài 2 ngày tại Trung Quốc, tại Thượng Hải, nhân dân tệ vẫn giảm 0,5% xuống mức thấp nhất trong vòng 7 tháng là 7,21 nhân dân tệ đổi 1 USD. Theo dự đoán của giới quan sát, đồng nhân dân tệ có thể vẫn chịu sức ép lớn trong thời gian tới do sự khác biệt trong chính sách tiền tệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Bắc Kinh liên tục cắt giảm lãi suất trong thời gian qua để vực dậy nền kinh tế sau nhiều năm kiên quyết đối phó với đại dịch Covid-19. Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã tuyên bố cắt giảm lãi suất mua lại kỳ hạn 7 ngày 10 điểm cơ bản, từ 2% xuống 1,9%, khi cơ quan này bơm 2 tỷ nhân dân tệ (279,97 triệu USD) thông qua công cụ trái phiếu ngắn hạn. PBoC cũng đã hạ lãi suất MLF - đối với các khoản vay kỳ hạn một năm dành cho ngân hàng thương mại - 0,1 điểm phần trăm từ 2,75% xuống 2,65%. Ngân hàng trung ương cũng cắt giảm 10 điểm cơ bản đối với lãi suất cho vay kỳ hạn một năm từ 3,65% xuống 3,55%; và hạ lãi suất cơ bản đối với khoản vay 5 năm từ 4,3% xuống 4,2%. Nhưng động thái này được giới quan sát cho là không đủ mạnh mẽ. Trước đó, hơn 50% chuyên gia được Reuters khảo sát tin rằng PBoC sẽ cắt giảm ít nhất 15 điểm cơ bản đối với lãi suất cho vay kỳ hạn 5 năm. Hầu hết khoản vay hộ gia đình và doanh nghiệp của Trung Quốc đều dựa trên lãi suất cơ bản một năm của PBoC. Còn lãi suất cho vay 5 năm sẽ ảnh hưởng đến lãi vay mua nhà. Những sức ép lớn Ở chiều ngược lại, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất điều hành 10 lần liên tiếp kể từ tháng 3/2022. USD Index vọt lên mức cao nhất 20 năm trong năm ngoái nhờ các đợt nâng lãi suất dồn dập của ngân hàng trung ương. Trong cuộc họp chính sách tháng 6, Fed giữ nguyên lãi suất nhưng phát đi tín hiệu sẽ tăng thêm 2 lần nữa trong năm nay, mỗi lần 0,25 điểm phần trăm. Mới đây, Chủ tịch Fed Jerome Powell khẳng định rằng sẽ còn có thêm nhiều đợt tăng lãi suất nữa, cho đến khi lạm phát hạ nhiệt. Ông nhấn mạnh việc giữ nguyên lãi suất chỉ là quãng thời gian tạm nghỉ ngắn ngủi, chứ không phải dấu hiệu cho thấy ngân hàng trung ương đã dừng tăng lãi suất. Trong khi đó, các dữ liệu từ sản xuất công nghiệp, doanh số bán lẻ và thương mại, đến đầu tư tài sản cố định của nền kinh tế thứ hai thế giới đều thấp hơn kỳ vọng. Trung Quốc đang mấp mé bờ vực giảm phát. Và triển vọng phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch đã tan thành mây khói. Các ngân hàng đầu tư hàng đầu, từ Goldman Sachs đến JPMorgan, đều cắt giảm ước tính tăng trưởng GDP năm nay của Trung Quốc. Những tổ chức nước ngoài này cùng cảnh báo về các thách thức ở phía trước. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Fed: Sẽ còn nhiều đợt tăng lãi suất nữaTrái ngược với kỳ vọng của thị trường, Chủ tịch Fed cho biết ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất thêm nhiều lần nữa cho đến khi đạt được bước tiến trong cuộc chiến với lạm phát. 06:29 22/6/2023 Nghịch lý trong tham vọng giảm phụ thuộc vào USD của Trung QuốcNgân hàng do Trung Quốc và các nước BRICS thành lập từng được cho là sẽ định hình lại hệ thống tài chính toàn cầu. Nhưng giờ, nhà băng này đang có thể trở thành ngân hàng xác sống. 05:00 20/6/2023
Giá vàng có thể vượt mốc 2.000 USD/ounce tuần tới
Hầu hết nhà đầu tư bán lẻ vẫn kỳ vọng giá vàng tăng vào tuần tới, trong khi phần lớn nhà phân tích ở Phố Wall quan ngại về triển vọng ngắn hạn của kim loại quý.
Theo Kitco News, giá vàng thế giới sau khi đạt mức 2.150 USD/ounce vào đầu tuần đã liên tục lao dốc và kết thúc gần mức 2.000 USD/ounce vào cuối tuần. Đợt tăng mạnh mẽ của vàng hồi đầu tuần đến từ nhu cầu mua quá mức khi thị trường kỳ vọng nhiều về khả năng cắt giảm lãi suất vào năm 2024 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Tuy nhiên, công bố về dữ liệu việc làm hôm thứ Sáu (ngày 8/12) cho thấy sức khoẻ của kinh tế Mỹ vẫn tốt hơn kỳ vọng. Điều này làm lu mờ khả năng sớm cắt giảm lãi suất của Fed. Tuần này, 15 chuyên gia phân tích tại Phố Wall đã tham gia cuộc khảo sát dự báo giá vàng. Chỉ có 3 chuyên gia (chiếm 20%) cho rằng giá vàng sẽ tăng cao hơn; 8 người (chiếm 53%) dự đoán giá sẽ giảm, trong khi 4 chuyên gia còn lại (chiếm 27%) có quan điểm trung lập. Các nhà phân tích cho rằng tuần tới sẽ là tuần thử thách với vàng. Nếu Fed vẫn đưa ra quan điểm diều hâu, kim loại quý vốn đã nhạy cảm sau đợt tăng vọt vào đầu tuần này, có thể sẽ tiếp tục giảm mạnh. Dữ liệu việc làm được công bố vào cuối tuần này như dập tắt kỳ vọng cắt giảm lãi suất. Số việc làm tăng cao hơn dự kiến cộng với tỷ lệ thất nghiệp giảm khiến thị trường lùi kỳ vọng cắt giảm lãi suất sang tháng 5, thay vì tháng 3 được dự đoán trước đó. Mặc dù giá vàng có thể gặp khó khăn vào tuần tới nhưng một số nhà phân tích lưu ý rằng thị trường vẫn đang trong tình trạng tốt. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Kitco News, Joseph Cavatoni, chiến lược gia thị trường Bắc Mỹ của Hội đồng Vàng Thế giới nói rằng đợt phục hồi vào đầu tuần này cho thấy tiềm năng của kim loại quý này. DỰ BÁO DIỄN BIẾN GIÁ VÀNG TUẦN TỚI (11-16/12) Nguồn: Kitco, Tổng hợp NhãnTăng giáKhông thay đổi Giảm giá Chuyên gia phân tích % 202753 Nhà đầu tư cá nhân 591823 Trong khi đó, 729 phiếu bầu đã được bỏ trong các cuộc thăm dò trực tuyến với những nhà đầu tư bán lẻ tham gia thị trường. Đa phần họ đang duy trì tâm lý lạc quan về giá vàng trong tuần tới bất chấp sự sụt giảm của mặt hàng kim loại quý vào cuối tuần này. Khảo sát cho thấy 428 nhà đầu tư bán lẻ (chiếm 59%) kỳ vọng giá vàng sẽ tăng vào tuần tới; 167 người (chiếm 23%) dự đoán giá sẽ thấp hơn; trong khi 134 người được hỏi (chiếm 18%) giữ ý kiến trung lập về triển vọng ngắn hạn của vàng. Tuần tới, họ kỳ vọng giá vàng sẽ chạy quanh mức 2.056 USD/ounce. Các ngân hàng trung ương một lần nữa sẽ chiếm vị trí trung tâm trong tuần tới, với quyết định lãi suất của Uỷ ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) vào thứ Tư, tiếp theo là các quyết định của ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và ngân hàng trung ương Anh (BOE) vào thứ Năm. Mặc dù thị trường kỳ vọng lãi suất sẽ không thay đổi, nhưng vẫn còn lo ngại rằng liệu có sự thay đổi nào trong xu hướng thắt chặt của họ hay không. Các công bố dữ liệu kinh tế đang chú ý khác trong tuần tới gồm công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ vào thứ Ba, chỉ số giá sản xuất (PPI) của Mỹ vào thứ Tư, khảo sát sản xuất của Empire State và Flash PMI vào thứ Sáu. Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Cổ phiếu Hòa Phát tăng vọt, con Chủ tịch lãi ngay 100 tỷ sau 1 thángThời điểm thiếu gia Trần Vũ Minh, con trai của ông Trần Đình Long mua vào, cổ phiếu HPG đang vào nhịp tăng. Tính từ lúc ông Minh mua tới nay, thị giá HPG đã tăng khoảng 20%. 13:56 10/12/2023 Công ty địa ốc có 12.400 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong tháng nàyTrong tháng cuối cùng của năm, tổng giá trị trái phiếu sẽ đến hạn là 26.761 tỷ đồng. Trong đó, 46% giá trị đến từ nhóm bất động sản. 11:41 10/12/2023
Giá vàng có thể vượt mốc 2.000 USD/ounce tuần tới Hầu hết nhà đầu tư bán lẻ vẫn kỳ vọng giá vàng tăng vào tuần tới, trong khi phần lớn nhà phân tích ở Phố Wall quan ngại về triển vọng ngắn hạn của kim loại quý. Theo Kitco News, giá vàng thế giới sau khi đạt mức 2.150 USD/ounce vào đầu tuần đã liên tục lao dốc và kết thúc gần mức 2.000 USD/ounce vào cuối tuần. Đợt tăng mạnh mẽ của vàng hồi đầu tuần đến từ nhu cầu mua quá mức khi thị trường kỳ vọng nhiều về khả năng cắt giảm lãi suất vào năm 2024 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Tuy nhiên, công bố về dữ liệu việc làm hôm thứ Sáu (ngày 8/12) cho thấy sức khoẻ của kinh tế Mỹ vẫn tốt hơn kỳ vọng. Điều này làm lu mờ khả năng sớm cắt giảm lãi suất của Fed. Tuần này, 15 chuyên gia phân tích tại Phố Wall đã tham gia cuộc khảo sát dự báo giá vàng. Chỉ có 3 chuyên gia (chiếm 20%) cho rằng giá vàng sẽ tăng cao hơn; 8 người (chiếm 53%) dự đoán giá sẽ giảm, trong khi 4 chuyên gia còn lại (chiếm 27%) có quan điểm trung lập. Các nhà phân tích cho rằng tuần tới sẽ là tuần thử thách với vàng. Nếu Fed vẫn đưa ra quan điểm diều hâu, kim loại quý vốn đã nhạy cảm sau đợt tăng vọt vào đầu tuần này, có thể sẽ tiếp tục giảm mạnh. Dữ liệu việc làm được công bố vào cuối tuần này như dập tắt kỳ vọng cắt giảm lãi suất. Số việc làm tăng cao hơn dự kiến cộng với tỷ lệ thất nghiệp giảm khiến thị trường lùi kỳ vọng cắt giảm lãi suất sang tháng 5, thay vì tháng 3 được dự đoán trước đó. Mặc dù giá vàng có thể gặp khó khăn vào tuần tới nhưng một số nhà phân tích lưu ý rằng thị trường vẫn đang trong tình trạng tốt. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Kitco News, Joseph Cavatoni, chiến lược gia thị trường Bắc Mỹ của Hội đồng Vàng Thế giới nói rằng đợt phục hồi vào đầu tuần này cho thấy tiềm năng của kim loại quý này. DỰ BÁO DIỄN BIẾN GIÁ VÀNG TUẦN TỚI (11-16/12) Nguồn: Kitco, Tổng hợp NhãnTăng giáKhông thay đổi Giảm giá Chuyên gia phân tích % 202753 Nhà đầu tư cá nhân 591823 Trong khi đó, 729 phiếu bầu đã được bỏ trong các cuộc thăm dò trực tuyến với những nhà đầu tư bán lẻ tham gia thị trường. Đa phần họ đang duy trì tâm lý lạc quan về giá vàng trong tuần tới bất chấp sự sụt giảm của mặt hàng kim loại quý vào cuối tuần này. Khảo sát cho thấy 428 nhà đầu tư bán lẻ (chiếm 59%) kỳ vọng giá vàng sẽ tăng vào tuần tới; 167 người (chiếm 23%) dự đoán giá sẽ thấp hơn; trong khi 134 người được hỏi (chiếm 18%) giữ ý kiến trung lập về triển vọng ngắn hạn của vàng. Tuần tới, họ kỳ vọng giá vàng sẽ chạy quanh mức 2.056 USD/ounce. Các ngân hàng trung ương một lần nữa sẽ chiếm vị trí trung tâm trong tuần tới, với quyết định lãi suất của Uỷ ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) vào thứ Tư, tiếp theo là các quyết định của ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và ngân hàng trung ương Anh (BOE) vào thứ Năm. Mặc dù thị trường kỳ vọng lãi suất sẽ không thay đổi, nhưng vẫn còn lo ngại rằng liệu có sự thay đổi nào trong xu hướng thắt chặt của họ hay không. Các công bố dữ liệu kinh tế đang chú ý khác trong tuần tới gồm công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ vào thứ Ba, chỉ số giá sản xuất (PPI) của Mỹ vào thứ Tư, khảo sát sản xuất của Empire State và Flash PMI vào thứ Sáu. Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Cổ phiếu Hòa Phát tăng vọt, con Chủ tịch lãi ngay 100 tỷ sau 1 thángThời điểm thiếu gia Trần Vũ Minh, con trai của ông Trần Đình Long mua vào, cổ phiếu HPG đang vào nhịp tăng. Tính từ lúc ông Minh mua tới nay, thị giá HPG đã tăng khoảng 20%. 13:56 10/12/2023 Công ty địa ốc có 12.400 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong tháng nàyTrong tháng cuối cùng của năm, tổng giá trị trái phiếu sẽ đến hạn là 26.761 tỷ đồng. Trong đó, 46% giá trị đến từ nhóm bất động sản. 11:41 10/12/2023
Lỗ gần 600 tỷ đồng do mua cổ phiếu Cen Land
IPA chịu lỗ thêm 165 tỷ đồng đối với khoản đầu tư vào Cen Land trong quý đầu năm, nâng tổng mức lỗ từ khi rót vốn lên đến 572 tỷ đồng.
Tập đoàn Đầu tư I.P.A (Mã: IPA) mới công bố kết quả kinh doanh quý I tiếp tục diễn biến xấu. Doanh thu thuần giảm 15% so với cùng kỳ xuống 64 tỷ đồng và qua đó kéo biên lãi gộp giảm mạnh từ 55% xuống còn 44%. Doanh thu tài chính cũng lao dốc 44% về mức 79 tỷ đồng do lãi tiền gửi, tiền cho vay sụt giảm và hụt thu từ lãi chuyển nhượng trái phiếu. Phần lãi từ công ty liên doanh liên kết cũng giảm đến 70% về mức 44 tỷ đồng. Trong khi chi phí tài chính lại tăng vọt gấp 2,4 lần so với cùng kỳ lên 272 tỷ đồng, do phát sinh khoản trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh và tổn thất đầu tư đột biến hơn 163 tỷ đồng. Những biến động tiêu cực trên khiến doanh nghiệp tiếp tục chìm trong khoản lỗ 148 tỷ đồng (cùng kỳ lãi 196 tỷ đồng) và là quý lỗ thứ hai liên tiếp. KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA IPA Nhãn Quý I/2020 Quý II Quý III Quý IV Quý I/2021 Quý II Quý III Quý IV Quý I/2022 Quý II Quý III Quý IV Quý I/2023 Lãi sau thuế Tỷ đồng 1 39 130 37 104 1159 193 243 196 -16 140 -175 -148 Quy mô tổng tài sản của công ty môi giới bất động sản này cũng bị thu hẹp hơn 3% trong quý đầu năm về dưới mức 8.500 tỷ đồng. Riêng lượng tiền và tương đương tiền chỉ còn hơn 30 tỷ đồng. Chiếm tỷ trọng lớn nhất là các khoản đầu tư vào công ty liên doanh liên kết với tổng giá trị 3.832 tỷ đồng (chiếm 45% tổng tài sản). Đây chủ yếu là giá trị đầu tư vào Chứng khoán VNDirect với 3.717 tỷ đồng (hơn 25,84% vốn điều lệ). Đáng chú ý là IPA còn rót hơn 928 tỷ đồng để nắm giữ hơn 10% vốn công ty Bất động sản Thế kỷ (Cen Land - Mã: CRE) hồi cuối năm 2021. Khoản đầu tư này khiến IPA tiếp tục chịu lỗ 165 tỷ đồng trong quý đầu năm và nâng tổng mức lỗ lũy kế từ khi rót vốn đến nay hơn 572 tỷ đồng (tạm lỗ gần 62%). Đối với khoản đầu tư trái phiếu, IPA đã thực hiện bán ra toàn bộ 916 tỷ đồng các trái phiếu tại Đầu tư Xây dựng Trung Nam và 64 tỷ đồng trái phiếu Sunbay Ninh Thuận. Ngược lại công ty rót mới vào trái phiếu Crystal Bay (212 tỷ đồng) và trái phiếu Đầu tư và Phát triển DB (416 tỷ đồng). Công ty còn các khoản phải thu ngắn hạn của gần 2.500 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là phải thu về cho vay ngắn hạn gần 2.000 tỷ đồng từ CTCP Dịch vụ và Đầu tư Trustlink, đây cũng là đơn vị vay nợ IPA nhiều năm qua. Về cơ cấu nguồn vốn, tổng nợ vay đạt gần 4.500 tỷ đồng, đa phần là các khoản trái phiếu dài hạn do chính IPA và công ty Năng lượng Bắc Hà phát hành. Lượng trái phiếu đến hạn trả nợ trong ngắn hạn chỉ 700 tỷ đồng. Trong ba tháng đầu năm, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của IPA dương 238 tỷ đồng. Dòng tiền từ hoạt động tài chính âm 108 tỷ đồng và dòng tiền hoạt động đầu tư âm 146 tỷ đồng. Do đó lưu chuyển tiền thuần trong kỳ âm 16 tỷ đồng. Đất Xanh có thêm quý lỗ hơn trăm tỷ đồngCông ty địa ốc không chỉ có thêm quý lỗ hơn trăm tỷ đồng mà còn chứng kiến chảy máu nhân sự khi số lượng lao động giảm thêm 1.384 người trong quý đầu năm. 13:44 30/4/2023 Công ty mẹ Gojek thu hẹp lỗ ròng trong quý ICác chính sách cắt giảm chi phí tỏ ra hiệu quả khi khoản lỗ ròng của GoTo giảm còn 262 triệu USD, so với con số lên đến 440 triệu USD trong quý I/2022. 11:23 2/5/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Lỗ gần 600 tỷ đồng do mua cổ phiếu Cen Land IPA chịu lỗ thêm 165 tỷ đồng đối với khoản đầu tư vào Cen Land trong quý đầu năm, nâng tổng mức lỗ từ khi rót vốn lên đến 572 tỷ đồng. Tập đoàn Đầu tư I.P.A (Mã: IPA) mới công bố kết quả kinh doanh quý I tiếp tục diễn biến xấu. Doanh thu thuần giảm 15% so với cùng kỳ xuống 64 tỷ đồng và qua đó kéo biên lãi gộp giảm mạnh từ 55% xuống còn 44%. Doanh thu tài chính cũng lao dốc 44% về mức 79 tỷ đồng do lãi tiền gửi, tiền cho vay sụt giảm và hụt thu từ lãi chuyển nhượng trái phiếu. Phần lãi từ công ty liên doanh liên kết cũng giảm đến 70% về mức 44 tỷ đồng. Trong khi chi phí tài chính lại tăng vọt gấp 2,4 lần so với cùng kỳ lên 272 tỷ đồng, do phát sinh khoản trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh và tổn thất đầu tư đột biến hơn 163 tỷ đồng. Những biến động tiêu cực trên khiến doanh nghiệp tiếp tục chìm trong khoản lỗ 148 tỷ đồng (cùng kỳ lãi 196 tỷ đồng) và là quý lỗ thứ hai liên tiếp. KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA IPA Nhãn Quý I/2020 Quý II Quý III Quý IV Quý I/2021 Quý II Quý III Quý IV Quý I/2022 Quý II Quý III Quý IV Quý I/2023 Lãi sau thuế Tỷ đồng 1 39 130 37 104 1159 193 243 196 -16 140 -175 -148 Quy mô tổng tài sản của công ty môi giới bất động sản này cũng bị thu hẹp hơn 3% trong quý đầu năm về dưới mức 8.500 tỷ đồng. Riêng lượng tiền và tương đương tiền chỉ còn hơn 30 tỷ đồng. Chiếm tỷ trọng lớn nhất là các khoản đầu tư vào công ty liên doanh liên kết với tổng giá trị 3.832 tỷ đồng (chiếm 45% tổng tài sản). Đây chủ yếu là giá trị đầu tư vào Chứng khoán VNDirect với 3.717 tỷ đồng (hơn 25,84% vốn điều lệ). Đáng chú ý là IPA còn rót hơn 928 tỷ đồng để nắm giữ hơn 10% vốn công ty Bất động sản Thế kỷ (Cen Land - Mã: CRE) hồi cuối năm 2021. Khoản đầu tư này khiến IPA tiếp tục chịu lỗ 165 tỷ đồng trong quý đầu năm và nâng tổng mức lỗ lũy kế từ khi rót vốn đến nay hơn 572 tỷ đồng (tạm lỗ gần 62%). Đối với khoản đầu tư trái phiếu, IPA đã thực hiện bán ra toàn bộ 916 tỷ đồng các trái phiếu tại Đầu tư Xây dựng Trung Nam và 64 tỷ đồng trái phiếu Sunbay Ninh Thuận. Ngược lại công ty rót mới vào trái phiếu Crystal Bay (212 tỷ đồng) và trái phiếu Đầu tư và Phát triển DB (416 tỷ đồng). Công ty còn các khoản phải thu ngắn hạn của gần 2.500 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là phải thu về cho vay ngắn hạn gần 2.000 tỷ đồng từ CTCP Dịch vụ và Đầu tư Trustlink, đây cũng là đơn vị vay nợ IPA nhiều năm qua. Về cơ cấu nguồn vốn, tổng nợ vay đạt gần 4.500 tỷ đồng, đa phần là các khoản trái phiếu dài hạn do chính IPA và công ty Năng lượng Bắc Hà phát hành. Lượng trái phiếu đến hạn trả nợ trong ngắn hạn chỉ 700 tỷ đồng. Trong ba tháng đầu năm, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của IPA dương 238 tỷ đồng. Dòng tiền từ hoạt động tài chính âm 108 tỷ đồng và dòng tiền hoạt động đầu tư âm 146 tỷ đồng. Do đó lưu chuyển tiền thuần trong kỳ âm 16 tỷ đồng. Đất Xanh có thêm quý lỗ hơn trăm tỷ đồngCông ty địa ốc không chỉ có thêm quý lỗ hơn trăm tỷ đồng mà còn chứng kiến chảy máu nhân sự khi số lượng lao động giảm thêm 1.384 người trong quý đầu năm. 13:44 30/4/2023 Công ty mẹ Gojek thu hẹp lỗ ròng trong quý ICác chính sách cắt giảm chi phí tỏ ra hiệu quả khi khoản lỗ ròng của GoTo giảm còn 262 triệu USD, so với con số lên đến 440 triệu USD trong quý I/2022. 11:23 2/5/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Ngành ngân hàng sẽ đối mặt nhiều thách thức trong năm 2023
Ngành ngân hàng phải đối mặt với nợ xấu gia tăng, rủi ro an toàn hệ thống, lạm phát, suy thoái kinh tế... Tuy nhiên, vẫn có nhiều cơ hội cho sự tăng trưởng trong nửa cuối năm 2023.
Khảo sát từ các ngân hàng thương mại mới đây của Vietnam Report cho thấy, hầu hết ngân hàng đã điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận và đặt kế hoạch kinh doanh một cách thận trọng. Điều này chỉ ra 2023 là năm có nhiều thử thách cho toàn ngành ngân hàng. Những vấn đề như mặt bằng lãi suất, nợ xấu, trích lập dự phòng rủi ro, thị trường bất động sản và trái phiếu đóng băng chưa được phản ánh đầy đủ trong kết quả kinh doanh năm ngoái sẽ để lại tác động đáng kể đến hoạt động của ngân hàng trong năm nay. 7 thách thức kìm hãm tăng trưởng ngành Nợ xấu gia tăng, tiềm ẩn rủi ro an toàn hệ thống được các ngân hàng nhận diện là thách thức lớn nhất phải đối diện (tăng 9,1% so với một năm trước). Báo cáo tài chính quý I/2023 của 28 ngân hàng đã công bố ghi nhận 7 ngân hàng để tỷ lệ nợ xấu nội bảng vượt ngưỡng 3%. Tổng nợ xấu của 28 ngân hàng này cũng tăng hơn 23% so với cuối năm 2022, lên mức hơn 172.000 tỷ đồng. Quý I/2023 cũng ghi nhận tỷ lệ nợ xấu (NPL) đã tăng mạnh trở lại, đạt mức 1,93% - cao hơn so với giai đoạn trước dịch. Rủi ro đặc biệt hiện hữu và tăng lên xuất phát từ sự đóng băng của thị trường bất động sản - lĩnh vực đóng góp tới 21% dư nợ tín dụng của toàn hệ thống, chưa tính đến khoảng 4% dư nợ trái phiếu sở hữu ngoài hệ thống tín dụng. Tỷ lệ khảo sát thách thức cho sự tăng trưởng ngành ngân hàng năm 2023 Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát ngân hàng tháng 6/2023. Nhãn Nợ xấu gia tăng, tiềm ẩn rủi ro an toàn hệ thống Nguy cơ rủi ro lạm phát Nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu Tác động của sự suy yếu thị trường chứng khoán, BĐS, trái phiếu Áp lực tăng vốn tiếp tục gia tăng Sự xuất hiện của các công ty Fintech Rủi ro công nghệ (an ninh mạng, rò rỉ dữ liệu...) tội phạm tài chính gia tăng % 100 96.4 73.8 71.4 29.9 28.6 28.6 Cũng theo khảo sát của Vietnam Report, tới 71,4% số ngân hàng dự kiến tăng trích lập dự phòng trong năm 2023 (tăng 25,9% so với kết quả khảo sát năm 2022). Tiếp đó, nguy cơ rủi ro lạm phát là thách thức lớn thứ hai với 96,4% ngân hàng bình chọn. Dựa trên các chỉ số như bình quân chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Việt Nam 5 tháng đầu năm tăng 3,55% so với cùng kỳ; tăng giá điện 3% gần đây, kế hoạch tăng lương cơ sở 20,8% từ tháng 7 và đà tăng giá các dịch vụ như y tế, vận tải công cộng... khiến các ngân hàng lo ngại rằng có thể tác động đến lạm phát trong nửa cuối năm. Rào cản lớn thứ ba là tăng trưởng kinh tế toàn cầu ở mức thấp và có rủi ro suy thoái. Chính điều kiện kinh tế suy giảm sẽ khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, kéo theo tỷ lệ vỡ nợ, tăng rủi ro vỡ nợ cho vay với các ngân hàng. Những yếu tố này có thể ảnh hưởng xấu đến giá trị tài sản thế chấp ngân hàng nắm giữ, dẫn đến suy giảm chất lượng tài sản, xói mòn bộ đệm vốn và hạn chế khả năng cho vay. Ngoài ra, sự suy thoái của thị trường chứng khoán, bất động sản, trái phiếu và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng bancassurance được nhiều ngân hàng lo ngại. Sự xuất hiện của các công ty fintech cạnh tranh gay gắt, thách thức sự thống trị thị trường của các ngân hàng cùng áp lực tăng vốn điều lệ gia tăng nhằm mục tiêu cải thiện các hệ số an toàn vốn và vị trí xếp hạng của ngân hàng cũng được điểm danh là các thách thức mà ngân hàng cần đương đầu thời gian tới. Vẫn có cơ hội Tuy nhiên, đi cùng với những thách thức, ngành ngân hàng vẫn có cơ hội cho sự tăng trưởng năm 2023. Trong đó, cơ hội lớn tới từ những chính sách mới của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hiện có tỷ lệ số ngân hàng nhận định là yếu tố quan trọng nâng đỡ ngành tăng mạnh nhất so với thời điểm khảo sát một năm trước (tăng 58,4%). Cũng theo thống kê của NHNN, đến cuối năm 2022, ngành ngân hàng đã đầu tư hơn 15.000 tỷ đồng cho hoạt động chuyển đổi số. Trong 4 năm gần đây, tăng trưởng về thanh toán số tại Việt Nam duy trì ở mức 40%, thuộc những nước tăng trưởng nhanh về ứng dụng ngân hàng số. Có tới 71,4% ngân hàng được khảo sát nhận định rằng số hóa đang mang lại tác động mạnh mẽ đến kết quả kinh doanh cũng như hiệu suất của ngân hàng, 28,6% còn lại ghi nhận những tác động mạnh từ chuyển đổi số trong năm qua. Ngoài ra, các kỳ vọng từ các gói kích thích kinh tế, sự chuyển hướng mạnh mẽ trong cơ cấu hoạt động và triển vọng phục hồi của nền kinh tế Việt Nam cũng được các ngân hàng đánh giá là cơ hội tăng trưởng cho ngành trong năm 2023. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Chủ chuỗi thịt heo G Kitchen lãi hơn 1,1 tỷ đồng/ngàyTrong năm 2022, chủ sở hữu chuỗi bán lẻ thịt heo G Kitchen ghi nhận lãi sau thuế hơn 416 tỷ đồng, giảm gần 33% so với năm 2021. 13:52 20/6/2023 Vì sao NovaGroup bán mảng F&B?Hệ thống chuỗi nhà hàng và thức uống của NovaGroup đã về tay một doanh nghiệp Singapore, mặc dù thực tế lĩnh vực này đang tăng trưởng mạnh mẽ và sinh lời cho tập đoàn. 13:34 20/6/2023
Ngành ngân hàng sẽ đối mặt nhiều thách thức trong năm 2023 Ngành ngân hàng phải đối mặt với nợ xấu gia tăng, rủi ro an toàn hệ thống, lạm phát, suy thoái kinh tế... Tuy nhiên, vẫn có nhiều cơ hội cho sự tăng trưởng trong nửa cuối năm 2023. Khảo sát từ các ngân hàng thương mại mới đây của Vietnam Report cho thấy, hầu hết ngân hàng đã điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận và đặt kế hoạch kinh doanh một cách thận trọng. Điều này chỉ ra 2023 là năm có nhiều thử thách cho toàn ngành ngân hàng. Những vấn đề như mặt bằng lãi suất, nợ xấu, trích lập dự phòng rủi ro, thị trường bất động sản và trái phiếu đóng băng chưa được phản ánh đầy đủ trong kết quả kinh doanh năm ngoái sẽ để lại tác động đáng kể đến hoạt động của ngân hàng trong năm nay. 7 thách thức kìm hãm tăng trưởng ngành Nợ xấu gia tăng, tiềm ẩn rủi ro an toàn hệ thống được các ngân hàng nhận diện là thách thức lớn nhất phải đối diện (tăng 9,1% so với một năm trước). Báo cáo tài chính quý I/2023 của 28 ngân hàng đã công bố ghi nhận 7 ngân hàng để tỷ lệ nợ xấu nội bảng vượt ngưỡng 3%. Tổng nợ xấu của 28 ngân hàng này cũng tăng hơn 23% so với cuối năm 2022, lên mức hơn 172.000 tỷ đồng. Quý I/2023 cũng ghi nhận tỷ lệ nợ xấu (NPL) đã tăng mạnh trở lại, đạt mức 1,93% - cao hơn so với giai đoạn trước dịch. Rủi ro đặc biệt hiện hữu và tăng lên xuất phát từ sự đóng băng của thị trường bất động sản - lĩnh vực đóng góp tới 21% dư nợ tín dụng của toàn hệ thống, chưa tính đến khoảng 4% dư nợ trái phiếu sở hữu ngoài hệ thống tín dụng. Tỷ lệ khảo sát thách thức cho sự tăng trưởng ngành ngân hàng năm 2023 Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát ngân hàng tháng 6/2023. Nhãn Nợ xấu gia tăng, tiềm ẩn rủi ro an toàn hệ thống Nguy cơ rủi ro lạm phát Nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu Tác động của sự suy yếu thị trường chứng khoán, BĐS, trái phiếu Áp lực tăng vốn tiếp tục gia tăng Sự xuất hiện của các công ty Fintech Rủi ro công nghệ (an ninh mạng, rò rỉ dữ liệu...) tội phạm tài chính gia tăng % 100 96.4 73.8 71.4 29.9 28.6 28.6 Cũng theo khảo sát của Vietnam Report, tới 71,4% số ngân hàng dự kiến tăng trích lập dự phòng trong năm 2023 (tăng 25,9% so với kết quả khảo sát năm 2022). Tiếp đó, nguy cơ rủi ro lạm phát là thách thức lớn thứ hai với 96,4% ngân hàng bình chọn. Dựa trên các chỉ số như bình quân chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Việt Nam 5 tháng đầu năm tăng 3,55% so với cùng kỳ; tăng giá điện 3% gần đây, kế hoạch tăng lương cơ sở 20,8% từ tháng 7 và đà tăng giá các dịch vụ như y tế, vận tải công cộng... khiến các ngân hàng lo ngại rằng có thể tác động đến lạm phát trong nửa cuối năm. Rào cản lớn thứ ba là tăng trưởng kinh tế toàn cầu ở mức thấp và có rủi ro suy thoái. Chính điều kiện kinh tế suy giảm sẽ khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, kéo theo tỷ lệ vỡ nợ, tăng rủi ro vỡ nợ cho vay với các ngân hàng. Những yếu tố này có thể ảnh hưởng xấu đến giá trị tài sản thế chấp ngân hàng nắm giữ, dẫn đến suy giảm chất lượng tài sản, xói mòn bộ đệm vốn và hạn chế khả năng cho vay. Ngoài ra, sự suy thoái của thị trường chứng khoán, bất động sản, trái phiếu và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng bancassurance được nhiều ngân hàng lo ngại. Sự xuất hiện của các công ty fintech cạnh tranh gay gắt, thách thức sự thống trị thị trường của các ngân hàng cùng áp lực tăng vốn điều lệ gia tăng nhằm mục tiêu cải thiện các hệ số an toàn vốn và vị trí xếp hạng của ngân hàng cũng được điểm danh là các thách thức mà ngân hàng cần đương đầu thời gian tới. Vẫn có cơ hội Tuy nhiên, đi cùng với những thách thức, ngành ngân hàng vẫn có cơ hội cho sự tăng trưởng năm 2023. Trong đó, cơ hội lớn tới từ những chính sách mới của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hiện có tỷ lệ số ngân hàng nhận định là yếu tố quan trọng nâng đỡ ngành tăng mạnh nhất so với thời điểm khảo sát một năm trước (tăng 58,4%). Cũng theo thống kê của NHNN, đến cuối năm 2022, ngành ngân hàng đã đầu tư hơn 15.000 tỷ đồng cho hoạt động chuyển đổi số. Trong 4 năm gần đây, tăng trưởng về thanh toán số tại Việt Nam duy trì ở mức 40%, thuộc những nước tăng trưởng nhanh về ứng dụng ngân hàng số. Có tới 71,4% ngân hàng được khảo sát nhận định rằng số hóa đang mang lại tác động mạnh mẽ đến kết quả kinh doanh cũng như hiệu suất của ngân hàng, 28,6% còn lại ghi nhận những tác động mạnh từ chuyển đổi số trong năm qua. Ngoài ra, các kỳ vọng từ các gói kích thích kinh tế, sự chuyển hướng mạnh mẽ trong cơ cấu hoạt động và triển vọng phục hồi của nền kinh tế Việt Nam cũng được các ngân hàng đánh giá là cơ hội tăng trưởng cho ngành trong năm 2023. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Chủ chuỗi thịt heo G Kitchen lãi hơn 1,1 tỷ đồng/ngàyTrong năm 2022, chủ sở hữu chuỗi bán lẻ thịt heo G Kitchen ghi nhận lãi sau thuế hơn 416 tỷ đồng, giảm gần 33% so với năm 2021. 13:52 20/6/2023 Vì sao NovaGroup bán mảng F&B?Hệ thống chuỗi nhà hàng và thức uống của NovaGroup đã về tay một doanh nghiệp Singapore, mặc dù thực tế lĩnh vực này đang tăng trưởng mạnh mẽ và sinh lời cho tập đoàn. 13:34 20/6/2023
Đề xuất dùng 1 triệu tỷ vốn đầu tư công ở ngân hàng để hỗ trợ lao động
Đại biểu cho rằng có thể dùng 1 triệu tỷ đồng ngân sách đang gửi ngân hàng để hỗ trợ ngay cho người lao động hay xây dựng khu nhà ở cho công nhân... để kích cầu cho nền kinh tế.
Công ty có lượng công nhân lớn nhất TP.HCM dự kiến cắt giảm khoảng 10% tổng số lao động sau khi ngừng hợp đồng với hơn 2.300 nhân sự. Ảnh: Phạm Ngôn. Ngày 31/5, Quốc hội tiến hành thảo luận về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022 và những tháng đầu năm. Lo ngại khi tốc độ tăng trưởng của các tháng đầu năm chậm, hoạt động sản xuất kinh doanh đang rất khó khăn, đại biểu Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) dẫn chứng tổng số doanh nghiệp thành lập mới giảm, số doanh nghiệp tạm ngừng, giải thể tăng. "Doanh nghiệp nội địa đang đứng trước nguy cơ giải thể, phá sản hoặc bị thâu tóm. Hiện nay, các tập đoàn Thái Lan đang sở hữu nhiều doanh nghiệp đầu ngành của Việt Nam và thu hàng tỷ USD tiền cổ tức", ông nói. Doanh nghiệp khát vốn nhưng khó tiếp cận Theo đại biểu tỉnh Quảng Trị, doanh nghiệp đang khát vốn để phát triển nhưng rất khó tiếp cận. Lãi suất cho doanh nghiệp vay vẫn còn ở mức cao hoặc tiếp cận với lãi suất thấp thì thủ tục còn nhiều rườm rà nên doanh nghiệp có tiếp cận với nguồn vốn để phục hồi, phát triển sản xuất. Trước thực trạng trên, đại biểu Trần Anh Tuấn (TP.HCM) cho rằng cần khởi động lại các động lực phát triển qua những dự án đầu tư để ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động trong bối cảnh khó khăn. "Tuy nhiên thời gian lập, thẩm định các dự án còn dài, phê duyệt dự án còn chậm khiến nguồn lực đưa vào nền kinh tế bị chậm. Việc sử dụng hiệu quả nguồn lực chi tiêu công cũng là nguồn lực rất lớn để khuyến kích, kích cầu nền kinh tế, sản xuất và tiêu dùng", vị đại biểu đánh giá. Niện nay tồn dư ngân sách Nhà nước gửi tại hệ thống ngân hàng tới 1 triệu tỷ đồng. Ảnh: Hoàng Hà. Theo đại biểu Tuấn, hiện nay tồn dư ngân sách Nhà nước gửi hệ thống ngân hàng còn tới 1 triệu tỷ đồng. "Đây là con số dư thừa rất lớn, chúng ta có thể sử dụng linh hoạt hỗ trợ ngay cho người lao động, mất việc làm hay xây dựng khu nhà ở cho công nhân, đào tạo nghề... để ổn định, kích cầu ngay cho nền kinh tế", đại biểu đề xuất. Ngoài ra, vị đại biểu cho biết hiện nay doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận các ưu đãi tín dụng do thủ tục phức tạp. Đặc biệt doanh nghiệp nhỏ và vừa rất khó trong các tài sản đảm bảo. "Cùng với các chính sách như giảm thuế VAT mở rộng cho tất cả đối tượng, giảm thiểu các thủ tục trong việc vay vốn hỗ trợ cho các đối tượng ưu tiên... cũng sẽ góp phần kích thích nền kinh tế", đại biểu TP.HCM nhìn nhận. Phải tập trung mọi nỗ lực để vực dậy doanh nghiệp Tương tự, đại biểu Hoàng Đức Thắng cho rằng Chính phủ cần rà soát những vướng mắc để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp... Doanh nghiệp được ví như xương sống của nền kinh tế. Doanh nghiệp phát triển thì đất nước hưng thịnh, doanh nghiệp suy yếu thì nền kinh tế khó khăn", đại biểu nhìn nhận. Theo đó, ông đề nghị Chính phủ cần chọn khâu đột phá trong thời gian tới là tập trung mọi nỗ lực tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường, điều kiện tốt nhất để phục hồi, vực dậy, phát triển doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải sống thật, sống khỏe, cường tráng thì đất nước mới cường thịnh. Doanh nghiệp được ví như xương sống của nền kinh tế. Doanh nghiệp phát triển thì đất nước hưng thịnh, doanh nghiệp suy yếu thì nền kinh tế khó khănĐại biểu Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) Trước tiên, cần rà soát, tháo gỡ ngay những rào cản về thể chế, về các quy định cứng nhắc, siết chặt quá mức; hạn chế các cuộc thanh tra, kiểm tra với doanh nghiệp. "Bên cạnh đó cần khơi thông dòng vốn tín dụng, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và giảm chi phí tối đa cho doanh nghiệp", vị đại biểu đề nghị. Đại biểu Hoàng Đức Thắng khẳng định khi và chỉ khi chúng ta thực sự quyết liệt tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường thuận lợi, thúc đẩy sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp mới có cơ may phục hồi và phát triển. Do đó, đất nước cũng như các địa phương mới có cơ sở để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Chuyên gia: Nên để mở với thuế VATChuyên gia cho rằng áp lực suy thoái kinh tế rất lớn nên Việt Nam cần có chính sách kịp thời và tăng thêm các nguồn lực, cung ứng vốn cho doanh nghiệp. 20:13 28/5/2023 ĐBQH: Cần cân nhắc các mục tiêu trong điều hành kinh tế - xã hộiĐại biểu Đặng Xuân Phương (Nghệ An) cho rằng cần cân nhắc hợp lý giữa các mục tiêu ngắn và dài hạn trong việc thực thi các chính sách kinh tế - xã hội. 11:33 31/5/2023 Đại biểu Quốc hội đề nghị thanh tra toàn diện bảo hiểm nhân thọĐại biểu Quốc hội cho biết sau nhiều kiện cáo, bức xúc của khách hàng vừa qua đã khiến cho dư luận không khỏi nghi ngại về việc tham gia bảo hiểm nhân thọ. 10:21 31/5/2023
Đề xuất dùng 1 triệu tỷ vốn đầu tư công ở ngân hàng để hỗ trợ lao động Đại biểu cho rằng có thể dùng 1 triệu tỷ đồng ngân sách đang gửi ngân hàng để hỗ trợ ngay cho người lao động hay xây dựng khu nhà ở cho công nhân... để kích cầu cho nền kinh tế. Công ty có lượng công nhân lớn nhất TP.HCM dự kiến cắt giảm khoảng 10% tổng số lao động sau khi ngừng hợp đồng với hơn 2.300 nhân sự. Ảnh: Phạm Ngôn. Ngày 31/5, Quốc hội tiến hành thảo luận về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022 và những tháng đầu năm. Lo ngại khi tốc độ tăng trưởng của các tháng đầu năm chậm, hoạt động sản xuất kinh doanh đang rất khó khăn, đại biểu Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) dẫn chứng tổng số doanh nghiệp thành lập mới giảm, số doanh nghiệp tạm ngừng, giải thể tăng. "Doanh nghiệp nội địa đang đứng trước nguy cơ giải thể, phá sản hoặc bị thâu tóm. Hiện nay, các tập đoàn Thái Lan đang sở hữu nhiều doanh nghiệp đầu ngành của Việt Nam và thu hàng tỷ USD tiền cổ tức", ông nói. Doanh nghiệp khát vốn nhưng khó tiếp cận Theo đại biểu tỉnh Quảng Trị, doanh nghiệp đang khát vốn để phát triển nhưng rất khó tiếp cận. Lãi suất cho doanh nghiệp vay vẫn còn ở mức cao hoặc tiếp cận với lãi suất thấp thì thủ tục còn nhiều rườm rà nên doanh nghiệp có tiếp cận với nguồn vốn để phục hồi, phát triển sản xuất. Trước thực trạng trên, đại biểu Trần Anh Tuấn (TP.HCM) cho rằng cần khởi động lại các động lực phát triển qua những dự án đầu tư để ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động trong bối cảnh khó khăn. "Tuy nhiên thời gian lập, thẩm định các dự án còn dài, phê duyệt dự án còn chậm khiến nguồn lực đưa vào nền kinh tế bị chậm. Việc sử dụng hiệu quả nguồn lực chi tiêu công cũng là nguồn lực rất lớn để khuyến kích, kích cầu nền kinh tế, sản xuất và tiêu dùng", vị đại biểu đánh giá. Niện nay tồn dư ngân sách Nhà nước gửi tại hệ thống ngân hàng tới 1 triệu tỷ đồng. Ảnh: Hoàng Hà. Theo đại biểu Tuấn, hiện nay tồn dư ngân sách Nhà nước gửi hệ thống ngân hàng còn tới 1 triệu tỷ đồng. "Đây là con số dư thừa rất lớn, chúng ta có thể sử dụng linh hoạt hỗ trợ ngay cho người lao động, mất việc làm hay xây dựng khu nhà ở cho công nhân, đào tạo nghề... để ổn định, kích cầu ngay cho nền kinh tế", đại biểu đề xuất. Ngoài ra, vị đại biểu cho biết hiện nay doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận các ưu đãi tín dụng do thủ tục phức tạp. Đặc biệt doanh nghiệp nhỏ và vừa rất khó trong các tài sản đảm bảo. "Cùng với các chính sách như giảm thuế VAT mở rộng cho tất cả đối tượng, giảm thiểu các thủ tục trong việc vay vốn hỗ trợ cho các đối tượng ưu tiên... cũng sẽ góp phần kích thích nền kinh tế", đại biểu TP.HCM nhìn nhận. Phải tập trung mọi nỗ lực để vực dậy doanh nghiệp Tương tự, đại biểu Hoàng Đức Thắng cho rằng Chính phủ cần rà soát những vướng mắc để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp... Doanh nghiệp được ví như xương sống của nền kinh tế. Doanh nghiệp phát triển thì đất nước hưng thịnh, doanh nghiệp suy yếu thì nền kinh tế khó khăn", đại biểu nhìn nhận. Theo đó, ông đề nghị Chính phủ cần chọn khâu đột phá trong thời gian tới là tập trung mọi nỗ lực tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường, điều kiện tốt nhất để phục hồi, vực dậy, phát triển doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải sống thật, sống khỏe, cường tráng thì đất nước mới cường thịnh. Doanh nghiệp được ví như xương sống của nền kinh tế. Doanh nghiệp phát triển thì đất nước hưng thịnh, doanh nghiệp suy yếu thì nền kinh tế khó khănĐại biểu Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) Trước tiên, cần rà soát, tháo gỡ ngay những rào cản về thể chế, về các quy định cứng nhắc, siết chặt quá mức; hạn chế các cuộc thanh tra, kiểm tra với doanh nghiệp. "Bên cạnh đó cần khơi thông dòng vốn tín dụng, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và giảm chi phí tối đa cho doanh nghiệp", vị đại biểu đề nghị. Đại biểu Hoàng Đức Thắng khẳng định khi và chỉ khi chúng ta thực sự quyết liệt tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường thuận lợi, thúc đẩy sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp mới có cơ may phục hồi và phát triển. Do đó, đất nước cũng như các địa phương mới có cơ sở để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Chuyên gia: Nên để mở với thuế VATChuyên gia cho rằng áp lực suy thoái kinh tế rất lớn nên Việt Nam cần có chính sách kịp thời và tăng thêm các nguồn lực, cung ứng vốn cho doanh nghiệp. 20:13 28/5/2023 ĐBQH: Cần cân nhắc các mục tiêu trong điều hành kinh tế - xã hộiĐại biểu Đặng Xuân Phương (Nghệ An) cho rằng cần cân nhắc hợp lý giữa các mục tiêu ngắn và dài hạn trong việc thực thi các chính sách kinh tế - xã hội. 11:33 31/5/2023 Đại biểu Quốc hội đề nghị thanh tra toàn diện bảo hiểm nhân thọĐại biểu Quốc hội cho biết sau nhiều kiện cáo, bức xúc của khách hàng vừa qua đã khiến cho dư luận không khỏi nghi ngại về việc tham gia bảo hiểm nhân thọ. 10:21 31/5/2023
Chứng khoán sẽ còn đi ngang với thanh khoản thấp
Các công ty chứng khoán đều đồng thuận dự báo chỉ số chính sẽ tiếp tục tích lũy và đi ngang. Thị trường khó khởi sắc trong tuần giao dịch thứ 52.
Kết thúc tuần giao dịch thứ 51, VN-Index tạm dừng ở mốc 1.103,06 điểm, chỉ tăng chưa đầy 1 điểm so với đầu tuần. Đà tăng thiếu thuyết phục đến từ sự thận trọng của nhà đầu tư trước những phiên rung lắc quanh mốc 1.100 điểm cũng như diễn biến điều chỉnh ở các cổ phiếu vốn hóa lớn. Thanh khoản có xu hướng tiếp tục thu hẹp khi bình quân 3 sàn chỉ đạt 14.700 tỷ đồng/phiên, giảm 17% so với tuần trước đó và đồng thời là mức thấp nhất kể từ giữa tháng 5. Trong khi đó, khối ngoại vẫn miệt ròng bán ròng sang phiên thứ 18 liên tiếp, đồng thời là tuần bán ròng thứ 7 với quy mô 2.681 tỷ đồng. VN-Index gần như đi ngang trong tuần vừa qua với thanh khoản ở mức thấp. Ảnh: DNSE. Ở góc nhìn kỹ thuật, Công ty Chứng khoán Vietcombank cho biết VN-Index đã khởi sắc hơn trong tuần vừa qua và kết tuần hình thành nến Dragonfly Doji ở khung đồ thị tuần. Ở đồ thị 1 giờ, 2 chỉ báo MACD và RSI chưa cho dấu hiệu tạo đỉnh, đồng nghĩa chỉ số vẫn sẽ tiếp tục tích lũy và tiếp diễn xu hướng phục hồi trong thời gian tới. Thay vì hạ tỷ trọng thời điểm hiện tại, công ty khuyến nghị các nhà đầu tư vẫn nên giữ vững tâm lý trong các phiên rung lắc. Bên cạnh đó, nhà đầu tư có thể cân nhắc cơ cấu lại danh mục, gia tăng tỉ trọng hoặc mua mới đối với những cổ phiếu vẫn đang có diễn biến tốt, giữ vững vùng hỗ trợ hoặc có tín hiệu vượt đỉnh. Đồng quan điểm, trong bối cảnh VN-Index tiếp tục duy trì trên mốc 1.100 điểm với thanh khoản suy yếu, Chứng khoán BIDV đánh giá thị trường vẫn đang trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn và khả năng có những phiên bứt phá để hướng tới các ngưỡng cao hơn là chưa rõ ràng. THANH KHOẢN TRÊN HOSE SỤT GIẢM MẠNH Nhãn11/1212/1213/1214/1215/1218/1219/1220/1221/1222/12 Giá trị giao dịch tỷ đồng 14651139781844714681158851469212805132761129012254 Tương tự, Công ty Chứng khoán Yuanta cho rằng thị trường sẽ còn đi ngang quanh mức hiện tại trong phiên giao dịch kế tiếp. Do vẫn trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn nên không ngoại trừ khả năng tiếp tục xuất hiện các phiên đi ngang với thanh khoản thấp. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý tiếp tục tăng nhẹ nhưng vẫn ở vùng bi quan. Vì vậy, thị trường khó có dấu hiệu bứt phá tích cực. Trong khi đó, khối ngoại vẫn chưa dừng bán ròng khiến các nhà đầu tư cá nhân thêm e ngại và là rào cản cho xu hướng thị trường hiện tại. Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức trung tính. Do đó, công ty khuyến nghị nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức cân bằng và chưa nên mua thêm trong giai đoạn này. Theo đồ thị tuần, thị trường có thể sẽ tiếp tục đà hồi phục trong tuần tới nhưng không đáng kể. Đồng thời, thị trường có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy trung hạn và giảm dần rủi ro trung hạn. Xu hướng trung hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức trung tính. Vì vậy, các nhà đầu tư trung hạn có thể tiếp tục tăng dần tỷ trọng lên mức 35-40% danh mục. Trong khi đó, Công ty Chứng khoán Phú Hưng cho biết đà hồi phục kỹ thuật đã chững lại sau phiên 22/12 và thị trường có thể gặp rủi ro điều chỉnh ngắn hạn trở lại. Do đó, nhà đầu tư nên cân nhắc chốt lời một phần các vị thế lướt sóng và giữ tỷ trọng ở mức vừa phải nhằm tạo vị thế tốt trước biến động của thị trường chung. Với Chứng khoán VietCap, dự báo trong phiên tới, VN-Index sẽ tiếp tục dao động giữa hỗ trợ MA5 tại 1.099 điểm và kháng cự MA10, MA20 đang hội tụ tại 1.108 điểm để chờ đợi sự gia tăng trở lại của thanh khoản (có thể là từ lực mua hoặc lực bán). Ở kịch bản tích cực nếu VN-Index vượt kháng cự 1.108 điểm với thanh khoản gia tăng, chỉ số sẽ phát tín hiệu tăng lên vùng 1.125 (MA200), thậm chí 1.145 điểm (MA100). Ngược lại, nếu VN-Index phá vỡ hỗ trợ 1.099 điểm, chỉ số sẽ thoái lui về lại mốc 1.085 điểm. Bộ Xây dựng bán cổ phiếu doanh nghiệp với giá gấp 3 thị trườngBộ Xây dựng đã đấu giá thành công hơn 13,2 triệu cổ phiếu SHG của Tổng CTCP Sông Hồng với giá 10.500 đồng/đơn vị cho một tổ chức và một cá nhân trong nước, thu về 139 tỷ đồng. 11:53 24/12/2023 Khối ngoại bán ròng 7 tuần liên tiếp nhưng tin vui đã đến với TGDĐTrong bối cảnh khối ngoại tiếp tục duy trì trạng thái bán ròng trên thị trường, cổ phiếu MWG của Thế Giới Di Động bất ngờ nhận được lực mua ròng mạnh của khối này. 18:00 23/12/2023 Dồn dập cuộc đua tăng vốn công ty chứng khoánCác công ty chứng khoán đang chạy đua tăng vốn để mở rộng hoạt động ký quỹ. SSI trở thành công ty tiếp theo thông qua phương án phát hành cổ phiếu để nâng vốn thêm 5.300 tỷ đồng. 18:41 22/12/2023 Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Chứng khoán sẽ còn đi ngang với thanh khoản thấp Các công ty chứng khoán đều đồng thuận dự báo chỉ số chính sẽ tiếp tục tích lũy và đi ngang. Thị trường khó khởi sắc trong tuần giao dịch thứ 52. Kết thúc tuần giao dịch thứ 51, VN-Index tạm dừng ở mốc 1.103,06 điểm, chỉ tăng chưa đầy 1 điểm so với đầu tuần. Đà tăng thiếu thuyết phục đến từ sự thận trọng của nhà đầu tư trước những phiên rung lắc quanh mốc 1.100 điểm cũng như diễn biến điều chỉnh ở các cổ phiếu vốn hóa lớn. Thanh khoản có xu hướng tiếp tục thu hẹp khi bình quân 3 sàn chỉ đạt 14.700 tỷ đồng/phiên, giảm 17% so với tuần trước đó và đồng thời là mức thấp nhất kể từ giữa tháng 5. Trong khi đó, khối ngoại vẫn miệt ròng bán ròng sang phiên thứ 18 liên tiếp, đồng thời là tuần bán ròng thứ 7 với quy mô 2.681 tỷ đồng. VN-Index gần như đi ngang trong tuần vừa qua với thanh khoản ở mức thấp. Ảnh: DNSE. Ở góc nhìn kỹ thuật, Công ty Chứng khoán Vietcombank cho biết VN-Index đã khởi sắc hơn trong tuần vừa qua và kết tuần hình thành nến Dragonfly Doji ở khung đồ thị tuần. Ở đồ thị 1 giờ, 2 chỉ báo MACD và RSI chưa cho dấu hiệu tạo đỉnh, đồng nghĩa chỉ số vẫn sẽ tiếp tục tích lũy và tiếp diễn xu hướng phục hồi trong thời gian tới. Thay vì hạ tỷ trọng thời điểm hiện tại, công ty khuyến nghị các nhà đầu tư vẫn nên giữ vững tâm lý trong các phiên rung lắc. Bên cạnh đó, nhà đầu tư có thể cân nhắc cơ cấu lại danh mục, gia tăng tỉ trọng hoặc mua mới đối với những cổ phiếu vẫn đang có diễn biến tốt, giữ vững vùng hỗ trợ hoặc có tín hiệu vượt đỉnh. Đồng quan điểm, trong bối cảnh VN-Index tiếp tục duy trì trên mốc 1.100 điểm với thanh khoản suy yếu, Chứng khoán BIDV đánh giá thị trường vẫn đang trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn và khả năng có những phiên bứt phá để hướng tới các ngưỡng cao hơn là chưa rõ ràng. THANH KHOẢN TRÊN HOSE SỤT GIẢM MẠNH Nhãn11/1212/1213/1214/1215/1218/1219/1220/1221/1222/12 Giá trị giao dịch tỷ đồng 14651139781844714681158851469212805132761129012254 Tương tự, Công ty Chứng khoán Yuanta cho rằng thị trường sẽ còn đi ngang quanh mức hiện tại trong phiên giao dịch kế tiếp. Do vẫn trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn nên không ngoại trừ khả năng tiếp tục xuất hiện các phiên đi ngang với thanh khoản thấp. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý tiếp tục tăng nhẹ nhưng vẫn ở vùng bi quan. Vì vậy, thị trường khó có dấu hiệu bứt phá tích cực. Trong khi đó, khối ngoại vẫn chưa dừng bán ròng khiến các nhà đầu tư cá nhân thêm e ngại và là rào cản cho xu hướng thị trường hiện tại. Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức trung tính. Do đó, công ty khuyến nghị nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức cân bằng và chưa nên mua thêm trong giai đoạn này. Theo đồ thị tuần, thị trường có thể sẽ tiếp tục đà hồi phục trong tuần tới nhưng không đáng kể. Đồng thời, thị trường có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy trung hạn và giảm dần rủi ro trung hạn. Xu hướng trung hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức trung tính. Vì vậy, các nhà đầu tư trung hạn có thể tiếp tục tăng dần tỷ trọng lên mức 35-40% danh mục. Trong khi đó, Công ty Chứng khoán Phú Hưng cho biết đà hồi phục kỹ thuật đã chững lại sau phiên 22/12 và thị trường có thể gặp rủi ro điều chỉnh ngắn hạn trở lại. Do đó, nhà đầu tư nên cân nhắc chốt lời một phần các vị thế lướt sóng và giữ tỷ trọng ở mức vừa phải nhằm tạo vị thế tốt trước biến động của thị trường chung. Với Chứng khoán VietCap, dự báo trong phiên tới, VN-Index sẽ tiếp tục dao động giữa hỗ trợ MA5 tại 1.099 điểm và kháng cự MA10, MA20 đang hội tụ tại 1.108 điểm để chờ đợi sự gia tăng trở lại của thanh khoản (có thể là từ lực mua hoặc lực bán). Ở kịch bản tích cực nếu VN-Index vượt kháng cự 1.108 điểm với thanh khoản gia tăng, chỉ số sẽ phát tín hiệu tăng lên vùng 1.125 (MA200), thậm chí 1.145 điểm (MA100). Ngược lại, nếu VN-Index phá vỡ hỗ trợ 1.099 điểm, chỉ số sẽ thoái lui về lại mốc 1.085 điểm. Bộ Xây dựng bán cổ phiếu doanh nghiệp với giá gấp 3 thị trườngBộ Xây dựng đã đấu giá thành công hơn 13,2 triệu cổ phiếu SHG của Tổng CTCP Sông Hồng với giá 10.500 đồng/đơn vị cho một tổ chức và một cá nhân trong nước, thu về 139 tỷ đồng. 11:53 24/12/2023 Khối ngoại bán ròng 7 tuần liên tiếp nhưng tin vui đã đến với TGDĐTrong bối cảnh khối ngoại tiếp tục duy trì trạng thái bán ròng trên thị trường, cổ phiếu MWG của Thế Giới Di Động bất ngờ nhận được lực mua ròng mạnh của khối này. 18:00 23/12/2023 Dồn dập cuộc đua tăng vốn công ty chứng khoánCác công ty chứng khoán đang chạy đua tăng vốn để mở rộng hoạt động ký quỹ. SSI trở thành công ty tiếp theo thông qua phương án phát hành cổ phiếu để nâng vốn thêm 5.300 tỷ đồng. 18:41 22/12/2023 Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
SCIC muốn thoái toàn bộ vốn tại Vinacontrol
SCIC sẽ bán đấu giá 3,15 triệu cổ phiếu VNC, tương đương 30% vốn điều lệ của Vinacontrol, với giá khởi điểm 171,6 tỷ đồng.
Mức giá khởi điểm cho lô cổ phần Vinacontrol là 171,6 tỷ đồng. Ảnh: VNC. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo về việc đăng ký làm đại lý đấu giá theo lô của CTCP Tập đoàn Vinacontrol (HNX: VNC) do Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sở hữu. Cụ thể, SCIC sẽ bán đấu giá 3,15 triệu cổ phiếu VNC, tương đương 30% vốn điều lệ của Vinacontrol, vào ngày 15/1/2024 tới. Đây là toàn bộ số cổ phần VNC mà SCIC đang sở hữu. Giá khởi điểm cho cả lô cổ phần này là gần 171,6 tỷ đồng, tương đương khoảng 54.500 đồng/cổ phần. So với thị giá trên sàn, giá khởi điểm của phiên đấu giá đang cao hơn khoảng 9%. Vinacontrol được thành lập vào năm 1957, tiền thân là Cục Kiểm nghiệm hàng hoá xuất nhập khẩu thuộc Bộ Thương nghiệp (nay là Bộ Công Thương). Ngành nghề kinh doanh chính của công ty là giám định, thử nghiệm, chứng nhận và đánh giá chất lượng. Công ty niêm yết trên HNX từ tháng 12/2006. Trên thị trường, Vinacontrol là công ty giám định đầu tiên của Việt Nam và là công ty giám định duy nhất trên sàn chứng khoán hiện nay. Bên cạnh SCIC, Vinacontrol có 2 cổ đông lớn khác là CTCP Chứng khoán ASEAN và Công ty TNHH DOHA Đầu tư với tỷ lệ sở hữu lần lượt là 11,95% và 18,67%. Dù quy mô hoạt động không lớn nhưng tình hình kinh doanh của doanh nghiệp tương đối tích cực. Trong đó doanh thu thuần đã tăng liên tục từ năm 2012 đến nay. Trong 9 tháng đầu năm nay, doanh thu thuần của Vinacontrol đạt 511 tỷ đồng, tăng gần 13% so với cùng kỳ năm ngoái và lợi nhuận sau thuế đạt 29 tỷ đồng, tăng 5%. Ngoài ra, công ty này còn có trụ sở, chi nhánh tại nhiều vị trí đắc địa tại Hà Nội như số 54 Trần Nhân Tông, 96 Yết Kiêu, 41 Nguyễn Thượng Hiền cùng nhiều chi nhánh khác tại các thành phố lớn. Nhà đầu tư sẽ ra sao khi cổ phiếu doanh nghiệp bị hủy niêm yết?Cổ phiếu bị hủy niêm yết có thể chuyển xuống giao dịch tại UPCoM. Tuy nhiên, không ngoại trừ khả năng cổ phiếu bị mất thanh khoán, dẫn đến tình trạng nhà đầu tư bị "giam vốn". 06:00 11/12/2023 Công ty địa ốc có 12.400 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong tháng nàyTrong tháng cuối cùng của năm, tổng giá trị trái phiếu sẽ đến hạn là 26.761 tỷ đồng. Trong đó, 46% giá trị đến từ nhóm bất động sản. 11:41 10/12/2023 Chủ tịch Vinasun từ nhiệm sau 23 năm, con trai lên làm Tổng giám đốcÔng Đặng Phước Thành đã từ nhiệm chức Chủ tịch HĐQT Vinasun, đồng thời giao lại vị trí cho Tổng giám đốc Tạ Long Hỷ. Vị trí Tổng giám đốc sẽ nhường lại cho con trai ông Thành. 10:28 9/12/2023 Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
SCIC muốn thoái toàn bộ vốn tại Vinacontrol SCIC sẽ bán đấu giá 3,15 triệu cổ phiếu VNC, tương đương 30% vốn điều lệ của Vinacontrol, với giá khởi điểm 171,6 tỷ đồng. Mức giá khởi điểm cho lô cổ phần Vinacontrol là 171,6 tỷ đồng. Ảnh: VNC. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo về việc đăng ký làm đại lý đấu giá theo lô của CTCP Tập đoàn Vinacontrol (HNX: VNC) do Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sở hữu. Cụ thể, SCIC sẽ bán đấu giá 3,15 triệu cổ phiếu VNC, tương đương 30% vốn điều lệ của Vinacontrol, vào ngày 15/1/2024 tới. Đây là toàn bộ số cổ phần VNC mà SCIC đang sở hữu. Giá khởi điểm cho cả lô cổ phần này là gần 171,6 tỷ đồng, tương đương khoảng 54.500 đồng/cổ phần. So với thị giá trên sàn, giá khởi điểm của phiên đấu giá đang cao hơn khoảng 9%. Vinacontrol được thành lập vào năm 1957, tiền thân là Cục Kiểm nghiệm hàng hoá xuất nhập khẩu thuộc Bộ Thương nghiệp (nay là Bộ Công Thương). Ngành nghề kinh doanh chính của công ty là giám định, thử nghiệm, chứng nhận và đánh giá chất lượng. Công ty niêm yết trên HNX từ tháng 12/2006. Trên thị trường, Vinacontrol là công ty giám định đầu tiên của Việt Nam và là công ty giám định duy nhất trên sàn chứng khoán hiện nay. Bên cạnh SCIC, Vinacontrol có 2 cổ đông lớn khác là CTCP Chứng khoán ASEAN và Công ty TNHH DOHA Đầu tư với tỷ lệ sở hữu lần lượt là 11,95% và 18,67%. Dù quy mô hoạt động không lớn nhưng tình hình kinh doanh của doanh nghiệp tương đối tích cực. Trong đó doanh thu thuần đã tăng liên tục từ năm 2012 đến nay. Trong 9 tháng đầu năm nay, doanh thu thuần của Vinacontrol đạt 511 tỷ đồng, tăng gần 13% so với cùng kỳ năm ngoái và lợi nhuận sau thuế đạt 29 tỷ đồng, tăng 5%. Ngoài ra, công ty này còn có trụ sở, chi nhánh tại nhiều vị trí đắc địa tại Hà Nội như số 54 Trần Nhân Tông, 96 Yết Kiêu, 41 Nguyễn Thượng Hiền cùng nhiều chi nhánh khác tại các thành phố lớn. Nhà đầu tư sẽ ra sao khi cổ phiếu doanh nghiệp bị hủy niêm yết?Cổ phiếu bị hủy niêm yết có thể chuyển xuống giao dịch tại UPCoM. Tuy nhiên, không ngoại trừ khả năng cổ phiếu bị mất thanh khoán, dẫn đến tình trạng nhà đầu tư bị "giam vốn". 06:00 11/12/2023 Công ty địa ốc có 12.400 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong tháng nàyTrong tháng cuối cùng của năm, tổng giá trị trái phiếu sẽ đến hạn là 26.761 tỷ đồng. Trong đó, 46% giá trị đến từ nhóm bất động sản. 11:41 10/12/2023 Chủ tịch Vinasun từ nhiệm sau 23 năm, con trai lên làm Tổng giám đốcÔng Đặng Phước Thành đã từ nhiệm chức Chủ tịch HĐQT Vinasun, đồng thời giao lại vị trí cho Tổng giám đốc Tạ Long Hỷ. Vị trí Tổng giám đốc sẽ nhường lại cho con trai ông Thành. 10:28 9/12/2023 Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
NHNN sắp thanh tra, xử lý sở hữu chéo tại các ngân hàng
Theo NHNN, việc xử lý sở hữu chéo vẫn còn khó khăn trong trường hợp cổ đông lớn và người có liên quan cố tình che giấu, nhờ cá nhân hoặc tổ chức khác đứng tên hộ số cổ phần sở hữu.
NHNN sẽ thanh tra chuyển nhượng cổ phần, cổ phiếu tại các nhà băng để ngăn tình trạng sở hữu chéo trong năm nay. Ảnh: Hoàng Hà. Trong báo cáo gửi Quốc hội về hoạt động ngân hàng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có thông tin về kế hoạch thanh tra chuyển nhượng cổ phần, cổ phiếu tại các nhà băng để ngăn tình trạng sở hữu chéo trong năm nay. Theo đó, NHNN cho biết tình trạng sở hữu cổ phần, sở hữu chéo giữa các tổ chức tín dụng, giữa tổ chức tín dụng và doanh nghiệp đã giảm đáng kể so với giai đoạn trước đây. Tuy nhiên, việc xử lý vấn đề sở hữu vượt giới hạn quy định, sở hữu chéo vẫn khó khăn trong trường hợp cổ đông lớn và người có liên quan của cổ đông lớn cố tình che giấu, nhờ cá nhân/tổ chức khác đứng tên hộ số cổ phần sở hữu để lách quy định. Đặc biệt, NHNN cũng cho biết hiện vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn trong việc ngăn ngừa tình trạng sở hữu chéo ngân hàng liên quan đến nhiều đối tượng thuộc sự quản lý của các bộ, ngành. Trong khi thực tế, đối tượng quản lý của NHNN chỉ là các tổ chức tín dụng. Vì vậy, việc sở hữu chéo giữa các công ty trong lĩnh vực khác NHNN không có thông tin cũng như không có công cụ để kiểm soát. Bên cạnh đó, việc kiểm soát sở hữu chéo rất khó khăn trong trường hợp cổ đông lớn và người có liên quan của cổ đông lớn cố tình che giấu, nhờ cá nhân, tổ chức khác đứng tên hộ số cổ phần sở hữu để lách quy định. "Điều này dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ hoạt động của tổ chức tín dụng thiếu công khai, minh bạch, đồng thời việc này chỉ có thể được phát hiện và nhận diện thông qua công tác điều tra, xác minh của cơ quan điều tra", NHNN nhận định. Để hạn chế tình trạng trên, NHNN cho biết trong thời gian tới sẽ tiếp tục giám sát an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng và qua công tác thanh tra về vốn, tình hình sở hữu cổ phần của tổ chức tín dụng, hoạt động cho vay, đầu tư, góp vốn... Trường hợp phát hiện rủi ro, vi phạm, NHNN sẽ chỉ đạo tổ chức tín dụng xử lý các tồn tại nhằm ngăn ngừa rủi ro. Đối với các trường hợp phát hiện dấu hiệu tội phạm, cơ quan quản lý sẽ xem xét chuyển cơ quan công an điều tra, làm rõ hành vi vi phạm (nếu có) để xử lý nhằm ngăn ngừa rủi ro. Mới đây, ngày 4/5, NHNN cũng đã có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng cổ phần tuân thủ đúng quy định của pháp luật về sở hữu cổ phần, cấp tín dụng đối với cổ đông và người có liên quan. Đối với tổ chức tín dụng có sở hữu cổ phần vượt giới hạn quy định, khẩn trương thực hiện các giải pháp xử lý quyết liệt vấn đề này, phối hợp chặt chẽ cổ đông lớn xây dựng giải pháp thoái vốn theo quy định, chỉ đạo của cấp có thẩm quyền nhằm tuân thủ quy định của pháp luật. NHNN cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ; tiếp tục rà soát, theo dõi, giám sát chặt chẽ hoạt động cấp tín dụng, biến động sở hữu cổ phần của cổ đông, cổ đông và người có liên quan, nhóm cổ đông cần quan tâm (nếu có), kịp thời phát hiện, xử lý các tồn tại, vi phạm về sở hữu cổ phần, cấp tín dụng, góp vốn không đúng quy định, ngăn ngừa sở hữu chéo, thao túng hoạt động của tổ chức tín dụng. Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế Kiến nghị cho lao động nam nghỉ hưu khi 60 tuổi, nữ 55 tuổiCác hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị cho người lao động về hưu sớm theo nguyện vọng khi đã tham gia bảo hiểm xã hội đủ 15 năm, mức hưởng lương hưu theo tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội. 15:49 7/5/2023 Phó thống đốc NHNN: Lãi suất cho vay đã giảm về mức 9-9,2%Theo Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, hiện lãi suất tiền gửi bình quân đang giảm về mức 6-6,1%/năm, lãi suất cho vay bình quân 9-9,2%/năm, đây là mức giảm khá tích cực. 21:20 5/5/2023
NHNN sắp thanh tra, xử lý sở hữu chéo tại các ngân hàng Theo NHNN, việc xử lý sở hữu chéo vẫn còn khó khăn trong trường hợp cổ đông lớn và người có liên quan cố tình che giấu, nhờ cá nhân hoặc tổ chức khác đứng tên hộ số cổ phần sở hữu. NHNN sẽ thanh tra chuyển nhượng cổ phần, cổ phiếu tại các nhà băng để ngăn tình trạng sở hữu chéo trong năm nay. Ảnh: Hoàng Hà. Trong báo cáo gửi Quốc hội về hoạt động ngân hàng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có thông tin về kế hoạch thanh tra chuyển nhượng cổ phần, cổ phiếu tại các nhà băng để ngăn tình trạng sở hữu chéo trong năm nay. Theo đó, NHNN cho biết tình trạng sở hữu cổ phần, sở hữu chéo giữa các tổ chức tín dụng, giữa tổ chức tín dụng và doanh nghiệp đã giảm đáng kể so với giai đoạn trước đây. Tuy nhiên, việc xử lý vấn đề sở hữu vượt giới hạn quy định, sở hữu chéo vẫn khó khăn trong trường hợp cổ đông lớn và người có liên quan của cổ đông lớn cố tình che giấu, nhờ cá nhân/tổ chức khác đứng tên hộ số cổ phần sở hữu để lách quy định. Đặc biệt, NHNN cũng cho biết hiện vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn trong việc ngăn ngừa tình trạng sở hữu chéo ngân hàng liên quan đến nhiều đối tượng thuộc sự quản lý của các bộ, ngành. Trong khi thực tế, đối tượng quản lý của NHNN chỉ là các tổ chức tín dụng. Vì vậy, việc sở hữu chéo giữa các công ty trong lĩnh vực khác NHNN không có thông tin cũng như không có công cụ để kiểm soát. Bên cạnh đó, việc kiểm soát sở hữu chéo rất khó khăn trong trường hợp cổ đông lớn và người có liên quan của cổ đông lớn cố tình che giấu, nhờ cá nhân, tổ chức khác đứng tên hộ số cổ phần sở hữu để lách quy định. "Điều này dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ hoạt động của tổ chức tín dụng thiếu công khai, minh bạch, đồng thời việc này chỉ có thể được phát hiện và nhận diện thông qua công tác điều tra, xác minh của cơ quan điều tra", NHNN nhận định. Để hạn chế tình trạng trên, NHNN cho biết trong thời gian tới sẽ tiếp tục giám sát an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng và qua công tác thanh tra về vốn, tình hình sở hữu cổ phần của tổ chức tín dụng, hoạt động cho vay, đầu tư, góp vốn... Trường hợp phát hiện rủi ro, vi phạm, NHNN sẽ chỉ đạo tổ chức tín dụng xử lý các tồn tại nhằm ngăn ngừa rủi ro. Đối với các trường hợp phát hiện dấu hiệu tội phạm, cơ quan quản lý sẽ xem xét chuyển cơ quan công an điều tra, làm rõ hành vi vi phạm (nếu có) để xử lý nhằm ngăn ngừa rủi ro. Mới đây, ngày 4/5, NHNN cũng đã có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng cổ phần tuân thủ đúng quy định của pháp luật về sở hữu cổ phần, cấp tín dụng đối với cổ đông và người có liên quan. Đối với tổ chức tín dụng có sở hữu cổ phần vượt giới hạn quy định, khẩn trương thực hiện các giải pháp xử lý quyết liệt vấn đề này, phối hợp chặt chẽ cổ đông lớn xây dựng giải pháp thoái vốn theo quy định, chỉ đạo của cấp có thẩm quyền nhằm tuân thủ quy định của pháp luật. NHNN cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ; tiếp tục rà soát, theo dõi, giám sát chặt chẽ hoạt động cấp tín dụng, biến động sở hữu cổ phần của cổ đông, cổ đông và người có liên quan, nhóm cổ đông cần quan tâm (nếu có), kịp thời phát hiện, xử lý các tồn tại, vi phạm về sở hữu cổ phần, cấp tín dụng, góp vốn không đúng quy định, ngăn ngừa sở hữu chéo, thao túng hoạt động của tổ chức tín dụng. Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế Kiến nghị cho lao động nam nghỉ hưu khi 60 tuổi, nữ 55 tuổiCác hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị cho người lao động về hưu sớm theo nguyện vọng khi đã tham gia bảo hiểm xã hội đủ 15 năm, mức hưởng lương hưu theo tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội. 15:49 7/5/2023 Phó thống đốc NHNN: Lãi suất cho vay đã giảm về mức 9-9,2%Theo Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, hiện lãi suất tiền gửi bình quân đang giảm về mức 6-6,1%/năm, lãi suất cho vay bình quân 9-9,2%/năm, đây là mức giảm khá tích cực. 21:20 5/5/2023
Lợi nhuận Thaco tăng 40%, nợ phải trả gấp đôi vốn chủ sở hữu
Tập đoàn của tỷ phú Trần Bá Dương ghi nhận mức lãi cao trở lại 7.420 tỷ đồng, quy mô tổng tài sản và nợ phải trả phình to trong các năm gần đây.
Công ty CP Tập đoàn Trường Hải (Thaco) vừa có bản công bố thông tin tài chính trở lại sau khi hủy tư cách công ty đại chúng vào tháng 5/2021, văn bản được gửi đến Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Báo cáo mới nhất ghi nhận Thaco có lợi nhuận sau thuế khoảng 7.420 tỷ đồng trong năm 2022. Con số này cao hơn 40% so với năm 2021 và đưa doanh nghiệp này trở lại cột mốc lợi nhuận trên 7.000 tỷ đồng sau 5 năm. Nhờ kết quả này, tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) của tập đoàn được cải thiện từ 11,3% lên 15,3%. Vốn chủ sở hữu tại thời điểm cuối năm ngoái của Thaco đạt 48.445 tỷ đồng, tương đương tăng gần 2.000 tỷ đồng sau một năm. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu (D/E) là 2,16 lần, tương đương mức tổng nợ phải trả hơn 104.000 tỷ đồng. Các chỉ số tài chính kể trên kéo quy mô tổng tài sản Thaco mở rộng liên tục và lập đỉnh mới hơn 153.000 tỷ đồng. So với các tập đoàn tư nhân khác, con số này tương đương với VinFast hay Masan Group và thấp hơn một chút so với Sovico Group (165.000 tỷ đồng) hay Hòa Phát (170.000 tỷ đồng). CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CỦA THACO Báo cáo hợp nhất Nhãn Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Tổng tài sản Tỷ đồng 14322 18931 30810 53949 60538 74836 106795 115257 128867 153086 Lãi sau thuế Tỷ đồng 1121 3281 7077 7993 5000 6271 5368 3817 5294 7420 Theo bản báo cáo, riêng dư nợ trái phiếu trên vốn chủ sở hữu của Thaco là 0,17 lần. Như vậy, doanh nghiệp này còn khoảng 8.200 tỷ đồng dư nợ trái phiếu. Theo dữ liệu từ HNX, công ty mẹ Thaco đang lưu hành 3 lô trái phiếu với tổng trị giá 6.200 tỷ đồng, sẽ đáo hạn lần lượt vào các tháng 12/2024, 12/2025 và tháng 9/2026. Ngoài ra, công ty con là Công ty Nông nghiệp Trường Hải (Thagrico) cũng có 1 lô trái phiếu riêng lẻ 2.400 tỷ đồng được phát hành vào tháng 10/2021 và sẽ đáo hạn vào tháng 10/2026. Năm nay, Thaco của tỷ phú Trần Bá Dương đặt mục tiêu phát triển thành tập đoàn công nghiệp đa ngành với 6 công ty thành viên trong các lĩnh vực: Ôtô; cơ khí và công nghiệp hỗ trợ; nông nghiệp; logistics; đầu tư và xây dựng thương mại; dịch vụ có tính bổ trợ và tích hợp cao. Với mảng ôtô, nhà sản xuất dự báo thị trường sẽ ảm đạm trong năm nay nên đặt mục tiêu doanh số trên 120.000 xe (trong đó, xe du lịch là 96.000 xe, xe tải 23.500 xe, xe bus và mini bus 1.500 xe). Tổng doanh thu hợp nhất dự kiến đạt trên 90.000 tỷ đồng. Chỉ tiêu doanh thu cho lĩnh vực công nghiệp là hơn 20.000 tỷ đồng, trong đó thị trường xuất khẩu chiếm hơn 9.600 tỷ, tương đương 400 triệu USD. Thaco Industries sẽ đầu tư xây dựng trung tâm R&D mới, tổ hợp nội thất xe du lịch, nhà máy sản xuất kính xe du lịch, 2 nhà máy sản xuất linh kiện. Trong lĩnh vực bất động sản, Thaco đã phân cấp cho Thadico quản lý và phụ trách hoạt động đầu tư. Tập đoàn dự kiến khởi công 24 dự án bao gồm các loại hạ tầng, giao thông, thương mại, nhà ở trong giai đoạn tới. Còn với Thaco Agri, tổng doanh thu hợp nhất trước thuế năm nay ước đạt 10.000 tỷ đồng, phát triển diện tích trồng chuối lên 14.000 ha, diện tích cao su chăm sóc khai thác lâu dài 12.000 ha; đầu tư trang trại với quy mô đàn bò đến cuối năm hơn 100.000 con và heo 215.000 con. Với Thiso, dự kiến năm nay, công ty tiếp tục đưa vào vận hành trung tâm Thiso Retail Phan Huy Ích (TP.HCM), triển khai xây dựng để đưa vào vận hành trong năm 2024 hai dự án phức hợp: Tây Hồ Tây - Hà Nội, Biên Hòa - Đồng Nai. Riêng mảng cung ứng dịch vụ logistics, Thilogi đặt mục tiêu tổng sản lượng hàng hóa qua cảng đạt 4,5 triệu tấn, tăng 15% so với năm 2022. Tổng doanh thu năm 2023 dự kiến đạt hơn 3.000 tỷ đồng. Thaco muốn khởi công 24 dự án mớiThaco dự kiến sẽ khởi công 24 dự án bao gồm các loại hạ tầng, giao thông, thương mại, nhà ở... và hoàn thành bàn giao 3 dự án trong năm 2023. 13:02 16/2/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Lợi nhuận Thaco tăng 40%, nợ phải trả gấp đôi vốn chủ sở hữu Tập đoàn của tỷ phú Trần Bá Dương ghi nhận mức lãi cao trở lại 7.420 tỷ đồng, quy mô tổng tài sản và nợ phải trả phình to trong các năm gần đây. Công ty CP Tập đoàn Trường Hải (Thaco) vừa có bản công bố thông tin tài chính trở lại sau khi hủy tư cách công ty đại chúng vào tháng 5/2021, văn bản được gửi đến Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Báo cáo mới nhất ghi nhận Thaco có lợi nhuận sau thuế khoảng 7.420 tỷ đồng trong năm 2022. Con số này cao hơn 40% so với năm 2021 và đưa doanh nghiệp này trở lại cột mốc lợi nhuận trên 7.000 tỷ đồng sau 5 năm. Nhờ kết quả này, tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) của tập đoàn được cải thiện từ 11,3% lên 15,3%. Vốn chủ sở hữu tại thời điểm cuối năm ngoái của Thaco đạt 48.445 tỷ đồng, tương đương tăng gần 2.000 tỷ đồng sau một năm. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu (D/E) là 2,16 lần, tương đương mức tổng nợ phải trả hơn 104.000 tỷ đồng. Các chỉ số tài chính kể trên kéo quy mô tổng tài sản Thaco mở rộng liên tục và lập đỉnh mới hơn 153.000 tỷ đồng. So với các tập đoàn tư nhân khác, con số này tương đương với VinFast hay Masan Group và thấp hơn một chút so với Sovico Group (165.000 tỷ đồng) hay Hòa Phát (170.000 tỷ đồng). CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CỦA THACO Báo cáo hợp nhất Nhãn Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Tổng tài sản Tỷ đồng 14322 18931 30810 53949 60538 74836 106795 115257 128867 153086 Lãi sau thuế Tỷ đồng 1121 3281 7077 7993 5000 6271 5368 3817 5294 7420 Theo bản báo cáo, riêng dư nợ trái phiếu trên vốn chủ sở hữu của Thaco là 0,17 lần. Như vậy, doanh nghiệp này còn khoảng 8.200 tỷ đồng dư nợ trái phiếu. Theo dữ liệu từ HNX, công ty mẹ Thaco đang lưu hành 3 lô trái phiếu với tổng trị giá 6.200 tỷ đồng, sẽ đáo hạn lần lượt vào các tháng 12/2024, 12/2025 và tháng 9/2026. Ngoài ra, công ty con là Công ty Nông nghiệp Trường Hải (Thagrico) cũng có 1 lô trái phiếu riêng lẻ 2.400 tỷ đồng được phát hành vào tháng 10/2021 và sẽ đáo hạn vào tháng 10/2026. Năm nay, Thaco của tỷ phú Trần Bá Dương đặt mục tiêu phát triển thành tập đoàn công nghiệp đa ngành với 6 công ty thành viên trong các lĩnh vực: Ôtô; cơ khí và công nghiệp hỗ trợ; nông nghiệp; logistics; đầu tư và xây dựng thương mại; dịch vụ có tính bổ trợ và tích hợp cao. Với mảng ôtô, nhà sản xuất dự báo thị trường sẽ ảm đạm trong năm nay nên đặt mục tiêu doanh số trên 120.000 xe (trong đó, xe du lịch là 96.000 xe, xe tải 23.500 xe, xe bus và mini bus 1.500 xe). Tổng doanh thu hợp nhất dự kiến đạt trên 90.000 tỷ đồng. Chỉ tiêu doanh thu cho lĩnh vực công nghiệp là hơn 20.000 tỷ đồng, trong đó thị trường xuất khẩu chiếm hơn 9.600 tỷ, tương đương 400 triệu USD. Thaco Industries sẽ đầu tư xây dựng trung tâm R&D mới, tổ hợp nội thất xe du lịch, nhà máy sản xuất kính xe du lịch, 2 nhà máy sản xuất linh kiện. Trong lĩnh vực bất động sản, Thaco đã phân cấp cho Thadico quản lý và phụ trách hoạt động đầu tư. Tập đoàn dự kiến khởi công 24 dự án bao gồm các loại hạ tầng, giao thông, thương mại, nhà ở trong giai đoạn tới. Còn với Thaco Agri, tổng doanh thu hợp nhất trước thuế năm nay ước đạt 10.000 tỷ đồng, phát triển diện tích trồng chuối lên 14.000 ha, diện tích cao su chăm sóc khai thác lâu dài 12.000 ha; đầu tư trang trại với quy mô đàn bò đến cuối năm hơn 100.000 con và heo 215.000 con. Với Thiso, dự kiến năm nay, công ty tiếp tục đưa vào vận hành trung tâm Thiso Retail Phan Huy Ích (TP.HCM), triển khai xây dựng để đưa vào vận hành trong năm 2024 hai dự án phức hợp: Tây Hồ Tây - Hà Nội, Biên Hòa - Đồng Nai. Riêng mảng cung ứng dịch vụ logistics, Thilogi đặt mục tiêu tổng sản lượng hàng hóa qua cảng đạt 4,5 triệu tấn, tăng 15% so với năm 2022. Tổng doanh thu năm 2023 dự kiến đạt hơn 3.000 tỷ đồng. Thaco muốn khởi công 24 dự án mớiThaco dự kiến sẽ khởi công 24 dự án bao gồm các loại hạ tầng, giao thông, thương mại, nhà ở... và hoàn thành bàn giao 3 dự án trong năm 2023. 13:02 16/2/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Chứng khoán Trí Việt nói về ý kiến ngoại trừ, nhấn mạnh của kiểm toán
CTCP Chứng khoán Trí Việt (TVB) vừa có báo cáo gửi HoSE, giải trình ý kiến kiểm toán ngoại trừ và nhấn mạnh trong báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022.
Cụ thể, trên BCTC kiểm toán năm 2022 của Chứng khoán Trí Việt, đơn vị kiểm toán đã đưa ra ý kiến ngoại trừ với giá trị khoản phải thu khác tại ngày 31/12/2022 của công ty với hơn 480 tỷ đồng và cơ sở trích lập dự phòng rủi ro tài chính đối với khoản thu này. Theo đó, Chứng khoán Trí Việt lý giải số dư nợ phải thu khác tại ngày 31/12/2022 bao gồm hơn 480 tỷ đồng tại thời điểm 31/12/2022 là của các hợp đồng môi giới mua bán chứng khoán với mục đích hợp tác tìm kiếm cơ hội đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, do năm 2022, công ty có phát sinh một số vấn đề liên quan tới hoạt động và tổ chức nên chưa thể làm việc với các đối tác để đôn đốc tiến độ và thu hồi số tiền đã chuyển theo hợp đồng. Do vậy, sau khi xem xét thận trọng về khả năng thu hồi, doanh nghiệp đã quyết định trích lập dự phòng tổn thất thận trọng với tỷ lệ 70% số dư nợ phải thu với số tiền 336,483 tỷ đồng. Giá trị thuần của các khoản nợ phải thu trên trên bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/2022 là 144,207 tỷ đồng. Đồng thời, do ảnh hưởng không tốt của thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng trong năm 2022, việc thực hiện các hợp đồng môi giới mua chứng khoán không thuận lợi và không được đồng bộ, do đó kiểm toán viên đã đưa ra ý kiến ngoại trừ đối với khoản mục này. Liên quan đến nhấn mạnh chênh lệch đánh giá lại tài sản tài chính sẵn sàng để bán (AFS), doanh nghiệp cho biết AFS bao gồm các mã cổ phiếu HPG và FPT được công ty phân loại tại thời điểm ghi nhận ban đầu vào năm 2021 và áp dụng nhất quán cho năm tài chính 2022. Khoản lỗ đánh giá lại AFS theo giá thị trường với số tiền 92,8 tỷ đồng (đầu năm là 22,6 tỷ đồng) được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu tại chỉ tiêu chênh lệch đánh giá lại tài sản tài chính theo giá trị hợp lý, đồng thời ghi nhận vào chỉ tiêu thu nhập (lỗ) toàn diện khác trên báo cáo kết quả hoạt động riêng. Các khoản lỗ do đánh giá lại đều được phản ánh giảm vốn chủ sở hữu và giảm thu nhập toàn diện, mà không phản ánh vào lợi nhuận sau thuế 2022 và lợi nhuận chưa phân phối. Việc ghi nhận như vậy sẽ tiếp tục cho đến khi tài sản tài chính được dừng ghi nhận theo đúng quy định. Tuy nhiên, do chưa phản ánh vào lợi nhuận sau thuế nên các phân tích dựa trên lợi nhuận sau thuế chưa phân phối từ kết quả kinh doanh 2022 từ các bên hữu quan sẽ chưa bao gồm khoản lỗ trên. Cũng trong văn bản này, đơn vị kiểm toán còn nhấn mạnh về việc Chứng khoán Trí Việt liên quan vụ án thao túng thị trường chứng khoán xảy ra tại CTCP Louis Holding, CTCP Louis Capital, CTCP Louis Land và CTCP Chứng khoán Trí Việt. Doanh nghiệp cho biết theo kết luận tại Bản án của Tòa án nhân dân TP Hà Nội, các cá nhân vi phạm chịu trách nhiệm hình sự và dân sự liên quan. Ngoài ra, công ty cũng không phát sinh các nghĩa vụ tài chính pháp lý nào từ sự kiện nêu trên. Hiện tại, công ty đã thực hiện việc kiện toàn bộ máy nhân sự chủ chốt, tái cơ cấu hoạt động kinh doanh và đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy phép điều chỉnh Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty chứng khoán nên BCTC kiểm toán 2022 được lập dựa trên giả thiết công ty hoạt động liên tục là phù hợp. 7 mã cổ phiếu bị đưa vào diện kiểm soátSở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa thông báo IBC, TVB và 5 mã cổ phiếu khác chuyển từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát. 12:25 8/5/2023 Tháo chạy khỏi cổ phiếu TVB, TVC sau khi chủ tịch bị bắtNhà đầu tư tiếp tục bán tháo khối lượng lớn cổ phiếu TVC, TVB nhưng hầu hết vẫn chưa thể khớp lệnh, đẩy thị giá tiến sát về đáy lịch sử. 15:41 13/12/2022 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Chứng khoán Trí Việt nói về ý kiến ngoại trừ, nhấn mạnh của kiểm toán CTCP Chứng khoán Trí Việt (TVB) vừa có báo cáo gửi HoSE, giải trình ý kiến kiểm toán ngoại trừ và nhấn mạnh trong báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022. Cụ thể, trên BCTC kiểm toán năm 2022 của Chứng khoán Trí Việt, đơn vị kiểm toán đã đưa ra ý kiến ngoại trừ với giá trị khoản phải thu khác tại ngày 31/12/2022 của công ty với hơn 480 tỷ đồng và cơ sở trích lập dự phòng rủi ro tài chính đối với khoản thu này. Theo đó, Chứng khoán Trí Việt lý giải số dư nợ phải thu khác tại ngày 31/12/2022 bao gồm hơn 480 tỷ đồng tại thời điểm 31/12/2022 là của các hợp đồng môi giới mua bán chứng khoán với mục đích hợp tác tìm kiếm cơ hội đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, do năm 2022, công ty có phát sinh một số vấn đề liên quan tới hoạt động và tổ chức nên chưa thể làm việc với các đối tác để đôn đốc tiến độ và thu hồi số tiền đã chuyển theo hợp đồng. Do vậy, sau khi xem xét thận trọng về khả năng thu hồi, doanh nghiệp đã quyết định trích lập dự phòng tổn thất thận trọng với tỷ lệ 70% số dư nợ phải thu với số tiền 336,483 tỷ đồng. Giá trị thuần của các khoản nợ phải thu trên trên bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/2022 là 144,207 tỷ đồng. Đồng thời, do ảnh hưởng không tốt của thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng trong năm 2022, việc thực hiện các hợp đồng môi giới mua chứng khoán không thuận lợi và không được đồng bộ, do đó kiểm toán viên đã đưa ra ý kiến ngoại trừ đối với khoản mục này. Liên quan đến nhấn mạnh chênh lệch đánh giá lại tài sản tài chính sẵn sàng để bán (AFS), doanh nghiệp cho biết AFS bao gồm các mã cổ phiếu HPG và FPT được công ty phân loại tại thời điểm ghi nhận ban đầu vào năm 2021 và áp dụng nhất quán cho năm tài chính 2022. Khoản lỗ đánh giá lại AFS theo giá thị trường với số tiền 92,8 tỷ đồng (đầu năm là 22,6 tỷ đồng) được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu tại chỉ tiêu chênh lệch đánh giá lại tài sản tài chính theo giá trị hợp lý, đồng thời ghi nhận vào chỉ tiêu thu nhập (lỗ) toàn diện khác trên báo cáo kết quả hoạt động riêng. Các khoản lỗ do đánh giá lại đều được phản ánh giảm vốn chủ sở hữu và giảm thu nhập toàn diện, mà không phản ánh vào lợi nhuận sau thuế 2022 và lợi nhuận chưa phân phối. Việc ghi nhận như vậy sẽ tiếp tục cho đến khi tài sản tài chính được dừng ghi nhận theo đúng quy định. Tuy nhiên, do chưa phản ánh vào lợi nhuận sau thuế nên các phân tích dựa trên lợi nhuận sau thuế chưa phân phối từ kết quả kinh doanh 2022 từ các bên hữu quan sẽ chưa bao gồm khoản lỗ trên. Cũng trong văn bản này, đơn vị kiểm toán còn nhấn mạnh về việc Chứng khoán Trí Việt liên quan vụ án thao túng thị trường chứng khoán xảy ra tại CTCP Louis Holding, CTCP Louis Capital, CTCP Louis Land và CTCP Chứng khoán Trí Việt. Doanh nghiệp cho biết theo kết luận tại Bản án của Tòa án nhân dân TP Hà Nội, các cá nhân vi phạm chịu trách nhiệm hình sự và dân sự liên quan. Ngoài ra, công ty cũng không phát sinh các nghĩa vụ tài chính pháp lý nào từ sự kiện nêu trên. Hiện tại, công ty đã thực hiện việc kiện toàn bộ máy nhân sự chủ chốt, tái cơ cấu hoạt động kinh doanh và đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy phép điều chỉnh Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty chứng khoán nên BCTC kiểm toán 2022 được lập dựa trên giả thiết công ty hoạt động liên tục là phù hợp. 7 mã cổ phiếu bị đưa vào diện kiểm soátSở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa thông báo IBC, TVB và 5 mã cổ phiếu khác chuyển từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát. 12:25 8/5/2023 Tháo chạy khỏi cổ phiếu TVB, TVC sau khi chủ tịch bị bắtNhà đầu tư tiếp tục bán tháo khối lượng lớn cổ phiếu TVC, TVB nhưng hầu hết vẫn chưa thể khớp lệnh, đẩy thị giá tiến sát về đáy lịch sử. 15:41 13/12/2022 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Ngân hàng Nhà nước lý giải lãi suất cho vay vẫn ở mức cao
Ngân hàng Nhà nước cho biết nhu cầu vốn để phát triển kinh tế luôn ở mức cao, áp lực trong và ngoài nước đã tạo áp lực lên lãi suất cho vay.
NHNN cho biết tại các ngân hàng thương mại, lãi suất cho vay bình quân VND phát sinh mới khoảng 9,3%/năm. Ảnh: Hoàng Hà. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có thông tin liên quan hoạt động điều hành chính sách tiền tệ và lãi suất. Trong đó, cơ quan quản lý cho biết qua theo dõi báo cáo của các tổ chức tín dụng, hiện ở các ngân hàng thương mại, lãi suất tiền gửi bình quân phát sinh mới ở mức khoảng 6,3%/năm (giảm 0,18% so với cuối năm 2022); lãi suất cho vay bình quân VND phát sinh mới khoảng 9,3%/năm (giảm 0,65% so với cuối năm 2022). Lãi suất cho vay cao do nhu cầu vốn cao Lý giải nguyên nhân lãi suất cho vay còn cao, NHNN cho biết hệ thống ngân hàng là kênh cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế. Kinh tế Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng (tỷ lệ tín dụng/GDP cuối năm 2022 ở mức 125,34%), trong khi nhu cầu vốn để phát triển kinh tế luôn ở mức cao, tạo áp lực lên lãi suất cho vay. Sau dịch Covid-19, kinh tế phục hồi trở lại nên nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh tăng, hệ thống ngân hàng sử dụng tối đa nguồn huy động cho phép để đáp ứng vốn cho nền kinh tế. Hiện, chênh lệch tiền gửi và tín dụng bằng VND ở mức 167.000 tỷ đồng; hệ số sử dụng vốn trên thị trường (tỷ lệ tín dụng/huy động vốn thị trường) bằng VND ở mức 101,5%, giảm so với mức 102,3% cuối năm 2022 nhưng vẫn ở mức rất cao. Hệ thống ngân hàng chủ yếu huy động vốn ngắn hạn (khoảng 88% tiền gửi là kỳ hạn 12 tháng trở xuống) nhưng vẫn phải đáp ứng các nhu cầu cho vay trung dài hạn (trên 52% dư nợ tín dụng VND của hệ thống là trung dài hạn) nên đã tạo sức ép lên lãi suất huy động. "Đồng thời, áp lực gia tăng lãi suất luôn tồn tại do Việt Nam có độ mở kinh tế lớn, biến động của thị trường tài chính, tiền tệ thế giới tác động nhanh và mạnh lên lãi suất, tỷ giá trong nước", cơ quan quản lý tiền tệ lý giải. Bên cạnh đó, việc lãi suất cho vay vẫn ở mức cao còn do mặt bằng lãi suất thế giới vẫn ở mức cao trong các tháng đầu năm. Các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới vẫn tiếp tục triển khai lộ trình thắt chặt và duy trì lãi suất ở mức cao. Fed đã 10 lần tăng lãi suất (hiện lãi suất mục tiêu Fed Fund ở mức 5-5,25%/năm; ECB lãi suất tái cấp vốn là 3,5%/năm, lãi suất tiền gửi là 3%/năm). Hơn nữa, áp lực lạm phát trong nước hiện hữu, tiểm ẩn, khiến người dân kỳ vọng lãi suất thực dương nên ngân hàng khó giảm lãi suất để thu hút tiền gửi, khiến chi phí đầu vào của tổ chức tín dụng ở mức cao. Huy động vốn đến ngày 27/4 tăng 1,78%, chỉ bằng gần 50% so với tốc độ tăng trưởng tín dụng 3,04%. Ngoài ra, NHNN cho biết do một số ngân hàng thương mại quy mô nhỏ duy trì lãi suất tiền gửi ở mức cao để giữ khách hàng cũng làm cho việc giảm mặt bằng lãi suất cho vay trở nên khó khăn hơn. Sẽ điều hành lãi suất phù hợp Cơ quan quản lý tiền tệ cho biết theo quy định hiện hành, việc xem xét quyết định về lãi suất cho vay là do ngân hàng và khách hàng thỏa thuận theo cung cầu vốn thị trường và mức độ tín nhiệm của khách hàng. Trường hợp lãi suất thị trường có biến động hoặc NHNN điều chỉnh các mức lãi suất điều hành dẫn đến việc ngân hàng điều chỉnh tăng hoặc giảm lãi suất tiền gửi, hoặc chủ động điều chỉnh giảm lãi suất cho vay, đối với các khoản vay đã thỏa thuận về lãi suất, thì ngân hàng tiếp tục áp dụng lãi suất đã thỏa thuận cho tới hết thời hạn khoản vay hoặc đến hết kỳ hạn trả lãi theo thỏa thuận. Bên cạnh đó, hiện nay NHNN cũng quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND (hiện ở mức 4,5%/năm) của tổ chức tín dụng đối với khách hàng nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn nhằm giảm chi phí vốn vay, tăng khả năng tiếp cận vốn vay theo chỉ đạo của Chính phủ. Thời gian tới, NHNN cho biết sẽ nghiên cứu điều hành lãi suất phù hợp; đồng thời tiếp tục khuyến khích các ngân hàng triển khai các giải pháp tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh. Thời gian qua, theo khảo sát của Zing, tình trạng khó vay vốn, mất nhiều thời gian giải ngân đang khiến nhiều doanh nghiệp ngày càng chật vật hơn trong việc tìm kiếm dòng tiền khôi phục sản xuất, kinh doanh. Phát biểu mới đây trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết doanh nghiệp đang gặp khó khăn nhất về dòng tiền. Nhiều doanh nghiệp lớn đã phải bán tài sản với giá rẻ để duy trì hoạt động. Ông cũng đánh giá điều hành tiền tệ hiện có vấn đề "lúc thả nhanh, lúc phanh gấp" khiến doanh nghiệp rất khó khăn. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Công ty bất động sản nợ gần 1.200 tỷ đồng trái phiếu sắp giải thểRevital Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực bất động sản đang có dư nợ trái phiếu lên đến 1.155 tỷ đồng nhưng vốn chủ sở hữu chỉ còn gần 10 tỷ đồng. 20:07 16/5/2023 Người mua nhà ở xã hội được vay lãi suất 4,8%/nămTừ ngày 10/5, mức lãi suất cho vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội áp dụng đối với các khoản vay có dư nợ để mua, thuê mua nhà ở xã hội là 4,8%/năm. 17:34 10/5/2023
Ngân hàng Nhà nước lý giải lãi suất cho vay vẫn ở mức cao Ngân hàng Nhà nước cho biết nhu cầu vốn để phát triển kinh tế luôn ở mức cao, áp lực trong và ngoài nước đã tạo áp lực lên lãi suất cho vay. NHNN cho biết tại các ngân hàng thương mại, lãi suất cho vay bình quân VND phát sinh mới khoảng 9,3%/năm. Ảnh: Hoàng Hà. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có thông tin liên quan hoạt động điều hành chính sách tiền tệ và lãi suất. Trong đó, cơ quan quản lý cho biết qua theo dõi báo cáo của các tổ chức tín dụng, hiện ở các ngân hàng thương mại, lãi suất tiền gửi bình quân phát sinh mới ở mức khoảng 6,3%/năm (giảm 0,18% so với cuối năm 2022); lãi suất cho vay bình quân VND phát sinh mới khoảng 9,3%/năm (giảm 0,65% so với cuối năm 2022). Lãi suất cho vay cao do nhu cầu vốn cao Lý giải nguyên nhân lãi suất cho vay còn cao, NHNN cho biết hệ thống ngân hàng là kênh cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế. Kinh tế Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng (tỷ lệ tín dụng/GDP cuối năm 2022 ở mức 125,34%), trong khi nhu cầu vốn để phát triển kinh tế luôn ở mức cao, tạo áp lực lên lãi suất cho vay. Sau dịch Covid-19, kinh tế phục hồi trở lại nên nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh tăng, hệ thống ngân hàng sử dụng tối đa nguồn huy động cho phép để đáp ứng vốn cho nền kinh tế. Hiện, chênh lệch tiền gửi và tín dụng bằng VND ở mức 167.000 tỷ đồng; hệ số sử dụng vốn trên thị trường (tỷ lệ tín dụng/huy động vốn thị trường) bằng VND ở mức 101,5%, giảm so với mức 102,3% cuối năm 2022 nhưng vẫn ở mức rất cao. Hệ thống ngân hàng chủ yếu huy động vốn ngắn hạn (khoảng 88% tiền gửi là kỳ hạn 12 tháng trở xuống) nhưng vẫn phải đáp ứng các nhu cầu cho vay trung dài hạn (trên 52% dư nợ tín dụng VND của hệ thống là trung dài hạn) nên đã tạo sức ép lên lãi suất huy động. "Đồng thời, áp lực gia tăng lãi suất luôn tồn tại do Việt Nam có độ mở kinh tế lớn, biến động của thị trường tài chính, tiền tệ thế giới tác động nhanh và mạnh lên lãi suất, tỷ giá trong nước", cơ quan quản lý tiền tệ lý giải. Bên cạnh đó, việc lãi suất cho vay vẫn ở mức cao còn do mặt bằng lãi suất thế giới vẫn ở mức cao trong các tháng đầu năm. Các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới vẫn tiếp tục triển khai lộ trình thắt chặt và duy trì lãi suất ở mức cao. Fed đã 10 lần tăng lãi suất (hiện lãi suất mục tiêu Fed Fund ở mức 5-5,25%/năm; ECB lãi suất tái cấp vốn là 3,5%/năm, lãi suất tiền gửi là 3%/năm). Hơn nữa, áp lực lạm phát trong nước hiện hữu, tiểm ẩn, khiến người dân kỳ vọng lãi suất thực dương nên ngân hàng khó giảm lãi suất để thu hút tiền gửi, khiến chi phí đầu vào của tổ chức tín dụng ở mức cao. Huy động vốn đến ngày 27/4 tăng 1,78%, chỉ bằng gần 50% so với tốc độ tăng trưởng tín dụng 3,04%. Ngoài ra, NHNN cho biết do một số ngân hàng thương mại quy mô nhỏ duy trì lãi suất tiền gửi ở mức cao để giữ khách hàng cũng làm cho việc giảm mặt bằng lãi suất cho vay trở nên khó khăn hơn. Sẽ điều hành lãi suất phù hợp Cơ quan quản lý tiền tệ cho biết theo quy định hiện hành, việc xem xét quyết định về lãi suất cho vay là do ngân hàng và khách hàng thỏa thuận theo cung cầu vốn thị trường và mức độ tín nhiệm của khách hàng. Trường hợp lãi suất thị trường có biến động hoặc NHNN điều chỉnh các mức lãi suất điều hành dẫn đến việc ngân hàng điều chỉnh tăng hoặc giảm lãi suất tiền gửi, hoặc chủ động điều chỉnh giảm lãi suất cho vay, đối với các khoản vay đã thỏa thuận về lãi suất, thì ngân hàng tiếp tục áp dụng lãi suất đã thỏa thuận cho tới hết thời hạn khoản vay hoặc đến hết kỳ hạn trả lãi theo thỏa thuận. Bên cạnh đó, hiện nay NHNN cũng quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND (hiện ở mức 4,5%/năm) của tổ chức tín dụng đối với khách hàng nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn nhằm giảm chi phí vốn vay, tăng khả năng tiếp cận vốn vay theo chỉ đạo của Chính phủ. Thời gian tới, NHNN cho biết sẽ nghiên cứu điều hành lãi suất phù hợp; đồng thời tiếp tục khuyến khích các ngân hàng triển khai các giải pháp tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh. Thời gian qua, theo khảo sát của Zing, tình trạng khó vay vốn, mất nhiều thời gian giải ngân đang khiến nhiều doanh nghiệp ngày càng chật vật hơn trong việc tìm kiếm dòng tiền khôi phục sản xuất, kinh doanh. Phát biểu mới đây trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết doanh nghiệp đang gặp khó khăn nhất về dòng tiền. Nhiều doanh nghiệp lớn đã phải bán tài sản với giá rẻ để duy trì hoạt động. Ông cũng đánh giá điều hành tiền tệ hiện có vấn đề "lúc thả nhanh, lúc phanh gấp" khiến doanh nghiệp rất khó khăn. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Công ty bất động sản nợ gần 1.200 tỷ đồng trái phiếu sắp giải thểRevital Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực bất động sản đang có dư nợ trái phiếu lên đến 1.155 tỷ đồng nhưng vốn chủ sở hữu chỉ còn gần 10 tỷ đồng. 20:07 16/5/2023 Người mua nhà ở xã hội được vay lãi suất 4,8%/nămTừ ngày 10/5, mức lãi suất cho vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội áp dụng đối với các khoản vay có dư nợ để mua, thuê mua nhà ở xã hội là 4,8%/năm. 17:34 10/5/2023
Phát hiện nhiều sai phạm tại 4 doanh nghiệp bảo hiểm sau thanh tra
Bộ Tài chính phát hiện nhiều sai phạm sau khi thanh tra 4 doanh nghiệp là Prudential, MB Ageas, Sun Life và BIDV Metlife. Năm nay Bộ sẽ mở rộng phạm vi thanh tra lên 10 đơn vị.
Cơ quan thanh tra Bộ Tài chính đã phát hiện nhiều sai phạm chủ yếu liên quan đến khâu tư vấn của các công ty bảo hiểm. Ảnh: HH. Chiều 30/6, Bộ Tài chính đã công bố thông tin kết quả thanh tra việc bán bảo hiểm qua ngân hàng đối với 4 doanh nghiệp gồm Prudential, MB Ageas, Sun Life và BIDV Metlife. Theo đó, kết quả cho thấy hoạt động này còn nhiều sai phạm, đặc biệt là khâu tư vấn của nhân viên ngân hàng, nhân viên môi giới với khách hàng. Cụ thể, một số hành vi vi phạm điển hình được Bộ Tài chính chỉ ra như không tư vấn trực tiếp cho khách hàng hoặc không hướng dẫn đầy đủ thủ tục trong quá trình thực hiện quy trình, thủ tục hồ sơ yêu cầu theo quy định của doanh nghiệp. Nhân viên đồng thời không đảm bảo chất lượng tư vấn về sản phẩm bảo hiểm, dẫn đến khách hàng không hiểu rõ về sản phẩm bảo hiểm. Bên cạnh đó, có tình trạng nhân viên cho người khác (đại lý cá nhân khác, nhân viên ngân hàng) sử dụng iPad, mã số đại lý để hướng dẫn khách hàng nhập thông tin cũng như không thực hiện đúng biểu phí bảo hiểm đã được Bộ Tài chính phê chuẩn... Theo Bộ Tài chính, đây là những hành vi sai phạm phải xem xét xử phạt hành chính theo đúng quy định pháp luật, đảm bảo tính nghiêm minh và tạo sự răn đe đối với các doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường. Các quyết định xử phạt sau khi ban hành sẽ được công bố công khai nhằm đảm bảo tính khách quan, minh bạch. Căn cứ kết quả thanh tra, Bộ Tài chính yêu cầu 4 doanh nghiệp bảo hiểm kể trên tăng cường công tác quản lý, giám sát, chấn chỉnh toàn diện đối với hoạt động bán sản phẩm bảo hiểm thông qua tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Ngoài ra, doanh nghiệp cần có trách nhiệm khẩn trương xây dựng quy trình kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy định pháp luật trong lĩnh vực bảo hiểm; chủ động phát hiện, xử lý các thiếu sót, vi phạm trong quá trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm tại doanh nghiệp, hạn chế việc ảnh hưởng tới quyền lợi của khách hàng. Prudential, MB Ageas, Sun Life và BIDV Metlife cũng được yêu cầu quản lý chặt chẽ đại lý; ngăn ngừa, phát hiện sớm các hành vi vi phạm của đại lý bảo hiểm, cá nhân thuộc đại lý bảo hiểm. Đồng thời có biện pháp chấn chỉnh công tác đào tạo, quản lý và giám sát chất lượng đại lý bảo hiểm. Trong đó các đại lý phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện hoạt động, thực hiện đúng nội dung, nguyên tắc hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Các doanh nghiệp phải rà soát danh mục khoản chi phí hoạt động đại lý bảo hiểm, đảm bảo các khoản này phải phục vụ cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm, có đầy đủ chứng từ, bằng chứng chứng minh, phù hợp với quy định pháp luật. Song song cần tăng cường giám sát việc quản trị rủi ro, đảm bảo các tiêu chí an toàn tài chính, an toàn vốn của doanh nghiệp theo đúng quy định. Trong năm 2023, bên cạnh việc khẩn trương hoàn thiện khung khổ pháp lý trong lĩnh vực bảo hiểm, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục thực hiện thanh tra, kiểm tra chuyên đề bán bảo hiểm qua tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với 10 doanh nghiệp bảo hiểm. Bộ Tài chính cũng cho biết sẽ phối hợp với Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) trong việc thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua ngân hàng. Trường hợp phát hiện vi phạm, sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Theo Bộ Tài chính, thị trường bảo hiểm nói chung và kênh bán bảo hiểm qua ngân hàng nói riêng thời gian qua có sự tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên đã xuất hiện tình trạng nhân viên của một số ngân hàng giới thiệu, chào mời, ép buộc khách hàng mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm liên kết đầu tư khi tới gửi tiền hoặc vay vốn tín dụng. Do vậy ngay trong năm 2022, lãnh đạo Bộ Tài chính đã chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương tổ chức thanh tra, kiểm tra việc bán bảo hiểm qua ngân hàng. Quốc hội yêu cầu thanh tra toàn diện bảo hiểm nhân thọQuốc hội yêu cầu Chính phủ thanh tra toàn diện thị trường bảo hiểm nhân thọ, nhất là sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư. 19:57 24/6/2023 Vietnam Report: Chất lượng tư vấn viên bảo hiểm ở mức 'đáng báo động'Theo Vietnam Report, tình trạng nhân viên tư vấn không đúng, cố tình tư vấn mập mờ diễn ra trong thời gian dài đã khiến khách hàng gặp khó khăn và mất niềm tin vào bảo hiểm. 11:09 26/6/2023 Manulife nêu lý do chỉ giải quyết khiếu nại nhận trước 30/4Công ty bảo hiểm cho rằng mốc 30/4 là thời hạn phù hợp và đủ dài để khách hàng liên hệ với công ty nhằm phản ánh những vấn đề gặp phải. 11:18 13/5/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Phát hiện nhiều sai phạm tại 4 doanh nghiệp bảo hiểm sau thanh tra Bộ Tài chính phát hiện nhiều sai phạm sau khi thanh tra 4 doanh nghiệp là Prudential, MB Ageas, Sun Life và BIDV Metlife. Năm nay Bộ sẽ mở rộng phạm vi thanh tra lên 10 đơn vị. Cơ quan thanh tra Bộ Tài chính đã phát hiện nhiều sai phạm chủ yếu liên quan đến khâu tư vấn của các công ty bảo hiểm. Ảnh: HH. Chiều 30/6, Bộ Tài chính đã công bố thông tin kết quả thanh tra việc bán bảo hiểm qua ngân hàng đối với 4 doanh nghiệp gồm Prudential, MB Ageas, Sun Life và BIDV Metlife. Theo đó, kết quả cho thấy hoạt động này còn nhiều sai phạm, đặc biệt là khâu tư vấn của nhân viên ngân hàng, nhân viên môi giới với khách hàng. Cụ thể, một số hành vi vi phạm điển hình được Bộ Tài chính chỉ ra như không tư vấn trực tiếp cho khách hàng hoặc không hướng dẫn đầy đủ thủ tục trong quá trình thực hiện quy trình, thủ tục hồ sơ yêu cầu theo quy định của doanh nghiệp. Nhân viên đồng thời không đảm bảo chất lượng tư vấn về sản phẩm bảo hiểm, dẫn đến khách hàng không hiểu rõ về sản phẩm bảo hiểm. Bên cạnh đó, có tình trạng nhân viên cho người khác (đại lý cá nhân khác, nhân viên ngân hàng) sử dụng iPad, mã số đại lý để hướng dẫn khách hàng nhập thông tin cũng như không thực hiện đúng biểu phí bảo hiểm đã được Bộ Tài chính phê chuẩn... Theo Bộ Tài chính, đây là những hành vi sai phạm phải xem xét xử phạt hành chính theo đúng quy định pháp luật, đảm bảo tính nghiêm minh và tạo sự răn đe đối với các doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường. Các quyết định xử phạt sau khi ban hành sẽ được công bố công khai nhằm đảm bảo tính khách quan, minh bạch. Căn cứ kết quả thanh tra, Bộ Tài chính yêu cầu 4 doanh nghiệp bảo hiểm kể trên tăng cường công tác quản lý, giám sát, chấn chỉnh toàn diện đối với hoạt động bán sản phẩm bảo hiểm thông qua tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Ngoài ra, doanh nghiệp cần có trách nhiệm khẩn trương xây dựng quy trình kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy định pháp luật trong lĩnh vực bảo hiểm; chủ động phát hiện, xử lý các thiếu sót, vi phạm trong quá trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm tại doanh nghiệp, hạn chế việc ảnh hưởng tới quyền lợi của khách hàng. Prudential, MB Ageas, Sun Life và BIDV Metlife cũng được yêu cầu quản lý chặt chẽ đại lý; ngăn ngừa, phát hiện sớm các hành vi vi phạm của đại lý bảo hiểm, cá nhân thuộc đại lý bảo hiểm. Đồng thời có biện pháp chấn chỉnh công tác đào tạo, quản lý và giám sát chất lượng đại lý bảo hiểm. Trong đó các đại lý phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện hoạt động, thực hiện đúng nội dung, nguyên tắc hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Các doanh nghiệp phải rà soát danh mục khoản chi phí hoạt động đại lý bảo hiểm, đảm bảo các khoản này phải phục vụ cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm, có đầy đủ chứng từ, bằng chứng chứng minh, phù hợp với quy định pháp luật. Song song cần tăng cường giám sát việc quản trị rủi ro, đảm bảo các tiêu chí an toàn tài chính, an toàn vốn của doanh nghiệp theo đúng quy định. Trong năm 2023, bên cạnh việc khẩn trương hoàn thiện khung khổ pháp lý trong lĩnh vực bảo hiểm, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục thực hiện thanh tra, kiểm tra chuyên đề bán bảo hiểm qua tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với 10 doanh nghiệp bảo hiểm. Bộ Tài chính cũng cho biết sẽ phối hợp với Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) trong việc thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua ngân hàng. Trường hợp phát hiện vi phạm, sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Theo Bộ Tài chính, thị trường bảo hiểm nói chung và kênh bán bảo hiểm qua ngân hàng nói riêng thời gian qua có sự tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên đã xuất hiện tình trạng nhân viên của một số ngân hàng giới thiệu, chào mời, ép buộc khách hàng mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm liên kết đầu tư khi tới gửi tiền hoặc vay vốn tín dụng. Do vậy ngay trong năm 2022, lãnh đạo Bộ Tài chính đã chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương tổ chức thanh tra, kiểm tra việc bán bảo hiểm qua ngân hàng. Quốc hội yêu cầu thanh tra toàn diện bảo hiểm nhân thọQuốc hội yêu cầu Chính phủ thanh tra toàn diện thị trường bảo hiểm nhân thọ, nhất là sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư. 19:57 24/6/2023 Vietnam Report: Chất lượng tư vấn viên bảo hiểm ở mức 'đáng báo động'Theo Vietnam Report, tình trạng nhân viên tư vấn không đúng, cố tình tư vấn mập mờ diễn ra trong thời gian dài đã khiến khách hàng gặp khó khăn và mất niềm tin vào bảo hiểm. 11:09 26/6/2023 Manulife nêu lý do chỉ giải quyết khiếu nại nhận trước 30/4Công ty bảo hiểm cho rằng mốc 30/4 là thời hạn phù hợp và đủ dài để khách hàng liên hệ với công ty nhằm phản ánh những vấn đề gặp phải. 11:18 13/5/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Novaland đổi kế hoạch phát hành gần 3 tỷ cổ phiếu
Sau khi điều chỉnh kế hoạch phát hành cổ phiếu, số tiền dự kiến thu được của Novaland cũng giảm tương ứng từ 29.250 tỷ đồng, về còn 13.700 tỷ đồng.
Novaland xin ý kiến cổ đông để điều chỉnh và thay thế các phương án phát hành cổ phiếu đã được thông qua trước đó. Ảnh: NVL. Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va - Novaland (HoSE: NVL) vừa công bố tài liệu lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc điều chỉnh và thay thế các phương án phát hành cổ phiếu đã được thông qua trước đó, và một số nội dung khác. Theo đó, đối với việc phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tỷ lệ phát hành dự kiến trước đây là 1:1 được đề xuất thay thế bằng 10:6. Điều này đồng nghĩa với việc Novaland giảm số lượng phát hành từ 1,95 tỷ cổ phiếu ban đầu xuống còn khoảng 1,17 tỷ cổ phiếu. Đối với phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ, Novaland dự kiến chỉ phát hành 200 triệu cổ phiếu cho tối đa 5 nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Trong khi theo kế hoạch ban đầu, công ty dự kiến phát hành riêng lẻ 975 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược và nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Như vậy, tính cả chào bán riêng lẻ và cho cổ đông hiện hữu, Novaland dự kiến phát hành 1,37 tỷ cổ phiếu theo phương án mới, giảm hơn 1,55 tỷ cổ phiếu so với ý định ban đầu. Số tiền dự kiến thu được cũng giảm tương ứng từ 29.250 tỷ đồng xuống còn 13.700 tỷ đồng. Trong trường hợp đợt chào bán không đủ số tiền dự kiến để thực hiện dự án, HĐQT sẽ cân nhắc sử dụng các nguồn vốn tài trợ bổ sung như nguồn vốn hoạt động kinh doanh của công ty hoặc các nguồn vay tín dụng để bù đắp vào. Về việc phát hành cổ phiếu ESOP cho người lao động năm 2022 và 2023, Novaland xin ý kiến cổ đông gia hạn thời gian thực hiện đến hết năm 2024 hoặc thời hạn khác theo quyết định của HĐQT, đồng làm rõ đối tượng phát hành là thành viên HĐQT, người lao động của công ty và công ty con theo danh sách do HĐQT phê duyệt. Doanh nghiệp bất động sản này cho biết các đề xuất trên nhằm tăng khả năng hấp thụ cổ phiếu phát hành thêm và giảm tỷ lệ pha loãng giá cổ phiếu. Ngoài các phương án chào bán, Novaland cũng xin ý kiến cổ đông thông qua việc sử dụng các bất động sản thuộc sở hữu của công ty để đảm bảo cho Công ty TNHH Delta Valley - Bình Thuận thực hiện đúng các điều khoản đã ký kết trong các hợp đồng mua bán của dự án NovaWorld Phan Thiết với khách hàng, tổng giá trị khoảng 2.800 tỷ đồng. Novaland còn trình cổ đông về chủ trương phát hành cổ phiếu hoán đổi nợ cho các khoản nợ phù hợp quy định, và trình thỏa thuận khung bồi hoàn nhằm xác lập nguyên tắc bồi hoàn khi sử dụng tài sản là bất động sản, cổ phiếu, vốn góp tại doanh nghiệp khác và các tài sản khác để bảo đảm cho nghĩa vụ của Novaland. Đồng thời, doanh nghiệp bất động sản này cũng xin ý kiến cổ đông về việc đăng ký giao dịch trái phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), áp dụng đối với các trái phiếu riêng lẻ chuyển đổi mã NVL42203 và trái phiếu riêng lẻ không chuyển đổi, kèm chứng quyền mã NVL52204. Trên thị trường, cổ phiếu NVL đang dừng ở mức 17.000 đồng/cổ phiếu, tăng hơn 30% kể từ tháng 11 đến nay nhưng vẫn thấp hơn 22% so với đỉnh năm nay đạt được hồi đầu tháng 9. Mức giá hiện tại cũng cao hơn 70% so với giá chào bán cho cổ đông hiện hữu và nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp trong các phương án phát hành cổ phiếu kể trên. Hai liên danh cạnh tranh dự án nhà ở xã hội 1.900 tỷ tại Hải PhòngCả hai liên danh này đều là những đơn vị có tên tuổi trong lĩnh vực bất động sản và xây dựng với những dự án nổi bật. 20:05 13/12/2023 Hoàng Anh Gia Lai đã tất toán khoản nợ 750 tỷ đồng tại EximbankCông ty của bầu Đức còn được miễn giảm gần 1.425 tỷ đồng tổng số tiền lãi của các khoản vay nhờ thỏa thuận miễn lãi quá hạn, tiền phạt chậm trả lãi và một phần lãi trong hạn. 14:47 13/12/2023 Quỹ ngoại Dragon Capital tăng sở hữu tại Tập đoàn Hà Đô lên 13%Đây là lần thứ hai trong năm nhóm quỹ ngoại Dragon Capital báo cáo giao dịch làm thay đổi tỷ lệ sở hữu vượt quá 10% vốn Tập đoàn Hà Đô. 18:55 12/12/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Novaland đổi kế hoạch phát hành gần 3 tỷ cổ phiếu Sau khi điều chỉnh kế hoạch phát hành cổ phiếu, số tiền dự kiến thu được của Novaland cũng giảm tương ứng từ 29.250 tỷ đồng, về còn 13.700 tỷ đồng. Novaland xin ý kiến cổ đông để điều chỉnh và thay thế các phương án phát hành cổ phiếu đã được thông qua trước đó. Ảnh: NVL. Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va - Novaland (HoSE: NVL) vừa công bố tài liệu lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc điều chỉnh và thay thế các phương án phát hành cổ phiếu đã được thông qua trước đó, và một số nội dung khác. Theo đó, đối với việc phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tỷ lệ phát hành dự kiến trước đây là 1:1 được đề xuất thay thế bằng 10:6. Điều này đồng nghĩa với việc Novaland giảm số lượng phát hành từ 1,95 tỷ cổ phiếu ban đầu xuống còn khoảng 1,17 tỷ cổ phiếu. Đối với phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ, Novaland dự kiến chỉ phát hành 200 triệu cổ phiếu cho tối đa 5 nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Trong khi theo kế hoạch ban đầu, công ty dự kiến phát hành riêng lẻ 975 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược và nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Như vậy, tính cả chào bán riêng lẻ và cho cổ đông hiện hữu, Novaland dự kiến phát hành 1,37 tỷ cổ phiếu theo phương án mới, giảm hơn 1,55 tỷ cổ phiếu so với ý định ban đầu. Số tiền dự kiến thu được cũng giảm tương ứng từ 29.250 tỷ đồng xuống còn 13.700 tỷ đồng. Trong trường hợp đợt chào bán không đủ số tiền dự kiến để thực hiện dự án, HĐQT sẽ cân nhắc sử dụng các nguồn vốn tài trợ bổ sung như nguồn vốn hoạt động kinh doanh của công ty hoặc các nguồn vay tín dụng để bù đắp vào. Về việc phát hành cổ phiếu ESOP cho người lao động năm 2022 và 2023, Novaland xin ý kiến cổ đông gia hạn thời gian thực hiện đến hết năm 2024 hoặc thời hạn khác theo quyết định của HĐQT, đồng làm rõ đối tượng phát hành là thành viên HĐQT, người lao động của công ty và công ty con theo danh sách do HĐQT phê duyệt. Doanh nghiệp bất động sản này cho biết các đề xuất trên nhằm tăng khả năng hấp thụ cổ phiếu phát hành thêm và giảm tỷ lệ pha loãng giá cổ phiếu. Ngoài các phương án chào bán, Novaland cũng xin ý kiến cổ đông thông qua việc sử dụng các bất động sản thuộc sở hữu của công ty để đảm bảo cho Công ty TNHH Delta Valley - Bình Thuận thực hiện đúng các điều khoản đã ký kết trong các hợp đồng mua bán của dự án NovaWorld Phan Thiết với khách hàng, tổng giá trị khoảng 2.800 tỷ đồng. Novaland còn trình cổ đông về chủ trương phát hành cổ phiếu hoán đổi nợ cho các khoản nợ phù hợp quy định, và trình thỏa thuận khung bồi hoàn nhằm xác lập nguyên tắc bồi hoàn khi sử dụng tài sản là bất động sản, cổ phiếu, vốn góp tại doanh nghiệp khác và các tài sản khác để bảo đảm cho nghĩa vụ của Novaland. Đồng thời, doanh nghiệp bất động sản này cũng xin ý kiến cổ đông về việc đăng ký giao dịch trái phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), áp dụng đối với các trái phiếu riêng lẻ chuyển đổi mã NVL42203 và trái phiếu riêng lẻ không chuyển đổi, kèm chứng quyền mã NVL52204. Trên thị trường, cổ phiếu NVL đang dừng ở mức 17.000 đồng/cổ phiếu, tăng hơn 30% kể từ tháng 11 đến nay nhưng vẫn thấp hơn 22% so với đỉnh năm nay đạt được hồi đầu tháng 9. Mức giá hiện tại cũng cao hơn 70% so với giá chào bán cho cổ đông hiện hữu và nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp trong các phương án phát hành cổ phiếu kể trên. Hai liên danh cạnh tranh dự án nhà ở xã hội 1.900 tỷ tại Hải PhòngCả hai liên danh này đều là những đơn vị có tên tuổi trong lĩnh vực bất động sản và xây dựng với những dự án nổi bật. 20:05 13/12/2023 Hoàng Anh Gia Lai đã tất toán khoản nợ 750 tỷ đồng tại EximbankCông ty của bầu Đức còn được miễn giảm gần 1.425 tỷ đồng tổng số tiền lãi của các khoản vay nhờ thỏa thuận miễn lãi quá hạn, tiền phạt chậm trả lãi và một phần lãi trong hạn. 14:47 13/12/2023 Quỹ ngoại Dragon Capital tăng sở hữu tại Tập đoàn Hà Đô lên 13%Đây là lần thứ hai trong năm nhóm quỹ ngoại Dragon Capital báo cáo giao dịch làm thay đổi tỷ lệ sở hữu vượt quá 10% vốn Tập đoàn Hà Đô. 18:55 12/12/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Cổ phiếu TTB bị HoSE đình chỉ giao dịch
Liên tục bị xử phạt vì nhiều sai phạm trên thị trường chứng khoán, HoSE đã ra quyết định đưa cổ phiếu TTB của Tập đoàn Tiến Bộ vào diện đình chỉ giao dịch.
Theo thông báo mới nhất, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) cho biết sẽ thực hiện xử lý đình chỉ giao dịch đối với cổ phiếu TTB của Công ty CP Tập đoàn Tiến Bộ. Cụ thể, căn cứ công văn số 4053 của Ủy ban Chứng Khoán Nhà nước (UBCKNN); căn cứ Điều 41 Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành theo Quyết định số 17 của Hội đồng Thành viên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, HoSE quyết định sẽ thực hiện xử lý đình chỉ giao dịch đối với cổ phiếu TTB. Trước đó, cổ phiếu TTB đã bị hạn chế giao dịch từ ngày 23/5 do công ty chậm nộp báo cáo tài chính năm 2022 đã được kiểm toán quá 45 ngày so với quy định. Động thái này diễn ra trong bối cảnh doanh nghiệp vừa dính thêm án phạt của UBCKNN do vi phạm công bố thông tin. Cụ thể, Tập đoàn Tiến Bộ đã bị UBCKNN xử phạt số tiền gần 100 triệu đồng do không công bố BCTC kiểm toán năm 2022, đồng thời doanh nghiệp cũng công bố thông tin không đúng thời hạn đối với báo cáo tài chính quý I năm nay. Liên quan tới vấn đề này, doanh nghiệp cho biết do có sự thay đổi nhân sự cấp cao đã làm ảnh hưởng đến tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến BCTC kiểm toán năm 2022 chưa được hoàn thiện đúng quy định. Công ty và đơn vị kiểm toán vẫn đang phối hợp với đơn vị chức năng để hoàn thành BCTC 2022 trong thời gian sớm nhất. Ngay sau khi hoàn thiện, công ty sẽ công bố thông tin theo đúng quy định của pháp luật. Hiện TTB có 101,5 triệu cổ phiếu đang niêm yết trên HoSE. Theo Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VDS), tại thời điểm 8/3, Tập đoàn Tiến Bộ ghi nhận có tới 5.957 cổ đông. Cổ phiếu TTB được niêm yết và giao dịch trên sàn chứng khoán từ đầu năm 2015 và từng ghi nhận mức giá cao nhất là trên 25.000 đồng/đơn vị vào giữa năm 2019. Tuy nhiên, đóng cửa phiên giao dịch ngày 29/6, cổ phiếu TTB chỉ còn giao dịch ở vùng giá 2.560 đồng/cổ phiếu, giảm 35% trong vòng 1 năm qua. Hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Tiến Bộ cũng như giao dịch của cổ phiếu TTB bị ảnh hưởng lớn kể từ sau biến cố liên quan tới dàn lãnh đạo của doanh nghiệp này. Cụ thể, ngày 21/2, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Nguyên đã khởi tố và bắt tạm giam 4 bị can thuộc Tập đoàn Tiến Bộ liên quan đến vụ án cố ý công bố thông tin sai lệch trong hoạt động chứng khoán. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về doanh nhân, câu chuyện kinh doanh, khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, kinh nghiệm quản trị... tại Tủ sách doanh nhân. Những cuốn sách được chia sẻ bởi các doanh nhân nổi tiếng thế giới như Bill Gate, Warren Buffett, Elon Musk... Dragon Capital trở lại làm cổ đông lớn GelexNhóm quỹ lớn nhất thị trường đã mua lại cổ phiếu Gelex để quay lại làm cổ đông lớn sau gần một tháng bán ra trước đó. 09:16 30/6/2023 Fed lại đón tin dữDữ liệu mới nhất cho thấy nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng nhanh hơn nhiều ước tính trước đây. Điều này có nghĩa là con đường hạ nhiệt lạm phát của Fed vẫn còn rất dài. 21:30 29/6/2023
Cổ phiếu TTB bị HoSE đình chỉ giao dịch Liên tục bị xử phạt vì nhiều sai phạm trên thị trường chứng khoán, HoSE đã ra quyết định đưa cổ phiếu TTB của Tập đoàn Tiến Bộ vào diện đình chỉ giao dịch. Theo thông báo mới nhất, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) cho biết sẽ thực hiện xử lý đình chỉ giao dịch đối với cổ phiếu TTB của Công ty CP Tập đoàn Tiến Bộ. Cụ thể, căn cứ công văn số 4053 của Ủy ban Chứng Khoán Nhà nước (UBCKNN); căn cứ Điều 41 Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành theo Quyết định số 17 của Hội đồng Thành viên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, HoSE quyết định sẽ thực hiện xử lý đình chỉ giao dịch đối với cổ phiếu TTB. Trước đó, cổ phiếu TTB đã bị hạn chế giao dịch từ ngày 23/5 do công ty chậm nộp báo cáo tài chính năm 2022 đã được kiểm toán quá 45 ngày so với quy định. Động thái này diễn ra trong bối cảnh doanh nghiệp vừa dính thêm án phạt của UBCKNN do vi phạm công bố thông tin. Cụ thể, Tập đoàn Tiến Bộ đã bị UBCKNN xử phạt số tiền gần 100 triệu đồng do không công bố BCTC kiểm toán năm 2022, đồng thời doanh nghiệp cũng công bố thông tin không đúng thời hạn đối với báo cáo tài chính quý I năm nay. Liên quan tới vấn đề này, doanh nghiệp cho biết do có sự thay đổi nhân sự cấp cao đã làm ảnh hưởng đến tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến BCTC kiểm toán năm 2022 chưa được hoàn thiện đúng quy định. Công ty và đơn vị kiểm toán vẫn đang phối hợp với đơn vị chức năng để hoàn thành BCTC 2022 trong thời gian sớm nhất. Ngay sau khi hoàn thiện, công ty sẽ công bố thông tin theo đúng quy định của pháp luật. Hiện TTB có 101,5 triệu cổ phiếu đang niêm yết trên HoSE. Theo Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VDS), tại thời điểm 8/3, Tập đoàn Tiến Bộ ghi nhận có tới 5.957 cổ đông. Cổ phiếu TTB được niêm yết và giao dịch trên sàn chứng khoán từ đầu năm 2015 và từng ghi nhận mức giá cao nhất là trên 25.000 đồng/đơn vị vào giữa năm 2019. Tuy nhiên, đóng cửa phiên giao dịch ngày 29/6, cổ phiếu TTB chỉ còn giao dịch ở vùng giá 2.560 đồng/cổ phiếu, giảm 35% trong vòng 1 năm qua. Hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Tiến Bộ cũng như giao dịch của cổ phiếu TTB bị ảnh hưởng lớn kể từ sau biến cố liên quan tới dàn lãnh đạo của doanh nghiệp này. Cụ thể, ngày 21/2, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Nguyên đã khởi tố và bắt tạm giam 4 bị can thuộc Tập đoàn Tiến Bộ liên quan đến vụ án cố ý công bố thông tin sai lệch trong hoạt động chứng khoán. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về doanh nhân, câu chuyện kinh doanh, khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, kinh nghiệm quản trị... tại Tủ sách doanh nhân. Những cuốn sách được chia sẻ bởi các doanh nhân nổi tiếng thế giới như Bill Gate, Warren Buffett, Elon Musk... Dragon Capital trở lại làm cổ đông lớn GelexNhóm quỹ lớn nhất thị trường đã mua lại cổ phiếu Gelex để quay lại làm cổ đông lớn sau gần một tháng bán ra trước đó. 09:16 30/6/2023 Fed lại đón tin dữDữ liệu mới nhất cho thấy nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng nhanh hơn nhiều ước tính trước đây. Điều này có nghĩa là con đường hạ nhiệt lạm phát của Fed vẫn còn rất dài. 21:30 29/6/2023
Sống 'vui dễ dàng' với giải pháp tài chính từ Ngân hàng Shinhan
Đánh dấu cột mốc 30 năm có mặt tại Việt Nam, Ngân hàng Shinhan truyền tải thông điệp “Có Shinhan - Vui dễ dàng” qua TVC theo phong cách tươi mới cùng nhân vật gấu SOL ngộ nghĩnh.
Ngân hàng Shinhan Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Shinhan Hàn Quốc, thành viên của Tập đoàn Tài chính Shinhan Hàn Quốc - một trong những tập đoàn tài chính hàng đầu tại xứ sở kim chi. Tại Việt Nam, Ngân hàng Shinhan hiện có 47 chi nhánh, phòng giao dịch và được tín nhiệm bởi nhiều thế hệ người tiêu dùng Việt. 30 năm gắn bó với hàng triệu người dân Việt Nam Ngân hàng Shinhan Việt Nam sở hữu danh mục sản phẩm, dịch vụ tài chính đa dạng, áp dụng công nghệ tiên tiến nhằm mang đến khách hàng trải nghiệm thân thiện, sáng tạo và bảo mật hơn. Gấu SOL đặc biệt được yêu thích bởi người dùng trẻ - nhóm khách hàng ngày càng cởi mở trong việc sử dụng các sản phẩm tài chính số. Ảnh chụp từ TVC. Tiêu biểu, sự ra đời và nâng cấp không ngừng của ứng dụng Shinhan SOL Việt Nam nhằm khẳng định vai trò tiên phong trong chuyển đổi số, áp dụng công nghệ số từ Ngân hàng Shinhan. Hỗ trợ người dùng dễ dàng trải nghiệm cuộc sống Ra mắt TVC mới, đại diện Ngân hàng Shinhan chia sẻ: “Phong cách TVC trẻ trung với giai điệu bắt tai và hình ảnh đầy màu sắc mở ra loạt giải pháp tài chính hữu ích, cho phép người dùng khám phá, tận hưởng cuộc sống dễ dàng hơn”. Vị đại diện cho biết gấu SOL là một trong những nhân vật nổi bật đến từ bộ sưu tập Shinhan Friends của Ngân hàng Shinhan. Với ngoại hình đáng yêu, tính cách năng động, trẻ trung, gấu SOL từ lâu trở thành hình ảnh gần gũi, thân thiện người dùng Việt. TVC lựa chọn các nhân vật đại diện cho phân khúc trẻ, đặt ra những bối cảnh thường khiến nhiều người phải trăn trở. Nhờ đó, sau khi ra mắt vào ngày 8/6, TVC thu hút nhiều lượt xem và bình luận trên các nền tảng mạng xã hội. Thẻ tín dụng cá nhân từ Ngân hàng Shinhan hỗ trợ quản lý chi tiêu đi kèm những ưu đãi, đặc quyền. Ảnh chụp từ TVC. Ngay cảnh mở màn, TVC tạo ấn tượng với nhịp điệu và hình ảnh năng động của cô gái trẻ đại diện cho lứa tuổi khao khát khám phá, thể hiện bản thân. Với chiếc thẻ tín dụng cá nhân được mở trực tuyến, cô gái có thể thực hiện các giao dịch nhanh chóng. Qua đó, TVC truyền thông điệp “người trẻ có thể dễ dàng theo đuổi phong cách sống hiện đại, sống hết mình trước cơ hội ở mọi lúc, mọi nơi”. Tiếp đó, TVC vẽ nên ước mơ “an cư lạc nghiệp” của các gia đình trẻ thông qua khung cảnh quây quần ấm áp của hai cha con giữa niềm mong mỏi về một ngôi nhà mới, đẹp hơn. Gấu SOL đã trở thành điểm tựa tài chính vững chắc, góp phần hiện thực hóa ước mơ này khi mang đến gói vay mua nhà ưu đãi với thủ tục tinh giản. Khách hàng có thể chọn gói lãi suất cố định 60 tháng, hưởng lãi suất ưu đãi đặc biệt 7,99%/năm trong 6 tháng đầu tiên (Lãi suất có thể thay đổi tùy vào thời điểm). Bên cạnh đó, ngân hàng mang đến nhiều lựa chọn lãi suất, với thời gian cố định dài hơn, giúp khách hàng an tâm ra quyết định và thảnh thơi vun vén cho những cột mốc ý nghĩa của gia đình. Bối cảnh cuối của TVC khắc họa những đam mê không thể thiếu của tuổi trẻ, thông qua câu chuyện về chàng trai mong muốn sở hữu chiếc môtô nhưng chưa đủ tài chính. Khi đó, chương trình vay tiêu dùng trực tuyến trên ứng dụng Shinhan SOL Việt Nam là lời giải để tiếp thêm động lực cho người trẻ khẳng định cá tính. Thông điệp “Có Shinhan, Vui dễ dàng” như một lời cam kết cho những nỗ lực tiếp theo của Ngân hàng Shinhan Việt Nam - giúp khách hàng có thêm nhiều niềm vui khi sử dụng các sản phẩm tài chính đơn giản, tiện lợi, nhanh chóng và dễ dàng. Năm 1993, Ngân hàng Shinhan Việt Nam chính thức có mặt tại Việt Nam với hình thức văn phòng đại diện tại TP.HCM. Trải qua 30 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng Shinhan trở thành một trong những ngân hàng nước ngoài sở hữu mạng lưới hoạt động rộng lớn tại Việt Nam với 47 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc. Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 30 năm có mặt tại Việt Nam, Ngân hàng Shinhan vừa triển khai chương trình “Vào SOL quay số, Nhận quà vô số” với tổng giải thưởng trị giá 300 triệu đồng.
Sống 'vui dễ dàng' với giải pháp tài chính từ Ngân hàng Shinhan Đánh dấu cột mốc 30 năm có mặt tại Việt Nam, Ngân hàng Shinhan truyền tải thông điệp “Có Shinhan - Vui dễ dàng” qua TVC theo phong cách tươi mới cùng nhân vật gấu SOL ngộ nghĩnh. Ngân hàng Shinhan Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Shinhan Hàn Quốc, thành viên của Tập đoàn Tài chính Shinhan Hàn Quốc - một trong những tập đoàn tài chính hàng đầu tại xứ sở kim chi. Tại Việt Nam, Ngân hàng Shinhan hiện có 47 chi nhánh, phòng giao dịch và được tín nhiệm bởi nhiều thế hệ người tiêu dùng Việt. 30 năm gắn bó với hàng triệu người dân Việt Nam Ngân hàng Shinhan Việt Nam sở hữu danh mục sản phẩm, dịch vụ tài chính đa dạng, áp dụng công nghệ tiên tiến nhằm mang đến khách hàng trải nghiệm thân thiện, sáng tạo và bảo mật hơn. Gấu SOL đặc biệt được yêu thích bởi người dùng trẻ - nhóm khách hàng ngày càng cởi mở trong việc sử dụng các sản phẩm tài chính số. Ảnh chụp từ TVC. Tiêu biểu, sự ra đời và nâng cấp không ngừng của ứng dụng Shinhan SOL Việt Nam nhằm khẳng định vai trò tiên phong trong chuyển đổi số, áp dụng công nghệ số từ Ngân hàng Shinhan. Hỗ trợ người dùng dễ dàng trải nghiệm cuộc sống Ra mắt TVC mới, đại diện Ngân hàng Shinhan chia sẻ: “Phong cách TVC trẻ trung với giai điệu bắt tai và hình ảnh đầy màu sắc mở ra loạt giải pháp tài chính hữu ích, cho phép người dùng khám phá, tận hưởng cuộc sống dễ dàng hơn”. Vị đại diện cho biết gấu SOL là một trong những nhân vật nổi bật đến từ bộ sưu tập Shinhan Friends của Ngân hàng Shinhan. Với ngoại hình đáng yêu, tính cách năng động, trẻ trung, gấu SOL từ lâu trở thành hình ảnh gần gũi, thân thiện người dùng Việt. TVC lựa chọn các nhân vật đại diện cho phân khúc trẻ, đặt ra những bối cảnh thường khiến nhiều người phải trăn trở. Nhờ đó, sau khi ra mắt vào ngày 8/6, TVC thu hút nhiều lượt xem và bình luận trên các nền tảng mạng xã hội. Thẻ tín dụng cá nhân từ Ngân hàng Shinhan hỗ trợ quản lý chi tiêu đi kèm những ưu đãi, đặc quyền. Ảnh chụp từ TVC. Ngay cảnh mở màn, TVC tạo ấn tượng với nhịp điệu và hình ảnh năng động của cô gái trẻ đại diện cho lứa tuổi khao khát khám phá, thể hiện bản thân. Với chiếc thẻ tín dụng cá nhân được mở trực tuyến, cô gái có thể thực hiện các giao dịch nhanh chóng. Qua đó, TVC truyền thông điệp “người trẻ có thể dễ dàng theo đuổi phong cách sống hiện đại, sống hết mình trước cơ hội ở mọi lúc, mọi nơi”. Tiếp đó, TVC vẽ nên ước mơ “an cư lạc nghiệp” của các gia đình trẻ thông qua khung cảnh quây quần ấm áp của hai cha con giữa niềm mong mỏi về một ngôi nhà mới, đẹp hơn. Gấu SOL đã trở thành điểm tựa tài chính vững chắc, góp phần hiện thực hóa ước mơ này khi mang đến gói vay mua nhà ưu đãi với thủ tục tinh giản. Khách hàng có thể chọn gói lãi suất cố định 60 tháng, hưởng lãi suất ưu đãi đặc biệt 7,99%/năm trong 6 tháng đầu tiên (Lãi suất có thể thay đổi tùy vào thời điểm). Bên cạnh đó, ngân hàng mang đến nhiều lựa chọn lãi suất, với thời gian cố định dài hơn, giúp khách hàng an tâm ra quyết định và thảnh thơi vun vén cho những cột mốc ý nghĩa của gia đình. Bối cảnh cuối của TVC khắc họa những đam mê không thể thiếu của tuổi trẻ, thông qua câu chuyện về chàng trai mong muốn sở hữu chiếc môtô nhưng chưa đủ tài chính. Khi đó, chương trình vay tiêu dùng trực tuyến trên ứng dụng Shinhan SOL Việt Nam là lời giải để tiếp thêm động lực cho người trẻ khẳng định cá tính. Thông điệp “Có Shinhan, Vui dễ dàng” như một lời cam kết cho những nỗ lực tiếp theo của Ngân hàng Shinhan Việt Nam - giúp khách hàng có thêm nhiều niềm vui khi sử dụng các sản phẩm tài chính đơn giản, tiện lợi, nhanh chóng và dễ dàng. Năm 1993, Ngân hàng Shinhan Việt Nam chính thức có mặt tại Việt Nam với hình thức văn phòng đại diện tại TP.HCM. Trải qua 30 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng Shinhan trở thành một trong những ngân hàng nước ngoài sở hữu mạng lưới hoạt động rộng lớn tại Việt Nam với 47 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc. Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 30 năm có mặt tại Việt Nam, Ngân hàng Shinhan vừa triển khai chương trình “Vào SOL quay số, Nhận quà vô số” với tổng giải thưởng trị giá 300 triệu đồng.
Giá trái phiếu tăng cao vì USD tụt dốc trước ngày Mỹ tung báo cáo CPI
Giới đầu tư đang hồi hộp chờ đợi dữ liệu CPI, trong đó bất cứ dấu hiệu nào thể hiện lạm phát giảm tốc cũng sẽ làm suy yếu thêm đồng USD.
Ảnh: Reuters. Theo Bloomberg, chỉ số Dollar Index - đo sức mạnh đồng USD so với một rổ gồm 6 đồng tiền chủ chốt khác - trong phiên giao dịch ngày 12/7 đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 2 tháng. Không chỉ thế, trong 5 ngày trở lại đây, chỉ số này đã giảm tổng cộng gần 2%. Tương tự, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm cũng giảm 2,6 điểm cơ bản trong phiên ngày 12/7 - còn 3,980% - và đẩy giá trị trái phiếu tăng cao. Trong một cuộc khảo sát của Reuters, các chuyên gia kinh tế được hỏi dự báo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 của Mỹ sẽ tăng khoảng 3,1% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm tốc từ mức tăng 4% của tháng 5. Nếu dự đoán này thành hiện thực, đây sẽ là mức lạm phát toàn phần thấp nhất kể từ tháng 3/2021. Ngoài ra, chỉ số CPI lõi được dự báo giảm tháng thứ 3 liên tiếp xuống còn 5% từ mức 5,3% trước đó. Dù vậy, mức lạm phát lõi này vẫn cao gấp đôi mục tiêu 2% mà Fed đề ra. Theo ông Takeshi Ishida - chiến lược gia tiền tệ tại Ngân hàng Resona - các nhà đầu tư đang hồi hộp chờ đợi dữ liệu CPI, trong đó bất cứ dấu hiệu nào thể hiện lạm phát giảm tốc cũng sẽ làm suy yếu thêm đồng USD. Tại các nền kinh tế khác như châu Âu, chỉ số chứng khoán Stoxx Europe 600 tăng cao trong ngày 12/7 với đà dẫn đầu của nhóm ngành công nghệ và khai khoáng. Còn tại châu Á, nhiều biến động trái chiều đã xảy ra khi chứng khoán Nhật Bản sụt giảm, trong khi đó thị trường Australia và Ấn Độ lại "phủ xanh". Tương tự, nhiều cổ phiếu công nghệ tại Hong Kong và Trung Quốc cũng tăng sau khi các nhà chức trách nước này tỏ ra hài lòng và khen ngợi các doanh nghiệp chủ chốt. Tuy nhiên, chỉ số CSI 300 - theo dõi 300 công ty có vốn hóa lớn nhất trên sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến - của Trung Quốc vẫn giảm 0,4% khi các nhà đầu tư địa phương cảm thấy nền kinh tế tiêu dùng chưa thể vực dậy. Dù vậy, do đồng bạc xanh giảm mạnh nên tỷ giá hối đoái của đồng nhân dân tệ với nó vẫn đạt mức cao. Số doanh nghiệp phá sản tại Nhật Bản cao nhất 5 nămTheo Tokyo Shoko Research, các doanh nghiệp dịch vụ đứng đầu danh sách phá sản và sau đó là doanh nghiệp xây dựng. 20:01 11/7/2023 Lạm phát Trung Quốc giảm về 0%Lạm phát tiêu dùng tại Trung Quốc đã về mức 0% trong tháng 6, trong khi lạm phát giá sản xuất tiếp tục giảm, thể hiện sự sụp đổ về nhu cầu và làm gia tăng nỗi lo giảm phát. 21:24 10/7/2023 5 lý do nhà đầu tư nên chuẩn bị tâm lý đón thị trường lao dốcCác chuyên gia tại Ngân hàng Đầu tư Goldman Sachs cho rằng nửa cuối năm sắp tới mới là thời gian thị trường lao dốc kỷ lục. 07:00 9/7/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Giá trái phiếu tăng cao vì USD tụt dốc trước ngày Mỹ tung báo cáo CPI Giới đầu tư đang hồi hộp chờ đợi dữ liệu CPI, trong đó bất cứ dấu hiệu nào thể hiện lạm phát giảm tốc cũng sẽ làm suy yếu thêm đồng USD. Ảnh: Reuters. Theo Bloomberg, chỉ số Dollar Index - đo sức mạnh đồng USD so với một rổ gồm 6 đồng tiền chủ chốt khác - trong phiên giao dịch ngày 12/7 đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 2 tháng. Không chỉ thế, trong 5 ngày trở lại đây, chỉ số này đã giảm tổng cộng gần 2%. Tương tự, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm cũng giảm 2,6 điểm cơ bản trong phiên ngày 12/7 - còn 3,980% - và đẩy giá trị trái phiếu tăng cao. Trong một cuộc khảo sát của Reuters, các chuyên gia kinh tế được hỏi dự báo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 của Mỹ sẽ tăng khoảng 3,1% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm tốc từ mức tăng 4% của tháng 5. Nếu dự đoán này thành hiện thực, đây sẽ là mức lạm phát toàn phần thấp nhất kể từ tháng 3/2021. Ngoài ra, chỉ số CPI lõi được dự báo giảm tháng thứ 3 liên tiếp xuống còn 5% từ mức 5,3% trước đó. Dù vậy, mức lạm phát lõi này vẫn cao gấp đôi mục tiêu 2% mà Fed đề ra. Theo ông Takeshi Ishida - chiến lược gia tiền tệ tại Ngân hàng Resona - các nhà đầu tư đang hồi hộp chờ đợi dữ liệu CPI, trong đó bất cứ dấu hiệu nào thể hiện lạm phát giảm tốc cũng sẽ làm suy yếu thêm đồng USD. Tại các nền kinh tế khác như châu Âu, chỉ số chứng khoán Stoxx Europe 600 tăng cao trong ngày 12/7 với đà dẫn đầu của nhóm ngành công nghệ và khai khoáng. Còn tại châu Á, nhiều biến động trái chiều đã xảy ra khi chứng khoán Nhật Bản sụt giảm, trong khi đó thị trường Australia và Ấn Độ lại "phủ xanh". Tương tự, nhiều cổ phiếu công nghệ tại Hong Kong và Trung Quốc cũng tăng sau khi các nhà chức trách nước này tỏ ra hài lòng và khen ngợi các doanh nghiệp chủ chốt. Tuy nhiên, chỉ số CSI 300 - theo dõi 300 công ty có vốn hóa lớn nhất trên sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến - của Trung Quốc vẫn giảm 0,4% khi các nhà đầu tư địa phương cảm thấy nền kinh tế tiêu dùng chưa thể vực dậy. Dù vậy, do đồng bạc xanh giảm mạnh nên tỷ giá hối đoái của đồng nhân dân tệ với nó vẫn đạt mức cao. Số doanh nghiệp phá sản tại Nhật Bản cao nhất 5 nămTheo Tokyo Shoko Research, các doanh nghiệp dịch vụ đứng đầu danh sách phá sản và sau đó là doanh nghiệp xây dựng. 20:01 11/7/2023 Lạm phát Trung Quốc giảm về 0%Lạm phát tiêu dùng tại Trung Quốc đã về mức 0% trong tháng 6, trong khi lạm phát giá sản xuất tiếp tục giảm, thể hiện sự sụp đổ về nhu cầu và làm gia tăng nỗi lo giảm phát. 21:24 10/7/2023 5 lý do nhà đầu tư nên chuẩn bị tâm lý đón thị trường lao dốcCác chuyên gia tại Ngân hàng Đầu tư Goldman Sachs cho rằng nửa cuối năm sắp tới mới là thời gian thị trường lao dốc kỷ lục. 07:00 9/7/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Loạt doanh nghiệp 'lì xì' cổ tức cho cổ đông ngay tuần đầu năm mới
Theo thống kê, có 12 doanh nghiệp chốt ngày giao dịch không hưởng quyền để cổ đông nhận cổ tức bằng tiền hoặc bằng cổ phiếu ngay trong tuần đầu năm 2024.
Trong tuần này (1-5/1), thị trường chứng khoán sẽ có 12 doanh nghiệp chốt quyền nhận cổ tức cho cổ đông. Trong đó, 9 doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền mặt, 3 doanh nghiệp trả cổ tức bằng cổ phiếu, 1 doanh nghiệp trả cổ tức kết hợp cả 2 hình thức này. Doanh nghiệp chia cổ tức tỷ lệ cao nhất là 20% và thấp nhất là 5,3%. Cụ thể, Công ty CP Vĩnh Hoàn (HoSE: VHC) sẽ chốt danh sách cổ đông để trả cổ tức năm 2022 vào ngày 5/1. Hình thức nhận bằng cổ phiếu với tỷ lệ 20%, tương ứng cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận thêm 20 cổ phiếu mới. Dự kiến, Vĩnh Hoàn sẽ phát hành hơn 37,4 triệu cổ phiếu trả cổ tức đợt này. Trước đó, doanh nghiệp chế biến thủy sản này cũng đã tạm ứng cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt với tỷ lệ 20%, tức cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu nhận 2.000 đồng theo kế hoạch đã được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023. Tỷ lệ cổ tức nói trên cũng là mức chia cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây của Vĩnh Hoàn. Năm ngoái, doanh nghiệp này báo lãi sau thuế 2.014 tỷ đồng, tăng tới 82% so với cùng kỳ. Đây cũng mức cao kỷ lục của công ty và là năm đầu tiên vượt mốc 2.000 tỷ đồng. MỘT SỐ DOANH NGHIỆP CHỐT QUYỀN TRẢ CỔ TỨC TIỀN MẶT TUẦN NÀY (1-5/1) Công ty Mã CK Tỷ lệ Hình thức chi trả Ngày giao dịch không hưởng quyền Công ty CP Vĩnh Hoàn VHC 20% Cổ tức cổ phiếu 4/1 CTCP Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn SCS 20% Cổ tức tiền mặt 3/1 Công ty CP Chứng khoán TP.HCMHCM15%Cổ tức cổ phiếu2/1 Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn SAB 15% Cổ tức tiền mặt 4/1 Công ty CP Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên TNH 15% Cổ tức cổ phiếu 2/1 Công ty CP Đầu tư Xây dựng Dầu khí IDICO ICN 15% Cổ tức tiền mặt 2/1 Công ty CP Phú Tài PTB 15% Cổ tức tiền mặt 3/1 Công ty CP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Đà Nẵng DAD 15% Cổ tức tiền mặt 5/1 Công ty CP Thực phẩm Bích Chi BCF 10% Cổ tức tiền mặt 2/1 Công ty CP Xây dựng số 3 Hải Phòng HC3 10% Cổ tức tiền mặt 4/1 Công ty CP Hóa chất Việt Trì HVT 10% Cổ tức tiền mặt 5/1 Tương tự, Công ty CP Chứng khoán TP.HCM - HSC (HoSE: HCM) cũng thông báo chốt quyền trả cổ tức cho cổ đông. Trong đó, công ty sẽ phát hành gần 69 triệu cổ phiếu để trả cổ tức đợt 2/2021 cho cổ đông theo tỷ lệ 100:15, tức cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu nhận về 15 cổ phiếu mới. Nguồn vốn phát hành được lấy từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại thời điểm 31/12/2021 trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông là 3/1. Cùng với đó, HSC cũng có kế hoạch chào bán cho cổ đông hiện hữu hơn 228,6 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu theo tỷ lệ 2:1, tương ứng cổ đông sở hữu 2 cổ phiếu có quyền mua thêm 1 cổ phiếu mới. Thời gian đăng ký và nộp tiền mua từ 16/1 đến 26/2. Thời gian chuyển nhượng quyền mua từ 16/1 đến 22/2. Tổng số tiền dự kiến huy động là hơn 2.286 tỷ đồng, sẽ được dùng để phục vụ hoạt động giao dịch ký quỹ (1.786 tỷ đồng) còn lại 500 tỷ đồng sẽ được sử dụng cho hoạt động tự doanh. Dự kiến sau 2 giao dịch kể trên, vốn điều lệ HSC sẽ tăng từ 4.581 tỷ đồng lên hơn 7.552 tỷ đồng. Tổng công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn - Sabeco (HoSE: SAB) cũng công bố tạm ứng cổ tức bằng tiền mặt năm 2023 với tỷ lệ 15%. Ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền nhận cổ tức là ngày 5/1. Với hơn 1,28 tỷ cổ phiếu SAB đang lưu hành, Sabeco sẽ phải chi gần 1.924 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu. Ngày chi trả dự kiến là 7/2. Hiện Công ty TNHH Vietnam Beverage (thuộc ThaiBev) là cổ đông lớn nhất của Sabeco khi sở hữu 53,59% vốn, dự kiến nhận về 1.031 tỷ đồng. Ngoài ra, Bộ Công Thương hiện nắm 36% vốn Sabeco cũng sẽ nhận gần 693 tỷ đồng. Hồi tháng 11, Sabeco đã phát hành gần 641,3 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối với tỷ lệ 1:1. Vốn điều lệ của công ty sau giao dịch tăng từ 6.413 tỷ đồng lên hơn 12.825 tỷ đồng. Cũng trong tuần này, Công ty CP Phú Tài (HoSE: PTB) sẽ tạm ứng cổ tức đợt 1/2023 bằng tiền mặt tỷ lệ 15%. Với gần 67 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Phú Tài cần chi ra hơn 100 tỷ đồng cho đợt trả cổ tức này. Ngày đăng ký cuối cùng là 4/1, thời gian trả là 26/1. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Nhà máy lọc dầu Dung Quất tăng kế hoạch lợi nhuậnCông ty CP Lọc hóa Dầu Bình Sơn muốn nâng chỉ tiêu lợi nhuận cả năm 2023 lên 4.868 tỷ đồng và tăng tỷ lệ cổ tức từ 3% lên 7%. 18:10 1/1/2024 Giá vàng dự báo tiếp tục tăng mạnh năm 2024Hội đồng Vàng thế giới (WGC) dự báo chỉ có 5-10% khả năng xảy ra kịch bản kinh tế gây áp lực giảm giá vàng trong năm 2024. 15:44 1/1/2024 VIB ước tính lãi hơn 8.600 tỷ năm 2023, sẽ chia cổ tức tiền mặtTheo biên bản kiểm phiếu lấy ý kiến cổ đông về việc tạm ứng cổ tức 6% bằng tiền mặt, VIB đưa dự báo lợi nhuận sau thuế cả năm 2023 sẽ đạt 8.640 tỷ đồng. 14:30 1/1/2024
Loạt doanh nghiệp 'lì xì' cổ tức cho cổ đông ngay tuần đầu năm mới Theo thống kê, có 12 doanh nghiệp chốt ngày giao dịch không hưởng quyền để cổ đông nhận cổ tức bằng tiền hoặc bằng cổ phiếu ngay trong tuần đầu năm 2024. Trong tuần này (1-5/1), thị trường chứng khoán sẽ có 12 doanh nghiệp chốt quyền nhận cổ tức cho cổ đông. Trong đó, 9 doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền mặt, 3 doanh nghiệp trả cổ tức bằng cổ phiếu, 1 doanh nghiệp trả cổ tức kết hợp cả 2 hình thức này. Doanh nghiệp chia cổ tức tỷ lệ cao nhất là 20% và thấp nhất là 5,3%. Cụ thể, Công ty CP Vĩnh Hoàn (HoSE: VHC) sẽ chốt danh sách cổ đông để trả cổ tức năm 2022 vào ngày 5/1. Hình thức nhận bằng cổ phiếu với tỷ lệ 20%, tương ứng cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận thêm 20 cổ phiếu mới. Dự kiến, Vĩnh Hoàn sẽ phát hành hơn 37,4 triệu cổ phiếu trả cổ tức đợt này. Trước đó, doanh nghiệp chế biến thủy sản này cũng đã tạm ứng cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt với tỷ lệ 20%, tức cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu nhận 2.000 đồng theo kế hoạch đã được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023. Tỷ lệ cổ tức nói trên cũng là mức chia cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây của Vĩnh Hoàn. Năm ngoái, doanh nghiệp này báo lãi sau thuế 2.014 tỷ đồng, tăng tới 82% so với cùng kỳ. Đây cũng mức cao kỷ lục của công ty và là năm đầu tiên vượt mốc 2.000 tỷ đồng. MỘT SỐ DOANH NGHIỆP CHỐT QUYỀN TRẢ CỔ TỨC TIỀN MẶT TUẦN NÀY (1-5/1) Công ty Mã CK Tỷ lệ Hình thức chi trả Ngày giao dịch không hưởng quyền Công ty CP Vĩnh Hoàn VHC 20% Cổ tức cổ phiếu 4/1 CTCP Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn SCS 20% Cổ tức tiền mặt 3/1 Công ty CP Chứng khoán TP.HCMHCM15%Cổ tức cổ phiếu2/1 Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn SAB 15% Cổ tức tiền mặt 4/1 Công ty CP Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên TNH 15% Cổ tức cổ phiếu 2/1 Công ty CP Đầu tư Xây dựng Dầu khí IDICO ICN 15% Cổ tức tiền mặt 2/1 Công ty CP Phú Tài PTB 15% Cổ tức tiền mặt 3/1 Công ty CP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Đà Nẵng DAD 15% Cổ tức tiền mặt 5/1 Công ty CP Thực phẩm Bích Chi BCF 10% Cổ tức tiền mặt 2/1 Công ty CP Xây dựng số 3 Hải Phòng HC3 10% Cổ tức tiền mặt 4/1 Công ty CP Hóa chất Việt Trì HVT 10% Cổ tức tiền mặt 5/1 Tương tự, Công ty CP Chứng khoán TP.HCM - HSC (HoSE: HCM) cũng thông báo chốt quyền trả cổ tức cho cổ đông. Trong đó, công ty sẽ phát hành gần 69 triệu cổ phiếu để trả cổ tức đợt 2/2021 cho cổ đông theo tỷ lệ 100:15, tức cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu nhận về 15 cổ phiếu mới. Nguồn vốn phát hành được lấy từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại thời điểm 31/12/2021 trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông là 3/1. Cùng với đó, HSC cũng có kế hoạch chào bán cho cổ đông hiện hữu hơn 228,6 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu theo tỷ lệ 2:1, tương ứng cổ đông sở hữu 2 cổ phiếu có quyền mua thêm 1 cổ phiếu mới. Thời gian đăng ký và nộp tiền mua từ 16/1 đến 26/2. Thời gian chuyển nhượng quyền mua từ 16/1 đến 22/2. Tổng số tiền dự kiến huy động là hơn 2.286 tỷ đồng, sẽ được dùng để phục vụ hoạt động giao dịch ký quỹ (1.786 tỷ đồng) còn lại 500 tỷ đồng sẽ được sử dụng cho hoạt động tự doanh. Dự kiến sau 2 giao dịch kể trên, vốn điều lệ HSC sẽ tăng từ 4.581 tỷ đồng lên hơn 7.552 tỷ đồng. Tổng công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn - Sabeco (HoSE: SAB) cũng công bố tạm ứng cổ tức bằng tiền mặt năm 2023 với tỷ lệ 15%. Ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền nhận cổ tức là ngày 5/1. Với hơn 1,28 tỷ cổ phiếu SAB đang lưu hành, Sabeco sẽ phải chi gần 1.924 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu. Ngày chi trả dự kiến là 7/2. Hiện Công ty TNHH Vietnam Beverage (thuộc ThaiBev) là cổ đông lớn nhất của Sabeco khi sở hữu 53,59% vốn, dự kiến nhận về 1.031 tỷ đồng. Ngoài ra, Bộ Công Thương hiện nắm 36% vốn Sabeco cũng sẽ nhận gần 693 tỷ đồng. Hồi tháng 11, Sabeco đã phát hành gần 641,3 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối với tỷ lệ 1:1. Vốn điều lệ của công ty sau giao dịch tăng từ 6.413 tỷ đồng lên hơn 12.825 tỷ đồng. Cũng trong tuần này, Công ty CP Phú Tài (HoSE: PTB) sẽ tạm ứng cổ tức đợt 1/2023 bằng tiền mặt tỷ lệ 15%. Với gần 67 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Phú Tài cần chi ra hơn 100 tỷ đồng cho đợt trả cổ tức này. Ngày đăng ký cuối cùng là 4/1, thời gian trả là 26/1. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Nhà máy lọc dầu Dung Quất tăng kế hoạch lợi nhuậnCông ty CP Lọc hóa Dầu Bình Sơn muốn nâng chỉ tiêu lợi nhuận cả năm 2023 lên 4.868 tỷ đồng và tăng tỷ lệ cổ tức từ 3% lên 7%. 18:10 1/1/2024 Giá vàng dự báo tiếp tục tăng mạnh năm 2024Hội đồng Vàng thế giới (WGC) dự báo chỉ có 5-10% khả năng xảy ra kịch bản kinh tế gây áp lực giảm giá vàng trong năm 2024. 15:44 1/1/2024 VIB ước tính lãi hơn 8.600 tỷ năm 2023, sẽ chia cổ tức tiền mặtTheo biên bản kiểm phiếu lấy ý kiến cổ đông về việc tạm ứng cổ tức 6% bằng tiền mặt, VIB đưa dự báo lợi nhuận sau thuế cả năm 2023 sẽ đạt 8.640 tỷ đồng. 14:30 1/1/2024
Nhóm ngân hàng quốc doanh gia nhập làn sóng giảm lãi suất tiền gửi
Sau động thái giảm lãi suất tiền gửi tiết kiệm của hàng loạt ngân hàng tư nhân vào đầu tháng 5, đến lượt các ngân hàng quốc doanh điều chỉnh lãi suất huy động.
Nhóm ngân hàng quốc doanh cũng đã gia nhập làn sóng giảm lãi suất tiết kiệm. Ảnh: Chí Hùng. VietinBank mới đây đã hạ lãi suất huy động với nhóm khách hàng cá nhân thêm tối đa 0,3 điểm % tại các kỳ hạn. Cụ thể, tại kỳ hạn 1 đến dưới 3 tháng, VietinBank đã giảm lãi suất huy động từ 4,9%/năm xuống còn 4,6%/năm; kỳ hạn 2 đến dưới 6 tháng, lãi suất giảm từ 5,4%/năm xuống còn 5,1%/năm. Kỳ hạn 12 tháng giảm từ 7,4%/năm xuống còn 7,2%/năm. Cùng xu hướng này, Agribank cũng giảm lãi suất tiết kiệm kỳ hạn trên 12 tháng xuống 0,2 điểm %, từ 7,2%/năm xuống còn 7%/năm. Lãi suất các kỳ hạn 1-2 tháng tại nhà băng này cũng giảm 0,2 điểm % về 4,6%/năm và kỳ hạn 3-5 tháng giảm về 5,1%/năm. Không riêng hai ngân hàng quốc doanh kể trên, Vietcombank cũng đã công bố bảng lãi suất huy động mới nhất với mức giảm 0,2-0,3 điểm %/năm lãi suất áp dụng với nhiều kỳ hạn. Cụ thể, lãi suất tiền gửi của khách hàng cá nhân tại quầy kỳ hạn 1-2 tháng đã được Vietcombank giảm từ 4,9%/năm xuống còn 4,6%/năm; kỳ hạn 3 tháng giảm từ 5,4%/năm xuống 5,1%/năm. Đối với hình thức gửi tiết kiệm trực tuyến, lãi suất kỳ hạn 12 tháng đã giảm từ 7,4%/năm xuống còn 7,2%/năm. Các kỳ hạn còn lại được giữ nguyên. Ngân hàng BIDV mới đây cũng điều chỉnh giảm 0,3 điểm % lãi suất tiết kiệm tại các kỳ hạn 1 đến dưới 6 tháng. Trong đó, tại kỳ hạn gửi 1 đến dưới 3 tháng, lãi suất niêm yết của nhà băng này đã giảm từ mức 4,9%/năm xuống còn 4,6%/năm. Ở kỳ hạn 3 đến dưới 6 tháng, lãi suất niêm yết giảm từ 5,4%/năm xuống còn 5,1%/năm. Như vậy, nhóm "Big 4" là những nhà băng mới nhất gia nhập làn sóng giảm lãi suất tiết kiệm từ đầu tháng 5 đến nay. Trước đó, các ngân hàng tư nhân đã đồng loạt giảm các mốc lãi suất tiền gửi này, áp dụng với cả kênh quầy và kênh online. Theo đó, mặt bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 1-3 tháng hiện đã về vùng 4,3-5,5%/năm; kỳ hạn 6-9 tháng giảm về vùng 6,6-8,5%/năm; kỳ hạn 12 tháng giảm còn 6,9-8,5%/năm. Hiện tại, mức lãi suất tiết kiệm trên 9%/năm trong hệ thống ngân hàng hiện đã biến mất. Nếu so với giai đoạn cao điểm cuối năm ngoái (có thời điểm ghi nhận lãi suất lên tới 12%/năm), mặt bằng lãi suất tiết kiệm đã giảm xấp xỉ 3-4%/năm. Nhiều ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất huy độngChỉ trong ngày 12/5, đã có 3 ngân hàng thông báo giảm lãi suất với các khoản huy động tiền gửi từ người dân ở nhiều kỳ hạn, trong đó giảm mạnh nhất ở kỳ hạn dài trên 1 năm. 16:12 12/5/2023 Ngân hàng Nhà nước sẽ cân nhắc giảm lãi suất điều hànhĐây là chia sẻ của Thống đốc Nguyễn Thị Hồng tại hội nghị “Ngành ngân hàng góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh vùng Đông Nam Bộ” do NHNN tổ chức chiều 11/5. 06:00 12/5/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Nhóm ngân hàng quốc doanh gia nhập làn sóng giảm lãi suất tiền gửi Sau động thái giảm lãi suất tiền gửi tiết kiệm của hàng loạt ngân hàng tư nhân vào đầu tháng 5, đến lượt các ngân hàng quốc doanh điều chỉnh lãi suất huy động. Nhóm ngân hàng quốc doanh cũng đã gia nhập làn sóng giảm lãi suất tiết kiệm. Ảnh: Chí Hùng. VietinBank mới đây đã hạ lãi suất huy động với nhóm khách hàng cá nhân thêm tối đa 0,3 điểm % tại các kỳ hạn. Cụ thể, tại kỳ hạn 1 đến dưới 3 tháng, VietinBank đã giảm lãi suất huy động từ 4,9%/năm xuống còn 4,6%/năm; kỳ hạn 2 đến dưới 6 tháng, lãi suất giảm từ 5,4%/năm xuống còn 5,1%/năm. Kỳ hạn 12 tháng giảm từ 7,4%/năm xuống còn 7,2%/năm. Cùng xu hướng này, Agribank cũng giảm lãi suất tiết kiệm kỳ hạn trên 12 tháng xuống 0,2 điểm %, từ 7,2%/năm xuống còn 7%/năm. Lãi suất các kỳ hạn 1-2 tháng tại nhà băng này cũng giảm 0,2 điểm % về 4,6%/năm và kỳ hạn 3-5 tháng giảm về 5,1%/năm. Không riêng hai ngân hàng quốc doanh kể trên, Vietcombank cũng đã công bố bảng lãi suất huy động mới nhất với mức giảm 0,2-0,3 điểm %/năm lãi suất áp dụng với nhiều kỳ hạn. Cụ thể, lãi suất tiền gửi của khách hàng cá nhân tại quầy kỳ hạn 1-2 tháng đã được Vietcombank giảm từ 4,9%/năm xuống còn 4,6%/năm; kỳ hạn 3 tháng giảm từ 5,4%/năm xuống 5,1%/năm. Đối với hình thức gửi tiết kiệm trực tuyến, lãi suất kỳ hạn 12 tháng đã giảm từ 7,4%/năm xuống còn 7,2%/năm. Các kỳ hạn còn lại được giữ nguyên. Ngân hàng BIDV mới đây cũng điều chỉnh giảm 0,3 điểm % lãi suất tiết kiệm tại các kỳ hạn 1 đến dưới 6 tháng. Trong đó, tại kỳ hạn gửi 1 đến dưới 3 tháng, lãi suất niêm yết của nhà băng này đã giảm từ mức 4,9%/năm xuống còn 4,6%/năm. Ở kỳ hạn 3 đến dưới 6 tháng, lãi suất niêm yết giảm từ 5,4%/năm xuống còn 5,1%/năm. Như vậy, nhóm "Big 4" là những nhà băng mới nhất gia nhập làn sóng giảm lãi suất tiết kiệm từ đầu tháng 5 đến nay. Trước đó, các ngân hàng tư nhân đã đồng loạt giảm các mốc lãi suất tiền gửi này, áp dụng với cả kênh quầy và kênh online. Theo đó, mặt bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 1-3 tháng hiện đã về vùng 4,3-5,5%/năm; kỳ hạn 6-9 tháng giảm về vùng 6,6-8,5%/năm; kỳ hạn 12 tháng giảm còn 6,9-8,5%/năm. Hiện tại, mức lãi suất tiết kiệm trên 9%/năm trong hệ thống ngân hàng hiện đã biến mất. Nếu so với giai đoạn cao điểm cuối năm ngoái (có thời điểm ghi nhận lãi suất lên tới 12%/năm), mặt bằng lãi suất tiết kiệm đã giảm xấp xỉ 3-4%/năm. Nhiều ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất huy độngChỉ trong ngày 12/5, đã có 3 ngân hàng thông báo giảm lãi suất với các khoản huy động tiền gửi từ người dân ở nhiều kỳ hạn, trong đó giảm mạnh nhất ở kỳ hạn dài trên 1 năm. 16:12 12/5/2023 Ngân hàng Nhà nước sẽ cân nhắc giảm lãi suất điều hànhĐây là chia sẻ của Thống đốc Nguyễn Thị Hồng tại hội nghị “Ngành ngân hàng góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh vùng Đông Nam Bộ” do NHNN tổ chức chiều 11/5. 06:00 12/5/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Người mua vàng nhẫn lỗ hơn 2 triệu đồng/lượng trong tháng qua
Tính từ ngày 16/5 đến nay, giá bán của mặt hàng vàng nhẫn trong nước đã sụt giảm hơn 1 triệu đồng/lượng, hiện đi ngang vùng giá thấp 56,4 triệu đồng/lượng.
Giá vàng trong nước liên tục đi xuống khiến người mua vàng nhẫn từ tháng trước đến nay lỗ nặng. Ảnh: Trương Hiệu. Trong 1 tháng qua, bất chấp giá vàng thế giới tăng giảm rất mạnh, giá vàng trong nước vẫn trầm lắng hoặc chỉ ghi nhận những biến động rất nhẹ. Đến sáng nay, thị trường đón tin từ Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định không tăng lãi suất lần thứ 11 liên tiếp nhưng vẫn đi kèm với dự báo về 2 đợt tăng 0,25 điểm % khác vào thời điểm trước cuối năm khiến giá vàng thế giới lại tiếp tục sụt giảm tác động vào giá vàng trong nước. Trong đó mặt hàng vàng nhẫn 9999 chạy rất sát biến động của giá vàng thế giới đang chịu nhiều tác động nhất. Ghi nhận trên biểu đồ giá hàng ngày, chỉ trong 1 tháng, giá bán của vàng nhẫn đã từ vùng 57,65 rớt một mạch xuống 56,4 triệu đồng/lượng. Cụ thể, trong phiên giao dịch hôm nay, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng nhẫn 99,99% ở mức 55,5-56,45 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giảm 100.000 đồng so với ngày hôm qua. Nếu so với một tháng trước (ngày 16/5), giá vàng nhẫn SJC đã giảm tới hơn 1 triệu đồng/lượng; người mua cũng đang phải nhận khoản lỗ hơn 2 triệu đồng mỗi lượng. Không riêng SJC, giá vàng nhẫn tại Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) cũng đã giảm liên tục trong các phiên giao dịch gần đây. Đến hôm nay, giá tiếp tục được điều chỉnh giảm thêm 50.000 đồng ở chiều bán và đi ngang ở chiều mua, cố định ở mức 55,5 triệu/lượng (mua) và 56,5 triệu/lượng (bán). So với một tháng trước, giá vàng nhẫn do PNJ chế tác cũng đã giảm 1,1 triệu đồng; đồng thời ghi nhận mức lỗ tới 2,1 triệu đồng với người mua. Tại Hà Nội, các cửa hàng vàng của Bảo Tín Minh Châu hôm nay cũng giảm 40.000 đồng/lượng cho mặt hàng Vàng Rồng Thăng Long xuống mức 55,63-56,48 triệu/lượng (mua vào - bán ra), cao hơn 1 triệu đồng so với giá bán tháng trước. Tuy nhiên, nếu trừ đi chênh lệch giá mua - bán của doanh nghiệp, người mua vàng tại đây vẫn đang phải nhận khoản lỗ gần 2 triệu đồng/lượng tháng qua. Với mặt hàng vàng miếng, giá giao dịch những phiên gần đây cũng ghi nhận xu hướng giảm liên tiếp. Trong đó, SJC hiện niêm yết mặt hàng này ở mức 66,4-67,02 triệu/lượng (mua vào - bán ra), cùng giảm 150.000 đồng cả hai chiều so với phiên liền trước. Nếu so với tháng trước, mức giảm của mặt hàng này là 250.000 đồng/lượng, người mua vàng miếng tại đây cũng đang phải nhận khoản lỗ gần 1 triệu đồng. Còn giá bán vàng miếng tại Công ty PNJ thì đã chính thức bay mốc 67 triệu đồng neo từ hồi đầu tuần; hiện chấp nhận giao dịch ở mức 66,45 triệu/lượng (mua) và 66,95 triệu/lượng (bán), giảm 50.000 đồng so với phiên sáng ngày 14/6. Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI đưa ra giá mua với mặt hàng vàng miếng ở mức 66,4 triệu/lượng và giá bán ở 67 triệu/lượng, đi ngang so với hôm qua. Trên thị trường thế giới, giá vàng giao ngay đã giảm mạnh, hiện chạy ngang vùng 1.933 USD/ounce. Quy đổi ra tiền Việt, chưa bao gồm thuế phí, giá vàng thế giới tương đương 55,1 triệu đồng/lượng; thấp hơn vàng nhẫn trong nước 300.000 đồng và thấp hơn vàng miếng gần 12 triệu đồng/lượng. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Chứng khoán Mỹ lưỡng lự sau quyết định lãi suất của FedDù giữ nguyên lãi suất ở mức 5-5,25% sau 10 lần nâng liên tiếp, quan điểm sắp tới của Fed nghiêng về cứng rắn. Dự báo cho thấy FOMC kỳ vọng lãi suất đạt 5,6% vào cuối năm nay. 09:44 15/6/2023 Fed ngừng tăng lãi suấtLần đầu tiên kể từ tháng 3 năm ngoái, Fed giữ nguyên lãi suất điều hành trong cuộc họp chính sách. Nhưng cơ quan này cũng dự báo về việc tăng lãi suất 2 lần nữa trong năm nay. 07:27 15/6/2023
Người mua vàng nhẫn lỗ hơn 2 triệu đồng/lượng trong tháng qua Tính từ ngày 16/5 đến nay, giá bán của mặt hàng vàng nhẫn trong nước đã sụt giảm hơn 1 triệu đồng/lượng, hiện đi ngang vùng giá thấp 56,4 triệu đồng/lượng. Giá vàng trong nước liên tục đi xuống khiến người mua vàng nhẫn từ tháng trước đến nay lỗ nặng. Ảnh: Trương Hiệu. Trong 1 tháng qua, bất chấp giá vàng thế giới tăng giảm rất mạnh, giá vàng trong nước vẫn trầm lắng hoặc chỉ ghi nhận những biến động rất nhẹ. Đến sáng nay, thị trường đón tin từ Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định không tăng lãi suất lần thứ 11 liên tiếp nhưng vẫn đi kèm với dự báo về 2 đợt tăng 0,25 điểm % khác vào thời điểm trước cuối năm khiến giá vàng thế giới lại tiếp tục sụt giảm tác động vào giá vàng trong nước. Trong đó mặt hàng vàng nhẫn 9999 chạy rất sát biến động của giá vàng thế giới đang chịu nhiều tác động nhất. Ghi nhận trên biểu đồ giá hàng ngày, chỉ trong 1 tháng, giá bán của vàng nhẫn đã từ vùng 57,65 rớt một mạch xuống 56,4 triệu đồng/lượng. Cụ thể, trong phiên giao dịch hôm nay, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng nhẫn 99,99% ở mức 55,5-56,45 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giảm 100.000 đồng so với ngày hôm qua. Nếu so với một tháng trước (ngày 16/5), giá vàng nhẫn SJC đã giảm tới hơn 1 triệu đồng/lượng; người mua cũng đang phải nhận khoản lỗ hơn 2 triệu đồng mỗi lượng. Không riêng SJC, giá vàng nhẫn tại Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) cũng đã giảm liên tục trong các phiên giao dịch gần đây. Đến hôm nay, giá tiếp tục được điều chỉnh giảm thêm 50.000 đồng ở chiều bán và đi ngang ở chiều mua, cố định ở mức 55,5 triệu/lượng (mua) và 56,5 triệu/lượng (bán). So với một tháng trước, giá vàng nhẫn do PNJ chế tác cũng đã giảm 1,1 triệu đồng; đồng thời ghi nhận mức lỗ tới 2,1 triệu đồng với người mua. Tại Hà Nội, các cửa hàng vàng của Bảo Tín Minh Châu hôm nay cũng giảm 40.000 đồng/lượng cho mặt hàng Vàng Rồng Thăng Long xuống mức 55,63-56,48 triệu/lượng (mua vào - bán ra), cao hơn 1 triệu đồng so với giá bán tháng trước. Tuy nhiên, nếu trừ đi chênh lệch giá mua - bán của doanh nghiệp, người mua vàng tại đây vẫn đang phải nhận khoản lỗ gần 2 triệu đồng/lượng tháng qua. Với mặt hàng vàng miếng, giá giao dịch những phiên gần đây cũng ghi nhận xu hướng giảm liên tiếp. Trong đó, SJC hiện niêm yết mặt hàng này ở mức 66,4-67,02 triệu/lượng (mua vào - bán ra), cùng giảm 150.000 đồng cả hai chiều so với phiên liền trước. Nếu so với tháng trước, mức giảm của mặt hàng này là 250.000 đồng/lượng, người mua vàng miếng tại đây cũng đang phải nhận khoản lỗ gần 1 triệu đồng. Còn giá bán vàng miếng tại Công ty PNJ thì đã chính thức bay mốc 67 triệu đồng neo từ hồi đầu tuần; hiện chấp nhận giao dịch ở mức 66,45 triệu/lượng (mua) và 66,95 triệu/lượng (bán), giảm 50.000 đồng so với phiên sáng ngày 14/6. Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI đưa ra giá mua với mặt hàng vàng miếng ở mức 66,4 triệu/lượng và giá bán ở 67 triệu/lượng, đi ngang so với hôm qua. Trên thị trường thế giới, giá vàng giao ngay đã giảm mạnh, hiện chạy ngang vùng 1.933 USD/ounce. Quy đổi ra tiền Việt, chưa bao gồm thuế phí, giá vàng thế giới tương đương 55,1 triệu đồng/lượng; thấp hơn vàng nhẫn trong nước 300.000 đồng và thấp hơn vàng miếng gần 12 triệu đồng/lượng. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Chứng khoán Mỹ lưỡng lự sau quyết định lãi suất của FedDù giữ nguyên lãi suất ở mức 5-5,25% sau 10 lần nâng liên tiếp, quan điểm sắp tới của Fed nghiêng về cứng rắn. Dự báo cho thấy FOMC kỳ vọng lãi suất đạt 5,6% vào cuối năm nay. 09:44 15/6/2023 Fed ngừng tăng lãi suấtLần đầu tiên kể từ tháng 3 năm ngoái, Fed giữ nguyên lãi suất điều hành trong cuộc họp chính sách. Nhưng cơ quan này cũng dự báo về việc tăng lãi suất 2 lần nữa trong năm nay. 07:27 15/6/2023
Lãnh đạo Vietnam Airlines tin rằng cổ phiếu sẽ không bị hủy niêm yết
Lãnh đạo Vietnam Airlines, cho rằng cơ quan quản lý sẽ đánh giá trường hợp của hãng một cách khách quan, thận trọng và kỳ vọng cổ phiếu HVN sẽ không bị hủy niêm yết.
Tại phiên họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 của Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines (HoSE: HVN) sáng 16/12, rất nhiều cổ đông đã đặt câu hỏi với ban lãnh đạo công ty về nguy cơ bị hủy niêm yết bắt buộc của cổ phiếu HVN sau khi hãng công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022. Ông Trần Thanh Hiền, Kế toán trưởng Vietnam Airlines, cho biết hoàn cảnh của Vietnam Airlines khi rơi vào 3 năm thua lỗ liên tiếp và âm vốn chủ sở hữu là "tình huống rất đặc biệt". Trong những năm trước dịch Covid-19, hãng luôn là một trong những doanh nghiệp đứng đầu trong nhóm có vốn hóa lớn, tài chính minh bạch, khả năng sinh lời cao trên HoSE. Tuy nhiên, dịch bệnh là yếu tố ảnh hưởng mang tính khách quan đã tác động nghiêm trọng đến ngành hàng không, và các hãng đều rơi vào tình trạng tương tự. “Chúng tôi tin rằng cơ quan Nhà nước, cơ quan quản lý liên quan sẽ nghiên cứu, đánh giá yếu tố này khách quan, thận trọng và kỳ vọng cổ phiếu HVN vẫn tiếp tục niêm yết trên thị trường chứng khoán”, ông Hiền nói. Kế toán trưởng hãng hàng không quốc gia cho biết hiện hãng đang xây dựng, triển khai các đề án tái cơ cấu, trong đó giải pháp tự thân là quan trọng nhất. “Vietnam Airlines phải tiến tới có lãi, đảm bảo khả năng thanh toán để phục vụ hoạt động kinh doanh. Đồng thời có giải pháp đồng bộ để khắc phục hậu quả của dịch Covid-19”. Theo ông Hiền, dựa trên tình hình hiện tại, hãng có thể thoát lỗ từ năm 2024. Trần Thanh Hiền, Kế toán trưởng Vietnam Airlines, tin rằng cổ phiếu HVN sẽ không bị hủy niêm yết. Ảnh: HVN. Về dòng tiền hoạt động kinh doanh, vị lãnh đạo Vietnam Airlines cho biết hãng đã cân đối để đảm bảo hoạt động kinh doanh năm 2023-2024 có thể tự cân đối thu chi, thông qua các giải pháp điều hành hoạt động kinh doanh, cắt giảm chi phí, quản trị nội bộ. “Chúng ra chỉ cần một thời gian không dài để đưa Vietnam Airlines có lãi trở lại, cũng cần một thời gian không dài để vốn chủ sở hữu dương và khi đó cổ phiếu có thể đáp ứng các yêu cầu của HoSE và luật chứng khoán”, ông Trần Thanh Hiền khẳng định. Vị này cho biết thêm hiện hãng đã chuẩn bị trên 7.000 tỷ đồng để đảm bảo trả các khoản nợ trong năm nay. Dự kiến nợ quá hạn tính cuối năm nay còn khoảng 8.000 tỷ đồng. Về kế hoạch xóa lỗ lũy kế, ông Hiền cho biết nếu chỉ dựa vào hoạt động kinh doanh thì sẽ rất lâu mới xóa hết khoản lỗ lũy kế hơn 35.000 tỷ đồng trên bảng cân đối kế toán. Tuy nhiên, Vietnam Airlines cũng có các giải pháp về tái cơ cấu tài sản (bán tàu bay cũ, bán và cho thuê tàu bay...), danh mục đầu tư (thoái vốn công ty con), có thêm các nguồn thu nhập ngoài hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, hãng sẽ xem xét việc phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu hoặc các công cụ tài chính khác để bổ sung nguồn vốn. “Doanh nghiệp sẽ giải quyết vấn đề trả các khoản nợ tạm hoãn trước, sau đó là giải quyết vấn đề âm vốn chủ và xoá lỗ lũy kế”, ông nói. Ông Đặng Ngọc Hoà, Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines cho biết hãng bay này đã chịu ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng từ dịch Covid-19. Đến năm nay, khi thị trường tốt lên thì hãng cũng đã giảm đáng kể số lỗ. Hiện tại, hãng bay này đã xây dựng tổng thể đề án tái cơ cấu và đã báo cáo lên Chính phủ. Trong đó, nội dung của đề án tái cơ cấu xoay quanh giải pháp nỗ lực tự thân của hãng, sau đó là các giải pháp hỗ trợ của Chính phủ với vai trò là cổ đông lớn, chủ yếu là về cơ chế, chính sách. Cũng tại cuộc họp này, các cổ đông Vietnam Airlines đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2023 với doanh thu hợp nhất đạt 91.658 tỷ đồng, tăng gần 28% so với năm 2022. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất dự kiến ở mức âm 5.823 tỷ đồng. Ngoài ra, cũng tại phiên họp lần này, ban lãnh đạo Vietnam Airlines đã trình cổ đông thông qua một số nội dung như báo cáo tài chính năm 2022 đã được kiểm toán; báo cáo tiền lương, thù lao của HĐQT, Ban kiểm soát năm 2022 và kế hoạch 2023; phương án kiện toàn nhân sự Ban kiểm soát... Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... ĐHĐCĐ Vietnam Airlines: Dự kiến giảm lỗ, tự cân đối thu chi từ 2024Vietnam Airlines đã trình cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2023 với khoản lỗ ròng hợp nhất 5.823 tỷ đồng, giảm gần một nửa so với năm liền trước. 10:31 16/12/2023 Novaland rút vốn hợp tác với CĐT NovaWorld Ho Tram - The TropicanaĐộng thái chấm dứt hợp đồng hợp tác với công ty con diễn ra trong bối cảnh Novaland đang tái cấu trúc các nghĩa vụ tài chính của mình. 11:44 16/12/2023 Kinh phí mỗi lần xuất hóa đơn xăng dầu chỉ tốn 40-60 đồngTheo lãnh đạo Tổng cục Thuế, mỗi hóa đơn điện tử xuất ra theo từng lần bán xăng dầu chỉ tốn khoảng 40-60 đồng, chưa kể đa số người tiêu dùng không có nhu cầu lấy hóa đơn. 06:00 16/12/2023
Lãnh đạo Vietnam Airlines tin rằng cổ phiếu sẽ không bị hủy niêm yết Lãnh đạo Vietnam Airlines, cho rằng cơ quan quản lý sẽ đánh giá trường hợp của hãng một cách khách quan, thận trọng và kỳ vọng cổ phiếu HVN sẽ không bị hủy niêm yết. Tại phiên họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 của Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines (HoSE: HVN) sáng 16/12, rất nhiều cổ đông đã đặt câu hỏi với ban lãnh đạo công ty về nguy cơ bị hủy niêm yết bắt buộc của cổ phiếu HVN sau khi hãng công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022. Ông Trần Thanh Hiền, Kế toán trưởng Vietnam Airlines, cho biết hoàn cảnh của Vietnam Airlines khi rơi vào 3 năm thua lỗ liên tiếp và âm vốn chủ sở hữu là "tình huống rất đặc biệt". Trong những năm trước dịch Covid-19, hãng luôn là một trong những doanh nghiệp đứng đầu trong nhóm có vốn hóa lớn, tài chính minh bạch, khả năng sinh lời cao trên HoSE. Tuy nhiên, dịch bệnh là yếu tố ảnh hưởng mang tính khách quan đã tác động nghiêm trọng đến ngành hàng không, và các hãng đều rơi vào tình trạng tương tự. “Chúng tôi tin rằng cơ quan Nhà nước, cơ quan quản lý liên quan sẽ nghiên cứu, đánh giá yếu tố này khách quan, thận trọng và kỳ vọng cổ phiếu HVN vẫn tiếp tục niêm yết trên thị trường chứng khoán”, ông Hiền nói. Kế toán trưởng hãng hàng không quốc gia cho biết hiện hãng đang xây dựng, triển khai các đề án tái cơ cấu, trong đó giải pháp tự thân là quan trọng nhất. “Vietnam Airlines phải tiến tới có lãi, đảm bảo khả năng thanh toán để phục vụ hoạt động kinh doanh. Đồng thời có giải pháp đồng bộ để khắc phục hậu quả của dịch Covid-19”. Theo ông Hiền, dựa trên tình hình hiện tại, hãng có thể thoát lỗ từ năm 2024. Trần Thanh Hiền, Kế toán trưởng Vietnam Airlines, tin rằng cổ phiếu HVN sẽ không bị hủy niêm yết. Ảnh: HVN. Về dòng tiền hoạt động kinh doanh, vị lãnh đạo Vietnam Airlines cho biết hãng đã cân đối để đảm bảo hoạt động kinh doanh năm 2023-2024 có thể tự cân đối thu chi, thông qua các giải pháp điều hành hoạt động kinh doanh, cắt giảm chi phí, quản trị nội bộ. “Chúng ra chỉ cần một thời gian không dài để đưa Vietnam Airlines có lãi trở lại, cũng cần một thời gian không dài để vốn chủ sở hữu dương và khi đó cổ phiếu có thể đáp ứng các yêu cầu của HoSE và luật chứng khoán”, ông Trần Thanh Hiền khẳng định. Vị này cho biết thêm hiện hãng đã chuẩn bị trên 7.000 tỷ đồng để đảm bảo trả các khoản nợ trong năm nay. Dự kiến nợ quá hạn tính cuối năm nay còn khoảng 8.000 tỷ đồng. Về kế hoạch xóa lỗ lũy kế, ông Hiền cho biết nếu chỉ dựa vào hoạt động kinh doanh thì sẽ rất lâu mới xóa hết khoản lỗ lũy kế hơn 35.000 tỷ đồng trên bảng cân đối kế toán. Tuy nhiên, Vietnam Airlines cũng có các giải pháp về tái cơ cấu tài sản (bán tàu bay cũ, bán và cho thuê tàu bay...), danh mục đầu tư (thoái vốn công ty con), có thêm các nguồn thu nhập ngoài hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, hãng sẽ xem xét việc phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu hoặc các công cụ tài chính khác để bổ sung nguồn vốn. “Doanh nghiệp sẽ giải quyết vấn đề trả các khoản nợ tạm hoãn trước, sau đó là giải quyết vấn đề âm vốn chủ và xoá lỗ lũy kế”, ông nói. Ông Đặng Ngọc Hoà, Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines cho biết hãng bay này đã chịu ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng từ dịch Covid-19. Đến năm nay, khi thị trường tốt lên thì hãng cũng đã giảm đáng kể số lỗ. Hiện tại, hãng bay này đã xây dựng tổng thể đề án tái cơ cấu và đã báo cáo lên Chính phủ. Trong đó, nội dung của đề án tái cơ cấu xoay quanh giải pháp nỗ lực tự thân của hãng, sau đó là các giải pháp hỗ trợ của Chính phủ với vai trò là cổ đông lớn, chủ yếu là về cơ chế, chính sách. Cũng tại cuộc họp này, các cổ đông Vietnam Airlines đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2023 với doanh thu hợp nhất đạt 91.658 tỷ đồng, tăng gần 28% so với năm 2022. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất dự kiến ở mức âm 5.823 tỷ đồng. Ngoài ra, cũng tại phiên họp lần này, ban lãnh đạo Vietnam Airlines đã trình cổ đông thông qua một số nội dung như báo cáo tài chính năm 2022 đã được kiểm toán; báo cáo tiền lương, thù lao của HĐQT, Ban kiểm soát năm 2022 và kế hoạch 2023; phương án kiện toàn nhân sự Ban kiểm soát... Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... ĐHĐCĐ Vietnam Airlines: Dự kiến giảm lỗ, tự cân đối thu chi từ 2024Vietnam Airlines đã trình cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2023 với khoản lỗ ròng hợp nhất 5.823 tỷ đồng, giảm gần một nửa so với năm liền trước. 10:31 16/12/2023 Novaland rút vốn hợp tác với CĐT NovaWorld Ho Tram - The TropicanaĐộng thái chấm dứt hợp đồng hợp tác với công ty con diễn ra trong bối cảnh Novaland đang tái cấu trúc các nghĩa vụ tài chính của mình. 11:44 16/12/2023 Kinh phí mỗi lần xuất hóa đơn xăng dầu chỉ tốn 40-60 đồngTheo lãnh đạo Tổng cục Thuế, mỗi hóa đơn điện tử xuất ra theo từng lần bán xăng dầu chỉ tốn khoảng 40-60 đồng, chưa kể đa số người tiêu dùng không có nhu cầu lấy hóa đơn. 06:00 16/12/2023
Công ty diệt virus của ông Nguyễn Tử Quảng bốc hơi 60% lợi nhuận
Lợi nhuận sau thuế của Bkav Pro giảm liên tiếp 2 năm trở lại đây. Do có giá vốn thấp, biên lợi nhuận gộp của công ty tương đối cao.
Theo báo cáo gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Công ty CP Phần mềm diệt virus Bkav Pro ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong năm 2022 đạt 40,4 tỷ đồng, giảm gần 60% so với con số 99,2 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước đó. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) thu hẹp từ 36% xuống 20%. Tính đến cuối năm 2022, vốn chủ sở hữu của Bkav Pro đạt 202,8 tỷ đồng, giảm 26% với hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu đạt 1,57 lần trong khi năm 2021 là 1,13 lần. Dư nợ trái phiếu trên vốn chủ sở hữu của công ty xuất bán phần mềm cũng tăng từ 62% lên 84%. Dù không niêm yết trên sàn chứng khoán, Bkav Pro vẫn phải công bố thông tin và báo cáo theo quy định của Nghị định 153 về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế. LỢI NHUẬN CỦA BKAV PRO GIẢM MẠNH Nguồn: DN Công bố; Tổng hợp Nhãn Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Lợi nhuận sau thuế tỷ đồng 53 118 103 99.2 40.4 Ngày 26/5/2021, công ty có phát hành lô trái phiếu 170 tỷ đồng với kỳ hạn 3 năm cùng kỳ trả lãi 6 tháng/lần. Tính riêng năm 2022, Bkav Pro đã thực hiện thanh toán gần 9 tỷ đồng lãi trái phiếu vào tháng 11/2020. Lô trái phiếu này được phát hành qua Công ty Chứng khoán VNDirect. Lãi suất coupon năm đầu tiên cố định là 10,5 %/năm, các năm sau lãi suất thả nổi bằng bình quân lãi suất kỳ hạn 12 tháng trả sau của 4 ngân hàng Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV cộng thêm 4,5 %/năm và không thấp hơn 10,5 %/năm. Trái phiếu ban đầu chỉ được phát hành cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp với mức đầu tư tối thiểu là 500 triệu đồng. Tài sản bảo đảm của lô trái phiếu là hơn 5,44 triệu cổ phiếu Bkav Pro thuộc sở hữu của Công ty CP Bkav (giá trị định giá là 178.125 đồng/cổ phiếu, tương đương gần 970 tỷ đồng) và 4,99 triệu cổ phiếu công ty mẹ thuộc sở hữu của ông Nguyễn Tử Quảng. Thời điểm đó, Bkav Pro cho biết nguồn tiền từ phát hành trái phiếu sẽ được dùng để mở rộng và phát triển camera AI View, đầu tư chuyển đổi số và một phần dành cho phát triển các dòng điện thoại thông minh Bphone giá tốt với mục tiêu phổ cập thị trường và tiếp cận nhiều phân khúc khách hàng hơn. Theo Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Bkav Pro được thành lập ngày 12/3/2018 với vốn điều lệ ban đầu 50 tỷ đồng. Hiện người đại diện pháp luật kiêm Tổng giám đốc là ông Nguyễn Tử Quảng, trụ sở công ty đặt tại phố Dương Đình Nghệ, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Công ty CP Phần mềm diệt virus Bkav Pro là công ty thành viên của Tập đoàn công nghệ Bkav sở hữu các lĩnh vực như phần mềm diệt virus, an ninh mạng, chuyển đổi số và camera AI View. Theo tuyên bố, biên lợi nhuận hàng năm của Bkav Pro đạt trên 61% Trong bản giới thiệu thông tin doanh nghiệp phát hành trái phiếu của VNDirect, doanh thu thuần giai đoạn 2018-2020 của Bkav Pro đạt lần lượt 105 tỷ đồng, 176 tỷ đồng và 167 tỷ đồng. Do giá vốn thấp, biên lợi nhuận gộp của công ty tương đối cao và đều trên 82%. Chi phí lớn nhất của Bkav Pro là bán hàng, dao động 30-32 tỷ đồng trong khi chi phí quản lý doanh nghiệp chỉ đạt một con số. Lợi nhuận sau thuế các năm 2018, 2019, 2020 lần lượt đạt 53 tỷ đồng, 118 tỷ đồng, 103 tỷ đồng. Với giá bán cố định 299.000 đồng/sản phẩm, phần mềm diệt virus vẫn là sản phẩm chủ lực khi chiếm khoảng 80% lợi nhuận. Nhà phân phối ủy quyền Apple thu hơn 2.000 tỷ đồng nhờ bán điện thoạiHoạt động phân phối điện thoại di động giúp Petrosetco thu về hơn 2.000 tỷ đồng trong quý đầu năm, tăng 20,6% so với kết quả thực hiện cùng kỳ năm ngoái. 14:00 6/5/2023 Doanh thu Viettel Post xuống mức thấp nhất 3 nămTiếp tục chi đậm cho nhân viên, lợi nhuận của Viettel Post đã thu hẹp xuống còn gần 76 tỷ đồng. Quý trước, lợi nhuận công ty cũng giảm 98% vì khoản chi này. 14:00 4/5/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Công ty diệt virus của ông Nguyễn Tử Quảng bốc hơi 60% lợi nhuận Lợi nhuận sau thuế của Bkav Pro giảm liên tiếp 2 năm trở lại đây. Do có giá vốn thấp, biên lợi nhuận gộp của công ty tương đối cao. Theo báo cáo gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Công ty CP Phần mềm diệt virus Bkav Pro ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong năm 2022 đạt 40,4 tỷ đồng, giảm gần 60% so với con số 99,2 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước đó. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) thu hẹp từ 36% xuống 20%. Tính đến cuối năm 2022, vốn chủ sở hữu của Bkav Pro đạt 202,8 tỷ đồng, giảm 26% với hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu đạt 1,57 lần trong khi năm 2021 là 1,13 lần. Dư nợ trái phiếu trên vốn chủ sở hữu của công ty xuất bán phần mềm cũng tăng từ 62% lên 84%. Dù không niêm yết trên sàn chứng khoán, Bkav Pro vẫn phải công bố thông tin và báo cáo theo quy định của Nghị định 153 về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế. LỢI NHUẬN CỦA BKAV PRO GIẢM MẠNH Nguồn: DN Công bố; Tổng hợp Nhãn Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Lợi nhuận sau thuế tỷ đồng 53 118 103 99.2 40.4 Ngày 26/5/2021, công ty có phát hành lô trái phiếu 170 tỷ đồng với kỳ hạn 3 năm cùng kỳ trả lãi 6 tháng/lần. Tính riêng năm 2022, Bkav Pro đã thực hiện thanh toán gần 9 tỷ đồng lãi trái phiếu vào tháng 11/2020. Lô trái phiếu này được phát hành qua Công ty Chứng khoán VNDirect. Lãi suất coupon năm đầu tiên cố định là 10,5 %/năm, các năm sau lãi suất thả nổi bằng bình quân lãi suất kỳ hạn 12 tháng trả sau của 4 ngân hàng Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV cộng thêm 4,5 %/năm và không thấp hơn 10,5 %/năm. Trái phiếu ban đầu chỉ được phát hành cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp với mức đầu tư tối thiểu là 500 triệu đồng. Tài sản bảo đảm của lô trái phiếu là hơn 5,44 triệu cổ phiếu Bkav Pro thuộc sở hữu của Công ty CP Bkav (giá trị định giá là 178.125 đồng/cổ phiếu, tương đương gần 970 tỷ đồng) và 4,99 triệu cổ phiếu công ty mẹ thuộc sở hữu của ông Nguyễn Tử Quảng. Thời điểm đó, Bkav Pro cho biết nguồn tiền từ phát hành trái phiếu sẽ được dùng để mở rộng và phát triển camera AI View, đầu tư chuyển đổi số và một phần dành cho phát triển các dòng điện thoại thông minh Bphone giá tốt với mục tiêu phổ cập thị trường và tiếp cận nhiều phân khúc khách hàng hơn. Theo Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Bkav Pro được thành lập ngày 12/3/2018 với vốn điều lệ ban đầu 50 tỷ đồng. Hiện người đại diện pháp luật kiêm Tổng giám đốc là ông Nguyễn Tử Quảng, trụ sở công ty đặt tại phố Dương Đình Nghệ, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Công ty CP Phần mềm diệt virus Bkav Pro là công ty thành viên của Tập đoàn công nghệ Bkav sở hữu các lĩnh vực như phần mềm diệt virus, an ninh mạng, chuyển đổi số và camera AI View. Theo tuyên bố, biên lợi nhuận hàng năm của Bkav Pro đạt trên 61% Trong bản giới thiệu thông tin doanh nghiệp phát hành trái phiếu của VNDirect, doanh thu thuần giai đoạn 2018-2020 của Bkav Pro đạt lần lượt 105 tỷ đồng, 176 tỷ đồng và 167 tỷ đồng. Do giá vốn thấp, biên lợi nhuận gộp của công ty tương đối cao và đều trên 82%. Chi phí lớn nhất của Bkav Pro là bán hàng, dao động 30-32 tỷ đồng trong khi chi phí quản lý doanh nghiệp chỉ đạt một con số. Lợi nhuận sau thuế các năm 2018, 2019, 2020 lần lượt đạt 53 tỷ đồng, 118 tỷ đồng, 103 tỷ đồng. Với giá bán cố định 299.000 đồng/sản phẩm, phần mềm diệt virus vẫn là sản phẩm chủ lực khi chiếm khoảng 80% lợi nhuận. Nhà phân phối ủy quyền Apple thu hơn 2.000 tỷ đồng nhờ bán điện thoạiHoạt động phân phối điện thoại di động giúp Petrosetco thu về hơn 2.000 tỷ đồng trong quý đầu năm, tăng 20,6% so với kết quả thực hiện cùng kỳ năm ngoái. 14:00 6/5/2023 Doanh thu Viettel Post xuống mức thấp nhất 3 nămTiếp tục chi đậm cho nhân viên, lợi nhuận của Viettel Post đã thu hẹp xuống còn gần 76 tỷ đồng. Quý trước, lợi nhuận công ty cũng giảm 98% vì khoản chi này. 14:00 4/5/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Tiền gửi vẫn chảy mạnh vào ngân hàng
Chỉ trong 3 tháng đầu năm, kênh gửi tiền của ngân hàng đã hút hơn 11,9 triệu tỷ đồng, trong đó riêng số tiền do người dân gửi vào lên đến 6,28 triệu tỷ đồng.
Theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế (chưa loại các khoản phát hành giấy tờ có giá do các tổ chức tín dụng trong nước mua) tính đến tháng 3 đạt trên 14,415 triệu tỷ đồng, tăng 1,32% so với cuối năm 2022. Mức tăng trưởng kể trên tương đương với việc đã có thêm gần 190.000 tỷ đồng được đưa vào nền kinh tế chỉ trong quý I. Tuy nhiên, số dư tiền gửi của hai nhóm khách hàng tổ chức kinh tế và dân cư ghi nhận mức tăng trưởng trái chiều. Tổng phương tiện thanh toán và tiền gửi của khách hàng tại tổ chức tín dụng tính đến tháng 3. Nguồn: NHNN. Tiền gửi dân cư tăng cao, nhóm tổ chức giảm Cụ thể, bối cảnh lãi suất huy động chưa giảm mạnh trong 3 tháng đầu năm là động lực kéo số dư tiền gửi của dân cư tại hệ thống ngân hàng tăng trưởng dương. Số liệu NHNN ghi nhận được cho thấy tổng số dư tiền gửi của dân cư tại các tổ chức tín dụng vào khoảng 6,28 triệu tỷ đồng, tăng 7,08% so với cuối năm 2022. Nếu so với cùng kỳ năm 2022, mức tăng trong 3 tháng đầu năm nay đã cao hơn cả trăm lần. Đây tiếp tục là tháng tăng trưởng dương thứ 16 liên tiếp của tiền gửi dân cư, tính từ tháng 12/2021. Trong khi đó, tiền gửi của nhóm khách hàng doanh nghiệp sau khi giảm mạnh 338.000 tỷ đồng trong 2 tháng đầu năm đã phục hồi lại trong tháng 3. Theo thống kê của NHNN tính đến cuối tháng 3, tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt 5,66 triệu tỷ đồng, tăng hơn 48.000 tỷ đồng so với tháng 2, tương đương mức tăng 0,8%. Tuy nhiên nếu so sánh với cuối năm 2022, tiền gửi của các tổ chức kinh tế vẫn ghi nhận tình trạng sụt giảm ở mức 4,87, tương đương trên 275.000 tỷ đồng tiền gửi của nhóm khách hàng này bị rút khỏi hệ thống ngân hàng. Theo NHNN, tính chung tiền gửi của khách hàng tại tổ chức tín dụng vào cuối tháng 3 đạt mức hơn 11,9 triệu tỷ đồng, tăng hơn 148.000 tỷ đồng so với tháng 2, tương đương mức tăng gần 1,3%. Mức tăng trưởng huy động vốn vẫn chủ yếu dựa vào nhóm khách hàng dân cư. Biến động số liệu ngược chiều của tiền gửi cá nhân và tiền gửi của các tổ chức kinh tế chủ yếu đến từ việc thay đổi lãi suất trên thị trường cuối năm 2022 và đầu năm 2023. Cụ thể, lãi suất huy động ở mức cao vào 3 tháng đầu năm vẫn là động lực thúc đẩy người dân gửi nhiều tiền hơn vào ngân hàng và hạn chế các khoản chi tiêu, đầu tư. Nhóm ngân hàng quốc doanh hút đến gần 50% tổng số tiền gửi khách hàng của toàn hệ thống tính đến hết ngày 31/3. Ảnh: Hoàng Hà. Thống kê từ báo cáo tài chính quý I/2023 của các ngân hàng cho thấy tính đến ngày 31/3, tổng tiền gửi tại 28 ngân hàng là hơn 8,64 triệu tỷ đồng, tăng 3,7% so với cuối năm ngoái. BIDV là ngân hàng dẫn đầu toàn ngành về tiền gửi khách hàng với 1.497 triệu tỷ đồng, tăng 1,6% so với cuối năm ngoái. Hai vị trí sau là Vietcombank và VietinBank với tổng tiền gửi đến hết năm 2022 lần lượt là 1.281 triệu tỷ đồng và 1.272 triệu tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng tại 3 đơn vị BIDV, Vietcombank và VietinBank chiếm đến gần 50% tổng số tiền gửi khách hàng của toàn hệ thống tính đến hết ngày 31/3, tương ứng đạt hơn 4 triệu tỷ đồng. Lãi suất sẽ tiếp tục giảm? Tuy nhiên, theo khảo sát của các chuyên gia tại Công ty Chứng khoán VNDirect, tính đến đầu tháng 3, lãi suất huy động bắt đầu hạ nhiệt hơn đặc biệt ở kỳ hạn 12 tháng khi bình quân tại nhóm ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) tư nhân và nhóm ngân hàng TMCP quốc doanh lần lượt ở mức 7,8%/năm và 7,2%/năm, giảm lần lượt 41 điểm và 20 điểm cơ bản so với thời điểm cuối tháng 1. Xu hướng giảm mạnh lãi suất huy động tiếp tục được kéo dài tới tháng 6 năm nay. Đánh giá về xu hướng này, các chuyên gia của Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho rằng, NHNN có nhiều lý do để tiếp tục nới lỏng và nhiều khả năng sẽ có thêm đợt hạ lãi suất trong nửa cuối năm nay. Bộ phận Nghiên cứu kinh tế và các thị trường toàn cầu của Ngân hàng UOB đưa phân tích NHNN có thể giảm lãi suất tái cấp vốn thêm 0,5 điểm % trước thời điểm cuối quý II. Ngoài ra, NHNN có thể sẽ tiến hành thêm những đợt cắt giảm lãi suất khác một cách thận trọng và cân nhắc đến chỉ số giá cả trong nước và diễn biến tăng trưởng trên toàn cầu. Ngược lại, lãi suất cho vay bình quân phát sinh mới trong 3 tháng đầu năm dù được giảm gần 1%/năm so với cuối năm 2022 nhưng vẫn ở mức cao khoảng 9,3%/năm khiến các doanh nghiệp hạn chế đi vay, phải rút bớt tiền gửi để trang trải cho các hoạt động và đảm bảo thanh khoản. Tình hình kinh doanh khó khăn cũng khiến các doanh nghiệp thiếu hụt dòng tiền trong những tháng đầu năm nay khiến dòng tiền của nhóm khách hàng này chảy vào ngân hàng sụt giảm. Cũng theo khảo sát gần đây của Vụ Dự báo - Thống kê tại Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng đang đưa ra kỳ vọng mặt bằng lãi suất huy động và cho vay bình quân toàn hệ thống sẽ tiếp tục giảm nhẹ 0,08-0,1 điểm % trong quý II và giảm thêm 0,19-0,34 điểm % trong cả năm 2023. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Kinh tế Mỹ nhiễu tín hiệu về suy thoáiCác dữ liệu mới về khu vực sản xuất, dịch vụ và sức mạnh chi tiêu của Mỹ đang phát đi những tín hiệu trái chiều nhau. 19:47 9/6/2023 USD bị bán tháoUSD giảm mạnh so với các tiền tệ lớn khác như euro và bảng Anh. Những dữ liệu kinh tế mới nhất cho thấy Fed có thể đã đạt được bước tiến mới trong cuộc chiến chống lạm phát. 18:00 9/6/2023
Tiền gửi vẫn chảy mạnh vào ngân hàng Chỉ trong 3 tháng đầu năm, kênh gửi tiền của ngân hàng đã hút hơn 11,9 triệu tỷ đồng, trong đó riêng số tiền do người dân gửi vào lên đến 6,28 triệu tỷ đồng. Theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế (chưa loại các khoản phát hành giấy tờ có giá do các tổ chức tín dụng trong nước mua) tính đến tháng 3 đạt trên 14,415 triệu tỷ đồng, tăng 1,32% so với cuối năm 2022. Mức tăng trưởng kể trên tương đương với việc đã có thêm gần 190.000 tỷ đồng được đưa vào nền kinh tế chỉ trong quý I. Tuy nhiên, số dư tiền gửi của hai nhóm khách hàng tổ chức kinh tế và dân cư ghi nhận mức tăng trưởng trái chiều. Tổng phương tiện thanh toán và tiền gửi của khách hàng tại tổ chức tín dụng tính đến tháng 3. Nguồn: NHNN. Tiền gửi dân cư tăng cao, nhóm tổ chức giảm Cụ thể, bối cảnh lãi suất huy động chưa giảm mạnh trong 3 tháng đầu năm là động lực kéo số dư tiền gửi của dân cư tại hệ thống ngân hàng tăng trưởng dương. Số liệu NHNN ghi nhận được cho thấy tổng số dư tiền gửi của dân cư tại các tổ chức tín dụng vào khoảng 6,28 triệu tỷ đồng, tăng 7,08% so với cuối năm 2022. Nếu so với cùng kỳ năm 2022, mức tăng trong 3 tháng đầu năm nay đã cao hơn cả trăm lần. Đây tiếp tục là tháng tăng trưởng dương thứ 16 liên tiếp của tiền gửi dân cư, tính từ tháng 12/2021. Trong khi đó, tiền gửi của nhóm khách hàng doanh nghiệp sau khi giảm mạnh 338.000 tỷ đồng trong 2 tháng đầu năm đã phục hồi lại trong tháng 3. Theo thống kê của NHNN tính đến cuối tháng 3, tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt 5,66 triệu tỷ đồng, tăng hơn 48.000 tỷ đồng so với tháng 2, tương đương mức tăng 0,8%. Tuy nhiên nếu so sánh với cuối năm 2022, tiền gửi của các tổ chức kinh tế vẫn ghi nhận tình trạng sụt giảm ở mức 4,87, tương đương trên 275.000 tỷ đồng tiền gửi của nhóm khách hàng này bị rút khỏi hệ thống ngân hàng. Theo NHNN, tính chung tiền gửi của khách hàng tại tổ chức tín dụng vào cuối tháng 3 đạt mức hơn 11,9 triệu tỷ đồng, tăng hơn 148.000 tỷ đồng so với tháng 2, tương đương mức tăng gần 1,3%. Mức tăng trưởng huy động vốn vẫn chủ yếu dựa vào nhóm khách hàng dân cư. Biến động số liệu ngược chiều của tiền gửi cá nhân và tiền gửi của các tổ chức kinh tế chủ yếu đến từ việc thay đổi lãi suất trên thị trường cuối năm 2022 và đầu năm 2023. Cụ thể, lãi suất huy động ở mức cao vào 3 tháng đầu năm vẫn là động lực thúc đẩy người dân gửi nhiều tiền hơn vào ngân hàng và hạn chế các khoản chi tiêu, đầu tư. Nhóm ngân hàng quốc doanh hút đến gần 50% tổng số tiền gửi khách hàng của toàn hệ thống tính đến hết ngày 31/3. Ảnh: Hoàng Hà. Thống kê từ báo cáo tài chính quý I/2023 của các ngân hàng cho thấy tính đến ngày 31/3, tổng tiền gửi tại 28 ngân hàng là hơn 8,64 triệu tỷ đồng, tăng 3,7% so với cuối năm ngoái. BIDV là ngân hàng dẫn đầu toàn ngành về tiền gửi khách hàng với 1.497 triệu tỷ đồng, tăng 1,6% so với cuối năm ngoái. Hai vị trí sau là Vietcombank và VietinBank với tổng tiền gửi đến hết năm 2022 lần lượt là 1.281 triệu tỷ đồng và 1.272 triệu tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng tại 3 đơn vị BIDV, Vietcombank và VietinBank chiếm đến gần 50% tổng số tiền gửi khách hàng của toàn hệ thống tính đến hết ngày 31/3, tương ứng đạt hơn 4 triệu tỷ đồng. Lãi suất sẽ tiếp tục giảm? Tuy nhiên, theo khảo sát của các chuyên gia tại Công ty Chứng khoán VNDirect, tính đến đầu tháng 3, lãi suất huy động bắt đầu hạ nhiệt hơn đặc biệt ở kỳ hạn 12 tháng khi bình quân tại nhóm ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) tư nhân và nhóm ngân hàng TMCP quốc doanh lần lượt ở mức 7,8%/năm và 7,2%/năm, giảm lần lượt 41 điểm và 20 điểm cơ bản so với thời điểm cuối tháng 1. Xu hướng giảm mạnh lãi suất huy động tiếp tục được kéo dài tới tháng 6 năm nay. Đánh giá về xu hướng này, các chuyên gia của Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho rằng, NHNN có nhiều lý do để tiếp tục nới lỏng và nhiều khả năng sẽ có thêm đợt hạ lãi suất trong nửa cuối năm nay. Bộ phận Nghiên cứu kinh tế và các thị trường toàn cầu của Ngân hàng UOB đưa phân tích NHNN có thể giảm lãi suất tái cấp vốn thêm 0,5 điểm % trước thời điểm cuối quý II. Ngoài ra, NHNN có thể sẽ tiến hành thêm những đợt cắt giảm lãi suất khác một cách thận trọng và cân nhắc đến chỉ số giá cả trong nước và diễn biến tăng trưởng trên toàn cầu. Ngược lại, lãi suất cho vay bình quân phát sinh mới trong 3 tháng đầu năm dù được giảm gần 1%/năm so với cuối năm 2022 nhưng vẫn ở mức cao khoảng 9,3%/năm khiến các doanh nghiệp hạn chế đi vay, phải rút bớt tiền gửi để trang trải cho các hoạt động và đảm bảo thanh khoản. Tình hình kinh doanh khó khăn cũng khiến các doanh nghiệp thiếu hụt dòng tiền trong những tháng đầu năm nay khiến dòng tiền của nhóm khách hàng này chảy vào ngân hàng sụt giảm. Cũng theo khảo sát gần đây của Vụ Dự báo - Thống kê tại Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng đang đưa ra kỳ vọng mặt bằng lãi suất huy động và cho vay bình quân toàn hệ thống sẽ tiếp tục giảm nhẹ 0,08-0,1 điểm % trong quý II và giảm thêm 0,19-0,34 điểm % trong cả năm 2023. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Kinh tế Mỹ nhiễu tín hiệu về suy thoáiCác dữ liệu mới về khu vực sản xuất, dịch vụ và sức mạnh chi tiêu của Mỹ đang phát đi những tín hiệu trái chiều nhau. 19:47 9/6/2023 USD bị bán tháoUSD giảm mạnh so với các tiền tệ lớn khác như euro và bảng Anh. Những dữ liệu kinh tế mới nhất cho thấy Fed có thể đã đạt được bước tiến mới trong cuộc chiến chống lạm phát. 18:00 9/6/2023
Thảm họa nếu Mỹ vỡ nợ
Theo giới doanh nhân Mỹ, nếu không xử lý được tình trạng bế tắc về trần nợ công hiện nay, những hậu quả tiêu cực hơn có thể xảy ra với nền kinh tế và vị thế của nước Mỹ.
Theo CNN, giới doanh nhân Mỹ chuẩn bị gửi một lá thư cảnh báo tới các nhà lập pháp nước này. Họ nhấn mạnh rằng nếu Quốc hội Mỹ và Nhà Trắng không thể đạt được thỏa thuận về việc nới trần nợ, nền kinh tế sẽ bị tàn phá. Theo đó, gần 150 lãnh đạo của các doanh nghiệp hàng đầu nước Mỹ đã kêu gọi 2 bên hành động. Nếu không, họ sẽ đối mặt với "thảm họa cùng những hậu quả tai hại có thể xảy ra". Thảm họa nếu Mỹ vỡ nợ Giám đốc điều hành của các tập đoàn và tổ chức tài chính lớn đã ký tên vào lá thư. Những cái tên bao gồm ông James P. Gorman - Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Morgan Stanley; ông David M. Solomon - Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Goldman Sachs; bà Adena Friedman - Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Nasdaq và ông Robin Hayes - Giám đốc điều hành của JetBlue. Bà Janet Yellen - Bộ trưởng Tài chính Mỹ - cảnh báo rằng nước này có thể vỡ nợ ngay sau ngày 1/6, nếu các nhà lập pháp không nới giới hạn nợ công. Tổng thống Mỹ Joe Biden và các quan chức hàng đầu của Quốc hội Mỹ đã có cuộc gặp vào ngày 16/5. Những điều tồi tệ hơn nhiều có thể xảy ra nếu chúng ta vỡ nợ. Chúng sẽ làm suy yếu vị thế của chúng ta trong hệ thống tài chính toàn cầuGiám đốc điều hành của các tập đoàn và tổ chức tài chính lớn tại Mỹ "Nếu không xử lý được tình trạng bế tắc hiện tại, những hậu quả tiêu cực hơn có thể xảy ra. Nền kinh tế Mỹ nói chung vẫn chống chịu tốt, nhưng lạm phát cao đã tạo ra những căng thẳng trên hệ thống tài chính, trong đó có các vụ phá sản ngân hàng trong thời gian qua", lá thư của nhóm doanh nhân cảnh báo. "Những điều tồi tệ hơn nhiều có thể xảy ra nếu chúng ta vỡ nợ. Chúng sẽ làm suy yếu vị thế của nước Mỹ trong hệ thống tài chính toàn cầu", các doanh nhân nhấn mạnh. Một quốc gia vỡ nợ có thể đẩy nền kinh tế vào suy thoái và khiến thị trường chứng khoán lao dốc nghiêm trọng. Tỷ lệ thất nghiệp của quốc gia đó sẽ tăng đột biến. Lãi vay đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp Mỹ cũng tăng lên. Trong một bức thư gửi tới các quan chức Quốc hội Mỹ hôm 15/5, Bộ trưởng Tài chính Yellen một lời nữa nhấn mạnh về lời cảnh báo của mình. Theo bà, nước Mỹ đang dần cảm nhận được tác động khi "đến gần thời hạn". Đó là ngày 1/6. Kinh tế sẽ chao đảo, chứng khoán lao đao "Chúng ta đã có được những bài học về trần nợ trong quá khứ. Việc đợi đến phút chót để dừng hoặc tăng giới hạn nợ có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho niềm tin của doanh nghiệp và người tiêu dùng, làm tăng lãi vay ngắn hạn đối với người dân, và tác động tiêu cực lên xếp hạng tín nhiệm của Mỹ", bà Yellen lập luận. Theo bà, trên thực tế, chi phí đi vay của Bộ Tài chính đối với các chứng khoán đáo hạn vào đầu tháng 6 đã gia tăng đáng kể. Mỹ từng suýt vỡ nợ vào năm 2011. Kết quả là nước này đã mất xếp hạng tín nhiệm AAA. Các CEO nhấn mạnh rằng nền kinh tế và thị trường nước này đều chao đảo vào thời điểm đó. "Thị trường chứng khoán đã mất 17% giá trị trong hơn một năm. Theo báo cáo của Moody’s, tình trạng bất ổn đã thổi bay 1,2 triệu việc làm, tỷ lệ thất nghiệp tăng 0,7 điểm phần trăm, nền kinh tế thu hẹp 180 tỷ USD so với kịch bản không có nguy cơ vỡ nợ", các CEO nhấn mạnh. Việc Mỹ vỡ nợ cũng sẽ ảnh hưởng đến các chương trình an sinh xã hội như Social Security (An Sinh Xã Hội), Medicare, trợ cấp dành cho cựu chiến binh và tiền lương của quân đội Mỹ. Một số cơ quan chính phủ chưa được phê duyệt chi tiêu có thể phải cho người lao động nghỉ phép. Nhân viên chính phủ thiết yếu sẽ làm việc không lương. Hơn nữa, vị thế lãnh đạo toàn cầu và khả năng bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ cũng sẽ bị ảnh hưởng. "Điều này không được phép xảy ra", bức thư nhấn mạnh. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. 'Núi nợ' của các nước lớn đe dọa kinh tế thế giớiChủ tịch WB cảnh báo rằng rắc rối đang chồng chất, bủa vây kinh tế toàn cầu. Một trong số đó là khoản nợ công cao chưa từng có của những nước phát triển. 06:00 13/5/2023 Nợ tiêu dùng tại Mỹ cao chưa từng thấyNợ của người tiêu dùng tại Mỹ đã tăng lên mức kỷ lục trong quý đầu tiên của năm. Trong khi đó, tỷ lệ nợ quá hạn cũng gia tăng. 06:00 17/5/2023
Thảm họa nếu Mỹ vỡ nợ Theo giới doanh nhân Mỹ, nếu không xử lý được tình trạng bế tắc về trần nợ công hiện nay, những hậu quả tiêu cực hơn có thể xảy ra với nền kinh tế và vị thế của nước Mỹ. Theo CNN, giới doanh nhân Mỹ chuẩn bị gửi một lá thư cảnh báo tới các nhà lập pháp nước này. Họ nhấn mạnh rằng nếu Quốc hội Mỹ và Nhà Trắng không thể đạt được thỏa thuận về việc nới trần nợ, nền kinh tế sẽ bị tàn phá. Theo đó, gần 150 lãnh đạo của các doanh nghiệp hàng đầu nước Mỹ đã kêu gọi 2 bên hành động. Nếu không, họ sẽ đối mặt với "thảm họa cùng những hậu quả tai hại có thể xảy ra". Thảm họa nếu Mỹ vỡ nợ Giám đốc điều hành của các tập đoàn và tổ chức tài chính lớn đã ký tên vào lá thư. Những cái tên bao gồm ông James P. Gorman - Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Morgan Stanley; ông David M. Solomon - Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Goldman Sachs; bà Adena Friedman - Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Nasdaq và ông Robin Hayes - Giám đốc điều hành của JetBlue. Bà Janet Yellen - Bộ trưởng Tài chính Mỹ - cảnh báo rằng nước này có thể vỡ nợ ngay sau ngày 1/6, nếu các nhà lập pháp không nới giới hạn nợ công. Tổng thống Mỹ Joe Biden và các quan chức hàng đầu của Quốc hội Mỹ đã có cuộc gặp vào ngày 16/5. Những điều tồi tệ hơn nhiều có thể xảy ra nếu chúng ta vỡ nợ. Chúng sẽ làm suy yếu vị thế của chúng ta trong hệ thống tài chính toàn cầuGiám đốc điều hành của các tập đoàn và tổ chức tài chính lớn tại Mỹ "Nếu không xử lý được tình trạng bế tắc hiện tại, những hậu quả tiêu cực hơn có thể xảy ra. Nền kinh tế Mỹ nói chung vẫn chống chịu tốt, nhưng lạm phát cao đã tạo ra những căng thẳng trên hệ thống tài chính, trong đó có các vụ phá sản ngân hàng trong thời gian qua", lá thư của nhóm doanh nhân cảnh báo. "Những điều tồi tệ hơn nhiều có thể xảy ra nếu chúng ta vỡ nợ. Chúng sẽ làm suy yếu vị thế của nước Mỹ trong hệ thống tài chính toàn cầu", các doanh nhân nhấn mạnh. Một quốc gia vỡ nợ có thể đẩy nền kinh tế vào suy thoái và khiến thị trường chứng khoán lao dốc nghiêm trọng. Tỷ lệ thất nghiệp của quốc gia đó sẽ tăng đột biến. Lãi vay đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp Mỹ cũng tăng lên. Trong một bức thư gửi tới các quan chức Quốc hội Mỹ hôm 15/5, Bộ trưởng Tài chính Yellen một lời nữa nhấn mạnh về lời cảnh báo của mình. Theo bà, nước Mỹ đang dần cảm nhận được tác động khi "đến gần thời hạn". Đó là ngày 1/6. Kinh tế sẽ chao đảo, chứng khoán lao đao "Chúng ta đã có được những bài học về trần nợ trong quá khứ. Việc đợi đến phút chót để dừng hoặc tăng giới hạn nợ có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho niềm tin của doanh nghiệp và người tiêu dùng, làm tăng lãi vay ngắn hạn đối với người dân, và tác động tiêu cực lên xếp hạng tín nhiệm của Mỹ", bà Yellen lập luận. Theo bà, trên thực tế, chi phí đi vay của Bộ Tài chính đối với các chứng khoán đáo hạn vào đầu tháng 6 đã gia tăng đáng kể. Mỹ từng suýt vỡ nợ vào năm 2011. Kết quả là nước này đã mất xếp hạng tín nhiệm AAA. Các CEO nhấn mạnh rằng nền kinh tế và thị trường nước này đều chao đảo vào thời điểm đó. "Thị trường chứng khoán đã mất 17% giá trị trong hơn một năm. Theo báo cáo của Moody’s, tình trạng bất ổn đã thổi bay 1,2 triệu việc làm, tỷ lệ thất nghiệp tăng 0,7 điểm phần trăm, nền kinh tế thu hẹp 180 tỷ USD so với kịch bản không có nguy cơ vỡ nợ", các CEO nhấn mạnh. Việc Mỹ vỡ nợ cũng sẽ ảnh hưởng đến các chương trình an sinh xã hội như Social Security (An Sinh Xã Hội), Medicare, trợ cấp dành cho cựu chiến binh và tiền lương của quân đội Mỹ. Một số cơ quan chính phủ chưa được phê duyệt chi tiêu có thể phải cho người lao động nghỉ phép. Nhân viên chính phủ thiết yếu sẽ làm việc không lương. Hơn nữa, vị thế lãnh đạo toàn cầu và khả năng bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ cũng sẽ bị ảnh hưởng. "Điều này không được phép xảy ra", bức thư nhấn mạnh. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. 'Núi nợ' của các nước lớn đe dọa kinh tế thế giớiChủ tịch WB cảnh báo rằng rắc rối đang chồng chất, bủa vây kinh tế toàn cầu. Một trong số đó là khoản nợ công cao chưa từng có của những nước phát triển. 06:00 13/5/2023 Nợ tiêu dùng tại Mỹ cao chưa từng thấyNợ của người tiêu dùng tại Mỹ đã tăng lên mức kỷ lục trong quý đầu tiên của năm. Trong khi đó, tỷ lệ nợ quá hạn cũng gia tăng. 06:00 17/5/2023
Tín dụng nửa năm chỉ tăng 3,36%
Theo số liệu của NHNN, tính đến 15/6, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đạt khoảng 12,32 triệu tỷ đồng, chỉ tăng 3,36% so với cuối năm 2022 và tăng 8,94% so với cùng kỳ năm trước.
Đây là số liệu được Phó thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú đưa ra trong buổi họp báo thông tin kết quả điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm, diễn ra sáng 21/6. Cụ thể, theo Phó thống đốc Tú, ngay từ đầu năm, NHNN đã điều hành tín dụng hợp lý với mục tiêu góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, lạm phát đặt ra, NHNN đã định hướng tăng trưởng tín dụng năm nay khoảng 14-15%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. Nhà điều hành cũng đã chỉ đạo các ngân hàng hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng nền kinh tế. Trong đó, đảm bảo tín dụng an toàn, hiệu quả; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Bên cạnh đó, ngành ngân hàng vẫn tiếp tục triển khai các gói tín dụng, chính sách hỗ trợ lãi suất như gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay chủ đầu tư và người mua nhà ở xã hội; gói cho vay ưu đãi lãi suất 2%/năm với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh thuộc một số ngành, lĩnh vực theo Nghị định 31/2022 của Chính phủ... Với định hướng kể trên, Phó thống đốc Đào Minh Tú cho biết tính đến 15/6, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đạt khoảng 12,32 triệu tỷ đồng, tăng 3,36% so với cuối năm 2022, tăng 8,94% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng trưởng tín dụng nửa đầu năm kể trên là mức tăng thấp nhất trong hợp một thập niên trở lại đây (từ năm 2012). Thậm chí, mức tăng này còn thấp hơn cả giai đoạn 6 tháng đầu của năm 2020 - thời điểm dịch Covid-19 bùng phát. Theo lãnh đạo NHNN, đây không phải con số tăng trưởng tín dụng cao nếu so với các năm trước. TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG 6T ĐẦU HÀNG NĂM Nguồn: SBV; Tổng hợp. Nhãn20162017201820192020202120222023 (Đến 15/6) Tăng trưởng tín dụng so với đầu năm % 8.219.017.827.363.656.449.443.36 “Ở góc độ NHNN, nhà điều hành cũng rất muốn tăng trưởng tín dụng cao nhưng không phải bằng cách hạ chuẩn để bơm tín dụng ra vô tội vạ, bất chấp tín dụng đó có lành mạnh không”, Phó thống đốc thông tin và cho biết thêm việc duy trì tăng trưởng tín dụng tốt cần đi kèm đảm bảo chất lượng, hiệu quả, và đây là bài toán khó của NHNN. Theo Phó thống đốc, việc tín dụng tăng thấp từ đầu năm có nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan. Trong đó, có cả nguyên nhân đến từ cầu tín dụng thấp của nền kinh tế. Liên quan vấn đề cung ứng tiền, thanh khoản cho nền kinh tế, Phó thống đốc Đào Minh Tú cho biết ngay khi sự việc SCB nổ ra, đã có những dao động trong các ngân hàng thương mại về việc phải duy trì thanh khoản an toàn. Nhưng trong thời gian rất ngắn, NHNN đã có điều chỉnh để ổn định trạng thái, thanh khoản các ngân hàng thương mại tiếp tục được đảm bảo, thậm chí nâng cao hơn. “Khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế là không thiếu. Các dự án, doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu vốn, đảm bảo hiệu quả, đảm bảo khả năng trả nợ chắc chắn là không thiếu vốn”, ông Tú nhấn mạnh. Cũng theo Phó thống đốc, về vấn đề room tín dụng, trên cơ sở định hướng tăng trưởng tín dụng cả năm nay khoảng 14-15%, ngay từ tháng 2, NHNN đã giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng là 11%. Nhưng đến nay dư nợ cả nước mới đạt 3,36%, đồng nghĩa với hạn mức để các ngân hàng cho vay tiếp không hề thiếu. Cùng với chỉ tiêu huy động vốn toàn ngành nửa đầu năm đạt 3,09%, thanh khoản trong nền kinh tế đang rất dồi dào. “Rõ ràng các chỉ số này nói lên rằng khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế của ngành ngân hàng đang rất sẵn sàng. Vì nhiều vấn đề mà nhu cầu vốn của doanh nghiệp chững lại”, Phó thống đốc cho biết. Theo lãnh đạo NHNN, việc điều hành chính sách tăng trưởng tín dụng đã, đang và sẽ là nhiệm vụ quan trọng của ngành ngân hàng và sẽ được triển khai quyết liệt. Thêm nhiều ngân hàng tung gói vay giảm lãi suấtCác ngân hàng đã tung ra một loạt gói vay ưu đãi lãi suất nhằm kích cầu tín dụng, giúp người dân, doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, kinh doanh thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 15:04 9/6/2023 HSBC: Sẽ còn một đợt cắt giảm lãi suất điều hành vào quý IIICác chuyên gia phân tích tại HSBC cho rằng NHNN sẽ cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản trong chu kỳ nới lỏng này để hỗ trợ thêm cho tăng trưởng. 14:48 20/6/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Tín dụng nửa năm chỉ tăng 3,36% Theo số liệu của NHNN, tính đến 15/6, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đạt khoảng 12,32 triệu tỷ đồng, chỉ tăng 3,36% so với cuối năm 2022 và tăng 8,94% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số liệu được Phó thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú đưa ra trong buổi họp báo thông tin kết quả điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm, diễn ra sáng 21/6. Cụ thể, theo Phó thống đốc Tú, ngay từ đầu năm, NHNN đã điều hành tín dụng hợp lý với mục tiêu góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, lạm phát đặt ra, NHNN đã định hướng tăng trưởng tín dụng năm nay khoảng 14-15%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. Nhà điều hành cũng đã chỉ đạo các ngân hàng hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng nền kinh tế. Trong đó, đảm bảo tín dụng an toàn, hiệu quả; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Bên cạnh đó, ngành ngân hàng vẫn tiếp tục triển khai các gói tín dụng, chính sách hỗ trợ lãi suất như gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay chủ đầu tư và người mua nhà ở xã hội; gói cho vay ưu đãi lãi suất 2%/năm với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh thuộc một số ngành, lĩnh vực theo Nghị định 31/2022 của Chính phủ... Với định hướng kể trên, Phó thống đốc Đào Minh Tú cho biết tính đến 15/6, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đạt khoảng 12,32 triệu tỷ đồng, tăng 3,36% so với cuối năm 2022, tăng 8,94% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng trưởng tín dụng nửa đầu năm kể trên là mức tăng thấp nhất trong hợp một thập niên trở lại đây (từ năm 2012). Thậm chí, mức tăng này còn thấp hơn cả giai đoạn 6 tháng đầu của năm 2020 - thời điểm dịch Covid-19 bùng phát. Theo lãnh đạo NHNN, đây không phải con số tăng trưởng tín dụng cao nếu so với các năm trước. TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG 6T ĐẦU HÀNG NĂM Nguồn: SBV; Tổng hợp. Nhãn20162017201820192020202120222023 (Đến 15/6) Tăng trưởng tín dụng so với đầu năm % 8.219.017.827.363.656.449.443.36 “Ở góc độ NHNN, nhà điều hành cũng rất muốn tăng trưởng tín dụng cao nhưng không phải bằng cách hạ chuẩn để bơm tín dụng ra vô tội vạ, bất chấp tín dụng đó có lành mạnh không”, Phó thống đốc thông tin và cho biết thêm việc duy trì tăng trưởng tín dụng tốt cần đi kèm đảm bảo chất lượng, hiệu quả, và đây là bài toán khó của NHNN. Theo Phó thống đốc, việc tín dụng tăng thấp từ đầu năm có nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan. Trong đó, có cả nguyên nhân đến từ cầu tín dụng thấp của nền kinh tế. Liên quan vấn đề cung ứng tiền, thanh khoản cho nền kinh tế, Phó thống đốc Đào Minh Tú cho biết ngay khi sự việc SCB nổ ra, đã có những dao động trong các ngân hàng thương mại về việc phải duy trì thanh khoản an toàn. Nhưng trong thời gian rất ngắn, NHNN đã có điều chỉnh để ổn định trạng thái, thanh khoản các ngân hàng thương mại tiếp tục được đảm bảo, thậm chí nâng cao hơn. “Khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế là không thiếu. Các dự án, doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu vốn, đảm bảo hiệu quả, đảm bảo khả năng trả nợ chắc chắn là không thiếu vốn”, ông Tú nhấn mạnh. Cũng theo Phó thống đốc, về vấn đề room tín dụng, trên cơ sở định hướng tăng trưởng tín dụng cả năm nay khoảng 14-15%, ngay từ tháng 2, NHNN đã giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng là 11%. Nhưng đến nay dư nợ cả nước mới đạt 3,36%, đồng nghĩa với hạn mức để các ngân hàng cho vay tiếp không hề thiếu. Cùng với chỉ tiêu huy động vốn toàn ngành nửa đầu năm đạt 3,09%, thanh khoản trong nền kinh tế đang rất dồi dào. “Rõ ràng các chỉ số này nói lên rằng khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế của ngành ngân hàng đang rất sẵn sàng. Vì nhiều vấn đề mà nhu cầu vốn của doanh nghiệp chững lại”, Phó thống đốc cho biết. Theo lãnh đạo NHNN, việc điều hành chính sách tăng trưởng tín dụng đã, đang và sẽ là nhiệm vụ quan trọng của ngành ngân hàng và sẽ được triển khai quyết liệt. Thêm nhiều ngân hàng tung gói vay giảm lãi suấtCác ngân hàng đã tung ra một loạt gói vay ưu đãi lãi suất nhằm kích cầu tín dụng, giúp người dân, doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, kinh doanh thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 15:04 9/6/2023 HSBC: Sẽ còn một đợt cắt giảm lãi suất điều hành vào quý IIICác chuyên gia phân tích tại HSBC cho rằng NHNN sẽ cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản trong chu kỳ nới lỏng này để hỗ trợ thêm cho tăng trưởng. 14:48 20/6/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Trung Quốc giảm lãi suất để vực dậy nền kinh tế
Những ngày qua, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) liên tục cắt giảm lãi suất. Chuyên gia nhận định đây là dấu hiệu đáng lo ngại về tình hình nền kinh tế quốc gia.
Khoảng cách lãi suất giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng được nới rộng. Ảnh: Bloomberg. PBOC mới đây đã cắt giảm lãi suất đối với nguồn vốn trung hạn dành cho các tổ chức tài chính. Động thái nới lỏng chính sách tiền tệ này nhằm hỗ trợ nền kinh tế vốn đang tăng trưởng chậm lại, theo South China Morning Post. Cụ thể, cơ quan này đã hạ lãi suất các khoản vay trung hạn (MLF) kỳ hạn một năm đối với các tổ chức tài chính, từ mức 2,75% xuống còn 2,65%. Phía bên kia bán cầu, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ giữ nguyên lãi suất ở mức 5-5,25%, chấm dứt chuỗi tăng 10 lần liên tiếp kể từ tháng 3/2022. Sự khác biệt trong chính sách tiền tệ đã nới rộng khoảng cách lãi suất giữa Trung Quốc và Mỹ. Điều này tiếp tục gây áp lực lên dòng vốn chảy ra khỏi Trung Quốc. Trước đó, PBOC đã cắt giảm lãi suất mua lại đảo ngược (reverse repo) kỳ hạn 7 ngày, từ mức 2% xuống thành 1,9%. Cơ quan này đã bơm 2 tỷ nhân dân tệ (279,97 triệu USD) thông qua công cụ trái phiếu ngắn hạn. Theo ông Julian Evans-Pritchard, người đứng đầu bộ phận kinh tế Trung Quốc tại Capital Economics, việc PBOC cắt giảm 10 điểm cơ bản sẽ không tạo ra nhiều điều khác biệt. Tuy nhiên, động thái đó cho thấy giới chức Trung Quốc đang ngày càng lo ngại về tình trạng phục hồi của quốc gia. Các chính sách nới lỏng tiền tệ có thể sẽ được áp dụng nhiều hơn trong tương lai. Tâm lý thị trường đang lao dốc trong bối cảnh dữ liệu kinh tế yếu kém. Bên cạnh đó, những lo ngại về triển vọng phát triển thời hậu Covid-19 cũng khiến các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trở nên ngần ngại khi đầu tư vào Trung Quốc. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã hạn chế tung ra các gói kích thích lớn trong 3 năm qua vì nợ quốc gia đã đạt đến mức cao và lợi tức đầu tư cơ sở hạ tầng vẫn đang giảm. Thay vào đó, PBOC đã tạo ra 17 công cụ để giải quyết những vấn đề tài chính trong các lĩnh vực, bao gồm kinh doanh tư nhân, chuyển giao tài sản, logistics và đổi mới công nghệ. Trong 5 tháng đầu năm, các khoản vay mới tại ngân hàng đã lên tới 12.680 tỷ nhân dân tệ, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Các nhà kinh tế của UBS cho biết khoảng 15-20% nguồn vốn tín dụng ngân hàng mới của năm nay có thể được chính quyền địa phương sử dụng để hỗ trợ cho các doanh nghiệp bất động sản. Bên cạnh đó, giới chuyên gia cũng dự báo lãi suất cơ bản, liên quan đến các khoản vay thế chấp, cũng sẽ được cắt giảm vào tuần tới. Fed dự kiến tăng lãi suất thêm 2 lần trong năm 2023Trong cuộc họp mới nhất, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sẽ đưa lãi suất chạm mức 5,6% sau 2 đợt nâng vào nửa cuối năm nay. 10:47 15/6/2023 Người mua vàng nhẫn lỗ hơn 2 triệu đồng/lượng trong tháng quaTính từ ngày 16/5 đến nay, giá bán của mặt hàng vàng nhẫn trong nước đã sụt giảm hơn 1 triệu đồng/lượng, hiện đi ngang vùng giá thấp 56,4 triệu đồng/lượng. 13:11 15/6/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Trung Quốc giảm lãi suất để vực dậy nền kinh tế Những ngày qua, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) liên tục cắt giảm lãi suất. Chuyên gia nhận định đây là dấu hiệu đáng lo ngại về tình hình nền kinh tế quốc gia. Khoảng cách lãi suất giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng được nới rộng. Ảnh: Bloomberg. PBOC mới đây đã cắt giảm lãi suất đối với nguồn vốn trung hạn dành cho các tổ chức tài chính. Động thái nới lỏng chính sách tiền tệ này nhằm hỗ trợ nền kinh tế vốn đang tăng trưởng chậm lại, theo South China Morning Post. Cụ thể, cơ quan này đã hạ lãi suất các khoản vay trung hạn (MLF) kỳ hạn một năm đối với các tổ chức tài chính, từ mức 2,75% xuống còn 2,65%. Phía bên kia bán cầu, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ giữ nguyên lãi suất ở mức 5-5,25%, chấm dứt chuỗi tăng 10 lần liên tiếp kể từ tháng 3/2022. Sự khác biệt trong chính sách tiền tệ đã nới rộng khoảng cách lãi suất giữa Trung Quốc và Mỹ. Điều này tiếp tục gây áp lực lên dòng vốn chảy ra khỏi Trung Quốc. Trước đó, PBOC đã cắt giảm lãi suất mua lại đảo ngược (reverse repo) kỳ hạn 7 ngày, từ mức 2% xuống thành 1,9%. Cơ quan này đã bơm 2 tỷ nhân dân tệ (279,97 triệu USD) thông qua công cụ trái phiếu ngắn hạn. Theo ông Julian Evans-Pritchard, người đứng đầu bộ phận kinh tế Trung Quốc tại Capital Economics, việc PBOC cắt giảm 10 điểm cơ bản sẽ không tạo ra nhiều điều khác biệt. Tuy nhiên, động thái đó cho thấy giới chức Trung Quốc đang ngày càng lo ngại về tình trạng phục hồi của quốc gia. Các chính sách nới lỏng tiền tệ có thể sẽ được áp dụng nhiều hơn trong tương lai. Tâm lý thị trường đang lao dốc trong bối cảnh dữ liệu kinh tế yếu kém. Bên cạnh đó, những lo ngại về triển vọng phát triển thời hậu Covid-19 cũng khiến các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trở nên ngần ngại khi đầu tư vào Trung Quốc. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã hạn chế tung ra các gói kích thích lớn trong 3 năm qua vì nợ quốc gia đã đạt đến mức cao và lợi tức đầu tư cơ sở hạ tầng vẫn đang giảm. Thay vào đó, PBOC đã tạo ra 17 công cụ để giải quyết những vấn đề tài chính trong các lĩnh vực, bao gồm kinh doanh tư nhân, chuyển giao tài sản, logistics và đổi mới công nghệ. Trong 5 tháng đầu năm, các khoản vay mới tại ngân hàng đã lên tới 12.680 tỷ nhân dân tệ, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Các nhà kinh tế của UBS cho biết khoảng 15-20% nguồn vốn tín dụng ngân hàng mới của năm nay có thể được chính quyền địa phương sử dụng để hỗ trợ cho các doanh nghiệp bất động sản. Bên cạnh đó, giới chuyên gia cũng dự báo lãi suất cơ bản, liên quan đến các khoản vay thế chấp, cũng sẽ được cắt giảm vào tuần tới. Fed dự kiến tăng lãi suất thêm 2 lần trong năm 2023Trong cuộc họp mới nhất, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sẽ đưa lãi suất chạm mức 5,6% sau 2 đợt nâng vào nửa cuối năm nay. 10:47 15/6/2023 Người mua vàng nhẫn lỗ hơn 2 triệu đồng/lượng trong tháng quaTính từ ngày 16/5 đến nay, giá bán của mặt hàng vàng nhẫn trong nước đã sụt giảm hơn 1 triệu đồng/lượng, hiện đi ngang vùng giá thấp 56,4 triệu đồng/lượng. 13:11 15/6/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Giá vàng trong nước biến động trái chiều phiên đầu tuần
Trong khi giá vàng miếng quay đầu giảm về mốc 67 triệu đồng/lượng; giá vàng nhẫn 99,99% lại có xu hướng phục hồi nhẹ để chạy quanh vùng 56,7 triệu đồng/lượng.
Trong phiên giao dịch sáng nay (19/6), Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) mở cửa niêm yết giá vàng miếng ở mức 66,45-67,05 triệu đồng/lượng (mua - bán), giảm 50.000 đồng cả hai chiều so với chốt phiên cuối tuần trước. Nếu so sánh với một tuần trước, giá vàng miếng SJC cũng đang thấp hơn 50.000 đồng và người mua hiện phải nhận khoản lỗ 650.000 đồng do chênh lệch từ giá mua - bán doanh nghiệp đưa ra. Trái ngược với diễn biến giảm của vàng miếng, giá vàng nhẫn SJC loại 99,99% sáng nay lại neo tại vùng 55,65-56,6 triệu/lượng, tăng 50.000 đồng so với chốt phiên cuối tuần trước. Với vàng nhẫn 99,99% loại nửa chỉ, giá bán SJC đưa ra đã lên mốc 56,7 triệu đồng. Xét trên biểu đồ giá hàng ngày, đây vẫn là vùng giá cao của vàng nhẫn ghi nhận từ đầu tháng 6 trở lại đây. Tuy nhiên, việc doanh nghiệp niêm yết chênh lệch giá mua - bán với mặt hàng vàng này lên tới 1 triệu đồng/lượng, người mua vàng nhẫn từ tuần trước đến nay vẫn đang lỗ khoảng 850.000 đồng/lượng. Diễn biến giá vàng SJC từ đầu tháng 6 đến nay Cả hai mặt hàng vàng miếng và vàng nhẫn 99,99% đều không mang biến động lớn Nhãn 1/6 2/6 3/6 5/6 6/6 7/6 8/6 9/6 10/6 12/6 13/6 14/6 15/6 16/6 17/6 19/6 Giá vàng miếng SJC (bán) triệu đồng/lượng 67.1 67.05 67 67 67.25 67.02 66.97 67.12 67.17 67.1 67.12 67 67.02 67.2 67.1 67.05 Vàng nhẫn 99,99% (bán) 56.55 56.65 56.5 56.45 56.55 56.5 56.4 56.55 56.5 56.5 56.55 56.45 56.45 56.6 56.55 56.6 Diễn biến tương tự cũng ghi nhận với giá vàng tại Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), giá vàng miếng tại đây hiện giảm 100.000-50.000 đồng (mua - bán) so với chốt phiên cuối tuần qua, với giá mua ở 66,5 triệu/lượng và giá bán ở 67,1 triệu đồng. Với vàng nhẫn, PNJ hiện chấp nhận giao dịch ở mức 55,7-56,7 triệu/lượng, tăng 100.000 đồng so với chốt phiên cuối tuần qua. 67 triệu đồng/lượng cũng là giá bán vàng miếng ghi nhận tại hầu hết doanh nghiệp trong nước hôm nay. Trong đó, Tập đoàn DOJI niêm yết ở mức 66,5-67,1 triệu/lượng; Tập đoàn Phú Quý giao dịch với giá 66,45-67,05 triệu/lượng; Bảo Tín Minh Châu đưa ra mức giá 66,55-67,1 triệu/lượng. Tất cả không thay đổi so với phiên giao dịch cuối tuần trước. Với vàng nhẫn, ngoài SJC và PNJ, hiện Tập đoàn Phú Quý cũng đưa ra mức giá 55,7 - 56,55 triệu/lượng cho mặt hàng vàng này. Trong khi giá vàng Rồng Thăng Long tại Bảo Tín Minh Châu phổ biến ở 55,98-56,83 triệu/lượng. Trên thị trường quốc tế, giá vàng thế giới giao ngay hiện phổ biến ở mức 1.955 USD/ounce, giảm 3 USD so với phiên liền trước. Với tỷ giá quy đổi USD/VND hiện tại ở mức 23.700 đồng/USD (theo Vietcombank), giá vàng thế giới quy đổi ra tiền Việt hiện vào khoảng 56 triệu đồng/lượng, vẫn thấp hơn giá vàng miếng trong nước 11 triệu đồng và thấp hơn giá vàng nhẫn, vàng trang sức hơn nửa triệu đồng. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Giá vàng sẽ kẹt dưới 2.000 USD/ounce tuần tớiGiá vàng có thể vẫn nằm trong vùng trung lập tuần tới, không thể đẩy lên mốc 2.000 USD/ounce do thị trường nhận thấy tâm lý lạc quan của nhà đầu tư quá mờ nhạt. 10:20 18/6/2023 Ngành thép hưởng lợi nhất từ chu kỳ hạ lãi suấtChuyên gia Mirae Asset đánh giá các nhóm ngành có mức vay nợ cao sẽ được hưởng lợi lớn nhất trong chu kỳ giảm lãi suất điều hành thời gian tới. 05:00 18/6/2023
Giá vàng trong nước biến động trái chiều phiên đầu tuần Trong khi giá vàng miếng quay đầu giảm về mốc 67 triệu đồng/lượng; giá vàng nhẫn 99,99% lại có xu hướng phục hồi nhẹ để chạy quanh vùng 56,7 triệu đồng/lượng. Trong phiên giao dịch sáng nay (19/6), Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) mở cửa niêm yết giá vàng miếng ở mức 66,45-67,05 triệu đồng/lượng (mua - bán), giảm 50.000 đồng cả hai chiều so với chốt phiên cuối tuần trước. Nếu so sánh với một tuần trước, giá vàng miếng SJC cũng đang thấp hơn 50.000 đồng và người mua hiện phải nhận khoản lỗ 650.000 đồng do chênh lệch từ giá mua - bán doanh nghiệp đưa ra. Trái ngược với diễn biến giảm của vàng miếng, giá vàng nhẫn SJC loại 99,99% sáng nay lại neo tại vùng 55,65-56,6 triệu/lượng, tăng 50.000 đồng so với chốt phiên cuối tuần trước. Với vàng nhẫn 99,99% loại nửa chỉ, giá bán SJC đưa ra đã lên mốc 56,7 triệu đồng. Xét trên biểu đồ giá hàng ngày, đây vẫn là vùng giá cao của vàng nhẫn ghi nhận từ đầu tháng 6 trở lại đây. Tuy nhiên, việc doanh nghiệp niêm yết chênh lệch giá mua - bán với mặt hàng vàng này lên tới 1 triệu đồng/lượng, người mua vàng nhẫn từ tuần trước đến nay vẫn đang lỗ khoảng 850.000 đồng/lượng. Diễn biến giá vàng SJC từ đầu tháng 6 đến nay Cả hai mặt hàng vàng miếng và vàng nhẫn 99,99% đều không mang biến động lớn Nhãn 1/6 2/6 3/6 5/6 6/6 7/6 8/6 9/6 10/6 12/6 13/6 14/6 15/6 16/6 17/6 19/6 Giá vàng miếng SJC (bán) triệu đồng/lượng 67.1 67.05 67 67 67.25 67.02 66.97 67.12 67.17 67.1 67.12 67 67.02 67.2 67.1 67.05 Vàng nhẫn 99,99% (bán) 56.55 56.65 56.5 56.45 56.55 56.5 56.4 56.55 56.5 56.5 56.55 56.45 56.45 56.6 56.55 56.6 Diễn biến tương tự cũng ghi nhận với giá vàng tại Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), giá vàng miếng tại đây hiện giảm 100.000-50.000 đồng (mua - bán) so với chốt phiên cuối tuần qua, với giá mua ở 66,5 triệu/lượng và giá bán ở 67,1 triệu đồng. Với vàng nhẫn, PNJ hiện chấp nhận giao dịch ở mức 55,7-56,7 triệu/lượng, tăng 100.000 đồng so với chốt phiên cuối tuần qua. 67 triệu đồng/lượng cũng là giá bán vàng miếng ghi nhận tại hầu hết doanh nghiệp trong nước hôm nay. Trong đó, Tập đoàn DOJI niêm yết ở mức 66,5-67,1 triệu/lượng; Tập đoàn Phú Quý giao dịch với giá 66,45-67,05 triệu/lượng; Bảo Tín Minh Châu đưa ra mức giá 66,55-67,1 triệu/lượng. Tất cả không thay đổi so với phiên giao dịch cuối tuần trước. Với vàng nhẫn, ngoài SJC và PNJ, hiện Tập đoàn Phú Quý cũng đưa ra mức giá 55,7 - 56,55 triệu/lượng cho mặt hàng vàng này. Trong khi giá vàng Rồng Thăng Long tại Bảo Tín Minh Châu phổ biến ở 55,98-56,83 triệu/lượng. Trên thị trường quốc tế, giá vàng thế giới giao ngay hiện phổ biến ở mức 1.955 USD/ounce, giảm 3 USD so với phiên liền trước. Với tỷ giá quy đổi USD/VND hiện tại ở mức 23.700 đồng/USD (theo Vietcombank), giá vàng thế giới quy đổi ra tiền Việt hiện vào khoảng 56 triệu đồng/lượng, vẫn thấp hơn giá vàng miếng trong nước 11 triệu đồng và thấp hơn giá vàng nhẫn, vàng trang sức hơn nửa triệu đồng. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Giá vàng sẽ kẹt dưới 2.000 USD/ounce tuần tớiGiá vàng có thể vẫn nằm trong vùng trung lập tuần tới, không thể đẩy lên mốc 2.000 USD/ounce do thị trường nhận thấy tâm lý lạc quan của nhà đầu tư quá mờ nhạt. 10:20 18/6/2023 Ngành thép hưởng lợi nhất từ chu kỳ hạ lãi suấtChuyên gia Mirae Asset đánh giá các nhóm ngành có mức vay nợ cao sẽ được hưởng lợi lớn nhất trong chu kỳ giảm lãi suất điều hành thời gian tới. 05:00 18/6/2023
Ông Trầm Bê tham gia HĐQT một bệnh viện sau khi ra tù
Sau khi thi hành xong 2 bản án hình sự, ông Trầm Bê vừa được bầu làm thành viên HĐQT Công ty CP Bệnh viện đa khoa tư nhân Triều An nhiệm kỳ 2022-2027.
Đại hội đồng cổ đông thường niên của Công ty CP Bệnh viện Đa khoa tư nhân Triều An - Bệnh viện Triều An (quận Bình Tân, TP.HCM) đã bầu ông Trầm Bê làm Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2022-2027. Ông Trầm Bê là Chủ tịch HĐQT Bệnh viện Triều An từ năm 1999 đến năm 2017 thì bị bãi nhiệm do vướng vòng lao lý bởi vụ án tại Ngân hàng Phương Nam và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín - Sacombank. Ông là người Việt gốc Hoa, sinh năm 1959, quê quán Trà Vinh, lập nghiệp tại TP.HCM. Khởi nghiệp trong lĩnh vực chế biến lâm sản, ông Trầm Bê sớm trở thành "ông trùm" ngành ngân hàng khi thao túng hoạt động tại SouthernBank rồi đến Sacombank. Ông Bê bị bắt giam ngày 1/8/2017. Theo đó, ông phải chấp hành 2 bản án hình sự, với tổng cộng 7 năm tù. Trong vụ thứ nhất, ông Trầm Bê bị TAND TP.HCM tuyên phạt 4 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng vì giúp sức cho ông Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng xây dựng - VNCB, Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh) gây thiệt hại cho VNCB khoảng 1.800 tỷ đồng. Ở vụ thứ hai, năm 2020, TAND TP.HCM tuyên phạt ông Trầm Bê 3 năm tù về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Đến tháng 2 năm nay, ông đã hoàn thành thi hành án. KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA BỆNH VIỆN TRIỀU AN Nhãn20152016201720182019202020212022Kế hoạch 2023 Doanh thu thuần tỷ đồng 354402444489547537379591628 Lợi nhuận sau thuế 303645594931-274147 Về kết quả kinh doanh của Bệnh viện Triều An, sau một năm thua lỗ, đến năm 2022, bệnh viện Triều An đạt 591 tỷ đồng doanh thu thuần và lãi sau thuế 41 tỷ đồng. Trong quý I/2023, bệnh viện này đạt doanh thu thuần gần 141 tỷ, tăng 25% so với cùng kỳ và lãi sau thuế hơn 19 tỷ đồng, gấp 9,4 lần so với cùng kỳ. Đến hết ngày 31/3, tổng tài sản của Bệnh viện Triều An đạt hơn 1.127 tỷ đồng, tăng nhẹ so thời điểm đầu năm, trong đó gần 504 tỷ đồng là các khoản phải thu dài hạn, nợ phải trả gần 532 tỷ đồng. Hiện, bà Trầm Thuyết Kiều, con gái ông Trầm Bê vẫn đang là Phó chủ tịch HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc đang nắm 21,4% vốn điều lệ, chị vợ ông Trầm Bê là bà Viên Tú Anh nắm 3,44%. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023 Chủ tịch Sacombank: Tôi là cổ đông lớn nhất và cũng muốn chia cổ tứcNgười đứng đầu ngân hàng nói Sacombank còn điều kiện duy nhất là phải bán đấu giá cổ phiếu của ông Trầm Bê vào cuối năm 2023 mới có thể chia cổ tức cho cổ đông. 11:46 25/4/2023 Ông Trầm Bê ra tùChiều 15/2, nguồn tin từ Trại giam Bến Giá ở Trà Vinh xác nhận ông Trầm Bê, nguyên Phó chủ tịch Ngân hàng Phương Nam (đã sáp nhập Sacombank) đã thi hành xong 2 bản án hình sự. 17:31 15/2/2023 Lợi nhuận Sacombank tăng gấp rưỡiNgân hàng tư nhân này ghi nhận thu nhập lãi thuần tăng vọt và giúp lợi nhuận trước thuế tăng gấp rưỡi lên mức kỷ lục 2.383 tỷ đồng, thực hiện 25% kế hoạch năm. 10:28 30/4/2023
Ông Trầm Bê tham gia HĐQT một bệnh viện sau khi ra tù Sau khi thi hành xong 2 bản án hình sự, ông Trầm Bê vừa được bầu làm thành viên HĐQT Công ty CP Bệnh viện đa khoa tư nhân Triều An nhiệm kỳ 2022-2027. Đại hội đồng cổ đông thường niên của Công ty CP Bệnh viện Đa khoa tư nhân Triều An - Bệnh viện Triều An (quận Bình Tân, TP.HCM) đã bầu ông Trầm Bê làm Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2022-2027. Ông Trầm Bê là Chủ tịch HĐQT Bệnh viện Triều An từ năm 1999 đến năm 2017 thì bị bãi nhiệm do vướng vòng lao lý bởi vụ án tại Ngân hàng Phương Nam và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín - Sacombank. Ông là người Việt gốc Hoa, sinh năm 1959, quê quán Trà Vinh, lập nghiệp tại TP.HCM. Khởi nghiệp trong lĩnh vực chế biến lâm sản, ông Trầm Bê sớm trở thành "ông trùm" ngành ngân hàng khi thao túng hoạt động tại SouthernBank rồi đến Sacombank. Ông Bê bị bắt giam ngày 1/8/2017. Theo đó, ông phải chấp hành 2 bản án hình sự, với tổng cộng 7 năm tù. Trong vụ thứ nhất, ông Trầm Bê bị TAND TP.HCM tuyên phạt 4 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng vì giúp sức cho ông Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng xây dựng - VNCB, Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh) gây thiệt hại cho VNCB khoảng 1.800 tỷ đồng. Ở vụ thứ hai, năm 2020, TAND TP.HCM tuyên phạt ông Trầm Bê 3 năm tù về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Đến tháng 2 năm nay, ông đã hoàn thành thi hành án. KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA BỆNH VIỆN TRIỀU AN Nhãn20152016201720182019202020212022Kế hoạch 2023 Doanh thu thuần tỷ đồng 354402444489547537379591628 Lợi nhuận sau thuế 303645594931-274147 Về kết quả kinh doanh của Bệnh viện Triều An, sau một năm thua lỗ, đến năm 2022, bệnh viện Triều An đạt 591 tỷ đồng doanh thu thuần và lãi sau thuế 41 tỷ đồng. Trong quý I/2023, bệnh viện này đạt doanh thu thuần gần 141 tỷ, tăng 25% so với cùng kỳ và lãi sau thuế hơn 19 tỷ đồng, gấp 9,4 lần so với cùng kỳ. Đến hết ngày 31/3, tổng tài sản của Bệnh viện Triều An đạt hơn 1.127 tỷ đồng, tăng nhẹ so thời điểm đầu năm, trong đó gần 504 tỷ đồng là các khoản phải thu dài hạn, nợ phải trả gần 532 tỷ đồng. Hiện, bà Trầm Thuyết Kiều, con gái ông Trầm Bê vẫn đang là Phó chủ tịch HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc đang nắm 21,4% vốn điều lệ, chị vợ ông Trầm Bê là bà Viên Tú Anh nắm 3,44%. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023 Chủ tịch Sacombank: Tôi là cổ đông lớn nhất và cũng muốn chia cổ tứcNgười đứng đầu ngân hàng nói Sacombank còn điều kiện duy nhất là phải bán đấu giá cổ phiếu của ông Trầm Bê vào cuối năm 2023 mới có thể chia cổ tức cho cổ đông. 11:46 25/4/2023 Ông Trầm Bê ra tùChiều 15/2, nguồn tin từ Trại giam Bến Giá ở Trà Vinh xác nhận ông Trầm Bê, nguyên Phó chủ tịch Ngân hàng Phương Nam (đã sáp nhập Sacombank) đã thi hành xong 2 bản án hình sự. 17:31 15/2/2023 Lợi nhuận Sacombank tăng gấp rưỡiNgân hàng tư nhân này ghi nhận thu nhập lãi thuần tăng vọt và giúp lợi nhuận trước thuế tăng gấp rưỡi lên mức kỷ lục 2.383 tỷ đồng, thực hiện 25% kế hoạch năm. 10:28 30/4/2023
Fed dừng tăng lãi suất, Dow Jones phá đỉnh 37.000 điểm
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã giữ nguyên lãi suất trong 3 cuộc họp chính sách liên tiếp, và đặt ra mục tiêu cho các đợt cắt giảm vào năm sau.
Lạm phát hạ nhiệt cho phép FOMC - cơ quan hoạch định chính sách của Fed - giữ nguyên lãi suất điều hành ở vùng 5,25-5,5% trong cuộc họp chính sách cuối cùng của năm. Các quan chức cũng dự báo cắt giảm lãi suất 3 lần vào năm sau. Con số này thấp hơn những gì thị trường dự đoán, nhưng cao hơn tuyên bố trước đó của ngân hàng trung ương Mỹ. Trên thực tế, ngay từ trước cuộc họp chính sách tháng này, đa số nhà đầu tư tin rằng Fed đã hoàn thành chu kỳ tăng lãi suất. Cơ quan này nâng lãi suất tổng cộng 11 lần kể từ năm ngoái, đưa lãi suất điều hành lên mức cao nhất hơn 22 năm. Dù vậy, giới đầu tư vẫn chưa rõ Fed sẽ nới lỏng chính sách ra sao vào năm sau. Ngay sau quyết định của Fed, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones vọt tăng hơn 512 điểm trong phiên 13/12, lần đầu xuyên thủng ngưỡng 37.000 điểm. Fed nâng lãi suất tổng cộng 11 lần kể từ năm ngoái, đưa lãi suất điều hành lên mức cao nhất hơn 22 năm. Ảnh: CNBC. Theo biểu đồ chấm, các thành viên FOMC dự đoán Fed sẽ cắt giảm lãi suất điều hành 4 lần vào năm 2025, với mức giảm là 1 điểm phần trăm. Đến năm 2026, lãi suất có thể được cắt giảm thêm 3 lần nữa về vùng 2-2,25%. Nhưng các thị trường thậm chí còn lạc quan hơn. Dựa vào diễn biến trong cuộc họp và bài phát biểu trong họp báo của Chủ tịch Fed Jerome Powell, thị trường kỳ vọng rằng Fed sẽ giảm lãi suất điều hành 1,5 điểm phần trăm ngay vào năm sau, tức gấp đôi tốc độ dự đoán của các thành viên FOMC. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Fed dừng tăng lãi suất, Dow Jones phá đỉnh 37.000 điểm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã giữ nguyên lãi suất trong 3 cuộc họp chính sách liên tiếp, và đặt ra mục tiêu cho các đợt cắt giảm vào năm sau. Lạm phát hạ nhiệt cho phép FOMC - cơ quan hoạch định chính sách của Fed - giữ nguyên lãi suất điều hành ở vùng 5,25-5,5% trong cuộc họp chính sách cuối cùng của năm. Các quan chức cũng dự báo cắt giảm lãi suất 3 lần vào năm sau. Con số này thấp hơn những gì thị trường dự đoán, nhưng cao hơn tuyên bố trước đó của ngân hàng trung ương Mỹ. Trên thực tế, ngay từ trước cuộc họp chính sách tháng này, đa số nhà đầu tư tin rằng Fed đã hoàn thành chu kỳ tăng lãi suất. Cơ quan này nâng lãi suất tổng cộng 11 lần kể từ năm ngoái, đưa lãi suất điều hành lên mức cao nhất hơn 22 năm. Dù vậy, giới đầu tư vẫn chưa rõ Fed sẽ nới lỏng chính sách ra sao vào năm sau. Ngay sau quyết định của Fed, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones vọt tăng hơn 512 điểm trong phiên 13/12, lần đầu xuyên thủng ngưỡng 37.000 điểm. Fed nâng lãi suất tổng cộng 11 lần kể từ năm ngoái, đưa lãi suất điều hành lên mức cao nhất hơn 22 năm. Ảnh: CNBC. Theo biểu đồ chấm, các thành viên FOMC dự đoán Fed sẽ cắt giảm lãi suất điều hành 4 lần vào năm 2025, với mức giảm là 1 điểm phần trăm. Đến năm 2026, lãi suất có thể được cắt giảm thêm 3 lần nữa về vùng 2-2,25%. Nhưng các thị trường thậm chí còn lạc quan hơn. Dựa vào diễn biến trong cuộc họp và bài phát biểu trong họp báo của Chủ tịch Fed Jerome Powell, thị trường kỳ vọng rằng Fed sẽ giảm lãi suất điều hành 1,5 điểm phần trăm ngay vào năm sau, tức gấp đôi tốc độ dự đoán của các thành viên FOMC. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Thiếu Jack Ma, Alibaba liệu có thể xưng vương trở lại
Joe Tsai từng là cánh tay phải của Jack Ma, đứng sau thành công của Alibaba và gã khổng lồ tài chính công nghệ Ant Group. Giờ đây, ông giữ trọng trách đưa đế chế này trở lại.
Ông Joe Tsai từng là cánh tay phải của tỷ phú Jack Ma nhờ vốn kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực luật, tài chính. Ảnh: Bloomberg. Theo Nikkei Asia, trong thời kỳ đỉnh cao, ít ai được đánh giá cao ở cả phương Tây lẫn phương Đông như Joe Tsai - người đồng hành cùng Jack Ma trong việc thành lập và phát triển đế chế thương mại điện tử Alibaba và gã khổng lồ tài chính công nghệ Ant Group. Nhưng đó là trước khi ông Ma và Alibaba rơi vào tầm ngắm của Bắc Kinh, trước khi Alibaba phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trong thị trường tiêu dùng trực tuyến, và trước khi Mỹ - Trung bắt đầu phân ly kinh tế. Người sẽ vực dậy đế chế Alibaba Ông Ma thẳng thắn, bất cần, và luôn chiếm mọi hào quang của những người bên cạnh. Nhưng ông khó có thể thành công nếu không có Joe Tsai. Ông Tsai đã cố gắng đảm bảo rằng tầm nhìn chung của họ luôn đúng hướng. Ông là người đứng sau thương vụ giữa tập đoàn và Goldman Sachs, khi ngân hàng đầu tư Mỹ lần đầu rót vốn vào Alibaba. Giờ đây, ông Ma một lần nữa cần ông Tsai để vực dậy đế chế thương mại điện tử của mình. Giá trị vốn hóa thị trường của tập đoàn đã giảm mạnh từ mức đỉnh gần 850 tỷ USD hồi tháng 10/2020. Alibaba đã công bố chủ tịch và giám đốc điều hành mới, thay thế ông Daniel Zhang. Theo đó, ông Tsai - người từng giữ vị trí Phó chủ tịch điều hành tập đoàn - sẽ trở thành Chủ tịch. Dù vậy, những gì mà ông Tsai đã đóng góp cho Alibaba trước đây có thể không còn mang lại lợi thế. Trước đây, ông là người duy nhất trong nhóm sáng lập Alibaba từng được đào tạo và làm việc ở phương Tây. Ông Joseph Tsai (trái) và tỷ phú Jack Ma (phải). Ảnh: Bloomberg. Nhưng ngày nay, khả năng hiểu rõ cả Mỹ lẫn Trung Quốc không phải là một lợi thế lớn như trong quá khứ. Bởi cả hai bên không còn quan tâm đến việc thu hẹp khoảng cách. Nhiều người từng coi Alibaba là "ngọn hải đăng của tương lai", "doanh nghiệp dẫn đầu Trung Quốc". Nhưng giờ, cái nhìn của họ đã thay đổi. Ông Tsai sinh ra ở Đài Loan, được học tập tại Mỹ, hiện đã lấy quốc tịch Hong Kong và Canada. Theo nguồn tin của New York Post, ông Tsai sống tại Hong Kong và thường xuyên đến thăm vợ và 3 con ở Mỹ. Ông gặp vợ, bà Clara vào năm 1993 tại New York khi còn đang làm việc cho công ty luật Sullivan & Cromwell. Năm 1999, ông Tsai và bà chuyển đến Hong Kong. Tại đây, ông Tsai điều hành một công ty cổ phần tư nhân với mức lương 700.000 USD/năm. Năm đó, một người bạn đã kết nối ông Tsai với ông Ma - một giáo viên về hưu đang ấp ủ ý tưởng đưa hàng trăm công ty Trung Quốc lên Internet, để họ có thể bán các sản phẩm ra thế giới. Quá ấn tượng với tầm nhìn của ông Ma, ông Tsai nhanh chóng rời bỏ công việc đang làm. Ông thậm chí còn chấp nhận mức lương chỉ 50 USD/tháng từ ông Ma vào cuộc gặp đầu tiên của họ. Nhiều thách thức hơn Trở lại với hiện tại, theo Nikkei Asia, hoàn cảnh của Alibaba hiện tại không phải hoàn toàn u tối hay tươi sáng, mà là một màu xám. Các nhà phân tích phương Tây coi việc Bắc Kinh hoãn đợt IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng) của Ant Group là phản ứng trước những bình luận của ông Ma hồi cuối năm 2020. Theo đó, tỷ phú Jack Ma chỉ trích dữ dội hệ thống tài chính Trung Quốc và gọi các ngân hàng là "tiệm cầm đồ", bởi nhà băng đòi tài sản thế chấp thay vì sử dụng dữ liệu và công cụ công nghệ cao để đánh giá rủi ro tín dụng. Nhưng đó có thể chỉ là một lý do rất nhỏ. Giới chức Bắc Kinh lo ngại về việc Ant xử lý gần 75% thanh toán kỹ thuật số của Trung Quốc, và công ty có thể nhận hàng tỷ USD tiền gửi từ các hộ gia đình nước này nhưng không phải chịu ràng buộc như hệ thống ngân hàng. Cả Ant lẫn Alibaba đều bị coi là những tay chơi giữ thế độc quyền, bóp nghẹt loại hình đổi mới mà họ rao giảng từ những ngày đầu. Mới đây, Alibaba đã công bố kế hoạch tái cấu trúc toàn bộ công ty. Trọng tâm của quá trình tái cấu trúc này là chia tách đế chế trị giá 220 tỷ USD thành 6 công ty phụ trách các mảng kinh doanh riêng biệt, bao gồm thương mại điện tử, truyền thông và đám mây... Trong đó, mỗi đơn vị sẽ lên kế hoạch huy động vốn hoặc IPO vào thời điểm thích hợp. Ý tưởng chia tách Alibaba thành 6 công ty nhỏ hơn bắt nguồn từ các thành viên trong hội đồng quản trị. Họ đồng tình rằng tập đoàn đang được định giá thấp hơn tổng định giá của từng bộ phận riêng lẻ. Ban lãnh đạo của Alibaba cũng tin rằng tập đoàn đã trở nên quá lớn để quản lý. Và việc chia tách có thể giải quyết những mối lo ngại về quy định đối với một gã khổng lồ như Alibaba. Dưới sự lãnh đạo của ông Joe, Alibaba sẽ phải đối mặt với cuộc cạnh tranh gay gắt hơn so với những ngày đầu. Thị trường đã tin rằng Ernie Bot của Baidu là cái tên triển vọng nhất trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và công nghệ cao ở Trung Quốc. PDD Holdings - công ty vận hành nền tảng Pinduoduo và được rót vốn bởi Tencent Holdings - đã có những bước tiến đáng kể trong hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, cạnh tranh trực tiếp với mảng kinh doanh cốt lõi của Alibaba. Trong khi đó, nền tảng Douyin của ByteDance cũng là một đối trọng lớn. Ông Tsai sẽ bước vào một cuộc chiến gắt gao. Còn ông Ma đã tìm được một lối thoát an toàn hơn. Đó là giảng dạy với tư cách là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Tokyo. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Fed: Sẽ còn nhiều đợt tăng lãi suất nữaTrái ngược với kỳ vọng của thị trường, Chủ tịch Fed cho biết ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất thêm nhiều lần nữa cho đến khi đạt được bước tiến trong cuộc chiến với lạm phát. 06:29 22/6/2023 Nghịch lý trong tham vọng giảm phụ thuộc vào USD của Trung QuốcNgân hàng do Trung Quốc và các nước BRICS thành lập từng được cho là sẽ định hình lại hệ thống tài chính toàn cầu. Nhưng giờ, nhà băng này đang có thể trở thành ngân hàng xác sống. 05:00 20/6/2023
Thiếu Jack Ma, Alibaba liệu có thể xưng vương trở lại Joe Tsai từng là cánh tay phải của Jack Ma, đứng sau thành công của Alibaba và gã khổng lồ tài chính công nghệ Ant Group. Giờ đây, ông giữ trọng trách đưa đế chế này trở lại. Ông Joe Tsai từng là cánh tay phải của tỷ phú Jack Ma nhờ vốn kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực luật, tài chính. Ảnh: Bloomberg. Theo Nikkei Asia, trong thời kỳ đỉnh cao, ít ai được đánh giá cao ở cả phương Tây lẫn phương Đông như Joe Tsai - người đồng hành cùng Jack Ma trong việc thành lập và phát triển đế chế thương mại điện tử Alibaba và gã khổng lồ tài chính công nghệ Ant Group. Nhưng đó là trước khi ông Ma và Alibaba rơi vào tầm ngắm của Bắc Kinh, trước khi Alibaba phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trong thị trường tiêu dùng trực tuyến, và trước khi Mỹ - Trung bắt đầu phân ly kinh tế. Người sẽ vực dậy đế chế Alibaba Ông Ma thẳng thắn, bất cần, và luôn chiếm mọi hào quang của những người bên cạnh. Nhưng ông khó có thể thành công nếu không có Joe Tsai. Ông Tsai đã cố gắng đảm bảo rằng tầm nhìn chung của họ luôn đúng hướng. Ông là người đứng sau thương vụ giữa tập đoàn và Goldman Sachs, khi ngân hàng đầu tư Mỹ lần đầu rót vốn vào Alibaba. Giờ đây, ông Ma một lần nữa cần ông Tsai để vực dậy đế chế thương mại điện tử của mình. Giá trị vốn hóa thị trường của tập đoàn đã giảm mạnh từ mức đỉnh gần 850 tỷ USD hồi tháng 10/2020. Alibaba đã công bố chủ tịch và giám đốc điều hành mới, thay thế ông Daniel Zhang. Theo đó, ông Tsai - người từng giữ vị trí Phó chủ tịch điều hành tập đoàn - sẽ trở thành Chủ tịch. Dù vậy, những gì mà ông Tsai đã đóng góp cho Alibaba trước đây có thể không còn mang lại lợi thế. Trước đây, ông là người duy nhất trong nhóm sáng lập Alibaba từng được đào tạo và làm việc ở phương Tây. Ông Joseph Tsai (trái) và tỷ phú Jack Ma (phải). Ảnh: Bloomberg. Nhưng ngày nay, khả năng hiểu rõ cả Mỹ lẫn Trung Quốc không phải là một lợi thế lớn như trong quá khứ. Bởi cả hai bên không còn quan tâm đến việc thu hẹp khoảng cách. Nhiều người từng coi Alibaba là "ngọn hải đăng của tương lai", "doanh nghiệp dẫn đầu Trung Quốc". Nhưng giờ, cái nhìn của họ đã thay đổi. Ông Tsai sinh ra ở Đài Loan, được học tập tại Mỹ, hiện đã lấy quốc tịch Hong Kong và Canada. Theo nguồn tin của New York Post, ông Tsai sống tại Hong Kong và thường xuyên đến thăm vợ và 3 con ở Mỹ. Ông gặp vợ, bà Clara vào năm 1993 tại New York khi còn đang làm việc cho công ty luật Sullivan & Cromwell. Năm 1999, ông Tsai và bà chuyển đến Hong Kong. Tại đây, ông Tsai điều hành một công ty cổ phần tư nhân với mức lương 700.000 USD/năm. Năm đó, một người bạn đã kết nối ông Tsai với ông Ma - một giáo viên về hưu đang ấp ủ ý tưởng đưa hàng trăm công ty Trung Quốc lên Internet, để họ có thể bán các sản phẩm ra thế giới. Quá ấn tượng với tầm nhìn của ông Ma, ông Tsai nhanh chóng rời bỏ công việc đang làm. Ông thậm chí còn chấp nhận mức lương chỉ 50 USD/tháng từ ông Ma vào cuộc gặp đầu tiên của họ. Nhiều thách thức hơn Trở lại với hiện tại, theo Nikkei Asia, hoàn cảnh của Alibaba hiện tại không phải hoàn toàn u tối hay tươi sáng, mà là một màu xám. Các nhà phân tích phương Tây coi việc Bắc Kinh hoãn đợt IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng) của Ant Group là phản ứng trước những bình luận của ông Ma hồi cuối năm 2020. Theo đó, tỷ phú Jack Ma chỉ trích dữ dội hệ thống tài chính Trung Quốc và gọi các ngân hàng là "tiệm cầm đồ", bởi nhà băng đòi tài sản thế chấp thay vì sử dụng dữ liệu và công cụ công nghệ cao để đánh giá rủi ro tín dụng. Nhưng đó có thể chỉ là một lý do rất nhỏ. Giới chức Bắc Kinh lo ngại về việc Ant xử lý gần 75% thanh toán kỹ thuật số của Trung Quốc, và công ty có thể nhận hàng tỷ USD tiền gửi từ các hộ gia đình nước này nhưng không phải chịu ràng buộc như hệ thống ngân hàng. Cả Ant lẫn Alibaba đều bị coi là những tay chơi giữ thế độc quyền, bóp nghẹt loại hình đổi mới mà họ rao giảng từ những ngày đầu. Mới đây, Alibaba đã công bố kế hoạch tái cấu trúc toàn bộ công ty. Trọng tâm của quá trình tái cấu trúc này là chia tách đế chế trị giá 220 tỷ USD thành 6 công ty phụ trách các mảng kinh doanh riêng biệt, bao gồm thương mại điện tử, truyền thông và đám mây... Trong đó, mỗi đơn vị sẽ lên kế hoạch huy động vốn hoặc IPO vào thời điểm thích hợp. Ý tưởng chia tách Alibaba thành 6 công ty nhỏ hơn bắt nguồn từ các thành viên trong hội đồng quản trị. Họ đồng tình rằng tập đoàn đang được định giá thấp hơn tổng định giá của từng bộ phận riêng lẻ. Ban lãnh đạo của Alibaba cũng tin rằng tập đoàn đã trở nên quá lớn để quản lý. Và việc chia tách có thể giải quyết những mối lo ngại về quy định đối với một gã khổng lồ như Alibaba. Dưới sự lãnh đạo của ông Joe, Alibaba sẽ phải đối mặt với cuộc cạnh tranh gay gắt hơn so với những ngày đầu. Thị trường đã tin rằng Ernie Bot của Baidu là cái tên triển vọng nhất trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và công nghệ cao ở Trung Quốc. PDD Holdings - công ty vận hành nền tảng Pinduoduo và được rót vốn bởi Tencent Holdings - đã có những bước tiến đáng kể trong hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, cạnh tranh trực tiếp với mảng kinh doanh cốt lõi của Alibaba. Trong khi đó, nền tảng Douyin của ByteDance cũng là một đối trọng lớn. Ông Tsai sẽ bước vào một cuộc chiến gắt gao. Còn ông Ma đã tìm được một lối thoát an toàn hơn. Đó là giảng dạy với tư cách là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Tokyo. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Fed: Sẽ còn nhiều đợt tăng lãi suất nữaTrái ngược với kỳ vọng của thị trường, Chủ tịch Fed cho biết ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất thêm nhiều lần nữa cho đến khi đạt được bước tiến trong cuộc chiến với lạm phát. 06:29 22/6/2023 Nghịch lý trong tham vọng giảm phụ thuộc vào USD của Trung QuốcNgân hàng do Trung Quốc và các nước BRICS thành lập từng được cho là sẽ định hình lại hệ thống tài chính toàn cầu. Nhưng giờ, nhà băng này đang có thể trở thành ngân hàng xác sống. 05:00 20/6/2023
Chứng khoán 4/12: Dòng tiền nhập cuộc kéo VN-Index tăng hơn 18 điểm
Chứng khoán đã tăng 2 phiên liên tiếp. Điểm nổi bật là thanh khoản thị trường phiên hôm nay đã tăng gấp đôi so với phiên gần nhất, lên hơn 28.000 tỷ đồng.
Thị trường chứng khoán trong nước vừa trải qua phiên giao dịch bùng nổ sau khi nhận được lực kéo lớn. Dòng tiền nhập cuộc ngay từ thời điểm mở cửa thể hiện tâm lý hào hứng của nhà đầu tư và giúp sắc xanh bao phủ toàn bộ bảng điện tử. Thanh khoản thị trường cải thiện đáng kể, tổng giá trị giao dịch tính riêng trên HoSE hôm nay đã vượt 24.000 tỷ đồng, cao gấp đôi phiên gần nhất. Xét trên toàn thị trường, thanh khoản phiên 4/12 đã vượt 28.000 tỷ đồng. Kết phiên, VN-Index tăng hơn 18 điểm (+1,66%) và tạm dừng ở ngưỡng 1.120 điểm. Đây đồng thời là phiên tăng điểm thứ 2 liên tiếp của chỉ số. Bên cạnh chỉ số chính đại diện sàn HoSE, trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index cũng ghi nhận mức tăng tốt, lần lượt là 2,23% và 0,92%. Chỉ số VN-Index đang tìm đường vượt mốc cao nhất kể từ giữa tháng 11. Ảnh: DNSE. Trong rổ cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 hôm nay ghi nhận tới 29 mã tăng với SSI là cổ phiếu tăng mạnh nhất (+5%), kế đó là MWG (+3,1%), STB (+2,6%) và SHB (+2,3%). Duy chỉ có SAB của Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn - Sabeco - giảm 0,5%. Đà tăng của các ông lớn như VCB, HPG, VIC hay GAS tạo lực kéo tốt cho chỉ số trong khi chiều ngược lại diễn biến tiêu cực của cổ phiếu SAB, BHN, STG không đem lại tác động đáng kể. Sắc xanh lan ra khắp các nhóm ngành nhưng nhóm cổ phiếu chứng khoán mới là tâm điểm phiên hôm nay khi đều tăng gần kịch biên độ. Ngoài SSI kể trên còn có VND (+6,32%), SHS (+5,98%), HCM (+5,08%), VIX (+6,59%) hay MBS (+6%). Nhóm bất động sản cũng không nằm ngoài xu hướng này. Bộ 3 cổ phiếu “họ Vin” gồm VIC, VHM, VRE đều được giao dịch thuận lợi với mức tăng lần lượt là 2%, 1% và 0,9%. Trong khi đó một số large cap như NVL của Novaland tăng 2,54%; KDH của Nhà Khang Điền tăng 3,33%; KBC của Đô thị Kinh Bắc tăng 4,12%; PDR của Phát Đạt tăng 5%. Thanh khoản trên sàn HoSE hôm nay tăng gấp đôi so với phiên 1/12. Ảnh: VNDirect. Bất chấp đà đi lên của thị trường, khối ngoại vẫn tranh thủ cơ hội này để chốt lời và giảm tỷ trọng danh mục. Nhóm nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 614 tỷ đồng trong phiên này, tạo chuỗi bán ròng 4 phiên liên tiếp. Trong đó, VHM dẫn đầu giá trị bán ròng ở mức 103 tỷ đồng, 2 mã chứng khoán là VND và SSI bị bán ròng lần lượt 95 tỷ và 80 tỷ đồng. Chiều bên kia cổ phiếu NKG của Thép Nam Kim được mua ròng gần 34 tỷ đồng, TCI của Chứng khoán Thành Công được gom 25 tỷ đồng. Theo Công ty chứng khoán MBS, thị trường thế giới bước vào tháng cuối cùng của năm với thông tin được chờ đợt nhất là cuộc họp chính sách tiền tệ định kỳ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào ngày 12-13/12. Đây sẽ là cuộc họp cuối cùng của Fed trong năm nay, trên thị trường lãi suất tương lai giới đầu tư đang đặt cược Fed sẽ không tăng lãi suất trong kỳ họp cuối cùng này. Trong nước, một số thông tin hỗ trợ thị trường cũng đã xuất hiện như việc kéo dài thời gian giảm 2% thuế VAT hay động thái chia lại room tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, thông qua sửa đổi Luật nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản... Công ty liên quan Novaland gia hạn 1.500 tỷ đồng trái phiếu thêm 2 nămTrong nửa đầu năm nay, Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Bất động sản Đại Hùng cũng đã hai lần chậm trả lô trái phiếu 1.500 tỷ đồng này. 16:02 4/12/2023 Khối ngoại mạnh tay bán ròng 8 tháng liên tiếp, xả ra 15.000 tỷ đồngBất chấp sự cải thiện của chỉ số, khối ngoại vẫn bán ròng hơn 3.850 tỷ đồng trong tháng 11 qua, nâng tổng giá trị bán ròng lũy kế từ đầu năm lên hơn 15.000 tỷ đồng. 13:57 4/12/2023 Chứng khoán Việt Nam sẽ ra sao trước khi khép lại năm 2023?Thị trường chứng khoán trong nước có khả năng bật lên nếu những sự kiện như cuộc họp của Fed và việc đưa hệ thống giao dịch KRX diễn ra thuận lợi. 06:00 4/12/2023 Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Chứng khoán 4/12: Dòng tiền nhập cuộc kéo VN-Index tăng hơn 18 điểm Chứng khoán đã tăng 2 phiên liên tiếp. Điểm nổi bật là thanh khoản thị trường phiên hôm nay đã tăng gấp đôi so với phiên gần nhất, lên hơn 28.000 tỷ đồng. Thị trường chứng khoán trong nước vừa trải qua phiên giao dịch bùng nổ sau khi nhận được lực kéo lớn. Dòng tiền nhập cuộc ngay từ thời điểm mở cửa thể hiện tâm lý hào hứng của nhà đầu tư và giúp sắc xanh bao phủ toàn bộ bảng điện tử. Thanh khoản thị trường cải thiện đáng kể, tổng giá trị giao dịch tính riêng trên HoSE hôm nay đã vượt 24.000 tỷ đồng, cao gấp đôi phiên gần nhất. Xét trên toàn thị trường, thanh khoản phiên 4/12 đã vượt 28.000 tỷ đồng. Kết phiên, VN-Index tăng hơn 18 điểm (+1,66%) và tạm dừng ở ngưỡng 1.120 điểm. Đây đồng thời là phiên tăng điểm thứ 2 liên tiếp của chỉ số. Bên cạnh chỉ số chính đại diện sàn HoSE, trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index cũng ghi nhận mức tăng tốt, lần lượt là 2,23% và 0,92%. Chỉ số VN-Index đang tìm đường vượt mốc cao nhất kể từ giữa tháng 11. Ảnh: DNSE. Trong rổ cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 hôm nay ghi nhận tới 29 mã tăng với SSI là cổ phiếu tăng mạnh nhất (+5%), kế đó là MWG (+3,1%), STB (+2,6%) và SHB (+2,3%). Duy chỉ có SAB của Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn - Sabeco - giảm 0,5%. Đà tăng của các ông lớn như VCB, HPG, VIC hay GAS tạo lực kéo tốt cho chỉ số trong khi chiều ngược lại diễn biến tiêu cực của cổ phiếu SAB, BHN, STG không đem lại tác động đáng kể. Sắc xanh lan ra khắp các nhóm ngành nhưng nhóm cổ phiếu chứng khoán mới là tâm điểm phiên hôm nay khi đều tăng gần kịch biên độ. Ngoài SSI kể trên còn có VND (+6,32%), SHS (+5,98%), HCM (+5,08%), VIX (+6,59%) hay MBS (+6%). Nhóm bất động sản cũng không nằm ngoài xu hướng này. Bộ 3 cổ phiếu “họ Vin” gồm VIC, VHM, VRE đều được giao dịch thuận lợi với mức tăng lần lượt là 2%, 1% và 0,9%. Trong khi đó một số large cap như NVL của Novaland tăng 2,54%; KDH của Nhà Khang Điền tăng 3,33%; KBC của Đô thị Kinh Bắc tăng 4,12%; PDR của Phát Đạt tăng 5%. Thanh khoản trên sàn HoSE hôm nay tăng gấp đôi so với phiên 1/12. Ảnh: VNDirect. Bất chấp đà đi lên của thị trường, khối ngoại vẫn tranh thủ cơ hội này để chốt lời và giảm tỷ trọng danh mục. Nhóm nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 614 tỷ đồng trong phiên này, tạo chuỗi bán ròng 4 phiên liên tiếp. Trong đó, VHM dẫn đầu giá trị bán ròng ở mức 103 tỷ đồng, 2 mã chứng khoán là VND và SSI bị bán ròng lần lượt 95 tỷ và 80 tỷ đồng. Chiều bên kia cổ phiếu NKG của Thép Nam Kim được mua ròng gần 34 tỷ đồng, TCI của Chứng khoán Thành Công được gom 25 tỷ đồng. Theo Công ty chứng khoán MBS, thị trường thế giới bước vào tháng cuối cùng của năm với thông tin được chờ đợt nhất là cuộc họp chính sách tiền tệ định kỳ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào ngày 12-13/12. Đây sẽ là cuộc họp cuối cùng của Fed trong năm nay, trên thị trường lãi suất tương lai giới đầu tư đang đặt cược Fed sẽ không tăng lãi suất trong kỳ họp cuối cùng này. Trong nước, một số thông tin hỗ trợ thị trường cũng đã xuất hiện như việc kéo dài thời gian giảm 2% thuế VAT hay động thái chia lại room tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, thông qua sửa đổi Luật nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản... Công ty liên quan Novaland gia hạn 1.500 tỷ đồng trái phiếu thêm 2 nămTrong nửa đầu năm nay, Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Bất động sản Đại Hùng cũng đã hai lần chậm trả lô trái phiếu 1.500 tỷ đồng này. 16:02 4/12/2023 Khối ngoại mạnh tay bán ròng 8 tháng liên tiếp, xả ra 15.000 tỷ đồngBất chấp sự cải thiện của chỉ số, khối ngoại vẫn bán ròng hơn 3.850 tỷ đồng trong tháng 11 qua, nâng tổng giá trị bán ròng lũy kế từ đầu năm lên hơn 15.000 tỷ đồng. 13:57 4/12/2023 Chứng khoán Việt Nam sẽ ra sao trước khi khép lại năm 2023?Thị trường chứng khoán trong nước có khả năng bật lên nếu những sự kiện như cuộc họp của Fed và việc đưa hệ thống giao dịch KRX diễn ra thuận lợi. 06:00 4/12/2023 Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Vợ ông Trần Quí Thanh làm Tổng giám đốc Tân Hiệp Phát
Bà Phạm Thị Nụ - vợ của ông Trần Quí Thanh - vừa trở thành Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật của Tân Hiệp Phát.
Theo Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Công ty TNHH thương mại - dịch vụ Tân Hiệp Phát (Tập đoàn Tân Hiệp Phát) mới đây đã có sự thay đổi nhân sự cấp cao. Theo đó, bà Phạm Thị Nụ - vợ của ông Trần Quí Thanh trở thành Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật của Tân Hiệp Phát. Ông David Riddle vẫn giữ nguyên vai trò Phó giám đốc kiêm người đại diện pháp luật doanh nghiệp này. Trước đó, đại diện pháp luật của Tân Hiệp Phát là Phó giám đốc David Riddle và Tổng giám đốc Trần Quí Thanh. Theo giấy đăng ký kinh doanh, Tân Hiệp Phát hiện có vốn điều lệ 276 tỷ đồng. Bà Phạm Thị Nụ, sinh năm 1957 là cổ đông lớn nhất góp 150,4 tỷ đồng, chiếm 54,493% vốn điều lệ. Ông Trần Quí Thanh và vợ là những nhà đồng sáng lập Tập đoàn Tân Hiệp Phát. Trước đó, ngày 10/4, Cơ quan CSĐT Bộ Công an thi hành lệnh bắt tạm giam đối với ông Trần Quí Thanh (Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát) cùng con gái Trần Uyên Phương (Phó tổng giám đốc). Một người con khác của ông Thanh là Trần Ngọc Bích cũng bị khởi tố về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Động thái trên diễn ra sau khi các cá nhân này bị tố cáo Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, Trốn thuế, Cưỡng đoạt tài sản là các dự án, bất động sản có giá trị đặc biệt lớn tại tỉnh Đồng Nai và TP.HCM từ tháng 11/2020. Sau khi ông Trần Quí Thanh và hai con gái bị tạm giam, Tân Hiệp Phát đã có thông báo về việc bổ nhiệm ông David Riddle vào vị trí Tổng giám đốc và người đại diện pháp luật của Tân Hiệp Phát thay cho ông Thanh. Tân Hiệp Phát được ông Trần Quí Thanh thành lập năm 1994. Doanh nghiệp này gây tiếng vang lớn trên thị trường nước giải khát Việt Nam với nhiều sản phẩm nổi bật như nước tăng lực Number One, Trà xanh không độ, Trà thanh nhiệt Dr Thanh... Hiện Tân Hiệp Phát được xếp vào nhóm thương hiệu hàng đầu trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG). Theo bảng xếp hạng VNR500, doanh thu của tập đoàn đạt hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm. Lãnh đạo doanh nghiệp từng kỳ vọng đến năm 2023 sẽ sản xuất hơn 3 tỷ lít đồ uống/năm và doanh số 1 tỷ USD. Công ty vẫn tập trung cho thị trường chủ lực trong nước khi sản phẩm có mặt ở 63 tỉnh thành. Ngoài ra, Tân Hiệp Phát còn đang xuất khẩu tới 20 quốc gia và vùng lãnh thổ như Mỹ, Nhật, Australia, Canada, Hà Lan, Hàn Quốc, Singapore... Hệ sinh thái của tập đoàn xoay quanh các đơn vị chính là công ty mẹ Tân Hiệp Phát tại Bình Dương, Number One Hà Nam, Number One Chu Lai và nhà máy mới Number One Hậu Giang. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Ái nữ nhà Tân Hiệp Phát điều hành 27 công ty bất động sảnBà Trần Uyên Phương là cánh tay đắc lực nhất của nhà sáng lập Tân Hiệp Phát trong việc điều hành mảng nước giải khát, cũng như đánh chiếm vào lĩnh vực bất động sản. 18:30 13/4/2023 Hàng loạt bê bối của Tân Hiệp PhátTrước khi bị khởi tố và bắt tạm giam, cha con ông Trần Quí Thanh và Tân Hiệp Phát đã vướng không ít lùm xùm liên quan đến chất lượng sản phẩm và hoạt động làm ăn riêng. 21:08 10/4/2023 Sổ tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng của nhà Dr ThanhNhững cuốn sổ tiết kiệm giá trị lớn đang được mang đi thế chấp ở ngân hàng đã hé lộ một phần độ giàu có của gia đình nhà sáng lập Tân Hiệp Phát. 07:01 11/4/2023
Vợ ông Trần Quí Thanh làm Tổng giám đốc Tân Hiệp Phát Bà Phạm Thị Nụ - vợ của ông Trần Quí Thanh - vừa trở thành Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật của Tân Hiệp Phát. Theo Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Công ty TNHH thương mại - dịch vụ Tân Hiệp Phát (Tập đoàn Tân Hiệp Phát) mới đây đã có sự thay đổi nhân sự cấp cao. Theo đó, bà Phạm Thị Nụ - vợ của ông Trần Quí Thanh trở thành Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật của Tân Hiệp Phát. Ông David Riddle vẫn giữ nguyên vai trò Phó giám đốc kiêm người đại diện pháp luật doanh nghiệp này. Trước đó, đại diện pháp luật của Tân Hiệp Phát là Phó giám đốc David Riddle và Tổng giám đốc Trần Quí Thanh. Theo giấy đăng ký kinh doanh, Tân Hiệp Phát hiện có vốn điều lệ 276 tỷ đồng. Bà Phạm Thị Nụ, sinh năm 1957 là cổ đông lớn nhất góp 150,4 tỷ đồng, chiếm 54,493% vốn điều lệ. Ông Trần Quí Thanh và vợ là những nhà đồng sáng lập Tập đoàn Tân Hiệp Phát. Trước đó, ngày 10/4, Cơ quan CSĐT Bộ Công an thi hành lệnh bắt tạm giam đối với ông Trần Quí Thanh (Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát) cùng con gái Trần Uyên Phương (Phó tổng giám đốc). Một người con khác của ông Thanh là Trần Ngọc Bích cũng bị khởi tố về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Động thái trên diễn ra sau khi các cá nhân này bị tố cáo Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, Trốn thuế, Cưỡng đoạt tài sản là các dự án, bất động sản có giá trị đặc biệt lớn tại tỉnh Đồng Nai và TP.HCM từ tháng 11/2020. Sau khi ông Trần Quí Thanh và hai con gái bị tạm giam, Tân Hiệp Phát đã có thông báo về việc bổ nhiệm ông David Riddle vào vị trí Tổng giám đốc và người đại diện pháp luật của Tân Hiệp Phát thay cho ông Thanh. Tân Hiệp Phát được ông Trần Quí Thanh thành lập năm 1994. Doanh nghiệp này gây tiếng vang lớn trên thị trường nước giải khát Việt Nam với nhiều sản phẩm nổi bật như nước tăng lực Number One, Trà xanh không độ, Trà thanh nhiệt Dr Thanh... Hiện Tân Hiệp Phát được xếp vào nhóm thương hiệu hàng đầu trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG). Theo bảng xếp hạng VNR500, doanh thu của tập đoàn đạt hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm. Lãnh đạo doanh nghiệp từng kỳ vọng đến năm 2023 sẽ sản xuất hơn 3 tỷ lít đồ uống/năm và doanh số 1 tỷ USD. Công ty vẫn tập trung cho thị trường chủ lực trong nước khi sản phẩm có mặt ở 63 tỉnh thành. Ngoài ra, Tân Hiệp Phát còn đang xuất khẩu tới 20 quốc gia và vùng lãnh thổ như Mỹ, Nhật, Australia, Canada, Hà Lan, Hàn Quốc, Singapore... Hệ sinh thái của tập đoàn xoay quanh các đơn vị chính là công ty mẹ Tân Hiệp Phát tại Bình Dương, Number One Hà Nam, Number One Chu Lai và nhà máy mới Number One Hậu Giang. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Ái nữ nhà Tân Hiệp Phát điều hành 27 công ty bất động sảnBà Trần Uyên Phương là cánh tay đắc lực nhất của nhà sáng lập Tân Hiệp Phát trong việc điều hành mảng nước giải khát, cũng như đánh chiếm vào lĩnh vực bất động sản. 18:30 13/4/2023 Hàng loạt bê bối của Tân Hiệp PhátTrước khi bị khởi tố và bắt tạm giam, cha con ông Trần Quí Thanh và Tân Hiệp Phát đã vướng không ít lùm xùm liên quan đến chất lượng sản phẩm và hoạt động làm ăn riêng. 21:08 10/4/2023 Sổ tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng của nhà Dr ThanhNhững cuốn sổ tiết kiệm giá trị lớn đang được mang đi thế chấp ở ngân hàng đã hé lộ một phần độ giàu có của gia đình nhà sáng lập Tân Hiệp Phát. 07:01 11/4/2023
Chứng khoán 15/12: Dòng tiền ngoại tháo chạy, bán ròng 1.500 tỷ đồng
Chứng khoán Việt Nam vẫn diễn biến ngược chiều với các thị trường lớn trên thế giới khi tiếp tục bị bán tháo mạnh. Trong đó, khối ngoại đóng góp 1.500 tỷ đồng giá trị bán ròng.
Chứng khoán trong nước phiên giao dịch hôm nay vẫn dành phần lớn thời gian ngụp lặn dưới giá tham chiếu khi áp lực bán chiếm ưu thế so với phe mua. Thậm chí, lực đỡ còn biến mất vào thời điểm gần kết phiên, đẩy chỉ số VN-Index lao dốc không phanh và giảm hơn 21 điểm. Nỗ lực cứu lấy chỉ số của dòng tiền bắt đáy tuy không đảo ngược được tình hình nhưng vẫn giúp thu hẹp đà giảm điểm. Trong khi đó, phía bên kia bán cầu, chứng khoán Mỹ tiếp tục tăng điểm và vẫn đang tìm đỉnh mới. Chỉ số Dow Jones tạm thời dừng lại ở mốc 37.248 điểm. Hết phiên 15/12, chỉ số VN-Index đóng cửa giảm 7,83 điểm (-0,71%) xuống 1.102,3 điểm và đang có nguy cơ bật khỏi mốc 1.100 điểm quan trọng. HNX-Index có biên độ giảm nhẹ hơn 0,21 điểm (-0,09%) xuống 227,02 điểm, còn UPCoM-Index giảm 0,17 điểm (-0,2%) xuống 85,05 điểm. VN-Index đối mặt nguy cơ rơi khỏi mốc 1.100 điểm. Ảnh: DNSE. Rổ cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 hôm nay chứng kiến 20 mã giảm, 5 mã giữ tham chiếu và 5 mã tăng. Nhóm cổ phiếu ngân hàng phân hóa mạnh khi ACB (Ngân hàng Á Châu), HDB (HDBank), TPB (TPBank), TCB (Techcombank) bật tăng, MBB (Ngân hàng MB), SHB, SSB (SeABank), STB (Sacombank) giữ tham chiếu, còn phần còn lại điều chỉnh giảm. Đáng chú ý, cổ phiếu đầu tàu ngành ngân hàng là VCB của Vietcombank có phiên giảm tới 2,6%. Đây cũng là mã dẫn đầu nhóm kéo chỉ số lao dốc bên cạnh MSN (Masan), VPB (VPBank), GAS (PV Gas) hay VHM (Vinhomes). Nhóm cổ phiếu bất động sản ghi nhận diễn biến đảo chiều khá bất ngờ ở một số cổ phiếu như NVL (Novaland), DIG (DIC Corp), PDR (Phát Đạt) hay CEO (Tập đoàn CEO). Nếu như phiên sáng những mã này bị bán mạnh thì tình thế xoay chiều hoàn toàn trong phiên chiều sau khi nhận được lực mua lớn. Mã NVL thậm chí giảm tới 4% trước khi hồi phục mãnh mẽ và tăng 3,68% khi kết phiên. Mới đây, một cổ đông lớn của Novaland là CTCP Diamond Properties đã đăng ký bán hơn 4,78 triệu cổ phiếu với mục đích cân đối danh mục đầu tư và hỗ trợ cơ cấu nợ. Giao dịch ước tính giúp Diamond Properties thu về gần 80 tỷ đồng. Về mối liên hệ, ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch HĐQT NovaLand, là người quản lý doanh nghiệp của Diamond Properties. Khối ngoại đã bán ròng 13 phiên liên tiếp. Ảnh: VNDirect. Quay trở lại nhóm bất động sản, nhìn chung số mã giảm vẫn nhiều gấp đôi mã tăng. Những mã đầu ngành như VHM hay VIC (Vingroup) đều giảm dưới 1%. Ngoài ra, còn có BCM của Becamex giảm 2,67%; VRE của Vincom Retail giảm 1,31%; KDH của Nhà Khang Điền giảm 1%. Đáng chú ý, khối ngoại có phiên bán ròng mạnh nhất kể từ ngày 5/12 với giá trị lên đến 1.500 tỷ đồng. Trong đó, tập trung giảm tỷ trọng HPG (Hòa Phát) 287 tỷ đồng, SSI (Chứng khoán SSI) 178 tỷ đồng, DGC (Hóa chất Đức Giang) 137 tỷ đồng, VCB 134 tỷ đồng hay chứng chỉ FUEVFVND 104 tỷ đồng. Chiều ngược lại ghi nhận NVL bất ngờ được khối này gom vào 115 tỷ đồng, VND (VNDirect) được gom 111 tỷ đồng. CEO cũng là mã bất động sản được dòng tiền ngoại ưu ái thời gian gần đây khi được gom 84 tỷ đồng hôm nay. Địa ốc Hoàng Quân muốn chào bán cổ phiếu huy động 1.000 tỷ đồngPhần lớn số tiền thu được sẽ dùng để mua cổ phần CTCP Đầu tư Thành phố Vàng nhằm bổ sung vốn cho dự án Chung cư nhà ở xã hội thành phố Vàng. 10:43 15/12/2023 Phía sau động thái bán ròng nửa tỷ USD của khối ngoạiTuy giá trị giao dịch chiếm tỷ trọng chưa đến 8% so với tổng thanh khoản toàn thị trường, động thái bán ròng của khối ngoại vẫn tác động đáng kể đến tâm lý của thị trường. 20:31 14/12/2023 Chứng khoán 14/12: VN-Index giảm trong ngày chứng khoán Mỹ vượt đỉnhBất chấp thông tin Fed giữ nguyên lãi suất điều hành và chứng khoán Mỹ vượt đỉnh, thị trường trong nước lại có diễn biến ngược chiều khi điều chỉnh với thanh khoản thấp. 16:34 14/12/2023 Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Chứng khoán 15/12: Dòng tiền ngoại tháo chạy, bán ròng 1.500 tỷ đồng Chứng khoán Việt Nam vẫn diễn biến ngược chiều với các thị trường lớn trên thế giới khi tiếp tục bị bán tháo mạnh. Trong đó, khối ngoại đóng góp 1.500 tỷ đồng giá trị bán ròng. Chứng khoán trong nước phiên giao dịch hôm nay vẫn dành phần lớn thời gian ngụp lặn dưới giá tham chiếu khi áp lực bán chiếm ưu thế so với phe mua. Thậm chí, lực đỡ còn biến mất vào thời điểm gần kết phiên, đẩy chỉ số VN-Index lao dốc không phanh và giảm hơn 21 điểm. Nỗ lực cứu lấy chỉ số của dòng tiền bắt đáy tuy không đảo ngược được tình hình nhưng vẫn giúp thu hẹp đà giảm điểm. Trong khi đó, phía bên kia bán cầu, chứng khoán Mỹ tiếp tục tăng điểm và vẫn đang tìm đỉnh mới. Chỉ số Dow Jones tạm thời dừng lại ở mốc 37.248 điểm. Hết phiên 15/12, chỉ số VN-Index đóng cửa giảm 7,83 điểm (-0,71%) xuống 1.102,3 điểm và đang có nguy cơ bật khỏi mốc 1.100 điểm quan trọng. HNX-Index có biên độ giảm nhẹ hơn 0,21 điểm (-0,09%) xuống 227,02 điểm, còn UPCoM-Index giảm 0,17 điểm (-0,2%) xuống 85,05 điểm. VN-Index đối mặt nguy cơ rơi khỏi mốc 1.100 điểm. Ảnh: DNSE. Rổ cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 hôm nay chứng kiến 20 mã giảm, 5 mã giữ tham chiếu và 5 mã tăng. Nhóm cổ phiếu ngân hàng phân hóa mạnh khi ACB (Ngân hàng Á Châu), HDB (HDBank), TPB (TPBank), TCB (Techcombank) bật tăng, MBB (Ngân hàng MB), SHB, SSB (SeABank), STB (Sacombank) giữ tham chiếu, còn phần còn lại điều chỉnh giảm. Đáng chú ý, cổ phiếu đầu tàu ngành ngân hàng là VCB của Vietcombank có phiên giảm tới 2,6%. Đây cũng là mã dẫn đầu nhóm kéo chỉ số lao dốc bên cạnh MSN (Masan), VPB (VPBank), GAS (PV Gas) hay VHM (Vinhomes). Nhóm cổ phiếu bất động sản ghi nhận diễn biến đảo chiều khá bất ngờ ở một số cổ phiếu như NVL (Novaland), DIG (DIC Corp), PDR (Phát Đạt) hay CEO (Tập đoàn CEO). Nếu như phiên sáng những mã này bị bán mạnh thì tình thế xoay chiều hoàn toàn trong phiên chiều sau khi nhận được lực mua lớn. Mã NVL thậm chí giảm tới 4% trước khi hồi phục mãnh mẽ và tăng 3,68% khi kết phiên. Mới đây, một cổ đông lớn của Novaland là CTCP Diamond Properties đã đăng ký bán hơn 4,78 triệu cổ phiếu với mục đích cân đối danh mục đầu tư và hỗ trợ cơ cấu nợ. Giao dịch ước tính giúp Diamond Properties thu về gần 80 tỷ đồng. Về mối liên hệ, ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch HĐQT NovaLand, là người quản lý doanh nghiệp của Diamond Properties. Khối ngoại đã bán ròng 13 phiên liên tiếp. Ảnh: VNDirect. Quay trở lại nhóm bất động sản, nhìn chung số mã giảm vẫn nhiều gấp đôi mã tăng. Những mã đầu ngành như VHM hay VIC (Vingroup) đều giảm dưới 1%. Ngoài ra, còn có BCM của Becamex giảm 2,67%; VRE của Vincom Retail giảm 1,31%; KDH của Nhà Khang Điền giảm 1%. Đáng chú ý, khối ngoại có phiên bán ròng mạnh nhất kể từ ngày 5/12 với giá trị lên đến 1.500 tỷ đồng. Trong đó, tập trung giảm tỷ trọng HPG (Hòa Phát) 287 tỷ đồng, SSI (Chứng khoán SSI) 178 tỷ đồng, DGC (Hóa chất Đức Giang) 137 tỷ đồng, VCB 134 tỷ đồng hay chứng chỉ FUEVFVND 104 tỷ đồng. Chiều ngược lại ghi nhận NVL bất ngờ được khối này gom vào 115 tỷ đồng, VND (VNDirect) được gom 111 tỷ đồng. CEO cũng là mã bất động sản được dòng tiền ngoại ưu ái thời gian gần đây khi được gom 84 tỷ đồng hôm nay. Địa ốc Hoàng Quân muốn chào bán cổ phiếu huy động 1.000 tỷ đồngPhần lớn số tiền thu được sẽ dùng để mua cổ phần CTCP Đầu tư Thành phố Vàng nhằm bổ sung vốn cho dự án Chung cư nhà ở xã hội thành phố Vàng. 10:43 15/12/2023 Phía sau động thái bán ròng nửa tỷ USD của khối ngoạiTuy giá trị giao dịch chiếm tỷ trọng chưa đến 8% so với tổng thanh khoản toàn thị trường, động thái bán ròng của khối ngoại vẫn tác động đáng kể đến tâm lý của thị trường. 20:31 14/12/2023 Chứng khoán 14/12: VN-Index giảm trong ngày chứng khoán Mỹ vượt đỉnhBất chấp thông tin Fed giữ nguyên lãi suất điều hành và chứng khoán Mỹ vượt đỉnh, thị trường trong nước lại có diễn biến ngược chiều khi điều chỉnh với thanh khoản thấp. 16:34 14/12/2023 Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Doanh nghiệp thép đầu tiên báo lãi
Công ty CP Thép Tấm Lá Thống Nhất ghi nhận 447 tỷ đồng doanh thu quý IV/2023, tăng gần 4 lần so với cùng kỳ và lãi sau thuế gần 3 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ gần 10 tỷ.
Công ty CP Thép Tấm Lá Thống Nhất (UPCoM: TNS) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2023 với doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh so với cùng kỳ. Cụ thể, trong quý cuối năm 2023 vừa qua, nhà sản xuất thép này đã ghi nhận 447 tỷ đồng doanh thu, tăng gần 4 lần so với cùng kỳ và lãi sau thuế gần 3 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ gần 10 tỷ. Lãnh đạo công ty cho biết nguyên nhân chính dẫn đến lợi nhuận sau thuế quý IV/2023 chuyển từ lỗ kỳ trước sang lãi kỳ này là do thị trường thép cán nguội bắt đầu phục hồi trong quý cuối năm khi giải ngân vốn đầu tư công tích cực. Đồng thời với sự nỗ lực tìm kiếm khách hàng cũng như nguồn hàng có giá cả hợp lý nhờ đó sản lượng sản xuất của doanh nghiệp đã tăng 433% và sức tiêu thụ tăng 425%. Điều này kéo doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ quý IV/2023 của công ty tăng tới 331 tỷ đồng, tương đương tăng 283% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, chi phí lãi vay của doanh nghiệp cũng giảm 5 tỷ đồng do đã đạt mức thanh toán như cam kết với bên phía Vietcredit. Báo cáo kết quả kinh doanh quý IV/2023 của Thép Tấm Lá Thống Nhất. Ảnh: TNS. Ở chiều ngược lại, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp của nhà sản xuất thép này cũng tăng mạnh trong quý gần nhất. Trong đó, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 76% và chi phí bán hàng tăng gần 3 lần cùng kỳ. Kết quả, sau khi trừ giá vốn cùng các chi phí, Thép Tấm Lá Thống Nhất báo lãi ròng hơn 2,67 tỷ đồng trong quý IV/2023, trong khi cùng kỳ lỗ gần 10 tỷ đồng. Tuy vậy, lỗ lũy kế của công ty tại thời điểm cuối năm 2023 vẫn là hơn 171 tỷ đồng. Như vậy, trong cả năm 2023, Thép Tấm Lá Thống Nhất ghi nhận doanh thu thuần hơn 1.100 tỷ đồng, tăng 77% so với cùng kỳ và báo lãi gần 2,8 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 9 tỷ đồng. Tại thời điểm cuối năm 2023, công ty có tài sản ngắn hạn đạt 164 tỷ đồng, gần gấp đôi so với đầu năm. Hàng tồn kho tăng lên mức 106 tỷ đồng, từ 60 tỷ đồng hồi đầu năm. Khoản phải thu ngắn hạn cũng tăng lên 46 tỷ đồng trong khi đầu năm chỉ vào khoảng 2 tỷ đồng. Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân. Yêu cầu tháo dỡ công trình sai phép trong sân golf Đồi Cù Đà LạtTỉnh Lâm Đồng yêu cầu chủ đầu tư tự giác tháo dỡ các hạng mục công trình xây dựng không phép, sai phép tại tòa nhà câu lạc bộ golf ở Đồi Cù Đà Lạt trước ngày 25/1. 18:04 11/1/2024 Google sa thải hàng loạt nhân sựGã khổng lồ công nghệ Mỹ vừa sa thải hàng trăm nhân viên trong bộ phận trợ lý ảo, phần cứng và kỹ thuật. 17:30 11/1/2024 TP.HCM thưởng Tết cao nhất hơn 2 tỷ đồngMức thưởng Tết Nguyên đán 2024 tại TP.HCM cao nhất là 2 tỷ đồng, thấp nhất 400.000 đồng. 17:23 11/1/2024
Doanh nghiệp thép đầu tiên báo lãi Công ty CP Thép Tấm Lá Thống Nhất ghi nhận 447 tỷ đồng doanh thu quý IV/2023, tăng gần 4 lần so với cùng kỳ và lãi sau thuế gần 3 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ gần 10 tỷ. Công ty CP Thép Tấm Lá Thống Nhất (UPCoM: TNS) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2023 với doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh so với cùng kỳ. Cụ thể, trong quý cuối năm 2023 vừa qua, nhà sản xuất thép này đã ghi nhận 447 tỷ đồng doanh thu, tăng gần 4 lần so với cùng kỳ và lãi sau thuế gần 3 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ gần 10 tỷ. Lãnh đạo công ty cho biết nguyên nhân chính dẫn đến lợi nhuận sau thuế quý IV/2023 chuyển từ lỗ kỳ trước sang lãi kỳ này là do thị trường thép cán nguội bắt đầu phục hồi trong quý cuối năm khi giải ngân vốn đầu tư công tích cực. Đồng thời với sự nỗ lực tìm kiếm khách hàng cũng như nguồn hàng có giá cả hợp lý nhờ đó sản lượng sản xuất của doanh nghiệp đã tăng 433% và sức tiêu thụ tăng 425%. Điều này kéo doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ quý IV/2023 của công ty tăng tới 331 tỷ đồng, tương đương tăng 283% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, chi phí lãi vay của doanh nghiệp cũng giảm 5 tỷ đồng do đã đạt mức thanh toán như cam kết với bên phía Vietcredit. Báo cáo kết quả kinh doanh quý IV/2023 của Thép Tấm Lá Thống Nhất. Ảnh: TNS. Ở chiều ngược lại, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp của nhà sản xuất thép này cũng tăng mạnh trong quý gần nhất. Trong đó, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 76% và chi phí bán hàng tăng gần 3 lần cùng kỳ. Kết quả, sau khi trừ giá vốn cùng các chi phí, Thép Tấm Lá Thống Nhất báo lãi ròng hơn 2,67 tỷ đồng trong quý IV/2023, trong khi cùng kỳ lỗ gần 10 tỷ đồng. Tuy vậy, lỗ lũy kế của công ty tại thời điểm cuối năm 2023 vẫn là hơn 171 tỷ đồng. Như vậy, trong cả năm 2023, Thép Tấm Lá Thống Nhất ghi nhận doanh thu thuần hơn 1.100 tỷ đồng, tăng 77% so với cùng kỳ và báo lãi gần 2,8 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 9 tỷ đồng. Tại thời điểm cuối năm 2023, công ty có tài sản ngắn hạn đạt 164 tỷ đồng, gần gấp đôi so với đầu năm. Hàng tồn kho tăng lên mức 106 tỷ đồng, từ 60 tỷ đồng hồi đầu năm. Khoản phải thu ngắn hạn cũng tăng lên 46 tỷ đồng trong khi đầu năm chỉ vào khoảng 2 tỷ đồng. Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân. Yêu cầu tháo dỡ công trình sai phép trong sân golf Đồi Cù Đà LạtTỉnh Lâm Đồng yêu cầu chủ đầu tư tự giác tháo dỡ các hạng mục công trình xây dựng không phép, sai phép tại tòa nhà câu lạc bộ golf ở Đồi Cù Đà Lạt trước ngày 25/1. 18:04 11/1/2024 Google sa thải hàng loạt nhân sựGã khổng lồ công nghệ Mỹ vừa sa thải hàng trăm nhân viên trong bộ phận trợ lý ảo, phần cứng và kỹ thuật. 17:30 11/1/2024 TP.HCM thưởng Tết cao nhất hơn 2 tỷ đồngMức thưởng Tết Nguyên đán 2024 tại TP.HCM cao nhất là 2 tỷ đồng, thấp nhất 400.000 đồng. 17:23 11/1/2024
Giá vàng trong nước giảm theo vàng thế giới
Giá vàng thế giới suy yếu trong bối cảnh nhà đầu tư hạn chế mua vào đã tác động lên giá vàng trong nước làm tiếp tục đi xuống trong phiên giao dịch sáng nay (20/6).
Giá vàng thế giới suy yếu kéo giá vàng trong nước đi cùng chiều trong phiên giao dịch sáng nay (20/6). Ảnh: Chí Hùng. Giá vàng thế giới lại giảm trong trong phiên giao dịch sáng nay khi thị trường đón nhận dữ liệu mới nhất của Uỷ ban Giao dịch hàng hoá tương lai (CFTC) cho thấy các nhà đầu tư đã dự đoán về phương án tăng giá ít khả thi và chuyển sang chiều hướng ngược lại nhiều hơn. Báo cáo của CFTC chỉ ra tổng các vị thế mua của nhà đầu tư đã giảm từ 10.473 hợp đồng xuống còn 110.512 hợp đồng. Các vị thế bán tăng từ 8.312 hợp đồng lên 35.869 hợp đồng. Một yếu tố khác đang ảnh hưởng tới thị trường là tin tức Chủ tịch Cục Dữ trữ liên bang Mỹ (Fed) - ông Jerome Powell - điều trần trước Quốc hội Mỹ và quyết định tăng thêm thêm lãi suất của Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) cũng có tác động nhất định đến giá vàng. Bối cảnh trên khiến giới đầu cơ còn rụt rè chưa dám đưa vốn vào mặt hàng kim loại quý. Giá vàng thế giới hôm nay suy yếu là tất yếu. Hiện giá vàng thế giới giao ngay đang niêm yết tại mốc 1.945 USD/ounce, quy đổi ra tiền Việt chưa bao gồm thuế phí tương đương 55,58 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới yếu đi cũng đã tác động không nhỏ tới giá vàng trong nước khi mở cửa phiên giao dịch sáng nay các mặt hàng vàng miếng và vàng nhẫn đều ghi nhận xu hướng giảm. Cụ thể, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá mua vào đối với vàng miếng SJC ở mức 66,4 triệu đồng/lượng và giá bán ra là 67 triệu đồng/lượng. So với phiên liền trước, giá giao dịch mặt hàng này đã giảm 50.000 đồng/lượng. Không riêng SJC, giá vàng miếng tại các thương hiệu lớn như Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, Phú Quý, Công ty Bảo Tín Minh Châu... cũng chung xu hướng đi ngang hoặc giảm 50.000 đồng, hiện giao dịch quanh mức 66,4 - 67,05 triệu đồng/lượng (mua - bán). Với nhẫn tròn trơn là mặt hàng theo sát diễn biến thị trường kim loại quý thế giới cũng ghi nhận mức điều chỉnh giảm. Tại PNJ, giá mua - bán vàng nhẫn giảm 100.000 đồng cả hai chiều; xuống còn 55,6 - 56,6 triệu đồng/lượng. So với cách đây 1 tháng, mỗi lượng vàng nhẫn tại đây đã giảm 600.000 đồng. Chiếu trên chênh lệch giữa giá mua - bán, người mua vàng nhẫn tại đây lỗ 1,6 triệu đồng. Với SJC, giá vàng nhẫn 99,99 loại 1 chỉ cũng được điều chỉnh giảm 100.000 đồng cả hai chiều so với phiên liền trước, hiện neo tại vùng 55,5 - 56,5 triệu đồng/lượng. Tương tự, tại các doanh nghiệp như Bảo Tín Minh Châu, Phú Quý, Mi Hồng, VietAGold..., hiện giá bán ra vàng nhẫn đều dao động quanh mốc 56,7 triệu đồng/lượng, phổ biến giảm 50.000-100.000 đồng/lượng so với phiên trước. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Chuyên gia: Phố Wall đang ảo tưởngThị trường chứng khoán Mỹ tăng trưởng mạnh mẽ dù nền kinh tế đang đối mặt với nguy cơ suy thoái. Một số chuyên gia chỉ ra thị trường đang lạc quan thái quá. 07:00 20/6/2023 Nghịch lý trong tham vọng giảm phụ thuộc vào USD của Trung QuốcNgân hàng do Trung Quốc và các nước BRICS thành lập từng được cho là sẽ định hình lại hệ thống tài chính toàn cầu. Nhưng giờ, nhà băng này đang có thể trở thành ngân hàng xác sống. 05:00 20/6/2023
Giá vàng trong nước giảm theo vàng thế giới Giá vàng thế giới suy yếu trong bối cảnh nhà đầu tư hạn chế mua vào đã tác động lên giá vàng trong nước làm tiếp tục đi xuống trong phiên giao dịch sáng nay (20/6). Giá vàng thế giới suy yếu kéo giá vàng trong nước đi cùng chiều trong phiên giao dịch sáng nay (20/6). Ảnh: Chí Hùng. Giá vàng thế giới lại giảm trong trong phiên giao dịch sáng nay khi thị trường đón nhận dữ liệu mới nhất của Uỷ ban Giao dịch hàng hoá tương lai (CFTC) cho thấy các nhà đầu tư đã dự đoán về phương án tăng giá ít khả thi và chuyển sang chiều hướng ngược lại nhiều hơn. Báo cáo của CFTC chỉ ra tổng các vị thế mua của nhà đầu tư đã giảm từ 10.473 hợp đồng xuống còn 110.512 hợp đồng. Các vị thế bán tăng từ 8.312 hợp đồng lên 35.869 hợp đồng. Một yếu tố khác đang ảnh hưởng tới thị trường là tin tức Chủ tịch Cục Dữ trữ liên bang Mỹ (Fed) - ông Jerome Powell - điều trần trước Quốc hội Mỹ và quyết định tăng thêm thêm lãi suất của Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) cũng có tác động nhất định đến giá vàng. Bối cảnh trên khiến giới đầu cơ còn rụt rè chưa dám đưa vốn vào mặt hàng kim loại quý. Giá vàng thế giới hôm nay suy yếu là tất yếu. Hiện giá vàng thế giới giao ngay đang niêm yết tại mốc 1.945 USD/ounce, quy đổi ra tiền Việt chưa bao gồm thuế phí tương đương 55,58 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới yếu đi cũng đã tác động không nhỏ tới giá vàng trong nước khi mở cửa phiên giao dịch sáng nay các mặt hàng vàng miếng và vàng nhẫn đều ghi nhận xu hướng giảm. Cụ thể, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá mua vào đối với vàng miếng SJC ở mức 66,4 triệu đồng/lượng và giá bán ra là 67 triệu đồng/lượng. So với phiên liền trước, giá giao dịch mặt hàng này đã giảm 50.000 đồng/lượng. Không riêng SJC, giá vàng miếng tại các thương hiệu lớn như Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, Phú Quý, Công ty Bảo Tín Minh Châu... cũng chung xu hướng đi ngang hoặc giảm 50.000 đồng, hiện giao dịch quanh mức 66,4 - 67,05 triệu đồng/lượng (mua - bán). Với nhẫn tròn trơn là mặt hàng theo sát diễn biến thị trường kim loại quý thế giới cũng ghi nhận mức điều chỉnh giảm. Tại PNJ, giá mua - bán vàng nhẫn giảm 100.000 đồng cả hai chiều; xuống còn 55,6 - 56,6 triệu đồng/lượng. So với cách đây 1 tháng, mỗi lượng vàng nhẫn tại đây đã giảm 600.000 đồng. Chiếu trên chênh lệch giữa giá mua - bán, người mua vàng nhẫn tại đây lỗ 1,6 triệu đồng. Với SJC, giá vàng nhẫn 99,99 loại 1 chỉ cũng được điều chỉnh giảm 100.000 đồng cả hai chiều so với phiên liền trước, hiện neo tại vùng 55,5 - 56,5 triệu đồng/lượng. Tương tự, tại các doanh nghiệp như Bảo Tín Minh Châu, Phú Quý, Mi Hồng, VietAGold..., hiện giá bán ra vàng nhẫn đều dao động quanh mốc 56,7 triệu đồng/lượng, phổ biến giảm 50.000-100.000 đồng/lượng so với phiên trước. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Chuyên gia: Phố Wall đang ảo tưởngThị trường chứng khoán Mỹ tăng trưởng mạnh mẽ dù nền kinh tế đang đối mặt với nguy cơ suy thoái. Một số chuyên gia chỉ ra thị trường đang lạc quan thái quá. 07:00 20/6/2023 Nghịch lý trong tham vọng giảm phụ thuộc vào USD của Trung QuốcNgân hàng do Trung Quốc và các nước BRICS thành lập từng được cho là sẽ định hình lại hệ thống tài chính toàn cầu. Nhưng giờ, nhà băng này đang có thể trở thành ngân hàng xác sống. 05:00 20/6/2023
Tiền đang chảy vào vàng
Dòng tiền trú ẩn đang chảy vào vàng do rủi ro suy thoái của Mỹ gia tăng, còn ngành tài chính vẫn hỗn loạn. Cùng với đó là việc Fed có thể đã hoàn thành chu kỳ tăng lãi suất.
Dòng tiền trú ẩn đang chảy vào vàng. Ảnh: Bloomberg. Theo dữ liệu của Trading Economics ngày 5/5, trong vòng 24 giờ qua, giá vàng đã vọt lên gần 2.060 USD/ounce, tiến sát mốc kỷ lục rồi điều chỉnh giảm về gần 2.050 USD/ounce. Giới quan sát tin rằng nguy cơ suy thoái kinh tế và những bất ổn trong lĩnh vực ngân hàng sẽ đưa kim loại quý lên mức cao mới. Theo nhóm chiến lược gia tại JPMorgan, giới đầu tư sẽ đổ tiền vào vàng và cổ phiếu công nghệ. Bởi chúng là vùng đệm bảo vệ các nhà đầu tư trước rủi ro suy thoái của kinh tế Mỹ trong năm nay. Dòng tiền trú ẩn "Cuộc khủng hoảng ngân hàng tại Mỹ đã thúc đẩy nhu cầu đối với vàng. Kim loại quý trở thành công cụ thay thế khi lãi suất thực giảm đi, và cũng là hàng rào chống lại những rủi ro tồi tệ trước mắt", các chiến lược gia Nikolaos Panigirtzoglou và Mika Inkinen viết. Việc đặt cược vào vàng và các cổ phiếu tăng trưởng sẽ giúp hạn chế rủi ro khi nền kinh tế Mỹ trải qua một cuộc suy thoái nhẹ, và thậm chí mang lại nhiều lợi ích hơn nữa nếu kinh tế suy thoái sâu. Ở chiều ngược lại, các nhà đầu tư đang tăng cường bán khống đồng USD. Nguyên nhân là mối quan hệ chặt chẽ giữa lợi suất trái phiếu Mỹ và USD Index - chỉ số đo lường sức mạnh của đồng bạc xanh với những tiền tệ lớn khác. USD đang chịu sức ép lớn, trong khi kim loại quý hưởng lợi. Ảnh: Reuters. Nói với Zing, ông Edward Moya - chuyên gia phân tích thị trường cấp cao tại hãng tư vấn Oanda - tin rằng động lực đằng sau đà tăng trưởng của giá vàng đang rất mạnh mẽ. "Nguyên nhân là những bất ổn của ngành ngân hàng và rủi ro suy thoái của nền kinh tế đang ngày càng gia tăng", vị chuyên gia nhận định. "Tình hình thực tế của nền kinh tế sẽ cực kỳ tồi tệ do những rắc rối về tài chính. Điều đó có thể thúc đẩy nhu cầu trú ẩn an toàn", ông Moya nói thêm. "Vàng sẽ tỏa sáng trong bối cảnh vĩ mô hiện nay. Nếu tâm lý lo ngại vẫn còn bao trùm Phố Wall, kim loại quý có thể cán mốc 2.100 USD/ounce trong vài phiên tới", vị chuyên gia tài chính dự báo. Loạt yếu tố hỗ trợ Đầu tuần này, các cơ quan quản lý Mỹ nắm quyền kiểm soát First Republic - ngân hàng lớn thứ 14 nước này - rồi bán lại cho JPMorgan Chase. Đây là động thái nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng ngân hàng kéo dài 2 tháng đã làm rung chuyển hệ thống tài chính Mỹ. Ngoài ra, mới đây, bà Janet Yellen - Bộ trưởng Tài chính Mỹ - tiết lộ rằng theo ước tính chính xác nhất của cơ quan này, Mỹ có thể vỡ nợ sớm nhất vào ngày 1/6. Điều này gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với việc nới trần nợ khẩn cấp. Thêm vào đó, theo ông Moya, việc Fed "ôn hòa" hơn cũng đã định đoạt số phận của đồng USD, từ đó thúc đẩy giá vàng. "USD đã bị đè bẹp sau cuộc họp của Fed khi cơ quan này phát đi tín hiệu cho thấy chuẩn bị kết thúc chu kỳ thắt chặt tiền tệ", ông Moya bình luận. Kết thúc cuộc họp kéo dài 2 ngày, Fed tăng lãi suất lần thứ 10 liên tiếp. Nhưng cơ quan này cũng phát đi tín hiệu rằng chu kỳ thắt chặt sắp hoàn thành. Trong buổi họp báo sau cuộc họp hôm 3/5, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết cơ quan hoạch định chính sách "không đưa ra quyết định tạm dừng tăng lãi suất trong hôm nay". Nhưng ông nhấn mạnh rằng những thay đổi trong tuyên bố chung của Fed là "rất đáng kể". Trong tuyên bố ở cuộc họp trước đó, FOMC - cơ quan hoạch định chính sách của Fed - dự báo rằng "sẽ có một số chính sách tăng cường nhằm phù hợp với mục tiêu lạm phát 2%" của Fed. Nhưng câu này đã được lược bỏ trong tuyên bố của cuộc họp tháng 5. Việc Fed dừng tăng lãi suất sẽ giúp vàng hưởng lợi. Bởi lãi suất điều hành tăng cao khiến chi phí vốn và chi phí cơ hội của việc nắm giữ kim loại quý đi lên, vàng trở nên kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Với nhiều người Mỹ, gửi tiền vào ngân hàng không còn an toànGần một nửa người trưởng thành tại Mỹ lo ngại về các khoản tiền gửi tiết kiệm sau một loạt vụ phá sản nhà băng. Mức độ lo lắng cũng thay đổi theo học vấn và thu nhập. 05:00 5/5/2023 Fed đã bớt 'diều hâu'Fed vẫn tăng lãi suất điều hành 0,25 điểm phần trăm. Nhưng các tuyên bố mới nhất cho thấy cơ quan này đã dịu giọng với cuộc chiến chống lạm phát. 18:00 4/5/2023
Tiền đang chảy vào vàng Dòng tiền trú ẩn đang chảy vào vàng do rủi ro suy thoái của Mỹ gia tăng, còn ngành tài chính vẫn hỗn loạn. Cùng với đó là việc Fed có thể đã hoàn thành chu kỳ tăng lãi suất. Dòng tiền trú ẩn đang chảy vào vàng. Ảnh: Bloomberg. Theo dữ liệu của Trading Economics ngày 5/5, trong vòng 24 giờ qua, giá vàng đã vọt lên gần 2.060 USD/ounce, tiến sát mốc kỷ lục rồi điều chỉnh giảm về gần 2.050 USD/ounce. Giới quan sát tin rằng nguy cơ suy thoái kinh tế và những bất ổn trong lĩnh vực ngân hàng sẽ đưa kim loại quý lên mức cao mới. Theo nhóm chiến lược gia tại JPMorgan, giới đầu tư sẽ đổ tiền vào vàng và cổ phiếu công nghệ. Bởi chúng là vùng đệm bảo vệ các nhà đầu tư trước rủi ro suy thoái của kinh tế Mỹ trong năm nay. Dòng tiền trú ẩn "Cuộc khủng hoảng ngân hàng tại Mỹ đã thúc đẩy nhu cầu đối với vàng. Kim loại quý trở thành công cụ thay thế khi lãi suất thực giảm đi, và cũng là hàng rào chống lại những rủi ro tồi tệ trước mắt", các chiến lược gia Nikolaos Panigirtzoglou và Mika Inkinen viết. Việc đặt cược vào vàng và các cổ phiếu tăng trưởng sẽ giúp hạn chế rủi ro khi nền kinh tế Mỹ trải qua một cuộc suy thoái nhẹ, và thậm chí mang lại nhiều lợi ích hơn nữa nếu kinh tế suy thoái sâu. Ở chiều ngược lại, các nhà đầu tư đang tăng cường bán khống đồng USD. Nguyên nhân là mối quan hệ chặt chẽ giữa lợi suất trái phiếu Mỹ và USD Index - chỉ số đo lường sức mạnh của đồng bạc xanh với những tiền tệ lớn khác. USD đang chịu sức ép lớn, trong khi kim loại quý hưởng lợi. Ảnh: Reuters. Nói với Zing, ông Edward Moya - chuyên gia phân tích thị trường cấp cao tại hãng tư vấn Oanda - tin rằng động lực đằng sau đà tăng trưởng của giá vàng đang rất mạnh mẽ. "Nguyên nhân là những bất ổn của ngành ngân hàng và rủi ro suy thoái của nền kinh tế đang ngày càng gia tăng", vị chuyên gia nhận định. "Tình hình thực tế của nền kinh tế sẽ cực kỳ tồi tệ do những rắc rối về tài chính. Điều đó có thể thúc đẩy nhu cầu trú ẩn an toàn", ông Moya nói thêm. "Vàng sẽ tỏa sáng trong bối cảnh vĩ mô hiện nay. Nếu tâm lý lo ngại vẫn còn bao trùm Phố Wall, kim loại quý có thể cán mốc 2.100 USD/ounce trong vài phiên tới", vị chuyên gia tài chính dự báo. Loạt yếu tố hỗ trợ Đầu tuần này, các cơ quan quản lý Mỹ nắm quyền kiểm soát First Republic - ngân hàng lớn thứ 14 nước này - rồi bán lại cho JPMorgan Chase. Đây là động thái nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng ngân hàng kéo dài 2 tháng đã làm rung chuyển hệ thống tài chính Mỹ. Ngoài ra, mới đây, bà Janet Yellen - Bộ trưởng Tài chính Mỹ - tiết lộ rằng theo ước tính chính xác nhất của cơ quan này, Mỹ có thể vỡ nợ sớm nhất vào ngày 1/6. Điều này gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với việc nới trần nợ khẩn cấp. Thêm vào đó, theo ông Moya, việc Fed "ôn hòa" hơn cũng đã định đoạt số phận của đồng USD, từ đó thúc đẩy giá vàng. "USD đã bị đè bẹp sau cuộc họp của Fed khi cơ quan này phát đi tín hiệu cho thấy chuẩn bị kết thúc chu kỳ thắt chặt tiền tệ", ông Moya bình luận. Kết thúc cuộc họp kéo dài 2 ngày, Fed tăng lãi suất lần thứ 10 liên tiếp. Nhưng cơ quan này cũng phát đi tín hiệu rằng chu kỳ thắt chặt sắp hoàn thành. Trong buổi họp báo sau cuộc họp hôm 3/5, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết cơ quan hoạch định chính sách "không đưa ra quyết định tạm dừng tăng lãi suất trong hôm nay". Nhưng ông nhấn mạnh rằng những thay đổi trong tuyên bố chung của Fed là "rất đáng kể". Trong tuyên bố ở cuộc họp trước đó, FOMC - cơ quan hoạch định chính sách của Fed - dự báo rằng "sẽ có một số chính sách tăng cường nhằm phù hợp với mục tiêu lạm phát 2%" của Fed. Nhưng câu này đã được lược bỏ trong tuyên bố của cuộc họp tháng 5. Việc Fed dừng tăng lãi suất sẽ giúp vàng hưởng lợi. Bởi lãi suất điều hành tăng cao khiến chi phí vốn và chi phí cơ hội của việc nắm giữ kim loại quý đi lên, vàng trở nên kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Với nhiều người Mỹ, gửi tiền vào ngân hàng không còn an toànGần một nửa người trưởng thành tại Mỹ lo ngại về các khoản tiền gửi tiết kiệm sau một loạt vụ phá sản nhà băng. Mức độ lo lắng cũng thay đổi theo học vấn và thu nhập. 05:00 5/5/2023 Fed đã bớt 'diều hâu'Fed vẫn tăng lãi suất điều hành 0,25 điểm phần trăm. Nhưng các tuyên bố mới nhất cho thấy cơ quan này đã dịu giọng với cuộc chiến chống lạm phát. 18:00 4/5/2023
Thế Giới Di Động bội thu từ bán máy lạnh
Sau một tháng "khô máu" đại hạ giá, doanh thu của tập đoàn đã bất ngờ tăng vọt 30% từ vùng đáy, trong đó có sự tăng trưởng đột biến của các mặt hàng máy lạnh.
Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động (Mã: MWG) mới công bố kết quả kinh doanh 4 tháng đầu năm với doanh thu thuần sụt giảm 23% so với cùng kỳ, về mức 36.947 tỷ đồng, hoàn thành 27% kế hoạch năm. Công ty tiếp tục không công bố chỉ tiêu lợi nhuận. Tính theo cơ cấu, chuỗi cửa hàng Điện máy Xanh vẫn là mảng chủ lực đóng góp đến 50,1% tổng doanh thu. Tiếp theo là chuỗi Thế Giới Di Động chiếm 24% và hệ thống Bách hoá Xanh mang về 23,5% nguồn thu. Tính riêng tháng 4, doanh thu thuần của tập đoàn là 9.857 tỷ đồng, tăng gần 24% so với mức đáy hồi tháng 3 trong bối cảnh công ty này đang đẩy mạnh chiến lược cạnh tranh về giá. Kết quả này nhờ doanh thu của chuỗi Thế Giới Di Động và Điện máy Xanh trong tháng 4 tăng vọt 30% so với tháng liền trước lên 7.300 tỷ đồng, đến từ sự gia tăng doanh số đáng kể của sản phẩm máy lạnh, gia dụng và điện thoại. Doanh thu bán máy lạnh của Thế Giới Di Động tăng trưởng 3 con số so với tháng trước. Ảnh: MWG. Tập đoàn cho biết hầu hết sản phẩm chính tăng trưởng doanh thu hai chữ số so với tháng trước, đặc biệt là máy lạnh tăng trưởng 3 chữ số do nhu cầu cao đột biến trong mùa nắng nóng. Doanh số từ bán hàng qua hình thức trả góp cũng đang cho thấy tín hiệu phục hồi so với tháng trước. Lợi thế về kết nối và đội ngũ nhân viên bán hàng trực tiếp thay vì dựa vào nhân sự các công ty tài chính giúp quá trình trả góp hiệu quả hơn. Doanh thu bán hàng online trong tháng 4 cũng tăng 24% so với tháng 3, qua đó chiếm 20% doanh thu của Thế giới Di động và Điện máy Xanh. Trước đó, lãnh đạo MWG từng nói sẽ bước vào giai đoạn tăng trưởng mới, thu hút lượng khách hàng quan tâm đến giá cả. MWG muốn phục vụ tệp khách hàng nhạy cảm về giá và điều này sẽ giúp tập đoàn có thêm được thị phần. Để ứng phó sự sụt giảm mạnh về sức mua, MWG đã triển khai chiến dịch “Giá rẻ quá” để xả hàng như hàng điện gia dụng giảm sốc đến 50%, một số mặt hàng được bán với “giá rẻ như cho”, ví dụ chảo/sạc dự phòng với giá chỉ 10.000 đồng/chiếc... Chuỗi Bách hoá Xanh vẫn ghi nhận doanh thu lũy kế 4 tháng đầu năm tăng trưởng 6% so với cùng kỳ, đạt 8.659 tỷ đồng. Doanh thu từ kênh online tăng trưởng 16%. Doanh thu của chuỗi thực phẩm này đạt 2.300 tỷ đồng trong riêng tháng 4, cao hơn 3% so với tháng 3 trước đó. Cả số lượng hóa đơn và giá trị trung bình/giỏ hàng đều tăng nhẹ so với tháng trước. Doanh thu bình quân trên cửa hàng đạt khoảng 1,35 tỷ đồng và dự kiến sẽ cải thiện trong tháng 5. Tính đến cuối tháng 4, Bách Hóa Xanh có tổng cộng 1.708 cửa hàng. Năm 2023, dự báo sức mua có vấn đề, lãnh đạo MWG nói sẽ ưu tiên duy trì doanh thu và bảo vệ dòng tiền, bên cạnh đó là kiểm soát các hạng mục chi phí lớn như chi phí thuê mặt bằng, chi phí điện..., đồng thời tạm ngưng mở rộng chuỗi nhà thuốc An Khang và chuỗi bán lẻ AVAKids, chỉ giữ những cửa hàng có lợi nhuận dương. Cổ đông tập đoàn thông qua chỉ tiêu doanh thu 135.000 tỷ và lãi sau thuế 4.200 tỷ đồng, đều chỉ nhích nhẹ so năm 2022. Việc đạt được kế hoạch còn phụ thuộc chủ yếu vào nhu cầu của người tiêu dùng và dựa trên kỳ vọng nhu cầu hồi phục từ quý III. Doanh thu mỗi cửa hàng Thế Giới Di Động giảm gần một nửaTheo báo cáo tài chính quý I của Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG), doanh thu của chuỗi cửa hàng Thế Giới Di Động đang giảm mạnh so với cùng kỳ. 19:00 22/4/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Thế Giới Di Động bội thu từ bán máy lạnh Sau một tháng "khô máu" đại hạ giá, doanh thu của tập đoàn đã bất ngờ tăng vọt 30% từ vùng đáy, trong đó có sự tăng trưởng đột biến của các mặt hàng máy lạnh. Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động (Mã: MWG) mới công bố kết quả kinh doanh 4 tháng đầu năm với doanh thu thuần sụt giảm 23% so với cùng kỳ, về mức 36.947 tỷ đồng, hoàn thành 27% kế hoạch năm. Công ty tiếp tục không công bố chỉ tiêu lợi nhuận. Tính theo cơ cấu, chuỗi cửa hàng Điện máy Xanh vẫn là mảng chủ lực đóng góp đến 50,1% tổng doanh thu. Tiếp theo là chuỗi Thế Giới Di Động chiếm 24% và hệ thống Bách hoá Xanh mang về 23,5% nguồn thu. Tính riêng tháng 4, doanh thu thuần của tập đoàn là 9.857 tỷ đồng, tăng gần 24% so với mức đáy hồi tháng 3 trong bối cảnh công ty này đang đẩy mạnh chiến lược cạnh tranh về giá. Kết quả này nhờ doanh thu của chuỗi Thế Giới Di Động và Điện máy Xanh trong tháng 4 tăng vọt 30% so với tháng liền trước lên 7.300 tỷ đồng, đến từ sự gia tăng doanh số đáng kể của sản phẩm máy lạnh, gia dụng và điện thoại. Doanh thu bán máy lạnh của Thế Giới Di Động tăng trưởng 3 con số so với tháng trước. Ảnh: MWG. Tập đoàn cho biết hầu hết sản phẩm chính tăng trưởng doanh thu hai chữ số so với tháng trước, đặc biệt là máy lạnh tăng trưởng 3 chữ số do nhu cầu cao đột biến trong mùa nắng nóng. Doanh số từ bán hàng qua hình thức trả góp cũng đang cho thấy tín hiệu phục hồi so với tháng trước. Lợi thế về kết nối và đội ngũ nhân viên bán hàng trực tiếp thay vì dựa vào nhân sự các công ty tài chính giúp quá trình trả góp hiệu quả hơn. Doanh thu bán hàng online trong tháng 4 cũng tăng 24% so với tháng 3, qua đó chiếm 20% doanh thu của Thế giới Di động và Điện máy Xanh. Trước đó, lãnh đạo MWG từng nói sẽ bước vào giai đoạn tăng trưởng mới, thu hút lượng khách hàng quan tâm đến giá cả. MWG muốn phục vụ tệp khách hàng nhạy cảm về giá và điều này sẽ giúp tập đoàn có thêm được thị phần. Để ứng phó sự sụt giảm mạnh về sức mua, MWG đã triển khai chiến dịch “Giá rẻ quá” để xả hàng như hàng điện gia dụng giảm sốc đến 50%, một số mặt hàng được bán với “giá rẻ như cho”, ví dụ chảo/sạc dự phòng với giá chỉ 10.000 đồng/chiếc... Chuỗi Bách hoá Xanh vẫn ghi nhận doanh thu lũy kế 4 tháng đầu năm tăng trưởng 6% so với cùng kỳ, đạt 8.659 tỷ đồng. Doanh thu từ kênh online tăng trưởng 16%. Doanh thu của chuỗi thực phẩm này đạt 2.300 tỷ đồng trong riêng tháng 4, cao hơn 3% so với tháng 3 trước đó. Cả số lượng hóa đơn và giá trị trung bình/giỏ hàng đều tăng nhẹ so với tháng trước. Doanh thu bình quân trên cửa hàng đạt khoảng 1,35 tỷ đồng và dự kiến sẽ cải thiện trong tháng 5. Tính đến cuối tháng 4, Bách Hóa Xanh có tổng cộng 1.708 cửa hàng. Năm 2023, dự báo sức mua có vấn đề, lãnh đạo MWG nói sẽ ưu tiên duy trì doanh thu và bảo vệ dòng tiền, bên cạnh đó là kiểm soát các hạng mục chi phí lớn như chi phí thuê mặt bằng, chi phí điện..., đồng thời tạm ngưng mở rộng chuỗi nhà thuốc An Khang và chuỗi bán lẻ AVAKids, chỉ giữ những cửa hàng có lợi nhuận dương. Cổ đông tập đoàn thông qua chỉ tiêu doanh thu 135.000 tỷ và lãi sau thuế 4.200 tỷ đồng, đều chỉ nhích nhẹ so năm 2022. Việc đạt được kế hoạch còn phụ thuộc chủ yếu vào nhu cầu của người tiêu dùng và dựa trên kỳ vọng nhu cầu hồi phục từ quý III. Doanh thu mỗi cửa hàng Thế Giới Di Động giảm gần một nửaTheo báo cáo tài chính quý I của Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG), doanh thu của chuỗi cửa hàng Thế Giới Di Động đang giảm mạnh so với cùng kỳ. 19:00 22/4/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm thuế phí để hỗ trợ nền kinh tế
Mục tiêu của Bộ Tài chính thời gian tới là duy trì kế hoạch hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Tại cuộc tiếp xúc cử tri huyện Phù Mỹ, Bình Định trước thềm kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV diễn ra sáng 9/5, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc chính cho biết trong bối cảnh người dân và doanh nghiệp còn khó khăn, Bộ đã trình Chính phủ trình Quốc hội ban hành nhiều chính sách tài khóa nhằm phục hồi và tăng trưởng kinh tế- xã hội. Hơn 3 năm qua, Bộ Tài chính đã nghiên cứu, đề xuất, trình cấp có thẩm quyền cũng như ban hành theo thẩm quyền các chính sách thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19 với tổng giá trị hỗ trợ hơn 507.000 tỷ đồng. Trong đó, số tiền được gia hạn khoảng 352.000 tỷ đồng; còn số tiền được miễn, giảm khoảng 155.000 tỷ đồng. Bên cạnh những yếu tố tích cực, thuận lợi, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc dự báo nền kinh tế sẽ còn gặp nhiều khó khăn, thách thức từ những tác động bất lợi chung của kinh tế thế giới. Mục tiêu của Bộ Tài chính là tiếp tục nghiên cứu các chính sách hỗ trợ. Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, hội nhập sâu rộng, những biến động kinh tế thế giới chắc chắn có tác động lớn tới sự phục hồi của nền kinh tế và hoạt động của doanh nghiệp, người dân. Do vậy, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục xem xét, nghiên cứu, kiến nghị và ban hành theo thẩm quyền các chính sách hỗ trợ. Mới đây, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ trình Quốc hội tiếp tục thực hiện giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% đến hết ngày 31/12 hay đề xuất giảm 35 khoản phí, lệ phí và áp dụng cho giai đoạn từ 1/7 đến hết năm. “Trong thời gian tới, Chính phủ, Bộ Tài chính tiếp tục kiên định mục tiêu hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Do đó, mong các cấp, ngành, địa phương tiếp tục tập trung cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng. Doanh nghiệp có mạnh, thì kinh tế mới tăng trưởng và từ đó góp phần tăng thu về cho ngân sách Nhà nước”, người đứng đầu ngành Tài chính khẳng định. Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh Bộ Tài chính sẽ tiếp tục hoàn thiện chính sách, liên tục rà soát các chính sách để kịp thời gian tham mưu cho Chính phủ điều hành chính sách tài khóa linh hoạt, chủ động. Trong đó, tập trung vào các giải pháp về giãn, giảm nhiều khoản thuế, phí, lệ phí; triển khai các giải pháp nhằm thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; giải ngân vốn đầu tư công theo đúng kế hoạch sẽ dẫn dắt cho đầu tư tư nhân, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chính phủ trình Quốc hội thông qua việc giảm thuế VAT đến hết năm nayChính sách này sẽ có hiệu lực thi hành từ khi Nghị quyết được thông qua đến hết năm nay, tương đương thời gian dự kiến áp dụng trong vòng 6 tháng. 16:11 8/5/2023 Bộ Tài chính chuyển đơn tố cáo doanh nghiệp bảo hiểm sang Bộ Công anBộ Tài chính cho biết các đơn thư tố cáo doanh nghiệp bảo hiểm phản ánh hành vi có dấu hiệu hình sự đã được chuyển sang cơ quan an ninh điều tra Bộ Công An. 18:29 5/5/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm thuế phí để hỗ trợ nền kinh tế Mục tiêu của Bộ Tài chính thời gian tới là duy trì kế hoạch hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Tại cuộc tiếp xúc cử tri huyện Phù Mỹ, Bình Định trước thềm kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV diễn ra sáng 9/5, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc chính cho biết trong bối cảnh người dân và doanh nghiệp còn khó khăn, Bộ đã trình Chính phủ trình Quốc hội ban hành nhiều chính sách tài khóa nhằm phục hồi và tăng trưởng kinh tế- xã hội. Hơn 3 năm qua, Bộ Tài chính đã nghiên cứu, đề xuất, trình cấp có thẩm quyền cũng như ban hành theo thẩm quyền các chính sách thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19 với tổng giá trị hỗ trợ hơn 507.000 tỷ đồng. Trong đó, số tiền được gia hạn khoảng 352.000 tỷ đồng; còn số tiền được miễn, giảm khoảng 155.000 tỷ đồng. Bên cạnh những yếu tố tích cực, thuận lợi, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc dự báo nền kinh tế sẽ còn gặp nhiều khó khăn, thách thức từ những tác động bất lợi chung của kinh tế thế giới. Mục tiêu của Bộ Tài chính là tiếp tục nghiên cứu các chính sách hỗ trợ. Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, hội nhập sâu rộng, những biến động kinh tế thế giới chắc chắn có tác động lớn tới sự phục hồi của nền kinh tế và hoạt động của doanh nghiệp, người dân. Do vậy, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục xem xét, nghiên cứu, kiến nghị và ban hành theo thẩm quyền các chính sách hỗ trợ. Mới đây, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ trình Quốc hội tiếp tục thực hiện giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% đến hết ngày 31/12 hay đề xuất giảm 35 khoản phí, lệ phí và áp dụng cho giai đoạn từ 1/7 đến hết năm. “Trong thời gian tới, Chính phủ, Bộ Tài chính tiếp tục kiên định mục tiêu hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Do đó, mong các cấp, ngành, địa phương tiếp tục tập trung cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng. Doanh nghiệp có mạnh, thì kinh tế mới tăng trưởng và từ đó góp phần tăng thu về cho ngân sách Nhà nước”, người đứng đầu ngành Tài chính khẳng định. Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh Bộ Tài chính sẽ tiếp tục hoàn thiện chính sách, liên tục rà soát các chính sách để kịp thời gian tham mưu cho Chính phủ điều hành chính sách tài khóa linh hoạt, chủ động. Trong đó, tập trung vào các giải pháp về giãn, giảm nhiều khoản thuế, phí, lệ phí; triển khai các giải pháp nhằm thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; giải ngân vốn đầu tư công theo đúng kế hoạch sẽ dẫn dắt cho đầu tư tư nhân, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chính phủ trình Quốc hội thông qua việc giảm thuế VAT đến hết năm nayChính sách này sẽ có hiệu lực thi hành từ khi Nghị quyết được thông qua đến hết năm nay, tương đương thời gian dự kiến áp dụng trong vòng 6 tháng. 16:11 8/5/2023 Bộ Tài chính chuyển đơn tố cáo doanh nghiệp bảo hiểm sang Bộ Công anBộ Tài chính cho biết các đơn thư tố cáo doanh nghiệp bảo hiểm phản ánh hành vi có dấu hiệu hình sự đã được chuyển sang cơ quan an ninh điều tra Bộ Công An. 18:29 5/5/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Nguy cơ Mỹ suy thoái kinh tế giảm dần
Bộ trưởng Tài chính Mỹ cho rằng nền kinh tế nước này đã có những tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, rủi ro suy thoái kinh tế vẫn chưa hoàn toàn biến mất.
Thị trường lao động của Mỹ đã ghi nhận sự phục hồi trong tháng 5. Ảnh: Bloomberg. Theo Bloomberg, bà Janet Yellen, Bộ trưởng Tài chính Mỹ, cho biết nguy cơ xứ cờ hoa rơi vào suy thoái đang giảm dần. Kết luận này được bà đưa ra dựa trên khả năng phục hồi của thị trường lao động và sự suy giảm của lạm phát. “Tôi không cho rằng rủi ro đã kết thúc bởi vì Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vẫn đang thắt chặt chính sách tiền tệ”, bà Janet Yellen nói thêm. Trước đó, Fed đã tăng lãi suất 10 lần liên tiếp, kể từ tháng 3/2022. Tuy nhiên, cơ quan này có thể còn “diều hâu” hơn nữa vào cuối năm nay. Đánh giá mới nhất của bà Yellen về nền kinh tế Mỹ được đưa ra sau khi báo cáo thị trường lao động tháng 5 cho thấy số lượng việc làm tăng cao hơn dự báo của các chuyên gia phân tích. Hoạt động xây dựng nhà và doanh số bán lẻ trong tháng trước tại Mỹ cũng cho thấy khả năng phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế trước các biện pháp thắt chặt tiền tệ của Fed. Bên cạnh đó, bà Yellen cho rằng sự suy giảm chi tiêu của người tiêu dùng có thể là cái giá phải trả cho việc “hạ nhiệt” lạm phát. “Có lẽ chúng ta cần chứng kiến ​​sự chậm lại trong chi tiêu để kiểm soát lạm phát”, bà Yellen nhận định về vấn đề chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Vị này cho rằng CPI lõi, không tính tới giá thực phẩm và năng lượng, vẫn ở mức khá cao. CPI của Mỹ trong tháng 5 đã tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này đã giảm mạnh so với mức tăng 9,1% vào tháng 6 năm ngoái. “Lạm phát đã thực sự giảm đi rất nhiều và sẽ còn giảm nhiều hơn nữa”, bà Yellen dự đoán và cho rằng điều này đến từ việc thị trường nhà đất ​​sẽ có những thay đổi trong tương lai. Một số người cho rằng Fed nên thay đổi mục tiêu lạm phát 2%. Tuy nhiên, bà Yellen khẳng định một cuộc thảo luận như vậy sẽ không phù hợp vào thời điểm các nhà hoạch định chính sách đang cố gắng kiềm chế lạm phát. “Chúng ta có thể tranh luận về con số mục tiêu của lạm phát. Dẫu vậy, đây không phải là lúc để thảo luận điều đó”, bà Yellen chia sẻ. Trước đó, ông Jerome Powell, Chủ tịch Fed, cũng đã bác bỏ ý tưởng thay đổi mục tiêu lạm phát 2%. Anh bất ngờ tăng lãi suất mạnh tayCơ quan hoạch định chính sách của ngân hàng trung ương Anh bất ngờ tăng lãi suất 0,5 điểm phần trăm, dù trước đó, thị trường nghiêng về khả năng nâng 0,25 điểm phần trăm. 20:09 22/6/2023 Kinh tế ảm đạm, Trung Quốc liên tục giảm lãi suấtNgân hàng trung ương Trung Quốc vừa cắt giảm thêm 2 loại lãi suất quan trọng nhằm vực dậy nền kinh tế vốn đang giảm tốc phục hồi. 20:27 20/6/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Nguy cơ Mỹ suy thoái kinh tế giảm dần Bộ trưởng Tài chính Mỹ cho rằng nền kinh tế nước này đã có những tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, rủi ro suy thoái kinh tế vẫn chưa hoàn toàn biến mất. Thị trường lao động của Mỹ đã ghi nhận sự phục hồi trong tháng 5. Ảnh: Bloomberg. Theo Bloomberg, bà Janet Yellen, Bộ trưởng Tài chính Mỹ, cho biết nguy cơ xứ cờ hoa rơi vào suy thoái đang giảm dần. Kết luận này được bà đưa ra dựa trên khả năng phục hồi của thị trường lao động và sự suy giảm của lạm phát. “Tôi không cho rằng rủi ro đã kết thúc bởi vì Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vẫn đang thắt chặt chính sách tiền tệ”, bà Janet Yellen nói thêm. Trước đó, Fed đã tăng lãi suất 10 lần liên tiếp, kể từ tháng 3/2022. Tuy nhiên, cơ quan này có thể còn “diều hâu” hơn nữa vào cuối năm nay. Đánh giá mới nhất của bà Yellen về nền kinh tế Mỹ được đưa ra sau khi báo cáo thị trường lao động tháng 5 cho thấy số lượng việc làm tăng cao hơn dự báo của các chuyên gia phân tích. Hoạt động xây dựng nhà và doanh số bán lẻ trong tháng trước tại Mỹ cũng cho thấy khả năng phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế trước các biện pháp thắt chặt tiền tệ của Fed. Bên cạnh đó, bà Yellen cho rằng sự suy giảm chi tiêu của người tiêu dùng có thể là cái giá phải trả cho việc “hạ nhiệt” lạm phát. “Có lẽ chúng ta cần chứng kiến ​​sự chậm lại trong chi tiêu để kiểm soát lạm phát”, bà Yellen nhận định về vấn đề chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Vị này cho rằng CPI lõi, không tính tới giá thực phẩm và năng lượng, vẫn ở mức khá cao. CPI của Mỹ trong tháng 5 đã tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này đã giảm mạnh so với mức tăng 9,1% vào tháng 6 năm ngoái. “Lạm phát đã thực sự giảm đi rất nhiều và sẽ còn giảm nhiều hơn nữa”, bà Yellen dự đoán và cho rằng điều này đến từ việc thị trường nhà đất ​​sẽ có những thay đổi trong tương lai. Một số người cho rằng Fed nên thay đổi mục tiêu lạm phát 2%. Tuy nhiên, bà Yellen khẳng định một cuộc thảo luận như vậy sẽ không phù hợp vào thời điểm các nhà hoạch định chính sách đang cố gắng kiềm chế lạm phát. “Chúng ta có thể tranh luận về con số mục tiêu của lạm phát. Dẫu vậy, đây không phải là lúc để thảo luận điều đó”, bà Yellen chia sẻ. Trước đó, ông Jerome Powell, Chủ tịch Fed, cũng đã bác bỏ ý tưởng thay đổi mục tiêu lạm phát 2%. Anh bất ngờ tăng lãi suất mạnh tayCơ quan hoạch định chính sách của ngân hàng trung ương Anh bất ngờ tăng lãi suất 0,5 điểm phần trăm, dù trước đó, thị trường nghiêng về khả năng nâng 0,25 điểm phần trăm. 20:09 22/6/2023 Kinh tế ảm đạm, Trung Quốc liên tục giảm lãi suấtNgân hàng trung ương Trung Quốc vừa cắt giảm thêm 2 loại lãi suất quan trọng nhằm vực dậy nền kinh tế vốn đang giảm tốc phục hồi. 20:27 20/6/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Một công ty sữa chốt ngày trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 85%
Đây là doanh nghiệp thường xuyên chia cổ tức tỷ lệ cao những năm trước, cổ phiếu của đơn vị này cũng nằm trong danh sách các mã có giá bán đắt nhất sàn.
Công ty CP Sữa Quốc tế (UPCoM: IDP) vừa có thông báo chốt danh sách cổ đông nhận tạm ứng cổ tức bằng tiền mặt đợt 1/2023. Cụ thể, doanh nghiệp này thông báo sẽ tạm ứng cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ tới 85%, tương ứng 1 cổ phiếu được nhận 8.500 đồng. Ngày đăng ký cuối cùng là 22/1 và ngày thanh toán là 5/2. Hiện Sữa Quốc tế đang có 61,35 triệu cổ phiếu IDP lưu hành trên thị trường. Ước tính doanh nghiệp này cần bỏ ra tới hơn 521 tỷ đồng cho đợt tạm ứng trả cổ tức bằng tiền mặt lần này. Về cơ cấu cổ đông, cổ đông lớn nhất của IDP là Công ty CP Blue Point với tỷ lệ nắm giữ gần 32 triệu cổ phiếu (54,28% vốn). Tiếp sau là Công ty CP Chứng khoán Vietcap đang nắm 8,84 triệu cổ phiếu (15% vốn). Còn quỹ ngoại Daytona Investments Pte. Ltd cuối tháng 8/2023 đã mua thêm 2,4 triệu cổ phiếu IDP trong đợt phát hành riêng lẻ để nâng tỷ lệ sở hữu lên 7,7 triệu cổ phiếu (12,56% vốn). Như vậy, ba cổ đông lớn này sẽ nhận về lần lượt gần 272 tỷ đồng; 75,1 tỷ đồng và 65,45 tỷ đồng từ đợt tạm ứng cổ tức đợt 1/2023. KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA IDP CÁC NĂM GẦN ĐÂY Nguồn: BCTC DN. Nhãn202120229T2023 Doanh thu Tỷ đồng 482760865156 Lợi nhuận 823810707 IDP được biết đến là doanh nghiệp thường xuyên chia cổ tức tỷ lệ cao. Năm 2022, doanh nghiệp này chia cổ tức tiền mặt với tỷ lệ 60%. Còn vào năm 2021, tỷ lệ cổ tức lên tới 90%. Thị giá cổ phiếu IDP cũng vào nhóm đắt đỏ trên thị trường. Kết phiên giao dịch hôm nay (11/1), mã này có giá 255.000 đồng/đơn vị. Song đây chưa phải là mức giá cao nhất của IDP. Vào tháng 6/2023, cổ phiếu này từng chạm đỉnh ở mức 320.000 đồng/đơn vị, tăng gấp 6 lần so với thời điểm mới lên sàn. Về tình hình kinh doanh, quý III/2023, doanh thu thuần của IDP đạt 1.646 tỷ đồng, tăng nhẹ 1% so với cùng kỳ năm trước. Lãi sau thuế đạt 255 tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ. Tính chung 9 tháng đầu năm 2023, doanh thu và lãi ròng của IDP đạt lần lượt 4.978 tỷ đồng và 708 tỷ đồng, tăng 13% và 10% so với cùng kỳ. Với kết quả này, doanh nghiệp đã thực hiện được 91% kế hoạch lãi sau thuế của năm. Tri thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành. Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt. Giá vàng miếng SJC lên mức cao nhất tuầnTrong phiên giao dịch ngày 11/1, giá vàng miếng tại SJC đã bật tăng tới 1,3 triệu đồng ở chiều mua vào và 800.000 đồng ở chiều bán ra, leo lên mức giá cao nhất tuần. 15:26 11/1/2024 Giá xăng dầu bật tăngTừ 15h ngày 11/1, giá xăng E5 RON 92 được điều chỉnh tăng 40 đồng, còn xăng RON 95 tăng 20 đồng/lít. Hiện giá mặt hàng này ở mức 21.040-21.930 đồng/lít. 15:17 11/1/2024 Hộ chiếu Việt Nam giảm 5 bậc trong bảng xếp hạng năm 2024Năm 2024, số quốc gia, vùng lãnh thổ công dân Việt Nam được phép nhập cảnh không cần visa hoặc xin visa cửa khẩu không thay đổi. 12:42 11/1/2024
Một công ty sữa chốt ngày trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 85% Đây là doanh nghiệp thường xuyên chia cổ tức tỷ lệ cao những năm trước, cổ phiếu của đơn vị này cũng nằm trong danh sách các mã có giá bán đắt nhất sàn. Công ty CP Sữa Quốc tế (UPCoM: IDP) vừa có thông báo chốt danh sách cổ đông nhận tạm ứng cổ tức bằng tiền mặt đợt 1/2023. Cụ thể, doanh nghiệp này thông báo sẽ tạm ứng cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ tới 85%, tương ứng 1 cổ phiếu được nhận 8.500 đồng. Ngày đăng ký cuối cùng là 22/1 và ngày thanh toán là 5/2. Hiện Sữa Quốc tế đang có 61,35 triệu cổ phiếu IDP lưu hành trên thị trường. Ước tính doanh nghiệp này cần bỏ ra tới hơn 521 tỷ đồng cho đợt tạm ứng trả cổ tức bằng tiền mặt lần này. Về cơ cấu cổ đông, cổ đông lớn nhất của IDP là Công ty CP Blue Point với tỷ lệ nắm giữ gần 32 triệu cổ phiếu (54,28% vốn). Tiếp sau là Công ty CP Chứng khoán Vietcap đang nắm 8,84 triệu cổ phiếu (15% vốn). Còn quỹ ngoại Daytona Investments Pte. Ltd cuối tháng 8/2023 đã mua thêm 2,4 triệu cổ phiếu IDP trong đợt phát hành riêng lẻ để nâng tỷ lệ sở hữu lên 7,7 triệu cổ phiếu (12,56% vốn). Như vậy, ba cổ đông lớn này sẽ nhận về lần lượt gần 272 tỷ đồng; 75,1 tỷ đồng và 65,45 tỷ đồng từ đợt tạm ứng cổ tức đợt 1/2023. KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA IDP CÁC NĂM GẦN ĐÂY Nguồn: BCTC DN. Nhãn202120229T2023 Doanh thu Tỷ đồng 482760865156 Lợi nhuận 823810707 IDP được biết đến là doanh nghiệp thường xuyên chia cổ tức tỷ lệ cao. Năm 2022, doanh nghiệp này chia cổ tức tiền mặt với tỷ lệ 60%. Còn vào năm 2021, tỷ lệ cổ tức lên tới 90%. Thị giá cổ phiếu IDP cũng vào nhóm đắt đỏ trên thị trường. Kết phiên giao dịch hôm nay (11/1), mã này có giá 255.000 đồng/đơn vị. Song đây chưa phải là mức giá cao nhất của IDP. Vào tháng 6/2023, cổ phiếu này từng chạm đỉnh ở mức 320.000 đồng/đơn vị, tăng gấp 6 lần so với thời điểm mới lên sàn. Về tình hình kinh doanh, quý III/2023, doanh thu thuần của IDP đạt 1.646 tỷ đồng, tăng nhẹ 1% so với cùng kỳ năm trước. Lãi sau thuế đạt 255 tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ. Tính chung 9 tháng đầu năm 2023, doanh thu và lãi ròng của IDP đạt lần lượt 4.978 tỷ đồng và 708 tỷ đồng, tăng 13% và 10% so với cùng kỳ. Với kết quả này, doanh nghiệp đã thực hiện được 91% kế hoạch lãi sau thuế của năm. Tri thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành. Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt. Giá vàng miếng SJC lên mức cao nhất tuầnTrong phiên giao dịch ngày 11/1, giá vàng miếng tại SJC đã bật tăng tới 1,3 triệu đồng ở chiều mua vào và 800.000 đồng ở chiều bán ra, leo lên mức giá cao nhất tuần. 15:26 11/1/2024 Giá xăng dầu bật tăngTừ 15h ngày 11/1, giá xăng E5 RON 92 được điều chỉnh tăng 40 đồng, còn xăng RON 95 tăng 20 đồng/lít. Hiện giá mặt hàng này ở mức 21.040-21.930 đồng/lít. 15:17 11/1/2024 Hộ chiếu Việt Nam giảm 5 bậc trong bảng xếp hạng năm 2024Năm 2024, số quốc gia, vùng lãnh thổ công dân Việt Nam được phép nhập cảnh không cần visa hoặc xin visa cửa khẩu không thay đổi. 12:42 11/1/2024
Chứng khoán Tân Việt bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt
Vì báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính ngày 31/12/2022 do công ty lập không được kiểm toán nên Ủy ban Chứng khoán đã đưa Chứng khoán Tân Việt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành quyết định về việc đặt Công ty Cổ phần Chứng khoán Tân Việt (TVSI) vào tình trạng kiểm soát đặc biệt vì báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính ngày 31/12/2022 do công ty lập không được kiểm toán. Thời hạn kiểm soát đặc biệt từ ngày 18/5 đến ngày 17/9. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Theo Thông tư 91/2020 của Bộ Tài chính, trong thời hạn tối đa 7 ngày kể từ ngày UBCK ra quyết định đặt tổ chức kinh doanh chứng khoán vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, tổ chức kinh doanh chứng khoán phải gửi báo cáo chi tiết về thực trạng tài chính, nguyên nhân và phương án khắc phục. Trong thời hạn kiểm soát đặc biệt, tổ chức kinh doanh chứng khoán không được chi trả cổ tức cho các cổ đông, chia lợi nhuận cho thành viên góp vốn, chia thưởng. Đồng thời không được chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của tổ chức kinh doanh chứng khoán... Đặc biệt, trong thời gian này, tổ chức kinh doanh chứng khoán không được tham gia góp vốn thành lập công ty con, đầu tư bất động sản; hạn chế đầu tư vào các tài sản có mức độ rủi ro cao hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh làm tăng giá trị rủi ro, giảm vốn khả dụng. Công ty chứng khoán chỉ được quản lý tiền giao dịch chứng khoán theo phương thức khách hàng của công ty chứng khoán mở tài khoản trực tiếp tại ngân hàng thương mại do công ty chứng khoán lựa chọn để quản lý tiền giao dịch chứng khoán. Mới đây, UBCK cũng ban hành quyết định xử phạt Công ty Cổ phần Giải pháp Đầu tư Thái Sơn do không báo cáo về giao dịch dự kiến. Theo đó, doanh nghiệp này bị phạt tổng cộng gần 873 triệu đồng và bị đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán 3 tháng. Doanh nghiệp này là tổ chức có liên quan đến ông Nguyễn Duy Tân, Thành viên Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Dịch vụ Điện lực (EIN), đã bán 1,5 triệu cổ phiếu EIN vào ngày 19/10/2022, và mua hơn 1,4 triệu cổ phiếu EIN vào ngày 21/10/2022 nhưng không báo cáo, công bố thông tin về dự kiến giao dịch. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Thêm công ty chứng khoán bị xử phạt sai phạm liên quan trái phiếuỦy ban Chứng khoán đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm với Chứng khoán Tân Việt (TVSI) do có sai phạm liên quan dịch vụ tư vấn trái phiếu. 13:19 14/1/2023 Chứng khoán Tân Việt tạm ngừng nhận chuyển nhượng trái phiếuTVSI khẳng định đang làm việc với tổ chức phát hành để đảm bảo các nhu cầu bán trước hạn và tạm thời dừng nhận chuyển nhượng trái phiếu. 00:00 10/10/2022
Chứng khoán Tân Việt bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt Vì báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính ngày 31/12/2022 do công ty lập không được kiểm toán nên Ủy ban Chứng khoán đã đưa Chứng khoán Tân Việt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành quyết định về việc đặt Công ty Cổ phần Chứng khoán Tân Việt (TVSI) vào tình trạng kiểm soát đặc biệt vì báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính ngày 31/12/2022 do công ty lập không được kiểm toán. Thời hạn kiểm soát đặc biệt từ ngày 18/5 đến ngày 17/9. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Theo Thông tư 91/2020 của Bộ Tài chính, trong thời hạn tối đa 7 ngày kể từ ngày UBCK ra quyết định đặt tổ chức kinh doanh chứng khoán vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, tổ chức kinh doanh chứng khoán phải gửi báo cáo chi tiết về thực trạng tài chính, nguyên nhân và phương án khắc phục. Trong thời hạn kiểm soát đặc biệt, tổ chức kinh doanh chứng khoán không được chi trả cổ tức cho các cổ đông, chia lợi nhuận cho thành viên góp vốn, chia thưởng. Đồng thời không được chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của tổ chức kinh doanh chứng khoán... Đặc biệt, trong thời gian này, tổ chức kinh doanh chứng khoán không được tham gia góp vốn thành lập công ty con, đầu tư bất động sản; hạn chế đầu tư vào các tài sản có mức độ rủi ro cao hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh làm tăng giá trị rủi ro, giảm vốn khả dụng. Công ty chứng khoán chỉ được quản lý tiền giao dịch chứng khoán theo phương thức khách hàng của công ty chứng khoán mở tài khoản trực tiếp tại ngân hàng thương mại do công ty chứng khoán lựa chọn để quản lý tiền giao dịch chứng khoán. Mới đây, UBCK cũng ban hành quyết định xử phạt Công ty Cổ phần Giải pháp Đầu tư Thái Sơn do không báo cáo về giao dịch dự kiến. Theo đó, doanh nghiệp này bị phạt tổng cộng gần 873 triệu đồng và bị đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán 3 tháng. Doanh nghiệp này là tổ chức có liên quan đến ông Nguyễn Duy Tân, Thành viên Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Dịch vụ Điện lực (EIN), đã bán 1,5 triệu cổ phiếu EIN vào ngày 19/10/2022, và mua hơn 1,4 triệu cổ phiếu EIN vào ngày 21/10/2022 nhưng không báo cáo, công bố thông tin về dự kiến giao dịch. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Thêm công ty chứng khoán bị xử phạt sai phạm liên quan trái phiếuỦy ban Chứng khoán đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm với Chứng khoán Tân Việt (TVSI) do có sai phạm liên quan dịch vụ tư vấn trái phiếu. 13:19 14/1/2023 Chứng khoán Tân Việt tạm ngừng nhận chuyển nhượng trái phiếuTVSI khẳng định đang làm việc với tổ chức phát hành để đảm bảo các nhu cầu bán trước hạn và tạm thời dừng nhận chuyển nhượng trái phiếu. 00:00 10/10/2022
Gã khổng lồ dầu mỏ Shell đạt lợi nhuận kỷ lục gần 10 tỷ USD
Tập đoàn dầu mỏ Shell công bố lợi nhuận 9,6 tỷ USD trong quý đầu năm nay, nối dài chuỗi bội thu của năm 2022.
Theo CNBC, Tập đoàn dầu mỏ Shell của Anh mới đây đã công bố lợi nhuận quý đầu tiên của năm 2023 cao hơn dự đoán, kéo dài chuỗi bội thu kỷ lục sau khi giá dầu tăng mạnh vào năm 2022. Cụ thể, lợi nhuận sau điều chỉnh của tập đoàn này trong 3 tháng đầu năm nay đã chạm mức 9,6 tỷ USD - cao hơn khoảng 10% so với mức dự báo 8,6 tỷ USD của các nhà phân tích. Chuỗi lợi nhuận hàng quý gần 10 tỷ USD này đã kéo dài kể từ đầu năm 2022, với 9,1 tỷ USD của 3 tháng đầu năm và kết thúc bằng 9,8 tỷ USD cho 3 tháng cuối. Sau báo cáo này, cổ phiếu của Shell đã tăng 2,2% trong phiên giao dịch sáng ngày 4/5. Tập đoàn dầu mỏ Shell tiếp tục đạt kết quả kinh doanh tích cực trong 3 tháng đầu năm. Ảnh: Sopa Images. Theo đại diện tập đoàn, kết quả hàng quý tích cực phản ảnh hiệu suất làm việc được cải thiện và chi phí đầu vào thấp hơn trong mọi hoạt động kinh doanh của Shell. Ngoài ra, hoạt động buôn bán nhiên liệu sôi nổi đã bù đắp phần lợi nhuận mất đi khi giá khí đốt giảm. Trong quý này, khoản nợ ròng của công ty đã giảm còn 44,2 tỷ USD, ít hơn khoảng 4,3 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái. Chia sẻ về kết quả kinh doanh quý đầu tiên, Giám đốc điều hành Shell Wael Sawan cho biết: "Chúng tôi đã có 3 tháng đầu năm suôn sẻ nhờ hiệu suất hoạt động mạnh mẽ, kể cả khi rất nhiều biến động đang diễn ra". Được biết, với kết quả hoạt động kinh doanh này, Shell chỉ kém hơn một chút so với con số 12,63 tỷ USD của đối thủ cùng quốc gia là BP plc. Trên thực tế, 2022 là năm thuận lợi đối với ngành công nghiệp dầu mỏ, khi hầu hết đơn vị trong ngành đều đạt doanh thu và lợi nhuận kỷ lục nhờ giá dầu và giá khí đốt biến động sau chiến sự Nga - Ukraine. Đối với Shell, lợi nhuận sau điều chỉnh của công ty này vào năm 2022 đã đạt mức 39,9 tỷ USD - cao gấp rưỡi so với mức kỷ lục 28,4 tỷ USD của năm 2008 và cao gấp đôi con số 19,29 tỷ USD của năm 2021. Hiện tại, công ty này đang đặt mục tiêu trở thành doanh nghiệp không phát thải ròng vào năm 2050, với thu nhập của bộ phận Giải pháp năng lượng và tái tạo đạt 389 triệu USD trong quý đầu năm nay - tăng gấp rưỡi so với 293 triệu USD của quý IV năm ngoái. BlackRock sẽ bán 114 tỷ USD chứng khoán của SVB và Signature BankTập đoàn quản lý đầu tư BlackRock mới đây đã được FDIC giao nhiệm vụ bán 114 tỷ USD các danh mục chứng khoán mà tổ chức này tiếp nhận từ 2 vụ khủng hoảng ngân hàng nói trên. 16:02 4/5/2023 Fed nâng lãi suất lần thứ 10, chứng khoán Mỹ giảm mạnhTrong phiên giao dịch ngày 3/5, các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đều giảm điểm sau khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) quyết định tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25 điểm phần trăm. 08:35 4/5/2023 Vì sao Fed vẫn tăng lãi suất khi ngân hàng First Republic Bank sụp đổĐây đã là lần thứ hai trong năm nay Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục lên dây cót cho việc tăng lãi suất ngay khi vừa xảy ra đổ vỡ trong hệ thống ngân hàng. 07:00 4/5/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Gã khổng lồ dầu mỏ Shell đạt lợi nhuận kỷ lục gần 10 tỷ USD Tập đoàn dầu mỏ Shell công bố lợi nhuận 9,6 tỷ USD trong quý đầu năm nay, nối dài chuỗi bội thu của năm 2022. Theo CNBC, Tập đoàn dầu mỏ Shell của Anh mới đây đã công bố lợi nhuận quý đầu tiên của năm 2023 cao hơn dự đoán, kéo dài chuỗi bội thu kỷ lục sau khi giá dầu tăng mạnh vào năm 2022. Cụ thể, lợi nhuận sau điều chỉnh của tập đoàn này trong 3 tháng đầu năm nay đã chạm mức 9,6 tỷ USD - cao hơn khoảng 10% so với mức dự báo 8,6 tỷ USD của các nhà phân tích. Chuỗi lợi nhuận hàng quý gần 10 tỷ USD này đã kéo dài kể từ đầu năm 2022, với 9,1 tỷ USD của 3 tháng đầu năm và kết thúc bằng 9,8 tỷ USD cho 3 tháng cuối. Sau báo cáo này, cổ phiếu của Shell đã tăng 2,2% trong phiên giao dịch sáng ngày 4/5. Tập đoàn dầu mỏ Shell tiếp tục đạt kết quả kinh doanh tích cực trong 3 tháng đầu năm. Ảnh: Sopa Images. Theo đại diện tập đoàn, kết quả hàng quý tích cực phản ảnh hiệu suất làm việc được cải thiện và chi phí đầu vào thấp hơn trong mọi hoạt động kinh doanh của Shell. Ngoài ra, hoạt động buôn bán nhiên liệu sôi nổi đã bù đắp phần lợi nhuận mất đi khi giá khí đốt giảm. Trong quý này, khoản nợ ròng của công ty đã giảm còn 44,2 tỷ USD, ít hơn khoảng 4,3 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái. Chia sẻ về kết quả kinh doanh quý đầu tiên, Giám đốc điều hành Shell Wael Sawan cho biết: "Chúng tôi đã có 3 tháng đầu năm suôn sẻ nhờ hiệu suất hoạt động mạnh mẽ, kể cả khi rất nhiều biến động đang diễn ra". Được biết, với kết quả hoạt động kinh doanh này, Shell chỉ kém hơn một chút so với con số 12,63 tỷ USD của đối thủ cùng quốc gia là BP plc. Trên thực tế, 2022 là năm thuận lợi đối với ngành công nghiệp dầu mỏ, khi hầu hết đơn vị trong ngành đều đạt doanh thu và lợi nhuận kỷ lục nhờ giá dầu và giá khí đốt biến động sau chiến sự Nga - Ukraine. Đối với Shell, lợi nhuận sau điều chỉnh của công ty này vào năm 2022 đã đạt mức 39,9 tỷ USD - cao gấp rưỡi so với mức kỷ lục 28,4 tỷ USD của năm 2008 và cao gấp đôi con số 19,29 tỷ USD của năm 2021. Hiện tại, công ty này đang đặt mục tiêu trở thành doanh nghiệp không phát thải ròng vào năm 2050, với thu nhập của bộ phận Giải pháp năng lượng và tái tạo đạt 389 triệu USD trong quý đầu năm nay - tăng gấp rưỡi so với 293 triệu USD của quý IV năm ngoái. BlackRock sẽ bán 114 tỷ USD chứng khoán của SVB và Signature BankTập đoàn quản lý đầu tư BlackRock mới đây đã được FDIC giao nhiệm vụ bán 114 tỷ USD các danh mục chứng khoán mà tổ chức này tiếp nhận từ 2 vụ khủng hoảng ngân hàng nói trên. 16:02 4/5/2023 Fed nâng lãi suất lần thứ 10, chứng khoán Mỹ giảm mạnhTrong phiên giao dịch ngày 3/5, các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đều giảm điểm sau khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) quyết định tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25 điểm phần trăm. 08:35 4/5/2023 Vì sao Fed vẫn tăng lãi suất khi ngân hàng First Republic Bank sụp đổĐây đã là lần thứ hai trong năm nay Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục lên dây cót cho việc tăng lãi suất ngay khi vừa xảy ra đổ vỡ trong hệ thống ngân hàng. 07:00 4/5/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Chứng khoán 8/12: Không thể cản nhà đầu tư nước ngoài xả cổ phiếu
Các nhà đầu tư nước ngoài đang kéo dài số phiên bán ròng sang thứ 8. Lũy kế 8 phiên khối này đã bán ròng 4.746 tỷ đồng.
Sau phiên biến động mạnh hôm qua, chứng khoán trong nước mở cửa phiên 8/12 trong tâm thế e dè. Việc áp lực bán tháo hạ nhiệt giúp chỉ số lấy lại được sắc xanh nhưng đà phục hồi không thật sự bùng nổ. Xu hướng này phần nào có thể nhìn vào thanh khoản thị trường. Nếu hôm qua tổng giá trị giao dịch trên cả 3 sàn lên tới 31.800 tỷ đồng thì phiên hôm nay thanh khoản giảm 35,6% xuống còn 20.500 tỷ đồng. Trên sàn TP.HCM, chỉ số VN-Index kết phiên ở mốc 1.124,44 điểm sau khi nhích nhẹ lên gần 3 điểm (+0,26%). Mặt khác, trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index giảm 0,64 điểm (-0,27%) xuống 231,2 điểm, trong khi UPCoM-Index giữ nguyên tham chiếu 85,71 điểm. Tâm lý giao dịch đầy nghi hoặc khi thị trường thường xuyên biến động mạnh. Ảnh: DNSE. Rổ cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 phân hóa mạnh với 13 mã tăng, 4 mã giữ tham chiếu và 13 mã giảm. Số lượng cổ phiếu ngân hàng tăng điểm cũng không còn chiếm ưu thế như hôm qua. Hai cổ phiếu liên tục bị khối ngoại bán ròng thời gian qua là MWG của Thế Giới Di Động và MSN của Masan Group dẫn đầu biên độ tăng với cùng tỷ lệ 4,3%. Kế sau là các mã như BID (+3,2%), VRE (+2,4%), PLX (+1,4%). Chiều ngược lại thì cổ phiếu VJC của Vietjet và STB của Sacombank điều chỉnh giảm mạnh nhất, lần lượt là -1,4% và -1,2%. BID, MSN và MWG dẫn đầu nhóm kéo chỉ số. Ảnh: Vietstock. Cổ phiếu chứng khoán là nhóm giao dịch tiêu cực hôm nay khi ghi nhận 19 mã giảm, 4 mã giữ tham chiếu và 2 mã tăng hiếm hoi là HCM (+0,49%) cùng TVB (+1,17%). Các mã dẫn đầu ngành như SSI, VND hay VCI, SHS đều có biên độ giảm đáng kể, dao động 1-2%. Nhóm chế biến thủy sản cũng điều chỉnh mạnh sau chuỗi tăng điểm, điển hình như VHC của Vĩnh Hoàn giảm 1,19%, ANV của Nam Việt giảm 0,63% hay ASM của tập đoàn Sao Mai giảm 2,4%. Khối ngoại đã hạ giá trị bán ròng xuống còn 451 tỷ đồng, trong đó bán mạnh cổ phiếu VHM với 247 tỷ đồng. Đây đồng thời là phiên thứ 8 các nhà đầu tư nước ngoài xả ròng cổ phiếu. Mặt khác các mã cơ bản như DGC của Hóa chất Đức Giang, BID của BIDV, KBC của Đô thị Kinh Bắc đang được khối này gom ròng 31-39 tỷ đồng. Chứng khoán 7/12: Nhà đầu tư đua chốt lời, thanh khoản vượt 31.800 tỷThị trường bị bán mạnh ngay từ đầu phiên. Cuộc giằng co giữa phe bán và mua kéo thanh khoản vượt 31.000 tỷ đồng, mức cao nhất 11 tuần qua. 16:44 7/12/2023 Chứng khoán 6/12: Khối ngoại bán ròng 3.000 tỷ đồng chỉ trong 6 ngàyBất chấp xu hướng bán cổ phiếu từ khối ngoại, các nhà đầu tư trong nước vẫn mạnh tay mua vào. Lực cầu lớn đã hỗ trợ VN-Index tăng hơn 10 điểm. 16:33 6/12/2023 Nhóm quỹ Hàn Quốc trở thành cổ đông lớn của Thép Nam KimNhóm quỹ Hàn Quốc Kim Vietnam Fund Management trở thành cổ đông lớn thứ 4 của doanh nghiệp thép sau khi một quỹ thành viên mua vào 1 triệu cổ phiếu NKG. 13:30 8/12/2023 Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Chứng khoán 8/12: Không thể cản nhà đầu tư nước ngoài xả cổ phiếu Các nhà đầu tư nước ngoài đang kéo dài số phiên bán ròng sang thứ 8. Lũy kế 8 phiên khối này đã bán ròng 4.746 tỷ đồng. Sau phiên biến động mạnh hôm qua, chứng khoán trong nước mở cửa phiên 8/12 trong tâm thế e dè. Việc áp lực bán tháo hạ nhiệt giúp chỉ số lấy lại được sắc xanh nhưng đà phục hồi không thật sự bùng nổ. Xu hướng này phần nào có thể nhìn vào thanh khoản thị trường. Nếu hôm qua tổng giá trị giao dịch trên cả 3 sàn lên tới 31.800 tỷ đồng thì phiên hôm nay thanh khoản giảm 35,6% xuống còn 20.500 tỷ đồng. Trên sàn TP.HCM, chỉ số VN-Index kết phiên ở mốc 1.124,44 điểm sau khi nhích nhẹ lên gần 3 điểm (+0,26%). Mặt khác, trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index giảm 0,64 điểm (-0,27%) xuống 231,2 điểm, trong khi UPCoM-Index giữ nguyên tham chiếu 85,71 điểm. Tâm lý giao dịch đầy nghi hoặc khi thị trường thường xuyên biến động mạnh. Ảnh: DNSE. Rổ cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 phân hóa mạnh với 13 mã tăng, 4 mã giữ tham chiếu và 13 mã giảm. Số lượng cổ phiếu ngân hàng tăng điểm cũng không còn chiếm ưu thế như hôm qua. Hai cổ phiếu liên tục bị khối ngoại bán ròng thời gian qua là MWG của Thế Giới Di Động và MSN của Masan Group dẫn đầu biên độ tăng với cùng tỷ lệ 4,3%. Kế sau là các mã như BID (+3,2%), VRE (+2,4%), PLX (+1,4%). Chiều ngược lại thì cổ phiếu VJC của Vietjet và STB của Sacombank điều chỉnh giảm mạnh nhất, lần lượt là -1,4% và -1,2%. BID, MSN và MWG dẫn đầu nhóm kéo chỉ số. Ảnh: Vietstock. Cổ phiếu chứng khoán là nhóm giao dịch tiêu cực hôm nay khi ghi nhận 19 mã giảm, 4 mã giữ tham chiếu và 2 mã tăng hiếm hoi là HCM (+0,49%) cùng TVB (+1,17%). Các mã dẫn đầu ngành như SSI, VND hay VCI, SHS đều có biên độ giảm đáng kể, dao động 1-2%. Nhóm chế biến thủy sản cũng điều chỉnh mạnh sau chuỗi tăng điểm, điển hình như VHC của Vĩnh Hoàn giảm 1,19%, ANV của Nam Việt giảm 0,63% hay ASM của tập đoàn Sao Mai giảm 2,4%. Khối ngoại đã hạ giá trị bán ròng xuống còn 451 tỷ đồng, trong đó bán mạnh cổ phiếu VHM với 247 tỷ đồng. Đây đồng thời là phiên thứ 8 các nhà đầu tư nước ngoài xả ròng cổ phiếu. Mặt khác các mã cơ bản như DGC của Hóa chất Đức Giang, BID của BIDV, KBC của Đô thị Kinh Bắc đang được khối này gom ròng 31-39 tỷ đồng. Chứng khoán 7/12: Nhà đầu tư đua chốt lời, thanh khoản vượt 31.800 tỷThị trường bị bán mạnh ngay từ đầu phiên. Cuộc giằng co giữa phe bán và mua kéo thanh khoản vượt 31.000 tỷ đồng, mức cao nhất 11 tuần qua. 16:44 7/12/2023 Chứng khoán 6/12: Khối ngoại bán ròng 3.000 tỷ đồng chỉ trong 6 ngàyBất chấp xu hướng bán cổ phiếu từ khối ngoại, các nhà đầu tư trong nước vẫn mạnh tay mua vào. Lực cầu lớn đã hỗ trợ VN-Index tăng hơn 10 điểm. 16:33 6/12/2023 Nhóm quỹ Hàn Quốc trở thành cổ đông lớn của Thép Nam KimNhóm quỹ Hàn Quốc Kim Vietnam Fund Management trở thành cổ đông lớn thứ 4 của doanh nghiệp thép sau khi một quỹ thành viên mua vào 1 triệu cổ phiếu NKG. 13:30 8/12/2023 Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
BVBank có 3 phó tổng giám đốc mới
Sau khi miễn nhiệm 1 người và bổ nhiệm 3 thành viên khác, ban tổng giám đốc BVBank hiện có 10 người.
Ngân hàng TMCP Bản Việt (BVBank - mã: BVB) vừa thông báo đã bổ nhiệm thêm 3 thành viên lãnh đạo cấp cao trong ban điều hành, đều với chức danh phó tổng giám đốc ngân hàng. Các thành viên này gồm ông Phan Việt Hải (sinh năm 1979), là cử nhân công nghệ thông tin và thạc sĩ kỹ thuật điện và máy tính. Vị này có hơn hơn 10 năm làm việc tại BVBank trong lĩnh vực công nghệ thông tin và ngân hàng số. Bà Văn Thành Khánh Linh (sinh năm 1979), là cử nhân luật và thạc sĩ quản trị kinh doanh. Bà có 17 năm kinh nghiệm trong ngành ngân hàng, đặc biệt là lĩnh vực pháp luật - quản lý rủi ro. Ông Nguyễn Thanh Tú (sinh năm 1983), là cử nhân luật thương mại và thạc sĩ tài chính quốc tế. Ông có hơn 17 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực luật thương mại và tài chính ngân hàng, trong đó có 16 năm làm việc tại BVBank. Trong tháng 6/2023, ngân hàng cũng đã chấp thuận đơn từ nhiệm của Ông Phạm Anh Tú - Phó tổng giám đốc theo nguyện vọng cá nhân. Như vậy, ban điều hành của BVBank gồm tổng giám đốc cùng 9 thành viên. Bổ nhiệm một loạt nhân sự cấp cao là bước đi tiếp theo của Bản Việt sau khi được Ngân hàng Nhà nước có quyết định đồng ý sửa đổi tên viết tắt bằng tiếng Anh cấp cho Bản Việt thành BVBank, thay cho Viet Capital Bank trước đây. Theo nhà băng này, việc thay đổi tên viết tắt mới BVBank hoàn toàn phù hợp với tiêu chí ngắn gọn, dễ gọi, dễ nhớ, tạo sự thuận tiện trong việc gọi tên khi giao dịch. Ngân hàng sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động xây dựng thương hiệu BVBank để đồng bộ hóa nhận diện thương hiệu. Về hoạt động kinh doanh, ban lãnh đạo BVBank đặt mục tiêu tổng tài sản dự kiến tăng trưởng 10% lên mức 86.600 tỷ. Các chỉ tiêu huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư dự kiến tăng 16% lên hơn 69.000 tỷ, dư nợ cấp tín dụng tăng 12% đạt gần 60.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu dưới 3% tổng dư nợ. Với các chỉ tiêu tài chính này, BVBank dự kiến thu về 502 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 10% so với 2022. Ngân hàng còn trình cổ đông và được thông qua phương án tăng vốn từ 5.139 tỷ đồng (sau khi hoàn thành phương án tăng vốn năm 2022) lên 5.803 tỷ đồng. Phần vốn điều lệ tăng thêm khoảng 664 tỷ đồng sẽ được thực hiện thông qua phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu từ nguồn vốn chủ sở hữu với tỷ lệ tối đa 10% vốn điều lệ, tương đương phát hành gần 51,4 triệu cổ phiếu mới và phát hành 15 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP). Nhà băng này cũng dự kiến chuyển cổ phiếu từ diện đăng ký giao dịch trên UPCoM lên niêm yết trên HoSE nhằm nâng cao vị thế, uy tín và thương hiệu của ngân hàng, tạo thuận lợi cho việc giao dịch cổ phiếu của cổ đông và tranh thủ cơ hội thu hút thêm nguồn vốn đầu tư. Ngân hàng Bản Việt đổi tên viết tắt thành BVBankNgân hàng TMCP Bản Việt vừa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận đổi tên viết tắt tiếng Anh từ Vietcapital Bank thành BVBank. 15:00 31/5/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
BVBank có 3 phó tổng giám đốc mới Sau khi miễn nhiệm 1 người và bổ nhiệm 3 thành viên khác, ban tổng giám đốc BVBank hiện có 10 người. Ngân hàng TMCP Bản Việt (BVBank - mã: BVB) vừa thông báo đã bổ nhiệm thêm 3 thành viên lãnh đạo cấp cao trong ban điều hành, đều với chức danh phó tổng giám đốc ngân hàng. Các thành viên này gồm ông Phan Việt Hải (sinh năm 1979), là cử nhân công nghệ thông tin và thạc sĩ kỹ thuật điện và máy tính. Vị này có hơn hơn 10 năm làm việc tại BVBank trong lĩnh vực công nghệ thông tin và ngân hàng số. Bà Văn Thành Khánh Linh (sinh năm 1979), là cử nhân luật và thạc sĩ quản trị kinh doanh. Bà có 17 năm kinh nghiệm trong ngành ngân hàng, đặc biệt là lĩnh vực pháp luật - quản lý rủi ro. Ông Nguyễn Thanh Tú (sinh năm 1983), là cử nhân luật thương mại và thạc sĩ tài chính quốc tế. Ông có hơn 17 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực luật thương mại và tài chính ngân hàng, trong đó có 16 năm làm việc tại BVBank. Trong tháng 6/2023, ngân hàng cũng đã chấp thuận đơn từ nhiệm của Ông Phạm Anh Tú - Phó tổng giám đốc theo nguyện vọng cá nhân. Như vậy, ban điều hành của BVBank gồm tổng giám đốc cùng 9 thành viên. Bổ nhiệm một loạt nhân sự cấp cao là bước đi tiếp theo của Bản Việt sau khi được Ngân hàng Nhà nước có quyết định đồng ý sửa đổi tên viết tắt bằng tiếng Anh cấp cho Bản Việt thành BVBank, thay cho Viet Capital Bank trước đây. Theo nhà băng này, việc thay đổi tên viết tắt mới BVBank hoàn toàn phù hợp với tiêu chí ngắn gọn, dễ gọi, dễ nhớ, tạo sự thuận tiện trong việc gọi tên khi giao dịch. Ngân hàng sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động xây dựng thương hiệu BVBank để đồng bộ hóa nhận diện thương hiệu. Về hoạt động kinh doanh, ban lãnh đạo BVBank đặt mục tiêu tổng tài sản dự kiến tăng trưởng 10% lên mức 86.600 tỷ. Các chỉ tiêu huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư dự kiến tăng 16% lên hơn 69.000 tỷ, dư nợ cấp tín dụng tăng 12% đạt gần 60.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu dưới 3% tổng dư nợ. Với các chỉ tiêu tài chính này, BVBank dự kiến thu về 502 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 10% so với 2022. Ngân hàng còn trình cổ đông và được thông qua phương án tăng vốn từ 5.139 tỷ đồng (sau khi hoàn thành phương án tăng vốn năm 2022) lên 5.803 tỷ đồng. Phần vốn điều lệ tăng thêm khoảng 664 tỷ đồng sẽ được thực hiện thông qua phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu từ nguồn vốn chủ sở hữu với tỷ lệ tối đa 10% vốn điều lệ, tương đương phát hành gần 51,4 triệu cổ phiếu mới và phát hành 15 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP). Nhà băng này cũng dự kiến chuyển cổ phiếu từ diện đăng ký giao dịch trên UPCoM lên niêm yết trên HoSE nhằm nâng cao vị thế, uy tín và thương hiệu của ngân hàng, tạo thuận lợi cho việc giao dịch cổ phiếu của cổ đông và tranh thủ cơ hội thu hút thêm nguồn vốn đầu tư. Ngân hàng Bản Việt đổi tên viết tắt thành BVBankNgân hàng TMCP Bản Việt vừa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận đổi tên viết tắt tiếng Anh từ Vietcapital Bank thành BVBank. 15:00 31/5/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Vì sao hãng lốp xe Michelin lại đốt tiền cho ẩm thực
Những ngôi sao Michelin danh giá được trao bởi một hãng lốp xe. Câu hỏi đặt ra là vì sao Michelin chấp nhận lỗ hàng triệu USD để duy trì hệ thống đánh giá nhà hàng này.
Hồi năm 2013, đầu bếp nổi tiếng Gordon Ramsay đã rơi nước mắt vì mất hai sao Michelin. Điều này có vẻ kỳ lạ. Bởi Michelin là một công ty lốp xe. Báo cáo thường niên của công ty thường chỉ xoay quanh chi phí cao su và tăng trưởng trong thị trường ôtô. Trở lại năm 1900, Michelin đã xuất bản Red Guide (tạm dịch: cẩm nang đỏ). Thời điểm đó, cả ôtô lẫn du lịch ẩm thực đều là những khái niệm xa lạ. Hãng lốp xe Pháp muốn cung cấp các thông tin về khách sạn, hàng ăn và đường xá, khuyến khích mọi người di chuyển nhiều hơn và từ đó mua nhiều lốp xe Michelin hơn. Đến giờ, Michelin vẫn xếp hạng các nhà hàng như một cách để quảng bá tên tuổi của công ty. Nó tương tự mối quan hệ giữa Coca-Cola và Oscar - giải thưởng điện ảnh thường niên của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh. Vào những năm 1920, chính hãng đồ uống Mỹ đã tổ chức lễ trao giải, nhằm khuyến khích mọi người đi xem phim và uống nước ngọt của Coca-Cola. Sao Michelin đánh giá chất lượng của nhà hàng theo một số tiêu chí nhất định. Ảnh: Bloomberg. Chiêu mở rộng thị trường Trở lại với năm 1895, hai anh em Edouard và Andre Michelin đã phát triển một thiết kế mới cho lốp ôtô sau khi tiếp quản công ty của cha mình, vốn đang sản xuất các thiết bị nông nghiệp làm từ cao su. Nhưng trong thời kỳ đó, ôtô không mấy phổ biến ở vùng nông thôn Pháp. Người ta cũng không sử dụng nhiều đến mức phải thay lốp thường xuyên. Pháp chỉ có khoảng 3.000 ôtô lưu thông trên đường. Điều này rõ ràng khiến Michelin không thể làm ăn phát đạt. Do đó, nhiệm vụ của hãng không chỉ là thuyết phục các tài xế mua lốp xe của họ, mà còn phải mở rộng thị trường. Cẩm nang mang tên Michelin đã ra đời từ đó. Vào thập niên 90, sách hướng dẫn du lịch rất thịnh hành ở Pháp. Cuốn Michelin Red Guide đầu tiên được xuất bản vào năm 1900 và ngay lập tức bán được 35.000 bản. Cuốn sách bao gồm bản đồ, thông tin về các cửa hàng sửa xe, hướng dẫn bảo trì và khuyến khích mọi người du lịch nhiều hơn, nhất là bằng phương tiện cá nhân. Chúng cũng gieo mầm khao khát sở hữu xe riêng của những người trẻ thời bấy giờ. Michelin cũng hiểu rõ niềm đam mê ẩm thực của người Pháp. Hãng bắt đầu đánh giá các nhà hàng trong cẩm nang du lịch của mình. Cẩm nang Michelin đầu tiên ra đời vào năm 1900. Ảnh: Reuters. Thời điểm đó, chỉ những người giàu có mới đủ khả năng sở hữu phương tiện cá nhân. Do đó, Michelin đã tìm kiếm những nhà hàng tốt và sang trọng nhất cả nước. Còn đối với các nhà hàng, việc được xuất hiện trong sách của Michelin trở thành biểu tượng của thành công. Đến năm 1936, Michelin tạo ra hệ thống đánh giá 3 sao để phân bậc. Càng nhiều nhà hàng xuất hiện trong cẩm nang, các du khách sẽ di chuyển nhiều hơn. Doanh số bán lốp xe nhờ đó cũng tăng lên. Đó chính là điều mà Michelin mong muốn. Mảng kinh doanh không lợi nhuận Bất chấp những biến động trong năm 2022, doanh thu của Michelin vẫn đạt 28,6 tỷ euro trong năm ngoái, tăng 7% so với năm 2021. Bước sang quý đầu tiên của năm nay, công ty công bố doanh thu đạt 6,96 tỷ euro, cao hơn mức 6,48 tỷ euro cùng kỳ năm ngoái. Mảng kinh doanh lốp ôtô chiếm phần lớn doanh thu của tập đoàn, đạt 3,46 tỷ euro trong quý I và tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2022. Câu hỏi đặt ra là hệ thống sao Michelin có mang lại lợi nhuận cho công ty lốp xe hay không. Dĩ nhiên, việc bán các bản in cẩm nang sẽ không thể bù đắp cho chi phí đánh giá của Michelin. Công ty cũng được trả tiền để phát hành cẩm nang riêng cho một số đất nước. Chẳng hạn, theo báo cáo của chuyên trang ẩm thực Eater, ngành du lịch Thái Lan đã phải trả 4,4 triệu USD trong 5 năm, còn Hàn Quốc cũng chi 1,8 triệu USD cho Michelin để hãng phát hành cẩm nang Seoul. Nhưng những khoản tiền này là không thường xuyên. "Các vị có thể tin vào hệ thống đánh giá dựa trên trải nghiệm của những thực khách trước đó, nhưng chỉ Michelin mới đủ khả năng cử 8 thanh tra viên đến một nhà hàng trong một năm, để quyết định có nên cho nhà hàng đó ngôi sao thứ ba hay không", chuyên gia Alex Mayyasi tại nền tảng chuyên về dữ liệu Priceonomics nhận định. Chỉ một công ty thờ ơ với việc kiếm tiền mới làm được điều đóChuyên gia Alex Mayyasi tại nền tảng chuyên về dữ liệu Priceonomics "Chỉ một công ty thờ ơ với việc kiếm tiền mới làm được điều đó", ông nói thêm. Nhìn chung, đây dường như là một mảng kinh doanh không mang lại lợi nhuận. Nhưng bù lại, hệ thống xếp hạng danh giá của Michelin sẽ được coi như chi phí quảng bá của hãng, với tác động khó có thể phủ nhận. Khi nhắc đến Michelin, người ta thậm chí nghĩ tới hệ thống xếp hạng theo sao đối với các nhà hàng trước khi nhớ đến một công ty bán lốp xe. Chẳng hạn, vào năm 2005 và 2007, cẩm nang Michelin đã vượt ra ngoài châu Âu để tới Mỹ và Nhật Bản. Ngày nay, Tokyo được coi là thành phố yêu thích của Michelin. Với tốc độ phát triển thần tốc, chỉ riêng lĩnh vực ôtô của Nhật Bản đã chiếm 7% thị phần toàn cầu. Vì thế, một chiến thắng ở Tokyo là rất quan trọng với Michelin. Vào tháng 11/2007, Michelin đã bán ra 100.000 cẩm nang mang tên mình ở Nhật Bản. Trong vỏn vẹn 5 tuần, con số lên tới 300.000 cuốn. Theo báo cáo tài chính năm 2007 của Michelin, hãng lốp xe bán được 1,2 triệu sách hướng dẫn trong năm 2007. Trên Amazon, một cuốn sách có giá khoảng 20 USD. Như vậy, Michelin có thể kiếm được 20,4 triệu USD từ tiền bán sách trong năm đó. Nhưng trong thời gian đó, các thanh tra ẩm thực ẩn danh của Michelin đã đến thăm 62.000 nhà hàng trên khắp thế giới. Điều này có nghĩa là họ sẽ phải chi một khoản lớn cho chi phí ăn uống, nghỉ ngơi, di chuyển và tiền lương. Michelin lỗ khoảng 15 triệu USD mỗi năm cho việc đánh giá các nhà hàng. Ảnh: Bloomberg. Theo Financial Times, hãng lỗ khoảng 15 triệu USD mỗi năm cho việc bán các cuốn sách này. Tuy nhiên, nó chỉ bằng 1,8% so với chi phí quảng cáo. Để so sánh, trong năm 2007, chi phí liên quan đến tiếp thị của Michelin lên tới 1,915 tỷ USD/năm. Dựa trên các phép toán này, việc chi khoảng 15 triệu USD mỗi năm cho hệ thống đánh giá ẩm thực được coi là danh giá nhất hành tinh là hoàn toàn hợp lý. Thêm vào đó, Financial Times cho biết theo một nghiên cứu nội bộ, việc phát hành cẩm nang Michelin ở một quốc gia sẽ giúp khả năng khách hàng chọn lốp xe Michelin cao hơn 3%. Trở lại với hồi năm 2007, tổng doanh thu từ việc bán lốp xe trong năm này là 17,9 tỷ USD. Trong khi đó, Nhật Bản chiếm tới 7% thị phần. Giả sử thị phần của Nhật Bản trong doanh số bán lốp của Michelin cũng xấp xỉ 7%, doanh số bán hàng của hãng tại thị trường này là 1,27 tỷ USD. Như vậy, mức tăng doanh số sau khi phát hành cẩm nang Michelin sẽ lên tới 36,4 triệu USD. Điều này hoàn toàn bù đắp mức lỗ 15 triệu USD mỗi năm từ việc vận hành hệ thống xếp hạng nhà hàng. Ngoài ra, việc nhận được sao Michelin trở thành giấc mơ của nhiều đầu bếp. Hệ thống này cũng giúp ích cho hoạt động kinh doanh của một số nhà hàng. Theo cố đầu bếp Joel Robuchon - người được mệnh danh là "đầu bếp thế kỷ", một sao Michelin sẽ giúp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của nhà hàng 20%. Tỷ lệ sẽ lần lượt là 40% và 100% đối với hai sao và ba sao Michelin. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Fed sẽ làm gì tiếp theoMột quan chức Fed vừa tiết lộ về khả năng "bỏ quãng" tăng lãi suất, tức giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tháng 6 rồi đánh giá dữ liệu để tiếp tục điều chỉnh sau đó. 20:51 1/6/2023 Giá trị của sao MichelinNhững ngôi sao Michelin, từng là minh chứng lớn nhất cho sự thành công trong ngành ẩm thực, đang mất dần giá trị trong những năm gần đây. 14:47 7/6/2023
Vì sao hãng lốp xe Michelin lại đốt tiền cho ẩm thực Những ngôi sao Michelin danh giá được trao bởi một hãng lốp xe. Câu hỏi đặt ra là vì sao Michelin chấp nhận lỗ hàng triệu USD để duy trì hệ thống đánh giá nhà hàng này. Hồi năm 2013, đầu bếp nổi tiếng Gordon Ramsay đã rơi nước mắt vì mất hai sao Michelin. Điều này có vẻ kỳ lạ. Bởi Michelin là một công ty lốp xe. Báo cáo thường niên của công ty thường chỉ xoay quanh chi phí cao su và tăng trưởng trong thị trường ôtô. Trở lại năm 1900, Michelin đã xuất bản Red Guide (tạm dịch: cẩm nang đỏ). Thời điểm đó, cả ôtô lẫn du lịch ẩm thực đều là những khái niệm xa lạ. Hãng lốp xe Pháp muốn cung cấp các thông tin về khách sạn, hàng ăn và đường xá, khuyến khích mọi người di chuyển nhiều hơn và từ đó mua nhiều lốp xe Michelin hơn. Đến giờ, Michelin vẫn xếp hạng các nhà hàng như một cách để quảng bá tên tuổi của công ty. Nó tương tự mối quan hệ giữa Coca-Cola và Oscar - giải thưởng điện ảnh thường niên của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh. Vào những năm 1920, chính hãng đồ uống Mỹ đã tổ chức lễ trao giải, nhằm khuyến khích mọi người đi xem phim và uống nước ngọt của Coca-Cola. Sao Michelin đánh giá chất lượng của nhà hàng theo một số tiêu chí nhất định. Ảnh: Bloomberg. Chiêu mở rộng thị trường Trở lại với năm 1895, hai anh em Edouard và Andre Michelin đã phát triển một thiết kế mới cho lốp ôtô sau khi tiếp quản công ty của cha mình, vốn đang sản xuất các thiết bị nông nghiệp làm từ cao su. Nhưng trong thời kỳ đó, ôtô không mấy phổ biến ở vùng nông thôn Pháp. Người ta cũng không sử dụng nhiều đến mức phải thay lốp thường xuyên. Pháp chỉ có khoảng 3.000 ôtô lưu thông trên đường. Điều này rõ ràng khiến Michelin không thể làm ăn phát đạt. Do đó, nhiệm vụ của hãng không chỉ là thuyết phục các tài xế mua lốp xe của họ, mà còn phải mở rộng thị trường. Cẩm nang mang tên Michelin đã ra đời từ đó. Vào thập niên 90, sách hướng dẫn du lịch rất thịnh hành ở Pháp. Cuốn Michelin Red Guide đầu tiên được xuất bản vào năm 1900 và ngay lập tức bán được 35.000 bản. Cuốn sách bao gồm bản đồ, thông tin về các cửa hàng sửa xe, hướng dẫn bảo trì và khuyến khích mọi người du lịch nhiều hơn, nhất là bằng phương tiện cá nhân. Chúng cũng gieo mầm khao khát sở hữu xe riêng của những người trẻ thời bấy giờ. Michelin cũng hiểu rõ niềm đam mê ẩm thực của người Pháp. Hãng bắt đầu đánh giá các nhà hàng trong cẩm nang du lịch của mình. Cẩm nang Michelin đầu tiên ra đời vào năm 1900. Ảnh: Reuters. Thời điểm đó, chỉ những người giàu có mới đủ khả năng sở hữu phương tiện cá nhân. Do đó, Michelin đã tìm kiếm những nhà hàng tốt và sang trọng nhất cả nước. Còn đối với các nhà hàng, việc được xuất hiện trong sách của Michelin trở thành biểu tượng của thành công. Đến năm 1936, Michelin tạo ra hệ thống đánh giá 3 sao để phân bậc. Càng nhiều nhà hàng xuất hiện trong cẩm nang, các du khách sẽ di chuyển nhiều hơn. Doanh số bán lốp xe nhờ đó cũng tăng lên. Đó chính là điều mà Michelin mong muốn. Mảng kinh doanh không lợi nhuận Bất chấp những biến động trong năm 2022, doanh thu của Michelin vẫn đạt 28,6 tỷ euro trong năm ngoái, tăng 7% so với năm 2021. Bước sang quý đầu tiên của năm nay, công ty công bố doanh thu đạt 6,96 tỷ euro, cao hơn mức 6,48 tỷ euro cùng kỳ năm ngoái. Mảng kinh doanh lốp ôtô chiếm phần lớn doanh thu của tập đoàn, đạt 3,46 tỷ euro trong quý I và tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2022. Câu hỏi đặt ra là hệ thống sao Michelin có mang lại lợi nhuận cho công ty lốp xe hay không. Dĩ nhiên, việc bán các bản in cẩm nang sẽ không thể bù đắp cho chi phí đánh giá của Michelin. Công ty cũng được trả tiền để phát hành cẩm nang riêng cho một số đất nước. Chẳng hạn, theo báo cáo của chuyên trang ẩm thực Eater, ngành du lịch Thái Lan đã phải trả 4,4 triệu USD trong 5 năm, còn Hàn Quốc cũng chi 1,8 triệu USD cho Michelin để hãng phát hành cẩm nang Seoul. Nhưng những khoản tiền này là không thường xuyên. "Các vị có thể tin vào hệ thống đánh giá dựa trên trải nghiệm của những thực khách trước đó, nhưng chỉ Michelin mới đủ khả năng cử 8 thanh tra viên đến một nhà hàng trong một năm, để quyết định có nên cho nhà hàng đó ngôi sao thứ ba hay không", chuyên gia Alex Mayyasi tại nền tảng chuyên về dữ liệu Priceonomics nhận định. Chỉ một công ty thờ ơ với việc kiếm tiền mới làm được điều đóChuyên gia Alex Mayyasi tại nền tảng chuyên về dữ liệu Priceonomics "Chỉ một công ty thờ ơ với việc kiếm tiền mới làm được điều đó", ông nói thêm. Nhìn chung, đây dường như là một mảng kinh doanh không mang lại lợi nhuận. Nhưng bù lại, hệ thống xếp hạng danh giá của Michelin sẽ được coi như chi phí quảng bá của hãng, với tác động khó có thể phủ nhận. Khi nhắc đến Michelin, người ta thậm chí nghĩ tới hệ thống xếp hạng theo sao đối với các nhà hàng trước khi nhớ đến một công ty bán lốp xe. Chẳng hạn, vào năm 2005 và 2007, cẩm nang Michelin đã vượt ra ngoài châu Âu để tới Mỹ và Nhật Bản. Ngày nay, Tokyo được coi là thành phố yêu thích của Michelin. Với tốc độ phát triển thần tốc, chỉ riêng lĩnh vực ôtô của Nhật Bản đã chiếm 7% thị phần toàn cầu. Vì thế, một chiến thắng ở Tokyo là rất quan trọng với Michelin. Vào tháng 11/2007, Michelin đã bán ra 100.000 cẩm nang mang tên mình ở Nhật Bản. Trong vỏn vẹn 5 tuần, con số lên tới 300.000 cuốn. Theo báo cáo tài chính năm 2007 của Michelin, hãng lốp xe bán được 1,2 triệu sách hướng dẫn trong năm 2007. Trên Amazon, một cuốn sách có giá khoảng 20 USD. Như vậy, Michelin có thể kiếm được 20,4 triệu USD từ tiền bán sách trong năm đó. Nhưng trong thời gian đó, các thanh tra ẩm thực ẩn danh của Michelin đã đến thăm 62.000 nhà hàng trên khắp thế giới. Điều này có nghĩa là họ sẽ phải chi một khoản lớn cho chi phí ăn uống, nghỉ ngơi, di chuyển và tiền lương. Michelin lỗ khoảng 15 triệu USD mỗi năm cho việc đánh giá các nhà hàng. Ảnh: Bloomberg. Theo Financial Times, hãng lỗ khoảng 15 triệu USD mỗi năm cho việc bán các cuốn sách này. Tuy nhiên, nó chỉ bằng 1,8% so với chi phí quảng cáo. Để so sánh, trong năm 2007, chi phí liên quan đến tiếp thị của Michelin lên tới 1,915 tỷ USD/năm. Dựa trên các phép toán này, việc chi khoảng 15 triệu USD mỗi năm cho hệ thống đánh giá ẩm thực được coi là danh giá nhất hành tinh là hoàn toàn hợp lý. Thêm vào đó, Financial Times cho biết theo một nghiên cứu nội bộ, việc phát hành cẩm nang Michelin ở một quốc gia sẽ giúp khả năng khách hàng chọn lốp xe Michelin cao hơn 3%. Trở lại với hồi năm 2007, tổng doanh thu từ việc bán lốp xe trong năm này là 17,9 tỷ USD. Trong khi đó, Nhật Bản chiếm tới 7% thị phần. Giả sử thị phần của Nhật Bản trong doanh số bán lốp của Michelin cũng xấp xỉ 7%, doanh số bán hàng của hãng tại thị trường này là 1,27 tỷ USD. Như vậy, mức tăng doanh số sau khi phát hành cẩm nang Michelin sẽ lên tới 36,4 triệu USD. Điều này hoàn toàn bù đắp mức lỗ 15 triệu USD mỗi năm từ việc vận hành hệ thống xếp hạng nhà hàng. Ngoài ra, việc nhận được sao Michelin trở thành giấc mơ của nhiều đầu bếp. Hệ thống này cũng giúp ích cho hoạt động kinh doanh của một số nhà hàng. Theo cố đầu bếp Joel Robuchon - người được mệnh danh là "đầu bếp thế kỷ", một sao Michelin sẽ giúp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của nhà hàng 20%. Tỷ lệ sẽ lần lượt là 40% và 100% đối với hai sao và ba sao Michelin. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Fed sẽ làm gì tiếp theoMột quan chức Fed vừa tiết lộ về khả năng "bỏ quãng" tăng lãi suất, tức giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tháng 6 rồi đánh giá dữ liệu để tiếp tục điều chỉnh sau đó. 20:51 1/6/2023 Giá trị của sao MichelinNhững ngôi sao Michelin, từng là minh chứng lớn nhất cho sự thành công trong ngành ẩm thực, đang mất dần giá trị trong những năm gần đây. 14:47 7/6/2023
Chủ tịch Lê Viết Hải gửi tâm thư tới cổ đông Hòa Bình
Ông Hải nhận trách nhiệm khi chưa làm tròn nghĩa vụ đưa công ty phát triển như kỳ vọng và đã để xảy ra vài sự việc rất đáng tiếc ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Ban lãnh đạo.
Chủ tịch Lê Viết Hải gửi tâm thư tới cổ đông Xây dựng Hòa Bình. Ảnh: HBC. Ông Lê Viết Hải - Chủ tịch CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) - vừa có thư gửi cổ đông trước thềm phiên họp Đại hội đồng cổ đông dự kiến diễn ra ngày 27/6 tới. Mở đầu nội dung gửi cổ đông, Chủ tịch Hòa Bình đã đưa ra đánh giá năm 2022 và 2023 là thời kỳ khó khăn nhất của Hòa Bình trong suốt hành trình qua hơn 3,5 thập kỷ. Ông Hải nhận trách nhiệm khi chưa làm tròn nghĩa vụ đưa công ty phát triển như chiến lược đã xác định, chưa xứng đáng với niềm tin và lòng mong mỏi của các cổ đông. Đồng thời, ông xin nhận trách nhiệm của người giữ vị trí cao nhất trong doanh nghiệp khi đã để xảy ra một số sự việc rất đáng tiếc ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Ban lãnh đạo và thương hiệu Hòa Bình. "Tuy vậy, tôi không hổ thẹn với chính mình hoặc bất cứ một ai khi khẳng định rằng tôi đã đem hết nỗ lực và làm tất cả những gì có thể làm được để giúp công ty vượt qua mọi khó khăn trong mấy năm qua. Những quyết định của tôi trong bất cứ tình thế nào đều được đưa ra trên nguyên tắc bảo vệ cho quyền lợi cao nhất của cổ đông, dù lắm khi phải hy sinh quyền lợi của riêng mình", Chủ tịch Xây dựng Hòa Bình bày tỏ. Bên cạnh đó, ông cho biết doanh nghiệp phải lùi lại một bước để làm mới bản thân bằng chiến lược tái cấu trúc toàn diện. Theo ông, hiện kế hoạch tái cấu trúc toàn diện đã được Hội đồng Quản trị và Ban điều hành Hòa Bình bắt tay vào triển khai. Đến ngày 23/6, đã có 89 nhà cung cấp và nhà thầu phụ đồng ý cấn trừ nợ bằng cổ phiếu với giá trị 650 tỷ đồng. Ông Hải khẳng định khi hoàn tất việc định giá lại tài sản, phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược và thành công trong việc hoàn nhập nợ ngắn hạn phải thu khó đòi lũy kế lên đến 2.059 tỷ đồng. "Qua đó, vốn chủ sở hữu của Hòa Bình không những sẽ trở lại như cũ mà còn cao hơn nhiều so với những năm trước", ông Hải nhấn mạnh. Với nguyên tắc thận trọng, ông cho biết đơn vị kiểm toán đã căn cứ vào tuổi nợ để xác định giá trị trích lập dự phòng nói trên. "Thực tế trong suốt lịch sử kinh doanh của mình, Hòa Bình chưa hề xoá bất cứ khoản nợ nào. Hầu hết khoản nợ đã từng trích lập trước đây đều đã được hoàn nhập", ông viết rõ trong thư gửi cổ đông. Chủ tịch Hòa Bình nhấn mạnh thời gian qua, Hòa Bình đã phải giải quyết vấn đề thu hồi nợ qua cơ quan chức năng và đã có 10 vụ được xét xử, Hòa Bình đã thành công cả 10 vụ. Tổng giá trị Hòa Bình sẽ thu về qua kết quả xét xử cao hơn tổng nợ gốc lên đến gần 50%. Với nhiều tín hiệu lạc quan, HĐQT Hòa Bình vẫn quyết định giữ mục tiêu doanh thu 2023 ở mức 12.500 tỷ đồng và lợi nhuận là 125 tỷ đồng. Mới đây, ông Hải vừa đề cử ông Lê Văn Nam - Tổng giám đốc Hòa Bình - và ông Mai Hữu Thung - Chủ tịch HĐQT CTCP Bất động sản Thành Ngân - vào vị trí Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2022-2024. Tuy nhiên, sau đó vài ngày, ông Mai Văn Thung đã xin rút khỏi danh sách đề cử và ông Hải đã đề cử ứng viên thay thế là bà Nguyễn Thị Lượt. Bà Lượt sinh năm 1976, có trình độ cử nhân kinh tế. Hiện bà đang là Giám đốc Công ty TNHH Sài Gòn Queen Hotel. Cùng lúc này, Xây dựng Hòa Bình vừa tiếp nhận thêm thông tin ứng viên Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2022-2024 do nhóm cổ đông nắm giữ 5,38% cổ phần tại doanh nghiệp đề cử là bà Vũ Thị Hòa (sinh năm 1960). Cá nhân này hiện làm việc tại Công ty Luật TNHH ALB & Partners. Như vậy, danh sách ứng viên cho vị trí Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2022-2024 mới của Hòa Bình hiện gồm có ông Lê Văn Nam, bà Nguyễn Thị Lượt và bà Vũ Thị Hòa. Xây dựng Hòa Bình lỗ thêm gần 1.500 tỷ đồng sau kiểm toánSau kiểm toán, khoản lỗ ròng sau thuế của nhà thầu xây dựng này tăng thêm hơn 1.450 tỷ đồng lên mức âm 2.594 tỷ đồng. Mức lỗ này thậm chí còn giảm hơn 26 lần so với năm 2021. 12:13 19/6/2023 Ông Lê Viết Hải đề cử 2 ứng viên vào HĐQT Xây dựng Hòa BìnhSau loạt thành viên từ nhiệm, tân tổng giám đốc Hòa Bình và lãnh đạo cấp cao của một công ty bất động sản được ông Lê Viết Hải đề cử vào vị trí thành viên HĐQT. 17:37 17/6/2023 Tân Tổng giám đốc Xây dựng Hòa Bình muốn mua 2 triệu cổ phiếu HBCSau nửa tháng nhậm chức, ông Lê Văn Nam - tân Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình - vừa đăng ký mua vào 2 triệu cổ phiếu HBC với mục đích đầu tư dài hạn. 19:26 15/6/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Chủ tịch Lê Viết Hải gửi tâm thư tới cổ đông Hòa Bình Ông Hải nhận trách nhiệm khi chưa làm tròn nghĩa vụ đưa công ty phát triển như kỳ vọng và đã để xảy ra vài sự việc rất đáng tiếc ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Ban lãnh đạo. Chủ tịch Lê Viết Hải gửi tâm thư tới cổ đông Xây dựng Hòa Bình. Ảnh: HBC. Ông Lê Viết Hải - Chủ tịch CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) - vừa có thư gửi cổ đông trước thềm phiên họp Đại hội đồng cổ đông dự kiến diễn ra ngày 27/6 tới. Mở đầu nội dung gửi cổ đông, Chủ tịch Hòa Bình đã đưa ra đánh giá năm 2022 và 2023 là thời kỳ khó khăn nhất của Hòa Bình trong suốt hành trình qua hơn 3,5 thập kỷ. Ông Hải nhận trách nhiệm khi chưa làm tròn nghĩa vụ đưa công ty phát triển như chiến lược đã xác định, chưa xứng đáng với niềm tin và lòng mong mỏi của các cổ đông. Đồng thời, ông xin nhận trách nhiệm của người giữ vị trí cao nhất trong doanh nghiệp khi đã để xảy ra một số sự việc rất đáng tiếc ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Ban lãnh đạo và thương hiệu Hòa Bình. "Tuy vậy, tôi không hổ thẹn với chính mình hoặc bất cứ một ai khi khẳng định rằng tôi đã đem hết nỗ lực và làm tất cả những gì có thể làm được để giúp công ty vượt qua mọi khó khăn trong mấy năm qua. Những quyết định của tôi trong bất cứ tình thế nào đều được đưa ra trên nguyên tắc bảo vệ cho quyền lợi cao nhất của cổ đông, dù lắm khi phải hy sinh quyền lợi của riêng mình", Chủ tịch Xây dựng Hòa Bình bày tỏ. Bên cạnh đó, ông cho biết doanh nghiệp phải lùi lại một bước để làm mới bản thân bằng chiến lược tái cấu trúc toàn diện. Theo ông, hiện kế hoạch tái cấu trúc toàn diện đã được Hội đồng Quản trị và Ban điều hành Hòa Bình bắt tay vào triển khai. Đến ngày 23/6, đã có 89 nhà cung cấp và nhà thầu phụ đồng ý cấn trừ nợ bằng cổ phiếu với giá trị 650 tỷ đồng. Ông Hải khẳng định khi hoàn tất việc định giá lại tài sản, phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược và thành công trong việc hoàn nhập nợ ngắn hạn phải thu khó đòi lũy kế lên đến 2.059 tỷ đồng. "Qua đó, vốn chủ sở hữu của Hòa Bình không những sẽ trở lại như cũ mà còn cao hơn nhiều so với những năm trước", ông Hải nhấn mạnh. Với nguyên tắc thận trọng, ông cho biết đơn vị kiểm toán đã căn cứ vào tuổi nợ để xác định giá trị trích lập dự phòng nói trên. "Thực tế trong suốt lịch sử kinh doanh của mình, Hòa Bình chưa hề xoá bất cứ khoản nợ nào. Hầu hết khoản nợ đã từng trích lập trước đây đều đã được hoàn nhập", ông viết rõ trong thư gửi cổ đông. Chủ tịch Hòa Bình nhấn mạnh thời gian qua, Hòa Bình đã phải giải quyết vấn đề thu hồi nợ qua cơ quan chức năng và đã có 10 vụ được xét xử, Hòa Bình đã thành công cả 10 vụ. Tổng giá trị Hòa Bình sẽ thu về qua kết quả xét xử cao hơn tổng nợ gốc lên đến gần 50%. Với nhiều tín hiệu lạc quan, HĐQT Hòa Bình vẫn quyết định giữ mục tiêu doanh thu 2023 ở mức 12.500 tỷ đồng và lợi nhuận là 125 tỷ đồng. Mới đây, ông Hải vừa đề cử ông Lê Văn Nam - Tổng giám đốc Hòa Bình - và ông Mai Hữu Thung - Chủ tịch HĐQT CTCP Bất động sản Thành Ngân - vào vị trí Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2022-2024. Tuy nhiên, sau đó vài ngày, ông Mai Văn Thung đã xin rút khỏi danh sách đề cử và ông Hải đã đề cử ứng viên thay thế là bà Nguyễn Thị Lượt. Bà Lượt sinh năm 1976, có trình độ cử nhân kinh tế. Hiện bà đang là Giám đốc Công ty TNHH Sài Gòn Queen Hotel. Cùng lúc này, Xây dựng Hòa Bình vừa tiếp nhận thêm thông tin ứng viên Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2022-2024 do nhóm cổ đông nắm giữ 5,38% cổ phần tại doanh nghiệp đề cử là bà Vũ Thị Hòa (sinh năm 1960). Cá nhân này hiện làm việc tại Công ty Luật TNHH ALB & Partners. Như vậy, danh sách ứng viên cho vị trí Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2022-2024 mới của Hòa Bình hiện gồm có ông Lê Văn Nam, bà Nguyễn Thị Lượt và bà Vũ Thị Hòa. Xây dựng Hòa Bình lỗ thêm gần 1.500 tỷ đồng sau kiểm toánSau kiểm toán, khoản lỗ ròng sau thuế của nhà thầu xây dựng này tăng thêm hơn 1.450 tỷ đồng lên mức âm 2.594 tỷ đồng. Mức lỗ này thậm chí còn giảm hơn 26 lần so với năm 2021. 12:13 19/6/2023 Ông Lê Viết Hải đề cử 2 ứng viên vào HĐQT Xây dựng Hòa BìnhSau loạt thành viên từ nhiệm, tân tổng giám đốc Hòa Bình và lãnh đạo cấp cao của một công ty bất động sản được ông Lê Viết Hải đề cử vào vị trí thành viên HĐQT. 17:37 17/6/2023 Tân Tổng giám đốc Xây dựng Hòa Bình muốn mua 2 triệu cổ phiếu HBCSau nửa tháng nhậm chức, ông Lê Văn Nam - tân Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình - vừa đăng ký mua vào 2 triệu cổ phiếu HBC với mục đích đầu tư dài hạn. 19:26 15/6/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Vàng miếng SJC chốt đỉnh mới 78,5 triệu đồng/lượng
Giá vàng miếng SJC đã tăng tới 1,6 triệu đồng/lượng chỉ trong ngày đầu tuần hôm nay để chốt phiên tại đỉnh lịch sử mới 78,5 triệu đồng/lượng.
Giá vàng miếng SJC lên đỉnh cao mới khi chốt phiên đầu tuần (25/12) ở mức 78,5 triệu đồng/lượng. Ảnh: Đức Anh. Phiên giao dịch đầu tiên của tuần cuối cùng trong năm 2023 đã chứng kiến màn leo đỉnh liên tục của mặt hàng vàng miếng SJC. Chỉ tính trong phiên giao dịch 25/12, giá mặt hàng này đã tăng tới 1,5 triệu đồng so với giá chốt phiên cuối tuần trước. Đóng cửa phiên giao dịch hôm nay, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) giữ mức giá giao dịch vàng miếng ở 77,4 - 78,4 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tương ứng mức tăng 1,7 triệu đồng chiều mua và 1,5 triệu đồng chiều bán. Đây cũng là mức đỉnh mới được ghi nhận với mặt hàng vàng miếng SJC. Với vàng nhẫn 99,99 loại 1-5 chỉ, SJC cũng chốt phiên giao dịch 25/12 ở vùng giá cao là 62,05 triệu đồng/lượng (mua) và 63,1 triệu đồng/lượng (bán), tương ứng mức tăng 150.000 đồng ở hai chiều so với cuối tuần trước. Tuy nhiên, mức giá 78,4 triệu đồng/lượng mà SJC đưa ra vẫn chưa phải giá bán cao nhất của mặt hàng vàng miếng trong nước hôm nay. Theo đó, tại Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) chốt phiên giao dịch cuối ngày niêm yết giá vàng miếng ở mức 78,5 triệu đồng/lượng (bán) và 77,5 triệu đồng/lượng (mua). Như vậy, mặt hàng vàng miếng được PNJ điều chỉnh tăng 1,75 triệu đồng chiều mua và 1,55 triệu đồng ở chiều bán so với giá cuối tuần trước. Tương tự, Bảo Tín Minh Châu cũng niêm yết giá chốt phiên cho mặt hàng vàng miếng hôm nay ở mức 77,5 - 78,5 triệu đồng/lượng (mua - bán), tương ứng mức tăng 1,65 triệu đồng chiều mua vào và 1,55 triệu đồng chiều bán ra. Xét trên toàn thị trường, mức 78,5 triệu đồng/lượng tại PNJ và Bảo Tín Minh Châu đang là giá bán cao nhất ghi nhận được trong ngày 25/12. Trong khi đó, Tập đoàn DOJI, Phú Quý và Mi Hồng cũng điều chỉnh tăng mạnh tới 1,6 triệu đồng/lượng cho mặt hàng vàng miếng SJC phiên hôm nay, kéo giá đóng cửa phiên giao dịch ở 78,4 triệu đồng/lượng, bằng với SJC. Cụ thể, DOJI niêm yết ở mức 77,35 - 78,45 triệu đồng/lượng; Phú Quý niêm yết ở 77,3 - 78,4 triệu đồng/lượng; và Mi Hồng niêm yết ở 77,4 - 78,4 triệu đồng/lượng. Trước bối cảnh giá vàng miếng SJC trong nước liên tục tăng cao, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng đánh giá, tài sản này vẫn trong giai đoạn biến động mạnh. Đồng thời đưa lời khuyên tới nhà đầu tư nên cẩn trọng và tránh lướt sóng trong giai đoạn này vì tiềm ẩn nhiều nguy hiểm thua lỗ. Còn với mặt hàng vàng nhẫn, Ths. Nguyễn Thu Giang, Chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân Công ty CP Tư vấn đầu tư & Quản lý tài sản FIDT khuyên nhà đầu tư muốn mua với số lượng lớn trong giai đoạn này cần có kiến thức và kinh nghiệm. Nếu là nhà đầu tư mới, hãy cân nhắc kỹ càng bởi giá mặt hàng này đã tăng hơn 10% trong vòng 12 tháng qua. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Lãi suất gửi tiết kiệm tạo đáy mới, chỉ còn 1,9%/nămKhách hàng cá nhân gửi tiền kỳ hạn 1-2 tháng tại Vietcombank hiện chỉ được hưởng mức lãi suất thấp kỷ lục là 1,9%/năm. 16:57 25/12/2023 Chứng khoán 25/12: Sắc xanh áp đảo thị trườngChứng khoán có phiên khởi đầu tuần thuận lợi khi tăng trên 14 điểm. Khối ngoại cũng phát tín hiệu tích cực khi thu hẹp quy mô bán ròng. 16:07 25/12/2023 Giá vàng miếng SJC vượt 78 triệu đồng/lượngGiá vàng miếng SJC tiếp tục tăng dữ dội trong phiên giao dịch chiều nay (25/12), hiện đã vượt mốc 78 triệu đồng/lượng ở hầu hết doanh nghiệp. 15:57 25/12/2023
Vàng miếng SJC chốt đỉnh mới 78,5 triệu đồng/lượng Giá vàng miếng SJC đã tăng tới 1,6 triệu đồng/lượng chỉ trong ngày đầu tuần hôm nay để chốt phiên tại đỉnh lịch sử mới 78,5 triệu đồng/lượng. Giá vàng miếng SJC lên đỉnh cao mới khi chốt phiên đầu tuần (25/12) ở mức 78,5 triệu đồng/lượng. Ảnh: Đức Anh. Phiên giao dịch đầu tiên của tuần cuối cùng trong năm 2023 đã chứng kiến màn leo đỉnh liên tục của mặt hàng vàng miếng SJC. Chỉ tính trong phiên giao dịch 25/12, giá mặt hàng này đã tăng tới 1,5 triệu đồng so với giá chốt phiên cuối tuần trước. Đóng cửa phiên giao dịch hôm nay, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) giữ mức giá giao dịch vàng miếng ở 77,4 - 78,4 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tương ứng mức tăng 1,7 triệu đồng chiều mua và 1,5 triệu đồng chiều bán. Đây cũng là mức đỉnh mới được ghi nhận với mặt hàng vàng miếng SJC. Với vàng nhẫn 99,99 loại 1-5 chỉ, SJC cũng chốt phiên giao dịch 25/12 ở vùng giá cao là 62,05 triệu đồng/lượng (mua) và 63,1 triệu đồng/lượng (bán), tương ứng mức tăng 150.000 đồng ở hai chiều so với cuối tuần trước. Tuy nhiên, mức giá 78,4 triệu đồng/lượng mà SJC đưa ra vẫn chưa phải giá bán cao nhất của mặt hàng vàng miếng trong nước hôm nay. Theo đó, tại Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) chốt phiên giao dịch cuối ngày niêm yết giá vàng miếng ở mức 78,5 triệu đồng/lượng (bán) và 77,5 triệu đồng/lượng (mua). Như vậy, mặt hàng vàng miếng được PNJ điều chỉnh tăng 1,75 triệu đồng chiều mua và 1,55 triệu đồng ở chiều bán so với giá cuối tuần trước. Tương tự, Bảo Tín Minh Châu cũng niêm yết giá chốt phiên cho mặt hàng vàng miếng hôm nay ở mức 77,5 - 78,5 triệu đồng/lượng (mua - bán), tương ứng mức tăng 1,65 triệu đồng chiều mua vào và 1,55 triệu đồng chiều bán ra. Xét trên toàn thị trường, mức 78,5 triệu đồng/lượng tại PNJ và Bảo Tín Minh Châu đang là giá bán cao nhất ghi nhận được trong ngày 25/12. Trong khi đó, Tập đoàn DOJI, Phú Quý và Mi Hồng cũng điều chỉnh tăng mạnh tới 1,6 triệu đồng/lượng cho mặt hàng vàng miếng SJC phiên hôm nay, kéo giá đóng cửa phiên giao dịch ở 78,4 triệu đồng/lượng, bằng với SJC. Cụ thể, DOJI niêm yết ở mức 77,35 - 78,45 triệu đồng/lượng; Phú Quý niêm yết ở 77,3 - 78,4 triệu đồng/lượng; và Mi Hồng niêm yết ở 77,4 - 78,4 triệu đồng/lượng. Trước bối cảnh giá vàng miếng SJC trong nước liên tục tăng cao, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng đánh giá, tài sản này vẫn trong giai đoạn biến động mạnh. Đồng thời đưa lời khuyên tới nhà đầu tư nên cẩn trọng và tránh lướt sóng trong giai đoạn này vì tiềm ẩn nhiều nguy hiểm thua lỗ. Còn với mặt hàng vàng nhẫn, Ths. Nguyễn Thu Giang, Chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân Công ty CP Tư vấn đầu tư & Quản lý tài sản FIDT khuyên nhà đầu tư muốn mua với số lượng lớn trong giai đoạn này cần có kiến thức và kinh nghiệm. Nếu là nhà đầu tư mới, hãy cân nhắc kỹ càng bởi giá mặt hàng này đã tăng hơn 10% trong vòng 12 tháng qua. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Lãi suất gửi tiết kiệm tạo đáy mới, chỉ còn 1,9%/nămKhách hàng cá nhân gửi tiền kỳ hạn 1-2 tháng tại Vietcombank hiện chỉ được hưởng mức lãi suất thấp kỷ lục là 1,9%/năm. 16:57 25/12/2023 Chứng khoán 25/12: Sắc xanh áp đảo thị trườngChứng khoán có phiên khởi đầu tuần thuận lợi khi tăng trên 14 điểm. Khối ngoại cũng phát tín hiệu tích cực khi thu hẹp quy mô bán ròng. 16:07 25/12/2023 Giá vàng miếng SJC vượt 78 triệu đồng/lượngGiá vàng miếng SJC tiếp tục tăng dữ dội trong phiên giao dịch chiều nay (25/12), hiện đã vượt mốc 78 triệu đồng/lượng ở hầu hết doanh nghiệp. 15:57 25/12/2023
Sacombank thôi nhiệm một phó tổng giám đốc
Sacombank vừa có quyết định thôi nhiệm chức danh Phó tổng giám đốc đối với ông Phan Đình Tuệ kể từ ngày 15/6. Tuy nhiên, ông Tuệ vẫn giữ vai trò là Thành viên HĐQT ngân hàng.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - mã: STB) vừa có công bố thông tin thay đổi nhân sự cấp cao. Theo đó, nhà băng này đã quyết định thôi nhiệm chức danh Phó tổng giám đốc và chấm dứt hợp đồng lao động đối với ông Phan Đình Tuệ (sinh năm 1966) kể từ ngày 15/6. Sau quyết định kể trên, ông Tuệ vẫn sẽ tiếp tục đảm nhiệm chức vụ Thành viên HĐQT Sacombank nhiệm kỳ 2022-2026. Ông Phan Đình Tuệ đã giữ vai trò Phó tổng giám đốc Sacombank được gần 11 năm, kể từ ngày 14/6/2012 và được bầu làm Thành viên HĐQT từ năm 2021. Đến Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022, ông tiếp tục được bầu vào HĐQT nhiệm kỳ 2022-2026. Với việc ông Phan Đình Tuệ thôi giữ vai trò Phó tổng giám đốc Sacombank, Ban tổng giám đốc nhà băng này sẽ còn lại 14 thành viên gồm bà Nguyễn Đức Thạch Diễm là Tổng giám đốc kiêm Người đại diện theo pháp luật; ông Huỳnh Thanh Giang là Kế toán trưởng và 12 phó tổng giám đốc. Ông Phan Đình Tuệ hiện vẫn giữ vai trò Thành viên HĐQT tại Sacombank. Ảnh: STB. Ở cơ cấu nhân sự HĐQT, Sacombank vẫn duy trì Ban quản trị với 7 thành viên gồm ông Dương Công Minh làm Chủ tịch; bà Nguyễn Đức Thạch Diễm là Phó chủ tịch thường trực; ông Phạm Văn Phong là Phó chủ tịch; ông Nguyễn Xuân Vũ, Phan Đình Tuệ là Thành viên HĐQT cùng 2 Thành viên độc lập là ông Vương Công Đức và bà Phạm Thị Thu Hằng. Về tình hình kinh doanh của Sacombank, theo báo cáo tài chính mới nhất, tính riêng quý I năm nay, Sacombank đã thu về gần 2.383 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 50% so với cùng kỳ năm 2022. Theo đó, nguồn thu chính của ngân hàng vẫn là thu lãi thuần từ cho vay với mức tăng 113%, mang về gần 5.837 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, các nguồn thu ngoài lãi tại Sacombank lại sụt giảm trong quý vừa qua như lãi từ dịch vụ giảm 57%, còn 658 tỷ đồng; lãi từ kinh doanh ngoại hối giảm 13%, còn 258 tỷ đồng; và lãi từ hoạt động khác giảm 95%, còn 29 tỷ đồng. Tính đến ngày 31/3, tổng tài sản tại Sacombank đạt gần 596.700 tỷ đồng, tăng 1% so với cuối năm 2022. Trong đó, số dư cho vay khách hàng tăng 2%, đạt 448.469 tỷ đồng. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Hà Nội thu hồi gần 200 ha đất của 2 dự án ở Mê LinhSau khoảng thời gian dài bị “đắp chiếu”, hai dự án khu đô thị tại huyện Mê Linh đã chính thức bị UBND TP Hà Nội quyết định chấm dứt thực hiện. 13:18 14/6/2023 Vị thế trung tâm cờ bạc lớn nhất thế giới bị lung layTrong tương lai, Macau (Trung Quốc) sẽ phải đối diện với thách thức đến từ các trung tâm cờ bạc mới nổi tại Thái Lan, Nhật Bản và UAE. 12:04 14/6/2023
Sacombank thôi nhiệm một phó tổng giám đốc Sacombank vừa có quyết định thôi nhiệm chức danh Phó tổng giám đốc đối với ông Phan Đình Tuệ kể từ ngày 15/6. Tuy nhiên, ông Tuệ vẫn giữ vai trò là Thành viên HĐQT ngân hàng. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - mã: STB) vừa có công bố thông tin thay đổi nhân sự cấp cao. Theo đó, nhà băng này đã quyết định thôi nhiệm chức danh Phó tổng giám đốc và chấm dứt hợp đồng lao động đối với ông Phan Đình Tuệ (sinh năm 1966) kể từ ngày 15/6. Sau quyết định kể trên, ông Tuệ vẫn sẽ tiếp tục đảm nhiệm chức vụ Thành viên HĐQT Sacombank nhiệm kỳ 2022-2026. Ông Phan Đình Tuệ đã giữ vai trò Phó tổng giám đốc Sacombank được gần 11 năm, kể từ ngày 14/6/2012 và được bầu làm Thành viên HĐQT từ năm 2021. Đến Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022, ông tiếp tục được bầu vào HĐQT nhiệm kỳ 2022-2026. Với việc ông Phan Đình Tuệ thôi giữ vai trò Phó tổng giám đốc Sacombank, Ban tổng giám đốc nhà băng này sẽ còn lại 14 thành viên gồm bà Nguyễn Đức Thạch Diễm là Tổng giám đốc kiêm Người đại diện theo pháp luật; ông Huỳnh Thanh Giang là Kế toán trưởng và 12 phó tổng giám đốc. Ông Phan Đình Tuệ hiện vẫn giữ vai trò Thành viên HĐQT tại Sacombank. Ảnh: STB. Ở cơ cấu nhân sự HĐQT, Sacombank vẫn duy trì Ban quản trị với 7 thành viên gồm ông Dương Công Minh làm Chủ tịch; bà Nguyễn Đức Thạch Diễm là Phó chủ tịch thường trực; ông Phạm Văn Phong là Phó chủ tịch; ông Nguyễn Xuân Vũ, Phan Đình Tuệ là Thành viên HĐQT cùng 2 Thành viên độc lập là ông Vương Công Đức và bà Phạm Thị Thu Hằng. Về tình hình kinh doanh của Sacombank, theo báo cáo tài chính mới nhất, tính riêng quý I năm nay, Sacombank đã thu về gần 2.383 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 50% so với cùng kỳ năm 2022. Theo đó, nguồn thu chính của ngân hàng vẫn là thu lãi thuần từ cho vay với mức tăng 113%, mang về gần 5.837 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, các nguồn thu ngoài lãi tại Sacombank lại sụt giảm trong quý vừa qua như lãi từ dịch vụ giảm 57%, còn 658 tỷ đồng; lãi từ kinh doanh ngoại hối giảm 13%, còn 258 tỷ đồng; và lãi từ hoạt động khác giảm 95%, còn 29 tỷ đồng. Tính đến ngày 31/3, tổng tài sản tại Sacombank đạt gần 596.700 tỷ đồng, tăng 1% so với cuối năm 2022. Trong đó, số dư cho vay khách hàng tăng 2%, đạt 448.469 tỷ đồng. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Hà Nội thu hồi gần 200 ha đất của 2 dự án ở Mê LinhSau khoảng thời gian dài bị “đắp chiếu”, hai dự án khu đô thị tại huyện Mê Linh đã chính thức bị UBND TP Hà Nội quyết định chấm dứt thực hiện. 13:18 14/6/2023 Vị thế trung tâm cờ bạc lớn nhất thế giới bị lung layTrong tương lai, Macau (Trung Quốc) sẽ phải đối diện với thách thức đến từ các trung tâm cờ bạc mới nổi tại Thái Lan, Nhật Bản và UAE. 12:04 14/6/2023
Giá vàng miếng SJC mất mốc 74 triệu đồng/lượng
Xu hướng giảm của vàng thế giới khiến giá các mặt hàng vàng trong nước cũng giảm theo trong phiên đầu tuần hôm nay.
Giá vàng miếng SJC đã trượt khỏi mốc 74 triệu đồng/lượng phiên sáng nay. Ảnh: Chí Hùng. Trên thị trường thế giới, giá vàng giao ngay đã mất mốc 2.000 USD/ounce vào sáng nay (11/12), hiện chạy quanh mức 1.997 USD/ounce, giảm 7 USD so với cuối tuần trước, tương đương mức giảm 0,34%. Hiện giá vàng thế giới quy đổi ra tiền Việt, chưa bao gồm thuế phí vào khoảng 58,7 triệu đồng/lượng. Theo giới phân tích, giá vàng sụt giảm do thị trường đang đón chờ thông tin từ cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến diễn ra trong tuần này. Nếu Fed ngừng tăng lãi suất và bắt đầu lộ trình giảm từ đầu năm tới, giá vàng sẽ được hưởng lợi. Trong ngắn hạn, giá vàng thế giới lao dốc khi đồng USD phục hồi mạnh và áp lực chốt lời sau khi vàng lập đỉnh mọi thời đại ở vùng 2.150 USD/ounce vào tuần trước. Chiến lược gia thị trường Colin Cieszynski của SIA Wealth Management dự đoán giá vàng sẽ giảm trong ngắn hạn. Tuy nhiên, một số chuyên gia khác nhận định, giá vàng vẫn còn động lực tăng trước những thông tin giảm lãi suất của Fed. Xu hướng giảm của vàng thế giới đã khiến giá các mặt hàng vàng trong nước giảm theo trong phiên sáng nay. Cụ thể, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) giảm giá giao dịch vàng miếng thêm 200.000 đồng/lượng ở chiều mua và giữ nguyên ở chiều bán, hiện cố định ở mức 72,8 - 73,8 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Cuối tuần trước, SJC đã liên tục điều chỉnh giảm giá vàng miếng nhưng tới sáng nay mới chính thức mất cột mốc 74 triệu đồng/lượng. So với cuối tháng 11, giá vàng miếng tại đây đã giảm tới gần 600.000 đồng. Người mua cũng phải nhận khoản lỗ 1,6 triệu đồng/lượng do chênh lệch từ giá mua - bán từ doanh nghiệp. Diễn biến giảm tương tự cũng ghi nhận với giá vàng nhẫn loại 99,99% tại SJC, hiện được doanh nghiệp này chấp nhận mua vào ở mức 60,5 triệu/lượng và bán ra ở 61,55 triệu đồng, cũng thấp hơn 200.000 đồng so với phiên liền trước. Tương tự vàng miếng, giá vàng nhẫn tại SJC cũng đã giảm tới 850.000 đồng so với cuối tháng 11 và nhà đầu tư đang phải chịu khoản lỗ 1,9 triệu đồng cho mỗi lượng vàng mua vào. Cũng trong hôm nay, Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) niêm yết giá vàng miếng ở mức 72,9 - 73,9 triệu đồng/lượng, thấp hơn 100.000 đồng ở chiều mua và 200.000 đồng ở chiều bán so với phiên liền trước. Giá vàng nhẫn do doanh nghiệp này chế tác ghi nhận mức giảm 100.000-150.000 đồng, hiện cố định ở 60,55 - 61,6 triệu đồng/lượng. Tương tự SJC, giá vàng miếng tại PNJ cũng đã chính thức mất mốc 74 triệu đồng/lượng trong phiên sáng nay. Vùng dưới 74 triệu đồng/lượng hiện là giá bán của nhiều doanh nghiệp trong nước niêm yết với mặt hàng vàng miếng. Trong đó, Tập đoàn DOJI hiện chấp nhận bán ra ở mức 73,9 triệu/lượng; Công ty Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở 73,75 triệu/lượng; Công ty Vàng Mi Hồng bán giá 73,6 triệu/lượng; Tập đoàn Phú Quý bán giá 73,8 triệu/lượng,... Ở chiều mua vào, giá các doanh nghiệp đưa ra cho vàng miếng hiện phổ biến trong khoảng 72,6-72,8 triệu đồng/lượng, giảm khoảng 50.000-200.000 đồng so với phiên liền trước, tùy doanh nghiệp. Với mặt hàng vàng 24K (vàng 99,99%), giá bán các doanh nghiệp trong nước đưa ra hiện cũng chủ yếu giảm 100.000-200.000 đồng/lượng, xuống mốc 62 triệu đồng/lượng. Trong đó, Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng Rồng Thăng Long ở mức 60,93 - 62,03 triệu đồng/lượng; Tập đoàn Phú Quý bán vàng nhẫn tròn ở 60,8 - 62 triệu đồng/lượng; Công ty Vàng Mi Hồng niêm yết vàng 999 ở mức 60,3 - 61,1 triệu đồng/lượng... Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Chứng khoán LPBank thay Chủ tịch sau chưa đầy 4 thángCông ty Chứng khoán LPBank vừa thông báo bổ nhiệm ông Lê Minh Tâm giữ chức Chủ tịch HĐQT kiêm Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, thay thế bà Vũ Thanh Huệ. 10:40 11/12/2023 Chuyên gia: Chứng khoán tuần này sẽ còn giằng coTrong ngắn hạn, các chỉ báo đều chỉ ra tín hiệu tốt của thị trường. Tuy nhiên, việc tâm lý giao dịch chưa rõ ràng có thể khiến thị trường xuất hiện các phiên rung lắc, điều chỉnh. 10:28 11/12/2023
Giá vàng miếng SJC mất mốc 74 triệu đồng/lượng Xu hướng giảm của vàng thế giới khiến giá các mặt hàng vàng trong nước cũng giảm theo trong phiên đầu tuần hôm nay. Giá vàng miếng SJC đã trượt khỏi mốc 74 triệu đồng/lượng phiên sáng nay. Ảnh: Chí Hùng. Trên thị trường thế giới, giá vàng giao ngay đã mất mốc 2.000 USD/ounce vào sáng nay (11/12), hiện chạy quanh mức 1.997 USD/ounce, giảm 7 USD so với cuối tuần trước, tương đương mức giảm 0,34%. Hiện giá vàng thế giới quy đổi ra tiền Việt, chưa bao gồm thuế phí vào khoảng 58,7 triệu đồng/lượng. Theo giới phân tích, giá vàng sụt giảm do thị trường đang đón chờ thông tin từ cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến diễn ra trong tuần này. Nếu Fed ngừng tăng lãi suất và bắt đầu lộ trình giảm từ đầu năm tới, giá vàng sẽ được hưởng lợi. Trong ngắn hạn, giá vàng thế giới lao dốc khi đồng USD phục hồi mạnh và áp lực chốt lời sau khi vàng lập đỉnh mọi thời đại ở vùng 2.150 USD/ounce vào tuần trước. Chiến lược gia thị trường Colin Cieszynski của SIA Wealth Management dự đoán giá vàng sẽ giảm trong ngắn hạn. Tuy nhiên, một số chuyên gia khác nhận định, giá vàng vẫn còn động lực tăng trước những thông tin giảm lãi suất của Fed. Xu hướng giảm của vàng thế giới đã khiến giá các mặt hàng vàng trong nước giảm theo trong phiên sáng nay. Cụ thể, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) giảm giá giao dịch vàng miếng thêm 200.000 đồng/lượng ở chiều mua và giữ nguyên ở chiều bán, hiện cố định ở mức 72,8 - 73,8 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Cuối tuần trước, SJC đã liên tục điều chỉnh giảm giá vàng miếng nhưng tới sáng nay mới chính thức mất cột mốc 74 triệu đồng/lượng. So với cuối tháng 11, giá vàng miếng tại đây đã giảm tới gần 600.000 đồng. Người mua cũng phải nhận khoản lỗ 1,6 triệu đồng/lượng do chênh lệch từ giá mua - bán từ doanh nghiệp. Diễn biến giảm tương tự cũng ghi nhận với giá vàng nhẫn loại 99,99% tại SJC, hiện được doanh nghiệp này chấp nhận mua vào ở mức 60,5 triệu/lượng và bán ra ở 61,55 triệu đồng, cũng thấp hơn 200.000 đồng so với phiên liền trước. Tương tự vàng miếng, giá vàng nhẫn tại SJC cũng đã giảm tới 850.000 đồng so với cuối tháng 11 và nhà đầu tư đang phải chịu khoản lỗ 1,9 triệu đồng cho mỗi lượng vàng mua vào. Cũng trong hôm nay, Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) niêm yết giá vàng miếng ở mức 72,9 - 73,9 triệu đồng/lượng, thấp hơn 100.000 đồng ở chiều mua và 200.000 đồng ở chiều bán so với phiên liền trước. Giá vàng nhẫn do doanh nghiệp này chế tác ghi nhận mức giảm 100.000-150.000 đồng, hiện cố định ở 60,55 - 61,6 triệu đồng/lượng. Tương tự SJC, giá vàng miếng tại PNJ cũng đã chính thức mất mốc 74 triệu đồng/lượng trong phiên sáng nay. Vùng dưới 74 triệu đồng/lượng hiện là giá bán của nhiều doanh nghiệp trong nước niêm yết với mặt hàng vàng miếng. Trong đó, Tập đoàn DOJI hiện chấp nhận bán ra ở mức 73,9 triệu/lượng; Công ty Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở 73,75 triệu/lượng; Công ty Vàng Mi Hồng bán giá 73,6 triệu/lượng; Tập đoàn Phú Quý bán giá 73,8 triệu/lượng,... Ở chiều mua vào, giá các doanh nghiệp đưa ra cho vàng miếng hiện phổ biến trong khoảng 72,6-72,8 triệu đồng/lượng, giảm khoảng 50.000-200.000 đồng so với phiên liền trước, tùy doanh nghiệp. Với mặt hàng vàng 24K (vàng 99,99%), giá bán các doanh nghiệp trong nước đưa ra hiện cũng chủ yếu giảm 100.000-200.000 đồng/lượng, xuống mốc 62 triệu đồng/lượng. Trong đó, Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng Rồng Thăng Long ở mức 60,93 - 62,03 triệu đồng/lượng; Tập đoàn Phú Quý bán vàng nhẫn tròn ở 60,8 - 62 triệu đồng/lượng; Công ty Vàng Mi Hồng niêm yết vàng 999 ở mức 60,3 - 61,1 triệu đồng/lượng... Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Chứng khoán LPBank thay Chủ tịch sau chưa đầy 4 thángCông ty Chứng khoán LPBank vừa thông báo bổ nhiệm ông Lê Minh Tâm giữ chức Chủ tịch HĐQT kiêm Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, thay thế bà Vũ Thanh Huệ. 10:40 11/12/2023 Chuyên gia: Chứng khoán tuần này sẽ còn giằng coTrong ngắn hạn, các chỉ báo đều chỉ ra tín hiệu tốt của thị trường. Tuy nhiên, việc tâm lý giao dịch chưa rõ ràng có thể khiến thị trường xuất hiện các phiên rung lắc, điều chỉnh. 10:28 11/12/2023
Người Mỹ coi vàng là khoản đầu tư dài hạn tốt hơn chứng khoán
Theo khảo sát mới đây của Gallup, nhà đầu tư Mỹ đang đặt niềm tin nhiều hơn vào vàng, coi kim loại quý là khoản đầu tư dài hạn tốt chỉ sau bất động sản.
Người Mỹ chọn vàng là tài sản đầu tư dài hạn tốt nhất trong thời điểm thị trường gặp khó khăn. Ảnh: The Times. Theo Kitco, từ ngày 3/4 đến ngày 25/4, công ty tư vấn và phân tích Gallup đã có cuộc khảo sát ngẫu nhiên 1.013 nhà đầu tư Mỹ liên quan tới vấn đề kinh tế và tài chính. Câu hỏi được Gallup đưa ra: “Bạn nghĩ khoản đầu tư dài hạn nào sau đây là tốt nhất: Trái phiếu, bất động sản, tài khoản tiết kiệm, cổ phiếu, quỹ tương hỗ, chứng chỉ tiền gửi hay vàng”. Kết quả cuộc khảo sát cho thấy vàng đã bất ngờ bắt kịp bất động sản để trở thành khoản đầu tư dài hạn tốt nhất trong mắt những người được khảo sát. Quan điểm thay đổi kể trên của các nhà đầu tư được cho đến từ biến động của lãi suất tăng cao và bất ổn trên thị trường chứng khoán thời gian qua. Cuộc khảo sát cho thấy bất động sản vẫn giữ vị trí số một về tài sản đầu tư dài hạn được nhà đầu tư Mỹ ưa thích. Nhưng tỷ lệ lựa chọn trong năm nay chỉ dừng lại ở 34%, giảm đáng kể so với mức kỷ lục được ghi nhận vào năm ngoái là 45%. “Lãi suất cho vay tăng cao khiến thị trường bất động sản hạ nhiệt, làm giảm sự hào hứng của các nhà đầu tư", Gallup trích dẫn lý do. Ngược lại, quan điểm cho rằng vàng là khoản đầu tư dài hạn tốt nhất có chiều hướng gia tăng, từ 15% vào năm ngoái lên 26% vào năm nay. Đây cũng là mức bình chọn cao nhất cho mặt hàng kim loại quý tới từ các nhà đầu tư được Gallup khảo sát từ năm 2012 đến nay. Như vậy, vàng đã vượt qua chứng khoán để trở thành khoản đầu tư dài hạn được nhà đầu tư Mỹ ưa thích thứ hai và chỉ thấp hơn 8% so với đầu tư bất động sản. Báo cáo của Gallup cho biết thêm vàng là mặt hàng có xu hướng hưởng lợi khi mức độ tin cậy của nhà đầu tư vào bất động sản và chứng khoán giảm xuống. Điều này thường xảy ra trong thời kỳ suy thoái hoặc bất ổn kinh tế. Những nhà đầu tư tham gia khảo sát kể trên cho biết họ mất niềm tin vào cổ phiếu/quỹ tương hỗ nếu xét trên phương diện lựa chọn để đầu tư dài hạn. Tỷ lệ bình chọn năm ngoái là 24%, nhưng đã giảm còn 18% vào năm nay. Trong khi đó, tỷ lệ nhà đầu tư chọn tài khoản tiết kiệm/chứng chỉ tiền gửi là khoản đầu tư dài tốt nhất đã tăng 4 điểm %, từ 9% vào năm ngoái lên 13% vào năm nay. Mức độ ưa thích đối với trái phiếu tăng 3 điểm %, từ 4% vào năm ngoái lên 7% vào năm nay. Sau sự sụp đổ của sàn tiền ảo FTX, niềm tin của các nhà đầu tư cho danh mục tiền điện tử đã giảm xuống 4 điểm %. Năm ngoái, 8% người được khảo sát coi tiền điện tử là khoản đầu tư tốt nhất, vượt xa trái phiếu. Giá vàng trong nước đồng loạt giảmGiá vàng trong nước theo đà giảm của vàng thế giới, mặt hàng vàng miếng SJC và vàng nhẫn, vàng trang sức đều giảm 50.000-250.000 đồng. 10:55 12/5/2023 Điều gì đang xảy ra với vàngCác báo cáo CPI và PPI mới nhất đều chỉ ra lạm phát tại Mỹ đang hạ nhiệt. Nhưng giá vàng vẫn rơi tự do trong phiên vừa qua. 09:00 12/5/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Người Mỹ coi vàng là khoản đầu tư dài hạn tốt hơn chứng khoán Theo khảo sát mới đây của Gallup, nhà đầu tư Mỹ đang đặt niềm tin nhiều hơn vào vàng, coi kim loại quý là khoản đầu tư dài hạn tốt chỉ sau bất động sản. Người Mỹ chọn vàng là tài sản đầu tư dài hạn tốt nhất trong thời điểm thị trường gặp khó khăn. Ảnh: The Times. Theo Kitco, từ ngày 3/4 đến ngày 25/4, công ty tư vấn và phân tích Gallup đã có cuộc khảo sát ngẫu nhiên 1.013 nhà đầu tư Mỹ liên quan tới vấn đề kinh tế và tài chính. Câu hỏi được Gallup đưa ra: “Bạn nghĩ khoản đầu tư dài hạn nào sau đây là tốt nhất: Trái phiếu, bất động sản, tài khoản tiết kiệm, cổ phiếu, quỹ tương hỗ, chứng chỉ tiền gửi hay vàng”. Kết quả cuộc khảo sát cho thấy vàng đã bất ngờ bắt kịp bất động sản để trở thành khoản đầu tư dài hạn tốt nhất trong mắt những người được khảo sát. Quan điểm thay đổi kể trên của các nhà đầu tư được cho đến từ biến động của lãi suất tăng cao và bất ổn trên thị trường chứng khoán thời gian qua. Cuộc khảo sát cho thấy bất động sản vẫn giữ vị trí số một về tài sản đầu tư dài hạn được nhà đầu tư Mỹ ưa thích. Nhưng tỷ lệ lựa chọn trong năm nay chỉ dừng lại ở 34%, giảm đáng kể so với mức kỷ lục được ghi nhận vào năm ngoái là 45%. “Lãi suất cho vay tăng cao khiến thị trường bất động sản hạ nhiệt, làm giảm sự hào hứng của các nhà đầu tư", Gallup trích dẫn lý do. Ngược lại, quan điểm cho rằng vàng là khoản đầu tư dài hạn tốt nhất có chiều hướng gia tăng, từ 15% vào năm ngoái lên 26% vào năm nay. Đây cũng là mức bình chọn cao nhất cho mặt hàng kim loại quý tới từ các nhà đầu tư được Gallup khảo sát từ năm 2012 đến nay. Như vậy, vàng đã vượt qua chứng khoán để trở thành khoản đầu tư dài hạn được nhà đầu tư Mỹ ưa thích thứ hai và chỉ thấp hơn 8% so với đầu tư bất động sản. Báo cáo của Gallup cho biết thêm vàng là mặt hàng có xu hướng hưởng lợi khi mức độ tin cậy của nhà đầu tư vào bất động sản và chứng khoán giảm xuống. Điều này thường xảy ra trong thời kỳ suy thoái hoặc bất ổn kinh tế. Những nhà đầu tư tham gia khảo sát kể trên cho biết họ mất niềm tin vào cổ phiếu/quỹ tương hỗ nếu xét trên phương diện lựa chọn để đầu tư dài hạn. Tỷ lệ bình chọn năm ngoái là 24%, nhưng đã giảm còn 18% vào năm nay. Trong khi đó, tỷ lệ nhà đầu tư chọn tài khoản tiết kiệm/chứng chỉ tiền gửi là khoản đầu tư dài tốt nhất đã tăng 4 điểm %, từ 9% vào năm ngoái lên 13% vào năm nay. Mức độ ưa thích đối với trái phiếu tăng 3 điểm %, từ 4% vào năm ngoái lên 7% vào năm nay. Sau sự sụp đổ của sàn tiền ảo FTX, niềm tin của các nhà đầu tư cho danh mục tiền điện tử đã giảm xuống 4 điểm %. Năm ngoái, 8% người được khảo sát coi tiền điện tử là khoản đầu tư tốt nhất, vượt xa trái phiếu. Giá vàng trong nước đồng loạt giảmGiá vàng trong nước theo đà giảm của vàng thế giới, mặt hàng vàng miếng SJC và vàng nhẫn, vàng trang sức đều giảm 50.000-250.000 đồng. 10:55 12/5/2023 Điều gì đang xảy ra với vàngCác báo cáo CPI và PPI mới nhất đều chỉ ra lạm phát tại Mỹ đang hạ nhiệt. Nhưng giá vàng vẫn rơi tự do trong phiên vừa qua. 09:00 12/5/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Phố Wall nóng lòng đợi tin từ Fed
Biên bản họp tháng 6 của Fed sắp được công bố. Đây là cuộc họp khiến Phố Wall bối rối và đã làm đảo lộn nhiều thị trường, trong đó có vàng.
Theo Bloomberg, trong ngày 5/7 (giờ Mỹ), Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ công bố biên bản họp chính sách tháng 6. Quyết định được đưa ra trong cuộc họp này đã khiến các thị trường bối rối. Cụ thể, Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) - cơ quan hoạch định chính sách của Fed - đã tạm dừng tăng lãi suất sau khi nâng liên tiếp 10 lần trong vòng 15 tháng. Tuy nhiên, các quan chức Fed lại phát đi tín hiệu sẽ tiếp tục tăng lãi suất 2 lần nữa trong năm nay, mỗi lần 0,25 điểm phần trăm. Bloomberg nhận định đây là một quyết định khó hiểu, khiến các nhà đầu tư buộc phải tìm câu trả lời. Fed đã nói gì trong cuộc họp "Ngân hàng trung ương Mỹ và Chủ tịch Jerome Powell đã đưa ra một thông điệp lộn xộn. Và tôi cho rằng đó là sự thỏa hiệp không mấy dễ chịu giữa hai phe diều hâu và ôn hòa trong FOMC", bà Kathy Bostjancic - chuyên gia kinh tế trưởng tại Nationwide Life Insurance Co. - nhận định. "Biên bản họp sẽ mang đến cái nhìn rõ ràng hơn về điều này, hoặc cũng có thể chỉ giống với lời giải thích đầy ái ngại của ông Powell", bà nhận định. Ông Powell cho biết các quan chức Fed muốn có thêm thời gian để phân tích dữ liệu kinh tế sau những đợt tăng lãi suất dồn dập trước đó, cùng với việc hoạt động tín dụng bị suy yếu vì cuộc khủng hoảng của các ngân hàng khu vực tại Mỹ. Tuần trước, người đứng đầu Fed cho biết phần lớn thành viên FOMC nghiêng về kịch bản tiếp tục tăng lãi suất điều hành thêm 2 lần nữa hoặc hơn. Ông cũng không loại trừ khả năng Fed nâng lãi suất trong các cuộc họp liên tiếp. Còn theo ông Derek Tang - chuyên gia kinh tế của LH Meyer/Monetary Policy Analytics - biên bản họp tháng 6 sẽ cho thấy thị trường đã đúng khi tin vào một đợt tăng lãi suất nữa trong tháng 7. "Khả năng xảy ra một đợt tăng lãi suất nữa trong tháng 7 không phải 100% nhưng cũng rất cao. Fed sẽ không thể khẳng định rằng chu kỳ thắt chặt vẫn tiếp diễn nếu họ không nâng lãi suất trong 2 cuộc họp liên tiếp", ông nhận định. Nhưng vị chuyên gia tin rằng biên bản cuộc họp "sẽ linh hoạt nhất có thể". Rủi ro nghiêng về lạm phát tăng cao "Với rủi ro lạm phát nghiêng về phía tăng, chúng tôi tin rằng các cuộc thảo luận của Fed sẽ hướng tới tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 7", ông Stuart Paul - chuyên gia kinh tế trưởng về Mỹ - tại Bloomberg Economics - nhận định. Fed sẽ nhận được 2 báo cáo kinh tế quan trọng trước cuộc họp ngày 25-26/7. Đó là báo cáo việc làm và chỉ số giá tiêu dùng tháng 6. Theo dữ liệu mới được Bộ Thương mại Mỹ công bố hôm 30/6, lạm phát chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) đã hạ nhiệt trong tháng 5. Đây là thước đo lạm phát yêu thích của Fed. Cụ thể, trong tháng 5, PCE chỉ tăng 3,8% so với một năm trước đó. Hồi tháng 4, tỷ lệ này là 4,3%. Đây cũng là mức tăng thấp nhất kể từ tháng 4/2021. PCE cốt lõi - loại trừ giá năng lượng và thực phẩm biến động mạnh - tăng 4,6% so với một năm trước đó, giảm nhẹ từ mức tăng 4,7% của tháng 4 và đánh dấu mức thấp nhất kể từ tháng 10/2021. So với tháng 4, PCE cốt lõi của Mỹ chỉ nhích lên 0,3%. Nhưng trong quý I, nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với ước tính trước đó. GDP quý I tăng trưởng 2% so với cùng kỳ năm 2022, vượt xa ước tính là 1,3%. Trước đó, các nhà kinh tế được Refinitiv khảo sát dự đoán tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ trong quý I chỉ là 1,4%. Ước tính GDP mới nhất cho thấy nền kinh tế Mỹ đang chống chịu tốt hơn nhiều tưởng tượng. Khả năng chi tiêu của người tiêu dùng nước này vẫn còn mạnh mẽ, dù các nhà kinh tế chỉ ra tăng trưởng kinh tế của Mỹ đã giảm tốc trong những tháng gần đây. Trong khi đó, Fed đang muốn đánh đổi tăng trưởng kinh tế để hạ nhiệt lạm phát. "Vấn đề là nền kinh tế vẫn chống chịu tốt hơn dự báo và đà giảm của lạm phát đã được chứng minh là thiếu ổn định. Do đó, FOMC sẽ có khuynh hướng diều hâu trong một thời gian", ông Rubeela Farooqi - chuyên gia kinh tế trưởng của Mỹ tại High Frequency Economics - nhận định. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Bắc Kinh tìm cách 'cứu' đồng nhân dân tệNgân hàng Nhân dân Trung Quốc cam kết ổn định đồng nhân dân tệ và tăng cường hỗ trợ kinh tế trong bối cảnh những hoài nghi về khả năng phục hồi của nước này đang gia tăng. 15:36 1/7/2023 Fed: Sẽ còn nhiều đợt tăng lãi suất nữaTrái ngược với kỳ vọng của thị trường, Chủ tịch Fed cho biết ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất thêm nhiều lần nữa cho đến khi đạt được bước tiến trong cuộc chiến với lạm phát. 06:29 22/6/2023
Phố Wall nóng lòng đợi tin từ Fed Biên bản họp tháng 6 của Fed sắp được công bố. Đây là cuộc họp khiến Phố Wall bối rối và đã làm đảo lộn nhiều thị trường, trong đó có vàng. Theo Bloomberg, trong ngày 5/7 (giờ Mỹ), Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ công bố biên bản họp chính sách tháng 6. Quyết định được đưa ra trong cuộc họp này đã khiến các thị trường bối rối. Cụ thể, Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) - cơ quan hoạch định chính sách của Fed - đã tạm dừng tăng lãi suất sau khi nâng liên tiếp 10 lần trong vòng 15 tháng. Tuy nhiên, các quan chức Fed lại phát đi tín hiệu sẽ tiếp tục tăng lãi suất 2 lần nữa trong năm nay, mỗi lần 0,25 điểm phần trăm. Bloomberg nhận định đây là một quyết định khó hiểu, khiến các nhà đầu tư buộc phải tìm câu trả lời. Fed đã nói gì trong cuộc họp "Ngân hàng trung ương Mỹ và Chủ tịch Jerome Powell đã đưa ra một thông điệp lộn xộn. Và tôi cho rằng đó là sự thỏa hiệp không mấy dễ chịu giữa hai phe diều hâu và ôn hòa trong FOMC", bà Kathy Bostjancic - chuyên gia kinh tế trưởng tại Nationwide Life Insurance Co. - nhận định. "Biên bản họp sẽ mang đến cái nhìn rõ ràng hơn về điều này, hoặc cũng có thể chỉ giống với lời giải thích đầy ái ngại của ông Powell", bà nhận định. Ông Powell cho biết các quan chức Fed muốn có thêm thời gian để phân tích dữ liệu kinh tế sau những đợt tăng lãi suất dồn dập trước đó, cùng với việc hoạt động tín dụng bị suy yếu vì cuộc khủng hoảng của các ngân hàng khu vực tại Mỹ. Tuần trước, người đứng đầu Fed cho biết phần lớn thành viên FOMC nghiêng về kịch bản tiếp tục tăng lãi suất điều hành thêm 2 lần nữa hoặc hơn. Ông cũng không loại trừ khả năng Fed nâng lãi suất trong các cuộc họp liên tiếp. Còn theo ông Derek Tang - chuyên gia kinh tế của LH Meyer/Monetary Policy Analytics - biên bản họp tháng 6 sẽ cho thấy thị trường đã đúng khi tin vào một đợt tăng lãi suất nữa trong tháng 7. "Khả năng xảy ra một đợt tăng lãi suất nữa trong tháng 7 không phải 100% nhưng cũng rất cao. Fed sẽ không thể khẳng định rằng chu kỳ thắt chặt vẫn tiếp diễn nếu họ không nâng lãi suất trong 2 cuộc họp liên tiếp", ông nhận định. Nhưng vị chuyên gia tin rằng biên bản cuộc họp "sẽ linh hoạt nhất có thể". Rủi ro nghiêng về lạm phát tăng cao "Với rủi ro lạm phát nghiêng về phía tăng, chúng tôi tin rằng các cuộc thảo luận của Fed sẽ hướng tới tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 7", ông Stuart Paul - chuyên gia kinh tế trưởng về Mỹ - tại Bloomberg Economics - nhận định. Fed sẽ nhận được 2 báo cáo kinh tế quan trọng trước cuộc họp ngày 25-26/7. Đó là báo cáo việc làm và chỉ số giá tiêu dùng tháng 6. Theo dữ liệu mới được Bộ Thương mại Mỹ công bố hôm 30/6, lạm phát chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) đã hạ nhiệt trong tháng 5. Đây là thước đo lạm phát yêu thích của Fed. Cụ thể, trong tháng 5, PCE chỉ tăng 3,8% so với một năm trước đó. Hồi tháng 4, tỷ lệ này là 4,3%. Đây cũng là mức tăng thấp nhất kể từ tháng 4/2021. PCE cốt lõi - loại trừ giá năng lượng và thực phẩm biến động mạnh - tăng 4,6% so với một năm trước đó, giảm nhẹ từ mức tăng 4,7% của tháng 4 và đánh dấu mức thấp nhất kể từ tháng 10/2021. So với tháng 4, PCE cốt lõi của Mỹ chỉ nhích lên 0,3%. Nhưng trong quý I, nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với ước tính trước đó. GDP quý I tăng trưởng 2% so với cùng kỳ năm 2022, vượt xa ước tính là 1,3%. Trước đó, các nhà kinh tế được Refinitiv khảo sát dự đoán tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ trong quý I chỉ là 1,4%. Ước tính GDP mới nhất cho thấy nền kinh tế Mỹ đang chống chịu tốt hơn nhiều tưởng tượng. Khả năng chi tiêu của người tiêu dùng nước này vẫn còn mạnh mẽ, dù các nhà kinh tế chỉ ra tăng trưởng kinh tế của Mỹ đã giảm tốc trong những tháng gần đây. Trong khi đó, Fed đang muốn đánh đổi tăng trưởng kinh tế để hạ nhiệt lạm phát. "Vấn đề là nền kinh tế vẫn chống chịu tốt hơn dự báo và đà giảm của lạm phát đã được chứng minh là thiếu ổn định. Do đó, FOMC sẽ có khuynh hướng diều hâu trong một thời gian", ông Rubeela Farooqi - chuyên gia kinh tế trưởng của Mỹ tại High Frequency Economics - nhận định. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Bắc Kinh tìm cách 'cứu' đồng nhân dân tệNgân hàng Nhân dân Trung Quốc cam kết ổn định đồng nhân dân tệ và tăng cường hỗ trợ kinh tế trong bối cảnh những hoài nghi về khả năng phục hồi của nước này đang gia tăng. 15:36 1/7/2023 Fed: Sẽ còn nhiều đợt tăng lãi suất nữaTrái ngược với kỳ vọng của thị trường, Chủ tịch Fed cho biết ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất thêm nhiều lần nữa cho đến khi đạt được bước tiến trong cuộc chiến với lạm phát. 06:29 22/6/2023
Lọc hóa dầu Bình Sơn sắp vượt kế hoạch lợi nhuận chỉ sau một quý
Chủ nhà máy lọc dầu Dung Quất báo lãi 1.621 tỷ đồng, giảm 30% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng vẫn đạt xấp xỉ kế hoạch năm nhờ mục tiêu thận trọng.
Công ty Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) mới công bố kết quả kinh doanh quý đầu năm với doanh thu thuần giảm nhẹ so với cùng kỳ về mức hơn 34.000 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp ở mức 6,1%, giảm nhanh so với mức 7,5% của quý I/2022. Doanh thu hoạt động tài chính đạt 810 tỷ đồng, gấp 2,3 lần cùng kỳ do ghi nhận lãi tiền gửi 370 tỷ đồng và lãi chênh lệch tỷ giá 434 tỷ đồng, lần lượt tăng 96% và 160%. Chi phí tài chính cũng tăng mạnh gấp 3,4 lần cùng kỳ lên 639 tỷ đồng. Trong đó chi phí lãi vay là 113 tỷ đồng (tăng 31%) và lỗ chênh lệch tỷ giá 520 tỷ đồng (gấp 7,8 lần cùng kỳ). Chi phí bán hàng ghi nhận mức tăng 31% lên mức 325 tỷ đồng. Với những biến động trên, chủ nhà máy lọc dầu lớn nhì cả nước Dung Quất báo lãi sau thuế 1.621 tỷ đồng, giảm 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Lãnh đạo doanh nghiệp lý giải giá dầu thô tương đối ổn định ở mức 82 USD/thùng, thấp hơn nhiều so với giá đột biến cùng kỳ năm ngoái nên làm cho tình hoạt động sản xuất kinh doanh kém thuận lợi hơn. KẾT QUẢ KINH DOANH THEO QUÝ CỦA BSR Nhãn Quý I/2020 Quý II Quý III Quý IV Quý I/2021 Quý II Quý III Quý IV Quý I/2022 Quý II Quý III Quý IV Quý I/2023 Lãi sau thuế Tỷ đồng -2348 -1898 163 1246 1848 1696 471 2675 2312 9910 455 1495 1621 Lường trước những diễn biến bất định của giá dầu, Lọc dầu Bình Sơn đặt kế hoạch rất thận trọng với doanh thu 95.645 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế dự kiến ở 1.628 tỷ đồng, giảm lần lượt 43% và 89% so với năm ngoái. Các chỉ tiêu kể trên được xây dựng trên giả định giá dầu Brent ở mức 70 USD/thùng và tỷ giá quy đổi là 23.500 đồng/USD. Sản lượng tiêu thụ năm 2023 của BSR kỳ vọng đạt trên 5,6 triệu tấn, bao gồm các sản phẩm chủ lực như xăng RON 95, RON 92, Diesel, Jet A1, LPG... Như vậy, mặc dù suy giảm so với cùng kỳ, lợi nhuận của Lọc dầu Bình Sơn vẫn đạt xấp xỉ kế hoạch cả năm dù mới chỉ kinh doanh trong 3 tháng đầu năm. Tại cuối quý I, quy mô tổng tài sản của doanh nghiệp ở mức 72.321 tỷ đồng, thu hẹp 8% so với đầu năm. Khoản mục lớn nhất là tiền và tiền gửi ngắn hạn với 28.564 tỷ đồng (chiếm 39% tổng tài sản). Công ty cũng nhanh chóng đẩy mạnh xử lý hàng tồn kho khi đưa giá trị hàng tồn về 10.829 tỷ đồng, giảm gần 36% so với đầu năm. Các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng cũng giảm 21% về còn 12.690 tỷ đồng. Cơ cấu nợ ở mức 19.510 tỷ đồng, giảm 29% so với đầu năm; trong đó dư nợ vay tài chính toàn bộ là vay ngắn hạn với giá trị gần 5.656 tỷ đồng. Doanh nghiệp đã trả hơn 28.275 tỷ đồng nợ gốc vay và đi vay lại hơn 24.986 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt trên 52.800 tỷ đồng tại thời điểm cuối kỳ báo cáo, gồm 5.597 tỷ đồng quỹ đầu tư phát triển và 16.282 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E) của công ty là 0,37 lần. Nhà máy lọc dầu Dung Quất lên kế hoạch lãi giảm 90%Chủ sở hữu Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã lên kế hoạch lợi nhuận năm nay ở mức 1.628 tỷ đồng, thấp hơn 90% so với mức thực hiện năm ngoái. 14:38 14/3/2023
Lọc hóa dầu Bình Sơn sắp vượt kế hoạch lợi nhuận chỉ sau một quý Chủ nhà máy lọc dầu Dung Quất báo lãi 1.621 tỷ đồng, giảm 30% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng vẫn đạt xấp xỉ kế hoạch năm nhờ mục tiêu thận trọng. Công ty Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) mới công bố kết quả kinh doanh quý đầu năm với doanh thu thuần giảm nhẹ so với cùng kỳ về mức hơn 34.000 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp ở mức 6,1%, giảm nhanh so với mức 7,5% của quý I/2022. Doanh thu hoạt động tài chính đạt 810 tỷ đồng, gấp 2,3 lần cùng kỳ do ghi nhận lãi tiền gửi 370 tỷ đồng và lãi chênh lệch tỷ giá 434 tỷ đồng, lần lượt tăng 96% và 160%. Chi phí tài chính cũng tăng mạnh gấp 3,4 lần cùng kỳ lên 639 tỷ đồng. Trong đó chi phí lãi vay là 113 tỷ đồng (tăng 31%) và lỗ chênh lệch tỷ giá 520 tỷ đồng (gấp 7,8 lần cùng kỳ). Chi phí bán hàng ghi nhận mức tăng 31% lên mức 325 tỷ đồng. Với những biến động trên, chủ nhà máy lọc dầu lớn nhì cả nước Dung Quất báo lãi sau thuế 1.621 tỷ đồng, giảm 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Lãnh đạo doanh nghiệp lý giải giá dầu thô tương đối ổn định ở mức 82 USD/thùng, thấp hơn nhiều so với giá đột biến cùng kỳ năm ngoái nên làm cho tình hoạt động sản xuất kinh doanh kém thuận lợi hơn. KẾT QUẢ KINH DOANH THEO QUÝ CỦA BSR Nhãn Quý I/2020 Quý II Quý III Quý IV Quý I/2021 Quý II Quý III Quý IV Quý I/2022 Quý II Quý III Quý IV Quý I/2023 Lãi sau thuế Tỷ đồng -2348 -1898 163 1246 1848 1696 471 2675 2312 9910 455 1495 1621 Lường trước những diễn biến bất định của giá dầu, Lọc dầu Bình Sơn đặt kế hoạch rất thận trọng với doanh thu 95.645 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế dự kiến ở 1.628 tỷ đồng, giảm lần lượt 43% và 89% so với năm ngoái. Các chỉ tiêu kể trên được xây dựng trên giả định giá dầu Brent ở mức 70 USD/thùng và tỷ giá quy đổi là 23.500 đồng/USD. Sản lượng tiêu thụ năm 2023 của BSR kỳ vọng đạt trên 5,6 triệu tấn, bao gồm các sản phẩm chủ lực như xăng RON 95, RON 92, Diesel, Jet A1, LPG... Như vậy, mặc dù suy giảm so với cùng kỳ, lợi nhuận của Lọc dầu Bình Sơn vẫn đạt xấp xỉ kế hoạch cả năm dù mới chỉ kinh doanh trong 3 tháng đầu năm. Tại cuối quý I, quy mô tổng tài sản của doanh nghiệp ở mức 72.321 tỷ đồng, thu hẹp 8% so với đầu năm. Khoản mục lớn nhất là tiền và tiền gửi ngắn hạn với 28.564 tỷ đồng (chiếm 39% tổng tài sản). Công ty cũng nhanh chóng đẩy mạnh xử lý hàng tồn kho khi đưa giá trị hàng tồn về 10.829 tỷ đồng, giảm gần 36% so với đầu năm. Các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng cũng giảm 21% về còn 12.690 tỷ đồng. Cơ cấu nợ ở mức 19.510 tỷ đồng, giảm 29% so với đầu năm; trong đó dư nợ vay tài chính toàn bộ là vay ngắn hạn với giá trị gần 5.656 tỷ đồng. Doanh nghiệp đã trả hơn 28.275 tỷ đồng nợ gốc vay và đi vay lại hơn 24.986 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt trên 52.800 tỷ đồng tại thời điểm cuối kỳ báo cáo, gồm 5.597 tỷ đồng quỹ đầu tư phát triển và 16.282 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E) của công ty là 0,37 lần. Nhà máy lọc dầu Dung Quất lên kế hoạch lãi giảm 90%Chủ sở hữu Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã lên kế hoạch lợi nhuận năm nay ở mức 1.628 tỷ đồng, thấp hơn 90% so với mức thực hiện năm ngoái. 14:38 14/3/2023
Chứng khoán VIX bị xử phạt vì cho khách vay margin quá cao
Vi phạm hàng loạt quy định trong lĩnh vực chứng khoán, Công ty CP Chứng khoán VIX bị phạt 315 triệu đồng.
Chứng khoán VIX bị xử phạt vì hàng loạt vi phạm về việc cho khách hàng vay margin quá sức mua, đặt lệnh mua chứng khoán khi không có đủ tiền. Ảnh: VIX. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ra quyết định xử phạt đối với Công ty CP Chứng khoán VIX (HoSE: VIX) tổng số tiền 315 triệu đồng. Trong đó, Chứng khoán VIX bị phạt 137,5 triệu đồng do vi phạm quy định về nhận lệnh và thực hiện lệnh giao dịch của khách hàng. Bên cạnh đó, công ty còn bị phạt thêm 137,5 triệu đồng do vi phạm quy định về cho khách hàng thực hiện giao dịch ký quỹ vượt quá sức mua hiện có trên tài khoản giao dịch ký quỹ của khách hàng. Ngoài ra, công ty chứng khoán này còn bị cơ quan quản lý phạt 40 triệu đồng khi bố trí nhân viên kiêm nhiệm công việc trong trường hợp không được kiêm nhiệm (bố trí nhân sự kiểm toán nội bộ kiêm nhiệm các công việc khác trong công ty). Cũng liên quan đến hoạt động của công ty, HĐQT Chứng khoán VIX ngày 24/11 vừa qua đã có quyết định miễn nhiệm chức danh Trưởng ban Kiểm toán nội bộ, Thư ký HĐQT đồng thời bổ nhiệm chức danh Trợ lý HĐQT đối với ông Dư Văn Toàn. Bên cạnh đó, công ty cũng thông qua việc bổ nhiệm bà Vũ Thị Ngọc Mai làm chuyên viên Kiểm toán nội bộ. Về kết quả kinh doanh, trong 9 tháng đầu năm, công ty này đạt doanh thu hoạt động và lãi sau thuế lần lượt 1.283 tỷ và 775 tỷ đồng, tăng 35% và 87% so với cùng kỳ. Trong quý, VIX đã ghi nhận lãi bán chứng khoán hơn 255 tỷ đồng chủ yếu là cổ phiếu niêm yết. Tính đến 30/9, tổng tài sản của Chứng khoán VIX gần 8.777 tỷ đồng, tăng gần 8% so với đầu năm. Tiền mặt ghi nhận 2.218 tỷ đồng, tăng 64%. Dư nợ cho vay margin ghi nhận 2.490 tỷ đồng, tăng 48% so với đầu năm. Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch ngày 8/12, cổ phiếu VIX giảm 1,4% về mức 17.200 đồng/cổ phiếu. Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Doanh nghiệp đua huy động hàng nghìn tỷ từ chứng khoánNhóm doanh nghiệp chứng khoán và bất động sản, xây dựng dẫn đầu làn sóng tăng vốn này. 06:00 8/12/2023 Lợi thiệt cổ đông nhỏ lẻ trước 'sóng' tăng vốn trên sàn chứng khoánBiết doanh nghiệp gặp khó khi huy động vốn trên các kênh trái phiếu và tín dụng nhưng việc phát hành lượng lớn cổ phiếu riêng lẻ vẫn là câu chuyện khiến nhà đầu tư lo lắng. 09:18 9/12/2023 Chứng khoán 8/12: Không thể cản nhà đầu tư nước ngoài xả cổ phiếuCác nhà đầu tư nước ngoài đang kéo dài số phiên bán ròng sang thứ 8. Lũy kế 8 phiên khối này đã bán ròng 4.746 tỷ đồng. 16:35 8/12/2023
Chứng khoán VIX bị xử phạt vì cho khách vay margin quá cao Vi phạm hàng loạt quy định trong lĩnh vực chứng khoán, Công ty CP Chứng khoán VIX bị phạt 315 triệu đồng. Chứng khoán VIX bị xử phạt vì hàng loạt vi phạm về việc cho khách hàng vay margin quá sức mua, đặt lệnh mua chứng khoán khi không có đủ tiền. Ảnh: VIX. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ra quyết định xử phạt đối với Công ty CP Chứng khoán VIX (HoSE: VIX) tổng số tiền 315 triệu đồng. Trong đó, Chứng khoán VIX bị phạt 137,5 triệu đồng do vi phạm quy định về nhận lệnh và thực hiện lệnh giao dịch của khách hàng. Bên cạnh đó, công ty còn bị phạt thêm 137,5 triệu đồng do vi phạm quy định về cho khách hàng thực hiện giao dịch ký quỹ vượt quá sức mua hiện có trên tài khoản giao dịch ký quỹ của khách hàng. Ngoài ra, công ty chứng khoán này còn bị cơ quan quản lý phạt 40 triệu đồng khi bố trí nhân viên kiêm nhiệm công việc trong trường hợp không được kiêm nhiệm (bố trí nhân sự kiểm toán nội bộ kiêm nhiệm các công việc khác trong công ty). Cũng liên quan đến hoạt động của công ty, HĐQT Chứng khoán VIX ngày 24/11 vừa qua đã có quyết định miễn nhiệm chức danh Trưởng ban Kiểm toán nội bộ, Thư ký HĐQT đồng thời bổ nhiệm chức danh Trợ lý HĐQT đối với ông Dư Văn Toàn. Bên cạnh đó, công ty cũng thông qua việc bổ nhiệm bà Vũ Thị Ngọc Mai làm chuyên viên Kiểm toán nội bộ. Về kết quả kinh doanh, trong 9 tháng đầu năm, công ty này đạt doanh thu hoạt động và lãi sau thuế lần lượt 1.283 tỷ và 775 tỷ đồng, tăng 35% và 87% so với cùng kỳ. Trong quý, VIX đã ghi nhận lãi bán chứng khoán hơn 255 tỷ đồng chủ yếu là cổ phiếu niêm yết. Tính đến 30/9, tổng tài sản của Chứng khoán VIX gần 8.777 tỷ đồng, tăng gần 8% so với đầu năm. Tiền mặt ghi nhận 2.218 tỷ đồng, tăng 64%. Dư nợ cho vay margin ghi nhận 2.490 tỷ đồng, tăng 48% so với đầu năm. Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch ngày 8/12, cổ phiếu VIX giảm 1,4% về mức 17.200 đồng/cổ phiếu. Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Doanh nghiệp đua huy động hàng nghìn tỷ từ chứng khoánNhóm doanh nghiệp chứng khoán và bất động sản, xây dựng dẫn đầu làn sóng tăng vốn này. 06:00 8/12/2023 Lợi thiệt cổ đông nhỏ lẻ trước 'sóng' tăng vốn trên sàn chứng khoánBiết doanh nghiệp gặp khó khi huy động vốn trên các kênh trái phiếu và tín dụng nhưng việc phát hành lượng lớn cổ phiếu riêng lẻ vẫn là câu chuyện khiến nhà đầu tư lo lắng. 09:18 9/12/2023 Chứng khoán 8/12: Không thể cản nhà đầu tư nước ngoài xả cổ phiếuCác nhà đầu tư nước ngoài đang kéo dài số phiên bán ròng sang thứ 8. Lũy kế 8 phiên khối này đã bán ròng 4.746 tỷ đồng. 16:35 8/12/2023
Tỷ phú Buffett bán gần 60 triệu USD cổ phiếu trùm xe điện Trung Quốc
Berkshire Hathaway - công ty đầu tư của tỷ phú Warren Buffett - lại tiếp tục bán thêm cổ phiếu BYD và chỉ còn nắm giữ chưa đến 10% cổ phần hãng này.
Theo Reuters, trong báo cáo nộp lên Sở Giao dịch Chứng khoán Hong Kong hôm 8/5, Berkshire Hathaway cho biết đã bán thêm 1,96 triệu cổ phiếu hãng xe điện BYD và thu về 58,9 triệu USD. Đến nay, tập đoàn đầu tư này còn nắm giữ khoảng 108 triệu cổ phiếu, bằng một nửa năm ngoái. Tại đại hội cổ đông vào tuần trước, ông Buffett không đề cập đến lý do bán cổ phiếu BYD, đồng thời cũng không có cổ đông nào đặt câu hỏi về việc này. Vị tỷ phú thường không bình luận về các cổ phiếu ông sẽ mua bán khi đang trong quá trình thực hiện. Tỷ phú Warren Buffett trong lễ ra mắt xe của BYD ở Bắc Kinh năm 2010. Ảnh: Reuters. Dù vậy, trong đại hội cổ đông, ông vẫn đưa ra nhận xét về mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực xe điện tại Mỹ và cho biết còn quá sớm để tuyên bố ai là người chiến thắng. Cả ông và "cánh tay phải" Charlie Munger đều khẳng định chưa muốn đầu tư thêm vào ngành này. "Charlie và tôi luôn cảm thấy ngành công nghiệp xe hơi đang quá mức khắc nghiệt. Đây là ngành mà các công ty trên khắp thế giới luôn ước ao, và cũng là ngành mà không ai có thể thống trị hoàn toàn", ông Buffett nói. Năm 2008, Berkshire lần đầu rót tiền vào BYD với 22 triệu USD. Tỷ phú Buffett cũng từng khen nhà sáng lập BYD Wang Chanfu và còn đến thăm nhà máy của công ty này ở Trung Quốc hồi 2010. Chỉ trong hơn 10 năm kể từ đó đến nay, BYD đã trở thành một trong những hãng xe điện lớn nhất thế giới khi đạt doanh số gần 1,9 triệu chiếc vào năm ngoái. Tuy nhiên, kể từ tháng 7/2022, Berkshire đã bán dần cổ phần của mình trong công ty này. Đến nay, tập đoàn của huyền thoại đầu tư đã bán tổng cộng gần 9,5 tỷ USD cổ phiếu BYD. Theo quy định, Berkshire phải công bố thông tin mỗi khi cổ phần giảm 1%. Và trong lần công bố trước đó, họ vẫn còn cầm 119,7 triệu cổ phiếu BYD - tương đương 10,9% công ty. Sau giao dịch bán 1,69 triệu cổ phiếu BYD lần này, danh mục cổ phiếu của Berkshire hiện còn khoảng 300 tỷ USD và hơn một nửa trong đó là cổ phiếu Apple (159 tỷ USD). Ngoài ra, công ty này còn nắm giữ nhiều cổ phiếu của Bank of America, Coca-Cola và American Express. Tỷ phú Buffett nói về nguy cơ vỡ nợ của MỹHuyền thoại đầu tư Warren Buffett cho rằng "mọi thứ sẽ trở thành thảm họa" nếu chính phủ Mỹ không điều chỉnh hạn mức nợ công. 14:10 9/5/2023 Cổ phiếu ngân hàng phát tín hiệu báo động, Phố Wall không thể tăng giáXu hướng bán tháo cổ phiếu ngân hàng Mỹ đang đẩy nhóm này xuống dưới ngưỡng kỹ thuật. Đây có thể là tín hiệu cho thấy TTCK Mỹ sẽ đối mặt với nhiều biến động hơn trong tương lai. 13:47 8/5/2023 Cánh tay phải của Warren Buffett: 'Kỷ nguyên cổ phiếu đã kết thúc'Lãi suất tăng cao và ngày càng nhiều người gia nhập là lý do khiến đầu tư cổ phiếu không còn dễ dàng đem lại lợi nhuận như xưa. 07:00 3/5/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Tỷ phú Buffett bán gần 60 triệu USD cổ phiếu trùm xe điện Trung Quốc Berkshire Hathaway - công ty đầu tư của tỷ phú Warren Buffett - lại tiếp tục bán thêm cổ phiếu BYD và chỉ còn nắm giữ chưa đến 10% cổ phần hãng này. Theo Reuters, trong báo cáo nộp lên Sở Giao dịch Chứng khoán Hong Kong hôm 8/5, Berkshire Hathaway cho biết đã bán thêm 1,96 triệu cổ phiếu hãng xe điện BYD và thu về 58,9 triệu USD. Đến nay, tập đoàn đầu tư này còn nắm giữ khoảng 108 triệu cổ phiếu, bằng một nửa năm ngoái. Tại đại hội cổ đông vào tuần trước, ông Buffett không đề cập đến lý do bán cổ phiếu BYD, đồng thời cũng không có cổ đông nào đặt câu hỏi về việc này. Vị tỷ phú thường không bình luận về các cổ phiếu ông sẽ mua bán khi đang trong quá trình thực hiện. Tỷ phú Warren Buffett trong lễ ra mắt xe của BYD ở Bắc Kinh năm 2010. Ảnh: Reuters. Dù vậy, trong đại hội cổ đông, ông vẫn đưa ra nhận xét về mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực xe điện tại Mỹ và cho biết còn quá sớm để tuyên bố ai là người chiến thắng. Cả ông và "cánh tay phải" Charlie Munger đều khẳng định chưa muốn đầu tư thêm vào ngành này. "Charlie và tôi luôn cảm thấy ngành công nghiệp xe hơi đang quá mức khắc nghiệt. Đây là ngành mà các công ty trên khắp thế giới luôn ước ao, và cũng là ngành mà không ai có thể thống trị hoàn toàn", ông Buffett nói. Năm 2008, Berkshire lần đầu rót tiền vào BYD với 22 triệu USD. Tỷ phú Buffett cũng từng khen nhà sáng lập BYD Wang Chanfu và còn đến thăm nhà máy của công ty này ở Trung Quốc hồi 2010. Chỉ trong hơn 10 năm kể từ đó đến nay, BYD đã trở thành một trong những hãng xe điện lớn nhất thế giới khi đạt doanh số gần 1,9 triệu chiếc vào năm ngoái. Tuy nhiên, kể từ tháng 7/2022, Berkshire đã bán dần cổ phần của mình trong công ty này. Đến nay, tập đoàn của huyền thoại đầu tư đã bán tổng cộng gần 9,5 tỷ USD cổ phiếu BYD. Theo quy định, Berkshire phải công bố thông tin mỗi khi cổ phần giảm 1%. Và trong lần công bố trước đó, họ vẫn còn cầm 119,7 triệu cổ phiếu BYD - tương đương 10,9% công ty. Sau giao dịch bán 1,69 triệu cổ phiếu BYD lần này, danh mục cổ phiếu của Berkshire hiện còn khoảng 300 tỷ USD và hơn một nửa trong đó là cổ phiếu Apple (159 tỷ USD). Ngoài ra, công ty này còn nắm giữ nhiều cổ phiếu của Bank of America, Coca-Cola và American Express. Tỷ phú Buffett nói về nguy cơ vỡ nợ của MỹHuyền thoại đầu tư Warren Buffett cho rằng "mọi thứ sẽ trở thành thảm họa" nếu chính phủ Mỹ không điều chỉnh hạn mức nợ công. 14:10 9/5/2023 Cổ phiếu ngân hàng phát tín hiệu báo động, Phố Wall không thể tăng giáXu hướng bán tháo cổ phiếu ngân hàng Mỹ đang đẩy nhóm này xuống dưới ngưỡng kỹ thuật. Đây có thể là tín hiệu cho thấy TTCK Mỹ sẽ đối mặt với nhiều biến động hơn trong tương lai. 13:47 8/5/2023 Cánh tay phải của Warren Buffett: 'Kỷ nguyên cổ phiếu đã kết thúc'Lãi suất tăng cao và ngày càng nhiều người gia nhập là lý do khiến đầu tư cổ phiếu không còn dễ dàng đem lại lợi nhuận như xưa. 07:00 3/5/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.