question
stringlengths
0
2.46k
answer
stringlengths
514
16k
Tôi là bị đơn trong vụ án tranh chấp đất đai. 9/2019, toà án đã thụ lý và có mời hai bên lên để hoà giải nhưng đều không thành. Tôi cũng không được ký biên bản hoà giải. Đến nay đã hơn 01 năm, Toà án có hẹn hai bên là sẽ đưa vụ án ra xét xử nhưng vẫn chưa thực hiện. Điều này ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của tôi. Vậy tôi phải làm gì để Toà án có thể nhanh chóng giải quyết vụ án. Xin cảm ơn.
Theo như thông tin bạn cung cấp, bạn là bị đơn trong một vụ tranh chấp đất đai. Căn cứ Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, thời hạn chuẩn bị đưa vụ án ra xét xử là 04 tháng kể từ ngày thụ lý. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng. Như vậy, đối với trường hợp của bạn kể từ thời điểm tòa án thụ lý vụ án và tiến hành hòa giải từ tháng 9/2019 đến nay là hơn 1 năm, trong khi đó muộn nhất là 6 tháng kể từ ngày thụ lý, tòa án phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử , tuy nhiên tòa lại không giải quyết là không phù hợp với quy định của pháp luật. Do đó, để đảm bảo quyền lợi của mình bạn cần phải đến Tòa án nơi đã nộp đơn để biết lý do vì sao mình không nhận được thông báo nộp tiền tạm ứng án phí làm cơ sở để xác định thời hạn mở phiên tòa xét xử sơ thẩm. Người khởi kiện có quyền yêu cầu Tòa án có văn bản trả lời và nêu rõ lý do không giải quyết đơn khởi kiện . Căn cứ vào đó thể làm đơn Khiếu nại gửi Chánh án Tòa án nhân dân nơi bạn nộp đơn để đề nghị xử lý hành vi vi phạm hoặc gửi đơn đề nghị Viện trưởng viện kiểm sát cùng cấp kiểm sát quá trình tố tụng . Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Em trai tôi cách đây không lâu có hành vi cố ý gây thương tích và đang được hưởng án treo. Trong thời gian hưởng án treo, em trai tôi đi chơi, xảy ra mâu thuẫn với nhóm bạn nên có dùng dao đâm tử vong 1 người. Xin hỏi trong trường hợp này em tôi có bị tử hình không? Xin cảm ơn!
Căn cứ quy định tại Điều 1 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018: “Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù”. Trường hợp người đã bị kết án nhưng cho hưởng án treo , trong thời gian thử thách phạm tội mới, theo quy định tại khoản 5, Điều 65 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, Tòa án sẽ buộc người phạm tội chấp hành hình phạt của bán án trước đó và tổng hợp với hình phạt của bản án mới. Ngoài ra, khi phạm tội mới trong thời gian thử thách có thể sẽ rơi vào trường hợp tái phạm theo quy định tại khoản 1, Điều 53 Bộ luật Hình sự: “Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý” và khi quyết định hình phạt đối với tội mới Tòa án có thể sẽ áp dụng dụng tình tiết tăng nặng “Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm” được quy định tại điểm h khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự . Theo như thông tin bạn cung cấp, em trai bạn đã có hành vi dùng dao đâm dẫn đến hậu quả chết người, thì tùy thuộc vào trường hợp cụ thể liên quan đến hoàn cảnh, động cơ, mục đích phạm tội, hành vi phạm tội, mức độ và ý chỉ chủ quan của người có hành vi thì có thể bị điều tra, truy tố, xét xử về tội Cố ý gây thương tích hoặc tội Giết người. Cụ thể: Trường hợp bị xử lý về tội Cố ý gây thương tích gây hậu quả làm chết người với mức cao nhất của khung hình phạt là 14 năm tù theo quy định tại điểm a, khoản 4, Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017: Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác [...] 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm: a) Làm chết người Đối với trường hợp bị điều tra, truy tố, xét xử về tội Giết người, theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự có thể phải chịu mức hình phạt từ 07 năm từ đến tù chung thân, hoặc tử hình. Điều 123. Tội giết người 1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Giết 02 người trở lên; b) Giết người dưới 16 tuổi; c) Giết phụ nữ mà biết là có thai; d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ; k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp; l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người; m) Thuê giết người hoặc giết người thuê; n) Có tính chất côn đồ; o) Có tổ chức; p) Tái phạm nguy hiểm; q) Vì động cơ đê hèn. 2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. Có thể thấy hình phạt cao nhất đối với tội Giết người là tử hình. Tuy nhiên, Bộ luật Hình sự cũng quy định những trường hợp không áp dụng hình phạt tử hình được quy định tại khoản 2, Điều 40: “Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử”. Như vậy, nếu hành vi của em trai bạn cấu thành tội Cố ý gây thương tích thì mức hình phạt cao nhất có thể đến 14 năm tù cùng với hình phạt của bản án trước đó. Trường hợp cấu thành tội Giết người, tùy thuộc vào các yếu tố chủ thể, chủ quan, khách quan, các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ mà Tòa án có thể quyết định hình phạt cao nhất đến tù chung thân hoặc tử hình (nếu không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 40 Bộ luật Hình sự), đồng thời tổng hợp hình phạt của bản án trước đó. Xem thêm: Phạm tội giết người đi tù bao nhiêu năm? Trên đây là nội dung tư vấn về "Đang bị án treo lại tiếp tục giết người thì bị xử phạt như thế nào? " dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Xin hỏi LuatVietNam: Bố mẹ tôi sống chung với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987, không đăng ký kết hôn, có tổ chức lễ cưới và có thời gian chung sống tại Việt Nam. Sau đó, hai bên ra nước ngoài sinh sống và phát sinh mâu thuẫn. Đến năm 2007 khi chưa giải quyết ly hôn thì bố tôi đăng ký kết hôn với người khác tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam. Trường hợp này, Tòa án phải xác định quan hệ hôn nhân nào hợp pháp? Hậu quả pháp lý nếu hôn nhân của mẹ cả hợp pháp là gì?  Căn cứ pháp lý? Xin cảm ơn!
I. Căn cứ pháp lý - Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP . - Luật Hôn nhân & Gia đình 2000 . - Bộ Luật Hình sự 1999 . - Nghị định 110/2013/NĐ-CP . II. Nam nữ sống chung như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 Căn cứ điểm d mục 2 Thông tư liên tịch số 01/2001, nam nữ được coi là sống chung với nhau như vợ chồng khi đủ điều kiện để kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình và thuộc một trong các trường hợp sau: - Có tổ chức lễ cưới; - Được gia đình chấp thuận; - Việc chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến; - Họ thực sự chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau cùng xây dựng gia đình Theo đó, thời điểm nam và nữ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng là ngày họ tổ chức lễ cưới hoặc ngày họ thực sự bắt đầu chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình. Vào 03/01/1987 (ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực) là thời điểm không bắt buộc mà chỉ khuyến khích đăng ký kết hôn. Như vậy, nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 dù có đăng ký kết hôn hay không có đăng ký kết hôn thì vẫn được công nhận là vợ chồng. Kể cả khi sau này mới thực hiện việc đăng ký kết hôn, thì quan hệ vợ chồng của họ vẫn được công nhận kể từ ngày xác lập (ngày họ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng), chứ không phải là chỉ được công nhận kể từ ngày đăng ký kết hôn. Do vậy, trong trường hợp này, quan hệ vợ chồng khi hai người chung sống với nhau từ trước 03/01/1987 được xem là hợp pháp. III. Hậu quả pháp lý của việc đăng ký kết hôn khi chưa ly hôn Vì thời điểm thực hiện đăng ký kết hôn là năm 2007, do đó Luật áp dụng để giải quyết trong trường hợp này là Luật HNGĐ năm 2000 và các văn bản hướng dẫn vào thời điểm này. Theo đó, tại Điều 4 Luật HNGĐ năm 2000 có quy định về các hành vi bị cấm kết hôn, gồm: “Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác” Do đó khi đang trong mối quan hệ vợ chồng thì không thể đăng ký kết hôn với người khác. Để có thể kết hôn tiếp thì cần thực hiện các thủ tục ly hôn, sau đó đăng ký kết hôn nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện kết hôn. Vì vậy trong trường hợp này là vi phạm điều cấm của Luật Hôn nhân và gia đình. *Kết hôn khi chưa ly hôn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính Tại điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định về các hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn , vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng, vi phạm quy định về ly hôn như sau: “Điều 48. Hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng; vi phạm quy định về ly hôn 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; …” * Kết hôn khi chưa ly hôn có thể bị xử lý hình sự Việc kết hôn khi chưa ly hôn là vi phạm nguyên tắc một vợ một chồng. Pháp luật hình sự đã có biện pháp xử lý trường hợp này quy định tại khoản 1 Điều 147 Bộ luật hình sự 2015 . Quy định cụ thể như sau: “1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác …, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.” Xem thêm: Thủ tục đăng ký kết hôn: Hồ sơ, trình tự thế nào? Trên đây là nội dung tư vấn về "Xác định quan hệ hôn nhân hợp pháp trong trường hợp có 2 vợ?​​" dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Tôi là một nhà đầu tư nước ngoài đang có ý định đầu tư vào Việt Nam nên đang quan tâm về công tác hợp pháp hóa lãnh sự các giấy tờ, tài liệu trong quá trình đầu tư. Xin hỏi, theo quy định hiện hành, những loại giấy tờ, tài liệu nào được miễn hợp pháp hóa lãnh sự. Xin cảm ơn.
Vấn đề bạn hỏi qua LuatVietnam được Luật sư Mai Đức Đông - Công ty Luật TNHH Tuệ Anh tư vấn cho bạn như sau: Hợp pháp hóa lãnh sự là gì? Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 111/2011/NĐ-CP thì Hợp pháp hóa lãnh sự là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam . Hiện tại, công tác hợp pháp hóa lãnh sự các giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để sử dụng tại Việt Nam diễn ra ngày càng nhiều theo nhu cầu, tuy nhiên, cần lưu ý một số điểm sau đây: - Các loại giấy tờ, tài liệu được hợp pháp hóa lãnh sự chỉ được chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh mà không gồm nội dung và hình thức của các loại giấy tờ, tài liệu này; - Có thể ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự mà không cần giấy ủy quyền; - Có 03 cách nộp hồ sơ: Nộp trực tiếp, thông qua cơ quan ngoại vụ được ủy quyền hoặc gửi qua đường bưu điện; - Ngôn ngữ sử dụng để hợp pháp hóa lãnh sự là tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp hoặc tiếng chính thức của nước nơi giấy tờ, tài liệu đó được sử dụng (Điều 2 Thông tư 01/2012/TT-BNG ); - Phí hợp pháp hóa lãnh sự là: 30.000 đồng/lần trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết, tham gia hoặc thỏa thuận có quy định khác hoặc được miễn thu phí với tổ chức, cá nhân nước ngoài trên cơ sở quan hệ ngoại giao “theo nguyên tắc có đi có lại”. ( Thông tư 157/2016/TT-BTC ). Những loại giấy tờ, tài liệu nào được miễn hợp pháp hóa lãnh sự? Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 111/2011/NĐ-CP về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự thì có 4 loại giấy tờ, tài liệu được miễn hợp pháp hóa lãnh sự, cụ thể như sau: 1. Giấy tờ, tài liệu được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên, hoặc theo nguyên tắc có đi có lại. 2. Giấy tờ, tài liệu được chuyển giao trực tiếp hoặc qua đường ngoại giao giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài. 3. Giấy tờ, tài liệu được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam . 4. Giấy tờ, tài liệu mà cơ quan tiếp nhận của Việt Nam hoặc của nước ngoài không yêu cầu phải hợp pháp hóa lãnh sự phù hợp với quy định pháp luật tương ứng của Việt Nam hoặc của nước ngoài. Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư, hi vọng giúp bạn làm sáng tỏ vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn còn băn khoăn hoặc cần tư vấn chi tiết hơn nữa, vui lòng kết nối đến điện thoại 094 567 2266 hoặc email [email protected] để được hỗ trợ. Trân trọng! Xem thêm : 5 loại giấy tờ không được hợp pháp hóa lãnh sự
Xin hỏi LuatVietNbam: Tôi mua xe ô tô được 3 tháng thì bị cháy. Tôi có liên hệ với bên bán để yêu cầu hãng bảo hành vì thời gian bảo hành vẫn còn 2 năm 7 tháng. Trước đó tôi cũng mua bảo hiểm cháy nổ. Khi liên hệ bên bán để yêu cầu bảo hành bên bán bảo tôi phải liên hệ với bên bảo hiểm cháy nổ. Tôi liên hệ với bên công ty bảo hiểm thì bảo hiểm lại yêu cầu tôi liên hệ với bên hãng vì vẫn trong thời gian bảo hành nên từ chối bồi thường. Xin hỏi tôi phải liên hệ bên nào để nhận được bồi thường? Xin cảm ơn
Theo như bạn trình bày, thời gian bảo hành xe ô tô của bạn vẫn còn 2 năm 7 tháng, đồng thời trước đó bạn cũng đã có mua bảo hiểm cháy nổ. Tuy nhiên, do bạn không nêu rõ lý do ô tô bị cháy cũng như hợp đồng giữa bạn và bên bảo hiểm. Chính vì vậy, có thể chia làm ba trường hợp như sau: Trường hợp thứ nhất : Lý do ô tô bị cháy là đến từ lỗi của nhà sản xuất. Mà trong hợp đồng, các công ty bảo hiểm có quy định nếu xe còn trong thời hạn bảo hành mà nguyên nhân cháy nổ do lỗi kỹ thuật thì trách nhiệm bồi thường là của hãng sản xuất xe. Như vậy, đối với trường hợp này, bạn liên hệ với hãng sản xuất để yêu cầu họ bồi thường . Trường hợp thứ hai : Lý do ô tô bị cháy là đến từ lỗi của nhà sản xuất. Tuy nhiên trong hợp đồng, các công ty bảo hiểm không hề có quy định nếu xe còn trong thời hạn bảo hành mà nguyên nhân cháy nổ do lỗi kỹ thuật thì trách nhiệm bồi thường là của hãng sản xuất xe. Khi đó, bạn hoàn toàn có thể yêu cầu công ty bảo hiểm hoặc hãng sản xuất xe bồi thường cho mình. Trường hợp thứ ba : Lý do ô tô bị cháy không đến từ lỗi của nhà sản xuất. Trường hợp này, bên bảo hiểm sẽ bồi thường cho chủ xe là bạn. Cụ thể, xe ô tô bị hư hỏng do cháy, nổ được bồi thường như sau: Một là, bồi thư­ờng tổn thất xe. Trong phạm vi trách nhiệm bảo hiểm của mình, Công ty bảo hiểm có thể lựa chọn hình thức thanh toán chi phí thực tế để sửa chữa, thay thế (nếu không thể sửa chữa đư­ợc) bộ phận bị tổn thất, hoặc trả bằng tiền cho Chủ xe - có thể trả cho đơn vị sửa chữa bằng hình thức bảo lãnh cho chủ xe - để bù đắp tổn thất trên cơ sở xác định đư­ợc chi phí sửa chữa, khắc phục tổn thất có thể phải trả. Hai là, bồi th­ường tổn thất bộ phận. - Nếu xe tham gia bảo hiểm với số tiền bảo hiểm bằng hoặc trên giá trị thực tế của xe tại thời điểm tham gia bảo hiểm thì bảo hiểm bồi thư­ờng đúng chi phí thực tế sửa chữa, khắc phục tổn thất. - Nếu xe tham bảo hiểm với số tiền bảo hiểm d­ưới giá trị thực tế tại thời điểm tham gia bảo hiểm thì số tiền bồi thư­ờng được tính theo thiệt hại thực tế nhân với tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị thực tế của xe tại thời điểm tham gia bảo hiểm. - Trong quá trình sửa chữa xe đ­ược bảo hiểm, nếu không thể sửa chữa được thì phải thay thế mới bộ phận, phụ tùng đó. Số tiền bồi thường cho việc thay thế bộ phận, phụ tùng đó tối đa không vư­ợt quá giá trị thực tế của bộ phận đó theo giá thị trường. - Công ty bảo hiểm bồi th­ường toàn bộ chi phí sơn (Bộ phận hoặc sơn lại toàn bộ xe) nếu trên 50% diện tích phải sơn bị hư hỏng do tai nạn gây ra theo cách tính bồi thường. Ba là, bồi thường toàn bộ tổn thất. Đối với xe bị tổn thất được xác định thiệt hại trên 75 % giá trị thực tế hoặc khi giá trị sửa chữa, phục hồi hợp lý bằng hoặc trên 75% giá trị thực tế của xe tại thời điểm ngay trước khi xảy ra tổn thất và không vượt quá số tiền bảo hiểm. Xem thêm : Bảo hiểm ô tô bắt buộc mua ở đâu? Nên mua của hãng nào? Trên đây là nội dung tư vấn cho câu hỏi ai chịu trách nhiệm bồi thường khi xe ô tô bị cháy dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Xin hỏi Luật sư: Bố đứng tên bìa đỏ đất ông cha mà chưa chuyển nhượng cho con trưởng mà con trưởng tự ý sang tên bìa đỏ khi chưa có sự thừa kế của bố và người thân trong gia đình thì người bố có quyền khởi tố và lấy lại đất không? Xin cảm ơn.
Chào bạn, với câu hỏi của bạn Luật sư Khúc Thị Quyên tư vấn cho bạn như sau: Theo quy định tại Điều 167 Luật Đất đai 2013 thì chỉ người được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hay gọi là người đứng tên trên sổ đỏ) mới có các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất. Do đó, hành vi của anh con trưởng tự ý là sang tên bìa đỏ khi chưa được sự đồng ý của Bố là trái pháp luật. Việc sang tên bìa đỏ từ Bố sang anh con trưởng chỉ hợp pháp khi Bố đồng và tự nguyện ký vào hợp đồng tặng cho hoặc hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và hợp đồng này phải được công chứng hợp pháp tại văn phòng công chứng hoặc Ủy ban nhân dân Xã/Phường. Căn cứ khoản 7 Điều 166 Luật Đất đai 2013 người có quyền sử dụng được: “ Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình …” nên trong trường hợp này Bố có thể thực hiện một trong các phương thức sau để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình: 1. Khiếu nại đến Ủy ban nhân dân Quận/Huyện nơi có đất về hành vi sang tên sổ đỏ hoặc khiếu nại Quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho anh con trưởng khi chưa có Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho hợp pháp; 2. Khởi kiện vụ án hành chính đến Tòa án nhân dân cấp Tỉnh/Thành phố nơi có đất, đề nghị Tòa án tuyên hủy sổ đỏ đứng tên anh con trưởng. Trên đây là tư vấn của Luật sư, hy vọng đã giải đáp được thắc mắc bạn đọc quan tâm. Trân trọng./.
Chào luật sư! Cho tôi hỏi, tôi hiện nay đang trong thời gian ly thân với chồng. Nhưng tôi cần có sổ hộ khẩu để đi xin chuyển từ chứng minh nhân dân sang thẻ căn cước và làm hồ sơ xin việc. Nhưng gia đình chồng tôi không đồng ý cho mượn sổ hộ khẩu. Vậy có cách nào hay luật nào để tôi có thể yêu cầu gia đình chồng cho tôi mượn sổ hộ khẩu không?
Quyền sử dụng sổ hộ khẩu Theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Cư trú 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) thì sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân. Bên cạnh đó, tại Điều 10 Thông tư 35/2014/TT-BCA cũng quy định: - Người trong hộ gia đình có trách nhiệm bảo quản, sử dụng sổ hộ khẩu theo đúng quy định . Phải xuất trình sổ hộ khẩu khi cán bộ Công an có thẩm quyền kiểm tra. Nghiêm cấm sửa chữa, tẩy xóa, thế chấp, cho mượn, cho thuê hoặc sử dụng sổ hộ khẩu trái pháp luật. - Người đứng tên chủ hộ có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho những người cùng có tên trong sổ hộ khẩu được sử dụng sổ để giải quyết các công việc theo quy định của pháp luật . Trường hợp cố tình gây khó khăn, không cho những người cùng có tên trong sổ hộ khẩu được sử dụng sổ để giải quyết các công việc theo quy định của pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật. Như vậy, sổ hộ khẩu cấp cho hộ gia đình là căn cứ để xác định nơi thường trú của thành viên trong hộ, do vậy, tất cả các thành viên trong hộ gia đình đều có quyền ngang nhau trong việc quản lý, sử dụng sổ hộ khẩu vào các công việc có liên quan . Xử phạt hành vi vi phạm Theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì hành vi không xuất trình sổ hộ khẩu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền sẽ bị xử phạt với mức phạt từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng . Như vậy, trường hợp của bạn, bạn có quyền liên hệ với cơ quan công an quản lý cư trú nơi bạn đang thường trú để được giải quyết đối với hành vi của gia đình nhà chồng bạn cản trở, không cung cấp sổ hộ khẩu theo quy định của pháp luật.
Chào bạn! Tôi muốn được bạn giải đáp. Gia đình tôi có năm người, bố mẹ tôi sinh được 03 chị em tôi. Cả 03 chị em tôi đều đã có gia đình ở riêng, và hộ khẩu riêng. Bố mẹ tôi có căn nhà ở Q15 quận Tân Bình - TP. Hồ Chí Minh. Bố tôi mới mất. Gia đình tôi chưa khai di sản thừa kế. Mẹ tôi bị bệnh nằm một chỗ và không thể giữ giấy tờ nhà được. Vì vậy tôi muốn hỏi về việc giữ giấy tờ nhà. Vì bố tôi mất gia đình tôi chưa khai di sản thừa kế nên tài sản lúc này là tài sản chung. Vậy, ai sẽ là người được giữ giấy tờ nhà? Nếu như người giữ giấy tờ tài sản chung này lén lút mang giấy tờ nhà đi thế chấp thì phải làm thế nào?
Như bạn trình bày thì tài sản nhà đất này, hiện vẫn là tài sản có chủ sở hữu là bố bạn (đã mất) và mẹ bạn - bị bệnh nằm một chỗ. Do vậy, nó chưa thuộc sở hữu chung của ba chị em bạn. Vì chỉ khi khai nhận di sản thừa kế, ba chị em bạn hoàn thành việc đăng ký sở hữu thì khi đó nhà đất này mới được coi là tài sản có sở hữu chung của mẹ bạn và ba chị em. - Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì: “Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”. Ba chị em bạn đều là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Vì vậy, có quyền ngang nhau, do đó ai cũng có thể giữ Giấy tờ nhà. Pháp luật không quy định trong trường hợp này ai là người được giữ giấy tờ nhà . Để tránh có tranh chấp về việc ai là người bảo quản giấy tờ tài sản này, ba chị em bạn và mẹ bạn có thể lập các văn bản ghi nhận nội dung việc này qua Thừa phát lại hoặc Chứng thực của Công chứng hay chính quyền. Nếu người giữ Giấy tờ tài sản chung này mà lén lút mang đi cầm cố, thế chấp thì người đó đã vi phạm pháp luật. Hiện nay, tài sản này chưa thuộc sở hữu chung, do đó ba chị em bạn chưa được coi là có phần sở hữu của mình trong tài sản nhà đất này. Vì vậy, không thể mang đi cầm cố, thế chấp tài sản không thuộc sở hữu của mình .
Luật sư cho em hỏi: Một mảnh đất của gia tộc, trong gia tộc có 6 chi cháu chắt. Khi mất người đứng bộ mảnh đất không để lại di chúc bằng văng bản cho ai một ai cụ thể hết. Hiện giờ mảnh đất đang tranh chấp, chờ cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Vậy các chi trong gia tộc có quyền ủy quyền cho một chi nào đó để sử dụng hay không? Em cảm ơn.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty Luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội tư vấn: Theo bạn trình bày, hiện tại mảnh đất của gia tộc bạn đang có tranh chấp về thừa kế do người đứng tên mảnh đất đó không để lại di chúc. Thông tin không nêu rõ mảnh đất trên đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa. Căn cứ khoản 1 Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015 thì “ Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự .” Tuy nhiên để ủy quyền sử dụng đất cho một người khác thì người ủy quyền phải là người có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với mảnh đất đó . Căn cứ quy định tại Điều 168 Luật Đất đai 2013 thì thời điểm được ủy quyền sử dụng đất như sau: “Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận. Đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được thực hiện quyền sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.” Ngoài ra, Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định về điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất như sau : “Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất 1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây: a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này; b) Đất không có tranh chấp; c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; d) Trong thời hạn sử dụng đất.” Do vậy, mảnh đất trong gia tộc bạn đang tranh chấp nên gia tộc bạn chưa thể ủy quyền giao dịch nào đối với mảnh đất trên.
Bố tôi đã mất, nay tôi làm thủ tục liên quan đến thừa kế thì Văn phòng công chứng yêu cầu gia đình tôi phải cung cấp được giấy khai sinh của bố. Tuy nhiên, hiện tại gia đình tôi đã làm thất lạc giấy khai sinh này. Ngoài ra, theo tìm hiểu thì tôi được biết là người đã chết sẽ không được cấp lại giấy khai sinh nữa. Xin hỏi, bằng cách nào để gia đình tôi được cấp lại giấy khai sinh phục vụ cho việc làm thủ tục thừa kế này? Xin cảm ơn!
Theo Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về các chủ thể có quyền xin cấp bản sao từ sổ gốc (trích lục khai sinh), cụ thể tại khoản 3, điều 16 quy định như sau: Điều 16. Cá nhân, tổ chức có quyền yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc […] 3. Cha, mẹ, con; vợ, chồng; anh, chị, em ruột; người thừa kế khác của người được cấp bản chính trong trường hợp người đó đã chết. Như vậy, trong trường hợp này, bố của anh đã chết thì cha, mẹ, con; vợ, chồng; anh, chị, em ruột của bố anh sẽ có quyền yêu cầu cấp trích lục bản sao giấy khai sinh của bố anh. Theo đó, anh sẽ chuẩn bị và nộp hồ sơ tại cơ quan có trách nhiệm quản lý hộ tịch tại UBND cấp xã để được cấp trích lục bản sao giấy khai sinh của bố anh. Hồ sơ gồm có: - Tờ khai cấp bản sao trích lục hộ tịch ; - Giấy tờ tùy thân (hộ chiếu/chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng); - Sổ hộ khẩu của người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch; - Giấy tờ chứng minh về quan hệ giữa người thực hiện thủ tục với người yêu cầu cấp bản sao trích lục (không phải công chứng, chứng thực căn cứ theo quy định tại đoạn 2 khoản 2 điều 2 Thông tư 15/2015/TT-BTP ). Xem thêm: Xin trích lục khai sinh ở đâu? - LuatVietnam Trên đây là nội dung tư vấn cho câu hỏi “Ai có quyền yêu cầu cấp trích lục bản sao giấy khai sinh của người đã chết?” dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Hiện tại, tôi đang là nhân viên ngân hàng thương mại cổ phần X. Ngày 16/11/2021, tôi nhận được văn bản yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng A của cơ quan điều tra công an huyện. Trong văn bản này có chữ ký Thủ trưởng cơ quan điều tra công an huyện. Vậy trong trường hợp này, tôi có bắt buộc phải cung cấp thông tin khách hàng A cho cơ quan điều tra không? Xin cảm ơn!
Liên quan đến vấn đề này, khoản 5 Điều 10 Nghị định 117/2018/NĐ-CP quy định như sau: “Điều 10. Thẩm quyền ký văn bản yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng Văn bản yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng phải do các cá nhân sau đây ký: 5. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, điều tra viên các cơ quan điều tra trong hệ thống cơ quan điều tra; cấp trưởng, cấp phó các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật về cơ quan điều tra hình sự.” Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện thuộc hệ thống Cơ quan điều tra theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015. Như vậy, Thủ trưởng cơ quan điều tra Công an huyện có quyền ký văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng cung cấp thông tin khách hàng. Việc cung cấp thông tin được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 8 Nghị định 117/2018/NĐ-CP như sau: “Điều 8. Trình tự, thủ tục cung cấp thông tin khách hàng 1. Khi cần thông tin khách hàng, cơ quan nhà nước gửi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hồ sơ yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng theo quy định tại Nghị định này. 2. Khi nhận được yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện như sau: a) Trường hợp hồ sơ yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng đầy đủ theo quy định tại Nghị định này, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thu thập và cung cấp thông tin khách hàng cho cơ quan nhà nước theo đúng yêu cầu và thời hạn quy định tại Điều 7 Nghị định này. Trường hợp cung cấp trực tiếp cho người đại diện của cơ quan nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải yêu cầu người đại diện xuất trình chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu để đối chiếu khớp đúng với văn bản yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng trước khi giao nhận thông tin khách hàng; b) Trường hợp hồ sơ yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng chưa đầy đủ theo quy định tại Nghị định này, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu cơ quan nhà nước hoặc người đại diện bổ sung đầy đủ thông tin và tài liệu cần thiết theo đúng quy định tại Nghị định này. 3. Trường hợp từ chối cung cấp thông tin khách hàng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định này hoặc chậm cung cấp thông tin khách hàng do nguyên nhân bất khả kháng, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có văn bản thông báo gửi cơ quan nhà nước trong đó nêu rõ lý do từ chối hoặc chậm cung cấp thông tin khách hàng.” Như vậy, ngân hàng bạn có trách nhiệm cung cấp thông tin khách hàng khi hồ sơ yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng của cơ quan điều tra công an huyện đầy đủ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 117/2018/NĐ-CP. Xem thêm : Ngân hàng phải cung cấp dữ liệu giao dịch cá nhân từ 05/12 Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Xin hỏi Luatvietnam: Tôi là nhân viên ngân hàng A. Ngày 13/7/2022, tôi có nhận được lệnh phong tỏa tài khoản ngân hàng số 123456xxx của anh công an huyện B. Vậy trong trường hợp này, anh công an huyện B có quyền yêu câu phong tỏa tài khoản ngân hàng không? Xin cảm ơn!
Theo quy định tại Điều 17 Thông tư 23/2014/TT-NHNN và Thông tư 02/2019/TT-NHNN thì các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (trong đó bao gồm ngân hàng, một số tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô, …) thực hiện phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản thanh toán của khách hàng các trường hợp sau: - Có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; - Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện thấy có nhầm lẫn, sai sót khi Có ghi nhầm vào tài khoản thanh toán của khách hàng hoặc theo yêu cầu hoàn trả lại tiền của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển tiền; - Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện có dấu hiệu gian lận, vi phạm pháp luật liên quan đến tài khoản thanh toán; - Có thông báo bằng văn bản của một trong các chủ tài khoản về việc phát sinh tranh chấp về tài khoản thanh toán chung giữa các chủ tài khoản thanh toán chung; Trong đó, việc phong tỏa tài khoản theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần thực hiện theo đúng quy định của pháp luật chuyên ngành Theo quy định của pháp luật thì không phải ai cũng có thẩm quyền phong tỏa tài khoản ngân hàng. Cụ thể, khi có hành vi vi phạm thì trưởng đoàn thanh tra hành chính, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành mới có thẩm quyền phong tỏa tài khoản ngân hàng . Theo quy định của pháp luật trong các lĩnh vực khác nhau thì phong tỏa tài khoản cũng là một biện pháp cưỡng chế. Cụ thể, trong hoạt động tố tụng dân sự , việc phong tỏa tài khoản để đảm bảo cho nghĩa vụ trong thi hành án. Thông thường thì việc phong tỏa tài khoản được thực hiện trong trường hợp người có thẩm quyền cần ngăn chặn việc tẩu tán tiền trong tài khoản của người phải thi hành án . Còn trong hoạt động tố tụng hình sự thì khi cơ quan có thẩm quyền để bảo đảm hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thì các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể áp dụng biện pháp yêu cầu phong tỏa tài khoản theo trình tự, thủ tục, yêu cầu phong tỏa tài khoản sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật. Do đó, theo như bạn trình bày thì chỉ những trường hợp đặc biệt thì công an huyện B hay cơ quan, nhà nước có thẩm quyền mới có thể yêu cầu chủ tài khoản tại các tổ chức tín dụng bị phong tỏa tài khoản theo quy định của pháp luật để làm rõ, xác minh vụ việc. Xem thêm : Trường hợp nào bị phong tỏa tài khoản ngân hàng? Trên đây là nội dung tư vấn cho câu hỏi “Ai có thẩm quyền ra lệnh phong tỏa tài khoản ngân hàng?’’ dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Bà tôi đã lập di chúc, nhưng chúng tôi là con, cháu thì không muốn bác tôi giữ mà muốn bà gửi cho một người quen của gia đình. Xin hỏi bà tôi có thể gửi di chúc cho người khác giữ được không? Người nhận giữ di chúc phải làm gì khi bà tôi qua đời? Nếu như người giữ di chúc mà làm mất thì phải xử lý như thế nào? Xin cảm ơn!
1. Ai được quyền giữ di chúc? Căn cứ khoản 1 và khoản 2, Điều 641 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về gửi giữ di chúc như sau: Điều 641. Gửi giữ di chúc 1. Người lập di chúc có thể yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng lưu giữ hoặc gửi người khác giữ bản di chúc. 2. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng lưu giữ bản di chúc thì phải bảo quản, giữ gìn theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về công chứng. Theo đó, bà của bạn có thể giao bản di chúc cho người khác giữ theo quy định nêu trên. Cụ thể, có thể yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng hoặc người khác mà bà của bạn cảm thấy tin tưởng. Ngoài ra, theo khoản 3 Điều này quy định người giữ bản di chúc có nghĩa vụ như sau: - Giữ bí mật nội dung di chúc; - Giữ gìn, bảo quản bản di chúc; nếu bản di chúc bị thất lạc, hư hại thì phải báo ngay cho người lập di chúc - Giao lại bản di chúc cho người thừa kế hoặc người có thẩm quyền công bố di chúc, khi người lập di chúc chết. Việc giao lại bản di chúc phải được lập thành văn bản, có chữ ký của người giao, người nhận và trước sự có mặt của ít nhất hai người làm chứng. 2. Người giữ di chúc phải làm gì khi người để lại di chúc qua đời? Theo Điều 647 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc công bố di chúc, cụ thể như sau: Điều 647. Công bố di chúc 1. Trường hợp di chúc bằng văn bản được lưu giữ tại tổ chức hành nghề công chứng thì công chứng viên là người công bố di chúc. 2. Trường hợp người để lại di chúc chỉ định người công bố di chúc thì người này có nghĩa vụ công bố di chúc; nếu người để lại di chúc không chỉ định hoặc có chỉ định nhưng người được chỉ định từ chối công bố di chúc thì những người thừa kế còn lại thoả thuận cử người công bố di chúc. 3. Sau thời điểm mở thừa kế, người công bố di chúc phải sao gửi di chúc tới tất cả những người có liên quan đến nội dung di chúc. 4. Người nhận được bản sao di chúc có quyền yêu cầu đối chiếu với bản gốc của di chúc. 5. Trường hợp di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài thì bản di chúc đó phải được dịch ra tiếng Việt và phải có công chứng hoặc chứng thực. Như vậy, sau khi bà bạn mất đi thì người giữ di chúc có nghĩa vụ giao lại bản di chúc cho người thừa kế hoặc người có thẩm quyền công bố di chúc theo quy định nêu trên. 3. Nếu người giữ di chúc làm mất di chúc thì phải giải quyết như thế nào? * Di chúc bị mất trước thời điểm mở thừa kế Đối với trường hợp này, trước thời điểm mở thừa kế nghĩa là lúc này người để lại di chúc vẫn còn sống, khi đó người để lại di chúc hoàn toàn có thể lập một bản di chúc mới thay thế cho bản di chúc đã bị thất lạc trước đó, bởi tại khoản 5, Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng mới có hiệu lực. * Di chúc bị mất sau thời điểm mở thừa kế Kể từ thời điểm mở thừa kế, di chúc bị mất và không được tìm thấy, cũng không có bằng chứng nào chứng minh được ý nguyện đích thực của người lập di chúc thì coi như không có di chúc và áp dụng các quy định về thừa kế theo pháp luật. Lúc này, pháp luật không căn cứ vào di chúc để phân chia di sản thừa kế mà sẽ chia thừa kế theo pháp luật . Nếu chưa chia thừa kế mà tìm thấy bản di chúc đã thất lạc thì sẽ chia thừa kế theo di chúc. Lúc này, di chúc vẫn còn nguyên hiệu lực. Bên cạnh đó, căn cứ khoản 3 Điều 642 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: 3. Trong thời hiệu yêu cầu chia di sản, trường hợp di sản đã chia mà tìm thấy di chúc thì phải chia lại theo di chúc nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu. Như vậy, nếu đã chia thừa kế theo pháp luật mà trong thời hiệu yêu cầu chia thừa kế (30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản được quy định cụ thể tại Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015) lại tìm thấy bản di chúc đã bị thất lạc, người thừa kế theo di chúc có yêu cầu chia theo di chúc thì phải chia lại thừa kế theo di chúc. Ngược lại, vẫn trong trường hợp này nhưng người được hưởng di sản theo di chúc không có yêu cầu chia thừa kế lại như trong di chúc thì không phải chia thừa kế lại. Như vậy, thời điểm tìm thấy bản di chúc đã thất lạc, di chúc vẫn còn hiệu lực nhưng bởi không có yêu cầu chia thừa kế lại nên nội dung được thể hiện trong di chúc mới không được thực hiện. Xem thêm: Thủ tục lập di chúc đơn giản, nhanh gọn và đúng chuẩn Trên đây là nội dung tư vấn cho câu hỏi “Ai được quyền giữ di chúc?” dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Tôi đã mua một căn hộ chung cư trả góp từ năm 2020, tòa nhà chung cư này khoảng 250 căn hộ. Đầu năm 2021 tôi chuyển về đây sinh sống. Theo thỏa thuận với chủ đầu tư thì phí dịch vụ là 6.000đ/m2/tháng, phí trông giữ xe ô tô là 1 triệu/01 ô tô/tháng. Tuy nhiên, tháng vừa qua tôi đi nộp phí dịch vụ, công ty thông báo từ tháng sau sẽ thu phí dịch vụ là 10.000 đ/m2/tháng. Trong hợp đồng mua nhà thì nói các dịch vụ thu không vượt quá 8.000 đ/m2. Từ hồi tôi về đây sinh sống đến nay cũng chưa thấy chủ đầu tư tổ chức hội nghị nhà chung cư. Tôi muốn hỏi khi nào sẽ tổ chức hội nghị chung cư lần đầu cho cư dân? Chủ đầu tư có được quyền tăng phí dịch vụ như vậy không? Xin cảm ơn!
1. Giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư được quy định như thế nào? Căn cứ khoản 3, Điều 106 Luật Nhà ở năm 2014 quy định về giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư như sau: Điều 106. Giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư […] 3. Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư được quy định như sau: a) Trường hợp chưa tổ chức được Hội nghị nhà chung cư lần đầu thì giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở; b) Trường hợp đã tổ chức được Hội nghị nhà chung cư thì giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư do Hội nghị nhà chung cư quyết định. Như vậy, dựa vào thông tin mà bạn cung cấp thì chung cư nơi bạn ở chưa tổ chức hội nghị nhà chung cư, cho nên giá dịch vụ vận hành nhà chung cư sẽ được thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán nhà của bạn đã giao kết với chủ đầu tư. Trong trường hợp hợp đồng nhà đã thỏa thuận phí dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư không quá 8.000đ/m 2 thì chủ đầu tư chỉ được tăng tối đa đến 8.000đ/m 2 . Việc chủ đầu tư tự ý tăng phí dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư lên 10.000đ/m 2 là trái với quy định của pháp luật. 2. Hội nghị nhà chung cư lần đầu được tổ chức khi nào? Điều kiện để tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu được quy định cụ thể tại khoản 1, Điều 13 Thông tư 02/2016/TT-BXD (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5, Điều 1 Thông tư 06/2019/TT-BXD ) như sau: Điều 13. Hội nghị nhà chung cư lần đầu 1. Điều kiện để tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu được quy định như sau: a) Hội nghị của tòa nhà chung cư phải được tổ chức trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày nhà chung cư đó được bàn giao đưa vào sử dụng và có tối thiểu 50% số căn hộ đã được bàn giao cho người mua, thuê mua (không bao gồm số căn hộ mà chủ đầu tư giữ lại không bán hoặc chưa bán, chưa cho thuê mua); trường hợp quá thời hạn quy định tại Điểm này mà tòa nhà chung cư chưa có đủ 50% số căn hộ được bàn giao thì hội nghị nhà chung cư được tổ chức sau khi có đủ 50% số căn hộ được bàn giao; b) Hội nghị của cụm nhà chung cư được tổ chức khi có tối thiểu 50% số căn hộ của mỗi tòa nhà trong cụm đã được bàn giao cho người mua, thuê mua (không bao gồm số căn hộ mà chủ đầu tư giữ lại không bán hoặc chưa bán, chưa cho thuê mua) và có tối thiểu 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ của từng tòa nhà đã nhận bàn giao đưa vào sử dụng đồng ý nhập tòa nhà vào cụm nhà chung cư. Theo đó, nếu căn hộ mà bạn đang sở hữu thuộc tòa nhà chung cư theo quy định nêu trên trong vòng 12 tháng kể từ ngày nhà chung cư đó được bàn giao đưa vào sử dụng và có tối thiểu 50% số căn hộ đã được bàn giao cho người mua, thuê mua thì chủ đầu tư phải tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu theo quy định. Hoặc sau 12 tháng mà tòa nhà chung cư chưa có đủ 50% số căn hộ được bàn giao thì hội nghị nhà chung cư được tổ chức sau khi có đủ 50% số căn hộ được bàn giao. Ngoài ra, trường hợp nhà chung cư đã được bàn giao đưa vào sử dụng quá thời hạn 12 tháng và đã có đủ 50% số căn hộ được bàn giao theo quy định nhưng chủ đầu tư không tổ chức hội nghị nhà chung cư và có đơn của đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao thì UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu theo quy định tại điểm a, khoản 5, Điều 13 Thông tư Thông tư 02/2016/TT-BXD (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 06/2019/TT-BXD). 3. Không tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu thì bị xử phạt như thế nào? Theo quy định tại điểm c, khoản 3, Điều 67 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về mức xử phạt hành chính đối với hành vi không tổ chức hội nghị nhà chung chư lần đầu như sau: Điều 67. Vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư đối với chủ đầu tư […] 3. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 260.000.000 đồng đối với chủ đầu tư có một trong các hành vi sau đây: c) Không tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu theo quy định; Như vậy, đối với hành vi không tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu theo quy định thì sẽ bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 260.000.000 đồng. Đồng thời, phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại điểm r, khoản 5, Điều 67 Nghị định 16/2022/NĐ-CP là buộc tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu theo quy định. Ngoài ra, theo quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP thì mức phạt tiền nêu trên chỉ áp dụng đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức. Xem thêm: Tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu: Điều kiện và quy trình Trên đây là nội dung tư vấn cho câu hỏi “Ai được quyền tăng giá dịch vụ quản lý nhà chung cư?” dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Con trai tôi lấy vợ và sinh được hai người con, 1 cháu 5 tuổi và cháu 7 tuổi. Khi 2 vợ chồng ly hôn thì Tòa quyết định con trai tôi nuôi cháu 7 tuổi, còn vợ nó nuôi cháu 5 tuổi. Tuy nhiên, không may con trai tôi qua đời, lúc này người vợ lại đến giành quyền nuôi con với lý do là mẹ ruột của cháu. Nhưng gia đình tôi cũng có nguyện vọng chăm sóc và nuôi dưỡng cháu. Vậy Luật sư cho tôi hỏi, trường hợp này gia đình tôi có quyền nuôi cháu của mình không? và người vợ kia có quyền giành lại quyền nuôi con không? Xin cảm ơn!
I. Căn cứ pháp lý - Bộ Luật Dân sự 2015 . - Luật số 52/2014/QH13 về Hôn nhân và Gia đình. II. Ông bà có được nuôi dưỡng cháu không? Theo quy định hiện nay, tại Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình, khi cha mẹ ly hôn , con có thể được ở với cha hoặc mẹ theo thoả thuận của cha mẹ hoặc theo quyết định của Toà án căn cứ vào các điều kiện tốt nhất của con. Tuy nhiên, căn cứ khoản 2 Điều 87 Luật Hôn nhân và Gia đình, việc trông nom, chăm sóc con sẽ được giao cho người giám hộ mà không phải cha mẹ trong các trường hợp sau đây: 2. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con và quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên được giao cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự và Luật này trong các trường hợp sau đây: a) Cha và mẹ đều bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên; b) Một bên cha, mẹ không bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên nhưng không đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ đối với con; c) Một bên cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên và chưa xác định được bên cha, mẹ còn lại của con chưa thành niên. Khi đó, thứ tự người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên được quy định tại Điều 52 Bộ luật Dân sự gồm: - Anh ruột, chị ruột là anh, chị cả. Nếu hai người này không đủ điều kiện thì anh, chị ruột tiếp theo là người giám hộ. - Nếu không có anh, chị ruột thì người giám hộ đương nhiên là ông bà nội, ông bà ngoại. Như vậy, căn cứ các quy định trên, trường hợp này, mẹ vẫn là người có quyền nuôi con sau khi cha mất. Ông bà chỉ giành được quyền nuôi cháu khi mẹ cháu không điều kiện nuôi con, hoặc cháu có nguyện vọng được ông bà nuôi dưỡng, theo quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật này. Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Xem thêm: Giành quyền nuôi con khi ly hôn: 4 quy định nhất định phải biết Trên đây là nội dung tư vấn về "Ai là người có quyền nuôi con khi cha/mẹ đã ly hôn nhưng không may qua đời? " dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Nhà tôi có nhiều phòng, nên tôi tận dụng các phòng không ở để cho sinh viên thuê trọ. Vậy Luật sư cho tôi hỏi, khi đi đăng ký tạm trú thì gia đình tôi (chủ hộ) hay người thuê trọ (sinh viên) phải nộp lệ phí đăng ký cư trú? Xin cảm ơn!
I. Căn cứ pháp lý - Luật Cư trú 2020. - Thông tư 75 /2022/TT-BTC . II.  Ai là người phải thực hiện đăng ký tạm trú? Căn cứ quy định tại Điều 27 Luật cư trú năm 2020, công dân phải thực hiện đăng ký tạm trú đối với trường hợp khi đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên. Như vậy khi đi thuê nhà, người thuê là bên có nghĩa vụ khai báo, đăng ký tạm trú. III. Người nộp lệ phí Điều 2 Thông tư 75/2022/TT-BTC có quy định như sau: Điều 2. Người nộp lệ phí Công dân Việt Nam khi thực hiện thủ tục đăng ký cư trú (đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú, tách hộ) với cơ quan đăng ký cư trú theo quy định pháp luật cư trú thì phải nộp lệ phí theo quy định tại Thông tư này. Như vậy, người thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú sẽ đồng thời là người nộp lệ phí đăng ký. Trên thực tế khi đi thuê trọ, chủ trọ sẽ là người chủ động liên hệ với người thuê nhà để đăng ký tạm trú cho người thuê, lúc đó nghĩa vụ nộp lệ phí sẽ thuộc về chủ trọ. Chủ trọ có thể yêu cầu người thuê nhà trả lại số tiền này, hoặc bao gồm trong tiền cho thuê. Trường hợp chủ trọ không muốn phải chịu lệ phí đăng ký tạm trú, chủ trọ có thể từ chối đăng ký cho người thuê. Vì người thuê có nghĩa vụ đăng ký cư trú theo luật định, người thuê cần chủ động tự đăng ký tạm trú cho mình, do đó người thuê sẽ có nghĩa vụ đóng lệ phí đăng ký cư trú. Còn người thuê nhà nếu không đăng ký tạm trú sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 500.000 đến 1.000.000 đồng theo điểm a, khoản 1, Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP . Xem thêm: 9 trường hợp được miễn lệ phí đăng ký thường trú, tạm trú Trên đây là nội dung tư vấn về "Ai là người phải nộp lệ phí đăng ký cư trú? " dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Khi xây dựng một căn nhà riêng lẻ thì chủ thầu hay chủ nhà phải đogns các loại thuế ạ? Đó là các loại thuế nào và trình tự, thủ tục ra làm sao ạ? Xin cảm ơn!
Theo Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành về thuế giá trị gia tăng, đối với lĩnh vực thuế xây dựng nhà tư nhân thì chủ thầu khi nhận thi công công trình phải đăng ký hợp đồng xây dựng, kê khai nộp thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp tại cơ quan quản lý thuế nơi có công trình đang xây dựng. Căn cứ Công văn số 3077/TCT-CS của Tổng cục thuế về việc quản lý thuế ngày 9/8/2018, trong đó hộ gia đình tự xây nhà không phải là người nộp thuế GTGT, thuế TNDN và thuế thu nhập cá nhân ; trường hợp hộ gia đình thuê nhà thầu là cơ sở kinh doanh thực hiện xây dựng nhà cho gia đình thì nhà thầu xây dựng phải kê khai nộp thuế theo quy định. Trong trường hợp của bạn, bạn thuê chủ thầu xây dựng, có hợp đồng và trong hợp đồng không có thỏa thuận chủ hộ gia đình là người phải nộp thuế. Căn cứ các quy định của pháp luật nêu trên thì bạn không có trách nhiệm nộp thuế và chủ thầu xây dựng là người có trách nhiệm kê khai và nộp thuế xây dựng nhà ở. Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Tôi và chồng tôi quyết định ly hôn đơn phương do không thỏa thuận được ai là người nuôi con trực tiếp. Chúng tôi có 1 con chung, cháu năm nay 5 tuổi, tôi và chồng tôi có điều kiện ngang nhau về vật chất và tinh thần, không ai có bất kỳ vi phạm nào, chỉ là cuộc sống hôn nhân không hợp nên chúng tôi quyết định ly hôn. Vậy, luật sư cho tôi hỏi, trong trường hợp này tòa sẽ căn cứ vào những yếu tố nào để xác định người có quyền nuôi con? Tôi cần phải làm gì để giành được quyền nuôi con? Xin cảm ơn!
I. Căn cứ pháp lý - Luật số 52/2014/QH13 về Hôn nhân và Gia đình. II. Giao con cho cha/mẹ Khoản 2 Điều 81 LHNGĐ 2014 quy định: “2.Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.” Tòa án luôn dựa vào nguyên tắc thỏa thuận giữa cha và mẹ của người con để quyết định ai sẽ là người được nuôi con. Do đó, cha, mẹ của người con có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau đối với con vào thời điểm trước, trong hoặc sau khi yêu cầu Tòa án chấm dứt quan hệ vợ chồng hay quan hệ chung sống như vợ chồng . Khi cha, mẹ của người con không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ dựa vào quyền lợi của con để quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc. Việc quyết định ai có quyền nuôi con khi ly hôn ngoài những điều kiện nêu trên còn phụ thuộc vào các yếu tố khác, như chỗ ở, thu nhập, thời gian chăm sóc con… của mỗi bên, nhằm đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con. Do đó các bên cần thu thập các tài liệu, bằng chứng chứng minh mình đáp ứng các điều kiện chăm sóc con như: – Về tình cảm và sự quan tâm yêu thương lo lắng của cha mẹ với con: Thực tế cho thấy Cha mẹ có thực sự quan tâm, yêu thương con thật lòng thì mới có thể dành nhiều thời gian, công sức để chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục con. Sự quan tâm, chăm lo không phải ngày một ngày hai mà phải diễn ra trong thời gian dài và đòi hỏi sự kiên trì nhẫn nại của cha và mẹ. Như vậy, các tài liệu, bằng chứng chứng minh sự quan tâm lo lắng của cha mẹ với con trước khi ly hôn là một trong các chứng cứ để Toà án xem xét giải quyết, đó có thể là ảnh chụp đưa đón con đi học, họp phụ huynh, ảnh chụp khi đưa con đi chơi, du lịch, ... – Các điều kiện về vật chất: Đây là các tài liệu chứng minh nguồn thu nhập ổn định, hợp pháp của cha, mẹ. Đó có thể là thu nhập từ lao động như: Hợp đồng lao động, sao kê bảng lương, sao kê tài khoản lương. Thu nhập từ các nguồn khác như: Sổ tiết kiệm, Chứng nhận cổ phần cổ phiếu, trái phiếu, cho thuê tài sản… – Điều kiện về chỗ ở: Một trong những điều kiện khi chứng minh điều kiện nuôi con đó là chỗ ở của mỗi bên vợ chồng sau ly hôn . Quy định của pháp luật không có quy định bắt buộc là người nhận nuôi con phải có tài sản riêng là Nhà đất thì mới được nuôi con, tuy nhiên nếu đặt trong tình huống vợ chồng đều muốn giành quyền nuôi con trong khi các điều kiện khác của hai bên là như nhau thì quyền trực tiếp nuôi con sẽ được Toà án ưu tiên giao cho người có điều kiện về chỗ ở ổn định. Điều này xuất phát từ thực tế, nếu một người không có nơi cư trú cố định nay đây mai đó và thường xuyên phải thay đổi chỗ ở sẽ ảnh hưởng đến việc sinh hoạt và học tập của con. – Điều kiện về thời gian chăm sóc, giáo dục: Việc nuôi dưỡng chăm sóc và giáo dục con cần rất nhiều thời gian và công sức. Ở các độ tuổi khác nhau các con có sự thay đổi về nhận thức, tâm lý và tình cảm của con trẻ, do đó yêu cầu người trực tiếp nuôi con phải dành thời gian quan tâm, quan sát để kịp thời giáo dục dạy dỗ các con. Nếu một người làm các công việc có tính chất đặc thù như thường xuyên vắng nhà vì phải đi công trình, đi công tác dài ngày, lái xe đường dài, hoặc người đó làm công việc quá bận rộn mất nhiều thời gian thì sẽ không có điều kiện về thời gian để chăm sóc giáo dục con. – Về môi trường sống và sinh hoạt: Môi trường sống của con người nói chung bao gồm gia đình, nhà trường và xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến tính cách, nhận thức của con người. Đối với con trẻ môi trường của chúng là gia đình và nhà trường và môi trường này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tính cách, tình cảm của con. Do đó trường hợp một bên cha hoặc mẹ sống lành mạnh và bên thì hoàn toàn ngược lại. Căn cứ vào các quyền lợi mọi mặt của con, Toà án sẽ Quyết định giao con cho thì sẽ ảnh hưởng không tốt cho con trẻ. Theo đó, người được nuôi con phải chứng minh được trước Tòa án về bản thân sẽ cung cấp môi trường thuận lợi nhất cho sự phát triển của con và có đủ các điều kiện đảm bảo cả về kinh tế lẫn tinh thần đáp ứng cho yêu cầu phát triển bình thường của người con; Ngoài ra, một trong hai người có thể cung cấp thêm các chứng cứ chứng minh người còn lại không đủ điều kiện về vật chất và tinh thần để nuôi dạy con cái (thu nhập không ổn định, không có thời gian chăm sóc…). Xem thêm: Những câu hỏi Toà sẽ hỏi khi ly hôn [cần chuẩn bị trước] Trên đây là nội dung tư vấn về "Ai sẽ giành được quyền nuôi con khi cả hai vợ chồng có điều kiện ngang nhau?" dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Vợ chồng tôi đang muốn tặng cho em gái cùng cha khác mẹ một mảnh đất. Theo tôi được biết thì anh chị em ruột được miễn thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ. Vậy xin hỏi trường hợp anh chị em cùng cha khác mẹ tặng cho đất có được miễn thuế và lệ phí trươc bạ không? Căn cứ pháp lý? Xin cảm ơn!
Hiện nay, chưa có văn bản quy phạm pháp luật giải thích cụ thể: Thế nào là anh ruột, chị ruột, em ruột? Tuy nhiên theo kinh nghiệm xét xử và kế thừa tinh thần của Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19-10-1990 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, cần hiểu “ anh ruột, chị ruột, em ruột” bao gồm cả anh, chị, em cùng cha cùng mẹ và anh, chị, em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha ' Do đó, giữa bạn và em gái cùng cha khác mẹ của bạn được xem là anh, em ruột. Tài sản anh, em ruột tặng cho nhau sẽ được miễn lệ phí trước bạ: Căn cứ quy định tại khoản 10 Điều 10 Nghị định số 10/2022/NĐ-CP , Nghị định Quy định về lệ phí trước bạ , thì: Điều 10. Miễn lệ phí trước bạ với những trường hợp sau đây: ... 10. Nhà, đất nhận thừa kế hoặc là quà tặng giữa: Vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau nay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. ....... Tài sản anh, em ruột tặng cho nhau sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân: Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật Thuế Thu nhập cá nhân 2007 , thì: Điều 4. Thu nhập được miễn thuế với những trường hợp sau đây: ...... 4. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau. Như vậy, với trường hợp anh chị em cùng cha khác mẹ tặng cho đất thì pháp luật quy định được miễn lệ phí trước bạ và miễn nộp thuế thu nhập cá nhân . Xem thêm : 2 trường hợp được miễn thuế khi mua bán nhà đất Trên đây là nội dung tư vấn cho câu hỏi ‘Anh chị em cùng cha khác mẹ tặng cho đất có được miễn thuế không?’’ dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Xin chào LuatVietnam. Tôi có một vấn đề về đất đai cần LuatVietnam tư vấn giúp mong nhận được sự giúp đỡ từ LuatVietnam: Gia đình gồm 7 người (5 người con gồm 3 trai và 2 gái đã lập gia đình và có nhà riêng), đất vườn nhà ở của cha mẹ khoảng 2500m2. Vào năm 2003, người cha qua đời do tai nạn. Vào năm 2006 nhà cha mẹ sập do gió bão và từ đó các loại giấy tờ nhà cửa, đất đai, CMND đều bị người con trai cả lấy (bị lấy nhưng không ai thấy và hỏi không thừa nhận). Sau đó các con góp tiền xây lại nhà cho cha mẹ. Vào năm 2018 người mẹ mất do tuổi già sức yếu. Vào tháng 02/2019, người con trai thứ 2 và thứ 3 đến UBND hỏi việc đất đai của cha mẹ thì được trả lời là đất cha mẹ chỉ có 500m2, chúng tôi hỏi tại sao thì không nhận được câu trả lời chỉ bảo còn 500m2. Lần thứ 2 sau đó khoảng 1 tháng chúng tôi làm đơn để làm sáng tỏ thì nhận được câu trả lời là cha mẹ không còn mảnh đất nào cả! Đơn chúng tôi được trả lời là không đúng và bắt làm lại. Hiện tại chúng tôi gồm 4 người con (trừ người con trai cả) muốn hỏi lại đất nhà vườn cha mẹ (lấy lại để chia đều) thì có thể lấy lại được không? và lấy lại bằng cách nào? Mong nhận được sự giúp đỡ từ LuatVietnam. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Theo thông tin bạn cung cấp thì bố bạn qua đời năm 2003 và mẹ bạn mất năm 2018, trước khi chết ông bà có để lại tài sản là quyền sử dụng 2500m2 đất . Vào tháng 02/2019 anh chị em bạn đã đến UBND hỏi việc đất đai của cha mẹ thì được trả lời là đất cha mẹ chỉ có 500m2, lần thứ 2 sau đó khoảng 1 tháng làm đơn để sáng tỏ sự việc thì nhận được câu trả lời là cha mẹ không còn mảnh đất nào. Như vậy, nếu trong trường hợp bố mẹ bạn đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) sẽ là chủ sở hữu hợp pháp nên anh trai cả bạn muốn đứng tên trên GCNQSDĐ phải được sự đồng ý của bố mẹ bạn . Việc sang tên này phải dựa trên cơ sở đó là có những hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tặng cho quyền sử dụng đất, di chúc... Theo đó, nếu anh trai cả bạn có căn cứ chứng minh bố mẹ bạn có tặng cho, hoặc di chúc thừa kế miếng đất cho anh bạn thì việc anh cả bạn nhận chuyển quyền sử dụng đất hoàn toàn hợp pháp mà không cần phải thông báo cho anh chị em bạn và không vi phạm pháp luật . Nếu trong trường hợp anh trai cả bạn đã tự ý sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà không có sự đồng ý của bố mẹ bạn hoặc không có các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp của mình mà cơ quan có thẩm quyền lại cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho anh ấy là vi phạm pháp luật vì bố mẹ bạn trước khi mất không để lại di chúc nên di sản bố mẹ bạn để lại phải được chia theo quy định của pháp luật. Do đó, nếu quyền sử dụng 2500m2 đất mà bố mẹ bạn chết để lại là di sản thừa kế được chia theo Điều 651 của Bộ luật Dân sự năm 2015 về thừa kế theo pháp luật quy định theo thứ tự cụ thể như sau: “1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.” Vì vậy, bạn và những người thừa kế liên quan có thể làm đơn khiếu nại, kiến nghị hoặc tố cáo gửi đến Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận yêu cầu thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 106 Luật Đất đai 2013. Khi đó mảnh đất được coi là di sản thừa kế của bố mẹ bạn để lại và các đồng thừa kế có thể khởi kiện ra tòa án để chia di sản thừa kế . Tuy nhiên ngoài phương án ở trên, bạn và những người đồng thừa kế khác cũng có thể khởi kiện vụ án dân sự chia thừa kế có liên quan đến yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất . Theo đó, bạn cũng có thể lựa chọn phương án nộp đơn khởi kiện ngay đến Tòa án cấp huyện để được giải quyết theo quy định.
Anh trai của em đi nghĩa vụ quân sự đã về thì em trai có cần phải đi không ạ?
Các trường hợp miễn gọi nhập ngũ được quy định tại Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự mới nhất , cụ thể như sau: “Điều 41. Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ 1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây: a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe; b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận; c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%; d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định; e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo. 2. Miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây: a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một; b) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ; c) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên; d) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân; đ) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.” Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, việc anh trai bạn đã hoàn thành xong nghĩa vụ quân sự không phải là trường hợp được tạm hoãn hay miễn nghĩa vụ quân sự cho bạn.
Ngày 28/9/2021, tôi có ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng 1 sào đất ở huyện X thuộc tỉnh thành miền Nam ở Việt Nam với anh B. Tuy nhiên, tôi chỉ chấp nhận mua 360 m2 diện tích đất ( tương đương với 1 sào đất ở Bắc bộ). Bên B không chấp nhận và khởi kiện tôi ra tòa án yêu cầu tôi phải thực hiện đúng hợp đồng. Vậy trong trường hợp trên, tòa án sẽ giải quyết tranh chấp như thế nào? Xin cảm ơn!
Hiện chúng tôi không có thông tin về nội dung và hình thức của hợp đồng nên để có căn cứ tư vấn cho bạn Luật sư mặc định Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật, bởi vậy khi có tranh chấp và được Tòa án cấp có thẩm quyền thụ lý và giải quyết thì Khi xem xét và quyết định thì Toà án căn cứ vào Điều 45 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 để áp dụng như sau: “Điều 45. Nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng 1. Việc áp dụng tập quán được thực hiện như sau: Tòa án áp dụng tập quán để giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định. Tập quán không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật dân sự. Khi yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền viện dẫn tập quán để yêu cầu Tòa án xem xét áp dụng. Tòa án có trách nhiệm xác định giá trị áp dụng của tập quán bảo đảm đúng quy định tại Điều 5 của Bộ luật dân sự. Trường hợp các đương sự viện dẫn các tập quán khác nhau thì tập quán có giá trị áp dụng là tập quán được thừa nhận tại nơi phát sinh vụ việc dân sự.” Như vậy, trong trường hợp của bạn việc xác định diện tích đất theo ngôn ngữ tập quán (sào) vì vậy có thể hiểu tập quán có giá trị áp dụng là tập quán không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Bộ Luật này. Trường hợp có nhiều tập quán thì áp dụng tập quán do các bên thoả thuận; nếu các đương sự viện dẫn các tập quán khác nhau thì tập quán có giá trị áp dụng là tập quán được thừa nhận tại nơi phát sinh vụ việc dân sự. Chính vì thế, khi giải quyết tranh chấp tại tòa án có thẩm quyền thì có căn cứ để Hội đồng xét xử chấp thuận viện dẫn về tập quán của nơi có đất (tức là sào nam bộ). Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Xin hỏi Luatvietnam: Tôi hiện tại là bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật ở Bệnh Viện đa khoa A. Ngày 10/8/2021, tôi có tiếp nhận bệnh nhân A đang trong tình trạng nguy cấp và cần sử dụng máy thở oxy. Tuy nhiên, do bệnh viện quá tải nên không còn máy thở nào khác. Do tình huống nguy cấp cho nên tôi đã rút máy thở của bệnh nhân bên cạnh để cứu bệnh nhân A. Vậy trong trường hợp trên, hành vi của tôi có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Xin cảm ơn!
Khoản 3 và khoản 4 Điều 3 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định nguyên tắc hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có: - Kịp thời và tuân thủ đúng quy định chuyên môn kỹ thuật. - Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp cấp cứu. Trong trường hợp này cần xem xét quy trình rút máy thở của bác sĩ đối với bệnh nhân có đúng với quy định của Bộ Y tế và đúng với nguyên tắc khám chữa bệnh nêu trên hay không (?). Nếu qua đánh giá chuyên môn, phân tích các thông số xác định người bệnh đủ tiêu chuẩn cai máy thở theo quy định chuyên ngành y khoa thì hành vi rút máy thở của bác sĩ đối với bệnh nhân không vi phạm quy định pháp luật. Quy định chuyên môn về cai máy thở tham khảo tại Quyết định 1904/QĐ-BYT ban hành ngày 30/05/2014 về “ Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Hồi sức – Cấp cứu và Chống độc ”. Nếu bác sĩ rút máy thở của bệnh nhân không đúng quy định, dẫn đến tình trạng bệnh của bệnh nhân chuyển biến xấu hơn hoặc tệ hơn là dẫn đến tử vong thì cần phải xem xét hành vi của bác sĩ là do trình độ chuyên môn hay vì lý do khác (như cố ý giết người). Trường hợp hành vi này đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì bác sĩ có thể bị xử lý hình sự một trong các tội sau (căn cứ Bộ luật hình sự 2015 , sửa đổi năm 2017 ): “Điều 123. Tội giết người 1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Giết 02 người trở lên; b) Giết người dưới 16 tuổi; c) Giết phụ nữ mà biết là có thai; d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ; k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp; l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người; m) Thuê giết người hoặc giết người thuê; n) Có tính chất côn đồ; o) Có tổ chức; p) Tái phạm nguy hiểm; q) Vì động cơ đê hèn. 2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. 3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm. Điều 129. Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính 1. Người nào vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 315. Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác 1. Người nào vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 259 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Làm chết người; b) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. […]” Nếu hành vi trên không đủ yếu tố cấu thành tội phạm, bác sĩ có thể bị xử lý theo các hình thức sau: - Xử lý kỷ luật tại đơn vị theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019 hoặc Nghị định 112/2020/NĐ-CP . - Xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 40 Nghị định 117/2020/NĐ-CP . - Bồi thường thiệt hại theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 . Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Ngày hôm qua, tôi có thực hiện một lệnh bán một lượng lớn cổ phiếu trên sàn chứng khoán của Hà Nội (tôi là cổ đông lớn của công ty nơi tôi sở hữu cổ phiếu). Tuy nhiên, do sơ suất, tôi đã quên công bố, thông báo thông tin khi giao dịch. Vậy, tôi có thể bị hủy giao dịch này hay không? Các nhà đầu tư đã mua cổ phiếu của tôi có khả năng yêu cầu tôi mua lai cổ phiếu đó hay không? Tôi sẽ bị xử phạt như thế nào với hành vi vi phạm này? Tôi có thể phải đối mặt với những chế tài và rủi ro nào ạ? Xin trích dẫn rõ điều luật ạ. Xin cảm ơn!
Khoản 1 Điều 33 Thông tư 96/2020/TT-BTC quy định như sa: Người nội bộ của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, quỹ đại chúng và người có liên quan tới các đối tượng này phải công bố thông tin, báo cáo trước và sau khi thực hiện giao dịch cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Theo đó, những người này phải công bố thông tin, báo cáo khi giá trị giao dịch dự kiến trong ngày từ 50 triệu đồng trở lên hoặc giá trị giao dịch dự kiến trong từng tháng có mệnh giá từ 200 triệu đồng trở lên hoặc giá trị chuyển nhượng nếu là quyền mua cố phiếu, quyền mua trái phiếu chuyển đổi, … kể cả không thực hiện chuyển nhượng thông qua hệ thống giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán. Thời gian công bố thông tin là trước ngày dự kiến thực hiện giao dịch ít nhất 03 ngày làm việc, người nội bộ có nghĩa vụ công bố thông tin về việc dự kiến giao dịch theo mẫu ban hành kèm Thông tư số 96/2020/TT-BTC. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn tất giao dịch hoặc kết thúc thời hạn dự kiến giao dịch, người nội bộ phải công bố thông tin về kết quả giao dịch và giải trình nguyên nhân không thực hiện/ không thực hiện hết khối lượng giao dịch đã đăng ký (nếu có). Như vậy, với quy định đã nêu trên thì không công bố thông tin khi giao dịch cổ phiếu là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể, theo quy định tại Điều 33 Nghị định 156/2020/NĐ – CP được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 128/2021/NĐ-CP về mức xử phạt như sau: - Từ 50 triệu đến dưới 200 triệu đồng mức phạt tiền từ 05 đến 10 triệu đồng - Từ 200 triệu đến dưới 400 triệu đồng, mức phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng - Từ 400 triệu đến dưới 600 triệu đồng, mức phạt tiền từ 20 đến 40 triệu đồng - Từ 600 triệu đến dưới 01 tỷ đồng, mức phạt tiền từ 40 đến 60 triệu đồng - Từ 01 tỷ đến dưới 03 tỷ đồng, mức phạt tiền từ 60 đến 100 triệu đồng - Từ 03 tỷ đến dưới 05 đồng, mức phạt tiền từ 100 đến 150 triệu đồng - Từ 05 tỷ đến dưới 10 tỷ đồng, mức phạt tiền từ 150 triệu đến 250 triệu đồng - Từ 10 tỷ đồng trở lên, mức phạt từ 3 – 5% giá trị chứng khoán giao dịch thực tế Mức phạt tiền tối đa là 3 tỷ đồng đối với tổ chức và 1,5 tỷ đồng đồng đối với cá nhân Như vậy, trong trường hợp của bạn nếu bán cổ phiếu nhưng không thông báo và công bố thông tin, đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thì sẽ bị coi là bán chui cổ phiếu. Đây là hành vi vi phạm pháp luật và có thể vị xử phạt vi phạm hành chính như đã nêu trên. Ngoài ra, việc bạn bán cổ phiếu được diễn ra tại Sàn chứng khoán Hà Nội nên tại khoản 3 Điều 9 của Quy chế Giao dịch chứng khoán niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội ban hành kèm theo quyết định số 653/QĐ-SGDHN có quy định: “ Trong trường hợp hệ thống giao dịch đã được thiết lập ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của các nhà đầu tư hoặc toàn bộ giao dịch trên thị trường , SGDCK có thể quyết định sửa hoặc hủy bỏ giao dịch sau khi báo cáo UBCKNN về việc sửa hoặc hủy bỏ giao dịch trên ”. Vậy nên, trong trường hợp để đảm bảo quyền và lợi ích cho các nhà đầu tư mua việc bán cổ phiếu mà không báo cáo không công bố thông tin theo quy định sẽ bị hủy, theo đó những nhà đầu tư mua cổ phiếu sẽ không nhận được cổ phiếu cũng như tài khoản không bị trừ tiền. Và ngược lại, bạn sẽ nhận lại số cổ phiếu và tiền sẽ không về tài khoản của bạn./. Xem thêm : Hiểu thế nào là bán chui cổ phiếu? Mức phạt bao nhiêu? Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Chào luật sư. Mình đang là người sở hữu 1 miếng đất, tuy nhiên từ năm 2012 đã cho 1 người quen xây nhà tình thương trên đó. Nay người ấy không còn ở nhà tình thương đó nữa mà chuyển đi nơi khác làm ăn, mình lại muốn bán mảnh đất đó. Xin hỏi mình có thu hồi miếng đất đó và bán được không, nếu được mình cần phải chuẩn bị giấy tờ gì? Cần liên lạc với người đó để viết đơn xác nhận là không ở nhà tình thương đó nữa không? Xin cảm ơn!
Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất Người sử dụng đất được chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận. Theo đó, người sử dụng đất chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu tại Điều 188 Luật Đất đai 2013 , cụ thể: - Có Giấy chứng nhận; - Đất không có tranh chấp; - Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; - Trong thời hạn sử dụng đất. Theo như bạn trình bày, bạn là người có quyền sử dụng đất đối với mảnh đất cho mượn để xây dựng nhà tình thương kia nên bạn có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất nếu đáp ứng điều kiện nêu trên. Có được bán đất mà không bán nhà? Căn nhà tình thương là do người khác xây dựng trên đất của bạn, bạn không phải là người có quyền sở hữu nên không có quyền mua bán căn nhà đó. Theo khoản 1 Điều 188 Luật Nhà ở năm 2014, pháp luật không cấm mua bán nhà tình thương nhưng phải thỏa mãn điều kiện: - Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật; - Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn; - Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; - Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền. Như vậy, chủ sở hữu căn nhà tình thương phải Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở thì mới được quyền mua bán. Khoản 4 Điều 31 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định điều kiện chứng nhận quyền sở hữu nhà ở khi chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là người sử dụng đất ở thì ngoài giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở (trường hợp này là Giấy tờ về giao hoặc tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương) phải có: - Hợp đồng thuê đất; - Hợp đồng góp vốn; - Hợp đồng hợp tác kinh doanh; - Văn bản chấp thuận của người sử dụng đất đồng ý cho xây dựng nhà ở đã được công chứng hoặc chứng thực và bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất. Như vậy, nếu “chủ đất” và “chủ nhà” có một trong các giấy tờ này thì muốn bán đất mà không bán nhà hoặc muốn bán nhà mà không bán đất đều được mà không cần đơn xác nhận là không ở nhà tình thương của “chủ nhà”. Tuy nhiên, cũng xin nói thêm, đây là việc tiềm ẩn rất nhiều rủi ro pháp lý đặc biệt là cho người mua. Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất hay thường được gọi là sang tên Sổ đỏ về cơ bản sẽ gồm các bước sau: Bước 1: Công chứng hợp đồng chuyển nhượng Bước 2: Nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất Bước 3: Nộp thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ Bước 4: Nhận kết quả. Chi tiết thủ tục sang tên Sổ đỏ, bạn tham khảo tại đây .
Tôi và chồng có một mảnh đất diện tích 300m2. Năm 2018, chồng tôi đã bán mảnh đất này cho ông A với giá 2 tỷ đồng. Khi thực hiện thủ tục chuyển nhượng thì tất cả các văn bản đều không có chữ ký của tôi, nhưng số tiền bán đất tôi biết và khi lấy tiền về vợ chồng tôi đã chia cho 3 người con, số còn lại vợ chồng tôi đã mua một căn nhà mới để ở. Đến nay, tôi mới biết khi thực hiện thủ tục chuyển nhượng nhà đất cần có chữ ký của hai vợ chồng thì mới đúng quy định. Vậy xin hỏi, trường hợp này của vợ chồng tôi đã bán đất có được coi là hợp lệ không? Xin cảm ơn!
Nhà đất là tài sản chung của vợ chồng, khi bán có cần cả hai cùng ký tên không? Căn cứ khoản 1, Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ chồng nếu: - Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp đã chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. - Quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. - Quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. Trường hợp không có căn cứ để chứng minh quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì được coi là tài sản chung. Ngoài ra, tại khoản 1, Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập. Theo đó, nếu quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng thì vợ, chồng đều có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với quyền sử dụng đất đó. Do đó, khi chuyển nhượng quyền sử dụng đó cho người khác thì yêu cầu phải có chữ ký của cả hai vợ chồng thì hợp đồng mua bán nhà đất mới có hiệu lực pháp lý, trừ trường hợp có văn bản ủy quyền của người vợ cho người chồng được thực hiện thay quyền chuyển nhượng. Nếu là tài sản chung mà chồng tự ý chuyển nhượng cho người khác mà không có sự đồng ý của người vợ dù sổ đỏ đứng tên chồng thì người vợ có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu. Có phải mọi trường hợp vợ/chồng không ký hợp đồng chuyển nhượng đất thì vô hiệu không? Căn cứ khái quát án lệ số 04/2016/AL về vụ án “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” có nội dung như sau: Trường hợp nhà đất là tài sản chung của vợ chồng mà chỉ có một người đứng tên ký hợp đồng chuyển nhượng nhà đất đó cho người khác, người còn lại không ký tên trong hợp đồng; nếu có đủ căn cứ xác định bên chuyển nhượng đã nhận đủ số tiền theo thỏa thuận, người không ký tên trong hợp đồng biết và cùng sử dụng tiền chuyển nhượng nhà đất; bên nhận chuyển nhượng nhà đất đã nhận và quản lý, sử dụng nhà đất đó công khai; người không ký tên trong hợp đồng biết mà không có ý kiến phản đối gì thì phải xác định là người đó đồng ý với việc chuyển nhượng nhà đất. Căn cứ quy định tại Điều 35 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung như sau: Điều 35. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung 1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận. 2. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây: a) Bất động sản; b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu; c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình. Như vậy, có thể thấy rằng không phải cứ là tài sản chung của vợ chồng thì bắt buộc phải có chữ ký đầy đủ của cả hai vợ chồng trong hợp đồng chuyển nhượng. Trường hợp nếu vợ/chồng biết việc giao dịch của bên còn lại nhưng không có ý kiến phản đối cũng như cùng sử dụng tiền chuyển nhượng nhà đất thì việc chuyển nhượng đó vẫn có hiệu lực pháp luật. Xem thêm: Bán đất có cần chữ ký của cả hai vợ chồng không? Trên đây là nội dung tư vấn cho câu hỏi “Bán nhà đất là tài sản chung, vợ/chồng không ký nhưng vẫn có hiệu lực khi nào?” dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Tôi là người mua mảnh đất ruộng của ông bằng giấy viết tay từ năm 2012 và canh tác liên tục từ đó cho đến nay. Hiện tại, mảnh đất chuẩn bị được thu hồi để làm dự án, ông A nằm trong danh sách các hộ được nhận tiền bồi thường. Tôi thắc mắc tại sao đất và tài sản trên đất là của tôi nhưng ông A lại được bồi thường. Trong trường hợp này có thể đòi lại quyền lợi cho mình như thế nào? Xin cảm ơn.
Theo Điều 127 Luật Đất đai năm 2003 quy định về trình tự, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì “ Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của công chứng nhà nước; trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thì được lựa chọn hình thức chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất .”. Như vậy, có thể thấy giao dịch bằng giấy viết tay của bạn và người bán là không hợp pháp . Mặt khác, bạn không tiến hành đăng ký chuyển nhượng quyền sử dụng đất và Giao dịch của bạn bị vô hiệu nên về mặt pháp lý mảnh đất nêu trên vẫn thuộc quyền sử dụng của chủ cũ . Khi tổ chức thu hồi – bồi thường giải phóng mặt bằng các cơ quan chức năng căn cứ theo hồ sơ, tài liệu có giá trị pháp lý để lập danh sách bồi thường nên ông A nằm trong danh sách bồi thường là hoàn toàn hợp pháp. Trong trường hợp của bạn cần phải thỏa thuận lại với ông A cùng phối hợp để đòi lại quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trong trường hợp không thỏa thuận được bạn có quyền khởi kiện ông A đến tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền để giải quyết theo đúng quy định của pháp luật. Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Nhà tôi mở quán nước 22h tôi đóng cửa, bạn tôi ở huyện khác đến thăm tôi thì bị cơ quan công an đến kiểm tra giấy tờ và Sổ hộ khẩu. Sau đó lập biên bản xử phạt nhà tôi như vậy đúng hay sai?
Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, Công an xã được giao quản lý cư trú tại địa bàn có quyền kiểm tra trực tiếp hoặc phối hợp kiểm tra việc chấp hành pháp luật về cư trú. Trong đó, có nội dung kiểm tra việc triển khai và tổ chức thực hiện các nội dung đăng ký, quản lý cư trú (Điều 26 Thông tư 35/2014/TT-BCA). Theo đó, công an có thể kiểm tra định kỳ, đột xuất hoặc do yêu cầu phòng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh, trật tự. Như vậy, việc công an kiểm tra cư trú của gia đình bạn là đúng quy định. Đối chiếu với trường hợp bạn trình bày, bạn của bạn đến thăm, bạn có trách nhiệm thông báo lưu trú với Công an xã, phường, thị trấn (điểm b khoản 2 Điều 21 Thông tư 35/2014/TT-BCA). Cụ thể, bạn của bạn cần xuất trình một trong các giấy tờ: Chứng minh nhân; hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng; giấy tờ tùy thân khác hoặc giấy tờ do cơ quan, tổ chức, UBND xã, phường, thị trấn cấp để bạn thực hiện thông báo lưu trú. Việc thông báo lưu trú được thực hiện trực tiếp hoặc bằng điện thoại hoặc qua mạng internet, máy tính. Thời gian lưu trú tùy thuộc nhu cầu của bạn bạn. Thông báo lưu trú được thực hiện trước 23h, nếu người lưu trú sau 23h thì thông báo vào sáng ngày hôm sau. Do đó, nếu bạn của bạn đến chơi nhà không thông báo lưu trú thì gia đình bạn có thể bị xử phạt từ 100.000 đồng - 300.000 đồng (điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).
Em xin phép được trình bày nội dung thắc mắc như sau ạ: Em có thuê một căn nhà trong ngõ, phần bên trong căn nhà là để cho gia đình em ở, còn mặt ngoài để gia đình em bán hàng ạ.Cụ thể là bán bánh pizza và một số đồ ăn kèm với hình thức bán hàng là online (nhà em đi ship, và bên grab vào lấy hàng). Nhà em kinh doanh nhỏ và bánh pizza là tự gia đình em làm (có 2 người làm bánh).Hôm trước có 1 anh công an phường đi khảo sát khu dân cư, có vào nhà em xem xét và hỏi: “Nhà em bán đồ ăn thì đã có giấy phép kinh doanh và giấy phép an toàn thực phẩm chưa?"Vậy cho em xin phép hỏi phải đáp ứng những điều kiện nào để quán nhà em kinh doanh không vi phạm pháp luật ạ? Rất mong sớm nhận được giải đáp thắc mắc từ anh, chị. Em xin chân thành cảm ơn ạ!
1. Việc kinh doanh có cần xin Giấy phép kinh doanh không? Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 39 về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh: - Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong; - Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định; - Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định; - Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ; - Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định; - Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác. Theo đó, hoạt động bán bánh pizza của gia đình bạn có thể được coi là hoạt động bán quà bánh và thuộc một trong các trường hợp không phải tiến hành đăng ký kinh doanh. 2. Hoạt động kinh doanh bánh pizza có cần xin Giấy phép An toàn thực phẩm không? Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP: “ Điều 12. Cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm 1. Các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ; b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định; c) Sơ chế nhỏ lẻ; d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ; đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn; e) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm; g) Nhà hàng trong khách sạn; h) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm; i) Kinh doanh thức ăn đường phố; k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực. 2. Các cơ sở quy định tại khoản 1 nêu trên phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng.” Ngoài ra, khoản 10 Điều 3 Nghị định này nêu rõ, cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ là cơ sở do cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình thực hiện đăng ký hộ kinh doanh và cơ sở không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật. Do vậy, nếu gia đình bạn thuộc trường hợp kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ nêu trên sẽ không cần xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Trên đây là tư vấn của Luật sư Đỗ Quang Hưng về những điều kiện mà cơ sở bán đồ ăn online tại nhà cần đáp ứng, tham khảo các bài viết liên quan về kinh doanh, doanh nghiệp tại đây .
Em có mua 1 chiếc túi xách trị giá hơn 5 triệu đồng và người bán cam kết hàng chính hãng. Sau khi sử dụng được hơn 1 tháng em có nghi ngờ và phát hiện ra đó là túi dởm và em có chủ động liên hệ lại với người bán. Ban đầu họ chỉ trả lời 1 tin nhắn ngắn và sau đó không trả lời nữa mặc dù tài khoản mạng xã hội bên bán dùng để kinh doanh vẫn hoạt động thường ngày. Em nhắn tín họ cũng không trả lời. Em muốn họ đền bù lại số tiền em chi trả cho món hàng đó và em sẽ trả lại chiếc túi đó. Vậy cho em hỏi em phải làm gì để bắt họ đền bù lại tiền và giải quyết vấn đề này ạ? E m cảm ơn!
Trước tiên, bạn nên gửi công văn khuyến cáo đến Cửa hàng nơi bạn đã mua túi xách . Trong đó, bạn gửi kèm các hình ảnh chụp lại nội dung trao đổi mua hàng , cam kết hàng chính hãng của họ và yêu cầu đền bù lại số tiền . Nếu như phía Cửa hàng không hồi đáp và cũng không đền bù thì bạn làm Đơn Tố cáo đến cơ quan công an địa phương nơi Cửa hàng đặt trụ sở để điều tra về “hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Theo Điều 174 Bộ luật Hình sự, sửa đổi, bổ sung 2017, Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc các trường hợp theo quy định thì có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc phạt tù với mức cao nhất là chung thân và có thể áp dụng thêm một số hình phạt bổ sung như: Phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề đến 05 hoặc tịch thu tài sản. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải thu thập những chứng cứ liên quan đến hành vi này để phối hợp cùng cơ quan điều tra, làm rõ sự việc. Trên cơ sở đơn tố giác gửi đến, cơ quan Công an tiến hành điều tra, xác minh xác định vụ việc có dấu hiệu hình sự hay không; có thì sẽ tiến hành khởi tố vụ án.
Ở gần địa bàn tôi sinh sống có khu bãi biển du lịch. Tôi đang xin phép chính quyền địa phương được kinh doanh dịch vụ tại điểm du lịch này. Vậy cho tôi hỏi, trường hợp này nếu kinh doanh tôi có phải đăng ký theo pháp luật không. Xin cảm ơn
Đối với trường hợp của bạn thì căn cứ theo Khoản 2 Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP có quy định: “ Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương .” Như vậy, trường hợp như của bạn muốn kinh doanh dịch vụ tại điểm du lịch trên bãi biển thì được xếp vào lĩnh vực kinh doanh nhỏ lẻ, đồng thời địa điểm bán hàng có thể không cố định nên không cần đăng ký kinh doanh . Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Tôi có ít vốn nên có ý định mở cửa hàng tạp hóa. Xin hỏi trường hợp này có cần đăng kí kinh doanh không? Bán hàng tạp hóa có cần đóng thuế không? Xin cảm ơn!
Cá nhân mở cửa hàng tạp hóa phải đăng ký kinh doanh và đóng thuế với mức đóng tùy vào loại hình đăng ký. Đối với trường hợp của bạn là kinh doanh hàng tạp hóa nhỏ lẻ thì đăng ký loại hình hộ kinh doanh cá thể là loại hình phù hợp. Dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra các quy định về cách thức đăng ký hộ kinh doanh và các loại thuế phải nộp đối với loại hình này Theo quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP , bạn cần điền đầy đủ thông tin vào Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh và nộp cùng Giấy tờ pháp lý của cá nhân đến UBND cấp Quận/Huyện. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh rong thời hạn 03 ngày làm việc. Quy định về thuế đối với Hộ Kinh doanh Thông tư 40/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định Phương pháp tính thuế Hộ kinh doanh ngành nghề buôn bán hàng tạp hóa có thể chọn phương pháp kê khai hoặc phương pháp khoán. Lệ phí môn bài Theo quy định tại Nghị định 139/2016/NĐ-CP , cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh nộp lệ phí môn bài 300.000 đồng/năm đối với doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm, 500.000 đồng/năm đối với doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm, 1.000.000 đồng/năm đối với doanh thu trên 500 triệu đồng/năm. Ngoài ra, Nghị định 139/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 22/2020/NĐ-CP quy định trường hợp miễn lệ phí môn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống và miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12) đối với tổ chức thành lập mới (được cấp mã số thuế mới, mã số doanh nghiệp mới) hoặc Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân lần đầu ra hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân: Tuỳ vào lĩnh vực kinh doanh sản xuất thì sẽ có tỷ lệ tính thuế khác nhau. Căn cứ danh mục ngành nghề thính thuế TNCN, GTGT, phụ lục I Ban hành kèm theo Thông tư số 40/2021/TT-BTC tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với từng lĩnh vực ngành nghề. Đối ngành nghề kinh doanh hàng tạp hóa: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 1%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 0,5%. Xem thêm: Hóa đơn đỏ là gì? 4 quy định quan trọng về xuất hóa đơn đỏ Trên đây là nội dung tư vấn về "Bán hàng tạp hóa có cần đóng thuế không?" dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Chị gái tôi ở Nhật Bản có gửi một số đồ dùng và mỹ phẩm về Việt Nam để tôi bán. Số lượng không nhiều, mỗi lần trị giá tầm 20-30 triệu đồng, mua tại siêu thị Nhật và có hóa đơn của siêu thị. Vậy khi về Việt Nam tôi đăng bán online thì có phải xin giấy phép hoặc nộp thuế gì nữa không? Và tôi phải liên hệ với cơ quan nào để làm các thủ tục trên? Thời gian hoàn tất là bao lâu?
Trước tiên, khi kinh doanh các mặt hàng xách tay bạn phải đảm bảo hàng hóa, mỹ phẩm đáp ứng các điều kiện sau: - Hàng hóa đó đã được thông qua hải quan theo thủ tục đối với hành lí của người xuất, nhập cảnh, được quy định tại Điều 59 Nghị định 08/2015/NĐ-CP sửa đổi tại Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ; - Đảm bảo đúng số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan; - Hàng hóa không trong danh mục những mặt hàng cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật; - Hàng hóa có hóa đơn, chứng từ kèm theo và đúng quy định của pháp luật về quản lí hóa đơn. Trường hợp hàng xách tay không đáp ứng các điều kiện nêu trên thì có thể bị phạt vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu. Thứ hai, người bán hàng online trên facebook không phải đăng ký kinh doanh nhưng phải tuân thủ những quy định tại Điều 37 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP : - Cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin quy định tại Điều 29 Nghị định này cho thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử khi đăng ký sử dụng dịch vụ. - Cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hóa, dịch vụ theo quy định từ Điều 30 đến Điều 34 Nghị định này khi bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử. - Đảm bảo tính chính xác, trung thực của thông tin về hàng hóa, dịch vụ cung cấp trên sàn giao dịch thương mại điện tử. - Thực hiện các quy định tại Mục 2 Chương II Nghị định này khi ứng dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên sàn giao dịch thương mại điện tử. - Cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của mình khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ hoạt động thống kê thương mại điện tử. - Tuân thủ quy định của pháp luật về thanh toán, quảng cáo, khuyến mại, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các quy định của pháp luật có liên quan khác khi bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử. - Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật. Theo đó, không phải đăng ký kinh doanh nhưng bạn vẫn phải thực hiện các nghĩa vụ về thuế có liên quan. Xem thêm: Những loại thuế phải nộp khi bán hàng online .
Xin hỏi LuatVietNam: Anh họ tôi đang ở Mỹ sắp về nước. Hiện nay có một số người bạn muốn nhờ anh tôi mua giúp Iphone 13 do tại Việt Nam chưa nhập. Xin hỏi việc anh tôi bán Iphone 13 xách tay như vậy có bị coi là vi phạm quy định pháp luật không? Nếu có mức xử phạt quy định như thế nào? Xin cảm ơn!
Anh họ của bạn sắp về nước và sẽ xách tay điện thoại Iphone 13 về Việt Nam. Theo quy định tại Điều 54 Luật Hải quan 2014 thì khi đến bước kiểm tra hải quan, hành lý của anh bạn có thể sẽ bị kiểm tra, giám sát như sau: “Điều 54. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh 1. Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh phải chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan tại cửa khẩu. 2. Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh vượt định mức miễn thuế phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Người xuất cảnh, nhập cảnh có thể gửi hành lý vào kho tại cửa khẩu và được nhận lại khi nhập cảnh, xuất cảnh. 3. Tiêu chuẩn hành lý, định mức hành lý được miễn thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.” Căn cứ quy định trên, nếu hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh vượt định mức miễn thuế thì phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Định mức miễn thuế đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh được quy định tại Điều 6 Nghị định 134/2016/NĐ-CP . Anh họ của bạn khi nhập cảnh vào Việt Nam, nếu thực hiện đầy đủ thủ tục nhập khẩu đối với số lượng điện thoại vượt định mức miễn thuế (nếu có) thì hành vi này là đúng quy định pháp luật. Và việc anh họ của bạn bán lại điện thoại Iphone 13 cho những người bạn của mình thì cũng không vi phạm pháp luật vì cá nhân có quyền tự do mua bán tài sản của mình miễn không vi phạm điều cấm của luật. Do đó, nếu làm đúng quy định nêu trên thì anh họ của bạn không bị xử phạt về hành vi này. ​ Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Xin hỏi LuatVietNam: Tôi có bán cho anh A 1kg ma túy giả. Nếu tôi bị công an bắt thì sẽ bị truy tố tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay tội mua bán trái phép chất ma túy hay tội buôn bán hàng giả ạ? Xin cảm ơn!
Vấn đề này được hướng dẫn chi tiết tại Thông tư liên tịch số 08/2015/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 14-11-2015 của Bộ Công an, VKSND Tối cao, TAND Tối cao và Bộ Tư pháp (sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ) hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của BLHS 1999 (Tuy Bộ luật Hình sự năm 1999 đã hết hiệu lực nhưng Thông tư liên tịch này vẫn còn được áp dụng). Theo đó, khoản 2 Điều 1 Thông tư liên tịch số 08/2015/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP quy định về việc sửa đổi, bổ sung tiết 1.4 mục 1 Phần I của Thông tư liên tịch số 17/2007 như sau: “ Trường hợp một người biết là chất ma túy giả nhưng làm cho người khác tưởng là chất ma túy thật nên mua bán, trao đổi [...] thì người đó không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm về ma túy mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 BLHS [...]”. Tại khoản 2 Điều 1 Thông tư liên tịch số 08/2015/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP cũng quy định: “Nếu chất được giám định không phải là chất ma túy [...] nhưng người thực hiện hành vi phạm tội ý thức rằng chất đó là chất ma túy [...] thì tùy hành vi phạm tội cụ thể mà truy cứu trách nhiệm hình sự người đó theo tội danh quy định tại khoản 1 của điều luật tương ứng đối với các tội phạm về ma túy”. Như vậy có thể kết luận, nếu Người thực hiện hành vi phạm tội ý thức được đó không phải chất ma túy khi bán thì sẽ phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản , đồng thời nếu Người thực hiện hành vi phạm tội ý thức chất mà mình bán là chất ma túy (cho dù thực tế đó không phải chất ma túy) thì vẫn bị xử lý về tội mua bán trái phép chất ma túy . Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Cha mẹ tôi định cư tại Mỹ đã có quốc tịch Mỹ (vẫn còn quốc tịch Việt Nam), hộ khẩu thường trú đã cắt, chứng minh nhân dân quá hạn. Vậy khi bán ngôi nhà tại Việt Nam mà hai ông bà đứng tên thì cần các giấy tờ gì?
Căn cứ theo khoản 3, Điều 3, Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được xác định là công dân Việt Nam (có quốc tịch Việt Nam) và người gốc Việt Nam (đã từng có quốc tịch Việt Nam) cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. Do đó, trường hợp của cha mẹ bạn được xác định là người Việt Nam định cư ở nước ngoài . Trình tự thủ tục cho việc bán nhà tại Việt Nam được thực hiện theo các quy định về chuyển nhượng bất động sản đối với người nước ngoài. Theo đó, cha mẹ bạn cần trở về Việt Nam để thực hiện công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà, đồng thời thực hiện các thủ tục đăng ký sang tên . Các quy định pháp luật đất đai hiện hành đều yêu cầu các bên giao dịch cung cấp các giấy tờ xác minh thông tin lý lịch cá nhân. Do các giấy tờ về thông tin cá nhân của cha mẹ bạn đều đã hết hiệu lực nên để thuận lợi cho việc thực hiện các thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bố mẹ bạn cần thực hiện các thủ tục để được cấp lại các giấy tờ xác minh thông tin cá nhân . Theo quy định tại Điều 13 Luật Quốc tịch 2014 thì cha mẹ bạn có thể đến cơ quan đại diện Việt Nam ở Mỹ để đăng ký cấp lại Hộ chiếu Việt Nam và sử dụng Hộ chiếu này để thực hiện các thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Việt Nam .
Tôi là cư dân của một căn hộ trong một tòa chung cư. Theo quy định, hàng tháng tôi phải đóng tiền điện, nước trước ngày mồng 5 háng tháng vào số tài khoản chỉ định sẵn. Tuy nhiên, tháng này tôi đóng chậm 1 ngày nên đã bị Ban quản lý cắt điện và nước của gia đình tôi. Vậy xin hỏi, Ban quản lý của một tòa nhà cung cư có quyền cắt điện, nước của cư dân hay không? Nếu không, tôi phải làm gì để đòi lại quyền lợi cho mình? Xin cảm ơn!
1. Ban quản lý của tòa nhà chung cư có quyền cắt điện, nước của cư dân hay không? Căn cứ quy định tại Luật Nhà ở năm 2014 và Thông tư số 02/2016/TT-BXD ngày 15/02/2016 của Bộ Xây dựng về việc ban hành quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư, việc thu phí dịch vụ vận hành nhà chung cư sẽ do đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư thực hiện. Cụ thể tại Điều 42 Thông tư số 02/2016/TT-BXD có quy định về quyền và trách nhiệm của đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư như sau: Điều 42. Quyền và trách nhiệm của đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư 1. Thực hiện quản lý vận hành nhà chung cư theo quy định của Quy chế này và hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành đã ký với Ban quản trị nhà chung cư hoặc người đại diện quản lý nhà chung cư (đối với nhà chung cư không phải thành lập Ban quản trị); thực hiện bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư theo hợp đồng bảo trì nếu có năng lực bảo trì. 2. Ký kết hợp đồng phụ với các đơn vị cung cấp dịch vụ trong việc quản lý vận hành nhà chung cư (nếu có); giám sát việc cung cấp các dịch vụ của các đơn vị này. […] 4. Thu kinh phí dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư theo thỏa thuận với các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư; thu, chi trả thù lao cho các thành viên Ban quản trị nhà chung cư theo quyết định của hội nghị nhà chung cư. Theo đó, đối chiếu quy định tại khoản 2, Điều 4 Phụ lục 2 Thông tư số 02/2016 có quy định dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư có bao gồm: 2. Nội dung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư bao gồm: a) Chi phí điện dùng cho máy móc thiết bị, hệ thống sử dụng chung của tòa nhà; chi phí nước sử dụng trong khu vực công cộng, tưới cây; chi phí dầu Do vận hành máy phát điện dự phòng phục vụ cho khu vực công cộng; đèn chiếu sáng hành lang, đèn chiếu sáng thang thoát hiểm; điện sử dụng thang máy, máy bơm nước sinh hoạt, bơm nước thải, b) Chi phí dịch vụ an ninh, bảo vệ (bao gồm dụng cụ hỗ trợ: bộ đàm, đèn pin,...); c) Chi phí dịch vụ vệ sinh công cộng (bao gồm dụng cụ, hóa chất,...); dịch vụ chăm sóc cây xanh, phân bón và tưới cây; diệt côn trùng định kỳ; chi phí thu gom vận chuyển rác sinh hoạt hàng tháng; d) Chi phí sách báo tại sảnh; chi phí điện thoại, internet, văn phòng phẩm cho hoạt động của Ban quản lý; chi phí liên lạc với chính quyền sở tại khi có yêu cầu; chi phí trang trí các dịp lễ, tết; đ) Chi phí hóa chất xử lý thông cống, rãnh, bể phốt; chi phí diễn tập phòng cháy, chữa cháy nội bộ định kỳ hàng năm; e) Chi phí kiểm tra mẫu nước sinh hoạt định kỳ; súc rửa bể nước ngầm, bể nước sinh hoạt (nếu có); g) Chi phí cho đơn vị quản lý vận hành như chi phí trang thiết bị văn phòng Ban quản lý (bàn ghế, máy tính, máy in, ...) và dụng cụ kỹ thuật; chi phí đồng phục nhân viên Ban quản lý, chi phí tiền công tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm xã hội phúc lợi xã hội cho nhân viên thực hiện quản lý vận hành nhà chung cư này; h) Các chi phí khác: do các bên thỏa thuận. Từ những quy định pháp luật nêu trên, có thể nhận thấy, đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư không có quyền và trách nhiệm trong việc cung cấp cũng như thu phí điện, nước phục vụ cho việc sử dụng riêng của chủ sở hữu. Việc cung cấp cũng như thu phí điện nước hay cụ thể là việc ngưng cung cấp điện nước sẽ thuộc quyền của bên bán những dịch vụ, mặt hàng này. Chính vì vậy, việc Ban quản lý cắt điện và nước của gia đình bạn là hoàn toàn không đúng thẩm quyền và không phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. 2. Biện pháp đòi lại quyền lợi cho bản thân trong trường hợp nêu trên. Trong trường hợp của gia đình bạn, để đảm bảo tối đa quyền lợi chính đáng của mình, bạn có thể báo cáo sự việc nêu trên lên Ban quản trị của tòa nhà . Nếu sau khi báo cáo mà gia đình bạn vẫn không được giải quyết một cách thỏa đáng, bạn có thể báo sự việc nêu trên tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đề nghị xem xét, giải quyết. Xem thêm: Phí quản lý chung cư gồm những gì? Cách tính phí ra sao? Trên đây là nội dung tư vấn cho câu hỏi “Ban quản lý chung cư có quyền cắt điện, nước của cư dân không?” dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Hiện nay, dịch tả lợn Châu Phi và sán lợn đang phổ biến tại các địa phương nuôi heo. Một số chủ trang tại và hộ dân có heo bị dịch nhưng vì ham lợi nên đã mổ và bán trên thị trường. Tôi muốn hỏi Luật sư trong trường hợp này người bán đã có hành vi gây hại cho sức khỏe xã hội như vậy thì sẽ bị xử lý như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thịt heo là món ăn phổ biến và hầu như góp mặt trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Trong khi thị trường thịt heo lên xuống thất thường về giá, một số người dân đã bất chấp thịt heo dịch, bệnh để bán ra ngoài thị trường, gây hại cho những ai ăn phải. Hành vi này gây hại nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng cho người tiêu dùng. Tùy từng mức độ nặng, nhẹ , người vi phạm có thể bị xử phạt bằng các hình thức sau: 1. Quy định pháp luật về hành vi vi phạm bị xử phạt hành chính Theo quy định tại khoản 5 Điều 8 Nghị định số 90/2017/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y: “Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Vận chuyển, buôn bán động vật, sản phẩm của động vật bị nhiễm bệnh dịch đã được công bố trong vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm; b) Mang đi tiêu thụ thân thịt, phụ phẩm, sản phẩm khác của động vật bị giết mổ bắt buộc chưa được xử lý bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y; c) Chăn nuôi hoặc xuất bán động vật mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khi cơ quan thú y có thẩm quyền đã yêu cầu phải giết mổ bắt buộc hoặc tiêu hủy; d) Không tiêu hủy, giết mổ bắt buộc động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, động vật chết theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.” Trường hợp hành vi vận chuyển, buôn bán động vật, sản phẩm của động vật bị nhiễm bệnh dịch đã được công bố trong vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm xảy ra từ ngày 18/02/2020 thì theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 04/2020/NĐ-CP, người vi phạm còn bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng khi thực hiện hành vi mà gây thiệt hại về tài sản có giá trị dưới 100.000.000 đồng. Và phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án. Đồng thời, theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm: “Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.” Theo quy định trên, người bán thịt lợn bệnh tùy vào mức độ vi phạm sẽ bị phạt số tiền tương ứng với hành vi vi phạm . 2. Trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật Liên quan đến các hành vi này, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 có quy định tại Điều 317 về Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo đó: - Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm trong trường hợp: Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm mà biết là có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. - Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm trong các trường hợp: +  Có tổ chức; + Làm chết người; + Gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của từ 21 người đến 100 người; + Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; + Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; +  Thực phẩm có sử dụng nguyên liệu là động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; +  Tái phạm nguy hiểm. - Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm trong các trường hợp: +  Làm chết 02 người; + Gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của từ 101 người đến 200 người; + Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; + Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; + Thực phẩm có sử dụng nguyên liệu là động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng - Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm trong các trường hợp: +  Làm chết 03 người trở lên; + Gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của 201 người trở lên; + Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; + Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên; + Thực phẩm có sử dụng nguyên liệu là động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy trị giá 500.000.000 đồng trở lên; - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Theo quy định trên, người bán thịt lợn bị dịch bệnh, tùy từng mức độ gây thiệt hại, thuộc các trường hợp khác nhau thì sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự .
Vợ và con tôi do gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên đi bán vé số để kiếm sống, vừa qua công an đến bắt và thu hồi toàn bộ vé số đồng thời bắt vợ và con tôi (9 tuổi) đi trường giáo dưỡng, tôi hỏi lý do thì họ từ chối làm việc. Vậy, luật sư cho tôi hỏi bán vé số có vi phạm pháp luật không, trường hợp này tôi phải xử lý như thế nào, xin cảm ơn!
Hiện nay, vấn đề lao động chưa thành niên được quy định cụ thể tại Điều 143 Bộ Luật lao động 2019 , cụ thể, độ tuổi tối thiểu mà người lao động có thể làm việc là từ đủ 13 tuổi với điều kiện chỉ được làm công việc nhẹ theo danh mục 1 do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và xã hội ban hành. Đó là những việc như: - Biểu diễn nghệ thuật. - Vận động viên thể thao. - Lập trình phần mềm. - Các nghề truyền thống: chấm men gốm; cưa vỏ trai; làm giấy dó; làm nón lá; chấm nón; dệt chiếu; làm trống; dệt thổ cẩm; thêu thổ cẩm; làm bún gạo; làm miến; làm giá đỗ; làm bánh đa; dệt tơ tằm; se sợi hoa sen; vẽ tranh sơn mài, se nhang, làm vàng mã. - Các nghề truyền thống phải trừ các công đoạn có sử dụng hóa chất độc hại như sơn ta, hóa chất tẩy rửa, hóa chất dùng để ướp màu, hóa chất tạo mùi, tạo tàn nhang cong… - Các nghề thủ công mỹ nghệ: thêu ren; mộc mỹ nghệ; làm lược sừng; làm tranh dân gian; nặn tò he; làm tranh khắc gỗ, biểu tranh lụa; nhặt vỏ sò, điệp để gắn trên tranh mỹ nghệ; mài đánh bóng tranh mỹ nghệ; xâu chuỗi tràng hạt kết cườm, ... - Đan lát, làm các đồ gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu tự nhiên như: mây, tre, nứa, dừa, chuối, bèo lục bình, đay, cói, quế, guột, đót, lá nón. - Gói nem, gói kẹo, gói bánh (trừ việc vận hành hoặc sử dụng các máy, thiết bị, dụng cụ đóng gói). - Nuôi tằm. - Làm cỏ vườn rau sạch; thu hoạch rau, củ, quả sạch theo mùa. - Chăn thả gia súc tại nông trại. - Phụ gỡ lưới cá, đan lưới cá, phơi khô thủy sản. - Cắt chỉ, đơm nút, thùa khuyết, đóng gói vào hộp các sản phẩm dệt thủ công. Ngoài ra, nếu người lao động chưa thành niên ở độ tuổi chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm các công việc theo quy định tại khoản 3 Điều 145 của Bộ Luật lao động, cụ thể là các công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa đủ 13 tuổi và phải có sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Đối với trường hợp trên, căn cứ các quy định đã nêu trên, trẻ em 9 tuổi không được phép trở thành người lao động, trường hợp này có thể bị xem là hành vi bóc lột trẻ em theo khoản 3 Điều 6 Luật trẻ em 2016. Căn cứ theo điểm c và điểm d khoản 3 Điều 23 Nghị định 130/2021/NĐ-CP , cá nhân bắt trẻ em đi bán vé số để trục lợi cho bản thân sẽ bị xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng và theo khoản 4 và khoản 5 Điều 23 Nghị định này, cá nhân trên có thể bị phạt bổ sung như tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính liên quan đến hành vi vi phạm. Ngoài ra, còn có biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm. Xem thêm: Phạt tiền đến 5 triệu đồng nếu bắt trẻ em làm việc nhà quá sức Trên đây là nội dung tư vấn cho câu hỏi “Bán vé số có vi phạm pháp luật không?​​” dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Xin hỏi Luatvietnam: Ngày 1/1/2022, tôi có cướp 3 tỷ đồng tại ngân hàng A. Ngay sau đó, tôi có bỏ trốn và đến cửa hàng X để mua chiếc xe mô tô trị giá 2 tỷ đồng. Ngày 10/1/2022, tôi bị công an bắt giữ. Vậy chiếc xe mô tô tôi mua sẽ được xử lý như thế nào? Cửa hàng bán xe cho tôi có phải nhận lại xe và trả tiền cho công an hay không? Xin cảm ơn!
* Xử lý chiếc xe mô tô mà bạn mua được từ tiền cướp ngân hàng: Liên quan đến việc xử lý chiếc xe mô tô mà bạn mua được từ tiền cướp ngân hàng, Điều 47 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau: "Điều 47. Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm 1. Việc tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tịch thu tiêu hủy được áp dụng đối với: b) Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có; khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội;" Căn cứ quy định trên, chiếc xe mô tô 2 tỷ bạn mua sẽ bị tịch thu để phát mãi, hoàn trả tiền cho ngân hàng. Số tiền 1 tỷ còn lại của bạn cũng sẽ bị tịch thu, hoàn trả cho ngân hàng. * Cửa hàng bán xe cho bạn có phải nhận lại xe và trả tiền cho công an hay không? Trường hợp bạn không nói, cửa hàng X cũng không biết bạn đã dùng tiền cướp ngân hàng để mua xe thì giao dịch mua bán này vẫn hợp pháp (dù hợp đồng mua bán này có công chứng hay không; vì theo quy định pháp luật, hợp đồng mua bán xe giữa cửa hàng và cá nhân không bắt buộc công chứng). Bên bán xe (Cửa hàng X) được xác định là người thứ ba ngay tình theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 và sẽ được pháp luật bảo vệ. Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền sẽ tịch thu chiếc xe để phát mãi nhằm thu hồi tiền trả lại cho ngân hàng. Xem thêm : Tiêu thụ tài sản ăn cắp có bị phạt tù? Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006199 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Tôi đang có ý định bán 1 chiếc xe máy đã sử dụng 2 năm cho người khác với giá 15 triệu đồng. Vậy, Luật sư cho tôi hỏi tôi bán chiếc xe với mức giá như vậy có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không? Xin cảm ơn!
Theo Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 , được sửa đổi bởi khoản 1, khoản 2 Điều 2 Luật về thuế sửa đổi 2014 , khoản 1 Điều 1 Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 thì những khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm: - Thu nhập từ kinh doanh. - Thu nhập từ tiền lương, tiền công. - Thu nhập từ đầu tư vốn. - Thu nhập từ chuyển nhượng vốn. - Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản. - Thu nhập từ trúng thưởng. - Thu nhập từ bản quyền. - Thu nhập từ nhượng quyền thương mại. - Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng. - Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng. Như vậy, căn cứ vào các quy định trên thì thu nhập từ việc bán xe của cá nhân không kinh doanh không phải là thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân. Nên cá nhân không cần nộp thuế thu nhập cá nhân trong trường hợp này. Do đó, trường hợp của bạn bán xe sẽ không phát sinh thuế nghĩa vụ nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân. Thay vào đó chỉ phát sinh các lệ phí khi làm thủ tục chuyển nhượng ô tô. Xem thêm: Các khoản thu nhập không tính thuế thu nhập cá nhân Trên đây là nội dung tư vấn cho câu hỏi “Bán xe máy có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?” dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Tôi bị cảnh sát giao thông tịch thu giấy phép lái xe do có vi phạm, khi hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính tôi vẫn không đến để nhận lại bằng lái xe, vì vậy đã bị hủy giấy phép lái xe. Tôi đã học và thi lại bằng lái xe nhưng sở giao thông không cấp bằng lái xe cho tôi và trả lời lý do là tôi đã có 1 bằng lái xe rồi, không cấp lần 2. Vậy, luật sư cho tôi hỏi sở giao thông trả lời như vậy có đúng không? Xin cảm ơn!
1. Căn cứ pháp lý - Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (Sửa đổi năm 2020) - Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT Quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ vào ngày 15/4/2017 - Thông tư 05/2024/TT-BGTVT sửa đổi các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ 2. Tư vấn của luật sư Theo khoản 4b Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định: “4b. Đối với giấy phép, chứng chỉ hành nghề đã quá thời hạn tạm giữ hoặc hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ hoặc hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt, người có thẩm quyền tạm giữ phải chuyển cho cơ quan đã cấp các loại giấy tờ đó để tiến hành việc thu hồi theo quy định của pháp luật và thông báo cho người vi phạm biết.” Như vậy, trường hợp bạn không tới nhận lại bằng lái xe trong thời hạn quy định thì giấy phép lái xe của bạn đã bị thu hồi theo quy định pháp luật. Ngoài ra, việc thi lại và cấp lại giấy phép lái xe mới chỉ được thực hiện trong các trường hợp quy định tại Điều 36 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT, trong đó không bao gồm trường hợp người bị thu hồi giấy phép lái xe do không chấp hành quyết định xử phạt hành chính. Bên cạnh đó, theo quy định của khoản 1 Điều 33, Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT  thì mỗi người bảo đảm duy nhất có 01 số quản lý: “Giấy phép lái xe bằng vật liệu PET. cấp cho mỗi người bảo đảm duy nhất có 01 số quản lý, dùng chung cho cả giấy phép lái xe không thời hạn và giấy phép lái xe có thời hạn.”. Vậy nên, bạn cũng không thể đăng ký thi mới và cấp mới giấy phép lái xe trong trường hợp này. Theo quy định tại Điều 36 của Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT , thì một người có thể được cấp lại giấy phép lái xe mà không giới hạn số lần như bị mất, bị hết thời hạn. Tuy nhiên, trường hợp này, bạn không thể lấy lý do bị mất để cấp lại giấy phép lái xe vì có thể sẽ bị xử lý theo quy định tại khoản 14 Điều 33 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT: “14. Người tẩy xoá, làm sai lệch các thông tin trên giấy phép lái xe; sử dụng giấy phép lái xe hoặc hồ sơ lái xe giả; sử dụng giấy phép lái xe đã khai báo mất để điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ; có hành vi gian dối khác để được đổi, cấp lại, cấp mới giấy phép lái xe thì giấy phép lái xe đó không có giá trị sử dụng, ngoài việc bị cơ quan quản lý giấy phép lái xe ra quyết định thu hồi giấy phép lái xe, hồ sơ gốc và cập nhật dữ liệu quản lý trên hệ thống giấy phép lái xe còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và không được cấp giấy phép lái xe trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm, nếu có nhu cầu cấp lại giấy phép lái xe phải học và sát hạch như trường hợp cấp giấy phép lái xe lần đầu.” Tóm lại, tùy từng trường hợp mà một người có được cấp lại bằng lái xe nhiều lần. Tuy nhiên trường hợp của bạn dựa theo các quy định pháp luật hiện có thì Sở giao thông trả lời bạn như vậy là đúng với các quy định pháp luật và bạn phải chịu trách nhiệm cho việc không đến nhận lại giấy phép lái xe do vi phạm của mình. Xem thêm: Bằng lái xe các hạng ở Việt Nam: Tất tật thông tin tài xế cần biết Trên đây là nội dung tư vấn cho câu hỏi “Bằng lái xe chỉ được cấp 1 lần có đúng không?” dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Tôi có bằng lái xe hạng A1 cấp cách đây hơn chục năm. Nay bằng lái xe bị rách và hồ sơ gốc bị mất thì có cấp lại được bằng lái không, hay phải thi lại? Xin cảm ơn.
Căn cứ điểm b, khoản 5, Điều 37 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/4/2017 của Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ: 5. Đối tượng được đổi giấy phép lái xe: […] b) Người có giấy phép lái xe của ngành giao thông vận tải cấp bị hỏng. Tại khoản 1, Điều 38 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT quy định: 1. Hồ sơ đổi giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp, gồm: a) Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này (Đơn đề nghị sẽ được in ra trên hệ thống phần mềm giấy phép lái xe khi công dân đến làm thủ tục); b) Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ các đối tượng sau: Người có giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3; c) Bản sao giấy phép lái xe, giấy Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài). Như vậy, trường hợp giấy phép lái xe của anh bị rách, mất hồ sơ gốc thì được đổi sang giấy phép lái xe mới (nếu có trong dữ liệu quản lý hồ sơ giấy phép lái xe của ngành Giao thông vận tải), hồ sơ đổi giấy phép lái xe được quy định theo Khoản 1 Điều 38 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT. Điều 38 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT hướng dẫn người có nhu cầu đổi bằng lái sắp hết hạn chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau: - Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe ; - Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ các đối tượng: + Người có giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3; + Người có nhu cầu tách giấy phép lái xe có thời hạn và không thời hạn; - Bản sao giấy phép lái xe, giấy CMND hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy CMND hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài). Sau thời gian 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí theo quy định, nếu không phát hiện Giấy phép lái xe đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, thì được cấp lại Giấy phép lái xe. Xem thêm: Mất bằng lái xe có phải thi lại không? Xin cấp lại thế nào? Trên đây là nội dung tư vấn về "Bằng lái xe hỏng và mất hồ sơ gốc, có phải thi lại không? " dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
LuatVietnam cho hỏi mình có giấy phép lái xe do Sở Giao thông Vận tải Matxcơva cấp, hạng C, bây giờ mình về Việt Nam sống mình đổi ở Hưng Yên và họ cấp cho mình giấy phép lái xe hạng B1.Cho mình hỏi như vậy có đúng hay sai. Xin cảm ơn rất nhiều.
Giấy phép lái xe quốc gia là giấy phép lái xe do cơ quan có thẩm quyền của các nước cấp, có giá trị trên lãnh thổ nước đó (khoản 3 Điều 3 Thông tư 29/2015/TT-BGTVT). Theo đó, bạn được Sở Giao thông Vận tải Matxcơva cấp Giấy phép lái xe nên Giấy phép lái xe này có giá trị trên lãnh thổ của Liên bang Nga. Khi có nhu cầu lái xe ở Việt Nam thì phải đổi sang Giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam. Giấy phép lái xe quốc gia cấp cho người đổi được điều khiển nhiều hạng xe khác nhau được đổi sang giấy phép lái xe để điều khiển các hạng xe tương ứng của Việt Nam (điểm c khoản 7 Điều 37 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT). Như vậy, theo quy định trên thì Giấy phép lái xe hạng C của Nga tương đương với giấy pháp lái xe Việt Nam hạng C. Do đó, Sở Giao thông Vận tải Hưng Yên cấp cho bạn Giấy phép lái xe hạng B1 là không đúng quy định pháp luật.
Xin hỏi các luật sư, chung cư đã vào hoạt động nhưng chưa có Ban quản trị của cư dân mà Ban quản trị tạm thời của chủ đầu tư.Có phần chung (sử dụng chung của tòa nhà như hành lang, thang máy) và phần riêng (từng căn hộ) thì cư dân phải mua bảo hiểm cháy nổ thế nào đối với phần chung và phần riêng? Tôi xin cảm ơn.
Thứ nhất, về đối tượng mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc Điều 4 Nghị định 23/2018/NĐ-CP quy định về các đối tượng phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc như sau: “ Điều 4. Đối tượng bảo hiểm 1. Đối tượng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là toàn bộ tài sản của cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, bao gồm: a) Nhà, công trình và các tài sản gắn liền với nhà, công trình; máy móc, thiết bị. b) Các loại hàng hóa, vật tư (bao gồm cả nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm). 2. Đối tượng bảo hiểm và địa điểm của đối tượng bảo hiểm phải được ghi rõ trong hợp đồ ng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm.” Theo Phụ lục 2 Nghị định 79/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy chữa cháy, nhà chung cư; nhà đa năng, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao từ 05 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m 3 trở lên thuộc Danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, do đó sẽ phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Căn cứ các quy định trên, toàn bộ các tài sản thuộc sở hữu chung và sở hữu riêng của cư dân trong chung cư sẽ đều phải mua bảo hiểm cháy nổ. Thứ hai, về đối tượng đóng bảo hiểm cháy nổ bắt buộc Theo Điều 11 Luật Nhà ở, chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở có nghĩa vụ: - Đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài: + Sử dụng nhà ở đúng mục đích quy định; lập và lưu trữ hồ sơ về nhà ở thuộc sở hữu của mình; + Thực hiện việc phòng cháy, chữa cháy, bảo đảm vệ sinh, môi trường, trật tự an toàn xã hội theo quy định của pháp luật; Bên cạnh đó, một trong những nguyên tắc tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là cơ quan, tổ chức và cá nhận có cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tại các doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm cháy, nổ  (khoản 1 Điều 3 Nghị định 23/2018/NĐ-CP). Như vậy, nếu dự án chung cư vẫn do chủ đầu tư sở hữu thì chủ đầu tư phải có trách nhiệm mua bảo hiểm cháy nổ. Nếu người mua chung cư đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở thì mặc dù chung cư chưa có Ban quản trị chính thức nhưng đã đi vào hoạt động, do vậy cư dân chung cư sẽ có trách nhiệm phải mua bảo hiểm cháy nổ phần nhà chung cư đã mua. Theo đó, chủ sở hữu căn hộ sẽ có trách nhiệm mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đối với phần sở hữu riêng của mình và có trách nhiệm đóng góp chi phí mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đối với phần sở hữu chung. Thứ ba, về mức phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc phải đóng: Cụ thể tại Phụ lục II Nghị định 23/2018/NĐ-CP, tỷ lệ phí bảo hiểm cháy nổ phải đóng đối với nhà chung cư có hệ thống chữa cháy tự động (springkler), nhà đa năng, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ là 0.05%; nhà chung cư không có hệ thống chữa cháy tự động (springkler) thì tỷ lệ là 0.1%. Xem thêm: Bảo hiểm cháy nổ - chủ đầu tư hay người mua chung cư phải đóng?
Thưa luật sư, hiện nay tôi đang có một vướng mắc pháp lý muốn hỏi Luật sư như sau: Anh trai tôi bị tai nạn lao động bị gãy chân, công ty đã làm các chế độ tai nạn lao động cho anh tôi. Nhưng gia đình tôi vẫn không thấy cơ quan bảo hiểm thanh toán tiền bảo hiểm cho anh tôi trong thời gian điều trị tại bệnh viện. Vì anh tôi điều trị trái tuyến nên không được hưởng bảo hiểm trực tiếp tại bệnh viện mà gia đình phải chi trả toàn bộ. Chúng tôi đã liên hệ với cơ quan bảo hiểm thì họ bảo là công ty nơi anh tôi làm việc có nghĩa vụ trả nhưng công ty thì nói là bên bảo hiểm trả. Vậy theo quy định của luật thì ai có trách nhiệm trả tiền điều trị do tai nạn lao động cho anh tôi. Tôi xin cảm ơn!
Theo như câu hỏi của bạn thì chúng tôi không được rõ về việc “công ty đã làm các chế độ tai nạn lao động cho anh tôi” là những chế độ cụ thể nào? Vì vậy chúng tôi xin trả lời như sau: Thứ nhất: Trường hợp xác định anh trai bạn là người lao động bị tai nạn lao động thì bạn được hưởng các quyền lợi từ phía Công ty (người chủ sử dụng lao động) và từ phía cơ quan Bảo hiểm xã hội. Thứ hai: Trách nhiệm của Công ty anh trai bạn như sau: Theo Điều 38 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau "Điều 38. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau: 1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; 2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau: a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế; b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa; c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế; 3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trongthời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động; 4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau: a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%; b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 5. Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng; 6. Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật; 7. Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người; 8. Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc; 9. Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương này; 10. Tiền lương để làm cơ sở thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp, tiền lương trả cho người lao động nghỉ việc do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này là tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động. 11. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết các khoản 3, 4 và 5 Điều này .'' Đối chiếu với quy định nêu trên, ngoài việc Công ty phải chi trả các chi phí cho đến khi anh trai bạn điều trị ổn định thì còn có trách nhiệm trả lương đầy đủ cho anh trai bạn trong quá trình bạn điều trị , phục hồi (cho đến khi anh trai bạn ổn định và đi làm trở lại). Ngoài ra, Công ty có nghĩa vụ bồi thường khi anh trai bạn bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên. Phụ thuộc vào mức suy giảm khả năng lao động, việc bồi thường của công ty được quy định tại khoản 4 Điều 38 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 nêu trên. Để xác định mức suy giảm khả năng lao động làm căn cứ xác định mức bồi thường từ công ty và từ phía cơ quan bảo hiểm xã hội thì anh trai bạn sẽ phải yêu cầu công ty giới thiệu đi giám định mức suy giảm khả năng lao động. Thứ ba : Trách nhiệm của cơ quan Bảo hiểm xã hội như sau: Trước hết, Điều 43 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động: “ Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây: 1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc; b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động; c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý. 2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này ”. Phụ thuộc vào mức độ suy giảm khả năng lao động, anh trai bạn có thể được hưởng chế độ trợ cấp một lần hoặc trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Điều 46, Điều 47 Luật bảo hiểm xã hội 2014, cụ thể như sau: “Điều 46. Trợ cấp một lần 1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần. 2. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau: a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở; b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị. Điều 47. Trợ cấp hằng tháng 1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng. 2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau: a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở; b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị. ” Tóm lại: Trong thời gian anh trai bạn nằm viện thì các khoản chi phí phát sinh Công ty anh trai bạn phải chi trả (theo phân tích ở trên); Còn về chế độ hưởng Bảo hiểm xã hội do bị tai nạn lao động thì anh trai bạn sẽ phải yêu cầu công ty giới thiệu đi giám định mức suy giảm khả năng lao động; Nếu anh trai bạn bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì Công ty phải lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Bạn A hiện đang 14 tuổi thực hiện hành vi hiếp dâm chị B 19 tuổi. Do chị B này người nhỏ con nên không thể chống cự lại hành vi của A. Vậy trong trường hợp này, bạn A có phải chịu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm không và chị B có phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giao cấu với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi không? Xin cảm ơn!
Tội hiếp dâm hiện nay được quy định tại Điều 141 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 (BLHS). Để xác định A có phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình với tội hiếp dâm không cần xem xét A đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự hay chưa. Căn cứ theo quy định tại Điều 12, BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự với mọi tội phạm là 16 tuổi trở lên . Còn người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng . Trong trường hợp này, khung hình phạt cơ bản của tội hiếp dâm là từ 2 năm đến 7 năm tù, thuộc loại tội phạm nghiêm trọng theo Điều 9 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Nếu A hiện nay từ đủ 14 tuổi cũng chỉ phải chịu TNHS nếu thực hiện hành vi thuộc tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Vì vậy, việc A thực hiện hành vi hiếp dâm chị B (19 tuổi) được xác định là tội phạm nghiêm trọng nên A không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm do không đủ tuổi truy cứu trách nhiệm hình sự. Chị B trong trường hợp này là nạn nhân, bị ép buộc phải giao cấu trái ý muốn với A (14 tuổi) nên cũng không phải chịu TNHS về tội giao cấu với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi. Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Mình có em gái (15 tuổi) sẽ ký kết hợp đồng lao động làm nhân viên bán đồ ăn nhanh. Xin hỏi, người lao động 15 tuổi được làm việc tối đa bao nhiêu giờ trong 1 ngày? Có được khám sức khỏe định kỳ như những người lao động đi làm việc tại các công ty khác không? Và em gái mình có thể tự ký hợp đồng lao động được không? Xin cảm ơn!
Căn cứ Điều 143 Bộ luật Lao động 2019 quy định về lao động chưa thành niên như sau: “1. Lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi. 2. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được làm công việc hoặc làm việc ở nơi làm việc quy định tại Điều 147 của Bộ luật này. 3. Người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. 4. Người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm các công việc theo quy định tại khoản 3 Điều 145 của Bộ luật này.” Theo đó, em gái bạn mới có 15 tuổi nên được coi là lao động chưa thành niên . Bán đồ ăn nhanh là công việc không vi phạm vào quy định của Bộ luật Lao động (cụ thể quy định tại Điều 147 Bộ luật lao động). Thứ nhất, thời giờ làm việc của người chưa thành niên được quy định tại Điều 146 Bộ luật Lao động 2019 như sau: "1. Thời giờ làm việc của người chưa đủ 15 tuổi không được quá 04 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần; không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm. 2. Thời giờ làm việc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề, công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành." Như vậy, em gái bạn đủ 15 tuổi nên thời gian làm việc tối đa không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần. Thứ hai, về khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động được quy định tại Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 như sau: "Điều 21. Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động 1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần…..” Như vậy, theo quy định trên thì đối với người lao động chưa thành niên sẽ phải được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần theo quy định. Thứ ba, quy định người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp tại khoản 4 Điều 18 Bộ luật Lao động 2019 như sau: “[….] 4. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên; b) Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó; c) Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó; d) Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động.” Như vậy theo quy định trên, khi giao kết hợp đồng lao động, em gái bạn đủ 15 tuổi sẽ được thực hiện giao kết hợp đồng lao động nhưng phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật. Xem thêm : 5 điều cần biết khi sử dụng lao động trẻ em dưới 15 tuổi Trên đây là nội dung tư vấn cho câu hỏi “Bao nhiêu tuổi thì có thể tự ký kết hợp đồng lao động?” dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Dạ em xin hỏi luật sư ạ: Năm nay em 15 tuổi và em có người bên nước ngoài vô tình gửi tặng em kim cương và họ ngỏ ý muốn em bán kim cương cho họ lấy tiền lời nhưng em chưa đủ tuổi đăng ký kinh doanh thì còn cách nào để bán được không?
Trên cơ sở câu hỏi và thông tin bạn cung cấp, luật sư trả lời như sau: Bạn mới 15 tuổi chưa đủ điều kiện để kinh doanh đá quý (kim cương) theo quy định của pháp luật bởi: Theo quy định của pháp luật thì kinh doanh kim cương (đá quý) là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, chủ thể kinh doanh phải là thương nhân có đăng ký kinh doanh mặt hàng đá quý, ngoài ra còn cần phải đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Trong khi đó, Luật Doanh nghiệp 2014 quy định người thành lập doanh nghiệp phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo Điều 20 Bộ luật Dân sự 2015 là người đủ 18 tuổi và không thuộc trường hợp bị mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Như vậy, tuổi của bạn chư đủ điều kiện kinh doanh đá quý. Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật sư đối với câu hỏi của bạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì chưa rõ ràng, có thể gây nhầm lẫn hoặc khiến bạn chưa hiểu hết vấn đề, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của bạn. Trân trọng cảm ơn!
Ngày 1/1/2020, anh A có bán chiếc xe ô tô X này cho anh B. Ngày 13/2/2022, anh B có bán đấu giá chiếc xe ô tô này tai Tổ chức đấu giá Y. Tôi là người trúng đấu giá tài sản này. Tuy nhiên, ngay sau khi trúng đấu giá tài sản này, tôi không có đăng ký thủ tục sang tên xe. Ngày 13/6/2022, TAND tuyên giao dịch mua bán xe giữa anh A và B là vô hiệu, đồng thời, tòa án yêu cầu tôi phải hoàn trả lại chiếc xe cho chủ sở hữu. Vậy trong trường hợp trên, tôi có phải buộc hoàn trả lại tài sản trúng đấu giá trên không? Xin cảm ơn!
Với trường hợp của bạn, Luật sư trả lời như sau: Chỉ khi giao dịch giữa các bên bị coi là vô hiệu thì bạn mới phải hoàn trả tài sản đã nhận. Tuy nhiên, trường hợp này bạn là người thứ ba ngay tình khi bạn nhận được tài sản thông qua trung tâm bán đấu giá hợp pháp. Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 133 Bộ luật Dân sự năm 2015 về việc bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu: “Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu. Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa”. Khoản 3 Điều 133 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng quy định : “Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại”. Việc người thứ 3 có được tài sản là do đấu giá mà có được, chiếc ô tô là do giao dịch của anh A và anh B từ trước đó. Khi giao dịch thì cả hai người này đã không đúng theo những thỏa thuận của một hợp đồng và dẫn đến việc giao dịch dân sự đó bị vô hiệu. Nhưng giao dịch của người thứ ba thông qua trung tâm bán đấu giá tài sản không bị coi là vô hiệu . Do đó, Luật sư nhận định giao dịch này đã đầy đủ các điều kiện để phát sinh hiệu lực theo quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015. Xem thêm : Quyền lợi của người thứ 3 ngay tình khi mua tài sản do trộm cắp mà có Trên đây là nội dung tư vấn cho câu hỏi bảo vệ quyền lợi người thứ ba ngay tình như thế nào dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Xin chào, tôi và hai thành viên khác mới đây đã đăng ký thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên, tôi đã cam kết góp bằng bất động sản là căn nhà, và căn nhà này sẽ là trụ sở công ty. Tuy nhiên đã gần đến hạn góp vốn nhưng vợ tôi lại đổi ý là không cho góp vốn bằng căn nhà này mà sẽ góp vốn bằng mảnh đất kế bên cũng có giá trị tương đương. Vậy cho tôi hỏi trường hợp này tôi thay đổi loại tài sản góp vốn được không? Nhờ tư vấn.
Việc thực hiện góp vốn thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên được quy định tại khoản 2 Điều 48 Luật Doanh nghiệp năm 2014 như sau: “Điều 48. Thực hiện góp vốn thành lập công ty và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp 1. Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty. 2. Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thành viên công ty chỉ được góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp.” Như vậy, nếu bạn muốn thay đổi loại tài sản góp vốn là từ nhà sang đất thì bạn phải được 02 thành viên còn lại đồng ý, nếu hai thành viên này không đồng ý thì bạn không có quyền thay đổi loại tài sản góp vốn.
Xin chào Luật sư! Tôi có căn nhà mua được 1 năm nay và hiện tại đang thế chấp căn nhà này để vay ngân hàng. Tôi mới bị mất CMND nên đã đi làm lại CMND nhưng thay bằng CCCD và có giấy xác nhận thay đổi số CMND cũ sang số CCCD. Hiện tại sổ hộ khẩu, sổ đỏ đều là số CMND cũ. Sắp tới tôi định bán căn nhà này. Xin Luật sư tư vấn giúp thủ tục tôi cần làm là gì để giao dịch mua bán và sang tên cho chủ mới được? Xin cảm ơn.
Chào bạn, Vấn đề của bạn thắc mắc được Luật sư Đoàn Khắc Độ trả lời như sau: 1. Về việc bán căn nhà Theo bạn trình bày, thì bạn đang thế chấp giấy tờ nhà tại ngân hàng. Theo quy định tại khoản 5 Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015 thì: bạn chỉ được bán căn nhà này khi được sự đồng ý của ngân hàng – bên nhận thế chấp. Bạn, bên mua và ngân hàng có thể lập thỏa thuận 3 bên để tiến hành việc bán căn nhà nêu trên. 2. Về giấy CMND Bạn mất CMND và đã làm Thẻ căn cước công dân và có Giấy xác nhận của Công an về việc đổi số CMND cũ sang số Căn cước mới. Do đó, bạn hoàn toàn có quyền sử dụng Thẻ căn cước mới trong giao dịch mua bán, chuyển nhượng căn nhà và các giao dịch khác mà không hề ảnh hưởng gì đến CMND cũ cả. Thân mến.
Sắp tới là đám cưới của con gái tôi, nên gia đình tôi muốn con gái tôi vui vẻ, náo nhiệt hơn bình thường. Tuy nhiên, theo tôi được biết thì không được bật nhạc quá to làm ảnh hưởng đến mọi người sinh sống xung quanh, nếu không sẽ bị phạt tiền. Quý công ty cho tôi hỏi trường hợp của tôi có bị phạt tiền không? Xin cảm ơn!
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL quy định về tổ chức lễ cưới tại gia đình hoặc tại địa điểm cưới như sau: “1. Việc tổ chức lễ cưới tại gia đình hoặc tại địa điểm cưới phải thực hiện các quy định sau: a) Đảm bảo trang trọng, tiết kiệm, vui tươi, lành mạnh, phù hợp với phong tục, tập quán, truyền thống văn hoá của từng địa phương, dân tộc, tôn giáo và phù hợp với hoàn cảnh của hai gia đình; b) Các thủ tục chạm ngõ, ăn hỏi, rước dâu cần được tổ chức theo phong tục, tập quán; không phô trương hình thức, rườm rà; không nặng về đòi hỏi lễ vật; … e) Âm nhạc trong đám cưới phải lành mạnh, vui tươi; âm thanh đảm bảo không vượt quá độ ồn cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam thực hiện tại bản tiêu chuẩn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 2351/1998/QĐ-BKHCNMT ngày 5 tháng 12 năm 1998 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ); không mở nhạc trước 06 giờ sáng và sau 22 giờ đêm”. Nếu vi phạm có thể sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng - 300.000 đồng theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 6 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Trên đây là ý kiến tư vấn của FDVN liên quan đến yêu cầu tư vấn của Quý Khách trên cơ sở nghiên cứu các quy định pháp luật. Hy vọng ý kiến tư vấn của FDVN sẽ hữu ích cho Quý Khách.
Ngày 14/11/2021, tôi có ký kết hợp đồng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất với anh A. Ngày 20/11/2021, tôi có nộp hồ sơ để làm thủ tục sang tên sổ đỏ. Ngày 21/11/2021, bên cơ quan thuế có thông báo nghĩa vụ nộp thuế. Anh A (bên bán) không chịu nộp thuế thu nhập cá nhân, trong khi tôi vẫn kê khai nộp lệ phí trước bạ nên bên cơ quan nhà nước không chấp nhận giao sổ đỏ cho tôi. Vậy trong trường hợp này, tôi cần phải làm gì để có thể lấy được sổ đỏ? Xin cảm ơn!
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 , khoản 5 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 (đã sửa đổi bổ sung tại Luật số 26/2012/QH13 ) và điểm c khoản 5 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC , thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở , kể cả nhà ở hình thành trong tương lai là thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân. Người có thu nhập là người có nghĩa vụ nộp thuế. Như vậy, người bán nhà đất có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân , vì là người có thu nhập. Tuy nhiên, pháp luật không cấm các bên thỏa thuận về người nộp thuế. Do bạn chưa cung cấp đầy đủ thông tin, những ý kiến tư vấn dưới đây dựa trên giả định như sau: 1/ Trong trường hợp Hợp đồng chuyển nhượng không quy định về việc thỏa thuận về người nộp thuế. Trong trường hợp này, người có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân là anh A vì anh A là người có thu nhập từ việc bán nhà đất. Bạn có thể yêu cầu anh A làm văn bản ủy quyền để bạn nộp thay anh A khoản tiền này, và sau đó yêu cầu anh A trả lại khoản tiền này cho bạn. 2/ Trong trường hợp Hợp đồng chuyển nhượng quy định cụ thể anh A có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân. Trong trường hợp này, bạn có thể gửi đơn đến Tòa án nơi anh A đang cư trú để giải quyết tranh chấp hợp đồng , yêu cầu anh A thực hiện những nghĩa vụ đã giao kết trong hợp đồng (bao gồm cả nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ tài chính với mảnh đất chuyển nhượng) và bạn cũng có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại với những thiệt hại do anh A chậm thực hiện nghĩa vụ mà phát sinh. Xem thêm : Hướng dẫn nộp thuế thu nhập cá nhân khi mua bán nhà đất Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006199 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Ông A là chủ sở hữu của bức tranh X – vốn được truyền trong gia đình là tác phẩm của danh họa Y. Tuy nhiên, ông A đã nhận được lời tư vấn của một chuyên gia mỹ thuật có tiếng rằng “ thực ra đây không phải là tác phẩm của danh họa Y mà là tác phẩm của họa sĩ Z, tuy cùng thuộc trường phái hội họa đó nhưng kém tên tuổi hơn, và do đó nó chỉ có giá khoảng 200 triệu”. Trên cơ sở lời tư vấn đó, ông A đã bán bức tranh cho ông B với giá 250 triệu đồng. Ông B bán lại cho ông C với giá 300 triệu đồng, sau đó ông C đã tặng bức tranh cho bảo tàng mỹ thuật Hà Nội, và phát hiện ra bức tranh X hiện nay đang được đặt đúng trong bộ sưu tập các tác phẩm nổi tiếng của danh họa Y. Chuyên gia bảo tàng cho ông A biết, sau khi nhận được bức tranh từ C , bảo tàng đã tìm ra bằng chứng xác thực rằng đó chính là tác phẩm của danh họa Y, và hiện nay giá của bức tranh vào khoảng 5 tỷ đồng. Biết được điều này ,ngay lập tức, ông A đề nghị bảo tàng mỹ thuật Hà Nội trả lại bức tranh cho mình, đồng thời chấp nhận tặng lại cho bảo tàng 300 triệu đồng, tuy nhiên phía Bảo tàng Hà Nội đã từ chối. Xin cảm ơn!
Chào bạn, với câu hỏi của bạn, Luật sư có ý kiến tư vấn như sau: Theo thông tin bạn cung cấp, bức tranh ban đầu thuộc sở hữu của ông A, nhưng sau đó ông A đã bán cho ông B với giá 250 triệu đồng. Ông B bán lại cho ông C với giá 300 triệu đồng. Ông C tặng bức tranh đó cho Bảo tàng Mỹ thuật Hà Nội (Bảo tàng). Như vậy, ông C là người xác lập giao dịch tặng cho bức tranh với Bảo tàng. Như vậy, ông A không có quyền yêu cầu Bảo tàng phải trả lại bức tranh cho mình. Mặt khác, khi bán bức tranh cho ông B, ông A hoàn toàn minh mẫn, tỉnh táo và tự nguyện . Lời nhận định của “chuyên gia mỹ thuật có tiếng” trước khi ông A bán bức tranh cho ông B không thể coi là một căn cứ khiến ông A nhầm lẫn về giá trị của bức tranh. Trong giao dịch này, ông A và ông B đã đạt được mục đích của mình khi tham gia giao dịch. Do đó, giao dịch không thuộc trường hợp vô hiệu do bị nhầm lẫn . Đồng thời lỗi xác định giá trị bức tranh chủ yếu là lỗi của Ông A nên không thể quy trách nhiệm cho người mua hay nói cách khác những người mua thứ cấp tiếp theo không có lỗi. Bởi vậy, ông A không có căn cứ rõ ràng để yêu cầu và Bảo tàng phải giao bức tranh của danh họa Y lại cho ông A. Tuy nhiên, nếu có đủ chứng cứ thì ông A có thể khởi kiện ra tòa án nơi có thẩm quyền để kiện chuyên gia mỹ thuật đã nhận định sai khiến ông thiệt hại về giá bán bức tranh không đúng với thị trường. Xem thêm : Cách lấy lại tài sản thừa kế đã bị bán Trên đây là nội dung tư vấn cho câu hỏi bên bán nhầm lẫn đối tượng hợp đồng thì có thể đòi lại tài sản đã bán không dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Tôi có cho anh A vay tiền, số tiền là 2 tỷ. Tuy nhiên, đã quá hạn rất lâu nhưng anh A không trả. Tôi có đòi nhiều lần thì anh A hứa hẹn nhưng vẫn không trả. Do vậy, tôi có làm đơn khởi kiện. Theo tôi được biết thì anh A có rất nhiều bất động sản. Xin hỏi tôi có thể yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp ngăn chặn tẩu tán tài sản của anh A được không? Xin cảm ơn!
I. Căn cứ pháp lý - Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 II. Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời: Căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 111 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau: Điều 111. Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời 1. Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại Điều 187 của Bộ luật này có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật này để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án. Như vậy, trong trường hợp này, đương sự là bên vay có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời. Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn người có nghĩa vụ nhằm giải quyết các yêu cầu cấp bách của đương sự như bảo vệ tài sản, bảo toàn tình trạng hiện có của tài sản, tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc thi hành án. III. Áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm ngăn chặn tẩu tán tài sản Điều 114 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời như sau: Điều 114. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời 1. Giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục. 2. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng. 3. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm. 4. Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động. 5. Tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động. 6. Kê biên tài sản đang tranh chấp. 7. Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp. 8. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp. 9. Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hoá khác. 10. Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ. 11. Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ. 12. Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định. 13. Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ. 14. Cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình. 15. Tạm dừng việc đóng thầu và các hoạt động có liên quan đến việc đấu thầu. 16. Bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án. 17. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác mà luật có quy định. Như vậy, để ngăn chặn bên vay tẩu tán tài sản trong quá trình giải quyết vụ án, bên cho vay có quyền yêu Tòa án đang giải quyết vụ án áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời nói trên. Ở đây, do bên cho vay có căn cứ cho rằng bên vay có tài sản và muốn áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để ngăn chặn việc bên vay tẩu tán tài sản, bên cho vay có thể yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 10, 11 Điều 114 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, bao gồm: “Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ” và “Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ”. Xem thêm: Mẫu Giấy vay tiền mới nhất 2024 đơn giản, ngắn gọn Trên đây là nội dung tư vấn cho câu hỏi “Bên cho vay có quyền yêu cầu Tòa án ngăn chặn tẩu tán tài sản của bên vay không?​​” dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Ông nội tôi tham gia kháng chiến chống Pháp, hiện đang hưởng chế độ bệnh binh 61%, nay bị mắc thêm bệnh tiểu đường type 2. Ngày 25/12/2021, ông được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giới thiệu đến Trung tâm giám định y khoa để khám giám định bệnh tiểu đường do nhiễm chất độc hóa học. Hội đồng giám định y khoa kết luận bố của ông mắc bệnh tiểu đường type 2, tổn thương cơ thể 31%, tổng tổn thương cơ thể 80%. Xin hỏi ông tôi có được hưởng chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học không? Mức hưởng là bao nhiêu? Xin cảm ơn!
Điểm c khoản 1 Điều 30 Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 “Pháp lệnh người có công với cách mạng” quy định như sau: “Điều 30. Chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học 1. Trợ cấp hằng tháng đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học như sau: … c) Bệnh binh mắc thêm bệnh quy định tại điểm a khoản 1 Điều 29 của Pháp lệnh này do nhiễm chất độc hóa học được khám giám định tổng hợp để hưởng trợ cấp hằng tháng tương ứng với tỷ lệ tổn thương cơ thể.” Như vậy, trường hợp của ông bạn đang hưởng chế độ bệnh binh, nếu có đủ điều kiện xác nhận là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học thì được khám giám định tổng hợp để hưởng trợ cấp bệnh binh hằng tháng tương ứng với tỷ lệ tổn thương cơ thể . Về chế độ ưu đãi dành cho bệnh binh, căn cứ Điều 27 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 thì người được công nhận là bệnh binh được hưởng các chế độ sau: - Mức trợ cấp hằng tháng căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể; - Phụ cấp hằng tháng đối với bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên - Phụ cấp đặc biệt hằng tháng đối với bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên có bệnh đặc biệt nặng. Bệnh binh hưởng phụ cấp đặc biệt hằng tháng thì không hưởng phụ cấp hằng tháng. - Bảo hiểm y tế - Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần; trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hằng năm - Cấp phương tiện giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết theo chỉ định cuẩ cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành lao động – thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên - Hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở - Miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyên sử dụng đất, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu nhà ở của Nhà nước - Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển; ưu tiên giao khoán bảo vệ và phát triển rừng - Vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh - Miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật Hiện nay, mức trợ cấp, phụ cấp hằng tháng đối với thương binh đang được áp dụng theo Phụ lục I Nghị định 58/2019/NĐ-CP , cụ thể như sau: Tỷ lệ tổ thương cơ thể của bệnh binh Trợ cấp Phụ cấp Suy giảm khả năng lao động từ 41% - 50% 1.695.000 Suy giảm khả năng lao động từ 51% - 60% 2.112.000 Suy giảm khả năng lao động từ 61% - 70% 2.692.000 Suy giảm khả năng lao động từ 71% - 80% 3.103.000 Suy giảm khả năng lao động từ 81% - 90% 3.714.000 Suy giảm khả năng lao động từ 91 % -100% 4.137.000 Bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên 815.000 Bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên có bệnh tật đặc biệt nặng 1.624.000 Xem thêm : Toàn bộ chế độ dành cho bệnh binh từ 01/7/2021 Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006199 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Kính thư Luật sư! Em cùng 23 người làm điều dưỡng tại bệnh viện công của nhà nước theo chế độ hợp đồng và đã làm được 10 đến 16 năm rồi. Trong quá trình công tác, chúng em luôn chấp hành tốt mọi chủ trương đường lối bệnh viện đề ra, không vi phạm gì và có một số thành tích nhất định đã được khen thưởng, tặng bằng khen. Vậy mà hôm vừa rồi bệnh viện thông báo là theo quy định của Bộ Nội Vụ là không được phép có hợp đồng chuyên môn trong bệnh viện nên bệnh viện gọi tụi em lên thông báo cắt hợp đồng. Giờ cuộc sống của chúng em bị xáo trộn đáng kể. Xin Luật sư tư vấn giúp chúng em giờ phải làm sao ạ?
Bệnh viện công là đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Do đó, theo quy định tại Nghị định 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 về việc thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và khoản 2 Mục I Thông tư 15/2001/TT-BTCCBCP của Ban tổ chức - Cán bộ chính phủ về việc thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thì những công việc được ký hợp đồng lao động gồm: Sửa chữa, bảo trì đối với hệ thống cấp điện, cấp, thoát nước ở công sở, xe ô tô và các máy móc, thiết bị khác đang được sử dụng trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp; Lái xe; Bảo vệ; Vệ sinh; Trông giữ phương tiện đi lại của cán bộ, công chức và khách đến làm việc với cơ quan, đơn vị sự nghiệp; Công việc khác như: nấu ăn tập thể, tạp vụ, mộc nề, chăm sóc và bảo vệ cảnh quan trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Còn các công việc chuyên môn, ngoài các vị trí công việc được nêu ở trên được xếp vào vị trí việc làm. Vị trí việc làm là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng; là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập (quy định tại khoản 1, Điều 7, Luật Viên chức 2010 và khoản 1, Điều 2, Nghị định số 41/2012/NĐ-CP quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập), sẽ thuộc chế độ của vị trí việc làm. Về quyền của đơn vị sự nghiệp công: Đơn vị sự nghiệp công được phép tự chủ về nhân sự: xây dựng vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và quản lý viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật; thuê hợp đồng lao động để thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 16/2015/NĐ-CP về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập Đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm thường xuyên rà soát về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và vị trí việc làm, số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của đề án vị trí việc làm đã được phê duyệt. Hàng năm, xây dựng đề án điều chỉnh vị trí việc làm trong các trường hợp quy định tại Điều 11 Nghị định số 41/2012/NĐ-CP của Chính phủ (Điều 10 và khoản 1 Điều 11 Thông tư 14/2012/TT-BNV hướng dẫn thực hiện Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 8 tháng 5 năm 2012 quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập ) Hàng năm, nếu các đơn vị sự nghiệp công lập không gửi công văn và đề án đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét điều chỉnh vị trí việc làm theo quy định thì giữ ổn định vị trí việc làm, số lượng người làm việc và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp đã được phê duyệt. Mặt khác, theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 161/2018/NĐ-CP thì kể từ ngày 15/01/2019, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập không được thực hiện ký hợp đồng lao động với các trường hợp sau: - Những người làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ ở các vị trí việc làm được xác định là công chức trong các cơ quan hành chính hoặc là viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm toàn bộ hoặc một phần chi thường xuyên. - Những người làm bảo vệ ở các cơ quan, đơn vị: Văn phòng Chính phủ, Kho tiền hoặc Kho hồ sơ ấn chỉ có giá trị như tiền của Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Kho ấn chỉ thuế, Kho ấn chỉ hải quan. - Lái xe chuyên dùng chuyên chở tiền của Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước. Như vậy, đối với các bệnh viện là đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm toàn bộ hoặc một phần chi thường xuyên thì các vị trí làm công việc chuyên môn như bác sĩ, điều dưỡng… sẽ không được thực hiện ký hợp đồng lao động. Theo bạn trình bày thì bạn ký hợp đồng lao động bệnh viện và việc tuyển dụng lao động theo hợp đồng của đơn vị sự nghiệp căn cứ vào nhu cầu thực tế của đơn vị sự nghiệp đó; mặt khác, nó còn phụ thuộc vào sự chỉ đạo của cấp trên trực tiếp về việc thực hiện tốt các quy định của công tác tổ chức cán bộ. Do đó, đối với trường hợp này, bệnh viện đã thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động đối với các vị trí làm công việc chuyên môn là để “sửa sai” và tuân thủ quy định nêu trên. Thông thường đơn vị sự nghiệp sẽ thỏa thuận với người lao động về việc chấm dứt hợp đồng và bạn có thể yêu cầu đơn vị sự nghiệp thực hiện nghĩa vụ khi chấm dứt hợp đồng theo quy định về chế độ hợp đồng hay thực hiện chế độ vị trí việc làm theo quy định của pháp luật về vị trí việc làm. Do đó, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân được tối đa nhất, bạn nên thỏa thuận với bệnh viện về việc hưởng các chế độ.
Tôi bị sẩy thai nhưng nằm tại cơ sở khám chữa bệnh tư, khi nộp hồ sơ để hưởng chế độ thai sản do sẩy thai mà công ty từ chối với lý do Giấy nghỉ việc có hưởng bảo hiểm xã hội phải do cơ sở khám chữa bệnh công lập mới được. Xin hỏi, công ty từ chối hồ sơ của tôi như vậy có đúng quy định không? Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội như thế nào mới là hợp lệ? Xin cảm ơn!
1. Căn cứ pháp lý - Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 ; - Thông tư số 56/2017/TT-BYT quy định chi tiết thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế. 2. Tư vấn của luật sư Theo khoản 2 Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định hồ sơ hưởng chế độ thai sản đo sẩy thai , cụ thể như sau: “1. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm: a) Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con; b) Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết; c) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con; d) Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh; đ) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật này. 2. Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, người lao động thực hiện biện pháp tránh thai theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú”. Như vậy, hồ sơ hưởng chế độ thai sản cần đảm bảo đầy đủ các giấy tờ nêu tại khoản 1 Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Ngoài ra, trong trưởng hợp của bạn do bị sẩy thai thì cần chuẩn bị thêm bản sao hoặc bản chính Giấy ra viện nếu bạn điều trị nội trú tại cơ sở khám chữa bệnh, còn nếu bạn điều trị ngoại trú thì bạn phải cần có Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thì sẽ được hưởng chế độ thai sản do sẩy thai. Mặt khác, tại khoản 1 Điều 20 Thông tư số 56/2017/TT-BYT quy định yêu cầu Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội hợp lệ, cụ thể như sau: - Do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động cấp. Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh này được ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó; - Phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; - Phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh và hướng dẫn chuyên môn của Bộ trưởng Bộ Y tế . Như vậy, nếu Giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH của bạn đáp ứng đủ điều kiện trên thì bạn sẽ được hưởng trợ cấp thai sản do sẩy thai. Vì vậy, nếu Giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH do cơ sở khám chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động (không phân biệt tư nhân hay công lập) và đáp ứng đủ các điều kiện còn lại thì việc công ty từ chối tiếp nhận hồ sơ yêu cầu hưởng chế độ thai sản do sẩy thai đối với trường hợp của bạn là trái pháp luật. Bạn có thể khiếu nại nên người quản lý công ty để được giải quyết. Xem thêm : Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH: 5 điều cần biết Trên đây là nội dung tư vấn cho câu hỏi “Bệnh viện tư cấp Giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH có hợp lệ không? “ dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Con trai tôi năm nay 23 tuổi, cháu nặng 105kg, cao 1m70. Hiện tại địa phương đang gọi cháu đi khám nghĩa vụ quân sự. Xin hỏi trường hợp này cháu có đủ điều kiện nhập ngũ không? Xin cảm ơn!
Căn cứ tại khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP về tiêu chí phân loại sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự như sau: "Điều 9. Phân loại sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự 1. Căn cứ phân loại sức khỏe Theo tiêu chuẩn sức khỏe tại Bảng số 1, Bảng số 2 và Bảng số 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này […]”. Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 140/2015/TT-BQP về tiêu chí tuyển quân tham gia nghĩa vụ quân sự như sau: "[…] 3. Tiêu chuẩn sức khoẻ: a) Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng về tiêu chuẩn sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự […]”. Như vậy, pháp luật hiện hành quy định chỉ tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 thực hiện nghĩa vụ quân sự. Đối với công dân sức khỏe loại 3 thì không tuyển công dân có tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 điop trở lên, viễn thị các mức độ), nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS. Việc chấm điểm về cân nặng khi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự sẽ căn cứ tại phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP. Theo hướng dẫn tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP thì chỉ số BMI của con trai bạn > 36. Theo quy định tại điểm a khoản 1 Mục IV của Phụ lục I nói trên thì con trai bạn không đủ điều kiện tham gia nghĩa vụ quân sự do có chỉ số BMI lớn hơn 30. Xem thêm : Gầy quá hoặc béo quá có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Trên đây là nội dung tư vấn cho câu hỏi “Béo phì có phải đi nghĩa vụ quân sự không?” dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Tôi đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được 10 năm. Không biết tôi phải đóng thêm bao nhiêu năm nữa mới được hưởng lương hưu?
1. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì? Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình BHXH do Nhà nước quy định mà những người tham gia bảo hiểm được quyền lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với tài chính của bản thân. 2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện gồm những chế độ nào? Theo quy định tại khoản 2, Điều 4 Luật BHXH 2014 , người tham gia BHXH tự nguyện  được hưởng từ 02 chế độ hưu trí và tử tuất giống như người tham gia BHXH bắt buộc. Do đó, những người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nhận được quyền lợi và  tiền trợ cấp sau: - Hưởng tiền lương hưu hằng tháng. - Tiền trợ cấp tuất. Như vậy, người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng ít quyền lợi hơn so với BHXH bắt buộc, khi người tham gia  không được hưởng chế độ ốm đau, thai sản , tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Tuy nhiên, là loại hình  BHXH tự nguyện, nó mang lại những lợi ích nhất định cho người tham gia như: - Phương thức và mức đóng linh hoạt; - Giúp đỡ những người không đủ điều kiện đóng BHXH bắt buộc có thể tiếp tục đóng bảo hiểm để hưởng lương hưu khi về già. 3. BHXH tự nguyện đóng bao nhiêu năm để được hưởng lương hưu? BHXH tự nguyện đóng bao nhiêu năm để có lương hưu là điều là người đóng cần lưu ý. Điều kiện hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH tự nguyện như sau: - Đã đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 2, Điều 169 Luật Lao động 2019 ; (Năm 2024 tuổi nghỉ hưu của lao động nam là 61 tuổi , nữ là 56 tuổi 04 tháng). - Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội. Nếu người lao động đã đủ điều kiện về độ tuổi quy định nhưng chưa đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu. 4. Mức hưởng lương hưu khi đóng BHXH tự nguyện Theo quy định tại Điều 87 Luật BHXH Việt Nam 2014, mức đóng BHXH tự nguyện của người lao động được xác định như sau: - Người lao động phải đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất ; - Thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu bằng mức chuẩn hộ nghèo ở khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở . Người tham gia được đóng theo 1 trong các phương thức đóng sau đây: - Hằng tháng. - 03 tháng một lần. - 06 tháng một lần. - 12 tháng một lần. - Thanh toán một lần cho nhiều năm tới với mức thấp hơn mức thanh toán hàng tháng hoặc thanh toán một lần cho những năm còn thiếu với mức thanh toán hàng tháng cao hơn với quy định. Hơn nữa, theo khoản 1, Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP quy định chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn là 1,5 triệu đồng/tháng cho giai đoạn 2022 - 2025. Do đó, mức đóng BHXH tự nguyện và mức hưởng hỗ trợ của Nhà nước đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau: (Đơn vị tính: đồng) TT Người tham gia Mức đóng thấp nhất hàng tháng Nhà nước chưa hỗ trợ Tỷ lệ (%) Nhà nước hỗ trợ Số tiền Nhà nước hỗ trợ hàng tháng Mức đóng thấp nhất hàng tháng sau khi Nhà nước hỗ trợ 1 Người thuộc hộ nghèo 330.000 30% 99.000 231.000 2 Người thuộc hộ cận nghèo 330.000 25% 82.500 247.500 3 Người thuộc đối tượng khác 330.000 10% 33.000 297.000 Như vậy, có thể thấy, người lao động được tự do lựa chọn mức đóng BHXH tự nguyện và được Nhà nước hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất để người lao động gặp khó khăn cũng được tham gia BHXH, hướng tới mục tiêu an sinh xã hội cho toàn dân ở mức cao hơn. 5. Đóng BHXH tự nguyện đủ 20 năm thì lương hưu nhận được bao nhiêu? Nếu người lao động nghỉ hưu vào năm 2023, người lao động đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đủ 20 năm thì tỷ lệ hưởng lương hưu sẽ là: - Đối với lao động nam có đủ 20 năm đóng BHXH thì tỷ lệ hưởng khi nghỉ hưu là 45%; - Người lao động có đủ 15 năm đóng BHXH thì tỷ lệ hưởng lương hưu là 45%; từ năm thứ 16 đến năm thứ 20 là 5 năm tính thêm 10%. Tổng tỷ lệ hưởng lương hưu là 55%. Mức lương hưu sau 20 năm đóng BHXH tự nguyện cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH. Xem thêm: Bảo hiểm xã hội tự nguyện - Tất cả thông tin cần biết Trên đây là nội dung tư vấn về “BHXH tự nguyện đóng bao nhiêu năm để được hưởng lương hưu?” dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Tôi có người thân bị áp dụng biện pháp ngăn chặn là cấm đi khỏi nơi cứ trú. Vậy, luật sư cho tôi hỏi, bị áp dụng biện pháp ngăn chặn có được coi là bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Xin cảm ơn!
Căn cứ khoản 1, Điều 109 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định: Điều 109. Các biện pháp ngăn chặn 1. Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh. Như vậy, biện pháp ngăn chặn được áp dụng khi có một trong bốn căn cứ: Một là, để kịp thời ngăn chặn tội phạm. Hai là, khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử. Ba là, khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ tiếp tục phạm tội. Bốn là, để bảo đảm thi hành án. Hiện nay, không có quy định pháp luật cụ thể về truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, căn cứ các quy định của Bộ luật hình sự, truy cứu trách nhiệm hình sự có thể được hiểu là việc buộc người có hành vi nguy hiểm cho xã hội mà Bộ luật Hình sự quy định là tội phạm phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội mà họ gây ra theo tội danh và hình phạt quy định tại Bộ luật Hình sự. Người đang bị truy cứu TNHS là người đang trong thời gian bị các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng các biện pháp tố tụng hình sự như khởi tố, điều tra; truy tố và xét xử. Trong thời gian này, người bị truy cứu TNHS có thể bị áp dụng biện pháp ngăn chặn bằng hình thức tạm giam hay cấm đi khỏi nơi cư trú. Ngoài ra, căn cứ khoản 1, Điều 123 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định: Điều 123. Cấm đi khỏi nơi cư trú 1. Cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Đối chiếu quy định pháp luật nêu trên, biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú được áp dụng đối với bị can, bị cáo. Theo đó: Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự (Điều 60 BLTTHS). Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử (Điều 61 BLTTHS). Như vậy, bị áp dụng biện pháp ngăn chặn có thể được coi là đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Xem thêm: Căn cứ để tạm giữ hình sự là gì? Thời hạn tạm giữ bao lâu? Trên đây là nội dung tư vấn về "​​​​Bị áp dụng biện pháp ngăn chặn có được coi là bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?” dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Chồng tôi bị liệt cách đây 5 năm. Chồng thường xuyên có hành vi chửi mắng tôi. Do mâu thuẫn hôn nhân kéo dài, một mình tôi kiếm tiền nuôi chồng và 2 con nhỏ nên tôi thấy rất mệt mỏi. Nay tôi muốn nộp đơn ly hôn đơn phương thì Tòa án bác đơn với lý do chồng tôi bị liệt, nếu ly hôn thì không có ai chăm sóc. Cho tôi hỏi bị tòa án bác đơn ly hôn, khi nào được nộp đơn lại? Căn cứ pháp lý? Xin cảm ơn!
Bị tòa án bác đơn ly hôn, khi nào được nộp đơn lại? Căn cứ các quy định pháp luật hiện nay trong Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, không có quy định nào về thời gian nộp đơn ly hôn lại sau khi bị Tòa án bác đơn. Tuy nhiên căn cứ điểm c, Mục 10 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP có quy định sau: 10. Ly hôn theo yêu cầu của một bên (Điều 91) [...] c. Cần chú ý là tuy pháp luật tố tụng chưa quy định, nhưng đối với người có đơn yêu cầu xin ly hôn mà bị Toà án bác đơn xin ly hôn thì sau một năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án bác đơn xin ly hôn có hiệu lực pháp luật, người đó mới lại được yêu cầu Toà án giải quyết việc xin ly hôn. Theo đó, đối với trường hợp một bên đơn phương nộp đơn ra tòa mà bị tòa án bác đơn, thì thời gian nộp lại đơn ly hôn khác là sau một năm sau. Căn cứ bác đơn ly hôn của tòa án là gì? Căn cứ Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định Ly hôn theo yêu cầu của một bên 1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. 2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn. 3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia. Ngoài ra tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn 1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. 2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ. 3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Như vậy, căn cứ để Tòa án có thể bác đơn trong các trường hợp sau: + Không có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình, hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. + Không có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia trong trường hợp Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo khoản 2 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 nêu trên. + Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Xem thêm: Nộp lại đơn ly hôn lần nữa khi đã rút được không? Trên đây là nội dung tư vấn về "​​​Bị bác đơn ly hôn, khi nào được nộp lại?​” dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Em trai tôi do bị bệnh tâm thần mà nhiều lúc không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. A là hàng xóm của nhà tôi thường xuyên có những hành vi trêu chọc em trai tôi. Một lần, A và em trai tôi đang nói chuyện thì bỗng dưng em tôi chạy vào nhà lấy gậy mà đánh A bị gẫy tay. Xin hỏi trường hợp này, em tôi mắc bệnh tâm thần thì có bị xử phạt theo quy định của luật không? Xin cảm ơn!
Người tâm thần được hiểu là những người có tâm lý hoặc hành vi cá biệt được cho là gây ra đau khổ, mất khả năng cư xử cũng như phát triển bình thường. Để khẳng định một NGƯỜI BỊ TÂM THẦN hay không thì căn cứ Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần. Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự (bị tâm thần) khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan. Hình phạt đối với Tội cố ý gây thương tích được quy định chi tiết tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 . Mặt khác, Điều 21 Bộ luật Hình sự 2015 quy định người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần thì không phải chịu trách nhiệm hình sự . Tuy nhiên, khi họ thực hiện hành vi phạm tội, Viện kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng đã lâm vào tình trạng bị tâm thần thì trước khi bị kết án cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh và sau khi khỏi bệnh, người đó phải chịu trách nhiệm hình sự. Như vậy, tùy vào thời điểm nào người phạm tội bị tâm thần thì sẽ phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Căn cứ Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015 thì khi bị người tâm thần “đánh” gây thương tích gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường . Nếu người giám hộ cho người bị tâm thần không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; Nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường. Xem thêm : Hàng xóm bị tâm thần thường xuyên gây rối, phải làm sao? Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006199 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Xin hỏi LuatVietNam: Vào 15 giờ chiều ngày 17/11/2020 tại huyện X, tôi có bán trà đá cạnh bốt điện do Công ty điện lực Y quản lý. Do cháy chập điện nên bốt điện phát nổ khiến tôi bị bỏng 80%, ngoài ra còn có 4 người khách uống nước chết tại chỗ. Vậy tôi xin hỏi, ai là người có trách nhiệm trong trường hợp này ? Chi phí bồi thường thiệt hại sẽ được xác định như thế nào ? Xin cảm ơn!
Như anh/chị trình bày thì anh /chị có bán trà đá cạnh bốt điện do Công ty điện lực Y quản lý. Do cháy chập điện nên bốt điện phát nổ khiến anh/chị bị bỏng 80%, ngoài ra còn có 4 người khách uống nước chết tại chỗ. 1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại Hành vi của anh/chị đã vi phạm các quy định pháp luật về an toàn điện cho nên về các thiệt hại đã xảy ra, anh/chị cũng có trách nhiệm trong đó. Căn cứ theo khoản 8 Điều 7 Luật Điện lực hiện hành : “ Vi phạm các quy định về bảo vệ hành lang an toàn lưới điện, khoảng cách an toàn của đường dây và trạm điện .” Dựa vào thông tin anh/chị cung cấp thì chưa đủ để kết luận trách nhiệm bồi thường của ai, như thế nào bởi còn cần căn cứ vào kết luận của cơ quan điều tra, xác minh nguyên nhân vụ việc, ai là người có lỗi, trách nhiệm của từng bên trong vụ việc này. Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra: “Điều 601. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật. […] 3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây: a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại; b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 4. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại. Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.” 2. Chi phí bồi thường thiệt hại Căn cứ vào quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và thiệt hại thực tế để xác định mức bồi thường thiệt hại. Vụ nổ khiến tài sản, sức khỏe, tính mạng bị thiệt hại, do vậy, việc xác định thiệt hại căn cứ vào các quy định sau: “Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm: 1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng. 2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút. 3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại. 4. Thiệt hại khác do luật quy định. Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm 1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm: a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại; c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại; d) Thiệt hại khác do luật quy định. 2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.” Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm 1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm: a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này; b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng; c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng; d) Thiệt hại khác do luật quy định. 2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.” Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Nguyên đơn dân sự trong vụ án dân sự là gì, trong đó có bao gồm các đối tượng là bị can, bị cáo không? Xin cảm ơn!
I. Căn cứ pháp lý - Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2019, 2020, 2022, 2023); - Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2021). II. Về khái niệm của nguyên đơn dân sự trong vụ án dân sự Căn cứ quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 về khái niệm của nguyên đơn trong vụ án dân sự, cụ thể như sau: “Điều 68. Đương sự trong vụ việc dân sự 2. Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm. Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn.”. Như vậy, nguyên đơn dân sự trong vụ án dân sự xuất hiện khi nguyên đơn dân sự nộp đơn khởi kiện cho Tòa án và được Tòa án thụ lý theo đúng quy định của pháp luật. III. Về việc nguyên đơn dân sự trong vụ án dân sự có bao gồm các đối tượng bị can, bị cáo không Căn cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 về khái niệm của nguyên đơn dân sự, bị can, bị cáo; cụ thể như sau: “ Điều 63. Nguyên đơn dân sự 1. Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại”. “Điều 60. Bị can 1. Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này.”. “Điều 61. Bị cáo 1. Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Quyền và nghĩa vụ của bị cáo là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này.”. Như vậy, nguyên đơn dân sự trong vụ án dân sự không bao gồm bị can, bị cáo. Vì “bị can”, “bị cáo” là những thuật ngữ chỉ xuất hiện trong vụ án hình sự. Mặt khác, theo quy định trên, nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự cũng không bao gồm bị can, bị cáo; nguyên đơn dân sự với bị can, bị cáo là những chủ thể khác nhau, tham gia vụ an hình sự với tư cách khác nhau hoặc trong một số trường hợp, nguyên đơn dân sự có thể đồng thời là bị can, bị cáo. Bởi tư cách tham gia vụ án của các chủ thể này đã được Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 quy định tách bạch với nhau, không bao gồm lẫn nhau. Xét về mức độ tham gia; bị can, bị cáo được đánh giá có vai trò quan trọng hơn trong vụ án hình sự. Vì bất cứ vụ án hình sự nào nếu không bị đình chỉ/tạm đình chỉ vụ án và được thụ lý theo đúng quy định pháp luật thì cũng xuất hiện bị can (tư cách này phát sinh khi có quyết định khởi tố về hình sự) và bị cáo (tư cách này phát sinh khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử). Còn nguyên đơn dân sự chỉ tham gia vụ án hình sự khi “bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại”, nghĩa là không phải vụ án hình sự nào cũng tồn tại chủ thể này. Xem thêm: So sánh bị can và bị cáo trong vụ án hình sự Trên đây là nội dung tư vấn về “Bị can, bị cáo có đồng thời là nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự không?” dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Xin hỏi Luatvietnam: Hiện tại, tôi đang bị cận 2 độ. Tôi đang có nhu cầu tham gia đội dân quân tự vệ thường trực ở địa phương tôi. Vậy theo quy định pháp luật, tôi có đủ điều kiện sức khỏe tham gia dân quân tự vệ không? Ngoài ra, tôi có một người bạn, sức khỏe bình thường nhưng đang muốn tham gia nghĩa vụ công an thay vì nghĩa vụ quân sự; vậy, bạn tôi có được lựa chọn không hay phải theo sự sắp xếp của nhà nước? Xin cảm ơn!
Thứ nhất, tiêu chuẩn tuyển chọn Dân quân tự vệ được quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Dân quân tự vệ 2019 như sau: "1. Công dân Việt Nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ, có đủ các tiêu chuẩn sau đây được tuyển chọn vào Dân quân tự vệ: a) Lý lịch rõ ràng; b) Chấp hành nghiêm đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; c) Đủ sức khỏe thực hiện nhiệm vụ của Dân quân tự vệ." Hiện tại chưa có quy định riêng về tiêu chuẩn sức khỏe của Dân quân tự vệ. Tuy nhiên Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang nên điều kiện để tuyển chọn và gọi công dân tham gia Dân quân tự vệ cũng tương tự như điều kiện tuyển chọn công dân nhập ngũ . Tiêu chuẩn sức khỏe sẽ thực hiện theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định về tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành như sau: "…3. Tiêu chuẩn sức khỏe: a) Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự. b) Đối với các cơ quan, đơn vị, vị trí quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng. c) Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS." Như vậy hiện tại bạn đang bị cận 2 diop, bạn không đủ điều kiện sức khỏe để tham gia lực lượng dân quân tự vệ tại địa phương. Thứ hai, bạn có một người bạn sức khỏe bình thường và muốn tham gia nghĩa vụ công an thay vì nghĩa vụ quân sự thì cần phải đáp ứng đủ điều kiện, thủ tục tham gia nghĩa vụ quân sự được quy định tại Nghị định 70/2019/NĐ-CP , cụ thể như sau: Điều 4 Nghị định 70/2019/NĐ-CP quy định Đối tượng tuyển chọn và thời gian phục vụ: “1. Công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ đã đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015. Công dân nữ trong độ tuổi gọi nhập ngũ đã đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của Công an nhân dân, nếu tự nguyện và Công an nhân dân có nhu cầu thì được xem xét, tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. 2. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể độ tuổi tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân phù hợp với tính chất, đặc điểm của từng đơn vị sử dụng và quy định ngành nghề cần thiết để tuyển chọn công dân nữ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân phù hợp với nhu cầu sử dụng trong từng thời kỳ….” Điều 5 Nghị định 70/2019/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn tuyển chọn: “1. Có lý lịch rõ ràng. 2. Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không có tiền án, tiền sự, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, quản chế, không trong thời gian bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc; có phẩm chất, đạo đức tư cách tốt, được quần chúng nhân dân nơi cư trú hoặc nơi học tập, công tác tín nhiệm. 3. Bảo đảm tiêu chuẩn chính trị của hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ theo chế độ nghĩa vụ trong Công an nhân dân. 4. Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên. Các xã miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được tuyển công dân có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. 5. Thể hình cân đối, không dị hình, dị dạng và đáp ứng các tiêu chuẩn sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.” Điều 6 Nghị định 70/2019/NĐ-CP quy định hồ sơ tuyển chọn: “Công dân tham dự tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân nộp cho Công an xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Công an cấp xã) nơi công dân có hộ khẩu thường trú các giấy tờ sau: 1. Tờ khai đăng ký thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân theo mẫu Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người đó đang công tác, học tập. 2. Giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự.” Như vậy, bạn của bạn chỉ cần đạt đủ các điều kiện trên và nộp đầy đủ các giấy tờ theo thủ tục là có thể tham gia tuyển chọn đi nghĩa vụ công an. Quyết định danh sách công dân được tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân sẽ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện duyệt. Dù đi nghĩa vụ công an hay nghĩa vụ quân sự thì đều là việc công dân thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Khi công dân thực hiện tham gia nghĩa vụ công an thì sẽ không cần thực hiện tham gia nghĩa vụ quân sự. Xem thêm : Dân quân tự vệ là gì? Bị gọi có bắt buộc phải đi không? Trên đây là nội dung tư vấn cho câu hỏi “Bị cận thị có được tham gia dân quân tự vệ không?” dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Gia đình tôi có 1 miếng đất diện tích 230,8m2do nông trường Cẩm Đường cấp năm 1976 sử dụng ổn định không tranh chấp cho đến nay (đã có xác nhận của UBND). Năm 2010 được Nhà nước cấp Sổ đỏ nhưng diện tích trên sổ chỉ 130m2, do đo đạc sai, năm 2014 được đo đạc lại nhưng vẫn không cấp bổ sung phần đất còn thiếu cho gia đình tôi.Tháng 11/2018 gia đình kiến nghị cấp đổi lại sổ và đã yêu cầu đo đạc lại, thì được Văn phòng đăng ký đất đai huyện Cẩm Mỹ trả lời bằng văn bản là: “Hiện nay Văn phòng đăng ký đất đai đã tiếp nhận và đang giải quyết thu hồi Giấy chứng nhận của ông H do cấp không đúng chủ sử dụng. Do đó, hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông H’ sẽ được giải quyết sau khi UBND huyện Cẩm Mỹ ban hành quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp cho ông H".Nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả, hôm nay Văn phòng đăng ký đất đai huyện Cẩm Mỹ trả lời miệng như sau: "Nếu muốn nhanh gia đình tôi phải đo đạc phần đất còn lại (100.8m2) thì sẽ dc cấp thêm 1 sổ mới trong vòng 1 tuần (tổng cộng gia đình tôi sẽ có 2 sổ, một sổ 130m2và một sổ 100m2) còn muốn đổi sổ khác diện tích 230,8m2thì phải chờ vài năm nữa chưa biết khi nào có”.Vậy cho tôi hỏi, với trường hợp cấp sai diện tích sổ đỏ như thế, thì trả lời như trên có thỏa đáng không, nếu cấp thêm 1 sổ đỏ nữa thì gia đình tôi phải chịu mức chi phí như thế nào so với việc cấp đổi sổ với diện tích đúng với thự
Căn cứ Điều 106 Luật Đất đai quy định về đính chính, thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp: “[…] 2. Nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp trong các trường hợp sau đây: […] d) Giấy chứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng diện tích đất, không đủ điều kiện được cấp, không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất […]”. Thêm vào đó, Điều 87 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định: - Trường hợp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phát hiện Giấy chứng nhận đã cấp không đúng với quy định của pháp luật đất đai thì thông báo bằng văn bản cho cơ quan thanh tra cùng cấp thẩm tra. Nếu kết luận là Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật thì thông báo cho người sử dụng đất biết rõ lý do; sau 30 ngày kể từ ngày gửi thông báo cho người sử dụng đất mà không có đơn khiếu nại thì ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp. - Trường hợp người sử dụng đất phát hiện Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật đất đai thì gửi kiến nghị, phát hiện đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có trách nhiệm xem xét, giải quyết như trường hợp trên. - Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không đồng ý với việc giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Như  vậy, theo quy định trên và xét trường hợp của gia đình bạn, hiện tại giấy chứng nhận của gia đình bạn đã có kết luận là cấp sai đối tượng chủ sở hữu, nên theo quy định sẽ ra quyết định thu hồi và tiến hành thủ tục cấp lại sổ cho gia đình bạn. Do đó, việc cơ quan Nhà nước trả lời bạn như vậy là hoàn toàn không có căn cứ. Về vấn đề chi phí khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, theo thông tin bạn cung cấp, thửa đất của gia đình bạn đã quản lý sử dụng từ năm 1976 đã có xác nhận của UBND. Theo Điều 6 Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền sử dụng đất khi công nhận quyền sử dụng đất (cấp Giấy chứng nhận) cho hộ gia đình, cá nhân đối với đất đã sử dụng ổn định từ trước ngày 15/10/1993 mà không có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 100 Luật Đất đai: “Trường hợp đất có nhà ở thì người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với diện tích đất ở đang sử dụng trong hạn mức công nhận đất ở cho mỗi hộ gia đình, cá nhân; đối với diện tích đất ở vượt hạn mức công nhận đất ở (nếu có) thì phải nộp tiền sử dụng đất bằng 50% tiền sử dụng đất theo giá đất quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 3 Điều 3 Nghị định này tại thời điểm có quyết định công nhận quyền sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”. Như vậy, đối với phần diện tích đất nằm trong hạn mức công nhận đất ở, gia đình bạn không phải nôp tiền sử dụng đất còn đối với phần diện tích đất nằm ngoài hạn mức gia đình bạn phải nộp 50% tiền sử dụng đất theo giá đất quy định. Ngoài ra bạn còn phải nôp tiền thẩm định và phí cấp sổ.
Tôi mua 1 lô đất trồng cây hàng năm với diện tích là 300m2 ở Quảng Nam. Khi tôi làm sổ mới chuyển qua tên tôi thì trên sổ chỉ còn 250m2. Tôi đến phòng địa chính cấp Huyện hỏi thì họ trả lời : "Vì đất này nằm gần đường nên phải cấp lùi vào trong cách đường 5m, để sau này nếu có làm đường thì sẽ thuận tiện hơn và đẹp hơn". Tôi đã không đồng ý với cách giải quyết trên nhưng bên phòng địa chính Huyện không chịu giải quyết hay giải thích thỏa đáng. Vì vậy tôi xin hỏi: 1. Phòng địa chính Huyện đã cấp sổ không đúng diện tích đất thực trong sổ cũ khi tôi và sang tên qua tôi như vậy có đúng không? 2. Hiện tại đất của tôi không nằm trong diện quy hoạch thu hồi của UBND huyện, tỉnh mà bên địa chính huyện trả lời như vậy có đúng không? 3. Tôi không nhận được bất kỳ thông báo hay quyết định thu hồi đất của bất cứ ban ngành nào cả. Trường hợp muốn thu hồi đất trồng cây hàng năm của tôi thì phải có quyết định của ai? Nếu có quyết định thu hồi thì đất của tôi là đất trồng cây hàng năm có được bồi thường hay không? 4. Trường hợp nếu phòng địa chính huyện cấp sai diện tích đất cho tôi như trên thì tôi phải giải quyết như thế nào?
Việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cho người sử dụng đất có sai sót về diện tích thửa đất là điều nan dải và gây phiền hà cho người sử dụng đất. Trong khi đó, lỗi này thuộc về cơ quan đo đạc địa chính. Tuy nhiên, việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền tự ý cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thiếu diện tích so với thực tế với lý do trong tương lai sẽ làm đường là điều hết sức phi lý, vi phạm pháp luật mà chế tài xử lý người gây ra sai sót thì chưa tương xứng. 1. Phòng địa chính Huyện đã cấp sổ không đúng diện tích đất thực trong sổ cũ khi tôi và sang tên qua tôi như vậy có đúng không?. Việc cơ quan cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho anh/chị thể hiện không đúng diện tích thửa đất theo thực tế và hợp đồng chuyển nhượng là việc làm vi phạm quy định của pháp luật về đất đai . Căn cứ khoản 1 Điều 106 Luật Đất đai 2013 và Điều 86 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, khi anh/chị phát hiện ra sai sót này, anh/ chị nên tiến hành thủ tục yêu cầu đính chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp . 2. Hiện tại đất của tôi không nằm trong diện quy hạch thu hồi của UBND huyện, tỉnh mà bên địa chính huyện trả lời như vậy có đúng không? Anh/chị nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ chủ sử dụng đất trước đó đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tức là người sử dụng đất cũ đủ điều kiện để chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho anh/chị. Hơn nữa, khi tiến hành thực hiện các thủ tục hành chính để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất anh/chị cần đáp ứng các quy định và điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 và khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013. Việc cơ quan địa chính tự ý trừ 50m2 đất của anh/chị với lý do để làm đường là không đúng theo quy định của pháp luật . Việc làm đường thuộc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hằng năm hoặc theo giai đoạn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan nhà nước chưa có kế hoạch thu hồi đất nhằm thực hiện dự án theo khoản 1 Điều 16 Luật Đất đai 2013 và trình tự thủ tục thu hồi đất theo Điều 69 Luật Đất đai 2013 thì chỉ khi nào gia đình anh/chị nhận được Thông báo thu hồi đất, Quyết định thu hồi đất thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo diện tích thực tế sau khi đã bị thu hồi. Anh/chị cũng cần lưu ý khi có quyết định thu hồi đất của người sử dụng đất thì pháp luật hạn chế quyền chuyển nhượng của người sử dụng đất. Để giải quyết vấn đề này chị có thể khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính đến TAND cấp có thẩm quyền yêu cầu giải quyết. 3. Tôi không nhận được bất kỳ thông báo hay quyết định thu hồi đất của bất cứ ban ngành nào cả. Trường hợp muốn thu hồi đất trồng cây hàng năm của tôi thì phải có Quyết định của ai? Nếu có quyết định thu hồi thì đất của tôi là đất trồng cây hàng năm có được bồi thường hay không? Tại Điều 66 Luật Đất đai 2013 quy định thẩm quyền thu hồi đất nhằm thực hiện dự án bao gồm: - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây: + Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này; + Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn. - Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây: + Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; + Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất. Tùy vào dự án cụ thể mà cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất gia đình chị có thể là UBND cấp huyện hoặc UBND cấp tỉnh. Trường hợp gia đình chị bị thu hồi diện tích đất có mục đích là đất trồng cây lâu năm nếu không thuộc trường hợp thu hồi đất nhưng không được bồi thường về đất theo Điều 82 Luật Đất đai 2013 thì anh/chị được bồi thường về đất. Căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013 thì đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm  đất nông nghiệp nên việc bồi thường về đất và chi phí đầu tư vào đất được tiến hành theo quy định tại khoản 1 Điều 77 Luật Đất đai 2013 và Điều 3 Nghị định 47/2014/NĐ-CP. Giá đất nông nghiệp được nhà nước bồi thường khi thu hồi đất được áp dụng theo Bảng giá đất của chủ tịch UBND cấp tỉnh ban hành theo từng giai đoạn. 4. Trường hợp nếu phòng địa chính huyện cấp sai diện tích đất cho tôi như trên thì tôi phải giải quyết như thế nào? Và trình tự giải quyết ra sao (nếu có mẫu đơn thì vui lòng gửi giúp tôi). Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho anh/chị không đúng diện tích theo thực tế. Khi anh/chị phát hiện ra sai sót này cần tiến hành thủ tục yêu cầu đính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi căn cứ vào khoản 1 Điều 106 Luật Đất đai 2013. - Trình tự giải quyết Anh/chị chuẩn bị một bộ hồ sơ yêu cầu đính chính gồm: + Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hồ sơ địa chính; + Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp. Bước 1: Nộp hồ sơ Hộ gia đình, cá nhân nộp tại Văn phòng đăng ký nơi có đất 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hồ sơ địa chính. Hồ sơ được cán bộ tại Bộ phận một cửa kiểm tra, khi đã đúng theo quy định của luật, người nộp hồ sơ nhận phiếu hẹn trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính. Nếu có thiếu sót, người nộp hồ sơ sẽ được cán bộ hướng dẫn để bổ sung thêm. Bước 2: Giải quyết hồ sơ Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra, lập biên bản kết luận về nội dung và nguyên nhân sai sót, thực hiện giải quyết hồ sơ theo quy định sau: + Trường hợp người sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất không phải nộp bổ sung nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện xác nhận đính chính vào Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót, đồng thời chỉnh lý nội dung sai sót vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; + Trường hợp người sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất phải nộp bổ sung nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký đất đai lập hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện – đối với Giấy chứng nhận do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp; hoặc trình Sở tài nguyên và môi trường – đối với Giấy chứng nhận do Sở tài nguyên và môi trường cấp – thực hiện xác nhận đính chính vào Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót, đồng thời chỉnh lý nội dung sai sót vào hồ sơ địa chính; Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra, lập biên bản về nội dụng và nguyên nhân sai sót, lập hồ sơ trình Sở tài nguyên và môi trường thực hiện việc đính chính vào Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót đối với Giấy chứng nhận do Sở tài nguyên và môi trường cấp cho người sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất trong dự án phát triển nhà ở, đồng thời chỉnh lý nội dung sai sót vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai. Sau khi thực hiên các công việc trên, Sở tài nguyên và môi trường ký đính chính vào Giấy chứng nhận hoặc ký cấp Giấy chứng nhận mới. Bước 3: Trả kết quả. - Thời gian đính chính sổ đỏ: + Thời gian không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo hướng dẫn phía trên (Căn cứ khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP). + Sau khi có kết quả đính chính trong thời hạn 03 ngày làm việc phải trả lại sổ đỏ cho công dân. Lưu ý : Thời gian tính ngày làm việc, không kể ngày nghỉ, ngày lễ, tết. - Lệ phí đính chính sổ đỏ +  Mức thu do HĐND cấp tỉnh quyết định + Hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn không phải nộp lệ phí địa chính. Lưu ý : Mọi trường hợp cấp phôi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất đều phải nộp lệ phí cấp phôi sổ. Mẫu số 09/ĐK CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ĐƠN ĐĂNG KÝ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT Kính gửi: ……………………………………………… PHẦN GHI CỦA NGƯỜI NHẬN HỒ SƠ Đã kiểm tra nội dung đơn đầy đủ, rõ ràng, thống nhất với giấy tờ xuất trình. Vào sổ tiếp nhận hồ sơ số: ….. Quyển ….. Ngày …../…../…….. Người nhận hồ sơ (Ký và ghi rõ họ, tên) I. PHẦN KÊ KHAI CỦA NGƯỜI ĐĂNG KÝ (Xem kỹ hướng dẫn viết đơn trước khi kê khai; không tẩy xóa, sửa chữa trên đơn) 1. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người quản lý đất 1.1. Tên (viết chữ in hoa): …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… 1.2. Địa chỉ(1): ………………………………………………………………………………………….. 2. Giấy chứng nhận đã cấp 2.1. Số vào sổ cấp GCN: …………………………; 2.2. Số phát hành GCN: …………………….; 2.3. Ngày cấp GCN …/…/…… …….; 3. Nội dung biến động về: ………………………………………………………………………….. 3.1. Nội dung trên GCN trước khi biến động: - ……………………………………………………; ……………………………………………………..; ……………………………………………………..; ……………………………………………………..; ……………………………………………………..; ……………………………………………………..; 3.2. Nội dung sau khi biến động: - ……………………………………; …………………………………..…; ………..……………………………; ……………………………………..; ……………………………………..; ……………………………………..; 4. Lý do biến động …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… 5. Tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với thửa đất đăng ký biến động …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… 6. Giấy tờ liên quan đến nội dung thay đổi nộp kèm theo đơn này gồm có: - Giấy chứng nhận đã cấp: …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… Tôi cam đoan nội dung kê khai trên đơn là đúng sự thật, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. …………., ngày .... tháng ... năm …… Người viết đơn (Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có) II- XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ (Đối với hộ gia đình, cá nhân đề nghị được tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp khi hết hạn sử dụng) .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... Ngày …… tháng …… năm …… Công chức địa chính (Ký, ghi rõ họ, tên) Ngày …… tháng …… năm …… TM. Ủy ban nhân dân Chủ tịch (Ký tên, đóng dấu) III- Ý KIẾN CỦA CƠ QUAN ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… Ngày …… tháng …… năm …… Người kiểm tra (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ) Ngày …… tháng …… năm …… Giám đốc (Ký tên, đóng dấu) IV- Ý KIẾN CỦA CƠ QUAN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG (Chỉ ghi ý kiến đối với trường hợp gia hạn sử dụng đất) …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… Ngày …… tháng …… năm …… Người kiểm tra (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ) Ngày …… tháng …… năm …… Thủ trưởng cơ quan (Ký tên, đóng dấu) (1) Kê khai theo đúng tên và địa chỉ như trên GCN đã cấp, trường hợp có thay đổi tên thì ghi cả thông tin trước và sau khi thay đổi và nộp giấy tờ chứng minh sự thay đổi. Chú ý: Mẫu đơn này sử dụng trong các trường hợp: chuyển từ hình thức thuê đất trả tiền hàng năm sang thuê đất trả tiền một lần hoặc từ giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất hoặc từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất; từ hình thức thuê đất trả tiền một lần sang hình thức thuê đất trả tiền hàng năm; chuyển mục đích sử dụng đất; gia hạn sử dụng đất; đổi tên người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc thông tin về giấy tờ pháp nhân, giấy tờ nhân thân; thay đổi địa chỉ; giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên; thay đổi hạn chế quyền; thay đổi về nghĩa vụ tài chính về đất đai; thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký, cấp giấy chứng nhận, đính chính giấy chứng nhận.
Em là sinh viên năm nhất, em có đi thuê trọ được 1 tuần. Tối qua, lúc 10 giờ, em xuống mua đồ ăn thì bị chó nhà chủ nhà cắn. Chó chưa được tiêm phòng dại. Ngay sau đó, em được bạn cùng phòng đưa đi tiêm, hết 6 triệu đồng. Xin hỏi trường hợp này, em có thể yêu cầu chủ nhà bồi thường không? Mức bồi thường bao nhiêu là hợp lý? Nếu chủ nhà cố tình không bồi thường thì em phải làm sao? Xin cảm ơn!
Có quyền yêu cầu chủ nhà bồi thường không? Căn cứ Điều 603 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về việc bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra như sau: Điều 603. Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra 1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác 2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại. Đối chiếu quy định pháp luật nêu trên, có thể thấy, nếu súc vật nhà chủ nhà gây thiệt hại tới sức khỏe, tính mạng của bạn, chủ nhà với vai trò là chủ sở hữu của con chó đã cắn bạn thì bạn có quyền yêu cầu họ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho mình. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp chủ sở hữu sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường, đó là trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại (là bạn) hoặc hoàn toàn do lỗi của bên thứ ba. Mức bồi thường thiệt hại: Căn cứ khoản 1, Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về nguyên tắc bồi thường như sau: Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại 1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Căn cứ Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm như sau: Điều 590. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm 1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm: a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại; c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại; d) Thiệt hại khác do luật quy định. 2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khoẻ của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. Căn cứ các quy định pháp luật nêu trên, bạn có thể yêu cầu chủ nhà bồi thường theo các chi phí tại khoản 1, Điều 590 Bộ luật Dân sự và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần. Mức bồi thường này sẽ do hai bên trực tiếp thỏa thuận. Trường hợp hai bên không tự thỏa thuận được với nhau về mức bồi thường thì theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, bạn có thể khởi kiện người chủ nhà đến tòa án nhân dân có thẩm quyền để được giải quyết. Xem thêm: Quy định về bồi thường thiệt hại do vật nuôi gây ra? Trên đây là nội dung tư vấn về "Bị chó nhà hàng xóm cắn có được yêu cầu bồi thường không? ​" dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Cách đây nửa năm tôi điều khiển xe máy vi phạm chạy quá tốc độ 56/50km/h và bị lập biên bản tạm giữ bằng lái xe A1. Khi tôi hỏi có đóng phạt tại chỗ không vì tôi bận và khá xa mấy tháng sau tôi mới đóng phạt được.Phía Cảnh sát giao thông (CSGT) trả lời: Không được, anh phải lên kho bạc đóng, bao lâu cũng được miễn sao có đóng phạt thì mới lấy lại được bằng lái xe nếu anh tiếp tục tham gia giao thông mà vi phạm lần nữa sẽ phạt nặng hơn, còn khi kiểm tra hành chánh thì biên bản này thay thế cho bằng lái xe.Trên biên bản không có ngày hẹn xử lý đóng phạt. Gần đây tôi bị kiểm tra hành chính và bị lập biên bản không bằng lái. Phạt vậy đúng hay sai?
1. Chạy quá tốc độ có được nộp phạt tại chỗ không? Theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT, xe cơ giới gồm: Xe ô tô, máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy diện) và các loại xe tương tự. Trong đó, xe mô tô hay thường được gọi là xe máy là một loại xe cơ giới, tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy là: - 50km/h ở đường hai chiều, đường một chiều có một làn xe cơ giới; - 60km/h ở đường đôi, đường một chiều có từ hai làm xe cơ giới trở lên. Theo thông tin bạn cung cấp, bạn điều khiển xe máy với tốc độ 56km/h ở đoạn đường có tốc độ tối đa cho phép là 50km/h. Đối chiếu quy định tại điểm c khoản 3 Điều 6 Nghị định 46, cụ thể: Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05km/h - 10km/h sẽ bị phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng. Theo đó, trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức thì không lập biên bản, người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ (khoản 1 Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012). Tuy nhiên, trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản. Bạn bị phạt lỗi điều khiển xe chạy quá tốc độ - lỗi được phát hiện nhờ sử dụng máy đo tốc độ, nên dù mức phạt dưới 250.000 đồng nhưng bạn vẫn sẽ bị lập biên bản. Như vậy, trong trường hợp của bạn, CSGT phải lập biên bản vi phạm ngay khi xác định được người vi phạm. Biên bản vi phạm phải được lập thành ít nhất 02 bản, giao cho người vi phạm 01 bản. Trong các nội dung của biên bản vi phạm hành chính không có nội dung về thời hạn nộp phạt (khoản 2 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính). Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, CSGT có thể tạm giữ bằng lái xe trong thời hạn 07 ngày (có thể gia hạn không quá 30 ngày đối với những vụ việc phức tạp). 2. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính Sau khi lập biên bản vi phạm hành chính, tạm giữ bằng lái xe thì trong thời hạn 07 ngày, người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Đồng thời, sau khi lập biên bản, CSGT phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn thông thường là 07 ngày. Trường hợp CSGT có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định của pháp luật. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính bao gồm một số nội dung như: - Biên bản vi phạm hành chính, kết quả xác minh, văn bản giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hoặc biên bản họp giải trình và tài liệu khác (nếu có); - Họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; - Hành vi vi phạm hành chính; tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng; - Điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng; - Hình thức xử phạt chính; hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có); - Quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính; - Hiệu lực của quyết định, thời hạn và nơi thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nơi nộp tiền phạt ; Theo đó, thời hạn nộp phạt được ghi tại quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể, thời hạn nộp phạt là 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt trừ trường hợp quyết định xử phạt có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt phải gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt, cơ quan thu tiền phạt và cơ quan liên quan khác (nếu có) để thi hành. Quyết định xử phạt được giao trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm và thông báo cho người bị xử phạt biết. 3. Dùng biên bản vi phạm thay cho bằng lái xe? Theo khoản 2 Điều 78 Nghị định 46/2016, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ. Do đó, bạn chỉ được dùng biên bản vi phạm hành chính thay cho bằng lái xe trong thời hạn hẹn giải quyết vụ việc, quá thời hạn đó sẽ bị xử phạt đối với hành vi không có giấy tờ. Tuy nhiên, trường hợp bạn nêu, không có ngày hẹn giải quyết nên trước tiên bạn cần liên hệ với người lập biên bản vi phạm để thắc mắc về việc không ghi thời điểm giải quyết vụ việc đồng thời với việc không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính sau đó. Nếu vấn đề không được giải quyết bạn có thể khiếu nại tới cấp trên trực tiếp của người đã lập biên bản hành vi vi phạm của bạn.
Tôi bị cụt 1 bàn tay trái, hiện tôi đang muốn thi bằng lái xe hạng B2. Vậy, luật sư cho tôi hỏi, trường hợp của tôi có đủ điều kiện để học bằng B2 không? Trình tự thực hiện đăng ký học bằng lái xe như thế nào? Xin cảm ơn!
Hiện nay, về tiêu chuẩn sức khỏe, người khuyết tật học, lấy bằng lái xe hạng B2 cũng phải tuân thủ Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BGTVT-BYT . Theo đó, những người này phải khai đủ tiền sử, bệnh sử của gia đình sau đó khám tám chuyên khoa lâm sàng như tâm thần, thần kinh, mắt, tai - mũi - họng, tim mạch, hô hấp, cơ xương khớp và chuyên khoa nội tiết (trường hợp là phụ nữ thì có thêm khoa thai sản). Căn cứ Phụ lục 01 Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BGTVT-BYT có quy định đầy đủ về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, trong đó, đối với nhóm 3 (dành cho người lái xe các hạng A2, A3, A4, B2, C, D, E, FB2, FC, FD, FE) mục tiêu chuẩn cơ – xương – khớp quy định như sau: Người bị cụt hoặc mất chức năng 02 ngón tay của 01 bàn tay trở lên hoặc cụt hoặc mất chức năng 01 bàn chân trở lên thì không đủ điều kiện để lái xe hạng B2. Theo như bạn trình bày, bạn bị cụt 01 bàn tay trái, do đó đối chiếu quy định tại Thông tư liên lịch 24/2015/TTLT-BGTVT-BYT bạn không đáp ứng đủ điều kiện về sức khỏe theo quy định của pháp luật để học lái xe hạng B2 Xem thêm: Người khuyết tật có được thi bằng lái xe máy không? Trên đây là nội dung tư vấn về "​​​Bị cụt 1 tay có thi được bằng lái xe ô tô không?” dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Chồng tôi là nhân viên văn phòng. Hôm qua, trong lúc làm việc chồng tôi bị một người đánh với mức tổn thương cơ thể là 32%. Chồng tôi không có bất kì mâu thuẫn nào với người này. Khi bị đánh, chồng tôi cũng không phản kháng lại. Xin hỏi trong trường hợp này, chồng tôi có được hưởng chế độ tai nạn lao động không? Xin cảm ơn!
I. Căn cứ pháp lý - Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 II. Tai nạn lao động là gì? Căn cứ quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định: Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Theo đó, tai nạn lao động được xem là tai nạn gây tổn thương đến bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, Tai nạn này xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. III. Đối tượng được áp dụng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Căn cứ Điều 43 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định: 1. Đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục này là người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều 2 và người sử dụng lao động quy định tại khoản 3 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội. 2. Trường hợp người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo từng hợp đồng lao động đã giao kết nếu người lao động thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người lao động được giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo nguyên tắc đóng, hưởng do Chính phủ quy định. Theo đó, đối tượng được áp dụng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là: - Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động - Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng - Cán bộ, công chức, viên chức - Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu - Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân - Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí - Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương - Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động. IV. Đánh nhau gây thương tích ở công ty thì có được coi là tai nạn lao động không? Căn cứ tại Điều 40 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định: Trường hợp người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động khi bị tai nạn lao động 1. Người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động quy định tại Điều 38 và Điều 39 của Luật này nếu bị tai nạn thuộc một trong các nguyên nhân sau: a) Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động; b) Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân; c) Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật. 2. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết Điều này. Như vậy, trường hợp đánh nhau gây thương tích của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động thì không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả, do không được xem là tai nạn lao động. Xem thêm: Đã nộp đơn xin nghỉ việc thì có rút lại được không? Trên đây là nội dung tư vấn cho câu hỏi "Bị đánh trong thời gian làm việc có bị coi là tai nạn lao động không?" dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn
Ngày 1/1/2020, tôi có ký hợp đồng lao động với công ty A tại Việt Nam. Ngày 1/6/2020, vì lý do sản xuất, kinh doanh cho nên công ty A đã điều động tôi sang chi nhánh của công ty A tại Nhật Bản để làm việc trong 6 tháng. Vậy trong 6 tháng này, công ty A có bắt buộc phải đóng BHYT, BHXH cho tôi không? Xin cảm ơn!
Hợp đồng lao động được quy định tại Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Công việc theo hợp đồng lao động phải do người lao động đã giao kết hợp đồng thực hiện. Địa điểm làm việc được thực hiện theo hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác theo Điều 28 Bộ luật lao động 2019. Trong trường hợp này, do hoạt động sản xuất, kinh doanh nên Công ty A nên đã điều động bạn sang Chi nhánh của Công ty A tại Nhật Bản để làm việc trong 6 tháng là việc thực hiện việc làm khác so với hợp đồng lao động mà bạn đã ký kết với Công ty A. Tại khoản 1 Điều 29 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quy định: “ Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh thì người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm ; trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản. Người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy lao động những trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động ”. Theo đó, Công ty A điều động bạn sang Chi nhánh của Công ty A tại Nhật Bản để làm việc trong 6 tháng là vượt quá quy định nêu trên, trừ trường hợp bạn đồng ý bằng văn bản. Trong trường hợp này bạn sẽ được trả lương theo công việc mới. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu . Tại điểm g khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định: “ Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:  Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ”. Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2 Nghị định 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định về việc người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định này được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Do đó, bắt buộc bạn phải tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật Việt Nam và các hình thức bảo hiểm theo quy định của nước tiếp nhận người lao động theo quy định tại khoản 7 Điều 45 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006 . Như vậy, bất kể lao động Việt Nam có đóng hay không đóng BHXH trước đó khi rời khỏi Việt Nam đều phải đóng BHXH bắt buộc . Tại khoản 5 Điều 12 Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn luật bảo hiểm y tế quy định: Thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên đối với đối tượng phải cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Thời gian tham gia bảo hiểm y tế liên tục là thời gian sử dụng ghi trên thẻ bảo hiểm y tế lần sau nối tiếp lần trước; trường hợp gián đoạn tối đa không quá 03 tháng . Người lao động khi đi lao động ở nước ngoài thì thời gian đã tham gia bảo hiểm y tế trước khi đi lao động ở nước ngoài được tính là thời gian đã tham gia bảo hiểm y tế nếu tham gia bảo hiểm y tế khi về nước trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhập cảnh”. Tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính Phủ quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc thuộc nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng: “ Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức" . Như vậy, trong thời gian làm việc tại Chi nhánh của Công ty A ở Nhật Bản thì bạn vẫn phải tham gia bảo hiểm y tế , bảo hiểm xã hội bắt buộc và Công ty A phải có trách nhiệm thực hiện đóng bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội cho bạn theo quy định dựa trên cở sở tiền lương tháng của người lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và khoản 2 Điều 3 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 , sửa đổi bổ sung năm 2014 . Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Có nhóm người kéo tới nhà tôi đòi nợ. Họ thường xuyên chửi bới, tạt sơn lên tường, cửa ngõ và sân nhà tôi. Thực tế tôi không vay, em chồng tôi vay. Tuy nhiên, em chồng tôi đã bỏ nhà đi từ lâu. Họ nói người nhà tôi mượn không có khả năng trả, giờ tôi phải trả thay. Xin hỏi trường hợp này tôi phải làm sao? Xin cảm ơn!
Trường hợp chị nêu trên đây là giao dịch vay tài sản. Theo quy định tại Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay, khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay tài sản cũng được thể hiện rất rõ tại Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015, bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn. Nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Theo thông tin chị cho biết thì trên giấy nợ không có chữ ký của chị, như vậy chị không phải là người vay tài sản hay nói cách khác chị không phải là bên vay tài sản nên không có nghĩa vụ phải trả nợ. Hành vi đòi nợ trái quy định pháp luật: Theo chị cho biết thì có một số người thường xuyên đến nhà liên tục khủng bố bằng cách tạt sơn, chửi bới. Hành vi này là vi phạm pháp luật, tùy mức độ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự: - Xử phạt vi phạm hành chính: Theo quy định tại khoản 4, Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31-12-2021, xử phạt hành chính hành vi: Đổ, ném chất thải, chất bẩn, hóa chất, gạch, đất, đá, cát hoặc vật khác vào nhà ở, nơi ở, vào người, đồ vật, tài sản của người khác, vào trụ sở cơ quan, tổ chức, nơi làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh, mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu với mức xử phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Ngoài ra còn áp dụng hình thức phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trục xuất đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm theo quy định tại điểm a và d khoản 13, điều 7, nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31-12-2021. Buộc khắc phục hậu quả là khôi phục lại tình trạng ban đầu theo quy định tại khoản 14, điều 7, nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31-12-2021. - Xử lý hình sự: Theo quy định tại điều 318 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 thì hành vi tạt sơn và chửi bới có thể sẽ bị xử lý hình sự về tội gây rối trật tự công cộng. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Trong trường hợp phạm tội có tổ chức, gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng… thì mức phạt tù có thể lên đến 7 năm. Trình báo hành vi vi phạm pháp luật: Như đã nói ở trên, chị không phải là người vay tài sản hay nói cách khác chị không phải là bên vay tài sản nên không có nghĩa vụ phải trả nợ. Hành vi liên tục đến nhà khủng bố bằng cách tạt sơn, chửi bới là vi phạm pháp luật. Trong trường hợp này nếu thấy nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của gia đình thì chị lập tức trình báo sự việc gửi đến công an xã, phường, thị trấn nơi xảy ra sự việc. Xem thêm: Không vay tiền nhưng bị đòi nợ, giải quyết thế nào? Trên đây là nội dung tư vấn cho câu hỏi “Bị đòi nợ dù không ký vay, tôi phải làm sao?​” dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Cho tôi hỏi thẩm quyền trong việc xử lý các loại tội phạm của Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm công nghệ cao (A50 Bộ Công An). Trường hợp bị lừa đảo qua mạng xã hội có thể tố cáo đến cơ quan này không? Xin cảm ơn
Trong trường hợp bạn bị lừa đảo qua mạng xã hội bạn có thể thực hiện quyền tố giác, tố cáo tội phạm đến những cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cụ thể: Căn cứ theo điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố: “1. Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. 2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm: a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm. 3. Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố: a) Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình; b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình; c) Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục. 4. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.” Như vậy, theo quy định trên, bạn có thể thực hiện quyền tố giác, tố cáo tội phạm đến Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền tại nơi xảy ra hành vi lừa đảo . Sau đó, các cơ quan này sẽ chuyển hồ sơ cho Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm công nghệ cao trong trường hợp cần thiết. Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Chào anh chị ạ, em đã đóng tiền cho một người ở Hà Nội để đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc với số tiền là 15.000$ từ năm 2017 mà họ chưa làm cho em đi được vậy em có thể nộp đơn khởi tố không ạ?
Do thông tin bạn cung cấp chưa đầy đủ nên luật sư tư vấn như sau: Trường hợp 1: Người nhận tiền này không có khả năng đưa người đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc nhưng đã sử dụng các thủ đoạn gian dối để bạn tin tưởng dẫn đến việc bạn chuyển tiển cho người này thì hành vi của người này có dấu hiệu của Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Trường hợp này bạn có quyền làm đơn đến cơ quan công an để tố giác hành vi của đối tượng này và yêu cầu xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp 2: Người này có khả năng đưa người đi xuất khẩu lao động, nhưng sau khi bạn chuyển tiền thì không đưa bạn đi xuất khẩu lao động và bạn cũng đã nhiều lần yêu cầu người này trả tiền nhưng người này không chịu trả thì hành vi này có dấu hiệu của Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản - Điều 175 Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung 2017. Trường hợp này bạn cũng có quyền làm đơn đến cơ quan công an đề tổ giác hành vi của đối tượng này và yêu cầu xử lý đối tường này theo quy định pháp luật. Trường hợp 3: Người nhận tiền có khả năng đưa người đi xuất khẩu lao động nhưng trong quá trình làm hồ sơ giấy tờ xảy ra một số vấn đề phát sinh dẫn đến việc bạn không thể sang Hàn Quốc để lao động hoặc người này có khả năng đưa bạn đi xuất khẩu lao đông nhưng lại không thực hiện công việc mà số tiền bạn chuyển người này đã sử dụng hết, hiện không có khả năng hoàn trả lại cho bạn. Trường hợp này không có dấu hiệu hình sự mà khi đó bạn cần phải trao đổi thỏa thuận với người này về viêc hoàn trả tiền cho bạn, nếu không thỏa thuận được thì bạn có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp quận, huyện nơi người này cư trú để yêu cầu hoàn trả tiền cho bạn.
Trường hợp làm rơi CMND bị người khác nhặt được và đem đi cầm cố vay tiền thì phải làm như thế nào? Xin cảm ơn!
Căn cứ Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định” Ngoài ra, Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng quy định bên vay phải có nghĩa vụ trả nợ cho bên cho vay, trường hợp vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn. Như vậy, đối chiếu vào các quy định trên thì bên vay tài sản phải có nghĩa vụ trả nợ. Bạn không phải là người vay tiền nên không có nghĩa vụ phải trả số tiền đó. Do đó, trường hợp của bạn bị rơi giấy tờ mà bị người khác dùng giấy tờ đó để đi cầm cố vay tiền thì đây là hành vi trái pháp luật. Trường hợp này, nếu bên cho vay tiền liên hệ với bạn để yêu cầu bạn trả tiền, bạn yêu cầu bên cho vay xuất trình các chứng từ liên quan đến việc vay mượn, và yêu cầu bên cho vay đang giữ CMND của bạn phải giao trả CMND cho bạn. Đồng thời, bạn trình báo sự việc ra cơ quan công an để cơ quan công an tiến hành điều tra xác minh sự việc và xử lý đối tượng có hành vi vi phạm. Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Anh tôi bị công an kiểm soát nhà, phát hiện trong bóp tiền có 1 tép nhỏ chứa ma túy. Bây giờ anh tôi bị bắt. Cho tôi hỏi là trong thời gian này anh tôi có được thả hay được vào thăm không ạ? Mức phạt tù với anh tôi như thế nào?
Thứ nhất, mức phạt tù khi bị phát hiện có 01 tép ma túy Theo thông tin bạn cung cấp, hành vi của anh trai bạn có dấu hiệu của tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Căn cứ Điều 249 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội tàng trữ trái phép chất ma túy như sau: “1. Người nào tàng trữ trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại các điều 248, 250, 251 và 252 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; b) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 gam đến dưới 500 gam; c) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 0,1 gam đến dưới 05 gam; d) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam; …” Như vậy, theo quy định trên và thông tin bạn nêu, anh trai bạn bị công an kiểm tra và phát hiện một tép nhỏ ma túy trong ví nhưng không có thông tin về loại ma túy và khối lượng ma túy là bao nhiêu nên chưa có đủ cơ sở để kết luận anh bạn có phạm tội tàng trữ trái phép chất ma túy hay không nên sẽ chia ra 02 trường hợp sau: Trường hợp 1: Số lượng ma túy thu giữ được thuộc các chất Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA: - Khối lượng lớn hơn 0,1 gam; - Khối lượng nhỏ hơn 0,1 gam nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy hoặc đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội: Tội sản xuất trái phép chất ma túy; Tội vận chuyển trái phép chất ma túy; Tội mua bán trái phép chất ma túy; Tội chiếm đoạt chất ma túy chưa được xóa án tích. Anh trai bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 249 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 với khung hình phạt tù từ 01 đến 05 năm. Trường hợp 2: Số lượng ma túy thu giữ được thuộc các chất Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA nhưng khối lượng nhỏ hơn 0,1 gam đồng thời anh trai bạn chưa bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc chưa bị kết án về tội này hoặc một trong các tội: Tội sản xuất trái phép chất ma túy; Tội vận chuyển trái phép chất ma túy; Tội mua bán trái phép chất ma túy; Tội chiếm đoạt chất ma túy chưa được xóa án tích Theo đó, anh trai bạn sẽ không bị khởi tố về tội tàng trữ trái phép chất ma túy mà sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy theo khoản 2 Điều 21 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP , phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng. Thứ hai, biện pháp ngăn chặn và thăm gặp người bị tạm giữ, tạm giam Sau khi thu giữ số ma túy trên, cơ quan điều tra sẽ tiến hành điều tra xác minh và giám định số ma túy trên nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ, cơ quan cảnh sát điều tra sẽ hủy bỏ quyết định tạm giữ và thả anh trai bạn. Đồng thời chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để xử phạt hành chính. Còn trong trường hợp khởi tố vụ án hình sự, cơ quan điều tra có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn là tạm giam hoặc cấm đi khỏi nơi cư tùy vào tính chất và mức độ vi phạm của anh trai bạn. Và trong thời gian tạm giữ, căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 : “1. Người bị tạm giữ được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ, một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ. […] Thời gian mỗi lần gặp không quá một giờ”. Như vậy, gia đình bạn có quyền được thăm gặp anh trai bạn trong thời gian tạm giữ.
Chào Luật sư, tôi bị lập biên bản xử phạt giao thông với lỗi sử dụng tai nghe khi đi xe máy, vượt xe cùng chiều nhưng lấn sang làn ô tô. Mức xử phạt là 2,8 triệu đồng và thu giữ xe 3 tháng. Qua tìm hiểu thì tôi thấy mức phạt thấp hơn rất nhiều. Như vậy có đúng luật không ạ?
- Lỗi đeo tai nghe đi xe máy Theo điểm o khoản 3 Điều 6 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP , người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính sẽ bị phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng. - Lỗi đi sai làn đường Điều khiển xe đi không đúng phần đường, làn đường quy định sẽ bị phạt tiền từ 300.000 - 400.000 đồng (điểm g khoản 4 Điều 6 Nghị định 46) - Lỗi vượt xe trong trường hợp cấm vượt Một trong những điều kiện vượt xe là xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải (khoản 2 Điều 14 Luật Giao thông đường bộ 2008 ) Không được vượt xe khi không bảo đảm các điều kiện trên, theo đó, vượt xe trong những trường hợp cấm vượt sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng - 01 triệu đồng (điểm c khoản 5 Điều 6 Nghị định 46). Ngoài bị phạt tiền, người vi phạm các lỗi trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng. Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp và căn cứ quy định trên thì việc xử phạt của cảnh sát giao thông với các lỗi vi phạm của bạn là chưa đúng quy định. Trong trường hợp này, bạn có quyền khiếu nại quyết định xử phạt hành chính của cảnh sát giao thông để yêu cầu hủy quyết định xử phạt hành chính đối với bạn. Tham khảo: Bị CSGT xử phạt, muốn khiếu nại làm thế nào?
Công ty tôi có người lao động đã làm từ năm 2008 đến nay. Tuy nhiên, tháng 10/2023 người lao động này nhận tiền hàng của khách mà không trả lại cho công ty. Số tiền người lao động đã lấy khoảng 500 triệu đồng. Công ty đã tạo điều kiện để cho người lao động hoàn trả khoản tiền này nhưng đến nay vẫn không nhận được thông tin gì. Bây giờ đã đủ bằng chứng thì công ty sẽ xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải với người lao động này. Vậy xin hỏi, người lao động bị sa thải có được hưởng trợ cấp thôi việc không? Và hợp đồng lao động có bị chấm dứt hay không? Xin cảm ơn!
1. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải trong trường hợp nào? Căn cứ Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 về việc áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải như sau: Điều 125. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây: 1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý tại nơi làm việc; 2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động; 3. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này; 4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng. Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động. Theo đó, dựa vào thông tin bạn đã cung cấp thì công ty của bạn hoàn toàn có quyền áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải với người lao động này. 2. Người lao động bị sa thải thì có chấm dứt hợp đồng lao động không? Các trường hợp chấm dứt Hợp đồng lao động được quy định cụ thể tại Điều 34 Bộ luật Lao động 2019 như sau: Điều 34. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động 1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này. 2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động. 3. Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động. 4. Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. 5. Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 6. Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. 7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. 8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải. 9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật này. 10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật này. 11. Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật này. 12. Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này. 13. Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc. Theo đó, trường hợp người lao động bị sa thải thì sẽ thuộc khoản 8, Điều 34 nói trên. Cho nên, hợp đồng lao động giữa công ty bạn và người lao động sẽ bị chấm dứt theo quy định này. 3. Người lao động bị sa thải có được hưởng trợ cấp thôi việc không? Điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc được quy định cụ thể tại Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 như sau: Điều 46. Trợ cấp thôi việc 1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này. Theo đó, người lao động muốn hưởng trợ cấp thôi việc sau khi nghỉ việc phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: - Đã làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên trước khi nghỉ việc. - Chấm dứt hợp đồng lao động bởi một trong các căn cứ sau: + Do hết hạn hợp đồng. + Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng. + Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng. + Người lao động bị phạt tù nhưng không được hưởng án treo /không được trả tự do, tử hình/bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động. + Người lao động chết; bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích/đã chết; + Người sử dụng lao động chết; bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự , mất tích/đã chết. + Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động/bị thông báo không có người đại diện. + Người lao động hoặc người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp. Như vậy, người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải thì sẽ không thuộc trường hợp được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định này. Xem thêm: Toàn bộ quy định về sa thải cần biết để tránh Trên đây là nội dung tư vấn về " Bị sa thải có được hưởng trợ cấp thôi việc không?" dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Chị H do người giúp việc về quê xong không lên nữa nên đành phải tuyển osin qua mạng. Tình cờ được anh A giới thiệu nên chị H nhận tôi về làm giúp việc và yêu cầu giữ hết lương của tôi đến cuối năm mới thanh toán cả thể. Tuy nhiên, trong quá trình ở nhà chị H, tôi bị chị H ngược đãi thường xuyên nên sau 06 tháng, tôi không chịu được đã đòi bỏ việc. Trước tình hình đó, chị H nhất định không chịu trả tôi tiền lương vì cho rằng tôi vi phạm cam kết. Cho tôi hỏi làm thế nào thì có thể lấy lại được tiền ở chị H. Mong Quý Công ty tư vấn giúp tôi.
Tại khoản 1 Điều 180 Bộ luật Lao động năm 2012 có quy định: “ Người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúp việc gia đình ”. Như những gì Quý khách nêu trong tình huống thì Quý khách đã ký hợp đồng lao động với chị H bằng văn bản do đó Quý khách hoàn toàn có thể dựa vào các căn cứ pháp lý dưới đây để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 1. Căn cứ theo Điều 183 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định những hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động: “1. Ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, dùng vũ lực đối với lao động là người giúp việc gia đình. 2. Giao việc cho người giúp việc gia đình không theo hợp đồng lao động. 3. Giữ giấy tờ tùy thân của người lao động” Trong tình huống này, Chị H – người sử dụng lao động đã có những hành vi ngược đãi với Quý khách, do đó, chị H đã vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 183 Bộ luật Lao động năm 2012 . 2. Căn cứ Điều 37 Bộ luật Lao động 2012: “1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây: a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động; b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động; c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động; d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động; đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước […]” Như vậy, khi bị chị H ngược đãi thường xuyên, Quý khách hoàn toàn có quyền đơn phương chấm dứt lao động hợp đồng trước thời hạn . Trong trường hợp thông thường, người lao động phải báo trước 15 ngày cho người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng trong trường hợp này, Quý khách không cần phải báo trước theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 27/2014/NĐ - CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động năm 2012 về lao động là người giúp việc gia đình: “Điều 11. Thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động […] 3. Không phải báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây: a) Bị người sử dụng lao động hoặc thành viên trong hộ gia đình ngược đãi, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, quấy rối tình dục, dùng vũ lực hoặc cưỡng bức lao động; ” 3. Theo khoản 1 Điều 16 Nghị định 27/2014/NĐ – CP quy định về tiền lương ngừng việc thì “ Người sử dụng lao động có trách nhiệm trả đủ tiền lương cho người lao động trong trường hợp người lao động phải ngừng việc do lỗi của người sử dụng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác ” Xét tình huống Quý khách trình bày thì Quý khách nghỉ việc hoàn toàn là do bị chị H ngược đãi nên chị H phải thanh toán đủ tiền lương cho Quý khách theo quy định của pháp luật.
Tôi mới ký hợp đồng lao động với công ty A được 3 tháng. Trong quá trình làm việc, tôi và sếp của mình thường xảy ra mâu thuẫn. Ngày hôm nay, trong cuộc họp chúng tôi có tranh luận để tìm ra hướng giải quyết phù hợp cho dự án sắp tới của công ty. Tuy nhiên, sếp của tôi không đồng ý và có “tác động vật lý” lên người tôi. Vậy xin hỏi, trường hợp này tôi có được nghỉ việc ngay lập tức mà không cần báo trước theo quy định không? Khi nghỉ việc khi bị sếp tác động vật lý thì quyền lợi của tôi có bị ảnh hưởng không? Xin cảm ơn!
1. “Tác động vật lý” là gì? Hiện nay, chưa có văn bản định nghĩa cụ thể “tác động vật lý” là như thế nào. Tuy nhiên, trong khoa học, “tác động vật lý” được hiểu là “sử dụng lực mạnh lên một vật khác”. Do đó, trong khuôn khổ pháp luật có thể hiểu tác động vật lý là hành vi một người đánh, đập, bạo lực lên một người khác. 2. Các trường hợp người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước Căn cứ khoản 2, Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 , người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây: - Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật Lao động 2019. - Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật Lao động 2019. - Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động. - Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc. - Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật Lao động 2019. - Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật Lao động 2019, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. - Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật Lao động 2019 làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động. Như vậy, khi bạn làm việc tại công ty mà xảy ra một trong những vấn đề nêu trên thì bạn hoàn toàn có quyền nghỉ việc mà không cần báo trước và các quyền lợi của bạn vẫn được bảo đảm theo quy định của pháp luật. 3. Bị sếp “tác động vật lý” thì có được nghỉ việc ngay lập tức không? Căn cứ điểm c, khoản 2, Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước như sau: “ c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động” Như vậy, nếu bạn bị sếp “tác động vật lý” thì bạn có quyền nghỉ ngay mà không cần báo trước đối với trường hợp sếp của bạn chính là người sử dụng lao động. Lưu ý: trường hợp sếp của bạn chỉ là quản lý (không phải là người sử dụng lao động) thì bạn cần thông báo với người sử dụng lao động biết về việc sếp có hành vi vi phạm pháp luật với mình, để từ đó người sử dụng lao động có phương án giải quyết sự việc một cách thỏa đáng nhằm đảm bảo quyền lợi cho nhân viên. Nếu nhân viên tự nghỉ việc ngay trong trường hợp này là vi phạm pháp luật về lao động. Xem thêm: Có tranh chấp với "sếp", người lao động nên làm gì? Trên đây là nội dung tư vấn về "​​​Bị sếp “tác động vật lý” thì có được nghỉ việc ngay lập tức không?” dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Tôi đang bị công ty tiến hành họp để xử lý kỷ luật. Vậy, đang trong quá trìnhhọp sa thảinhư thế này thì tôicó được đi làm và/ hoặc có được hưởng lương không?Công ty phải gửi thông báo sa thải trước ít nhất bao nhiêu ngàyạ? Xin cảm ơn!
Như trình bày của anh/chị thì anh/chị đang bị công ty tiến hành họp để xử lý kỷ luật mà cụ thể hình thức ở đây là sa thải . Trong quá trình chờ họp kỷ luật thì anh/chị vẫn được đi làm bình thường trừ khi có quyết định tạm đình chỉ công việc của công ty và anh/chị vẫn được hưởng lương của những ngày đó nếu đi làm và nếu bị tạm đình chỉ thì anh/chị vẫn được tạm ứng 50% tiền lương trong thời gian bị tạm đình chỉ , căn cứ theo Điều 128 Bộ luật Lao động 2019 : “Điều 128 Tạm đình chỉ công việc 1. Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc là thành viên. 2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc. Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc. 3. Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng. 4. Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.” Vậy, công ty phải gửi thông báo sa thải trước ít nhất bao nhiêu ngày? Hiện nay, theo quy định tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động 2019 có quy định tại điểm a khoản 2 Điều 70 về trình tự xử lí kỉ luật lao động như sau: “Điều 70. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động tại khoản 6 Điều 122 của Bộ luật Lao động được quy định như sau: […] 2. Trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 123 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động như sau: a) Ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động, người sử dụng lao động thông báo về nội dung, thời gian, địa điểm tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, họ tên người bị xử lý kỷ luật lao động, hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật lao động đến các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động, bảo đảm các thành phần này nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp;”. Như vậy, trước khi họp xử lý kỷ luật thì ít nhất là 05 ngày, công ty phải gửi thông báo về việc họp xử lý kỷ luật lao động cho anh chị, còn về Quyết định xử lý kỷ luật (bao gồm cả quyết định sa thải) thì không có quy định cụ thể về thời gian tối thiểu phải ban hành. Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Tôi có giấy phép lái xe tích hợp (xe 2 bánh và xe 4 bánh). Vừa rồi khi đi xe 2 bánh có vi phạm giao thông, bị cảnh sát giao thông xử phạt và ban hành quyết định tạm giữ giấy phép lái xe 2 bánh. Nay giấy phép lái xe 4 bánh đến thời hạn phải đổi, tôi đến Phòng quản lý giấy phép lái xe của Sở Giao thông vận tải để làm thủ tục xin đổi, có xuất trình quyết định tạm giữ giấy phép lái xe nhưng bộ phận tiếp nhận yêu cầu phải có giấy phép lái xe bản chính mới được tiếp nhận. Tôi đến Phòng cảnh sát giao thông trình bày xin được mượn giấy phép lái xe để xuất trình cho bộ phận đổi giấy phép của Sở Giao thông vận tải nhưng không được. Vậy giờ phải làm sao để làm thủ tục đổi giấy phép lái xe đúng thời hạn? Xin cảm ơn!
Căn cứ Điều 38 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT (sửa đổi, bổ sung bởi Điều 2 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT; khoản 8 Điều 1 Thông tư 04/2022/TT-BGTVT ) quy định về thủ tục đổi giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp như sau: Điều 38. Thủ tục đổi giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp 1. Hồ sơ đổi giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp, gồm: a) Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này; b) Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ các đối tượng sau: Người có giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3; Người có nhu cầu tách giấy phép lái xe có thời hạn và không thời hạn; c) Bản sao giấy phép lái xe, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài). 2. Cá nhân lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này, gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. 3. Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp người lái xe phải chụp ảnh trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép lái xe khi đến thực hiện thủ tục đổi giấy phép lái xe và phải xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên để đối chiếu, trừ các giấy tờ quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này. 4. Trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, cá nhân kê khai theo hướng dẫn và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính hợp pháp của nội dung đã kê khai; khi nhận giấy phép lái xe, phải nộp lại giấy phép lái xe cũ để lưu hồ sơ. 5. Việc trả giấy phép lái xe được thực hiện tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích theo yêu cầu của cá nhân; trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, giấy phép lái xe được trả cho đúng cá nhân đổi giấy phép lái xe. Đối chiếu quy định nêu trên, khi đến thời hạn đổi giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp, người có nhu cầu đổi Giấy phép lái xe phải chuẩn bị tài liệu, thông tin theo quy định tại khoản 1, Điều 38 nêu trên và tiến hành nộp hồ sơ bằng phương thức nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Theo quy định nêu trên, trường hợp người lái có nhu cầu đổi GPLX nộp hồ sơ thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến thì cá nhân người lái xe phải kê khai theo hướng dẫn và chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của nội dung đã kê khai. Trong trường hợp này, người lái xe chỉ cần phải nộp bản sao giấy phép lái xe và chỉ phải nộp lại giấy phép lái xe cũ (để lưu hồ sơ) khi nhận giấy phép lái xe mới. Căn cứ khoản 6, Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về giải thích từ ngữ như sau: Điều 2. Giải thích từ ngữ Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: [...] 6. “Bản sao” là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc. Từ những nội dung đã phân tích, đối với trường hợp của bạn, bạn nên đến Phòng cảnh sát giao thông để đề nghị xin chụp lại Giấy phép lái xe đang bị tạm giữ và chuẩn bị đầy đủ thành phần tài liệu, thông tin hồ sơ theo quy định tại khoản 1, Điều 38 nêu trên, sau đó, tiến hành nộp hồ sơ trực tuyến qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải để làm thủ tục đổi Giấy phép lái xe. Xem thêm: Xe tải được phép chở quá tải bao nhiêu phần trăm? Trên đây là nội dung tư vấn về "Bị tạm giữ giấy phép lái xe tích hợp, đến hạn đổi phải làm sao? " dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Tôi là nhân viên bảo vệ cho xí nghiệp nhà nước khai thác về khoáng sản. Tôi được phân công bảo vệ kho và phần đất thuộc quyền quản lý của xí nghiệp. Gần đây có một nhóm người ngang nhiên vào phần đất này của xí nghiệp để trồng cây và gây rối, tôi đã cảnh báo họ nhưng họ không chịu nghe. Hai bên có xảy ra xung đột và cả đều bị gây thương tích. Hiện tại tôi đang nằm viện điều trị, vậy trường hợp này của tôi có được hưởng chế độ tại nạn lao động không? Nếu tôi lỡ tay gây thương tích cho họ quá mức cần thiết và bị tòa án xử phạt tù thì tôi còn được hưởng chế độ tai nạn lao động (nếu có) nữa không? Xin cảm ơn!
Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 giải thích: tai nạn lao động" là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động và phải thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh; - Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động; - Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý. Như vậy, có thể nói chức trách nhiệm vụ của bạn là bảo vệ tài sản của xí nghiệp. Tuy nhiên cần phải làm rõ việc bảo vệ tài sản cho xí nghiệp theo đúng quy định của pháp luật. Nếu phát hiện hành vi gây rối, chiếm đoạt tài sản của xí nghiệp thì với nhiệm vụ của một bảo vệ bạn có nghĩa vụ phải ngăn chặn, nếu đã ngăn chặn không được thì có quyền báo lên cấp trên hoặc đề nghị các cơ quan chức năng (như Công an…) để giải quyết theo đúng quy định pháp luật. Hành vi xung đột và gây thương tích của bạn là hành vi trái pháp luật, có thể bị xử lý truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây không phải là nhiệm vụ được xí nghiệp giao nên được coi là vượt quá quyền và nhiệm vụ được giao khi thực hiện công vụ. Bởi vậy, theo quan điểm của tôi thì trường hợp của bạn sẽ không được xem xét là tai nạn lao động và không được hưởng chế độ tai nạn lao động . Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
: Tôi có em trai đang đi lính nhưng trước khi vào lính có quan hệ với 1 em gái dưới 16 tuổi và giờ em gái đó đâm đơn kiện em tôi. Vậy cho tôi hỏi nếu phải chịu án thì em tôi có bị tước quân hàm và đuổi ra khỏi đơn vị không? Xin cảm ơn!
Căn cứ theo quy định tại Điều 145 Bộ luật Hình sự 2015 , sửa đổi, bổ sung 2017 quy định: "Điều 145. Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 144 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: a, Phạm tội 02 lần trở lên; b, Đối với 02 người trở lên; c, Có tính chất loạn luân; d, Làm nạn nhân có thai; đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; e, Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a, Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; b, Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm." Căn cứ theo quy định tại Điều 40 Thông tư số 16/2020/TT-BQP : "Vi phạm pháp luật bị tòa án tuyên án phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ thì bị kỷ luật từ cảnh cáo đến hạ bậc lương, giáng cấp bậc quân hàm. Vi phạm pháp luật bị tòa án tuyên án phạt tù nhưng cho hưởng án treo thì bị kỷ luật từ hạ bậc lương, giáng cấp bậc quân hàm đến giáng chức, cách chức. Vi phạm pháp luật bị tòa tuyên án phạt tù và phải chấp hành hình phạt tại trại giam thì bị kỷ luật tước danh hiệu quân nhân (đối với quân nhân) và buộc thôi việc (đối với công chức, công nhân và viên chức quốc phòng)." Vậy nên em của người đặt vấn đề sẽ bị tước quân hàm và bị đuổi khỏi quân ngũ bởi vì hành vi quan hệ với người dưới 16 tuổi sẽ bị tòa án tuyên phạt tù theo điều 45 BLHS 2015 mà theo Điều 40 Thông tư số 16/2020/TT-BQP quy định khi vi phạm pháp luật bị Tòa án tuyên án phạt tù và phải chấp hành hình phạt tại trại giam thì bị kỷ luật tước danh hiệu quân nhân. Xem thêm: Bộ đội ngoại tình có bị tước quân tịch không? Trên đây là nội dung tư vấn về "Bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có bị tước bậc quân hàm không?" dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Anh trai của em học hết lớp 5, năm nay 19 tuổi. Thời gian gần đây anh đi khám và bị phát hiện viêm xoang cấp 5 và vẹo vách ngăn ở mũi. Xin hỏi với trường hợp này anh em có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Xin cảm ơn!
Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về hoãn, miễn gọi nhập ngũ. Các trường hợp hoãn, miễn gọi nghĩa vụ quân sự bao gồm: 1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây: a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe; b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận; c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%; d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định; e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo. h) Dân quân thường trực. 2. Miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây: a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một; b) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ; c) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; d) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân; đ) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên. Như vậy, trường hợp của anh bạn bị viêm xoang cấp 5, và vẹo vách ngăn ở mũi thì không nằm trong các trường hợp được nêu nên hằng năm vẫn có lệnh gọi nhập ngũ như các công dân khác . Ngoài ra, quy định tại Điều 31 Luật này, khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP để được tuyển đi nghĩa vụ quân sự, cần phải đạt nhiều tiêu chuẩn trong đó có tiêu chuẩn về sức khoẻ và tiêu chuẩn về văn hoá. Theo đó, anh của bạn bị viêm xoang cấp tính thuộc điểm 4 theo quy định tại phụ lục 1 Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP , và tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân có trình độ văn hóa lớp 8 trở lên, lấy từ cao đến thấp. Những địa phương khó khăn, không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định được tuyển chọn công dân có trình độ văn hóa lớp 7 trong khi anh của bạn mới học hết lớp 5 là chưa đủ tiêu chuẩn bề văn hoá. Như vậy, đối chiếu tình trạng về sức khỏe và văn hóa của anh bạn thì anh bạn không nằm trong diện được tuyển chọn đi nghĩa vụ quân sự. Xem thêm : Các trường hợp miễn, hoãn nghĩa vụ quân sự năm 2022 Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Bạn tôi đang gặp phải trường hợp bị người vay tiền xé mất giấy vay tiền, tôi muốn hỏi liệu bạn tôi có đòi được tiền nữa không? Mong nhận được tư vấn, tôi xin cảm ơn!
Đối với hợp đồng vay tiền, tại Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định khi đến hạn thì bên vay tiền có nghĩa vụ phải hoàn trả tiền lại cho bên cho vay. Do đó, việc bên vay xé giấy vay nợ sẽ không làm chấm dứt hợp đồng vay trước đó và bên vay vẫn có nghĩa vụ trả nợ cho bên cho vay. Trường hợp này nếu bên cho vay có những bằng chứng khác như ghi âm, quay hình, tin nhắn, văn bản xác nhận khác,... thì đây có thể được xem là căn cứ đòi lại tiền cho vay. Trường hợp khi tiến hành khởi kiện ra tòa để đòi lại tiền, thì người khởi kiện phải gửi kèm đơn khởi kiện những chứng cứ chứng minh giao dịch cho vay và yêu cầu đòi lại tiền là cơ căn cứ và hợp pháp (Điều 6 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 ). Tóm lại, việc bên vay xé giấy vay nợ không làm chấm dứt giao dịch dân sự này. Bên cho vay vẫn có quyền đòi lại tiền và có thể tiến hành khởi kiện nếu có các chứng cứ khác để chứng minh giao dịch. Cách xử lý khi bị xé giấy vay nợ Cách 1: Đàm phán, thuyết phục Như đã phân tích tại phần trên việc xé giấy vay nợ không làm chấm dứt giao dịch dân sự vay tiền này. Do đó, bên đi vay vẫn có nghĩa vụ trả nợ và bên cho vay có quyền đòi nợ theo đúng quy định pháp luật. Việc đàm phán, thuyết phục giữa các bên phù hợp để thực hiện nhằm không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ của các bên. Đồng thời đây là cách thức tối ưu trong trường hợp bên cho vay không còn chứng cứ nào khác chứng minh giao dịch cho vay này. Nhưng vì giấy vay nợ đã bị xé, nếu bên cho vay không có chứng cứ nào khác chứng minh (tin nhắn, video...) về việc cho vay tiền thì việc khởi kiện ra tòa án có thể sẽ gặp nhiều khó khăn và kết quả có thể không thuận lợi đối với bên cho vay. Cách 2: Khởi kiện vụ án dân sự hoặc nộp đơn tố giác nếu có dấu hiệu hình sự - Đối với trường hợp bên vay có các dấu hiệu phạm tội được quy định trong Bộ luật Hình sự hiện hành (như tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ...) thì bên cho vay có thể nộp đơn tố giác tội phạm đến Cơ quan điều tra để tố cáo hành vi vi phạm. Cụ thể, các dấu hiệu tội phạm có thể nhận thấy là người vay tiền đã sử dụng thủ đoạn gian dối, người vay có khả năng để trả nhưng cố tình không trả hoặc bỏ trốn,... Trường hợp này, vấn đề dân sự sẽ được giải quyết song với việc giải quyết vụ án hình sự. Theo đó, bên vay có thể bị buộc trả lại số tiền đã chiếm đoạt cho bên vay. - Đối với trường hợp bên vay không có các dấu hiệu tội phạm , bên cho vay có thể tiến hành khởi kiện vụ án dân sự (Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015). Tuy nhiên, cách này sẽ mất khá nhiều thời gian. Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự, bên cho vay có thể chọn gửi đơn khởi kiện cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người vay tiền cư trú hoặc làm việc. Nếu bên cho vay không biết nơi người vay tiền hiện đang cư trú, làm việc thì có thể tiến hành khởi kiện tại Tòa án nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết. Xem thêm : Giấy vay tiền viết tay, có khởi kiện đòi nợ được không? Trên đây là nội dung tư vấn về “Bị xé giấy vay nợ có đòi được tiền không?” dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
1. Biện pháp khẩn cấp tạm thời là gì? Biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp cưỡng chế mà tòa án có quyền quyết định áp dụng trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự, nhằm: - Đáp ứng các yêu cầu cấp bách của đương sự; hoặc - Toà án xét thấy cần thiết, nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe và tài sản, cũng như thu thập chứng cứ, bảo vệ bằng chứng và bảo toàn hiện trạng hiện có để tránh gây ra thiệt hại không thể khắc phục được, đồng thời đảm bảo cho quá trình giải quyết vụ án/thi hành án diễn ra một cách thuận lợi và công bằng. Biện pháp khẩn cấp tạm thời có các ý nghĩa sau đây: - Biện pháp này nhằm đảm bảo rằng sau khi tòa án ra phán quyết, các biện pháp thi hành án có thể được thực hiện một cách hiệu quả và nhanh chóng. - Việc giữ lại tài sản của đương sự giúp ngăn chặn việc hủy hoại tài sản hoặc tẩu tán tài sản nhằm trốn tránh trách nhiệm thi hành án. - Bảo vệ bằng chứng để đảm bảo việc xét xử: Việc bảo vệ bằng chứng là một phần quan trọng trong quá trình xét xử, đặc biệt là trong các vụ án dân sự. - Biện pháp này giúp đảm bảo rằng các bằng chứng quan trọng không bị hủy hoại, thay đổi hoặc mất mát trong quá trình điều tra và xét xử vụ án. 2. Biện pháp khẩn cấp tạm thời áp dụng khi nào? Biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng trong các tình huống khẩn cấp và cấp bách, khi việc trì hoãn hoặc không thực hiện biện pháp nào có thể gây ra nguy cơ lớn đối với các quyền lợi hoặc lợi ích của các bên liên quan trong vụ việc dân sự. Các tình huống mà biện pháp khẩn cấp tạm thời thường được áp dụng nhằm mục đích bảo vệ tính mạng, sức khỏe của đương sự, ngăn chặn nguy cơ thiệt hại đối với tài sản, thu thập và bảo vệ chứng cứ, và duy trì hoặc bảo toàn hiện trạng để đảm bảo công bằng và tính minh bạch trong quá trình giải quyết vụ việc. Tóm lại, việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thường được áp dụng trong các tình huống cấp bách và đòi hỏi sự can thiệp kịp thời của tòa án. Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải được thực hiện ngay sau khi tòa án ra phán quyết vì tính chất cấp bách của vấn đề. Lưu ý rằng, việc toà án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chỉ là một phần trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự . Nó không phải là quyết định cuối cùng và có thể thay đổi dựa trên diễn biến của vụ việc. Tóm lại, phí áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sẽ do Tòa án quyết định dựa trên việc xác định giá trị tổn thất/thiệt hại có thể phát sinh do việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Xem thêm: Mẫu Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời Trên đây là nội dung tư vấn về “Biện pháp khẩn cấp tạm thời là gì? Áp dụng khi nào?” dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Bố em bị kết án tù 2 năm về tội đánh bạc vào năm 2000, từ sau đó không hề vi phạm pháp luật nữa. Người yêu tôi hiện đang là công an, tôi đang muốn kết. Nghe nói đã xóa án tích là coi như chưa bị kết án, vậy khi kê khai lý lịch ba đời bố tôi đã từng bị kết án như vậy có ảnh hưởng gì không? Tôi có được kết hôn không? Xin cảm ơn!
Trong trường hợp này của bạn bố bạn bị kết án về tội đánh bạc nên không thuộc các tội về xâm phạm an ninh quốc gia và tội phạm chiến tranh, đồng thời sau khi chấp hành xong hình phạt tù bố bạn không có hành vi vi phạm pháp luật mới, bởi vậy việc xóa án tích sẽ áp dụng quy định về đương nhiên được xóa án tích theo quy định tại Điều 70 Bộ luật hình sự 2015 như sau: Điều 70. Đương nhiên được xóa án tích 1. Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. 2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây: a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo; b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm; c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm; d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án. Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung. 3. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này. 4. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này. Theo quy định ở trên thì thời hạn xóa án tích của bố bạn sẽ là 2 năm kể từ khi bố bạn chấp hành xong hình phạt tù mà không có hành vi phạm tội mới trong thời hạn này thì sẽ được đương nhiên xóa án tích (điểm b, khoản 2 Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015) Bên cạnh đó, Bộ công an có Quyết định số 1275/2007/QĐ-BCA ngày 26/10/2007 đưa ra các tiêu chuẩn đối với người vào ngành hoặc với người phối ngẫu gồm: - Dân tộc, - Tôn giáo, - Lý lịch 3 đời (trường hợp gia đình đảng viên thì có thể 2 đời). Ngành công an hạn chế các bộ trong ngành kết hôn với những người mà có hoàn cảnh gia đình: - Gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến, Ngụy quân, Ngụy quyền - Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù. - Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành... - Gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa. - Bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (kể cả đã nhập tịch tại Việt Nam). Mà pháp luật quy định người có tiền án là người đã bị kết án và thi hành hình phạt mà chưa được xóa án tích thì được coi là có tiền án. Như vậy với trường hợp của bạn, bố bạn đã được đương nhiên xóa án tích thì được coi là chưa bị kết án và coi như chưa có tiền án, bố bạn có thể làm hồ sơ xin cấp phiếu lý lịch tư pháp số 01 tại Sở Tư pháp nơi bố bạn thường trú chứng minh việc bố bạn đã được xóa án tích để xuất trình hoặc nộp khi bạn làm thủ tục kê khai lý lịch ba đời để xét điều kiện kết hôn. Xem thêm : Điều kiện kết hôn với người trong ngành công an Trên đây là nội dung tư vấn về "Bố đã từng đi tù, con kết hôn với công an được không?" dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Tôi lấy chồng năm 2013. Đến nay, tôi phát hiện chồng có cặp bồ bên ngoài và mua nhà, mua xe có giá trị lớn cho cô bồ đó. Vậy xin hỏi, trường hợp chồng cặp bồ thì vợ có đòi lại được tài sản theo quy định của pháp luật hay không? Xin cảm ơn!
1. Chồng cặp bồ mua nhà cho bồ nhí thì vợ có đòi lại được tài sản không? Chồng của bạn cặp bồ bên ngoài và mua nhà cho cô bồ nhí này thì để xác định bạn có đòi lại được tài sản hay không thì cần chia thành 02 trường hợp sau: a. Tài sản chồng tặng cho bồ được mua bằng nguồn tiền từ tài sản chung của vợ chồng Tại Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng cụ thể như sau: Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng 1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. 2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng. 3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung. Theo căn cứ này, nếu chồng bạn mua nhà, mua xe cho cô bồ bằng nguồn tiền từ tải sản chung của vợ chồng bạn thì bạn hoàn toàn có quyền sử dụng, định đoạt tài sản này. Lưu ý: trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung (Căn cứ khoản 3, Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014). Ngoài ra, theo khoản 2, Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn như sau: Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn [ ... ] 2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây: a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập; c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng. Như vậy, nếu vợ chồng bạn không thể chung sống với nhau được nữa và dẫn đến việc phải ly hôn thì về cơ bản khi ly hôn tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi nhưng có xem xét đến yếu tố lỗi của mỗi bên trong phạm vi quyền và nghĩa vụ của vợ chồng. Có nghĩa là, nếu chồng của bạn có hành vi ngoại tình , cặp bồ thì khi ly hôn bạn sẽ có cơ hội được chia nhiều hơn một nửa tài sản theo quy định. b. Tài sản chồng tặng cho bồ được mua bằng nguồn tiền từ tài sản riêng của chồng Căn cứ Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản riêng của vợ, chồng như sau: Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng 1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. 2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này. Ngoài ra, Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng như sau: Điều 44. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng 1. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung. 2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản. 3. Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó. 4. Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ. Như vậy, đối với trường hợp chồng bạn mua nhà, mua xe cho cô bồ nhí nếu được mua bằng nguồn tiền từ tài sản riêng của chồng thì chồng của bạn có quyền chiếm hữu, định đoạt tài sản đó mà không cần sự đồng ý của bạn. Tuy nhiên, trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ. Do đó, nếu bạn chứng minh được hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng của chồng là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này cần có sự đồng ý của bạn. 3. Chồng cặp bồ và chung sống như vợ chồng thì bị xử lý như thế nào? Căn cứ khoản 1, Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP về hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng cụ thể như sau: Điều 59. Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng 1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác; c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; đ) Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn. Như vậy, trong trường hợp chồng cặp bồ và chung sống như vợ chồng với bồ nhí thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Ngoài ra, nếu đủ căn cứ thì chồng bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 182 Bộ luật Hình sự 2015 về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng như sau: Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng 1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm: a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn; b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát; b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó. Xem thêm: Ngoại tình đến mức nào thì bị đi tù? Trên đây là nội dung tư vấn về "​​​ Chồng cặp bồ mua nhà cho bồ nhí thì vợ có đòi lại được tài sản không?” dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Cho tôi hỏi, bố tôi năm nay đã 90 tuổi. ông không biết chữ và hiện tại nhận thức cũng không được minh mẫn, con cháu trong nhà không còn nhớ rõ ai. Hiện ông đang đứng tên một thửa đất đã được cấp sổ. Lúc tỉnh táo thì ông nói muốn để lại cho tôi. Cho tôi hỏi, tình trạng hiện tại như ông thì có thể làm thủ tặng cho nhà đất được không? Xin cảm ơn.
Tặng cho tài sản nói chung và bất động sản nói riêng là một giao dịch dân sự, chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự năm 2015. Căn cứ theo Điều 459 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về “Tặng cho bất động sản” như sau: “1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật. 2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản”. Theo như thông tin mà bạn cung cấp, bố bạn năm nay đã 90 tuổi, không biết chữ và hiện tại nhận thức cũng không được minh mẫn, con cháu trong nhà không còn nhớ rõ ai thì không thể thực hiện thủ tục tặng cho nhà đất. Bởi khi tặng cho bất động sản bắt buộc phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực. Khi người thực hiện giao dịch dân sự là bố của bạn đang trong tình trạng không minh mẫn thì việc công chứng, chứng thực trên thực tế sẽ không thể tiến hành . Ngoài ra, bố của bạn cũng không thể để lại di chúc bất động sản đó cho vợ con được vì theo quy định theo điểm a, khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì di chúc chỉ hợp pháp khi đáp ứng đủ các điều kiện, trong đó có điều kiện người lập di chức minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc . Vì vậy, bất động sản mà bố bạn đứng tên chỉ có thể được phân chia theo quy định của pháp luật khi trở thành di sản thừa kế. Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Tôi (20 tuổi) và bạn trai (24 tuổi) quen nhau cách đây 5 năm. Gần đây chúng tôi có quan hệ và có thai. Tuy nhiên bạn trai tôi chối bỏ trách nhiệm, không thừa nhận là con mình và không nhận con. Xin hỏi trường hợp này tôi có quyền khởi kiện yêu cầu bạn trai cấp dưỡng không? Xin cảm ơn!
Về mặt đạo đức, hành vi của người bạn trai này không phù hợp, thiếu trách nhiệm và sai lệch với các chuẩn mực đạo đức xã hội. Về phương diện pháp lý, người bạn trai này sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì việc giao cấu là hoàn toàn tự nguyên từ hai bên. Tuy nhiên, nếu bạn chứng minh được người bạn trai này là cha của đứa bé, thì người bạn trai của bạn phải thực hiện nghĩa vụ đối với con theo đúng quy định của pháp luật. 1.Trường hợp cha không cấp dưỡng, mẹ có quyền khởi kiện không? Tại Điều 119 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng bao gồm: Điều 119. Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng 1. Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó. 2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó: a) Người thân thích; b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; d) Hội liên hiệp phụ nữ. 3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó. Như vậy, nếu có căn cứ xác định bạn trai cũ là cha của đứa trẻ mà người cha chối bỏ, phủ nhận trách nhiệm, trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng thì bạn hoàn toàn có quyền làm đơn khởi kiện và Tòa án sẽ có thẩm quyền giải quyết. 2. Nghĩa vụ của cha mẹ đối với người con Điều 69 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định như sau: Điều 69. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ 1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội. 2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. 3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự. 4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội . Như vậy, trường hợp bạn chứng minh được đứa con này là con của bạn trai cũ thì anh ta phải thực hiện các nghĩa vụ với con theo đúng quy định nêu trên. 3. Mức cấp dưỡng của cha mẹ với con Theo Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định cụ thể về mức cấp dưỡng như sau: Điều 116. Mức cấp dưỡng 1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. 2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Như vậy, bạn trai cũ của bạn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng. Mức cấp dưỡng căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của bạn trai cũ và nhu cầu thiết yêu của người được cấp dưỡng là con bạn. Trường hợp bạn và bạn trai cũ không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Xem thêm: Con ngoài giá thú có được yêu cầu cấp dưỡng không? Trên đây là nội dung tư vấn cho câu hỏi “Bố không nhận con thì mẹ có được yêu cầu cấp dưỡng không?” dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Năm 1986 vợ chồng tôi mua 1 mảnh đất ở Bình Dương. Năm 1998 cấp sổ đứng tên hộ gia đình, thời điểm đó hộ gia đình tôi có 5 người, gồm 2 vợ chồng tôi và 3 người con. Năm 2002, vợ chồng tôi bán mảnh đất đó và sang tên cho ông A. Thời điểm bán đất 3 người con của tôi có độ tuổi lần lượt là 3 tuổi, 5 tuổi và 7 tuổi nên khi bán các con không kí. Hiện nay muốn làm đơn khởi kiện yêu cầu tuyên hợp đồng mua bán vô hiệu do bán đất hộ gia đình nhưng không có sự đồng ý của các con. Xin hỏi vụ việc này sẽ giải quyết như thế nào? Xin cảm ơn!
Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng vô hiệu trong những trường hợp sau: - Vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội (Điều 123): Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng. - Do giả tạo (Điều 124): Khi các bên xác lập hợp đồng một cách giả tạo nhằm che giấu một hợp đồng khác thì hợp đòng đó là giả tạo và bị tuyên vô hiệu, còn hợp đồng bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp hợp đồng đó cũng bị vô hiệu theo quy định của Bộ luật dân sự hoặc luật khác có liên quan. - Người chưa thành niên , người mất năng lực hành vi dân sự , người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện (Điều 125) - Do nhầm lẫn (Điều 126): nhầm lẫn là trường hợp hợp đồng đó được xác lập khi có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập hợp đồng. - Bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép (Điều 127): + Lừa dối trong hợp đồng là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập hợp đồng đó. + Đe dọa, cưỡng ép trong hợp đồng là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện hợp đồng nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình. - Được xác lập do người không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình (Điều 128). Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập hợp đồng vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng đó là vô hiệu. - Giao dịch không tuân thủ hình thức (Điều 129): + Hợp đồng đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật. + Hợp đồng đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực. Hợp đồng mua bán đất hộ gia đình bạn vô hiệu do không có sự đồng ý của các con là một trong những cơ sở để khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ hình thức. Vì lý do sau: - Thứ nhất , quy định về Hộ gia đình sử dụng đất theo khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013 là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất. Thời điểm cấp sổ đỏ đứng tên hộ gia đình, gia đình bạn đã có 3 con nên các con hoàn toàn có quyền sử dụng đất hộ gia đình. - Thứ hai , trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên “Hộ ông/bà” thì quyền sử dụng đất đó thuộc sở hữu chung của tất cả các thành viên trong hộ bao gồm cả cha mẹ và các con. Trường hợp này, theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT thì khi cha mẹ bán đất thì phải có sự đồng ý bằng văn bản và chữ ký của các con thành niên là thành viên của hộ gia đình sử dụng đất và văn bản đồng ý đó phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định. Trường hợp hộ gia đình có thành viên chưa thành niên thì cần có sự đồng ý bằng văn bản của người giám hộ theo quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 58 Bộ luật Dân sự 2015, văn bản phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định. Do đó, khi xác lập hợp đồng mua bán, chưa có văn bản đồng ý của các thành viên hộ gia đình được công chứng, chứng thực theo quy định thì có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên hợp đồng mua bán/ chuyển nhượng vô hiệu . Tuy nhiên theo quy định tại khoản 1 Điều 132 Bộ luật Dân sự 2015 về thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu, với trường hợp Hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức chỉ có thời hiệu trong 02 năm kể từ ngày hợp đồng được xác lập. Vậy nên, hợp đồng bán đất từ năm 2002 đến nay đã quá thời hiệu để yêu cầu Tòa tuyên hợp đồng vô hiệu , nên theo khoản 2 Điều 132 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng đã có hiệu lực theo pháp luật. Vợ chồng bạn muốn đòi lại đất hộ gia đình có thể chứng minh giao dịch không đủ điều kiện tại Điều 117 Bộ luật Dân sự hoặc giao dịch thuộc trường hợp vi phạm điều cấm (Điều 123) hay do giả tạo (Điều 124) theo quy định trong Bộ luật này. Xem thêm : Cách xử lý khi cha mẹ bán đất nhưng không cho con biết Trên đây là nội dung tư vấn cho câu hỏi bố mẹ bán đất mà không có chữ ký của con thì giao dịch có vô hiệu không dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Xin chào luật sư, tôi muốn nhờ luật sư cho tôi một giải pháp an toàn nhất cho gia đinh. Gia đình tôi có 6 chị em, gồm 5 gái + 1 trai. Tài sản mà bố mẹ tôi có gồm 1000m2 đất thổ cư ở quê + một ngôi nhà ở thị trấn có tổng diện tích là 100m2 (có giá trị hiện tại là 6 tỷ) + cộng 1 nhà chung cư tại Hà Nội có tổng diện tích là 92m2 (có giá trị là hơn 2 tỷ) và một số tiền mặt. Bố mẹ tôi muốn chia tài sản cho các con. Thì chia như thế nào cho hợp lý ạ. Nếu bố mẹ tôi có ý cho em trai tôi hết khối tài sản đó có được không? Nếu em trai tôi được hưởng toàn bộ khối tài sản đó thì làm sao để bảo toàn được khối tài sản đó khi không may hai vợ chồng em trai tôi ly dị.
Tặng cho tài sản cho con Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được trái với quy định của luật, gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác (khoản 2 Điều 160 Bộ luật Dân sự năm 2015 ). Do đó, tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của bố mẹ bạn thì bố mẹ bạn có quyền định đoạt tài sản, cụ thể là có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu… Bố mẹ bạn có thể chia cho các 6 chị em bạn hoặc cho em trai bạn toàn bộ khối tài sản đó, tùy thuộc vào ý chí của bố mẹ bạn. Theo đó, đối với tài sản phải đăng ký (quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở) thì các bên phải lập Hợp đồng tặng cho công chứng tại Văn phòng công chứng hoặc Phòng công chứng nơi có đất, có nhà. Sau đó thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu sang người được tặng cho. Đối với tài sản không phải đăng ký (tiền, vàng bạc...) cũng nên lập Hợp đồng tặng cho có công chứng để đảm bảo tính rõ ràng và có giá trị chứng cứ nếu xảy ra tranh chấp. Những tình tiết, sự kiện đã được công chứng trong hợp đồng thì không phải chứng minh trừ khi bị tuyên vô hiệu. Tài sản được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân Theo thông tin bạn cung cấp chúng tôi hiểu rằng em trai bạn đã kết hôn. Tài sản có được sau khi kết hôn là tài sản chung vợ chồng, trừ trường hợp là tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng (Điều 33, Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình ). Theo đó, tài sản của em trai bạn nếu được bố mẹ bạn tặng cho riêng (không cho con dâu) thì là tài sản riêng của em trai bạn. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn hơn nữa, nên để em dâu bạn lập Văn bản cam kết tài sản riêng (đối với những tài sản riêng của em trai bạn).
Vợ chồng chúng tôi sinh ra hai người con. Trước khi về hưu, hai vợ chồng tôi làm lụng tích góp và có được một thửa đất. Chúng tôi muốn để lại thửa đất cho con của mình. Tuy nhiên, vì một số lý do gia đình nên tôi chỉ muốn để lại cho một đứa con. Xin hỏi: tôi có thể để tặng cho riêng một người con được không? Nếu được thì sẽ thực hiện như thế nào? Xin cảm ơn!
Việc bố mẹ tặng cho con cái tài sản khi còn sống hay việc để lại tài sản sau khi đã mất như một di sản thừa kế cho con cái diễn ra thường xuyên trong cuộc sống hiện tại. Nhà cửa, đất đai là một trong những loại tài sản phổ biến được bố mẹ để lại, tặng cho các con. Điều 158 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “ quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật ” Đồng thời, tại khoản 1 Điều 167 Luật Đất đai 2013 có quy định như sau: “1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kề, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của luật này” Hiện nay bố mẹ của bạn đang là người sở hữu quyền sử dụng đất, do đó họ có quyền định đoạt đối với quyền sử dụng đất này như việc chuyển nhượng , tặng cho . Điều này đồng nghĩa với việc bố mẹ của bạn hoàn toàn có thể tặng cho quyền sử dụng đất cho tất cả những người con của mình hoặc chỉ cho duy nhất một người. Việc này phụ thuộc vào sự đồng thuận, ý chí nguyện vọng của bố mẹ bạn. Về thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất , trước hết phải đảm bảo đủ điều kiện để tặng cho theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013 : - Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - Đất không có tranh chấp - Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án - Trong thời hạn sử dụng đất Khi đã có đủ điều kiện để tặng cho cho hai bên bên sẽ lập một hợp đồng tặng cho . Hợp đồng tặng cho này phải được công chứng tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật (khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013) Sau khi nhận tặng cho, bên nhận có thể chuẩn bị hồ sơ làm thủ tục sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất . Bộ hồ sơ bao gồm: đơn đăng ký biến động; hợp đồng tặng cho; bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp. Bộ hồ sơ này sẽ được nộp tại Văn phòng đăng ký đất đai thuộc phòng Tài nguyên và môi trường Huyện. Về một số chi phí như lệ phí trước bạ, thuế thu nhập cá nhân việc bố mẹ tặng cho con cái quyền sử dụng đất thuộc trường hợp không chịu thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ . Do đó bên nhận cũng như bên cho sẽ không phải chịu thu thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ. Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Vợ chồng tôi hiện sinh sống tại Hà Nội, bố mẹ tôi thỉnh thoảng từ quê lên thăm con cháu vài tuần, có đợt tầm 1 tháng. Xin hỏi bố mẹ tôi có cần phải đăng ký tạm trú mỗi lần lên chơi không ạ? Xin cảm ơn!
Theo Điều 27 Luật Cư trú 2020 quy định công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú. Như vậy, nếu bố mẹ bạn thường xuyên lên chơi với gia đình bạn và ở lại giúp vợ chồng bạn chăm cháu từ 30 ngày trở lên thì bố mẹ bạn phải thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn nơi bạn đang ở . Trường hợp bố mẹ bạn lên chơi trong thời gian dưới 30 ngày thì bạn chỉ cần thực hiện thông báo lưu trú với Công an xã, phường, thị trấn theo quy định tại Điều 30 Luật Cư trú hiện hành. Điều 30 Luật Cư trú 2020 quy định về Thông báo lưu trú, theo đó khi có người đến lưu trú, thành viên hộ gia đình, người đại diện cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú; trường hợp người đến lưu trú tại chỗ ở của cá nhân, hộ gia đình mà cá nhân, thành viên hộ gia đình không có mặt tại chỗ ở đó thì người đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc, lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú. Việc thông báo lưu trú được thực hiện trực tiếp, bằng điện thoại, phương tiện điện tử hoặc phương tiện khác do Bộ trưởng Bộ Công an quy định. Nội dung thông báo về lưu trú bao gồm họ và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, số hộ chiếu của người lưu trú; lý do lưu trú; thời gian lưu trú; địa chỉ lưu trú. Việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23 giờ của ngày bắt đầu lưu trú; trường hợp người đến lưu trú sau 23 giờ thì việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 08 giờ ngày hôm sau; trường hợp ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần. Việc thông báo lưu trú được ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú. Về thủ tục đăng ký tạm trú, Căn cứ Điều 28 Luật Cư trú 2020, hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm: - Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; đối với người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản; - Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Người đăng ký tạm trú nộp hồ sơ đăng ký tạm trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình dự kiến tạm trú. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Cho hỏi, cha mẹ tôi có khoảng hơn 200m2 đất mà có tranh chấp phía trước nhà nên chưa làm sổ hồng được. Giờ cha mẹ muốn chia cho tôi 1 phần đất hơn 60m2. Đất không nằm trong khúc tranh chấp của diện tích chung. Vậy cha mẹ tôi có sang tên cho tôi phần đất muốn cho được không?
Theo Điều 188 Luật Đất đai số 45/2013/QH13, người sử dụng đất có quyền chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: - Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này; - Đất không có tranh chấp; - Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; - Trong thời hạn sử dụng đất. Theo quy định trên, điều kiện để bố mẹ bạn chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất  cho bạn là có giấy chứng nhận, đất không có tranh chấp, quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án và trong thời hạn sử dụng đất. Xét trường hợp của gia đình bạn, thửa đất của cha mẹ bạn hiện chưa được cấp giấy chứng nhận và đang có tranh chấp, nên không thể thực hiện việc tặng cho 1 phần thửa đất đó cho bạn.
Vợ chồng tôi do mâu thuẫn và muốn ly hôn, vợ chồng tôi thỏa thuận sẽ làm thủ tục tặng cho con của mình, cháu năm nay 8 tuổi. Vậy xin hỏi, vợ chồng tôi có làm thủ tục tặng cho con được không? Nếu con tôi mới chỉ 8 tuổi thì có thể nhận quyền sử dụng đất được hay không? Nếu được thì trình tự giải quyết như thế nào? Xin cảm ơn!
1. Bố mẹ tặng cho quyền sử dụng đất cho con chưa thành niên được không? Căn cứ Điều 21 Bộ luật dân sự 2015 quy định về người chưa thành niên như sau: Điều 21. Người chưa thành niên 1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi. 2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện. 3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. 4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. Theo đó, người chưa đủ 18 tuổi đều không thể tự mình giao dịch bất động sản được. Đối với trường hợp của bạn thì còn cần phải có người đại diện theo pháp luật xác lập thực hiện giao dịch đó. Theo đó, Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đại diện theo pháp luật của cá nhân như sau: Điều 136. Đại diện theo pháp luật của cá nhân 1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên. 2. Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định. 3. Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. 4. Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Ngoài ra, khoản 3, Điều 141 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về phạm vi đại diện như sau: “3. Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.” Như vậy, nếu đất là sở hữu chung của hai vợ chồng bạn, thì việc tặng cho quyền sử dụng đất cho con bạn lại không thể thực hiện được khi mà bạn không thể vừa là bên tặng cho lại vừa đại diện cho bên nhận tặng cho. Còn trường hợp đất đã thuộc quyền sở hữu riêng của vợ hoặc chồng, thì người còn lại hoàn toàn có thể đại diện cho con mình để thực hiện giao dịch nhận tặng cho. Và khi con trai bạn đã đủ 18 tuổi thì lúc đó cháu sẽ có toàn quyền của người sử dụng đất theo quy định pháp luật và được đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 2. Người dưới 18 có quyền đứng tên trên Giấy chứng nhận không? Căn cứ Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về các trường hợp không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như sau: - Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 8 Luật Đất đai 2013. - Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn. - Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. - Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng. - Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng gồm đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khí; đường dây truyền tải điện, truyền dẫn thông tin; khu vui chơi giải trí ngoài trời; nghĩa trang, nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh. Theo đó, pháp luật hiện không quy định việc cấm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dưới 18 tuổi. Bên cạnh đó tại Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT (sửa đổi bởi khoản 4 và khoản 5 Điều 6 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT ) quy định về thể hiện thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất tại trang 1 của Giấy chứng nhận cũng không đề cập đến độ tuổi của người đứng tên trên Giấy chứng nhận. Như vậy, mặc dù bị giới hạn về việc bố mẹ tặng cho quyền sử dụng đất cho con chưa thành niên nhưng không có quy định cấm việc con chưa thành niên không được đứng tên trên Giấy chứng nhận. Do vậy, người dưới 18 tuổi vẫn có quyền được đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 3. Hình thức tặng cho quyền sử dụng đất được quy định như thế nào? Căn cứ Điều 459 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hình thức tặng cho quyền sử dụng đất như sau: - Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật. - Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản. Xem thêm: Thủ tục tặng cho đất đai: Toàn bộ hướng dẫn chi tiết nhất Trên đây là nội dung tư vấn cho câu hỏi "​​Bố mẹ tặng đất cho con chưa thành niên được không?" dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn !